Phụng Vụ - Mục Vụ
Mùa Chay: Vài Suy Nghĩ Về Việc Cầu Nguyện.
Lại Thế Lãng
00:30 25/02/2009
Mùa Chay: Vài Suy Nghĩ Về Việc Cầu Nguyện.
Cầu nguyện theo cách hiểu thông thường là nâng tâm hồn lên, là hướng lòng lên với Chúa. Có nhiều cách hướng lòng lên với Chúa cho nên cũng có nhiều cách cầu nguyện.
Tu sĩ trong các tu viện thường cầu nguyện theo lối chiêm niệm. Người bình thường cầu nguyện bằng cách đọc kinh, lần hạt hay tham dự thánh lễ. Cũng có người cầu nguyện bằng cách nói chuyện, tâm sự với Chúa như tâm sự với một người bạn tâm tình. Ngay cả khi không làm gì cả mà chỉ thinh lặng trước mặt Chúa cũng là cầu nguyện.
Cách cầu nguyện do chính Chúa Giêsu dạy dân chúng trên bước đường rao giảng là cầu nguyện theo kinh Lạy Cha. Kinh Lạy Cha là kinh người tín hữu đọc hàng ngày và vì qúa quen thuộc khiến cho người đọc không còn để ý đến ý nghĩa và cũng xao nhãng việc thực hành những điều Chúa dạy trong kinh này.
Tôi nhớ trong một buổi họp mặt, một thắc mắc về kinh Lạy Cha được đặt ra “Nước Cha trị đến” là gì? Thắc mắc về một câu kinh đã đọc không biết bao nhiêu lần trong đời có lẽ đã làm cho không ít người phải nhíu mày nghĩ ngợi.
Câu “Nước Cha trị đến” nếu tách riêng ra khỏi đoạn văn và đọc một mạch thì rất khó hiểu nhưng nếu ngắt sau chữ “trị” và đọc “Nước Cha trị, đến” thì không còn khó hiểu nữa. “Nước Cha trị” tức là nước Cha cai trị. “Nước Cha trị” tương đương với “Thy kingdom” trong kinh Lạy Cha đọc bằng tiếng Anh. Nếu dịch sát nghĩa thì “Thy kingdom” có nghĩa là “Vương quốc của Cha”.” Vương quốc của Cha” hay “Nước Cha trị” cũng cùng một ý nghĩa nhưng nói theo cách trước thì dễ hiểu hơn.
Câu kinh này còn dễ hiểu hơn nữa nếu đọc cả đoạn và hơi dài dòng một tí như thế này “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, (chúng con nguyện) nước Cha (cai) trị đến, (chúng con nguyện) ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.
Bây giờ thì câu kinh đã trở nên dễ hiểu hơn nhưng cũng không phải là không còn khúc mắc. Nguyện cho danh Cha cả sáng và nguyện cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời thì qúa rõ ràng, ai cũng hiểu được. Nhưng nguyện cho nước Cha (cai) trị đến có ý nghĩa như thế nào?
Muốn hiểu được cần phân biệt nước do Cha cai trị và nước do con người trần thế cai trị. Nước do người trần thế cai trị thì đầy rẫy bất công, bạo lực, hận thù, dối trá, lật lọng, đổi trắng thay đen….còn vương quốc do Cha cai trị là vương quốc của công lý, của sự thật, của hòa bình, của yêu thương, của tha thứ ….Nguyện cho vương quốc của Cha đến chính là nguyện cho Công lý, Sự thật, Hoà bình và Tình thương được ngự trị trên thế gian này.
Cầu nguyện thường phải đi đôi với cầu xin.Trong kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu đã chỉ rõ những gì ta cần phải xin khi cầu nguyện:
Chúa dạy “Xin Cha cho chúng con lương thực hàng ngày” nhưng ta đâu chỉ muốn như thế. Có một ta muốn xin cho được mười được mười rồi ta lại muốn xin cho có được một trăm. Lòng tham vô đáy ít ai chịu bằng lòng với những gì mình có. Lại nữa, ai cũng muốn Chúa ban cho mình thật nhiều nhưng ta lại keo kiệt khi chính mình có thể “ban phát” cho người khác.
Chúa dạy xin “Tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” nhưng ta đâu có làm như lời Chúa dạy. Ta muốn Chúa tha thứ mọi tội lỗi ta vấp phạm nhưng lại không sẵn sàng bỏ qua những sai sót của người khác. Ta đã hành động giống như “tên mắc nợ không biết thương xót” được kể trong sách Phúc Âm của thánh Mát-thêu. Vừa được vua xóa nợ cho, y lại quay túm cổ người bạn mắc nợ mình đòi phải trả.
Chúa dạy “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” nhưng dường như không mấy ai thực sự quan tâm đến điều Chúa dạy. Ta mải mê xin thứ này thứ khác nhưng lại quên bẵng một lời cầu xin rất quan trọng. Không những ta thờ ơ trong việc xin cho khỏi sa chước cám dỗ, nhiều khi ta còn đồng lõa với sự cám dỗ.
Đành rằng Chúa Giêsu có hứa “Ai xin thì sẽ được” nhưng ta xin với lòng dạ và thái độ như kể ở trên thì liệu có đáng được Chúa nhận lời không? Trong thực tế rất nhiều lần lời cầu xin của ta không được Chúa thỏa mãn. Hãy khoan trách móc Chúa mà hãy xem lại chính mình. Phải chăng vì ta đã không thực hành điều Chúa muốn và ta không xin như ý Chúa muốn theo tinh thần của kinh Lạy Cha cho nên lời cầu xin không được Chúa lắng nghe?
Khi ta cầu xin ta thường tỏ ra nóng vội, muốn được Chúa thỏa mãn tức khắc những điều ta xin. Ta quên rằng chính lời cầu xin của Ngôi Hai Thiên Chúa có lần cũng không được thỏa mãn. Đức Chúa Cha đã không “cất chén đắng” cho Chúa Giêsu là vì nếu Chúa Giêsu không uống chén đắng đó thì làm sao Người có thể hoàn thành công cuộc cứu chuộc nhân loại. Chúng ta cũng vậy, Chúa luôn luôn có chương trình cho mỗi người chúng ta. Khi cầu xin dù được hay không chúng ta cũng không nên trách Chúa mà vẫn nên cảm tạ và sẵn sàng tuân theo thánh ý Chúa. Giữ được thái độ như thế ta sẽ thấy tâm hồn được bình an thư thái hơn.
Khi có nhu cầu, ta cần cầu xin nhưng hãy để cho Chúa định liệu, đừng ép buộc Chúa phải theo ý riêng mình. Chúa thông biết mọi sự và trước mọi vấn đề Chúa có cách nhìn và cách nghĩ khác với cách nhìn và suy nghĩ của chúng ta. Nhiều khi ta cứ nằng nặc xin Chúa ban cho điều này điều nọ mà không hề biết điều đó có tốt cho ta không.
Tôi còn nhớ trong một bài giảng, một linh mục đã kể về một cặp vợ chồng khá may mắn vì họ đều có công việc làm tốt, chỉ tiếc là họ không được làm chung với nhau mà hai người làm ở hai công ty khác nhau. Họ ao ước hai vợ chồng có thể làm chung để họ có thể cùng đi về với nhau, cùng ăn trưa với nhau và có nhiều thời gian gần gũi nhau hơn. Họ ra công cầu nguyện, nài nỉ xin Chúa cho hai vợ chồng có thể làm chung ở một trong hai công ty, công ty nào cũng được. Một thời gian sau người vợ xin được việc làm trong công ty của người chồng. Ho vui m ừng biết mấy. Nhưng chỉ sau một thời gian không lâu, vì nhu cầu cải tổ công ty này bắt buộc phải giảm bớt nhân viên. Dĩ nhiên công ty phải cho những nhân viên mới nghỉ trước. Và rồi thật không may, người vợ đã bị mất việc. Điều đáng tiếc nữa là ở công ty cũ của chị rất ổn định, không có người nào phải bị mất việc. Chưa vui mừng được bao lâu vì được toại nguyện nay họ lại buồn rầu rồi than thân trách phận “Phải chi đừng cầu xin Chúa cho được làm chung thì đâu đến nỗi…”
Thẫt ra nghĩ như vậy cũng không đúng. Khi có nhu cầu cần thiết ta cứ cầu xin nhưng phải biết noi gương Chúa Giêsu “Xin đừng theo ý con, một theo ý Cha”. Có như vậy thì khi ta cầu xin và được Chúa nhận lời nhiều hay ít và ngay cả Chúa chưa nhận lời cũng sẽ không làm ta buồn nản để đi đến oán trách Chúa.
Lạy Chúa, trong mùa Chay thánh này xin cho con biết thực hành điều Chúa dạy và biết cầu xin theo đúng tinh thần và nội dung của kinh Lạy Cha. Xin chớ để cho con sa chước cám dỗ, bây giờ và trong giờ phút sau hết.
Mùa Chay 2009
Lại Thế Lãng
Cầu nguyện theo cách hiểu thông thường là nâng tâm hồn lên, là hướng lòng lên với Chúa. Có nhiều cách hướng lòng lên với Chúa cho nên cũng có nhiều cách cầu nguyện.
Tu sĩ trong các tu viện thường cầu nguyện theo lối chiêm niệm. Người bình thường cầu nguyện bằng cách đọc kinh, lần hạt hay tham dự thánh lễ. Cũng có người cầu nguyện bằng cách nói chuyện, tâm sự với Chúa như tâm sự với một người bạn tâm tình. Ngay cả khi không làm gì cả mà chỉ thinh lặng trước mặt Chúa cũng là cầu nguyện.
Cách cầu nguyện do chính Chúa Giêsu dạy dân chúng trên bước đường rao giảng là cầu nguyện theo kinh Lạy Cha. Kinh Lạy Cha là kinh người tín hữu đọc hàng ngày và vì qúa quen thuộc khiến cho người đọc không còn để ý đến ý nghĩa và cũng xao nhãng việc thực hành những điều Chúa dạy trong kinh này.
Tôi nhớ trong một buổi họp mặt, một thắc mắc về kinh Lạy Cha được đặt ra “Nước Cha trị đến” là gì? Thắc mắc về một câu kinh đã đọc không biết bao nhiêu lần trong đời có lẽ đã làm cho không ít người phải nhíu mày nghĩ ngợi.
Câu “Nước Cha trị đến” nếu tách riêng ra khỏi đoạn văn và đọc một mạch thì rất khó hiểu nhưng nếu ngắt sau chữ “trị” và đọc “Nước Cha trị, đến” thì không còn khó hiểu nữa. “Nước Cha trị” tức là nước Cha cai trị. “Nước Cha trị” tương đương với “Thy kingdom” trong kinh Lạy Cha đọc bằng tiếng Anh. Nếu dịch sát nghĩa thì “Thy kingdom” có nghĩa là “Vương quốc của Cha”.” Vương quốc của Cha” hay “Nước Cha trị” cũng cùng một ý nghĩa nhưng nói theo cách trước thì dễ hiểu hơn.
Câu kinh này còn dễ hiểu hơn nữa nếu đọc cả đoạn và hơi dài dòng một tí như thế này “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, (chúng con nguyện) nước Cha (cai) trị đến, (chúng con nguyện) ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.
Bây giờ thì câu kinh đã trở nên dễ hiểu hơn nhưng cũng không phải là không còn khúc mắc. Nguyện cho danh Cha cả sáng và nguyện cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời thì qúa rõ ràng, ai cũng hiểu được. Nhưng nguyện cho nước Cha (cai) trị đến có ý nghĩa như thế nào?
Muốn hiểu được cần phân biệt nước do Cha cai trị và nước do con người trần thế cai trị. Nước do người trần thế cai trị thì đầy rẫy bất công, bạo lực, hận thù, dối trá, lật lọng, đổi trắng thay đen….còn vương quốc do Cha cai trị là vương quốc của công lý, của sự thật, của hòa bình, của yêu thương, của tha thứ ….Nguyện cho vương quốc của Cha đến chính là nguyện cho Công lý, Sự thật, Hoà bình và Tình thương được ngự trị trên thế gian này.
Cầu nguyện thường phải đi đôi với cầu xin.Trong kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu đã chỉ rõ những gì ta cần phải xin khi cầu nguyện:
Chúa dạy “Xin Cha cho chúng con lương thực hàng ngày” nhưng ta đâu chỉ muốn như thế. Có một ta muốn xin cho được mười được mười rồi ta lại muốn xin cho có được một trăm. Lòng tham vô đáy ít ai chịu bằng lòng với những gì mình có. Lại nữa, ai cũng muốn Chúa ban cho mình thật nhiều nhưng ta lại keo kiệt khi chính mình có thể “ban phát” cho người khác.
Chúa dạy xin “Tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” nhưng ta đâu có làm như lời Chúa dạy. Ta muốn Chúa tha thứ mọi tội lỗi ta vấp phạm nhưng lại không sẵn sàng bỏ qua những sai sót của người khác. Ta đã hành động giống như “tên mắc nợ không biết thương xót” được kể trong sách Phúc Âm của thánh Mát-thêu. Vừa được vua xóa nợ cho, y lại quay túm cổ người bạn mắc nợ mình đòi phải trả.
Chúa dạy “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” nhưng dường như không mấy ai thực sự quan tâm đến điều Chúa dạy. Ta mải mê xin thứ này thứ khác nhưng lại quên bẵng một lời cầu xin rất quan trọng. Không những ta thờ ơ trong việc xin cho khỏi sa chước cám dỗ, nhiều khi ta còn đồng lõa với sự cám dỗ.
Đành rằng Chúa Giêsu có hứa “Ai xin thì sẽ được” nhưng ta xin với lòng dạ và thái độ như kể ở trên thì liệu có đáng được Chúa nhận lời không? Trong thực tế rất nhiều lần lời cầu xin của ta không được Chúa thỏa mãn. Hãy khoan trách móc Chúa mà hãy xem lại chính mình. Phải chăng vì ta đã không thực hành điều Chúa muốn và ta không xin như ý Chúa muốn theo tinh thần của kinh Lạy Cha cho nên lời cầu xin không được Chúa lắng nghe?
Khi ta cầu xin ta thường tỏ ra nóng vội, muốn được Chúa thỏa mãn tức khắc những điều ta xin. Ta quên rằng chính lời cầu xin của Ngôi Hai Thiên Chúa có lần cũng không được thỏa mãn. Đức Chúa Cha đã không “cất chén đắng” cho Chúa Giêsu là vì nếu Chúa Giêsu không uống chén đắng đó thì làm sao Người có thể hoàn thành công cuộc cứu chuộc nhân loại. Chúng ta cũng vậy, Chúa luôn luôn có chương trình cho mỗi người chúng ta. Khi cầu xin dù được hay không chúng ta cũng không nên trách Chúa mà vẫn nên cảm tạ và sẵn sàng tuân theo thánh ý Chúa. Giữ được thái độ như thế ta sẽ thấy tâm hồn được bình an thư thái hơn.
Khi có nhu cầu, ta cần cầu xin nhưng hãy để cho Chúa định liệu, đừng ép buộc Chúa phải theo ý riêng mình. Chúa thông biết mọi sự và trước mọi vấn đề Chúa có cách nhìn và cách nghĩ khác với cách nhìn và suy nghĩ của chúng ta. Nhiều khi ta cứ nằng nặc xin Chúa ban cho điều này điều nọ mà không hề biết điều đó có tốt cho ta không.
Tôi còn nhớ trong một bài giảng, một linh mục đã kể về một cặp vợ chồng khá may mắn vì họ đều có công việc làm tốt, chỉ tiếc là họ không được làm chung với nhau mà hai người làm ở hai công ty khác nhau. Họ ao ước hai vợ chồng có thể làm chung để họ có thể cùng đi về với nhau, cùng ăn trưa với nhau và có nhiều thời gian gần gũi nhau hơn. Họ ra công cầu nguyện, nài nỉ xin Chúa cho hai vợ chồng có thể làm chung ở một trong hai công ty, công ty nào cũng được. Một thời gian sau người vợ xin được việc làm trong công ty của người chồng. Ho vui m ừng biết mấy. Nhưng chỉ sau một thời gian không lâu, vì nhu cầu cải tổ công ty này bắt buộc phải giảm bớt nhân viên. Dĩ nhiên công ty phải cho những nhân viên mới nghỉ trước. Và rồi thật không may, người vợ đã bị mất việc. Điều đáng tiếc nữa là ở công ty cũ của chị rất ổn định, không có người nào phải bị mất việc. Chưa vui mừng được bao lâu vì được toại nguyện nay họ lại buồn rầu rồi than thân trách phận “Phải chi đừng cầu xin Chúa cho được làm chung thì đâu đến nỗi…”
Thẫt ra nghĩ như vậy cũng không đúng. Khi có nhu cầu cần thiết ta cứ cầu xin nhưng phải biết noi gương Chúa Giêsu “Xin đừng theo ý con, một theo ý Cha”. Có như vậy thì khi ta cầu xin và được Chúa nhận lời nhiều hay ít và ngay cả Chúa chưa nhận lời cũng sẽ không làm ta buồn nản để đi đến oán trách Chúa.
Lạy Chúa, trong mùa Chay thánh này xin cho con biết thực hành điều Chúa dạy và biết cầu xin theo đúng tinh thần và nội dung của kinh Lạy Cha. Xin chớ để cho con sa chước cám dỗ, bây giờ và trong giờ phút sau hết.
Mùa Chay 2009
Lại Thế Lãng
Thứ Tư Lễ Tro: Hãy Xé Lòng
+TGM. Ngô Quang Kiệt
02:56 25/02/2009
Thứ Tư lễ Tro: HÃY XÉ LÒNG
Mt 6, 1-6. 16-18
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không các con mất công phúc nơi Cha các con là Ðấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Các con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con rằng: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con".
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Một vị ẩn tu sống đơn độc trên ngọn núi cao. Ngày đêm ông ăn chay cầu nguyện. ông ăn chay rất nghiêm ngặt và cầu nguyện rất tha thiết. Để thưởng công, Chúa cho xuất hiện một ngôi sao trên đầu núi. Khi ông ăn chay và cầu nguyện ít, ngôi sao mờ đi. Khi ông ăn chay nhiều và cầu nguyện nhiều thì ngôi sao càng sáng lên. Một hôm ông muốn leo lên đỉnh cao nhất của ngọn núi. Khi ông chuẩn bị lên đường thì một bé gái trong làng đến thăm và ngỏ ý muốn đi cùng ông. Thày trò hăng hái lên đường. đường càng lên càng dốc dác khó đi. Mặt trời càng lúc càng nóng gắt. Cả hai thày trò ướt đẫm mồ hôi và cảm thấy khát nước. Nhưng không ai dám uống. Em bé không dám uống trước khi thày uống. Vị ẩn tu không dám uống vì sợ mất công phúc trước mặt Chúa. Nhưng nhìn thấy bé gái mỗi lúc mệt thêm, thày ẩn tu thấy thương, nên mở nước ra uống. Lúc ấy cô bé mới dám uống. Uống nước xong, cô bé mỉm cười rất tươi và cám ơn thày. Thày ẩn tu len lén nhìn lên đầu núi. Thầy sợ ngôi sao biến mất vì thày đã không biết hãm mình. Nhưng lạ chưa, trên đầu núi thày thấy không phải một mà có đến hai ngôi sao xuất hiện. Thì ra, để thưởng công vì thày biết nghĩ đến người khác, Chúa đã cho xuất hiện một ngôi sao nữa, sáng không kém gì ngôi sao kia.
Mùa chay được mở đầu bằng nghi thức xức tro và một ngày ăn chay kiêng thịt. Có lẽ có nhiều người thắc mắc tại sao ngày xưa người Do thái rắc đầy tro trên đầu, ngồi cả trên đống tro, mà ngày nay ta chỉ xức một chút ít tro, và tại sao ngày xưa ăn chay trong bốn mươi ngày, mà ngày nay chỉ còn ăn chay có 2 ngày Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu tuần thánh ? Thưa vì Giáo hội muốn ta càng ngày càng đi vào tinh thần hơn là chỉ giữ hình thức bên ngoài.
Mục đích của Mùa Chay là giúp ta trở về với Chúa và với anh em bằng sám hối nhìn nhận tội lỗi của chính mình. Việc xức tro, ăn chay, cầu nguyện, làm việc thiện, chỉ là những phương tiện.
Xức tro là để tỏ lòng sám hối. Xức nhiều tro mà trong lòng không thật tình sám hối thì có ích gì. Ngày nay, Giáo hội chỉ dùng một chút tro tượng trưng để nhắc nhớ ta. Xức tro trên đầu không quan trọng bằng xức tro trong tâm hồn. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy tâm hồn mình đã ra hoen ố vì tội lỗi. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy rõ ta đã bôi tro trát trấu vào khuôn mặt Thiên chúa, làm lem luốc khuôn mặt Giáo hội, làm ô danh cho đạo thánh của Chúa. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy rõ ta đã làm cho mối quan hệ với tha nhân bị vẩn đục vì những tham vọng, những ích kỷ, những nhỏ nhen của ta. Hãy xức tro vào tâm hồn để lòng ta xót xa, đau đớn, hối hận vì những tội lỗi đã phạm.
Ăn chay không phải là một hình thức làm cho qua lần, chiếu lệ. Ăn chay không phải chỉ là nhịn ăn một hai bữa cơm. Ăn chay có mục đích nhắc nhớ ta hãy biết hãm dẹp thân xác, hãm dẹp những tính mê tật xấu, hãm dẹp những gì làm mất lòng Chúa và làm phiền lòng anh em. Giáo hội giản lược việc ăn chay vào 2 ngày trong một năm, không phải vì coi nhẹ việc ăn chay, nhưng vì Giáo hội muốn tránh thái độ ăn chay hình thức, để tập trung vào việc ăn chay trong tâm hồn. Nhịn ăn một bát cơm không bằng nhịn nói một lời có thể làm buồn lòng người khác. Nhịn ăn một miếng thịt không bằng nhịn đi một cử chỉ xúc phạm đến anh em. Nhịn một bữa cơm ngon không bằng nhường nhịn, tha thứ, làm hoà với nhau. Kềm chế cơn đói không bằng kềm chế cơn nghiện rượu, nghiện ma tuý, nghiện cờ bạc. Kềm chế cơn khát không bằng kềm chế dục vọng, tính tham lam, thói kiêu ngạo.
Chính vì thế mà tiên tri Dô-el đã kêu gọi dân chúng: “Hãy xé lòng chứ đừng xé áo”. Người Do thái có tục lệ khi ăn chay, thống hối thì xé áo ra. Đó là một hình thức biểu lộ sự thống hối. Điều quan trọng là có tâm hồn thực sự sám hối. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi những tham lam, bất công. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi thói lười biếng, khô khan, nguội lạnh. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi những dính bén trần tục. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi thói gian dối, giả hình. Chỉ khi thực sự xé lòng ra như thế, ta mới gạt bỏ được những chướng ngại ngăn cản ta đến với Chúa. Chỉ khi thực sự xé lòng ra như thế, ta mới đến gần Chúa, sống tình thân mật với Chúa, hưởng được tình yêu thương của Chúa.
Để ăn chay trong tinh thần và để thực sự hướng về tha nhân, nhiều nước trên thế giới đã biến việc ăn chay thành những hành động bác ái cụ thể. Mỗi ngày trong mùa chay, họ bớt chi tiêu một chút, gửi tiền tiết kiệm giúp những nơi nghèo khổ, bị thiên tai. Nhờ thế, việc ăn chay của họ không còn là hình thức, nhưng là những hi sinh thực sự và trở nên những việc làm đầy tình bác ái huynh đệ.
Bây giờ thì chúng ta đã hiểu thế nào là ăn chay và sám hối đẹp lòng Chúa. Mỗi người hãy tự đặt ra cho mình, cho gia đình mình một chương trình sống Mùa Chay. Ước gì mùa Chay năm nay sẽ là khởi điểm của một đời sống mới, giúp mỗi người chúng ta thực sự thay đổi đời sống, mến Chúa hơn, yêu người hơn.
Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con là kẻ tội lỗi. Amen.
Sống tinh thần mùa chay
LM. Trần Bình Trọng
04:22 25/02/2009
SỐNG TINH THẦN MÙA CHAY
Thứ Tư Lễ Tro
Ge 2:12-18; 2 Cr 5:20-6:2; Mt 6:1-6,16-18
Thứ Tư lễ Tro là ngày khởi đầu mùa Chay thánh, kéo dài bốn mươi ngày đêm, để tưởng nhớ bốn mươi đêm ngày (Mt 4:2) Ðức Giêsu ăn chay cầu nguyện trong hoang địa. Hôm nay trong nghi thức sức tro, linh mục nhắc nhở: Ta là thân bụi đất, và sẽ trở về đất bụi (St 3:19). Sách Sáng thế ghi lại: Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật (St 2:7). Như vậy khi chết, con người lại trở về bụi đất. Nếu nghĩ đến việc hoả táng, thì hình ảnh trở về bụi tro lại càng thích hợp để diễn tả thân phận làm người. Ðối với giới ngôn sứ trong Cựu ước, thì việc xức tro là dấu chỉ của việc ăn năn sám hối và trở về với Chúa.
Ở Mỹ người ta đi lễ Tro khá đông, gần như Chúa nhật, mặc dù không phải là lễ buộc để được sức tro trên trán với hình thánh giá, chứ không phải trên chỏm đầu. Linh mục Việt nam ở Mỹ thì vẽ hình thánh giá nhỏ thôi. Còn linh mục Mỹ thường vẽ dấu thánh giá lớn hơn. Vậy mà người Mỹ cứ hiên ngang để lộ dấu tro trên trán đi ra đường và đến sở làm. Cả người Tin lành cũng nhận tro hoặc ở nhà thờ của họ hay nhà thờ Công giáo.
Những việc đạo đức truyền thống Giáo hội dậy làm trong mùa Chay là cầu nguyện, đền tội và làm việc từ thiện bác ái. Cầu nguyện bao gồm việc cầu nguyện chung hoặc riêng, cầu nguyện tại nhà, tại nhà thờ hay ở nơi nào thích hợp. Việc dâng lễ, đọc kinh thánh và suy niệm cũng là cầu nguyện. Trong Phúc âm hôm nay, Ðức Giêsu dạy ta cầu nguyện thế này: Hãy vào phòng đóng của lại và cầu nguyện cùng Cha của anh em, Ðấng hiện diện nơi kín đáo (Mt 6:6). Như vậy có phải ta áp dụng lời Chúa dậy theo nghĩa đen, vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện không?
Ta cần hiểu Chúa nói lời này để trả lời nhóm người Pharisêu là những người chỉ muốn người khác biết họ cầu nguyện và cho họ là đạo đức. Ta cần đến nhà thờ cầu nguyện để làm chứng cho đức tin vào Chúa, chia sẻ đức tin với người khác nghĩa là nâng đỡ đức tin của người yếu đức tin chứ không phải như người Pharisêu để cho người khác biết đến. Chính Chúa Giêsu cũng đã lên Ðền thờ cầu nguyện công khai, nghĩa là người khác có thấy Chúa cầu nguyện. Theo cách giải thích của thánh Amrôxiô thì vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện, có nghĩa là vào căn phòng nội tâm của nhà linh hồn, là nơi người ta lưu trữ tư tưởng, cảm tình. Căn phòng nội tâm này luôn đi liền với mỗi người. Chúa dạy các tông đồ: Anh em hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ (Mt 22:20). Khi các tông đồ hỏi Ðức Giêsu tại sao các ông không trừ được quỉ nhập người động kinh, Chúa bảo: Loại quỉ đó chỉ trừ được bằng lời cầu nguyện (Mc 9:29).
Việc truyền thống thứ hai trong mùa chay là đền tội. Ðền tội gồm việc ăn chay, kiêng thịt, hi sinh, hãm mình.. Sau Công đồng Vaticanô II, luật ăn chay kiêng thịt trở nên đơn giản: chỉ buộc kiêng thịt vào các ngày thứ sáu mùa chay và ăn chay cùng với kiêng thịt vào thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần thánh. Ðiều đó khiến nhiều người lầm tưởng rằng luật ăn chay kiêng thịt đã trở nên lỏng lẻo dễ dãi. Tuy nhiên nếu đi sâu vào vấn đề, người ta thấy không phải vậy. Thiết tưởng ngày nay nhiều người công giáo cần phải xét lại việc ăn chay kiêng thịt. Sống trong xã hội kĩ nghệ hoá tiêu thụ, người ta thấy thịt thà quá dư thừa. Vì thế ăn cá cũng là dịp tốt cho sức khoẻ. Vả lại những người thích ăn đồ biển thì việc kiêng thịt cũng không hẳn là việc hãm mình đáng kể. Có những người kiêng thịt mà lại đi ăn tôm hùm chẳng hạn - vừa mắc tiền vừa ngon lành - thì làm sao gọi là hi sinh hãm mình?
Ðiểm lợi ích của việc ăn chay là không những để giữ gìn sức khoẻ phần xác, mà còn giúp gia tăng sức mạnh thiêng liêng hầu chống trả cám dỗ. Nếu người ta kiêng ăn uống chỉ nhằm mục đích giữ gìn sức khoẻ phần xác cho khỏi mập hay cao máu, hay để làm giảm chất béo cholesterol, thì việc ăn chay kiêng thịt của họ không có giá trị thiêng liêng vì thiếu động lực tôn giáo thúc đẩy. Vì vậy, muốn có giá trị thiêng liêng, người ta phải đem động lực tôn giáo vào việc kiêng cữ đồ ăn thưc uống. Mục đích của việc ăn chay kiêng cữ là để tạo nên một khoảng trống trong dạ dày hầu giúp người ta cảm thấy được sự trống rỗng trong tâm hồn mà đi tìm Chúa và mời Chúa vào để lấp đầy sự trống rỗng. Nói cách khác mục đích của việc ăn chay kiêng cữ là để cho tâm trí được thanh thoát hầu dễ vươn lên thượng giới. Khi mới ăn chay, người ta hay cảm thấy kiến bò trong bụng. Tuy nhiên rồi cũng quen đi. Nếu kiến còn bò thì uống nước lã vào, thì kiến hết bò.
Ngoài ra Giáo hội mong muốn người tín hữu tự nguyện ăn chay kiêng thịt vào những ngày khác. Ai tưởng luật ăn chay cho người Công giáo là khắt khe, thì nên tìm hiểu xem tín đồ Phật giáo và Hồi giáo giữ chay ngặt hơn gấp bội như thế nào. Ngoài việc kiêng cữ đồ ăn thức uống, Giáo hội còn mong muốn người tín hữu không những kiêng thịt, nhưng còn kiêng miệng lưỡi, lỗ tai, con mắt, để chỉ nói, chỉ nghe, chỉ nhìn xem những gì đáng nói, đáng nghe và đáng xem, nghĩa là những gì lành mạnh hoá cho sức khoẻ tâm linh. Người tín hữu cần ghi nhớ lời Chúa dùng miệng lưỡi ngôn sứ Isaia để cảnh giác những người ăn chay kiểu này: Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn sao (Is 53:4).
Khi về thăm Việt nam, có người tặng linh mục kia bộ vật kỉ niệm gồm ba con khỉ ngồi thế chồm hổm, trông có vẻ buồn cười, nhưng khá nghệ thuật, chế tạo đầu tiên tại Nhật bản bằng đất sét nung thành mầu gụ. Một con lấy hai tay bịt mắt, con kia lấy hai tay bịt tai, con thứ ba lấy hai tay bịt miệng có nghĩa là không nhìn, không nghe, không nói. Linh mục nhận vật kỉ niệm để trưng bầy và cũng để nhắc nhở cho mình về việc kiêng cữ miệng lưỡi, lỗ tai và con mắt nữa.
Việc truyền thống thứ ba trong mùa chay là việc từ thiện, bác ái, thay vì dùng từ bố thí. Về cách làm việc từ thiện bác ái, thì Chúa dạy ta đừng thổi loa trước như bọn giả hình để cho người ta ca tụng. Chúa cảnh giác những người làm việc thiện chỉ để khoe khoang và lấy tiếng khen, để người ta ca tụng mình, thay vì để cho Chúa được ca tụng ngợi khen. Ðể Chúa được vinh danh, Chúa bảo sự sáng của ta phải chiếu dãi để người đời nhận biết mà ca tụng Ðấng ngự trên trời. Nếu để người khác ca tụng mình dưới đất thì người ta đã được thưởng công rồi, không còn công phúc trước mặt Chúa nữa. Nếu không canh chừng cẩn thận thì có những việc ta làm như quyên góp dưới danh nghĩa là từ thiện bác ái, mà muốn được điểm với giáo dân hay với bề trên, ta lại làm sao cho được nhiều để được nhất
Ðể được gọi là việc từ thiện bác ái, ta cần chia sẻ những gì là của mình, cho đi chính phần mình thay vì cho những gì thừa thãi mà mình không nhận làm của mình nữa. Nếu chỉ cho quần áo cũ mà mình không dùng đến thì khó mà gọi được là việc từ thiện bác ái. Nói tóm lại trong mùa chay, người tín hữu được mời gọi hoán cải tâm hồn và đời sống bằng việc trở về với Chúa để có thể đồng hành với Ðức Kitô trên đường khổ giá, lên đồi Can-vê vào ngày Thứ Sáu chịu nạn, hầu được chia sẻ cuộc phục sinh vinh hiển với Chúa trong ngày Chúa nhật Phục sinh khải hoàn.
Lời cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho những việc làm trong mùa chay:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa cho mùa chay thánh này.
Xin dạy con sống tinh thần mùa chay:
bằng việc cầu nguyện, hi sinh, ăn chay, kiêng thịt, hãm mình,
làm việc từ thiện bác ái thế nào cho đẹp lòng Chúa.
Xin cho con biết làm hoà với Chúa qua bí tích cáo giải,
hầu trở về sống trong ơn nghĩa với Chúa. Amen.
Thứ Tư Lễ Tro
Ge 2:12-18; 2 Cr 5:20-6:2; Mt 6:1-6,16-18
Thứ Tư lễ Tro là ngày khởi đầu mùa Chay thánh, kéo dài bốn mươi ngày đêm, để tưởng nhớ bốn mươi đêm ngày (Mt 4:2) Ðức Giêsu ăn chay cầu nguyện trong hoang địa. Hôm nay trong nghi thức sức tro, linh mục nhắc nhở: Ta là thân bụi đất, và sẽ trở về đất bụi (St 3:19). Sách Sáng thế ghi lại: Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật (St 2:7). Như vậy khi chết, con người lại trở về bụi đất. Nếu nghĩ đến việc hoả táng, thì hình ảnh trở về bụi tro lại càng thích hợp để diễn tả thân phận làm người. Ðối với giới ngôn sứ trong Cựu ước, thì việc xức tro là dấu chỉ của việc ăn năn sám hối và trở về với Chúa.
Ở Mỹ người ta đi lễ Tro khá đông, gần như Chúa nhật, mặc dù không phải là lễ buộc để được sức tro trên trán với hình thánh giá, chứ không phải trên chỏm đầu. Linh mục Việt nam ở Mỹ thì vẽ hình thánh giá nhỏ thôi. Còn linh mục Mỹ thường vẽ dấu thánh giá lớn hơn. Vậy mà người Mỹ cứ hiên ngang để lộ dấu tro trên trán đi ra đường và đến sở làm. Cả người Tin lành cũng nhận tro hoặc ở nhà thờ của họ hay nhà thờ Công giáo.
Những việc đạo đức truyền thống Giáo hội dậy làm trong mùa Chay là cầu nguyện, đền tội và làm việc từ thiện bác ái. Cầu nguyện bao gồm việc cầu nguyện chung hoặc riêng, cầu nguyện tại nhà, tại nhà thờ hay ở nơi nào thích hợp. Việc dâng lễ, đọc kinh thánh và suy niệm cũng là cầu nguyện. Trong Phúc âm hôm nay, Ðức Giêsu dạy ta cầu nguyện thế này: Hãy vào phòng đóng của lại và cầu nguyện cùng Cha của anh em, Ðấng hiện diện nơi kín đáo (Mt 6:6). Như vậy có phải ta áp dụng lời Chúa dậy theo nghĩa đen, vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện không?
Ta cần hiểu Chúa nói lời này để trả lời nhóm người Pharisêu là những người chỉ muốn người khác biết họ cầu nguyện và cho họ là đạo đức. Ta cần đến nhà thờ cầu nguyện để làm chứng cho đức tin vào Chúa, chia sẻ đức tin với người khác nghĩa là nâng đỡ đức tin của người yếu đức tin chứ không phải như người Pharisêu để cho người khác biết đến. Chính Chúa Giêsu cũng đã lên Ðền thờ cầu nguyện công khai, nghĩa là người khác có thấy Chúa cầu nguyện. Theo cách giải thích của thánh Amrôxiô thì vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện, có nghĩa là vào căn phòng nội tâm của nhà linh hồn, là nơi người ta lưu trữ tư tưởng, cảm tình. Căn phòng nội tâm này luôn đi liền với mỗi người. Chúa dạy các tông đồ: Anh em hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ (Mt 22:20). Khi các tông đồ hỏi Ðức Giêsu tại sao các ông không trừ được quỉ nhập người động kinh, Chúa bảo: Loại quỉ đó chỉ trừ được bằng lời cầu nguyện (Mc 9:29).
Việc truyền thống thứ hai trong mùa chay là đền tội. Ðền tội gồm việc ăn chay, kiêng thịt, hi sinh, hãm mình.. Sau Công đồng Vaticanô II, luật ăn chay kiêng thịt trở nên đơn giản: chỉ buộc kiêng thịt vào các ngày thứ sáu mùa chay và ăn chay cùng với kiêng thịt vào thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần thánh. Ðiều đó khiến nhiều người lầm tưởng rằng luật ăn chay kiêng thịt đã trở nên lỏng lẻo dễ dãi. Tuy nhiên nếu đi sâu vào vấn đề, người ta thấy không phải vậy. Thiết tưởng ngày nay nhiều người công giáo cần phải xét lại việc ăn chay kiêng thịt. Sống trong xã hội kĩ nghệ hoá tiêu thụ, người ta thấy thịt thà quá dư thừa. Vì thế ăn cá cũng là dịp tốt cho sức khoẻ. Vả lại những người thích ăn đồ biển thì việc kiêng thịt cũng không hẳn là việc hãm mình đáng kể. Có những người kiêng thịt mà lại đi ăn tôm hùm chẳng hạn - vừa mắc tiền vừa ngon lành - thì làm sao gọi là hi sinh hãm mình?
Ðiểm lợi ích của việc ăn chay là không những để giữ gìn sức khoẻ phần xác, mà còn giúp gia tăng sức mạnh thiêng liêng hầu chống trả cám dỗ. Nếu người ta kiêng ăn uống chỉ nhằm mục đích giữ gìn sức khoẻ phần xác cho khỏi mập hay cao máu, hay để làm giảm chất béo cholesterol, thì việc ăn chay kiêng thịt của họ không có giá trị thiêng liêng vì thiếu động lực tôn giáo thúc đẩy. Vì vậy, muốn có giá trị thiêng liêng, người ta phải đem động lực tôn giáo vào việc kiêng cữ đồ ăn thưc uống. Mục đích của việc ăn chay kiêng cữ là để tạo nên một khoảng trống trong dạ dày hầu giúp người ta cảm thấy được sự trống rỗng trong tâm hồn mà đi tìm Chúa và mời Chúa vào để lấp đầy sự trống rỗng. Nói cách khác mục đích của việc ăn chay kiêng cữ là để cho tâm trí được thanh thoát hầu dễ vươn lên thượng giới. Khi mới ăn chay, người ta hay cảm thấy kiến bò trong bụng. Tuy nhiên rồi cũng quen đi. Nếu kiến còn bò thì uống nước lã vào, thì kiến hết bò.
Ngoài ra Giáo hội mong muốn người tín hữu tự nguyện ăn chay kiêng thịt vào những ngày khác. Ai tưởng luật ăn chay cho người Công giáo là khắt khe, thì nên tìm hiểu xem tín đồ Phật giáo và Hồi giáo giữ chay ngặt hơn gấp bội như thế nào. Ngoài việc kiêng cữ đồ ăn thức uống, Giáo hội còn mong muốn người tín hữu không những kiêng thịt, nhưng còn kiêng miệng lưỡi, lỗ tai, con mắt, để chỉ nói, chỉ nghe, chỉ nhìn xem những gì đáng nói, đáng nghe và đáng xem, nghĩa là những gì lành mạnh hoá cho sức khoẻ tâm linh. Người tín hữu cần ghi nhớ lời Chúa dùng miệng lưỡi ngôn sứ Isaia để cảnh giác những người ăn chay kiểu này: Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn sao (Is 53:4).
Khi về thăm Việt nam, có người tặng linh mục kia bộ vật kỉ niệm gồm ba con khỉ ngồi thế chồm hổm, trông có vẻ buồn cười, nhưng khá nghệ thuật, chế tạo đầu tiên tại Nhật bản bằng đất sét nung thành mầu gụ. Một con lấy hai tay bịt mắt, con kia lấy hai tay bịt tai, con thứ ba lấy hai tay bịt miệng có nghĩa là không nhìn, không nghe, không nói. Linh mục nhận vật kỉ niệm để trưng bầy và cũng để nhắc nhở cho mình về việc kiêng cữ miệng lưỡi, lỗ tai và con mắt nữa.
Việc truyền thống thứ ba trong mùa chay là việc từ thiện, bác ái, thay vì dùng từ bố thí. Về cách làm việc từ thiện bác ái, thì Chúa dạy ta đừng thổi loa trước như bọn giả hình để cho người ta ca tụng. Chúa cảnh giác những người làm việc thiện chỉ để khoe khoang và lấy tiếng khen, để người ta ca tụng mình, thay vì để cho Chúa được ca tụng ngợi khen. Ðể Chúa được vinh danh, Chúa bảo sự sáng của ta phải chiếu dãi để người đời nhận biết mà ca tụng Ðấng ngự trên trời. Nếu để người khác ca tụng mình dưới đất thì người ta đã được thưởng công rồi, không còn công phúc trước mặt Chúa nữa. Nếu không canh chừng cẩn thận thì có những việc ta làm như quyên góp dưới danh nghĩa là từ thiện bác ái, mà muốn được điểm với giáo dân hay với bề trên, ta lại làm sao cho được nhiều để được nhất
Ðể được gọi là việc từ thiện bác ái, ta cần chia sẻ những gì là của mình, cho đi chính phần mình thay vì cho những gì thừa thãi mà mình không nhận làm của mình nữa. Nếu chỉ cho quần áo cũ mà mình không dùng đến thì khó mà gọi được là việc từ thiện bác ái. Nói tóm lại trong mùa chay, người tín hữu được mời gọi hoán cải tâm hồn và đời sống bằng việc trở về với Chúa để có thể đồng hành với Ðức Kitô trên đường khổ giá, lên đồi Can-vê vào ngày Thứ Sáu chịu nạn, hầu được chia sẻ cuộc phục sinh vinh hiển với Chúa trong ngày Chúa nhật Phục sinh khải hoàn.
Lời cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho những việc làm trong mùa chay:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa cho mùa chay thánh này.
Xin dạy con sống tinh thần mùa chay:
bằng việc cầu nguyện, hi sinh, ăn chay, kiêng thịt, hãm mình,
làm việc từ thiện bác ái thế nào cho đẹp lòng Chúa.
Xin cho con biết làm hoà với Chúa qua bí tích cáo giải,
hầu trở về sống trong ơn nghĩa với Chúa. Amen.
Hành trình với Đức Giêsu Kitô
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:42 25/02/2009
CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY, năm B
Mc 1, 12-15
Lại bắt đầu một mùa chay thánh, một cuộc hành trình đức tin với Đức Giêsu Kitô. Bởi vì, mùa chay mời gọi mọi Kitô hũu cải thiện đời sống, đổi mới để lãnh nhận ân sủng của Thiên Chúa. Mùa chay dẫn người tín hữu của Chúa đi vào mầu nhiệm chết và phục sinh của Chúa Giêsu. Do đó, mùa chay là mùa Thiên Chúa ban hồng ân cách đặc biệt, nhưng đồng thời mùa chay cũng mời gọi chúng ta cải thiện đời sống, đổi mới cuộc đời, thay đổi lối sống tốt hơn, cởi bỏ con người cũ để mặc lấy Đức Kitô.
SỨ VỤ CỦA CHÚA GIÊSU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH: Khai mạc sứ vụ công khai rao giảng nước Thiên Chúa bằng phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ xung quanh Ngài, Chúa Giêsu đã hướng về Giêrusalem. Chúa Giêsu đã cho nhân loại thấy rõ ý định của Cha Ngài. Bởi vì Thiên Chúa Cha sai Ngài đến trần gian không phải để làm theo ý của mình mà là làm theo ý của Chúa Cha. Cả cuộc đời của Ngài là chuẩn bị cho sự chết để cứu độ nhân loại và phục sinh để làm vinh danh Thiên Chúa Cha. Do đó, ngay từ khi còn ở trong cung lòng Đức Trinh nữ Maria, Chúa Giêsu đã sẵn sàng cho cuộc hành trình của Ngài dẫn đến thánh giá, và khi đi vào cuộc đời rao giảng Chúa Giêsu đã chuẩn bị bằng cuộc ăn chay, hãm mình 40 đêm ngày trong hoang địa. Đây là cuộc chuẩn bị rất kỹ càng, Ngài đã kết hợp mật thiết với Chúa Cha để nghe Lời Chúa Cha và thực hiện ý Chúa Cha. Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho cuộc hành trình bằng cuộc hành trình vượt qua hay là mầu nhiệm vượt qua. Trong thánh lễ lúc tuyên xưng đức tin chúng ta đọc rõ ràng: ” Con tuyên xưng Chúa đã chết đi, con tuyên xưng Ngài đã sống lại…” và “ Lạy Chúa Cứu Thế, Chúa đã chịu khổ hình thập giá và sống lại vinh quang để giải thoát muôn người, xin cứu độ chúng con “.
BIẾN CỐ LỚN LAO CỦA MÙA CHAY LÀ PHÉP RỬA và BÍ TÍCH GIẢI TỘI: Chúa Giêsu đã nhận phép rửa của Gioan ở sông Giorđan. Đây là phép rửa sám hối, xin ơn tha tội. Chúa làm thế để nói cho nhân loại Ngài cảm thông với nỗi yếu hèn của con người.Và từ đó chúng ta qua bí tích rửa tội được chia sẻ mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu.Thánh Phêrô trong thứ thứ nhất của Người nhấn mạnh:” Chúng ta được cứu rỗi, được tẩy sạch tội lỗi qua phép rửa tội như Thiên Chúa đã cứu ông Noe và gia đình ông khỏi nạn đại hồng thủy “. Phép rửa đem lại bình an và ơn tha thứ: ” Bằng sự chết, Ngài đã phá hủy sự chết của chúng ta; bằng sự sống lại, Ngài phục hồi sự sống của chúng ta “. Con người thật yếu đuối,quyết tâm đó nhưng rồi lại luôn sa ngã, tuy nhiên Chúa luôn yêu thương và giải thoát chúng ta qua bí tích giải tội. Bí tích giao hòa đem chúng ta thiết lập lại giao ước tình yêu của chúng ta đối với Chúa khi chúng ta chịu phép rửa.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Mùa chay là thời gian quay trở về, là thời gian hồi tâm để nhìn vào Chúa hơn là nhìn vào mình. Nhìn vào Chúa để thấy mình con quá khiếm khuyết phải cố gắng vươn tiến.Mùa chay cũng là lúc dừng lại để nhận ra những cạm bẫy, những thử thách, những cám dỗ đang bủa vây xung quanh chúng ta. Tỉnh thức để dễ dàng tránh những cạm bẫy. Cầu nguyện để không sa bẫy của ma quỷ. Chính Chúa Giêsu cũng luôn phải cảnh tỉnh: ” Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ “ ( Mc 1, 13 ). Chính vì thế, chúng ta phải biết cậy dựa vào Chúa.
Đời là một cuộc chiến đấu liên lỉ, có Chúa chúng ta sẽ luôn đứng vững.Chúa kêu gọi: ” Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “. Chúng ta tin vào Thiên Chúa, tin vao ơn cứu rỗi, tin vào sự sống Chúa mang đến, do đó, chúng ta sẵn sàng sám hối.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chiến thắng ma quỷ, chiến thắng những cơn cám dỗ của Satan, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn tin vào Chúa nhờ đó, chúng con luôn thắng vượt những cơn cám dỗ ở trần gian này. Amen.
Mc 1, 12-15
Lại bắt đầu một mùa chay thánh, một cuộc hành trình đức tin với Đức Giêsu Kitô. Bởi vì, mùa chay mời gọi mọi Kitô hũu cải thiện đời sống, đổi mới để lãnh nhận ân sủng của Thiên Chúa. Mùa chay dẫn người tín hữu của Chúa đi vào mầu nhiệm chết và phục sinh của Chúa Giêsu. Do đó, mùa chay là mùa Thiên Chúa ban hồng ân cách đặc biệt, nhưng đồng thời mùa chay cũng mời gọi chúng ta cải thiện đời sống, đổi mới cuộc đời, thay đổi lối sống tốt hơn, cởi bỏ con người cũ để mặc lấy Đức Kitô.
SỨ VỤ CỦA CHÚA GIÊSU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH: Khai mạc sứ vụ công khai rao giảng nước Thiên Chúa bằng phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ xung quanh Ngài, Chúa Giêsu đã hướng về Giêrusalem. Chúa Giêsu đã cho nhân loại thấy rõ ý định của Cha Ngài. Bởi vì Thiên Chúa Cha sai Ngài đến trần gian không phải để làm theo ý của mình mà là làm theo ý của Chúa Cha. Cả cuộc đời của Ngài là chuẩn bị cho sự chết để cứu độ nhân loại và phục sinh để làm vinh danh Thiên Chúa Cha. Do đó, ngay từ khi còn ở trong cung lòng Đức Trinh nữ Maria, Chúa Giêsu đã sẵn sàng cho cuộc hành trình của Ngài dẫn đến thánh giá, và khi đi vào cuộc đời rao giảng Chúa Giêsu đã chuẩn bị bằng cuộc ăn chay, hãm mình 40 đêm ngày trong hoang địa. Đây là cuộc chuẩn bị rất kỹ càng, Ngài đã kết hợp mật thiết với Chúa Cha để nghe Lời Chúa Cha và thực hiện ý Chúa Cha. Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho cuộc hành trình bằng cuộc hành trình vượt qua hay là mầu nhiệm vượt qua. Trong thánh lễ lúc tuyên xưng đức tin chúng ta đọc rõ ràng: ” Con tuyên xưng Chúa đã chết đi, con tuyên xưng Ngài đã sống lại…” và “ Lạy Chúa Cứu Thế, Chúa đã chịu khổ hình thập giá và sống lại vinh quang để giải thoát muôn người, xin cứu độ chúng con “.
