Phụng Vụ - Mục Vụ
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
10:32 02/03/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (24)
231. “Con hãy luôn có Chúa trong lòng con.”
Một họa sĩ Tây Ban Nha già yếu đang nằm trên giường bệnh. Ông sắp chết.
Dùng một cục than trong tay, ông họa sĩ già nầy vẻ ngay khuôn mặt của Chúa Giêsu nơi bức tường cạnh giường nằm của mình. Một em bé thấy vậy, liền nói lên một cách sung sướng: “Con cũng muốn vẻ hình ảnh của Chúa.” Vị họa sĩ già nầy liền đặt tay trên trán em và nói: “Nếu con muốn vẻ hình ảnh của Chúa, con hãy luôn có Chúa trong lòng con.”
Không ai biết tên vị họa sĩ già nầy, nhưng em bé đây, sau nầy lớn lên, trở thành một họa sĩ Tây Ban Nha hết sức danh tiếng mà không một hoạ sĩ nào mà không biêt tên: họa sĩ Murillo.
232. Thánh Phanxicô Khó Khăn bị người cha ruột loại bỏ
Chàng Phanxicô thành Assisi bị cha ruột của mình từ chối không nhận làm con nửa vì Phanxicô cả gan đi tu và phân phát của cải cho người nghèo, trái lệnh của cha.
Thấy cha ruột từ chối không nhận mình làm con và không cho mình hưởng gia tài sẽ được trối lại, chàng Phanxicô không mất tinh thần, trái lại, chàng bình tĩnh nói rằng: “Vì tôi không còn cha trên trần gian nầy nửa, nên tôi có lý nhiều hơn mà hô to rằng: “Lạy Cha chúng con ở trên trời!””
233. Có Chúa biết là được rồi!
Hai chị em nhỏ thấy một người nghèo khổ nằm ngủ trên đất.
Đứa em muốn thức người ăn mày dậy để tặng cho ông một số tiền nhỏ, nhưng người chị can:
- “Chúng ta hãy bỏ nhẹ nhàng mấy đồng tiền nầy vào trong bọc ông.”
Đứa em ngạc nhiên, hỏi:
- “Vậy thì làm sao khi thức dậy, ông biết là hai chị em mình đã cho ông?”
Người chị trả lời một cách siêu nhiên: “Em ơi, có Chúa biết là được rồi!”
234. Hãy ăn năn hối cải trở về với Chúa khi nào? - Một ngày trước khi chết!
Một cha sở kia khuyên bổn đạo: “Hãy ăn năn hối cải trở về với Chúa một ngày trước khi chết.”
Bổn đạo chưa hiểu rõ lời khuyên của cha có ý nghĩa gì, thì cha cắt nghĩa:
- “Không ai biết mình chết khi nào. Có lẽ tối nay chăng? Có lẽ ngày mai chăng? Bởi thế, muốn cho chắc chắn, hãy ăn năn hối cải trở về với Chúa ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay là một ngày trước khi chúng ta có thể chết mà chúng ta không biết.”
235. Quỷ mà cũng biết giữ phép công bình!
Ngày kia, thánh Antôninô, Tổng Giám mục thành Firenze, thấy một con quỷ trong nhà thờ trong lúc có nhiều người sắp vào tòa xưng tội.
Thánh nhân hỏi con quỷ:
- “Ngươi làm gì ở đây?”
Quỷ trả lời:
- “Ta làm một việc tốt.”
- “Ngươi mà làm một việc tốt sao?”
- “Phải! Ta giữ phép công bình bằng cách trả lại cho người ta. Nầy nhé, khi ta cám dỗ ai phạm tội, ta cất sự hổ thẹn của người đó để họ dễ phạm tội. Nay họ đi xưng tội, ta trả lại sự hổ thẹn cho họ để họ dấu tội, không xưng ra tội đó ra.”
236. Hai mươi năm, thấm vào đâu với Đời Đời!
Bất tuân lệnh vua nước Anh, quan thượng thư Tôma More không chịu rời bỏ Giáo Hội Công giáo. Quan bị bắt giam trong ngục, chờ ngày xử tử.
Vua truyền cho mọi người hãy tìm đủ cách để lung lạc đức tin của Tôma More, đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình của quan thượng thư nầy.
Khi thấy người vợ yêu quý của mình vào trong tù, khóc lóc thảm thiết, van nài ông hãy tuân theo lệnh vua để đem lại hạnh phúc cho mình và cho gia đình, quan thượng thư Tôma More liền hỏi vợ: nếu vâng theo lệnh vua mà chối bỏ Giáo Hội công giáo, thì được sống thêm mấy năm nửa. Bà vợ liền vui vẻ trả lời:
- “Được hơn hai mươi năm nửa.”
Quan thượng thư Tôma More liền dạy cho vợ mình một bài học đích đáng:
- “Bà thật dại. Lấy hai mươi năm để đổi lấy sự đời đời. Sao tôi lại bán linh hồn tôi quá rẻ như thế?”
Quan thượng thư nầy bị vua ra lệnh giết ngay. Ông chết vì đúc tin. Đó là thánh Tôma More, bổn mạng các nhà chính trị.
237. Triều thiên bằng vàng chói hay là triều thiên bằng gai nhọn?
Bà thánh Catarina thành Siêna rất vui lòng chịu đau khổ hồn xác vì lòng yêu mến Chúa Giêsu.
Ngày kia, bà thánh nầy thấy Chúa Giêsu hiện ra với mình, tay cầm hai mũ triều thiên, một mũ bằng vàng chói và một mũ bằng gai nhọn. Chúa Giêsu cho bà chọn một trong hai mũ triều thiên nầy.
Bà thánh nầy chọn ngay mũ triều thiên bằng gai nhọn. Bà nói bà muốn giống Chúa Giêsu. Bà nói bà rất an bình và vui thích khi bà được nếm chịu những đau khổ vì Chúa Giêsu. Nghe vậy, Chúa Giêsu liền đội ngay mũ triều thiên gai nhọn lên đầu bà thánh nầy.
238. Lời cuối cùng của một em bé
Em nầy bị ung thư họng rất nặng, cần phải giải phẩu.
Các bác sĩ tham gia cuộc giải phẩu nầy hết sức thương hại em vì biết rằng sau ca mổ, em sẽ câm, không nói được nửa.
Trước khi em bị đánh thuốc mê, một bác sĩ âu yếm hỏi em:
- “Sau khi bị mổ, con sẽ câm suốt đời, không nói được nửa. Vậy giờ đây, con hãy nói lời cuối cùng nào mà con yêu thích nhất.”
Thật không ai ngờ! Em nhắm mắt, chắp tay lên ngực, nói lời cuối cùng một cách sốt sắng: “GIÊSU!”
239. Những giọt nước mắt của cha sở họ Ars
Linh mục Vianê, cha sở Ars, thích chầu Chúa Giêsu Thánh Thể ban ngày cũng như ban đêm.
Trong tư thế thờ lạy, không dựa, ngài quỳ thẳng dưới chân Nhà Tạm, và như vậy trong nhiều tiếng đồng hồ. Khi thấy trong giáo xứ có một sự lộn xộn nào xảy ra, ngài quỳ như vậy, thổn thưc và khóc.
Ngày kia, một giáo dân lớn tuổi thấy cha Vianê thổn thức và chảy nước mắt như vậy, liền đến nói nhỏ bên tai ngài:
- “Lạy cha, vì sao cha buồn thế? Không phải chúng con, những giáo dân của cha, đã làm cho cha cực lòng đâu vì tất cả chúng con đều hết lòng kính trọng và yêu mến cha.”
Cha sở Vianê trả lời trong nước mắt:
- “Cha khóc không phải vì cha bị xúc phạm mà vì Chúa tốt lành đã bị xúc phạm.”
Biết được điều nầy, các bổn đạo họ Ars chuyền tai nhau rằng họ đừng làm gì để gây đau buồn cho cha sở rất thánh thiện của họ.
240. “Bây giờ được thấy như sở nguyện, con mừng quá mà khóc.”
Ngày kia, cha Mathêô, vị tông đồ của Thánh Tâm Chúa Giêsu, giảng tại Bordeaux, nước Pháp, về lòng nhân từ và yêu thương vô bờ vô bến của Chúa:
- “Chúa Giêsu thương kẻ có tội hết lòng. Ngài không muốn cho người có tội phải mất linh hồn, dẫu đó là người có tội đã 20 năm, 30 năm, 50 năm, … Chúa vẫn thương và vẫn ban ơn hối cải. Chỉ khi nào họ sa xuống hoả ngục rồi, Chúa mới khoanh tay.”
Khi cha Mathêô giảng xong, đi vào sau phòng nhà thờ, cha sở đã đứng sẳn ở đó tự bao giờ. Cha sở nhìn cha Mathêô, lắc đầu:
- “Thưa cha, cha giảng thế, nhưng con không tin. Con không thể nào tin vào lòng Chúa nhân từ như thế được. Trong giáo xứ con, hiện giờ có một ông rất nghịch đạo đã từ mấy chục năm rồi. Ông đang đau. Nếu khuyên được ông ta trở lại, con mới tin điều cha giảng. Nhưng cha ơi, đến nhà đó, nguy hiểm lắm: thế nào cha cũng bị các con của ông đánh đập đuổi ra, thế nào cha cũng bị ông ta chửi rủa thậm tệ.”
Cha Mathêô mĩm cười trấn an cha sở. Ngài năn nỉ một hồi rất lâu mới được cha sở bằng lòng đưa đến nhà ông nghịch đạo nầy.
Hai cha đi.
Khi đến trước nhà ông nghịch đạo, cha sở lấm lét chỉ chổ rồi nhanh chóng rút lui, ra về, để mặc cha Mathêô một mình.
Cha Mathêô vừa cầu nguyện vừa can đảm gõ cửa.
Một bà già giúp việc ra mở cửa. Cha Mathêô tự giới thiệu ngay:
- “Xin bà vào nói với ông chủ rằng có một người bạn thân đến thăm.”
Bà già giúp việc vào hỏi ý kiến ông chủ, rồi ra mời ông bạn thân vào.
Cha Mathêô thản nhiên đi vào phòng ông chủ, giơ tay khoá chặt cửa lại ở phía sau.
Thấy một linh mục vào phòng mình, ông chủ đùng đùng nổi giận, chửi rủa thậm tệ và đòi đuổi đi.
Cha Mathêô tiến đến sát giường người bệnh, cất cái chuông kẻo ông chủ rung mà kêu đầy tớ vào, rồi cha bình tĩnh khuyên ông trở lại với Chúa,
Hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, ông chủ mắng nhiếc và mạt sát cha Mathêô, cứ đòi đuổi cha đi, nhưng cha cứ khuyên ông: “Ông chỉ cần nói một câu: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa!”, rồi Chúa sẽ tha thứ mọi tội lỗi cho ông.”
Sau hai tiếng đồng hồ, ông chủ mới mềm lòng, thốt ra: “Vâng, lạy Chúa, con yêu mến Chúa!”. Thế rồi, ông phát oà lên khóc.
Cha Mathêô khuyên ông ăn năn và xét mình xưng tội.
Ông chủ xưng tội một cách sốt sắng và rõ ràng.
Xưng tội xong, ông chủ kêu bốn người con lại:
- “Bấy lâu nay, cha đã ăn ở tệ bạc với các con vì Cha không lo phần rỗi cho các con, không cho các con học đạo để mến Chúa. Giờ đây, cha hết lòng ăn năn và xin các con hãy yêu mến Chúa cho nhiều.”
Ngày mai, trong khi cha Mathêô dâng thánh lễ tại phòng ông chủ cho ông và bốn người con dự, ngài nghe tiếng khóc nức nở vang lên ở cuối phòng. Khi xây ra để nói: “Chúa ở cùng anh chị em”, ngài thấy bà già giúp việc đang quỳ khóc xướt mướt.
Khi xong thánh lễ, cha chưa kịp hỏi lý do thì bà già giúp việc đã đến bên giường ông chủ. Bà vừa khóc vừa nói với ông chủ những lời xức động:
- “Đã hai mươi năm nay, được ông cho giữ đạo tử tế, tôi luôn luôn cầu nguyện cho ông trở lại. Nhưng khi thấy ông đau nặng gần chết mà không trông gì trở lại, tôi buồn, tôi khóc. Bây giờ được thấy như sở nguyện, tôi mừng quá mà khóc.”
231. “Con hãy luôn có Chúa trong lòng con.”
Một họa sĩ Tây Ban Nha già yếu đang nằm trên giường bệnh. Ông sắp chết.
Dùng một cục than trong tay, ông họa sĩ già nầy vẻ ngay khuôn mặt của Chúa Giêsu nơi bức tường cạnh giường nằm của mình. Một em bé thấy vậy, liền nói lên một cách sung sướng: “Con cũng muốn vẻ hình ảnh của Chúa.” Vị họa sĩ già nầy liền đặt tay trên trán em và nói: “Nếu con muốn vẻ hình ảnh của Chúa, con hãy luôn có Chúa trong lòng con.”
Không ai biết tên vị họa sĩ già nầy, nhưng em bé đây, sau nầy lớn lên, trở thành một họa sĩ Tây Ban Nha hết sức danh tiếng mà không một hoạ sĩ nào mà không biêt tên: họa sĩ Murillo.
232. Thánh Phanxicô Khó Khăn bị người cha ruột loại bỏ
Chàng Phanxicô thành Assisi bị cha ruột của mình từ chối không nhận làm con nửa vì Phanxicô cả gan đi tu và phân phát của cải cho người nghèo, trái lệnh của cha.
Thấy cha ruột từ chối không nhận mình làm con và không cho mình hưởng gia tài sẽ được trối lại, chàng Phanxicô không mất tinh thần, trái lại, chàng bình tĩnh nói rằng: “Vì tôi không còn cha trên trần gian nầy nửa, nên tôi có lý nhiều hơn mà hô to rằng: “Lạy Cha chúng con ở trên trời!””
233. Có Chúa biết là được rồi!
Hai chị em nhỏ thấy một người nghèo khổ nằm ngủ trên đất.
Đứa em muốn thức người ăn mày dậy để tặng cho ông một số tiền nhỏ, nhưng người chị can:
- “Chúng ta hãy bỏ nhẹ nhàng mấy đồng tiền nầy vào trong bọc ông.”
Đứa em ngạc nhiên, hỏi:
- “Vậy thì làm sao khi thức dậy, ông biết là hai chị em mình đã cho ông?”
Người chị trả lời một cách siêu nhiên: “Em ơi, có Chúa biết là được rồi!”
234. Hãy ăn năn hối cải trở về với Chúa khi nào? - Một ngày trước khi chết!
Một cha sở kia khuyên bổn đạo: “Hãy ăn năn hối cải trở về với Chúa một ngày trước khi chết.”
Bổn đạo chưa hiểu rõ lời khuyên của cha có ý nghĩa gì, thì cha cắt nghĩa:
- “Không ai biết mình chết khi nào. Có lẽ tối nay chăng? Có lẽ ngày mai chăng? Bởi thế, muốn cho chắc chắn, hãy ăn năn hối cải trở về với Chúa ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay là một ngày trước khi chúng ta có thể chết mà chúng ta không biết.”
235. Quỷ mà cũng biết giữ phép công bình!
Ngày kia, thánh Antôninô, Tổng Giám mục thành Firenze, thấy một con quỷ trong nhà thờ trong lúc có nhiều người sắp vào tòa xưng tội.
Thánh nhân hỏi con quỷ:
- “Ngươi làm gì ở đây?”
Quỷ trả lời:
- “Ta làm một việc tốt.”
- “Ngươi mà làm một việc tốt sao?”
- “Phải! Ta giữ phép công bình bằng cách trả lại cho người ta. Nầy nhé, khi ta cám dỗ ai phạm tội, ta cất sự hổ thẹn của người đó để họ dễ phạm tội. Nay họ đi xưng tội, ta trả lại sự hổ thẹn cho họ để họ dấu tội, không xưng ra tội đó ra.”
236. Hai mươi năm, thấm vào đâu với Đời Đời!
Bất tuân lệnh vua nước Anh, quan thượng thư Tôma More không chịu rời bỏ Giáo Hội Công giáo. Quan bị bắt giam trong ngục, chờ ngày xử tử.
Vua truyền cho mọi người hãy tìm đủ cách để lung lạc đức tin của Tôma More, đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình của quan thượng thư nầy.
Khi thấy người vợ yêu quý của mình vào trong tù, khóc lóc thảm thiết, van nài ông hãy tuân theo lệnh vua để đem lại hạnh phúc cho mình và cho gia đình, quan thượng thư Tôma More liền hỏi vợ: nếu vâng theo lệnh vua mà chối bỏ Giáo Hội công giáo, thì được sống thêm mấy năm nửa. Bà vợ liền vui vẻ trả lời:
- “Được hơn hai mươi năm nửa.”
Quan thượng thư Tôma More liền dạy cho vợ mình một bài học đích đáng:
- “Bà thật dại. Lấy hai mươi năm để đổi lấy sự đời đời. Sao tôi lại bán linh hồn tôi quá rẻ như thế?”
Quan thượng thư nầy bị vua ra lệnh giết ngay. Ông chết vì đúc tin. Đó là thánh Tôma More, bổn mạng các nhà chính trị.
237. Triều thiên bằng vàng chói hay là triều thiên bằng gai nhọn?
Bà thánh Catarina thành Siêna rất vui lòng chịu đau khổ hồn xác vì lòng yêu mến Chúa Giêsu.
Ngày kia, bà thánh nầy thấy Chúa Giêsu hiện ra với mình, tay cầm hai mũ triều thiên, một mũ bằng vàng chói và một mũ bằng gai nhọn. Chúa Giêsu cho bà chọn một trong hai mũ triều thiên nầy.
Bà thánh nầy chọn ngay mũ triều thiên bằng gai nhọn. Bà nói bà muốn giống Chúa Giêsu. Bà nói bà rất an bình và vui thích khi bà được nếm chịu những đau khổ vì Chúa Giêsu. Nghe vậy, Chúa Giêsu liền đội ngay mũ triều thiên gai nhọn lên đầu bà thánh nầy.
238. Lời cuối cùng của một em bé
Em nầy bị ung thư họng rất nặng, cần phải giải phẩu.
Các bác sĩ tham gia cuộc giải phẩu nầy hết sức thương hại em vì biết rằng sau ca mổ, em sẽ câm, không nói được nửa.
Trước khi em bị đánh thuốc mê, một bác sĩ âu yếm hỏi em:
- “Sau khi bị mổ, con sẽ câm suốt đời, không nói được nửa. Vậy giờ đây, con hãy nói lời cuối cùng nào mà con yêu thích nhất.”
Thật không ai ngờ! Em nhắm mắt, chắp tay lên ngực, nói lời cuối cùng một cách sốt sắng: “GIÊSU!”
239. Những giọt nước mắt của cha sở họ Ars
Linh mục Vianê, cha sở Ars, thích chầu Chúa Giêsu Thánh Thể ban ngày cũng như ban đêm.
Trong tư thế thờ lạy, không dựa, ngài quỳ thẳng dưới chân Nhà Tạm, và như vậy trong nhiều tiếng đồng hồ. Khi thấy trong giáo xứ có một sự lộn xộn nào xảy ra, ngài quỳ như vậy, thổn thưc và khóc.
Ngày kia, một giáo dân lớn tuổi thấy cha Vianê thổn thức và chảy nước mắt như vậy, liền đến nói nhỏ bên tai ngài:
- “Lạy cha, vì sao cha buồn thế? Không phải chúng con, những giáo dân của cha, đã làm cho cha cực lòng đâu vì tất cả chúng con đều hết lòng kính trọng và yêu mến cha.”
Cha sở Vianê trả lời trong nước mắt:
- “Cha khóc không phải vì cha bị xúc phạm mà vì Chúa tốt lành đã bị xúc phạm.”
Biết được điều nầy, các bổn đạo họ Ars chuyền tai nhau rằng họ đừng làm gì để gây đau buồn cho cha sở rất thánh thiện của họ.
240. “Bây giờ được thấy như sở nguyện, con mừng quá mà khóc.”
Ngày kia, cha Mathêô, vị tông đồ của Thánh Tâm Chúa Giêsu, giảng tại Bordeaux, nước Pháp, về lòng nhân từ và yêu thương vô bờ vô bến của Chúa:
- “Chúa Giêsu thương kẻ có tội hết lòng. Ngài không muốn cho người có tội phải mất linh hồn, dẫu đó là người có tội đã 20 năm, 30 năm, 50 năm, … Chúa vẫn thương và vẫn ban ơn hối cải. Chỉ khi nào họ sa xuống hoả ngục rồi, Chúa mới khoanh tay.”
Khi cha Mathêô giảng xong, đi vào sau phòng nhà thờ, cha sở đã đứng sẳn ở đó tự bao giờ. Cha sở nhìn cha Mathêô, lắc đầu:
- “Thưa cha, cha giảng thế, nhưng con không tin. Con không thể nào tin vào lòng Chúa nhân từ như thế được. Trong giáo xứ con, hiện giờ có một ông rất nghịch đạo đã từ mấy chục năm rồi. Ông đang đau. Nếu khuyên được ông ta trở lại, con mới tin điều cha giảng. Nhưng cha ơi, đến nhà đó, nguy hiểm lắm: thế nào cha cũng bị các con của ông đánh đập đuổi ra, thế nào cha cũng bị ông ta chửi rủa thậm tệ.”
Cha Mathêô mĩm cười trấn an cha sở. Ngài năn nỉ một hồi rất lâu mới được cha sở bằng lòng đưa đến nhà ông nghịch đạo nầy.
Hai cha đi.
Khi đến trước nhà ông nghịch đạo, cha sở lấm lét chỉ chổ rồi nhanh chóng rút lui, ra về, để mặc cha Mathêô một mình.
Cha Mathêô vừa cầu nguyện vừa can đảm gõ cửa.
Một bà già giúp việc ra mở cửa. Cha Mathêô tự giới thiệu ngay:
- “Xin bà vào nói với ông chủ rằng có một người bạn thân đến thăm.”
Bà già giúp việc vào hỏi ý kiến ông chủ, rồi ra mời ông bạn thân vào.
Cha Mathêô thản nhiên đi vào phòng ông chủ, giơ tay khoá chặt cửa lại ở phía sau.
Thấy một linh mục vào phòng mình, ông chủ đùng đùng nổi giận, chửi rủa thậm tệ và đòi đuổi đi.
Cha Mathêô tiến đến sát giường người bệnh, cất cái chuông kẻo ông chủ rung mà kêu đầy tớ vào, rồi cha bình tĩnh khuyên ông trở lại với Chúa,
Hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, ông chủ mắng nhiếc và mạt sát cha Mathêô, cứ đòi đuổi cha đi, nhưng cha cứ khuyên ông: “Ông chỉ cần nói một câu: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa!”, rồi Chúa sẽ tha thứ mọi tội lỗi cho ông.”
Sau hai tiếng đồng hồ, ông chủ mới mềm lòng, thốt ra: “Vâng, lạy Chúa, con yêu mến Chúa!”. Thế rồi, ông phát oà lên khóc.
Cha Mathêô khuyên ông ăn năn và xét mình xưng tội.
Ông chủ xưng tội một cách sốt sắng và rõ ràng.
Xưng tội xong, ông chủ kêu bốn người con lại:
- “Bấy lâu nay, cha đã ăn ở tệ bạc với các con vì Cha không lo phần rỗi cho các con, không cho các con học đạo để mến Chúa. Giờ đây, cha hết lòng ăn năn và xin các con hãy yêu mến Chúa cho nhiều.”
Ngày mai, trong khi cha Mathêô dâng thánh lễ tại phòng ông chủ cho ông và bốn người con dự, ngài nghe tiếng khóc nức nở vang lên ở cuối phòng. Khi xây ra để nói: “Chúa ở cùng anh chị em”, ngài thấy bà già giúp việc đang quỳ khóc xướt mướt.
Khi xong thánh lễ, cha chưa kịp hỏi lý do thì bà già giúp việc đã đến bên giường ông chủ. Bà vừa khóc vừa nói với ông chủ những lời xức động:
- “Đã hai mươi năm nay, được ông cho giữ đạo tử tế, tôi luôn luôn cầu nguyện cho ông trở lại. Nhưng khi thấy ông đau nặng gần chết mà không trông gì trở lại, tôi buồn, tôi khóc. Bây giờ được thấy như sở nguyện, tôi mừng quá mà khóc.”
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
10:34 02/03/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (21)
211. “Ớ giáo dục, ngươi mang tên là kiên nhẩn!”
Nếu trẻ em và con cái chúng ta được các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ biết dùng tình thương và kiên nhẩn để hướng dẫn chúng, để giáo dục chúng, thì lần lần chúng sẽ luyện được đức tính hieân ngang, tinh thần sống hoà hợp, lạc quan.
Các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ hãy luôn tâm niệm trong lòng rằng tương lai của trẻ ngày mai tuỳ theo sự giúp đỡ và hướng dẫn của họ hôm nay. Và họ hãy luôn ghi nhớ rằng một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của giáo dục là sự kiên nhân, như lời một nhà giáo dục kia phát biểu: “Ớ giáo dục, ngươi mang tên là kiên nhẩn!”
212. “Các con đừng sợ!”
Sợ làm chúng ta trở nên yếu hèn, nhu nhược, nhường bước trước khó khăn, đầu hàng trước trở ngại, thoả thuận để được yên thân, bằng lòng đi theo con đường mòn dễ dãi, ưa sống cô độc, mất lòng tự tin, do dự luôn mãi, không dám nhận lãnh trách nhiệm, không dám hành động can trường, mà nếu có hành động thì hành động một cách liều lĩnh, bướng bĩnh, thất thường, ngu xuẩn.
Chúa Giêsu luôn dạy con cái của Ngài đừng sợ: “Các con đừng sợ!”, “Có Thầy, các con làm gì cũng được.”
Vì thế, vị thánh nào cũng có xác tín như sau: “Tôi và một vài xu thì tôi không làm gì được. Nhưn khi tôi có Chúa thì với một vài xu, tôi làm gì cũng được.”
213. Sự thật oai hùng và quý giá
Sư thật oai hùng. Sự thật không bao giờ thất bại.
Mưu mẹo thế nào cũng đầu hàng trước sự thật vì với thời gian, sự gian xảo thế nào cũng bị bại lộ, sự giả trả thế nào cũng bị vạch trần, sự xảo quyệt thế nào cũng bị lên án.
Sự thật quý giá. Bạn thân của chúng ta tuy quý, nhưng sự thật còn qúy hơn bạn thân của chúng ta nhiều.
Chúng ta hãy luôn yêu mến sự thật, hãy luôn yêu mến chân lý. Chúng ta hãy luôn can đảm tìm đủ mọi cách để nói lên sự thật, nói một cách khách quan, nói một cách khiêm tốn, nói một cách thành tâm và xác tín.
214. Sự thật mất lòng, nhưng mất lòng trước, lại được lòng sau.
Bạn thật thì dễ bất bình với chúng ta vì bạn thật mới dám nói sự thật, mà sự thật thì thế nào cũng làm chúng ta đau lòng không ít thì nhiều.
Nhưng bạn thật là vị ân nhân thật sự của chúng ta vì biết mở lối để chúng ta biết được sự thật của chúng ta. Có người nói: “Người bạn cau mày với ta thì tốt hơn người thù mĩm cười với ta.”
Chúng ta hãy bình tĩnh và khiêm nhượng trong trường hợp chúng ta bị ai đó làm mất lòng vì sự thật. Rồi thế nào chúng ta cũng phục người đó vì người đó đã can đảm làm mất lòng chúng ta, và đó là điều đem lại ích lợi lớn lao cho chúng ta.
215. Ai ai cũng sai lầm!
Bạn không thể nào kiếm ra cho tôi được một người không sai lầm ở trên đời nầy.
Tiên có khi đoạ, thánh có khi lầm. Ngạn ngữ Latinh có câu: “Errare humanum est!” (Ai ai cũng sai lầm!).
Sai lầm của người khác không làm tôi bỡ ngỡ.
Sai lầm của người khác là một bài học quý giá cho tôi.
216. Hãy tập luôn nhìn thấy luật nhân quả trong mọi sự.
Vô nguyên nhân, bất thành hiệu quả. Cái gì cũng phải có cái lý của nó.
Khi óc chúng ta thấm nhuần chân lý quan trọng nầy, chân lý rõ ràng rằng: có lửa mới có khói, có đầu mới có đuôi, có người làm ra mới có sản phẩm, có cái chi đó mới làm cho ta buồn, có lý do gì đó mới làm cho ta vui, …thì trí óc chúng ta được mở rộng thêm, trái tim chúng ta được khoáng đạt hơn, cuộc đời chúng ta được bình tĩnh và hạnh phúc hơn. Chúng ta không còn cư xử một cách độc tài, mù quáng, ích kỷ. Chúng ta không còn vô thần nữa, không còn vô lý nữa, không còn vô duyên nữa.
Và khi chúng ta tìm rõ nguyên nhân của mọi sự việc, của mọi sự kiện, chúng ta thấy cuộc đời của chúng ta cũng như của mọi người xung quanh chúng at rất đáng sống, rất tốt đẹp, rất tuyệt vời!
216. Sợ học và không sợ học
Chúng ta đừng bao giờ sợ học, vì quyết học thì thế nào cũng học được, vì việc học dành cho mọi người (già cũng như trẻ), vì học vào thời gian nào cũng được (không bao giờ muộn cả.)
Nhưng đíưng trước sự học, chúng ta cũng sợ vì càng học nhiều, chúng ta thấy mình vẫn còn kém cõi, vì học càng cao, chúng ta vẫn thấy mình còn ngu dốt.
217.Hạnh phúc thật chỉ có nơi Chúa Giêsu
Con người luôn chạy theo hạnh phúc: nhắm mắt chạy theo một cách say mê. Hạnh phúc của con người là ba chữ T: tiền, tình và tự do.
Nhưng con người không bao giờ được thoả mãn. Con người giống như người khách lạ đến bến xe. Ông ta nghe bên tai đủ mọi tiếng quảng cáo: xe nầy tốt, xe kia tốt. Tài xế nào nói cũng hay. Nhưng khi lên xe, ông mới biết là xe xấu.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta lên xe của Ngài để đi trên con đường hạnh phúc thật, và ai theo Ngài sẽ được hạnh phúc thật. Vì sao? Vì Chúa Giêsu chính là sự hạnh phúc thật, chính là con đường hạnh phúc thật.
218. Hãy chú ý rèn nghị lực
Khi chúng ta rèn được nghị lực trong một thời gian, có thể là vài tháng, có thể là vài năm, chúng ta có thể ngẩng đầu lên cao, có thể cất tiếng hát to, có thể tự nhủ mình rằng với lòng hy vọng vào ơn Trời ban, chúng ta có thể làm được những việc khó khăn, những việc mà nhiều người khi gặp thì chào thua, bỏ cuộc.
Chúng ta không kiêu ngạo đâu vì lúc đó, chúng ta thực hiện câu làm cho thánh Augustinô trở nên phi thường: “Quod isti et istae, cur non ego?” (Người nầy người nọ làm được, sao tôi làm không được?)
219. Đừng bao giờ bán danh dự của mình! Đừng bao giờ làm mất danh giá của mình!
Danh dự trước hết. Danh giá trên hết.
Ai làm mất danh dự của chúng ta, chúng ta vẫn yêu thương và kính trọng họ: có thể họ hiểu lầm, có thể họ chưa hiểu rõ, có thể họ bị ai manh tâm lôi kéo và xúi giục.
Phần chúng ta, chúng ta hãy tìm đủ mọi cách để gìn giữ danh dự và danh giá của chúng ta trước hết và trên hết, bất cứ nơi đâu và trong bất cứ lúc nào.
220. Ba giai đoạn để một buổi họp được ích lợi thật sự
1. Giai đoạn thứ nhất: Nhập đề buổi họp (phần của người chủ trì buổi họp)
a) Tập trung sự CHÚ Ý: “Thưa Quý Vị, … “
b) Giới thiệu ĐỀ TÀI và MỤC ĐÍCH của buổi họp (đề tài …. sẽ được thảo luận…)
2. Giai đoạn thứ hai: Thảo luận và Thoả hiệp trong buổi họp
a) Vấn đề 1 (tên vấn đề)
- trình bày vấn đề (người có trách nhiệm)
- thảo luận vấn đề (mỗi người đều góp hết ý của mình khi đến phiên)
- thỏa hiệp vấn đề trước khi sang vấn đề khác (mọi người đồng ý về điểm nào đó)
b) Vấn đề 2 (tên vấn đề)
- trình bày vấn đề (người có trách nhiệm)
- thảo luận vấn đề (mỗi người đều góp hết ý của mình khi đến phiên)
- thỏa hiệp vấn đề trước khi sang vấn đề khác (mọi người đồng ý về điểm nào đó)
c) Vấn đề 3 …….
3. Giai đoạn thứ ba: Kết đề buổi họp trong một biên bản rõ ràng; nếu cần, mọi tham dự viên đều ký vào biên bản đó – biên bản nầy sẽ được gởi đến sớm nhất cho các tham dự viện để theo dõi và giám sát. (phần của người chủ trì buổi họp)
a) “Trong ….. tiếng đồng hồ, chúng ta đã thảo luận … vấn đề liên quan đến đề tài…”
b) “Về vấn đề 1, chúng ta đã quyết định… (về vấn đề 2, chúng ta đã quyết định… / về vấn đề 3, chúng ta đã quyết định…)…”
c) “Chúng tôi xin thành thật cám ơn Quý Vị đã đến dự buổi họp hôm nay và đã giúp chúng tôi giải quyết những vấn đề về đề tài… một nhanh chóng. Nếu Quý vị không có điều gì thắc mắc nửa, chúng tôi xin tuyên bố bế mạc buổi họp.”
211. “Ớ giáo dục, ngươi mang tên là kiên nhẩn!”
Nếu trẻ em và con cái chúng ta được các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ biết dùng tình thương và kiên nhẩn để hướng dẫn chúng, để giáo dục chúng, thì lần lần chúng sẽ luyện được đức tính hieân ngang, tinh thần sống hoà hợp, lạc quan.
Các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ hãy luôn tâm niệm trong lòng rằng tương lai của trẻ ngày mai tuỳ theo sự giúp đỡ và hướng dẫn của họ hôm nay. Và họ hãy luôn ghi nhớ rằng một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của giáo dục là sự kiên nhân, như lời một nhà giáo dục kia phát biểu: “Ớ giáo dục, ngươi mang tên là kiên nhẩn!”
212. “Các con đừng sợ!”
Sợ làm chúng ta trở nên yếu hèn, nhu nhược, nhường bước trước khó khăn, đầu hàng trước trở ngại, thoả thuận để được yên thân, bằng lòng đi theo con đường mòn dễ dãi, ưa sống cô độc, mất lòng tự tin, do dự luôn mãi, không dám nhận lãnh trách nhiệm, không dám hành động can trường, mà nếu có hành động thì hành động một cách liều lĩnh, bướng bĩnh, thất thường, ngu xuẩn.
Chúa Giêsu luôn dạy con cái của Ngài đừng sợ: “Các con đừng sợ!”, “Có Thầy, các con làm gì cũng được.”
Vì thế, vị thánh nào cũng có xác tín như sau: “Tôi và một vài xu thì tôi không làm gì được. Nhưn khi tôi có Chúa thì với một vài xu, tôi làm gì cũng được.”
213. Sự thật oai hùng và quý giá
Sư thật oai hùng. Sự thật không bao giờ thất bại.
Mưu mẹo thế nào cũng đầu hàng trước sự thật vì với thời gian, sự gian xảo thế nào cũng bị bại lộ, sự giả trả thế nào cũng bị vạch trần, sự xảo quyệt thế nào cũng bị lên án.
Sự thật quý giá. Bạn thân của chúng ta tuy quý, nhưng sự thật còn qúy hơn bạn thân của chúng ta nhiều.
Chúng ta hãy luôn yêu mến sự thật, hãy luôn yêu mến chân lý. Chúng ta hãy luôn can đảm tìm đủ mọi cách để nói lên sự thật, nói một cách khách quan, nói một cách khiêm tốn, nói một cách thành tâm và xác tín.
214. Sự thật mất lòng, nhưng mất lòng trước, lại được lòng sau.
Bạn thật thì dễ bất bình với chúng ta vì bạn thật mới dám nói sự thật, mà sự thật thì thế nào cũng làm chúng ta đau lòng không ít thì nhiều.
Nhưng bạn thật là vị ân nhân thật sự của chúng ta vì biết mở lối để chúng ta biết được sự thật của chúng ta. Có người nói: “Người bạn cau mày với ta thì tốt hơn người thù mĩm cười với ta.”
Chúng ta hãy bình tĩnh và khiêm nhượng trong trường hợp chúng ta bị ai đó làm mất lòng vì sự thật. Rồi thế nào chúng ta cũng phục người đó vì người đó đã can đảm làm mất lòng chúng ta, và đó là điều đem lại ích lợi lớn lao cho chúng ta.
215. Ai ai cũng sai lầm!
Bạn không thể nào kiếm ra cho tôi được một người không sai lầm ở trên đời nầy.
Tiên có khi đoạ, thánh có khi lầm. Ngạn ngữ Latinh có câu: “Errare humanum est!” (Ai ai cũng sai lầm!).
Sai lầm của người khác không làm tôi bỡ ngỡ.
Sai lầm của người khác là một bài học quý giá cho tôi.
216. Hãy tập luôn nhìn thấy luật nhân quả trong mọi sự.
Vô nguyên nhân, bất thành hiệu quả. Cái gì cũng phải có cái lý của nó.
Khi óc chúng ta thấm nhuần chân lý quan trọng nầy, chân lý rõ ràng rằng: có lửa mới có khói, có đầu mới có đuôi, có người làm ra mới có sản phẩm, có cái chi đó mới làm cho ta buồn, có lý do gì đó mới làm cho ta vui, …thì trí óc chúng ta được mở rộng thêm, trái tim chúng ta được khoáng đạt hơn, cuộc đời chúng ta được bình tĩnh và hạnh phúc hơn. Chúng ta không còn cư xử một cách độc tài, mù quáng, ích kỷ. Chúng ta không còn vô thần nữa, không còn vô lý nữa, không còn vô duyên nữa.
Và khi chúng ta tìm rõ nguyên nhân của mọi sự việc, của mọi sự kiện, chúng ta thấy cuộc đời của chúng ta cũng như của mọi người xung quanh chúng at rất đáng sống, rất tốt đẹp, rất tuyệt vời!
216. Sợ học và không sợ học
Chúng ta đừng bao giờ sợ học, vì quyết học thì thế nào cũng học được, vì việc học dành cho mọi người (già cũng như trẻ), vì học vào thời gian nào cũng được (không bao giờ muộn cả.)
Nhưng đíưng trước sự học, chúng ta cũng sợ vì càng học nhiều, chúng ta thấy mình vẫn còn kém cõi, vì học càng cao, chúng ta vẫn thấy mình còn ngu dốt.
217.Hạnh phúc thật chỉ có nơi Chúa Giêsu
Con người luôn chạy theo hạnh phúc: nhắm mắt chạy theo một cách say mê. Hạnh phúc của con người là ba chữ T: tiền, tình và tự do.
Nhưng con người không bao giờ được thoả mãn. Con người giống như người khách lạ đến bến xe. Ông ta nghe bên tai đủ mọi tiếng quảng cáo: xe nầy tốt, xe kia tốt. Tài xế nào nói cũng hay. Nhưng khi lên xe, ông mới biết là xe xấu.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta lên xe của Ngài để đi trên con đường hạnh phúc thật, và ai theo Ngài sẽ được hạnh phúc thật. Vì sao? Vì Chúa Giêsu chính là sự hạnh phúc thật, chính là con đường hạnh phúc thật.
218. Hãy chú ý rèn nghị lực
Khi chúng ta rèn được nghị lực trong một thời gian, có thể là vài tháng, có thể là vài năm, chúng ta có thể ngẩng đầu lên cao, có thể cất tiếng hát to, có thể tự nhủ mình rằng với lòng hy vọng vào ơn Trời ban, chúng ta có thể làm được những việc khó khăn, những việc mà nhiều người khi gặp thì chào thua, bỏ cuộc.
Chúng ta không kiêu ngạo đâu vì lúc đó, chúng ta thực hiện câu làm cho thánh Augustinô trở nên phi thường: “Quod isti et istae, cur non ego?” (Người nầy người nọ làm được, sao tôi làm không được?)
219. Đừng bao giờ bán danh dự của mình! Đừng bao giờ làm mất danh giá của mình!
Danh dự trước hết. Danh giá trên hết.
Ai làm mất danh dự của chúng ta, chúng ta vẫn yêu thương và kính trọng họ: có thể họ hiểu lầm, có thể họ chưa hiểu rõ, có thể họ bị ai manh tâm lôi kéo và xúi giục.
Phần chúng ta, chúng ta hãy tìm đủ mọi cách để gìn giữ danh dự và danh giá của chúng ta trước hết và trên hết, bất cứ nơi đâu và trong bất cứ lúc nào.
220. Ba giai đoạn để một buổi họp được ích lợi thật sự
1. Giai đoạn thứ nhất: Nhập đề buổi họp (phần của người chủ trì buổi họp)
a) Tập trung sự CHÚ Ý: “Thưa Quý Vị, … “
b) Giới thiệu ĐỀ TÀI và MỤC ĐÍCH của buổi họp (đề tài …. sẽ được thảo luận…)
2. Giai đoạn thứ hai: Thảo luận và Thoả hiệp trong buổi họp
a) Vấn đề 1 (tên vấn đề)
- trình bày vấn đề (người có trách nhiệm)
- thảo luận vấn đề (mỗi người đều góp hết ý của mình khi đến phiên)
- thỏa hiệp vấn đề trước khi sang vấn đề khác (mọi người đồng ý về điểm nào đó)
b) Vấn đề 2 (tên vấn đề)
- trình bày vấn đề (người có trách nhiệm)
- thảo luận vấn đề (mỗi người đều góp hết ý của mình khi đến phiên)
- thỏa hiệp vấn đề trước khi sang vấn đề khác (mọi người đồng ý về điểm nào đó)
c) Vấn đề 3 …….
3. Giai đoạn thứ ba: Kết đề buổi họp trong một biên bản rõ ràng; nếu cần, mọi tham dự viên đều ký vào biên bản đó – biên bản nầy sẽ được gởi đến sớm nhất cho các tham dự viện để theo dõi và giám sát. (phần của người chủ trì buổi họp)
a) “Trong ….. tiếng đồng hồ, chúng ta đã thảo luận … vấn đề liên quan đến đề tài…”
b) “Về vấn đề 1, chúng ta đã quyết định… (về vấn đề 2, chúng ta đã quyết định… / về vấn đề 3, chúng ta đã quyết định…)…”
c) “Chúng tôi xin thành thật cám ơn Quý Vị đã đến dự buổi họp hôm nay và đã giúp chúng tôi giải quyết những vấn đề về đề tài… một nhanh chóng. Nếu Quý vị không có điều gì thắc mắc nửa, chúng tôi xin tuyên bố bế mạc buổi họp.”
Con Mắt Đức Tin
Tuyết Mai
11:55 02/03/2008
Con Mắt Đức Tin
Lậy Chúa Vô Cùng Nhân Từ và Dấu Ái!
Con Chẳng biết mọi Kito hữu khác có một cuộc sống mỗi ngày ra sao trong kiếp sống ngày lại ngày này như thế nào! Riêng con, cảm tạ Chúa, cuộc sống của con xem chừng như được thư thả và thong dong đôi chút. Trận cuồng phong mà con đã gặp phải, trải qua, và được Chúa thử thách, đã như một phép lạ mà Chúa truyền cho sóng phải lặng và gió phải im, trôi qua rất êm đềm và bình an như mặt nước hồ thu. Hạnh phúc là bao khi ngoảnh mặt nhìn lại, con không còn sống và ở trong tâm trạng sợ hãi, lo lắng, và tuyệt vọng nữa!
Không ai có thể ngờ và tưởng tượng được một cuộc thử thách đã đến với tôi, kéo dài trong suốt mấy tháng trời. Ai có đi vượt biên bằng thuyền và không may gặp những hôm gió bão, thuyền chòng chành, nhồi lên nhồi xuống vì những con sóng lớn. Ai chẳng phải run giùng và sợ hãi trước những con sóng phủ đầu, quá khủng hoảng trong cảnh kinh hoàng và tuyệt vọng, so với sức người thì không thể nào có thể chống trả với những cơn cuồng nộ của sóng thần.
Cuối cùng, tất cả chỉ còn là sự tê liệt, bất động, chịu trận, đuối sức, nhìn nhau trong ánh mắt tuyệt vọng, chỉ biết phó mặc, và cầu Trời cho cái chết đến thật nhanh để không có cảm giác đau đớn. Tất cả người có Đạo cũng như không có Đạo đều phải tìm kiếm, hướng lên, trao phó, và khẩn cầu đến Đấng Tối Cao để được bảo toàn tánh mạng. Có nhiều người đang chờ chết vì đói lả, ròng rã bao nhiêu ngày trời, lênh đênh trên biển cả, nhưng Chúa đã cứu thoát họ vì Đức Tin mạnh mẽ của những con người còn tin vào lòng thương xót và tình yêu của Chúa trên con thuyền bé nhỏ.
Sự tuyệt vọng đã xảy đến với tôi và gia đình, cũng chới với, cũng lao đao khổ sở, cũng có lúc như buông xuôi, không biết phải tính toán như thế nào? Sở dĩ tôi phải mượn câu chuyện vượt biên trên, để diễn tả cho đúng với tâm trạng căng thẳng và khủng hoảng của tôi và của cả gia đình, mà tôi đã trải qua trong suốt thời gian vừa qua.
Thân xác tôi chưa đến nỗi trở thành bất động, và tê liệt, nhưng tinh thần tôi có sa sút đi rất nhiều, cũng đủ làm cho thân xác tôi ra hao mòn, tàn tạ, và già đi nhiều. Tóc bạc đã tự nhiên trắng xóa trên mái đầu đen, trước đây luôn được khen là óng ả mượt mà. Có những đêm tôi không thể nào ngủ được. Sáng ra đi làm thì đầu óc để mãi tận đâu đâu. Nhìn thấy ai cũng chẳng được mấy vui. Nước mắt tủi hờn lúc nào cũng lưng tròng, chỉ chực chờ có người hỏi han là sẽ sẵn sàng lã chã rơi. Không mắc cở. Không sợ ai cười. Không buổi tối nào mà gia đình tôi thiếu tiếng đọc kinh Mân Côi. Riêng tôi, hết đọc kinh chung chưa đủ rồi lại đọc kinh riêng.
Thử thách vừa qua Chúa gởi đến cho tôi, quả là căng thẳng và khủng hoảng đến tột độ. Cả đời tôi đây là lần đầu tiên tôi gặp phải. Nếu thiếu Đức Tin tôi cũng đã trở thành một bệnh nhân Tâm Thần và điên nặng mất rồi! Năm ngoái, tôi có một người quen, anh bị bệnh tâm thần rất nặng gần một năm trời vì anh bị mất việc. Gia đình anh đã tốn biết bao nhiêu tiền để chạy chữa mới được trở lại bình thường. Một phần lớn tôi nghĩ anh được hết bệnh là nhờ vào lời cầu nguyện của rất nhiều người và là nhờ nhất vào Đức Tin của gia đình anh. Anh đã bị một cú sốc mạnh quá! chẳng qua vì hai vợ chồng vừa mới mua nhà và sắm sửa tốn rất nhiều tiền. Con đầu lòng thì mới vừa được 3 tháng. Trên đất Hoa Kỳ bệnh Tâm Thần chiếm một tỷ lệ rất cao. Chuyện dễ hiểu, dễ xẩy ra nhất, và nguyên do dễ bị thất đảm nhất, là bị thất nghiệp. Thất nghiệp thì bị mất nhà, mất vợ, mất con, mất xe, và mất cả trí nhớ, chả còn gì ngoài thân xác người không ra người ngợm chẳng ra ngợm.
Trong suốt thời gian chờ đợi sự định đoạt cho công việc của tôi, ở hay đi, không phải vì tôi dở, thiếu sót, thiếu trách nhiệm hay bị khiển trách gì trong công ăn việc làm của tôi, mà là vì tôi thương người và nể người không đúng chỗ. Tôi quá tin người và tin tất cả những lời người nói. Chính người đã là sự phiền muộn và gây rắc rối cho tôi. Cảm tạ Chúa! tôi đã chọn Tín Thác tất cả trong tay Chúa. Ở hay đi, cũng do Chúa định đoạt. Nếu cửa này đóng, tất cửa khác Chúa sẽ mở cho tôi. Nếu Chúa thấy sự ra đi của tôi là tốt cho tôi và cho tất cả mọi người, tôi sẽ theo ý Chúa. Nhờ Đức Tin vững vàng và mạnh mẽ trong tôi, Chúa đã chịu thua tôi và tôi đã thắng cuộc, và đã vượt qua được thử thách hãi hùng đó! Người xưa có câu Trời sinh voi sinh cỏ, hà huống chi con người, chả lẽ Chúa lại thương tôi ít hơn là các loài sinh động vật ư!
Chả phải đây là lần đầu tiên Chúa thử thách tôi. Cả đời tôi đã lớn mạnh nhờ những cuộc thử thách khác nhau. Mỗi một thử thách Chúa lại ban thêm cho tôi Đức Tin mạnh mẽ hơn để chống đỡ. Đức Tin là chính yếu, thiết yếu, là khiên thuẫn, là cứu tinh của tôi khi gặp thử thách. Chỉ cần tôi nhớ một điều là bất cứ việc gì tôi đã cố gắng hết sức mà không thành đạt, ngoài khả năng tôi, và ngoài tầm tay của tôi, tôi liền nhớ đến Chúa, luôn đọc kinh Mân Côi, chạy đến và cầu nguyện cùng Mẹ Maria nhờ Mẹ cầu thay nguyện giúp, dâng và phó thác cho Chúa tất cả để Chúa định liệu và sắp đặt cho tôi theo đường lối Chúa quy định, cho chương trình của Chúa, và nhất là cho được theo thánh ý của Ngài.
Lậy Chúa! Ước gì toàn thể nhân loại anh chị em chúng con, biết chạy đến Chúa luôn để cảm tạ, nguyện cầu và để xin ban cho Đức Tin mỗi ngày thêm lớn mạnh. Để lòng chúng con luôn hướng về Chúa là Đấng Toàn Năng, hằng ban cho chúng con sự sống sung mãn và mưu ích cho linh hồn chúng con, ngay tại đời này và cả đời sau. Amen.
Tuyết Mai
Lậy Chúa Vô Cùng Nhân Từ và Dấu Ái!
Con Chẳng biết mọi Kito hữu khác có một cuộc sống mỗi ngày ra sao trong kiếp sống ngày lại ngày này như thế nào! Riêng con, cảm tạ Chúa, cuộc sống của con xem chừng như được thư thả và thong dong đôi chút. Trận cuồng phong mà con đã gặp phải, trải qua, và được Chúa thử thách, đã như một phép lạ mà Chúa truyền cho sóng phải lặng và gió phải im, trôi qua rất êm đềm và bình an như mặt nước hồ thu. Hạnh phúc là bao khi ngoảnh mặt nhìn lại, con không còn sống và ở trong tâm trạng sợ hãi, lo lắng, và tuyệt vọng nữa!
Không ai có thể ngờ và tưởng tượng được một cuộc thử thách đã đến với tôi, kéo dài trong suốt mấy tháng trời. Ai có đi vượt biên bằng thuyền và không may gặp những hôm gió bão, thuyền chòng chành, nhồi lên nhồi xuống vì những con sóng lớn. Ai chẳng phải run giùng và sợ hãi trước những con sóng phủ đầu, quá khủng hoảng trong cảnh kinh hoàng và tuyệt vọng, so với sức người thì không thể nào có thể chống trả với những cơn cuồng nộ của sóng thần.
Cuối cùng, tất cả chỉ còn là sự tê liệt, bất động, chịu trận, đuối sức, nhìn nhau trong ánh mắt tuyệt vọng, chỉ biết phó mặc, và cầu Trời cho cái chết đến thật nhanh để không có cảm giác đau đớn. Tất cả người có Đạo cũng như không có Đạo đều phải tìm kiếm, hướng lên, trao phó, và khẩn cầu đến Đấng Tối Cao để được bảo toàn tánh mạng. Có nhiều người đang chờ chết vì đói lả, ròng rã bao nhiêu ngày trời, lênh đênh trên biển cả, nhưng Chúa đã cứu thoát họ vì Đức Tin mạnh mẽ của những con người còn tin vào lòng thương xót và tình yêu của Chúa trên con thuyền bé nhỏ.
Sự tuyệt vọng đã xảy đến với tôi và gia đình, cũng chới với, cũng lao đao khổ sở, cũng có lúc như buông xuôi, không biết phải tính toán như thế nào? Sở dĩ tôi phải mượn câu chuyện vượt biên trên, để diễn tả cho đúng với tâm trạng căng thẳng và khủng hoảng của tôi và của cả gia đình, mà tôi đã trải qua trong suốt thời gian vừa qua.
Thân xác tôi chưa đến nỗi trở thành bất động, và tê liệt, nhưng tinh thần tôi có sa sút đi rất nhiều, cũng đủ làm cho thân xác tôi ra hao mòn, tàn tạ, và già đi nhiều. Tóc bạc đã tự nhiên trắng xóa trên mái đầu đen, trước đây luôn được khen là óng ả mượt mà. Có những đêm tôi không thể nào ngủ được. Sáng ra đi làm thì đầu óc để mãi tận đâu đâu. Nhìn thấy ai cũng chẳng được mấy vui. Nước mắt tủi hờn lúc nào cũng lưng tròng, chỉ chực chờ có người hỏi han là sẽ sẵn sàng lã chã rơi. Không mắc cở. Không sợ ai cười. Không buổi tối nào mà gia đình tôi thiếu tiếng đọc kinh Mân Côi. Riêng tôi, hết đọc kinh chung chưa đủ rồi lại đọc kinh riêng.
Thử thách vừa qua Chúa gởi đến cho tôi, quả là căng thẳng và khủng hoảng đến tột độ. Cả đời tôi đây là lần đầu tiên tôi gặp phải. Nếu thiếu Đức Tin tôi cũng đã trở thành một bệnh nhân Tâm Thần và điên nặng mất rồi! Năm ngoái, tôi có một người quen, anh bị bệnh tâm thần rất nặng gần một năm trời vì anh bị mất việc. Gia đình anh đã tốn biết bao nhiêu tiền để chạy chữa mới được trở lại bình thường. Một phần lớn tôi nghĩ anh được hết bệnh là nhờ vào lời cầu nguyện của rất nhiều người và là nhờ nhất vào Đức Tin của gia đình anh. Anh đã bị một cú sốc mạnh quá! chẳng qua vì hai vợ chồng vừa mới mua nhà và sắm sửa tốn rất nhiều tiền. Con đầu lòng thì mới vừa được 3 tháng. Trên đất Hoa Kỳ bệnh Tâm Thần chiếm một tỷ lệ rất cao. Chuyện dễ hiểu, dễ xẩy ra nhất, và nguyên do dễ bị thất đảm nhất, là bị thất nghiệp. Thất nghiệp thì bị mất nhà, mất vợ, mất con, mất xe, và mất cả trí nhớ, chả còn gì ngoài thân xác người không ra người ngợm chẳng ra ngợm.
Trong suốt thời gian chờ đợi sự định đoạt cho công việc của tôi, ở hay đi, không phải vì tôi dở, thiếu sót, thiếu trách nhiệm hay bị khiển trách gì trong công ăn việc làm của tôi, mà là vì tôi thương người và nể người không đúng chỗ. Tôi quá tin người và tin tất cả những lời người nói. Chính người đã là sự phiền muộn và gây rắc rối cho tôi. Cảm tạ Chúa! tôi đã chọn Tín Thác tất cả trong tay Chúa. Ở hay đi, cũng do Chúa định đoạt. Nếu cửa này đóng, tất cửa khác Chúa sẽ mở cho tôi. Nếu Chúa thấy sự ra đi của tôi là tốt cho tôi và cho tất cả mọi người, tôi sẽ theo ý Chúa. Nhờ Đức Tin vững vàng và mạnh mẽ trong tôi, Chúa đã chịu thua tôi và tôi đã thắng cuộc, và đã vượt qua được thử thách hãi hùng đó! Người xưa có câu Trời sinh voi sinh cỏ, hà huống chi con người, chả lẽ Chúa lại thương tôi ít hơn là các loài sinh động vật ư!
Chả phải đây là lần đầu tiên Chúa thử thách tôi. Cả đời tôi đã lớn mạnh nhờ những cuộc thử thách khác nhau. Mỗi một thử thách Chúa lại ban thêm cho tôi Đức Tin mạnh mẽ hơn để chống đỡ. Đức Tin là chính yếu, thiết yếu, là khiên thuẫn, là cứu tinh của tôi khi gặp thử thách. Chỉ cần tôi nhớ một điều là bất cứ việc gì tôi đã cố gắng hết sức mà không thành đạt, ngoài khả năng tôi, và ngoài tầm tay của tôi, tôi liền nhớ đến Chúa, luôn đọc kinh Mân Côi, chạy đến và cầu nguyện cùng Mẹ Maria nhờ Mẹ cầu thay nguyện giúp, dâng và phó thác cho Chúa tất cả để Chúa định liệu và sắp đặt cho tôi theo đường lối Chúa quy định, cho chương trình của Chúa, và nhất là cho được theo thánh ý của Ngài.
Lậy Chúa! Ước gì toàn thể nhân loại anh chị em chúng con, biết chạy đến Chúa luôn để cảm tạ, nguyện cầu và để xin ban cho Đức Tin mỗi ngày thêm lớn mạnh. Để lòng chúng con luôn hướng về Chúa là Đấng Toàn Năng, hằng ban cho chúng con sự sống sung mãn và mưu ích cho linh hồn chúng con, ngay tại đời này và cả đời sau. Amen.
Tuyết Mai
Ngày 2 tháng 3: Kính Thánh Agnes Bohemia
PhóTế Huỳnh Mai Trác
16:42 02/03/2008
Thánh Agnes là công chúa con của Vua Ottokar I và Hoàng hậu Constance nước Bohemia. Lúc mới ba tuổi bà đã được hứa hôn với Quận công Silesia, nhưng ba năm sau thì Silesia đã chết yểu. Càng lớn lên Bà càng xinh đẹp lộng lẫy nhưng Bà đã quyết tâm dâng mình cho Chúa và theo đuổi đời sống tu hành.
Sau khi từ chối lời cầu hôn của Vua Henry VII nước Ðức và Henry III nước Anh, thánh Agnes lại bị đặt trong tình thế khó xử là Hoàng đế Frederick II đến đề nghị cầu hôn. Bà phải xin Ðức Giáo Hoàng Gregory IX giúp đỡ can thiệp. Hoàng đế Frederick đã thổ lộ là không muốn làm phật ý Agnes vì Bà đã chọn Ðức Vua trên Trời.
Sau khi Agnes đã giúp xây một bệnh xá cho người nghèo và một tu viện cho các Anh em Dòng hèn mọn. Agnes cũng trợ giúp xây thêm một tu viện cho Dòng Clare nghèo khó ở Prague. Năm 1236, Agnes đã cùng với bảy bà quý phái xin vào tu tại tu viện này. Thánh Clare đã gởi đến năm nữ tu từ San Damiano để giúp đỡ, Thánh Clare đã viết bốn lá thư khích lệ sự lựa chọn cao cả và tốt đẹp của Agnes và đăt Bà làm viện trưởng của tu viện.
Agnes rất sốt sắng trong việc cầu nguyện, vâng lời chịu lụy và sống khắc khổ. Ðức Giáo Hoàng khuyên Agnes nên nhận chức Viện trưởng, nhưng Agnes ra lệnh cho các nữ tu gọi Bà là “người chị cả”. Dù là ở địa vị bề trên, Agnes vẫn làm những công việc thấp kém trong nhà Dòng như nấu ăn, may vá quần áo cho các bệnh nhân phung hủi. Các nữ tu đều nhận thấy đức tính hiền hòa nhưng rất kỷ luật và nghiêm ngặt giữ luật nghèo khó của Bà.
Agnes cũng đã từ chối số tiền lương mà anh bà đã muốn trao tặng cho Bà.
Sau khi thánh Agnes qua đời vào ngày 6 tháng 3 năm 1282, lòng sùng kính và ái mộ đã được loan truyền rộng rải trong cộng đồng tín hữu, và Agnes được phong hiển thánh vào năm 1989.
Sau khi từ chối lời cầu hôn của Vua Henry VII nước Ðức và Henry III nước Anh, thánh Agnes lại bị đặt trong tình thế khó xử là Hoàng đế Frederick II đến đề nghị cầu hôn. Bà phải xin Ðức Giáo Hoàng Gregory IX giúp đỡ can thiệp. Hoàng đế Frederick đã thổ lộ là không muốn làm phật ý Agnes vì Bà đã chọn Ðức Vua trên Trời.
Sau khi Agnes đã giúp xây một bệnh xá cho người nghèo và một tu viện cho các Anh em Dòng hèn mọn. Agnes cũng trợ giúp xây thêm một tu viện cho Dòng Clare nghèo khó ở Prague. Năm 1236, Agnes đã cùng với bảy bà quý phái xin vào tu tại tu viện này. Thánh Clare đã gởi đến năm nữ tu từ San Damiano để giúp đỡ, Thánh Clare đã viết bốn lá thư khích lệ sự lựa chọn cao cả và tốt đẹp của Agnes và đăt Bà làm viện trưởng của tu viện.
Agnes rất sốt sắng trong việc cầu nguyện, vâng lời chịu lụy và sống khắc khổ. Ðức Giáo Hoàng khuyên Agnes nên nhận chức Viện trưởng, nhưng Agnes ra lệnh cho các nữ tu gọi Bà là “người chị cả”. Dù là ở địa vị bề trên, Agnes vẫn làm những công việc thấp kém trong nhà Dòng như nấu ăn, may vá quần áo cho các bệnh nhân phung hủi. Các nữ tu đều nhận thấy đức tính hiền hòa nhưng rất kỷ luật và nghiêm ngặt giữ luật nghèo khó của Bà.
Agnes cũng đã từ chối số tiền lương mà anh bà đã muốn trao tặng cho Bà.
Sau khi thánh Agnes qua đời vào ngày 6 tháng 3 năm 1282, lòng sùng kính và ái mộ đã được loan truyền rộng rải trong cộng đồng tín hữu, và Agnes được phong hiển thánh vào năm 1989.
Con đường ơn gọi nữ tu Phan Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
16:56 02/03/2008
CON ĐƯỜNG ƠN GỌI NỮ PHAN-SINH ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM
Mỗi người là hành khất của THIÊN CHÚA. Hay nói đúng hơn, mỗi người là kẻ được THIÊN CHÚA chuyện trò, tìm kiếm và yêu thương. Trong cầu nguyện và lắng nghe Tiếng Chúa, con người mở rộng tâm lòng cho mầu nhiệm ơn gọi được THIÊN CHÚA tuyển chọn và mong muốn từ muôn đời. Sau đây là chứng từ của một nữ tu người Ý dòng Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm.
”Ơn Gọi, Ơn Gọi”, không biết bao lần hai tiếng Ơn Gọi vang vọng trong tâm trí con.
Ngay từ thơ bé khi trông thấy một nữ tu con thường đơn sơ tự nhủ: ”Thật đẹp biết bao nếu được làm nữ tu!” Con luôn luôn nghĩ rằng, đối với một phụ nữ, ơn gọi tu dòng là lời tuyệt diệu nhất đáp lại Tình Yêu THIÊN CHÚA, bởi vì, đời tu diễn tả tình yêu trọn hảo, dâng hiến toàn vẹn cho THIÊN CHÚA. Đặc biệt con nghĩ rằng, sở dĩ Chúa cho con sống là để con thuộc trọn về Ngài. Thật thế, lúc vừa lọt lòng mẹ, con đã lâm bệnh hiểm nghèo. Ba Má con tự hỏi: ”Phải làm gì bây giờ?” Thế rồi khi trông thấy hai cái chân bé xíu của con dẫy dụa Ba Má con hiểu ngay con đang tranh đấu để sống còn!
Lớn lên khi nghe kể lại câu chuyện trên con cảm thấy bồi hồi xúc động và tin rằng nếu THIÊN CHÚA cho con sống là vì Ngài có chương trình đặc biệt cho riêng con, cũng như cho mỗi một người.
Con may mắn sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công Giáo thật đạo đức. Ba Má thông truyền cho con những nguyên tắc nền tảng của đời sống theo tinh thần Kitô Giáo. Ngày Rước Lễ Lần Đầu là Ngày sung sướng nhất đời con. Con nhớ rõ chính vào Ngày ấy con xin Đức Chúa GIÊSU cho con thuộc trọn về Ngài.
Nhưng THIÊN CHÚA muốn con phải chờ đợi lâu. Con đau khổ khi thấy cuộc đời dành cho con những kế hoạch không giống như con mong muốn. Con phải khó khăn nhiều trong việc định hướng chương trình học. Sau cùng, thể theo lời khuyên của gia đình, con ghi danh vào Phân Khoa Kinh Tế nơi đại học ở thành phố Trento (Bắc Ý). Chọn lựa này không gây hứng khởi cho con bao nhiêu. Thế nhưng, THIÊN CHÚA Quan Phòng đã lo liệu tất cả. Chính nơi thành phố Trento mà con quen biết các Nữ Tu Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khi đến viếng thăm Cộng Đoàn Các Chị, con cảm thấy bị lôi cuốn bởi tu phục đơn sơ và thái độ nhã nhặn khiêm tốn của Các Chị. Chị Bề Trên Cộng Đoàn khuyên con nên chọn một Cha Linh Hướng để được hướng dẫn trên đường thiêng liêng.
Con thật sung sướng trước lời đề nghị của Chị Bề Trên, bởi vì, cho đến lúc ấy, con chưa hề tiết lộ với ai về ước muốn tận hiến cho THIÊN CHÚA của con. Con nghĩ, Cha Linh Hướng sẽ giải thích cho con rõ tại sao con lại ao ước như thế. Và đúng như vậy. Chính Cha Linh Hướng cho biết là con có ơn gọi tu trì. Thoạt nghe Cha trả lời, con tỏ dấu nghi ngờ và hỏi: ”Thật thế sao thưa Cha? Vậy mà con gần như mất hết hy vọng!” Nói thế là vì con nghĩ để biết một người có ơn gọi tu dòng hay không, hẳn người đó phải nhận được dấu hiệu tỏ tường. Đàng này, con không nhận được dấu hiệu nào hết!
Từ đó - trong vòng một năm - con nghiêm chỉnh bắt đầu cuộc hành trình thiêng liêng để nhận ra đâu là Thánh Ý THIÊN CHÚA. Cùng thời gian này Cha Linh Hướng đề nghị con làm một chuyến hành hương Fatima. Sau nhiều khó khăn phải giải quyết con thành công trong việc thu xếp mọi sự và lên đường đi Fatima từ ngày 8 đến 15 tháng 10. Giờ đây hồi tưởng quá khứ, con hiểu chính Đức Mẹ MARIA muốn con đến đây để tỏ cho biết con phải làm gì.
Tại Fatima con được diễm phúc nghe vài bài thuyết trình đặc biệt nhấn mạnh đến Sứ Điệp Fatima: ”Cầu Nguyện và Đền Tạ”. Con thật cảm kích trước tấm gương hy sinh thánh thiện của ba trẻ chăn chiên được diễm phúc trông thấy Đức Mẹ vào năm 1917. Chính tại Fatima mà con phó dâng cho Đức Mẹ MARIA ước nguyện sống đời tận hiến của con. Con không bao giờ quên buổi rước tượng Đức Mẹ Fatima với nến sáng cầm tay, đi quanh quảng trường đền thánh. Con ngước nhìn bức tượng Đức Mẹ và bắt gặp đôi mắt dịu hiền khôn tả của Đức Mẹ như nói với con:
- Con an tâm! Chính Mẹ sẽ lo liệu tất cả!
Thật thế, sau khi trở về Ý, con từ bỏ Tất Cả và chính thức gia nhập Tu Viện Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm vào đúng ngày 21-11 lễ Đức Mẹ Dâng Mình Vào Đền Thánh!
Con đã thực hiện được giấc mơ đời con. Hay nói đúng hơn, kế hoạch tình yêu THIÊN CHÚA muốn cho cuộc đời con từ muôn thưở đã được thực kiện qua trung gian chuyển cầu của Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm. Con chỉ biết dâng lời cảm tạ THIÊN CHÚA và Đức Mẹ MARIA. Con nghĩ rằng, suốt trong chặng đường đưa con tới nơi chốn phúc lành này, con được nâng đỡ nhờ tâm tình cầu nguyện liên lĩ và lòng tín thác vô điều kiện. Con cầu chúc mọi tâm hồn biết lắng nghe Tiếng Chúa nói trong lòng và biết tin tưởng kiên trì cầu nguyện hầu có thể thi hành Thánh Ý THIÊN CHÚA nhờ sự trợ giúp của Đức MARIA Nữ Trinh Vô Nhiễm.
... Từ xa Đức Chúa đã hiện ra với tôi: ”Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thưở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương. Ta sẽ lại xây ngươi lên, và ngươi sẽ được xây lại, hỡi trinh nữ Israel. Ngươi sẽ lại nên xinh đẹp; với những chiếc trống cơm, ngươi sẽ xuất hiện giữa đám nhảy múa tưng bừng. Ngươi sẽ trồng nho lại trên núi đồi Samari; những kẻ trồng cây sẽ trồng cây, và được hưởng hoa lợi. Vì có ngày trên núi Épraim, người canh gác sẽ hô lớn: ”Đứng lên nào, chúng ta lên Xion, đến cùng Đức Chúa là THIÊN CHÚA chúng ta!” (Giêrêmia 31,3-6).
(”Il Settimanale di Padre Pio”, Anno VII, n.4, 27 Gennaio 2008, trang 23-25)
Mỗi người là hành khất của THIÊN CHÚA. Hay nói đúng hơn, mỗi người là kẻ được THIÊN CHÚA chuyện trò, tìm kiếm và yêu thương. Trong cầu nguyện và lắng nghe Tiếng Chúa, con người mở rộng tâm lòng cho mầu nhiệm ơn gọi được THIÊN CHÚA tuyển chọn và mong muốn từ muôn đời. Sau đây là chứng từ của một nữ tu người Ý dòng Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm.
”Ơn Gọi, Ơn Gọi”, không biết bao lần hai tiếng Ơn Gọi vang vọng trong tâm trí con.
Ngay từ thơ bé khi trông thấy một nữ tu con thường đơn sơ tự nhủ: ”Thật đẹp biết bao nếu được làm nữ tu!” Con luôn luôn nghĩ rằng, đối với một phụ nữ, ơn gọi tu dòng là lời tuyệt diệu nhất đáp lại Tình Yêu THIÊN CHÚA, bởi vì, đời tu diễn tả tình yêu trọn hảo, dâng hiến toàn vẹn cho THIÊN CHÚA. Đặc biệt con nghĩ rằng, sở dĩ Chúa cho con sống là để con thuộc trọn về Ngài. Thật thế, lúc vừa lọt lòng mẹ, con đã lâm bệnh hiểm nghèo. Ba Má con tự hỏi: ”Phải làm gì bây giờ?” Thế rồi khi trông thấy hai cái chân bé xíu của con dẫy dụa Ba Má con hiểu ngay con đang tranh đấu để sống còn!
Lớn lên khi nghe kể lại câu chuyện trên con cảm thấy bồi hồi xúc động và tin rằng nếu THIÊN CHÚA cho con sống là vì Ngài có chương trình đặc biệt cho riêng con, cũng như cho mỗi một người.
Con may mắn sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công Giáo thật đạo đức. Ba Má thông truyền cho con những nguyên tắc nền tảng của đời sống theo tinh thần Kitô Giáo. Ngày Rước Lễ Lần Đầu là Ngày sung sướng nhất đời con. Con nhớ rõ chính vào Ngày ấy con xin Đức Chúa GIÊSU cho con thuộc trọn về Ngài.
Nhưng THIÊN CHÚA muốn con phải chờ đợi lâu. Con đau khổ khi thấy cuộc đời dành cho con những kế hoạch không giống như con mong muốn. Con phải khó khăn nhiều trong việc định hướng chương trình học. Sau cùng, thể theo lời khuyên của gia đình, con ghi danh vào Phân Khoa Kinh Tế nơi đại học ở thành phố Trento (Bắc Ý). Chọn lựa này không gây hứng khởi cho con bao nhiêu. Thế nhưng, THIÊN CHÚA Quan Phòng đã lo liệu tất cả. Chính nơi thành phố Trento mà con quen biết các Nữ Tu Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khi đến viếng thăm Cộng Đoàn Các Chị, con cảm thấy bị lôi cuốn bởi tu phục đơn sơ và thái độ nhã nhặn khiêm tốn của Các Chị. Chị Bề Trên Cộng Đoàn khuyên con nên chọn một Cha Linh Hướng để được hướng dẫn trên đường thiêng liêng.
Con thật sung sướng trước lời đề nghị của Chị Bề Trên, bởi vì, cho đến lúc ấy, con chưa hề tiết lộ với ai về ước muốn tận hiến cho THIÊN CHÚA của con. Con nghĩ, Cha Linh Hướng sẽ giải thích cho con rõ tại sao con lại ao ước như thế. Và đúng như vậy. Chính Cha Linh Hướng cho biết là con có ơn gọi tu trì. Thoạt nghe Cha trả lời, con tỏ dấu nghi ngờ và hỏi: ”Thật thế sao thưa Cha? Vậy mà con gần như mất hết hy vọng!” Nói thế là vì con nghĩ để biết một người có ơn gọi tu dòng hay không, hẳn người đó phải nhận được dấu hiệu tỏ tường. Đàng này, con không nhận được dấu hiệu nào hết!
Từ đó - trong vòng một năm - con nghiêm chỉnh bắt đầu cuộc hành trình thiêng liêng để nhận ra đâu là Thánh Ý THIÊN CHÚA. Cùng thời gian này Cha Linh Hướng đề nghị con làm một chuyến hành hương Fatima. Sau nhiều khó khăn phải giải quyết con thành công trong việc thu xếp mọi sự và lên đường đi Fatima từ ngày 8 đến 15 tháng 10. Giờ đây hồi tưởng quá khứ, con hiểu chính Đức Mẹ MARIA muốn con đến đây để tỏ cho biết con phải làm gì.
Tại Fatima con được diễm phúc nghe vài bài thuyết trình đặc biệt nhấn mạnh đến Sứ Điệp Fatima: ”Cầu Nguyện và Đền Tạ”. Con thật cảm kích trước tấm gương hy sinh thánh thiện của ba trẻ chăn chiên được diễm phúc trông thấy Đức Mẹ vào năm 1917. Chính tại Fatima mà con phó dâng cho Đức Mẹ MARIA ước nguyện sống đời tận hiến của con. Con không bao giờ quên buổi rước tượng Đức Mẹ Fatima với nến sáng cầm tay, đi quanh quảng trường đền thánh. Con ngước nhìn bức tượng Đức Mẹ và bắt gặp đôi mắt dịu hiền khôn tả của Đức Mẹ như nói với con:
- Con an tâm! Chính Mẹ sẽ lo liệu tất cả!
Thật thế, sau khi trở về Ý, con từ bỏ Tất Cả và chính thức gia nhập Tu Viện Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm vào đúng ngày 21-11 lễ Đức Mẹ Dâng Mình Vào Đền Thánh!
Con đã thực hiện được giấc mơ đời con. Hay nói đúng hơn, kế hoạch tình yêu THIÊN CHÚA muốn cho cuộc đời con từ muôn thưở đã được thực kiện qua trung gian chuyển cầu của Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm. Con chỉ biết dâng lời cảm tạ THIÊN CHÚA và Đức Mẹ MARIA. Con nghĩ rằng, suốt trong chặng đường đưa con tới nơi chốn phúc lành này, con được nâng đỡ nhờ tâm tình cầu nguyện liên lĩ và lòng tín thác vô điều kiện. Con cầu chúc mọi tâm hồn biết lắng nghe Tiếng Chúa nói trong lòng và biết tin tưởng kiên trì cầu nguyện hầu có thể thi hành Thánh Ý THIÊN CHÚA nhờ sự trợ giúp của Đức MARIA Nữ Trinh Vô Nhiễm.
... Từ xa Đức Chúa đã hiện ra với tôi: ”Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thưở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương. Ta sẽ lại xây ngươi lên, và ngươi sẽ được xây lại, hỡi trinh nữ Israel. Ngươi sẽ lại nên xinh đẹp; với những chiếc trống cơm, ngươi sẽ xuất hiện giữa đám nhảy múa tưng bừng. Ngươi sẽ trồng nho lại trên núi đồi Samari; những kẻ trồng cây sẽ trồng cây, và được hưởng hoa lợi. Vì có ngày trên núi Épraim, người canh gác sẽ hô lớn: ”Đứng lên nào, chúng ta lên Xion, đến cùng Đức Chúa là THIÊN CHÚA chúng ta!” (Giêrêmia 31,3-6).
(”Il Settimanale di Padre Pio”, Anno VII, n.4, 27 Gennaio 2008, trang 23-25)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:59 02/03/2008
CON CỦA “CẨU GIẢ” VÀ CON CỦA “NGUYỆT QUỲ GIẢ”
Thời xưa, những tên ăn trộm thường dùng da chó để làm thành một cái áo bằng da thú khoác lên mình giả làm chó, đợi đêm về thì rình rình vào nhà người ta để ăn trộm của cải, cho nên bị gọi là “cẩu đạo giả”.
Trước đây, trong hình phạt có một loại hình phạt là chặt chân, gọi là chặt chân, người bị hình phạt này gọi là “nguyệt giả” hoặc là gọi “nguyệt quỳ giả”. Gọi là nguyệt quỳ giả vì là người tàn phế, cho nên nhận được sự cứu tế của chính phủ.
Một hôm, đứa con của “cẩu giả” và con của “nguyệt quỳ giả”, cùng nhau khoe khoang về ba của mình. Con trai của “cẩu giả” nói: “Áo da thú của bố tớ còn có cái đuôi, đó chính là độc nhất vô nhị.” Đứa con của “nguyệt quỳ giả” nói: “Xì, bố của tớ vừa đến mùa đông là có thể nhận được vải quần miễn phí đó.”
(Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả hạ)
Suy tư:
Con cái thường hãnh diện về bố mẹ của mình vì những việc mà họ bố mẹ đã làm cho chúng nó: có những đứa con hãnh diện vì bố mẹ mình là bác sĩ chữa được nhiều bệnh, cứu nhiều người; có những đứa con hãnh diện vì bố mẹ mình là thầy cô giáo dạy dỗ rất nhiều học trò; lại có những đứa con hãnh diện vì bố mẹ bỏ tiền ra giúp đỡ rất nhiều người nghèo khổ.v.v...tất cả những hãnh diện của những đứa con ấy đều là chính đáng, cái quan trọng là bố mẹ có làm được những gì để cho con cái hãnh diện không mà thôi.
Có những giáo dân hãnh diện về cha sở của mình, vì ngài sống quên mình, hăng hái làm việc, hòa đồng với con chiên bổn đạo; có những giáo dân khi nghe nói đến cha sở của mình thì lắc đầu ngao ngán, buồn phiền, vì ngài không muốn làm gì cả trong giáo xứ, không đoàn thể, không hội hè, các lễ trọng cũng như lễ ngày thường, không trang hoàng nhà thờ, không kêu gọi giáo dân cộng tác, nhưng lại trách móc giáo dân ít đi tham dự thánh lễ !?
Hai đứa con của “cẩu giả” và “nguyệt quỳ giả” đều khoe khoang về thành tích của bố mình, dù bố mình là những tội phạm, bởi vì chúng nó không biết. Cũng vậy, sẽ có những giáo dân đem “thành tích” của cha sở đi khoe với mọi người, nhưng không phải để hãnh diện mà là để đau xót và cười “khơm” cha sở của mình.
N2T |
Thời xưa, những tên ăn trộm thường dùng da chó để làm thành một cái áo bằng da thú khoác lên mình giả làm chó, đợi đêm về thì rình rình vào nhà người ta để ăn trộm của cải, cho nên bị gọi là “cẩu đạo giả”.
Trước đây, trong hình phạt có một loại hình phạt là chặt chân, gọi là chặt chân, người bị hình phạt này gọi là “nguyệt giả” hoặc là gọi “nguyệt quỳ giả”. Gọi là nguyệt quỳ giả vì là người tàn phế, cho nên nhận được sự cứu tế của chính phủ.
Một hôm, đứa con của “cẩu giả” và con của “nguyệt quỳ giả”, cùng nhau khoe khoang về ba của mình. Con trai của “cẩu giả” nói: “Áo da thú của bố tớ còn có cái đuôi, đó chính là độc nhất vô nhị.” Đứa con của “nguyệt quỳ giả” nói: “Xì, bố của tớ vừa đến mùa đông là có thể nhận được vải quần miễn phí đó.”
(Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả hạ)
Suy tư:
Con cái thường hãnh diện về bố mẹ của mình vì những việc mà họ bố mẹ đã làm cho chúng nó: có những đứa con hãnh diện vì bố mẹ mình là bác sĩ chữa được nhiều bệnh, cứu nhiều người; có những đứa con hãnh diện vì bố mẹ mình là thầy cô giáo dạy dỗ rất nhiều học trò; lại có những đứa con hãnh diện vì bố mẹ bỏ tiền ra giúp đỡ rất nhiều người nghèo khổ.v.v...tất cả những hãnh diện của những đứa con ấy đều là chính đáng, cái quan trọng là bố mẹ có làm được những gì để cho con cái hãnh diện không mà thôi.
Có những giáo dân hãnh diện về cha sở của mình, vì ngài sống quên mình, hăng hái làm việc, hòa đồng với con chiên bổn đạo; có những giáo dân khi nghe nói đến cha sở của mình thì lắc đầu ngao ngán, buồn phiền, vì ngài không muốn làm gì cả trong giáo xứ, không đoàn thể, không hội hè, các lễ trọng cũng như lễ ngày thường, không trang hoàng nhà thờ, không kêu gọi giáo dân cộng tác, nhưng lại trách móc giáo dân ít đi tham dự thánh lễ !?
Hai đứa con của “cẩu giả” và “nguyệt quỳ giả” đều khoe khoang về thành tích của bố mình, dù bố mình là những tội phạm, bởi vì chúng nó không biết. Cũng vậy, sẽ có những giáo dân đem “thành tích” của cha sở đi khoe với mọi người, nhưng không phải để hãnh diện mà là để đau xót và cười “khơm” cha sở của mình.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:00 02/03/2008
N2T |
16. Người không biết mỗi ngày chuẩn bị rước Thánh Thể, dù là mỗi năm rước lễ một lần, thì cũng sẽ không biết chuẩn bị.
(Thánh Ambrosius)Hoang đàng và Hòa giải
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
23:55 02/03/2008
Hoang đàng và Hòa giải
Lạy Chúa, hôm nay con quay về ăn năn thống hối cho những giây phút con không chấp nhận lỗi lầm của con...
Theo như Luca, tại một thành phố kia có một người cha có hai người con trai. Người con trai thứ một hôm đến đòi chia gia tài. Trước yêu cầu của người con, ông bố yên lặng chia hết phần tài sản thuộc về cậu cho người con. Hoang đàng lấy phần sản nghiệp của mình, rồi bỏ đi lang thang. Cuối cùng phần gia sản được chia cũng tan biến theo mây theo khói. Không may cho hoang đàng, vào đúng ngay lúc đó, thiên tai kéo tới thành phố. Thế là hoang đàng đói! Đói! Hoang đàng phải đi chăn heo. Đói! Hoang đàng muốn lấy thức ăn của heo ăn. Nhưng rất tiếc cũng chẳng ai cho. Cuối cùng hoang đàng quyết định quay về nhà (Luca 15:11-32).
I. Khái niệm Chấp Nhận
Câu chuyện Người Con Hoang Đàng là một câu chuyện nổi tiếng. Gần như ai cũng biết, nhưng có lẽ có một số người không để ý đến một số chi tiết liên quan đến khái niệm Chấp Nhận được trình bày trong câu chuyện. Theo như thánh sử Luca, trong tình trạng gần chết đói, người con thứ cất tiếng trách mắng chính mình,
— Biết bao nhiêu là người làm công cho cha tôi có dư thừa bánh ăn, mà ở đây tôi lại đang chết đói (Luca 15:17).
Vào giây phút đó, người thanh niên không đổ lỗi cho bất cứ ai cho tình trạng cùng đường của mình, bởi cậu biết không ai ép buộc cậu phải cất bước ra đi. Khi trách mắng mình, người con hoang đàng chấp nhận mình là người gây ra lỗi lầm, đây cũng chính là giai đoạn thứ nhất của Mô Hình Chấp Nhận. (1)
Sau đó, người con thứ tiếp tục nói,
— Tôi sẽ quay về nhà cha tôi. Tôi sẽ nói với người, “Thưa cha, con đã phạm tội đến trời và đến cha. Con không còn đáng được gọi là con cha nữa” (Luca 15:18-19).
Câu nói này người con thứ không nói với ai hết nhưng với chính cậu ta. Sau đó người con thứ mới đứng dậy lên đường quay về lại với cha mình. Khi gặp người cha, cậu nói với thân phụ của mình nguyên văn câu nói mà cậu đã từng nói với chính mình trước khi trở về lại căn nhà xưa (Luca 15:21).
Câu nói của người con thứ nói với chính mình trước khi lên đường quay về lại với người cha là một câu nói hòa giải, nhưng điểm đặc biệt nhất là người con hoang đàng không hòa giải với bất cứ một người nào khác vào giây phút đó, nhưng với chính cậu ta, giai đoạn thứ hai của Mô Hình Chấp Nhận. Và bởi người con thứ hòa giải được với mình, cậu bước sang giai đoạn thứ ba của Mô Hình Hòa Giải. Lần này cậu hòa giải với người cha mà cậu đã một thời xúc phạm.
Và khi người con mở miệng xin lỗi người cha, cậu ta chấp nhận đóng lại một trang sách cũ. Bởi trang sách cũ đã được đóng lại, một trang sách mới được mở ra, giai đoạn cuối cùng của Mô Hình Chấp Nhận.
II. Thiên Chúa Hòa Giài
Theo phong tục của người Do Thái, gia tài sẽ chỉ được chia ra cho những người con sau khi người cha đã qua đời. Cho nên khi mở miệng nói,
— Xin cha chia cho con phần gia sản của con.
Vào giây phút đó người con thứ đang rủa người cha,
— Tại sao ông không chết đi để tôi được chia gia tài?
Người con thứ hỗn tới cỡ như vậy mà ông bố trong Tân Ước vẫn không một lời than thở, hoặc nặng lời la mắng. Chưa hết sau khi người con thứ đã bỏ đi, tương tự như bên Việt Nam, ông bố biết rằng ông sẽ trở thành đề tài đàm tiếu của cả hàng xóm về thằng con bất hiếu. Ông bố cũng biết rằng sau khi đứa con đã biến dạng nơi chân trời, những lời ong tiếng ve sẽ ngập tràn nơi phố xá, hàng quán, chợ búa,
— Nhà này vô phúc! Có thằng con không ra gì!
Hoặc là,
— Quân du thủ du thực! Bố nó còn sống sờ sờ ra đó mà đòi chia gia tài! Cái này chắc là nghiệp báo chi đây.
Thế đó, ông già biết trước danh dự của ông sẽ bị hàng xóm láng giềng chà đạp thậm tệ nếu ông không ngăn cản người con. Không! Chúa không làm như vậy, nhưng Ngài im lặng chia gia tài cho cậu con quý tử. Sau đó chiều chiều Ngài ngồi nơi cửa sổ chờ đợi. Cặp mắt của người cha dõi nhìn về cõi xa xa, mong đợi bóng dáng của người con thứ quay về lại mái nhà xưa. Mỗi lần bụi bốc lên nơi chân trời, lòng người cha lại thấp thỏm, hồi hộp, chờ đợi.
Và rồi người con thứ cũng đã trở về, sau khi gia tài sự nghiệp tan theo mây khói. Khi thấy bóng dáng của người con từ xa, người cha chạy tới-chạy chớ không thủng thỉnh bước từng bước. Ông bố phóng tới, nhưng không phải để hất hủi xua đuổi,
— Mày có ngon thì đi luôn đi! Sao còn vác cái mặt về đây làm gì?
Không! Ông bố không làm như vậy. Ông ôm lấy người con, xỏ nhẫn vào tay cậu. Cuối cùng, ông sai gia nhân tổ chức đại dạ tiệc chào mừng ngày người con trở về.
Thiên Chúa là Chúa của Hòa Giải. Ngài yêu thương con cái của Ngài vô điều kiện. Bản chất của con người là bỏ đi hoang; nhưng tạ ơn Trời Cao, bởi bản chất của Thiên Chúa là từ bi, thứ tha, chờ đợi và hòa giải. Ngay cả trước khi con người có ý nghĩ làm một đường vòng chữ U, quay về lại với Thiên Chúa, Ngài đã đứng ở cửa nhà, chờ đợi giây phút chúng ta trở về xin được hòa giải với Ngài. Nhưng trước khi có can đảm quay về với Thiên Chúa, chúng ta cần phải có tâm tình của Con Người Mới. Con Người Mới chấp nhận những lỗi lầm của mình cho nên con người mới không đổ lỗi cho ai, nhưng tha thứ cho một khoảng thời gian mình đã sống với đêm đen với bóng tối. Tin rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của Hòa Giải, Con Người Mới quyết định đứng dậy bước ra bóng tối đêm đen của lỗi lầm, tiến vào cõi ánh sáng của hòa giải với Thiên Chúa.
III. Lời Kinh Hòa Giải
Và Con Người Mới nói,
— Cha ơi, nay con đã trở về. Con không còn đáng được gọi là con của Cha nữa, nhưng xin được làm tôi tớ trong nhà để đền bù lại cho những đêm đêm khi hoàng hôn buông rơi, con không có một lời kinh nguyện tạ ơn cho một ngày vừa trôi qua trong thanh bình, trong hạnh phúc; cho những sáng sớm khi bình minh rực rỡ chiếu xiên xiên qua khung cửa, Chúa không phải là hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của con.
Lạy Chúa, hôm nay con quay về ăn năn thống hối cho những giây phút con không chấp nhận lỗi lầm của con; những lần con đổ lỗi cho người khác bởi những vấp té trên đường đời của riêng mình; những lần con nói dối quanh quẩn về một lần con sa ngã; những lần con nhắm mắt làm ngơ trước những người anh, người chị, người em cơ hàn đang cần tới bàn tay con xoa dịu, giúp đỡ. Lạy Chúa, xin tha cho những lần con ơ hờ không để ý tới những lời kêu gọi đóng góp cho nạn nhân của thiên tai bão lụt, động đất; cho những người con của Chúa đang chết đói lả người trên những nẻo đường nắng cháy của lục địa Phi Châu; cho những trẻ em mồ côi Á Châu, Nam Mỹ, Đông Âu; những trẻ em không thân nhân, không họ hàng, không nhà cửa, một đời lang thang tìm kiếm trên những đống rác hôi tanh một miếng bánh mì thiu thối, một trái cam đã bốc mùi, một miếng xương gà chỉ còn trơ trụi những sợi gân xơ xác đang bị ruồi đen bám đặc.
Lạy Chúa, hôm nay con quay về lại với con. Hôm nay con đang lần bước đi theo ánh sáng trời cao. Con đi trong tay Chúa. Chúa soi đường dẫn lối đưa con quay về lại căn nhà của ngày xưa, căn nhà của một thời con đã quay lưng bỏ đi hoang.
Lạy Chúa, con hòa giải với con bằng cách chấp nhận con người của con, con người đã được Chúa tạo dựng qua hình ảnh tuyệt đẹp của Ngài. Lạy Chúa, xin tha cho những lần gọi những người anh chị em có mầu da khác với con bằng những danh từ không đẹp, bởi vì con đã quên rằng vào ngày thứ Sáu trong tuần, trong hình ảnh toàn thiện mỹ của Chúa, Chúa đã dựng nên người nam và người nữ.
Lạy Chúa, xin đốt sáng lại trong con niềm tin vào tình yêu của Chúa, một tình yêu bao la, một tình yêu tuyệt đối. Chúa ơi! Xin thắp sáng lại trong con một ngọn nến hồng nhắc nhở con về Tình Yêu bao la và bất diệt của Ngài.
Lạy Chúa, xin cho con can đảm, một lần dứt khoát đứng lên để con đóng lại một trang sách cũ, trang sách của mất niềm tin vào Chúa, mất niềm hy vọng vào chính con, mất niềm hy vọng vào một ngày mai.
Lạy Chúa xin cầm tay con lên, lật qua một chương sách mới. Nơi trang đầu tiên của chương sách này, con đang nắn nót viết lên hàng chữ đầu tiên:
Ngày hôm nay tôi đã hòa giải với chính tôi. Ngày hôm nay tôi đã hòa giải với Chúa.
Lạy Chúa, xin đừng để con dừng lại với hàng chữ đầu tiên này, nhưng tiếp tục viết tiếp những dòng chữ mới trong chương sách mới. Lạy Chúa, chương sách mới của ngày hôm nay, con gọi là chương sách của Hy Vọng vào một ngày mai trong Đức Kitô Phục Sinh.
Chú thích
(1). Mô hình của khái niệm CHẤP NHẬN này gồm bốn giai đoạn khác nhau.
1. CHẤP NHẬN mình đã lầm lỗi,
2. CHẤP NHẬN tha thứ/hòa giải với chính mình,
3. CHẤP NHẬN Thiên Chúa đã tha thứ cho những lỗi lầm, và Ngài cũng đã hòa giải với mình,
4. CHẤP NHẬN đóng lại một trang sách cũ, mở ra một trang sách mới.
Để biết thêm chi tiết về mô hình Chấp Nhận, xin mời lắng nghe audio file: Con Người Mới Trong Mùa Chay: Chấp Nhận và Hy Vọng
www.nguyentrungtay.com.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh Truyền Tin ngày 2-3-2008: ĐTC cảnh giác những người do tính kiêu ngạo, không biết nhận ra tật mù quáng của mình
Bình Hòa
13:18 02/03/2008
Kinh Truyền Tin ngày 2-3-2008: ĐTC cảnh giác những người do tính kiêu ngạo, không biết nhận ra tật mù quáng của mình
Trước đây, chúa nhựt thứ Tư mùa Bốn mươi được đặt tên là chúa nhựt Laetare (Vui lên đi), lấy từ chữ đầu tiên của bài ca-nhập-lễ, nhằm diễn tả niềm an ủi sau khi đã qua được một nửa thời kỳ chay tịnh khổ chế. Với cuộc cải tổ phụng vụ sau công đồng Vaticanô II, tư tưởng chỉ đạo trong việc lựa chọn các bài đọc Sách thánh không phải là sự thống hối đền tội, nhưng là chuẩn bị các dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm. Vì thế, sau khi đã trình bày khởi điểm và đích điểm của hành trình cải hoán vào hai chúa nhựt đầu tiên, ba chúa nhựt kế tiếp lần lượt trình bày ý nghĩa của bí tích Thánh tẩy qua ba hình ảnh: nước, ánh sáng, sự sống mà Đức Kitô là trọng tâm. Bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm qua được dành để suy gẫm về bài Tin mừng nói đến việc Chúa Kitô chữa một người mù, với lời cảnh giác những người do tính kiêu ngạo, không biết nhận ra tật mù quáng của mình, và vì thế không đếm xỉa đến hồng ân cứu độ mà Chúa ban cho nhân loại.
Sau khi ban phép lành Toà thánh, Đức Thánh Cha đã thêm ba lời kêu gọi. Thứ nhât là kêu gọi phóng thích đức cha Paulos Faraj Rabho, tổng giám mục Mossul (Irak) bị một nhóm vũ trạng bắt cóc sau khi đã hạ sát các cận vệ. Thứ hai là kêu gọi chấm dứt chiến tranh giữa Israel và Palestina ở giải Gaza. Thứ ba, là kêu gọi bảo vệ các thiếu nhi, nhân vụ tìm thấy thi hài của hai em bé ở dưới giếng ở Gravina (nam Italia), mất tích từ hơn năm qua.
Kính mời quý vị theo dõi bài suy niệm.
Anh chị em thân mến
Trong các chúa nhựt của mùa Bốn Mươi, qua các đoạn văn Tin mừng thánh Gioan, phụng vụ đưa chúng ta đi vào con đường của các dự tòng lãnh nhận bí tích thánh tẩy. Chúa nhựt tuần trước, Chúa Giêsu đã hứa cho người phụ nữ Samaria hồng ân “nước hằng sống”; hôm nay, khi chữa lành một người mù từ lúc sinh ra, Chúa tỏ mình ra như là “ánh sáng của thế gian”; Chúa nhựt tới, khi cho ông bạn Ladarô sống lại, Chúa sẽ trình bày mình như là “sự phục sinh và là sự sống”. Nước, ánh sáng, sự sống: đó là những biểu tượng của Thánh tẩy, bí tính dìm các tín hữu trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, giải thoát họ khỏi ách nô lệ tội lỗi và ban cho họ sự sống vĩnh cửu.
Chúng ta hãy dừng lại một lúc ở trình thuật về người mù từ lúc sinh ra (Ga 9,1-41). Mang não trạng của người đương thời, các môn đệ nghĩ rằng bệnh mù của anh là hậu quả của một tội của bản thân hay của cha mẹ. Nhưng Chúa Giêsu đã bác bỏ thiên kiến đó, và tuyên bố: “Chẳng phải tại anh ta hay tại cha mẹ của anh, nhưng là để cho công trình Thiên Chúa được bộc lộ nơi anh” (Ga 9,3). Những lời ấy có sức an ủi chúng ta dường nào! Chúng ta được nghe thấy lời của Thiên Chúa là Tình yêu quan phòng và sáng suốt! Đứng trước con người mang dấu tích của sự hữu hạn và đau khổ, Chúa Giêsu không nghĩ đến tội vạ nào đó, nhưng nghĩ đến ý định của Thiên Chúa là Đấng đã dựng nên con người để được sống. Vì thế Người đã long trọng tuyên bố rằng: “Chúng ta phải hoàn thành những công việc của Đấng đã sai tôi đến … Bao lâu tôi còn ở trên thế gian, thì tôi là sự sáng của thế gian” (Ga 9,5). Lập tức, Người đã chuyển từ lời nói sang hành động: với một chút đất hoà với nước miếng thành bùn, Người đã xoa lên mắt của người mù. Cử chỉ này này nhắc đến việc tạo dựng con người, đưọc Kinh thánh thuật lại dưới biểu tượng của đất được nặn hình và linh động nhờ hơi thở của Thiên Chúa (xc. St 2,7). Thực vậy, Ađam có nghĩa là đất, và thân thể con người gồm bởi những yếu tố của đất. Khi chữa lành con ngươi, Chúa Giêsu thực hiện một cuộc tạo dựng mới. Tuy nhiên việc chữa trị đó đã gây ra một cuộc tranh cãi sôi nổi, bởi vì Chúa Giêsu đã làm điều ấy vào ngày sabát, và như vậy, theo nhóm Biệt Phái, Người đã vi phạm luật nghỉ việc. Vì thế, vào hồi kết thúc trình thuật, Chúa Giêsu và người mù đã gặp nhau lại, bởi vì cả hai đều bị trục xuất ra khỏi đền thờ: một người bởi vì đã vi phạm luật, người kia tại vì vẫn còn bị mang dấu tích tội lỗi bẩm sinh, tuy dù đã được khỏi bệnh rồi.
Chúa Giêsu đã mặc khải cho ngươì mù rằng Người đến thế gian để thi hành cuộc phân xử, để tách lìa những người mù được chữa lành, ra khỏi những người không muốn được chữa bởi vì họ nghĩ rằng mình lành mạnh. Thực vậy, con người mang trong mình một chước cám dỗ muốn kiến tạo cho mình một hệ thống an toàn ý thức hệ; kể cả tôn giáo cũng có thể trở nên nhân tố của hệ thống đó, cũng tựa như chủ nghĩa vô thần và tục hoá; nhưng khi làm như vậy là con người trở nên mù quáng bởi tật ích kỷ. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy để cho Chúa Giêsu chữa lành chúng ta; Người có thể và muốn ban cho chúng ta ánh sáng của Thiên Chúa! Chúng ta hãy thú nhận sự mù quáng của mình, sự thiển cận của mình, và nhất là cái mà Kinh thánh đặt tên là “tội nặng nhất” (xc Tv 18,14), đó là tật kiêu ngạo.
Xin Mẹ Maria rất thánh giúp chúng ta điều đó, bởi vì khi sinh ra Chúa Kitô về thể xác, Mẹ đã ban cho nhân loại ánh sáng chân thật.
Trước đây, chúa nhựt thứ Tư mùa Bốn mươi được đặt tên là chúa nhựt Laetare (Vui lên đi), lấy từ chữ đầu tiên của bài ca-nhập-lễ, nhằm diễn tả niềm an ủi sau khi đã qua được một nửa thời kỳ chay tịnh khổ chế. Với cuộc cải tổ phụng vụ sau công đồng Vaticanô II, tư tưởng chỉ đạo trong việc lựa chọn các bài đọc Sách thánh không phải là sự thống hối đền tội, nhưng là chuẩn bị các dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm. Vì thế, sau khi đã trình bày khởi điểm và đích điểm của hành trình cải hoán vào hai chúa nhựt đầu tiên, ba chúa nhựt kế tiếp lần lượt trình bày ý nghĩa của bí tích Thánh tẩy qua ba hình ảnh: nước, ánh sáng, sự sống mà Đức Kitô là trọng tâm. Bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm qua được dành để suy gẫm về bài Tin mừng nói đến việc Chúa Kitô chữa một người mù, với lời cảnh giác những người do tính kiêu ngạo, không biết nhận ra tật mù quáng của mình, và vì thế không đếm xỉa đến hồng ân cứu độ mà Chúa ban cho nhân loại.
Sau khi ban phép lành Toà thánh, Đức Thánh Cha đã thêm ba lời kêu gọi. Thứ nhât là kêu gọi phóng thích đức cha Paulos Faraj Rabho, tổng giám mục Mossul (Irak) bị một nhóm vũ trạng bắt cóc sau khi đã hạ sát các cận vệ. Thứ hai là kêu gọi chấm dứt chiến tranh giữa Israel và Palestina ở giải Gaza. Thứ ba, là kêu gọi bảo vệ các thiếu nhi, nhân vụ tìm thấy thi hài của hai em bé ở dưới giếng ở Gravina (nam Italia), mất tích từ hơn năm qua.
Kính mời quý vị theo dõi bài suy niệm.
Anh chị em thân mến
Trong các chúa nhựt của mùa Bốn Mươi, qua các đoạn văn Tin mừng thánh Gioan, phụng vụ đưa chúng ta đi vào con đường của các dự tòng lãnh nhận bí tích thánh tẩy. Chúa nhựt tuần trước, Chúa Giêsu đã hứa cho người phụ nữ Samaria hồng ân “nước hằng sống”; hôm nay, khi chữa lành một người mù từ lúc sinh ra, Chúa tỏ mình ra như là “ánh sáng của thế gian”; Chúa nhựt tới, khi cho ông bạn Ladarô sống lại, Chúa sẽ trình bày mình như là “sự phục sinh và là sự sống”. Nước, ánh sáng, sự sống: đó là những biểu tượng của Thánh tẩy, bí tính dìm các tín hữu trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, giải thoát họ khỏi ách nô lệ tội lỗi và ban cho họ sự sống vĩnh cửu.
Chúng ta hãy dừng lại một lúc ở trình thuật về người mù từ lúc sinh ra (Ga 9,1-41). Mang não trạng của người đương thời, các môn đệ nghĩ rằng bệnh mù của anh là hậu quả của một tội của bản thân hay của cha mẹ. Nhưng Chúa Giêsu đã bác bỏ thiên kiến đó, và tuyên bố: “Chẳng phải tại anh ta hay tại cha mẹ của anh, nhưng là để cho công trình Thiên Chúa được bộc lộ nơi anh” (Ga 9,3). Những lời ấy có sức an ủi chúng ta dường nào! Chúng ta được nghe thấy lời của Thiên Chúa là Tình yêu quan phòng và sáng suốt! Đứng trước con người mang dấu tích của sự hữu hạn và đau khổ, Chúa Giêsu không nghĩ đến tội vạ nào đó, nhưng nghĩ đến ý định của Thiên Chúa là Đấng đã dựng nên con người để được sống. Vì thế Người đã long trọng tuyên bố rằng: “Chúng ta phải hoàn thành những công việc của Đấng đã sai tôi đến … Bao lâu tôi còn ở trên thế gian, thì tôi là sự sáng của thế gian” (Ga 9,5). Lập tức, Người đã chuyển từ lời nói sang hành động: với một chút đất hoà với nước miếng thành bùn, Người đã xoa lên mắt của người mù. Cử chỉ này này nhắc đến việc tạo dựng con người, đưọc Kinh thánh thuật lại dưới biểu tượng của đất được nặn hình và linh động nhờ hơi thở của Thiên Chúa (xc. St 2,7). Thực vậy, Ađam có nghĩa là đất, và thân thể con người gồm bởi những yếu tố của đất. Khi chữa lành con ngươi, Chúa Giêsu thực hiện một cuộc tạo dựng mới. Tuy nhiên việc chữa trị đó đã gây ra một cuộc tranh cãi sôi nổi, bởi vì Chúa Giêsu đã làm điều ấy vào ngày sabát, và như vậy, theo nhóm Biệt Phái, Người đã vi phạm luật nghỉ việc. Vì thế, vào hồi kết thúc trình thuật, Chúa Giêsu và người mù đã gặp nhau lại, bởi vì cả hai đều bị trục xuất ra khỏi đền thờ: một người bởi vì đã vi phạm luật, người kia tại vì vẫn còn bị mang dấu tích tội lỗi bẩm sinh, tuy dù đã được khỏi bệnh rồi.
Chúa Giêsu đã mặc khải cho ngươì mù rằng Người đến thế gian để thi hành cuộc phân xử, để tách lìa những người mù được chữa lành, ra khỏi những người không muốn được chữa bởi vì họ nghĩ rằng mình lành mạnh. Thực vậy, con người mang trong mình một chước cám dỗ muốn kiến tạo cho mình một hệ thống an toàn ý thức hệ; kể cả tôn giáo cũng có thể trở nên nhân tố của hệ thống đó, cũng tựa như chủ nghĩa vô thần và tục hoá; nhưng khi làm như vậy là con người trở nên mù quáng bởi tật ích kỷ. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy để cho Chúa Giêsu chữa lành chúng ta; Người có thể và muốn ban cho chúng ta ánh sáng của Thiên Chúa! Chúng ta hãy thú nhận sự mù quáng của mình, sự thiển cận của mình, và nhất là cái mà Kinh thánh đặt tên là “tội nặng nhất” (xc Tv 18,14), đó là tật kiêu ngạo.
Xin Mẹ Maria rất thánh giúp chúng ta điều đó, bởi vì khi sinh ra Chúa Kitô về thể xác, Mẹ đã ban cho nhân loại ánh sáng chân thật.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Iraq Paulos Faraj Rahho
Nguyễn Việt Nam
17:22 02/03/2008
Vatican - Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 02/03, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã lên tiếng mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Paulos Faraj Rahho của tổng giáo phận Mosul đang trong tay bọn khủng bố tại Iraq. Đức Thánh Cha cho biết ngài theo dõi diễn tiến này với “sự đau buồn xâu xa”.
Đức Tổng Giám Mục Rahho đã bị phục kích hôm thứ Sáu vừa qua sau khi ngài ra khỏi một nhà thờ nơi ngài chủ sự cuộc đi Đàng Thánh Giá trọng thể. Một nhóm vũ trang khủng bố được tin là thuộc các thành phần Hồi Giáo quá khích tại Mosul đã xả súng bắn vào xe của ngài giết chết 3 người cận vệ trước khi bắt cóc Đức Tổng Giám Mục.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi hiệp thông trong lời kêu gọi của Đức Hồng Y Thượng Phụ Emmanuel III Delly, và những phụ tá ngài yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Rahho, sức khoẻ đang yếu kém, phải được trả tự do tức khắc. Đồng thời, tông cũng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn ba người bị giết, những người đã cận kề Đức Tổng Giám Mục khi ngài bị bắt”.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự gần gũi của ngài với Giáo Hội tại Iraq, và đặc biệt, Giáo Hội Chanđê là Giáo Hội lại một lần nữa gánh chịu những đau thương do vụ tấn công gây ra.
“Tôi khích lệ tất cả các mục tử và anh chị em tín hữu can đảm và bền đỗ trong hy vọng, và với tất cả những ai ưu tư cho số phận của nhân dân Iraq, xin tất cả chúng ta hãy nhân lên những nỗ lực của mình để hòa bình và anh ninh người dân Iraq đáng được hưởng sẽ không bị khước từ trong tương lai”.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ lo lắng của ngài về tình trạng căng thẳng giữa Do Thái và người Palestine tại dải Gaza đang dâng cao trong tuần qua. Chỉ mới hôm qua, 54 người đã bị giết tại dải Gaza trong cuộc không tập của quân Do Thái nhắm vào quân Hamas để trả thù cho những vụ tấn công hỏa tiễn nhắm vào Do Thái.
“Tôi lặp lại lời mời gọi đến các nhà chức trách: cả Do Thái lẫn Palestine, xin họ ngưng ngay các hành vi bạo lực xoáy trôn ốc, đơn phương, vô điều kiện. Chỉ khi nào chúng ta chứng tỏ một sự tôn trọng tuyệt đối với sinh mạng con người, dù là của kẻ thù, thì chúng ta mới có thể hy vọng mang đến cho tương lai hòa bình, sự cùng tồn tại cho các thế hệ trẻ và cho tất cả mọi người có gốc rễ tại Thánh Địa”
TGM Paulos Faraj Rahho |
Đức Thánh Cha nói: “Tôi hiệp thông trong lời kêu gọi của Đức Hồng Y Thượng Phụ Emmanuel III Delly, và những phụ tá ngài yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Rahho, sức khoẻ đang yếu kém, phải được trả tự do tức khắc. Đồng thời, tông cũng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn ba người bị giết, những người đã cận kề Đức Tổng Giám Mục khi ngài bị bắt”.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự gần gũi của ngài với Giáo Hội tại Iraq, và đặc biệt, Giáo Hội Chanđê là Giáo Hội lại một lần nữa gánh chịu những đau thương do vụ tấn công gây ra.
“Tôi khích lệ tất cả các mục tử và anh chị em tín hữu can đảm và bền đỗ trong hy vọng, và với tất cả những ai ưu tư cho số phận của nhân dân Iraq, xin tất cả chúng ta hãy nhân lên những nỗ lực của mình để hòa bình và anh ninh người dân Iraq đáng được hưởng sẽ không bị khước từ trong tương lai”.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ lo lắng của ngài về tình trạng căng thẳng giữa Do Thái và người Palestine tại dải Gaza đang dâng cao trong tuần qua. Chỉ mới hôm qua, 54 người đã bị giết tại dải Gaza trong cuộc không tập của quân Do Thái nhắm vào quân Hamas để trả thù cho những vụ tấn công hỏa tiễn nhắm vào Do Thái.
“Tôi lặp lại lời mời gọi đến các nhà chức trách: cả Do Thái lẫn Palestine, xin họ ngưng ngay các hành vi bạo lực xoáy trôn ốc, đơn phương, vô điều kiện. Chỉ khi nào chúng ta chứng tỏ một sự tôn trọng tuyệt đối với sinh mạng con người, dù là của kẻ thù, thì chúng ta mới có thể hy vọng mang đến cho tương lai hòa bình, sự cùng tồn tại cho các thế hệ trẻ và cho tất cả mọi người có gốc rễ tại Thánh Địa”
Vatican ủng hộ lời lên án các hý họa chống báng Hồi Giáo
Đặng Tự Do
17:49 02/03/2008
Cairo - Trong một cuộc họp diễn ra tại Cairo, Ai Cập. do trường Đại Học Al Azhar bảo trợ, Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn đã đưa ra sự ủng hộ cho các lời lên án những hý họa chống báng Hồi Giáo.
Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran đã cùng với hoàng thân Abd al-Fattah Muhammad Alam đồng chủ tọa một hội nghị đối thoại liên tôn giữa Tòa Thánh và thế giới Hồi Giáo Sunni. Tham dự trong hội nghị có đông đảo các thần học gia Công Giáo và những học giả Hồi Giáo trên thế giới trong vùng Trung Đông, Pakistan và Indonesia.
Trong một lời kêu gọi chung được đưa ra trong hội nghị, các tham dự viên đã bày tỏ sự đánh giá cao đối với quyền tự do phát biểu, nhưng lo ngại rằng nó “không thể biện minh cho việc xúc phạm tình cảm tôn giáo của con người”.
Tuyên cáo chung được Tòa Thánh đưa ra hôm 29/2 nhấn mạnh đến “những nguyên tắc cao đẹp và những giá trị gương mẫu” bao gồm “hòa bình, sự thật, công lý, hành vi đúng đắn và sự hợp tác trong việc phát triển tài nguyên trái đất cho lợi ích toàn nhân loại”. Tuyên cáo chung nhấn mạnh rằng việc tuân thủ những nguyên tắc và đề cao những giá trị này là thiết yếu trong hoàn cảnh hiện nay khi “những biên giới và cách biệt giữa các dân tộc đang giảm dần nhưng hiện tượng bạo lực, cực đoan và khủng bố lại đang gia tăng cùng với sự khinh miệt các tôn giáo, các giá trị tôn giáo và những gì được coi là thánh thiêng”.
Nhiều người tỏ ra không hài lòng trước tuyên bố này vì trong khi tuyên bố nhắm vào các nhà lãnh đạo Châu Âu yêu cầu họ có biện pháp đối với tình trạng bài Hồi Giáo tại các nước này, tuyên bố đã không đưa ra một lời kêu gọi tương tự cho các nhà lãnh đạo Ả rập để họ chấm dứt những hình thức bách hại người Kitô Giáo tại đây.
Ông Kurt Westergaard, người Đan Mạch, tác giả của bức tranh hí họa trong đó mô tả tiên tri Môhamét như một tên khủng bố đã bị Hồi Giáo dọa giết. Các trạm thông tin của Hồi Giáo ghi nhận là tại Đan Mạch có 81 người tên Kurt Westergaard. Cả 81 người này đều bị dọa giết. Báo chí Đan Mạch phản ứng lại bằng cách đồng loạt cho đăng bức hí họa này và những bức hí họa khác nữa như một “cử chỉ liên đới” với tác giả Kurt Westergaard.
Bức hí họa tiếp tục gây sóng gió |
Trong một lời kêu gọi chung được đưa ra trong hội nghị, các tham dự viên đã bày tỏ sự đánh giá cao đối với quyền tự do phát biểu, nhưng lo ngại rằng nó “không thể biện minh cho việc xúc phạm tình cảm tôn giáo của con người”.
Tuyên cáo chung được Tòa Thánh đưa ra hôm 29/2 nhấn mạnh đến “những nguyên tắc cao đẹp và những giá trị gương mẫu” bao gồm “hòa bình, sự thật, công lý, hành vi đúng đắn và sự hợp tác trong việc phát triển tài nguyên trái đất cho lợi ích toàn nhân loại”. Tuyên cáo chung nhấn mạnh rằng việc tuân thủ những nguyên tắc và đề cao những giá trị này là thiết yếu trong hoàn cảnh hiện nay khi “những biên giới và cách biệt giữa các dân tộc đang giảm dần nhưng hiện tượng bạo lực, cực đoan và khủng bố lại đang gia tăng cùng với sự khinh miệt các tôn giáo, các giá trị tôn giáo và những gì được coi là thánh thiêng”.
Nhiều người tỏ ra không hài lòng trước tuyên bố này vì trong khi tuyên bố nhắm vào các nhà lãnh đạo Châu Âu yêu cầu họ có biện pháp đối với tình trạng bài Hồi Giáo tại các nước này, tuyên bố đã không đưa ra một lời kêu gọi tương tự cho các nhà lãnh đạo Ả rập để họ chấm dứt những hình thức bách hại người Kitô Giáo tại đây.
Ông Kurt Westergaard, người Đan Mạch, tác giả của bức tranh hí họa trong đó mô tả tiên tri Môhamét như một tên khủng bố đã bị Hồi Giáo dọa giết. Các trạm thông tin của Hồi Giáo ghi nhận là tại Đan Mạch có 81 người tên Kurt Westergaard. Cả 81 người này đều bị dọa giết. Báo chí Đan Mạch phản ứng lại bằng cách đồng loạt cho đăng bức hí họa này và những bức hí họa khác nữa như một “cử chỉ liên đới” với tác giả Kurt Westergaard.
Niên giám Tòa Thánh 2008: Dân số Công Giáo gia tăng 1.4%
Thúy Dung
18:01 02/03/2008
ĐHY Tarciscio Bertone |
Đức Hồng Y Tarciscio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã giới thiệu cuốn Niên Giám (Annuario Pontificio) lên Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI hôm 29/2/2008. Những thống kê trong cuốn Niên Giám này cho thấy dân số Công Giáo đã gia tăng từ 1.115 tỷ lên đến 1.131 tỷ từ năm 2005 đến 2006, là năm cuối cùng có những con số chính xác thu thập từ các giáo phận trên toàn thế giới.
Thống kê ghi nhận có sự gia tăng ở mức khiêm nhường trong con số các linh mục (0.21%), các chủng sinh (0.9%). Tại thời điểm cuối năm 2006, có 407,242 linh mục và 115,480 chủng sinh trên toàn thế giới.
Niên Giám cũng ghi nhận là trong năm 2007 có 8 giáo phận được hình thành cùng với một miền Giám Quản Tông Tòa, hai tổng giáo phận và một Miền Phủ Doãn Tông Tòa.
Trong năm 2007, có 169 Giám Mục được bổ nhiệm.
Top Stories
Uphill battles to regain Church properties in Vietnam
J.B. An Dang
00:43 02/03/2008
In December 18th, 2007, for the first time Hanoi’s Catholics had taken to the streets. More than two thousand people peacefully held a torchlight protest to ask the government to restore a building that once housed the offices of the apostolic nuncio. By late January the daily demonstrations had grown into major events, with government officials - apparently frustrated by the peaceful protests - threatening both military and legal actions against the archbishop, his clergy, and Catholic activists.
Thanks to Catholic News Agencies and other media outlets, the international community has paid a good attention to Catholic protests in Vietnam and beyond them - the plight of Catholics under an atheist government. Diplomatic pressures have stopped Vietnam showing its hand and forced them to dialogue peacefully with the Church.
This article is an attempt to present a concise background of Church property issues in Vietnam and enormous challenges the Church has to face to regain its properties seized illegally by the communist government.
A history of persecutions and Martyrs
Catholicism reached Vietnam in the 16th century, thanks to the work of missionaries from France, Spain and Portugal. Since its very first outset, the seed of Faith in Vietnam soil was mixed with the abundant blood of the martyrs, belonging to the missionary clergy as much as to the local clergy and the Christian people of Vietnam.
Vietnam Catholic Church history reports that in the period of 261 years from 1625 to 1886, 53 edicts were signed by the Trinh, the Nguyen Lords and the Kings of Nguyen dynasty, one worse than the previous one. During that time, there were approximately 130,000 victims to these persecutions, spread all over the country. The Church suffered the worst persecutions under the kingdom of Minh Mang (1820-1840), the “Nero of Indochina”.
117 of this immense multitude of Heroes, whose sufferance was of cruel indeed, were chosen and raised to the Altars by the Holy See.
The Church in Vietnam has even suffered more than ever since the communists took control the North in 1954 and later the South in 1975.
The North after 1954
In 1954, when Vietnam was divided into North and South, many priests of the North followed the exodus and flight of hundreds of thousands of Catholics to South. Those who remained lived under extremely harsh treatment by the atheist regime. They were denied access to education and decent jobs, and treated as second-class citizens.
At first, the North government did follow its Chinese counterpart in religion policies: it tried its best to set up a state-controlled Catholic Church. Soon after they took control the North, a few months later, the “Liaison Committee for Patriotic and Peace-Loving Catholics” was born in March 1955.
The initial intention of the committee was to establish a Patriotic Church loyal to the Party. But it failed thanks to the fidelity to Christ and His Church of Bishops, priests, religious and the laity. While other religions were divided into an official (or state-approved) one and an underground one, there has been only one Catholic Church in Vietnam completely loyal to Christ and His Church even at the price of grave sufferings. As a result, alternative policies were applied, typically – the clergy eradication and the Church property confiscation policies.
In the land reform campaign which spread to most of the villages of North Vietnam from mid-1955 to mid-1956, many Catholic leaders were falsely labelled as landlords and subjected to the confiscation of their land, which actually was Church land. In an official document[1], the government reported that the land reform campaign was conducted at 3,563 villages with more than half a million people charged as landlords. Among them 172,008 were executed. Vietnam government admitted that among those who were killed, 123,226 were actually victims of injustice. A significant number of priests and lay leaders were killed in this campaign resulting in so many congregations living without Mass and sacraments for decades.
In successive years, the clergy and faithful were also jailed for other various reasons or even for no reasons at all. The plight of Redemptorists in the North was a typical example[2].
In 1954, when most Redemptorists moved to the South of Vietnam, Fr. Joseph Vu Ngoc Bich, Fr. Denis Paquette, Fr. Thomas Côté, Br. Clement Pham Van Dat and Br. Marcel Nguyen Tan Van remained in Hanoi. They lived under extremely harsh treatment by the atheist regime, and soon faced brutal persecutions. On May 7th, 1955, Br. Marcel Nguyen was arrested for no reason. Four year later, on July 9th, 1959, he died in the communist jail. Fr. Denis Paquette faced deportation on October 23rd, 1958. One year later, Fr. Thomas Côté faced the same fate. Less than three years later, on October 9th, 1962, Br. Clement Pham was jailed. He died later in the communist jail on October 7th, 1970 in a rural area of Yen Bai. This left Fr. Joseph Vu to run the church by himself. Despite his persistent protests, local authorities gradually seized the parish’s land one section at a time. Consequently, the plot of land was reduced from its original 15 acres to its present-day size of little more than half an acre.
The clergy eradication and the Church property confiscation policies have resulted in many congregations of faithful in the upper north provinces of Vietnam have been without churches and priests for more than half a century. Miraculously, some congregations have preserved the seed of their faith and even transmit it to the descendant generations.
The South after 1975
After the fall of Saigon on April 30th, 1975, hundreds of thousands of South Vietnamese people, from former officers in the armed forces to religious leaders were rounded up in re-education camps in rural areas.
Prisoners, who were poorly nourished and received little or no medical care, had to work in the hot tropical sun. The poor health, combined with hard work, mandatory confessions and political indoctrination, made life very difficult for prisoners in Vietnam, and contributed to a high death rate in the camps.[3]
The re-education camp policy with more than a million people jailed and among them more than 100,000 died, shed a cloud of fear all over Vietnam, especially in the South.
As a result, a wave of millions people tried to escape the country by any means. They were prepared to risk everything. Many took to the ocean in tiny overcrowded ships. At least half of the "boat people", as they were commonly known, never reached to their destination.
In that context, many Church properties were confiscated or transferred to the State under coercive conditions. The Church's ministries were severely hampered, seminaries could not function, and many dioceses remained without bishops.
Soon after the communists took control Vietnam, a “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was also born in the South with its “Catholics and People” magazine first published on July 10th, 1975. This was seen as the second attempt of the government to set up a state-run Church.
At first, some priests and religious actively joined the committee as they believed it might be a good way to serve the country which had been torn by successive wars. But most of them joined it out of fear.
However, tables were turned after the first meeting of the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” in December 1976. Priests and religious who attended the meeting in Hanoi were shocked when the celebrants deliberately ignored the prayer for the Pope in the Mass on the last day of the meeting.
Also, Catholics in the South became more vigilant at the ploy of the atheist government to create a Catholic schism as the “Catholics and People” magazine, which, despite its name, is controlled by the Communist party rather than the Church – has carried a series of anti-Vatican articles to lay harsh criticisms on Vatican and the Pope.
The fate of “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was decided after a letter from The Holy See warning the clergy who involved in the committee. Most of priests withdrew from the committee when the letter was published in 1985.
While the Vietnamese government claims that everyone in Vietnam has the right to believe or not believe in any religion, in practice, only those who follow state-approved churches are looked upon favourably. Others can quickly find themselves suffered overt persecutions. A series of Church properties in South Vietnam were seized after the government recognised its failure to set up a “Patriotic Catholic Church”.
Altogether more or less 2250 Church properties in both the North and the South of Vietnam have been seized. Some of them were turned into factories, movie theatres, restaurants, or government offices. Some simply were destroyed. Others were sold or gave to government officials.
Present limitations on religious freedom
With the introduction to open market, the gradual opening to the West, especially to the United States, beginning with the lifting of the U.S. trade embargo in February 1994, the normalization of relations in July 1995, and the accession into WTO in November 2006; there has been a number of positive developments in religious liberty. The situation of the Church in Vietnam was improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation[4].
However, there can be no denying that religious freedom is severely limited in today's Vietnam. It is fair to say that persecutions are still on their way especially in the rural areas such as in the North and in the Central Highlands. The persecutions against the Catholics in Son La province is a typical example[5].
Months immediately preceding the visit from President George W. Bush, and the WTO accession, Vietnam issued several decrees and ordinances that outlawed forced renunciations of faith, and relaxed restrictions on religious freedom. However, things seem to return back to previous status, at least with Hmong Catholics in Son La province.
Local Catholics in Son La report that many Hmong Catholics have been threatened to force them to cease religion activities. Those who refused to do so were detained, interrogated, arrested, imprisoned, beat, and harassed. In some cases, their rice fields were set on fire and land confiscated. Last year, soon after the meeting between Pope Benedict XVI and Prime Minister Nguyen Tan Dung, an entire of Catholic village fled into a jungle to avoid persecutions. They travelled South far to Thanh Hóa province.
Local authorities responded by setting up border guard stations within ethnic villages to prevent further runaways. There have been reports in which security officials pressured Hmong Catholics to sign pledges agreeing to abandon “Christianity and politics”, and to construct traditional animistic altars in their homes. These practices were outlawed in a February 2005 decree. However, so far, no security officials have been punished for these actions.
The local government of Son La has long connected Hmong Christianity with the “receive the king” tradition of Hmong culture. This tradition was interpreted as a harbinger of political secession, a serious national security threat.
In June 2006, the Son La’s Committee of Population Propaganda issued a document urging officials to take active measures to “resolutely subdue” the growth of Christianity because “Son La people have no ‘genuine need’ for religion”, “Christians spend so much time for worship, and on Sunday, they rest from work”. This “undermines the revolution”.
The document brazenly contradicts to decrees and ordinances from Vietnam Prime Minister in 2005 and 2006.
There are more severe restraints on religious freedom, which Catholic bishops in Vietnam repeatedly speak out on, calling for the government to relax specific restrictions. After each meeting of the Episcopal conference, the bishops typically send a memorial of the meeting to the Prime Minister, in which they list the areas of great concerns. Among these, typically are the following:
1) The long delays in securing the appointment of bishops and diocesan administrators. This has always been a central point on the agenda in the bilateral meetings between the Vatican and the Vietnam government.
2) The restrictions on the ordination, appointment and transfer of priests. This is a major sticking point. Even after completing all requisite studies for ordination, candidates are often made to wait years before beginning their ministry.
3) The carrying out of the Church's normal activities, involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives, are all subjected to approval by the civil authorities.
4) Recruitment of seminarians is severely restricted; only a certain number may be enrolled in the diocesan seminaries each year, and candidates and even their families are subjected to scrutiny.
5) Publications and other media are severely restricted. The Church has no access to the mass media.
6) Many buildings that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners. Recently, it is reported that they have been used as financial resources for government officials. Needless to say, activities held in these premises often disrupt religious services in the nearby churches.
7) Local governments are still pursuing policies of religious persecution for the ethnic minorities, especially the Montagnards in the Central Highlands, and the Thai, Hmong and Muong in the Northern Mountains.
8) The communist government has severely restricted all the Church activities in education and keeps pursuing an anti-Christian education policy. In text books, the Church has been systematically described as ‘evil’ and ‘obstacles’ to the progress of the society. Also, relations between the Catholic Church and the government remain tense due partly to ongoing efforts from the government to distort history in order to falsely accuse the Church of being ally to foreign invaders in 19th and 20th centuries.
Hanoi protest prayers
A short history
On Oct 18th,1951, Pope Pius XII appointed Archbishop John Jarlath Dooley, S.S.C.M.E (1906 – 1999) as the Apostolic Delegate to Indochina.
On arrival to Vietnam, Archbishop John Dooley decided to move the Indochina Apostolic Delegate’s residence from Hue to Hanoi due to the political importance of the latter. In Hanoi, his office was set temporarily inside the Archbishopric complex.
When Vietnam was divided into two distinct states in 1954, he remained in Hanoi. However, five years later, in March, 1959 he had to leave Hanoi for medical treatment. Before leaving Vietnam, he wrote a letter in which he thanked Bishop Joseph Marie Trinh Nhu Khue (1898-1978) of Hanoi to allow him to use the building for a long time.
Father Terence O'Driscoll, an Irish priest, undertook the office temporarily while waiting for the Holy See’s instructions. But, within 2 weeks after Archbishop John Dooley left Vietnam, Hanoi deported Fr. O'Driscoll and all staff of the Apostolic Delegation.
Soon, the communist government occupied the Nuncio’s office, built a wall to separate it with the rest of the Archbishopric complex, despite strong protests of Bishop Joseph Marie Trinh.
Since then, the former Nuncio’s office has been used for various purposes, including those as means to torture Hanoi Catholic leaders and staff who lived nearby with loudly music played late into midnight. Needless to say, the music and other activities from the building disrupt badly church services in the nearby Hanoi Cathedral.
In 1980s, Cardinal Joseph-Marie Trinh Van Can (1921-1990), Archbishop of Hanoi, had repeatedly reported the issue but the government kept torturing him with loudly music until his death.
In 2000, Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung requested the return of the building to the archdiocese. Vietnam Conference of Catholic Bishops has also sent petitions to the authorities for the return of the building. Yet, their petitions have gone unanswered.
Protests erupted
In a letter, released on December 15th, 2007, Archbishop Joseph Ngo told his congregation that the Nuncio’s office within the premises of his palace was seized illegally by the government since 1959. He asked the congregation to pray for the return of the building.
On December 18th, a rally was held drawing thousands Catholics to the street. The daily demonstrations quickly grew into major events when more and more Catholics gathered day and night praying in front of the building. Every day, priests and Catholic followers lit candles, placed flowers and sang at the iron fence. These events have attracted attentions of international Catholic and secular media, and through them of the international community.
Hanoi Catholics prayer protests pose great threats to Vietnam government. This is the first time it has to deal with the protests – bolder than ever - from Catholics as a religious community. Also, these protests occurred just a few months after Vietnam created a watershed, especially for the US, through a wave of harassments, arrests and criminal charges against human rights and democracy advocates engaged in peaceful and perfectly legal activities[6]. Vietnam had been put back on the list of Countries of Particular Concern (CPC) since May 2007. Apparently, it did not want to suffer more economic measures from US and other Western countries.
On December 30th, Vietnam Prime Minister Nguyen Tan Dung visited the site and met Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet during a prayer meeting with thousands of followers pledging to consider the issue seriously.
Thai Ha parish protests
While peaceful demonstrations for the restitution of the old building of the apostolic delegation in Hanoi continue, police forcibly intervened in an analogues protest in the parish of Thai Ha.
On January 6th parishioners gathered to ask for the restitution of 60 thousand square metres of parish grounds that have been occupied by state buildings. Recently, a sewing factory backed by local authorities has also built its workshops on the parish’s land.
Police in mass clashed with protestors. This was seen as a message that Vietnam’s government was not be prepared for any agreements on land disputes that satisfy the legitimate aspiration of Hanoi’s Catholics. The protest, however, seems so far to have stopped further appropriation of parish lands.
Thai Ha parish is run by Redemptorists. The order arrived in Vietnam in 1925. Since then, Redemptorists have taken the Good News to many provinces in the North of the country. In 1928, they bought 6 hectares at Thai Ha, Hanoi to build a convent and a church. Mass for the Inauguration of the convent was held on May 1929. The church was inaugurated 6 years later, in 1935.
In 1941, there were up to 66 members including 17 priests, 12 brothers, 26 seminarians, and 11 novices living in the convent. The number of members kept increasing steadily until 1954, when Vietnam was divided into two distinct states. In 1954, most Redemptorists moved to the South of Vietnam. Fr. Joseph Vu Ngoc Bich and other 4 Redemptorists remained in Hanoi. They lived under extremely harsh treatment by the atheist regime, and soon faced brutal persecutions. Since 1962, after other Redemptorists were jailed or deported, Fr. Joseph Vu had run the church alone. Despite Fr. Joseph Vu’s persistent protests, local authorities had managed to nibble bite by bite the parish’s land. The original area of 60,000 square meters was reduced to 2,700 square meters. The communist government converted the convent into Dong Da hospital, and distributed or sold illegally large parts of the land to state-owned companies, and government officials.
Priests, religious and the laity of Thai Ha parish have repeatedly requested for the return of the land seized by the government. In support of their demands they note that the Redemptorists hold the legal land deeds and have never signed agreements to offer any part of the land to the government even under coercive conditions.
For more than ten years the Redemptorist Fathers have been demanding the return of the land belonging to them. Their petitions have gone unanswered. But at the start of the year fences went up and security officials were called in to protect the Chiến Thắng Company which had begun to build.
In the afternoon of January 7th, the authorities came to allay the concerns of the crowd, promising that construction work would end. Instead the next day the Hanoi People’s Committee issued an official order authorising the company in question to continue its work. Angered by the turn of event, people realised that government institutions have made a mockery of their own words and of people’s sentiments in order to protect those who break the law.
In a message sent last January 7th, to all the Redemptorists in the country, the provincial superior Fr Joseph Cao Dinh Tri says the local government has illegally confiscated land belonging to their monastery at Thai Ha, Hanoi and is supporting a construction project there. The previous day, the government had sent security forces to the spot, to allow the Chien Thang Sewing Company to build on the land in question.
The Redemptorists in Hanoi, Fr Cao continues, "have responded by gathering people to pray at the construction site, asking the government to respect fairness and put justice into practice. I would earnestly implore all of you, the whole province of Vietnam, to be in solidarity with our brother Redemptorists in Hanoi, in order to pray for our common apostolate".
The Redemptorists in Saigon immediately held a prayer protest at their Redemptorist convent drawing more than 4,000 Catholics. It was the largest, and probably the first, anti-government protest held in the city since the communists took power in 1975.
Demonstrators have been camped out at the site to pray day and night in front of dozens of crosses and icons of Our Mother of Perpetual Help, which are hanging on the fence that surrounds the confiscated property.
Ha Dong parish protests
Prayer protests soon reached Ha Dong, a city with about 200,000 residents located some 40 kilometres from the Vietnamese capital. Here Catholics have peacefully protested demanding the return of their parish building which the authorities illegally seized claiming that it had been donated.
The protest began January 6th, and since then has seen hundreds of faithful meeting in front of what was once their parish building to pray for justice to be done.
The faithful were provoked into action by a statement made by government officials rejecting their demand that the building be returned to its owners after it was seized 30 years to house the Ha Dong People’s Committee. Parishioners have repeatedly forwarded petitions demanding the building’s return but to no avail.
However, Ha Dong was recently elevated to the status of city and so the Committee was moved. This persuaded the parish vicar, Fr Joseph Nguyen Ngọc Hinh, to try again to get the building back.
This time however he got an astonishing answer. He was told that a “parish leader” had donated the building to the government in 1977.
Father Nguyen responded saying that no parishioner has the right to do such a thing.
Even more astonishing was the fact that the “parish leader” who made the donation was in fact a member of the Communist Party appointed by the government to the parish council who in turn donated the property to the government.
Ultimatum of the government for Catholics to stop protesting.
Early in the morning of January 25th, more than two thousands of Catholics gathered in the streets of Hanoi to show their opposition to the government’s refusal to hand over the Nuncio’s office.
The morning protest was followed by a Mass for the birthday of Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, the former archbishop of Hanoi. Following the celebration, a second peaceful demonstration began which became violent.
During the protest, a Hmong woman had climbed over a gate to place flowers on a statue of the Virgin Mary inside the building.
Discovered by security personnel, the woman was chased around the garden of the building. Disregarding the woman's explanations for her venturing into the building, the guards kicked and slapped her severely. In the witness of more than 2,000 Catholics, a security commander even loudly ordered his subordinates to beat to death the woman.
Lawyer Le Quoc Quan, a Catholic, intervened telling the security officials that their acts were unlawful and that they should stop beating the woman. However, they turned to attack him and dragged him to an office where he was beaten cruelly.
Catholics occupied the nuncio's office
Seeing all this brutality, in order to rescue Mr. Quan and the woman, the protestors had no other choice than breaking through the gate to confront the security officers. They occupied the building, erected a giant cross and sit-in protested on the garden of the building despite cold rains and biting winds.
Large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, were on the site, surrounding the protestors and mingling in their ranks, taking photos and filming with video cameras.
The next day, the city's governing body issued an ultimatum giving the protestors until 5 p.m. Sunday January 27th to leave the premises and to remove statues of the Virgin Mary and the cross that they had erected on Friday.
Also, the government-controlled media, which had remained silence about the protests, jumped in describing the protestors as "naive people," and charged that the Catholic clergy had been 'lying to their flock" and inciting them against the government. The media campaign led to fears that a police crackdown was imminent.
Despite all of measures of intimidation, the archbishop did not disperse protestors. None of the government instructions were followed. On the contrary, he challenged the order saying that “Praying is a basic human right protected by laws. I'm prepared to go to jail for my flock should the government jail them.”
More than 3,000 Catholics gathered in the garden of the building that once housed the apostolic nuncio for a prayer vigil on Sunday, January 27th, in defiance of a government order to vacate the site.
Not daring to show its hand and challenge the international community, the government tried to seek a way to escape from the deadlock. On February 1st, the government agreed to turn the building over to Church leaders.
The concession by the Vietnamese government came just hours after the publication of a letter from Cardinal Tarcisio Bertone, the Vatican Secretary of State, urging Hanoi's Catholics to avoid confrontation with police. In his January 30th letter to Hanoi's Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, Cardinal Bertone had promised to press the government to restore use of the building. Diplomatic initiatives by the Vatican evidently produced an immediate effect. The government agreed to allow the Catholic archdiocese to resume use of the building, in exchange for a promise that the daily prayer vigils would stop.
Hollow promise?
Two weeks after the agreement was struck, however, the Catholic activists who organized the public protests- and drew international attention to the situation, prompting the government's concession- questioned whether the government would keep its promise.
Public workers have repainted the fence surrounding the building. The gates have been strengthened, and new panels have been set in place, carrying Communist symbols and slogans, underlining the point that the building is state-owned.
Although Archbishop Ngo had said that the building would be turned over to the Church in a series of steps, the latest moves by government officials suggest that a quick transfer is out of the question.
In a sudden, Catholics in Hanoi now face a serious complication in their quest, as a state-approved Buddhist Church has claimed ownership of the land.
In a letter sent to Vietnam Prime Minister - dated February 16th - Thich Trung Hau, a leader of the Vietnam Buddhist Church set up by the Communist government in 1981, stated that all the settlements regarding the former nuncio's office must be approved by his church, since he claims that his Church is the authentic owner of the land.
The Buddhist leader's letter was written soon after Le Quang Vinh, the Vietnamese government's former religious-affairs chief, suggested that the Buddhist group was the lawful owner of the plot of land on which the archbishop's residence, the city's Catholic cathedral, and St. Joseph seminary are located. The office of the papal nuncio, which was seized by the government in 1959, is on the same property.
Vinh argued that the land was seized from the original Buddhist owners by French colonial rules and transferred to the Catholic Church. Hau, the Buddhist official, backed that argument, claiming that on the land in dispute there had been a pagoda named Bao Thien which was built in 1054. In 1883, “The French colonists seized and gave it to Bishop Puginier”, he stated.
Also, the state-run “Catholics and People” magazine opened fire on Hanoi Catholics. On February 15 and since then, it has carried a series of articles supporting Thich Trung Hau’s claim to the building, charging that Catholic activists have violated property laws, and accusing the demonstrators of harming the public reputation of Catholic citizens. It argued that the nuncio's office became public property by default when the papal envoy left the country in 1959.
Catholic activists in Hanoi, already worried about the willingness of the government to restore the property, see these episodes as a government excuse for reneging on the promise made to Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet on February 1st.
The UBCV
In an interview with BBC, a spokesman for the outlawed Buddhist Church of Vietnam (UBCV), Venerable Thich Khong Tanh, disputed the claims of Thich Trung Hau and the state-run “Catholics and People” magazine. He charged that the government had encouraged the rival Buddhist group to stake a claim to the property.
“It is clear that the government is reluctant to satisfy the legitimate aspirations of Catholics," the Buddhist leader told the BBC. "Now they want to use Buddhists to confront the Catholics for them.”
Thich Khong Tanh, whose UBCV claims to represent 80% of the Buddhists living in Vietnam, said that the rival Buddhist group is "a tool of the Communist party." The UBCV was outlawed in 1981 because of its refusal to follow the dictates of the government; he himself has spent 15 years in prison for his human-rights efforts.
The underground Buddhist leader said that there is no doubt that the Catholic Church owned legal title to the disputed property in Hanoi. While the government-approved Buddhist group claimed that the Bao Thien pagoda was built on that land, Thich Khong Tanh says that the pagoda was actually at a separate location - and in an event, was destroyed in 1426, more than four centuries before the Catholic Church gained titled to the land.
He underlines that the UBCV “has nothing to deal with the nunciature” calling for greater attentions to two key UBCV institutions that have been seized by the government: the Vietnam Quoc Tu Pagoda and the Quang Duc Cultural Centre in Saigon.
Some government officials have already criticised those who involve in the latest moves raising the concern that this development may force Catholics to cooperate with the Unified Buddhist Church.
In some sense, prayer protests from the Buddhists may cause more concerns than those of Catholics as most Vietnamese are Buddhist. Also, Buddhists protests may follow with a ritual in which a monk burns himself alive to express his strong protest.
In addition, state-sponsored Vietnam Buddhist Church in Hanoi is going to host the upcoming international celebrations of the 2008 Vesak Festival – the Anniversary of the Birth of Buddha. So far, celebrations have taken place in Thailand. This year, Vietnam asked the Thai government to allow Hanoi to host the Vesak festival in 2008. The government does not want any troubles from the UBCV.
Conclusion
Many buildings and plots of land that once belonged to religious communities have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners. They have been used as financial resources for the Party, distributed or sold to government officials.
Vietnam has no concrete rule to solve issues relating to properties of religious communities. Its government also has no willingness to deal with the issues on the basis of justice, fairness and in the honour of its own laws. This policy will soon result in dramatic social unrest in Vietnam.
[1] The history of Vietnam economics from 1945 to 2000, Vol. 2, Vietnam Bureau of Economic Affairs, Hanoi, 2004.
[2] Asia-News, Hanoi Catholics demonstrate for parish land, http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=11195&geo=53&size=A
[3] One of these prisoners, well known to the world, was Cardinal François Xavier Nguyen Văn Thuận (1928-2002). On April 24th, 1975, The Holy Father Paul VI appointed him Archbishop Coadjutor of Saigon. On August 15th, 1975, 3 months after the communists took control Vietnam, he was imprisoned. The communists said his appointment was a plot of the Vatican.
At 47 years old; with only a rosary in his pocket as his luggage, he was sent to a communist re-education camp, where he spent 13 long years, including nine in absolute solitary confinement where he saw nothing other than a thick darkness. Released on November 21st, 1988, and expelled from his Country, he came to Vatican, where he was appointed President of the Pontifical Council for Justice and Peace. After having preached the Lent Spiritual Exercises for the Pope and the Roman Curia during the Year of the Great Jubilee, during the following Consistory, on February 21st, 2001, he was appointed Cardinal. Only a year later, on September 16th, 2002, he died after a long a painful sickness due to the hardship that he had suffered before.
[4] While all religious activities remain under state control, the government started a dialogue with Catholics in the 1990s which led to a milestone visit to the Vatican almost a year ago by Prime Minister Dung.
Hanoi had tense relations with Pope John Paul II, deemed a contributor to the defeat of Soviet communism, but congratulated his successor Benedict XVI soon after he became pontiff in 2005, saying it wanted closer relations.
[5] VietCatholic News Agency, Vietnam: Hmong Catholics face severe persecutions, http://vietcatholic.net/News/Html/50872.htm
[6] One of these human rights and democracy advocates is Father Thaddeus Nguyen Van Ly who was sentenced on March 30th, 2007 for eight years in prison. Father Ly, a prisoner of conscience, began his dissident activities as early as the 1970s. He spent a year in prison from 1977 to 1978, and an additional nine from May 1983 to July 1992 for "opposing the revolution and destroying the people's unity."
In November 2000, he gained global and official attention when members of the US Committee for Religious Freedom visited him in his village, during the visit of U.S. president Clinton to Vietnam.
On May 17th, 2001, he was arrested again at An Truyen church, and received in October 2001 another prison sentence of 15 years for activities linked to the defense of free expression. The sentence was later reduced several times and he was finally released in February 2004. On February 19th, 2007, security police surrounded and raided Hue Archdiocese to ransack the office, confiscate computers and arrested him.
Thanks to Catholic News Agencies and other media outlets, the international community has paid a good attention to Catholic protests in Vietnam and beyond them - the plight of Catholics under an atheist government. Diplomatic pressures have stopped Vietnam showing its hand and forced them to dialogue peacefully with the Church.
This article is an attempt to present a concise background of Church property issues in Vietnam and enormous challenges the Church has to face to regain its properties seized illegally by the communist government.
A history of persecutions and Martyrs
Catholicism reached Vietnam in the 16th century, thanks to the work of missionaries from France, Spain and Portugal. Since its very first outset, the seed of Faith in Vietnam soil was mixed with the abundant blood of the martyrs, belonging to the missionary clergy as much as to the local clergy and the Christian people of Vietnam.
Vietnam Catholic Church history reports that in the period of 261 years from 1625 to 1886, 53 edicts were signed by the Trinh, the Nguyen Lords and the Kings of Nguyen dynasty, one worse than the previous one. During that time, there were approximately 130,000 victims to these persecutions, spread all over the country. The Church suffered the worst persecutions under the kingdom of Minh Mang (1820-1840), the “Nero of Indochina”.
117 of this immense multitude of Heroes, whose sufferance was of cruel indeed, were chosen and raised to the Altars by the Holy See.
The Church in Vietnam has even suffered more than ever since the communists took control the North in 1954 and later the South in 1975.
The North after 1954
In 1954, when Vietnam was divided into North and South, many priests of the North followed the exodus and flight of hundreds of thousands of Catholics to South. Those who remained lived under extremely harsh treatment by the atheist regime. They were denied access to education and decent jobs, and treated as second-class citizens.
At first, the North government did follow its Chinese counterpart in religion policies: it tried its best to set up a state-controlled Catholic Church. Soon after they took control the North, a few months later, the “Liaison Committee for Patriotic and Peace-Loving Catholics” was born in March 1955.
The initial intention of the committee was to establish a Patriotic Church loyal to the Party. But it failed thanks to the fidelity to Christ and His Church of Bishops, priests, religious and the laity. While other religions were divided into an official (or state-approved) one and an underground one, there has been only one Catholic Church in Vietnam completely loyal to Christ and His Church even at the price of grave sufferings. As a result, alternative policies were applied, typically – the clergy eradication and the Church property confiscation policies.
In the land reform campaign which spread to most of the villages of North Vietnam from mid-1955 to mid-1956, many Catholic leaders were falsely labelled as landlords and subjected to the confiscation of their land, which actually was Church land. In an official document[1], the government reported that the land reform campaign was conducted at 3,563 villages with more than half a million people charged as landlords. Among them 172,008 were executed. Vietnam government admitted that among those who were killed, 123,226 were actually victims of injustice. A significant number of priests and lay leaders were killed in this campaign resulting in so many congregations living without Mass and sacraments for decades.
In successive years, the clergy and faithful were also jailed for other various reasons or even for no reasons at all. The plight of Redemptorists in the North was a typical example[2].
In 1954, when most Redemptorists moved to the South of Vietnam, Fr. Joseph Vu Ngoc Bich, Fr. Denis Paquette, Fr. Thomas Côté, Br. Clement Pham Van Dat and Br. Marcel Nguyen Tan Van remained in Hanoi. They lived under extremely harsh treatment by the atheist regime, and soon faced brutal persecutions. On May 7th, 1955, Br. Marcel Nguyen was arrested for no reason. Four year later, on July 9th, 1959, he died in the communist jail. Fr. Denis Paquette faced deportation on October 23rd, 1958. One year later, Fr. Thomas Côté faced the same fate. Less than three years later, on October 9th, 1962, Br. Clement Pham was jailed. He died later in the communist jail on October 7th, 1970 in a rural area of Yen Bai. This left Fr. Joseph Vu to run the church by himself. Despite his persistent protests, local authorities gradually seized the parish’s land one section at a time. Consequently, the plot of land was reduced from its original 15 acres to its present-day size of little more than half an acre.
The clergy eradication and the Church property confiscation policies have resulted in many congregations of faithful in the upper north provinces of Vietnam have been without churches and priests for more than half a century. Miraculously, some congregations have preserved the seed of their faith and even transmit it to the descendant generations.
The South after 1975
After the fall of Saigon on April 30th, 1975, hundreds of thousands of South Vietnamese people, from former officers in the armed forces to religious leaders were rounded up in re-education camps in rural areas.
Prisoners, who were poorly nourished and received little or no medical care, had to work in the hot tropical sun. The poor health, combined with hard work, mandatory confessions and political indoctrination, made life very difficult for prisoners in Vietnam, and contributed to a high death rate in the camps.[3]
The re-education camp policy with more than a million people jailed and among them more than 100,000 died, shed a cloud of fear all over Vietnam, especially in the South.
As a result, a wave of millions people tried to escape the country by any means. They were prepared to risk everything. Many took to the ocean in tiny overcrowded ships. At least half of the "boat people", as they were commonly known, never reached to their destination.
In that context, many Church properties were confiscated or transferred to the State under coercive conditions. The Church's ministries were severely hampered, seminaries could not function, and many dioceses remained without bishops.
Soon after the communists took control Vietnam, a “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was also born in the South with its “Catholics and People” magazine first published on July 10th, 1975. This was seen as the second attempt of the government to set up a state-run Church.
At first, some priests and religious actively joined the committee as they believed it might be a good way to serve the country which had been torn by successive wars. But most of them joined it out of fear.
However, tables were turned after the first meeting of the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” in December 1976. Priests and religious who attended the meeting in Hanoi were shocked when the celebrants deliberately ignored the prayer for the Pope in the Mass on the last day of the meeting.
Also, Catholics in the South became more vigilant at the ploy of the atheist government to create a Catholic schism as the “Catholics and People” magazine, which, despite its name, is controlled by the Communist party rather than the Church – has carried a series of anti-Vatican articles to lay harsh criticisms on Vatican and the Pope.
The fate of “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was decided after a letter from The Holy See warning the clergy who involved in the committee. Most of priests withdrew from the committee when the letter was published in 1985.
While the Vietnamese government claims that everyone in Vietnam has the right to believe or not believe in any religion, in practice, only those who follow state-approved churches are looked upon favourably. Others can quickly find themselves suffered overt persecutions. A series of Church properties in South Vietnam were seized after the government recognised its failure to set up a “Patriotic Catholic Church”.
Altogether more or less 2250 Church properties in both the North and the South of Vietnam have been seized. Some of them were turned into factories, movie theatres, restaurants, or government offices. Some simply were destroyed. Others were sold or gave to government officials.
Present limitations on religious freedom
With the introduction to open market, the gradual opening to the West, especially to the United States, beginning with the lifting of the U.S. trade embargo in February 1994, the normalization of relations in July 1995, and the accession into WTO in November 2006; there has been a number of positive developments in religious liberty. The situation of the Church in Vietnam was improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation[4].
However, there can be no denying that religious freedom is severely limited in today's Vietnam. It is fair to say that persecutions are still on their way especially in the rural areas such as in the North and in the Central Highlands. The persecutions against the Catholics in Son La province is a typical example[5].
Months immediately preceding the visit from President George W. Bush, and the WTO accession, Vietnam issued several decrees and ordinances that outlawed forced renunciations of faith, and relaxed restrictions on religious freedom. However, things seem to return back to previous status, at least with Hmong Catholics in Son La province.
Local Catholics in Son La report that many Hmong Catholics have been threatened to force them to cease religion activities. Those who refused to do so were detained, interrogated, arrested, imprisoned, beat, and harassed. In some cases, their rice fields were set on fire and land confiscated. Last year, soon after the meeting between Pope Benedict XVI and Prime Minister Nguyen Tan Dung, an entire of Catholic village fled into a jungle to avoid persecutions. They travelled South far to Thanh Hóa province.
Local authorities responded by setting up border guard stations within ethnic villages to prevent further runaways. There have been reports in which security officials pressured Hmong Catholics to sign pledges agreeing to abandon “Christianity and politics”, and to construct traditional animistic altars in their homes. These practices were outlawed in a February 2005 decree. However, so far, no security officials have been punished for these actions.
The local government of Son La has long connected Hmong Christianity with the “receive the king” tradition of Hmong culture. This tradition was interpreted as a harbinger of political secession, a serious national security threat.
In June 2006, the Son La’s Committee of Population Propaganda issued a document urging officials to take active measures to “resolutely subdue” the growth of Christianity because “Son La people have no ‘genuine need’ for religion”, “Christians spend so much time for worship, and on Sunday, they rest from work”. This “undermines the revolution”.
The document brazenly contradicts to decrees and ordinances from Vietnam Prime Minister in 2005 and 2006.
There are more severe restraints on religious freedom, which Catholic bishops in Vietnam repeatedly speak out on, calling for the government to relax specific restrictions. After each meeting of the Episcopal conference, the bishops typically send a memorial of the meeting to the Prime Minister, in which they list the areas of great concerns. Among these, typically are the following:
1) The long delays in securing the appointment of bishops and diocesan administrators. This has always been a central point on the agenda in the bilateral meetings between the Vatican and the Vietnam government.
2) The restrictions on the ordination, appointment and transfer of priests. This is a major sticking point. Even after completing all requisite studies for ordination, candidates are often made to wait years before beginning their ministry.
3) The carrying out of the Church's normal activities, involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives, are all subjected to approval by the civil authorities.
4) Recruitment of seminarians is severely restricted; only a certain number may be enrolled in the diocesan seminaries each year, and candidates and even their families are subjected to scrutiny.
5) Publications and other media are severely restricted. The Church has no access to the mass media.
6) Many buildings that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners. Recently, it is reported that they have been used as financial resources for government officials. Needless to say, activities held in these premises often disrupt religious services in the nearby churches.
7) Local governments are still pursuing policies of religious persecution for the ethnic minorities, especially the Montagnards in the Central Highlands, and the Thai, Hmong and Muong in the Northern Mountains.
8) The communist government has severely restricted all the Church activities in education and keeps pursuing an anti-Christian education policy. In text books, the Church has been systematically described as ‘evil’ and ‘obstacles’ to the progress of the society. Also, relations between the Catholic Church and the government remain tense due partly to ongoing efforts from the government to distort history in order to falsely accuse the Church of being ally to foreign invaders in 19th and 20th centuries.
Hanoi protest prayers
A short history
On Oct 18th,1951, Pope Pius XII appointed Archbishop John Jarlath Dooley, S.S.C.M.E (1906 – 1999) as the Apostolic Delegate to Indochina.
On arrival to Vietnam, Archbishop John Dooley decided to move the Indochina Apostolic Delegate’s residence from Hue to Hanoi due to the political importance of the latter. In Hanoi, his office was set temporarily inside the Archbishopric complex.
When Vietnam was divided into two distinct states in 1954, he remained in Hanoi. However, five years later, in March, 1959 he had to leave Hanoi for medical treatment. Before leaving Vietnam, he wrote a letter in which he thanked Bishop Joseph Marie Trinh Nhu Khue (1898-1978) of Hanoi to allow him to use the building for a long time.
Father Terence O'Driscoll, an Irish priest, undertook the office temporarily while waiting for the Holy See’s instructions. But, within 2 weeks after Archbishop John Dooley left Vietnam, Hanoi deported Fr. O'Driscoll and all staff of the Apostolic Delegation.
Soon, the communist government occupied the Nuncio’s office, built a wall to separate it with the rest of the Archbishopric complex, despite strong protests of Bishop Joseph Marie Trinh.
Since then, the former Nuncio’s office has been used for various purposes, including those as means to torture Hanoi Catholic leaders and staff who lived nearby with loudly music played late into midnight. Needless to say, the music and other activities from the building disrupt badly church services in the nearby Hanoi Cathedral.
In 1980s, Cardinal Joseph-Marie Trinh Van Can (1921-1990), Archbishop of Hanoi, had repeatedly reported the issue but the government kept torturing him with loudly music until his death.
In 2000, Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung requested the return of the building to the archdiocese. Vietnam Conference of Catholic Bishops has also sent petitions to the authorities for the return of the building. Yet, their petitions have gone unanswered.
Protests erupted
Prayer protest ouside the nuncio's office |
On December 18th, a rally was held drawing thousands Catholics to the street. The daily demonstrations quickly grew into major events when more and more Catholics gathered day and night praying in front of the building. Every day, priests and Catholic followers lit candles, placed flowers and sang at the iron fence. These events have attracted attentions of international Catholic and secular media, and through them of the international community.
Hanoi Catholics prayer protests pose great threats to Vietnam government. This is the first time it has to deal with the protests – bolder than ever - from Catholics as a religious community. Also, these protests occurred just a few months after Vietnam created a watershed, especially for the US, through a wave of harassments, arrests and criminal charges against human rights and democracy advocates engaged in peaceful and perfectly legal activities[6]. Vietnam had been put back on the list of Countries of Particular Concern (CPC) since May 2007. Apparently, it did not want to suffer more economic measures from US and other Western countries.
On December 30th, Vietnam Prime Minister Nguyen Tan Dung visited the site and met Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet during a prayer meeting with thousands of followers pledging to consider the issue seriously.
Thai Ha parish protests
While peaceful demonstrations for the restitution of the old building of the apostolic delegation in Hanoi continue, police forcibly intervened in an analogues protest in the parish of Thai Ha.
Protest at Thai Ha |
Police in mass clashed with protestors. This was seen as a message that Vietnam’s government was not be prepared for any agreements on land disputes that satisfy the legitimate aspiration of Hanoi’s Catholics. The protest, however, seems so far to have stopped further appropriation of parish lands.
Thai Ha parish is run by Redemptorists. The order arrived in Vietnam in 1925. Since then, Redemptorists have taken the Good News to many provinces in the North of the country. In 1928, they bought 6 hectares at Thai Ha, Hanoi to build a convent and a church. Mass for the Inauguration of the convent was held on May 1929. The church was inaugurated 6 years later, in 1935.
In 1941, there were up to 66 members including 17 priests, 12 brothers, 26 seminarians, and 11 novices living in the convent. The number of members kept increasing steadily until 1954, when Vietnam was divided into two distinct states. In 1954, most Redemptorists moved to the South of Vietnam. Fr. Joseph Vu Ngoc Bich and other 4 Redemptorists remained in Hanoi. They lived under extremely harsh treatment by the atheist regime, and soon faced brutal persecutions. Since 1962, after other Redemptorists were jailed or deported, Fr. Joseph Vu had run the church alone. Despite Fr. Joseph Vu’s persistent protests, local authorities had managed to nibble bite by bite the parish’s land. The original area of 60,000 square meters was reduced to 2,700 square meters. The communist government converted the convent into Dong Da hospital, and distributed or sold illegally large parts of the land to state-owned companies, and government officials.
Priests, religious and the laity of Thai Ha parish have repeatedly requested for the return of the land seized by the government. In support of their demands they note that the Redemptorists hold the legal land deeds and have never signed agreements to offer any part of the land to the government even under coercive conditions.
For more than ten years the Redemptorist Fathers have been demanding the return of the land belonging to them. Their petitions have gone unanswered. But at the start of the year fences went up and security officials were called in to protect the Chiến Thắng Company which had begun to build.
In the afternoon of January 7th, the authorities came to allay the concerns of the crowd, promising that construction work would end. Instead the next day the Hanoi People’s Committee issued an official order authorising the company in question to continue its work. Angered by the turn of event, people realised that government institutions have made a mockery of their own words and of people’s sentiments in order to protect those who break the law.
In a message sent last January 7th, to all the Redemptorists in the country, the provincial superior Fr Joseph Cao Dinh Tri says the local government has illegally confiscated land belonging to their monastery at Thai Ha, Hanoi and is supporting a construction project there. The previous day, the government had sent security forces to the spot, to allow the Chien Thang Sewing Company to build on the land in question.
The Redemptorists in Hanoi, Fr Cao continues, "have responded by gathering people to pray at the construction site, asking the government to respect fairness and put justice into practice. I would earnestly implore all of you, the whole province of Vietnam, to be in solidarity with our brother Redemptorists in Hanoi, in order to pray for our common apostolate".
The Redemptorists in Saigon immediately held a prayer protest at their Redemptorist convent drawing more than 4,000 Catholics. It was the largest, and probably the first, anti-government protest held in the city since the communists took power in 1975.
Demonstrators have been camped out at the site to pray day and night in front of dozens of crosses and icons of Our Mother of Perpetual Help, which are hanging on the fence that surrounds the confiscated property.
Ha Dong parish protests
Prayer protests soon reached Ha Dong, a city with about 200,000 residents located some 40 kilometres from the Vietnamese capital. Here Catholics have peacefully protested demanding the return of their parish building which the authorities illegally seized claiming that it had been donated.
Prayer protest at Ha Dong |
The faithful were provoked into action by a statement made by government officials rejecting their demand that the building be returned to its owners after it was seized 30 years to house the Ha Dong People’s Committee. Parishioners have repeatedly forwarded petitions demanding the building’s return but to no avail.
However, Ha Dong was recently elevated to the status of city and so the Committee was moved. This persuaded the parish vicar, Fr Joseph Nguyen Ngọc Hinh, to try again to get the building back.
This time however he got an astonishing answer. He was told that a “parish leader” had donated the building to the government in 1977.
Father Nguyen responded saying that no parishioner has the right to do such a thing.
Even more astonishing was the fact that the “parish leader” who made the donation was in fact a member of the Communist Party appointed by the government to the parish council who in turn donated the property to the government.
Ultimatum of the government for Catholics to stop protesting.
Early in the morning of January 25th, more than two thousands of Catholics gathered in the streets of Hanoi to show their opposition to the government’s refusal to hand over the Nuncio’s office.
The morning protest was followed by a Mass for the birthday of Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, the former archbishop of Hanoi. Following the celebration, a second peaceful demonstration began which became violent.
During the protest, a Hmong woman had climbed over a gate to place flowers on a statue of the Virgin Mary inside the building.
Discovered by security personnel, the woman was chased around the garden of the building. Disregarding the woman's explanations for her venturing into the building, the guards kicked and slapped her severely. In the witness of more than 2,000 Catholics, a security commander even loudly ordered his subordinates to beat to death the woman.
Lawyer Le Quoc Quan, a Catholic, intervened telling the security officials that their acts were unlawful and that they should stop beating the woman. However, they turned to attack him and dragged him to an office where he was beaten cruelly.
Catholics occupied the nuncio's office
Seeing all this brutality, in order to rescue Mr. Quan and the woman, the protestors had no other choice than breaking through the gate to confront the security officers. They occupied the building, erected a giant cross and sit-in protested on the garden of the building despite cold rains and biting winds.
Large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, were on the site, surrounding the protestors and mingling in their ranks, taking photos and filming with video cameras.
Police filming |
Also, the government-controlled media, which had remained silence about the protests, jumped in describing the protestors as "naive people," and charged that the Catholic clergy had been 'lying to their flock" and inciting them against the government. The media campaign led to fears that a police crackdown was imminent.
Despite all of measures of intimidation, the archbishop did not disperse protestors. None of the government instructions were followed. On the contrary, he challenged the order saying that “Praying is a basic human right protected by laws. I'm prepared to go to jail for my flock should the government jail them.”
More than 3,000 Catholics gathered in the garden of the building that once housed the apostolic nuncio for a prayer vigil on Sunday, January 27th, in defiance of a government order to vacate the site.
Not daring to show its hand and challenge the international community, the government tried to seek a way to escape from the deadlock. On February 1st, the government agreed to turn the building over to Church leaders.
The concession by the Vietnamese government came just hours after the publication of a letter from Cardinal Tarcisio Bertone, the Vatican Secretary of State, urging Hanoi's Catholics to avoid confrontation with police. In his January 30th letter to Hanoi's Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, Cardinal Bertone had promised to press the government to restore use of the building. Diplomatic initiatives by the Vatican evidently produced an immediate effect. The government agreed to allow the Catholic archdiocese to resume use of the building, in exchange for a promise that the daily prayer vigils would stop.
Hollow promise?
Two weeks after the agreement was struck, however, the Catholic activists who organized the public protests- and drew international attention to the situation, prompting the government's concession- questioned whether the government would keep its promise.
Public workers have repainted the fence surrounding the building. The gates have been strengthened, and new panels have been set in place, carrying Communist symbols and slogans, underlining the point that the building is state-owned.
Although Archbishop Ngo had said that the building would be turned over to the Church in a series of steps, the latest moves by government officials suggest that a quick transfer is out of the question.
In a sudden, Catholics in Hanoi now face a serious complication in their quest, as a state-approved Buddhist Church has claimed ownership of the land.
In a letter sent to Vietnam Prime Minister - dated February 16th - Thich Trung Hau, a leader of the Vietnam Buddhist Church set up by the Communist government in 1981, stated that all the settlements regarding the former nuncio's office must be approved by his church, since he claims that his Church is the authentic owner of the land.
The Buddhist leader's letter was written soon after Le Quang Vinh, the Vietnamese government's former religious-affairs chief, suggested that the Buddhist group was the lawful owner of the plot of land on which the archbishop's residence, the city's Catholic cathedral, and St. Joseph seminary are located. The office of the papal nuncio, which was seized by the government in 1959, is on the same property.
Vinh argued that the land was seized from the original Buddhist owners by French colonial rules and transferred to the Catholic Church. Hau, the Buddhist official, backed that argument, claiming that on the land in dispute there had been a pagoda named Bao Thien which was built in 1054. In 1883, “The French colonists seized and gave it to Bishop Puginier”, he stated.
Also, the state-run “Catholics and People” magazine opened fire on Hanoi Catholics. On February 15 and since then, it has carried a series of articles supporting Thich Trung Hau’s claim to the building, charging that Catholic activists have violated property laws, and accusing the demonstrators of harming the public reputation of Catholic citizens. It argued that the nuncio's office became public property by default when the papal envoy left the country in 1959.
Catholic activists in Hanoi, already worried about the willingness of the government to restore the property, see these episodes as a government excuse for reneging on the promise made to Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet on February 1st.
The UBCV
In an interview with BBC, a spokesman for the outlawed Buddhist Church of Vietnam (UBCV), Venerable Thich Khong Tanh, disputed the claims of Thich Trung Hau and the state-run “Catholics and People” magazine. He charged that the government had encouraged the rival Buddhist group to stake a claim to the property.
“It is clear that the government is reluctant to satisfy the legitimate aspirations of Catholics," the Buddhist leader told the BBC. "Now they want to use Buddhists to confront the Catholics for them.”
Thich Khong Tanh, whose UBCV claims to represent 80% of the Buddhists living in Vietnam, said that the rival Buddhist group is "a tool of the Communist party." The UBCV was outlawed in 1981 because of its refusal to follow the dictates of the government; he himself has spent 15 years in prison for his human-rights efforts.
A strong Buddhist protest |
He underlines that the UBCV “has nothing to deal with the nunciature” calling for greater attentions to two key UBCV institutions that have been seized by the government: the Vietnam Quoc Tu Pagoda and the Quang Duc Cultural Centre in Saigon.
Some government officials have already criticised those who involve in the latest moves raising the concern that this development may force Catholics to cooperate with the Unified Buddhist Church.
In some sense, prayer protests from the Buddhists may cause more concerns than those of Catholics as most Vietnamese are Buddhist. Also, Buddhists protests may follow with a ritual in which a monk burns himself alive to express his strong protest.
In addition, state-sponsored Vietnam Buddhist Church in Hanoi is going to host the upcoming international celebrations of the 2008 Vesak Festival – the Anniversary of the Birth of Buddha. So far, celebrations have taken place in Thailand. This year, Vietnam asked the Thai government to allow Hanoi to host the Vesak festival in 2008. The government does not want any troubles from the UBCV.
Conclusion
Many buildings and plots of land that once belonged to religious communities have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners. They have been used as financial resources for the Party, distributed or sold to government officials.
Vietnam has no concrete rule to solve issues relating to properties of religious communities. Its government also has no willingness to deal with the issues on the basis of justice, fairness and in the honour of its own laws. This policy will soon result in dramatic social unrest in Vietnam.
[1] The history of Vietnam economics from 1945 to 2000, Vol. 2, Vietnam Bureau of Economic Affairs, Hanoi, 2004.
[2] Asia-News, Hanoi Catholics demonstrate for parish land, http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=11195&geo=53&size=A
[3] One of these prisoners, well known to the world, was Cardinal François Xavier Nguyen Văn Thuận (1928-2002). On April 24th, 1975, The Holy Father Paul VI appointed him Archbishop Coadjutor of Saigon. On August 15th, 1975, 3 months after the communists took control Vietnam, he was imprisoned. The communists said his appointment was a plot of the Vatican.
At 47 years old; with only a rosary in his pocket as his luggage, he was sent to a communist re-education camp, where he spent 13 long years, including nine in absolute solitary confinement where he saw nothing other than a thick darkness. Released on November 21st, 1988, and expelled from his Country, he came to Vatican, where he was appointed President of the Pontifical Council for Justice and Peace. After having preached the Lent Spiritual Exercises for the Pope and the Roman Curia during the Year of the Great Jubilee, during the following Consistory, on February 21st, 2001, he was appointed Cardinal. Only a year later, on September 16th, 2002, he died after a long a painful sickness due to the hardship that he had suffered before.
[4] While all religious activities remain under state control, the government started a dialogue with Catholics in the 1990s which led to a milestone visit to the Vatican almost a year ago by Prime Minister Dung.
Hanoi had tense relations with Pope John Paul II, deemed a contributor to the defeat of Soviet communism, but congratulated his successor Benedict XVI soon after he became pontiff in 2005, saying it wanted closer relations.
[5] VietCatholic News Agency, Vietnam: Hmong Catholics face severe persecutions, http://vietcatholic.net/News/Html/50872.htm
[6] One of these human rights and democracy advocates is Father Thaddeus Nguyen Van Ly who was sentenced on March 30th, 2007 for eight years in prison. Father Ly, a prisoner of conscience, began his dissident activities as early as the 1970s. He spent a year in prison from 1977 to 1978, and an additional nine from May 1983 to July 1992 for "opposing the revolution and destroying the people's unity."
In November 2000, he gained global and official attention when members of the US Committee for Religious Freedom visited him in his village, during the visit of U.S. president Clinton to Vietnam.
On May 17th, 2001, he was arrested again at An Truyen church, and received in October 2001 another prison sentence of 15 years for activities linked to the defense of free expression. The sentence was later reduced several times and he was finally released in February 2004. On February 19th, 2007, security police surrounded and raided Hue Archdiocese to ransack the office, confiscate computers and arrested him.
Underground Buddhists side with Catholics in Vietnamese property dispute
Catholic News Agency
16:59 02/03/2008
Hanoi, Mar 1, 2008 / 09:30 am (CNA).- A leader of the underground Buddhist Church in Vietnam has sided with Catholics in a property dispute with the Vietnamese government, in which the state-sponsored Buddhist organization claimed original ownership of a former papal nunciature now used by the government.
Hanoi Catholics had won a government promise to restore to Church control the building that once housed the papal nunciature, a building confiscated by the government in the 1950s.
However, on February 16 Venerable Thich Trung Hau, a leader of the state-recognized Vietnamese Buddhist Church (VBC), wrote to the Vietnamese prime minister asserting a claim to the property. He argued that the land had once been the site of Bao Thien pagoda,which he claimed was built in 1054. He said French colonists had seized the property and given it to the Catholic bishop in 1883.
A state-run magazine published in 2001 stated that the Bao Thien pagoda was destroyed in 1426, saying it was located on land about five kilometers north of the former nunciature.
In a February 23 interview with the BBC, Venerable Thich Khong Tanh, an official in the outlawed Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), supported the Catholic claim to the land. He said the Catholic Church “had legally owned the land before the VBC was established, and even before Hau was born.”
He also questioned the motives of the VBC leaders. “It is clear that the government is reluctant to satisfy the legitimate aspirations of Catholics. Now, they want to use Buddhists to confront the Catholics for them”, he said urging Vietnam Buddhists not allow the government to do so.
The Unified Buddhist Church of Vietnam claims to lead eighty percent of the Buddhists in Vietnam. It has been outlawed since 1981, when the communist government set up the state-controlled VBC.
Venerable Thich Khong Tanh, 65, had spent 15 years in prison for his support of the banned church and his advocacy of human rights. He said his church “has nothing to deal with the nunciature,” and called for greater attention to two key UBCV institutions seized by the government: the Vietnam Quoc Tu Pagoda and the Quang Duc Cultural Center in Saigon.
Father Joseph Nguyen, who helped lead the Catholic effort to reclaim the former nunciature, said government officials had criticized the use of the VBC letter. The officials were concerned the action would force Catholics to cooperate with the underground UBCV.
Hanoi Catholics had won a government promise to restore to Church control the building that once housed the papal nunciature, a building confiscated by the government in the 1950s.
However, on February 16 Venerable Thich Trung Hau, a leader of the state-recognized Vietnamese Buddhist Church (VBC), wrote to the Vietnamese prime minister asserting a claim to the property. He argued that the land had once been the site of Bao Thien pagoda,which he claimed was built in 1054. He said French colonists had seized the property and given it to the Catholic bishop in 1883.
A state-run magazine published in 2001 stated that the Bao Thien pagoda was destroyed in 1426, saying it was located on land about five kilometers north of the former nunciature.
In a February 23 interview with the BBC, Venerable Thich Khong Tanh, an official in the outlawed Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), supported the Catholic claim to the land. He said the Catholic Church “had legally owned the land before the VBC was established, and even before Hau was born.”
He also questioned the motives of the VBC leaders. “It is clear that the government is reluctant to satisfy the legitimate aspirations of Catholics. Now, they want to use Buddhists to confront the Catholics for them”, he said urging Vietnam Buddhists not allow the government to do so.
The Unified Buddhist Church of Vietnam claims to lead eighty percent of the Buddhists in Vietnam. It has been outlawed since 1981, when the communist government set up the state-controlled VBC.
Venerable Thich Khong Tanh, 65, had spent 15 years in prison for his support of the banned church and his advocacy of human rights. He said his church “has nothing to deal with the nunciature,” and called for greater attention to two key UBCV institutions seized by the government: the Vietnam Quoc Tu Pagoda and the Quang Duc Cultural Center in Saigon.
Father Joseph Nguyen, who helped lead the Catholic effort to reclaim the former nunciature, said government officials had criticized the use of the VBC letter. The officials were concerned the action would force Catholics to cooperate with the underground UBCV.
Vietnam prelate calls for the government not to interfere in Church teachings
J.B. An Dang
22:31 02/03/2008
Tensions between the Church in Vietnam and the atheist government go wider with Catholics call for the government to stop interfering in Church teachings through a patriotic committee and two state-run deceitful Catholic magazines.
A series of articles attacking the protests of Hanoi Catholics in a state-run magazine in Vietnam has helped make the tensions between the Church and the government go far beyond Church property issues. A bishop has issued a statement calling the government to reconsider the role of “the Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” – the owner of the magazine.
Soon after the communists took control of Vietnam, the committee was set up with its “Catholics and People” magazine first published on July 10, 1975. Its initial intention was to promote a state-controlled Catholic Church in Vietnam, but failed thanks to the fidelity of Bishops, priests, religious and the laity to Christ and His Church. While other religions were divided into official (or state-approved) and underground fractions, there has been and is only one Catholic Church in Vietnam completely loyal to Christ and His Church even at the price of grave sufferings.
Recently, the Vietnamese leadership has reiterated on many occasions that the committee’s purpose is to help Catholics be good citizens and promote dialogue between the Church and the government.
However, in a statement released on March 1, Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh diocese stated that “Without the committee, the faithful in my diocese are living as good citizens, and good Catholics. We live in peace, in harmony and have good relationships with everyone. That reality is recognized by one and all.”
“We do not need that sort of committee,” said the prelate underlining that, “We are afraid that the committee will only complicate things.” He urged the government to reconsider the role of the committee saying, “It’s only a burden on the nation’s budget” while causing more suspicions and divisions between Catholics and the government.
Bishops in Vietnam are concerned that the committee with its two magazines - the “Vietnam Catholics” and the “Catholics and People” – has tried its best to re-interpret and distort Church teachings in many ways favorable for the communists. Hence, in many dioceses members of the clergy are forbidden implicitly or explicitly to join the committee.
Bishop Francis Nguyen’s statement is a reply to criticism from Tran Dinh Phung, the chief of the Government Committee for Religious Affairs during a 2-day conference of the “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” held at Hanoi from 27 to 28 February. Phung complained that the committee could not operate in the diocese of Thai Binh as the prelate has opposed it by saying that “the committee does not bring about any benefits” for Catholics.
Articles attacking Hanoi Catholics published in the “Catholics and People” magazine, and its constant anti-Vatican tone have angered Catholics to the point that its owner - the “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” - admitted that the magazine has gone out of its control, and is asking the government to cease its publication all together.
A series of articles attacking the protests of Hanoi Catholics in a state-run magazine in Vietnam has helped make the tensions between the Church and the government go far beyond Church property issues. A bishop has issued a statement calling the government to reconsider the role of “the Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” – the owner of the magazine.
Soon after the communists took control of Vietnam, the committee was set up with its “Catholics and People” magazine first published on July 10, 1975. Its initial intention was to promote a state-controlled Catholic Church in Vietnam, but failed thanks to the fidelity of Bishops, priests, religious and the laity to Christ and His Church. While other religions were divided into official (or state-approved) and underground fractions, there has been and is only one Catholic Church in Vietnam completely loyal to Christ and His Church even at the price of grave sufferings.
Recently, the Vietnamese leadership has reiterated on many occasions that the committee’s purpose is to help Catholics be good citizens and promote dialogue between the Church and the government.
However, in a statement released on March 1, Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh diocese stated that “Without the committee, the faithful in my diocese are living as good citizens, and good Catholics. We live in peace, in harmony and have good relationships with everyone. That reality is recognized by one and all.”
“We do not need that sort of committee,” said the prelate underlining that, “We are afraid that the committee will only complicate things.” He urged the government to reconsider the role of the committee saying, “It’s only a burden on the nation’s budget” while causing more suspicions and divisions between Catholics and the government.
Bishops in Vietnam are concerned that the committee with its two magazines - the “Vietnam Catholics” and the “Catholics and People” – has tried its best to re-interpret and distort Church teachings in many ways favorable for the communists. Hence, in many dioceses members of the clergy are forbidden implicitly or explicitly to join the committee.
Bishop Francis Nguyen’s statement is a reply to criticism from Tran Dinh Phung, the chief of the Government Committee for Religious Affairs during a 2-day conference of the “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” held at Hanoi from 27 to 28 February. Phung complained that the committee could not operate in the diocese of Thai Binh as the prelate has opposed it by saying that “the committee does not bring about any benefits” for Catholics.
Articles attacking Hanoi Catholics published in the “Catholics and People” magazine, and its constant anti-Vatican tone have angered Catholics to the point that its owner - the “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” - admitted that the magazine has gone out of its control, and is asking the government to cease its publication all together.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuần Tĩnh Tâm Năm 2008 của Linh mục đoàn Huế (1)
LM Nguyễn Vinh Gioang
10:29 02/03/2008
HUẾ - Đúng 16giờ chiều ngày thứ hai sau Chúa Nhựt thư ba Mùa Chay, 25/2/2008, đoàn gồm 104 linh mục triều và dòng của TGP Huế có mặt tại Nhà Trung Tâm Mục Vụ TGP Huế để tham dự tuần tĩnh tâm năm 2008.
Tại Nguyện Đường Nhà Trung Tâm Mục Vụ, sau khi cầu nguyện với Đức Chúa Thánh Thần, Đức Cha Phnaxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá TGP Huế, giới thiệu linh mục giảng phòng năm nay là linh mục Mathêô Vũ Khởi Phụng, Dòng Chúa Cứu Thế. Ngài nói linh mục giảng phòng là linh mục đã có nhiều năm kinh nghiêm, đi nhiều nước, điều khiển nhiều công việc. Linh mục giảng phòng lại có quê ngoại ở Huế. Anh em linh mục Huế vổ tay hoan hô linh mục giảng phòng.
Hướng về các linh mục tham dự tĩnh tâm, Đức Cha Phanxicô Xaviê cho biết Đức Tổng Giám Mục Huế vì bận công việc nên không hiện diện được với anh em linh mục trong dịp tĩnh tâm nầy, nhưng ngài luôn thông hiệp với linh mục đoàn Huế. Đức Cha cũng nhắc nhủ anh em linh mục Huế đặc biệt nhớ đến những anh em linh mục đang già yếu, đau ốm, bị tù. Ngàichúc anh em linh mục tĩnh tâm sốt sắng, sống thinh lặng bên ngoài cũng như bên trong để đón nhận thật nhiều ơn Chúa trong dịp hồng phúc nầy.
---
Bài giảng thứ nhất của linh mục giảng phòng quảng diễn bài sau đây bằng nhiều câu chuyện rút ra từ Kinh Thánh và từ trường đời.
Trong những ngày Dân Chúa đang tiến về Tam Nhật Vượt Qua và Đại Lễ Phục Sinh, con xin kính mời các cha trở về với chân lý mà thánh Gioan đã loan báo: “Chúa Giêsu phải chết để thâu họp con cái Thiên Chúa tản mác về lại làm một” (Ga 11,52).
Có một mầu nhiệm tản mác và một mầu nhiệm thâu họp.
Hai mầu nhiệm nầy đi xuyên qua cuộc sống của xã hôi và của nhân loại, và cũng đi xuyên qua cuộc đời của mỗi linh mục chúng ta.
Chúng ta học được thế nào là con người bị phân tán, bị tản mác qua những lỗi lầm, vấp ngã, vỡ mộng của chính mình. Con người mình cũng là hình ảnh thu nhỏ của một thế giới “đã phạm tội và đã đánh mất vinh quang Thiên Chúa” (Rm 3.23). Khiến cho cả cá nhân và tập thể loài người đều có kinh nghiệm của thánh Phaolô: “Sự lành tôi muốn, tôi không làm; còn sự dữ tôi không muốn, tôi lại làm. Vô phúc thay con người tôi! Ai sẽ cứu tôi ra khỏi cái xác chết nầy’” (Rm 7, 19,21).
Nhưng bên cạnh kinh nghiệm về sự phân tán, tản mác, ta lại cũng được ban cho kinh nghiệm về sự Thiên Chúa cứu vớt, thu họp.
Vừa thốt lên lời than van não nuột trong Rm 7,24, thánh Phaolô lại có giây phút bừng tỉnh, một tiếng hô tuyên xưng chấn động: “Tạ ơn Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 7,25).
Chúng ta cũng bừng tỉnh nhờ Đức Tin, nhờ Lời Chúa soi sáng, nhờ các bí tích mà ta cử hành, nhờ công tác mục vụ.
Chúng ta cảm nhận sự tản mác, phân tán qua tội lỗi, khuyết điểm, đổ vỡ nơi chính mình và qua những kinh nghiệm, những tiếp xúc mục vụ.
Chúng ta cần gặp được cái nghèo, cái khổ, cái éo le bi đát, những thảm kịch tinh thần, những chổi cùn giẻ rách trong đời người. Đó là mầu nhiệm phân tán.
Chúng ta cảm nhận bàn tay Chúa cứu độ và nâng đỡ khi chúng ta thật sự nghiêm túc đặt mình trước Lời Chúa để đón nhận Lời Chúa. Lời Chúa soi sáng và chữa lành chúng ta như đã chữa lành anh què trong sân Đền Thờ khi anh nghe Phêrô tuyên bố: “Bạc vàng, tôi không có, nhưng có gì thì tôi cho anh: Nhân danh Đức Giêsu Kitô, anh hãy bước đi” (Cv 3,4).
Chúng ta cũng vượt lên què quặt để bước đi và làm cho người khác cũng bước đi với chúng ta.
Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa thu họp.
Khi nhận ra điều đó, thì đạo đối với chúng ta hết là một mớ giáo lý trừu tượng, để trở nên sự sống trong Thẩn Thể Chúa Kitô.
Tản mác và thu họp, đólà hai trải nghiệm chúng ta sẽ lưu tâm theo dõi trong kỳ tĩnh tâm nầy.
(còn tiếp)
LM Vũ khởi Phụng |
Hướng về các linh mục tham dự tĩnh tâm, Đức Cha Phanxicô Xaviê cho biết Đức Tổng Giám Mục Huế vì bận công việc nên không hiện diện được với anh em linh mục trong dịp tĩnh tâm nầy, nhưng ngài luôn thông hiệp với linh mục đoàn Huế. Đức Cha cũng nhắc nhủ anh em linh mục Huế đặc biệt nhớ đến những anh em linh mục đang già yếu, đau ốm, bị tù. Ngàichúc anh em linh mục tĩnh tâm sốt sắng, sống thinh lặng bên ngoài cũng như bên trong để đón nhận thật nhiều ơn Chúa trong dịp hồng phúc nầy.
---
Bài giảng thứ nhất của linh mục giảng phòng quảng diễn bài sau đây bằng nhiều câu chuyện rút ra từ Kinh Thánh và từ trường đời.
Trong những ngày Dân Chúa đang tiến về Tam Nhật Vượt Qua và Đại Lễ Phục Sinh, con xin kính mời các cha trở về với chân lý mà thánh Gioan đã loan báo: “Chúa Giêsu phải chết để thâu họp con cái Thiên Chúa tản mác về lại làm một” (Ga 11,52).
Có một mầu nhiệm tản mác và một mầu nhiệm thâu họp.
Hai mầu nhiệm nầy đi xuyên qua cuộc sống của xã hôi và của nhân loại, và cũng đi xuyên qua cuộc đời của mỗi linh mục chúng ta.
Chúng ta học được thế nào là con người bị phân tán, bị tản mác qua những lỗi lầm, vấp ngã, vỡ mộng của chính mình. Con người mình cũng là hình ảnh thu nhỏ của một thế giới “đã phạm tội và đã đánh mất vinh quang Thiên Chúa” (Rm 3.23). Khiến cho cả cá nhân và tập thể loài người đều có kinh nghiệm của thánh Phaolô: “Sự lành tôi muốn, tôi không làm; còn sự dữ tôi không muốn, tôi lại làm. Vô phúc thay con người tôi! Ai sẽ cứu tôi ra khỏi cái xác chết nầy’” (Rm 7, 19,21).
Nhưng bên cạnh kinh nghiệm về sự phân tán, tản mác, ta lại cũng được ban cho kinh nghiệm về sự Thiên Chúa cứu vớt, thu họp.
Vừa thốt lên lời than van não nuột trong Rm 7,24, thánh Phaolô lại có giây phút bừng tỉnh, một tiếng hô tuyên xưng chấn động: “Tạ ơn Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 7,25).
Chúng ta cũng bừng tỉnh nhờ Đức Tin, nhờ Lời Chúa soi sáng, nhờ các bí tích mà ta cử hành, nhờ công tác mục vụ.
Chúng ta cảm nhận sự tản mác, phân tán qua tội lỗi, khuyết điểm, đổ vỡ nơi chính mình và qua những kinh nghiệm, những tiếp xúc mục vụ.
Chúng ta cần gặp được cái nghèo, cái khổ, cái éo le bi đát, những thảm kịch tinh thần, những chổi cùn giẻ rách trong đời người. Đó là mầu nhiệm phân tán.
Chúng ta cảm nhận bàn tay Chúa cứu độ và nâng đỡ khi chúng ta thật sự nghiêm túc đặt mình trước Lời Chúa để đón nhận Lời Chúa. Lời Chúa soi sáng và chữa lành chúng ta như đã chữa lành anh què trong sân Đền Thờ khi anh nghe Phêrô tuyên bố: “Bạc vàng, tôi không có, nhưng có gì thì tôi cho anh: Nhân danh Đức Giêsu Kitô, anh hãy bước đi” (Cv 3,4).
Chúng ta cũng vượt lên què quặt để bước đi và làm cho người khác cũng bước đi với chúng ta.
Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa thu họp.
Khi nhận ra điều đó, thì đạo đối với chúng ta hết là một mớ giáo lý trừu tượng, để trở nên sự sống trong Thẩn Thể Chúa Kitô.
Tản mác và thu họp, đólà hai trải nghiệm chúng ta sẽ lưu tâm theo dõi trong kỳ tĩnh tâm nầy.
(còn tiếp)
Paraguay: Những thách đố Truyền giáo
LM Trần Xuân Sang, SVD.
12:10 02/03/2008
PARAGUAY: NHỮNG THÁCH ĐỐ TRUYỀN GIÁO
Thay đổi nhân sự
Trong những ngày đầu tháng 2/2008, Tỉnh Dòng Ngôi Lời Paraguay chúng tôi đã có Hội Đồng Bề trên mới nhiệm kỳ 2008-2011. Hội đồng gồm 5 người cũng là 5 quốc tịch khác nhau. Cha Giám tỉnh là người Ái-nhĩ-lan, cha phó giám tỉnh là người Paraguay, cha bảo hiến là người Thụy sĩ, 2 cha cố vấn còn lại là người Ba-lan và người Indonesia. Khi các vị biết tin mình trúng cử vào Hội đồng bề trên, vị nào cũng lo lắng không biết có chu toàn được trách vụ mà Hội Dòng giao phó hay không bởi vì ở xứ truyền giáo này, các vị bề trên không bao giờ ngồi một chỗ để nghe báo cáo mà phải đi đến tận nơi để chứng kiến tận mắt những điều xảy ra trong Hội Dòng. Bởi thế, các vị bề trên thường là những người còn khá trẻ, nhanh nhẹn, quyết đoán và sẵn sàng chịu trách nhiệm những việc mình đã quyết định. Đã có một vài vị bề trên trước đây có những quyết định không đúng và khi biết sai lầm của mình đã sẵn sang từ chức và xin làm việc ở một nơi xa để chuộc lỗi. Đây quả thực là một cách điều hành mới mẻ và táo bạo vì không phải bề trên lúc nào cũng đúng.
Cũng trong thời gian này, Hội đồng bề trên đã quyết định thay đổi về nơi chốn làm việc của những người đã từng ở một nơi lâu năm cũng như các nhà truyền giáo trẻ mới đến để họ có thể thích nghi được với hoàn cảnh mới. Trong lần thay đổi nhân sự này tôi nhận thấy các nhà truyền giáo người Âu Châu là những người dễ chịu nhất và dễ tuân phục quyền bính nhất dù các vị bề trên hiện tại chỉ đáng học trò hay đáng bậc con cháu của họ. Các thừa sai người Âu Châu đã từng đến những giáo xứ đi từ con số không và rồi họ xây dựng nên các ngôi nhà thờ, các đoàn thể, các cơ ngơi xứng hợp và chưa kịp tận hưởng thì ngay sau sau đó lại được chuyển đi nơi khác. Họ rất sẵn lòng và không một lời than van hay kể công. Trong khi một số nhà truyền giáo Mỹ La-tinh và Á Châu lại là những người rất khó thay đổi chỗ mới một khi họ đã mọc rễ ở một nơi nào. Muốn đổi chỗ mới cho họ thì trước hết họ xem chỗ mới có khá hơn chỗ cũ hay không và có thuận tiện trong vấn đề đi lại hay không. Bởi thế, các vị bề trên đã phải thương lượng, đối thọai nhiều lần trước khi đi đến quyết định, và có những lúc các bề trên đã phải dùng đến quyền bính để buộc đương sự phải tuân phục. Dù là người tu hành nhưng yếu tố con người vẫn còn chi phối trong đời sống tu trì và do đó phải chiến đấu nhiều mới mong thoát ra được những hạn hẹp, nhỏ nhoi đó.
Đôi lúc các anh em trẻ trong Dòng gặp nhau tâm sự và đều có chung nhận định rằng đi tu thời nay dễ mà khó. Ở các quốc gia tự do và hiếm con thỉ tìm kiếm được một ơn gọi không dễ dàng tý nào. Rồi khi dấn thân đi tu, rồi trở thành linh mục, nhất là linh mục truyền giáo tại vùng Nam Mỹ nói chung và Paraguay nói riêng, dường như chẳng có giá trị gì, như một tu sĩ trẻ người Ấn Độ nói đùa “Không có các linh mục truyền giáo thì trái đất vẫn quay” tương tự như câu nói người Việt Nam chúng ta hay dùng “Không mợ thì chợ vẫn đông”. Đời tu ngày nay dường như chẳng có một sức hấp dẫn nào nữa nên cách đây vài năm đã có hơn 30 linh mục người Paraguay đã đồng lọat xin hồi tục vì thấy đời tu cô đơn và tầm thường quá. Bởi thế, Paraguay vốn đã thiếu linh mục nay lại càng thiếu hơn. Một giáo phận lớn như Giáo phận Ciudad del Este có đến 800.000 giáo dân với hơn 50 giáo xứ và 1.000 giáo họ mà chỉ còn 17 linh mục triều thì thử hỏi làm sao mà cai quản hết được. Vì thế các nhà truyền giáo ngọai quốc đã đến đây rất nhiều để hỗ trợ công việc truyền giáo. Nhiều linh mục ngọai quốc phải quản nhiệm đến 3, 4 giáo xứ với hàng trăm giáo họ cách xa nhau. Việc đi lại rất khó khăn vì đường xá gập ghềnh. Paraguay là một quốc gia đất rộng, người thưa và mức sống khá thấp. Các giám mục giáo phận đã tha thiết kêu mời người trẻ dấn thân cho xứ sở nhưng cũng chẳng có mấy ai đáp trả vì họ sợ đi tu. Nhiều lúc tôi cũng có suy nghĩ đời một tý là tại sao mình lại đến đây để bây giờ lại than thân trách phận. Có những khi đi mục vụ ở các giáo họ rất xa và nguy hiểm đến 9,10 giời tối mới về nhà xứ, rồi tranh thủ xem trong bếp còn gì để lót bao tử trước khi tẳm rửa, kinh tối và đi ngủ. May mà nhờ có cộng đoàn, anh em vài ba ngày gặp nhau chia sẻ Lời Chúa và đời sống mục vụ, nếu không, chắc dễ lên cơn điên hoặc tìm một bàn tay êm ái nào đó để gối đầu. Có thể hiện giờ nhờ sức trẻ, tôi dễ dàng vượt qua những khó khăn nhưng không biết rồi đây mình có vượt qua được hay không!
Khi cha giám tỉnh thông báo cho tôi biết là tôi cũng sẽ được chuyển đến một xứ truyền giáo mới, tôi rất vui vì có lẽ bản tính thích phiêu lưu và thích khám phá những điều mới mẻ. Ngay khi nhận được thư chính thức tôi đã khăn gói về địa điểm mới trước khi nói vài lời tạm biệt với giáo dân của giáo xứ tôi từng phục vụ. Dĩ nhiên là cũng có những giọt nước mắt bùi ngùi khi chia tay nhưng tôi cũng đã cố nén lại để ra đi.
Giáo xứ mới tôi chuyển đến là giáo xứ khá lớn nằm sát biên giới với Brazil. Đây là một giáo xứ nửa nhà quê, nửa thành thị với địa hình phức tạp. Vì là vùng giáp biên giới với nhiều rừng núi hiểm trở nên an ninh không được an toàn cho lắm. Đây cũng là nơi lý tưởng của bọn Mafia họat động. Hiểm nguy luôn rình rập không biết lúc nào sẽ xảy ra với chính mình. Tôi về được 2 tuần thì phải làm đám tang cho 3 nạn nhân bị bọn tay chân của Mafia hạ gục. Tôi cũng đi thăm và làm phép tẩy uế cho một gia đình cách đây hơn 1 tháng bị bọn cướp viếng nhà và giết đi người chồng là một giáo sư hiền lành để lại 4 người con thơ dại. Tôi được nghe câu chuyện thương tâm xảy ra với gia đình người góa phụ trẻ này. Khi tên cướp vừa bóp cò giết chết vị giáo sư trẻ để cướp tiền thì đứa con trai út 7 tuổi của vị giáo sư này cũng liền nổ súng hạ gục tên cướp. Tưởng cũng nên biết Paraguay là một quốc gia cho tự do sỡ hữu vũ khí để tự vệ. Bạn có thể mua súng và sau đó chỉ cần trình thẻ căn cước cho cảnh sát là bạn có quyền sử dụng theo mục đích của mình. Bởi thế, vị giáo sư trẻ quá cố đã từng dạy các con mình cách sử dụng súng nên cậu bé dù chỉ 7 tuổi đã có thể bắn hạ tên cướp. Như thế, trong căn nhà ấy đã có 2 xác chết nên người vợ quá cố đã mời linh mục đến để làm phép tẩy uế. Nhìn chị ta và những đứa con thơ dại đang khóc thương cho người chồng, người cha của họ mà tôi cảm thấy mủi lòng. Cuộc đời sao có những cảnh trái ngang như thế. Bạo lực và chết choc luôn là một đám mây đen ám ảnh người dân vô tội vùng ven biên giới này.
Chính vì lẽ đó, chính quyền đã cử một cảnh sát trưởng rất giỏi từ một thành phố khác đến để điều tra tình hình và tái lập an ninh nơi đây. Viên cảnh sát này cũng vừa đến trước tôi vài ngày và đã đến chào anh em chúng tôi để mong sự hợp tác. Và ngày thứ Sáu sau Chúa nhật thứ 3 mùa Chay vừa qua, thay vì đi đàng thánh giá, giáo xứ chúng tôi đã tổ chức một cuộc rước thánh giá trên khắp các nẻo đường với sự hộ tống của cảnh sát qua các khẩu hiệu như ‘Đi bộ để cuộc sống không có sự xấu; Đi bộ hướng đến sự sống; Bạo động thì hủy diệt và chia cắt; bình an thì xây dựng và hiệp nhất...”. Hàng ngàn người đã hưởng ứng và cầu nguyện trên các nẻo đường giữa trời nắng nóng của mùa hè. Ít ra người dân cũng còn ý thức về sự sống, về một thế giới an bình không còn bạo lực. Các báo, đài cũng tranh thủ sự kiện này để đăng tải tin tức.
Ngày tựu trường
Sau những tháng nghĩ hè từ cuối tháng 12 đến nay, học sinh ở đây lại bắt đầu cho một năm học mới. Các trường tư thục thường khai giảng trước một tuần trong khi các trường công lập năm nay khai giảng vào ngày 25/2/2008. Có khá nhiều trường công lập xung quanh giáo xứ chúng tôi và họ thường mời linh mục đến dâng thánh lễ và chúc lành cho năm học mới. Tôi chỉ nhận lời dâng thánh lễ cho 2 trường công lập vào dịp này. Cũng rất may là hệ thống giáo dục ở Paraguay miễn phí hoàn toàn từ cấp mẫu giáo cho đến hết bậc phổ thông trung học, bằng không có lẽ người dân phải chịu dốt nát suốt đời vì không có tiền đóng học phí. Các trường tư thục được mở ra với sự khuyến khích, ủng hộ và nâng đỡ rất nhiều từ phía chính quyền. Đa số các trường tư thục đều do các Dòng Tu điều khiển và thường ở rất gần với các nhà thờ để cho học sinh có thể dễ dàng chạy đến cầu nguyện và tìm gặp linh hướng là các tu sĩ khi có những căng thẳng về tinh thần. Một trong những điều đáng học hỏi của người dân ở đây là từ một em bé biết đọc đến người già sắp từ giã cỏi đời đều có thể hát bài quốc ca một cách thành thục và nghiêm trang khi chào cờ. Chẳng biết đó có phải là một tinh thần yêu nước hay không nhưng nó cũng thể hiện một quyết tâm để xây dựng đất nước.
Sau bài hát quốc ca, tôi đã cử hành thánh lễ để khai giảng năm học mới. Phần đông người dân Paraguay, cách riêng là giới trẻ hiện đại chỉ đến nhà thờ 3 lần trong đời là ngày lễ Rửa tội, ngày rước lễ lần đầu và ngày lễ Thêm Sức. Trước đây họ còn chú trọng đến lễ hôn phối nhưng hiện giờ họ cũng chẳng cần vì hợp nhau là sống chung với nhau, còn không thì chia tay nhau. Bởi thế, những dịp khai giảng năm học, bế giảng năm học hay những dịp nào có thể thì các linh mục thường đến để dâng thánh lễ cầu nguyện và nói với họ về Chúa. Họ là Công giáo thật nhưng chẳng biết làm dấu thánh giá thế nào cho đúng, ngay cả những giáo lý viên mà cũng không thuộc được Kinh Tin Kính! Trách ai bây giờ! Thôi thì mình cố làm được gì thì làm theo khả năng của mình, còn những chuyện khác để Chúa lo liệu.
Ngày tựu trường cũng có vài hoạt động văn nghệ để lên giây cót cho các em học sinh vốn rất yêu thích nhảy nhót. Hầu như không người Paraguay nào mà không biết nhảy, nhất là họ nhảy những điệu nhạc có tiết tấu mạnh. Có những nghệ sỹ cũng đến biểu diễn những điệu vũ truyền thồng, trong đó có tiết mục múa chai là tiết mục đặc sắc nhất mà nhiều người nước ngoài cũng rất thích. Cô nghệ sỹ múa đã để rất nhiều chai (lọai chai rượu sâm-banh) trên đầu và múa theo tiếng đàn rất điệu nghệ mà không bị rớt. Chỉ có một số rất ít theo cái nghề múa truyền thống này phải học hành công phu để bảo tồn nét văn hóa. Học sinh bên này biết yêu rất sớm và dĩ nhiên chuyện quan hệ tính dục cũng xảy ra khá sớm. Dù là một nước nghèo và ở những vùng quê nhưng các cô cậu cũng yêu cầu cha mẹ sắm cho được cái điện thọai di động để gọi nhau í ới, chơi games và để gởi tin nhắn cho nhau.
Người Paraguay khá bình thản, thậm chí có những lúc thờ ơ trong mọi vấn đề nên câu cửa mịệng của họ là “Tranquilo”. Có người bị bệnh rất nặng có thể dẫn đến cái chết hay ngày hôm đó chẳng có gì ăn mà khi chúng ta hỏi họ: “Qué tal? Cómo estas?” (Thế nào, có khỏe không?) thì sẽ nhận được câu trả lời là “Tranquilo” (Bình thường, chẳng có gì đáng lo cả). Cách sống của họ nhiều lúc làm ta khó chịu, mất đi hứng thú làm việc và cảm thấy lạc lõng, chán nản trong những chương trình, dự phóng của mình. Thách đố truyền giáo ngày nay chính là mình sống như thề nào trong một xứ truyền giáo chứ không hệ tại ở chỗ mình làm được gì ở đó. Nhiều lúc tôi tự hỏi mình được học đủ thứ để làm gì khi mà không thể áp dụng một tý nào cho những người mình đang làm việc. Tuy nhiên khi nhớ lại câu nói của Đức Phaolô VI trong Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng giúp tôi cảnh tỉnh: “Con người ngày nay thích nghe những chứng nhân hơn các thầy dạy, hoặc giả như họ nghe các thầy dạy vì các thầy dạy cũng là chứng nhân”. Tôi cố gắng nằm lòng câu nhận định bất hủ này của Đức cố Giáo Hoàng và xem đó như là một thách đố trong đời truyền giáo.
Paraguay 2/3/2008
Thay đổi nhân sự
Trong những ngày đầu tháng 2/2008, Tỉnh Dòng Ngôi Lời Paraguay chúng tôi đã có Hội Đồng Bề trên mới nhiệm kỳ 2008-2011. Hội đồng gồm 5 người cũng là 5 quốc tịch khác nhau. Cha Giám tỉnh là người Ái-nhĩ-lan, cha phó giám tỉnh là người Paraguay, cha bảo hiến là người Thụy sĩ, 2 cha cố vấn còn lại là người Ba-lan và người Indonesia. Khi các vị biết tin mình trúng cử vào Hội đồng bề trên, vị nào cũng lo lắng không biết có chu toàn được trách vụ mà Hội Dòng giao phó hay không bởi vì ở xứ truyền giáo này, các vị bề trên không bao giờ ngồi một chỗ để nghe báo cáo mà phải đi đến tận nơi để chứng kiến tận mắt những điều xảy ra trong Hội Dòng. Bởi thế, các vị bề trên thường là những người còn khá trẻ, nhanh nhẹn, quyết đoán và sẵn sàng chịu trách nhiệm những việc mình đã quyết định. Đã có một vài vị bề trên trước đây có những quyết định không đúng và khi biết sai lầm của mình đã sẵn sang từ chức và xin làm việc ở một nơi xa để chuộc lỗi. Đây quả thực là một cách điều hành mới mẻ và táo bạo vì không phải bề trên lúc nào cũng đúng.
Cũng trong thời gian này, Hội đồng bề trên đã quyết định thay đổi về nơi chốn làm việc của những người đã từng ở một nơi lâu năm cũng như các nhà truyền giáo trẻ mới đến để họ có thể thích nghi được với hoàn cảnh mới. Trong lần thay đổi nhân sự này tôi nhận thấy các nhà truyền giáo người Âu Châu là những người dễ chịu nhất và dễ tuân phục quyền bính nhất dù các vị bề trên hiện tại chỉ đáng học trò hay đáng bậc con cháu của họ. Các thừa sai người Âu Châu đã từng đến những giáo xứ đi từ con số không và rồi họ xây dựng nên các ngôi nhà thờ, các đoàn thể, các cơ ngơi xứng hợp và chưa kịp tận hưởng thì ngay sau sau đó lại được chuyển đi nơi khác. Họ rất sẵn lòng và không một lời than van hay kể công. Trong khi một số nhà truyền giáo Mỹ La-tinh và Á Châu lại là những người rất khó thay đổi chỗ mới một khi họ đã mọc rễ ở một nơi nào. Muốn đổi chỗ mới cho họ thì trước hết họ xem chỗ mới có khá hơn chỗ cũ hay không và có thuận tiện trong vấn đề đi lại hay không. Bởi thế, các vị bề trên đã phải thương lượng, đối thọai nhiều lần trước khi đi đến quyết định, và có những lúc các bề trên đã phải dùng đến quyền bính để buộc đương sự phải tuân phục. Dù là người tu hành nhưng yếu tố con người vẫn còn chi phối trong đời sống tu trì và do đó phải chiến đấu nhiều mới mong thoát ra được những hạn hẹp, nhỏ nhoi đó.
Đôi lúc các anh em trẻ trong Dòng gặp nhau tâm sự và đều có chung nhận định rằng đi tu thời nay dễ mà khó. Ở các quốc gia tự do và hiếm con thỉ tìm kiếm được một ơn gọi không dễ dàng tý nào. Rồi khi dấn thân đi tu, rồi trở thành linh mục, nhất là linh mục truyền giáo tại vùng Nam Mỹ nói chung và Paraguay nói riêng, dường như chẳng có giá trị gì, như một tu sĩ trẻ người Ấn Độ nói đùa “Không có các linh mục truyền giáo thì trái đất vẫn quay” tương tự như câu nói người Việt Nam chúng ta hay dùng “Không mợ thì chợ vẫn đông”. Đời tu ngày nay dường như chẳng có một sức hấp dẫn nào nữa nên cách đây vài năm đã có hơn 30 linh mục người Paraguay đã đồng lọat xin hồi tục vì thấy đời tu cô đơn và tầm thường quá. Bởi thế, Paraguay vốn đã thiếu linh mục nay lại càng thiếu hơn. Một giáo phận lớn như Giáo phận Ciudad del Este có đến 800.000 giáo dân với hơn 50 giáo xứ và 1.000 giáo họ mà chỉ còn 17 linh mục triều thì thử hỏi làm sao mà cai quản hết được. Vì thế các nhà truyền giáo ngọai quốc đã đến đây rất nhiều để hỗ trợ công việc truyền giáo. Nhiều linh mục ngọai quốc phải quản nhiệm đến 3, 4 giáo xứ với hàng trăm giáo họ cách xa nhau. Việc đi lại rất khó khăn vì đường xá gập ghềnh. Paraguay là một quốc gia đất rộng, người thưa và mức sống khá thấp. Các giám mục giáo phận đã tha thiết kêu mời người trẻ dấn thân cho xứ sở nhưng cũng chẳng có mấy ai đáp trả vì họ sợ đi tu. Nhiều lúc tôi cũng có suy nghĩ đời một tý là tại sao mình lại đến đây để bây giờ lại than thân trách phận. Có những khi đi mục vụ ở các giáo họ rất xa và nguy hiểm đến 9,10 giời tối mới về nhà xứ, rồi tranh thủ xem trong bếp còn gì để lót bao tử trước khi tẳm rửa, kinh tối và đi ngủ. May mà nhờ có cộng đoàn, anh em vài ba ngày gặp nhau chia sẻ Lời Chúa và đời sống mục vụ, nếu không, chắc dễ lên cơn điên hoặc tìm một bàn tay êm ái nào đó để gối đầu. Có thể hiện giờ nhờ sức trẻ, tôi dễ dàng vượt qua những khó khăn nhưng không biết rồi đây mình có vượt qua được hay không!
Khi cha giám tỉnh thông báo cho tôi biết là tôi cũng sẽ được chuyển đến một xứ truyền giáo mới, tôi rất vui vì có lẽ bản tính thích phiêu lưu và thích khám phá những điều mới mẻ. Ngay khi nhận được thư chính thức tôi đã khăn gói về địa điểm mới trước khi nói vài lời tạm biệt với giáo dân của giáo xứ tôi từng phục vụ. Dĩ nhiên là cũng có những giọt nước mắt bùi ngùi khi chia tay nhưng tôi cũng đã cố nén lại để ra đi.
Giáo xứ mới tôi chuyển đến là giáo xứ khá lớn nằm sát biên giới với Brazil. Đây là một giáo xứ nửa nhà quê, nửa thành thị với địa hình phức tạp. Vì là vùng giáp biên giới với nhiều rừng núi hiểm trở nên an ninh không được an toàn cho lắm. Đây cũng là nơi lý tưởng của bọn Mafia họat động. Hiểm nguy luôn rình rập không biết lúc nào sẽ xảy ra với chính mình. Tôi về được 2 tuần thì phải làm đám tang cho 3 nạn nhân bị bọn tay chân của Mafia hạ gục. Tôi cũng đi thăm và làm phép tẩy uế cho một gia đình cách đây hơn 1 tháng bị bọn cướp viếng nhà và giết đi người chồng là một giáo sư hiền lành để lại 4 người con thơ dại. Tôi được nghe câu chuyện thương tâm xảy ra với gia đình người góa phụ trẻ này. Khi tên cướp vừa bóp cò giết chết vị giáo sư trẻ để cướp tiền thì đứa con trai út 7 tuổi của vị giáo sư này cũng liền nổ súng hạ gục tên cướp. Tưởng cũng nên biết Paraguay là một quốc gia cho tự do sỡ hữu vũ khí để tự vệ. Bạn có thể mua súng và sau đó chỉ cần trình thẻ căn cước cho cảnh sát là bạn có quyền sử dụng theo mục đích của mình. Bởi thế, vị giáo sư trẻ quá cố đã từng dạy các con mình cách sử dụng súng nên cậu bé dù chỉ 7 tuổi đã có thể bắn hạ tên cướp. Như thế, trong căn nhà ấy đã có 2 xác chết nên người vợ quá cố đã mời linh mục đến để làm phép tẩy uế. Nhìn chị ta và những đứa con thơ dại đang khóc thương cho người chồng, người cha của họ mà tôi cảm thấy mủi lòng. Cuộc đời sao có những cảnh trái ngang như thế. Bạo lực và chết choc luôn là một đám mây đen ám ảnh người dân vô tội vùng ven biên giới này.
Chính vì lẽ đó, chính quyền đã cử một cảnh sát trưởng rất giỏi từ một thành phố khác đến để điều tra tình hình và tái lập an ninh nơi đây. Viên cảnh sát này cũng vừa đến trước tôi vài ngày và đã đến chào anh em chúng tôi để mong sự hợp tác. Và ngày thứ Sáu sau Chúa nhật thứ 3 mùa Chay vừa qua, thay vì đi đàng thánh giá, giáo xứ chúng tôi đã tổ chức một cuộc rước thánh giá trên khắp các nẻo đường với sự hộ tống của cảnh sát qua các khẩu hiệu như ‘Đi bộ để cuộc sống không có sự xấu; Đi bộ hướng đến sự sống; Bạo động thì hủy diệt và chia cắt; bình an thì xây dựng và hiệp nhất...”. Hàng ngàn người đã hưởng ứng và cầu nguyện trên các nẻo đường giữa trời nắng nóng của mùa hè. Ít ra người dân cũng còn ý thức về sự sống, về một thế giới an bình không còn bạo lực. Các báo, đài cũng tranh thủ sự kiện này để đăng tải tin tức.
Ngày tựu trường
Sau những tháng nghĩ hè từ cuối tháng 12 đến nay, học sinh ở đây lại bắt đầu cho một năm học mới. Các trường tư thục thường khai giảng trước một tuần trong khi các trường công lập năm nay khai giảng vào ngày 25/2/2008. Có khá nhiều trường công lập xung quanh giáo xứ chúng tôi và họ thường mời linh mục đến dâng thánh lễ và chúc lành cho năm học mới. Tôi chỉ nhận lời dâng thánh lễ cho 2 trường công lập vào dịp này. Cũng rất may là hệ thống giáo dục ở Paraguay miễn phí hoàn toàn từ cấp mẫu giáo cho đến hết bậc phổ thông trung học, bằng không có lẽ người dân phải chịu dốt nát suốt đời vì không có tiền đóng học phí. Các trường tư thục được mở ra với sự khuyến khích, ủng hộ và nâng đỡ rất nhiều từ phía chính quyền. Đa số các trường tư thục đều do các Dòng Tu điều khiển và thường ở rất gần với các nhà thờ để cho học sinh có thể dễ dàng chạy đến cầu nguyện và tìm gặp linh hướng là các tu sĩ khi có những căng thẳng về tinh thần. Một trong những điều đáng học hỏi của người dân ở đây là từ một em bé biết đọc đến người già sắp từ giã cỏi đời đều có thể hát bài quốc ca một cách thành thục và nghiêm trang khi chào cờ. Chẳng biết đó có phải là một tinh thần yêu nước hay không nhưng nó cũng thể hiện một quyết tâm để xây dựng đất nước.
Sau bài hát quốc ca, tôi đã cử hành thánh lễ để khai giảng năm học mới. Phần đông người dân Paraguay, cách riêng là giới trẻ hiện đại chỉ đến nhà thờ 3 lần trong đời là ngày lễ Rửa tội, ngày rước lễ lần đầu và ngày lễ Thêm Sức. Trước đây họ còn chú trọng đến lễ hôn phối nhưng hiện giờ họ cũng chẳng cần vì hợp nhau là sống chung với nhau, còn không thì chia tay nhau. Bởi thế, những dịp khai giảng năm học, bế giảng năm học hay những dịp nào có thể thì các linh mục thường đến để dâng thánh lễ cầu nguyện và nói với họ về Chúa. Họ là Công giáo thật nhưng chẳng biết làm dấu thánh giá thế nào cho đúng, ngay cả những giáo lý viên mà cũng không thuộc được Kinh Tin Kính! Trách ai bây giờ! Thôi thì mình cố làm được gì thì làm theo khả năng của mình, còn những chuyện khác để Chúa lo liệu.
Ngày tựu trường cũng có vài hoạt động văn nghệ để lên giây cót cho các em học sinh vốn rất yêu thích nhảy nhót. Hầu như không người Paraguay nào mà không biết nhảy, nhất là họ nhảy những điệu nhạc có tiết tấu mạnh. Có những nghệ sỹ cũng đến biểu diễn những điệu vũ truyền thồng, trong đó có tiết mục múa chai là tiết mục đặc sắc nhất mà nhiều người nước ngoài cũng rất thích. Cô nghệ sỹ múa đã để rất nhiều chai (lọai chai rượu sâm-banh) trên đầu và múa theo tiếng đàn rất điệu nghệ mà không bị rớt. Chỉ có một số rất ít theo cái nghề múa truyền thống này phải học hành công phu để bảo tồn nét văn hóa. Học sinh bên này biết yêu rất sớm và dĩ nhiên chuyện quan hệ tính dục cũng xảy ra khá sớm. Dù là một nước nghèo và ở những vùng quê nhưng các cô cậu cũng yêu cầu cha mẹ sắm cho được cái điện thọai di động để gọi nhau í ới, chơi games và để gởi tin nhắn cho nhau.
Người Paraguay khá bình thản, thậm chí có những lúc thờ ơ trong mọi vấn đề nên câu cửa mịệng của họ là “Tranquilo”. Có người bị bệnh rất nặng có thể dẫn đến cái chết hay ngày hôm đó chẳng có gì ăn mà khi chúng ta hỏi họ: “Qué tal? Cómo estas?” (Thế nào, có khỏe không?) thì sẽ nhận được câu trả lời là “Tranquilo” (Bình thường, chẳng có gì đáng lo cả). Cách sống của họ nhiều lúc làm ta khó chịu, mất đi hứng thú làm việc và cảm thấy lạc lõng, chán nản trong những chương trình, dự phóng của mình. Thách đố truyền giáo ngày nay chính là mình sống như thề nào trong một xứ truyền giáo chứ không hệ tại ở chỗ mình làm được gì ở đó. Nhiều lúc tôi tự hỏi mình được học đủ thứ để làm gì khi mà không thể áp dụng một tý nào cho những người mình đang làm việc. Tuy nhiên khi nhớ lại câu nói của Đức Phaolô VI trong Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng giúp tôi cảnh tỉnh: “Con người ngày nay thích nghe những chứng nhân hơn các thầy dạy, hoặc giả như họ nghe các thầy dạy vì các thầy dạy cũng là chứng nhân”. Tôi cố gắng nằm lòng câu nhận định bất hủ này của Đức cố Giáo Hoàng và xem đó như là một thách đố trong đời truyền giáo.
Paraguay 2/3/2008
Chủng sinh đi thăm những mảnh đời khổ hạnh tại gầm cầu Chương Dương để ''sáng mắt tâm hồn''
Nguyễn Xuân Trường
20:33 02/03/2008
HÀ NỘI -- Ngày 2.3.2008, Chúa nhật thứ IV mùa chay, bài Tin Mừng trong thánh lễ kể lại trình thuật Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian đã làm phép lạ cho người mù bẩm sinh thấy và tin theo Chúa. Trong trình thuật, thánh sử Gioan đã làm nổi bật sự tương phản tàn nhẫn giữa đôi mắt của người mù và đôi mắt của các ông Pharisêu. Ðôi mắt thân xác của người này mù, nhưng mắt tâm hồn ông ta lại sáng. Ông nhận ra Đức Giêsu là Chúa. Ngược lại, các ông Pharisêu có đôi mắt thân xác sáng, nhưng đôi mắt tâm hồn lại mù tối. Họ bảo Đức Giêsu là một người tội lỗi! (x. Ga 9,24) Hỏi rằng, có sự mù tối nào lại tối tăm hơn sự mù lòa của những đôi mắt sáng ấy? Như thế, lời nguyện cầu “Lạy Thày xin cho con được thấy” luôn là một lời cầu vô cùng quan trọng.
Sau bữa điểm tâm sáng, với Lời Chúa làm hành trang, anh em chủng sinh đại chủng viện Hà Nội hăng hái ra đi để tập nhìn hình ảnh Chúa Giêsu đang hiện diện nơi bao người nghèo đói, đau khổ. Để rồi có thể cảm thông và sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh khổ đau ấy. Với sợ giúp đỡ của một số ân nhân, nhóm chủng sinh chúng tôi đã đem những chiếc chăn ấm đến tặng cho một số người vô gia cư rét run đang lấy gầm cầu, bờ đê làm “nhà” của mình. Qua câu chuyện, chúng tôi được biết họ là những người có hoàn cảnh gia đình éo le, không thể sống được tại quê và phải mò lên thủ đô làm nghề bốc vác và thu lượm phế liệu để kiếm bát cơm, manh áo sống qua ngày. Gia tài của anh Đức và anh Hiền (hai người đang sống ở gầm cầu Chương Dương, Hà Nội) chỉ vẻn vẹn có bộ quần áo khoác trên người cộng thêm manh chiếu rách nằm ngủ. Bầu trời của các anh chính là mảng bê tông gầm cầu xám xịt. Tương lai cuộc đời nghẽn lối!
Khi chúng tôi trò chuyện cùng hai anh thì dòng người với đủ loại xe cộ vẫn tấp nập, hối hả lao đi trên đường phố. Không biết có mấy ai nhìn thấy nỗi khổ đau và chạnh lòng thương những con người đang lay lắt dưới gầm cầu. Thế mới hay, mắt là để nhìn. Nhưng cái nhìn của mắt không như chiếc máy ảnh. Mắt nhìn là để hiểu, để thông cảm và cũng để chê bai. Nhìn rồi để yêu thương hay khinh bỉ lại là phạm vi của tâm hồn. Tâm hồn có trách nhiệm về cái nhìn. Chính Chúa Giêsu đã quở trách: Họ nghe mà không hiểu, nhìn mà không thấy vì tâm hồn họ ra chai đá mất rồi (x. Mt 13,14-15).
Sau khi chia sẻ với những con người không nhà không cửa, chúng tôi đi tiếp tới xóm nghèo trên sông Hồng. Họ ở những túp lều sơ sài rách nát không biết có được gọi là nhà hay không? Dòng sông Hồng chảy nặng phù sa màu mỡ tốt tươi trong thi ca, nhưng trong đời thường, thì những con người sống ngay trên dòng sông ấy lại đang cảm nghiệm sao đất bạc màu xơ xác quá! Những túp lều bồng bềnh trên dòng nước diễn tả thật sống động cảnh đời lênh đênh năm chìm bày nổi của những gia chủ. Nghèo nàn và tiêu điều đến thế là cùng. Và thật là mỉa mai, không hiểu sao trên bức vách rách nát của nhà chị Hoa lại có tấm bạt in dòng chữ lớn: “Lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp chuyên ngành du lịch và khách sạn của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội”! (xin xem những tấm hình đính kèm). Nhưng dù sao thì cuộc sống của những gia đình trên sông Hồng vẫn khá hơn một bậc so với những mảnh đời lay lắt dưới gầm cầu, bên vệ đê không nhà không cửa. Tuy nhiên, những con người ở đây quá nghèo về vật chất nhưng đời sống tình cảm của họ lại không thể nói là nghèo được. Nhà nào cũng niềm nở tiếp đón anh em chủng sinh. Những câu chuyện, những chén trà, những cái bắt tay chan chứa tình người. Bên cạnh đó, chúng tôi may mắn được chứng kiến tình liên đới của người dân xóm nghèo đang cùng chung tay làm bè và hạ thủy “ngôi nhà” mới cho gia đình chị Mai. Thời gian trôi mau, cố nấn ná thêm đôi chút, rồi cũng đến giờ chúng tôi phải chia tay những con người nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm này để trở về đại chủng viện. Trên đường về, lòng tôi cứ trăn trở: Liệu những nhà cầm quyền có nhìn thấy và cảm thông với những mảnh đời nghèo đói này không?
Trưa cùng ngày, tranh thủ lướt qua trang Web Tuổi Trẻ Online, trong mục thời sự và suy nghĩ, tôi đọc được tin: Ông Trần Xuân Đính bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng (Bộ Công an) bắt tạm giam tại sân bay Nội Bài chiều 27.2.2008. Ông Đính là chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty Cosevco và là bí thư Đảng ủy của Cosevco, Đảng ủy đơn vị này trực thuộc Thành ủy Đà Nẵng. Theo Tuổi Trẻ, dưới thời ông Trần Xuân Đính còn làm tổng giám đốc, Cosevco đã mắc hàng loạt sai phạm kinh tế, gây thất thoát của Nhà nước hàng nghìn tỉ đồng. Cụ thể năm 2003: lỗ 68 tỉ đồng, 2004 lỗ 14 tỉ đồng, năm 2005 lỗ 138 tỉ đồng. Đến cuối năm 2005, Cosevco phải "cõng" trên lưng một khoản nợ khổng lồ lên đến 4.143 tỉ đồng. Thay vì phải làm cho đồng tiền của Nhà nước ở Cosevco sinh sôi nảy nở, những người được Nhà nước giao trách nhiệm này lại tranh thủ đục khoét, biến nơi này thành cỗ máy tiêu tiền. Xin xem bài viết của Tuổi Trẻ về tình trạng tham nhũng lan tràn của các quan chức .
Có nhiều nguyên nhân gây nên lạm phát và đời sống cơ cực của người dân Việt Nam hiện nay, nhưng một trong những nguyên nhân chính là do các công ty Nhà nước làm ăn thua lỗ gây nên. Hàng ngàn tỉ đồng của người dân thắt lưng buộc bụng đóng thuế cho Nhà nước đã bị những con sâu đục khoét. Nếu mỗi người hộ gia đình ở xóm nghèo sông Hồng chỉ dám ước mơ có dăm bảy triệu lấy vốn làm ăn, thì hàng ngàn tỷ đồng do ông Bí thư Trần Xuân Đính gây thất thoát đã dập tắt ước mơ tạo lập cuộc sống của hàng trăm ngàn gia đình nghèo. Một con số khủng khiếp. Một sự thật quá cay đắng và xót xa. Chính những vị quan tham này đã khiến cho giấc mơ một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ngày càng trở nên mù mịt. Những vị quan tham dường như đã không nhìn thấy, không thấu hiểu nỗi cơ cực nghèo đói của hàng triệu người dân Việt Nam.
Thế mới hay rằng: mắt nhìn được ngoại vật, nhưng lại không nhìn được chính nó. Vì thế, khi mặt mình bẩn, người ta không tự nhìn thấy mà cần phải có gương soi hay phải có người khác chỉ cho mới thấy. Cứ theo tâm lí tự nhiên, tự mình người ta chỉ thấy điểm tốt hơn là điểm xấu nơi mình. Và nếu có nhìn ra điểm xấu của bản thân thì tự mình khó lòng mà tự trừng phạt thích đáng vì nó đau lắm. Nó đau làm người ta ngại, làm người ta chùn tay. Muốn thích đáng, cần phải có người khác xử lí. Cũng vậy, trong đời sống tôn giáo, khi tâm hồn vương tội lỗi, khó lòng mà người ta tự nhận thức đúng mức những xấu xa của mình. Để thấy rõ, người ta cần phải lắng đọng tâm hồn soi mình vào tấm gương là những lời răn dạy của các Đấng sáng lập, của Chúa, của Phật. Trong đời sống chính trị, để nhìn nhận đúng tầm mức và xử lí thích đáng những khuyết điểm của một đảng phái, phải chăng cũng rất cần một đảng phái đối lập lên tiếng?
Sống là nhìn, là quan sát. Chịu khó quan sát sẽ thấy được nhiều ý nghĩa của cuộc sống. Mắt thể lí chỉ cung cấp cho con người khả năng nhìn (sight), còn mắt tâm hồn mới giúp con người biết xót thương vì thấy và hiểu thấu (insight). Xin cho chúng ta biết nhìn thấy những nghĩa vụ, bổn phận mình phải làm cho người khác, cho Giáo hội và xã hội, hơn là chỉ nhìn thấy những đòi hỏi, quyền lợi của mình, những điều tha nhân phải phục vụ mình. Từ đó, chúng ta biết đem nắng ấm cho cuộc đời bằng đôi tay mở rộng phục vụ với con tim đầy ắp tình người, bằng những bàn chân dấn thân mở lối gieo hy vọng cho những người thất vọng. Xin cho mỗi người chúng ta biết nhìn nhau bằng những con mắt xót thương để thấy được những nhu cầu của nhau và biết đối xử với nhau bằng cả tấm lòng nhân ái.
Người già nghèo sống tại gầm cầu Chương Đương |
Khi chúng tôi trò chuyện cùng hai anh thì dòng người với đủ loại xe cộ vẫn tấp nập, hối hả lao đi trên đường phố. Không biết có mấy ai nhìn thấy nỗi khổ đau và chạnh lòng thương những con người đang lay lắt dưới gầm cầu. Thế mới hay, mắt là để nhìn. Nhưng cái nhìn của mắt không như chiếc máy ảnh. Mắt nhìn là để hiểu, để thông cảm và cũng để chê bai. Nhìn rồi để yêu thương hay khinh bỉ lại là phạm vi của tâm hồn. Tâm hồn có trách nhiệm về cái nhìn. Chính Chúa Giêsu đã quở trách: Họ nghe mà không hiểu, nhìn mà không thấy vì tâm hồn họ ra chai đá mất rồi (x. Mt 13,14-15).
Sau khi chia sẻ với những con người không nhà không cửa, chúng tôi đi tiếp tới xóm nghèo trên sông Hồng. Họ ở những túp lều sơ sài rách nát không biết có được gọi là nhà hay không? Dòng sông Hồng chảy nặng phù sa màu mỡ tốt tươi trong thi ca, nhưng trong đời thường, thì những con người sống ngay trên dòng sông ấy lại đang cảm nghiệm sao đất bạc màu xơ xác quá! Những túp lều bồng bềnh trên dòng nước diễn tả thật sống động cảnh đời lênh đênh năm chìm bày nổi của những gia chủ. Nghèo nàn và tiêu điều đến thế là cùng. Và thật là mỉa mai, không hiểu sao trên bức vách rách nát của nhà chị Hoa lại có tấm bạt in dòng chữ lớn: “Lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp chuyên ngành du lịch và khách sạn của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội”! (xin xem những tấm hình đính kèm). Nhưng dù sao thì cuộc sống của những gia đình trên sông Hồng vẫn khá hơn một bậc so với những mảnh đời lay lắt dưới gầm cầu, bên vệ đê không nhà không cửa. Tuy nhiên, những con người ở đây quá nghèo về vật chất nhưng đời sống tình cảm của họ lại không thể nói là nghèo được. Nhà nào cũng niềm nở tiếp đón anh em chủng sinh. Những câu chuyện, những chén trà, những cái bắt tay chan chứa tình người. Bên cạnh đó, chúng tôi may mắn được chứng kiến tình liên đới của người dân xóm nghèo đang cùng chung tay làm bè và hạ thủy “ngôi nhà” mới cho gia đình chị Mai. Thời gian trôi mau, cố nấn ná thêm đôi chút, rồi cũng đến giờ chúng tôi phải chia tay những con người nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm này để trở về đại chủng viện. Trên đường về, lòng tôi cứ trăn trở: Liệu những nhà cầm quyền có nhìn thấy và cảm thông với những mảnh đời nghèo đói này không?
Nhà tư của Ông Trần Xuân Đính với tiền hội lộ!!! |
Có nhiều nguyên nhân gây nên lạm phát và đời sống cơ cực của người dân Việt Nam hiện nay, nhưng một trong những nguyên nhân chính là do các công ty Nhà nước làm ăn thua lỗ gây nên. Hàng ngàn tỉ đồng của người dân thắt lưng buộc bụng đóng thuế cho Nhà nước đã bị những con sâu đục khoét. Nếu mỗi người hộ gia đình ở xóm nghèo sông Hồng chỉ dám ước mơ có dăm bảy triệu lấy vốn làm ăn, thì hàng ngàn tỷ đồng do ông Bí thư Trần Xuân Đính gây thất thoát đã dập tắt ước mơ tạo lập cuộc sống của hàng trăm ngàn gia đình nghèo. Một con số khủng khiếp. Một sự thật quá cay đắng và xót xa. Chính những vị quan tham này đã khiến cho giấc mơ một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ngày càng trở nên mù mịt. Những vị quan tham dường như đã không nhìn thấy, không thấu hiểu nỗi cơ cực nghèo đói của hàng triệu người dân Việt Nam.
Thế mới hay rằng: mắt nhìn được ngoại vật, nhưng lại không nhìn được chính nó. Vì thế, khi mặt mình bẩn, người ta không tự nhìn thấy mà cần phải có gương soi hay phải có người khác chỉ cho mới thấy. Cứ theo tâm lí tự nhiên, tự mình người ta chỉ thấy điểm tốt hơn là điểm xấu nơi mình. Và nếu có nhìn ra điểm xấu của bản thân thì tự mình khó lòng mà tự trừng phạt thích đáng vì nó đau lắm. Nó đau làm người ta ngại, làm người ta chùn tay. Muốn thích đáng, cần phải có người khác xử lí. Cũng vậy, trong đời sống tôn giáo, khi tâm hồn vương tội lỗi, khó lòng mà người ta tự nhận thức đúng mức những xấu xa của mình. Để thấy rõ, người ta cần phải lắng đọng tâm hồn soi mình vào tấm gương là những lời răn dạy của các Đấng sáng lập, của Chúa, của Phật. Trong đời sống chính trị, để nhìn nhận đúng tầm mức và xử lí thích đáng những khuyết điểm của một đảng phái, phải chăng cũng rất cần một đảng phái đối lập lên tiếng?
Sống là nhìn, là quan sát. Chịu khó quan sát sẽ thấy được nhiều ý nghĩa của cuộc sống. Mắt thể lí chỉ cung cấp cho con người khả năng nhìn (sight), còn mắt tâm hồn mới giúp con người biết xót thương vì thấy và hiểu thấu (insight). Xin cho chúng ta biết nhìn thấy những nghĩa vụ, bổn phận mình phải làm cho người khác, cho Giáo hội và xã hội, hơn là chỉ nhìn thấy những đòi hỏi, quyền lợi của mình, những điều tha nhân phải phục vụ mình. Từ đó, chúng ta biết đem nắng ấm cho cuộc đời bằng đôi tay mở rộng phục vụ với con tim đầy ắp tình người, bằng những bàn chân dấn thân mở lối gieo hy vọng cho những người thất vọng. Xin cho mỗi người chúng ta biết nhìn nhau bằng những con mắt xót thương để thấy được những nhu cầu của nhau và biết đối xử với nhau bằng cả tấm lòng nhân ái.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Muà Chay Thắp Nến
Bs Vũ Linh Huy
12:30 02/03/2008
Muà Chay Thắp Nến
Chúng ta đang ở giưã Muà Chay,
Tình Thương chân thật hãy giãi bày:
Chia áo cho người nghèo, áo rách,
Nhường cơm cho kẻ đói, thân gầy,
Giúp ai oan ức tìm Công Lý,
Soi sáng bạo quyền thấy điều ngay.
Bất công còn đó, còn thắp nến,
Cùng người thiện chí nối vòng tay.
Bệnh què, mù, câm, điếc công lý
Chuá chưã người mù, Lễ hôm nay,
Ta xin Chuá chưã những bệnh này:
Không thấy bất công: mù công lý,
Chẳng nghe oan ức: điếc điều ngay.
Không cản bao quyền là câm đó,
Chẳng giúp anh em, tưạ què tay.
Xin Chuá chưã què, mù, câm, điếc,
Tinh thần đổi mới, đẹp Muà Chay!
Boston, ngày 2 tháng 3 năm 2008
Chúng ta đang ở giưã Muà Chay,
Tình Thương chân thật hãy giãi bày:
Chia áo cho người nghèo, áo rách,
Nhường cơm cho kẻ đói, thân gầy,
Giúp ai oan ức tìm Công Lý,
Soi sáng bạo quyền thấy điều ngay.
Bất công còn đó, còn thắp nến,
Cùng người thiện chí nối vòng tay.
Bệnh què, mù, câm, điếc công lý
Chuá chưã người mù, Lễ hôm nay,
Ta xin Chuá chưã những bệnh này:
Không thấy bất công: mù công lý,
Chẳng nghe oan ức: điếc điều ngay.
Không cản bao quyền là câm đó,
Chẳng giúp anh em, tưạ què tay.
Xin Chuá chưã què, mù, câm, điếc,
Tinh thần đổi mới, đẹp Muà Chay!
Boston, ngày 2 tháng 3 năm 2008
Đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh kẻ trở về
Quốc Bình
12:50 02/03/2008
Đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh kẻ trở về
Trong thời gian vừa qua, vụ Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà trên trang VietCatholic tạm ngưng để nhường chỗ cho diễn đàn có tên gọi là Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, kèm sự phê phán theo tờ báo quốc doanh công giáo và dân tộc, cũng như linh mục quốc doanh đang làm "mục vụ" cho tờ báo này: đồng chí linh mục Trương Bá Cần.
Hầu hết các tác giả trên diễn đàn này đều có chung một ý kiến là đã đến lúc nên giải tán cái ủy ban này, để nó chỉ thêm phức tạp và lôi thôi. Hay nói theo kiểu của Giám mục giáo phận Thái Bình thì giáo phận này không có nhu cầu cho sự hoạt động của ủy ban đó trên địa bàn, vả lại cũng muốn tránh lãng phí ngân sách cho nhà nước.
Thực ra cái ủy ban đoàn kết công giáo này là bản sao của Hiệp Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc. Hậu quả như thế nào thì chỉ cần nhìn vào thực trạng hiện nay tại Trung Quốc giữa Giáo hội hầm trú và giáo hội quốc doanh thì thấy rõ vai trò của ủy ban này là đoàn kết hay chia rẽ. Hậu quả đó đang là mối bận tâm lớn của Đức Giáo Hoàng đương kim trong nỗ lực hòa giải giữa hai giáo hội cũng như giữa Vatican và chính quyền Trung Cộng.
Quay sang thực trạng tại Việt Nam, rất may Hội Đồng giám Mục Việt nam đã lường trước được hậu quả từ bài học bên giáo hội Trung Quốc, nên đã lèo lái con thuyền Giáo Hội Việt Nam không bị đi mắc cạn vào cái bẫy của ý thức hệ thế tục. Với lập trường vững vàng của các đấng bản quyền, Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam vẫn bảo vệ nguyên tuyền đặc tính Duy Nhất của Giáo Hội. Lập trường ấy cũng phản ánh rõ lập trường chung của Giáo hội là không bao giờ cho phép những linh mục tham gia vào các đảng phái chính trị. Rất may, tại Việt nam trong những hoàn cảnh phức tạp chỉ trừ một số rất nhỏ không đáng kể trong hàng ngũ linh mục (tại Việt Nam tổng cộng có trên 2000 linh mục ) bị đưa đẩy cách này cách khác đến chỗ hư mất, như là mặt trái của vấn đề để làm cho định luật tương phản được nổi bật.
Trong số linh mục quốc doanh được nhắc đến nhiều nhất là linh mục Trương Bá Cần. Qua diễn đàn này vấn đề mới được làm sáng tỏ. Về danh tánh của linh mục Trương Bá Cần đã được làm sáng tỏ. Phong tục Việt Nam vẫn quý trọng cái tên bố mẹ đặt cho như là một niềm tự hào, vì người ta vẫn nói cái tên và cái tính đi liền nhau. Đương nhiên bố mẹ sinh ra con cái thì có quyền đặt tên cho con cái, và cái tên đó còn hàm chứa những ước nguyện tốt đẹp cho đứa con yêu dấu của mình nữa. Còn dòng họ của mình dù sang hèn thế nào thì cũng vẫn là niềm kiêu hãnh. Dù cái họ khác có nổi tiếng mấy chăng nữa thì không dễ có ai bỏ cái họ nghèo hèn của mình để bắt quàng lấy họ sang. Điều đó như là sự sỉ nhục và phản bội lại chính những người mang dòng họ cũ của mình. Hơn nữa đối với một linh mục cái họ và tên "thật" của mình thật quý trọng biết bao vì nó gắn liền với gia đình dòng tộc và với gốc tích quê quán của mình.
Người ta dễ dàng nhận ra quý danh "Trương Bá Cần" là kiểu đánh lận chữ từ "Trần Bá Cương". Chẳng biết mục đích của sự đánh lận con đen này là gì, mà chỉ biết rằng cái họ và tên thật của Trương Bá Cần được dành cho dành trọn vẹn cho đảng (thẻ đảng viên mang tên Trần Bá Cương). Còn cái tên giả của Trần Bá Cương là Trương Bá Cần, cái tên không có nguồn gốc về gia đình và dòng họ là cái tên chính thức được dùng trong việc "mục vụ" tờ báo công giáo quốc doanh. Đúng là thật thật giả giả như vàng thau lẫn lộn khó có thể mà phân biệt được. Người ta vẫn nhớ tích hồn Trương Ba (cộng thêm dấu sắc) và da (tình trạng ở Trần). Có lẽ tác giả chơi trò đánh tráo như thế để không gây liên lụy gì cho gia đình dòng tộc và quê hương chăng? Còn trách nhiệm với Giáo hội về các hành vi của mình, vì nếu có chống đối Giáo Hội thì đó là Trương Bá Cần, chứ không phải là Trần Bá Cương đâu. Lý luận theo kiểu con nít là cái tay của em ấy làm bể chén đĩa chứ không phải em ấy làm bể, và nếu có phạt thì phạt cái tay mà thôi.
Giáo dân Việt Nam có truyền thống tôn trọng các linh mục và những người tận hiến cuộc đời của mình cho Chúa mà phục vụ cho Giáo Hội và tha nhân. Điều này cũng đúng thôi, người ta tôn trọng thánh chức của Thiên Chúa trong con người ấy, chứ không phải là cá nhân con người ấy. Người giáo dân Việt Nam cũng rất vị tha, không hề chấp vặt những lỗi lầm của cá nhân trong quá khứ và sẵn sàn đón nhận trở lại trong cộng đồng. Người ta cũng nói chỉ đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh kẻ trở về. Mùa chay là mùa thống hối và trở về. Hỡi những ai đang làm nghịch cùng Giáo Hội thì hãy học hỏi gương người con hoang đàng trong Tin Mừng mà trở về cùng Giáo Hội. Mẹ Giáo Hội Việt Nam đang mong chờ và dang tay đón nhận họ.
Trong thời gian vừa qua, vụ Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà trên trang VietCatholic tạm ngưng để nhường chỗ cho diễn đàn có tên gọi là Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, kèm sự phê phán theo tờ báo quốc doanh công giáo và dân tộc, cũng như linh mục quốc doanh đang làm "mục vụ" cho tờ báo này: đồng chí linh mục Trương Bá Cần.
Hầu hết các tác giả trên diễn đàn này đều có chung một ý kiến là đã đến lúc nên giải tán cái ủy ban này, để nó chỉ thêm phức tạp và lôi thôi. Hay nói theo kiểu của Giám mục giáo phận Thái Bình thì giáo phận này không có nhu cầu cho sự hoạt động của ủy ban đó trên địa bàn, vả lại cũng muốn tránh lãng phí ngân sách cho nhà nước.
Thực ra cái ủy ban đoàn kết công giáo này là bản sao của Hiệp Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc. Hậu quả như thế nào thì chỉ cần nhìn vào thực trạng hiện nay tại Trung Quốc giữa Giáo hội hầm trú và giáo hội quốc doanh thì thấy rõ vai trò của ủy ban này là đoàn kết hay chia rẽ. Hậu quả đó đang là mối bận tâm lớn của Đức Giáo Hoàng đương kim trong nỗ lực hòa giải giữa hai giáo hội cũng như giữa Vatican và chính quyền Trung Cộng.
Quay sang thực trạng tại Việt Nam, rất may Hội Đồng giám Mục Việt nam đã lường trước được hậu quả từ bài học bên giáo hội Trung Quốc, nên đã lèo lái con thuyền Giáo Hội Việt Nam không bị đi mắc cạn vào cái bẫy của ý thức hệ thế tục. Với lập trường vững vàng của các đấng bản quyền, Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam vẫn bảo vệ nguyên tuyền đặc tính Duy Nhất của Giáo Hội. Lập trường ấy cũng phản ánh rõ lập trường chung của Giáo hội là không bao giờ cho phép những linh mục tham gia vào các đảng phái chính trị. Rất may, tại Việt nam trong những hoàn cảnh phức tạp chỉ trừ một số rất nhỏ không đáng kể trong hàng ngũ linh mục (tại Việt Nam tổng cộng có trên 2000 linh mục ) bị đưa đẩy cách này cách khác đến chỗ hư mất, như là mặt trái của vấn đề để làm cho định luật tương phản được nổi bật.
Trong số linh mục quốc doanh được nhắc đến nhiều nhất là linh mục Trương Bá Cần. Qua diễn đàn này vấn đề mới được làm sáng tỏ. Về danh tánh của linh mục Trương Bá Cần đã được làm sáng tỏ. Phong tục Việt Nam vẫn quý trọng cái tên bố mẹ đặt cho như là một niềm tự hào, vì người ta vẫn nói cái tên và cái tính đi liền nhau. Đương nhiên bố mẹ sinh ra con cái thì có quyền đặt tên cho con cái, và cái tên đó còn hàm chứa những ước nguyện tốt đẹp cho đứa con yêu dấu của mình nữa. Còn dòng họ của mình dù sang hèn thế nào thì cũng vẫn là niềm kiêu hãnh. Dù cái họ khác có nổi tiếng mấy chăng nữa thì không dễ có ai bỏ cái họ nghèo hèn của mình để bắt quàng lấy họ sang. Điều đó như là sự sỉ nhục và phản bội lại chính những người mang dòng họ cũ của mình. Hơn nữa đối với một linh mục cái họ và tên "thật" của mình thật quý trọng biết bao vì nó gắn liền với gia đình dòng tộc và với gốc tích quê quán của mình.
Người ta dễ dàng nhận ra quý danh "Trương Bá Cần" là kiểu đánh lận chữ từ "Trần Bá Cương". Chẳng biết mục đích của sự đánh lận con đen này là gì, mà chỉ biết rằng cái họ và tên thật của Trương Bá Cần được dành cho dành trọn vẹn cho đảng (thẻ đảng viên mang tên Trần Bá Cương). Còn cái tên giả của Trần Bá Cương là Trương Bá Cần, cái tên không có nguồn gốc về gia đình và dòng họ là cái tên chính thức được dùng trong việc "mục vụ" tờ báo công giáo quốc doanh. Đúng là thật thật giả giả như vàng thau lẫn lộn khó có thể mà phân biệt được. Người ta vẫn nhớ tích hồn Trương Ba (cộng thêm dấu sắc) và da (tình trạng ở Trần). Có lẽ tác giả chơi trò đánh tráo như thế để không gây liên lụy gì cho gia đình dòng tộc và quê hương chăng? Còn trách nhiệm với Giáo hội về các hành vi của mình, vì nếu có chống đối Giáo Hội thì đó là Trương Bá Cần, chứ không phải là Trần Bá Cương đâu. Lý luận theo kiểu con nít là cái tay của em ấy làm bể chén đĩa chứ không phải em ấy làm bể, và nếu có phạt thì phạt cái tay mà thôi.
Giáo dân Việt Nam có truyền thống tôn trọng các linh mục và những người tận hiến cuộc đời của mình cho Chúa mà phục vụ cho Giáo Hội và tha nhân. Điều này cũng đúng thôi, người ta tôn trọng thánh chức của Thiên Chúa trong con người ấy, chứ không phải là cá nhân con người ấy. Người giáo dân Việt Nam cũng rất vị tha, không hề chấp vặt những lỗi lầm của cá nhân trong quá khứ và sẵn sàn đón nhận trở lại trong cộng đồng. Người ta cũng nói chỉ đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh kẻ trở về. Mùa chay là mùa thống hối và trở về. Hỡi những ai đang làm nghịch cùng Giáo Hội thì hãy học hỏi gương người con hoang đàng trong Tin Mừng mà trở về cùng Giáo Hội. Mẹ Giáo Hội Việt Nam đang mong chờ và dang tay đón nhận họ.
Nhật ký liên quan tới vụ đất giáo xứ Thánh Cẩm 2008
Minh Hằng
13:08 02/03/2008
SAIGÒN - Ngày 24/02/2008: Giáo xứ Thánh Cẩm làm đơn trình báo cho ấp biết việc xây ranh đất khu canh tác hoa màu của Nhà thờ Thánh Cẩm. Ban ấp sau khi xem xét rồi trả lại đơn và được hướng dẫn phải làm đơn xin phép cấp Phường.
Ngày 25/02/2008: Đại diện Giáo xứ làm đơn kính báo cho Phường được biết việc Nhà thờ đang làm và sẽ làm. Phường nhận đơn và chờ thơ mời họp giải quyết.
Đồng thời bà con giáo dân ra đào lỗ cột rào.
Ngày 26/02/2008: UBND Phường mời lên làm việc. Chờ xác minh đất có tranh chấp không mới được làm. Rào ranh đất mà cũng phải xin phép!!!
Không rào ranh đất thì sẽ bị chiếm đoạt, điều này quá rõ. Nhà thờ cho mượn đất để sửa lại ngôi trường của Giáo xứ thành lập từ năm 1956 (trong khuôn viên Nhà thờ), mà đến nay đòi lên đòi xuống còn không muốn trả. Chính quyền địa phưong lại còn khai man đất đó là của Phòng giáo dục đã được giao để quản lý và còn khai thêm lấn đất sân chơi của Giáo xứ (phần đất phân hiệu chân phúc cẩm) để cộng vào tổng diện tích với trường Tiểu học Long Thạnh Mỹ, là trường chính để có đủ số đất mà xin lên trưởng chuẩn quốc gia...
Chính quyền đề nghị Giáo xứ ngưng thi công 2 ngày để xác minh và đo ranh đất. Giáo xứ đã chấp nhận quyết định thu hồi đất và đã giao đất đâu mà đòi đo ranh đất cho khu công nghệ cao?
913 ha đất của khu Công Nghệ Cao còn làm chưa hết. Vậy lấn thêm dự án mở rộng làm gì đây?
Kế hoạch dự án mập mờ... miễn sao tìm cách lấy đất của dân... dự án treo cũng treo luôn... nhưng tiếc quá: đất là vàng mà, nên chính quyền vẫn tiếp tục tiến hành giải tỏa, cưỡng chế... quan chức từ nhỏ tới lớn quyết dùng quyền mà không dùng luật. Hỏi rằng cán bộ mà ở trong khu vực đó phản ứng thế nào?
Ngày 27/02/2008: Bà con giáo dân Thánh Cẩm vẫn tiếp tục thi công.
Cha xứ có thơ mời ra Quận để làm việc.
Ban hành giáo cũng có thơ mời ngày 29/2 lên Phường làm việc.
Thấy bà con thi công phấn khởi làm sao. 53 năm thành lập Giáo xứ mới thấy được tinh thần chung sức làm việc.
Nhớ lại năm xưa Cha Giuse cùng bà con chạy đôn đáo từ Tây Ninh về Xã Long Thạnh Mỹ này mua đất (hơn 13 ha) để cắm dùi sinh sống sau những ngày ly tán. Trên 10 ha đã chia cho hộ dân để xây cất nhà cửa. 1 ha làm khuôn viên Nhà thờ, nơi tổ chức những buổi phụng tự. gần 2 ha cuối thổ đất chung dùng việc canh tác để có đồng chi dầu đèn và các sinh hoạt cho Giáo xứ. Gần 2 ha đất này dự định cho 50 năm sau, kham khổ - vươn mình - nhẫn nại để có cơ may xây dựng Nhà thờ khang trang hơn, rộng rãi hơn.
Năm 2003, năm tang thương. Những dự định thuở ban đầu đã bị sứt mẻ bởi những quyết định "thu hồi đất" của chính quyền, nên những dự án của giáo xứ hầu như chết!
Phường đã liên kết với quận huy động lực lượng liên ngành: công an, dân quân, thanh tra xây dựng, cán bộ ấp phường, an ninh chìm, an ninh tôn giáo và nhiều người chẳng quen biết cùng với xe cảnh sát ấp tới áp chế không cho bà con làm gì trên thửa đất.
Theo ý kiến bề trên: khi có chuyện gì xảy ra thì kéo chuông bà con cùng ra hỗ trợ. Đôi co một lúc... rồi ai về nhà nấy. Bà con vẫn làm. An ninh lâu lâu cũng chạy qua nghe ngóng... hỏi dò...
Ngày 28/02/2008: Bà con tiếp tục thi công móng cột rào. Nhân viên chính quyền cũng lảng vảng, nhất là thanh tra xây dựng sáng trưa chiều đều có ghé qua chụp ảnh rồi đi.
Buổi trưa có cuộc họp đột xuất giữa Cha xứ và MTTQ quận 9 ngay tại Nhà thờ. Xác định xem Nhà thờ có đồng ý cho chôn cột tải điện hay không?
Ý của Tòa Giám Mục Saigòn là không cho ai xâm phạm đất nhà chung và phải rào lại.
Vả lại Nhà xứ đã đưa đơn phản biện lại những quyết định thu hồi đất của các cấp phường - quận - Tp. và đã gởi qua trung ương, mà nửa năm nay rồi đơn nằm ở chỗ nào???
Chính quyền cũng tính áp giá, áp đặt, ép buộc Nhà thờ lấy tiền bồi thường. Nhưng yêu cầu chính quyền trưng dẫn cụ thể bằng những văn bản liên quan đến quyết định thành lập khu Công Nghệ Cao, Ban giải phóng và đền bù mặt bằng giải tỏa, phương án di dời, chuyển đổi, tái định cư, bồi thường theo giá... nào. Không giải trình được, hoặc có lý luận thì cũng tréo ngoe không cập nhật theo trình tự thủ tục. Chỉ muốn lấy đất cho mau... chưa nói đến là có những dự án ảo, treo rồi trẹo, trẹo rồi sửa... lại tiếp tục lấy đất của dân, bồi thường giá quá bèo, so với thời điểm chưa tới 10% trị giá, nhưng so với tháng 2/2008 đã là dưới < 10% trị giá!!!
Ngày 29/02/2008: UBND mời Ban hành giáo họp với Chủ tịch Phường, thanh tra Xây dựng Ban Quản Lý dự án, Ban bồi thường. Nội dung: xác minh lại vị trí đất của Giáo xứ và của khu Công Nghệ Cao. Thật là lạ!!! Đất nằm trong khu dự án hay dự án nằm trong đất Nhà thờ. Dự án mà đụng đất tôn giáo thì né chứ sao lại Nhà thờ né. Không biết đất tôn giáo là đất ổn định, nếu có làm dự án thì tránh né đi cho, hay đây là miếng mồi ngon???
Cùng ngày Phường Long thạnh Mỹ ra quyết định "đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Nghe thấy đình chỉ công trình sao mà vĩ đại thế!!! Chỉ xây bờ ranh, sau này có tiền thì làm tiếp. Nếu không thì bị cướp mất. Kinh nghiệm nhiều rồi.
Trong quyết định của cấp Phường còn ra lệnh "Thủ trưởng các đơn vị cấp điện, cấp nước phải dừng ngay việc cấp điện cấp nước đối với công trình vi phạm trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định". Đọc xem thấy mà tưởng là một quyết định của Chủ tịch UBND thành phố...
Công trình vi phạm gì? nếu đi ngược trở lại đăng ký 299 và so với bản đồ 2003, Nhà thờ mất đi gần 500 mét đất, và nếu rào xong lại, đất Nhà thờ lại còn hụt nữa. Vì xưa đường làng liên ấp là 1 mét, sau đó lấn ra 2 mét, rồi đến nay từ 4-5 mét. Đường lấn vào đâu? Xin hỏi ông thanh tra xây dựng (nếu có biết thời kỳ đầu, thì hôm nay cũng chống gậy rồi) Nhà thờ lấn đất nhà ai???
Ngày 1/3/2008: Hôm nay Cha xứ được mời lên Phường để nhận quyết định ngưng "công trình". Phường cho biết "công trình" của nhà thờ Thánh Cẩm phải cấp thành phố mới cấp phép xây dựng.
Nhưng xây ranh hàng rào là hạng mục công trình nào??? Tường rào đất có phải xin - cho không??? ranh hàng rào mà Chủ tịch Phường nâng cấp là "Công Trình", Cha xứ là "Chủ Đầu Tư", vậy mai kia mốt nọ phải có kỹ sư vẽ hàng rào, quy cách hố cột chứ và phải được cấp thành phố duyệt hay sao???
Theo quyết định số 19/QĐ-UBND phường ngày 29/2/2008 thì phải đợi có sổ đỏ mới được xây hàng rào!!! Giáo xứ phải chờ gần 10 năm nay để xin hướng dẫn thủ tục cấp QSDĐ mà vẫn không xong, khi hướng dẫn thì có những hạng mục bất cập không thể đáp ứng... thì chờ đó...
Ngày 25/02/2008: Đại diện Giáo xứ làm đơn kính báo cho Phường được biết việc Nhà thờ đang làm và sẽ làm. Phường nhận đơn và chờ thơ mời họp giải quyết.
Đồng thời bà con giáo dân ra đào lỗ cột rào.
Ngày 26/02/2008: UBND Phường mời lên làm việc. Chờ xác minh đất có tranh chấp không mới được làm. Rào ranh đất mà cũng phải xin phép!!!
Không rào ranh đất thì sẽ bị chiếm đoạt, điều này quá rõ. Nhà thờ cho mượn đất để sửa lại ngôi trường của Giáo xứ thành lập từ năm 1956 (trong khuôn viên Nhà thờ), mà đến nay đòi lên đòi xuống còn không muốn trả. Chính quyền địa phưong lại còn khai man đất đó là của Phòng giáo dục đã được giao để quản lý và còn khai thêm lấn đất sân chơi của Giáo xứ (phần đất phân hiệu chân phúc cẩm) để cộng vào tổng diện tích với trường Tiểu học Long Thạnh Mỹ, là trường chính để có đủ số đất mà xin lên trưởng chuẩn quốc gia...
Chính quyền đề nghị Giáo xứ ngưng thi công 2 ngày để xác minh và đo ranh đất. Giáo xứ đã chấp nhận quyết định thu hồi đất và đã giao đất đâu mà đòi đo ranh đất cho khu công nghệ cao?
913 ha đất của khu Công Nghệ Cao còn làm chưa hết. Vậy lấn thêm dự án mở rộng làm gì đây?
Kế hoạch dự án mập mờ... miễn sao tìm cách lấy đất của dân... dự án treo cũng treo luôn... nhưng tiếc quá: đất là vàng mà, nên chính quyền vẫn tiếp tục tiến hành giải tỏa, cưỡng chế... quan chức từ nhỏ tới lớn quyết dùng quyền mà không dùng luật. Hỏi rằng cán bộ mà ở trong khu vực đó phản ứng thế nào?
Ngày 27/02/2008: Bà con giáo dân Thánh Cẩm vẫn tiếp tục thi công.
Cha xứ có thơ mời ra Quận để làm việc.
Ban hành giáo cũng có thơ mời ngày 29/2 lên Phường làm việc.
Thấy bà con thi công phấn khởi làm sao. 53 năm thành lập Giáo xứ mới thấy được tinh thần chung sức làm việc.
Nhớ lại năm xưa Cha Giuse cùng bà con chạy đôn đáo từ Tây Ninh về Xã Long Thạnh Mỹ này mua đất (hơn 13 ha) để cắm dùi sinh sống sau những ngày ly tán. Trên 10 ha đã chia cho hộ dân để xây cất nhà cửa. 1 ha làm khuôn viên Nhà thờ, nơi tổ chức những buổi phụng tự. gần 2 ha cuối thổ đất chung dùng việc canh tác để có đồng chi dầu đèn và các sinh hoạt cho Giáo xứ. Gần 2 ha đất này dự định cho 50 năm sau, kham khổ - vươn mình - nhẫn nại để có cơ may xây dựng Nhà thờ khang trang hơn, rộng rãi hơn.
Năm 2003, năm tang thương. Những dự định thuở ban đầu đã bị sứt mẻ bởi những quyết định "thu hồi đất" của chính quyền, nên những dự án của giáo xứ hầu như chết!
Phường đã liên kết với quận huy động lực lượng liên ngành: công an, dân quân, thanh tra xây dựng, cán bộ ấp phường, an ninh chìm, an ninh tôn giáo và nhiều người chẳng quen biết cùng với xe cảnh sát ấp tới áp chế không cho bà con làm gì trên thửa đất.
Theo ý kiến bề trên: khi có chuyện gì xảy ra thì kéo chuông bà con cùng ra hỗ trợ. Đôi co một lúc... rồi ai về nhà nấy. Bà con vẫn làm. An ninh lâu lâu cũng chạy qua nghe ngóng... hỏi dò...
Ngày 28/02/2008: Bà con tiếp tục thi công móng cột rào. Nhân viên chính quyền cũng lảng vảng, nhất là thanh tra xây dựng sáng trưa chiều đều có ghé qua chụp ảnh rồi đi.
Buổi trưa có cuộc họp đột xuất giữa Cha xứ và MTTQ quận 9 ngay tại Nhà thờ. Xác định xem Nhà thờ có đồng ý cho chôn cột tải điện hay không?
Ý của Tòa Giám Mục Saigòn là không cho ai xâm phạm đất nhà chung và phải rào lại.
Vả lại Nhà xứ đã đưa đơn phản biện lại những quyết định thu hồi đất của các cấp phường - quận - Tp. và đã gởi qua trung ương, mà nửa năm nay rồi đơn nằm ở chỗ nào???
Chính quyền cũng tính áp giá, áp đặt, ép buộc Nhà thờ lấy tiền bồi thường. Nhưng yêu cầu chính quyền trưng dẫn cụ thể bằng những văn bản liên quan đến quyết định thành lập khu Công Nghệ Cao, Ban giải phóng và đền bù mặt bằng giải tỏa, phương án di dời, chuyển đổi, tái định cư, bồi thường theo giá... nào. Không giải trình được, hoặc có lý luận thì cũng tréo ngoe không cập nhật theo trình tự thủ tục. Chỉ muốn lấy đất cho mau... chưa nói đến là có những dự án ảo, treo rồi trẹo, trẹo rồi sửa... lại tiếp tục lấy đất của dân, bồi thường giá quá bèo, so với thời điểm chưa tới 10% trị giá, nhưng so với tháng 2/2008 đã là dưới < 10% trị giá!!!
Ngày 29/02/2008: UBND mời Ban hành giáo họp với Chủ tịch Phường, thanh tra Xây dựng Ban Quản Lý dự án, Ban bồi thường. Nội dung: xác minh lại vị trí đất của Giáo xứ và của khu Công Nghệ Cao. Thật là lạ!!! Đất nằm trong khu dự án hay dự án nằm trong đất Nhà thờ. Dự án mà đụng đất tôn giáo thì né chứ sao lại Nhà thờ né. Không biết đất tôn giáo là đất ổn định, nếu có làm dự án thì tránh né đi cho, hay đây là miếng mồi ngon???
Cùng ngày Phường Long thạnh Mỹ ra quyết định "đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Nghe thấy đình chỉ công trình sao mà vĩ đại thế!!! Chỉ xây bờ ranh, sau này có tiền thì làm tiếp. Nếu không thì bị cướp mất. Kinh nghiệm nhiều rồi.
Trong quyết định của cấp Phường còn ra lệnh "Thủ trưởng các đơn vị cấp điện, cấp nước phải dừng ngay việc cấp điện cấp nước đối với công trình vi phạm trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định". Đọc xem thấy mà tưởng là một quyết định của Chủ tịch UBND thành phố...
Công trình vi phạm gì? nếu đi ngược trở lại đăng ký 299 và so với bản đồ 2003, Nhà thờ mất đi gần 500 mét đất, và nếu rào xong lại, đất Nhà thờ lại còn hụt nữa. Vì xưa đường làng liên ấp là 1 mét, sau đó lấn ra 2 mét, rồi đến nay từ 4-5 mét. Đường lấn vào đâu? Xin hỏi ông thanh tra xây dựng (nếu có biết thời kỳ đầu, thì hôm nay cũng chống gậy rồi) Nhà thờ lấn đất nhà ai???
Ngày 1/3/2008: Hôm nay Cha xứ được mời lên Phường để nhận quyết định ngưng "công trình". Phường cho biết "công trình" của nhà thờ Thánh Cẩm phải cấp thành phố mới cấp phép xây dựng.
Nhưng xây ranh hàng rào là hạng mục công trình nào??? Tường rào đất có phải xin - cho không??? ranh hàng rào mà Chủ tịch Phường nâng cấp là "Công Trình", Cha xứ là "Chủ Đầu Tư", vậy mai kia mốt nọ phải có kỹ sư vẽ hàng rào, quy cách hố cột chứ và phải được cấp thành phố duyệt hay sao???
Theo quyết định số 19/QĐ-UBND phường ngày 29/2/2008 thì phải đợi có sổ đỏ mới được xây hàng rào!!! Giáo xứ phải chờ gần 10 năm nay để xin hướng dẫn thủ tục cấp QSDĐ mà vẫn không xong, khi hướng dẫn thì có những hạng mục bất cập không thể đáp ứng... thì chờ đó...
Lửa Niềm Tin Công Lý
Cao Trí Dũng
14:46 02/03/2008
LỬA NIỀM TIN CÔNG LÝ
Khi Giáo Dân Hà nội đến cầu nguyện
Trước Tòa Khâm đòi Công lý với Niềm Tin
Với sức mạnh của Tôn giáo cầu kinh
Khiến Thế giới họ lưu tâm chú ý
Họ chứng kiến hình ảnh qua Báo chí
Xem tận mắt nhiều bức tranh chứng nhân
Việc thắp nến Cầu nguyện với Tinh thần
Mong Công lý cùng Hòa hoãn thể hiện
Qua bốn mươi ngày đêm dài Cầu nguyện
Giửa Trời Đông giá buốt lạnh thấu xương
Nói lên được một Niềm tin kiên cường
Cầu Công bằng - Công lý được thực hiện
Họ can trường trong kiên trì dâng tiến
Chịu hy sinh trong tiết lạnh cầu kinh
Mong Chính quyền với trách nhiệm của mình
Sớm giải quyết hợp Nhân Quyền - Công lý
Ai mượn ai hãy công bình trả lại
Hư hỏng gì cần xứng đáng bồi hoàn
Hành xử vậy hết cái nạn Dân oan
Chấm dứt thôi cảnh nông Dân khiếu kiện
Chính quyền hứa trao lại Quyền xử dụng
Tòa Khâm sứ cho Giáo phận - Giáo Dân
Hướng giải quyết hòa hoãn trong Tinh thần
Cùng thỏa thuận trong yên bình thỏa đáng
Hợp Tình lý và Tôn trọng luật Pháp
Tòa Giám Mục, các Đoàn thể Giáo Dân
Tỏ thiện chí đơn xin lại bao lần
Hãy tỉnh thức đừng để Chính Quyền lừa dối
Nếu không thì chiến dịch phát động lại
Sẽ tụ tập và cầu nguyện đông hơn
Lan khắp nơi các Giáo Phận Việt Nam
Vì còn nhiều điểm nóng muốn Cầu nguyện
Để đòi lại nhiều cơ sở Tôn Giáo
Nhiều điểm nóng ngún lửa chờ sẵn sàng
Nếu hứa cuội không giải quyết đàng hoàng
Lửa Công lý sẽ bùng cháy kinh khủng
Cùng Ánh lửa Phục sinh sẽ bừng sáng
Nó cháy lại lửa Quỳnh Lưu - Thái Bình
Lửa Bùi Chu - Phát Diệm Thời Việt Minh
Lửa kinh hoàng cháy lên khắp Toàn Quốc
Lửa uất hận bất công với Dân Tộc
Lửa Công Lý thiêu rụi hết Chính Chuyên
Lửa Dân Oan cháy Tham nhũng tham quyền
Lửa Ba-lan, lửa Việt Nam sáng mãi
Và cuối cùng lửa Tự Do - Dân Chủ
Lửa Nhân Quyền cháy mãi Đất Nước Nam
Lửa Cách Mạng Nhung - Cam hứa quyết làm
Giành lại Nước cho Công bằng - Công lý.
Khi Giáo Dân Hà nội đến cầu nguyện
Trước Tòa Khâm đòi Công lý với Niềm Tin
Với sức mạnh của Tôn giáo cầu kinh
Khiến Thế giới họ lưu tâm chú ý
Họ chứng kiến hình ảnh qua Báo chí
Xem tận mắt nhiều bức tranh chứng nhân
Việc thắp nến Cầu nguyện với Tinh thần
Mong Công lý cùng Hòa hoãn thể hiện
Qua bốn mươi ngày đêm dài Cầu nguyện
Giửa Trời Đông giá buốt lạnh thấu xương
Nói lên được một Niềm tin kiên cường
Cầu Công bằng - Công lý được thực hiện
Họ can trường trong kiên trì dâng tiến
Chịu hy sinh trong tiết lạnh cầu kinh
Mong Chính quyền với trách nhiệm của mình
Sớm giải quyết hợp Nhân Quyền - Công lý
Ai mượn ai hãy công bình trả lại
Hư hỏng gì cần xứng đáng bồi hoàn
Hành xử vậy hết cái nạn Dân oan
Chấm dứt thôi cảnh nông Dân khiếu kiện
Chính quyền hứa trao lại Quyền xử dụng
Tòa Khâm sứ cho Giáo phận - Giáo Dân
Hướng giải quyết hòa hoãn trong Tinh thần
Cùng thỏa thuận trong yên bình thỏa đáng
Hợp Tình lý và Tôn trọng luật Pháp
Tòa Giám Mục, các Đoàn thể Giáo Dân
Tỏ thiện chí đơn xin lại bao lần
Hãy tỉnh thức đừng để Chính Quyền lừa dối
Nếu không thì chiến dịch phát động lại
Sẽ tụ tập và cầu nguyện đông hơn
Lan khắp nơi các Giáo Phận Việt Nam
Vì còn nhiều điểm nóng muốn Cầu nguyện
Để đòi lại nhiều cơ sở Tôn Giáo
Nhiều điểm nóng ngún lửa chờ sẵn sàng
Nếu hứa cuội không giải quyết đàng hoàng
Lửa Công lý sẽ bùng cháy kinh khủng
Cùng Ánh lửa Phục sinh sẽ bừng sáng
Nó cháy lại lửa Quỳnh Lưu - Thái Bình
Lửa Bùi Chu - Phát Diệm Thời Việt Minh
Lửa kinh hoàng cháy lên khắp Toàn Quốc
Lửa uất hận bất công với Dân Tộc
Lửa Công Lý thiêu rụi hết Chính Chuyên
Lửa Dân Oan cháy Tham nhũng tham quyền
Lửa Ba-lan, lửa Việt Nam sáng mãi
Và cuối cùng lửa Tự Do - Dân Chủ
Lửa Nhân Quyền cháy mãi Đất Nước Nam
Lửa Cách Mạng Nhung - Cam hứa quyết làm
Giành lại Nước cho Công bằng - Công lý.