Phụng Vụ - Mục Vụ
Xóm mù!
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
06:55 01/03/2008
Xóm mù
Xóm nằm trên khu nghĩa trang. Hồi đó người Pháp kéo đại bác vào tấn công thành Gia Định. Xác lính triều và lính tây nằm lẫn lộn lên nhau, thối sình, tử khí bốc cao. Tây rút đi, quan quân triều đình đào lỗ chôn tất cả. Bắt đầu từ hồi đó, đêm đêm có người vẫn cứ nói ma chơi hiện ra chập chờn, ma tây nhìn béo và tròn, ma ta nhìn gầy và méo.Cả xóm đi ăn mày. Ngày lê la ngoài phố chợ, tối về ngủ dưới những túp lều lụp xụp. Xóm không có tên nhưng có người cắc cớ gọi Xóm Chó Ỉa.
Bỗng một hôm từng đoàn xe vận tải kéo tới đổ từng đống gạch và bê tông cốt sắt xuống ngay giữa khu đất bỏ trống giữa xóm. Ngày hôm sau nhân công đầu đội mũ bảo hộ cứng màu vàng mặc áo màu cam tấp nập kéo tới. Từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, ngày nào cũng thế, tiếng đinh tiếng búa tiếng xe vận tải rền vang một khu đất trống, thiên hạ trong thôn xóm ngơ ngác hỏi nhau,
— Ủa? Họ xây cái chi vậy cà?
— Không biết, đi mà hỏi ông chủ. Ổng đứng bên kia kìa. Đó đó, cái mặt trắng trắng tròn tròn, nhìn như trái táo đó.
Chỉ trong vòng một tháng, tòa nhà cao ngất trời thành hình. Hôm tân gia có đốt pháo. Xe BMW và xe Mercedez bóng lộn đậu một hàng dài từ ngoài ngõ kéo vào tới gần cổng. Quan khách tham dự tiệc tân gia ai cũng mặc vét, cổ thắt cà vạt, phụ nữ son phấn lụa là, mùi nước hoa mắc tiền thơm nức đẩy xô mùi hôi của xóm.
Trong khi tiệc tân gia đang tưng bừng nổ vang tiếng pháo pha tiếng rượu sâm banh, nhiều người nghèo đói ghẻ lở đầy mình kéo tới trước cửa chìa tay ăn xin. Cánh cửa bật tung mở ra, đầy tớ trong nhà mặc quần tây đen, áo sơ-mi, cổ thắt nơ bước ra thẳng tay xua đuổi,
— Đi chỗ khác chơi đi…
Nhìn đám đông không chuyển đổi hình dạng, ông chủ mặt tròn tiến ra nhổ nước miếng phèn phèn xuống nền gạch,
— Thế kỷ hai mươi rồi, lịch sự một chút có được không?
Cánh cửa đóng lại, nhưng ăn mày vẫn không giải tán. Từ trong nhà có người khách ngứa tay quẳng cục xương bay ngang qua khung cửa sổ, bao nhiêu thân hình còm cõi lao tới một đích điểm! Lại thêm mấy cục xương ào ào bay ra. Thế là xóm trên khu dưới nườm nượp kéo tới. Hết xương, người bên ngoài ngớ ngẩn nhìn qua khung cửa cơm trắng Nàng Hương và thịt heo vàng quay chiên dòn... Một lần nữa, cánh cửa mở ra, nhưng lần này không phải là những người hầu mà là bầy chó dữ với hàm răng trắng nhởn. Có thằng bé ăn mày làm mặt bướng, cứ sấn tới, con chó dữ nhất lao ra, thằng bé té lăn quay trên sân, máu đỏ loang lổ sàn gạch mới.
Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Nhưng thằng bé ăn mày không đổ ruột, cho nên vẫn chẳng có chuyện chi xẩy ra. Xương bên trong tiếp tục ném ra, bên ngoài thiên hạ tiếp tục tranh nhau nhặt xương nhai, tiếng xương nhai nghe rau ráu, rôm rốp, vui tai, và ròn tan. Thằng bé ăn mày bị chó cắn vẫn nằm đó, vết cắn sâu hoắm, máu đỏ chảy thông thốc có vòi, tuôn ồng ộc như vòi nước phông tên. Có người chạy về gọi ông bố. Ông bố hốt hoảng chạy tới. Nhìn ông chủ khuôn mặt tròn xoe có mầu hồng đào của táo đang đứng bất động ngay cánh cửa làm bằng gỗ lim mầu nâu bóng, ông bố bế con lên tay yên lặng bỏ đi, miệng không nói chi nhưng ánh mắt khó hiểu.
Cứ thế, tòa lâu đài tiếp tục tiếng nhạc rập rình, xe hơi nối đuôi xếp hàng trước ngõ, và dân trong xóm tiếp tục đi ăn mày vào lòng từ tâm khắp cùng thiên hạ.
Tối hôm đó, vầng trăng lưỡi liềm vừa vắt ngang qua cột dây điện cao thế của tòa nhà, người trong xóm hốt hoảng nhận ra tiếng rú như lợn bị thọc tiết phát ra từ tòa cao ốc. Người người chạy tới chỉ để nhận ra xác của người mặt tròn có mầu trái táo rớt từ trên lầu cao chót vót giờ đang nằm sõng soài ngay trên sân gạch, đúng ngay nơi thằng bé ăn mày bị chó dữ cắn té vật mặt xuống đất, giờ nó đã chết, chôn được non một tháng.
Một tháng sau, tòa nhà treo bảng, “Bán nhà!”. Có mấy người mặt tròn mầu táo ghé vào hỏi thăm. Nhưng chỉ vỏn vẹn được ba bữa nửa tháng căn nhà lại treo bảng bán bởi tiếng đồn nhà có ma.
Thiên hạ đổi tên gọi Xóm Ma. Nhưng người trong xóm gọi tên Xóm Mù.
Suy niệm
Nếu biết rằng, dù có là phú quý cao sang,cửa nhà gác tiá lộng lẫy huy hoàng,vàng chôn trong nhà, phần chìm phần nổi,nhưng đời nhân gian rồi cũng sẽ chìm vào dĩ vãng,tôi sẽ sống khác, khác rõ ràng, tương tự cõi âm phủ và chốn dương gian.
Nếu biết rằng không phải chỉ có riêng tôi sống trên mặt đất,nhưng còn bao nhiêu người khác, giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,biết đau khi bị gáo lạnh nước tạt vào mặt,thì tôi sẽ sống khác,sống tử tế hơn.Và tôi sẽ không bao giờ sốnglạnh tanh như một xác chết đã chôn,tối thui cặp mắt mù lòa,không nhận ra nhân diện của Chúa, của Phật, và của Bụt,trên khuôn mặt nhân gian,và của những người anh chị em đói khổ bần hànsống chung quanh.Những cuộc đời như thế, nhạt! tanh!Buồn ơi là buồn cho những mảnh vụn đời có máu lạnh!
www.nguyentrungtay.com
Ngày 1 tháng 3: Kính Thánh Aubinus
PhóTế Huỳnh Mai Trác
08:20 01/03/2008
Thánh Albinus sinh tại xứ Bretagne vào năm 469. Cuộc đời tu hành cao cả của ngài được thi sĩ danh tiếng Venance Fortunat ca tụng với những vần thơ tuyệt hảo. Nhờ đó chúng ta biết được ngài là một viện phụ của tu viện Tréhillac, trong xứ Loire-Atlantique.
Dù muốn dù không do sự đòi hỏi và ngưỡng mộ của tín hữu ngài đã phải lìa cuộc đời khổ tu để ra làm vị Giám mục thứ 9 của thành Angers. Khi tại chức ngài đã chống đối mãnh liệt những tệ đoan và trụy lạc của các vị chúa xứ Anjou, nhiều lúc nguy hiểm đến tính mạng.
Giữa một thời kỳ cai trị bởi các bộ tộc còn man rợ từ phía Bắc đến, ngài đã tỏ ra là một nhà lãnh đạo tài năng, thánh thiện. Ngài đã cứng rắn sửa đổi luật lệ Giáo Hội địa phương. Ngài đòi hỏi phải đối xử nhân đạo với tù nhân và dân dã bần cùng.
Với ý chí cương quyết và lòng cương trực ngài không từ nan mọi hiểm nguy. Vì vào thời kỳ đó các vị chúa của các bộ lạc người Mérovingiens cưới chị em ruột hoặc con gái mình làm vợ, ngài đã phản đối và lên án nặng nề tệ đoan này.
Ngài đã triệu tập các Thượng Hội đồng địa phương. Trong Hội đồng ngài đã đưa ra những luật lệ luân lý cho phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội, các Giám mục khác không dám lên tiếng can thiệp, nhưng thánh Albinus không sợ nguy hiểm, khảng khái lên án tệ đoan này. Ngài đã nhiều lần nói với tín hữu: “Anh chị em sẽ thấy, chúng sẽ lấy đầu tôi như Herod đã lấy đầu thánh Gioan Baptist.” Tuy vậy sự việc đã không xẩy ra. Ngài đã qua đời vào năm 550. Dân chúng thành Angers hết lòng kính mến ngài nên đã xây một tòa tháp ở giữa thành phố để tôn vinh lòng cương trực của ngài và tôn kính như một vị thánh bổn mạng của thành phố.
Dù muốn dù không do sự đòi hỏi và ngưỡng mộ của tín hữu ngài đã phải lìa cuộc đời khổ tu để ra làm vị Giám mục thứ 9 của thành Angers. Khi tại chức ngài đã chống đối mãnh liệt những tệ đoan và trụy lạc của các vị chúa xứ Anjou, nhiều lúc nguy hiểm đến tính mạng.
Giữa một thời kỳ cai trị bởi các bộ tộc còn man rợ từ phía Bắc đến, ngài đã tỏ ra là một nhà lãnh đạo tài năng, thánh thiện. Ngài đã cứng rắn sửa đổi luật lệ Giáo Hội địa phương. Ngài đòi hỏi phải đối xử nhân đạo với tù nhân và dân dã bần cùng.
Với ý chí cương quyết và lòng cương trực ngài không từ nan mọi hiểm nguy. Vì vào thời kỳ đó các vị chúa của các bộ lạc người Mérovingiens cưới chị em ruột hoặc con gái mình làm vợ, ngài đã phản đối và lên án nặng nề tệ đoan này.
Ngài đã triệu tập các Thượng Hội đồng địa phương. Trong Hội đồng ngài đã đưa ra những luật lệ luân lý cho phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội, các Giám mục khác không dám lên tiếng can thiệp, nhưng thánh Albinus không sợ nguy hiểm, khảng khái lên án tệ đoan này. Ngài đã nhiều lần nói với tín hữu: “Anh chị em sẽ thấy, chúng sẽ lấy đầu tôi như Herod đã lấy đầu thánh Gioan Baptist.” Tuy vậy sự việc đã không xẩy ra. Ngài đã qua đời vào năm 550. Dân chúng thành Angers hết lòng kính mến ngài nên đã xây một tòa tháp ở giữa thành phố để tôn vinh lòng cương trực của ngài và tôn kính như một vị thánh bổn mạng của thành phố.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:08 01/03/2008
NGƯỜI BỊ CHẶT CHÂN CỨU TỬ CAO
Học trò của Khổng tử là Tử Cao phụ trách quan hình ngục của nước Vệ, hồi ấy Khổng tử làm thừa tướng nước Vệ, bị người ta vu oan giá họa nên vua nước Vệ ra lệnh truy nã ông ta, Khổng tử bèn cùng với các đệ tử cùng nhau tháo chạy.
Khi họ một đoàn người chạy đến cổng thành thì cửa đã đóng lại rồi, người phụ trách giữ cổng thành là một người bị hình phạt chặt chân, chân đã bị chặt đứt, ông ta dẫn đoàn người vào núp trông một căn nhà bên cạnh cổng thành, để tránh quan binh truy bắt.
Tử Cao nhận ra người bị chặt chân giữ cổng này chính là người mà ông ta đã ra lệnh chặt chân, Tử Cao nói: “Trước đây, bởi vì có quan hệ đến pháp lệnh nên ta chặt chân ngươi, bây giờ đúng là cơ hội tốt cho người báo thù, tại sao ngươi lại giúp chúng ta trốn chạy ?”
Người bị chặt chân đáp: “Tôi bị chặt chân là vì tôi vốn phải chịu hình phạt, còn ngài lúc kêu án thì thái độ rất là thận trọng, hơn nữa kiểm tra tường tận tất cả các điều trong pháp lệnh, lại còn tận lực giáo huấn tôi. Đợi khi xác định tội xong thì sắc mặt của ngài thật nặng nề, tâm tình đau khổ, tôi có thể cảm nhận được ngài rất là không muốn dùng hình phạt nặng như thế với tôi. Tôi biết ngài làm như thế hoàn toàn không phải tốt với tôi cách đặc biệt, mà là ngài trời phú cho có một tâm hồn nhân ái, do đó, tôi rất muốn báo đáp ý tốt của ngài.”
(Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả hạ)
Suy tư:
Có ba công việc liên quan đến mạng sống của người khác: một là quan tòa hai là bác sĩ và ba là thầy cô giáo, cho nên:
- Nếu không chí công vô tư thì quan tòa sẽ giết chết tội nhân và có khi giết chết tâm hồn của họ.
- Nếu không có lương tâm thì bác sĩ sẽ giết chết bệnh nhân.
- Nếu không có đạo đức của nhà giáo, thì thầy cô giáo sẽ giết chết tâm hồn của học sinh và cả một thế hệ tương lai.
Tử Cao và người bị chặt chân đúng là hai người quân tử, quân tử gặp nhau thì hào khí ngất trời, không ai nhìn thấy cái tôi của mình, mà chỉ nhìn thấy cái dũng khí của đối phương và của người khác mà thôi.
Có một vài người Ki-tô hữu vừa bước ra khỏi tòa giải tội thì nói như tát nước vào mặt người ăn xin ngồi trước cổng nhà thờ vì ngồi cản đường đi của họ; có một vài người khi xưng tội xong thì nói với người hàng xóm rằng, nếu tôi chưa đi xưng tội thì đừng hòng ngồi yên với tôi.v.v...những người Ki-tô hữu này không có cái tâm hoán cải, cũng không có tấm lòng yêu thương, và dĩ nhiên họ cũng không phải là người quân tử của Nước Trời, bởi vì người quân tử Nước Trời thì chỉ biết người mà không biết mình, chỉ biết cho đi mà không giữ lại, chỉ biết cầu nguyện cho người mà không nói xấu bôi nhọ tha nhân...
Ki-tô hữu là người có Chúa Ki-tô trong mình, và đương nhiên cũng nhìn thấy Chúa Giê-su Ki-tô ở nơi người khác, đó là bí quyết để làm người quân tử của Nước Trời vậy.
N2T |
Học trò của Khổng tử là Tử Cao phụ trách quan hình ngục của nước Vệ, hồi ấy Khổng tử làm thừa tướng nước Vệ, bị người ta vu oan giá họa nên vua nước Vệ ra lệnh truy nã ông ta, Khổng tử bèn cùng với các đệ tử cùng nhau tháo chạy.
Khi họ một đoàn người chạy đến cổng thành thì cửa đã đóng lại rồi, người phụ trách giữ cổng thành là một người bị hình phạt chặt chân, chân đã bị chặt đứt, ông ta dẫn đoàn người vào núp trông một căn nhà bên cạnh cổng thành, để tránh quan binh truy bắt.
Tử Cao nhận ra người bị chặt chân giữ cổng này chính là người mà ông ta đã ra lệnh chặt chân, Tử Cao nói: “Trước đây, bởi vì có quan hệ đến pháp lệnh nên ta chặt chân ngươi, bây giờ đúng là cơ hội tốt cho người báo thù, tại sao ngươi lại giúp chúng ta trốn chạy ?”
Người bị chặt chân đáp: “Tôi bị chặt chân là vì tôi vốn phải chịu hình phạt, còn ngài lúc kêu án thì thái độ rất là thận trọng, hơn nữa kiểm tra tường tận tất cả các điều trong pháp lệnh, lại còn tận lực giáo huấn tôi. Đợi khi xác định tội xong thì sắc mặt của ngài thật nặng nề, tâm tình đau khổ, tôi có thể cảm nhận được ngài rất là không muốn dùng hình phạt nặng như thế với tôi. Tôi biết ngài làm như thế hoàn toàn không phải tốt với tôi cách đặc biệt, mà là ngài trời phú cho có một tâm hồn nhân ái, do đó, tôi rất muốn báo đáp ý tốt của ngài.”
(Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả hạ)
Suy tư:
Có ba công việc liên quan đến mạng sống của người khác: một là quan tòa hai là bác sĩ và ba là thầy cô giáo, cho nên:
- Nếu không chí công vô tư thì quan tòa sẽ giết chết tội nhân và có khi giết chết tâm hồn của họ.
- Nếu không có lương tâm thì bác sĩ sẽ giết chết bệnh nhân.
- Nếu không có đạo đức của nhà giáo, thì thầy cô giáo sẽ giết chết tâm hồn của học sinh và cả một thế hệ tương lai.
Tử Cao và người bị chặt chân đúng là hai người quân tử, quân tử gặp nhau thì hào khí ngất trời, không ai nhìn thấy cái tôi của mình, mà chỉ nhìn thấy cái dũng khí của đối phương và của người khác mà thôi.
Có một vài người Ki-tô hữu vừa bước ra khỏi tòa giải tội thì nói như tát nước vào mặt người ăn xin ngồi trước cổng nhà thờ vì ngồi cản đường đi của họ; có một vài người khi xưng tội xong thì nói với người hàng xóm rằng, nếu tôi chưa đi xưng tội thì đừng hòng ngồi yên với tôi.v.v...những người Ki-tô hữu này không có cái tâm hoán cải, cũng không có tấm lòng yêu thương, và dĩ nhiên họ cũng không phải là người quân tử của Nước Trời, bởi vì người quân tử Nước Trời thì chỉ biết người mà không biết mình, chỉ biết cho đi mà không giữ lại, chỉ biết cầu nguyện cho người mà không nói xấu bôi nhọ tha nhân...
Ki-tô hữu là người có Chúa Ki-tô trong mình, và đương nhiên cũng nhìn thấy Chúa Giê-su Ki-tô ở nơi người khác, đó là bí quyết để làm người quân tử của Nước Trời vậy.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:10 01/03/2008
N2T |
15. Nếu anh muốn rước Thánh Thể thì nên sống đời thánh thiện, khiến anh đáng được hằng ngày lãnh nhận ân sủng của Thánh Thể mới tốt đẹp.
(Thánh Augustine)Người tôi trung đau khổ
Lm Giuse Hoàng Kim Toan
19:58 01/03/2008
Người tôi trung đau khổ
Hìanh ảnh người tôi trung đau khổ của Isaia trong mùa chay thường lại rõ nét lên theo từng ngày diễn tiến của bốn mươi ngày chay thánh. Chúa Giêsu được giới thiệu là người tôi trung đau khổ của Thiên Chúa theo cách Thánh Phaolô Tông Đồ diễn tả:
“Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giê-su Ki-tô là Chúa". (Pl 2, 6 – 11).
Vinh quang và danh dự thuộc về những người trung tín. Bỏ cái bã của đời nay mà học theo gương của Chúa Giêsu, cũng như bắt chước các tiền nhân mà sống để được tôn vinh xứng đáng.
Danh dự là một phần quan trọng của con người, với danh dự ấy con người kết ước đoan nguyện một lời thề. Khi con người bán rẻ danh dự cũng xem thường một lời thề. Hiệu quả của việc giữ gìn và thực hiện lời thề là bảo đảm cho con người một danh dự và cũng bảo đảm cho con người chữ tín, “một sự bất trung, vạn sự bất tín”.
Trong các nghi thức nhậm chức của các vị lãnh đạo đều có nghi thức tuyên thệ để bắt đầu cho việc phụng sự dân. Trong cuộc đời của người bình dân, ít ra cũng có một lần cam kết lời thề với chính mình để “thân này khỏi hư” [1].
Lời thề mang tính chất liên đới với mọi người.
Xưa kia việc nhờ thần linh chứng giám hay can thiệp vào những sự kiện đời thường là một điều bình thường. Nhưng đưa vào sự kiện của một quốc gia và lập thành một nghi thức trọng thể của vua quan trước dân thì điều ấy thật hiếm hoi. Thời nhà Lý, nghi thức ấy đã khởi đầu và được ghi chép trong sử sách để ngàn năm trông theo.
Hội Thề lần đầu tiên mang tính chất quốc gia được tổ chức tại Đền Thờ núi Đồng Cổ. Người xưa tin rằng tại núi này có vị thần linh đã từng giúp vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) đánh thắng quân Chiêm năm 1020; vị thần đã mộng báo cho Lý Thái Tông loạn tam vương, (tức là việc Vũ Đức Vương, Đông chính Vương và Dực thánh vương giành ngôi vua với thái tử Lý Phật Mã vào tháng 2 - 1027). Hội thề Đồng Cổ được tổ chức khá đều trong triêu Lý. Đến thời Trần, năm Đinh Hợi, Trần Thái Tông ra các khoản minh thệ cho nội dung lời thề. Đại Việt sử ký toàn thư chép lại như sau:
“Hằng năm, vào ngày mùng 4 tháng 4, tể tướng và trăm quan đến chực ở ngoài cửa thành từ lúc gà gáy, đến tờ mờ sáng thì tiến vào triêu. Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện Đại Minh, trăm quan mặc nhung phục, lạy hai lạy rồi lui ra. Ai nấy đứng thành đội ngũ, sắp nghi trượng mà theo hầu ra cửa Tây Thành, vào đền thờ núi Đồng Cổ, họp nhau uống máu ăn thề. Quan trung thư kiểm chính tuyên đọc lời thề rằng: “làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái lời thề này xin thần minh giết chết”. Đọc xong, tể tướng sai đóng cửa để điểm danh, người vắng mặt phải phải năm quan tiền. Ngày hôm ấy, trai gái bốn phương đứng chật ních bên đường để xem như một ngày hội lớn” [2].
Nội dung lời thề được minh định theo sử chép đơn giản nhưng lại chính yếu. Làm tôi thì tận trung, làm quan thì trong sạch, cả hai điều thề này bổ túc cho nhau làm nên một khối, bảo toàn cho tương lai một quốc gia. Quan không trong sạch mà tôi trung là bóc lột, tham nhũng, dẫn đến tiêu vong. Quan trong sạch mà dân bất trung là điều hiếm có, nếu có cũng dễ nhổ tận gốc bởi được lòng dân, nhiều người vẫn tận trung.
Quan trong sạch thì không sợ thiếu tôi trung. Thời Trần có Yết Kiêu, Dã Tượng, tuy mang thân thế của hàng nô dịch, chính tên cũng mang nghĩa của loài cầm thú, (Yết Kiêu là chó ngắn mõm, Dã tượng là loài voi rừng), song trước giáo quân thù không vì thế mà bội phản.
Là người, dù ở phận nào mà cũng giữ nguyên lời thề, thì công ấy bao giờ cũng được ghi chép. Yết Kiêu và Dã Tượng vì đại nghĩa cứu quốc sao lại chẳng ngang hàng với anh hùng hào kiệt. Chính Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng nhìn nhận, khi thấy Yết kiêu còn đợi mình trên chiến thuyền, dù giặc tả hữu có thể giết chết: “chim Hồng Hộc muốn bay cao phải nhờ sáu trụ xương cánh. Nếu không có sáu trụ xương cánh ấy thì cũng chỉ như chim thường vậy thôi”.
Lời thề bảo đảm danh dự của một con người khi chung thuỷ với lời thề ấy. Người càng chức trọng cao, Lời thề lại càng mang tính nghiêm trọng, ảnh hưởng trên nhiều người, chi phối nhiều hoạt động, nên trọng trách giữ lời thề lại càng cao. Trong phim “người nhện” của hãng phim HollyWood, có một câu nói đáng ghi nhớ: “Người nào có quyền lực cao nhất, người ấy phải có trách nhiệm lớn nhất”. Xưa và nay, cách nhau gần ngàn năm, khác nhau giữa Đông và Tây, có khác gì đâu một đoan thề, một đời trung, một đời trong.
Lời thề - Danh dự của người Kitô hữu.
Lời thề quan trọng đến nỗi Thánh Vịnh 14 viết: “lỡ thề mà bị thiệt, cương quyết chẳng rút lời” [3]. Lời thề này mới chỉ mang tính chất cá nhân với một cá nhân thôi, đã chẳng dám bỏ qua, huống chi với một lời cam kết long trọng trước cộng đoàn. Do đó để lời thề được giữ trọn, cần có một ý thức đầy đủ về điều cam kết.
Cam kết đầu tiên của người Kitô hữu, được ghi bằng ấn tín trong Thánh Thần và Nước qua Bí tích rửa tội. Cam kết ấy là một lời thề mang tính linh thiêng suốt cuộc đời người Kitô hữu.
Khi rửa tội cho trẻ nhỏ chưa ý thức điều mình cam kết, Giáo Hội đòi cha mẹ và người đỡ đầu phải đảm nhiệm trách nhiệm: “khi xin phép rửa tội cho con cái, ông bà (anh chị) lĩnh nhận trách nhiệm giáo dục các em trong Đức Tin, để các em tuân giữ các giới răn Chúa là mến Chúa yêu người như Chúa Kitô đã dạy. Ông bà (anh, chị) có ý thức điều đó không?” [4].
Như vậy, bổn phận đầu tiên của mọi người Kitô hữu là đào sâu đức tin của mình đã lãnh nhận trong Bí Tích Rửa Tội. Với tuổi đời lớn dần theo năm tháng, đứa trẻ cần nhiều học hỏi về niềm tin từ trong gia đình rồi mới đến Giáo Xứ. Cha và mẹ, người đỡ đầu đã hứa giáo dục con em của mình trong đức tin, hãy sống với lời cam kết ấy.
Đối với những người lớn tuổi, đầy đủ ý thức để lựa chọn, Giáo Hội hỏi qua đời sống thực hành niềm tin của chính họ, để đi tới một cam kết.
Có những cam kết để đi vào cụ thể hơn nữa, trong đời sống hôn nhân hay trong đời sống tu trì, mỗi lời cam kết có một lựa chọn cụ thể để dấn thân đi xa hơn nữa trong ơn gọi Kitô hữu của mình. cam kết để dấn thân, thiếu điều cam kết sẽ thiếu đời sống dấn thân, không thể là dấn thân khi không có điều cam kết cụ thể. Người Kitô hữu bậc nào cũng có lời cam kết căn bản của Bí tích rửa tội. Chính trong những điều tuân giữ này họ được gọi là người Kitô hữu và sống niềm tin của mình.
Lời thề hứa mang tính liên đới:
Sự liên đới giữa con người với con người mỗi ngày trở nên chặt chẽ hơn, và dần dần lan rộng hơn. Vì thế, việc tuân giữ lời hứa của người này không những chỉ ảnh hưởng đối với mình nhưng còn liên quan công ích với người khác. Bởi đó, một người cam kết trong đời sống hôn nhân hay đời sống tu trì không chỉ liên quan đến chính họ, nhưng còn cam kết trước cộng đoàn và mưu ích cho cộng đoàn. Mỗi người khi cam kết đều lãnh nhận một trọng trách làm cho môi trường nhân sinh này trở nên yêu thương hơn, công bình và bác ái yêu thương hơn. Không vì lý do gì tách mình ra khỏi cộng đoàn và bội phản với lời hứa. Chúng ta đang ở trong một nguy cơ dễ đổ gãy lời hứa hôn nhân cũng như tu trì, dễ bội phản với những gì mình đã chọn lựa cam kết. Trong lời hứa, hãy nhớ đến sự liên đới để bền vữngthuỷ chung. Trên đời có gì đáng chê hơn là bội phản với lời hứa?
Thời nhà Lý và nhà Trần được thái bình khi có tôi trung, quan trong sạch, thiếu hai điều này nhà nào cũng sụp đổ, triều đại nào cũng tan rã. Thế nên, mỗi người nếu biết chỗ đứng của mình mà giữ lời hứa ắt hẳn rằng thái hoà sẽ ngự trị và môi trường sự sống sẽ phát triển cho con người được sống.
Vinh quang của Thiên Chúa chiếu toả trên những người công chính và trung tín trong mọi việc mình làm.
Chú thích:
[1] Chu Hy
[2] Đại Việt Sử Ký toàn thư, bàn kỉ, quyển 5, tờ 4b.
[3] Tv 14, 4.
[4] Sách Các Phép, Tịnh văn Căn, TGM Hà Nội, 1983.
Hìanh ảnh người tôi trung đau khổ của Isaia trong mùa chay thường lại rõ nét lên theo từng ngày diễn tiến của bốn mươi ngày chay thánh. Chúa Giêsu được giới thiệu là người tôi trung đau khổ của Thiên Chúa theo cách Thánh Phaolô Tông Đồ diễn tả:
“Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giê-su Ki-tô là Chúa". (Pl 2, 6 – 11).
Vinh quang và danh dự thuộc về những người trung tín. Bỏ cái bã của đời nay mà học theo gương của Chúa Giêsu, cũng như bắt chước các tiền nhân mà sống để được tôn vinh xứng đáng.
Danh dự là một phần quan trọng của con người, với danh dự ấy con người kết ước đoan nguyện một lời thề. Khi con người bán rẻ danh dự cũng xem thường một lời thề. Hiệu quả của việc giữ gìn và thực hiện lời thề là bảo đảm cho con người một danh dự và cũng bảo đảm cho con người chữ tín, “một sự bất trung, vạn sự bất tín”.
Trong các nghi thức nhậm chức của các vị lãnh đạo đều có nghi thức tuyên thệ để bắt đầu cho việc phụng sự dân. Trong cuộc đời của người bình dân, ít ra cũng có một lần cam kết lời thề với chính mình để “thân này khỏi hư” [1].
Lời thề mang tính chất liên đới với mọi người.
Xưa kia việc nhờ thần linh chứng giám hay can thiệp vào những sự kiện đời thường là một điều bình thường. Nhưng đưa vào sự kiện của một quốc gia và lập thành một nghi thức trọng thể của vua quan trước dân thì điều ấy thật hiếm hoi. Thời nhà Lý, nghi thức ấy đã khởi đầu và được ghi chép trong sử sách để ngàn năm trông theo.
Hội Thề lần đầu tiên mang tính chất quốc gia được tổ chức tại Đền Thờ núi Đồng Cổ. Người xưa tin rằng tại núi này có vị thần linh đã từng giúp vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) đánh thắng quân Chiêm năm 1020; vị thần đã mộng báo cho Lý Thái Tông loạn tam vương, (tức là việc Vũ Đức Vương, Đông chính Vương và Dực thánh vương giành ngôi vua với thái tử Lý Phật Mã vào tháng 2 - 1027). Hội thề Đồng Cổ được tổ chức khá đều trong triêu Lý. Đến thời Trần, năm Đinh Hợi, Trần Thái Tông ra các khoản minh thệ cho nội dung lời thề. Đại Việt sử ký toàn thư chép lại như sau:
“Hằng năm, vào ngày mùng 4 tháng 4, tể tướng và trăm quan đến chực ở ngoài cửa thành từ lúc gà gáy, đến tờ mờ sáng thì tiến vào triêu. Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện Đại Minh, trăm quan mặc nhung phục, lạy hai lạy rồi lui ra. Ai nấy đứng thành đội ngũ, sắp nghi trượng mà theo hầu ra cửa Tây Thành, vào đền thờ núi Đồng Cổ, họp nhau uống máu ăn thề. Quan trung thư kiểm chính tuyên đọc lời thề rằng: “làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái lời thề này xin thần minh giết chết”. Đọc xong, tể tướng sai đóng cửa để điểm danh, người vắng mặt phải phải năm quan tiền. Ngày hôm ấy, trai gái bốn phương đứng chật ních bên đường để xem như một ngày hội lớn” [2].
Nội dung lời thề được minh định theo sử chép đơn giản nhưng lại chính yếu. Làm tôi thì tận trung, làm quan thì trong sạch, cả hai điều thề này bổ túc cho nhau làm nên một khối, bảo toàn cho tương lai một quốc gia. Quan không trong sạch mà tôi trung là bóc lột, tham nhũng, dẫn đến tiêu vong. Quan trong sạch mà dân bất trung là điều hiếm có, nếu có cũng dễ nhổ tận gốc bởi được lòng dân, nhiều người vẫn tận trung.
Quan trong sạch thì không sợ thiếu tôi trung. Thời Trần có Yết Kiêu, Dã Tượng, tuy mang thân thế của hàng nô dịch, chính tên cũng mang nghĩa của loài cầm thú, (Yết Kiêu là chó ngắn mõm, Dã tượng là loài voi rừng), song trước giáo quân thù không vì thế mà bội phản.
Là người, dù ở phận nào mà cũng giữ nguyên lời thề, thì công ấy bao giờ cũng được ghi chép. Yết Kiêu và Dã Tượng vì đại nghĩa cứu quốc sao lại chẳng ngang hàng với anh hùng hào kiệt. Chính Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng nhìn nhận, khi thấy Yết kiêu còn đợi mình trên chiến thuyền, dù giặc tả hữu có thể giết chết: “chim Hồng Hộc muốn bay cao phải nhờ sáu trụ xương cánh. Nếu không có sáu trụ xương cánh ấy thì cũng chỉ như chim thường vậy thôi”.
Lời thề bảo đảm danh dự của một con người khi chung thuỷ với lời thề ấy. Người càng chức trọng cao, Lời thề lại càng mang tính nghiêm trọng, ảnh hưởng trên nhiều người, chi phối nhiều hoạt động, nên trọng trách giữ lời thề lại càng cao. Trong phim “người nhện” của hãng phim HollyWood, có một câu nói đáng ghi nhớ: “Người nào có quyền lực cao nhất, người ấy phải có trách nhiệm lớn nhất”. Xưa và nay, cách nhau gần ngàn năm, khác nhau giữa Đông và Tây, có khác gì đâu một đoan thề, một đời trung, một đời trong.
Lời thề - Danh dự của người Kitô hữu.
Lời thề quan trọng đến nỗi Thánh Vịnh 14 viết: “lỡ thề mà bị thiệt, cương quyết chẳng rút lời” [3]. Lời thề này mới chỉ mang tính chất cá nhân với một cá nhân thôi, đã chẳng dám bỏ qua, huống chi với một lời cam kết long trọng trước cộng đoàn. Do đó để lời thề được giữ trọn, cần có một ý thức đầy đủ về điều cam kết.
Cam kết đầu tiên của người Kitô hữu, được ghi bằng ấn tín trong Thánh Thần và Nước qua Bí tích rửa tội. Cam kết ấy là một lời thề mang tính linh thiêng suốt cuộc đời người Kitô hữu.
Khi rửa tội cho trẻ nhỏ chưa ý thức điều mình cam kết, Giáo Hội đòi cha mẹ và người đỡ đầu phải đảm nhiệm trách nhiệm: “khi xin phép rửa tội cho con cái, ông bà (anh chị) lĩnh nhận trách nhiệm giáo dục các em trong Đức Tin, để các em tuân giữ các giới răn Chúa là mến Chúa yêu người như Chúa Kitô đã dạy. Ông bà (anh, chị) có ý thức điều đó không?” [4].
Như vậy, bổn phận đầu tiên của mọi người Kitô hữu là đào sâu đức tin của mình đã lãnh nhận trong Bí Tích Rửa Tội. Với tuổi đời lớn dần theo năm tháng, đứa trẻ cần nhiều học hỏi về niềm tin từ trong gia đình rồi mới đến Giáo Xứ. Cha và mẹ, người đỡ đầu đã hứa giáo dục con em của mình trong đức tin, hãy sống với lời cam kết ấy.
Đối với những người lớn tuổi, đầy đủ ý thức để lựa chọn, Giáo Hội hỏi qua đời sống thực hành niềm tin của chính họ, để đi tới một cam kết.
Có những cam kết để đi vào cụ thể hơn nữa, trong đời sống hôn nhân hay trong đời sống tu trì, mỗi lời cam kết có một lựa chọn cụ thể để dấn thân đi xa hơn nữa trong ơn gọi Kitô hữu của mình. cam kết để dấn thân, thiếu điều cam kết sẽ thiếu đời sống dấn thân, không thể là dấn thân khi không có điều cam kết cụ thể. Người Kitô hữu bậc nào cũng có lời cam kết căn bản của Bí tích rửa tội. Chính trong những điều tuân giữ này họ được gọi là người Kitô hữu và sống niềm tin của mình.
Lời thề hứa mang tính liên đới:
Sự liên đới giữa con người với con người mỗi ngày trở nên chặt chẽ hơn, và dần dần lan rộng hơn. Vì thế, việc tuân giữ lời hứa của người này không những chỉ ảnh hưởng đối với mình nhưng còn liên quan công ích với người khác. Bởi đó, một người cam kết trong đời sống hôn nhân hay đời sống tu trì không chỉ liên quan đến chính họ, nhưng còn cam kết trước cộng đoàn và mưu ích cho cộng đoàn. Mỗi người khi cam kết đều lãnh nhận một trọng trách làm cho môi trường nhân sinh này trở nên yêu thương hơn, công bình và bác ái yêu thương hơn. Không vì lý do gì tách mình ra khỏi cộng đoàn và bội phản với lời hứa. Chúng ta đang ở trong một nguy cơ dễ đổ gãy lời hứa hôn nhân cũng như tu trì, dễ bội phản với những gì mình đã chọn lựa cam kết. Trong lời hứa, hãy nhớ đến sự liên đới để bền vữngthuỷ chung. Trên đời có gì đáng chê hơn là bội phản với lời hứa?
Thời nhà Lý và nhà Trần được thái bình khi có tôi trung, quan trong sạch, thiếu hai điều này nhà nào cũng sụp đổ, triều đại nào cũng tan rã. Thế nên, mỗi người nếu biết chỗ đứng của mình mà giữ lời hứa ắt hẳn rằng thái hoà sẽ ngự trị và môi trường sự sống sẽ phát triển cho con người được sống.
Vinh quang của Thiên Chúa chiếu toả trên những người công chính và trung tín trong mọi việc mình làm.
Chú thích:
[1] Chu Hy
[2] Đại Việt Sử Ký toàn thư, bàn kỉ, quyển 5, tờ 4b.
[3] Tv 14, 4.
[4] Sách Các Phép, Tịnh văn Căn, TGM Hà Nội, 1983.
Kinh Mân Côi trong cuộc đời các Thánh và các vị Giáo Hoàng
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
20:00 01/03/2008
KINH MÂN CÔI TRONG CUỘC ĐỜI CÁC THÁNH VÀ CÁC VỊ GIÁO HOÀNG
Thánh Giáo Hoàng Pio X (1903-1914) thường lập đi lập lại rằng: ”Sau Thánh Lễ thì không có lời cầu nguyện nào hữu hiệu cho bằng lời kinh Mân Côi”.
Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, các thánh là những vị từng làm chứng cho lời khẳng định trên đây của Đức thánh Giáo Hoàng Pio X. Thật vậy, các ngài hết lòng yêu mến tràng chuỗi và việc đọc kinh Mân Côi. Đối với các vị, Kinh Mân Côi bảo đảm cho phần rỗi, là suối nguồn của ơn thánh và là bó hoa hồng lan tỏa mùi hương thiên quốc!
Đức Thánh Cha Lêô XIII (1878-1903) định nghĩa Kinh Mân Côi như sau: ”Kinh Mân Côi diễn tả cùng lúc: hương thơm hoa hồng và tràng hoa ơn thánh. Kinh Mân Côi, một đàng diễn tả thật đúng tâm tình mộ mến các tín hữu Công Giáo bày tỏ cùng Đức Trinh Nữ Vương MARIA - HOA HƯỜNG MẦU NHIỆM CỦA THIÊN QUỐC - đàng khác cũng biểu tượng cho những tràng hoa ơn thánh mà Đức Mẹ MARIA muốn trao ban cho các tín hữu thân yêu của Mẹ”.
Trong sử truyện Đức thánh Giáo Hoàng Pio X, người ta đọc thấy: Một ngày kia, trong một buổi tiếp kiến chung các tín hữu, một cậu bé tiến đến bên Đức Thánh Cha. Chung quanh cổ của cậu bé có quấn tràng chuỗi Mân Côi. Trông thấy cậu, Đức Thánh Cha âu yếm chăm chú nhìn một hồi lâu rồi nói: ”Hỡi con, Cha khuyên con nên làm mọi sự. . với tràng chuỗi Mân Côi”.
Câu nói của Đức Thánh Giáo Hoàng Pio X giúp hiểu rằng: Khi yêu mến lần chuỗi Mân Côi chúng ta nhận được tất cả: sự an ủi và ơn thánh, ơn hoán cải và sự thánh hóa, sự nâng đỡ và ơn trợ giúp, sự khuyến khích và niềm hoan lạc. Nói tóm một lời, những gì là tốt đẹp nhất, là thánh thiện nhất. Chúng ta sẽ nhận lãnh bao ơn lành từ tràng chuỗi Mân Côi, mỗi khi chúng ta sốt sắng đọc Kinh Mân Côi.
Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897) - Tiến Sĩ Hội Thánh - quả quyết: ”Với Kinh Mân Côi, tín hữu Công Giáo xin gì cùng THIÊN CHÚA, Ngài cũng nhận lời”. Thánh nữ dùng một định nghĩa thật hay để nói về Kinh Mân Côi: ”Theo một hình ảnh duyên dáng dễ thương nhất thì Kinh Mân Côi giống như một xâu xích dài, nối liền Trời với đất. Một đầu xâu xích nằm trong tay chúng ta. Đầu kia nằm trong tay Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA. Kinh Mân Côi dâng lên như hương thơm tỏa lan nơi bàn chân của Đấng Toàn Năng Chí Tôn Chí Thánh. Đức Mẹ MARIA liền khắc chuyển lại cho chúng ta thành những hạt sương phúc lành, có sức biến đổi tâm lòng chúng ta”.
Thánh Vinh Sơn Phaolo (1581-1660) gọi Kinh Mân Côi là Kinh Nhật Tụng của tín hữu giáo dân. Thánh Giáo Hoàng Pio X thì gọi Kinh Mân Côi là lời Kinh tuyệt hảo nhất.
Nếu tín hữu Công Giáo muốn yêu mến Kinh Mân Côi một cách tinh tuyền và đẹp lòng Đức Mẹ MARIA nhất, thì phải theo học nơi trường của các Thánh. Các Vị là con thảo đặc biệt dấu ái của Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Tất cả các Vị đều luôn luôn yêu mến Kinh Mân Côi. Cùng với thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU, các Vị như bảo đảm với các tín hữu Công Giáo rằng: ”Không có lời kinh nào đẹp lòng THIÊN CHÚA cho bằng Kinh Mân Côi”.
Trong Kinh Mân Côi, Đức Mẹ MARIA trao hiến hoàn toàn cho chúng ta. Cuộc đời, công nghiệp, các đặc ân và các ơn lành của Đức Mẹ MARIA nằm trong 15 khung cảnh Phúc Âm lần lượt diễn lại nơi Kinh Mân Côi và giúp chúng ta suy gẫm theo nhịp điệu đáng mến của những lời kinh Kính Mừng MARIA.
Đức Thánh Cha Phaolo VI (1963-1978) nói: ”Với trọn lòng tin, lòng mến, lòng tin tưởng và tri ân, chúng ta hãy năng đọc Kinh Mân Côi. Đó là lời kinh hoàn hảo nhất của đời sống tín hữu Công Giáo”. Mỗi ngày mỗi tín hữu Công Giáo được khuyên nên đọc ít nhất một tràng chuỗi 50, lập đi lập lại lời kinh dâng lên Mẹ THIÊN CHÚA và cũng là Hiền Mẫu của mỗi người:
Kính Mừng MARIA đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và GIÊSU Con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh MARIA Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. AMEN.
(”Le Christ au Monde”, Mai+Juin/1993, trang 241-242)
Thánh Giáo Hoàng Pio X (1903-1914) thường lập đi lập lại rằng: ”Sau Thánh Lễ thì không có lời cầu nguyện nào hữu hiệu cho bằng lời kinh Mân Côi”.
Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, các thánh là những vị từng làm chứng cho lời khẳng định trên đây của Đức thánh Giáo Hoàng Pio X. Thật vậy, các ngài hết lòng yêu mến tràng chuỗi và việc đọc kinh Mân Côi. Đối với các vị, Kinh Mân Côi bảo đảm cho phần rỗi, là suối nguồn của ơn thánh và là bó hoa hồng lan tỏa mùi hương thiên quốc!
Đức Thánh Cha Lêô XIII (1878-1903) định nghĩa Kinh Mân Côi như sau: ”Kinh Mân Côi diễn tả cùng lúc: hương thơm hoa hồng và tràng hoa ơn thánh. Kinh Mân Côi, một đàng diễn tả thật đúng tâm tình mộ mến các tín hữu Công Giáo bày tỏ cùng Đức Trinh Nữ Vương MARIA - HOA HƯỜNG MẦU NHIỆM CỦA THIÊN QUỐC - đàng khác cũng biểu tượng cho những tràng hoa ơn thánh mà Đức Mẹ MARIA muốn trao ban cho các tín hữu thân yêu của Mẹ”.
Trong sử truyện Đức thánh Giáo Hoàng Pio X, người ta đọc thấy: Một ngày kia, trong một buổi tiếp kiến chung các tín hữu, một cậu bé tiến đến bên Đức Thánh Cha. Chung quanh cổ của cậu bé có quấn tràng chuỗi Mân Côi. Trông thấy cậu, Đức Thánh Cha âu yếm chăm chú nhìn một hồi lâu rồi nói: ”Hỡi con, Cha khuyên con nên làm mọi sự. . với tràng chuỗi Mân Côi”.
Câu nói của Đức Thánh Giáo Hoàng Pio X giúp hiểu rằng: Khi yêu mến lần chuỗi Mân Côi chúng ta nhận được tất cả: sự an ủi và ơn thánh, ơn hoán cải và sự thánh hóa, sự nâng đỡ và ơn trợ giúp, sự khuyến khích và niềm hoan lạc. Nói tóm một lời, những gì là tốt đẹp nhất, là thánh thiện nhất. Chúng ta sẽ nhận lãnh bao ơn lành từ tràng chuỗi Mân Côi, mỗi khi chúng ta sốt sắng đọc Kinh Mân Côi.
Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897) - Tiến Sĩ Hội Thánh - quả quyết: ”Với Kinh Mân Côi, tín hữu Công Giáo xin gì cùng THIÊN CHÚA, Ngài cũng nhận lời”. Thánh nữ dùng một định nghĩa thật hay để nói về Kinh Mân Côi: ”Theo một hình ảnh duyên dáng dễ thương nhất thì Kinh Mân Côi giống như một xâu xích dài, nối liền Trời với đất. Một đầu xâu xích nằm trong tay chúng ta. Đầu kia nằm trong tay Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA. Kinh Mân Côi dâng lên như hương thơm tỏa lan nơi bàn chân của Đấng Toàn Năng Chí Tôn Chí Thánh. Đức Mẹ MARIA liền khắc chuyển lại cho chúng ta thành những hạt sương phúc lành, có sức biến đổi tâm lòng chúng ta”.
Thánh Vinh Sơn Phaolo (1581-1660) gọi Kinh Mân Côi là Kinh Nhật Tụng của tín hữu giáo dân. Thánh Giáo Hoàng Pio X thì gọi Kinh Mân Côi là lời Kinh tuyệt hảo nhất.
Nếu tín hữu Công Giáo muốn yêu mến Kinh Mân Côi một cách tinh tuyền và đẹp lòng Đức Mẹ MARIA nhất, thì phải theo học nơi trường của các Thánh. Các Vị là con thảo đặc biệt dấu ái của Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Tất cả các Vị đều luôn luôn yêu mến Kinh Mân Côi. Cùng với thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU, các Vị như bảo đảm với các tín hữu Công Giáo rằng: ”Không có lời kinh nào đẹp lòng THIÊN CHÚA cho bằng Kinh Mân Côi”.
Trong Kinh Mân Côi, Đức Mẹ MARIA trao hiến hoàn toàn cho chúng ta. Cuộc đời, công nghiệp, các đặc ân và các ơn lành của Đức Mẹ MARIA nằm trong 15 khung cảnh Phúc Âm lần lượt diễn lại nơi Kinh Mân Côi và giúp chúng ta suy gẫm theo nhịp điệu đáng mến của những lời kinh Kính Mừng MARIA.
Đức Thánh Cha Phaolo VI (1963-1978) nói: ”Với trọn lòng tin, lòng mến, lòng tin tưởng và tri ân, chúng ta hãy năng đọc Kinh Mân Côi. Đó là lời kinh hoàn hảo nhất của đời sống tín hữu Công Giáo”. Mỗi ngày mỗi tín hữu Công Giáo được khuyên nên đọc ít nhất một tràng chuỗi 50, lập đi lập lại lời kinh dâng lên Mẹ THIÊN CHÚA và cũng là Hiền Mẫu của mỗi người:
Kính Mừng MARIA đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và GIÊSU Con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh MARIA Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. AMEN.
(”Le Christ au Monde”, Mai+Juin/1993, trang 241-242)
Khi Satan đưa ra những chiêu bài lung lạc… Đức Kitô đã đối diện và xử lý như thế nào ?
Nguyễn Văn Thành
23:37 01/03/2008
Suy niệm Mùa Chay về đoạn Tin Mừng Mt 4, 1-11
Trong bao nhiêu lần, mỗi khi Mùa Chay trở về, tôi đã suy niệm đoạn Tin Mừng của Thánh Ma-thêu, kể lại chuyện Đức Kitô được Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa để bị ma quỉ cám dỗ.
Từ năm nầy qua năm khác, nhiều câu hỏi đã được khảo sát và triển khai, trong tâm tư và cuộc sống Đức tin của tôi:
1) Đức Kitô đã hành xử làm sao, khi Ngài phải đối diện với những chiêu bài thử thách và ve vãn của Satan ?
2) Ngài đã thực hiện những bước đi tới như thế nào, để can trường khẳng quyết bản sắc đích thực và lối nhìn kiên định của Ngài ?
3) Dựa vào những nội lực thần thiêng nào đang hiện hữu trong tâm tư, Ngài có thể vô hiệu hóa hay là tháo gỡ nhiều cạm bẫy và mánh mung hiểm độc của ma quỉ ?
4) Vốn dĩ là Thiên Chúa, khi chấp nhận bị Satan cám dỗ, Đức Kitô đã « chia sẻ thân phận làm người », một cách thực sự và trọn vẹn. Khi làm như vậy, phải chăng Ngài chia sẻ với chúng ta, tất cả mọi điều kiện mong manh, khiêm hạ và thậm chí yếu hèn, NGOẠI TRỪ tội lỗi » ?
5) Xuyên qua vai trò bắc cầu hay làm trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại như vậy, phải chăng Đức Kitô đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đời sống Đức Tin của người tín hữu ? Nhờ vào đó, chúng ta có điều kiện, phương tiện và khả năng tiếp cận, nghĩa là ngày ngày tiến lại gần « cuộc sống của Thiên Chúa » hay là từng bước trở thành con cái của Ngôi Cha, giống như Ngài.
6) Sau khi chúng ta đã thấm nhuần « cách xử lý của Đức Kitô trước mỗi cám dỗ của Satan », sống Đức Tin vào Ngài không thể chỉ là ngôn từ ở đầu môi chót lưỡi, cơ hồ « thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng ». Trái lại, tôi cần làm gì, trong thực tế cụ thể ở đây và bây giờ, để có khả năng khẳng định mình giống như Thánh Phaolô: « Sống đối với tôi là Đức Kitô », hay là « Không phải tôi sống, chính Đức Kitô đang sống trong tôi » ?
7) Khi thấm nhuần Thánh Ý của Ngôi Cha và tràn đầy Chúa Thánh Thần, theo mẫu thức của Đức Kitô với 6 bước vừa được liệt kê, phải chăng người tín hữu đang thực hiện « Trời Mới và Đất Mới », cũng như trở thành « Con Người Mới », trên những chặng đường làm người ở trần thế nầy ? Chúng ta can trường bước tới như vậy, với anh chị em đồng hương và đồng loại, thậm chí với những người đang tố cáo hay là bách hại chúng ta, bằng cách này hoặc cách khác.
Trong khuôn khổ và giới hạn của bài chia sẻ nầy, tôi sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi trên đây, khi nhấn mạnh ba trọng điểm sau đây:
-Thứ nhất, thể theo Thánh Ý nhiệm mầu của Thiên Chúa Ngôi Cha, Đức Kitô được Chúa ThánhThần dẫn vào hoang địa để bị ma quỉ cám dỗ.
-Thứ hai, khi « tràn đầy và thấm nhuần Chúa Thánh Thần » và « được Ngài hướng dẫn », Đức Kitô có mọi khả lực thực hiện « kế hoạch cứu độ nhân trần » mà Thiên Chúa Ngôi Cha đã cưu mang, từ trước muôn đời.
-Thứ ba, khi chúng ta đón nhận làm của mình thái độ, lối nhìn, tâm tình cũng như cách hành xử của Đức Kitô, một đàng chúng ta có thể vượt thắng mọi mưu chước quỉ quyệt và tầy đình của Satan, « giống như Ngài, với Ngài và nhờ Ngài ». Đàng khác, khi sống Đức Tin như vậy, chúng ta ngày ngày « bổ túc những gì đang còn thiếu sót », trong con người và cuộc đời của Đức Kitô. Ngày ngày chúng ta lãnh nhận sứ mệnh « tiếp nối công trình Cứu Độ của Ngài ». Cùng với Ngài, chúng ta đẩy lui dần dần bóng tối của Satan, trong mọi cõi lòng của anh chị em sống hai bên cạnh chúng ta và trên mọi nẻo đường của nhân loại, cho đến ngày Ngài trở lại lần thứ hai.
***
PHẦN THỨ NHẤT: THÁNH Ý CỦA THIÊN CHÚA NGÔI CHA LUÔN LUÔN CÓ MẶT TRONG TÂM HỒN ĐỨC KITÔ.
Sau 40 đêm ngày ăn chay và cầu nguyện, Đức Kitô bị một cơn đói hoành hành trong xác thân của Ngài. Chính lúc ấy, Satan xuất hiện và đề nghị một chiêu thức cổ điển, đã được lặp đi lặp lại nhiều lần trong những giai đoạn khác nhau của Lịch Sử Cứu độ.
Và trong những lần « cám dỗ » và « mê hoặc » ấy, Satan đã thành công:
-Lần thứ nhất tại Vườn Địa Đàng, chiêu bài « quả táo xinh đẹp, ngon ngọt và hấp dẫn » được trình bày trước hai con mắt thèm thuồng và khao khát của bà Êva. Thêm vào đó, lúc bấy giờ, Êva đang sống một mình lẻ loi, không có ông A-dong là người bạn đường ở bên cạnh, để có thể bàn hỏi, chia sẻ, trao đổi ý kiến qua lại. Ngoài ra, bà chỉ cần ngước mắt lên trời, gọi mời Thiên Chúa đến viếng thăm và soi sáng những quyết định của mình. Lập tức, Ngài sẽ hiện hình và đồng hành. Nếu có mặt và ở gần Ngài như vậy, Eva đã không bao giờ mắc mưu của Satan. Tội lỗi sẽ chẳng bao giờ có cơ hội ngự trị trong tâm tư và cuộc đời của từng từng lớp lớp thế hệ con cháu cho đến ngày hôm nay.
-Lần thứ hai, trong sa mạc Xi-na-y, sau khi đã được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ của Ai-Cập, dân It-ra-en đã nhiều lần bỏ quên và phản bội Ngài, khi họ cắm lều, bên cạnh hai tảng đá lớn là Massa và Mêriba. Họ kêu ca, càm ràm, phàn nàn, trách móc…vừa khi của ăn chưa được cung cấp đầy đủ, nước uống chưa sẵn sàng trào tuôn ở trước cửa miệng của mình. Cũng trong vùng đất ở dưới chân Núi Horép, khi ông Môsê vắng mặt, họ đã cùng nhau gom góp vàng bạc và đúc ra con bò vàng. Trước Ngẫu Tượng vô tâm vô trí, do chính bàn tay của họ làm ra như vậy, họ sụp lạy và tôn thờ. Họ trục xuất Thiên Chúa Yavê khỏi tâm tư và cuộc đời. Họ không còn lắng nghe và cưu mang Thánh Ý của Ngài. Họ không ghi nhớ vào lòng những Lời Ngài dạy bảo, cũng như bao nhiêu kỳ công trọng đại, mà Ngài đã thực hiện cho họ và cha ông của họ, từ trước cho tới nay. Vô tình hay hữu ý, họ đã đồng hóa hoàn toàn với hai tảng đá khô khan, cằn cỗi và chai lỳ, là Massa và Mêriba có nghĩa là « Thách thức và Tố cáo » hay là « Phản loạn và Ngoan cố » trước mọi Lời mời gọi ân tình của Thiên Chúa.
Khác hẵn với bà Êva và dân It-ra-en, Đức Kitô trong những lúc bị Satan thử thách ở trong Sa Mạc, cũng như sau này tại Vườn Cây Dầu hay là trên Thánh Giá, vẫn không ngừng cưu mang Thánh Ý Nhiệm Mầu của Thiên Chúa Ngôi Cha trong tâm hồn.
-Lần thứ nhất, khi Satan dụ dỗ Ngài « làm phép lạ hóa đá thành bánh, để giải quyết cơn đói đang hoành hành, trong thân thể », Ngài bình tỉnh và cương quyết đáp lại: « Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi Lời, do miệng Thiên Chúa phán ra » (Mt 4, 4).
- Lần thứ hai, Satan thúc giục Ngài thực hiện một chiêu thức ảo thuật, trước mọi con mắt của đoàn lũ chứng kiến, bằng cách gieo mình xuống từ chóp đỉnh Đền Thờ. Ngài thanh thản trả lời không cần đắn đo cân nhắc cái lợi và cái hại, trên bình diện làm người: « Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi ».
-Lần thứ ba, Đức Kitô được đề nghị « quì xuống và sụp lạy trước mặt Satan », để có thể nhận lãnh mọi thứ của cải, danh vọng và chức quyền của vua chúa thế gian. Lần này, Ngài đã nghiêm nghị từ chối. Tuy nhiên, không một lần Ngài đã lớn tiếng la mắng, tức giận, xua đuổi, thậm chí một thoáng bạo động, mất bình tỉnh trong lãnh vực ngôn ngữ. Trái lại, Ngài chỉ nhẹ nhàng nhấn mạnh con đường mà Ngài đã quyết định và chọn lựa: « Ngươi phải thờ phượng một mình Thiên Chúa mà thôi ».
Với một loại ngôn ngữ khoa học kỹ thuật, mà tác giả người Mỹ, mang tên là Stephen R. COVEY, đã trình bày và giới thiệu trong nhiều tác phẩm có tầm cỡ quốc tế, chúng ta có thể xác định và gọi tên ba bước đi lên và đi tới của Đức Kitô, khi trả lời cho Satan:
- Bước khoa học thứ nhất là Sáng tạo, Chọn lựa và Quyết định, Khẳng quyết Bản Sắc đích thực của mình, thay vì vọng động, chập chờn, phản ứng một cách bốc đồng và tự động, vì bị kích thích, mê hoặc, đánh lừa từ bên ngoài. Lối nói trong tiếng Anh là Be Proactive.
- Bước thứ hai là “begin with the END in mind”, bắt đầu bước đi với một mục đích rõ ràng, có sẵn, được cưu mang trong tâm hồn. Theo lối nói của Kinh Thánh, Kế hoạch, Chương trình hay là Thánh Ý của Thiên Chúa Ngôi Cha là mục đích cuối cùng của Đức Kitô. Và không một lần, Ngài đi lạc ra ngoài con đường ấy, cho dù “một chấm, một phết”. Để diễn tả thực tại luôn luôn hiện hữu nầy, Thánh Gioan Tông đồ đã dùng một ngôn ngữ hơi khang khác một chút: “Thầy ở trong Cha Thầy. Và Cha Thầy ở trong Thầy”.
- Bước thứ ba là “Put first things first”, đặt Ưu Tiên Số Một lên hàng đầu tiên. Chính vì lý do quan trọng nầy, giữa việc “làm phép lạ” hóa đá thành bánh nhằm thỏa mãn cơn đói và “lắng nghe Thánh Ý của Thiên Chúa Ngôi Cha”, Ngài đã dứt khoát, rõ ràng, biết đâu là chọn lựa tất yếu của Ngài. Nói khác đi, Ưu Tiên số một luôn luôn có mặt như ngọn đèn soi sáng mọi lời nói và việc làm, và cũng là như một động lực thúc đẩy Ngài tiến tới, vượt qua mọi chướng ngại và khổ đau, phải chăng được tóm gọn trong câu nói: “Này, Con đến để làm theo Ý của Cha”?
Với ba bước đi tới nầy, làm sao Đức Kitô có thể gục ngã trước sức quyến rũ hay là ma lực của Satan? Để bắt chước Ngài, cũng như mang vào mình những tâm tình của Ngài, phải chăng chúng ta chỉ cần ngày ngày thanh luyện ba giai đoạn đầy ý thức và sáng tạo ấy, trong cuộc đời làm người, cũng như trên những chặng đường vác Thánh Giá đi theo Ngài?
***
PHẦN THỨ HAI: ĐỨC KITÔ "TRÀN ĐẦY VÀ THẤM NHUẦN CHÚA THÁNH THẦN".
Trên bình diện làm người, nhất là khi khổ đau kéo tới, như đám mây đen che phủ bầu trời một cách kín mít, Đức Kitô cũng như mỗi người trong chúng ta có thể chới với, lo sợ, đến độ mồ hôi và máu có thể toát ra từ các lỗ chân lông, như đã xảy ra trong Vườn Cây Dầu, vào cuối cuộc đời làm người của Ngài.
Mẹ Maria cũng đã có lần mất phương hướng trong chốc lát, vì những lời mời gọi bên ngoài, hay là vì Thánh Ý của Thiên Chúa Ngôi Cha, xem ra đi ngược lại với những điều kiện cụ thể và hiện thực của mình. Làm sao có thể chu toàn sứ mệnh sinh con, bởi vì Mẹ khấn nguyện không biết đến đời sống vợ chồng?
Và lúc bấy giờ câu hỏi phát xuất từ đầu óc và con tim của Mẹ là: “Quomodo? Việc ấy có thể thực hiện bằng cách nào?”
Với loại câu hỏi nầy, lý trí diễn tả ra ngoài bằng ngôn ngữ, nhu cầu được sáng soi, để khám phá đâu là con đường cần dấn bước. Đồng thời với loại câu hỏi ấy, chúng ta không nghi kỵ về Tình Yêu bao la và cao cả của Thiên Chúa. Do đó, Đức Tin của chúng ta không bị sứt mẻ hoặc nao núng. Nói khác đi, không một lần, trong cuộc đời, Mẹ đã mở lời thách thức, nghi kỵ kế hoạch của Thiên Chúa, như dân Ít-ra-en ở trong Sa mạc Xi-na-y, hay là như ông Da-ca-ry, khi được báo tin về đứa con sắp sinh ra.
Thiên Thần Ga-bry-en, thay mặt Thiên Chúa, đã trả lời câu hỏi Quomodo của Mẹ: “Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà”.
Trong vòng 30 năm, trên bình diện làm người, Đức Kitô đã học bài học ấy lui tới nhiều lần với Mẹ của Ngài, nhất là trong những lần hai Mẹ Con đọc Kinh Thánh và cầu nguyện với nhau. Chắc hẵn, trong vấn đề nầy cũng như trong bao nhiêu vấn đề khác, Mẹ dạy cho Con, nhưng Con cũng dạy lại cho Mẹ. Phương tiện “Phản Hồi” (Feed-back trong tiếng Anh) là cách học và cách dạy trao đổi qua lại hai chiều. Hẳn thực, với phương pháp sư phạm khoa học ngày nay, Người Mẹ cho Con ăn, bằng cách “đút cơm, đút cháo”. Và cũng chính trong lúc ấy, Đứa Con cũng đang nuôi sống Mẹ của mình, bằng nụ cười, bằng những câu nói bi bô, bập bẹ. Phản hồi là làm tiếng vọng. diễn tả ý kiến của người nói, sau khi chúng ta đã lắng nghe tìm hiểu, với tất cả trí óc và con tim.
Trong lãnh vực Đức Tin, Chúa Thánh Thần là sợi dây thắt chặt quan hệ Tình Yêu giữa hai Mẹ Con. Mẹ tràn đầy Chúa Thánh Thần, thì Con cũng tràn đầy Chúa Thánh Thần. Mẹ thấm nhuần Thánh Ý của Thiên Chúa Ngôi Cha, thì Đức Kitô cũng thấm nhuần mọi đường đi và nẻo về, mà Ngài đã lên Kế Hoạch nhằm cứu độ nhân trần.
Trong lãnh vực làm người, thể theo lối nhìn của Tâm lý đương đại, nhờ TƯ DUY CẤU TRÚC, người mẹ càng ngày càng biết làm mẹ hơn để dạy con. Người con càng ngày càng biết tổ chức và hội nhập những bài học làm người của mình, nghĩa là biến thành xương thịt và máu huyết của mình. Nhờ đó đứa con càng ngày càng tự lập và độc lập, bằng cách biết sáng tạo cuộc đời của mình. Không còn lệ thuộc, ngửa tay chờ đợi.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, tư duy cấu trúc bao gồm những bước đi tới và đi lên một cách vững vàng, như sau:
- Bước thứ nhất là biết rõ KHỞI ĐIỂM của mình. Tôi hiện đang ở đâu? Tôi có những năng động nào? Tôi có những khó khăn, trì trệ nào cần khắc phục, để có thể tiến tới?
- Bước thứ hai là nắm vững điểm tôi cần tới nơi, còn mang tên là TẬN ĐIỂM hay là Cùng Đích của cuộc đời. Khi đã đạt tới Cùng Đích, tôi có những giá trị nào? Tôi sẽ cảm nhận những Niềm Vui nào và như thế nào? Tôi sẽ là ai, là gì, khi đã đạt được Cùng Đích?
- Bước thứ ba là ĐI từ khởi điểm đến tận điểm, với những giai đoạn như thế nào? Dùng phương tiện gì, đi bao lâu, đi với ai? Khi có những trở ngại, tôi khắc phục làm sao? Khi thấy mình lầm đường, tôi chuyển đổi bằng cách nào? Khi biết rõ mình đi đúng hướng, tôi cần củng cố hành trang nào, làm sao?
Trở lại với Con Đường Đức Tin, Chúa Thánh Thần là Ngọn Đèn soi đường chỉ lối cho tôi trong cuộc đời “ba chìm bảy nổi, tám lênh đênh”. Ngài là Nơi Nương Tựa, khi có những “bão bùng giông tố”. Ngài cũng là Sức Mạnh giúp tôi vượt qua những trở ngại dọc ngang, ngang dọc giữa cuộc đời. Cho dù Ngài vô hình, vô tượng, Ngài vẫn luôn có mặt với tôi, trong từng đóa hoa, trong từng ngọn cỏ, trong mỗi đám mây, trong mỗi bầu trời. Ai lắng mà không nghe Ngài? Ai nhìn mà không thấy Ngài? Ai tìm mà không gặp Ngài? Đức Kitô đã được Ngài hướng dẫn như vậy. Ngày hôm nay, trong đời sống Đức Tin, Ngài cũng đang có mặt với tôi y hệt như vậy. Cho nên Satan, với những chiêu bài rất tinh vi và tài tình, vẫn không thể nào vật ngã tôi xuống hố thẳm.
PHẦN THỨ BA: TÔI BỔ TÚC NHỮNG GÌ ĐANG "CÓN THIẾU SÓT TRONG CON NGƯỜI" CỦA ĐỨC KITÔ HAY LÀ TIẾP NỐI VAI TRTÒ LÀM TRUNG GIAN CỦA NGÀI.
Sau 30 năm sống ẩn dật bên cạnh Mẹ Maria, Thánh Giuse và với bà con làng xóm…như “một đứa con của Bác Thợ Mộc”, Đức Kitô đã ra khỏi nhà, hòa mình với đám đông. Khi tiếp xúc hay là va chạm vào Ngài, “người mù được thấy, người câm bắt đầu sử dụng ngôn ngữ, người điếc có khả năng nghe, người nghèo được chúc phúc, người tội lỗi được tha thứ…”. Sau một ngày hoạt động, tiếp xúc, trao đổi, dạy dỗ quần chúng, Ngài có thói quen rút lui, một mình, vào nơi hoang vắng, để soi bóng mình vào tấm gương “Thánh Ý của Thiên Chúa Ngôi Cha”, hay là kín múc lại “Sức Mạnh của Chúa Thánh Thần”.
Mẹ Ngài chỉ xuất hiện, đến tận nơi gặp mặt Ngài, một vài lần… trong suốt 3 năm. Nhưng bản thân tôi ghi nhớ mồn một “việc Mẹ tốc tả lên đường đi thăm viếng Bà Ê-Li-da-bét, sau khi được sứ thần của Thiên Chúa cho biết: Bà chị họ đã mang thai được 6 tháng. Và Mẹ đã ở lại giúp đỡ, cho đến khi Thánh Gioan Tiền hô ra đời và người cha là ông Da-ca-ry đã tìm lại được khả năng ngôn ngữ.
Phúc Âm chỉ kể thoáng qua vụ việc nầy. Tuy nhiên, sau khi đã nhận lãnh Thánh Ý của Thiên Chúa, bằng cách thưa “Xin Vâng”, cũng như sau khi “tràn đầy và thấm nhuần Chúa Thánh Thần”, Mẹ Maria đã và đang còn làm công việc “Chia Sẻ, Đồng Hành và Phục Vụ”. Và chỗ nào Mẹ có mặt, chỗ ấy “Trời Mới, Đất Mới, Con Người Mới” xuất hiện. Hữu xạ tự nhiên hương.
Tại Cana, Mẹ cũng mang Hương Thơm là Đức Kitô, cho bà con xa gần, chính lúc họ gặp khó khăn giữa buổi tiệc cưới, vì “Nhà hết rượu”.
Sau nầy, “thấm nhuần bài học của Mẹ”, Đức Kitô cũng dạy bảo các môn đệ của Ngài: “Các anh hãy đi khắp năm châu bốn bể, mang Tin Mừng cho mọi người”. Sở dĩ Đức Kitô đã trùng tuyên và thực thi bài học của Mẹ, vì Mẹ đã dạy Con, khi Mẹ “thấm nhuần Thánh Ý của Thiên Chúa Ngôi Cha”, và đồng thời Mẹ cũng “tràn đầy Chúa Thánh Thần”.
Tất cả những đứa con sinh ra từ bàn tay giúp đỡ, phục vụ và giáo dục, theo mẫu khuôn làm người của Mẹ Maria, sẽ có khả năng trở thành “NGÔN SỨ” được sai đi dọn đường cho Thiên Chúa, như Gioan Tiền Hô. Chỗ gồ ghề, được san bằng. Đường xiên xẹo sẽ được ngay thẳng.
Chủ Nhật 4 Mùa Chay - CH- 1694 ORSONNENS/FR, Thụy Sĩ
SÁCH THAM KHẢO:
1.-Stephen R. COVEY - The habits of Highly Effective People, Personal Workbook - Simon & Schuster, U.S.A 2003
2.-Stephen R. COVEY - First Things First - Simon & Schuster. U.S.A 1994
3.-L.S. VYGOTSKY - Pensée et Langage - ESF, Paris 1985
4.-NGUYỄN Văn Thành - Trẻ Em Tự Kỷ, Phương Thức Giáo Dục - Nhà XB Tôn Giáo, SG 2006
Trong bao nhiêu lần, mỗi khi Mùa Chay trở về, tôi đã suy niệm đoạn Tin Mừng của Thánh Ma-thêu, kể lại chuyện Đức Kitô được Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa để bị ma quỉ cám dỗ.
Từ năm nầy qua năm khác, nhiều câu hỏi đã được khảo sát và triển khai, trong tâm tư và cuộc sống Đức tin của tôi:
1) Đức Kitô đã hành xử làm sao, khi Ngài phải đối diện với những chiêu bài thử thách và ve vãn của Satan ?
2) Ngài đã thực hiện những bước đi tới như thế nào, để can trường khẳng quyết bản sắc đích thực và lối nhìn kiên định của Ngài ?
3) Dựa vào những nội lực thần thiêng nào đang hiện hữu trong tâm tư, Ngài có thể vô hiệu hóa hay là tháo gỡ nhiều cạm bẫy và mánh mung hiểm độc của ma quỉ ?
4) Vốn dĩ là Thiên Chúa, khi chấp nhận bị Satan cám dỗ, Đức Kitô đã « chia sẻ thân phận làm người », một cách thực sự và trọn vẹn. Khi làm như vậy, phải chăng Ngài chia sẻ với chúng ta, tất cả mọi điều kiện mong manh, khiêm hạ và thậm chí yếu hèn, NGOẠI TRỪ tội lỗi » ?
5) Xuyên qua vai trò bắc cầu hay làm trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại như vậy, phải chăng Đức Kitô đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đời sống Đức Tin của người tín hữu ? Nhờ vào đó, chúng ta có điều kiện, phương tiện và khả năng tiếp cận, nghĩa là ngày ngày tiến lại gần « cuộc sống của Thiên Chúa » hay là từng bước trở thành con cái của Ngôi Cha, giống như Ngài.
6) Sau khi chúng ta đã thấm nhuần « cách xử lý của Đức Kitô trước mỗi cám dỗ của Satan », sống Đức Tin vào Ngài không thể chỉ là ngôn từ ở đầu môi chót lưỡi, cơ hồ « thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng ». Trái lại, tôi cần làm gì, trong thực tế cụ thể ở đây và bây giờ, để có khả năng khẳng định mình giống như Thánh Phaolô: « Sống đối với tôi là Đức Kitô », hay là « Không phải tôi sống, chính Đức Kitô đang sống trong tôi » ?
7) Khi thấm nhuần Thánh Ý của Ngôi Cha và tràn đầy Chúa Thánh Thần, theo mẫu thức của Đức Kitô với 6 bước vừa được liệt kê, phải chăng người tín hữu đang thực hiện « Trời Mới và Đất Mới », cũng như trở thành « Con Người Mới », trên những chặng đường làm người ở trần thế nầy ? Chúng ta can trường bước tới như vậy, với anh chị em đồng hương và đồng loại, thậm chí với những người đang tố cáo hay là bách hại chúng ta, bằng cách này hoặc cách khác.
Trong khuôn khổ và giới hạn của bài chia sẻ nầy, tôi sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi trên đây, khi nhấn mạnh ba trọng điểm sau đây:
-Thứ nhất, thể theo Thánh Ý nhiệm mầu của Thiên Chúa Ngôi Cha, Đức Kitô được Chúa ThánhThần dẫn vào hoang địa để bị ma quỉ cám dỗ.
-Thứ hai, khi « tràn đầy và thấm nhuần Chúa Thánh Thần » và « được Ngài hướng dẫn », Đức Kitô có mọi khả lực thực hiện « kế hoạch cứu độ nhân trần » mà Thiên Chúa Ngôi Cha đã cưu mang, từ trước muôn đời.
-Thứ ba, khi chúng ta đón nhận làm của mình thái độ, lối nhìn, tâm tình cũng như cách hành xử của Đức Kitô, một đàng chúng ta có thể vượt thắng mọi mưu chước quỉ quyệt và tầy đình của Satan, « giống như Ngài, với Ngài và nhờ Ngài ». Đàng khác, khi sống Đức Tin như vậy, chúng ta ngày ngày « bổ túc những gì đang còn thiếu sót », trong con người và cuộc đời của Đức Kitô. Ngày ngày chúng ta lãnh nhận sứ mệnh « tiếp nối công trình Cứu Độ của Ngài ». Cùng với Ngài, chúng ta đẩy lui dần dần bóng tối của Satan, trong mọi cõi lòng của anh chị em sống hai bên cạnh chúng ta và trên mọi nẻo đường của nhân loại, cho đến ngày Ngài trở lại lần thứ hai.
***
PHẦN THỨ NHẤT: THÁNH Ý CỦA THIÊN CHÚA NGÔI CHA LUÔN LUÔN CÓ MẶT TRONG TÂM HỒN ĐỨC KITÔ.
Sau 40 đêm ngày ăn chay và cầu nguyện, Đức Kitô bị một cơn đói hoành hành trong xác thân của Ngài. Chính lúc ấy, Satan xuất hiện và đề nghị một chiêu thức cổ điển, đã được lặp đi lặp lại nhiều lần trong những giai đoạn khác nhau của Lịch Sử Cứu độ.
Và trong những lần « cám dỗ » và « mê hoặc » ấy, Satan đã thành công:
-Lần thứ nhất tại Vườn Địa Đàng, chiêu bài « quả táo xinh đẹp, ngon ngọt và hấp dẫn » được trình bày trước hai con mắt thèm thuồng và khao khát của bà Êva. Thêm vào đó, lúc bấy giờ, Êva đang sống một mình lẻ loi, không có ông A-dong là người bạn đường ở bên cạnh, để có thể bàn hỏi, chia sẻ, trao đổi ý kiến qua lại. Ngoài ra, bà chỉ cần ngước mắt lên trời, gọi mời Thiên Chúa đến viếng thăm và soi sáng những quyết định của mình. Lập tức, Ngài sẽ hiện hình và đồng hành. Nếu có mặt và ở gần Ngài như vậy, Eva đã không bao giờ mắc mưu của Satan. Tội lỗi sẽ chẳng bao giờ có cơ hội ngự trị trong tâm tư và cuộc đời của từng từng lớp lớp thế hệ con cháu cho đến ngày hôm nay.
-Lần thứ hai, trong sa mạc Xi-na-y, sau khi đã được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ của Ai-Cập, dân It-ra-en đã nhiều lần bỏ quên và phản bội Ngài, khi họ cắm lều, bên cạnh hai tảng đá lớn là Massa và Mêriba. Họ kêu ca, càm ràm, phàn nàn, trách móc…vừa khi của ăn chưa được cung cấp đầy đủ, nước uống chưa sẵn sàng trào tuôn ở trước cửa miệng của mình. Cũng trong vùng đất ở dưới chân Núi Horép, khi ông Môsê vắng mặt, họ đã cùng nhau gom góp vàng bạc và đúc ra con bò vàng. Trước Ngẫu Tượng vô tâm vô trí, do chính bàn tay của họ làm ra như vậy, họ sụp lạy và tôn thờ. Họ trục xuất Thiên Chúa Yavê khỏi tâm tư và cuộc đời. Họ không còn lắng nghe và cưu mang Thánh Ý của Ngài. Họ không ghi nhớ vào lòng những Lời Ngài dạy bảo, cũng như bao nhiêu kỳ công trọng đại, mà Ngài đã thực hiện cho họ và cha ông của họ, từ trước cho tới nay. Vô tình hay hữu ý, họ đã đồng hóa hoàn toàn với hai tảng đá khô khan, cằn cỗi và chai lỳ, là Massa và Mêriba có nghĩa là « Thách thức và Tố cáo » hay là « Phản loạn và Ngoan cố » trước mọi Lời mời gọi ân tình của Thiên Chúa.
Khác hẵn với bà Êva và dân It-ra-en, Đức Kitô trong những lúc bị Satan thử thách ở trong Sa Mạc, cũng như sau này tại Vườn Cây Dầu hay là trên Thánh Giá, vẫn không ngừng cưu mang Thánh Ý Nhiệm Mầu của Thiên Chúa Ngôi Cha trong tâm hồn.
-Lần thứ nhất, khi Satan dụ dỗ Ngài « làm phép lạ hóa đá thành bánh, để giải quyết cơn đói đang hoành hành, trong thân thể », Ngài bình tỉnh và cương quyết đáp lại: « Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi Lời, do miệng Thiên Chúa phán ra » (Mt 4, 4).
- Lần thứ hai, Satan thúc giục Ngài thực hiện một chiêu thức ảo thuật, trước mọi con mắt của đoàn lũ chứng kiến, bằng cách gieo mình xuống từ chóp đỉnh Đền Thờ. Ngài thanh thản trả lời không cần đắn đo cân nhắc cái lợi và cái hại, trên bình diện làm người: « Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi ».
-Lần thứ ba, Đức Kitô được đề nghị « quì xuống và sụp lạy trước mặt Satan », để có thể nhận lãnh mọi thứ của cải, danh vọng và chức quyền của vua chúa thế gian. Lần này, Ngài đã nghiêm nghị từ chối. Tuy nhiên, không một lần Ngài đã lớn tiếng la mắng, tức giận, xua đuổi, thậm chí một thoáng bạo động, mất bình tỉnh trong lãnh vực ngôn ngữ. Trái lại, Ngài chỉ nhẹ nhàng nhấn mạnh con đường mà Ngài đã quyết định và chọn lựa: « Ngươi phải thờ phượng một mình Thiên Chúa mà thôi ».
Với một loại ngôn ngữ khoa học kỹ thuật, mà tác giả người Mỹ, mang tên là Stephen R. COVEY, đã trình bày và giới thiệu trong nhiều tác phẩm có tầm cỡ quốc tế, chúng ta có thể xác định và gọi tên ba bước đi lên và đi tới của Đức Kitô, khi trả lời cho Satan:
- Bước khoa học thứ nhất là Sáng tạo, Chọn lựa và Quyết định, Khẳng quyết Bản Sắc đích thực của mình, thay vì vọng động, chập chờn, phản ứng một cách bốc đồng và tự động, vì bị kích thích, mê hoặc, đánh lừa từ bên ngoài. Lối nói trong tiếng Anh là Be Proactive.
- Bước thứ hai là “begin with the END in mind”, bắt đầu bước đi với một mục đích rõ ràng, có sẵn, được cưu mang trong tâm hồn. Theo lối nói của Kinh Thánh, Kế hoạch, Chương trình hay là Thánh Ý của Thiên Chúa Ngôi Cha là mục đích cuối cùng của Đức Kitô. Và không một lần, Ngài đi lạc ra ngoài con đường ấy, cho dù “một chấm, một phết”. Để diễn tả thực tại luôn luôn hiện hữu nầy, Thánh Gioan Tông đồ đã dùng một ngôn ngữ hơi khang khác một chút: “Thầy ở trong Cha Thầy. Và Cha Thầy ở trong Thầy”.
- Bước thứ ba là “Put first things first”, đặt Ưu Tiên Số Một lên hàng đầu tiên. Chính vì lý do quan trọng nầy, giữa việc “làm phép lạ” hóa đá thành bánh nhằm thỏa mãn cơn đói và “lắng nghe Thánh Ý của Thiên Chúa Ngôi Cha”, Ngài đã dứt khoát, rõ ràng, biết đâu là chọn lựa tất yếu của Ngài. Nói khác đi, Ưu Tiên số một luôn luôn có mặt như ngọn đèn soi sáng mọi lời nói và việc làm, và cũng là như một động lực thúc đẩy Ngài tiến tới, vượt qua mọi chướng ngại và khổ đau, phải chăng được tóm gọn trong câu nói: “Này, Con đến để làm theo Ý của Cha”?
Với ba bước đi tới nầy, làm sao Đức Kitô có thể gục ngã trước sức quyến rũ hay là ma lực của Satan? Để bắt chước Ngài, cũng như mang vào mình những tâm tình của Ngài, phải chăng chúng ta chỉ cần ngày ngày thanh luyện ba giai đoạn đầy ý thức và sáng tạo ấy, trong cuộc đời làm người, cũng như trên những chặng đường vác Thánh Giá đi theo Ngài?
***
PHẦN THỨ HAI: ĐỨC KITÔ "TRÀN ĐẦY VÀ THẤM NHUẦN CHÚA THÁNH THẦN".
Trên bình diện làm người, nhất là khi khổ đau kéo tới, như đám mây đen che phủ bầu trời một cách kín mít, Đức Kitô cũng như mỗi người trong chúng ta có thể chới với, lo sợ, đến độ mồ hôi và máu có thể toát ra từ các lỗ chân lông, như đã xảy ra trong Vườn Cây Dầu, vào cuối cuộc đời làm người của Ngài.
Mẹ Maria cũng đã có lần mất phương hướng trong chốc lát, vì những lời mời gọi bên ngoài, hay là vì Thánh Ý của Thiên Chúa Ngôi Cha, xem ra đi ngược lại với những điều kiện cụ thể và hiện thực của mình. Làm sao có thể chu toàn sứ mệnh sinh con, bởi vì Mẹ khấn nguyện không biết đến đời sống vợ chồng?
Và lúc bấy giờ câu hỏi phát xuất từ đầu óc và con tim của Mẹ là: “Quomodo? Việc ấy có thể thực hiện bằng cách nào?”
Với loại câu hỏi nầy, lý trí diễn tả ra ngoài bằng ngôn ngữ, nhu cầu được sáng soi, để khám phá đâu là con đường cần dấn bước. Đồng thời với loại câu hỏi ấy, chúng ta không nghi kỵ về Tình Yêu bao la và cao cả của Thiên Chúa. Do đó, Đức Tin của chúng ta không bị sứt mẻ hoặc nao núng. Nói khác đi, không một lần, trong cuộc đời, Mẹ đã mở lời thách thức, nghi kỵ kế hoạch của Thiên Chúa, như dân Ít-ra-en ở trong Sa mạc Xi-na-y, hay là như ông Da-ca-ry, khi được báo tin về đứa con sắp sinh ra.
Thiên Thần Ga-bry-en, thay mặt Thiên Chúa, đã trả lời câu hỏi Quomodo của Mẹ: “Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà”.
Trong vòng 30 năm, trên bình diện làm người, Đức Kitô đã học bài học ấy lui tới nhiều lần với Mẹ của Ngài, nhất là trong những lần hai Mẹ Con đọc Kinh Thánh và cầu nguyện với nhau. Chắc hẵn, trong vấn đề nầy cũng như trong bao nhiêu vấn đề khác, Mẹ dạy cho Con, nhưng Con cũng dạy lại cho Mẹ. Phương tiện “Phản Hồi” (Feed-back trong tiếng Anh) là cách học và cách dạy trao đổi qua lại hai chiều. Hẳn thực, với phương pháp sư phạm khoa học ngày nay, Người Mẹ cho Con ăn, bằng cách “đút cơm, đút cháo”. Và cũng chính trong lúc ấy, Đứa Con cũng đang nuôi sống Mẹ của mình, bằng nụ cười, bằng những câu nói bi bô, bập bẹ. Phản hồi là làm tiếng vọng. diễn tả ý kiến của người nói, sau khi chúng ta đã lắng nghe tìm hiểu, với tất cả trí óc và con tim.
Trong lãnh vực Đức Tin, Chúa Thánh Thần là sợi dây thắt chặt quan hệ Tình Yêu giữa hai Mẹ Con. Mẹ tràn đầy Chúa Thánh Thần, thì Con cũng tràn đầy Chúa Thánh Thần. Mẹ thấm nhuần Thánh Ý của Thiên Chúa Ngôi Cha, thì Đức Kitô cũng thấm nhuần mọi đường đi và nẻo về, mà Ngài đã lên Kế Hoạch nhằm cứu độ nhân trần.
Trong lãnh vực làm người, thể theo lối nhìn của Tâm lý đương đại, nhờ TƯ DUY CẤU TRÚC, người mẹ càng ngày càng biết làm mẹ hơn để dạy con. Người con càng ngày càng biết tổ chức và hội nhập những bài học làm người của mình, nghĩa là biến thành xương thịt và máu huyết của mình. Nhờ đó đứa con càng ngày càng tự lập và độc lập, bằng cách biết sáng tạo cuộc đời của mình. Không còn lệ thuộc, ngửa tay chờ đợi.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, tư duy cấu trúc bao gồm những bước đi tới và đi lên một cách vững vàng, như sau:
- Bước thứ nhất là biết rõ KHỞI ĐIỂM của mình. Tôi hiện đang ở đâu? Tôi có những năng động nào? Tôi có những khó khăn, trì trệ nào cần khắc phục, để có thể tiến tới?
- Bước thứ hai là nắm vững điểm tôi cần tới nơi, còn mang tên là TẬN ĐIỂM hay là Cùng Đích của cuộc đời. Khi đã đạt tới Cùng Đích, tôi có những giá trị nào? Tôi sẽ cảm nhận những Niềm Vui nào và như thế nào? Tôi sẽ là ai, là gì, khi đã đạt được Cùng Đích?
- Bước thứ ba là ĐI từ khởi điểm đến tận điểm, với những giai đoạn như thế nào? Dùng phương tiện gì, đi bao lâu, đi với ai? Khi có những trở ngại, tôi khắc phục làm sao? Khi thấy mình lầm đường, tôi chuyển đổi bằng cách nào? Khi biết rõ mình đi đúng hướng, tôi cần củng cố hành trang nào, làm sao?
Trở lại với Con Đường Đức Tin, Chúa Thánh Thần là Ngọn Đèn soi đường chỉ lối cho tôi trong cuộc đời “ba chìm bảy nổi, tám lênh đênh”. Ngài là Nơi Nương Tựa, khi có những “bão bùng giông tố”. Ngài cũng là Sức Mạnh giúp tôi vượt qua những trở ngại dọc ngang, ngang dọc giữa cuộc đời. Cho dù Ngài vô hình, vô tượng, Ngài vẫn luôn có mặt với tôi, trong từng đóa hoa, trong từng ngọn cỏ, trong mỗi đám mây, trong mỗi bầu trời. Ai lắng mà không nghe Ngài? Ai nhìn mà không thấy Ngài? Ai tìm mà không gặp Ngài? Đức Kitô đã được Ngài hướng dẫn như vậy. Ngày hôm nay, trong đời sống Đức Tin, Ngài cũng đang có mặt với tôi y hệt như vậy. Cho nên Satan, với những chiêu bài rất tinh vi và tài tình, vẫn không thể nào vật ngã tôi xuống hố thẳm.
PHẦN THỨ BA: TÔI BỔ TÚC NHỮNG GÌ ĐANG "CÓN THIẾU SÓT TRONG CON NGƯỜI" CỦA ĐỨC KITÔ HAY LÀ TIẾP NỐI VAI TRTÒ LÀM TRUNG GIAN CỦA NGÀI.
Sau 30 năm sống ẩn dật bên cạnh Mẹ Maria, Thánh Giuse và với bà con làng xóm…như “một đứa con của Bác Thợ Mộc”, Đức Kitô đã ra khỏi nhà, hòa mình với đám đông. Khi tiếp xúc hay là va chạm vào Ngài, “người mù được thấy, người câm bắt đầu sử dụng ngôn ngữ, người điếc có khả năng nghe, người nghèo được chúc phúc, người tội lỗi được tha thứ…”. Sau một ngày hoạt động, tiếp xúc, trao đổi, dạy dỗ quần chúng, Ngài có thói quen rút lui, một mình, vào nơi hoang vắng, để soi bóng mình vào tấm gương “Thánh Ý của Thiên Chúa Ngôi Cha”, hay là kín múc lại “Sức Mạnh của Chúa Thánh Thần”.
Mẹ Ngài chỉ xuất hiện, đến tận nơi gặp mặt Ngài, một vài lần… trong suốt 3 năm. Nhưng bản thân tôi ghi nhớ mồn một “việc Mẹ tốc tả lên đường đi thăm viếng Bà Ê-Li-da-bét, sau khi được sứ thần của Thiên Chúa cho biết: Bà chị họ đã mang thai được 6 tháng. Và Mẹ đã ở lại giúp đỡ, cho đến khi Thánh Gioan Tiền hô ra đời và người cha là ông Da-ca-ry đã tìm lại được khả năng ngôn ngữ.
Phúc Âm chỉ kể thoáng qua vụ việc nầy. Tuy nhiên, sau khi đã nhận lãnh Thánh Ý của Thiên Chúa, bằng cách thưa “Xin Vâng”, cũng như sau khi “tràn đầy và thấm nhuần Chúa Thánh Thần”, Mẹ Maria đã và đang còn làm công việc “Chia Sẻ, Đồng Hành và Phục Vụ”. Và chỗ nào Mẹ có mặt, chỗ ấy “Trời Mới, Đất Mới, Con Người Mới” xuất hiện. Hữu xạ tự nhiên hương.
Tại Cana, Mẹ cũng mang Hương Thơm là Đức Kitô, cho bà con xa gần, chính lúc họ gặp khó khăn giữa buổi tiệc cưới, vì “Nhà hết rượu”.
Sau nầy, “thấm nhuần bài học của Mẹ”, Đức Kitô cũng dạy bảo các môn đệ của Ngài: “Các anh hãy đi khắp năm châu bốn bể, mang Tin Mừng cho mọi người”. Sở dĩ Đức Kitô đã trùng tuyên và thực thi bài học của Mẹ, vì Mẹ đã dạy Con, khi Mẹ “thấm nhuần Thánh Ý của Thiên Chúa Ngôi Cha”, và đồng thời Mẹ cũng “tràn đầy Chúa Thánh Thần”.
Tất cả những đứa con sinh ra từ bàn tay giúp đỡ, phục vụ và giáo dục, theo mẫu khuôn làm người của Mẹ Maria, sẽ có khả năng trở thành “NGÔN SỨ” được sai đi dọn đường cho Thiên Chúa, như Gioan Tiền Hô. Chỗ gồ ghề, được san bằng. Đường xiên xẹo sẽ được ngay thẳng.
Chủ Nhật 4 Mùa Chay - CH- 1694 ORSONNENS/FR, Thụy Sĩ
SÁCH THAM KHẢO:
1.-Stephen R. COVEY - The habits of Highly Effective People, Personal Workbook - Simon & Schuster, U.S.A 2003
2.-Stephen R. COVEY - First Things First - Simon & Schuster. U.S.A 1994
3.-L.S. VYGOTSKY - Pensée et Langage - ESF, Paris 1985
4.-NGUYỄN Văn Thành - Trẻ Em Tự Kỷ, Phương Thức Giáo Dục - Nhà XB Tôn Giáo, SG 2006
Sứ điệp Phúc Âm: Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên
23:43 01/03/2008
CHÚA NHẬT THỨ TƯ MÙA CHAY, NĂM A.
Sách Samuel, quyển I, 16:1,6-7,10-13;Thư gửi Ephêsô 5:8-14 và Phúc Âm Gioan 9:1-41
Sứ Điệp Phúc Âm: Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian.
Câu hỏi giáo lý
1. Những chủ đề chính trong Mùa Chay?
Chúa Nhật I Mùa Chay, Matthêu 4:1-11, Chúa Giêsu là con người thật như chúng ta, Ngài phải đương đầu với những cám dỗ, những thử thách của cuộc sống.
Chúa Nhật II Mùa Chay, Matthêu 17:1-9, Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, nơi Ngài tỏ hiện vinh quang sáng ngời của Thiên Chúa khi biến hình trên núi Tabor.
Chúa Nhật III Mùa Chay, Gioan 4:5-42, Chúa là nước hằng sống, chỉ có Chúa mới thỏa đáp những khát vọng của con người.
Chúa Nhật IV Mùa Chay, Gioan 9:1-41, Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian. Ngài đến để đẩy lui bóng tối ác thần và dẫn đưa con người đi trong ánh sáng sự thật hướng về hạnh phúc thật.
Chúa Nhật V Mùa Chay, Gioan 11:1-45, Chúa Giêsu là sự sống và là sự sống lại.
Chúa Nhật Lễ Lá, Bài thương khó Chúa Giêsu, Matthêu 26: 14-27, 66 Chúa Giêsu đau khổ, bị hành hình, bị giết chết và phục sinh.
Dung nhan Chúa trong Mùa Chay: là người như chúng ta để mang chúng ta đến với Thiên Chúa là cùng đích của đời người. Cứu độ là làm người để cứu người.
2. Tại sao các môn đệ Chúa khi thấy người mù lại đặt câu hỏi “ai đã phạm tội?”
Người Do Thái quan niệm: Bệnh là hậu quả của tội, có thể là tội của người bệnh hoặc tội của Cha Mẹ, Ông Bà hay ai đó trong gia đình người bệnh. Người Việt Nam cũng có quan niệm “quả báo” na ná như vậy khi cho rằng “đời cha ăn mặn, đời con khát nước!” hay “Ông Trời có mắt!” Chúa không chấp nhận quan niệm nầy, nhưng anh ta mù là “để các việc Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh!”
3. Như vậy Chúa làm cho người ta mù hay tàn tật để “các việc Thiên Chúa được tỏ hiện” sao?
Chúa không làm ai mù cả và cũng không dùng chúng ta làm vật hy sinh để tỏ lộ vinh quang Chúa, nhưng dù chúng ta có mang những bệnh tật vẫn có thể làm sáng danh Chúa. Bằng chứng là qua việc chữa lành người mù từ thưở bình sinh Chúa minh chứng rắng: Chúa là ánh sáng trần gian.
Áp dụng
1. Chúng ta sáng hay mù? Chúng ta có lúc sáng và có lúc mù:
Chúng ta sáng mắt khi chúng ta tin Chúa, yêu Chúa và thấy Chúa trong anh em chúng ta.
Chúng ta mù mắt khi chúng ta lầm đường lạc lối, sống theo những cám dỗ của ma quỉ và không thấy người khác là anh chị em của mình để thương yêu và giúp đỡ.
2. Nhiều khi chúng ta không bị mù bẩm sinh, chúng ta được ánh sáng đức tin soi dẫn từ ấu thời qua Bí Tích Rửa Tội. Nhưng khi lớn lên, chúng ta bị bóng tối của ma quỉ úp chụp hay chúng ta lấy ích kỷ che mắt mình để khỏi nhìn thấy những gì phải theo và phải làm. Chúng ta tự làm mình mù.
3. Có trên 40 triệu người trên thế giới đang bị mù lòa thể lý. Nhưng có hàng tỉ người bị mù đức tin hay mù tinh thần. Hãy làm cho mình sáng mắt bằng cách:
a) Đọc lại bài Phúc Âm trong gia đình một lần trong tuần nầy.
b) Các bạn trẻ nghĩ đến một chuyến về VN, không để chơi, nhưng theo một đoàn người làm công tác xã hội giúp người bệnh tật và nghèo khổ ở các vùng xa xôi không?
Sách Samuel, quyển I, 16:1,6-7,10-13;Thư gửi Ephêsô 5:8-14 và Phúc Âm Gioan 9:1-41
Sứ Điệp Phúc Âm: Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian.
Câu hỏi giáo lý
1. Những chủ đề chính trong Mùa Chay?
Chúa Nhật I Mùa Chay, Matthêu 4:1-11, Chúa Giêsu là con người thật như chúng ta, Ngài phải đương đầu với những cám dỗ, những thử thách của cuộc sống.
Chúa Nhật II Mùa Chay, Matthêu 17:1-9, Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, nơi Ngài tỏ hiện vinh quang sáng ngời của Thiên Chúa khi biến hình trên núi Tabor.
Chúa Nhật III Mùa Chay, Gioan 4:5-42, Chúa là nước hằng sống, chỉ có Chúa mới thỏa đáp những khát vọng của con người.
Chúa Nhật IV Mùa Chay, Gioan 9:1-41, Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian. Ngài đến để đẩy lui bóng tối ác thần và dẫn đưa con người đi trong ánh sáng sự thật hướng về hạnh phúc thật.
Chúa Nhật V Mùa Chay, Gioan 11:1-45, Chúa Giêsu là sự sống và là sự sống lại.
Chúa Nhật Lễ Lá, Bài thương khó Chúa Giêsu, Matthêu 26: 14-27, 66 Chúa Giêsu đau khổ, bị hành hình, bị giết chết và phục sinh.
Dung nhan Chúa trong Mùa Chay: là người như chúng ta để mang chúng ta đến với Thiên Chúa là cùng đích của đời người. Cứu độ là làm người để cứu người.
2. Tại sao các môn đệ Chúa khi thấy người mù lại đặt câu hỏi “ai đã phạm tội?”
Người Do Thái quan niệm: Bệnh là hậu quả của tội, có thể là tội của người bệnh hoặc tội của Cha Mẹ, Ông Bà hay ai đó trong gia đình người bệnh. Người Việt Nam cũng có quan niệm “quả báo” na ná như vậy khi cho rằng “đời cha ăn mặn, đời con khát nước!” hay “Ông Trời có mắt!” Chúa không chấp nhận quan niệm nầy, nhưng anh ta mù là “để các việc Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh!”
3. Như vậy Chúa làm cho người ta mù hay tàn tật để “các việc Thiên Chúa được tỏ hiện” sao?
Chúa không làm ai mù cả và cũng không dùng chúng ta làm vật hy sinh để tỏ lộ vinh quang Chúa, nhưng dù chúng ta có mang những bệnh tật vẫn có thể làm sáng danh Chúa. Bằng chứng là qua việc chữa lành người mù từ thưở bình sinh Chúa minh chứng rắng: Chúa là ánh sáng trần gian.
Áp dụng
1. Chúng ta sáng hay mù? Chúng ta có lúc sáng và có lúc mù:
Chúng ta sáng mắt khi chúng ta tin Chúa, yêu Chúa và thấy Chúa trong anh em chúng ta.
Chúng ta mù mắt khi chúng ta lầm đường lạc lối, sống theo những cám dỗ của ma quỉ và không thấy người khác là anh chị em của mình để thương yêu và giúp đỡ.
2. Nhiều khi chúng ta không bị mù bẩm sinh, chúng ta được ánh sáng đức tin soi dẫn từ ấu thời qua Bí Tích Rửa Tội. Nhưng khi lớn lên, chúng ta bị bóng tối của ma quỉ úp chụp hay chúng ta lấy ích kỷ che mắt mình để khỏi nhìn thấy những gì phải theo và phải làm. Chúng ta tự làm mình mù.
3. Có trên 40 triệu người trên thế giới đang bị mù lòa thể lý. Nhưng có hàng tỉ người bị mù đức tin hay mù tinh thần. Hãy làm cho mình sáng mắt bằng cách:
a) Đọc lại bài Phúc Âm trong gia đình một lần trong tuần nầy.
b) Các bạn trẻ nghĩ đến một chuyến về VN, không để chơi, nhưng theo một đoàn người làm công tác xã hội giúp người bệnh tật và nghèo khổ ở các vùng xa xôi không?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Lễ Đức Thánh Cha ngày 17 tháng 4, 2008 tại Vận Động Trường National Park, Washington DC
Bùi Hữu Thư
14:53 01/03/2008
Thánh Lễ Đức Thánh Cha ngày 17 tháng 4, 2008 tại Vận Động Trường National Park, Washington DC
Washington DC: Thánh Lễ Đức Thánh Cha ngày 17 tháng 4, 2008 sẽ được khởi sự lúc 10 giờ sáng ngày Thứ Năm tại National Park. Vì lý do an ninh và trật tự, tất cả mọi người tham dự phải có vé và tất cả mọi ghế ngồi phải được giữ chỗ truớc.
Linh Mục:
Mọi linh mục có phép dâng thánh lễ đều được mời đồng tế với Đức Thánh Cha, và sẽ có 80 ghế dành cho các linh mục đồng tế ở khu vực xung quanh bàn thờ. Các Giáo phận sẽ nộp danh sách các cha cho Tổng Giáo Phận Washington. Các cha muốn tham dự phải tự ý ghi danh trên website. Tổng giáo phận sẽ cung cấp chi tiết về áo lễ, các linh mục phải mặc nếu không không được vào khu vực.
Giáo Dân:
Một số vé nhất định dành cho các giáo phận sẽ được cung cấp. Để bảo đảm sự công bằng các Đức giám mục sẽ cung cấp một số vé cho mỗi giáo xứ theo phân xuất giáo dân. (Tuy nhiên sẽ có một con số tổi thiểu để giáo xứ nhỏ nhất cũng có một số vé có ý nghĩa.) Một số vé khác được dành cho các nhóm đặc biệt trong các giáo phận, thí dụ: chủng sinh, ứng viên thầy sáu...)
Con số vé của mỗi giáo xứ đã được công bố: Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington Virginia được Đức Giám mục Loverde cấp cho 58 vé. Cha xứ sẽ dành ưu tiên cho các thày phó tế vĩnh viễn, và các nữ tu làm việc trong chương trình giáo lý. Giáo xứ đã lập danh sách ghi danh để rồi rút thăm theo kiểu xổ số để cho tất cả mọi người đã ghi danh đều có hy vọng. Danh sách người trúng vé phải được nộp cùng với địa chỉ cho Văn Phòng Chưởng Ấn Giáo Phận trước ngày 7 tháng Ba.
Mọi người phải đến sân vận động National Park thật sớm. Có thể tới trước 7 giờ, nghiã là vào lúc 3 giờ sáng, không kể thời gian chuyên chở. Cho nên những ai già yếu nên xét lại trước khi xin vé. Nên nhớ là vé không được chuyển cho người khác vì có tên và địa chỉ.
Di chuyển
Vì không có chỗ đậu xe nên đây là cả một vần đề nan giải tại National Park. Nên đi Metro. Tuy nhiên sẽ rất đông người trong giờ cao điểm. Navy Yard trên đường xe điện ngầm mầu Green gần sân vận động nhất, khoảng 1 block.
Có thể thuê xe buýt để đi chung nhưng không có thể được thả và đón ngay tại National Park, sẽ có chỗ dành cho xe buýt, và se có xe thoi đưa để đưa đến sân vận động.
Đức Thánh Cha nguyện kinh Mân Côi với hơn 40 ngàn sinh viên
LM Trần Đức Anh OP
20:04 01/03/2008
VATICAN. Chiều 1-3-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã gặp gỡ và nguyện kinh Mân Côi các sinh viên đại học Âu và Mỹ châu tại Đại thính đường Phaolô 6 ở Nội thành Vatican.
Cuộc gặp gỡ được Liên HĐGM Âu châu cổ võ và do Văn phòng mục vụ đại học thuộc tòa Giám quản Roma tổ chức lần thứ 6, với chủ đề ” Âu châu và Mỹ châu cùng nhau xây dựng nền văn minh tình thương”.
Tham dự cuộc gặp gỡ bắt đầu lúc 5 giờ chiều có 10 ngàn sinh viên cùng với các ca đoàn thuộc các đại học và học viện ở Roma và Italia. Ngoài ra còn có hàng ngàn sinh viên khác dưới sự hướng dẫn của 10 vị HY, GM bản quyền, tham dự qua truyền hình được nối với các nhà thờ và nguyện đường ở các thành phố Napolia, nam Italia, Bucarest thủ đô Rumani, Toledo Tây Ban Nha, Avignon bên Pháp và Minsk, thủ đô Bạch Nga. Tại Mỹ châu có các thành phố Washington Hoa kỳ, Thành phố Mêhicô, La Habana Cuba, Aparecida Brazil và Loja bên Ecuador. Tổng cộng có tới 40 ngàn sinh viên tham dự.
Sau lời giới thiệu mở đầu, có nghi thức rước Thánh Giá vào Đại thính đường Phaolô 6 và ĐHY Camillo Ruini, Giám quản Roma, đã làm dấu Thánh Giá chính thức khai mạc buổi đọc kinh, và kế đến là phần tiếp đón các phái đoàn các nước Âu Mỹ, hiện diện tại chỗ hoặc được nối qua truyền hình.
Cuộc gặp gỡ được tiếp nối với phần công bố Lời Chúa và chứng từ về niềm hy vọng một số sinh viên đại học: từ Toledo Tây Ban Nha, Aparecida Brazil, chứng từ về việc xây dựng nền văn minh tình thương của hai bạn trẻ ở Loja Ecuador.
Sau đó, lúc 6 giờ chiều, ĐTC Biển Đức 16 đã tiến vào Đại thính đường, giữa tiếng vỗ tay vang dội của mọi người, trong khi ca đoàn hát bài ”Hỡi Phêrô con là đá!”. Các sinh viên tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ giơ cao tấm bảng có hàng chữ ”Còn 46 ngày nữa chúng con sẽ gặp ngài tại đây”.
ĐTC gửi lời chào thăm các sinh viên tại các nước được nối qua truyền hình. Kế đến có nghi thức tưởng niệm 7 hồng ân của Chúa Thánh Linh do Đức Cha Kondrusiewicz, TGM giáo phận Minsk, thủ đô Bạch Nga, giới thiệu, xen lẫn thánh ca Veni Creator cầu xin Chúa Thánh Thần, với sự cộng tác của sinh viên các đại học khác. Mỗi ơn Thánh Linh, tượng trưng bằng cây nến sáng được một đại diện của bạn trẻ mang lên bàn thờ.
Tiếp đến ĐTC và mọi người đã lần lượt đọc 50 kinh Mân Côi với phần suy niệm về 5 mầu nhiệm mùa mừng, xen giữa các bài đọc Kinh Thánh và suy niệm La Habana, Napoli, Thành phố Mêhicô, Avignon, Washington và Bucarest.
Lên tiếng sau khi đọc kinh, ĐTC mời gọi các bạn trẻ đáp lại tiếng gọi của Chúa, cộng tác với các bạn trẻ cùng lứa tuổi, để nhựa sống của Tin Mừng canh tân nền văn minh của hai đại lục Âu Mỹ và toàn nhân loại. Ngài nói: ”Các thánh phố lớn ở Âu Mỹ thường ngày càng có tính chất quốc tế, nhưng nhiều khi thiếu nhựa sống của Tin Mừng, nhựa sống này có khả năng làm cho những khác biệt không trở thành nguyên do gây chia rẽ hoặc xung đột nhưng là cơ hội để làm cho nhau được thêm phong phú”.
ĐTC cũng giải thích nền văn minh tình thương là sự sống chung an bình, vui tươi, trong niềm tôn trọng những khác biệt, nhân danh một dự án chung, dựa trên 4 cột trụ là tình thương, sự chật, tự do và công lý. Các bạn thân mến, đây là mệnh lệnh tôi ủy thác cho các bạn: ”Các bạn hãy trở thành môn đệ và chứng nhân của tin Mừng, vì Tin Mừng là hạt giống tốt của Nước CHúa, nghĩa là của nền văn minh tình thương! Hãy trở thành những người xây dựng hòa bình và hiệp nhất! Dấu chỉ của sự hiệp nhất Công GIáo, nghĩa là phổ quát và và toàn vẹn trong đức tin Kitô liên kết tất cả chúng ta, cũng là sáng kiến trao cho mỗi người trong các bạn văn bản thông điệp Spe salvi trong một CD bằng 5 thứ tiếng. Xin Mẹ Maria canh giữ các bạn, gia đình và mọi người thân yêu của các bạn”.
Sau đó, ĐTC đã chào thăm các sinh viên bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Bồ đào nha, Bạch Nga, Rumani và Ý.
Sau khi ban phép lành cuối buổi cầu nguyện, ĐTC đã trao cho các đại diện bạn trẻ thông điệp Spe salvi của ngài về niềm hy vọng. (SD 1-3-2008)
Cuộc gặp gỡ được Liên HĐGM Âu châu cổ võ và do Văn phòng mục vụ đại học thuộc tòa Giám quản Roma tổ chức lần thứ 6, với chủ đề ” Âu châu và Mỹ châu cùng nhau xây dựng nền văn minh tình thương”.
Tham dự cuộc gặp gỡ bắt đầu lúc 5 giờ chiều có 10 ngàn sinh viên cùng với các ca đoàn thuộc các đại học và học viện ở Roma và Italia. Ngoài ra còn có hàng ngàn sinh viên khác dưới sự hướng dẫn của 10 vị HY, GM bản quyền, tham dự qua truyền hình được nối với các nhà thờ và nguyện đường ở các thành phố Napolia, nam Italia, Bucarest thủ đô Rumani, Toledo Tây Ban Nha, Avignon bên Pháp và Minsk, thủ đô Bạch Nga. Tại Mỹ châu có các thành phố Washington Hoa kỳ, Thành phố Mêhicô, La Habana Cuba, Aparecida Brazil và Loja bên Ecuador. Tổng cộng có tới 40 ngàn sinh viên tham dự.
Sau lời giới thiệu mở đầu, có nghi thức rước Thánh Giá vào Đại thính đường Phaolô 6 và ĐHY Camillo Ruini, Giám quản Roma, đã làm dấu Thánh Giá chính thức khai mạc buổi đọc kinh, và kế đến là phần tiếp đón các phái đoàn các nước Âu Mỹ, hiện diện tại chỗ hoặc được nối qua truyền hình.
Cuộc gặp gỡ được tiếp nối với phần công bố Lời Chúa và chứng từ về niềm hy vọng một số sinh viên đại học: từ Toledo Tây Ban Nha, Aparecida Brazil, chứng từ về việc xây dựng nền văn minh tình thương của hai bạn trẻ ở Loja Ecuador.
Sau đó, lúc 6 giờ chiều, ĐTC Biển Đức 16 đã tiến vào Đại thính đường, giữa tiếng vỗ tay vang dội của mọi người, trong khi ca đoàn hát bài ”Hỡi Phêrô con là đá!”. Các sinh viên tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ giơ cao tấm bảng có hàng chữ ”Còn 46 ngày nữa chúng con sẽ gặp ngài tại đây”.
ĐTC gửi lời chào thăm các sinh viên tại các nước được nối qua truyền hình. Kế đến có nghi thức tưởng niệm 7 hồng ân của Chúa Thánh Linh do Đức Cha Kondrusiewicz, TGM giáo phận Minsk, thủ đô Bạch Nga, giới thiệu, xen lẫn thánh ca Veni Creator cầu xin Chúa Thánh Thần, với sự cộng tác của sinh viên các đại học khác. Mỗi ơn Thánh Linh, tượng trưng bằng cây nến sáng được một đại diện của bạn trẻ mang lên bàn thờ.
Tiếp đến ĐTC và mọi người đã lần lượt đọc 50 kinh Mân Côi với phần suy niệm về 5 mầu nhiệm mùa mừng, xen giữa các bài đọc Kinh Thánh và suy niệm La Habana, Napoli, Thành phố Mêhicô, Avignon, Washington và Bucarest.
Lên tiếng sau khi đọc kinh, ĐTC mời gọi các bạn trẻ đáp lại tiếng gọi của Chúa, cộng tác với các bạn trẻ cùng lứa tuổi, để nhựa sống của Tin Mừng canh tân nền văn minh của hai đại lục Âu Mỹ và toàn nhân loại. Ngài nói: ”Các thánh phố lớn ở Âu Mỹ thường ngày càng có tính chất quốc tế, nhưng nhiều khi thiếu nhựa sống của Tin Mừng, nhựa sống này có khả năng làm cho những khác biệt không trở thành nguyên do gây chia rẽ hoặc xung đột nhưng là cơ hội để làm cho nhau được thêm phong phú”.
ĐTC cũng giải thích nền văn minh tình thương là sự sống chung an bình, vui tươi, trong niềm tôn trọng những khác biệt, nhân danh một dự án chung, dựa trên 4 cột trụ là tình thương, sự chật, tự do và công lý. Các bạn thân mến, đây là mệnh lệnh tôi ủy thác cho các bạn: ”Các bạn hãy trở thành môn đệ và chứng nhân của tin Mừng, vì Tin Mừng là hạt giống tốt của Nước CHúa, nghĩa là của nền văn minh tình thương! Hãy trở thành những người xây dựng hòa bình và hiệp nhất! Dấu chỉ của sự hiệp nhất Công GIáo, nghĩa là phổ quát và và toàn vẹn trong đức tin Kitô liên kết tất cả chúng ta, cũng là sáng kiến trao cho mỗi người trong các bạn văn bản thông điệp Spe salvi trong một CD bằng 5 thứ tiếng. Xin Mẹ Maria canh giữ các bạn, gia đình và mọi người thân yêu của các bạn”.
Sau đó, ĐTC đã chào thăm các sinh viên bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Bồ đào nha, Bạch Nga, Rumani và Ý.
Sau khi ban phép lành cuối buổi cầu nguyện, ĐTC đã trao cho các đại diện bạn trẻ thông điệp Spe salvi của ngài về niềm hy vọng. (SD 1-3-2008)
Giáo Hội sẽ có thêm 4 tân Hiển Thánh trong năm nay
LM Trần Đức Anh OP
20:06 01/03/2008
VATICAN. Sáng 1-3-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ tọa Công nghị Hồng y và đã quyết định sẽ tôn phong 4 vị chân phước lên bậc hiển thánh vào ngày chúa nhật 12-10-2008.
Tham dự Công nghị thường lệ này cũng có một số GM và chức sắc của Giáo Hội. 4 vị chân phước sẽ được phong Hiển Thánh là:
Cha Gaetano Errico, người miền Napoli, nam Italia, sáng lập dòng các thừa sai Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, qua đời năm 1860 thọ 69 tuổi. Sau khi thụ phong LM năm 24 tuổi, Cha Errico tận tụy dạy học tại trường học trong 20 năm trời, đồng thời làm việc mục vụ tại giáo xứ thánh Cosma và Damiano, chăm chỉ cử hành các bí tích cho các tín hữu, giúp đỡ các bệnh nhân và người nghèo về vật chất cũng như tinh thần.
Cha Gaetano Errico thành lập dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, dấn thân phổ biến lòng từ bi Chúa trong toàn miền nam Italia, cho đến khi từ trần. Cha được Đức Gioan Phaolô 2 tôn phong chân phước hồi năm 2002.
2. Nữ tu Maria Bernarda Buetler, người Thụy Sĩ, sáng lập dòng các nữ tu Phan Sinh thừa sai Đức Mẹ Phù Hộ, qua đời năm 1924 thọ 76 tuổi. Chị gia nhập Capuchine, được bầu làm bề trên tu viện ở Altstaetten, và sau đó đã đi truyền giáo tại Ecuador và Colombia. Tại đây chị đã lập dòng các nữ tu Phan Sinh Đức Mẹ Phù Hộ với mục đích giáo dục và từ thiện. Chị được Đức Gioan Phaolô 2 tôn phong chân phước năm 1995.
3. Nữ tu Alphonsa Đức Mẹ Vô Nhiễm, người Ấn độ thuộc bang Kerala, qua đời năm 1942 lúc mới 36 tuổi. Chị gia nhập dòng thánh Clara, theo linh đạo của thánh Phanxicô, học cách yêu mến thánh giá vì tình yêu đối với Chúa Giêsu chịu đóng đanh, và xác tín mình tham gia vào công tác tông đồ của Giáo Hội qua đau khổ. Chị được nhiều ơn siêu nhiên, kể cả ơn nói tiếng Tamil, ngôn ngữ mà chị không hề học, và ơn thấy trước tương lai. Chị được Đức Gioan Phaolô 2 tôn phong chân phước năm 1986 trong cuộc viếng thăm tại thành phố Kottayam Ấn Độ.
4. Giáo dân Narcisa de Jesus Martillo y Moran người Ecuador qua đời năm 1869 lúc mới 37 tuổi. sinh năm 1832 tại Ecuador. Chị thuộc dòng Ba Đa Minh, nổi bật về đời sống hy sinh, hãm mình và cầu nguyện cho kẻ có tội ăn năn trở lại. Nhiều nhân chứng thấy chị Narcisa xuất thần, kết hiệp thân mật với Chúa. Chị được Đức Gioan Phaolô 2 tôn phong chân phước vào năm 1992.
Trong công nghị ĐTC đã quyết định thăng 5 HY đẳng phó tên lên hàng HY linh mục, và ngài chỉ định ĐHY Agostino Cacciavillan, nguyên là Chủ tịch cơ quan quản trị tài sản của Tòa Thánh (APSA) làm HY trưởng đẳng Phó Tế. Các vị Hồng Y Phó tế thường là các vị đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Sau 10 năm ở đẳng Phó Tế, các vị thường được thăng lên đẳng linh mục và nếu có chỗ trống trong đẳng Giám Mục thì sẽ được thăng lên đẳng này. (SD 26-2-2008)
ĐTC Benedictô họp cơ mật viện Hồng Y về việc phong thánh năm nay |
Cha Gaetano Errico, người miền Napoli, nam Italia, sáng lập dòng các thừa sai Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, qua đời năm 1860 thọ 69 tuổi. Sau khi thụ phong LM năm 24 tuổi, Cha Errico tận tụy dạy học tại trường học trong 20 năm trời, đồng thời làm việc mục vụ tại giáo xứ thánh Cosma và Damiano, chăm chỉ cử hành các bí tích cho các tín hữu, giúp đỡ các bệnh nhân và người nghèo về vật chất cũng như tinh thần.
Cha Gaetano Errico thành lập dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, dấn thân phổ biến lòng từ bi Chúa trong toàn miền nam Italia, cho đến khi từ trần. Cha được Đức Gioan Phaolô 2 tôn phong chân phước hồi năm 2002.
2. Nữ tu Maria Bernarda Buetler, người Thụy Sĩ, sáng lập dòng các nữ tu Phan Sinh thừa sai Đức Mẹ Phù Hộ, qua đời năm 1924 thọ 76 tuổi. Chị gia nhập Capuchine, được bầu làm bề trên tu viện ở Altstaetten, và sau đó đã đi truyền giáo tại Ecuador và Colombia. Tại đây chị đã lập dòng các nữ tu Phan Sinh Đức Mẹ Phù Hộ với mục đích giáo dục và từ thiện. Chị được Đức Gioan Phaolô 2 tôn phong chân phước năm 1995.
3. Nữ tu Alphonsa Đức Mẹ Vô Nhiễm, người Ấn độ thuộc bang Kerala, qua đời năm 1942 lúc mới 36 tuổi. Chị gia nhập dòng thánh Clara, theo linh đạo của thánh Phanxicô, học cách yêu mến thánh giá vì tình yêu đối với Chúa Giêsu chịu đóng đanh, và xác tín mình tham gia vào công tác tông đồ của Giáo Hội qua đau khổ. Chị được nhiều ơn siêu nhiên, kể cả ơn nói tiếng Tamil, ngôn ngữ mà chị không hề học, và ơn thấy trước tương lai. Chị được Đức Gioan Phaolô 2 tôn phong chân phước năm 1986 trong cuộc viếng thăm tại thành phố Kottayam Ấn Độ.
4. Giáo dân Narcisa de Jesus Martillo y Moran người Ecuador qua đời năm 1869 lúc mới 37 tuổi. sinh năm 1832 tại Ecuador. Chị thuộc dòng Ba Đa Minh, nổi bật về đời sống hy sinh, hãm mình và cầu nguyện cho kẻ có tội ăn năn trở lại. Nhiều nhân chứng thấy chị Narcisa xuất thần, kết hiệp thân mật với Chúa. Chị được Đức Gioan Phaolô 2 tôn phong chân phước vào năm 1992.
Trong công nghị ĐTC đã quyết định thăng 5 HY đẳng phó tên lên hàng HY linh mục, và ngài chỉ định ĐHY Agostino Cacciavillan, nguyên là Chủ tịch cơ quan quản trị tài sản của Tòa Thánh (APSA) làm HY trưởng đẳng Phó Tế. Các vị Hồng Y Phó tế thường là các vị đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Sau 10 năm ở đẳng Phó Tế, các vị thường được thăng lên đẳng linh mục và nếu có chỗ trống trong đẳng Giám Mục thì sẽ được thăng lên đẳng này. (SD 26-2-2008)
Vatican nói dùng ''công thức sáng tác mới'' khi Rửa Tội sẽ không thành
LM Trần Công Nghị
22:05 01/03/2008
VATICAN -- Tòa Thánh hôm nay đã thông báo cho biết Nghị lễ Rửa Tội sẽ không thành khi người chủ sự dùng công thức sáng tạo không được Vatican chuẩn y.
Thánh Bộ Đức Tin đưa ra khuyến cáo và văn bản ngày 29/2/2008 nói rằng sử dụng công thức "Nhân danh Tạo Hóa, và Đấn Cứu Thế, và Đấng Thánh Hòa"(in the name of the Creator, and of the Redeemer, and of the Sanctifier) thì phép Rửa tội sẽ không thành. Một số người theo phong trào nữ giới muốn không sử dụng đích danh Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần là danh từ nam tính.
Thánh Bộ cũng nói công thức mới này không nhấn mạnh đến đức tin vào Chúa Ba Ngôi. Theo Phúc Âm Thánh Matthêu, Bộ ghi chú rằng Chúa Giêu truyền cho các tông đồ đi rửa tôi muôn dân "nhân đang Cha, và Con và Thánh Thần". Công thức này cố ý diễn tả đức tin vào Chúa Ba Ngôi. VẬy nên các công thức khác na ná hoặc biến đổi công thức trên không thể chấp nhận được.
Hậu quả là những ai đã được chịu phép Rửa Tội theo công thức mới nêu trên cần phải được rửa tội lại. Cũng vậy những người đã được rửa tội theo công thức mới nêu trên thì kể như chưa được rửa tội gia nhập Giáo hội.
Thánh Bộ cũng nêu ra rằng chỉ thị trên đây đã được chính Đức Thánh Cha Benedictô XVI chấp nhận, được ĐHY William Levada và TGM Angelo Amato, là chủ tịch và là thư ký Thánh Bộ Đức Tin ký ban hành.
Thánh Bộ Đức Tin đưa ra khuyến cáo và văn bản ngày 29/2/2008 nói rằng sử dụng công thức "Nhân danh Tạo Hóa, và Đấn Cứu Thế, và Đấng Thánh Hòa"(in the name of the Creator, and of the Redeemer, and of the Sanctifier) thì phép Rửa tội sẽ không thành. Một số người theo phong trào nữ giới muốn không sử dụng đích danh Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần là danh từ nam tính.
Thánh Bộ cũng nói công thức mới này không nhấn mạnh đến đức tin vào Chúa Ba Ngôi. Theo Phúc Âm Thánh Matthêu, Bộ ghi chú rằng Chúa Giêu truyền cho các tông đồ đi rửa tôi muôn dân "nhân đang Cha, và Con và Thánh Thần". Công thức này cố ý diễn tả đức tin vào Chúa Ba Ngôi. VẬy nên các công thức khác na ná hoặc biến đổi công thức trên không thể chấp nhận được.
Hậu quả là những ai đã được chịu phép Rửa Tội theo công thức mới nêu trên cần phải được rửa tội lại. Cũng vậy những người đã được rửa tội theo công thức mới nêu trên thì kể như chưa được rửa tội gia nhập Giáo hội.
Thánh Bộ cũng nêu ra rằng chỉ thị trên đây đã được chính Đức Thánh Cha Benedictô XVI chấp nhận, được ĐHY William Levada và TGM Angelo Amato, là chủ tịch và là thư ký Thánh Bộ Đức Tin ký ban hành.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc, Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Công Lý & Hòa BÌnh Việt Nam
Jos. Vĩnh SA
07:43 01/03/2008
Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Công Lý và Hoà Bình Việt Nam
Ánh Sáng Công Lý |
Mở đầu mọi người cùng hiệp ý dâng Thánh Lễ, sau khi kết thúc Thánh Lễ, là chương trình cầu nguyện sống động với chủ đề: “Các con là ánh sáng thế gian” gồm có các tiết mục sau đây:
1. Ông Chủ tịch Cộng Đồng đại diện Ban Tổ Chức “Đêm Thắp Nến” lên trước Cộng Đòan nói sơ qua mục đích và ý nghĩa của đêm thắp nến nguyện cầu.
2. Linh mục Chủ Tế dẫn nhập, tâm tình cầu nguyện. “Các con là ánh sáng thế gian”.
3. Chiếu slide show về hình ảnh giáo dân Hà Nội cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà
4. Chiếu Slide Show các buổi thắp nến cầu nguyện của các cộng đoàn Việt Nam vòng quanh thế giới
5. Hát thánh ca với hoạt cảnh, vũ điệu “Hãy thắp sáng lên”
6. Bài suy niệm “Đức Tin, Công Lý và Hoà Bình”
7. Cộng Đoàn cùng đứng dậy, xếp hàng xuống cuối hội trường, thắp nến và rước lên gian cung thánh. Vừa đi rước, vừa hát “Kinh Hòa Bình”
8. Mọi người đặt nến trước gian cung thánh và Chầu Thánh Thể “Cầu nguyện cho quê hương Việt Nam”
9. Sau khi Chầu Thánh Thể là phần kết thúc chương trình (Thắp Nến và Cầu Nguyện cho Việt Nam”.
Xin Cho Công Lý Được Thể Hiện |
Có khoảng gần 1,000 Giáo dân đến tham dự với tấm lòng sốt sắng, tay cầm nến dâng tâm hồn lên Thiên Chúa và cho quê hương Việt Nam.
Lễ an táng Cha Cố Antôn Trần Văn Bật tại nhà thờ Nam Thái
Phú Mỹ
12:52 01/03/2008
LỄ AN TÁNG CHA CỐ ANTÔN TRẦN VĂN BẬT TẠI NHÀ THỜ NAM THÁI
SAIGÒN -- Lúc 8giờ 30 sáng 1.3.08 thánh lễ đồng tế an táng cha cố Antôn Trần văn Bật đã được cử hành rất trọng thể trong nhà thờ xứ Nam Thái, Ngã Ba Ong Tạ,Chí Hòa,Saigon. Nhà thờ Nam Thái chật chội, lại gần đường đông xe qua lại.
Những vòng hoa kính viếng để đầy từ đường cái vào tới cửa nhà thờ. Phát cho mỗi nguời một cành hoa phong lan. Trong nhà thờ chỉ dành cho gần 200 linh mục đồng tế,các tu sĩ nam nữ và một số thân tộc huyết tộc và linh tông.Giáo dân Nam Thái phải hy sinh ở ngòai và lo tổ chức,tiếp đón vàlàm trật tự… Các nghĩa tử cha cố phân công phụ trách:Đức cha Giuse Trần xuân Tiếu, giám mục Long Xuyên, chủ tế vì vừa là nghĩa tử vừa là đồng hương Phú Ốc. Có các Đức cha dồng tế:Đức cha Vũ duy Thống,Đức cha Hòang Đức Oanh,GM Kontum,là học trò CV Piô XII,Đức cha Nguyễn tích Đức,nguyên GM Ban mê Thuột,học trò CV Piô XII. Cha Vũ minh Nghiệp đại diện Giám Mục về giáo sĩ…Cha JB Trần Thanh Cao,cha sở Đồng Tiến Q,10 vừa là nghĩa tử vừa là đồng hương Phú Oc phụ trách tổ chức tổng quát.Cha Thủ,LM quản xứ Hàng Xanh,người con xứ Nam Thái,phụ tá tổ chức.Cha Trần văn Thụy vừa là nghĩa tử vừa đồng hương thân tộc Mỹ Lộc phụ trách các linh mục đồng tế.Cha JB Nguyền an KhangLM quản xứ Kađô Đơn Dương giới thiệu tiểu sử tóm tắt cha Cố:
Cố linh mục Antôn Trần văn Bật sinh ngày 19.2.1920 tại họ Mỹ Lộc,xứ Phú Oc,Nam Định,thuộc giáo phận Hanội(nghĩa tử cha già cố Trần hữu Quảng chính xứ Phú Oc cùng với cha Đỗ đạt Khóat).Vào trường thử: 1930-1934.Vào tiểu chủng viện Hòang Nguyên 1934-1941.Vào Đại chủng Viện Hànội(Xuân Bích)1941-1950.Thụ phong linh mục 23.12.1950(do Đức cha Giuse Trịnh như Khuê truyền chức,Giám mục VN tiên khởi của giáo phận Hànội,sau Đức cha Thịnh MEP:Gồm cha Bật,cha Lã thanh Lịch,cha Trần văn Mai,cha Đặng văn Doanh,cha Tỵ trong lúc tủ đô Hanoi lọan lạc,hầu như không có thân nhân tham dự)
Phó giám đốc Tiểu chủng viện Hòang Nguyên 1950-1953.Giáo sư Latinh của chủng viện Piô XII Quần Ngựa Hànội và Ngã Sáu chợ Lớn 1953-1965.
Tuyên úy trường sư huynh Lasan Tabert Saigon 1965-1967.Đại diện các linh mục gốcHànội tại miền Nam 1968(Năm Đc Nguyễn huy Mai đi làm Giám Mục Ban mê Thuột).Chính xứ Nam Thái,hạt Chí Hòa 1967-2001.Nghỉ hưu tại giáo xứ Nam Thái 2001-2008 (ở trên thượng tầng sát mái để cha Bùi văn Phổ làm quản xứ Nam Thái tiện bề phụng dưỡng và tòan quyền đìều hành giáo xứ thỏai mái,Ngài chỉ lo kinh sách và đánh vi tính chữ to sách lễ Roma cho mình và các cha già khác kém mắt dễ đọc).
An nghỉ trong Chúa ngày 25.2.08.Hưởng thọ 88 tuổi đời 58 tuổi Linh Mục.RIP
Cha NguyễnThực nghĩa tử gốc Nam Thái đọc các diện văn chia buồn của Đức Tổng Hànội Ngô quang Kiệt va Hồng Y Phạm đình Tụng và Giám Mục Lê Đắc Trọng,của Đc Fx Nguyễn văn Sang,Thái Bình.Đc Châu ngọc Tri,Đà Nẵng cùng Đc Nguyễn quang Sách vàĐc Nguyễn bình Tĩnh,của Đc Phaolo Nguyễn văn Hòa cựu chủ tịch HĐGMVN và Đc Võ Đúc Minh, Nha Trang,của Đc Bùi văn Đọc, Mỹ Tho…Đức Hồng Y Phạm minh Mẫn đã đích thân tới viếng xác chiều hôm trước…
Ca đòan Nam Thái hát lễ rất trầm hùng sốt sắng…
Đúc cha Giuse Trần xuân Tiếu giảng lễ chia sẻ tâm tình biết ơn cha già vừa là nghĩa phụ qúy mến vừa là bậc thầy tôn kính,tuy nghiêm khắc nhưng đào tạo nhiều thế hệ học sinh nên người,nhất là rất phù hợp với thư chung của HĐGMVN năm 2007 về Giáo dục kitô giáo hôm nay cho tương lai của Giáo Hội và xã hội ngày mai, mà vai trò của người Thày là quan trọng.Ngài xóay vào trọng tâm chủ điểm này rất tuyệt vời và tâm đắc….
Sau lễ Cha Bùi văn Phổ nghĩa tử và linh mục quản xứ Nam Thái đương nhiệm nói lên lời tri ân đối với các Đức cha, các cha Tổng Đại diện,các cha quản hạt,các linh mụcđồng tế,các tu sĩ nam nữ,bà con thân bằng quyến thuộc linh tông và hujyết tộc,các cựu hoc sinh và tòan thể giáo dân Nam Thái…
10g30 nghi lễ tiễn biệt cảm động và di quan về nghĩa trang Khiết Tâm Thủ Đức để an nghỉ ngàn thu và đợi chờ ngày sống lại.
Gần trưa nên chỉ sợ kẹt xe,ban trật tự giáo xứ Nam Thái điều phối rất trật tự và khoa học nên đòan xe rất dài đủ cho mọi người muốn tiễn đưa cha già cố tới nơi Đất Thánh ở ngọai thành…
Đức Cha Giuse Trần xuân Tiếu, Giám Mục giáo phận Long Xuyên chia sẻ tâm tình trong bài giảng như sau:
Anh chị em thân mến,
Dù biết rằng Cha Cố Antôn đã cao tuổi và bị bệnh từ lâu, nhưng khi nghe tin Cha Cố qua đời, có lẽ không ai trong chúng ta, là những người đã từng quen biết Ngài, không khỏi bùi ngùi và đau buồn. Dường như sự ra đi của Ngài đã gây nên một sự mất mát to lớn không gì bù đắp được. Vì thế hôm nay chúng ta quy tụ về đây thật đông đảo để tiễn đưa Cha Cố Antôn thân yêu của chúng ta về nơi an nghỉ cuối cùng. Hiện diện nơi đây lúc này tôi thấy có các giám mục, các linh mục, các cựu chủng sinh từng là những học trò của Ngài tại chủng viện Piô XII Hà Nội trong suốt 17 năm, từ năm 1950 đến năm 1967. Tôi cũng thấy có các cha cố từng là bạn bè, là đồng nghiệp và là những người cộng tác của Ngài trong mục vụ cũng như trong công tác giáo dục. Tôi cũng thấy có rất đông các tu sĩ nam nữ có liên hệ thiêng liêng với Ngài. Ngoài ra còn có nhiều bà con họ hàng huyết tộc, linh tộc, những người thân quen và bà con giáo dân giáo xứ Nam Thái. Tôi không ngần ngại mà nói rằng, tất cả chúng ta đều kính yêu Ngài, thương tiếc Ngài, và giờ đây chúng ta cùng dâng Thánh lễ Tạ ơn cầu nguyện cho Ngài sớm được Chuá đón về hưởng nhan thánh Chúa trên thiên đàng sau những năm dài phục vụ Hội Thánh và con người.
Tôi nghĩ rằng lúc này đây mỗi người chúng ta đều giữ lại trong tâm khảm một hình ảnh nổi bật nào đó về Ngài. Có người nhớ đến Ngài như một người cha nhân từ, có người nhớ đến Ngài như một vị mục tử tốt lành thánh thiện. Riêng tôi, vì vừa là nghĩa tử, vừa là học trò của Ngài trong nhiều năm, tôi vẫn giữ được một hình ảnh đẹp nơi Ngài, đó là hình ảnh của người thày đáng kính, một nhà giáo tận tuỵ hi sinh cho học trò của mình. Đây cũng là những tâm tình của các anh em cựu chủng sinh Piô hải ngoại, họ đã gởi email cho tôi nói rằng: “Mặc dù biết trước, rồi cũng đến một lúc chúng ta phải đối diện với sự ra đi của Cha Cố Antôn, nhưng trong lòng mọi người chúng ta không thể tránh được sự thổn thức đau buồn mất mát. Chúng ta mất đi vị thày thân thương khả kính...Cha Cố ra đi là một cái tang chung cho các học trò Piô của Ngài và đặc biệt của các nghĩa tử của Ngài. Xin được chia buồn với bạn Tiếu và xin được hiệp ý cầu xin cho Cha Cố được nghỉ yên trên chốn vĩnh hằng”.
Như vậy hình ảnh tiêu biểu nhất nơi Cha Cố Antôn có lẽ là hình ảnh một người thày gương mẫu, một nhà giáo khả kính. Nhưng để có thể là người thày tận tuỵ hi sinh, Ngài đã là người “đầy tớ khôn ngoan và trung tín” mà Chúa đã đặt lên cai quan gia sản của Chúa. Trước khi là người thày của chúng ta, Ngài đã là người học trò ngoan của Chúa Kitô. Suốt thời gian dạy chủng viện, Ngài đã không để lại một tác phẩm đồ sộ nào, ngoại trừ cuốn từ điển La-Việt-Pháp và những cours văn phạm tiếng la tinh. Ngài cũng không để lại những công trình nghiên cứu sâu sắc, nhưng đã để lại một gia sản quý báu đó là lòng yêu thương tận tuỵ hy sinh đối với các học trò. Đây quả là một mẫu gương đáng quý, đáng nêu gương cho tất cả chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Ngày nay vấn đề giáo dục đang là đề tài được nhiều người cả trong đạo ngoài đời nhắc tới với tất cả nỗi ưu tư lo lắng. Năm 2007 vừa qua, HĐGMVN đã ra Thư Chung gởi đến toàn thể GH VN với đề tài: “Giáo dục hôm nay, giáo hội và xã hội ngày mai”, trong đó các GM kêu gọi cần phải đổi mới việc giáo dục, và nhấn mạnh đến công việc giáo dục là bổn phận của mọi thành phần Giáo Hội và xã hội. Vai trò của người thày là rất quan trọng. Người thày phải đem hết tâm huyết ra để giáo dục đàn em. Giáo dục không phải chỉ là truyền đạt chữ nghĩa hay một mớ kiến thức cho học sinh mà còn phải đem cho đi hết cái tâm của mình, để huấn luyện học sinh nên người hữu ích cho xã hội. Giáo dục toàn diện ngày nay theo thánh bộ giáo dục của Toà Thánh, là phải giúp con người học để biết, học để hành động, học để sống với người khác và học để trở thành người. Để được như vậy người thày cần phải cho đi cả chính bản thân của mình nữa. Đây là điều đã được ĐGH Bênêđíctô XVI đề cập đến trong lá thư gởi cho giáo phận Rôma ngày 23.2 vừa qua. Ngài viết: “Anh chị em thân mến, để làm cho những suy tư của tôi được cụ thể hơn, cũng nên nêu lên một số đòi hỏi chung để có một nền giáo dục chân chính. Nền giáo dục này trước tiên cần có sự gần gũi và tín nhiệm nảy sinh từ tình thương: tôi nghĩ đến kinh nghiệm đầu tiên và cơ bản về tình thương mà các trẻ em cảm nhận, hay ít là phải cảm nhận với cha mẹ các em. Nhưng mỗi nhà giáo dục đích thực đều biết rằng để giáo dục thì phải trao hiến một cái gì đó từ chính bản thân mình và chỉ như thế mới có thể giúp các học sinh của mình khắc phục những ích kỷ và trở thành người có khả năng yêu thương đích thực”.
Vâng thưa anh chị em, nhà giáo dục tốt là phải cho đi chính bản thân, phải thể hiện tình yêu thương đối với học sinh. Tôi nghĩ rằng cha Cố Antôn của chúng ta đã thực hiện rất tốt điều đó. Ngài đã dạy chúng tôi biết và hiểu tiếng la tinh, một thứ cổ ngữ rất khó nhưng là môn học bắt buộc phải dạy cho các chủng sinh trong các chủng viện để làm linh mục. Ngài rất nghiêm khắc, rất đòi hỏi, nhưng lại công tâm không thiên vị. Nhưng qua sự nghiêm khắc đó, chúng tôi nhận ra tấm lòng nhân từ của một người cha, lòng yêu thương tận tuỵ của một người thày và sự hy sinh của một mục tử. Ngài đã noi gương Chúa Giêsu mục tử tốt lành hiến mạng sống vì đoàn chiên, để đoàn chiên được sống và sống dồi dào. Ngài đã tìm đủ mọi cách để chúng tôi nắm bắt được tiếng la tinh. Chúng tôi biết rằng học tiếng la tinh không phải chỉ để học biết một ngôn ngữ, mà qua ngôn ngữ đó học lý luận chính xác, để hiểu biết các huấn thị, các bản văn phụng vụ, các văn kiện của Giáo Hội để nhờ đó yêu mến Giáo Hội hơn, cử hành phụng vụ sốt sắng hơn, và hiệp thông với giáo hội toàn cầu nhiều hơn. Cha Cố Antôn đã hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đó.
Hôm nay chúng ta cùng với Ngài cảm tạ ơn Chúa về những gì Chúa đã hoàn thành trong cuộc đời của Ngài ở trần gian. Chúng ta phó thác Ngài cho Thiên Chúa, xin Chúa nhận lấy linh hồn Ngài và thưởng công cho Ngài trên nơi vĩnh phúc. Xin Ngài cũng nhớ đến chúng ta trước mặt Chúa, để chúng ta cũng biết noi gương bắt chước Ngài chu toàn nhiệm giáo dục mà Chúa trao cho chúng ta.
SAIGÒN -- Lúc 8giờ 30 sáng 1.3.08 thánh lễ đồng tế an táng cha cố Antôn Trần văn Bật đã được cử hành rất trọng thể trong nhà thờ xứ Nam Thái, Ngã Ba Ong Tạ,Chí Hòa,Saigon. Nhà thờ Nam Thái chật chội, lại gần đường đông xe qua lại.
Những vòng hoa kính viếng để đầy từ đường cái vào tới cửa nhà thờ. Phát cho mỗi nguời một cành hoa phong lan. Trong nhà thờ chỉ dành cho gần 200 linh mục đồng tế,các tu sĩ nam nữ và một số thân tộc huyết tộc và linh tông.Giáo dân Nam Thái phải hy sinh ở ngòai và lo tổ chức,tiếp đón vàlàm trật tự… Các nghĩa tử cha cố phân công phụ trách:Đức cha Giuse Trần xuân Tiếu, giám mục Long Xuyên, chủ tế vì vừa là nghĩa tử vừa là đồng hương Phú Ốc. Có các Đức cha dồng tế:Đức cha Vũ duy Thống,Đức cha Hòang Đức Oanh,GM Kontum,là học trò CV Piô XII,Đức cha Nguyễn tích Đức,nguyên GM Ban mê Thuột,học trò CV Piô XII. Cha Vũ minh Nghiệp đại diện Giám Mục về giáo sĩ…Cha JB Trần Thanh Cao,cha sở Đồng Tiến Q,10 vừa là nghĩa tử vừa là đồng hương Phú Oc phụ trách tổ chức tổng quát.Cha Thủ,LM quản xứ Hàng Xanh,người con xứ Nam Thái,phụ tá tổ chức.Cha Trần văn Thụy vừa là nghĩa tử vừa đồng hương thân tộc Mỹ Lộc phụ trách các linh mục đồng tế.Cha JB Nguyền an KhangLM quản xứ Kađô Đơn Dương giới thiệu tiểu sử tóm tắt cha Cố:
Cố linh mục Antôn Trần văn Bật sinh ngày 19.2.1920 tại họ Mỹ Lộc,xứ Phú Oc,Nam Định,thuộc giáo phận Hanội(nghĩa tử cha già cố Trần hữu Quảng chính xứ Phú Oc cùng với cha Đỗ đạt Khóat).Vào trường thử: 1930-1934.Vào tiểu chủng viện Hòang Nguyên 1934-1941.Vào Đại chủng Viện Hànội(Xuân Bích)1941-1950.Thụ phong linh mục 23.12.1950(do Đức cha Giuse Trịnh như Khuê truyền chức,Giám mục VN tiên khởi của giáo phận Hànội,sau Đức cha Thịnh MEP:Gồm cha Bật,cha Lã thanh Lịch,cha Trần văn Mai,cha Đặng văn Doanh,cha Tỵ trong lúc tủ đô Hanoi lọan lạc,hầu như không có thân nhân tham dự)
Phó giám đốc Tiểu chủng viện Hòang Nguyên 1950-1953.Giáo sư Latinh của chủng viện Piô XII Quần Ngựa Hànội và Ngã Sáu chợ Lớn 1953-1965.
Tuyên úy trường sư huynh Lasan Tabert Saigon 1965-1967.Đại diện các linh mục gốcHànội tại miền Nam 1968(Năm Đc Nguyễn huy Mai đi làm Giám Mục Ban mê Thuột).Chính xứ Nam Thái,hạt Chí Hòa 1967-2001.Nghỉ hưu tại giáo xứ Nam Thái 2001-2008 (ở trên thượng tầng sát mái để cha Bùi văn Phổ làm quản xứ Nam Thái tiện bề phụng dưỡng và tòan quyền đìều hành giáo xứ thỏai mái,Ngài chỉ lo kinh sách và đánh vi tính chữ to sách lễ Roma cho mình và các cha già khác kém mắt dễ đọc).
An nghỉ trong Chúa ngày 25.2.08.Hưởng thọ 88 tuổi đời 58 tuổi Linh Mục.RIP
Cha NguyễnThực nghĩa tử gốc Nam Thái đọc các diện văn chia buồn của Đức Tổng Hànội Ngô quang Kiệt va Hồng Y Phạm đình Tụng và Giám Mục Lê Đắc Trọng,của Đc Fx Nguyễn văn Sang,Thái Bình.Đc Châu ngọc Tri,Đà Nẵng cùng Đc Nguyễn quang Sách vàĐc Nguyễn bình Tĩnh,của Đc Phaolo Nguyễn văn Hòa cựu chủ tịch HĐGMVN và Đc Võ Đúc Minh, Nha Trang,của Đc Bùi văn Đọc, Mỹ Tho…Đức Hồng Y Phạm minh Mẫn đã đích thân tới viếng xác chiều hôm trước…
Ca đòan Nam Thái hát lễ rất trầm hùng sốt sắng…
Đúc cha Giuse Trần xuân Tiếu giảng lễ chia sẻ tâm tình biết ơn cha già vừa là nghĩa phụ qúy mến vừa là bậc thầy tôn kính,tuy nghiêm khắc nhưng đào tạo nhiều thế hệ học sinh nên người,nhất là rất phù hợp với thư chung của HĐGMVN năm 2007 về Giáo dục kitô giáo hôm nay cho tương lai của Giáo Hội và xã hội ngày mai, mà vai trò của người Thày là quan trọng.Ngài xóay vào trọng tâm chủ điểm này rất tuyệt vời và tâm đắc….
Sau lễ Cha Bùi văn Phổ nghĩa tử và linh mục quản xứ Nam Thái đương nhiệm nói lên lời tri ân đối với các Đức cha, các cha Tổng Đại diện,các cha quản hạt,các linh mụcđồng tế,các tu sĩ nam nữ,bà con thân bằng quyến thuộc linh tông và hujyết tộc,các cựu hoc sinh và tòan thể giáo dân Nam Thái…
10g30 nghi lễ tiễn biệt cảm động và di quan về nghĩa trang Khiết Tâm Thủ Đức để an nghỉ ngàn thu và đợi chờ ngày sống lại.
Gần trưa nên chỉ sợ kẹt xe,ban trật tự giáo xứ Nam Thái điều phối rất trật tự và khoa học nên đòan xe rất dài đủ cho mọi người muốn tiễn đưa cha già cố tới nơi Đất Thánh ở ngọai thành…
Đức Cha Giuse Trần xuân Tiếu, Giám Mục giáo phận Long Xuyên chia sẻ tâm tình trong bài giảng như sau:
Anh chị em thân mến,
Dù biết rằng Cha Cố Antôn đã cao tuổi và bị bệnh từ lâu, nhưng khi nghe tin Cha Cố qua đời, có lẽ không ai trong chúng ta, là những người đã từng quen biết Ngài, không khỏi bùi ngùi và đau buồn. Dường như sự ra đi của Ngài đã gây nên một sự mất mát to lớn không gì bù đắp được. Vì thế hôm nay chúng ta quy tụ về đây thật đông đảo để tiễn đưa Cha Cố Antôn thân yêu của chúng ta về nơi an nghỉ cuối cùng. Hiện diện nơi đây lúc này tôi thấy có các giám mục, các linh mục, các cựu chủng sinh từng là những học trò của Ngài tại chủng viện Piô XII Hà Nội trong suốt 17 năm, từ năm 1950 đến năm 1967. Tôi cũng thấy có các cha cố từng là bạn bè, là đồng nghiệp và là những người cộng tác của Ngài trong mục vụ cũng như trong công tác giáo dục. Tôi cũng thấy có rất đông các tu sĩ nam nữ có liên hệ thiêng liêng với Ngài. Ngoài ra còn có nhiều bà con họ hàng huyết tộc, linh tộc, những người thân quen và bà con giáo dân giáo xứ Nam Thái. Tôi không ngần ngại mà nói rằng, tất cả chúng ta đều kính yêu Ngài, thương tiếc Ngài, và giờ đây chúng ta cùng dâng Thánh lễ Tạ ơn cầu nguyện cho Ngài sớm được Chuá đón về hưởng nhan thánh Chúa trên thiên đàng sau những năm dài phục vụ Hội Thánh và con người.
Tôi nghĩ rằng lúc này đây mỗi người chúng ta đều giữ lại trong tâm khảm một hình ảnh nổi bật nào đó về Ngài. Có người nhớ đến Ngài như một người cha nhân từ, có người nhớ đến Ngài như một vị mục tử tốt lành thánh thiện. Riêng tôi, vì vừa là nghĩa tử, vừa là học trò của Ngài trong nhiều năm, tôi vẫn giữ được một hình ảnh đẹp nơi Ngài, đó là hình ảnh của người thày đáng kính, một nhà giáo tận tuỵ hi sinh cho học trò của mình. Đây cũng là những tâm tình của các anh em cựu chủng sinh Piô hải ngoại, họ đã gởi email cho tôi nói rằng: “Mặc dù biết trước, rồi cũng đến một lúc chúng ta phải đối diện với sự ra đi của Cha Cố Antôn, nhưng trong lòng mọi người chúng ta không thể tránh được sự thổn thức đau buồn mất mát. Chúng ta mất đi vị thày thân thương khả kính...Cha Cố ra đi là một cái tang chung cho các học trò Piô của Ngài và đặc biệt của các nghĩa tử của Ngài. Xin được chia buồn với bạn Tiếu và xin được hiệp ý cầu xin cho Cha Cố được nghỉ yên trên chốn vĩnh hằng”.
Như vậy hình ảnh tiêu biểu nhất nơi Cha Cố Antôn có lẽ là hình ảnh một người thày gương mẫu, một nhà giáo khả kính. Nhưng để có thể là người thày tận tuỵ hi sinh, Ngài đã là người “đầy tớ khôn ngoan và trung tín” mà Chúa đã đặt lên cai quan gia sản của Chúa. Trước khi là người thày của chúng ta, Ngài đã là người học trò ngoan của Chúa Kitô. Suốt thời gian dạy chủng viện, Ngài đã không để lại một tác phẩm đồ sộ nào, ngoại trừ cuốn từ điển La-Việt-Pháp và những cours văn phạm tiếng la tinh. Ngài cũng không để lại những công trình nghiên cứu sâu sắc, nhưng đã để lại một gia sản quý báu đó là lòng yêu thương tận tuỵ hy sinh đối với các học trò. Đây quả là một mẫu gương đáng quý, đáng nêu gương cho tất cả chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Ngày nay vấn đề giáo dục đang là đề tài được nhiều người cả trong đạo ngoài đời nhắc tới với tất cả nỗi ưu tư lo lắng. Năm 2007 vừa qua, HĐGMVN đã ra Thư Chung gởi đến toàn thể GH VN với đề tài: “Giáo dục hôm nay, giáo hội và xã hội ngày mai”, trong đó các GM kêu gọi cần phải đổi mới việc giáo dục, và nhấn mạnh đến công việc giáo dục là bổn phận của mọi thành phần Giáo Hội và xã hội. Vai trò của người thày là rất quan trọng. Người thày phải đem hết tâm huyết ra để giáo dục đàn em. Giáo dục không phải chỉ là truyền đạt chữ nghĩa hay một mớ kiến thức cho học sinh mà còn phải đem cho đi hết cái tâm của mình, để huấn luyện học sinh nên người hữu ích cho xã hội. Giáo dục toàn diện ngày nay theo thánh bộ giáo dục của Toà Thánh, là phải giúp con người học để biết, học để hành động, học để sống với người khác và học để trở thành người. Để được như vậy người thày cần phải cho đi cả chính bản thân của mình nữa. Đây là điều đã được ĐGH Bênêđíctô XVI đề cập đến trong lá thư gởi cho giáo phận Rôma ngày 23.2 vừa qua. Ngài viết: “Anh chị em thân mến, để làm cho những suy tư của tôi được cụ thể hơn, cũng nên nêu lên một số đòi hỏi chung để có một nền giáo dục chân chính. Nền giáo dục này trước tiên cần có sự gần gũi và tín nhiệm nảy sinh từ tình thương: tôi nghĩ đến kinh nghiệm đầu tiên và cơ bản về tình thương mà các trẻ em cảm nhận, hay ít là phải cảm nhận với cha mẹ các em. Nhưng mỗi nhà giáo dục đích thực đều biết rằng để giáo dục thì phải trao hiến một cái gì đó từ chính bản thân mình và chỉ như thế mới có thể giúp các học sinh của mình khắc phục những ích kỷ và trở thành người có khả năng yêu thương đích thực”.
Vâng thưa anh chị em, nhà giáo dục tốt là phải cho đi chính bản thân, phải thể hiện tình yêu thương đối với học sinh. Tôi nghĩ rằng cha Cố Antôn của chúng ta đã thực hiện rất tốt điều đó. Ngài đã dạy chúng tôi biết và hiểu tiếng la tinh, một thứ cổ ngữ rất khó nhưng là môn học bắt buộc phải dạy cho các chủng sinh trong các chủng viện để làm linh mục. Ngài rất nghiêm khắc, rất đòi hỏi, nhưng lại công tâm không thiên vị. Nhưng qua sự nghiêm khắc đó, chúng tôi nhận ra tấm lòng nhân từ của một người cha, lòng yêu thương tận tuỵ của một người thày và sự hy sinh của một mục tử. Ngài đã noi gương Chúa Giêsu mục tử tốt lành hiến mạng sống vì đoàn chiên, để đoàn chiên được sống và sống dồi dào. Ngài đã tìm đủ mọi cách để chúng tôi nắm bắt được tiếng la tinh. Chúng tôi biết rằng học tiếng la tinh không phải chỉ để học biết một ngôn ngữ, mà qua ngôn ngữ đó học lý luận chính xác, để hiểu biết các huấn thị, các bản văn phụng vụ, các văn kiện của Giáo Hội để nhờ đó yêu mến Giáo Hội hơn, cử hành phụng vụ sốt sắng hơn, và hiệp thông với giáo hội toàn cầu nhiều hơn. Cha Cố Antôn đã hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đó.
Hôm nay chúng ta cùng với Ngài cảm tạ ơn Chúa về những gì Chúa đã hoàn thành trong cuộc đời của Ngài ở trần gian. Chúng ta phó thác Ngài cho Thiên Chúa, xin Chúa nhận lấy linh hồn Ngài và thưởng công cho Ngài trên nơi vĩnh phúc. Xin Ngài cũng nhớ đến chúng ta trước mặt Chúa, để chúng ta cũng biết noi gương bắt chước Ngài chu toàn nhiệm giáo dục mà Chúa trao cho chúng ta.
Các Nữ Tu Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế giúp Bệnh nhân vượt qua giá rét
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
13:01 01/03/2008
Huế, Việt Nam.- (01/03/2008). Nhiệt độ liên tục giảm mỗi ngày từ 12 xuống còn 9 độ, đã hơn một tháng nay người dân Thừa Thiên Huế phải chịu cái lạnh từ hướng Bắc tràn xuống.
Rét đậm đã làm cho hơn 9000 mẫu ruộng lúa vừa mới xanh lá nay đã hoá thành thành trắng lá.Rễ bị thối làm cây cối không thể tăng trưởng được, kéo theo gần 700 gia súc và hơn 500 gia cầm bị chết vì lạnh cóng.
Theo báo điện tử Việt Nam Net, ngày 27.02.2008 tác giả Đăng Khoa có bài viết ‘’Giá Rét Thừa Thiên Huế một mét vuông, 4 cây lúa sống’’. Sau khi đưa ra những thiệt hại về tình hình nông nghiệp tại đây, cuối cùng người viết đã kết luận rằng Lúa, trâu, bò,... chết vì rét đang tăng lên từng ngày, nông dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế chỉ còn cách chắp tay’’khấn Trời’’ cho ấm lên.
Từ trẻ đến già, ai ai cũng cố giữ cho người được ấm, nhiều gia đình trong nhà có cụ ông cụ bà cao tuổi, đi đứng khó khăn, ban đêm con cháu phải đốt than trong một chậu sành, đặt dưới gầm giường để các cụ sưởi ấm cho đỡ rét.
Ông Banabê Nguyễn Lắm 87 tuổi ở giáo xứ Phú Hậu, sau hai tuần nằm viện đã qua đời vì rét. Người nhà bệnh nhân cho biết, ông Lắm trước lúc nhập viện đã đắp chăn quá kín, và khó thở bởi hít nhiều khói của chậu than lửa ông đã dùng để sưởi ấm qua đêm.
Số bệnh nhân tại các bệnh viện đều gia tăng đột biến, bác sĩ tại đây nói rằng mỗi ngày họ phải tiếp nhận từ 100 đến 200 bệnh nhân mới đến khám bệnh và nhập viện.
Chị Trân Kìa người dân tộc Ca Tu chồng qua đời, một mình phải nuôi 4 người con, đứa con út đang nằm viện chân tay bị tê bại, máu lưu thông chậm dẫn đến tắc mạch, chị Kìa nói rằng lương thực và thuốc men cho con chị đều nằm ngoài nương rẫy. Các nữ tu đã giúp chị Kìa chăn màng, áo quần và tiền để mua lương thực,
Hôm 29/02/2008 các Nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế đã tặng 60 xuất quà gồm tiền ăn, áo quần ấm, mũ len, găng tay và bít tất cho các em bệnh nhân đang nằm điều trị tại khoa tim mạch bệnh viện Huế.
Nữ tu Anna Nguyễn Thị Huệ đặc trách cộng đoàn Kim Đôi cho biết, bệnh nhân đến đây có nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng phần lớn họ rất khó khăn về kinh tế và mắc các bệnh hiểm nghèo về Tim mạch, một bệnh nhân sau một ca phẫu thuật phải tốn hàng chục triệu đồng vì thế họ rất cần sự cứu giúp của Giáo Hội.
Chị Hà Thị Đào 26 tuổi quê ở Hà Tỉnh làm nghề đánh cá, gần 2 tháng nay do thời tiết xấu, biển động mạnh nên chồng chị Đào không thể ra khơi đánh bắt hải sản, chị Hà đang nuôi con tại bệnh viện Huế chờ phẫu thuật Tim. Do rét lạnh kéo dài chị Hà đã kiệt quệ và được các nữ tu Kim Đôi yêu thương giúp đỡ.
Nữ tu Anê Nguyễn Thị Lợi, đặc trách bác ái xã hội của dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế cho biết, trong đợt rét kéo dài hơn cả tháng nay, nhà dòng đã mua hàng ngàn chăn bông, áo ấm, lương thực để giúp đỡ cho đồng bào không phân biệt Lương Giáo có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài ra, một số tu sĩ các dòng như dòng Thánh Tâm Huế đã mở cửa đón thân nhân của những bệnh nhân từ Phú Yên, Hà Tỉnh, Vinh đến Huế chờ Phẫu thuật tim. Dòng Mến Thánh Giá An Lăng Huế đã giúp hàng trăm đồng bào nghèo các huyện Phú Lộc, Thừa Thiên, Quảng Trị có gạo ăn, áo ấm, chăn màng để họ vượt qua đợt rét lịch sử này.
Thiên tai, hạn hán, bão lụt, rét đậm, rét hại, giá cả leo thang khắp nơi, người dân chỉ còn cách chắp tay’’khấn Trời’’. Tuy nhiên, các tu sĩ vẫn âm thầm tìm đến với các bệnh nhân, người nghèo khó, trẻ em bất hạnh để chia cơm, sẻ áo. Đó là cách ăn chay đẹp lòng Thiên Chúa và cũng là cách an ủi Người vì Người đã bị xua đuổi ra khỏi xã hội đang trên đường công nghiệp hoá.
các nữ tu thăm bệnh nhân tim mạch |
Theo báo điện tử Việt Nam Net, ngày 27.02.2008 tác giả Đăng Khoa có bài viết ‘’Giá Rét Thừa Thiên Huế một mét vuông, 4 cây lúa sống’’. Sau khi đưa ra những thiệt hại về tình hình nông nghiệp tại đây, cuối cùng người viết đã kết luận rằng Lúa, trâu, bò,... chết vì rét đang tăng lên từng ngày, nông dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế chỉ còn cách chắp tay’’khấn Trời’’ cho ấm lên.
Từ trẻ đến già, ai ai cũng cố giữ cho người được ấm, nhiều gia đình trong nhà có cụ ông cụ bà cao tuổi, đi đứng khó khăn, ban đêm con cháu phải đốt than trong một chậu sành, đặt dưới gầm giường để các cụ sưởi ấm cho đỡ rét.
Ông Banabê Nguyễn Lắm 87 tuổi ở giáo xứ Phú Hậu, sau hai tuần nằm viện đã qua đời vì rét. Người nhà bệnh nhân cho biết, ông Lắm trước lúc nhập viện đã đắp chăn quá kín, và khó thở bởi hít nhiều khói của chậu than lửa ông đã dùng để sưởi ấm qua đêm.
Số bệnh nhân tại các bệnh viện đều gia tăng đột biến, bác sĩ tại đây nói rằng mỗi ngày họ phải tiếp nhận từ 100 đến 200 bệnh nhân mới đến khám bệnh và nhập viện.
Chị Trân Kìa người dân tộc Ca Tu chồng qua đời, một mình phải nuôi 4 người con, đứa con út đang nằm viện chân tay bị tê bại, máu lưu thông chậm dẫn đến tắc mạch, chị Kìa nói rằng lương thực và thuốc men cho con chị đều nằm ngoài nương rẫy. Các nữ tu đã giúp chị Kìa chăn màng, áo quần và tiền để mua lương thực,
Hôm 29/02/2008 các Nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế đã tặng 60 xuất quà gồm tiền ăn, áo quần ấm, mũ len, găng tay và bít tất cho các em bệnh nhân đang nằm điều trị tại khoa tim mạch bệnh viện Huế.
con chị Trân Kìa dân tộc Ca-tu |
Chị Hà Thị Đào 26 tuổi quê ở Hà Tỉnh làm nghề đánh cá, gần 2 tháng nay do thời tiết xấu, biển động mạnh nên chồng chị Đào không thể ra khơi đánh bắt hải sản, chị Hà đang nuôi con tại bệnh viện Huế chờ phẫu thuật Tim. Do rét lạnh kéo dài chị Hà đã kiệt quệ và được các nữ tu Kim Đôi yêu thương giúp đỡ.
Nữ tu Anê Nguyễn Thị Lợi, đặc trách bác ái xã hội của dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế cho biết, trong đợt rét kéo dài hơn cả tháng nay, nhà dòng đã mua hàng ngàn chăn bông, áo ấm, lương thực để giúp đỡ cho đồng bào không phân biệt Lương Giáo có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài ra, một số tu sĩ các dòng như dòng Thánh Tâm Huế đã mở cửa đón thân nhân của những bệnh nhân từ Phú Yên, Hà Tỉnh, Vinh đến Huế chờ Phẫu thuật tim. Dòng Mến Thánh Giá An Lăng Huế đã giúp hàng trăm đồng bào nghèo các huyện Phú Lộc, Thừa Thiên, Quảng Trị có gạo ăn, áo ấm, chăn màng để họ vượt qua đợt rét lịch sử này.
Thiên tai, hạn hán, bão lụt, rét đậm, rét hại, giá cả leo thang khắp nơi, người dân chỉ còn cách chắp tay’’khấn Trời’’. Tuy nhiên, các tu sĩ vẫn âm thầm tìm đến với các bệnh nhân, người nghèo khó, trẻ em bất hạnh để chia cơm, sẻ áo. Đó là cách ăn chay đẹp lòng Thiên Chúa và cũng là cách an ủi Người vì Người đã bị xua đuổi ra khỏi xã hội đang trên đường công nghiệp hoá.
Niềm vui của giáo xứ Bắc Kạn thuộc giáo phận Bắc Ninh
Dom. Nguyễn Thành Công
13:39 01/03/2008
BẮC NINH - Giáo xứ Bắc Kạn ngày 29.02.2008, là ngày cuối cùng trong đợt giao nhận xứ của giáo phận Bắc Ninh trong số sáu cha: Thứ Sáu, ngày 22.02. 2008, Cha Đa-Minh Vũ Quang Chí về nhận xứ Tư Đình, Hà Nội; Chủ Nhât, ngày 24.02.2008, Cha Andre Nguyễn Quang Phúc về xứ Tử Nê, Bắc Ninh; thứ Ba, ngày 26.02.2008, Cha Giuse Nguyễn Văn Chỉnh về xứ Đại Lãm, Bắc Giang; thứ Tư, ngày 27.02.2008, Cha Gioan.B Nguyễn Như Định về xứ Lai Tê, Bắc Ninh; thứ Năm, ngày 28.02.2008, Cha Giuse Trần Quang Khiêm về Bạch Xa, Tuyên Quang; và ngày cuối cùng của cha: Giuse Hà Mạnh Hoàn về nhận xứ Bắc Kạn, thuộc tỉnh Bắc Kạn.
Thánh lễ giao nhận xứ diễn ra lúc 9h 30, do cha đại diện Giuse Trần Quang Vinh chủ tế cùng đồng tế với gần 30 linh mục đến từ các giáo xứ trong giáo phận, trước sự hiện diện của hơn 800 người gồm cả lương và giáo.
Giáo xứ Bắc Kạn được giao cho cha Giuse Hà Mạnh Hoàn coi sóc gồm: 9 giáo họ: Bắc Kạn, Nà Phặc, Chợ Đồn (Bằng Lũng), Na Rì, Chợ Chu, Yên Thuỷ, Khe Cốc, Tân Bình I, Tân Bình II. Đây là một trong những địa bàn do cha Phanxico Savie Nguyễn Đức Đại quản nhiệm. Vì địa bàn quá rộng và với số lượng giáo dân của cả hai xứ (Thái Nguyên và Bắc Kạn) lên tới hơn 10 ngàn, được chia làm 23 giáo họ, đường xá đi lại xa xôi, khó khăn. Như thế, rất khó có thể đáp ứng nhu cầu mục vụ của giáo dân. Vì thế, Đức tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã quyết định cắt cử cha Giuse Hà Mạnh Hoàn về tiếp quản, làm phó xứ trực tiếp ở và coi sóc giáo xứ Bắc Kạn.
Thiết nghĩ, chúng ta cũng nên tìm hiểu một chút về giáo xứ Bắc Kạn. Nhà thờ Bắc Kạn toạ lạc ngay giữa trung tâm thị xã, trên sườn một ngọn đồi; một vị trí khá thơ mộng: có núi đồi chập trùng bao quanh. Phía trước (Hướng Đông) là con suối, đầu nguồn của con Sông Cầu. Khuôn viên nhà thờ với tổng diện tích khoảng 500 m2. Ngôi nhà thờ là một nhà cấp bốn được làm khá lâu, rộng khoảng 150 m2 đang xuống cấp. Không có nhà chung hoặc phòng ở cho cha xứ, chỉ có một gian nhà khoảng 15 m2 làm bằng tre nứa, vách trát đất với bùn rơm, nghiêng nghiêng như sắp muốn đổ. Đó là nơi ban hành giáo thường họp bàn công việc giáo xứ và thỉnh thoảng cha xứ Phanxico về dâng lễ nghỉ lại qua đêm, vì đoạn đường đi lại khá xa (hơn 80 km). Vừa qua, khi có quyết định của Toà giám mục Bắc Ninh cho cha Giuse Hà Mạnh Hoàn về Bắc Kạn, giáo dân đã kiến nghị với chính quyền địa phương để xây dựng tạm thời lấy chỗ nghỉ cho cha phó, nhưng đã gặp nhiều cản trở, khó khăn từ phía chính quyền địa phương. Hiện tại, cha Giuse Hà Mạnh Hoàn phải ở tạm trong ngôi nhà do gia đình ông trùm Lộc xây ở để giữ đất cho nhà chung.
Trước những năm 40, Bắc Kạn là một giáo xứ sầm uất, có cha xứ coi sóc. Nhưng sau biến cố 1947 – 1950, do chiến tranh bom đạn, cha xứ cùng với giáo dân phải sơ tán, loạn lạc. Từ đó, giáo xứ Bắc Kạn trở nên thưa thớt, tiêu điều. Do hoàn cảnh giáo phận Bắc Ninh thiếu vắng linh mục kéo dài mấy chục năm, đời sống đức tin giáo dân của Bắc Kạn cũng như nhiều nơi khác đã rơi vào tình trạng héo hon, nhiều người đã buông xuôi và bỏ đạo hẳn. Được biết, khu đất nhà chung của giáo xứ xưa kia rộng khoảng 20 ngàn mét vuông, bao gồm khu nhà xứ, cô nhi viện, trường học… Đến nay, đất đai nhà chung Bắc Kạn bị người dân ở xung quanh lấn chiếm xây nhà ở, nhà nước lấy đất xây dựng các cơ quan: truyền hình, công an và trường học. Số giáo dân hiện tại của nhà xứ Bắc Kạn có khoảng gần 300 nhân danh, trong số đó có nhiều người di cư từ nhiều vùng khác nhau lên đây làm ăn. Họ ở tản mác, không tập trung, công việc cũng khác nhau. Đời sống của giáo dân ở đây nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Đó là cả một thử thách đòi hỏi rất nhiều hy sinh ở vị mục tử mới này.
Thời tiết ngoài trời thật đẹp: ánh nắng vàng tươi xuất hiện làm xua tan đi không khí lạnh giá đến buốt xương của mùa đông vùng miền núi cao kéo dài trong đợt rét đậm, rét hại. Thánh lễ diễn ra tuy trong hoàn cảnh đơn sơ, thiếu thốn, nhưng thật sốt sắng, cảm động. Nhiều cụ già xúc động dưng dưng đôi hàng lệ nói: “hôm nay là ngày vui chưa từng có trong cuộc đời tôi”; “đây là một ngày tôi không bao giờ dám nghĩ tới” … Vâng, đó là điều mơ ước, khát khao vị mục tử, người chăm sóc phần thiêng liêng ở cùng họ. Họ có lý, bởi còn có rất nhiều giáo họ trong giáo phận có điều kiện hơn, đông hơn nhưng chưa có linh mục. Còn ở đây lại là một sự thật, không phải trong mơ. Có lẽ đây sẽ một sự kiện lớn ghi dấu trong lịch sử của Bắc Kạn, vì sau hơn 60 năm, hôm nay mới có một linh mục về ở với họ, có một thánh lễ có nhiều linh mục, có nhiều giáo dân từ nhiều nơi về tham dự, có ca đoàn, có ban kèn đồng và các hội đoàn khác.
Trong thánh lễ, cha giáo Cosma Hoàng Văn Đạt, giáo sư Đại Chủng Viện Hà Nội chia sẻ Lời Chúa. Cha đã dùng những câu chuyện rất đơn sơ để minh hoạ Lời Chúa, minh hoạ những đòi hỏi của Lời Chúa nơi mỗi người tín hữu trong cuộc sống hôm nay. Cha cũng hy vọng tất cả những khó khăn trước mắt, Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi để làm cho Bắc Kạn sẽ trở thành một Lễ Hiện Xuống Mới.
Cuối thánh lễ, là bài cám ơn của cha phó xứ Giuse Hà Mạnh Hoàn tới quí cha, cha chính xứ, người lo tổ chức, ban tổ chức, các đoàn hội, quí khách, ân nhân, thân nhân. Cha cũng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện, nâng đỡ ngài nhiều hơn trong sứ vụ mới đầy khó khăn thử thách này. Lúc 11 h30, kết thúc thánh lễ, một bữa cơm thân mật do ban tổ chức với những phần cơn xuất, cơm hộp dành cho mọi người ở xa, để chung chia niềm vui cũng như sự thiếu thốn của giáo xứ Bắc Kạn.
Ngày vui khép lại, những bó hoa tươi cha phó đón nhận hôm nay trong niềm vui, pha chút ưu tư, lo lắng, nhưng đầy phó thác của cha. Hy vọng rằng trên con đường sứ vụ với trọng trách mới này, Chúa cùng hết mọi thành phần dân Chúa giáo xứ Bắc Kạn cũng như khắp mọi nơi sẽ luôn đồng hành sát ngay bên, nâng đỡ cha thật nhiều bằng tinh thần cầu nguyện, sẻ chia, nâng đỡ, để cha có đủ nhiệt huyết, an tâm, vững bước, trong sự khôn ngoan hướng lái của Chúa Thánh Thần, hoàn toàn tin tưởng như khẩu hiệu mà cha đã chọn: “Hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15, 9). Tin rằng, nơi mảnh đất khô cằn này trong tương lai không xa sẽ nảy nở, phát triển và trổ bông, đem lại một mùa vàng trĩu quả.
Thánh lễ giao nhận xứ diễn ra lúc 9h 30, do cha đại diện Giuse Trần Quang Vinh chủ tế cùng đồng tế với gần 30 linh mục đến từ các giáo xứ trong giáo phận, trước sự hiện diện của hơn 800 người gồm cả lương và giáo.
Giáo xứ Bắc Kạn được giao cho cha Giuse Hà Mạnh Hoàn coi sóc gồm: 9 giáo họ: Bắc Kạn, Nà Phặc, Chợ Đồn (Bằng Lũng), Na Rì, Chợ Chu, Yên Thuỷ, Khe Cốc, Tân Bình I, Tân Bình II. Đây là một trong những địa bàn do cha Phanxico Savie Nguyễn Đức Đại quản nhiệm. Vì địa bàn quá rộng và với số lượng giáo dân của cả hai xứ (Thái Nguyên và Bắc Kạn) lên tới hơn 10 ngàn, được chia làm 23 giáo họ, đường xá đi lại xa xôi, khó khăn. Như thế, rất khó có thể đáp ứng nhu cầu mục vụ của giáo dân. Vì thế, Đức tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã quyết định cắt cử cha Giuse Hà Mạnh Hoàn về tiếp quản, làm phó xứ trực tiếp ở và coi sóc giáo xứ Bắc Kạn.
Thiết nghĩ, chúng ta cũng nên tìm hiểu một chút về giáo xứ Bắc Kạn. Nhà thờ Bắc Kạn toạ lạc ngay giữa trung tâm thị xã, trên sườn một ngọn đồi; một vị trí khá thơ mộng: có núi đồi chập trùng bao quanh. Phía trước (Hướng Đông) là con suối, đầu nguồn của con Sông Cầu. Khuôn viên nhà thờ với tổng diện tích khoảng 500 m2. Ngôi nhà thờ là một nhà cấp bốn được làm khá lâu, rộng khoảng 150 m2 đang xuống cấp. Không có nhà chung hoặc phòng ở cho cha xứ, chỉ có một gian nhà khoảng 15 m2 làm bằng tre nứa, vách trát đất với bùn rơm, nghiêng nghiêng như sắp muốn đổ. Đó là nơi ban hành giáo thường họp bàn công việc giáo xứ và thỉnh thoảng cha xứ Phanxico về dâng lễ nghỉ lại qua đêm, vì đoạn đường đi lại khá xa (hơn 80 km). Vừa qua, khi có quyết định của Toà giám mục Bắc Ninh cho cha Giuse Hà Mạnh Hoàn về Bắc Kạn, giáo dân đã kiến nghị với chính quyền địa phương để xây dựng tạm thời lấy chỗ nghỉ cho cha phó, nhưng đã gặp nhiều cản trở, khó khăn từ phía chính quyền địa phương. Hiện tại, cha Giuse Hà Mạnh Hoàn phải ở tạm trong ngôi nhà do gia đình ông trùm Lộc xây ở để giữ đất cho nhà chung.
Trước những năm 40, Bắc Kạn là một giáo xứ sầm uất, có cha xứ coi sóc. Nhưng sau biến cố 1947 – 1950, do chiến tranh bom đạn, cha xứ cùng với giáo dân phải sơ tán, loạn lạc. Từ đó, giáo xứ Bắc Kạn trở nên thưa thớt, tiêu điều. Do hoàn cảnh giáo phận Bắc Ninh thiếu vắng linh mục kéo dài mấy chục năm, đời sống đức tin giáo dân của Bắc Kạn cũng như nhiều nơi khác đã rơi vào tình trạng héo hon, nhiều người đã buông xuôi và bỏ đạo hẳn. Được biết, khu đất nhà chung của giáo xứ xưa kia rộng khoảng 20 ngàn mét vuông, bao gồm khu nhà xứ, cô nhi viện, trường học… Đến nay, đất đai nhà chung Bắc Kạn bị người dân ở xung quanh lấn chiếm xây nhà ở, nhà nước lấy đất xây dựng các cơ quan: truyền hình, công an và trường học. Số giáo dân hiện tại của nhà xứ Bắc Kạn có khoảng gần 300 nhân danh, trong số đó có nhiều người di cư từ nhiều vùng khác nhau lên đây làm ăn. Họ ở tản mác, không tập trung, công việc cũng khác nhau. Đời sống của giáo dân ở đây nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Đó là cả một thử thách đòi hỏi rất nhiều hy sinh ở vị mục tử mới này.
Thời tiết ngoài trời thật đẹp: ánh nắng vàng tươi xuất hiện làm xua tan đi không khí lạnh giá đến buốt xương của mùa đông vùng miền núi cao kéo dài trong đợt rét đậm, rét hại. Thánh lễ diễn ra tuy trong hoàn cảnh đơn sơ, thiếu thốn, nhưng thật sốt sắng, cảm động. Nhiều cụ già xúc động dưng dưng đôi hàng lệ nói: “hôm nay là ngày vui chưa từng có trong cuộc đời tôi”; “đây là một ngày tôi không bao giờ dám nghĩ tới” … Vâng, đó là điều mơ ước, khát khao vị mục tử, người chăm sóc phần thiêng liêng ở cùng họ. Họ có lý, bởi còn có rất nhiều giáo họ trong giáo phận có điều kiện hơn, đông hơn nhưng chưa có linh mục. Còn ở đây lại là một sự thật, không phải trong mơ. Có lẽ đây sẽ một sự kiện lớn ghi dấu trong lịch sử của Bắc Kạn, vì sau hơn 60 năm, hôm nay mới có một linh mục về ở với họ, có một thánh lễ có nhiều linh mục, có nhiều giáo dân từ nhiều nơi về tham dự, có ca đoàn, có ban kèn đồng và các hội đoàn khác.
Trong thánh lễ, cha giáo Cosma Hoàng Văn Đạt, giáo sư Đại Chủng Viện Hà Nội chia sẻ Lời Chúa. Cha đã dùng những câu chuyện rất đơn sơ để minh hoạ Lời Chúa, minh hoạ những đòi hỏi của Lời Chúa nơi mỗi người tín hữu trong cuộc sống hôm nay. Cha cũng hy vọng tất cả những khó khăn trước mắt, Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi để làm cho Bắc Kạn sẽ trở thành một Lễ Hiện Xuống Mới.
Cuối thánh lễ, là bài cám ơn của cha phó xứ Giuse Hà Mạnh Hoàn tới quí cha, cha chính xứ, người lo tổ chức, ban tổ chức, các đoàn hội, quí khách, ân nhân, thân nhân. Cha cũng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện, nâng đỡ ngài nhiều hơn trong sứ vụ mới đầy khó khăn thử thách này. Lúc 11 h30, kết thúc thánh lễ, một bữa cơm thân mật do ban tổ chức với những phần cơn xuất, cơm hộp dành cho mọi người ở xa, để chung chia niềm vui cũng như sự thiếu thốn của giáo xứ Bắc Kạn.
Ngày vui khép lại, những bó hoa tươi cha phó đón nhận hôm nay trong niềm vui, pha chút ưu tư, lo lắng, nhưng đầy phó thác của cha. Hy vọng rằng trên con đường sứ vụ với trọng trách mới này, Chúa cùng hết mọi thành phần dân Chúa giáo xứ Bắc Kạn cũng như khắp mọi nơi sẽ luôn đồng hành sát ngay bên, nâng đỡ cha thật nhiều bằng tinh thần cầu nguyện, sẻ chia, nâng đỡ, để cha có đủ nhiệt huyết, an tâm, vững bước, trong sự khôn ngoan hướng lái của Chúa Thánh Thần, hoàn toàn tin tưởng như khẩu hiệu mà cha đã chọn: “Hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15, 9). Tin rằng, nơi mảnh đất khô cằn này trong tương lai không xa sẽ nảy nở, phát triển và trổ bông, đem lại một mùa vàng trĩu quả.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Kinh nghiệm về một cuộc hội nghị của Ủy ban Đoàn kết Công giáo
Thợ Cầy
13:23 01/03/2008
MỘT CUỘC HỘI NGHỊ CỦA UỶ BAN ĐOÀN KẾT CÔNG GIÁO
Qua nay, trên các trang báo của net, tôi thấy có một vài tác giả đã đề cập tới Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo (UBĐKCG), vì thế, tôi cũng xin có vài "nhời" về cái ủy ban chết tiệt này.
Vào một buổi sáng đẹp trời kia, cụ thể là vào cuối tháng 11 năm 2006, một vị cán bộ "chủ chốt" của huyện đã nói với tôi rằng, kỳ này anh sẽ giới thiệu chú vào trong UBĐKCG (hình như ở cấp huyện người ta gọi là "Ban" chứ không phải là "Ủy Ban"). Tôi chợt nghĩ, chẳng lẽ ông này cho tôi là đã bỏ đạo rồi hay sao mà ông lại giới thiệu tôi vào trong cái ủy ban ấy; hay tôi đã có biểu hiện gì khiến ông này ngĩ rằng tôi đã bỏ đạo?
Thấy tôi tỏ vẻ ưu tư, ông ta hỏi thêm.
- Sao, không thích à ?
- Dạ, xin bác đừng giới thiệu em vào trong cái ủy ban đó, tôi trả lời ông ta.
Bị từ chối một cách thẳng thừng như thế, ông cán bộ này tỏ ra mất hào hứng.
Thế nhưng, vào cuối tháng 04 năm 2007, tôi vẫn nhận được thư của UBMTTQVN huyện nhà mời tham dự Hội Nghị Tổng Kết Nhiệm Kỳ Năm Năm 2002 – 2007 của UBĐKCG huyện.
Lẽ dĩ nhiên, tôi chẳng vui gì khi nhận được lá thư ấy. Tôi định sẽ không đi dự để tránh sự hiểu lầm của bà con đồng đạo. Nhưng tôi cũng muốn đi để biết cái ủy ban này nó mần ăn thế nào. Và thế là tôi quyết định đi.
Đến dự hội nghị này, tôi thấy có khoảng 5-6 chục người. Chỉ một số ít các linh mục trong huyện có mặt thôi; cũng có dăm ba nữ tu và một số giáo dân. Các quan chức cao nhất của huyện cũng có mặt, trừ bí thư huyện ủy.
Tôi chọn băng ghế cuối cùng để ngồi kẻo lỡ có ngủ gật thì cũng không bị ai phát giác. Một anh công an cũng đến ngồi bên cạnh tôi.
Mở đầu hội nghị này, tôi cứ nghĩ vị linh mục chủ tọa sẽ bắt kinh "Cầu Xin Chúa Thánh Thần…", nhưng không, ông ta cất lên rằng: "Đoàn quân Việt Nam đi…". Mọi người giơ tay chào cờ.
Sau nghi thức chào cờ, cũng giống như mọi hội nghị khác do nhà nước tổ chức, hôm nay, họ cũng giới thiệu tên tuổi và chức vụ của các tham dự viên. Dĩ nhiên, tên của tôi không được nhắc tới trong nghi thức giới thiệu này.
Tiếp theo, người ta giới thiệu ban điều hành của hội nghị, gồm một vị chủ tọa và hai vị thư ký. Thế là một vị linh mục đang ngồi ở phía dưới bèn nhảy lên ngồi ghế nhất để chủ toạ cuộc hội nghị. Hai vị thư ký, một là linh mục, một là giáo dân, được xếp ngồi bên cạnh vị chủ toạ. Vị linh mục chủ tọa giới thiệu một linh mục khác lên đọc báo cáo tổng kết của nhiệm kỳ năm năm vừa qua. Bản báo cáo này đã đưa ra toàn những thành tích và thành tích. Những thành tích ấy tôi cứ nghĩ là kết quả do sự cố gắng của các nhà lãnh đạo Giáo Hội và Giáo dân cơ chứ, nhưng trong hội nghị này, người ta bảo đó là của UBĐKCG. Bản báo cáo cũng nêu ra một vài hạn chế và yếu kém, nhưng ít thôi. Lẽ dĩ nhiên, những hạn chế và yếu kém nêu ra đó đã được bản báo cáo giải thích rằng, đấy là do những yếu tố khách quan và thời cuộc, chứ không phải do UBĐKCG.
Tiếp theo bản báo cáo tổng kết thì đến lượt các bản báo cáo của các tiểu ban. Người ta cầm các bản báo cáo đã đựơc dọn sẵn và đã được kiểm duyệt một cách cẩn thận và lần lượt đứng lên đọc. Ai đọc thì cứ việc đọc, còn ai muốn nói chuyện riêng hay muốn nghe điện thoại thì cũng cứ việc nói và nghe. Sau mỗi "bài đọc" thì người ta lại vỗ tay. Có vị đang nói chuyện riêng, thấy người ta vỗ tay thì cũng giật mình vỗ theo.
Tôi cứ nghĩ mình được mời tới đây để đóng góp cho hội nghị một vài ý kiến gì đó, nhưng không phải vậy, có lẽ người ta muốn tôi tới đây chỉ để vỗ tay mà thôi. Họ đã mời lầm người, bởi bàn tay gầy guộc của tôi vỗ làm sao kêu được. Đa số các tham dự viên hôm nay đều cũng được mời với mục đích giống như tôi, nhưng khác tôi ở chỗ là họ vỗ tay kêu to lắm.
Những bản báo cáo của các tiểu ban, dĩ nhiên đó là những bản kể công và nêu cao các thành tích. Chẳng thấy chúng đề cập gì tới các oan trái đang diễn ra ngày ngày trong xã hộ. Bao nỗi thống khổ mà Giáo hội đang phải gánh chịu do sự thù hằn của chính quyền gây ra thì cũng chẳng được những bản báo cáo đó nói đến. Chúng quả là trò hề nên tôi không thể nào vỗ tay cổ động cho chúng được.
Sau phần báo cáo của các tiểu ban, người ta bước vào nghi thức "bầu" ban chấp hành cho khoá mới 2007 – 2012. Đây lại là một trò hề nữa, bởi nói là bầu chứ người ta có bầu bán gì đâu. Người ta đã sắp đặt trước rồi và ở đây chỉ giới thiệu cho biết mà thôi. Vị chủ tịch thì vẫn như cũ và các ủy viên thì vũ như cẩn. Những người này đứng lên còn những người khác thì ngồi vỗ tay tán thành. Thế là kết thúc một cuộc "bầu cử" thành công với số phiếu gần tuyệt đối cho các ứng viên.
Bầu bán xong, người ta chuyển sang nghi thức khen thưởng. Linh mục chủ tịch nói với cử toạ rằng, tất cả những ai tham dự hôm nay đều xứng đáng lãnh bằng khen hết, nhưng vì biên chế nhà nước có hạn, chỉ có thể trao bằng khen cho 7 người mà thôi, vậy xin quý vị hãy đề cử cho 7 người xứng đáng nhất để nhận bằng khen. Chưa ai kịp phản ứng gì cả thì vị linh mục này đã nói tiếp, chắc là quý vị cũng khó mà chọn ai hay không chọn ai, thôi thì để tôi nêu lên vậy. Thế là 7 vị được nêu tên. Và dĩ nhiên, vị linh mục này không quên nêu tên mình đầu tiên trong số 7 người "xứng đáng nhất" được nhận bằng khen. Có lẽ do quá quen với cách làm này nên mọi người chỉ nhếch mép cười và không phản ứng gì cả.
Đọc tên 7 người xứng đáng nhất để nhận bằng khen rồi, người ta bước sang nghi thức đọc "Quyết Định Khen Thưởng" của UBMTTQVN huyện. Tôi chẳng biết là do có phải nhờ phép của Tôn Hành Giả hay của Giả Hành Tô không mà sao bản "Quyết Định Khen Thưởng" do ông Chủ tịch UBMTTQVN huyện nhà đã được ký sẵn và đặt sẵn trên bàn như thế. Trong bản quyết định này cũng đã ghi sẵn tên của 7 vị kia. Thế mới tài chứ!
Sau khi nghe "Quyết Định Khen Thưởng", 7 vị được nêu tên lần lượt tiến lên phía trước để nhận bằng khen. Lại một phép thần thông nữa khi 7 tấm bằng khen này đã được ghi sẵn tên của từng người, đã được ký và đóng dấu, đã được đặt trong khung kính, đã được gói lại cẩn thận, và đã được đặt sẵn ở trên bàn.
Linh mục chủ tịch trao bằng khen cho mỗi người, và ai không được nhận bằng khen thì lại ngồi dưới vỗ tay.
Tôi quay sang và nói với anh công an ngồi bên: Đúng là một trò hề anh nhỉ! Anh này quay sang nhìn tôi, mỉm cười, và lại tiếp tục vỗ tay.
Sau nghi thức này thì đến nghi thức "bầu cử" đại biểu đi dự Đại Hội UBĐKCG của tỉnh.
Cũng giống như hai cuộc "bầu cử" trên, cuộc "bầu cử" này cũng được biểu quyết bằng sự vỗ tay. 5 người đã được chỉ định sẵn và người ta chỉ có việc vỗ tay để tán thành.
Sau khi tổ chức "bầu cử" người đi dự đại hội ở tỉnh xong thì đến phần "phát biểu chỉ đạo" của các vị lãnh đạo nhà nước. Và thế là lần lượt từ ông phó bí thư huyện ủy cho tới ông trưởng phòng tôn giáo đã đứng lên phát biểu ý kiến chỉ đạo của mình. Tất cả các vị này đều lập đi lập lại một sáo ngữ: "Xin các vị hãy về vận động bà con giáo dân tích cự tham gia sản xuất, tránh xa các tệ nạn xã hội, đề phòng các diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, sống tốt đời đẹp đạo…".
Hội nghị kết thúc với bài hát: "Như có bác hồ…".
Tôi ra về mà lòng cảm thấy vô cùng bực bội. Tôi đã mất cả nửa ngày trời vì cái hội nghị vô ích và chết tiệt này.
Qua nay, trên các trang báo của net, tôi thấy có một vài tác giả đã đề cập tới Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo (UBĐKCG), vì thế, tôi cũng xin có vài "nhời" về cái ủy ban chết tiệt này.
Vào một buổi sáng đẹp trời kia, cụ thể là vào cuối tháng 11 năm 2006, một vị cán bộ "chủ chốt" của huyện đã nói với tôi rằng, kỳ này anh sẽ giới thiệu chú vào trong UBĐKCG (hình như ở cấp huyện người ta gọi là "Ban" chứ không phải là "Ủy Ban"). Tôi chợt nghĩ, chẳng lẽ ông này cho tôi là đã bỏ đạo rồi hay sao mà ông lại giới thiệu tôi vào trong cái ủy ban ấy; hay tôi đã có biểu hiện gì khiến ông này ngĩ rằng tôi đã bỏ đạo?
Thấy tôi tỏ vẻ ưu tư, ông ta hỏi thêm.
- Sao, không thích à ?
- Dạ, xin bác đừng giới thiệu em vào trong cái ủy ban đó, tôi trả lời ông ta.
Bị từ chối một cách thẳng thừng như thế, ông cán bộ này tỏ ra mất hào hứng.
Thế nhưng, vào cuối tháng 04 năm 2007, tôi vẫn nhận được thư của UBMTTQVN huyện nhà mời tham dự Hội Nghị Tổng Kết Nhiệm Kỳ Năm Năm 2002 – 2007 của UBĐKCG huyện.
Lẽ dĩ nhiên, tôi chẳng vui gì khi nhận được lá thư ấy. Tôi định sẽ không đi dự để tránh sự hiểu lầm của bà con đồng đạo. Nhưng tôi cũng muốn đi để biết cái ủy ban này nó mần ăn thế nào. Và thế là tôi quyết định đi.
Đến dự hội nghị này, tôi thấy có khoảng 5-6 chục người. Chỉ một số ít các linh mục trong huyện có mặt thôi; cũng có dăm ba nữ tu và một số giáo dân. Các quan chức cao nhất của huyện cũng có mặt, trừ bí thư huyện ủy.
Tôi chọn băng ghế cuối cùng để ngồi kẻo lỡ có ngủ gật thì cũng không bị ai phát giác. Một anh công an cũng đến ngồi bên cạnh tôi.
Mở đầu hội nghị này, tôi cứ nghĩ vị linh mục chủ tọa sẽ bắt kinh "Cầu Xin Chúa Thánh Thần…", nhưng không, ông ta cất lên rằng: "Đoàn quân Việt Nam đi…". Mọi người giơ tay chào cờ.
Sau nghi thức chào cờ, cũng giống như mọi hội nghị khác do nhà nước tổ chức, hôm nay, họ cũng giới thiệu tên tuổi và chức vụ của các tham dự viên. Dĩ nhiên, tên của tôi không được nhắc tới trong nghi thức giới thiệu này.
Tiếp theo, người ta giới thiệu ban điều hành của hội nghị, gồm một vị chủ tọa và hai vị thư ký. Thế là một vị linh mục đang ngồi ở phía dưới bèn nhảy lên ngồi ghế nhất để chủ toạ cuộc hội nghị. Hai vị thư ký, một là linh mục, một là giáo dân, được xếp ngồi bên cạnh vị chủ toạ. Vị linh mục chủ tọa giới thiệu một linh mục khác lên đọc báo cáo tổng kết của nhiệm kỳ năm năm vừa qua. Bản báo cáo này đã đưa ra toàn những thành tích và thành tích. Những thành tích ấy tôi cứ nghĩ là kết quả do sự cố gắng của các nhà lãnh đạo Giáo Hội và Giáo dân cơ chứ, nhưng trong hội nghị này, người ta bảo đó là của UBĐKCG. Bản báo cáo cũng nêu ra một vài hạn chế và yếu kém, nhưng ít thôi. Lẽ dĩ nhiên, những hạn chế và yếu kém nêu ra đó đã được bản báo cáo giải thích rằng, đấy là do những yếu tố khách quan và thời cuộc, chứ không phải do UBĐKCG.
Tiếp theo bản báo cáo tổng kết thì đến lượt các bản báo cáo của các tiểu ban. Người ta cầm các bản báo cáo đã đựơc dọn sẵn và đã được kiểm duyệt một cách cẩn thận và lần lượt đứng lên đọc. Ai đọc thì cứ việc đọc, còn ai muốn nói chuyện riêng hay muốn nghe điện thoại thì cũng cứ việc nói và nghe. Sau mỗi "bài đọc" thì người ta lại vỗ tay. Có vị đang nói chuyện riêng, thấy người ta vỗ tay thì cũng giật mình vỗ theo.
Tôi cứ nghĩ mình được mời tới đây để đóng góp cho hội nghị một vài ý kiến gì đó, nhưng không phải vậy, có lẽ người ta muốn tôi tới đây chỉ để vỗ tay mà thôi. Họ đã mời lầm người, bởi bàn tay gầy guộc của tôi vỗ làm sao kêu được. Đa số các tham dự viên hôm nay đều cũng được mời với mục đích giống như tôi, nhưng khác tôi ở chỗ là họ vỗ tay kêu to lắm.
Những bản báo cáo của các tiểu ban, dĩ nhiên đó là những bản kể công và nêu cao các thành tích. Chẳng thấy chúng đề cập gì tới các oan trái đang diễn ra ngày ngày trong xã hộ. Bao nỗi thống khổ mà Giáo hội đang phải gánh chịu do sự thù hằn của chính quyền gây ra thì cũng chẳng được những bản báo cáo đó nói đến. Chúng quả là trò hề nên tôi không thể nào vỗ tay cổ động cho chúng được.
Sau phần báo cáo của các tiểu ban, người ta bước vào nghi thức "bầu" ban chấp hành cho khoá mới 2007 – 2012. Đây lại là một trò hề nữa, bởi nói là bầu chứ người ta có bầu bán gì đâu. Người ta đã sắp đặt trước rồi và ở đây chỉ giới thiệu cho biết mà thôi. Vị chủ tịch thì vẫn như cũ và các ủy viên thì vũ như cẩn. Những người này đứng lên còn những người khác thì ngồi vỗ tay tán thành. Thế là kết thúc một cuộc "bầu cử" thành công với số phiếu gần tuyệt đối cho các ứng viên.
Bầu bán xong, người ta chuyển sang nghi thức khen thưởng. Linh mục chủ tịch nói với cử toạ rằng, tất cả những ai tham dự hôm nay đều xứng đáng lãnh bằng khen hết, nhưng vì biên chế nhà nước có hạn, chỉ có thể trao bằng khen cho 7 người mà thôi, vậy xin quý vị hãy đề cử cho 7 người xứng đáng nhất để nhận bằng khen. Chưa ai kịp phản ứng gì cả thì vị linh mục này đã nói tiếp, chắc là quý vị cũng khó mà chọn ai hay không chọn ai, thôi thì để tôi nêu lên vậy. Thế là 7 vị được nêu tên. Và dĩ nhiên, vị linh mục này không quên nêu tên mình đầu tiên trong số 7 người "xứng đáng nhất" được nhận bằng khen. Có lẽ do quá quen với cách làm này nên mọi người chỉ nhếch mép cười và không phản ứng gì cả.
Đọc tên 7 người xứng đáng nhất để nhận bằng khen rồi, người ta bước sang nghi thức đọc "Quyết Định Khen Thưởng" của UBMTTQVN huyện. Tôi chẳng biết là do có phải nhờ phép của Tôn Hành Giả hay của Giả Hành Tô không mà sao bản "Quyết Định Khen Thưởng" do ông Chủ tịch UBMTTQVN huyện nhà đã được ký sẵn và đặt sẵn trên bàn như thế. Trong bản quyết định này cũng đã ghi sẵn tên của 7 vị kia. Thế mới tài chứ!
Sau khi nghe "Quyết Định Khen Thưởng", 7 vị được nêu tên lần lượt tiến lên phía trước để nhận bằng khen. Lại một phép thần thông nữa khi 7 tấm bằng khen này đã được ghi sẵn tên của từng người, đã được ký và đóng dấu, đã được đặt trong khung kính, đã được gói lại cẩn thận, và đã được đặt sẵn ở trên bàn.
Linh mục chủ tịch trao bằng khen cho mỗi người, và ai không được nhận bằng khen thì lại ngồi dưới vỗ tay.
Tôi quay sang và nói với anh công an ngồi bên: Đúng là một trò hề anh nhỉ! Anh này quay sang nhìn tôi, mỉm cười, và lại tiếp tục vỗ tay.
Sau nghi thức này thì đến nghi thức "bầu cử" đại biểu đi dự Đại Hội UBĐKCG của tỉnh.
Cũng giống như hai cuộc "bầu cử" trên, cuộc "bầu cử" này cũng được biểu quyết bằng sự vỗ tay. 5 người đã được chỉ định sẵn và người ta chỉ có việc vỗ tay để tán thành.
Sau khi tổ chức "bầu cử" người đi dự đại hội ở tỉnh xong thì đến phần "phát biểu chỉ đạo" của các vị lãnh đạo nhà nước. Và thế là lần lượt từ ông phó bí thư huyện ủy cho tới ông trưởng phòng tôn giáo đã đứng lên phát biểu ý kiến chỉ đạo của mình. Tất cả các vị này đều lập đi lập lại một sáo ngữ: "Xin các vị hãy về vận động bà con giáo dân tích cự tham gia sản xuất, tránh xa các tệ nạn xã hội, đề phòng các diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, sống tốt đời đẹp đạo…".
Hội nghị kết thúc với bài hát: "Như có bác hồ…".
Tôi ra về mà lòng cảm thấy vô cùng bực bội. Tôi đã mất cả nửa ngày trời vì cái hội nghị vô ích và chết tiệt này.
Giáo sĩ đeo huy chương cộng sản
Bs Vũ Linh Huy
19:49 01/03/2008
Bài Xướng:
Giáo sĩ đeo huy chương cộng sản.
Đền ơn cộng sản tặng huy chương,
Nên phải xẹo xiên đủ mọi đường:
Nói chẳng ai nghe mà vẫn nói,
Tuồng không người ngó, cứ hát tuồng,
Lý sự chổi cùn, mê mải viết,
Trung gian ai khiến, mặt vẫn chường! (*)
Hãy kíp quay về cùng dân tộc! (**)
Đừng theo điếu đóm lũ bất lương!
Bài hoạ:
Giáo sĩ chờ huy chương cộng sản
Chờ hoài sao chẳng thấy huy chương,
Dù vâng ý đảng hết mọi đường.
Đóng cả kịch câm cùng kịch nói,
Kiêm nghề thầy cúng lẫn phường tuồng.
Giả bộ chân thành dù gian dối,
Ra màu phấn khởi dẫu chán chường.,
Đảng thưởng huy chương xin ban gấp,
Đừng chờ truy tặng, rất thê lương!
Boston, ngày 1 tháng 3 năm 2008
Chú thích:
(*) Nhóm giáo sĩ này thường tự nhận mình là trung gian giưã Giáo Hội
và cộng sản, nhưng thực chất họ là những kẻ nội thù trong Giáo Hội, rình mò,
theo dõi và báo cáo với CS các hoạt động cuả GH;
đồng thời mách nước cho CS tiêu diệt Giáo Hội.
(**) Nhóm giáo sĩ này luôn rêu rao là "đồng hành cùng dân tộc",
nhưng thực chất là "đồng hành cùng CS.", phản bội dân tộc.
Giáo sĩ đeo huy chương cộng sản.
Đền ơn cộng sản tặng huy chương,
Nên phải xẹo xiên đủ mọi đường:
Nói chẳng ai nghe mà vẫn nói,
Tuồng không người ngó, cứ hát tuồng,
Lý sự chổi cùn, mê mải viết,
Trung gian ai khiến, mặt vẫn chường! (*)
Hãy kíp quay về cùng dân tộc! (**)
Đừng theo điếu đóm lũ bất lương!
Bài hoạ:
Giáo sĩ chờ huy chương cộng sản
Chờ hoài sao chẳng thấy huy chương,
Dù vâng ý đảng hết mọi đường.
Đóng cả kịch câm cùng kịch nói,
Kiêm nghề thầy cúng lẫn phường tuồng.
Giả bộ chân thành dù gian dối,
Ra màu phấn khởi dẫu chán chường.,
Đảng thưởng huy chương xin ban gấp,
Đừng chờ truy tặng, rất thê lương!
Boston, ngày 1 tháng 3 năm 2008
Chú thích:
(*) Nhóm giáo sĩ này thường tự nhận mình là trung gian giưã Giáo Hội
và cộng sản, nhưng thực chất họ là những kẻ nội thù trong Giáo Hội, rình mò,
theo dõi và báo cáo với CS các hoạt động cuả GH;
đồng thời mách nước cho CS tiêu diệt Giáo Hội.
(**) Nhóm giáo sĩ này luôn rêu rao là "đồng hành cùng dân tộc",
nhưng thực chất là "đồng hành cùng CS.", phản bội dân tộc.
Tiếp bài thơ lãnh huy chương
Đinh Phan
20:53 01/03/2008
Tiếp bài thơ lãnh huy chương
Bợ đỡ để lãnh những huy chương,
Làm theo ý đảng đã chỉ đường.
Bôi vôi trát phấn lên sân khấu,
Cúc cung tận tụy diễn đúng tuồng.
Dân lành khắp chốn qúa chán chường,
Cớ sao các ông vẫn y uông?
Hãy mau quay về với công lý
Xa lũ vô thần bọn bất lương!
Hà Nội 2/3/08
Bợ đỡ để lãnh những huy chương,
Làm theo ý đảng đã chỉ đường.
Bôi vôi trát phấn lên sân khấu,
Cúc cung tận tụy diễn đúng tuồng.
Dân lành khắp chốn qúa chán chường,
Cớ sao các ông vẫn y uông?
Hãy mau quay về với công lý
Xa lũ vô thần bọn bất lương!
