Ngày 01-03-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:38 01/03/2014
NA-LU-TIN GIẢNG ĐẠO

N2T


Đại sư Hồi giáo là Na-lu-tin đi đến Trung Quốc, tập họp chúng đệ tử lại, chuẩn bị thật tốt để gợi ý cho họ. Không ngờ họ vừa mới được gợi ý thì không còn ai đến nghe ông ta giảng đạo nữa.

Suy tư:

Có những nhà thờ mà khi linh mục giảng thì các thanh niên kéo nhau ra ngoài nhà thờ...giải lao, các cụ già thì cúi mặt...ngủ, và các trẻ em thì ngồi không yên một chỗ, bởi vì Lời Chúa là chân lý, nhưng linh mục giảng thì không giảng lời chân lý, mà mượn Lời Chúa để chỉ trích giáo dân này không xin lễ, giáo dân nọ không yêu mến nhà thờ !

Các đệ tử bỏ đi không nghe lời đại sư Na-lu-tin giảng đạo, bởi vì ông ta vịn vào kinh Co-ran và đức tin của đệ tử mà bắt họ phải nghe những lời gợi ý không phù hợp với chân lý với kinh Co-ran.

Vì đức tin mà các giáo hữu đến nhà thờ để nghe Lời Chúa và rước Mình Thánh Chúa, nhưng đến nhà thờ mà không nghe được Lời Chúa thì đôi lúc cũng phản tác dụng làm cho đức tin của họ bị lung lay vậy...

Ai hiểu thì hiểu.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch và viết suy tư


-------------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 8 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:32 01/03/2014
Chúa Nhật VIII THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 6, 24-34.
“Anh em đừng lo lắng về ngày mai”.


Anh chị em thân mến,
Nội dung của bài đọc thứ nhất trong sách tiên tri I-sai-a đã cho chúng ta thấy rất rõ ràng lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại, dù cha mẹ có bỏ rơi con mình, thì Thiên Chúa vẫn cứ yêu thương con người. Trong bài tin mừng Đức Chúa Giê-su cũng khẳng định lại tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người, Ngài luôn chăm nom con người, qua hình ảnh chim trên trời không gieo không gặt, và hoa huệ ngoài đồng không dệt không thêu mà Thiên Chúa vẫn lo cho chúng nó, huống hồ chúng ta là con cái của Ngài.

1. Phó thác không có nghĩa là khoán trắng cho Chúa.
Phó thác là đem cuộc sống của mình đặt vào trong bàn tay quan phòng yêu thương của Thiên Chúa, là xác tín cuộc sống hôm nay vui buồn, đau khổ hạnh phúc là bởi tình yêu Thiên Chúa ban cho để tôi luyện đức tin và lòng yêu mến của chúng ta vào Thiên Chúa.

Phó thác không chỉ là tin yêu vào Thiên Chúa quan phòng, nhưng còn là cộng tác và chia sẻ với Thiên Chúa về những suy nghĩ lo âu vui buồn trong cuộc sống với Ngài, bởi vì Thiên Chúa tuy rằng rất yêu thương và chăm sóc chúng ta, nhưng Ngài không muốn chúng ta thụ động ỷ lại vào tình yêu của Ngài, để rồi trở thành những đứa con ù lì trong cuộc sống không trở thành những chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa.

2. Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước.
Có những người trong chúng ta chỉ biết Nước Thiên Chúa là thiên đàng hạnh phúc vì có Thiên Chúa hiện diện, nhưng rất ít người hiểu Nước Thiên Chúa là gì và sự công chính của nó là gì ?

Nước Trời là thiên đàng, là nơi mà Thiên Chúa ngự và là nơi mà chúng ta hướng đến sau khi từ giả cuộc sống đời này, và sự công chính của Nước Trời là yêu thương, khiêm tốn và phục vụ. Nước Trời thuộc về tương lai của những người công chính, tức là những người ngay khi còn sống ở thế gian đã thực hành sự công chính của Nước Trời, đó là khi họ phục vụ tha nhân trong khiêm tốn, đó là khi họ vì sự công chính mà bị bách hại, đó là khi họ vì yêu thương mà tha thứ cho những kẻ hại mình.v.v...

Anh chị em thân mến,
Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta, Ngài tạo dựng vũ trụ là để cho chúng ta hưởng dùng, nhưng có rất nhiều lần chúng ta giận dữ nói với mọi người: Thiên Chúa bỏ rơi tôi rồi, Thiên Chúa để tôi gặp nhiều. Chúng ta quên mất lời Chúa đã hứa: Cho dù cha mẹ có quên con cái chăng nữa, thì Ngài cũng chẳng quên chúng ta bao giờ .

Chỉ có chúng ta vì tham lam, vì kiêu ngạo mà quên mất Thiên Chúa, chứ Thiên Chúa không bao giờ quên chúng ta; chỉ có chúng ta vì ham mê những cám dỗ của ma quỷ và những thú vui xác thịt mà quên mất Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vẫn cứ chờ đợi và sẵn sàng tha thứ tội cho chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:39 01/03/2014
N2T

7. Nếu chỉ dùng những lời lẽ tốt đẹp dạy dỗ người ta mà không dùng những biểu hiện lương thiện để cho họ biết, thì giống như một tay thì chỉ cho người ta đi về phía trước, còn tay kia thì biểu người ta đi về phía sau; một tay kiến thiết, một tay phá hoại, truyền giáo mà chỉ nói chung chung thì không ích gì cho người khác.

(Thánh Gregory)
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:44 01/03/2014
ĐỔI MỚI
Cha sở mới đến nhận xứ không lâu, giáo dân kinh ngạc và vui vẻ khi nghe ngài thông báo: muốn đến nhà xứ gặp cha sở hoặc xin lễ thì đi từ hai người trở lên; bất cứ lúc nào trong ngày đều có thể đến xưng tội nếu thấy cần thiết…
----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Đừng làm tôi hai chủ
Lm Jude Siciliano OP
05:34 01/03/2014
Chúa nhật VIII Thường niên - A
Isaia 49: 14-15;Tvịnh 61;1Côrintô 4:1-5; Matthêu 6: 24-34


ĐỪNG LÀM TÔI HAI CHỦ

Trong nỗ lực diễn tả mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, các tác giả Kinh Thánh dường như không có một giới hạn nào về trí tưởng tượng thi ca. Thế nên, Thiên Chúa được hình dung như vị mục tử, vì vua, đá tảng, đại bàng, người thợ gốm, người cha, và hôm nay, ngôn sứ Isaia lại ám chỉ đến tình mẫu tử của Thiên Chúa. Trước trích đoạn sách ngôn sứ Isaia hôm nay, vị ngôn sứ miêu tả Thiên Chúa sinh hạ một cuộc sáng tạo mới và ông đã dùng cách diễn đạt sự sinh hạ này như sau: “Nhưng giờ đây, như sản phụ lâm bồn, Ta rên siết, Ta hổn hển, Ta thở chẳng ra hơi.”

Trong bài đọc hôm nay, hình ảnh người mẹ vẫn tiếp tục được gán cho Thiên Chúa. Dân chúng đang sống trong cảnh lưu đày và ngay trong câu liền trước trích đoạn Kinh Thánh hôm nay, ngôn sứ Isaia cam đoan với những người lưu đày rằng: “Vì Đức Chúa ủi an dân Người đã chọn và chạnh lòng thương những kẻ nghèo khổ của Người” (49,13). Lẽ ra phải có hạn từ “Nhưng” đứng ở đầu câu trích dẫn của Xion: “Nhưng Đức Chúa đã bỏ tôi…” để cho thấy dân chúng miễn cưỡng tin rằng Thiên Chúa thật sự đến để trợ giúp họ.

Một số người phải chịu đau khổ trong thời gian dài trung thành với Thiên Chúa như là niềm hy vọng duy nhất của mình, mà lại chẳng có dấu chỉ hữu hình nào của sự trợ giúp sắp xảy ra. Trong lúc đó những người khác lại mất hết hy vọng về việc Thiên Chúa sẽ đến cứu giúp họ. Trong nỗi tuyệt vọng, có thể họ đưa ra kết luận rằng Thiên Chúa nổi giận với họ vì những tội lỗi trong quá khứ họ đã trót phạm, đã lãng quên họ, hoặc không còn quan tâm để ý đến họ chút nào nữa! Họ sẽ là những người thốt lên rằng: “Nhưng Đức Chúa đã bỏ tôi…”

Những người làm việc trong các nhà tù sẽ nói rằng ngay cả các tội nhân đã làm những điều khủng khiếp cũng vẫn được mẹ của họ đến thăm nom sau nhiều năm sống trong tù, khi các bạn bè khác và gia đình đã bỏ rơi họ và lần lượt bỏ đi. Tôi nhớ có lần nói chuyện với một tù nhân đã thụ án trong tù được mười năm và đã lãnh án chung thân. Anh ấy nói: “Ngay cả mẹ con cũng không còn đến thăm nom con nữa cha ạ. Con như đã chết đối với thế giới bên ngoài.”

Có thể là dân Israel cũng cảm thấy như thế sau nhiều năm lưu đày. Thiên Chúa đã bao giờ ngưng chăm sóc họ chưa? Liệu Thiên Chúa có để ý và đến viếng thăm họ tại nơi họ bị giam cầm và giải phóng họ không? Vì vậy, ngôn sứ Isaia đã thấy cần thiết phải cậy nhờ đến một hình ảnh mạnh mẽ và có sức thuyết phục để an ủi dân chúng bị lưu đày trong tâm trạng hoài nghi và mệt mỏi – lúc này tình yêu của Thiên Chúa được ví như mẹ hiền. Thiên Chúa đáp lại lời than van của dân chúng rằng: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau?” Tình yêu của người mẹ thì không bao giờ cạn và Thiên Chúa cũng giống như thế. Nhưng thậm chí một điều không thể tưởng tượng nổi có xảy ra đi chăng nữa, chẳng hạn người mẹ bỏ rơi đứa con của mình, thì Thiên Chúa hứa không quên dân mà Người đã sinh ra đâu: “Cho dù người phụ nữ có quên đứa con đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.”

Không có đủ điều kiện để quy tụ những người dân lưu đày đang sống tản mác thành một cộng đoàn đức tin. Đền thờ của họ đã bị phá hủy, nền quân chủ cũng chẳng còn, và họ đã bị tống khứ ra khỏi quê hương rồi. Vì thế, khi ngôn sứ Isaia cần phải cậy nhờ đến một đơn vị xã hội hữu hình và nhạy bén dù đang sống trong cảnh lưu đày, ông đã khéo so sánh về tình mẫu tử và gia đình. Cuộc sống nơi quê hương và trong gia đình cung cấp cho ngôn sứ Isaia những hình ảnh cần phải dùng đến để ông thuyết phục dân chúng rằng: Thiên Chúa không quên họ và Người vẫn còn đáng cậy tin. Theo hình ảnh minh họa ở trên, cho dù một người mẹ không còn đến thăm nom đứa con của mình đang ngồi tù đi nữa, thì Thiên Chúa vẫn thăm nom nó.

Ba tuần vừa qua chúng ta đã được nghe các bài đọc trích từ chương năm trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu. Giờ đây chúng ta đang nghe chương sáu; vẫn là một phần trích từ Bài Giảng trên Núi và vẫn nhắm đến các vấn đề tương tự như: nếp sống của một người môn đệ đang sống trong hiện tại và thấy trước được sự viên mãn của Nước Thiên Chúa. Những tuần trước chúng ta nghe về cách thức phải cư xử với nhau thế nào. Chủ đề xoay quanh nội dung về các mối tương quan. Giờ đây, chủ đề được nhắm đến là người môn đệ phải xem và sử dụng của cải vật chất thế nào.

Ngay trước trình thuật Tin Mừng hôm nay (các câu 19-21), Đức Giêsu đã nói với các môn đệ của Người là đừng có tích trữ của cải, vì Thiên Chúa đã là kho tàng của họ rồi. Hôm nay, Người cũng nói tương tự như thế nhưng theo một cách thức khác: “Không ai có thể làm tôi hai chủ…” Trong thời điểm tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao và hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng rộng hơn, thì làm sao mà Đức Giêsu bảo chúng ta là đừng “lo lắng” về cơm áo gạo tiền được?

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng phải lo toan những nhu cầu cần thiết của cuộc sống và hạnh phúc của gia đình mình. Đó là điều bình thường. Nhưng Đức Giêsu cảnh báo về một sự lo lắng bận tâm hay chi phối khiến tiền bạc và của cải vật chất lại trở nên ông chủ mới của chúng ta. Nếu mục đích mà chúng ta nhắm đến là một nơi nào khác, thì tất nhiên chúng ta không còn nhắm đến Thiên Chúa nữa. Sự lo lắng về của cải vật chất như thế có thể khiến chúng ta rơi vào tình trạng: ít quan tâm đến những mối liên hệ của chúng ta, ngay cả trong chính gia đình mình; ít có xu hướng chia sẻ với người túng thiếu nghèo hèn, và ít nhận ra được nhu cầu của họ trong cộng đồng rộng lớn hơn; nhiều khả năng sử dụng tài nguyên trái đất cho mục đích của riêng mình và ít bảo tồn lợi ích của trái đất cho người khác; ít dang rộng vòng tay để đón tiếp thành viên mới, vì sợ phải chia sẻ với họ những gì chúng ta tự cho mình quyền được hưởng.

Đức Giêsu muốn nhắc nhớ chúng ta rằng: Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo, mọi thứ khác mà chúng ta theo đuổi cũng do chính Người tạo nên. Chú tâm vào những thụ tạo có thể khiến chúng ta lãng quên Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc phát sinh mọi điều thiện hảo. Nếu Thiên Chúa là cùng đích của chúng ta, thì những chuyện Thiên Chúa bận tâm về thế giới này thế nào thì cũng sẽ quan tâm đến chúng ta như vậy.

Cùng với một nửa đất nước Mỹ, chúng ta đã có một mùa đông rất lạnh lẽo ở Texas. Một buổi sáng nọ, tôi đã đi ngang qua một con chim chết trên bãi cỏ bị đóng băng. Có thể nó đã chết vì đói. Với loài chim chóc luôn vất vả kiếm ăn như thế này, thì làm sao Đức Giêsu lại sử dụng chúng làm ví dụ về sự nuôi nấng và chăm sóc của Thiên Chúa được? Tôi không nghĩ là Đức Giêsu đang có ý nói về sự sinh tồn của đời sống động vật. Người muốn thay đổi ý thức của chúng ta để nhận ra những khả năng khác. Cuộc sống bao la rộng lớn hơn nhiều so với nỗi ưu tư về sự sinh tồn. Nói như thế không phải để phủ nhận việc lo toan thích đáng của con người ngày nay trên thế giới. Đối với hầu hết chúng ta là những người đang nghe Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu muốn cho chúng ta thấy rằng Đấng Tạo Hóa của mình là Thiên Chúa, Đấng hằng quan tâm lo lắng cho ta, và cho ta thấy được niềm hạnh phúc trong nỗi muộn phiền của thế gian. Nếu chấp nhận sự diễn tả này của Thiên Chúa, thì chúng ta có thể giảm bớt sự lo lắng nội tâm về bản thân, và hướng đến những người túng thiếu và những ai Thiên Chúa hằng quan tâm lo lắng đến họ.

Vua Salômôn đã được nhắc đến về sự khôn ngoan và vẻ đẹp lộng lẫy của hoàng tộc. Dân chúng khắp chốn gần xa đến để nghe ông nói và chiêm ngắm sự giàu có nơi cung điện của ông và vinh quang của Đền Thờ do ông xây cất. Nào có ai không muốn được như vua Salômôn? Tuy nhiên, Đức Giêsu nói: ngay cả một con chim (1)* nhỏ bé cũng được trang điểm rực rỡ hơn cả vua Salômôn nữa. Thay vì mục tiêu của chúng ta nhắm đến là những gì vua Salômôn đã có, Đức Giêsu lại xoay qua một con chim nhỏ, một bông hoa, và thậm chí là ngọn cỏ. Đức Giêsu không hề nói là chúng ta không nên ăn uống hay ăn mặc gì, nhưng giá trị của chúng ta trước nhan Thiên Chúa không đến từ vật chất, trái với cách thế gian vẫn đo lường giá trị của một người.

Thay vào đó, chúng ta có được sự huy hoàng và vinh quang của mình từ nơi Thiên Chúa, và điều đó nên được quan tâm trước tiên trong tâm trí và tâm hồn của chúng ta. Một người đáng giá bao nhiêu trước mắt Thiên Chúa? Thậm chí còn nhiều hơn sự giàu sang của vua Salômôn. Giá trị của chúng ta là những gì mình có ở trong lòng và đó là một tặng phẩm vô giá của Thiên Chúa ban cho. Chúng ta chẳng có gì cả, hay ta cũng chẳng thể làm gì cho chính mình để được tăng thêm giá trị trước nhan Thiên Chúa – mà chính ân sủng Thiên Chúa là nguồn gốc chắc chắn duy nhất của sự “huy hoàng” đích thực chúng ta.

Chuyển ngữ: A.E. Học viện Đaminh Gòvấp


(1)* đây tác giả so sánh vẻ đẹp của con chim với sự nguy nga của vua Salômôn. Nhưng trong Tin Mừng (Mt 6,28-29), Đức Giêsu đã so sánh bông huệ với vua Salômôn.



8th SUNDAY (A)
Isaiah 49: 14-15; Psalm 62; I Corinthians 4:1-5; Matthew 6: 24-34


The poetic imagination of the biblical writers seems to know no bounds in their attempt to describe our relationship with God. God is imaged as shepherd, king, rock, eagle, potter, father and, today, Isaiah refers to the motherhood of God. Prior to today’s passage Isaiah describes God’s giving birth to a new creation and he uses the language of childbirth, "But now, I cry out as a woman in labor, gasping and panting."

Today the mothering image for God continues. The people are in exile and in the preceding verse Isaiah assures the exiles, "For the Lord comforts his people and shows mercy to his afflicted" (49:13). There should be a "But" to begin the quote of what Zion says, "But the Lord has forsaken me....", indicating the people’s reluctance to believe that God is really coming to their aid.

Some people suffer for a long time clinging to God as their only hope when there are no visible signs of help on the horizon. While others despair that God will help them. They might conclude, in their desperation, that God is angry with them for past offenses, has forgotten them or, doesn’t care for them at all! They would be the ones to say, "But the Lord has forsaken me...."

People who work in prisons will say that even offenders who have done horrible things still get visits from their mothers after long years in prison, when other friends and family have given up on them and dropped away. I remember talking to a prisoner who had been in prison ten years and had a life sentence. He said, "Not even my mother visits me anymore Father. I am dead to the outside world."

That may be what the Israelites felt after years in exile. Had even God stopped caring for them? Would God take notice and come to visit them in their prison and set them free? Hence the need for Isaiah to draw on a powerful and persuasive image to console the doubting and exhausted exiles – God’s motherly love. God responds to the people’s lament, "Can a mother forget her infant, be without tenderness for the child of her womb?" A mother’s love is unfailing and so is God’s. But even should the unimaginable happen – a mother forsake her child – God promises not to forget the people God gave birth to: "Even should she forget, I will never forget you."

There wasn’t much to hold the scattered exiles together as a faith community. Their Temple had been destroyed, their monarchy lost and they had been forcibly removed from their homeland. So, when Isaiah needed to draw on one social unit that was still in tact and visible even in exile, he used the metaphor of motherhood and the family. The home and domestic life provided Isaiah with the images he needed to persuade the people that God had not forgotten them and that God was still trustworthy. Drawing on the previous example – even if a mother should stop visiting her child in prison, God would still show up.

The past three weeks we have heard readings from chapter 5 in Matthew. Now we are in chapter 6; still part of the Sermon on the Mount and still addressing similar issues: the life style of a disciple who is living in the present and anticipating the fullness of the kingdom of God. Previous weeks we heard how we were to treat one another. The topic was relationships. Now the focus is on how a disciple is to look upon and use material goods.

Just previous to today’s passage (vv. 19-21) Jesus told his disciples not to accumulate wealth – God was to be their treasure. Today he says the same thing in another way, "No one can serve two masters...." In a time of still high unemployment and a growing gap between the rich and the poor, how can Jesus tell us not to "worry" about food, drink and clothing?

Surely we are to provide for what is needed for our life and the welfare of our families. That would be normal. But Jesus is warning about a preoccupying or consuming worry which makes money and material things our new master. If our focus is elsewhere, it is not on God. Such worry about material goods might also make us: less concerned about our relationships, even within our own family; have less tendency to share with the needy and be aware of their needs in the larger community; more likely to use earth’s resources for our own purposes and less conserving of the fruits of the earth for others; less welcoming of the newcomer for fear of having to share with them what we claim is our due.

Jesus would have us remember: God is the creator, everything else we pursue is created. Focusing on created things can cause us to forget God, who is the source of all that is good. If God is our focus, then the things that concern God about our world should also concern us as well.

Along with half of the country, we had a very cold winter here in Texas. One morning I passed a dead bird on the frozen grass. It probably starved to death. How can Jesus use birds, which are always scurrying for food, as examples of God’s care and feeding? I don’t think Jesus is talking about the survival of animal life. He wants to shift our consciousness to see other possibilities. Life is much bigger than just worrying about survival. This is not to deny that in parts of the world today that’s exactly what people are doing. For most of us listening to the gospel today Jesus wants to open our eyes to our creator God who is concerned about us and the well being of the distressed of the world. If we accept this description of God, then we can lower our inner anxiety level about ourselves and turn to those who lack and who are the focus of God’s concern.

Solomon was noted for his wisdom and for the splendor of his royal household. People came from near and far to hear him speak and see the opulence of his court and the glory of the Temple he built. Who wouldn’t want to be like Solomon? Yet, Jesus says, even a simple bird is arrayed in grander splendor than Solomon. Instead of having as our goal what Solomon had, Jesus turns to a simple bird, a flower and even the grass. Jesus isn’t saying we shouldn’t eat, drink or dress, but that our worth in God’s eyes doesn’t come from things – contrary to how the world measures a person’s worth.

Instead, we have our splendor and glory from God and that should come first in our minds and hearts. How much is a person worth in God’s eyes? Even more than the wealth of Solomon. Our worth is what we have within us and that is a free gift of God. Nothing we own, or can do for ourselves, gains us value in God’s eyes – God’s grace is the only sure source of our true "splendor."

 
Lịch Phụng Vụ tháng 3
LM Anphong Trần Đức Phương
11:43 01/03/2014
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 3/2014

Theo truyền thống đã lâu đời trong Giáo Hội, tháng 3 hằng năm là tháng đặc biệt dâng kính Thánh Giuse với ngày 19/3 là Lễ Trọng kính Thánh Giuse Bạn Đức Trinh Nữ Maria. Ngoài ra trong Tháng Ba này, chúng ta sẽ mừng Lễ các Chúa Nhật 8 thường niên (năm A), Thứ Tư Lễ Tro, Chúa Nhật 1,2,3,4 Mùa Chay (Năm A), và Lễ Truyền Tin.

Chúa Nhật 8 THƯỜNG NIÊN (Ngày 2 Tháng 3):

Bài Đọc 1 (Isaia 49: 14-15) nói đến tình thương của Thiên Chúa đối với Dân Chúa. Trong Bài Đọc 2 (1 Corinto 4:1-5), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta đừng xét đoán ai. Hãy để "khi Chúa đến, Người sẽ đưa ra ánh sáng những điều dấu kín trong bóng tối và phơi bày những ý định của tâm hồn, và bấy giờ Thiên Chúa sẽ ban thưởng tương xứng cho những công việc mỗi người đã làm." Trong Bài Phúc Âm (Mattheu 6:24-34), Chúa Giêsu dạy chúng ta "không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được." Rồi Chúa Giêsu cũng bảo chúng ta "Ngày nào có sự khốn khó của ngày đó. Nhưng chúng ta hãy phó thác mọi sự trong tay Chúa và Ngài sẽ lo cho chúng ta."

THỨ TƯ LỄ TRO (Ngày 5 Tháng 3):

Mùa Chay là mùa Ăn Năn Hối Cải, như Giáo Hội đã nhắc nhở chúng ta ngày Thứ Tư Lễ Tro hôm nay. Chúa là Đấng từ bi, nhân hậu, người kiên nhẫn chờ đợi chúng ta chừa bỏ tội lỗi để trở về đường ngay nẽo chính. Nhưng chúng ta không được lợi dụng lòng nhân từ của Chúa để cứ đắm chìm trong đam mê tội lỗi "sống thù nghịch với Thánh Giá của Chúa Kitô... thì chung cục cuộc đời của chúng ta sẽ phải hư vong!" Các Bài Đọc: Bài đọc1 (Sách Tiên Tri Gioen 2:12-18) ghi lại lời Chúa nói với dân Chúa là "Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót....Chúng ta hãy thật lòng ăn năn sám hối tội lỗi, và người sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi chúng ta." Trong Bài Đọc 2 (2 Corinto 5:20 - 6:2), Thánh Phaolo nhắc nhở chúng ta hãy thật lòng ăn năn sám hối tội lỗi thì Thiên Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta. Thánh Phaolo nhắc lại lời Chúa: "Dịp thuận tiện đến rồi, Ta đã nhậm lời ngươi. Vào ngày giải thoát, Ta đã cứu vớt ngươi. Bây giờ là cơ hội thuận tiện, giờ đây là giờ cứu thoát." Bài Phúc Âm (Mattheu 6:1-6,16-18): Có 3 việc Giáo Hội đặc biệt khuyến khích chúng ta phải làm trong Mùa chay, đó là cầu nguyện, hy sinh hãm mình , và làm việc từ thiện (mà chúng ta quen gọi là "làm phúc bố thí"). Nhưng trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy làm những việc đó một cách kín đáo "đừng để tay trái biết việc tay phải làm!" Chúng ta làm, mà "không để phô trương cho thiên hạ thấy;" nhưng chỉ để làm đẹp lòng Chúa và vì muốn yêu thương phục vụ mọi người trong tinh thân "mến Chúa, yêu người."

Trong Thánh lễ hôm nay không đọc kinh Tin Kính; nhưng sau Bài Giảng, vị Chủ Tế sẽ làm phép tro, và mọi người sẽ lên lĩnh tro trên trán theo hình Thánh Giá, với lời nhắc nhủ: "Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng." (Matcô 1:15); hoặc: "Hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về tro bụi!" (Cf. Sách Sáng Thế 3;19).

Chúa Nhật 1 MÙA CHAY (Ngày 9 Tháng 3):

Bài Đọc 1 (Sáng Thế 2:7-9, 3:1-7)) nói đến Tội Tông Truyền (Nguyên Tội): Thiên Chúa đã tạo dựng ông Adong và bà Eva, và cho sống trong vườn Địa Đàng và cho được ăn mọi trái cây trong đó, trừ cây Trái Cấm. Cuộc sống của hai ông bà rất hạnh phúc; nhưng rồi bà Eva nghe lời con rắn xúi dục, nên đã không vâng lời Thiên Chúa và hái trái cấm ăn, rồi lại cám dỗ ông Adong ăn; nên Thiên Chúa đã lên án phạt tội hai ông bà; đó là tội kiêu ngạo, phản nghịch cùng Thiên Chúa. Vì hai ông bà là Tổ Tông loài người chúng ta, nên tội đó được truyền lại cho mọi người, và được gọi là Tội Tổ Tông Truyền (Nguyên Tội). Trong Bài Đọc 2 (Thơ Roma 5:12,17-19): Thánh Phaolô nói đến việc ông Adong đã phạm tội và vì tội của ông mà cả loài người đã bị ràng buộc trong tội lỗi và đưa đến sự chết. Nhưng Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Thế đã hy sinh xuống trần gian và chịu chết để cứu chuộc chúng ta và đem lại cho chúng ta sự sống đời đời. Bài Phúc Âm (Mattheu 4:1-11) nói đến việc Chúa Giêsu đã ăn chay bốn mươi đêm ngày và sau đó đã để cho ma quỷ cám dỗ 3 lần về thú vui ăn uống , về ham danh và ham lợi. Nhưng cả 3 lần, Chúa Giêsu đều dùng lời Kinh Thánh để phản lại và đã chiến thắng các cám dỗ của ma quỷ. Bấy giờ "ma quỷ mới bỏ Người mà đi và các Thiên Thần tiến lại và phụng sự Người."

Chúa Nhật 2 MÙA CHAY (Ngày 16 Tháng 3):

Bài Đọc 1 (Sách Sáng Thế 12:1-4) nói về việc Thiên Chúa gọi ông Abraham từ bỏ quê cha đất tổ để đi theo Chúa đến vùng đất mà Chúa muốn ông đến, để xây dựng một dân tộc của Chúa (Đó là Đất Israel bây giờ) , và Thiên Chúa đã chúc phúc cho ông. Trong Bài Đọc 2 (2 Timothe 1:8-10), Thánh Phaolô nhắc nhở ông Timothê và mọi người chúng ta hãy ý thức là Chúa Giêsu Kitô đã đến và rao giảng Tin Mừng tình thương cho chúng ta và ban cho mọi người chúng ta ơn cứu độ. Bài Phúc Âm (Mattheu 17:1-9) ghi lại việc Chúa Giêsu biến hình trên núi trước mặt 3 Tông Đồ là Phêrô, Giacôbê và Gioan. Có ông Moise và Elia cùng hiện đến đàm đạo với Chúa Giêsu, rồi các ông biến đi và lúc đó "có tiếng từ trời phán ra: Đây là con ta yêu dấu đẹp lòng ta mọi đàng."

Trong Thánh Lễ hôm nay chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta biết noi gương lòng nhân lành của Chúa để sẵn sàng tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta cách này, cách khác. Trong tinh thần sám hối của Mùa Chay, chúng ta cũng hay cầu nguyện xin Chúa giúp ta được ơn ăn năn hối cải tội lỗi của chúng ta, đi xưng tội, rồi quyết tâm chừa bỏ tội lỗi, xa tránh dịp tội và dâng những việc lành, những hy sinh hãm mình để đền tội (Chúng ta hãy nhớ đến những lời chúng ta đọc trong kinh "Ăn Năn Tội"). Chúng ta cũng hãy nhớ lời Chúa Giêsu đã nói: "Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc; người bịnh hoạn mới cần thầy thuốc. Con Người đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi." ( Matco 2:17).

LỄ TRỌNG KÍNH THÁNH GIUSE BẠN ĐỨC TRINH NỮ MARIA (Ngày 19/3):

Trong một năm, có hai ngày lễ kính Thánh Giuse: Lễ Thánh Giuse Lao Công vào ngày 1/5 (Ngày Lễ Lao Động Quốc tế) kính cuộc sống khiêm nhường và làm việc lao động vất vả của Thánh Giuse để sinh sống và nuôi gia đình. Còn Lễ Thánh Giuse Bạn Đức Trinh Nữ Maria, mà chúng ta mừng hôm nay, kính Thánh Giuse là người công chính, đã được Thiên Chúa chọn để làm bạn đời của Đức Trinh Nữ Maria và là cha nuôi Chúa Giêsu. Thánh Lễ hôm nay cũng đề cao đời sống thánh thiện của Thánh Giuse mà Kinh Thánh gọi Ngài là "Đấng Công Chính," nên đã được Thiên Chúa chọn vào một vai trò rất quan trọng trong chương trình cứu thế của Thiên Chúa. Trước hết Thánh Giuse đã luôn biết cầu nguyện với Thiên Chúa để nhận ra Thánh Ý Chúa, như khi thấy Đức Maria có thai, Thánh Giuse đã không giận dữ, tức tối, nhưng đã âm thầm cầu nguyện và đã được Thiên Chúa soi sáng cho biết là Đức Maria đã chịu thai Đấng Kitô bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, nên Thánh Giuse đã vui mừng rước Đức Maria về nhà mình như người vợ theo lề luật để bảo vệ Đức Maria không bị luật lệ kết án. Thánh Giuse đã luôn vâng theo Thánh ý Chúa và phó thác mọi sự trong tay Chúa, như khi phải đưa Đức Maria sắp đến ngày sinh đi Belem, rồi sinh Chúa Con nơi hang đá bò lừa, rồi lại vâng theo Thánh Ý Chúa đưa "Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu trốn sang Ai Cập" là nơi xa xôi phải đi bao ngày đàng, và lại không biết nói tiếng Ai Cập thì sinh sống làm sao; nhưng Ngài cứ đi như Thiên Chúa truyền dạy, không phàn nàn, than trách; chờ đến ngày nghe tin vua Hêrôđê đã qua đời, mới đưa gia đình về lại quê hương và sinh sống tại Nagiaret. Như vậy, Thánh Giuse đã luôn biết sống kết hiệp với Thiên Chúa trong sự tin tưởng và hoàn toàn phó thác nơi Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh khó khăn của cuộc đời. Hơn nữa, sau cả cuộc đời thầm lặng, vất vả để cộng tác vào công việc của Thiên Chúa , Thánh Giuse đã chết trong thầm lặng. Kinh Thánh rất ít nói về Thánh Giuse. Nhưng Thiên Chúa đã soi sáng cho Giáo Hội nhận ra cuộc đời thánh thiện của Ngài và tôn kính Ngài như một Đại Thánh, nhận Ngài là Bổn Mạng của Giáo Hội toàn cầu. Giáo Hội Việt Nam cũng nhận Thánh Giuse làm Bổn Mạng, vì chính trong ngày lễ kinh Thánh Giuse (19/3), mà vị truyền giáo đầu tiên đã đặt chân lên quê hương Việt Nam để rao truyền Phúc Âm tình thương của Chúa cho dân tộc Việt Nam.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (2 Samuel 7:4-5,12-14,16) , Bài Đọc 2 (Thơ Roma 4:13,16-18,22), Bài Phúc Âm (Mattheu 1:16,18-21,24; hoặc Luca 2:41-51).

Chúa Nhật 3 MÙA CHAY (Ngày 23 tháng 3):

Bài Đọc 1 (Sách Xuất Hành 17:3-7) ghi lại việc Chúa cho Ông Moise làm phép lạ để dân chúng có nước uống trong thời gian họ vượt qua sa mạc khô cằn để tiến về Hứa Địa. Trong Bài Đọc 2 (Thơ Roma 5:1-2, 5-8), Thánh Phaolô ca tụng tình yêu Chúa đối với chúng ta thật là bao la, vì "ngay khi chúng ta còn yếu hèn, Chúa Giêsu Kitô, theo kỳ hẹn, đã chịu chết vì chúng ta là những kẻ tội lỗi." Bài Phúc Âm (Gioan 4:5-42) ghi lại việc Chúa Giêsu và các môn đệ đi qua xứ Samaria, và Chúa Giêsu ngồi nghỉ tại một giếng nước và có dịp nói chuyện với một phụ nữ Samaria, rồi nhân đó, Chúa Giêsu nói đến "nước hằng sống": "Ai uống nước ở giếng này sẽ còn khát; nhưng ai uống nước ta sẽ ban cho thì không bao giờ khát nữa, vì nước Ta ban cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt lên sự sống đời đời!"

LỄ TRUYỀN TIN (Ngày 25 tháng 3):

Thánh lễ hôm nay, cách Lễ Giáng Sinh 9 tháng, để mừng việc Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến báo tin cho Đức Mẹ Maria biết Chúa đã chọn Đức Maria là mẹ Đấng Cứu Thế, và Đức Mẹ sẽ thụ thai Đức Chúa Con, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Khi biết rõ ý Chúa Cha là sẽ cho mình thụ thai và sinh ra Ngôi Lời Nhập thể mà vẫn còn giữ được lời hứa trọn đời đồng trinh, Đức Mẹ đã thưa lời xin vâng, và "và Ngôi Hai đã xuống thế làm người và ở cùng nhân loại chúng ta" và đúng 9 tháng sau "Đức Chúa Con đã sinh ra tại hang đá Belem." (Chúng ta nhớ đến Kinh Truyền Tin và Ngắm Năm Sự Vui). Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Isaia 7: 10-14,8-10); Bài Đọc 2 (Thơ Do Thái 10:4-10); Bài Phúc Âm (Luca 1: 26-38).

Chúa Nhật 4 MÙA CHAY (Ngày 30 tháng 3):

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (1 Samuel 16:1,6-7,10-13) ghi lại việc Chúa sai Tiên Tri Samuel đến nhà ông Isai , thành Belem, xức dầu cho Đavid, con út ông Isai, để phong Đavid làm vua. Trong Bài Đọc 2 (Epheso 5: 8-14), Thánh Phaolô nhắc nhở giáo dân thành Ephêsô, cũng như mọi người chúng ta, hãy nhớ mình đã được thoát khỏi tối tăm của tội lỗi, chúng ta hãy tỉnh thức và luôn sống như con cái sự sáng, hãy luôn sống đẹp lòng Chúa. Bài Phúc Âm (Gioan 9:1-41) tường thuật lại việc Chúa Giêsu chữa người mù từ khi mới sinh, và bị nhóm biệt phái tố cáo là đã Chữa bệnh vào ngày Sabbat, là ngày nghỉ của người Do Thái. Rồi khi gặp lại anh, Chúa Giêsu đã hỏi "anh có tin Con Thiên Chúa không?" Anh đã hỏi lại:" nhưng Ngài là ai để tôi tin? " Chúa Giêsu bảo anh "Đó là người anh đang nhìn thấy đây và đang nói với anh." Anh ta liền thưa: "Lạy Thầy, con tin." rồi anh sấp mình thờ lạy Chúa Giêsu.

Nhờ lời Mẹ Maria, Thánh cả Giuse, và các Thánh bầu cử, xin Chúa chúc lành cho chúng ta, và giúp chúng ta sống sốt sắng Mùa Chay Thánh, dâng nhiều lời cầu nguyện và hy sinh hãm mình, làm việc từ thiện giúp đỡ những người cần sự giúp đỡ của chúng ta, và chuẩn bị cho xứng đáng để mừng Đại lễ Phục sinh sắp tới.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tự Sắc: Fidelis Dispensator Et Prudens
Chỉnh Trần, S.J. chuyển ngữ
10:18 01/03/2014
Tự Sắc: Fidelis Dispensator Et Prudens

Của Đức Giáo Hoàng Phanxicô Về Việc Thiết Lập Một Cơ Quan Phối Hợp Mới Về Các Hoạt Động Kinh Tế Và Hành Chánh Của Tòa Thánh Và Quốc Gia Thành Vatican

Người quản lý khôn ngoan và trung tín (Lc12:42)

Như người quản lý trung tín và khôn ngoan có phận vụ trông coi cẩn thận những tài sản được ủy thác cho mình, Giáo Hội ý thức rõ trách nhiệm bảo vệ và quản lý cách cẩn thận những tài sản của mình trong ánh sáng của sứ mạng loan báo Tin Mừng và với sự chăm sóc đặc biệt dành cho những người nghèo túng. Đặc biệt, công việc của các phân bộ kinh tế và tài chính của Tòa Thánh được gắn kết mật thiết với chính sứ mạng đặc thù của Tòa Thánh, không chỉ ở việc phục vụ sứ vụ phổ quát của Đức Thánh Cha, mà còn liên quan đến công ích, trong viễn tượng sự phát triển toàn diện con người.

Sau khi suy xét cẩn thận kết quả các cuộc điều tra của Ủy ban Giáo hoàng Tham vấn về Tổ chức cơ cấu kinh tế - Quản trị của Tòa Thánh (Chirograph, 18 July 2013) và bàn bạc với Hội đồng Hồng Y trong việc duyệt xét lại Tông huấn Pastor Bonus, cũng như lắng nghe Hội đồng Hồng Y về việc nghiên cứu các Vấn đề Tổ chức và Kinh tế của Tòa Thánh, với Tông thư dưới hình thức Tự sắc này tôi phê chuẩn những điều sau đây:

HỘI ĐỒNG KINH TẾ

1. Hội đồng Kinh tế được thành lập với nhiệm vụ giám sát hoạt động kinh tế và quản lý cơ cấu cũng như hoạt động hành chánh và tài chính của các cơ quan thuộc Giáo triều Rôma, các tổ chức liên hệ với Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican.

2. Hội đồng Kinh tế gồm 15 thành viên, trong số đó có 8 thành viên được chọn từ các Hồng Y và Giám Mục để phản ánh tính phổ quát của Giáo Hội và 7 thành viên là những chuyên viên giáo dân thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, có năng lực chuyên môn và hiểu biết về tài chính.

3. Hội đồng Kinh tế do một Hồng Y điều phối viên đứng đầu.

VĂN PHÒNG KINH TẾ

4. Văn phòng Kinh tế được thành lập như một cơ quan thuộc Giáo triều Rôma theo với Tông huấn Pastor Bonus.

5. Trong khi vẫn tôn trọng những chính sách được thiết lập bởi Hội đồng Kinh tế, Văn phòng Kinh tế có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Đức Thánh Cha và thực thi việc điều hợp kinh tế và giám sát các cơ quan đã nêu tại điểm 1, bao gồm cả các chính sách và thủ tục liên quan đến việc mua bán và việc phân bổ phù hợp các nguồn nhân lực, trong khi phải lưu tâm đến năng lực phù hợp với từng cơ quan. Vì thế, thẩm quyền của Văn phòng Kinh tế bao trùm mọi vấn đề trong những gì liên quan đến lĩnh vực này.

6. Văn phòng Kinh tế do một Hồng Y làm Tổng trưởng. Ngài sẽ phối hợp hoạt động với Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Một vị giám chức Tổng thư ký có trách nhiệm trợ giúp Hồng Y Tổng trưởng.

TỔNG KIỂM TOÁN

7. Vị Tổng Kiểm toán do Đức Thánh Cha bổ nhiệm và có nghĩa vụ thực thi việc giám sát kiểm toán các cơ quan được đề cập tại điểm 1.

QUY CHẾ

8. Hồng Y Tổng trưởng chịu trách nhiệm soạn thảo các Quy Chế chung quyết của Hội đồng Kinh tế, Văn phòng Kinh tế và văn phòng Tổng Kiểm toán. Các Quy chế phải đệ trình lên Đức Thánh Cha để ngài phê chuẩn.

Tôi ấn định rằng mọi điều được thiết lập ở đây có giá trị lâu dài, đầy đủ và hiệu lực ngay lập tức cũng như bãi bỏ mọi quy định trái ngược. Tông thư ban dưới dạng Tự sắc này được công bố ngày 24-25 tháng 2 năm 2014 trên báo L’Osservatore Romano và sau đó trên Công báo Tòa Thánh.

Ban hành tại Rôma, nơi Đền thờ thánh Phêrô, ngày 24 tháng 2 năm 2014, năm thứ nhất triều Giáo hoàng của tôi.

PHANXICÔ

Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
 
Đức Thánh Cha: Khi hôn nhân đổ vỡ hãy chia sẻ nỗi đau
Đặng Tự Do
11:30 01/03/2014
Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 28 tháng Hai, Đức Thánh Cha nói Kitô hữu nên giúp đỡ những ai đổ vỡ hôn nhân, nhưng đừng tham gia vào chuyện "biện bạch" về những tình huống của họ.

Suy tư trên bài Tin Mừng (Mc 10:1-12 ) kể lại câu chuyện gặp gỡ giữa Chúa Kitô với những người Biệt Phái về hôn nhân và ly hôn, Đức Thánh Cha nhận xét rằng những ngụy biện của người Pharisêu là một cái bẫy. Nhưng Chúa Giêsu ứng phó bằng cách đưa ra một, tầm nhìn đẹp hơn cao hơn của hôn nhân:

Như Chúa Cha đã kết hôn với dân Israel, Chúa Kitô kết hôn dân mình. Đây là câu chuyện tình yêu, đây là lịch sử của những kiệt tác của tạo hóa và trước con đường này, hình ảnh này của tình yêu, trò ngụy biện bị lật nhào thê thảm.

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng khi một cuộc hôn nhân thất bại, tất cả mọi người nên "cảm thấy nỗi đau của sự thất bại". Ngài kêu gọi các tín hữu chúng ta hành động trong tình bác ái: "Đừng lên án. Hãy đồng hành với họ. Và đừng ngụy biện về tình hình của họ."

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của mình bằng cách nhấn mạnh mối quan hệ phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Ngài nói: "Người ta không thể hiểu được Chúa Kitô nếu không chấp nhận Giáo Hội, và không thể hiểu được Giáo Hội nếu không chấp nhận Chúa Kitô."
 
ĐTGM Sviatoslav Shevchuk: Những nguy hiểm tại Ukraine vẫn chưa hết. Thượng Viện Nga đồng ý xâm lược Ukraine bằng vũ lực
Đặng Tự Do
12:27 01/03/2014
Quân Nga xâm lược Crimea
"Những nguy hiểm vẫn chưa hết," người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine đã nhận định như trên trong khi kêu gọi tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

"Ở một số vùng của Ukraine có những thành phần ly khai kêu gọi nước ngoài xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine," Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk cho biết như trên.

Ngài cảnh báo "Châu Âu không nên tự cô lập mình trước những vấn đề này, vì sớm hay muộn chúng sẽ ảnh hưởng đến toàn châu Âu."

Cụ thể ngài nói:

"Chúng tôi đã nhận được một số dấu hiệu cảnh báo từ chính phủ Nga, và chúng tôi rất thận trọng. Tuy nhiên các sự kiện gần đây đưa ra lý do để hy vọng là Nga hay bất cứ quốc gia nào khác sẽ không cho phép mình quyền xâm phạm chủ quyền của nhà nước Ukraine".

Bộ trưởng quốc phòng Ukraine là Igor Tenyukh cho biết là hôm thứ Sáu Nga đã đưa 6,000 quân và 30 xe thiết giáp xâm lược vùng Crimea của Ukraine.

Trong khi đó, sáng thứ Bẩy tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu Quốc Hội nước này cho phép sử dụng các lực lượng vũ trang tại Ukraine. Chưa đầy 2 giờ sau khi được yêu cầu, lúc 15:27 giờ Mạc Tư Khoa ngày thứ Bẩy 1 tháng Ba, Thượng Viện Nga đã biểu quyết đồng thuận cho Vladimir Putin sử dụng vũ lực tại Ukraine. Theo hiến pháp Nga, chỉ cần Thượng Viện đồng ý, tổng thống có thể sử dụng vũ lực tại hải ngoại.

Tân thủ tướng Ukraine là Arseniy Yatsenyuk cho biết Nga đang khiêu khích Ukraine đáp trả cuộc xâm lược vùng Crimea bằng vũ lực để có lý do mở rộng chiến tranh.

Ông nói: “Sự hiện diện không thích hợp của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine là một sự khiêu khích, và những nỗ lực của Nga làm cho Ukraine phản ứng bằng các lực lượng vũ trang đã thất bại”.

Lịch sử Ukraine chỉ ra rằng trong những tình huống bị Nga xâm lược như thế này thế giới với những dàn xếp chính trị lắt léo, ngoài những phản ứng yếu ớt và chiếu lệ, sẽ để mặc cho Nga muốn làm gì thì làm tại Ukraine.

Trong khi đó cựu tổng thống bị truất phế Viktor Yanukovych đã xuất hiện trong một cuộc họp báo tại Rostov. Ông này vẫn kiên trì lập trường cho mình là tổng thống hợp hiến của Ukaine và phủ nhận mọi tội ác tại quảng trường Maidan.
 
Tuyên ngôn chống chiến tranh của ĐTC Phanxicô
Đặng Tự Do
13:20 01/03/2014
Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 25 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ lên án chiến tranh.

Ngài nói:

“Chúng ta thấy chiến tranh trên báo chí mỗi ngày và chúng ta đọc mãi đến mức quen dần đi với chúng: số lượng các nạn nhân của chiến tranh chỉ còn là một con số trong những con số hàng ngày trôi qua trong đời chúng ta. Chúng ta tổ chức các buổi lễ để kỷ niệm một trăm năm của cuộc Đại Chiến và tất cả mọi người nổi gai óc trước con số hàng triệu người chết.

Nhưng ngày nay cũng lại xảy ra đúng như thế.”

Đức Thánh Cha Phanxicô buồn bã than thở:

“Thay cho một cuộc chiến tranh lớn là những cuộc chiến tranh nhỏ ở khắp mọi nơi. Khi chúng ta là còn là những trẻ con theo học các lớp giáo lý Chúa Nhật, chúng ta đã nói về câu chuyện của Cain và Abel, chúng ta không thể chấp nhận chuyện ai đó giết đi người anh em của chính mình. Nhưng hôm nay hàng triệu người bị giết chết bởi chính những người anh em của họ và chúng ta đang quen dần với chuyện đó. Có những trường hợp cả một dân tộc bị chia cắt, rồi người ta giết hại lẫn nhau vì một mảnh đất, vì hận thù chủng tộc, vì tham vọng.”

Đức Thánh Cha nói thêm:

“Hãy nghĩ đến những trẻ em chết đói trong các trại tị nạn: Đó là những ‘thành quả’ của chiến tranh. Và sau đó hãy nghĩ đến những yến tiệc của những kẻ đang kiểm soát ngành công nghiệp vũ khí, những kẻ sản xuất vũ khí. Hãy so sánh những trẻ em bệnh tật, đói khát trong những trại tị nạn với các đại gia buôn bán vũ khí sang giàu, phè phỡn.

Và hãy nhớ rằng chiến tranh, hận thù, và những thái độ thù địch không phải là sản phẩm chúng ta mua trên thị trường: nhưng chúng đang ở ngay đây, trong trái tim của chúng ta. Thánh Giacôbê Tông Đồ đưa ra cho chúng tôi một lời khuyên đơn giản: ‘Hãy đến gần Thiên Chúa và Ngài sẽ đến gần anh em’ Nhưng tinh thần của chiến tranh, là điều lôi kéo chúng ta xa lìa Thiên Chúa, không ở đâu xa xôi: nó xuất phát ngay chính từ trái tim của chúng ta.”

Đức Thánh Cha kết luận:

“Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình cho nền hòa bình mà ngày nay dường như đã bị giản lược xuống chỉ còn là một từ ngữ không hơn. Chúng ta hãy làm theo lời khuyên của Thánh Giacôbê. ‘Hãy nhận rõ đau khổ của anh chị em’. Chúng ta hãy nhận chân những đau khổ mà chiến tranh gây ra trong các gia đình, trong chỗ chòm xóm với nhau, và ở khắp mọi nơi. Có bao nhiêu người trong chúng ta còn biết rơi lệ khi chúng ta đọc báo? Khi chúng ta thấy người ta chết trên truyền hình? Đây là những gì các Kitô hữu nên làm ngày hôm nay khi đối mặt với chiến tranh: chúng ta nên nhỏ lệ, chúng ta nên thương tiếc.”
 
ĐTC tiếp các nhà lãnh đạo Công Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo Á Căn Đình
Đặng Tự Do
19:50 01/03/2014
Hôm thứ Năm 27 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp 45 nhà lãnh đạo quan trọng của Á Căn Đình vừa trở về từ Thánh Điạ sau chuyến viếng thăm từ ngày 24 đến 26 tháng Hai. Cuộc họp đã diễn ra trong nhà trọ Santa Marta và bao gồm 15 người Do Thái, 15 người Hồi giáo, và 15 người Công Giáo. Chuyến đi của họ bao gồm nhiều địa điểm mà Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm trong cuộc hành hương sắp tới tại Jordan, Israel và Palestine.

Trong chuyến thăm Thánh Điạ, nhóm này đã gặp các nhà chức trách chính trị và tôn giáo hàng đầu và đã đến thăm các thánh địa của ba tôn giáo độc thần.

Theo tờ Quan Sát Viên Rôma, nhiều thành viên của nhóm, bao gồm một số giáo sĩ Do Thái, Hồi Giáo và các linh mục đã quen biết Đức Giáo Hoàng từ khi ngài còn Đức Hồng Y Bergoglio, Tổng Giám Mục của Buenos Aires. Họ đã hợp tác với ngài trong cuộc đối thoại liên giáo và làm việc chung với ngài trong một số dự án xã hội và bác ái nhằm giúp những người dân của thủ đô đang trong những tình huống khó khăn.

Nhóm này cho biết họ muốn thể hiện tình bạn và sự gần gũi tinh thần với Đức Giáo Hoàng nên muốn kết thúc cuộc hành hương của họ ở Rôma để họ có thể gặp Đức Thánh Cha để đưa ra những lời chúc tốt đẹp nhất cho sứ vụ mới của ngài và cho chuyến đi sắp tới của Đức Thánh Cha đến Thánh Điạ.

Cuộc họp kéo dài một giờ tại Vatican đã được mô tả là một trong những "cuộc họp thân ái nhất" và được sự tham dự của Đức Hồng Y Kurt Koch , Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Liên tôn với người Do Thái, và Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.
 
Đức Thánh Cha tiếp thủ tướng Rumani
Đặng Tự Do
20:09 01/03/2014
Sáng thứ Bẩy 28 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Thủ tướng Chính phủ Rumani là ông Victor Ponta. Sau cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha, ông Ponta cũng đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ trưởng Quan hệ với các nước.

Thủ tướng Rumani đã mang theo lời chào từ Thượng Phụ Chính Thống Daniel gởi đến Đức Thánh Cha. Cuộc gặp gỡ thân mật giữa hai vị đã bàn đến các chủ đề về gia đình, giáo dục, tự do tôn giáo và bảo vệ những giá trị chung trong bối cảnh hợp tác song phương giữa Tòa Thánh và Rumani cũng như trong phạm vi rộng lớn hơn là cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng Rumani đã đánh giá cao tiềm năng của Giáo Hội Công Giáo trong việc đóng góp vào lợi ích chung của xã hội. Một số vấn đề đáng quan tâm của cộng đồng Công Giáo ở Rumani cũng được đưa ra thảo luận.

Cuối cùng, hai vị đã trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế hiện nay, đặc biệt nhắc lại niềm hy vọng là đối thoại và đàm phán sẽ được theo đuổi để có thể kết thúc các cuộc xung đột đang gây đau thương cho thế giới.

Theo thống kê hồi tháng Bẩy năm ngoái, Rumani hiện có 21,790,500 dân. 81.9% theo Chính Thống Giáo, 6.4% theo Tin Lành. Công Giáo có 937,000 tín hữu chiếm 4.3% dân số được chia thành 3 tổng giáo phận, 8 giáo phận và một miền Phủ Doãn Tông Tòa.
 
Top Stories
Pope Francis: accompany, don't condemn, those who experience failure in marriage
Vatican Radio
11:05 01/03/2014
2014-02-28 Vatican - Pope Francis celebrated Mass in the chapel of the Casa Santa Marta residence in the Vatican this morning. In remarks following the readings of the day, the Holy Father focused on the beauty of marriage and warned that the Church must accompany – not condemn – those who experience failure in married life. He explained that Christ is the Bridegroom of the Church, and therefore you cannot understand one without the Other.

The Holy Father also warned against giving in to the temptation to entertain “special pleading” in questions regarding marriage. The Pharisees, he noted, present Jesus with the problem of divorce. Their method, the Pope said, is always the same: “casuistry,” — “is this licit or not?”

“It is always the small case. And this is the trap, behind casuistry, behind casuistical thought, there is always a trap: against people, against us, and against God, always. ‘But is it licit to do this? To divorce his wife?’ And Jesus answered, asking them what the Law said, and explaining why Moses framed the Law as he did. But He doesn’t stop there. From [the study of the particular case], He goes to the heart of the problem, and here He goes straight to the days of Creation. That reference of the Lord is so beautiful: ‘But from the beginning of creation, God made them male and female. For this reason a man shall leave his father and mother and be joined to his wife, and the two shall become one flesh. So they are no longer two but one flesh’.”

Pope Francis went on to say, “The Lord refers to the masterpiece of Creation,” which is precisely the human person, created as male and female. God said He “did not want man to be alone,” He wanted him to be with “his companion along the way.” The moment Adam meets Eve, he said, is a poetic moment: “It is the beginning of love: [a couple] going together as one flesh.” The Lord , he repeated, “always takes casuistic thought and brings it to the beginning of revelation.” On the other hand, he explained, “this masterpiece of the Lord is not finished there, in the days of Creation, because the Lord has chosen this icon to explain the love that He has for His people.” At the very point “when the people is unfaithful,” he said, God speaks to him with words of love”:

“The Lord takes this love of the masterpiece of Creation to explain the love He has for His people. And going further: when Paul needs to explain the mystery of Christ, he does it in a relationship, in reference to His Spouse: because Christ is married, Christ was married, He married the Church, His people. As the Father had married the People of Israel, Christ married His people. This is the love story, this is the history of the masterpiece of Creation – and before this path of love, this icon, casuistry falls and becomes sorrowful. When, however, this leaving one’s father and mother, and joining oneself to a woman, and going forward... when this love fails – because many times it fails – we have to feel the pain of the failure, [we must] accompany those people who have had this failure in their love. Do not condemn. Walk with them – and don’t practice casuistry on their situation.”

Pope Francis also said the Gospel episode encourages us to reflect “about this plan of love, this journey of love in Christian marriage, that God has blessed the masterpiece of His Creation,” a blessing, he said, “that has never been taken away. Not even original sin has destroyed it.” When we thinks of this, we can “see how beautiful love is, how beautiful marriage is, how beautiful the family is, how beautiful this journey is, and how much love we too [must have], how close we must be to our brothers and sisters who in life have had the misfortune of a failure in love.”

Turning again to Saint Paul, Pope Francis emphasized the beauty of “the love Christ has for His bride, the Church”:

“Here too, we must be careful that love should not fail: [it is dangerous] to speak about a bachelor-Christ (It. Cristo troppo scappolo): Christ married the Church. You can’t understand Christ without the Church, and you can’t understand the Church without Christ. This is the great mystery of the masterpiece of Creation. May the Lord give all of us the grace to understand it and also the grace to never fall into these casuistical attitudes of the Pharisees, of the teachers of the law.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đúc kết khoá hội thảo mục vụ gia đình tại giáo phận Xuân Lộc
MVGĐ Xuân Lộc
18:46 01/03/2014
“Tương lai Hội Thánh đi ngang qua các gia đình”. Lời khẳng định của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho thấy gia đình gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Hội Thánh; bởi không có gia đình, Hội Thánh không thể tồn tại và Hội Thánh không thể phát triển, nếu đời sống gia đình không ổn định.

Xem Hình

Cùng thao thức với mối bận tâm của Hội Thánh, Giáo phận Xuân Lộc dưới nhiều hình thức, đã không ngừng chăm lo công việc phục vụ các gia đình. Do vậy, ngày 28/01/2010, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc đã thành lập các văn phòng tư vấn hôn nhân gia đình; và ngày 26/11/2013, cũng chính ngài đã thành lập Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình Giáo Phận Xuân Lộc và bổ nhiệm Cha Giuse Hà Đăng Định làm trưởng ban, Cha Giuse Nguyễn Tâm Chí làm phó ban.

Trong bối cảnh ấy, được sự chấp thuận của Đức Cha Giáo Phận và dưới sự hướng dẫn của Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại Diện, Khóa Hội Thảo Mục Vụ Gia Đình tại Giáo phận Xuân Lộc lần đầu tiên đã được tổ chức tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc, từ ngày 24-27/02/2014.

I. THÀNH PHẦN THAM DỰ

Tham dự khóa hội thảo có 65 tham dự viên, gồm: Đức Ông Tổng Đại diện, Cha Trưởng ban, Cha Phó ban, quý Cha trưởng Ban Mục vụ Gia Đình các giáo hạt, quý Cha đặc trách chương trình Thăng tiến Hôn nhân, quý Tu sĩ đại diện các Hội Dòng có nhà mẹ hoặc nhà giám tỉnh trong Giáo phận, Ban Điều Hành Thăng tiến Hôn nhân Gia đình, và đại diện các gia đình tiêu biểu trong Giáo phận.

II. NỘI DUNG CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH

1. Để giúp các tham dự viên có cái nhìn sơ lược về thực trạng gia đình trong xã hội Việt Nam hiện nay, Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Giáo phận Sài Gòn, Tổng Thư ký Ủy Ban Mục vụ Gia đình, trực thuộc HĐGM. Việt Nam và Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế thuộc Hội Dòng Đaminh Tam Hiệp đã nêu lên thực trạng “bóng tối” và “ánh sáng” trong các gia đình hiện nay. Những hành vi và lối sống trái đạo đức, sự đổ vỡ trong gia đình, những tệ nạn xã hội là những “bóng tối” mà chúng ta không thể phủ nhận nơi các gia đình và trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong gia đình và đời sống xã hội vẫn còn có những “ánh sáng” của sự hiệp thông bác ái, tình liên đới, chia sẻ trách nhiệm…

Đồng thời, Cha Louis cũng đã hướng dẫn các tham dự viên học tập giáo huấn của Giáo Hội về gia đình, để định hướng cho công tác Mục vụ Gia đình. Theo Tông huấn Familiaris Consortio, gia đình Kitô giáo có 4 bổn phận cơ bản: (1) xây dựng một cộng đoàn hiệp thông; (2) phục vụ cho sự sống, cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa; (3) góp phần xây dựng phát triển xã hội; (4) tham dự vào sứ mạng của Giáo Hội.

2. Bên cạnh đó, các tham dự viên cũng được giới thiệu về những nguyên tắc căn bản trong lãnh vực tư vấn do Nữ tu M. Thecla Trần Thị Giồng thuộc dòng Đức Bà thuyết trình. Soeur Giồng cho biết: “Thực trạng gia đình hiện nay cho thấy cha mẹ, con cái bị cuốn theo giòng chảy của nhu cầu vật chất, đời sống nhân bản và đức tin đang phai nhạt dần trong các gia đình, đặc biệt nơi người trẻ, các em thiếu nhi”. Qua đó, Soeur gợi lên cho các tham dự viên những thao thức: “Cần phải làm gì trong lãnh vực Mục vụ Gia đình trước những khó khăn trong đời sống gia đình hiện nay”?

Từ những vấn nạn ấy, khi nhắc đến vai trò của chuyên viên tư vấn Hôn nhân – Gia đình, Soeur M. Thecla đã nhận định: người làm công tác Hôn nhân – Gia đình cần có chuyên môn. Vì thế, Soeur đã giới thiệu với các tham dự viên những cách thức căn bản khi làm công việc này: “Trong môi trường giáo xứ, chúng ta có thể giúp các thành viên trong gia đình biết ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ, củng cố lòng nhiệt tâm, vun đắp đời sống đức tin qua việc tích cực tham gia các sinh hoạt trong giáo xứ, không ngừng cải thiện đời sống, Phúc Âm hóa trong gia đình”. Gia đình và các thành viên có tác động tương hỗ: mỗi cá nhân có trách nhiệm tạo bầu khí lành mạnh trong gia đình, môi trường giáo xứ và gia đình góp phần xây dựng tính cách người Kitô hữu trong đời sống đức tin.

3. Để cung cấp những kiến thức cần thiết về lãnh vực Hôn Nhân – Gia đình, đặc biệt về mặt hồ sơ pháp lý, Đức Ông Tổng Đại Diện đã trình bày về những “quy định của Giáo phận Xuân Lộc về Hôn nhân”. Qua đó, các tham dự viên, nhất là các tham dự viên giáo dân, hiểu hơn về tiến trình đăng ký hồ sơ kết hôn theo luật Giáo Hội, luật dân sự và đúng quy định của Giáo phận.

4. Đặc biệt, Khóa Hội Thảo đã dành nhiều thời giờ cho các tham dự viên có những giây phút sống thân tình với Chúa Giêsu qua các buổi cử hành Thánh Lễ, Chầu Thánh Thể và tĩnh nguyện, bởi gia đình, cộng đồng các ngôi vị được xây dựng và nuôi dưỡng bởi tình yêu và trong tình yêu, chỉ có thế sống đúng ơn gọi của mình khi nối nguồn với tình yêu Thiên Chúa nơi bí tích Thánh Thể.

III. ĐÓNG GÓP Ý KIẾN

Song song với nội dung của các đề tài được trình bày trong khóa, các tham dự viên cùng chia sẻ những thao thức trong lãnh vực mục vụ gia đình và đã đưa ra những việc cần ưu tiên phải làm ngay. Với sự điều động của Cha Giuse Hà Đăng Định - Trưởng Ban Mục vụ Gia đình giáo phận Xuân Lộc – ngang qua sự đóng góp ý kiến của quý Cha đặc trách Mục vụ Gia đình các giáo hạt, của quý Tu sĩ, của các tham dự viên, và sự đồng thuận của Đức Ông Tổng Đại Diện, Ban Mục vụ Gia đình thống nhất những việc cần thực hiện như sau:

Cơ cấu tổ chức

- Quý Cha Đặc Trách có thể mời gọi các dòng tu và giáo dân cộng tác trong việc Mục vụ Gia đình.

- Cha Đặc Trách cấp Giáo hạt, tùy theo nhu cầu của địa phương, thành lập văn phòng Mục vụ Gia đình tại các giáo hạt. Cha có thể mời gọi sự cộng tác của giáo dân tại giáo xứ, giáo hạt.

Đào tạo nhân sự

- Duy trì và nối kết nhóm Mục vụ gia đình của Khóa Hội Thảo.

- Tổ chức khóa học tham vấn cơ bản để đào tạo các cộng sự viên.

- Gửi nhân sự đi tham dự những khóa học về Mục vụ gia đình.

Nội dung Mục vụ Gia đình

- Chú tâm đến việc rèn luyện nhân bản và giáo dục đời sống đức tin trong môi trường gia đình cho các thành phần trong gia đình.

- Phác thảo Chương trình Mục vụ Gia đình năm 2014.

- Soạn những bài gợi ý tĩnh tâm Mùa Chay năm 2014, dự kiến sẽ hoàn tất trước Tuần II Mùa Chay.

Ban Mục Vụ Gia Đình

Giáo Phận Xuân Lộc
 
Linh đạo của người tù Giám mục Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:24 01/03/2014
Linh đạo của tù nhân

Trong căn phòng lưu giữ những kỷ vật của Tôi Tớ Chúa cố Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận có cuốn sách mỏng cũ kỹ bản in lần thứ nhất: Năm chiếc bánh và hai con cá. Tập sách mỏng này do người tù Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận trong suy tư cầu nguyện đã được Chúa soi sáng viết ra thành chữ nghĩa trong nhà tù ở Cây Vông, Phú Khánh, ngày 08.12 1975. Nội dung những suy niệm của người tù trong hoàn cảnh khốn khó tuyệt vọng là linh đạo cho đời sống trong nhà tù của mình. Linh đạo đó của người tù Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận bây giờ đọc lại người ta khám phá ra đó là bản hùng ca trong tương quan chiều dọc thẳng đứng hướng lên trời cao, chiều ngang đường chân trời vươn ra tới lòng xã hội con người nơi sinh sống, và con đường chiều hướng về nội tâm bản thân lòng mình. Linh đạo đó người tù Giám mục Phanxico Xavie Thuận có lẽ đã lấy cảm hứng từ sách Khải huyền của Thánh Gioan diễn tả thị kiến trên trời nói về 24 vị Kỳ Mục: „ Khi Con Chiên đã lãnh cuốn sách, thì bốn Con Vật hai mươi bốn Vị Kỳ Mục phủ phục xuống trước mặt Con Chiên, mỗi vị tay cầm đàn, tay năng chén vàng đầy hương thơm, tức là những lời cầu nguyện của các Thánh.“ (Khải huyền 5, 8). Dựa theo con số 24 trong Kinh Thánh người tù Giám mục Phanxico Xavie đã hòa lẫn trong suy tư cầu nguyện sáng tác thành 24 lời cầu nguyện như 24 ngôi sao con đường linh đạo trong bài suy niệm thứ bảy về con cá thứ hai:

Hai mươi bốn ngôi sao

1* Con muốn thực hiện một cuộc cách mạng: canh tân thế giới. Hoài bảo lớn lao đó, sứ mệnh cao đẹp đó, Chúa trao cho con; con thi hành với "quyền lực Chúa Thánh Thần". Mỗi ngày con chuẩn bị lễ Hiện Xuống mới quanh con.

2* Con xúc tiến một chiến dịch: làm cho mọi người hạnh phúc. Con hy sinh mình từng giây phút với Chúa Giêsu, để đem an bình trong tâm hồn, phát triển thịnh vượng cho các dân tộc. Ðường lối tu đức thầm kín và thiết thực!

3* Con nắm vững một đường lối tông đồ: "Thí mạng vì anh em", vì không có tình yêu nào lớn lao hơn (x. Ga 15, 13). Con hao mòn từng giây phút và sẵn sàng tiêu hao để chinh phục anh em về với Chúa.

4* Con hô một khẩu hiệu: "Tất cả hiệp nhất", hiệp nhất giữa các người Công Giáo, hiệp nhất giữa các Kitô hữu, hiệp nhất giữa các dân tộc. Như Chúa Cha và Chúa con là một (x. Ga 17, 22-23).

5* Con tin một sức mạnh: Thánh Thể. Thịt máu Chúa sẽ làm cho con sống, "Ta đã đến, là để chúng được có sự sống và có một cách dồi dào" (Ga 10, 10). Như manna nuôi dân Do Thái đi đường về Ðất hứa, Thánh Thể sẽ nuôi con đi cùng đường Hy vọng (x. Ga 6, 53).

6* Con mang một đồng phục, nói một ngôn ngữ: Bác ái. Bác ái là chứng tích để biết con là môn đệ Chúa (x. Ga 13, 35), là dấu hiệu rẻ mà khó kiếm nhất. Bác ái là sinh ngữ số một mà thánh Phaolô cho là cao trọng hơn tiếng nói của loài người và các thiên thần, là ngôn ngữ độc nhất sẽ tồn tại trên thiên đàng (x. 1 Cor 13, 1).

7* Con nắm một bí quyết: Cầu nguyện. Không ai mạnh bằng người cầu nguyện, vì Chúa đã hứa ban tất cả. Khi các con hiệp nhau cầu nguyện có Chúa ở giữa các con (x. Mt 18, 20). Cha tha thiết khuyên con ngoài giờ kinh, hãy cầu nguyện mỗi ngày tối thiểu một giờ, nếu được hai giờ càng tốt. Không phải là mất mát vô ích đâu! Trên quãng đường cha đi, cha đã thấy lời thánh Têrêxa Avila ứng nghiệm: "Ai không cầu nguyện, không cần ma quỉ lôi kéo, sẽ tự mình sa xuống hỏa ngục".

8* Con giữ một nội qui: Phúc âm. Ðó là hiến pháp trên tất cả mọi hiến pháp, là hiến pháp Chúa Giêsu đã để lại cho các tông đồ (x. Mt 4, 23). Hiến pháp ấy không khó khăn, phức tạp, gò bó như các hiến pháp khác; ngược lại, linh động, nhân hậu, làm phấn khởi tâm hồn con. Một vị thánh ngoài Phúc âm là "thánh giả".

9* Con trung thành theo một vị lãnh đạo là Chúa Kitô và đại diện của Ngài: Ðức Giáo Hoàng, các Giám mục, kế vị các thánh tông đồ (x. Ga 20, 22-23). Hãy sống và chết vì Hội thánh như Chúa Kitô. Ðừng nghĩ chết vì Hội thánh mới hy sinh. Sống vì Hội thánh cũng đòi hỏi nhiều hy sinh.

10* Con có một tình yêu: Mẹ Maria. Thánh Gioan Maria Vianney đã nói: "Mối tình đầu của tôi là Mẹ Maria". Nghe Mẹ sẽ không lầm lạc, hoạt động vì Mẹ sẽ không thất bại, làm vinh quang Mẹ sẽ được sống đời đời.

11* Con có một sự khôn ngoan: Khoa học Thánh giá (x. 1 Cor 2, 2). Nhìn Chúa Giêsu trên thánh giá, con giải quyết ngay được vấn đề đang khiến con xao xuyến. Thánh giá là tiêu chuẩn để chọn lựa và quyết định, tâm hồn con sẽ bình an.

12* Con có một lý tưởng: Hướng về Chúa Cha, một người Cha đầy yêu thương. Cả cuộc đời Chúa Giêsu, mọi tư tưởng, hành động đều nhắm một hướng: "Ðể cho thế gian biết là Ta yêu mến Cha, và như Cha truyền dạy Ta sao, Ta làm như vậy" (Ga 14, 31), "Ta hằng làm những sự đẹp lòng Người" (Ga 8, 29).

13* Con chỉ có một mối lo sợ: Tội lỗi. Triều đình hoàng đế Hy Lạp đã nhóm họp để bàn cách trả thù thánh Gioan Kim Khẩu bởi ngài đã khẳng thắn khiển trách bà hoàng hậu.

Kế hoạch I: Bỏ tù. Nhưng ông ấy sẽ được dịp cầu nguyện, chịu khó vì Chúa như ông hằng mong muốn.

Kế hoạch I: Lưu đày. Nhưng đối với ông ấy, đâu cũng là đất Chúa.

Kế hoach III: Tử hình. Ông sẽ được tử đạo, chúng ta sẽ thỏa mãn nguyện vọng của ông: được về với Chúa.

Tất cả kế hoạch I, II, III, không làm cho ông khổ đau, ngược lại ông sẽ vui sướng chấp nhận.

Kế hoạch IV: Chỉ có một điều ông khiếp sợ nhất, gớm ghét nhất là tội lỗi, nhưng bắt ông phạm không được.

Nếu con chỉ sợ tội, thì không ai mạnh hơn con.

14* Con ôm ấp một ước nguyện: "Nước Cha trị đến, ý Cha được thành sự, dưới đất cũng như trên trời" (Mt 6, 10). Dưới đất lương dân biết Chúa như trên trời. Dưới đất mọi người khởi sự yêu nhau như trên trời. Dưới đất đã bắt đầu hạnh phúc như trên trời. Con sẽ nỗ lực thực hiện nguyện vọng ấy. Khởi sự đem hạnh phúc thiên đàng cho mọi người ngay từ trần thế.

15* Con chỉ thiếu một điều: "Có gì đem bán mà cho kẻ khó, và ngươi sẽ có một kho tàng trên trời, đoạn hãy đến theo Ta!" (Mt 10, 21), nghĩa là con phải dứt khoát. Chúa cần hạng tình nguyện thoát ly!

16* Con dùng một phương pháp tông đồ hữu hiệu: tiếp xúc để hòa mình, nhập thể với mọi người để hiểu, để nghe, để yêu mọi người. Tiếp xúc hữu hiệu hơn giảng, hơn viết sách. Tiếp xúc giữa người với người, lòng bên lòng, bí quyết bền đỗ, bí quyết thành công.

17* Con chỉ có một việc quan trọng nhất, Maria đã chọn phần tốt nhất: "Ngồi bên Chúa" (x. Lc 10, 41-42). Nếu con không sống nội tâm, nếu Chúa Giêsu không phải là linh hồn các hoạt động của con thì ... Con thấy nhiều, hiểu nhiều rồi, cha miễn nói.

18* Con chỉ có một của ăn: "Thánh ý Chúa Cha" (x. Ga 4, 34), nghĩa là con sống, con lớn lên bằng ý Chúa, con hành động do ý Chúa. Ý Chúa như thức ăn làm con sống mạnh, vui; ngoài ý Chúa con chết.

19* Con chỉ có một giây phút đẹp nhất: Giây phút hiện tại (x. Mt 6, 34; Gc 4, 13-15). Sống tron tình yêu Chúa cách trọn vẹn, đời con sẽ tuyệt đẹp nếu kết tinh bằng từng triệu giây phút đẹp nhất. Con thấy đơn sơ, không phải khó!

20* Con chỉ có một tuyên ngôn: "Phúc thật tám mối". Trên núi, Chúa Giêsu đã tuyên bố: "Bát phúc" (x. Mt 5, 3-12). Hãy sống như vậy, con sẽ nếm được hạnh phúc rồi rao truyền cho mọi người con gặp.

21* Con chỉ có một công việc quan trọng: Bổn phận, không kể lớn hay nhỏ, vì lúc ấy "con làm việc của Cha con" trên trời. Ngài chỉ định cho con thực hiện chương trình của Ngài trong lịch sử (x. Lc 2, 49; Ga 17, 4). Làm bổn phận là đường lối tu đức chắc chắn nhất. Nhiều người bày vẽ một lối tu đức rắc rối, rồi phàn nàn là khó!

22* Con chỉ có một cách nên thánh: Ơn Chúa và ý chí con (x. 1 Cor 15, 10). Chúa không bao giờ thiếu ơn; con có đủ ý chí không?

23* Con chỉ có một phần thưởng: Thiên Chúa (x. Mt 25, 21, 23; 2 Tim 4, 7-8; Kh 2, 26-28; 3, 21-22). Khi Chúa hỏi Tôma Aquinô: "Con viết rất đúng về Ta, con muốn phần thưởng nào? - "Con chỉ muốn Chúa!"

24* Con có một Tổ Quốc.

Một nước Việt Nam,

Một dân tộc Việt Nam,

Một tâm hồn Việt Nam,

Một văn hóa Việt Nam,

Một truyền thống Việt Nam.

Là người Công Giáo Việt Nam

Con phải yêu Tổ quốc gấp bội.

Chúa dạy con, Hội thánh bảo con,

Cha mong giòng máu ái quốc,

Sôi trào trong huyết quản con.“

Xin mời cùng đến thăm viếng Căn Phòng, và học hỏi linh đạo của người tù Giám mục Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận.

Địa chỉ liên lạc tới thăm Căn phòng

Stiftung der Celittinen zur hl. Maria

Graseggerstrasse 105

50737 Koeln- Longerich

Tel. 0049 (0) 221-974514-51

Herr Diakon W. Allhorn: 0221- 97451420

Email: info@cellitinnen.de

Tháng kính Thánh cả Giuse 03.2014

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Hội ngộ Truyền thông CGVN 2014
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:45 01/03/2014
ỦY BAN TRUYỀN THÔNG HĐGMVN HỘI NGỘ NĂM 2014

Ủy Ban Truyền Thông Xã Hội thuộc HĐGMVN tổ chức Hội Ngộ Truyền Thông 2014, vào ngày 25-27/2, tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sài Gòn.

Hình ảnh

Tham dự Hội Ngộ thường niên, có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm- nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Mục Vụ Truyền Thông, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - tân Chủ Tịch Ủy Ban Mục Vụ Truyền Thông, Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài - Radio Veritas, Lm Giuse Vũ Hữu Hiền -Tổng Thư Ký UBTTXH, đại biểu ban truyền thông của 26 giáo phận, các chuyên viên phụ trách web:hdgmvietnam.org và tạp chí Hiệp thông, đại biểu của một số Dòng Tu và khách mời.

Hội Ngộ Truyền Thông năm nay thật vinh dự được đón tiếp Đức TGM Leopoldo Girelli, ĐHY GB Phạm Minh Mẫn, Đức TGM Phó Phaolô Bùi Văn Đọc và lắng nghe giáo huấn của các vị chủ chăn.

Từ chiều ngày 24/2, ban tổ chức đã đón tiếp ân cần các đại biểu từ các giáo phận miền Bắc, vùng Cao nguyên, miền Tây. Trung Tâm Mục Vụ Sài gòn với cơ sở rộng rãi, khang trang, các tham dự viên được phục vụ tận tình chu đáo. Các linh mục được sống trong bầu khí gia đình, yêu thương, hiệp nhất, cộng tác. Đọc kinh chung, thánh lễ đồng tế, chia sẽ kinh nghiệm mục vụ truyền thông, gặp gỡ giao lưu với các nhóm chuyên biệt của UBMVTT Sài gòn, học hỏi thêm kinh nghiệm.

1. Ngày 25/2.
a. Buổi sáng


Kinh sáng và Thánh lễ khởi đầu một ngày mới trong ân sủng và tình yêu Thiên Chúa. Đức Cha Giuse chủ tế và giảng lễ thánh lễ khai mạc.

Ngày làm việc bắt đầu từ lúc 8g30. Ban tổ chức chào đón quý tham dự viên. Bài ca truyền thông, cầu nguyện khởi đầu.

Đức Cha Phêrô chào mừng và cầu chúc sức khỏe đến tất cả đại biểu tham dự. Ngài kể chuyện lai lịch UBTT và với thời gian qua có nhiều giai đoạn thay đổi về nhân sự, nhưng nhờ sự cộng tác của mọi người nên công việc tốt đẹp. Ngài cám ơn Cha Tổng thư ký, quý anh chị em đã cộng tác tích cực và mong mọi người tiếp tục cộng tác tích cực với Đức Cha Giuse.

Đức Cha Giuse đáp từ và giới thiệu “Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 48” : Truyền thông, phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thực.

Cha Giuse Vũ Hữu Hiền giới thiệu tổng quát chương trình làm việc và chủ trì các cuộc hội thảo.

Lần lượt, đại diện mỗi Giáo phận thuộc Giáo tỉnh Hà nội trình bày cô đọng về hoạt động mục vụ truyền thông, trang web, sách báo, những thuận lợi và khó khăn tại địa phương.

Đức Ông Phêrô chia sẻ đôi điều về Radio Veritas.

10giờ: Đức TGM Leopoldo Girelli đến thăm và ban huấn dụ.Ngài cầu chúc Đức Cha Giuse thành công trong công việc mới đảm nhận. Ngài động viên anh chị em dấn thân trong lãnh vực quan trọng này. Truyền thông dùng để rao giảng Tin Mừng. Nếu Chúa Giêsu sinh ra trong thời đại này, Chúa sẽ dùng internet để rao giảng Tin Mừng của Người. Anh chị em hãy nhớ, Chúa Giêsu Kitô là nhà truyền thông đầu tiên, vĩ đại, đại tài vì sứ điệp của Người là Tin Mừng, là tin vui cho mọi người. Chúa Giêsu có mạng lưới gồm các Tông đồ thông truyền Tin Mừng cho nhân loại. Qua các môn đệ,Tin Mừng được loan truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.Chúa Giêsu không có các phương tiện hiện đại, Người có các Tông đồ, các môn đệ, các thế hệ nối tiếp nhau như mạng lưới phổ biến Tin Mừng khắp nơi trên thế giới. Đào tạo nhân sự cấp giáo phận, giáo xứ là mời gọi con người loan truyền sứ điệp của Chúa Giêsu cho anh chị em chúng ta. Quan trọng trong việc huấn luyện giáo dục là kinh nghiệm sống, tương quan người ban người nhận. Chúa Giêsu đào tạo các Tông đồ trong 3 năm. Đây là mô hình cho mọi công cuộc huấn luyện giáo dục. Muốn truyền thông Tin Mừng cần chú ý đến điều này: Tin Mừng nhập thể trong những hoàn cảnh cụ thể. Tất cả mọi biến cố đều nhìn dưới ánh sáng Tin Mừng. Cuối cùng, ngài nhắc đến Sứ điệp truyền thông lần thứ 48 của ĐTC Phanxicô với một câu nhấn mạnh: truyền thông nhân bản, dấn thân bằng cả trái tim. Chú ý lắng nghe người khác để đối thoại truyền thông. Ngài cám ơn mọi người đã lắng nghe.

Sau khi chụp hình lưu niệm, tiếp tục phần tường trình của các Giáo phận.

11giờ: Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đến thăm và ban huấn từ. Ngài nói đến 3 đặc tính của Tin Mừng: Lời Chúa là ánh sáng chân lý; Lời Chúa là ánh sáng yêu thương; Lời Chúa là ánh sáng bình an. Truyền thông cần 6 chữ T: Trung Thực – Thân Thiện – Thanh Thản.

Lời Chúa là ánh sáng chân lý nên truyền thông cần phải trung thực.
Lời Chúa là ánh sáng yêu thương nên truyền thông phải thân thiện.
Lời Chúa là ánh sáng bình an nên truyền thông phải thanh thản.

b. Buổi chiều

Khởi động bằng chương trình giao lưu của Ban mục vụ truyền thông Sài gòn. Sau đó đại diện các giáo phận thuộc Giáo tỉnh Huế, các Dòng Tu, lần lượt trình bày ngắn gọn về hoạt động mục vụ truyền thông tại địa phương.

16giờ: Đức TGM Phó Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGMVN đến thăm và ban huấn từ. Ngài nói đến sự dịu dàng trong truyền thông là đặc tính truyền thông Công Giáo. Để chuyển tải một nội dung dịu dàng về tình yêu của Thiên Chúa, truyền thông cần phải phát xuất từ trái tim của Chúa. Tiếng nói đó bắt nguồn từ Chúa Thánh Thần là Đấng An Ủi, mang lại niềm vui sự khích lệ, đem lại niềm hy vọng. Truyền thông chính là chia sẻ niềm vui Tin mừng cứu độ. Người làm truyền thông cần sự dịu dàng của nét mặt (tươi cười), dịu dàng của giọng nói (nhẹ nhàng, vui vẻ), từ đó biểu lộ sự dịu dàng của Thiên Chúa, giúp người ta khám phá tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa. Truyền thông có đặc điểm là khiêm tốn, nhẹ nhàng, nên mọi sự cho mọi người và xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ yêu thương. Từ đó giúp con người nhận ra tình yêu của Chúa.

Sau khi chụp hình lưu niệm, hội nghị lắng nghe cha Giuse Vũ Hữu Hiền trình bày về trang mạng xã hội Titoco, đào tạo nhân sự và sự hỗ trợ của UBTTXH, việc tổ chức ngày thế giới truyền thông xã hội sắp tới tại các giáo phận.

2. Ngày 26/2.
a. Buổi sáng


Kinh sáng chung. Đức ông Phêrô chủ tế, và chia sẽ Lời Chúa.
Chương trình ngày thứ hai, tiếp tục với tường trình súc tích của các giáo phận thuộc Giáo tỉnh Sài gòn.
Cha Giuse Vũ Hữu Hiền Tiếp trình bày kế hoạch mục vụ truyền thông Titoco, mạng xã hội dành cho các giáo xứ.

b. Buổi chiều

Khởi động bằng cuộc giao lưu với câu lạc bộ mục vụ Sài gòn.
Các chuyên viên về tin học chia sẽ những kỹ thuật hiện đại và trình bày thao thức muốn góp phần với Giáo Hội trong sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Sau đó hội nghị thảo luận đề tài: mạng xã hội facebook.

3. Ngày 27/2
a. Buổi sáng


Kinh sáng chung. Cha Giuse Nguyễn Văn Thành chủ tế và Cha Giuse Vũ Hữu Hiền chia sẽ Lời Chúa.

Ngày làm việc bắt đầu từ lúc 8g30. Bài ca truyền thông, cầu nguyện khởi đầu.

Cha Giuse Vũ Hữu Hiền hướng dẫn chương trình “Kế hoạch đào tạo mục vụ truyền thông” giúp các giáo phận và mạng xã hội Titoco.

b. Buổi chiều.

Hội nghị lắng nghe các chuyên viên tin học chia sẻ.
Ban thư ký đúc kết thảo luận.
Cha Tổng Thư Ký tổng kết 3 ngày hội thảo.

Đức Cha Giuse cảm ơn cha Tổng thư ký và các nhân viên trong Văn phòng mcụ vụ truyền thông TGP Sài gòn đã hết lòng chuẩn bị và tổ chức đại hội UBTTXH năm 2014, cảm ơn sự hiện diện của quý cha và các đại biểu từ 26 Giáo phận, các Dòng tu, các khách mời đã tề tựu, dù mệt nhọc vẫn luôn hăng say. Một bầu khí tốt đẹp của những tâm hồn cùng một ý hướng, cùng một tâm tình cầu nguyện trong tình gia đình mục vụ truyền thông được thể hiện trong những ngày qua.

Cha Văn Thắng đại diện các tham dự viên cảm ơn Đức Cha Giuse, Cha Tổng Thư Ký, Quý Thầy, Quý Nữ Tu và toàn thể những người cộng tác đã đón tiếp, phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt trong những ngày qua.

Giờ Chầu Thánh Thể Tạ Ơn khép lại cuộc Hội ngộ Truyền thông 2014 trong tâm tình tri ân Thiên Chúa và cảm ơn nhau, cùng mở ra cho một năm mới của UBTTXH với nhiều đổi mới và nổ lực hơn trong sứ vụ loan báo Tin Mừng cùng nhau vun trồng sự hợp tác của các nhóm khác nhau và mở rộng nguồn tài nguyên sẵn có cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội.

Anh em linh mục trở về lại giáo phận.Từ khắp mọi miền đất nước, các ban truyền thông đóng góp cho những sinh hoạt truyền thông Công Giáo trên quê hương Việt Nam, giúp cho các giá trị Tin Mừng đi đến với con người hôm nay.
Cảm tạ Chúa vì những phương tiện truyền thông hiện đại. Ước gì mỗi người Kitô hữu biết sử dụng các phương tiện truyền thông với đức tin, trong sự tuân phục sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, giúp tạo điều kiện cho truyền thông Tin Mừng hiệu quả hơn và giúp cho mối giây hiệp nhất giữa các cộng đoàn Giáo Hội ngày càng bền chặt.