Ngày 26-02-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:40 26/02/2009
KÍNH SỢ

N2T


Trong thị trấn nhỏ có một vị Du Già ngụ, nghe nói ông ta có thể thực hành những việc lạ, cho nên chỗ ở của ông ta biến thành địa điểm hành hương, có rất nhiều bệnh nhân đến để xin cứu giúp.

Phản ứng đại sư đối với vài chuyện lạ này thì không mấy nhiệt tình, từ trước đến nay không hề hỏi qua những vấn đề có liên quan đến vị Du Già.

Khi có người đến chất vấn ông ta là tại sao phản đối các việc lạ ấy, ông ta trả lời: “Một người làm sao từng giây từng phút biết được việc xảy ra trước mắt mình, lòng dạ chống đối sao ?”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Trước một người biết làm chuyện lạ thì người ta thường có nhiều phản ứng khác nhau: có người thì tin tưởng và kinh sợ, có người thì bỉu môi cuồi ruồi, có người thì phản đối.v.v...nhưng những người có sự khôn ngoan thì thinh lặng lắng nghe, suy nghĩ và tìm hiểu chứ không ồn ào như những người khác.

Chúa Giê-su làm những phép lạ vĩ đại như cho người chết sống lại, dân chúng thì tin tưởng Ngài, người Pha-ri-siêu thì ghen ghét Ngài, các quan quyền thì sợ Ngài, nhưng Ngài vẫn cứ điềm nhiên tự tại chẳng vênh mặt khi được dân chúng hoan hô, chẳng giận dữ trả đũa khi người Pha-ri-siêu và biệt phái ghen ghét, và cũng chẳng hô hào lật đổ chống đối quan toàn quyền Rô-ma...

Hãy khuyến khích khi người khác biết làm chuyện tốt, hãy bình tĩnh khi thấy người khác làm “chuyện lạ”, hãy cầu nguyện khi thấy người khác sống không đúng tinh thần Phúc Âm, đó là người khôn ngoan vậy.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:43 26/02/2009
N2T


92. Tất cả mọi việc đều do Chúa Giê-su làm chủ, cho nên trong tất cả mọi việc, chỉ nên nhìn thấy một mình Chúa Giê-su mà thôi.

(Thánh Teresa of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:46 26/02/2009
N2T


36. Nếu là người không có khả năng suy nghĩ độc lập và phán đoán độc lập có lực sáng tạo, thì sự phát triển hướng thượng của xã hội có thể đăng đẳng không có kỳ hạn nào, không thể tưởng tưởng được.

 
Giã từ đam mê
Nắng Sàigòn
04:11 26/02/2009
GIÃ TỪ ĐAM MÊ …

“Nhưng ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng…” (Ge 2, 12 – 13)


Những bước chân âm thầm, nặng nề trên phố vắng,

Lê bước chân lạc loài, tâm hồn con giá băng.

Ôm nỗi đau thầm lặng,

Ôm vết thương tình đời,

Xót xa hồn chơi vơi.


Bao tháng năm đọa đày, ngập chìm trong tội lỗi,

Cám dỗ luôn gọi mời, mặc dòng đời cuốn trôi.

Ôm đắng cay tình đời,

Ôm bất an, tuyệt vọng,

Đớn đau tình long đong.


Xé…trời mây hay xé lòng con Chúa ơi!

Xé…lòng con, hay xé nát bụi trần đam mê.


Bao bất công, gạt lừa, con thành tâm sám hối,

Những dối gian, giả hình, xin Tình Chúa cuốn trôi.

Đêm tối mong mặt trời,

Ánh sáng soi diệu vợi,

Tro tàn bay lên khơi.


Xé…trời mây hay xé lòng con Chúa ơi!

Hãy…dũ thương, xin tha thứ một đời đi hoang.


- Thứ Tư Lễ Tro - 2009

 
Chứng Nhân: Thầy Marcel Văn, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế
Pt Huỳnh Mai Trác dịch
15:23 26/02/2009
Duới đây là Lời Tựa của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ngài viết bằng tiếng Pháp khi Hội "Les Amis de Van" ở Paris xin Ngài bảo trợ dự án Phong Chân Phước cho Thầy Marcel Văn, một tu sĩ thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, bị hành hạ và chết trong tù ngục của Cọng Sản vào năm 1959.

Tôi thú thật là tôi rất thán phục những nhà chuyên môn làm công việc truy xét Án Phong Thánh: đó là một công việc rất chi tiết và khoa học, đòi hỏi tận tâm để phân tách các bài viết, tìm tòi những nhân chứng, kiểm tra và suy xét... Tôi thán phục họ nhưng tôi rất sợ công việc này; đúng như ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Tránh của nào thì trời trao của ấy”. Và đây người ta đã nhờ tôi bảo trợ Án Phong Thánh cho Thầy Marcel Văn.

Tôi muốn từ chối lời đề nghị này bởi vì tôi quá sức bận rộn và vì tôi là người rất hoài nghi. Điều này rất là tế nhị, khi nhìn thấy những trường hợp mà chúng ta đang sống. Là phải đi tìm kiếm sự thật, tránh những sự chia rẻ, cố gắng để đoàn kết. Cầu nguyện, làm việc, hy vọng, với mục đích duy nhất là làm vinh danh Thiên Chúa và phục vụ những linh hồn.

Tôi bắt đầu đọc các tài liệu, gặp gỡ những người đang nhiệt tình làm công việc Án Phong Thánh này. Dần dần tôi đi sâu vào cuộc sống của Thầy Marcel Văn.

Tôi thán phục những ý định của Chúa Kitô là cho tôi được đi tù ở miền Bắc Việt Nam, cách xa giáo phận của tôi khoảng chừng 1700 cây số, từ tháng 12 năm 1976 tháng 11 năm 1988 và thêm ba năm lưu đày ở đây. Tôi đã có dịp thăm viếng những nơi mà Thầy Văn đã sinh ra và đã sống cuộc đời tu trì. Tôi đã gặp những người quen biết của thầy Văn, lắng nghe họ thuật lại những khốn khổ, chiến tranh, những thử thách mà họ phải chịu đựng. Những điều này làm cho tôi hiểu rỏ hơn những bài viết của Thầy Văn và bối cảnh mà trong đó mà người tu sĩ bé bỏng của Dòng Chúa Cứu Thế đã sống qua.

Trước tiên tôi nhận thấy Thầy Marcel Văn đồng lứa tưổi với tôi, thầy sinh ngày 15 tháng 3 và tôi sinh ngày 17 tháng 4 năm 1928. Cũng như tôi thầy có sức khỏe yếu ớt và đặc biệt là thầy đã sống nhiều năm trong trại tù. Tất cả những nét đó và những điều khác nữa làm cho tôi gần gũi và làm cho tôi dể dàng thông cảm những đau khổ, những nhọc nhằn và niềm hy vọng của chúng tôi.

Từng bước từng bước tôi tìm về nguồn. Năm 1925, vào thời Đức Giám Mục Eugene-Joseph Allys, Khâm sứ Tòa Thánh ở Huế, kinh đô xưa thì Cha Eugene Larouche là đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế ở Viêt Nam. Ngài cùng các cha khác đến ở nhà ông Sắc, anh rể của ông nội tôi, cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Điều này giải thích tại sao tôi có nhiều cảm tình và rất quý mến các Cha Dòng Chúa Cứu Thế. Khi Thầy Marcel Văn nói về Cha Dionne, Cha Paquette, cha Louis Roy, Cha Giuse Bích, làm cho tôi liên tuởng như là chuyện vừa mới xẩy ra.

Những tia sáng ló dạng trên bầu trời, nhưng còn những đám mây u ám báo hiệu cơn mưa rào, bảo táp và sấm sét...

Án Phong Chân Phước đòi hỏi một công việc hết sức khoa học, chi tiết, chỉ được thúc đẩy bằng đức tin. Đòi hỏi dấn thân trong sự thanh thản và khách quan.

Tôi tự hỏi tại sao thủ tục Án Phong Chân Phước lại bắt đầu từ Canađa, rồi chuyền đến Ars, mà không làm tại Việt Nam, trong giáo phận gốc là Bắc Ninh ở miền Bắc Việt Nam.

Mỗi lần như vậy chúng ta phải trở lại nguồn gốc: vào năm 1954, sau khi Việt Nam bị chia cắt làm đôi từ vĩ tuyến 17, gia đình của Thầy Văn đả rời bỏ miền Bắc di cư vào miền Nam, cư trú trong giáo phận Xuân Lộc. Cách đây 25 năm, Đức Cha Dôminicô Nguyễn văn Lãng, một người bạn cũ mà tôi được quen biết ở Đại Học Urbanio ở Roma vào năm 1956 trở thành Giám Mục của địa phận này. Đức Cha Lãng lúc còn là chủng sinh đã quen biết cậu Văn, đã dẫn cậu Văn ra ga xe lửa để đi đến dự tập tại nhà xứ Quảng Yên. Trở thành Giám Mục ngài lưu tâm đến Án Phong Thánh của người đồng hương và vì một phần gia đình của Thầy Văn hiện đang ở trong giáo phận của ngài. Nhận thấy những khó khăn của những năm 1975 đến 1988, Đức Cha Lãng đã xin chuyển hồ sơ đến Quebec và Đức Cha Charles Valois đã chấp thuận vì có một số người trong gia đình của Thầy Marcel Văn đến tị nạn trong giáo phận St Jerôme của ngài trong dó có nữ tu Tế là Nữ Tu Dòng Chúa Cứu Thế của Nữ Thánh Têrêxa. Một lý do chính đáng nữa là các bề trên của Thầy Marcel Văn, người Việt Nam hay Canađa, những nhà truyền giáo ở Việt Nam trong đó có Cha Boucher, là cha giám đốc linh hướng, hiện đang ở Canađa, như vậy việc thu góp các tài liệu sẽ dể dàng hơn.

Cha Boucher được gọi về nhà Chúa sau khi đã thi hành xong nhiệm vụ truyền giáo. Những tin tức cần thiết trên nguyên tắc là đã được gom góp lại ở Canađa. Bởi vây Hội “Những Người Bạn của Văn” nhận thấy chuyển công việc đến Canađa thì thực tiễn hơn là để ở Âu châu với lời đề nghị và chấp thuận của Đức Giám Mục Charles de Valois và Đức Cha Bagnard đã đồng thuận công việc này. Mỗi lần có cuộc vân động ở Roma và giới chức có thẩm quyền đã chấp thuận Án Phong Thánh.

Cuộc trao chuyển hồ sơ Án Phong Thánh của Thầy Marcel Văn đến Âu châu rất cần thiết, vì tốt hơn là rất gần gủi với Roma, ở đó gần với giáo luật và ở đó cũng có Nhà Dòng Mẹ của Dòng Chúa Cứu Thế. Hồ sơ phong thánh được chuyển đến Ars bởi vì lòng ưu ái của đức Cha Guy Bagnard đón nhận lời yêu cầu quả cảm của Hội “Những Người Bạn của Văn” (Les Amis de Van). Marcel Văn là người bạn thân thiết của nước Pháp, sủng ái đặc biệt thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, và giá trị tinh thần là một thông điệp quí báu cho các chủng sinh ở Ars.

Ngoài các hồ sơ còn một vấn đề khác nữa. Lúc đầu, tôi đã chia sẻ quan điểm với một số người: thú thật tôi hết sức do dự. Làm sao một cậu bé yếu ớt, nghèo nàn, không học dến bậc trung học? Lại nữa, nghĩ làm sao dược về giá trị tinh thần? Về sự mật thiết với Chúa Giêsu, Mẹ Maria, thánh Têrêxa de Lisieux? Chứng tá này có thể tin cậy được hay không? Tôi đã gặp nhiều người: linh mục, giáo dân, những bạn trẻ người Việt Nam, Canada và người Pháp họ đều thích thú với những bài viết của Thầy Văn. Đối với cá nhân tôi, tôi dành thì giờ để đọc và những thành kiến của tôi đều tan biến dần dần. Không phải tất cả điều gì mà Cha Boucher đã đòi hỏi là Thầy phải viết lên những kinh nghiệm của Thầy; điều này chứng tỏ là đã có một thời gian dài suy xét. Nếu một ai đã đọc qua 326 bức thư mà Thầy Văn đã để lại sau khi qua đời, được gởi đi đến nhiều nơi thì cũng có thể đi đến kết luận như một vị tướng ngưòi Pháp hưu trí nhận định: “Tôi đã đọc được những tài liệu này trên máy vi tính của tôi và tôi đã ngừng lại nhiều lần để cầu nguyện.” Còn có một nhân chứng khác sống động hơn nữa, là lần tôi nhìn thấy một đĩa truyền hình nhỏ. Đó là cuộc phỏng vấn Cha Boucher lúc đang hưu dưỡng tại Canada, do những người Việt Nam thực hiện. Cha Boucher kể lại cuộc đời của Thầy Văn: lúc thì ngài cười rộ khi nói về tính tình đơn sơ của thầy Văn, lúc thì ngài khóc nức nỡ khi nói về những thử thách khốn cực về tinh thần và thể xác mà cậu bé Văn phải chịu đựng. Thật là hết sức hấp dẫn! Và mười ngày sau đó, thì Cha Boucher đã qua đời sau cơn bệnh đau tim.

Như vậy cũng chưa hết câu chuyện. Các bạn có trong tay 326 bức thư của Văn. Nhưng cuộc sống của Văn ở Việt Nam, cuộc sống bị giam cầm tù tội có để lại dấu vết gì không? Ai là người đã quen biết thầy? Chắc chắn đây không phải là điều dể dàng, nhìn lại những biến cố dặc biệt này, nhưng đội ơn Chúa, các nhân chứng này đều thề hứa, đặt tay lên Kinh Thánh, đã kể lại những diễn biến của của cuộc đời thầy. Ví dụ như, họ đã kể lại thầy đã trốn tù như thế nào, đã cải thành một phụ nữ, với mục đích duy nhất là đem Mình Thánh Chúa vào trại tù. Bị bắt gặp, bị đem nhốt lại vào tù và bị hành hạ tàn nhẫn như thầy đã dự đoán, bị xủ phạt cho những trường hợp này. Những nhân chứng này cũng kể lại cái chết của thầy khi xẩy ra vào ngày 10 tháng 7 năm 1959, lúc 31 tuổi, trong trại tù cải tạo Số 2, ở Yên Bình khi thầy được chuyển đến vào tháng 8 năm 1957. Họ đã kể lại mọi chi tiết. Vào lúc trưa, tất cả mọi tù nhân đang ở trong nhà ăn, những nguời bạn của Văn biết là lúc thầy sắp chết. Họ chạy vào nhà ăn để tìm cha Giuse Vinh, Tổng Đại diện Giáo phận Hà nội, ngài chạy đến để giúp thầy Văn trong giờ phút cuối cùng. Thầy Marcel Văn đã trở về với Chúa. Thầy chết vì quá yếu sức với nhiều bệnh tật sau 4 năm 2 tháng 3 ngày ở tù. Bốn muơi năm đã trôi qua. Nhiều nhân chứng vẫn đang còn sống để nói lên với chúng ta sự thật.

Chúng ta nhận thấy Chúa đã dẫn dắt thầy Văn như thế nào và đã cho phép chúng ta thu lượm những chi tiết về đời sống của thầy trong những trường họp thật khó khăn. Tôi ước ao để các bạn tự tìm kiếm lấy qua những trang sách mà các bạn sẽ đọc, mầu nhiệm của ân sủng, tình yêu của Chúa tác động trong một tâm hồn khiêm nhu và nhỏ bé để làm một dụng cụ chuyển trao thông diệp của Ngài. Nhờ vào cuộc sống và những bài viết, Marcel Văn đã để lại cho chúng ta một thông điệp, thông điệp về Tin Mừng và Hy Vọng.

Những bài viết của Văn rất quan trọng về nhiều khía cạnh bởi vì lôi cuốn đến hoàn cảnh và nhu cầu của thế giới chúng ta hôm nay, qua cái nhìn và kinh nghiệm của một cậu bé ở miền Bắc Việt Nam, chứng kiến niềm hy vọng, theo chân thánh nữ Têrêxa de Lisieux. Suốt cuộc đời, từ thuở thiếu thời khó khăn hay từ đời sống tu trì cho đến khi qua đời, thầy đã biết biến cải những nổi đau buồn thành niềm vui.

Giáo Hội Việt Nam hiện có khoảng 6 triệu người Công Giáo trên 75 triệu dân số, như vậy khoảng 8% dân số. Đối với tỷ lệ người Công Giáo ở Á châu, chúng tôi thuộc hàng thứ hai, sau nước Philuật Tân. Trong sự kiên trì qua những thử thách, Giáo Hội Việt Nam đã trãi qua ba thế kỷ bi bách hại.

Vào năm 1988, Đức Thánh Cha Gioan Phao lồ II đã phong thánh trong một ngày lần đầu tiên cho 117 thánh tử đạo Việt Nam, trong đó có vài vị là giám mục và những nhà truyền giáo ngưòi Pháp và người Tây Ban Nha. Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội Pháp là hai Giáo Hội chị em. Chúng tôi nhận được đức tin từ những nhà truyền giáo của nhiều xứ nhưng đặt biệt vào thế kỷ XVII phần đông là những linh mục của Hội Thừa sai Paris. Sau đó là các Dòng Tu khác, đó là Dòng Chúa Cứu Thế Canada thuộc tỉnh dòng Thánh Anna ở Beaupré. Chính tại Dòng này mà Thầy Văn đã tìm được và phát huy ơn gọi của mình. Giáo Hội Pháp và Giáo Hội Việt Nam là hai Giáo Hội đàn chị của Giáo Hội. Ngưòi ta còn nhớ đến tiêng gọi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II ở Bourget khi ngài viếng thăm nước Pháp vào năm 1978: “Nước Pháp, nguời chị cả của Giáo Hội, người đã làm gì với lễ rửa tội của ngươi? Đối với Giáo Hội Việt Nam, chính Đức Giáo Hoàng Pius XI, năm 1933, khi phong chức lần đầu tiên cho một Giám mục Việt Nam, Đức Cha Nguyễn Bá Tòng, đã nói với ngài rằng: Con trở về xứ của con, nước Việt Nam, ở miền Viễn Đông, hãy tiếp tục công cuộc truyền giáo, bởi nước Việt Nam có một ơn gọi lớn lao và một sứ vụ cao cả: đó là người chị cả của Giáo Hội tại miền Đông Nam Á.” Hai Giáo Hội này không chỉ kết hợp bởi những ràng buộc chính trị, ngoại giao, văn hóa hay kinh tế, nhưng bởi những sợi dây mật thiết: đó là sự chia sẻ đức tin giữa hai dân tộc. Sợi giây đó được buộc chăt bởi máu đào của những đấng tử đạo, linh mục tu sĩ và giáo dân. Marcel Văn luôn cầu nguyện và hy vọng sợi giây đức tin luôn tiến triển và phát triển càng ngày càng mật thiết, hầu thực hiện ý định của thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu khi Bà muốn đến Việt Nam theo dự định của nhà Dòng Cát Minh ở Hà Nội. Vì lý do sức khỏe yếu ớt Bà không thể đến đó được, nhưng lòng Bà luôn để tại Việt Nam. Marcel Văn “người em bé bỏng” của Bà nhận đuợc công việc truyền bá Tin Mừng cùng với Bà tại Việt Nam, không những chỉ cho người Kitô hữu trở thành hoàn hảo, trở thành thánh thiện nhưng cho tất cả mọi người cho những người lương mà luôn cho những người cọng sản.

Án Phong Thánh cho Thầy Văn thật quan trọng vì cho chúng ta một viễn tượng về tương lai, khômg chỉ trong những năm sắp đến nhưng hướng về thiên niên kỷ thứ ba. Tương lai này không chỉ hướng về Viẽt Nam, nhưng toàn thể các xứ ở Thái Bình Dương.

Khi trình bày với các bạn tập sách số 1 Toàn bộ các bài viết của Marcel Văn, tôi muốn đáp lại ước mong của Đức Thánh Cha về Năm Ngàn Thứ Ba là thu thập hồi ký của những nhân chứng về đức tin của thế kỷ thứ XX. Còn về việc phong Chân Phước tôi kính xin Giáo Hội quyết định.

Việc xuất bản những bài viết của Thầy Văn nhắc nhở chúng ta là thời kỳ này chúng ta đang luôn sống Sự Khổ Nhục và Phục Sinh của Chúa Kitô. Chúng ta thấy ở ngoài và ở trong Giáo Hội biết bao nhiêu là những tranh chấp, những cám dỗ, những thử thách, những khủng hoảng, những bách hại, những xấu xa, những chống đối Thiên Chúa và những thờ ơ lạnh nhạt. Phúc thay Chúa không bao giờ bỏ rơi Giáo Hội, bởi vì qua mỗi thời kỳ, Chúa vẫn dẫn dắt bằng giáo huấn, chắc chắn, qua những thể chế cao cả, nhưng luôn bằng chứng tá của những người thấp bé khiêm nhường. Chúng ta hãy nhớ đến thánh Jeanne d’Arc, thánh Jean Marie Vianney, thánh Bernadette, thánh Têrẹxa Hài Đồng Giêsu. Công Đồng Vatican II cho chúng ta biết đó là những người đã tạo nên những dấu chỉ của thời đại. Các đấng thánh là những dấu chỉ. Dấu chỉ phải là đặc biệt nếu không thì không phải là dấu chỉ. Dấu chỉ đòi hỏi lòng can đảm, sự kiên trì dể mãi mãi hiện hữu để người ta nhìn thấy được. Thiên Chúa đã gởi đến cho chúng ta môt tu sĩ nhỏ bé người Việt Nam đến từ miền xa xôi để mang đến một sứ điệp cho toàn thế giới, một tiếng nói đon sơ, một lời nói khiêm nhu, lời về Tin Mừng, một đường lối để phụng sự Giáo Hội và trong cọng đồng xã hội. Lại nữa các thánh ghi lại thời gian các ngài sống. Thánh Têrẹxa ghi lại thời kỳ của Bà, Văn ghi lại thời kỳ của Văn.

Tinh thần của Văn làm chúng ta say mê. Phần tôi, tôi ghi mãi trong tâm khảm của tôi; “Và bây giờ đây là lời nói cuối cùng mà tôi để lại cho mọi tâm hồn: tôi để lại cho họ tình yêu của tôi, và với tình yêu này, dù nhỏ nhoi đến đâu, tôi ước ao làm thỏa mãn những tâm hồn tự làm cho mình trở nên bé bỏng để đến với Chúa Kitô. Đó là điều tôi muốn diễn tả nhưng với tài hèn tôi không đủ chữ nghĩa đế nói lên”.

Chúa muốn chọn người tôi tớ bé mọn này, như Chúa đã chọn David, Jeanne d’Arc, Têrêxa để làm hỏng công việc của người thận trọng và của những kẻ có quyền lực, để bày tỏ cho thế gian thấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Marcel Văn là một trong những khuôn mặt đó, một khuôn mặt trẻ trung đầy niềm vui và một tình yêu phát xuất tự con tim, nơi Chúa đang ngự trị, hầu đem lại niềm hy vọng cho thế giới ngày hôm nay.

Marcel Văn đã chọn sư đơn sơ, trong sự hèn mọn, tôi muốn nói đến sự thấp kém khiêm nhu. Tật xấu của người cha cờ bạc và nghiện rượu, cùng tai nạn lụt lôi làm cho gia đình Văn trở nên nghèo túng. Marcel Văn trở thành người “nô lệ” nơi nhà xứ Hữu Bằng lúc 10 tuổi (1038). Vào năm 1944, sau khi Dòng Chúa Cứu Thế từ chối nhận vào tu vì quá yếu ớt và quá nhỏ con, thì được nhận như kẻ phụ giúp làm vườn nhờ vào lá thư của người mẹ đạo đức gởi đến cho Cha Letourneau. Tuy vậy Văn vẫn chưa được nhận vào tu tại nhà Dòng. Marcel Văn thật là người con của Việt Nam. Văn viết cho Cha Dreyer Dufer: “Nước Việt Nam yêu quý của con, đã chịu đựng một cuộc chiến tàn khốc đã kéo dài hơn hai năm qua, và thật không biết trước được sẽ kéo dài đến bao lâu... ”

Trong văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, lòng hiếu để rất là quan trọng, theo như việc thờ cúng tổ tiên. Văn đau khổ về những hư hỏng của cha mình, nhưng vẫn luôn yêu thương và kính trọng mà Văn đã thổ lộ: “Mẹ, con bị xâm chiếm bởi nổi buồn của mẹ và của gia đình vì bố càng ngày càng trở nên vô dụng, và chỉ đem thêm gánh nặng cho mỗi người trong gia đình... Con sẽ viét cho cha một lá thư, con sẽ khuyên cha nên đi môt cuộc tĩnh tâm... ” Văn đã viết lá thư đó: “Con nhận thấy tình trạng càng ngày càng sa sút, thưa cha, cha có nhận thấy điều đó không: là vai trò của người chồng, người chủ gia đình, đó là điều mà cha phải giúp cho mẹ”.. Những lời cầu khẩn của Văn đã cảm động người cha. Văn đả viết tiếp cho cha André: Nhờ vào sự hoán cải của cha con nay gia đình đã trở lại sum họp như ngày xưa.. “

Marcel đã cầu nguyện cho nước Việt Nam và nước Pháp: “Xin hãy ban cho nước Pháp một nền hòa bình vững chắc.. “Tôi không biết là tôi có thể nhìn thấy nước Việt Nam có hòa bình khi tôi còn sống hay khi tôi đã chết? Và trong trường hợp thứ hai, có lẻ tốt hơn, bởi vì tôi muốn chịu cực khổ vì Chúa để cầu xin Chúa ban hòa bình cho nước Việt Nam yêu quý của tôi.”

Marcel đúng là người con yêu dấu của Việt Nam, một người con hiếu thảo trong gia đình, một người bạn trung thành của người Pháp, nhưng điểm cao nhất trong đời sống của Văn, chính là sứ điệp của tình yêu. “ Nỗi băn khoan duy nhất của tôi là yêu Chúa... Dù cuộc đời của con ra như thế nào thì con chỉ muốn yêu thương mà thôi... ”

Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận

Cựu Tổng Giám Mục Phó Saigon

Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình
 
Chiến thắng cám dỗ với Chúa Giê-su
LM. Inhaxiô Trần Ngà
16:04 26/02/2009
Chiến thắng cám dỗ với Chúa Giê-su

(Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật thứ nhất mùa chay theo Tin Mừng Mác-cô 1,12-15)

Người Eskimo nghĩ ra một cách bẫy chó sói rất độc đáo để lấy da chúng làm y phục.

Người ta dùng một con dao cực bén và nhúng lưỡi dao ấy vào máu súc vật, rồi đem dang ra ngoài trời tuyết lạnh cho máu đông lại chung quanh. Họ lặp lại động tác đó nhiều lần cho đến khi con dao được bọc quanh bằng khối máu lớn như quả xoài.

Đợi đến khi trời tối, thợ săn đem con dao bọc máu đó ra cắm giữa đồng hoang. Với tài đánh hơi bén nhạy, loài sói sẽ phát hiện rất nhanh mùi máu tươi và sẽ chạy đến liếm tới tấp vào cục máu đông đó cho đến khi lưỡi dao lộ ra cứa đứt lưỡi chúng. Một khi lưỡi bị cứa đứt nhiều đường, máu từ lưỡi ứa ra và chúng tiếp tục liếm cách điên cuồng hơn chính dòng máu của mình mà không hay biết. Càng liếm hăng, lưỡi càng bị cứa sâu hơn và nhiều hơn khiến máu chảy thành dòng kết thúc cuộc đời lũ sói tham ăn.

Cám dỗ trong đời người

Có thể nói: con người là con vật phải đương đầu với nhiều cơn cám dỗ nhất. Cám dỗ của miếng ăn, cám dỗ của thức uống (rượu, bia), của thuốc lá, ma tuý, cần sa, cám dỗ của thú vui nhục dục, của tiền bạc, của địa vị, công danh và vô vàn hình thức cám dỗ khác.

Người ta bị thu hút, bị lôi cuốn vào các cơn cám dỗ như con sói tham lam lao vào liếm cục máu bọc lưỡi dao, như những con thiêu thân lao vào lửa và hậu quả là con người trở nên mềm yếu, bạc nhược, bị lôi cuốn vào dòng thác dục vọng như cánh bèo nhỏ bé bị cuốn phăng phăng giữa dòng nước lũ hung tàn.

Không rõ con sói một khi biết có lưỡi dao bén ẩn dấu trong cục máu đông có còn dám tiếp tục liếm cục máu đó nữa không, nhưng đối với nhiều người thì dù biết chắc chắn rằng đằng sau những lạc thú có ẩn dấu lưỡi dao thần chết thì họ vẫn cứ tiếp tục hưởng thụ những thứ đó đến cùng rồi mượn lời thơ Xuân Diệu để tự biện minh rằng: “thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Xuân Diệu)

Chúa Giê-su cũng bị cám dỗ như chúng ta.

“Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa… nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân. (Philip 2, 6-7)

Vì trở nên người phàm như chúng ta, “Chúa Giê-su đã từng chịu thử thách về mọi phương diện như chúng ta’ (Do-thái 4,15).

Qua đoạn Tin Mừng được trích đọc trong thánh lễ hôm nay, thánh sử Mác-cô cho biết Chúa Giê-su đã vào hoang địa bốn mươi ngày và Người đã thực sự bị Xa-tan cám dỗ. (Mác-cô 1, 12-13)

Điều đặc biệt là dù phải bị cám dỗ trăm bề về mọi phương diện như chúng ta, Chúa Giê-su không bao giờ thua cuộc, không bao giờ sa chước cám dỗ. Người đã chiến thắng vẻ vang trước mọi cơn cám dỗ và luôn trung thành đi theo đường lối của Thiên Chúa Cha cho đến cùng.

Cùng chiến đấu chống lại cám dỗ với Chúa Giê-su.

Trâu bò tuy to khoẻ nhưng dễ dàng bị chế ngự bởi một đứa bé cỏn con khi người ta xỏ mũi được chúng. Con người dù có hùng mạnh đến đâu, nhưng một khi bị “xỏ mũi” bởi các đam mê tội lỗi, thì cũng phải ngoan ngoãn lội xuống bùn, sa xuống vực vì sức kéo của những đam mê và dục vọng xấu xa đen tối.

Mỗi người có một tử huyệt, một chỗ hiểm riêng. Nơi người nầy là lỗ miệng tham ăn tham uống, nơi người khác là bệnh háo sắc hay thói tham danh hám lợi, nơi người khác nữa có thể là lòng ích kỷ, hận thù, ghen ghét, kiêu căng…

Người đi câu luôn biết lựa mồi hợp sở thích của cá; cũng vậy ma quỷ có thừa khôn ngoan để chọn những mồi bả phù hợp “khẩu vị” của từng người và nhắm tấn công vào đúng tử huyệt của chúng ta.

Trong mùa chay, Chúa Giê-su và Giáo Hội kêu mời chúng ta đi vào cõi thinh lặng của tâm hồn để nhìn lại lòng mình, rà soát tâm tư mình, xét xem những đam mê nào, những xu hướng tội lỗi nào đang chi phối đời ta mạnh nhất (đó là những tử huyệt cần canh phòng che chắn). Chính những đam mê và xu hướng đó là động cơ xô đẩy con sói tham ăn lao vào chỗ chết; và cũng chính những động cơ đó đã huỷ hoại cuộc đời ta, làm mất thanh danh phẩm giá cũng như giá trị cao đẹp của đời ta.

Nguyện xin Chúa Giê-su cùng chiến đấu với chúng con trong mặt trận nguy khó nầy và ban ơn giúp sức để chúng con không bao giờ lùi bước trước bất kỳ cơn cám dỗ nào, nhưng kiên cường chiến đấu để khỏi làm nô lệ cho tội lỗi và những đam mê xấu xa đồng thời lập được nhiều chiến công vẻ vang như Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khai mạc Mùa Chay
LM Trần Đức Anh, OP
01:46 26/02/2009
ROMA: Chiều thứ tư lễ Tro, 25-2-2009, ĐTC Biển Đức đã chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh và chủ sự thánh lễ tại đền thờ này với nghi thức bỏ tro mở đầu Mùa Chay Thánh.

Buổi lễ bắt đầu lúc 4 giờ rưỡi với Thánh Ca mùa chay và lời dẫn nhập của ĐTC. Tiếp đến ngài cùng với 18 HY, hơn 20 GM Nigeria đang có mặt tại Roma để viếng thăm Tòa Thánh, Viện Phụ Tổng Quyền dòng Biển Đức và Bề trên Tổng quyền dòng Đa Minh, cùng với các tu sĩ hai dòng đi rước trên quãng đường 500 mét, vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, các thánh vịnh Thống Hối 50 và 24.

Tại Vương cung Thánh Đường thánh Sabina, trên đồi Avventino, có từ thế kỷ thứ V, ĐTC đã chủ sự thánh lễ, cùng với các Hồng Y trước sự tham dự của 40 GM, các linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.

Ban sáng cùng ngày, không có buổi tiếp kiến chung của ĐTC như thường lệ, nên nhiều tín hữu hành hương kéo đền Đền thờ thánh Sabina để dự lễ hoặc ít ra là được thấy ĐGH. Nhiều người tham dự thánh lễ từ bên ngoài thánh đường.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng, ĐTC đặc biệt quảng diễn lời mời gọi của thánh Phaolô tông đồ trong thư thứ 2 gửi tín hữu Corinto: ”Nhân danh Chúa Kitô, tôi nài xin anh em: hãy hòa giải với Thiên Chúa” (5,2). Lời mời gọi này của Thánh Tông Đồ như một lời kích thích hãy nghiêm túc thực thi lời kêu gọi của mùa chay về sự hoán cải. Thánh nhân đã cảm nghiệm một cách đặc biệt quyền năng của ơn thánh Chúa, ơn thánh của mầu nhiệm Phục Sinh.

Thánh Phaolô nhìn nhận rằng tất cả nơi ngài là công trình của ơn thánh Chúa, nhưng không quên rằng cần phải tự do gắn bó với hồng ân sự sống mới đã nhận lãnh trong bí tích rửa tội. Trong đoạn 6 của thư gửi tín hữu Roma, sẽ được công bố trong đêm vọng Phục Sinh, thánh nhân viết: ”Vì thế, đừng để tội lỗi hiển trị trong thân xác hay chết của anh em, đến độ phải tùng phục những ước muốn của nó. Đừng dâng hiến các chi thể của anh em cho tội lỗi như những dụng cụ của bất công, nhưng hãy dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa như những ngừơi sống, từ cõi chết trở về, và dâng các chi thể của anh em cho Thiên Chúa như những dụng cụ công chính” (6,12-13). ĐTC nhận xét rằng ”Trong những lời này chúng ta tìm thấy nội dung chương trình của Mùa Chay theo viễn tượng của bí tích rửa tội”.

ĐTC nói thêm rằng ”Để Chúa Kitô có thể hoàn toàn hiển trị nơi mình, tín hữu đã chịu phép rửa phải trung thành tuân theo các giáo huấn của Chúa; không bao giờ quên tỉnh thức canh chứng, để đối thủ có thể phục hồi những gì hắn đã mất”.

”Nhưng làm sao chu toàn ơn gọi đã lãnh nhận khi chịu phép rửa, làm thế nào chiến thắng trong cuộc chiến giữa xác thịt và tinh thần, giữa sự thiện và sự ác trong cuộc sống chúng ta? Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa chỉ cho chúng ta 3 phương thế hữu ích là: cầu nguyện, làm phúc bố thí và chay tịnh. Trong kinh nguyện và các thư của Thánh Phaolô, chúng ta cũgn tìm được những tham chiếu hữu ích. Về việc cầu nguyện, ngài khuyên nhủ hãy kiên trì và tỉnh thức khi cầu nguyện, cảm tạ Chúa” (Rm 12,12; Cl 4,2), cầu nguyện không ngừng (1 Ts 5,17). Về việc làm phúc bố thí, những trang nói về cuộc đại lạc quyên giúp anh chị em nghèo chắc chắn là quan trọng (cf 2 Cr 8-9), nhưng cần nhấn mạnh rằng đối với thánh nhân, chính đức bác ái là tột đỉnh đời sống tín hữu, là ”mối giây thiện hảo”. Ngài viết cho các tín hữu thành Colossê: ”Trên hết mọi sự, anh em hãy có đức bác ái, liên kết mọi sự một cách hoàn hảo” (Cl 3,15). Thánh Phaolô không nói minh thị về chay tịnh, nhưng ngài thường khuyên điều độ, như đặc tính của người được mời gọi sống trong tỉnh thức chờ đợi Chúa (cf 1 Ts 5,6-8; Tt 2,12).”

Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Josef Tomko, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng y và một số tín hữu. Các linh mục bỏ tro trên đầu các tín hữu trong khi ca đoàn hát thánh vịnh 40, 129 và các thánh ca khác. (SD 25-2-2009)
 
Kiểm Duyệt Kitô giáo
Vũ Văn An
05:56 26/02/2009
Kiểm duyệt Kitô giáo

Gần đây, người ta thấy việc kiểm duyệt đã tái xuất hiện, không phải để chống văn hóa khiêu dâm hay quan điểm chính trị lệch lạc, mà là chống Kitô giáo và các quan điểm phò sự sống. Một số trường hợp điển hình mới đây cho thấy rõ điều ấy.

Tờ Telegraph ngày 1 tháng Hai năm nay tường trình rằng Caroline Petrie, một y tá theo giáo hội Baptist đã bị ngưng chức tại The North Somerset Primary Care Trust vì đã đề nghị cầu nguyện cho một bệnh nhân, trong lúc chăm sóc cho bà này. Bệnh nhân ấy không chấp thuận lời đề nghị của Petrie, và Petrie không nài ép gì thêm. Ấy thế mà sau đó, cô bị ngưng chức. Bệnh nhân liên hệ, tên là May Phippen, sau đó cho tờ Telegraph hay bà không khiếu nại gì về lời đề nghị của Petrie, bà chỉ kể cho một y tá khác biết sự việc ấy mà thôi. Bà Phippen cũng cho hay bà không muốn thấy Petrie bị sa thải vì chuyện này.

Nhật báo The Daily Mail ngày 3 tháng Hai tường thuật rằng: theo Hiệp Hội Y Khoa Kitô Giáo, việc ngưng chức Caroline Petrie là một hành vi kỳ thị tôn giáo. Tổng thư ký của Hiệp Hội này là Peter Saunders cho tờ báo hay: có hàng ngàn nhân viên chăm sóc y tế theo Kitô giáo và nhiều người thuộc các tôn giáo khác, và đối với những người này, cầu nguyện là một phần trong sinh hoạt thường ngày của họ. Vả lại, theo Saunders, nhậy cảm thăm dò xem bệnh nhân có muốn cầu nguyện hay không chỉ là một thăm dò thích đáng của nghề chăm sóc bệnh nhân nhất là trong Sở Y Tế Quốc Gia [National Health Service], trong đó một vài cơ sở đã trả tiền cho các người chữa bệnh thiêng liêng, coi họ cũng là thành phần của nhóm chăm sóc.

Đài BBC ngày 5 tháng Hai thuật lại rằng nhờ có những cuộc phản đối và được báo chí đề cập sâu rộng tới nội vụ, nên Petrie đã được phục hồi chức vụ. Giám mục Anh giáo của giáo phận Rochester là Michael Nazir-Ali, trong mục ý kiến của nhật báo Telegraph ngày 7 tháng Hai, nhận định rằng: “Trong tất cả các nghề, y tá là một nghề có gốc rễ sâu xa nhất trong truyền thống Kitô Giáo”.

Dập tắt niềm tin

Theo vị giám mục Anh Giáo này, càng ngày người ta càng tìm cách giập tắt niềm tin cách dữ dội hơn. Ngài viết: “Các y tá không được cầu nguyện, Kinh Tin Kính không được đọc trong các buổi sinh hoạt Kitô giáo vì sợ súc phạm tới người không tín ngưỡng, các huấn đạo viên hôn nhân Kitô giáo bị cấm cản vì họ tin vào hôn nhân Kitô giáo; còn các cơ sở nhận con nuôi Kitô giáo không còn được công qũi tài trợ nữa…”

Nhiều người cho các nhận định trên quá bi quan, tuy nhiên sự chính xác của chúng đã được tin tức của mấy ngày sau đó hỗ trợ. Đó là tin nhà Wiley-Blackwell, một nhà xuất bản Anh, cho tiêu hủy bộ bốn cuốn Bách Khoa Văn Minh Kitô Giáo (Encyclopedia of Christian Civilization) vì bộ này có tính quá Kitô giáo. Tin đốt sách này do Edward Feser, một trong các cộng tác viên của cuốn bách khoa, thông báo trong một bài đăng trên tờ báo điện tử “National Review Online” ngày 11 tháng Hai. Ông này cho hay: cuốn bách khoa này đã được kiểm chứng về phương diện sự kiện, được nhà xuất bản sửa chữa và chấp thuận, rồi mới được in và chính thức phát động. Điều xẩy ra sau đó là: một nhóm nhỏ các học giả đã lên tiếng phản đối nội dung quá Kitô giáo của bộ này. Họ cũng chống lại việc dùng các hạn từ chỉ niên biểu như Trước Chúa Kitô (Before Christ, tắt là BC) và Năm Của Chúa (Anno Domini, tắt là AD), và muốn có sự quân bình nhiều hơn bằng cách thêm vào các chất liệu đả kích Kitô giáo.

Tin đốt sách trên xẩy ra tiếp theo sau tin nói về một bà mẹ nuôi bị chính quyền địa phương thải hồi sau khi đứa con gái nuôi ở tuổi thiếu niên, người Hồi Giáo, trở lại Kitô giáo. Người mẹ nuôi này trông coi đến 80 người con nuôi trong vòng 10 năm qua, theo chính lời bà kể cho nhật báo The Daily Mail nghe ngày 7 tháng Hai. Bà cho biết: “trọn thu nhập của tôi là ở đó, tôi là người chăm sóc độc thân, tôi chỉ có nó để mà sinh tồn”. Bà nhấn mạnh bà không ép buộc thiếu nữ 16 tuổi ấy trở lại. Tờ Daily Mail cho hay: thiếu nữ này từng để ý tới Kitô giáo trước khi cô ta được đặt dưới sự chăm sóc của người đàn bà này. Được sự hỗ trợ của Viện Kitô Giáo Học, người đàn bà này đã đưa hội đồng thành phố ra tòa. Mike Judge, phát ngôn viên của Viện này, cho tờ báo hay: có khi nào một người chăm nuôi vô thần lại có thể bị sa thải khi một đứa trẻ Kitô giáo dưới sự chăm nuôi của người này ngưng không tin Thiên Chúa nữa không?

Một điển hình nữa về những hành động có chọn lựa chống lại Kitô giáo đã xẩy ra năm ngoái, khi một linh mục Anh Giáo không còn được hoan nghênh tại đài BBC nữa. Nhật báo Telegraph ngày 14 tháng Chín năm 2008 thuật lại như thế. Linh mục G.P. Taylor là tác giả cuốn “Shadowmancer”, vốn được kể đứng đầu sách bán chạy nhất suốt 15 tuần lễ liên tiếp của năm 2003. Trước đó, ngài vốn xuất hiện trên một số chương trình của đài BBC, nhưng theo ngài “Một khi họ kết luận tôi dùng sách đó cổ vũ cho Kitô giáo, là kể như họ cấm cửa không cho tôi vào nữa”. Theo tờ Telegraph, một giám đốc đài BBC nói với cha Taylor: “Chúng tôi không thể bị coi là cổ vũ cho Đức Giêsu”.

Câu lạc bộ bị cấm

Trong khi đó, tại Gia Nã Đại, tờ Calgary Herald ngày 11 tháng Hai tường trình rằng một nhóm phản đối phá thai đã bị nghiệp đoàn sinh viên của Đại Học Calgary thu hồi giấy phép mở câu lạc bộ vào hôm thứ Ba tuần trước. Chỉ sau một cuộc họp kéo dài không quá 10 phút, ủy ban phụ trách các câu lạc bộ đã đi đến kết luận cho rằng vì câu lạc bộ “Sân Đại Học Phò Sự Sống” (Campus Pro-Life), đã vi phạm chính sách qua việc trưng bày “Dự Án Ý Thức Việc Diệt Chủng” (Genocide Awareness Project), nên không còn được sử dụng cơ sở và tài trợ của nghiệp đoàn nữa. Câu chuyện chỉ là vì câu lạc bộ này trước đó có trình bày bằng hình ảnh các thai nhi bị phá thai tại sân đại học. Thư ký câu lạc bộ, là Asia Strezynski, đã yêu cầu nghiệp đoàn sinh viên cho biết họ vi phạm chính sách nào khi trưng bày như thế, nhưng ủy ban các câu lạc bộ đã không phúc đáp lời yêu cầu của cô. Dù rằng, theo tờ Globe and Mail ngày 2 tháng Hai, ngay trước khi quyết định cấm câu lạc bộ trên được đưa ra, Hiệp Hội Các Quyền Tự Do Công Dân Gia Nã Đại (Canadian Civil Liberties Association, viết tắt là CCLA) từng cảnh cáo rằng bác bỏ giấy phép đối với nhóm phản đối chống lại việc phá thai này là vi phạm đến quyền tự do ngôn luận. CCLA đã gửi cho Tổng Hội Sinh Viên Gia Nã Đại một bức thư để phản đối quyết định của tổng hội này trong việc hỗ trợ quyết định thu hồi việc tài trợ và cung cấp cơ sở cho nhóm phản đối phá thai.

Đó không phải là lần đầu các nhóm phò sự sống bị các nghiệp đoàn sinh viên đại học Gia Nã Đại “kiểm duyệt”. Theo tờ National Post ngày 27 tháng Sáu năm ngoái, Các Sinh Viên Cho Việc Ý Thức Đạo Đức Sinh Học (Students for Bioethical Awareness) lên tiếng khiếu nại về vụ hủy bỏ một cuộc tranh luận công khai về phá thai, và cũng đã bị thu hồi việc sử dụng các cơ sở của đại học.

Vấn đề tài trợ

Ở Hoa Kỳ, không ai còn lạ gì với những cuộc tranh luận về vai trò tôn giáo tại các nơi công cộng, việc tài trợ của chính phủ đối với các hoạt động bác ái do Giáo Hội Công Giáo điều hành đang bị đe doạ.

Hãng thông tấn Associate Press ngày 12 tháng 1 vừa qua thuật lại rằng: Liên Đoàn Các Quyền Tự Do Công Dân Mỹ (The American Civil Liberties Union) từng nạp đơn khiếu nại lên một tòa án liên bang tại Boston tố cáo rằng Giáo Hội đang áp đặt quan điểm tôn giáo của mình lên các nạn nhân của việc buôn người bằng việc không cho chính phủ tài trợ việc sử dụng thuốc ngừa thai, “áo mưa” và phá thai. Vụ kiện này cho rằng Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản của Mỹ, tức cơ quan cung cấp ngân khoản, đã cho phép Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ được hạn chế các dịch vụ do các nhà thầu dưới quyền mình cung cấp. Theo hãng thông tấn này, Hội Đồng Giám Mục bắt đầu quản trị ngân khoản vào năm 2006, và đã sử dụng các cơ quan phục vụ xã hội làm nhà thầu cung cấp các dịch vụ kia. Theo bài báo ấy, Nữ Tu Mary Ann Walsh cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cung ứng các dịch vụ nào trong khế ước trên nếu chúng nhất quán với niềm tin của chúng tôi đối với sự sống và phẩm giá con người”.

Một xã hội nếu thực sự thế tục theo nghĩa lành mạnh, hẳn sẽ không thể nào bỏ qua chiều kích thiêng liêng và các giá trị của nó được. Đó là lời khuyến cáo của Đức Bênêđíctô XVI trong bài diễn văn đọc ngày 8 tháng 1 vừa qua trước ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh. Đức Thánh Cha nói rằng: tôn giáo “không phải là trở ngại mà đúng hơn là nền tảng vững chắc cho việc xây dựng một xã hội công bình và tự do hơn”. Người ta tự hỏi xã hội con người sẽ ra sao, nếu Kitô giáo cứ tiếp tục bị “kiểm duyệt” và loại bỏ dần theo chiều hướng trên.

Theo cha John Flynn, LC, Zenit 15/2/2009
 
Tòa Thánh lên tiếng về hậu quả của khủng hoảng kinh tế đối với nhân quyền
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:11 26/02/2009
Vatican (VIS) - Hôm 20 tháng Hai, Đức Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi CS, Quan sát thường trực Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva đã tham dự phiên họp đặc biệt thứ mười của Hội đồng Nhân quyền với nội dung tập trung vào khủng hoảng kinh tế thế giới và những ảnh hưởng của nó về mặt nhân quyền.

Trong phát biểu bằng Anh ngữ, Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng cuộc khủng hoảng hiện nay "đã tạo ra tình trạng suy thoái toàn cầu gây ra hậu quả xã hội đầy kịch tính, bao gồm cả việc mất hàng triệu công ăn việc làm và gây ra hiểm họa nghiêm trọng cho nhiều nước đang phát triển, các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ có thể không đạt được. Các quyền con người của vô số người bị tổn thương, bao gồm cả các quyền về lương thực, nước sạch, y tế và công việc đúng nghĩa".

Ngài đưa ra dẫn chứng: "Trong một tài liệu gần đây, Ngân hàng Thế giới ước tính rằng trong năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay có thể đẩy thêm 53 triệu người xuống dưới ngưỡng kiếm được 2 Mỹ kim một ngày. Con số này được cộng thêm vào 130 triệu người bị đẩy vào nghèo khổ năm 2008 do tăng giá lương thực và năng lượng".

Đức Tổng Giám Mục cho hay thêm: "Cần biết rằng các quốc gia thu nhập thấp đang có quá nhiều phụ thuộc vào hai dòng tài chính: viện trợ nước ngoài và những nguồn tiền di dân. Cả hai dòng này theo dự tính sẽ bị suy giảm đáng kể trong những tháng tới, do khủng hoảng kinh tế trở nên tồi tệ hơn... Đoàn đại biểu Tòa Thánh sẽ chú trọng vào trường hợp cụ thể trong cuộc khủng hoảng này: những tác động về nhân quyền đối với trẻ em làm ví dụ, cũng như những biểu hiện của tác động tiêu cực đối với tất cả các quyền kinh tế và xã hội khác. Hiện nay một số quyền quan trọng của người nghèo phụ thuộc rất nhiều vào của dòng viện trợ chính thức và nguồn gửi tiền của công nhân. Những quyền này bao gồm quyền đối với sức khỏe, giáo dục, và lương thực. Trên thực tế, ở một số nước nghèo, giáo dục, y tế và các chương trình dinh dưỡng được thực hiện với sự giúp đỡ của dòng viện trợ từ các nhà tài trợ chính thức. Nên cuộc khủng hoảng kinh tế làm suy giảm sự hỗ trợ này, việc hoàn thành các chương trình này có thể bị đe dọa".

Đức Cha Tomasi lưu ý: "Nếu cả hai, nguồn viện trợ và nguồn tiền gửi tiếp tục suy giảm, nó sẽ tước đi quyền được giáo dục của trẻ em tạo ra hậu quả tiêu cực kép. Thực vậy, ngày nay việc đầu tư vào giáo dục thấp hơn sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng trong tương lai thấp hơn. Đồng thời, suy dinh dưỡng đáng kể trong trẻ em làm cuộc sống trở nên tồi tệ thêm, báo trước sự gia tăng tỷ lệ tử vong của cả trẻ em và người lớn. Các hậu quả kinh tế tiêu cực này vượt ra khỏi chiều kích cá nhân và ảnh hưởng đến toàn xã hội ".

Đức Tổng Giám Mục Quan Sát Viên Tòa Thánh sau đó đã đi đến xem xét một hậu quả khác của cuộc khủng hoảng "có thể có liên quan đến nhiệm vụ đặc biệt của Liên Hiệp Quốc: Thông thường, thời kỳ kinh tế khó khăn lại là đặc điểm của sự gia tăng quyền lực của chính phủ với những cam kết mơ hồ về dân chủ. Tòa Thánh cầu nguyện để những hậu quả như thế phải được ngăn chặn trong cuộc khủng hoảng hiện nay, vì nó sẽ cho ra kết quả là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự phổ biến các quyền con người cơ bản mà cơ quan này đã kiên trì tranh đấu".

Đức Tổng Giám Mục đi đến kết luận: "Năm mươi năm qua đã chứng kiến một số thành tựu trong việc giảm nghèo. Những thành quả đạt được đang gặp phải nguy cơ, và một phương pháp tiếp cận chặt chẽ là cần thiết để bảo vệ chúng bằng một ý thức đổi mới về liên đới, nhất là đối với các phân khúc dân số và đối với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng".
 
Đức Hồng y Lozano quan ngại về đề xuất cải cách Luật phá thai ở Tây Ban Nha
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:13 26/02/2009
Rôma (CNA) - Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm sóc Y tế, Đức Hồng y Javier Lozano Barragan cho hay đề xuất cải cách Luật phá thai ở Tây Ban Nha trong tuần này "tấn công chính xã hội của nó" và đi đến "chống lại công ích".

Trong một cuộc phỏng vấn với Europa Press, Đức Hồng Y nói rằng Giáo Hội luôn luôn phản đối bất cứ luật lệ nào luật hóa và hợp pháp hóa phá thai vì nó không gì khác hơn là "giết người", bất kể khi nó diễn trong giai đoạn nào của thai kỳ.

Ngài cho biết thêm: "Nhà nước có trách nhiệm phải bảo vệ sự sống. Đây là viễn tượng phổ biến 15 năm, 20 năm trước, trong khi đó, ngày nay các chính phủ đã trở thành nạn nhân của ý thức hệ và của viễn tượng sai lạc về tự do" dẫn chúng ta đến chỗ "chọn lựa những gì hủy diệt chúng ta " và kết thúc một cách đơn giản phù hợp với "sự cho phép".

Đức Hồng Y Lozano đã kết nối khuynh hướng mở rộng phá thai với "cuộc cách mạng tính dục" và "tầm thường hóa về giới tính," thêm vào đó tách rời "sự sinh sản khỏi hoạt động giới tính", biến hoạt động giới tính trở thành "sở thích chóng qua để tránh 'hậu quả xấu' ". Ngài giải thích: "Tính dục là sự diễn tả tối đa tình yêu giữa hai người khác phái và diễn tả tối đa ý nghĩa dâng hiến hoàn toàn và tuyệt đối của một người đối với một người khác; một người đối với một người khác mãi mãi. Và đó được gọi là hôn nhân, vốn là nguồn gốc của gia đình".

Đức Hồng y diễn giải thêm: "Vì lý do này, đùa giỡn với tính dục là đùa giỡn với nguồn gốc của sự sống, và vì thế phá hoại gia đình, là nguồn gốc của xã hội, và cuối cùng cũng tàn phá luôn xã hội". "Một luật lệ như thế là luật lệ tấn công chính bản thân xã hội của nó" và đi ngược lại những gì cần được "ưu tiên hàng đầu của bất kỳ chính phủ nào để xây dựng công ích". Ngài lưu ý rằng trong trường hợp này những gì đang được xây dựng là "tội ác chung".

Đức Hồng y Lozano nói rằng Tòa Thánh Vatican "quan ngại đối với bất kỳ quốc gia nào sẽ thúc đẩy những loại chính sách thế này", và trong trường hợp này nó càng đáng lo ngại hơn vì cái gương Tây Ban Nha sẽ gieo rắc cho 22 quốc gia Mỹ Châu Latinh và Caribê, Ý Đại Lợi, vì những gắn kết văn hóa của họ với Tây Ban Nha.
 
Các Giám Mục Hoa Kỳ cung cấp tài liệu về Mùa Chay trên mạng lưới
Bùi Hữu Thư
17:36 26/02/2009

Các Giám Mục Hoa Kỳ cung cấp tài liệu về Mùa Chay trên mạng lưới



Hoa Thịnh Đốn ngày 25, tháng 2, 2009
(Zenit.org).- Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã bắt đầu từ hôm nay cung cấp các nguồn dữ liệu trên mạng lưới toàn cầu của họ để giúp đỡ các tín hữu sống Mùa Chay.

Mạng lưới này chú trọng đến các chủ đề trích dẫn từ Sách Giáo Lý Công Giáo Hoa Kỳ cho Người Lớn, cũng gồm cả những điều chúng ta tin, những gì chúng ta cử hành, cách thức chúng ta sống và cầu nguyện. Cũng bao gồm các giáo huấn về cầu nguyện, các bí tích, cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Kitô.

Mạng lưới cũng cung cấp các phim ảnh để suy niệm, sử dụng các hình ảnh Chúa bị đóng đinh và tượng Đức Mẹ Sầu Bi của Michelangelo, và một chương trình truyền thanh trên mạng dựa trên bài viết về Các Chặng Đàng Thánh Giá của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Mạng lưới cũng có một video và một đoạn vấn/đáp về Nghi Thức Hướng Dẫn Dự Tòng Người Lớn (RCIA).

Ngoài ra các giám mục cũng cung cấp các bài suy niệm hàng ngày, bằng bản văn, bằng âm thanh và bằng các đoạn video, cũng như các nguồn dữ liệu khác để đào sâu đời sống cầu nguyện và bí tích.

Sau đây là điạ chỉ của mạng lưới Mùa Chay: http://www.usccb.org/lent/index.shtml

Logo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ


Mạng Lưới của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
 
Top Stories
Lawyer harassed for defending Catholics
Emily Nguyen
19:20 26/02/2009
Le Tran Luat, the pro-bono lawyer known for his role in the Thai Ha case is now pleading for public support in protecting his own safety, his family and his right to practice law from government’s threats and harassment.

Lê Trần Luật (right) and Catholic defendants
Luat, known for his role in defending the 8 Thai Ha parishioners standing trial on Dec 8, 2008 for participating in protests against government's illegal requisition of the Catholic church in Hanoi, found himself the next target of the government's continual effort to thwart the on-going law suits 2 Thai Ha defendants brought against New Hanoi Newspaper and VTV1 for falsifying crucial details of the trial in their News reports.

While in Hanoi to prepare his clients, Luat's law office at 30 3 rd St, Ward 7, Go Vap District, Ho ChiMinh City on Feb 25,2009 had been ransacked, his personal equipments seized his staffs apprehended without showing proper cause. His office manager said there has never received a search warrant beforehand, thus constituting an illegal search.

The incident took place following an article written by Quoc Huy on Ho Chi Minh City Police Newspaper issued on Feb. 24 which accused Luat of misconduct to which a witness quickly corrected on Luat's behalf. Luat also reported that while en route to Hanoi on Feb. 24, he received anonymous phone call, warning him about a smearing campaign would be aiming at him by the state media should he keep defending the Thai Ha plaintiffs in their said lawsuits. His office manager also reported that there are several plain clothed police have been conducting surveillance on their office every day since his involvement in this high profile case. His family members have also been constantly pressured to talk him out of handling the case.

Besides being the pro bono lawyer to Thai Ha defendants, for many years Luat has been defending several victims of wrongful land confiscation in which the government officials have been named defendants. Actions against him are similar to those used in cases involved other dissidents who spoke out against the government previously.
 
Vietnam: intimidatie ‘lastige’ advocaat
Katholiek Nieuwsblad
19:25 26/02/2009
Vietnam: intimidatie ‘lastige’ advocaat

De Vietnamese autoriteiten zijn een intimidatiecampagne begonnen tegen de advocaat die eind vorig jaar acht katholieken verdedigde tegen valse beschuldigingen wegens vandalisme en opruiing, meldt AsiaNews. De jurist leidt ook de aanklacht tegen de staatsmedia die rond het proces een valse voorstelling van zaken hebben gegeven.

Terwijl advocaat Lê Tran Luât in Hanoi was voor besprekingen met de parochianen van de ‘opstandige’ parochie Thai Ha, deed de politie huiszoeking in zijn kantoor in Ho Chi Minh Stad. Daarbij werden computers en andere eigendommen van de advocaat in beslag genomen. Ooggetuigen protesteerden, maar kregen geen enkele verklaring. Sommigen werden door agenten verwijderd, meldt de website van de parochie Tha Ha.

Het is niet de eerste keer dat de autoriteiten Luât dwarszitten. De advocaat behartigt ook de belangen van mensen die van hun land beroofd zijn en andere slachtoffers van machtsmisbruik. Begin februari ontving Luât een brief van de Orde van Advocaten waarin werd gemeld dat de politie hem verdenkt van onrechtmatigheden bij de uitoefening van zijn beroep. In de brief kreeg de jurist opgedragen tekst en uitleg te komen geven over de beschuldigingen. Twee weken later publiceerde de krant ‘Veiligheid van Ho Chi Minh Stad’ een artikel waarin werd gemeld dat het blad veel klachten had ontvangen over de advocaat en waarin hij werd beschuldigd van fraude. Het artikel leek bedoeld om het publiek voor te bereiden op maatregelen tegen de beschuldigde.

Luât zelf heeft verklaard dat hij op de ochtend van de publicatie door een onbekende was opgebeld die hem had gewaarschuwd voor een tegen hem gerichte mediacampagne. Hij adviseerde hem te breken met de kwestie in Thai Ha en vooral de aanklacht tegen de staatsmedia in te trekken. (KN)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài giảng thánh lễ an táng Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
+GM. Phaolô Nguyễn Văn Hòa
02:18 26/02/2009
Bài giảng thánh lễ an táng Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse

Chúng ta cùng dâng thánh lễ cầu nguyện cho Đức Hồng Y Phaolô Giuse.

Trong phần đầu thánh lễ, Chúa luôn luôn nuôi dưỡng chúng ta là những người đang sống bằng lời của Ngài.

Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta biết cách sống ở trần gian thế nào để được hưởng hạnh phúc đời sau. Người ta thường gọi giờ phút kết thúc cuộc sống trần gian không phải chỉ bằng một từ chung là chết mà còn bằng nhiều cách nói khác có hàm chứa một niềm tin vào cuộc sống đời sau như: qua đời, từ trần, ra đi, sinh thì, về cõi vĩnh hằng, về với ông bà tổ tiên… Những kiểu nói này nêu lên một khía cạnh thật quan trọng của đức tin, đó là: sự sống thay đổi chứ không mất đi.

Kinh nghiệm cho thấy những người từ giã cuộc đời trần gian để đi về đời sau có đủ hạng tuổi: người trẻ có và người cao tuổi cũng có.

Trong bài đọc thứ nhất, sách Khôn ngoan, chương 4, dạy rằng: người qua đời ở bất cứ tuổi nào, nếu họ đã sống lương thiện, sống công chính, sống đẹp lòng Chúa, không làm điều ác, thì dù họ còn trẻ, họ cũng được Thiên Chúa ban thưởng.

Nếu họ đã làm điều thiện, dù cuộc đời của họ có ngắn ngủi thì Chúa cũng kể như họ đã hoàn tất một sự nghiệp lâu dài. Tâm hồn họ đẹp lòng Chúa nên Chúa muốn mau đem họ ra khỏi nơi gian ác. Đó là cách Thiên Chúa ban ơn cho những kẻ Chúa tuyển chọn.

Còn người cao tuổi, họ thật đáng kính trọng, không phải vì họ đã sống lâu, nhưng cũng vì họ đã sống công chính, không tì ố và đẹp lòng Chúa.

Lời Chúa trong Sách Khải huyền lại dạy chúng ta về một khía cạnh khác liên quan tới sự chết:

Những ai chết trong Chúa thì được chúc phúc vì các việc họ làm đều theo họ về đời sau.

Muốn chết trong Chúa thì cũng phải sống trong Chúa: nghĩa là sống lương thiện, công bằng bác ái, tuân giữ các giới luật Chúa, thi hành các lệnh truyền của Chúa, làm các việc thiện. Chính các việc thiện này sẽ theo ta về đời sau.

Mỗi lần làm việc thiện thì như gửi một món tiền thiêng liêng vào ngân hàng đời sau. Ngân hàng này không bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chánh, không bị vỡ nợ, mối mọt không gặm nhấm được, trộm cướp không lấy mất được. Gửi bao nhiêu, tiền vẫn còn nguyên đó, cộng với tiền lời. Chúa bảo đảm điều đó thật vững chắc.

Nhưng một câu hỏi được đặt ra: phải làm việc thiện lúc nào? Có người đã tính toán khôn khéo rằng: khi nào gần chết, ta sẽ làm việc thiện, và như vậy là cũng được chết trong Chúa và sẽ được Chúa chúc phúc.

Tính toán như vậy là rất phiêu lưu và nguy hiểm, vì có mấy ai biết được lúc nào mình chết. Hằng ngày, ta thấy nhiều người chết rất bất ưng, làm sao mà dọn mình cho kịp. Trong bài Tin Mừng theo Thánh Luca, chương 12, Chúa đưa ra hai dụ ngôn để khuyên ta lúc nào cũng phải sẵn sàng để gặp Chúa. người giữ cửa cầm đèn đợi chủ về, lúc nào cũng phải tỉnh thức, phòng khi chủ về lúc bất ngờ. Người canh trộm cũng vậy, vì chỉ cần sơ ý một chút là mất của.

Qua hai dụ ngôn này, Chúa có ý dạy ta phải tỉnh thức, phải ở trong tư thế sẵn sàng gặp Chúa, nghĩa là không những phải làm điều thiện mà còn phải thường xuyên làm điều thiện. Như thế, vừa bảo đảm một cuộc gặp gỡ tốt đẹp, vừa thu tích nhiều của cải thiêng liêng, là những của cải sẽ theo chúng ta về đời sau.

Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, hưởng thọ 90 tuổi, thật đáng kính trọng không phải vì ngài đã sống lâu cho bằng ngài đã sống công chính, đẹp lòng Chúa.

Tôi xin kể một câu chuyện liên quan đến giai đoạn khởi đầu cuộc sống “đi tu” của ngài.

Năm 1929, Tràng tập được thiết lập tại Hà nội, tọa lạc tại chính cơ sở của Đại chúng viện ngày nay. Đầu niên khóa 1931 – 1932, cũng như mọi năm, Tràng tập tổ chức thi tuyển để chọn học sinh vào lớp mới với con số tối đa khoảng trên 30 em. Lần đó, chú Phaolô Phạm Đình Tụng bị lọt sổ, chỉ suýt nữa trúng tuyển, có nghĩa là bị trượt, bị rớt. Nhưng chú vui vẻ về lại xứ Khoan Vĩ với cha nghĩa phụ Phêrô Phạm Bá Trực. Bỗng mấy ngày sau, một tin vui đưa tới, chú lại nhận được giấy gọi từ cha Décréaux, Bề trên Tràng tập gửi về Khoan Vĩ, gọi chú Tụng lên Tràng tập nhập lớp mới, vì có một chú, tuy đã trúng tuyển nhưng bị bệnh không thể tiếp tục học được phải rút lui, nên chú Tụng được gọi lên lấp vào chỗ trống. Chú Tụng mừng quá chừng, khi được đậu vớt và đã rất chăm chỉ học tập.

Có ai ngờ đâu, “phiến đá mà thợ xây loại bỏ” lại có thể được Thiên Chúa sử dụng làm nên cột trụ cho Giáo hội tại Giáo phận Bắc ninh, Tổng Giáo phận Hà nội và Giáo hội Việt Nam qua các chức vụ Linh mục, Giám mục, Tổng Giám mục, Chủ tịch hội đồng Giám mục và Hồng Y. Hơn nữa, các chức vụ đều được thi hành trong những thời gian lâu dài. Việc Thiên Chúa làm thật lạ lùng kì diệu.

Hết lòng tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa ngay từ khởi đầu cuộc dâng hiến của mình, Đức Hồng Y luôn vững lòng cậy trông và thường xuyên trung tín trong suốt các chặng đường tiếp theo của ngài. Đó chính là bí quyết lý giải các ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo hội qua bàn tay và nhiệt tâm của Hồng Y Phaolô Giuse.

Chúng ta hãy noi gương Đức Hồng Y Phaolô Giuse luôn nhận biết và tin tưởng vào ơn Chúa, chuẩn bị hành trang cho cuộc sống đời sau và thường xuyên làm việc thiện.

Thiên Chúa có cách làm việc riêng của Ngài, và đã làm những việc thật lạ lùng kỳ diệu. Đứng trước hồng ân của Thiên Chúa, chúng ta chỉ biết cúi đầu cảm tạ và suy tôn.

Hà nội ngày 26 tháng 2 năm 2009

+ Phaolô Nguyễn Văn Hòa
 
Lời tiễn biệt Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
+ GM Lôrensô Chu Văn Minh
13:28 26/02/2009
LỜI TIỄN BIỆT ĐỨC CỐ HỒNG Y PHAOLÔ GIUSE PHẠM ĐÌNH TỤNG

Rền rĩ chuông buông hồi thảm thiết
Am vang rung động cả không gian
Người cha nhân ái rời trần thế
Đau xót thương người, lệ chứa chan.
Nguyện cầu Chúa cả sai thiên sứ
Rước đón hồn Người hưởng vinh quang
Bên tòa Thiên Chúa xin bầu cử
Giáo hội Việt Nam mãi hiên ngang.


Trọng kính Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse, ai sinh ra mà không chết. Đành rằng đó là quy luật cuộc sống, nhưng những lúc sinh ly tử biệt, tránh sao lòng khỏi quặn đau, mắt không ứa lệ.

Đối với người đời thì chết là hết, nhưng đối với người tín hữu Kitô, thì chết không phải là chấm hết, nhưng là cánh cửa khép lại cuộc sống trần gian và mở ra cuộc sống thiên quốc. Quãng đời gian khổ thử thách dương thế chỉ là giai đoạn chuẩn bị để bước vào cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu trên trời.

Từ năm 1954 đến nay, suốt nửa thế kỷ, cha đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng, Giám đốc Liên Chủng viện thánh Gioan của 8 Giáo phận miền Bắc, Giám mục Bắc Ninh, Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse, Tổng Giám mục Giáo tỉnh Hà Nội, Hồng Y, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Thành viên Hội Cor Unum của Giáo Hoàng, cha đã đào tạo cho Giáo Tỉnh miền Bắc một hàng giáo phẩm, tu sĩ ưu tú, đầy khả năng, với bao linh mục, giám mục, để xây dựng, bảo tồn và phát triển một Giáo hội Việt Nam kiên cường trong đức tin, vững vàng trong đức cậy và nồng nàn trong đức mến.

Cha đã giáo dục và sản sinh cho xã hội bao người con ưu tú, thuộc mọi chức vụ, thành phần: công nhân, viên chức, giáo viên, kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ, doanh nhân, giám đốc xí nghiệp, có cả anh hùng lao động nữa, đó là những người công dân tốt góp phần xây dựng đất nước giầu mạnh. Trên quê hương đất nước, cha như cây đa, cây đề gần gũi, rễ ăn sâu vào lòng dân tộc, vươn cành, xoè lá tỏa bóng mát cho đời.

Đối với Giáo hội hoàn vũ, cha như cây tùng, cây bách vươn cao trên núi Libăng; Đức cố Giáo hoàng Gioan Phao lô II mến thương cha như người hiền đệ khả ái; Đức Giáo hoàng Bênêđictô ca ngợi cha là một mục tử ưu việt luôn can đảm và trung thành phụng sự Giáo hội trong những thời kỳ gian khó; các Giám mục Việt Nam coi cha như bậc huynh trưởng đáng kính, các tín hữu mến mộ cha như người ông nhân hiền.

Cha đã đi qua một quãng đường dài với 90 năm tuổi đời, 60 năm Linh mục, 45 năm Giám mục, 15 năm Hồng Y, dù trong hoàn cảnh nào, ở cương vị nào cha cũng hoàn thành cách trọn hảo, cha luôn là một con người chân chính, một mục tử nhân hiền, một người thầy gương mẫu, một nhà lãnh đạo đức tin kiên cường, một chứng nhân Tin mừng của thời đại.

Cha đã ra đi, song hình ảnh của cha còn ghi khắc trong trái tim mỗi người chúng con, tinh thần của cha còn sống động trong tâm trí chúng con, lý tưởng của cha còn hướng dẫn đời sống đức tin của chúng con. Lịch sử kiên cường bảo vệ đức tin của Giáo Hội miền Bắc hơn nửa thế kỷ qua đã ghi đậm ấn dấu của cha và ảnh hưởng đó còn tồn tại đến những thế hệ tương lai.

Bây giờ, cha đang nằm lặng lẽ nơi đây, nhưng những lời thánh Phaolô lại vọng lên từ tâm khảm chúng con, từng lời, từng lời rành rọt như chính lời cha đang nhắn nhủ chúng con:

“ Còn tôi, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã thi đấu trong cuộc thi cao đẹp, đã chạy hết quãng đường dài. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính. Chúa sẽ trao phần thưởng đó cho tôi, và không phải chỉ cho tôi, nhưng cho tất cả những ai mong đợi Người” (2Tm 4,6-8).

Trọng kính Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse, là môn đệ Đức Kitô, là những người kế thừa truyền thống đức tin anh dũng của các thánh tử đạo Việt Nam, là học trò của Đức cố Hồng Y, mỗi người chúng con sẽ gắng là Người Công Giáo Việt Nam anh hùng.

Tại nơi thiêng thánh này có sự hiện diện của vị đặc sứ Tòa Thánh, Đức Hồng Y Gioan Baotixita, đại diện cho Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, các Tổng Giám mục, Giám mục, Viện phụ, Bề trên dòng tu, Đức ông, Tổng đại diện, linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, thân nhân họ hàng của Đức cố Hồng Y, cộng đồng dân Chúa, cả biển người, rừng khăn tang, đại diện cho toàn thể Giáo hội Việt Nam trong nước và ngoài nước, có thể nói đây là Giáo hội Việt Nam thu nhỏ đang thành kính nghiêng mình, cúi chào tiễn biệt Đức cố Hồng Y đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Trong giờ phút linh thiêng, chúng con xin mẹ Địa cầu hãy mở rộng vòng tay đón thi hài Đức cố Hồng Y vào lòng đất, thân cát bụi trở về cát bụi.

Chúng con xin Chúa Kitô là sự sống lại và là sự sống hãy sai binh đoàn thiên thần đón hồn thiêng Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse và phó thác cho Thiên Chúa Cha là nguồn sống hạnh phúc vĩnh hằng, để thầy ở đâu thì môn đệ cũng ở đó. Đúng như khẩu hiệu của Đức cố Hồng Y: “Chúng tôi tin ở tình yêu Thiên Chúa”. AMEN

Giám mục phụ tá Hà Nội
 
Nhật ký Tang Lễ ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng ngày 25/2/2009
Ban TT TGP Hà Nội
13:53 26/02/2009
HÀ NỘI, ngày 25 Tháng 2 năm 2009 - Vì lòng yêu mến, biết ơn và kính trọng Đức Hồng Y, giáo dân tiếp tục đổ về kính viếng linh cữu ngài. Số người ở xa ít hơn hôm qua, cho nên giảm hẳn lượng xe ô tô đậu trên các con đường quanh quảng trường nhà thờ chính toà. Trong khi đó, số giáo dân từ nội ngoại thành Hà Nội về quá đông khiến cho bãi xe quanh nhà thờ và sân Dòng MTG Hà Nội không còn chỗ để, khiến nhiều người phải ngồi trên xe máy đậu ở quảng trường và trên phố Nhà Thờ để thông công các nghi lễ.

Các thánh lễ cầu nguyện cho Đức Hồng liên tục được cử hành. Buổi sáng có 4 lễ từ 5 h đến 12 h. Thánh lễ 10 sáng do Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt chủ sự, có Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân và Đức cha Lôrenxô Chu Văn Minh cùng quý cha trong ngoài Tổng Giáo Phận đồng tế. Buổi trưa có giờ kính viếng và dâng lễ cầu nguyện cho Đức Hồng Y của giáo xứ Quần Cống, quê hương Đức Tổng Giám mục Hà Nội và của giáo họ Cầu Mễ, quê hương Đức Cố Hồng Y. Ông Trùm của giáo họ Cầu Mễ đã đọc một bài điếu văn đơn sơ chất phác nhưng cũng rất cảm động và ý nghĩa (Xin xem nội dung đầy đủ).

Trong buổi sáng, có một số đoàn thể đến viếng như Giáo xứ Thịnh Liệt, Đan viện Thiên An, Sở Nội Vụ Tỉnh Thái Nguyên, Công ty Du lịch Hải Hậu, UBĐK Công giáo Việt Nam. Tuy nhiên, số giáo dân tự phát rủ nhau đi thành từng nhóm thì rất nhiều. Chúng tôi thấy hàng nghìn người thuộc các giáo xứ của giáo phận Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Hoá. Có những nhóm từ Nam Định, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Giang, Tuyên Quang và Sơn La cũng có mặt. Nhiều người phải vất vả chờ đợi hàng giờ mới có thể vào nhà thờ viếng linh cữu Đức Hồng Y giây lát.

Buổi chiều từ 14 h, đúng như dự đoán, nhiều người sẽ về nhà thờ chính toà dự lễ Tro và ở lại để sáng mai dự lễ an táng. Họ ăn nghỉ ngay trong khu vực Toà Tổng Giám Mục. Hàng bánh mì của các bạn trẻ của giáo xứ Chính Toà đắt khách nên hết sớm và thay vào đó là hành bánh của các bà các chị xa quê bán ở khu vực phố Nhà Chung với giá cả phải chăng, vì cũng là những người nghèo với nhau cả!

Có rất nhiều cá nhân và tập thể đến kính viếng Đức Hồng Y. Những đơn vị đăng ký chính thức chỉ là số ít. Ban Tổ chức tang lễ phải vất cả mới có thể tạm dừng dòng người đang liên tục tiến vào thánh đường cho các đoàn này đi chen vào. Trong số đó, có phái đoàn của giáo phận Xuân Lộc do cha Antôn Nguyễn Tuế, đại diện Đức cha Giám mục dẫn đầu và ngài có những lời rất tốt đẹp dành cho Đức Hồng Y. (xin xem toàn văn nội dung) Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi mấy thượng toạ đến kính viếng. Thượng toạ Trưởng đoàn còn cầu cho Đức Hồng Y được”siêu linh tịnh độ”. Hãng Thông tấn Công giáo Vietcatholic cũng gửi vòng hoa đến kính viếng hương hồn Đức Hồng Y.

Tiếp theo là phái đoàn của giáo phận Bắc Ninh do Đức cha Hoàng Văn Đạt dẫn đầu, giáo phận Thái Bình do Đức cha F.X Nguyễn Văn Sang dẫn đầu, phái đoàn của giáo phận Thanh Hoá và Phát Diệm do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh dẫn đầu. Các đoàn này đều dâng thánh lễ cầu nguyện cho Đức Hồng Y, vì vậy có rất ít thời gian trống dành cho giáo dân thập phương viếng linh cữu, khiến nhiều người phải ra về mà chưa thể chen chân vào nhà thờ chiêm ngưỡng lần cuối dung nhan Đức Hồng Y.

Khoảng 19 h 30, phái đoàn các đức giám mục của HĐGM Việt Nam do Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục TP HCM, Đặc sứ của Đức Thánh Cha, dẫn đầu tiến vào Nhà thờ Chính Toà kính viếng và cầu nguyện cho Đức Hồng Y. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, đã phân ưu với TGP Hà Nội và nói lên lời cảm mến của ngài đối với Đức Hồng Y, vì công nghiệp của ngài đối với Giáo hội. Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, đã ngỏ lời cám ơn và nói lên niềm an ủi khi được quý đức cha trong HĐGM Việt Nam đến chia sẻ với Tổng Giáo Phận. (Xin nghe toàn văn nội dung ).

Cho đến chiều ngày 25/2 hầu hết các linh mục trong Tổng Giáo Phận cũng như các giám mục trong HĐGM Viêt Nam đã có mặt ở Toà Tổng Giám Mục. Nhiều xe ôtô lớn bé bắt đầu chở giáo dân về từ nhiều giáo xứ trong ngoài Tổng Giáo Phận. Số người tối số người tăng đột biến. Nhiều em nhỏ được bố mẹ dẫn theo, thậm chí bế theo. Mọi người từ nhiều nơi trở về, gặp nhau thăm hỏi, trò truyện râm ran khu vực thánh đường. Quả thật cuộc ra đi của Đức Hồng Y đúng là một dịp đoàn tụ lớn của Giáo hội Việt Nam.

Toà Tổng Giám Mục mau chóng trở nên quá tải, một số linh mục tu sĩ và nhiều giáo dân tìm đến nhà thờ Thái Hà, các cộng đoàn tu và đến gia đình các giáo dân trong nội thành Hà Nội để tìm chỗ tạm trú qua đêm. Mặc dù vậy, đến nửa đêm, vẫn còn nhiều người đắp chiếu nằm ngủ trên các hành lang và các ghế đá ở quanh Toà Tổng Giám Mục.

Từ lúc 20 h đến nửa đêm còn 3 thánh lễ nữa được cử hành. Thánh lễ thứ nhất lúc 20 h của Giáo xứ Chính Toà Hà Nội. Thánh lễ thứ hai lúc 22 h của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Cha Giám Tỉnh và anh em Dòng Salesien Don Bosco, các chị em Tu hội Hiệp nhất Bắc Ninh, Dòng MTG Hà Hồi và một số đơn vị khác. Thánh lễ thứ ba cử hành lúc nửa đêm do một số cha trong TGP Hà Nội chủ sự. Thánh lễ nào người ngồi tham dự cũng đầy nhà thờ, thậm chí chen chúc nhau tầng tấng lớp lớp như lợp ngói.

Khoảng hơn 21 h tới viếng linh cữu Đức Hồng Y còn có phái đoàn của các anh chị em cộng đoàn Công giáo Hàn Quốc đang sinh sống ở Hà Nội và phái đoàn của Cha Giám tỉnh DCCT Việt Nam do Cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành dẫn đầu. Vì quá đông cho nên các phái đoàn này cũng chỉ có thể chiêm ngưỡng dung nhan Đức Hồng Y mà không thể dừng lại cầu nguyện riêng.

Công tác chuẩn bị thật vất vả. Ban lễ nghi lo tập nghi thức ngày mai giữa lúc liên tục có các thánh lễ cho đến 0 h và giáo dân cứ liên tục qua lại lễ đài. Trong khi đó, chính lễ đài vẫn chưa hoàn tât phần lắp đặt và trang trí. Lúc 1 h sáng ngày 26 chúng tôi vẫn thấy các anh em treo trên các cột cao của lễ đài để lắp đèn và chỉnh mái. Chưa kể phải hoàn tất việc kê ghế trên lễ đài và một phần quảng trường. Vì thế các anh em phục vụ lại phải đi mượn ghế nhựa ở các giáo xứ nội thành ngày trong đêm. Đến 2 h 30’ đêm anh em mới mượn xong bên Thái Hà và bắt đầu sang Hàm Long.

Anh em lắp đặt hệ thống truyền hình dọc phố Nhà Chung, trong khu vực Toà Giám Mục và Nhà thờ Chính Toà cũng gặp vất vả không kém. Lúc chiều tối không thể lắp đặt vì người còn ở bên trong khu vực nhà thờ quá đông, còn trên phố thì người dân chưa đồng ý. Đến đêm về anh em phải nhanh chóng lắp giá các giá đỡ, ti vi màn ảnh rộng, chạy đường dây và thử vận hành các thiết bị kỹ thuật. cũng đã 1 h ngày 26/2. May mắn lúc này có một số chị em Dòng MTG, Tu hội Hiệp nhất và Tu đoàn Truyền tin hy sinh canh đỡ để ngày mai anh em có đủ tỉnh táo để quay phim truyền hình và chụp ảnh.

Khoảng 2 h 30 sáng trong nhà thờ giáo dân xa gần vẫn đang đọc kinh râm ran. Quý thầy Tu đoàn Truyền tin và các chị em Dòng MTG vẫn đang túc trực bên linh cữu. Trên lễ đài ở ngoài nhà thờ anh em phụ tráh vẫn còn đang leo trên sàn cao ròng dây lắp đặt cái gì đó. Phía dưới nhũng giáo dân không nghỉ đang sắp ghế giúp trên quản trường. Chuông đòng hồ nhà thờ chính toà vẫn nhỏ giọt từng tiếng một. Hy vọng các anh em các ban phục vụ sẽ hoàn tất công việc trước khi trời sáng để Tổng Giáo Phận có một lễ an táng trang nghiêm, trọng thể và mang lại nhiều ơn ích cho mọi người hiện diện.
 
Bài nói chuyện của Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm với Giới Y tế Công giáo
+GM. Nguyễn Văn Khảm
21:31 26/02/2009
CƯ XỬ VỚI NGƯỜI KHÁC NHƯ MỘT NHÂN VỊ

(Bài nói chuyện của Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm với Giới Y tế Công giáo TP. ngày 22.02.2009, nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam)

Cách đây ít ngày, Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn nhờ tôi xem lại bản dịch Huấn thị Dignitas Personae (Phẩm giá con người). Đây là tài liệu quan trọng của Bộ Giáo lý đức tin liên quan đến những vấn đề đạo đức sinh học như thụ thai trong ống nghiệm, kỹ thuật bơm tinh trùng vào trứng, kỹ thuật làm đông lạnh phôi, kỹ thuật làm đông lạnh các noãn bào, kỹ thuật giảm trừ phôi, kỹ thuật nhân bản vô tính trên người (human cloning)… Ở đây không có ý trình bày về đề tài này, chỉ ghi nhận như một sự kiện. Nếu có gì để nói thêm, có lẽ chỉ là câu hỏi rằng, là những người làm việc trong lãnh vực y khoa và lại là người Công giáo, liệu chúng ta có hiểu biết lập trường của Giáo Hội về những vấn đề này không? Cũng có nghĩa là giới y tế Công giáo nên có những buổi học hỏi chuyên đề về đạo đức sinh học vốn là đề tài nóng bỏng trong thế giới ngày nay.

Cũng cách đây một tuần, từ 12-15.02.2009, tôi tham dự Hội thảo quốc tế về Trách nhiệm xã hội trong bối cảnh kinh tế thị trường được tổ chức ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Hội thảo do Misereor của Đức, Viện Khoa học xã hội của Việt Nam và HĐGMVN đồng tổ chức. Gọi là quốc tế vì nhiều giáo sư từ nhiều nước đến tham dự. Đề tài hội thảo cũng là đề tài lớn và mang tính thời sự, nhất là trong khung cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Ở đây cũng không có ý đi sâu vào nội dung hội thảo, mà chỉ ghi nhận như một sự kiện.

Điều đáng quan tâm là khi đọc Huấn thị của Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng như khi lắng nghe các bài tham luận của các học giả Công giáo trong Hội thảo về Trách nhiệm xã hội, tôi thấy điểm nổi bật là sự nhấn mạnh đến nhân vị (human person), xem đó là nền tảng để suy tư và hướng dẫn những chọn lựa và hành động đúng đắn trong lãnh vực y khoa cũng như trong tổ chức kinh tế xã hội. Vậy phải hiểu thế nào về nhân vị và hiểu biết đó gợi ý cho ta điều gì?

Nhân vị là từ ngữ triết học để nhấn mạnh con người không chỉ là một tổng hợp vật chất như các loài vật khác nhưng mỗi con người đều là hình ảnh Thiên Chúa, là cá thể độc đáo và không thể thay thế, có khả năng tham dự bản tính Thiên Chúa, có ơn gọi vĩnh cửu và được mời gọi tham dự chính sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Vì mỗi con người là một nhân vị ngay từ lúc tượng thai trong lòng mẹ, nên trong lãnh vực y khoa, phải tôn trọng con người ngay từ giây phút đầu tiên cũng như trong mọi giai đoạn của đời sống: “Con người phải được tôn trọng và đối xử như một nhân vị từ lúc thụ thai, nghĩa là từ giây phút này, người ta cần phải nhìn nhận những quyền của con người đối với sinh linh đó, trong số đó trước tiên là quyền được sống vốn là bất khả xâm phạm của mọi hữu thể nhân linh vô tội” (Huấn thị Phẩm giá con người, số 4). Đây là nền tảng cho giáo huấn của Giáo Hội không những về phá thai, mà còn về nhiều vấn đề khác như an tử (euthanasie), việc huỷ bỏ các phôi có chủ ý, kỹ thuật làm đông lạnh phôi… Giáo Hội khẳng định cách mạnh mẽ rằng “Lịch sử nhân loại cho thấy những tiến bộ thực sự chỉ đạt được trong sự hiểu biết và nhìn nhận giá trị cũng như phẩm giá của mỗi nhân vị như nlà nền tảng của các quyền và những mệnh lệnh đạo đức, nhờ đó xã hội loài người đã và vẫn đang được xây dựng” (Huấn thị, số 36).

Trong lãnh vực kinh tế cũng vậy, chính tầm nhìn về con người như một nhân vị dẫn ta đến chỗ ý thức con người phải là mục đích chứ không thể là phương tiện, và không được phép sử dụng con người chỉ như phương tiện sản xuất. Đã từng có thời khắp nơi hô to khẩu hiệu Tất cả cho sản xuất. Hoá ra con người chỉ là phương tiện phục vụ sản xuất chứ không phải là mục đích mà việc sản xuất phải hướng tới! Ngày nay, khẩu hiệu ấy không còn nhưng thực tế là trong nhiều xí nghiệp, ông chủ có thể tìm cách vắt kiệt sức lao động của thợ thuyền để đạt mục tiêu làm giầu hoặc cư xử với các công nhân cách tồi tệ, không xứng với phẩm giá con người. Trong cuộc hội thảo về Trách nhiệm xã hội trong nền kinh tế thị trường, tôi ghi nhận rằng các giáo sư từ các đại học Đức sang đã chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu mô hình kinh tế được gọi là kinh tế thị trường mang chiều kích xã hội (social market economy). Mô hình này được coi như giải pháp cho sự bế tắc của hai mô hình vốn bị coi là đối nghịch nhau, một bên là thị trường tự do (free market), một bên là kinh tế tập trung (central planning economy). Đồng thời các giáo sư này cũng khẳng định rằng mô hình này phù hợp với giáo huấn xã hội của Gíao Hội Công giáo, giáo huấn đề cao con người là một nhân vị và phải tôn trọng nhân vị đó như mục đích hướng đến chứ không chỉ như phương tiện sản xuất. Nhưng họ nói thêm rằng họ chấp nhận nó không phải vì nó là công giáo nhưng vì nó phù hợp với lý trí (reasonable). Chi tiết này rất đáng quan tâm trong cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và thế giới về các vấn đề kinh tế xã hội.

Thiết nghĩ một vài ghi nhận về nhân vị nói trên cũng cho ta thấy được tầm quan trọng của khái niệm “nhân vị” trong lập trường của Giáo Hội về nhiều lãnh vực, đồng thời cũng gợi ý cho ta đôi điều liên quan đến đời sống của mình, cách riêng là trong trách nhiệm nghề nghiệp và bổn phận giáo dục của mình.

Trước hết là trong lãnh vực nghề nghiệp. Tôi vẫn chủ quan nghĩ rằng giữa người linh mục và một bác sĩ, có sự gần gũi nào đó. Linh mục trong toà giải tội được nhìn vừa như thẩm phán vừa như lương y. Là thẩm phán khi thẩm định mức độ của tội lỗi và là lương y khi đưa ra những hướng dẫn cho đời sống thiêng liêng của hối nhân. Ngoài ra, cách nào đó, linh mục còn đóng vai trò lương y khi làm linh hướng và tư vấn mục vụ. Từ góc độ lương y này, linh mục rất gần gũi với giới y tế và có thể có những kinh nghiệm chung. Chẳng hạn, khi nhìn lại đời sống linh mục của mình, tôi thấy không ít lần, do mệt mỏi hoặc bận rộn hoặc áp lực công việc kéo dài, cũng có khi vì lười biếng hoặc ích kỷ mà mình đã không đón tiếp một người anh chị em như một nhân vị đúng nghĩa, đã có những lời nói hoặc thái độ xúc phạm đến họ, và cảm thấy ân hận khi hồi tâm lúc đêm về. Là những người làm việc trong lãnh vực y tế, các anh chị có kinh nghiệm đó không? Trong những lúc hồi tâm, chắc cũng không ít lần ta cảm thấy ân hận vì mình đã có thái độ phân biệt đối xử đối với người bệnh, đã có những lời nói nặng nề, thái độ cứng cỏi…khiến người ta cảm thấy tủi thân hơn. Ta đối xử với người bệnh trước hết như một con người (nhân vị) hay trước hết vì địa vị xã hội và khả năng tài chính của họ? Ta chăm sóc người bệnh như một con người (nhân vị) hay chỉ như một phương tiện cho ta làm giầu? Khá nhiều câu hỏi có thể được đặt ra ở đây và có thể là những câu hỏi đau đớn. Tuy nhiên, chân thành đối diện với những câu hỏi đó là cách thế mời gọi ta sống đúng với căn tính Công giáo của mình không chỉ trong giờ thờ phượng mà là ngay trong bổn phận nghề nghiệp của mình.

Tiếp đó, theo lời mời gọi của HĐGMVN trong Thư Mục Vụ 2008, chúng ta cần quan tâm đến giáo dục Kitô giáo và môi trường gia đình. Nói đơn giản là làm sao để gia đình trở thành môi trường tốt đẹp và thuận lợi nhất cho việc giáo dục đức tin cũng như những giá trị nhân bản cho con cái. Ở đây cũng thế, ý niệm về nhân vị có thể đặt ra cho ta nhiều câu hỏi: Trong việc giáo dục con cái, ta hướng con cái đến mục đích nào? Giúp con cái trở thành một nhân vị đúng nghĩa, một con người toàn diện, hay chỉ lo lắng cho con cái thu tích thật nhiều kiến thức mà tâm hồn thì cằn cỗi? Hướng con cái đến chỗ thành nhân hay chỉ nhắm thành công vật chất? Ý niệm về nhân vị còn mời gọi chúng ta xem lại cung cách ứng xử và giáo dục của mình đối với con cái. Cha mẹ đòi hỏi con cái phải tôn trọng cha mẹ là lẽ đương nhiên nhưng liệu cha mẹ có tôn trọng con cái như một nhân vị, nghĩa là như một cá thể độc đáo và không thể thay thế? Nếu ta đối xử với con cái như những nhân vị, liệu có nên áp đặt lên con cái những ý muốn độc đoán của mình hay phải tập lắng nghe những tâm tư và ước vọng của trẻ? Có nên bắt con cái phải hoàn thành ước mơ của cha mẹ (mà cha mẹ không hoàn thành được) hay phải đồng hành với con cái và giúp con cái vươn đến tầm cao những khả năng tự nhiên của nó? Trong Tâm thư gửi các gia đình, Đức Cố giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phân tích điều răn thứ tư “Hãy thảo kính cha mẹ” và ngài viết, điều răn này không chỉ có nghĩa là con cái phải tôn kính cha mẹ mà còn hàm nghĩa cha mẹ phải tôn trọng con cái như những nhân vị, đồng thời ngài mời gọi các bậc cha mẹ sống làm sao cho xứng đáng với sự tôn kính của con cái (x. Tâm thư, số 15). Hình như đây là điều khá mới mẻ đối với nhiều bậc cha mẹ.

Tóm lại, cái nhìn về con người như một nhân vị có thể nói với ta nhiều điều trong trách nhiệm nghề nghiệp cũng như trong việc giáo dục con cái. Xin được gợi lên đôi nét như chất liệu cho suy tư nhân Ngày Thầy thuốc. Trong chương trình văn nghệ mừng Ngày Thầy thuốc trên VTV1, các ca sĩ đã cùng đồng ca bài hát kết thúc “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”. Cầu chúc quý anh chị có triệu triệu niềm vui, nhất là niềm vui phục vụ, niềm vui không được đo bằng những tính toán hơn thiệt của người đời mà là niềm vui sâu lắng, len nhẹ trong hồn và làm cho đời sống ta ngày càng phong phú hơn.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Beata Virgo Maria - BF
Nguyễn Trọng Đa
23:34 26/02/2009
Beatification
Tôn phong chân phước, tôn phong á thánh. Một tuyên bố của Đức Giáo hòang, với tư cách là người đứng đầu Giáo hội, xác định rằng một tín hữu đã qua đời đã sống một đời thánh thiện, hoặc đã tử vì đạo và nay đang ở trên thiên đàng. Như là một tiến trình, việc tôn phong á thánh gồm, có việc xem xét trong nhiều năm về cuộc sống, các nhân đức, các trước tác và sự nổi tiếng thánh thiện của người tôi tớ Chúa. Tiến trình này thường được thực hiện bởi vị Giám mục của giáo phận, nơi người tôi tớ Chúa đã cư ngụ hoặc qua đời. Đối với vị tử vì đạo, các phép lạ được ban qua lời bầu cử của vị này không cần được cứu xét trong giai đọan ban đầu này. Tiến trình thứ hai, gọi là tiến trình Tông tòa, được Tòa thánh lập ra sau khi tiến trình thứ nhất cho thấy rằng người tôi tớ Chúa đã thực thi nhân đức với mức độ anh hùng, hoặc chết như người tử vì đạo cho đức tin của mình. Các vị được phong chân phước gọi là “Chân phước” hay “Á thánh” và được giáo hữu tôn kính, nhưng chưa được toàn thể Giáo hội tôn kính. (Từ nguyên Latinh beatificatio, tình trạng nên chân phước; từ chữ beatus, phúc, phước.)
Beatific Vision
Phúc kiến, thị kiến vinh phúc. Là sự hiểu biết trực giác về Chúa, tạo ra niềm hạnh phúc nước Trời. Như Giáo hội định nghĩa, linh hồn người công chính “nhìn thấy yếu tố thiên linh bằng thị kiến trực giác và mặt đối mặt, đến nỗi yếu tính thiên linh được biết rõ ngay lập tức, cho thấy cách rõ ràng, đầy đủ và cởi mở, không trực tiếp thông qua bất cứ thụ tạo nào khác" (Denzinger 1000-2). Hơn nữa, linh hồn các thánh "nhìn thấy rõ ràng Thiên Chúa, một Chúa và Ba Ngôi, như Chúa tỏ hiện" (Denzinger 1304-6). Việc này được gọi là thị kiến trong tâm trí bằng cách loại suy với cái nhìn của thể xác, vốn là tổng hợp nhất của các khả năng giác quan; thị kiến này được gọi là vinh phúc bởi vì nó tạo ra hạnh phúc trong tâm trí và tòan hữu thể. Nhờ thị kiến vinh phúc với Chúa như thế, người có phúc được chia sẻ trong hạnh phúc Thiên Chúa, nơi phúc của Chúa Ba Ngôi là (nói theo kiểu con người) kết quả của việc Chúa thấu biết trọn vẹn sự thiện vô cùng của Chúa. Phúc kiến cũng được các thiên thần hưởng nhờ, và được Chúa Kitô sở hữu trong nhân tính của Người mặc dầu Người đã sống cuộc đời phải chết này ở trần gian. (Từ nguyên Latinh beatificus, vinh phúc, hạnh phúc tột đỉnh, chia sẻ hạnh phúc lớn lao; từ chữ beatus, phúc.)
Beati Possidentes
Beati Possidentes, Phúc cho người sở hữu, phúc cho người có của cải. Chữ sở hữu ở đây có nghĩa là sở hữu 9/10 tài sản theo luật. Luật ủng hộ các người sở hữu của cải, xét rằng bất cứ ai cũng cần phải chứng tỏ mình có của cải như thế.
Beatitude
Phúc, hạnh phúc, mối phúc thật. Là hạnh phúc hoặc vinh phúc khi sở hữu sự thiện tốt lành. Mối phúc thật là hạnh phúc trọn vẹn của một tạo vật được hưởng, khi được ân sủng và ánh sáng vinh quang nâng lên đến sự thị kiến Thiên Chúa mãi mãi. (Từ nguyên Latinh beatitudo, hạnh phúc; tình trạng sống hạnh phúc; sự đạt đến đối tượng làm cho người ta hạnh phúc; từ chữ beatus, phúc.)
Beatty Papyri
Beatty Papyri, Cuộn giấy cói Beatty. Là bản chép tay các Tin Mừng và Công vụ Tông đồ trên 13 tờ cuộn, trong thế kỷ thứ ba, cộng thêm 20 tờ cuộn khác chép thư Phaolô và sách Khải huyền. Các bản chép tay phần Cựu ước trong bộ sưu tập này có 180 tờ cuộn trong chín quyển sách, có từ thế kỷ thứ hai. Các cuộn giấy cói Beatty ghi lại các phần cơ bản nhất của bản văn Kinh thánh hiện nay. Không có dị bản nào nổi bật hoặc sai cơ bản trong cả Cựu ước hoặc Tân ước. Các cuộn giấy cói Beatty được phát hiện gần Hermopolis ở Ai Cập, đa số là do ông A. Chester Beatty (1875-1968) tìm thấy vào năm 1931.
Beaupré, St. Anne De
Đền thánh Anna ở Beaupré. Là đền thánh nổi tiếng thế giới dâng kính Đức Trinh Nữ ở Quebec, Canada. Nguồn gốc đền thánh phát sinh từ phép lạ chữa lành cho người què Louis Grimont vào ngày 16-3-1658. Ngôi nhà thờ nhỏ dần dần được mở rộng thêm, và nhà thờ hiện nay được gọi là tiểu vương cung thánh đường vào năm 1888. Trong gian ngang phía bắc của nhà thờ có hòm thánh tích bằng vàng, chứa một xương cổ tay thật của thánh nữ Anna. Hàng năm nhiều phép lạ nơi đây được báo cáo, với hàng ngàn khách hành hương đến cầu nguyện quanh năm, nhất là vào ngày 26-7, lễ thánh Anna.
Beauraing (Shrine)
Đền thánh Beauraing. Một nơi Đức Trinh nữ Vô nhiễm đã hiện ra. Ngài hiện ra với năm trẻ em người Bỉ trong độ tuổi 9-15 trong 33 lần tại làng nhỏ Beauraing, miền Vallon, nước Bỉ. Ngày 29-11-1932, các em bé này đang đi trên đường dẫn nước của ngành đường sắt thì nhìn thấy một bà giang tay ra, mang áo trắng, đầu đội triều thiên có các tia vàng trên đầu Ngài, và một quả tim vàng trên ngực Ngài. Trong lần hiện ra sau đó, Ngài khuyên các em luôn phải sống tốt. Ngày 1-1-1933, trong lần hiện ra cuối cùng, Đức Mẹ nói với cậu bé lớn tuổi nhất: “Nếu con yêu mến Con của Ta và yêu mến Ta, con hãy tự hiến vì Ta.” Lúc đầu mọi sự nhìn nhận việc hiện ra bằng các cuộc rước kiệu đã bị cấm đóan. Tiếp theo là 10 năm điều tra. Nhiều phép lạ được kể lại bởi những người đến thăm đền thánh, và một đền thánh lớn được xây dựng để tôn kính Đức Mẹ và tôn vinh những người được chữa lành. Cuối cùng, vào ngày 2-7-1949, Giám mục Charue của giáo phận Namur cho phép tôn kính công khai “Đức Mẹ Beauraing."
Beauty
Vẻ đẹp, sắc đẹp, cái đẹp, thẩm mỹ. Cái đẹp là sự hấp dẫn theo bản năng. Theo thánh Tôma Aquinas, "Cái đẹp liên quan đến năng lực nhận thức; vì những vật đẹp là những vật làm cho người ta hài lòng hoặc ưa nhìn. Vì thế cái đẹp của một vật là ở một tỉ lệ thích hợp" (Summa Theologica, I, 5,4). Do đó, cái đẹp không chỉ ở trong vật hữu hình, mà còn đặc biệt trong các sự vô hình, thiêng liêng. "Sự hiệp nhất trong khác biệt làm nên trật tự; trật tự tạo ra thỏa thuận; rồi tỉ lệ và thỏa thuận, trong các vật hòan chỉnh và đầy đủ, làm nên cái đẹp” (Thánh Phanxicô Salêsiô, Chuyên khảo về lòng mến Chúa, I).
Becoming
Thay đổi, trở nên. Là thay đổi; từ cái này trở nên cái khác. Thay đổi là đối nghịch với hiện hữu, trong nghĩa rằng một hữu thể đang trong quá trình trở nên một cái gì khác với cái nó đã là. Các từ ngữ “trở nên” và “đang trở thành” là các nét chính hiện nay của triết học quá trình và thần học quá trình, vốn chối bỏ rằng bất cứ hữu thể nào, kể cả Thiên Chúa, chỉ đơn thuần hiện hữu, nhưng cho rằng mọi sự đang trong sự biến đổi liên tục.
Beehive
Dõ ong, tổ ong. Là biểu tượng của nhiều vị thánh, thường là biểu tượng cho tài hùng biện của các vị. Thánh Ambrose (340-97) được xem là thánh bổn mạng của các người nuôi ong mật. Con ong cũng là biểu tượng của thánh Gioan Kim Khẩu (347-407), vị thánh bổn mạng lưỡi vàng của các nhà hùng biện, và của thánh Bernard thành Clairvaux (1090-1153).
Beelzebul (Also Baalzebub, Beelzebub)
Beelzebul, Baalzebub, Beelzebub, quỷ trưởng, tướng quỷ. Theo cách phát âm của từ ngữ này, nó có nghĩa là một thần dữ hoặc một người có ảnh hưởng xấu xa. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu cương quyết bác bỏ việc Chúa làm phép lạ là nhờ quyền năng của Beelzebul (Mt 12:24, Lc 11:19-20). Trong Cựu Ước, Vua A-khát-gia (Ahaziah) tìm cách thỉnh ý Ba-an Dơ-vúp (Baalzebub), thần của Éc-rôn (Ekron) (Vua II 1:3). Tên này mang ý nghĩa khinh bỉ của “chủ ruồi nhặng”."
Before Christ (B.C.)
Trước Công nguyên (B.C.). Thời kỳ lịch sử con người từ khi có con ngươi đến khi Chúa Kitô đến trần gian. Đôi khi được gọi là “Trước kỷ nguyên Kitô giáo” (B.C.E.).
Beghards
Hiệp hội nam giáo dân Bêganh. Là các nhóm giáo dân thởi Trung Cổ, tự ý sống cuộc đời cầu nguyện trên mức bình thường và sống khổ chế giữa đời tục lụy. Các nhóm này được thành lập vào thế kỷ 12 tại Hà Lan, đa số thuộc phường hội nghề thủ công thời ấy. Mỗi cộng đoàn có quỹ chung, tài sản chung và nhà trú ngụ chung. Sau hai thế kỷ xây dựng lối sống tốt như thế, các lạm dụng đã lẻn vào và các đường lối lạc giáo được đón nhận. Được Đức Giáo hoàng và các Giám mục ra các hình thức chữa phạt và được Tòa thẩm tra cảnh cáo, họ không giảm bớt hành xi xấu và do đó bị lên án. Sau cuộc Cách mạng ở Pháp, các hội này biến mất hẳn trong thực tế.
Beguines
Hiệp hội nữ giáo dân Bêganh. Là các cộng đoàn nữ giáo dân được thành lập tại Hà Lan trong thế kỷ 12. Họ tự nguyện chăm sóc người bệnh tật và người nghèo khổ, họ sống đời bán đan tu, không có của riêng và từ bỏ lạc thú trần gian. Mỗi nhà ở có 2-3 giáo dân Bêganh được gọi là một béguinage, một đơn vị tự lập có một nhà nguyện trong khuôn viên làm nhà sinh hoạt chung. Không có luật chung và không có bề trên, một số cộng đoàn chọn luật của Dòng Ba Phanxicô. Họ có ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống người khác về sống tốt lành, nhất là trong công việc giáo dục và từ thiện, nhưng rồi có dính líu đến các lầm lạc và lạc giáo thời ấy, nên bị Công đồng chung Vienne lên án. Họ hầu như biến mất trong cuộc Cách mạng Pháp. Những nhóm còn tồn tại đến ngày nay làm công tác chăm sóc người bệnh, và làm đăng ten để kiếm sống. (Từ nguyên Pháp Béguine, theo tên vị sáng lập Lambert le Bègue.)
Behavior
Thái độ ứng xử, cung cách. Trong thần học luân lý, đó là mọi họat động của con người. Đặc biệt hơn, đó là cách thức một người hành động trong các hoàn cảnh đã cho, với hàm ý rằng người ấy có thể hành động một cách khác, và do đó chọn làm điều đã làm hay không làm. Thái độ ứng xử là họat động dễ thấy của con người.
Being
Hữu thể, hiện hữu, tồn tại. Hữu thể là bất cứ cái gì tồn tại, dù là hiện hữu hoặc có thể hiện hữu, dù là trong tâm trí, trong óc tưởng tượng hoặc trong một phát biểu. Xét về triết học, hữu thể là một thực thể, và phù hợp với yếu tính hoặc một vật. Trái ngược với nó là không có thực và hàm chứa một mâu thuẫn nội tại.
Being In Time
Hiện hữu trong thời gian, Tại thể tính. Một từ ngữ trong triết học của triết gia Martin Heidegger (1889-1976) để tái định nghĩa con người như là Dasein in Zeitlichkeit, nghĩa là “Tại thể tính.” Theo tiền đề này, con người không có yếu tính hoặc bản tính ổn định. Thay vào đó, con người liên tục thay đổi theo dòng thời gian. Triết học của Heidegger đã được áp dụng vào các sách Tin mừng và văn kiện của Giáo hội Công giáo. Khi áp dụng vào sách Tin mừng, ý nghĩa thực sự chỉ có thể tìm thấy được bằng cách tước đi huyền thoại được điều kiện hóa bởi thời gian trong truyện cuộc đời Chúa Giêsu. Áp dụng vào các văn kiện của Giáo hội, triết học Heidegger kêu gọi đánh giá lại các tín lý Công giáo của thời đã qua theo từ ngữ hiện đại.
Bel
Thần Ben. Thần bảo vệ của thành Babylon, đôi khi được gọi là Merodach (Mơ-rô-đác). Sau khi thắng trận trước người dân Babylon, người Do Thái ăn mừng chiến thắng bằng cách hô vang: “Nói lên đi: Ba-by-lon đã thất thủ, Ben phải nhục nhã, Mơ-rô-đác tan tành (Các tượng thần của nó phải nhục nhã, các đồ gớm ghiếc của nó bị tan tành)" (Giêrêmia 50:2).
Belial
Bêlia, Satan. Sự đồi bại xấu xa, sự vô kỷ luật. Từ ngữ được nhân cách hóa trong Tân ước. Thánh Phaolô nói: “Làm sao ánh sáng lại dung hoà được với bóng tối? Làm sao Đức Ki-tô lại hoà hợp được với Bêlia?" (II Cr 6:14-15). (Từ nguyên Hi Lạp belial; từ chữ Do Thái cổ b_l_ya'al, vô lại.)
Belief
Niềm tin, tín ngưỡng, tin tưởng. Sự chấp nhận điều gì đó là thật dựa vào lời nói của một người đáng tin cậy. Nó khác với đức tin ở chỗ đức tin nhấn mạnh vào việc tin vào người được tin tưởng. Hơn nữa, niềm tin nhấn mạnh hành vi của ý chí, vốn giúp một người sẵn sàng tin tưởng, trong khi đức tin là một hành vi của tâm trí, vốn đồng ý với điều được tin.
Bell-Book-Candle
Chuông-Sách-Nến. Là các biểu tượng được dùng trong hình thức cũ của việc ra vạ tuyệt thông trong Giáo hội. Trong khi vạ tuyệt thông được đọc lên, các vật phụ này được các linh mục mang đến và được dùng một cách biểu tượng: sách được đóng lại, nến được tắt đi và chuông rung như chuông tử cầu cho người qua đời.
Bells
Chuông. Là các vật hình chén lõm bằng kim loại phát ra âm thanh khi được rung hoặc đánh dùi vào. Sau khi được làm phép, chuông trở thành các á bí tích của Giáo hội. Chuông thánh lễ là cái chuông nhỏ cầm tay, được rung khi linh mục nâng Mình thánh và Chén thánh, để hướng sự chú ý của cộng đoàn vào phần trọng thể nhất của thánh lễ. Trong nhiều nhà thờ, một số tu viện và đan viện, chuông lớn ở tháp chuông được kéo rung lúc rạng đông, buổi trưa và buổi tối, và cũng kéo rung lúc linh mục nâng Mình thánh và Chén thánh trong thánh lễ, để cho những người sống gần khu vực biết có thánh lễ và có thể tham gia cầu nguyện. Một linh mục mang Mình thánh Chúa cho bệnh nhân trong một tu viện, hoặc trong bệnh viện công giáo, có một người đi hộ tống, cầm chuông nhỏ và lắc để loan báo có sự hiện diện của Mình thánh Chúa. Các chuông không được rung trong các lễ nghi phụng vụ từ kinh Vinh Danh ngày thứ Năm tuần thánh đến kinh Vinh Danh trong thánh lễ vọng Phục sinh, nhằm nói lên nỗi buồn rầu của Giáo hội về cuộc Thương khó và Tử nạn của Chúa Kitô.
Bells. Blessing Of
Làm phép chuông. Một nghi thức long trọng đặc biệt của một giám mục hoặc vị linh mục được ngài ủy thác để làm phép chuông ở tháp chuông nhà thờ. Sau khi được rảy nước thánh, chuông được xức dầu thánh ở bên ngòai và bên trong, và kinh nguyện được đọc khi nghe tiếng chuông để xua đuổi ma quỷ và mời gọi dân Chúa cầu nguyện. Việc làm phép đơn giản là dành cho các chuông ít quan trọng.
Ben
Ben, con của; chẳng hạn, Ben-hadad, con của Hadad. Trong số nhiều, là các thành viên bộ tộc phát sinh từ một tổ tiên chung.
Ben., Bd.
Benedictio – làm phép, chúc lành, chúc phúc.
Benedicite
Thánh thi Benedicite (Xưng tụng Chúa đi…). Là thánh thi của Tôbia, với các chữ đầu tiên là "Tại Giê-ru-sa-lem, mọi người hãy xưng tụng Chúa Benedicite]" (Tôbia 13:10).
Benediction Of The Blessed Sac- Rament
Chầu Thánh Thể, chầu phép lành, chầu Mình Thánh Chúa. Là sự sùng kính phép Thánh Thể trong Giáo hội công giáo nghi lễ Latinh. Trong dạng thức truyền thống, một linh mục mang áo các phép, dây các phép, và áo choàng, đặt Mình thánh Chúa trong hào quang và đặt trên bàn thờ, sau đó xông hương. Thánh ca O Salutaris Hostia hơạc một thánh ca tương tự thường được hát khi bắt đầu đặt Mình thánh Chúa, sau đó là một thời gian suy niệm, chúc tụng và thờ lạy bởi linh mục và giáo dân. Kết thúc giờ chầu, thánh ca Tantum Ergo được hát với một lần xông hương nữa, sau đó linh mục cầm hào quang đưa lên theo hình thánh giá để ban phúc lành cho những người dự. Trong khi ban phúc lành, linh mục mang khăn vai phủ đôi tay của ngài. Một chuông nhỏ được rung lên khi ban phúc lành. Rồi lời kinh chúc tụng được linh mục và giáo dân hát lên hoặc đọc, và Mình Thánh Chúa được lấy cất vào Nhà tạm. Việc chầu Mình Thánh Chúa thường được tổ chức trong các lễ trọng và ngày Chủ nhật, cũng thực hiện trong mùa Chay, trong một sứ mạng, tĩnh tâm hoặc trong chầu lượt 40 giờ. Các ngày chầu khác có thể được chỉ định bởi vị Giám mục bản quyền. Kể từ Công đồng chung Vatican II, Giáo hội đã đơn giản hóa nghi thức truyền thống, cho phép nhiều hình thức lựa chọn về kinh nguyện, thánh ca, bài đọc “nhằm hướng sự chú ý của tín hữu vào việc tôn thờ Chúa Kitô” (Eucharistiae Sacramentum, 1973, số 95).
Benedictus
Bài ca Benedictus (Chúc tụng). Là bài ca tạ ơn của Dacaria (Zechariah) khi con trai ông là Gioan Tẩy Giả (Lc 1:68-79) chào đời. Bài ca dâng lên Chúa để tạ ơn Chúa đã thực hiện các lời hứa về Đấng Thiên sai (Mêsia), và nói với người con sẽ là vị Tiền hô của Đấng Mêsia. Trong Giáo hội phương Tây, bài ca này được hát hay đọc trong Giờ Kinh Sáng.
Benedictus Deus
Thông điệp Benedictus Deus của Đức Giáo hòang Benedict XII, công bố năm 1336, trong đó ngài định nghĩa tín lý của Giáo hội về sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục.
Bene Esse
Bene Esse, hạnh phúc, tình trạng khỏe mạnh. Hạnh phúc khác với hiện hữu (esse). Như thế việc giáo dục là không cần thiết cho sự hiện hữu của một người, nhưng lại cần thiết cho hạnh phúc của người ấy.
Benefice
Đặc quyền, lợi ích, lợi lộc. Là một thực thể pháp lý được giáo quyền có thẩm quyền ban cho mãi mãi. Nó bao gồm một phận sự thánh và quyền tiếp nhận các thu nhập tương đương. Thu nhập có thể đến từ nhiều nguồn: 1. bất động sản hoặc động sản có được nhờ đặc quyền; 2. các đóng góp bắt buộc của gia đình hoặc của một người nào đó; 3. dâng cúng tự nguyện của giáo dân; 4. chi tiêu được trả tùy theo quy chế hoặc tập tục của giáo phận; 5. phần phân chia của ca đoàn nếu các thu nhập bao gồm các khoản này. Tại nhiều quốc gia, các giáo xứ được xem là có đặc quyền theo luật Giáo hội.
Benemerenti Award
Huy chương Benemerenti, Huy chương Công trạng. Là huy chương có từ thời Đức Gíao hoàng Gregory XVI năm 1852 và trao thưởng để nhìn nhận các thành tích xuất sắc trong lĩnh vực quân sự hoặc dân sự. Huy chương quân đội có một mặt mang hình Đức Giáo hoàng Gregory XVI và mặt kia có hình một thiên thần mang cuộn giấy có chữ benemerenti (tặng cho người có công trạng) dưới huy hiệu Giáo hoàng. Huy chương dân sự có chữ benemerenti, chung quanh là một vòng lá sồi được khắc vào mặt phải. Huy chương đeo ở ngực, kèm theo các dây màu cờ Tòa thánh.
Bene Placito
Bene Placito, chấp thuận, đồng ý. Chữ này nói về hành vi của cấp dưới chấp thuận bề trên của mình, ít là một thỏa thuận ngầm. Đôi khi được áp dụng cho việc các văn kiện Giáo hoàng có được sự chấp thuận của chính quyền dân sự, trước khi tín hữu được phép thực thi các khoản của văn kiện ấy.
Benevol
Benevolentia, lòng khoan dung, lòng từ tâm
Benevolence
Lòng nhân, lòng tốt, lòng khoan dung, lòng từ tâm. Là nhân đức của một người luôn có lòng thương giúp đỡ cho người khác. Khi có lòng từ tâm như thế, nó trở thành đức ái tỉm điều tốt có ích cho người mình thương mến, để so sánh với tình yêu nhục dục, nơi đó điều tốt được tìm kiếm vì lợi ích của người đang thương. (Từ nguyên Latinh benevolentia, lòng tốt, từ tâm.)
Benignity
Hiền lành, nhu mì, khoan hậu. Là một trong các hoa quả của Chúa Thánh Thần, được thánh Phaolô liệt kê ra. Nó tương đương với lòng tốt, sự dễ thương. (Từ nguyên Latinh bene, tốt + gigni, sinh ra: benignitas, lòng tốt.)
Benjamin
Benjamin, Ben-gia-min. Là con út trong 12 người con của Jacob. Trong số này chỉ có Giuse và Benjamin được bà Rachel, người vợ sau cùng và được thương yêu nhất của Jacob, sinh ra. Khi các anh em đi qua Ai Cập để mua lương thực trong nạn đói, ước muốn lớn của Giuse được gặp lại Benjamin đã thúc đẩy Giuse yêu cầu các anh em trở về nhà và đem Benjamin tới gặp ông (Stk 42-44). Cuộc đòan tụ hạnh phúc đã diễn ra. Thời gian trôi qua, sự tổ chức các chi tộc đã phát triển và con cháu của Benjamin lập thành chi tộc Benjamin, và vùng đất họ sinh sống là phía tây sông Jordan. Họ trở thành những chiến binh miền núi dũng mãnh để bảo vệ tự do (II Sam 2:9, 15). Thánh Phaolô là một hậu duệ của chi tộc Benjamin (Rm 11:1-2).
Bequest
Việc nhường lại gia sản. Là tiền bạc hoặc tài sản có giá trị được để lại vì mục đích tôn giáo sau khi một người qua đời. Điều này nằm trong bản chất của ý muốn và thường qui định rằng cần dâng nhiều lễ cầu hồn cho người tặng gia sản. Trong một số quốc gia, việc nhường lại gia sản là bị cấm vì trái với sự công bằng.
Berengarianism
Lạc giáo Berengarius. Là lạc giáo của Berengarius thành Tours (999-1088), một nhà thần học Pháp chối bỏ sự biến đổi bản thể, trong khi nhìn nhận một hình thức hiện diện thật sự nào đó của Chúa Kitô trong phép Thánh Thể. Công đồng Rome năm 1079 yêu cầu Berengarius phải tuyên xưng đức tin vào sự Hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Công thức tuyên tín Thánh thể này thường được các Đức Giáo hòang trích dẫn, nhất là Đức Giáo hòang Phaolô VI trong thông điệp Mysterium Fidei (năm 1965).
Bergsonianism
Triết học Bergson. Là triết học của triết gia Pháp Henri Bergson (1859-1941), người quan niệm rằng sức sống tinh thần và vật chất là hiệp nhất với nhau. Cụm từ élan vital tổng hợp triết thuyết này, vốn nói rằng trong sự hiện hữu có một lực sống gốc và lan khắp, và nó chuyển từ một thế hệ hữu thể sống qua một thế hệ khác bằng các sinh vật cá thể phát triển. Các sinh vật này là đường nối giữa các thế hệ kế tiếp nhau. Các thuyết tiến hóa của ông Bergson đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng phương Thây hiện đại, chẳng hạn trong các tác phẩm của linh mục Teilhard de Chardin (1881-1955).
Bernardines
Tu sĩ Dòng thánh Bênađô cải cách. Là tên gọi chung cho Dòng cải cách của thánh Bernard (1090-1153) và các tu hội nhỏ khác. Từ ngữ này cũng thỉnh thỏang được dùng một cách không thích hợp cho Dòng Xitô, vì các tổng tu nghị dòng cấm sử dụng danh từ “Dòng thánh Bernard."
Bestiality
Thú dâm. Giao hợp thể xác với con vật. Đây là tội xấu nhất trong các tội chống lại đức trong sạch, bất kể hành vi được thực hiện ra sao.
Beth
Beth, mẫu tự thứ hai trong bảng chữ cái của tiếng Do Thái cổ, có nghĩa là “nhà”. Nhiều thị trấn đưa chữ cái này vào tên của mình, chẳng hạn Bethany, Bethanath.
Bethany
Bêtania. Bêtania ở bên kia núi Olivet, cách 1,6km về phía đông nam của nơi Chúa Kitô lên trời, bên rìa một ngọn đồi gần đó, là nơi có ngôi nhà của bà Martha và bà Maria sống với em trai là Lazarô, và là nơi Chúa làm cho ông Lazarô đã chết sống lại. Trong thế kỷ thứ bốn, một nhà thờ ngầm được xây dựng làm nơi đánh dấu ngôi mộ của Lazarô. Làng Bêtania nguyên thủy đã bị người Roma phá hủy thời vua Titus (năm 39-81) và không hề được tái thiết. Nhiều tu viện, nhà thờ và các đền thờ mới đã được xây dựng gần đó, nhưng hiện nay tất cả ở trong tình trạng hư hỏng nặng. Năm 1187 Bêtania bị người Hồi giáo chiếm giữ và họ cấm Kitô hữu đi vào trong mộ của Lazarô, nhưng đến năm 1614 các tu sĩ Phanxicô chi tiền và được phép mở một lối đi vào khác, để cho các tín hữu có thể đến gần mộ mà không phải đi qua đền thờ Hồi giáo. (Từ nguyên Hi Lạp bêthania, tiếng Do Thái cổ bet`aniyyah, chữ rút gọn của bêt chananyah, nhà của Ananiyah.)
Bethel
Bethel, Bết Ên. Một thị trấn cổ miền Canaan, có tên cũ là Luz, cách Jerusalem khỏang 19km. Đây là nơi mà tổ phụ Jacob có thị kiến về một cái thang dài, và là nơi người Do thái "chầu Đức Chúa" (Thủ lãnh 21). Hòm Bia Giao ước có lẽ được lưu giữ ở đây một thời gian. Từ chữ Do thái cổ Beth'el, Nhà Chúa.
Bethlehem
Bêlem. Bêlem còn được gọi là Ephrathah để chỉ định nơi sinh của Vua David, là một trong các thành cổ nhất tại Palestine, cách Jerusalem 19km về phía đông nam. Ở giữa làng, với dân số 30.000 người, là Nhà thờ Giáng sinh, với cung thánh nằm ngay trên cái hang được truyền thống xem là nơi Chúa Kitô đã giáng sinh. Từ vương cung thánh đường có hai lối đi dẫn xuống nơi này. Các cửa lớn của nhà thờ được khóa chặt để ngăn ngừa người Hồi giáo giải hóa thánh thiêng. Được Vua Constantine xây dựng vào năm 330, Nhà thờ Giáng sinh là một trong các cấu trúc Byzantine cổ xưa nhất và là một trong các nhà thờ xây sớm nhất của Kitô giáo. Trong hốc lớn ở tầng ngầm là bàn thờ. Gần bàn thờ là ngôi sao bạc trên sàn nhà bằng cẩm thạch, mà phần mở ở giữa cho thấy sàn xưa bằng đá của hang bên dưới. Chung quanh phần mở có dòng chữ "Nơi đây Chúa Giêsu Kitô được Đức Maria Đồng trinh sinh ra." Năm mươi ba ngọn đèn nến được thắp sáng liên tục suốt cả ngày đêm. Trong hang đá, thánh lễ Giáng sinh được cử hành mỗi ngày, các tín hữu quỳ trên sàn nhà bằng cẩm thạch. (Từ nguyên Do thái cổ beth lechem, nhà bánh mì hoặc nhà của thần Lahm.)
Betrothal
Đính hôn, hứa hôn. Một thỏa thuận hứa kết hôn với nhau. Trừ khi được viết và đề ngày tháng, được hai bên ký tên và được linh mục hoặc hai người chứng ký tên, sự hứa hôn này, dù chính thức chăng nữa, không phải là một ngăn trở để có thể kết hôn với một người khác. (Từ nguyên tiếng Anh troth, biến thái của truth, sự thật.)
Betting
Đánh cá, đánh cuộc, cá độ. Là một thỏa thuận trong đó hai hay nhiều người đồng ý trao giải thưởng cho ai đóan chính xác một sự việc hoặc sự kiện trong tương lai. Việc đánh cuộc là được phép về luân lý theo các tiêu chuẩn công giáo, nhưng dựa vào một số điều kiện. Các bên đánh cá phải hiểu rõ ràng các điều kiện thỏa thuận theo cùng một cách, và họ phải thành thật không biết gì về kết quả của điều sẽ xảy ra; họ thành thật muốn trả tiền (và có thể trả) trong trường hợp họ thua cuộc; và việc đánh cá không thể là việc khuyến khích làm điều xấu hoặc phạm tội.
B.F.
B.F., Bona fide – Thiện ý, thực tâm, thực lòng, thành thực.
 
Thông Báo
Cộng Đồng CGVN giáo phận Orange phân ưu với TGP Hà Nội
LM Nguyễn Uy Sỹ
00:57 26/02/2009
 
Phân Ưu: Thầy Phó tế Nguyễn Thái Học đã qua đời tại Rochester, New York
LM Nguyễn Thanh Liêm
01:02 26/02/2009
 
Khóa Ca Trưởng Cấp 1, Đợt 3 Washington D.C., U.S.A
Bùi Hữu Thư
17:53 26/02/2009

Khóa Ca Trưởng Cấp 1, Đợt 3 Washington D.C., U.S.A



Khóa Ca Trưởng Cấp 1 Đợt 3 do Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến hướng dẫn sẽ được tổ chức tại Arlington, Virginia:

Thời Gian

Ba ngày: Thứ Sáu 17, Thứ Bẩy 18, và Chủ Nhật 19 tháng 4 năm 2009

Địa Điểm Tổ Chức

Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

915 S. Wakefield Street, Arlington, VA 22204, cttd.vn@verizon.net

Phone: (703) 553-0370, Fax: (703) 553-0371, http://www.cttdva.net

Xin liên lạc để ghi danh với:

Anh Trần Kim Bài: bkmtran@gmail.com, Điện thoại 703-448-4425

NS Phạm Đức Huyến
 
Văn Hóa
Dâng kính hương hồn Đức cố Hồng Y Phạm Đình Tụng: Trân qúy một đời hoa
Nguyễn Đức Hạnh Nhuần
19:28 26/02/2009
Trân Quý Một Đời Hoa

Từ khi chưa thành nụ
Ghép thân
Giữa bụi trần
Xông pha ngàn giông bão
Bao sóng gió khốn khó dồn dập
Nuốt khổ nhục nương bám Mẹ thiên uy
Thân ôm ghì trọn đời theo Thánh Ý
Đượm kết tinh
Mối thiện tình thiên ân phó dâng mong phù giúp
Lún phún gai
Lởm chởm giọt sương mai - nhựa sống
Bỗng trổ bông
Từng cánh nồng khiêm cung e lệ nở
Tràn ngát hương gieo ánh Chân Thiện Mỹ
Gương trọn lành thiện ý lan xa
Đánh động lòng
Kẻ chân tu, đinh cùng, tài phú, chốn bôn ba
Ôm trọn về, sum tụ nương náu con cùng Cha - một nhà
Ôi trân quý - Đức Hồng - một đời hoa

(kính dâng hương hồn Đức Cố Hồng Y Phạm Đình Tụng)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoàng Hôn
Tâm Ngộ
00:29 26/02/2009

HOÀNG HÔN



Ảnh của Tâm Ngộ

Hồng ân Chúa như mưa như mưa,

rơi xuống đời con miên man miên man....

có Chúa cùng đi con không đơn côi, ôi tình tuyệt vời.

(Trích bài Bao La Tình Chúa - Giang Ân)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đi Tìm Ánh Sáng
Lm. Trần Cao Tường
18:26 26/02/2009

ĐI TÌM ÁNH SÁNG



Ảnh của Cao Tường

Này, chính bây giờ là thời ân sủng

Này, chính bây giờ là ngày cứu độ,

(2Cor 6:2)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền