Ngày 28-02-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa nhật III Mùa Chay C: Sám Hối
Lm. Vinh Sơn scj
19:15 28/02/2016
Chúa Nhật III Mùa Chay C: Sám Hối

Xh 3,1-8a.13-15; 1Cr 10,1-6.10-12; Lc 13,1-9

Có hai tội nhân quyết tâm vào sa mạc để ăn chay đền tội. Nhiều tháng trời ròng rã, mỗi người giam mình trong một túp lều, ngày đêm đánh tội, ăn năn và cầu nguyện.

Ngày ngày các tu sĩ của một cộng đoàn ẩn tu mang thức ăn, nước uống đến tận căn lều của mỗi người. Sau đúng một năm thử thách, các tu sĩ nhận thấy có sự khác biệt giữa hai người. Một người thì khỏe mạnh, vui tươi, một người thì lại ốm o buồn phiền. Cả hai người đến trình diện trước vị bề trên của cộng đoàn để chờ đợi sự phán quyết của ngài, theo đó họ có xứng đáng gia nhập cộng đoàn hay không.

Khi được hỏi trong suốt một năm qua họ đã suy niệm về những gì. Con người ốm o buồn phiền lên tiếng đáp:

- Trong suốt một năm qua, ngày ngày tôi nhớ lại những tội lỗi tôi đã phạm. Từng giây từng phút tôi nghĩ đến hình phạt tôi sẽ gánh chịu, tôi sợ hãi đến mất ăn mất ngủ.

Ðến lượt mình, con người vui tươi khỏe mạnh trình bày như sau:

- Suốt một năm qua, từng giây từng phút tôi hằng nghĩ đến những ơn lành Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi luôn luôn nghĩ đến tình thương của Thiên Chúa.

Các tu sĩ trong cộng đoàn rất cảm kích về chứng từ của con người khỏe mạnh vui tươi. Vì lòng sám hối của anh đã biến thành lời ca chúc tụng, tri ân đối với tình yêu của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu kêu gọi phải sám hối... sám hối để sinh hoa trái, sinh hoa trái là lời ca tạ ơn tình thương của Thiên Chúa…

Con người trong thân phận tro bụi, yếu hèn, bị ảnh hưởng của tội nguyên tổ, nên sinh ra trong tội lỗi, hướng về sự dữ:

"Lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,

đã mang tội khi mẹ mới hoài thai" (Tv 50,7)

Ngạn ngữ Latinh nói rằng: "con người là sai lầm" (errare humanum est). Cho nên Thánh Gioan khẳng định: "Kẻ nói mình không có tội là kẻ tự lừa dối mình" (1Ga 1,8). Nhưng Thiên Chúa là Tình yêu, Ngài đã cứu chuộc con người bằng chính cái chết cứu độ trên thập giá của con Ngài – Đức Giêsu Kitô, Ngài luôn kêu gọi sự trở về, và sám hối trở nên nét đẹp của con người : biết ăn năn, sám hối nhận ra lỗi lầm của mình trở về khi sửa đổi canh tân bản thân.

Động từ “sám hối” trong thánh kinh “metanoia” chỉ sự chuyển hướng nội tâm, trở về với Thiên Chúa. Sự trở về, chuyển hướng còn mang ý nghĩa thống hối, ăn năn không chỉ là hành vi bên ngoài mà sự thay đổi tận căn trong tâm.

Sám hối để hòa giải với Thiên Chúa, với anh em đóng một vai trò khá quan trọng trong đời sống niềm tin, đặc biệt là Công Giáo có bí tích Hòa giải. Mỗi ngày trong thánh lễ bắt đầu bằng nghi thức Sám hối để chuẩn bị đón nhận Lời Chúa và cử hành tiệc Thánh Thể. Trong năm, Giáo Hội lưu ý đến người tín hữu hãy sám hối trong hai mùa: Mùa Chay và Mùa Vọng. Thiên Chúa là cha qua Giáo Hội Mẹ Hiền luôn dành con đường quay về cho người lỗi lầm, Thánh Cyprian nói : “Với những người còn ở trần gian, không có sự sám hối nào là quá trễ. Con đường đến với lòng thương xót Thiên Chúa vẫn rộng mở”.

Kinh Thánh nói đến nhiều khuôn mặt nổi bật đã thực hành sám hối - đặc biệt là vua Ða vít: Ý thức tội lỗi đã phạm, vua Ðavít liền ăn năn sám hối, trở về với Chúa. Nhà vua thốt lên: Tôi đã đắc tội với Thiên Chúa (2Sm 12,13), chính sự hối cải đó mang tâm tình bằng Thánh vịnh : “ Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.” (Tv 50,1)

Có nhiều tầm tình tự thú tội sám hối (x. Nkm 9; Ðn 9,4-19; và rải rác trong các thánh vịnh). Các ngôn sứ kêu gọi mọi cá nhân phải sám hối về hành động xấu của mình (x. Is 30,15; 55,7; Gr 18,11; Ed 18,30-32). Không chỉ cá nhân sám hối mà toàn dân cũng được kêu gọi ăn năn trở về cùng Chúa (x.Ed 18,30-32). Sám hối chính là suối nguồn của sự sống mới cho linh hồn (x. Ed 18,27), và là điều làm đẹp lòng Giavê Thiên Chúa (x. Ed 18,23). Các ngôn sứ nhấn mạnh về lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa tạo dựng, là Đấng muốn cho tội nhân ăn năn trở lại để được sống (x .Is 30,15; Hs 2,9), như Chúa nói qua Ngôn sứ Giêrêmia “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối để được sống” (Ed 18,23). Sám hối không chỉ than khóc bề ngoài nhưng phài hối hận từ tâm can như Ngôn sứ Gioen nói Lời Chúa: “Ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng”(Ge 2,12-13).

Trong lịch sử, tội lỗi của Dân cứ kéo dài, bất chấp cả Giao Ước với Giave, khiến cho niềm trông đợi Ðấng Cứu Thế ngày càng trở nên mãnh liệt, vì chỉ có Ðấng ấy mới thực sự có thể ban cho dân một quả tim mới (x. Ed 36,26). Khi Ðức Giêsu, Ðấng Cứu Thế, xuất hiện, Người tuyên bố chính mình là Ðấng tha thứ tội lỗi, và Ngài đến để trao ban quyền tha thứ cho những kẻ Người tuyển chọn (x. Mt 9,1-8), Vì thế, Thánh Phêrô và các Tông Ðồ đã được quyền cầm buộc và tha tội (x. Mt 16,19; 18,18; Ga 20,23), do đó có bí tích Hòa giải cho người sám hối.

Khi đến với Bí Tích Hòa Giải chúng ta mang tâm tình sám hối của Davit, chúng ta mang thái độ của Maria người phụ nữ tội lỗi đi theo chân Chúa Giêsu, khi Ngài đến nhà người Pharisêu để dùng bữa. Cô qùy bên chân Chúa dùng tóc mà lau chân Chúa, lấy nước mắt mà tưới chân, rồi hôn chân Ngài (x. Lc 7,36-50). Tục Ngữ Việt có câu: “Cái răng cái tóc là vóc con con người”. Mái tóc tạo nên dáng vẻ đẹp đẽ yêu kiều, cùng với bước đi nhẹ nhàng, quần áo kín đáo sẽ tạo nên nét đẹp của người phụ nữ. Vậy mà cô dám dành trọn thân xác và con tim, qua cử chỉ lấy nước mắt rửa chân lấy mái tóc của mình lau chân Chúa, cô biểu lộ lòng thành sám hối. Trước cử chỉ chân thành của Maria, Chúa nói với chị: "tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, vi chị đã yêu mến nhiều" (Lc 7,47). Sau này Thánh Phêro lặp lại tâm tình của Chúa Giêsu dành cho hối nhân: “Tình yêu khỏa lấp muôn vàn tội lỗi” (1 Pr 4,8).

Thánh Phaolô chia sẻ kinh nghiệm sám hối của ngài: “Sám hối là làm hoà với Thiên Chúa”. Tội lỗi đã phá huỷ những liên hệ hài hoà giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau. Sám hối là tái lập lại những liên hệ thân tình với Thiên Chúa, và với anh em. Thời gian sám hối là thời gian cua Thiên Chúa thi ân, thời Thiên Chúa cứu độ. Không chỉ ăn năn, nhưng sám hối và biến đổi như ý nghĩa métanoia, cho nên Thánh Phaolô nhấn mạnh: “Lột bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới”. Con người mới đã được sám hối, và được biến đổi trong ân sủng “Phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2Cr 5,17), tinh thần mới, thay đổi theo ân sủng của Thiên Chúa.

Sự sám hối trở về không chỉ là hành vi đấm ngực ăn năn mà còn phải chuyển hoá như ý nghĩa cua Métanoia, trong lời mời gọi của Chúa: "Hãy sinh hoa kết trái xứng với lòng ăn năn thống hối".Chúa Giêsu dùng dụ ngôn cây vả truyền cho chúng ta biến đổi sinh hoa kết trái. Thiên Chúa luôn nuôi hy vọng và chờ đợi ở nơi chúng ta trong kiếp người dù ở thân phận nào, kể cả tội nhân khi sám hối và đơm bông kết trái: Hoa trái của sự thánh thiện. Hoa trái của việc lành phúc đức. Hoa trái của đời sống công bằng bác ái. Hoa trái của đời sống yêu thương và phục vụ mọi người.

Mùa chay luôn vang trong tim: Sám hối, sinh hoa trái cho tương xứng... vang lời tạ ơn

Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 27/02/2016
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Quốc: chính quyền tỉnh Chiết Giang tấn công một nhà thờ Công giáo
Tiền Hô
10:56 28/02/2016
Qua việc tấn công một nhà thờ Công Giáo, chính quyền tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) đã mở rộng thêm chiến dịch loại bỏ các cây Thánh giá tại địa phương. Sự việc này xảy ra vào lúc tờ mờ sáng ngày 25 tháng 2 năm 2016.

Hai tuần sau khi trưởng ban tôn giáo tỉnh Chiết Giang kêu gọi "ổn định tôn giáo" trước hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến ​​diễn ra vào tháng 9 tới đây, họ đã đến tháo gỡ cây Thánh giá của Nhà thờ Trạng Nguyên (Zhuangyuan), thuộc giáo xứ Vĩnh Cường (Yongqiang).

Ucanews.com báo cáo rằng vào buổi tối trước đó, cộng đồng Công Giáo trong giáo xứ Vĩnh Cường đã triệu tập khẩn cấp trước lời cảnh báo về việc tháo gỡ cây Thánh giá của nhà thờ. Tuy nhiên, giáo dân đã không thể ngăn chặn chính quyền làm việc này.

"Người quản lý nhà thờ đã không thông báo cho cha xứ về thời gian tháo gỡ cây Thánh giá, có thể là vì chính quyền đã đe dọa ông phải im lặng", một người làm công trong nhà thờ nói với ucanews.com với điều kiện ẩn danh. "Cho đến khi cha xứ biết được tình hình này từ những người khác, ngài đã triệu tập một cuộc họp ngay lập tức."

Trong năm nay, ít nhất 18 nhà thờ Tin Lành ở tỉnh Chiết Giang cũng đã bị chính quyền tháo gỡ cây Thánh giá.

Đây là lần đầu tiên chính quyền nhắm mục tiêu vào Công Giáo, vốn có lượng tín hữu nhỏ hơn với khoảng 210.000 người. Trong bối cảnh một chiến dịch bài trừ Thánh giá đang diễn ra, hơn 1.700 cây thánh giá đã bị chính quyền loại bỏ kể từ cuối năm 2013.

Một mục tiêu khác thuộc giáo xứ Vĩnh Cường đó là nhà thờ Bát Giáp (Bajia), chính quyền địa phương đã ra lệnh cúp điện và nước của nhà thờ này vào hôm 24 tháng 2.

Chiến dịch mới nhất về việc loại trừ cây Thánh giá ở tỉnh Chiết Giang là hệ quả theo sau một hội nghị của Ban tôn giáo tỉnh này vừa diễn ra vào ngày 4 tháng 2. Khi đó, trưởng ban tông giáo là Phong Chi Lê (Feng Zhili) đã nói với các quan chức địa phương là phải chuẩn bị để duy trì "sự ổn định tôn giáo" trước hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra ở Hàng Châu (Hangzhou) trong hai ngày 4-5 tháng 9 năm 2016.

G20 là Nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, bao gồm cả nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác, trong đó có Trung Quốc.
 
Cuốn sách đầu tiên của Đức Thánh Cha dành cho trẻ em được chào đón nồng nhiệt tại Ý
Đặng Tự Do
20:12 28/02/2016
Hôm 26 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp một nhóm trẻ em tại Vatican. Đó là những trẻ em đã giúp ngài viết cuốn sách đầu tiên của mình cho thiếu nhi. Cuốn sách có hình vẽ và những câu hỏi khó của trẻ em từ khắp nơi trên thế giới, đã được xuất bản và chào đón nồng nhiệt tại Ý.

Lần lượt Đức Thánh Cha đã công bố những thông điệp quan trọng cho Giáo Hội như Laudato Si, Lumen Fidei. Giờ đây, ngài bắt đầu một công việc không kém phần khó khăn là một cuốn sách dành cho trẻ em có tựa đề “Kính thưa Đức Thánh Cha Phanxicô”.

Cuốn sách là một đứa con tinh thần của Cha Antonio Spadaro, một linh mục và biên tập viên của tạp chí Dòng Tên Civiltà Cattolica, là người đầu tiên phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013.

Cha Spadaro trình lên Đức Giáo Hoàng 31 bản vẽ và những câu hỏi của trẻ em trên khắp thế giới và Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra những câu trả lời của mình bằng ngôn ngữ đơn giản nhất.

Một trong những câu hỏi được đặt ra là: “Thiên Chúa đã làm gì trước khi tạo thành trời đất?” Câu hỏi này được đặt ra cho Đức Thánh Cha bởi cậu bé 8 tuổi Ryan K., ở Canada.

Giống như các câu hỏi khác trong cuốn sách, câu hỏi này cũng đã được vẽ nguệch ngoạc bởi Ryan trong đó mô tả Thiên Chúa có râu xồm xoàm đứng trên một quả cầu bao quanh bởi những ngôi sao vàng. Câu trả lời của Đức Giáo Hoàng, được viết trong một vài câu ở trang đối diện, là Thiên Chúa tạo nên “thời gian”, nhưng trên hết tất cả mọi sự “Ngài yêu mến”.

Trong cuộc gặp gỡ tại Vatican, một cậu bé hỏi “làm Giáo Hoàng” có dễ không? Đức Thánh Cha nói: “Thật dễ dàng và thật khó. Cũng giống như cuộc đời của bất kỳ người nào. Thật dễ dàng vì có nhiều người giúp đỡ cha. Ví dụ, là tất cả các con đang giúp cha bây giờ. Khi trái tim cha tràn đầy hạnh phúc, cha sẽ có thể làm những việc khó khăn hơn và làm nhiều thứ hơn. Và cũng có những khoảnh khắc khó khăn vì công việc nào cũng có những khó khăn”.
 
Nghiã cử nhân hậu: Đức Thánh Cha Phanxicô viếng xác một nhân viên lễ tân.
Trần Mạnh Trác
20:52 28/02/2016

Dù có chương trình rất bận rộn và quan trọng là cuộc tiếp kiến vị Tổng thống Argentina mới đắc cử là Mauricio Macri, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thu xếp trước để đi viếng xác một người nữ tiếp viên (nhân viên lễ tân) cuả nhà khách Santa Marta vào ngày thứ Sáu 26 tháng 2 vừa qua.

Ngài mang theo một bó hoa hồng trắng và cầu nguyện trước quan tài cuả 'nhân viên cuả Ngài' một thời gian lâu tới 20 phút, theo lời cuả Cha Federico Lombardi SJ, phát ngôn viên của Vatican.

Cha Lombardi nói "Đức Thánh Cha đã đi vào trong nhà thờ và đứng cầu nguyện để tưởng nhớ người đã khuất, thể hiện tình cảm và lòng tôn trọng của mình."

Ngài không chỉ giảng dậy về đức thương yêu, cũng không chỉ thực hành một cách trung thành mà thôi, nhưng khi bỏ ra một thời gian dài như thế, Ngài chứng tỏ là "một người nhân hậu thật trong lòng," theo lời bình luận cuả nhiều cơ quan truyền thông.

Người nữ tiếp viên xấu số tên là Miriam Wuolou, 34 tuổi, làm việc nhiều năm tại nhà khách Santa Marta, là nơi ĐTC đang ở. Cô di cư tới Ý từ Eritrea, Phi Châu. Người ta khám phá ra xác cuả cô tại nhà riêng ngày 19 tháng 2, sau khi người em trai báo động là cô đã không trả lời DT nhiều ngày.

Theo hãng tin Ý AGI, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy cô Wuolou đã chết vì căn bị bệnh tiểu đường, do độ insulin.

Cô mới li thân với chồng và đang sống một mình. Cô cũng đang mang thai 7 tháng, một sự kiện mà các bác sĩ coi như là một "nguy cơ cao" cho bệnh tiểu đường của cô.

Chính vì căn bệnh mà cô đã xin nghỉ nhiều tuần, cho nên đã không có ai ở nhà khách Santa Marta thắc mắc về sự vắng mặt lâu dài cuả cô.

Tuy nhiên cái chết đột ngột cuả cô rõ ràng làm cho mọi người nghi ngờ, và Toà thánh đã yêu cầu điều tra. Lý do sự điều tra này, theo một số đồn đoán, là để tìm công lý và phẩm giá cho cô Miriam.

Như lời cuả ĐTC, khi gặp gỡ 7000 doanh thương cuả Ý:

"Hãy luôn luôn lấy Công Lý làm thày dạy, một loại công lý chống lại với những cách giải quyết dễ dàng vì ảnh hưởng cuả quyền thế và bổng lộc, và chống lại những lệch lạc nguy hại vì có sự bất lương hay là vì những sự thoả hiệp nông cạn"

"Sẽ không có tự do nếu không có công lý, và sẽ không có công lý nếu không có sự tôn trọng phẩm giá của mỗi người."

Cảnh sát hiện đang điều tra người chồng cũ cuả cô xem có phải là một trường hợp bỏ bê thành viên gia đình không, và cũng đang điều tra người bạn trai mới nhất, là một cảnh sát tại Vatican. Căn phòng cuả cô Miriam cũng đã bị phong toả để điều tra.

Tang lễ của cô đã được cử hành sáng thứ bảy tại giáo xứ Santo Stefano degli Abissini ở Roma.
 
Ái Nhĩ Lan rơi vào tình trạng bất ổn sau cuộc bầu cử bất phân thắng bại
Đặng Tự Do
20:53 28/02/2016
Gerry Adams có lý do để mỉm cười. Đảng Sinn Fein của Ái Nhĩ Lan đã giành được nhiều ghế trong quốc hội. Kết quả bước đầu cho thấy đảng Fine Gael của Thủ tướng Enda Kenny, người đã và đang đẩy Ái Nhĩ Lan theo những trào lưu cấp tiến như công nhận “hôn nhân đồng tính”, an tử và trợ tử, nới rộng luật cho phép phá thai ..chỉ được 26 phần trăm số phiếu - và đảng Lao động là đối tác liên minh quan trọng của ông ta, chỉ được một con số ít ỏi là 7 phần trăm. Điều đó có nghĩa Sinn Fein, với ít nhất là 16 phần trăm số phiếu cho đến nay, có khả năng có thể trở thành đảng đối lập chính. Gerry Adams, lãnh tụ đảng Sinn Fein nói: “Đảng Sinn Fein của chúng tôi, các đảng độc lập và các đảng cánh hữu khác đã thực sự rất thành công trong kỳ bầu cử này. Cần có thời gian để thực hiện thay đổi và chúng ta phải tiếp tục.”

Cuộc bỏ phiếu lần này có hiệu quả trong thực tế là đã lật đổ liên minh cầm quyền của Ái Nhĩ Lan. Dù trong thời gian qua Ái Nhĩ Lan là nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất châu Âu, nhiều cử tri tỏ ra tức giận vì các biện pháp thắt lưng buộc bụng trong nhiều năm qua và việc phục hồi kinh tế không đồng đều cho mọi thành phần dân chúng; cũng như các trào lưu duy đời cực đoan của thủ tướng Enda Kenny, một người tự nhận là người Công Giáo nhưng chống lại hầu hết các lập trường truyền thống của Giáo Hội Công Giáo về hôn nhân, gia đình, và an tử.
 
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS gây tang tóc trên đường phố Baghdad
Đặng Tự Do
21:04 28/02/2016
Quân khủng bố Hồi Giáo IS đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ đánh bom Baghdad giết chết ít nhất 31 người vào sáng Chúa Nhật 28 tháng Hai.

Trên mạng Youtube, bọn khủng bố Hồi Giáo IS cho biết hai tên cảm tử quân đã nổ bom tự sát tại khu phố Shi'ite Sadr nơi có đông các tín hữu Kitô. Xe cộ bị cháy, các mảnh vụn từ vụ nổ và máu để lại những dấu vết kinh hoàng cho cộng đoàn các tín hữu Kitô Công Giáo Chanđê bé nhỏ còn sót lại tại thủ đô Iraq.

Hàng chục người bị thương trong vụ này.
 
Lệnh ngừng bắn tại Syria: Bọn khủng bố Hồi Giáo IS tấn công các thị trấn người Kurd gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ
Đặng Tự Do
21:28 28/02/2016
Quân khủng bố Hồi giáo đã bất ngờ mở một cuộc tấn công vào các thị trấn do người Kurd kiểm soát ở biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vào mờ sáng ngày thứ Bẩy 27 tháng Hai. Máy bay liên quân do Mỹ dẫn đầu đã lập tức mở các cuộc không kích dữ dội nhằm cứu cho các thị trấn này khỏi bị quân khủng bố Hồi Giáo IS tràn ngập.

Lợi dụng căng thẳng giữa chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng vũ trang người Kurd, sáng sớm ngày thứ Bẩy 27 tháng Hai, quân khủng bố Hồi Giáo IS đã tấn công vào thị trấn Tel Abyad, dưới quyền kiểm soát của các lực lượng dân quân người Kurd YPG Syria, và thị trấn gần Suluk. Các cuộc tấn công xảy ra chỉ vài giờ sau lệnh ngừng bắn tại Syria do Mỹ và Nga bảo trợ bắt đầu có hiệu lực.

Tưởng cũng nên biết thêm, lệnh ngừng bắn tại Syria không áp dụng cho quân khủng bố Hồi Giáo IS. Cuộc chiến chống quân khủng bố Hồi Giáo IS vẫn tiếp tục.

Các máy bay của liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu đã tiến hành ít nhất 10 cuộc không kích trong cố gắng đẩy lùi các cuộc tấn công. Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ ước lượng khoảng 45 chiến binh khủng bố Hồi Giáo và 20 dân quân người Kurd bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công.

Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận 14 máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đã không can dự vào cuộc chiến tại Tel Abyad.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
TGP Melbourne bổ nhiệm Cha Chánh xứ mới cho Giáo Xứ Holy Eucharist
Trần Bá Nguyệt
19:24 28/02/2016
(Melbourne, St Albans – 27/2/20160) Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Phụ Tá Đức TGM Dennis Hart, đã thay mặt Đức TGM chủ toạ Thánh Lễ trao chìa khoá giáo xứ Holy Eucharist cho Cha Giuse Đỗ Tuấn Anh và Cha Phó Phêrô Lý Trọng Danh. Thánh lễ đồng tế với tám linh mục ba thày phó tế hiện diện, cùng một số thày trong hàng ghế giáo dân, đã khởi sự lúc 6:00 chiều trong bầu không khí ấm cúng của một buổi chiều thứ bảy với khoảng hơn 600 giáo dân các sắc tộc hiện diện.

Mời coi hình

Sau phần đọc Tin Mừng, Đức Cha Vincent đã giới thiệu Cha Glenn de Cruz, Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Oceania (The Redemptorist Province of Oceania) đọc thư của Đức TGM Melbourne bổ nhiệm Cha Giuse Đỗ Tuấn Anh và Cha Phêrô Lý Trọng Danh làm Cha chính xứ và Cha Phó Xứ Holy Eucharist. Sau nghi lễ đặt tay trên Thánh Kinh để tuyên hứa nhận chức vụ mới, Đức Cha Vincent đã thay mặt Đức TGM chấp nhận lời tuyên thệ và giới thiệu hai cha mới với chức vụ mới cho cộng đoàn. Đồng thời Đức Cha cũng mời đại diện các sắc tộc trong giáo xứ trong the Parish Council (Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ) lên nhận trách vụ trước cha chính xứ và hứa cộng tác với cha sở mới trong công việc của giáo xứ.

Trong bài giảng sau đó, Đức Cha Vincent đã nhắc đến “trách vụ quan trọng nhất” trong chức vụ mới của cha chính xứ là “phải học cách sống mới và không bao giờ được thờ ơ, lãnh đạm với giáo dân” (learn to live and never be indifferent to the people). Cha chính xứ cũng phải “làm hết sức mình để nối kết giáo dân với một tương lai mới”. Hy vọng cha chính xứ mới sẽ tạo ra những vận hội mới cho giáo xứ, và cho cộng đoàn dân Chúa của giáo phận. “Một chương mới đã được mở ra cho một cơ hội mới.” “Đây cũng là một thách thức lớn lao cho cha cũng như cho cả giáo xứ.” Tuy nhiên, “niềm tin Công Giáo vào một sự dấn thân trọn vẹn sẽ đem đến một sự lôi cuốn để làm tốt cho xã hội và cho Giáo Hội.” Đây cũng sẽ là một “căn cứ mới” cho vùng Phía Tây thành phố Melbourne và Tiểu bang Victoria. Đức Cha cũng chúc hai cha chính xứ và phó xứ “hoàn thành nhiệm vụ dẫn dắt đoàn chiên Chúa như những mục tử tốt lành. Và điều đó sẽ tạo niềm tin cho tất cả chúng ta.” Đức Cha cũng chúc hai cha mới và các cha Dòng Chúa Cứu Thế Niềm Tin, Hy vọng và Tình yêu Thương.
Tiếp theo là phần đặt tay tuyên thệ và trao chìa khoá giáo xứ cho Cha chính xứ Đỗ Tuấn Anh.

Trong phần cuối lễ, Ông đại diện Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ đã thay mặt giáo xứ chúc mừng hai cha mới và hứa cộng tác làm việc với hai cha để giáo xứ tiến mạnh. Ông cũng nói “giáo dân giáo xứ là những người rất dễ thương và dễ mến”. Cha Tuấn Anh trong phần cám ơn sau lễ đã cám ơn Đức TGM Dennis Hart, vì bị đau chân không đến được, đã cử Đức Cha Vincent và các cha đến chủ tế Thánh Lễ nhận chức và trao chìa khoá tượng trưng hôm nay. Cha Tuấn Anh cũng nhắc lại hình ảnh ngày đầu tiên cha đến giáo xứ với nhà cửa đông đúc, trường học, khu vực nhà xứ rộng lớn rồi giáo dân lúc nào cũng đông kín bên trong bên ngoài nhà thờ, lễ tây cũng như lễ ta. Nhớ lại lần đầu đến Úc để du học, Cha nói rất buồn vì trong vòng sáu năm đã phải dự lễ tang cho 30 cha tại Kew cũng như một giáo xứ cha làm việc cách Perth 250 cây số chỉ có 6 giáo dân đến dự lễ sau khi nhà thờ bị bỏ hoang không ai chăm sóc đến nỗi cha phải phá cửa sổ chui vào nhà thờ và chờ giáo dân đến dự lễ. Lời nhắn nhủ cuối lễ được diễn tả trong bài thánh ca sau lễ với câu Chúa nhắn gởi hai cha mới “Come as you are that’s how I want you”. (Hãy đến đây với những gì con có và Ta chỉ mong có thế ở nơi con.)
Một buổi tiệc trà nho nhỏ tại khu vực foyer sau thánh lễ đã là dịp để Đức Cha, các cha, các thày sắp chịu chức cùng thân hữu hàn huyên không muốn dứt. Cám ơn Chúa và cám ơn Đức Cha Vincent trong một ngày đáng ghi nhớ của Giáo Xứ Holy Eucharist.
Trần Bá Nguyệt – Dân Chúa Úc Châu


 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nghiã vụ ứng cử và bầu cử
Hà Minh Thảo
16:29 28/02/2016
NGHĨA VỤ ỨNG CỬ VÀ BẦU CỬ 3

(Tiếp theo)

V.- TỰ ỨNG CỬ: MỘT DẤN THÂN CAN CẢM.

Lang thang trên xa lộ thông tin, chúng tôi vô cùng phấn khởi nhận biết tâm tình chân thành của những công dân, chỉ vì lòng yêu nước, muốn đánh thức đồng bào trước sự tồn vong của quốc gia và sự suy đồi của xã hội, nên phải dấn thân đối đáp với những người cộng sản độc tài và dã man.

1./ Ngày 22.02.2016, Bà Đặng Bích Phượng đã gởi đến đồng bào bài ‘Thoát khỏi nỗi sợ hãi của bản thân đã là một sự thay đổi nhiều người như vậy, sẽ khiến xã hội này thay đổi’ để đề cập chuyện ‘ứng cử vào Quốc hội’.

a/ Tại sao ? Lâu nay, dân ta chỉ quen với chuyện ‘Đảng cử, dân bầu’. Nay, cần thay đổi: Cứ bảo dân làm chủ, vậy hãy để dân tự cử người mình tin tưởng, hoặc để họ tự ứng cử đi. Chứng kiến một lồng nuôi chim cảnh mở, chim không bay ra, khiến Bà liên tưởng đến những người quên mất mình có những quyền gì. Hiến pháp không buộc 90-95% đại biểu quốc hội là đảng viên cộng sản. Khi cần biểu quyết, thì cả 5-10% đại biểu ngoài đảng phản đối có thay đổi được cục diện? Quốc hội này phục vụ cho quyền lợi Đảng hay của nhân dân? Nếu số người tự ứng cử là 100, 200 người, hay nhiều hơn thế, và là những người có tài, có tâm huyết, thì Ủy ban bầu cử quốc hội có thể gạt ngần ấy người không? Lý do khác, đại biểu quốc hội hiện tại quá xa dân. Rất nhiều người chưa từng gặp một vị đại biểu bằng xương bằng thịt nào trong đời.

b/ Nếu trúng cử, Bà sẽ làm gì? Trích tin báo Vneconomic ngày 26.07.2012: ‘Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường: Khiếu kiện về đất đai chiếm trên 90%....’, với thâm niên 8 năm làm công tác giải phóng mặt bằng và 16 năm làm ở cơ quan quản lý về các dự án làm đường, cũng liên quan đến đất đai, nên các quy trình thu hồi và đền bù đất đai theo Luật Bà nắm khá rõ. Gần đây, rất nhiều đất nông nghiệp đã bị thu hồi từ tay những người nông dân, để giao cho chủ đầu tư các dự án xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp. Việc chuyển giao đất đai này không được thực hiện theo cơ chế thị trường, mà theo cách áp đặt thô bạo của chủ đầu tư, được chính quyền bảo trợ. Có một mối quan hệ kỳ lạ giữa chính quyền và chủ đầu tư, khi nhiều nông dân bị chính quyền bỏ tù vì không chịu giao đất cho chủ đầu tư với giá đền bù rẻ mạt, hoặc vẫn muốn có đất canh tác để nuôi sống gia đình. Lợi nhuận khổng lồ từ đất đai, chủ yếu rơi vào tay những chủ đầu tư (tức nhóm lợi ích). Một m2 đất nông nghiệp được đền bù với giá khoảng 300.000 đồng. Sau khi đổ đất san nền, chủ đầu tư bán lại với giá 30.000.000 đồng. Lợi nhuận gấp cả trăm lần như thế, làm sao không tạo ra bất công? Tham nhũng đất đai và tỷ lệ khiếu kiện đất đai chiếm tới 90% các vụ là hệ quả tất yếu của chính sách ‘đất đai thuộc sở hữu toàn dân’. Do đó, việc sửa đổi Luật đất đai từ sở hữu toàn dân sang sở hữu đa thành phần.

2. Tín hiệu tích cực. Việc phong trào tự ứng cử của công dân sẽ tác động ra sao tới bầu cử Quốc hội, bà Nguyễn Thúy Hạnh, nguyên chuyên viên phụ trách đối ngoại tại một công ty lớn ở Việt Nam, ứng viên tự do trong kỳ bầu cử năm nay, nói với đài BBC: ề Từ khi tôi tuyên bố ứng cử đến giờ, tôi thấy có tín hiệu rất đáng mừng từ phía nhân dân, cụ thể là những người bạn tôi, những người sống quanh tôi, những người hàng xóm, hoặc là gia đình, chị em, họ hàng của tôi, thì trước kia họ thấy vấn đề này rất lạ và thậm chí còn sợ sệt nữa. Nhưng mà từ khi tôi cho biết mình sẽ tham gia ứng cử, tôi rất ngạc nhiên, trước đó, tôi không hỏi ý kiến ai cả, bởi vì nghĩ là nếu có hỏi thì mọi người cũng sẽ phản đối thôi. Nhưng rất lạ là tất cả những người bạn của tôi mà ngày xưa không bao giờ quan tâm đến những vấn đề này, và gia đình, họ hàng, những người bạn thân đến những người bạn ở xa đều ủng hộ tôi và rất vui mừng, thậm chí lại còn khích lệ tôi nữa. Điều này cho thấy là đã có những tín hiệu thay đổi rất tích cực ở trong nhận thức của mọi người về vấn đề này, Ừ Bà Hạnh là người tham gia Chương trình Hành động có hai mục tiêu chính là bảo vệ chủ quyền đất nước và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.

Ngày 25.02.2016, công dân Nguyễn Quang A, qua Facebook của mình, đã trả lời các câu hỏi liên quan tới việc ứng cử, bầu cử đại biểu Quốc hội:

- Nếu trúng cử, ông có dám bảo trợ một dự luật, như luật tự do báo chí?

Đáp: ‘xây dựng thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân thực thi các quyền con người và các quyền hiến định của mình, cụ thể là hủy bỏ mọi điều khoản trong Hiến pháp và luật hiện hành vi phạm các quyền con người, vi phạm các luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và có nghĩa vụ thi hành… đảm bảo sự độc lập và kiểm soát lẫn nhau của tam quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp),…’ Nên nếu trúng cử, tôi sẽ sử dụng quyền mình để bảo trợ không chỉ cho 1 luật mà hàng loạt luật (có thành công hay không thì chưa rõ, nhưng đại biểu có thể làm việc đó).

- Cảm nhận của ông về vị trí, vai trò trong tương lai Quốc hội ?

Tôi chủ trương ‘biến quyền hão thành quyền thật’ một cách từ từ và quyền ứng cử vào Quốc hội là một quyền như vậy. Nhiều người đã sử dụng quyền này và đa số đã bị loại, nên có thể nói đó là quyền hão. Nếu rất nhiều người cứ thế thực thi quyền mình (dù không thành) vẫn sẽ góp phần nâng cao dân trí, quan trí và áp lực để thay đổi, hầu góp phần biến ‘quyền hão’ thành quyền thực. Quốc hội Việt Nam chưa có thực quyền, tuy đã có những thay đổi nhất định và hy vọng nó sẽ phải là một Quốc hội đích thực nếu được ứng cử, góp ý, một cách xây dựng. Hãy đừng chịu thua, hãy làm bất cứ việc gì nhỏ để thúc đẩy sự phát triển. Việc đấu tranh cho dân chủ là rất khó khăn, gian khổ và dài cho nên càng phải kiên trì và luôn lạc quan. Hãy đặt xà thấp, vừa sức mình để nhảy và cứ thế nâng xà cao dần, đạt kết quả nhỏ cải thiện được chút xíu, hãy vui với kết quả đó và làm cho người khác vui lây và làm như bạn. Dân nào chính quyền ấy, nếu rất đông người nhận ra quyền của mình và cứ thế thực thi, đó là sức mạnh vô biên mà những người không quyền lực như chúng ta đang có, đừng bỏ phí quyền lực ấy và đừng bao giờ chịu thua bạn ạ.

- Với chế độ này, liệu chúng ta có bị lừa không ạ. Chúng ta mắc bẫy và cuối cùng không đem lại lợi ích gì cho nhân dân cả.

Tôi đồng cảm với bạn, nhưng xin trả lời ngay Không, Không mắc bẩy. Chúng ta tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy một quá trình học tập dân chủ, đó là mục tiêu chính của tôi và tôi tin nếu rất nhiều người làm theo cách này, sự thay đổi sẽ đến nhanh. Còn không làm gì hay chỉ than vãn thôi thì ngàn năm nữa vẫn thế!

Các Vị sẽ và phải xử lý thế nào khi bị Tổ chức hiệp thương buộc các Vị phải rút tên khỏi danh sách ứng viên?

Khả năng đó rất cao! Chúng tôi đang hỏi họ ‘hiệp thương là họp thương lượng về những vấn đề chính trị, kinh tế có liên quan chung’, cho nên quý vị (Mặt trận Tổ quốc) không thể họp riêng, chúng tôi không rút tên, họ tự ý rút thì cái ‘dân chủ đến thế là cùng’ của họ bị lột mặt nạ, tính chính đáng của họ bị xói mòn. Và chúng tôi sẽ dùng mọi biện pháp pháp lý để chất vấn họ về việc ‘hiệp thương’ ấy, đó cũng lại là cơ hội để cho chúng ta học. Còn nhiều cách khác nhưng chưa tiện tiết lộ vội, bạn cứ chú ý theo dõi.

– Ông quan tâm đến vấn đề gì nhất trong thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay?

Tôi quan tâm nhất đến nạn tham nhũng và sự ô nhiễm môi trường (kể cả an toàn thực phẩm).

B. Tự ứng cử: đoạn đường chiến binh đầy cạm bẩy vi hiến và trái luật.

Điều 7.1 Hiến pháp ngày 28.11.2013 ghi: ề Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ừ. Thêm vào đó, Điều 1 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân viết: ề Nguyên tắc bầu cử. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Những quy định đó cho phép chúng ta hiểu rằng ‘quyền lực nhà nước’ được người dân (cử tri) thực hiện trực tiếp tín nhiệm người dân (ứng cử trực tiếp) để đại diện tại Quốc hội hay Hội đồng nhân dân, không cần phải qua sự hiệp thương với một ai hay một tổ chức nào.

Trên giấy tờ, ‘Quyền ứng cử của công dân là một quyên căn bản được pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ’. Nhưng, trong thực tê thì lại không hề như vậy! Để trở thành một ứng cử viên không được ‘đảng cử’ thì phải là một công dân can đảm vượt bực để vượt qua rất nhiều rào cản được tạo ra bằng những quy định vi hiến hoặc nhiều thủ đoạn được các cơ quan Nhà nước sử dụng để loại những người tự ra ứng cử ngay từ khi làm hồ sơ thủ tục. Không là người Việt Nam sống thời cộng sản không thế nào tưởng tưởng nổi những rào cản này. Thêm một lần nữa, người cộng sản chứng minh lời ông Thiệu nói thật đúng ‘Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì họ làm’.

1./ Vấn đề ‘cơ cấu’ của Quốc hội.

Ngày 16.01.2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã ra nghị quyết về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa 14. Theo đó, khóa 14 sẽ có 500 đại biểu, được bầu từ tổng số dự kiến 896 ứng cử viên. Trong số đại biểu đó, số người không phải là đảng viên cộng sản, theo dự kiến của UBTVQH, chỉ khoảng 25-50. Dù là ‘dự kiến’, nhưng thực chất, cần hiểu đúng bản chất của nó là ‘xác định cơ cấu’, và đây là bước đầu tiên trong quy trình bầu cử Quốc hội ở Việt Nam.

Sau đó, UBTVQH còn ‘dự kiến’ về cơ cấu, số lượng đại biểu Quốc hội được bầu, ví dụ như kỳ này, Quốc hội phải có ít nhất 35% đại biểu là nữ. Số lượng đại biểu của Bộ Quốc phòng là 15 người, Bộ Công an 3 người. Số đại biểu đến từ khối doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn sản xuất kinh doanh: 7 người… Việc ấn định cơ cấu được đề cao là để đảm bảo cân bằng lợi ích và sự đại diện của mọi thành phần xã hội (phụ nữ, thanh niên, nông dân, trí thức, người dân tộc thiểu số v.v.). Tuy nhiên, ai cũng có thể nhận thấy, nó hợp lý hóa sự sắp xếp nhân sự từ trước và can thiệp vào trong quá trình ứng cử để bảo đảm cơ cấu. Một cựu đại biểu kể, thời ông, chưa đến ngày bầu cử ông đã biết trước mình chắc chắn sẽ đắc cử, vì cơ cấu đó đang cần một trí thức khoa học xã hội ở Hà Nội, mà xung quanh ông thì toàn trí thức thuộc khối khoa học tự nhiên. Vì cơ cấu Quốc hội đã được ấn định trước, tiếp đến sẽ là quá trình thực hiện, với một loạt bước, gồm: hiệp thương, hội nghị tiếp xúc cử tri. Trong đó, hiệp thương là giai đoạn quan trọng nhất để thực hiện cơ cấu đã vạch sẵn.

2./ Ba lần hiệp thương:

Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam là chủ thể duy nhất có quyền lập danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội. Họ phải qua 3 lần hiệp thương trước khi được ghi tên vào danh sách ứng cử viên chính thức. MTTQ giới thiệu ứng cử viên về các nơi công tác để họ được cử tri góp ý trước khi được MTTQ hiệp thương. Cách thức 'hiệp thương' này của MTTQ ‘Đảng cơ cấu, dân bầu', được cho là đem lại lợi thế độc tôn cho Đảng cộng sản.

a./ Hiệp thương lần 1 diễn ra sau khi UBTVQH đã ấn định cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội sẽ được bầu, và đệ trình cho MTTQ. Dựa vào đó, MTTQ cấp trung ương, và cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, sẽ tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp tương ứng, để thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu mà các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương hay địa phương giới thiệu, tiến cử. Các ứng viên tự do, không được cơ quan, tổ chức, đơn vị nào tiến cử, thì đương nhiên không có tên trong danh sách cơ cấu. Tuy nhiên, họ vẫn có thể nộp hồ sơ cá nhân cho ủy ban bầu cử; vòng hồ sơ này không quá khó khăn. Thử thách lớn nhất với ứng viên tự do là ở lần hiệp thương sau đó.

b./ Hiệp thương lần 2 nhằm thương lượng, thống nhất danh sách ứng cử viên, kể cả các ứng viên tự do, và được đưa ra lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú và nơi công tác. Các hội nghị cử tri lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú chính là nơi diễn ra cuộc thử thách nặng nề nhất với bản lĩnh và sức chịu đựng của ứng cử viên, thường được tiến hành cuộc một cuộc ‘đấu tố’ ứng cử viên tự do, không được cơ quan, tổ chức giới thiệu. Đã có những vị được sự ủng hộ lớn của cử tri nơi công tác, nhưng ra hội nghị ở nơi cư trú, vẫn bị ‘đấu’tơi bời và nhận tỷ lệ tín nhiệm rất thấp.

Chúng ta đề cập đến trường hợp Luật sư Lê Quốc Quân, Công Giáo. Năm 1997 khi còn là sinh viên Đại học Luật, ông đã tự ứng cử nhưng đã bị dọa đuổi học và phải rút đơn. Tháng 3/2007, khi đang cầm trên tay Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 12 thì bị bắt. Hiệp thương là Họp lấy tín nhiệm tại nơi làm việc và nơi cư ngụ:

Nơi làm việc. Sáng 29.03.2011, đại diện Công ty Giải pháp Việt, nơi ông Quân làm việc, đã đến Văn phòng Mặt trận Tổ quốc Hà nội nộp Biên bản lấy tín nhiệm của ông tại cơ quan. Tổng số 14 nhân viên trong công ty đã bày tỏ sự tin tưởng vào đạo đức, khả năng và tâm huyết của ông đối với đất nước và với nghề luật. 100% nhân viên tin tưởng rằng ông có thể làm tốt nhiệm vụ là người đại diện nhân dân.

Nơi cư ngụ. Tối ngày 30.03.2011, để hoàn tất thủ tục tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13, Luật sư Lê Quốc Quân đã phải tham dự cái thủ tục gọi là ‘lấy tín nhiệm cử tri’ do Uũy ban Nhân dân phường tổ chức. Lúc hơn 20 giờ, một đoàn người đi ra từ khu nhà ông Quân, trong đó có ông và rất đông thân hữu của ông, sau một đoạn đường, đến nơi gọi là hội trường diễn ra cuộc hội đêm ấy. Nó tối tăm, nhỏ bé cạnh một trường trung học, tưởng như nhà bảo vệ của trường, hóa ra là nhà văn hóa của một tổ dân cư khác nơi ông Quân cư trú. Rất đông những kẻ đeo băng ‘bảo vệ’ không quân hàm, áo phục, toàn các gương mặt già nua, ốm yếu, tay lăm lăm cầm dùi cui đứng chặn trước cửa ra vào. Câu chuyện bắt đầu hồi gay cấn từ đây, nó diễn ra khá lâu, khoảng gần một tiếng đồng hồ. Khi tới nơi, mọi người mới té ngửa ra biết mình không được vào tham dự, bốn bảo vệ đứng chặn trước cổng cùng nhiều người không đeo băng bảo vệ khác. Chúng tuyên bố ‘tao là bảo vệ, tao có quyền cho ai vào thì người đó được vào’, nên không một cử tri nào vào được.

Anh em ông Quân thấy xuất hiện rất nhiều gương mặt lạ và tỏ vẻ vô cùng hung hăng. Khi trưởng ban tổ chức đến, ông Quân và các bạn chất vấn ông này việc tại sao lại thay đổi địa điểm tổ chức từ tổ 64 là tổ ông Quân ở sang tổ 50, hoàn toàn xa lạ. Hơn nữa, nơi này là một nhà 2 tầng, hội trường trên làu và chỉ có một cầu thang nhỏ hẹp, chính quyền có thể kiểm soát mọi việc lên xuống của những tham dự viên. Hắn lúng túng trả lời ‘chúng tôi chỉ thuê được ở đây’. Lý do là nếu tổ chức tại tổ 64 thì nhiều người trong tổ ông Quân sẽ đến dự (vì gần) và bỏ phiếu tín nhiệm ông. Vì thế, chính quyền ‘gian lận’ đã chuyển ra tổ 50 thì nhiều người trong tòa nhà ông Quân ở đều là trí thức và ngại chuyện chính trị nên sẽ không đi tham dự. Ngoài ra, các cử tri hôm nay được Chính quyền phường Yên hòa đã cử người đi vận động từng gia đình trong khắp phường để đi dự và chống lại ông Quân.

Người chủ tọa và 4-5 cử tri nêu ra chuyện ông Quân bị an ninh bắt giam 100 ngày từ 19.03.2007. Theo viên chủ tọa, trích các tài liệu của công an, ông bị bắt vì tội hình sự ‘hành vi tham gia tổ chức phản động, chống chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự. Ông Quân phản bác lại, cho rằng đó là một vụ ‘bắt oan’ và không hề có bản án của Tòa sau đó, nên ông hoàn toàn vô tội. Khi bỏ phiếu bằng giơ tay, do dốt luật hay cố tình làm vậy, trong khoảng 40 người, chỉ có 3 người ủng hộ ông Quân.

c./ Hiệp thương lần 3. Phiên họp sẽ không có mặt người tự ứng cử.

Luật sư Võ An Đôn, cư ngụ tại Phú yên, ngày 11.02.2016, tâm sự về kinh nghiệm phũ phàng trong cuộc ‘ứng cử’ của bản thân năm 2011 như sau: « Năm 2011, khi lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú, tôi được 100% người dân địa phương ủng hộ, sau đó lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc là Đoàn luật sư, tôi cũng được 100% tín nhiệm. Đến khi hiệp thương tại MTTQ tỉnh thì tôi bị loại, không được lọt vào Danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội ».

Đau đớn nhất cho tâm huyết và thân phận trí thức trẻ Võ An Đôn là ở chỗ này: « Khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú và tại Đoàn luật sư thì tôi được mời tham dự, nhưng khi tổ chức hiệp thương tại MTTQ tỉnh thì tôi không được mời tham dự, nghe những người tham dự kể lại là họ đấu tố và nói xấu tôi dữ lắm ». Đau lắm, nhưng ông đâu chừa! Năm nay, ông lại quyết tự ứng cử, tranh cử. ‘Ứng thì được. Nhưng tranh thì tranh với ai? Ai cho ông tranh trong guồng máy đảng trị?’ Ông vẫn bất chấp và tâm sự: « Mục đích tôi tự ứng cử đại biểu Quốc hội lần trước và lần này không phải là tôi muốn làm đại biểu Quốc hội để được hưởng nhiều bổng lộc ban phát, mà tôi muốn thực hiện quyền ứng cử của một công dân theo hiến định và muốn mọi người dân nhận thức được rằng bầu cử Quốc hội chỉ là trò diễn kịch với vở kịch vụng vờ, lộ liễu, lâu năm đã lỗi thời. Dù biết trước rằng 99,99% người tự ứng cử đại biểu Quốc hội sẽ bị loại, nhưng tôi vẫn tiếp tục nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 sắp tới ». Nhiều người hoan hô Luật sư Võ An Đôn biểu lộ ý chí và khí phách của kẻ sĩ thời đại!

Hà Minh Thảo
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đối Xử Tử Tế
Nguyễn Trung Tây, Lm
18:37 28/02/2016
ĐỐI XỬ TỬ TẾ
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Và tôi sẽ không bao giờ sống
lạnh tanh như một xác chết đã chôn,
tối thui cặp mắt mù lòa,
không nhận ra
nhân diện của Chúa,
trên khuôn mặt của nhân gian,
và của những người anh chị em đói khổ bần hàn
sống chung quanh.
(Nguyễn Trung Tây).
 
Quảng Cáo
Tang lễ bà Maria Nguyễn thị Nhiễm tại Blessed Sacrament Church, Westminster, Nam Cali
William Nguyễn & Nguyễn Thanh
10:41 28/02/2016


Tiểu sử Bà Maria Nguyễn thị Nhiễm
(06/03/1923 – 02/16/2016)

Bà Maria Nguyễn thị Nhiễm sinh ngày 06 tháng 03 năm 1923 tại Giáo họ Duyên Trang, thuộc Giáo xứ Duyên Tục, là môt dòng họ có gốc đạo Công Giáo lâu đời thuộc Giáo phận Thái Bình miền Bắc Việt Nam.

Thân phụ mẫu là Cụ Ông Nguyễn trọng Cừ và Cụ Bà Nguyễn thị Màu là những người Công Giáo rất mực đạo đức suốt đời hy sinh sống đạo làm gương sáng cho đàn con cháu noi theo. Gia đình Cụ Ông, Cụ Bà làm nghề thầy thuốc và là một trong những lương y rất tốt lành đạo đức suốt đời tận tụy phục phụ dân lành, đặc biệt là những người nghèo. Trong trận nạn đói năm Ất Dậu 1945, gia đình Cụ Ông Cụ Bà đã dốc hết toàn bộ thuốc men, lương thực hầu mong cứu giúp phần nào những người lâm nạn

Là một người con gái trong một gia đình có hai người anh trai, ba người chị gái và một người em gái. Bà được Thiên Chúa thương ban từ nhỏ rất đỉnh ngộ thông minh và một nét đẹp rất mỹ miều thánh thiện nên Bà rất được nuông chiều, được hết tất cả mọi người trong làng mến thương.

Từ thủa nhỏ bà đã được nuôi dạy nên người và là một trong những ít người đã tốt nghiệp bằng Sage-femme (cô mụ) chương trình Pháp thời bấy giờ.

Năm 1949 Bà lập gia đình với Ông Nguyễn Minh Xuân người gốc Tiên Hưng Thái Bình Trong một Giáo Xứ toàn tòng Công Giáo, Trong hơn 67 năm vợ chồng trong Hồng Ân Chúa Bà đã hết mực yêu thương chồng con, suốt một đời tận tụy hy sinh quên mình để vun đắp nuôi dạy đàn con luôn sống trong Ơn Nghĩa Chúa và trở thành những người hữu ích.

Khi di cư vào Nam năm 1954 Bà tiếp tục theo học trong trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, sau khi tốt nghiệp, Bà mở nhà Hộ Sinh tại Đà Nẵng năm 1962, nhà Hộ Sinh đã được mang tên bà là Nguyễn Thị Nhiễm tại Giáo Xứ Hòa Cường. Bà đã hành nghề cho đến năm 1980 thì phải về Giáo Xứ Ba Làng thuộc thành phố Nha Trang. Trong thời gian hành nghề tại Đà Nẵng, Bà nổi tiếng là một Bà Mụ rất nhân từ và mát tay,đã cứu giúp rất nhiều thai phụ nghèo khổ, khó khăn. Có những lần Bà còn đỡ đẻ miễn phí cho những thai phụ nghèo không có tiền trả tiền viện phí với một tấm lòng rất đỗi bao dung và nụ cười hiền hòa yêu thương trên khuôn mặt rất xinh đẹp của Bà. Chính vì lòng nhân hậu của Bà ảnh hưởng lớn rộng với dân chúng nên chính quyền sau năm 1975 thời bấy giờ vẫn tiếp tục cấp giấy phép hành nghề cho Bà.

Khi về lại Nha Trang mặc dầu đã lớn tuổi Bà vẫn hằng ngày đi khắp ngôi làng Ba Làng và cả ngôi làng Đường Đệ lân cận để chữa bệnh, chích thuốc lấy tiền nuôi sống gia đình cho đến năm 1997 thì sang Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình.

Bà đăc biệt sùng kính Thánh Tâm Chúa nên những năm tháng cuối đời khi nằm trên giường bệnh người con gái hiếu thảo của bà đã thu xếp nhờ người giúp đỡ để Bà hằng ngày vẫn được chịu Phép Mình Thánh Chúa cho đến cuối đời theo như sở

nguyện của Bà. Bà luôn miệng xướng câu “TẠ ƠN CHÚA” trong từng bữa ăn khi nằm trên giường bệnh. Câu nguyện tạ ơn của Bà trong từng miếng ăn khi con cháu mớm đút cho Bà nay là một gương sáng mẫu mực cho đàn con cháu.

Bà cũng rất đặc biệt sùng kính Đức Mẹ và không bao giờ bỏ sót việc lần hạt sùng kính trái tim Mẹ trong suốt cuộc đời của mình. Qua Đức Mẹ Bà rất Thương mến các Sơ già về hưu và vẫn hằng mong ước có dịp để được giúp đỡ các Sơ già này.

Hai Ông Bà được Chúa Ân sủng cho được 3 người con trai và 2 người con gái. Hậu duệ của Bà tính đến ngày Bà mãn phần được 10 người cháu nội, 5 chắt nội, 7 người cháu ngoại và 4 chắt ngoại cùng hơn 10 người con đỡ đầu, thiêng liêng.

93 năm trong cuôc hành trình dương thế của Bà Maria quả là một thời gian dài, nhưng Bà Maria đã sống trọn vẹn cuôc đời mình trong Hồng Ân Thiên Chúa giờ đã đến ngày Chúa ghé mặt lại thương gọi Bà Maria, Khi còn nằm trên giường bệnh Bà đã được chịu ăn mày các Phép lành nhưng rất đặc biệt trong giờ Lâm chung khi vị Linh Mục Michael thuộc Giáo Xứ Chino Hills giơ tay ban phép lành tha tội và sau khi mọi người cùng đọc kinh Lạy Cha để cùng Bà làm việc đền tội, Linh Mục Michael đặt tay lên trán Bà và đã nói những lời sau đây: “Don’t be afraid, all yours sins had been forgiven, go in peace, God is waiting you” (Đừng sợ, tất cả tội lỗi con đã được Chúa thứ tha, con hãy ra đi bằng an, Ngài đang chờ đón con), và lạ thay, Bà đã thở hơi thở cuối cùng ở trần gian rất nhẹ nhàng để về nhà Chúa. Đó là vào lúc 12 giờ
32 phút chiều ngày 16 tháng 2 năm 2016 tại tư gia, trong vòng tay của tất cả mọi
người thân trong gia đình trong lúc vẫn còn nức tiếng nguyện kinh xin Ba Đấng Cực
Trọng GIÊSU, MARIA, GIUSE xin cứu lấy Linh Hồn Maria

Cuộc đời của Bà Maria rất êm đềm và khiêm nhường, nhưng đặt biệt đã để lại một tấm gương sáng và một mẫu mực của một đời sống Đạo, một người con Chúa thật sự, cho gia đình và con cháu noi theo.

Chúng ta cùng cầu xin Lòng Chúa thương xót, xin tha thứ những lỗi lầm mà Linh Hồn Maria khi còn sống đã thiếu sót vấp phạm và nguyện xin Thiên Chúa cho chúng con cũng được sống như Bà Maria và được hạnh phúc viên mãn vào phút cuối cuộc đời như Bà Maria.

Chino Hills 02/19/2015
Nguyễn Thanh
(Người con rể viết về tiểu sử Mẹ mình đã được diễm phúc sống với Bà Maria hơn 40
năm và đặc biệt cùng với vợ, đã được sống gần gủi trọn vẹn với Bà Maria những tháng năm cùng giây phút cuối đời của Bà dưới mái nhà Bà rất yêu thương. Xin được viết với tất cả trái tim và tấm lòng thành kính thương yêu)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 23/02 – 29/02/2016: Cưỡng ép kết hôn và cải sang đạo Hồi tại Pakistan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:25 28/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Hồng Y Sandri nói Quốc đảo Síp là cầu nối giữa các dân tộc

Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương, đã đến thăm cộng đồng Công Giáo Maronite nhỏ bé trên đảo Síp, nơi dân số chủ yếu theo Chính Thống Giáo Hy Lạp.

Trong lễ trọng kính Thánh Maron, Đức Hồng Y nói về những mong muốn của cộng đồng Maronite muốn được công nhận là một quốc gia có thể là trong một liên bang hiệp nhất, chứ không chỉ là một nhóm tôn giáo, hay một dân tộc thiểu số. Hòn đảo này đang bị phân chia một phần cho Thổ Nhĩ Kỳ.

“Để có thể là một cầu nối giữa các dân tộc, Síp không thể cho phép bản thân mình duy trì những bức tường, những hàng rào, và những chia cắt”

Đức Hồng Y Sandri cũng nhấn mạnh rằng “Điều cần thiết trên tất cả, như Đức Thánh Cha Phanxicô thường lặp đi lặp lại, đặc biệt là trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, là sự giải giáp khỏi trái tim con người những vũ khí và dìm mình trong ánh sáng của sự tha thứ và hòa giải.”

Ngài cũng nói về tình hình ở Li Băng, nơi đã không có tổng thống kể từ tháng 5 năm 2014 đến nay.

“Đây là một cái gì đó mà mọi người đã chờ đợi quá lâu, một cái gì đó mà cần thiết cho sự cân bằng trong khu vực”.

2. Nhà lãnh đạo Anh giáo nói ông được Vatican hỗ trợ trong cuộc họp các Giám Mục khối Hiệp Thông Anh Giáo

Tổng giám mục Canterbury, Justin Welby, nói về tầm quan trọng của cuộc họp của các nhà lãnh đạo Anh giáo trong khối Hiệp Thông Anh Giáo vào tháng trước, và ghi nhận sự hỗ trợ của Vatican cho cuộc gặp gỡ thượng đỉnh quan trọng.

Trong Thông Điệp nhìn lại cuộc họp thượng đỉnh trong tháng qua tại Canterbury, Đức Tổng Giám Mục Justin Welby nói cuộc họp đã tập trung vào việc chữa lành đặc biệt về vấn đề tính dục và cuộc sống gia đình. Điều này tương phản hoàn toàn với nhận định của các phương tiện truyền thông theo đó chủ đề chính trong cuộc họp là các kết hiệp đồng tính

Đức Tổng Giám mục Welby ghi nhận sự can thiệp quan trọng tại cuộc họp của Jean Vanier, người sáng lập của Cộng đồng Arche, cũng như sự hiện diện phái Augustine Phúc Âm truyền thống và người đứng đầu của Giáo Hội Roma San Gregorio al Celio mà ông mô tả là một “biểu tượng của sự đoàn kết đại kết” đáng chú ý.

3. Cảnh sát Pakistan đã bị buộc phải điều tra vụ bắt cóc thiếu nữ Công Giáo cưỡng ép kết hôn và cải sang đạo Hồi

Một đại gia Pakistan trang bị súng AK cùng với ba người hầu đã xông vào công ty gia đình của một cô gái Công Giáo 22 tuổi tên là Nabila Bibi tại tỉnh Pattoki, bang Punjab. Tên này bắt cóc cô trước mặt gia đình sau đó bắt cô cải sang đạo Hồi và phải kết hôn với y.

Cảnh sát đã cố tình lờ đi vụ này. Sardar Mushtaq Gill, một luật sư người Công Giáo nói với UCANNEWS là anh bị nhiều người hăm giết vì lên tiếng buộc cảnh sát phải điều tra và giải thoát cho cô gái.

Ngày 18 tháng Hai, sau nhiều tháng giằng co, một tòa án tại Pakistan đã truyền cho cảnh sát phải điều tra vụ này.

Theo một báo cáo của Aurat Foundation, tại Pakistan, khoảng 1,000 cô gái các tôn giáo khác bị buộc phải cải sang đạo Hồi mỗi năm.

4. Đức Hồng Y Ortega nói “Chuyến thăm của ông Obama sẽ giúp phát triển đất nước Cuba”

Đức Hồng Y Jaime Ortega, Tổng Giám Mục thủ đô Havana, hoan nghênh quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm Cuba vào tháng Ba. Theo tin từ Tòa Bạch Ốc, Obama tuyên bố ông sẽ thăm hòn đảo này trong hai ngày 21 và 22 tháng Ba. Ông là tổng thống Mỹ tại chức đầu tiên thăm Cuba kể từ năm 1928.

Đức Hồng Y Ortega, người từng là “sứ giả đặc biệt” trong tiến trình Vatican giúp làm trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Cuba, nói với hãng tin Reuters rằng “chuyến thăm của Obama là một cái gì đó quan trọng cho đất nước chúng tôi. Nó có một tầm quan trọng thực tế bởi vì nó sẽ giúp ích cho sự phát triển của đất nước, cho người dân”.

5. Năng lượng mặt trời được sử dụng trong các trường học thuộc Tòa Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem

Các trường học của Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem sẽ sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện. Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem cho biết tiến trình này đang được thực hiện tại các trường học ở thành phố Wasiyeh, Madaba và Karak của Jordan và tại Beit Jala, Beit Sahour và Ramallah của Palestine

Sự ra đời của hệ thống năng lượng mặt trời làn nhằm giảm hóa đơn tiền điện và cho phép tái sử dụng tiền tiết kiệm được trong các hoạt động đào tạo.

Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo tại Israel đang phải đối mặt với một “cuộc khủng hoảng toàn diện”, vì áp lực tài chính và áp lực mới từ các quan chức chính quyền địa phương. Đức Cha tổng đại diện tòa thượng phụ Giêrusalem đã nói như trên với thông tấn xã AsiaNews.

Đức Giám Mục Giacinto-Boulos Marcuzzo nói rằng một số quan chức địa phương đang gây áp lực buộc các nhà thờ Công Giáo phải nộp thuế, là điều mà trước đây các nhà cầm quyền vùng này dưới thời đế quốc Ottoman không bao giờ hỏi nơi các nhà thờ. Ngài cho biết, một số quan chức thành phố, thậm chí, đã phong tỏa các tài khoản của các nhà thờ Công Giáo và các dòng tu. Ngài lưu ý rằng họ “trích các khoản thuế trực tiếp từ tài khoản ngân hàng đang bị phong tỏa, vì thế chúng tôi có nguy cơ cuối cùng là thấy mình chẳng còn một cắc nào, thậm chí không còn tiền trả tiền điện, nước và khí đốt ... không còn thứ gì hết cả.

Đức Cha Marcuzzo nói hoàn cảnh của Giáo Hội tại Thánh Địa trở nên tồi tệ từ năm 2015 với sự sụt giảm mạnh số lượng khách hành hương đến thăm vùng này; mỗi năm giảm gần 30% so với năm trước.

Sự sụt giảm số khách hành hương khiến các Giáo Hội địa phương không nhận được sự hỗ trợ tài chính từ nguồn thu đáng kể này. Thứ hai, các Kitô hữu sống ở Đất Thánh bị mất nguồn lợi kinh doanh, “gần 30% của các Kitô hữu làm việc trong lĩnh vực du lịch và hành hương giờ đây phải bươn chải kiếm miếng ăn” Thứ ba, sự sụt giảm về số lượng du khách đang kéo theo sự sự suy giảm những hỗ trợ cho các Kitô hữu Thánh Địa.

Đức Giám Mục Marcuzzo kêu gọi Kitô hữu trong thế giới phương Tây hãy đến thăm Đất Thánh. Ngài nói rằng họ không nên sợ hãi các cuộc xung đột. “Người Do Thái và người Hồi giáo luôn xem các khách hành hương là những người tìm kiếm Thiên Chúa và họ tôn trọng những người ấy”.

6. Nga phủ nhận đã tạo ra làn sóng khổng lồ những người tị nạn Syria

Nga đã phủ nhận rằng các phi cơ của nước này đã dội bom vào các mục tiêu dân sự ở Syria trong bối cảnh những cáo buộc mới theo đó sự can thiệp quân sự của Mạc Tư Khoa tại Syria kể từ tháng Chín năm 2015 đã khiến hơn nửa triệu người Syria phải di tản.

Nhiều phương tiện truyền thông tố cáo Nga cố tình làm cho cuộc khủng hoảng người tị nạn tại châu Âu trong năm 2016 thêm tồi tệ vì nhiều người Syria sẽ tràn ngập châu Âu đông hơn so với con số kỷ lục trong năm ngoái.

Một số nhân vật cao cấp Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã cáo buộc Nga sử dụng những người tị nạn từ Syria như một công cụ địa chính trị để làm suy yếu thêm sự ổn định ở Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu, và liên minh quân sự NATO.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cáo buộc Nga “cư xử như một tổ chức khủng bố và buộc người dân phải chạy trốn” bằng cách thực hiện các cuộc không kích “mà không cần bất kỳ sự phân biệt nào giữa dân thường và binh sĩ, giữa trẻ em và người già.”

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain tỏ đồng ý với ý kiến này. Ông tin sự hỗ trợ của Tổng thống Nga Vladimir Putin dành cho chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang cố tình tạo ra một dòng người tị nạn mới nhằm áp đảo Thổ Nhĩ Kỳ và phần còn lại của châu Âu.

7. Thông điệp video của Đức Thánh Cha gởi Dòng tên tại Mễ Tây Cơ

Dòng Tên ở Mễ Tây Cơ đã công bố một thông điệp video ngắn của Đức Giáo Hoàng gửi đến cộng đồng Dòng Tên tại nước này.

Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi anh em Dòng Tên của mình tiếp tục hoạt động cho phẩm giá của tất cả mọi người. Ngài nói: “Hãy tiếp tục hoạt động cho phẩm giá của những người nam nữ Mễ Tây Cơ. Hãy tiếp tục hoạt động cho phẩm giá của Chúa Giêsu, là Đấng đang khi còn trên Thánh Giá vẫn tiếp tục hoạt động cho những kẻ đóng đinh Ngài.”

Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tuổi trẻ của Mễ Tây Cơ, Ngài nói rằng, “Mễ Tây Cơ có một khuôn mặt trẻ trung.”

Đức Thánh Cha lưu ý rằng Mễ Tây Cơ đang phải chịu đựng nhiều. Nhưng, ngài nói Mễ Tây Cơ là một đất nước vĩ đại, giàu có tuyệt vời. Ngài nhìn nhận Mễ Tây Cơ có một lịch sử độc đáo trong số các nước Mỹ Latinh.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài cầu nguyện cho anh em Dòng Tên, và xin họ cầu nguyện cho ngài và phó thác các vị cho sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Guadalupe.

8. Người Công Giáo không nên mừng lễ kỉ niệm 500 năm phong trào cải cách của Martin Luther

Tín hữu Lutheran và Công Giáo bên Đức đang có kế hoạch kỷ niệm 500 năm phong trào cải cách tôn giáo của Martin Luther vào năm 2017 sắp tới. Người Công Giáo đã không nhận thức rằng mình bị xúc phạm khi Giáo Hội Tin Lành Đức đã không công nhận một quan điểm giáo lý mang tính đại kết được đề xuất gần đây, đó là một trong những điều gây chia rẽ lớn giữa hai Giáo Hội.

Công Giáo và Lutheran có chung nhiều quan điểm đức tin và một số thực hành phụng vụ nhưng sự thật vẫn vậy, đối với người Công Giáo, năm 1517 là một con số không mấy tốt đẹp gì. Vào năm đó, mang trong tay 95 luận điệu của mình đến trước cửa nhà thờ Wittenberg Castle, Martin Luther đã bắt đầu một quá trình lôi kéo hàng triệu người tách ra khỏi sự hiệp thông với đấng kế vị Thánh Phêrô. Tuy Luther đã đúng khi chỉ trích sự lạm dụng của Giáo Hội ở thời Trung cổ, mặc dù nhiều người Công Giáo khác, như Erasmus, cũng đã làm như vậy; nhưng Luther đã tổng kết bằng cách quy chụp Đức Giáo Hoàng là phản Kitô giáo; đạp đổ các giáo lý về Thánh Thể, ông thiết lập một tiền lệ để cho các nhà cải cách cực đoan mổ xẻ các bí tích.

Mặc dù Giáo Hội Công Giáo đã nhìn nhận lại phong trào cải cách của Luther trong ánh sáng của các học thuyết hiện đại và tạo quan hệ nồng ấm hơn với phía Tin Lành; đồng thời cũng đã thừa nhận những sai lầm đau thương của mình và vai trò trong các cuộc chiến tranh tôn giáo bi thảm trong thế kỷ 16 và 17. Nhưng sẽ là sai lạc khi chúng ta “ăn mừng” những vết thương mà Luther đã gây ra trong thân thể Chúa Kitô.

9. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tại Geneva

Đức Thánh Cha Phanxicô vừa bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Ivan Jurkovic người Slovenia giữ chức quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại văn phòng trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva. Đây là bổ nhiệm đáng được chú ý vì những kinh nghiệm ngoại giao của ngài trong những năm vừa qua.

Đức Tổng Giám Mục Jurkovic đã từng giữ chức Sứ thần Tòa Thánh ở Nga và Uzbekistan kể từ năm 2011. Thông báo bổ nhiệm được công bố vào ngày 13 tháng 2 - chỉ một ngày sau cuộc hội kiến đầu tiên trong lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống giáo Nga tại Cuba. Giới phân tích cho rằng, kinh nghiệm ngoại giao của Đức Tổng Giám Mục Jurkovic được dày dặn thêm bởi việc ngài đã tác động tạo nên mối quan hệ gần gũi giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa.

Ngoài chức vụ quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, ngài cũng sẽ giữ chức quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Đức Tổng Giám Mục Jurkovic sinh tại Kocevje, Slovenia. Ngài từng làm việc mục vụ ở Ljubljana trong 24 năm trước khi bắt đầu sự nghiệp ngoại giao. Ngài đại diện Tòa Thánh tại Mạc Tư Khoa từ năm 1992 đến 1996. Sau đó vào năm 2001, ngài được tấn phong tổng giám mục để làm Sứ thần Tòa Thánh ở Belarus (Bạch Nga). Chỉ ba năm sau, vào năm 2004, ngài được bổ nhiệm làm Sứ thần ở Ukraine, kế vị Đức Tổng Giám Mục Antonio Mennini. Đức Tổng Giám Mục Mennini là cựu sứ thần ở Ukraine, hiện ngài là Sứ thần tại Vương quốc Anh; ngài vốn là nhân vật xúc tiến việc bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Tòa Thánh, để trở thành quan hệ ngoại giao đầy đủ như hiện nay.

Đức Tổng Giám Jurkovic giữ chức sứ thần Tòa Thánh ở Nga và Uzbekistan từ sau chuyến thăm của cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev hội kiến Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 hồi tháng 2 năm 2011. Trong vai trò Sứ thần ở Nga, Đức Tổng Giám Jurkovic đã tham gia vào trong tất cả các bước phát triển với phía Nga, mà cao điểm là cuộc gặp gỡ lịch sử hôm 12 tháng 2 năm 2016 giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill. Hai nhà lãnh đạo Kitô giáo đã ký một tuyên bố chung tại sự kiện này.

Đức Tổng Giám Mục Jurkovich giờ đây sẽ kế vị Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi Maria, người sẽ nghỉ hưu trong năm nay khi ngài bước sang tuổi 75. Đức Tổng Giám Mục Tomasi giữ chức quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva trong hơn 10 năm qua.