Ngày 03-02-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dung mạo THĐ 2015 dựa vào một số thành viên vừa được Đức Phanxicô xác nhận
Vũ Van An
19:03 03/02/2015
Như đã biết, Đức GH Phanxicô vừa xác nhận 48 vị giáo phẩm làm thành viên của THĐ về Gia Đình năm 2015, sau khi các vị được các HĐGM quốc gia đề cử. John L. Allen Jr., phụ tá chủ bút của tạp chí Crux, dựa vào danh sách này, để đưa ra nhận định: tuy danh sách này chưa đầy đủ vì còn chờ các HĐGM khác đệ nạp danh sách và chính Đức Phanxicô bổ nhiệm các thành viên của các bộ và của riêng ngài, nhưng chỉ cần nhìn vào nó, người ta cũng thấy: không có lý do gì để tin rằng THĐ năm 2015 khác THĐ năm 2014 về độ tranh cãi sôi động, lắm khi đạt tới ngỡ ngàng.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng THĐ năm 2014 suy xét nhiều vấn đề về gia đình, trong đó, có nhiều vấn đề không gây tranh cãi chi cả như việc Giáo Hội cần làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ các cặp vợ chồng luôn luôn trung thành, và việc Giáo Hội mong muốn xã hội phải đầu tư nhiều hơn vào gia đình.

Tuy nhiên, những vấn đề sau đã được tranh luận gay gắt tại THĐ này:

* Giáo Hội nên có thái độ chào đón ra sao đối với người đồng tính, lưỡng tính và biến tính (transgender)?
* Giáo Hội nên tích cực ra sao đối với các mối liên hệ “bất hợp lệ” như sống chung với nhau không cần cưới xin gì cả?
* Các người Công Giáo ly dị và sau đó kết hôn mà không được tuyên bố hôn nhân trước vô hiệu có nên được rước lễ hay không?

Dựa vào các nhân vật vừa được Đức Phanxicô xác nhận, người ta thấy các đóng góp trong THĐ năm 2015 sẽ hết sức đa dạng khiến cho các phiên họp sẽ sôi động ít nhất cũng bằng THĐ năm 2014.

Cũng như năm ngoái, các vị giáo phẩm Phi Châu xem ra sẽ có tiếng nói vang dội tại THĐ năm nay. Thí dụ, một trong hai đại diện của Kenya là Đức HY Njue của Nairobi. Ngài vốn nổi tiếng là người rất thẳng thắn trong việc bênh vực cả giáo huấn của Giáo Hội lẫn các phong thái văn hóa Phi Châu. Khi TT Barack Obama thăm Nairobi năm 2008 và lên tiếng ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, Đức HY Njue lập tức phản pháo:

“Những người từng phá hoại xã hội của họ… đừng để họ trở thành thầy dạy để bảo chúng ta phải đi đâu. Tôi nghĩ chúng ta cần hành động theo các truyền thống và các niềm tin của chúng ta”.

Vị giám mục khác của Kenya là Đức Cha James Wainaina Kungu của Muranga thì nổi tiếng trong việc cổ vũ các chương trình bài AIDS trong giáo phận của ngài, gọi là “Nhà Trung Thành” dựa trên tiết dục và lòng trung thành hơn là ngừa thai.

Đức TGM Charles Palmer-Buckle của Ghana là một điển hình khác. Mới đây, ngài có đăng tải một kiến nghị tiền THĐ của một liên minh các nhà bảo thủ về văn hóa khắp thế giới lên trang Facebook của tổng giáo phận của ngài.

Nhóm “con thảo” trên kêu gọi Đức GH Phanxicô đưa ra lời tuyên bố rõ ràng chống lại việc bãi bỏ lệnh cấm rước lễ đối với người ly dị và tái hôn ở toà đời, và chống lại bất cứ sự thay đổi nào đối với chủ trương của Giáo Hội về đồng tính luyến ái.

Đức Cha Gervais Bashimiyubusa, chủ tịch HĐGM Burundi và một đại biểu THĐ khác mới đây chỉ trích các cố gắng của Tây Phương nhằm vổ vũ việc ngừa thai, gọi ngừa thai là “một đe dọa đối với mọi gia đình Burundi”.

Tại Mỹ Châu La Tinh, tình hình có phức tạp hơn, vì có những tiếng nói mạnh thuộc cả hai khuynh hướng. Từ Á Căn Đình, Đức TGM José María Arancedo, hồi tháng Mười vừa qua, cho tờ La Nacion hay: “Nên có cởi mở đối với vấn đề người ly dị và tái hôn”.

Đức HY Mario Poli, người thay thế Đức Phanxicô tại TGP Buenos Aires, cũng có cùng một cung giọng, khi gọi việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ là một “vấn đề mục vụ” không liên hệ gì tới các vấn đề khác về luân lý tính dục như hôn nhân đồng tính.

Điều đáng lưu ý là các giám mục Á Căn Đình đã bầu Đức TGM Héctor Rubén Aguer của La Plata làm người dự khuyết, vì vị giáo phẩm này vốn nổi tiếng bảo thủ, có lần đã “đọ kiếm” với vị giáo hoàng tương lai trong những cuộc tranh luận tại bàn hội nghị.

Ở Chile cũng thế, Đức HY Ricardo Ezzati Andrello từng phát biểu ôn hòa về các vấn đề gia đình và ngài từng ủng hộ các cuộc kết hợp dân sự của các cặp đồng tính, dù không được hưởng trọn quyền như các cuộc hôn nhân.

Đàng khác, Đức TGM Antonio Arregui Yarza của Ecuador là một thành viên tu hội Opus Dei, người từng lãnh đạo các giám mục nước này chống đối các biện pháp sinh sản “lành mạnh” và các cuộc kết hợp đồng tính trong tân hiến pháp quốc gia được thông qua năm 2008.

Phần lớn 4 đại biểu của Mễ Tây Cơ tại THĐ xem ra sẽ tham gia hàng ngũ các vị bảo thủ, trong đó có ĐC Rodrigo Aguilar Martínez của Tehuacán, người vốn lớn tiếng trong nhiều năm qua chống “các ý thức hệ phá hoại chính quan niệm gia đình”.

Từ Hoa Kỳ, 4 thành viên THĐ do HĐGM bầu ra dường như sẽ bỏ phiếu “không” chống lại việc thay đổi chủ trương truyền thống của Giáo Hội. Bốn vị này là Đức TGM Joseph Kurtz của Louisville, chủ tịch HĐ; Đức HY Daniel DiNardo của Galveston-Houston, phó chủ tịch; Đức TGM Charles Chaput của Philadelphia, người sẽ là chủ nhà đón tiếp Đức GH Phanxicô vào tháng Chín này tại ĐH Thế Giới Các Gia Đình do Tòa Thánh bảo trợ; và Đức TGM José Gómez của Los Angeles, vị giáo phẩm cao cấp nhất gốc Mỹ Châu La Tinh trong hàng giáo phẩm Hoa Kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn của Crux năm 2014, Đức TGM Kurtz nói rằng các giám mục Hoa Kỳ nói chung thận trọng đối với việc thay đổi qui luật về những người ly dị và tái hôn, vì các ngài “rất quan ngại đối việc duy trì dây hôn phối, sự toàn vẹn của sợi dây này”.

Tuy nhiên, một số vị giáo phẩm Á Châu vừa được Đức GH Phanxicô xác nhận, xem ra cởi mở hơn đối với việc suy nghĩ lại. Đức TGM Bùi Văn Đọc của Việt Nam, chẳng hạn, trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái, nói rằng vấn đề người ly dị và tái hôn làm rõ nét sự căng thẳng giữa “chân lý và bác ái” và cho biết chưa có câu trả lời hiển nhiên, gọi vấn đề này “khúc mắc” (knotty).

Cũng thế, hiện có những chủ trương tương phản nhau một cách mạnh mẽ nơi một số các giám mục Âu Châu. Đức TGM Georges Pontier của Marseille (Pháp) đã ra dấu cho thấy sự cởi mở đối với cách tiếp cận mới các vấn đề về gia đình. Trong một cuộc họp báo của Tòa Thánh vào năm ngoái, ngài nói rằng THĐ không nên chỉ lặp lại ngôn ngữ quen thuộc liên quan tới giáo huấn của GH về hôn nhân. Ngài cho biết: “đó không phải là điều Đức Thánh Cha mong muốn”.

Đức HY Vincent Nichols của Westminster (Anh), lúc kết thúc THĐ năm ngoái, tuyên bố rằng ngài sẽ ủng hộ việc rước lễ của người ly dị và tái hôn, sau điều ngài gọi là “con đường thống hối đầy đòi hỏi”.

Nhưng mặt khác, cũng có những vị bảo thủ văn hóa mạnh mẽ trong các giám mục Âu Châu, trong đó có Đức HY Wim Eijk của Hòa Lan và Đức HY Audrys Bačkis của Lithuania, người chắc chắn sẽ tham gia các cố gắng nhằm đẩy lui các đề xuất như trên.

Và cả từ Đại Dương Châu, cũng khó tiên đoán được chiều hướng tương lai. Thí dụ, HĐGM nhỏ bé của Tân Tây Lan có thể sẽ phái vị tân HY của họ là John Dew tới THĐ. Vị này vốn có thành tích ủng hộ việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ. Nhưng ngài chỉ được bầu làm người dự khuyết, còn Đức Cha Charles Drennan của Palmerston North, mới là thành viên chính thức. Vị giáo phẩm này có một đường hướng tế nhị hơn đối với người ly dị và tái hôn.

Trong một khảo luận gần đây, Đức Cha Drennan cảnh cáo rằng các giải pháp đề xuất dựa vào lòng thương xót không được xâm hại tới “việc nhìn nhận sự thật”; ít nhất, ngài cũng cho thấy niềm hoài nghi nào đó đối với chủ trương cải cách.

THĐ năm 2015, vì thế, khó có thể đạt được nhất trí cao, ít nhất về những vấn đề hiện đang gây tranh cãi. Nó có thể là kính vạn hoa phản ảnh mọi điều dân Chúa, trong tính đa dạng của nó, đang ấp ủ. Lời hợp nhất cuối cùng của Đức GH Phanxicô vì thế mới là điều người ta mong đợi.
 
Top Stories
Sri Lanka: ''Pour aller de l’avant, le Sri Lanka doit faire toute la lumière sur son passé''
Basil Fernando / Eglises d'Asie
10:52 03/02/2015
Sri Lanka: "Pour aller de l’avant, le Sri Lanka doit faire toute la lumière sur son passé"

Près d’un mois après la défaite de Mahinda Rajapaksa lors des élections présidentielles du 8 janvier, les attentes envers le nouveau président, Maithripala Sirisena, demeurent très fortes. Si l’atmosphère a changé dans le pays – les gens ont retrouvé leur liberté de parole – et si les Sri-Lankais sont prêts à faire confiance à leur nouveau président pour restaurer l’Etat de droit et veiller au respect des libertés fondamentales, tout reste encore à faire pour à la fois renforcer les institutions démocratiques et apporter une réponse aux revendications des différentes composantes ethniques et religieuses de la société sri-lankaise. Six ans après la fin de la guerre civile, les blessures nées de ce conflit sont toujours béantes. On estime à 100 000 le nombre des civils morts pendant la guerre entre les forces gouvernementales et les Tigres de libération de l’Eelam tamoul (LTTE). Les tensions entre la majorité cinghalaise et la minorité tamoule sont latentes.

Basil Fernando dirige depuis plus de vingt ans l’Asian Human Rights Watch Commission, organisation de défense des droits de l’homme en Asie. Fondée en 1986, basée à Hongkong, cette ONG indépendante (à ne pas confondre avec la section Asie de l’ONG américaine Human Rights Watch) publie des « Urgent Appeals » afin d’attirer l’attention de l’opinion publique internationale sur telle ou telle personne en danger ou situation problématique au regard de la défense des droits de l’homme.

Né en 1944, cinghalais, avocat de formation, Basil Fernando a dû quitter son pays en 1989 après avoir dénoncé la corruption prévalant dans le système judiciaire du Sri Lanka. Visé par des menaces de mort, il a trouvé refuge à Hongkong, d’où il est devenu une voix écoutée en Asie. En décembre dernier, il a reçu le prestigieux Right Livelihood Award, une distinction suédoise souvent présentée comme l’« Alternative au prix Nobel ». Il a accordé l’interview ci-dessous à l’agence Ucanews le 3 février 2015. La traduction française est de la Rédaction d’Eglises d’Asie.

Ucanews : Pensez-vous qu’une commission d’enquête menée par l’ONU doive être accueillie au Sri Lanka afin d’enquêter sur les crimes de guerre commis durant la guerre civile ?

Basil Fernando : Pour un gouvernement tel que celui qui était dirigé par l’ancien président Mahinda Rajapaksa, une telle commission onusienne ne pouvait être perçue que comme une menace. Pour un gouvernement démocratique, elle ne constitue pas une menace car, par définition, un régime démocratique travaille à améliorer son propre fonctionnement et fera en sorte de mettre en place de lui-même sa propre commission d’enquête. Si l’ONU engage une enquête, le but ultime est de faciliter la paix. Je ne vois donc pas cela comme une menace. J’y vois au contraire une étape extrêmement positive. Les mécanismes internationaux sont créés uniquement lorsque les mécanismes nationaux ne fonctionnent pas.

Le nouveau gouvernement a déjà annoncé qu’il ne se soumettrait pas au contrôle de l’ONU, mais mettrait en place un contrôle local pour enquêter sur les crimes de guerre. Comment réagissez-vous à cette annonce ?

Le gouvernement est en droit d’utiliser un mécanisme local pour mener l’enquête sur les crimes de guerre, mais il a aussi le devoir de dire à la communauté internationale ce qu’il fait. J’ai fait campagne pour que soit ouverte une enquête internationale. Une enquête de l’ONU contribuerait à garantir à la minorité [tamoule] que les choses sont menées dans le cadre d’un Etat de droit et dans le respect des procédures démocratiques, d’une manière qui assure le bien de la majorité comme celui de la minorité. Les interventions de l’ONU sont destinées à assurer le développement d’une démocratie durable pour le bénéfice de tous. Aucun gouvernement démocratique ne peut forcer les gens au silence quand des équipes onusiennes enquêtent sur un crime.

Le gouvernement doit-il chercher à démilitariser [la Province du] Nord ?

Sauf en cas de guerre, toute nation se doit d’être démilitarisée. Le gouvernement ne devrait utiliser l’outil militaire qu’à des fins pacifiques. Restaurez la loi et confiez à la police le maintien de l’ordre ! Ce ne sont pas les soldats qui se complaisent dans la guerre mais les politiciens, tout comme ceux qui profitent d’une situation de conflit. Nous pouvons garder une armée heureuse de faire son travail en la mettant au service d’actions visant à la paix. Traitons nos soldats avec humanité et donnons-leur les moyens de se refaire une santé mentale et émotionnelle.

Que doit faire le gouvernement pour lutter contre les violences commises par les moines bouddhistes radicaux et leurs partisans ?

L’organisation Bodu Bala Sena n’est pas née d’un quelconque sentiment religieux, mais d’une initiative politique soutenue par certaines sections de l’ancien gouvernement et du renseignement militaire. Nous sommes donc en présence d’un problème plus complexe que celui qui aurait vu des gens se joindre à une organisation religieuse issue d’un sentiment éprouvé par la population Aucune action n’a été prise pour contrer ces activités violentes. Les policiers et les fonctionnaires du gouvernement ont peur de s’acquitter des tâches qui sont pourtant les leurs.

Si nous disposions d’un système judiciaire fort, le fait qu’un religieux, un juge, un fonctionnaire, voire un ancien président ou un membre du nouveau gouvernement commette un crime ne serait pas trop grave. Mais, si le système judiciaire n’est pas en place, alors il faut s’attendre à ce que ce type de violence perdure.

C’est aux responsables religieux de se positionner, de se parler les uns aux autres, et de tenter de régler ces questions. Ils doivent essayer d’aider le pays à s’en sortir. C’est là un point fondamental. Quand le pape [François] a abordé cette question récemment, il a dit que nous étions des partenaires qui devions contribuer au développement de ce pays. Nous devons maintenant mettre cela en pratique et nous tous, même les groupes minoritaires, nous devons nous impliquer. Agissons ensemble et faisons usage du temps présent pour impulser le changement.

En-dehors des mécanismes juridiques au niveau des tribunaux, qu’en est-il du respect du droit ? Pourquoi l’utilisation de la torture par la police pour interroger les suspects est-elle si répandue au Sri Lanka ?

Dans chaque poste de police du Sri Lanka, les investigations sont menées en recourant à la torture. Je ne jette pas la pierre aux policiers qui font cela, parce qu’ils n’ont tout simplement pas appris à faire autrement. Nous ne disposons pas d’un système d’enquête criminelle digne de ce nom et c’est ce qui explique l’utilisation généralisée de la torture.

La torture est très répandue dans la plupart des pays en voie de développement parce que leurs mécanismes d’enquête criminelle sont peu élaborés. En Asie du Sud, le Sri Lanka et le Bangladesh détiennent la palme du recours généralisé à la torture. Au Pakistan et en Inde, la torture existe mais il y a des contrôles.

Qu’est-ce qui vous a amené à travailler sur la question de l’usage de la torture par la police ?

Je suis né au Sri Lanka et c’est durant mon enfance que j’ai vu la police commencer à torturer. Plus tard, lorsque je suis devenu avocat, j’ai été régulièrement confronté à ce phénomène. Nous avons des obligations sociales. Quel est le sens de notre vie si nous ne nous coltinons pas à certaines obligations sociales ? J’ai réagi quand j’ai été témoin du mal à l’œuvre dans mon pays.

Quelles politiques doivent être mises en œuvre pour obtenir que la police mène les enquêtes d’une manière appropriée ?

Envoyer les policiers dans des écoles de formation à l’investigation. Tous les pays ont changé leurs mécanismes d’enquête mais nous, nous continuons à suivre des méthodes mises en place au XIXe siècle. Le gouvernement devrait confier les postes de direction à ceux qui sont instruits et les envoyer étudier les nouvelles techniques d’enquête à l’étranger.

En ce moment, nous travaillons à renforcer notre soutien notamment dans le domaine de la réforme de la police au Sri Lanka. Nous aimerions que la police devienne une force de maintien de l’ordre dotée d’une meilleure éthique – ce qui ferait d’elle la première pierre d’un système judiciaire en voie d’amélioration. Je crois qu’en six mois, nous pouvons réformer et réduire la corruption dans le pays.

Pourquoi êtes-vous resté éloigné du Sri Lanka durant tant d’années ?

En 1989, mon nom a été inscrit sur une liste de personnes à éliminer et j’en ai été informé par un officier en charge de l’unité anti-terroriste de Peliyagoda, à Colombo. Il m’a dit que quelqu’un était venu et avait inscrit mon nom sur la liste des terroristes. J’étais un avocat engagé à cette époque et je faisais le travail que d’autres avocats ne voulaient pas faire. J’ai eu des problèmes, aussi bien avec la police qu’avec des avocats.

Une fois parti, j’ai aussi reçu un message me disant que si je revenais au pays, je pourrais être arrêté. C’est ensuite que j’ai commencé à jouer un rôle actif dans le domaine des droits de l’homme et que j’ai commencé à parler, à écrire pour témoigner des violations commises dans mon pays. J’ai réalisé que je pouvais en faire plus en étant à l’extérieur du pays. J’ai beaucoup appris sur le monde et la démocratie. J’ai vécu dans un pays [à Hongkong] où la démocratie et l’Etat de droit [à l’époque] étaient une réalité et où la corruption avait été combattue avec succès.

Qu’est-ce qui vous a décidé à revenir ?

Très franchement, la défaite de Mahinda Rajapaksa et de son régime, ainsi que le démantèlement de la structure mise en place par [son frère et ancien secrétaire à la Défense] Gotabaya Rajapaksa. Escadrons de la mort, arrestations arbitraires ; tout ce système était maintenu en vie par lui. Je sais bien que nous ne sommes pas arrivés tout d’un coup au paradis, mais le retour à une vie normale est désormais possible. Je veux appuyer le côté positif du programme du nouveau gouvernement et, dans la modeste mesure de mes moyens, j’aimerai y jouer un rôle actif.

A votre avis, que devrait mettre en avant le gouvernement pour instaurer une paix durable non seulement entre Cinghalais et Tamouls, mais aussi entre les communautés religieuses ?

La réconciliation est impossible sans un retour à l’Etat de droit. Beaucoup de gens qui parlent de réconciliation ne pensent qu’à la manière de faire communauté ensemble, à la façon d’amener Tamouls et Cinghalais à vivre ensemble ou les communautés religieuses à cohabiter ensemble, mais ce qui est nécessaire pour que la réconciliation advienne, c’est de créer un cadre fonctionnel permettant le fonctionnement de l’Etat de droit. C’est impossible si nous ne ressuscitons pas un système civil et une police efficaces. Le gouvernement doit porter en priorité ses efforts et ses moyens sur l’amélioration du système judiciaire, en particulier sur la police afin que les enquêteurs deviennent de meilleurs policiers. Aucun système judiciaire ne peut fonctionner si les enquêteurs ne font pas un bon travail.

A mon avis, le premier acte de la réconciliation doit donc être un investissement sérieux dans l’Etat de droit de manière à créer un environnement où les gens pourront résoudre leurs problèmes. La réconciliation n’est pas une action menée par quelques ONG, quelques dirigeants ou intellectuels. C’est une action impliquant chaque citoyen. Afin d’éviter les ennuis et de recevoir justice pour les êtres chers qui ont disparu, un mécanisme de protection des requérants en justice doit être mis en place. La protection incombe aux civils et la police. Ce n’est qu’ensuite que les gens pourront se sentir libres de poser des questions sur leurs proches et sur ce qui leur est arrivé. (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 3 février 2015)
 
Timor-Oriental: Les jésuites s'engagent dans la reconstruction du système éducatif
Eglises d'Asie
10:53 03/02/2015
La rentrée scolaire 2015 (qui débute courant janvier ) a fait le plein d’élèves dans les nouveaux établissements gérés par les jésuites et les différentes congrégations religieuses qui, au Timor oriental, tentent de reconstruire les infrastructures scolaires, complètement détruites en 1999.

Après des décennies d'occupation indonésienne et des siècles de colonisation portugaise, le système éducatif de la partie orientale de l’île de Timor, devenue indépendante il y a 13 ans seulement (1), est exsangue, voire inexistant dans certaines régions isolée du territoire.

En témoigne Isaura Cardoso qui enseigne à l’école primaire Aitutu (dans le district d'Ainaro) et se souvient des premières années qui ont suivi l’indépendance : « Les temps étaient durs et les enfants comme les enseignants, devaient s’asseoir par terre , car il n’y avait ni table ni chaises ».

Le Timor oriental (Timor Leste) est considéré comme l’un des pays les plus pauvres du monde. Dans ce pays où tout est à reconstruire, le taux de croissance de la population est cependant le plus élevé sur la planète ( les deux tiers des Timorais ont moins de 25 ans ) et ses besoins dans le domaine de l’éducation sont par conséquent exponentiels.

Face à l’impossibilité des pouvoirs publics de répondre à cette urgence, les institutions d’Eglise ont commencé à poser les bases d’une infrastructure éducative. Le pays qui sur une population de 1,2 millions d’habitants compte 99% de chrétiens, a encouragé les projets de fondations d’établissements par les congrégations religieuses et en particulier celle de la Compagnie de Jésus.

Cette nouvelle année scolaire 2015 permet déjà de faire un premier bilan. Parmi ses nombreux programmes en cours d’exécution, le « Projet d’éducation jésuite » inauguré solennellement l’année dernière, a d’ores et déjà réussi son pari. Constitué de deux établissements complémentaires, un collège et un centre de formation pour enseignants, fondés et tenus par les jésuites, il est aujourd’hui « le précieux poumon éducatif de l’Eglise locale », comme le rapporte l'agence Fides le 31 janvier dernier.

Les deux instituts d'éducation sont implantés sur le même campus, à Kasait, (district de Liquiça ), une zone majoritairement rurale située à quelque km de Dili, la capitale du pays, et dans laquelle la Compagnie de Jésus mène déjà plusieurs programmes de santé et d’enseignement.

L'Institut Saint Jean de Brito (ISJB) est destiné à former les professeurs de l’enseignement secondaire ainsi que des filières professionnelles et technique. Il est encore en construction, laquelle devrait prendre encore une dizaine d'années, dans l’attente des fonds nécessaires à son achèvement. Il ouvrira néanmoins ses portes aux premiers étudiants dès janvier 2016.

L'autre établissement est une école secondaire, le Collège Saint Ignace de Loyola (CSIL), qui a accueilli son premier contingent d’élèves le 15 janvier 2013. Dans leur uniforme rouge flambant neuf, 74 filles et garçons choisis à l’issue d’un long processus de sélection, ont pénétré dans les nouvelles classes à peine achevées. Ce mois de janvier, pour sa deuxième année d’existence, le collège a admis 86 nouveaux élèves. Il est prévu qu'en 2018, environ 550 enfants y soient scolarisés. Au collège sera également rattaché au cours de cette année un centre de formation professionnel

Le « Projet jésuite d'éducation », a été inauguré officiellement le 25 janvier 2014 en présence du P. Adolfo Nicolas, Supérieur Général de la Compagnie de Jésus, du P. Mark Raper, Supérieur régional du Timor oriental, des provinciaux locaux de plusieurs congrégations religieuses ainsi que de tous les supérieurs majeurs de la Conférence des Jésuites de l'Asie-Pacifique. Etaient également présents Mgr Alberto Ricardo da Silva, évêque de Dili et le représentant de l'évêque de Maliana, le P. Lucio Norberto de Deus.

Le gouvernement avait délégué quant à lui le ministre de la solidarité sociale et le ministre de l'Éducation Bendito Dos Santos Freitas, lequel a tenu à souligner que « l'une des marques distinctives de l'éducation jésuite était sa capacité à former des individus conscients et responsables vis-à-vis de leur société, qui devenaient des modèles de conduite morale, renforçant la structure sociale et donnant vie aux valeurs humaines et chrétiennes ».

Ce à quoi le P. Nicolas a répondu que le but premier de la Compagnie « n'était certes pas de poursuivre une tradition jésuite en ouvrant un établissement de plus (...) mais bien de contribuer à la croissance du Timor Oriental (…) en participant avec les forces vives du pays, à la construction d'un avenir meilleur ».

Un an après cette inauguration solennelle, le P. Plinio Martins, principal du Collège Saint Ignace, se réjouit du succès de l’école et surtout du changement de vision des habitants sur la nécessité de l’éducation : « Les parents ont compris qu’ils devaient s’impliquer dans l’éducation de leurs enfants ; par exemple, l’école ne pouvant assurer le transport scolaire, ils se sont cotisés pour louer un camion qui emmène et ramène les enfants à l 'école tous les jours ».

Le deuxième établissement concerné par le projet des jésuites répond à un autre besoin, tout aussi criant, celui du manque de professeurs. Comme le rappelle sur son blog, Joao Dos Santos, l’un des responsables au Timor Leste de la Banque mondiale, la plupart des enseignants, d’origine indonésienne pour leur grande majorité, quittèrent le pays au moment de l’indépendance, sans avoir pu former suffisamment de professeurs locaux.

Il n’existe actuellement qu'une seule université, privée, qui offre l’équivalent du baccalauréat permettant d’enseigner. Parmi les 7 000 enseignants volontaires recrutés par le gouvernement, certains d’entre eux n’ont même pas l’équivalent du baccalauréat, et s’il existe un Institut national de formation des enseignants (INFORDEPE), il ne propose ni un niveau de compétence suffisant ni le nombre de diplômés nécessaire. Et pourtant, en dix ans, le nombre d’enseignants a doublé, passant de moins de 6 000 à plus de 12 000.

Pour les jésuites, qui ont lancé leurs premières écoles dès leur arrivée au Timor il y a un siècle, la priorité est désormais à la formation d’enseignants d’origine timoraise, ainsi qu’à la mise en place d’un institut formant des professeurs à un niveau plus élevé que celui de simples instituteurs. L’avenir du pays lui-même est en jeu. Le P. Plenio dos Reis Martins, directeur du nouveau collège Saint Ignace, en est convaincu : « Le but de l’éducation ici est d’aider les jeunes Timorais à mettre leur pays sur les rails pour aller de l’avant, car s’il n’y a pas de personnes suffisamment qualifiées, le Timor fera du sur-place ».

Une volonté de s’impliquer dans le développement du pays que soulignait le P. Raper lors de l’inauguration du collège en 2014 : « La Compagnie de Jésus aujourd'hui s'engage à continuer de servir le peuple timorais, à sa manière à elle, c'est-à-dire à travers l'enseignement ; nous espérons que les enfants du Timor seront la force créatrice de cette nation (...) et qu’ils deviendrons, à travers nos écoles et notre enseignement, (...) des citoyens qui seront fiers de leur culture et dont leur nation sera fière. » (eda/msb)

(1) Après un quart de siècle d’occupation indonésienne et de guerre civile (1975-1999) et trois ans d’administration par l’ONU, l’ancienne colonie portugaise est devenue indépendante en 2002. Mais les premières années du Timor Leste ont été marquées par des flambées de violences meurtrières, dont les plus importantes furent le soulèvement militaire de 2006 et les attaques menées contre le président et le Premier ministre en 2008.

(Source: Eglises d'Asie, le 3 février 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày cộng đoàn thánh hiến họp mặt tại Châu Sơn, Ninh Bình
Lm. Hồng Phúc
09:26 03/02/2015
NGÀY CỘNG ĐOÀN THÁNH HIẾN HỌP MẶT TẠI CHÂU SƠN

Châu Sơn là địa danh của Đan viện Xitô toạ lạc trên một ngọn đồi thuộc xã Phú Sơn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây khí hậu trong lành và không gian yên tĩnh, thật lý tưởng cho một dòng chiêm niệm như Xitô. Các tu sĩ sống theo linh đạo nghiêm nhặt của thánh Benedicto, sinh hoạt nề nếp chia thời gian 24h thành ba phần: 8 giờ cầu nguyện, 8 giờ lao động, 8 giờ nghỉ ngơi.

Ngày lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền thờ 02 / 02 / 2015, đan viện Châu Sơn bỗng trở nên nhộn nhịp trái với thường lệ. Đây là một ngày đặc biệt, ngày quy tụ các Cộng đoàn sống đời thánh hiến về gặp gỡ, chia sẻ trong chương trình của năm Phúc âm hoá đời sống thánh hiến do Đức Thánh Cha Phanxico ấn định. Tinh thần của Đức Thánh Cha được thể hiện rất cụ thể trong Tông thư gửi Các người tận hiến nhân dịp Năm Đời sống thánh hiến :“Ở đâu có các tu sĩ, ở đó có niềm vui” . Khoảng hơn 400 tu sĩ gồm Đan viện Châu Sơn, Dòng Mến Thánh giá Phát Diệm, Tu Hội Đời Thánh Tâm Chúa Giêsu, Dòng Thừa sai Bác ái Vinh, và đặc biệt có một tu sĩ dòng Don Bosco là cha Gioan B. Dương Hoài Đức về tham dự.

Chương trình khai mạc từ 8 giờ. Các tu sĩ sẽ được nghe huấn từ, hội thảo theo nhóm vào buổi sáng, buổi chiều đúc kết hội thảo và bế mạc trong thánh lễ trọng thể. Hai đấng chủ chăn vị vọng huấn từ, đó là Đức Cha giáo phận Giuse Nguyễn Năng và Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Đức Cha giáo phận không thể hiện diện vì đang giảng Tĩnh tâm cho linh mục đoàn giáo phận Xuân Lộc. Ngài tín nhiệm hoàn toàn nơi Đức Tổng giám mục để nhờ Đức Tổng huấn từ cho các tu sĩ. Đức Tổng Giuse đã khởi đầu hấp dẫn từ một màn trình chiếu phim “Về những con người và về những vị thần” nói về bảy vị tử đạo tại Algérie. Phim đã được giải thưởng lớn tại liên hoan phim Cannes 2010. Trong phim mô tả các linh mục và các đan sĩ dòng khổ tu đã xây dựng tình hữu nghị và huynh đệ vững mạnh với cộng đồng dân cư xung quanh Đan viện. Đan viện sống tương đối yên bình cho tới ngày xung đột nổi lên giữa chính quyền địa phương và các nhóm Hồi giáo cực đoan có vũ trang. Cho dù các bên có liên quan đến cuộc xung đột này đã khuyên nhủ, gợi ý, báo trước cho các đan sĩ biết rằng các ngài phải rời bỏ Đan viện ngay để bảo toàn mạng sống và tránh những phức tạp không biết trước được về sau này. Từng đan sĩ một cho đến cả cộng đoàn Đan sĩ đã quyết định ở lại.

Cảm động nhất là đêm cuối cùng uống ly rượu nhắc nhớ Tiệc ly, họ đã can đảm uống cạn chén đắng cuộc đời với khuôn mặt rạng rỡ, nụ cười chiến thắng hoà lẫn những dòng lệ cảm nghiệm sâu xa tình huynh đệ. Cuối cùng tất cả các linh mục và đan sĩ đã bị bắt làm con tin và bị giết chết một cách thảm khốc bởi một nhóm vũ trang Hồi giáo khác.

Sau khi xem phim, Đức Tổng đã phân tích kỹ những tình tiết đáng lưu ý, nhấn mạnh những điều cần học hỏi, đánh giá chiều sâu tâm linh trong mỗi thước phim và giải thích những gì cần giải thích và cuối cùng, câu hỏi hội thảo theo nhóm được đặt ra là:

1. Sau khi xem xong bộ phim bạn có cảm nhận gì để chia sẻ với mọi người?

2. Về đời sống cộng đoàn: Cộng đoàn là trở lực hay trợ lực. Ban thấy đời sống cộng đoàn của các đan sĩ Tibhirine thế nào? Bạn đang sống tinh thần cộng đoàn thế nào?

3. Về trách nhiệm: Đi tu có phải chỉ lo cho bản thân không? Hay còn có trách nhiệm với cộng đoàn, và đặc biệt giáo dân. Bạn nghĩ gì về thái độ của các Đan sĩ khi chọn ở lại vì dân chúng?

4. Về xét mình: Các đan sĩ để Lời Chúa, dân chúng và anh em chất vấn mình. Nhờ đó họ tìm lại được căn tính. Bạn có để Lời Chúa và tha nhân chất vấn mình? Bạn có thường duyệt xét đời tu, tìm về căn tính của mình không?

Các nhóm thảo luận sôi nổi và đều cảm nhận bộ phim giàu cảm xúc, phản ánh đúng thực tế. Cách giải quyết vấn đề của cộng đoàn đan sĩ trong phim đặt nền tảng trên cầu nguyện và sự hy sinh từ bỏ ý riêng, cuối cùng họ đã đạt tới một tình yêu lớn nhất và chứng minh tình yêu trong Đức Kitô làm nên tất cả. Nhờ để Lời Chúa và dân chúng chất vấn mà đời tu tìm về căn tính của mình rõ nét hơn.

Bữa tiệc buffe ban trưa đủ chất đạm, chất béo cả tinh thần, vật chất dành cho mọi thành phần tham dự, vì có đan xen văn nghệ chào mừng gồm ca múa của Dòng Mến Thánh Giá, thơ của Tu Hội Thánh Tâm Chúa Giêsu, hát solo của các thầy Dòng Châu Sơn, và thật bất ngờ, chính Đức Tổng hát bài khai mạc vừa trang trọng lại vừa mang bầu khí huynh đệ thân thiện, vui tươi.

Buổi chiều, cha bề trên Daminh Savio Nguyễn Tuấn Hào đúc kết hội thảo. Ngài khen ngợi tinh thần hội thảo nghiêm túc, đi vào trọng tâm của các nhóm hội thảo. Khởi đi từ Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi “Ở đâu có tu sĩ, ở đấy có niềm vui…Tu sĩ sẽ đánh thức thế giới vì đặc trưng của đời sống thánh hiến là tính ngôn sứ” cha bề trên nhìn nhận cộng đoàn đan sĩ trong phim đã vượt qua chính mình trong bối cảnh giữa sự chết và sự sống để tìm thấy một niềm vui giữa cộng đoàn. Đã đánh thức thế giới bằng một thông điệp tình yêu cộng đoàn gắn bó với cộng đồng dân cư. Từ đó đòi hỏi mỗi người trở về trong ưu tư áp dụng cho mình một lối sống phù hợp, một cuộc đi ra theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha.

Thánh lễ ban chiều được cử hành long trọng do Đức Tổng Giuse chủ tế cùng 14 cha, các cha trong giáo hạt sở tại Vô Hốt cùng về đồng tế với Đức Tổng. Ngay đầu lễ, Đức Tổng đã kêu gọi đời thánh hiến phải bừng lên ánh sáng của Chúa Kitô để chiếu soi vào thế giới hôm nay có quá nhiều bóng tối. Trong thánh lễ Đức Tổng khẳng định Chúa Giêsu là ánh sáng sự sống, Ngài đến cho thế gian được sống, ngài là ánh sáng chiếu lên niềm hy vọng cho con người. Từ đó đời thánh hiến cũng phải chiếu toả ánh sáng của mình giữa thế giới hôm nay. Đức Tổng nhận định: “Thế giới hôm nay đang thiếu niềm hy vọng. Hết chiến tranh nóng đến chiến tranh lạnh. Hết chiến tranh lạnh đến chiến tranh khủng bố. Hết đế quốc đến độc tài. Hết độc tài đến mỵ dân. Hết nạn đói lại đến ô nhiễm. Hết nghèo khổ lại đến khủng hoảng kinh tế. Những người bé nhỏ nghèo hèn bị bỏ rơi, bị lợi dụng, bị áp bức bóc lột. Giữa bóng tối thất vọng đó đời sống thánh hiến chiếu lên ánh sáng hy vọng. Vì sống đời thánh hiến là quan tâm đến người khác. Là quên mình phục vụ. Giữa bóng tối của sự vô cảm dửng dưng, người sống đời thánh hiến chiếu lên đời ánh sáng hy vọng khi đi đến những nơi xa xôi, phục vụ những người nghèo khổ bị bỏ rơi”.