Hà Nội 2/3/08
Vài cảm nghĩ về tờ báo Công giáo và Dân tộc
Trương Phú Thứ
20:57 01/03/2008
Vài cảm nghĩ về tờ báo Công giáo và Dân tộc
Người viết xin đóng góp những cảm nghĩ và ý kiến cá nhân của một người chưa có một ngày sống dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam về một vài diễn biến có thể nói là “điểm nóng” đang xẩy ra cho Giáo hội Việt nam. Tất nhiên sẽ có nhiều thiếu sót và có thể sai lầm.
1- Báo Công Giáo và Dân Tộc
Tôi chưa từng được nhìn thấy tờ báo Công Giáo và Dân Tộc to nhỏ dầy mỏng ra sao nhưng thừa biết rằng đó chỉ là một khí cụ “nằm vùng” của đảng cộng sản Việt Nam nhằm có một tiếng nói trong sinh họat của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Tiếng nói này, trong hoàn cảnh ngày hôm nay không còn tạo được ảnh hưởng nào có giá trị nào trên những sinh họat của Giáo hội công giáo Việt Nam. Giáo dân đã từng công khai tẩy chay không mua và không đọc báo Công Giáo Dân Tộc, đồng thời xa lánh một số linh mục đã từng làm công cụ cho cộng sản để chia rẽ Giáo hội Việt nam.
Những linh mục quốc doanh này có thể vì miếng mồi danh phận, địa vị, hoặc tiền bạc mà cam tâm làm tôi mọi cho một thế lực vô thần luôn tìm cách xâm nhập và lũng đọan tổ chức và sinh họat của giáo hội. Nhưng cũng thật là may mắn vì con số các linh mục quay lưng lại với giáo hội chỉ là con số rất nhỏ, không đáng kể, trong một hàng ngũ đông đảo các linh mục Việt nam dấn thân, thánh thiện, và luôn tha thiết đến đời sống mục vụ của mình, ngày đêm phục vụ tha nhân và giáo hội.
Những linh mục và nữ tu được dán cho cái nhãn hiệu quốc doanh hoặc vì quá ngây thơ hoặc vì quá yếu lòng nên đã không có những phản ứng nghiêm chỉnh qua những biến động của thời cuộc. Có thể họ nghĩ và tin rằng sự dấn thân của họ đã mang phúc lợi đến cho giáo hội nhưng họ lại quên rằng những hàng lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam chỉ coi họ như những công cụ để đạt tới mục đích của những người cầm quyền. May thay trong những năm vừa qua đã có nhiều linh mục quốc doanh đã tử bỏ việc làm tay sai cho cộng sản và đã trở về đời sống mục vụ chính thức của mình trong giaáo hội.
Một điều may mắn nữa cho Giáo hội công giáo Việt Nam là những linh mục quốc doanh này đã không thể làm rung chuyển được nền móng vững chắc của Giáo hội Công giáo Việt nam từ bao năm qua, mặc dù họ được tiếp hơi tiếp sức rất mãnh liệt từ phía nhà cầm quyền. Đa số những người lầm lỡ bây giờ đang hồi tâm. Tuổi đời chồng chất và những đắng cay họ đã phải gánh chịu là những nguyên nhân sẽ đưa họ về đường thật nẻo chính. Đọc những bài viết của linh mục Trương Bá Cần thì nhiều người đã hiều ngay ra là ông ta phục vụ cho quyền lời của đảng Công sản hơn là cho Giáo hội.
Giáo hội Việt nam vẫn mong chờ những người con lạc lối trở về và cộng đòan giáo dân cũng sẽ sẵng sánt tha thứ cho hộ, một khi họ thành tâm hối cải. Lớp người trẻ nhìn những người đi trước với những sai lầm rất đáng xấu hổ nên không ai dại dột bước vào con đường chông gai này. Thế hệ những linh mục quốc danh không sớm thì muộn sẽ hết thời, Nhà Nước sẽ không tìm được người thay thế. Bản tường trình từ Hà Nội về đại hội của Ủy Ban Đòan Kết Công giáo trong mấy ngày qua đã cho thấy một sự tan rã trong hàng ngũ của nhóm này, và cũng cho thấy họ chỉ là những người đi tìm địa vị và cuộc sống vật chất mà người Cộng sản ban cho họ khi họ cam tâm trở thành công cụ gây chia rẽ và phá Giáo hội.
Báo Công Giáo và Dân Tộc, Ủy Ban Đòan Kết Công Giáo chỉ là những vết nhơ trong lịch sử Giáo hội Việt nam, họ sẽ bị loại trừ, họ cũng sẽ phải tan biến vào hư không.
2- Tòa Khâm Sứ
Về truyện tòa Khâm Sứ, tôi cũng hy vọng là chính quyền sẽ trao lại cho Tổng giáo phận và giáo dân Hà Nội trước ngày hai phái đòan ngọai giao của Vatican và Việt Nam nhóm họp. Nhà Nước với những xếp đặt và tính tóan kỹ lưỡng sẽ hành xử “đúng người đúng việc”. Mấy ngày vừa qua cũng có nhiều người lo ngại rằng tiến trình của sự việc đang trên con đường tuy không rộng thênh thang nhưng cũng đủ rộng rãi cho xe chạy hai chiều thì bị vài ông già đã tối dạ lại còn lẩm cẩm phá hôi phá đám. Những cái cựa quậy thừa thãi và vô ích đó sẽ không thể nào làm thay đổi một quyết định của Nhà Nước cũng như những cố gắng kiên trì của giáo dân Hà Nội. Nếu Nhà Nước thực sự muốn thay đổi cục diện của sự việc thì sẽ có những đòn phép độc hại hơn chứ tiếng thở dài của vài ông già vớ vẩn thì có nghĩa lý gì.
Người viết xin đóng góp những cảm nghĩ và ý kiến cá nhân của một người chưa có một ngày sống dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam về một vài diễn biến có thể nói là “điểm nóng” đang xẩy ra cho Giáo hội Việt nam. Tất nhiên sẽ có nhiều thiếu sót và có thể sai lầm.
1- Báo Công Giáo và Dân Tộc
Tôi chưa từng được nhìn thấy tờ báo Công Giáo và Dân Tộc to nhỏ dầy mỏng ra sao nhưng thừa biết rằng đó chỉ là một khí cụ “nằm vùng” của đảng cộng sản Việt Nam nhằm có một tiếng nói trong sinh họat của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Tiếng nói này, trong hoàn cảnh ngày hôm nay không còn tạo được ảnh hưởng nào có giá trị nào trên những sinh họat của Giáo hội công giáo Việt Nam. Giáo dân đã từng công khai tẩy chay không mua và không đọc báo Công Giáo Dân Tộc, đồng thời xa lánh một số linh mục đã từng làm công cụ cho cộng sản để chia rẽ Giáo hội Việt nam.
Những linh mục quốc doanh này có thể vì miếng mồi danh phận, địa vị, hoặc tiền bạc mà cam tâm làm tôi mọi cho một thế lực vô thần luôn tìm cách xâm nhập và lũng đọan tổ chức và sinh họat của giáo hội. Nhưng cũng thật là may mắn vì con số các linh mục quay lưng lại với giáo hội chỉ là con số rất nhỏ, không đáng kể, trong một hàng ngũ đông đảo các linh mục Việt nam dấn thân, thánh thiện, và luôn tha thiết đến đời sống mục vụ của mình, ngày đêm phục vụ tha nhân và giáo hội.
Những linh mục và nữ tu được dán cho cái nhãn hiệu quốc doanh hoặc vì quá ngây thơ hoặc vì quá yếu lòng nên đã không có những phản ứng nghiêm chỉnh qua những biến động của thời cuộc. Có thể họ nghĩ và tin rằng sự dấn thân của họ đã mang phúc lợi đến cho giáo hội nhưng họ lại quên rằng những hàng lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam chỉ coi họ như những công cụ để đạt tới mục đích của những người cầm quyền. May thay trong những năm vừa qua đã có nhiều linh mục quốc doanh đã tử bỏ việc làm tay sai cho cộng sản và đã trở về đời sống mục vụ chính thức của mình trong giaáo hội.
Một điều may mắn nữa cho Giáo hội công giáo Việt Nam là những linh mục quốc doanh này đã không thể làm rung chuyển được nền móng vững chắc của Giáo hội Công giáo Việt nam từ bao năm qua, mặc dù họ được tiếp hơi tiếp sức rất mãnh liệt từ phía nhà cầm quyền. Đa số những người lầm lỡ bây giờ đang hồi tâm. Tuổi đời chồng chất và những đắng cay họ đã phải gánh chịu là những nguyên nhân sẽ đưa họ về đường thật nẻo chính. Đọc những bài viết của linh mục Trương Bá Cần thì nhiều người đã hiều ngay ra là ông ta phục vụ cho quyền lời của đảng Công sản hơn là cho Giáo hội.
Giáo hội Việt nam vẫn mong chờ những người con lạc lối trở về và cộng đòan giáo dân cũng sẽ sẵng sánt tha thứ cho hộ, một khi họ thành tâm hối cải. Lớp người trẻ nhìn những người đi trước với những sai lầm rất đáng xấu hổ nên không ai dại dột bước vào con đường chông gai này. Thế hệ những linh mục quốc danh không sớm thì muộn sẽ hết thời, Nhà Nước sẽ không tìm được người thay thế. Bản tường trình từ Hà Nội về đại hội của Ủy Ban Đòan Kết Công giáo trong mấy ngày qua đã cho thấy một sự tan rã trong hàng ngũ của nhóm này, và cũng cho thấy họ chỉ là những người đi tìm địa vị và cuộc sống vật chất mà người Cộng sản ban cho họ khi họ cam tâm trở thành công cụ gây chia rẽ và phá Giáo hội.
Báo Công Giáo và Dân Tộc, Ủy Ban Đòan Kết Công Giáo chỉ là những vết nhơ trong lịch sử Giáo hội Việt nam, họ sẽ bị loại trừ, họ cũng sẽ phải tan biến vào hư không.
2- Tòa Khâm Sứ
Về truyện tòa Khâm Sứ, tôi cũng hy vọng là chính quyền sẽ trao lại cho Tổng giáo phận và giáo dân Hà Nội trước ngày hai phái đòan ngọai giao của Vatican và Việt Nam nhóm họp. Nhà Nước với những xếp đặt và tính tóan kỹ lưỡng sẽ hành xử “đúng người đúng việc”. Mấy ngày vừa qua cũng có nhiều người lo ngại rằng tiến trình của sự việc đang trên con đường tuy không rộng thênh thang nhưng cũng đủ rộng rãi cho xe chạy hai chiều thì bị vài ông già đã tối dạ lại còn lẩm cẩm phá hôi phá đám. Những cái cựa quậy thừa thãi và vô ích đó sẽ không thể nào làm thay đổi một quyết định của Nhà Nước cũng như những cố gắng kiên trì của giáo dân Hà Nội. Nếu Nhà Nước thực sự muốn thay đổi cục diện của sự việc thì sẽ có những đòn phép độc hại hơn chứ tiếng thở dài của vài ông già vớ vẩn thì có nghĩa lý gì.
Nhận định về cuộc Họp của Chủ tịch đoàn và ban Thư ký UBĐKCG Việt Nam
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
21:11 01/03/2008
NHẬN ĐỊNH VỀ CUỘC HỌP CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH, BAN THƯ KÝ UBĐKCG VIỆT NAM
Sau khi đi công tác miền Nam về, tôi được đọc bài của VietCatholic đăng ngày thứ năm, 28 – 2 – 2008. Tôi xin có ý kiến một vài điểm như sau:
1 – Trong bản văn có nói tới đại biểu đại diện cho miền Bắc dự họp, cụ thể là Lm Phạm Văn Tuyên (Thái Bình). Tôi xin cải chính là: Lm Phạm Văn Tuyên đi họp không do tôi cử đi hay được phép và tôi cũng không hay biết việc đi dự họp này diễn ra ngày nào và ở đâu? Do đó, không nên hiểu Lm Phạm Văn Tuyên là đại biểu của giáo phận Thái Bình đi họp, hay được giám mục giáo phận đề cử hoặc cho phép.
Thực ra, Lm Phạm Văn Tuyên tham dự cuộc họp với tư cách cá nhân. Thế nên tất cả những lần Lm Tuyên đi họp hay phát biểu trước đây, cũng không phải với tư cách là đại biểu của giáo phận Thái Bình. Tôi đã nhiều lần nhắc nhở với Lm Tuyên rằng: tôi không chịu trách nhiệm hoàn toàn về tư cách đại biểu, những lời phát biểu… trong các hội nghị như thế. (Ví dụ: Có lần linh mục phát biểu rằng: Nếu UBĐK can thiệp xin lại các đất đai quanh nhà xứ Hưng Yên thì sẽ thành lập trụ sở của UBĐK tại nhà thờ này…).
2 – Trong bài được đăng trên trang của VietCatholic kể trên có nói tới ông Phạm Thế Duyệt trích lời nói của tôi đã trả lời khi ông vận động để thành lập UBĐK tại Thái Bình rằng: “Uỷ Ban này chẳng có tác dụng gì”. Tôi xin giải thích thêm. Thực sự, không phải chỉ nguyên cụ Phạm Thế Duyệt mà rất nhiều vị khác từ Trung ương tới địa phương, từ Ban Thường vụ của UBĐK đến một số cá nhân, linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân… đã tới vận động và tôi cũng trả lời: Hiện nay, giáo phận Thái Bình chưa cần đến UB này, vì giáo phận chúng tôi vẫn đang sống tốt đời tươi đạo, bình an, hòa thuận và có quan hệ thuận hảo với hết mọi người. Thực tế này đã được nhiều người công nhận. Thế nên, cũng không cần thiết để lập UBĐK, vì e rằng chẳng những không tốt hơn mà còn thêm phần phức tạp, tốn kém kinh phí của Nhà nước.
Đó là một số ý kiến chân thành, mong các vị thông cảm.
Thái Bình ngày 01/3/2008
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Thái Bình
Sau khi đi công tác miền Nam về, tôi được đọc bài của VietCatholic đăng ngày thứ năm, 28 – 2 – 2008. Tôi xin có ý kiến một vài điểm như sau:
1 – Trong bản văn có nói tới đại biểu đại diện cho miền Bắc dự họp, cụ thể là Lm Phạm Văn Tuyên (Thái Bình). Tôi xin cải chính là: Lm Phạm Văn Tuyên đi họp không do tôi cử đi hay được phép và tôi cũng không hay biết việc đi dự họp này diễn ra ngày nào và ở đâu? Do đó, không nên hiểu Lm Phạm Văn Tuyên là đại biểu của giáo phận Thái Bình đi họp, hay được giám mục giáo phận đề cử hoặc cho phép.
Thực ra, Lm Phạm Văn Tuyên tham dự cuộc họp với tư cách cá nhân. Thế nên tất cả những lần Lm Tuyên đi họp hay phát biểu trước đây, cũng không phải với tư cách là đại biểu của giáo phận Thái Bình. Tôi đã nhiều lần nhắc nhở với Lm Tuyên rằng: tôi không chịu trách nhiệm hoàn toàn về tư cách đại biểu, những lời phát biểu… trong các hội nghị như thế. (Ví dụ: Có lần linh mục phát biểu rằng: Nếu UBĐK can thiệp xin lại các đất đai quanh nhà xứ Hưng Yên thì sẽ thành lập trụ sở của UBĐK tại nhà thờ này…).
2 – Trong bài được đăng trên trang của VietCatholic kể trên có nói tới ông Phạm Thế Duyệt trích lời nói của tôi đã trả lời khi ông vận động để thành lập UBĐK tại Thái Bình rằng: “Uỷ Ban này chẳng có tác dụng gì”. Tôi xin giải thích thêm. Thực sự, không phải chỉ nguyên cụ Phạm Thế Duyệt mà rất nhiều vị khác từ Trung ương tới địa phương, từ Ban Thường vụ của UBĐK đến một số cá nhân, linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân… đã tới vận động và tôi cũng trả lời: Hiện nay, giáo phận Thái Bình chưa cần đến UB này, vì giáo phận chúng tôi vẫn đang sống tốt đời tươi đạo, bình an, hòa thuận và có quan hệ thuận hảo với hết mọi người. Thực tế này đã được nhiều người công nhận. Thế nên, cũng không cần thiết để lập UBĐK, vì e rằng chẳng những không tốt hơn mà còn thêm phần phức tạp, tốn kém kinh phí của Nhà nước.
Đó là một số ý kiến chân thành, mong các vị thông cảm.
Thái Bình ngày 01/3/2008
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Thái Bình
Những điều còn chưa hiểu...
Lão Nông Thái Bình
21:19 01/03/2008
NHỮNG ĐIỀU CÒN CHƯA HIỂU...
Tôi vừa đi họp ở Tiền Hải về vấn đề liên quan đến việc trồng cấy của bà con nông dân. Những đợt rét đệm rét hại vừa qua đã làm thiệt hại không nhỏ tới việc gieo cấy của bà con… Vừa tới Tòa giám mục Thái Bình thì được Đức Cha trao cho bài viết của ông J.B Nguyễn Hữu Vinh đăng trên VietCatholic ngày thứ Ba, 26/02/2008 vừa qua.
Ngài nói: “Đây là một bài viết rất tốt, tác giả bài viết đã không có ý chê nhưng cũng không khen. Những điều mang tính tích cực thì có tình, có lý vì dựa vào người thật, việc thật, còn những điều hạn chế được nêu lên trong bài viết thì có lẽ do tác giả đã chưa hiểu vấn đề cho thấu đáo. Tôi không có giờ để viết trả lời vì còn phải đi miền Nam để xúc tiến việc xây dựng một trung tâm bảo trợ những nạn nhân chịu ảnh hưởng chất độc màu da cam. Vậy ông có thể xem bài viết này rồi viết trả lời cho ông J.B Nguyễn Hữu Vinh, kèm theo lời cảm ơn của tôi vì những thiện ý đã dành cho tôi trước đây cũng như hiện nay”.
Đức Cha cũng gợi ý: chỉ nên bày tỏ ý kiến với những gì mà người ta chê bai thôi, còn những điều khen ngợi thì đừng nói tới. Sau khi lĩnh ý của ngài cùng với bài viết của ông J.B Nguyễn Hữu Vinh, tôi có một vài thiển ý sau đây:
1 – Bài viết có nói tới việc Đức Cha F.X “đi nước ngoài như đi chợ”
Theo tôi được biết, những chuyến xuất ngoại đó là đi công tác, vì ngài từng giữ vai trò Chủ tịch UB Giáo dân của HĐGM Việt Nam dẫn phái đoàn Việt Nam đi tham dự Đại Hội Giới trẻ thế giới tại: Toronto, Canada, Paris, Ấn Độ, Philippin… hoặc đi họp vì các cuộc họp do các HĐGM hoặc Tòa Thánh tổ chức như: Thượng HĐGM Á Châu, Thượng HĐGM thế giới họp về giáo dân... Ngoài ra, còn các cuộc họp do Hội Saint Egidio mời; các Đức Hồng Y hoặc các Đức Giám mục Hoa Kỳ mời như Đức Hồng Y ở New Yessey, Richmond, hoặc do các cha quen biết mời ngài… Đó là không kể những lần đi Ad Limina với tất cả các Đức Giám mục Việt Nam. Do đó, để đáp ứng các cuộc họp nói trên, ngài đã phải tốn rất nhiều thì giờ. Sau này, khi không còn giữ chức vụ gì trong HĐGM Việt Nam nữa, ngài rất ít khi xuất ngoại (trừ thăm họ hàng), nhất là so sánh với các ĐGM khác (có đấng một năm ra nước ngoài 3 – 4 lần).
2 - Về vấn đề huy chương “vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân” do MTTQ Trung ương tặng.
Theo tôi được biết, trước khi nhận huy chương này, ngài đã hỏi ý kiến Đức Tổng Giám mục và một số các Giám mục, linh mục… nhất là đã có Thông Cáo về việc này. Trong đó có giải thích cặn kẽ: huy chương này không chỉ trao riêng cho Đức Giám mục giáo phận mà còn cho toàn thể các thành phần dân Chúa trong giáo phận và cả chính quyền tỉnh Thái Bình nữa. Thông cáo này đã được đọc trong buổi lễ đón nhận huy chương và đã được mọi người tán thành. Việc Đức Giám mục được nhận huy chương “vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân” thực sự đã đem lại bình an, đoàn kết cho mọi người trong giáo phận – là điều mà mọi người điều mong muốn.
3 – “Tổ chức lễ hội trọng thể kết hợp với lễ mừng Giám mục cho hoành tráng” .
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đoàn dân Chúa đỡ phải mất nhiều thì giờ, tiền bạc, vì việc tổ chức nhiều ngày lễ trong năm sẽ gây tốn kém, phiền hà, nên bề trên giáo phận đã gom các dịp trọng đại để tổ chức chung với nhau. Đó là điều phải lẽ và đem lại ích lợi cho cộng đoàn.
4 – “… Quả chuông mang tên hiệu Phanxicô Xaviê”
Đành rằng, Đức Giám mục là chủ chăn của giáo phận, nhưng cũng có nhiều việc do các linh mục, nam nữ tu sỹ và giáo dân tự ý làm mà bề trên không nên can thiệp vào hay cấm đoán. Ví dụ việc làm thiếp mời, tạc bia đá đề tên của Đức Cha giáo phận gắn tại các thánh đường do chính ngài đặt viên đá hoặc thánh hiến… Cụ thể việc đúc quả chuông với thánh hiệu là Phanxicô Xaviê để mừng 25 năm Giám mục và 50 linh mục. Thiết nghĩ, đó cũng là điều tốt đẹp để Thánh Phanxicô cũng được cất tiếng chung với muôn vàn thần thánh trên thiên quốc mà ngợi ca tình yêu Chúa. Sự việc đó không có gì là rối đạo hay vô lý. Xin các vị không nên chấp nhất, kẻo các thánh cũng bị chia rẽ!?
5 – “Trong các bài viết, thư chung… ít khi khiêm hạ dùng chữ ‘tôi’…”
Có thể các vị chỉ đọc một vài Thông Cáo và Thư Chung của Đức Cha giáo phận chúng tôi, mà thực tế, các Thư Chung và Thông Cáo kể từ khi ngài về nhận giáo phận rất nhiều (gồm 5 tập Mục vụ cho cõi đời với khoảng 5 – 600 bài), thế nên đã có những nhận xét chưa được khách quan; nhất là trong các bài đó, có những mạch văn mà Đức Giám mục của chúng tôi phải thay đổi cho phù hợp. Ví dụ: Ngài đang dùng chủ từ là “tôi” đến đoạn kể về những lời người ta khen tặng thì ngài không dùng chủ từ là “tôi” nữa mà phải dùng là “Đức Giám Mục” hoặc “ngài” để cho khách quan. Sau đó mới bộc lộ sự khiêm tốn của mình. Nếu hiểu như vậy thì không còn phải là Đức Giám mục của chúng tôi tự đề cao mình nữa.
6 – Về tác phẩm “Bước đường hành hương”
Là cuốn sách ra đời trong thời kỳ bao cấp - thời mà giáo hội Việt Nam nói chung và cách riêng giáo hội tại miền Bắc còn gặp nhiều khó khăn. Hoàn cảnh lúc bấy giờ rất khác so với bây giờ, nên để xuất bản một cuốn sách, đặc biệt là sách về tôn giáo là điều không hề dễ dàng chút nào. Đối với tác phẩm “Bước đường hành hương” thực ra, trước khi bản thảo của cuốn được đưa ra nhà in, đã được trình lên Đức Hồng Y, Tổng Giám mục Trịnh Văn Căn. Sau khi xem xong bản thảo, Đức Hồng Y có nhận xét rằng: Nội dung cuốn sách có một vài đoạn “đưa đẩy” nhưng cần thiết để có thể được xuất bản, nhưng mục đích cuối cùng là những điều tốt lành chứa đựng trong đó được nhiều người biết. Sau này, cuốn sách được tái bản và bổ sung nhiều điều mới lạ với nhan đề “Hành hương và thăm viếng” đã được nhiều người thuộc mọi thành phần ưa chuộng và đánh giá cao. Và tất nhiên, những đoạn mang tính “đưa đẩy” như trước đã được lược bỏ. Có lẽ, các vị đang nói đến cuốn “Bước đường hành hương” xuất bản lần đầu, nhưng vì không ở vào hoàn cảnh của chúng tôi lúc bấy giờ nên đã có những nhận xét không được khách quan cho lắm.
7) Trong các bài cám ơn Cung Hiến Nhà Thờ không cám ơn giáo dân.
a- Trong lễ đó, Đức Cha của chúng tôi không nói lời nào. Còn các bài khác, cũng như trong các thư chung, thông cáo… tôi thấy rõ ngài có cám ơn giáo dân rất nhiều.
b- Câu nói nổi tiếng: “Tự do tôn giáo ở Apganistan” . Tôi thấy Đức Cha cũng không rõ câu nói đó có ý nghĩa gì, nên càng không rõ có ý ám chỉ câu nói đó của ai, vào thời gian và trường hợp nào.
c- Việc Đức Cha nói tới Nhà Thờ Lớn xây trên nền Tháp Báo Thiên là vô căn cứ, vì ngài đã trích một đoạn trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và kết luận rằng Nhà thờ lớn đã được xây trên nền nhà vô chủ và đã bị dân rỡ bỏ.
Đàng khác, trong nhiều bài tiếp theo, Đức Cha đã phủ nhận thực tại rỡ bỏ, đập phá tháp, vì chúng đã bị đổ nát từ năm 1406. Còn Nhà Thờ Lớn xây 1883. Không biết vô tình hay hữu ý mà tác giả đã gán cho Đức Cha là người đầu tiên đưa ra ý kiến Nhà thờ xây trên nền Tháp Báo Thiên (???).
Như vậy, có thể đây là một ý kiến mang tính chủ quan đáng tiếc, hoặc cũng có thể là một hành động cố tình bới móc những chi tiết không đâu để phác họa nên nhân vật như ý họ muốn.
Theo thiển ý của cá nhân tôi, thực ra, những nhận xét trong bài viết trên của ông J.B Nguyễn Hữu Vinh và một số vị khác đều xuất phát từ thiện chí muốn xây dựng. Nhưng đối với những vị đang định cư ở nước ngoài, vì chúng ta ở những môi trường và hoàn cảnh khác nhau nên đã có những cách nhìn, cách nhận xét, đánh giá không giống nhau. Cách tốt nhất để giữa chúng ta có một cái nhìn chung là các vị nên một lần về thăm lại quê hương, đặc biệt, thăm mảnh đất quê lúa Thái Bình, thăm công trình nhà thờ Chính tòa mới được khánh thành và cung hiến. Hẳn các vị sẽ có những cái nhìn khác khi gặp gỡ những con người, thăm những xóm làng, xem cách sống đạo…của chủ chiên và đoàn chiên trong giáo phận nhỏ bé này. Hy vọng rằng, sau những cuộc đàm đạo, trò chuyện tâm tình, chúng ta sẽ hiểu nhau hơn. Đó cũng là điều mà Đức Giám mục giáo phận chúng tôi mong muốn. Với 77 tuổi đời (quá tuổi hưu 2 năm) song Đức Giám mục của chúng tôi vẫn còn miệt mài làm mục vụ, sống gần gũi với giáo dân. Ngài luôn đi thăm hỏi, động viên đoàn chiên ngay cả với các giáo xứ xa xôi. Còn thì giờ thì đêm đêm ngồi viết sách để phổ biến về giáo lý, văn hóa v.v… đấy là chưa kể đến những bài viết được đăng trên các trang Internet. Nói như vậy để các vị hiểu biết và thông cảm cho Đức Giám mục của chúng tôi.
Xin kính chào ông J.B Nguyễn Hữu Vinh trong tình yêu Chúa Kitô. Xin lượng thứ những gì có thể làm ông không bằng lòng.
Tôi vừa đi họp ở Tiền Hải về vấn đề liên quan đến việc trồng cấy của bà con nông dân. Những đợt rét đệm rét hại vừa qua đã làm thiệt hại không nhỏ tới việc gieo cấy của bà con… Vừa tới Tòa giám mục Thái Bình thì được Đức Cha trao cho bài viết của ông J.B Nguyễn Hữu Vinh đăng trên VietCatholic ngày thứ Ba, 26/02/2008 vừa qua.
Ngài nói: “Đây là một bài viết rất tốt, tác giả bài viết đã không có ý chê nhưng cũng không khen. Những điều mang tính tích cực thì có tình, có lý vì dựa vào người thật, việc thật, còn những điều hạn chế được nêu lên trong bài viết thì có lẽ do tác giả đã chưa hiểu vấn đề cho thấu đáo. Tôi không có giờ để viết trả lời vì còn phải đi miền Nam để xúc tiến việc xây dựng một trung tâm bảo trợ những nạn nhân chịu ảnh hưởng chất độc màu da cam. Vậy ông có thể xem bài viết này rồi viết trả lời cho ông J.B Nguyễn Hữu Vinh, kèm theo lời cảm ơn của tôi vì những thiện ý đã dành cho tôi trước đây cũng như hiện nay”.
Đức Cha cũng gợi ý: chỉ nên bày tỏ ý kiến với những gì mà người ta chê bai thôi, còn những điều khen ngợi thì đừng nói tới. Sau khi lĩnh ý của ngài cùng với bài viết của ông J.B Nguyễn Hữu Vinh, tôi có một vài thiển ý sau đây:
1 – Bài viết có nói tới việc Đức Cha F.X “đi nước ngoài như đi chợ”
Theo tôi được biết, những chuyến xuất ngoại đó là đi công tác, vì ngài từng giữ vai trò Chủ tịch UB Giáo dân của HĐGM Việt Nam dẫn phái đoàn Việt Nam đi tham dự Đại Hội Giới trẻ thế giới tại: Toronto, Canada, Paris, Ấn Độ, Philippin… hoặc đi họp vì các cuộc họp do các HĐGM hoặc Tòa Thánh tổ chức như: Thượng HĐGM Á Châu, Thượng HĐGM thế giới họp về giáo dân... Ngoài ra, còn các cuộc họp do Hội Saint Egidio mời; các Đức Hồng Y hoặc các Đức Giám mục Hoa Kỳ mời như Đức Hồng Y ở New Yessey, Richmond, hoặc do các cha quen biết mời ngài… Đó là không kể những lần đi Ad Limina với tất cả các Đức Giám mục Việt Nam. Do đó, để đáp ứng các cuộc họp nói trên, ngài đã phải tốn rất nhiều thì giờ. Sau này, khi không còn giữ chức vụ gì trong HĐGM Việt Nam nữa, ngài rất ít khi xuất ngoại (trừ thăm họ hàng), nhất là so sánh với các ĐGM khác (có đấng một năm ra nước ngoài 3 – 4 lần).
2 - Về vấn đề huy chương “vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân” do MTTQ Trung ương tặng.
Theo tôi được biết, trước khi nhận huy chương này, ngài đã hỏi ý kiến Đức Tổng Giám mục và một số các Giám mục, linh mục… nhất là đã có Thông Cáo về việc này. Trong đó có giải thích cặn kẽ: huy chương này không chỉ trao riêng cho Đức Giám mục giáo phận mà còn cho toàn thể các thành phần dân Chúa trong giáo phận và cả chính quyền tỉnh Thái Bình nữa. Thông cáo này đã được đọc trong buổi lễ đón nhận huy chương và đã được mọi người tán thành. Việc Đức Giám mục được nhận huy chương “vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân” thực sự đã đem lại bình an, đoàn kết cho mọi người trong giáo phận – là điều mà mọi người điều mong muốn.
3 – “Tổ chức lễ hội trọng thể kết hợp với lễ mừng Giám mục cho hoành tráng” .
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đoàn dân Chúa đỡ phải mất nhiều thì giờ, tiền bạc, vì việc tổ chức nhiều ngày lễ trong năm sẽ gây tốn kém, phiền hà, nên bề trên giáo phận đã gom các dịp trọng đại để tổ chức chung với nhau. Đó là điều phải lẽ và đem lại ích lợi cho cộng đoàn.
4 – “… Quả chuông mang tên hiệu Phanxicô Xaviê”
Đành rằng, Đức Giám mục là chủ chăn của giáo phận, nhưng cũng có nhiều việc do các linh mục, nam nữ tu sỹ và giáo dân tự ý làm mà bề trên không nên can thiệp vào hay cấm đoán. Ví dụ việc làm thiếp mời, tạc bia đá đề tên của Đức Cha giáo phận gắn tại các thánh đường do chính ngài đặt viên đá hoặc thánh hiến… Cụ thể việc đúc quả chuông với thánh hiệu là Phanxicô Xaviê để mừng 25 năm Giám mục và 50 linh mục. Thiết nghĩ, đó cũng là điều tốt đẹp để Thánh Phanxicô cũng được cất tiếng chung với muôn vàn thần thánh trên thiên quốc mà ngợi ca tình yêu Chúa. Sự việc đó không có gì là rối đạo hay vô lý. Xin các vị không nên chấp nhất, kẻo các thánh cũng bị chia rẽ!?
5 – “Trong các bài viết, thư chung… ít khi khiêm hạ dùng chữ ‘tôi’…”
Có thể các vị chỉ đọc một vài Thông Cáo và Thư Chung của Đức Cha giáo phận chúng tôi, mà thực tế, các Thư Chung và Thông Cáo kể từ khi ngài về nhận giáo phận rất nhiều (gồm 5 tập Mục vụ cho cõi đời với khoảng 5 – 600 bài), thế nên đã có những nhận xét chưa được khách quan; nhất là trong các bài đó, có những mạch văn mà Đức Giám mục của chúng tôi phải thay đổi cho phù hợp. Ví dụ: Ngài đang dùng chủ từ là “tôi” đến đoạn kể về những lời người ta khen tặng thì ngài không dùng chủ từ là “tôi” nữa mà phải dùng là “Đức Giám Mục” hoặc “ngài” để cho khách quan. Sau đó mới bộc lộ sự khiêm tốn của mình. Nếu hiểu như vậy thì không còn phải là Đức Giám mục của chúng tôi tự đề cao mình nữa.
6 – Về tác phẩm “Bước đường hành hương”
Là cuốn sách ra đời trong thời kỳ bao cấp - thời mà giáo hội Việt Nam nói chung và cách riêng giáo hội tại miền Bắc còn gặp nhiều khó khăn. Hoàn cảnh lúc bấy giờ rất khác so với bây giờ, nên để xuất bản một cuốn sách, đặc biệt là sách về tôn giáo là điều không hề dễ dàng chút nào. Đối với tác phẩm “Bước đường hành hương” thực ra, trước khi bản thảo của cuốn được đưa ra nhà in, đã được trình lên Đức Hồng Y, Tổng Giám mục Trịnh Văn Căn. Sau khi xem xong bản thảo, Đức Hồng Y có nhận xét rằng: Nội dung cuốn sách có một vài đoạn “đưa đẩy” nhưng cần thiết để có thể được xuất bản, nhưng mục đích cuối cùng là những điều tốt lành chứa đựng trong đó được nhiều người biết. Sau này, cuốn sách được tái bản và bổ sung nhiều điều mới lạ với nhan đề “Hành hương và thăm viếng” đã được nhiều người thuộc mọi thành phần ưa chuộng và đánh giá cao. Và tất nhiên, những đoạn mang tính “đưa đẩy” như trước đã được lược bỏ. Có lẽ, các vị đang nói đến cuốn “Bước đường hành hương” xuất bản lần đầu, nhưng vì không ở vào hoàn cảnh của chúng tôi lúc bấy giờ nên đã có những nhận xét không được khách quan cho lắm.
7) Trong các bài cám ơn Cung Hiến Nhà Thờ không cám ơn giáo dân.
a- Trong lễ đó, Đức Cha của chúng tôi không nói lời nào. Còn các bài khác, cũng như trong các thư chung, thông cáo… tôi thấy rõ ngài có cám ơn giáo dân rất nhiều.
b- Câu nói nổi tiếng: “Tự do tôn giáo ở Apganistan” . Tôi thấy Đức Cha cũng không rõ câu nói đó có ý nghĩa gì, nên càng không rõ có ý ám chỉ câu nói đó của ai, vào thời gian và trường hợp nào.
c- Việc Đức Cha nói tới Nhà Thờ Lớn xây trên nền Tháp Báo Thiên là vô căn cứ, vì ngài đã trích một đoạn trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và kết luận rằng Nhà thờ lớn đã được xây trên nền nhà vô chủ và đã bị dân rỡ bỏ.
Đàng khác, trong nhiều bài tiếp theo, Đức Cha đã phủ nhận thực tại rỡ bỏ, đập phá tháp, vì chúng đã bị đổ nát từ năm 1406. Còn Nhà Thờ Lớn xây 1883. Không biết vô tình hay hữu ý mà tác giả đã gán cho Đức Cha là người đầu tiên đưa ra ý kiến Nhà thờ xây trên nền Tháp Báo Thiên (???).
Như vậy, có thể đây là một ý kiến mang tính chủ quan đáng tiếc, hoặc cũng có thể là một hành động cố tình bới móc những chi tiết không đâu để phác họa nên nhân vật như ý họ muốn.
Theo thiển ý của cá nhân tôi, thực ra, những nhận xét trong bài viết trên của ông J.B Nguyễn Hữu Vinh và một số vị khác đều xuất phát từ thiện chí muốn xây dựng. Nhưng đối với những vị đang định cư ở nước ngoài, vì chúng ta ở những môi trường và hoàn cảnh khác nhau nên đã có những cách nhìn, cách nhận xét, đánh giá không giống nhau. Cách tốt nhất để giữa chúng ta có một cái nhìn chung là các vị nên một lần về thăm lại quê hương, đặc biệt, thăm mảnh đất quê lúa Thái Bình, thăm công trình nhà thờ Chính tòa mới được khánh thành và cung hiến. Hẳn các vị sẽ có những cái nhìn khác khi gặp gỡ những con người, thăm những xóm làng, xem cách sống đạo…của chủ chiên và đoàn chiên trong giáo phận nhỏ bé này. Hy vọng rằng, sau những cuộc đàm đạo, trò chuyện tâm tình, chúng ta sẽ hiểu nhau hơn. Đó cũng là điều mà Đức Giám mục giáo phận chúng tôi mong muốn. Với 77 tuổi đời (quá tuổi hưu 2 năm) song Đức Giám mục của chúng tôi vẫn còn miệt mài làm mục vụ, sống gần gũi với giáo dân. Ngài luôn đi thăm hỏi, động viên đoàn chiên ngay cả với các giáo xứ xa xôi. Còn thì giờ thì đêm đêm ngồi viết sách để phổ biến về giáo lý, văn hóa v.v… đấy là chưa kể đến những bài viết được đăng trên các trang Internet. Nói như vậy để các vị hiểu biết và thông cảm cho Đức Giám mục của chúng tôi.
Xin kính chào ông J.B Nguyễn Hữu Vinh trong tình yêu Chúa Kitô. Xin lượng thứ những gì có thể làm ông không bằng lòng.
Tin Đáng Chú Ý
Sài Gòn, Hà Nội nằm trong 6 thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Ngưởi Việt
21:39 01/03/2008
SÀI GÒN -- Hà Nội và Sài Gòn nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, theo Bảng Tổng Kết Môi Trường Toàn Cầu do Liên Hiệp Quốc công bố, báo Lao Động tường thuật. Về nồng độ bụi, Việt Nam chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Các chuyên gia cho biết, nếu tính đến cả các tổn thất môi trường, tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam chỉ là 3-4%, chứ không phải là 8% như được công bố.
Báo cáo về thay đổi khí hậu của Ngân hàng Thế giới năm 2007 cũng kết luận Việt Nam là một trong hai quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng băng tan. Nếu nhiệt độ trên địa cầu tiếp tục tăng, Việt Nam sẽ mất 17% sản lượng nông nghiệp và khu kinh tế Dung Quất tại Việt Nam có thể sẽ thấp hơn mực nước biển.
Theo Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam, tại các khu đô thị, 70-90% nguồn ô nhiễm là do khí thải từ xe cộ. Các phương tiện này thải vào môi trường một lượng lớn carbon dioxide và các chất độc hại khác. Trước năm 1980, hơn 80-90% dân thành thị sử dụng xe đạp. Hiện nay, hơn 80% sử dụng xe máy. Năm 2007, Hà Nội có hơn 1.7 triệu xe máy và Sài Gòn có khoảng 3.8 triệu, với mức tăng khoảng 10-15%/năm.
Một nguồn ô nhiễm khác là chất thải công nghiệp. Các chất thải không được xử lý bị xả ra sông, hồ, làm cho các con sông dẫn qua thành phố, như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và sông Sài Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng, đôi khi được người dân miêu tả là “dòng sông đen”. Tin dẫn theo báo Lao Động. (PK)
(Nguồn: Người Việt, Saturday, March 01, 2008 )
Báo cáo về thay đổi khí hậu của Ngân hàng Thế giới năm 2007 cũng kết luận Việt Nam là một trong hai quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng băng tan. Nếu nhiệt độ trên địa cầu tiếp tục tăng, Việt Nam sẽ mất 17% sản lượng nông nghiệp và khu kinh tế Dung Quất tại Việt Nam có thể sẽ thấp hơn mực nước biển.
Theo Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam, tại các khu đô thị, 70-90% nguồn ô nhiễm là do khí thải từ xe cộ. Các phương tiện này thải vào môi trường một lượng lớn carbon dioxide và các chất độc hại khác. Trước năm 1980, hơn 80-90% dân thành thị sử dụng xe đạp. Hiện nay, hơn 80% sử dụng xe máy. Năm 2007, Hà Nội có hơn 1.7 triệu xe máy và Sài Gòn có khoảng 3.8 triệu, với mức tăng khoảng 10-15%/năm.
Một nguồn ô nhiễm khác là chất thải công nghiệp. Các chất thải không được xử lý bị xả ra sông, hồ, làm cho các con sông dẫn qua thành phố, như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và sông Sài Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng, đôi khi được người dân miêu tả là “dòng sông đen”. Tin dẫn theo báo Lao Động. (PK)
(Nguồn: Người Việt, Saturday, March 01, 2008 )
Văn Hóa
Một giáo dân chia sẻ kinh nghiệm sống đạo trong đời sống gia đình hôm nay
Thụy Miên
13:27 01/03/2008
Giáo dân chia sẻ kinh nghiệm sống đạo trong đời sống gia đình hôm nay
Người xưa có câu:
“Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng, hào kiệt có hơn ai!”
Xin được phép viết lên đôi giòng, để nói lên lòng ngưỡng mộ của tôi, đối với những tín hữu đã anh dũng giữ đạo cho đến cùng.
Trong cuộc sống phũ phàng đầy cam go, thử thách với trào lưu tiến hóa của nhân loại ngày nay. Có một số đông người tín hữu công giáo đã và đang sống âm thầm trong đau khổ, đơn độc một mình để giữ cho trọn đạo Chúa. Đó là những người “Bị rẫy”.
Cứ như luật đời, khi: “Ông ăn chả, bà ăn nem”. Thì đâu có chuyện gì để mà viết nữa.
Sống trong thời đại ở các nước văn minh về khoa học này. Con người thường tự cho mình cái quyền làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của họ. Khi họ thích thì ở với nhau, và khi không còn thích nhau nữa thì ly dị, cưới người khác rồi sinh con đẻ cái thế là xong. Cuộc chia tay này khiến cho nhiều đứa trẻ sống lớn lên thiếu tình cha nghĩa mẹ, và có đôi khi làm cho chúng hận đời đen bạc và dễ sa vào cạm bẫy của lưới đời.
Cũng may thay, sống giữa xứ nguời, cũng còn có rất đông giáo dân Việt Nam, họ có một niềm tin vững mạnh vào Thiên Chúa, để phó thác, hiến dâng đời mình và để giữ vững Lời Chúa dạy:
“Và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế họ không phải là hai, nhưng là một huyết nhục. Vậy điều gì mà Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly.” (Mc. 10, 8-9).
Hay câu:
“Hễ ai bỏ vợ mình mà lấy người khác, thì phạm tội ngọai tình, và ai cưới người đàn bà bị chồng bỏ, thì cũng phạm tội ngoại tình”. Luca 16: 18.
Cha ông ta ngày xưa vì giữ vững đạo Chúa và để tuyên xưng đức tin, nên đã có hàng trăm ngàn người chịu tử vì đạo. Chính vì thế mà bây giờ, giáo hội công giáo Việt Nam của chúng ta đã có 117 vị thánh tử vì đạo để chúng ta mừng kính và noi gương.
Ngày nay, cũng có biết bao nhiêu giáo dân đang anh dũng sống giữ đạo, trong thầm lặng vì cảnh bị chồng, hay vợ rẫy.
Có một lần, đứa con gái độ mười tuổi hỏi mẹ nó như sau:
-Mẹ ơi! Nếu ba con chết trước mẹ, thì mẹ sẽ làm gì?
-Hỏi gì mà kỳ cục qúa vậy con. Sao con không đi mà hỏi ba của con. Người mẹ gắt lên trả lời.
-Con đã hỏi ba của con rồi, ba nói, nếu mẹ chết trước ba, thì ba sẽ ở vậy nuôi con lớn khôn, dạy dỗ con thành người tốt, học hành giỏi để làm việc giúp đời. Xong rồi, ba sẽ đi giúp việc thiện nguyện cho nhà xứ.
Người mẹ dịu giọng, mỉm cười nhìn đứa con gái rồi nói:
-Thì mẹ cũng làm như ba của con vậy.
Phải chăng hình ảnh của những gia đình bị đổ vỡ của bạn bè nó, gây nên cảnh sống thiếu thốn tình thương cho các con trẻ, đã làm cho nó lo sợ về tương lai, nếu vì một lý do nào đó mà nó không còn được sống chung cùng với cả cha lẫn mẹ nữa.
“Tình”. Cũng vì chữ tình mà người ta tìm đến với nhau, xích lại gần nhau để rồi yêu nhau, lấy nhau, thành một gia đình và sinh con cái.
Cũng một chữ tình, mà khi hết tình với người này, rồi lại có tình với người khác mà họ lỡ lòng đành dứt bước ra đi, quên hết mọi kỷ niệm, quên những ngày ái ân, yêu thương và quên cả đàn con vô tội phải sống cảnh thiếu thốn tình cha nghiã mẹ.
Người bỏ ra đi đã lỗi phạm với lời thề hôn nhân. Họ đã dứt bỏ sự tin tưởng vào tín ngưỡng, vào Thiên Chúa. Họ cho quyền mình tin theo luật đời của đất nước họ đang sống, và họ đành đánh mất giá trị của cuộc sống hôn nhân để tìm cho họ một sự tự do mới. Họ sướng hay khổ nào ai biết, rất có thể rồi có ngày “Cóc chết ba năm cũng quay đầu về núi.”
Nhưng hiện tại, lúc họ còn khỏe mạnh, họ vẫn tin tưởng vào việc làm lỗi lời thề ấy là đúng, vào quyết định ly dị ấy là đúng. Còn mọi sự sai lỗi là người phối ngẫu, người đáng phải chịu mọi sự đau khổ.
Những đau khổ phải đối diện hằng ngày.
Đau khổ đã làm cho một số người mất sự tin tưởng vào người khác và đánh mất niềm tin công giáo. Để nói lên sự cô đơn và đau khổ, mà họ phải gánh chịu kể từ khi bị người mà họ yêu thương ruồng rẫy, phản bội.
Trong dân gian Việt nam có câu ca thán như sau:
“Người ta đi biển có đôi, còn tôi vượt biển mồ côi một mình”.
Sự cô đơn đã làm cho những người bị ly dị sống trong nước mắt, trong sầu khổ, trong mặc cảm, trong tuyệt vọng. Nếu họ không anh dũng giữ vững đức tin, vững niềm trông cậy và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa thì họ đã chết dần mòn trong đau khổ của sự ly dị ấy.
Họ đau khổ vì bị người bạn đời bỏ rơi và lãng quên. Họ đau khổ vì từ nay phải gánh trách nhiệm lo cho con cái một mình. Họ đau khổ vì tiếng đời soi mói, mỉa mai và bàn tán. Họ đau khổ vì phải đối diện với thực tế hàng ngày. Họ đau khổ vì vết thưong lòng kéo dài suốt đời họ. Họ đau khổ vì câu hỏi tại sao việc ấy lạị xảy ra đến với họ. Hàng ngày họ miên man suy nghĩ, tìm tòi nguyên nhân.
-Tại sắc đẹp ư? Họ xấu xí hơn người mới? Họ quê mùa không biết ăn mặc, chưng diện ư? Họ béo mập, thân hình không còn thon gọn như khi mới lấy nhau ư?
-Tại sức khỏe ư? Họ vì qúa vất vả với công việc làm ăn hay vừa đi làm vừa phải chăm sóc cho lũ con nên không có giờ chăm sóc cho chính thân xác của họ, nên họ nay ốm mai đau, thân hình đâm ra tiều tụy ư?
-Tại cách ăn nói ư? Có thể vì các áp lực của việc làm nơi công sở và khi về đến nhà, họ không đủ kiên nhẫn trả lời những câu hỏi vô nghiã, vớ vẩn ư?
Có nhiều người rơi vào tình trạng họ tự nhận lỗi lầm về phía họ, họ tự trách họ, và họ có mặc cảm là người gây nên sự đổ vỡ. Họ bắt đầu rút lui, tránh không muốn gặp người khác và sống trong cảnh cô đơn và tách biệt với thế giới bên ngoài.
Cũng có một số người công giáo đau khổ, và trách thầm Chúa rằng sao Chúa lại bỏ rơi con. Sao Chúa lại bảo con yêu kẻ thù, và cầu nguyện cho kẻ ghét con, và tại sao Chúa lại không cho phép con làm theo cách người trần thế vẫn thường làm.
Thế nhưng, cũng có những người mà đức tin của họ mạnh mẽ, họ đã tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa. Họ can đảm gánh vác trách nhiệm, nuôi nấng và bù đắp tình cảm cho con cái của họ. Họ cố gắng nuôi nấng dạy dỗ con cái của họ cho nên người. Họ tin tưởng vào ơn Chúa, vì trách nhiệm của họ càng nặng thì ơn Chúa ban xuống cho họ càng nhiều. Họ can đảm đối diện với cuộc sống của chính họ một cách bình thường.
Hậu quả của sự đổ vỡ hôn nhân đối với con cái.
Sự đổ vỡ hôn nhân đưa đến tình cảm của hai người bị tan vỡ. Chữ “tình” này cũng đã một thời vì nó mà họ đã sinh ra con cái, vì tình yêu mà họ đã trao hết cho nhau, dù là hơi thở cũng không ngại ngùng. Thế mà bây giờ họ đành quên. Họ quên rằng con cái của họ vẫn cần có “tình” của cả hai người, tình của mẹ cha.
Người cha là gương mẫu cho con, là sức mạnh che chở cho con. Người mẹ là người chăm sóc cho con, là nơi con cái chạy đến để được vỗ về, âu yếm mỗi khi chúng ốm đau hay hờn dỗi.
Tình yêu của cha mẹ rất cần cho sự trưởng thành của con cái, để chúng trở nên con người tốt lành, khoẻ mạnh. Nhất là để chúng khỏi phải tủi hổ với bạn bè. Chúng hãnh diện vì có đầy đủ mẹ cha.
Chẳng lẽ nào mà người làm cha, làm mẹ lại đành lòng quên đi điều này hay sao. Thế mà, cảnh ly dị vẫn xảy ra hàng ngày ở thời đại ngày hôm nay, mặc dù Chúa đã giảng dạy và cắt nghiã rõ ràng về điều này hơn hai ngàn năm về trước.
“Ai bỏ vợ mình và lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước, và người nữ bỏ chồng và lấy người khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”. (Mc 10: 11-12).
Những tín hữu “bị rẫy” đã anh dũng giữ đạo bằng cách nào.
Rất nhiều người đã sống “tu” cả đời để nuôi dạy con trưởng thành, vui cảnh mẹ con, bà cháu sống với nhau đến hết cả đời.
Họ nghĩ lại về qúa khứ, trước khi lập gia đình, họ đã từng đứng trước ngã ba của đường đời: Đường đi tu và đường lập gia đình.
Nay đường gia đình bị trắc trở, thì tại sao không rẽ sang đường “tu” tại gia.
Họ quyết tâm theo Chúa đến cùng, giữ lời Người đã dạy, vác thánh giá của chính mình để cùng Người lên đồi Calvê để cùng chịu chết với người.
Họ đã tin tưởng vào sự sống lại của Chúa Giêsu, Người đã chiến thắng sự chết. Chết là đích mà con người cuối đời phải gặp gỡ, vì sống thêm một ngày là tiến đến gần cái chết thêm một ngày.
Họ đã đặt tất cả hy vọng của đời họ vào Lời Chúa đã hứa, vào phần thưởng Nước Trời dành cho kẻ tốt lành, và những người đã chiụ đau khổ nơi thế gian.
Họ vững chí chấp nhận những đau khổ hiện tại và biến nó thành niềm vui đón nhận ơn Chúa, để đối diện với những trái ngang của cuộc đời mà những ai trong hoàn cảnh đều phải gặp.
Họ cởi mở tấm lòng, hơn là tự trói buộc mình vào nơi cô đơn, hoang vắng. Họ lắng nghe tâm sự của những người cùng hoàn cảnh, để cảm thông, chia sẻ và an ủi lẫn nhau.
Họ dựa vào ơn Chúa để hãnh diện vì mình đã được kêu gọi để thi hành một sứ vụ đặc biệt để làm sáng danh Chúa mà người bình thường khó có thể vượt qua nổi.
Họ vẫn sống để làm chứng cho Đức tin, mặc dù kẻ thù của họ là đau khổ muốn họ phải chết vì nó. Họ sống để cảm tạ ơn Chúa đã cho họ chiến thắng được chính họ, giữ vững Đức Tin và làm gương cho biết bao nhiêu người công giáo khác.
Họ đã nhận ra ơn Chúa ban cho họ qua nhiều hình thức khác nhau: nơi tha nhân, bạn bè. Họ đã thoát ra khỏi mặc cảm cho họ là nguyên nhân gây ra cớ sự. Họ bước ra từ bóng tối của rừng sâu, âm u để trở lại sinh hoạt bình thường. Họ yêu đời vì đời cần họ, gia đình họ cần có họ và còn biết bao nhiêu người khác đang đau khổ hơn họ.
Tôi xin gởi lời kính phục và ngưỡng mộ đến những người đã anh dũng giữ đạo trong hòan cảnh cô đơn, lẻ loi nhất của cuộc sống đời người. Họ đã là những tấm gương sáng cho tôi, cho những ai đang giữ đạo một cách thờ ơ, xa lánh các phép Bí Tích của hội thánh, quên các Đức Tin, Đức Mến, và Đức Ái cùng sao lãng các việc làm đạo đức.
Lạy Chúa! Con cầu nguyện cho mọi gia đình, cho cha mẹ, con cái được luôn sống yêu thương, hợp nhất với nhau từ tư tưởng, lời nói cho đến việc làm.
Xin cho mọi người biết dùng tình yêu của thủa ban đầu mà cư xử, kính trọng, yêu thương và tha thứ cho nhau. Để cứ dấu này mà thiên hạ nhận biết chúng con là con cái của Thiên Chúa.
Xin cho các đấng bậc làm cha mẹ, biết dùng tình yêu để hy sinh và làm gương sáng cho con cái.
Cuối cùng, xin cho những người đang phải sống trong cảnh đổ vỡ hôn nhân được biết dâng hiến cuộc đời còn lại của mình làm chứng nhân tình yêu nhân loại của Chúa. Amen.
Người xưa có câu:
“Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng, hào kiệt có hơn ai!”
Xin được phép viết lên đôi giòng, để nói lên lòng ngưỡng mộ của tôi, đối với những tín hữu đã anh dũng giữ đạo cho đến cùng.
Trong cuộc sống phũ phàng đầy cam go, thử thách với trào lưu tiến hóa của nhân loại ngày nay. Có một số đông người tín hữu công giáo đã và đang sống âm thầm trong đau khổ, đơn độc một mình để giữ cho trọn đạo Chúa. Đó là những người “Bị rẫy”.
Cứ như luật đời, khi: “Ông ăn chả, bà ăn nem”. Thì đâu có chuyện gì để mà viết nữa.
Sống trong thời đại ở các nước văn minh về khoa học này. Con người thường tự cho mình cái quyền làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của họ. Khi họ thích thì ở với nhau, và khi không còn thích nhau nữa thì ly dị, cưới người khác rồi sinh con đẻ cái thế là xong. Cuộc chia tay này khiến cho nhiều đứa trẻ sống lớn lên thiếu tình cha nghĩa mẹ, và có đôi khi làm cho chúng hận đời đen bạc và dễ sa vào cạm bẫy của lưới đời.
Cũng may thay, sống giữa xứ nguời, cũng còn có rất đông giáo dân Việt Nam, họ có một niềm tin vững mạnh vào Thiên Chúa, để phó thác, hiến dâng đời mình và để giữ vững Lời Chúa dạy:
“Và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế họ không phải là hai, nhưng là một huyết nhục. Vậy điều gì mà Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly.” (Mc. 10, 8-9).
Hay câu:
“Hễ ai bỏ vợ mình mà lấy người khác, thì phạm tội ngọai tình, và ai cưới người đàn bà bị chồng bỏ, thì cũng phạm tội ngoại tình”. Luca 16: 18.
Cha ông ta ngày xưa vì giữ vững đạo Chúa và để tuyên xưng đức tin, nên đã có hàng trăm ngàn người chịu tử vì đạo. Chính vì thế mà bây giờ, giáo hội công giáo Việt Nam của chúng ta đã có 117 vị thánh tử vì đạo để chúng ta mừng kính và noi gương.
Ngày nay, cũng có biết bao nhiêu giáo dân đang anh dũng sống giữ đạo, trong thầm lặng vì cảnh bị chồng, hay vợ rẫy.
Có một lần, đứa con gái độ mười tuổi hỏi mẹ nó như sau:
-Mẹ ơi! Nếu ba con chết trước mẹ, thì mẹ sẽ làm gì?
-Hỏi gì mà kỳ cục qúa vậy con. Sao con không đi mà hỏi ba của con. Người mẹ gắt lên trả lời.
-Con đã hỏi ba của con rồi, ba nói, nếu mẹ chết trước ba, thì ba sẽ ở vậy nuôi con lớn khôn, dạy dỗ con thành người tốt, học hành giỏi để làm việc giúp đời. Xong rồi, ba sẽ đi giúp việc thiện nguyện cho nhà xứ.
Người mẹ dịu giọng, mỉm cười nhìn đứa con gái rồi nói:
-Thì mẹ cũng làm như ba của con vậy.
Phải chăng hình ảnh của những gia đình bị đổ vỡ của bạn bè nó, gây nên cảnh sống thiếu thốn tình thương cho các con trẻ, đã làm cho nó lo sợ về tương lai, nếu vì một lý do nào đó mà nó không còn được sống chung cùng với cả cha lẫn mẹ nữa.
“Tình”. Cũng vì chữ tình mà người ta tìm đến với nhau, xích lại gần nhau để rồi yêu nhau, lấy nhau, thành một gia đình và sinh con cái.
Cũng một chữ tình, mà khi hết tình với người này, rồi lại có tình với người khác mà họ lỡ lòng đành dứt bước ra đi, quên hết mọi kỷ niệm, quên những ngày ái ân, yêu thương và quên cả đàn con vô tội phải sống cảnh thiếu thốn tình cha nghiã mẹ.
Người bỏ ra đi đã lỗi phạm với lời thề hôn nhân. Họ đã dứt bỏ sự tin tưởng vào tín ngưỡng, vào Thiên Chúa. Họ cho quyền mình tin theo luật đời của đất nước họ đang sống, và họ đành đánh mất giá trị của cuộc sống hôn nhân để tìm cho họ một sự tự do mới. Họ sướng hay khổ nào ai biết, rất có thể rồi có ngày “Cóc chết ba năm cũng quay đầu về núi.”
Nhưng hiện tại, lúc họ còn khỏe mạnh, họ vẫn tin tưởng vào việc làm lỗi lời thề ấy là đúng, vào quyết định ly dị ấy là đúng. Còn mọi sự sai lỗi là người phối ngẫu, người đáng phải chịu mọi sự đau khổ.
Những đau khổ phải đối diện hằng ngày.
Đau khổ đã làm cho một số người mất sự tin tưởng vào người khác và đánh mất niềm tin công giáo. Để nói lên sự cô đơn và đau khổ, mà họ phải gánh chịu kể từ khi bị người mà họ yêu thương ruồng rẫy, phản bội.
Trong dân gian Việt nam có câu ca thán như sau:
“Người ta đi biển có đôi, còn tôi vượt biển mồ côi một mình”.
Sự cô đơn đã làm cho những người bị ly dị sống trong nước mắt, trong sầu khổ, trong mặc cảm, trong tuyệt vọng. Nếu họ không anh dũng giữ vững đức tin, vững niềm trông cậy và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa thì họ đã chết dần mòn trong đau khổ của sự ly dị ấy.
Họ đau khổ vì bị người bạn đời bỏ rơi và lãng quên. Họ đau khổ vì từ nay phải gánh trách nhiệm lo cho con cái một mình. Họ đau khổ vì tiếng đời soi mói, mỉa mai và bàn tán. Họ đau khổ vì phải đối diện với thực tế hàng ngày. Họ đau khổ vì vết thưong lòng kéo dài suốt đời họ. Họ đau khổ vì câu hỏi tại sao việc ấy lạị xảy ra đến với họ. Hàng ngày họ miên man suy nghĩ, tìm tòi nguyên nhân.
-Tại sắc đẹp ư? Họ xấu xí hơn người mới? Họ quê mùa không biết ăn mặc, chưng diện ư? Họ béo mập, thân hình không còn thon gọn như khi mới lấy nhau ư?
-Tại sức khỏe ư? Họ vì qúa vất vả với công việc làm ăn hay vừa đi làm vừa phải chăm sóc cho lũ con nên không có giờ chăm sóc cho chính thân xác của họ, nên họ nay ốm mai đau, thân hình đâm ra tiều tụy ư?
-Tại cách ăn nói ư? Có thể vì các áp lực của việc làm nơi công sở và khi về đến nhà, họ không đủ kiên nhẫn trả lời những câu hỏi vô nghiã, vớ vẩn ư?
Có nhiều người rơi vào tình trạng họ tự nhận lỗi lầm về phía họ, họ tự trách họ, và họ có mặc cảm là người gây nên sự đổ vỡ. Họ bắt đầu rút lui, tránh không muốn gặp người khác và sống trong cảnh cô đơn và tách biệt với thế giới bên ngoài.
Cũng có một số người công giáo đau khổ, và trách thầm Chúa rằng sao Chúa lại bỏ rơi con. Sao Chúa lại bảo con yêu kẻ thù, và cầu nguyện cho kẻ ghét con, và tại sao Chúa lại không cho phép con làm theo cách người trần thế vẫn thường làm.
Thế nhưng, cũng có những người mà đức tin của họ mạnh mẽ, họ đã tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa. Họ can đảm gánh vác trách nhiệm, nuôi nấng và bù đắp tình cảm cho con cái của họ. Họ cố gắng nuôi nấng dạy dỗ con cái của họ cho nên người. Họ tin tưởng vào ơn Chúa, vì trách nhiệm của họ càng nặng thì ơn Chúa ban xuống cho họ càng nhiều. Họ can đảm đối diện với cuộc sống của chính họ một cách bình thường.
Hậu quả của sự đổ vỡ hôn nhân đối với con cái.
Sự đổ vỡ hôn nhân đưa đến tình cảm của hai người bị tan vỡ. Chữ “tình” này cũng đã một thời vì nó mà họ đã sinh ra con cái, vì tình yêu mà họ đã trao hết cho nhau, dù là hơi thở cũng không ngại ngùng. Thế mà bây giờ họ đành quên. Họ quên rằng con cái của họ vẫn cần có “tình” của cả hai người, tình của mẹ cha.
Người cha là gương mẫu cho con, là sức mạnh che chở cho con. Người mẹ là người chăm sóc cho con, là nơi con cái chạy đến để được vỗ về, âu yếm mỗi khi chúng ốm đau hay hờn dỗi.
Tình yêu của cha mẹ rất cần cho sự trưởng thành của con cái, để chúng trở nên con người tốt lành, khoẻ mạnh. Nhất là để chúng khỏi phải tủi hổ với bạn bè. Chúng hãnh diện vì có đầy đủ mẹ cha.
Chẳng lẽ nào mà người làm cha, làm mẹ lại đành lòng quên đi điều này hay sao. Thế mà, cảnh ly dị vẫn xảy ra hàng ngày ở thời đại ngày hôm nay, mặc dù Chúa đã giảng dạy và cắt nghiã rõ ràng về điều này hơn hai ngàn năm về trước.
“Ai bỏ vợ mình và lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước, và người nữ bỏ chồng và lấy người khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”. (Mc 10: 11-12).
Những tín hữu “bị rẫy” đã anh dũng giữ đạo bằng cách nào.
Rất nhiều người đã sống “tu” cả đời để nuôi dạy con trưởng thành, vui cảnh mẹ con, bà cháu sống với nhau đến hết cả đời.
Họ nghĩ lại về qúa khứ, trước khi lập gia đình, họ đã từng đứng trước ngã ba của đường đời: Đường đi tu và đường lập gia đình.
Nay đường gia đình bị trắc trở, thì tại sao không rẽ sang đường “tu” tại gia.
Họ quyết tâm theo Chúa đến cùng, giữ lời Người đã dạy, vác thánh giá của chính mình để cùng Người lên đồi Calvê để cùng chịu chết với người.
Họ đã tin tưởng vào sự sống lại của Chúa Giêsu, Người đã chiến thắng sự chết. Chết là đích mà con người cuối đời phải gặp gỡ, vì sống thêm một ngày là tiến đến gần cái chết thêm một ngày.
Họ đã đặt tất cả hy vọng của đời họ vào Lời Chúa đã hứa, vào phần thưởng Nước Trời dành cho kẻ tốt lành, và những người đã chiụ đau khổ nơi thế gian.
Họ vững chí chấp nhận những đau khổ hiện tại và biến nó thành niềm vui đón nhận ơn Chúa, để đối diện với những trái ngang của cuộc đời mà những ai trong hoàn cảnh đều phải gặp.
Họ cởi mở tấm lòng, hơn là tự trói buộc mình vào nơi cô đơn, hoang vắng. Họ lắng nghe tâm sự của những người cùng hoàn cảnh, để cảm thông, chia sẻ và an ủi lẫn nhau.
Họ dựa vào ơn Chúa để hãnh diện vì mình đã được kêu gọi để thi hành một sứ vụ đặc biệt để làm sáng danh Chúa mà người bình thường khó có thể vượt qua nổi.
Họ vẫn sống để làm chứng cho Đức tin, mặc dù kẻ thù của họ là đau khổ muốn họ phải chết vì nó. Họ sống để cảm tạ ơn Chúa đã cho họ chiến thắng được chính họ, giữ vững Đức Tin và làm gương cho biết bao nhiêu người công giáo khác.
Họ đã nhận ra ơn Chúa ban cho họ qua nhiều hình thức khác nhau: nơi tha nhân, bạn bè. Họ đã thoát ra khỏi mặc cảm cho họ là nguyên nhân gây ra cớ sự. Họ bước ra từ bóng tối của rừng sâu, âm u để trở lại sinh hoạt bình thường. Họ yêu đời vì đời cần họ, gia đình họ cần có họ và còn biết bao nhiêu người khác đang đau khổ hơn họ.
Tôi xin gởi lời kính phục và ngưỡng mộ đến những người đã anh dũng giữ đạo trong hòan cảnh cô đơn, lẻ loi nhất của cuộc sống đời người. Họ đã là những tấm gương sáng cho tôi, cho những ai đang giữ đạo một cách thờ ơ, xa lánh các phép Bí Tích của hội thánh, quên các Đức Tin, Đức Mến, và Đức Ái cùng sao lãng các việc làm đạo đức.
Lạy Chúa! Con cầu nguyện cho mọi gia đình, cho cha mẹ, con cái được luôn sống yêu thương, hợp nhất với nhau từ tư tưởng, lời nói cho đến việc làm.
Xin cho mọi người biết dùng tình yêu của thủa ban đầu mà cư xử, kính trọng, yêu thương và tha thứ cho nhau. Để cứ dấu này mà thiên hạ nhận biết chúng con là con cái của Thiên Chúa.
Xin cho các đấng bậc làm cha mẹ, biết dùng tình yêu để hy sinh và làm gương sáng cho con cái.
Cuối cùng, xin cho những người đang phải sống trong cảnh đổ vỡ hôn nhân được biết dâng hiến cuộc đời còn lại của mình làm chứng nhân tình yêu nhân loại của Chúa. Amen.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Việt Nam
Đức Nguyên
00:14 01/03/2008
BÉ VIỆT NAM
Ảnh của Đức Nguyên - Paris
Nhưng luôn hướng về nắng Hà Nội, quê hương…
(Trích thơ của Nguyễn Đức Thiệp)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền