Ngày 23-02-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:37 23/02/2020

7. Nếu thấy người khác làm việc thiện mà trong lòng tôi vui vẻ, thì có thể có một phần của tôi.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:45 23/02/2020
54. SƯ TRIỆU MỜI RƯỢU

Trần Sư Triệu có tài văn chương nhưng rất hay quên mọi chuyện.

Một lần nọ, mời khách hai ngày nữa đến nhà ăn tiệc, nhưng mới qua một ngày thì đã quên mất tiêu.

Ngày thứ hai đã đến, nhưng ông ta lại đi đến nhà của khách được ông ta mời ăn cơm chơi bài song lục, sắp đến trưa, cũng không nói đến việc mời khách ăn cơm, người bạn chỉ có cách là mời ông ta cơm rượu.

Lúc đang ăn cơm, người nhà của Trần Sư Triệu đến hối thúc khách mau về dự tiệc, Sư Triệu vẫn cứ vùi đầu mà ăn, cũng không thèm nhìn ai, khi nghe nói đến mời chủ nhà thì nổi cáu nói:

- “Ông mời chủ nhà đi mà không nhìn thấy tôi đây sao, nếu chủ nhà đi thì tôi phải làm sao đây?”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 54:

Mời khách đến nhà ăn cơm nhưng lại quên mất, thì chỉ có những bậc vĩ nhân để hồn trên trời và để xác dưới đất mới như thế mà thôi, chứ người bình thường thì vạn lần mới có một trường hợp như thế.

Nhưng trong cuộc sống đời thường thì có nhiều người hay quên như thế: có người hứa cầu nguyện cho bạn bè mới qua đời nhưng vì ham đi chơi nên quên mất; có người hứa sẽ vào bệnh viện thăm cha mình đang bệnh nặng nhưng vì “bận” uống rượu với bạn nhậu nên quên mất cha mình đang mệt mỏi chờ con trong bệnh viện; lại có người mượn tiền mượn bạc của người khác nhưng “quên” không trả...

Tất cả các loại quên trên đây thường đi đến một hậu quả là làm mất uy tín cá nhân của mình và làm cho mình dần dần trở nên người...nói dối, do đó người Ki-tô hữu nếu có tật hay quên thì rất khó mà làm việc tông đồ, bởi vì ít người tin vào lời nói của người hay quên.

Tai hại lắm lắm...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mùa Chay Phận người mong manh
Thanh Quảng sdb
22:45 23/02/2020
Mùa Chay “Phận người mong manh”

Chút suy tư trước cơn cháy rừng thế kỷ của nước Úc

và cơn dịch Viêm phổi COVID-19



Suốt từ tháng 9 năm 2019, khi mùa hè vừa về với lục địa Úc Châu, thì ngọn lửa hung bạo đã bùng phát ở Tiểu bang NSW và rồi quyện trong những cơn gió nóng bắt đầu càn quét đi nhiều mẫu rừng ngút ngàn của xứ Úc, trước sự bó tay của những đoàn quân lính cứu hỏa và nhiều thiện nguyện viên chữa cháy từ Úc, Mỹ, Canada… với máy bay thải nước hoặc hóa chất (chemical) trên không và các xe xịt nước cực mạnh dưới đất… Nhưng ngọn lửa cứ lan rộng cuốn theo làng mạc và tiêu diệt triệu triệu muôn thú rừng…

Trước thảm cảnh này, sau nhiều tháng, người dân Úc dù rất duy vật, vô thần, không tin vào Thượng Đế Trời Cao, đã phải thốt lên “Chỉ có Thiên Chúa mới cứu nổi!” Thật vậy tính cho đến tháng 2 năm 2020, cơn cháy rừng này đã tiêu hủy càn quét hơn 10 triệu mẫu rừng và được mệnh danh là cơn cháy rừng thế kỷ trên hành tinh thế giới này!



Lời kêu cầu của con dân Úc Châu đã được Thiên Chúa lắng nghe cho mưa xuống ngay giữa mùa hè oi nồng nóng cháy… Nhờ những cơn mưa nặng hạt và khí lạnh thổi về mà cơn cháy rừng thế kỷ này mới được dập tắt…

Giữa lúc thế giới vừa mừng lễ Giáng sinh và Năm mới 2020, các nước Á châu đón Xuân “Canh Tý”, xuân con Chuột về thì một “cơn đại dịch Coronavirus lan tỏa từ tỉnh Vũ Hán, Trung quốc!” đã lây lan khiến cho tổ chức WHO (Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Thế Giới) phải công bố đây là một nạn dịch nguy hiểm toàn cầu! Tính cho tới ngày hôm nay (24/2/2020) đã có hơn 100 ngàn ca nhiễm vi khuẩn COVID-19, con số tử vong nguyên ở Trung quốc là hơn 2,592 và cơn bệnh đã phát tán đi trên 31 quốc gia… Đặc biệt tại Nam Hàn với hơn 500 ca nhiễm và nước Ý trên 150 ca nhiễm và iran là các quốc gia đang bị vi khuẩn Covid-19 lan rộng bên ngoài trung hoa… Các tỉnh Bắc Ý, chính phủ Ý cũng chưa rỗ nguyên nhân từ đâu cơn dịch lây lan làm chính phủ phải quyết định cách ly một số tỉnh thành và cảnh tỉnh các địa danh du lịch nổi tiếng như Milan và Venice phải ngưng các lễ hội… Cũng như Iran bị cơn dịch lây lan quá nhanh khiên các nước lân bang đóng cửa biên giới với Iran… Một số giáo phận như Hong Kong, Singapore bãi bỏ các buổi lễ Chúa Nhật và lễ Tro 26/2/tới đây…

Thế giới vẫn chưa tìm được thuốc chữa trị và Trung hoa với những ý đồ đen tối như đang ém nhẹm đi ý đồ đen tối là chế tạo vũ khí hóa học loại độc hại này nhằm tiêu diệt Mỹ quốc và nhiều quốc gia trên thế giới hầu có thể lên ngôi đứng đầu thế giới về mọi mặt… Nhưng chẳng may con Virus tàn ác này lại bị rò rỉ ra từ Trung tâm nghiên cứu vi trùng học của Trung quốc tại Vũ Hán, đang gieo nhiều hiểm họa cho đoàn ngũ Tầu Cộng vô nhân mà ông Tập Cẩm Bình đang lãnh đạo!



Khởi đầu Mùa chay, mỗi người chúng ta nhìn về cơn cháy rừng thế kỷ và mở đầu mùa Xuân Canh Tý với cơn đại dịch làm chúng ta suy tới phận người chúng ta mong manh mỏn dòn, thế giới này bấp bênh nay còn mai mất… Nhưng linh hồn chúng ta lại bất tử, hồng ân Chúa luôn cao vời dành cho chúng ta, nâng chúng ta lên trời ân sủng được ‘làm con Chúa’, khiến chúng ta tín thác vững tin mà tiến bước… Mùa Chay sẽ qua đi, dẫn chúng ta tới Mùa Phục Sinh Quang Vinh của Chúa. Sau cuộc đời khổ ải này chúng ta sẽ được hưởng nhan Chúa trên nước vĩnh hằng… Điều ấy lệ thuộc vào cuộc sống ngày nay của chúng ta nơi dương thế này…

Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Giáo Hoàng Phụ trách Các Bản văn Luật Pháp giải thích Phúc nghị của Đức Giáo Hoàng liên quan đến Tính Bảo mật của Các Thủ tục luật pháp
Vũ Văn An
01:03 23/02/2020
Nhận định của Đức Cha Juan Ignacio Arrieta, Tổng thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng Phụ trách Các Bản văn Luật Pháp về Phúc nghị của Đức Giáo Hoàng liên quan đến Tính Bảo mật của Các Thủ tục luật pháp

Phúc nghị từ một cuộc hội kiến (rescriptum ex audientia), được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban cho vị Phó Phủ Quốc Vụ Khanh vào ngày 6 tháng 12 vừa qua rồi được Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh ký, để ban hành Chỉ thị Về Tính Bảo Mật của Các Thủ tục Luật Pháp, đã được công bố hôm nay. Chỉ thị này nhằm nói rõ mức độ bảo mật theo đó phải xử lý ra sao các tin tức hoặc tường trình việc lạm dụng tình dục do các giáo sĩ hoặc các người thánh hiến vi phạm đối với các vị thành niên và các chủ thể khác được xác định ở đây, cũng như bất cứ tác phong nào của các thẩm quyền Giáo Hội có xu hướng bắt người ta im lặng hay che đậy chúng. Như sẽ thấy, mục đích của Chỉ thị mới là bãi bỏ việc phải tùy thuộc điều gọi là “bí mật Giáo Hoàng”, thay vào đó, đem “cấp độ” giữ bí mật, cần thiết để bảo vệ tiếng tốt của những người liên hệ, trở lại “mức bí mật chính thức” thông thường do điều 471, Bộ Giáo Luật thứ hai (điều 244 §2, Bộ Giáo Luật Đông Phương) thiết lập, là điều mỗi Mục tử hay vị giữ một chức vụ công buộc phải tuân hành nhiều cách khác nhau tùy việc họ là các chủ thể có quyền biết thông tin ấy hay, mặt khác, không có quyền này.

Tài liệu này nhằm mục đích đem lại sự chắc chắn trong việc phải hành xử ra sao trong những tình huống, trong một số trường hợp, đặc biệt đối với các thừa tác viên thánh, có thể liên quan tới các nghĩa vụ luân lý không thể miễn chước phải giữ bí mật. Chỉ thị này cũng là bước tiếp theo các biện pháp khác được Tòa Thánh thông qua gần đây, đặc biệt là sau cuộc họp của chủ tịch các Hội đồng Giám mục được tổ chức vào cuối tháng 2 năm ngoái. Tông Tòa Xá giải (Apostolic Penitentiary) cũng can thiệp vào những vấn đề này với Thông tư (Note) ngày 29 tháng 6 vừa qua về tầm quan trọng của tòa trong và tính bất khả xâm phạm của ấn tín bí tích; một bối cảnh trong đó ta cần phải đọc Chỉ thị này.

Thực thế, tuy không trực tiếp đề cập đến bí mật giáo hoàng, tự sắc La tutela dei minori (Bảo vệ vị thành niên), ngày 30 tháng 3 năm 2019, và Điều 3 của Luật Vatican CCXCVII về việc bảo vệ các vị thành niên và những người dễ bị tổn thương, ngày 26 tháng 3 năm 2019, áp đặt lên toàn bộ Tòa Thánh nghĩa vụ phải báo cáo loại tội phạm này do các nhân viên gây ra hoặc trong bất cứ trường hợp nào xảy ra trong lãnh thổ Vatican, trừ ngoại lệ duy nhất – dĩ nhiên - được dự liệu bởi ấn tín bí tích, một điều phải luôn được vị linh mục giải tội tôn trọng (điều 3 § §1, 3 Luật số CCXCII). Sau đó, vào ngày 7 tháng 5 năm 2019, tự sắc Vos estis lux mundi, một tự sắc thậm chí không nhắc đến bí mật giáo hoàng hoặc ấn tín bí tích - vì coi điều đó hiển nhiên - đã mở rộng nghĩa vụ báo cáo hành vi bất hợp pháp của các giáo sĩ hoặc các người thánh hiến, kể cả các hành vi tình dục với người lớn thực hiện với sự lạm quyền và tội im lặng đối với hành vi này trong diễn trình điều tra giáo hội khởi xướng chống lại những người phải chịu trách nhiệm đối với những tội ác này. Vos estis lux mundi áp đặt lên các giáo sĩ và các người thánh hiến trong toàn Giáo hội nghĩa vụ báo cáo bất cứ thông tin nào về tác phong đó, bằng cách nói rõ rằng không trong trường hợp nào, việc báo cáo như vậy bị coi là vi phạm “tính bí mật chính thức” cả (Điều 4 §1).

Những biện pháp của Đức Giáo Hoàng này đã vượt quá năng quyền độc hữu đã ban cho Bộ Giáo lý Đức tin trong tự sắc Sacramentorum sanctitatis tutela ngày 30 tháng 4 năm 2001 và sau đó được tu chính, là tự sắc giới hạn trách vụ của Thánh Bộ vào các lạm dụng đối với các vị thành niên và những người khuyết tật (incapacitated) chỉ do các giáo sĩ vi phạm mà thôi.

Nghĩa vụ tố cáo được quy định bởi các qui tắc này, vì lý do nhất quán về quy phạm, đòi phải kiểm tra cẩn thận từ viễn ảnh của bí mật giáo hoàng, một việc chưa được các tài liệu khác đề cập đến. Thực thế, bí mật nói trên không là gì khác hơn nghĩa vụ đặc biệt phải giữ tính bí mật - được bảo vệ nghiêm ngặt hơn bởi giáo luật và được thực hiện qua một công thức tuyên thệ chuyên biệt – được áp đặt lên một số loại người (giám mục, viên chức giáo triều, v.v.) liên quan đến một số vấn đề mà họ phải giải quyết do chức vụ của họ. Tuy nhiên, đó là trường hợp mà điều I, §4 của Chỉ thị Secreta Continere, năm 1974, một chỉ thị cho đến nay vốn quy định “bí mật giáo hoàng”, đề cập đến các lời tố cáo, các phiên xét xử và các phán quyết liên quan đến các tội phạm nghiêm trọng chống lại đạo đức, và nhiều chủ đề lệ thuộc qui tắc đó: trong thực tế, tất cả các hành vi vốn là đối tượng của các biện pháp gần đây.

Đó là bối cảnh và động lực của Chỉ thị ngắn gọn này, một chỉ thị, vì không thể nào khác hơn, chỉ liên quan đến nghĩa vụ pháp lý của một chủ thể mà, trong một số khía cạnh, cũng có thể liên quan, (chủ yếu trong trường hợp các linh mục), đến nghiã vụ đạo đức nhất thiết phải giữ im lặng mà không một nhà lập pháp nhân bản nào có khả năng sửa đổi. Nó cũng là một bản văn trong đó năm đoạn làm thành bản văn được liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau để cùng chỉ ra hành vi đúng cần phải tuân theo.

Chỉ thị không hề chống lại bổn phận tuyệt đối phải giữ ấn tín bí tích, vốn là nghĩa vụ đặt lên vị linh mục do chính chức vụ mà ngài chiếm giữ trong việc quản lý Bí tích Giải tội, và, ngay cả chính hối nhân cũng không thể tha cho ngài khỏi tuân gữ. Chỉ thị cũng không liên quan đến nhiệm vụ nghiêm ngặt giữ bí mật những điều có thể nghe được ở ngoài việc xưng tội, trong toàn bộ tòa gọi là “bên ngoài bí tích” (extra-sacramental). Cuối cùng, Chỉ thị không liên quan đến các nghĩa vụ đạo đức khác về việc bảo mật liên hệ tới các tình huống được ủy thác cho linh mục theo nghĩa được mô tả trong số 2 của Thông Tri của Tòa Tông Giải (Apostolic Penitentiary).

Như đã đề cập trên đây, Chỉ thị bắt đầu bằng cách loại khỏi phạm trù “Bí mật giáo hoàng” - với một sửa đổi mặc nhiên điều I §4 của Chỉ thị Secreta Continere - cả hai là các chủ đề được mô tả trong điều 1 tự sắc Vos estis lux mundi (lạm dụng quyền hành trong cưỡng bức các hành vi tính dục, lạm dụng tình dục các vị thành niên hoặc người dễ bị tổn thương, che giấu các hành vi này trong các cuộc điều tra của giáo hội) và những điều chứa trong điều 6 của tự sắc Sacramentorum sanctitatis tutela, hiện đang có hiệu lực, liên quan đến tội phạm ấu dâm đối với trẻ em dưới 18 tuổi ở độ tuổi hoặc đối với các đối tượng mất khả năng, cũng như các tội phạm văn hóa khiêu dâm trẻ em liên quan đến những người trẻ dưới 18 tuổi (theo sự tu chỉnh điều 6 §1, 2 nay có hiệu lực nhờ một Phúc nghị từ một Cuộc Hội kiến khác (Rescriptum ex audientia) mà sau này tôi sẽ đề cập đến sau này. Do đó, tất cả các hành vi như vậy không còn là chủ đề của bí mật Giáo Hoàng nữa, ngay cả khi nó bị vi phạm, như được chỉ ra trong số 2 của Chỉ thị, kết hợp với các tội phạm khác cũng là chủ đề của bí mật giáo hoàng (ví dụ: các tội ác khác chống lại đạo đức hoặc chống lại các Bí tích trong thẩm quyền của Bộ Giáo Lý Đức Tin và được đề cập trong Chỉ thị Secreta Continere).

Tuy nhiên, và đây là một chi tiết quan trọng, sự kiện kiến thức về các hành động tội phạm này không còn bị ràng buộc bởi “bí mật Giáo hoàng” không có nghĩa là nó cho phép tự do công khai nó bởi những người nắm giữ nó, một điều ngoài việc là vô luân ra, còn làm suy yếu quyền có tiếng tốt của những người được bảo vệ bởi điều số 220 trong Bộ Giáo Luật. Về phương diện này, số 3 trong Chỉ thị đề cập đến những người không hề được yêu cầu xử lý chính thức các tình huống đó trong tính bí mật thông thường hoặc bảo mật chính thức được nêu trong các điều 471, 2 ° Bộ Giáo Luật và điều 244 §2, 2 Bộ Giáo Luật Đông Phương, như trong trường hợp điều 2 §2 của tự sắc Vos estis lux mundi. Điều này có nghĩa: những người được thông tri về tình huống hoặc có liên quan bất cứ cách nào đến các cuộc tìm hiểu hoặc điều tra vụ án đều được yêu cầu “bảo đảm an ninh, tính toàn vẹn và bảo mật”, và không chia sẻ thông tin bất cứ loại nào với các bên thứ ba không liên quan đến vụ án. Trong số những người tham gia phiên tòa, một khi đã được chính thức dẫn nhập, rõ ràng có bị cáo, vì vậy biện pháp mới cũng cổ vũ quyền bào chữa thoả đáng.

Tuy nhiên, trong hai số sau của Chỉ thị, chúng ta thấy hai minh xác quan trọng khác về nghĩa vụ bảo mật. Một chứa trong số 5, là số, cũng theo điều được qui định bởi Điều 4 §3 của tự sắc Vos estis lux mundi, nghiêm cấm việc áp đặt bất cứ loại “ràng buộc phải giữ im lặng nào liên quan đến các sự kiện của vụ án” lên các chủ thể đã nộp báo cáo hoặc khiếu nại lên chính quyền, hoặc lên những người cho rằng đã bị hại, hoặc lên các nhân chứng can thiệp vào vụ án. Ngoại lệ duy nhất đối với việc ngăn cấm này liên quan đến bản thân bị cáo, người, trong loại biện pháp này, ngay từ đầu thường xuyên chịu các loại ngăn cấm và biện pháp phòng ngừa khác nhau, tùy thuộc các tình huống cụ thể. Do đó, bí mật nghề nghiệp liên quan đến tất cả những người này, vì vai trò của họ, phải can thiệp vào việc xử lý vụ kiện.

Phạm vi quan trọng khác của bí mật chính thức, hiện đang được tái khẳng định thêm, luôn phù hợp với chuẩn mực của điều 19 tự sắc Vos estis lux mundi, là việc nhắc nhở phải tuân thủ đúng mức các luật lệ của nhà nước được thiết lập trong vấn đề này. Do đó, số 4 trong Chỉ thị tái khẳng định rằng bí mật nghề nghiệp cần phải tuân thủ trong các trường hợp này không hề là trở ngại đối với “việc chu toàn các nghĩa vụ được đặt ra ở mọi nơi bởi luật pháp của Nhà nước, bao gồm mọi nghĩa vụ báo cáo nào [về tin tức có thể có về một tội ác], và việc thi hành các yêu cầu chấp hành của các tòa án dân sự”, các yêu cầu, lẽ dĩ nhiên, có thể buộc phải nạp, thí dụ, các văn bản tài liệu của tòa ngoài.

Trong bản chất, đây là nội dung của Chỉ thị mới, một chỉ thị, phù hợp với các quy tắc được đưa ra trong những tháng gần đây về chủ đề này, đã điều chỉnh đôi chút Chỉ thị Secreta continere, mang lại sự nhất quán hơn cho toàn bộ hệ thống kỷ luật và luôn đứng ngoài các nghĩa vụ luân lý giữ bí mật và bảo mật mà luật lệ do con người tạo ra (positive law) không thể hủy bỏ.

Đồng thời với việc ban hành Chỉ thị Về Tính Bảo mật của Các Thủ tục Tố tụng, một văn kiện khác về một chủ đề tương tự đã được công bố hôm nay. Đó là một Phúc Nghị Từ Một Cuộc Hội Kiến khác, lần này đã được ban cấp một cách bất thường cho hai Hồng Y – một là Quốc Vụ Khanh hai là Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin - sẽ được ghi vào bản cập nhật định kỳ về các quy tắc của tự sắc Sacramentorum sanctitatis tutela, liên quan đến việc xử lý các tội phạm nghiêm trọng nhất thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo lý Đức tin, như kinh nghiệm pháp lý của việc thực hiện các phiên tòa thích đáng thường đòi hỏi. Những thay đổi được đề nghị trong dịp này, nhằm thay thế các bản văn trước đây của tự sắc đã trích dẫn, về cơ bản có hai.

Thay đổi đầu tiên liên quan đến việc dẹp bỏ yêu cầu có tính cách mệnh lệnh theo đó, cho đến nay, vai trò của luật sư và công tố viên phải được chu toàn bởi một linh mục, cả khi vụ án đang được các tòa án giáo phận nghiên cứu lẫn khi nó được xem xét bởi Bộ Giáo lý Đức tin. Từ nay vai trò này cũng có thể được nắm giữ bởi một tín hữu giáo dân sở đắc các đòi hỏi tiên quyết được thiết lập cho mục đích này bởi các quy định pháp lý của Giáo hội.

Thay đổi khác mà Phúc Nghị đã nói ở trên đưa ra cho tự sắc Sacramentorum sanctitatis tutela, như đã lưu ý, liên quan đến việc tăng lên 18 - chứ không phải 14, như từ trước đến nay - trong độ tuổi của các đối tượng được mô tả trong các hình ảnh như điều kiện tiên quyết để xác định tội phạm khiêu dâm trẻ em. Quyết định này cũng vậy, bất chấp các khó khăn nó có thể tạo ra trong việc xác định độ tuổi, tượng trưng cho một hậu quả nhất quán của việc tổng quát tăng tuổi lên 18 trong giới hạn để cấu thành tội phạm ấu dâm được thiết lập nhân dịp có những tu chính đối với bản văn gốc của tự sắc hồi tháng 5 năm 2010.
 
Bất nhân: Y tá Vũ Hán có thai 9 tháng chăm sóc bệnh nhân coronavirus để quay phim tuyên truyền
Đặng Tự Do
04:15 23/02/2020


Trong bài “Coronavirus: Pregnant nurse 'propaganda' sparks backlash”, nghĩa là “Coronavirus: Trò tuyên truyền nữ y tá mang bầu khơi lên phản ứng dữ dội”, đài BBC cho biết một đoạn video chiếu cảnh một y tá đang mang thai nhưng được cho là vẫn xung phong điều trị cho các bệnh nhân trong một bệnh viện ở Vũ Hán, tâm chấn của trận dịch coronavirus kinh hoàng, đang gây ra phản ứng dữ dội trên khắp Trung Quốc.

Đoạn video do đài truyền hình CCTV của truyền thông nhà nước đưa ra là nhằm miêu tả y tá Triệu Ngọc (Zhao Yu - 赵玉) mang thai 9 tháng như một anh hùng.

Nhưng thay vào đó, đoạn video này đã làm dấy lên trên các mạng xã hội những chỉ trích nặng nề vì bệnh viện đã để một y tá đang mang thai, bước đi một cách nặng nề chậm chạp như thế, làm việc trong một môi trường rất dễ lây lan.

Nhiều người không ngại tố cáo rằng người phụ nữ này đang bị lợi dụng như một công cụ tuyên truyền của bọn cầm quyền Trung Quốc.

Hơn 2,345 người đã chết vì coronavirus ở Trung Quốc, trong đó phần lớn các trường hợp tử vong xảy ra ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc.

Chỉ riêng tại Trung Quốc, đã có hơn 76,288 người nhiễm bệnh. Virus này cũng đã lan rộng trên toàn cầu với hơn 1,000 trường hợp nhiễm bệnh và hàng chục trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

Đài truyền hình CCTV của nhà nước Trung Quốc tuần trước đã đưa ra một đoạn video có cảnh Triệu Ngọc, đang làm việc trong một phòng cấp cứu tại một bệnh viện hiện do quân đội đảm trách ở Vũ Hán.

Đoạn video cho thấy cô đi quanh bệnh viện trong bộ đồ hazmat khi đang mang thai nặng nề. Cô đang kiểm tra một bệnh nhân, là người sau đó được gửi đến khoa sốt cao. Bệnh nhân này nói với cô rằng cô không nên làm việc ở đây vì rất nguy hiểm. Nếu cô chết thì đó là một xác hai mạng.

Triệu Ngọc, thừa nhận trong video rằng gia đình cô phản đối việc cô tiếp tục làm việc, nhưng nói thêm rằng cô hy vọng sẽ góp phần vào việc chống lại virus.

Nhưng đoạn video – nhằm gây xúc động nơi khán giả vì sự hy sinh bản thân của cô - đã chẳng gây được xúc động nào, trái lại, nó làm bùng nổ sự tức giận, trong đó nhiều người buộc tội đài truyền hình đã sử dụng câu chuyện của cô như một “hình thức tuyên truyền” quá rẻ tiền, và đây là một trò cực kỳ bất nhân khi bắt một phụ nữ mang thai 9 tháng đứng trên tuyến đầu như vậy.

Một người viết: “Liệu chúng ta có thể ngưng ngay tất cả các trò tuyên truyền nhảm nhí này không? Ai đã đưa ra quyết định cho rằng video này là OK? Phụ nữ mang thai không nên ở tuyến đầu của trận chiến kinh hoàng này, dứt khoát là như thế”.

Một người khác viết: “Đây là cái trò gì thế này? Phải chăng là một chương trình cho mục đích chính trị? Đừng bắt một người phụ nữ đang mang thai chín tháng làm điều này.”

Một người khác nữa viết: “Tôi thực sự nghĩ rằng cái thông điệp này đang xúi giục một cách mù quáng các phụ nữ chiến đấu trên tiền tuyến bất kể sức khỏe của họ. Đây thực sự là một ý tưởng bệnh hoạn.”

Và đó không phải là video duy nhất khiến cư dân mạng tức giận.

Một video khác được đăng tải trong tuần này bởi các cơ quan truyền thông nhà nước ở Cam Túc (Gansu - 甘肃) cho thấy một số nữ y tá bật khóc khi họ bị buộc phải cạo đầu.

Người thuyết minh trong video giải thích rằng cạo đầu sẽ làm cho phụ nữ dễ dàng hơn, khi mặc quần áo bảo vệ trùm kín đầu, để điều trị cho bệnh nhân.

Nhưng nhiều người nghi ngờ logic của điều này, và đặt câu hỏi tại sao phụ nữ không thể đơn giản là có mái tóc ngắn thay vì cạo đầu hoàn toàn. Những người khác hỏi tại sao không có video những người đàn ông cạo đầu.

Hashtag #SeeingFemaleWorkers trên mạng Vi Bác (Weibo - 微博), một mạng xã hội giống như Twitter của Trung Quốc nhằm kêu gọi mọi người nhận ra sự đóng góp của các phụ nữ trên tuyến đầu cho thấy nhiều người ủng hộ lập luận rằng:

“Tính chuyên nghiệp, niềm tin, lòng yêu người, can đảm là tất cả những phẩm chất đáng để tự hào. Phụ nữ không thể trở nên cao cả chỉ vì họ cạo đi mái tóc dài của mình.”

Đó là cái tweet được re-tweet nhiều nhất chứng tỏ nhiều người đồng ý như thế.

Một bài bình luận khác trên WeChat đặt câu hỏi: “Tại sao các phương tiện truyền thông luôn sử dụng sự hy sinh của phụ nữ như một công cụ để tuyên truyền? Những người phụ nữ này có thể đứng trên tuyến đầu với mái tóc dài của họ không?”


Source:BBC

 
Công đồng Toàn thể Úc 2020
Vũ Văn An
17:02 23/02/2020
Đức Tổng Giám Mục Coleridge đến Rôma để hội ý về ấn tín giải tội, Công đồng Toàn thể và Đức Hồng Y Pell

Theo tin của tờ The Catholic Leader, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc đã tới và sẽ ở lại Rôma trong 2 tuần lễ để hội ý với Tòa Thánh về ba vấn đề quan trọng đó là công đồng toàn thể 2020, Đức Hồng Y George Pell và ấn tín tòa giải tội. Cụ thể, ngài sẽ hội ý với Phủ Quốc Vụ Khanh, Bộ Giáo Lỳ Đức Tin và Bộ Giám Mục.



Về vấn đề Đức Hồng Y George Pell thì ai cũng biết Tòa Án Tối Cao Úc đã định sẽ xử vụ kháng án của ngài vào ngày 11 và 12 tháng Ba này. Tùy ở phán quyết của Tòa này mà Tòa Thánh sẽ phải quyết định mở cuộc điều tra riêng.

Về Công đồng Toàn thể 2020, theo chương trình, sẽ có phiên đầu tiên họp tại Adelaide vào tháng 10 năm nay. Phiên thứ hai sẽ họp tại Sydney đầu năm sau. Phúc Trình Sau Cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại của Công đồng Toàn thể nhắc đến việc độc thân của các giáo sĩ, vai trò phụ nữ và việc bao gồm các người Công Giáo ly dị và tái hôn. Các đề tài này là các đề tài “được thảo luận mạnh mẽ” đại diện cho tiếng nói của hơn 222,000 người tham dự.

Các ý kiến đệ nạp cũng kêu gọi cho có nhièu minh bạch và trách nhiệm giải trình hơn liên quan tới cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục, và cũng có lời kêu gọi hàn gắn và vượt qua tai tiếng.

Chủ đề thứ ba được Đức Tổng Giám Mục Coleridge tham khảo ý kiến Tòa Thánh là vấn đề giáo luật liên quan tới ấn tín giải tội, một điều hiện bị luật lệ của tiểu bang Victoria công khai thách thức.

Tổng quan Phúc Trình Sau Cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe

Cũng theo tờ The Catholic Leader, Phúc trình Sau cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại của Công Đồng Toàn Thể Úc Châu nắm bắt tiếng nói của hơn 222,000 người tham dự, cung cấp nhiều cái nhìn thông sáng được phân tích thành 17,457 đệ trình cá nhân và nhóm trình bầy trong một phúc trình dài 314 trang.

Theo vị Chủ tịch Công đồng, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe của Perth, đây là thành quả của diễn trình lắng nghe đem lại “một kho tàng phi thường gồm nhiều ý niệm và đề nghị nói lên đáp ứng tận đáy lòng của nhiều người”.

“Thách thức lớn của chúng ta hiện nay là ‘nắm bắt’ tiếng nói của Chúa Thánh Thần bên trong nhiều giọng nói say sưa, đầy hy vọng nhưng đôi khi mâu thuẫn nhau của dân Chúa.”

Trong số rất nhiều những đệ trình, ta thấy có những đệ trình kêu gọi phải có cách cải thiện các bí tích để gia tăng việc tham dự Giáo Hội và “cho phép sự viên mãn của đời sống Kitô Giáo bừng nở” và giải quyết tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em.

Cơ cấu sinh hoạt của Giáo Hội cũng lôi cuốn nhiều chú ý đối với việc lãnh đạo và quản trị, nhu cầu cần lắng nghe nhiều hơn giữa giới lãnh đạo và giới giáo dân, và nhu cầu “hiện đại hóa các giáo huấn của Giáo Hội để đem chúng cùng đường với xã hội Úc trong thế kỷ 21”.



Brisbane dẫn đầu các đệ trình

Tổng giáo phận Brisbane có con số cao nhất về đệ trình cá nhân (1890) và khoảng 44 phần trăm các đệ trình cá nhân là từ những người trên 50 tuổi.

Nhiều người trả lời nói tới nhu cầu phải vươn tay ra nhiều hơn để truyền giảng Tin Mừng, nhất là nơi giới trẻ.

Được kể là “quan yếu” ước muốn đáng kể được thấy Giáo Hội khiêm nhường hơn dưới ánh sáng cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em và cần phải làm nhiều hơn nữa để hàn gắn và phục hồi những người bị ảnh hưởng, bao gồm việc ăn năn thống hối đối với việc giáo sĩ lạm dụng tình dục và quan tâm hơn với các nạn nhân và người sống sót.

Phúc trình viết “các tham dự viên có nhiều đề nghị để Giáo Hội công khai tổ chức các hành vi tạ lỗi đối với các nạn nhân và người sống sót nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục”.

“Điều này bao gồm ‘ngày toàn quốc hòa giải’ đối với các nạn nhân và ‘lời xin lỗi công khai toàn quốc trên báo chí’ khắp Nước Úc”

Cũng có các đề nghị nói rằng Giáo Hội nên tổ chức các buổi phụng vụ công khai cho các nạn nhân song song với các hành vi tạ lỗi qua các Thánh Lễ và Buổi Cầu Nguyện của các tín hữu.

Các tham dự viên kêu gọi phải có sự minh bạch và trách nhiệm giải trình nhiều hơn của Giáo Hội liên quan đến cuộc khủng hoảng. Nhưng một số tham dự viên cũng lên tiếng muốn việc báo cáo khủng hoảng phải cân bằng hơn.

Cũng có những lời kêu gọi phải hàn gắn và vượt qua tai tiếng. Nhiều người lo âu trước việc “dán nhãn hiệu ấu dâm lên toàn thể Giáo Hội Công Giáo”. Sau cùng, nhiều tham dự viên tin rằng điều quan trọng là phải hỗ trợ và chăm sóc các linh mục lạm dụng bị kết án. Việc này bao gồm việc lưu ý đến bối cảnh của từng vụ và bảo đảm việc mỗi vị linh mục bị kết án duy trì được dây nối kết với Thiên Chúa.

Nhiều tiếng nói của một Giáo hội đồng nghị

Nhân quyền cũng có trong số đệ trình của những người tham gia, kể cả việc hỗ trợ người tị nạn và người tầm trú, người vô gia cư và người bị đói ăn.

Nhiều người tham gia cảm thấy Giáo hội cần phải cổ vũ các cộng đồng ở Úc và ở nước ngoài sống trong hòa bình và hòa hợp.
Đối với một số người tham gia, cách quan yếu để cải thiện các thành quả công bằng xã hội là giảm biên tế giữa người giàu và người nghèo, và cách để đạt được điều này là qua một cộng đồng Giáo hội trở nên quảng đại hơn nhằm giúp tạo ra một xã hội Úc hòa nhập và công bằng nhiều hơn.

Theo phúc trình, “một số người tham gia cũng thúc giục mọi chi thể của cộng đồng Giáo hội chăm sóc nhiều hơn đối với môi trường”.
Phúc trình cho biết “Có một niềm tin cho rằng Giáo hội cần chứng tỏ việc lãnh đạo trong cộng đồng về biến đổi khí hậu”.
“Ngoài ra, mọi người Công Giáo nên ủng hộ suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài cho rằng chăm sóc môi trường là điều nền tảng đối với Tin Mừng, đặt trách nhiệm thay đổi khí hậu lên mọi thành viên của giáo xứ”.

Thành phần nhân khẩu học

Trong số những người viết đệ trình, khoảng 72 phần trăm cá nhân tham gia là Công Giáo, với 3 phần trăm tự nhận là các Kitô hữu khác. Trong số những người Công Giáo, 76 phần trăm những người tham gia cho biết họ thường xuyên tham dự Thánh lễ và các hoạt động khác của Giáo Hội.

Mười ba phần trăm cho biết đôi khi họ dự Thánh lễ và các hoạt động của nhà thờ, trong khi 12 phần trăm còn lại cho thấy ít tham gia hơn hoặc không cung cấp câu trả lời.

Công đồng toàn thể năm 2020 đang được tổ chức theo ba giai đoạn - chuẩn bị, cử hành và thực thi.

Ở giai đoạn Lắng nghe và Đối Thoại như một phần của việc chuẩn bị cho công đồng toàn thể, những người có liên hệ với Giáo Hội Công Giáo được mời suy nghĩ về câu hỏi: Bạn nghĩ Thiên Chúa đang yêu cầu điều gì nơi chúng ta ở Úc vào thời điểm này?”

Sau khi kết thúc việc đệ trình vào tháng 3, các câu trả lời đã được phân tích bởi Trung tâm Nghiên cứu Mục vụ Toàn Quốc.
Giám đốc của trung tâm này, Trudy Dantis, đã mô tả công đồng toàn thể như “một trong những dự án nghiên cứu có tham vọng nhất mà Giáo hội từng đảm nhiệm”.

Tiến sĩ Dantis cho rằng “để các giám mục mời dân Chúa tại Úc trả lời một câu hỏi rộng như vậy là một động thái can đảm và việc đáp ứng quả là áp đảo”.

“Chúng tôi vốn không dự đoán con số các giọng nói mà chúng tôi sẽ nghe được, nhưng chúng tôi có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu và phân tích cao cấp để hiểu các sợi chỉ xuyên suốt và các chủ đề được mọi người nói tới.

“Phúc trình này trung thành với những câu chuyện được kể, những câu hỏi được hỏi và những ý kiến được chia sẻ”.

Phối trí viên của công đồng toàn thể là Lana Turvey-Collins cho biết giai đoạn chuẩn bị thứ hai – tức giai đoạn Lắng nghe và Biện phân - sẽ bắt đầu ngay trong tháng này.

Thời gian biện phân này sẽ diễn ra trong vài tháng, và sẽ lên khuôn cho chương trình nghị sự của công đồng.

Đức Tổng Giám Mục Costelloe cho biết, công đồng toàn thể là một thao tác mở lòng ra với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, với chủ đề của công đồng trích từ Sách Khải Huyền: “Hãy lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần đang nói”.

Việc cử hành công đồng toàn thể sẽ được tổ chức trong hai phiên họp vào tháng 10 năm 2020 tại Adelaide và vào tháng 5 năm 2021 tại Sydney.

Phúc trình sau cùng của giai đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại có thể tìm ở http://plenarycouncil.catholic.org.au/resources/report

Kỳ sau: Một số trích đoạn của Phúc Trinh Sau Cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại của Công Đồng Toàn Thể Úc 2020
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đồng Tâm: Lại thuyết âm mưu
Trần Ngọc Sơn
22:16 23/02/2020
Đồng Tâm: Lại thuyết âm mưu

Trần Ngọc Sơn

Theo WIKIPEDIA,Thuyết âm mưu được dựng lên từ nhiều nguyên nhân trong đó có sự nghi ngờ của quần chúng về vụ việc không được giải thích minh bạch bởi các cơ quan có trách nhiệm.

Một số thuyết âm mưu ra đời từ các vụ "ám sát TT Kennedy năm 1963", "Cái chết bi thảm của Lady Diana", "Khủng bố 11/9/2001"...

Tại sao thuyết âm mưu đến thế kỷ 21 vẫn còn sống khỏe? Thưa, ở Việt Nam, nó sống khỏe chỉ vì quần chúng vẫn nghi ngờ mọi giải thích của chính quyền lấp liếm kiểu "cả vú lấp miệng em" qua sự cố Đồng Tâm.

Việc Cụ Kình bị sát hại là một. Sự lúng túng trước sau bất nhất của Đảng và chính quyền chứng tỏ họ đang tìm cách che giấu sự thật trong việc giết một đảng viên "Trung" với đảng, "Hiếu" với Dân, nhưng không "Hiếu" với nhóm lợi ích tham nhũng của Bộ Quốc phòng.

Bài viết này có tham khảo những hình ảnh hiện trường trong bài viết Tội ác Đồng Tâm của TS Hoàng Xuân Phú về vụ việc. Từ hiện trường, bài viết sẽ khúc chiết lại sự vô căn cứ những cáo buộc của Bộ công an trong việc hạ sát cụ Kình và cái chết của ba chiến sỹ công an. Một số nhận định đưa ra dưới dạng thuyết âm mưu để chúng ta cùng suy luận.

1 – Ai ra lịnh giết? Bộ công an lính quýnh tuyên bố trước sau bất nhất vì họ bị đặt trước sự đã rồi. Giết rồi. Nhìn xác cụ Kình thấy rõ cụ bị tra tấn ở vùng cổ sau lưng còn in rõ vết bầm, có cả vết roi. Bắn bể đầu gối. Tài liệu Đồng Sênh cất đâu?

Tôi có người bạn làm trong ngành cảnh sát hình sự ở Paris, tôi đưa ảnh cụ Kình nhờ anh ấy bình luận: Một lỗ đỏ máu, từ tim xuyên sau thắt lưng hông, trái, rất tròn trịa cho thấy viên đạn từ một khẩu súng nòng cỡ (calibre) nhỏ, kiểu súng lục, loại súng của người chỉ huy. Nếu nhìn đường vào đường ra của viên đạn thì người bắn đứng trên đầu cụ phía vai mặt. Bắn rất gần. Khác với sự tàn phá của viên đạn nơi đầu gối bắn với một loại súng mạnh hơn, bay cả xương đầu gối, vết đạn cũng bay theo.

Tại sao một Phó Trung đoàn trưởng thay vì chỉ huy trung đoàn bày binh bố trận lại đích thân dính vào cái việc bắn giết trực tiếp để phải bỏ mạng. Vị chỉ huy này được lịnh miệng "ghê gớm" của ai mà phải đích thân thi hành? Chắc chắn đó phải là cái lịnh miệng lại được đóng dấu miệng "Tuyệt Mật"?

Từ đó có nghi ngờ rằng Phó Trung đoàn trưởng đã chính tay kết liễu cụ Kình? Chỉ có Bộ công an là biết chính xác nếu họ muốn điều tra.

2- Ai giết vị chỉ huy cùng hai cấp dưới, trong đó có chuyên viên cứu hỏa? Tại sao lại có lính cứu hỏa trong tổ ba người này? Sẵn sàng đốt nhà hủy tang chứng ư?

Bộ công an đã thay tòa án, không điều tra, không cần dùng danh từ "nghi phạm" khẳng định ngay cụ Kình là thủ phạm sai con đổ xăng thiêu ba chiến sĩ công an nhân dân.

Nói thêm về việc cháy xăng: Xăng cháy do bốc hơi, và xăng bốc hơi rất nhanh, cháy như lửa rơm. Nhớ lại Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, được một người đổ một bình xăng 25 lít từ vai trở xuống. Xăng cháy bùng lên dữ dội, cộng thêm nhựa đường, nhưng Hòa thượng không thành than, vẫn còn hình hài, trái tim còn đó. (Tôi đã từng đốt củi tươi trong vườn bằng xăng vì lười biếng, xăng cháy phừng phừng, hùng hổ, nhưng khi cháy hết, củi tươi cũng chỉ bị xem xém! ).

Một thí dụ khác: Hỏa táng. Lò hỏa táng có thể tích 2,73m3, để thiêu 1 xác, không thể thiêu hai xác cùng lúc, cần 1800 độ và 1 giờ 30 trong điều kiện đóng kín. Ba sỹ quan bị thiêu trong 1 hố với thể tích 2,88m3 ( 1.2x0.6x4m ) trong điều kiện mở thì 1 giờ 30 không đủ thành tro. Xăng do bốc hơi nhanh không thể kéo dài đến thời gian đó. Do đó không thể tin được ba chiến sỹ bị xăng thiêu thành tro như Bộ công an khẳng định.

Thì cứ cho là họ bị xăng thiêu trong vòng 1 giờ 30.

Theo hình ảnh trong bài viết của Tiến sĩ Hoàng Xuân Phú cho thấy, những vết đạn bắn vào tường nhà ông Hợi, nơi có cái hố, là từ dưới đường bắn lên, chứng tỏ dưới đường có cảnh sát cơ động, họ không thể không biết khi ba người rơi xuống hố bị đốt cháy để cấp cứu ngay.

Lò thiêu chỉ cách mặt đường độ 20m ở chiều cao một tầng nhà khoảng 3 thước. Ba ngàn CSCĐ + xe cứu hỏa đứng trơ mắt mà nhìn hay sao mà không cứu? Phải chăng khi bị thiêu ba nạn nhân không la toáng lên theo bản năng tự nhiên?

Khả năng họ đã chết trước khi bị thiêu như Tiến sĩ Hoàng Xuân Phú nghi ngờ là có thể.

Thế tại sao lại có chuyện ba chiến sĩ, hai bị thiêu thành tro và một chỉ còn hình hài bằng than? Trong bối cảnh một trung đoàn đang bao vây tấn công một làng phố không lớn lắm. Phải chăng vì lý do nào đó 3 chiến sĩ này bị bịt miệng phi tang để không còn nhân chứng cho một cái gì rất mờ ám trong vụ việc?

Chính sự giải thích không thuyết phục sau cái chết của của cụ Kình, của ba sỹ quan, không được cơ quan chức năng điều tra, không được xác định giờ giấc chết cùng những gì hấp tấp xảy ra sau đó từ Bộ công an, Thủ tướng, Chủ tịch nước, thậm chí ra lịnh học tập làm theo gương ba "Bác", đang là đất sống cho thuyết âm mưu sau đây.

Thuyết âm mưu

Ai được lợi/hại trong sự kiện này?

Có 3 khả năng: Phe Tàu; Phe Đảng ông Trọng; phe Chính phủ Phúc và thấp hơn, là những người muốn cưa chân cái ghế Chủ tịch nước tương lai nhằm vào Bộ trưởng công an Tô Lâm.

Để làm được việc khốn nạn tày trời hy sinh 4 công dân, người ra lịnh phải là tay chân của một trong ba tứ trụ: Trọng, Phúc, Ngân trong đó Trọng nổi bật với Tổng cục 2.

1 - Tàu

Trước đó vài tuần, Hoàng Trung Hải, nhân vật có đủ tiêu chuẩn theo văn kiện trở thành Tổng bí thư tương lai, đồng thời là nhân vật theo Tàu cỡ bự, bị cách chức Bí thư Thành ủy Hà Nội,

Ai đó đã muốn rửa sạch mặt cho nhà nước ta rằng nhà nước ta không theo Tàu trong thời điểm chờ đợi ký hiệp ước với Cộng đồng u Châu. Quốc hội u Châu sắp thông qua hai hiệp ước với Việt Nam là EVFTA và EVIPA giúp cho ai đó phương tiện, nếu muốn thoát Trung hay ít nhất sẽ giúp kinh tế/thương mại Việt Nam đi lên, bớt lệ thuộc vào thị trường Tàu.

Đó là điều phạm thượng, phải vứt vào mặt Việt Nam một bãi mắm tôm, một bài học mềm, dù gì cũng làm Việt Nam phải xấu hổ trước thế giới (tin rằng lãnh đạo Việt Nam còn biết xấu hổ).

Mà theo tiết lộ của Thiếu tướng công an Trương Giang Long, đã bị đắp chiếu sau khi tiết lộ, gián điệp Trung Quốc đã chui rất sâu, leo rất cao trong đảng Việt Nam. Tàu ra lịnh chơi không khó, phe theo Tàu sẵn sàng ra tay. Mà ai là người theo Tàu nhất trong Đảng hiện nay? Câu trả lời không khó: Biển Đông vẫn yên lặng.

2 - Phe Đảng Trọng

Cụ Kình là một đảng viên già lúc nào cũng tin vào Đảng và chính phủ, chưa từng bị kỷ luật đảng, chưa từng bị ra tòa, nhưng chống lại băng nhóm tham nhũng. Tưởng như cụ đang đồng hành với Lò đang "rực cháy" của Nguyễn Phú Trọng.

Trong bối cảnh lúc nào ông Thủ tướng Phúc cũng loa lên rằng chính phủ mình là chính phủ kiến tạo, nói và làm theo pháp luật, kêu gọi người dân hãy theo gương mà sống theo pháp luật... Cụ Kình rất tôn trọng Pháp luật, công dân mẫu mực của chính phủ, nếu có muốn loại cụ cũng không thể vin vào đâu được, đừng nói việc bắt ra tòa.

Ra lịnh cho cảnh sát cơ động dưới trướng Chính phủ Phúc đạp lên Luật Pháp, giết sống cụ Kình cũng như là vất một bãi mắm tôm vào mặt Thủ tướng lắm loa này Vừa bỉ được Phúc,lại vừa được lòng Tàu : đi một nước cờ giết cả Lưu Bị lẫn Tào Tháo !

Năm 1963 khi ông Ngô Đình Nhu ra lịnh vét chùa, ông ra lịnh cho Quân đội thiết quân luật, nhưng vét chùa là do Lực lượng đặc biệt trực thuộc ông cố vấn Nhu. Đánh tiếng trước dư luận là quân đội vét chùa. Ngày nay, trong lực lượng cảnh sát cơ động của Bộ Công an hạ sát cụ Kình, làm gì không có người của Tổng cục 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng nằm dưới sự điều động của Quân Ủy Trung ương do ông Trọng làm chủ tịch. Lịch sử dường như lập lại.

Đại hội Đảng nào cũng có tranh nhau chức quyền, chì cần nhìn vào các đại hội Đảng từ II đến XII sẽ thấy. Đại hội 13 sắp tới cũng không ngoại lệ. Sự tranh nhau căng đến độ Nguyễn Phú Trọng phải đề ra khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí thế nào là cán bộ trung ương, ban bí thư, bộ chính trị. Định nghĩa rõ ràng, minh bạch là thế, nhưng bao giờ cũng thòng một câu: "Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định", đã đề rõ tiêu chuẩn thì tại sao lại phải có "trường hợp đặc biệt"?. Hóa ra các ông đầu đảng vác đá chèn chân nhau lia lịa. Có thắng phải có bại, có sống phải có chết, hoặc phải tìm "hình nhân thế mạng".

3 – Phe Thủ tướng Phúc và những người cưa chân ghế.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm là người có đầy đủ tiêu chuẩn để trở thành một trong tứ trụ tương lai qua Đại hội 13, hơn nữa, nếu không TBT thì cũng Chủ tịch nước, mà không cần "Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định", trong khi Ông Nguyễn Xuân Phúc vì lý do tuổi tác phải dùng đến "Trường hợp đặc biệt..." này. Ông Tô Lâm bị chìm thì chắc chắn ông Phúc sẽ có chỗ rộng hơn trong "Trường hợp đặc biệt...".

Vụ hạ sát cụ Kình, kèm theo 3 sĩ quan Công an hy sinh là một bê bối khủng khiếp về trình độ nghiệp vụ của Bộ công an, cũng như sơ hở trong việc gián điệp bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức mà Tô Lâm không thể tránh tiếng được.

Phải chăng vì thế mà Tô Lâm chống đỡ bằng cách đề nghị tăng thưởng huy chương, biến nạn nhân thành anh hùng, đồng thời ra lịnh "học tập làm theo gương" ba "Bác" công an này để đánh phèng la hướng dư luận theo hướng khác nhằm quên đi sự bê bối nghiệp vụ?

Nguyễn Xuân Phúc đồng ý ngay, vì kẻ nào chơi cú hiểm với Tô Lâm cũng đồng thời là cú hiểm với Nguyễn Xuân Phúc, vì xấu mặt Bộ trưởng thì Thủ tướng cũng xấu theo. Ai đã bắn một phát trúng hai con chim như thế thì thật là quá hiểm. Dĩ nhiên Nguyễn Phú Trọng cũng phủi tay ký liền quyết định vì chẳng mất đồng xu nào trong túi của Trọng Lú đâu. "Nó Lú nhưng Chủ nó khôn". Thế là người ta rửa tay rửa mặt bằng cách chỉ trong một ngày cho ba mề đay, phong mỗi người một cấp quân hàm, "học tập làm theo ba Bác". Lấy từ tiền thuế của dân.

Cụ Kình ra đi nhưng lại trở thành biểu tượng được nhớ đời không cần qua "học tập làm theo..." ai hết. Chỉ tội cho ba sĩ quan "còn Đảng mất mình" (lời TS Nguyễn Xuân Phú), lìa cả gia đình anh em, vợ con bị khổ oan, thế mới kinh chứ!. Có phải là gương tày liếp hay không là điều không quan trọng. Quan trọng là dù không biết ai chủ mưu vụ giết cụ Kình và ba sĩ quan, nhưng chắc chắn ba lãnh đạo nói trên ông nào cũng đã rửa được tay, lau được mặt chờ Đại hội Đảng 13.

Kết

Có nhiều loại thuyết âm mưu được truyền tụng trên thế giới. Nhưng Thuyết âm mưu trình bày trong bài này lại xảy ra trên đất nước chúng ta, tại Đồng Tâm, Thôn Hoành, nhà cụ Kình, cái hố nhà ông Hợi, trước hàng ngàn cảnh sát lưu động, lính cứu hỏa đang bao vây thôn Hoành.

Có người biết mà chưa dám tố giác. Khi chế độ CS sụp đổ thì thế nào sự thật cũng được sáng tỏ, khi đó thuyết âm mưu của chúng tôi chắc chắn sẽ không còn là thuyết âm mưu vì sẽ có lời giải.

Trần Ngọc Sơn

Paris, 22- 02 - 2020
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sống Vui Khoẻ
Lê Trị
23:29 23/02/2020
SỐNG VUI KHOẺ
Ảnh của Lê Trị

Giầu sang đâu phải bạc vàng
Dồi dào sức khoẻ giầu sang chính là.
(nđc phóng ngữ)
It is Health that is real Wealth
And not pieces of gold and silver
(Mahatma Gandhi)
 
VietCatholic TV
Đáng âu lo: Coronavirus lan nhanh trên đất Ý, đã lan đến Thánh Đô Rôma
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 23/02/2020
Thông tấn xã SIR của Hội Đồng Giám Mục đã cho biết một số phản ứng sơ khởi của hàng giáo phẩm Italia trước tình trạng coronavirus lan nhanh tại các tỉnh phía bắc của quốc gia này.

Tại Milan, nơi các thánh lễ cuối tuần này vẫn có thể tiến hành được, tổng giáo phận đã ra chỉ thị về việc rước Mình Thánh Chúa trong các thánh lễ có giáo dân tham dự.

“Tính đến các tình huống đang được tạo ra và phát triển, do sự lây nhiễm từ Covid-19, (hay coronavirus) trong lãnh thổ tổng giáo phận của chúng ta, chúng tôi đề nghị rằng việc rước lễ chỉ nên được phân phát trên tay, là điều phù hợp với chuẩn mực phụng vụ hiện hành”. Đây là chỉ thị do Đức Ông Franco Agnesi, tổng đại diện của tổng giáo phận Milan, đưa ra.

Trong khi đó, Phong Trào Công Giáo Tiến Hành của tổng giáo phận đã đình chỉ Hội đồng giáo phận dự kiến vào Chúa Nhật 23 tháng Hai. Một thông báo từ phong trào viết:

“Trước các tin tức dồn dập liên quan đến Coronavirus hay Covid-19 và các khuyến nghị của các tổ chức hữu quan, chúng tôi quyết định tránh tập hợp hơn 650 đại biểu tại Đại học Công Giáo Thánh Tâm ở Milan.”

Tại giáo phận Venice, thay mặt cho Đức Thượng Phụ Francesco Moraglia, Đức Ông Angelo Pagan, tổng đại diện đã gởi emails cho các linh mục. Ngài viết:

“Anh em thân mến, thể theo yêu cầu của anh em về thông tin liên quan đến cách hành xử trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan tràn, tôi xin anh em tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh thông thường đã ban hành, rửa tay cẩn thận và tránh tiếp xúc không cần thiết, chẳng hạn như đừng trao bình an bằng cách bắt tay nhau, và chờ đợi những chỉ dẫn từ giáo phận, sau khi chúng tôi tham khảo các chuyên gia về khoa học y tế để biết liệu thực sự có việc gì cần làm thêm hay không, và nếu có, thì phải làm gì.”

Trong khi đó, tại Codogno, nơi chính quyền đã yêu cầu hủy bỏ các cuộc gặp gỡ đông người, các nhà thờ đã phải hủy bỏ các thánh lễ cuối tuần này và cả ngày thứ Tư Lễ Tro, Đức Ông Iginio Passerini, cha sở giáo xứ San Biagio, ở ngay nơi có đông người bị nhiễm coronavirus nhất hiện nay nói:

“Tôi cho rằng không ai nghĩ rằng chúng ta lại phải đối phó với coronavirus ở đây trong thành phố Codogno này.”

Ngài ghi nhận rằng thành phố “đang trải qua những giờ phút đầy sợ hãi và hoang mang. Mọi người được yêu cầu ở trong nhà và tất cả các cuộc tụ họp công cộng đã bị đình chỉ, ngay cả những sắp đặt cần thiết này cũng khiến cho nỗi sợ của chúng ta trở nên kinh hoàng hơn”.

Ngài nói thêm: “Chúng tôi hoan nghênh các quy định yêu cầu chúng tôi tránh các dịp tụ tập và gặp gỡ nhau, dù cho đó là các cử hành phụng vụ, nhằm hạn chế sự lây lan của virus đe dọa sự chung sống của cộng đồng. Chúng ta sẽ phải trả giá bằng các thánh lễ Chúa Nhật làm cho chúng ta cảm thấy, trong tư cách là các tín hữu, một sự thiếu thốn của ăn thiêng liêng rất lớn, khi chúng ta chào đón những khoảnh khắc chuẩn bị cho Mùa Chay. Chúng ta hãy biến chuyện chẳng may này thành một dịp để cảm nhận sự đói khát của những người cảm thấy họ không thể sống mà không có Bí tích Thánh Thể”.

Tuy nhiên, Đức Ông Iginio Passerini hô hào anh chị em giáo dân của ngài rằng “Chúng ta phải có lòng can đảm và thanh thản như những tín hữu khi phải tiến bước trên đoạn đường này, nơi chúng ta gặp nhiều báo động và sợ hãi, nhưng chúng ta có thể truyền niềm tin và hy vọng là Chúa vẫn đang đồng hành với chúng ta.”

Đối với những người đã nhiễm coronavirus, vị linh mục nói: “Suy nghĩ của chúng ta cũng nên hướng đến những người bị nhiễm bệnh đang phải chiến đấu chống lại căn bệnh hiểm nghèo này. Chúng ta mong họ có nhiều sức mạnh và sự kiên nhẫn trong việc theo đuổi các liệu pháp. Chúng ta hãy nhớ những người đang bị cách ly, và trên hết là các nhân viên y tế đang chiến đấu diệt virus và ngăn chặn nhiễm trùng. Chúng ta đừng quên mọi người ở Ý và trên thế giới đang hỗ trợ cuộc chiến chống lại dịch bệnh này bằng mọi cách.”

Cho đến sáng Chúa Nhật 23 tháng Hai, tổng số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus ở Ý đã tăng lên 79 người, tức là tăng hơn gấp 5 lần so với con số 14 người được báo cáo hôm thứ Sáu.

39 trường hợp được xác nhận ở khu vực phía bắc của Bologna và 12 trường hợp ở khu vực Veneto, người đứng đầu ngành y tế của miền Lombardy, Giulio Gallera, cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Bảy.

Nghiêm trọng nhất là có 3 người tại Rôma được xác nhận nhiễm coronavirus. Báo Ý nêu ra viễn tượng không mấy sáng sủa là Đức Thánh Cha có lẽ phải tính đến việc đeo khẩu trang y tế trong các cử hành và các buổi triều yết chung hàng tuần.

Thủ tướng Giuseppe Conte nói trong một cuộc họp báo vào chiều thứ Bẩy là trong các vùng “quan tâm đặc biệt” việc ra vào phải có phép đặc biệt của chính phủ.

Một bệnh nhân nữ 77 tuổi bị coronavirus đã được phát hiện chết cô đơn trong nhà của mình, ông Gallera xác nhận.

“Chúng tôi có thể nói bà ấy là nạn nhân thứ hai của coronavirus ở Ý,” ông Gallera nói và nhấn mạnh thêm rằng các nhà chức trách vẫn phải “điều tra mối quan hệ giữa cái chết và virus”.

Tại vùng Bologna, 35 người được xét nghiệm dương tính tại thị trấn Codogno, hai người ở thành phố Cremona và hai người gần thành phố Pavia, ông Gallera cho biết thêm.

“Tất cả các hoạt động công cộng cũng đã bị đình chỉ ở 10 thị trấn phía nam Milan,” ông Gallera cho biết thêm.

Theo trang web của khu vực Bologna, các nhà ga ở ba nơi bị ảnh hưởng bởi vụ dịch bệnh này là Codogno, Maleo, Casalpusterlengo - sẽ đóng cửa từ thứ Bảy.

Chủ tịch miền Bologna, Attilio Fontana, cho biết: “Tất cả những người được xét nghiệm dương tính đã được bệnh viện Codogno tiếp xúc, trực tiếp hoặc gián tiếp.”

Gallera cho biết, bệnh nhân zero là một người vừa về từ Hoa Lục. Trong khi đó, bệnh nhân thứ nhất là một người đàn ông 38 tuổi làm việc tại bệnh viện Codogno, làngười không đi du lịch sang Trung Quốc nhưng đã gặp một người bạn, là bệnh nhân zero.

Các nhà chức trách đã kiểm tra các đồng nghiệp, nhân viên y tế và những người khác có liên hệ chặt chẽ với bệnh nhân đầu tiên.


Source:Servizio Agenzia d'informazione
 
Giáo Hội Năm Châu 24/02/2020: Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh đến sớm tại Nigeria
Giáo Hội Năm Châu
21:02 23/02/2020
1. Các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh sẽ phải trải qua một năm truyền giáo

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thư cho Viện trưởng Học viện Giáo hoàng, hay từ nay những ai muốn học ngành ngoại giao Tòa Thánh phải trải qua một năm truyền giáo tại một giáo phận truyền giáo nào đó.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa một năm kinh nghiệm truyền giáo vào chương trình giảng dạy dành cho các ứng sinh học phân khoa ngoại giao của Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã manh nha ý tưởnng này trong bài phát biểu cuối cùng của mình tại Thượng hội đồng vùng Amazon, và thời điểm này là thời điểm thực hành.

Trong lá thư gửi cho Đức Tổng Giám Mục Joseph Marino, Viện trưởng mới của Học viện Giáo hoàng - nơi đào tạo các nhân viên ngoại giao của Tòa thánh Vatican - Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu bổ sung vào chương trình giảng dạy: một năm truyền giáo trong một Giáo phận truyền giáo. Bức thư được đề ngày 11 tháng 2 năm 2020.

Đức Thánh Cha bày tỏ ý muốn các linh mục chuẩn bị bước vào ngành ngoại giao của Tòa Thánh cần trải qua ít là một năm phục vụ trong một giáo phận truyền giáo.

Đức Thánh Cha nói: Cha tin tưởng rằng kinh nghiệm sẽ giúp cho tất cả các ứng sinh trẻ chuẩn bị cho sứ vụ linh mục, và đặc biệt với các ứng sinh mà mai sau sẽ làm việc với vai trò Đại diện Giáo hoàng trong chức vụ sứ thần của Tòa thánh tại các quốc gia và các Giáo phận.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại một điểm trong bài diễn văn mà ngài đã thuyết trình cho Học viện Giáo hoàng vào tháng 6 năm 2015: Sứ vụ Tôn giáo mà chúng con được mời gọi phục vụ, dẫn đưa chúng con đến mọi nơi trên thế giới. Châu Âu đang cần một sự thức tỉnh; Châu Phi đang khao khát một sự hòa giải; Châu Mỹ Latinh đang mong chờ một đời sống thiên liêng; Bắc Mỹ đang khát vọng tái khám phá lại nguồn gốc của một bản sắc không bị loại trừ; Châu Á và Châu Đại Dương đang đối diện với những thách đố ra đi và đối thoại với các nền văn hóa cổ xưa...

Trong bức thư của mình, Đức Thánh Cha nói thêm để tiếp nhận một cách tích cực những thách thức ngày càng gia tăng này đối với Giáo hội và thế giới, các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh cần phải có - ngoài một mẫu linh mục và mục vụ vững chắc được trau dồi từ Học viện - một kinh nghiệm cá nhân về truyền giáo tại một giáo phận sẽ góp một phần quan trọng trong hành trình của họ tại các Giáo hội truyền giáo và cộng đồng họ được gửi tới, tham gia vào các hoạt động truyền giáo hàng ngày.

Theo hướng này, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Marino thực hiện ước muốn của Đức Thánh Cha hầu làm cho chương trình đào tạo của Học viện phong phú thêm với một năm truyền giáo trong các Giáo phận truyền giáo... Trải nghiệm mới này sẽ có hiệu lực bắt đầu cho các sinh viên bắt đầu năm học 2020/2021.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: Cha tin chắc rằng một khi những âu lo lúc khởi đầu này được khắc phục sẽ đem lại cho các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh những kinh nghiệm truyền giáo hữu ích giúp cho họ làm việc dễ dàng hơn tại các Giáo hội mà họ được sai đến phục vụ.

2. Bang giao Vatican-Trung Hoa: Sau hơn 50 năm, lần đầu tiên hai ngoại trưởng gặp nhau.

Trong một diễn biến mà Reuters mô tả là ‘cực kỳ hiếm có’ và ‘không thể tưởng tượng được trong quá khứ,’ vào ngày 14 tháng 2, ngoại trưởng cuả Vatican Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher và ủy viên Hội đồng Nhà nước và ngoại trưởng cuả Trung Hoa là Vưong Nghị (Wang Yi) đã gặp nhau bên lề hội nghị An ninh quốc tế tại Munich, nước Đức.

Đây là một cuộc gặp gỡ cao cấp nhất giữa hai bên hơn một nửa thế kỷ. Những gì được bàn thảo hoặc thoả thuận thì chưa được tiết lộ, nhưng qua thông cáo do Văn phòng Báo chí Tòa thánh đưa ra vào tối thứ Sáu (14/2), thì đôi bên sẵn sàng tiếp tục cuộc đối thoại về thỏa thuận tạm thời cho việc bổ nhiệm Giám mục, được ký ngày 22 tháng 9 năm ngoái, và tiếp tục đối thoại về thể chế song phương để thúc đẩy cuộc sống của Giáo Hội Công Giáo và lợi ích của người dân Trung Quốc.

Thông cáo đánh giá cao những nỗ lực cuả Trung Hoa nhằm loại bỏ dịch coronavirus và những nỗ lực cuả Vatican để thể hiện tình liên đới với người dân bị ảnh hưởng.

Cuối cùng, hai bên bày tỏ một mong muốn hợp tác quốc tế lớn hơn để thúc đẩy nền hòa bình trên thế giới và trao đổi văn hóa và những quan niệm nhân quyền.

Nhắc lại, quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh đã được cải thiện kể từ thỏa thuận năm 2018. Tuy nhiên nhiều người Công Giáo bảo thủ đã phản đối thỏa thuận này, cáo buộc Vatican là bán đứng giáo hội thầm lặng cho chính quyền cộng sản. Nhưng Vatican thì lập luận rằng nếu không có thỏa thuận thì nguy cơ ly giáo là rất lớn.

Lý do là trên 50 năm qua, đã xảy ra một sự cách biệt giữa một Giáo hội “chính thức” được nhà nước hậu thuẫn và một Giáo hội thầm lặng “không chính thức” trung thành với Roma.

Sau thoả thuân, thì cả hai bên đều công nhận vị Giáo Hoàng là người lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo.

Cuộc họp hôm thứ Sáu là kết quả mới nhất trong một loạt các nỗ lực cải thiện quan hệ từ Vatican trong những tuần gần đây.

Tháng trước trong khi Trung Quốc đang bối rối trước nạn dịch coronavirus, thì Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi cái gọi là “cam kết tuyệt vời” của Trung Quốc trong việc ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus và sau đó, Vatican gửi hàng trăm ngàn khẩu trang y tế đến Trung Quốc như một cử chỉ thiện chí.

Hình như Bắc Kinh đã lợi dụng cơ hội ấy để đi một nước cờ ngoại giao nhằm phá vỡ cái thế bị hoàn toàn cô lập cuả họ hiện tại.

Cái cơ hội ‘không thể tưởng tượng được trong quá khứ’ (theo Reuters) ấy có thể trở thành một tình huynh đệ bền vững hay chỉ là một ‘hạt bong bóng nước’ như thường vẫn xẩy ra trong vấn đề quan hệ với Bắc Kinh? Điều này không tùy thuộc vào thiện chí cuả Vatican (vì lúc nào cũng sẵn sàng) nhưng tuỳ thuộc vào ý đồ cuả Trung Quốc mà thôi! Người ta sẽ biết rõ hơn qua những diễn biến kế tiếp.

Nếu quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Vatican và Trung Quốc được nối lại, thì Vatican sẽ phải cắt đứt ngoại giao hay ít ra là cắt quan hệ cấp đại sứ với Đài Loan, mà Bắc Kinh coi như là một tỉnh ly khai buớng bỉnh. Đây là điều mà Vatican cho biết đã có phương sách giải quyết.

Hiện nay Vatican là quốc gia duy nhất ở châu Âu còn công nhận chính thể cuả Đài Bắc.

3. Phiên họp thứ 33 của Hội đồng Hồng Y cố vấn.

Sáng 17 tháng 02 năm 2020, khóa họp thứ 33 của Hội đồng Hồng Y cố vấn đã được bắt đầu, với sự tham dự của Ðức Thánh Cha Phanxicô. Các Hồng Y tiếp tục nghiên cứu về Tông hiến mới.

Khóa họp thứ 33 của C6, Hội đồng 6 Hồng Y cố vấn kéo dài trong ba ngày, từ 16 đến 18 tháng 02 năm 2020. Các Hồng Y sẽ bàn thảo về dự thảo Tông hiến mới, sẽ thay thế Tông hiến “Pastor Bonus” - Mục tử tốt lành” - được thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 28 tháng 06 năm 1988, và được sửa đổi bởi Ðức nguyên Giáo hoàng Biển Ðức XVI và Ðức Thánh Cha Phanxicô.

Trong khóa họp thứ 32 của Hội đồng Hồng Y cố vấn diễn ra từ ngày 02 đến 04 tháng 12 năm 2019, các Hồng Y đã làm việc về Tông hiến mới. Ðặc biệt, theo thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh, các Hồng Y đặc biệt quan tâm đến các tương quan giữa giáo triều Roma và các Hội đồng giám mục và về sự hiện diện của giáo dân, những người nam nữ, trong các vai trò quyết định trong các văn phòng của giáo triều Roma và các cơ quan khác của Giáo hội, và nghiên cứu về các nền tảng thần học-mục vụ của các khía cạnh này.

Thông cáo của phòng báo chí cũng đề cập đến các gợi ý về văn bản của Tông hiến mới. Việc đọc và đánh giá các gợi ý này sẽ được tiếp tục trong khóa họp vào tháng 2 năm 2020.

4. Thượng Hội đồng giám mục thế giới lần XVI sẽ được tổ chức vào năm 2022.

Theo thông cáo của phòng Báo chí Tòa Thánh hôm 15 tháng 02 năm 2020, Thượng Hội đồng giám mục thế giới lần thứ XVI sẽ được tổ chức vào mùa thu năm 2022. Ðề tài của Thượng Hội đồng sẽ được Ðức Thánh Cha chọn từ một trong 3 đề tài được Ủy ban Thư ký Thượng Hội đồng đệ trình cho ngài.

Ðức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định về thời gian diễn ra Thượng Hội đồng XVI khi ngài chủ trì phiên họp ban chiều ngày 06 tháng 02 năm 2020, trong khóa họp đầu tiên của Ủy ban Thư ký Thượng Hội đồng giám mục lần thứ XV.

Thông cáo Tòa Thánh nói rằng Ðức Giáo hoàng chọn triệu tập khóa họp lần tới vào năm 2022, cách Thượng hội đồng giám mục thế giới lần trước 4 năm thay vì 3 năm “để bảo đảm toàn thể Giáo hội tham gia nhiều hơn vào việc chuẩn bị và tổ chức Thượng Hội đồng lần tới.”

Buổi làm việc của Ủy ban Thư ký Thượng Hội đồng hôm 07 tháng 02 năm 2020 đã đề nghị với Ðức Thánh Cha các đề tài có thể được thảo luận trong Thượng Hội đồng sắp tới. Ủy ban cũng xem xét lại các vấn đề khác, ví dụ như các bước được thực hiện sau Thượng Hội đồng giám mục về người trẻ năm 2018 và các phản hồi đối với Tông huấn hậu Thượng Hồi đồng, “Christus vivit”.

Ủy ban Thư Ký Thượng Hội đồng đã đệ trình Ðức Thánh Cha “một bộ ba chủ đề có thể” cho Hội nghị năm 2022. Ban làm việc cũng lưu ý về nhu cầu cấp thiết bày tỏ tình liên đới với các anh chị em bị rơi vào thảm kịch di dân bắt buộc.

Khóa họp của Ủy ban Thư ký diễn ra trong hai ngày 06 và 7 tháng 02 năm 2020, bắt đầu với thông báo của Ðức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư ký của Thượng Hội đồng giám mục, về việc Ðức Hồng Y Joseph Coutts, Tổng Giám mục Karachi, Pakistan, sẽ là thành viên mới của Hội đồng thường trực, thay thế Ðức Hồng Y Luis Antonio Tagle, đã được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ loan báo Tin Mừng cho các dân tộc.

Trong khóa họp, Ðức Hồng Y Baldisseri đã trình bày kết quả của các cuộc tham vấn do văn phòng của ngài thực hiện vào năm 2019 về các vấn đề có thể thảo luận tại Thượng hội đồng lần tới. Các cuộc tham vấn liên quan đến các Hội đồng Giám mục, Thượng hội đồng của các Giáo Hội Công Giáo Ðông phương, các Bộ của giáo triều Roma và Hiệp hội các bề trên tổng quyền.

Ðức Hồng Y Kevin Joseph Farrell, Tổng trưởng của Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, cũng đã trình bày các hoạt động hậu Thượng hội đồng mà Phân bộ Giới trẻ đang thực hiện để giúp thực hiện Tông hậu Thượng hội đồng.

5. Di tích khảo cổ Magdala được ủy thác cho các tình nguyện viên Ý.

Dòng Phanxicô tại Thánh Ðịa đã ủy thác di tích khảo cổ Magdala, nơi sinh của thánh Maria Magdalena, cho các tình nguyện viên người Ý để tổ chức cho các khách hành hương thăm viếng nơi này.

Khu khảo cổ Magdala nằm ở bờ tây của hồ Tiberia, được mở cửa cho khách hành hương. Nhờ một thỏa thuận được ký kết cách đây 6 năm giữa dòng Phanxicô tại Thánh Ðịa và giáo phận Vicenza, các tình nguyện viên của giáo phận Vicenza sẽ quản lý địa điểm này.

Trước hết, khu khảo cổ được dọn sạch và xây dựng chỗ ở cho các tình nguyện viên. Các tình nguyện viên sẽ làm việc theo nhóm 4 người, phục vụ trong một tháng với tư cách là quản thủ. Họ sẽ phụ trách sắp xếp lịch trình cho các yêu cầu cử hành phụng vụ và canh gác nơi này. Cùng điều phối chương trình này có hai linh mục của giáo phận Vicenza, đó là cha Raimondo Sinibaldi, giám đốc Văn phòng truyền giáo, và cha Gianantonio Urbani, nhà khảo cổ của Học viện Kinh thánh dòng Phanxicô ở Giêrusalem.

Những nghiên cứu khảo cổ đầu tiên tại Magdala được thực hiện vào những năm 1970 dưới sự điều phối của hai nhà khảo cổ dòng Phanxicô, cha Virgilio Corbo và cha Stanislao Loffreda. Năm 2006, dòng Phanxicô tại Thánh Ðịa, chủ sở hữu của khu đất nơi một phần còn sót lại của thành phố Magdala được tìm thấy, đã tiếp tục lại công việc khai quật. Một phần lớn của thành phố với các dinh thự, đường phố sỏi đá, các vật dụng, đồ gốm, đồ trang sức, tiền xu và các vật dụng khác được tìm thấy, phác họa bức tranh về đời sống hàng ngày của thành phố Magdala vào thời của Chúa Giêsu. Một phần khác của trung tâm thành phố cổ được tìm thấy ở khu vực liền kề, thuộc sở hữu của dòng Ðạo binh Chúa Kitô. Một nhà thờ và một trung tâm đón tiếp khách hành hương đã được xây dựng tại đây.

6. Khóa họp thường niên của các giám mục La tinh và vùng Arập.

Từ ngày 17 đến 20 tháng 2 năm 2020, các giám mục thuộc Hội đồng Giám mục La tinh các miền Arập, gọi tắt là CELRA, nhóm họp thường niên tại Roma, dưới quyền chủ tọa của Ðức Tổng giám mục Pierbattista Pizzaballa, Giám quản Tông tòa Tòa Thượng phụ Công Giáo La tinh Jerusalem.

Tổ chức CELRA được thành lập cách đây 57 năm, tức là vào tháng 10 năm 1963, qui tụ các giám mục Công Giáo la tinh thuộc các nước như Iraq, Djibuti, Oman, Yemen, và các tiểu vương quốc Arập, Ai Cập, Syria. Liban, Thánh Ðịa, Giordani, đảo Cipro.

Trong số các vấn đề sẽ được bàn thảo trong khóa họp năm 2020, có tình hình chiến tranh tại Sira, Iraq, Yemen, cuộc xung đột Israel-Palestine, đặc biệt dưới ánh sáng kế hoạch hòa bình do Tổng thống Trump của Mỹ và thủ tướng Netanyahu của Israel đề ra, nhưng không được sự đồng thuận của Palestine.

Sau khóa họp tại Roma, các giám mục vùng Arâp sẽ đến thành phố cảng Bari, nam Italia, để tham dự cuộc gặp gỡ các giám mục khác, với chủ đề: “Ðịa Trung Hải, biên cương hòa bình” do Hội đồng Giám mục Italia tổ chức, từ ngày 19 đến 23/02/2020. Ðức Thánh cha sẽ đến chủ sự thánh lễ bế mạc sáng Chúa Nhật, ngày chót của cuộc gặp gỡ.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Italia, Ðức Tổng giám mục Pizzaballa cho biết, trong cuộc gặp gỡ ở Bari, các giám mục thuộc các vùng Arập sẽ trình bày về tình hình đất nước và Giáo hội của các vị, không những trong viễn tượng chính trị, nhưng cả đời sống của các cộng đoàn Công Giáo liên hệ, tình trạng khó khăn và đau khổ vì chiến tranh, tại sao còn những tín hữu Công Giáo quyết định ở lại các vùng ấy, do ước muốn làm chứng và đối thoại như cộng đoàn. Ðó là ơn gọi chính yếu của Giáo hội tại các vùng Arập.

7. Thêm một linh mục Nigeria bị bắt cóc.

Tại Nigeria, bên Phi châu lại xảy ra vụ bắt cóc 1 linh mục, đó là cha Nicholas Oboh, thuộc giáo phận Uromi, thuộc bang Edo, hôm 14 tháng 02 năm 2020.

Trong cuộc họp báo sau đó, linh mục Osi Odenore, Chưởng ấn giáo phận Uromi, tuyên bố rằng “Chúng tôi chắc chắn cha Oboh còn sống và chúng tôi đã khởi sự ngay các biện pháp cần thiết để cha Oboh được trả tự do an toàn”.

Từ lâu, Nigeria bị nạn bắt cóc người đòi tiền chuộc mạng. Ðồng thời với vụ cha Oboh bị bắt cóc, cũng có 4 trẻ em bị bắt cóc tại Umelu, cùng thuộc bang Edo. Bọn cướp tấn công làng, và sau khi cướp bóc của dân, chúng tẩu thoát mang theo 4 trẻ em. Mặc dù tiền chuộc mạng đã trả sau đó, nhưng cho đến nay chỉ có 1 em được trả tự do.

Hãng tin Fides của Bộ truyền giáo, truyền đi hôm 15 tháng 02 năm 2020, cho biết trong số những người bị bắt cóc ở Nigeria, cũng có các linh mục và tu sĩ nam nữ. Gần đây nhất là vụ 4 chủng sinh Ðại chủng viện Chúa Chiên Lành ở Kakau, bang Kaduna, bị nhóm người võ trang bắt cóc trong đêm 08 tháng 01 năm 2020: chủng sinh trẻ nhất Michael Nnadi, 18 tuổi bị giết, 3 thầy khác được trả tự do.

Trong lễ an táng chủng sinh Nnadi, Ðức cha Matthew Hassan Kukah, Giám mục giáo phận Sokoto sở tại, đã mạnh mẽ phê bình tổng thống Muhammad Buhari. Ông đắc cử với lời hứa hẹn tái lập an ninh cho người dân, nhưng cho đến nay đất nước Nigeria vẫn ở trong tình trạng bất an, và cả tình trạng chính trị cũng đào sâu thêm những chia rẽ về chủng tộc và tôn giáo giữa nam và bắc Nigeria.
 
Liên hệ giữa tà giáo Shincheonji với Vũ Hán làm dấy lên những đồn đãi gây hoang mang tại Nam Hàn
Giáo Hội Năm Châu
21:05 23/02/2020
Tổng giáo phận Công Giáo An Đông (Andong - 安東) bao trùm hơn phân nửa tỉnh Khương Thượng (Gyeongsang - 慶尙) đã quyết định hủy bỏ các thánh lễ ngày Chúa Nhật và thứ Tư Lễ Tro tại 40 trung tâm sinh hoạt thuộc thẩm quyền tài phán của mình và đình chỉ tất cả các cuộc họp và các sự kiện trong ba tuần.

Quyết định này đã được đưa ra sau khi chính quyền Nam Hàn thông báo về cái chết thứ tư vì coronavirus vào hôm Chúa Nhật, và cho biết số trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận đã lên tới 556.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Nam Hàn, gọi tắt là KCDC, nạn nhân mới nhất của virus chết người này là một bệnh nhân 57 tuổi tại Bệnh viện Daenam ở thành phố Thành Đô, tiếng Hàn gọi là Cheongdo, cách Hán Thành 319km về phía Đông Nam. Bệnh viện Daenam cũng là nơi xảy ra vụ tử vong COVID-19 đầu tiên của Nam Hàn.

Nam Hàn đã báo cáo cái chết đầu tiên vào ngày 19 tháng Hai, khi một người đàn ông 63 tuổi chết vì viêm phổi tại cùng một bệnh viện.

Cho đến nay, 111 người, bao gồm chín nhân viên y tế tại bệnh viện Daenam, đã được xác nhận bị nhiễm COVID-19.

Thủ tướng Nam Hàn Chung Sye-kyun, hay còn gọi là Chung Thế Quân, gọi sự lây lan nhanh chóng của coronavirus trong cả nước là một “tình hình nghiêm trọng” trong thông điệp gởi cả nước vào tối thứ Bảy.

“Chính phủ đánh giá việc lây nhiễm COVID-19 đã bước vào một tình huống 'nghiêm trọng' và đang làm hết sức mình để hạn chế sự lây lan của virus,” Thủ tướng Chung cho biết trong một bài diễn văn trên truyền hình.

Ông đặc biệt đưa ra lời cảnh cáo những ai cố tình can thiệp vào các nỗ lực phòng chống dịch bệnh.

Ông nói: “Theo quy định của pháp luật và các nguyên tắc, chính phủ sẽ nghiêm khắc trừng phạt các hành vi can thiệp vào các nỗ lực kiểm dịch, tích trữ trái phép hàng hoá y tế và các hoạt động gây rối thông qua các cuộc biểu tình khổng lồ.”

Các quan sát viên cho rằng những lời răn đe này rõ ràng có ý muốn nhắm đến giáo phái Shincheonji.

Nhiều tin đồn đã nổi lên cho rằng giáo phái Shincheonji không hợp tác với chính phủ trong các nỗ lực kiểm dịch, và tìm cách ngăn cản các tín đồ xét nghiệm coronavirus.

Giáo phái Shincheonji được thành lập bởi ông Lý Vạn Hy (Lee Man-hee -李萬熙) vào năm 1984 và hiện đang có trên dưới 200,000 tín đồ tại Nam Hàn.

Truyền thông địa phương trước đó đưa tin rằng giáo phái này đã thành lập một chi nhánh ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào năm ngoái.

Theo thông tấn xã Yonhap, người em ông Lý Vạn Hy bị bịnh tâm thần và được điều trị trong khoa tâm thần của bệnh viện Daenam tại Cheongdo, là quê hương của ông Lý.

Đám tang ông này lôi cuốn hàng ngàn tín đồ giáo phái Shincheonji tham dự suốt trong ba ngày từ 31 tháng Giêng đến 2 tháng Hai. Trong dịp này, nhiều thành viên từ Trung Quốc cũng về tham dự và đã gây ra tình trạng lây nhiễm.

Số các trường hợp nhiễm coronavirus trong các thành viên của Shincheonji đã lên tới 309 người vào sáng Chúa Nhật, chiếm hơn một nửa tổng số các trường hợp nhiễm coronavirus tại quốc gia này.

Các quan chức của thành phố Daegu cho biết ban đầu giáo phái khai báo rằng họ chỉ có 3,474 thành viên tại chi nhánh ở Daegu. Thành phố cho biết, tính đến sáng Chúa Nhật, các xét nghiệm cho thấy 309 người nhiễm coronavirus; 2,722 không có triệu chứng; và 343 người còn lại không thể liên lạc được.

Tuy nhiên, cuộc điều tra của cảnh sát sau đó cho thấy tại Daegu, giáo phái Shincheonji thực ra có đến 9,336 thành viên. Như thế, còn tới 6,205 người đến nay chính quyền vẫn chưa liên lạc được.

Lãnh đạo của giáo phái, ông Lý Vạn Hy, người luôn tự xưng mình là Chúa Giêsu xuống thế lần thứ hai cho biết tất cả các cuộc tụ họp của giáo phái đã bị đình chỉ sau khi các cơ quan y tế cho rằng những người của giáo phái ông chiếm hơn hai phần ba trong số tất cả các trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận ở Nam Hàn.

Ông Lý tố cáo coronavirus là một “hành động của quỷ” nhằm kiềm chế sự phát triển của giáo phái ông.

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Sáu, ông nói đã đóng cửa và khử trùng 74 trung tâm sinh hoạt trên toàn quốc.

Trong tuyên bố khác vào cuối ngày thứ Sáu, ông Lý bác bỏ “các tin giả” theo đó các tín đồ của ông nhận được chỉ thị phát tán virus vào các Giáo Hội Kitô khác để gây khó khăn cho các đối thủ của ông.

Giáo phái Shincheonji được tường thuật là có hơn 200,000 tín đồ trên cả nước. Giáo phái này tin rằng tận thế đang đến gần và ông Lý sẽ lãnh đạo 144,000 người lên thiên đàng.

Giám đốc KCDC nói với các phóng viên rằng các cuộc tụ tập của Shincheonji, thường rất đông người và diễn ra trong không gian chật hẹp, có thể dẫn đến việc nhiễm bệnh hàng loạt.

Tổng thống Nam Hàn Văn Tại Dần, hay còn gọi là Moon Jae-in, đã kêu gọi một cuộc điều tra chi tiết về tình hình lây nhiễm của giáo phái Shincheonji ở Daegu và tại đám tang em ông Lý ở Thành Đô.

Trong khi đó thị trưởng Hán Thành đã quyết định đóng cửa tất cả các chi nhánh của giáo phái Shincheonji tại thủ đô sau khi 18 người tại Hán Thành được xác nhận nhiễm coronavirus.

Một cựu thành viên của giáo phái Shincheonji cho rằng các cuộc tụ tập của Shincheonji có thể đã khuếch đại sự lây lan của coronavirus khi tất cả những người tham gia ngồi sát nhau, trên sàn nhà và hát những bài hát trong khi hai tay vòng quanh nhau. Bên cạnh đó, giáo phái còn khích lệ các tín hữu có các cử chỉ thân mật thể lý khác.