Ngày 24-02-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Theo Ađam hay theo Chúa Giê-su?
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
00:47 24/02/2023


Tất cả mọi loài mọi vật trong vũ trụ đều phải tuân theo những quy luật mà Thiên Chúa đã an bài.

Trái đất cũng như những hành tinh khác phải vận hành theo đúng quỹ đạo Thiên Chúa vạch ra cho chúng. Nếu Trái đất không đi đúng quỹ đạo, tất sẽ có nhiều thảm họa xảy ra đe dọa mọi loài sinh sống trên mặt đất.

Xe cộ lưu thông trên các tuyến đường phải giữ luật giao thông, nếu không, những tai nạn khôn lường sẽ xảy ra và đường sá trở thành nơi ngốn nhiều nhân mạng hơn mọi cuộc chiến tranh khắp thế giới.

Tương tự như thế, loài người cũng phải tuân giữ quy luật Chúa truyền, nếu không thì phải mang lấy hậu quả là đau khổ và sự chết.

Bài trích sách Sáng thế được công bố trong phụng vụ hôm nay khẳng định chân lý nầy. Vì hai ông bà nguyên tổ bất tuân lệnh Chúa (được minh hoạ bằng việc ăn trái cây Chúa đã cấm) nên hai ông bà và con cháu đời sau phải đau khổ và phải chết.

Qua bài đọc thứ hai, thánh Phao-lô khẳng định lần nữa chân lý nầy: Vì một người là Ađam đã không tuân giữ luật Chúa mà muôn người trở thành tội nhân và tội lỗi đã gây nên sự chết! (Rôma 5, 12).

Khốc liệt thay hậu quả của việc bất tuân quy luật Chúa truyền.

Để cứu vớt loài người khỏi hậu quả của tội lỗi, Thiên Chúa Cha đã cho Ngôi Hai xuống thế, trở thành một Ađam mới, sửa lại những sai lệch do Ađam cũ gây nên, hầu cứu nhân loại khỏi vòng huỷ diệt.

Cũng như Ađam cũ, Ađam mới cũng bị Sa-tan cám dỗ đi trệch đường của Thiên Chúa. Sa-tan hy vọng rằng một khi “Đầu tàu” là Chúa Giê-su đi trật đường rầy thì toàn thể đoàn tàu là nhân loại cũng lao vào chỗ chết, đánh bại được chủ tướng thì chiến thắng sẽ về tay mình.

Ba cơn cám dỗ trong hoang địa mà Chúa Giê-su phải chịu là tổng hợp của ‘trăm chiều thử thách’ mà Ngài phải đương đầu trong cuộc đời dương thế.

Nhưng khác với Ađam cũ nông nổi nghe lời Sa-tan xúi giục đi trệch đường lối Thiên Chúa, Đức Giê-su đã kiên quyết đi theo đường lối Chúa Cha không hề sai lệch, cho dù phải chịu khổ nạn và cái chết vô cùng đau thương. Nhờ thế, Ngài đã nắn lại những sai lệch do Ađam cũ gây ra và lôi kéo nhân loại về với Thiên Chúa.

Hôm nay, mỗi người chúng ta cũng phải đương đầu với những cám dỗ, thử thách mà Ađam cũ cũng như Ađam mới là Chúa Giê-su đã gặp hôm xưa và mỗi người phải chọn lựa:

Thứ nhất: Chọn vào cửa tử, là bước theo vết chân của Ađam cũ, nghe theo lời mời mọc của Sa-tan, chiều theo đam mê dục vọng, không theo đường lối Chúa, để rồi phải lâm vào cảnh đau thương chết chóc;

Thứ hai: Chọn vào cõi phúc, là kiên quyết chống lại cám dỗ, từ bỏ tội lỗi để vững bước theo con đường của Thiên Chúa như Chúa Giê-su đã làm, để được sống đời đời với Chúa…

Chọn cửa nào là tùy vào quyết định của mỗi người chúng ta.

Lạy Chúa Giê-su,

Đường vào thiên quốc hay lối xuống địa ngục, cửa sinh hay cửa tử đang mở ra trước mặt chúng con. Xin giúp chúng con đừng mê muội đi vào cửa tử nhưng khôn ngoan sáng suốt bước vào cửa sinh, bằng cách chống lại mọi hình thức cám dỗ và noi gương Chúa bước theo đường lối Chúa Cha. Amen.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
 
Ngày 25/02: Đức Giêsu kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
03:16 24/02/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su trông thấy một người thu thuế, tên là Lê-vi, đang ngồi ở trạm thu thuế. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông bỏ tất cả, đứng dậy đi theo Người.

Ông Lê-vi làm tiệc lớn đãi Người tại nhà ông. Có đông đảo người thu thuế và những người khác cùng ăn với các ngài. Những người Pha-ri-sêu và những kinh sư thuộc nhóm của họ mới lẩm bẩm trách các môn đệ Đức Giê-su rằng: “Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” Đức Giê-su đáp lại họ rằng: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.”

Đó là lời Chúa
 
Đối thoại với ma quỷ thì chết – đối thoại với Thiên Chúa thì sống.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
09:59 24/02/2023
Đối thoại với ma quỷ thì chết – đối thoại với Thiên Chúa thì sống.

(Suy niệm Chúa nhật I Mùa Chay A)

Một chàng thanh niên đến gặp cha Philipphê Neri: Thưa cha, con muốn sửa mình lắm, nhưng cám dỗ thì quá mạnh, con phải làm sao đây?

Cha Philipphê nói:

- Hãy cố gắng lên! Cha đề nghị hai việc: mỗi ngày con hãy cố gắng sốt sắng đọc kinh Lạy Nữ Vương và suy niệm đến cái chết. Con thấy một người chết mà không ai chôn cất, đã bị thối rữa ra chưa? Rồi con hãy tự nhủ: vì những thú vui xác thịt mà tôi phải ra thế này và mất hạnh phúc nơi Chúa thì thật là khốn nạn cho tôi!

Chàng thanh niên nghe lời khuyên và thực hành khá nghiêm túc. Nhờ ơn Chúa, qua lời cầu bầu của Đức Mẹ dần dần chàng ta từ bỏ được tội xác thịt đó.

Quả thật, ‘sống chết’ tuỳ thuộc cách chọn lựa của chúng ta. Là những người có đức tin, chúng ta được dạy rằng nếu chúng ta chọn lựa đường lối và mệnh lệnh của Thiên Chúa thì chúng ta sẽ được sống và hạnh phúc. Ngược lại, nếu chúng ta đi sai đường lối của Thiên Chúa để chạy theo cách suy nghĩ, đường lối của ma quỷ thì chúng ta sẽ chết, chết đời đời. Hay nói cách khác, nếu chúng ta đến gần hay đối thoại với Thiên Chúa, chúng ta sẽ chiến thắng được mọi mưu chước của ma quỷ và để được sống. Và nếu chúng ta nghe theo hay đối thoại với ma quỷ, chúng ta sẽ bị xa lìa Thiên Chúa và đương nhiên sẽ phải bị rơi vào cảnh tối tăm của tội lỗi và chết chóc. Ngang qua các bài đọc của Chúa nhật I Mùa Chay hôm nay, chúng ta sẽ nhận ra được những tư tưởng trên cách rõ ràng: đối thoại với ma quỷ sẽ phải chết nơi bài đọc I và đối thoại với Thiên Chúa để loại trừ cám dỗ của ma quỷ thì chúng ta sẽ được sống.

Đối thoại với ma quỷ thì sẽ chết

Ma quỷ là cha của sự dối gian và là kẻ thù không đội trời chung của Thiên Chúa. Một đang Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo muôn loài muôn vật, là Đấng luôn yêu thương và cứu sống. Người là Thiên Chúa Tình Yêu luôn luôn muốn cho loài người được hạnh phúc và hưởng ơn cứu độ. Bên này, ma quỷ là các thiên thần kiêu ngạo đã bị loại ra khỏi thiên đàng nay trở nên kẻ phản nghịch và chuyên tìm cách chống trả lại Thiên Chúa. Chúng luôn tìm cách lôi kéo, cám dỗ và dẫn dụ loài người làm theo đường lối của chúng để xa lìa Thiên Chúa và chống lại những mệnh lệnh cũng như giới răn yêu thương của Người. Ma quỷ nói ranh ma quỷ quyệt. Nó luôn dùng những cái lợi trước mắt và thực tiễn để ‘mời gọi’ loài người, kẻ dễ tin đi theo nó nhằm phá hoại kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Nếu con người nhẹ dạ cả tin mà cứ đối thoại và nghe theo lời mời mọc ngọt ngào của ma quỷ mà phạm tội chống lại lệnh truyền của Thiên Chúa thì đương nhiên chúng ta sẽ phải chịu nhiều hình phạt đích đáng, ngay cả cái chết đời đời. Nơi bài đọc I, tổ tông loài người là Adam và Eva đã không vâng lời Thiên Chúa nhưng nghe lời dụ dỗ mơn trớn của con rắn, là hình ảnh của ma quỷ để rồi sa ngã và phạm tội. Tại sao vậy? Vì ông bà đã không chống trả dứt khoát với ma quỷ nhưng đã lân la, tò mò gợi chuyện và đối thoại với nó lâu giờ dẫn đến thất bại và sa ngã thảm thương. Thật vậy, vì tội không vâng lời, vì tội kiêu ngạo, vì tội thoả hiệp với ma quỷ, mà tổ tông loại người đã gây nên nhiều tổn thất vô cùng trầm trọng cho loài người chúng ta, đó là đau khổ và sự chết. Qua đó, để chúng ta khỏi rơi vào sự chết muôn đời và khổ sở tâm hồn, chúng ta đừng đi vào vết xe đổ của tổ tông loài người, là dám liều mình bắt chuyện và kết hiệp với mưu chước của ma quỷ mà phạm tội chống lại Thiên Chúa nhưng phải biết tránh xa và dứt khoát với sự cám dỗ của ma quỷ ngay lập tức.

Một chú vịt trời bay theo đàn thấy đám vịt nhà đang ăn trong sân, chú bỏ đàn, sà xuống đánh một bữa no nê. Thấy ngon quá, chú không muốn bay nữa. Nó tự nhủ: mai mốt bay theo cũng chưa muộn... Ngày qua ngày, ăn nhiều quá nên mập, bay không nổi nữa. Mùa thu đến, đàn vịt trời bay qua, bạn bè réo gọi, nhưng nó chỉ ráng đập cánh được mấy cái là rớt xuống. Nó tiếc nuối nhìn đàn vịt trời bay xa dần... Ngày kia ông chủ thấy nó mập liền bắt làm thịt đãi khách. Thế là hết đời vịt trời.

Đối thoại với Thiên Chúa thì sẽ sống

Khi chấp nhận làm người giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, Đức Giê-su cũng phải trải qua nhiều chông gai và thử thách. Trước khi đi rao giảng công khai, Ngài đã được Thánh Thần dẫn đưa vào hoang địa 40 ngày để tập luyện và chịu cám dỗ. Sau những ngày này, vì là con người xác thịt, Đức Giê-su cũng cảm thấy đói. Đói là chuyện tự nhiên sau khi Chúa đã nhịn ăn 40 ngày. Thời gian 40 ngày theo khoa học là giới hạn con người có thể chịu được. Đói cần phải ăn. Đó là chuyện bình thường, rất bình thường. Hiểu được tâm lý của con người nơi Đức Giê-su, ma quỷ đã rất tinh ranh để cám dỗ về cái ăn ngay trước cái đói của Ngài. Ma quỷ đã cám dỗ Đức Giê-su. Nó không bảo Ngài phải ăn nhưng nó xui Ngài “hãy biến đá thành bánh mà ăn”. Một lời xui khiến xem ra quá dễ dàng đối với vị Thiên Chúa hữu hình nơi Đức Giê-su. Là Thiên Chúa Đấng toàn năng nhập thể và nhập thế, Ngài có thể làm được mọi sự. Thế nhưng, Ngài đã không nghe lời dụ dỗ của ma quỷnhưng đã dứt khoát không đối thoại và thoả hiệp với nó. Ngài đã dùng ngay Lời Kinh Thánh để đánh bại ma quỷ: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (Mt 4, 4). Một sự chống trả dứt khoát mà không chần chừ của Đức Giê-su đối với ma quỷ. Đức Giê-su đã chiến thắng ma quỷ lần thứ nhất.

Tuy nhiên, ma quỷ là kẻ xảo quyệt. Nó thua keo này nó bày keo khác. Nó đã thách thức và khiêu khích Đức Giê-su về vị thế của Ngài để cám dỗ Ngài: “Nếu ông là Con Thiên Chúa”. (c.6). Đúng là Đức Giê-su là Con Thiên Chúa. Nhưng Ngài đã không nghe lời dụ dỗ và thách thức của ma quỷ để rơi vào cạm bẫy của nó. Ngài đã mau chóng để khẳng định với ma quỷ rằng: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.” (c.7). Ngài đã chiến thắng ma quỷlần thứ hai này.

Ma quỷ rất nham hiểm và độc ác. Nó đã nhắm vào chỗ thèm muốn thâm sâu nhất của nhiều người, đó là thèm muốn quyền hành để được hưởng thụ. Quả thật, để có được quyền hành và hưởng thụ ma quỷ đã đề nghị Đức Giê-su phải thờ lạy nó. Thật là một đề nghị trớ trêu nhưng không kém phần hấp dẫn và ngọt ngào. Chỉ bằng một việc làm rất đơn giản và dễ dàng mà lại được tất cả: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.” (c.9). Tuy nhiên, Đức Giê-su lại một lần nữa đã dứt khoát mà thắng thẳn trả lời với ma quỷ ngày lập tức: “Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.” (c.10). Đức Giê-su đã chiến thắng ma quỷ lần thứ ba và được các sứ thần đến hầu hạ Ngài.

Quả thật, giữa cuộc sống trần gian đầy sóng gió và nhiều cám dỗ vây quanh, chúng ta không thể không đối diện với nhiều cám dỗ của ba thù: ma quỷ, thế gian và xác thịt. Thông qua sự cám dỗ của ma quỷ đối với tổ tông loại người và đối với Đức Giê-su, chúng ta rút ra được bài học rằng: chúng ta sẽ thua và rơi vào sự cám dỗ của ma quỷ khi chúng ta trò chuyện hoặc thoả hiệp với nó; nhưng chúng ta muốn chiến thắng ma quỷ thì chúng ta phải dứt khoát với nó bằng việc đến gần Chúa, dùng Lời Chúa để chống lại sự cám dỗ của nó. Chúng ta không cậy vào sức riêng của bản thân mình nhưng dựa vào sức mạnh của Chúa, của Lời Chúa và năng lãnh nhận các Bí tích, nhất là bí tích Hoà Giải và Thánh Thể để làm khiên che thuận đỡ để chống lại mưu chước của ma quỷ. Phải chăng lời Thánh Gia-cô-bê Tông đồ sau đây nhắc nhở cách thiết thực phù hợp với chúng ta hôm nay? “Anh em hãy phục tùng Thiên Chúa. Hãy chống lại ma quỷ; chúng sẽ chạy xa anh em. Hãy đến gần Thiên Chúa, Người sẽ đến gần anh em. Hỡi tội nhân, hãy rửa tay cho sạch; hỡi kẻ hai lòng, hãy tẩy luyện tâm can. Anh em hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa và Người sẽ cất nhắc anh em lên.” (Gc 4,7-8.10).

Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
 
Cần cả những bất lực
Lm Minh Anh
14:42 24/02/2023

CẦN CẢ NHỮNG BẤT LỰC
Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn!”.

Một thiếu nữ được bác sĩ cho biết, “Cô không bao giờ có thể thoát khỏi ngục tù đau đớn tật nguyền của mình!”. “Ồ, không!”, cô trả lời, “Còn rất nhiều cách để sống trong những giới hạn, nếu tôi không mệt mỏi chiến đấu với chúng!”. Thiếu nữ đó là Helen Keller, một nhà văn vừa mù, vừa điếc, người đã viết, “Hãy đối mặt với những khiếm khuyết và thừa nhận chúng! Thiên Chúa không chỉ cần những tài năng bạn dâng hiến; Ngài ‘cần cả những bất lực’ của bạn nữa!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Ngài ‘cần cả những bất lực’ của bạn nữa!”. Đồng quan điểm với nữ văn sĩ mù loà tài hoa, Tin Mừng hôm nay tiết lộ một quan điểm mới mẻ ‘không thể tin được’ về ơn cứu độ! Tại nhà Matthêu, Chúa Giêsu tự nhận là một thầy thuốc; nhưng thầy thuốc sẽ làm gì nếu không có bệnh nhân? Ông sẽ phá sản! Vì thế, ở một khía cạnh nào đó, thầy thuốc cần bệnh nhân! Thầy thuốc Giêsu ‘cần cả những bất lực’ của bạn nữa!”.

Giêsu, Cứu Chúa của thế giới. Nhưng nếu thế giới không có tội nhân thì sao? Cái chết của Con Thiên Chúa sẽ lãng xẹt và lòng thương xót của Thiên Chúa thật vô tích sự! Như vậy, theo một nghĩa nào đó, với tư cách Đấng Cứu Độ, Chúa Giêsu cần những tội nhân. Ngài cần những người chống lại Thiên Chúa, vi phạm lề luật, vi phạm phẩm giá họ, vi phạm phẩm giá người khác. Tắt một lời, Ngài cần các tội nhân! Thật sao? Bởi Ngài là Đấng Cứu Rỗi vốn cần phải cứu, một Đấng cần những ai ‘cần được cứu’ để cứu; ‘cần cả những bất lực’ của con người!

Thật quan trọng để bạn và tôi hiểu được sự thật này; để từ đó, chúng ta sẽ bất chợt nhận ra rằng, việc tội nhân đến với Chúa Giêsu đem theo bao ô uế của tội lỗi nơi họ sẽ là cơ hội cho Trái Tim Rất Thánh của Ngài thi thố lòng thương xót. Nó mang cho Ngài một niềm vui tròn đầy; vì qua đó, Ngài hoàn thành sứ mệnh Chúa Cha trao, với tư cách là Đấng Cứu Rỗi duy nhất.

Đồng bàn với Matthêu thu thuế, đại diện cho mọi tội nhân, Chúa Giêsu chịu tiếng mang lời; Ngài phản ứng, “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn!”. Tuyệt vời! Đó là một tuyên bố dành cho một nhân loại tổn thương đang cần cứu, một nhân loại tả tơi mà Ngài đang cần để Thiên Chúa có thể cứu nó. Ngài không loại trừ ai, Ngài cần mọi tội nhân! Ngài muốn tiếp cận mọi người, tha thứ cho mọi người. Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Xin dạy con đường lối Ngài, lạy Chúa!”, đường lối ‘tìm kiếm để tha thứ!’.

Đường lối Chúa là thế, khác với đường lối của con người, vốn “đầy cử chỉ đe doạ và lời nói hại người”, bài đọc Isaia cho biết. Với Chúa, khi ai đó phạm tội nhiều hơn, Ngài cần người đó nhiều hơn! Ngài nỗ lực để tiếp cận họ, ban cho họ ân sủng và tha thứ. Qua đó, Ngài dạy chúng ta nhẫn nại, yêu thương, xây những nhịp cầu, thay vì những bức tường bất cứ khi nào có cơ hội.

Anh Chị em,

“Tôi đến để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn!”. Thiên Chúa cần chúng ta, các tội nhân! Nhưng Ngài cần chúng ta “biết cách để sống trong những giới hạn”; “không mệt mỏi chiến đấu với chúng”. Ngài cần chúng ta biết “đối mặt với những khiếm khuyết và thừa nhận chúng”; và nhất là đem ‘cả những bất lực’ của mình đến cho Ngài. Phải, Ngài đang chờ đợi từng người. Chúng ta là niềm vui của Chúa Giêsu, là đối tượng sứ vụ của Ngài. Hãy đến với Ngài trong tình trạng tổn thương và tội lỗi; hãy đến với Ngài theo cách này, và cho phép Ngài biểu lộ lòng thương xót của trái tim rất thánh của Ngài! Chúa Giêsu “cần” chúng ta, hãy làm cho niềm vui của Ngài tròn đầy! Đó là quà tặng bạn và tôi mang đến cho Ngài. Bạn có tin điều đó không?

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con biết, con cần Chúa; con không biết, Chúa “cần” con, ‘cần cả những bất lực’ của con! Cho con biết làm cho niềm vui của Chúa nên trọn khi con thật lòng trở về!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tội nhân, Siêu nhân, Ân nhân
Lm Nguyễn Xuân Trường
14:46 24/02/2023

TỘI NHÂN, SIÊU NHÂN, ÂN NHÂN

Mùa Chay là mùa sám hối trở về. Phải trở về có nghĩa là ta đang xa cách. Xa là vì tội lỗi lôi kéo chúng ta rời xa Thiên Chúa. Hãy chân thành nhìn nhận chúng ta là tội nhân, và thành tâm thống hối trở về với Chúa là ân nhân yêu thương cứu độ chúng ta.

1. Tội nhân. Bài Đọc 1 cho thấy ngay từ khởi đầu nguyên tổ loài người đã phạm tội, lìa xa Thiên Chúa. Để sám hối trở về thì con người phải chân thành nhìn nhận mình có tội. Bởi vì, xã hội thời nay, nhiều người phạm tội nhưng lại tìm mọi cách chạy tội, chối tội, đổ tội, chứ không nhận mình có tội. Nguy hiểm hơn nữa khi người ta phạm tội này tội kia, nhưng lại cho rằng đó không phải là tội, làm điều đó vẫn OK. Phạm tội thoải mái, không vấn đề gì, lương tâm không còn cắn rứt.

2. Siêu nhân. Nguyên tổ loài người được Chúa ban cho mọi sự trong vườn địa đàng mà vẫn bị cám dỗ muốn thành siêu nhân “như những vị thần biết điều thiện điều ác”. Chúa Giêsu làm người cũng bị cám dỗ trở thành siêu nhân khi quỷ xui Chúa từ trên nóc đền thờ nhảy xuống. Ngày nay hơn bao giờ hết, con người bị cám dỗ trở thành siêu nhân không cần ai, không cần cả Chúa. Cơn cám dỗ tôi biết hết, tôi làm chủ cuộc đời theo ý riêng mình thích, chứ không cần đó có là ý Chúa, ý tốt hay không. Loạn đến vậy.

3. Ân nhân. Phúc đức thay, dù cho con người là tội nhân lìa xa Chúa, muốn là siêu nhân chả cần Chúa, thì Chúa vẫn như một ân nhân đầy lòng yêu thương cứu giúp con người. Con người phạm tội, Chúa dủ lòng thương xót tha thứ. Tội gây nên chết chóc thì Chúa thương ban ân sủng sự sống. Chúa hy sinh cứu độ để biến con người từ tội nhân thành người công chính như diễn tả trong Bài Đọc 2.

Đức Giêsu đã chiến thắng các cơn cám dỗ nhờ sức mạnh Lời Chúa và lòng tôn thờ Chúa. Là tội nhân, chúng con rất cần Chúa. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:07 24/02/2023
Chương 5

ĐỨC MẸ MARIA



“Đây là Mẹ của anh” (Ga 19, 27)

1. Đức Mẹ là sứ giả hòa bình của thế giới.

(Thánh Elfleda)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:09 24/02/2023
71. ĐƯỢC VIỆC HAI BÊN

Nước sông ở nước Vệ dâng cao, nước Trịnh có người giàu có bị chết chìm lúc qua sông.

Có người vớt được tử thi, thân nhân của người giàu có phải lấy tiền để chuộc về, nhưng người ấy đòi giá quá cao.

Gia đình người giàu có đi đến Đặng Kỳ để thỉnh giáo phương pháp. Đặng Kỳ nói:

- “Để đó cho nó, các anh an tâm đi, nó không dám đem tử thi đi bán đâu.”

Qua mấy ngày liền, người nọ không nghe thấy tĩnh gì của gia đình người giàu có, tử thi thì không thể đem bán cho ai được nên rất là lo lắng, thế là cũng đi đến Đặng Kỳ để thỉnh giáo.

Đặng Kỳ nói:

“Anh an tâm đi, tử thi đó người khác cần, nhưng gia đình thân thuộc của ông ta rất cần mua nó.”

( Lữ thị xuân thu)

Suy tư 71:

Vật cần thiết, thì dù giá mắc cách mấy người ta vẫn cứ mua; nhưng nếu không có nhu cầu, thì dù có đẹp và rẻ đến đâu thì người ta cũng không mua, bởi vì không cần thiết.

Nhiều người có tiền của đôi lúc không biết làm gì, chỉ biết hưởng thụ, hưởng thụ bao gồm: hưởng thụ bằng con mắt, tức là coi những hình playboy, hình mỹ nữ, hặc những hình ảnh mỹ thuật khác; hưởng thụ bằng miệng, khẩu vị, tức là ăn uống cho thoả thích những đồ mình thích và niếm thử những đồ mình không thích; hưởng thụ bằng lỗ tai, tức là đi nghe nhạc thính phòng, nghe nhạc đời nhạc đạo, nhạc karaoke; hoặc là hưởng thụ bằng tính tò mò để thoả mãn cái thích của mình như mua sắm những thứ không cần thiết…

Cái cần thiết nhất cho đời sống con người mai sau, tức là phần rỗi linh hồn thì ít người cần đến, tiên tri I-sai-a đã nói;

“ Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã đến đây!

Dầu không có tiền bạc, cứ mua mà dùng;

Đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào.

Sao lại phí tiền bạc vào của không nuôi sống,

Tốn công lao vất vả vào thứ chẳng làm cho chắc dạ no lòng?

Hãy chăm chú nghe Ta, thì các ngươi sẽ được ăn ngon,

Được thưởng thức cao lương mỹ vị.” ( Is 55, 1-2)


Cao lương mỹ vị chính là Mình và Máu của Đức Chúa Ki-tô, là cái tối cần thiết cho sự sống vĩnh cửu của chúng ta. Không tiền bạc mà vẫn được mua, được hưởng, thì quả là tình yêu Thiên Chúa vượt hơn sự tưởng tượng của chúng ta vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Nguồn Gốc Sảo Quyệt
Lm Vũđình Tường
16:20 24/02/2023
Thánh Thần Chúa ở cùng Đức Kitô trước và sau bốn mươi ngày chay tịnh. Sau đó Ngài cảm thấy đói. Ma quỉ đến cám dỗ Đức Kitô ba lần. Mục đích ma quỉ cám dỗ là đừng vâng lời Chúa Cha nhưng sống theo í riêng mình. Đức Kitô làm Vinh Danh Chúa Cha bằng cách vâng phục và sống đẹp lòng Chúa Cha. Bằng cách đó Đức Kitô chiến thắng ma quỉ trong mọi cơn cám dỗ. Nguồn gốc sảo quyệt đến từ ma quỷ. Chúng là cha của dối trá, gian manh, lừa gạt, gian lận, phỉnh gạt người khác.

Chúng ta không rõ Đức Kitô có thể nhịn ăn thêm được bao lâu nữa, nhưng biết rõ sau bốn mươi đêm ngày, tinh thần Ngài vẫn trong sáng; Ngài vẫn sung sức, tự mình leo đỉnh nóc đền thờ. Đức Kitô ba lần dùng Kinh Thánh chặn họng ma quỉ. Ngài dùng chính kinh nghiệm bản thân dậy môn đệ chống lại các cơn cám dỗ. Đó là hết lòng tin cậy và dựa vào sức mạnh Lời Chúa. Lời Chúa là vũ khí tuyệt hảo, có sức mạnh đánh bại mọi cám dỗ ma quỉ. Ma quỉ cám dỗ Đức Kitô ba lần, Đức Kitô ba lần dùng Lời Chúa đáp trả chúng. Cả ba lần Đức Kitô đều dùng sách trong Cựu Ước đáp lại chúng. Điều này xác định bộ Ngũ Kinh trong Cựu Ước chính là Lời Chúa, đồng thời xác định giáo huấn của luật Môisê.

Hầu như mọi cám dỗ ít nhiều đều chung một phương thức. Thứ nhất, ma qủi gieo sự ngờ vực về lòng Chúa xót thương. Thứ hai, mọi cám dỗ đều dính dáng đến danh vọng, quyền lực, tiền tài và thứ ba là lời hứa cho lợi nhuận ngay tức khắc. Thứ tư, mọi cám dỗ đều ngầm mang tính gian trá, lừa gạt. Ma quỉ dùng những thứ này như mồi nhử con người hám danh, thích lợi, chuộng vật chất, tin theo chúng. Hai trong ba cơn cám dỗ, ma quỉ tạo sự nghi ngờ, chia rẽ tình nghĩa giữa Chúa Cha và Chúa Con. Đức Kitô đáp trả bằng cách quả quyết Chúa Cha là Chúa của sự thật. Điều này không thể nghi ngờ và cũng không thể chối bỏ. Đức Kitô cũng xác quyết tình yêu vô bờ bến của Chúa Cha, và lòng trung tín Ngài dành cho Chúa Cha không thể lay chuyển.

Kitô hữu cần xác định rõ về điểm này, đó là một khi hoài nghi về lòng Chúa xót thương, người ta sẽ tin vào khả năng chính mình, đặt í mình trên í Chúa và rồi tự mình là chúa của mình, chạy theo dục vọng và lợi nhuận. Câu ma quỉ hỏi Đức Kitô, 'Nếu ông là Con Thiên Chúa'. Chính câu này cho biết ma qủi biết rõ Thiên Chúa hiện hữu. Chúng xác nhận điều đó. Chúng cũng biết Con duy nhất của Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô. Ngài có khả năng làm phép lạ, và khả năng đó vô cùng tận. Chúng đặt nghi vấn với Đức Kitô làm sao chúng tôi biết ông thực sự là Con Thiên Chúa, hay chỉ là một người trá hình nhận danh. Khi nêu ra giả thuyết trên ma quỉ tự lừa dối chúng, bởi chúng biết rõ Đức Kitô là Con Thiên Chúa. Tệ hơn nữa, chúng biết chúng nói dối nhưng vẫn sống đời sống dối trá. Nơi nào đó trong Phúc Âm chúng đã than khóc,

'Hỡi Con Thiên Chúa....Chưa tới lúc mà ông đã đến đây làm khổ chúng tôi sao?' Mt 8,29.

Qua điều này Kitô hữu biết rõ mọi cám dỗ đều mang mục đích lừa gạt. Ma quỉ thua trong việc gây ngờ vực về sự hiện hữu của Thiên Chúa, nhưng chúng lại thành công gây ngờ vực trong xã hội loài người và ngay trong thời đại chúng ta. Vì thế mỗi lần nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa, Kitô hữu nhớ ngay đến đây là lời cám dỗ ma quỉ dùng để lừa gạt lòng tin của ta.

Cơn cám dỗ thứ ba xác quyết ma quỉ không có khả năng nói thật, bởi bản chất của chúng là gian trá, gian tà, lừa phỉnh. Chúng hứa thưởng Đức Kitô mọi vương quốc thế gian. Thiên Chúa là Đấng tạo lập vũ trụ. Ma quỉ không có khả năng làm điều đó. Làm sao chúng có thể cho những gì chúng không có. Rõ ràng đây là lời hứa trống rỗng. Chúng ta nhớ lại có lần Philatô nói với Đức Kitô là ông ta có quyền tha hoặc giết Đức Kitô. Ngài đáp lại Philatô: ông không có quyền gì trên tôi nếu ở trên không ban cho ông (Gn 19,11).

Mỗi lần bị cám dỗ, học từ Đức Kitô, đặt í Chúa trên í ta. Í Chúa trên hết mọi sự trong cuộc sống và dùng Lời Chúa chống lại cơn cám dỗ, bảo đảm sẽ thành công.

Cơm bánh cần thiết cho cuộc sống pần xác, nhưng cơm no, áo ấm không giúp cho cuộc sống tâm linh. Lời Chúa là sức mạnh, là món ăn nuôi sống đời sống tinh thần, làm giầu cuộc sống tâm linh, và đó là điều con người cần có. Cuộc sống nội tâm giầu mạnh, cuộc sống đó thanh bình, tâm hồn đó trong sáng và con tim đó thanh thản, đồng thời thấy rõ mục đích cuộc sống. Câu trả lời thứ hai, Đức Kitô nói ma qủi phải thần phục Thiên Chúa, và thần phục một mình Ngài bởi Ngài là Thiên Chúa thật, Thiên Chúa của sự sống. Điều này cũng thức tỉnh kẻ tin theo ma qủi hãy tỉnh táo đừng tiếp tục để chúng lừa gạt, chạy theo thần tài, danh vọng, vật chất, phục vụ chúng coi chúng như là chúa của họ. Đức Kitô còn nhấn mạnh hơn ở câu trả lời thứ ba khi Ngài nói chỉ có một Thiên Chúa thật là Thiên Chúa đầy yêu thương, từ ái đó chính là Cha của Ngài. Chúa của thần tài, chúa danh vọng, chúa lợi lộc, chức tước, đều là chúa giả tạo. Chính những chúa này cũng chết và kẻ tin, đeo đuổi cũng chết chung với chúng bởi chúng do óc con người chế tạo ra chúng.

TiengChuong.org

Original Deception

The Spirit of God was mysterious with Jesus both before and after his wilderness experience. Jesus fasted for forty days. The purpose of the testing is to glorify God. How? By obeying His Father's will, and defeating the power of the devil; He shows them that God's word has the power to fight against temptation.

After the wilderness experience, the devil knew Jesus was hungry and he tempted him. There is no indication of how much longer He could go without food, but his mind was sharper than ever; and He was robust in climbing up to the top of the temple. Jesus took this opportunity to teach humanity about His Father's will and the power of God's word. The word of God is the ultimate weapon. It is stronger than all of the devil's temptations.

The devil tempted Jesus three times, and each time, Jesus quoted Deuteronomy to answer him. In quoting the Old Testament verses, Jesus confirms the validity of the Old Testament; and that strengthened Moses' teaching. It seems that most temptations are from a similar mould: they have doubt about the existence of God. They contain vainglory, and the promise of an instant reward. Vainglory and reward are the baits, the devil employs to lure people. Two out of three temptations, the devil casts doubt in Jesus' mind. Jesus affirms His Father's existence. This truth is undeniable. Each time, Jesus announces the bounty of God's love, and His unswayable love for the Father. We need to be crystal clear about this teaching because when doubt creeps in, a person tends to make himself a god; follows his own will, and yearns for vain glory.

In the statement 'If you are the Son of God', the devil admits God exists, and that Jesus is God's Son, whose power is miraculous, and unlimited. The devil knows that Jesus is God's only Son, and yet he pretends to say that he might not be the right one. The devil deceives himself, because elsewhere, he once lamented,

'Jesus, You come to destroy us before time, we know who you are? Mt 8,29

We are sure that all temptations aim to deceive the people. The devil failed to make Jesus doubt the existence of God, but this ploy seems to work well in the modern world. Every time we doubt the existence of God, we know that it is the work of the devil, who casts doubt in our minds about the existence of God.

The third temptation proves that the devil is incapable of telling the truth. He promised to give Jesus all the kingdoms of this world. God creates the world. God owns the world, and yet the devil promises to give God what he doesn't own. He has no right to do so. His promise is an empty promise; because he can't give what he doesn't have. We know God owns the universe, because when Pilate made a claim that he had the power to set him free. Jesus told Pilate.

'You would have no power over me if it were not given to you from above Jn 19,11'.

Each time we are tempted, we need to learn from Jesus. Put God as our first priority in life, and use God's word for inner strength.

Bread provides food for our physical needs, but not for our spiritual life. The word of God enriches our spiritual life, and that is our real need. When we are fed with God's word, we are truly alive, and happy, and understand the purpose of life. His second answer, Jesus told the devil he must submit, and worship the true and living God. Jesus made it even clearer when he told him and his followers that they worship false gods; namely the god of wealth, power, and fame, and being a god of their own. Jesus warns us that there can't be two, but only one true and living God, and that is His Father. All other gods are man-made gods.
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN I MC A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 24/02/2023
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY

Tin mừng: Mt 4, 1-11.

“Đức Giê-su đã ăn chay bốn mươi ngày và chịu cám dỗ.”


Bạn thân mến,

Ăn chay không chỉ là nhịn đói, không chỉ là không ăn những món ăn mà Giáo Hội cấm như: không được ăn các loại thịt của động vật có máu nóng, nhưng ăn chay chính là dùng ơn sủng của Chúa để khắc phục những thói quen xấu, chế ngự những đòi hỏi không chính đáng của long ham muốn. Bởi vì, ăn chay mà không ăn thịt hay nhịn đói thì chỉ là ăn chay tiêu cực, nhưng khắc chế những thói xấu của mình là ăn chay cách tích cực mà tinh thần Phúc Âm đòi hỏi, và Đức Chúa Giê-su đã thực hiện việc ăn chay ấy cách hoàn hảo, khi cơn cám dỗ về sự đói no của thân xác, và cơn đói kiêu ngạo ham danh của tinh thần ập đến.

Cám dỗ là một trạng thái có ý thức khiến chúng ta hướng về điều xấu, những điều mà lương tâm không cho phép làm, nó xúi giục chúng ta làm ngược lại những điều mà Thiên Chúa và Hội Thánh dạy. Cơn cám dỗ không chừa một ai, hể là con người thì nhứt định phải chịu cám dỗ, ngay cả Đức Chúa Giê-su cũng không có luật trừ ấy khi Ngài xuống thế làm người khi ăn chay bốn mươi ngày trong hoang địa, mà chúng ta đã nghe thánh Mát-thêu đã tường thuật trong bài Phúc Âm hôm nay.

Bạn cũng như tôi đã bị cám dỗ nhiều lần trong ngày: có những cám dỗ mà nếu không tỉnh thức và cự tuyệt thì sẽ ngã gục, đó là cám dỗ về xác thịt của dục vọng; có những cám dỗ mà nếu không cầu nguyện và quyết tâm thì sẽ trở nên kẻ chống đối Giáo Hội, đó là cám dỗ về sự kiêu ngạo ham danh; có những cám dỗ mà nếu không có tinh thần hy sinh nghèo khó thì sẽ bị đắm chìm trong của cải thế gian, đó là cám dỗ về tiền bạc.

Bạn thân mến,

Mở đầu mùa chay thánh năm nay, Giáo Hội muốn chúng ta học theo gương của Đức Chúa Giê-su biết dùng Lời Chúa, để chống trả và chiến thắng cơn cám dỗ của ma quỷ, bởi vì Chúa Giê-su đã ba lần trích dẫn Lời Chúa để đối chất và khóa cứng họng ma quỷ, làm cho chúng nó thất bại ê chề.

Là người Ki-tô hữu và là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, bạn và tôi nên có kế hoạch để chiến đấu với cơn cám dỗ trong mùa chay thánh này, đó là:

1. Cầu nguyện luôn để kết hợp với cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giê-su.

2. Hy sinh hãm mình, khắc chế xác thịt để tâm hồn được mạnh khỏe, đủ sức chiến đấu với con cám dỗ của ma quỷ.

3. Thăm viếng và phục vụ tha nhân, để chia sẻ với họ về những đau khổ của họ như những đau khổ của Đức Chúa Giê-su vậy...


Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ba Lời Ngọt Ngào - Matt 4:1-11
Nguyễn Trung Tây
17:05 24/02/2023
Nguyễn Trung Tây
Ba Lời Ngọt Ngào - Matt 4:1-11


Với câu hỏi, “Con người bị cám dỗ nhiều nhất về điều gì?”

Nhà tâm lý Freud Sigmund có lẽ sẽ trả lời: xác thịt hay tình dục, bởi theo ông tình dục là động lực chính đẩy đưa con người đến hành động. Tôi bị cám dỗ bởi em hấp dẫn và quyến rũ. Chẳng trách chi thánh Augustine đã từng thân thưa với Thiên Chúa, “Ơi Lạy Chúa! Xin thánh hóa con, nhưng, xin hãy… hãy khoan!”

Bên cạnh cám dỗ xác thịt, quyền lực và tiền bạc cũng là hai cơn cám dỗ trần gian ai ai cũng đều đã từng trải qua.

Thì cũng dễ hiểu thôi! Xét trong đời thường, một người ở túp lều chăn vịt và một người bán vé xổ số, họ có nói gì đi nữa cũng không có mấy người muốn lắng nghe. Đơn giản thôi, bởi họ không có tiền bạc và họ cũng chẳng có quyền lực. Nhưng nếu thử gặp đại gia chạy limousine với tài xế áo trắng cài nơ mở cửa, hoặc nhân vật VIP làm lớn trong bộ máy chính quyền coi. Đại gia nhà ta hoặc ngài VIP chỉ cần ho nhè nhẹ, ngay lập tức nhiều người quay mặt, để ý, quan tâm, và cười thân. Cho nên ông bà mình vẫn hay nói, “Miệng kẻ sang có gang có thép!” Chẳng trách chi ông nhà giàu ngó lơ lơ trước người hành khất Lazarô nằm ngay cửa nhà. Quyền lực và tiền bạc là hai cơn cám dỗ đã đến trái đất và sẽ ở lại với con người cho tới giây phút sau cùng.

Bởi thế, đã là con người, ai ai cũng bị cám dỗ ít hay nhiều, thỉnh thoảng hay liên tục, ba cái cám dỗ căn bản: xác thịt, danh vọng, và tiền bạc.

Ngay cả Đức Giêsu cũng đã từng trải qua ba cái cám dỗ căn bản của một kiếp người. Thời đó, trong sa mạc, sau khi ăn chay 40 đêm ngày, Satan hiện ra, ba lần cám dỗ Đức Giêsu đói khát (Luke 4:2).

Cái cám dỗ đầu tiên liên quan đến Xác Thịt. Satan gợi ý với một Đức Giêsu đói nhọc hãy biến hòn đá trong sa mạc hóa ra bánh mì để Ngài ăn no lòng. Một lời cám dỗ hợp tình, hợp lý, và hợp hoàn cảnh. Thiết nghĩ, sau 40 ngày đêm trong sa mạc ăn chay, giờ này đói nhọc (Matt 4:2), cơn cám dỗ này thiệt tình không dễ chối từ.

Cái cám dỗ thứ hai liên qua đến Danh Vọng. Satan mang Đức Giêsu lên đỉnh cao của ngôi đền thờ Jerusalem và đề nghị Ngài nhảy xuống. Đơn giản thôi, bởi Ngài chính là Con Thiên Chúa, một vị VIP có một không hai. Mà Satan không chỉ dừng lại ở đó, thần cám dỗ còn nhắc nhở với Con Thiên Chúa hình ảnh thiên thần sẽ hiện ra, sẽ đưa VIP Jesus lên cao để chân Ngài khỏi phải chạm vào đá sỏi. Một lần nữa, VIP Con Thiên Chúa cũng không dễ để mở miệng chối từ lời mời gọi danh vọng quyến rũ. Thật thà mà nói, đã mang lấy phận người, ai mà lại muốn làm thằng mõ làng! Trần gian ai mà chẳng muốn bước chân lên kiệu hoa thảm đỏ. Nói chi đây lại là lời mời biểu dương uy lực của Con Thiên Chúa!

Cái cám dỗ thứ ba liên quan đến Tiền Bạc. Lần này Satan mang Ngài lên một đỉnh núi cao. Nơi đó, thần cám dỗ chỉ cho Ngài tất cả những vương quốc của trần thế. Satan nói với Đức Giêsu, “Tất cả những thứ này đều sẽ thuộc về Ngài nếu quỳ lạy và thờ phượng ta” (Matt 4:9). Tiền bạc không mang lại hạnh phúc. Nhưng thật thà mà nhận xét, không có tiền bạc rủng rỉnh trong tay thì cũng khó mà có hạnh phúc. Một lần nữa Đức Giêsu trong sa mạc lại bị đặt vào thế bị động.

Và Ngài phải chọn!

Suy Niệm
Eva và Adam không chống chọi nổi với ba cái cám dỗ căn bản của trần gian. Ăn trái cấm để thỏa mãn xác thịt. Ăn trái cấm để biết như Thiên Chúa, danh vọng như Ngài. Và khi đạt tới nấc thang danh vọng, tiền bạc tiền vàng chất đầy trong tủ sắt là chuyện đương nhiên. Cám dỗ ghé vào khu Vườn. Nhưng cả hai ông bà nguyên tổ đều chọn lựa gục ngã trước con rắn tinh khôn. Từ cổ chí kim, con người rồi vẫn cứ nối gót theo bước xe đổ của hai nhân vật đã từng đổ trong Vườn Địa Đàng. Nói một cách khác, nhân sinh vẫn còn tiếp tục chọn lựa té đau trước lời mời quyến rũ của xác thịt, danh vọng, và tiền bạc!

Đức Giêsu cũng mang thân xác con người mỏng dòn. Bởi thế, sau khi ăn chay một thời gian dài, Ngài đói nhọc và cũng bị ba lời cám dỗ căn bản quyến rũ trong sa mạc. Nhưng ngạc nhiên thay, Ngài chọn lựa từ chối thỏa hiệp với thần cám dỗ.

Mùa Chay mời gọi người tín hữu đi vô sa mạc 40 đêm ngày như Đức Giêsu, cầu nguyện như Ngài, ăn chay như Ngài. Và trên tất cả, người tín hữu cũng được mời gọi từ chối ba lời cám dỗ căn bản như Đức Giêsu! Đức Giêsu có chọn lựa, và chúng ta cũng thế!

Mùa Chay cũng được biết đến với tên Mùa Chữ U hay Mùa Thay Đổi. Một lần tôi từ chối những cơn cám dỗ căn bản, thêm một lần tôi thay da đổi thịt, thêm một lần thân xác và tâm linh tôi biến hình trở nên giống như Đức Giêsu sa mạc. Từ sâu tôi hóa nhộng, từ nhộng tôi hóa bướm!

Lời Nguyện
Lạy Thiên Chúa của Mùa Chay! Xin cho chúng con trung thành với tâm nguyện Mùa Chay như Đức Giêsu Con Thiên Chúa trong sa mạc!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cậu bé mắc kẹt dưới đống đổ nát 8 ngày sống sót kỳ diệu
Đặng Tự Do
17:27 24/02/2023


Cậu bé mắc kẹt dưới đống đổ nát sống sót kỳ diệu sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ kể lại những gì đã xảy ra: Một người mặc áo trắng cho tôi ăn

Hãy cầu nguyện cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria!

Vào ngày 6 tháng 2, một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, tàn phá nhà cửa của hàng triệu người và giết chết khoảng 42.000 người. Số người chết tiếp tục tăng khi các nỗ lực cấp cứu đang được tiến hành.

Một bằng chứng đáng kinh ngạc lan truyền trên mạng xã hội thảo luận về câu chuyện sống sót kỳ diệu của một cậu bé năm tuổi được giải cứu sau trận động đất đến 192 giờ hay 8 ngày.

Khi thẩm vấn, chính quyền hỏi làm thế nào em có thể sống sót lâu như vậy.

Theo tổ chức SOS Christian of the East của Pháp, cậu bé cho biết một người đàn ông mặc quần áo trắng đã cung cấp thức ăn và nước uống cho cậu rồi biến mất.

Dòng tweet được dịch có nội dung: “Một cậu bé 5 tuổi được giải cứu sau 192 giờ nằm dưới đống đổ nát làm chứng 'rằng một người mặc đồ trắng đã cho cậu ta ăn, mang nước cho cậu ta, sau đó biến mất.'“

Khi viết bài này, dòng tweet của SOS Christian of the East đã nhận được hơn 2500 lượt thích, gần 600 lượt tweet lại và hơn 200.000 lượt xem.

Một người dùng mạng xã hội đã trả lời: “Chúa ở cùng chúng ta! Cảm ơn Chúa Giêsu.”

Một người dùng khác đã tweet, “Một phép lạ thực sự.”

Người dùng này cũng bình luận: “Chúa thật vĩ đại”.

Lời cầu nguyện cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

“Lạy Chúa nhân từ, chúng con cầu nguyện cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

sau những trận động đất gần đây.

Chúng con thương tiếc những người đã chết và than khóc trước sự hủy diệt.

và cầu nguyện cho những người đã chết và những người đau buồn.

Lạy Chúa, xin ban cho họ niềm an ủi, sức mạnh và niềm hy vọng mới.

Chúng con giữ trong tim những người bị thương,

và những người đã mất người thân, sinh kế và nhà cửa.

Lạy Chúa, xin ban cho họ niềm an ủi, sức mạnh và niềm hy vọng mới.

Xin hỗ trợ và hướng dẫn tất cả những ai đang ứng phó với thảm họa này.

Xin ban cho những người bị ảnh hưởng lòng dũng cảm và khả năng phục hồi,

khi họ xây dựng lại cuộc sống và cộng đồng của mình.

Lạy Chúa, xin ban cho họ niềm an ủi, sức mạnh và niềm hy vọng mới.

Xin truyền cảm hứng cho chúng con biết đoàn kết trong tình hiệp nhất,

hành động nhanh chóng và hào phóng,

để sự giúp đỡ có thể đến được với tất cả những ai cần nó.

Lạy Chúa, xin ban cho họ niềm an ủi, sức mạnh và niềm hy vọng mới.

Amen.”
Source:Church Pop
 
Đức Cha Lý Chấn Anh, nhà thần học và triết gia được ngưỡng mộ vừa qua đời ở tuổi 95
Đặng Tự Do
17:28 24/02/2023


Đức Cha Lý Chấn Anh (Ly Chen-ying,李振英),nhà thần học và triết gia được ngưỡng mộ, từng là Hiệu Trưởng Đại học Công Giáo Phụ Nhân (Fu Jen, 輔仁) ở thủ đô Đài Bắc. Ngài qua đời vào ngày 19 tháng 2 tại Bệnh viện Thánh Giuse ở Gia Nghĩa, nơi ngài đã nằm viện trong 18 năm do tình trạng sức khỏe bấp bênh.

Tang lễ sẽ được tổ chức vào ngày 25 tháng 2, và sẽ được cử hành bởi Đức Cha Nobertô Phổ Anh Hùng (Norbert Pu Ying-hsiung, 浦英雄), Giám Mục giáo phận Gia Nghĩa (Chiayi, 嘉義)

Sinh năm 1929 tại Thiên Tân, Trung Quốc đại lục, ngài thụ phong linh mục tại Ý năm 1955. Sau khi chuyển đến Đài Loan, ngài trở thành tổng thư ký của giáo phận Đài Nam và bắt đầu giảng dạy tại một số trường đại học trên đảo. Năm 1970, ngài gia nhập giáo phận Gia Nghĩa và sau đó đảm nhận chức vụ tổng thư ký Hội đồng Giám mục Đài Loan.

Ngài là Hiệu trưởng Đại học Công Giáo Phụ Nhân từ năm 1992 đến năm 1996, từ năm 2013 ngài nghỉ hưu vì lý do sức khỏe. Đức Cha Lý là một chuyên gia về văn hóa phương Tây và phương Đông, ngài đã xuất bản gần 50 cuốn sách về thần học và triết học. Ngài được nhớ đến vì đã phục vụ Giáo Hội Công Giáo và cộng đồng học thuật.
 
ĐTGM Miami cung cấp nhà ở cho các linh mục Nicaragua vừa bị độc tài trục xuất lưu vong
Đặng Tự Do
17:31 24/02/2023


Đức Tổng Giám Mục Miami, Thomas Wenski, tuần trước đã nói chuyện với người Công Giáo Florida về việc một số tù nhân chính trị mà chính phủ Nicaragua đã trục xuất và đày sang Hoa Kỳ. Hầu hết những cựu tù nhân chính trị này đều là chính trị gia. Trong số đó, Đức Tổng Giám Mục giải thích, có “bốn hoặc năm linh mục người Nicaragua, một vài chủng sinh, một phó tế và một nghệ sĩ đàn organ”.

Trong khi những người Nicaragua lưu vong lúc đầu được cho là sẽ ở với các gia đình Nicaragua đã cư trú tại Hoa Kỳ, thì Đức Tổng Giám Mục Wenski cho biết ngài có thể cung cấp cho các linh mục và chủng sinh nhà ở dài hạn hơn tại Chủng viện Đại học St. John Vianney ở Miami, là nơi sẽ cung cấp cho họ sự hiếu khách của chủng viện cũng như cơ hội để được thích nghi, tiếp cận văn hóa và xem các bước tiếp theo sẽ là gì sau đó,” ngài nói trong tuyên bố đăng trên trang web của Tổng giáo phận Miami.

Mặc dù kỳ vọng là nhiều linh mục và chủng sinh sẽ ở lại Miami, nhưng “Tôi đã nghe từ một số giám mục ở những nơi khác ở Hoa Kỳ cần các linh mục nói tiếng Tây Ban Nha sẵn lòng giúp đỡ họ,” Đức Tổng Giám Mục Wenski nói.

Chủng viện sẽ cung cấp cho các linh mục Nicaragua này “các lớp học tiếng Anh cấp tốc” trong khi thủ tục giấy tờ nhập cư của họ được sắp xếp.

Giám mục Álvarez đã chọn ở lại.

Sau khi từ chối rời đi cùng với 222 tù nhân chính trị còn lại đã bay đến Mỹ hôm thứ Năm, Giám mục Nicaragua Rolando Álvarez đã bị kết án 26 năm tù ở Nicaragua. Theo các phương tiện truyền thông, “Đức Cha Álvarez đã dừng lại ở cầu thang dẫn lên máy bay và nói, 'Hãy để những người khác được tự do. Tôi sẽ chịu đựng sự trừng phạt của họ.'“

Trong một bài phát biểu xác nhận việc trả tự do cho 222 tù nhân chính trị, chính Ortega nói rằng vị giám mục Nicaragua đã bị đưa đến Cárcel La Modelo, một nhà tù nơi giam giữ hầu hết các tù nhân chính trị chống lại chế độ của Ortega.

Theo các báo cáo địa phương của Nicaragua, ngài bị biệt giam trong phòng giam số 300, còn được gọi là “infiernillo” (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “địa ngục nhỏ”), một phòng giam được bảo vệ tối đa.

Các nguồn tin liên kết với Giáo hội nói với Despacho 505, một dịch vụ tin tức độc lập của Nicaragua, rằng “những người từ trung tâm nhà tù đã nói rằng ngài đã bị đưa đến đó, nhưng ngài bị giam trong phòng giam số 300, hoàn toàn bị cô lập.”

Nguồn tin cũng nói rằng ngài bị biệt giam để ngăn không cho anh ta tiếp xúc với bất kỳ tù nhân chính trị nào khác.

Không có Sứ thần Tòa Thánh

Ortega đã loại bỏ đại diện của Giáo hoàng ở đất nước của mình. Vào tháng 11 năm 2021, Ortega tước bỏ vai trò niên trưởng ngoại giao đoàn của Đức Tổng Giám Mục Waldemar Stanisław Sommertag, và vào tháng 3 năm 2022, Đức Tổng Giám Mục đã bị trục xuất cùng với các nữ tu của Mẹ Teresa.

Được thụ phong linh mục năm 1993, Đức Tổng Giám Mục Sommertag được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh ở Managua vào ngày 15 tháng 2 năm 2018, và được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong giám mục vào ngày 19 tháng 3 cùng năm.

Nicaragua có 50% là người Công Giáo sinh hoạt trong chín giáo phận, hai trong số đó do Đức Cha Álvarez cai quản.
Source:Aleteia
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn Lm Phêrô Nguyễn Tài SVD Truyền Giáo tại Madagascar
Giáo Hội Năm Châu
17:33 24/02/2023
 
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne, tổ chức dạ tiệc gây quỹ cho Đại Hội Thánh Mẫu La Vang IV, Năm 2023.
Trần Văn Minh
18:44 24/02/2023
Melbourne, vào lúc 6 giờ 30 tối Thứ Sáu 24/02/2023. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận (CĐCGVNTGP) Melbourne đã tổ chức dạ tiệc gây quỹ để tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu La Vang IV, Năm 2023. Với chủ đề: Cùng Mẹ Lavang, tạ ơn Chúa. Tại White Ochid Reception, số 705-707 Clayton Rd, Clayton South, Victoria.

Xem hình

Trời Melbourne theo dự báo là nóng, gió. Những cơn nóng của những ngày cuối mùa Hè mà dự báo sẽ lên đến 37 0. C. Buổi chiều, nhiệt độ có giảm với những cơn gió mát. Với số lượng người đông đảo từ khắp 17 cộng đoàn trong tổng giáo phận đều đến để chung tay đóng góp gây quỹ tổ chức đại hội.

Khi phòng tiệc đã đông, và để mọi người ngồi chờ không phải nhàm chán, hai MC duyên dáng là Cha Toàn và Phượng Chi đã mời mọi người cùng chung vui với vài băng reo nho nhỏ, nhỏ thôi nhưng làm phòng tiệc nhộn nhịp hẳn lên trong cái mát mẻ của nhà hàng mà quên đi cái nóng bên ngoài.

Ban tổ chức Đại Hội Lavang IV được giới thiệu là quý ông: Trương Tấn Phát trưởng ban, ông Nguyễn Ngọc Trúc, và ông Phạm Hòa Hiền. Cùng rất nhiều quý vị phụ trách các tiểu ban khác sẽ phụ trách phần việc được phân công trong ngày đại hội.

Trước khi vào tiệc, ban tổ chức đã rút số bàn để trao tặng rượu đến các bàn trúng để cùng chung vui với nhau trong dịp gặp mặt sau một thời gian dài tránh dịch.

Quý cha trong ban tuyên úy hiện diện có Cha Hoàng Kim Huy SDB, GB. Đặng Nhật Trường CSsR, Phạm Minh Ước SJ, Phạm Văn Ái SJ, Nguyễn Hồng Ánh, và quý cha Lý Trọng Danh DCCT, Nguyễn Văn Toàn và cha Nguyễn Ngọc Tân CP. Cùng quý Sr Yến, Sr Nga, Sr Phượng, Sr Huyền Dòng MTG Thủ Đức. Sơ Linh, Sơ Ngọc Dòng MTG Vinh và Sr Tố Nga FMM vv.

Ban Điều hành cộng đồng có quý ông:

- Anh Antôn Trương Tấn Phát -Trưởng Ban Điều Hành

- Anh - Phó Nội Vụ

- Anh Phêrô Dương Hoàng Hiệp - Phó Ngoại Vụ

- Chị Maria Nguyễn Thị Tuyết Mai - Thư Ký

- Chị Maria Hồng Ngọc Phương Thanh - Thủ quỹ

- Chị Maria Nguyễn Hồng Thắm - Ủy Viên Giới Trẻ

- Chị Maria Hồ Thị Thanh - Ủy Viên Phụng Vụ & Giáo Lý

- Chị Anna Đinh Phượng Chi - Ủy Viên Bác Ái Xã Hội

Đặc biệt, với gần 60 bàn tiệc trong nhà hàng hầu như đã ngồi kín. Ai cũng vui vẻ vì được gặp lại nhau sau một thời gian dài bị gián đoạn các sinh hoạt cộng đồng. Trong không khí thân tình đầy lòng bác ái, vì không khí nóng cuối Hè Melbourne, không ngăn cản được mọi người đến chung tay với cộng đồng để gây quỹ. Với hai MC duyên dáng của cộng đồng là Cha Nguyễn Văn Toàn và cô Phượng Chi, đặc biệt phần đấu giá do Đệ nhất MC Quang Minh đầy kinh nghiệm giới thiệu, cùng quý anh chị trong ban điều hành phụ giúp mọi người được giới thiệu những món quà tinh thần của đêm dạ tiệc, sẽ được gửi đến những ai có tấm lòng quảng đại giúp đỡ cho đại hội trong buổi tối nay. Và kết quả thật tuyệt vời.

Đây là dịp cho các ca đoàn trong cộng đồng có dịp giới thiệu đến cộng đồng những tài năng mà Thiên Chúa đã ban cho họ, để họ có dịp mang ra phục vụ lại cộng đồng bằng những bài hát, hợp ca, điệu múa, những bản hoạt náo thật vui. Trong những màn giúp vui, chúng tôi phải kể đến các màn trình diễn của các Ca đoàn Thánh Linh, Thánh Gia, Ca đoàn Thánh Thể và đặc biệt mở màn văn nghệ được bốn Sr Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức và các ca viên Ca đoàn Teresa thật sôi động.

Chương trình kết thúc do quý Cha và quý tu sỹ trình diễn cũng rất sôi động, đèn trong nhà hàng được tắt để những ánh đèn nho nhỏ từ phôn được yêu cầu bật lên, lung linh, lung linh ánh sáng lung linh được rọi lên trông rất đẹp.

Cuối cùng có phần sổ xố trúng thưởng mà đặc biệt những giải thưởng được chính những nhà tài trợ lên bốc thăm và trao quà cho người trúng giải. Theo ban tổ chức cho biết, đây là buổi dạ tiệc gây quỹ dành cho cộng đồng. Các cộng đoàn Miền Tây Melbourne dù ở xa, cũng đã đến tham gia gây quỹ Năm 2023 với kết quả rất đáng khích lệ.

Sau khi ông Trương Tấn Phát, trưởng ban điều hành CĐCGVNTGP Melbourne, cũng là trưởng ban tổ chức đại hội lên công bố kết quả, công khai phần thu của đêm gây quỹ. Và Cha Nguyễn Hồng Ánh Chúc lành cho đêm dạ tiệc, mọi người chia tay ra về. Buổi dạ tiệc gây quỹ kết thúc lúc 11 giờ khuya. Mọi người vui vẻ chia tay nhau về vì có được một tối vui vẻ bên nhau. Nhất là có một đêm gây quỹ thật thành công.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh khu vườn
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:02 24/02/2023
Hình ảnh khu vườn

Bất cứ khu vườn nào, dù to hay nhỏ, đều chiếu tỏa nét văn hóa sự sống động tươi mát thanh thản. Vì sự sống với muôn mầu sắc của cây cỏ lá hoa trái thảo mộc mọc phát triển nơi đó.

Khu vườn xanh tươi đầy sức sống động phát triển luôn là đề tài, là hậu cung cảnh thiên nhiên trong hội họa, cùng cả trong văn chương.

Trong đời sống xưa nay ở mọi nơi, con người cũng luôn cần khu vườn cảnh thiên nhiên.

Khu vườn cảnh thiên nhiên có đóng vai trò gì trong nếp sống tinh thần tôn giáo linh thiêng không?

Trong bài tường thuật về công trình sáng tạo trời đất, từ khởi thủy Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá, đã tạo dựng khu vườn Eden như căn bản cho đời sống con người được tồn tại cùng phát triển có niềm vui hạnh phúc và bình an:

“Rồi ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra. ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác. Một con sông từ Ê-đen chảy ra tưới khu vườn, và từ đó chia thành bốn nhánh. Tên nhánh thứ nhất là Pi-sôn, nó bao quanh tất cả đất Kha-vi-la là nơi có vàng; vàng ở đất này tốt, tại đó có nhũ hương và đá ngọc. Tên nhánh thứ hai là Ghi-khôn; nhánh này bao quanh tất cả đất Cút.Tên nhánh thứ ba là Tích-ra; nhánh này chảy ở phía đông Át-sua. Còn nhánh thứ bốn là Êu-phơ-rát.ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai.” ( St 2,8-15)

Như thế khu vườn thiên nhiên theo ý muốn của Thiên Chúa là nơi chốn không chỉ để con người canh tác làm việc sản xuất thực phẩm nuôi sống mình, nhưng còn là nơi chốn nghỉ ngơi, thưởng lãm không khí bình yên tìm lại sức khỏe thân xác cùng tâm trí tinh thần. Hình ảnh đó diễn tả sự nhịp nhàng hòa điệu giữa con người với khu vườn thiên nhiên, một căn bản cho đời sống.

Nhưng rất tiếc, Ông Bà tổ phụ của loài người chúng ta, Adong và Evà, đã vì không giữ lời Thiên Chúa, Đấng tạo Hóa, căn dặn, nên làm cho sự hoà nhịp đó bị mất thăng bằng. Hậu qủa khiến cho Ông Bà cùng con cháu bị đuổi ra khỏi nơi đó. Và khu vườn đất thiên nhiên trở thành chiến trường cho đời sống con người, như kinh thánh viết:

Chúa phán:“Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: “Ngươi đừng ăn nó”, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra.
18 Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng.
19 Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.”( St 3, 17-19).

Và như thế Ông Bà đã đánh mất đời sống thiên đàng khu vườn Eden trên trần gian. Đời sống chốn trần gian trở thành thung lũng đầy nước mắt đau khổ có nhiều bệnh tật, luôn xảy ra lo âu khủng hoảng, chao đảo hoang mang. Đời sống thể xác cũng như tinh thần bị giới hạn mọi mặt khía cạnh, và sau cùng phải chết.

Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã đến trong trần gian với sứ mạng mang niềm hy vọng ơn cứu chuộc, sự sống quân bình lại cho linh hồn con người, khi xưa đã mất, bị luận phạt do tội của Ông Bà nguyên tổ gây ra.

Chúa Giêsu Kitô cũng đã trải qua những giờ phút trong vườn cây dầu Gethsemany bên Jerusalem. Nhưng Ngài không để bị cám dỗ sa ngã như Ông Bà nguyên tổ Adong Evà khi xưa. Trái lại Ngài đã chọn lựa quyết định chấp nhận vâng lời Thiên Chúa Cha, sẵn sàng dấn thân hy sinh chịu đau khổ. ( Mt 26,36-45). Sự chọn lựa quyết định của Ngài trong khu vườn cây Dầu Gethsemany như thế trở nên lễ tế lên Thiên Chúa Cha mang lại ơn phúc niềm hy vọng được cứu độ cho phần rỗi linh hồn con người.

Trong khu vườn Eden khi xưa, Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, sau khi Ông Bà nguyên tổ lỗi phạm tội lỗi luật ăn qủa trái Ngài cấm, đã đi tìm ông bà: “Chúng con ở đâu vậy?” ( St 3, 8-12). Vì Ông Bà sau khi lỗi phạm luật Chúa, liền nhận ra mình trần truồng, xấu hổ nên lấy lá che thân cùng đi lẩn trốn trong lùm hàng cây.

Trong khu vườn cây dầu Gethsamany, Chúa Giêsu Kitô trong đau khổ lo sợ trước khổ hình và sự chết, đã qùi gối cầu nguyện than thở cùng Thiên Chúa: Lạy Cha, xin cất chén đắng này rời khỏi Con! Nhưng xin đừng theo ý con, một xin vâng theo ý Cha! ( Mt 26, 39).

Ông bà nguyên tổ nhân loại, vì theo ý muốn riêng không vâng lời Thiên Chúa, đã đánh mất khu vườn Eden, đã đánh mất sự sống bình an hạnh phúc. Nhưng dẫu vậy vẫn được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã tìm: Chúng con ở đâu vậy?

Trong khu vườn cây dầu Getheamany, Chúa Giêsu Kitô đã không để ý muốn riêng mình thống trị. Nhưng vâng theo ý muốn của Thiên Chúa Cha. Nên sự hy sinh của Ngài trở nên ơn cứu chuộc mang lại sự sống thần thánh thiên đàng phần linh hồn cho con người, khi xưa đã mất vì tội của Ông Bà nguyên tổ.

Khắp nơi trong vũ trụ có những khu vườn to nhỏ khác nhau. Khu vườn phản ánh nếp sống văn hóa con người trồng cấy cây thực phẩm, cây cối thảo mộc hoa lá nơi đó.

Khu vườn là hình ảnh biểu tượng cho sự cố gắng nỗ lực của con người đầu tư xây dựng một nếp nhà quê hương cho mình. Đồng thời khu vườn với những nét cây cối thiên nhiên cùng văn hóa cũng diễn tả nếp sống sự tin tưởng và sự an ủi, mà con người có thể tìm thấy được chút sự bình an cho đời sống trong một thế giới có nhiều chao đảo bấp bênh thử thách.

Con người trong đời sống luôn cần khu vườn cảnh thiên nhiên cho đời sống tìm được quân bình thanh thản, cùng giúp tâm trí kín múc lại sức lực suy nghĩ sáng tạo cho hôm nay cùng ngày mai.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
VietCatholic TV
Một năm cuộc xâm lược: LHQ bỏ phiếu áp đảo buộc Nga rút quân. Đức phản đối TQ. 2 tỷ USD tặng Ukraine
VietCatholic Media
03:22 24/02/2023


1. Các nỗ lực của Nga để đột phá ở phía bắc không thành công khi trận chiến Bakhmut tiếp tục

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 24 tháng Hai, đúng một năm Nga xâm lược Ukraine trong một cuộc chiến đẫm máu, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Đại Tá Oleksandr Motuzianyk cho biết các lực lượng Nga đã cố gắng tấn công nhưng không thành công dọc theo một số khu vực của chiến tuyến ở phía bắc Ukraine—bao gồm cả dọc biên giới của các vùng Kharkiv và Luhansk - một khu vực mà người Nga đã cố gắng đột phá trong vài tuần qua.

Đại Tá Oleksandr Motuzianyk cho biết các tướng lĩnh Nga đã chịu áp lực rất nặng phải đạt được một điều gì đó trước ngày kỷ niệm một năm cuộc xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục thất bại và trong 24 giờ qua đã gánh chịu một tổn thất kỷ lục lên đến 16 xe tăng và 24 xe thiết giáp bị phá hủy, và 7 hệ thống pháo bị tịch thu tại mặt trận.

Các khu rừng phía tây Kreminna do Nga nắm giữ đã chứng kiến giao tranh ác liệt kể từ khi quân Nga đưa quân tiếp viện vào khu vực này vào tháng 12. Nhưng họ đã không thể tiếp cận vùng đất trống xung quanh các thị trấn Torske và Zarichne, nhằm tiến gần hơn đến các thành phố lớn hơn ở vùng Donetsk.

Ngoài ra còn có giao tranh ác liệt ở phía bắc, xung quanh thị trấn Svatove, nhưng chiến tuyến ở đó ít thay đổi.

Thống Đốc Miền Luhansk, Serhiy Haidai, cho biết: “Chiến cuộc đã leo thang vài ngày trước ở cả khu vực Svatove và Kreminna. Chúng ta thực sự gặp khó khăn khi họ tấn công.” Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng “hôm nay trời yên tĩnh vì quân phòng thủ của chúng ta đã đẩy lùi các cuộc tấn công mạnh mẽ từ mọi hướng, phá hủy rất nhiều nhân lực và thiết bị.”

“Tôi đoán người Nga đã rút lui để tập hợp lại, để mang theo một số thiết bị,” ông nói thêm.

Hayday nói rằng người Nga “tung một đại đội thiết bị hạng nặng và một đại đội bộ binh vào cuộc tấn công cùng một lúc. Trước đây, họ chỉ tấn công bằng một đến hai xe tăng cộng với một trung đội duy nhất, giờ thì họ tung ra một lực lượng đông đảo hơn gấp bội.”

Trong khi đó ở phía đông: Đại Tá Oleksandr Motuzianyk cho biết các lực lượng Nga tiếp tục tấn công vào một số địa điểm xung quanh thành phố Bakhmut. 13 khu định cư trong khu vực đã bị tấn công. Ông cho biết các tổn thất lớn của Nga về khí tài chiến tranh và nhân sự đã diễn ra xung quang thành phố Vuhledar.

Các tài khoản quân sự không chính thức nói rằng giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở phía bắc và tây bắc của Bakhmut, nơi các đơn vị Nga - bao gồm cả lực lượng bán quân sự Wagner - đang cố gắng chiếm lấy vùng đất cao hơn và siết chặt các tuyến đường tiếp cận Bakhmut.

Lữ đoàn cơ giới biệt lập số 28 cho biết trong một tin nhắn video rằng “tình hình ở sườn phía bắc đang trở nên khó khăn hơn. Đây là nơi họ muốn có thể bao vây Bakhmut.”

“Vùng ngoại ô phía bắc của Bakhmut đêm qua rất sôi động, giờ yên tĩnh hơn. Chúng ta đang chuẩn bị cho đêm sắp tới... Hướng đông nam cũng như các khu vực nam và tây nam luôn chịu áp lực của đối phương.”

Quân đội Ukraine cũng cho biết hỏa lực súng cối và pháo binh xuyên biên giới vẫn tiếp tục ở phía bắc, với một số nơi ở vùng Sumy, Chernihiv và Kharkiv bị ảnh hưởng. Một số nhà phân tích đánh giá rằng các trận pháo kích liên tục này nhằm giữ các đơn vị phòng ngự của Ukraine ở phía bắc, ngăn không cho họ tái triển khai tới khu vực Donetsk, nơi tập trung nhiều cuộc giao tranh ác liệt nhất.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 23 Tháng Hai, Lực lượng phòng vệ Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 145.850 quân nhân Nga. Hơn nữa, quân phòng thủ Ukraine đã phá hủy 3.350 xe tăng Nga, 6.593 xe thiết giáp, 2.352 hệ thống pháo, 471 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 244 hệ thống tác chiến phòng không, 299 máy bay chiến đấu, 287 máy bay trực thăng, 2.029 máy bay không người lái chiến thuật, 873 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.215 phương tiện và xe chở nhiên liệu, và 228 thiết bị đặc biệt.

2. Hơn 140 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu ủng hộ công thức hòa bình Ukraine

Nghị quyết mang tên “Các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh đến nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài ở Ukraine” đã được thông qua tại phiên họp đặc biệt khẩn cấp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Nghị quyết được thông qua với 141 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 32 phiếu trắng.

Nga, Belarus, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, Eritrea, Mali, Nicaragua, Syria bỏ phiếu chống.

Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, Cuba, Iran, Kazakhstan, Armenia, Nam Phi nằm trong số các quốc gia bỏ phiếu trắng.

Nghị quyết 11 điểm “nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt được, càng sớm càng tốt, một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài ở Ukraine phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc” và kêu gọi các quốc gia thành viên và các tổ chức quốc tế “tăng cường hỗ trợ cho các nỗ lực ngoại giao” để đạt được nó.

Tài liệu tái khẳng định cam kết đối với chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong các biên giới được quốc tế công nhận và nhắc lại yêu cầu Liên bang Nga “ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện” rút toàn bộ lực lượng quân sự của mình khỏi lãnh thổ Ukraine.

Đại hội đồng kêu gọi trao đổi hoàn toàn các tù binh chiến tranh, trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ bất hợp pháp và trao trả tất cả những người bị quản thúc và thường dân bị cưỡng bức chuyển giao và trục xuất, kể cả trẻ em.

Ngoài ra, nghị quyết kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine và bất kỳ cuộc tấn công có chủ ý nào vào các đối tượng dân sự, bao gồm cả những nơi là nhà ở, trường học và bệnh viện.

Tài liệu nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm trách nhiệm giải trình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất theo luật pháp quốc tế được thực hiện trên lãnh thổ Ukraine thông qua các cuộc điều tra và truy tố thích hợp, công bằng và độc lập ở cấp quốc gia hoặc quốc tế.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Dmytro Kuleba tuyên bố rằng nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về hòa bình ở Ukraine bao hàm những điểm chính của công thức hòa bình do Tổng thống Zelenskiy đưa ra.

Tưởng cũng nên nhắc lại là vào ngày 2/3/2022, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết “Xâm lược Ukraine” lên án hành động xâm lược Ukraine của Nga và yêu cầu Liên bang Nga ngay lập tức rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine. Nghị quyết được 143 quốc gia ủng hộ.

Vào ngày 24 tháng 3 năm 2022, Đại hội đồng đã thông qua nghị quyết mang tên “Hậu quả nhân đạo của hành động xâm lược Ukraine” với 140 phiếu thuận.

3. Ngoại trưởng Đức, Annalena Baerbock tranh cãi quyết liệt với đại diện Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc

Ngoại trưởng Đức, Annalena Baerbock, đã đụng độ với các nhà ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Năm, kịch liệt bác bỏ tuyên bố của họ rằng phương Tây đang đổ thêm dầu vào lửa bằng cách vũ trang cho Ukraine.

Baerbock cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải yêu cầu Nga ngừng gây hấn.

Trong một cuộc tranh luận tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đánh dấu kỷ niệm cuộc xâm lược và được coi là thước đo quan trọng về tình hình dư luận thế giới, Trung Quốc đã can thiệp để thể hiện mình đứng trên cuộc xung đột bằng cách đề xuất một danh mục các biện pháp bao gồm ngừng bắn, ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine, đối thoại, bảo đảm an ninh đối với Nga, bảo vệ thường dân và duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ.

Phó đặc phái viên Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, Đới Bình (Dai Bing, 戴兵) khẳng định phương Tây đang làm tình hình tồi tệ hơn bằng cách trang bị vũ khí cho Ukraine, nói rằng: “Đổ thêm dầu vào lửa sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng”.

Nhận xét của ông đã kích động Baerbock phản bác mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố của ông rằng phương Tây đang chi tiêu quân sự mà không quan tâm đến những ưu tiên khác quan trọng hơn đối với người dân thường.

Cô ấy hỏi: “Tại sao chúng tôi lại làm thế?” và nói thêm: “Chúng tôi không muốn cuộc chiến này. Chúng tôi không chọn cuộc chiến này.” Cô ấy nói rằng chính phủ của cô ấy “rất muốn tập trung mọi sức lực và tiền bạc của chúng tôi vào việc sửa chữa các trường học của chúng tôi, chống lại khủng hoảng khí hậu và củng cố công bằng xã hội”, và nói thêm: “Sự thật là nếu Nga ngừng chiến đấu, chiến tranh sẽ kết thúc, ngay tức khắc. Nếu Ukraine dừng cuộc chiến này, Ukraine sẽ biến mất.”

Cô ấy nói rằng sự đau khổ, bao gồm “bắt cóc, hãm hiếp và tra tấn”, sẽ tiếp tục hàng ngày và rằng những vết thương hở của thế giới do nạn đói, lạm phát và thiếu năng lượng gây ra sẽ không chấm dứt.

Cô lập luận rằng mọi quốc gia đều có nhiệm vụ gửi một tín hiệu rõ ràng rằng chiến tranh phải kết thúc. Phát biểu trước 30 đến 40 quốc gia có khả năng không tuân theo nghị quyết, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi, cô lưu ý: “Hôm nay, mỗi chúng ta phải đưa ra quyết định đứng trong tình thế cô lập với kẻ áp bức hoặc sát cánh cùng nhau vì hòa bình.”

Cô nói rằng có một kế hoạch hòa bình cho Ukraine, và nó được gọi là hiến chương Liên Hiệp Quốc với các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không sử dụng vũ lực.

“Mỗi người trong chúng ta hôm nay đều có cơ hội đóng góp vào kế hoạch hòa bình này bằng cách yêu cầu kẻ xâm lược dừng lại”.

Với việc Iran một lần nữa tuyên bố sẽ bỏ phiếu trắng, có vẻ như Nga sẽ nhận được sự ủng hộ nhiều hơn. Tuy nhiên, số các quốc gia bỏ phiếu trắng đã giảm. Lần trước khi một cuộc bỏ phiếu liên quan đến Ukraine được tổ chức, 35 quốc gia đã bỏ phiếu trắng, trong đó có 18 quốc gia ở Phi Châu, lần này chỉ có 32 quốc gia đã bỏ phiếu trắng.

Cuộc tranh luận bị chi phối bởi tiếng nói của Âu Châu đòi hỏi một số quốc gia Phi Châu có kế hoạch bỏ phiếu trắng phải giải thích suy nghĩ của họ. Ngoại trưởng Pháp, Catherine Colonna, trực tiếp kêu gọi những người có khả năng bỏ phiếu trắng, nói rằng chiến tranh là “việc của mọi người” và nhấn mạnh: “Trung lập có thể đồng lõa với kẻ xâm lược.” Cô cho biết nhiệm vụ chung của chúng ta là ngăn chặn bạo lực quá mức, đồng thời nói thêm: “Không ai trong số họ có thể ngủ yên trong một thế giới khi một cường quốc có thể tùy ý tấn công các nước láng giềng của mình”.

4. Thủ tướng Tây Ban Nha gặp Zelenskiy ở Kyiv, thăm quốc hội Ukraine

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và có bài phát biểu trước quốc hội Ukraine vào hôm thứ Năm.

Nhà lãnh đạo Tây Ban Nha đang có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine vào đêm trước lễ kỷ niệm một năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Sau đó, ông đã tổ chức một cuộc họp báo chung với Zelenskiy.

Sánchez cũng có kế hoạch đến thăm Bucha và Irpin, hai thị trấn gần Kyiv đã trở thành đồng nghĩa với cáo buộc tội ác chiến tranh của Nga. Ngoài ra, ông sẽ đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm chiến tranh.

Chuyến đi của Sánchez diễn ra sau chuyến thăm bất ngờ của tổng thống Joe Biden tới thủ đô Ukraine vào thứ Hai, trong đó Tổng thống Hoa Kỳ công bố khoản hỗ trợ mới trị giá nửa tỷ đô la cho Kyiv.

Tây Ban Nha là một trong số các đồng minh NATO đã đồng ý gửi xe tăng hiện đại tới Ukraine và đã huấn luyện 800 binh sĩ Ukraine tại quốc gia Iberia kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Bộ trưởng Quốc phòng Madrid cho biết hôm thứ Tư.

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Zelenskiy, Thủ tướng Pedro Sánchez đã tuyên bố trao tặng cho Ukraine 10 xe tăng Leopard 2. Ông cũng cho biết Tây Ban Nha có thể trao cho Ukraine một số lớn hơn nhiều những xe tăng Leopard 1 mà Bộ Quốc Phòng Tây Ban Nha đang có kế hoạch tu bổ và nâng cấp.

5. Nga 'đàm phán với nhà sản xuất Trung Quốc về việc mua máy bay không người lái' - Der Spiegel

Nga đang đàm phán với một nhà sản xuất Trung Quốc về việc mua 100 máy bay không người lái, với ngày giao hàng là tháng 4, tạp chí Der Spiegel của Đức đưa tin hôm thứ Năm mà không trích dẫn nguồn cụ thể.

Trong những ngày gần đây, Hoa Kỳ, Đức và các nước phương Tây khác đã cảnh báo Trung Quốc không được bán vũ khí cho Nga để phục vụ cuộc chiến chống Ukraine, nói rằng bất kỳ động thái nào như vậy sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Nga, đang bị bao vây bởi các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc của phương Tây nhằm đáp trả cuộc tấn công vào Ukraine, được cho là đã mua vũ khí từ Iran và Triều Tiên, bao gồm cả máy bay không người lái của hai nước này, nhưng Trung Quốc cho đến nay vẫn đứng ngoài cuộc.

Der Spiegel cho biết nhà sản xuất máy bay không người lái Trung Quốc Xi'an Bingo Intelligent Aviation Technology cho biết họ đã chuẩn bị chế tạo 100 nguyên mẫu máy bay không người lái ZT-180, loại máy bay mà tạp chí cho biết có thể mang đầu đạn từ 35 đến 50kg.

Der Spiegel cho biết chiếc máy bay không người lái này tương tự như chiếc Shaheed-136 của Iran, loại máy bay mà Nga đã thực hiện vô số cuộc tấn công vào Ukraine, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và làm hư hại cơ sở hạ tầng dân sự.

6. 'Chúng ta sẽ xây dựng lại', Zelenskiy nói nhân kỷ niệm cuộc xâm lược

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, cho biết trong một bài phát biểu qua video vào đầu ngày thứ Sáu rằng tình hình quân sự ở miền nam Ukraine khá nguy hiểm ở một số nơi trong khi điều kiện ở miền đông rất khó khăn.

Phát biểu nhân kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Nga, Tổng thống Zelenskiy cho biết các lực lượng thân Mạc Tư Khoa lại nã pháo vào thành phố Kherson ở miền nam, lần này làm ảnh hưởng đến việc cung cấp nhiệt cho 40.000 người.

“Đối với miền nam – ở một số nơi tình hình khá nguy hiểm nhưng quân đội của chúng ta có phương tiện để đáp trả quân xâm lược,” ông nói, tóm tắt các sự kiện trên các mặt trận khác nhau.

“Ở phía đông – rất khó khăn, đau đớn. Nhưng chúng ta đang làm mọi thứ để chống lại điều đó,” ông nói tiếp, ám chỉ các cuộc tấn công liên tục của lực lượng Nga nhằm chiếm các khu vực phía đông Donetsk và Luhansk.

Ông Zelenskiy cho biết công việc sửa chữa ở Kherson, nơi đang bị pháo kích hàng ngày, sẽ tiếp tục cho đến khi các hệ thống nhiệt được phục hồi.

“Và chúng ta sẽ xây dựng lại. Bất kể những kẻ khủng bố và lũ khốn người Nga này có thể làm gì, chúng ta sẽ xây dựng lại và khôi phục mọi thứ,” ông nói.

7. Mỹ dự kiến công bố gói viện trợ 2 tỷ USD cho Ukraine vào thứ Sáu

Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết chính quyền Biden dự kiến sẽ công bố thêm 2 tỷ đô la trong quỹ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine vào ngày thứ Sáu, nhân kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Nga.

Không giống như các gói giải ngân, được lấy trực tiếp từ kho vũ khí của Hoa Kỳ và có thể được vận chuyển nhanh chóng đến Ukraine, các gói USAI được mua hoặc ký hợp đồng từ ngành công nghiệp quân sự. Mặc dù hàng viện trợ có thể mất nhiều thời gian hơn để đến Ukraine, nhưng nó cũng báo hiệu một cam kết lâu dài hơn trong việc cung cấp hỗ trợ cho Kyiv trong điều mà Mỹ coi là cuộc xung đột kéo dài chống lại Nga.

Khoản tài trợ mới để mua thiết bị cho Ukraine, bao gồm:

hỏa tiễn HIMARS

Đạn pháo 155 ly

nhiều loại máy bay không người lái

Thiết bị chống máy bay không người lái

Thiết bị rà phá bom mìn

Thiết bị thông tin liên lạc an toàn

Kinh phí đào tạo và duy trì

Chỉ 3 ngày trước, Mỹ tuyên bố viện trợ thêm thiết bị của Mỹ cho Ukraine lần thứ 32, trị giá 450 triệu USD, bao gồm thêm đạn HIMAR và trọng pháo, hỏa tiễn chống tăng Javelin và radar giám sát đường không.

Thông báo được đưa ra cùng ngày Tổng thống Joe Biden có chuyến thăm hết sức bất ngờ tới Kyiv, gặp gỡ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, sau đó có bài phát biểu sôi nổi ủng hộ Ukraine từ Warsaw.

“Một năm trước, thế giới đang chuẩn bị cho sự sụp đổ của Kyiv,” Biden nói tại Ba Lan. “Chà, tôi vừa đến thăm Kyiv và tôi có thể báo cáo rằng Kyiv rất vững mạnh. Kyiv tự hào, đứng sừng sững và quan trọng nhất, tự do đang đứng vững.”

Biden cho biết hôm thứ Ba rằng ông đã nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với Ukraine trong các cuộc trò chuyện với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda khi ở nước này.

“Tôi có thể tự hào nói rằng sự ủng hộ của chúng ta dành cho Ukraine vẫn không hề lay chuyển,” Biden nói.

8. Moldova bác bỏ cáo buộc của Nga về việc Ukraine lên kế hoạch xâm chiếm Transnistria

Moldova đã chính thức bác bỏ cáo buộc của Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Năm rằng Ukraine đã lên kế hoạch xâm chiếm khu vực ly khai Transnistria của Moldova. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết theo kế hoạch, quân Ukraine sẽ cải trang thành quân Nga tấn công Ukraine từ khu vực ly khai Transnistria để lấy cớ xâm lược Transnistria, và kêu gọi bình tĩnh.

Trong một diễn biến khác, hãng thông tấn Tass dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho biết phương Tây đã chỉ thị cho chính phủ Chisinau ngừng mọi tương tác với chính quyền Transnistrian do Mạc Tư Khoa hậu thuẫn.

Tổng thống Moldova, Maia Sandu, hồi đầu tháng đã cáo buộc Mạc Tư Khoa lên kế hoạch đảo chính lật đổ chính phủ và kéo Transnistria vào cuộc chiến của mình.

Khu vực chủ yếu nói tiếng Nga này đã tách khỏi Moldova thuộc Liên Xô vào năm 1990. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, những người ly khai thân Nga đã tiến hành một cuộc chiến đẫm máu với lực lượng chính phủ Moldova.

9. Bộ trưởng Quốc phòng Anh nhận định về cuộc chiến của Putin: 'Tôi nghĩ ông ấy sẽ không dừng lại'

Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh, Ben Wallace, cho biết cuộc xung đột ở Ukraine có thể kéo dài thêm một năm nữa. Khi được hỏi liệu Vương Quốc Anh có thể tiếp tục ủng hộ Ukraine như hiện nay trong thời gian ông vừa nói hay không, Ông Ben Wallace nói:

“Tôi nghĩ chúng tôi sẽ làm được. Tôi nghĩ rằng Nga đã thể hiện sự coi thường hoàn toàn, không chỉ đối với cuộc sống của người dân Ukraine mà còn đối với những người lính của chính họ. Chúng ta đang ngồi ở đây 12 tháng sau và 188.000 lính Nga, thực tế có thể còn nhiều hơn, đã chết hoặc bị thương do tính toán sai lầm thảm khốc và hành động gây hấn của Tổng thống Putin.”

Wallace nói thêm: “Khi ai đó đã vượt qua ranh giới và nghĩ rằng có thể làm điều đó với người dân của mình, điều hành một máy xay thịt hiệu quả cho quân đội, tôi nghĩ anh ta sẽ không dừng lại.”

Ông nói rằng các máy bay hiện do các nước Nato nắm giữ có thể được trao cho Ukraine và ông nhấn mạnh rằng cuộc chiến “không phải là xung đột giữa Nga và NATO”

Wallace nói: “Tôi nghĩ đã có cuộc nói chuyện về việc một quốc gia Đông Âu cung cấp MiG-29… Đó không là vấn đề của Nato, chúng ta thấy trong vấn đề này các quốc gia là thành viên của Nato có khả năng cung cấp thiết bị không quân hoặc MiG-29 cho Ukraine”.

10. Thụy Điển, Phần Lan, và Tiệp gởi xe tăng Leopard cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển nói với các phóng viên báo chí rằng Thụy Điển đã sẵn sàng để gửi một số xe tăng chiến đấu Leopard tới Ukraine khi nước này chuẩn bị đưa ra một gói viện trợ khác để giúp Kyiv chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Phần mới nhất mà Thụy Điển chuyển giao cho Ukraine kể từ cuộc xâm lược bao gồm các xe thiết giáp, mà Bộ trưởng Quốc phòng Pal Jonson nói với Reuters sẽ là đóng góp chính của nước này cho Ukraine về mặt thiết bị cho chiến tranh trên bộ.

Thụy Điển cũng đang chuẩn bị gửi cho Ukraine hệ thống pháo Archer tiên tiến tới Ukraine, và quốc hội Thụy Điển ngày càng ủng hộ việc đóng góp thêm một số trong số khoảng 120 xe tăng Leopard của nước này.

“Chúng tôi cởi mở với điều đó và trên hết chúng tôi đang đối thoại chặt chẽ với Đức về điều đó,” Jonson nói.

Reuters dẫn lời Bộ Quốc phòng Phần Lan cho biết nước này sẽ gửi ba xe tăng chiến đấu Leopard 2 tới Ukraine.

Thông báo này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển cho biết họ sẵn sàng gửi một số xe tăng chiến đấu Leopard.

Bộ trưởng Quốc phòng Tiệp Jana Černochová cho biết hôm thứ Năm rằng chính phủ Tiệp đã phê duyệt một chuyến hàng viện trợ quân sự tiếp theo tới Ukraine và sẽ tiếp tục gửi thiết bị từ kho dự trữ.

Theo báo cáo của Reuters, Černochová không tiết lộ chi tiết về các thiết bị cụ thể được vận chuyển, nhưng cho biết cho đến nay nước này đã gửi 38 xe tăng, 55 xe bọc thép, 4 máy bay và 13 pháo tự hành từ kho dự trữ quân sự của mình, cùng với các lô hàng lớn hơn từ khu vực tư nhân.
 
Vô tri bất mộ: Những nhà lãnh đạo Công Giáo xuất sắc trong một năm cuộc xâm lược đẫm máu ở Ukraine
VietCatholic Media
05:09 24/02/2023


Những nhà lãnh đạo của Giáo Hội nổi bật trong một năm chiến tranh đẫm máu

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trước thềm kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Putin vào Ukraine, ông vừa có bài viết nhan đề “CHURCHMEN OF THE YEAR”, nghĩa là “Những nhà lãnh đạo của Giáo Hội của năm”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Khi họ làm việc cùng nhau cách đây nhiều năm tại Đại học Công giáo Ukraine – là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Công giáo trong không gian của Liên Xô cũ - Cha Borys Gudziak và Cha Sviatoslav Shevchuk đã không tưởng tượng mình sẽ đảm nhận vị trí hiện tại. Họ cũng không thể tưởng tượng rằng mình sẽ là trung tâm của các sự kiện lịch sử hoành tráng vào năm 2022 và 2023, bảo vệ trật tự và khuôn phép trong nền chính trị thế giới giữa một cuộc chiến tàn khốc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hoàn toàn không lường trước được đó, và từ các vị trí chịu trách nhiệm hiện tại của các ngài trong Giáo hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, gọi tắt là UGCC, Đức Tổng Giám mục Shevchuk (người đứng đầu UGCC) và Đức Tổng Giám mục Gudziak (giáo chủ Philadelphia của UGCC) đã đưa ra một bằng chứng toàn cầu mạnh mẽ với những chân lý của đức tin Công giáo giữa cuộc tấn công diệt chủng người dân Ukraine của một con quái vật đạo đức giả.

Lần đầu tiên tôi gặp Cha Borys Gudziak là tại nhà của những người bạn chung trong một buổi tiệc chiêu đãi sau lễ rửa tội, anh ấy đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Harvard. Và tôi không mảy may nghĩ rằng cuối cùng tôi sẽ chuyển luận văn mà ngài đang viết (sau này đã trở thành một cuốn sách quan trọng) cho Đức Gioan Phaolô II trên bàn ăn tối của Đức Giáo Hoàng. Nhưng vào buổi chiều Chúa Nhật đó vào giữa những năm 1980, tôi có cảm giác rằng đây là người mà tôi sẽ trò chuyện suốt phần đời còn lại của mình—và đúng như vậy.

Chính Cha Gudziak lúc bấy giờ đã thúc giục Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, người mới đắc cử đứng đầu Giáo hội Công giáo Đông phương lớn nhất, đến gặp tôi khi Shevchuk và tôi đều ở Rôma vào tháng 4 năm 2011. Tám tuần trước, tôi đã dành hai giờ với Đức Tổng Giám Mục Hilarion Alfayev của Tòa Thượng phụ Chính thống giáo Nga ở Mạc Tư Khoa, người đã nói nhiều điều cay đắng và sai lầm về UGCC trong cuộc gặp gỡ của chúng tôi tại Thư viện Quốc hội. Tôi đã viết một bản ghi nhớ về cuộc gặp đó, mà Gudziak nghĩ rằng đồng nghiệp cũ của ngài nên xem trong khi Shevchuk đang gặp gỡ nhiều quan chức Vatican (thường là những người có đôi mắt lấp lánh về Chính thống giáo Nga) sau khi ngài gia nhập tòa Tổng Giám Mục Kyiv-Halych. Vị tổng giám mục mới vô cùng bận rộn nhưng đã dành ra một giờ đồng hồ, trong thời gian đó, tôi bị ấn tượng bởi sự thân thiện ngay lập tức và sự bình tĩnh đáng kinh ngạc của ngài khi ngài đọc qua một bản ghi nhớ báo trước những khó khăn nghiêm trọng về đại kết đối với ngài—nhận xét duy nhất của ngài thỉnh thoảng thốt lên khi đọc bản ghi nhớ, “Lạy Chúa tôi!”

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Đức Tổng Giám mục Shevchuk đã truyền cảm hứng cho Giáo hội của ngài và toàn thể người dân Ukraine qua những suy tư hàng ngày đề cập đến nỗi đau khổ của Ukraine qua lăng kính của một đức tin chịu đóng đinh. Ngài vẫn ở vị trí của mình khi Kyiv bị quân xâm lược ném bom hết lần này đến lần khác, duy trì một lịch trình cầu nguyện và thờ phượng nghiêm ngặt thể hiện quyết tâm của ngài và của toàn thể Giáo hội của ngài, nhằm duy trì một đời sống thiêng liêng ca ngợi, thờ phượng và cầu thay trong những điều kiện khó khăn nhất. Đức tổng giám mục cũng đã làm việc không mệt mỏi để thông báo cho chính quyền Rôma về thực tế của cuộc chiến, nguyên nhân của nó và hành vi man rợ của Nga trong cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ, một lần trao cho Đức Thánh Cha Phanxicô một mảnh mìn của Nga đã phá hủy mặt tiền của một nhà thờ của Giáo hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương vào đầu cuộc chiến.

Đức Tổng Giám mục Gudziak, trong khi lãnh đạo và đổi mới Tòa Giám Mục của mình, đã không mệt mỏi trong việc hỗ trợ trường đại học mà ngài và những người khác xây dựng từ đầu, trường vẫn phục vụ đất nước mà nó đang giúp hình thành. Ngài cũng là người ủng hộ thuyết phục nhất cho chính nghĩa của Ukraine ở Hoa Kỳ, ở Rôma và khắp Âu Châu. Tôi không thể hình dung một giáo sĩ nào khác có thể thu hút sự chú ý của những người tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, như Đức Cha Gudziak gần đây đã làm, khi ngài nói về các nguy cơ ở Ukraine không gì khác hơn là các nguyên tắc nền tảng của học thuyết xã hội Công giáo, bao gồm phẩm giá của con người, công ích và tình liên đới. Trong một môi trường bị chi phối bởi những mối quan tâm của giới thượng lưu đối với lợi nhuận tài chính, Đức Tổng Giám mục Gudziak đã khiến “Người dân Davos” suy nghĩ về ý nghĩa siêu việt của cuộc sống con người, là điều được bộc lộ hàng ngày khi người Ukraine dũng cảm đối mặt với cái chết, biết rằng cái chết không phải là dấu chấm hết cho cuộc đời họ, câu chuyện cá nhân, hoặc câu chuyện của con người. Đó là một thông điệp truyền giáo, vượt qua mạnh mẽ hơn nhiều so với bất kỳ thông điệp nào mà tôi từng thấy được các nhà ngoại giao Vatican chuyển tải trong những lần họ thỉnh thoảng xuất hiện ở Davos.

Đức Tổng Giám mục Shevchuk và Đức Tổng Giám mục Gudziak là những tấm gương sáng chói về lòng nhiệt thành và can đảm tông đồ. Các ngài có thể là những mẫu mực như vậy bởi vì các ngài là những người thánh thiện. Cầu mong các ngài truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta, và đặc biệt là các giám mục anh em của các ngài, sống đức tin một cách dũng cảm, trong mọi thời điểm—và trong mọi gian truân nguy hiểm.
Source:First Things
 
Putin hết thời: Nga lũ lượt bỏ chạy, 2 ngày mất 29 xe tăng, 31 thiết giáp. Xe tăng Leopard tới Kyiv
VietCatholic Media
17:20 24/02/2023


1. Quân Nga mất tinh thần lũ lượt bỏ chạy, mất 13 xe tăng, 7 xe thiết giáp, 11 hệ thống pháo

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Sáu 24 tháng Hai, đúng một năm cuộc xâm lược của Putin, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trong ngày qua các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi khoảng 100 cuộc tấn công của đối phương ở các hướng Kupiansk, Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Shakhtarsk. 970 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến trong 24 giờ qua. Quân Nga còn thiệt mất 13 xe tăng, 7 xe thiết giáp, 11 hệ thống pháo.

Một ngày trước đó, quân Nga đã mất một con số kỷ lục 16 xe tăng và 24 xe thiết giáp, và 7 hệ thống pháo.

Giải thích lý do tại sao có sự tăng vọt một cách đáng kinh ngạc con số các xe tăng, thiết giáp, và các hệ thống pháo, Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết quân Nga đang mất tinh thần, đặc biệt sau khi 31 xe tăng và thiết giáp bị chìm trong biển lửa. Khi một vài chiếc đi đầu bị bắn cháy, quân Nga nhảy ra khỏi xe tăng và thiết giáp bỏ chạy. Họ bỏ lại cả các khẩu pháo và hệ thống phòng không.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 24 Tháng Hai, 2023, nghĩa là đúng một năm, Nga đã mất khoảng 146.820 quân. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 3.393 xe tăng, 6.600 xe thiết giáp, 2.363 hệ thống pháo, 474 hỏa tiễn phóng hàng loạt, 247 hệ thống tác chiến phòng không, 299 máy bay, 287 trực thăng, 2.033 máy bay không người lái, 873 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.224 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 229 đơn vị thiết bị đặc biệt.

2. Nhân kỷ niệm một năm cuộc xâm lược Ukraine, Ba Lan đã giao những chiếc xe tăng Leopard đầu tiên cho Ukraine

Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda, cho biết nước ông đã giao những chiếc xe tăng Leopard đầu tiên cho Ukraine.

Phát biểu khai mạc cuộc họp của hội đồng an ninh quốc gia ở Warsaw, Duda cho biết ông rất vui khi Ba Lan là quốc gia đầu tiên cung cấp xe tăng tiên tiến cho Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng, Mariusz Błaszczak, cũng phát biểu tại hội đồng: Thủ tướng không thể ở đây, ông đã đến Kyiv để mang theo xe tăng Leopard, lô đầu tiên được chuyển giao cho Ukraine.

Phát ngôn nhân của chính phủ, Piotr Müller, xác nhận rằng những chiếc xe tăng Leopard đầu tiên từ Ba Lan đã đến “những người hàng xóm của chúng ta” ở Ukraine.

Ba Lan cam kết cung cấp 14 xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất cho Ukraine.

3. Nhân kỷ niệm một năm cuộc xâm lược Ukraine, Tổng thống Zelenskiy thề sẽ chiến thắng trong năm nay

Volodymyr Zelenskiy đã cam kết sẽ thúc đẩy chiến thắng trong năm nay khi Ukraine đánh dấu lễ kỷ niệm ảm đạm đầu tiên của cuộc xâm lược của Nga, một sự kiện mà tổng thống gọi là “ngày dài nhất trong cuộc đời của chúng ta”.

Tang lễ cho những người thiệt mạng gần đây đã diễn ra trên khắp đất nước cùng với các buổi lễ nhà thờ để tưởng nhớ những người đã ngã xuống, như một lời nhắc nhở nghiệt ngã về sự tiêu hao không ngừng của cuộc chiến đang tiếp diễn.

Vào buổi sáng của một ngày kỷ niệm và suy ngẫm, Zelenskiy đã thể hiện sự thách thức nghiệt ngã khi chúc mừng người Ukraine về sự kiên cường của họ khi đối mặt với cuộc chiến lớn nhất và nguy hiểm nhất ở Âu Châu kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Ông nói rằng họ đã chứng tỏ người Ukraine là bất khả chiến bại sau “một năm đau đớn, buồn bã, niềm tin và sự đoàn kết”.

Volodymyr Zelenskiy tuyên bố rằng Nga phải thua trong cuộc chiến ở Ukraine để ngừng tìm cách chinh phục các vùng lãnh thổ mà nước này từng kiểm soát.

“Chủ nghĩa phục thù của Nga phải vĩnh viễn quên đi Kyiv và Vilnius, quên đi Chișinău và quên đi Warsaw, quên đi những người anh em của chúng ta ở Latvia và Estonia, ở Georgia và mọi quốc gia khác hiện đang bị đe dọa”. Vilnius, Chișinău và Warsaw lầm lượt là thủ đô của Lithuania, Moldova và Ba Lan.

Ngày này đúng một năm trước, khi quân đội Nga tràn qua biên giới vào Ukraine, Zelenskiy đã được cung cấp một con đường di tản khỏi nơi sẽ sớm trở thành một quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Nhưng nhà lãnh đạo Ukraine đã từ chối rời khỏi đất Ukraine, với lời bình luận đáng nhớ: “Cuộc chiến ở đây; Tôi cần đạn dược, không phải một chuyến đi.”

Ngày hôm sau, Zelenskiy bước ra đường phố thủ đô để xua tan tin đồn ông đã bỏ trốn. “Tôi ở đây,” anh ấy nói với công dân Ukraine trong một đoạn video tự quay.

Theo Michael Clarke, giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại Đại học King ở Luân Đôn, việc công bố video này đã được đón nhận nồng nhiệt vào thời điểm đó. 12 tháng sau chiến tranh, thời điểm đó vẫn là “thời điểm quyết định nhất”.

Ông nói với Newsweek: “Khoảnh khắc ngắn ngủi đó đã cho người dân Ukraine cảm giác rằng tình hình không phải là vô vọng.”

Nhưng nó cũng có tác động to lớn đối với những người phương Tây ủng hộ Kyiv. Sự thách thức của Zelenskiy đã mang lại cho Hoa Kỳ và các đồng minh của Kyiv “một cái gì đó để làm cơ sở cho chính sách tiếp theo của họ.”

Clarke nói: “Nếu Zelenskiy cùng gia đình chạy đến nơi an toàn, một lựa chọn rất thiết thực dành cho ông ấy vào thời điểm đó, thì giờ đây Mạc Tư Khoa đã kiểm soát Ukraine rồi”.

Theo Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine, việc Zelenskiy từ chối ra đi cho thấy ông là “một người dũng cảm, và quyết định đó là một quyết định… rất dũng cảm”.

Gerashchenko nói với Newsweek: “Tổng thống Zelenskiy từ chối di tản, ở lại Kyiv và yêu cầu cung cấp đạn dược. Ông nói thêm: “Người Ukraine đã bắt đầu tự trang bị vũ khí cho mình, có những điểm tuyển quân mọc lên nhanh chóng. “Cả thế giới thấy rằng Ukraine rất dũng cảm và quyết tâm chiến đấu và giành chiến thắng.”

Anh ấy ở lại với người của mình, anh ấy nói.

Natalya Yemchenko, giám đốc quan hệ công chúng tại Tập đoàn SCM của Ukraine, coi động thái này là “cực kỳ quan trọng. Cô nói với Newsweek rằng Zelenskiy đang “làm những điều đáng kinh ngạc cho chiến thắng của Ukraine mỗi ngày.”

Cô ấy nhớ lại một cuộc họp mà cô ấy nói rằng Zelenskiy đã tổ chức với các đại diện của khu vực kinh doanh của Ukraine, chỉ vài giờ sau khi cuộc xâm lược diễn ra.

“Tôi đã có mặt tại cuộc họp đó,” cô ấy nói, kể lại cách Zelenskiy hỏi những nhân vật có mặt “liệu họ có sẵn sàng ở lại Ukraine và với Ukraine trong bất kỳ hoàn cảnh nào không, bởi vì chúng ta phải đoàn kết để tồn tại.”

Theo Đại tá đã nghỉ hưu Hamish de Bretton-Gordon, người trước đây chỉ huy lực lượng phòng thủ hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân của Vương quốc Anh và NATO, việc Zelenskiy ở lại là vấn đề “cơ bản” nhất. “Nếu anh ấy ra đi, tôi nghĩ mọi thứ chắc chắn đã khác rất xa”

Việc Zelenskiy kiên quyết ở lại Kyiv đã làm giảm bớt bất kỳ sự chỉ trích nội bộ nào mà tổng thống Ukraine có thể phải đối mặt, đoàn kết các chính trị gia của đất nước trong điều kiện thời chiến, cựu bộ trưởng cơ sở hạ tầng của Ukraine, Volodymyr Omelyan, nói thêm với Newsweek.

Clarke lập luận: “Không có nhiều cuộc chiến thực sự xoay quanh những khoảnh khắc ngắn ngủi, kịch tính và anh hùng như vậy. “Nhưng cuộc chiến này thì có.”

4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh nhân một năm cuộc xâm lược Ukraine của Putin

Trong bản tin tình báo được công bố hôm 24 tháng Hai, đúng một năm cuộc xâm lược của Putin, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:

Kể từ năm 2014, mục tiêu chiến lược của Nga ở Ukraine rất có thể đã rất nhất quán: đó là khống chế nước láng giềng. Trong giai đoạn từ 2014 đến 2021, Nga theo đuổi mục tiêu này thông qua lật đổ, bằng cách kích động một cuộc chiến tranh không tuyên bố ở Donbas và bằng cách sáp nhập Crimea.

Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga xoay qua một đường lối mới, phát động cuộc xâm lược toàn diện nhằm chiếm cả nước và lật đổ chính quyền.

Đến tháng Tư năm 2022, Nga nhận ra điều này đã thất bại và tập trung vào việc mở rộng và chính thức hóa quyền cai trị của mình đối với Donbas và phía nam. Nga đã đạt được tiến độ chậm và cực kỳ tốn kém.

Trong những tuần gần đây, Nga nhiều khả năng lại thay đổi đường lối. Chiến dịch của nó giờ đây có thể chủ yếu là tìm cách làm suy yếu quân đội Ukraine, thay vì tập trung vào việc chiếm giữ các lãnh thổ mới đáng kể.

Giới lãnh đạo Nga có khả năng theo đuổi một chiến dịch dài hạn, trong đó họ cho rằng lợi thế về dân số và tài nguyên của Nga cuối cùng sẽ làm cạn kiệt Ukraine.

5. Quan chức Hà Lan cho biết các nước phương Tây đang thảo luận về việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine sau các cánh cửa đóng kín

Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra hôm thứ Năm cho biết Liên minh Âu Châu và các nước NATO đang thảo luận kín về việc cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu của phương Tây.

“Theo quan điểm của Hà Lan, không có điều cấm kỵ nào. Nhưng những gì chúng ta cần tính đến là tốt nhất nên có những cuộc trò chuyện nhạy cảm này trước, với nhau, sau cánh cửa đóng kín,” Hoekstra nói với các phóng viên báo chí.

Ông nói thêm: “Khi bạn nói về loại vũ khí này, đó là điều mà chúng ta luôn làm cùng với các đồng minh của mình. Vì vậy, đây là một cuộc thảo luận mà chúng ta đang có với những người bạn Bắc Mỹ và những người bạn Âu Châu của chúng ta. Và một khi chúng ta đi đến kết luận, đó là thời điểm để thực sự chia sẻ điều đó với phần còn lại của thế giới.”

Khi được hỏi về sự chậm trễ trong việc chuyển vũ khí cho Ukraine, Hoekstra cho biết trong nhận thức muộn màng rằng các cuộc đàm phán lẽ ra nên bắt đầu sớm hơn nhiều.

“Khi chúng ta nhìn lại, tôi ước gì chúng ta bắt đầu cuộc trò chuyện về xe tăng sớm hơn, bởi vì điều đó có ý nghĩa ngày hôm nay trên chiến trường đối với những người bạn Ukraine của chúng ta,” ngoại trưởng nói.

Về việc thành lập một tòa án hình sự để buộc Nga phải chịu trách nhiệm về các tội ác chiến tranh, ông cho biết ưu tiên hàng đầu là bảo đảm chiến thắng cho Ukraine trong cuộc chiến.

“Điều đầu tiên chúng ta cần làm là bảo đảm rằng người Ukraine sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này. Khi tất cả điều này được nói và làm, điều cực kỳ quan trọng là chúng ta phải cho thế giới thấy, rằng chúng ta cho những người sống sót như chúng ta đã làm trong trường hợp của Nuremberg, như chúng ta đã làm trong trường hợp của Tokyo, chúng ta cho thấy công lý phải được thực hiện,” Bộ trưởng nói thêm.

6. Thủ tướng Anh hối thúc G7 cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine

Thủ tướng Anh Rishi Sunak dự kiến sẽ thúc giục các đối tác G7 cung cấp vũ khí tầm xa hơn cho Ukraine và tiến nhanh hơn trong việc cung cấp viện trợ quân sự, theo thông cáo báo chí của Phố Downing hôm thứ Năm.

Trong cuộc họp trực tuyến của G7 vào hôm thứ Sáu, Sunak cũng được cho là sẽ nhắc lại lời đề nghị hỗ trợ của Anh cho các quốc gia có khả năng cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine “để giúp đỡ trong cuộc xung đột trước mắt”. Điều đó xảy ra khi Vương quốc Anh chuẩn bị cung cấp vũ khí tầm xa cho Kyiv.

“Để Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến này - và để tăng tốc cho ngày đó - họ phải giành được lợi thế quyết định trên chiến trường. Đó là điều cần thiết để thay đổi suy nghĩ của Putin. Đây phải là ưu tiên của chúng ta bây giờ. Thay vì đường lối từng bước, chúng ta cần tiến nhanh hơn về pháo binh, thiết giáp và phòng không”

“Những tuần tới sẽ khó khăn cho Ukraine, nhưng chúng cũng sẽ khó khăn cho Nga. Họ đang tiếp cận quá mức một lần nữa. Vì vậy, bây giờ là lúc để ủng hộ kế hoạch tái vũ trang, tập hợp lại và thúc đẩy của Ukraine”.

Thủ tướng sẽ tiếp các thành viên của Lực lượng Vũ trang Ukraine tại Phố Downing vào thứ Sáu, như một phần của khoảnh khắc suy tư quốc gia lúc 11 giờ sáng giờ địa phương.

“Khi chúng ta đánh dấu một năm kể từ khi cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra trên lục địa của chúng ta, tôi kêu gọi mọi người hãy suy ngẫm về lòng dũng cảm và sự can đảm của những người bạn Ukraine của chúng ta, những người đã chiến đấu anh dũng cho đất nước của họ hàng giờ kể từ đó”.

“Tôi tự hào rằng Vương quốc Anh đã sát cánh cùng Ukraine vượt qua cuộc xung đột khủng khiếp này. Khi tôi đứng cùng những người lính Ukraine dũng cảm bên ngoài phố Downing hôm nay, suy nghĩ của tôi sẽ hướng về tất cả những người đã hy sinh tột cùng để bảo vệ tự do và trả lại hòa bình cho Âu Châu.”

Sunak cũng sẽ treo một vòng hoa màu xanh và vàng trước cửa nhà số 10 phố Downing.

7. Cảnh báo đã vang lên ở Belarus rằng nước này có thể trở thành 'Giải an ủi' cho Putin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Warning Sounded Over Belarus as Putin's 'Consolation Prize'“, nghĩa là “Cảnh báo đã vang lên ở Belarus rằng nước này có thể trở thành 'Giải an ủi' cho Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Belarus có thể trở thành “giải an ủi” cho Tổng thống Nga Vladimir Putin nếu Mạc Tư Khoa thất bại và phải rút khỏi cuộc chiến ở Ukraine, một nhà lãnh đạo đối lập lưu vong của Belarus cảnh báo.

Theo Sviatlana Tsikhanouskaya, người đã chống lại nhà lãnh đạo độc tài của Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc bầu cử vào năm 2020, Belarus không thể “để lại sau này sẽ tính tiếp” trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine.

Hiện đang cư trú tại Lithuania, Tsikhanouskaya nói với Newsweek rằng nếu những suy nghĩ của Minsk không đủ nhanh nhậy, thì Belarus “sẽ trở thành giải an ủi cho kẻ thua cuộc là Putin”.

Lukashenko đã nắm quyền trong gần 30 năm, đảm nhận vị trí lãnh đạo Belarus vào năm 1994.

Là một đồng minh trung thành của Putin, Lukashenko dựa rất nhiều vào sự ủng hộ của Nga sau cuộc bầu cử năm 2020 mà ông tuyên bố đã đổi mới vai trò lãnh đạo của mình nhưng bị làn sóng người biểu tình coi là gian lận.

Tsikhanouskaya nói: “Nếu không có Putin, Lukashenko đã không thể sống sót. Lukashenko “sẽ làm mọi thứ” cho Putin, cô ấy nói với Newsweek.

Ngày 24 tháng 2 năm 2022, khi Nga mở cuộc xâm lược, quân đội Nga tràn qua biên giới Belarus vào tây bắc Ukraine. Quân đội Nga cũng đã được triển khai trong nhiều tháng trên lãnh thổ Belarus, khi tiến hành các cuộc tập trận chung.

Nhưng mặc dù công khai ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa, Minsk đã kiềm chế không tham gia vào cuộc xung đột.

Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo vào ngày 16 tháng 2, Lukashenko cho biết ông “sẵn sàng” cung cấp lãnh thổ cho Mạc Tư Khoa sử dụng một lần nữa. Ông cũng vạch ra rằng ông sẽ “sẵn sàng tiến hành chiến tranh, cùng với người Nga” nếu Belarus bị tấn công.

“Tôi sẵn sàng chiến đấu cùng với người Nga từ lãnh thổ Belarus chỉ trong một trường hợp: nếu ít nhất một người lính đặt chân đến Belarus để giết người của tôi,” ông ta nói.

Chỉ vài ngày trước đó, một nhà ngoại giao cấp cao của Nga nói với truyền thông nhà nước Nga rằng “bất kỳ việc sử dụng vũ lực nào của chế độ Kyiv hoặc một cuộc xâm lược quân sự của Ukraine vào Belarus hoặc Nga sẽ đủ để gây ra phản ứng tập thể”.

Hôm thứ Ba, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết “một nhóm đáng kể quân đội Ukraine đang tập trung ở khu vực lân cận” biên giới hai nước.

Cùng ngày, Mykhailo Podolyak, một trợ lý cấp cao của tổng thống Ukraine, nói với Reuters rằng Minsk đang gia tăng “những luận điệu hiếu chiến và quân phiệt” trước thềm kỷ niệm một năm cuộc xâm lược.

Hôm thứ Hai, chi tiết về một tài liệu bị rò rỉ của Điện Cẩm Linh đã được công khai sau khi chúng được một nhóm phóng viên báo chí Âu Châu thu được, bao gồm cả Kyiv Independent.

Tài liệu dài 17 trang mà các hãng đưa tin là từ năm 2021, mô tả sự “hài hòa hóa” hệ thống pháp luật của Belarus với hệ thống pháp luật của Nga. Đến năm 2030, Nga sẽ có “quyền kiểm soát không gian thông tin” ở Belarus, thành công trong việc thiết lập “đường lối chung để giải thích lịch sử”, theo Yahoo News, công ty tham gia xuất bản tài liệu.

Ý tưởng về một “Nhà nước Liên minh” giữa Belarus và Nga đã có từ nhiều thập kỷ sau khi Liên Xô tan rã. Tuy nhiên, “Nhà nước Liên minh” được cho là “được xây dựng trên các nguyên tắc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia”, theo văn phòng của Lukashenko.

Tsikhanouskaya trước đây đã nói: “'Nhà nước Liên minh' là mối đe dọa đối với người dân Belarus và nhà nước Belarus. Đó không phải là một liên minh bình đẳng. Đó là lộ trình để Nga sáp nhập Belarus”

Theo Michael Carpenter, đại sứ Mỹ tại Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Âu Châu, các mục tiêu của Nga với Belarus phù hợp với cách Mạc Tư Khoa nhìn nhận về Ukraine.

Ông nói: “Chỉ ở Belarus, nó dựa vào sự ép buộc hơn là chiến tranh. Mục tiêu cuối cùng của nó vẫn là hợp nhất hai nước.”

Tuy nhiên, Kristin Bakke, giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học London, Vương quốc Anh, nói với Newsweek rằng các thế hệ công dân trẻ của Belarus tỏ ra ưa thích các hệ thống chính trị dân chủ như ở phương Tây” hơn các hệ thống “kiểu Xô Viết” mà các thế hệ trước đã chọn.

Dựa trên các nghiên cứu được thực hiện ở Belarus ngay trước khi nổ ra các cuộc biểu tình năm 2020, Bakke cho biết cô và các cộng tác viên của mình tại Đại học Colorado và Virginia Tech đã phát hiện ra rằng có “sự phân chia thế hệ đáng kể” trong nhận thức đối với Nga và các quốc gia phương Tây ở Belarus.

Cô ấy nói rằng những người được hỏi nhìn chung cho thấy “có khuynh hướng hướng về Nga”, nhưng “đa số” những người ở độ tuổi 18 và 40 tin rằng Belarus nên “hướng về phương Tây,” mặc dù, “phần lớn những người trên 60 tuổi nghĩ rằng nó nên được hướng tới Nga”

Hôm thứ Tư, nhóm chuyên gia tư vấn của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Washington cho biết các nước NATO “phải nghiêm túc lên kế hoạch cho thực tế có thể xảy ra trong tương lai về một Belarus do Nga kiểm soát”.

ISW cho biết, bất kể cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa diễn ra như thế nào, thì Putin “rất có thể sẽ giành được những lợi ích đáng kể trong việc khôi phục quyền thống trị của Nga đối với Belarus”. “Những lợi ích lâu dài có khả năng xảy ra” như vậy đặt các nước phương Tây vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về “làm thế nào để đối phó với bối cảnh an ninh tiềm tàng trong tương lai ở sườn phía đông của NATO”.

“Không có một Belarus tự do và dân chủ thì không thể xây dựng một hệ thống an ninh hiệu quả ở Âu Châu. Chiến tranh sẽ không kết thúc cho đến khi Belarus được tự do,” Tsikhanouskaya nói với Newsweek.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã liên kết an ninh của Ukraine với an ninh chung của Âu Châu, gọi Nga là “quốc gia chống Âu Châu nhất của thế giới hiện đại”.
 
Hi hữu: Cậu bé bị kẹt dưới đống đổ nát đến 8 ngày, vẫn sống sót, kể lại những sự kiện ngoại thường
VietCatholic Media
17:24 24/02/2023


1. Cậu bé mắc kẹt dưới đống đổ nát sống sót kỳ diệu sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ kể lại những gì đã xảy ra: Một người mặc áo trắng cho tôi ăn

Hãy cầu nguyện cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria!

Vào ngày 6 tháng 2, một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, tàn phá nhà cửa của hàng triệu người và giết chết khoảng 42.000 người. Số người chết tiếp tục tăng khi các nỗ lực cấp cứu đang được tiến hành.

Một bằng chứng đáng kinh ngạc lan truyền trên mạng xã hội thảo luận về câu chuyện sống sót kỳ diệu của một cậu bé năm tuổi được giải cứu sau trận động đất đến 192 giờ hay 8 ngày.

Khi thẩm vấn, chính quyền hỏi làm thế nào em có thể sống sót lâu như vậy.

Theo tổ chức SOS Christian of the East của Pháp, cậu bé cho biết một người đàn ông mặc quần áo trắng đã cung cấp thức ăn và nước uống cho cậu rồi biến mất.

Dòng tweet được dịch có nội dung: “Một cậu bé 5 tuổi được giải cứu sau 192 giờ nằm dưới đống đổ nát làm chứng 'rằng một người mặc đồ trắng đã cho cậu ta ăn, mang nước cho cậu ta, sau đó biến mất.'“

Khi viết bài này, dòng tweet của SOS Christian of the East đã nhận được hơn 2500 lượt thích, gần 600 lượt tweet lại và hơn 200.000 lượt xem.

Một người dùng mạng xã hội đã trả lời: “Chúa ở cùng chúng ta! Cảm ơn Chúa Giêsu.”

Một người dùng khác đã tweet, “Một phép lạ thực sự.”

Người dùng này cũng bình luận: “Chúa thật vĩ đại”.

Lời cầu nguyện cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

“Lạy Chúa nhân từ, chúng con cầu nguyện cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

sau những trận động đất gần đây.

Chúng con thương tiếc những người đã chết và than khóc trước sự hủy diệt.

và cầu nguyện cho những người đã chết và những người đau buồn.

Lạy Chúa, xin ban cho họ niềm an ủi, sức mạnh và niềm hy vọng mới.

Chúng con giữ trong tim những người bị thương,

và những người đã mất người thân, sinh kế và nhà cửa.

Lạy Chúa, xin ban cho họ niềm an ủi, sức mạnh và niềm hy vọng mới.

Xin hỗ trợ và hướng dẫn tất cả những ai đang ứng phó với thảm họa này.

Xin ban cho những người bị ảnh hưởng lòng dũng cảm và khả năng phục hồi,

khi họ xây dựng lại cuộc sống và cộng đồng của mình.

Lạy Chúa, xin ban cho họ niềm an ủi, sức mạnh và niềm hy vọng mới.

Xin truyền cảm hứng cho chúng con biết đoàn kết trong tình hiệp nhất,

hành động nhanh chóng và hào phóng,

để sự giúp đỡ có thể đến được với tất cả những ai cần nó.

Lạy Chúa, xin ban cho họ niềm an ủi, sức mạnh và niềm hy vọng mới.

Amen.”
Source:Church Pop

2. Đức Cha Lý Chấn Anh, nhà thần học và triết gia được ngưỡng mộ vừa qua đời ở tuổi 95

Đức Cha Lý Chấn Anh (Ly Chen-ying,李振英),nhà thần học và triết gia được ngưỡng mộ, từng là Hiệu Trưởng Đại học Công Giáo Phụ Nhân (Fu Jen, 輔仁) ở thủ đô Đài Bắc. Ngài qua đời vào ngày 19 tháng 2 tại Bệnh viện Thánh Giuse ở Gia Nghĩa, nơi ngài đã nằm viện trong 18 năm do tình trạng sức khỏe bấp bênh.

Tang lễ sẽ được tổ chức vào ngày 25 tháng 2, và sẽ được cử hành bởi Đức Cha Nobertô Phổ Anh Hùng (Norbert Pu Ying-hsiung, 浦英雄), Giám Mục giáo phận Gia Nghĩa (Chiayi, 嘉義)

Sinh năm 1929 tại Thiên Tân, Trung Quốc đại lục, ngài thụ phong linh mục tại Ý năm 1955. Sau khi chuyển đến Đài Loan, ngài trở thành tổng thư ký của giáo phận Đài Nam và bắt đầu giảng dạy tại một số trường đại học trên đảo. Năm 1970, ngài gia nhập giáo phận Gia Nghĩa và sau đó đảm nhận chức vụ tổng thư ký Hội đồng Giám mục Đài Loan.

Ngài là Hiệu trưởng Đại học Công Giáo Phụ Nhân từ năm 1992 đến năm 1996, từ năm 2013 ngài nghỉ hưu vì lý do sức khỏe. Đức Cha Lý là một chuyên gia về văn hóa phương Tây và phương Đông, ngài đã xuất bản gần 50 cuốn sách về thần học và triết học. Ngài được nhớ đến vì đã phục vụ Giáo Hội Công Giáo và cộng đồng học thuật.

3. Đức Tổng Giám Mục Miami cung cấp nhà ở cho các linh mục Nicaragua vừa bị độc tài trục xuất lưu vong

Đức Tổng Giám Mục Miami, Thomas Wenski, tuần trước đã nói chuyện với người Công Giáo Florida về việc một số tù nhân chính trị mà chính phủ Nicaragua đã trục xuất và đày sang Hoa Kỳ. Hầu hết những cựu tù nhân chính trị này đều là chính trị gia. Trong số đó, Đức Tổng Giám Mục giải thích, có “bốn hoặc năm linh mục người Nicaragua, một vài chủng sinh, một phó tế và một nghệ sĩ đàn organ”.

Trong khi những người Nicaragua lưu vong lúc đầu được cho là sẽ ở với các gia đình Nicaragua đã cư trú tại Hoa Kỳ, thì Đức Tổng Giám Mục Wenski cho biết ngài có thể cung cấp cho các linh mục và chủng sinh nhà ở dài hạn hơn tại Chủng viện Đại học St. John Vianney ở Miami, là nơi sẽ cung cấp cho họ sự hiếu khách của chủng viện cũng như cơ hội để được thích nghi, tiếp cận văn hóa và xem các bước tiếp theo sẽ là gì sau đó,” ngài nói trong tuyên bố đăng trên trang web của Tổng giáo phận Miami.

Mặc dù kỳ vọng là nhiều linh mục và chủng sinh sẽ ở lại Miami, nhưng “Tôi đã nghe từ một số giám mục ở những nơi khác ở Hoa Kỳ cần các linh mục nói tiếng Tây Ban Nha sẵn lòng giúp đỡ họ,” Đức Tổng Giám Mục Wenski nói.

Chủng viện sẽ cung cấp cho các linh mục Nicaragua này “các lớp học tiếng Anh cấp tốc” trong khi thủ tục giấy tờ nhập cư của họ được sắp xếp.

Giám mục Álvarez đã chọn ở lại.

Sau khi từ chối rời đi cùng với 222 tù nhân chính trị còn lại đã bay đến Mỹ hôm thứ Năm, Giám mục Nicaragua Rolando Álvarez đã bị kết án 26 năm tù ở Nicaragua. Theo các phương tiện truyền thông, “Đức Cha Álvarez đã dừng lại ở cầu thang dẫn lên máy bay và nói, 'Hãy để những người khác được tự do. Tôi sẽ chịu đựng sự trừng phạt của họ.'“

Trong một bài phát biểu xác nhận việc trả tự do cho 222 tù nhân chính trị, chính Ortega nói rằng vị giám mục Nicaragua đã bị đưa đến Cárcel La Modelo, một nhà tù nơi giam giữ hầu hết các tù nhân chính trị chống lại chế độ của Ortega.

Theo các báo cáo địa phương của Nicaragua, ngài bị biệt giam trong phòng giam số 300, còn được gọi là “infiernillo” (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “địa ngục nhỏ”), một phòng giam được bảo vệ tối đa.

Các nguồn tin liên kết với Giáo hội nói với Despacho 505, một dịch vụ tin tức độc lập của Nicaragua, rằng “những người từ trung tâm nhà tù đã nói rằng ngài đã bị đưa đến đó, nhưng ngài bị giam trong phòng giam số 300, hoàn toàn bị cô lập.”

Nguồn tin cũng nói rằng ngài bị biệt giam để ngăn không cho anh ta tiếp xúc với bất kỳ tù nhân chính trị nào khác.

Không có Sứ thần Tòa Thánh

Ortega đã loại bỏ đại diện của Giáo hoàng ở đất nước của mình. Vào tháng 11 năm 2021, Ortega tước bỏ vai trò niên trưởng ngoại giao đoàn của Đức Tổng Giám Mục Waldemar Stanisław Sommertag, và vào tháng 3 năm 2022, Đức Tổng Giám Mục đã bị trục xuất cùng với các nữ tu của Mẹ Teresa.

Được thụ phong linh mục năm 1993, Đức Tổng Giám Mục Sommertag được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh ở Managua vào ngày 15 tháng 2 năm 2018, và được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong giám mục vào ngày 19 tháng 3 cùng năm.

Nicaragua có 50% là người Công Giáo sinh hoạt trong chín giáo phận, hai trong số đó do Đức Cha Álvarez cai quản.
Source:Aleteia