Kết thúc bài giảng Đức Tổng kêu gọi: “Hãy tiến lên hỡi anh chị em sống đời thánh hiến. Khi đến với tha nhân anh chị em hãy đem ánh sáng niềm vui. Khi tự hiến thân, anh chị em đem lại sự sống. Khi quan tâm đến người nghèo khổ anh chị em đem lại hy vọng. Khi mặc lấy Chúa Giêsu anh chị em tràn ngập ánh sáng. Ánh sáng của anh chị em sẽ chiếu vào đêm tối trần gian. Xin ánh sáng của Chúa Giêsu ở cùng anh chị em. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em”.

Bữa tiệc Agappe kết thúc một ngày gặp mặt thật ý nghĩa và lắng đọng nhiều bài học. Các Thầy Đan viện lại thể hiện sự tận tình chu đáo và tính tổ chức cao để lại nhiều ấn tượng cho các tu sĩ về tham dự.

Bóng chiều miền núi sớm về, theo gió lạnh bao trùm khắp vùng núi đồi yên tĩnh. Ánh sáng Đan viện Châu Sơn dần toả sáng, và ánh sáng rạng rỡ trên mỗi gương mặt tu sĩ ra về như đang góp phần xua tan giá lạnh và thắng vượt trên bóng đêm.

Lm Hồng Phúc

Bài giảng của Đức Tổng Giusse Ngô Quang Kiệt, Châu Sơn 02 / 02 / 2015

Lễ dâng Chúa trong Đền thờ

ÁNH SÁNG CHIẾU SOI TRẦN GIAN

Mt 3, 1-4; Lc 2, 22-40

Ngày đời sống Thánh hiến

Đức Mẹ và thánh Giuse mang Chúa Giêsu vào Đền thờ dâng cho Thiên Chúa theo luật Môsê. Chẳng sai chú ý tới các ngài. Vì các ngài là những người bé nhỏ nghèo hèn. Nhưng hai cụ già Simeon và Anna lại nhận ra trẻ thơ Giêsu chính là Đấng Cứu Thế và xưng tụng Người là ánh sáng chiếu soi trần gian.

Chúa Giêsu là ánh sáng niềm vui. Hai cụ già tượng trưng cho Cựu Ước. Bao năm sống trong tăm tối đợi chờ. Nay gặp Chúa Giêsu các ngài thấy bừng lên ánh sáng. Thiên Chúa đến viếng thăm Dân Người. Thân phận nghèo hèn bé nhỏ được quan tâm. Phẩm giá con người được phục hồi. Các ngài đã nhìn thấy ánh sáng không chỉ cho bản thân, nhưng chiếu soi muôn dân muôn nước. Ánh sáng vui tươi vì đem lại sự sống.

Chúa Giêsu là ánh sáng sự sống. Hài nhi bé nhỏ là mầm sự sống. Thiên Chúa hạ mình để trở nên bé nhỏ để con người được lớn lên. Thiên Chúa trở nên yếu ớt để con người được mạnh mẽ. Còn hơn thế nữa, Thiên Chúa sẽ chịu chết cho con người được sống. Cụ già Simeon đã nhìn thấy trước cuộc khổ nạn và Phục sinh. Con trẻ trở nên cớ cho nhiều người vấp phạm. Nhưng chính cái chết của Thiên Chúa làm người đem lại sự sống cho con người. Vì thế Chúa Giêsu là ánh sáng hy vọng.

Chúa Giêsu là ánh sáng hy vọng, bị tội lỗi giam cầm con người không còn hy vọng thoát ra. Nhưng Thiên Chúa xuống thế giải thoát con người khỏi nô lệ ràng buộc, khỏi xiềng xích tù đày. Bị thần chết canh giữ con người, bị chôn vùi trong nấm mồ sự chết. Nhưng Thiên Chúa đến chịu chết để chiến thắng tử thần. Để đưa con người đến sự sống. Chúa Giêsu chính là ánh sáng chiếu lên niềm hy vọng cho con người.

Đặt lễ Dâng Chúa trong Đền thờ làm ngày đời sống thánh hiến, Đức thánh giáo Hoàng Gioan Phaolo II mong ước người sống đời thánh hiến nên giống Chúa Giêsu. Trở thành ánh sáng cho trần gian. Thế giới đang chìm trong bóng tối buồn sầu phiền não. Càng tân tiến thì con người càng nhiều lo âu. Số người tự tử không ngừng gia tăng. Số người bệnh tim mạch, trầm cảm, tự kỷ ngày càng nhiều. Trong thế giới buồn thảm ấy, anh chị em sống đời thánh hiến phải chiếu sáng niềm vui. Ai có Chúa thì chiếu tỏ niềm vui. Chúng ta vừa xem bộ phim Bảy Đan sĩ Xitô tử đạo tại Algérie dân làng bị phiến quân đe dọa nhưng vẫn vui, vì các cha các thầy là niềm vui của họ. Bóng tối sự chết đang đe dọa thế giới. giết người trực tiếp trong phá thai, khủng bố. Giết người gián tiếp trong vu cáo, chụp mũ. Trong cảnh tranh thương mại thiếu lành mạnh. Trong đàn áp bất công. Con người hủy diệt lẫn nhau. Trong bóng tối sự chết đó anh chị em sống đời thánh hiến phải chiếu tỏa ánh sáng sự sống. Sự sống đến từ sự quên mình. Hiến dâng thân mình. Sẵn sàng chịu chết vì tha nhân. Đó chính là cổ võ nền văn hóa sự sống. Và xây dựng nền văn minh tình thương. Thế giới hôm nay đang thiếu niềm hy vọng. Hết chiến tranh nóng đến chiến tranh lạnh. Hết chiến tranh lạnh đến chiến tranh khủng bố. Hết Đế quốc đến độc tài. Hết độc tài đến mỵ dân. Hết nạn đói lại đến ô nhiễm. Hết nghèo khổ lại đến khủng hoảng kinh tế. Những người bé nhỏ nghèo hèn bị bỏ rơi, bị lợi dụng, bị áp bức bóc lột. Giữa bóng tối thất vọng đó đời sống thánh hiến chiếu lên ánh sáng hy vọng. Vì sống đời thánh hiến là quan tâm đến người khác. Là quên mình phục vụ. Giữa bóng tối của sự vô cảm dửng dưng, người sống đời thánh hiến chiếu lên đời ánh sáng hy vọng khi đi đến những nơi xa xôi. Phục vụ những người nghèo khổ bị bỏ rơi.

Lôgô của năm đời sống thánh hiến thật ý nghĩa. Chim bồ câu tung cánh trên sóng nước nói lên đời sống theo Thần khí sẽ biến đổi thế giới. Cánh chim nâng đỡ địa cầu là đời sống thánh hiến vực dậy thế giới. Ba Ngôi sao là sống kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi bằng giữ ba lời khuyên Phúc Âm.

Ba châm ngôn cho biết khi sống đúng lý tưởng, đời sống thánh hiến trở thành Tin Mừng chiếu sáng niềm vui. Khi hiến dâng thân mình đến dám chấp nhận cái chết, người sống đời thánh hiến trở thành ngôn sứ, tố cáo bất công, chiếu lên ánh sáng sự sống. Khi quan tâm phục vụ tha nhân, người sống đời thánh hiến trở thành hy vọng cho thế giới.

Anh chị em sống đời thánh hiến thân mến, tôi mời gọi anh chị em hãy chiêm ngắm khuôn mặt rạng rỡ niềm vui của hai cụ già Simeeon và Anna biết bao người dân khiêm tốn, bé nhỏ, thiệt thòi đang mong chờ anh chị em.

Hãy tiến lên hỡi anh chị em sống đời thánh hiến. Khi đến với tha nhân anh chị em hãy đem ánh sáng niềm vui. Khi tự hiến thân, anh chị em đem lại sự sống. Khi quan tâm đến người nghèo khổ anh chị em đem lại hy vọng. Khi mặc lấy Chúa Giêsu anh chị em tràn ngập ánh sáng. Ánh sáng của anh chị em sẽ chiếu vào đêm tối trần gian. Xin ánh sáng của Chúa Giêsu ở cùng anh chị em. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em.

BBT
 
Phát động Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam kỳ 5
Lm Nguyễn Hoài Chương, sdb
09:49 03/02/2015
Kính Thưa Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ, Quý Vị Đại Diện Các Giáo Xứ, Cộng Đoàn, Hội Đoàn,

Being a young adult can be challenging. With the balance of going to school and work while maintaining healthy relationships, somewhere along the way we tend to break down. Life becomes too stressful or doesn’t go the direction intended. We busy ourselves with various things but still feel a sense of loneliness and despair deep down. Many try to fill this deep void with worldly temptations. Whether it be using drugs and alcohol as an escape or affiliating with the wrong individuals, these temporary satisfactions can only ameliorate so much.

What has society taught us about dealing with these feelings? Instead of judging happiness by mirroring those on the outside, such as peers or celebrities, there is the option of looking within to the one who loves us most – Jesus Christ. Living a Christ centered life means surrendering our worries and troubles to him and becoming renewed.

The theme, In Christ Alone, encourages us to turn away from the distractions of this world and refocus on God. It reassures us that Through Him, With Him, and In Him, we are never alone.

Một lần nữa, con xin chân thành cảm ơn đến Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ cùng toàn thể Quý Vị đại diện. Xin Chúa chúc lành cho tất cả những gì chúng ta đang làm.

Please stop by www.vyc5.org for more information.
For Registration - Phiếu ghi tên tham dự
 
Giáo phận Hưng Hóa khai trương trang Web
BTT GP Hưng Hóa
11:49 03/02/2015
HƯNG HÓA -Đúng ngày lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền thờ, 02/02/2015, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất đã ấn nút khai trương trang Web giáo phận Hưng Hóa, có tên là www.giaophanhunghoa.org trong sự vui mừng của nhiều người hiện diện tại hội trường tầng 3 Tòa Giám Mục Hưng Hóa, 70 Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đây là giây phút được rất nhiều người mong đợi. Tham dự buổi khai trương trang Web có:

1. Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa, Tổng biên tập trang mạng;

2. Cha Giuse Nguyễn Văn Thành, trưởng Ban Truyền Thông giáo phận;

3. Cha Phêrô Lê Quốc Hưng, chánh văn phòng Tòa Giám Mục;

4. Cha Đaminh Hoàng Minh Tiến, quản lý Tòa Giám Mục;

5. Cha Phêrô Phạm Than Bình, quản xứ Sapa

6. Cha Phaolô Lưu Ngọc Lâm, quản xứ Quế Lâm, phụ trách Truyền Thông giáo hạt Hà – Tuyên – Hùng;

7. Cha Phêrô Nguyễn Đình Thái, OMI – phó xứ Lào Cai;

8. Cha Giuse Nguyễn Tri Hùng, phó xứ Giàng La Pán;

9. Cha Giuse Nguyễn Văn Yêm, phó xứ Sơn Tây;

10. Cha Đaminh Hoàng Thế Bằng, phó xứ đặc trách giáo xứ Cát Ngòi;

11. Quí Thầy, quí Dì và anh chị em trong Ban truyền thông giáo phận;

12. Anh em lớp Tiền Chủng Viện và các em đệ tử nhà dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa.

Đúng 7g00, tại hội trường, mọi người ổn định và hát xin ơn Chúa Thánh Thần bởi Người là tác nhân chính cho công cuộc truyền thông Công Giáo.

Cha Đaminh Hoàng Thế Bằng trân trọng kính mời Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất lên tuyên bố lí do. Với tư cách là Giám mục giáo phận Hưng Hóa, ngài đã có những lời động viên, khích lệ và giáo huấn Ban truyền thông. Ngài lấy Sắc lệnh Inter Mirifica (IM) về Phương tiện Truyền thông của Công đồng Vaticanô II để chia sẻ: “Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình có bổn phận dùng các phương tiện truyền thông xã hội mà loan báo ơn cứu rỗi” (IM3). Ngài cũng xin Chúa chúc lành cho trang Web mới này.

Đức Cha Anphong, Tổng biên tập, đã nói lên tôn chỉ, mục đích và hoạt động của trang Web giáo phận. Đó chính là những định hướng cần thiết và hữu ích cho Ban Truyền thông giáo phận.

Tất cả những ai hiện diện trong hội trường đều hồi hộp và đếm từ 10 trở lại 1. Thời khắc quan trọng đã đến. Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất ấn nút khai trương trang Web giáo phận. Mọi người vỗ tay chúc mừng. Một dàn pháo sáng được phát ra như muốn nói rằng một trang sử mới của giáo phận đã được mở ra.

Nhân dịp này, Ban Truyền thông cũng giới thiệu giao diện và cách thức trình bầy của trang mạng để mọi người rõ hơn và dễ sử dụng hơn. Đây là công việc rất khó bởi phục vụ cho tất cả mọi người.

Trước khi kết thúc chương trình, cha Giuse Nguyễn Văn Thành, trưởng Ban Truyền Thông, đã có lời tri ân Đức Cha chính, Đức Cha phụ tá, quí cha, quí thầy, quí dì và anh chị em trong Ban Truyền Thông cũng như quí cha, quí thầy, anh em lớp Tiền Chủng Viện và các em đệ tử nhà dòng. Cha cũng xin mọi người cộng tác với Ban Truyền Thông, đặc biệt, trong việc viết bài và đưa tin.

Lễ Khai trương trang Web giáo phận được diễn ra thật ấm cúng trong tinh thần hiệp nhất yêu thương và để lại nhiều ấn tượng nơi mỗi người tham dự. Tòa Giám Mục thiết đãi bữa ăn sáng rất ngon. Thật là một ngày đáng ghi nhớ và đầy ắp những kỉ niệm.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Việc đặt tay trong lễ truyền chức và lễ tấn phong
Nguyễn Trọng Đa
10:54 03/02/2015
Giải đáp phụng vụ: Việc đặt tay trong lễ truyền chức và lễ tấn phong

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: [Một giám mục ở châu Phi hỏi] Cách đây vài năm, tôi đã tham dự lễ truyền chức linh muc cho một phó tế. Năm Giám mục và nhiều linh mục hiện diện trong thánh lễ này. Tất cả các Giám mục đã đặt tay, và kế đó các linh mục đặt tay. Tôi xem đó như một qui chuẩn. Một thời gian sau, tôi đến một giáo phận lân cận để tham dự lễ truyền chức linh mục. Tại đây tôi nhận thấy chỉ Giám mục truyền chức đặt tay lên ứng viên, sau đó các linh mục đặt tay. Còn hai Giám mục khác, hiện diện trong thánh lễ, không đặt tay. Điều này làm cho tôi nghĩ về tính biểu tượng phụng vụ. Việc các linh mục đặt tay công nhận việc tân linh mục gia nhập hàng linh mục, cũng như việc các Giám mục đặt tay trong lễ tấn phong Giám mục tượng trưng việc chấp thuận tân Giám mục vào Giám mục đoàn. Liệu có đúng chăng khi nói rằng trong lễ truyền chức linh mục, do tôn trọng tính biểu tượng phụng vụ, chỉ Giám mục truyền chức (cộng thêm Giám mục phụ tá của ngài, nếu có, hoặc Giám mục nghỉ hưu của giáo phận, nếu có) sẽ đặt tay lên ứng viên, chứ không phải các Giám mục khác, hiện diện ở đó, đặt tay?


Đáp: Trong trường hợp này, vị Giám mục đã đóng khung câu hỏi một cách chính xác, khi xem nghi thức đặt tay của các vị khác hơn là Giám mục truyền chức (hoặc các Giám mục) như là phản ánh việc đi vào cấp đặc biệt của chức linh mục.

Đây là một truyền thống cổ xưa, vốn vẫn còn phản ánh trong chữ đỏ của lễ truyền chức hiện nay. Nguồn chủ yếu của tập tục này là cái gọi là Truyền thống Tông đồ của thánh Hippolytus thành Rôma, được viết vào khoảng năm 215, nhưng phản ảnh tập tục đã có từ lâu. Các học giả hiện đại đã nghi ngờ tính xác thực của tác giả của các văn bản, và có xu hướng xác định nơi soạn bản văn là ở Trung Đông, chứ không phải ở Rôma. Tuy nhiên, họ có sự thỏa thuận rộng rãi, liên quan đến niên đại soạn thảo sớm hơn, và ảnh hưởng của nó lên sự thực hành phụng vụ sau đó trong Giáo Hội hoàn vũ.

Liên quan đến sự lựa chọn và tấn phong Giám mục, văn bản này nói:

"2. Giám mục được tấn phong sau khi ngài đã được mọi người lựa chọn. Khi ngài đã được chọn và làm hài lòng mọi người, ngài sẽ qui tụ mọi người vào ngày Chúa Nhật, cùng với hàng linh mục và các Giám mục khác. Trong khi mọi người biểu lộ sự đồng tình, các Giám mục đặt tay lên ngài, trong khi các linh mục đứng yên lặng. Thực sự mọi người giữ thinh lặng, thầm thỉ cầu xin Chúa Thánh Thần xuống. Sau đó, một trong các Giám mục hiện diện, theo yêu cầu của mọi người, sẽ đặt tay lên ngài là vị Giám mục được tấn phong, và sẽ cầu nguyện như sau..."

Về việc truyền chức linh mục, Truyền thống Tông đồ nói:

"8. Nhưng khi truyền chức cho một linh mục, Giám mục sẽ đặt tay lên đầu ứng viên, trong khi các linh mục khác chạm vào ứng viên, và Giám mục sẽ đọc theo những gì đã nói ở trên, như chúng tôi đã quy định ở trên liên quan đến Giám mục, cầu nguyện và đọc..."

Cuối cùng, khi nói về việc truyền chức phó tế, tác giả cung cấp các chi tiết hơn về ý nghĩa của việc đặt tay:

"9. Nhưng phó tế, khi được truyền chức, được chọn theo những điều đã nói ở trên, chỉ Giám mục đặt tay lên ứng viên, như chúng tôi đã quy định. Khi phó tế được truyền chức, đây là lý do tại sao chỉ có Giám mục đặt tay lên ứng viên: ứng viên không được truyền chức chức linh mục, nhưng để phục vụ Giám mục và thực hiện các lệnh của Giám mục. Phó tế không tham gia vào hội đồng giáo sĩ; phó tế phải tham gia các nhiệm vụ của mình và báo cho Giám mục biết những gì là cần thiết. Phó tế không lãnh nhận Chúa Thánh Thần mà hàng linh mục sở hữu, chia sẻ; phó tế chỉ nhận những gì được giao phó cho mình dưới thẩm quyền của Giám mục. Vì lý do này, chỉ Giám mục chọn và truyền chức phó tế cho một người. Nhưng các linh mục đặt tay lên một một tân linh mục vì Chúa Thánh Thần chung của hàng giáo sĩ. Tuy nhiên, linh mục chỉ có quyền đón nhận; chứ không có quyền ban cho. Vì lý do này, một linh mục không truyền chức cho giáo sĩ, nhưng trong lễ truyền chức của một linh mục, các linh mục khác đóng ấn trong khi Giám mục truyền chức. Về việc truyền chức phó tế, Giám mục sẽ đọc như sau...:"

Điều này về cơ bản vẫn là một thực hành chung của Giáo Hội, mặc dù với một số thay đổi so với Hippolytus.

Ví dụ, thay vì một Giám mục tấn phong một tân Giám mục như trong Truyền thống Tông đồ, Giáo luật hiện nay đòi hỏi tối thiểu ba Giám mục hiện diện. Vì thế, Giám mục chủ phong phải luôn có hai Giám mục phụ phong. Quả là đúng rằng một Giám mục là đủ cho việc tấn phong thành sự, nhưng Toà Thánh Vatican chỉ ban miễn chước này cho điều luật trong các trường hợp ngoại lệ mà thôi, chẵng hạn trong thời kỳ bách hại đạo hoặc trong bối cảnh truyền giáo. Tình hình bối cảnh truyền giáo là thông thường trong quá khứ, nhưng là rất hiếm hiện nay.

Luật này cũng tuân theo một thực hành cổ xưa, vốn đảm bảo tính kế tục tông đồ và tượng trưng sự hiệp thông của các Giám mục với toàn Giám mục đoàn. Do đó, khoản luật 13 của Công đồng Carthage (394) nói: "Một Giám mục không nên được tấn phong bởi nhiều Giám mục, nhưng nếu cần thiết, ngài có thể được tấn phong bởi ba Giám mục".

Ngoài ba Giám mục, nghi thức cũng dự liệu rằng mọi Giám mục khác hiện diện trong thánh lễ cũng đặt tay lên vị được tấn phong. Còn các người khác thì không đặt tay.

Trong lễ truyền chức linh mục, trên nguyên tắc chỉ vị Giám mục truyền chức đặt tay lên ứng viên để ban Chúa Thánh thần.

Tất cả các linh mục hiện diện, hoặc nếu số linh mục quá đông, một nhóm linh mục đại diện, cũng đặt tay lên ứng viên như là một dấu hiệu của hiệp thông của họ trong một chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô.

Trên nguyên tắc, một Giám mục khác hiện diện ở đó, không nên tham gia vào nghi thức đặt tay – trước là bởi vì nghi thức tự nó nói rõ rằng các linh mục thực hiện nghi thức này; sau là để không tạo nên sự lẫn lộn với nghi thức tấn phong Giám mục.

Câu trả lời này cũng được hỗ trợ bởi lời giải đáp cho một điều ngờ vực trong tạp chí Notitiae năm 1980 của Thánh Bộ Phụng tự.

Câu hỏi là: Trong một lễ truyền chức linh mục, liệu một Giám mục dự lễ có tham gia vào việc đặt tay, sau khi vị chủ tế và ngài đã đọc phần chính yếu của lời nguyện thánh hiến không?

Thánh Bộ Phụng tự, sau khi tham khảo với Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, trả lời rằng việc đặt tay như thế không nên thực hiện, hoặc rằng nó là không thích hợp, hoặc là không có lợi (non expedire).

Nếu có quá nhiều ứng viên, một Giám mục khác hoặc các Giám mục có thể giúp với các nghi thức diễn nghĩa, chẳng hạn trao Chén thánh và Đĩa thánh, và xức dầu trên tay.

Trong lễ truyền chức phó tế, chỉ vị Giám mục truyền chức đặt tay lên ứng viên. (Zenit.org 3-2-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ruộng Đồng Trên Cao
Dominic Đức Nguyễn
22:15 03/02/2015
RUỘNG ĐỒNG TRÊN CAO
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Ai ơi! chớ phụ nghề nông
Đồng cao ruộng thấp ra công cấy cày
Chân bùn tay lấm càng hay
Có công vất vả, có ngày phong lưu.
(Ca dao)