Phụng Vụ - Mục Vụ
Có Thập Giá, nhưng sẽ có Phục sinh
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
02:37 24/02/2024
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM B
Câu chuyện Chúa hiển dung trên núi, để trọn vẹn ý nghĩa, cần suy niệm trong bối cảnh của những gì xảy ra trước đó.
Đó là thời điểm của sáu ngày trước, khi Chúa Giêsu loan báo cho môn đệ, tại Giêrusalem, Chúa sẽ "chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ lão, các trưởng tế và các luật sĩ hành hạ, bị giết và ngày thứ ba sẽ sống lại" (Mc 8,31).
Loan báo này khiến môn đệ, trong đó có thánh Phêrô chao đảo, lo âu, hoảng sợ. Thánh nhân từng can ngăn Chúa đừng nộp mình để đến nỗi Chúa phải nặng lời: "Satan, lui ra phía sau Thầy" (Mc 8, 33). Thánh Phêrô nói riêng, đoàn môn đệ nói chung, phủ nhận việc Chúa bị bắt bớ, bị giết hại.
Các môn đệ không tưởng tượng nổi, Đấng Messia lại nếm trải đau khổ, thất bại, chết chóc. Họ trông đợi Đấng Messia quyền năng, mạnh mẽ, thống trị, trong khi Chúa trình bày cho họ về chính Chúa, Đấng Messia đích thực chỉ là đầy tớ, luôn phục tùng mệnh lệnh Chúa Cha, hy sinh bản thân, hy sinh mạng sống, phải bị sĩ nhục, bị ruồng bỏ, bị đánh đập, bị giết chết, bị đổ máu thảm khốc...
Làm sao có thể tưởng tượng nổi, người Thầy của mình lại rơi vào hoàn cảnh khủng khiếp đến như vậy? Làm sao có thể chấp nhận được hình ảnh người Thầy đầy quyền phép trong hành động (bao nhiêu phép lạ, bao nhiêu sự chữa lành mà chính các ông chứng kiến), đầy uy nghi của một Bậc Thầy trong giảng dạy, lại có thể chịu những bi đát đến tột cùng như vậy?
Các môn đệ cần một lời giải thích, một câu trả lời về lòng tin và cho lòng tin của chính họ. Vì thế, qua cuộc hiển dung, Chúa củng cố lại cái nhìn về Chúa, củng cố hình ảnh của Đấng Cứu Thế là chính Chúa nơi tâm hồn và suy nghĩ của các môn đệ.
Cuộc hiển dung hôm nay bao hàm tất cả những ý nghĩa ấy. Nhờ câu trả lời đến từ cuộc hiển dung, Chúa Giêsu dạy môn đệ đoàn hiểu rằng:
- Theo Chúa không phải là theo vị lãnh đạo trần thế, như là theo Đấng đến từ trời cao.
- Theo Chúa không nhằm thỏa ước mơ bá quyền, chính trị, "ăn trên ngồi trốc", nhưng là theo Đấng mà cuộc sống của Đấng ấy đầy bấp bênh, "con chồn có hang, con chim có tổ, Con Người không có chỗ tựa đầu".
- Theo Chúa không bao giờ là theo một người chỉ biết hưởng thụ, chỉ biết chăm cho cuộc sống riêng của bản thân, nhưng là theo Đấng "đến chỉ để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người".
- Theo Chúa, các môn đệ phải hiểu rằng, Chúa là Con Thiên Chúa nhưng trở thành Tôi Tớ, được Cha sai đến thực hiện công cuộc cứu độ nhờ Thập giá, hoàn toàn theo ý Cha định. Chính trong sự hoàn toàn gắn bó, sống chết cho thánh ý Cha, thân xác của Chúa hôm nay, và thân xác phục sinh trong nay mai mới được bù đắp, mới vinh quang, tỏa rạng, sáng ngời.
Chính vì thế, cuộc hiển dung hôm nay là lời dạy về niềm xác tín sẽ có thập giá và cũng sẽ có phục sinh. Đúng hơn, đây là cuộc thần hiện phục sinh diễn ra trước ngày phục sinh.
Vậy, làm sao ta có thể cùng Chúa Giêsu tham dự vào vẻ đẹp hiển dung? Đó là thực hành lời Chúa Cha dạy: “Hãy vâng nghe lời Người”. Vâng nghe lời Chúa Kitô bằng cách học gương vâng phục và theo sát Chúa Kitô của Đức Mẹ.
Chúng ta hãy thực hiện điều mà Đức Cố Giáo hoàng Bênêđictô đã từng dạy: Đây cũng là điều quyết tâm của chúng ta trong mùa Chay: "Lắng nghe Chúa Kitô, theo gương Mẹ Maria. Chúng ta hãy lắng nghe Chúa, qua Lời được ghi lại trong Sách thánh. Chúng ta hãy lắng nghe Chúa qua những diễn biến của cuộc đời, bằng cách đọc thấy qua đó những sứ điệp của Đấng quan phòng. Sau cùng, chúng ta hãy lắng nghe Chúa nơi các anh chị em, cách riêng những người bé nhỏ và nghèo khổ: qua họ Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta thực hiện những hành động yêu thương cụ thể. Lắng nghe Chúa Kitô và tuân theo tiếng của Ngài, đó là quan lộ, con đường duy nhất dẫn đến niềm vui và tình thương dạt dào".
Học lắng nghe Lời Chúa trong suốt hành trình đời sống như Đức Mẹ, là từng ngày, từng ngày, chúng ta tham dự và nên một với Chúa Giêsu trong mầu nhiệm hiển dung vinh hiển của Chúa. Đó cũng là cách ta sống và từng bước hòa vào cuộc phục sinh vinh thắng của Chúa Giêsu, khởi đi từ chính cuộc sống hàng ngày của ta nơi dương thế cho đến ngày ta toàn thắng với Chúa trong hồng ân của đời vĩnh cửu.
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM B
Câu chuyện Chúa hiển dung trên núi, để trọn vẹn ý nghĩa, cần suy niệm trong bối cảnh của những gì xảy ra trước đó.
Đó là thời điểm của sáu ngày trước, khi Chúa Giêsu loan báo cho môn đệ, tại Giêrusalem, Chúa sẽ "chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ lão, các trưởng tế và các luật sĩ hành hạ, bị giết và ngày thứ ba sẽ sống lại" (Mc 8,31).
Loan báo này khiến môn đệ, trong đó có thánh Phêrô chao đảo, lo âu, hoảng sợ. Thánh nhân từng can ngăn Chúa đừng nộp mình để đến nỗi Chúa phải nặng lời: "Satan, lui ra phía sau Thầy" (Mc 8, 33). Thánh Phêrô nói riêng, đoàn môn đệ nói chung, phủ nhận việc Chúa bị bắt bớ, bị giết hại.
Các môn đệ không tưởng tượng nổi, Đấng Messia lại nếm trải đau khổ, thất bại, chết chóc. Họ trông đợi Đấng Messia quyền năng, mạnh mẽ, thống trị, trong khi Chúa trình bày cho họ về chính Chúa, Đấng Messia đích thực chỉ là đầy tớ, luôn phục tùng mệnh lệnh Chúa Cha, hy sinh bản thân, hy sinh mạng sống, phải bị sĩ nhục, bị ruồng bỏ, bị đánh đập, bị giết chết, bị đổ máu thảm khốc...
Làm sao có thể tưởng tượng nổi, người Thầy của mình lại rơi vào hoàn cảnh khủng khiếp đến như vậy? Làm sao có thể chấp nhận được hình ảnh người Thầy đầy quyền phép trong hành động (bao nhiêu phép lạ, bao nhiêu sự chữa lành mà chính các ông chứng kiến), đầy uy nghi của một Bậc Thầy trong giảng dạy, lại có thể chịu những bi đát đến tột cùng như vậy?
Các môn đệ cần một lời giải thích, một câu trả lời về lòng tin và cho lòng tin của chính họ. Vì thế, qua cuộc hiển dung, Chúa củng cố lại cái nhìn về Chúa, củng cố hình ảnh của Đấng Cứu Thế là chính Chúa nơi tâm hồn và suy nghĩ của các môn đệ.
Cuộc hiển dung hôm nay bao hàm tất cả những ý nghĩa ấy. Nhờ câu trả lời đến từ cuộc hiển dung, Chúa Giêsu dạy môn đệ đoàn hiểu rằng:
- Theo Chúa không phải là theo vị lãnh đạo trần thế, như là theo Đấng đến từ trời cao.
- Theo Chúa không nhằm thỏa ước mơ bá quyền, chính trị, "ăn trên ngồi trốc", nhưng là theo Đấng mà cuộc sống của Đấng ấy đầy bấp bênh, "con chồn có hang, con chim có tổ, Con Người không có chỗ tựa đầu".
- Theo Chúa không bao giờ là theo một người chỉ biết hưởng thụ, chỉ biết chăm cho cuộc sống riêng của bản thân, nhưng là theo Đấng "đến chỉ để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người".
- Theo Chúa, các môn đệ phải hiểu rằng, Chúa là Con Thiên Chúa nhưng trở thành Tôi Tớ, được Cha sai đến thực hiện công cuộc cứu độ nhờ Thập giá, hoàn toàn theo ý Cha định. Chính trong sự hoàn toàn gắn bó, sống chết cho thánh ý Cha, thân xác của Chúa hôm nay, và thân xác phục sinh trong nay mai mới được bù đắp, mới vinh quang, tỏa rạng, sáng ngời.
Chính vì thế, cuộc hiển dung hôm nay là lời dạy về niềm xác tín sẽ có thập giá và cũng sẽ có phục sinh. Đúng hơn, đây là cuộc thần hiện phục sinh diễn ra trước ngày phục sinh.
Vậy, làm sao ta có thể cùng Chúa Giêsu tham dự vào vẻ đẹp hiển dung? Đó là thực hành lời Chúa Cha dạy: “Hãy vâng nghe lời Người”. Vâng nghe lời Chúa Kitô bằng cách học gương vâng phục và theo sát Chúa Kitô của Đức Mẹ.
Chúng ta hãy thực hiện điều mà Đức Cố Giáo hoàng Bênêđictô đã từng dạy: Đây cũng là điều quyết tâm của chúng ta trong mùa Chay: "Lắng nghe Chúa Kitô, theo gương Mẹ Maria. Chúng ta hãy lắng nghe Chúa, qua Lời được ghi lại trong Sách thánh. Chúng ta hãy lắng nghe Chúa qua những diễn biến của cuộc đời, bằng cách đọc thấy qua đó những sứ điệp của Đấng quan phòng. Sau cùng, chúng ta hãy lắng nghe Chúa nơi các anh chị em, cách riêng những người bé nhỏ và nghèo khổ: qua họ Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta thực hiện những hành động yêu thương cụ thể. Lắng nghe Chúa Kitô và tuân theo tiếng của Ngài, đó là quan lộ, con đường duy nhất dẫn đến niềm vui và tình thương dạt dào".
Học lắng nghe Lời Chúa trong suốt hành trình đời sống như Đức Mẹ, là từng ngày, từng ngày, chúng ta tham dự và nên một với Chúa Giêsu trong mầu nhiệm hiển dung vinh hiển của Chúa. Đó cũng là cách ta sống và từng bước hòa vào cuộc phục sinh vinh thắng của Chúa Giêsu, khởi đi từ chính cuộc sống hàng ngày của ta nơi dương thế cho đến ngày ta toàn thắng với Chúa trong hồng ân của đời vĩnh cửu.
Gần Mực Thì Đen
Nguyễn Trung Tây
04:03 24/02/2024
Lm Nguyễn Trung Tây
Gần Mực Thì Đen, Mark 9:2-10
https://www.youtube.com/watch?v=tvtmnCEzYqk
Chuyện kể có ông họa sĩ vẽ tranh Bữa Tiệc Ly. Ông họa sĩ chọn vẽ người đầu tiên là Chúa Giêsu. Người làm mẫu cho Chúa Giêsu, ông ấy nghĩ phải kiếm cho ra người có khuôn mặt nhân hậu nè, từ bi. Chỉ trong vòng một thời gian, ổng ấy đã kiếm ra người mẫu cho Chúa Giêsu. Rồi sau đó, ổng lại đi kiếm mười một người mẫu khác cho mười một vị tông đồ. Sau cùng, ổng mới đi kiếm người mẫu cho Giuđa, là một người mà theo như ổng là phải có cái khuôn mặt nham hiểm bất lương. Nhưng cũng phải mất một khoảng thời gian ông họa sĩ mới kiếm ra được người mẫu cho Giuđa đang ngồi ăn xin ở chợ. Thì mang ông ăn mày về nhà, chỉ vô bức tranh, ông họa sĩ giải thích cho người ăn mày biết công trình ông đang thực hiện. Thì thiệt là bất ngờ… Khi nhìn thấy Chúa Giêsu trong bức tranh, người ăn mày bật khóc, và nói, “Ông biết sao không? Người mẫu cho Chúa Giêsu trong bức tranh chính là tôi đây nè”.
Môi trường nơi mình sống có khả năng thay đổi khuôn mặt của một người. Bởi thế ông bà mình hay nói, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.”
Khuôn mặt đang tròn phúc hậu như cô Thúy Vân mà đưa vào cái ống tre ở riết thì cũng biến dạng dài thoòng. Tôi mà cứ giỡn với mực, có ngày mực đổ vấy áo hóa ra đen thui. Cho nên tôi nhớ chuyện kể Tể Tướng Án Anh nước Tề có lần ổng công du nước Sở. Muốn làm bỉ mặt nước Tề và Án Anh, vua Sở mới bày kế, trong khi nhà vua và Án Anh đang đàm đạo, từ bên ngoài quân lính mang vô một người thanh niên mặc quần áo nước Tề, tay chân bị xiềng xích. Vua Sở mới hỏi quân lính, “Người đó tội chi mà bị xiềng xích như vậy?”. Quân lính mới thưa, “Tâu bệ hạ, người này nguyên gốc dân nước Tề, nay bị bắt vì tội ăn cắp”. Vua Sở mới quay sang hỏi Án Anh, “Bộ nước Tề có nhiều người ăn cắp lắm hay sao?”. Nghe vua nói, Án Anh mặt không biến sắc, nhưng điềm tĩnh trả lời, “Thần nghe nói quất Giang Nam nguyên thủy quất ngọt. Nhưng khi mang qua trồng bên đất Giang Bắc, quất ngọt hóa ra quất chua. Nay anh chàng thanh niên này nguyên thủy người nước Tề, ở bên nước Tề, sống một đời lương thiện cho tới khi dọn nhà qua bên đất Sở sinh sống, khi đó lại hóa ra quân trộm đạo bất lương”. Vua Sở nghe nói vậy, giận tím mặt, vẫy tay cho quân sĩ kéo người thanh niên ra ngoài…
Nơi chốn mình ở đã khiến mình thay đổi. Nguyên nhân thứ hai khiến người ta mất đi cái tính bổn thiện thì lại có liên quan tới những cái chọn lựa trong đời sống hằng ngày…
Bà Evà có cái chọn lựa, Hoặc ăn hoặc không ăn. Nhưng cuối cùng, bả ấy cũng chọn, một cái chọn lựa khờ dài, và bởi cái chọn lựa khờ dại này, mà hai vợ chồng mất đi khuôn mặt thiên đàng. Tệ hơn nữa, từ cái chọn lựa nghèo nàn của bà Evà, trần gian mới nảy sinh ra khuôn mặt hung thủ Cain và khuôn mặt nạn nhân Abel, nối tiếp theo sau là những khuôn mặt xác chết nổi lềnh bềnh trên dòng nước Đại Hồng Thủy.
Mùa Chay là mùa tôi bước vô sa mạc của tâm hồn, tôi thay đổi môi trường sống để tôi trở nên giống Đức Giêsu trong sa mạc nhiều hơn. Cũng như Đức Giêsu, tôi chọn lựa những chọn lựa khiến tôi trở nên thánh thiện hơn mỗi ngày.
Suy Niệm
Chọn lựa nghèo nàn dẫn ra đời sống nghèo nàn, khuôn mặt bần hàn.
Chọn lựa thánh thiện dẫn tới đời sống bình an, khuôn mặt an bình.
Ước chi trần gian ngày càng xuất hiện thêm nhiều khuôn mặt an bình.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin sửa lại những đường nét hư hỏng bởi những cái chọn lựa nghèo nàn trên khuôn mặt chúng con.
Gần Mực Thì Đen, Mark 9:2-10
https://www.youtube.com/watch?v=tvtmnCEzYqk
Chuyện kể có ông họa sĩ vẽ tranh Bữa Tiệc Ly. Ông họa sĩ chọn vẽ người đầu tiên là Chúa Giêsu. Người làm mẫu cho Chúa Giêsu, ông ấy nghĩ phải kiếm cho ra người có khuôn mặt nhân hậu nè, từ bi. Chỉ trong vòng một thời gian, ổng ấy đã kiếm ra người mẫu cho Chúa Giêsu. Rồi sau đó, ổng lại đi kiếm mười một người mẫu khác cho mười một vị tông đồ. Sau cùng, ổng mới đi kiếm người mẫu cho Giuđa, là một người mà theo như ổng là phải có cái khuôn mặt nham hiểm bất lương. Nhưng cũng phải mất một khoảng thời gian ông họa sĩ mới kiếm ra được người mẫu cho Giuđa đang ngồi ăn xin ở chợ. Thì mang ông ăn mày về nhà, chỉ vô bức tranh, ông họa sĩ giải thích cho người ăn mày biết công trình ông đang thực hiện. Thì thiệt là bất ngờ… Khi nhìn thấy Chúa Giêsu trong bức tranh, người ăn mày bật khóc, và nói, “Ông biết sao không? Người mẫu cho Chúa Giêsu trong bức tranh chính là tôi đây nè”.
Môi trường nơi mình sống có khả năng thay đổi khuôn mặt của một người. Bởi thế ông bà mình hay nói, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.”
Khuôn mặt đang tròn phúc hậu như cô Thúy Vân mà đưa vào cái ống tre ở riết thì cũng biến dạng dài thoòng. Tôi mà cứ giỡn với mực, có ngày mực đổ vấy áo hóa ra đen thui. Cho nên tôi nhớ chuyện kể Tể Tướng Án Anh nước Tề có lần ổng công du nước Sở. Muốn làm bỉ mặt nước Tề và Án Anh, vua Sở mới bày kế, trong khi nhà vua và Án Anh đang đàm đạo, từ bên ngoài quân lính mang vô một người thanh niên mặc quần áo nước Tề, tay chân bị xiềng xích. Vua Sở mới hỏi quân lính, “Người đó tội chi mà bị xiềng xích như vậy?”. Quân lính mới thưa, “Tâu bệ hạ, người này nguyên gốc dân nước Tề, nay bị bắt vì tội ăn cắp”. Vua Sở mới quay sang hỏi Án Anh, “Bộ nước Tề có nhiều người ăn cắp lắm hay sao?”. Nghe vua nói, Án Anh mặt không biến sắc, nhưng điềm tĩnh trả lời, “Thần nghe nói quất Giang Nam nguyên thủy quất ngọt. Nhưng khi mang qua trồng bên đất Giang Bắc, quất ngọt hóa ra quất chua. Nay anh chàng thanh niên này nguyên thủy người nước Tề, ở bên nước Tề, sống một đời lương thiện cho tới khi dọn nhà qua bên đất Sở sinh sống, khi đó lại hóa ra quân trộm đạo bất lương”. Vua Sở nghe nói vậy, giận tím mặt, vẫy tay cho quân sĩ kéo người thanh niên ra ngoài…
Nơi chốn mình ở đã khiến mình thay đổi. Nguyên nhân thứ hai khiến người ta mất đi cái tính bổn thiện thì lại có liên quan tới những cái chọn lựa trong đời sống hằng ngày…
Bà Evà có cái chọn lựa, Hoặc ăn hoặc không ăn. Nhưng cuối cùng, bả ấy cũng chọn, một cái chọn lựa khờ dài, và bởi cái chọn lựa khờ dại này, mà hai vợ chồng mất đi khuôn mặt thiên đàng. Tệ hơn nữa, từ cái chọn lựa nghèo nàn của bà Evà, trần gian mới nảy sinh ra khuôn mặt hung thủ Cain và khuôn mặt nạn nhân Abel, nối tiếp theo sau là những khuôn mặt xác chết nổi lềnh bềnh trên dòng nước Đại Hồng Thủy.
Mùa Chay là mùa tôi bước vô sa mạc của tâm hồn, tôi thay đổi môi trường sống để tôi trở nên giống Đức Giêsu trong sa mạc nhiều hơn. Cũng như Đức Giêsu, tôi chọn lựa những chọn lựa khiến tôi trở nên thánh thiện hơn mỗi ngày.
Suy Niệm
Chọn lựa nghèo nàn dẫn ra đời sống nghèo nàn, khuôn mặt bần hàn.
Chọn lựa thánh thiện dẫn tới đời sống bình an, khuôn mặt an bình.
Ước chi trần gian ngày càng xuất hiện thêm nhiều khuôn mặt an bình.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin sửa lại những đường nét hư hỏng bởi những cái chọn lựa nghèo nàn trên khuôn mặt chúng con.
Hiển Dung
Lm. Thái Nguyên
05:05 24/02/2024
HIỂN DUNG
Chúa Nhật 2 Mùa Chay năm B : Mc 9, 2-10
Suy niệm
Bài đọc thứ nhất (St 15,5-12.17-18) kể lại việc Thiên Chúa thiết lập giao ước với tổ phụ Abraham. Giao ước ấy là nền tảng của sự biến đổi thân phận loài người, từ trong tội lệ được nâng lên làm dân thánh của Thiên Chúa. Đến bài đọc thứ hai, thánh Phaolô còn cho các tín hữu biết rằng: "Đức Kitô sẽ biến đổi thân xác hèn hạ của chúng ta nên giống như thân xác hiển vinh của Người." (Pl 3,17 - 4,1).
Đức Kitô là mẫu mực của việc biến đổi đời sống con người chúng ta. Thế nhưng Phụng vụ Lời Chúa tuần thứ nhất Mùa Chay lại dẫn chúng ta vào sa mạc, để chứng kiến Đức Giêsu chịu cám dỗ. Ở đó, ta thấy Chúa thể hiện nhân tính của Ngài: một con người yếu đuối, mỏng giòn, chịu đói khát, chịu thử thách, chịu cám dỗ như mọi người.
Chúa Nhật tuần thứ hai này, chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng Đức Giêsu hiển dung trên núi cao. Ở đó, ta thấy Chúa thể hiện thiên tính của Ngài: sáng láng, rực rỡ, vinh hiển. Đức Giêsu vẫn là một, không hề phân chia trong bản tính, và luôn hiệp nhất trong Ngôi vị, Ngài thật sự là Thiên Chúa và cũng thật sự là con người, nên sự hiện diện của Ngài vô cùng sinh động và phong phú cho đời sống nhân loại.
Trong cuộc hiển dung này, có ba môn đệ thân tín được Đức Giêsu đưa lên núi Tabo là Phêrô, Gioan và Giacôbê. Ngài muốn cho họ chứng kiến đôi chút sự rạng ngời vinh hiển trong tự căn tính của Ngài là Con Thiên Chúa, để củng cố niềm tin cho họ, trước khi họ chứng kiến Ngài bị giới lãnh đạo tôn giáo khai trừ, bị mọi người ruồng rẫy, và xem ra như bị Chúa Cha như bỏ rơi trong cuộc khổ hình trên núi Sọ.
Trong khi Đức Giêsu hiển dung còn có sự xuất hiện của Môsê: người đón nhận lề luật từ Thiên Chúa; và Elia: người đứng hàng đầu trong số các ngôn sứ của Thiên Chúa. Đàm đạo với hai vị này, Đức Giêsu muốn cho thấy nơi bản thân Ngài đã hoàn tất mọi lời hứa về Đấng Mêsia, trong tính cách là Con Thiên Chúa và Đấng cứu chuộc loài người. Với ý nghĩa đó, Ngài là Môsê mới vừa là Êlia mới, mở ra một trang sử mới trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Trước thị kiến đầy kinh ngạc này, Phêrô nói lên cảm xúc đầy hoan lạc mà ông và các bạn đang tận hưởng, bằng cách xin Thầy cho dựng ba lều để ở lại luôn trên núi. Thực ra, ông không biết mình nói gì, vì các ông kinh hoàng. Tiếp theo là một đám mây bao phủ, nói lên sự xuất hiện của Thiên Chúa với việc trao ban một sứ điệp quan trọng: “Đây là Con Ta yêu dấu”. Lời này lặp lại lời của biến cố phép rửa của Chúa Giêsu, với một chút thay đổi, nhằm khích lệ các môn đệ hãy đặt trọn vẹn niềm tin vào Thầy mình. Tuy nhiên trọng điểm của trình thuật này xem ra hệ tại nơi các từ ngữ sau: “Hãy vâng nghe Lời Người”. Chắc chắn lời này nhắm tới điều mà Đức Giêsu mới nói với họ trước đó về sự thương khó và sự phục sinh của Ngài. Ngài sẽ nhận lãnh vinh quang bên kia sự nhục hình và cái chết, thì liệu họ có giữ được niềm hy vọng, và có dám tiếp tục bước theo Ngài trên con đường thập giá không?
Cũng như Phêrô, Giacôbê và Gioan, mỗi người chúng ta cũng được Chúa dẫn riêng ra một cách nào đó để Ngài biểu lộ chính mình cho ta. Nhưng nhiều khi ta muốn tránh né, chỉ muốn lao đầu vào công việc để thể hiện chính mình. Nhất là giới trẻ với tính khí sôi động, chỉ muốn chạy theo cuộc sống để tìm lợi lộc, danh giá; tìm đến những thú vui bên ngoài, và không ngần ngại ngồi lê với bạn bè, với ly trà chén rượu suốt đêm thâu, nhưng ngồi lại với Chúa một chút thì đã thấy quá lâu. Quen với lối sống ồn ào và bon chen ở đời, nên ta không còn khả năng để sống cái thinh lặng nội tâm, hầu nhận ra sự hiện diện của Chúa đang chờ đợi mình. Chúa vẫn luôn có một dự định cho mỗi người, có điều gì đó sâu xa để trao ban, để củng cố đức tin và gia tăng đức mến cho ta. Chỉ khi có giờ cận kề bên Chúa, ta mới cảm nhận tình thương mến của Ngài, mới vững vàng hơn trước những lôi kéo của thế tục, mới vững tâm hơn trước những nghi nan, mới vững lòng hơn trước những đêm tối cuộc đời, mới vững mạnh hơn trước những đau thương và thử thách.
Đức Giêsu vẫn đưa ta vào từng biến cố quan trọng, nhưng rồi cũng giống như Phêrô, ta chẳng hiểu gì. Tuy nhiên, với tình yêu sâu thẳm, Ngài vẫn tiếp tục khai mở tâm hồn ta. Nếu ta biết “lắng nghe Lời Ngài” bằng cả trái tim mình, biết chấp nhận đi vào con đường hẹp của Ngài, ta sẽ được biến đổi từ “cái tôi bên ngoài” thành “cái tôi sâu thẳm” của mình, là chính mình trong chương trình tình yêu của Thiên Chúa. Chỉ với sự biến đổi hôm nay trong ơn thánh, mới hứa hẹn cho ta một cuộc biến đổi mai ngày trong vinh quang Nước Chúa.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Chúa đã chuẩn bị cho các tông đồ,
trước biến cố đau thương và tử nạn,
bằng cách Chúa hiển dung thật sáng láng,
khiến các ông đều cảm thấy kinh hoàng.
Con tin rằng trong cuộc sống hôm nay,
Chúa cũng chuẩn bị cho con như vậy,
để vượt qua những gian nan thử thách,
bằng ủi an và nâng đỡ hằng ngày.
Nhưng đòi con phải can đảm đi ra,
ra khỏi mình ra khỏi những tiện nghi,
ra khỏi ù lì và ươn lười bất động,
để sống điều mà Chúa vẫn ước mong.
Xem ra con vẫn còn những tối tăm,
vẫn còn phải lần mò trong rối rắm,
nên không thể tránh được những sai lầm,
chỉ khi con biết lặng trầm bên Chúa,
biết lắng nghe Lời Chúa tận thâm tâm,
đời sống con mới thâm trầm tỏa sáng.
Chỉ có Chúa mới chiếu sáng đời con,
khi con biết đi vào con đường hẹp,
là cách sống thật đẹp ý Chúa Cha,
cũng là con đường Chúa đã đi qua,
để con tiếp bước thành người môn đệ,
và đem lại những ân huệ cho đời.
Chúa là điểm hẹn cho con từng ngày,
để con gặp gỡ vui mừng hăng say,
xin cho con sẵn sàng nên nhân chứng,
dám dấn thân cho sứ mạng Tin Mừng,
để thế giới và lòng người đổi mới,
cho Nước Trời được lan tỏa khắp nơi. Amen.
Cai sữa và chiêm ngắm
Lm. Minh Anh
15:44 24/02/2024
CAI SỮA VÀ CHIÊM NGẮM
“Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao”.
“Số phận của mỗi Kitô hữu được viết giữa hai ngọn núi: Golgotha, nơi cai sữa; và Taborê, nơi chiêm ngắm. Phẩm chất đời sống đức tin của mỗi người được quyết định bởi mức độ hy sinh và chiêm ngắm của họ!” - Vima Dasan.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, ý tưởng ‘cai sữa và chiêm ngắm’ của Vima Dasan được gặp lại qua phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay. Sự trưởng thành trong niềm tin vào Thiên Chúa của bất cứ ai nhất định phải trải qua hai giai đoạn không thể thiếu trên ‘hai ngọn núi’ cuộc đời của họ!
Thiên Chúa không nhặt những chiếc bình của con người để sử dụng mà trước hết không cai sữa cho họ và huấn luyện họ. Ngài đã huấn luyện từ xa cho Abraham, “Hãy rời quê hương, bà con và nhà cha ngươi để đến xứ Ta sẽ chỉ!”. Abraham phải dò dẫm, tập lắng nghe, và Thiên Chúa đã chuẩn bị ông bằng việc cai sữa khỏi mọi tình cảm và của cải. Khắc nghiệt nhất là việc ông phải hiến tế Isaac, con ruột, trên núi Môrigia - bài đọc một.
Mùa Chay, ‘mùa lên núi’, mùa bạn học biết việc ‘cai sữa’, mùa hiến tế những gì còn ràng buộc cái tôi vốn đang dính trết với những gì thuộc thế gian. Tuy nhiên, đừng lo! Thiên Chúa đã dự liệu. Núi Môrigia, nơi Abraham hiến tế con, còn có tên là núi ‘Chúa sẽ liệu’; ở đó, ông nhận biết một Thiên Chúa có trái tim thương xót. Ngài tha chết cho con ông! Nhờ đó, lòng tin của ông vào Ngài ngày càng tuyệt đối, và ông sẽ là “Cha các kẻ tin”. Phaolô hẳn đã nhớ lại ngọn núi ân phúc này để nói đến cái chết không thể thiếu cho ơn cứu độ nhân loại vốn cũng đã xảy ra trên một ngọn núi ‘Chúa sẽ liệu’ khác, “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” - bài đọc hai.
Bạn và tôi phải đến Môrigia, hoặc Golgotha đời mình, nơi chúng ta học cách ‘cai sữa’ và hiến tế những gì yêu quý nhất, ‘những Isaac’ đời mình; đồng thời, phải đến Taborê, nơi chúng ta sẽ học cách chiêm ngắm và cầu nguyện trong Thánh Linh. Vấn đề của Kitô hữu thời hiện đại là nhiều người không còn muốn đến bất kỳ ngọn núi phát triển tâm linh nào. Và đó là lý do tại sao một số trong chúng ta chậm trưởng thành trong đời sống đức tin.
Một ngọn núi cấp thiết khác không thể thiếu trong đời sống là ngọn núi chiêm ngắm và cầu nguyện. Trên Taborê, Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ thoáng thấy Ngôi Vị thần linh của Ngài. Việc chứng kiến vinh quang thần tính nơi Thầy mình hẳn sẽ giúp họ mỗi khi bị cám dỗ nản lòng hay tuyệt vọng trước những quẫn bách hoặc những đòi hỏi thánh thiện Ngài đặt ra. Cũng thế, bạn và tôi hãy thường xuyên sống lại những giây phút ngọt ngào Chúa ban bằng việc chiêm ngắm và cầu nguyện hầu đủ sức vượt những chướng ngại cuộc đời.
Anh Chị em,
“Người đưa các ông… tới một ngọn núi cao”. Tất cả chúng ta cần phải rời xa nhau, thường xuyên lên những ngọn núi đời mình trong một không gian thinh lặng để tìm lại chính mình và nhận biết rõ hơn tiếng nói của Chúa. Nhưng chúng ta không thể ở lại đó! Cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa trong chiêm ngắm và cầu nguyện truyền cảm hứng cho chúng ta một lần nữa để “xuống núi” và trở về thung lũng, nơi chúng ta gặp nhiều anh chị em đang bị đè nặng bởi sự mệt mỏi, bất công, nghèo đói cả về vật chất lẫn tinh thần và nâng đỡ họ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, chẳng có cuộc lên núi nào là dễ chịu, cho con yêu mến việc ‘cai sữa và chiêm ngắm’ mà Chúa đã chuẩn bị cho con cách này cách khác!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:59 24/02/2024
6. Trước khi lãnh nhận Đức Chúa Giê-su Ki-tô, con phải dẹp bỏ tất cả những lưu luyến trong lòng khiến Ngài không vui thích. Người muốn lãnh nhận Thánh Thể thì phải loại bỏ tạp niệm của thế tục.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:02 24/02/2024
88. CHUNG YÊM MẮNG CHỒNG
Vợ của thừa tướng Vương Hỗn là Chung Yêm sinh một đứa con trai là Vương Tế.
Một hôm, Vương Hỗn cùng Chung Yêm ngồi nơi phòng khách, Vương Tế từ giữa phòng khách chạy qua (bày tỏ sự hiếu thuận).
Vương Hỗn rất phấn chấn nói:
- “Sinh con thì phải như thế, cũng đủ để an ủi chúng ta rồi”.
Nhưng Chung Yêm không cho là như thế, nói:
- “Nếu tôi không phối hợp với tham quân (em của Vương Hỗn là Vương Luân), thì không thể sinh được đứa con như thế !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 88:
Ngoại tình là chuyện của những người đàn ông ham ăn nhậu nhẹt, bởi vì hể có tửu là phải có sắc mới chịu; ngoại tình cũng là chuyện của những mụ đàn bà trắc nết lăng loàn thích ăn không ngồi rổi, thích làm dáng làm điệu thái quá trước mặt mọi người, cho nên mới có câu “dâm phu dâm phụ”.
Ngoại tình là đã có chồng con rồi mà vẫn còn ham muốn người nam khác, ham muốn là vì không giữ được nết na đức hạnh khi có nhiều đàn ông vây quanh tán tụng sắc đẹp...nửa mùa của mình; ngoại tình là người đàn ông đã có vợ con rồi, nhưng vẫn cứ tán tỉnh những người đàn bà khác vì dục vọng và vì không có tâm hồn đạo đức. Ngày nay chuyện ngoại tình thường xảy ra nơi những người lắm tiền nhiều của, nơi những người có chức có quyền nhưng không có đạo đức, và nhiều thảm kịch đã xảy ra cho những người ngoại tình...
Những đứa con của những mối tình bất chính thật là khổ, mà cái khổ nhất của chúng nó là mặc cảm với chúng bạn vì mình...không cha, và không được pháp luật chính thức thừa nhận, do đó mà sách Khôn Ngoan đã dạy:
“Nhưng con cái bọn ngoại tình sẽ chẳng ra chi,
giống nòi kẻ chung chạ bất chính rổi sẽ lụi tàn” (Kn 3, 16).
Tình yêu vợ chồng của người Ki-tô hữu là phản ảnh lại tình yêu của Đức Chúa Giê-su và Hội Thánh, cho nên gia đình của họ là mẫu gương cho những gia đình khác khi họ sống đời vợ chồng yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, đó cũng chính là hình ảnh của gia đình Thánh Gia tại trần gian vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vợ của thừa tướng Vương Hỗn là Chung Yêm sinh một đứa con trai là Vương Tế.
Một hôm, Vương Hỗn cùng Chung Yêm ngồi nơi phòng khách, Vương Tế từ giữa phòng khách chạy qua (bày tỏ sự hiếu thuận).
Vương Hỗn rất phấn chấn nói:
- “Sinh con thì phải như thế, cũng đủ để an ủi chúng ta rồi”.
Nhưng Chung Yêm không cho là như thế, nói:
- “Nếu tôi không phối hợp với tham quân (em của Vương Hỗn là Vương Luân), thì không thể sinh được đứa con như thế !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 88:
Ngoại tình là chuyện của những người đàn ông ham ăn nhậu nhẹt, bởi vì hể có tửu là phải có sắc mới chịu; ngoại tình cũng là chuyện của những mụ đàn bà trắc nết lăng loàn thích ăn không ngồi rổi, thích làm dáng làm điệu thái quá trước mặt mọi người, cho nên mới có câu “dâm phu dâm phụ”.
Ngoại tình là đã có chồng con rồi mà vẫn còn ham muốn người nam khác, ham muốn là vì không giữ được nết na đức hạnh khi có nhiều đàn ông vây quanh tán tụng sắc đẹp...nửa mùa của mình; ngoại tình là người đàn ông đã có vợ con rồi, nhưng vẫn cứ tán tỉnh những người đàn bà khác vì dục vọng và vì không có tâm hồn đạo đức. Ngày nay chuyện ngoại tình thường xảy ra nơi những người lắm tiền nhiều của, nơi những người có chức có quyền nhưng không có đạo đức, và nhiều thảm kịch đã xảy ra cho những người ngoại tình...
Những đứa con của những mối tình bất chính thật là khổ, mà cái khổ nhất của chúng nó là mặc cảm với chúng bạn vì mình...không cha, và không được pháp luật chính thức thừa nhận, do đó mà sách Khôn Ngoan đã dạy:
“Nhưng con cái bọn ngoại tình sẽ chẳng ra chi,
giống nòi kẻ chung chạ bất chính rổi sẽ lụi tàn” (Kn 3, 16).
Tình yêu vợ chồng của người Ki-tô hữu là phản ảnh lại tình yêu của Đức Chúa Giê-su và Hội Thánh, cho nên gia đình của họ là mẫu gương cho những gia đình khác khi họ sống đời vợ chồng yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, đó cũng chính là hình ảnh của gia đình Thánh Gia tại trần gian vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một cõi riêng tư
Lm. Thái Nguyên
21:51 24/02/2024
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Cha Liam Cary của giáo phận Baker chỉ thị cho các linh mục không được chúc lành theo Tuyên ngôn Fiducia Supplicans
J.B. Đặng Minh An dịch
17:20 24/02/2024
Đức Cha Liam Cary của giáo phận Baker đã có một thư mục vụ về Tuyên ngôn Fiducia Supplicans. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Ban phước hay không ban phước - Về Tuyên ngôn Vatican Fiducia Supplicans
Giám mục Liam Cary
9 tháng 2 năm 2024
Vào tháng 3 năm 2021, trước câu hỏi liệu Giáo hội có thể ban phước cho những cuộc kết hợp của những người đồng giới hay không, Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican đã trả lời “Không”. Trong Thư trả lời có chữ ký của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Luis Ladaria đã tuyên bố rằng “không thể ban phép lành cho các mối quan hệ liên quan đến hoạt động tình dục ngoài hôn nhân,” bởi vì một phước lành thừa nhận tính hợp pháp của các kết hợp đồng giới sẽ “chấp thuận và khuyến khích một cách hiệu quả một sự lựa chọn và một lối sống không thể được coi một cách khách quan là tuân theo các kế hoạch đã được mặc khải của Thiên Chúa”. Tuy nhiên, Đức Hồng Y đã nói rõ rằng “những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái” có thể được chúc phúc với tư cách cá nhân nếu họ “thể hiện ý muốn sống trung thành với các kế hoạch được mạc khải của Thiên Chúa như giáo huấn của Giáo hội đề xuất”.
Chữ ký của Đức Thánh Cha cũng xuất hiện trên Tuyên bố Fiducia Supplicans ngày 18 tháng 12 năm 2023 của người kế vị Đức Hồng Y Ladaria, Đức Hồng Y Victor Fernandez. Đức Hồng Y Fernandez cho rằng trong những năm kể từ khi Phản hồi năm 2021 được ban hành, “chân trời” của giáo huấn của Giáo hội đã trải qua “một sự phát triển thực sự”. “Bối cảnh” mới cho phép “khả năng được chúc phúc... các cặp đồng tính mà không chính thức xác nhận tình trạng của họ hoặc thay đổi giáo huấn lâu đời của Giáo hội về hôn nhân bằng bất kỳ cách nào”.
Giáo huấn đó mà Đức Hồng Y Fernandez tái khẳng định một cách nghiêm chỉnh trong Fiducia Supplicans: hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là môi trường đặc biệt được chúc phúc cho các mối quan hệ tính dục giữa con người với nhau. Do đó, thay vì cho phép kết hợp đồng giới, Tuyên bố liên tục cảnh báo chống lại “nguy cơ nhầm lẫn phép lành được ban cho bất kỳ sự kết hợp nào khác với Nghi thức phù hợp với Bí tích Hôn nhân”. Trên thực tế, Đức Hồng Y Fernandez nói, những phép lành “mục vụ” phi nghi thức mới mà ngài đề xuất sẽ không nên được ban nếu chúng sẽ gieo rắc sự nhầm lẫn về giáo lý Công Giáo về hôn nhân và đạo đức tình dục.
Bất chấp mối quan tâm của Đức Hồng Y là không gieo rắc sự chia rẽ, trong vòng vài tuần sau khi Fiducia được đưa ra, những phản ứng phản đối mạnh mẽ đã nổ ra ở 50 quốc gia. Các Giám mục ở Flanders và Đức đã hoan nghênh Tuyên bố như một “sự trợ giúp để tiến tới” trên con đường đã chọn trước đây của họ hướng tới việc chúc phúc chính thức cho các cặp đồng giới. Hình ảnh và video về các nghi lễ đồng giới được lên kế hoạch trước tràn ngập màn hình máy tính trên toàn cầu với hình ảnh các linh mục ban phước lành mà Fiducia đã cấm. Các phương tiện thông tin đại chúng nhanh chóng lan truyền tin tức khắp thế giới: Giáo Hội Công Giáo đã thay đổi quan điểm; bây giờ Giáo Hội chấp thuận các cuộc hôn nhân đồng giới.
Từ Congo một giọng nói khác vang lên. Đức Hồng Y Fridolin Ambongo tuyên bố rằng ở Phi Châu Fiducia đã gây ra “một làn sóng chấn động”. Trên khắp lục địa, điều dường như là sự ủy quyền của Giáo hoàng để ban phước cho các cặp đồng tính luyến ái đã làm choáng váng các Kitô hữu Tin Lành và Ngũ Tuần, những người luôn tin tưởng vào chứng tá Công Giáo kiên định về chân lý hôn nhân dựa trên Kinh thánh. Người Hồi giáo ở Phi Châu cũng rất quan tâm đến tài liệu này. Các giám mục Phi Châu cũng vậy.
Đức Hồng Y Ambongo đã nhanh chóng đưa mối quan ngại của họ về Rôma để thảo luận chi tiết với Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Fernandez. Với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha, hai vị Hồng Y đã cẩn thận thảo luận và ký một tuyên bố “thay mặt cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo ở Phi Châu”. Nó tuyên bố niềm tin của các giám mục rằng “các phép lành ngoài phụng vụ được đề xuất trong... Fiducia Supplicans không thể được thực hiện ở Phi Châu mà không vướng vào những tai tiếng.”
Tôi cũng không tin rằng chúng có thể được thực hiện mà không có tai tiếng ở Giáo phận Baker. Ở đây cũng như ở Phi Châu, nếu một cặp vợ chồng dị tính hoặc một cặp đồng tính sống chung xin linh mục ban phước cho họ, họ sẽ tìm kiếm một dấu hiệu chính thức chấp thuận hành vi mà Giáo hội dạy là tội lỗi trước mắt Thiên Chúa. Nếu vị linh mục tuân theo yêu cầu của họ, thì sự phân biệt tinh tế của Fiducia Supplicans sẽ không ngăn cản những người ngoài cuộc kết luận rằng Giáo hội mà vị linh mục đại diện không còn tin tưởng như trước đây mà hiện đang tán thành sự kết hợp của các cặp vợ chồng chưa kết hôn.
Đó không phải là thông điệp mà tôi với tư cách là giám mục mong muốn các linh mục gửi đến Giáo phận Baker. Vì vậy, phù hợp với những cảnh báo nêu trên của Đức Hồng Y Fernandez về việc tạo ra sự nhầm lẫn và tuyên bố của các giám mục Phi Châu, tôi yêu cầu các linh mục ở Baker không ban phép lành cho các cặp vợ chồng sống chung trái luật, dù là cùng giới tính hoặc dị tính. Tuy nhiên, các cá nhân nam cũng như nữ, như Đức Hồng Y Fernandez và các giám mục Phi Châu đồng ý, nên thoải mái yêu cầu và nên nhận phép lành linh mục ngoài Thánh Lễ. Theo gợi ý của Đức Hồng Y Fernandez, linh mục nên đọc những lời sau đây:
Cầu xin Thiên Chúa toàn năng— Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần— ban phước cho bạn với ân sủng quay lưng lại với tội lỗi và tin vào Tin Mừng.
Về phần tôi, tôi sẽ rất vui khi được nghe một linh mục nói những lời đó với tôi bất cứ ngày nào trong đời.
Các Tin Mừng bảo đảm với chúng ta ngay từ “ban đầu”, Đấng Tạo Hóa đã dự định hạnh phúc của con người xuất phát từ vòng tay hôn nhân một thịt của một người nam và một người nữ sẵn sàng truyền sự sống. Vì hạnh phúc của con người, Ngài dành sự bao bọc thân xác cho nhau trên giường tân hôn và long trọng chúc phúc cho nó trong ngày cưới. Nếu các linh mục của Chúa Giêsu Kitô ban phước cho hành vi trái ngược với các điều răn của Ngài, thì họ hạ thấp giá trị thiêng liêng của lời thề hôn phối và bóp méo kế hoạch thiêng liêng dành cho hạnh phúc của con người. “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân chia”. Thiên Chúa của Lời Hứa Giao Ước là Đấng Cứu Chuộc Hôn Nhân, chứ không phải kẻ vô hiệu hóa nó. Bất kỳ hình thức chúc lành nào ủng hộ việc kết hợp ngoài hôn nhân đều không thể được đưa ra từ bàn tay của các linh mục của Ngài.
Source:Diocese of Baker
Chống lại dị giáo Thức tỉnh nhân ngày Lễ Hiển Dung
Vũ Văn An
19:20 24/02/2024
David Warren trên Catholic Thing, ngày 23 tháng 2, 2024, nhận định rằng sự thật sẽ chiến thắng, thường nhanh hơn chúng ta mong đợi. Đây là một quan điểm lạc quan, thường được Giáo Hội Công Giáo duy trì, chẳng hạn như trong những thời điểm Giáo hội bị thử thách.
Tuy nhiên, đó không phải là một học thuyết chính thức, cũng không phải là một lời hứa của Chúa Kitô, Đấng đã cảnh báo chúng ta đừng coi mọi thứ là điều hiển nhiên (trừ sự bắt bớ). Vì vậy, tác giả sẽ phải trình bày nó như một ý kiến đầy hy vọng. Tuy nhiên, ông vẫn tin tưởng vào nó hơn những người buôn bán xu hướng khác.
Bản thân hy vọng không phải là lý lẽ cho sự tự mãn mà đúng hơn là lý lẽ chống lại sự tuyệt vọng. Đức Cậy của Kitô giáo - giống như tất cả những mầu nhiệm ân sủng khác - gây khó khăn cho tâm trí duy lý hẹp hòi và lương tâm hợp luận lý của nó, vốn chìm đắm trong chủ nghĩa tự nhiên.
Hậu cảnh đức Cậy Kitô giáo này mạnh mẽ một cách đáng ngạc nhiên trong thực tế. Nhưng điều đó không dễ hiểu trong môi trường dị giáo hiện nay của chúng ta. Chúng ta nên hy vọng điều gì?
Đức Cậy là một nhân đức thần học, theo một nghĩa nào đó, cao hơn bất cứ nhân đức chính nào. Trên thực tế, các “nhân đức chính” tự giải thích cho những người thông minh, dù là Kitô hữu hay không. Trong việc theo đuổi một mục đích xứng đáng, chúng tự tỏ mình ra. Chúng là những nhân đức “hợp lý”, dễ bảo vệ.
Trong khi, các nhân đức “đối thần” – Tin, Cậy, Mến – không thể có ý nghĩa đối với con người thuần lý trí, đối với tâm trí được hình thành trên lý tưởng khoa học “thuần túy”, rũ bỏ tôn giáo. Một người như vậy phải là một người thuần hoài nghi và có thể đi theo con đường đó đến sự hoài nghi thuần túy.
Hy vọng của họ chỉ có thể được đặt vào những điều nhỏ nhặt; trong những thứ theo chủ nghĩa tự nhiên hoặc vật chất, tình cờ gặp phải. Họ là một khách du lịch trong thế giới này, cũng như tất cả con người. Nếu không có các nhân đức đối thần, họ không thể hy vọng “viết về nhà” qua lời cầu nguyện. Những hy vọng của họ về bản thân phải luôn phụ thuộc vào kiến thức nhân bản của họ. Họ biết rằng mình sẽ chết. Không có gì có thể kết thúc tốt đẹp.
Thay vào đó, người Công Giáo, cũng như các Kitô hữu và người Do Thái trung thành khác, sẽ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi đó: “Hy vọng điều gì?” – để tưởng nhớ lời hứa thần linh.
“Nước Cha trị đến” là cụm từ trong Kinh Lạy Cha. Chính trong sự xuất hiện của Vương quốc của Người mà niềm hy vọng của cá nhân chúng ta được ban cho, và đối với Kitô hữu, đó là niềm hy vọng lớn lao.
Đây không phải là niềm hy vọng “khoa học” rằng vương quốc của Thiên Chúa sẽ được chứng minh là có thật và xác thực. Chúng ta thậm chí không có tư cách để suy đoán về điều đó. Chúng ta được NÓI rằng đó là sự thật và chúng ta chấp nhận hoặc bác bỏ những gì chúng ta đã được nghe nói.
Tưởng tượng rằng vương quốc này CÓ THỂ hiện hữu, cũng giống như tưởng tượng rằng trái đất có thể hiện hữu; rằng bất chấp mọi dè dặt, những biểu kiến (appearances) ở đây và bây giờ KHÔNG phải là ảo giới maya hay ảo ảnh, như cách chúng được trình bày trong các tôn giáo phương đông, nhất là Ấn Giáo.
Thay vào đó, chúng ta thực sự muốn được cứu, cho điều có thực. Và chúng ta đưa ra lời kêu gọi trong cuộc sống phức tạp này; ở đây và bây giờ. Chính trong lời kêu gọi đầy hy vọng này mà cuộc sống trên thế giới trở nên sống động đối với chúng ta. Vương quốc của Thiên Chúa dường như đã ở trong tầm tay.
Tất nhiên, rất nhiều “khoa học” suy đoán phải xuất phát từ bất cứ quan niệm nào về sự bất tử. Chúng ta nuôi dưỡng quan niệm rằng những gì chúng ta cảm nhận được là có thật; rằng những gì là thực, vẫn tiếp tục. Việc con người có một cơ thể, có trí nhớ, có sức mạnh và ơn gọi trở thành một vị thánh - chúng ta coi đó là sự thật, bởi vì đó là cách mọi thứ diễn ra ở đây và bây giờ.
Vì thế: “Ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Đây là một cụm từ khác diễn tả đưc Cậy đối thần của chúng ta – đừng nhầm lẫn với cách diễn tả sự mong đợi. Nhiệm vụ của chúng ta khi đến gần Thiên đàng phải bắt đầu từ đây và ngay bây giờ. Công việc của chúng ta “được đo cắt cho chúng ta.”
Đức tin, đức cậy và đức mến vượt xa lý trí, soi đường lên Thiên đàng. Đây không phải là những điều cần “tin tưởng” đơn thuần mà là những điều cần làm. Ngoài ra, những đức tính cốt yếu như Đức Thận trọng đưa ra những kiểm tra hợp lý về “cuộc hành trình” hay “cuộc hành hương” của chúng ta nhưng sẽ hữu ích ở bất cứ nơi nào chúng ta đi.
Nhưng ngược lại, các nhân đức đối thần là những nhân đức ươn lười, vô dụng đối với con người theo con đường tự nhiên chủ nghĩa. Đôi khi chúng được nhắc đến một cách tình cảm, nhưng vì lý do đó mà chúng trở thành những lời nói đơn thuần.
Ông Ed Feser - một nhà tư tưởng nổi tiếng người Mỹ - viết ở nơi khác về những chiến thắng của dị giáo Woke (Thức tỉnh). Ông sử dụng thuật ngữ “dị giáo” khá chính xác, có ý nghĩa hơn là “câu trả lời sai trong một cuộc thi đố”.
Giống như Eric Voegelin, Hilaire Belloc, và nhiều người khác trong nhiều thế kỷ, ông không dung túng thói phù phiếm “săn lùng tà giáo” như một loại trò chơi trong giáo hội. Ông đối đầu với một điều thực tế, rất đen tối, đã sống lại trong thế giới “ở đây và bây giờ” của chúng ta, và đang đảo lộn nó.
Tà giáo này lớn không nhầm lẫn. Tuy nhiên, nó dường như sẽ bắt đầu và kết thúc trắng tay - như những dị giáo vô đạo từng như thế.
Những gì chúng ta gọi bằng những cái tên Ngộ đạo, phái Manikêô, phái Albi, phái Cathar, v.v..., đã hiện hữu và sau đó bốc hơi trong quá khứ, để lại trong mọi trường hợp một dấu vết của sự hủy diệt khủng khiếp, rất thực chất. Chủ nghĩa Thanh giáo dường như cũng đã đến và biến mất. Trong các xã hội “thế tục” hiện đại của chúng ta, nhiều hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tiến bộ khác nhau đã đến và đi.
Dù là “tôn giáo” hay “thế tục”, trong mỗi trường hợp, tà giáo đều đưa ra một sự nhại lại tôn giáo Do Thái-Cơ đốc giáo. (Ngay cả Chủ nghĩa Cộng sản cũng cho thấy điều này.)
Kẻ dị giáo giả giả vờ đề nghị hòa bình nếu các điều kiện của hắn được đáp ứng; và nếu chúng được đáp ứng, anh ta sẽ gây ra hỗn loạn.
Cho dù được đóng gói như một giáo phái hậu tôn giáo hay như một phong trào thế tục thời thượng, dị giáo Woke về cơ bản đều đăng tải cùng một hóa đơn hàng hóa giống như TẤT CẢ các dị giáo lớn trước đây. Một cách rõ ràng, nó phủ nhận sự hưng thịnh của con người và đặt chúng ta dưới sự hướng dẫn của một trật tự tự bổ nhiệm, ngộ đạo, gồm các “chuyên gia”, những người cho chúng ta biết phải sống ra sao.
Đây là “cuộc cách mạng” vĩnh viễn – tái diễn, như hạn từ này ám chỉ. Vì nó cứ quay đi quay lại, như mặt trăng.
“Thức tỉnh” là cơn điên rồ hiện tại, giai đoạn hiện tại. Nhưng nó có thể bị đánh bại bởi nhân đức Kitô giáo đích thực. Bởi Đức Cậy.
VietCatholic TV
Ukraine bắn rớt máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga, 350 triệu USD. Boris Johnson nói về Donald Trump
VietCatholic Media
02:39 24/02/2024
1. Tổng thống Zelenskiy đưa ra các thông tin cập nhật về chiến đấu cơ F-16
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's Zelensky Issues F-16 Fighter Jet Update”, nghĩa là “Zelenskiy của Ukraine đưa ra thông tin cập nhật chiến đấu cơ F-16.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã công bố một đoạn video cho thấy các phi công nước ông đang chuẩn bị huấn luyện trên chiến đấu cơ F-16 khi ông tuyên bố lực lượng Kyiv sắp sử dụng chúng trong cuộc chiến chống lại Nga.
Đoạn video được công bố hôm thứ Sáu cho thấy sự chuẩn bị của các phi công ở Đan Mạch trên chiếc máy bay do Lockheed Martin sản xuất, mà việc cung cấp cho Kyiv được hy vọng sẽ giúp chiến đấu trong cuộc chiến do Vladimir Putin bắt đầu, hiện đã bước sang năm thứ ba.
Đan Mạch và Hà Lan là hai quốc gia đầu tiên cam kết tặng tổng cộng 61 chiếc F-16 cho lực lượng Kyiv, điều mà Ukraine đã yêu cầu từ lâu và hiện đại hơn các máy bay MiG và Sukhoi thời Liên Xô mà Kyiv đã dựa vào.
Zelenskiy cho rằng việc đào tạo một số phi công Ukraine đang bước vào giai đoạn cuối và máy bay sẽ sớm được đưa vào sử dụng. Ông nói: “Tất cả người dân Ukraine đang chờ đợi ngày những chiếc F-16 đầu tiên của Ukraine xuất hiện trên bầu trời của chúng ta và tăng cường khả năng phòng thủ cho các thành phố và cộng đồng của chúng ta”.
“Trong khi các phi công và nhân viên của chúng ta tiếp tục huấn luyện, tôi cảm ơn liên minh F-16 vì đã đưa ngày này đến gần hơn.”
Đoạn video bên cạnh bài đăng nhanh chóng được lan truyền rộng rãi cho thấy máy bay đang được bảo dưỡng và cất cánh như thế nào. Một phi công tên là Moonfish cho biết: “Kinh nghiệm chiến đấu của chúng tôi thực sự vô giá, nhưng đây vẫn là một chương trình huấn luyện rất cô đọng”.
“Tôi nghĩ điều thúc đẩy ở đây không phải là kinh nghiệm chiến đấu mà là động lực để quay trở lại và tiếp tục chiến đấu,” anh nói và nói thêm rằng nó “nhanh nhẹn hơn” so với những chiếc MiG mà anh từng bay. “Có cảm giác như máy bay phản lực muốn bạn lái nó mạnh mẽ hơn.”
Một kỹ thuật viên có tên trong clip là Ihor thừa nhận rằng, lúc đầu, hệ thống này có vẻ “không thể hiểu được đối với chúng tôi và không thực tế để hội nhập ở Ukraine”.
“Nhưng bây giờ tôi nhận ra nó đơn giản hóa công việc, tiết kiệm thời gian và giúp chúng tôi tiến về phía trước”, anh nói trong đoạn video mô tả cách F-16 sẽ ngăn không quân Nga tiếp cận biên giới Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng nước này Troels Lund Poulsen cho biết những chiếc chiến đấu cơ F-16 đầu tiên của Đan Mạch dự kiến sẽ được bàn giao cho Ukraine vào mùa hè này, mặc dù có “một số điều kiện phải được đáp ứng để Ukraine sử dụng” chúng.
Poulsen cho biết liên minh các nước cung cấp chiến binh thế hệ thứ 4 “đang nỗ lực để hoàn tất mọi việc trong mùa hè này”. Trong khi đó, Bỉ sẽ chuyển giao F-16 cho Ukraine nhưng phải đến năm 2025, trong khi Na Uy khẳng định sẽ cung cấp F-16 trong thời gian tới.
2. Đồng minh của Putin thảo luận về nền độc lập của Texas
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Ally Weighs In on Texas Independence”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Cựu tổng thống và thủ tướng Nga, Dmitry Medvedev, đã cân nhắc về chủ đề bang Texas tách khỏi Hoa Kỳ trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước, được công bố hôm thứ Năm.
Medvedev, hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, nói với các cơ quan truyền thông trong đó có hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti rằng chủ đề này chỉ 20 năm trước bị coi là “vô nghĩa” nhưng bây giờ nó đã được thảo luận rộng rãi.
Phong trào Dân tộc Chủ nghĩa Texas, gọi tắt là TNM, còn được gọi là TEXIT, là tổ chức lớn nhất thúc đẩy việc tiểu bang rời khỏi Hoa Kỳ. Quyết định của Tòa án Tối cao vào ngày 22 Tháng Giêng cho phép các quan chức liên bang dỡ bỏ các phần của hàng rào dây thép gai mà Thống đốc Texas Greg Abbott đã lắp đặt dọc biên giới với Mễ Tây Cơ để ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp đã thúc đẩy vụ việc.
Abbott cho biết hàng rào được lắp đặt ở Texas là một biện pháp ngăn chặn hiệu quả đối với việc “vượt biên trái phép” mà Tổng thống Joe Biden khuyến khích. Abbott và Tổng thống Biden đã nhiều lần xung đột về các vấn đề biên giới và các biện pháp của thống đốc đảng Cộng hòa nhằm chống lại tình trạng nhập cư bất hợp pháp vào bang. Một dòng người đã vượt biên giới từ Mễ Tây Cơ vào Texas.
Theo vụ kiện của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ năm 1869 giữa Texas và White, tất cả các bang riêng lẻ, bao gồm cả Texas, đều bị cấm đơn phương quyết định ly khai khỏi Hoa Kỳ. Nó cho rằng Hoa Kỳ là “một liên minh không thể phá hủy” mà không quốc gia nào có thể ly khai.
Daniel Miller, chủ tịch TNM, cho biết có hàng chục ngàn đảng viên Đảng Dân chủ ở Texas ủng hộ việc bang ly khai khỏi Hoa Kỳ. Vào ngày 13 tháng 2, Miller và những người khác tán thành việc ly khai đã đến văn phòng của Abbott để gửi hơn 170.000 chữ ký đã thu thập được — một phần trong nỗ lực lập pháp nhằm đưa ra sáng kiến về cuộc bỏ phiếu bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa ở bang, Newsweek đưa tin trước đó.
“ Tôi đã viết trong dự báo hài hước của mình rằng điều này sẽ xảy ra,” Medvedev nói. “Bây giờ tất cả chúng ta đang chờ ký kết thỏa thuận về tình hữu nghị và hợp tác giữa TPR và DPR - Cộng hòa Nhân dân Texas và Cộng hòa Nhân dân Donetsk.”
Medvedev đang sử dụng một thuật ngữ do người dùng mạng xã hội đặt ra, nói đùa rằng Putin đã “ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của Cộng hòa Nhân dân Texas” ám chỉ đến việc Nga xâm lược bất hợp pháp các vùng Luhansk và Donetsk phía đông Ukraine; Mạc Tư Khoa gọi chúng là Cộng hòa Nhân dân Luhansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Cả hai đều là những nước cộng hòa không được quốc tế công nhận của Nga ở miền đông Ukraine.
“Nhưng trên thực tế, nói một cách nghiêm chỉnh, 20 năm trước điều này có vẻ vô nghĩa. Đúng, Hoa Kỳ là một liên bang, liên bang có nhiều vấn đề nội bộ hơn, chúng tôi biết từ kinh nghiệm của Liên Xô và kinh nghiệm của chúng tôi, nhưng tuy nhiên, đây là một quốc gia rất mạnh”, ông Medvedev nói.
“Và bây giờ vấn đề này đã được thảo luận khá nhiều.”
Miller đã nói với Newsweek rằng ông tin rằng Texas có thể trở thành một quốc gia độc lập trong vòng ba thập kỷ.
“Tôi nghĩ quỹ đạo mà chính phủ liên bang đang đi, quỹ đạo mà Texas đang đi, tôi nghĩ chúng ta đang đi theo hướng đó, cho dù là do quyết định có ý thức hay sự sụp đổ của hệ thống liên bang do không thể đáp ứng các yêu cầu cơ bản của nó, tôi nghĩ Texas chắc chắn sẽ trở thành một quốc gia độc lập trong vòng 30 năm,” Miller nói.
Vào tháng 4 năm 2023, Medvedev cho biết ông sẽ “ủng hộ Texas” nếu nước này tuyên bố độc lập khỏi Hoa Kỳ.
3. Putin chưa từ bỏ tham vọng xâm lược Ukraine dù ngành công nghiệp quốc phòng không cung cấp đủ đạn pháo
Nga thiếu sản xuất đạn dược trong nước đủ để đáp ứng nhu cầu trong cuộc chiến với Ukraine nhưng Putin vẫn chưa từ bỏ hy vọng chinh phục đất nước này, các quan chức phương Tây nói với Reuters hôm qua.
Các quan chức cho biết, ngành công nghiệp quân sự của Nga cũng đang phải vật lộn với tác động của các lệnh trừng phạt, đồng thời cho biết thêm rằng việc nước này không thể tiếp cận các phụ tùng phương Tây đang làm suy yếu khả năng sản xuất hệ thống mới và sửa chữa hệ thống cũ.
Bản tóm tắt tình hình của các quan chức phương Tây được đưa ra khi cuộc chiến Nga-Ukraine bước sang năm thứ ba, với việc Nga đang lên cao sau khi nắm quyền kiểm soát thị trấn Avdiivka của Ukraine và trong bối cảnh có cảnh báo rằng Ukraine cũng sắp hết đạn.
“Chúng tôi không tin rằng Nga có một kế hoạch có ý nghĩa ngoài việc tiếp tục chiến đấu với kỳ vọng rằng số lượng nhân lực và thiết bị của Nga cuối cùng sẽ nói lên điều đó”.
Tình trạng thiếu nguồn cung cấp của Ukraine đã trở thành tâm điểm do nước này phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tiền bạc và thiết bị của phương Tây, đặc biệt là với cuộc tranh cãi chính trị ở việc Washington nắm giữ 61 tỷ Mỹ Kim viện trợ của Mỹ.
Đạn pháo đang thiếu hụt, các chuyên gia và binh sĩ ở tiền tuyến ước tính rằng pháo binh Nga hiện bắn với tốc độ gấp 5 lần pháo binh Ukraine. Tuy nhiên, các quan chức phương Tây cho biết Nga cũng đang gặp khó khăn khi các lệnh trừng phạt ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất quân sự, gây ra sự chậm trễ và tăng chi phí, đồng nghĩa với việc nước này không thể đáp ứng nhu cầu của chiến tranh.
Họ cho biết hậu quả là Mạc Tư Khoa đã trưng dụng các thiết bị quân sự vốn dành cho các đồng minh nước ngoài. Tháng 3 năm ngoái, lực lượng không quân Ấn Độ cho biết Nga đã không cung cấp các nguồn cung cấp quan trọng mà họ đã cam kết cho quân đội Ấn Độ vì cuộc chiến Ukraine.
Một quan chức cho biết: “Khả năng sản xuất đạn dược trong nước của Nga hiện không đủ để đáp ứng nhu cầu của cuộc xung đột Ukraine”. Các quan chức cảnh báo, bất chấp những vấn đề, mục tiêu của Putin vẫn không thay đổi và nói rằng họ không tin rằng Nga đã từ bỏ mục tiêu chinh phục Ukraine.
4. Thụy Sĩ dự kiến tổ chức hội nghị hòa bình Ukraine vào mùa hè.
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis cho biết: “Theo yêu cầu của Ukraine, chúng tôi dự định tổ chức vào mùa hè một hội nghị cao cấp về hòa bình ở Ukraine”, Reuters đưa tin.
Ông nói thêm: “Do đó, tôi muốn nhân cơ hội này để mời tất cả các quốc gia… cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của chúng ta”.
Bài phát biểu của Cassis được đưa ra khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc họp mặt vào đêm trước lễ kỷ niệm hai năm ngày Nga xâm chiếm Ukraine.
Cũng phát biểu tại đại hội đồng Liên Hiệp Quốc còn có Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, người nhấn mạnh đến kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
“Nga không thể bỏ qua tiếng nói của đa số thế giới nếu tất cả chúng ta có lập trường nguyên tắc và cùng nhau hành động. Công thức hòa bình... chính xác là một cơ hội như vậy”, Kuleba nói.
Kế hoạch hòa bình 10 điểm của Zelenskiy bao gồm khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, rút quân Nga, an ninh lương thực, an toàn bức xạ và hạt nhân cũng như ngăn chặn xung đột leo thang.
5. Ukraine bắn hạ máy bay do thám A-50 tối tân thứ hai của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Shoots Down Second Highly Advanced Russian A-50 Spy Plane”, nghĩa là “Ukraine bắn hạ máy bay do thám A-50 tối tân thứ hai của Nga” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lực lượng Không quân Ukraine cho biết các chiến binh của họ hôm thứ Sáu đã bắn hạ một máy bay do thám quân sự A-50 của Nga, chiếc máy bay thứ hai trong số những chiếc máy bay được đánh giá cao mà Kyiv tuyên bố đã phá hủy trong năm nay.
Beriev A-50 là máy bay phản lực cảnh báo và điều khiển sớm trên không được Nga sử dụng để giúp giám sát lực lượng phòng không của Ukraine. Máy bay thường bay với phi hành đoàn lên tới 15 người và ước tính tiêu tốn hơn 300 triệu Mỹ Kim để sản xuất.
Theo báo cáo của Nga và Ukraine, một chiếc A-50 đã bị bắn rơi trên Biển Azov vào cuối ngày thứ Sáu. Các quan chức Kyiv đã ghi nhận công lao về việc chiếc máy bay bị bắn hạ, mặc dù một số blogger quân sự Nga nói rằng nó bị bắn hạ bởi “hỏa lực thiện chiến”.
Tư lệnh Lực lượng Không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk, đã thông báo về việc bắn rơi chiếc A-50 như trên, đồng thời cảm ơn cơ quan tình báo quân sự của Kyiv “và tất cả những người đã bảo đảm kết quả”. Oleksandr Syrsky, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine mới được bổ nhiệm, cho biết trên Facebook rằng “Việc tiêu diệt máy bay và đối phương của Nga là một vinh dự lớn lao”.
Hãng tin RIA Novosti thuộc sở hữu nhà nước Nga cho biết như trên ngay sau thông báo của Oleshchuk rằng một “máy bay không xác định” đã bị rơi ở quận Kanevsky ở phía đông nam nước Nga, giáp biển Azov. Theo các quan chức địa phương, tờ báo này sau đó đưa tin rằng hai chiếc máy bay đã bị rơi trong khu vực và ngọn lửa đã được phát hiện tại địa điểm rơi.
Video về vụ tai nạn A-50 cũng được chia sẻ lên mạng xã hội. Trong một video được đăng lên X, bởi blogger quân sự Ukraine Igor Sushko, người quay video nói rằng một chiếc máy bay đã bị rơi ở “nhà bên cạnh” và nó đã gây ra một “vụ nổ lớn”, theo bản dịch của video. Đoạn phim ghi lại cảnh ngọn lửa lớn và những cột khói bốc lên từ hiện trường vụ tai nạn.
Oleshchuk cũng chia sẻ một đoạn video về vụ tai nạn trên Telegram, cho thấy ngọn lửa đang bùng cháy ở một địa điểm ở phía xa.
Các quan chức Kyiv cũng nhận trách nhiệm về vụ bắn hạ một máy bay A-50 của Nga vào ngày 14 Tháng Giêng. Chiếc máy bay này cũng được cho là đã bị phá hủy trên Biển Azov vào Tháng Giêng. Cuộc tấn công đó, cũng được một số blogger Nga đưa tin, cũng đã hạ gục một máy bay IL-22M của Nga được dùng làm sở chỉ huy trên không. Vào thời điểm đó, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng ông “không có thông tin gì về việc lực lượng vũ trang Ukraine bắn rơi máy bay Nga”.
Ukraine đã lên tiếng nhận trách nhiệm về một số máy bay Nga bị bắn rơi trong những ngày gần đây. Oleshchuk cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư rằng lực lượng Kyiv đã hạ gục một trong những máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Mạc Tư Khoa, chiếc máy bay thứ bảy của Nga được cho là đã bị Ukraine phá hủy trong vòng một tuần.
6. BBC tiếng Nga và hãng tin Mediazona đã xác nhận danh tính của khoảng 45.000 binh sĩ Nga đã chết ở Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Vấn đề thương vong quân sự là vấn đề cực kỳ nhạy cảm ở cả hai nước. Nga đã cấm chỉ trích cuộc xung đột và không có số liệu chính thức nào được công bố kể từ năm 2022.
“BBC, cùng với Mediazona… và một nhóm tình nguyện viên đã xác định được tên của 45.123 quân nhân Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022”, báo cáo cho biết.
Nó chỉ bao gồm tên của những người lính được xác định công khai trong dữ liệu nguồn mở – chủ yếu là các cáo phó – và cảnh báo con số thực tế có thể cao gấp nhiều lần.
Ban tiếng Nga của BBC cho biết: “Hai phần ba số người chết mà chúng tôi xác định được không có liên hệ với quân đội trước cuộc xâm lược: họ là quân tình nguyện, quân dự bị, tù nhân và tân binh của công ty tư nhân”.
Sau hơn một năm chiến tranh chiến hào không mang lại lợi ích lãnh thổ cho Mạc Tư Khoa hoặc Kyiv, Điện Cẩm Linh đang tăng cường triển khai ra mặt trận.
Putin hiếm khi thừa nhận những thất bại trên chiến trường, coi cuộc chiến kéo dài gần hai năm là cuộc chiến sinh tồn của nước Nga nhằm khơi dậy lòng yêu nước.
Ukraine cũng giữ bí mật về tổn thất quân sự và thương vong của mình, mặc dù các nhà phân tích tin rằng con số này lên tới hàng chục ngàn người sau hai năm giao tranh.
7. Canada phối hợp với Anh và Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga
Canada đã công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với 10 cá nhân và 153 thực thể liên quan đến “cuộc xâm lược bất hợp pháp và vô lý của Nga vào Ukraine”.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Bẩy, Ngoại trưởng Canada, Mélanie Joly, nói rằng các lệnh trừng phạt nhắm vào các cá nhân và thực thể hỗ trợ quân đội Nga thông qua tài chính, hậu cần và trốn tránh các lệnh trừng phạt.
Các cá nhân bao gồm trợ lý của Tổng thống Nga, Vladmir Putin, cùng với các quan chức cao cấp của các công ty tư nhân và nhà nước đã ghi danh ở Nga và Síp.
Trong khi đó, 153 thực thể bị trừng phạt cung cấp hàng hóa và dịch vụ như phụ tùng cho hỏa tiễn và máy bay không người lái Kalibr, dịch vụ bảo hiểm và bán lẻ cho binh lính Nga và Bộ Quốc phòng nước này.
Bộ Ngoại giao Canada cho biết các lệnh trừng phạt cũng bao gồm các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển dầu và hậu cần cho chính phủ Nga.
Hôm nay, chúng tôi gửi một thông điệp rõ ràng tới các quan chức Nga và các tổ chức mà họ điều hành: Chúng tôi sát cánh cùng người dân Ukraine khi họ dũng cảm bảo vệ quyền lợi của mình trước những hành động hung hăng và phi lý của Putin.
Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp gây rối chống lại chính phủ Nga, nhắm vào khả năng tiến hành chiến tranh bất hợp pháp của họ cho đến khi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được khôi phục hoàn toàn”, ông Joly nói trong một tuyên bố.
8. Boris Johnson gây ra tranh cãi lớn khi cho rằng thế giới 'an toàn và ổn định hơn' dưới thời Donald Trump
Trong một diễn biến đang gây ra tranh cãi lớn, cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đã lên tiếng ca ngợi cựu Tổng thống Trump, trong khi các nhà lãnh đạo Âu Châu dự đoán sự quay trở lại của cựu Tổng thống có thể đi kèm với những vấn đề cho Liên Hiệp Âu Châu.
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Boris Johnson thinks the world was ‘safer and more stable’ under Donald Trump”, nghĩa là ““. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố: “Có rất ít nghi ngờ” rằng thế giới cảm thấy an toàn và ổn định hơn khi Donald Trump còn đương chức.
Phát biểu với tờ báo Sun tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ, gọi tắt là CPAC ở Washington, Johnson hoàn toàn tán thành sự trở lại của cựu tổng thống Mỹ.
Johnson nói với tờ báo: “Khi bạn nhìn lại nhiệm kỳ cuối cùng của Trump, có rất ít nghi ngờ rằng thế giới cảm thấy an toàn hơn, thanh bình hơn và ổn định hơn”.
Ông nói thêm: “Hiện nay phần lớn thế giới đang khao khát sự ổn định đi kèm với sự lãnh đạo mạnh mẽ và quyết đoán của Mỹ”.
Johnson và Trump có mối quan hệ tương đối thân thiết khi cả hai còn đương chức - và tổng thống từng tâng bốc thủ tướng là “Trump của người Anh”.
Kể từ khi rời nhiệm sở, Johnson - một người ủng hộ trung thành và là đồng minh của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy - đã kêu gọi Trump và những người ủng hộ ông không từ bỏ nỗ lực chiến tranh của Ukraine, trong bối cảnh ở Kyiv lo ngại rằng Tòa Bạch Ốc của Trump sẽ rút viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine.
Johnson cũng đã tán thành sự lựa chọn cựu tổng thống như ứng cử viên Đảng Cộng Hòa - dự kiến sẽ đối đầu với Tổng thống Joe Biden trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc vào cuối năm nay.
Trong một bài đăng trên tờ Mail vào Tháng Giêng, Johnson lập luận rằng nhiệm kỳ tổng thống của Trump có thể là “điều thế giới cần” ngay lúc này, miễn là Trump ủng hộ Ukraine.
Ứng cử viên dẫn đầu của Đảng Cộng hòa gần đây đã gây ra sự hoảng loạn ở một số thủ đô Âu Châu, sau khi ông nói rằng ông sẽ “khuyến khích” những kẻ xâm lược “làm bất cứ điều gì chúng muốn” với các quốc gia NATO không chi tiêu đủ cho quốc phòng của họ.
“Rất nhiều người có thiện chí tốt bụng đang run rẩy trước ý tưởng về một nhiệm kỳ tổng thống mới của Trump, tôi không hiểu tại sao họ lại hoảng hốt như vậy,” Johnson nói.
9. Hà Lan sẽ ký hiệp ước an ninh 10 năm với Ukraine
Hà Lan hôm thứ Sáu cho biết họ sẽ ký một thỏa thuận an ninh 10 năm với Ukraine để tiếp tục hỗ trợ quân sự, giúp tái thiết và cải thiện hệ thống phòng thủ mạng.
Ngoại trưởng Hanke Bruins Slot cho biết thỏa thuận này sẽ sớm được ký kết, giúp Ukraine tiếp tục cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga.
Bruins Slot nói: “Nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây, Ukraine như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại”. “Mối đe dọa từ Nga sẽ tiến gần hơn, gây áp lực lên sự ổn định và an toàn của lục địa chúng ta”.
Đức đã ký một thỏa thuận tương tự với Ukraine vào tuần trước.
10. Việc Nga chiếm được Avdiivka khiến người già ở các thị trấn lân cận phải rời đi
Reuters đưa tin, việc Nga chiếm được Avdiivka ở miền đông Ukraine đã khiến người dân ở các thị trấn lân cận báo động và nhiều người hiện đang rời đi đến những khu vực an toàn hơn sau nhiều tháng ẩn náu vì hỏa lực thù địch liên tục.
Hầu hết những người chạy trốn đều là người già. Sau khi chứng kiến các quận biến thành đống đổ nát, giờ đây họ thấy chiến tuyến dài 1.000 km trong cuộc chiến kéo dài gần hai năm đang ngày càng đến gần hơn.
Theo Reuters, trong nhiều trường hợp hầu như không thể di chuyển, họ có sự trợ giúp từ tổ chức bác ái di tản có tên East SOS, nhưng điều đó vẫn không hề dễ dàng.
Tại thị trấn Selydove, Maryna Batrak, bó mình để chống chọi với cái lạnh, được dìu xuống cầu thang và đưa lên một chiếc xe buýt nhỏ đợi ở sân để đưa cô đến ga xe lửa ở thị trấn Pokrovsk.
“Họ đã tới Nevelske,” Batrak nói về lực lượng Nga, ám chỉ một thị trấn ở phía đông. “20-30 km nữa là xong. Họ cũng sẽ tiêu diệt chúng ta. Bạn đã thấy những thành phố đó bị xóa sổ khỏi bề mặt trái đất như thế nào chưa?”
Căn nhà của Batrak bị phá hủy. Cô liệt kê những thiệt hại ở địa phương trong hai năm chiến tranh – trường học, nhà trẻ, trường cao đẳng, bệnh viện phụ sản, tất cả đều bị đổ nát.
Valentyna Kitush, người ôm những người hàng xóm đầy nước mắt khi bước lên xe, cho biết sự sụp đổ của Avdiivka – sau khi nó hứng chịu các cuộc tấn công của Nga kể từ tháng 10 – là giọt nước tràn ly.
“Cuộc pháo kích ngày càng gia tăng. Và sau khi quân đội của chúng ta rời khỏi Avdiivka, mọi chuyện sẽ còn tồi tệ hơn nữa”, cô nói. “Họ đang bắn phá và phá hủy mọi thứ. Tôi có nên đợi cho đến khi họ tiêu diệt chúng ta không? Tôi đã quyết định rồi. Tôi đi đây.”
Việc chiếm giữ Avdiivka cho thấy một sự thay đổi động lực trong cuộc chiến đang bế tắc khi kỷ niệm ba năm ngày Nga xâm chiếm Ukraine đang đến gần. Đây là chiến thắng lớn nhất trên chiến trường của Nga kể từ khi lực lượng của nước này chiếm được Bakhmut vào tháng 5 năm 2023 và Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Ba cho biết quân đội Nga sẽ tiến sâu hơn vào Ukraine.
11. Hung Gia Lợi ngăn chặn tuyên bố của lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu cam kết hỗ trợ Ukraine
Thay vào đó, tuyên bố đề nghị hỗ trợ được gửi bởi Ursula von der Leyen, Charles Michel và Roberta Metsola.
Theo hai nhà ngoại giao, một tuyên bố cam kết hỗ trợ “kiên định” cho Ukraine từ toàn bộ Liên Hiệp Âu Châu đã bị Hung Gia Lợi chặn.
Tuyên bố được chuẩn bị bởi văn phòng của Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, Charles Michel, người vào chiều thứ Sáu đã gửi email đến các nước thành viên mà POLITICO đã xem, nói rằng “trong trường hợp không có sự đồng thuận” giữa các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu, thay vào đó, tuyên bố sẽ đi sẽ được cử đi dưới tên Michel, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Nghị viện Âu Châu Roberta Metsola. Phiên bản đó của tuyên bố đã được phát hành vào chiều thứ Sáu.
Hung Gia Lợi đã chặn tuyên bố này, theo hai nhà ngoại giao được giấu tên để thảo luận thẳng thắn về một chủ đề nhạy cảm, một trong số họ nói thêm rằng một quốc gia Liên Hiệp Âu Châu trung lập đã nghi ngờ về ngôn ngữ được sử dụng trong quốc phòng, đặc biệt là về hỏa tiễn, và cũng chỉ trích rằng Các tổ chức Liên Hiệp Âu Châu phần lớn đã im lặng về Trung Đông. Ba quốc gia trung lập về quân sự trong Liên Hiệp Âu Châu là Áo, Ireland và Malta.
Trong tuyên bố của mình, ba vị hứa rằng Liên Hiệp Âu Châu “sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ và vững chắc về chính trị, quân sự, tài chính, kinh tế, ngoại giao và nhân đạo để giúp Ukraine tự vệ, bảo vệ người dân, các thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng của mình, khôi phục lãnh thổ”. liêm chính, mang về hàng ngàn trẻ em bị trục xuất và chấm dứt chiến tranh. “
Khối cũng đã “quyết định mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine và sẽ hỗ trợ nước này trên con đường trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu”. Ba nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu cũng hứa rằng khối “sẽ tiếp tục giải quyết các nhu cầu quân sự và quốc phòng cấp bách của Ukraine, bao gồm cả việc cung cấp đạn dược và hỏa tiễn cần thiết khẩn cấp. “
Một quan chức Hung Gia Lợi đã không trả lời yêu cầu bình luận vào thời điểm công bố.
12. Von der Leyen đến thăm Kyiv vào hôm thứ Bảy để kỷ niệm chiến tranh
Theo một quan chức của Ủy ban Âu Châu, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã tới Kyiv vào hôm thứ Bảy để bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine khi nước này bước vào năm thứ ba cuộc chiến với Nga.
Cùng đi với cô có Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, quốc gia hiện đang giữ chức chủ tịch Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang gặp khó khăn về quân sự và kinh tế sau hai năm xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa, với việc Nga giành được ưu thế trên chiến trường và Ukraine bị cản trở do thiếu đạn dược do phương Tây cung cấp.
Von der Leyen dự kiến nhấn mạnh sự hỗ trợ liên tục của Liên Hiệp Âu Châu, vì khối này hồi đầu tháng này đã đồng ý cung cấp 50 tỷ euro viện trợ cho Ukraine và đang nỗ lực sử dụng lợi nhuận thu được từ các tài sản bị tịch thu của Nga để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine. Liên Hiệp Âu Châu cũng đồng thanh về gói trừng phạt mới chống lại Nga, bổ sung khoảng 200 cái tên vào danh sách các cá nhân bị cấm đi du lịch tới Liên Hiệp Âu Châu.
Tuy nhiên, 27 chính phủ của Liên Hiệp Âu Châu vẫn chưa đạt được thỏa thuận bổ sung quỹ quốc phòng của Liên minh và đồng ý mua vũ khí chung cho Ukraine. Hy vọng của Kyiv về việc nhanh chóng thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình gia nhập Liên Hiệp Âu Châu trong tương lai cũng còn là một vấn đề.
Trong một diễn biến khác, các nhà lãnh đạo G7 cũng sẽ họp trực tuyến vào thứ Bảy để thống nhất về một tuyên bố chung ủng hộ việc họ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine.
13. Ukraine điều tra hơn 122.000 tội ác chiến tranh
Ukraine đã mở cuộc điều tra hơn 122.000 trường hợp nghi ngờ là tội ác chiến tranh kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga gần hai năm trước, Công tố viên Ukraine, Andriy Kostin cho biết hôm thứ Sáu.
“Chúng tôi đã xác định được 511 thủ phạm. Và chúng tôi đã có 80 bản án tại các tòa án Ukraine”, chủ yếu là vắng mặt, Kostin nói với Reuters trong một hội nghị về luật hình sự quốc tế ở Berlin.
Trong khi Nga liên tục phủ nhận rằng lực lượng của họ đã thực hiện hành vi tàn bạo hoặc tấn công dân thường, chính quyền Ukraine và phương Tây cho biết có bằng chứng về các vụ giết người và hành quyết, pháo kích vào cơ sở hạ tầng dân sự và cưỡng bức trục xuất, cùng nhiều tội ác khác. Kostin cho biết số lượng nghi phạm tội ác chiến tranh dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng.
14. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo ngày 22 Tháng Hai,, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến lập trường hung hăng của Điện Cẩm Linh.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Hôm 14 tháng 2 vừa qua, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov, nói với các nhà báo rằng mặc dù “hoạt động quân sự đặc biệt” bắt đầu như một hoạt động chống lại Ukraine, nhưng theo thời gian, nó đã mang hình thức một cuộc chiến chống lại tập thể phương Tây, một cuộc chiến khi các nước thuộc tập thể phương Tây, do Hoa Kỳ lãnh đạo, trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột này.”
Điều này nhìn chung nhất quán với xu hướng trong luận điệu chính thức của Nga là tìm cách bào chữa cho sự kéo dài của cuộc xung đột và quy mô tổn thất của Nga thông qua việc mô tả cuộc xâm lược như một cuộc xung đột trực tiếp với phương Tây.
Peskov tiếp tục thừa nhận rằng 'chiến dịch quân sự đặc biệt' “có thể kéo dài hơn một chút, nhưng điều này không thể thay đổi tiến trình của mọi thứ.”
Đây là một phần trong câu chuyện chính thức của Nga gần như chắc chắn nhằm mục đích đặt người dân trong nước vào một cuộc xung đột lâu dài và sự suy giảm liên quan đến mức sống trong nước, đồng thời mang lại sự đảm bảo cho chiến thắng cuối cùng của Nga.
Lạ lùng: Putin nói TT Biden đúng khi gọi ông ta là ‘ĐCĐ’. Tây Ban Nha: Nga khủng bố trên đất nước họ
VietCatholic Media
17:11 24/02/2024
1. Tổng thống Biden công bố hơn 500 lệnh trừng phạt mới đối với Nga sau cái chết của Navalny
Tổng thống Joe Biden hôm thứ Sáu đã công bố hơn 500 lệnh trừng phạt mới đối với Nga và cỗ máy chiến tranh của nước này, trong đợt trừng phạt lớn nhất kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm chiếm Ukraine gần hai năm trước.
Tổng thống Biden đã thực hiện lời hứa sẽ trừng phạt thêm Putin một tuần sau khi lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny qua đời trong nhà tù ở Siberia. Các lệnh trừng phạt - cũng như những lệnh trừng phạt được Liên minh Âu Châu bổ sung hôm thứ Sáu - diễn ra một ngày trước ngày kỷ niệm hai năm ngày Putin xâm lược Ukraine.
“Người dân Mỹ và người dân trên khắp thế giới hiểu rằng lợi ích của cuộc chiến này vượt xa Ukraine”, Tổng thống Biden nói trong tuyên bố công bố các lệnh trừng phạt. “Nếu Putin không phải trả giá cho cái chết và sự hủy diệt của mình, ông ấy sẽ tiếp tục. Và cái giá phải trả cho Hoa Kỳ – cùng với các đồng minh và đối tác NATO của chúng ta ở Âu Châu và trên toàn thế giới – sẽ tăng lên.”
Phần lớn các lệnh trừng phạt đã được thực hiện nhân dịp kỷ niệm cuộc xâm lược, mặc dù một số lệnh trừng phạt đã được bổ sung trong tuần này để nhắm vào những người liên quan đến cái chết của Navalny tại một trại giam ở Bắc Cực. Tổng thống Biden hôm thứ Năm đã gặp góa phụ và con gái của Navalny ở San Francisco và ca ngợi lòng dũng cảm của người chồng quá cố của cô.
Tổng thống Biden nói: “Khu vực tài chính, cơ sở công nghiệp quốc phòng, mạng lưới mua sắm và những kẻ trốn tránh lệnh trừng phạt của Nga trên nhiều châu lục. “Họ sẽ bảo đảm Putin phải trả một cái giá thậm chí còn đắt hơn cho sự gây hấn ở nước ngoài và đàn áp ở trong nước.”
Bộ Tài chính sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung về giới hạn giá, khiến Nga phải tốn kém hơn khi vượt qua các lệnh trừng phạt, Thứ trưởng Tài chính Wally Adeyemo nói với các phóng viên trong cuộc gọi tối thứ Năm xem trước các lệnh trừng phạt. Ông đề cập đến mức trần giá dầu của Nga của chính quyền Tổng thống Biden, nói rằng Điện Cẩm Linh đã đầu tư tiền vào việc cố gắng thích ứng với các lệnh trừng phạt và trốn tránh chúng.
Vào tháng 12, POLITICO đưa tin rằng Mạc Tư Khoa đã thành công trong việc tránh một số lệnh trừng phạt dầu mỏ do các quốc gia G7 và Liên minh Âu Á Châup đặt.
Adeyemo cho biết thêm, các biện pháp trừng phạt mới cũng sẽ nhắm vào các công ty Nga và các nhà cung cấp nước thứ ba hỗ trợ các nỗ lực quân sự của Nga, khiến Điện Cẩm Linh gặp khó khăn hơn trong việc mua hàng hóa cần thiết để chế tạo vũ khí cho cuộc chiến chống Ukraine.
2. Mẹ của Alexei Navalny: “Nếu tôi không đồng ý tổ chức tang lễ bí mật, họ sẽ làm gì đó với thi thể con trai tôi”
Trong một đoạn video được tung lên mạng xã hội, mẹ của Alexei Navalny, Lyudmila Navalnaya, nói rằng bà quay video vì các nhà điều tra đang “đe dọa” bà, AFP đưa tin.
Navalnaya, người cho biết bà đã được bí mật đưa đến nhà xác để xem thi thể con trai mình, nói rằng các quan chức Nga đang tống tiền bà về các điều kiện về địa điểm, thời gian và cách thức chôn cất con trai bà.
Bà nói: “Tôi muốn cho những người trong số các bạn mà Alexei yêu quý, cho tất cả những người mà cái chết của cháu đã trở thành một bi kịch cá nhân, được có cơ hội nói lời tạm biệt với cháu”.
“Nhìn thẳng vào mắt tôi, họ nói rằng nếu tôi không đồng ý tổ chức tang lễ bí mật, họ sẽ làm gì đó với thi thể của con trai tôi… Tôi yêu cầu thi thể của con trai tôi được giao cho tôi ngay lập tức”, bà nói thêm.
Bằng cách gây áp lực buộc mẹ của Alexei Navalny phải chôn cất con trai bà trong một buổi lễ bí mật không có người đưa tang, Điện Cẩm Linh dường như muốn bảo đảm đám tang của anh không biến thành một buổi biểu diễn công khai ủng hộ nhà lãnh đạo phe đối lập quá cố.
Andrei Kolesnikov, thành viên cao cấp tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Russia viết: “Các nhà chức trách lo ngại đám tang của Navalny có thể biến thành một hành động chính trị”.
Kolesnikov nói thêm: “Nhưng mọi người thương tiếc anh ta một cách bình tĩnh và đàng hoàng, mặc dù họ đang bị đàn áp vì điều đó,” Kolesnikov nói thêm, đề cập đến hàng trăm người Nga đã bị giam giữ khi tỏ lòng thành kính với Navalny.
3. Các nhân vật văn hóa Nga kêu gọi bọn cầm quyền trao trả thi thể của Navalny
Một số nhân vật văn hóa và nhà hoạt động hàng đầu của Nga đã kêu gọi bọn cầm quyền Nga trao trả thi thể của thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny, người đã chết trong nhà tù ở Bắc Cực vào thứ Sáu tuần trước.
Mẹ của Alexei Navalny, Lyudmila Navalnaya, cho biết hôm thứ Năm rằng bà đã được cho xem thi thể của con trai mình. Navalnaya cáo buộc các nhà điều tra Nga đã “tống tiền” cô trong đám tang của con trai cô trong một video đăng trên YouTube. Cô tuyên bố họ đang cố ép cô tổ chức lễ chôn cất riêng tư mà không có người đưa tang.
Cho đến nay, hơn 25 nhà làm phim, nghệ sĩ, ngôi sao ba lê, người đoạt giải Nobel và những người phản đối tổng thống Vladimir Putin đã kêu gọi thả thi thể của ông.
“Chỉ cần trao con trai cho Lyudmila… mà không cần bất kỳ điều kiện nào,” Dmitry Muratov, nhà báo và người đoạt giải Nobel Hòa bình cho biết trong một video đăng trên mạng xã hội.
4. Putin nói Tổng thống Biden đã đúng khi gọi ông là 'đồ chó má'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Says Biden Was Right to Call Him a 'Crazy SOB'“, nghĩa là “Putin nói Tổng thống Biden đã đúng khi gọi ông là ‘thằng chó đẻ’” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Putin hôm thứ Sáu cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi ông là “thằng chó đẻ” là một “phản ứng thích hợp”.
Theo Associated Press, Tổng thống Biden đang nói về vấn đề biến đổi khí hậu tại một buổi gây quỹ ở California vào thứ Tư khi ông ấy nói, “Chúng tôi có một tên chó đẻ điên rồ như Putin và những người khác, và chúng tôi luôn phải lo lắng về vấn đề xung đột hạt nhân, nhưng mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại là khí hậu.”
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov lên án bình luận của Tổng thống Biden là “sự ô nhục lớn” đối với Mỹ và cho rằng “Tổng thống Biden cư xử theo phong cách cao bồi Hollywood để phục vụ lợi ích chính trị nội bộ”.
Tuy nhiên, phản ứng của Putin được cho là mỉa mai hơn, khi Reuters mô tả “nụ cười mỉa mai” trên khuôn mặt nhà lãnh đạo Nga khi ông được hỏi về nhận xét “tên chó đẻ”.
Nói chuyện với nhà báo Nga Pavel Zarubin, Putin đề cập đến tuyên bố của ông vào tuần trước rằng ông muốn Tổng thống Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 hơn cựu Tổng thống Donald Trump và cho biết bình luận “tên chó đẻ” của Tổng thống Biden đã tái khẳng định sự tán thành của ông.
“Khi bạn hỏi tôi ưu tiên của chúng tôi đối với tổng thống Mỹ tiếp theo, tôi đã nói rằng chúng tôi sẽ làm việc với bất kỳ ai, nhưng đối với chúng tôi, đối với Nga, Tổng thống Biden tốt hơn”, ông Putin nói, theo bản dịch tiếng Anh từ hãng truyền thông RT do Điện Cẩm Linh điều hành. “Xét theo những gì anh ta nói, tôi hoàn toàn đúng.”
Putin nói tiếp: “Đó là phản ứng thích hợp với những gì tôi đã nói. Không phải là anh ta có thể nói 'Làm tốt lắm, Volodya, cảm ơn vì đã giúp đỡ.' Chúng tôi hiểu những gì đang diễn ra ở đó, xét về mặt chính trị nội bộ.”
Putin nói thêm rằng lời xúc phạm của Tổng thống Biden có nghĩa là ông ấy đã “đúng” khi nói rằng ông ủng hộ Đảng Dân chủ.
Putin nói: “Chúng tôi sẵn sàng làm việc với bất kỳ tổng thống nào”. “Nhưng tôi tin rằng đối với chúng tôi, Tổng thống Biden là một tổng thống được Nga ưu ái hơn và xét theo những gì ông ấy vừa nói, tôi hoàn toàn đúng.”
Khi Putin nói với đài truyền hình nhà nước Nga vào ngày 14 tháng 2 rằng ông thích Tổng thống Biden vào Tòa Bạch Ốc hơn, bình luận này đã thu hút sự chú ý của quốc tế vì nhiều nhà quan sát cho rằng Điện Cẩm Linh sẽ muốn cựu Tổng thống Trump chiến thắng. Chính quyền Tổng thống Biden là người ủng hộ lớn nhất cho Kyiv trong việc bảo vệ nước này trước cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra của Putin.
Một số người cho rằng Putin đang sử dụng chiến thuật tâm lý để giúp cựu Tổng thống Trump, và nhà tuyên truyền nổi tiếng người Nga Vladimir Solovyov cho rằng sự chứng thực này là “một tính toán chính xác” và một “quả bom thông tin”.
5. Nhà lãnh đạo NATO nói cách tốt nhất để tôn vinh Navalny là bảo đảm Nga đánh bại ở Ukraine
Tổng thư ký NATO Jens Stolenberg cho biết ông tin rằng cách tốt nhất để tưởng nhớ Alexei Navalny là bảo đảm Nga sẽ thất bại trong cuộc chiến Ukraine.
Phát biểu với Đài Âu Châu Tự do ở Brussels, Stolenberg nói: “Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng cách tốt nhất để tôn vinh ký ức về Alexei Navalny là bảo đảm rằng Putin không giành chiến thắng trên chiến trường, nhưng Ukraine sẽ thắng thế”.
Navalny chết tại trại giam ở Vòng Bắc Cực vào tuần trước. Các nhà lãnh đạo phương Tây cho rằng Putin phải chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của ông, trong đó Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi đó là “bằng chứng nữa về sự tàn bạo của Putin”.
6. Anh thanh minh sau khi Bộ trưởng lên tiếng 'loại bỏ' Vladimir Putin
Chính phủ Anh hôm thứ Sáu buộc phải làm rõ rằng tương lai của Vladimir Putin là “vấn đề của người dân Nga” - sau khi một bộ trưởng gợi ý rằng Anh có thể viện trợ cho Ukraine để cuối cùng loại bỏ Putin.
Laura Farris, Bộ trưởng An ninh, cho biết trong một bài phát biểu trên BBC tối thứ Năm rằng nếu Anh hợp tác với các đồng minh để duy trì sự hỗ trợ cho Ukraine, thì Tổng thống Nga “cuối cùng” có thể bị tước bỏ quyền lực.
Farris cho biết, cuộc chiến Ukraine đang “gây tổn thất nặng nề cho Putin. Nó khiến ông ấy mất tiền, mất vốn chính trị, mất đi sự ủng hộ của người dân Nga.”
Cô ấy nói thêm: “Và, bạn biết đấy, một mình chúng tôi không thể quyết định tương lai của anh ta, nhưng cùng nhau, với NATO, với sự hỗ trợ của các đồng minh, duy trì sự ủng hộ cho Ukraine - cuối cùng chứng kiến họ chiến thắng - đó là cách duy nhất mà chúng ta có thể loại bỏ hắn ta khỏi quyền lực.”
Tuyên bố của Laura Farris không nhắm vào việc loại bỏ Putin bằng những hình thức trực tiếp như ám sát như phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov phản bác.
Ngay cả sau khi Nga xâm chiếm Ukraine, chính phủ Anh đã nhiều lần khẳng định rằng việc loại bỏ Putin không phải là một trong những mục tiêu của nước này.
Bị các phóng viên nhấn mạnh hôm thứ Sáu, phát ngôn nhân của Rishi Sunak từ chối cho biết liệu thủ tướng có đồng ý với bình luận của Farris hay không.
Phó phát ngôn viên chính thức của Thủ tướng cho biết: “Tương lai của Vladimir Putin là vấn đề của người dân Nga”.
Họ nói thêm: “Trước đây chúng tôi đã nói về Putin và cuộc chiến bất hợp pháp của ông ấy. Tương lai của nước Nga là do người dân Nga quyết định.”
7. Nga tập trung tấn công vào 'điểm nóng' Marinka
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Bẩy, 24 Tháng Hai, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết Nga đã tăng cường các cuộc tấn công ở khu vực phía đông Donetsk, tập trung vào thị trấn Marinka.
Ông nói: “Khu vực Marinka đã trở thành một điểm nóng khác sau khi Avdiivka thất thủ.”
Ông cho biết tại hai thị trấn nằm ở khu vực phía tây nam Marinka, lực lượng Nga “đã cố gắng chọc thủng hàng phòng ngự của quân chúng tôi 31 lần”.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuần này mô tả tình hình ở mặt trận là “cực kỳ khó khăn” do nguồn viện trợ quân sự của phương Tây bị trì hoãn.
8. Putin bất ngờ khi 'NATO thu nhỏ' của ông ta tan rã
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Caught Off Guard as His 'Mini-NATO' Falls Apart”, nghĩa là “Putin bất ngờ khi 'NATO thu nhỏ' của ông ta tan rã.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Putin đã bất ngờ trước việc Armenia đình chỉ tư cách thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, gọi tắt là CSTO, một liên minh quân sự quan trọng đối với Mạc Tư Khoa.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết trong cuộc phỏng vấn với France 24 hôm thứ Sáu rằng Armenia sẽ rời CSTO.
Tổ chức CSTO được coi là phản ứng của Putin đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, một liên minh quân sự phương Tây. CSTO là một liên minh trong đó các quốc gia thành viên cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị tấn công và thường được gọi là “NATO thu nhỏ” của Putin.
Thông báo này được đưa ra gần hai năm kể từ ngày Nga tuyên bố xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Putin ban đầu hy vọng vào một chiến thắng nhanh chóng trước Kyiv, nơi những nỗ lực phòng thủ đầy tinh thần đã ngăn cản quân đội Nga đạt được những lợi ích đáng kể, dẫn đến một cuộc xung đột kéo dài hơn.. Bất chấp những trở ngại, Nga vẫn tiếp tục nỗ lực khi viện trợ của Mỹ cho Ukraine, yếu tố then chốt mang lại lợi ích cho nước này, có nguy cơ cạn kiệt.
Armenia đã nêu lên lo ngại về việc Nga không can thiệp vào cuộc xung đột với nước láng giềng Azerbaijan, kể cả vào tháng 9 năm ngoái sau khi Azerbaijan tiến hành một cuộc tấn công trên lãnh thổ ly khai Nagorno-Karabakh, một khu vực mà cả hai nước đã tuyên bố chủ quyền từ lâu, đôi khi dẫn đến xung đột bạo lực.
“Theo quan điểm của chúng tôi, thỏa thuận an ninh tập thể đã không được thực thi liên quan đến Armenia, đặc biệt là trong giai đoạn 2021-2022. Điều này không thể tồn tại nếu không có sự chú ý của chúng tôi. Chúng tôi đã đình chỉ việc tham gia vào thỏa thuận này. Hãy xem điều gì xảy ra tiếp theo”, Pashinyan nói, hãng truyền thông nhà nước Nga TASS đưa tin.
Tuy nhiên, ông Putin chưa thảo luận về tư cách thành viên của Armenia với Pashinyan, theo TASS.
Dmitry Peskov cho biết “không có bất kỳ” liên hệ nào giữa hai quốc gia vào thời điểm này và các quan chức Armenia đã không thông báo chính thức cho Nga về việc tạm dừng tư cách thành viên của họ.
“Phía Armenia không có bất kỳ hành động chính thức nào về vấn đề này. Chúng tôi sẽ liên hệ với các đồng nghiệp của mình và làm rõ ý nghĩa của những tuyên bố này”, ông nói.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Nga có kế hoạch “tiếp tục đối thoại” với chính quyền Armenia và ông hy vọng “những người bạn Armenia của chúng tôi sẽ giải thích mọi thứ cho chúng tôi”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga và Armenia để yêu cầu bình luận qua email.
Việc Armenia rời CSTO khiến liên minh chỉ còn lại 5 quốc gia thành viên tích cực—Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.
Trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine, CSTO đã chứng kiến nhiều thách thức thử thách sức mạnh của mình. Ngoài những chỉ trích của Armenia về việc thiếu viện trợ, Kyrgyzstan vào năm 2022 đã quyết định hủy bỏ các cuộc tập trận chung đã lên kế hoạch với Nga mà không đưa ra lý do để không tham gia tập trận. Trong khi đó, Kazakhstan cho biết họ sẽ không giúp Nga lách các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt lên nền kinh tế nước này vì cuộc xâm lược Ukraine.
Hơn nữa, xung đột giữa Armenia và Azerbaijan đã dẫn đến cái chết của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga vào tháng 9, gây thêm áp lực cho liên minh. Căng thẳng giữa Nga và Armenia cũng gia tăng do các cuộc tập trận quân sự được tổ chức giữa Armenia và Mỹ, một dấu hiệu khác cho thấy nước này đang rời xa ảnh hưởng của Mạc Tư Khoa.
9. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Hoa Kỳ, Chuck Schumer, đã cùng chính quyền Tổng thống Joe Biden lên án cuộc chiến của Nga với Ukraine.
Hôm thứ Sáu, Schumer, người đang ở Ukraine thăm tổng thống nước này, Volodymyr Zelenskiy, để trấn an việc cung cấp viện trợ của Hoa Kỳ, đã cho biết
Hôm nay nhân kỷ niệm hai năm cuộc chiến tranh phi pháp và vô đạo đức của Putin, chúng tôi đã đặt hoa tại nghĩa trang ở Lviv, Ukraine để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng.
Hoa Kỳ luôn luôn sát cánh mạnh mẽ với người dân Ukraine.
10. Video quay cảnh Putin đang bay trên máy bay ném bom hạt nhân
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Putin Flying Nuclear Bomber”, nghĩa là “Video cho thấy Putin đang bay trên máy bay ném bom hạt nhân.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đoạn video do Điện Cẩm Linh công bố cho thấy Vladimir Putin ngồi trên ghế phi công phụ của một chiếc máy bay ném bom hạt nhân, được mô tả là một màn đóng thế trước bầu cử nhằm mục đích cho công chúng Nga thấy sức mạnh của ông.
Mặc bộ đồ bay, ông Putin bước lên chiếc máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tupolev Tu-160M tại phi trường phủ đầy tuyết của một nhà máy chế tạo máy bay ở thành phố Kazan bên sông Volga hôm thứ Năm.
Hãng tin AP đưa tin nhà máy này đã được lệnh sản xuất một phiên bản hiện đại hóa của máy bay ném bom, chiếc máy bay này bay lần đầu tiên vào những năm 1980. Được NATO đặt tên mã là Blackjack, chiếc máy bay này được dự định sử dụng trong Chiến tranh Lạnh để thả bom nguyên tử trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Chiếc máy bay mà ông Putin đang bay là một trong những máy bay ném bom đầu tiên được trang bị động cơ và hệ thống điện tử hàng không mới.
Đoạn video trong buồng lái cho thấy cảnh cất cánh và hạ cánh cũng như các cảnh quay về ghế của phi công được quay từ cả hai phía trong đó có thể nhìn thấy ông Putin. Sau đó, bên ngoài máy bay, Putin khoe khoang về việc Nga đã có được thiết bị thế hệ mới như thế nào và nó tuyệt vời ra sao.
“Như tôi đã nói với người chỉ huy và tôi sẽ nói với lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga, chiếc máy bay này nên được chấp nhận phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga”, Putin nói trong một đoạn clip đăng trên X của Anton Gerashchenko, cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine. Tính đến thứ Sáu, nó đã nhận được hơn 1,7 triệu lượt xem.
Gerashchenko viết: “Truyền thông Nga đưa tin rằng Putin (hoặc có thể là một trong những người đóng thế của ông ấy?) đã bay trên một máy bay ném bom chiến lược Tu-160M mới của Nga”. Ông nói thêm rằng Điện Cẩm Linh cho biết nhà lãnh đạo Nga không cần kiểm tra y tế trước chuyến bay.
“Sau đó, Putin tiếp tục màn trình diễn bằng cách lái một chiếc xe tải. Anh ta cố gắng thể hiện mình là người trẻ trung và tràn đầy năng lượng trước 'cuộc bầu cử'“, Gerashchenko đăng.
Người dân Nga đi bỏ phiếu bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 trong một cuộc bỏ phiếu sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Putin được nhiều người dự đoán sẽ đắc cử thêm một nhiệm kỳ sáu năm nữa. Nó sẽ bắt đầu trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với phương Tây về cuộc chiến ở Ukraine, đánh dấu kỷ niệm lần thứ hai vào thứ Bảy.
Sergey Mironov, một đồng minh của Putin, lãnh đạo đảng chính trị A Just Russia, là một phần của phe đối lập cuội luôn ủng hộ Điện Cẩm Linh một cách có hệ thống, đã dự đoán rằng Putin sẽ giành được 80% phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống, mặc dù đảng này đã nêu lên lo ngại về tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp.
“Thực tế là nhiều công dân Nga ủng hộ Vladimir Putin, nhưng họ nghĩ, 'Tại sao tôi lại đi? Dù sao thì anh ta cũng sẽ được bầu thôi.' Và họ sẵn sàng ở nhà, nhưng điều này là sai trái”, Mironov nói với Newsweek trong một tuyên bố.
Ông nói rằng, nếu tỷ lệ cử tri đi bầu chỉ từ 52 đến 54% thì “cả thế giới sẽ nói gì? Họ sẽ nói rằng 'chỉ một nửa bỏ phiếu và một nửa ở nhà — điều này có nghĩa là một nửa số người nghi ngờ các chính sách của Vladimir Putin.' Về vấn đề này, chúng tôi muốn tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ít nhất là 75%.
11. Belarus đưa ra cảnh báo đáng ngại cho NATO
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Belarus Issues Ominous Warning to NATO”, nghĩa là “Belarus đưa ra cảnh báo đáng ngại cho NATO.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đồng minh thân cận nhất của Nga, Belarus, tuyên bố rằng quân đội của họ sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay nào đi vào không phận của họ, đây dường như là mối đe dọa mới nhất của Minsk đối với NATO.
Lời cảnh báo của Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin được đưa ra khi Bộ Ngoại giao Ba Lan nói với Newsweek rằng những lời lẽ khoa trương của Minsk đang gây bất ổn cho khu vực. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết Ba Lan, một thành viên NATO, đang âm mưu cùng Washington thực hiện một “hành động khiêu khích quy mô lớn”. Newsweek đã liên hệ với NATO để bình luận vào thứ Sáu.
Lukashenko là đồng minh thân cận nhất của Putin và cho đến nay vẫn kiềm chế không để Belarus can dự chặt chẽ hơn vào cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của ông, mặc dù đất nước mà ông cai trị bằng nắm đấm sắt đã bị lực lượng Mạc Tư Khoa sử dụng làm trạm dàn quân.
“Minsk sẽ không khoanh tay ngồi yên trong trường hợp không phận của họ bị vi phạm,” Khrenin nói với kênh Russia 24 có liên kết với Điện Cẩm Linh, theo hãng truyền thông nhà nước Belarus TVR, “Nếu họ mất trí và xâm nhập không phận của chúng tôi, tất nhiên chúng tôi sẽ sẽ bắn hạ chúng mà không báo trước.”
Cơ quan truyền thông Belarus đưa tin rằng Khrenin đã cảnh báo về việc Ba Lan triển khai hệ thống phòng thủ ở làng Redzikowo phía bắc Ba Lan cũng như “những tuyên bố quân sự hung hãn của giới lãnh đạo Ba Lan liên quan đến việc gia tăng số lượng Lực lượng vũ trang của họ”.
Khrenin nói thêm rằng các cuộc tập trận của NATO tổ chức gần biên giới Belarus không minh bạch và cho biết các cuộc tập trận quân sự chung Nga-Belarus sẽ diễn ra vào năm 2025 khi căng thẳng giữa chế độ Lukashenko và phương Tây gia tăng.
Có suy đoán rằng một thỏa thuận được ký kết vào tháng trước giữa các nhà lãnh đạo nhằm hợp nhất chặt chẽ hơn nền kinh tế của Nga và Belarus – được gọi là Nhà nước Liên minh – có thể báo trước các lực lượng Belarus sẽ tham gia cùng quân đội Nga trên chiến trường. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy điều này sẽ xảy ra.
Nhà lãnh đạo Belarus Lukashenko hôm thứ Ba nói với các quan chức an ninh và quân sự của mình rằng tình báo Mỹ gốc Ba Lan đang chuẩn bị “một hành động khiêu khích quy mô lớn chống lại thường dân Ba Lan, hành động này sẽ bị đổ lỗi cho Nga và Belarus”.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Ba Lan nói với Newsweek trong một tuyên bố rằng bình luận của Lukashenko là một ví dụ nữa về chính sách thù địch và đối đầu của Minsk.
Bộ cho biết: “Những cáo buộc vô căn cứ và việc chính quyền Belarus chuyển trách nhiệm về tình hình hiện tại trong khu vực đã vĩnh viễn xâm nhập vào kho công cụ chính sách đối ngoại của Minsk”. “Chúng là cái cớ để đưa ra nhiều giải pháp hơn với mục đích duy nhất là leo thang hơn nữa”.
“Belarus đóng vai trò là một trong những nhân tố gây bất ổn chính cho tình hình an ninh trong khu vực”. “Mặc dù Belarus đã đưa ra nhiều cáo buộc và cáo buộc chống lại Ba Lan trong quá khứ, nhưng cho đến nay, chỉ có hành động của Minsk là nguồn gốc của mọi căng thẳng.”
Ở những nơi khác trong cuộc phỏng vấn với Russia 24, Khrenin cũng cáo buộc phương Tây sử dụng máy bay có người lái và không người lái cũng như vệ tinh để tiến hành trinh sát ở Belarus trước hành động quân sự.
Khrenin nói: “Phương Tây đang quan tâm tích cực đến các khu định cư chiến lược và căn cứ quân sự của chúng tôi”. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Minsk không cần phải xây dựng lực lượng ở biên giới với Ukraine, nơi các nhóm phá hoại gây ra mối đe dọa lớn hơn.
12. Tình báo Tây Ban Nha cho biết Mạc Tư Khoa đã thuê tay súng sát hại người đào tẩu Nga
Cơ quan tình báo Tây Ban Nha cáo buộc Điện Cẩm Linh dàn dựng vụ sát hại Maksim Kuzminov, phi công trực thăng người Nga đào tẩu sang Ukraine năm ngoái.
Kuzminov, người được cho là đang sống ở Tây Ban Nha dưới danh tính giả, được phát hiện đã chết ở thị trấn Villajoyosa của Tây Ban Nha, gần Alicante, vào ngày 13 tháng 2. Cảnh sát cho biết những kẻ tấn công đã bắn cựu phi công sáu phát trước khi dùng một chiếc xe hơi tông vào anh ta.
Các nguồn tin trong cơ quan tình báo Tây Ban Nha nói với tờ El País của Tây Ban Nha rằng sẽ khó có thể liên kết trực tiếp vụ giết người với một trong các cơ quan của Nga, nhưng họ tin rằng Mạc Tư Khoa đã thuê sát thủ từ bên ngoài Tây Ban Nha để thực hiện vụ ám sát.
Theo nguồn tin của tờ báo này, các cơ quan tình báo Tây Ban Nha không biết Kuzminov đang ở Tây Ban Nha vì họ không được thông báo về việc ông đến. Đầu tuần này, phát ngôn nhân chính phủ Pilar Alegría đã không trả lời các câu hỏi về việc liệu Kuzminov có được cảnh sát Tây Ban Nha bảo vệ hay không, nói rằng vụ việc “đang được điều tra”.
Kuzminov đào thoát khỏi Nga vào tháng 8 năm 2023, lái trực thăng Mi-8 của mình từ tiền tuyến vào Ukraine và đầu hàng chính quyền. Ukraine được cho là đã trả cho anh ta số tiền tương đương 500.000 Mỹ Kim như một phần thưởng cho việc đào tẩu.
Các nguồn tin ngoại giao nói với El País rằng Tây Ban Nha sẽ đưa ra “phản ứng mạnh mẽ” nếu chính quyền xác nhận sự tham gia của Điện Cẩm Linh.
Sergey Naryshkin, nhà lãnh đạo Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga, nói với hãng thông tấn nhà nước Nga TASS rằng Kuzminov là một “kẻ phản bội và tội phạm”, là người “trở thành một xác chết đạo đức vào đúng thời điểm anh ta đang lên kế hoạch cho tội ác bẩn thỉu và khủng khiếp của mình.
13. Nga đe dọa máy bay Pháp ở Hắc Hải, Paris nói
Bộ trưởng Lực lượng vũ trang Pháp Sébastien Lecornu cho biết hôm thứ Năm rằng Nga đã đe dọa trực tiếp các máy bay của Pháp ở Hắc Hải gần đây.
Ông nói với đài phát thanh RTL của Pháp: “Một tháng trước, hệ thống kiểm soát không lưu của Nga đã đe dọa bắn hạ máy bay Pháp ở Hắc Hải, mặc dù chúng tôi đang ở trong vùng tự do quốc tế mà chúng tôi tuần tra”.
Bình luận của Lecornu được đưa ra khi cuộc chiến ở Ukraine sắp bước sang năm thứ ba, trong bối cảnh ngày càng bi quan về kết quả của cuộc xung đột.
Tuy nhiên, các chính phủ Âu Châu khẳng định rằng Putin vẫn không chiếm thế thượng phong. Lecornu cho biết, lập trường ngày càng hung hăng của Mạc Tư Khoa “được giải thích là do Nga đang gặp khó khăn trên chiến trường Ukraine”.
Ông nói: “Điều này đã xảy ra từ thời Chiến tranh Lạnh, nhưng chúng ta đang chứng kiến sự trở lại của lập trường đặc biệt hung hăng của Nga”, đồng thời cho biết thêm rằng Mạc Tư Khoa đang “chơi đùa với các giới hạn”.
Lecornu cho biết, một tàu chiến của Nga gần đây cũng đã neo đậu tại Baie de Seine ở miền bắc nước Pháp, ở rìa vùng lãnh hải nhằm “đe dọa” Pháp.
Bộ trưởng Pháp dự kiến sẽ bay tới Armenia vào thứ Năm tuần sau - chuyến thăm đầu tiên như vậy của một bộ trưởng lực lượng vũ trang Pháp và là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ quốc phòng ngày càng sâu sắc của Pháp với Armenia.
Armenia đang dần rời xa mối quan hệ lịch sử với Mạc Tư Khoa và Paris đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng với các đồng minh cũ của Nga, bao gồm Moldova và các nước Trung Á.
Các công ty quốc phòng bao gồm MBDA, Nexter, Safran, Thales và Arquus có mặt trong phái đoàn bay tới Armenia cùng Lecornu.
14. Bundestag của Đức bỏ phiếu cung cấp cho Ukraine hệ thống vũ khí tầm xa
Bundestag của Đức đã ủng hộ một nghị quyết do liên minh chính phủ đệ trình, trong đó bao gồm nghĩa vụ cung cấp cho Ukraine “các hệ thống vũ khí và đạn dược tầm xa cần thiết”.
Trong cuộc bỏ phiếu, 382 đại biểu đã bỏ phiếu tán thành nghị quyết “Mười năm chiến tranh của Nga chống Ukraine - kiên quyết bảo vệ Ukraine và Âu Châu”, 284 phiếu chống và 2 phiếu trắng.
Đồng thời, nghị quyết không nêu rõ hệ thống vũ khí tầm xa nào đang được đề cập. Các đại biểu Đức vào hôm thứ Năm đã bác bỏ yêu cầu từ phe đối lập về việc chuyển hỏa tiễn hành trình Taurus cho Ukraine.
Đại sứ Ukraine tại Đức, Oleksii Makeiev, cho biết trong khi chuẩn bị tài liệu, một số nghị sĩ Đức “có ý” ám chỉ đến hỏa tiễn Taurus trong khi những người khác thì không.
Trong cuộc tranh luận, các nhà lập pháp Đức gọi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 là “bước quyết liệt nhất cho đến nay trong chính sách ngày càng hung hăng chống lại Âu Châu tự do và dân chủ trong những năm gần đây”. Họ cũng chỉ ra rằng Putin đang tiến hành cuộc chiến này để duy trì quyền lực và thực hiện ảo tưởng siêu cường đế quốc của mình.
Các đại biểu lưu ý trong bài phát biểu của mình rằng nếu giới lãnh đạo Nga không bị ngăn chặn, họ sẽ cố gắng tiếp tục chính sách đế quốc bên ngoài Ukraine. Vì lý do này, cần phải ủng hộ Ukraine có quyền tự do lựa chọn liên minh và tiến tới trở thành thành viên NATO.
15. Anh gửi thêm 200 hỏa tiễn chống tăng tới Ukraine, huấn luyện thêm 10.000 quân Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps tuyên bố Anh sẽ gửi thêm 200 hỏa tiễn chống tăng tới Ukraine.
Ông nói với quốc hội:
Hôm nay tôi có thể công bố gói 200 hỏa tiễn chống tăng “Brimstone” mới nhằm tăng cường hơn nữa việc bảo vệ Ukraine. Những hỏa tiễn này trước đây đã có tác động đáng kể đến chiến trường, trong một trường hợp buộc lực lượng Nga phải từ bỏ và rút lui khi cố gắng vượt sông.
PA Media đưa tin ông nói thêm rằng Vương quốc Anh sẽ huấn luyện thêm quân đội Ukraine cùng với các đồng minh khác, đồng thời nói thêm: “Chúng ta sẽ cùng nhau huấn luyện thêm 10.000 người trong nửa đầu năm 2024”.
Tại sao lễ an táng chỉ mới 50% phải ngưng? ĐGM Liam Cary cấm áp dụng Fiducia tại giáo phận Baker
VietCatholic Media
17:14 24/02/2024
1. Đức Hồng Y Dolan hoan nghênh phản ứng của nhà thờ chính tòa St. Patrick trước những náo động liên quan đến đám tang
Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York đã ca ngợi các nhân viên của nhà thờ St. Patrick trong việc giải quyết một tang lễ ồn ào dành cho một nhà hoạt động “chuyển giới”.
Đức Hồng Y nói với một người phỏng vấn trên đài phát thanh: “Tôi nghĩ rằng nhà thờ của chúng tôi đã hành động cực kỳ tốt”. Ngài nói rằng các nhân viên không hề biết rằng Cecilia Gentili được chú ý vì chủ nghĩa vô thần và khuyến khích hợp pháp hóa mại dâm. Ngài nói: “Chúng tôi không để FBI kiểm tra những người muốn được chôn cất.
Cecilia Gentili là một người đàn ông về sinh học đã giải phẩu để trở thành một phụ nữ. Gentili cũng là một nhà hoạt động đã giúp hợp pháp hóa hoạt động mại dâm ở New York. Vì thế Gentili có danh hiệu là “Mẹ của các cô gái mại dâm.”
Trong suốt phụng vụ, linh mục chủ tế, là Cha Edward Dougherty, đã gọi Gentili bằng những đại từ giống cái và mô tả người đàn ông chuyển giới là “Our sister” hay “chị của chúng tôi”.
Ngoài ra, trong những lời cầu nguyện của các tín hữu, người đọc đã cầu nguyện cho cái gọi là chăm sóc sức khỏe khẳng định giới tính, trong khi những người tham dự thường xuyên hô vang các khẩu hiệu gọi Gentili là “mẹ của tất cả các gái mại dâm ở New York”.
Đức Hồng Y Dolan tiếp tục hoan nghênh quyết định của nhân viên nhà thờ khi nhấn mạnh rằng tang lễ đã gián đoạn sau khi quan sát hành vi thái quá của những người đi dự tang lễ. “Hoan hô những người trong thánh đường của chúng tôi,” ngài nói.
Trong khi đó, nhóm hoạt động đồng tính đã tổ chức gây rối tại lễ tang ở nhà thờ St. Patrick vào tuần trước hiện đang yêu cầu tổng giáo phận đưa ra lời xin lỗi vì “ngôn ngữ bác bỏ và loại trừ một cách đau đớn”.
Nhóm Những người đồng tính nam và đồng tính nữ sống trong một xã hội chuyển giới,, gọi tắt là GLITS, đã sắp xếp một Thánh lễ an táng cho nhà hoạt động quá cố Cecilia Gentili, nhưng nhân viên nhà thờ, bị sốc trước hành vi của giáo đoàn náo nhiệt, đã quyết định rằng chỉ có Phụng vụ Lời Chúa. GLITS phản đối rằng buổi lễ “đột ngột bị cắt ngắn do một quyết định hấp tấp” của nhân viên nhà thờ.
2. Các Hồng Y hàng đầu của Vatican khẳng định cuộc bỏ phiếu của Đức về hội đồng thượng hội đồng sẽ vô hiệu
Vatican News, hãng thông tấn của Bộ Truyền thông, đã công bố thông tin về yêu cầu của Vatican đối với các giám mục Đức không bỏ phiếu về một hội đồng thượng hội đồng được đề xuất gồm các giám mục và giáo dân để cai quản Giáo Hội. Yêu cầu này đã dẫn đến việc loại bỏ vấn đề này khỏi chương trình nghị sự của cuộc họp tuần này của Hội đồng Giám mục Đức.
Bức thư, được ký bởi các Đức Hồng Y Pietro Parolin (Quốc vụ khanh), Víctor Manuel Fernández (Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin), và Robert Prevost (Bộ trưởng Bộ Giám mục), “chỉ ra rằng một Hội đồng như vậy không được quy định bởi Giáo luật hiện hành; do đó, một quyết định được Hội đồng Giám mục thông qua về một Hội đồng như vậy cũng sẽ vô hiệu vì Hội đồng sẽ không có thẩm quyền phê chuẩn Quy chế của mình”, theo Vatican News.
Ngay cả khi đồng ý hoãn cuộc bỏ phiếu về hội đồng thượng hội đồng, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Giám mục Georg Bätzing, đã bác bỏ những lo ngại của các Hồng Y. Đức Giáo Hoàng đã viết vào tháng 11 rằng một hội đồng thượng hội đồng “ không thể hài hòa với cơ cấu bí tích của Giáo Hội Công Giáo.”
“Chúng tôi không muốn hạn chế thẩm quyền của các giám mục dưới bất kỳ hình thức nào,” Đức Giám Mục Bätzing nói trong một cuộc họp báo. “Chúng tôi muốn đặt chúng trên nền tảng mới vì thẩm quyền này đã bị suy yếu bởi sự lạm dụng và tai tiếng mà chúng tôi đã trải qua... Và đó là lý do tại sao chúng tôi cần những lời khuyên mới, ràng buộc và minh bạch thực sự đi vào các quyết định. Đây chính là con đường chúng tôi đang tìm kiếm.”
3. Đức Cha Liam Cary của giáo phận Baker chỉ thị cho các linh mục không được chúc lành theo Tuyên ngôn Fiducia Supplicans
Đức Cha Liam Cary của giáo phận Baker đã có một thư mục vụ về Tuyên ngôn Fiducia Supplicans. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Ban phước hay không ban phước
Về Tuyên ngôn Vatican Fiducia Supplicans
Giám mục Liam Cary
9 tháng 2 năm 2024
Vào tháng 3 năm 2021, trước câu hỏi liệu Giáo hội có thể ban phước cho những cuộc kết hợp của những người đồng giới hay không, Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican đã trả lời “Không”. Trong Thư trả lời có chữ ký của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Luis Ladaria đã tuyên bố rằng “không thể ban phép lành cho các mối quan hệ liên quan đến hoạt động tình dục ngoài hôn nhân,” bởi vì một phước lành thừa nhận tính hợp pháp của các kết hợp đồng giới sẽ “chấp thuận và khuyến khích một cách hiệu quả một sự lựa chọn và một lối sống không thể được coi một cách khách quan là tuân theo các kế hoạch đã được mặc khải của Thiên Chúa”. Tuy nhiên, Đức Hồng Y đã nói rõ rằng “những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái” có thể được chúc phúc với tư cách cá nhân nếu họ “thể hiện ý muốn sống trung thành với các kế hoạch được mạc khải của Thiên Chúa như giáo huấn của Giáo hội đề xuất”.
Chữ ký của Đức Thánh Cha cũng xuất hiện trên Tuyên bố Fiducia Supplicans ngày 18 tháng 12 năm 2023 của người kế vị Đức Hồng Y Ladaria, Đức Hồng Y Victor Fernandez. Đức Hồng Y Fernandez cho rằng trong những năm kể từ khi Phản hồi năm 2021 được ban hành, “chân trời” của giáo huấn của Giáo hội đã trải qua “một sự phát triển thực sự”. “Bối cảnh” mới cho phép “khả năng được chúc phúc... các cặp đồng tính mà không chính thức xác nhận tình trạng của họ hoặc thay đổi giáo huấn lâu đời của Giáo hội về hôn nhân bằng bất kỳ cách nào”.
Giáo huấn đó mà Đức Hồng Y Fernandez tái khẳng định một cách nghiêm chỉnh trong Fiducia Supplicans: hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là môi trường đặc biệt được chúc phúc cho các mối quan hệ tính dục giữa con người với nhau. Do đó, thay vì cho phép kết hợp đồng giới, Tuyên bố liên tục cảnh báo chống lại “nguy cơ nhầm lẫn phép lành được ban cho bất kỳ sự kết hợp nào khác với Nghi thức phù hợp với Bí tích Hôn nhân”. Trên thực tế, Đức Hồng Y Fernandez nói, những phép lành “mục vụ” phi nghi thức mới mà ngài đề xuất sẽ không nên được ban nếu chúng sẽ gieo rắc sự nhầm lẫn về giáo lý Công Giáo về hôn nhân và đạo đức tình dục.
Bất chấp mối quan tâm của Đức Hồng Y là không gieo rắc sự chia rẽ, trong vòng vài tuần sau khi Fiducia được đưa ra, những phản ứng phản đối mạnh mẽ đã nổ ra ở 50 quốc gia. Các Giám mục ở Flanders và Đức đã hoan nghênh Tuyên bố như một “sự trợ giúp để tiến tới” trên con đường đã chọn trước đây của họ hướng tới việc chúc phúc chính thức cho các cặp đồng giới. Hình ảnh và video về các nghi lễ đồng giới được lên kế hoạch trước tràn ngập màn hình máy tính trên toàn cầu với hình ảnh các linh mục ban phước lành mà Fiducia đã cấm. Các phương tiện thông tin đại chúng nhanh chóng lan truyền tin tức khắp thế giới: Giáo Hội Công Giáo đã thay đổi quan điểm; bây giờ Giáo Hội chấp thuận các cuộc hôn nhân đồng giới.
Từ Congo một giọng nói khác vang lên. Đức Hồng Y Fridolin Ambongo tuyên bố rằng ở Phi Châu Fiducia đã gây ra “một làn sóng chấn động”. Trên khắp lục địa, điều dường như là sự ủy quyền của Giáo hoàng để ban phước cho các cặp đồng tính luyến ái đã làm choáng váng các Kitô hữu Tin Lành và Ngũ Tuần, những người luôn tin tưởng vào chứng tá Công Giáo kiên định về chân lý hôn nhân dựa trên Kinh thánh. Người Hồi giáo ở Phi Châu cũng rất quan tâm đến tài liệu này. Các giám mục Phi Châu cũng vậy.
Đức Hồng Y Ambongo đã nhanh chóng đưa mối quan ngại của họ về Rôma để thảo luận chi tiết với Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Fernandez. Với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha, hai vị Hồng Y đã cẩn thận thảo luận và ký một tuyên bố “thay mặt cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo ở Phi Châu”. Nó tuyên bố niềm tin của các giám mục rằng “các phép lành ngoài phụng vụ được đề xuất trong... Fiducia Supplicans không thể được thực hiện ở Phi Châu mà không vướng vào những tai tiếng.”
Tôi cũng không tin rằng chúng có thể được thực hiện mà không có tai tiếng ở Giáo phận Baker. Ở đây cũng như ở Phi Châu, nếu một cặp vợ chồng dị tính hoặc một cặp đồng tính sống chung xin linh mục ban phước cho họ, họ sẽ tìm kiếm một dấu hiệu chính thức chấp thuận hành vi mà Giáo hội dạy là tội lỗi trước mắt Thiên Chúa. Nếu vị linh mục tuân theo yêu cầu của họ, thì sự phân biệt tinh tế của Fiducia Supplicans sẽ không ngăn cản những người ngoài cuộc kết luận rằng Giáo hội mà vị linh mục đại diện không còn tin tưởng như trước đây mà hiện đang tán thành sự kết hợp của các cặp vợ chồng chưa kết hôn.
Đó không phải là thông điệp mà tôi với tư cách là giám mục mong muốn các linh mục gửi đến Giáo phận Baker. Vì vậy, phù hợp với những cảnh báo nêu trên của Đức Hồng Y Fernandez về việc tạo ra sự nhầm lẫn và tuyên bố của các giám mục Phi Châu, tôi yêu cầu các linh mục ở Baker không ban phép lành cho các cặp vợ chồng sống chung trái luật, dù là cùng giới tính hoặc dị tính. Tuy nhiên, các cá nhân nam cũng như nữ, như Đức Hồng Y Fernandez và các giám mục Phi Châu đồng ý, nên thoải mái yêu cầu và nên nhận phép lành linh mục ngoài Thánh Lễ. Theo gợi ý của Đức Hồng Y Fernandez, linh mục nên đọc những lời sau đây:
Cầu xin Thiên Chúa toàn năng— Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần— ban phước cho bạn với ân sủng quay lưng lại với tội lỗi và tin vào Tin Mừng.
Về phần tôi, tôi sẽ rất vui khi được nghe một linh mục nói những lời đó với tôi bất cứ ngày nào trong đời.
Các Tin Mừng bảo đảm với chúng ta ngay từ “ban đầu”, Đấng Tạo Hóa đã dự định hạnh phúc của con người xuất phát từ vòng tay hôn nhân một thịt của một người nam và một người nữ sẵn sàng truyền sự sống. Vì hạnh phúc của con người, Ngài dành sự bao bọc thân xác cho nhau trên giường tân hôn và long trọng chúc phúc cho nó trong ngày cưới. Nếu các linh mục của Chúa Giêsu Kitô ban phước cho hành vi trái ngược với các điều răn của Ngài, thì họ hạ thấp giá trị thiêng liêng của lời thề hôn phối và bóp méo kế hoạch thiêng liêng dành cho hạnh phúc của con người. “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân chia”. Thiên Chúa của Lời Hứa Giao Ước là Đấng Cứu Chuộc Hôn Nhân, chứ không phải kẻ vô hiệu hóa nó. Bất kỳ hình thức chúc lành nào ủng hộ việc kết hợp ngoài hôn nhân đều không thể được đưa ra từ bàn tay của các linh mục của Ngài.
Source:Diocese of Baker
Tĩnh tâm Mùa Chay 2024 với Giáo triều Rôma. Bài thứ Nhất: Ta là bánh hằng sống
VietCatholic Media
20:21 24/02/2024
Hàng năm, vào Mùa Vọng và Mùa Chay, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng có bài giảng tĩnh tâm trước Giáo triều Rôma.
Lúc 9h sáng Thứ Sáu, 23 Tháng Hai, 2024, ngài đã có bài giảng Mùa Chay đầu tiên cho Giáo triều Rôma.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ.” Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? “Ông Simôn Phêrô thưa: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” (Mt 16:13-16).
Trong tất cả những lời đối thoại, vào lúc này, chúng ta chỉ quan tâm duy nhất đến câu hỏi thứ hai của Chúa Giêsu: “Các con nói Thầy là ai?” Tuy nhiên, chúng ta sẽ không hiểu câu hỏi đó theo nghĩa mà nó thường được hiểu; nghĩa là, như thể Chúa Giêsu quan tâm đến việc biết Giáo hội nghĩ gì về Người, hoặc những nghiên cứu thần học của chúng ta đã dạy chúng ta điều gì về Người. KHÔNG! Chúng ta coi câu hỏi đó như mọi lời phát ra từ miệng Chúa Giêsu, nghĩa là, như một lời được ngỏ với những người nghe nó, với tư cách một cá nhân, cá vị.
Để thực hiện bài kiểm tra này, chúng ta sẽ nhờ Thánh Gioan Thánh Sử giúp đỡ. Trong Tin Mừng của ngài, chúng ta tìm thấy một loạt những lời tuyên bố nổi tiếng của Chúa Giêsu, “Ego eimi” hay “Ta là”, trong đó Chúa Giêsu mạc khải những gì Ngài nghĩ về chính mình, Ngài nói Ngài là ai: “Ta là bánh của sự sống,” “Ta là ánh sáng của thế gian,” v.v. Chúng ta sẽ xem xét năm trong số những sự bộc lộ bản thân này và mỗi lần chúng ta sẽ tự hỏi liệu Ngài có thực sự dành cho chúng ta những gì Ngài nói hay không và làm thế nào để khiến Ngài ngày càng trở nên như vậy.
Đó là khoảnh khắc được sống với một khuynh hướng đặc biệt. Không phải với đôi mắt hướng ngoại về những vấn đề của thế giới và của chính Giáo hội, như người ta buộc phải làm trong những bối cảnh khác, nhưng với cái nhìn nội tâm. Một khoảnh khắc thân mật và tách biệt, và do đó, phải chăng mọi thứ đều được coi là ích kỷ? Không, trái lại là đàng khác! Đó là rao giảng Tin Mừng cho chính chúng ta để rồi chúng ta có thể rao giảng Tin Mừng, đổ đầy Chúa Giêsu trong chúng ta để rồi chúng ta có thể nói về Tin Mừng “vì tình yêu tràn đầy”, như Hiến pháp nguyên thủy của Dòng tu của tôi đã khuyến cáo các nhà giảng thuyết, vì một xác tín sâu xa, chứ không chỉ là cớ để rút lui khỏi một sứ vụ.
* * *
Chúng ta hãy bắt đầu với câu đầu tiên trong số những câu nói “Ta Là” của Chúa Giêsu mà chúng ta gặp trong chương sáu của Phúc Âm thứ tư: “Ta là bánh hằng sống”. Trước tiên chúng ta hãy nghe phần bài hát mà chúng ta quan tâm trực tiếp nhất:
Họ lại hỏi: “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép: Người đã cho họ ăn bánh bởi trời.”
Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.” Họ liền nói: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy.” Đức Giêsu bảo họ: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ! (Ga 6:30-35).
Một chút vắn tắt về ngữ cảnh. Trước đây Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá để nuôi năm ngàn người. Sau đó, Ngài biến mất để thoát khỏi sự nhiệt tình của những người muốn phong Ngài làm vua. Đám đông tìm kiếm và tìm thấy Ngài ở bên kia hồ.
Đến đây bắt đầu bài diễn văn dài mà Chúa Giêsu cố gắng giải thích “dấu chỉ bánh”. Ngài muốn nói rõ rằng có một loại bánh khác cần được tìm kiếm, mà nguyên liệu thực sự là một “dấu chỉ”. Đó là thủ tục tương tự được áp dụng với người phụ nữ Samaritanô trong Chương IV Phúc Âm. Ở đó, Chúa Giêsu muốn dẫn người phụ nữ khám phá ra một loại nước khác, ngoài thứ nước thể lý mà chỉ làm cơn khát trong một thời gian ngắn; ở đây Ngài muốn dẫn dắt đám đông đi tìm một chiếc bánh khác, khác với chiếc bánh vật chất chỉ đủ no trong một ngày. Với người phụ nữ Samari đang xin thứ nước huyền nhiệm đó và chờ đợi Đấng Messia đến để lấy nó, Chúa Giêsu trả lời: “Chính Thầy đang nói với chị đây” (Ga 4:26). Đối với đám đông đang đặt câu hỏi tương tự về bánh, Người trả lời: “Ta là bánh sự sống!”
Chúng ta tự hỏi: chúng ta ăn bánh sự sống này như thế nào và ở đâu? Câu trả lời của các Giáo phụ là: ở hai “nơi” hoặc hai cách: đó là trong bí tích và trong Lời Chúa, nghĩa là trong Bí tích Thánh Thể và Kinh thánh. Đúng là có những điểm nhấn khác nhau. Một số người, như Origen và Ambrose người Latinh, nhấn mạnh nhiều hơn đến Lời Chúa. Thánh Ambrose viết: “Chiếc bánh mà Chúa Giêsu bẻ ra” khi bình luận về việc hóa bánh ra nhiều, “có ý nghĩa huyền nhiệm là lời Chúa sẽ gia tăng khi được phân phát. Ngài đã ban cho chúng ta lời Ngài như những ổ bánh nhân lên trong miệng khi chúng ta nếm thử.” Những người khác, chẳng hạn như thánh Cyrilô thành Alexandria, nhấn mạnh đến việc giải thích Thánh Thể. Tuy nhiên, không ai trong số họ có ý định nói về một cách để loại trừ cách kia. Chúng ta nói về Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể như “hai chiếc bàn” được Chúa Kitô dọn ra. Trong cuốn Noi Gương Chúa Kitô, chúng ta đọc thấy:
Tôi cảm thấy trong cuộc sống này có hai thứ đặc biệt cần thiết cho tôi mà không có nó sự khốn khổ sẽ không thể chịu nổi. Bị giam cầm ở đây trong nhà tù thể xác này, tôi thú nhận rằng tôi cần hai thứ đó, thức ăn và ánh sáng. Vì thế, Chúa đã ban cho con trong sự yếu đuối của con Thánh Thể Chúa để bồi dưỡng tâm hồn và thể xác con, và Chúa đã đặt lời Chúa làm ánh sáng dẫn đường cho đôi chân con. Không có hai điều đó, con không thể sống ổn thỏa, vì lời Chúa là ánh sáng tâm hồn con và Bí tích của Chúa là Bánh Sự Sống. Đây cũng có thể được gọi là hai cái bàn, một cái ở đây, một cái ở kia, trong kho báu của Giáo hội thánh thiện.
Việc đơn phương khẳng định một trong hai cách ăn bánh sự sống này để loại trừ cách kia là kết quả của sự chia rẽ tai hại xảy ra trong Kitô giáo phương Tây. Về phía Công Giáo, việc giải thích Thánh Thể cuối cùng đã trở nên vượt trội đến mức khiến chương thứ sáu của Thánh Gioan gần như tương đương với câu chuyện về việc thiết lập Bí tích Thánh Thể. Phản ứng lại, Luther đã tuyên bố ngược lại, cho rằng bánh sự sống là lời Chúa; nó được phân phát qua việc rao giảng và được ăn nhờ đức tin.
Bầu khí đại kết đã được thiết lập giữa các tín hữu tin vào Chúa Kitô cho phép chúng ta sắp xếp lại sự tổng hợp truyền thống hiện diện nơi các Giáo Phụ. Không còn nghi ngờ gì nữa, bánh sự sống đến với chúng ta qua Lời Chúa và đặc biệt là lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng. Câu trả lời của Người đối với ma quỷ cám dỗ cũng nhắc nhở chúng ta về điều này: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4). Nhưng làm sao chúng ta lại không thấy trong bài diễn văn của Chúa Giêsu tại hội đường Capernaum cũng ám chỉ đến Bí tích Thánh Thể? Toàn bộ bối cảnh gợi lên một bữa tiệc: chúng ta nói về đồ ăn và đồ uống, việc ăn và uống, thân xác và máu Người. Câu nói: “Ai không ăn thịt và uống máu Ta…” gợi nhớ quá rõ những lời thiết lập bí tích Thánh Thể (“Hãy cầm lấy mà ăn, đây là mình Ta” và “Hãy cầm lấy mà uống: đây là máu Ta”) đến mức không còn có thể phủ nhận mọi mối quan hệ giữa chúng.
Nếu trong khoa chú giải Kinh Thánh và thần học, chúng ta chứng kiến một sự phân cực và đôi khi là một sự tương phản giữa bánh Lời Chúa và bánh Thánh Thể, thì trong phụng vụ, sự tổng hợp của chúng luôn được trải nghiệm một cách hòa bình. Kể từ thời xa xưa nhất, chẳng hạn như Thánh Justinô Tử đạo, Thánh lễ bao gồm hai thời điểm: phụng vụ Lời Chúa, với các bài đọc lấy từ Cựu Ước và “hồi ký của các tông đồ”, và phụng vụ Thánh Thể với thánh hiến và rước lễ.
Hôm nay, như tôi đã nói, chúng ta có thể quay trở lại với sự tổng hợp nguyên thủy giữa Lời Chúa và Bí tích. Quả thực, chúng ta phải tiến một bước theo hướng này. Nó không chỉ bao gồm việc ăn thịt và uống máu Chúa Kitô trong Lời Chúa và bí tích Thánh Thể, mà còn ở việc thấy nó được thực hiện trong mọi khoảnh khắc và mọi khía cạnh của đời sống ân sủng của chúng ta. Khi Thánh Phaolô viết: “Đối với tôi, sống là Chúa Kitô” (Pl 1:21), ngài không nghĩ đến một thời điểm nhất định nào cả. Đối với ngài, Chúa Kitô thực sự, trong mọi cách hiện diện của Người, là bánh sự sống; chúng ta “ăn” Người bằng đức tin, đức cậy và đức ái, trong lời cầu nguyện và trong mọi sự. Con người được tạo dựng để có được niềm vui và không thể sống mà không có niềm vui hoặc không có niềm hy vọng về nó. Niềm vui là bánh của trái tim. Và Thánh Tông Đồ tìm kiếm niềm vui đích thực – và khuyến khích những người theo ngài tìm kiếm nó – trong Chúa Kitô: “Gaudete in Domino semper, iterum dico, gaudete”: “Hãy vui mừng luôn trong Chúa. Tôi nói lại lần nữa: hãy vui mừng!” (Philíp 4:4).
Chúa Giêsu là bánh sự sống đời đời không chỉ vì những gì Ngài ban mà còn – và trước hết – vì con người của Ngài. Lời Chúa và Bí tích là phương tiện; sống nơi Người và trong Người là mục đích: “Như Chúa Cha là Đấng có sự sống đã sai Thầy và Thầy sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì ai ăn Thầy cũng sẽ sống nhờ Thầy như vậy” (Ga 6:57). Trong bài thánh ca Adoro te devote đã khơi dậy lòng đạo đức và tôn thờ Thánh Thể của người Công Giáo trong nhiều thế kỷ, có một câu diễn giải những lời này của Chúa Giêsu. Trong bản gốc mà nhiều người trong chúng ta chắc chắn còn nhớ, nó nghe như thế này:
O memoriále mortis Dómini,
Panis vivus vitam praestans hómini,
praesta meae menti de te vívere,
et te illi semper dulce sápere.
Nghĩa là,
Ôi hồi ức Đấng Cứu Thế của tôi hấp hối,
Bánh Hằng Sống, ban sự sống cho con người;
tạo nên linh hồn tôi, sự sống nhờ Ngài cung cấp,
nếm vị ngọt ngào của Ngài, trên trái đất như có thể.
* * *
Do đó, toàn bộ lời nói của Chúa Giêsu có xu hướng làm sáng tỏ sự sống mà Ngài ban: không phải sự sống xác thịt, mà là sự sống trong Thánh Thần, sự sống vĩnh cửu. Tuy nhiên, không phải theo hướng này mà tôi muốn tiếp tục suy tư trong vài phút còn lại. Đối với Tin Mừng, luôn có hai hoạt động phải được thực hiện, tôn trọng nghiêm ngặt thứ tự của chúng: trước tiên là chiếm hữu, sau đó là bắt chước. Cho đến nay, chúng ta đã chiếm hữu được bánh sự sống nhờ đức tin và chúng ta làm như vậy mỗi khi rước lễ. Bây giờ vấn đề là xem làm thế nào để áp dụng chúng vào thực tiễn trong cuộc sống của chúng ta.
Để làm điều này, chúng ta tự hỏi mình một câu hỏi đơn giản: Chúa Giêsu đã trở thành bánh sự sống cho chúng ta như thế nào? Chính Người đã cho chúng ta câu trả lời chính xác trong Tin Mừng Thánh Gioan: “Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.” (Ga 12:24). Chúng ta biết rõ hình ảnh rơi xuống đất và mục nát ám chỉ điều gì. Toàn bộ lịch sử của Cuộc Khổ Nạn được chứa đựng trong đó. Chúng ta phải cố gắng xem những hình ảnh đó có ý nghĩa gì với chúng ta. Thật vậy, với hình ảnh trên hạt lúa mì, Chúa Giêsu không chỉ nói lên số phận cá nhân của Người mà còn là số phận của mỗi người môn đệ đích thực của Người.
Người ta không thể nghe những lời của Đức Giám Mục Ignaxiô thành Antiôkia ngỏ với Giáo hội Rôma mà không xúc động và không ngạc nhiên khi thấy những gì ân sủng của Chúa Kitô có thể làm được cho loài người:
Tôi đang liên lạc với tất cả các nhà thờ và yêu cầu họ nhận ra rằng tôi đang tự nguyện chết vì Chúa - nếu đúng như vậy, anh chị em đừng can thiệp. Tôi cầu xin anh chị em, đừng làm cho tôi một lòng tốt trái mùa. Hãy để tôi làm thức ăn cho dã thú - đó là cách tôi có thể đến được với Chúa. Tôi là lúa mì của Thiên Chúa và tôi đang bị thú rừng nghiền nát để làm bánh tinh khiết cho Chúa Kitô.
Trước răng của thú dữ, Đức Giám Mục Ignaxiô đã trải nghiệm những chiếc răng khác khiến ngài phải chịu đựng, không phải răng của thú rừng mà là của con người: “Từ Syria đến Rôma,” ngài viết, “Tôi chiến đấu với thú dữ, trên đất liền và trên biển, ngày đêm bị trói vào mười con báo, số ít binh lính được lợi từ tôi trở nên tồi tệ hơn.” Điều này cũng có điều muốn nói với chúng ta. Mỗi người chúng ta, trong môi trường của mình, đều có những chiếc răng của thú dữ đang nghiền nát chúng ta. Thánh Augustinô nói rằng con người chúng ta là “những chiếc bình bằng đất làm tổn thương nhau”: lutea vasa quae faciunt invicem angustias. Chúng ta phải học cách biến tình huống này thành một phương tiện thánh hóa chứ không phải làm lòng chai dạ đá với những hận thù và phàn nàn!
Một câu châm ngôn thường được lặp đi lặp lại trong các cộng đồng tôn giáo của chúng ta là vita communis mortificatio maxima: “Sống trong cộng đoàn là hình thức khổ chế lớn nhất”. Không những vĩ đại nhất mà còn hữu ích nhất, có công hơn nhiều việc hành xác tự chọn khác. Câu châm ngôn này không chỉ áp dụng cho những người sống trong các cộng đồng tôn giáo mà còn cho mọi cuộc sống chung của con người. Theo tôi, nơi mà nó đạt được một cách đòi hỏi khắt khe nhất là hôn nhân, và chúng ta phải tràn đầy ngưỡng mộ khi đối mặt với một cuộc hôn nhân được trung thành tiến hành cho đến chết. Dành cả cuộc đời, ngày đêm để đối phó với ý chí, phong cách, sự nhạy cảm và tính cách của người khác, đặc biệt là trong một xã hội như chúng ta, là một điều gì đó tuyệt vời và nếu được thực hiện với tinh thần đức tin thì nó đã được coi là “Đức anh hùng”.
Tuy nhiên, chúng ta thấy mình ở đây trong bối cảnh Giáo triều không phải là một cộng đồng tôn giáo hay hôn nhân, mà là một cộng đồng phục vụ và làm việc trong Giáo hội. Có rất nhiều cơ hội không thể lãng phí nếu chúng ta cũng muốn được nghiền nát để trở thành bột của Chúa, và mọi người phải nhận ra và thánh hóa những gì được dâng cho mình tại nơi phục vụ mình. Tôi sẽ chỉ kể tên một hoặc hai điều mà tôi nghĩ là có giá trị đối với tất cả mọi người.
Một cơ hội là chấp nhận bị mâu thuẫn, từ bỏ việc biện minh cho bản thân và luôn muốn mình đúng khi điều này không được tầm quan trọng của vấn đề yêu cầu. Đó là một cách khác để chịu đựng một người có phong cách, cách thức nói năng hoặc hành động khiến chúng ta lo lắng và làm như vậy mà bản thân không trở nên cáu kỉnh trong nội tâm, đúng hơn là nghĩ rằng có lẽ chúng ta cũng là một người như vậy đối với ai đó. Thánh Tông Đồ đã khuyên nhủ các tín hữu ở Côlôsê bằng những lời này:
Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. (Cl 3:12-13).
Điều khó “xé nát” nhất trong chúng ta không phải là xác thịt mà là tinh thần, tức là lòng tự ái và lòng kiêu hãnh, và những bài tập nhỏ này phục vụ mục đích đó một cách tuyệt vời.
Thật không may, ngày nay trong xã hội tồn tại những chiếc răng nghiến chặt không thương tiếc, còn tàn nhẫn hơn cả răng của con báo mà Thánh Ignaxiô tử đạo đã nói đến. Chúng là răng của các phương tiện truyền thông và cái gọi là mạng xã hội. Không phải khi họ chỉ ra những biến dạng của xã hội hay của Giáo hội (về điều này họ xứng đáng nhận được tất cả sự tôn trọng và quý trọng!), mà là khi họ tấn công ai đó vì thành kiến, đơn giản vì người đó không thuộc về phía họ. Với ác ý và với mục đích phá hoại, thay vì mang tính xây dựng. Thật đáng tiếc cho ai hôm nay lại phải vào cái máy xay thịt này, dù là giáo dân hay giáo sĩ!
Trong trường hợp này, việc khẳng định lý do của mình trên các diễn đàn thích hợp là hợp pháp và cần thiết, và nếu điều này không thể thực hiện được hoặc thấy rằng nó vô ích, thì tất cả những gì còn lại đối với một tín hữu là tham gia cùng Chúa Kitô bị đánh đòn, đội mão triều thiên gai, và bị khạc nhổ. Trong Thư gửi tín hữu Do Thái, chúng ta đọc lời khuyên này gửi đến các Kitô hữu tiên khởi, lời khuyên này có thể giúp ích trong những trường hợp tương tự: “Anh em hãy tưởng nhớ Đấng đã cam chịu để cho những người tội lỗi chống đối mình như thế, để anh em khỏi sờn lòng nản chí.” (Dt 12:3).
Ít nhất thì đó là một điều khó khăn và đau đớn, đặc biệt nếu có liên quan đến gia đình ruột thịt hoặc tôn giáo của một người, nhưng ân sủng của Thiên Chúa có thể biến – và thường đã biến – tất cả những điều này thành cơ hội để thanh tẩy và thánh hóa. Đó là việc có niềm tin rằng, cuối cùng, như đã xảy ra với Chúa Giêsu, sự thật sẽ chiến thắng sự dối trá. Và chiến thắng có lẽ sẽ được thực hiện tốt hơn bằng sự im lặng hơn là bằng cách tự vệ hung hãn nhất.
* * *
Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của việc cho phép bản thân trở nên bình tĩnh không phải là mục đích khổ hạnh mà là mục đích thần bí; nó không phục vụ nhiều cho việc hành xác bản thân cho bằng nhằm tạo ra sự hiệp thông. Đây là một chân lý đã đồng hành với việc dạy giáo lý Thánh Thể ngay từ những ngày đầu của Giáo Hội. Nó đã có mặt trong Didache (IX,4), một văn bản có từ thời các tông đồ. Thánh Augustinô khai triển chủ đề này một cách tuyệt vời trong một bài giảng của ngài cho dân chúng. Ngài so sánh tiến trình dẫn đến việc hình thành bánh là Mình Thánh Chúa Kitô, và tiến trình dẫn đến việc hình thành thân thể mầu nhiệm của Người là Giáo hội. Ngài nói:
Hãy nhớ lại một chút lúa mì ngày xưa là gì, khi nó còn ở ngoài đồng: đất làm cho nó nảy mầm, mưa nuôi dưỡng nó; sau đó là công việc của con người mang nó đến sân đập lúa, đập nó, sàng lọc nó và đặt nó vào kho thóc; từ đây người ấy đem nó đi xay và nấu và cuối cùng nó trở thành bánh mì.
Bây giờ hãy nghĩ về chính mình: anh em đã không hiện hữu và đã được tạo dựng, anh em đã được đưa đến sân đập lúa của Chúa, anh em đã bị đánh đập… Khi anh em chịu phép rửa, anh em bắt đầu bị nghiền nát bởi việc ăn chay và trừ quỷ; rồi cuối cùng anh em đến với nước, anh em được nhào nặn và trở thành một; khi ngọn lửa của Chúa Thánh Thần đến, anh em đã được nấu chín và trở thành bánh của Chúa. Đây là những gì anh em nhận được. Vì vậy, như anh em thấy bánh được chuẩn bị là một, thì nguyện cho anh em cũng nên một, yêu thương nhau, cùng một đức tin, cùng một niềm hy vọng, và một lòng bác ái trọn vẹn.”
* * *
Tôi kết thúc bằng một tình tiết đã thực sự xảy ra, được thuật lại trong một cuốn sách vẫn còn trên thị trường có tựa đề “Cái giá phải trả” và tôi tin rằng tác giả của nó vẫn còn sống. Nó giúp ích, tốt hơn những bài diễn văn dài dòng, để nhận ra sức mạnh chứa đựng trong câu “Ta Là” trang trọng của Chúa Giêsu trong Tin Mừng và đặc biệt là những gì tôi đã bình luận trong bài suy niệm đầu tiên này.
Cách đây vài thập kỷ, tại một quốc gia Trung Đông, có hai người lính – một người theo Kitô giáo và người kia không theo đạo – cùng nhau làm nhiệm vụ canh gác tại một kho vũ khí. Người Kitô Hữu thường lấy ra, thậm chí vào ban đêm, một cuốn sách nhỏ và đọc, thu hút sự tò mò và mỉa mai của người bạn đồng hành của mình. Một đêm nọ, người sau có một giấc mơ. Anh ta thấy mình đang đứng trước một con suối mà anh ta không thể vượt qua. Anh nhìn thấy một nhân vật được bao bọc trong ánh sáng và nói với anh: “Để vượt qua nó, bạn cần có bánh sự sống”. Có ấn tượng mạnh với giấc mơ, vào buổi sáng, không hiểu tại sao, anh lại yêu cầu, hay nói đúng hơn là ép người bạn đồng hành đưa cho mình cuốn sách bí ẩn. (Tất nhiên đó là sách Phúc Âm). Anh ta mở nó ra và rơi vào Phúc Âm của Thánh Gioan. Người bạn theo Kitô giáo của anh khuyên anh nên bắt đầu với Phúc Âm của Thánh Matthêu để dễ hiểu hơn. Nhưng anh ta, không biết tại sao, vẫn khăng khăng. Anh ta đọc mọi thứ một mạch cho đến khi đọc đến chương sáu. Nhưng tại thời điểm này, sẽ rất tốt nếu nghe trực tiếp câu chuyện của anh ta:
Đọc tới chương thứ sáu, tôi dừng lại, có ấn tượng bởi sức mạnh của một câu nói. Trong một khoảnh khắc, tôi nghĩ mình là nạn nhân của một ảo giác, và tôi lại nhìn vào cuốn sách, đến lúc tôi dừng lại… Tôi vừa đọc được những dòng này: “…bánh sự sống.” Những lời tương tự tôi đã nghe cách đây vài giờ trong giấc mơ. Tôi chậm rãi đọc lại đoạn Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Ta là bánh hằng sống, ai đến với Ta sẽ không bao giờ đói nữa”. Ngay lúc đó, một điều gì đó phi thường được giải phóng trong tôi, giống như một sự bùng nổ của hơi ấm và hạnh phúc… Tôi có cảm giác như bị cuốn theo, được nâng lên bởi sức mạnh của một cảm giác mà tôi chưa từng trải qua, một niềm đam mê mãnh liệt, một tình yêu. không thể đo lường được đối với người đàn ông được gọi là Giêsu này”.
Những gì người này sau này phải chịu đựng vì đức tin của mình đã xác nhận tính xác thực của trải nghiệm của anh ta. Lời Chúa không phải lúc nào cũng hành động một cách bùng nổ như vậy, nhưng tôi xin nhắc lại, ví dụ này cho chúng ta thấy sức mạnh thần linh ẩn chứa trong câu “Ta là” trang trọng của Chúa Kitô mà với ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta hứa sẽ bình luận trong Mùa Chay này.
1. Noi Gương Chúa Kitô, IV, 11.
2. Thư gửi giáo đoàn Rôma, IV,1.
3.Augustinô, Sermo 229 (Denis 6 (PL 38, 1103)
4. Joseph Fadelle, Le prix à payer. Les Editions de l'Oeuvre, Paris 2010. Tiếng Việt. Cái giá phải trả, Ignaxiô Press, 2012.
Source:Cantalamessa
Thánh Ca
Lòng con sám hối
Lm. Thái Nguyên
21:53 24/02/2024
TV 18
Lm. Thái Nguyên
21:54 24/02/2024
Lời trần tình
Lm. Thái Nguyên
21:55 24/02/2024