Ngày 03-03-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ
Lm. Đan Vinh
00:03 03/03/2017
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY A

St 2,7-9;3,1-7 ; Rm 5,12-19 ; Mt 4,1-11

XIN CHỚ ĐỂ CHÚNG CON SA CHƯỚC CÁM DỖ

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 4,1-11

(1) Bây giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. (2) Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. (3) Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi !”. (4) Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”. (5) Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, (6) rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá”. (7) Đức Giê-su đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. (8) Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, (9) và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi”. (10) Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi !” (11) Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và kìa các sứ thần tiến đến hầu hạ Người.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su như một Mô-sê Mới, lãnh đạo một cuộc Xuất Hành Mới. Người còn là hiện thân của dân Ít-ra-en Mới vào sa mạc sống lại kinh nghiệm của dân Ít-ra-en xưa trên núi Xi-nai (x Đnl 8,2-4). Có điều khác với Ít-ra-en xưa, Người đã qua các cơn cám dỗ thử thách mà vẫn trung thành với ơn gọi của mình. Người muốn nêu gương cho các tín hữu hôm nay về cách chống trả các cơn cám dỗ của ma quỷ.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-4: + Được Thần Khí dẫn vào hoang địa: Thần khí đã ngự xuống trên Đức Giê-su khi chịu phép rửa, giờ đây lại hướng dẫn Người vào nơi hoang vắng, có lẽ là một hang núi gần thành Giê-ri-cô. + Để chịu quỷ cám dỗ: Cám dỗ đồng nghĩa với sự thử thách do ma quỷ thực hiện. Khi bị cám dỗ mà chiều theo thì mới phạm tội. Còn nếu cương quyết chống trả, lại còn có công. Đức Giê-su cũng trải qua sự thử thách, nghĩa là lựa chọn giữa tốt và xấu. Thần Khí đã đặt Đức Giê-su vào một hoàn cảnh để Người tự khẳng định lập trường và chứng tỏ là Con hiếu thảo luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa. + Bốn mươi đêm ngày: Cũng như Mô-sê trước khi nhận hai bia đá Giao ước, đã lên núi bốn mươi ngày đêm, ăn chay cầu nguyện (x. Đnl 9,9), và sau đó lại ăn chay thêm bốn mươi ngày đêm để sấp mình xin Đức Chúa nguôi giận mà tha tội cho dân Ít-ra-en đã vi phạm Giao ước khi đúc tượng bê vàng để thờ lạy (x. Đnl 9,18). Ngoài ra con số bốn mươi thường được dùng trong Thánh Kinh để ám chỉ một thời gian khá dài như: lụt đại hồng thủy kéo dài suốt bốn mươi ngày đêm, dân Ít-ra-en đi trong hoang địa bốn mươi năm, Vua Đa-vít cai trị bốn mươi năm, từ lễ Phục Sinh đến lễ Thăng Thiên kéo dài bốn mươi ngày … Sở dĩ Đức Giê-su có thể nhịn đói suốt bốn mươi ngày đêm là nhờ ơn Chúa nâng đỡ. + Nếu ông là Con Thiên Chúa: Tước hiệu này thuộc nội dung các lời hứa về Đấng Mê-si-a con vua Đa-vít (x. Tv 2,7; 89,27). Ngoài ra tước hiệu này còn có ý nghĩa về Thần tính của Đức Giê-su. + Hãy truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi: Ma quỷ cám dỗ Đức Giê-su biến đá thành bánh, hy vọng có thể do bị đói khát, Người sẽ quên đi tư cách Mê-si-a để làm theo ý mình hơn là làm theo ý Thiên Chúa. + Đã có lời chép: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh…”: Đây là lời trong Sách Đệ Nhị Luật (8,3) mà Đức Giê-su đã chọn để vâng Lời Thiên Chúa, nhờ đó Người đã chiến thắng ma quỷ. Sau này Người cũng nói: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4,34).

- C 5-7: + “Hãy gieo mình xuống đi”: Ma quỷ xúi Đức Giê-su thử thách quyền năng Thiên Chúa khi gieo mình từ trên cao rơi xuống để được Thiên Chúa cứu giúp. + Có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn…”: Xa-tan đã nêu ra câu Thánh Vịnh này hiểu theo nghĩa đen (Tv 91,11-12). + Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách…”: Đây là câu Kinh Thánh trong sách Đệ nhị luật: “Anh em đừng thách thức Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, như anh em đã thách thức ở Ma-xa” (Đnl 6,16). Ngược lại với dân Ít-ra-en xưa đã đòi Đức Chúa phải làm dấu lạ để chứng tỏ quyền năng, còn Đức Giê-su ở đây hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa không cần phải nhìn thấy dấu lạ (x. Ga 6,30-33).

- C 8-11: + Đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian…: Câu này nhắc lại sự kiện xưa kia Mô-sê lên núi Nê-bô và đã được Đức Chúa cho nhìn thấy toàn bộ Miền Đất Hứa (x. Đnl 31,1-4). Nay ma quỷ cũng tác động làm cho Đức Giê-su tưởng tượng ra mình đang ở trên núi và nhìn thấy những của cải châu báu để cám dỗ Người thờ lạy nó như thờ chúa tể để được nó ban cho của cải trần gian. + Xa-tan kia, xéo đi !: Xa-tan nghĩa là “tên cám dỗ”. Sau này Đức Giê-su cũng xua đuổi Phê-rô giống như thế khi ông cám dỗ Người đừng theo con đường thập giá như Chúa Cha muốn (x. Mt 16,23). + Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi: Đây là câu trích trong sách Đệ nhị luật (6,4.13), dạy dân Ít-ra-en chỉ duy có một Đấng mọi người đều phải phụng sự tôn thờ là Thiên Chúa.

4. HỎI ĐÁP:

HỎI 1) Cám dỗ là gì ? Bị cám dỗ thì đã phạm tội chưa ? Ta cần làm gì để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt mình ?

ĐÁP:

- Cám dỗ là việc ma quỷ xúi giục một người phạm tội chống lại Thiên Chúa bằng việc cố tình làm điều nghịch lại các lệnh Ngài truyền.

- Mỗi cơn cám dỗ thường có ba giai đoạn: Một là ma quỷ gợi lên một hình ảnh, một tư tưởng xấu trong tâm trí người ta. Hai là ma quỷ xúi người ta thỏa mãn đam mê dục vọng ấy bằng sự ưng thuận. Ba là sự chọn lựa tự do: nếu người ta chiều theo ma quỷ tức là đã phạm tội làm cho Chúa buồn lòng. Còn nếu từ chối không nghe theo ma quỷ cám dỗ, họ sẽ được chúc phúc và làm cho Chúa vui lòng.

- Để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, chúng ta cần dùng ba phương thế như sau: Một là năng hãm mình và ăn chay noi gương Đức Giê-su ăn chay suốt bốn mười đêm ngày nên đã dễ dàng làm chủ bản năng và chiến thắng ma quỷ cám dỗ; Hai là siêng năng học sống Lời Chúa, vì Lời Chúa là đèn soi dẫn và là thanh gươm hai lưỡi sắc bén đương đầu với ma quỷ, noi gương Đức Giê-su đã dùng Lời Chúa để chiến thắng ma quỷ cám dỗ; Ba là năng xin cầu xin ơn trợ giúp và luôn vâng theo sự hướng dẫn của Thánh Thần noi gương Đức Giê-su.

HỎI 2) Đức Giê-su bị ma quỷ cám dỗ trong tâm trí hay trong thực tế ?

ĐÁP: Việc quỷ đặt Đức Giê-su lên nóc Đền thờ, đem Người lên một ngọn núi cao và chỉ cho Người xem tất cả vinh hoa lợi lộc của các nước trên thế gian… cho thấy Đức Giê-su đã bị ma quỷ cám dỗ nhưng chỉ trong tâm trí, chứ không thực sự đem Người từ nơi này đến nơi kia.

HỎI 3) Đức Giê-su đã trải qua cơn cám dỗ của ma quỷ để làm gì?

ĐÁP: Sau khi chịu phép Rửa của Gio-an và được xức dầu thiêng liêng tấn phong làm Đấng Ki-tô, Đức Giê-su đã được Thần Khí dẫn đưa vào hoang địa để ăn chay 40 đêm ngày và chịu ma quỷ thử thách cám dỗ. Sở dĩ Người để ma quỷ cám dỗ là nhằm ba mục đích như sau:

- Một là cho chúng ta thấy: Người là A-đam Mới và là dân Ít-ra-en Mới thời Tân Ước, luôn vâng theo thánh ý Thiên Chúa, trái với nguyên tổ A-đam E-và xưa trong vườn địa đàng (x St 3,1-24), và dân Ít-ra-en xưa thời Xuất Hành (Đnl 8,2-4), đã nghe ma quỷ để phạm tội chống lại Thiên Chúa.

- Hai là để chứng minh cho chúng ta thấy: ăn chay cầu nguyện là phương thế hữu hiệu giúp ta làm chủ bản thân và chiến thắng ma quỷ cám dỗ (x Mt 17,21; Mc 9,29).

- Ba là để nêu gương cho chúng ta luôn vâng theo Thần Khí hướng dẫn: Nếu chúng ta năng học sống Lời Chúa, chúng ta sẽ làm theo thánh ý Chúa hơn theo ý riêng mình, như Đức Giê-su có lần đã quở trách tông đồ Phê-rô: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy. Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16,23).

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4,10).

2. CÂU CHUYỆN:

1) TAM THẬP LỤC KẾ: ĐÀO VI THƯỢNG SÁCH

Ở núi Phong Khê đất Thục có một giống đười ươi có bộ mặt giống như người. Chúng biết nói cười và máu của chúng được người ta dùng làm thuốc nhuộm quần áo rất tốt, nên các thợ săn thường săn bắt chúng. Biết được loài đười ươi này thích uống rượu và đi guốc, thợ săn đã đem rượu và guốc bày la liệt trên một đồng trống để nhử chúng, rồi ẩn núp chờ đợi. Dù sống sâu trong rừng, nhưng loài đười ươi lại có khứu giác rất nhậy nên vẫn ngửi thấy mùi rượu thơm liền kéo nhau đến uống. Những con già đời đoán biết đó là bẫy của thợ săn, liền nhắc nhở cả bầy rằng: “Hãy cảnh giác, đừng khờ dại uống rượu đi guốc kẻo bị mắc mưu của bọn người độc ác kia”. Thế là cả bầy buồn bã bỏ đi. Nhưng rồi một con bị mùi rượu thơm hấp dẫn không cưỡng lại được, liền bất chấp lời khuyên khôn ngoan và rủ đồng bọn quay trở lại. Rồi “quen mui thấy mùi ăn mãi”, chúng tranh dành nhau chí choé nốc cạn hết bầu này đến bầu khác. Đến lượt các con già cả khôn ngoan tuy biết là nguy hiểm, nhưng không thể cưỡng được sự hấp dẫn của rượu, cũng lao vào uống no say. Sau đó chúng xỏ chân vào guốc bên cạnh bước tới bước lui ngả nghiêng trông thật tức cười. Bấy giờ bọn thợ săn liền hò nhau từ chỗ ẩn nấp, nhất tề xông đến vây bắt. Thấy bọn thợ săn đến, bầy đười ươi đáng thương liền bỏ chạy tán loạn. Nhưng chân đi guốc không quen, bị té nhào vào nhau và bị bọn thợ săn bắt gọn không sót một con.

Than ôi! Biết rõ người ta đặt bẫy hại mình, mà vẫn lao vào ăn uống đến nỗi tất cả đều bị mất mạng thì thật ngu dại lắm thay! Đối với các bạn trẻ hôm nay thì rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút chích sì-ke ma túy… là những thứ làm mất hết nhân tính, trở thành những kẻ bất lương trộm cướp giết người, rồi còn có thể bị lây nhiễm HIV-AIDS. Thế mà vẫn có không ít bạn trẻ nhắm mắt lao mình vào những đam mê chết người đó thì không phải khờ dại lắm sao ?

Trước các cơn cám dỗ về đam mê sắc dục và ma túy, thì đừng bao giờ nghĩ rằng mình có đủ bản lãnh để chống trả lại được, và phải làm như cổ nhân dạy: “Tam thập lục kế: Đào vi thượng sách” (Ba mươi sáu phương thế thì chạy trốn là phương thế hay nhất). Đừng bao giờ thử hút chích sì ke ma túy, thử đi bia ôm một lần xem sao… Vì thử dù chỉ một lần mà thôi là chúng ta đã bắt đầu biến thành con nghiện và khó lòng có thể thoát ra!

2) TỪ ĂN CẮP QUẢ TRỨNG DẪN ĐẾN ĂN TRỘM CON BÒ:

Đức Cha ARTHUR TONE đã thuật lại một câu truyện đau lòng như sau:

Trong ngôi nhà tù nổi tiếng Sing Sing ở New York (Hoa Kỳ), một tù nhân bị đem ra hành hình vì tội đã giết chết một cảnh sát viên. Trước khi chết, người ta cho anh ta được nói những lời cuối cùng. Với một giọng điệu đau đớn anh ta đã thét lớn lên như sau: "Tất cả đã bắt đầu khi tôi ăn cắp đồng năm xu trong túi của Mẹ tôi.....Rồi lần hai tôi ăn cắp hai đông năm xu... Sau đó, tôi ăn cắp đồ vật của người ngoài ở trường học, ở tiệm tạp hóa, ở tiệm thuốc tây. Rồi tôi và hai thằng bạn hợp tác đi cướp giật và chúng tôi kiếm được ngày một nhiều tiền hơn. Sau đó muốn có thật nhiều tiền để khỏi phải đi cướp giật hàng ngày, chúng tôi đã quyết định đi cướp Ngân hàng và lần đó tôi buộc phải bắn gục một viên cảnh sát đang tìm cách bắt tôi. Đó. Tất cả tội phạm lớn lao của tôi bắt đầu chỉ từ một đồng năm xu !”

Từ chỗ ăn cắp năm xu đã tiến đến chỗ ăn cướp nhà băng và phạm tội giết người. Con đường tưởng như thật xa, nhưng trong thực tế lại rất gần ! Cũng vậy, từ một ly rượu cho đến thói xấu say xỉn triền miên... Con đường cũng tương tự như thế. Có ai ngờ được rằng: chỉ một lần hút thử xì ke ma túy mà rồi sau đó nạn nhân đã rơi vào thói nghiện ngập triền miên lúc nào không hay. Con đường tưởng như thật xa, nhưng trong thực tế lại rất gần !

3) NGỌN ĐUỐC VÂN TRƯỜNG :

Đời Tam quốc, Quan Văn Trường sau khi bị thua trận thảm bại ở Hạ Bì. Đơn thương độc mã, ông phải bảo vệ hai người chị dâu (vợ của Lưu Bị) tam thời đến nương tựa nhà của Tào Tháo. Đêm đến, Tào Tháo cố tình sắp xếp cho ba người ở chung trong một căn phòng, dụng ý muốn cho chị em phạm tội loạn luân, và chúa tôi sẽ nghi ngờ thất lễ với nhau.

Quan Vân Trường một dạ thẳng ngay không để tà tâm quyến rũ. Ông tay cầm đuốc, tay cầm sách Xuân Thu đọc từ tối đêm đến sáng. Mọi người thấy vậy khen Vân Trường là người chính trực. Từ đó người ta dùng câu “Ngọn đuốc Vân Trường” để ám chỉ những người có lòng ngay dạ thẳng, quyết không để sự đam mê chiến thắng bản thân mình.

4) TÁC DỤNG CỦA RƯỢU TRÊN LOÀI NGƯỜI :

Một câu chuyện cổ bắt nguồn từ chuyện tổ phụ No-e trong sách Sáng Thế (St 9,20-25) về tác dụng của rượu như sau:

Sau cơn lụt đại hồng thủy kéo dài 40 đêm ngày, tổ phụ No-e cùng con cái đưa các con vật ra khỏi tàu và dựng lều và làm nghề nông trồng cấy nhiều cây trái từ các hạt giống đã mang lên tàu trước cơn lụt. Một hôm No-en đang dựng giàn trồng nho phía sau nhà, Xa-tan lấy làm lạ tiến lại gần hỏi rằng:

- Ông đang trồng cây gì thế?

- Cây nho.

- Nó có lợi ích gì không?

- Có chứ. Trái nó vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Từ trái nho ta còn có thể chế thành rượu ngon làm cho lòng người trở nên hưng phấn nữa. No-e trả lời.

- Vậy thì ông hãy để ta giúp ông một tay.

Sau đó Xa-tan liền giết một con dê, một con sư tử, một con lừa và một con heo, lấy máu của bốn con vật hòa chung với nước và dạy No-e hằng ngày tưới lên các gốc nho. Thế là nhờ được tưới bằng nước có pha máu của bốn con vật kia mà các cây nho lớn lên thật nhanh. Khi tới lúc hái nho, ông Nô-e đã thu hoạch được một vụ bội thu. Ngoài việc ăn trái, No-e còn làm bồn ép nho thành ra nước cốt và cho ủ thêm một thời gian lên men thành loại rượu rất ngon và có tác dụng làm say lòng người:

Một hôm nhân khi con cháu ra ngoài đồng làm việc, No-e lấy thùng rượu nho ra uống thử. Sau khi uống hết một ly đầu, ông cảm thấy tâm trí hưng phấn và ca hát vui vẻ giống như một con dê kêu « be, be »; Ông uống tiếp ly thứ hai thì lại thấy mình khỏe mạnh giống như một con sư tử; Khi uống đến ly thứ ba thì ông bị lú lẫn ngu dốt giống như một con lừa; Sau cùng khi uống hết ly thứ tư thì ông không còn biết trời trăng gì nữa, chỉ biết làm theo bản năng như một con heo. Kinh thánh đã thuật lại như sau: No-e đã thoát y nhảy múa rồi nằm ngủ trần truồng ở giữa lều. Kham là cha của Ca-na-an thấy cha mình nằm trần truồng liền kêu Sêm và Gia-phét vào xem cha. Hai người này thấy vậy đã lấy chiếc áo choàng của cha cùng nhau đi giật lùi mà che đậy cho cha. Khi tỉnh rượu, ông No-e nghe biết chuyện Kham đã tỏ thái độ bất hiếu với mình liền chúc dữ cho dòng dõi Kham và Ca-na-an, sẽ phải làm đầy tớ cho các anh em mình.

3. SUY NIỆM:

1) CÁM DỖ XƯA VÀ NAY:

Ngày nay, Satan không hiện nguyên hình để dụ dỗ chúng ta, nhưng nó ngụy trang dưới nhiều hình thức tinh vi chung quanh chúng ta, nhằm lôi kéo chúng ta khỏi con đường của Chúa, để sống phóng đãng theo ý muốn của mình.

Ngày nay ma quỷ cũng cám dỗ lòai người chúng ta về ba phương diện Danh Lợi Thú như xưa đã từng cám dỗ Đức Giê-su về ba phương diện này như sau:

+ Một là về THÚ VUI: Xưa ma quỷ xúi Đức Giê-su biến các viên đá cuội trở thành bánh mì mà ăn, tức là dùng quyền năng Thiên Chúa để thỏa mãn các nhu cầu vật chất thể xác, giống như dân Ít-ra-en trong hoang địa ngày xưa đã kêu trách Đức Chúa và Mô-sê khi họ bị đói khát và thèm thịt thà và các thứ rau thơm mà họ đã từng ăn khi còn ở Ai cập (x. Xh 16,3). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta tìm thỏa mãn các đam mê xác thịt bất chính như ăn chơi sa đọa, rượu chè say xỉn và hút chích ma túy…

+ Hai là về DANH VỌNG: Xưa ma quỷ xúi Đức Giê-su nhảy từ nóc Đền thờ xuống để được người đời khen ngợi là tài giỏi và cũng để thử thách Thiên Chúa, đòi Chúa phải chứng tỏ quyền năng bằng việc làm phép lạ cứu mình thóat chết (x. Lc 23,35). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta thử thách quyền năng Thiên Chúa khi đòi Chúa làm phép lạ trái với định luật do Chúa đã an bài trong thiên nhiên để chiều theo sở thích riêng của chúng ta !

+ Ba là QUYỀN LỢI: Xưa ma quỷ xúi Đức Giê-su sấp mình thờ lạy nó để được nó ban cho quyền hành trên muôn nước và được hưởng lợi lộc giàu sang (x. Xh 32,6). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta chối bỏ Thiên Chúa và tôn thờ sức mạnh của tiền tài, chọn làm những việc bất chính mang lại nhiều tiền như: buôn bán sì ke ma túy, mở quán bia ôm, cà phê tươi mát, tin theo thầy bói, đồng bóng, cầu cơ, buôn lậu, tham nhũng, sản xuất hàng nhái…

2) CÁC PHƯƠNG THẾ CHIẾN THẮNG MA QUỶ CÁM DỖ:

+ Một là ĂN CHAY và CẦU NGUYỆN: Người đã vào hoang địa ăn chay cầu nguyện suốt 40 đêm ngày. Ma quỷ đã đánh thẳng vào điểm yếu của Đức Giê-su là tình trạng bị đói để xúi Người biến đá thành bánh ăn. Nhưng nhờ nội lực mạnh mẽ do ăn chay cầu nguyện, mà Người đã chiến thắng ma quỷ. Sau này Người cũng dạy các môn đệ phải dùng phương thế này như sau: “Giống quỷ ấy chỉ trừ khử được bằng lời cầu nguyện thôi” (Mc 9,29). Người cũng trả lời ma quỷ cám dỗ như sau: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).

+ Hai là HỌC SỐNG LỜI CHÚA: Lời Chúa chính là khiên thuẫn của chúng ta chống lại các cơn cám dỗ. Một khi lời Chúa đã thấm nhiễm vào con tim, khối óc, thì đương nhiên sẽ biểu lộ ra trong cách suy nghĩ nói năng và hành động, nhờ đó chúng ta có thể chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ thế gian và xác thịt mình. Do đó chúng ta cần siêng năng học sống Lời Chúa.

Nhờ xác tín Lời Chúa biểu lộ ý Chúa Cha nên Đức Giê-su thay vì chọn theo dục vọng thỏa mãn thú vui xác thịt, tìm kiếm danh vọng trần gian và của cải tiền bạc, thì Người luôn làm theo thánh ý Cha biểu lộ qua lời Sách Thánh. Trong vườn cây dầu, đối diện với cuộc khổ nạn gần kề Đức Giê-su đã chọn theo ý Chúa Cha qua lời cầu nguyện: "Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà theo ý Cha" (Mt 26,39).

Để tránh áp dụng lệch lạc Lời Chúa do ma quỷ đưa ra, Đức Giê-su đã nhấn mạnh về ý nghĩa đích thực của Lời Chúa như sau: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (x. Đnl 8,3). Để đáp lại ma quỷ cám dỗ tìm danh vọng tiếng khen bằng việc gieo mình từ nóc Đền thờ xuống đất, Đức Giê-su đã đưa ra Lời Sách Thánh: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (x. Đnl 6,16). Đáp lại cám dỗ thần phục ma quỷ để được quyền cao chức trọng, Đức Giê-su đề cao Lời Chúa: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và thờ phượng một mình Người mà thôi” (x. Đnl 6,13).

3) PHẢI LÀM GÌ CỤ THỂ ĐỂ CHIẾN THẮNG MA QUỶ CÁM DỖ?

Ngày nay chúng ta cũng cần noi gương Đức Giiee-su chống trả cám dỗ bằng những phương cách như sau:

+ Xa lánh dịp tội: bằng cách không gặp bạn bè xấu đã từng cám dỗ ta nghiện hút, rượu chè, trai gái, trộm cướp. Tránh tò mò truy cập vào các trang phim ảnh xấu trên mạng internet vì dễ dẫn đến hành vi thủ dâm và chơi bời trác táng.

+ Chăm chỉ làm việc: Chu toàn các việc bổn phận trong gia đình xã hội và tránh sự lười biếng ở không. Vì "Sự lười biếng là cha của mọi thói hư tật xấu".

+ Năng đọc kinh Lạy Cha: Nhất là cầu xin Cha: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.

+ Cậy nhờ ơn Chúa giúp: Mỗi khi bị cám dỗ hãy làm dấu thánh giá và kêu cầu ơn Chúa trợ giúp như thánh Phê-rô khi sắp bị chìm: “Lạy Thầy, xin cứu giúp con !” Noi gương Đức Giê-su mạnh dạn xua đuổi ma quỷ cám dỗ như sau: "Xa-tan, hãy xéo đi !” (Mt 4,10).

+ Đam mê một thú vui lành mạnh: Chẳng hạn: xem phim truyền hình, chơi một môn thể thao lành mạnh như đá bóng, bơi lội, câu cá…

+ Gia nhập một đoàn thể đạo đức: Chẳng hạn: tập hát ca đoàn, họp legio Mariae, sinh hoạt hiêp sống Tin Mừng trong Hiệp Hội Thánh Mẫu… để hằng tuần họp nhau học Lời Chúa và làm các công tác bác ái phục vụ người nghèo, thăm viếng tha nhân và góp phần truyền giáo...

4. THẢO LUẬN:

1) Bị cám dỗ đã phạm tội chưa ? 2) Bạn có nên thử Thiên Chúa bằng việc cầu xin khỏi bệnh mà không chịu uống thuốc theo toa bác sĩ, xin thi đậu mà lười biếng không chịu học hành, xin được trúng số… hay không ? 3) Trong các phương thế nói trên, bạn nghĩ phương thế nào hiệu quả nhất và dễ áp dụng nhất để có thể chiến thắng ma quỷ cám dỗ ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay con rất cảm phục thái độ cương quyết không khoan nhượng của Chúa Giê-su khi đương đầu với ma quỷ cám dỗ. Chính nhờ ăn chay cầu nguyện suốt bốn mươi đêm ngày, mà Chúa đã được gia tăng nội lực tinh thần. Chính nhờ luôn vâng theo sự hướng dẫn của Thần Khí, mà Chúa đã chọn làm theo thánh ý Chúa Cha, thi hành mọi lời Chúa Cha phán dạy và cương quyết xua đuổi ma quỷ khi nó cám dỗ bỏ Chúa Cha mà tôn thờ nó bằng câu: “Xa-tan kia, xéo đi!”.

- LẠY CHÚA. xin giúp con biết nghe theo lời khuyên của thánh Phê-rô Tông Đồ: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” (1 Pr 5,6-9). Nhờ đó, con sẽ trở nên con ngoan hiếu thảo, luôn làm đẹp lòng Chúa Cha, noi gương Chúa khi xưa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Sức Mạnh Của Hồng Ân Lời Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
00:26 03/03/2017
Sức Mạnh Của Hồng Ân Lời Chúa

Suy niệm Chúa Nhật I Mùa Chay năm A

(Mt 4, 1-11)

Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay đặt chúng ta trước một thảm kịch, mà thảm kịch ấy ảnh hưởng đến sự hiện hữu của chúng ta đó là : tội lỗi và hành động của con người nhằm phá vỡ sự hiệp thông với Thiên Chúa.

Trình thuật chương đầu tiên của sách Sáng thế cho thấy nguyên tổ của chúng ta đã khước từ Thiên Chúa. Nguyên nhân này nảy sinh từ "con rắn ", ma quỷ hay còn gọi là Satan. Con rắn muốn thực hiên ý định dụ dỗ Adam tự sức mình, lập luật cho mình và trở nên Thiên Chúa, mà không cần sự trợ giúp của Thiên Chúa. Lời nói dối thuần túy ấy đưa con người đến chỗ diệt vong, bóp nghẹt ý muốn hiệp thông với sự sống thần linh của Ađam và cắt đứt mạch sống với Thiên Chúa khi bóp méo Lời Thiên Chúa.

Tin Mừng Matthêu cho thấy Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ. Nếu như nguyên tổ Ađam và Evà bị Satan ba lần dùng các chiến thuật cám dỗ với mục đích làm cho ông bà nguyên tổ hiểu lầm rằng nó đã làm những điều việc rất tốt cho Ađam và Evà. Nay nó cũng ba lần tấn công vào tương quan tình cha con giữa Chúa Giêsu với Cha Ngài.

Lần thứ nhất, nó đề nghị Chúa Giêsu tách khỏi Chúa Cha, tự khẳng định mình là Thiên Chúa khi nói : " Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh." Nhưng Chúa Giêsu đáp lại :" " Có lời chép rằng : Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra." (Mt 4 ). Ngài đã vượt qua thử thách và chiến thắng ma quỷ và tuyên xưng rằng sự sống đích thực chỉ có ở nơi Thiên Chúa, cần phải tin tưởng vào lời hứa của Chúa Cha. Nên Ngài hành động và tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa Cha, vì Ngài biết rằng Chúa Cha là Đấng trung thành. Nơi hoang địa, dân Israel đã chết vì bị cám dỗ sợ thiếu bánh ăn nên tích lũy manna. Dù Thiên Chúa đã yêu cầu không nhặt bánh thừa mỗi ngày. Nhưng họ vẫn nhặt bánh thừa vì nghi ngờ rằng : nếu Thiên không ban cho bánh nữa thì sao? Nếu Thiên Chúa không giữ lời hứa ? Một con chim ở trong tay tốt hơn hai con còn trong bụi rậm. Phần chúng ta, đã bao lần chúng ta bị cám dỗ mất lòng tin vào Thiên Chúa ! Chúa Giêsu nhắc nhở cho chúng ta rằng Chúa Cha là Đấng luôn trung thành, giữ lời hứa và quyết hối hận vì những gì Người ban tặng cho ta.

Cơn cám dỗ thứ hai, con rắn đẩy Chúa Giêsu vào thế buộc Chúa Cha phải can thiệp cho Ngài : "vì có lời chép rằng : Ngài đã ra lệnh cho các Thiên Thần đến với ông", điều này ngầm thể hiện sự nghi ngờ mối quan hệ hiệp nhất với Chúa Cha. Chúa Giêsu đã không làm, Ngài không bắt Chúa Cha thực hiện phép lạ cho Ngài để dạy chúng ta phải khiêm nhường trước mặt Thiên Chúa. Hậu quả của tội nguyên tổ một lần nữa nghi ngờ rằng Thiên Chúa còn giữ cho mình một cái gì đó mà không ban cho ông bà. Như Thiên Chúa nói với Adam : "Ngươi có thể ăn tất cả các trái cây trong vườn." Con rắn đã bóp méo lời Thiên Chúa khi nói ngược lại với Evà : "Thiên Chúa nói rằng ngươi không thể ăn tất cả các trái cây trong vườn". Không, Thiên Chúa không nói thế, vì từ nguyên thủy, Người đã cho chúng ta mọi thứ.

Con rắn đã nói dối, bởi nó phát hiện ra động cơ thực sự, chuyển hướng sang tôn thờ nó thay vì thờ phượng một mình Thiên Chúa như là nguồn gốc mọi điều thiện hảo. Ở đây chúng ta thực sự bị cám dỗ phạm thượng chống lại Thiên Chúa, từ chối Người để theo ma quỷ là kẻ có thể ban sức mạnh cho ta.

Cơn cám dỗ thứ ba : Đỉnh cao của sự cám dỗ này là ngọn núi cao và vương quyền phổ quát của Chúa Kitô. Trên núi này, Chúa Giêsu mạc khải tròn đầy sự từ bỏ trong niềm tin tuyền đối ở tay Cha. Và Chúa Cha đã biểu lộ tình phụ tử viên mãn của mình khi phục sinh Đức Giêsu. Adam mới là Chúa Giêsu đã chiến thắng sự chết và tội lỗi nhờ tin tưởng và phó thác trong tay Chúa Cha. Adam đầu tiên tự cao tự đại, quên đi thân phận thụ tạo của chính mình " là hình ảnh Thiên Chúa " có nghĩa là không bình đẳng hoặc đồng bản tính trong tương quan với Thiên Chúa, dẫn đến sự sụp đổ của chính mình. Thay vào đó, Chúa Giêsu Kitô, Adam thứ hai , đã vâng lời Thiên Chúa, hạ mình xuống nên được suy tôn khi phục hổi phẩm giá là con của chúng ta với Cha trên trời (x. Pl 2 : 6-11 ) .

Phụng vụ Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Chay đưa chúng ta trở lại với căn nguyên của tội lỗi là : ý muốn tự chủ, từ chối Hồng ân Lời của Thiên Chúa là Cha, Đấng là nguồn gốc mọi điều thiện hảo với tình con thảo.

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: đâu là vị trí của Thiên Chúa trong tất cả điều ấy?

Vậy chúng ta hãy chọn Chúa, đứng về phía Chúa, đón nhận Lời Chúa như là một hồng ân để chống lại tội lỗi, đương đầu với trận chiến thiêng liêng chống lại thần dữ, ba thù : Ma Quỷ, thế gian và xác thịt.

Lạy Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse cùng Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa, xin giúp sức cho chúng con trong suốt Mùa Chay Thánh này. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Cám dỗ: Tổ tông và Chúa
Lm GB Nguyễn Minh Hùng
07:53 03/03/2017
Chúa Nhật Thứ Nhất mùa Chay A

Cám dỗ: Tổ tông và Chúa Giêsu

Trang Tin Mừng hôm nay, Hội Thánh mời gọi mọi người suy niệm sự Chúa Giêsu chiến thắng cám dỗ. Động từ cám dỗ luôn được hiểu theo nghĩa xấu. Nó hàm ý xúi giục làm điều xấu, điều trái. Cám dỗ, theo nghĩa xấu ấy, luôn luôn dẫn người ta đến phạm tội, cố gắng tuyết phục người khác thực hiện đường tà.

Vì thế, cám dỗ là phương tiện khởi đầu để có thể làm cho một người lập công, chứng tỏ lòng yêu mến Chúa, tạo thêm công đức, và càng ngày càng tiến tới ơn nên thánh hơn, càng hoàn bị mình trong Chúa hơn, nếu ta cương quyết chống lại nó, đạp trên nó và chiến thắng nó theo gương Chúa Giêsu.

Nhưng cám dỗ sẽ là phương tiện đưa ta đến chỗ chống đối lề luật, đứng ngoài ơn và tình yêu của Chúa. Nó làm ta loại trừ Thiên Chúa, đi xa ảnh hưởng của Chúa. Nó cũng là phương tiện khiến ta có thể phản bội anh chị em, ảnh hưởng xấu, thậm chí đe dọa đời sống của anh chị em xung quanh. Nó giết chết sự sống đời đời của ta, nếu ta không nỗ lực chiến đấu với nó, nếu ta a tòng theo nó, nếu ta để cho mình say trong cám dỗ.

Trường hợp của Tổ tông loài người cho thấy những điều tệ hại như vừa nói. Tổ tông đã không cưỡng lại cám dỗ. Tổ tông đã a tòng cùng cám dỗ. Tổ tông đã vứt bỏ mọi điều tốt đẹp nhận được từ Thiên Chúa. Bởi ngã trong cám dỗ, Tổ tông đã không thể giữ lại mọi điều tốt đẹp nguyên khởi cho mình và cho con cháu.

Từ bài đọc I trích sách Sáng thế, nói về sự ngã nhào trong cám dỗ của Tổng tông Ađam – Evà, và từ bài Tin Mừng, nói về sự chiến thắng cám dỗ của Chúa Giêsu, chúng ta thấy gì?

1. Tội có hấp lực?

Tội lỗi có hấp lực riêng của nó. Chính hấp lực này đã làm con người không thể cưỡng lại, nhưng đã nhiều lần ngã nhào trong tội. Cách hai ông bà Ađam – Evà đối diện cám dỗ là bằng chứng cho thấy hấp lực mạnh mẽ của tội.

Bà Evà chưa bao giờ sờ tới trái cây, chỉ nhìn ngắm, lại vẽ ra trong tưởng tượng, rồi sau đó dám khẳng định: “Trái cây ăn thì ngon và thèm ăn để được thông minh” (bài đọc I). Bà và cả ông Ađam tự nộp mình cho cám dỗ, đã chết thật, chết cả một đời sống tâm linh, đó là đời sống mà không thụ tạo nào được hưởng, chỉ con người được Thiên Chúa thông ban mà thôi.

Cũng vậy, chúng ta không mạnh mẽ để có thể tự mình đứng vững trước cám dỗ. Chỉ có ơn Chúa phù trợ, ta mới đủ mạnh mà thôi. Vì thế, suốt đời, ta phải tập và sống khiêm nhường thẳm sâu, để có thể chiến thắng cám dỗ, chiến thắng những hấp lực mà nó gợi ý.

Đừng bao giờ tự phụ vào bản thân. Bởi chính khi cậy sức bản thân và không sợ cám dỗ, là lúc dễ bị cám dỗ đốn ngã nhất. từng người hãy luôn đinh ninh lời thánh Phaolô: “Ai tưởng mình đứng vững, coi chừng kẻo ngã” (1Cr 10, 12).

Hãy cậy vào sức Chúa, cậy vào ân sủng và tình yêu của Chúa để tấn công hấp lực của tội. Hãy lắng nghe lời thánh Phaolô dạy để sống khiêm nhường và biết nhìn nhận bản thân hơn: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng” (1Cr 10, 13).

Thánh Giacôbê cũng nhắc nhở: “Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì” (Gc 1, 2-4).

2. Tội, trước tiên là hướng về bản thân.

Chỉ một cám dỗ hướng về bản thân, Ađam, Evà đã phạm tội.

Ba cơn cám dỗ của Chúa Giêsu cũng cùng nội dung như đã từng cám dỗ ông bà Ađam và Evà – dù cho đó là cám dỗ về sự ích kỷ, sống cho riêng mình, quay quắt trên chính bản thân mình; dù cho đó là dùng quyền năng Chúa ban để biến đá thành bánh ăn; hay nhảy từ nóc cao của đền thờ như một thách đố đối với Thiên Chúa; hoặc mua lấy quyền lực và vinh quang, sự giàu sang, dù cho phải tôn thờ ma quỷ – tất cả đều chỉ nhắm một mục đích: lo cho chính đời sống thân xác của mình.

Chúa Giêsu chiến thắng cám dỗ. Cùng một nội dung cám dỗ: ích kỷ cho bản thân, quay quắt trên chính bản thân mình, nhưng cách hành xử của Chúa lại đối nghịch hoàn toàn với ông bà Ađam – Evà. Thái độ của Chúa thật cứng rắn và dứt khoát đối với tội. Ôn bà Ađam – Evà đã không chiến đấu, nhưng ngay từ đầu đã xuôi theo tội.

Chúa Giêsu vững lòng tin vào Thiên Chúa để vượt lên trên những cám dỗ. Ađam, Evà thay vì tin Chúa, đã nghi ngờ tình yêu của Chúa khi chấp nhận lời dụ của kẻ cám dỗ: “Thiên Chúa biết rằng ngày nào các ngươi ăn trái ấy, mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ biết thiện ác như thần thánh”.

Chúa Giêsu dựa vào Lời Chúa để chiến thắng cám dỗ. Ađam, Evà do sự nghi ngờ, đã bất tuân Lời Thiên Chúa ngỏ với mình, đã ngã nhào vào cám dỗ.

Có thể nói cám dỗ là “người bạn” không được mời nhưng cứ bám sát lấy ta cách dai dẳng. Cám dỗ đã nhiều lần đánh gục ta, làm cho bản tính yếu hèn của thân kiếp con người vốn đã yếu hèn, càng dễ đổ vỡ, càng yếu đuối hơn. Nhưng dù đã sa ngã, đó là một tình trạng nguy hiểm vô cùng lớn, vẫn chưa là điều nguy hiểm nhất. Nguy hiểm nhất, đáng sợ nhất là khi biết mình phạm tội nhưng vẫn ở lỳ trong tội.

Đồng ý rằng, cuộc đời có quá nhiều cám dỗ lôi kéo. Nếu chúng ta đã đủ ý chí để quyết tâm không phạm tội, và đã chiến thắng tội lỗi, đó là điều tốt.

Nhưng giã như vì yếu đuối, ta đã không được như Chúa Giêsu. Ngược lại, nhiều lần ta đã gục ngã, đã sa chước cám dỗ, thì giờ đây, nhờ sống mùa Chay, hãy vùng đứng dậy, hãy vững ý chí, hãy tập trung nghị lực, cùng với sự cầu nguyện, xin ơn Chúa giúp, hy vọng ta sẽ vững tâm trở về với Chúa.

Hãy xây dựng một quyết tâm sống mùa Chay của năm nay theo gương Chúa Giêsu, đó là dùng mọi cách mà Hội Thánh dạy: Tham dự phụng vụ, cầu nguyện, lãnh bí tích, hy sinh hãm mình, bác ái, tiết chế bản thân, luôn lưu ý chiến thắng cám dỗ… để thực sự chiến thắng và đứng trên mọi cám dỗ bằng mọi giá.

Lạy Chúa, chúng con đã phạm tội. Nhiều lần chúng con không chiến đấu chống lại tội lỗi, mà có khi còn hùa theo nó cách dễ dàng. Xin tha thứ cho chúng con. Xin ban sức mạnh để chúng con đủ nghị lực, đủ cương quyến chống trả cám dỗ và tội lỗi. Amen.
 
Lời Chúa là sức sống của con
Lm Jude Siciliano OP
07:56 03/03/2017
Chúa Nhật I Mùa Chay - A
Sáng Thế 2: 7-9; 3: 1-7; T.vịnh 50; Rôma 5: 12-19; Matthêu 4: 1-11

Lời Chúa là sức sống của con

Tôi không lỏ́n lên trong sa mạc, nhủng tôi ỏ̉ Dallas trong 5 năm gần đây. Ỏ̉ đó mùa hè bắt đầu vào tháng 4 và kéo dài đến tháng 10. Giủ̃a mùa hè nhiệt độ ban ngày có thể lên đến trên 37 độ C. Nếu chúng ta mỏ̉ củ̉a ra ngoài nhà chúng ta sẽ cảm thấy hỏi nóng tạt vào ngủỏ̀i nhủ khi mỏ̉ củ̉a lò bánh ra vậy. Nhủng, ỏ̉ đây chúng ta không cần than phiền gì đủọ̉c. Vì trong nhà thì có máy điều hoà. Còn trong xe thì độ vài phút sau khi nổ máy, máy lạnh bật lên là xe đủ mát lạnh rồi tốt lắm.

Đối vỏ́i chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i có kinh nghiệm sống trong sa mạc nóng, chúng ta có thể hiểu được Chúa Giêsu cảm thấy thế nào trong khi Ngài chay tịnh trong sa mạc. Mà nếu chúng ta không có kinh nghiệm về sủ́c nóng quá cao, các báo chí sách vỏ̉ viết về việc đi du lịch có thể cho chúng ta hiểu sa mạc nóng bủ́c nhủ thế nào. Ỏ̉ sa mạc rộng mênh mông, ban đêm trỏ̀i trong sáng, các vì sao chiếu sáng rõ ràng, và chúng ta cảm thấy một sụ̉ im lặng, tĩnh mịch sâu đậm. Bỏ̉i thế, sa mạc là nỏi có thể giúp chúng ta bắt đầu Mùa Chay.

Hôm nay, bài phúc âm không chú trọng đến chúng ta, nhủng chú trọng đến Chúa Giêsu, vì Mùa Chay là mùa nói về Chúa Giêsu. Mùa Chay bắt đầu vỏ́i Chúa Giêsu trong sa mạc. Ngài ỏ̉ trong sa mạc, chay tịnh trong 40 ngày. Chúng ta có thể tủỏ̉ng tủọ̉ng Ngài đói và yếu nhủ thế nào. Bỏ̉i thế, khi tên cám dỗ đến bảo Ngài làm việc mau lẹ thì thật là một đáp ủ́ng nhạy bén. Tên cám dỗ nói: "sao ông không làm đá hóa ra bánh đễ ăn cho đỏ̉ đói? Sao ông lại chịu cụ̉c khổ nhủ thế? Ông nên ăn vì ông đói. Và nếu ông làm đá hóa ra bánh nhiều ông có thể cho ngủỏ̀i đói ăn. Vì đó chẵng phải là sứ vụ của ông cho ngủỏ̀i đói ăn hay sao? Ông hãy nghĩ biết bao nhiêu ngủỏ̀i sẽ đến vỏ́i ông khi ông cho họ ăn bánh". Chúa Giêsu phản ứng với sụ̉ cám dỗ này. Bằng cách ngược lại, Ngài chọn thu hút ngủỏ̀i khác đến vỏ́i Ngài qua tin Ngài đem đến: "bánh ăn hằng ngày" là của ăn sâu đậm lâu dài. Hỏn nủ̃a, Chúa Giêsu còn muốn chia sẻ cảnh đói khát, phản bội, không thông cảm… nhủ chúng ta.

Tên cám dỗ lại đề nghị một điều khác: ông hãy gieo mình xuống tủ̀ trên nóc Đền Thỏ̀. Thiên Chúa sẽ ra tay đỏ̃ nâng cho Con Thiên Chúa không để vấp chân vào đá. Ông hãy tủỏ̉ng tủọ̉ng làm nhủ thế thì mọi ngủỏ̀i sẽ khâm phục nhủ thế nào. Chúa Giêsu tủ̀ chối việc làm cho dân chúng khâm phục qua nhủ̃ng việc làm lạ lùng. Chúa Giêsu chọn việc mặc khải Thiên Chúa cho chúng ta trong tình trạng hiện tại, trong đỏ̀i sống bình thủỏ̀ng, trong việc Ngài sống nhủ chúng ta. Ngài sẽ dụ̉a vào lỏ̀i Ngài dạy và việc Ngài làm để thu hút quần chúng. Ngài không tránh đau khổ. Không nhủ̃ng Ngài muốn chịu đau khổ, mà Ngài còn muốn chia sẻ, thông cảm trong sụ̉ cùng cực đau khổ.

Tên cám dỗ lại đề nghị một điều khác: ông hãy nghĩ nếu ông là một ngủỏ̀i có quyền uy trong thế gian, cai trị một nủỏ́c, và có quân đội dủỏ́i quyền ông vỏ́i bao nhiêu ảnh hủỏ̉ng chính trị, nhủ thế có oai không? Và không ai có thể chống đối lại quyền uy của ông. Họ sẽ vâng lệnh ông và sẽ phục tùng ông.

Chúa Giêsu tủ̀ chối sụ̉ cám dỗ này, và chọn làm một ngủỏ̀i dân quê ỏ̉ làng Galilê. Ngài không muốn khác nhủ̃ng ngủỏ̀i trong đám đông nhủ trong các bủ́c tranh ảnh trình bày Ngài. Ngài không đủ́ng cao khỏi mặt đất, không để chân va vào đá. Tin Ngài đem đến phản ánh lối sống của Ngài. "Thiên Chúa ỏ̉ vỏ́i chúng ta". Không phải chỉ ỏ̉ vỏ́i chúng ta nhủ̃ng lúc vui, nhủng cả trong chiến đấu, trong do dụ̉, trong cô đỏn, và ngay cả trong các cám dỗ và thất bại.

Chúa Giêsu sinh ra trong hoàn cảnh nhủ chúng ta. Nhủ chúng ta nghe trong câu chuyện hôm nay bắt đầu Mùa Chay cho chúng ta: Chúa Giêsu cũng ủỏ́c muốn nhủ chúng ta. Ngài cũng ao ủỏ́c đủọ̉c thành quả, cũng bị cám dỗ trong công việc mau lẹ đễ đạt kết quả, đễ chọn an toàn và sụ̉ khâm phục của kẻ khác trên việc Ngài chọn dấn thân theo đủỏ̀ng lối của Thiên Chúa. Ngài tủ̀ chối không muốn lọ̉i dụng quyền uy, Ngài tủ̀ chối không dùng nhủ̃ng gì thay thế Thiên Chúa là chủ chốt đỏ̀i Ngài. Ngài dụ̉a vào sụ̉ liên hệ của Ngài vỏ́i Thiên Chúa, và Ngài muốn chúng ta học hỏi: "ngủỏ̀i ta không sống chỉ nhờ cơm bánh, nhủng còn nhờ mọi lỏ̀i từ miệng Thiên Chúa phán ra ".

Mùa Chay không bắt đầu vỏ́i câu chuyện về chúng ta. Đúng ra chúng ta phải chú trọng đến Chúa Giêsu, dủỏ́i nhủ̃ng sụ̉ cám dỗ nặng nề, để chúng ta đủ́ng vủ̃ng bằng vỏ́i chình năng lụ̉c của mình. Chúa Giêsu đặt mục tiêu và điểm chính trong tâm trí Ngài, và lãnh trách nhiệm làm thế nào để đạt đến thành quả. Mùa Chay mỏ̀i gọi chúng ta cũng làm nhủ thế: Là giủ̃ mục đích chúng ta trủỏ́c hết, là cảm suy đỏ̀i sống chúng ta và các lụ̉a chọn của chúng ta để tự xét chúng ta nhủ thế nào, và chúng ta đang tiến về đâu. Đó là lúc chúng ta nhìn nhận sụ̉ thật của chúng ta, và tìm lại mục đích đỏ̀i sống chúng ta để tránh khỏi đủỏ̀ng lối chống đối và trì hoãn sụ̉ trủỏ̉ng thành trong đức tin. Nói cách khác, Mùa Chay là lúc chúng ta phó thác chúng ta cho Thiên Chúa.

Trong dịp lỏ́n lên này, chúng ta không sống một mình, chúng ta có Chúa Giêsu. Ngài có kinh nghiệm đi qua sa mạc. Ngài cùng đồng hành vỏ́i chúng ta, và Ngài sẽ giúp chúng ta đạt đến thành quả của mục đích. Ngài luôn luôn nhắc nhỏ̉ chúng ta là Thiên Chúa trông thấy hoàn cảnh của chúng ta và Thiên Chúa muốn nuôi nấng dạy dỗ chúng ta là: "chúng ta không sống chỉ nhờ cỏm bánh, nhủng còn nhỏ̀ mọi lỏ̀i từ miệng Thiên Chúa phán ra".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


1st SUNDAY OF LENT (A)
Genesis 2: 7-9; 3: 1-7; Psalm 51; Romans 5: 12-19; Matthew 4: 1-11

I didn’t grow up in the desert, but for the past five years I have been living in Dallas, where summer begins in April and goes through late October. In midsummer the temperatures can be over 100° for days. When we go outdoors it is like opening a hot oven’s door – a blast of very hot air assaults your face and body. But in this first world setting, we can’t complain too much; indoors we have air conditioning and after a few minutes, with our air-conditioning turned on, our car’s interior gets quite cool.

For those of us who have experienced something like desert heat, we get some sense of what Jesus experienced during his desert fast. Even if we haven’t had the experience of the intense heat, magazines, travel brochures and, perhaps some traveling, have given us insight in what the desert is like. Deserts are stark places, the skies at night are clear, the stars bright and there is a deep sense of solitude and silence. Which makes the desert a good place to begin our Lenten journey.

Today the gospel doesn’t focus on us however, it focuses on Jesus because Lent is really about Jesus. Lent begins with Jesus in the desert. He’s been there for 40 days fasting. We can imagine his hunger and vulnerability. So when the tempter suggests to Jesus some shortcuts, they must have sounded rather enticing. The tempter says: Why not satisfy your hunger and turn the stones into bread? Why go through any discomfort? Feed yourself if you’re hungry. And if you change stones into bread, you’ll also be able to feed many hungry people. Isn’t that what your mission is about, feeding the hungry? Just think about how many people will be drawn to you if you provide bread for them. Jesus rejects this suggestion. Instead, he will choose to draw followers by his message – a "daily bread" of deep and lasting satisfaction. What’s more, he will share the condition of the hungry and know thirst, betrayal, misunderstanding… just like us.

The tempter makes another proposal to Jesus: Fly off the parapet of the Temple, God will not let the Son of God get hurt. Think of the following you would get, impressing people by such spectacles. Jesus says no to drawing people by spectacular acts. He chooses instead to reveal God to us in our present, ordinary lives, to live like one of us. He will rely on his words and person to draw people. He will not be spared pain. He not only experienced pain, but he would show deep compassion for those in pain.

The tempter makes another proposal to Jesus: Bow down before the powers of the world, seek worldly powers. Lots of people do and they get a following. Wouldn’t it be more impressive to be a powerful head of a nation with an army behind you and with political influence? With all that no one could resist your power. They would have to take orders from you and follow you.

Jesus resists this temptation too and chooses to remain a peasant from Galilee. He wouldn’t stand out from the crowd. Like some religious paintings depict him, he didn’t float a foot off the ground, never stumbling his toe on a rock. His message would reflect the life he led. "God is with us" – not just in the good times, but in the struggles, doubts, loneliness and yes, even with us in our temptations and failures.

Jesus was born into the same environment we are. As we hear from today’s story which opens Lent for us: he was drawn by the same desires; filled with the same yearnings for fulfillment; tempted to take shortcuts to achieve his end – to choose security and the esteem of others over his commitment to God and God’s ways. He refused to abuse his power; refused to let anything replace God as a priority in his life. He relied on his relationship to God and he wanted us to also learn, "One does not live on bread alone but on every word that comes forth from the mouth of God."

Lent does not begin with a story about us. It puts our focus on Jesus, as it should. Jesus, under severe temptation, stands out with strength and character. He kept his goals and priorities clearly in mind and made responsible life choices for how to achieve them. Lent invites us to do the same: to also keep our priorities in focus; to look clearly at our lives and the choices we make and to explore what they reveal about who we are and where we are going. It is a time to reclaim our true self, renew our sense of purpose, turn away from the path of least resistance, and stop postponing our own growth towards maturity. In other words, Lent is a time to give ourselves over to God.

We’re not alone in this opportunity for growth. We will have Jesus, the experienced desert traveler, walking with us and helping us reach our goal. He will constantly remind us that God sees our condition and wants to nourish us and to teach us that, "We do not live on bread alone but on every word that comes forth from the mouth of God."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chuyện vui có thật muà chay : các thày tu uống Bia trừ cơm.
Trần Mạnh Trác
09:08 03/03/2017


Có thật không, các thày tu dùng Bia thay cơm trong suổt 40 ngày muà chay?

Thật đấy, có một nhà dòng đã làm việc đó! nhưng đó là chuyện từ thế kỷ 17 lận, cách đây 400 năm rồi.

Những đệ tử cuả 'Lưu Linh' ngày nay, nếu có muốn 'đi tu' để được uống Bia thả cửa cũng không còn có dịp nào nữa.

Câu chuyện được đài truyền hình công giáo EWTN kể lại như sau: vào năm 1600, một số thầy tu cuả dòng khổ tu Paulaner dời cư từ miền nam nước Ý đến đan viện Cloister Neudeck ob der Au ở bang Bavaria nước Đức. "Là một dòng tu nghiêm ngặt, họ không được phép dùng đồ ăn 'rắn chắc' trong mùa chay," theo lời kể lại cuả vị giám đốc hãng bia Paulaner Brewery tên là Martin Zuber.

Họ cần có một món 'đồ uống' gì đó có chất bổ dưỡng hơn là nước lạnh để mà sống, do đó, các thầy tu đã chế biến từ món 'đồ uống' phổ biến của khu vực là bia, thành ra một loại nước "mạnh mẽ hơn bình thường", có đầy đủ chất carbohydrate và chất dinh dưỡng, và như thế "loại bánh mì lỏng này sẽ không làm cho họ bị 'phá giới'", ông Zuber nói.

Đây là một loại bia gọi là doppelbock, nghiã là dùng luá mì thay vì luá mạch (barley,) và sau đó họ đã mang bán ra ngoài. Đó cũng là sản phẩm ban đầu của hãng bia Paulaner, thành lập năm 1634.

Các thày tu gọi bia cuả họ là "Salvator," một cách đọc trại ra từ tên cuả Cha "Sankt Vater," "rồi sau đó vì cái nạn 'tam sao thất bản', đã trở thành 'holy Father beer' dịch ra là 'Bia Đức Thánh Cha'," ông Zuber nói.

Hãng bia Paulaner hiện cung cấp cho 70 quốc gia và là một trong các hãng bia tổ chức hội chợ Octoberfest ở Munich.

Nhưng dù cho loại bia doppelbock của hãng Paulaner đã được các 'con sâu rượu' ngưỡng mộ nồng nhiệt trên khắp thế giới ngày nay, nguồn gốc cuả loại bia này rõ ràng có một liên hệ chặt chẽ với nhân đức 'hãm mình đền tội' cuả các thày tu.

Có thể nào mà sống được nếu chì dùng có bia mà thôi chăng? Một nhà báo đã đọc câu chuyện cuả các thày tu, và vào năm 2011, đã cố gắng lập lại cuộc thí nghiệm.

Ông J. Wilson, một Kitô hữu, là một biên tập viên cho một tờ báo ở Iowa, đã hợp tác với một hãng bia ở địa phương để ủ một doppelbock đặc biệt mà ông sẽ tiêu thụ hơn 46 ngày trong mùa chay, không ăn thức ăn rắn.

Ông thường xuyên đi khám với bác sĩ của mình. Thực đơn cuả ông là như sau: uống 4 chai bia trong các ngày làm việc và uống 5 chai trong các ngày thứ bảy và Chúa Nhật.

Kinh nghiệm của ông, ông nói, đã biến đổi - và không phải là say sưa đâu.

Theo một blog viết cho CNN sau khi hoàn tất mùa chay, Wilson kết luận rằng "cơ thể con người là một chiếc máy tuyệt vời".

"Thông thường chúng ta nhét đủ mọi thứ vặt vĩnh vào cơ thể cuả mình, mà không yêu cầu nó làm việc gì nhiều. Chúng ta coi thường nó. Nhưng nó có nhiều khả năng hơn là chúng ta tưởng. Nó có thể leo núi, chạy marathon và, thực thế, nó có thể hoạt động mà không cần thực phẩm trong một thời gian dài,"ông viết.

Wilson ghi nhận rằng ông thấy đói cồn cào trong vài ngày đầu tiên, nhưng "cơ thể của tôi sau đó đã 'sang số xe,' thay thế cái đói bằng sự tập trung, và tôi nhận thấy bản thân mình đi vào một con đường không giống như bất cứ điều gì tôi đã từng trải qua." Sau muà chay, ông đã mất hơn 12 ký, nhưng đã học được "kỷ luật tự giác."

"Cuộc thí nghiệm chứng minh rằng câu chuyện cuả các tu sĩ ăn chay trường bẳng bia không chỉ có thể thực hiện được, nhưng có thể đã xảy ra thật," ông kết luận.

"Nó làm cho tôi nhận thức ra rằng các tu sĩ ấy phải có một nhận thức rất tinh tế về tính nhân loại và bất toàn của riêng họ. Để có thể tập trung vào Thiên Chúa, họ tham gia việc thực hành này hàng năm không chỉ là để chịu đựng hy sinh, nhưng là để tái khám phá ra những thiếu sót của họ trong một nỗ lực liên tục cải tiến bản thân."

...

Trong muà chay người Công Giáo Hoa Kỳ không bắt buộc phải kiêng các thực phẩm rắn như các thầy tu dòng Paulaner, (Tạ ơn Chúa), nhưng ở Mỹ, những người có sức khoẻ, từ 18-59, phải ăn chay hai ngày thứ Tư lễ Tro và ngày thứ Sáu Tuần Thánh.

Ăn chay có nghĩa là ăn một bữa ăn đầy đủ và hai bữa ăn nhỏ mà, cộng lại, không bằng một bữa ăn đầy đủ trên. Không có ăn vặt giữa các bữa ăn, và về các chất lỏng, thì cũng như ngày xưa trong câu chuyện cuả các thày tu, không có tài liệu hướng dẫn cụ thể nào cả.

Trong lá thư mục vụ, các giám mục Hoa Kỳ cũng vẫn duy trì luật kiêng thịt là bắt buộc cho mọi người Công Giáo vào các ngày thứ sáu mùa chay và "khuyến khích đi lễ mỗi ngày và tự nguyện ăn chay", đồng thời làm việc từ thiện, nghiên cứu Kinh Thánh, và thực hành các việc đạo đức như lần chuỗi Mân Côi và đi đàng Thánh giá.
 
ĐGH Phanxicô: Sứ điệp đặc biệt nhân Mùa Chay Thánh năm nay.
Giuse Thẩm Nguyễn
18:34 03/03/2017
ĐGH Phanxicô: Sứ điệp đặc biệt nhân Mùa Chay Thánh năm nay.

(EWTN News/CAN) Trong Thánh Lễ vào Thứ Tư Lễ Tro được cử hành tại nhà thờ Thánh Anselm, ĐGH đã nhắc nhở các tín hữu về việc lắng nghe lời Chúa và đối xử với mọi người như một quà tặng Chúa ban.

“Mùa chay là mùa thuận lợi để canh tân cuộc gặp gỡ với Chúa, để sống theo lời Ngài, sống với các phép bí tích và sống với tha nhân. Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta trên hành trình hoán cải thực sự, để chúng ta có thể tái khám phá quà tặng của Lời Chúa, để thanh tẩy tội lỗi đã làm cho chúng ta đui mù và phục vụ Chúa hiện diện trong những anh chị em nghèo khổ.”

ĐGH đã nhắc đến dụ ngôn về ông phú hộ và người ăn xin tên là La-da-rô. Ông phú hộ không để ý gì đến người ăn xin sống vất vưởng nơi thềm cửa nhà mình. Khi cả hai đã chết, người ăn xin La-da-rô được an nghỉ ở thiên đàng, còn người nhà giàu kia phải chịu nhiều đau khổ.

Dù rằng người nhà giàu không nhìn thấy La-da-rô, nhưng chúng ta gặp những con người đau khổ mỗi ngày bằng xương bằng thịt, những người mà Thiên Chúa coi như một kho báu vô giá.

ĐGH nói “Nhân vật La-da-rô dạy chúng ta rằng mỗi người là quà tặng của Thiên Chúa. Sự liên hệ đúng đắn với người khác bao gồm lòng biết ơn nhận ra giá trị của họ. Khi một người nghèo đứng trước cửa nhà của người giàu không có nghĩa là người giàu bị quấy rầy, nhưng là mệnh lệnh để hoán cải và để thay đổi.

Theo cái nhìn đó, bài dụ ngôn mời chúng ta nhìn người khác như một ân huệ của Chúa và Mùa Chay chính là thời gian để mở cửa lòng đón nhận những người nghèo khổ và nhận ra khuôn mặt Chúa Kitô nơi họ.

Mỗi con người chúng ta gặp là một món quà rất đáng đón nhận, tôn trọng và yêu thương. Lời của Chúa giúp chúng ta biết mở mắt để chào đón và yêu thương con người, đặc biệt những người yếu đuối và dễ bị tổn thương.

ĐGH nói rằng, “Một bài học quan trọng khác của dụ ngôn là tội lỗi đã làm chúng ta đui mù đến mức nào. Nơi người giàu, chúng ta có thể nhìn thấy rõ sự lũng đoạn xấu xa của tội lỗi, tiến hành qua ba giai đoạn liên tiếp nhau: yêu tiền bạc,sự hão huyền và sự tự mãn.”

Tiền bạc có thể chế ngự, sai khiến chúng ta và nó có thể là thần tượng của nhiều người. Thay vì coi tiền của là công cụ để phục vụ chúng ta làm điều tốt và thể hiện tình đoàn kết với tha nhân, thì tiền có thể trở thành mắt xích trói buộc chúng ta và toàn thế giới trong cái vòng luẩn quẩn ích kỷ, không có chỗ cho tình yêu và cản trở hòa bình.

ĐGH cảnh báo rằng “ Đối với những người bị hư hỏng bởi lòng đam mê của cải thế gian này, thì không có gì tồn tại ngoài cái tôi của họ.”

“Đam mê tiền bạc là một bệnh mù. Những người này không bao giờ nhìn thấy người nghèo, đang chết đói, chết khát, đau đớn nằm trước cửa nhà họ.

“Phần kết của truyện dụ ngôn cho chúng ta thêm một bài học nữa. Sau khi chết, ông phú hộ kêu cứu tổ phụ Abraham từ chốn cực hình. Đây chính là dấu chỉ đầu tiên rằng người ngày cũng thuộc về dân Chúa khi ông còn tại thế, nhưng “Thiên Chúa duy nhất của ông là chính ông.”

Khi người phú hộ xin tổ phụ Abraham cho anh La-da-rô về thế gian để báo cho những anh em của ông đang còn sống thì Abraham đã trả lời “Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó… nhưng nếu chúng không nghe Mô-sê hay các Ngôn Sứ, thì chúng cũng sẽ chẵng nghe người về từ cõi chết đâu.”

Chúng ta thấy cái vấn đề ở đây là “người giàu không lắng nghe Lời Chúa”. ĐGH nói, “kết quả là ông ta không còn yêu Chúa nữa và đã khinh bỏ những người quanh mình.”

“Lời của Chúa thì sống động và có sức mạnh biến đổi con tim và hướng mọi người về với Chúa. Khi chúng ta đóng cửa lòng với quà tặng là Lời của Thiên Chúa, thì chúng ta cũng đóng cửa lòng với anh chị em của chúng ta.

“Khi chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Chay, chúng ta nhấn mạnh đến việc: ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái. Đây là cơ hội để bắt đầu nhìn lại cuộc sống của chúng ta.

“Mùa Chay khẩn thiết kêu gọi mọi người hoán cải. Người kitô hữu được kêu gọi trở về với Thiên Chúa bằng hết con tim của mình và lớn lên trong tình yêu của Ngài. Thiên Chúa luôn kiên nhẫn đợi chờ và sẵn sàng tha thứ cho những yếu đuối của chúng ta.

ĐGH kết luận: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau và qua chiến thắng khải hoàn của Chúa Kitô, chúng ta có thể mở cửa đón nhận những người yếu đuối và nghèo khổ. Như thế chúng ta mới có thể cảm nghiệm và chia sẻ niềm vui trọn vẹn của Lễ Phục Sinh.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Đức Tổng Giám Mục Chaput và thế giới hậu Kitô Giáo
Vũ Văn An
18:59 03/03/2017
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia, Hoa Kỳ, vừa cho xuất bản cuốn Strangers in a Strange Land: Living the Catholic Faith in a Post-Christian World (Người Lạ trên Đất Lạ: Sống Đức Tin Công Giáo trong một Thế Giới Hậu Kitô Giáo). Gần đây, ngài trình bầy với ký giả John Allen một số điều về nội dung cuốn sách này.

Trước nhất, ngài thành thực cho biết ngài rất thất vọng về nền văn hóa ngài hiện đang phải sống trong đó. Thất vọng về hướng đi của nó trong 40 hay 50 năm gần đây.

Ngài quảng diễn thêm: dĩ nhiên, ngài hài lòng với nhiều khai triển của nền văn hóa nói trên. Như việc con người thời nay mạnh khỏe hơn và hạnh phúc hơn so với quá khứ. Điều rõ ràng nhất là trong nhiều thập niên qua, xã hội hiện đại chăm sóc các thành viên khuyết tật của mình tốt hơn trước rất nhiều. Nói cách khác, con người hiện đại lưu tâm nhiều tới đời sống của cộng đồng.

Nhưng cùng một lúc, cũng cái nền văn hóa nói trên đã sát hại rất nhiều người khuyết tật còn nằm trong bụng mẹ, như chưa bao giờ từng thấy. Hiện nay, rất ít trẻ em sinh ra với hội chứng Down, vì người ta đã khám phá ra sớm hội chứng này nơi thai nhi và do đó, họ đã trục thai trước khi các em được thấy ánh mặt trời.

Thành thử cũng một xã hội ấy với cùng một nền kỹ thuật ấy, đã có thể sử dụng nó để phục vụ ta một cách triệt để quảng đại hoặc một cách triệt để vị kỷ, đáng buồn.

Chính lý do trên làm ngài cho xuất bản cuốn sách của ngài.

Hoa kỳ không còn là quốc gia Kitô Giáo hàng đầu

Đã đành, xét theo một số khía cạnh, nói rằng ta đang sống trong một thế giới hậu Kitô Giáo là điều không đúng. Vì Chúa Kitô vẫn luôn là tâm điểm của đời sống và của lịch sử, bất chấp người ta có thừa nhận điều này hay không.

Nhưng xét về việc thực hành đạo, con số người tham dự các buổi phụng vụ Kitô Giáo trong các Chúa Nhật, bất kể Công Giáo hay Thệ Phản, đã ít hơn quá khứ khá nhiều. Các nguyên tắc Tin Mừng liên quan tới đời sống gia đình không còn được ủng hộ như trước đây. Hiện nay ở Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục cho rằng chúng ta đang sống trong một xã hội đa dạng nhiều hơn trước đây theo nghĩa người ta dễ lui tới với các hình thức đức tin tôn giáo khác hơn. Trước đây, ta quen định nghĩa đất nước ta như một đất nước theo Do Thái Giáo và Kitô Giáo, căn cứ vào di sản của mình, nhưng hiện nay, người ta không thích cả việc nói như thế nơi một số người ưu tú trong xã hội ta.

Obama, ngã rẽ mới

Theo Đức Tổng Giám Mục Chaput, việc bầu Barack Obama làm tổng thống Hoa Kỳ năm 2008 là một ngã rẽ mới đối với nước này. Ông ta mở màn một cung cách mới trong việc quan niệm Hoa Kỳ như một xã hội không còn dựa vào các giá trị rút ra từ Thánh Kinh nữa.

Ngài cho rằng Obama có một thứ cam kết, một nghị lực nào đó khiến ông ta lãnh đạo quốc gia theo một hướng khác. Thí dụ trong lối hiểu ý nghĩa của hôn nhân. Đã đành, quyết định hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính ngang hàng với hôn nhân truyền thống là của Tối Cao Pháp Viện.

Nhưng ai cũng biết chính Obama đã thay đổi quan điểm của ông ta về vấn đề này như thế nào trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ta, và chính Phó Tổng Thống Biden thực sự đã làm chứng cho một đám cưới đồng tính như thế khi còn tại chức. Theo ngài, chính vai trò lãnh đạo đầy tích cực và năng nổ này đã dẫn đất nước tới quyết định của Tối Cao Pháp Viện.

Về chỉ thị của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản, về việc buộc phải bao gồm thực hành ngừa thai trong các chương trình bảo hiểm, thì quyền lãnh đạo đã bị Bạch Ốc tiếm đoạt một cách không cần thiết theo luật pháp. Chúng ta hết sức ngỡ ngàng trước việc người ta quá chú trọng tới việc đổi giống, việc này cũng bắt nguồn từ nhiệm kỳ tổng thống của Obama. Tất cả những điều này cho thấy một ngã rẽ chạy theo hướng đối nghịch với các nguyên tắc luân lý Kitô Giáo truyền thống.

Còn đối với chính phủ Trump, Đức Tổng Giám Mục Chaput cho rằng họ không Kitô Giáo trong chính sách đối với người tị nạn và di dân.

Thái độ của Giáo Hội

Trước nhất, theo Đức Tổng Giám Mục Chaput, ta cần ý thức được thực trạng văn hóa hiện nay, phân tích ngọn nguồn các hướng đi của chúng và hy vọng có thể sống trong nó một cách có ý thức, dấn thân và truyền lại lối sống này cho con cái…

Muốn thế, bản thân ta phải trở về với đức tin. Không thể truyền lại lối sống đức tin nếu không có lối sống này. Cha mẹ cần phải quan trọng hơn đối với đời sống, đời sống đức tin của con cái họ hơn trong quá khứ, vì trong quá khứ nền văn hóa hỗ trợ đời sống đức tin ấy. Nhà trường, xét trong căn bản, cũng hỗ trợ đời sống đức tin ấy. Cộng đồng Kitô hữu lúc đó mạnh. Người ta năng đi nhà thờ và điều này hỗ trợ đời sống đức tin lúc ấy.

Hiện nay, gia đình phải là khí cụ hàng đầu Thiên Chúa dùng để phúc ấm hóa, dĩ nhiên bắt đầu với con cái họ. Nhưng các gia đình phải liên hợp với nhau trong các nhóm nhỏ, các nhóm hỗ trợ nhau sẽ rất quan trọng trong tương lai. Các giáo xứ giả thiết phải là các nhóm hỗ trợ này, nhưng hiện nay, chúng trở thành các định chế hơn là các nhóm hỗ trợ.

Thành thử, điều phải làm đầu tiên là cố gắng xây dựng các gia đình Công Giáo vững ổn, đầy yêu thương và triển nở. Thứ hai, đối với các thực tại lớn hơn, các mục tử phải thay đổi cung cách mục vụ, những gì không hữu hiệu cần được loại bỏ. Thí dụ, không nên bắt người ta phải đi nhà thờ trong phạm vi giáo xứ họ cư ngụ. Vì nếu họ không đăng ký ở đó thì sao. Những việc như thế không còn hữu hiệu nữa.

Về Đức Phanxicô

Nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục Chaput có nhận định đôi điều về Đức Phanxicô. Vì trong sách của ngài, Đức Tổng Giám Mục năng trích dẫn Đức Đương Kim Giáo Hoàng, dù ngài bị coi là người thuộc phe chỉ trích vị này.

Theo ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một con người đáng lưu ý. Trước nhất, ngài là giáo hoàng, thành thử ta phải tôn kính ngài như người kế vị Thánh Phêrô làm vị đại diện của Chúa Kitô, và trong tư cách giám mục, mọi người phải duy trì sự hợp nhất của Giáo Hội và hỗ trợ Đức Thánh Cha trong vai trò của ngài.

Nhưng, mặt khác, Đức Phanxicô quả rất khác với các vị tiền nhiệm của ngài, và điều này hiện đang làm nhiều người bối rối. Đức Tổng Giám Mục Chaput cho rằng ta cần giúp Đức Phanxicô hiểu rõ điều đó, nhưng cũng phải giúp người ta hiểu rõ Đức Phanxicô để họ đánh tan các hiểu lầm và thất vọng hiện nay.

Là các giám mục, chúng ta không làm việc một mình. Chúng ta phải làm mọi sự cùng với Đức Giáo Hoàng. Ngài cần ý thức được các mù mờ hiểu lầm này, và có trách nhiệm phải giải đáp nó. Chúng ta cũng thế, phải tìm cách giải đáp việc này.

Riêng đối với Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetitia), Đức Tổng Giám Mục nghĩ như Thánh Phanxicô Assisi rằng ta phải chấp nhận Tin Mừng mà không tô bóng gì hết. Đánh bóng đây có thể là các cố gắng lươn lẹo làm cho Tin Mừng nói một điều mà nó không hề nói hay Chúa Giêsu không thực sự muốn nói điều Người đã nói. Thành thử, đối với Đức Tổng Giám Mục Chaput, “ta phải trích dẫn Chúa Giêsu đúng lời Người nói, và lời Người nói về ly dị và tái hôn, về đây là việc ngoại tình, thì rất rõ ràng. Đức Tổng Giám Mục cho rằng hoàn toàn không hoài nghi gì về điều Chúa Giêsu đã nói trong Tin Mừng.

Theo ngài, ta không thể nói ngược lại lời lẽ của Chúa Giêsu và không thể có chuyện giáo huấn đúng cách nay 20 năm nay không còn đúng nữa khi nó là giáo huấn của vị giáo hoàng. Các giáo huấn của Đức Phanxicô không thể mâu thuẫn với các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II khi đã là giáo huấn chính thức.

Nên, Đức Tổng Giám Mục Chaput cho rằng ta phải giải thích Niềm Vui Yêu Thương dưới ánh sáng của những gì đã có trước, trước nhất là các lời lẽ của Chúa Giêsu, sau đó là lời lẽ các vị giáo hoàng, Huấn Quyền của Giáo Hội. Như thế, thì làm sao mà đúng được khi những người đang sống trong một cuộc kết hợp ngoại tình được rước lễ, trong khi Giáo Hội dạy điều này không được diễn ra?

Theo Đức Tổng Giám Mục Chaput, Đức Phanxicô nên trả lời các câu hỏi của bốn vị Hồng Y về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương. Ngài ước mong Đức Phanxicô trả lời một cách rõ ràng. Dù các câu trả lời này không theo hướng Đức Tổng Giám Mục muốn. Nhưng Đức Tổng Giám Mục không biết ngài có trả lời hay không.
 
Tại Mông Cổ, Lễ Tro và ăn chay được hoãn vì rơi vào dịp Tết.
Bích Thủy
21:13 03/03/2017

Ulaanbaatar, Mông Cổ (01/03/2017) (Agenzia Fides) - Lễ hội "Tsagaan Sar", có nghĩa là "Bạch Nguyệt", là một dịp lễ giàu biểu tượng và có nhiều nghi thức diễn ra trong gia đình. Nhà cửa được chùi dọn kỹ lưỡng , các trưởng lão chúc mừng , những lời cầu nguyện cho những điều tốt đẹp. Đó là một trong những dịp lễ quan trọng nhất đối với người Mông Cổ. Năm nay, thời gian nguời Mông Cổ mừng “Tsagann Sar “ lại trùng hợp với dịp Tết Nguyên đán, từ 27 Tháng Hai cho đến 1 tháng 3, năm 2017.

Theo Agenzia Fides, Mông Cổ có một cộng đoàn Kitô hữu khoảng một ngàn người - cộng đoàn nầy đã hội nhập với văn hóa địa phương - tức là đem việc mừng lễ vào Phụng vụ, và như thế lễ “Tsagaan Sar” được mang thêm một ý nghĩa mới: trong giờ phút đầu tiên của ngày 27 tháng 2, tại nhà thờ Công Giáo ở Mông Cổ, có cuộc chầu Thánh Thể đặc biệt, cử hành vào sáng sớm của ngày đầu năm để dâng lên Thiên Chúa đời sống của họ và cầu nguyện cho quê hương. Theo thông lệ Đức Gíam mục Wenceslao Padilla đã gởi ra một thông điệp để chúc những lời chúc mừng tốt nhất đẹp nhất cho năm mới, Ngài nhắn nhủ : "Lễ “Bạch Nguyệt” đánh dấu sự khởi đầu của mùa xuân và được coi là một khởi đầu mới, chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình và phúc lợi của dân tộc. Cầu mong ân phúc của Thiên Chúa đổ xuống người dân Mông Cổ vào ngày đặc biệt này ".

Việc mừng Tết Nguyên Đán năm 2017 cũng trùng hợp với sự khởi đầu của Mùa Chay, bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro ngày 1 tháng 3 . Vì lý do này, Giáo Hội Mông Cổ đã chính thức quyết định hoãn việc xức tro vào ngày Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Chay, Đức Giám Mục Padilla đã đặc biệt cho phép miễn ăn chay và kiêng thịt ngày thứ Tư lễ Tro, vì dân chúng thường ăn thịt nhiều trong những bữa tiệc “Bạch Nguyệt ( từ ngày 27 tháng 2 cho đến ngằy 1 tháng 3)

Các tín hữu Mông Cổ tham dự thánh lễ lúc mặt trời mọc, đã rất yêu thích cách hội nhập văn hóa như thế: "Tôi rất thích việc phụng vụ Công Giáo được hoà điệu cùng với truyền thống của chúng tôi", một giáo dân của nhà thờ St. Mary ở Ulaanbaatar chia sẻ với Fides Teresa. Trong bài giảng thánh lễ tại thánh đường Divine Mercy tại Erdenet, Mông Cổ, Cha Mbumba Prosper, linh mục truyền giáo người Congo, đã nói : "Khi chúng ta mừng Tết Nguyên đán, là Kitô hữu, chúng ta biết rằng Thiên Chúa là nguồn mạch cuả mọi ơn phước, và Chúa Giêsu là mặt trời không bao giờ lặn. Chúng ta hãy tiến bước về Ngài. Hãy cầu xin ơn phước của Người đổ tràn xuống trên tất cả chúng ta trong năm mới này".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ đưa chân Đức cha Giuse Vũ duy Thống : Bài giảng của Đức TGM Ngô Quang Kiệt
+TGM Ngô Quang Kiệt
18:28 03/03/2017
Thứ Bảy sau Lễ Tro MÙA CỦA TÌNH THƯƠNG
Is 58,9b-14; Lc 5,27-32
Lễ đưa chân Đức Cha Giuse Vũ duy Thống
Châu sơn 4-2-2017

Ta có thể gọi mùa chay là mùa của tình thương. Như thư 2 Cô-rin-tô nói: “Đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ”. Lời Chúa hôm nay minh hoạ sinh động tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa.

Lòng yêu thương của Chúa biểu lộ trong việc kêu gọi Mát-thêu. Tình yêu thương tiến hành trong ba bước.

Bước thứ nhất: đi tìm. Mát-thêu đang ngồi ở bàn thu thuế. Nghĩa là đang ở nơi tội lỗi. Thế mà Chúa cất công đến tận nơi để tìm ông. Đi tìm đã là yêu thương lắm rồi. Đi tìm ở nơi tội lỗi lại càng yêu thương hơn nữa.

Bước thứ hai: gọi theo. Tình yêu thương chưa dừng lại ở đó nhưng còn tiến xa hơn. Chúa mời gọi ông theo Chúa. Và còn yêu thương đến không ngờ Chúa tiến đến bước thứ ba: tuyển chọn ông làm tông đồ.

Bước thứ ba: tuyển chọn. Đây là tình yêu ở mức cao nhất. Cho ông được chung phần chia sẻ kế hoạch cứu độ của Chúa.

Quả thực tình yêu thương của Chúa thật lớn lao cao cả không ai hiểu được. Chúa ví mình như người thày thuốc đi tìm cứu chữa người bệnh. Đúng như I-sa-ia tiên báo trong bài đọc 1: “Nhờ ngươi, người ta sẽ tái thiết những tàn tích cổ xưa, ngươi sẽ dựng lại những nền móng của các thế hệ trước, người ta sẽ gọi ngươi là người sửa lại những lỗ hổng, là kẻ tu bổ phố phường cho người ta cư ngụ”. Người chuyên đi cứu vớt, vực dậy, tái thiết, chữa lành. Lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.

Đọc Lời Chúa hôm nay tôi liên tưởng đến Đức Cha Giuse Vũ duy Thống, người bạn của tôi từ 53 năm nay.

Ngài là người thông minh tài trí hơn người. Học môn gì cũng xuất sắc. Nhưng ngài trổi vượt trong lãnh vực văn hoá. Chẳng thế mà ngài viết văn làm thơ làm nhạc rất hay. Chất văn hoá thấm đậm con người. Đi vào ẩm thực rất tinh tế. Và đặc biệt biểu lộ trong lối cư xử rất tế nhị.

Từ khi làm giám mục ngài lập tức được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Văn hoá của HĐGMVN liên tiếp 6 khoá cho đến nay. Từ khi ngài phụ trách tạp chí Hiệp Thông, tờ báo mới có diện mạo trang nhã và nội dung phong phú như ta thấy ngày nay. Đây có thể nói là một công sức lớn ngài đóng góp cho Giáo Hội. Làm báo là chịu nhiều áp lực. Báo Công Giáo lại càng chịu nhiều áp lực hơn. Nhưng ngài vừa kiên quyết vừa khéo léo vượt qua tất cả. Một ví dụ tiêu biểu. Khi vụ Toà Khâm Sứ nổ ra Nhà Nước tìm mọi cách xuyên tạc bưng bít. Nhiều nơi kể cả những bậc vị vọng nghe theo Nhà Nước và không dám bén mảng đến Toà Khâm Sứ và không dám nói gì. Đức Cha Giuse là người mạnh dạn đăng bài trên báo Hiệp Thông nói sự thật về Toà Khâm Sức.

Một công trình khác của ngài là Nhà Truyền Thống của Tổng giáo phận Saigon. Ngài đã có sáng kiến, có tâm huyết thu thập cổ vật và trình bày lịch sử Giáo Hội đầy sinh động và ý nghĩa.

Hơn nữa ngài còn là thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hoá của Toà Thánh trong 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Ngài đã cộng tác với Đức Hồng Y Poupard để “évangélisation des cultures và inculturation de l’Évangile”. Đây là một kiểu chơi chữ đầy văn hoá nhưng cũng nói lên sứ mạng của văn hoá. Đó là Phúc âm hoá các nền văn hoá và Hội nhập Phúc âm vào văn hoá. Nói nôm na là biến Phúc âm thành văn hoá và biến văn hoá thành Phúc âm.

Tuy tài cao học rộng nhưng tính tình ngài phóng khoáng, phong cách giản dị, hoà đồng với mọi người. Hôm nay chiêm ngắm Chúa Giê-su đồng bàn với các bạn bè của Mát-thêu tôi thấy hiện lên hình ảnh của ngài. Ngài sẵn sàng đồng bàn với đủ mọi người thuộc mọi tầng lớp giai cấp, văn hoá, phe nhóm và quan điểm khác nhau. Không bao giờ bệ vệ uy nghi quan cách, nhưng luôn vui tươi đơn sơ. Ngài chuyện trò rất vui. Có thể ngẫu hứng hát một bài phục vụ mọi người.

Cũng như Chúa Giê-su yêu thương và cư xử tế nhị với người tội lỗi, trân trọng và tuyển chọn Mát-thêu, Đức Cha Giu-se không lên mặt đạo mạo dậy đời. Trái lại ngài rất tinh tế và tế nhị. Không đồng tình với cái xấu nhưng luôn yêu thương và kính trọng người lầm lỗi. Vì thế những góp ý dậy dỗ của ngài khéo léo tế nhị và đi vào lòng người. Ta có thể thấy được điều đó qua các tác phẩm của ngài.

Nói về tình yêu chung thuỷ ngài mượn hình ảnh đôi dép. Đi đâu cũng có nhau. Mòn đều nhau. Nếu mất một chiếc, dù có tìm được chiếc khác thay thế, nhưng người đi sẽ thấy ngượng chân.

Nói về thái độ sống ở đời ngài mượn hình ảnh hạt cà phê. Cùng vào nước nóng là cuộc đời có những phản ứng khác nhau. Cà rốt thì ù lỳ chấp nhận nên trở nên mềm nhũn. Trứng tìm đối kháng nên trở nên chai đá. Riêng cà phê hoà với nước nóng làm mùi thơm lan toả cho đời.

Nói về thái độ trân trọng những gì nhỏ bé trong đời ngài mượn hình ảnh một chút. Một chút những viên đá nhỏ nhưng nhiều chút lại thành hòn núi. Một chút thời gian nhưng nhiều chút thành cả một cuộc đời. Một chút cởi mở tươi vui thì xa xôi cũng thành gần gũi.

Cứ thế những lời của ngài không làm người nghe bị áp đặt, nhưng tự tìm thấy chân lý và tự mình thay đổi.

Hôm nay ngày thứ bảy đầu tháng không thể không nói đến Đức Mẹ. Đức Cha Giu-se có lòng yêu mến Đức Mẹ sâu xa. Không những đã phổ nhạc bài thơ “Sao em không lần chuỗi” của Xuân ly Băng để khích lệ mọi người lần hạt, mà còn làm cho nhiều người yêu mến Đức Mẹ. Từ khi về Phan thiết, với tài tổ chức và lòng yêu mến Mẹ, ngài đã biến Tà-pao thành một địa điểm hành hương sốt sắng. Ngày 13 mỗi tháng nhiều ngàn người tuốn về Tà-pao và nhận được vô vàn ơn phúc qua tay Đức Mẹ.

Yêu mến Đức Mẹ nên ngài cũng có tâm tình của một người mẹ đối với đoàn chiên. Không bao giờ coi con mình là xấu. Luôn tin tưởng con người có thể trở nên tốt. Vì thế luôn kính trọng con người. Hoà đồng với mọi người. Nhẹ nhàng sửa lỗi trong yêu thương tế nhị và kính trọng. Nhờ đó nâng con người lên.

Mùa Chay là mùa Chúa tỏ tình yêu thương đi tìm cứu độ con người. Đức Cha Giu-se đã là người thợ làm trong cánh đồng của Chúa. Ngài không ngừng gieo và gặt yêu thương. Ảnh hưởng yêu thương và hiệp nhất ngài tạo ra thật lớn lao và sâu xa. Tưởng nhớ ngài, chúng ta hãy tiếp tục công việc tốt đẹp của ngài: yêu thương và kính trọng mọi người. Để mùa yêu thương nở rộ khắp nơi.

Người bạn cùng lớp với Đức Cố Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống.
+Giuse Ngô Quang Kiệt
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đơn tố cáo cách hành xử của chính quyền tỉnh Nghệ An đối với người dân khởi kiện công ty Formosa
Lm. JB. Nguyễn Đình Thục
09:13 03/03/2017
ĐƠN TỐ CÁO CÁCH HÀNH XỬ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NGHỆ AN ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN KHỞI KIỆN CÔNG TY FORMOSA

Kính gửi:

- Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Ban Tôn giáo Chính phủ

- Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An

- Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội

- Bộ Công an

- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An

- Sở Công an tỉnh Nghệ An


Kính thưa quý cơ quan,

Tôi là Linh mục Gioan Baotixta Nguyễn Đình Thục, sinh ngày 10/4/1978, CMND số 182359543, cấp ngày 24/11/2015, nơi cấp: công an tỉnh Nghệ An. Tôi đang quản xứ Song Ngọc thuộc địa bàn xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Trước tiên, tôi xin gửi đến quý cơ quan lời chào trân trọng. Sau đây tôi trình bày sự việc diễn ra vào ngày 14 tháng 2 năm 2017 tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Với tư cách đại diện những người dân ở ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc tỉnh Nghệ An tham gia khởi kiện Công Ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, tôi cũng sẽ nêu rõ quan điểm và yêu cầu đối với quý cơ quan.

TƯỜNG TRÌNH SỰ VIỆC

1. Thảm họa môi trường và thiệt hại của chúng tôi đều do Công ty Formosa gây ra

Vào tháng 04/2016, báo chí và dư luận phát hiện Công Ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (sau đây gọi là “Công ty Formosa”) đã xả nước thải chứa độc tố phenol và xyanua ra biển, làm cá chết hàng loạt, bắt đầu từ Khu Kinh Tế Vũng Áng, Thị Xã Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan rộng và gây thiệt hại lớn về môi trường, đời sống nhân dân, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và an ninh trật tự tại bốn tỉnh miền Trung, bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Những người ngư dân ven biển chúng tôi thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, cũng đã bị ảnh hưởng rất lớn về đời sống kinh tế và sức khỏe.

Vào ngày 18/06/2016, người đại diện theo pháp luật của Công ty Formosa là ông Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Nguyên Thành đã công bố Văn bản số 1606101/CV-FHS về “sự cố môi trường tại các tỉnh miền Trung Việt Nam”, trong đó thừa nhận và xác nhận cụ thể trách nhiệm của Công ty Formosa trong thảm họa này. Sự việc đã được đại diện Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là ông Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thông báo và xác nhận trong buổi họp báo công khai và chính thức với báo giới vào chiều ngày 30/06/2016.

Quan trọng hơn, các cơ quan chính quyền tỉnh Nghệ An cũng đã công nhận điều đó. Cụ thể là ngày 27/10/2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An đã đưa ra Báo cáo số 2791/ SNN-CCTS về thiệt hại của người dân do Công ty Formosa gây ra. Ngày 02/11/2016, ông Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã báo cáo trước Quốc hội rằng Nghệ An cũng bị thiệt hại nặng nề trong thảm họa này.

Tin tưởng vào lời hứa của Chính phủ về việc chi trả bồi thường thiệt hại từ Công ty Formosa, các nạn nhân chúng tôi đã gửi đơn đề nghị Chính phủ chi trả tiền bồi thường. Tuy nhiên, sau hơn bốn (4) tháng chúng tôi vẫn chưa nhận bất cứ khoản tiền bồi thường nào, ngay cả một thư hồi đáp tối thiểu để chứng tỏ Chính phủ quan tâm đến thiệt hại của người dân cũng không có.

2. Sự kiện ngày 14 tháng 2 năm 2017

Sự im lặng của Chính phủ và chính quyền địa phương trước mọi thỉnh cầu hợp lý của nạn nhân cho thấy thái độ vô trách nhiệm và xem thường dân của nhà cầm quyền. Vì vậy, hơn 600 nạn nhân ở ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc tỉnh Nghệ An đã quyết định khởi kiện Công ty Formosa để đòi công lý cho mình dù thừa biết sự bao che mà các cấp chính quyền vẫn dành cho kẻ thủ phạm này.

Chúng tôi khẳng định rằng khởi kiện dân sự là quyền cơ bản của người dân theo luật định. Khoản 1, Điều 4 của Bộ luật Tố tụng Dân sự ban hành ngày 25/11/2015 có hiệu lực từ ngày 01/06/2016 quy định như sau:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.”

Dưới đây chúng tôi tường thuật lại toàn bộ sự việc chính quyền tỉnh Nghệ An ngăn cản và tấn công bằng bạo lực các nạn nhân đi kiện Công ty Formosa ngày 14 tháng 2 năm 2017 như sau:

Vào tối ngày 13 tháng 2, các nạn nhân thuê xe để chuẩn bị khởi hành sáng hôm sau. Đoàn xe trên đường vào Song Ngọc thì bị công an chặn tại ngã tư cầu Giát.

Vào sáng ngày 14 tháng 2, một số xe nỗ lực chạy vào Song Ngọc, nhưng lực lượng công an đe dọa và tìm mọi cách ngăn chặn không cho các xe vào. Thấy tình hình khó khăn, bà con quyết định đi bằng xe máy. Tuy nhiên, hơn 100 người không có xe máy đã chọn phương cách đầy can đảm là đi bộ, nhất quyết không chịu ở nhà. Chỉ khoảng 10 người già sức khỏe yếu phải ở lại.

Khoảng 7 giờ 30, đoàn người đi kiện xuất phát từ Nhà thờ Giáo xứ Song Ngọc trong niềm hân hoan, sau khi đã cầu nguyện, nhận phép lành và mỗi người nhận chuỗi Mân Côi làm hành trang đi đường. Ban đầu cảnh sát giao thông cố gắng dẹp đường để việc di chuyển của đoàn người đi kiện được thuận lợi.

Đến cầu Giát, ông Nguyễn Đức Hải - Phó giám đốc Công an tỉnh Nghệ An - xuất hiện, chấp thuận cho chúng tôi thuê một chiếc xe chở 30 người đi, và yêu cầu số người còn lại (khoảng 70 người) không có xe quay về. Tuy nhiên, chỉ hai bà mẹ có con nhỏ chịu quay về, số còn lại tiếp tục đi bộ. Các xe ô-tô và xe máy đều đi với vận tốc rất chậm, để chờ và hỗ trợ người đi bộ. Đoàn người đi trong ôn hòa, trật tự và đầy niềm vui, với sự chào đón của bà con dọc theo lối đường.

Khoảng 12 giờ trưa, đoàn người đi kiện dừng ăn trưa và nghỉ ngơi tại Giáo xứ Yên Lý. Khoảng 14 giờ 15, sau giờ kinh chung tại Nhà thờ Yên Lý, mọi người lên đường tiếp tục cuộc hành trình.

Khoảng 16 giờ, đoàn người đi kiện đến đoạn đường cách Trạm 5, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu chừng 1 km, thì thấy rất nhiều công an giao thông, trong đó có ông Cao Minh Phượng - Trưởng phòng CSGT tỉnh Nghệ An - đứng phân luồng giao thông và tìm cách tách đoàn đi kiện sang một bên riêng biệt.

Khi đến Trạm 5, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, công an dùng gậy chuyên dụng uy hiếp và ép mọi người tập trung vào một bãi đất trống bên đường. Khi tôi - Linh mục Nguyễn Đình Thục - đến nơi thì ông Phan Đình Sửu, công an tỉnh Nghệ An, giới thiệu ông Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An là Nguyễn Hữu Cầu với tôi. Tôi đã bắt tay ông Nguyễn Hữu Cầu với lời chào thân thiện.

Bỗng nhiên cả một đám công an mặc thường phục lao vào tấn công tôi và làm tôi bị thương ở miệng và gây đau đớn thân thể. Bà con đứng gần đã kéo tôi ra khỏi đám công an côn đồ này. Giả sử đám người côn đồ đó không phải là công an, thì vì sao ông Giám đốc Công an và nhiều công an mặc sắc phục đã không ngăn cản hành động côn đồ tấn công người khác ngay trước mặt họ.

Cùng lúc đó, công an đã truy bắt nhiều người cầm điện thoại hoặc cầm máy để quay phim chụp hình. Nhiều người bị đánh tàn nhẫn, bị cướp hoặc bị phá hoại các phương tiện truyền thông. Nghiêm trọng hơn, họ còn bị cướp tiền bạc và tài sản khác. Nhiều người bị đưa đi rất xa và bỏ lại nơi hoang vu mà không còn tài sản gì. Chiếc xe của tôi cũng bị xe cảnh sát đến cẩu lên và chở đi. Công an đã đấm vào kiếng xe, bẻ gãy thanh gạt nước… khiến xe bị hư hỏng.

Tại thời điểm đó, ngoài số người cùng nhập vào đoàn đi kiện trên suốt đoạn đường từ sáng, đã có thêm nhiều người thuộc nhiều giáo xứ khác lân cận đã can đảm tìm đến khi biết tin đàn áp xảy ra.

Khoảng 16 giờ 30, công an đề nghị tôi làm việc với ông Lê Xuân Đại - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - nhưng tôi dứt khoát từ chối vì tôi cho rằng, chính ông ta vừa chỉ đạo lực lượng công an côn đồ lừa vây nhốt và đánh đập bà con đi kiện. Sau đó, linh mục Trưởng Ban hỗ trợ các nạn nhân ô nhiễm biển Giáo phận Vinh và linh mục quản hạt Đồng Tháp thuyết phục tôi, và chúng tôi (tôi cùng bà con đi kiện) chấp thuận đến một khoảng đất trống khá lớn để làm việc với ông Lê Xuân Đại.

Khi đến nơi, ông Lê Xuân Đại liền xuất hiện, nhưng lại không nói với tôi lời nào. Chúng tôi lập tức nhận ra rằng chiêu trò làm việc chỉ là cái cớ để họ đưa mọi người đến nơi thuận tiện cho việc đàn áp đẫm máu lần thứ hai. Khoảng 17 giờ, cách xa nơi chúng tôi tập trung chừng 150m, chúng tôi nhìn thấy nhiều gạch đá tung lên trời và nghe rất nhiều tiếng nổ kinh hoàng. Rồi ngay lập tức hàng trăm cảnh sát cơ động truy đuổi và đánh đập bà con một cách tàn nhẫn, không kể người già hay trẻ em, đàn ông hay đàn bà.

Trước tình thể đó, tôi khuyên bảo bà con ngồi xuống đọc kinh để không bị hoảng loạn. Nhưng nhiều tiếng nổ ngay sát bên cạnh làm nhiều người yếu tinh thần phải bỏ chạy. Cảnh sát cơ động chỉ chờ có người bỏ chạy để truy sát. Hàng trăm người đã bị đánh, trong đó khoảng 30 người bị đánh trọng thương. Nhiều người bị bắt và cướp tài sản.

Khoảng 30 phút sau, khi thấy tình hình ổn hơn, cảnh sát cơ động không còn vây quanh đoàn người nữa, chúng tôi di chuyển vào Giáo xứ Đông Tháp. Khoảng 20 giờ 30, Giáo xứ Đông Tháp cử hành giờ chầu trọng thể và thắp nến cầu nguyện cho chúng tôi, với sự tham dự của cha xứ và giới trẻ Giáo xứ Vạn Phần. Sau giờ chầu, chúng tôi được cộng đoàn Giáo xứ Đông Tháp ân cần mời về các gia đình để nghỉ ngơi.

Vào lúc 5 giờ sáng ngày 15 tháng 2, Linh mục quản hạt, quản xứ Đông Tháp đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho đoàn người đi kiện, cho tổ quốc Việt Nam, cho công lý được tôn trọng và riêng cho các nạn nhân của vụ đàn áp ngày 14 tháng 2 năm 2017. Sau đó, khoảng 7 giờ 30 sáng, nhận được ý của Đức Giám Mục Giáo phận Vinh, mọi người trở về nhà để tránh sự đàn áp đẫm máu mà nhà cầm quyền đe dọa sẽ thực hiện nếu tiếp tục đi kiện.

3. Công văn số 1022/UBND-NC ngày 23/2/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An do ông Lê Xuân Đại ký tên

Sau sự kiện ngày 14 tháng 2 năm 2017, ông Lê Xuân Đại - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ký tên và gửi Công văn số 1022/UBND-NC ngày 23/2/2017 của UBND tỉnh Nghệ An đến Giám mục Giáo phận Vinh và Ban Công lý và Hòa bình thuộc Tòa Giám mục Vinh (sau đây gọi là “Công văn 1022”).

Nội dung được trình bày trong Công văn 1022 thể hiện một cách nhìn lệch lạc, hoàn toàn bóp méo sự thật, nhằm mục đích vu khống và bôi nhọ tất cả những người tham gia khởi kiện Công ty Formosa tại ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc tỉnh Nghệ An, đặc biệt là cá nhân tôi - Linh mục Nguyễn Đình Thục.

Hơn 600 con người đi kiện Công ty Formosa vào ngày 14 tháng 2 năm 2017 đều có thể làm nhân chứng việc công an tỉnh Nghệ An dùng vũ khí tấn công người đi kiện, bởi tất cả nạn nhân bị bạo hành là chính họ. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Nghệ An nói ngược lại rằng công an bị người dân tấn công theo sự chỉ đạo của Linh mục Nguyễn Đình Thục.

Điều đáng nói, trong Công văn 1022, nhiều nội dung thể hiện sự thiếu hiểu biết về luật pháp Việt Nam nói chung và thủ tục tố tụng dân sự nói riêng của chính quyền tỉnh Nghệ An, cụ thể ở đây là người chấp bút ký tên - ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU

1. Quan điểm của chúng tôi

1.1 Về sự kiện ngày 14 tháng 2 năm 2017

Những người dân đi kiện Công ty Formosa đã bị lực lượng công an chặn lại tại xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu một cách vô cớ khi đang đi trên đường. Họ đã bị công an đánh đập dã man, tài sản bị cướp bóc. Nhiều người đã ghi lại các hình ảnh một cách đầy đủ, trung thực nhất.

Không những thế, rất nhiều những người dân xung quanh đã bị hành hung một cách vô cớ; trong đó có cả người già và trẻ em. Nghiêm trọng hơn, nhiều người bị bắt giữ một cách trái phép và tra tấn trong trụ sở Công an huyện Diễn Châu và Trạm CSGT số 5. Tiền bạc, giấy tờ và điện thoại cá nhân trên người họ bị cướp và tước đoạt một cách trắng trợn, vô pháp. Nhiều người được thả ra với thương tích nặng nề và phải chữa trị lâu dài trong bệnh viện.

Chính quyền không thể phủ nhận một cách trơ trẽn như thế về những hành vi tàn ác với nhân dân của mình. Dù có trơ trẽn chối cãi hay trắng trợn tìm cách vu khống ngược lại chúng tôi, thì sự thật vẫn không hề thay đổi. Điều đó chỉ làm cho lòng tin hiếm hoi của người dân vào những người cầm quyền trở nên cạn kiệt.

Dưới ánh sáng của công lý và sự thật, mọi tội ác sẽ được phơi bày. Những cá nhân trực tiếp và gián tiếp phạm tội vào ngày 14 tháng 2 năm 2017 sẽ bị lịch sử ghi lại một cách đầy đủ và công bằng nhất.

1.2 Về Công văn 1022

Công văn 1022 mặc nhiên thừa nhận hành vi phạm pháp, đồng thời thể hiện sự thiếu hiểu biết về luật pháp Việt Nam.

Thật vậy, Công văn 1022 có các đoạn nêu như sau:

“UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 767/UBND-NC ngày 13/02/2017 gửi Tòa Giám mục, đồng thời cử ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh trực tiếp trao đổi với Giám mục Giáo phận Vinh; các ban ngành huyện Quỳnh Lưu đã trực tiếp trao đổi với Linh mục Nguyễn Đình Thục để thông báo và đề nghị không tổ chức đông giáo dân kéo vào Hà Tĩnh dễ xảy ra phức tạp về an ninh, trật tự.” (Chúng tôi nhấn mạnh phần gạch chân)

“Quá trình đoàn di chuyển vào Hà Tĩnh, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cùng một số Linh mục đã có mặt tại hiện trường để tuyên truyền, vận động, nói rõ sẽ trực tiếp nhận đơn khởi kiện Công ty THHH Hưng Nghiệp Formosa của bà con giáo dân để gửi đến Tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh giải quyết, […]; đồng thời đề nghị Linh mục Thục và giáo dân xứ Song Ngọc quay về, thực hiện việc khởi kiện theo cơ chế cử người đại diện.” (Chúng tôi nhấn mạnh phần gạch chân)

Với nội dung nêu trên, Công văn 1022 đã thể hiện hai điều quan trọng sau đây:

Thứ nhất, mặc nhiên thừa nhận hành vi tìm cách ngăn cản người dân đi kiện Công ty Formosa khi liên tục thông báo và đề nghị người dân quay về, không cho đi vào tỉnh Hà Tĩnh để đến Tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh. Nói cách khác, đó là hành vi ngăn cản người dân thực hiện quyền công dân cơ bản. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của các cấp chính quyền Nghệ An, cụ thể theo và cần phải tiến hành khởi tố hình sự vụ việc theo mức độ nghiêm trọng của hành vi này.

Thứ hai, thể hiện sự thiếu hiểu biết về luật pháp Việt Nam nói chung và thủ tục tố tụng dân sự nói riêng của chính quyền tỉnh Nghệ An, cụ thể ở đây là người chấp bút ký tên - ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo Điều 190 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, việc gửi đơn khởi kiện dân sự chỉ nộp cho Tòa án, cụ thể ở đây là Tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh, nơi có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn kiện Công ty Formosa.

Theo Điều 20 và 21 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có bất cứ quy định nào về việc thay mặt các tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện dân sự của người dân.

Quan trọng hơn, theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thủ tục khởi kiện đòi bồi thường phải do chính người khởi kiện thực hiện, không được khởi kiện theo cơ chế người đại diện.

Cần lưu ý, cơ chế người đại diện một tập thể chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp khiếu nại và tố cáo, như tôi đang hành xử theo Đơn Tố Cáo này, trong khi việc khởi kiện dân sự của các nạn nhân Công ty Formosa là quyền của những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trước tòa án.

Thú thật, chúng tôi không hiểu UBND tỉnh Nghệ An và ông Lê Xuân Đại đã dựa vào quy định pháp luật nào để đề nghị người dân khởi kiện theo cơ chế người đại diện, hay quý vị tự tiện đặt ra luật hoặc diễn giải luật pháp theo ý riêng của mình (?).

2. Yêu cầu của chúng tôi

2.1 Quyền tố cáo của công dân

Công dân có quyền tố cáo theo quy định của Luật Tố Cáo được ban hành ngày 11/11/2011, cụ thể tại Khoản 1, Điều 2 như sau:

“1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”

Nguyên tắc xác định người có thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định trong Điều 12 của Luật Tố Cáo, như sau:

“1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.

3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.”

Bởi những căn cứ pháp lý nêu trên, chúng tôi theo đây đề nghị quý cơ quan tiếp nhận Đơn Tố Cáo này của chúng tôi và tiến hành xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Chúng tôi nêu cụ thể nội dung tố cáo dưới đây.

2.2 Tố cáo hành vi xâm phạm quyền khiếu nại và hành vi can thiệp vào giải quyết vụ việc dân sự

Bất kể mọi lý do bảo vệ an ninh trật tự xã hội và an toàn giao thông mà chính quyền tỉnh Nghệ An nêu ra trong Công văn 1022, việc ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, và ông Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, sử dụng lực lượng công an (có và không mặc sắc phục) cản trở người đi kiện thuê phương tiện di chuyển, chặn đường và lùa mọi người vào địa hình bất lợi để tấn công và cướp phá tài sản, nhằm mục đích gây cản trở và xâm phạm quyền khiếu nại của các nạn nhân Công ty Formosa, rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải bị xử lý nghiêm minh.

Thật vậy, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tại Điều 132 về “tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo” như sau:

“1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;

b) Có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

2. Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

Thêm vào đó, Điều 496 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 cũng quy định về việc “xử lý hành vi can thiệp vào giải quyết vụ việc dân sự”.

Do vậy, chúng tôi đề nghị quý cơ quan tiến hành khởi tố vụ án về “tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo” đối với ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, và ông Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, như đã trình bày ở trên.

2.3 Tố cáo hành vi vu khống

Chính quyền tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các phương tiện truyền thông địa phương vu khống và bôi nhọ tất cả những người tham gia khởi kiện Công ty Formosa tại ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc tỉnh Nghệ An, đặc biệt là cá nhân Linh mục Nguyễn Đình Thục. Công văn 1022 do ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ký tên cũng chứa đựng nhiều nội dung vu khống và bôi nhọ như vậy.

Hành động nói trên rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, với nhiều tình tiết tăng nặng, cần phải bị xử lý nghiêm minh. Thật vậy, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tại Điều 122 về “tội vu khống”, như sau:

“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Do vậy, chúng tôi đề nghị quý cơ quan tiến hành khởi tố vụ án về “tội vu khống” đối với ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, như đã trình bày ở trên.

KẾT LUẬN

Với tư cách là người hướng dẫn các nạn nhân tiến hành khởi kiện Công ty Formosa, đồng thời là nạn nhân trong vụ đàn áp tàn bạo của chính quyền tỉnh Nghệ An vào ngày 14 tháng 2 năm 2017 tại Diễn Châu, bằng văn bản này, tôi - Linh mục Gioan Baotixta Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - cùng nhiều nạn nhân khác, theo đây:

Tuyên bố lên án và tố cáo hành động đàn áp bằng bạo lực của chính quyền tỉnh Nghệ An đối với những người dân thực hiện quyền cơ bản của công dân theo luật định, đồng thời phản đối và tố cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các phương tiện truyền thông vu khống và bôi nhọ chúng tôi bằng cách bóp méo sự thật.

Chúng tôi đề nghị quý cơ quan tiếp nhận Đơn Tố Cáo này của chúng tôi, tiến hành xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân nêu tên ở trên, đồng thời thông báo công khai cho chúng tôi biết kết quả xử lý. Chúng tôi tin rằng một chính quyền chính danh luôn phải tôn trọng ý nguyện của công dân và hành xử trên cơ sở luật pháp.

Lập tại Nghệ An, ngày 3 tháng 3 năm 2017

Linh mục quản xứ Song Ngọc

GB. Nguyễn Đình Thục
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính danh học Việt Nam : Tên đạo của người Phật Giáo
Nguyễn Long Thao
16:55 03/03/2017
DANH XƯNG ĐẶC BIỆT CỦA THƯỜNG DÂN VIỆT NAM

10 :  TÊN ĐẠO CỦA NGƯỜI PHẬT GIÁO

Nếu các Chư Tăng và đồng bào Phật tử có pháp danh, pháp hiệu, pháp tự thì đồng bào Công Giáo có tên thánh. Chúng tôi gọi những loại tên này là tên đạo giáo. Trong tiết này, chúng tôi nghiên cứu tên của người theo Phật Giáo Ðại Thừa, Phật Giáo Tiểu Thừa, tên của tín hữu Công Giáo, tên của các vị chức sắc trong Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

10.1. Tên Của Người Theo Phật Giáo Đại Thừa: Những người theo Phật Giáo, ngoài những tên thông thường như tên chính, tên hiệu còn có thể có pháp danh, pháp tự, hay pháp hiệu.

a. Pháp danh: Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn: Pháp danh là tên đạo lý, phàm người được thế độ làm tăng chẳng còn dùng tên họ theo đời mà phải lấy tên theo đạo do vị tôn sư đặt cho mình. Người thọ tam quy, ngũ giới, tu tại gia cũng được mang pháp danh, cũng kêu là pháp hiệu [1].

Vào năm 1973, chúng tôi được tiếp kiến vị cao tăng tại chùa Long Thiên Tự, xóm Bến Đò, Biên Hòa. Ngài đã giải thích pháp danh như sau: Muốn thành Phật tử, phải quy y tam bảo, thọ ngũ giới. Vị bổn sư truyền giới sẽ đặt cho người đó một pháp danh, dựa theo bài kệ được truyền trong môn phái của vị bổn sư ấy. Vị cao tăng nói trên thuộc Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền Lục Hòa Tăng, môn phái Lâm Tế, có tổ đình Long Thiên Tự ở Biên Hòa, đã đọc cho chúng tôi bài kệ sau đây để dùng trong việc đặt pháp danh cho các đệ tử:

            Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên
            Minh Như Hồng Nhật Lệ Trung Nguyên
            Linh Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Thổ
            Chiếu Thế Sơn Đăng Vạn Cổ Truyền.


Mỗi vị tổ sẽ lần lượt lấy một chữ trong bài kệ trên làm chữ đứng đầu của pháp danh. Chữ đứng sau, vị bổn sư truyền giới tự chọn, nhưng lấy chữ có nghĩa gần giống với tên riêng. Thượng Tọa Thích Nguyên Thanh, trụ trì tại xã Tân Sơn Hòa Gia Định, thuộc môn phái Lâm Tế, đã đặt pháp danh cho một đệ tử của mình là Quảng Dũng. Thầy giải thích như sau: chữ Quảng lấy trong bài kệ của tổ đình, chữ Dũng được chọn vì Phật tử đó có tên là Hùng. Mục đích cách đặt pháp danh này là để phân biệt các đệ tử trong cùng một tổ đình, thuộc thế hệ khác nhau.

Đọc tiểu sử cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu[2],  ta được biết ngài thuộc thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán. Vị tổ khai sơn Thanh Ninh Tâm Tịnh đặt pháp danh cho các đệ tử là Trừng Nguyên, Trừng Văn, Trừng Thùy, Trừng Huệ, Trừng Thông. Đọc các pháp danh này, ta biết các vị ấy thuộc cùng thế hệ vì có chữ Trừng đứng đầu. Ngài Trừng Nguyên tức Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Ngài Trừng Văn tức Hòa Thượng Thích Giác Nguyên. Ngài Trừng Thùy tức Hòa Thượng Thích Giác Nhiên. Ngài Trừng Huệ tức Thượng Tọa Thích Giác Viên. Và Ngài Trừng Thông tức Đại Lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết.

Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy[3], cách đặt pháp danh của Phật Giáo Đại Thừa Việt Nam giống lối đặt tên trong hệ thống tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo Trung Quốc. Xin nêu các ví dụ điển hình: Nếu đọc tác phẩm Cô Gái Đồ Long, ta thấy các vị sư có vai vế cao nhất của phái Thiếu Lâm lúc bấy giờ có các pháp danh là Độ Ách, Độ Kiếp, Độ Nạn. Dưới thế hệ này là các vị Không Kiến, Không Trí, Không Vân, Không Tướng, Không Như. Dưới nữa là các vị Viên Âm, Viên Nghiệp, Viên Chân, và thấp nhất là các vị sư Tuệ Phong, Tuệ Thông, Tuệ Quang, Tuệ Hiền.

Các Phật tử Việt Nam thường lấy pháp danh với các từ ngữ khởi đầu như: Huệ, Diệu, Tâm, Trí, Tuệ, như Diệu Lan, Diệu Hạnh, Diệu Tâm, Trí Siêu, Tuệ Sĩ, Tuệ Quang. Các từ ngữ trong pháp danh hàm chứa ý nghĩa rất sâu sắc. Ví dụ chữ Diệu và Tuệ có ý nghĩa cao đẹp, phù hợp với tinh thần Phật Giáo. Tác giả Đoàn Trung Còn giải thích hai chữ Diệu và Tuệ  theo quan điểm Phật Giáo như sau:

Diệu: Tốt đẹp, sáng láng, ngon ngọt, sạch sẽ tinh tế, nhiệm mầu. Những đức ấy nói không xiết, nghĩ không cùng. Tức là cái lý thật tướng vậy. Diệu trái với thô, trược. Diệu tức là thoát khỏi phiền não, ngũ dục của phàm phu, nhơn đó được ngũ diệu của thánh giả [4].

Huệ hay Tuệ: Ðức sáng suốt, thông hiểu sự và lý, dứt điều lầm lạc và mê muội, có lòng quyết định, diệt hết sở nghi [5].

Pháp danh được đặt trong buổi lễ Quy Y rất trang trọng, đầy ý nghĩa. Quy y nghĩa là hướng về và sống theo Phật, Pháp, Tăng nên trọng tâm của buổi lễ là lúc Phật tử qùy trước Tam Bảo, ba lần phát nguyện xin trọn đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Những lời phát nguyện này được một hay nhiều thầy chứng giám. Trong buổi lễ, người quy y xác nhận sự hướng dẫn về các đấng giác ngộ, sống theo đạo lý giác ngộ và sống hòa hợp với các người cùng lý tưởng. Chính vì yếu tố này mà các pháp danh của những người cùng lý tưởng, cùng do một thầy truyền giới, có đặc điểm chung như đã nói ở trên.

b. Pháp hiệu: Khi một Phật tử xuất gia đi tu và được thế độ làm tăng, vị bổn sư sẽ đặt cho vị ấy một pháp hiệu, đôi khi còn gọi là pháp tự. Pháp hiệu là tên chính thức của vị tu sĩ trong suốt cuộc đời hành đạo. Pháp hiệu có ba từ ngữ. Đối với nam tu sĩ, từ ngữ khởi đầu là Thích, với nữ tu sĩ là Thích Nữ. Chọn từ ngữ Thích trong pháp hiệu có nghĩa là cuộc đời vị tu sĩ ấy đã trọn vẹn dâng hiến và theo đạo pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni là đấng đã sáng lập ra Phật Giáo. Hai từ ngữ sau trong pháp hiệu do tôn ý của vị trụ trì chùa đó đặt theo môn phái của mình. Ví dụ Ðại Lão Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu khi thọ sa di giới tại giới đàn Thuyền Tôn ở Huế, được vị bổn sư đặt cho pháp danh là Trừng Nguyên và pháp hiệu là Ðôn Hậu. Còn thế danh của ngài là Diệp Trương Thuần. Ở đây ta thấy giữa thế danh Thuần và pháp hiệu Ðôn Hậu có sự liên hệ về ý nghĩa. Thuần và Hậu, theo từ điển của Ðào Duy Anh, đều có nghĩa là thực thà dầy dặn. Do kiểu cách đặt pháp hiệu này mà người ta biết được mối liên hệ  giữa các đệ tử trong cùng tổ đình. Đọc các pháp hiệu của các Thượng Toạ như Thích Thiện Thông, Thích Thiện Đạo, Thích Thiện Hào, Thích Thiện Minh là ta biết các vị này cùng thuộc một tổ đình, một thế hệ vì có chung từ ngữ Thiện. Hoặc đọc tên các Hòa Thượng Thích Giác Nguyên, Thích Giác Viên, Thích Giác Tiên, Thích Giác Nhiên, ta biết các ngài thuộc một tổ đình ở chùa Tây Thiên, Huế, thuộc thế hệ thứ 8 của pháp Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán[6].

Nghiên cứu tên của các chư tăng, ta thấy có lối gọi toàn xưng bao gồm Chức Vị + Pháp Danh + Pháp Hiệu. Xin kể  một số ví dụ: Đại Lão Hòa Thượng Trừng Nguyên Đôn Hậu, tức ngài Thích Đôn Hậu. Hòa Thượng Trừng Thùy Giác Nhiên, tức ngài Thích Giác Nhiên.Thượng Tọa Tâm Phát Trí Siêu, tức ngài Thích Trí siêu.Sư Bà Tâm Hảo Diệu Không, tức ngài Thích Nữ Diệu Không.

Đọc tên một vị tu sĩ Phật Giáo, ta không biết được vị đó thuộc tông phái nào và thứ cấp trong tông phái ra sao. Sở dĩ như vậy vì mỗi tông phái có một bài kệ riêng và các bài kệ đó nhiều khi có những chữ giống nhau.

10.2. Tên Người Phật Giáo Tiểu Thừa: Pháp danh không quan trọng trong Phật Giáo Tiểu Thừa. Người cư sĩ và giáo sĩ cấp sa di vẫn giữ nguyên tục danh. Pháp danh của các tu sĩ Phật Giáo Tiểu Thừa là tiếng Phạn, nhưng các ngài phiên âm ra tiếng Hán Việt có ý nghĩa như tiếng Phạn. Ví dụ Hòa Thượng Buddhapala gọi là Hộ Giác. Hòa Thượng Supanno là Thiên Tuệ[7]. Hòa Thượng Vansarakkhita là Hộ Tông. 



[1] Ðoàn Trung Còn. Phật Học Từ Ðiển.Tập 2. Nhà xuất bảnT.P. Hồ Chí Minh, 1992, tr. 560-561.

[2] www.Tongvuhoangphap.org.

[3] Nguyễn Ngọc Huy. Tên…Sđd. Tr. 96.

[4] Ðoàn Trung Còn. Phật Học…Tập 1.  Sđd. Tr. 439

[5] Ðoàn Trung Còn. Phật Học…Tập 2.  Sđd. Tr. 50.

[6] www. Tongvuhoangphap.org

[7] Nguyễn Ngọc Huy. Tên…Sđd. Tr. 99.
 
Văn Hóa
Một nén hương lòng kính dâng về Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống
Sơn Ca Linh
00:28 03/03/2017
CHÚA ẴM TÔI LÊN RỒI

Nẻo đường cát bụi trần gian đó,
Một thoáng mà nay đã đi qua !
Thì ra hình hài hạt bụi nhỏ,
Thuyền cha rày đỗ bến quê nhà !

Đếm bước thời gian qua mấy chặng,
Tình yêu là những “dấu chân đôi” .
Theo những mùa vui, mừng, cay đắng,
Nắng mưa giông tố cũng qua rồi !

Đã hẵn người đi không “tiếc nuối” ,
Nhưng người ở lại vẫn chênh vênh.
Cõi biệt ly nào không “đắm đuối”,
“Chợt hiểu ra” đời vốn lênh đênh !

Từ nay hết dấu chân mục tử,
Có còn chăng bóng cũ xa xôi.
Nhẹ gánh thênh thang đời lữ thứ,
Vì nay “Chúa ẵm tôi lên rồi” !

Sơn Ca Linh
Một nén hương lòng kính dâng về Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống (Nhạc sĩ Thông Vi Vu) vừa được Chúa gọi về sáng nay, 01/3/2017.
 
Một ngày đi không trở lại
Bảo Giang
08:52 03/03/2017
MỘT NGÀY ĐI KHÔNG TRỞ LẠI.

Reng…..reng, reng…. Reng…

Từng hồi, từng hồi điện thoại reo vang. Nó và tôi đang chung bàn, chỉ cách nhau một với tay. Vậy mà tôi không dám nhấc nó lên. Lạ, nó như biết rõ có người ngồi chờ, nên lại tiếp tục hồi chuông khác. Tôi nhắm mắt lại, đặt tay lên mình nó, rổi nhắc lên. Từ phía bên kia cũng yên lặng, chẳng có tiếng nói. Linh cảm như cho tôi biết là chuyện gì phải đến, đã đến. Cuối cùng, một âm thanh rời rạc nặng nề, làm tôi như muốn ngã đổ xuống:

- Đã đoạn… Người đã đi rồi…!

Âm thanh hụt hẫng đè nặng lên cái điện thoại, rồi ngưng. Không thêm một lời nào khác. Đoạn kết cuả cuộc báo tin chỉ là một tiếng động nhẹ nhàng của cái điện thoại đặt xuống trên bàn. Không gian như hoàn toàn gẫy đổ. Hy vọng mong manh vuột khỏi tầm tay với, rồi ngã xuống đau thương trong cuộc đợi chờ. Bởi vì giờ vĩnh biệt người bạn hiền từ thời ấu thơ của chúng tôi đã đến! Điều ấy có nghĩa, tuyến đường hành trình vào dương thế của Bạn đã khép lại sau 65 năm. Khép lại đúng vào ngày Lễ Tro của người Công Giáo. Đây là một ngày lễ mà bất kỳ ngưòi Công Giáo nào cũng trân trọng. Hơn thế, còn nhận biết được từ đâu mình đến và về! Trong tín thác là thế, nhưng sự hoang mang thường tình của một con người không thể không lên tiếng hỏi. Bạn giã từ trần thế, rồi đi đâu? Về với cát bụi ư? Nghe như có tiếng khẳng định từ niềm tin là không! Không! Hẳn nhiên là Bạn không về với cát bụi. Bạn chỉ gởi trả cát bụi lại cho trần gian và về với Đấng Linh Thiêng Cao Cả. Về với Đấng đã tạo dựng nên Trời và Đất. Về với Đấng đã tạo dựng nên chúng ta trong niềm tin yêu tuyệt đối vào tình thương của Ngài…

- Sống ơi… cậu Sống đâu rồi?

Tiếng cha già Vĩnh lanh lảnh gọi vọng vào trong. Đã hai ba lần vẫn không có tiếng trả lời. Ngài lắc mạnh tay trên cái chuông nhỏ lần nữa. Một cậu bé mặc quần đùi, áo tay ngắn, dáng gầy, có đôi mắt thật tinh anh, chạy vào. Cậu chưa kịp vòng tay chào khách đã phải chạy ngược vào trong, nhờ nhà bếp nấu ấm chè tươi để cha gìa mời cha khách. Trà nước chưa sẵn, cậu trở lại đứng bên cạnh cha già Vĩnh để xem Ngài có dặn dò gì thêm không. Lát sau, ấm nước trà xanh được mang lên, Hiền và tôi cùng lỉnh vào trong theo sau cậu Sống. Hắn quay lại:
- Các cậu vào đây làm gì?

- Ở ngoài đấy cũng chẳng biết làm gì!

- Vậy các cậu sang đây làm gì?

- Ghi tên học?

Nghe thế, Sống nhìn hai người khách lạ một lượt rồi hỏi: Học ở đây à? Cậu hỏi vì miền Long Phước Thôn này chỉ có 2 xứ đạo được đưa về đây lập nghiệp sau thời di cư. Người địa phương trong vùng không nhiều. Họ sống rải rác hai bên bờ sông, không quy tụ thành làng xóm như người miền bắc. Nghe nói, ở vùng này trước kia có ba trại định cư. Tuy thế, vì cuộc sống nhiều khó khăn, dần dần số người tản lạc đi càng nhiều. Nay trong vùng chỉ còn lại hai xứ xát cánh bên nhau. Cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây là cảnh dầm mưa dãi nắng trên các cánh đồng để đổi lấy mùa lúa chín. Hoặc quanh năm buôn bán, chài lưới ở ven sông là kế sinh nhai. Cảnh chợ lúc nào cũng hắt hiu. Mới khoảng mười giờ sáng là chẳng còn mấy bóng người, ngoại trừ vài ba hàng xén ven chợ. Cuộc yên lặng ấy lại bỗng bùng lên trong dăm ba phút vào buổi trưa, khi chiếc ca nô kéo còi báo hiệu về bến. Khi đó, người lên bến, kẻ xuống thuyền, tiếng gọi nhau ơi ới làm phố chợ giật mình.

Cuộc sinh hoạt của 365 ngày ở đây là thế. Tuy nhiên, tiếng chuông từ hai nhà thờ thì chưa bao giờ ngưng vào hai buổi sáng chiều. Phần trường học vẫn ê, a… tiếng trẻ reo vang đủ bốn mùa. Ở đây, mỗi xứ đạo đều có trường học riêng. Phía bên Mẫu Tâm dân số ít, nên chỉ có đến lớp 3. Học sinh hai lớp nhất, lớp nhì phải sang học bên Cao Thái. (tên rút gọn của Cao Mộc, Thái Bình?). Đứng nhìn bọn tôi, Thống hỏi:

- Các cậu mới đến à?

- Phải, lính mới đến Long Phước lần đầu.

- Trước ở đâu?

- Xuân Lộc?

- Sao không ở đó, lại về đây?

Những câu hỏi lạ, cả hai đứa tôi đều ú ớ, trong khi hắn mở to đôi mắt nhìn chúng tôi như nhìn những hình nhân đến từ thế giới khác. Cùng lúc, một cậu bé khác ở trong phòng chạy ra. Sau vài câu chuyện chẳng đầu chẳng đuôi, cả hai dẫn chúng tôi đi gặp thầy Châu để ghi tên nhập học. Lạ, Sống như rất quen thuộc và nhanh nhẹn với tay nghề đưa đón học sinh. Hắn lần lượt tra hỏi tên chúng tôi, rồi xin vào lớp mấy. Mãi đến lúc này, Hiền, bạn tôi mới lên tiếng:
- Cậu Sống! Cậu tên là … Sống à?
Nghe hỏi, đôi mắt hắn như đảo ngược lên và cái cằm bạnh ra thách đố:
- Không phải, tên là Thống, Vũ duy Thống.

- Sao cha già lại gọi là cậu Sống ơi!

- Ngài thích gọi thế! Mà cũng hay, gọi cho khỏi chết!

Miệng nói thế, nhưng hắn cũng chẳng biết giải thích gì thêm, chỉ cười xòa cho qua chuyện. Từ đó, những đứa trẻ xa nhà như chúng tôi bắt đầu có bạn, rồi câu chuyện cũng dễ thân thiện hơn khi biết sẽ ngồi chung trong một lớp học. Hơn thế, làm sao chúng tôi có thể quên được những buổi trưa sau khi cùng dầm mình với sóng nước Đồng Nai.

Hôm ấy, như dã hẹn trước, lũ chúng tôi gồm năm, sáu đứa trẻ do Thống và Dần dẫn đầu đưa nhau ra bờ sông. Nhìn con nước mông mênh, hai chúng tôi lạnh cẳng đứng trên bờ trong lúc những bạn bè ở đây đã như những con rái cá, trên người không một mảnh vải, lao vút xuống và đùa vui với dòng nước. Thời gian của ngần ngại chắc chẳng kéo dài. Sau những lời rủ rê đường mật, khích tướng của chúng bạn, những bộ quần áo trên người vội vã được quăng lên bờ cát. Chúng tôi khờ khạo chúi đầu xuống nước. Hỡi ơi, mắt mở ra không thấy trời, chân chẳng thấy đất, rồi từng cơn ho sặc sụa vì uống ngập nước! Khi bò vào được đến bờ thì cũng là lúc lũ trẻ quê ở đây lăn ra đất mà nhạo cười những kẻ trên rừng xuống biển mò… cát! Một đứa trong bọn của Dần hỏi tôi:

- Mày đã cho chuồn chuồn cắn rốn chưa?
- Cắn rốn à?
- Chưa cho nó cắn thì không biết bơi là phải rồi!
- Mày đừng có mà nói phét, rồi tao cũng bơi được.

Vậy đó, rồi quen. Chúng tôi bắt đầu vươn lên đè những con sóng nhỏ xuống để vui đùa với nhau trong những lần trốn ngủ trưa. Nhưng khi vừa quen với những đợt sóng đẩy người vươn lên mặt nước mà reo thì cũng là lúc cái họa ập đến.

Một hôm cha xứ ngủ trưa dậy. Ngài gọi đông, thét tây nhưng không thấy một cậu nào trả lời. Giữa lúc Ngài bốc hỏa, lũ chúng tôi ướt như chuột lột về tới cổng nhà xứ. Chưa biết chuyện gì, chỉ nghe tiếng Ngài oang oang tra hỏi ông gìa Ry. Đến khi đảo mắt ra sân. Hỡi ơi, bọn tôi nhớn nhỏ 4 đứa ướt như chuột đang đùn đẩy nhau vào sau cánh cổng khép hờ. Nhìn qua, hình như Ngài đã đoán biết là chuyện gì:

- Vào cả đây!
-
Lũ trẻ lấm lét kéo nhau vào. Ngài giận đến run tay:

- Nho, Hiền… ai cho các chú dẫn nhau ra sông tắm? Chưa kịp trả lời, Ngài đã đanh thép với lý do: Không có người lớn trông coi, nếu chết đuối thì sao? Mỗi cậu phải ba roi… Ông Ry đâu, mang cái roi lên đây.

Lệnh phát ra, ông gìa Ry bước thấp bước cao như cố ý đi tìm mà chẳng thấy cái gì khả gì làm roi theo lệnh. Ông vẫn khập khiễng từng bước trong lúc lũ trẻ co rúm trước hè. Bất chợt cha sở cầm lấy cái chổi lông gà, quấn trên thân mây to chừng ngón tay, trên tay ông gìa Ry. Ngài nắn nắn, ướm thử. “Nho lớn hơn, nằm xuống trước”. Khi lệnh ban ra, tôi chưa kịp nằm xuống, Hùng, một tay em trong bọn vùng thoát bỏ chạy:

- Ớ, mẹ ơi đau qúa. Đau qúa mẹ ơi…
Cha sở nhìn theo đứa cháu, không thể nhịn cười, Ngài quay vào. Không ngờ gã trẻ này nhanh trí kêu oan bỏ chạy mà chúng tôi thoát nạn. Cùng lúc ấy, các “ thầy dùi” luyện bơi thấy “ học trò” gặp nạn cũng vội rời chân tường.

Thế đấy, tuổi thơ của chúng tôi đã lớn lên từ đây. Sau năm học, bốn đứa trong bọn chúng tôi ghi tên thi vào chủng viện Châu Đốc. Nay hơn 50 năm đã qua rồi, hỏi xem, những khuôn mặt của tuổi thơ trên sông nước Long Phước ngày nào, giờ ra sao? Phu, Dần và những bằng hữu cũ ở đây, tôi chưa một lần gặp lại sau ngày chúng tôi rời Long Phước. Bùi đức Hiền và tôi sau ngày Việt cộng vào thành phố, chúng tôi vẫn bên nhau. Riêng người bạn Vũ duy Thống thì từ sau 30-4-1975 đến nay, tôi chưa một lần gặp lại ngoài những dòng thư trao đổi. Và đây là những bước đi trong hành trình 65 năm của Ngài trước khi trở về nhà Cha.

Tiểu sử Đức cố Giám Mục Giuse Vũ duy Thống

* Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1952 tại Cao Mộc, Thái Bình.
* Tháng 8-Năm 1964: Nhập học tiểu chủng viện Long Xuyên
* Năm 1971- 1975, học Đại học Văn Khoa Sài Gòn, tốt nghiệp cử nhân triết.
* Trong khi theo học tại Đại Học Sài Gòn. Vào Năm 1973 -1974, Ngài trở lại tu học tại Chủng Viện thánh Giuse, Sài Gòn.
* Từ cuối 1975- 1983 học tại đại Chủng Viện thánh Giuse, Sài Gòn.
* 26-10-1985: Thụ phong Linh mục, do Ðức TGM. Phaolô Nguyễn Văn Bình.
• Từ 1985-1992, Phụ tá giáo xứ Tân Mỹ, Hóc Môn, Sài Gòn.
• Từ 1987-1992, Ðặc trách xứ Bạch Ðằng, Hóc Môn, Sài Gòn.
• Niên khoá 1992-1993, Phụ khảo tại Ðại Chủng Viện Thánh Giuse, Sàigòn.
• Từ 1993-1998, Du học tại Paris-Pháp. Ngài tốt nghiệp Thạc sĩ Thần học tại đây.
• Từ 1998-2001, Giáo sư tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Sàigòn.
• Ngày 14-07-2001: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn, hiệu tòa Tortiboli.
• 17-08-2001, Lễ tấn phong tại Vương Cung Thánh Đường Ðức Bà Sàigòn được tổ chức vào ngày 17-8-2001. Vị Chủ phong là Đức Tổng Giám mục GB. Phạm Minh Mẫn. 2 vị phụ phong là ĐGM GioanB. Bùi Tuần và ĐGM. Giuse Ngô Quang Kiệt.
• Ngày 25-07-2009; Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Phan Thiết.
• Ngày 03-9-2009 : Thánh lễ nhậm chức Giám mục Chính toà Phan Thiết tại Nhà thờ Chính toà Phan Thiết.
• Từ khi ngài về đây, trung tâm Đức Mẹ TàPao đã trở thành một trung tâm hành hương đông dảo của giáo dân trên toàn quốc.
• Giữa lúc Phan Thiết trở thành một trung tâm hành hương của Việt Nam. Ngày 26-02-2017. Ngài vào bệnh viện Sài Gòn vì khó thở.
• Lúc 8 giờ sáng ngày 01-3-2017, Lễ Tro. Ngài đã được Chúa gọi về nhà cha trên Trời. Xem ra trần thế còn lại nặng tiếc thương.

Cùng nguyện xin Đấng Cao Cả đưa Ngài về cõi Trường Sinh.
Bảo Giang
Bái tiễn 03/03/2017.
 
Văn tế Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống
Bùi Nghiệp
09:29 03/03/2017
VĂN TẾ Đức Cha GIU-SE VŨ DUY THỐNG

(Sinh 02.7.1952, tạ thế 01-3-2017, hưỏng thọ 65 tuôỉ)


Danh xưng Duy Thống!
Thánh hiệu Giu-se.
Tắt ánh Văn- Khuê;
Mờ làn Thiên cáp. (1)

Khi xưa:

Làng Cao Mộc- Thái Bình, Nhâm thìn khứ (1952) khởi sinh chào trái đất;
Xứ Bình Tuy – Bình Thuận, Đinh dậu lai (2017) quy tử biệt nhân gian.
Tuổi ấu thơ mong đến nhà tràng;
Thời niên thiếu ước vào chủng viện.

Nghiên với bút siêng năng tu luyện;
Sách cùng đèn chăm chỉ trau dồi.
Dẫu đường trơn khúc khuỷu, vững theo ơn Thiên triệu kêu vời;
Dù lối hẹp quanh co, kiên tiếng gọi Thánh ân đốc thúc.

Đến một ngày:

Lên bàn thánh phó dâng hàm linh mục;
Tới điện thờ đoan hứa phẩm thiên sai.
Quẩy nhẹ tênh hành lý, cấy Phúc âm nhà Tân Mỹ ngày ngày;
Xách đơn giản tư trang, gieo thông điệp xứ Bạch Đằng tháng tháng.

Nhận bài sai, về chủng viện vun bồi tưới tắm
Tuân bổ nhiệm đến giảng đường huấn luyện trồng ươm.
Mong sinh hoa nảy lộc thơm hương;
Đợi kết quả trĩu cành ngọt dịu.

Vì đèn sách theo đòi, cứ lẽo đẽo dằng dai kéo níu;
Bởi bút nghiên nặng nợ, còn nhì nhằng đeo đẳng thiết tha.
Rời Việt nam để học hỏi tinh hoa;
Sang nước Pháp hòng thâu gom tinh tuý.

Trở về cố quốc tiếp vun trồng tu sĩ;
Quay lại quê nhà mong uốn nắn môn sinh.
Chức giáo sư khai phá anh minh;
Ngôi Giám mục nâng dìu sáng suốt.

Đời mục tử chân đồng đâu chùn bước;
Kiếp chủ chăn gối sắt chẳng sờn gan.
Từ Sài gòn việc phụ tá nhiệt tâm;
Đến Phan thiết ngôi chính toà toàn trí.

Hát vi vút với rừng xanh, ảnh lạc thanh tùng lý;
Vui rì rào cùng biển biếc, thần lưu tử trướng trung.(2)
Dẫn đàn chiên vào suối ngọt ung dung;
Dìu tín hữu đến đồng thơm ngan ngát.

Trao hướng dẫn thiên ân, lão giả tồn số thành nan trắc;
Cậy an bài thánh sủng, địa chi giác tình bất khả chung.(3)
Ngày cất bước, mãi truyền ban công bố tin mừng;
Đêm chong đèn, luôn thao thức suy tư khắc khoải.

Giáo dục thâm ân - chung thân cảm đái;
Hạo nhiên chính khí - vạn cổ trường tồn.(4)
Ngôn phong rổn rảng với triệu hồn;
Lý lẽ phơi bày cùng trăm họ.

Thương ôi!

Bỗng đột nhiên, Làn phế phủ lên cơn loạn thở;
Ngay lập tức, mạch tâm cơ rối nhịp vùng nhồi.
Trí còn thông mà xác thể rã rời;
Hồn vẫn sáng sao hình hài khó quản.

Ai có biết chăng, bởi định mệnh trời ban hạn mãn;
Người đâu suy thấu,do căn phần Chúa khiến vừa xong.
Hồn bay lên Thiên quốc nhận công;
Xác nằm xuống địa phần hoàn bụi.

Chúng con:

Phút vĩnh biệt bơ vơ, tình nhân thế khóc cha vạn nỗi;
Giờ chia ly lạc lõng, nghĩa trần gian than chủ trăm đường.
Dâng vòng hoa run rẩy rất yêu thương;
Thắp ánh nến bập bùng nhiều cảm mến.

Hợp lòng khẩn nguyện;

Chung trí cầu xin.
Chúa muôn đời hằng sống, cho cha về cập bến quang vinh;
Đấng vạn thế chí nhân, đón hồn đến neo bờ hạnh phúc.

Khẩn phục!
Quỳ dâng!!!


Bùi Nghiệp cẩn bút


 
Trên đỉnh núi Sugar Loaf nhìn toàn cảnh Văn hóa và Nghệ thuật của Rio de Janeiro
LM Trần Công Nghị
18:07 03/03/2017
RIO BRAZIL - Một số thành phố không cần giới thiệu, và thậm chí ít có thành phố nào nổi danh và lại sống đúng kỳ vọng bằng Rio de Janeiro. Du khách đến đây chắc chắn trải nghiệm được vẻ đẹp tuyệt vời của thành phố và sự cuồng nhiệt sôi động hòa trong mùa lễ hội lớn nhất Carnival của Brazil.

Hình ảnh Rio de Janeiro từ núi Sugar Loaf

Rio de Janeiro nằm trong bối cảnh đô thị có thể nói ấn tượng nhất thế giới, một bên là núi rừng trùng điệp, bên kia là biển rộng, giữa đó là những chung cư và nhà chọc trời cao ngất bên bãi biễn và trung tâm thành phố, hoặc là các villa hay xóm nhà ổ chuột như treo trên các vách núi núi đá granite khổng lồ.

Trên đỉnh núi cao Corcovado là tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế (mà vào năm 2007 được xếp vào 7 kỳ quan mới trên thế giới) Chúa giang tay chào đón và ban phép lành cho toàn thể dân chúng và du khách đến thăm Rio. Đối diện với núi cao tượng Chúa thì bên phía biển mọc lên hai ngọn núi cao, một ngọn núi đá cao hơn trông giống như chiếc bánh nên gọi là Núi Bánh Đường (Sugar Loaf Mountain).

Trong chuyến thăm viếng Rio de Janeiro tuần này chúng tôi có dịp lên cả hai đỉnh núi để chiêm ngắm toàn cảnh thành phố. Từ những nơi chót vót này tất cả quang cảnh hùng vĩ, đẹp mắt và lãng mạng hiện ra trước mắt như thể đang trong cảnh một phim thần thoại nào đó.

Vài chú ý đặc biệt: Để thưởng thức trọn vẹn không khí từng bừng của Rio, người ta khuyên chúng tôi là trước hết hãy làm quen với điệu nhạc bossa nova và điệu nhạc nhảy samba có tính cách Phi châu một chút, nhất là trong mùa hội Carnaval này, đi đâu cũng thấy vang vọng. Bài học thứ hai là thực tực tập phát âm chữ “Rio” cho âm thanh giống như “hi-ô” như một người Rio bản địa tức là một người Carioca. Tiếp đến khi thăm viếng phố phường mà mệt mỏi muốn dừng chân nghỉ ngơi hãy vào các quán bar ở góc đường để thưởng thức đồ uống nhiệt đới là nước ép từ hoa quả tươi mà bãi biển trứ danh Copacabana và Ipanema huyền thoại đều có bán.

Chuyến đi lên núi Sugar Loaf Mountain qua các Bãi biển của Rio

Từ bến tầu du lịch gần sát Trung tâm thành phố, chúng tôi lên xe bus có máy lạnh bắt đầu hành trình đi lên Sugar Loaf Mountain (núi Bánh Đường). Trên đường đi chúng tôi qua những dinh thự và các đền đài quan trọng trong thành phố mà hôm qua chúng tôi đã bỏ cả ngày đi bộ thăm viếng như; hai nhà thờ chính tòa, thư viện quốc gia, nhà hát thành phố, ngân hàng trung ương, các công viên, các suối nưới và các công trường.

Tiếp tục đường đi qua các bãi biển Botafogo, Flamengo Park và Aterro là công viên nằm bên vịnh Guanabarra Bay gồm tượng đài, sân chơi, bảo tàng và một bến du thuyền.

Sau đó trước khi đến trạm giây cáp treo, chúng tôi qua trường đại học quốc gia, trường Đại học quân sự và Trung tâm huấn luyện Thủy quân, dừng chân tại công viên Praia Vermelha ở quận Urca.

Khu Nam thành phố Rio de Janeiro (Zona Sul) trong đó có một số huyện như : São Conrado, Leblon, Ipanema, Arpoador, Copacabana, và Leme, mà các bãi biển nằm cạnh bờ Đại Tây Dương nổi tiếng của Rio.

Các huyện khác ở phía Nam khác là Glória, Catete, Flamengo, Botafogo, và Urca, mà biên giới Guanabara Bay và Santa Teresa, Cosme Velho, Laranjeiras, Humaitá, Lagoa, Jardim Botanico, và Gavea.

Đây là khu giàu có nhất của Rio và được người nước ngoài biết đến nhiều nhất; các khu dân cư của Leblon và São Conrado, đặc biệt có bất động sản đắt nhất trong tất cả các quốc gia ở Nam Mỹ.

Về phía bắc của Leme, và ở lối vào Guanabara Bay, là huyện Urca và núi Sugarloaf ( 'Pão de Açúcar'), tên mô tả ngọn núi nổi tiếng nhô lên khỏi biển. Muốn lên tột đỉnh núi cao Sugarloaf phải qua 2 giai đoạn:

Đoạn 1: Chuyến đi cáp treo từ trạm Praia Vermelha lên tới đỉnh núi trung gian là nọn núi ‘Morro da Urca’. Từ điểm này có thể nhìn bao quất cả thành phố với cảnh quan đẹp như mơ từ nhiều góc độ khác nhau. Tha hồ mà chụp hình hay quay phim. Nếu mệt nhọc có thể vào các quán ăn hay quán giải khát nghỉ ngơi và uống nước. Tại đây cũng có một phòng bảo tàng trong đó để lại các xe cap treo cũ và nói về lịch sử hình thành đường giây cap treo. Đặc biệt hơn nữa là có một đường cầu treo vòng theo nửa đường kính của núi giống như một thảo cầm viên trong đó giới thiệu về các loại cây leo, hoa rừng, hoa lan, có cả các cây mít có trái vàng lùng lẳng, và một ít chú khỉ nhóc tì mà chỉ có ở vùng núi này, và các loài chim.

Tại trạm dừng chân trên núi Morro da Urca, cũng có một bãi đáp trực thăng và ai muốn đi một vòng từ đây đến tượng Chúa Cứu Thế trên núi Corcovado, một vòng trên bầu trời Rio ngắm thành phố rồi trở lại, có thể mua vé ở đây. Trực thăng có 4 chỗ cho khách, nhưng khi đi thì phải cân thử xem tùy “ông bà nặng nhẹ to béo” khác nhau mới xếp chỗ lên máy bay được. Nhiều khi 2 vợ chồng mập quá thì cũng phải chia ra đi hai chuyến khác nhau, nhỡ không thì rơi tụt xuống biển mất nhe!

Trên trực thăng một trong những địa điểm tuyệt vời nhất thế giới là bức tượng Chúa Cứu Thế cao 125 feet trên đỉnh núi Corcovado (núi cao 2.400 feet). Tour du lịch trực thăng này cho du khách một tầm nhìn 360 ° cảnh quan thành phố và bến cảng. Một kỷ niệm không dễ phải mờ.

Đoạn 2: Từ trên đỉnh núi Morro da Urca bạn lại lấy xe cap treo đi tiếp lên trên đỉnh núi Sugar Loaf. Từ đây du khách có thể tận hưởng cảnh sắc hùng vĩ núi đồi trùng điệp, bãi biển ngút ngàn, nhà cửa tráng lệ, toàn cảnh thành phố Rio… và nhất là từ điểm này nhìn về hướng tây sẽ thấy tượng Chúa Cứu Thế uy nghi trên đỉnh núi Corcovado, những bãi biển tuyệt vời như Copacabana, Ipanema và Leblon, cầu Rio de Janeiro-Niteroi và thành phố Niteroi trên vịnh.

Cuối cùng khi xuống núi, đoàn du khách đi ăn tại một nhà hàng tiểu biểu đồ ăn chính gốc Rio và cách thức service cũng rất độc đáo. Nhà hàng có tên Estrella do Sul – Finest Grill. Rau, hoa quả, salad và các đồ ăn nguội cũng như hàng trặm loại dầu trộn khác nhau được bầy trên quầy cho bạn tùy chọn.

Ngồi vào bàn, bạn được các đầu bếp đưa các món mặn, các loại thịt nướng trên các cọc sắt dài đủ loại: bò, dê, chiên, gà, vịt… Họ có dao sắc, rọc thịt ra, rồi bạn muốn bao nhiêu tùy ý, mỗi người sẽ dùng một chiếc cặp thịt của mình kẹp lấy miếng thịt đó bỏ vào đĩa của mình. Họ tiếp tục trở lại nhiều lần mình muốn ăn nữa họ sẽ rọc thịt ra chinh mình.

Vài nét về Văn học, Nghệ thuật và Giáo dục ở Rio

Ngôn ngữ Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức của quốc gia, và do đó là ngôn ngữ chính được giảng dạy trong các trường học. Tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha cũng là một phần của chương trình trung học chính thức.

Ngoài ra còn có các trường quốc tế, chẳng hạn như các trường học Hoa Kỳ ở Rio de Janeiro, Trường Our Lady of Mercy, Trường Corcovado của Đức, Trung học Pháp Lycée Français và Trường Rio de Janeiro của Anh quốc.

Hệ thống giáo dục

Ở Rio de Janeiro có 6 trường đại học và viện nghiên cứu, trong đó Đại học danh tiếng nhất là Federal University of Rio de Janeiro và Đại học Công Giáo thánh Ursula.

Rio còn có Đại học Quốc gia (công cộng), Đại học Liên bang Rio de Janeiro (công cộng), Viện Capital Markets (tư nhân) Brazil và Đại học Công Giáo của Rio de Janeiro (tư nhân). Bộ Giáo Dục cũng công nhận chừng 100 cơ sở giáo dục cao cấp: 53 Đại học dự bị và 47 trường đại học tư cao đẳng. Thành phố có gần 400 trường trung học và trên 1.000 trường tiểu học.

Trong những năm gần đây, Rio đã có một chương trình danh cho lớp tuổi từ 18 đến 25 phải làm các bài trắc nghiệm kiểm tra trình độ học thức và và giáo dục.

Vài nét về nền Văn học của Brazil

Sau khi độc lập của Brazil từ Bồ Đào Nha năm 1822, Rio de Janeiro nhanh chóng phát triển một phong cách châu Âu và di sản đời sống văn hóa, trong đó có rất nhiều tờ báo, trong đó hầu hết các tiểu thuyết thế kỷ 19 đã được xuất bản và phát hành.

‘A Moreninha’ của Joaquim Manuel de Macedo xuất bản năm 1884 có lẽ là cuốn tiểu thuyết thành công đầu tiên ở Brazil. Nó khai mở lại một chủ đề thế kỷ 19: mối quan hệ lãng mạn giữa những người trẻ tuổi lý tưởng trong bối cảnh bất chấp sự tàn ác xã hội.

Các công trình đáng chú ý đầu tiên về chủ nghĩa hiện thực tập trung vào lớp người bình dân nghèo ở đô thị là cuốn ‘Memórias de um sargento de milícias’ của Manuel Antonio de Almeida (1854), trong đó trình bày một loạt các cảnh miêu tả về thủ đoạn của bọn điếm nhưng cảm động, và gợi lên sự biến chuyển đổi mới thị trấn thành một thành phố với những kỷ niệm gợi nhớ khó quên.

Tính cách lãng mạn và hiện thực trong văn chương phát triển mạnh mẽ xuyên xuất qua cuối thế kỷ 19 và thường chồng chéo trong các công trình văn học và tiểu thuyết.

Một trong các tác giả nổi tiếng nhất của Rio de Janeiro là Machado de Assis, và ông cũng được coi là nhà văn vĩ đại nhất của văn học Brazil và được coi là người giới thiệu của chủ nghĩa hiện thực cho người Brazil, với các ấn phẩm như The Posthumous Memoirs of Bras Cubas (1881); trong đó tác giả đã nhận xét và chỉ trích các sự kiện chính trị và xã hội của thành phố và đất nước như việc bãi bỏ chế độ nô lệ trong năm 1888 và quá trình chuyển đổi từ thể chế chính trị Đế quốc sang Công hòa với nhiều bài viết được công bố trên báo chí vào thời gian đó. Phần lớn bối cảnh các truyện ngắn và tiểu thuyết của ông như Quincas Borba (1891) và Dom Casmurro (1899) là ở Rio de Janeiro.

Văn hoá và cuộc sống đương đại

Rio có nhiều địa điểm văn hóa quan trọng, chẳng hạn như Biblioteca Nacional (Thư viện Quốc gia), một trong những thư viện lớn nhất trên thế giới với bộ sưu tập với tổng trị giá hơn 9 triệu sản phẩm; Nhà hát Theatro thành phố; Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia; Bảo tàng Carmen Miranda; Vườn thực vật Rio de Janeiro; Công viên hồ Parque Lage; Quinta da Boa Vista; Quảng trường Hoàng gia; Học viện Brazil Letters; các bảo tàng viện Museu de Arte Moderna do Rio de Janeiro; và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên.

Rio de Janeiro là một trung tâm văn hóa chính ở Brazil. Kiến trúc đặc sắc bao trùm nhà thờ và các tòa nhà có niên đại từ thế kỷ thứ 16 đến 19, pha trộn với các mẫu thiết kế nổi tiếng thế giới của thế kỷ 20. Rio là nơi cư ngụ của gia đình Hoàng gia Bồ Đào Nha và thủ đô của đất nước trong nhiều năm, và chịu ảnh hưởng của Bồ Đào Nha, kiến trực Anh quốc và kiến trúc Pháp.

Rio de Janeiro đã được thừa hưởng một vai trò văn hóa mạnh mẽ từ quá khứ. Vào cuối thế kỷ 19, đã có những phiên tổ chức các bộ phim Brazil đầu tiên và kể từ đó, một số chu kỳ sản xuất lan rộng, cuối cùng Rio đi đầu trong ngành điện ảnh quốc gia. Liên hoan phim quốc tế Janeiro Rio đã được tổ chức hàng năm kể từ năm 1999.

Rio đang tập hợp các trung tâm sản xuất chính về truyền hình Brazil. Văn phòng phim quốc tế chính của Brazil đặt tại Rio de Janeiro bao gồm bộ phim James Bond Moonraker; các giải thưởng Oscar bao gồm Walter Salles là một trong những đạo diễn nổi tiếng nhất của Brazil, từng đoạt giải thưởng phim truyền hình lịch sử Oscar, Black Orpheus, trong đó miêu tả những ngày đầu của lễ hội Carnaval ở Rio de Janeiro. Phim nổi tiếng quốc tế phim Brazil minh họa mặt tối của Rio de Janeiro bao gồm ‘Elite Squad và Thành phố của Chúa’.

Thư viện Quốc gia Brazil

Biblioteca Nacional (Thư viện Quốc gia Brazil) xếp hạng là một trong những thư viện lớn nhất trên thế giới. Nó cũng là thư viện lớn nhất Mỹ Latinh. Thư viện Quốc gia tọa lạc tại Cinelândia, ban đầu được các vua của Bồ Đào Nha xây dựng vào năm 1810. Cũng như nhiều di tích văn hóa ở Rio de Janeiro, thư viện ban đầu hạn chế đối với công chúng nói chung. Các bộ sưu tập có giá trị nhất trong thư viện bao gồm 4.300 tài liệu và sách được Barbosa Machado tặng bao gồm một bộ sưu tập quý giá các sách hiếm và tài liệu về chi tiết lịch sử của Bồ Đào Nha và Brazil; 2.365 tài liệu từ các thế kỷ 17 và 18 mà trước đây thuộc sở hữu của Antônio de Araújo de Azevedo, truyện ký “Bá tước Barca”, bao gồm bộ 125 cuốn sách bản in "Le Grand Théâtre de l'Univers; một bộ sưu tập các tài liệu liên quan đến Tỉnh Dòng Tên (Jesuítica) ở Paraguay và "Region Prata"; và bộ sưu tập có tên “Teresa Cristina Maria Collection” là quà tặng của Hoàng đế Pedro II. Bộ sưu tập này bao gồm 48.236 thư mục.

Đặc biệt bao gồm một phiên bản đầu tiên hiếm hoi của Os Lusíadas Luis de Camões, xuất bản vào năm 1584; và hai bản sao của Kinh Thánh Mogúncia; và một ấn bản đầu tiên bài nhạc Messiah của tài danh nhạc sư Handel.

Nhà Hát thành phố Rio de Janeiro

Nhà hát Theatro Rio Janeiro là một trong những tòa nhà rực rỡ nhất trong khu vực trung tâm thành phố Rio de Janeiro. Tại đây đã xẩy ra các sự kiện hay những giai đoạn lớn nhất về nghệ thuật của Mỹ Latinh và một trong những địa điểm nổi tiếng nhất của Brazil để trình diễn hát opera, vũ ballet, và âm nhạc cổ điển.

Tòa nhà được lấy cảm hứng từ Paris Opera Garnier, và được xây dựng vào năm 1905 bởi kiến trúc sư Francisco Pereira Passos. Các bức tượng ở trên cùng, hai người phụ nữ đại diện cho thi ca và âm nhạc do nghệ sư Rodolfo Bernadelli sáng tác, và đồ nội thất rất phong phú và với các bức tranh đẹp.

Được thành lập vào năm 1909, Nhà hát Theatro Rio Janeiro đã được thiết kế để trình diễn hát opera nổi tiếng như ở Paris với gần 1.700 chỗ ngồi. Nội thất được trang bị với các kính màu thế kỷ từ Pháp, trần nhà bằng đá cẩm thạch màu hồng và đèn chùm bằng tinh thể thủy tinh bao quanh bởi một bức tranh của "Dance of the Hours". Các bức tường bên ngoài của tòa nhà được tô điểm với tên những nhân vật Brazil nổi tiếng cũng như nhiều người nổi tiếng quốc tế khác.

Âm nhạc

Bài hát chính thức của Rio de Janeiro là "Cidade Maravilhosa", có nghĩa là "thành phố tuyệt vời". Các bài hát được coi là dân ca của Rio, và luôn luôn là bài hát yêu thích mùa Carnival vào tháng Hai.

Rio de Janeiro cùng với São Paulo được coi là trung tâm chính của phong trào âm nhạc đô thị ở Brazil.

Các bài hát “hit” thời trang và thời danh thường được phổ biến rộng rãi ở Rio như các các ca khúc hit "Garota de Ipanema" (Cô Gái từ Ipanema), sáng tác của Antônio Carlos Jobim và Vinicius de Moraes và được ghi băng nhạc do các ca sĩ như Astrud Gilberto và João Gilberto, Frank Sinatra, và Ella Fitzgerald. Đó cũng là bài hát chủ chốt chính thể loại bossa nova, một thể loại âm nhạc được sinh ra ở Rio.

Một thể loại độc đáo khác của Rio và Brazil gọi là Funk Carioca. Trong khi âm nhạc samba tiếp tục đóng vai trò chủ yếu có tính cách thống nhất quốc gia ở Rio, nhạc Funk Carioca được số đông cộng đồng tại Brazil yêu thích. Bắt nguồn gốc từ thập niên 1970 đó là nhạc pop da đen hiện đại từ Mỹ, nó đã tiến hóa ở Brazil trong những năm 1990 để mô tả một loạt các âm nhạc điện tử kết hợp với sân khấu âm nhạc da đen Mỹ hiện nay, bao gồm cả hip hop, soul hiện đại.

Brazil trờ thành quốc gia dân chủ vào năm 1985 sau hơn 20 năm dưới sự cai trị quân sự độc tài, bị kiểm duyệt tràn lan, do đó bộc phát sự tự do mới trong biểu thức phát huy tính sáng tạo và thử nghiệm trong văn hóa biểu cảm. Đặc biệt là sự hội nhập văn hóa từ châu Âu và Bắc Mỹ đã ảnh hưởng đầu sâu rộng trên văn hóa riêng của Brazil. Ví dụ, hip hop đã bắt nguồn từ New York được bản địa hóa thành hình thức sản xuất âm nhạc như Funk Carioca và hip hop Brazil. Sự đổi mới dân chủ cũng cho phép việc công nhận và chấp nhận sự đa dạng của văn hóa Brazil.

Rio de Janeiro ngày nay cũng là quê hương của các sự kiện giải trí lớn nhất thế giới, Rock in Rio Festival, được tổ chức thành công trong những năm 1985, 1991, 2001, 2011, 2013 và 2016.

Nhạc Samba và Carnival

Đối với một cái nhìn trực tiếp của cuộc sống về đêm tuyệt vời của Rio, không bỏ lỡ một chuyến viếng thăm một trong những ngôi nhà trình diễn địa phương. Bạn sẽ tận hưởng 90 phút trình bày trực tiếp về màu sắc và trang phục rực rỡ, bao gồm các bài hát và điệu nhảy của văn hóa Afro-Brazilian. Hãy ngả vào nhịp đập của samba - điệu nhảy quan trọng nhất trong lễ hội Carnival.

Văn hóa dân gian đích thực của Brazil được miêu tả thông qua trang phục, bài hát và điệu nhảy của đất nước trong loại hình nghệ thuật này đó là duy nhất của Brazil.

Mỗi năm, tại Carnival, mười hai trường samba nổi tiếng nhất từ khắp Brazil chọn chủ đề của riêng họ và chuẩn bị một chương trình một giờ, trong đó họ chơi, hát, diễn xuất và nhảy một điệu samba sáng tác riêng cho dịp này. Sự kiện này được tổ chức tại Sambadrome nổi tiếng của Rio vào dịp lễ Carnival kéo dài cả tuần.

Bóng đá

Tại Brazil, bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất, đội chính của thành phố Rio là Botafogo, Flamengo, Fluminense và Vasco da Gama. Madureira, Bangu, Portuguesa, Bonsucesso và những câu lạc bộ nhỏ khác.

Rio de Janeiro là một trong những thành phố chủ nhà của World Cup 1950 và 2014. Năm 1950, sân vận động Maracana đã tổ chức 8 trận đấu, bao gồm một trận đấu với đội chủ nhà. Sân Maracana cũng là địa điểm của các trận đấu tai tiếng giữa Uruguay và Brazil, nơi Brazil chỉ cần một trận hòa để giành chiến thắng trong vòng đấu bảng cuối cùng và toàn bộ giải đấu. Nhưng Brazil đã thua 2-1 trước một khán giả nhà hơn 199.000 người chứng kiến. Trong năm 2014, tại Maracana có bảy trận đấu, bao gồm cả trận chung kết, nơi mà Đức đánh bại Argentina 1-0.

(Còn tiếp…)

Bài tiếp theo chúng tôi sẽ mô tả về Hành trình lên núi tượng Chúa Cứu Thế trên núi Corcovado, một hành trình màng nhiều xúc động và sắc mầu. Nhân dịp chúng tôi cũng giới thiệu về tính cách nhân chủng học, xã hội, tôn giáo và kinh tế của về thành phố Rio de Janeiro.

Chúng tôi hy vọng qua sự kìm tòi, nghiên cứu, và những cảm nghiệm riêng khi được tận nơi thăm viếng những nơi danh lam thắng cảnh thế giới, độc giả của VietCatholic dù không có cơ hội tới những nơi như thế này cũng phần nào thưởng thức và cảm nhận được lịch sử và hiện tình bối cảnh những địa điểm quan trọng mà chúng tôi có dịp thăm viếng.
 
Tâm tình người đồng lớp xưa : Anh Đi - Để Lại
Mây Trắng
20:05 03/03/2017
Anh Đi

Anh đi để lại cái buồn
“Vô Tư Hạt Nắng” (1) lệ tuôn nát lòng
Anh đi để lại giòng sông
“Nút Vòng Xoay” (1) cuốn, nghe long lanh đời
Anh đi để lại lời mời
“Làm Nụ Hoa Trắng” (1) cho đời thênh thang
Anh đi cõi ấy thiên đàng
“Từng Bước Một Thôi”, (1) (sao) vội vàng qúa anh?
Vô thường cuộc sống mong manh
“Với Cả Tâm Tình” (1), gửi anh không lời

Hạt kinh, hạt lệ chơi vơi
Vắng “Thông Vi Vu” (2), rượu mời chẳng vui
Anh Thống, “Ông Thánh” chết (thật) rồi
Cầu anh miên viễn thảnh thơi vĩnh hằng.

Mây Trắng
San Jose, CA – ngày 02 tháng 3, 2017

(1) Bộ sách gồm 5 cuốn của anh Ba/Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống:“Hạt Nắng Vô Tư”.
(2) Thông Vi Vu, bút danh của anh Ba Thống khi sáng tác nhạc.
(3) Bài Thơ viết chỉ trong tâm tình người đồng lớp xưa, nên có những xưng hô anh Thống,anh Ba .. Nơi Giáo Hội ngài là chủ chăn của tôi, nhưng trong tình thân trường cũ luôn luôn là bằng hữu, xin người đọc hiểu cho.


Để Lại

Anh đi để lại con đường
Bóng nghiêng thập tự nhiễu nhương phận người
Anh đi để lại lời mời
Chân tình không nói rạng ngời niềm tin
Anh đi để lại con tim
Hạt kinh trong lệ đắm chìm lời kinh
Anh đi để lại chính mình
Trên đồi Núi Sọ đóng đinh lời cầu

My God, My God, Why Have You Abandoned Me? (Psalm 22)

Mây Trắng


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dịu Dàng
Thérésa Nguyễn
10:46 03/03/2017
DỊU DÀNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Mong manh thanh nhã dịu dàng
Ngắm Lan lòng thấy nhẹ nhàng bâng khuâng..
(tn)
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sơn Nữ Miền Cao
Tấn Đạt
20:40 03/03/2017
SƠN NỮ MIỀN CAO
Ảnh của Tấn Đạt
Các cô sơn nữ váy hoa
Đỏ xanh thổ cẩm sắc hoa, núi đồi
Vai gùi, chân bước miệng cười
Cheo leo vách núi tốt tươi vụ mùa
(Trích thơ của Trương Thị Anh)
 
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 03/03/2017: Tình cảnh bi đát của các tín hữu Kitô Ai Cập
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:22 03/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Những gì diễn ra sau cuộc tấn công kinh hoàng gần đây tại nhà thờ Coptic ở Cairo là một vòng lẩn quẩn quen thuộc. Đầu tiên là những biểu hiện đau buồn và tức giận; sau đó là những lời lên án; rồi tới các đám tang và sự than khóc của một cộng đồng các nạn nhân đang run rẩy trong sợ hãi; sau đó là các lời kêu gọi thống nhất quốc gia của chính phủ, cùng với những lời hứa rằng các lực lượng an ninh sẽ làm tất cả trong khả năng của họ, vân vân và vân vân. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn đấy, Ai Cập là một quốc gia nguy hiểm cho các Kitô hữu, và trong tương lai gần, tình trạng có lẽ còn tệ hại hơn.

Hôm thứ Sáu 24 tháng Hai, bọn khủng bố Hồi Giáo xông vào nhà của anh Kamel Youssef tại thị trấn El Arish, trong khu vực bán đảo Sinai, và bắn chết anh ta trước mặt vợ con. Chúng bắt đi đứa con gái của anh và người ta tìm thấy xác của cháu bé sau đó ngay bên cạnh một đồn cảnh sát.

Trước đó chỉ hai ngày, tức là hôm thứ Tư 22 tháng Hai, cũng tại thị trấn El Arish, trong khu vực bán đảo Sinai, một địa danh rất quen thuộc trong Kinh Thánh, bọn khủng bố giết chết một Kitô hữu khác và thiêu sống đứa con trai của anh.

Tính chung từ đầu tháng Hai đến nay đã có 7 Kitô hữu Coptic trong vùng bị khủng bố Hồi Giáo giết chết.

Những biến cố bi đát này đã khiến hàng ngàn Kitô hữu trong bán đảo Sinai lập tức bỏ nhà cửa chạy giặc Hồi Giáo. Các linh mục địa phương cho biết nhiều anh chị em giáo dân còn nhận được cả những lời lẽ đe dọa trong điện thoại cầm tay của mình.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cảm nhận chung của nhiều người là, cũng như tại các nơi khác, Kitô hữu đang biến mất dần khỏi Ai Cập. Và nếu là như vậy, Ai Cập không có tương lai Không có thiểu số Kitô hữu, Ai Cập sẽ là một quốc gia nghèo nàn hơn về mọi mặt văn hóa, kinh tế, chính trị và tư tưởng; và trong tư cách là một quốc gia không thể ngăn chặn các vụ giết người vì xung khắc tôn giáo, không ai dám du lịch đến một quốc gia không an toàn cho bất cứ ai.

Người ta có thể tranh luận rằng nguyên nhân thực sự của tất cả các vụ khủng bố này là kinh tế, và trên thực tế Ai Cập đúng là một nơi khắc nghiệt đối với người nghèo, người trẻ, là những người sống vô vọng trong tình cảnh thất nghiệp triền miên. Họ là những mồi ngon cho chủ nghĩa khủng bố. Nhưng nguyên nhân của khủng bố không chỉ đơn giản là kinh tế, vì có nhiều xã hội còn nghèo hơn Ai Cập, nhưng ở đó chủ nghĩa khủng bố không phải là một vấn đề. Khủng bố chỉ khởi sắc ở những nơi mà lòng khoan dung đã khô héo.

Những vụ khủng bố tại Ai Cập không bùng lên một cách ngẫu nhiên. Chúng là hệ quả của những Fatwa do những thày giảng Kinh Koran tung ra tới tấp trước sự sụp đổ tan tành của cái gọi là “Nhà nước Hồi Giáo” khi quân Iraq chỉ còn cách đền thờ Hồi Giáo tại Mosul nơi Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố thành lập nhà nước này có vài cây số.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Ai Cập, một trong cái nôi của văn hóa thế giới, rộng 1,010,407 km vuông, là nước rộng lớn thứ 30 trên thế giới.

Thánh Máccô thánh sử đã đem Kitô giáo đến với Ai Cập ngay từ thế kỷ thứ Nhất. Đạo Thánh Chúa lan nhanh tại Ai Cập. Dưới triều đại đế La Mã Diocletian, tức là từ năm 284 đến năm 305 các Kitô hữu Ai Cập đã bị đàn áp dã man. Tuy nhiên, máu đào các vị tử đạo là hạt giống đức tin. Số người được rửa tội tiếp tục tăng nhanhvà Tân Ước đã được dịch sang tiếng Ai Cập. Sau Công Đồng Chalcedon vào năm 451, Giáo Hội Coptic được thành lập và ly khai với Rôma.

Trong cuộc chiến ba năm từ 639 đến 642, Ai Cập bị xâm lược và chinh phục bởi đế chế Hồi giáo của người Ả Rập Hồi giáo. Người Ả Rập truyền bá Hồi giáo Sunni đến đất nước này và thực hiện cuộc cải đạo cưỡng bách tại đây.

Ngày nay, quốc gia này có 85,300,000 dân trong đó 90% là người Hồi Giáo, chủ yếu là Hồi Giáo Sunni, 9% là tín hữu Chính Thống Giáo Coptic. Người Công Giáo Coptic hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh chỉ chiếm 163,700 tín hữu trong số 1% còn lại.

Trong cao trào các cuộc nổi dậy tại Trung Đông, các cuộc biểu tình khổng lồ từ 25 tháng Giêng Năm 2011 đến ngày 11 tháng Hai năm 2012 tại Ai Cập đã lật đổ tổng thống Hosni Mubarak sau gần 30 năm cầm quyền của ông này.

Các nhà lãnh đạo Hồi Giáo nắm ngay cơ hội này để tiến hành biến Ai Cập thành một thứ Nhà nước Hồi Giáo xây dựng trên luật Hồi Giáo Sharia. Lãnh tụ của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo được đưa lên làm tổng thống vào ngày 17/6/2012.

Mohammed Morsi, một mặt ký các hiệp ước kinh tế có lợi cho Hoa Kỳ và Âu Châu để tranh thủ sự ủng hộ của họ, một mặt tiến hành ngay chính sách Hồi Giáo hóa Ai Cập.

Các cuộc biểu tình khổng lồ đã liên tục nổ ra sau đó vì Mohammed Morsi lãnh đạo đất nước tồi tệ, lạm phát gia tăng và dung dưỡng tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tấn công vào các tôn giáo khác, kể cả Hồi Giáo Shiite.

Ngày 30 tháng 6 năm 2013, hàng triệu người xuống đường biểu tình kêu gọi Mohammed Morsi từ chức.

Sáng ngày 1 tháng 7 năm 2013, trước sự hỗn loạn của đất nước, quân đội ra tối hậu thư cho Mohammed Morsi phải giải quyết tình hình trong vòng 48 giờ.

Tối hôm sau, Mohammed Morsi phát đi tuyên bố cuối cùng nhất quyết không thoái vị cũng không đáp ứng các yêu cầu của quân đội và phe đối lập.

Ngày 3 tháng 7 năm 2013, hết hạn tối hậu thư, quân đội bắt giữ Mohammed Morsi, lật đổ chế độ và đưa ông Adly Mansour, chánh án Tối Cao Pháp Viện lên làm tổng thống lâm thời.

Lo âu sợ mất các đặc quyền kinh tế, tổng thống Obama và một số nhà lãnh đạo phương Tây làm ầm lên, đòi quân đội phải tái lập lại chính quyền của tổng thống Mohamed Morsi đã bị quân đội lật đổ.

Mỗi năm Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Ai Cập 1.2 tỷ Mỹ Kim cùng với 250 triệu Mỹ Kim viện trợ kinh tế. Nguồn viện trợ này đã bị cắt bỏ sau khi Hoa Kỳ không áp lực được quân đội nước này phải tái lập lại chính quyền của tổng thống Mohamed Morsi.

“Cảm giác của tôi với Ai Cập là nguồn viện trợ này tự nó không thể đảo ngược được những gì chính phủ lâm thời đã làm”, tổng thống Obama đã nói như trên hôm 22/08/2013.

Các nước phương Tây cũng phản ứng ồn ào không kém. Cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc đưa ra một nghị quyết lên án việc lật đổ ông Mohamed Morsi, dù Morsi là một thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, là một tổ chức trước đây được chính Hoa Kỳ và các nước phương Tây cho là một tổ chức khủng bố nguy hiểm có liên hệ chặt chẽ với trùm khủng bố Bin Laden của Al Qaeda.

Lập trường lắt léo của Hoa Kỳ và các nước phương Tây chủ yếu là do những nhượng bộ có tính chất chiến lược của Mohamed Morsi sau khi ông Hosni Mubarak bị lật đổ sau 30 năm cầm quyền. Những hứa hẹn của Mohamed Morsi, và những nguồn đầu tư khổng lồ đổ vào Ai Cập sau ngày 11 tháng Hai năm 2011 đã khiến Hoa Kỳ và các nước phương Tây có một “cảm tình đặc biệt” với bọn khủng bố Huynh Đệ Hồi Giáo.

Những phản ứng này của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khích lệ nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo huy động các cuộc tổng biểu tình chống lại quân đội.

Các đồn bót lẻ tẻ của cảnh sát, các nhà thờ Kitô Giáo lập tức bị tấn công đồng loạt. Nhiều đồn cảnh sát được ghi nhận là không còn cảnh sát viên nào sống sót. Các dinh thự của chính phủ bị đốt phá. Cảnh sát chết la liệt trên nhiều con đường của Cairo khiến cho bộ trưởng nội vụ ban hành lệnh khẩn cấp cho phép các cảnh sát viên được nổ súng tự vệ bằng mọi giá.

Trong ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tất cả các nhà thờ phải đóng cửa. Chỉ nội trong ngày 15 tháng 8 năm 2013, 36 nhà thờ tại thủ đô Cairo bị đốt phá.

Quân đội đã dẹp tan được các vụ bạo động và đưa Mohamed Morsi và 105 thành viên Huynh Đệ Hồi Giáo ra tòa. Tuy nhiên, làn sóng bạo động có vẻ vẫn chưa lắng dịu vì những thày giảng Kinh Koran vẫn tiếp tục tung ra những Fatwa kêu gọi tổ chức những “ngày cuồng nộ” tại quảng trường Rames. Những lãnh tụ tinh thần này cách nào đó là bất khả xâm phạm.

Ngày nay tại Ai Cập, có một thứ gọi là “văn học thánh chiến” mà chính phủ Ai Cập đang tìm cách loại bỏ khỏi các thư viện, các nhà sách, và các nhà thờ Hồi giáo. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên trong bản tin hôm 25 tháng 6 năm 2015.

Giáo sĩ Mohammed Abdel Razek, một quan chức của Bộ tôn giáo chính phủ, nói rằng văn phòng của ông đang phối hợp với Bộ an ninh quốc gia nhằm loại bỏ thứ văn học thánh chiến.

Văn phòng của ông đã mở các cuộc hội thảo để chống lại ảnh hưởng của trào lưu cực đoan, và cảnh báo các quan chức Hồi giáo rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm về các thứ được sử dụng trong đền thờ Hồi giáo của họ.

Tháng 5 năm 2015, tòa án tối cao tại Ai Cập tuyên án tử hình Mohammed Morsi. Tuy nhiên, trước các áp lực quốc tế, tháng 11 năm ngoái 2016, án tử hình này bị hủy bỏ. Mohammed Morsi vẫn còn bị giam và chờ ngày ra tòa.

Sau một thời gian yên ắng, các vụ khủng bố tại Ai Cập lại rộ lên khi các nhà lãnh đạo Hồi Giáo cực đoan thấy rằng cái gọi là “Nhà nước Hồi Giáo” đang trên đà diệt vong tại Syria và Iraq.

Tiêu biểu cho các vụ khủng bố này là cuộc nổ bom tự sát tại nhà thờ chính tòa Thánh Máccô ở Cairo, hôm 13 tháng 12 năm ngoái, khiến 26 người bị thiệt mạng.