BIẾN CỐ LỚN LAO CỦA MÙA CHAY LÀ PHÉP RỬA và BÍ TÍCH GIẢI TỘI: Chúa Giêsu đã nhận phép rửa của Gioan ở sông Giorđan. Đây là phép rửa sám hối, xin ơn tha tội. Chúa làm thế để nói cho nhân loại Ngài cảm thông với nỗi yếu hèn của con người.Và từ đó chúng ta qua bí tích rửa tội được chia sẻ mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu.Thánh Phêrô trong thứ thứ nhất của Người nhấn mạnh:” Chúng ta được cứu rỗi, được tẩy sạch tội lỗi qua phép rửa tội như Thiên Chúa đã cứu ông Noe và gia đình ông khỏi nạn đại hồng thủy “. Phép rửa đem lại bình an và ơn tha thứ: ” Bằng sự chết, Ngài đã phá hủy sự chết của chúng ta; bằng sự sống lại, Ngài phục hồi sự sống của chúng ta “. Con người thật yếu đuối,quyết tâm đó nhưng rồi lại luôn sa ngã, tuy nhiên Chúa luôn yêu thương và giải thoát chúng ta qua bí tích giải tội. Bí tích giao hòa đem chúng ta thiết lập lại giao ước tình yêu của chúng ta đối với Chúa khi chúng ta chịu phép rửa.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Mùa chay là thời gian quay trở về, là thời gian hồi tâm để nhìn vào Chúa hơn là nhìn vào mình. Nhìn vào Chúa để thấy mình con quá khiếm khuyết phải cố gắng vươn tiến.Mùa chay cũng là lúc dừng lại để nhận ra những cạm bẫy, những thử thách, những cám dỗ đang bủa vây xung quanh chúng ta. Tỉnh thức để dễ dàng tránh những cạm bẫy. Cầu nguyện để không sa bẫy của ma quỷ. Chính Chúa Giêsu cũng luôn phải cảnh tỉnh: ” Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ “ ( Mc 1, 13 ). Chính vì thế, chúng ta phải biết cậy dựa vào Chúa.
Đời là một cuộc chiến đấu liên lỉ, có Chúa chúng ta sẽ luôn đứng vững.Chúa kêu gọi: ” Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “. Chúng ta tin vào Thiên Chúa, tin vao ơn cứu rỗi, tin vào sự sống Chúa mang đến, do đó, chúng ta sẵn sàng sám hối.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chiến thắng ma quỷ, chiến thắng những cơn cám dỗ của Satan, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn tin vào Chúa nhờ đó, chúng con luôn thắng vượt những cơn cám dỗ ở trần gian này. Amen.
Hãy xé lòng
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
08:19 25/02/2009
Thứ Tư lễ Tro (Mt 6, 1-6. 16-18)
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không các con mất công phúc nơi Cha các con là Ðấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Các con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con rằng: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con".
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Một vị ẩn tu sống đơn độc trên ngọn núi cao. Ngày đêm ông ăn chay cầu nguyện. ông ăn chay rất nghiêm ngặt và cầu nguyện rất tha thiết. Để thưởng công, Chúa cho xuất hiện một ngôi sao trên đầu núi. Khi ông ăn chay và cầu nguyện ít, ngôi sao mờ đi. Khi ông ăn chay nhiều và cầu nguyện nhiều thì ngôi sao càng sáng lên. Một hôm ông muốn leo lên đỉnh cao nhất của ngọn núi. Khi ông chuẩn bị lên đường thì một bé gái trong làng đến thăm và ngỏ ý muốn đi cùng ông. Thày trò hăng hái lên đường. đường càng lên càng dốc dác khó đi. Mặt trời càng lúc càng nóng gắt. Cả hai thày trò ướt đẫm mồ hôi và cảm thấy khát nước. Nhưng không ai dám uống. Em bé không dám uống trước khi thày uống. Vị ẩn tu không dám uống vì sợ mất công phúc trước mặt Chúa. Nhưng nhìn thấy bé gái mỗi lúc mệt thêm, thày ẩn tu thấy thương, nên mở nước ra uống. Lúc ấy cô bé mới dám uống. Uống nước xong, cô bé mỉm cười rất tươi và cám ơn thày. Thày ẩn tu len lén nhìn lên đầu núi. Thầy sợ ngôi sao biến mất vì thày đã không biết hãm mình. Nhưng lạ chưa, trên đầu núi thày thấy không phải một mà có đến hai ngôi sao xuất hiện. Thì ra, để thưởng công vì thày biết nghĩ đến người khác, Chúa đã cho xuất hiện một ngôi sao nữa, sáng không kém gì ngôi sao kia.
Mùa chay được mở đầu bằng nghi thức xức tro và một ngày ăn chay kiêng thịt. Có lẽ có nhiều người thắc mắc tại sao ngày xưa người Do thái rắc đầy tro trên đầu, ngồi cả trên đống tro, mà ngày nay ta chỉ xức một chút ít tro, và tại sao ngày xưa ăn chay trong bốn mươi ngày, mà ngày nay chỉ còn ăn chay có 2 ngày Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu tuần thánh ? Thưa vì Giáo hội muốn ta càng ngày càng đi vào tinh thần hơn là chỉ giữ hình thức bên ngoài.
Mục đích của Mùa Chay là giúp ta trở về với Chúa và với anh em bằng sám hối nhìn nhận tội lỗi của chính mình. Việc xức tro, ăn chay, cầu nguyện, làm việc thiện, chỉ là những phương tiện.
Xức tro là để tỏ lòng sám hối. Xức nhiều tro mà trong lòng không thật tình sám hối thì có ích gì. Ngày nay, Giáo hội chỉ dùng một chút tro tượng trưng để nhắc nhớ ta. Xức tro trên đầu không quan trọng bằng xức tro trong tâm hồn. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy tâm hồn mình đã ra hoen ố vì tội lỗi. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy rõ ta đã bôi tro trát trấu vào khuôn mặt Thiên chúa, làm lem luốc khuôn mặt Giáo hội, làm ô danh cho đạo thánh của Chúa. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy rõ ta đã làm cho mối quan hệ với tha nhân bị vẩn đục vì những tham vọng, những ích kỷ, những nhỏ nhen của ta. Hãy xức tro vào tâm hồn để lòng ta xót xa, đau đớn, hối hận vì những tội lỗi đã phạm.
Ăn chay không phải là một hình thức làm cho qua lần, chiếu lệ. Ăn chay không phải chỉ là nhịn ăn một hai bữa cơm. Ăn chay có mục đích nhắc nhớ ta hãy biết hãm dẹp thân xác, hãm dẹp những tính mê tật xấu, hãm dẹp những gì làm mất lòng Chúa và làm phiền lòng anh em. Giáo hội giản lược việc ăn chay vào 2 ngày trong một năm, không phải vì coi nhẹ việc ăn chay, nhưng vì Giáo hội muốn tránh thái độ ăn chay hình thức, để tập trung vào việc ăn chay trong tâm hồn. Nhịn ăn một bát cơm không bằng nhịn nói một lời có thể làm buồn lòng người khác. Nhịn ăn một miếng thịt không bằng nhịn đi một cử chỉ xúc phạm đến anh em. Nhịn một bữa cơm ngon không bằng nhường nhịn, tha thứ, làm hoà với nhau. Kềm chế cơn đói không bằng kềm chế cơn nghiện rượu, nghiện ma tuý, nghiện cờ bạc. Kềm chế cơn khát không bằng kềm chế dục vọng, tính tham lam, thói kiêu ngạo.
Chính vì thế mà tiên tri Dô-el đã kêu gọi dân chúng: “Hãy xé lòng chứ đừng xé áo”. Người Do thái có tục lệ khi ăn chay, thống hối thì xé áo ra. Đó là một hình thức biểu lộ sự thống hối. Điều quan trọng là có tâm hồn thực sự sám hối. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi những tham lam, bất công. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi thói lười biếng, khô khan, nguội lạnh. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi những dính bén trần tục. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi thói gian dối, giả hình. Chỉ khi thực sự xé lòng ra như thế, ta mới gạt bỏ được những chướng ngại ngăn cản ta đến với Chúa. Chỉ khi thực sự xé lòng ra như thế, ta mới đến gần Chúa, sống tình thân mật với Chúa, hưởng được tình yêu thương của Chúa.
Để ăn chay trong tinh thần và để thực sự hướng về tha nhân, nhiều nước trên thế giới đã biến việc ăn chay thành những hành động bác ái cụ thể. Mỗi ngày trong mùa chay, họ bớt chi tiêu một chút, gửi tiền tiết kiệm giúp những nơi nghèo khổ, bị thiên tai. Nhờ thế, việc ăn chay của họ không còn là hình thức, nhưng là những hi sinh thực sự và trở nên những việc làm đầy tình bác ái huynh đệ.
Bây giờ thì chúng ta đã hiểu thế nào là ăn chay và sám hối đẹp lòng Chúa. Mỗi người hãy tự đặt ra cho mình, cho gia đình mình một chương trình sống Mùa Chay. Ước gì mùa Chay năm nay sẽ là khởi điểm của một đời sống mới, giúp mỗi người chúng ta thực sự thay đổi đời sống, mến Chúa hơn, yêu người hơn.
Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con là kẻ tội lỗi. Amen.
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không các con mất công phúc nơi Cha các con là Ðấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Các con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con rằng: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con".
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Một vị ẩn tu sống đơn độc trên ngọn núi cao. Ngày đêm ông ăn chay cầu nguyện. ông ăn chay rất nghiêm ngặt và cầu nguyện rất tha thiết. Để thưởng công, Chúa cho xuất hiện một ngôi sao trên đầu núi. Khi ông ăn chay và cầu nguyện ít, ngôi sao mờ đi. Khi ông ăn chay nhiều và cầu nguyện nhiều thì ngôi sao càng sáng lên. Một hôm ông muốn leo lên đỉnh cao nhất của ngọn núi. Khi ông chuẩn bị lên đường thì một bé gái trong làng đến thăm và ngỏ ý muốn đi cùng ông. Thày trò hăng hái lên đường. đường càng lên càng dốc dác khó đi. Mặt trời càng lúc càng nóng gắt. Cả hai thày trò ướt đẫm mồ hôi và cảm thấy khát nước. Nhưng không ai dám uống. Em bé không dám uống trước khi thày uống. Vị ẩn tu không dám uống vì sợ mất công phúc trước mặt Chúa. Nhưng nhìn thấy bé gái mỗi lúc mệt thêm, thày ẩn tu thấy thương, nên mở nước ra uống. Lúc ấy cô bé mới dám uống. Uống nước xong, cô bé mỉm cười rất tươi và cám ơn thày. Thày ẩn tu len lén nhìn lên đầu núi. Thầy sợ ngôi sao biến mất vì thày đã không biết hãm mình. Nhưng lạ chưa, trên đầu núi thày thấy không phải một mà có đến hai ngôi sao xuất hiện. Thì ra, để thưởng công vì thày biết nghĩ đến người khác, Chúa đã cho xuất hiện một ngôi sao nữa, sáng không kém gì ngôi sao kia.
Mùa chay được mở đầu bằng nghi thức xức tro và một ngày ăn chay kiêng thịt. Có lẽ có nhiều người thắc mắc tại sao ngày xưa người Do thái rắc đầy tro trên đầu, ngồi cả trên đống tro, mà ngày nay ta chỉ xức một chút ít tro, và tại sao ngày xưa ăn chay trong bốn mươi ngày, mà ngày nay chỉ còn ăn chay có 2 ngày Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu tuần thánh ? Thưa vì Giáo hội muốn ta càng ngày càng đi vào tinh thần hơn là chỉ giữ hình thức bên ngoài.
Mục đích của Mùa Chay là giúp ta trở về với Chúa và với anh em bằng sám hối nhìn nhận tội lỗi của chính mình. Việc xức tro, ăn chay, cầu nguyện, làm việc thiện, chỉ là những phương tiện.
Xức tro là để tỏ lòng sám hối. Xức nhiều tro mà trong lòng không thật tình sám hối thì có ích gì. Ngày nay, Giáo hội chỉ dùng một chút tro tượng trưng để nhắc nhớ ta. Xức tro trên đầu không quan trọng bằng xức tro trong tâm hồn. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy tâm hồn mình đã ra hoen ố vì tội lỗi. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy rõ ta đã bôi tro trát trấu vào khuôn mặt Thiên chúa, làm lem luốc khuôn mặt Giáo hội, làm ô danh cho đạo thánh của Chúa. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy rõ ta đã làm cho mối quan hệ với tha nhân bị vẩn đục vì những tham vọng, những ích kỷ, những nhỏ nhen của ta. Hãy xức tro vào tâm hồn để lòng ta xót xa, đau đớn, hối hận vì những tội lỗi đã phạm.
Ăn chay không phải là một hình thức làm cho qua lần, chiếu lệ. Ăn chay không phải chỉ là nhịn ăn một hai bữa cơm. Ăn chay có mục đích nhắc nhớ ta hãy biết hãm dẹp thân xác, hãm dẹp những tính mê tật xấu, hãm dẹp những gì làm mất lòng Chúa và làm phiền lòng anh em. Giáo hội giản lược việc ăn chay vào 2 ngày trong một năm, không phải vì coi nhẹ việc ăn chay, nhưng vì Giáo hội muốn tránh thái độ ăn chay hình thức, để tập trung vào việc ăn chay trong tâm hồn. Nhịn ăn một bát cơm không bằng nhịn nói một lời có thể làm buồn lòng người khác. Nhịn ăn một miếng thịt không bằng nhịn đi một cử chỉ xúc phạm đến anh em. Nhịn một bữa cơm ngon không bằng nhường nhịn, tha thứ, làm hoà với nhau. Kềm chế cơn đói không bằng kềm chế cơn nghiện rượu, nghiện ma tuý, nghiện cờ bạc. Kềm chế cơn khát không bằng kềm chế dục vọng, tính tham lam, thói kiêu ngạo.
Chính vì thế mà tiên tri Dô-el đã kêu gọi dân chúng: “Hãy xé lòng chứ đừng xé áo”. Người Do thái có tục lệ khi ăn chay, thống hối thì xé áo ra. Đó là một hình thức biểu lộ sự thống hối. Điều quan trọng là có tâm hồn thực sự sám hối. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi những tham lam, bất công. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi thói lười biếng, khô khan, nguội lạnh. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi những dính bén trần tục. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi thói gian dối, giả hình. Chỉ khi thực sự xé lòng ra như thế, ta mới gạt bỏ được những chướng ngại ngăn cản ta đến với Chúa. Chỉ khi thực sự xé lòng ra như thế, ta mới đến gần Chúa, sống tình thân mật với Chúa, hưởng được tình yêu thương của Chúa.
Để ăn chay trong tinh thần và để thực sự hướng về tha nhân, nhiều nước trên thế giới đã biến việc ăn chay thành những hành động bác ái cụ thể. Mỗi ngày trong mùa chay, họ bớt chi tiêu một chút, gửi tiền tiết kiệm giúp những nơi nghèo khổ, bị thiên tai. Nhờ thế, việc ăn chay của họ không còn là hình thức, nhưng là những hi sinh thực sự và trở nên những việc làm đầy tình bác ái huynh đệ.
Bây giờ thì chúng ta đã hiểu thế nào là ăn chay và sám hối đẹp lòng Chúa. Mỗi người hãy tự đặt ra cho mình, cho gia đình mình một chương trình sống Mùa Chay. Ước gì mùa Chay năm nay sẽ là khởi điểm của một đời sống mới, giúp mỗi người chúng ta thực sự thay đổi đời sống, mến Chúa hơn, yêu người hơn.
Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con là kẻ tội lỗi. Amen.
Mùa Chay nhìn lại chính mình
Truyết Mai
13:02 25/02/2009
Khi ấy, Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người. Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: "Thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng". (Mc 1, 12-15).
Mùa Chay đến, đối với tôi không gì tốt đẹp hơn là làm vui lòng Thiên Chúa qua sự ăn chay, cầu nguyện, hãm mình, và sám hối tội lỗi của mình. Thời xưa Thiên Thần thúc đẩy Chúa vào hoang địa suốt 40 đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú. Thời nay chúng ta cũng có thể bắt chước Chúa Giêsu, xin Thánh Thần Thiên Chúa giúp sức để chúng ta có thể tìm đến nơi thanh tịnh ( tại gia, nhà thờ, công viên, bờ biển, cùng những nơi có thể giúp chúng ta được ở một mình theo thời gian cho phép ), cũng suốt 40 đêm ngày, để nhìn lại chính mình, kiểm điểm chính mình, tìm về nguồn, và xem chúng ta đã thiếu sót những gì trong suốt một năm qua. So với chính tôi, thời gian 40 đêm ngày chay tịnh quả là một hành trình dài để mà sống giữ mình. Tâm lý của rất nhiều người cũng giống như tôi là bình thường, chúng ta sống rất phóng khoáng từ lời ăn tiếng nói, cho đến việc ăn uống, làm biếng đọc kinh cầu nguyện sớm tối, nói xấu người, bắt lỗi người, lên án người, phê bình người, ngồi lê đôi mách, và sống cuộc sống thật buông thả không một chút gì gọi là gương mẫu. Trong gia đình cũng thế! Ngoài xã hội cũng thế! Trong khuôn viên sinh hoạt trong nhà thờ cũng thế! Ít ai để ý mà gìn giữ được chính mình? Trừ những con người hành xử và sống một cách đạo đức giả thì tôi không bàn đến mà làm gì!? Cứ thấy các ông các bà đóng bộ lên thì ai ai nhìn cũng giống như thiên thần, nhưng thường ngày có sinh hoạt chung với họ thì mới thấy con người thật của họ, thưa có phải không anh chị em? Bởi tôi cũng thế cho nên tôi biết rất nhiều người cũng giống như tôi vậy! Còn những ai thánh thiện toàn mỹ luôn có Chúa ngự trị mà thuộc trong nhóm của 99 con chiên tốt lành thì tôi cũng miễn dám bàn đến, và phải luôn cảm tạ Thiên Chúa ban cho chúng ta có những 99 con chiên tốt lành, để chúng ta nhìn vào mà bắt chước. Chẳng thế mới có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Phúc đức cho chúng ta biết bao nếu được ở gần những con chiên tốt lành này! Thì cộng đoàn sẽ ít đi những con người tội lỗi; thì gia đình cũng bớt đi những đứa trẻ bị cha mẹ vì đam mê vật chất của cải trần gian mà sống thiếu trách nhiệm với con cái của mình; thì quốc gia nhờ những con chiên tốt lành biết có trách nhiệm này, sẽ làm cho một quốc gia có tôn ti trật tự; một quốc gia phú cường và quốc thái dân an. Quả một người xấu như một con sâu làm rầu nồi canh, nhưng bên cạnh đó thì cũng vì một người tốt lành sẽ là tấm gương sáng ngời như các Thánh Tử Vì Đạo cho hậu thế con cháu noi theo.
Ước gì Mùa Chay luôn nhắc nhở chúng ta lý do sống ở trên đời này làm chi? Có phải cả một cuộc đời thật dài từ khi Chúa sinh ra chúng ta, chỉ để ăn học, chơi, ngủ nghỉ, làm việc, lập gia đình hay đi tu, nuôi con cái cho thành tài hay chăn dắt đàn chiên của Chúa, rồi già chết xuống lỗ là hết??? Chết là không còn phải cực thân cực xác vì con vì cháu? Chết là hết trách nhiệm là được mãn phần về phần xác? Thế còn phần hồn của chúng ta thì đi về đâu? Chúng ta sống mà có ý thức gì về phần hồn hay không? Hay chúng ta không có một tí kiến thức nào về phần hồn trong cõi sống tạm này và cõi sống muôn đời sau? Nếu chúng ta cứ sống giống như một loài rong rêu thì quả chúng ta chẳng hiểu biết gì hay chúng ta quá ư là bê tha với cuộc sống hiện tại duy vật chóng qua này! Quả thật nếu chúng ta có được cuộc sống có ý nghĩa (nhờ ơn Chúa) thì 100 năm quả chẳng là bao!? Cuộc sống cho đi thì hạnh phúc, luôn dồi dào trong con người đó! Còn cuộc sống ích kỷ chỉ biết lấy mình thì 1 ngày cũng cảm thấy dài, vì có phải đây là những con người vô dụng, của cải họ chất thật đầy trong kho, nhưng vui sướng gì khi những của cải vật chất này luôn đem đến cho họ sự chán chường, vô nghĩa, vô cảm, vô tâm, vô tình, và bạc bẽo. Tôi chưa từng nghe ai giầu có mà họ có hạnh phúc thật. Bởi của trần gian thì không bao giờ là thật mà vì họ bị ma quỷ gieo những hình ảnh đẹp đẽ không thật đó vào lòng, và cấy sự tham lam vào lòng họ, để tất cả như là men của thuốc phiện, làm cho những con người này lúc tỉnh lúc mê, nên không còn biết để mà phân định được thật giả và tốt xấu như thế nào!? Cho đến khi thuốc phiện đã hết thì cuộc đời và linh hồn những con người này cũng đã tàn và linh hồn cũng đã thuộc về chúng. Thật tiếc thương cho những con người đã để cho ma quỷ cấy lòng tham lam vào họ.
Con người thì vì giống Tổ Tiên đã phạm tội, nên con người bao nhiêu triệu triệu năm vẫn không thay đổi. Thiên Chúa biết rất rõ điều này nên thời gian Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng đã luôn dậy chúng ta là phải luôn sống trong tâm tình sám hối tội lỗi vì Nước Trời đã gần và Thiên Chúa cũng đã gởi bao nhiêu Thiên Sứ đến với cha ông chúng ta cũng chỉ để khuyên răn luôn sống thờ phượng một Thiên Chúa và yêu thương anh chị em như yêu chính mình. Chứ không như tôi và rất nhiều người còn khờ khạo là cứ nhìn trời nhìn đất và những biến chuyển chung quanh trên khắp cùng thế giới, để lo sợ rằng ngày Tận Thế đã sắp sửa đến, nhưng lại không hiểu rằng Tận Thế sắp đến của chúng ta, có thể là những biến cố như cháy rừng, bệnh tật vì tim có thể chết bất đắc kỳ tử, bão tố, đụng xe, ăn mắc nghẹn, lụt lội, v.v.... Cho nên việc ăn chay giữ đạo là việc khôn ngoan chúng ta phải sống mỗi ngày. Kiểm điểm lỗi lầm mình đã làm buồn lòng Thiên Chúa. Kiểm điểm những việc làm buồn lòng và muốn hại anh chị em mỗi ngày vì muốn dành mối lợi riêng cho mình. Sống bất công. Đối xử với anh chị em không công bằng. Gán tội cho anh chị em. Làm những điều sái với điều răn Chúa dậy. Thưa chẳng phải là việc dễ làm đễ giữ được trọn mà không phạm 10 Điều Răn Thiên Chúa. Vì thế con người luôn phạm tội và yếu đuối xác thân, mới phải cầu nguyện thật nhiều, để Thiên Chúa ban Thánh Thần Thiên Chúa luôn tiếp sức và phù trì cho mọi sự suy nghĩ, hành động, và việc làm của chúng ta, và cần nhất là xin cho được theo ý Chúa chứ không theo như ý riêng của mình, và đó là điều khôn ngoan nhất khi chúng ta biết bắt chước Thầy Giêsu rất chí thánh chí ái của chúng ta. Amen.
Mùa Chay đến, đối với tôi không gì tốt đẹp hơn là làm vui lòng Thiên Chúa qua sự ăn chay, cầu nguyện, hãm mình, và sám hối tội lỗi của mình. Thời xưa Thiên Thần thúc đẩy Chúa vào hoang địa suốt 40 đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú. Thời nay chúng ta cũng có thể bắt chước Chúa Giêsu, xin Thánh Thần Thiên Chúa giúp sức để chúng ta có thể tìm đến nơi thanh tịnh ( tại gia, nhà thờ, công viên, bờ biển, cùng những nơi có thể giúp chúng ta được ở một mình theo thời gian cho phép ), cũng suốt 40 đêm ngày, để nhìn lại chính mình, kiểm điểm chính mình, tìm về nguồn, và xem chúng ta đã thiếu sót những gì trong suốt một năm qua. So với chính tôi, thời gian 40 đêm ngày chay tịnh quả là một hành trình dài để mà sống giữ mình. Tâm lý của rất nhiều người cũng giống như tôi là bình thường, chúng ta sống rất phóng khoáng từ lời ăn tiếng nói, cho đến việc ăn uống, làm biếng đọc kinh cầu nguyện sớm tối, nói xấu người, bắt lỗi người, lên án người, phê bình người, ngồi lê đôi mách, và sống cuộc sống thật buông thả không một chút gì gọi là gương mẫu. Trong gia đình cũng thế! Ngoài xã hội cũng thế! Trong khuôn viên sinh hoạt trong nhà thờ cũng thế! Ít ai để ý mà gìn giữ được chính mình? Trừ những con người hành xử và sống một cách đạo đức giả thì tôi không bàn đến mà làm gì!? Cứ thấy các ông các bà đóng bộ lên thì ai ai nhìn cũng giống như thiên thần, nhưng thường ngày có sinh hoạt chung với họ thì mới thấy con người thật của họ, thưa có phải không anh chị em? Bởi tôi cũng thế cho nên tôi biết rất nhiều người cũng giống như tôi vậy! Còn những ai thánh thiện toàn mỹ luôn có Chúa ngự trị mà thuộc trong nhóm của 99 con chiên tốt lành thì tôi cũng miễn dám bàn đến, và phải luôn cảm tạ Thiên Chúa ban cho chúng ta có những 99 con chiên tốt lành, để chúng ta nhìn vào mà bắt chước. Chẳng thế mới có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Phúc đức cho chúng ta biết bao nếu được ở gần những con chiên tốt lành này! Thì cộng đoàn sẽ ít đi những con người tội lỗi; thì gia đình cũng bớt đi những đứa trẻ bị cha mẹ vì đam mê vật chất của cải trần gian mà sống thiếu trách nhiệm với con cái của mình; thì quốc gia nhờ những con chiên tốt lành biết có trách nhiệm này, sẽ làm cho một quốc gia có tôn ti trật tự; một quốc gia phú cường và quốc thái dân an. Quả một người xấu như một con sâu làm rầu nồi canh, nhưng bên cạnh đó thì cũng vì một người tốt lành sẽ là tấm gương sáng ngời như các Thánh Tử Vì Đạo cho hậu thế con cháu noi theo.
Ước gì Mùa Chay luôn nhắc nhở chúng ta lý do sống ở trên đời này làm chi? Có phải cả một cuộc đời thật dài từ khi Chúa sinh ra chúng ta, chỉ để ăn học, chơi, ngủ nghỉ, làm việc, lập gia đình hay đi tu, nuôi con cái cho thành tài hay chăn dắt đàn chiên của Chúa, rồi già chết xuống lỗ là hết??? Chết là không còn phải cực thân cực xác vì con vì cháu? Chết là hết trách nhiệm là được mãn phần về phần xác? Thế còn phần hồn của chúng ta thì đi về đâu? Chúng ta sống mà có ý thức gì về phần hồn hay không? Hay chúng ta không có một tí kiến thức nào về phần hồn trong cõi sống tạm này và cõi sống muôn đời sau? Nếu chúng ta cứ sống giống như một loài rong rêu thì quả chúng ta chẳng hiểu biết gì hay chúng ta quá ư là bê tha với cuộc sống hiện tại duy vật chóng qua này! Quả thật nếu chúng ta có được cuộc sống có ý nghĩa (nhờ ơn Chúa) thì 100 năm quả chẳng là bao!? Cuộc sống cho đi thì hạnh phúc, luôn dồi dào trong con người đó! Còn cuộc sống ích kỷ chỉ biết lấy mình thì 1 ngày cũng cảm thấy dài, vì có phải đây là những con người vô dụng, của cải họ chất thật đầy trong kho, nhưng vui sướng gì khi những của cải vật chất này luôn đem đến cho họ sự chán chường, vô nghĩa, vô cảm, vô tâm, vô tình, và bạc bẽo. Tôi chưa từng nghe ai giầu có mà họ có hạnh phúc thật. Bởi của trần gian thì không bao giờ là thật mà vì họ bị ma quỷ gieo những hình ảnh đẹp đẽ không thật đó vào lòng, và cấy sự tham lam vào lòng họ, để tất cả như là men của thuốc phiện, làm cho những con người này lúc tỉnh lúc mê, nên không còn biết để mà phân định được thật giả và tốt xấu như thế nào!? Cho đến khi thuốc phiện đã hết thì cuộc đời và linh hồn những con người này cũng đã tàn và linh hồn cũng đã thuộc về chúng. Thật tiếc thương cho những con người đã để cho ma quỷ cấy lòng tham lam vào họ.
Con người thì vì giống Tổ Tiên đã phạm tội, nên con người bao nhiêu triệu triệu năm vẫn không thay đổi. Thiên Chúa biết rất rõ điều này nên thời gian Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng đã luôn dậy chúng ta là phải luôn sống trong tâm tình sám hối tội lỗi vì Nước Trời đã gần và Thiên Chúa cũng đã gởi bao nhiêu Thiên Sứ đến với cha ông chúng ta cũng chỉ để khuyên răn luôn sống thờ phượng một Thiên Chúa và yêu thương anh chị em như yêu chính mình. Chứ không như tôi và rất nhiều người còn khờ khạo là cứ nhìn trời nhìn đất và những biến chuyển chung quanh trên khắp cùng thế giới, để lo sợ rằng ngày Tận Thế đã sắp sửa đến, nhưng lại không hiểu rằng Tận Thế sắp đến của chúng ta, có thể là những biến cố như cháy rừng, bệnh tật vì tim có thể chết bất đắc kỳ tử, bão tố, đụng xe, ăn mắc nghẹn, lụt lội, v.v.... Cho nên việc ăn chay giữ đạo là việc khôn ngoan chúng ta phải sống mỗi ngày. Kiểm điểm lỗi lầm mình đã làm buồn lòng Thiên Chúa. Kiểm điểm những việc làm buồn lòng và muốn hại anh chị em mỗi ngày vì muốn dành mối lợi riêng cho mình. Sống bất công. Đối xử với anh chị em không công bằng. Gán tội cho anh chị em. Làm những điều sái với điều răn Chúa dậy. Thưa chẳng phải là việc dễ làm đễ giữ được trọn mà không phạm 10 Điều Răn Thiên Chúa. Vì thế con người luôn phạm tội và yếu đuối xác thân, mới phải cầu nguyện thật nhiều, để Thiên Chúa ban Thánh Thần Thiên Chúa luôn tiếp sức và phù trì cho mọi sự suy nghĩ, hành động, và việc làm của chúng ta, và cần nhất là xin cho được theo ý Chúa chứ không theo như ý riêng của mình, và đó là điều khôn ngoan nhất khi chúng ta biết bắt chước Thầy Giêsu rất chí thánh chí ái của chúng ta. Amen.
Sống tinh thần Mùa Chay
Lm Trần Bình Trọng
14:21 25/02/2009
Thứ Tư Lễ Tro (Ge 2:12-18; 2 Cr 5:20-6:2; Mt 6:1-6,16-18)
Thứ Tư lễ Tro là ngày khởi đầu mùa Chay thánh, kéo dài bốn mươi ngày đêm, để tưởng nhớ bốn mươi đêm ngày (Mt 4:2) Ðức Giêsu ăn chay cầu nguyện trong hoang địa. Hôm nay trong nghi thức sức tro, linh mục nhắc nhở: Ta là thân bụi đất, và sẽ trở về đất bụi (St 3:19). Sách Sáng thế ghi lại: Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật (St 2:7). Như vậy khi chết, con người lại trở về bụi đất. Nếu nghĩ đến việc hoả táng, thì hình ảnh trở về bụi tro lại càng thích hợp để diễn tả thân phận làm người. Ðối với giới ngôn sứ trong Cựu ước, thì việc xức tro là dấu chỉ của việc ăn năn sám hối và trở về với Chúa.
Ở Mỹ người ta đi lễ Tro khá đông, gần như Chúa nhật, mặc dù không phải là lễ buộc để được sức tro trên trán với hình thánh giá, chứ không phải trên chỏm đầu. Linh mục Việt nam ở Mỹ thì vẽ hình thánh giá nhỏ thôi. Còn linh mục Mỹ thường vẽ dấu thánh giá lớn hơn. Vậy mà người Mỹ cứ hiên ngang để lộ dấu tro trên trán đi ra đường và đến sở làm. Cả người Tin lành cũng nhận tro hoặc ở nhà thờ của họ hay nhà thờ Công giáo.
Những việc đạo đức truyền thống Giáo hội dậy làm trong mùa Chay là cầu nguyện, đền tội và làm việc từ thiện bác ái. Cầu nguyện bao gồm việc cầu nguyện chung hoặc riêng, cầu nguyện tại nhà, tại nhà thờ hay ở nơi nào thích hợp. Việc dâng lễ, đọc kinh thánh và suy niệm cũng là cầu nguyện. Trong Phúc âm hôm nay, Ðức Giêsu dạy ta cầu nguyện thế này: Hãy vào phòng đóng của lại và cầu nguyện cùng Cha của anh em, Ðấng hiện diện nơi kín đáo (Mt 6:6). Như vậy có phải ta áp dụng lời Chúa dậy theo nghĩa đen, vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện không?
Ta cần hiểu Chúa nói lời này để trả lời nhóm người Pharisêu là những người chỉ muốn người khác biết họ cầu nguyện và cho họ là đạo đức. Ta cần đến nhà thờ cầu nguyện để làm chứng cho đức tin vào Chúa, chia sẻ đức tin với người khác nghĩa là nâng đỡ đức tin của người yếu đức tin chứ không phải như người Pharisêu để cho người khác biết đến. Chính Chúa Giêsu cũng đã lên Ðền thờ cầu nguyện công khai, nghĩa là người khác có thấy Chúa cầu nguyện. Theo cách giải thích của thánh Amrôxiô thì vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện, có nghĩa là vào căn phòng nội tâm của nhà linh hồn, là nơi người ta lưu trữ tư tưởng, cảm tình. Căn phòng nội tâm này luôn đi liền với mỗi người. Chúa dạy các tông đồ: Anh em hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ (Mt 22:20). Khi các tông đồ hỏi Ðức Giêsu tại sao các ông không trừ được quỉ nhập người động kinh, Chúa bảo: Loại quỉ đó chỉ trừ được bằng lời cầu nguyện (Mc 9:29).
Việc truyền thống thứ hai trong mùa chay là đền tội. Ðền tội gồm việc ăn chay, kiêng thịt, hi sinh, hãm mình.. Sau Công đồng Vaticanô II, luật ăn chay kiêng thịt trở nên đơn giản: chỉ buộc kiêng thịt vào các ngày thứ sáu mùa chay và ăn chay cùng với kiêng thịt vào thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần thánh. Ðiều đó khiến nhiều người lầm tưởng rằng luật ăn chay kiêng thịt đã trở nên lỏng lẻo dễ dãi. Tuy nhiên nếu đi sâu vào vấn đề, người ta thấy không phải vậy. Thiết tưởng ngày nay nhiều người công giáo cần phải xét lại việc ăn chay kiêng thịt. Sống trong xã hội kĩ nghệ hoá tiêu thụ, người ta thấy thịt thà quá dư thừa. Vì thế ăn cá cũng là dịp tốt cho sức khoẻ. Vả lại những người thích ăn đồ biển thì việc kiêng thịt cũng không hẳn là việc hãm mình đáng kể. Có những người kiêng thịt mà lại đi ăn tôm hùm chẳng hạn - vừa mắc tiền vừa ngon lành - thì làm sao gọi là hi sinh hãm mình?
Ðiểm lợi ích của việc ăn chay là không những để giữ gìn sức khoẻ phần xác, mà còn giúp gia tăng sức mạnh thiêng liêng hầu chống trả cám dỗ. Nếu người ta kiêng ăn uống chỉ nhằm mục đích giữ gìn sức khoẻ phần xác cho khỏi mập hay cao máu, hay để làm giảm chất béo cholesterol, thì việc ăn chay kiêng thịt của họ không có giá trị thiêng liêng vì thiếu động lực tôn giáo thúc đẩy. Vì vậy, muốn có giá trị thiêng liêng, người ta phải đem động lực tôn giáo vào việc kiêng cữ đồ ăn thưc uống. Mục đích của việc ăn chay kiêng cữ là để tạo nên một khoảng trống trong dạ dày hầu giúp người ta cảm thấy được sự trống rỗng trong tâm hồn mà đi tìm Chúa và mời Chúa vào để lấp đầy sự trống rỗng. Nói cách khác mục đích của việc ăn chay kiêng cữ là để cho tâm trí được thanh thoát hầu dễ vươn lên thượng giới. Khi mới ăn chay, người ta hay cảm thấy kiến bò trong bụng. Tuy nhiên rồi cũng quen đi. Nếu kiến còn bò thì uống nước lã vào, thì kiến hết bò.
Ngoài ra Giáo hội mong muốn người tín hữu tự nguyện ăn chay kiêng thịt vào những ngày khác. Ai tưởng luật ăn chay cho người Công giáo là khắt khe, thì nên tìm hiểu xem tín đồ Phật giáo và Hồi giáo giữ chay ngặt hơn gấp bội như thế nào. Ngoài việc kiêng cữ đồ ăn thức uống, Giáo hội còn mong muốn người tín hữu không những kiêng thịt, nhưng còn kiêng miệng lưỡi, lỗ tai, con mắt, để chỉ nói, chỉ nghe, chỉ nhìn xem những gì đáng nói, đáng nghe và đáng xem, nghĩa là những gì lành mạnh hoá cho sức khoẻ tâm linh. Người tín hữu cần ghi nhớ lời Chúa dùng miệng lưỡi ngôn sứ Isaia để cảnh giác những người ăn chay kiểu này: Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn sao (Is 53:4).
Khi về thăm Việt nam, có người tặng linh mục kia bộ vật kỉ niệm gồm ba con khỉ ngồi thế chồm hổm, trông có vẻ buồn cười, nhưng khá nghệ thuật, chế tạo đầu tiên tại Nhật bản bằng đất sét nung thành mầu gụ. Một con lấy hai tay bịt mắt, con kia lấy hai tay bịt tai, con thứ ba lấy hai tay bịt miệng có nghĩa là không nhìn, không nghe, không nói. Linh mục nhận vật kỉ niệm để trưng bầy và cũng để nhắc nhở cho mình về việc kiêng cữ miệng lưỡi, lỗ tai và con mắt nữa.
Việc truyền thống thứ ba trong mùa chay là việc từ thiện, bác ái, thay vì dùng từ bố thí. Về cách làm việc từ thiện bác ái, thì Chúa dạy ta đừng thổi loa trước như bọn giả hình để cho người ta ca tụng. Chúa cảnh giác những người làm việc thiện chỉ để khoe khoang và lấy tiếng khen, để người ta ca tụng mình, thay vì để cho Chúa được ca tụng ngợi khen. Ðể Chúa được vinh danh, Chúa bảo sự sáng của ta phải chiếu dãi để người đời nhận biết mà ca tụng Ðấng ngự trên trời. Nếu để người khác ca tụng mình dưới đất thì người ta đã được thưởng công rồi, không còn công phúc trước mặt Chúa nữa. Nếu không canh chừng cẩn thận thì có những việc ta làm như quyên góp dưới danh nghĩa là từ thiện bác ái, mà muốn được điểm với giáo dân hay với bề trên, ta lại làm sao cho được nhiều để được nhất
Ðể được gọi là việc từ thiện bác ái, ta cần chia sẻ những gì là của mình, cho đi chính phần mình thay vì cho những gì thừa thãi mà mình không nhận làm của mình nữa. Nếu chỉ cho quần áo cũ mà mình không dùng đến thì khó mà gọi được là việc từ thiện bác ái. Nói tóm lại trong mùa chay, người tín hữu được mời gọi hoán cải tâm hồn và đời sống bằng việc trở về với Chúa để có thể đồng hành với Ðức Kitô trên đường khổ giá, lên đồi Can-vê vào ngày Thứ Sáu chịu nạn, hầu được chia sẻ cuộc phục sinh vinh hiển với Chúa trong ngày Chúa nhật Phục sinh khải hoàn.
Lời cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho những việc làm trong mùa chay:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa cho mùa chay thánh này.
Xin dạy con sống tinh thần mùa chay:
bằng việc cầu nguyện, hi sinh, ăn chay, kiêng thịt, hãm mình,
làm việc từ thiện bác ái thế nào cho đẹp lòng Chúa.
Xin cho con biết làm hoà với Chúa qua bí tích cáo giải,
hầu trở về sống trong ơn nghĩa với Chúa. Amen.
Thứ Tư lễ Tro là ngày khởi đầu mùa Chay thánh, kéo dài bốn mươi ngày đêm, để tưởng nhớ bốn mươi đêm ngày (Mt 4:2) Ðức Giêsu ăn chay cầu nguyện trong hoang địa. Hôm nay trong nghi thức sức tro, linh mục nhắc nhở: Ta là thân bụi đất, và sẽ trở về đất bụi (St 3:19). Sách Sáng thế ghi lại: Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật (St 2:7). Như vậy khi chết, con người lại trở về bụi đất. Nếu nghĩ đến việc hoả táng, thì hình ảnh trở về bụi tro lại càng thích hợp để diễn tả thân phận làm người. Ðối với giới ngôn sứ trong Cựu ước, thì việc xức tro là dấu chỉ của việc ăn năn sám hối và trở về với Chúa.
Ở Mỹ người ta đi lễ Tro khá đông, gần như Chúa nhật, mặc dù không phải là lễ buộc để được sức tro trên trán với hình thánh giá, chứ không phải trên chỏm đầu. Linh mục Việt nam ở Mỹ thì vẽ hình thánh giá nhỏ thôi. Còn linh mục Mỹ thường vẽ dấu thánh giá lớn hơn. Vậy mà người Mỹ cứ hiên ngang để lộ dấu tro trên trán đi ra đường và đến sở làm. Cả người Tin lành cũng nhận tro hoặc ở nhà thờ của họ hay nhà thờ Công giáo.
Những việc đạo đức truyền thống Giáo hội dậy làm trong mùa Chay là cầu nguyện, đền tội và làm việc từ thiện bác ái. Cầu nguyện bao gồm việc cầu nguyện chung hoặc riêng, cầu nguyện tại nhà, tại nhà thờ hay ở nơi nào thích hợp. Việc dâng lễ, đọc kinh thánh và suy niệm cũng là cầu nguyện. Trong Phúc âm hôm nay, Ðức Giêsu dạy ta cầu nguyện thế này: Hãy vào phòng đóng của lại và cầu nguyện cùng Cha của anh em, Ðấng hiện diện nơi kín đáo (Mt 6:6). Như vậy có phải ta áp dụng lời Chúa dậy theo nghĩa đen, vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện không?
Ta cần hiểu Chúa nói lời này để trả lời nhóm người Pharisêu là những người chỉ muốn người khác biết họ cầu nguyện và cho họ là đạo đức. Ta cần đến nhà thờ cầu nguyện để làm chứng cho đức tin vào Chúa, chia sẻ đức tin với người khác nghĩa là nâng đỡ đức tin của người yếu đức tin chứ không phải như người Pharisêu để cho người khác biết đến. Chính Chúa Giêsu cũng đã lên Ðền thờ cầu nguyện công khai, nghĩa là người khác có thấy Chúa cầu nguyện. Theo cách giải thích của thánh Amrôxiô thì vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện, có nghĩa là vào căn phòng nội tâm của nhà linh hồn, là nơi người ta lưu trữ tư tưởng, cảm tình. Căn phòng nội tâm này luôn đi liền với mỗi người. Chúa dạy các tông đồ: Anh em hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ (Mt 22:20). Khi các tông đồ hỏi Ðức Giêsu tại sao các ông không trừ được quỉ nhập người động kinh, Chúa bảo: Loại quỉ đó chỉ trừ được bằng lời cầu nguyện (Mc 9:29).
Việc truyền thống thứ hai trong mùa chay là đền tội. Ðền tội gồm việc ăn chay, kiêng thịt, hi sinh, hãm mình.. Sau Công đồng Vaticanô II, luật ăn chay kiêng thịt trở nên đơn giản: chỉ buộc kiêng thịt vào các ngày thứ sáu mùa chay và ăn chay cùng với kiêng thịt vào thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần thánh. Ðiều đó khiến nhiều người lầm tưởng rằng luật ăn chay kiêng thịt đã trở nên lỏng lẻo dễ dãi. Tuy nhiên nếu đi sâu vào vấn đề, người ta thấy không phải vậy. Thiết tưởng ngày nay nhiều người công giáo cần phải xét lại việc ăn chay kiêng thịt. Sống trong xã hội kĩ nghệ hoá tiêu thụ, người ta thấy thịt thà quá dư thừa. Vì thế ăn cá cũng là dịp tốt cho sức khoẻ. Vả lại những người thích ăn đồ biển thì việc kiêng thịt cũng không hẳn là việc hãm mình đáng kể. Có những người kiêng thịt mà lại đi ăn tôm hùm chẳng hạn - vừa mắc tiền vừa ngon lành - thì làm sao gọi là hi sinh hãm mình?
Ðiểm lợi ích của việc ăn chay là không những để giữ gìn sức khoẻ phần xác, mà còn giúp gia tăng sức mạnh thiêng liêng hầu chống trả cám dỗ. Nếu người ta kiêng ăn uống chỉ nhằm mục đích giữ gìn sức khoẻ phần xác cho khỏi mập hay cao máu, hay để làm giảm chất béo cholesterol, thì việc ăn chay kiêng thịt của họ không có giá trị thiêng liêng vì thiếu động lực tôn giáo thúc đẩy. Vì vậy, muốn có giá trị thiêng liêng, người ta phải đem động lực tôn giáo vào việc kiêng cữ đồ ăn thưc uống. Mục đích của việc ăn chay kiêng cữ là để tạo nên một khoảng trống trong dạ dày hầu giúp người ta cảm thấy được sự trống rỗng trong tâm hồn mà đi tìm Chúa và mời Chúa vào để lấp đầy sự trống rỗng. Nói cách khác mục đích của việc ăn chay kiêng cữ là để cho tâm trí được thanh thoát hầu dễ vươn lên thượng giới. Khi mới ăn chay, người ta hay cảm thấy kiến bò trong bụng. Tuy nhiên rồi cũng quen đi. Nếu kiến còn bò thì uống nước lã vào, thì kiến hết bò.
Ngoài ra Giáo hội mong muốn người tín hữu tự nguyện ăn chay kiêng thịt vào những ngày khác. Ai tưởng luật ăn chay cho người Công giáo là khắt khe, thì nên tìm hiểu xem tín đồ Phật giáo và Hồi giáo giữ chay ngặt hơn gấp bội như thế nào. Ngoài việc kiêng cữ đồ ăn thức uống, Giáo hội còn mong muốn người tín hữu không những kiêng thịt, nhưng còn kiêng miệng lưỡi, lỗ tai, con mắt, để chỉ nói, chỉ nghe, chỉ nhìn xem những gì đáng nói, đáng nghe và đáng xem, nghĩa là những gì lành mạnh hoá cho sức khoẻ tâm linh. Người tín hữu cần ghi nhớ lời Chúa dùng miệng lưỡi ngôn sứ Isaia để cảnh giác những người ăn chay kiểu này: Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn sao (Is 53:4).
Khi về thăm Việt nam, có người tặng linh mục kia bộ vật kỉ niệm gồm ba con khỉ ngồi thế chồm hổm, trông có vẻ buồn cười, nhưng khá nghệ thuật, chế tạo đầu tiên tại Nhật bản bằng đất sét nung thành mầu gụ. Một con lấy hai tay bịt mắt, con kia lấy hai tay bịt tai, con thứ ba lấy hai tay bịt miệng có nghĩa là không nhìn, không nghe, không nói. Linh mục nhận vật kỉ niệm để trưng bầy và cũng để nhắc nhở cho mình về việc kiêng cữ miệng lưỡi, lỗ tai và con mắt nữa.
Việc truyền thống thứ ba trong mùa chay là việc từ thiện, bác ái, thay vì dùng từ bố thí. Về cách làm việc từ thiện bác ái, thì Chúa dạy ta đừng thổi loa trước như bọn giả hình để cho người ta ca tụng. Chúa cảnh giác những người làm việc thiện chỉ để khoe khoang và lấy tiếng khen, để người ta ca tụng mình, thay vì để cho Chúa được ca tụng ngợi khen. Ðể Chúa được vinh danh, Chúa bảo sự sáng của ta phải chiếu dãi để người đời nhận biết mà ca tụng Ðấng ngự trên trời. Nếu để người khác ca tụng mình dưới đất thì người ta đã được thưởng công rồi, không còn công phúc trước mặt Chúa nữa. Nếu không canh chừng cẩn thận thì có những việc ta làm như quyên góp dưới danh nghĩa là từ thiện bác ái, mà muốn được điểm với giáo dân hay với bề trên, ta lại làm sao cho được nhiều để được nhất
Ðể được gọi là việc từ thiện bác ái, ta cần chia sẻ những gì là của mình, cho đi chính phần mình thay vì cho những gì thừa thãi mà mình không nhận làm của mình nữa. Nếu chỉ cho quần áo cũ mà mình không dùng đến thì khó mà gọi được là việc từ thiện bác ái. Nói tóm lại trong mùa chay, người tín hữu được mời gọi hoán cải tâm hồn và đời sống bằng việc trở về với Chúa để có thể đồng hành với Ðức Kitô trên đường khổ giá, lên đồi Can-vê vào ngày Thứ Sáu chịu nạn, hầu được chia sẻ cuộc phục sinh vinh hiển với Chúa trong ngày Chúa nhật Phục sinh khải hoàn.
Lời cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho những việc làm trong mùa chay:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa cho mùa chay thánh này.
Xin dạy con sống tinh thần mùa chay:
bằng việc cầu nguyện, hi sinh, ăn chay, kiêng thịt, hãm mình,
làm việc từ thiện bác ái thế nào cho đẹp lòng Chúa.
Xin cho con biết làm hoà với Chúa qua bí tích cáo giải,
hầu trở về sống trong ơn nghĩa với Chúa. Amen.
Cho tới ngày tiếng ''Hallêluia'' vỡ òa..
LM. Giuse Trương Đình Hiền
16:23 25/02/2009
THỨ TƯ LỄ TRO: Cho tới ngày tiếng “HALLÊLUIA” òa vỡ…
Dẫn nhập đầu lễ:
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Mùa Xuân đã qua và Mùa Chay lại về. Cuộc hành trình đức tin của Dân Chúa lại có một bắt đầu mới để sắp xếp cuộc sống với Chúa, với chính mình và với tha nhân sao cho ngăn nắp hơn, ổn định hơn, đúng đắn hơn, sâu sắc hơn. Trong cuộc hành trình 40 ngày chay tịnh mang dấu ấn khắc khổ và hy sinh của cuộc trường hành 40 năm sa mạc cuûa daân Ít-ra-en, mang ý nghĩa phấn đấu và chiến thắng của 40 ngày tĩnh tâm để lên đường của Chúa Giêsu, cộng đoàn chúng ta sốt sắng và đầy hân hoan bước vào Mùa Chay Thánh. Nghi thức xức tro trên trên trán chút nữa đây sẽ là hành vi sám hối để giúp chúng ta xứng đáng cử hành thánh lễ nầy và đưa chúng ta tiến bước trên cuộc hành trình Mùa Chay đang trở về.
Giảng Lời Chúa:
Anh chị em, hình ảnh nghĩa trang hay quang cảnh đau buồn của một đám tang, chắc chắn sẽ gợi cho ta cái tàn lạnh buồn tênh khi kết thúc một kiếp người. Nhất là khi ai đó có dip chứng kiến cảnh hỏa thiêu xác người thành tro bụi, sẽ cảm nhận rõ nét hơn cái mong manh bọt bèo của kiếp phận con người như nhạc sĩ quá cố tài hoa Trịnh Công Sơn, đã từng cảm nhận:
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài...
“Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi, mùa mưa tới trong nghĩa trang này có loài chim thôi!
Còn nhạc sĩ Lê Dinh lại thấy mọi sự trên đời chỉ là phù hoa ảo ảnh sau khi con người đi vào cửa tử.
Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó. Trời đã ban cho ta cám ơn trời dù sống thương đau. Mai kia chết rồi trở về cát bụi giàu khó như nhau. Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao...
Trong niềm tin của người kitô hữu chúng ta, “tro bụi” lại là là một mặc khải của Thiên Chúa để loài người nhận ra thân phận đích thực của mình và biết đường biết hướng mà biến cuộc đời “tro bụi” trở thành hạnh phúc vĩnh hằng. Vì thế, điệp khúc của ngày Phụng vụ hôm nay chính là Lời của Chúa:
“Hỡi người, hãy nhớ mình là tro bụi, một mai người sẽ trở về bụi tro...”
Trong ngôn ngữ của Thánh Kinh, tro được dùng làm biểu tượng nói lên một cõi lòng buồn đau tan nát, một cõi lòng thống hối ăn năn vì tội lỗi. Trong lịch sử Israel, những lúc nước mất nhà tan, những lúc Thiên Chúa đánh phạt Dân Ngài bằng tai ương hoạn nạn, người ta rủ nhau rắc tro lên đầu, mặc đồ vải thô, mặt mũi sầu buồn ủ rũ, dâng lên những lời kinh ảo não để cầu xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót thứ tha.
Trong Cựu Ước, khi dân Do Thái muốn xin Chúa thứ tha thì họ ngồi trên đống tro và xức tro lên đầu. Khi Giô-na báo cho dân thành Ni-ni-vê rằng Thiên Chúa sẽ hủy diệt thành phố của họ nếu họ không hoán cải, vị vua đã hành động như sau:
“Ông rời khỏi ngai vàng, cởi áo choàng, khoác áo vải thô và ngồi trên tro.” (Giô-na 3,6). Và cả thành phố đều làm như thế. Về phần Gióp, ông gặp mọi điều bất hạnh: mất hết của cải, con cái chết đi, thân ông bệnh hoạn. Ông nghĩ rằng Chúa trừng phạt ông vì ông không đủ tốt lành, vì thế ‘ông ngồi trên đống tro’ (G 2,8).
Thưa Anh Chị Em,
Hôm nay cũng thế, Mẹ Giáo Hội rắc tro lên đầu con cái mình để mời gọi chúng ta mở đầu một mùa ăn năn thống hối. Một lời kinh tôi thú nhận, một cử chỉ đấm ngực ăn năn mà thôi không đủ, cần cả một mùa ăn năn thống hối, thống hối tội lỗi bản thân, tội lỗi của Dân Chúa và tội lỗi của toàn thể nhân loại.
Từ cử chỉ ăn năn ấy, xuất phát nghi thức xức tro trong truyền thống Giáo Hội (và luôn luôn được cử hành vào ngày thứ tư gọi là Thứ Tư Lễ Tro), khởi sự cho mùa thống hối dài 40 ngày: Mùa Chay.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II cắt nghĩa một cách sâu sắc ý nghĩa nầy trong bài giảng Lễ Tro năm 2003:
Khi ghi dấu tro trên trán tín hữu, người chủ tế lặp lại câu: “Hỡi người, hãy nhớ rằng mình là tro bụi, và sẽ trở về với bụi tro”. Trở về với bụi tro, ấy là vận mệnh của mọi người và mọi vật. Tuy nhiên, con người không chỉ là thân xác, mà còn là thần khí. Nếu xác thịt buộc phải trở về với cát bụi, thì thần khí mãi mãi là bất diệt. Ngoài ra, tín hữu biết rằng Chúa Kitô đã sống lại, và qua đó, xác thân Ngài đã chiến thắng tử thần. Chính Ngài cũng bước đi trong hy vọng theo viễn ảnh đó.
Như thế, nhận tro trên trán có nghĩa là tự nhận mình là loài thọ tạo, được dựng nên từ bùn đất và sẽ trở về bùn đất (x. St 3,19); điều này cũng có nghĩa là tự cáo mình là tội nhân, cần được Chúa thứ tha để có thể sống theo Tin Mừng (x. Mc 1,15); cuối cùng, điều ấy có nghĩa là khơi dậy niềm hy vọng vào một cuộc gặp gỡ viên mãn với Chúa Kitô trong vinh quang và trong bình an của Nước Trời.
Và như thế, cho dù được mời gọi dấn thân vào một “mùa hy sinh khắ khổ”, chúng ta vẫn hân hoan tuyên xưng rằng: Tro bụi cuộc đời vẫn ươm mầm hy vọng vinh quang. Hay cụ thể hơn, khi ý thức thân phận bụi tro của chính mình, chúng ta sẽ sẽ bắt đầu một cuộc đời mới, cuộc đời không bám rễ nơi trần gian hữu hạn nầy, nhưng vươn tới niềm hy vọng phục sinh trong quê trời hằng sống. Câu chuyện thật sau đây sẽ là một minh họa cho ý nghĩa nầy:
Thưa Anh Chị Em, trong lịch sử của Dòng Tên có câu chuyện về vị Tổng Quyền thứ ba: Cha Phaxicô Borgia. Ngài vốn là con trai của một công tước Tây ban Nha. Vì mồ côi mẹ sớm nreen được ông cậu là Tổng Giám Mục thành Saragosse nuôi dưỡng cho đến năm 18 tuổi thì được tiến cử vào hoàng cung của vua Charles Quint, làm cận vệ số một của hoàng hậu Isabelle. Ngài đã lấy vợ và được 5 mặt con. Tuy nhiên, có một biến cố đã đổi thay hoàn toàn cuộc sống của Ngài.
Hoàng hậu Isabelle, một mỹ nhân sắc nước hương trời, đã từ giã cõi đời trong tuổi đương xuân. Phanxicô có trách nhiệm đưa thi hài bà đến an táng tại lăng tẩm hoàng cung. Đến nơi, theo thủ tục an ninh nghiêm ngặt lúc bấy giờ, phải mở nắp quan tài để giao nhận đúng là thi hài của hoàng hậu Isabell. Lúc ấy, Phanxicô đã rùng mình kinh tởm trước một thân xác đang thối sình, giòi bọ rúc rĩa….Chính cảnh tượng ấy đã khiến Phanxicô quyết định: “Từ đây mọi danh vọng của trần thế và mọi lạc thú của nó chẳng còn dính dáng gì đến Phanxicô nầy nữa !” Sau đó Phanxcô rút lui khỏi triều đinh sống đời bác ái và cầu nguyện với cương vị của một công tước gương mẫu đạo đức… Cho đến khi người bạn đường qua đời, ông xin gia nhập dòng Tên, và 17 năm sau, trở thành vị Tổng quyền thứ ba của Dòng sau Thánh Ignatio….
Anh chị em thân mến, với lễ Tro hôm nay, Phụng vụ nhắc chúng ta rằng: “cuộc hành trình của kiếp sống con người tại thế rồi sẽ trở về tro bụi”. Tuy nhiên, cũng chính hôm nay, niềm tin lại nhắc chúng ta rằng “xác loài người ngày sau sẽ sống lại”.
Chính vì thế, trong cuộc hành trình 40 ngày chay tịnh nầy, ước gì chúng ta cũng biết để cho Lửa Thánh Thần thiêu rụi con người cũ thành tro bụi, rồi mạch nước Thánh Thần lại dùng chính tro tàn ấy mà dưỡng nuôi cho ta trở nên con người mới, đó là con người mà giáo huấn của Đức Kitô trong Tin Mừng hôm nay vừa nhắn gởi chúng ta:
- Hãy làm việc bác ái trong khiêm hạ và kín đáo, không phô trương.
- Hãy cầu nguyện trong thái độ chân tình với Thiên Chúa như cuộc tâm sự của cha con.
- Hãy ăn chay trong thái độ vui tươi, bình an như là một cử hành của tình yêu và ân sủng.
Và như thế, “40 ngày chay tịnh” sẽ là cuộc “xuất hành” đông vui của toàn thể anh chị em trong gia đình con cái Chúa; cuộc xuất hành vượt qua những thác ghềnh tăm tối của tội lỗi, yếu hèn, những hoang mạc của khô khan nguội lạnh, những “biển đỏ” của đam mê dục vọng…để dõi theo dấu bước của Chúa Giêsu. Những bước chân thánh thiện, quyền năng và đầy tình yêu của Ngài sẽ đưa chúng ta vượt qua “Đồi Sọ của khổ nạn đau thương” để đi tới “Bình Minh rạng rỡ của Ngày Thứ Nhất trong tuần”, ngày mà tiếng “Hallêluia” sẽ òa vỡ trong tim mọi người để mừng vui ngày “Chúa đã phục sinh”.
Chúa Kitô không bỏ một ai lại phía sau
Tú Nạc
16:46 25/02/2009
KI-TÔ KHÔNG BỎ MỘT AI LẠI PHÍA SAU
(Genesis 9: 8-15; Psalm 25; 1 Peter 3: 8-22; Mark 1: 12-15)
Một trận lụt sẽ gây kinh hoàng và tàn phá cho dù mực nước chỉ dâng cao vài bộ. Những hình ảnh từ trận sóng thần Châu Á, cơn cuống phong Catrina ở New Orleans và hàng loạt những trận lụt khác ở nhiều nơi vẫn còn ám ảnh trong tâm trí chúng ta. Sự tàn phá khủng khiếp và cướp đi sự sống có thể rất nặng nề.
Giao ước đã được diễn tả trong bài đọc này, một đoạn trong Genesis – cuốn sách thứ nhất của Cựu ước, mô tả một trận đại hồng thủy cuối cùng đã ập đến bao trùm toàn trái đất một cách vô cớ. Cho đến bây giờ, khoa hoc vẫn không có bằng chứng nào chứng minh được câu chuyện này. Những trận lụt, động đất, và những trận dịch khu vực đã đựợc thấy nhiều nhưng không mang tai họa toàn khắp. Và câu chuyện trong Genesis hầu như hoàn toàn giống những huyền thoại Babylon đã được khám phá và chuyển dịch – chỉ có những tên và những chi tiết chính thay đổi. Những người cổ đại (và cũng có một số người hiện đại) hình dung một Thiên Chúa là vội vã, độc ác, gây ra sự tàn phá với những trừng phạt và hành hạ của Người. Tốt hơn hết đừng hiểu đó là mặt xấu của Người.
Nhưng điểm chính của bài đọc hôm nay không phải là sự hành hạ, trái lại, đó là lời hứa, giao ước và hy vọng. Phiến đá đã được lau sạch và có một sự khởi đầu mới. Thiên Chúa, bây giờ hình như từ bỏ sự yếu đuối của loài người, hứa không bao giờ đem lại một trận lụt trên toàn trái đất nữa. Cầu vồng được thiết kế như một biểu tượng hằng hữu, và đáng yêu của lòng trung thực của Thiên Chúa. Có phải Thiên Chúa (đã thay đổi tâm trí của Người” hoặc “ghi nhớ”? Về vấn đề đó, phải chăng Thiên Chúa trừng phạt hoặc hủy diệt? Đây là những hình ảnh của Thiên Chúa rằng nghi ngờ loài người trong thế giới tự nhiên, và nó mời gọi chúng ta để suy nghĩ trong những đường hướng mới. Lời giao ước này đặt ra mà trong đó không chỉ bao gồm tất cả nhân loại mà còn đối với tất cả những sinh vật đang tồn tại. Nó dường như là sự sang trang trong sự hiểu biết của loài người đối với Thiên Chúa. Đây là nơi mà những thần thọai sáng tạo cổ đại bị bỏ lại phía sau và thiên Chúa được biết nhiều thêm về mối quan hệ và sự ủy thác ý tuởng đạo đức. Cầu vồng là một lời nhắc nhở của thiện ý thiêng liêng, và một tương lai hy vọng chứ không phải là một biểu tượng kinh hoàng, khiếp sợ, và đây chính là biểu tượng chúng ta cần ghi nhớ.
Câu chuyện về trận đại hồng thủy và con tàu này là dấu hiệu đầy quyền năng của việc xét xử và công bằng của Thiên Chúa. Nhưng tác giả Peter trong bài 1 đã biến đổi nó thành một câu chuyện của lòng nhân từ và giữ trọn lời hứa bằng việc liên hệ nó với Lễ Rửa Ki-tô giáo. Thay vì hủy diệt, nước bây giờ là sự cứu vớt, vì giờ đây, Đức Ki-tô ngự trị trong quyền năng từ Nước Trời. Sự quan tâm kỳ lạ tới việc thuyết phục của Đức Ki-tô đối với các linh hồn trong những tiếng kêu van giam hãm, tù đày mà theo niềm tin cổ đại rằng những linh hồn của những người mà đã bị hủy diệt trong cơn đại hồng thủy hoặc đã chết trước khi đợi Đức Ki-tô đến cứu chuộc. Câu chuyện này là một đế tài thường xuyên trong hình ảnh Ki-tô giáo Đông phương ngày xưa. Rõ ràng các tác giả của chúng ta tin một cách chắc chắn tất cả có cơ hội để nghe lời tuyên bố và lời đáp lại. Đối với Đức Ki-tô, không một ai bị quên lãng hoặc bỏ rơi lại phía sau.
Đoạn văn này là sự nài van tuyệt đối: tâm hồn đã đẩy đưa Chúa Jesus phải đến hoang vu để suy ngẫm. Sự chuẩn bị này cho bất kỳ một sứ mệnh cao cả hoặc một lời đoan kết nào đòi hỏi sự chuẩn bị và chiêm niệm, và chúa Jesus không là một ngoại lệ. Người đã phải loại bỏ hành trang tâm lý và tinh thần chung của nhân loại. Người phải tự quyết để chống lại sự sợ hãi và cám dỗ, nhất là gắn kết với quyền năng. Chỉ sau khi hoàn thành suy ngẫm này là Người có thể rao giảng Tin Mừng của Thiên chúa. Nay đã đến – lịch trình thời gian của Thiên Chúa đã được hoàn tất. Thiên Chúa sẽ can thiệp lịch sử loài người bằng một phương thức đồ sộ, uy nghiêm: tất cả những sáng tạo và xã hội loài người sẽ được đặt dưới quyền cai quản và theo ý muốn của Thiên Chúa một cách trực tiếp.
Với những ai đau khổ và bị áp bức thì điều này quả thật là tin mừng. Tình trạng bất công sẽ phải được quét sạch và, thế giới sẽ được cai trị theo ý muốn của Thiên Chúa. Nhưng đối với nhiều người thì điều này không là tin mừng vì họ sợ mất hết tài khoản và vị thế trong một trật tự xã hội bất công đó. Chúa Jesus mời gọi họ (và cả chúng ta) ăn năn, sám hối – có sự thay đổi tâm trí và tâm hồn – và đón nhận tin mừng trong niềm hân hoan.
Chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ hoặc suy tàn của nhiều thể chế, cả hai chính trị và tôn giáo, và sự tan rã của những thành phần trong guồng máy kinh tế. Với sự trừng phạt này có thể là, đó cũng là một sự khoan dung. Vì một thế giới mới chỉ có thể là bằng cách khai tử một trật tự bất công. Một trật tự mới ra đời phải đặt dưới sự giám sát trước những tiêu chuẩn công bình của Thiên Chúa, thương cảm và hiệp thông. Chúng ta chỉ có thể đón nhận món quà này bằng cách mở cửa tâm hồn và tâm trí cũng như một sự tự nguyện chấp nhận đổi thay.
Nguồn “Regis College – School of Theology”
(Genesis 9: 8-15; Psalm 25; 1 Peter 3: 8-22; Mark 1: 12-15)
Một trận lụt sẽ gây kinh hoàng và tàn phá cho dù mực nước chỉ dâng cao vài bộ. Những hình ảnh từ trận sóng thần Châu Á, cơn cuống phong Catrina ở New Orleans và hàng loạt những trận lụt khác ở nhiều nơi vẫn còn ám ảnh trong tâm trí chúng ta. Sự tàn phá khủng khiếp và cướp đi sự sống có thể rất nặng nề.
Giao ước đã được diễn tả trong bài đọc này, một đoạn trong Genesis – cuốn sách thứ nhất của Cựu ước, mô tả một trận đại hồng thủy cuối cùng đã ập đến bao trùm toàn trái đất một cách vô cớ. Cho đến bây giờ, khoa hoc vẫn không có bằng chứng nào chứng minh được câu chuyện này. Những trận lụt, động đất, và những trận dịch khu vực đã đựợc thấy nhiều nhưng không mang tai họa toàn khắp. Và câu chuyện trong Genesis hầu như hoàn toàn giống những huyền thoại Babylon đã được khám phá và chuyển dịch – chỉ có những tên và những chi tiết chính thay đổi. Những người cổ đại (và cũng có một số người hiện đại) hình dung một Thiên Chúa là vội vã, độc ác, gây ra sự tàn phá với những trừng phạt và hành hạ của Người. Tốt hơn hết đừng hiểu đó là mặt xấu của Người.
Nhưng điểm chính của bài đọc hôm nay không phải là sự hành hạ, trái lại, đó là lời hứa, giao ước và hy vọng. Phiến đá đã được lau sạch và có một sự khởi đầu mới. Thiên Chúa, bây giờ hình như từ bỏ sự yếu đuối của loài người, hứa không bao giờ đem lại một trận lụt trên toàn trái đất nữa. Cầu vồng được thiết kế như một biểu tượng hằng hữu, và đáng yêu của lòng trung thực của Thiên Chúa. Có phải Thiên Chúa (đã thay đổi tâm trí của Người” hoặc “ghi nhớ”? Về vấn đề đó, phải chăng Thiên Chúa trừng phạt hoặc hủy diệt? Đây là những hình ảnh của Thiên Chúa rằng nghi ngờ loài người trong thế giới tự nhiên, và nó mời gọi chúng ta để suy nghĩ trong những đường hướng mới. Lời giao ước này đặt ra mà trong đó không chỉ bao gồm tất cả nhân loại mà còn đối với tất cả những sinh vật đang tồn tại. Nó dường như là sự sang trang trong sự hiểu biết của loài người đối với Thiên Chúa. Đây là nơi mà những thần thọai sáng tạo cổ đại bị bỏ lại phía sau và thiên Chúa được biết nhiều thêm về mối quan hệ và sự ủy thác ý tuởng đạo đức. Cầu vồng là một lời nhắc nhở của thiện ý thiêng liêng, và một tương lai hy vọng chứ không phải là một biểu tượng kinh hoàng, khiếp sợ, và đây chính là biểu tượng chúng ta cần ghi nhớ.
Câu chuyện về trận đại hồng thủy và con tàu này là dấu hiệu đầy quyền năng của việc xét xử và công bằng của Thiên Chúa. Nhưng tác giả Peter trong bài 1 đã biến đổi nó thành một câu chuyện của lòng nhân từ và giữ trọn lời hứa bằng việc liên hệ nó với Lễ Rửa Ki-tô giáo. Thay vì hủy diệt, nước bây giờ là sự cứu vớt, vì giờ đây, Đức Ki-tô ngự trị trong quyền năng từ Nước Trời. Sự quan tâm kỳ lạ tới việc thuyết phục của Đức Ki-tô đối với các linh hồn trong những tiếng kêu van giam hãm, tù đày mà theo niềm tin cổ đại rằng những linh hồn của những người mà đã bị hủy diệt trong cơn đại hồng thủy hoặc đã chết trước khi đợi Đức Ki-tô đến cứu chuộc. Câu chuyện này là một đế tài thường xuyên trong hình ảnh Ki-tô giáo Đông phương ngày xưa. Rõ ràng các tác giả của chúng ta tin một cách chắc chắn tất cả có cơ hội để nghe lời tuyên bố và lời đáp lại. Đối với Đức Ki-tô, không một ai bị quên lãng hoặc bỏ rơi lại phía sau.
Đoạn văn này là sự nài van tuyệt đối: tâm hồn đã đẩy đưa Chúa Jesus phải đến hoang vu để suy ngẫm. Sự chuẩn bị này cho bất kỳ một sứ mệnh cao cả hoặc một lời đoan kết nào đòi hỏi sự chuẩn bị và chiêm niệm, và chúa Jesus không là một ngoại lệ. Người đã phải loại bỏ hành trang tâm lý và tinh thần chung của nhân loại. Người phải tự quyết để chống lại sự sợ hãi và cám dỗ, nhất là gắn kết với quyền năng. Chỉ sau khi hoàn thành suy ngẫm này là Người có thể rao giảng Tin Mừng của Thiên chúa. Nay đã đến – lịch trình thời gian của Thiên Chúa đã được hoàn tất. Thiên Chúa sẽ can thiệp lịch sử loài người bằng một phương thức đồ sộ, uy nghiêm: tất cả những sáng tạo và xã hội loài người sẽ được đặt dưới quyền cai quản và theo ý muốn của Thiên Chúa một cách trực tiếp.
Với những ai đau khổ và bị áp bức thì điều này quả thật là tin mừng. Tình trạng bất công sẽ phải được quét sạch và, thế giới sẽ được cai trị theo ý muốn của Thiên Chúa. Nhưng đối với nhiều người thì điều này không là tin mừng vì họ sợ mất hết tài khoản và vị thế trong một trật tự xã hội bất công đó. Chúa Jesus mời gọi họ (và cả chúng ta) ăn năn, sám hối – có sự thay đổi tâm trí và tâm hồn – và đón nhận tin mừng trong niềm hân hoan.
Chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ hoặc suy tàn của nhiều thể chế, cả hai chính trị và tôn giáo, và sự tan rã của những thành phần trong guồng máy kinh tế. Với sự trừng phạt này có thể là, đó cũng là một sự khoan dung. Vì một thế giới mới chỉ có thể là bằng cách khai tử một trật tự bất công. Một trật tự mới ra đời phải đặt dưới sự giám sát trước những tiêu chuẩn công bình của Thiên Chúa, thương cảm và hiệp thông. Chúng ta chỉ có thể đón nhận món quà này bằng cách mở cửa tâm hồn và tâm trí cũng như một sự tự nguyện chấp nhận đổi thay.
Nguồn “Regis College – School of Theology”
Mở cửa ra thế giới nhưng trung tín với truyền thống
Pt Huỳnh Mai Trác
19:05 25/02/2009
Trong buổi triều kiến chung vào ngày 18 tháng 2, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trình bày hình ảnh thánh Bede đáng kính, một vị thánh người Anh, sinh vào khoảng năm 672 ở Northumbrie, về phía Bắc của nước Anh. Ngài đuợc xem như là một trong những nhà thông thái thời Trung Cổ.
Năm 7 tuổi, cha mẹ ngài gởỉ đến tu học tại một tu viện Dòng Biển Đức. Đức Thánh Cha nói: “Tác phẩm của ngài trở thành nổi tiếng với những lời giáo huấn thâm sâu làm cho những nhân vật đương thời hâm mộ và khích lệ.”
Kinh Thánh chính là nguồn gốc những suy tư thần học của thánh Bede. Những biến cố trong Cựu Ước cũng như trong Tân Ước là con đường dẫn đến với Chúa Kitô. Khi nhắc nhở đến Đền Thờ Jerusalem, đến công trình vĩ đại với sự đóng góp của những người ngoại đạo khi họ đem tài năng và vật dụng quí giá đến dâng tặng. Đức Thánh Cha cũng nói đến là khi các thánh tông đồ xây dựng Giáo Hội cũng có sự đóng góp rất nhiều của những người Do Thái, Hy lạp và La Mã, rồi đến các dân tộc khác như người Celts và người Anh mà thánh Bede muốn gợi lại trong những bài viết của ngài.
Đức Thánh Cha cũng nêu lên vài tác phẩm danh tiếng của thánh Bede như “Grande Chronique” (Biên Niên Sử Vĩ Đại) mà các niện đại đã làm căn bản cho niên lịch phổ quát, hay cuốn “Histoire Ecclésiatique des Peuples Angles” (Lịch Sử Giáo Hội của Dân Anh)
Giáo Hội mà thánh Bede trình bày là một Giáo Hội phổ quát công giáo, trung thành với truyền thống và mở rộng cửa với thế giới, nhưng cũng là sự tìm kiếm sự thống nhất trong những dị biệt.. . nhờ vào tinh thần tông đồ và lòng khoan dung. Bởi vậy thánh Bede đã thuyết phục được các Giáo Hội người Aí Nhĩ Lan và người Anh cùng chung hành lễ Phục Sinh theo niên lịch La Mã
Thánh Bede cũng là bậc thầy về thần học phụng vụ. Các bài giảng của ngài hướng dẫn người tín hữu cử hành lễ trong niềm vui của những mầu nhiệm đức tin và sống gắn bó liên kết với Chúa cho đến ngày cuối cùng được trở về với Chúa Kitô.
Nhờ vào công việc thần học rút ra từ Kinh Thánh, phụng vụ và lịch sử, tác phẩm của thánh Bede mang theo một thông diệp luôn hợp thời với nhiều hình thái của đời sống người tín hữu hôm nay. Điều này nhắc nhở với người nghiên cứu hai điều căn bản là nghiên cứu những điều tuyệu diệu về Lời Chúa để làm say mê người tín hữu, rồi trình bày sự thật về tín điều tránh xa mọi sai lạc về tín lý, thích hợp với niềm tin của người công giáo là Thiên Chúa mặc khải những mầu nhiệm Nước Trời cho những ai nhỏ bé và khiêm nhường.
Theo như sự giảng dạy của thánh Bede,là các mục tử phải dành cho công việc trước tiên là giảng thuyết, nhưng không chỉ dừng lại ở những bài giảng mà phải học hỏi đơì sống các vị thánh và những hình ảnh thánh thiện, dành thì giờ vào những cuộc ruớc long trong và hành hương. Người tận hiến phải lo lắng công việc tông đồ, hợp tác chặt chẻ với các giám mục hướng dẫn các hội đoàn người trẻ và làm công việc truyền giáo.
Đối với một vị thánh thông thái, Chúa Kitô chờ đợi một Giáo Hội sinh động.. . luôn đi khai phá những miền đất văn hóa mới…, đem Tin Mừng vào trong mọi tầng lớp xã hội và vào trong mọi thể chế văn hóa.” Thánh Bede cũng khuyến khích người giáo dân học hỏi nếp sống của người tu hành như đới sống cầu nguyện liên tục và có hành dộng luôn liên kết với Chúa Giêsu Kitô.
Thánh Bede đáng kính qua đời vào tháng 5 năm 735 là đấng đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc phát huy nền Thiên Chúa Giáo Âu Châu. (Nguồn Tin: VIS)
Năm 7 tuổi, cha mẹ ngài gởỉ đến tu học tại một tu viện Dòng Biển Đức. Đức Thánh Cha nói: “Tác phẩm của ngài trở thành nổi tiếng với những lời giáo huấn thâm sâu làm cho những nhân vật đương thời hâm mộ và khích lệ.”
Kinh Thánh chính là nguồn gốc những suy tư thần học của thánh Bede. Những biến cố trong Cựu Ước cũng như trong Tân Ước là con đường dẫn đến với Chúa Kitô. Khi nhắc nhở đến Đền Thờ Jerusalem, đến công trình vĩ đại với sự đóng góp của những người ngoại đạo khi họ đem tài năng và vật dụng quí giá đến dâng tặng. Đức Thánh Cha cũng nói đến là khi các thánh tông đồ xây dựng Giáo Hội cũng có sự đóng góp rất nhiều của những người Do Thái, Hy lạp và La Mã, rồi đến các dân tộc khác như người Celts và người Anh mà thánh Bede muốn gợi lại trong những bài viết của ngài.
Đức Thánh Cha cũng nêu lên vài tác phẩm danh tiếng của thánh Bede như “Grande Chronique” (Biên Niên Sử Vĩ Đại) mà các niện đại đã làm căn bản cho niên lịch phổ quát, hay cuốn “Histoire Ecclésiatique des Peuples Angles” (Lịch Sử Giáo Hội của Dân Anh)
Giáo Hội mà thánh Bede trình bày là một Giáo Hội phổ quát công giáo, trung thành với truyền thống và mở rộng cửa với thế giới, nhưng cũng là sự tìm kiếm sự thống nhất trong những dị biệt.. . nhờ vào tinh thần tông đồ và lòng khoan dung. Bởi vậy thánh Bede đã thuyết phục được các Giáo Hội người Aí Nhĩ Lan và người Anh cùng chung hành lễ Phục Sinh theo niên lịch La Mã
Thánh Bede cũng là bậc thầy về thần học phụng vụ. Các bài giảng của ngài hướng dẫn người tín hữu cử hành lễ trong niềm vui của những mầu nhiệm đức tin và sống gắn bó liên kết với Chúa cho đến ngày cuối cùng được trở về với Chúa Kitô.
Nhờ vào công việc thần học rút ra từ Kinh Thánh, phụng vụ và lịch sử, tác phẩm của thánh Bede mang theo một thông diệp luôn hợp thời với nhiều hình thái của đời sống người tín hữu hôm nay. Điều này nhắc nhở với người nghiên cứu hai điều căn bản là nghiên cứu những điều tuyệu diệu về Lời Chúa để làm say mê người tín hữu, rồi trình bày sự thật về tín điều tránh xa mọi sai lạc về tín lý, thích hợp với niềm tin của người công giáo là Thiên Chúa mặc khải những mầu nhiệm Nước Trời cho những ai nhỏ bé và khiêm nhường.
Theo như sự giảng dạy của thánh Bede,là các mục tử phải dành cho công việc trước tiên là giảng thuyết, nhưng không chỉ dừng lại ở những bài giảng mà phải học hỏi đơì sống các vị thánh và những hình ảnh thánh thiện, dành thì giờ vào những cuộc ruớc long trong và hành hương. Người tận hiến phải lo lắng công việc tông đồ, hợp tác chặt chẻ với các giám mục hướng dẫn các hội đoàn người trẻ và làm công việc truyền giáo.
Đối với một vị thánh thông thái, Chúa Kitô chờ đợi một Giáo Hội sinh động.. . luôn đi khai phá những miền đất văn hóa mới…, đem Tin Mừng vào trong mọi tầng lớp xã hội và vào trong mọi thể chế văn hóa.” Thánh Bede cũng khuyến khích người giáo dân học hỏi nếp sống của người tu hành như đới sống cầu nguyện liên tục và có hành dộng luôn liên kết với Chúa Giêsu Kitô.
Thánh Bede đáng kính qua đời vào tháng 5 năm 735 là đấng đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc phát huy nền Thiên Chúa Giáo Âu Châu. (Nguồn Tin: VIS)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Năm Thánh Phaolô: Tự Do Chia Sớt Mới Là Tự Do Nhân Bản
Vũ Văn An
04:15 25/02/2009
Năm Thánh Phaolô: Tự Do Chia Xớt Mới Là Tự Do Nhân Bản
Thứ Sáu vừa qua, Đức GH Bênêđíctô XVI đã tới thăm Đại Chủng Viện của Giáo Phận Rôma. Nhân cơ hội này, Đức Giáo Hoàng đã đọc một bài suy niệm dựa vào thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Ga-lát. Nguyên văn bài suy niệm như sau:
Thưa Đức Hồng Y,
Các bạn thân mến,
Đối với cha, có mặt tại chủng viện của mình, để thấy các linh mục tương lai của giáo phận mình, để hiện diện với chúng con dưới biểu tượng Đức Mẹ Cậy Trông, luôn là một niềm vui lớn. Chúng ta tiến bước với Đức Mẹ, Đấng hằng trợ giúp và đồng hành với chúng ta, và là Đấng thực sự làm chúng ta tin tưởng vững chắc luôn được ơn thánh Chúa nâng đỡ.
Giờ đây, ta hãy cùng nhau xét xem Thánh Phaolô muốn nói với chúng ta điều chi qua bản văn này: “Anh chị em được mời gọi tiến tới tự do”. Thời đại nào cũng thế, từ khởi thủy lịch sử và nhất là trong thời hiện đại, tự do luôn là giấc mơ vĩ đại của loài người. Ta biết rằng bản văn của Thư Gửi Tín Hữu Ga-lát này đã gợi hứng rất nhiều cho Luthêrô, và kết luận của ông là: Luật đan viện, phẩm trật Giáo Hội, huấn quyền, thẩy đều là cái ách nô lệ mà chính ông có nhiệm vu phải giải thoát. Tiếp theo đó, thời Ánh Sáng đã hoàn toàn được điều hướng, được thẩm thấu bởi khát vọng tự do này, một nền tự do mà người ta nghĩ là đã đạt được rồi. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác-xít cũng tự cho mình là con đường dẫn tới tự do.
Đêm nay, ta hãy tự hỏi: Tự do là gì? Ta được tự do ra sao? Thánh Phaolô giúp ta hiểu cái thực tại phức tạp của tự do là gì bằng cách lồng ý niệm này vào ngữ cảnh phân chia căn bản giữa nhân học và thần học. Ngài viết: “Anh chị em đừng sử dụng tự do của mình làm cơ hội cho xác thịt, nhưng bằng tình yêu, anh chị em hãy làm đầy tớ cho nhau”. Cha viện trưởng đã nói với chúng ta rằng “xác thịt” không phải là thân xác, nhưng trong ngôn ngữ Thánh Phaolô, nó chính là việc tuyệt đối hóa cái tôi, cái tôi từng muốn là tất cả và có mọi sự cho chính mình. Nói tắt, cái tôi tuyệt đối, một cái tôi không chịu tùy thuộc điều gì, không chịu tùy thuộc ai, xem ra mới thực sự chiếm hữu được tự do. Tôi tự do nếu tôi không tùy thuộc ai, nếu tôi có thể làm mọi điều tôi muốn. Tuy nhiên, chính việc tuyệt đối hóa cái tôi này là “xác thịt” nghĩa là điều hạ giá con người, chứ không phải là chiến thắng của tự do: chủ nghĩa duy tự do không phải là tự do, mà đúng ra là thất bại của tự do.
Và Thánh Phaolô đã mạnh dạn đưa ra một nghịch lý khá mạnh: “bằng tình yêu, anh chị em hãy làm đầy tớ cho nhau” (tiếng Hy Lạp: douleuete); nói cách khác, nghịch lý thay, tự do phải được thể hiện trong phục vụ: ta chỉ thực sự tự do nếu ta trở thành đầy tớ cho nhau. Và thế là Thánh Phaolô đặt trọn vấn đề tự do dưới ánh sáng chân lý về con người. Thu gọn mình vào xác thịt rõ ràng là nâng mình lên ngang hàng thần minh; câu nói “Ta, con người mà thôi” chỉ dẫn khởi một láo khóet. Bởi vì, thực sự ra, không phải như thế: Con người không phải là một tuyệt đối thể, một hữu thể có khả năng tự cô lập mình và hành xử tùy theo ý chí riêng của mình. Điều ấy đi ngược lại chân lý về con người của chúng ta. Sự thật trước nhất là: chúng ta chỉ là tạo vật, tạo vật của Thiên Chúa và sống trong liên hệ với Đấng Hóa Công. Ta là các hữu thể có lý trí, và chỉ khi nào chịu nhìn nhận mối liên hệ ấy, ta mới bước vào chân lý, còn không, ta sẽ rơi vào lầm lạc và cuối cùng bị lầm lạc ấy hủy hoại.
Ta là tạo vật, do đó tùy thuộc Đấng Hóa Công. Thời Ánh Sáng, nhất là đối với chủ nghĩa vô thần, sự tùy thuộc này xem ra giống như một điều người ta cần phải tự giải thoát ra khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tùy thuộc kia chỉ tệ hại nếu Đấng Thiên Chúa Hóa Công kia tàn bạo, chứ không phải là Đấng nhân lành, nếu Người cũng giống các bạo chúa phàm trần. Còn nếu Đấng Hóa Công ấy yêu thương ta và sự tùy thuộc của ta hàm nghĩa thuộc về bình diện yêu thương của Người, thì thực ra, sự tùy thuộc kia chính là tự do. Thực sự, ta ở trong tình yêu của Tạo Hóa, ta được kết hợp với Người, với toàn bộ thực tại của Người, với toàn bộ quyền năng của Người. Bởi vậy, điều đầu tiên là đây: là tạo vật nghĩa là được Đấng Tạo Hóa yêu thương, là ở trong mối liên hệ yêu thương Người hàng ban cho ta, bằng tình yếu ấy, Người luôn cấp dưỡng cho ta. Từ đó, trước nhất, ta rút tỉa được sự thật về chính chúng ta, một sự thật cùng một lúc mời gọi ta bước vào yêu thương.
Và chính vì thế, thấy Thiên Chúa, quy hướng về Thiên Chúa, biết Thiên Chúa, biết thánh ý Thiên Chúa, lồng ta vào ý Người, nghĩa là vào tình yêu của Người, là càng ngày càng bước vào địa hạt của chân lý. Và con đường dẫn tới việc nhận biết Thiên Chúa này, nhận biết mối liên hệ yêu thương với Thiên Chúa, là cuộc mạo hiểm hết sức phi thường trong cuộc sống Kitô hữu của ta: bởi vì trong Chúa Kitô, ta nhận biết dung mạo Thiên Chúa, dung mạo Đấng Thiên Chúa vốn yêu thương ta đến chết trên thánh giá, tự hiến trọn bản thân mình.
Tuy nhiên, mối liên hệ có tính tạo vật cũng bao hàm một loại liên hệ thứ hai: Ta ở trong mối liên hệ với Thiên Chúa đã đành, nhưng, cùng một lúc, trong tư cách gia đình nhân loại, ta cũng ở trong mối liên hệ với nhau nữa. Nói cách khác, tự do của con người một đàng phải nằm trong niềm hân hoan và địa hạt vĩ đại của tình yêu Thiên Chúa, đàng khác, nó cũng bao hàm việc phải trở nên cùng một sự với người khác và vì người khác. Không thể có tự do mà lại chống lại người khác được. Nếu tôi tuyệt đối hóa cái tôi, tôi sẽ trở thành kẻ thù của người khác, chúng ta không thể cùng sống chung trên trái đất này với nhau nữa và trọn cuộc sống ta sẽ trở thành tàn bạo và thất bại. Chỉ có thứ tự do chia xớt (shared freedom) mới là tự do nhân bản; cùng nhau hiện hữu, ta mới bước vào hòa tấu khúc tự do được.
Do đó, đây là một điểm hết sức quan trọng khác: chỉ khi nào chịu chấp nhận người khác, bằng cách chấp nhận các giới hạn rõ ràng đòi tự do của tôi phải tôn trọng người khác, chỉ khi nào tự lồng tôi vào mạng lưới tùy thuộc lẫn nhau vốn tạo ra chúng ta, và sau cùng, chỉ khi nào có được một gia đình nhân loại, tôi mới bước trên con đường tiến tới giải phóng chung.
Ở đây, ta thấy một yếu tố rất quan trọng. Đâu là thước đo việc chia xớt tự do này? Ta biết rằng con người cần có trật tự và luật lệ, để có thể thực thi tự do của mình, một thứ tự do sống chung. Nhưng làm sao tìm ra thứ trật tự công chính ấy, trong đó, không ai còn bị áp bức, nhưng mọi người đều có dịp đóng góp để tạo nên loại hòa điệu tự do ấy? Nếu không có sự thật chung nào về con người, thì chỉ còn lại chủ nghiã duy nghiệm (positivism) và người ta sẽ có cảm giác rằng điều ấy bị áp đặt bằng bạo lực. Do đó mà có sự nổi loạn chống lại trật tự và luật lệ như thể chúng chỉ là một lối nô dịch con người.
Tuy nhiên, nếu ta tìm được trật tự của Thiên Chúa trong bản tính ta, trật tự của sự thật vốn đem lại cho từng hữu thể vị trí riêng của họ, thì trật tự và luật lệ thực sự có thể trở thành một khí cụ của tự do, chống lại mọi hình thức nô dịch của chủ nghĩa vị kỷ. Làm đầy tớ hay phục vụ lẫn nhau trở thành một khí cụ của tự do, và ở đây, ta có thể bao gồm cả một nền triết lý về chính trị phù hợp với học thuyết xã hội của Giáo Hội, một học thuyết giúp ta tìm được trật tự chung nói ở đây, tức thứ trật tự mang đến cho mỗi người vị trí riêng của họ trong cuộc sống chung của nhân loại. Cho nên, thực tại đầu tiên cần được tôn trọng chính là chân lý: Tự do mà ngược với chân lý thì không còn là tự do nữa. Làm đầy tớ cho nhau đem lại lãnh địa chung cho tự do.
Và rồi Thánh Phaolô viết tiếp: “Vì toàn bộ luật lệ được nên trọn trong câu này: ‘Ngươi hãy yêu thương người lân cận ngươi như chính mình ngươi’”. Theo lời quả quyết ấy, mầu nhiệm Thiên Chúa Nhập Thể đã xuất hiện, mầu nhiệm Chúa Kitô đã xuất hiện, Đấng trở thành luật lệ sống động trong chính cuộc sống, cái chết và sự sống lại của mình.
Ngay tức khắc, lời đầu tiên ta vừa đọc “Anh chị em được mời gọi tiến tới tự do” là có ý chỉ về mầu nhiệm này. Ta vốn được Phúc Âm mời gọi, ta vốn được mời gọi thực sự trong phép rửa, để tham dự vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, và do đó, vượt qua “xác thịt”, vượt qua chủ nghĩa vị kỷ, mà hiệp thông với Chúa Kitô. Và như thế ta được ở trong sự viên mãn của luật lệ.
Có lẽ các con hết thẩy đều biết lời lẽ tốt đẹp của Thánh Augustinô. Ngài nói rằng: “Hãy yêu rồi muốn làm gì thì làm” (Dilige et fac quod vis). Điều Thánh Augustinô nói quả là chân lý nếu ta thực sự hiểu được ý nghĩa của chữ “yêu”. “Hãy yêu rồi muốn làm gì thì làm” nhưng ta phải thực sự hiệp thông sâu sắc với Chúa Kitô, phải đồng hóa ta với cái chết và sự sống lại của Người, phải nên một với Người bằng cách hiệp lễ thân xác Người. Chỉ khi nào ta biết tham dự các bí tích, lắng nghe Lời Chúa, lắng nghe Ý Thiên Chúa, thì luật lệ của Người mới thực sự đi vào ý chí ta, ý chí ta mới đồng nhất với ý Người, các ý chí ấy mới trở nên một ý chí duy nhất và nhờ thế ta mới thực sự tự do, ta mới thực sự làm điều ta muốn, vì ta yêu thương với Chúa Kitô, ta yêu thương trong chân lý và với chân lý.
Cho nên, ta hãy cầu xin để Chúa giúp ta trên con đường vốn khởi đầu từ phép rửa này, con đường đồng nhất với Chúa Kitô, một đồng nhất luôn được thể hiện trong Phép Thánh Thể. Trong Lời Nguyện Thánh Thể thứ ba, ta đọc rằng: “Để chúng con nên một thân xác và một tinh thần trong Chúa Kitô”. Đây là giây phút trong đó, nhờ Phép Thánh Thể và nhờ việc ta thực sự tham dự vào mầu nhiệm cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô, ta trở nên một tinh thần với Người, ta đồng nhất với ý Người, và nhờ thế, ta thực sự đạt tới tự do.
Sau lời này “Lề luật đã nên trọn”, lời độc đáo đã trở thành thực tại trong hiệp thông với Chúa Kitô, mọi khuôn mặt các thánh từng tham dự vào sự hiệp thông này với Chúa Kitô đã xuất hiện phía sau Người, trong sự hiệp nhất hữu thể, trong sự hiệp nhất với ý của Người. Trước nhất là Đức Nữ Trinh trong đức khiêm cung, đức tốt lành và đức ái của ngài. Đức Nữ Trinh ban cho ta lòng tin tưởng, ngài cầm tay ta, hướng dẫn và giúp đỡ ta trên con đường hiệp nhất ta với ý Thiên Chúa, như ngài từng làm từ giây phút đầu tiên lúc ngài nói lên sự hiệp nhất ấy qua tiếng “xin vâng”.
Và cuối cùng, sau những điều tốt đẹp ấy, thư Thánh Phaolô một lần nữa nhắc tới tình huống hơi đáng buồn của cộng đồng Ga-lát, khi ngài viết: “Nhưng nếu anh chị em cắn xé lẫn nhau, thì hãy chú ý điều này anh chị em sẽ tiêu diệt lẫn nhau…anh chị em hãy bước theo Chúa Thánh Thần”. Đối với cha, xem ra trong cộng đồng này, một cộng đồng không còn bước theo con đường hiệp thông với Chúa Kitô nữa, nhưng đã theo luật lệ “xác thịt” bên ngoài, tất nhiên sẽ xuất hiện nhiều mâu thuẫn, nên Thánh Phaolô đã phải nói: “anh chị em đã trở nên thú dữ, cắn xé lẫn nhau”. Ngài có ý nói tới những mâu thuẫn phát sinh do việc đức tin đã thoái hóa trở thành chủ nghĩa duy thức (intellectualism) và đức khiêm cung bị thay thế bởi tính kiêu căng chỉ muốn hay hơn người khác.
Ta thấy rõ rằng cả ngày nay nữa vẫn có những điều tương tự như thế khi, thay vì tự lồng mình vào cuộc hiệp thông với Chúa Kitô, vào Nhiệm Thể Người là Giáo Hội, mỗi người lại chỉ muốn hay hơn người khác và với lòng kiêu căng trí thức, chỉ muốn coi mình là nhất hạng. Và do đó các tranh chấp mâu thuẫn đã phát sinh, đầy tính hủy hoại, biếm họa cả Giáo Hội, mà (bản chất) luôn phải là một linh hồn, một trái tim.
Ngày nay, trong lời cảnh cáo của Thánh Phaolô, ta nên tìm ra lý do để xét lại lương tâm mình: đừng nên nghĩ cách hay hơn người khác, nhưng hãy gặp gỡ nhau bằng đức khiêm hạ của Chúa Kitô, bằng sự khiêm hạ của Đức Nữ Trinh, hãy thực hành việc vâng phục đức tin. Chính bằng cách đó, địa hạt vĩ đại của chân lý và tự do trong yêu thương sẽ thực sự mở ra cho cả chúng ta nữa.
Sau cùng, cha muốn cảm tạ Thiên Chúa vì Người đã cho ta thấy dung mạo Chúa Kitô, vì Người đã ban cho ta Đức Nữ Trinh, các thánh, vì Người đã kêu gọi ta nên một thân xác, một tinh thần với Người. Và ta hãu cầu xin để Người giúp ta biết tự lồng mình nhiều hơn nữa vào sự hiệp thông với ý Người, để ta tìm được yêu thương và niềm vui trong tự do.
Thứ Sáu vừa qua, Đức GH Bênêđíctô XVI đã tới thăm Đại Chủng Viện của Giáo Phận Rôma. Nhân cơ hội này, Đức Giáo Hoàng đã đọc một bài suy niệm dựa vào thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Ga-lát. Nguyên văn bài suy niệm như sau:
Thưa Đức Hồng Y,
Các bạn thân mến,
Đối với cha, có mặt tại chủng viện của mình, để thấy các linh mục tương lai của giáo phận mình, để hiện diện với chúng con dưới biểu tượng Đức Mẹ Cậy Trông, luôn là một niềm vui lớn. Chúng ta tiến bước với Đức Mẹ, Đấng hằng trợ giúp và đồng hành với chúng ta, và là Đấng thực sự làm chúng ta tin tưởng vững chắc luôn được ơn thánh Chúa nâng đỡ.
Giờ đây, ta hãy cùng nhau xét xem Thánh Phaolô muốn nói với chúng ta điều chi qua bản văn này: “Anh chị em được mời gọi tiến tới tự do”. Thời đại nào cũng thế, từ khởi thủy lịch sử và nhất là trong thời hiện đại, tự do luôn là giấc mơ vĩ đại của loài người. Ta biết rằng bản văn của Thư Gửi Tín Hữu Ga-lát này đã gợi hứng rất nhiều cho Luthêrô, và kết luận của ông là: Luật đan viện, phẩm trật Giáo Hội, huấn quyền, thẩy đều là cái ách nô lệ mà chính ông có nhiệm vu phải giải thoát. Tiếp theo đó, thời Ánh Sáng đã hoàn toàn được điều hướng, được thẩm thấu bởi khát vọng tự do này, một nền tự do mà người ta nghĩ là đã đạt được rồi. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác-xít cũng tự cho mình là con đường dẫn tới tự do.
Đêm nay, ta hãy tự hỏi: Tự do là gì? Ta được tự do ra sao? Thánh Phaolô giúp ta hiểu cái thực tại phức tạp của tự do là gì bằng cách lồng ý niệm này vào ngữ cảnh phân chia căn bản giữa nhân học và thần học. Ngài viết: “Anh chị em đừng sử dụng tự do của mình làm cơ hội cho xác thịt, nhưng bằng tình yêu, anh chị em hãy làm đầy tớ cho nhau”. Cha viện trưởng đã nói với chúng ta rằng “xác thịt” không phải là thân xác, nhưng trong ngôn ngữ Thánh Phaolô, nó chính là việc tuyệt đối hóa cái tôi, cái tôi từng muốn là tất cả và có mọi sự cho chính mình. Nói tắt, cái tôi tuyệt đối, một cái tôi không chịu tùy thuộc điều gì, không chịu tùy thuộc ai, xem ra mới thực sự chiếm hữu được tự do. Tôi tự do nếu tôi không tùy thuộc ai, nếu tôi có thể làm mọi điều tôi muốn. Tuy nhiên, chính việc tuyệt đối hóa cái tôi này là “xác thịt” nghĩa là điều hạ giá con người, chứ không phải là chiến thắng của tự do: chủ nghĩa duy tự do không phải là tự do, mà đúng ra là thất bại của tự do.
Và Thánh Phaolô đã mạnh dạn đưa ra một nghịch lý khá mạnh: “bằng tình yêu, anh chị em hãy làm đầy tớ cho nhau” (tiếng Hy Lạp: douleuete); nói cách khác, nghịch lý thay, tự do phải được thể hiện trong phục vụ: ta chỉ thực sự tự do nếu ta trở thành đầy tớ cho nhau. Và thế là Thánh Phaolô đặt trọn vấn đề tự do dưới ánh sáng chân lý về con người. Thu gọn mình vào xác thịt rõ ràng là nâng mình lên ngang hàng thần minh; câu nói “Ta, con người mà thôi” chỉ dẫn khởi một láo khóet. Bởi vì, thực sự ra, không phải như thế: Con người không phải là một tuyệt đối thể, một hữu thể có khả năng tự cô lập mình và hành xử tùy theo ý chí riêng của mình. Điều ấy đi ngược lại chân lý về con người của chúng ta. Sự thật trước nhất là: chúng ta chỉ là tạo vật, tạo vật của Thiên Chúa và sống trong liên hệ với Đấng Hóa Công. Ta là các hữu thể có lý trí, và chỉ khi nào chịu nhìn nhận mối liên hệ ấy, ta mới bước vào chân lý, còn không, ta sẽ rơi vào lầm lạc và cuối cùng bị lầm lạc ấy hủy hoại.
Ta là tạo vật, do đó tùy thuộc Đấng Hóa Công. Thời Ánh Sáng, nhất là đối với chủ nghĩa vô thần, sự tùy thuộc này xem ra giống như một điều người ta cần phải tự giải thoát ra khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tùy thuộc kia chỉ tệ hại nếu Đấng Thiên Chúa Hóa Công kia tàn bạo, chứ không phải là Đấng nhân lành, nếu Người cũng giống các bạo chúa phàm trần. Còn nếu Đấng Hóa Công ấy yêu thương ta và sự tùy thuộc của ta hàm nghĩa thuộc về bình diện yêu thương của Người, thì thực ra, sự tùy thuộc kia chính là tự do. Thực sự, ta ở trong tình yêu của Tạo Hóa, ta được kết hợp với Người, với toàn bộ thực tại của Người, với toàn bộ quyền năng của Người. Bởi vậy, điều đầu tiên là đây: là tạo vật nghĩa là được Đấng Tạo Hóa yêu thương, là ở trong mối liên hệ yêu thương Người hàng ban cho ta, bằng tình yếu ấy, Người luôn cấp dưỡng cho ta. Từ đó, trước nhất, ta rút tỉa được sự thật về chính chúng ta, một sự thật cùng một lúc mời gọi ta bước vào yêu thương.
Và chính vì thế, thấy Thiên Chúa, quy hướng về Thiên Chúa, biết Thiên Chúa, biết thánh ý Thiên Chúa, lồng ta vào ý Người, nghĩa là vào tình yêu của Người, là càng ngày càng bước vào địa hạt của chân lý. Và con đường dẫn tới việc nhận biết Thiên Chúa này, nhận biết mối liên hệ yêu thương với Thiên Chúa, là cuộc mạo hiểm hết sức phi thường trong cuộc sống Kitô hữu của ta: bởi vì trong Chúa Kitô, ta nhận biết dung mạo Thiên Chúa, dung mạo Đấng Thiên Chúa vốn yêu thương ta đến chết trên thánh giá, tự hiến trọn bản thân mình.
Tuy nhiên, mối liên hệ có tính tạo vật cũng bao hàm một loại liên hệ thứ hai: Ta ở trong mối liên hệ với Thiên Chúa đã đành, nhưng, cùng một lúc, trong tư cách gia đình nhân loại, ta cũng ở trong mối liên hệ với nhau nữa. Nói cách khác, tự do của con người một đàng phải nằm trong niềm hân hoan và địa hạt vĩ đại của tình yêu Thiên Chúa, đàng khác, nó cũng bao hàm việc phải trở nên cùng một sự với người khác và vì người khác. Không thể có tự do mà lại chống lại người khác được. Nếu tôi tuyệt đối hóa cái tôi, tôi sẽ trở thành kẻ thù của người khác, chúng ta không thể cùng sống chung trên trái đất này với nhau nữa và trọn cuộc sống ta sẽ trở thành tàn bạo và thất bại. Chỉ có thứ tự do chia xớt (shared freedom) mới là tự do nhân bản; cùng nhau hiện hữu, ta mới bước vào hòa tấu khúc tự do được.
Do đó, đây là một điểm hết sức quan trọng khác: chỉ khi nào chịu chấp nhận người khác, bằng cách chấp nhận các giới hạn rõ ràng đòi tự do của tôi phải tôn trọng người khác, chỉ khi nào tự lồng tôi vào mạng lưới tùy thuộc lẫn nhau vốn tạo ra chúng ta, và sau cùng, chỉ khi nào có được một gia đình nhân loại, tôi mới bước trên con đường tiến tới giải phóng chung.
Ở đây, ta thấy một yếu tố rất quan trọng. Đâu là thước đo việc chia xớt tự do này? Ta biết rằng con người cần có trật tự và luật lệ, để có thể thực thi tự do của mình, một thứ tự do sống chung. Nhưng làm sao tìm ra thứ trật tự công chính ấy, trong đó, không ai còn bị áp bức, nhưng mọi người đều có dịp đóng góp để tạo nên loại hòa điệu tự do ấy? Nếu không có sự thật chung nào về con người, thì chỉ còn lại chủ nghiã duy nghiệm (positivism) và người ta sẽ có cảm giác rằng điều ấy bị áp đặt bằng bạo lực. Do đó mà có sự nổi loạn chống lại trật tự và luật lệ như thể chúng chỉ là một lối nô dịch con người.
Tuy nhiên, nếu ta tìm được trật tự của Thiên Chúa trong bản tính ta, trật tự của sự thật vốn đem lại cho từng hữu thể vị trí riêng của họ, thì trật tự và luật lệ thực sự có thể trở thành một khí cụ của tự do, chống lại mọi hình thức nô dịch của chủ nghĩa vị kỷ. Làm đầy tớ hay phục vụ lẫn nhau trở thành một khí cụ của tự do, và ở đây, ta có thể bao gồm cả một nền triết lý về chính trị phù hợp với học thuyết xã hội của Giáo Hội, một học thuyết giúp ta tìm được trật tự chung nói ở đây, tức thứ trật tự mang đến cho mỗi người vị trí riêng của họ trong cuộc sống chung của nhân loại. Cho nên, thực tại đầu tiên cần được tôn trọng chính là chân lý: Tự do mà ngược với chân lý thì không còn là tự do nữa. Làm đầy tớ cho nhau đem lại lãnh địa chung cho tự do.
Và rồi Thánh Phaolô viết tiếp: “Vì toàn bộ luật lệ được nên trọn trong câu này: ‘Ngươi hãy yêu thương người lân cận ngươi như chính mình ngươi’”. Theo lời quả quyết ấy, mầu nhiệm Thiên Chúa Nhập Thể đã xuất hiện, mầu nhiệm Chúa Kitô đã xuất hiện, Đấng trở thành luật lệ sống động trong chính cuộc sống, cái chết và sự sống lại của mình.
Ngay tức khắc, lời đầu tiên ta vừa đọc “Anh chị em được mời gọi tiến tới tự do” là có ý chỉ về mầu nhiệm này. Ta vốn được Phúc Âm mời gọi, ta vốn được mời gọi thực sự trong phép rửa, để tham dự vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, và do đó, vượt qua “xác thịt”, vượt qua chủ nghĩa vị kỷ, mà hiệp thông với Chúa Kitô. Và như thế ta được ở trong sự viên mãn của luật lệ.
Có lẽ các con hết thẩy đều biết lời lẽ tốt đẹp của Thánh Augustinô. Ngài nói rằng: “Hãy yêu rồi muốn làm gì thì làm” (Dilige et fac quod vis). Điều Thánh Augustinô nói quả là chân lý nếu ta thực sự hiểu được ý nghĩa của chữ “yêu”. “Hãy yêu rồi muốn làm gì thì làm” nhưng ta phải thực sự hiệp thông sâu sắc với Chúa Kitô, phải đồng hóa ta với cái chết và sự sống lại của Người, phải nên một với Người bằng cách hiệp lễ thân xác Người. Chỉ khi nào ta biết tham dự các bí tích, lắng nghe Lời Chúa, lắng nghe Ý Thiên Chúa, thì luật lệ của Người mới thực sự đi vào ý chí ta, ý chí ta mới đồng nhất với ý Người, các ý chí ấy mới trở nên một ý chí duy nhất và nhờ thế ta mới thực sự tự do, ta mới thực sự làm điều ta muốn, vì ta yêu thương với Chúa Kitô, ta yêu thương trong chân lý và với chân lý.
Cho nên, ta hãy cầu xin để Chúa giúp ta trên con đường vốn khởi đầu từ phép rửa này, con đường đồng nhất với Chúa Kitô, một đồng nhất luôn được thể hiện trong Phép Thánh Thể. Trong Lời Nguyện Thánh Thể thứ ba, ta đọc rằng: “Để chúng con nên một thân xác và một tinh thần trong Chúa Kitô”. Đây là giây phút trong đó, nhờ Phép Thánh Thể và nhờ việc ta thực sự tham dự vào mầu nhiệm cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô, ta trở nên một tinh thần với Người, ta đồng nhất với ý Người, và nhờ thế, ta thực sự đạt tới tự do.
Sau lời này “Lề luật đã nên trọn”, lời độc đáo đã trở thành thực tại trong hiệp thông với Chúa Kitô, mọi khuôn mặt các thánh từng tham dự vào sự hiệp thông này với Chúa Kitô đã xuất hiện phía sau Người, trong sự hiệp nhất hữu thể, trong sự hiệp nhất với ý của Người. Trước nhất là Đức Nữ Trinh trong đức khiêm cung, đức tốt lành và đức ái của ngài. Đức Nữ Trinh ban cho ta lòng tin tưởng, ngài cầm tay ta, hướng dẫn và giúp đỡ ta trên con đường hiệp nhất ta với ý Thiên Chúa, như ngài từng làm từ giây phút đầu tiên lúc ngài nói lên sự hiệp nhất ấy qua tiếng “xin vâng”.
Và cuối cùng, sau những điều tốt đẹp ấy, thư Thánh Phaolô một lần nữa nhắc tới tình huống hơi đáng buồn của cộng đồng Ga-lát, khi ngài viết: “Nhưng nếu anh chị em cắn xé lẫn nhau, thì hãy chú ý điều này anh chị em sẽ tiêu diệt lẫn nhau…anh chị em hãy bước theo Chúa Thánh Thần”. Đối với cha, xem ra trong cộng đồng này, một cộng đồng không còn bước theo con đường hiệp thông với Chúa Kitô nữa, nhưng đã theo luật lệ “xác thịt” bên ngoài, tất nhiên sẽ xuất hiện nhiều mâu thuẫn, nên Thánh Phaolô đã phải nói: “anh chị em đã trở nên thú dữ, cắn xé lẫn nhau”. Ngài có ý nói tới những mâu thuẫn phát sinh do việc đức tin đã thoái hóa trở thành chủ nghĩa duy thức (intellectualism) và đức khiêm cung bị thay thế bởi tính kiêu căng chỉ muốn hay hơn người khác.
Ta thấy rõ rằng cả ngày nay nữa vẫn có những điều tương tự như thế khi, thay vì tự lồng mình vào cuộc hiệp thông với Chúa Kitô, vào Nhiệm Thể Người là Giáo Hội, mỗi người lại chỉ muốn hay hơn người khác và với lòng kiêu căng trí thức, chỉ muốn coi mình là nhất hạng. Và do đó các tranh chấp mâu thuẫn đã phát sinh, đầy tính hủy hoại, biếm họa cả Giáo Hội, mà (bản chất) luôn phải là một linh hồn, một trái tim.
Ngày nay, trong lời cảnh cáo của Thánh Phaolô, ta nên tìm ra lý do để xét lại lương tâm mình: đừng nên nghĩ cách hay hơn người khác, nhưng hãy gặp gỡ nhau bằng đức khiêm hạ của Chúa Kitô, bằng sự khiêm hạ của Đức Nữ Trinh, hãy thực hành việc vâng phục đức tin. Chính bằng cách đó, địa hạt vĩ đại của chân lý và tự do trong yêu thương sẽ thực sự mở ra cho cả chúng ta nữa.
Sau cùng, cha muốn cảm tạ Thiên Chúa vì Người đã cho ta thấy dung mạo Chúa Kitô, vì Người đã ban cho ta Đức Nữ Trinh, các thánh, vì Người đã kêu gọi ta nên một thân xác, một tinh thần với Người. Và ta hãu cầu xin để Người giúp ta biết tự lồng mình nhiều hơn nữa vào sự hiệp thông với ý Người, để ta tìm được yêu thương và niềm vui trong tự do.
Sứ điệp Ngày dân Mỹ gốc Tây Ban Nha
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:25 25/02/2009
Vatican (VIS) – Hôm 24/2, Ủy Ban Giáo Hoàng về Mỹ Châu Latin đã công bố sứ điệp hàng năm nhân Ngày người Mỹ gốc Tây Ban Nha, thường được cử hành hàng năm ở các giáo phận của Tây Ban Nha, năm nay được cử hành vào ngày Chúa Nhật 01 tháng Ba.
Trong sứ điệp, Đức Hồng y Giovanni Battista Re và Đức Tổng Giám Mục Octavio Ruiz Arenas là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy Ban giải thích rằng chủ đề năm nay - "Mỹ Châu sống sứ mạng với Chúa Kitô" – nêu bật "hai vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau. Một mặt nó nhắc nhở đi khắp thế giới để 'làm môn đệ' của Chúa Giêsu, mặt khác nó tái xác nhận sự xác tín rằng nền tảng của nó nơi lời phán hứa của Thầy:'Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế '".
Sứ điệp cho hay: "Ngày nay Mỹ Châu Latin cần khôi phục và tái xác nhận các giá trị Kitô giáo vốn là gốc rễ của văn hóa và truyền thống của họ"; "Thật là cấp bách để mang lại ánh sáng của Tin Mừng cho công chúng, cho đời sống văn hóa, kinh tế và chính trị".
Các giám mục đặt ra câu hỏi "Làm thế nào chúng ta có thể đối phó những thách đố này? Làm thế nào chúng ta có thể tìm được giải pháp thỏa đáng một cách chắc chắn và xác thực cho một thực tại luôn thay đổi, trong đó các giá trị văn hóa hiện đại phổ biến tương phản hơn bao giờ hết với thực tại của Tin Mừng?". Trong diễn văn khai mạc Phiên họp Toàn Thể lần thứ Năm Hội đồng Giám Mục Mỹ Châu Latin và Caribê tại Aparecida (2007), Đức Thánh Cha đã "nhắc nhở chúng ta về một chân lý: 'chỉ có những người nhận ra Thiên Chúa mới biết sự thật và có thể đáp trả nó một cách tương xứng và trong cách thế con người đích thực ' ".
Sứ điệp viết tiếp: "Đối mặt với khủng hoảng đức tin ở Mỹ Châu Latin ngày nay, thật cần thiết nhấn mạnh đến việc làm cho nhận biết Chúa Kitô và công bố Lời Ngài cho người Nam và người Nữ của lục địa. Để làm được điều này, chúng ta phải dựa trên những nỗ lực truyền giáo của chúng ta và dựa trên toàn bộ đời sống chúng ta, nhờ vào nền tảng Lời Chúa".
Sứ điệp khẳng định: "Công bố Tin Mừng, như là hiển nhiên từ hoạt động truyền giáo của Thánh Phalô Tông Đồ, không bao gồm việc truyền bá một học thuyết thiếu cảm thông, nhưng về cơ bản, là làm chứng bằng kinh nghiệm cá nhân gặp gỡ một người là Chúa Giêsu Kitô. Ngài là thực tại duy nhất với quyền năng mở con tin người Nam và người Nữ để gặp gỡ Chân lý. Do vậy, chỉ có hiệp nhất trong Chúa Kitô, chỉ với Chúa Kitô, Mỹ Châu mới có thể sống sứ mạng của mình!"
Sứ điệp kết luận bằng lời mời gọi mọi người, vào Ngày người Mỹ gốc Tây Ban Nha này "gánh vác cam kết truyền giáo ở lục địa của Hy Vọng", và khuyến khích các linh mục, tu sĩ "cảm thấy trong tim mình nhiệt tình trở thành người mang Lời 'đến khắp cùng trái đất' và không ngại đáp trả quảng đại sứ mạng tông đồ".
Trong sứ điệp, Đức Hồng y Giovanni Battista Re và Đức Tổng Giám Mục Octavio Ruiz Arenas là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy Ban giải thích rằng chủ đề năm nay - "Mỹ Châu sống sứ mạng với Chúa Kitô" – nêu bật "hai vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau. Một mặt nó nhắc nhở đi khắp thế giới để 'làm môn đệ' của Chúa Giêsu, mặt khác nó tái xác nhận sự xác tín rằng nền tảng của nó nơi lời phán hứa của Thầy:'Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế '".
Sứ điệp cho hay: "Ngày nay Mỹ Châu Latin cần khôi phục và tái xác nhận các giá trị Kitô giáo vốn là gốc rễ của văn hóa và truyền thống của họ"; "Thật là cấp bách để mang lại ánh sáng của Tin Mừng cho công chúng, cho đời sống văn hóa, kinh tế và chính trị".
Các giám mục đặt ra câu hỏi "Làm thế nào chúng ta có thể đối phó những thách đố này? Làm thế nào chúng ta có thể tìm được giải pháp thỏa đáng một cách chắc chắn và xác thực cho một thực tại luôn thay đổi, trong đó các giá trị văn hóa hiện đại phổ biến tương phản hơn bao giờ hết với thực tại của Tin Mừng?". Trong diễn văn khai mạc Phiên họp Toàn Thể lần thứ Năm Hội đồng Giám Mục Mỹ Châu Latin và Caribê tại Aparecida (2007), Đức Thánh Cha đã "nhắc nhở chúng ta về một chân lý: 'chỉ có những người nhận ra Thiên Chúa mới biết sự thật và có thể đáp trả nó một cách tương xứng và trong cách thế con người đích thực ' ".
Sứ điệp viết tiếp: "Đối mặt với khủng hoảng đức tin ở Mỹ Châu Latin ngày nay, thật cần thiết nhấn mạnh đến việc làm cho nhận biết Chúa Kitô và công bố Lời Ngài cho người Nam và người Nữ của lục địa. Để làm được điều này, chúng ta phải dựa trên những nỗ lực truyền giáo của chúng ta và dựa trên toàn bộ đời sống chúng ta, nhờ vào nền tảng Lời Chúa".
Sứ điệp khẳng định: "Công bố Tin Mừng, như là hiển nhiên từ hoạt động truyền giáo của Thánh Phalô Tông Đồ, không bao gồm việc truyền bá một học thuyết thiếu cảm thông, nhưng về cơ bản, là làm chứng bằng kinh nghiệm cá nhân gặp gỡ một người là Chúa Giêsu Kitô. Ngài là thực tại duy nhất với quyền năng mở con tin người Nam và người Nữ để gặp gỡ Chân lý. Do vậy, chỉ có hiệp nhất trong Chúa Kitô, chỉ với Chúa Kitô, Mỹ Châu mới có thể sống sứ mạng của mình!"
Sứ điệp kết luận bằng lời mời gọi mọi người, vào Ngày người Mỹ gốc Tây Ban Nha này "gánh vác cam kết truyền giáo ở lục địa của Hy Vọng", và khuyến khích các linh mục, tu sĩ "cảm thấy trong tim mình nhiệt tình trở thành người mang Lời 'đến khắp cùng trái đất' và không ngại đáp trả quảng đại sứ mạng tông đồ".
Đức tổng giám mục Denver cảnh báo về “tinh thần tâng bốc” đang bao quanh Obama
Phụng Nghi
19:27 25/02/2009
Toronto, Canada (CNA).- Tối hôm thứ hai vừa qua, thánh đường Thánh Basil tại Toronto (Canada) đã chật ních những người đến nghe Đức Tổng giám mục giáo phận Denver là Charles Chaput nói về phương cách người Công giáo phải sống đức tin như thế nào trong lãnh vực công. Ngài cảnh báo rằng ở Hoa kỳ, người Công giáo phải hành động theo đức tin và cảnh giác tránh đi “một tinh thần tâng bốc bao quanh thái độ qụy lụy” hiện có đối với chính quyền Obama.
Buổi diễn giảng công khai của Đức tổng giám mục Charles Chaput được thực hiện tại nhà thờ Thánh Basil trong khuôn viên Trường Đại học Toronto, và số người tham dự lên tới hơn 700 khiến cho không đủ chỗ ngồi.
Sau khi đưa ra bản tóm lược về các nguyên tắc căn bản ngài viết trong cuốn sách "Render Unto Caesar" (Trả lại cho Xê-gia, hiện đứng trong danh sách bán chạy nhất - bestseller - của báo New York Times), Đức tổng giám mục đưa ra quan điểm sáng suốt của ngài liên quan đến nhu cầu định giá chân thực về hoàn cảnh của Giáo hội trong lãnh vực công quyền.
Đức tổng giám mục mở đầu: “Tôi ưa thích sự trong sáng, và chuyện đó có lý do tại sao: Tôi thiết nghĩ rằng cuộc sống trong thời đại tân tiến, kể cả đời sống của Giáo hội, đang bị một sự miễn cưỡng giả dối được khoác lên mình dưới bộ áo là thận trọng, là xử sự tốt đẹp, nhưng quá thường khi biến thành hèn nhát. Con người nợ nhau lòng tôn trọng và thái độ lịch sự thích nghi. Nhưng chúng ta cũng còn nợ nhau sự thật – có nghĩa là sự thẳng thắn.”
Sau đó vị tổng giám mục giáo phận Denver đã đưa ra những lời phê phán Tổng thống Obama:
“Tổng thống Obama là một con người thông tuệ và có một số tài khéo đáng kể. Ông rất có khả năng gợi hứng, như quý vị đã thấy trong cuộc viếng thăm Canada mới tuần lễ trước đây. Nhưng bất kể sức mạnh của ông ra sao, cũng chẳng có cách nào tái tạo lại thành tích của ông về phá thai và các vấn đề liên hệ, thành một quảng cáo hấp dẫn cho sự đoàn kết, hy vọng và đổi thay. Dĩ nhiên điều đó có thể mang lại thay đổi. Một số sự việc thực sự thay đổi khi một con người đi vào tòa Bạch ốc. Uy quyền làm cao quý một số người, nhưng nó làm nhỏ bé đi một số người khác. Có thể cải thiện được những ý hướng gây ra chính sách tồi tệ. Còn những ý hướng tạo nên chính sách tốt đẹp có thể tìm được cách nở rộ. Nhưng là người Công giáo, chúng ta ít nhất cũng phải lương thiện đối với chính mình và đối với người khác về những sự kiện chính trị mà chúng ta sở hữu lúc khởi đầu.”
Thế mà điều đó lại sẽ “rất khó đối với người Công giáo ở Mỹ.”
Theo Đức tổng giám mục, đối với người Công giáo, tình hình chính trị thật khó mà phân biệt bởi vì một “tinh thần tâng bốc qụy lụy đã có nơi một số những tác giả, học giả, ký giả và các nhà hoạt động Công giáo thiên theo đảng Dân chủ, họ cũng chính là những người đã từng có thời kết án các kẻ phò sinh (pro-life) là quá thân mật dễ dãi với đảng viên Cộng hòa. Hóa ra rằng Xê-gia cũng là một người chủ ban phát cơ hội đồng đều cho mọi người.”
Nhìn về những năm tháng sắp tới, Đức tổng giám mục Chaput đưa ra 4 điều giản dị để ghi nhớ:
“Trước nhất, mọi lãnh tụ chính trị có được quyền hành là do Thiên Chúa. Chúng ta không mắc nợ lãnh tụ nào sự tuân phục hoặc cộng tác trong việc mưu tìm điều ác cả.”
“Sự thực, chúng ta có nghĩa vụ thay đổi các luật lệ xấu và chống lại những điều ác trầm trọng trong cuộc sống nơi chính trường của chúng ta, cả bằng ngôn từ và bằng các hành vi không bạo động. Sự tôn trọng đúng nhất mà chúng ta có thể tỏ bầy cho chính quyền dân sự thấy là làm chứng tá cho đức tin Công giáo của chúng ta và các nghĩa vụ luân lý, mà không cần phải nêu lý do hoặc lời xin lỗi.”
Đề cập đến việc coi Barack Obama như một người cứu nhân độ thế (messianic) của một số người Mỹ trong thời gian bầu cử sơ bộ, Đức tổng giám mục Chaput đưa ra điểm thứ hai: “Trong các nền dân chủ, chúng ta bầu chọn những người phục vụ công ích, chứ không phải bầu những đấng messiah.”
Ghi nhận rằng Obama thực ra đã lê lết về phía sau vào những tuần lễ ngay trước thời gian bầu cử chính thức, Đức tổng giám mục nói rằng điều đó đặt một số vấn đề trong cuộc nói chuyện hôm nay vào đúng khía cạnh thực sự, đó là “sự ủy quyền mới của người Mỹ.”
“Người Mỹ, kể cả nhiều người Công giáo, đã chọn lựa một người tài giỏi để hàn gắn cuộc khủng hoảng kinh tế. Đó là sự ủy quyền. Họ đã không cho ai sự ủy quyền để tái tạo lại nền văn hóa Hoa kỳ về những vần đề như hôn nhân và gia đình, tình dục, đạo đức sinh học, tôn giáo trong đời công, và phá thai. Sự tái tạo đó có thể dễ dàng xảy ra, và rõ rệt là sẽ xẩy ra – nhưng chỉ có thể nếu người Công giáo và tín đồ các tôn giáo khác cho phép xảy ra.”
Điểm thứ ba phải nhắm tới khi đức tin của người Công giáo bị thử thách, đó là “nếu chúng ta không muốn hành động theo đức tin của mình, thì dù có tự nhận là mình tin gì gì nữa, cũng chẳng đáng kể.”
“Điều thứ tư và sau cùng phải ghi nhớ, và chẳng dễ dàng gì khi nói lên, đó là “Giáo hội tại Hoa kỳ suốt 40 năm qua đã yếu kém trong việc rèn luyện đức tin và lương tâm của người Công giáo.”
“Và nay thì chúng ta phải gặt hái những hậu quả -- trong lãnh vực công quyền, trong gia đình và trong cuộc sống riêng tư lộn xộn của chúng ta. Tôi có thể nói tên nhiều người và nhiều chương trình tốt đẹp có vẻ như không đồng ý với điều tôi vừa nói. Nhưng tôi lại cũng có thể kể tên nhiều người đã hoạt động để chứng tỏ điều đó là đúng, một số người này đang làm việc ngay tại Washington.”
Tín hữu Công giáo Mỹ cần nhận thức rằng nhiều người trong thế hệ hiện tại không chỉ “hội nhập” vào nền văn hóa Mỹ, nhưng trong thực tế quả thực đã bị nền văn hóa đó “cuốn hút, tẩy trắng và đồng hoá.”
Nếu sự nhận thức đó không xảy ra, các thế hệ sắp tới sẽ tiếp tục đi trên cùng một lối đi, và một sự hiện diện Công giáo có thực trong đời sống Mỹ sẽ tiếp tục yếu ớt dần đi và biến mất hẳn.”
Nêu lên thí dụ về “những người bất mãn và tự cho mình là Công giáo đã phàn nàn rằng việc phá thai đã bị coi quá nhiều thành điều thử thách chỉ dựa đơn thuần vào một yếu tố để đưa ra một quyết định vội vàng, ngài nói: “Chúng ta không thể cùng một lượt vừa cho mìnhh là người “Công giáo” vừa là “người phò chọn lựa” (pro-choice) mà không chịu trách nhiệm về kết quả sự chọn lựa đó dẫn đến – đó là cái chết của một đứa trẻ chưa ra đời.”
Đức tổng giám mục cũng đề cập đến luận cứ “giảm thiểu phá thai” do một số người đưa ra trong hiện trường chính trị.
“Chúng ta không thể sốt sắng đạo đức nói về những chương trình nhằm giảm thiểu đi con số trẻ bị giết vì phá thai mà lại không hoạt động mạnh mẽ để làm thay đổi những luật lệ đã cho phép việc giết hại đó xảy ra. Nếu chúng ta là người Công giáo, chúng ta phải tin vào sự thánh thiêng trong việc phát triển sinh mạng con người. Và nếu chúng ta không thực tâm tin vào nhân tính của đứa trẻ chưa sinh ngay từ khi sự sống khởi đầu, thì chúng ta nên ngừng gian dối với chính chúng ta và với những người khác, và ngay cả với Thiên Chúa nữa, bằng cách tự nhận mình là hạng người nào đó mà thực ra không đúng.”
Giáo huấn xã hội của đạo Công giáo còn vượt trên vấn đề phá thai. Tại Mỹ chúng ta có nhiều vấn đề khẩn thiết cần phải chú ý đến, từ cải cách di trú đến chăm sóc sức khoẻ, đến nạn nghèo nàn, đến cảnh vô gia cư.”
Để chấm dứt cuộc diễn giảng, Đức tổng giám mục Denver ghi nhận về sự hiểu lầm từ ngữ “hope” (hy vọng, cậy trông).
Ngài giải thích: “Đối với tín hữu Kitô giáo, trông cậy là một nhân đức, không phải một chỗ dựa theo tình cảm hay là một khẩu hiệu chính trị. Nhân đức (virtue) nguồn gốc từ chữ Latinh Virtus, có nghĩa là sức mạnh hay lòng can đảm. Niềm cậy trông đích thực không có tính cách cảm xúc nhất thời. Nó chẳng hề liên quan đến tính cách lạc quan đẹp đẽ trong các cuộc vận động bầu cử. Niềm cậy trông chủ trương và đòi hỏi một cột trụ xương sống nơi người tín hữu. Và đó là lý do tại sao – ít nhất đối với người tín hữu Kitô giáo – niềm cậy trông nâng đỡ chúng ta khi câu trả lời đích thực cho các nan đề hoặc cho những chọn lựa khó khăn trong đời là “không, chúng ta không thể” thay vì “có, chúng ta có thể.”
Buổi diễn giảng công khai của Đức tổng giám mục Charles Chaput được thực hiện tại nhà thờ Thánh Basil trong khuôn viên Trường Đại học Toronto, và số người tham dự lên tới hơn 700 khiến cho không đủ chỗ ngồi.
Sau khi đưa ra bản tóm lược về các nguyên tắc căn bản ngài viết trong cuốn sách "Render Unto Caesar" (Trả lại cho Xê-gia, hiện đứng trong danh sách bán chạy nhất - bestseller - của báo New York Times), Đức tổng giám mục đưa ra quan điểm sáng suốt của ngài liên quan đến nhu cầu định giá chân thực về hoàn cảnh của Giáo hội trong lãnh vực công quyền.
Đức tổng giám mục mở đầu: “Tôi ưa thích sự trong sáng, và chuyện đó có lý do tại sao: Tôi thiết nghĩ rằng cuộc sống trong thời đại tân tiến, kể cả đời sống của Giáo hội, đang bị một sự miễn cưỡng giả dối được khoác lên mình dưới bộ áo là thận trọng, là xử sự tốt đẹp, nhưng quá thường khi biến thành hèn nhát. Con người nợ nhau lòng tôn trọng và thái độ lịch sự thích nghi. Nhưng chúng ta cũng còn nợ nhau sự thật – có nghĩa là sự thẳng thắn.”
Sau đó vị tổng giám mục giáo phận Denver đã đưa ra những lời phê phán Tổng thống Obama:
“Tổng thống Obama là một con người thông tuệ và có một số tài khéo đáng kể. Ông rất có khả năng gợi hứng, như quý vị đã thấy trong cuộc viếng thăm Canada mới tuần lễ trước đây. Nhưng bất kể sức mạnh của ông ra sao, cũng chẳng có cách nào tái tạo lại thành tích của ông về phá thai và các vấn đề liên hệ, thành một quảng cáo hấp dẫn cho sự đoàn kết, hy vọng và đổi thay. Dĩ nhiên điều đó có thể mang lại thay đổi. Một số sự việc thực sự thay đổi khi một con người đi vào tòa Bạch ốc. Uy quyền làm cao quý một số người, nhưng nó làm nhỏ bé đi một số người khác. Có thể cải thiện được những ý hướng gây ra chính sách tồi tệ. Còn những ý hướng tạo nên chính sách tốt đẹp có thể tìm được cách nở rộ. Nhưng là người Công giáo, chúng ta ít nhất cũng phải lương thiện đối với chính mình và đối với người khác về những sự kiện chính trị mà chúng ta sở hữu lúc khởi đầu.”
Thế mà điều đó lại sẽ “rất khó đối với người Công giáo ở Mỹ.”
Theo Đức tổng giám mục, đối với người Công giáo, tình hình chính trị thật khó mà phân biệt bởi vì một “tinh thần tâng bốc qụy lụy đã có nơi một số những tác giả, học giả, ký giả và các nhà hoạt động Công giáo thiên theo đảng Dân chủ, họ cũng chính là những người đã từng có thời kết án các kẻ phò sinh (pro-life) là quá thân mật dễ dãi với đảng viên Cộng hòa. Hóa ra rằng Xê-gia cũng là một người chủ ban phát cơ hội đồng đều cho mọi người.”
Nhìn về những năm tháng sắp tới, Đức tổng giám mục Chaput đưa ra 4 điều giản dị để ghi nhớ:
“Trước nhất, mọi lãnh tụ chính trị có được quyền hành là do Thiên Chúa. Chúng ta không mắc nợ lãnh tụ nào sự tuân phục hoặc cộng tác trong việc mưu tìm điều ác cả.”
“Sự thực, chúng ta có nghĩa vụ thay đổi các luật lệ xấu và chống lại những điều ác trầm trọng trong cuộc sống nơi chính trường của chúng ta, cả bằng ngôn từ và bằng các hành vi không bạo động. Sự tôn trọng đúng nhất mà chúng ta có thể tỏ bầy cho chính quyền dân sự thấy là làm chứng tá cho đức tin Công giáo của chúng ta và các nghĩa vụ luân lý, mà không cần phải nêu lý do hoặc lời xin lỗi.”
Đề cập đến việc coi Barack Obama như một người cứu nhân độ thế (messianic) của một số người Mỹ trong thời gian bầu cử sơ bộ, Đức tổng giám mục Chaput đưa ra điểm thứ hai: “Trong các nền dân chủ, chúng ta bầu chọn những người phục vụ công ích, chứ không phải bầu những đấng messiah.”
Ghi nhận rằng Obama thực ra đã lê lết về phía sau vào những tuần lễ ngay trước thời gian bầu cử chính thức, Đức tổng giám mục nói rằng điều đó đặt một số vấn đề trong cuộc nói chuyện hôm nay vào đúng khía cạnh thực sự, đó là “sự ủy quyền mới của người Mỹ.”
“Người Mỹ, kể cả nhiều người Công giáo, đã chọn lựa một người tài giỏi để hàn gắn cuộc khủng hoảng kinh tế. Đó là sự ủy quyền. Họ đã không cho ai sự ủy quyền để tái tạo lại nền văn hóa Hoa kỳ về những vần đề như hôn nhân và gia đình, tình dục, đạo đức sinh học, tôn giáo trong đời công, và phá thai. Sự tái tạo đó có thể dễ dàng xảy ra, và rõ rệt là sẽ xẩy ra – nhưng chỉ có thể nếu người Công giáo và tín đồ các tôn giáo khác cho phép xảy ra.”
Đức Tổng giám mục Chaput và tác phẩm |
Điểm thứ ba phải nhắm tới khi đức tin của người Công giáo bị thử thách, đó là “nếu chúng ta không muốn hành động theo đức tin của mình, thì dù có tự nhận là mình tin gì gì nữa, cũng chẳng đáng kể.”
“Điều thứ tư và sau cùng phải ghi nhớ, và chẳng dễ dàng gì khi nói lên, đó là “Giáo hội tại Hoa kỳ suốt 40 năm qua đã yếu kém trong việc rèn luyện đức tin và lương tâm của người Công giáo.”
“Và nay thì chúng ta phải gặt hái những hậu quả -- trong lãnh vực công quyền, trong gia đình và trong cuộc sống riêng tư lộn xộn của chúng ta. Tôi có thể nói tên nhiều người và nhiều chương trình tốt đẹp có vẻ như không đồng ý với điều tôi vừa nói. Nhưng tôi lại cũng có thể kể tên nhiều người đã hoạt động để chứng tỏ điều đó là đúng, một số người này đang làm việc ngay tại Washington.”
Tín hữu Công giáo Mỹ cần nhận thức rằng nhiều người trong thế hệ hiện tại không chỉ “hội nhập” vào nền văn hóa Mỹ, nhưng trong thực tế quả thực đã bị nền văn hóa đó “cuốn hút, tẩy trắng và đồng hoá.”
Nếu sự nhận thức đó không xảy ra, các thế hệ sắp tới sẽ tiếp tục đi trên cùng một lối đi, và một sự hiện diện Công giáo có thực trong đời sống Mỹ sẽ tiếp tục yếu ớt dần đi và biến mất hẳn.”
Nêu lên thí dụ về “những người bất mãn và tự cho mình là Công giáo đã phàn nàn rằng việc phá thai đã bị coi quá nhiều thành điều thử thách chỉ dựa đơn thuần vào một yếu tố để đưa ra một quyết định vội vàng, ngài nói: “Chúng ta không thể cùng một lượt vừa cho mìnhh là người “Công giáo” vừa là “người phò chọn lựa” (pro-choice) mà không chịu trách nhiệm về kết quả sự chọn lựa đó dẫn đến – đó là cái chết của một đứa trẻ chưa ra đời.”
Đức tổng giám mục cũng đề cập đến luận cứ “giảm thiểu phá thai” do một số người đưa ra trong hiện trường chính trị.
“Chúng ta không thể sốt sắng đạo đức nói về những chương trình nhằm giảm thiểu đi con số trẻ bị giết vì phá thai mà lại không hoạt động mạnh mẽ để làm thay đổi những luật lệ đã cho phép việc giết hại đó xảy ra. Nếu chúng ta là người Công giáo, chúng ta phải tin vào sự thánh thiêng trong việc phát triển sinh mạng con người. Và nếu chúng ta không thực tâm tin vào nhân tính của đứa trẻ chưa sinh ngay từ khi sự sống khởi đầu, thì chúng ta nên ngừng gian dối với chính chúng ta và với những người khác, và ngay cả với Thiên Chúa nữa, bằng cách tự nhận mình là hạng người nào đó mà thực ra không đúng.”
Giáo huấn xã hội của đạo Công giáo còn vượt trên vấn đề phá thai. Tại Mỹ chúng ta có nhiều vấn đề khẩn thiết cần phải chú ý đến, từ cải cách di trú đến chăm sóc sức khoẻ, đến nạn nghèo nàn, đến cảnh vô gia cư.”
Để chấm dứt cuộc diễn giảng, Đức tổng giám mục Denver ghi nhận về sự hiểu lầm từ ngữ “hope” (hy vọng, cậy trông).
Ngài giải thích: “Đối với tín hữu Kitô giáo, trông cậy là một nhân đức, không phải một chỗ dựa theo tình cảm hay là một khẩu hiệu chính trị. Nhân đức (virtue) nguồn gốc từ chữ Latinh Virtus, có nghĩa là sức mạnh hay lòng can đảm. Niềm cậy trông đích thực không có tính cách cảm xúc nhất thời. Nó chẳng hề liên quan đến tính cách lạc quan đẹp đẽ trong các cuộc vận động bầu cử. Niềm cậy trông chủ trương và đòi hỏi một cột trụ xương sống nơi người tín hữu. Và đó là lý do tại sao – ít nhất đối với người tín hữu Kitô giáo – niềm cậy trông nâng đỡ chúng ta khi câu trả lời đích thực cho các nan đề hoặc cho những chọn lựa khó khăn trong đời là “không, chúng ta không thể” thay vì “có, chúng ta có thể.”
Top Stories
Catholic Church of Vietnam lost one Shepherd
Emily Nguyen
13:45 25/02/2009
Since last Sunday morning Feb. 22 Vietnamese Catholics have been mourning the death of Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, Archbishop Emeritus of Ha Noi. His death came just one day after the Holy See's appointment of Bishop Vincent Nguyen Van Ban in Ban Me Thuot diocese, Vietnam on Feb. 21.
Cardinal Pham Dinh Tung, known for his historical role as the second cardinal in history of Vietnamese Catholic church, who had refused to be an ornamental shepherd as being under house arrest for most of the 30 years of his episcopate in the Diocese of Bac Ninh. Although his pastoral duties and movement had been severely restricted by the government, then Bishop Tung spent decades of his confinement to accomplish several major tasks such as making the Gospels, the commandments, and the sacraments rhyme so that they will be easier for people to learn and retain in their memory. He also reorganized the make-up of his diocese, forming parish councils and empowered lay people with various roles in church activities to make pensioners' participation more active and meaningful. Also, thanks to his tireless effort, young children in the diocese became more interested in learning catechism in schools designated for youngsters that he founded.
Cardinal Paul Joseph will be greatly missed by his flock.
In another part of the country, in the diocese of Ban Me Thuot, located on central highland of Vietnam, a mixed feeling of sadness at the loss of cardinal Tung and joy of being blessed with a new bishop has been shared by all Catholic faithful.
Ban Me Thuot diocese has been established since Jun 22, 1967 which includes 3 provinces of central highland Vietnam: Daklak, Quang Duc and Phuoc Long. With almost 300,000 parishioners of several different ethnic groups, the diocese has been suffering from a drought for a permanent bishop since 2006 when Bishop Joseph Nguyen Tich Duc had to resign due to illness. Bishop Paul Nguyen Van Hoa of Nha Trang diocese has been resuming the duty of an apostolic administrator since then.
Cardinal Pham Dinh Tung, known for his historical role as the second cardinal in history of Vietnamese Catholic church, who had refused to be an ornamental shepherd as being under house arrest for most of the 30 years of his episcopate in the Diocese of Bac Ninh. Although his pastoral duties and movement had been severely restricted by the government, then Bishop Tung spent decades of his confinement to accomplish several major tasks such as making the Gospels, the commandments, and the sacraments rhyme so that they will be easier for people to learn and retain in their memory. He also reorganized the make-up of his diocese, forming parish councils and empowered lay people with various roles in church activities to make pensioners' participation more active and meaningful. Also, thanks to his tireless effort, young children in the diocese became more interested in learning catechism in schools designated for youngsters that he founded.
Cardinal Paul Joseph will be greatly missed by his flock.
In another part of the country, in the diocese of Ban Me Thuot, located on central highland of Vietnam, a mixed feeling of sadness at the loss of cardinal Tung and joy of being blessed with a new bishop has been shared by all Catholic faithful.
Ban Me Thuot diocese has been established since Jun 22, 1967 which includes 3 provinces of central highland Vietnam: Daklak, Quang Duc and Phuoc Long. With almost 300,000 parishioners of several different ethnic groups, the diocese has been suffering from a drought for a permanent bishop since 2006 when Bishop Joseph Nguyen Tich Duc had to resign due to illness. Bishop Paul Nguyen Van Hoa of Nha Trang diocese has been resuming the duty of an apostolic administrator since then.
Une campagne de déstabilisation est menée contre l’avocat des huit fidèles de la paroisse de Thai Ha condamnés par un tribunal de première instance
Eglises d'Asie
16:43 25/02/2009
VIETNAM: Une campagne de déstabilisation est menée contre l’avocat des huit fidèles de la paroisse de Thai Ha condamnés par un tribunal de première instance
Le site Web de la paroisse de Thai Ha annonce, ce matin 25 février 2009, qu’une perquisition policière vient d’être effectuée à Saïgon, dans les bureaux du cabinet de Mâitre Lê Tran Luât. L’avocat des huit fidèles de la paroisse de Thai Ha (Ha Nôi), condamnés à des peines avec sursis et un avertissement, le 8 décembre dernier, était absent, occupé à assister ses clients de Hanoi dans leurs démarches pour faire aboutir leurs plaintes contre les médias officiels ayant déformé leurs propos au cours du procès. Des ordinateurs et un certain nombre d’objets appartenant à l’avocat ont été confisqués. Des témoins ont assisté à la perquisition. Quelques-uns d’entre eux ont protesté mais aucune explication ne leur a été donnée. Certains auraient été amenés dans un fourgon policier après avoir été menottés.
Maître Luât a défendu avec compétence, persévérance et efficacité les huit fidèles accusés de la paroisse de Thai Ha et s’est ainsi acquis l’estime des milieux catholiques de Hanoi. Il assure également la défense d’un certain nombre de clients dépouillés injustement de leurs terres ou victimes d’autres injustices. La récente intervention de la police s’inscrit dans une série de tentatives d’intimidation menées contre lui depuis le début et particulièrement ces temps derniers, par diverses instances du pouvoir. Depuis qu’il a accepté la défense des accusés de Thai Ha, de nombreuses pressions se sont exercées contre lui et ses proches.
Le 10 février 2009, il avait reçu du bureau de l’ordre des avocats du barreau de la province de Ninh Thuân, où il est inscrit, une lettre officielle l’avertissant que la police et les services judiciaires de la province avaient informé l’ordre des avocats d’un certain nombre d’infractions qu’il aurait commis dans l’exercice de sa profession. Il était convoqué pour mettre au clair la nature et la gravité de ses fautes professionnelles. Tout récemment, hier, le 24 février 2009 (1), le journal de la Sécurité de Hô Chi Minh-Ville (Bao Công An Thanh Phô Hô Chi Minh) publiait un article destiné, semble-t-il, à préparer l’opinion publique à une prochaine action contre l’avocat. Le journal affirme avoir reçu un grand nombre de plaintes contre l’avocat, accusant le cabinet de celui-ci à Saigon, de faire des gains frauduleux grâce à des contrats d’assistance judiciaire. L’article présente des photocopies de plaintes qui auraient été envoyées contre lui au journal. Contacté à Hanoi, l’avocat a révélé que, dans la matinée du 24 février, alors qu’il se préparait à partir pour la capitale, un inconnu l’avait averti au téléphone qu’une campagne de presse était lancée contre lui. Il lui était demandé de cesser de s’occuper de l’affaire de Thai Ha et de retirer les plaintes déposées contre la presse officielle.
Les affaires dont s’occupe l’avocat pour la paroisse de Thai Ha, à savoir le jugement en appel des huit fidèles condamnés le 8 décembre dernier et les plaintes déposées contre le journal Hà Nôi Moi et la chaîne de télévision de la capitale, traînent toutes en longueur. L’avocat n’a pu encore consulter le dossier et le délai légal pour le pourvoi a été dépassé. Les tribunaux ne se sont pas encore prononcés sur le caractère recevable des deux plaintes et ont obligé les plaignants à renouveler leur demande de rectification d’information erronée auprès des médias officiels qui pour le moment restent dans l’expectative.
Le site Web de la paroisse de Thai Ha annonce, ce matin 25 février 2009, qu’une perquisition policière vient d’être effectuée à Saïgon, dans les bureaux du cabinet de Mâitre Lê Tran Luât. L’avocat des huit fidèles de la paroisse de Thai Ha (Ha Nôi), condamnés à des peines avec sursis et un avertissement, le 8 décembre dernier, était absent, occupé à assister ses clients de Hanoi dans leurs démarches pour faire aboutir leurs plaintes contre les médias officiels ayant déformé leurs propos au cours du procès. Des ordinateurs et un certain nombre d’objets appartenant à l’avocat ont été confisqués. Des témoins ont assisté à la perquisition. Quelques-uns d’entre eux ont protesté mais aucune explication ne leur a été donnée. Certains auraient été amenés dans un fourgon policier après avoir été menottés.
Maître Luât a défendu avec compétence, persévérance et efficacité les huit fidèles accusés de la paroisse de Thai Ha et s’est ainsi acquis l’estime des milieux catholiques de Hanoi. Il assure également la défense d’un certain nombre de clients dépouillés injustement de leurs terres ou victimes d’autres injustices. La récente intervention de la police s’inscrit dans une série de tentatives d’intimidation menées contre lui depuis le début et particulièrement ces temps derniers, par diverses instances du pouvoir. Depuis qu’il a accepté la défense des accusés de Thai Ha, de nombreuses pressions se sont exercées contre lui et ses proches.
Le 10 février 2009, il avait reçu du bureau de l’ordre des avocats du barreau de la province de Ninh Thuân, où il est inscrit, une lettre officielle l’avertissant que la police et les services judiciaires de la province avaient informé l’ordre des avocats d’un certain nombre d’infractions qu’il aurait commis dans l’exercice de sa profession. Il était convoqué pour mettre au clair la nature et la gravité de ses fautes professionnelles. Tout récemment, hier, le 24 février 2009 (1), le journal de la Sécurité de Hô Chi Minh-Ville (Bao Công An Thanh Phô Hô Chi Minh) publiait un article destiné, semble-t-il, à préparer l’opinion publique à une prochaine action contre l’avocat. Le journal affirme avoir reçu un grand nombre de plaintes contre l’avocat, accusant le cabinet de celui-ci à Saigon, de faire des gains frauduleux grâce à des contrats d’assistance judiciaire. L’article présente des photocopies de plaintes qui auraient été envoyées contre lui au journal. Contacté à Hanoi, l’avocat a révélé que, dans la matinée du 24 février, alors qu’il se préparait à partir pour la capitale, un inconnu l’avait averti au téléphone qu’une campagne de presse était lancée contre lui. Il lui était demandé de cesser de s’occuper de l’affaire de Thai Ha et de retirer les plaintes déposées contre la presse officielle.
Les affaires dont s’occupe l’avocat pour la paroisse de Thai Ha, à savoir le jugement en appel des huit fidèles condamnés le 8 décembre dernier et les plaintes déposées contre le journal Hà Nôi Moi et la chaîne de télévision de la capitale, traînent toutes en longueur. L’avocat n’a pu encore consulter le dossier et le délai légal pour le pourvoi a été dépassé. Les tribunaux ne se sont pas encore prononcés sur le caractère recevable des deux plaintes et ont obligé les plaignants à renouveler leur demande de rectification d’information erronée auprès des médias officiels qui pour le moment restent dans l’expectative.
Vietnam: Une campagne de déstabilisation est menée contre l’avocat des huit fidèles de la paroisse de Thai Ha condamnés par un tribunal de première instance
Eglises d'Asie
16:49 25/02/2009
Le site Web de la paroisse de Thai Ha annonce, ce matin 25 février 2009, qu’une perquisition policière vient d’être effectuée à Saïgon, dans les bureaux du cabinet de Mâitre Lê Tran Luât. L’avocat des huit fidèles de la paroisse de Thai Ha (Ha Nôi), condamnés à des peines avec sursis et un avertissement, le 8 décembre dernier, était absent, occupé à assister ses clients de Hanoi dans leurs démarches pour faire aboutir leurs plaintes contre les médias officiels ayant déformé leurs propos au cours du procès. Des ordinateurs et un certain nombre d’objets appartenant à l’avocat ont été confisqués. Des témoins ont assisté à la perquisition. Quelques-uns d’entre eux ont protesté mais aucune explication ne leur a été donnée. Certains auraient été amenés dans un fourgon policier après avoir été menottés.
Maître Luât a défendu avec compétence, persévérance et efficacité les huit fidèles accusés de la paroisse de Thai Ha et s’est ainsi acquis l’estime des milieux catholiques de Hanoi. Il assure également la défense d’un certain nombre de clients dépouillés injustement de leurs terres ou victimes d’autres injustices. La récente intervention de la police s’inscrit dans une série de tentatives d’intimidation menées contre lui depuis le début et particulièrement ces temps derniers, par diverses instances du pouvoir. Depuis qu’il a accepté la défense des accusés de Thai Ha, de nombreuses pressions se sont exercées contre lui et ses proches.
Le 10 février 2009, il avait reçu du bureau de l’ordre des avocats du barreau de la province de Ninh Thuân, où il est inscrit, une lettre officielle l’avertissant que la police et les services judiciaires de la province avaient informé l’ordre des avocats d’un certain nombre d’infractions qu’il aurait commis dans l’exercice de sa profession. Il était convoqué pour mettre au clair la nature et la gravité de ses fautes professionnelles. Tout récemment, hier, le 24 février 2009 (1), le journal de la Sécurité de Hô Chi Minh-Ville (Bao Công An Thanh Phô Hô Chi Minh) publiait un article destiné, semble-t-il, à préparer l’opinion publique à une prochaine action contre l’avocat. Le journal affirme avoir reçu un grand nombre de plaintes contre l’avocat, accusant le cabinet de celui-ci à Saigon, de faire des gains frauduleux grâce à des contrats d’assistance judiciaire. L’article présente des photocopies de plaintes qui auraient été envoyées contre lui au journal. Contacté à Hanoi, l’avocat a révélé que, dans la matinée du 24 février, alors qu’il se préparait à partir pour la capitale, un inconnu l’avait averti au téléphone qu’une campagne de presse était lancée contre lui. Il lui était demandé de cesser de s’occuper de l’affaire de Thai Ha et de retirer les plaintes déposées contre la presse officielle.
Les affaires dont s’occupe l’avocat pour la paroisse de Thai Ha, à savoir le jugement en appel des huit fidèles condamnés le 8 décembre dernier et les plaintes déposées contre le journal Hà Nôi Moi et la chaîne de télévision de la capitale, traînent toutes en longueur. L’avocat n’a pu encore consulter le dossier et le délai légal pour le pourvoi a été dépassé. Les tribunaux ne se sont pas encore prononcés sur le caractère recevable des deux plaintes et ont obligé les plaignants à renouveler leur demande de rectification d’information erronée auprès des médias officiels qui pour le moment restent dans l’expectative.
(1) http://www.congan.com.vn/an_ninh_kinh_te/20081230.85897/copy_of_20081230.58655/20090223.53732.html/view?searchterm="Gian%20dối"%20Quốc%20Huy
(Source: Eglises d'Asie, 25 février 2009)
Maître Luât a défendu avec compétence, persévérance et efficacité les huit fidèles accusés de la paroisse de Thai Ha et s’est ainsi acquis l’estime des milieux catholiques de Hanoi. Il assure également la défense d’un certain nombre de clients dépouillés injustement de leurs terres ou victimes d’autres injustices. La récente intervention de la police s’inscrit dans une série de tentatives d’intimidation menées contre lui depuis le début et particulièrement ces temps derniers, par diverses instances du pouvoir. Depuis qu’il a accepté la défense des accusés de Thai Ha, de nombreuses pressions se sont exercées contre lui et ses proches.
Le 10 février 2009, il avait reçu du bureau de l’ordre des avocats du barreau de la province de Ninh Thuân, où il est inscrit, une lettre officielle l’avertissant que la police et les services judiciaires de la province avaient informé l’ordre des avocats d’un certain nombre d’infractions qu’il aurait commis dans l’exercice de sa profession. Il était convoqué pour mettre au clair la nature et la gravité de ses fautes professionnelles. Tout récemment, hier, le 24 février 2009 (1), le journal de la Sécurité de Hô Chi Minh-Ville (Bao Công An Thanh Phô Hô Chi Minh) publiait un article destiné, semble-t-il, à préparer l’opinion publique à une prochaine action contre l’avocat. Le journal affirme avoir reçu un grand nombre de plaintes contre l’avocat, accusant le cabinet de celui-ci à Saigon, de faire des gains frauduleux grâce à des contrats d’assistance judiciaire. L’article présente des photocopies de plaintes qui auraient été envoyées contre lui au journal. Contacté à Hanoi, l’avocat a révélé que, dans la matinée du 24 février, alors qu’il se préparait à partir pour la capitale, un inconnu l’avait averti au téléphone qu’une campagne de presse était lancée contre lui. Il lui était demandé de cesser de s’occuper de l’affaire de Thai Ha et de retirer les plaintes déposées contre la presse officielle.
Les affaires dont s’occupe l’avocat pour la paroisse de Thai Ha, à savoir le jugement en appel des huit fidèles condamnés le 8 décembre dernier et les plaintes déposées contre le journal Hà Nôi Moi et la chaîne de télévision de la capitale, traînent toutes en longueur. L’avocat n’a pu encore consulter le dossier et le délai légal pour le pourvoi a été dépassé. Les tribunaux ne se sont pas encore prononcés sur le caractère recevable des deux plaintes et ont obligé les plaignants à renouveler leur demande de rectification d’information erronée auprès des médias officiels qui pour le moment restent dans l’expectative.
(1) http://www.congan.com.vn/an_ninh_kinh_te/20081230.85897/copy_of_20081230.58655/20090223.53732.html/view?searchterm="Gian%20dối"%20Quốc%20Huy
(Source: Eglises d'Asie, 25 février 2009)
Sees room for human rights improvement in Vietnam; Royce renews call for ''Country of Particular Concern'' re-designation
Audra McGeorge
20:11 25/02/2009
WASHINGTON, D.C. February 25, 2009 -- Today, the U.S. Department of State released its 2008 Human Rights Report. The section on Vietnam detailed the wide range of human rights abuses that remain endemic across the country. Of particular concern, Vietnam continues to deny its citizens the right to assemble freely, as well as freedom of speech and freedom of religion.
"This report gives in detail many of the human rights abuses that continue to plague Vietnam, but I'd like to see the State Department take a tougher stance. Merely calling the situation 'unsatisfactory,' as this report does, is a grave understatement. We need to be condemning these abuses in much tougher terms," said Royce.
Of particular concern is the Vietnamese Communist Government's control of all information. As the 2008 Human Rights Report found, Vietnam has no free, independent press, and restrictions on internet access are worsening. Bloggers who publish material that criticizes the state are often heavily fined or imprisoned.
Religious freedom also remains a top concern, as the report details the continued harassment of the Unified Buddhist Church of Vietnam, the Catholic Church, and Hoa Hao Buddhists. As the report finds, "unregistered" religious gatherings in the Northwest Highlands are continually broken up by "contract thugs" who harass or beat religious practitioners. Despite these findings, Royce feared that the report does not do enough.
"Detailing the continued harassment of religious practitioners is helpful, but this report falls short. Without calling for Vietnam to be put back on the list of 'Countries of Particular Concern,' I give this section a failing grade," said Royce.
In response to the State Department's continued disregard for religious freedom in Vietnam, Royce introduced a resolution - H.Res.20 - calling on the State Department to once again list Vietnam as a "Country of Particular Concern."
Rep. Ed Royce is a senior member on the Asia, the Pacific and the Global Environment Subcommittee. Additionally Royce serves on the Congressional Caucus on Vietnam and the Caucus on Human Rights.
"This report gives in detail many of the human rights abuses that continue to plague Vietnam, but I'd like to see the State Department take a tougher stance. Merely calling the situation 'unsatisfactory,' as this report does, is a grave understatement. We need to be condemning these abuses in much tougher terms," said Royce.
Of particular concern is the Vietnamese Communist Government's control of all information. As the 2008 Human Rights Report found, Vietnam has no free, independent press, and restrictions on internet access are worsening. Bloggers who publish material that criticizes the state are often heavily fined or imprisoned.
Religious freedom also remains a top concern, as the report details the continued harassment of the Unified Buddhist Church of Vietnam, the Catholic Church, and Hoa Hao Buddhists. As the report finds, "unregistered" religious gatherings in the Northwest Highlands are continually broken up by "contract thugs" who harass or beat religious practitioners. Despite these findings, Royce feared that the report does not do enough.
"Detailing the continued harassment of religious practitioners is helpful, but this report falls short. Without calling for Vietnam to be put back on the list of 'Countries of Particular Concern,' I give this section a failing grade," said Royce.
In response to the State Department's continued disregard for religious freedom in Vietnam, Royce introduced a resolution - H.Res.20 - calling on the State Department to once again list Vietnam as a "Country of Particular Concern."
Rep. Ed Royce is a senior member on the Asia, the Pacific and the Global Environment Subcommittee. Additionally Royce serves on the Congressional Caucus on Vietnam and the Caucus on Human Rights.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhật ký Tang lễ Đức Cố Hồng Y ngày 24 tháng 2 năm 2009
Ban Truyền Thông TGP Hà Nội
07:55 25/02/2009
HÀ NỘI - Có những người yêu mến Đức Hồng Y cách lạ lùng. Một bà cụ ở vùng Mỹ Đức, cách Hà Nội đến hơn 70 cây số, cũng yêu cầu con cõng bà đi viếng Đức Hồng Y. Cha Phạm Hân Quynh, bất chấp tuổi cao, sức yếu phải đi xe lăn, cũng từ Hải Phòng lặn lội lên Hà Nội để kính viếng Đức Hồng Y
Từ sáng sớm, giáo dân từ các nơi về khu vực 40 Nhà Chung đông như nước chảy. Tại nhà thờ chính toà liên tục có các thánh lễ cầu nguyện cho Đức Hồng Y vào các giờ: 5 h 00, 6h, 7 h, 8 h, 10 h, 12 h, 14 h, 16 h, 18 h, 20 h, 22 h. Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt cử hành thánh lễ đầu tiên. Các thánh lễ tiếp theo do quý Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Đức cha Lôrenxô Chu Văn Minh và quý cha trong ngoài giáo phận phụ trách.
Xen lẫn các thánh lễ là các cuộc kính viếng của các giáo phận, giáo hạt, giáo xứ dòng tu, các cơ quan ngoại giao và cơ quan chính quyền: Các giáo hạt như Nam Định, Hà Nam, Thanh Oai, Phú Xuyên và Hà Nội đều có các phái đoàn đến viếng nhân danh giáo xứ hoặc giáo hạt, do quý cha hạt trưởng, hoặc quý cha xứ dẫn đầu. Xem ra các giáo xứ muốn đi kính viếng Đức Hồng Y trước khi cử hành Lễ Tro, khai mạc Mùa Chay vào ngày mai. Có một số đoàn mang theo cả hội trống, hội kèn và phường bát âm đến phục vụ tang lễ.
Bên ngoài Tổng Giáo Phận Hà Nội cũng có các phái đoàn sau đây đến kính viếng Đức Hồng Y: Phái đoàn liên xứ Hải Dương, Tân Kim, Phú Tảo, phái đoàn giáo phận Vinh. phái đoàn của giáo phận Lạng Sơn - nơi Ngài đã làm giám quản - và Phái đoàn giáo xứ Chính Toà Hải Phòng, quý cha nghĩa tử của cha Phêrô Trần Cao Vọng GP Phát Diệm, Hội Đồng hương Vinh và Hội Đồng hương Phát Diệm tại Hà Nội.
Phía Giáo Hội, còn có các phái đoàn: Dòng Salesien Don Bosco, Dòng Nữ Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Dòng Đức Bà Truyền Giáo, Đan viện Châu Sơn, Ninh Bình và Chủng sinh TGP Hà Nội, Trang mạng HĐGM Việt Nam, Legio Mariae Việt Nam, Dòng Ba Phan Sinh Tại Thế, Gia đình Gioan, Nhóm Tuyên truyền chống HIV-AISD, Ban Phục vụ Tân Tòng giáo xứ Hàm Long, Gia đình Đức Cố Hồng Y Trịnh Như Khuê.
Các tổ chức xã hội, cơ quan chính quyền và đại diện cơ quan ngoại giao cũng đến kính viếng Đức Hồng Y và phân ưu với Tổng Giáo Phận. Người ta thấy có các phái đoàn sau đây: Đại sứ Quán Hoa Kỳ, MTTQ Việt Nam Trung ương, Công an TP Hà Nội, Trường THCS Hoàn Kiếm, Trường THCS Tân Trào, Ông Phạm Thế Duyệt, Ban Dân vận Trung ương, HĐND-UBND-MTTQ tỉnh Hà Nam, Cục An ninh-Xã hội, Quận uỷ-HĐND Quận Hoàn Kiếm. Ban tổ chức tang lễ còn nhận được vòng hoa kính viếng Đức Hồng Y của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng và của Tổng cục An Ninh. Đặc biệt trong số các đoàn đến kính viếng Đức Hồng Y chúng tôi thấy có phái đoàn của Gia đình phong Miền Bắc, của Trại phong Quả Cảm, Ba Sao, Phú Bình, v.v.
Lúc 21 h đêm người đến viếng vẫn còn đầy quảng trường Nữ Vương Hoà Bình trước nhà thờ chính toà. Mọi người trật tự xếp hàng hai im lặng, khoan thai tiến vào nhà thờ Chính Toà. Phần lớn những người đến viếng buổi tối đang cư trú trong thành phố, đến kính viếng với tư cách cá nhân và gia đình.
Rất nhiều người già và trẻ em cũng đến kính viếng Đức Hồng Y. Có em bé đang lẫm chẫm tập đi, thậm chí còn đang phải bế ngửa cũng được người thân mang theo. Một số người ngoại quốc cũng vào kính viếng Đức Hồng Y, cầu nguyện cho ngài và cũng chít khăn tang như ai. Còn trong số giáo dân đến viếng, có những ông mặc áo dài đen thắt khăn tang trông rất cổ kính và trang nghiêm. Trong khi đó, có một số ông khác xách theo điếu cày, viếng linh cữu xong rồi ra ngoài ngồi hút thuốc giao lưu rất tự nhiên, khiến cho tang lễ của Đức Hồng Y mang phong vị thân thương ấm cúng như tang lễ các cụ ở vùng quê.
Có những người yêu mến Đức Hồng Y cách lạ lùng. Một bà cụ ở vùng Mỹ Đức, cách Hà Nội đến hơn 70 cây số, cũng yêu cầu con cõng bà đi viếng Đức Hồng Y. Cha Phạm Hân Quynh, bất chấp tuổi cao, sức yếu phải đi xe lăn, cũng từ Hải Phòng lặn lội lên Hà Nội để kính viếng Đức Hồng Y, người bạn vong niên của ngài và đã từng có một thời phục vụ với ngài trong giáo phận Hà Nội cho đến khi ngài được Bề trên biệt phái xuống giáo phận Hải Phòng.
Hàng trăm cá nhân và tập thể đến viếng Đức Hồng Y đã để lại những dòng rất cảm động trong sổ tang: Cầu nguyện cho Đức Hồng Y được hưởng phúc thiên đàng, đề cao công đức của ngài, bày tỏ lòng thương cảm và biết ơn ngài, xin ơn sám hối. Thậm chí có lời của một em thiếu nhi giáo xứ Đồng Chương, tỉnh Tuyên Quang, thuộc giáo phận Bắc Ninh, xin “Khi Ông Nội Hồng Y về thiên đàng gặp Đức Cha Cố Giuse - Maria thì cho chúng con kính thăm và xin Đức Cha Cố cầu nguyện cho chúng con”.
Công tác phục vụ tang lễ khá chu đáo. Các linh mục, tu sĩ, chủng sinh thay phiên nhau trực linh cữu, tiếp đón khách, hướng dẫn các các nhân và tập thể kính viếng, phúng điếu, ghi sổ tang, phát khăn tang. Các anh em dự bị chủng sinh photo và phân phát các bản cáo phó và tiểu sử. Các nữ tu chuẩn bị khăn tang. Nghe nói khoảng 15.000 khăn tang đã được phát hết trong hai ngày qua. Các đội trật tự của các giáo xứ Hàm Long, Thái Hà, Chính Toà và của Gia đình Gioan hiện diện ở khắp các khu vực, vừa trông giữ các loại xe, vừa ổn định trật tự và hướng dẫn mọi người đến kính viếng. Các thành viên trong Gia đình Thánh Tâm liên tục quét dọn, khiến mọi ngóc ngách lúc nào trông cũng rất tươm tất, sạch sẽ. Giới trẻ giáo xứ Chính Toà có sáng kiến giúp giáo dân những vùng xa, nhất là những người phục vụ trong tang lễ bằng cách đưa bánh mì đến bán với giá rẻ (2000 đ/cái) cho những ai có nhu cầu.
Từ sáng sớm, giáo dân từ các nơi về khu vực 40 Nhà Chung đông như nước chảy. Tại nhà thờ chính toà liên tục có các thánh lễ cầu nguyện cho Đức Hồng Y vào các giờ: 5 h 00, 6h, 7 h, 8 h, 10 h, 12 h, 14 h, 16 h, 18 h, 20 h, 22 h. Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt cử hành thánh lễ đầu tiên. Các thánh lễ tiếp theo do quý Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Đức cha Lôrenxô Chu Văn Minh và quý cha trong ngoài giáo phận phụ trách.
Xen lẫn các thánh lễ là các cuộc kính viếng của các giáo phận, giáo hạt, giáo xứ dòng tu, các cơ quan ngoại giao và cơ quan chính quyền: Các giáo hạt như Nam Định, Hà Nam, Thanh Oai, Phú Xuyên và Hà Nội đều có các phái đoàn đến viếng nhân danh giáo xứ hoặc giáo hạt, do quý cha hạt trưởng, hoặc quý cha xứ dẫn đầu. Xem ra các giáo xứ muốn đi kính viếng Đức Hồng Y trước khi cử hành Lễ Tro, khai mạc Mùa Chay vào ngày mai. Có một số đoàn mang theo cả hội trống, hội kèn và phường bát âm đến phục vụ tang lễ.
Bên ngoài Tổng Giáo Phận Hà Nội cũng có các phái đoàn sau đây đến kính viếng Đức Hồng Y: Phái đoàn liên xứ Hải Dương, Tân Kim, Phú Tảo, phái đoàn giáo phận Vinh. phái đoàn của giáo phận Lạng Sơn - nơi Ngài đã làm giám quản - và Phái đoàn giáo xứ Chính Toà Hải Phòng, quý cha nghĩa tử của cha Phêrô Trần Cao Vọng GP Phát Diệm, Hội Đồng hương Vinh và Hội Đồng hương Phát Diệm tại Hà Nội.
Phía Giáo Hội, còn có các phái đoàn: Dòng Salesien Don Bosco, Dòng Nữ Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Dòng Đức Bà Truyền Giáo, Đan viện Châu Sơn, Ninh Bình và Chủng sinh TGP Hà Nội, Trang mạng HĐGM Việt Nam, Legio Mariae Việt Nam, Dòng Ba Phan Sinh Tại Thế, Gia đình Gioan, Nhóm Tuyên truyền chống HIV-AISD, Ban Phục vụ Tân Tòng giáo xứ Hàm Long, Gia đình Đức Cố Hồng Y Trịnh Như Khuê.
Các tổ chức xã hội, cơ quan chính quyền và đại diện cơ quan ngoại giao cũng đến kính viếng Đức Hồng Y và phân ưu với Tổng Giáo Phận. Người ta thấy có các phái đoàn sau đây: Đại sứ Quán Hoa Kỳ, MTTQ Việt Nam Trung ương, Công an TP Hà Nội, Trường THCS Hoàn Kiếm, Trường THCS Tân Trào, Ông Phạm Thế Duyệt, Ban Dân vận Trung ương, HĐND-UBND-MTTQ tỉnh Hà Nam, Cục An ninh-Xã hội, Quận uỷ-HĐND Quận Hoàn Kiếm. Ban tổ chức tang lễ còn nhận được vòng hoa kính viếng Đức Hồng Y của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng và của Tổng cục An Ninh. Đặc biệt trong số các đoàn đến kính viếng Đức Hồng Y chúng tôi thấy có phái đoàn của Gia đình phong Miền Bắc, của Trại phong Quả Cảm, Ba Sao, Phú Bình, v.v.
Lúc 21 h đêm người đến viếng vẫn còn đầy quảng trường Nữ Vương Hoà Bình trước nhà thờ chính toà. Mọi người trật tự xếp hàng hai im lặng, khoan thai tiến vào nhà thờ Chính Toà. Phần lớn những người đến viếng buổi tối đang cư trú trong thành phố, đến kính viếng với tư cách cá nhân và gia đình.
Rất nhiều người già và trẻ em cũng đến kính viếng Đức Hồng Y. Có em bé đang lẫm chẫm tập đi, thậm chí còn đang phải bế ngửa cũng được người thân mang theo. Một số người ngoại quốc cũng vào kính viếng Đức Hồng Y, cầu nguyện cho ngài và cũng chít khăn tang như ai. Còn trong số giáo dân đến viếng, có những ông mặc áo dài đen thắt khăn tang trông rất cổ kính và trang nghiêm. Trong khi đó, có một số ông khác xách theo điếu cày, viếng linh cữu xong rồi ra ngoài ngồi hút thuốc giao lưu rất tự nhiên, khiến cho tang lễ của Đức Hồng Y mang phong vị thân thương ấm cúng như tang lễ các cụ ở vùng quê.
Có những người yêu mến Đức Hồng Y cách lạ lùng. Một bà cụ ở vùng Mỹ Đức, cách Hà Nội đến hơn 70 cây số, cũng yêu cầu con cõng bà đi viếng Đức Hồng Y. Cha Phạm Hân Quynh, bất chấp tuổi cao, sức yếu phải đi xe lăn, cũng từ Hải Phòng lặn lội lên Hà Nội để kính viếng Đức Hồng Y, người bạn vong niên của ngài và đã từng có một thời phục vụ với ngài trong giáo phận Hà Nội cho đến khi ngài được Bề trên biệt phái xuống giáo phận Hải Phòng.
Hàng trăm cá nhân và tập thể đến viếng Đức Hồng Y đã để lại những dòng rất cảm động trong sổ tang: Cầu nguyện cho Đức Hồng Y được hưởng phúc thiên đàng, đề cao công đức của ngài, bày tỏ lòng thương cảm và biết ơn ngài, xin ơn sám hối. Thậm chí có lời của một em thiếu nhi giáo xứ Đồng Chương, tỉnh Tuyên Quang, thuộc giáo phận Bắc Ninh, xin “Khi Ông Nội Hồng Y về thiên đàng gặp Đức Cha Cố Giuse - Maria thì cho chúng con kính thăm và xin Đức Cha Cố cầu nguyện cho chúng con”.
Công tác phục vụ tang lễ khá chu đáo. Các linh mục, tu sĩ, chủng sinh thay phiên nhau trực linh cữu, tiếp đón khách, hướng dẫn các các nhân và tập thể kính viếng, phúng điếu, ghi sổ tang, phát khăn tang. Các anh em dự bị chủng sinh photo và phân phát các bản cáo phó và tiểu sử. Các nữ tu chuẩn bị khăn tang. Nghe nói khoảng 15.000 khăn tang đã được phát hết trong hai ngày qua. Các đội trật tự của các giáo xứ Hàm Long, Thái Hà, Chính Toà và của Gia đình Gioan hiện diện ở khắp các khu vực, vừa trông giữ các loại xe, vừa ổn định trật tự và hướng dẫn mọi người đến kính viếng. Các thành viên trong Gia đình Thánh Tâm liên tục quét dọn, khiến mọi ngóc ngách lúc nào trông cũng rất tươm tất, sạch sẽ. Giới trẻ giáo xứ Chính Toà có sáng kiến giúp giáo dân những vùng xa, nhất là những người phục vụ trong tang lễ bằng cách đưa bánh mì đến bán với giá rẻ (2000 đ/cái) cho những ai có nhu cầu.
Bài học về khiêm nhường Đức Cố Hồng Y Phạm Đình Tụng để lại cho chúng ta
Anmai, CSsR
13:11 25/02/2009
Sinh - tử là quy luật có từ muôn thuở, đã là người khi cất tiếng khóc chào đời thì đến một ngày nào đó cũng phải trở về Nguồn Cội. Trong dòng chảy quy luật ấy, sáng Chúa nhật 22 tháng 2, Đức Cố Hồng Y Phaolô Maria đã trở về với Nguồn Cội của Ngài, Ngài trở về với Đấng Khiêm Hạ trên mọi người khiêm hạ, Ngài trở về với Đấng Hiền Lành trên mọi kẻ hiền lành trong cuộc đời này.
Lược qua tiểu sử của Đức Cố Hồng Y Phaolô Maria, mọi người sẽ chẳng tìm thấy chỗ nào ghi lại những “chiếc công hiển hách”, những mảnh bằng “tổ quốc ghi công” hay được nhận danh hiệu “giáo sĩ yêu nước” như ai nào đó đã được nhận. Ta cũng chẳng thấy ghi lại là Đức Cố Hồng Y xây được bao nhiêu cái nhà thờ, bao nhiêu cái đền, bao nhiêu cái đài. Đọc kỹ tiểu sử của Đức Cố Hồng Y mọi người sẽ thấy sao mà nó lại giống với dáng hình nhỏ bé khiêm hạ của Ngài. Tiểu sử của Ngài nó đi với Ngài như hình với bóng vậy, hình như nó gắn liền với cuộc đời nhỏ bé của cụ già đáng kính. Đức Cố Hồng Y cũng chẳng để lại tập bài giảng hùng hồn, thuyết phục cho hậu thế như những vị khác đã để lại.
Nhìn cuộc đời của Ngài, một lần nữa ta lại xác tín với nhau rằng Thiên Chúa có cách của Ngài, Thiên Chúa dùng những cây bút chì nhỏ bé trong lòng bàn tay của Ngài để vẽ nên bức tranh tuyệt vời về Đức Khiêm Hạ. Thiên Chúa dùng mỗi người mỗi cách, mỗi người mỗi vẻ theo Thánh Ý của Ngài. Có người, Thiên Chúa dùng trong khả năng hùng biện, tài giảng thuyết để mời gọi mọi người theo Chúa. Có người, Thiên Chúa dùng trong khả năng hoạt động xã hội lo cho những người nghèo khó tất bạt. Với Đức Cố Hồng Y Phạm Đình Tụng, Thiên Chúa lại dùng sự khiêm hạ của Đức Cố để biểu lộ tình thương của Ngài cho mọi người.
Trong vườn hoa nhà Chúa, có những bông hoa khoe sắc bởi những thành công này, những chiến thắng nọ bỗng dưng lại có một bông hoa nhỏ bé khiêm hạ nằm cạnh những bông hoa to lớn khác. Bông hoa nhỏ bé khiêm hạ Hồng Y Phaolô Maria Phạm Đình Tụng đã tô điểm cho những bông hoa rực rỡ khác bằng lối sống nhỏ bé của mình.
Trong bối cảnh lịch sử của xã hội miền Bắc, có quá nhiều biến động, dưới con mắt của người đời, Thiên Chúa phải dùng một con người năng động và mạnh mẽ. Thế nhưng, ngược lại với con mắt của người đời ấy, Thiên Chúa dùng một con người nhỏ bé, khiêm hạ. Mà Thiên Chúa của chúng ta cũng “kỳ cục”, Thiên Chúa ấy hết sức “lạ lùng” từ ngàn xưa, đó là Thiên Chúa luôn thực thi quyền năng của Ngài trong những con người khiêm hạ. Thiên Chúa đã dùng những con người nhỏ bé để biểu lộ tình thương và quyền năng của Ngài. Như ngày xưa Thiên Chúa đã dùng Đavít để chiến thắng với một Goliát hùng mạnh thì ngày nay Thiên Chúa cũng dùng một Phaolô Maria nhỏ bé để sống, để làm chứng trước chủ nghĩa vô thần.
Nhắc đến đây, tôi lại nhớ đến một linh mục đàn anh. Cũng vì hoàn cảnh đất nước. Linh mục ấy được gửi từ miền Nam ra miền Bắc và sau đó Ngài được chịu chức chính thức. Sau “vụ án phong chức” ấy, vài vị có chức kháo láo với nhau rằng: “Không bao giờ có ông … thứ hai !”. Cũng đúng thôi, không bao giờ có ông … thứ hai thì Chúa lại dùng nhiều ông khác nữa !
Sau ngày lãnh sứ vụ linh mục, vị “linh mục bất đắc dĩ” ở miền Bắc ấy sống trong dòng chảy biết bao nhiêu khó khăn cùng với Cha già cố Giuse Vũ Ngọc Bích và Đức Cố Hồng Y Phạm Đình Tụng thân yêu. Chắc có lẽ “bắt mạch” được lối sống của Cha già cố Giuse Bích và Đức Cố Hồng Y nên chăng vị “linh mục bất đắc dĩ” ấy đã sống một đời sống nhỏ bé, khiêm hạ của Ngài giữa lòng Giáo miền Bắc đầy khó khăn thử thách.
Vị “linh mục bất đắc dĩ” ấy có thân hình nho nhỏ như Cha già cố Giuse, như Đức Cố Hồng Y Tụng. Vui nhất là không chỉ giống thể xác, thân hình mà còn giống cả cái lối sống khiêm hạ. “Linh mục bất đắc dĩ” ấy cũng chẳng vung tay vung chân mỗi lần ra toà giảng, cũng chẳng để lại những tập sách để đời nhưng cuộc đời của “linh mục bất đắc dĩ” ấy cũng là một bài giảng sống động cho nhiều người.
Người đời vẫn tìm kiếm những gì là bề ngoài, những gì là hoành tráng còn Thiên Chúa thì ngược lại. Thiên Chúa vẫn tìm đến những gì là nhỏ bé, khiêm hạ.
Một linh mục đàn anh trong Dòng khi nhắc đến vị “linh mục bất đắc dĩ” này nói với tôi: “Anh chẳng thua Cha … gì ngoài đức khiêm nhường !”.
Câu nói ấy nghe rất thấm thía! Quả thật, người ta vẫn đi tìm những điều gì đó là hoành tráng bên ngoài, là đình đám bề nổi để được người đời tôn kính, xông hương. Thế nhưng, trong dòng chảy của cuộc đời nhiều người tìm cái vẻ bên ngoài ấy vẫn có những con người lội ngược dòng chảy bình thường ấy để tìm sự nhỏ bé, khiêm hạ và sống cái sự nhỏ bé khiêm hạ ấy trong cuộc đời mình.
Phải nói là đức khiêm nhường sao mà nó khó học thật. Đâu có đơn giản để mặc lấy đức khiêm nhường nơi Đức Hồng Y, như Cha già cố Giuse Vũ Ngọc Bích, như vị “linh mục bất đắc dĩ” kia … Phải có ơn Chúa và sự cố gắng của mình mới học và sống được bài học khiêm hạ của Thầy Chí Thánh Giêsu. Nó khó học vì lẽ phần đông trong cuộc đời mình luôn luôn muốn khẳng định vị thế, vai trò của mình trong cái cõi tạm này. Lẽ ra người ta đi tìm vị thế, vai trò của mình trong Cõi Hằng Sống đàng này họ lại đi tìm những thứ phù vân.
Đức Cố Hồng Y Phaolô Maria cũng vậy, trong cái dòng chảy của vinh quang của người đời, Ngài phải nhận lấy sứ mạng là Tổng Giám Mục, là Giám đốc Chủng Viện, là tước Hồng Y đấy nhưng trong sâu thẳm lòng mình, Ngài vẫn sống cuộc đời nhỏ bé, đơn sơ.
Những ngày này, Đức Cố Hồng Y đang nằm giữa Nhà Thờ Lớn Hà Nội, được nhiều và rất nhiều phái đoàn kính viếng, tiễn biệt.
Với tâm tình con thảo và biết ơn vị cha già kính yêu của Giáo Hội nên con cái của Giáo Hội từ Bắc chí Nam đã cố làm những gì có thể được để tỏ lòng kính mến ấy nhưng thật tâm, tôi trộm nghĩ Đức Cố Hồng Y cũng chẳng bao giờ mong mình được người ta làm long trọng như vậy vì vốn dĩ cả đời Ngài sống trong nhỏ bé, trong khiêm hạ.
Nhìn lại cuộc đời của Đức Cố Hồng Y, có lẽ điểm son mà mọi người nhận ra đó là bài học về sự nhỏ bé, về lòng khiêm hạ. Và bài học sống động nhất Ngài để lại cho hậu thế chính là bài học này.
Đâu cần phải có nhiều bằng nhiều cấp mới có bài học khiêm hạ này. Chưa chắc có nhiều bằng Thạc sĩ, Tấn sĩ lại học và sống được bài học mà Đức Cố Hồng Y Phaolô Maria đã sống.
Ngài đã khuất bóng, sự khuất bóng của Ngài để lại cho chúng ta nhiều bài học nhưng bài học quan trọng nhất, ý nghĩa nhất, đặc biệt nhất chính là bài học về lòng khiêm hạ. học về lòng khiêm hạ xem ra đơn giản ấy vậy mà đôi khi cả đời cũng khó có thể hoàn tất. Bài học về lòng khiêm hạ nơi Đức Cố Hồng Y xem ra đơn giản ấy vậy mà các đấng các bậc cao cả khác chưa chắc đã học xong.
Tạ ơn Chúa, cảm ơn Đức Cố Hồng Y vì lẽ Thiên Chúa, qua con người nhỏ bé, đơn sơ khiêm hạ của Đức Cố Hồng Y, Thiên Chúa đã vẽ nên bức hoạ tuyệt tác về sự khiêm nhường. Xin Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Cố Hồng Y giúp cho mỗi người chúng ta ngày mỗi ngày học và sống bài học khiêm hạ mà Đức Cố Hồng Y đã học nơi Chúa Giêsu và đã sống như Chúa Giêsu.
Lược qua tiểu sử của Đức Cố Hồng Y Phaolô Maria, mọi người sẽ chẳng tìm thấy chỗ nào ghi lại những “chiếc công hiển hách”, những mảnh bằng “tổ quốc ghi công” hay được nhận danh hiệu “giáo sĩ yêu nước” như ai nào đó đã được nhận. Ta cũng chẳng thấy ghi lại là Đức Cố Hồng Y xây được bao nhiêu cái nhà thờ, bao nhiêu cái đền, bao nhiêu cái đài. Đọc kỹ tiểu sử của Đức Cố Hồng Y mọi người sẽ thấy sao mà nó lại giống với dáng hình nhỏ bé khiêm hạ của Ngài. Tiểu sử của Ngài nó đi với Ngài như hình với bóng vậy, hình như nó gắn liền với cuộc đời nhỏ bé của cụ già đáng kính. Đức Cố Hồng Y cũng chẳng để lại tập bài giảng hùng hồn, thuyết phục cho hậu thế như những vị khác đã để lại.
Nhìn cuộc đời của Ngài, một lần nữa ta lại xác tín với nhau rằng Thiên Chúa có cách của Ngài, Thiên Chúa dùng những cây bút chì nhỏ bé trong lòng bàn tay của Ngài để vẽ nên bức tranh tuyệt vời về Đức Khiêm Hạ. Thiên Chúa dùng mỗi người mỗi cách, mỗi người mỗi vẻ theo Thánh Ý của Ngài. Có người, Thiên Chúa dùng trong khả năng hùng biện, tài giảng thuyết để mời gọi mọi người theo Chúa. Có người, Thiên Chúa dùng trong khả năng hoạt động xã hội lo cho những người nghèo khó tất bạt. Với Đức Cố Hồng Y Phạm Đình Tụng, Thiên Chúa lại dùng sự khiêm hạ của Đức Cố để biểu lộ tình thương của Ngài cho mọi người.
Trong vườn hoa nhà Chúa, có những bông hoa khoe sắc bởi những thành công này, những chiến thắng nọ bỗng dưng lại có một bông hoa nhỏ bé khiêm hạ nằm cạnh những bông hoa to lớn khác. Bông hoa nhỏ bé khiêm hạ Hồng Y Phaolô Maria Phạm Đình Tụng đã tô điểm cho những bông hoa rực rỡ khác bằng lối sống nhỏ bé của mình.
Trong bối cảnh lịch sử của xã hội miền Bắc, có quá nhiều biến động, dưới con mắt của người đời, Thiên Chúa phải dùng một con người năng động và mạnh mẽ. Thế nhưng, ngược lại với con mắt của người đời ấy, Thiên Chúa dùng một con người nhỏ bé, khiêm hạ. Mà Thiên Chúa của chúng ta cũng “kỳ cục”, Thiên Chúa ấy hết sức “lạ lùng” từ ngàn xưa, đó là Thiên Chúa luôn thực thi quyền năng của Ngài trong những con người khiêm hạ. Thiên Chúa đã dùng những con người nhỏ bé để biểu lộ tình thương và quyền năng của Ngài. Như ngày xưa Thiên Chúa đã dùng Đavít để chiến thắng với một Goliát hùng mạnh thì ngày nay Thiên Chúa cũng dùng một Phaolô Maria nhỏ bé để sống, để làm chứng trước chủ nghĩa vô thần.
Nhắc đến đây, tôi lại nhớ đến một linh mục đàn anh. Cũng vì hoàn cảnh đất nước. Linh mục ấy được gửi từ miền Nam ra miền Bắc và sau đó Ngài được chịu chức chính thức. Sau “vụ án phong chức” ấy, vài vị có chức kháo láo với nhau rằng: “Không bao giờ có ông … thứ hai !”. Cũng đúng thôi, không bao giờ có ông … thứ hai thì Chúa lại dùng nhiều ông khác nữa !
Sau ngày lãnh sứ vụ linh mục, vị “linh mục bất đắc dĩ” ở miền Bắc ấy sống trong dòng chảy biết bao nhiêu khó khăn cùng với Cha già cố Giuse Vũ Ngọc Bích và Đức Cố Hồng Y Phạm Đình Tụng thân yêu. Chắc có lẽ “bắt mạch” được lối sống của Cha già cố Giuse Bích và Đức Cố Hồng Y nên chăng vị “linh mục bất đắc dĩ” ấy đã sống một đời sống nhỏ bé, khiêm hạ của Ngài giữa lòng Giáo miền Bắc đầy khó khăn thử thách.
Vị “linh mục bất đắc dĩ” ấy có thân hình nho nhỏ như Cha già cố Giuse, như Đức Cố Hồng Y Tụng. Vui nhất là không chỉ giống thể xác, thân hình mà còn giống cả cái lối sống khiêm hạ. “Linh mục bất đắc dĩ” ấy cũng chẳng vung tay vung chân mỗi lần ra toà giảng, cũng chẳng để lại những tập sách để đời nhưng cuộc đời của “linh mục bất đắc dĩ” ấy cũng là một bài giảng sống động cho nhiều người.
Người đời vẫn tìm kiếm những gì là bề ngoài, những gì là hoành tráng còn Thiên Chúa thì ngược lại. Thiên Chúa vẫn tìm đến những gì là nhỏ bé, khiêm hạ.
Một linh mục đàn anh trong Dòng khi nhắc đến vị “linh mục bất đắc dĩ” này nói với tôi: “Anh chẳng thua Cha … gì ngoài đức khiêm nhường !”.
Câu nói ấy nghe rất thấm thía! Quả thật, người ta vẫn đi tìm những điều gì đó là hoành tráng bên ngoài, là đình đám bề nổi để được người đời tôn kính, xông hương. Thế nhưng, trong dòng chảy của cuộc đời nhiều người tìm cái vẻ bên ngoài ấy vẫn có những con người lội ngược dòng chảy bình thường ấy để tìm sự nhỏ bé, khiêm hạ và sống cái sự nhỏ bé khiêm hạ ấy trong cuộc đời mình.
Phải nói là đức khiêm nhường sao mà nó khó học thật. Đâu có đơn giản để mặc lấy đức khiêm nhường nơi Đức Hồng Y, như Cha già cố Giuse Vũ Ngọc Bích, như vị “linh mục bất đắc dĩ” kia … Phải có ơn Chúa và sự cố gắng của mình mới học và sống được bài học khiêm hạ của Thầy Chí Thánh Giêsu. Nó khó học vì lẽ phần đông trong cuộc đời mình luôn luôn muốn khẳng định vị thế, vai trò của mình trong cái cõi tạm này. Lẽ ra người ta đi tìm vị thế, vai trò của mình trong Cõi Hằng Sống đàng này họ lại đi tìm những thứ phù vân.
Đức Cố Hồng Y Phaolô Maria cũng vậy, trong cái dòng chảy của vinh quang của người đời, Ngài phải nhận lấy sứ mạng là Tổng Giám Mục, là Giám đốc Chủng Viện, là tước Hồng Y đấy nhưng trong sâu thẳm lòng mình, Ngài vẫn sống cuộc đời nhỏ bé, đơn sơ.
Những ngày này, Đức Cố Hồng Y đang nằm giữa Nhà Thờ Lớn Hà Nội, được nhiều và rất nhiều phái đoàn kính viếng, tiễn biệt.
Với tâm tình con thảo và biết ơn vị cha già kính yêu của Giáo Hội nên con cái của Giáo Hội từ Bắc chí Nam đã cố làm những gì có thể được để tỏ lòng kính mến ấy nhưng thật tâm, tôi trộm nghĩ Đức Cố Hồng Y cũng chẳng bao giờ mong mình được người ta làm long trọng như vậy vì vốn dĩ cả đời Ngài sống trong nhỏ bé, trong khiêm hạ.
Nhìn lại cuộc đời của Đức Cố Hồng Y, có lẽ điểm son mà mọi người nhận ra đó là bài học về sự nhỏ bé, về lòng khiêm hạ. Và bài học sống động nhất Ngài để lại cho hậu thế chính là bài học này.
Đâu cần phải có nhiều bằng nhiều cấp mới có bài học khiêm hạ này. Chưa chắc có nhiều bằng Thạc sĩ, Tấn sĩ lại học và sống được bài học mà Đức Cố Hồng Y Phaolô Maria đã sống.
Ngài đã khuất bóng, sự khuất bóng của Ngài để lại cho chúng ta nhiều bài học nhưng bài học quan trọng nhất, ý nghĩa nhất, đặc biệt nhất chính là bài học về lòng khiêm hạ. học về lòng khiêm hạ xem ra đơn giản ấy vậy mà đôi khi cả đời cũng khó có thể hoàn tất. Bài học về lòng khiêm hạ nơi Đức Cố Hồng Y xem ra đơn giản ấy vậy mà các đấng các bậc cao cả khác chưa chắc đã học xong.
Tạ ơn Chúa, cảm ơn Đức Cố Hồng Y vì lẽ Thiên Chúa, qua con người nhỏ bé, đơn sơ khiêm hạ của Đức Cố Hồng Y, Thiên Chúa đã vẽ nên bức hoạ tuyệt tác về sự khiêm nhường. Xin Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Cố Hồng Y giúp cho mỗi người chúng ta ngày mỗi ngày học và sống bài học khiêm hạ mà Đức Cố Hồng Y đã học nơi Chúa Giêsu và đã sống như Chúa Giêsu.
Đi Đàng Thánh Giá Thứ Tư Lễ Tro
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
13:22 25/02/2009
ĐI ĐÀNG THÁNH GIÁ THỨ TƯ LỄ TRO
Từ nhiều năm qua, Giáo xứ tôi đi đàng thánh giá ngày thứ tư lễ tro.
Khi chưa có nhà thờ, bà con giáo dân vào vườn điều, đánh số từng chặng vào gốc cây điều rồi mọi người sốt sắng hiệp thông cuộc khổ nạn của Chúa. Từng chặng, họ quỳ gối cầu nguyện.
Năm nay đặt 14 chặng đàng thánh giá quanh nhà thờ, nên mọi người đứng giữa trời nắng để cầu nguyện. Bắt đầu lúc 10 giờ trưa nên nắng chiếu gay gắt. Đi hết 14 chặng, mồ hôi nhỏ giọt, chân mỏi rã rời, bụng đói cồn cào. Đói và mệt nhưng thư thái tâm hồn.
Giáo hội bước vào Mùa Chay Thánh. Giáo hội đồng hành với Chúa Giêsu trải qua 40 ngày trong sa mạc. Nhờ chay tịnh Chúa đã chiến thắng những cơn cám dỗ của ma quỷ và khởi đầu công cuộc rao giảng Tin mừng.
Đi lại 14 chặng đàng thánh giá Chúa Giêsu, để tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa. Từng chặng, lắng nghe suy niệm, lòng xao xuyến bồi hồi, thinh lặng nguyện cầu, tâm hồn được gợi mở để yêu mến Chúa nhiều hơn. Mùa Chay được khởi đầu bằng lòng mến Chúa.
CHẶNG THỨ NHẤT: CHÚA GIÊSU BỊ XỬ ÁN
Tin Mừng Theo Thánh Gioan: “Ông Phi-la-tô truyền dẫn Đức Giê-su ra ngoài. Ông đặt Người ngồi trên toà, ở nơi gọi là Nền Đá, tiếng Híp-ri là Gáp-ba-tha... Ông Phi-la-tô nói với người Do-thái: "Đây là vua các người! " Họ liền hô lớn: "Đem đi! Đem nó đi! Đóng đinh nó vào thập giá! " Ông Phi-la-tô nói với họ: "Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao? " Các thượng tế đáp: "Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xê-da." Bấy giờ ông Phi-la-tô trao Đức Giê-su cho họ đóng đinh vào thập giá.” (Ga 19, 13-16)
Suy Niệm: Vụ án Chúa Giêsu phơi bày một sự thật đau lòng trong thế giới loài người: kẻ tội lỗi lại nắm quyền xét xử và kết án người vô tội một cách bất công. Đức Giêsu là Thiên Chúa nhưng khi chấp nhận làm người, Ngài cũng chấp nhận mang lấy cái bi kịch đầy nghịch lý ấy. Ngài trở thành tội nhân không phải vì yếu thế nên đành cam chịu, mà do vâng Phục thánh ý của Cha để đền thay tội lỗi con người.
Cầu nguyện: Philatô đã giao Chúa Giêsu cho người ta đóng đinh vì ông sợ nhiều điều. Sợ mất chức tổng trấn, sợ không được là “bạn của Xê-da”. Chức quyền, bổng lộc, áp lực của giới lãnh đạo tôn giáo: tất cả đè nặng ông, khiến ông không dám làm điều lẽ ra ông phải làm. Ông không dám tha bổng cho người vô tội.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cũng sợ nhiều điều như Philatô, nên đôi khi chúng con cũng rửa tay, phủi tay, không dám nhận trách nhiệm. Bởi đó thế giới này vẫn còn biết bao nạn nhân của bất công và dối trá. Xin cho chúng con biết yêu chuộng sự thật, can đảm làm chứng cho sự thật với rất nhiều tình yêu, ở mọi nơi, trong mọi lúc, dù nói sự thật có thể làm chúng con chịu mất mát, thiệt thòi. Nhưng xin cho chúng con cũng biết bắt chước Chúa, vui lòng chịu đựng những bất công nho nhỏ hàng ngày từ phía những người sống gần bên.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ HAI: CHÚA GIÊSU VÁC THÁNH GIÁ
Tin Mừng Theo Thánh Gioan: “Bấy giờ ông Phil-tô trao Đức Gi-su cho họ đóng đinh vào thập giá. Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Hípri là Gôngôtha; tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá." (Ga 19,16-18).
Suy Niệm: Thập giá là dụng cụ xử tử tội nhân, do đó, nó vừa là nỗi ô nhục, vừa là hình ảnh của tội lỗi và sự chết. Chúa Giêsu đã hoàn toàn từ bỏ chính mình, đã hy sinh cùng tận để đưa vai vác lấy, để người ta đóng chặt thân mình vào thập giá. Từ đó, thập giá đã trở thành Thánh giá, trở thành phương thế hữu hiệu cứu con người khỏi tội lỗi và khỏi chết muôn đời.
Cầu nguyện:
Chúa Giêsu đón nhận thánh giá như từ chính tay Cha trao. Ngài không phàn nàn về sức nặng hay về sự thô nhám của khúc gỗ này. Suốt đời Ngài đã sống trọn vẹn cho Cha và cho con người. Ngài biết cuộc sống ấy sẽ khiến nhiều kẻ thù ghét và đưa Ngài đến cái chết. Nhưng Chúa Giêsu không né tránh. Ngài không ngạc nhiên khi đón lấy thánh giá của mình. Thánh giá hôm nay là kết quả của một đời tín trung phục vụ.
Lạy Chúa Giêsu, mỗi người chúng con được mời gọi vác thánh giá của mình. Chúng con tin rằng, nhờ ơn Chúa, chúng con có thể vác nổi thánh giá này để lên tới đỉnh núi cuộc đời. Xin cho chúng con nhận ra ý nghĩa của cây thánh giá, để nó sẽ nhẹ đi rất nhiều và sẽ nở hoa trong cuộc đời chúng con.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ BA: CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ NHẤT
Trích Sách Ngôn Sứ Isaia: “ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.” (Is 50,5-7).
Suy Niệm: Thiên Chúa là cội nguồn hạnh phúc, nơi Người không có đau khổ và sự chết, nhưng là “bình an hoan lạc trong Thánh Thần”. Vậy mà giờ đây, Chúa Giêsu đã phải chịu đau khổ: đau khổ tinh thần như Người đã nói: “linh hồn Thầy buồn đến chết được”; đau khổ thể xác, vì thập giá nặng đè xuống tấm thân đầy thương tích, làm Chúa ngã ngục trên đường tới Gôngôtha.
Cầu nguyện: Vấp ngã là chuyện của con người. Làm người ở đời mấy ai tránh khỏi có lần vấp ngã. Chúa Giêsu có thể ngã vì vấp một viên đá trên đường, vì sức nặng của khối gỗ, vì đồi dốc cheo leo. Ngài có thể ngã vì kiệt sức sau một đêm mất ngủ, sau những thẩm tra, vu cáo và làm nhục, và nhất là sau một trận roi đòn cày nát thịt xương.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa ngã vì yếu. Chúa trở nên yếu vì yêu con. Chúa mang trên mình tất cả tội lỗi nặng nề của con và của cả nhân loại. Chúa ngã để con khỏi ngỡ ngàng khi thấy mình yếu đuối, vấp ngã, sa ngã trên đường đời. Chúa ngã xuống để con biết can đảm đứng lên như Phêrô, đứng lên như người con thứ trở về nhà Cha với niềm tin rằng tình Cha lớn hơn tội của mình.Xin cho chúng con xác tín rằng: vấp ngã là chuyện của con người; đứng lên được là nhờ ơn Chúa.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ BỐN: CHÚA GIÊSU GẶP ĐỨC MẸ
Tin Mừng Theo Thánh Luca: “Ông Simêôn nói với bà Maria... “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra.” (Lc 2,35).
Suy Niệm: Trong số những phụ nữ theo Chúa Giêsu trên đường khổ nạn, có Đức Mẹ. Phải có quả tim can đảm Mẹ mới dám theo Con mình trong giây phút bi đát này. Đức Maria đích thân theo Con đến tận chỗ Con sắp bị đóng đinh. Mẹ dám nhìn thẳng vào từng vết thương của Con, để cho những nỗi đau đó xoáy vào tâm hồn làm lòng Mẹ tan nát. Mẹ Maria không có thái độ đứng xa mà thông hiệp. Tình yêu đối với Con khiến Mẹ nhập cuộc và trở nên bạn đồng hành của Con trong lúc Con cô đơn và đau khổ nhất. Chúa Giêsu đã nhìn thấy Mẹ, đã bắt gặp ánh mắt đỡ nâng của Mẹ và cảm thấy được an ủi để tiếp tục cuộc hành hình. Nhiều môn đệ đã bỏ cuộc. Chúng ta tự hỏi mình có đủ trung tín và quảng đại để theo Chúa trong lúc gặp gian truân thử thách không?
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ban cho chúng con người mẹ tuyệt vời là Mẹ Maria, xin cho chúng con luôn yêu mến Mẹ, vì nhờ lòng sùng kính mà Mẹ giúp chúng con lánh xa tội lỗi, cải thiện đời sống, trở thành người như là người “môn đệ Chúa yêu”.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ NĂM: ÔNG SIMON VÁC ĐỠ THÁNH GIÁ CHÚA
Tin Mừng Theo Thánh Máccô: Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simôn, gốc Kyrênê. Ông là thân phụ hai ông Alêxanđê và Ruphô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giêsu. Chúng đưa Người lên một nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Đồi Sọ. (Mc 15,21-22).
Suy Niệm: Chẳng ai muốn mình bị nhơ nhớp vì đụng vào khúc gỗ treo người tử tội. Ông Simon cũng vậy. Ông mới đi làm ngoài đồng về, mệt nhọc, lại bị ép vác thập giá cho một người không quen. Chắc ông khó chịu lắm. Dù sao thì ông cũng đã vác. Chẳng biết ông vác dùm Chúa được bao xa và bao lâu, nhưng chắc chắn Chúa Giêsu đã cảm thấy dễ chịu và thoải mái được một lúc. Ngài lấy lại được sức mạnh để đến nơi mình phải đến.
Simon đâu có ngờ chuyện mình miễn cưỡng làm lại đóng góp cho chương trình cứu độ nhân loại. Điều ông làm ơn cho người tử tội mang tên Giêsu lại trở nên món quà vô giá mà Con Thiên Chúa tặng lại ông. Bỗng nhiên ông trở thành môn đệ “vác thánh giá đi sau Đức Giêsu”. Trong cuộc sống, nhiều khi ta cần một Simon, giữa lúc ta lúng túng và bất lực. Nhưng cũng có lúc ta phải trở nên Simon cho người sống kề bên. Tôi phải vác thánh giá cho anh chị em tôi khi thánh giá của họ dường như đã trở nên quá nặng, mà đường dốc thì cheo leo, sức người đã cạn kiệt.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu là Đấng hạ mình đón nhận chúng con, trong thống khổ đau thương của kiếp người, xin cho chúng con biết sẳn sàng chia sẻ, đỡ nâng những người đang đau khổ, vì khi ấy Chúa đang cần chúng con, như xưa Chúa cần Simon vác đỡ Thánh giá cho Chúa.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ SÁU: THÁNH VÊRÔNICA LAU MẶT CHÚA
Trích Sách Ngôn Sứ Êdêkien: Có lời ĐỨC CHÚA phán: “Ta sẽ ban cho chúng một trái tim và đặt thần khí mới vào lòng chúng. Ta sẽ lấy khỏi mình chúng trái tim chai đá và ban cho chúng một trái tim bằng thịt... (Ed 11,19-20).
Suy Niệm: Ba môn đệ đã được nhìn thấy khuôn mặt bừng sáng của Đức Giêsu trên núi cao. Họ đã ngây ngất chiêm ngưỡng. Bây giờ khuôn mặt đẹp đẽ ấy chẳng còn ai nhận ra. Khuôn mặt đầy máu, bụi đường, mồ hôi và những vết khạc nhổ. Có ai động lòng thương khi nhìn thấy khuôn mặt tiều tụy này không? Có một phụ nữ tên là Vêrônica đã táo bạo trao cho Chúa Giêsu tấm khăn để Ngài lau mặt. Bà mở tấm khăn như mở lòng mình ra trao cho Ngài. Chúa Giêsu đã đáp lại nghĩa cử cao đẹp này bằng cách in khuôn mặt mình vào đó. Câu chuyện cảm động trên đây không thấy có trong sách Phúc âm nhưng được truyền thống kể lại. Nó nói lên tình yêu đơn sơ mà mạnh mẽ, cụ thể, của người phụ nữ đầy nữ tính. Cũng như Simon, bà Vêrônica đã đem lại cho Chúa một chút nhẹ nhàng, mát dịu. Nhưng hơn Simon, bà nhạy cảm trước một nhu cầu có thực. Bà tự ý chứ không bị ép buộc giúp Đức Giêsu.
Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn nhớ Lời Chúa dạy: “Khi các con làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất của Ta đây điều gì, là các con đang làm cho chính Ta”, để không vô tình trước nỗi đau của người khác, nhờ vậy, thế gian được thấy Chúa nơi chính cuộc đời chúng con.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ BẢY: CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ HAI
Trích Sách Ngôn Sứ Isaia: “Cũng như bao kẻ đã sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta, mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa, cũng vậy, nó sẽ làm cho muôn dân phải sững sờ, vua chúa phải câm miệng, vì được thấy điều chưa ai kể lại, được hiểu điều chưa nghe nói bao giờ.” (Is 52,14-15)
Suy Niệm: Lần này Chúa Giêsu ngã nặng hơn lần trước, vì sức Ngài đã mỏi mòn. Hơn nữa, những người lính còn dùng roi hối thúc Ngài đi mau cho đến nơi hành hình. Khối gỗ trên vai trở nên nặng nề quá sức. Khối gỗ ấy tượng trưng cho tội của cả nhân loại. Đường đến Gôngôtha tuy ghập ghềnh sỏi đá, nhưng không bằng lòng người chai sạn, dững dưng. Trước nỗi khổ đau chỉ nghe tiếng la ó, nhạo cười; trước một mạng người sắp mất chỉ thấy những bộ mặt sắt thép lạnh tanh. Người ta không thấy Chúa, chỉ thấy tên tử tù Giêsu nên tha hồ hành hạ. Người ta không biết Chúa, chỉ biết việc mình làm nên muốn giải quyết nhanh, gọn, lẹ để ra về tìm hưởng những thú vui.
Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu, trên đường đời hôm nay, cũng không ai nhìn thấy Chúa, cũng không ai biết là Chúa nên trong gia đình và ngoài xã hội, vẫn còn đó những bất công, những chà đạp lên quyền lợi và nhân phẩm người khác. Người ta đã gây ra bao đau khổ cho nhau. Xin cho chúng con nên khí cụ tình yêu và bình an của Chúa.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ TÁM: CHÚA GIÊSU AN ỦI NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ THÀNH GIÊRUSALEM
Tin Mừng Theo Thánh Luca: “ Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: "Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu. Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói: "Phúc thay đàn bà hiếm hoi, người không sinh không đẻ, kẻ không cho bú mớm! " Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non: Đổ xuống chúng tôi đi!, và với gò nổng: Phủ lấp chúng tôi đi! Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao? " (Lc 23,27-31).
Suy Niệm: Cùng đi theo Chúa trên Núi Sọ còn có nhiều phụ nữ. Họ vừa đi vừa đấm ngực than khóc. Họ biết người ta sắp giết vị ân nhân của họ. Chúa Giêsu quay lại, Ngài xin họ hãy than khóc cho chính mình và con cháu trước những tai họa sắp xảy đến trên thành đô này.
Chúa Giêsu đau khổ đến tột cùng, nhưng Ngài không khép lại trong nỗi khổ đau của mình. Ngài quan tâm đến nỗi khổ đau của người khác. Chúa hằng thương yêu môn đệ và tất cả những ai thuộc về Ngài. Chúa yêu thương họ đến cùng. Chúa luôn quên mình để nghĩ về người khác. Trên con đường thập giá nhọc nhằn bao nỗi, Chúa vẫn nói lời an ủi những người phụ nữ đạo đức tại Giêrusalem. Chúa cho họ thấy một viễn tượng mà giờ đây, trong cuộc sống hiện tại của họ, đã thể hiện những dấu tỏ tường.
Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu là Đấng đang ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế, xin cho chúng con được ơn nhận ra những dấu chỉ trong cuộc sống, để biết thánh ý Thiên Chúa trên cuộc đời chúng con là gì, mà sám hối ăn năn và mau mắn thi hành.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ CHÍN: CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ BA
Trích Sách Ngôn Sứ Khabacúc: “Cho đến bao giờ, lạy ĐỨC CHÚA, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe, con la lên: "Bạo tàn! " mà Ngài không cứu vớt? Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài, còn Ngài cứ đứng nhìn cảnh khổ đau? Trước mắt con, toàn là cảnh phá phách, bạo tàn... Luật không được tuân giữ, công lý chẳng còn thấy xuất hiện, vì kẻ gian ác bủa vây người công chính, nên chỉ còn thứ công lý vày vò.” (Kb 1, 2-5).
Suy Niệm: Chúa Giêsu, sức mạnh oai phong của Thiên Chúa, nay mang lấy yếu đuối của thân phận con người. Ngài ngã nhiều lần trước mặt đám đông dân chúng.Lời chất vấn của vị ngôn sứ thời xưa nay thành sự thật. Chúa Giêsu, Đấng công chính của Thiên Chúa đã té ngã 3 lần trong lúc thi hành bản án bất công, vậy mà Thiên Chúa cứ lặng thinh, để thế gian hò reo đắc thắng... Hôm nay trên thế giới này, vẫn còn đó bao cảnh bất công, bao cảnh người công chính bị kết án, bao cảnh khổ đau cứ đổ xuống trên những người lành, trong khi kẻ tội lỗi cứ an nhàn, hưởng thụ, không thấy Chúa giáng phạt điều chi.
Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu, Chúa “không muốn cho kẻ gian ác phải chết nhưng là muốn nó bỏ đường tà để được sống”, nên Chúa thinh lặng trước biết bao tội lỗi của con người, cho tội nhân còn có giờ sám hối mà đón nhận ơn tha thứ của Ngài. Xin cho chúng con biết chổi dậy và trở về khi lỡ sa ngã trên đường đời.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI: QUÂN DỮ LỘT ÁO ĐỨC GIÊSU
Tin Mừng Theo Thánh Gioan: “Lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. Vậy họ nói với nhau: "Đừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được." Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn. (Ga 19,23-24).
Suy Niệm: Trước khi bị đóng đinh, Chúa Giêsu bị lột áo. Có ai nhận ra sự xấu hổ ngượng ngùng của Chúa không? Đôi mắt Ngài cúi xuống khi người ta lột cả áo ngoài lẫn áo trong. Ôi lạ lùng thay sự xấu hổ của Con Thiên Chúa! Đấng vô cùng thanh khiết nay lại phải nếm sự xấu hổ của Ađam Eva sau khi phạm tội.
Chúng ta đang sống trong một thế giới tôn thờ khoái lạc xác thịt, một thế giới mà phụ nữ trở thành món hàng, một thế giới bị nô lệ và nhơ nhớp bởi các phương tiện truyền thông. Ước gì sự xấu hổ của Chúa trả lại cho thân xác chúng con sự trong trắng mà Chúa đã tặng cho chúng con lúc ban đầu.
Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết tìm lợi ích cho linh hồn mình trước, vì như Chúa đã nhắc: “Lời lãi cả thế giới mà mất linh hồn thì không được ích chi.”
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI MỘT: CHÚA GIÊSU CHỊU ĐÓNG ĐINH VÀO THẬP GIÁ
Tin Mưng Theo Thánh Luca: “Khi đến nơi gọi là "Đồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm”. (Lc 23,33-34).
Suy Niệm: Chúa Giêsu bị xô vào thánh giá. Có ai nghe tiếng đinh qua cổ tay Ngài không? Có ai nghe được tiếng la xé ruột của Ngài không, khi nhát búa đầu tiên nện xuống? Chúa Giêsu quằn quại khi bị đóng đinh qua tay chân. Những dòng máu chảy ra từ các vết thương, dòng máu ấy đang thấm xuống mặt đất này, nơi xứ Palestine, nơi dải Gada hàng ngày máu vẫn chảy vì hận thù.
Trên Thánh giá, Chúa Giêsu không chỉ tha thứ mà còn cầu nguyện xin ơn tha thứ của Cha: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”. Thập giá là đỉnh cao của thù hận, là tận cùng của căm hờn, nhưng từ nay tha thứ đã chiến thắng thù hận vì chính Chúa đã thứ tha. Thập giá trở thành Thánh giá, sưởi ấm bao tâm hồn, lan toả sự bình an...
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu là nguồn mạch tình yêu không bao giờ vơi can, xin cho chúng con biết sống mầu nhiệm Thánh giá trong cuộc đời, là sẳn sàng tha thứ, bao dung; và xin cho chúng con luôn nhớ, muốn tha thứ thì phải chấp nhận thiệt thòi, mất mát như Chúa đã hy sinh.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI HAI: CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT TRÊN THÁNH GIÁ
Tin Mưng Theo Thánh Luca: “Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giêsu kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở. Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Người này đích thực là người công chính! " Toàn thể dân chúng đã kéo đến xem cảnh tượng ấy, khi thấy sự việc đã xảy ra, đều đấm ngực trở về”.(Lc 23,44-48).
Suy Niệm: Chiêm ngắm cảnh Chúa Giêsu hấp hối nhiều giờ trên thánh giá. Ánh mặt trời gay gắt, khát nước, mất máu, nghẹt thở, cô đơn, thấy Cha vắng bóng. Cái chết đến từ từ như một con quái vật khủng khiếp nuốt chửng Đấng là Sự Sống, Đấng ban Sự Sống.
Thế là hết, Chúa Giêsu vét chút hơi tàn để phó thác linh hồn mình cho Chúa Cha. Chúa đã đi đến cùng con đường trần gian tăm tối, do tội lỗi, sự dữ, sự ác, sự gian trá và a dua của con người. Bi đát tới mức ấy, hỏi có nỗi buồn nào lớn hơn ? !... Tuy nhiên, ngay chính giây phút tưởng là kết thúc, lại bừng lên một sự thật mới bắt đầu: người ta đã nhận ra chính Ngài là người công chính, là Con Thiên Chúa. Như vậy, Thánh giá của Chúa đã không vô nghĩa nhưng thực sự nở hoa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, khi tưởng niệm cái chết của Chúa qua chặng dừng này, xin cho chúng con biết noi gương Chúa sống nhẫn nại phó thác, để những thập giá cuộc đời chúng con đang vác, cuối cùng, cũng sẽ được nở hoa.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI BA: HẠ XÁC CHÚA GIÊSU
Tin Mừng Theo Thánh Gioan: “Sau đó, ông Giôxếp, người Arimathê, xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Đức Giêsu xuống. Ông Giôxếp này là một môn đệ theo Đức Giê-u, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Dothái. Ông Philatô chấp thuận. Vậy, ông Giôxếp đến hạ thi hài Người xuống.” (Ga 19,38).
Suy Niệm: Michel Angelo đã tạc tượng Pietà bất hủ diễn tả nỗi đau của Mẹ Maria khi ôm xác con trên tay. Mẹ đã can đảm đứng bên thánh giá và đã nói tiếng xin vâng khó khăn nhất của đời Mẹ trước ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa. Không phải lúc nào xin vâng cũng dễ dàng, ngay cả đối với một người có lòng tin. Giờ đây xác người Con yêu dấu đang ở trong tay Mẹ. Mọi sự diễn ra thật nhanh khiến Mẹ không khỏi bàng hoàng. Những lời tốt đẹp mà Thiên thần đã loan báo, những lời tiên tri của Simêon, tất cả lại hiện ra trong trí Mẹ. Mẹ không hiểu hết những gì Thiên Chúa đang làm trên cuộc đời Con Mẹ, nhưng Mẹ tiếp tục tin như Mẹ vẫn tin.
Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu, trong cuộc sống chúng con cũng có nhiều nỗi sợ, có thể rất vu vơ như sợ mệt, sợ khổ, hay thực sự là sợ vì cuộc sống bấp bênh không ổn định, trong khi lại có lắm nhu cầu. Xin cho chúng con một lòng tin thắng sợ hãi, để dám sống hy sinh, dấn thân phụng sự Chúa.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI BỐN: TÁNG XÁC CHÚA GIÊSU VÀO HUYỆT ĐÁ MỚI
Tin Mừng Theo Thánh Gioan: “Ông Nicôđêmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giêsu ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do-thái. Nơi Đức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Dothái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó.” (Ga 19, 38-42).
Suy Niệm: Đây là ngôi mộ của ông Giuse vùng Arimathia. Cùng với Giuse, Nicôđêmô sẽ lo việc khâm liệm Chúa theo kiểu người Do Thái. Sau đó, cửa mộ được đóng lại. Chúng ta nhìn khung cảnh tĩnh mịch của ngôi mộ. Vở kịch dường như đã kết thúc. Cuộc chiến đã có kẻ thắng người bại. Tử thần đã nuốt chửng Đấng ban Sự Sống. Nhưng có ai hay Chúa Giêsu ở trong mộ như một hạt giống đang nẩy mầm và lớn lên? Có ai ngờ ngôi mộ này lại là thửa đất màu mỡ làm bật dậy sự sống cho cả thế giới?
Thánh Phaolô đã coi kinh nghiệm bị chôn, bị mai táng là kinh nghiệm quan trọng trong đời sống Kitô hữu. Ngài viết: “Nhờ phép Rửa, chúng ta đã cùng được mai táng với Đức Kitô trong cái chết của Ngài, ngõ hầu như Đức Kitô đã được sống lại từ cõi chết nhờ vinh quang của Cha thế nào thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới” (Rm 6,4).
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, khi lòng chúng con suy ngẫm mầu nhiệm Thánh giá Chúa, xin cho chúng con đừng quá lo cho mình mà dành giật, bon chen để dễ sa ngã phạm tội; nhưng xin cho chúng con biết lo cho Giáo Hội, để Chúa còn chỗ lo cho chúng con. Xin cho chúng con biết giúp đỡ người khác, để Chúa còn việc giúp đỡ chúng con. Và xin cho chúng con dám chết cho tội để cùng được phục sinh với Chúa.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
- Kết thúc giờ đi Đàng Thánh Giá bằng kinh “Lạy Nữ Vương”
Từ nhiều năm qua, Giáo xứ tôi đi đàng thánh giá ngày thứ tư lễ tro.
Khi chưa có nhà thờ, bà con giáo dân vào vườn điều, đánh số từng chặng vào gốc cây điều rồi mọi người sốt sắng hiệp thông cuộc khổ nạn của Chúa. Từng chặng, họ quỳ gối cầu nguyện.
Năm nay đặt 14 chặng đàng thánh giá quanh nhà thờ, nên mọi người đứng giữa trời nắng để cầu nguyện. Bắt đầu lúc 10 giờ trưa nên nắng chiếu gay gắt. Đi hết 14 chặng, mồ hôi nhỏ giọt, chân mỏi rã rời, bụng đói cồn cào. Đói và mệt nhưng thư thái tâm hồn.
Giáo hội bước vào Mùa Chay Thánh. Giáo hội đồng hành với Chúa Giêsu trải qua 40 ngày trong sa mạc. Nhờ chay tịnh Chúa đã chiến thắng những cơn cám dỗ của ma quỷ và khởi đầu công cuộc rao giảng Tin mừng.
Đi lại 14 chặng đàng thánh giá Chúa Giêsu, để tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa. Từng chặng, lắng nghe suy niệm, lòng xao xuyến bồi hồi, thinh lặng nguyện cầu, tâm hồn được gợi mở để yêu mến Chúa nhiều hơn. Mùa Chay được khởi đầu bằng lòng mến Chúa.
CHẶNG THỨ NHẤT: CHÚA GIÊSU BỊ XỬ ÁN
Tin Mừng Theo Thánh Gioan: “Ông Phi-la-tô truyền dẫn Đức Giê-su ra ngoài. Ông đặt Người ngồi trên toà, ở nơi gọi là Nền Đá, tiếng Híp-ri là Gáp-ba-tha... Ông Phi-la-tô nói với người Do-thái: "Đây là vua các người! " Họ liền hô lớn: "Đem đi! Đem nó đi! Đóng đinh nó vào thập giá! " Ông Phi-la-tô nói với họ: "Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao? " Các thượng tế đáp: "Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xê-da." Bấy giờ ông Phi-la-tô trao Đức Giê-su cho họ đóng đinh vào thập giá.” (Ga 19, 13-16)
Suy Niệm: Vụ án Chúa Giêsu phơi bày một sự thật đau lòng trong thế giới loài người: kẻ tội lỗi lại nắm quyền xét xử và kết án người vô tội một cách bất công. Đức Giêsu là Thiên Chúa nhưng khi chấp nhận làm người, Ngài cũng chấp nhận mang lấy cái bi kịch đầy nghịch lý ấy. Ngài trở thành tội nhân không phải vì yếu thế nên đành cam chịu, mà do vâng Phục thánh ý của Cha để đền thay tội lỗi con người.
Cầu nguyện: Philatô đã giao Chúa Giêsu cho người ta đóng đinh vì ông sợ nhiều điều. Sợ mất chức tổng trấn, sợ không được là “bạn của Xê-da”. Chức quyền, bổng lộc, áp lực của giới lãnh đạo tôn giáo: tất cả đè nặng ông, khiến ông không dám làm điều lẽ ra ông phải làm. Ông không dám tha bổng cho người vô tội.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cũng sợ nhiều điều như Philatô, nên đôi khi chúng con cũng rửa tay, phủi tay, không dám nhận trách nhiệm. Bởi đó thế giới này vẫn còn biết bao nạn nhân của bất công và dối trá. Xin cho chúng con biết yêu chuộng sự thật, can đảm làm chứng cho sự thật với rất nhiều tình yêu, ở mọi nơi, trong mọi lúc, dù nói sự thật có thể làm chúng con chịu mất mát, thiệt thòi. Nhưng xin cho chúng con cũng biết bắt chước Chúa, vui lòng chịu đựng những bất công nho nhỏ hàng ngày từ phía những người sống gần bên.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ HAI: CHÚA GIÊSU VÁC THÁNH GIÁ
Tin Mừng Theo Thánh Gioan: “Bấy giờ ông Phil-tô trao Đức Gi-su cho họ đóng đinh vào thập giá. Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Hípri là Gôngôtha; tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá." (Ga 19,16-18).
Suy Niệm: Thập giá là dụng cụ xử tử tội nhân, do đó, nó vừa là nỗi ô nhục, vừa là hình ảnh của tội lỗi và sự chết. Chúa Giêsu đã hoàn toàn từ bỏ chính mình, đã hy sinh cùng tận để đưa vai vác lấy, để người ta đóng chặt thân mình vào thập giá. Từ đó, thập giá đã trở thành Thánh giá, trở thành phương thế hữu hiệu cứu con người khỏi tội lỗi và khỏi chết muôn đời.
Cầu nguyện:
Chúa Giêsu đón nhận thánh giá như từ chính tay Cha trao. Ngài không phàn nàn về sức nặng hay về sự thô nhám của khúc gỗ này. Suốt đời Ngài đã sống trọn vẹn cho Cha và cho con người. Ngài biết cuộc sống ấy sẽ khiến nhiều kẻ thù ghét và đưa Ngài đến cái chết. Nhưng Chúa Giêsu không né tránh. Ngài không ngạc nhiên khi đón lấy thánh giá của mình. Thánh giá hôm nay là kết quả của một đời tín trung phục vụ.
Lạy Chúa Giêsu, mỗi người chúng con được mời gọi vác thánh giá của mình. Chúng con tin rằng, nhờ ơn Chúa, chúng con có thể vác nổi thánh giá này để lên tới đỉnh núi cuộc đời. Xin cho chúng con nhận ra ý nghĩa của cây thánh giá, để nó sẽ nhẹ đi rất nhiều và sẽ nở hoa trong cuộc đời chúng con.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ BA: CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ NHẤT
Trích Sách Ngôn Sứ Isaia: “ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.” (Is 50,5-7).
Suy Niệm: Thiên Chúa là cội nguồn hạnh phúc, nơi Người không có đau khổ và sự chết, nhưng là “bình an hoan lạc trong Thánh Thần”. Vậy mà giờ đây, Chúa Giêsu đã phải chịu đau khổ: đau khổ tinh thần như Người đã nói: “linh hồn Thầy buồn đến chết được”; đau khổ thể xác, vì thập giá nặng đè xuống tấm thân đầy thương tích, làm Chúa ngã ngục trên đường tới Gôngôtha.
Cầu nguyện: Vấp ngã là chuyện của con người. Làm người ở đời mấy ai tránh khỏi có lần vấp ngã. Chúa Giêsu có thể ngã vì vấp một viên đá trên đường, vì sức nặng của khối gỗ, vì đồi dốc cheo leo. Ngài có thể ngã vì kiệt sức sau một đêm mất ngủ, sau những thẩm tra, vu cáo và làm nhục, và nhất là sau một trận roi đòn cày nát thịt xương.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa ngã vì yếu. Chúa trở nên yếu vì yêu con. Chúa mang trên mình tất cả tội lỗi nặng nề của con và của cả nhân loại. Chúa ngã để con khỏi ngỡ ngàng khi thấy mình yếu đuối, vấp ngã, sa ngã trên đường đời. Chúa ngã xuống để con biết can đảm đứng lên như Phêrô, đứng lên như người con thứ trở về nhà Cha với niềm tin rằng tình Cha lớn hơn tội của mình.Xin cho chúng con xác tín rằng: vấp ngã là chuyện của con người; đứng lên được là nhờ ơn Chúa.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ BỐN: CHÚA GIÊSU GẶP ĐỨC MẸ
Tin Mừng Theo Thánh Luca: “Ông Simêôn nói với bà Maria... “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra.” (Lc 2,35).
Suy Niệm: Trong số những phụ nữ theo Chúa Giêsu trên đường khổ nạn, có Đức Mẹ. Phải có quả tim can đảm Mẹ mới dám theo Con mình trong giây phút bi đát này. Đức Maria đích thân theo Con đến tận chỗ Con sắp bị đóng đinh. Mẹ dám nhìn thẳng vào từng vết thương của Con, để cho những nỗi đau đó xoáy vào tâm hồn làm lòng Mẹ tan nát. Mẹ Maria không có thái độ đứng xa mà thông hiệp. Tình yêu đối với Con khiến Mẹ nhập cuộc và trở nên bạn đồng hành của Con trong lúc Con cô đơn và đau khổ nhất. Chúa Giêsu đã nhìn thấy Mẹ, đã bắt gặp ánh mắt đỡ nâng của Mẹ và cảm thấy được an ủi để tiếp tục cuộc hành hình. Nhiều môn đệ đã bỏ cuộc. Chúng ta tự hỏi mình có đủ trung tín và quảng đại để theo Chúa trong lúc gặp gian truân thử thách không?
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ban cho chúng con người mẹ tuyệt vời là Mẹ Maria, xin cho chúng con luôn yêu mến Mẹ, vì nhờ lòng sùng kính mà Mẹ giúp chúng con lánh xa tội lỗi, cải thiện đời sống, trở thành người như là người “môn đệ Chúa yêu”.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ NĂM: ÔNG SIMON VÁC ĐỠ THÁNH GIÁ CHÚA
Tin Mừng Theo Thánh Máccô: Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simôn, gốc Kyrênê. Ông là thân phụ hai ông Alêxanđê và Ruphô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giêsu. Chúng đưa Người lên một nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Đồi Sọ. (Mc 15,21-22).
Suy Niệm: Chẳng ai muốn mình bị nhơ nhớp vì đụng vào khúc gỗ treo người tử tội. Ông Simon cũng vậy. Ông mới đi làm ngoài đồng về, mệt nhọc, lại bị ép vác thập giá cho một người không quen. Chắc ông khó chịu lắm. Dù sao thì ông cũng đã vác. Chẳng biết ông vác dùm Chúa được bao xa và bao lâu, nhưng chắc chắn Chúa Giêsu đã cảm thấy dễ chịu và thoải mái được một lúc. Ngài lấy lại được sức mạnh để đến nơi mình phải đến.
Simon đâu có ngờ chuyện mình miễn cưỡng làm lại đóng góp cho chương trình cứu độ nhân loại. Điều ông làm ơn cho người tử tội mang tên Giêsu lại trở nên món quà vô giá mà Con Thiên Chúa tặng lại ông. Bỗng nhiên ông trở thành môn đệ “vác thánh giá đi sau Đức Giêsu”. Trong cuộc sống, nhiều khi ta cần một Simon, giữa lúc ta lúng túng và bất lực. Nhưng cũng có lúc ta phải trở nên Simon cho người sống kề bên. Tôi phải vác thánh giá cho anh chị em tôi khi thánh giá của họ dường như đã trở nên quá nặng, mà đường dốc thì cheo leo, sức người đã cạn kiệt.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu là Đấng hạ mình đón nhận chúng con, trong thống khổ đau thương của kiếp người, xin cho chúng con biết sẳn sàng chia sẻ, đỡ nâng những người đang đau khổ, vì khi ấy Chúa đang cần chúng con, như xưa Chúa cần Simon vác đỡ Thánh giá cho Chúa.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ SÁU: THÁNH VÊRÔNICA LAU MẶT CHÚA
Trích Sách Ngôn Sứ Êdêkien: Có lời ĐỨC CHÚA phán: “Ta sẽ ban cho chúng một trái tim và đặt thần khí mới vào lòng chúng. Ta sẽ lấy khỏi mình chúng trái tim chai đá và ban cho chúng một trái tim bằng thịt... (Ed 11,19-20).
Suy Niệm: Ba môn đệ đã được nhìn thấy khuôn mặt bừng sáng của Đức Giêsu trên núi cao. Họ đã ngây ngất chiêm ngưỡng. Bây giờ khuôn mặt đẹp đẽ ấy chẳng còn ai nhận ra. Khuôn mặt đầy máu, bụi đường, mồ hôi và những vết khạc nhổ. Có ai động lòng thương khi nhìn thấy khuôn mặt tiều tụy này không? Có một phụ nữ tên là Vêrônica đã táo bạo trao cho Chúa Giêsu tấm khăn để Ngài lau mặt. Bà mở tấm khăn như mở lòng mình ra trao cho Ngài. Chúa Giêsu đã đáp lại nghĩa cử cao đẹp này bằng cách in khuôn mặt mình vào đó. Câu chuyện cảm động trên đây không thấy có trong sách Phúc âm nhưng được truyền thống kể lại. Nó nói lên tình yêu đơn sơ mà mạnh mẽ, cụ thể, của người phụ nữ đầy nữ tính. Cũng như Simon, bà Vêrônica đã đem lại cho Chúa một chút nhẹ nhàng, mát dịu. Nhưng hơn Simon, bà nhạy cảm trước một nhu cầu có thực. Bà tự ý chứ không bị ép buộc giúp Đức Giêsu.
Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn nhớ Lời Chúa dạy: “Khi các con làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất của Ta đây điều gì, là các con đang làm cho chính Ta”, để không vô tình trước nỗi đau của người khác, nhờ vậy, thế gian được thấy Chúa nơi chính cuộc đời chúng con.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ BẢY: CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ HAI
Trích Sách Ngôn Sứ Isaia: “Cũng như bao kẻ đã sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta, mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa, cũng vậy, nó sẽ làm cho muôn dân phải sững sờ, vua chúa phải câm miệng, vì được thấy điều chưa ai kể lại, được hiểu điều chưa nghe nói bao giờ.” (Is 52,14-15)
Suy Niệm: Lần này Chúa Giêsu ngã nặng hơn lần trước, vì sức Ngài đã mỏi mòn. Hơn nữa, những người lính còn dùng roi hối thúc Ngài đi mau cho đến nơi hành hình. Khối gỗ trên vai trở nên nặng nề quá sức. Khối gỗ ấy tượng trưng cho tội của cả nhân loại. Đường đến Gôngôtha tuy ghập ghềnh sỏi đá, nhưng không bằng lòng người chai sạn, dững dưng. Trước nỗi khổ đau chỉ nghe tiếng la ó, nhạo cười; trước một mạng người sắp mất chỉ thấy những bộ mặt sắt thép lạnh tanh. Người ta không thấy Chúa, chỉ thấy tên tử tù Giêsu nên tha hồ hành hạ. Người ta không biết Chúa, chỉ biết việc mình làm nên muốn giải quyết nhanh, gọn, lẹ để ra về tìm hưởng những thú vui.
Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu, trên đường đời hôm nay, cũng không ai nhìn thấy Chúa, cũng không ai biết là Chúa nên trong gia đình và ngoài xã hội, vẫn còn đó những bất công, những chà đạp lên quyền lợi và nhân phẩm người khác. Người ta đã gây ra bao đau khổ cho nhau. Xin cho chúng con nên khí cụ tình yêu và bình an của Chúa.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ TÁM: CHÚA GIÊSU AN ỦI NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ THÀNH GIÊRUSALEM
Tin Mừng Theo Thánh Luca: “ Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: "Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu. Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói: "Phúc thay đàn bà hiếm hoi, người không sinh không đẻ, kẻ không cho bú mớm! " Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non: Đổ xuống chúng tôi đi!, và với gò nổng: Phủ lấp chúng tôi đi! Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao? " (Lc 23,27-31).
Suy Niệm: Cùng đi theo Chúa trên Núi Sọ còn có nhiều phụ nữ. Họ vừa đi vừa đấm ngực than khóc. Họ biết người ta sắp giết vị ân nhân của họ. Chúa Giêsu quay lại, Ngài xin họ hãy than khóc cho chính mình và con cháu trước những tai họa sắp xảy đến trên thành đô này.
Chúa Giêsu đau khổ đến tột cùng, nhưng Ngài không khép lại trong nỗi khổ đau của mình. Ngài quan tâm đến nỗi khổ đau của người khác. Chúa hằng thương yêu môn đệ và tất cả những ai thuộc về Ngài. Chúa yêu thương họ đến cùng. Chúa luôn quên mình để nghĩ về người khác. Trên con đường thập giá nhọc nhằn bao nỗi, Chúa vẫn nói lời an ủi những người phụ nữ đạo đức tại Giêrusalem. Chúa cho họ thấy một viễn tượng mà giờ đây, trong cuộc sống hiện tại của họ, đã thể hiện những dấu tỏ tường.
Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu là Đấng đang ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế, xin cho chúng con được ơn nhận ra những dấu chỉ trong cuộc sống, để biết thánh ý Thiên Chúa trên cuộc đời chúng con là gì, mà sám hối ăn năn và mau mắn thi hành.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ CHÍN: CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN THỨ BA
Trích Sách Ngôn Sứ Khabacúc: “Cho đến bao giờ, lạy ĐỨC CHÚA, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe, con la lên: "Bạo tàn! " mà Ngài không cứu vớt? Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài, còn Ngài cứ đứng nhìn cảnh khổ đau? Trước mắt con, toàn là cảnh phá phách, bạo tàn... Luật không được tuân giữ, công lý chẳng còn thấy xuất hiện, vì kẻ gian ác bủa vây người công chính, nên chỉ còn thứ công lý vày vò.” (Kb 1, 2-5).
Suy Niệm: Chúa Giêsu, sức mạnh oai phong của Thiên Chúa, nay mang lấy yếu đuối của thân phận con người. Ngài ngã nhiều lần trước mặt đám đông dân chúng.Lời chất vấn của vị ngôn sứ thời xưa nay thành sự thật. Chúa Giêsu, Đấng công chính của Thiên Chúa đã té ngã 3 lần trong lúc thi hành bản án bất công, vậy mà Thiên Chúa cứ lặng thinh, để thế gian hò reo đắc thắng... Hôm nay trên thế giới này, vẫn còn đó bao cảnh bất công, bao cảnh người công chính bị kết án, bao cảnh khổ đau cứ đổ xuống trên những người lành, trong khi kẻ tội lỗi cứ an nhàn, hưởng thụ, không thấy Chúa giáng phạt điều chi.
Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu, Chúa “không muốn cho kẻ gian ác phải chết nhưng là muốn nó bỏ đường tà để được sống”, nên Chúa thinh lặng trước biết bao tội lỗi của con người, cho tội nhân còn có giờ sám hối mà đón nhận ơn tha thứ của Ngài. Xin cho chúng con biết chổi dậy và trở về khi lỡ sa ngã trên đường đời.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI: QUÂN DỮ LỘT ÁO ĐỨC GIÊSU
Tin Mừng Theo Thánh Gioan: “Lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. Vậy họ nói với nhau: "Đừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được." Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn. (Ga 19,23-24).
Suy Niệm: Trước khi bị đóng đinh, Chúa Giêsu bị lột áo. Có ai nhận ra sự xấu hổ ngượng ngùng của Chúa không? Đôi mắt Ngài cúi xuống khi người ta lột cả áo ngoài lẫn áo trong. Ôi lạ lùng thay sự xấu hổ của Con Thiên Chúa! Đấng vô cùng thanh khiết nay lại phải nếm sự xấu hổ của Ađam Eva sau khi phạm tội.
Chúng ta đang sống trong một thế giới tôn thờ khoái lạc xác thịt, một thế giới mà phụ nữ trở thành món hàng, một thế giới bị nô lệ và nhơ nhớp bởi các phương tiện truyền thông. Ước gì sự xấu hổ của Chúa trả lại cho thân xác chúng con sự trong trắng mà Chúa đã tặng cho chúng con lúc ban đầu.
Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết tìm lợi ích cho linh hồn mình trước, vì như Chúa đã nhắc: “Lời lãi cả thế giới mà mất linh hồn thì không được ích chi.”
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI MỘT: CHÚA GIÊSU CHỊU ĐÓNG ĐINH VÀO THẬP GIÁ
Tin Mưng Theo Thánh Luca: “Khi đến nơi gọi là "Đồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm”. (Lc 23,33-34).
Suy Niệm: Chúa Giêsu bị xô vào thánh giá. Có ai nghe tiếng đinh qua cổ tay Ngài không? Có ai nghe được tiếng la xé ruột của Ngài không, khi nhát búa đầu tiên nện xuống? Chúa Giêsu quằn quại khi bị đóng đinh qua tay chân. Những dòng máu chảy ra từ các vết thương, dòng máu ấy đang thấm xuống mặt đất này, nơi xứ Palestine, nơi dải Gada hàng ngày máu vẫn chảy vì hận thù.
Trên Thánh giá, Chúa Giêsu không chỉ tha thứ mà còn cầu nguyện xin ơn tha thứ của Cha: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”. Thập giá là đỉnh cao của thù hận, là tận cùng của căm hờn, nhưng từ nay tha thứ đã chiến thắng thù hận vì chính Chúa đã thứ tha. Thập giá trở thành Thánh giá, sưởi ấm bao tâm hồn, lan toả sự bình an...
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu là nguồn mạch tình yêu không bao giờ vơi can, xin cho chúng con biết sống mầu nhiệm Thánh giá trong cuộc đời, là sẳn sàng tha thứ, bao dung; và xin cho chúng con luôn nhớ, muốn tha thứ thì phải chấp nhận thiệt thòi, mất mát như Chúa đã hy sinh.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI HAI: CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT TRÊN THÁNH GIÁ
Tin Mưng Theo Thánh Luca: “Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giêsu kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở. Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Người này đích thực là người công chính! " Toàn thể dân chúng đã kéo đến xem cảnh tượng ấy, khi thấy sự việc đã xảy ra, đều đấm ngực trở về”.(Lc 23,44-48).
Suy Niệm: Chiêm ngắm cảnh Chúa Giêsu hấp hối nhiều giờ trên thánh giá. Ánh mặt trời gay gắt, khát nước, mất máu, nghẹt thở, cô đơn, thấy Cha vắng bóng. Cái chết đến từ từ như một con quái vật khủng khiếp nuốt chửng Đấng là Sự Sống, Đấng ban Sự Sống.
Thế là hết, Chúa Giêsu vét chút hơi tàn để phó thác linh hồn mình cho Chúa Cha. Chúa đã đi đến cùng con đường trần gian tăm tối, do tội lỗi, sự dữ, sự ác, sự gian trá và a dua của con người. Bi đát tới mức ấy, hỏi có nỗi buồn nào lớn hơn ? !... Tuy nhiên, ngay chính giây phút tưởng là kết thúc, lại bừng lên một sự thật mới bắt đầu: người ta đã nhận ra chính Ngài là người công chính, là Con Thiên Chúa. Như vậy, Thánh giá của Chúa đã không vô nghĩa nhưng thực sự nở hoa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, khi tưởng niệm cái chết của Chúa qua chặng dừng này, xin cho chúng con biết noi gương Chúa sống nhẫn nại phó thác, để những thập giá cuộc đời chúng con đang vác, cuối cùng, cũng sẽ được nở hoa.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI BA: HẠ XÁC CHÚA GIÊSU
Tin Mừng Theo Thánh Gioan: “Sau đó, ông Giôxếp, người Arimathê, xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Đức Giêsu xuống. Ông Giôxếp này là một môn đệ theo Đức Giê-u, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Dothái. Ông Philatô chấp thuận. Vậy, ông Giôxếp đến hạ thi hài Người xuống.” (Ga 19,38).
Suy Niệm: Michel Angelo đã tạc tượng Pietà bất hủ diễn tả nỗi đau của Mẹ Maria khi ôm xác con trên tay. Mẹ đã can đảm đứng bên thánh giá và đã nói tiếng xin vâng khó khăn nhất của đời Mẹ trước ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa. Không phải lúc nào xin vâng cũng dễ dàng, ngay cả đối với một người có lòng tin. Giờ đây xác người Con yêu dấu đang ở trong tay Mẹ. Mọi sự diễn ra thật nhanh khiến Mẹ không khỏi bàng hoàng. Những lời tốt đẹp mà Thiên thần đã loan báo, những lời tiên tri của Simêon, tất cả lại hiện ra trong trí Mẹ. Mẹ không hiểu hết những gì Thiên Chúa đang làm trên cuộc đời Con Mẹ, nhưng Mẹ tiếp tục tin như Mẹ vẫn tin.
Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu, trong cuộc sống chúng con cũng có nhiều nỗi sợ, có thể rất vu vơ như sợ mệt, sợ khổ, hay thực sự là sợ vì cuộc sống bấp bênh không ổn định, trong khi lại có lắm nhu cầu. Xin cho chúng con một lòng tin thắng sợ hãi, để dám sống hy sinh, dấn thân phụng sự Chúa.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
* Chúng con kính lạy và ngợi khen Đức Giêsu Kitô - Vì đã dùng cây Thánh Giá mà chuộc tội thiên hạ.
CHẶNG THỨ MƯỜI BỐN: TÁNG XÁC CHÚA GIÊSU VÀO HUYỆT ĐÁ MỚI
Tin Mừng Theo Thánh Gioan: “Ông Nicôđêmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giêsu ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do-thái. Nơi Đức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Dothái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó.” (Ga 19, 38-42).
Suy Niệm: Đây là ngôi mộ của ông Giuse vùng Arimathia. Cùng với Giuse, Nicôđêmô sẽ lo việc khâm liệm Chúa theo kiểu người Do Thái. Sau đó, cửa mộ được đóng lại. Chúng ta nhìn khung cảnh tĩnh mịch của ngôi mộ. Vở kịch dường như đã kết thúc. Cuộc chiến đã có kẻ thắng người bại. Tử thần đã nuốt chửng Đấng ban Sự Sống. Nhưng có ai hay Chúa Giêsu ở trong mộ như một hạt giống đang nẩy mầm và lớn lên? Có ai ngờ ngôi mộ này lại là thửa đất màu mỡ làm bật dậy sự sống cho cả thế giới?
Thánh Phaolô đã coi kinh nghiệm bị chôn, bị mai táng là kinh nghiệm quan trọng trong đời sống Kitô hữu. Ngài viết: “Nhờ phép Rửa, chúng ta đã cùng được mai táng với Đức Kitô trong cái chết của Ngài, ngõ hầu như Đức Kitô đã được sống lại từ cõi chết nhờ vinh quang của Cha thế nào thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới” (Rm 6,4).
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, khi lòng chúng con suy ngẫm mầu nhiệm Thánh giá Chúa, xin cho chúng con đừng quá lo cho mình mà dành giật, bon chen để dễ sa ngã phạm tội; nhưng xin cho chúng con biết lo cho Giáo Hội, để Chúa còn chỗ lo cho chúng con. Xin cho chúng con biết giúp đỡ người khác, để Chúa còn việc giúp đỡ chúng con. Và xin cho chúng con dám chết cho tội để cùng được phục sinh với Chúa.
* Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
CĐ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin vì lòng thương xót Chúa cho linh hồn các kẻ tin đặng nghỉ ngơi ở chốn bình an.
CĐ: Amen.
* Thánh Giá lên đường - Ca đoàn hát: . ..
- Kết thúc giờ đi Đàng Thánh Giá bằng kinh “Lạy Nữ Vương”
Vòng hoa kính viếng và cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm đình Tụng
LM Trần Công Nghị
20:03 25/02/2009
xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam
một chứng nhân đức tin can trường như Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
và xin hiệp thông cùng cùng Đức TGM Hà Nội, hàng linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân Hà Nội
những ngày đại tang tiễn đưa vị Cha Chung của Giáo Hội Việt Nam về Nhà Cha trên trời
Thành kính phân ưu
Toàn Ban VietCatholic
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thân phận nghiệt ngã: nô lệ giặc Tầu
Lữ Giang
08:37 25/02/2009
Hữu nghị với Tàu hay đồng minh với Mỹ đều có những nghiệt ngã. Đó là thân phận của các nước nhược tiểu. Chúng tôi đã viết khá nhiều về VNCH đồng minh với Mỹ. Năm nay, nhân kỷ niệm 30 năm của sự đổ vỡ tình hữu nghị Việt – Trung, chúng ta thử nhìn lại biến cố này.
Như mọi người đã biết, ngày 25.12.1978, bộ đội VN bắt đầu mở cuộc tấn công Campuchia, sau đó ngày 17.2.1979, Trung Quốc xua quân qua biên giới Việt - Trung để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Ngoài ra, Hà Nội còn phải chịu áp lực nặng nề về cả quân sự lẫn chính trị của các cường quốc Tây phương và Liên Hiệp Quốc đòi Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia. Nhờ cơ may nào, Đảng CSVN đã tồn tại được?
Chúng ta đừng đi lề bên phải hay lề bên trái, mà hãy nhìn lại lịch sử một cách khách quan để rút kinh nghiệm.
GIA TÀI CỦA MẸ
Trịnh Công Sơn đã mở đầu bài “Gia tài của Mẹ” bằng 5 câu hát thật buồn:
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu,
Một trăm năm đô hộ giặc Tây,
Hai mươi năm nội chiến từng ngày,
Gia tài của Mẹ - để lại cho con,
Gia tài của Mẹ - là nước Việt buồn.
Trong đống gia tài của Mẹ đó, “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu” là đau thương và lâu dài nhất. Ngoài một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, trong tiến trình lịch sử, dân tộc ta còn phải chịu rất nhiều áp lực nặng nề và liên tục của Trung Quốc. May nhờ cha ông của chúng ta biết vận dụng “tam thập lục” một cách khôn khéo, khi cương khi nhu, nên mới bảo tồn được đất nước.
Vua Tàu ngày xưa được coi là Thiên Tử (con trời) thay trời trị dân. Do đó: “Khắp dưới gầm trời không đâu không là đất của vua. Tất cả trên mặt đất không ai không là dân của vua.” Đây là căn bản của chủ nghĩa bá quyền và bành trướng của Trung Quốc. Trung Quốc tự coi mình là tông chủ, còn các nước xung quanh đều là chư hầu. Trong hàng nghìn năm, Thiên Triều đã dùng hình thức Sắc Phong và Triều Cống để khuất phục các nước chư hầu. Mỗi khi chiếm được một nước chư hầu nào, Trung Quốc thường biến nước đó thành quận, huyện của Trung Quốc, tìm cách đồng hoá và khai thác tài nguyên.
Nước Việt được đặt dưới chế độ chư hầu của Trung Quốc từ bao giờ? Sách “Cương mục tiền biên” của Trung Quốc có ghi rằng một sứ bộ của Việt Thường đầu tiên đã đến chầu vua Nghiêu năm 2353 trước công nguyên để dâng rùa. Việt Thường nói ở đây là một trong 15 bộ tộc của Văn Lang.
“Đại Việt Sử Ký” có chép rằng vua Hùng cử sứ giả sang thăm Chu Thành Vương năm 1110 trước công nguyên và cống hai chim trỉ trắng.
Như vậy nước Việt bị biến thành chư hầu của Trung Quốc đã lâu lắm rồi và chế độ này chỉ chấm dứt sau khi Pháp chiếm Đông Dương. Nhà lãnh đạo của nước chư hầu nào muốn lên làm vua ở nước mình đều phải viết tờ biểu và xin sắc phong. Ngồi đọc lại những tờ biểu này, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng xót xa, nhưng cha ông chúng ta không thể làm gì khác hơn. Chúng tôi chỉ đưa ra hai tờ biểu của hai anh hùng bậc nhất của dân tộc ta là Lê Lợi và Nguyễn Huệ qúy vị cũng có thể thấy rõ điều đó:
Trong bộ “Việt Nam Sử Lược” , cụ Trần Trọng Kim (1882 – 1953) có kể lại, sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi đã sai Nguyễn Trải viết “Bình Ngô Đại Cáo” báo tin chiến thắng với lời lẽ rất oai hùng để làm dân phấn khởi, nhưng sau đó Lê Lợi lại cho viết một tờ biểu đứng tên Trần Cao, rồi sai Lê Thiên Dĩnh và Lê Quang Cảnh đem phương vật sang sứ nhà Minh xin phong vương với những lời lẽ hoàn toàn trái ngược lại. Tờ biểu rất dài. Sau đây là một đoạn tiêu biểu:
“Ngờ đâu quan quân xa xôi mới đến thấy voi sợ hải, tức khắc vỡ tan. Việc đã xẩy ra như vậy, dẫu bởi sự bất đắc dĩ của người trong nước cũng là lỗi của tôi...”
Vua nhà Minh bấy giờ là Tuyên Tông xem biểu biết rằng giả dối, nhưng cũng muốn nhân việc này để thôi việc binh nên chấp nhận.
Nguyễn Huệ cũng đã bắt chước tiền nhân làm như vậy sau khi đánh thắng quân Thanh trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa. Nguyễn Huệ đã sai Hám Hồ Hầu dẫn sứ bộ qua Trung Quốc dâng biểu lên vua Càn Long. Tờ biểu này viết cũng thê thảm không khác tờ biểu Lê Lợi dâng lên vua Minh, trong đó có đoạn như sau:
“Nếp nghĩ Đại Hoàng Đế là bậc theo ý trời, ban trị hoá, làm cho cành khô lại xanh tươi, cây kiệt lại nảy nở. Xin ngài lựa theo tự nhiên, thứ cho cái tội đón đánh Tôn Sĩ Nghị và xét cho tấc thành mấy phen đã gõ cửa ải, dâng lời tâu bày...”
Thấy cuộc viễn chinh khó đem lại thắng lợi, vua Càn Long chấp nhận ban sắc phong nhưng đòi An Nam phải lập đền thờ Hứa Thế Hanh và sang năm, nhân bát tuần khánh thọ của vua Càn Long, quốc vương nước Nam phải đích thân sang triều cận!
Ngày nay, có người đã phê phán những tờ biểu của tiền nhân là hèn nhát, nhưng trong thời đại của luật rừng, trước một đối thủ cực mạnh và lúc nào cũng hung hăng con bọ xít, nếu cha ông chúng ta không khôn khéo như thế làm sao có thể “Nam quốc sơn hà, nam đế cư”?
Các vua Chiêm Thành và Khmer ngày xưa, tuy là nước yếu, nhưng không biết xử dụng “tam thập lục kế” của Tàu, cứ cương đại, cương ẩu... nên bị người Việt dùng sức mạnh chiếm mất đất.
Cụ Trần Trọng Kim là sử gia sau cùng dám viết lại sự thật lịch sử dân tộc dựa theo sử liệu của cha ông để lại. Sau đó, vì muốn phục vụ cho mục tiêu chính trị, đa số các “sử gia”, dù đứng bên này hay bên kia chiến tuyến, đã tìm cách huyền thoại hoá lịch sử, sống với huyền thoại đó, và bắt những người khác phải suy nghĩ và sống như vậy, nên sử không còn là sử nữa, và lớp người sau không còn rút được kinh nghiệm của cha ông.
CÔNG CỤ CỦA BÁ QUYỀN
Trong thời gian chiến tranh lạnh, Đảng Cộng Sản Quốc Tế và Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã xử dụng Đảng CSVN như một công cụ để chiếm Đông Dương. Vì thế, cả Liên Sô lẫn Trung Quốc đã yểm trợ Đảng CSVN tối đa. Mao Trạch Đông đã từng nói:
“Nhân dân Việt Nam đã hy sinh nhiều, cống hiến nhiều đối với nhân dân Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc phải cám ơn và có nghĩa vụ giúp đỡ, ủng hộ nhân dân Việt Nam”.
Năm 1972, khi Tổng Thống Nixon đến Bắc Kinh, Mao Trạch Đông lại nói:
“Thành thật mà nói, nhân dân Trung Quốc, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nhân dân thế giới phải cám ơn nhân dân Việt Nam đã đánh thắng Mỹ. Các đồng chí chiến thắng mới buộc Nixon phải đi Bắc Kinh...”
Nói cách khác, Bắc Kinh đã coi Đảng CSVN như một thứ lính đánh thuê (mercenary) của mình.
Nhưng “tình hữu nghị đời đời bền vững” giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải lúc nào cũng tốt đẹp, trái lại có những lúc rất đắng cay. Những sự đắng cay này đã được Bộ Ngoại Giao Hà Nội ghi lại khá đầy đủ trong tập “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” do nhà xuất bản Sự Thật ấn hành vào tháng 10 năm 1979. Mở đầu tập này, nhà xuất bản Sự Thật đã giới thiệu:
“Cuốn Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong một thời gian dài.”
Ngoài ra, giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa luôn có những sự bất đồng, nên Hà Nội phải chơi trò “đu dây” để giữ thế đứng của mình và trục lợi ở cả hai phía. Tuy nhiên, Bắc Kinh thường ép Hà Hội đứng về phía họ và chống lại Liên Sô. Tài liệu của Hà Nội cho biết năm 1963 Trung Quốc đã đưa ra 25 điểm của Phong Trào Giải Phóng Trên Thế Giới và Đặng Thiệu Bình đã thông báo cho các nhà lãnh đạo Hà Nội rằng Trung Quốc sẽ viện trợ cho Việt Nam 1 tỷ nhân dân tệ nếu Việt Nam khuớc từ mọi viện trợ của Liên Sô. Năm 1966, Trung Quốc hô hào thành lập Mặt Trận Nhân Dân Thế Giới chống Mỹ và tay sai, nhưng nói rõ mặt trận này không bao gồm Liên Sô. Sau đó, Trung Quốc đã gây khó khăn cho việc chuyễn hàng viện trợ của Liên Sô và các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam quá cảng qua đất Trung Quốc.
ĐU DÂY BỊ ĐỨT!
Sau khi Đảng CSVN chiếm được miền Nam Việt Nam, sự mâu thuẫn giữa Liên Sô và Trung Quốc ngày càng trở nên trầm trọng hơn, và Hà Nội đã ngã về phía Liên Sô. Đại hội Đảng CSVN lần IV vào tháng 12/1976 đã loại dần các phần tử thân Trung Quốc. Hoàng Văn Hoan, Ủy viên Bộ Chính trị từ 1956 và là Đại Sứ VN ở Trung Quốc từ 1950-1957, mất hết chức vụ trong đảng. Ba cựu đại sứ tại Trung Quốc cũng mất chức Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng.
Ngày 30.7.1977, hai tuần sau khi Việt Nam và Lào ký hiệp ước đồng minh, Ngoại Trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa đọc diễn văn nói đến sự nguy hiểm của “chủ nghĩa xét lại Sô Viết”, và công khai cảnh cáo VN về hậu quả của một cuộc xâm lấn Campuchia. Trung Quốc muốn Campuchia và Lào phải nằm trong vòng ảnh hưởng của mình.
Cuộc xung đột về biên giới Việt Nam – Camphchia vào tháng 9 năm 1977 do Khmer Đỏ gây ra đã làm cho quan hệ Việt – Trung xấu đi. Tháng 11/1977 Lê Duẫn đến Bắc Kinh xin viện trợ kinh tế. Nhưng Trung Quốc viện lý do đang gặp khó khăn nên không thể viện trợ cho Việt Nam. Khi trở về, Lê Duẩn đã tìm cách làm hoà với Campuchia để làm giảm bớt sự căng thẳng với Trung Quốc. Nhưng ngày 3.12.1977, Phó Thủ Tướng Trung Quốc Trần Vĩnh Quý dẫn phái đoàn tới Campuchia, và ít lâu sau Khmer Đỏ lại mở cuộc tấn công lớn vào biên giới Việt Nam. Ngày 19.1.1978, Tân Hoa xã lên án Mạc Tư Khoa lợi dụng sự thù địch giữa Việt Nam và Campuchia để tăng ảnh hưởng ở Đông Á.
Thêm vào đó, Hội nghị Trung Ương Đảng CSVN vào tháng 2/1978 đã quyết định đánh tư sản mại bản ở miền Nam, tịch thu hơn 30.000 doanh nghiệp tư ở miền Nam, trong đó đa số do người Hoa sở hữu. Đa số người Hoa đã bỏ Việt Nam đi qua Trung Quốc hay các nước khác. Ngày 26.5.1978 Trung Quốc loan báo gửi tàu đến Việt Nam để đón những người Hoa đang trốn chạy. Ngày 7.6.1978 Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “VN đang ngã về Liên Sô, kẻ thù của Trung Quốc.”
Lấy lý do cần có tiền để “nuôi nạn kiều”, ngày 13.5.1978 nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút một bộ phận chuyên gia về nước. Ngày 3.7.1978 chính phủ Trung Quốc lại tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước. Ngày 22.12.1978, Trung Quốc đơn phương ngừng vận chuyển hành khách xe lửa tới Việt Nam.
Ngày 25.12.1978, bộ đội VN bắt đầu mở cuộc tấn công qua Campuchia. Bộ đội VN tấn công từ nhiều ngã, lần lượt chiếm các tỉnh bờ đông sông Mekong, sau đó tiến vào Nam Vang. Tới rạng sáng ngày 7.1.1979, các quốc lộ số 1 và số 7, cửa ngõ vào thủ đô Nam Vang, đã vào tay bộ đội Việt Nam và chính quyền Khmer Đỏ hoàn toàn bị xóa sổ. Nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập ba ngày sau đó.
Trung Quốc phản ứng bằng cách lên kế hoạch cho cuộc chiến biên giới. Trong khi đi thăm Mỹ, Đặng Tiểu Bình thông báo cho chính quyền Carter rằng Việt Nam sẽ phải trả giá.
Ngày 17.2.1979, Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung trên đất liền thuộc 6 tỉnh của Việt Nam ở phía Bắc với qui mô 20 sư đoàn bộ binh. Cuộc chiến này đã được hai bên cũng như các hãng thông tấn quốc tế công bố đầy đủ hình ảnh và tài liệu nên chúng tôi thấy không cần bàn đến.
HAI MẶT GIÁP CÔNG
Cuộc chiến tranh “giải phóng Campuchia” của Việt Nam đã gây tổn thất nặng cho Việt Nam cả về mặt quân sự lẫn chính trị.
1.- Thiệt hại về quân sự
Cuộc chiến tại Campuchia rất thê thảm. Ông Bùi Tín cho biết: "Trung Quốc đã giúp hết sức cho Khmer Đỏ dựng dậy. Cả Thái Lan cũng rõ ràng đứng về phía Trung Quốc và Khmer Đỏ. Đến năm 81-82 tôi đã thấy là không ổn, tình hình không kiểm soát nổi. Vào thời điểm ấy đã có ý kiến là nên giao Campuchia lại cho Liên Hiệp Quốc."
Trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC, ông Hà Văn Tuấn, đã nói về các đồng đội cũ của mình:
"Hồi đó ở chiến trường, lúc nào sống thì biết sống, mà lúc nào chết thì biết chết. Đang ngồi chung với nhau, cũng có thể chết bất cứ lúc nào hai, ba người..."
Các địa danh nằm dọc biên giới Thái Lan nơi lính Khmer Đỏ lui về cố thủ, ghi dấu những trận đánh đẫm máu, giành giật không phân thắng bại. Một cựu bộ đội khác, ông Bùi Văn Lương, nhớ lại:
"Hồi đó chiến dịch mùa khô, tôi là lính xe tăng đi chiến dịch. Phơi nắng phơi sương cả ngày đêm. Trận đầu tiên, đánh từ lúc bốn giờ sáng tới một giờ chiều mà không lấy được căn cứ của địch. Xe tăng cháy không biết bao nhiêu."
Tính từ khi tiến vào thủ đô Nam Vang ngày 7.1.1979 cho tới khi rút hoàn toàn khỏi Campuchia vào tháng 12/1989, một tài liệu thống kê cho biết Việt Nam mất từ 10.000 tới 30.000 quân, nhưng một tài liệu khác nói rằng con số tổn thất này đã lên đến 50.000. Có nhân chứng hồi tưởng về cảnh ba lô bộ đội tử trận chồng chất trên đường băng Tân Sơn Nhất sau những lần gom quân.
2.- Thiệt hại về chính trị
Ngày 6.1.1979, một phi cơ Trung Quốc đến Nam Vang chở Sihanouk và gia đình qua Bắc Kinh. Ngày 7.1.1979, khi Sihanouk đang dự tiệc mừng hội ngộ thì nghe tin Việt Cộng đã chiếm Nam Vang. Ngày 8.1.1979, Trung Quốc đưa Sihanouk ra họp báo để tố cáo bọn bá quyền Việt Nam xâm lược. Cuộc họp báo được chuẩn bị rất chu đáo. Quan thầy Trung Quốc đã chỉ cho Sihanouk phải nói năng như thế nào. Nhưng kết quả thật quá bất ngờ! Sihanouk kể lại, lúc đầu ông tuyên bố đúng theo sách của quan thầy dạy, nhưng khi các ký giả quốc tế hỏi dồn tới, ông không còn tự chủ được nữa, quay lại tố Khmer Đỏ thi hành chính sách diệt chủng!
Cuối tháng 1 năm 1979, Hội Đồng Liên Hiệp Quốc họp, Trung Quốc đưa Sihanouk đi theo. Có người đã nói nhỏ vào tai Sihanouk: “Không nên bảo vệ cái gì không thể bảo vệ được.” Sihanouk gật gù tỏ ý biết hết rồi. Ấy thế mà khi ra trước Hội Đồng Bảo An, Trung Quốc lên dây cót, Sihanouk hát y chang như đã thu vô. Ông tố cáo Việt Nam đủ điều và cương quyết bảo vệ “chính nghĩa Campuchia dân chủ.” Trung Quốc cười khoái trá và cho Sihanouk đi bát phố chơi thoải mái.
Lợi dụng cơ hội ngàn năm một thủa này, Sihanouk vào xin Mỹ tị nạn chính trị. Mỹ tiếp rất tử tế, nhưng lắc đầu cái chuyện xin tỵ nạn. Thấy thế, Đặng Thiệu Bình nói với Sihanouk: Ngài đã từng nói ngài đã coi Trung Quốc là “quê hương thứ hai”, tại sao ngài phải đi tìm nơi nào khác mà không chọn “quê hương thứ hai” này? Không còn cách nào khác, Sihanouk đành trở lại “quê hương thứ hai”!
Do sự phối hợp với các quốc gia Tây Phương, ngày 22.6.1982 Trung Quốc dẫn Sihanouk đến Kuala Lumpur ký với Son Sann và Khieu Samphan (Khmer Đỏ) thành lập cái gọi là “chính phủ liên hiệp” quốc cộng để chống bọn bá quyền Việt Nam và tay sai là Heng Samrin. Ký xong, mực chưa ráo, Sihanouk nói với các ký giả: “Đó là một sự liên hiệp nhục nhã! Một sự liên hiệp không trông sạch và cũng không có gì vẽ vang. Một sự liên hiệp đáng ghê tởm. Một hiệp ước với quỷ sứ!...”
Nhưng “Chính phủ liên hiệp” nói trên lại được Liên Hiệp Quốc và đa số các cường quốc công nhận và đòi Việt Nam phải rút khỏi Campuchia.
Bị áp lực của Liên Hiệp Quốc và các quốc gia Tây phương, Việt Nam đã rút khỏi Campuchia vào tháng 12/1989, nhưng qua các cuộc bầu cư do sự giám sát của LHQ, Việt Nam cũng đã hình thành được một chính phủ Cambodia thân Việt Nam, do Việt Nam chỉ đạo và bảo vệ.
CƠ MAY LẠI ĐẾN
Trong thời gian từ 1975 đến 1989, với những đòn thù độc địa của Trung Quốc, áp lực của các quốc gia Tây Phương, và những sai lầm trong chính sách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” theo giáo điều một cách mù quáng, Đảng CSVN đã đưa đất nước tới bờ vực thẳm. Thế thì tại sao Việt Nam đã phục hồi lại được?
1.- Gặp thời cơ
Năm 1985, khi nền kinh tế Liên Sô lâm nguy, ông Mikhail Gorbachev được bầu làm Tổng Bí Thư Đảng Công Sản Liên Sô. Ông đã đưa ra những đường lối mới để cứu nguy như glasnost (cởi mở), perestroika (tái cấu trúc), demokratizatsiya (dân chủ hóa), uskoreniye (tăng tốc nông nghiệp)...
Đảng CSVN bám ngay chủ trương này của Gorbachev để tìm một lối thoát. Nguyễn Văn Linh, người bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị năm 1982, được thu dụng trở lại để làm con bài thí cho một chính sách đổi mới theo kiểu Gorbachev. Nguyễn Văn Linh tuyên bố:
"Muốn thấy đúng những sự thật về kinh tế xã hội của nước ta là phải đổi mới. Chỉ có đổi mới thì mới phát huy được những nhân tố mới để sửa chữa những sai lầm trầm trọng hiện nay. Và muốn đổi mới thắng lợi thì phải đấu tranh chống cái cũ, chống cái bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ quan nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thói quen lỗi thời dai dẳng. Đây là một cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trên mọi lĩnh vực và trong bản thân từng người chúng ta".
Với những chủ trương như thế, Đảng CSVN từ bỏ dần kinh tế xã hội chủ nghĩa và chuyển qua kinh tế thị trường, mở cửa đón nhận hệ thống thương mại và đầu tư của các quốc gia tư bản. Phương thức này đã giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi dần.
2.- Sự sụp đổ của các chế độ cộng sản Đông Âu và Liên Sô.
Hai biến cố quan trọng xẩy ra trong khối Cộng Sản từ năm 1989 đến 1991 đã khiến Trung Quốc phải thay đổi thái độ:
Thứ nhất, những diễn tiến về sự sụp đổ chớp nhoáng và đầy ngoạn mục của các chế độ cộng sản ở Đông Châu vào cuối năm 1989 đã xẩy ra hoàn toàn ngoài mọi dự tưởng của những chính trị gia lỗi lạc nhất thế giới.
Thứ hai, tháng 3/1990, một cuộc bầu cử tự do đã được thực hiện tại Liên Sô và ông Nikhail Gorbachev đắc cử Tổng Thống Liên Bang Sô Viết. Ngày 19.81991, phe quân nhân và cộng sản giáo điều làm đảo chánh lật đổ Tổng Bí Thư Gorbachev nhưng thất bại. Ngày 24.8.1991 ông Gorbachev tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản Nga và từ chức Tổng Bí Thư. Ngày 17.12.1991 Liên Bang Cộng Hòa Sô Viết giải tán.
Lúc đó, trên thế giới chỉ còn lại 4 nước theo chế độ cộng sản, đó là Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Hàn. Trước tình thế này, Trung Quốc bị bắt buộc phải làm hoà với Việt Nam để tạo một cái thế liên hoàn. Nhiều người tin rằng nếu chế độ cộng sản ở Liên Sô và các nước Đông Âu sụp đổ chậm hơn, Việt Nam khó chịu đựng nổi những đòn độc của Trung Quốc.
Ngoài thời cơ, chúng ta cũng phải công nhận rằng Đảng CSVN có khả năng biến đổi một cách nhanh chóng. Mặc dầu được xây dựng trong hệ thống giáo điều, Đảng CSVN đã không ôm chặt “Bốn Không” hay “Bốn Có” mà tùy cơ ứng biến: Từ kinh tế xã hội chủ nghĩa nhảy qua kinh tế thị trường, từ chủ trương “Chống Mỹ cứu nước” đi đến quyết định “Nhờ Mỹ cứu Đảng” ... Nay Đảng CSVN lại chơi trò đu dây để tạo cái thế quân bình.
Hôm 17.2.2009, nhân kỷ niệm 30 năm Chiến Tranh Biên Giới, bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã nói với báo chí:
“Trung Quốc và Việt Nam đã có một quá khứ không vui nhưng điều quan trọng là các lãnh đạo hai bên đã đạt được thỏa thuận mở ra tương lai và hai nước cùng chia sẻ mong muốn đó”.
Bà “hy vọng sẽ để lại phía sau quá khứ và hướng đến tương lai” .
Nhưng vấn đề có lẽ không giản dị như vậy.
(Ngày 24.2.2009)
Như mọi người đã biết, ngày 25.12.1978, bộ đội VN bắt đầu mở cuộc tấn công Campuchia, sau đó ngày 17.2.1979, Trung Quốc xua quân qua biên giới Việt - Trung để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Ngoài ra, Hà Nội còn phải chịu áp lực nặng nề về cả quân sự lẫn chính trị của các cường quốc Tây phương và Liên Hiệp Quốc đòi Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia. Nhờ cơ may nào, Đảng CSVN đã tồn tại được?
Chúng ta đừng đi lề bên phải hay lề bên trái, mà hãy nhìn lại lịch sử một cách khách quan để rút kinh nghiệm.
GIA TÀI CỦA MẸ
Trịnh Công Sơn đã mở đầu bài “Gia tài của Mẹ” bằng 5 câu hát thật buồn:
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu,
Một trăm năm đô hộ giặc Tây,
Hai mươi năm nội chiến từng ngày,
Gia tài của Mẹ - để lại cho con,
Gia tài của Mẹ - là nước Việt buồn.
Trong đống gia tài của Mẹ đó, “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu” là đau thương và lâu dài nhất. Ngoài một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, trong tiến trình lịch sử, dân tộc ta còn phải chịu rất nhiều áp lực nặng nề và liên tục của Trung Quốc. May nhờ cha ông của chúng ta biết vận dụng “tam thập lục” một cách khôn khéo, khi cương khi nhu, nên mới bảo tồn được đất nước.
Vua Tàu ngày xưa được coi là Thiên Tử (con trời) thay trời trị dân. Do đó: “Khắp dưới gầm trời không đâu không là đất của vua. Tất cả trên mặt đất không ai không là dân của vua.” Đây là căn bản của chủ nghĩa bá quyền và bành trướng của Trung Quốc. Trung Quốc tự coi mình là tông chủ, còn các nước xung quanh đều là chư hầu. Trong hàng nghìn năm, Thiên Triều đã dùng hình thức Sắc Phong và Triều Cống để khuất phục các nước chư hầu. Mỗi khi chiếm được một nước chư hầu nào, Trung Quốc thường biến nước đó thành quận, huyện của Trung Quốc, tìm cách đồng hoá và khai thác tài nguyên.
Nước Việt được đặt dưới chế độ chư hầu của Trung Quốc từ bao giờ? Sách “Cương mục tiền biên” của Trung Quốc có ghi rằng một sứ bộ của Việt Thường đầu tiên đã đến chầu vua Nghiêu năm 2353 trước công nguyên để dâng rùa. Việt Thường nói ở đây là một trong 15 bộ tộc của Văn Lang.
“Đại Việt Sử Ký” có chép rằng vua Hùng cử sứ giả sang thăm Chu Thành Vương năm 1110 trước công nguyên và cống hai chim trỉ trắng.
Như vậy nước Việt bị biến thành chư hầu của Trung Quốc đã lâu lắm rồi và chế độ này chỉ chấm dứt sau khi Pháp chiếm Đông Dương. Nhà lãnh đạo của nước chư hầu nào muốn lên làm vua ở nước mình đều phải viết tờ biểu và xin sắc phong. Ngồi đọc lại những tờ biểu này, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng xót xa, nhưng cha ông chúng ta không thể làm gì khác hơn. Chúng tôi chỉ đưa ra hai tờ biểu của hai anh hùng bậc nhất của dân tộc ta là Lê Lợi và Nguyễn Huệ qúy vị cũng có thể thấy rõ điều đó:
Trong bộ “Việt Nam Sử Lược” , cụ Trần Trọng Kim (1882 – 1953) có kể lại, sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi đã sai Nguyễn Trải viết “Bình Ngô Đại Cáo” báo tin chiến thắng với lời lẽ rất oai hùng để làm dân phấn khởi, nhưng sau đó Lê Lợi lại cho viết một tờ biểu đứng tên Trần Cao, rồi sai Lê Thiên Dĩnh và Lê Quang Cảnh đem phương vật sang sứ nhà Minh xin phong vương với những lời lẽ hoàn toàn trái ngược lại. Tờ biểu rất dài. Sau đây là một đoạn tiêu biểu:
“Ngờ đâu quan quân xa xôi mới đến thấy voi sợ hải, tức khắc vỡ tan. Việc đã xẩy ra như vậy, dẫu bởi sự bất đắc dĩ của người trong nước cũng là lỗi của tôi...”
Vua nhà Minh bấy giờ là Tuyên Tông xem biểu biết rằng giả dối, nhưng cũng muốn nhân việc này để thôi việc binh nên chấp nhận.
Nguyễn Huệ cũng đã bắt chước tiền nhân làm như vậy sau khi đánh thắng quân Thanh trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa. Nguyễn Huệ đã sai Hám Hồ Hầu dẫn sứ bộ qua Trung Quốc dâng biểu lên vua Càn Long. Tờ biểu này viết cũng thê thảm không khác tờ biểu Lê Lợi dâng lên vua Minh, trong đó có đoạn như sau:
“Nếp nghĩ Đại Hoàng Đế là bậc theo ý trời, ban trị hoá, làm cho cành khô lại xanh tươi, cây kiệt lại nảy nở. Xin ngài lựa theo tự nhiên, thứ cho cái tội đón đánh Tôn Sĩ Nghị và xét cho tấc thành mấy phen đã gõ cửa ải, dâng lời tâu bày...”
Thấy cuộc viễn chinh khó đem lại thắng lợi, vua Càn Long chấp nhận ban sắc phong nhưng đòi An Nam phải lập đền thờ Hứa Thế Hanh và sang năm, nhân bát tuần khánh thọ của vua Càn Long, quốc vương nước Nam phải đích thân sang triều cận!
Ngày nay, có người đã phê phán những tờ biểu của tiền nhân là hèn nhát, nhưng trong thời đại của luật rừng, trước một đối thủ cực mạnh và lúc nào cũng hung hăng con bọ xít, nếu cha ông chúng ta không khôn khéo như thế làm sao có thể “Nam quốc sơn hà, nam đế cư”?
Các vua Chiêm Thành và Khmer ngày xưa, tuy là nước yếu, nhưng không biết xử dụng “tam thập lục kế” của Tàu, cứ cương đại, cương ẩu... nên bị người Việt dùng sức mạnh chiếm mất đất.
Cụ Trần Trọng Kim là sử gia sau cùng dám viết lại sự thật lịch sử dân tộc dựa theo sử liệu của cha ông để lại. Sau đó, vì muốn phục vụ cho mục tiêu chính trị, đa số các “sử gia”, dù đứng bên này hay bên kia chiến tuyến, đã tìm cách huyền thoại hoá lịch sử, sống với huyền thoại đó, và bắt những người khác phải suy nghĩ và sống như vậy, nên sử không còn là sử nữa, và lớp người sau không còn rút được kinh nghiệm của cha ông.
CÔNG CỤ CỦA BÁ QUYỀN
Trong thời gian chiến tranh lạnh, Đảng Cộng Sản Quốc Tế và Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã xử dụng Đảng CSVN như một công cụ để chiếm Đông Dương. Vì thế, cả Liên Sô lẫn Trung Quốc đã yểm trợ Đảng CSVN tối đa. Mao Trạch Đông đã từng nói:
“Nhân dân Việt Nam đã hy sinh nhiều, cống hiến nhiều đối với nhân dân Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc phải cám ơn và có nghĩa vụ giúp đỡ, ủng hộ nhân dân Việt Nam”.
Năm 1972, khi Tổng Thống Nixon đến Bắc Kinh, Mao Trạch Đông lại nói:
“Thành thật mà nói, nhân dân Trung Quốc, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nhân dân thế giới phải cám ơn nhân dân Việt Nam đã đánh thắng Mỹ. Các đồng chí chiến thắng mới buộc Nixon phải đi Bắc Kinh...”
Nói cách khác, Bắc Kinh đã coi Đảng CSVN như một thứ lính đánh thuê (mercenary) của mình.
Nhưng “tình hữu nghị đời đời bền vững” giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải lúc nào cũng tốt đẹp, trái lại có những lúc rất đắng cay. Những sự đắng cay này đã được Bộ Ngoại Giao Hà Nội ghi lại khá đầy đủ trong tập “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” do nhà xuất bản Sự Thật ấn hành vào tháng 10 năm 1979. Mở đầu tập này, nhà xuất bản Sự Thật đã giới thiệu:
“Cuốn Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong một thời gian dài.”
Ngoài ra, giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa luôn có những sự bất đồng, nên Hà Nội phải chơi trò “đu dây” để giữ thế đứng của mình và trục lợi ở cả hai phía. Tuy nhiên, Bắc Kinh thường ép Hà Hội đứng về phía họ và chống lại Liên Sô. Tài liệu của Hà Nội cho biết năm 1963 Trung Quốc đã đưa ra 25 điểm của Phong Trào Giải Phóng Trên Thế Giới và Đặng Thiệu Bình đã thông báo cho các nhà lãnh đạo Hà Nội rằng Trung Quốc sẽ viện trợ cho Việt Nam 1 tỷ nhân dân tệ nếu Việt Nam khuớc từ mọi viện trợ của Liên Sô. Năm 1966, Trung Quốc hô hào thành lập Mặt Trận Nhân Dân Thế Giới chống Mỹ và tay sai, nhưng nói rõ mặt trận này không bao gồm Liên Sô. Sau đó, Trung Quốc đã gây khó khăn cho việc chuyễn hàng viện trợ của Liên Sô và các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam quá cảng qua đất Trung Quốc.
ĐU DÂY BỊ ĐỨT!
Sau khi Đảng CSVN chiếm được miền Nam Việt Nam, sự mâu thuẫn giữa Liên Sô và Trung Quốc ngày càng trở nên trầm trọng hơn, và Hà Nội đã ngã về phía Liên Sô. Đại hội Đảng CSVN lần IV vào tháng 12/1976 đã loại dần các phần tử thân Trung Quốc. Hoàng Văn Hoan, Ủy viên Bộ Chính trị từ 1956 và là Đại Sứ VN ở Trung Quốc từ 1950-1957, mất hết chức vụ trong đảng. Ba cựu đại sứ tại Trung Quốc cũng mất chức Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng.
Ngày 30.7.1977, hai tuần sau khi Việt Nam và Lào ký hiệp ước đồng minh, Ngoại Trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa đọc diễn văn nói đến sự nguy hiểm của “chủ nghĩa xét lại Sô Viết”, và công khai cảnh cáo VN về hậu quả của một cuộc xâm lấn Campuchia. Trung Quốc muốn Campuchia và Lào phải nằm trong vòng ảnh hưởng của mình.
Cuộc xung đột về biên giới Việt Nam – Camphchia vào tháng 9 năm 1977 do Khmer Đỏ gây ra đã làm cho quan hệ Việt – Trung xấu đi. Tháng 11/1977 Lê Duẫn đến Bắc Kinh xin viện trợ kinh tế. Nhưng Trung Quốc viện lý do đang gặp khó khăn nên không thể viện trợ cho Việt Nam. Khi trở về, Lê Duẩn đã tìm cách làm hoà với Campuchia để làm giảm bớt sự căng thẳng với Trung Quốc. Nhưng ngày 3.12.1977, Phó Thủ Tướng Trung Quốc Trần Vĩnh Quý dẫn phái đoàn tới Campuchia, và ít lâu sau Khmer Đỏ lại mở cuộc tấn công lớn vào biên giới Việt Nam. Ngày 19.1.1978, Tân Hoa xã lên án Mạc Tư Khoa lợi dụng sự thù địch giữa Việt Nam và Campuchia để tăng ảnh hưởng ở Đông Á.
Thêm vào đó, Hội nghị Trung Ương Đảng CSVN vào tháng 2/1978 đã quyết định đánh tư sản mại bản ở miền Nam, tịch thu hơn 30.000 doanh nghiệp tư ở miền Nam, trong đó đa số do người Hoa sở hữu. Đa số người Hoa đã bỏ Việt Nam đi qua Trung Quốc hay các nước khác. Ngày 26.5.1978 Trung Quốc loan báo gửi tàu đến Việt Nam để đón những người Hoa đang trốn chạy. Ngày 7.6.1978 Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “VN đang ngã về Liên Sô, kẻ thù của Trung Quốc.”
Lấy lý do cần có tiền để “nuôi nạn kiều”, ngày 13.5.1978 nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút một bộ phận chuyên gia về nước. Ngày 3.7.1978 chính phủ Trung Quốc lại tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước. Ngày 22.12.1978, Trung Quốc đơn phương ngừng vận chuyển hành khách xe lửa tới Việt Nam.
Ngày 25.12.1978, bộ đội VN bắt đầu mở cuộc tấn công qua Campuchia. Bộ đội VN tấn công từ nhiều ngã, lần lượt chiếm các tỉnh bờ đông sông Mekong, sau đó tiến vào Nam Vang. Tới rạng sáng ngày 7.1.1979, các quốc lộ số 1 và số 7, cửa ngõ vào thủ đô Nam Vang, đã vào tay bộ đội Việt Nam và chính quyền Khmer Đỏ hoàn toàn bị xóa sổ. Nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập ba ngày sau đó.
Trung Quốc phản ứng bằng cách lên kế hoạch cho cuộc chiến biên giới. Trong khi đi thăm Mỹ, Đặng Tiểu Bình thông báo cho chính quyền Carter rằng Việt Nam sẽ phải trả giá.
Ngày 17.2.1979, Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung trên đất liền thuộc 6 tỉnh của Việt Nam ở phía Bắc với qui mô 20 sư đoàn bộ binh. Cuộc chiến này đã được hai bên cũng như các hãng thông tấn quốc tế công bố đầy đủ hình ảnh và tài liệu nên chúng tôi thấy không cần bàn đến.
HAI MẶT GIÁP CÔNG
Cuộc chiến tranh “giải phóng Campuchia” của Việt Nam đã gây tổn thất nặng cho Việt Nam cả về mặt quân sự lẫn chính trị.
1.- Thiệt hại về quân sự
Cuộc chiến tại Campuchia rất thê thảm. Ông Bùi Tín cho biết: "Trung Quốc đã giúp hết sức cho Khmer Đỏ dựng dậy. Cả Thái Lan cũng rõ ràng đứng về phía Trung Quốc và Khmer Đỏ. Đến năm 81-82 tôi đã thấy là không ổn, tình hình không kiểm soát nổi. Vào thời điểm ấy đã có ý kiến là nên giao Campuchia lại cho Liên Hiệp Quốc."
Trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC, ông Hà Văn Tuấn, đã nói về các đồng đội cũ của mình:
"Hồi đó ở chiến trường, lúc nào sống thì biết sống, mà lúc nào chết thì biết chết. Đang ngồi chung với nhau, cũng có thể chết bất cứ lúc nào hai, ba người..."
Các địa danh nằm dọc biên giới Thái Lan nơi lính Khmer Đỏ lui về cố thủ, ghi dấu những trận đánh đẫm máu, giành giật không phân thắng bại. Một cựu bộ đội khác, ông Bùi Văn Lương, nhớ lại:
"Hồi đó chiến dịch mùa khô, tôi là lính xe tăng đi chiến dịch. Phơi nắng phơi sương cả ngày đêm. Trận đầu tiên, đánh từ lúc bốn giờ sáng tới một giờ chiều mà không lấy được căn cứ của địch. Xe tăng cháy không biết bao nhiêu."
Tính từ khi tiến vào thủ đô Nam Vang ngày 7.1.1979 cho tới khi rút hoàn toàn khỏi Campuchia vào tháng 12/1989, một tài liệu thống kê cho biết Việt Nam mất từ 10.000 tới 30.000 quân, nhưng một tài liệu khác nói rằng con số tổn thất này đã lên đến 50.000. Có nhân chứng hồi tưởng về cảnh ba lô bộ đội tử trận chồng chất trên đường băng Tân Sơn Nhất sau những lần gom quân.
2.- Thiệt hại về chính trị
Ngày 6.1.1979, một phi cơ Trung Quốc đến Nam Vang chở Sihanouk và gia đình qua Bắc Kinh. Ngày 7.1.1979, khi Sihanouk đang dự tiệc mừng hội ngộ thì nghe tin Việt Cộng đã chiếm Nam Vang. Ngày 8.1.1979, Trung Quốc đưa Sihanouk ra họp báo để tố cáo bọn bá quyền Việt Nam xâm lược. Cuộc họp báo được chuẩn bị rất chu đáo. Quan thầy Trung Quốc đã chỉ cho Sihanouk phải nói năng như thế nào. Nhưng kết quả thật quá bất ngờ! Sihanouk kể lại, lúc đầu ông tuyên bố đúng theo sách của quan thầy dạy, nhưng khi các ký giả quốc tế hỏi dồn tới, ông không còn tự chủ được nữa, quay lại tố Khmer Đỏ thi hành chính sách diệt chủng!
Cuối tháng 1 năm 1979, Hội Đồng Liên Hiệp Quốc họp, Trung Quốc đưa Sihanouk đi theo. Có người đã nói nhỏ vào tai Sihanouk: “Không nên bảo vệ cái gì không thể bảo vệ được.” Sihanouk gật gù tỏ ý biết hết rồi. Ấy thế mà khi ra trước Hội Đồng Bảo An, Trung Quốc lên dây cót, Sihanouk hát y chang như đã thu vô. Ông tố cáo Việt Nam đủ điều và cương quyết bảo vệ “chính nghĩa Campuchia dân chủ.” Trung Quốc cười khoái trá và cho Sihanouk đi bát phố chơi thoải mái.
Lợi dụng cơ hội ngàn năm một thủa này, Sihanouk vào xin Mỹ tị nạn chính trị. Mỹ tiếp rất tử tế, nhưng lắc đầu cái chuyện xin tỵ nạn. Thấy thế, Đặng Thiệu Bình nói với Sihanouk: Ngài đã từng nói ngài đã coi Trung Quốc là “quê hương thứ hai”, tại sao ngài phải đi tìm nơi nào khác mà không chọn “quê hương thứ hai” này? Không còn cách nào khác, Sihanouk đành trở lại “quê hương thứ hai”!
Do sự phối hợp với các quốc gia Tây Phương, ngày 22.6.1982 Trung Quốc dẫn Sihanouk đến Kuala Lumpur ký với Son Sann và Khieu Samphan (Khmer Đỏ) thành lập cái gọi là “chính phủ liên hiệp” quốc cộng để chống bọn bá quyền Việt Nam và tay sai là Heng Samrin. Ký xong, mực chưa ráo, Sihanouk nói với các ký giả: “Đó là một sự liên hiệp nhục nhã! Một sự liên hiệp không trông sạch và cũng không có gì vẽ vang. Một sự liên hiệp đáng ghê tởm. Một hiệp ước với quỷ sứ!...”
Nhưng “Chính phủ liên hiệp” nói trên lại được Liên Hiệp Quốc và đa số các cường quốc công nhận và đòi Việt Nam phải rút khỏi Campuchia.
Bị áp lực của Liên Hiệp Quốc và các quốc gia Tây phương, Việt Nam đã rút khỏi Campuchia vào tháng 12/1989, nhưng qua các cuộc bầu cư do sự giám sát của LHQ, Việt Nam cũng đã hình thành được một chính phủ Cambodia thân Việt Nam, do Việt Nam chỉ đạo và bảo vệ.
CƠ MAY LẠI ĐẾN
Trong thời gian từ 1975 đến 1989, với những đòn thù độc địa của Trung Quốc, áp lực của các quốc gia Tây Phương, và những sai lầm trong chính sách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” theo giáo điều một cách mù quáng, Đảng CSVN đã đưa đất nước tới bờ vực thẳm. Thế thì tại sao Việt Nam đã phục hồi lại được?
1.- Gặp thời cơ
Năm 1985, khi nền kinh tế Liên Sô lâm nguy, ông Mikhail Gorbachev được bầu làm Tổng Bí Thư Đảng Công Sản Liên Sô. Ông đã đưa ra những đường lối mới để cứu nguy như glasnost (cởi mở), perestroika (tái cấu trúc), demokratizatsiya (dân chủ hóa), uskoreniye (tăng tốc nông nghiệp)...
Đảng CSVN bám ngay chủ trương này của Gorbachev để tìm một lối thoát. Nguyễn Văn Linh, người bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị năm 1982, được thu dụng trở lại để làm con bài thí cho một chính sách đổi mới theo kiểu Gorbachev. Nguyễn Văn Linh tuyên bố:
"Muốn thấy đúng những sự thật về kinh tế xã hội của nước ta là phải đổi mới. Chỉ có đổi mới thì mới phát huy được những nhân tố mới để sửa chữa những sai lầm trầm trọng hiện nay. Và muốn đổi mới thắng lợi thì phải đấu tranh chống cái cũ, chống cái bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ quan nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thói quen lỗi thời dai dẳng. Đây là một cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trên mọi lĩnh vực và trong bản thân từng người chúng ta".
Với những chủ trương như thế, Đảng CSVN từ bỏ dần kinh tế xã hội chủ nghĩa và chuyển qua kinh tế thị trường, mở cửa đón nhận hệ thống thương mại và đầu tư của các quốc gia tư bản. Phương thức này đã giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi dần.
2.- Sự sụp đổ của các chế độ cộng sản Đông Âu và Liên Sô.
Hai biến cố quan trọng xẩy ra trong khối Cộng Sản từ năm 1989 đến 1991 đã khiến Trung Quốc phải thay đổi thái độ:
Thứ nhất, những diễn tiến về sự sụp đổ chớp nhoáng và đầy ngoạn mục của các chế độ cộng sản ở Đông Châu vào cuối năm 1989 đã xẩy ra hoàn toàn ngoài mọi dự tưởng của những chính trị gia lỗi lạc nhất thế giới.
Thứ hai, tháng 3/1990, một cuộc bầu cử tự do đã được thực hiện tại Liên Sô và ông Nikhail Gorbachev đắc cử Tổng Thống Liên Bang Sô Viết. Ngày 19.81991, phe quân nhân và cộng sản giáo điều làm đảo chánh lật đổ Tổng Bí Thư Gorbachev nhưng thất bại. Ngày 24.8.1991 ông Gorbachev tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản Nga và từ chức Tổng Bí Thư. Ngày 17.12.1991 Liên Bang Cộng Hòa Sô Viết giải tán.
Lúc đó, trên thế giới chỉ còn lại 4 nước theo chế độ cộng sản, đó là Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Hàn. Trước tình thế này, Trung Quốc bị bắt buộc phải làm hoà với Việt Nam để tạo một cái thế liên hoàn. Nhiều người tin rằng nếu chế độ cộng sản ở Liên Sô và các nước Đông Âu sụp đổ chậm hơn, Việt Nam khó chịu đựng nổi những đòn độc của Trung Quốc.
Ngoài thời cơ, chúng ta cũng phải công nhận rằng Đảng CSVN có khả năng biến đổi một cách nhanh chóng. Mặc dầu được xây dựng trong hệ thống giáo điều, Đảng CSVN đã không ôm chặt “Bốn Không” hay “Bốn Có” mà tùy cơ ứng biến: Từ kinh tế xã hội chủ nghĩa nhảy qua kinh tế thị trường, từ chủ trương “Chống Mỹ cứu nước” đi đến quyết định “Nhờ Mỹ cứu Đảng” ... Nay Đảng CSVN lại chơi trò đu dây để tạo cái thế quân bình.
Hôm 17.2.2009, nhân kỷ niệm 30 năm Chiến Tranh Biên Giới, bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã nói với báo chí:
“Trung Quốc và Việt Nam đã có một quá khứ không vui nhưng điều quan trọng là các lãnh đạo hai bên đã đạt được thỏa thuận mở ra tương lai và hai nước cùng chia sẻ mong muốn đó”.
Bà “hy vọng sẽ để lại phía sau quá khứ và hướng đến tương lai” .
Nhưng vấn đề có lẽ không giản dị như vậy.
(Ngày 24.2.2009)
Chờ đợi - Vui mừng - Hy vọng
Hiền Thạch
16:41 25/02/2009
CHỜ ĐỢI, VUI MỪNG, VÀ HY VỌNG
Luôn chờ đợi, vui mừng và hy vọng
Ngày sự thật công lý phải bình minh
Nay hoàng hôn đang bám vào huyễn mộng
Thời tà lực phả những hơi cuối cùng
"Hà-Nội_mới" cứ khư khư ngập úng
Cứ khư khư đối nghịch với lòng dân
Những chiêu thức....: trò úp voi đậy thúng
Rặt mưu đồ "tồn tại" cho "đảng mình"!
Vẫn chờ đợi, vui mừng và hy vọng
Như con thơ nhờ sữa mẹ lớn lên
Khi cuộc sống biến thành thế đối trọng
Thì Tổ Quốc, Giáo Hội càng vững bền
Mỗi bức xúc là mỗi một ngọn nến
Của đồng bào đang hiện ngự siêu hình
Mỗi cam chịu là mỗi một dồn nén
Với thời gian sẽ đồng loạt hồi sinh
Cùng chờ đợi, vui mừng và hy vọng
Biết đợi chờ để hy vọng mừng vui
Càng thâm tín mặc thế cờ lật lọng
Mặc trăm cay ngàn đắng vẫn dập vùi !!
Cả dân tộc đang cất cao tiếng nói
Tiếng công lý sự thật đòi nhân quyền
Dồn. .."đảng ta" lộ triệu-chứng-hấp-hối
Giờ "chuyên chính" chờ chết trước chính chuyên.
Luôn chờ đợi, vui mừng và hy vọng
Ngày sự thật công lý phải bình minh
Nay hoàng hôn đang bám vào huyễn mộng
Thời tà lực phả những hơi cuối cùng
"Hà-Nội_mới" cứ khư khư ngập úng
Cứ khư khư đối nghịch với lòng dân
Những chiêu thức....: trò úp voi đậy thúng
Rặt mưu đồ "tồn tại" cho "đảng mình"!
Vẫn chờ đợi, vui mừng và hy vọng
Như con thơ nhờ sữa mẹ lớn lên
Khi cuộc sống biến thành thế đối trọng
Thì Tổ Quốc, Giáo Hội càng vững bền
Mỗi bức xúc là mỗi một ngọn nến
Của đồng bào đang hiện ngự siêu hình
Mỗi cam chịu là mỗi một dồn nén
Với thời gian sẽ đồng loạt hồi sinh
Cùng chờ đợi, vui mừng và hy vọng
Biết đợi chờ để hy vọng mừng vui
Càng thâm tín mặc thế cờ lật lọng
Mặc trăm cay ngàn đắng vẫn dập vùi !!
Cả dân tộc đang cất cao tiếng nói
Tiếng công lý sự thật đòi nhân quyền
Dồn. .."đảng ta" lộ triệu-chứng-hấp-hối
Giờ "chuyên chính" chờ chết trước chính chuyên.
Thư gửi Luật Sư Lê Trần Luật
Hoa Cỏ May
17:05 25/02/2009
Kinh gửi anh Luât sư Lê Trần Luật
Vậy đó ! Vậy là anh đã nỗi tiếng, anh đã là Hero, là Bao công của thời đại, là anh hùng,
Anh không dùng súng đạn, không dao búa, không thủ đoạn, không lừa bịp... mà anh đã bảo vệ dân tộc của anh bằng sự thật, bằng trái tim thương yêu đồng bào của anh, những người chung giòng máu, chung màu da, là người Viêt Nam của anh...anh đã vận dụng hết trí tuệ, khôn ngoan của anh để bảo vệ nhân quyền, bảo vệ pháp luật, một thể chế pháp luật mà anh đã từng học qua, đã từng yêu mến nó, đã từng say mê yêu quý, ôm nó vào lòng bao nhiêu năm sách đèn cơm áo... mà nay đã và đang có những kẻ đang huênh hoang tự đắc vì đã và đang nắm pháp luât Viêt Nam trong tay.. và chính họ đang hủy hoại nó, phá tan nó, biến luật pháp Viêt Nam thành trò chơi ( games), bóp méo, vo tròn, đập dẹp...và dùng nó để tự đàn áp dân mình
Cám ơn anh, có lẽ toàn dân nghèo đã và đang bị đàn áp, bóc lột, hà hiếp đang hướng về anh, ngưỡng mộ anh,biết ơn anh.
Anh cũng biết
Tà thì làm sao mà thắng chánh được
Ở cái thời buổi văn minh tiến bộ này, cây kim dù để trong bọc thì cũng bị phát hiện dễ dàng, nhanh chóng chẳng phải chờ năm này qua năm khác đâu anh vì máy móc rất hiện đại tinh vi, cho nên hành vi nào dù muốn dấu kín tới đâu chỉ trong chớp mắt ( môt giây ) sờ vào con chuột là cả thế giới đều hay
Thưa anh
Trâu chết để da
Người ta chết để tiếng
Sống dưới một chế độ kìm kẹp, bạo quyền, làm môt luật sư công minh cũng rất khó, đôi khi còn phải dám đánh đổi cả tính mạng của mình vì nghề nghiệp, xin anh hãy can đảm lên
anh đừng bao giờ nghĩ
Một con én không làm nên mùa xuân
Sau lưng anh còn hàng vạn người trong nước cũng như ở nước ngoài ngưỡng mộ anh, hàng vạn con én khác đang cùng bay theo với anh
Xin anh cẩn thận, giữ gìn sức khoẻ để còn có sức lực mà làm tốt nguyện vọng của anh hoàn thành giâ'c mơ của anh đó là cứu người oan khiên và nhân quyền đang bị chà đạp
Kính chúc anh bình an, anh Bao Công của viêt Nam thời đại mới
Vậy đó ! Vậy là anh đã nỗi tiếng, anh đã là Hero, là Bao công của thời đại, là anh hùng,
Anh không dùng súng đạn, không dao búa, không thủ đoạn, không lừa bịp... mà anh đã bảo vệ dân tộc của anh bằng sự thật, bằng trái tim thương yêu đồng bào của anh, những người chung giòng máu, chung màu da, là người Viêt Nam của anh...anh đã vận dụng hết trí tuệ, khôn ngoan của anh để bảo vệ nhân quyền, bảo vệ pháp luật, một thể chế pháp luật mà anh đã từng học qua, đã từng yêu mến nó, đã từng say mê yêu quý, ôm nó vào lòng bao nhiêu năm sách đèn cơm áo... mà nay đã và đang có những kẻ đang huênh hoang tự đắc vì đã và đang nắm pháp luât Viêt Nam trong tay.. và chính họ đang hủy hoại nó, phá tan nó, biến luật pháp Viêt Nam thành trò chơi ( games), bóp méo, vo tròn, đập dẹp...và dùng nó để tự đàn áp dân mình
Cám ơn anh, có lẽ toàn dân nghèo đã và đang bị đàn áp, bóc lột, hà hiếp đang hướng về anh, ngưỡng mộ anh,biết ơn anh.
Anh cũng biết
Tà thì làm sao mà thắng chánh được
Ở cái thời buổi văn minh tiến bộ này, cây kim dù để trong bọc thì cũng bị phát hiện dễ dàng, nhanh chóng chẳng phải chờ năm này qua năm khác đâu anh vì máy móc rất hiện đại tinh vi, cho nên hành vi nào dù muốn dấu kín tới đâu chỉ trong chớp mắt ( môt giây ) sờ vào con chuột là cả thế giới đều hay
Thưa anh
Trâu chết để da
Người ta chết để tiếng
Sống dưới một chế độ kìm kẹp, bạo quyền, làm môt luật sư công minh cũng rất khó, đôi khi còn phải dám đánh đổi cả tính mạng của mình vì nghề nghiệp, xin anh hãy can đảm lên
anh đừng bao giờ nghĩ
Một con én không làm nên mùa xuân
Sau lưng anh còn hàng vạn người trong nước cũng như ở nước ngoài ngưỡng mộ anh, hàng vạn con én khác đang cùng bay theo với anh
Xin anh cẩn thận, giữ gìn sức khoẻ để còn có sức lực mà làm tốt nguyện vọng của anh hoàn thành giâ'c mơ của anh đó là cứu người oan khiên và nhân quyền đang bị chà đạp
Kính chúc anh bình an, anh Bao Công của viêt Nam thời đại mới
Văn phòng của luật sư Lê Trần Luật đã bị cưỡng chế, và bị lấy đi các máy tính
Phong Thương
17:07 25/02/2009
HÀ NỘI (25/2/2009) - Song song với việc dây dưa, kéo dài thời gian, gây mọi trở ngại để trì hoãn vụ phúc thẩm các giáo dân Thái Hà, cũng như vụ các giáo dân kiện các cơ quan truyền thông nhà nước loan tin sai sự thật về phiên toà ngày 8/12/2008; Nhà nước Việt Nam bắt đầu có những động thái mới quyết liệt hơn, lần này là đánh vào bản thân Luật sư Lê Trần Luật - người nhận bào chữa cho các giáo dân. Cái cách mà họ làm với luật sư Luật thì cũng không khác cách mà họ đã từng làm trước đây với những người mà chính quyền cho rằng “khó bảo”.
Sau khi dùng truyền thông dọn đường dư luận (Báo Công an Tp. HCM ngày 24/2/2009), sáng ngày 25/2/2009, trong khi luật sư Luật đang ở Hà Nội để hướng dẫn các giáo dân khiếu nại đài truyền hình VIệt Nam thông tin sai sự thật, thì tại văn phòng của ông, công an Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức cưỡng chế tài sản, tịch thu nhiều máy tính, thiết bị thuộc sở hữu của ông.
Kịch bản này y trang như kịnh bản mà nhà nước đã làm với anh Nguyễn Hoàng Hải ( tức bloger Điếu Cày).
Bất bình trước hành xử của cơ quan công an, nhiều người dân có mặt chứng kiến đã có ý kiến phản đối. Không có một lời giải thích nào trên tinh thần tôn trọng ý kiến quần chúng nhân dân, bằng vũ lực sẵn có, cơ quan công an TPHCM đã khoá tay, bắt một số người lên xe đặc chủng chở đi.
Điều đáng nói là vụ việc cưỡng chế xảy ra khi luật sư Lê Trần Luật đang công tác tại Hà Nội và nhất là nó đã chẳng theo bất kỳ một trình tự thủ tục pháp lý nào.
Qua vụ việc này, một lần nữa chứng minh rằng nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục dùng vũ lực và các trò quen thuộc để trấn áp công lý- sự thật. Thật đáng buồn cho dân tộc Việt Nam khi chính quyền mà họ đang sống cùng, luôn ưa thích sử dụng cái gọi là “công cụ bạo lực để bảo vệ thành quả cách mạng”, đè bẹp những phản kháng đòi chính nghĩa từ những người dân bé nhỏ.
Hãy chờ xem động thái tiếp theo của nhà cầm quyền là gì, nhưng dù là gì thì những việc làm này đang gây quan ngại cho các tổ chức nhân quyền, cho cộng đồng quốc tế và nhất là càng ngày càng đánh mất lòng tin nơi cộng đồng dân tộc - những người yêu công lý và sự thật, khoét lại vết thương đau đáu của người Công Giáo về quyền sở hữu đất đai của họ.
Sau khi dùng truyền thông dọn đường dư luận (Báo Công an Tp. HCM ngày 24/2/2009), sáng ngày 25/2/2009, trong khi luật sư Luật đang ở Hà Nội để hướng dẫn các giáo dân khiếu nại đài truyền hình VIệt Nam thông tin sai sự thật, thì tại văn phòng của ông, công an Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức cưỡng chế tài sản, tịch thu nhiều máy tính, thiết bị thuộc sở hữu của ông.
Kịch bản này y trang như kịnh bản mà nhà nước đã làm với anh Nguyễn Hoàng Hải ( tức bloger Điếu Cày).
Bất bình trước hành xử của cơ quan công an, nhiều người dân có mặt chứng kiến đã có ý kiến phản đối. Không có một lời giải thích nào trên tinh thần tôn trọng ý kiến quần chúng nhân dân, bằng vũ lực sẵn có, cơ quan công an TPHCM đã khoá tay, bắt một số người lên xe đặc chủng chở đi.
Điều đáng nói là vụ việc cưỡng chế xảy ra khi luật sư Lê Trần Luật đang công tác tại Hà Nội và nhất là nó đã chẳng theo bất kỳ một trình tự thủ tục pháp lý nào.
Qua vụ việc này, một lần nữa chứng minh rằng nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục dùng vũ lực và các trò quen thuộc để trấn áp công lý- sự thật. Thật đáng buồn cho dân tộc Việt Nam khi chính quyền mà họ đang sống cùng, luôn ưa thích sử dụng cái gọi là “công cụ bạo lực để bảo vệ thành quả cách mạng”, đè bẹp những phản kháng đòi chính nghĩa từ những người dân bé nhỏ.
Hãy chờ xem động thái tiếp theo của nhà cầm quyền là gì, nhưng dù là gì thì những việc làm này đang gây quan ngại cho các tổ chức nhân quyền, cho cộng đồng quốc tế và nhất là càng ngày càng đánh mất lòng tin nơi cộng đồng dân tộc - những người yêu công lý và sự thật, khoét lại vết thương đau đáu của người Công Giáo về quyền sở hữu đất đai của họ.
Đôi điều minh bạch về Luật sư Lê Trần Luật
Bút Thép
17:11 25/02/2009
Khi viết những dòng này lòng tôi vẫn còn đang sôi sục giận dữ và tràn đầy cảm giác phỉ nhổ đối với tác giả Quốc Huy, kẻ viết bài báo mang tính chất bôi nhọ LS Lê Trần Luật, qua bài: " Chi nhánh văn phòng luật sư Pháp Quyền: Gian dối, quỵt tiền đối tác". Đã đăng trên báo CA TP HCM ngày 24/02/2009.
Trong bài báo có đoạn: " Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, ngoài những việc trên, Lê Trần Luật còn bày trò “ra tay nghĩa hiệp, đứng ra nhận bào chữa miễn phí cho các bị cáo trong vụ án gây rối trật tự công cộng tại trụ sở UBND quận 9. Miệng nói “miễn phí” nhưng tay của Luật thì thu 15 triệu đồng từ thân nhân của các bị cáo. Ngày 22-7-2008, lúc vụ án được đưa ra xét xử, Luật chẳng cử một luật sư nào đến, còn bản thân anh ta thì... vi vu tận Phú Quốc để làm một phi vụ khác. ".
Tôi là một người dân quận 9, có chứng kiến trực tiếp việc khiếu nại khiếu kiện của người dân bị mất đất bởi khu công nghệ cao (CNC). Đồng thời là người chứng kiến rõ sự việc mời LS Lê Trần Luật bào chữa cho những người dân bị CQQ9 bắt giam trong vụ việc gọi là "Vụ án gây rối trật tự công cộng" ngày 22/11/2007. Với trách nhiệm và lương tri của một trí thức, tôi thấy mình cần phải lên tiếng nói cho rõ sự thật liên quan đến LS Luật mà tác giả Quốc Huy cố tình xuyên tạc và bôi nhọ.
Sau khi CQQ9 lập vụ án "Gây rối trật tự công cộng" đối với vụ việc ngày 22/02/2009. Tôi cùng với thân nhân của những người bị bắt chạy đôn đáo khắp thành phố Sài Gòn tìm LS bào chữa. Hầu hết các LS chúng tôi tiếp xúc đều tỏ vẽ e dè sợ hãi khi nghe đến vụ án. Họ nói rõ quan điểm là muốn giúp bà con nhưng vì vụ án dính líu đến các cấp chính quyền quá cao, từ Tp đến Trung ương, nên họ sợ. Có chứng kiến trực tiếp thái độ của các LS đó mới thấy cái hèn hạ của người trí thức trong chế độ cộng sản tồi tệ như thế nào. Chỉ có một vài người là dám sẳn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi bà con dân oan quận 9. Trong đó có LS Lê Trần Luật, người thích hợp nhất vì không bị xung đột quyền lợi tại vụ án ở Quận 9 và khu CNC.
Hầu hết bà con dân oan bị bắt đều là những người dân nghèo, thất học. Cho nên, ngay lần tiếp xúc đầu tiên thân nhân những người bị bắt bày tỏ nguyện vọng muốn nhờ LS Luật bào chữa miễn phí cho thân nhân của họ đang bị CQQ9 bắt giữ. Không một chút ngần ngại và với sự thông cảm sâu sắc, LS Luật vui vẽ đồng ý không điều kiện.
Tuy nhiên, nhiều người dân quận 9 ( những người cùng cảnh ngộ với các bị cáo, không phải thân nhân các bị cáo ) đã nhiệt tình tự nguyện đóng góp một ít tiền cho VP LS Luật chi phí cho nhân viên chạy tới chạy lui lo hồ sơ vụ án. Số tiền đóng góp như trên là rất nhỏ nhoi so với chi phí thật sự nếu muốn thuê LS các Vp LS khác bào chữa. Ví dụ trước đó VP LS Q.A ra giá là 50 triệu đồng cho một bị cáo. Nếu tính ra với 9 bị báo là 450 triệu đồng, một khoản chi phí quá lớn với người dân nghèo quận 9.
Sự đóng góp của người dân là hoàn toàn tự nguyện, bởi cảm kích trước tấm lòng của LS Luật và muốn góp một chút chi phí cho các luật sư trẻ của VP LS Pháp Quyền để đổ xăng, trà nước cũng như giấy tờ,...
Lúc đầu LS Luật nhất quyết từ chối, nhưng sau đó bà con quá nhiệt thành thuyết phục nên LS Luật đồng ý (qua điện thoại) cho nhân viên cầm tiền bồi dưỡng từ bà con quận 9. Chúng tôi khẳng định: LS Lê Trần Luật chưa lần nào nhận tiền trực tiếp từ bà con quận 9.
Từ khi nhận bào chữa cho các bị can dân oan quận 9, LS Luật đã nhanh chóng tham gia với các nghiệp vụ cần thiết để làm sáng tỏ vụ án và bảo vệ quyền lợi của người dân. Tuy nhiên, như chúng ta điều biết, bằng nhiều cách khác nhau, CQQ9 đã tìm mọi cách cản trở công việc của LS Luật và nhân viên VP Pháp Quyền như gây khó khăn trong tiếp xúc với các bị can, bị cáo; gây khó khăn trong việc thu thập tang chứng vật chứng vụ án,...... Và LS Luật đã khởi kiện hành vi của ông Nguyễn Minh Luân, phó TT cơ quan điều tra quận 9 và là trưởng nhà tạm giữ quận 9, ra tòa án quận 9.
Việc LS Luật vắng mặt tại phiên tòa ngày 22/07/2009 là một biện pháp nghiệp vụ nhằm yêu cầu Tòa Án Quận 9 hoãn xét xử để thu nhập chứng cứ nhằm bảo vệ tốt nhất cho các bị cáo. Trước khi LS Luật vắng mặt, Ông cũng đã bàn bạc và được sự chấp thuận của thân nhân các bị cáo. Tuy nhiên do không hiểu luật cũng như bị đại bàng đàn áp ( do ai bật đèn xanh vậy?) trong thời gian bị giam ở CAQ9 các bị cáo đều chấp nhận Tòa xét xử mà không có LS. Điều này khiến cho LS Luật rất thất vọng và trăn trở.
Sau phiên sơ thẩm, LS Luật đặt niềm tin và công sức vào phiên phúc thẩm. Tuy nhiên các LS của VP Pháp Quyền đều không thể tiếp xúc các bị cáo để làm đơn phúc thẩm (Vụ việc này có nhiều uẩn khúc, tôi đang điều tra và sẽ có bài tương thuật trong thời gian tới.). Không một bị cáo nào xin phúc thẩm nên không có phiên tòa phúc thẩm. LS Luật rất bực mình vì sự thiếu hiểu biết pháp luật của các bị cáo (Thực ra là do sợ bọn đại bàng đàn áp nên các bị cáo không dám làm đơn xin phúc thẩm). Ông rất buồn bực vì chuyện này.
Quận 9 là nơi LS Luật có các mối quan hệ tốt trong nghề nghiệp của mình nhưng vì vụ án của dân quận 9 mà ông trở thành kẻ đáng ghét đối với nhiều người trong CQQ9. Và cũng kể từ khi có vụ án của dân oan quận 9 mà chi nhánh VP LS Pháp quyền tại quận 9 phải đóng cửa.
Dù không bào chữa được cho bà con dân oan quận 9 nhưng những gì mà LS Luật thể hiện đã làm cho bà con rất thương yêu ông. Họ thông cảm cho hoàn cảnh của ông khi ông tham gia bảo vệ quyền lợi cho người dân oan quận 9. Ông đã trở thành người bạn thân thiết và là LS đáng kính của mọi người dân oan nơi đây.
Tác giả Quốc Huy viết về ông trong đoạn trích dẫn như trên là hoàn toàn sai sự thật. Cố tình xuyên tạc một việc làm tốt đẹp của một người LS chân chính thành một kẻ có tính chất lừa gạt là hành vị bôi nhọ nhân phẩm người khác một cách trắng trợn, bỉ ổi và vô lương tâm. Đó không phải là cách viết của một nhà báo có tư cách, có lòng tự trọng. Đó là cách viết của bọn bồi bút.
Tôi không biết các vụ việc khác về LS Luật do Quốc Huy viết trong bài " Chi nhánh văn phòng luật sư Pháp Quyền: Gian dối, quỵt tiền đối tác" có đúng sự thật hay không. Nhưng với những gì tôi biết về vụ việc liên quan đến quận 9 như đoạn trích dẫn trên là hoàn toàn dối trá. Tôi tự hỏi nguồn tin anh ta có được từ đâu? Hôm Tòa án xét xử phiên sơ thẩm ngày 22/07/2008, chính tôi đã gửi thư báo cho hơn hai mươi tờ báo "lề phải" đến dự mà không thấy một ai dám đến. Vậy mà hôm nay tác giả Quốc Huy lại viết là "...theo nguồn tin riêng.....". Phải chăng nguồn tin đó từ bọn chó săn thường xuyên đeo bám, đánh hơi, rình rập người dân quận 9? Tác giả mang bút hiệu Quốc Huy mà viết như vậy thì quả là một sự báng bổ cho Quốc Huy của nước CHXHCN Việt Nam...
Trong bài báo có đoạn: " Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, ngoài những việc trên, Lê Trần Luật còn bày trò “ra tay nghĩa hiệp, đứng ra nhận bào chữa miễn phí cho các bị cáo trong vụ án gây rối trật tự công cộng tại trụ sở UBND quận 9. Miệng nói “miễn phí” nhưng tay của Luật thì thu 15 triệu đồng từ thân nhân của các bị cáo. Ngày 22-7-2008, lúc vụ án được đưa ra xét xử, Luật chẳng cử một luật sư nào đến, còn bản thân anh ta thì... vi vu tận Phú Quốc để làm một phi vụ khác. ".
Tôi là một người dân quận 9, có chứng kiến trực tiếp việc khiếu nại khiếu kiện của người dân bị mất đất bởi khu công nghệ cao (CNC). Đồng thời là người chứng kiến rõ sự việc mời LS Lê Trần Luật bào chữa cho những người dân bị CQQ9 bắt giam trong vụ việc gọi là "Vụ án gây rối trật tự công cộng" ngày 22/11/2007. Với trách nhiệm và lương tri của một trí thức, tôi thấy mình cần phải lên tiếng nói cho rõ sự thật liên quan đến LS Luật mà tác giả Quốc Huy cố tình xuyên tạc và bôi nhọ.
Sau khi CQQ9 lập vụ án "Gây rối trật tự công cộng" đối với vụ việc ngày 22/02/2009. Tôi cùng với thân nhân của những người bị bắt chạy đôn đáo khắp thành phố Sài Gòn tìm LS bào chữa. Hầu hết các LS chúng tôi tiếp xúc đều tỏ vẽ e dè sợ hãi khi nghe đến vụ án. Họ nói rõ quan điểm là muốn giúp bà con nhưng vì vụ án dính líu đến các cấp chính quyền quá cao, từ Tp đến Trung ương, nên họ sợ. Có chứng kiến trực tiếp thái độ của các LS đó mới thấy cái hèn hạ của người trí thức trong chế độ cộng sản tồi tệ như thế nào. Chỉ có một vài người là dám sẳn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi bà con dân oan quận 9. Trong đó có LS Lê Trần Luật, người thích hợp nhất vì không bị xung đột quyền lợi tại vụ án ở Quận 9 và khu CNC.
Hầu hết bà con dân oan bị bắt đều là những người dân nghèo, thất học. Cho nên, ngay lần tiếp xúc đầu tiên thân nhân những người bị bắt bày tỏ nguyện vọng muốn nhờ LS Luật bào chữa miễn phí cho thân nhân của họ đang bị CQQ9 bắt giữ. Không một chút ngần ngại và với sự thông cảm sâu sắc, LS Luật vui vẽ đồng ý không điều kiện.
Tuy nhiên, nhiều người dân quận 9 ( những người cùng cảnh ngộ với các bị cáo, không phải thân nhân các bị cáo ) đã nhiệt tình tự nguyện đóng góp một ít tiền cho VP LS Luật chi phí cho nhân viên chạy tới chạy lui lo hồ sơ vụ án. Số tiền đóng góp như trên là rất nhỏ nhoi so với chi phí thật sự nếu muốn thuê LS các Vp LS khác bào chữa. Ví dụ trước đó VP LS Q.A ra giá là 50 triệu đồng cho một bị cáo. Nếu tính ra với 9 bị báo là 450 triệu đồng, một khoản chi phí quá lớn với người dân nghèo quận 9.
Sự đóng góp của người dân là hoàn toàn tự nguyện, bởi cảm kích trước tấm lòng của LS Luật và muốn góp một chút chi phí cho các luật sư trẻ của VP LS Pháp Quyền để đổ xăng, trà nước cũng như giấy tờ,...
Lúc đầu LS Luật nhất quyết từ chối, nhưng sau đó bà con quá nhiệt thành thuyết phục nên LS Luật đồng ý (qua điện thoại) cho nhân viên cầm tiền bồi dưỡng từ bà con quận 9. Chúng tôi khẳng định: LS Lê Trần Luật chưa lần nào nhận tiền trực tiếp từ bà con quận 9.
Từ khi nhận bào chữa cho các bị can dân oan quận 9, LS Luật đã nhanh chóng tham gia với các nghiệp vụ cần thiết để làm sáng tỏ vụ án và bảo vệ quyền lợi của người dân. Tuy nhiên, như chúng ta điều biết, bằng nhiều cách khác nhau, CQQ9 đã tìm mọi cách cản trở công việc của LS Luật và nhân viên VP Pháp Quyền như gây khó khăn trong tiếp xúc với các bị can, bị cáo; gây khó khăn trong việc thu thập tang chứng vật chứng vụ án,...... Và LS Luật đã khởi kiện hành vi của ông Nguyễn Minh Luân, phó TT cơ quan điều tra quận 9 và là trưởng nhà tạm giữ quận 9, ra tòa án quận 9.
Việc LS Luật vắng mặt tại phiên tòa ngày 22/07/2009 là một biện pháp nghiệp vụ nhằm yêu cầu Tòa Án Quận 9 hoãn xét xử để thu nhập chứng cứ nhằm bảo vệ tốt nhất cho các bị cáo. Trước khi LS Luật vắng mặt, Ông cũng đã bàn bạc và được sự chấp thuận của thân nhân các bị cáo. Tuy nhiên do không hiểu luật cũng như bị đại bàng đàn áp ( do ai bật đèn xanh vậy?) trong thời gian bị giam ở CAQ9 các bị cáo đều chấp nhận Tòa xét xử mà không có LS. Điều này khiến cho LS Luật rất thất vọng và trăn trở.
Sau phiên sơ thẩm, LS Luật đặt niềm tin và công sức vào phiên phúc thẩm. Tuy nhiên các LS của VP Pháp Quyền đều không thể tiếp xúc các bị cáo để làm đơn phúc thẩm (Vụ việc này có nhiều uẩn khúc, tôi đang điều tra và sẽ có bài tương thuật trong thời gian tới.). Không một bị cáo nào xin phúc thẩm nên không có phiên tòa phúc thẩm. LS Luật rất bực mình vì sự thiếu hiểu biết pháp luật của các bị cáo (Thực ra là do sợ bọn đại bàng đàn áp nên các bị cáo không dám làm đơn xin phúc thẩm). Ông rất buồn bực vì chuyện này.
Quận 9 là nơi LS Luật có các mối quan hệ tốt trong nghề nghiệp của mình nhưng vì vụ án của dân quận 9 mà ông trở thành kẻ đáng ghét đối với nhiều người trong CQQ9. Và cũng kể từ khi có vụ án của dân oan quận 9 mà chi nhánh VP LS Pháp quyền tại quận 9 phải đóng cửa.
Dù không bào chữa được cho bà con dân oan quận 9 nhưng những gì mà LS Luật thể hiện đã làm cho bà con rất thương yêu ông. Họ thông cảm cho hoàn cảnh của ông khi ông tham gia bảo vệ quyền lợi cho người dân oan quận 9. Ông đã trở thành người bạn thân thiết và là LS đáng kính của mọi người dân oan nơi đây.
Tác giả Quốc Huy viết về ông trong đoạn trích dẫn như trên là hoàn toàn sai sự thật. Cố tình xuyên tạc một việc làm tốt đẹp của một người LS chân chính thành một kẻ có tính chất lừa gạt là hành vị bôi nhọ nhân phẩm người khác một cách trắng trợn, bỉ ổi và vô lương tâm. Đó không phải là cách viết của một nhà báo có tư cách, có lòng tự trọng. Đó là cách viết của bọn bồi bút.
Tôi không biết các vụ việc khác về LS Luật do Quốc Huy viết trong bài " Chi nhánh văn phòng luật sư Pháp Quyền: Gian dối, quỵt tiền đối tác" có đúng sự thật hay không. Nhưng với những gì tôi biết về vụ việc liên quan đến quận 9 như đoạn trích dẫn trên là hoàn toàn dối trá. Tôi tự hỏi nguồn tin anh ta có được từ đâu? Hôm Tòa án xét xử phiên sơ thẩm ngày 22/07/2008, chính tôi đã gửi thư báo cho hơn hai mươi tờ báo "lề phải" đến dự mà không thấy một ai dám đến. Vậy mà hôm nay tác giả Quốc Huy lại viết là "...theo nguồn tin riêng.....". Phải chăng nguồn tin đó từ bọn chó săn thường xuyên đeo bám, đánh hơi, rình rập người dân quận 9? Tác giả mang bút hiệu Quốc Huy mà viết như vậy thì quả là một sự báng bổ cho Quốc Huy của nước CHXHCN Việt Nam...
Mỗi con người chân chính đều là một luật sư
Hoa Lan
17:12 25/02/2009
Mỗi con người chân chính đều là một luật sư
Việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra sức "đánh hội đồng" luật sư Luật, người đứng ra bào chữa cho các nạn nhân trong vụ Thái Hà thực ra không có gì lạ. Vì rõ ràng ông luật sư này dám "giúp cho kẻ địch" để chống lại các cơ quan chủ lực của đảng, dám sửa mồm sửa miệng của đảng, dám sử dụng đúng luật pháp do đảng đặt ra để sửa lưng đảng. Những "tội" đó đối với đảng đúng là to lắm!
Chúng ta đang sống trong một đất nước, nơi bóng đêm của sự bất công, áp bức, đọa đày giăng phủ. Hành động đáp trả của những giáo dân với sự hổ trợ pháp lý kiên cường của luật sư Luật là một nét chấm phá đầy ý nghĩa. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng, hành động đó sẽ đặt lên vai họ nhiều gánh nặng và bất trắc.
Có lẽ khi luật sư Luật chấp nhận đứng ra nhận trách nhiệm bào chữa cho những người bị hại, ông hoàn toàn ý thức rằng những ngày sau đó của ông sẽ không mấy dễ chịu. Sẽ càng khó chịu hơn khi những kẻ nắm quyền hành trong tay lại dùng trò gian lận và côn đồ. Nhà cầm quyền thừa biết rằng, họ không thể dùng luật pháp để chế ngự một chuyên gia về luật như ông. Nhưng về mặt gian lận và côn đồ thì rõ ràng luật sư Luật không phải là đối thủ của họ.
Tôi nghĩ rằng động thái dàn cảnh để tiến tới bắt giam luật sư Luật là chưa thể diễn ra trong ngày một ngày hai. Nhưng mục tiêu trước mắt của họ là gây vô vàng rắc rối đối với luật sư để khiến luật sư không còn thời gian tập trung cho việc khiếu kiện. Họ muốn phần lớn thời gian của ông là ngồi ở đồn công an để nghe họ nói chuyện nhảm.
Vẫn là cái thói ngang ngược và xem thường thiên hạ. Nhà cầm quyền đã nhầm lẫn tai hại rằng, họ cách ly luật sư Luật ra khỏi sự việc thì coi như họ sẽ dẹp tan khát vọng tìm kiếm công lý của Giáo hội nói chung và của những giáo dân bị oan nói riêng. Dứt khoát sẽ còn nhiều luật sư Luật khác sẵng sàng thay thế cho luật sư Luật, mỗi người dân chân chính cũng là một luật sư chân chính. Không luật sư nào có thể bảo vệ cho cái sai, ngược lại mỗi người đều là luật sư trên bước đường tìm kiếm và bảo vệ lẽ phải - công lý - sự thật.
Chúng ta hoàn toàn có niềm tin vào sự kiên cường và tinh thần dấn thân của Luật sư. Đây là lúc mà toàn thể Giáo hội, những người yêu chuộng công lý và sự thật phải cùng hợp lực để chống lại các thế lực đen tối của nhà cầm quyền, đồng thời bảo vệ cho vị luật sư dũng cảm tránh khỏi những âm mưu thấp hèn của giới cầm quyền.
Trong sự việc này, Giáo hội và các giáo dân đâu có gì cần để bào chữa. Chúng ta buộc họ, những kẻ gây ra sai lầm phải giải thích và bào chữa cho những hành vi sai trái của họ. Chính họ mới là những kẻ cần phải tìm kiếm luật sư bào chữa. Hiên nay, họ vẫn cố tránh né và xử sự lòng vòng, dường như họ chưa thể tìm kiếm ra luật sư bào chữa đó thôi!
Việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra sức "đánh hội đồng" luật sư Luật, người đứng ra bào chữa cho các nạn nhân trong vụ Thái Hà thực ra không có gì lạ. Vì rõ ràng ông luật sư này dám "giúp cho kẻ địch" để chống lại các cơ quan chủ lực của đảng, dám sửa mồm sửa miệng của đảng, dám sử dụng đúng luật pháp do đảng đặt ra để sửa lưng đảng. Những "tội" đó đối với đảng đúng là to lắm!
Chúng ta đang sống trong một đất nước, nơi bóng đêm của sự bất công, áp bức, đọa đày giăng phủ. Hành động đáp trả của những giáo dân với sự hổ trợ pháp lý kiên cường của luật sư Luật là một nét chấm phá đầy ý nghĩa. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng, hành động đó sẽ đặt lên vai họ nhiều gánh nặng và bất trắc.
Có lẽ khi luật sư Luật chấp nhận đứng ra nhận trách nhiệm bào chữa cho những người bị hại, ông hoàn toàn ý thức rằng những ngày sau đó của ông sẽ không mấy dễ chịu. Sẽ càng khó chịu hơn khi những kẻ nắm quyền hành trong tay lại dùng trò gian lận và côn đồ. Nhà cầm quyền thừa biết rằng, họ không thể dùng luật pháp để chế ngự một chuyên gia về luật như ông. Nhưng về mặt gian lận và côn đồ thì rõ ràng luật sư Luật không phải là đối thủ của họ.
Tôi nghĩ rằng động thái dàn cảnh để tiến tới bắt giam luật sư Luật là chưa thể diễn ra trong ngày một ngày hai. Nhưng mục tiêu trước mắt của họ là gây vô vàng rắc rối đối với luật sư để khiến luật sư không còn thời gian tập trung cho việc khiếu kiện. Họ muốn phần lớn thời gian của ông là ngồi ở đồn công an để nghe họ nói chuyện nhảm.
Vẫn là cái thói ngang ngược và xem thường thiên hạ. Nhà cầm quyền đã nhầm lẫn tai hại rằng, họ cách ly luật sư Luật ra khỏi sự việc thì coi như họ sẽ dẹp tan khát vọng tìm kiếm công lý của Giáo hội nói chung và của những giáo dân bị oan nói riêng. Dứt khoát sẽ còn nhiều luật sư Luật khác sẵng sàng thay thế cho luật sư Luật, mỗi người dân chân chính cũng là một luật sư chân chính. Không luật sư nào có thể bảo vệ cho cái sai, ngược lại mỗi người đều là luật sư trên bước đường tìm kiếm và bảo vệ lẽ phải - công lý - sự thật.
Chúng ta hoàn toàn có niềm tin vào sự kiên cường và tinh thần dấn thân của Luật sư. Đây là lúc mà toàn thể Giáo hội, những người yêu chuộng công lý và sự thật phải cùng hợp lực để chống lại các thế lực đen tối của nhà cầm quyền, đồng thời bảo vệ cho vị luật sư dũng cảm tránh khỏi những âm mưu thấp hèn của giới cầm quyền.
Trong sự việc này, Giáo hội và các giáo dân đâu có gì cần để bào chữa. Chúng ta buộc họ, những kẻ gây ra sai lầm phải giải thích và bào chữa cho những hành vi sai trái của họ. Chính họ mới là những kẻ cần phải tìm kiếm luật sư bào chữa. Hiên nay, họ vẫn cố tránh né và xử sự lòng vòng, dường như họ chưa thể tìm kiếm ra luật sư bào chữa đó thôi!
Tường thuật việc Nhà cầm quyền tấn công văn phòng của luật sư Lê Trần Luật
Hiếu Minh
20:09 25/02/2009
SAIGÒN - Khoảng 8 giờ sáng ngày 25/02/2009 Thi hành án dân sự quận Gò Vấp đã bất ngờ tấn công chi nhánh Văn phòng luật sư Pháp Quyền (VPLSPQ) do luật sư Lê Trần Luật điều hành, trụ sở tại 30 Đường số 3, P.7, Q. Gò Vấp với trang bị giống như đi bắt tội phạm, trong lúc luật sư Luật vắng mặt. Ngoài những người có tên tuổi và chức vụ còn có rất đông những kẻ lạ mặt tự tiện ra vào VPLSPQ như vào chỗ không người, như vào nhà vắng chủ.
Những kẻ có tên tuổi gồm:
1. Nguyễn Thị Hạnh, chấp hành viên
2. Nguyễn Thị Tuyết Hằng, cán bộ tư pháp P.7, Q. Gò Vấp, đại diện UBND P.7
3. Đặng Phương Quang, cảnh sát khu vực P.7
4. Trần Thị Cẩm Anh, kiểm sát viên, đại diện Viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp
5. Phạm Vũ Phong, ghi biên bản kê biên tài sản
Còn rất nhiều những kẻ lạ mặt mà người ta nghi ngờ là bồi bút của các tờ báo được chỉ thị đấu tố luật sư Lê Trần Luật.
Nhân viên VPLSPQ gồm có bà Tạ Phong Tần, ông Lê Trần Luân, anh trai của luật sư Luật,…
Có nhiều điểm khuất tất gây khó hiểu cho nhiều người là:
- Biên bản kê biên tài sản có ghi: “Căn cứ Quyết định cưỡng chế thi hành án số 08/QĐTHA ngày 16/02/2009…”. Thế thì VPLSPQ đã nhận được quyết định này chưa? Điều gì chứng minh họ đã nhận mà vẫn cố tình vi phạm? Tôi không tin VPLSPQ có thể công khai vi phạm để nhà cầm quyền “sờ gáy”, nhất là trong hoàn cảnh ông Luật đang bị theo dõi sát sao.
- Tổng giá trị mà VPLSPQ bị thi hành án trong tranh chấp dân sự này là 42 triệu đồng. Để tránh bị kê biên tài sản, VPLSPQ đã đồng ý đưa trước 50 triệu đồng để thi hành án tạm giữ, sau khi hai bên tranh chấp đạt được thỏa thuận sẽ tính tiếp. Thế nhưng bà Hạnh nhất định không chịu lấy tiền mà khăng khăng kê biên các phương tiện lưu trữ dữ liệu của VPLSPQ.
- Việc niêm phong các tài sản kê biên, nhất là máy vi tính hoàn toàn không đúng quy định. Lẽ ra phải niêm phong làm sao để tránh mọi sự xâm phạm đến các tài sản này. Đàng này tuy niêm phong nhưng rất dễ dàng xâm nhập vào các máy tính để xem, lấy ra hoặc thêm dữ liệu vào đó.
Người ta dễ dàng thấy được động cơ của việc này. Vì thế, bà Tạ Phong Tần đã ghi rõ trong các văn bản rằng:
- Việc kê biên và niêm phong tài sản không đúng quy định pháp luật. Tôi có ý kiến phản đối ở trang 3 biên bản này nhưng Chấp hành viên không đồng ý niêm phong kín theo đề nghị của tôi.
- niêm phong tài sản một cách rất sơ sài
- không đưa giấy niêm phong cho đại diện VPLSPQ ký
- giấy niêm phong dán bên ngoài thùng máy, vì vậy vẫn có thể mở máy ra được và cắm dây vào thùng máy để thêm hoặc bớt dữ liệu mà không để lại dấu vết.
Sau đó, không biết vì lý do gì, công an đã rượt bắt luật sư Phan Thanh Hải giựt máy ảnh của anh và đẩy anh lên xe công an đưa đi một cách rất dã man.
Không biết nhà cầm quyền sẽ giở trò gì tiếp theo nữa đây?
Những kẻ có tên tuổi gồm:
1. Nguyễn Thị Hạnh, chấp hành viên
2. Nguyễn Thị Tuyết Hằng, cán bộ tư pháp P.7, Q. Gò Vấp, đại diện UBND P.7
3. Đặng Phương Quang, cảnh sát khu vực P.7
4. Trần Thị Cẩm Anh, kiểm sát viên, đại diện Viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp
5. Phạm Vũ Phong, ghi biên bản kê biên tài sản
Còn rất nhiều những kẻ lạ mặt mà người ta nghi ngờ là bồi bút của các tờ báo được chỉ thị đấu tố luật sư Lê Trần Luật.
Nhân viên VPLSPQ gồm có bà Tạ Phong Tần, ông Lê Trần Luân, anh trai của luật sư Luật,…
Có nhiều điểm khuất tất gây khó hiểu cho nhiều người là:
- Biên bản kê biên tài sản có ghi: “Căn cứ Quyết định cưỡng chế thi hành án số 08/QĐTHA ngày 16/02/2009…”. Thế thì VPLSPQ đã nhận được quyết định này chưa? Điều gì chứng minh họ đã nhận mà vẫn cố tình vi phạm? Tôi không tin VPLSPQ có thể công khai vi phạm để nhà cầm quyền “sờ gáy”, nhất là trong hoàn cảnh ông Luật đang bị theo dõi sát sao.
- Tổng giá trị mà VPLSPQ bị thi hành án trong tranh chấp dân sự này là 42 triệu đồng. Để tránh bị kê biên tài sản, VPLSPQ đã đồng ý đưa trước 50 triệu đồng để thi hành án tạm giữ, sau khi hai bên tranh chấp đạt được thỏa thuận sẽ tính tiếp. Thế nhưng bà Hạnh nhất định không chịu lấy tiền mà khăng khăng kê biên các phương tiện lưu trữ dữ liệu của VPLSPQ.
- Việc niêm phong các tài sản kê biên, nhất là máy vi tính hoàn toàn không đúng quy định. Lẽ ra phải niêm phong làm sao để tránh mọi sự xâm phạm đến các tài sản này. Đàng này tuy niêm phong nhưng rất dễ dàng xâm nhập vào các máy tính để xem, lấy ra hoặc thêm dữ liệu vào đó.
Người ta dễ dàng thấy được động cơ của việc này. Vì thế, bà Tạ Phong Tần đã ghi rõ trong các văn bản rằng:
- Việc kê biên và niêm phong tài sản không đúng quy định pháp luật. Tôi có ý kiến phản đối ở trang 3 biên bản này nhưng Chấp hành viên không đồng ý niêm phong kín theo đề nghị của tôi.
- niêm phong tài sản một cách rất sơ sài
- không đưa giấy niêm phong cho đại diện VPLSPQ ký
- giấy niêm phong dán bên ngoài thùng máy, vì vậy vẫn có thể mở máy ra được và cắm dây vào thùng máy để thêm hoặc bớt dữ liệu mà không để lại dấu vết.
Sau đó, không biết vì lý do gì, công an đã rượt bắt luật sư Phan Thanh Hải giựt máy ảnh của anh và đẩy anh lên xe công an đưa đi một cách rất dã man.
Không biết nhà cầm quyền sẽ giở trò gì tiếp theo nữa đây?
Thông Báo
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức phân ưu cùng Tổng giáo phận Hà Nội
Liên Đoàn CGVN tại Đức
13:27 25/02/2009
Đức Quốc, ngày 23.02.2009
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Trong niềm cậy trông phó thác và tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa Kitô Phục Sinh
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn này với:
• Đức Tổng Giám mục Giuse
• Quý Đức Cha Phụ tá Laurensô và Phaolô
• Quý Cha, quý Tu sĩ, Chủng sinh
• Quý Cộng đoàn Dân Chúa Tổng Giáo phận Hà nội
• Cùng Quý gia đình huyết tộc và linh tông của Đức cố Hồng Y PHAOLÔ-GIUSE
khi nhận được tin:
Đức Hồng Y Phaolô-Giuse PHẠM ĐÌNH TỤNG
nguyên Tổng Giám mục Hà Nội
đã được Chúa gọi về ngày 22-02-2009
Hưởng thọ 90 tuổi.
Nguyện xin Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria,
Thánh Cả Giuse và Thánh Phaolô, cùng các Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam,
đón nhận linh hồn Đức Cố Hồng Y Phaolô-Giuse về hưởng Thánh Nhan Ngài.
Thành kính
Văn Hóa
Tiếng chuông chiều
Thùy Linh
13:04 25/02/2009
Tiếng chuông chiều, buông rơi rồi em nhỉ
Ta về thôi để kịp tiếng cầu kinh
Con đường dài cuộc đời như thế kỷ
Bao lối cô đơn len lỏi suốt đời mình
Tiếng chuông nào vang đưa từ cô quạnh
Gỏ từng hồi trong ngục thất đêm thâu
Em hởi em, đừng quên làm dấu Thánh
Trong im lặng cũng là tiếng nguyện cầu
Tiếng chuông đó nhiều khi còn khắc khoải
Bao chuân chuyên xuôi ngược mãi chưa vơi
Biết về đâu tương lai đầy tăm tối
Ghánh đau thương mang vác một kiếp người
Rồi giờ đây tiếng chuông hồn gỏ nhẹ
Lắng tâm tư, em nghe rỏ gì không?
Tiếng chuông lắng đưa hồn nghe khe khẽ
Trong cô đơn, ta nghe được mấy lần?
Em, hởi em khi tiếng chuông chưa dứt
Hảy cùng ta đốt cây nến tâm tư
Cùng thắp sáng ngọn lửa lòng cao ngất
Lệ yêu thương chãy mãi vẩn say nhừ
Bàn tay em, hứng dùm ta thống hối
Gom cho đầy tội lổi cũa ngày qua
Em giấu kỹ đừng cho ta tìm thấy
Lời ăn năn, ta thống hối thật thà
Bàn tay ta cùng vết cào, vết xước
Vẩy trên đường bao khổ luỵ đam mê
Trói lòng ta, trói tay ta nếu được!
Em tẩy rửa cho ta vẹn lời thề
Tiếng chuông chiều, buông rơi rồi em nhỉ
Đường ăn năn ta bước dẩu ban sơ
Để riêng ta với đảo điên thú vị
Trói tâm tư không tỉnh giấc bao giờ.
Mùa Chay 2009
Ta về thôi để kịp tiếng cầu kinh
Con đường dài cuộc đời như thế kỷ
Bao lối cô đơn len lỏi suốt đời mình
Tiếng chuông nào vang đưa từ cô quạnh
Gỏ từng hồi trong ngục thất đêm thâu
Em hởi em, đừng quên làm dấu Thánh
Trong im lặng cũng là tiếng nguyện cầu
Tiếng chuông đó nhiều khi còn khắc khoải
Bao chuân chuyên xuôi ngược mãi chưa vơi
Biết về đâu tương lai đầy tăm tối
Ghánh đau thương mang vác một kiếp người
Rồi giờ đây tiếng chuông hồn gỏ nhẹ
Lắng tâm tư, em nghe rỏ gì không?
Tiếng chuông lắng đưa hồn nghe khe khẽ
Trong cô đơn, ta nghe được mấy lần?
Em, hởi em khi tiếng chuông chưa dứt
Hảy cùng ta đốt cây nến tâm tư
Cùng thắp sáng ngọn lửa lòng cao ngất
Lệ yêu thương chãy mãi vẩn say nhừ
Bàn tay em, hứng dùm ta thống hối
Gom cho đầy tội lổi cũa ngày qua
Em giấu kỹ đừng cho ta tìm thấy
Lời ăn năn, ta thống hối thật thà
Bàn tay ta cùng vết cào, vết xước
Vẩy trên đường bao khổ luỵ đam mê
Trói lòng ta, trói tay ta nếu được!
Em tẩy rửa cho ta vẹn lời thề
Tiếng chuông chiều, buông rơi rồi em nhỉ
Đường ăn năn ta bước dẩu ban sơ
Để riêng ta với đảo điên thú vị
Trói tâm tư không tỉnh giấc bao giờ.
Mùa Chay 2009
Đi giữa Mùa Chay
Hiền Thạch
16:38 25/02/2009
ĐI GIỮA MÙA CHAY
Chúa còn bị Satăng cám dỗ
Huống con người giữa chốn phù trầm
Nầy bạc vàng, chức quyền, danh vọng. ..
Suốt một đời vây bủa, níu chân
Người ta sống không chỉ nhờ cơm, bánh
Biết bao người còn thiếu áo, đói ăn
Vẫn tồn tại với tâm hồn lành Thánh
Có khi nào ta tự vấn lương tâm ?!
Giữa vòng xoáy đời thường táng tận
Cuốn ta vào cơn lốc vong thân
Cuộc thách thức tự do lựa chọn
Một trong hai: bến đục, bến trong
Như thuyền nan giữa triều biến động
Còn tròng trành hay bị nhấn chìm
Nhờ Thần Khí vượt lện đầu sóng
Hay buôn theo dục vọng thấp hèn
Núi Tabor một lần Ngài đến
Cho loài người dự phần hiển dung
Phải biến hình để biến thành lòng mến
Dấu chỉ này chính là mẫu số chung
Nhưng con người lại chối từ rẻ rúng
Ham "độc trị" gây chia rẽ hận thù
Làm tâm hồn càng tối tâm ngập úng
Còn chổ nào cho đại lượng, bao dung
Đức Kitô dem mạng mình làm chứng
Đấng Từ phụ luôn mở rộng vòng tay
Đón con hoang từng một thời trác táng
Hoán cải quay về dự tiệc sum vầy
Cùng cúi xuống ! rủ bụi hồn mưng tấy
Để chấp nê tàn lụi với hư vô
Nâng hồn lên ! xin thêm hồn thanh tẩy
Dìu nhau đi thánh thiện giữa mùa chay.Amen
Chúa còn bị Satăng cám dỗ
Huống con người giữa chốn phù trầm
Nầy bạc vàng, chức quyền, danh vọng. ..
Suốt một đời vây bủa, níu chân
Người ta sống không chỉ nhờ cơm, bánh
Biết bao người còn thiếu áo, đói ăn
Vẫn tồn tại với tâm hồn lành Thánh
Có khi nào ta tự vấn lương tâm ?!
Giữa vòng xoáy đời thường táng tận
Cuốn ta vào cơn lốc vong thân
Cuộc thách thức tự do lựa chọn
Một trong hai: bến đục, bến trong
Như thuyền nan giữa triều biến động
Còn tròng trành hay bị nhấn chìm
Nhờ Thần Khí vượt lện đầu sóng
Hay buôn theo dục vọng thấp hèn
Núi Tabor một lần Ngài đến
Cho loài người dự phần hiển dung
Phải biến hình để biến thành lòng mến
Dấu chỉ này chính là mẫu số chung
Nhưng con người lại chối từ rẻ rúng
Ham "độc trị" gây chia rẽ hận thù
Làm tâm hồn càng tối tâm ngập úng
Còn chổ nào cho đại lượng, bao dung
Đức Kitô dem mạng mình làm chứng
Đấng Từ phụ luôn mở rộng vòng tay
Đón con hoang từng một thời trác táng
Hoán cải quay về dự tiệc sum vầy
Cùng cúi xuống ! rủ bụi hồn mưng tấy
Để chấp nê tàn lụi với hư vô
Nâng hồn lên ! xin thêm hồn thanh tẩy
Dìu nhau đi thánh thiện giữa mùa chay.Amen
Sống cầu nguyện
Hai Tê Miệt Vường
17:09 25/02/2009
SỐNG CẦU NGUYỆN
Trong thinh lặng con tìm gặp Chúa,
Với cõi lòng cháy lửa niềm tin.
Bên ngoài bằng những lời kinh,
Bên trong chất chứa mối tình của Cha.
Đời con dệt bài ca tình mến,
Suốt ngày đêm thực hiện điều lành.
Một lòng cương quyết đấu tranh,
Loại trừ ích kỷ, thực hành yêu thương.
Suốt đời nguyện theo đường công chính,
Loại trừ bao toan tính thấp hèn.
Trí tâm thoát khỏi bóng đen,
Chẳng còn tội ác, bao phen gian tà.
Cuối đời được gặp Cha từ ái,
Từ nay con ở mãi với Ngài.
Nghĩa tình chẳng có tàn phai,
Nhưng luôn tồn tại mãi hoài thiên thu.
MÙA CHAY THÁNH 2009.
Trong thinh lặng con tìm gặp Chúa,
Với cõi lòng cháy lửa niềm tin.
Bên ngoài bằng những lời kinh,
Bên trong chất chứa mối tình của Cha.
Đời con dệt bài ca tình mến,
Suốt ngày đêm thực hiện điều lành.
Một lòng cương quyết đấu tranh,
Loại trừ ích kỷ, thực hành yêu thương.
Suốt đời nguyện theo đường công chính,
Loại trừ bao toan tính thấp hèn.
Trí tâm thoát khỏi bóng đen,
Chẳng còn tội ác, bao phen gian tà.
Cuối đời được gặp Cha từ ái,
Từ nay con ở mãi với Ngài.
Nghĩa tình chẳng có tàn phai,
Nhưng luôn tồn tại mãi hoài thiên thu.
MÙA CHAY THÁNH 2009.
Chỉ có Chúa làm cho hoa nở
Bùi Hữu Thư
21:58 25/02/2009
Chỉ có Chúa làm cho hoa nở
- Đây chỉ là một nụ hoa bé nhỏ
- Một nụ hồng do chính Chúa tạo nên
- Nhưng tôi không thể làm sao khai mở
- Từng cánh hoa bằng đôi tay mọn hèn
- Tôi có cố gắng bóc nhẹ từng cánh
- Cũng làm cho hoa rách nát tan tành
- Một nụ hồng sinh tươi vừa nở mạnh
- Trong bàn tay tôi đã héo thật nhanh
- Bí quyết để mở được từng cánh hoa
- Không được ai chỉ dậy cho chúng ta
- Chỉ có Chúa mới làm cho hoa nở
- Cho hương hoa hồng thơm ngát bay xa
- Nếu tôi không biết cách mở nụ hồng
- Một bông hoa tươi vừa mới trổ bông
- Thì trí óc tôi còn quá thô thiển
- Ý nghĩa cuộc đời này, tôi biết không?
- Vậy tôi phải tin nơi Người dẫn dắt
- Từng phút từng giây trong mỗi một ngày
- Tôi sẽ luôn trông cậy nơi người hướng dẫn
- Từng bước chân đi trong cuộc sống này.
- Con đường đang mở ra trước mắt tôi
- Có ai biết được, trừ Cha trên Trời
- Người sẽ mở cho tôi từng giây phút
- Như khi Người làm nở nụ hồng tươi
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mây Cao Nguyên
Sen K.
06:08 25/02/2009
MÂY CAO NGUYÊN
Ảnh của Sen K. – Philippines (Hình chụp tại vùng núi Sapa)
Thà như mây gió trên ngàn
Trăm năm mưa nắng phai tàn có nhau…
(Trích thơ của Tím)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền