Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay Năm A - 1st Sunday of Lent Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
00:34 05/03/2014
Thánh Giuse, Đấng im lặng trầm lắng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:31 05/03/2014
LỄ THÁNH GIUSE, BẠN TRĂM NĂM CỦA ĐỨC TRINH NỮ MARIA
Mt 1, 16.18-21.24a
THÁNH GIUSE, ĐẤNG IM LẶNG TRẦM LẮNG.
Cả cuộc đời của thánh Giuse là sự im lặng. Ở đây, chúng ta nhận ra con người đích thực của thánh Giuse.Sự im lặng của Ngài là sự im lặng thánh.Một sự im lặng trầm lắng diễn tả sự tuân phục thánh ý Thiên Chúa của Ngài. Việc Tin Mừng không ghi lại một lời nói nào của thánh Giuse cũng cho hay rằng thánh Giuse là người công chính, luôn làm theo ý Chúa cho nên sự im lặng của Ngài là một lời tuyên xưng đức tin thật sâu xa: “ tất cả đời sống của Ngài thuộc về Thiên Chúa “.
Niềm tin của thánh Giuse thật sâu xa, Ngài đã trải qua một cuộc hành trình đức tin thật thăng trầm. Ngài luôn đối diện với những thử thách, những giông bão trong đời. Với một đức tin son sắt, thánh Giuse đã vượt thắng tất cả.Đọc lại Tin Mừng của Chúa Giêsu và các thánh tích của thánh cả Giuse, chúng ta hết sức cảm phục sự kiên nhẫn, lòng cản đảm, sự trung thành của Ngài đối với Thiên Chúa. Chúng ta thử lướt qua một số biến cố trong cuộc đời của thánh Giuse để thấy Ngài có đức tin sâu xa, vững vàng như thế nào.Việc Đức Trinh Nữ Maria thụ thai cũng đã làm cho thánh Giuse hoang mang, lo âu bởi lúc đó Ngài chưa được biết ý định của Thiên Chúa. Đức Giêsu phải sinh hạ trong hang bò lừa Bêlem khi hai ông bà Giuse và Maria không tìm được nơi trong các nhà trọ. Việc Mẹ Maria, Chúa Giêsu phải vất vưởng, chạy trốn Hêrôđê rày đây mai đó, và cuối cùng trở về Nazaret vật lộn với cuộc sống, tìm kiếm miếng cơm manh áo qua nghề thợ mộc vv…
Thánh Giuse đã vượt thắng nhờ niềm tin kiên vững vào Thiên Chúa. Chính niềm tin vào Thiên Chúa ngay trong những thử thách gian nan, ngay trong những nỗi ê chề thất vọng, đã khiến thánh Giuse trở nên con người công chính tuyệt vời. Thánh Giuse luôn bảo vệ hạnh phúc gia đình. Ngài sống âm thầm, thánh thiện, đạo đức bên cạnh Đức Mẹ. Ngài dưỡng nuôi, bảo vệ Chúa Giêsu suốt quãng đời trần thế của Chúa Giêsu. Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng của thánh Gioan đã không lại một lời nói của thánh Giuse. Nhưng cuộc đời trần thế của thánh Giuse là mẫu mực tuyệt vời cho mọi gia đình. Bởi vì, bên cạnh Đức Mẹ, bên cạnh Chúa Giêsu, thánh cả Giuse luôn làm cho gia đình Nazaret được hạnh phúc. Niềm vui, sự chân thành, lòng quảng đại của gia đình Nazaret là hạnh phúc tỏa sáng cho mọi gia đình Công Giáo. Thánh Giuse và gia đình của Ngài đã sống trên thuận dưới hòa, mọi người đều biết tôn trọng, yêu thương nhau.
Mừng lễ thánh cả Giuse hôm nay, chúng ta càng ngày càng hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của thánh Giuse trong việc thực thi ý Chúa, đặc biệt bảo vệ gia đình thánh : Đức Maria và Chúa Giêsu nơi trần gian này. Thánh Giuse cũng để lại mẫu gương khiêm nhường, âm thầm và vững tin. Thánh Giuse trở nên công chính vì Ngài đã sống trọn niềm tin nơi Thiên Chúa. Chính vì vâng phục thánh ý Thiên Chúa, thánh Giuse đã vững mạnh, tiến bước trong cuộc hành trình đức tin trần thế đầy cam go, thử thách, đầy sóng gió, ba đào vv…Nhờ đức tin vững chắc, thánh Giuse đã góp tay cộng tác với Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại: Ngài đã chấp nhận làm bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ và chấp nhận làm Cha nuôi của Chúa Giêsu trong cuộc sống gian trần…Thánh Giuse luôn âm thầm, im lặng trầm lắng, nhiệt thành, quảng đại là những đức tính nổi bật của Ngài.
Mừng lễ thánh cả Giuse hôm nay, chúng ta hãy ca tụng tình thương bao la của Thiên Chúa khi tuyển chọn thánh Giuse làm bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy ghi nhớ một số sự kiện lớn lao về thánh Giuse:
-Đức Hồng Y Patricio Daily là người khởi xướng việc sùng kính thánh cả Giuse trong toàn thể Giáo Hội…
-Thánh Têrêsa Avila cổ động lòng sùng kính thánh cả Giuse và quả quyết:” Chưa bao giờ tôi kêu cầu Thánh Cả Giuse mà Ngài không giúp đỡ tôi. Nhất là việc nhờ Ngài tu sửa lại Dòng Kín “.
-Đức Thánh Cha Pio 9 đặt Thánh cả Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội theo đề nghị của các nghị phụ Công đồng Vaticano 1 và truyền mừng lễ thánh cả Giuse vào ngày 19.3 hằng năm.
-Đức Lêô 13 ra thông điệp về lòng tôn kính thánh cả Giuse và truyền lấy tháng 3 hằng năm tôn kính Ngài.
-Đức Piô 11 tuyên xưng thánh cả Giuse là mẫu gương đời lao công. Đức Thánh Cha Piô 12 đặt thánh cả Giuse làm chủ các gia đình.
Càng ngày Giáo Hội càng nhận ra vai trò, sứ mạng quan trọng của thánh cả Giuse trong lịch sử cứu độ. Giáo Hội truyền đọc trong các Kinh Nguyện Thánh Thế tên thánh cả Giuse là bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria.
Lạy thánh cả Giuse, xin cầu thay nguyện giúp cho chúng con trước ngai tòa Chúa để chúng con luôn noi gương bắt chước thánh cả im lặng trầm lắng, vâng phục thánh ý Thiên Chúa và nhiệt thành hoàn tất sứ mạng Chúa trao phó.Xin cho chúng con được trở nên công chính như thánh Giuse.
Lạy thánh cả Giuse, xin cầu bầu cho mọi gia đình đặc biệt trong năm Tân Phúc Âm Đời Sống Gia Đình mà thư chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề ra, để mọi gia đình Công Giáo luôn sống hạnh phúc, đạo đức, thánh thiện và luôn biết tuân theo thánh ý Thiên Chúa. Amen.
Mt 1, 16.18-21.24a
THÁNH GIUSE, ĐẤNG IM LẶNG TRẦM LẮNG.
Cả cuộc đời của thánh Giuse là sự im lặng. Ở đây, chúng ta nhận ra con người đích thực của thánh Giuse.Sự im lặng của Ngài là sự im lặng thánh.Một sự im lặng trầm lắng diễn tả sự tuân phục thánh ý Thiên Chúa của Ngài. Việc Tin Mừng không ghi lại một lời nói nào của thánh Giuse cũng cho hay rằng thánh Giuse là người công chính, luôn làm theo ý Chúa cho nên sự im lặng của Ngài là một lời tuyên xưng đức tin thật sâu xa: “ tất cả đời sống của Ngài thuộc về Thiên Chúa “.
Niềm tin của thánh Giuse thật sâu xa, Ngài đã trải qua một cuộc hành trình đức tin thật thăng trầm. Ngài luôn đối diện với những thử thách, những giông bão trong đời. Với một đức tin son sắt, thánh Giuse đã vượt thắng tất cả.Đọc lại Tin Mừng của Chúa Giêsu và các thánh tích của thánh cả Giuse, chúng ta hết sức cảm phục sự kiên nhẫn, lòng cản đảm, sự trung thành của Ngài đối với Thiên Chúa. Chúng ta thử lướt qua một số biến cố trong cuộc đời của thánh Giuse để thấy Ngài có đức tin sâu xa, vững vàng như thế nào.Việc Đức Trinh Nữ Maria thụ thai cũng đã làm cho thánh Giuse hoang mang, lo âu bởi lúc đó Ngài chưa được biết ý định của Thiên Chúa. Đức Giêsu phải sinh hạ trong hang bò lừa Bêlem khi hai ông bà Giuse và Maria không tìm được nơi trong các nhà trọ. Việc Mẹ Maria, Chúa Giêsu phải vất vưởng, chạy trốn Hêrôđê rày đây mai đó, và cuối cùng trở về Nazaret vật lộn với cuộc sống, tìm kiếm miếng cơm manh áo qua nghề thợ mộc vv…
Thánh Giuse đã vượt thắng nhờ niềm tin kiên vững vào Thiên Chúa. Chính niềm tin vào Thiên Chúa ngay trong những thử thách gian nan, ngay trong những nỗi ê chề thất vọng, đã khiến thánh Giuse trở nên con người công chính tuyệt vời. Thánh Giuse luôn bảo vệ hạnh phúc gia đình. Ngài sống âm thầm, thánh thiện, đạo đức bên cạnh Đức Mẹ. Ngài dưỡng nuôi, bảo vệ Chúa Giêsu suốt quãng đời trần thế của Chúa Giêsu. Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng của thánh Gioan đã không lại một lời nói của thánh Giuse. Nhưng cuộc đời trần thế của thánh Giuse là mẫu mực tuyệt vời cho mọi gia đình. Bởi vì, bên cạnh Đức Mẹ, bên cạnh Chúa Giêsu, thánh cả Giuse luôn làm cho gia đình Nazaret được hạnh phúc. Niềm vui, sự chân thành, lòng quảng đại của gia đình Nazaret là hạnh phúc tỏa sáng cho mọi gia đình Công Giáo. Thánh Giuse và gia đình của Ngài đã sống trên thuận dưới hòa, mọi người đều biết tôn trọng, yêu thương nhau.
Mừng lễ thánh cả Giuse hôm nay, chúng ta càng ngày càng hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của thánh Giuse trong việc thực thi ý Chúa, đặc biệt bảo vệ gia đình thánh : Đức Maria và Chúa Giêsu nơi trần gian này. Thánh Giuse cũng để lại mẫu gương khiêm nhường, âm thầm và vững tin. Thánh Giuse trở nên công chính vì Ngài đã sống trọn niềm tin nơi Thiên Chúa. Chính vì vâng phục thánh ý Thiên Chúa, thánh Giuse đã vững mạnh, tiến bước trong cuộc hành trình đức tin trần thế đầy cam go, thử thách, đầy sóng gió, ba đào vv…Nhờ đức tin vững chắc, thánh Giuse đã góp tay cộng tác với Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại: Ngài đã chấp nhận làm bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ và chấp nhận làm Cha nuôi của Chúa Giêsu trong cuộc sống gian trần…Thánh Giuse luôn âm thầm, im lặng trầm lắng, nhiệt thành, quảng đại là những đức tính nổi bật của Ngài.
Mừng lễ thánh cả Giuse hôm nay, chúng ta hãy ca tụng tình thương bao la của Thiên Chúa khi tuyển chọn thánh Giuse làm bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy ghi nhớ một số sự kiện lớn lao về thánh Giuse:
-Đức Hồng Y Patricio Daily là người khởi xướng việc sùng kính thánh cả Giuse trong toàn thể Giáo Hội…
-Thánh Têrêsa Avila cổ động lòng sùng kính thánh cả Giuse và quả quyết:” Chưa bao giờ tôi kêu cầu Thánh Cả Giuse mà Ngài không giúp đỡ tôi. Nhất là việc nhờ Ngài tu sửa lại Dòng Kín “.
-Đức Thánh Cha Pio 9 đặt Thánh cả Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội theo đề nghị của các nghị phụ Công đồng Vaticano 1 và truyền mừng lễ thánh cả Giuse vào ngày 19.3 hằng năm.
-Đức Lêô 13 ra thông điệp về lòng tôn kính thánh cả Giuse và truyền lấy tháng 3 hằng năm tôn kính Ngài.
-Đức Piô 11 tuyên xưng thánh cả Giuse là mẫu gương đời lao công. Đức Thánh Cha Piô 12 đặt thánh cả Giuse làm chủ các gia đình.
Càng ngày Giáo Hội càng nhận ra vai trò, sứ mạng quan trọng của thánh cả Giuse trong lịch sử cứu độ. Giáo Hội truyền đọc trong các Kinh Nguyện Thánh Thế tên thánh cả Giuse là bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria.
Lạy thánh cả Giuse, xin cầu thay nguyện giúp cho chúng con trước ngai tòa Chúa để chúng con luôn noi gương bắt chước thánh cả im lặng trầm lắng, vâng phục thánh ý Thiên Chúa và nhiệt thành hoàn tất sứ mạng Chúa trao phó.Xin cho chúng con được trở nên công chính như thánh Giuse.
Lạy thánh cả Giuse, xin cầu bầu cho mọi gia đình đặc biệt trong năm Tân Phúc Âm Đời Sống Gia Đình mà thư chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề ra, để mọi gia đình Công Giáo luôn sống hạnh phúc, đạo đức, thánh thiện và luôn biết tuân theo thánh ý Thiên Chúa. Amen.
Thứ Tư Lễ Tro: Thân phận người
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:35 05/03/2014
THỨ TƯ LỄ TRO: THÂN PHẬN NGƯỜI
Bước vào Mùa Chay, nghe ca khúc “Thân phận người” của nhạc sĩ Tuấn Kim như một tâm sự để suy niệm. Giai điệu và lời ca thiết tha ngân nga những thao thức, nhắc nhở mỗi người về thân phận của mình, về cõi nhân sinh: “Phù du là phận người, trăm năm như chớp mắt thôi. Công danh như nước trôi qua cầu, đời con trôi về đâu?”.
Nghe bài 'Thân phận người' sáng tác Tuấn Kim
Phù du là phận người. Mọi sự chỉ là phù vân. Sách Giảng Viên viết rằng: "Tất cả chỉ là phù vân". Phù là trôi nổi, huyền ảo. Vân là mây. Phù vân là bèo dạt mây trôi, là hay thay đổi, mau qua, tàn phai. Mọi của cải vật chất trên trần gian này, kể cả cuộc sống của mỗi người đều là phù vân.
Phù du, phù vân diễn tả thân phận bụi tro: "Người ơi hãy nhớ, mình là bụi tro, một mai người sẽ trở về tro bụi". Con người, dù trẻ hay già, dù giàu hay nghèo, dù sang hay hèn, dù hay quyền thế hay dân thường, dù tài giỏi hay bình thường…thì một mai cũng lìa khỏi thế gian này trở về cát bụi. Đó là định luật muôn thuở!
Trong nghi thức khai mạc Mùa Chay, các tín hữu từ giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ đến giáo dân, mọi người đều khiêm hạ nhận lấy một chút tro trên đầu. Người giàu cũng như người nghèo, người già cũng như người trẻ, ai cũng nhận mình là thân phận bụi đất. Nghi thức xức tro thật cảm động, vừa diễn tả lòng sám hối, vừa nói lên nguồn gốc tro bụi của đời người.
Lần lượt mỗi người, từ cụ ông cụ bà đến trẻ nhỏ bước lên để thừa tác viên rắc tro trên đầu. Nghi thức và cử chỉ ấy giúp con người ý thức thân phận mong manh và giới hạn của mình. “Hãy nhớ ngươi được tạo dựng từ bụi tro, và sẽ trở về với bụi tro”. Đó là lời Thiên Chúa đã phán với Ađam Evà. Đó là lời Chúa nói với từng người khi lên xức tro.
Ý thức thân phận giới hạn mong mong của mình, để làm gì?
Để biết rằng tôi không sống mãi trong cuộc đời này, sớm muộn gì cũng đến lúc tôi trở về với Chúa, và tôi sẽ phải trả lời trước mặt Chúa về cuộc đời của mình. Con người có sinh có tử, có hợp có tan, có khởi đầu sẽ có kết thúc.
Nghĩ về sự chết để mà sống sao cho “đẹp” đời trần thế. Làm sao để tôi sống cuộc đời này cách ý thức hơn, với tinh thần trách nhiệm hơn, để khi đến trước mặt Chúa tôi có thể đến trong niềm vui, chứ không phải trong sự sợ hãi!
Vì thế, cử chỉ xức tro còn hàm chứa một lời mời gọi: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”; hãy nhìn nhận những tội lỗi thiếu sót, những bất tất trong cuộc đời của mình và hãy cố gắng để sửa đổi những gì còn thiếu sót đó để sống hợp với thánh ý Thiên Chúa hơn.
Đó là lời mời gọi mà Chúa gởi đến từng người qua nghi thức xức tro rất đơn sơ nhưng giàu ý nghĩa và thật xúc động.
Thứ Tư Lễ Tro mở cửa vào Mùa Chay Thánh 40 ngày. Đây là thời gian giúp chúng ta ý thức về sự mong manh giới hạn của đời người, sống lời mời gọi sám hối và trở về với Tin mừng. 40 ngày Chay Thánh nhằm chuẩn bị cho chúng ta sống mầu nhiệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu, đón nhận cái chết và mừng ngày Phục sinh của Người.
Lời Chúa hôm nay nhắc nhở về thân phận mỏng dòn của con người, đồng thời mời gọi chúng ta hoán cải nội tâm trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân.
Tiên tri Gioel đã kêu gọi: “Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng hoạ” (Ge 2,13). "Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo… Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta!” Đó là ý nghĩa cơ bản và sâu xa nhất của sự hoán cải. Cần phải thay đổi cái nhìn, thay đổi tư tưởng và ước muốn sao cho phù hợp với giao ước tình yêu của Thiên Chúa. Sự biến cải nội tâm ấy được biểu lộ bằng những hành động cụ thể, như từ bỏ thói quen xấu, kìm hãm con người xác thịt, thực hành chay tịnh, tất cả là để tái tập thế quân bình giữa hồn và xác.
Thứ Tư Lễ Tro khởi đầu Mùa Chay Thánh, mỗi người cố gắng thực hành những việc đạo đức như Giáo Hội mời gọi.
- Hòa giải với Chúa và với nhau.
Do tội lỗi, con người bị cắt đứt khỏi nguồn mạch sự sống và bị dìm vào tình trạng bi thảm của sự chết. Thiên Chúa mời gọi con người trở về với Ngài, giao hòa trong tình con thảo và sống trong niềm vui ân sủng.
Sự giao hoà phải là một lời cầu nguyên khiêm tốn: "Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con đã xúc phạm đến Chúa". Đó là lời cầu nguyện đẹp lòng Chúa, diễn tả tâm tình khiêm tốn tin cậy nơi lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Theo gương Thánh Giuse sống thinh lặng nội tâm và đón nhận Bí Tích Hòa Giải. Cần rút lui vào thinh lặng của tâm hồn, hãy sống kín đáo với Chúa trong tâm hồn mình. Đó là mục đích của những cuộc tĩnh tâm Mùa Chay. Có một người lâu năm không xưng tội, bỗng một ngày kia anh cho vợ con đi về nhà ngoại chơi một tuần; một mình anh ở nhà, xét mình để chuẩn bị xưng tội. Anh đến tòa giải tội với một cuốn tập viết đầy từ đầu chí cuối. Chỉ trong thinh lặng, người ta mới thấy mình được rõ hơn.
Hòa giải với tha nhân. Đó là điều Chúa Giêsu đã xác quyết: "Nếu người dâng của lễ nơi bàn thờ và ở đó nhớ ra anh em có điều bất bình với ngươi, ngươi hãy đặt của lễ đó trước bàn thờ, đi làm hòa với anh em ngươi trước đã rồi bấy giờ hãy đến mà dâng lễ vật của người". Bởi vậy, xin ơn giải hòa với Thiên Chúa, chúng ta cũng hãy tìm mọi cách xóa đi những xích mích, bất hòa hờn giận với người khác.
- Hy sinh hãm mình.
Truyền thống Giáo Hội từ xa xưa giữ chay 40 ngày, nhưng vì hoàn cảnh và sự yếu đuối của con người, Giáo Hội đã giảm bớt tối đa chỉ buộc giữ chay hai ngày: thứ tư lễ tro và thứ sáu tuần thánh. Dù vậy, tinh thần hãm dẹp xác thịt lúc nào cũng không thể bỏ qua được. Do đó "mỗi người hãy cố giữ đời sống hoàn toàn trong sạch, lợi dụng những ngày thánh này để gột rửa những sơ suất trong các mùa khác, bằng cách chế ngự các thói hư, gia tăng cầu nguyện, siêng năng đọc sách, thành tâm thống hối, để tâm hồn được vui mừng mong đợi Lễ Phục Sinh". (Tu luật Biển Đức).
Mùa Chay là một thời gian thuận tiện để rèn luyện tâm hồn. Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta chương trình ba điểm để rèn luyện trong Mùa Chay. Đó là ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái.
Ăn chay là một phương thế hữu hiệu để rèn luyện tâm hồn. Cầu nguyện càng sâu xa chúng ta càng thân thiết với Chúa, ai siêng năng cầu nguyện sẽ được sức mạnh cần thiết để chiến thắng các cơn cám dỗ. Làm việc bác ái, tình yêu Chúa thực sự sẽ được thể hiện trong tình yêu mến anh em đồng loại.
Mùa Chay là những ngày thánh: “Đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ”. Thiên Chúa lúc nào cũng sẵn sàng ban ơn cứu độ với điều kiện con người phải chuẩn bị tâm hồn để đón nhận.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin Chúa giúp chúng con trong Mùa Chay Thánh này, biết ý thức thân phận của mình, thực thi việc phải làm là được hòa giải với Thiên Chúa, với chính mình và với anh em.
Xin Thánh Giuse hướng dẫn chúng con trong cuộc hành trình này, để chúng con có thể hoán cải bản thân và nghiệm thấy ân sủng của Thiên Chúa luôn tuôn đổ trên mỗi người chúng con, giúp chúng con được biến đổi nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Amen.
Bước vào Mùa Chay, nghe ca khúc “Thân phận người” của nhạc sĩ Tuấn Kim như một tâm sự để suy niệm. Giai điệu và lời ca thiết tha ngân nga những thao thức, nhắc nhở mỗi người về thân phận của mình, về cõi nhân sinh: “Phù du là phận người, trăm năm như chớp mắt thôi. Công danh như nước trôi qua cầu, đời con trôi về đâu?”.
Nghe bài 'Thân phận người' sáng tác Tuấn Kim
Phù du là phận người. Mọi sự chỉ là phù vân. Sách Giảng Viên viết rằng: "Tất cả chỉ là phù vân". Phù là trôi nổi, huyền ảo. Vân là mây. Phù vân là bèo dạt mây trôi, là hay thay đổi, mau qua, tàn phai. Mọi của cải vật chất trên trần gian này, kể cả cuộc sống của mỗi người đều là phù vân.
Phù du, phù vân diễn tả thân phận bụi tro: "Người ơi hãy nhớ, mình là bụi tro, một mai người sẽ trở về tro bụi". Con người, dù trẻ hay già, dù giàu hay nghèo, dù sang hay hèn, dù hay quyền thế hay dân thường, dù tài giỏi hay bình thường…thì một mai cũng lìa khỏi thế gian này trở về cát bụi. Đó là định luật muôn thuở!
Trong nghi thức khai mạc Mùa Chay, các tín hữu từ giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ đến giáo dân, mọi người đều khiêm hạ nhận lấy một chút tro trên đầu. Người giàu cũng như người nghèo, người già cũng như người trẻ, ai cũng nhận mình là thân phận bụi đất. Nghi thức xức tro thật cảm động, vừa diễn tả lòng sám hối, vừa nói lên nguồn gốc tro bụi của đời người.
Lần lượt mỗi người, từ cụ ông cụ bà đến trẻ nhỏ bước lên để thừa tác viên rắc tro trên đầu. Nghi thức và cử chỉ ấy giúp con người ý thức thân phận mong manh và giới hạn của mình. “Hãy nhớ ngươi được tạo dựng từ bụi tro, và sẽ trở về với bụi tro”. Đó là lời Thiên Chúa đã phán với Ađam Evà. Đó là lời Chúa nói với từng người khi lên xức tro.
Ý thức thân phận giới hạn mong mong của mình, để làm gì?
Để biết rằng tôi không sống mãi trong cuộc đời này, sớm muộn gì cũng đến lúc tôi trở về với Chúa, và tôi sẽ phải trả lời trước mặt Chúa về cuộc đời của mình. Con người có sinh có tử, có hợp có tan, có khởi đầu sẽ có kết thúc.
Nghĩ về sự chết để mà sống sao cho “đẹp” đời trần thế. Làm sao để tôi sống cuộc đời này cách ý thức hơn, với tinh thần trách nhiệm hơn, để khi đến trước mặt Chúa tôi có thể đến trong niềm vui, chứ không phải trong sự sợ hãi!
Vì thế, cử chỉ xức tro còn hàm chứa một lời mời gọi: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”; hãy nhìn nhận những tội lỗi thiếu sót, những bất tất trong cuộc đời của mình và hãy cố gắng để sửa đổi những gì còn thiếu sót đó để sống hợp với thánh ý Thiên Chúa hơn.
Đó là lời mời gọi mà Chúa gởi đến từng người qua nghi thức xức tro rất đơn sơ nhưng giàu ý nghĩa và thật xúc động.
Thứ Tư Lễ Tro mở cửa vào Mùa Chay Thánh 40 ngày. Đây là thời gian giúp chúng ta ý thức về sự mong manh giới hạn của đời người, sống lời mời gọi sám hối và trở về với Tin mừng. 40 ngày Chay Thánh nhằm chuẩn bị cho chúng ta sống mầu nhiệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu, đón nhận cái chết và mừng ngày Phục sinh của Người.
Lời Chúa hôm nay nhắc nhở về thân phận mỏng dòn của con người, đồng thời mời gọi chúng ta hoán cải nội tâm trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân.
Tiên tri Gioel đã kêu gọi: “Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng hoạ” (Ge 2,13). "Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo… Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta!” Đó là ý nghĩa cơ bản và sâu xa nhất của sự hoán cải. Cần phải thay đổi cái nhìn, thay đổi tư tưởng và ước muốn sao cho phù hợp với giao ước tình yêu của Thiên Chúa. Sự biến cải nội tâm ấy được biểu lộ bằng những hành động cụ thể, như từ bỏ thói quen xấu, kìm hãm con người xác thịt, thực hành chay tịnh, tất cả là để tái tập thế quân bình giữa hồn và xác.
Thứ Tư Lễ Tro khởi đầu Mùa Chay Thánh, mỗi người cố gắng thực hành những việc đạo đức như Giáo Hội mời gọi.
- Hòa giải với Chúa và với nhau.
Do tội lỗi, con người bị cắt đứt khỏi nguồn mạch sự sống và bị dìm vào tình trạng bi thảm của sự chết. Thiên Chúa mời gọi con người trở về với Ngài, giao hòa trong tình con thảo và sống trong niềm vui ân sủng.
Sự giao hoà phải là một lời cầu nguyên khiêm tốn: "Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con đã xúc phạm đến Chúa". Đó là lời cầu nguyện đẹp lòng Chúa, diễn tả tâm tình khiêm tốn tin cậy nơi lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Theo gương Thánh Giuse sống thinh lặng nội tâm và đón nhận Bí Tích Hòa Giải. Cần rút lui vào thinh lặng của tâm hồn, hãy sống kín đáo với Chúa trong tâm hồn mình. Đó là mục đích của những cuộc tĩnh tâm Mùa Chay. Có một người lâu năm không xưng tội, bỗng một ngày kia anh cho vợ con đi về nhà ngoại chơi một tuần; một mình anh ở nhà, xét mình để chuẩn bị xưng tội. Anh đến tòa giải tội với một cuốn tập viết đầy từ đầu chí cuối. Chỉ trong thinh lặng, người ta mới thấy mình được rõ hơn.
Hòa giải với tha nhân. Đó là điều Chúa Giêsu đã xác quyết: "Nếu người dâng của lễ nơi bàn thờ và ở đó nhớ ra anh em có điều bất bình với ngươi, ngươi hãy đặt của lễ đó trước bàn thờ, đi làm hòa với anh em ngươi trước đã rồi bấy giờ hãy đến mà dâng lễ vật của người". Bởi vậy, xin ơn giải hòa với Thiên Chúa, chúng ta cũng hãy tìm mọi cách xóa đi những xích mích, bất hòa hờn giận với người khác.
- Hy sinh hãm mình.
Truyền thống Giáo Hội từ xa xưa giữ chay 40 ngày, nhưng vì hoàn cảnh và sự yếu đuối của con người, Giáo Hội đã giảm bớt tối đa chỉ buộc giữ chay hai ngày: thứ tư lễ tro và thứ sáu tuần thánh. Dù vậy, tinh thần hãm dẹp xác thịt lúc nào cũng không thể bỏ qua được. Do đó "mỗi người hãy cố giữ đời sống hoàn toàn trong sạch, lợi dụng những ngày thánh này để gột rửa những sơ suất trong các mùa khác, bằng cách chế ngự các thói hư, gia tăng cầu nguyện, siêng năng đọc sách, thành tâm thống hối, để tâm hồn được vui mừng mong đợi Lễ Phục Sinh". (Tu luật Biển Đức).
Mùa Chay là một thời gian thuận tiện để rèn luyện tâm hồn. Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta chương trình ba điểm để rèn luyện trong Mùa Chay. Đó là ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái.
Ăn chay là một phương thế hữu hiệu để rèn luyện tâm hồn. Cầu nguyện càng sâu xa chúng ta càng thân thiết với Chúa, ai siêng năng cầu nguyện sẽ được sức mạnh cần thiết để chiến thắng các cơn cám dỗ. Làm việc bác ái, tình yêu Chúa thực sự sẽ được thể hiện trong tình yêu mến anh em đồng loại.
Mùa Chay là những ngày thánh: “Đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ”. Thiên Chúa lúc nào cũng sẵn sàng ban ơn cứu độ với điều kiện con người phải chuẩn bị tâm hồn để đón nhận.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin Chúa giúp chúng con trong Mùa Chay Thánh này, biết ý thức thân phận của mình, thực thi việc phải làm là được hòa giải với Thiên Chúa, với chính mình và với anh em.
Xin Thánh Giuse hướng dẫn chúng con trong cuộc hành trình này, để chúng con có thể hoán cải bản thân và nghiệm thấy ân sủng của Thiên Chúa luôn tuôn đổ trên mỗi người chúng con, giúp chúng con được biến đổi nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Amen.
Đàng Thánh Giá năm gia đình sống và loan báo Tin Mừng
Lm Đaminh Hương Quất
10:17 05/03/2014
ĐÀNG THÁNH GIÁ NĂM GIA ĐÌNH SỐNG VÀ LOAN BÁO TIN MỪNG
(Thư Tư Lễ Tro)
Lời nguyện đầu:
Lạy Chúa Giêsu, khởi đi từ Lễ tro, cùng với toàn thể Hội Thánh bắt đầu hành trình Mùa Chay Thánh. Đây là thời gian hy sinh, làm việc bác ái và cầu nguyện xin Chúa thứ tha tội lỗi và nỗ lực cải thiện đời sống .
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã phán: ‘Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình vác Thập giá mà theo Ta’ (Lc 9,23)
Mỗi thành viên gia đình Giáo xứ T. chúng con muốn theo Chúa. Chúng con đang hướng lòng theo Chúa về Núi Sọ. Chúng con suy niệm nỗi thống khổ và cái chết của Chúa để cảm nếm hơn Tình Chúa yêu thương chúng con, nhờ đó chúng con biết tránh xa tội lỗi, nguy hại đến Đời sống Đức tin.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã đồng hành với Chúa Giêsu trên đường khổ nạn. Xin Mẹ cùng đồng hành với mỗi gia đình và Giáo xứ chúng con. Xin Mẹ ghi khắc vào tâm lòng chúng con những nỗi thống khổ của Con Mẹ để chúng con yêu mến Ngài hơn, thúc đẩy mỗi chúng con cùng với gia đình tích cực sống và loan báo Tin Mừng.
Lưu ý: Xướng đáp trước khi đọc Lời Chúa (nếu có) mỗi chặng:
X: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Đ: Vì Chúa đã dùng cây thánh giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
Chặng thứ Nhất:
Chúa Giêsu Bị Kết Án Tử
Cầu cho Gia đình không kết án, còn gây chia rẽ nhau.
Trước Toà án Philato dân chúng Do Thái bạc bẽo, vô ơn đã hùa nhau kết án tử Đấng là nguồn Chân – Thiện- Mỹ. Quan Philato biết rõ Chúa vô tội song vì hèn yếu, ích kỷ đã bày trò rửa tay để lẩn trốn trách nhiệm.
Lạy Chúa Giêsu xin cho gia đình con được ơn can đảm sống Đức tin không nhượng bộ trước cái xấu, không a dua làm điều xấu. Biết sống Tin Mừng yêu thương, cảm thông và tha thứ. Amen
Chặng thứ Hai:
Chúa Giêsu Vác Thập giá
Cầu cho những thành viên trong Gia đình không còn là thập giá của nhau.
Vâng lời Chúa Cha, Đức Giêsu vác lấy thập giá để cứu độ nhân loại. Nhờ công phúc của Người, chúng ta được phục hồi quyền làm con Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp mỗi thành viên trong gia đình con có lòng quảng đại để dám chấp nhận và chu toàn trách nhiệm; sẵn lòng hy sinh đem lại hạnh phúc cho người khác, khởi đi từ việc xây dựng gia đình hạnh phúc, can đảm sống Lời Chúa và hăng say Loan báo Tin Mừng. Amen.
Chặng Thứ Ba:
Chúa Giêsu Ngã Xuống Đất Lần Thứ Nhất
Cầu cho những người trong gia đình đang lầm đường lạc lối được ơn sám hối trở về cùng Chúa.
Nhìn Chúa ngã xuống đất lần thứ nhất, chúng con nhớ đến những lần mình vấp ngã. Song Chúa đã trỗi dậy để chuyển thông cho chúng con sức mạnh giúp chúng con biết trỗi dậy mỗi khi vấp ngã.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho gia đình con luôn biết tín thác vào lòng Thương xót của Chúa. Xin Cho chúng con biết can đảm bỏ đường sa ngã tội lỗi để về với Gia đình Thiên Chúa, trở nên chứng nhân Tin Mừng Yêu thương giữa nhân loại còn bao phủ bóng đên lầm lạc, tội lỗi. Amen.
Chặng Thứ Bốn:
Chúa Giêsu Gặp Đức Mẹ
Cầu cho các bà Mẹ luôn là Mẹ hiền dấu yêu trong Gia đình Thánh.
Trên đường Thập giá Mẹ Maria đã gặp Con. Hơn lúc nào hết lời tiên ngôn của cụ già Si-mê-on: mũi dao sắc sẽ đâm thấu lòng Mẹ đã ứng nghiệm. Vượt trên nỗi đau ngất trời, Mẹ vẫn can đàm xin vâng theo ý Chúa Cha, một lòng hiệp công với Chúa Giêsu trên hành trình vác Thập giá.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho gia đình con, nhất là các Bà mẹ Công Giáo có được cái nhìn Đức tin- Đức tính hiền lành và khiêm nhường của Chúa và của Mẹ, để chúng con thấy được Ánh Sáng Tin Mừng trong đau khổ, can đảm chọn sống Lời Chúa trong mọi hoàn cảnh. Amen.
Chặng Thứ Năm:
Ông Simon Vác Thập Giá Đỡ Chúa Giêsu
Cầu cho người trong gia đình biết chia sẻ, nâng đỡ nhau, nhất là những khi khổ đau
Khi thấy Chúa đã quá yếu có nguy cơ xỉu dọc đường… Gặp Simon đi đồng về, quân dữ bắt ông vác thánh giá đỡ cho Chúa. Thói thường ai cũng có những gánh nặng riêng mình, hy sinh để giúp kẻ khác quả là việc khó.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp Gia đình con có lòng thương người, biết cảm thông với những người bất hạnh và sẵn lòng hy sinh để giúp đỡ họ trong những lúc khó khăn. Amen.
Chặng Thứ sáu:
Bà Veronica Trao Khăn Cho Chúa Lau Mặt
Cầu cho người trong Gia đình ghi khắc được khuôn mặt của Chúa Giêsu.
Theo truyền thuyết Bà Veronica thuộc hàng quí phái, là phu nhân của một trong những thành viên của Thượng Hội Đồng. Bà nghĩ Chúa Giêsu như Con Chiên vô tội bị đem đi giết và bà muốn tỏ lòng tôn kính Đức Chúa nên can đảm tiến đến trao khăn cho Người.
Lạy Chúa Giêsu, suy gẫm chặng đàng này, xin Chúa cho Gia đình con hai điều: Một là dám chịu xỉ nhục khốn khó vì lòng mến Chúa, biết nhìn thấy Chúa nơi anh chị em đang khổ đau; Hai là biết để cho Chúa ghi khắc gương mặt Chúa vào Trái Tim mình. Amen.
Chặng thứ bảy:
Chúa Giêsu Ngã Xuống Đất Lần Thứ Hai:
Cầu cho Gia đình đang sống trong cảnh ly dị, chia rẽ.
Đường Thánh giá mới đi được một nửa mà Chúa đã ngã hai lần rồi! Nhưng suy cho cùng dù ngã nhiều nhưng cũng đã tiến nhiều. Tư tưởng này làm chúng con cảm thấy phấn khởi hơn. Điều đáng sợ không phải là vấp ngã, mà chính là thái độ ù lì, lười biếng không chịu trỗi dậy.
Lạy Chúa Giêsu, như xưa Chúa và Mẹ hiện diện trong tiệc cưới Cana, xin Chúa và Mẹ hiện diện mỗi ngày trong đời sống gia đình con, nhất là trong những lúc khó khăn, để tình yêu vợ chồng thêm son sắc và gia đình thêm hòa thuận yêu thương nhau hơn. Amen.
Chặng thứ tám:
Chúa Giêsu Đứng Lại Yên Ủi Các Phụ Nữ Thành Giêrusalem
Cầu cho Gia đình biết tôn trọng sự sống, nhất là sự sống người cao tuổi, trẻ em, thai nhi.
Khi Chúa Giêsu vác thập giá đi ngang qua các đường thủ đô Giêrusalem, nơi mà chỉ mới ngày hôm qua Chúa còn rao giảng và chữa bệnh đầy uy quyền. Nhìn thấy Chúa như thế, các phụ nữ Giêrusalem đã khóc nhưng Chúa lại an ủi họ.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho Gia đình con ơn Sám hối và biết tôn trọng sự sống, đau đớn thật lòng vì những tội chúng con đã xúc phạm đến sự sống của những thành viên trong gia đình, của người khác do thiếu tôn trọng yêu thương. Amen.
Chặng thứ Chín:
Chúa Giêsu Ngã Xuống Đất Lần Thứ Ba
Cầu cho người trong Gia đình đang già yếu, đơn côi, bệnh tật.
Đã gần đến nơi để chịu đóng đinh nhưng Chúa lại ngã một lần nữa. Lúc này sức đã gần tàn và theo tính tự nhiên, Chúa chỉ muốn nằm yên mặc cho mọi chuyện. Tuy nhiên nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần trợ giúp, Chúa lại đứng dậy và đi trọn con đường thập giá.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa cho Gia đình con khám phá Tin Mừng đau khổ trong bệnh tật, già yếu, trong những thử thách gian nan… để chúng con biết trân trọng Hồng ân Chúa gởi trao cho Gia đình. Và khi vấp ngã, biết tín thác vào lòng Thương xót Chúa để đứng dậy làm lại cuộc đời. Amen.
Chặng thứ Mười:
Chúa Giêsu bị lột áo
Cầu cho người trong Gia đình bị hành hạ, đánh đập, bỏ rơi.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhưng Ngài đã tự khiêm tự hạ Nhập Thể sống làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Chúa chấp nhận bị lột bỏ để mặc cho con người vẻ đẹp và sự giàu có của ơn thánh. Chúa chấp nhận bị lột bỏ để sắm cho con người hồng ân cứu chuộc, cho con người trở thành con Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho gia đình con biết sống khiêm tốn, biết lột bỏ con người cũ bằng cách dẹp tự ái, tính ích kỷ. Sẵn sàng chịu các sỉ nhục để nâng đỡ nhau và không là cớ cho bạo lực, thiếu quan tâm trong Gia đình. Amen.
Chặng Thứ mười một:
Đức Giêsu Chịu Đóng Đinh Vào Thánh Giá
Cầu cho người trong Gia đình thoát khỉ những đam mê, nghiện ngập, tù tội.
Một người vô tội chịu bản án như người có trọng tội. Chúa Giêsu bằng Tình yêu đã biến đổi thập giá đau thương thành Thánh giá, thành Tin Mừng Cứu độ. Khi ta sống với nhau thiếu tình yêu, thiếu trách nhiệm, thiếu cảm thông tha thứ… là lúc ta đặt thập giá lên vai người khác.
Lạy Chúa Giêsu, trong gia đình sống Tin Mừng, xin cho con biết đóng con người cũ tội lỗi vào Thập giá Chúa, nhờ Tình yêu Chúa thanh tẩy con biết thoát khỏi những đam mê nghiện ngập làm gia đình khốn khổ, nhờ đó gia đình con trở nên chứng nhân Tin Mừng của Chúa. Amen
Chặng thứ mười hai:
Chúa Giêsu Chịu Chết Trên Thánh Giá.
Cầu cho người trong Gia đình đang đánh mất niềm tin, sống Đạo nguội lạnh.
Cái chết của Đức Giêsu là một cái chết chiến thắng tội lỗi- sự chết mang lại ơn cứu độ cho con người. Nhờ cái chết ấy, con người được giao hoà lại với Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết để cứu độ chúng con song vẫn có những gia đình thờ ơ việc sống Đạo, đánh mất niềm Cậy trông vì mải mê trần thế, hoặc do thiếu cố gắng tìm hiểu Đức tin, đọc Lời Chúa hàng ngày. Xin Chúa Tân phúc âm hóa gia đình con, khơi dậy trong chúng con lòng hăng say sống Đạo, không quản ngại hy sinh vất vả nhờ ý thức rằng không có máu đổ thì không có ơn cứu độ, không thể chứng minh tình yêu nếu thiếu sự hy sinh cho nhau. Amen.
Chặng thứ Mười Ba:
Hạ Xác Chúa Giêsu Và Trao Cho Đức Mẹ.
Cầu cho người trong Gia đình biết tháo đinh đã đóng vào nhau.
Khi sinh ra Đức Maria đã trao cho nhân loại một Hài Nhi xinh đẹp, đầy tràn sự sống. Bây giờ con người trao lại cho Mẹ thân xác không còn hình dạng con người cũng không còn sinh khí. Đây là Thánh ý khôn dò của Chúa. Mẹ giơ hai tay đón nhận trong xin vâng, tín thác.
Lạy Mẹ Maria, trong đời sống gia đình và giáo xứ, đã có lúc con đóng đinh nhau qua lời nói và hành động, khi con ghen ghét, thù hằn. Xin giúp con ơn can đảm sống Lời Chúa, biết thao đinh cho nhau. Biết xin Vâng như Mẹ trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, nhất lúc những lúc gặp gian nan thử thách. Amen.
Chặng thứ Mười Bốn:
Táng Xác Chúa Giêsu
Cầu cho cả nhà tích cực sống Tin Mừng và hăng say Loan báo Tin Mừng.
Cái chết của Chúa bắt đầu cho một thời đại mới/ thời đại Tin Mừng Cứu độ. Từ nay tội lỗi và sự chết đã bị Chúa Giêsu đánh bại. Ngài đã vâng phục Chúa Cha, hy sinh sự sống mình, đem lại sự sống mới- sự sống đích thực Chúa dành ban cho con người.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp Gia đình con luôn nhớ rằng mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh vẫn còn tiếp diễn trong cuộc đời chúng con. Hạt giống phải thối mục rồi mới trổ sinh ngàn hoa trái mới. Xin cho chúng con luôn giữ mãi niềm Hy vọng, cho dù gặp những tình huống bi đát nhất để cùng giúp nhau nên thánh, cùng nhau tích cực sống Tin Mừng và hăng say Loan báo Tin Mừng nơi gia đình nơi giáo xứ, nhất là trước mặt anh chị em Lương dân. Amen.
* Lời nguyện kết:
Lạy Chúa Giêsu, trong Giáo Hội hiệp thông và sứ vụ/ gia đình Giáo xứ T. chúng con vừa tưởng niệm 14 Chặng đàng Thương khó của Chúa.
Chúng con cám ơn Chúa vì những tư tưởng, tâm tình mà Chúa đã gợi lên trong lòng trí chúng con trong những giây phút vừa qua. Giờ đây, chúng con lại xin dâng những tư tưởng và tâm tình ấy, xin Chúa chúc lành và giúp chúng con đem ra thực hiện trong cuộc sống những điều chúng con đã dốc quyết.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã đi đàng thánh giá thực sự trong máu và nước mắt cùng với Chúa Giêsu, con Mẹ. Xin Mẹ giúp chúng con sau khi đã đi Chặng đàng Thánh giá trong Nhà thờ, sẽ biết đi chặng đàng thánh giá cùng với Chúa và Mẹ trong đời thường cuộc sống, nhất là trong Năm Truyền giáo: Gia đình sống và Loan báo Tin Mừng. Amen.
Biên soạn: Lm. Đaminh Hương Quất
(Thư Tư Lễ Tro)
Lời nguyện đầu:
Lạy Chúa Giêsu, khởi đi từ Lễ tro, cùng với toàn thể Hội Thánh bắt đầu hành trình Mùa Chay Thánh. Đây là thời gian hy sinh, làm việc bác ái và cầu nguyện xin Chúa thứ tha tội lỗi và nỗ lực cải thiện đời sống .
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã phán: ‘Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình vác Thập giá mà theo Ta’ (Lc 9,23)
Mỗi thành viên gia đình Giáo xứ T. chúng con muốn theo Chúa. Chúng con đang hướng lòng theo Chúa về Núi Sọ. Chúng con suy niệm nỗi thống khổ và cái chết của Chúa để cảm nếm hơn Tình Chúa yêu thương chúng con, nhờ đó chúng con biết tránh xa tội lỗi, nguy hại đến Đời sống Đức tin.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã đồng hành với Chúa Giêsu trên đường khổ nạn. Xin Mẹ cùng đồng hành với mỗi gia đình và Giáo xứ chúng con. Xin Mẹ ghi khắc vào tâm lòng chúng con những nỗi thống khổ của Con Mẹ để chúng con yêu mến Ngài hơn, thúc đẩy mỗi chúng con cùng với gia đình tích cực sống và loan báo Tin Mừng.
Lưu ý: Xướng đáp trước khi đọc Lời Chúa (nếu có) mỗi chặng:
X: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Đ: Vì Chúa đã dùng cây thánh giá mà chuộc tội cho thiên hạ.
Chặng thứ Nhất:
Chúa Giêsu Bị Kết Án Tử
Cầu cho Gia đình không kết án, còn gây chia rẽ nhau.
Trước Toà án Philato dân chúng Do Thái bạc bẽo, vô ơn đã hùa nhau kết án tử Đấng là nguồn Chân – Thiện- Mỹ. Quan Philato biết rõ Chúa vô tội song vì hèn yếu, ích kỷ đã bày trò rửa tay để lẩn trốn trách nhiệm.
Lạy Chúa Giêsu xin cho gia đình con được ơn can đảm sống Đức tin không nhượng bộ trước cái xấu, không a dua làm điều xấu. Biết sống Tin Mừng yêu thương, cảm thông và tha thứ. Amen
Chặng thứ Hai:
Chúa Giêsu Vác Thập giá
Cầu cho những thành viên trong Gia đình không còn là thập giá của nhau.
Vâng lời Chúa Cha, Đức Giêsu vác lấy thập giá để cứu độ nhân loại. Nhờ công phúc của Người, chúng ta được phục hồi quyền làm con Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp mỗi thành viên trong gia đình con có lòng quảng đại để dám chấp nhận và chu toàn trách nhiệm; sẵn lòng hy sinh đem lại hạnh phúc cho người khác, khởi đi từ việc xây dựng gia đình hạnh phúc, can đảm sống Lời Chúa và hăng say Loan báo Tin Mừng. Amen.
Chặng Thứ Ba:
Chúa Giêsu Ngã Xuống Đất Lần Thứ Nhất
Cầu cho những người trong gia đình đang lầm đường lạc lối được ơn sám hối trở về cùng Chúa.
Nhìn Chúa ngã xuống đất lần thứ nhất, chúng con nhớ đến những lần mình vấp ngã. Song Chúa đã trỗi dậy để chuyển thông cho chúng con sức mạnh giúp chúng con biết trỗi dậy mỗi khi vấp ngã.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho gia đình con luôn biết tín thác vào lòng Thương xót của Chúa. Xin Cho chúng con biết can đảm bỏ đường sa ngã tội lỗi để về với Gia đình Thiên Chúa, trở nên chứng nhân Tin Mừng Yêu thương giữa nhân loại còn bao phủ bóng đên lầm lạc, tội lỗi. Amen.
Chặng Thứ Bốn:
Chúa Giêsu Gặp Đức Mẹ
Cầu cho các bà Mẹ luôn là Mẹ hiền dấu yêu trong Gia đình Thánh.
Trên đường Thập giá Mẹ Maria đã gặp Con. Hơn lúc nào hết lời tiên ngôn của cụ già Si-mê-on: mũi dao sắc sẽ đâm thấu lòng Mẹ đã ứng nghiệm. Vượt trên nỗi đau ngất trời, Mẹ vẫn can đàm xin vâng theo ý Chúa Cha, một lòng hiệp công với Chúa Giêsu trên hành trình vác Thập giá.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho gia đình con, nhất là các Bà mẹ Công Giáo có được cái nhìn Đức tin- Đức tính hiền lành và khiêm nhường của Chúa và của Mẹ, để chúng con thấy được Ánh Sáng Tin Mừng trong đau khổ, can đảm chọn sống Lời Chúa trong mọi hoàn cảnh. Amen.
Chặng Thứ Năm:
Ông Simon Vác Thập Giá Đỡ Chúa Giêsu
Cầu cho người trong gia đình biết chia sẻ, nâng đỡ nhau, nhất là những khi khổ đau
Khi thấy Chúa đã quá yếu có nguy cơ xỉu dọc đường… Gặp Simon đi đồng về, quân dữ bắt ông vác thánh giá đỡ cho Chúa. Thói thường ai cũng có những gánh nặng riêng mình, hy sinh để giúp kẻ khác quả là việc khó.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp Gia đình con có lòng thương người, biết cảm thông với những người bất hạnh và sẵn lòng hy sinh để giúp đỡ họ trong những lúc khó khăn. Amen.
Chặng Thứ sáu:
Bà Veronica Trao Khăn Cho Chúa Lau Mặt
Cầu cho người trong Gia đình ghi khắc được khuôn mặt của Chúa Giêsu.
Theo truyền thuyết Bà Veronica thuộc hàng quí phái, là phu nhân của một trong những thành viên của Thượng Hội Đồng. Bà nghĩ Chúa Giêsu như Con Chiên vô tội bị đem đi giết và bà muốn tỏ lòng tôn kính Đức Chúa nên can đảm tiến đến trao khăn cho Người.
Lạy Chúa Giêsu, suy gẫm chặng đàng này, xin Chúa cho Gia đình con hai điều: Một là dám chịu xỉ nhục khốn khó vì lòng mến Chúa, biết nhìn thấy Chúa nơi anh chị em đang khổ đau; Hai là biết để cho Chúa ghi khắc gương mặt Chúa vào Trái Tim mình. Amen.
Chặng thứ bảy:
Chúa Giêsu Ngã Xuống Đất Lần Thứ Hai:
Cầu cho Gia đình đang sống trong cảnh ly dị, chia rẽ.
Đường Thánh giá mới đi được một nửa mà Chúa đã ngã hai lần rồi! Nhưng suy cho cùng dù ngã nhiều nhưng cũng đã tiến nhiều. Tư tưởng này làm chúng con cảm thấy phấn khởi hơn. Điều đáng sợ không phải là vấp ngã, mà chính là thái độ ù lì, lười biếng không chịu trỗi dậy.
Lạy Chúa Giêsu, như xưa Chúa và Mẹ hiện diện trong tiệc cưới Cana, xin Chúa và Mẹ hiện diện mỗi ngày trong đời sống gia đình con, nhất là trong những lúc khó khăn, để tình yêu vợ chồng thêm son sắc và gia đình thêm hòa thuận yêu thương nhau hơn. Amen.
Chặng thứ tám:
Chúa Giêsu Đứng Lại Yên Ủi Các Phụ Nữ Thành Giêrusalem
Cầu cho Gia đình biết tôn trọng sự sống, nhất là sự sống người cao tuổi, trẻ em, thai nhi.
Khi Chúa Giêsu vác thập giá đi ngang qua các đường thủ đô Giêrusalem, nơi mà chỉ mới ngày hôm qua Chúa còn rao giảng và chữa bệnh đầy uy quyền. Nhìn thấy Chúa như thế, các phụ nữ Giêrusalem đã khóc nhưng Chúa lại an ủi họ.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho Gia đình con ơn Sám hối và biết tôn trọng sự sống, đau đớn thật lòng vì những tội chúng con đã xúc phạm đến sự sống của những thành viên trong gia đình, của người khác do thiếu tôn trọng yêu thương. Amen.
Chặng thứ Chín:
Chúa Giêsu Ngã Xuống Đất Lần Thứ Ba
Cầu cho người trong Gia đình đang già yếu, đơn côi, bệnh tật.
Đã gần đến nơi để chịu đóng đinh nhưng Chúa lại ngã một lần nữa. Lúc này sức đã gần tàn và theo tính tự nhiên, Chúa chỉ muốn nằm yên mặc cho mọi chuyện. Tuy nhiên nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần trợ giúp, Chúa lại đứng dậy và đi trọn con đường thập giá.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa cho Gia đình con khám phá Tin Mừng đau khổ trong bệnh tật, già yếu, trong những thử thách gian nan… để chúng con biết trân trọng Hồng ân Chúa gởi trao cho Gia đình. Và khi vấp ngã, biết tín thác vào lòng Thương xót Chúa để đứng dậy làm lại cuộc đời. Amen.
Chặng thứ Mười:
Chúa Giêsu bị lột áo
Cầu cho người trong Gia đình bị hành hạ, đánh đập, bỏ rơi.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhưng Ngài đã tự khiêm tự hạ Nhập Thể sống làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Chúa chấp nhận bị lột bỏ để mặc cho con người vẻ đẹp và sự giàu có của ơn thánh. Chúa chấp nhận bị lột bỏ để sắm cho con người hồng ân cứu chuộc, cho con người trở thành con Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho gia đình con biết sống khiêm tốn, biết lột bỏ con người cũ bằng cách dẹp tự ái, tính ích kỷ. Sẵn sàng chịu các sỉ nhục để nâng đỡ nhau và không là cớ cho bạo lực, thiếu quan tâm trong Gia đình. Amen.
Chặng Thứ mười một:
Đức Giêsu Chịu Đóng Đinh Vào Thánh Giá
Cầu cho người trong Gia đình thoát khỉ những đam mê, nghiện ngập, tù tội.
Một người vô tội chịu bản án như người có trọng tội. Chúa Giêsu bằng Tình yêu đã biến đổi thập giá đau thương thành Thánh giá, thành Tin Mừng Cứu độ. Khi ta sống với nhau thiếu tình yêu, thiếu trách nhiệm, thiếu cảm thông tha thứ… là lúc ta đặt thập giá lên vai người khác.
Lạy Chúa Giêsu, trong gia đình sống Tin Mừng, xin cho con biết đóng con người cũ tội lỗi vào Thập giá Chúa, nhờ Tình yêu Chúa thanh tẩy con biết thoát khỏi những đam mê nghiện ngập làm gia đình khốn khổ, nhờ đó gia đình con trở nên chứng nhân Tin Mừng của Chúa. Amen
Chặng thứ mười hai:
Chúa Giêsu Chịu Chết Trên Thánh Giá.
Cầu cho người trong Gia đình đang đánh mất niềm tin, sống Đạo nguội lạnh.
Cái chết của Đức Giêsu là một cái chết chiến thắng tội lỗi- sự chết mang lại ơn cứu độ cho con người. Nhờ cái chết ấy, con người được giao hoà lại với Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết để cứu độ chúng con song vẫn có những gia đình thờ ơ việc sống Đạo, đánh mất niềm Cậy trông vì mải mê trần thế, hoặc do thiếu cố gắng tìm hiểu Đức tin, đọc Lời Chúa hàng ngày. Xin Chúa Tân phúc âm hóa gia đình con, khơi dậy trong chúng con lòng hăng say sống Đạo, không quản ngại hy sinh vất vả nhờ ý thức rằng không có máu đổ thì không có ơn cứu độ, không thể chứng minh tình yêu nếu thiếu sự hy sinh cho nhau. Amen.
Chặng thứ Mười Ba:
Hạ Xác Chúa Giêsu Và Trao Cho Đức Mẹ.
Cầu cho người trong Gia đình biết tháo đinh đã đóng vào nhau.
Khi sinh ra Đức Maria đã trao cho nhân loại một Hài Nhi xinh đẹp, đầy tràn sự sống. Bây giờ con người trao lại cho Mẹ thân xác không còn hình dạng con người cũng không còn sinh khí. Đây là Thánh ý khôn dò của Chúa. Mẹ giơ hai tay đón nhận trong xin vâng, tín thác.
Lạy Mẹ Maria, trong đời sống gia đình và giáo xứ, đã có lúc con đóng đinh nhau qua lời nói và hành động, khi con ghen ghét, thù hằn. Xin giúp con ơn can đảm sống Lời Chúa, biết thao đinh cho nhau. Biết xin Vâng như Mẹ trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, nhất lúc những lúc gặp gian nan thử thách. Amen.
Chặng thứ Mười Bốn:
Táng Xác Chúa Giêsu
Cầu cho cả nhà tích cực sống Tin Mừng và hăng say Loan báo Tin Mừng.
Cái chết của Chúa bắt đầu cho một thời đại mới/ thời đại Tin Mừng Cứu độ. Từ nay tội lỗi và sự chết đã bị Chúa Giêsu đánh bại. Ngài đã vâng phục Chúa Cha, hy sinh sự sống mình, đem lại sự sống mới- sự sống đích thực Chúa dành ban cho con người.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp Gia đình con luôn nhớ rằng mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh vẫn còn tiếp diễn trong cuộc đời chúng con. Hạt giống phải thối mục rồi mới trổ sinh ngàn hoa trái mới. Xin cho chúng con luôn giữ mãi niềm Hy vọng, cho dù gặp những tình huống bi đát nhất để cùng giúp nhau nên thánh, cùng nhau tích cực sống Tin Mừng và hăng say Loan báo Tin Mừng nơi gia đình nơi giáo xứ, nhất là trước mặt anh chị em Lương dân. Amen.
* Lời nguyện kết:
Lạy Chúa Giêsu, trong Giáo Hội hiệp thông và sứ vụ/ gia đình Giáo xứ T. chúng con vừa tưởng niệm 14 Chặng đàng Thương khó của Chúa.
Chúng con cám ơn Chúa vì những tư tưởng, tâm tình mà Chúa đã gợi lên trong lòng trí chúng con trong những giây phút vừa qua. Giờ đây, chúng con lại xin dâng những tư tưởng và tâm tình ấy, xin Chúa chúc lành và giúp chúng con đem ra thực hiện trong cuộc sống những điều chúng con đã dốc quyết.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã đi đàng thánh giá thực sự trong máu và nước mắt cùng với Chúa Giêsu, con Mẹ. Xin Mẹ giúp chúng con sau khi đã đi Chặng đàng Thánh giá trong Nhà thờ, sẽ biết đi chặng đàng thánh giá cùng với Chúa và Mẹ trong đời thường cuộc sống, nhất là trong Năm Truyền giáo: Gia đình sống và Loan báo Tin Mừng. Amen.
Biên soạn: Lm. Đaminh Hương Quất
Tro bụi hôm nay đã mang hình Thánh Giá
Lm. Giuse Trương Đình Hiền.
21:08 05/03/2014
TRO BỤI HÔM NAY ĐÃ MANG HÌNH THÁNH GIÁ
(THỨ TƯ LỄ TRO 2014)
Những người không có niềm tin Phục Sinh, thường nhìn thân phận con người trong cái nhãn quan buồn bã u tối. Điều đó đã phần nào được diễn tả qua hình ảnh “tro bụi” trong các hai ca khúc nổi tiếng hai của nhạc sĩ quá cố tài hoa Trịnh Công Sơn và Lê Dinh :
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài...
Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó. Trời đã ban cho ta cám ơn trời dù sống thương đau. Mai kia chết rồi trở về cát bụi giàu khó như nhau. Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao...
Trong khi đó, người kitô hữu chúng ta lại tin rằng : “tro bụi” lại là là một mặc khải của Thiên Chúa để loài người nhận ra thân phận đích thực của mình và biết đường biết hướng mà biến cuộc đời “tro bụi” trở thành hạnh phúc vĩnh hằng. Vì thế, Hội Thánh đã khai mạc Mùa Chay Thánh với Phụng Vụ Lễ Tro, như là một khởi đầu cho cuộc hành trình thiêng liêng chiến đấu và chiến thắng.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II cắt nghĩa một cách sâu sắc ý nghĩa nầy trong bài giảng Lễ Tro năm 2003 :
Khi ghi dấu tro trên trán tín hữu, người chủ tế lặp lại câu: “Hỡi người, hãy nhớ rằng mình là tro bụi, và sẽ trở về với bụi tro”. Trở về với bụi tro, ấy là vận mệnh của mọi người và mọi vật. Tuy nhiên, con người không chỉ là thân xác, mà còn là thần khí. Nếu xác thịt buộc phải trở về với cát bụi, thì thần khí mãi mãi là bất diệt. Ngoài ra, tín hữu biết rằng Chúa Kitô đã sống lại, và qua đó, xác thân Ngài đã chiến thắng tử thần. Chính Ngài cũng bước đi trong hy vọng theo viễn ảnh đó.
Như thế, nhận tro trên trán có nghĩa là tự nhận mình là loài thọ tạo, được dựng nên từ bùn đất và sẽ trở về bùn đất (x. St 3,19); điều này cũng có nghĩa là tự cáo mình là tội nhân, cần được Chúa thứ tha để có thể sống theo Tin Mừng (x. Mc 1,15); cuối cùng, điều ấy có nghĩa là khơi dậy niềm hy vọng vào một cuộc gặp gỡ viên mãn với Chúa Kitô trong vinh quang và trong bình an của Nước Trời.
Và như thế, cho dù được mời gọi dấn thân vào một “mùa hy sinh khắc khổ”, chúng ta vẫn hân hoan tuyên xưng rằng : Tro bụi cuội đời vẫn ươm mầm hy vọng vinh quang ; và cho dù một ngày nào đó, chúng ta sẽ giã từ cuộc sống nầy để trở về cát bụi trong cái chết của thân xác, thì chúng ta vẫn vững tin rằng : “một mai sẽ không làm cát bụi” như chúng ta vẫn hằng tuyên xưng : “Tôi tin xác loài người ngày sau sẽ sống lại. Tôi tin hằng sống vậy Amen”
Thế nhưng, để có được một cùng đích đầy hy vọng vinh quang đó, thì ngay từ hôm nay chúng ta phải bắt đầu xây dựng cuộc đời mình theo tiêu chí là điệp khúc của Lời Chúa được vang lên khi chúng ta nhận lãnh tro trên đầu : “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.
-Hãy sám hối, vì cuộc sống của ta đã quá mõi mệt và chệch hướng.
-Hãy sám hỗi vì trái tim ta đã khép lại với tha nhân và với cả Thiên Chúa.
-Hãy sám hối vì tâm hồn ta trở nên hoang lạnh, kiêu căng và ích kỷ đến độ không còn đủ khả năng để nguyện cầu và đối thoại.
-Hãy sám hối vì cuộc sống hưởng thụ, biếng lười đã biến chúng ta ra tầm thường và nô lệ.
Một khi đã hoán cải để trở nên con người mới, chúng ta sẽ dễ dàng đón nhận những giá trị của Tin Mừng. Cụ thể hôm nay, đón nhận tinh thần bác ái sẻ chia, cầu nguyện và chay tịnh theo tinh thần của chính Chúa Kitô, một thái độ sống và thực hành đức tin, đức ái không dựa trên tính toán, so đo, giã hình, kiêu căng hợm hĩnh ; nhưng công chính và tinh ròng với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa.
Và như thế, cuộc hành trình của Mùa Chay hôm nay lại tái hiện cuộc hành trình Vượt Qua của dân Ít-ra-en từ mấy ngàn năm trước : vượt qua cuộc đời tăm tối nô lệ để vào sa mạc mà gặp gỡ Gia-vê và đón nhận Giao ước của Ngài để tiến vào Đất Hứa. Và cũng phần nào, nối tiếp “40 ngày chay tịnh” của Chúa Giêsu trong hoang mạc Giuđê để có đủ “nội công” mà thực thi “chiến dịch loan Tin Mừng và dựng xây Nước Chúa”.
Quả thật, cũng là một chút tro, nhưng tro bụi hôm nay đã mang hình Thánh Giá.
(THỨ TƯ LỄ TRO 2014)
Những người không có niềm tin Phục Sinh, thường nhìn thân phận con người trong cái nhãn quan buồn bã u tối. Điều đó đã phần nào được diễn tả qua hình ảnh “tro bụi” trong các hai ca khúc nổi tiếng hai của nhạc sĩ quá cố tài hoa Trịnh Công Sơn và Lê Dinh :
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài...
Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó. Trời đã ban cho ta cám ơn trời dù sống thương đau. Mai kia chết rồi trở về cát bụi giàu khó như nhau. Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao...
Trong khi đó, người kitô hữu chúng ta lại tin rằng : “tro bụi” lại là là một mặc khải của Thiên Chúa để loài người nhận ra thân phận đích thực của mình và biết đường biết hướng mà biến cuộc đời “tro bụi” trở thành hạnh phúc vĩnh hằng. Vì thế, Hội Thánh đã khai mạc Mùa Chay Thánh với Phụng Vụ Lễ Tro, như là một khởi đầu cho cuộc hành trình thiêng liêng chiến đấu và chiến thắng.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II cắt nghĩa một cách sâu sắc ý nghĩa nầy trong bài giảng Lễ Tro năm 2003 :
Khi ghi dấu tro trên trán tín hữu, người chủ tế lặp lại câu: “Hỡi người, hãy nhớ rằng mình là tro bụi, và sẽ trở về với bụi tro”. Trở về với bụi tro, ấy là vận mệnh của mọi người và mọi vật. Tuy nhiên, con người không chỉ là thân xác, mà còn là thần khí. Nếu xác thịt buộc phải trở về với cát bụi, thì thần khí mãi mãi là bất diệt. Ngoài ra, tín hữu biết rằng Chúa Kitô đã sống lại, và qua đó, xác thân Ngài đã chiến thắng tử thần. Chính Ngài cũng bước đi trong hy vọng theo viễn ảnh đó.
Như thế, nhận tro trên trán có nghĩa là tự nhận mình là loài thọ tạo, được dựng nên từ bùn đất và sẽ trở về bùn đất (x. St 3,19); điều này cũng có nghĩa là tự cáo mình là tội nhân, cần được Chúa thứ tha để có thể sống theo Tin Mừng (x. Mc 1,15); cuối cùng, điều ấy có nghĩa là khơi dậy niềm hy vọng vào một cuộc gặp gỡ viên mãn với Chúa Kitô trong vinh quang và trong bình an của Nước Trời.
Và như thế, cho dù được mời gọi dấn thân vào một “mùa hy sinh khắc khổ”, chúng ta vẫn hân hoan tuyên xưng rằng : Tro bụi cuội đời vẫn ươm mầm hy vọng vinh quang ; và cho dù một ngày nào đó, chúng ta sẽ giã từ cuộc sống nầy để trở về cát bụi trong cái chết của thân xác, thì chúng ta vẫn vững tin rằng : “một mai sẽ không làm cát bụi” như chúng ta vẫn hằng tuyên xưng : “Tôi tin xác loài người ngày sau sẽ sống lại. Tôi tin hằng sống vậy Amen”
Thế nhưng, để có được một cùng đích đầy hy vọng vinh quang đó, thì ngay từ hôm nay chúng ta phải bắt đầu xây dựng cuộc đời mình theo tiêu chí là điệp khúc của Lời Chúa được vang lên khi chúng ta nhận lãnh tro trên đầu : “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.
-Hãy sám hối, vì cuộc sống của ta đã quá mõi mệt và chệch hướng.
-Hãy sám hỗi vì trái tim ta đã khép lại với tha nhân và với cả Thiên Chúa.
-Hãy sám hối vì tâm hồn ta trở nên hoang lạnh, kiêu căng và ích kỷ đến độ không còn đủ khả năng để nguyện cầu và đối thoại.
-Hãy sám hối vì cuộc sống hưởng thụ, biếng lười đã biến chúng ta ra tầm thường và nô lệ.
Một khi đã hoán cải để trở nên con người mới, chúng ta sẽ dễ dàng đón nhận những giá trị của Tin Mừng. Cụ thể hôm nay, đón nhận tinh thần bác ái sẻ chia, cầu nguyện và chay tịnh theo tinh thần của chính Chúa Kitô, một thái độ sống và thực hành đức tin, đức ái không dựa trên tính toán, so đo, giã hình, kiêu căng hợm hĩnh ; nhưng công chính và tinh ròng với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa.
Và như thế, cuộc hành trình của Mùa Chay hôm nay lại tái hiện cuộc hành trình Vượt Qua của dân Ít-ra-en từ mấy ngàn năm trước : vượt qua cuộc đời tăm tối nô lệ để vào sa mạc mà gặp gỡ Gia-vê và đón nhận Giao ước của Ngài để tiến vào Đất Hứa. Và cũng phần nào, nối tiếp “40 ngày chay tịnh” của Chúa Giêsu trong hoang mạc Giuđê để có đủ “nội công” mà thực thi “chiến dịch loan Tin Mừng và dựng xây Nước Chúa”.
Quả thật, cũng là một chút tro, nhưng tro bụi hôm nay đã mang hình Thánh Giá.
Hãy cảnh giác trước cám dỗ
Jos. Vinc. Ngọc Biển
21:08 05/03/2014
HÃY CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁM DỖ
(Chúa Nhật I MÙA CHAY, A)
Chúng ta đã cùng với toàn thể Giáo Hội bước vào Mùa Chay Thánh hôm thứ Tư lễ Tro vừa qua. Khởi đầu Mùa Chay Thánh với việc xức tro. Cử chỉ bỏ chút tro lên đầu và vị chủ sự mời gọi: “Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng”, Giáo Hội muốn mời gọi con cái của mình khiêm tốn và ý thức thân phận con người chẳng là gì cả, chỉ là bụi tro mà thôi.
Hôm nay, với Chúa Nhật I Mùa Chay, bài Tin Mừng thánh Mátthêu trình thuật cho chúng ta thấy việc Đức Giêsu vào hoang địa ăn chay và sau đó bị Ma Quỷ cám dỗ, nhưng Ngài đã chiến thắng.
Qua đó, Giáo Hội muốn nhắc cho con cái của mình là: hãy sám hối để bắt đầu bước vào hành trình tập luyện và chiến đấu thiêng liêng. Trong hành trình ấy, mẫu gương của Đức Giêsu trong sa mạc hôm nay được hiện lên như một động lực, điểm tựa cho mỗi chúng ta.
1. Ma Quỷ cám dỗ Đức Giêsu
Khi đón nhận thánh ý Thiên Chúa Cha qua việc vâng lời tuyệt đối khi nhập thể và nhập thế, Đức Giêsu đã trở nên Cứu Chúa của nhân loại. Vì thế, khởi đầu cuộc sống công khai, Ngài đã vào hoang địa ăn chay 40 đêm ngày, để tìm thánh ý Thiên Chúa Cha, hầu chu toàn ý định của Người. Sau khi chay tịnh, Đức Giêsu cảm thấy đói, vì thế, nhân cơ hội này, Ma Quỷ đã tiến đến và cám dỗ Ngài.
Cám dỗ đầu tiên mà Ma Quỷ tấn công Đức Giêsu chính là cám dỗ về của ăn nuôi thân. Lợi dụng lúc Đức Giêsu đói, Ma Quỷ đã không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một này, nên hắn đã tiến lại gần và nói: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi!" (Mt 4, 3). Ma Quỷ thật tinh vi, nhưng Đức Giêsu đã không bị những thứ lương thực chóng tàn, mau hết làm cho Ngài sa ngã, vì thế, Ngài đã chiến thắng ngay từ cơn cám dỗ đầu tiên khi nói cho chúng biết lương thực của Ngài chính là làm theo ý Thiên Chúa Cha. Ngài nói: “Ðã có lời chép rằng: ‘Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra’" (Mt 4,4).
Cơn cám dỗ thứ hai mà Ma Quỷ muốn tấn công chính là đề nghị Đức Giêsu sử dụng quyền lực. Vì thế, nó đã nói: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: ‘Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá’" (Mt 4,6).
Tuy nhiên, Ma Quỷ đã lầm khi tưởng rằng Đức Giêsu sẽ sử dụng quyền lực theo kiểu thế gian, để trổ tài theo ý của nó bằng những cú nhảy đẹp mắt, những pha ngoạn mục. Nhưng lại thêm một lần nữa chúng thất bại và chịu tác dụng ngược lại khi Đức Giêsu cho chúng biết rằng: “Ngươi chớ thử thách Ðức Chúa là Thiên Chúa của ngươi" (Mt 4, 7). Khi cám dỗ Đức Giêsu như thế, Ma Quỷ nghĩ rằng Đức Giêsu sẽ mắc bẫy để sử dụng ý riêng của Ngài thay cho thánh ý Thiên Chúa Cha. Nhưng không! Đức Giêsu đã đi theo con đường khiêm tốn mà Chúa Cha muốn nơi Ngài.
Thất thế lần hai, Ma Quỷ vẫn chưa chịu thua, chúng tấn công lần thứ ba. Lần này chúng nhắm tới danh vọng. Ma Quỷ đã nịnh hót Đức Giêsu, và “đem Người lên một ngọn núi cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: ‘Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi’" (Mt 4, 8-9). Nhưng lần cuối cùng này chúng vẫn thất bại và chịu sự quở trách nặng nề của Đức Giêsu, đồng thời Ngài cũng xác định danh giới của chúng khi nói: "Xatan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: ‘Ngươi phải bái lạy Ðức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi’" (Mt 4, 10).
Qua câu nói này, Đức Giêsu khẳng định thật rõ Ngài là Con Thiên Chúa, nên chỉ có bổn phận phục quyền và tôn thờ một mình Thiên Chúa mà thôi.
Như vậy, cả ba lần cám dỗ, chúng đều lãnh nhận những thất bại. Nếu chúng tập trung vào: thú, lợi, danh, để hy vọng hạ gục được Đức Giêsu, để Ngài phải phục quyền chúng, và nhất là nó muốn phá vỡ chương trình cứu độ của Thiên Chúa Cha. Tuy nhiên, ý định đó đã không thành, vì Đức Giêsu đã lựa chọn con đường Thiên Chúa Cha muốn, đó là con đường tự hủy nhờ đức vâng lời.
2. Ma Quỷ cám dỗ chúng ta
Cơm, áo, gạo, tiền, vinh hoa, phú quý, quyền cao, chức trọng luôn gắn liền với thực tại của con người. Con người luôn hướng chiều về những điều đó vì mục đích sinh tồn của bản năng nơi loài thụ tạo. Vì thế, người ta chấp nhận và làm mọi cách để đạt được những mục đích trên.
Ma Quỷ là loài tinh quái, xảo quyệt. Nó đánh trúng tim đen của con người. Nó biết rất rõ nhu cầu và điểm yếu của chúng ta. Thực vậy, những nhu cầu như ăn uống, danh vọng, địa vị, chức quyền và sau cùng là tự phụ, khoe khoang, kiêu ngạo luôn theo sát mỗi người từ lúc sinh ra đến lúc nhắm mắt xuôi tay.
Cái quỷ quyệt của chúng là đưa ra những chiêu thức rất hấp dẫn, toàn là màu hồng để quyến rũ con người. Nhưng thực ra, những điều mà chúng cám dỗ ta chỉ là nửa sự thật mà thôi, chứ không phải sự thật tuyệt đối. Một khi con người sa lầy trước cám dỗ của nó, con người mới ngỡ ra là nó đã đưa mình vào những ảo vọng hão huyền.
Cách thức của chúng dùng chính là qua một trung gian, một cơ hội hay một sự vật:
Qua trung gian là con người, chúng tìm cách để người nào đó rủ rê dần dần ta phạm tội. Lúc ban đầu chỉ là những chuyện lặt vặt, nhỏ bé hằng ngày. Tuy nhiên, dần dà lâu ngày thành quen. Tội nhẹ, rồi dẫn đến tội trọng. Nay ăn cắp quả ổi là chuyện bình thường; ngày mai ăn chộm con gà cũng chẳng sao; ngày mốt lấy con trâu, rồi cuối cùng giết người cướp của.
Từ chuyện rất nhỏ, nhưng nó làm cho con người trai lỳ lương tâm và mất dần cảm thức về tội, nên chúng ta không lạ gì khi thấy nhiều người cứ nhởn nhơ trong vũng lầy tội lỗi mà vẫn tự hào mình là người tốt. Những người như thế, thường tìm mọi cách để ngụy biện cho hành vi sai trái của mình. Họ dùng những phương tiện xấu để biện minh cho mục đích tốt. Họ sẵn sàng làm từ thiện để che lấp những tội ác như tham nhũng, bóc lột và buôn gian, bán lậu. Hay nói cách khác, họ dùng hình thức rửa tiền để che đậy những việc làm mờ ám của mình.
Thật vậy, là con người, ai cũng muốn có cơm no, áo ấm, rồi dần dần dẫn đến tình trạng ăn ngon mặc đẹp, tiếp theo chính là thỏa mãn xác thịt, ăn chơi trác táng và cứ như thế, chẳng mấy mà dẫn đến “Cực lạc sinh bi ai?”. Đây chính là cơn cám dỗ đầu tiên mà Ma Quỷ đã cám dỗ Đức Giêsu.
Cơm cám dỗ thứ hai mà trước kia Ma Quỷ cám dỗ Đức Giêsu, thì ngày nay, nó cũng không buông tha chúng ta. Thật vậy, nó tấn công chúng ta về quền lực, vinh quang, phú quý để làm cho ta ra mê muội và tìm mọi cách để đạt được những điều ta muốn dù là bất chính.
Cám dỗ cuối cùng mà nó tấn công Đức Giêsu là tham lam, danh vọng. Ngày nay, nó vẫn thường cám dỗ chúng ta như thế. Nó đánh đúng sào huyệt tham sân si của con người, rồi sau đó, con người phải tôn thờ nó. Xin nhắc rằng, Ma Quỷ nó làm được nhiều thứ để cám dỗ con người, nhưng chỉ có một điều mà nó không làm được, đó là không cho con người được hạnh phúc thật và sự sống đời đời mà thôi.
Như vậy, Ma Quỷ đã cám dỗ Đức Giêsu về 3 điểm, đó là: thú, lợi, danh. Đến lượt chúng ta, nó cũng không ngừng tấn công chúng ta về những điểm trên.
Nhưng, như Đức Giêsu đã chiến thẳng, còn chúng ta ngày nay thì sao? Mỗi khi đứng trước cám dỗ, chúng ta phải làm gì?
3. Khi bị cám dỗ ta phải làm gì?
Mỗi khi cám dỗ đến với chúng ta, xin hãy nhớ lại lời Đức Giêsu cảnh báo để thêm sự cẩn trọng, hầu không vì kiêu ngạo mà mắc vào cạm bẫy của chúng: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ" (Mt 26, 41). Hay Đức Giêsu nói với Phêrô về sự nguy hiểm của chúng: "Simon, Simon ơi, kìa Xatan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo” (Lc 22,31). Và khi thánh Phêrô đã cảm nghiệm rõ nguy hiểm của Ma Quỷ, nên ngài đã cất lên lời khuyên nhủ: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì Ma Quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tiìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8).
Nhiều người quá coi thường chúng nên dần đi vào con đường mà chúng vạch ra cho lúc nào không hay.
Thật vậy, có nhiều người vì ích kỷ, nên sinh ra cố chấp với anh chị em trong cộng đoàn, rồi kết cục bỏ Chúa và không tham gia sinh hoạt đoàn thể vì tính kiêu ngạo của mình. Những người như vậy, họ theo đạo vì ông này bà nọ, chứ không phải vì Chúa. Bởi vậy, khi họ có chuyện khúc mắc với anh chị em thì họ bỏ luôn Chúa, vì đâu biết rằng những người kia, họ chỉ là phương tiện, là cầu nối để ta gặp được Chúa, chứ không phải họ là Chúa. Đây là cách mà Ma Quỷ thường hay tấn công vào những người thiếu sự khiêm tốn, cố chấp.
Lại có những người luôn nghĩ mình là tốt lành, thánh thiện, nên không sợ gì sa ngã vào con đường tội lỗi, vì thế, họ không ngần ngại khi được bạn bè rủ rê đi vào chốn ăn chơi trụy lạc vì nghĩ rằng: tướng Quỷ cũng không bao giờ quyến rũ được mình. Tuy nhiên, biết bao người đã trở thành nô lệ của chúng chỉ sau vài cuộc ăn chơi. Riết thành quen, không đi thấy nhớ. Hay cũng có những người nghĩ rằng mình cũng cần phải thâm nhập thực tế để cứu giúp những người tội lỗi ra khỏi cuộc sống bê bối của họ, nhân danh việc tốt để dẫn đưa anh chị em thoát khỏi vòng tội lỗi, tuy nhiên, cũng lại không ít người đã thay đổi vai trò. Từ người cứu giúp chuyển dần sang thành người đi theo và cùng nhau phạm tội. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chúng ta coi thường mối nguy hiểm của công việc và coi thường sự sự khôn ngoan, tinh xảo của Ma Quỷ.
Thấy được sự nguy hiểm này, nên Đức Giêsu mới dạy các môn đệ cầu nguyện trong kinh Lạy Cha: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, và trong kinh Ăn Năn Tội cũng có câu: “Nhờ ơn Chúa thì con sẽ tránh xa dịp tội”. Trong dân gian, trải qua cuộc sống, người ta đúc kết thành kinh nghiệm và khuyên: nếu lượng sức mà không vượt qua được thì hãy “đào vi thượng sách”.
Thực vậy, sức con người thì giới hạn, vì thế, không thể nào chống trả được những cơn cám dỗ. Nếu muốn chiến thắng, chúng ta phải cậy dựa vào ơn Chúa. Nói như thánh Phaolô: “Với Ðấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết” (Pl 4,13).
Khi chúng ta cậy dựa vào ơn Chúa và đi theo con đường của Chúa, chúng ta dùng chính võ khí của Đức Giêsu để chiến đấu. Võ khí đó là gì? Thưa! Đó là sự khiêm tốn và vâng lời, đơn sơ, chân thật. Mọi sự sẽ qua đi, chỉ có Chúa là tồn tại, vì thế, phải cẩn trọng trong việc lựa chọn trước những trào lưu tục hóa như ngày nay. Đứng trước sự lựa chọn, thánh Phaolô đã cho chúng ta một kiểu mẫu: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi truyệt vời, là được biết Ðức Kitô Giêsu, của tôi, vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Ðức Kitô” (Pl 3, 8). Ăn chay, cầu nguyện và bố thí chính là xác định thật rõ về sự giới hạn của chúng ta với Đấng Tuyệt Đối. Ăn chay để hãm dẹp nết xấu và ý thức được thân phận mong manh của mình. Cầu nguyện chính là xin Chúa trợ giúp và cùng đồng hành với chúng ta để chúng ta chiến đấu chống lại Ba Thù. Bố thí chính là vượt ra khỏi sự ích kỷ vốn là mầm mống của tội lỗi, để sống hiệp thông, liên đới với anh chị em.
Lạy Chúa Giêsu, xưa kia Chúa đã chiến đấu và chiến thắng Ma Quỷ. Giờ đây, xin giúp chúng con chiến thắng được Ba Thù, để thuộc trọn về Chúa như Chúa thuộc trọn về Thiên Chúa Cha. Amen.
(Chúa Nhật I MÙA CHAY, A)
Chúng ta đã cùng với toàn thể Giáo Hội bước vào Mùa Chay Thánh hôm thứ Tư lễ Tro vừa qua. Khởi đầu Mùa Chay Thánh với việc xức tro. Cử chỉ bỏ chút tro lên đầu và vị chủ sự mời gọi: “Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng”, Giáo Hội muốn mời gọi con cái của mình khiêm tốn và ý thức thân phận con người chẳng là gì cả, chỉ là bụi tro mà thôi.
Hôm nay, với Chúa Nhật I Mùa Chay, bài Tin Mừng thánh Mátthêu trình thuật cho chúng ta thấy việc Đức Giêsu vào hoang địa ăn chay và sau đó bị Ma Quỷ cám dỗ, nhưng Ngài đã chiến thắng.
Qua đó, Giáo Hội muốn nhắc cho con cái của mình là: hãy sám hối để bắt đầu bước vào hành trình tập luyện và chiến đấu thiêng liêng. Trong hành trình ấy, mẫu gương của Đức Giêsu trong sa mạc hôm nay được hiện lên như một động lực, điểm tựa cho mỗi chúng ta.
1. Ma Quỷ cám dỗ Đức Giêsu
Khi đón nhận thánh ý Thiên Chúa Cha qua việc vâng lời tuyệt đối khi nhập thể và nhập thế, Đức Giêsu đã trở nên Cứu Chúa của nhân loại. Vì thế, khởi đầu cuộc sống công khai, Ngài đã vào hoang địa ăn chay 40 đêm ngày, để tìm thánh ý Thiên Chúa Cha, hầu chu toàn ý định của Người. Sau khi chay tịnh, Đức Giêsu cảm thấy đói, vì thế, nhân cơ hội này, Ma Quỷ đã tiến đến và cám dỗ Ngài.
Cám dỗ đầu tiên mà Ma Quỷ tấn công Đức Giêsu chính là cám dỗ về của ăn nuôi thân. Lợi dụng lúc Đức Giêsu đói, Ma Quỷ đã không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một này, nên hắn đã tiến lại gần và nói: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi!" (Mt 4, 3). Ma Quỷ thật tinh vi, nhưng Đức Giêsu đã không bị những thứ lương thực chóng tàn, mau hết làm cho Ngài sa ngã, vì thế, Ngài đã chiến thắng ngay từ cơn cám dỗ đầu tiên khi nói cho chúng biết lương thực của Ngài chính là làm theo ý Thiên Chúa Cha. Ngài nói: “Ðã có lời chép rằng: ‘Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra’" (Mt 4,4).
Cơn cám dỗ thứ hai mà Ma Quỷ muốn tấn công chính là đề nghị Đức Giêsu sử dụng quyền lực. Vì thế, nó đã nói: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: ‘Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá’" (Mt 4,6).
Tuy nhiên, Ma Quỷ đã lầm khi tưởng rằng Đức Giêsu sẽ sử dụng quyền lực theo kiểu thế gian, để trổ tài theo ý của nó bằng những cú nhảy đẹp mắt, những pha ngoạn mục. Nhưng lại thêm một lần nữa chúng thất bại và chịu tác dụng ngược lại khi Đức Giêsu cho chúng biết rằng: “Ngươi chớ thử thách Ðức Chúa là Thiên Chúa của ngươi" (Mt 4, 7). Khi cám dỗ Đức Giêsu như thế, Ma Quỷ nghĩ rằng Đức Giêsu sẽ mắc bẫy để sử dụng ý riêng của Ngài thay cho thánh ý Thiên Chúa Cha. Nhưng không! Đức Giêsu đã đi theo con đường khiêm tốn mà Chúa Cha muốn nơi Ngài.
Thất thế lần hai, Ma Quỷ vẫn chưa chịu thua, chúng tấn công lần thứ ba. Lần này chúng nhắm tới danh vọng. Ma Quỷ đã nịnh hót Đức Giêsu, và “đem Người lên một ngọn núi cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: ‘Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi’" (Mt 4, 8-9). Nhưng lần cuối cùng này chúng vẫn thất bại và chịu sự quở trách nặng nề của Đức Giêsu, đồng thời Ngài cũng xác định danh giới của chúng khi nói: "Xatan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: ‘Ngươi phải bái lạy Ðức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi’" (Mt 4, 10).
Qua câu nói này, Đức Giêsu khẳng định thật rõ Ngài là Con Thiên Chúa, nên chỉ có bổn phận phục quyền và tôn thờ một mình Thiên Chúa mà thôi.
Như vậy, cả ba lần cám dỗ, chúng đều lãnh nhận những thất bại. Nếu chúng tập trung vào: thú, lợi, danh, để hy vọng hạ gục được Đức Giêsu, để Ngài phải phục quyền chúng, và nhất là nó muốn phá vỡ chương trình cứu độ của Thiên Chúa Cha. Tuy nhiên, ý định đó đã không thành, vì Đức Giêsu đã lựa chọn con đường Thiên Chúa Cha muốn, đó là con đường tự hủy nhờ đức vâng lời.
2. Ma Quỷ cám dỗ chúng ta
Cơm, áo, gạo, tiền, vinh hoa, phú quý, quyền cao, chức trọng luôn gắn liền với thực tại của con người. Con người luôn hướng chiều về những điều đó vì mục đích sinh tồn của bản năng nơi loài thụ tạo. Vì thế, người ta chấp nhận và làm mọi cách để đạt được những mục đích trên.
Ma Quỷ là loài tinh quái, xảo quyệt. Nó đánh trúng tim đen của con người. Nó biết rất rõ nhu cầu và điểm yếu của chúng ta. Thực vậy, những nhu cầu như ăn uống, danh vọng, địa vị, chức quyền và sau cùng là tự phụ, khoe khoang, kiêu ngạo luôn theo sát mỗi người từ lúc sinh ra đến lúc nhắm mắt xuôi tay.
Cái quỷ quyệt của chúng là đưa ra những chiêu thức rất hấp dẫn, toàn là màu hồng để quyến rũ con người. Nhưng thực ra, những điều mà chúng cám dỗ ta chỉ là nửa sự thật mà thôi, chứ không phải sự thật tuyệt đối. Một khi con người sa lầy trước cám dỗ của nó, con người mới ngỡ ra là nó đã đưa mình vào những ảo vọng hão huyền.
Cách thức của chúng dùng chính là qua một trung gian, một cơ hội hay một sự vật:
Qua trung gian là con người, chúng tìm cách để người nào đó rủ rê dần dần ta phạm tội. Lúc ban đầu chỉ là những chuyện lặt vặt, nhỏ bé hằng ngày. Tuy nhiên, dần dà lâu ngày thành quen. Tội nhẹ, rồi dẫn đến tội trọng. Nay ăn cắp quả ổi là chuyện bình thường; ngày mai ăn chộm con gà cũng chẳng sao; ngày mốt lấy con trâu, rồi cuối cùng giết người cướp của.
Từ chuyện rất nhỏ, nhưng nó làm cho con người trai lỳ lương tâm và mất dần cảm thức về tội, nên chúng ta không lạ gì khi thấy nhiều người cứ nhởn nhơ trong vũng lầy tội lỗi mà vẫn tự hào mình là người tốt. Những người như thế, thường tìm mọi cách để ngụy biện cho hành vi sai trái của mình. Họ dùng những phương tiện xấu để biện minh cho mục đích tốt. Họ sẵn sàng làm từ thiện để che lấp những tội ác như tham nhũng, bóc lột và buôn gian, bán lậu. Hay nói cách khác, họ dùng hình thức rửa tiền để che đậy những việc làm mờ ám của mình.
Thật vậy, là con người, ai cũng muốn có cơm no, áo ấm, rồi dần dần dẫn đến tình trạng ăn ngon mặc đẹp, tiếp theo chính là thỏa mãn xác thịt, ăn chơi trác táng và cứ như thế, chẳng mấy mà dẫn đến “Cực lạc sinh bi ai?”. Đây chính là cơn cám dỗ đầu tiên mà Ma Quỷ đã cám dỗ Đức Giêsu.
Cơm cám dỗ thứ hai mà trước kia Ma Quỷ cám dỗ Đức Giêsu, thì ngày nay, nó cũng không buông tha chúng ta. Thật vậy, nó tấn công chúng ta về quền lực, vinh quang, phú quý để làm cho ta ra mê muội và tìm mọi cách để đạt được những điều ta muốn dù là bất chính.
Cám dỗ cuối cùng mà nó tấn công Đức Giêsu là tham lam, danh vọng. Ngày nay, nó vẫn thường cám dỗ chúng ta như thế. Nó đánh đúng sào huyệt tham sân si của con người, rồi sau đó, con người phải tôn thờ nó. Xin nhắc rằng, Ma Quỷ nó làm được nhiều thứ để cám dỗ con người, nhưng chỉ có một điều mà nó không làm được, đó là không cho con người được hạnh phúc thật và sự sống đời đời mà thôi.
Như vậy, Ma Quỷ đã cám dỗ Đức Giêsu về 3 điểm, đó là: thú, lợi, danh. Đến lượt chúng ta, nó cũng không ngừng tấn công chúng ta về những điểm trên.
Nhưng, như Đức Giêsu đã chiến thẳng, còn chúng ta ngày nay thì sao? Mỗi khi đứng trước cám dỗ, chúng ta phải làm gì?
3. Khi bị cám dỗ ta phải làm gì?
Mỗi khi cám dỗ đến với chúng ta, xin hãy nhớ lại lời Đức Giêsu cảnh báo để thêm sự cẩn trọng, hầu không vì kiêu ngạo mà mắc vào cạm bẫy của chúng: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ" (Mt 26, 41). Hay Đức Giêsu nói với Phêrô về sự nguy hiểm của chúng: "Simon, Simon ơi, kìa Xatan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo” (Lc 22,31). Và khi thánh Phêrô đã cảm nghiệm rõ nguy hiểm của Ma Quỷ, nên ngài đã cất lên lời khuyên nhủ: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì Ma Quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tiìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8).
Nhiều người quá coi thường chúng nên dần đi vào con đường mà chúng vạch ra cho lúc nào không hay.
Thật vậy, có nhiều người vì ích kỷ, nên sinh ra cố chấp với anh chị em trong cộng đoàn, rồi kết cục bỏ Chúa và không tham gia sinh hoạt đoàn thể vì tính kiêu ngạo của mình. Những người như vậy, họ theo đạo vì ông này bà nọ, chứ không phải vì Chúa. Bởi vậy, khi họ có chuyện khúc mắc với anh chị em thì họ bỏ luôn Chúa, vì đâu biết rằng những người kia, họ chỉ là phương tiện, là cầu nối để ta gặp được Chúa, chứ không phải họ là Chúa. Đây là cách mà Ma Quỷ thường hay tấn công vào những người thiếu sự khiêm tốn, cố chấp.
Lại có những người luôn nghĩ mình là tốt lành, thánh thiện, nên không sợ gì sa ngã vào con đường tội lỗi, vì thế, họ không ngần ngại khi được bạn bè rủ rê đi vào chốn ăn chơi trụy lạc vì nghĩ rằng: tướng Quỷ cũng không bao giờ quyến rũ được mình. Tuy nhiên, biết bao người đã trở thành nô lệ của chúng chỉ sau vài cuộc ăn chơi. Riết thành quen, không đi thấy nhớ. Hay cũng có những người nghĩ rằng mình cũng cần phải thâm nhập thực tế để cứu giúp những người tội lỗi ra khỏi cuộc sống bê bối của họ, nhân danh việc tốt để dẫn đưa anh chị em thoát khỏi vòng tội lỗi, tuy nhiên, cũng lại không ít người đã thay đổi vai trò. Từ người cứu giúp chuyển dần sang thành người đi theo và cùng nhau phạm tội. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chúng ta coi thường mối nguy hiểm của công việc và coi thường sự sự khôn ngoan, tinh xảo của Ma Quỷ.
Thấy được sự nguy hiểm này, nên Đức Giêsu mới dạy các môn đệ cầu nguyện trong kinh Lạy Cha: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, và trong kinh Ăn Năn Tội cũng có câu: “Nhờ ơn Chúa thì con sẽ tránh xa dịp tội”. Trong dân gian, trải qua cuộc sống, người ta đúc kết thành kinh nghiệm và khuyên: nếu lượng sức mà không vượt qua được thì hãy “đào vi thượng sách”.
Thực vậy, sức con người thì giới hạn, vì thế, không thể nào chống trả được những cơn cám dỗ. Nếu muốn chiến thắng, chúng ta phải cậy dựa vào ơn Chúa. Nói như thánh Phaolô: “Với Ðấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết” (Pl 4,13).
Khi chúng ta cậy dựa vào ơn Chúa và đi theo con đường của Chúa, chúng ta dùng chính võ khí của Đức Giêsu để chiến đấu. Võ khí đó là gì? Thưa! Đó là sự khiêm tốn và vâng lời, đơn sơ, chân thật. Mọi sự sẽ qua đi, chỉ có Chúa là tồn tại, vì thế, phải cẩn trọng trong việc lựa chọn trước những trào lưu tục hóa như ngày nay. Đứng trước sự lựa chọn, thánh Phaolô đã cho chúng ta một kiểu mẫu: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi truyệt vời, là được biết Ðức Kitô Giêsu, của tôi, vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Ðức Kitô” (Pl 3, 8). Ăn chay, cầu nguyện và bố thí chính là xác định thật rõ về sự giới hạn của chúng ta với Đấng Tuyệt Đối. Ăn chay để hãm dẹp nết xấu và ý thức được thân phận mong manh của mình. Cầu nguyện chính là xin Chúa trợ giúp và cùng đồng hành với chúng ta để chúng ta chiến đấu chống lại Ba Thù. Bố thí chính là vượt ra khỏi sự ích kỷ vốn là mầm mống của tội lỗi, để sống hiệp thông, liên đới với anh chị em.
Lạy Chúa Giêsu, xưa kia Chúa đã chiến đấu và chiến thắng Ma Quỷ. Giờ đây, xin giúp chúng con chiến thắng được Ba Thù, để thuộc trọn về Chúa như Chúa thuộc trọn về Thiên Chúa Cha. Amen.
Đứng về phía Chúa Giêsu để chống lại tên cám dỗ
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:10 05/03/2014
Đứng về phía Chúa Giêsu để chống lại tên cám dỗ
Suy niệm Chúa Nhật I Mùa Chay năm A
(Mt 4, 1-11)
Bước vào Mùa Chay Thánh, Giáo Hội quen gọi là mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng với những việc tốt lành theo truyền thống là ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Chúa Nhật thứ I Mùa Chay hôm nay, thánh Matthêu trình bày cho chúng ta cơn cám dỗ của Chúa Giêsu : " Chúa Giêsu được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ " (Mt 4,1), cho thấy dù là Con Thiên Chúa, Ngài đã nhận lấy thử thách, chiến đấu với chống lại tội lỗi để cứu chúng ta là kẻ có tội. Sau khi Chúa Giêsu đã nhịn chay bốn mươi đêm ngày, Ngài cảm thấy đói, ma quỷ bắt đầu cám dỗ (x. Mt 4, 2), nó bắt Ngài lựa chọn giữa những gì có thể. Cảnh đối nghịch giữa tên cám dỗ và Chúa Giêsu thể hiện rõ căn tính và nguồn gốc của Chúa Giêsu trong lịch sử Israel.
Ba phen cám dỗ
Trình thuật ghi rõ "Ma quỷ lìa bỏ Người" (Mt 4,11) Điều này muốn nói rằng, cuộc chạm trán giữa Chúa Giêsu và tên cám dỗ được lặp lại, nhưng chắc chắn kết thúc và phần thắng thuộc về Chúa Giêsu qua việc thánh hiến, hoàn tất bằng cuộc khổ nạn và Phục sinh.
Ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu theo một trình tự rõ ràng. Một bên Chúa Giêsu, bên kia là ma quỷ. Cả hai nhân vật không cần giới thiệu. Chúa Giêsu được độc giả biết đến khi tin vào Ngài. Ma quỷ là thành phần của thế giới quen thuộc nơi người Dothái. Ma quỷ tiếng Dothái là "Satan" (tiếng Hylạp là "Quỷ") ám chỉ tên đối phương. Đó là một nhân vật mà bản tính là đối đầu. Nó đối đầu với ai? Với Thiên Chúa trước hết.
Phen thứ nhất (c. 1-4)
Khung cảnh diễn ra tại samạc. Samạc tự nhiên gợi lên thời Xuất hành và sự đối diện giữa Thiên Chúa và dân Ngài. 40 ngày nhắc lại 40 năm trong samạc và 40 ngày Môsê ở trên núi. Chúa Giêsu ăn chay 40 ngày. Chúa Giêsu đang ở trong tình trạng cần thiết "Người cảm thấy đói" (Mt 4,2). Ma quỷ đặt vấn đề : "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh" (Mt 4,3). Như là một gợi ý cho Con Thiên Chúa.
- Ma quỷ cám dỗ Chúa về quyền lực : "hãy khiến những hòn đá này...". Đá chỉ đá và bánh chỉ là bánh, Ma Quỷ yêu cầu Chúa làm trái tự nhiên "khiến đá thành bánh". Khi từ chối khiến đá thành bánh, Chúa Giêsu mạc khải rõ Ngài là Con Thiên Chúa.
- Chúa ra lệnh: "Có lời chép rằng : ‘Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi’"(Mt 4,10). Nó ẩn chứa một cách hành văn theo kiểu Sách Thánh để làm sáng tỏ thái độ. Đây là cả một chương trình, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, đúng như lời Kinh Thánh, Ngài đã trở nên người vâng lời Thiên Chúa Cha, chấp nhận đói để mạc khải cho con người biết rằng, cuộc sống của họ còn đói một thứ rất quan trọng, đó là: đói Lời Chúa. Thật vậy, "Người ta sống không nguyên bởi bánh" (Mt 4, 4).
Phen thứ hai (c. 5-7)
Ma Quỷ đưa Chúa Giêsu lên nóc Đền thờ Giêrusalem, đặt Chúa vào một vị trí ngược lại với bản chất của Ngài: mục tiêu tối hậu của nó là chỉ cho Ngài thấy rõ Đền thờ Giêrusalem, thử thách Ngài về thực tại quyền lực, yêu cầu Ngài gieo mình từ Đền thờ xuống để chiếm được ngay lập tức với sự giúp đỡ tuyệt vời của các Thiên Thần, và qua sự thể hiện uy quyền đó, người Do thái nhận biết Ngài là Con Thiên Chúa.
Ma Quỷ biện minh rõ về danh tính của nó là kẻ chống đối Thiên Chúa. Lời đề nghị của nó rất thô thiển. Khi ấy, phải đặt sự cám dỗ vào đâu và tại sao Chúa Giêsu lại đẩy lùi cơn cám dỗ? Nếu Chúa Giêsu chịu thua tên cám dỗ, thì Ngài trở về với những niềm mong đợi của dân chúng, họ đi tìm một Đấng Messia huy hoàng và quyền lực. Chúa Giêsu đã từ chối Messia theo kiểu trên. Con đường mà Ngài chọn bao hàm sự chôn vùi trong nhân thế. Thái độ của Chúa Giêsu thật rõ ràng: được mời gọi xác định căn tính tiên tri của mình. Ngài khẳng định cách từ chối của mình thật tuyệt vời lạ thường khi đặt ra một khoảng cách căn bản giữa quyền lực thế gian và nước Thiên Chúa .
Phen thứ ba (c. 8-11)
Cuối cùng ma quỉ đưa Chúa Giêsu lên núi cao. Sau cuộc cám dỗ lần thứ nhất về kinh tế, lần thứ hai về tôn giáo và lần thứ ba cám dỗ về chính trị. Tư thế ở đây chuyển biến cách đột ngột. Từ trên cao sấp mình xuống (trả lại) sự thống trị cho Ma Quỷ. Ma quỷ chỉ cho Đức Giêsu xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang (trong chốc lát), nó hứa "Tôi sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi" (Mt 4,9).
Ở đây, ma quỷ tự vạch trần Con Thiên Chúa mà nó thách thức và mời gọi tôn thờ nó, có nghĩa là bắt Chúa Giêsu tôn thờ thần tượng thế gian.
Với lời đề nghị này, Chúa Giêsu đặt ma quỷ vào vị trí của nó: " Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa người, và chỉ phụng sự một mình Ngài"(Mt 4,10).
Phần kết :
Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu và tên cám dỗ kết thúc bằng sự chiến thắng của Chúa Giêsu: "Ma quỷ lìa bỏ Người. Và các thiên thần tiến lại hầu hạ Người".
Đứng về phía Chúa Giêsu
Chúa Giêsu bị Ma Quỷ cám dỗ đủ cả ba phen, đó cũng là những cơn cám dỗ của chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta được Thiên Chúa phú ban cho tự do lựa chọn giữa ý Chúa và ý chúng ta, chúng ta ngần ngại giữa thiện và ác. Chúa Giêsu hoàn toàn chiến thắng điều ác vì Ngài đã vâng lời Chúa Cha vô điều kiện.
Chúa Nhật này đưa chúng ta vào ngay trung tâm của mầu nhiệm vượt qua : " cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền tới mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội " (Rm 12, 17). Và đây, phía sau của mầu nhiệm : Nhưng " Vì như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở thành những tội nhân thế nào, thi do đức vâng lời của một người mà muôn người trở thành kẻ công chính cũng như thế." (Rm 12, 19) Tất cả lịch sử nhân loại trải dài giữa hai sự kiện này : trước là tội nguyên tổ, ảnh hưởng đến chúng ta ; sau là mầu nhiệm cứu chuộc được ban tặng cho chúng ta trong Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế.
Bước vào Mùa Chay Thánh, mùa chiến đấu thiếng liêng, vậy chúng ta đứng về phía nào, đứng về phía Chúa Giêsu là chắc rồi. Đứng về phía Ngài, lắng nghe lời Ngài để chống lại tội lỗi, đương đầu với trận chiến thiêng liêng chống lại thần dữ, ba thù : Ma Quỷ, thế gian và xác thịt.
Lạy Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, xin giúp sức cho chúng con trong suốt Mùa Chay Thánh này. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật I Mùa Chay năm A
(Mt 4, 1-11)
Bước vào Mùa Chay Thánh, Giáo Hội quen gọi là mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng với những việc tốt lành theo truyền thống là ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Chúa Nhật thứ I Mùa Chay hôm nay, thánh Matthêu trình bày cho chúng ta cơn cám dỗ của Chúa Giêsu : " Chúa Giêsu được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ " (Mt 4,1), cho thấy dù là Con Thiên Chúa, Ngài đã nhận lấy thử thách, chiến đấu với chống lại tội lỗi để cứu chúng ta là kẻ có tội. Sau khi Chúa Giêsu đã nhịn chay bốn mươi đêm ngày, Ngài cảm thấy đói, ma quỷ bắt đầu cám dỗ (x. Mt 4, 2), nó bắt Ngài lựa chọn giữa những gì có thể. Cảnh đối nghịch giữa tên cám dỗ và Chúa Giêsu thể hiện rõ căn tính và nguồn gốc của Chúa Giêsu trong lịch sử Israel.
Ba phen cám dỗ
Trình thuật ghi rõ "Ma quỷ lìa bỏ Người" (Mt 4,11) Điều này muốn nói rằng, cuộc chạm trán giữa Chúa Giêsu và tên cám dỗ được lặp lại, nhưng chắc chắn kết thúc và phần thắng thuộc về Chúa Giêsu qua việc thánh hiến, hoàn tất bằng cuộc khổ nạn và Phục sinh.
Ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu theo một trình tự rõ ràng. Một bên Chúa Giêsu, bên kia là ma quỷ. Cả hai nhân vật không cần giới thiệu. Chúa Giêsu được độc giả biết đến khi tin vào Ngài. Ma quỷ là thành phần của thế giới quen thuộc nơi người Dothái. Ma quỷ tiếng Dothái là "Satan" (tiếng Hylạp là "Quỷ") ám chỉ tên đối phương. Đó là một nhân vật mà bản tính là đối đầu. Nó đối đầu với ai? Với Thiên Chúa trước hết.
Phen thứ nhất (c. 1-4)
Khung cảnh diễn ra tại samạc. Samạc tự nhiên gợi lên thời Xuất hành và sự đối diện giữa Thiên Chúa và dân Ngài. 40 ngày nhắc lại 40 năm trong samạc và 40 ngày Môsê ở trên núi. Chúa Giêsu ăn chay 40 ngày. Chúa Giêsu đang ở trong tình trạng cần thiết "Người cảm thấy đói" (Mt 4,2). Ma quỷ đặt vấn đề : "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh" (Mt 4,3). Như là một gợi ý cho Con Thiên Chúa.
- Ma quỷ cám dỗ Chúa về quyền lực : "hãy khiến những hòn đá này...". Đá chỉ đá và bánh chỉ là bánh, Ma Quỷ yêu cầu Chúa làm trái tự nhiên "khiến đá thành bánh". Khi từ chối khiến đá thành bánh, Chúa Giêsu mạc khải rõ Ngài là Con Thiên Chúa.
- Chúa ra lệnh: "Có lời chép rằng : ‘Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi’"(Mt 4,10). Nó ẩn chứa một cách hành văn theo kiểu Sách Thánh để làm sáng tỏ thái độ. Đây là cả một chương trình, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, đúng như lời Kinh Thánh, Ngài đã trở nên người vâng lời Thiên Chúa Cha, chấp nhận đói để mạc khải cho con người biết rằng, cuộc sống của họ còn đói một thứ rất quan trọng, đó là: đói Lời Chúa. Thật vậy, "Người ta sống không nguyên bởi bánh" (Mt 4, 4).
Phen thứ hai (c. 5-7)
Ma Quỷ đưa Chúa Giêsu lên nóc Đền thờ Giêrusalem, đặt Chúa vào một vị trí ngược lại với bản chất của Ngài: mục tiêu tối hậu của nó là chỉ cho Ngài thấy rõ Đền thờ Giêrusalem, thử thách Ngài về thực tại quyền lực, yêu cầu Ngài gieo mình từ Đền thờ xuống để chiếm được ngay lập tức với sự giúp đỡ tuyệt vời của các Thiên Thần, và qua sự thể hiện uy quyền đó, người Do thái nhận biết Ngài là Con Thiên Chúa.
Ma Quỷ biện minh rõ về danh tính của nó là kẻ chống đối Thiên Chúa. Lời đề nghị của nó rất thô thiển. Khi ấy, phải đặt sự cám dỗ vào đâu và tại sao Chúa Giêsu lại đẩy lùi cơn cám dỗ? Nếu Chúa Giêsu chịu thua tên cám dỗ, thì Ngài trở về với những niềm mong đợi của dân chúng, họ đi tìm một Đấng Messia huy hoàng và quyền lực. Chúa Giêsu đã từ chối Messia theo kiểu trên. Con đường mà Ngài chọn bao hàm sự chôn vùi trong nhân thế. Thái độ của Chúa Giêsu thật rõ ràng: được mời gọi xác định căn tính tiên tri của mình. Ngài khẳng định cách từ chối của mình thật tuyệt vời lạ thường khi đặt ra một khoảng cách căn bản giữa quyền lực thế gian và nước Thiên Chúa .
Phen thứ ba (c. 8-11)
Cuối cùng ma quỉ đưa Chúa Giêsu lên núi cao. Sau cuộc cám dỗ lần thứ nhất về kinh tế, lần thứ hai về tôn giáo và lần thứ ba cám dỗ về chính trị. Tư thế ở đây chuyển biến cách đột ngột. Từ trên cao sấp mình xuống (trả lại) sự thống trị cho Ma Quỷ. Ma quỷ chỉ cho Đức Giêsu xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang (trong chốc lát), nó hứa "Tôi sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi" (Mt 4,9).
Ở đây, ma quỷ tự vạch trần Con Thiên Chúa mà nó thách thức và mời gọi tôn thờ nó, có nghĩa là bắt Chúa Giêsu tôn thờ thần tượng thế gian.
Với lời đề nghị này, Chúa Giêsu đặt ma quỷ vào vị trí của nó: " Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa người, và chỉ phụng sự một mình Ngài"(Mt 4,10).
Phần kết :
Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu và tên cám dỗ kết thúc bằng sự chiến thắng của Chúa Giêsu: "Ma quỷ lìa bỏ Người. Và các thiên thần tiến lại hầu hạ Người".
Đứng về phía Chúa Giêsu
Chúa Giêsu bị Ma Quỷ cám dỗ đủ cả ba phen, đó cũng là những cơn cám dỗ của chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta được Thiên Chúa phú ban cho tự do lựa chọn giữa ý Chúa và ý chúng ta, chúng ta ngần ngại giữa thiện và ác. Chúa Giêsu hoàn toàn chiến thắng điều ác vì Ngài đã vâng lời Chúa Cha vô điều kiện.
Chúa Nhật này đưa chúng ta vào ngay trung tâm của mầu nhiệm vượt qua : " cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền tới mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội " (Rm 12, 17). Và đây, phía sau của mầu nhiệm : Nhưng " Vì như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở thành những tội nhân thế nào, thi do đức vâng lời của một người mà muôn người trở thành kẻ công chính cũng như thế." (Rm 12, 19) Tất cả lịch sử nhân loại trải dài giữa hai sự kiện này : trước là tội nguyên tổ, ảnh hưởng đến chúng ta ; sau là mầu nhiệm cứu chuộc được ban tặng cho chúng ta trong Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế.
Bước vào Mùa Chay Thánh, mùa chiến đấu thiếng liêng, vậy chúng ta đứng về phía nào, đứng về phía Chúa Giêsu là chắc rồi. Đứng về phía Ngài, lắng nghe lời Ngài để chống lại tội lỗi, đương đầu với trận chiến thiêng liêng chống lại thần dữ, ba thù : Ma Quỷ, thế gian và xác thịt.
Lạy Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, xin giúp sức cho chúng con trong suốt Mùa Chay Thánh này. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kiểu thức mới mời Đức Thánh Cha đến viếng thăm
Nguyễn Long Thao
13:06 05/03/2014
Kiểu thức mới mời Đức Thánh Cha đến viếng thăm
GREEN BAY, Wis. Theo thể thức ngoại giao bình thường, nơi nào trên thế giới muốn Đức Thánh Cha đến viếng thăm thì chính phủ và hội đồng Giám Mục nước đó phải chính thức gửi thư mời. Nhưng tại thành phố Green Bay của tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ thì khác, ông Thị Trưởng Thánh Phố này tên là Jim Schmitt đã thiết lập một mạng lưới có địa chỉ là www.popetogreenbay.com để dân chúng ký thỉnh nguyện thư xin Đức Thánh Cha viếng thăm đền thánh Đức Mẹ Phù Trợ toạ lạc tại thành phố Green Bay.
Tuần qua, ông Jim Schmitt đã chính thức gửi thư mời đến Đức Thánh Cha và ông nói dân chúng thành phố rất phấn khởi trước sáng kiến này. Ông phát biểu: “Càng nhiều người tham gia ký thỉnh nguyện thư, thì họ càng tin tưởng vào chuyện ĐTC sẽ viếng thăm Đền Thánh Đức Mẹ ”
Được biết cách đây ba năm, đền thánh Đức Mẹ Phù Trợ tại Green Bay là nơi duy nhất tại Hoa Kỳ đã được Giáo Hội Công Giáo thừa nhận Đức Mẹ đã hiện ra với một thiếu nữ vào năm 1859. Từ đó đến nay, đông đảo du khách đến kính viếng đền thánh này.
Thị trưởng Schmitt phát động chiến dịch ký thỉnh nguyện thư vì người ta tin hầu như chắc, Đức Thánh Cha sẽ đến Hoa Kỳ để chủ tọa phiên họp các gia đình Công Giáo trên toàn thế giới được tổ chức tại Philadelphia vào tháng 11 năm 2015. Từ Philadelphia đến Green Bay là quãng đường ngắn.
Đức Giám Mục David Ricken của địa phận Green Bay cũng lên tiếng ủng hộ sáng kiến của thị trưởng Schmitt. Đức Cha nói: Thật là tuyệt vời nếu ĐTC Phanxicô đến Green Bay, nhưng phải chờ xem ĐTC trả lời như thế nào”
Tuần qua, ông Jim Schmitt đã chính thức gửi thư mời đến Đức Thánh Cha và ông nói dân chúng thành phố rất phấn khởi trước sáng kiến này. Ông phát biểu: “Càng nhiều người tham gia ký thỉnh nguyện thư, thì họ càng tin tưởng vào chuyện ĐTC sẽ viếng thăm Đền Thánh Đức Mẹ ”
Được biết cách đây ba năm, đền thánh Đức Mẹ Phù Trợ tại Green Bay là nơi duy nhất tại Hoa Kỳ đã được Giáo Hội Công Giáo thừa nhận Đức Mẹ đã hiện ra với một thiếu nữ vào năm 1859. Từ đó đến nay, đông đảo du khách đến kính viếng đền thánh này.
Thị trưởng Schmitt phát động chiến dịch ký thỉnh nguyện thư vì người ta tin hầu như chắc, Đức Thánh Cha sẽ đến Hoa Kỳ để chủ tọa phiên họp các gia đình Công Giáo trên toàn thế giới được tổ chức tại Philadelphia vào tháng 11 năm 2015. Từ Philadelphia đến Green Bay là quãng đường ngắn.
Đức Giám Mục David Ricken của địa phận Green Bay cũng lên tiếng ủng hộ sáng kiến của thị trưởng Schmitt. Đức Cha nói: Thật là tuyệt vời nếu ĐTC Phanxicô đến Green Bay, nhưng phải chờ xem ĐTC trả lời như thế nào”
ĐTC: Mùa Chay là thời gian thuận tiện giúp trở về với tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân
Linh Tiến Khải
13:50 05/03/2014
Mùa Chay là thời gian thuận tiện để thay đổi hướng đi, tái chiếm lại khả năng phản ứng trước thực tại sự dữ luôn thách thức chúng ta. Nó là thời gian hoán cải trở về với tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân, canh tân cá nhân và cộng đoàn, sống thái độ sự nhưng không và lòng thương xót của Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 60.000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư hàng tuần 5-3-2014 tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về Mùa Chay. Ngài nói: Thứ Tư lễ Tro hôm nay bắt đầu lộ trình Mùa Chay kéo dài 40 ngày dẫn đưa chúng ta tới Tam Nhật Phục Sinh, tưởng niệm cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa là trọng tâm mầu nhiệm cứu độ của chúng ta. Ngài định nghĩa Mùa Chay như sau:
Mùa Chay là thời gian ”mạnh mẽ”, một điểm ngoặt có thể tạo thuận lợi cho từng người trong chúng ta thay đổi, hoán cải: chúng ta tất cả đều cần trở nên tốt lành hơn, thay đổi hướng lên cao, thay đổi cho sự thiện, và Mùa Chay giúp chúng ta làm điều đó. Và như thế chúng ta ra khỏi các tập quán mệt mỏi và việc làm quen lười biếng với sự dữ quấy phá chúng ta. Trong Mùa Chay Giáo Hội hướng tới chúng ta hai lời mời gọi quan trọng: ý thức sống động hơn về công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, và sống bí tích Rửa Tội với nhiều dấn thân hơn.
Ý thức về các điều kỳ diệu mà Chúa đã làm đối với ơn cứu rỗi của chúng ta chuẩn bị tâm trí chúng ta cho một thái độ biết ơn đối với Thiên Chúa, về tất cả những gì Người đã ban cho chúng ta, về tất cả những gì Người đã thành toàn cho dân Người và cho toàn thể nhân loại. Từ đây phát xuất ra sự hoán cải của chúng ta: nó là câu trả lời biết ơn đối với mầu nhiệm tuyệt vời của tình yêu của Thiên Chúa. Khi chúng ta trông thấy tình yêu mà Thiên Chúa có đối với chúng ta, chúng ta cảm thấy muốn tới gần Người và đó là sự hoán cải.
Sống tận cùng bí tích Rửa Tội đó là lời mời gọi thứ hai. Nó có nghĩa là không để cho mình quen với các hoàn cảnh tồi tệ và bần cùng, mà chúng ta gặp khi đi trên các con đường thành phố và đất nước của chúng ta. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Có nguy cơ chấp nhận một cách thụ động vài cung cách hành xử và không kinh ngạc trước các thực tại buồn thương vây quanh chúng ta. Chúng ta quen với bạo lực, như thể nó là một tin dĩ nhiên thường ngày; chúng ta quen với các anh chi em ngủ ngoài đường, không có một mái nhà để trú ẩn. Chúng ta quen với các người tị nạn đi tìm tự do và phẩm giá, không được đón tiếp như đáng lý ra họ phải được đón tiếp. Chúng ta quen sống trong một xã hội yêu sách không cần Thiên Chúa, trong đó cha mẹ không dậy dỗ con cái cầu nguyện, cũng không dậy con cái làm dấu Thánh Giá.
Tôi xin hỏi anh chị em: con cái anh chị em có biết làm dấu Thánh Giá không? Hãy nghĩ tới điều đó. Các cháu của anh chị em có biết làm dấu Thánh Giá không? Anh chị em có dậy chúng làm dấu Thánh Giá không? Hãy nghĩ và trả lời trong thâm tâm anh chị em. Chúng có biết đọc Kinh Lậy Cha không? Chúng có biết cầu nguyện Đức Mẹ với Kinh Kính Mừng không? Hãy nghĩ và hãy tự trả lời. Sự quen thuộc với các thái độ không kitô và tiện lợi ấy làm tê liệt con tim của chúng ta!
Mùa Chay tới với chúng ta như thời gian quan phòng giúp thay đổi hướng đi, giúp chiếm lại khả năng phản ứng trước thực tại sự dữ luôn luôn thách thức chúng ta. Mùa chay được sống như thời gian của sự hoán cải, của sự canh tân cá nhân và cộng đoàn. Qua việc tiến tới gần Thiên Chúa và tin tưởng gắn bó với Tin Mừng. Như thế nó cũng cho phép chúng ta nhìn với đôi mắt mới các anh chị em khác và các nhu cầu của họ.
Vì thế Mùa Chay là thời gian thuận tiện để trở về vời tình yêu đối với tha nhân, một tình yêu biết lấy làm của mình thái độ nhưng không và xót thương của Chúa, là Đấng đã tự làm cho mình trở nên nghèo nàn để khiến cho chúng ta được giầu có” (2Cr 8,9). Khi suy niệm các mầu nhiệm chính của đức tin, cuộc khổ nạn, thập giá và sự sống lại của Chúa Kitô, chúng ta nhận ra rằng ơn Cửu Chuộc vô bờ đã được ban cho chúng ta là do sáng kiến nhưng không của Thiên Chúa. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì mầu nhiệm tình yêu bị đóng đinh của Người; đức tin đích thật, hoản cải và rộng mở con tim cho người anh em là các yếu tố nòng cốt giúp sống Mùa Chay. Trên con đường này chúng ta muốn khẩn nài sự chở che và trợ giúp của Mẹ Maria với lòng tin tưởng đặc biệt. Ước chi Mẹ là người đầu tiên tin nơi Chúa Kitô, đồng hành với chúng ta trong các ngày cầu nguyện sâu xa và sám hối để được thanh tẩy và canh tân chúng ta tiến tới việc cử hành mầu nhiệm vĩ đại của lễ Vượt Qua của Con Mẹ.
Bên cạnh các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu có các đoàn hành hương Indonesia, Mehicô, Argentina và Brasil. Đức Thánh Cha đã chào tín hữu và chúc mọi người Mùa Chay thánh thiện.
Trong số các đoàn Italia Đức Thánh Cha chào nhóm các nữ tu y tá của Hiệp hội các Bề Trên tổng quyền dòng nữ, các vị thanh tra các trường Công Giáo đang tham dự phiện họp đo Liên Hiệp các học viện giáo dục Italia tổ chức tại Roma, nhóm các thanh nữ Thế Hệ Ba của phong trào Tổ Ấm. Khi nghe họ la lớn Đức Thánh Cha nói: ”Các cô gái này ồn ào qúa nhỉ. Ai cũng nghe thấy rồi.” Ngài chúc mọi người trẻ sống đức tin tươi vui và làm chứng cho tình yêu của Chúa đối với mọi người.
Vì lễ Tro đã khai mạc con đường Mùa Chay Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi các bạn trẻ sống thời gian ơn thánh này với tinh thần sám hối đích thật, trở về với Thiên Chúa Cha, là Đấng luôn giang tay chờ đón mọi người. Ngài khích lệ các anh chị em đau yếu dâng các khổ đau của họ để cầu nguyện cho ơn trở về của những người sống xa Thiên Chúa. Ngài xin các cặp vợ chồng mới cưới can đảm và quảng đại xây dựng gia đình họ trên đá tảng vững bền của tình yêu Thiên Chúa.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 60.000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư hàng tuần 5-3-2014 tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về Mùa Chay. Ngài nói: Thứ Tư lễ Tro hôm nay bắt đầu lộ trình Mùa Chay kéo dài 40 ngày dẫn đưa chúng ta tới Tam Nhật Phục Sinh, tưởng niệm cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa là trọng tâm mầu nhiệm cứu độ của chúng ta. Ngài định nghĩa Mùa Chay như sau:
Mùa Chay là thời gian ”mạnh mẽ”, một điểm ngoặt có thể tạo thuận lợi cho từng người trong chúng ta thay đổi, hoán cải: chúng ta tất cả đều cần trở nên tốt lành hơn, thay đổi hướng lên cao, thay đổi cho sự thiện, và Mùa Chay giúp chúng ta làm điều đó. Và như thế chúng ta ra khỏi các tập quán mệt mỏi và việc làm quen lười biếng với sự dữ quấy phá chúng ta. Trong Mùa Chay Giáo Hội hướng tới chúng ta hai lời mời gọi quan trọng: ý thức sống động hơn về công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, và sống bí tích Rửa Tội với nhiều dấn thân hơn.
Ý thức về các điều kỳ diệu mà Chúa đã làm đối với ơn cứu rỗi của chúng ta chuẩn bị tâm trí chúng ta cho một thái độ biết ơn đối với Thiên Chúa, về tất cả những gì Người đã ban cho chúng ta, về tất cả những gì Người đã thành toàn cho dân Người và cho toàn thể nhân loại. Từ đây phát xuất ra sự hoán cải của chúng ta: nó là câu trả lời biết ơn đối với mầu nhiệm tuyệt vời của tình yêu của Thiên Chúa. Khi chúng ta trông thấy tình yêu mà Thiên Chúa có đối với chúng ta, chúng ta cảm thấy muốn tới gần Người và đó là sự hoán cải.
Sống tận cùng bí tích Rửa Tội đó là lời mời gọi thứ hai. Nó có nghĩa là không để cho mình quen với các hoàn cảnh tồi tệ và bần cùng, mà chúng ta gặp khi đi trên các con đường thành phố và đất nước của chúng ta. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Có nguy cơ chấp nhận một cách thụ động vài cung cách hành xử và không kinh ngạc trước các thực tại buồn thương vây quanh chúng ta. Chúng ta quen với bạo lực, như thể nó là một tin dĩ nhiên thường ngày; chúng ta quen với các anh chi em ngủ ngoài đường, không có một mái nhà để trú ẩn. Chúng ta quen với các người tị nạn đi tìm tự do và phẩm giá, không được đón tiếp như đáng lý ra họ phải được đón tiếp. Chúng ta quen sống trong một xã hội yêu sách không cần Thiên Chúa, trong đó cha mẹ không dậy dỗ con cái cầu nguyện, cũng không dậy con cái làm dấu Thánh Giá.
Tôi xin hỏi anh chị em: con cái anh chị em có biết làm dấu Thánh Giá không? Hãy nghĩ tới điều đó. Các cháu của anh chị em có biết làm dấu Thánh Giá không? Anh chị em có dậy chúng làm dấu Thánh Giá không? Hãy nghĩ và trả lời trong thâm tâm anh chị em. Chúng có biết đọc Kinh Lậy Cha không? Chúng có biết cầu nguyện Đức Mẹ với Kinh Kính Mừng không? Hãy nghĩ và hãy tự trả lời. Sự quen thuộc với các thái độ không kitô và tiện lợi ấy làm tê liệt con tim của chúng ta!
Mùa Chay tới với chúng ta như thời gian quan phòng giúp thay đổi hướng đi, giúp chiếm lại khả năng phản ứng trước thực tại sự dữ luôn luôn thách thức chúng ta. Mùa chay được sống như thời gian của sự hoán cải, của sự canh tân cá nhân và cộng đoàn. Qua việc tiến tới gần Thiên Chúa và tin tưởng gắn bó với Tin Mừng. Như thế nó cũng cho phép chúng ta nhìn với đôi mắt mới các anh chị em khác và các nhu cầu của họ.
Vì thế Mùa Chay là thời gian thuận tiện để trở về vời tình yêu đối với tha nhân, một tình yêu biết lấy làm của mình thái độ nhưng không và xót thương của Chúa, là Đấng đã tự làm cho mình trở nên nghèo nàn để khiến cho chúng ta được giầu có” (2Cr 8,9). Khi suy niệm các mầu nhiệm chính của đức tin, cuộc khổ nạn, thập giá và sự sống lại của Chúa Kitô, chúng ta nhận ra rằng ơn Cửu Chuộc vô bờ đã được ban cho chúng ta là do sáng kiến nhưng không của Thiên Chúa. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì mầu nhiệm tình yêu bị đóng đinh của Người; đức tin đích thật, hoản cải và rộng mở con tim cho người anh em là các yếu tố nòng cốt giúp sống Mùa Chay. Trên con đường này chúng ta muốn khẩn nài sự chở che và trợ giúp của Mẹ Maria với lòng tin tưởng đặc biệt. Ước chi Mẹ là người đầu tiên tin nơi Chúa Kitô, đồng hành với chúng ta trong các ngày cầu nguyện sâu xa và sám hối để được thanh tẩy và canh tân chúng ta tiến tới việc cử hành mầu nhiệm vĩ đại của lễ Vượt Qua của Con Mẹ.
Bên cạnh các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu có các đoàn hành hương Indonesia, Mehicô, Argentina và Brasil. Đức Thánh Cha đã chào tín hữu và chúc mọi người Mùa Chay thánh thiện.
Trong số các đoàn Italia Đức Thánh Cha chào nhóm các nữ tu y tá của Hiệp hội các Bề Trên tổng quyền dòng nữ, các vị thanh tra các trường Công Giáo đang tham dự phiện họp đo Liên Hiệp các học viện giáo dục Italia tổ chức tại Roma, nhóm các thanh nữ Thế Hệ Ba của phong trào Tổ Ấm. Khi nghe họ la lớn Đức Thánh Cha nói: ”Các cô gái này ồn ào qúa nhỉ. Ai cũng nghe thấy rồi.” Ngài chúc mọi người trẻ sống đức tin tươi vui và làm chứng cho tình yêu của Chúa đối với mọi người.
Vì lễ Tro đã khai mạc con đường Mùa Chay Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi các bạn trẻ sống thời gian ơn thánh này với tinh thần sám hối đích thật, trở về với Thiên Chúa Cha, là Đấng luôn giang tay chờ đón mọi người. Ngài khích lệ các anh chị em đau yếu dâng các khổ đau của họ để cầu nguyện cho ơn trở về của những người sống xa Thiên Chúa. Ngài xin các cặp vợ chồng mới cưới can đảm và quảng đại xây dựng gia đình họ trên đá tảng vững bền của tình yêu Thiên Chúa.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha chủ sự lễ tro
LM. Trần Đức Anh OP
13:51 05/03/2014
ROMA. ĐTC Phanxicô mời gọi các tín hữu sống mùa chay qua việc gia tăng cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc giúp đỡ tha nhân.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ này trong bài giảng thánh lễ thứ tư lễ tro hôm 5-3-2014, sau cuộc rước thống hối lần đầu tiên ngài chủ sự, đi từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh trên đồi Avventino ở Roma.
Đi trong đoàn rước lúc quá 4 giờ rưỡi với ĐTC, có gần HY - trong đó có ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin, hơn 30 GM, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng liên hệ. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ V, ĐTC đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta.
Trong bài giảng, trước tiên ĐTC mời gọi mọi người hãy cởi mở với Thiên Chúa và anh chị em: ”Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng giả tạo, trong một nền văn hóa quan tâm tới ”hành động”, tới những gì là ”hữu dụng” trong đó vô tình chúng ta loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của chúng ta. Mùa chay kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức, hãy nhớ rằng chúng ta là thụ tạo, chứ không phải là Thiên Chúa”.
Tiếp đến, dựa vào bài Phúc Âm của ngày lễ, ĐTC nhắc nhở các tín hữu hãy sống hành trình thiêng liêng mùa chay bằng việc cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc (Xc Mt 6,1-6.16-18). Ngài nói: ”cả ba điều này bao hàm sự cần thiết này, đó là đừng để mình bị những điều bề ngoài thống trị: điều đáng kể không phải là cái vẻ bề ngoài; giá trị sự sống không tùy thuộc sự ủng hộ của người khác hoặc thành công, nhưng tùy thuộc điều chúng ta có trong nội tâm”.
ĐTC lần lượt giải thích 3 yếu tố: trước tiên là cầu nguyện, đây là sức mạnh của mỗi Kitô hữu: mùa chay là mùa cầu nguyện khẩn trương, siêng năng hơn, có khả năng đảm trách những nhu cầu của anh em, chuyển cầu trước Thiên Chúa cho bao nhiêu tình trạng nghèo đói và đau khổ.”
”Thứ hai là chay tịnh. Chay tịnh bao gồm việc chọn lựa một lối sống tiết độ, không phung phí, không vứt bỏ. Chay tịnh giúp chúng ta tập luyện tâm hồn quen với những gì là thiết yếu và sự chia sẻ. Đó là dấu chỉ sự ý thức và trách nhiệm trước những bất công, lạm quyền, đặc biệt là đối với những người nghèo hèn bé nhỏ, và là dấu chỉ niềm tín thác chúng ta đặt tới Thiên Chúa và sự quan phòng của Chúa.”
”Sau cùng là làm phúc, nó nói lên sự nhưng không, vì trong khi làm phúc, chúng ta cho một người khác mà không mong nhận được cái gì bù lại. Sự nhưng không phải là một trong những đặc tính của Kitô hữu. Ngày nay, sự nhưng không thường không thuộc về đời sống hằng ngày, vì trong đó người ta mua bán, tính toán, đo lường. Việc làm phúc giúp chúng ta sống sự nhưng không của hồng ân, là sự giải thoát khỏi ám ảnh chiếm hữu, sợ mất điều mình có, nỗi buồn phiền của kẻ không muốn chia sẻ với tha nhân sự sung túc của mình”.
Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Jozef Tomko, người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh nữ Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng Y và một số tín hữu, trong khi 12 LM Đa Minh và Biển Đức bỏ tro trên đầu các tín hữu hiện diện.
Sau thánh lễ, tại trụ sở Bề trên Tổng quyền dòng Đa Minh, cạnh thánh đường, ĐTC đã gặp gỡ cộng đoàn các tu sĩ Đa Minh tại Roma, đặc biệt là các bề trên 8 tu viện tại thủ đô Giáo Hội. (SD 5-3-2014)
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ này trong bài giảng thánh lễ thứ tư lễ tro hôm 5-3-2014, sau cuộc rước thống hối lần đầu tiên ngài chủ sự, đi từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh trên đồi Avventino ở Roma.
Đi trong đoàn rước lúc quá 4 giờ rưỡi với ĐTC, có gần HY - trong đó có ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin, hơn 30 GM, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng liên hệ. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ V, ĐTC đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta.
Trong bài giảng, trước tiên ĐTC mời gọi mọi người hãy cởi mở với Thiên Chúa và anh chị em: ”Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng giả tạo, trong một nền văn hóa quan tâm tới ”hành động”, tới những gì là ”hữu dụng” trong đó vô tình chúng ta loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của chúng ta. Mùa chay kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức, hãy nhớ rằng chúng ta là thụ tạo, chứ không phải là Thiên Chúa”.
Tiếp đến, dựa vào bài Phúc Âm của ngày lễ, ĐTC nhắc nhở các tín hữu hãy sống hành trình thiêng liêng mùa chay bằng việc cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc (Xc Mt 6,1-6.16-18). Ngài nói: ”cả ba điều này bao hàm sự cần thiết này, đó là đừng để mình bị những điều bề ngoài thống trị: điều đáng kể không phải là cái vẻ bề ngoài; giá trị sự sống không tùy thuộc sự ủng hộ của người khác hoặc thành công, nhưng tùy thuộc điều chúng ta có trong nội tâm”.
ĐTC lần lượt giải thích 3 yếu tố: trước tiên là cầu nguyện, đây là sức mạnh của mỗi Kitô hữu: mùa chay là mùa cầu nguyện khẩn trương, siêng năng hơn, có khả năng đảm trách những nhu cầu của anh em, chuyển cầu trước Thiên Chúa cho bao nhiêu tình trạng nghèo đói và đau khổ.”
”Thứ hai là chay tịnh. Chay tịnh bao gồm việc chọn lựa một lối sống tiết độ, không phung phí, không vứt bỏ. Chay tịnh giúp chúng ta tập luyện tâm hồn quen với những gì là thiết yếu và sự chia sẻ. Đó là dấu chỉ sự ý thức và trách nhiệm trước những bất công, lạm quyền, đặc biệt là đối với những người nghèo hèn bé nhỏ, và là dấu chỉ niềm tín thác chúng ta đặt tới Thiên Chúa và sự quan phòng của Chúa.”
”Sau cùng là làm phúc, nó nói lên sự nhưng không, vì trong khi làm phúc, chúng ta cho một người khác mà không mong nhận được cái gì bù lại. Sự nhưng không phải là một trong những đặc tính của Kitô hữu. Ngày nay, sự nhưng không thường không thuộc về đời sống hằng ngày, vì trong đó người ta mua bán, tính toán, đo lường. Việc làm phúc giúp chúng ta sống sự nhưng không của hồng ân, là sự giải thoát khỏi ám ảnh chiếm hữu, sợ mất điều mình có, nỗi buồn phiền của kẻ không muốn chia sẻ với tha nhân sự sung túc của mình”.
Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Jozef Tomko, người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh nữ Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng Y và một số tín hữu, trong khi 12 LM Đa Minh và Biển Đức bỏ tro trên đầu các tín hữu hiện diện.
Sau thánh lễ, tại trụ sở Bề trên Tổng quyền dòng Đa Minh, cạnh thánh đường, ĐTC đã gặp gỡ cộng đoàn các tu sĩ Đa Minh tại Roma, đặc biệt là các bề trên 8 tu viện tại thủ đô Giáo Hội. (SD 5-3-2014)
Đức Phanxicô muốn là một giáo hoàng ‘bình thường’
Vũ Văn An
17:28 05/03/2014
Theo tin Đài Phát Thanh Vatican ngày 5 tháng Ba, Đức Phanxicô đã dành cho tờ Corriere della sera của Ý một cuộc phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn chỉ cách ngày kỷ niệm một năm lên ngôi chưa đầy hai tuần của Đức Giáo Hoàng, ngài tự mô tả ngài như “một người hay cười, hay khóc, ngủ ngon và cũng có bè bạn như mọi người khác”.
Cuộc phỏng vấn đề cập tới khá nhiều vấn đề từ đạo đức sinh học, phong thái và mốt cai trị Giáo Hội, tới tình bạn và lòng quí trọng của ngài với vị tiền nhiệm, là Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI.
Ngài cũng đưa ra nhiều nhận định mạnh mẽ về vai trò phụ nữ trong Giáo Hội. Ngài nói: “Qủa thực, phụ nữ có thể và nên hiện diện nhiều hơn tại những nơi các quyết định của Giáo Hội được đưa ra. Tuy nhiên, tôi muốn gọi điều đó là việc cổ vũ một loại ‘chức năng’. Chỉ bằng cách này, ta mới không đi quá xa: ta cần xem sét điều này: Giáo Hội vốn mang mạo từ nữ phái. Giáo Hội là phái nữ từ chính nguồn gốc của mình (tiếng Ý: dalle origini)”.
Được hỏi phải chăng đã đến lúc xem sét vấn đề ngừa thai nhân tạo, Đức Phanxicô ca ngợi vị tiền nhiệm của mình là Đức Phaolô VI, người đã ban hành thông điệp Humanae Vitae, và nói rằng “Thiên tài của ngài quả có tính tiên tri: ngài có can đảm chống lại phe đa số, bảo vệ kỷ luật luân lý, hãm thắng nền văn hóa, chống lại cả chủ nghĩa Malthus hiện tại và tương lai”. Ngài nói tiếp: “vấn đề không phải là thay đổi học lý, mà là đào sâu, và bảo đảm rằng các cố gắng mục vụ phải xem sét hoàn cảnh người ta và những gì người ta có thể làm được”.
Theo John Thavis, trong cuộc phỏng vấn này, Đức Phanxicô cho hay ngài thích ra ngoài để được gần gũi dân chúng, nhưng ngài không muốn tạo ra “một huyền thoại nào bất cứ về Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thí dụ có người nói rằng ngài ra khỏi Vatican vào ban đêm và nuôi ăn người vô gia cư tại Via Ottaviano chẳng hạn. Điều đó có bao giờ xẩy ra với tôi đâu… Vẽ vời Đức Giáo Hoàng như một siêu nhân, một thứ siêu sao, hình như xúc phạm tới tôi đó. Đức Giáo Hoàng cũng là người hay cười, hay khóc, ngủ ngon và có bè bạn như bất cứ ai khác. Một con người bình thường”.
Ngài cũng cho hay thỉnh thoảng ngài có thỉnh ý kiến của Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô: “Vị giáo hoàng hưu trí đâu phải là một bức tượng trong viện bảo tàng… Đức Bênêđíctô là vị (hưu trí) đầu tiên và có lẽ sẽ còn nhiều vị khác nữa. Ta không biết được. Ngài kín đáo, khiêm nhường và không muốn làm phiền ai. Chúng tôi đã nói với nhau về điều đó và đã cùng nhau quyết định rằng tốt hơn, ngài nên gặp gỡ người ta, ra ngoài và tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội… Tôi nghĩ đến ông bà, những vị đầy khôn ngoan và có nhiều điều để dạy bảo, vốn đem sức mạnh lại cho gia đình và không đáng bị kết thúc ở viện dưỡng lão”.
Đức Phanxicô không muốn dùng kiểu nói trước đây của Giáo Hội để mô tả ý niệm “giá trị bất thương thảo” (non-negotiable values) trong một số vấn đề luân lý và đạo đức liên quan tới sự sống và tính dục con người: “Tôi chưa bao giờ hiểu kiểu nói ‘các giá trị không thể thương thảo’. Giá trị là giá trị, thế thôi. Tôi không thể nói: trong các ngón của một bàn tay, có ngón lại ít hữu dụng hơn ngón kia. Cho nên, tôi không hiểu các giá trị có thể thương thảo được là theo nghĩa nào”.
Về các cuộc phối hợp dân sự, Đức Phanxicô chỉ ra một số biên tế để khoan thứ: “Hôn nhân là việc giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Các nhà nước đời muốn biện minh cho các cuộc phối hợp dân sự để điều hòa các hoàn cảnh chung sống khác nhau, họ được thúc đẩy bởi nhu cầu phải điều hòa các khía cạnh kinh tế của người ta, như để có chăm sóc y tế chẳng hạn… Ta cần nhìn các trường hợp khác nhau và lượng giá chúng”.
Về thông điệp Humanae Vitae năm 1968, ngài cho nó có tính tiên tri trong việc bảo vệ luân lý nhưng cho hay giáo huấn này cần được áp dụng một cách thận trọng trong các hoàn cảnh mục vụ khác nhau, như đã nói ở trên.
Được hỏi về việc giáo sĩ lạm dụng tình dục, Đức Phanxicô cho đó là “chuyện khủng khiếp” nhưng bênh vực các hành động che chở trẻ em của Giáo Hội: “Các trường hợp lạm dụng quả là khủng khiếp vì chúng để lại những vết thương sâu hoắm. Đức Bênêđíctô rất can đảm và đã mở đường. Giáo Hội đã làm khá nhiều trên con đường này. Có lẽ hơn bất cứ định chế nào khác”. Ngài cho hay các con số thống kê cho thấy phần lớn bạo lực chống trẻ em xẩy ra trong gia đình hay các môi trường khu xóm. Ngài bảo: “Giáo Hội Công Giáo có lẽ là định chế công cộng duy nhất đã hành động một cách trong sáng và có trách nhiệm. Không định chế nào khác đã làm hơn thế. Ấy thế nhưng, Giáo Hội vẫn là định chế duy nhất bị tấn công”.
Liên quan tới lời phê bình gắt gao của ngài đối với chủ nghĩa tư bản hiện đại, Đức Phanxicô cho hay ngài không bận tâm đối với những người tố cáo ngài theo chủ nghĩa Mác: “Tôi chưa bao giờ chia sẻ ý thức hệ Mácxít, vì nó không đúng, nhưng tôi từng biết nhiều người tốt lành đi theo chủ nghĩa Mác”. Ngài cho biết thêm: Tin Mừng rõ ràng bác bỏ ‘việc tôn thờ phúc lợi’, vì nó là một hình thức thờ ngẫu thần. Và trong khi việc hoàn cầu hóa hiện nay tuy cứu được khá nhiều người khỏi cảnh nghèo khó, nhưng nó cũng “kết án nhiều người khác phải chết đói”. Ngài cho việc hoàn cầu hóa về kinh tế như hiện nay có vấn đề vì “con người nhân bản không còn nằm ở trung tâm nữa, chỉ có tiền mà thôi”.
Theo Catholic World News, Đức Phanxicô cho biết “Tháng Ba năm rồi, tôi không có kế hoạch nào nhằm thay đổi Giáo Hội”. Ý muốn thay đổi Giáo Triều chỉ xuất hiện sau khi lắng nghe các vị Hồng Y khác trong cơ mật viện bầu giáo hoàng mà thôi. Ngài nói tới nhu cầu các viên chức Giáo Triều cần cấm phòng thinh lặng trong năm ngày liên tiếp, hơn là rải rác chúng cùng với lịch trình làm việc bình thường.
Về việc tông du ra nước ngoài, trừ Ba Tây, Ngài sẽ thăm Đất Thánh, Á Châu và Phi Châu, trước khi trở lại Châu Mỹ La Tinh.
Về chăm sóc người bệnh, ngài cho hay “học lý truyền thống của Giáo Hội dạy rằng không ai bị buộc phải sử dụng các phương tiện phi thường” trong trường hợp cơn bệnh hết thuốc chữa; thay vào đó, ngài luôn khuyên nên sử dụng việc chăm sóc giảm đau.
Cuộc phỏng vấn đề cập tới khá nhiều vấn đề từ đạo đức sinh học, phong thái và mốt cai trị Giáo Hội, tới tình bạn và lòng quí trọng của ngài với vị tiền nhiệm, là Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI.
Ngài cũng đưa ra nhiều nhận định mạnh mẽ về vai trò phụ nữ trong Giáo Hội. Ngài nói: “Qủa thực, phụ nữ có thể và nên hiện diện nhiều hơn tại những nơi các quyết định của Giáo Hội được đưa ra. Tuy nhiên, tôi muốn gọi điều đó là việc cổ vũ một loại ‘chức năng’. Chỉ bằng cách này, ta mới không đi quá xa: ta cần xem sét điều này: Giáo Hội vốn mang mạo từ nữ phái. Giáo Hội là phái nữ từ chính nguồn gốc của mình (tiếng Ý: dalle origini)”.
Được hỏi phải chăng đã đến lúc xem sét vấn đề ngừa thai nhân tạo, Đức Phanxicô ca ngợi vị tiền nhiệm của mình là Đức Phaolô VI, người đã ban hành thông điệp Humanae Vitae, và nói rằng “Thiên tài của ngài quả có tính tiên tri: ngài có can đảm chống lại phe đa số, bảo vệ kỷ luật luân lý, hãm thắng nền văn hóa, chống lại cả chủ nghĩa Malthus hiện tại và tương lai”. Ngài nói tiếp: “vấn đề không phải là thay đổi học lý, mà là đào sâu, và bảo đảm rằng các cố gắng mục vụ phải xem sét hoàn cảnh người ta và những gì người ta có thể làm được”.
Theo John Thavis, trong cuộc phỏng vấn này, Đức Phanxicô cho hay ngài thích ra ngoài để được gần gũi dân chúng, nhưng ngài không muốn tạo ra “một huyền thoại nào bất cứ về Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thí dụ có người nói rằng ngài ra khỏi Vatican vào ban đêm và nuôi ăn người vô gia cư tại Via Ottaviano chẳng hạn. Điều đó có bao giờ xẩy ra với tôi đâu… Vẽ vời Đức Giáo Hoàng như một siêu nhân, một thứ siêu sao, hình như xúc phạm tới tôi đó. Đức Giáo Hoàng cũng là người hay cười, hay khóc, ngủ ngon và có bè bạn như bất cứ ai khác. Một con người bình thường”.
Ngài cũng cho hay thỉnh thoảng ngài có thỉnh ý kiến của Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô: “Vị giáo hoàng hưu trí đâu phải là một bức tượng trong viện bảo tàng… Đức Bênêđíctô là vị (hưu trí) đầu tiên và có lẽ sẽ còn nhiều vị khác nữa. Ta không biết được. Ngài kín đáo, khiêm nhường và không muốn làm phiền ai. Chúng tôi đã nói với nhau về điều đó và đã cùng nhau quyết định rằng tốt hơn, ngài nên gặp gỡ người ta, ra ngoài và tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội… Tôi nghĩ đến ông bà, những vị đầy khôn ngoan và có nhiều điều để dạy bảo, vốn đem sức mạnh lại cho gia đình và không đáng bị kết thúc ở viện dưỡng lão”.
Đức Phanxicô không muốn dùng kiểu nói trước đây của Giáo Hội để mô tả ý niệm “giá trị bất thương thảo” (non-negotiable values) trong một số vấn đề luân lý và đạo đức liên quan tới sự sống và tính dục con người: “Tôi chưa bao giờ hiểu kiểu nói ‘các giá trị không thể thương thảo’. Giá trị là giá trị, thế thôi. Tôi không thể nói: trong các ngón của một bàn tay, có ngón lại ít hữu dụng hơn ngón kia. Cho nên, tôi không hiểu các giá trị có thể thương thảo được là theo nghĩa nào”.
Về các cuộc phối hợp dân sự, Đức Phanxicô chỉ ra một số biên tế để khoan thứ: “Hôn nhân là việc giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Các nhà nước đời muốn biện minh cho các cuộc phối hợp dân sự để điều hòa các hoàn cảnh chung sống khác nhau, họ được thúc đẩy bởi nhu cầu phải điều hòa các khía cạnh kinh tế của người ta, như để có chăm sóc y tế chẳng hạn… Ta cần nhìn các trường hợp khác nhau và lượng giá chúng”.
Về thông điệp Humanae Vitae năm 1968, ngài cho nó có tính tiên tri trong việc bảo vệ luân lý nhưng cho hay giáo huấn này cần được áp dụng một cách thận trọng trong các hoàn cảnh mục vụ khác nhau, như đã nói ở trên.
Được hỏi về việc giáo sĩ lạm dụng tình dục, Đức Phanxicô cho đó là “chuyện khủng khiếp” nhưng bênh vực các hành động che chở trẻ em của Giáo Hội: “Các trường hợp lạm dụng quả là khủng khiếp vì chúng để lại những vết thương sâu hoắm. Đức Bênêđíctô rất can đảm và đã mở đường. Giáo Hội đã làm khá nhiều trên con đường này. Có lẽ hơn bất cứ định chế nào khác”. Ngài cho hay các con số thống kê cho thấy phần lớn bạo lực chống trẻ em xẩy ra trong gia đình hay các môi trường khu xóm. Ngài bảo: “Giáo Hội Công Giáo có lẽ là định chế công cộng duy nhất đã hành động một cách trong sáng và có trách nhiệm. Không định chế nào khác đã làm hơn thế. Ấy thế nhưng, Giáo Hội vẫn là định chế duy nhất bị tấn công”.
Liên quan tới lời phê bình gắt gao của ngài đối với chủ nghĩa tư bản hiện đại, Đức Phanxicô cho hay ngài không bận tâm đối với những người tố cáo ngài theo chủ nghĩa Mác: “Tôi chưa bao giờ chia sẻ ý thức hệ Mácxít, vì nó không đúng, nhưng tôi từng biết nhiều người tốt lành đi theo chủ nghĩa Mác”. Ngài cho biết thêm: Tin Mừng rõ ràng bác bỏ ‘việc tôn thờ phúc lợi’, vì nó là một hình thức thờ ngẫu thần. Và trong khi việc hoàn cầu hóa hiện nay tuy cứu được khá nhiều người khỏi cảnh nghèo khó, nhưng nó cũng “kết án nhiều người khác phải chết đói”. Ngài cho việc hoàn cầu hóa về kinh tế như hiện nay có vấn đề vì “con người nhân bản không còn nằm ở trung tâm nữa, chỉ có tiền mà thôi”.
Theo Catholic World News, Đức Phanxicô cho biết “Tháng Ba năm rồi, tôi không có kế hoạch nào nhằm thay đổi Giáo Hội”. Ý muốn thay đổi Giáo Triều chỉ xuất hiện sau khi lắng nghe các vị Hồng Y khác trong cơ mật viện bầu giáo hoàng mà thôi. Ngài nói tới nhu cầu các viên chức Giáo Triều cần cấm phòng thinh lặng trong năm ngày liên tiếp, hơn là rải rác chúng cùng với lịch trình làm việc bình thường.
Về việc tông du ra nước ngoài, trừ Ba Tây, Ngài sẽ thăm Đất Thánh, Á Châu và Phi Châu, trước khi trở lại Châu Mỹ La Tinh.
Về chăm sóc người bệnh, ngài cho hay “học lý truyền thống của Giáo Hội dạy rằng không ai bị buộc phải sử dụng các phương tiện phi thường” trong trường hợp cơn bệnh hết thuốc chữa; thay vào đó, ngài luôn khuyên nên sử dụng việc chăm sóc giảm đau.
Top Stories
Pope Audience: Lent a time for penance and charity
Vatican Radio
09:37 05/03/2014
2014-03-05 Vatican - In his General Audience on Wednesday, Pope Francis spoke about the importance of Lent as a time for each of us “to promote change and conversion” in our lives. Lent, the Pope said, should help us to get out of “the tired habits and lazy addictions to evil that deceive us.”
During this season, we are invited us to be more keenly aware “of the redemptive work of Christ,” and “to live out our Baptism with greater commitment.”
It was a theme taken up in the English-language summary of the Pope’s remarks:
“In these days the Church asks us to ponder with joy and gratitude God’s immense love revealed in the paschal mystery and to live ever more fully the new life we have received in Baptism. This journey of spiritual renewal in the footsteps of Christ also calls us to acknowledge and respond to the growing spiritual and material poverty in our midst.”
“Specifically, it means consciously resisting the pressure of a culture which thinks it can do without God, where parents no longer teach their children to pray, where violence, poverty and social decay are taken for granted.”
Pope Francis concluded his remarks by re-iterating the “essential elements” of Lent: “giving thanks to God for the mystery of his crucified love” along with “true faith, conversion, and an opening of the heart” to our brothers.
Listen to Christopher Wells report:
Below, please find the English language summary of Pope Francis’ catechesis at his weekly General Audience, with the Holy Father’s greetings for English-speaking pilgrims:
Today, Ash Wednesday, begins our Lenten journey of penance, prayer and conversion in preparation for the Church’s annual celebration of the saving mysteries of Christ’s passion, death and resurrection. In these days the Church asks us to ponder with joy and gratitude God’s immense love revealed in the paschal mystery and to live ever more fully the new life we have received in Baptism. This journey of spiritual renewal in the footsteps of Christ also calls us to acknowledge and respond to the growing spiritual and material poverty in our midst. Specifically, it means consciously resisting the pressure of a culture which thinks it can do without God, where parents no longer teach their children to pray, where violence, poverty and social decay are taken for granted. May this Lent, then, be a time when, as individuals and communities, we heed the words of the Gospel, reflect on the mysteries of our faith, practice acts of penance and charity, and open our hearts ever more fully to God’s grace and to the needs of our brothers and sisters.
Pope Francis: Saluto tutti i pellegrini di lingua inglese presenti a questa Udienza, specialmente quelli provenienti da Malta, Danimarca, Svezia, Indonesia, Canada e Stati Uniti. A tutti auguro che il cammino quaresimale che oggi iniziamo ci porti alla gioia della Pasqua con cuori purificati e rinnovati dalla grazia dello Spirito Santo. Su voi e sulle vostre famiglie invoco la gioia e la pace in Cristo nostro Redentore!
Speaker: I greet all the English-speaking pilgrims present at today’s Audience, including those from Malta, Denmark, Sweden, Indonesia, Canada and the United States. May the Lenten journey we begin today bring us to Easter with hearts purified and renewed by the grace of the Holy Spirit. Upon you and your families I invoke joy and peace in Christ our Redeemer! (Vatican Radio) In his General Audience on Wednesday, Pope Francis spoke about the importance of Lent as a time for each of us “to promote change and conversion” in our lives. Lent, the Pope said, should help us to get out of “the tired habits and lazy addictions to evil that deceive us.”
During this season, we are invited us to be more keenly aware “of the redemptive work of Christ,” and “to live out our Baptism with greater commitment.”
It was a theme taken up in the English-language summary of the Pope’s remarks:
“In these days the Church asks us to ponder with joy and gratitude God’s immense love revealed in the paschal mystery and to live ever more fully the new life we have received in Baptism. This journey of spiritual renewal in the footsteps of Christ also calls us to acknowledge and respond to the growing spiritual and material poverty in our midst.”
“Specifically, it means consciously resisting the pressure of a culture which thinks it can do without God, where parents no longer teach their children to pray, where violence, poverty and social decay are taken for granted.”
Pope Francis concluded his remarks by re-iterating the “essential elements” of Lent: “giving thanks to God for the mystery of his crucified love” along with “true faith, conversion, and an opening of the heart” to our brothers.
Listen to Christopher Wells report:
Below, please find the English language summary of Pope Francis’ catechesis at his weekly General Audience, with the Holy Father’s greetings for English-speaking pilgrims:
Today, Ash Wednesday, begins our Lenten journey of penance, prayer and conversion in preparation for the Church’s annual celebration of the saving mysteries of Christ’s passion, death and resurrection. In these days the Church asks us to ponder with joy and gratitude God’s immense love revealed in the paschal mystery and to live ever more fully the new life we have received in Baptism. This journey of spiritual renewal in the footsteps of Christ also calls us to acknowledge and respond to the growing spiritual and material poverty in our midst. Specifically, it means consciously resisting the pressure of a culture which thinks it can do without God, where parents no longer teach their children to pray, where violence, poverty and social decay are taken for granted. May this Lent, then, be a time when, as individuals and communities, we heed the words of the Gospel, reflect on the mysteries of our faith, practice acts of penance and charity, and open our hearts ever more fully to God’s grace and to the needs of our brothers and sisters.
Pope Francis: Saluto tutti i pellegrini di lingua inglese presenti a questa Udienza, specialmente quelli provenienti da Malta, Danimarca, Svezia, Indonesia, Canada e Stati Uniti. A tutti auguro che il cammino quaresimale che oggi iniziamo ci porti alla gioia della Pasqua con cuori purificati e rinnovati dalla grazia dello Spirito Santo. Su voi e sulle vostre famiglie invoco la gioia e la pace in Cristo nostro Redentore!
Speaker: I greet all the English-speaking pilgrims present at today’s Audience, including those from Malta, Denmark, Sweden, Indonesia, Canada and the United States. May the Lenten journey we begin today bring us to Easter with hearts purified and renewed by the grace of the Holy Spirit. Upon you and your families I invoke joy and peace in Christ our Redeemer!
During this season, we are invited us to be more keenly aware “of the redemptive work of Christ,” and “to live out our Baptism with greater commitment.”
It was a theme taken up in the English-language summary of the Pope’s remarks:
“In these days the Church asks us to ponder with joy and gratitude God’s immense love revealed in the paschal mystery and to live ever more fully the new life we have received in Baptism. This journey of spiritual renewal in the footsteps of Christ also calls us to acknowledge and respond to the growing spiritual and material poverty in our midst.”
“Specifically, it means consciously resisting the pressure of a culture which thinks it can do without God, where parents no longer teach their children to pray, where violence, poverty and social decay are taken for granted.”
Pope Francis concluded his remarks by re-iterating the “essential elements” of Lent: “giving thanks to God for the mystery of his crucified love” along with “true faith, conversion, and an opening of the heart” to our brothers.
Listen to Christopher Wells report:
Below, please find the English language summary of Pope Francis’ catechesis at his weekly General Audience, with the Holy Father’s greetings for English-speaking pilgrims:
Today, Ash Wednesday, begins our Lenten journey of penance, prayer and conversion in preparation for the Church’s annual celebration of the saving mysteries of Christ’s passion, death and resurrection. In these days the Church asks us to ponder with joy and gratitude God’s immense love revealed in the paschal mystery and to live ever more fully the new life we have received in Baptism. This journey of spiritual renewal in the footsteps of Christ also calls us to acknowledge and respond to the growing spiritual and material poverty in our midst. Specifically, it means consciously resisting the pressure of a culture which thinks it can do without God, where parents no longer teach their children to pray, where violence, poverty and social decay are taken for granted. May this Lent, then, be a time when, as individuals and communities, we heed the words of the Gospel, reflect on the mysteries of our faith, practice acts of penance and charity, and open our hearts ever more fully to God’s grace and to the needs of our brothers and sisters.
Pope Francis: Saluto tutti i pellegrini di lingua inglese presenti a questa Udienza, specialmente quelli provenienti da Malta, Danimarca, Svezia, Indonesia, Canada e Stati Uniti. A tutti auguro che il cammino quaresimale che oggi iniziamo ci porti alla gioia della Pasqua con cuori purificati e rinnovati dalla grazia dello Spirito Santo. Su voi e sulle vostre famiglie invoco la gioia e la pace in Cristo nostro Redentore!
Speaker: I greet all the English-speaking pilgrims present at today’s Audience, including those from Malta, Denmark, Sweden, Indonesia, Canada and the United States. May the Lenten journey we begin today bring us to Easter with hearts purified and renewed by the grace of the Holy Spirit. Upon you and your families I invoke joy and peace in Christ our Redeemer! (Vatican Radio) In his General Audience on Wednesday, Pope Francis spoke about the importance of Lent as a time for each of us “to promote change and conversion” in our lives. Lent, the Pope said, should help us to get out of “the tired habits and lazy addictions to evil that deceive us.”
During this season, we are invited us to be more keenly aware “of the redemptive work of Christ,” and “to live out our Baptism with greater commitment.”
It was a theme taken up in the English-language summary of the Pope’s remarks:
“In these days the Church asks us to ponder with joy and gratitude God’s immense love revealed in the paschal mystery and to live ever more fully the new life we have received in Baptism. This journey of spiritual renewal in the footsteps of Christ also calls us to acknowledge and respond to the growing spiritual and material poverty in our midst.”
“Specifically, it means consciously resisting the pressure of a culture which thinks it can do without God, where parents no longer teach their children to pray, where violence, poverty and social decay are taken for granted.”
Pope Francis concluded his remarks by re-iterating the “essential elements” of Lent: “giving thanks to God for the mystery of his crucified love” along with “true faith, conversion, and an opening of the heart” to our brothers.
Listen to Christopher Wells report:
Below, please find the English language summary of Pope Francis’ catechesis at his weekly General Audience, with the Holy Father’s greetings for English-speaking pilgrims:
Today, Ash Wednesday, begins our Lenten journey of penance, prayer and conversion in preparation for the Church’s annual celebration of the saving mysteries of Christ’s passion, death and resurrection. In these days the Church asks us to ponder with joy and gratitude God’s immense love revealed in the paschal mystery and to live ever more fully the new life we have received in Baptism. This journey of spiritual renewal in the footsteps of Christ also calls us to acknowledge and respond to the growing spiritual and material poverty in our midst. Specifically, it means consciously resisting the pressure of a culture which thinks it can do without God, where parents no longer teach their children to pray, where violence, poverty and social decay are taken for granted. May this Lent, then, be a time when, as individuals and communities, we heed the words of the Gospel, reflect on the mysteries of our faith, practice acts of penance and charity, and open our hearts ever more fully to God’s grace and to the needs of our brothers and sisters.
Pope Francis: Saluto tutti i pellegrini di lingua inglese presenti a questa Udienza, specialmente quelli provenienti da Malta, Danimarca, Svezia, Indonesia, Canada e Stati Uniti. A tutti auguro che il cammino quaresimale che oggi iniziamo ci porti alla gioia della Pasqua con cuori purificati e rinnovati dalla grazia dello Spirito Santo. Su voi e sulle vostre famiglie invoco la gioia e la pace in Cristo nostro Redentore!
Speaker: I greet all the English-speaking pilgrims present at today’s Audience, including those from Malta, Denmark, Sweden, Indonesia, Canada and the United States. May the Lenten journey we begin today bring us to Easter with hearts purified and renewed by the grace of the Holy Spirit. Upon you and your families I invoke joy and peace in Christ our Redeemer!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thứ Tư Lễ Tro tại Sydney
Diệp Hải Dung
09:48 05/03/2014
Chiều thứ Tư 05/03/2014 rất đông đủ Giáo dân đã đến Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall tham dự Thánh lễ xức Tro do Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Bản Giám Mục Giáo Phận Ban Mê Thuột chủ tế.
Hình ảnh
Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời chào mừng Đức Giám Mục và đồng thời Cha giới thiệu Đức Giám Mục với moi người trong Giáo đoàn và Cha Giuse Trần Văn Phúc cũng thuộc Giáo Phận Ban Mê Thuột đã ưu ái đến thăm viếng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney. Đức Giám Mục ngỏ lời chào mừng Cha Tuyên Úy Trưởng và tất cả mọi người. Sau đó Đức Giám Mục cùng với Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm và Cha Trần Văn Phúc cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng hôm nay Đức Giám Mục nói về Thánh Phaolô Tông Đồ một người Pharisêu rất nhiệt tình bắt hại đạo và tìm đủ mọi cách để loại trừ Chúa Giêsu và những ai tin vào Ngài. Nhưng sau khi bị ngã ngựa trên đường đi Damas thì Thánh Phaolô đã thay đổi hẳn về chiều hướng của mình, từ một người bách hại đã mạnh mẽ trở nên tin vào Chúa Giêsu KiTô……...
Sau đó là Đức Giám Mục làm phép Tro và cử hành nghi thức xức Tro cho Giáo dân. Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục đã đến Giáo đoàn Georges Hall dâng Thánh lễ. Đồng thời Cha cũng mời gọi mọi người ngày thứ Tư 12/03/2014 đến Giáo Đoàn Lakemba tham dự buổi thuyết giảng tĩnh tâm của Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Bản và tham dự Thánh lễ giỗ cầu nguyện cho Cha Trương Bửu Diệp do Đức Giám Mục chủ tế.
Thánh lễ kết thúc, Đức Giám Mục đến Giáo đoàn Mt. Pritchard dâng Thánh lễ và Ngài chủ tế nghi thức xức Tro cho giáo dân tại Giáo đoàn Mt. Pritchard.
Hình ảnh
Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời chào mừng Đức Giám Mục và đồng thời Cha giới thiệu Đức Giám Mục với moi người trong Giáo đoàn và Cha Giuse Trần Văn Phúc cũng thuộc Giáo Phận Ban Mê Thuột đã ưu ái đến thăm viếng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney. Đức Giám Mục ngỏ lời chào mừng Cha Tuyên Úy Trưởng và tất cả mọi người. Sau đó Đức Giám Mục cùng với Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm và Cha Trần Văn Phúc cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng hôm nay Đức Giám Mục nói về Thánh Phaolô Tông Đồ một người Pharisêu rất nhiệt tình bắt hại đạo và tìm đủ mọi cách để loại trừ Chúa Giêsu và những ai tin vào Ngài. Nhưng sau khi bị ngã ngựa trên đường đi Damas thì Thánh Phaolô đã thay đổi hẳn về chiều hướng của mình, từ một người bách hại đã mạnh mẽ trở nên tin vào Chúa Giêsu KiTô……...
Sau đó là Đức Giám Mục làm phép Tro và cử hành nghi thức xức Tro cho Giáo dân. Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục đã đến Giáo đoàn Georges Hall dâng Thánh lễ. Đồng thời Cha cũng mời gọi mọi người ngày thứ Tư 12/03/2014 đến Giáo Đoàn Lakemba tham dự buổi thuyết giảng tĩnh tâm của Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Bản và tham dự Thánh lễ giỗ cầu nguyện cho Cha Trương Bửu Diệp do Đức Giám Mục chủ tế.
Thánh lễ kết thúc, Đức Giám Mục đến Giáo đoàn Mt. Pritchard dâng Thánh lễ và Ngài chủ tế nghi thức xức Tro cho giáo dân tại Giáo đoàn Mt. Pritchard.
Thư Mục Vụ mùa Chay của Đức Giám Mục giáo phận Phát Diệm
+Giám Mục Giuse Nguyễn Năng
20:29 05/03/2014
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sử dụng tâm lý học trong đào tạo linh mục – tu sĩ
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
11:46 05/03/2014
Sử dụng tâm lý học trong đào tạo linh mục – tu sĩ
Trước đây, Giáo Hội “sợ khoa học”, vì thế, cũng “sợ môn tâm lý học”. Thái độ đó đã thay đổi từ Công Đồng Vatican II khi Giáo Hội nhìn nhận vai trò của môn tâm lý học trong việc đào tạo linh mục: “Các tiêu chuẩn giáo dục Kitô giáo phải được nghiêm chỉnh tuân hành và bổ túc cách thích đáng nhờ việc sử dụng các phát minh mới mẻ của khoa tâm lý và khoa sư phạm lành mạnh. Vì thế, một nền giáo dục khéo tổ chức cũng phải nhằm huấn luyện cho các chủng sinh đạt được mức trưởng thành nhân bản cần thiết” (OT 11). Đây là sự mới mẻ của Công Đồng. Khoa tâm lý học chân chính và khỏe mạnh sẽ là một sự trợ giúp đáng kể cho công cuộc đào tạo linh mục trong Giáo Hội.
ĐỐI THOẠI GIỮA ĐỨC TIN VÀ KHOA HỌC HÀNH VI
Trọng tâm và đường hướng của Công Đồng Vatican II đã đưa tới những thay đổi đáng kể trong cách thức chuẩn bị cho tác vụ của Giáo Hội ở cả hai bình diện nội dung đào tạo và phương pháp. Điều này đã, đang và sẽ có những tác động sâu sắc trên chương trình đào tạo chủng sinh Công Giáo và chính cuộc sống của họ.
Một trong những thách đố mà Công Đồng nêu ra, đó là hình thành việc đối thoại giữa niềm tin tôn giáo và khoa học hành vi hiện đại ngõ hầu các Kitô hữu hiểu rõ hơn về niềm tin của mình và đáp trả ân sủng một cách xác tín. Đây là một chủ đề được quan tâm trong giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II:
“Nền thần học đương đại cần sự trợ giúp hỗ tương không chỉ từ triết học, nhưng còn từ khoa học, nhất là khoa học nhân văn, như là một mấu chốt để trả lời câu hỏi: Con người là gì? Vì thế, cần phải tổ chức các buổi hội thảo liên ngành với nhau trong các học viện thần học.”
Sắc lệnh Đào Tạo Linh Mục bàn về thách đố này bằng cách nhấn mạnh rằng các chiều kích trong chương trình đào tạo nên được thấm nhuần những đòi buộc mục vụ và đề xuất sử dụng khoa học hành vi để nâng cao tính hiệu quả của quá trình đào tạo. Điều này mang lại những gợi mở không những cho các nhà đào tạo linh mục tương lai trong các lĩnh vực mục vụ ơn gọi, tiến trình thẩm định, đào tạo mục vụ và tu đức, nội dung các chương trình thần học, mà còn cho việc canh tân liên lỉ hàng ngũ linh mục.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Công Đồng, rất nhiều văn bản đã ra đời để tận dụng các kiến thức chuyên sâu của khoa tâm lý hiện đại vào công tác đào tạo linh mục. Các văn bản của Hội Thánh sau Công Đồng trình bày những sự hiểu biết này, gồm có: Sacerdotalis Caelibatus (1967), Ratio Fundamentalis (1970), A Guide to Formation in Priestly Celibacy (1974), và đặc biệt Pastores Dabo Vobis (1992). Gần đây nhất, Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo công bố nhiều tài liệu: “Định hướng cho việc sử dụng hiểu biết tâm lý học trong việc tiếp nhận và trong việc đào luyện ứng sinh Linh mục” (30/10/2008) được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI phê chuẩn. Trong đó, Giáo Hội nhìn nhận rằng những sự hiểu biết tâm lý học có thể là một phương tiện hữu hiệu giúp cho việc trưởng thành nhân cách cũng như để phát triển những đức tính nhân bản của ứng sinh linh mục cho một sứ vụ quan trọng như thế.
ĐÁNH GIÁ CÁC ỨNG SINH
Tiến trình phân định ơn gọi là một trong những khía cạnh của quá trình đào tạo phải được hỗ trợ nhiều bởi việc áp dụng khoa tâm lý. Việc mục vụ ơn gọi linh mục của Giáo Hội phải đối diện với hai sứ vụ chính: chọn lọc và đào tạo. Trong Giáo Hội, đó đây vẫn thấy trong các phương pháp áp dụng cho việc đào tạo, quá trình quan trọng giúp đánh giá và thẩm định ứng sinh lại bị xem thường.
Mặc dù trên thực tế, phần lớn các văn kiện quan trọng về đào tạo linh mục và tu sĩ trong 50 năm qua nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá kỹ càng các ứng sinh, dường như vẫn còn có những dè dặt và nghi ngại trong một chừng mực nào đó. Thực tế cho thấy luôn có những hình thức sàng lọc ứng sinh. Có sự thay đổi trong thời gian qua khi Giáo Hội khi đưa vào giáo huấn quả quyết này: “Chọn lọc phải được thực hiện đồng thời với khoa phân tích tâm lý hiện đại mà không bỏ qua quan điểm của các yếu tố siêu nhiên và của sự phức tạp của các ảnh hưởng nhân linh lên mỗi nhân vị.” Nhờ đó khoa phân định ơn gọi đã có tổ chức tốt hơn và kĩ lưỡng hơn.
Thông thường, bề trên các chủng viện sẽ nại đến sự giúp đỡ của các chuyên gia chỉ khi ứng sinh gặp khủng hoảng ơn gọi thật sự. Thường là trước khi chịu chức hoặc tuyên khấn tạm. Vì thế, khả năng đưa ra một sự can thiệp cách hiệu quả trong những tình huống như vậy là rất hạn chế.
Để giúp việc đào tạo các ứng sinh có hiệu quả tốt, việc đánh giá kỹ càng các ứng sinh trước khi nhận họ vào chủng viện là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Điều này sẽ “bảo vệ lợi ích của đương sự theo đuổi ơn gọi và của cả chủng viện, học viện và các hội dòng mà người đó muốn thuộc về;” và như vậy có thể sớm nhận dạng các vấn đề nổi trội của ơn gọi trong quá trình đào tạo.
Trong Thư Mục Vụ về Đào Tạo Linh Mục (1979), các giám mục địa phận New England (Hoa Kỳ) bàn về tầm quan trọng của việc phân định ơn gọi. Các giám mục chỉ ra vai trò và làm rõ trách vụ của những người liên quan đến sứ vụ đào tạo này. Các ngài đã chỉ ra 3 “giai đoạn” chính, nói cách khác là các “cơ hội” đặc biệt cho việc phân định ơn gọi. Giai đoạn đầu tiên đó là việc đồng hành ơn gọi và quá trình thâu nhận cách thận trọng. Giai đoạn thứ hai là các đánh giá khác nhau về ứng sinh trong suốt thời gian học ở chủng viện. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn phân định đưa đến một khuôn mẫu trưởng thành trên đường nhân đức sau quá trình hai năm đào tạo. Hai giai đoạn đầu thuộc “tòa ngoài” và các yếu tố khách quan, giai đoạn thứ ba gắn liền với “tòa trong”. Cả tòa trong và tòa ngoài đều có những chức năng cần thiết trong việc phận định chính xác ơn gọi trong Giáo Hội.
ĐÀO TẠO CĂN TÍNH LINH MỤC
Thông thường, một ứng sinh sẽ đạt được một số kỹ năng và cảm thức về khả năng mục vụ sau thời gian đào tạo ở chủng viện. Tuy nhiên, vượt trên cả điều này là sự đòi buộc của một sứ vụ ưu việt hơn. Trên thực tế, chính điều này cấu thành mục tiêu chung của toàn bộ quá trình đào tạo, đó là giúp mỗi chủng sinh thiết lập quan niệm chắc chắn về căn tính linh mục, ngõ hầu sự hiện diện toàn bộ con người của chủng sinh được bén rễ từ mối tương quan sâu sắc với Đức Kitô Linh mục và Mục tử.
Các cuộc hội thảo trên thế giới để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục 1990 đã làm nổi bật nhu cầu xác minh căn tính và sứ vụ của linh mục trong thế giới đương đại. Các nghị phụ nhận thấy đây là tiền đề quan trọng trong việc nỗ lực phác thảo một kế hoạch tổng thể cho công cuộc đào tạo linh mục. Cảm thức này đã được phản ánh trong nội dung của Tông Huấn Pastores Dabo Vobis.
Rõ ràng, việc xác định căn tính và sứ vụ linh mục là công việc của khoa thần học, của cầu nguyện và của phân định thiêng liêng. Tuy nhiên, đóng góp đặc thù của khoa học hành vi là chuyển tải các tư tưởng triết học và tín lý thành các khái niệm thực nghiệm, nhờ sự can thiệp của y học và kinh nghiệm, biến chúng thành các quá trình liên quan đến sự trưởng thành và phát triển con người.
Khái niệm “căn tính linh mục” được hiểu chính xác là gì? Nó không mấy liên hệ tới các hành vi ứng xử bên ngoài, tới các địa vị hay tới thực tiễn. Nó cũng không có nghĩa là đảm trách một vai trò nào đó trong Giáo Hội. Và cũng không phải là một vấn đề của tinh thần tôn giáo.
Người linh mục tìm thấy căn tính đích thực của mình khi toàn bộ đời sống trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Điều này được củng cố và hun đúc nhờ sự siêng năng cầu nguyện, lựa chọn mỗi ngày và hành động cụ thể. Sự đồng hình đồng dạng tâm hồn và con tim theo khuôn mẫu Đức Kitô của các chủng sinh được biến đổi qua bí tích Truyền Chức. Bí tích này làm cho người ứng sinh trở nên “hình ảnh trong suốt và sống động của Đức Kitô Mục Tử”; người “tìm gặp trọn vẹn sự thật về căn tính của mình trong sự kiện mình tham dự một cách loại biệt vào Đức Kitô và nối tiếp chính Đức Kitô.”
Sự đồng hình đồng dạng của một nhân vị với nhân tính của Đức Kitô chỉ có thể có khi toàn bộ chương trình đào tạo chủng viện được kết cấu một cách hệ thống và có chủ ý, nhằm cổ võ quá trình tiếp thu các giá trị “quy thiên” làm nền tảng cho toàn bộ đời sống con người. Việc xem nhẹ vấn đề này sẽ khiến các linh mục tương lai dễ bị tổn thương ơn gọi và có xu hướng chú tâm nhiều đến địa vị và bị phân mảng bởi các vai trò.
Một căn tính linh mục sống động là kết quả tất yếu của quá trình tiệm tiến trở thành của người chủng sinh, khi người đó từng bước hiến dâng cuộc đời cho Chúa, trong tương quan ngày càng thân mật với Đức Kitô. Điều này trái ngược với căn tính “giả” của những người chưa trưởng thành, hay căn tính bị ảnh hưởng bởi các thiếu hụt trầm trọng. Đôi khi cái lốt đạo đức che đậy sự trống rỗng bên trong có thể được ngụy trang bởi sự rập khuôn hình thức, hoạt động nhóm hay tham gia các vấn đề “không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới”. Thay vì phát triển căn tính linh mục đích thực thì lại là một “vật tế thần” rỗng tuếch, giả hình và luôn luôn “khoác vào” một cái áo choàng; căn tính mà đáng lẽ ra phải trở thành mối tương quan định hình từ các giá trị nền tảng chắc chắn, và phải được thủ đắc một cách từ từ. Vì thế, cần lột bỏ mọi hình thức của chủ nghĩa duy hình thức, đeo mặt nạ và lối đạo đức giả trong đào tạo, để hướng đến việc đào tạo căn tính đích thực của ứng sinh linh mục.
ĐÀO TẠO ĐỘC THÂN LINH MỤC
Tông Huấn Pastores Dabo Vobis đưa ra một khẳng định rõ ràng về đường hướng của Giáo Hội là duy trì bậc sống độc thân của linh mục. Điều này trình bày đầy đủ tư tưởng của các nghị phụ (xem luận đề số 11). Độc thân không chỉ đơn thuần là một đòi buộc pháp lý, một điều kiện khách quan cho việc phong chức linh mục, mà nó còn liên kết chặt chẽ với quá trình nên giống như Đức Kitô của mỗi một ứng sinh.
Ở nhiều vùng trên thế giới, ước nguyện sống độc thân vì Nước Trời thường không được cảm thông và chia sẻ, một số nơi còn bị phản đối. Ngay cả trong Giáo Hội, vẫn còn nhiều người cho rằng độc thân là không thể hay ít nhiều nó giới hạn sự phát triển toàn vẹn con người. Chính trong bối cảnh xã hội và Giáo Hội như vậy, các chủng viện phải nỗ lực để chuẩn bị một cách kĩ lưỡng cho các ứng sinh về đời sống độc thân linh mục.
Mối tương quan sâu sắc giữa cơ cấu bản thể nhân vị và hành vi ân sủng được tỏ lộ rõ nhất qua việc đào tạo độc thân. Một đàng đời sống thiêng liêng căn bản lệ thuộc vào ân sủng trong mầu nhiệm của nó, đàng khác ân sủng được diễn tả trong và qua cơ cấu tinh thần. Ân sủng không phá hủy tự nhiên.
Khoa học hành vi chỉ ra một vài nhân tố liên quan đến sự trưởng thành tình cảm, cũng như ý nghĩa của nó đối với đời sống độc thân. Với bảng dẫn chứng khoa học vững chắc, người ta chỉ ra mối tương tác chặt chẽ giữa mức độ trưởng thành tình cảm của một người với khả năng tự do chọn sống đời sống độc thân của anh ta.
Nghiên cứu của L.M. Rulla Sj, chẳng hạn , đã cho thấy rằng những người hướng ngoại thường có xu hướng tâm dục mạnh (psychosexual). Điều này đòi buộc, nhờ ân sủng, một sự biến đổi nội tâm trên cả hai chiều kích nhân bản và tu đức. Ngược lại, những người gặp thất bại trong việc nhận dạng các nhu cầu vô thức, lạc điệu trong các giá trị ơn gọi, sẽ trải qua rất nhiều căng thẳng về tâm lý tính dục. Nếu tình trạng này kéo dài, những ứng sinh này có nguy cơ tổn thương ơn gọi và mất dần tính hiệu quả trong mục vụ.
Cha Rulla vạch rõ các ứng dụng của vấn đề này trên phạm vi đào tạo chủng viện và các hội dòng. Cha cũng đưa ra khuôn mẫu mới cho một nhà đào tạo, người có đủ trình độ chuyên môn để có thể giúp các ứng sinh giải quyết các chướng ngại vô thức, từ đó ngăn ngừa một cách có hiệu quả một bộ phận lớn ứng sinh cá nhân hóa ơn gọi của mình.
ĐÁNH GIÁ VỀ KHOA TÂM LÝ TRONG ĐÀO TẠO CHỦNG VIỆN
Đã hơn 50 năm kể từ ngày Công Đồng Vatican II kêu gọi sử dụng khôn ngoan khoa khoa học nhân văn và tâm lý như một phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo linh mục và tu sĩ. Chúng ta đã có những đánh giá nào về cách thức mà khoa tâm lý học sử dụng để đóng góp vào công việc đào tạo linh mục tu sĩ trong suốt thời gian qua?
Trước hết, tầm quan trọng của tâm lý học đã dần dần được các nhà đào tạo nhìn nhận. Mối tương quan mật thiết giữa đào tạo tu đức và đào tạo nhân bản là một trong những nguyên tắc chính được đề cập trong Tông Huấn Pastores Dabo Vobis. Tông Huấn bàn luận một vài lĩnh vực cụ thể, ở đó, kiến thức của khoa học tâm lý học đã giúp ích nhiều cho Giáo Hội trong công tác đào tạo các linh mục tương lai.
Thứ hai, phải thành thật thừa nhận rằng không phải mọi thứ được thực hiện với cái mác tâm lý học đều có lợi cho việc đào tạo. Đã có những bằng chứng xác thực cho thấy đã xuất hiện việc áp dụng khoa tâm lý học vào đào tạo linh mục và tu sĩ một cách bừa bãi và thiếu tính phê bình trong thời gian gần đây.
Trong bài nói chuyện với Tòa Thượng Phẩm Rôma (05/02/1987), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chỉ ra những mối nguy hại tới Đức Tin phát xuất từ việc tán thành thiếu phê phán các định đề cơ bản của một vài ngành tâm lý hiện đại. Xét cho cùng, các ngành này về cơ bản đi ngược lại với lập trường Kitô giáo về đời sống và vận mệnh con người. Việc đào tạo linh mục thành công hay thất bại tùy thuộc vào các nguyên tắc nhân chủng học mà nó căn cứ vào. Khi các nguyên tắc đó mơ hồ, thậm chí tệ hơn, không khớp nhau, kết quả sẽ không là gì ngoài những thứ có xu hướng liên hệ tới vài ngành nhân chủng khác. Chúng không thật sự hòa điệu với mục tiêu của chương trình đào tạo chủng viện.
Các ngành tâm lý nhân văn của C. Rogers và A. Maslow cung cấp một minh chứng bổ ích. Có thể hữu ích trong vài bối cảnh nhất định, các ngành tâm lý này chưa thật thích hợp là nền tảng của giáo dục Kitô giáo. Tuy nhiên, chúng đã đang và sẽ “vươn mình” trở thành một cơ sở trong chương trình đào tạo linh mục và tu sĩ. Bất cứ ngành nhân chủng nào xem việc tự hoàn thiện và tự khẳng định mình như là mục tiêu trực tiếp của cuộc sống con người thì nó tương phản biện chứng với Phúc Âm. Mà Phúc Âm này đòi buộc các tín hữu rập đời sống mình theo các giá trị mạc khải khách quan và cho một đời sống tự siêu việt cá vị.
Phải nhắc lại, một vài chương trình đào tạo tu sĩ “hợp thời” đến độ có cảm tưởng chúng có nhiều điểm tương đồng với các triết gia Thời Đại Mới (New Age) hơn là với công trình cứu độ của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc. Chính Người tác động vào nhân cách các tín hữu một biến chuyển không ngừng nhờ quyền năng của ân sủng.
Thứ ba, nhiều học viện đào tạo đã có tham vọng tận dụng thành quả của khoa học hành vi, trong khi vẫn chưa có sự am hiểu tương xứng về độ phức tạp của sự đối thoại liên ngành với nhau đích thực. Cũng như chưa nỗ lực đủ để chuẩn bị cho các nhà đào tạo các kỹ năng cần thiết để tiến sâu và xa hơn trong lĩnh vực này.
Một kết cục đáng buồn của điều này là xu hướng thay thế linh đạo Công Giáo bằng một vài dạng tâm lý học “nổ”. Dễ bắt gặp một vài nhà đào tạo kém cỏi lại đảm trách các hoạt động giáo dục mà thực tế các hoạt động này không hề có chỗ đứng trong dòng chảy tâm lý học hiên đại. Kết quả méo mó này chẳng khác gì là một dạng chủ nghĩa tương đối liên quan tới các giá trị nền tảng của ơn gọi linh mục.
Hơn nữa, một sự “ngây ngô” về phương pháp thể hiện trong chủ nghĩa “chiết trung” một chiều là đặc điểm chính của nhiều các chương trình đào tạo từ Vatican II. Khi thiếu đi một nền nhân học nhất quán, một nền nhân học đưa ra được một tầm nhìn rõ ràng về quá trình đào tạo và các yếu tố hợp thành, phần lớn các nhà đào tạo phải “cậy” tới một sự chắp vá các phương thức tiếp cận và các kỹ năng – thường được rút ra từ các ngành nhân học lung tung, thậm chí từ nền nhân học tương phản. Thông thường, người ta trông chờ các nhà đào tạo làm việc theo “nhóm”, tuy nhiên, các nhóm này dường như không có sự liên kết nội tại, vì thế dẫn tới thất bại trong việc đưa ra lối tiếp cận toàn vẹn cho đào tạo. Điều này không thể biện minh bằng thuyết đa nguyên, vì kết quả của nó đem lại cho ứng sinh là sự bối rối, mâu thuẫn và giằng xé; và thay vì kích thích sự lớn lên ơn gọi của họ lại làm cho nó nên lụi tàn.
KẾT LUẬN
Ân sủng không phá hủy tự nhiên. Cả hai hỗ trợ và nâng đỡ nhau. Khoa tâm lý học chân chính sẽ là một sự trợ giúp hữu ích cho công tác đào tạo con người như giúp thụ huấn sinh hiểu biết chính mình, nhận biết những yếu tố tự nhiên, các khuynh hướng, nhu cầu, tình cảm, nhân cách, động lực thúc đẩy của họ... Vì thế, các chủng viện và các dòng tu cần có sự mở rộng phạm vi và phương pháp huấn luyện nhằm giúp tránh lối đào tạo “duy tu đức”. Đồng thời cũng phải biết ứng dụng khoa lý học một cách khôn ngoan, đúng chức năng và phạm vi của nó để tránh tình trạng “duy tâm lý” trong đào tạo.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
Trước đây, Giáo Hội “sợ khoa học”, vì thế, cũng “sợ môn tâm lý học”. Thái độ đó đã thay đổi từ Công Đồng Vatican II khi Giáo Hội nhìn nhận vai trò của môn tâm lý học trong việc đào tạo linh mục: “Các tiêu chuẩn giáo dục Kitô giáo phải được nghiêm chỉnh tuân hành và bổ túc cách thích đáng nhờ việc sử dụng các phát minh mới mẻ của khoa tâm lý và khoa sư phạm lành mạnh. Vì thế, một nền giáo dục khéo tổ chức cũng phải nhằm huấn luyện cho các chủng sinh đạt được mức trưởng thành nhân bản cần thiết” (OT 11). Đây là sự mới mẻ của Công Đồng. Khoa tâm lý học chân chính và khỏe mạnh sẽ là một sự trợ giúp đáng kể cho công cuộc đào tạo linh mục trong Giáo Hội.
ĐỐI THOẠI GIỮA ĐỨC TIN VÀ KHOA HỌC HÀNH VI
Trọng tâm và đường hướng của Công Đồng Vatican II đã đưa tới những thay đổi đáng kể trong cách thức chuẩn bị cho tác vụ của Giáo Hội ở cả hai bình diện nội dung đào tạo và phương pháp. Điều này đã, đang và sẽ có những tác động sâu sắc trên chương trình đào tạo chủng sinh Công Giáo và chính cuộc sống của họ.
Một trong những thách đố mà Công Đồng nêu ra, đó là hình thành việc đối thoại giữa niềm tin tôn giáo và khoa học hành vi hiện đại ngõ hầu các Kitô hữu hiểu rõ hơn về niềm tin của mình và đáp trả ân sủng một cách xác tín. Đây là một chủ đề được quan tâm trong giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II:
“Nền thần học đương đại cần sự trợ giúp hỗ tương không chỉ từ triết học, nhưng còn từ khoa học, nhất là khoa học nhân văn, như là một mấu chốt để trả lời câu hỏi: Con người là gì? Vì thế, cần phải tổ chức các buổi hội thảo liên ngành với nhau trong các học viện thần học.”
Sắc lệnh Đào Tạo Linh Mục bàn về thách đố này bằng cách nhấn mạnh rằng các chiều kích trong chương trình đào tạo nên được thấm nhuần những đòi buộc mục vụ và đề xuất sử dụng khoa học hành vi để nâng cao tính hiệu quả của quá trình đào tạo. Điều này mang lại những gợi mở không những cho các nhà đào tạo linh mục tương lai trong các lĩnh vực mục vụ ơn gọi, tiến trình thẩm định, đào tạo mục vụ và tu đức, nội dung các chương trình thần học, mà còn cho việc canh tân liên lỉ hàng ngũ linh mục.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Công Đồng, rất nhiều văn bản đã ra đời để tận dụng các kiến thức chuyên sâu của khoa tâm lý hiện đại vào công tác đào tạo linh mục. Các văn bản của Hội Thánh sau Công Đồng trình bày những sự hiểu biết này, gồm có: Sacerdotalis Caelibatus (1967), Ratio Fundamentalis (1970), A Guide to Formation in Priestly Celibacy (1974), và đặc biệt Pastores Dabo Vobis (1992). Gần đây nhất, Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo công bố nhiều tài liệu: “Định hướng cho việc sử dụng hiểu biết tâm lý học trong việc tiếp nhận và trong việc đào luyện ứng sinh Linh mục” (30/10/2008) được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI phê chuẩn. Trong đó, Giáo Hội nhìn nhận rằng những sự hiểu biết tâm lý học có thể là một phương tiện hữu hiệu giúp cho việc trưởng thành nhân cách cũng như để phát triển những đức tính nhân bản của ứng sinh linh mục cho một sứ vụ quan trọng như thế.
ĐÁNH GIÁ CÁC ỨNG SINH
Tiến trình phân định ơn gọi là một trong những khía cạnh của quá trình đào tạo phải được hỗ trợ nhiều bởi việc áp dụng khoa tâm lý. Việc mục vụ ơn gọi linh mục của Giáo Hội phải đối diện với hai sứ vụ chính: chọn lọc và đào tạo. Trong Giáo Hội, đó đây vẫn thấy trong các phương pháp áp dụng cho việc đào tạo, quá trình quan trọng giúp đánh giá và thẩm định ứng sinh lại bị xem thường.
Mặc dù trên thực tế, phần lớn các văn kiện quan trọng về đào tạo linh mục và tu sĩ trong 50 năm qua nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá kỹ càng các ứng sinh, dường như vẫn còn có những dè dặt và nghi ngại trong một chừng mực nào đó. Thực tế cho thấy luôn có những hình thức sàng lọc ứng sinh. Có sự thay đổi trong thời gian qua khi Giáo Hội khi đưa vào giáo huấn quả quyết này: “Chọn lọc phải được thực hiện đồng thời với khoa phân tích tâm lý hiện đại mà không bỏ qua quan điểm của các yếu tố siêu nhiên và của sự phức tạp của các ảnh hưởng nhân linh lên mỗi nhân vị.” Nhờ đó khoa phân định ơn gọi đã có tổ chức tốt hơn và kĩ lưỡng hơn.
Thông thường, bề trên các chủng viện sẽ nại đến sự giúp đỡ của các chuyên gia chỉ khi ứng sinh gặp khủng hoảng ơn gọi thật sự. Thường là trước khi chịu chức hoặc tuyên khấn tạm. Vì thế, khả năng đưa ra một sự can thiệp cách hiệu quả trong những tình huống như vậy là rất hạn chế.
Để giúp việc đào tạo các ứng sinh có hiệu quả tốt, việc đánh giá kỹ càng các ứng sinh trước khi nhận họ vào chủng viện là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Điều này sẽ “bảo vệ lợi ích của đương sự theo đuổi ơn gọi và của cả chủng viện, học viện và các hội dòng mà người đó muốn thuộc về;” và như vậy có thể sớm nhận dạng các vấn đề nổi trội của ơn gọi trong quá trình đào tạo.
Trong Thư Mục Vụ về Đào Tạo Linh Mục (1979), các giám mục địa phận New England (Hoa Kỳ) bàn về tầm quan trọng của việc phân định ơn gọi. Các giám mục chỉ ra vai trò và làm rõ trách vụ của những người liên quan đến sứ vụ đào tạo này. Các ngài đã chỉ ra 3 “giai đoạn” chính, nói cách khác là các “cơ hội” đặc biệt cho việc phân định ơn gọi. Giai đoạn đầu tiên đó là việc đồng hành ơn gọi và quá trình thâu nhận cách thận trọng. Giai đoạn thứ hai là các đánh giá khác nhau về ứng sinh trong suốt thời gian học ở chủng viện. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn phân định đưa đến một khuôn mẫu trưởng thành trên đường nhân đức sau quá trình hai năm đào tạo. Hai giai đoạn đầu thuộc “tòa ngoài” và các yếu tố khách quan, giai đoạn thứ ba gắn liền với “tòa trong”. Cả tòa trong và tòa ngoài đều có những chức năng cần thiết trong việc phận định chính xác ơn gọi trong Giáo Hội.
ĐÀO TẠO CĂN TÍNH LINH MỤC
Thông thường, một ứng sinh sẽ đạt được một số kỹ năng và cảm thức về khả năng mục vụ sau thời gian đào tạo ở chủng viện. Tuy nhiên, vượt trên cả điều này là sự đòi buộc của một sứ vụ ưu việt hơn. Trên thực tế, chính điều này cấu thành mục tiêu chung của toàn bộ quá trình đào tạo, đó là giúp mỗi chủng sinh thiết lập quan niệm chắc chắn về căn tính linh mục, ngõ hầu sự hiện diện toàn bộ con người của chủng sinh được bén rễ từ mối tương quan sâu sắc với Đức Kitô Linh mục và Mục tử.
Các cuộc hội thảo trên thế giới để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục 1990 đã làm nổi bật nhu cầu xác minh căn tính và sứ vụ của linh mục trong thế giới đương đại. Các nghị phụ nhận thấy đây là tiền đề quan trọng trong việc nỗ lực phác thảo một kế hoạch tổng thể cho công cuộc đào tạo linh mục. Cảm thức này đã được phản ánh trong nội dung của Tông Huấn Pastores Dabo Vobis.
Rõ ràng, việc xác định căn tính và sứ vụ linh mục là công việc của khoa thần học, của cầu nguyện và của phân định thiêng liêng. Tuy nhiên, đóng góp đặc thù của khoa học hành vi là chuyển tải các tư tưởng triết học và tín lý thành các khái niệm thực nghiệm, nhờ sự can thiệp của y học và kinh nghiệm, biến chúng thành các quá trình liên quan đến sự trưởng thành và phát triển con người.
Khái niệm “căn tính linh mục” được hiểu chính xác là gì? Nó không mấy liên hệ tới các hành vi ứng xử bên ngoài, tới các địa vị hay tới thực tiễn. Nó cũng không có nghĩa là đảm trách một vai trò nào đó trong Giáo Hội. Và cũng không phải là một vấn đề của tinh thần tôn giáo.
Người linh mục tìm thấy căn tính đích thực của mình khi toàn bộ đời sống trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Điều này được củng cố và hun đúc nhờ sự siêng năng cầu nguyện, lựa chọn mỗi ngày và hành động cụ thể. Sự đồng hình đồng dạng tâm hồn và con tim theo khuôn mẫu Đức Kitô của các chủng sinh được biến đổi qua bí tích Truyền Chức. Bí tích này làm cho người ứng sinh trở nên “hình ảnh trong suốt và sống động của Đức Kitô Mục Tử”; người “tìm gặp trọn vẹn sự thật về căn tính của mình trong sự kiện mình tham dự một cách loại biệt vào Đức Kitô và nối tiếp chính Đức Kitô.”
Sự đồng hình đồng dạng của một nhân vị với nhân tính của Đức Kitô chỉ có thể có khi toàn bộ chương trình đào tạo chủng viện được kết cấu một cách hệ thống và có chủ ý, nhằm cổ võ quá trình tiếp thu các giá trị “quy thiên” làm nền tảng cho toàn bộ đời sống con người. Việc xem nhẹ vấn đề này sẽ khiến các linh mục tương lai dễ bị tổn thương ơn gọi và có xu hướng chú tâm nhiều đến địa vị và bị phân mảng bởi các vai trò.
Một căn tính linh mục sống động là kết quả tất yếu của quá trình tiệm tiến trở thành của người chủng sinh, khi người đó từng bước hiến dâng cuộc đời cho Chúa, trong tương quan ngày càng thân mật với Đức Kitô. Điều này trái ngược với căn tính “giả” của những người chưa trưởng thành, hay căn tính bị ảnh hưởng bởi các thiếu hụt trầm trọng. Đôi khi cái lốt đạo đức che đậy sự trống rỗng bên trong có thể được ngụy trang bởi sự rập khuôn hình thức, hoạt động nhóm hay tham gia các vấn đề “không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới”. Thay vì phát triển căn tính linh mục đích thực thì lại là một “vật tế thần” rỗng tuếch, giả hình và luôn luôn “khoác vào” một cái áo choàng; căn tính mà đáng lẽ ra phải trở thành mối tương quan định hình từ các giá trị nền tảng chắc chắn, và phải được thủ đắc một cách từ từ. Vì thế, cần lột bỏ mọi hình thức của chủ nghĩa duy hình thức, đeo mặt nạ và lối đạo đức giả trong đào tạo, để hướng đến việc đào tạo căn tính đích thực của ứng sinh linh mục.
ĐÀO TẠO ĐỘC THÂN LINH MỤC
Tông Huấn Pastores Dabo Vobis đưa ra một khẳng định rõ ràng về đường hướng của Giáo Hội là duy trì bậc sống độc thân của linh mục. Điều này trình bày đầy đủ tư tưởng của các nghị phụ (xem luận đề số 11). Độc thân không chỉ đơn thuần là một đòi buộc pháp lý, một điều kiện khách quan cho việc phong chức linh mục, mà nó còn liên kết chặt chẽ với quá trình nên giống như Đức Kitô của mỗi một ứng sinh.
Ở nhiều vùng trên thế giới, ước nguyện sống độc thân vì Nước Trời thường không được cảm thông và chia sẻ, một số nơi còn bị phản đối. Ngay cả trong Giáo Hội, vẫn còn nhiều người cho rằng độc thân là không thể hay ít nhiều nó giới hạn sự phát triển toàn vẹn con người. Chính trong bối cảnh xã hội và Giáo Hội như vậy, các chủng viện phải nỗ lực để chuẩn bị một cách kĩ lưỡng cho các ứng sinh về đời sống độc thân linh mục.
Mối tương quan sâu sắc giữa cơ cấu bản thể nhân vị và hành vi ân sủng được tỏ lộ rõ nhất qua việc đào tạo độc thân. Một đàng đời sống thiêng liêng căn bản lệ thuộc vào ân sủng trong mầu nhiệm của nó, đàng khác ân sủng được diễn tả trong và qua cơ cấu tinh thần. Ân sủng không phá hủy tự nhiên.
Khoa học hành vi chỉ ra một vài nhân tố liên quan đến sự trưởng thành tình cảm, cũng như ý nghĩa của nó đối với đời sống độc thân. Với bảng dẫn chứng khoa học vững chắc, người ta chỉ ra mối tương tác chặt chẽ giữa mức độ trưởng thành tình cảm của một người với khả năng tự do chọn sống đời sống độc thân của anh ta.
Nghiên cứu của L.M. Rulla Sj, chẳng hạn , đã cho thấy rằng những người hướng ngoại thường có xu hướng tâm dục mạnh (psychosexual). Điều này đòi buộc, nhờ ân sủng, một sự biến đổi nội tâm trên cả hai chiều kích nhân bản và tu đức. Ngược lại, những người gặp thất bại trong việc nhận dạng các nhu cầu vô thức, lạc điệu trong các giá trị ơn gọi, sẽ trải qua rất nhiều căng thẳng về tâm lý tính dục. Nếu tình trạng này kéo dài, những ứng sinh này có nguy cơ tổn thương ơn gọi và mất dần tính hiệu quả trong mục vụ.
Cha Rulla vạch rõ các ứng dụng của vấn đề này trên phạm vi đào tạo chủng viện và các hội dòng. Cha cũng đưa ra khuôn mẫu mới cho một nhà đào tạo, người có đủ trình độ chuyên môn để có thể giúp các ứng sinh giải quyết các chướng ngại vô thức, từ đó ngăn ngừa một cách có hiệu quả một bộ phận lớn ứng sinh cá nhân hóa ơn gọi của mình.
ĐÁNH GIÁ VỀ KHOA TÂM LÝ TRONG ĐÀO TẠO CHỦNG VIỆN
Đã hơn 50 năm kể từ ngày Công Đồng Vatican II kêu gọi sử dụng khôn ngoan khoa khoa học nhân văn và tâm lý như một phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo linh mục và tu sĩ. Chúng ta đã có những đánh giá nào về cách thức mà khoa tâm lý học sử dụng để đóng góp vào công việc đào tạo linh mục tu sĩ trong suốt thời gian qua?
Trước hết, tầm quan trọng của tâm lý học đã dần dần được các nhà đào tạo nhìn nhận. Mối tương quan mật thiết giữa đào tạo tu đức và đào tạo nhân bản là một trong những nguyên tắc chính được đề cập trong Tông Huấn Pastores Dabo Vobis. Tông Huấn bàn luận một vài lĩnh vực cụ thể, ở đó, kiến thức của khoa học tâm lý học đã giúp ích nhiều cho Giáo Hội trong công tác đào tạo các linh mục tương lai.
Thứ hai, phải thành thật thừa nhận rằng không phải mọi thứ được thực hiện với cái mác tâm lý học đều có lợi cho việc đào tạo. Đã có những bằng chứng xác thực cho thấy đã xuất hiện việc áp dụng khoa tâm lý học vào đào tạo linh mục và tu sĩ một cách bừa bãi và thiếu tính phê bình trong thời gian gần đây.
Trong bài nói chuyện với Tòa Thượng Phẩm Rôma (05/02/1987), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chỉ ra những mối nguy hại tới Đức Tin phát xuất từ việc tán thành thiếu phê phán các định đề cơ bản của một vài ngành tâm lý hiện đại. Xét cho cùng, các ngành này về cơ bản đi ngược lại với lập trường Kitô giáo về đời sống và vận mệnh con người. Việc đào tạo linh mục thành công hay thất bại tùy thuộc vào các nguyên tắc nhân chủng học mà nó căn cứ vào. Khi các nguyên tắc đó mơ hồ, thậm chí tệ hơn, không khớp nhau, kết quả sẽ không là gì ngoài những thứ có xu hướng liên hệ tới vài ngành nhân chủng khác. Chúng không thật sự hòa điệu với mục tiêu của chương trình đào tạo chủng viện.
Các ngành tâm lý nhân văn của C. Rogers và A. Maslow cung cấp một minh chứng bổ ích. Có thể hữu ích trong vài bối cảnh nhất định, các ngành tâm lý này chưa thật thích hợp là nền tảng của giáo dục Kitô giáo. Tuy nhiên, chúng đã đang và sẽ “vươn mình” trở thành một cơ sở trong chương trình đào tạo linh mục và tu sĩ. Bất cứ ngành nhân chủng nào xem việc tự hoàn thiện và tự khẳng định mình như là mục tiêu trực tiếp của cuộc sống con người thì nó tương phản biện chứng với Phúc Âm. Mà Phúc Âm này đòi buộc các tín hữu rập đời sống mình theo các giá trị mạc khải khách quan và cho một đời sống tự siêu việt cá vị.
Phải nhắc lại, một vài chương trình đào tạo tu sĩ “hợp thời” đến độ có cảm tưởng chúng có nhiều điểm tương đồng với các triết gia Thời Đại Mới (New Age) hơn là với công trình cứu độ của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc. Chính Người tác động vào nhân cách các tín hữu một biến chuyển không ngừng nhờ quyền năng của ân sủng.
Thứ ba, nhiều học viện đào tạo đã có tham vọng tận dụng thành quả của khoa học hành vi, trong khi vẫn chưa có sự am hiểu tương xứng về độ phức tạp của sự đối thoại liên ngành với nhau đích thực. Cũng như chưa nỗ lực đủ để chuẩn bị cho các nhà đào tạo các kỹ năng cần thiết để tiến sâu và xa hơn trong lĩnh vực này.
Một kết cục đáng buồn của điều này là xu hướng thay thế linh đạo Công Giáo bằng một vài dạng tâm lý học “nổ”. Dễ bắt gặp một vài nhà đào tạo kém cỏi lại đảm trách các hoạt động giáo dục mà thực tế các hoạt động này không hề có chỗ đứng trong dòng chảy tâm lý học hiên đại. Kết quả méo mó này chẳng khác gì là một dạng chủ nghĩa tương đối liên quan tới các giá trị nền tảng của ơn gọi linh mục.
Hơn nữa, một sự “ngây ngô” về phương pháp thể hiện trong chủ nghĩa “chiết trung” một chiều là đặc điểm chính của nhiều các chương trình đào tạo từ Vatican II. Khi thiếu đi một nền nhân học nhất quán, một nền nhân học đưa ra được một tầm nhìn rõ ràng về quá trình đào tạo và các yếu tố hợp thành, phần lớn các nhà đào tạo phải “cậy” tới một sự chắp vá các phương thức tiếp cận và các kỹ năng – thường được rút ra từ các ngành nhân học lung tung, thậm chí từ nền nhân học tương phản. Thông thường, người ta trông chờ các nhà đào tạo làm việc theo “nhóm”, tuy nhiên, các nhóm này dường như không có sự liên kết nội tại, vì thế dẫn tới thất bại trong việc đưa ra lối tiếp cận toàn vẹn cho đào tạo. Điều này không thể biện minh bằng thuyết đa nguyên, vì kết quả của nó đem lại cho ứng sinh là sự bối rối, mâu thuẫn và giằng xé; và thay vì kích thích sự lớn lên ơn gọi của họ lại làm cho nó nên lụi tàn.
KẾT LUẬN
Ân sủng không phá hủy tự nhiên. Cả hai hỗ trợ và nâng đỡ nhau. Khoa tâm lý học chân chính sẽ là một sự trợ giúp hữu ích cho công tác đào tạo con người như giúp thụ huấn sinh hiểu biết chính mình, nhận biết những yếu tố tự nhiên, các khuynh hướng, nhu cầu, tình cảm, nhân cách, động lực thúc đẩy của họ... Vì thế, các chủng viện và các dòng tu cần có sự mở rộng phạm vi và phương pháp huấn luyện nhằm giúp tránh lối đào tạo “duy tu đức”. Đồng thời cũng phải biết ứng dụng khoa lý học một cách khôn ngoan, đúng chức năng và phạm vi của nó để tránh tình trạng “duy tâm lý” trong đào tạo.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
Tân Phúc Âm Hóa với Kitô hữu thời đại hôm nay
Lm. Giuse Đỗ văn Thụy
16:54 05/03/2014
TÂN PHÚC ÂM HÓA VỚI KITÔ HỮU THỜI ĐẠI HÔM NAY
1. Tân Phúc Âm Hóa với Kitô hữu thời đại hôm nay.
1.1. Tân Phúc Âm Hóa (New Evangelization).
Thuật ngữ này được Đức Gioan Phaolô II sử dụng lần đầu tiên trong chuyến công du tại Balan mà không có sự nhấn mạnh ý tưởng chuyên biệt nào về vai trò của nó trong tương lai; nhưng sau đó nó đã được sử dụng lại và mặc lấy một sinh khí mới trong Huấn Quyền của ngài cho các Giáo Hội tại Châu Mỹ La Tinh. Ngài dùng thuật ngữ này để đánh thức và khơi dậy lại những cố gắng canh tân trong công cuộc mới về truyền giáo và rao giảng Tin Mừng tại châu lục này:
“Việc kỷ niệm một thiên niên kỷ rao giảng Tin Mừng tại đây hôm nay sẽ có đầy đủ ý nghĩa nếu anh em giám mục, cùng với các linh mục và giáo dân, chọn nó làm lời cam kết của mình; không phải một lời cam kết về một cuộc tái Phúc Âm Hóa, mà là một cuộc Phúc Âm Hóa Mới: mới về nhiệt huyết, phương pháp và cách biểu hiện”
Cho nên “Tân Phúc Âm Hóa” không phải là làm lại một cái gì đã làm không đầy đủ hay không đạt được mục đích, như thể hoạt động mới này là một sự phê phán mặc nhiên về thất bại của cuộc Phúc Âm Hóa thứ nhất.
Tân Phúc Âm Hóa cũng không phải là lại tiếp tục cuộc Phúc Âm Hóa thứ nhất, hay đơn giản là lập lại quá khứ.
Trái lại, đây là một sự dũng cảm mở ra những con đường mới để đáp lại những hoàn cảnh và điều kiện thay đổi mà Hội Thánh đang đối diện trong việc thực thi ơn gọi loan báo và sống Tin Mừng hôm nay.
Từ nay, thuật ngữ này được dùng để chỉ về những nỗ lực canh tân của Hội Thánh để đáp ứng những thách thức mà xã hội và các nền văn hóa hôm nay, qua các thay đổi quan trọng của chúng, đang đặt ra cho đức tin Kitô giáo, cho việc loan báo và làm chứng cho đức tin ấy. (Lineamenta 5).
1.2. Những Kitô hữu thời đại hôm nay: lý tưởng và thực tế
Chúng ta đã biết phần nào về tinh thần của các Kitô hữu nguyên thủy, dẫu rằng lý tưởng không bao giờ được thực hiện trọn vẹn tại trần thế này, và Thánh Thần thì không tác động theo một khuôn khổ nhất định. Cần phải ý thức như thế mới nhận ra chân tính của người Kitô hữu. Tuy nhiên, một cách thực tế, chúng ta cũng phải thẩm định xem các Kitô hữu mà chúng ta gặp ngày hôm nay sống đạo ở mức độ nào sau hai mươi thế kỷ Phúc Âm Hóa.
Trong cuộc hành hương trở về nguồn, chúng ta đã tìm được mẫu người Kitô hữu nguyên thủy, là người đã hoán cải, đã đón nhận Đức Giêsu trong mầu nhiệm sâu xa và thân mật của Ngài, đã rộng tiếp Thánh Thần. Người ta cảm thấy thật ngỡ ngàng trước sự tương phản quá rõ ràng giữa người Kitô hữu được thánh Phêrô định nghĩa vào ngày sau biến cố Hiện Xuống và người Kitô hữu mà chúng ta thấy trước mắt, tức người Kitô hữu chúng ta hôm nay. Tương lai Giáo Hội chính là những thành viên mai đây của mình. Công cuộc canh tân cộng đoàn trong Giáo Hội trước tiên tùy thuộc vào các thành phần cấu tạo nên cộng đoàn này như những viên đá của tòa nhà, tức những Kitô hữu hôm nay.
Vậy chúng ta hãy phân tích hiện trạng một cách khách quan hết sức có thể. Ngày nay, khi nói một Kitô hữu là chúng ta nói về ai và về điều gì?[1] 2. Việc giữ đạo hôm nay, một phương trình cần xét lại.
Trong nhiều thế kỷ được gọi là chịu ảnh hưởng Kitô Giáo, cách chung người ta cho rằng Kitô hữu trước tiên phải là một người “hành đạo”, nghĩa là một người có đi lễ các ngày Chúa Nhật và năng lãnh nhận các bí tích. Không có ai nghi ngờ gì cả về phương trình này: ai hành đạo thì có đức tin, ai có đức tin thì hành đạo. Đức tin được xét theo dấu chỉ thấy được là việc hành đạo.
Nhưng những cuộc điều tra xã hội học và những cuộc thăm dò cho thấy một thực tế rõ ràng là phải đặt lại vấn đề về giả định ấy trong công việc mục vụ của chúng ta. Ngọn gió của trào lưu tục hóa đã lay động cây cối. Những cành cây xem ra sống động sum xê giờ đã bị gẫy lìa. Khắp nơi việc thực hành các nghi thức tôn giáo đã xuống dốc, nhất là nơi giới trẻ. Chúng ta không chỉ đứng trước hiện tượng số lượng mà cả vấn đề chất lượng nữa. Vậy trong Kitô giáo, phẩm chất và chân tính Kitô hữu khi được sống đích thực là gì ?
Một cuộc thăm dò những người Công Giáo Pháp cho thấy một sự kiện báo động:
• 95% muốn có nhà thờ, nhưng phần lớn lại chẳng hề bước chân tới.
• 88% đòi cho con họ chịu phép rửa, nhưng hơn một nửa không biết Đức Giêsu.
• 2/3 không tin Đức Giêsu đã phục sinh.
Những sự kiện này cho thấy cách sống sượng một tình trạng có thật. Vị Giám Mục Pháp cho tôi biết những dữ kiện trên, đã tiếp tục phân tích:
“Một ngày nào đó ta sẽ quyết định rút ra những hệ quả hợp lý từ những nghiên cứu này; nếu không thì ta sẽ lại tiếp tục ban bí tích cho những kẻ không có đức tin, và tiếp tục cử hành thánh lễ hôn phối hay an táng cho những người đến tham dự mà trong lòng bực bội hay chế diễu (tôi nói đến thánh lễ, đỉnh cao của đức tin chứ không nói đến phụng vụ Lời Chúa mà nếu được thực hiện tốt có thể là một phương thế truyền đạt giáo lý). “Sancta Sanctis” (điều thánh thiện phải dành cho những người thánh). Các sự việc của Thiên Chúa phải dành cho những ai có đức tin. Bí tích phải dành cho kẻ nào tin và thực sự lên đường.
“Phải can đảm dẹp đi những ảo tưởng. Chúng ta đã thực hiện công đồng Vaticanô II trong niềm tin rằng các Kitô hữu tự bản chất được kêu gọi làm người truyền giáo. Nhưng đáng lẽ phải giúp cho họ tin đã. Công cuộc canh tân mà công đồng Vaticanô II mong đợi bị trì trệ, những người sống đạo bị tan đàn, những kẻ bài bác vai trò ngôn sứ ngày càng nhiều lên, những Kitô hữu muốn được trấn an thì chủ trương quay về quá khứ… Sở dĩ tất cả điều ấy xảy ra là vì người ta đã ngây thơ tin rằng ai cũng đều chấp nhận và sống sứ điệp Kitô giáo nền tảng (tức là lời chứng kinh nghiệm đức tin: tôi tin vào Đức Giêsu Kitô, là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế). Nhưng thực ra chỉ có một số người chấp nhận và sống mà thôi” [Mgr G.Huyghe, Eglise d’Arras, số 2, 1973]
Nếu so sánh hình ảnh người Kitô hữu nguyên thủy với hình ảnh của rất nhiều người Kitô hữu hữu danh hơn là hữu thực ngày nay, ta sẽ thấy ngay sự tương phản đập ngay vào mắt, và phải đặt ngay vấn đề triệt để cho mọi cuộc canh tân trong Giáo Hội. Công đồng Vaticanô II là một Công Đồng mang tính cách mục vụ, nghĩa la một Công Đồng mong ước là cho Hội Thánh thích ứng với những yêu cầu thời đại, cả bên trong lẫn bên ngoài. Giả thiết mà Công Đồng dùng làm khởi điểm là Giáo Hội bao gồm những Kitô hữu đích thực hay ít ra đang cố gắng trở nên như vậy. Nhưng những dữ kiện nêu trên buộc chúng ta phải xem lại giả thiết ấy. Phải đặt lại vấn đề một lần nữa: khi nói về người Kitô hữu là chúng ta nói cái gì và nói về ai?
Câu chất vấn ấy làm ta khó chịu: một cách tổng quát, Kitô hữu hôm nay có thực sự là những tín hữu có một đức tin thiết thân, dấn thân và đúng thực không?
Chúng ta có phận vụ phải xem xét lại các cấu trúc của Giáo Hội trên nhiều bình diện khác nhau, phải làm việc này và việc này phải lâu lắm mới hoàn tất. Nhưng hôm nay, ngay cả nền tảng đức tin cũng bị đặt thành vấn đề. Chúng ta vốn biết rằng Giáo Hội chỉ có ý nghĩa là nhờ Đức Kitô. Đức Kitô chỉ có ý nghĩa nếu Ngài là Con duy nhất của Thiên Chúa. Và Thiên Chúa chỉ có nghĩa nếu Ngài là Thiên Chúa có ngôi vị và sống động. Than ôi, tất cả những điều ấy đều bị lung lay, bị đặt lại vấn đề.
Nơi nhiều người, đức tin đã bị sói mòn tận căn. Họ cần phải tái khám phá lại ngay nơi trọng tâm của sứ điệp Kitô giáo.
Chúng ta đã quá chú trọng việc “cử hành bí tích”, mà không chú trọng đủ vấn đề “sống và loan truyền Tin Mừng”. Sự thiếu sót này bùng nổ ở tầm mức lục địa, khắp nơi ai cũng thấy người Kitô hữu không sống phù hợp với đức tin của họ.
Trước tình trạng khẩn cấp này, những tranh cãi nội bộ của chúng ta, dù thiên hữu hay thiên tả, không mang lại một cái gì sáng sủa hơn. Chúng ta cần phải tìm lại những đặc tính của người Kitô hữu. Sứ mạng của chúng ta không phải là phê phán cá nhân ai, mà là can trường bảo toàn lý tưởng Kitô giáo. Chúng ta phải trình bày Tin Mừng đúng với bản chất của Tin Mừng, là cho thế gian biết Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, cùng những gì Thiên Chúa đòi hỏi nơi những kẻ tự nhận mang danh Ngài trước mặt thiên hạ.
Chúng ta phải mời gọi các Kitô hữu ngày nay càng ý thức sống động hơn về đức tin của họ, gắn bó với Thiên Chúa ngày càng khắn khít hơn. Phải giúp một số Kitô hữu chuyển từ thứ Kitô giáo ít nhiều mang tính xã hội sang thứ Kitô giáo trọn nghĩa. Thứ Kitô giáo được cha mẹ truyền lại chủ yếu do sinh sản và giáo dục cũng phải trở thành thứ Kitô giáo chính mình lựa chọn, dựa trên quyết định của bản thân và việc nhận thức rõ ràng lý do chọn lựa như thế. Tertulianô đã nói lên điều ấy: “Fiunt, non nascuntur christiani”, nghĩa là không phải mình sinh ra là Kitô hữu, mà mình trở thành Kitô hữu.[2] 3. Hướng đến một kiểu mẫu Kitô hữu mới.
Vậy mấu chốt của vấn đề là có biết bao nhiêu Kitô hữu hữu danh vô thực, làm thế nào để biến họ thành Kitô hữu đích thực? Làm sao để Phúc Âm Hóa một thế giới vốn đã chịu ảnh hưởng Kitô giáo từ lâu? Cần phải làm sao để Kitô giáo mà người ta đã tự do lựa chọn được phát triển, trong đó người Kitô hữu phải:
- Trở về với Đức Kitô với tất cả quyết định sáng suốt của mình.
- Chính mình thừa nhận những bí tích đã đưa mình vào Kitô giáo là Phép Rửa, Thêm Sức, Thánh Thể.
- Biết cởi mở trong đức tin để đón nhận Thánh Thần và các ơn huệ của Ngài, hầu đáp ứng với định mệnh siêu nhiên mà Thiên Chúa dành cho mình.
Đó là vấn đề trọng tâm của mọi công tác mục vụ và là điểm tương phản rõ rệt giữa Kitô hữu hữu danh vô thực và Kitô hữu đích thực. Chúng ta phải xem xét vấn đề này. Người ta không trách các Kitô hữu vì họ là Kitô hữu, mà vì họ không sống đúng như người Kitô hữu.
Một Giáo Hội chỉ lo thực thi chuyên cần các bí tích thì chưa đủ, mà trước tiên phải biết tuyên xưng đạo của mình. Chúng ta phải công bố Đức Giêsu Kitô trong thế giới hôm nay, làm chứng cho niềm tin của chúng ta vào Ngài.
Đức Giêsu từng nói: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời”(Mt 10,32). Chúng ta cần những Kitô hữu tin vào Đức Giêsu, Con duy nhất của Chúa Cha, và công bố đức tin của họ vào sự sống lại và vào tác động của Chúa Thánh Thần. Đồng thời thực thi niềm tin này vào trong mọi chiều kích của cuộc sống họ.
Tóm lại, người ta đòi hỏi một Giáo Hội gồm những người tự nguyện, những người thể hiện mạnh mẽ sự tự do của con cái Thiên Chúa. Các bổn phận Kitô hữu không phải giống như những lệnh truyền độc đoán áp đặt từ bên ngoài, nếu không thi hành thì mắc tội trọng, mà giống như những đòi buộc từ thâm tâm, những mệnh lệnh phát sinh từ bản chất đức tin.
Giáo Hội ấy, Giáo Hội của ngày mai, sẽ càng ngày càng trở thành một Giáo Hội gồm các Kitô hữu sống tâm tư lưu đày giữa xã hội chung quanh, như hình ảnh cha Karl Rhaner từng tiên đoán. Giáo Hội ấy đang ngày càng thành hình rõ rệt hơn.[3] 4. Những câu hỏi và những lời chất vấn cho một Kitô hữu đích thực hôm nay.
Điều ấy đòi buộc chúng ta phải xem xét rạch ròi lương tâm của mình. Nếu tôi tự xét mình, tôi phải đặt ra cho tôi câu hỏi:
- Tôi có thực sự hoán cải, nghĩa là tôi có chấp nhận cuộc sống với tâm hồn trở về với Thiên Chúa, tức Metanoia không? Hoán cải không chỉ là diệt trừ tội lỗi, dĩ nhiên ưu tiên là thế, nhưng ngày ngày còn phải từ bỏ lối suy nghĩ, quan điểm, thái độ rụt rè, và những tiêu chuẩn thường tình của mình.
- Tôi có thực sự chấp nhận Đức Kitô “là đường, là sự thật và là sự sống” của tôi không? Và lời nói lạ lùng của Phaolô, tôi có thể nói như ngài :”không còn phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi không (Gl 2,20)?
- Tôi có dám quả quyết rằng tôi thật sự tin như thế cho dẫu phải chấp nhận hệ quả của niềm tin ấy không?
- Tôi có thực sự chấp nhận để Đức Kitô “Kitô hóa”, để Thánh Thần “thần hóa” tôi một cách trọn vẹn không ? Tôi có tin Thánh Thần và các đoàn sủng của Ngài hiện nay cũng có thực như thế kỷ đầu tiên không?
- Khi tôi thụ phong, Đức Giám Mục chủ phong đã ủy thác cho tôi sứ mạng làm mục tử “trong sức mạnh của các điềm thiêng dấu lạ”. Tôi có tin rằng Đức Giêsu đòi hỏi tôi phải phó thác cho Thánh Thần Ngài tới mức đó không?
Người Kitô hữu của ngày mai chỉ có thể đương đầu với tương lai nếu được chúng ta truyền lại một thứ Kitô giáo hùng mạnh, đầy sức sống, dựa trên quyền năng của Thánh Thần, được bóng Ngài che phủ và có khả năng thực hiện “những điềm thiêng dấu lạ”. Những điều ấy chứng tỏ chúng ta luôn luôn sống trong niềm phấn khởi của biến cố Hiện Xuống.
Chúng ta phải đọc lại Tin Mừng về cảnh tượng ở Nagiarét : Đức Giêsu áp dụng cho chính Ngài lời Isaia về việc Thánh Thần ngự xuống trên Ngài trước khi Ngài đem Tin Mừng đến với muôn dân (Lc 4,18). Phải nghe lại mệnh lệnh Đức Giêsu truyền cho các Tông Đồ trước khi sai họ đi chinh phục thế gian: “Vậy anh em hãy ở lại trong thành cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống”(Lc 24,49).
Phải chậm rãi đọc từng trang quyển giáo lý đầu tiên bằng hình ảnh này, đó là sách Tông Đồ Công Vụ. Chúng ta thấy trong trong sách ấy hình ảnh Phêrô đang nói với đám đông. Ông trầm tĩnh quả quyết lời tuyên sấm của ngôn sứ Giôen, đã được ứng nghiệm trước mắt họ, khi ông loan báo: “Thiên Chúa phán: Ta sẽ đổ Thánh Thần Ta trên hết thảy người phàm, con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ. Ta cũng sẽ đổ Thánh Thần Ta cả trên tôi nam tớ nữ của Ta. Ta sẽ cho xuất hiện những điềm thiêng trên trời cao “ (Cv 2,17-18). Phêrô nhắc lại cho họ về Đức Giêsu Nagiarét” “Đức Giêsu Nagiarét là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em. Và để chứng thực sứ mạng của Người, Thiên Chúa đã cho người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em biết điều đó”(Cv 2,22). Thời ấy Kitô giáo được sống như một chứng nghiệm.
Dưới ánh sáng các đoạn văn được linh ứng trên, chúng ta phải làm sáng tỏ khái niệm Kitô hữu “chuẩn mực”. Phải dẹp đi nỗi sợ hãi trước những gì thuộc về Thánh Thần mà chúng ta có khuynh hướng cho là “quá đáng”. Phải thay đổi cách dùng từ ngữ của chúng ta, đừng gọi sợ hãi là thận trọng, cũng đừng cho thái độ ngập ngừng trước những gì vượt quá sức chúng ta là khôn ngoan. Có làm được như thế, chúng ta mới có thể xác định rõ chân tính của mình, có thể tuyên dương chân tính Kitô hữu “bằng hành động và trong sự thật”, và truyền trao chân tính đó lại nguyên vẹn cho các Kitô hữu ngày mai, tiếp nối chúng ta.[4]
(còn tiếp)
Lm. Giuse Đỗ văn Thụy
HỘI THỪA SAI VIỆT NAM
________________________________________
[1] Hồng Y LJ Suenens, Thánh Thần, hơi thở sống động của Giáo Hội, p.145-146
[2] Hồng Y LJ Suenens, Thánh Thần, hơi thở sống động của Giáo Hội, p.147-149
[3] Hồng Y LJ Suenens, Thánh Thần, hơi thở sống động của Giáo Hội, p.150-151
[4] Hồng Y LJ Suenens, Thánh Thần, hơi thở sống động của Giáo Hội, p.160-162
1. Tân Phúc Âm Hóa với Kitô hữu thời đại hôm nay.
1.1. Tân Phúc Âm Hóa (New Evangelization).
Thuật ngữ này được Đức Gioan Phaolô II sử dụng lần đầu tiên trong chuyến công du tại Balan mà không có sự nhấn mạnh ý tưởng chuyên biệt nào về vai trò của nó trong tương lai; nhưng sau đó nó đã được sử dụng lại và mặc lấy một sinh khí mới trong Huấn Quyền của ngài cho các Giáo Hội tại Châu Mỹ La Tinh. Ngài dùng thuật ngữ này để đánh thức và khơi dậy lại những cố gắng canh tân trong công cuộc mới về truyền giáo và rao giảng Tin Mừng tại châu lục này:
“Việc kỷ niệm một thiên niên kỷ rao giảng Tin Mừng tại đây hôm nay sẽ có đầy đủ ý nghĩa nếu anh em giám mục, cùng với các linh mục và giáo dân, chọn nó làm lời cam kết của mình; không phải một lời cam kết về một cuộc tái Phúc Âm Hóa, mà là một cuộc Phúc Âm Hóa Mới: mới về nhiệt huyết, phương pháp và cách biểu hiện”
Cho nên “Tân Phúc Âm Hóa” không phải là làm lại một cái gì đã làm không đầy đủ hay không đạt được mục đích, như thể hoạt động mới này là một sự phê phán mặc nhiên về thất bại của cuộc Phúc Âm Hóa thứ nhất.
Tân Phúc Âm Hóa cũng không phải là lại tiếp tục cuộc Phúc Âm Hóa thứ nhất, hay đơn giản là lập lại quá khứ.
Trái lại, đây là một sự dũng cảm mở ra những con đường mới để đáp lại những hoàn cảnh và điều kiện thay đổi mà Hội Thánh đang đối diện trong việc thực thi ơn gọi loan báo và sống Tin Mừng hôm nay.
Từ nay, thuật ngữ này được dùng để chỉ về những nỗ lực canh tân của Hội Thánh để đáp ứng những thách thức mà xã hội và các nền văn hóa hôm nay, qua các thay đổi quan trọng của chúng, đang đặt ra cho đức tin Kitô giáo, cho việc loan báo và làm chứng cho đức tin ấy. (Lineamenta 5).
1.2. Những Kitô hữu thời đại hôm nay: lý tưởng và thực tế
Chúng ta đã biết phần nào về tinh thần của các Kitô hữu nguyên thủy, dẫu rằng lý tưởng không bao giờ được thực hiện trọn vẹn tại trần thế này, và Thánh Thần thì không tác động theo một khuôn khổ nhất định. Cần phải ý thức như thế mới nhận ra chân tính của người Kitô hữu. Tuy nhiên, một cách thực tế, chúng ta cũng phải thẩm định xem các Kitô hữu mà chúng ta gặp ngày hôm nay sống đạo ở mức độ nào sau hai mươi thế kỷ Phúc Âm Hóa.
Trong cuộc hành hương trở về nguồn, chúng ta đã tìm được mẫu người Kitô hữu nguyên thủy, là người đã hoán cải, đã đón nhận Đức Giêsu trong mầu nhiệm sâu xa và thân mật của Ngài, đã rộng tiếp Thánh Thần. Người ta cảm thấy thật ngỡ ngàng trước sự tương phản quá rõ ràng giữa người Kitô hữu được thánh Phêrô định nghĩa vào ngày sau biến cố Hiện Xuống và người Kitô hữu mà chúng ta thấy trước mắt, tức người Kitô hữu chúng ta hôm nay. Tương lai Giáo Hội chính là những thành viên mai đây của mình. Công cuộc canh tân cộng đoàn trong Giáo Hội trước tiên tùy thuộc vào các thành phần cấu tạo nên cộng đoàn này như những viên đá của tòa nhà, tức những Kitô hữu hôm nay.
Vậy chúng ta hãy phân tích hiện trạng một cách khách quan hết sức có thể. Ngày nay, khi nói một Kitô hữu là chúng ta nói về ai và về điều gì?[1] 2. Việc giữ đạo hôm nay, một phương trình cần xét lại.
Trong nhiều thế kỷ được gọi là chịu ảnh hưởng Kitô Giáo, cách chung người ta cho rằng Kitô hữu trước tiên phải là một người “hành đạo”, nghĩa là một người có đi lễ các ngày Chúa Nhật và năng lãnh nhận các bí tích. Không có ai nghi ngờ gì cả về phương trình này: ai hành đạo thì có đức tin, ai có đức tin thì hành đạo. Đức tin được xét theo dấu chỉ thấy được là việc hành đạo.
Nhưng những cuộc điều tra xã hội học và những cuộc thăm dò cho thấy một thực tế rõ ràng là phải đặt lại vấn đề về giả định ấy trong công việc mục vụ của chúng ta. Ngọn gió của trào lưu tục hóa đã lay động cây cối. Những cành cây xem ra sống động sum xê giờ đã bị gẫy lìa. Khắp nơi việc thực hành các nghi thức tôn giáo đã xuống dốc, nhất là nơi giới trẻ. Chúng ta không chỉ đứng trước hiện tượng số lượng mà cả vấn đề chất lượng nữa. Vậy trong Kitô giáo, phẩm chất và chân tính Kitô hữu khi được sống đích thực là gì ?
Một cuộc thăm dò những người Công Giáo Pháp cho thấy một sự kiện báo động:
• 95% muốn có nhà thờ, nhưng phần lớn lại chẳng hề bước chân tới.
• 88% đòi cho con họ chịu phép rửa, nhưng hơn một nửa không biết Đức Giêsu.
• 2/3 không tin Đức Giêsu đã phục sinh.
Những sự kiện này cho thấy cách sống sượng một tình trạng có thật. Vị Giám Mục Pháp cho tôi biết những dữ kiện trên, đã tiếp tục phân tích:
“Một ngày nào đó ta sẽ quyết định rút ra những hệ quả hợp lý từ những nghiên cứu này; nếu không thì ta sẽ lại tiếp tục ban bí tích cho những kẻ không có đức tin, và tiếp tục cử hành thánh lễ hôn phối hay an táng cho những người đến tham dự mà trong lòng bực bội hay chế diễu (tôi nói đến thánh lễ, đỉnh cao của đức tin chứ không nói đến phụng vụ Lời Chúa mà nếu được thực hiện tốt có thể là một phương thế truyền đạt giáo lý). “Sancta Sanctis” (điều thánh thiện phải dành cho những người thánh). Các sự việc của Thiên Chúa phải dành cho những ai có đức tin. Bí tích phải dành cho kẻ nào tin và thực sự lên đường.
“Phải can đảm dẹp đi những ảo tưởng. Chúng ta đã thực hiện công đồng Vaticanô II trong niềm tin rằng các Kitô hữu tự bản chất được kêu gọi làm người truyền giáo. Nhưng đáng lẽ phải giúp cho họ tin đã. Công cuộc canh tân mà công đồng Vaticanô II mong đợi bị trì trệ, những người sống đạo bị tan đàn, những kẻ bài bác vai trò ngôn sứ ngày càng nhiều lên, những Kitô hữu muốn được trấn an thì chủ trương quay về quá khứ… Sở dĩ tất cả điều ấy xảy ra là vì người ta đã ngây thơ tin rằng ai cũng đều chấp nhận và sống sứ điệp Kitô giáo nền tảng (tức là lời chứng kinh nghiệm đức tin: tôi tin vào Đức Giêsu Kitô, là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế). Nhưng thực ra chỉ có một số người chấp nhận và sống mà thôi” [Mgr G.Huyghe, Eglise d’Arras, số 2, 1973]
Nếu so sánh hình ảnh người Kitô hữu nguyên thủy với hình ảnh của rất nhiều người Kitô hữu hữu danh hơn là hữu thực ngày nay, ta sẽ thấy ngay sự tương phản đập ngay vào mắt, và phải đặt ngay vấn đề triệt để cho mọi cuộc canh tân trong Giáo Hội. Công đồng Vaticanô II là một Công Đồng mang tính cách mục vụ, nghĩa la một Công Đồng mong ước là cho Hội Thánh thích ứng với những yêu cầu thời đại, cả bên trong lẫn bên ngoài. Giả thiết mà Công Đồng dùng làm khởi điểm là Giáo Hội bao gồm những Kitô hữu đích thực hay ít ra đang cố gắng trở nên như vậy. Nhưng những dữ kiện nêu trên buộc chúng ta phải xem lại giả thiết ấy. Phải đặt lại vấn đề một lần nữa: khi nói về người Kitô hữu là chúng ta nói cái gì và nói về ai?
Câu chất vấn ấy làm ta khó chịu: một cách tổng quát, Kitô hữu hôm nay có thực sự là những tín hữu có một đức tin thiết thân, dấn thân và đúng thực không?
Chúng ta có phận vụ phải xem xét lại các cấu trúc của Giáo Hội trên nhiều bình diện khác nhau, phải làm việc này và việc này phải lâu lắm mới hoàn tất. Nhưng hôm nay, ngay cả nền tảng đức tin cũng bị đặt thành vấn đề. Chúng ta vốn biết rằng Giáo Hội chỉ có ý nghĩa là nhờ Đức Kitô. Đức Kitô chỉ có ý nghĩa nếu Ngài là Con duy nhất của Thiên Chúa. Và Thiên Chúa chỉ có nghĩa nếu Ngài là Thiên Chúa có ngôi vị và sống động. Than ôi, tất cả những điều ấy đều bị lung lay, bị đặt lại vấn đề.
Nơi nhiều người, đức tin đã bị sói mòn tận căn. Họ cần phải tái khám phá lại ngay nơi trọng tâm của sứ điệp Kitô giáo.
Chúng ta đã quá chú trọng việc “cử hành bí tích”, mà không chú trọng đủ vấn đề “sống và loan truyền Tin Mừng”. Sự thiếu sót này bùng nổ ở tầm mức lục địa, khắp nơi ai cũng thấy người Kitô hữu không sống phù hợp với đức tin của họ.
Trước tình trạng khẩn cấp này, những tranh cãi nội bộ của chúng ta, dù thiên hữu hay thiên tả, không mang lại một cái gì sáng sủa hơn. Chúng ta cần phải tìm lại những đặc tính của người Kitô hữu. Sứ mạng của chúng ta không phải là phê phán cá nhân ai, mà là can trường bảo toàn lý tưởng Kitô giáo. Chúng ta phải trình bày Tin Mừng đúng với bản chất của Tin Mừng, là cho thế gian biết Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, cùng những gì Thiên Chúa đòi hỏi nơi những kẻ tự nhận mang danh Ngài trước mặt thiên hạ.
Chúng ta phải mời gọi các Kitô hữu ngày nay càng ý thức sống động hơn về đức tin của họ, gắn bó với Thiên Chúa ngày càng khắn khít hơn. Phải giúp một số Kitô hữu chuyển từ thứ Kitô giáo ít nhiều mang tính xã hội sang thứ Kitô giáo trọn nghĩa. Thứ Kitô giáo được cha mẹ truyền lại chủ yếu do sinh sản và giáo dục cũng phải trở thành thứ Kitô giáo chính mình lựa chọn, dựa trên quyết định của bản thân và việc nhận thức rõ ràng lý do chọn lựa như thế. Tertulianô đã nói lên điều ấy: “Fiunt, non nascuntur christiani”, nghĩa là không phải mình sinh ra là Kitô hữu, mà mình trở thành Kitô hữu.[2] 3. Hướng đến một kiểu mẫu Kitô hữu mới.
Vậy mấu chốt của vấn đề là có biết bao nhiêu Kitô hữu hữu danh vô thực, làm thế nào để biến họ thành Kitô hữu đích thực? Làm sao để Phúc Âm Hóa một thế giới vốn đã chịu ảnh hưởng Kitô giáo từ lâu? Cần phải làm sao để Kitô giáo mà người ta đã tự do lựa chọn được phát triển, trong đó người Kitô hữu phải:
- Trở về với Đức Kitô với tất cả quyết định sáng suốt của mình.
- Chính mình thừa nhận những bí tích đã đưa mình vào Kitô giáo là Phép Rửa, Thêm Sức, Thánh Thể.
- Biết cởi mở trong đức tin để đón nhận Thánh Thần và các ơn huệ của Ngài, hầu đáp ứng với định mệnh siêu nhiên mà Thiên Chúa dành cho mình.
Đó là vấn đề trọng tâm của mọi công tác mục vụ và là điểm tương phản rõ rệt giữa Kitô hữu hữu danh vô thực và Kitô hữu đích thực. Chúng ta phải xem xét vấn đề này. Người ta không trách các Kitô hữu vì họ là Kitô hữu, mà vì họ không sống đúng như người Kitô hữu.
Một Giáo Hội chỉ lo thực thi chuyên cần các bí tích thì chưa đủ, mà trước tiên phải biết tuyên xưng đạo của mình. Chúng ta phải công bố Đức Giêsu Kitô trong thế giới hôm nay, làm chứng cho niềm tin của chúng ta vào Ngài.
Đức Giêsu từng nói: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời”(Mt 10,32). Chúng ta cần những Kitô hữu tin vào Đức Giêsu, Con duy nhất của Chúa Cha, và công bố đức tin của họ vào sự sống lại và vào tác động của Chúa Thánh Thần. Đồng thời thực thi niềm tin này vào trong mọi chiều kích của cuộc sống họ.
Tóm lại, người ta đòi hỏi một Giáo Hội gồm những người tự nguyện, những người thể hiện mạnh mẽ sự tự do của con cái Thiên Chúa. Các bổn phận Kitô hữu không phải giống như những lệnh truyền độc đoán áp đặt từ bên ngoài, nếu không thi hành thì mắc tội trọng, mà giống như những đòi buộc từ thâm tâm, những mệnh lệnh phát sinh từ bản chất đức tin.
Giáo Hội ấy, Giáo Hội của ngày mai, sẽ càng ngày càng trở thành một Giáo Hội gồm các Kitô hữu sống tâm tư lưu đày giữa xã hội chung quanh, như hình ảnh cha Karl Rhaner từng tiên đoán. Giáo Hội ấy đang ngày càng thành hình rõ rệt hơn.[3] 4. Những câu hỏi và những lời chất vấn cho một Kitô hữu đích thực hôm nay.
Điều ấy đòi buộc chúng ta phải xem xét rạch ròi lương tâm của mình. Nếu tôi tự xét mình, tôi phải đặt ra cho tôi câu hỏi:
- Tôi có thực sự hoán cải, nghĩa là tôi có chấp nhận cuộc sống với tâm hồn trở về với Thiên Chúa, tức Metanoia không? Hoán cải không chỉ là diệt trừ tội lỗi, dĩ nhiên ưu tiên là thế, nhưng ngày ngày còn phải từ bỏ lối suy nghĩ, quan điểm, thái độ rụt rè, và những tiêu chuẩn thường tình của mình.
- Tôi có thực sự chấp nhận Đức Kitô “là đường, là sự thật và là sự sống” của tôi không? Và lời nói lạ lùng của Phaolô, tôi có thể nói như ngài :”không còn phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi không (Gl 2,20)?
- Tôi có dám quả quyết rằng tôi thật sự tin như thế cho dẫu phải chấp nhận hệ quả của niềm tin ấy không?
- Tôi có thực sự chấp nhận để Đức Kitô “Kitô hóa”, để Thánh Thần “thần hóa” tôi một cách trọn vẹn không ? Tôi có tin Thánh Thần và các đoàn sủng của Ngài hiện nay cũng có thực như thế kỷ đầu tiên không?
- Khi tôi thụ phong, Đức Giám Mục chủ phong đã ủy thác cho tôi sứ mạng làm mục tử “trong sức mạnh của các điềm thiêng dấu lạ”. Tôi có tin rằng Đức Giêsu đòi hỏi tôi phải phó thác cho Thánh Thần Ngài tới mức đó không?
Người Kitô hữu của ngày mai chỉ có thể đương đầu với tương lai nếu được chúng ta truyền lại một thứ Kitô giáo hùng mạnh, đầy sức sống, dựa trên quyền năng của Thánh Thần, được bóng Ngài che phủ và có khả năng thực hiện “những điềm thiêng dấu lạ”. Những điều ấy chứng tỏ chúng ta luôn luôn sống trong niềm phấn khởi của biến cố Hiện Xuống.
Chúng ta phải đọc lại Tin Mừng về cảnh tượng ở Nagiarét : Đức Giêsu áp dụng cho chính Ngài lời Isaia về việc Thánh Thần ngự xuống trên Ngài trước khi Ngài đem Tin Mừng đến với muôn dân (Lc 4,18). Phải nghe lại mệnh lệnh Đức Giêsu truyền cho các Tông Đồ trước khi sai họ đi chinh phục thế gian: “Vậy anh em hãy ở lại trong thành cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống”(Lc 24,49).
Phải chậm rãi đọc từng trang quyển giáo lý đầu tiên bằng hình ảnh này, đó là sách Tông Đồ Công Vụ. Chúng ta thấy trong trong sách ấy hình ảnh Phêrô đang nói với đám đông. Ông trầm tĩnh quả quyết lời tuyên sấm của ngôn sứ Giôen, đã được ứng nghiệm trước mắt họ, khi ông loan báo: “Thiên Chúa phán: Ta sẽ đổ Thánh Thần Ta trên hết thảy người phàm, con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ. Ta cũng sẽ đổ Thánh Thần Ta cả trên tôi nam tớ nữ của Ta. Ta sẽ cho xuất hiện những điềm thiêng trên trời cao “ (Cv 2,17-18). Phêrô nhắc lại cho họ về Đức Giêsu Nagiarét” “Đức Giêsu Nagiarét là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em. Và để chứng thực sứ mạng của Người, Thiên Chúa đã cho người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em biết điều đó”(Cv 2,22). Thời ấy Kitô giáo được sống như một chứng nghiệm.
Dưới ánh sáng các đoạn văn được linh ứng trên, chúng ta phải làm sáng tỏ khái niệm Kitô hữu “chuẩn mực”. Phải dẹp đi nỗi sợ hãi trước những gì thuộc về Thánh Thần mà chúng ta có khuynh hướng cho là “quá đáng”. Phải thay đổi cách dùng từ ngữ của chúng ta, đừng gọi sợ hãi là thận trọng, cũng đừng cho thái độ ngập ngừng trước những gì vượt quá sức chúng ta là khôn ngoan. Có làm được như thế, chúng ta mới có thể xác định rõ chân tính của mình, có thể tuyên dương chân tính Kitô hữu “bằng hành động và trong sự thật”, và truyền trao chân tính đó lại nguyên vẹn cho các Kitô hữu ngày mai, tiếp nối chúng ta.[4]
(còn tiếp)
Lm. Giuse Đỗ văn Thụy
HỘI THỪA SAI VIỆT NAM
________________________________________
[1] Hồng Y LJ Suenens, Thánh Thần, hơi thở sống động của Giáo Hội, p.145-146
[2] Hồng Y LJ Suenens, Thánh Thần, hơi thở sống động của Giáo Hội, p.147-149
[3] Hồng Y LJ Suenens, Thánh Thần, hơi thở sống động của Giáo Hội, p.150-151
[4] Hồng Y LJ Suenens, Thánh Thần, hơi thở sống động của Giáo Hội, p.160-162
Văn Hóa
Mùa chay thánh
Trầm Hương Thơ
17:12 05/03/2014
Bốn mươi ngày chữa bịnh cõi hồn ta
Sống đơn sơ sàng lọc những sa hoa
Rất thanh thản vươn ra ngoài cõi ảo
Hãy sẻ chia cho tâm mình thơm thảo
Cho kẻ nghèo bát cháo của tình thương
Cùng đồng hành với Giáo Hội lên đường
Tâm vươn tới người lương hay khác giáo
Là con Chúa ta là người có đạo
Sống theo Ngài Công Giáo phải thanh cao
Sống mùa chay đơn giản nhưng dạt dào
Tâm có Chúa sẽ trào ra hạnh phúc
Không ủ rũ như tâm hồn ngủ gục
Không méo mó từng khúc ruột quanh co
Không phân bì hơn thiệt của so đo
Hãy bật dậy như lò xo vươn tới
Bốn mươi ngày hãy quyết tâm đổi mới
Mới tâm hồn và mới cả xung quanh
Giữa sa mạc ơn Chúa trổ cây xanh
Cây vươn lớn rợp cành cho bóng mát
Và hoa nở tràn hương thơm bát ngát
Hạnh phúc thay lời hát ấm muôn người
Bốn mươi ngày hồn cứ nở hoa tươi
Ta yêu qúy những Lời chay thánh hiến.
Trầm Hương Thơ
Lễ tro 2014
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giăng Tơ
Thérésa Nguyễn
22:09 05/03/2014
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Buồn trông cô nhện giăng tơ
Sợi yêu, sợi ghét, sợi hờn, sợi mơ
Sợi hờn xin giả làm ngơ
Sợi yêu đem dệt gối tơ đầu giường.
(nđc)
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 27/02 - 05/03/2014
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:18 05/03/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hãy trở về với ta với tất cả tâm hồn của ngươi (Joel 2:12)
Lại một lần nữa, chúng ta bắt đầu Mùa Chay, một thời điểm Thiên Chúa dang rộng đôi tay chào đón ta trở về với Ngài. Trong mùa đầy hồng ân này, Giáo Hội tăng cường nhiều hoạt động mục vụ để mời gọi ta hãy lắng đọng tâm hồn, và để Thánh Thần Chúa hoạt động thanh tẩy tâm hồn ta, khi ta thống hối và quay về với Cha.
Tội lỗi làm ta buồn phiền và xấu hổ không chỉ vì chúng gây nên những đau khổ nhân sinh nhưng vì chúng còn tách biệt ta khỏi Thiên Chúa. Ðó là lý do tại sao sự thống hối là quan trọng. Sự thống hối thực sự không chỉ dừng lại ở cảm giác hối tiếc vì tội ta, nhưng còn phải bao gồm nhận thức rằng tội lỗi xúc phạm đến sự thánh thiện của Thiên Chúa; và một quyết định khẩn cầu Thiên Chúa giúp ta thay đổi hành vi của mình. Khi chúng ta khiêm nhường hạ mình xuống, chúng ta để cho Thánh Thần Chúa ban cho ta một quả tim mới và một tinh thần đúng đắn.
Thiên Chúa không muốn dừng lại ở việc tha thứ tội lỗi ta. Ngài còn muốn đổ đầy trên ta ơn lành của Ngài. Ngài muốn cả sự tha thứ lẫn sự biến đổi ta. Thật là vui mừng hơn nhiều trong khi nhận ra Cha trên trời yêu thương ta và đồng thời lại thấy quyền năng của Ngài đang thay đổi tâm hồn ta.
Trong ngày đầy hồng ân và thương xót này, chúng ta hãy thử suy niệm về mức độ kỳ vọng của chúng ta. Hôm nay đây, bạn hãy chọn lấy chỉ một điều nào đó bạn nghĩ rằng Chúa muốn chữa lành cho bạn. Ðó có thể là sự nóng giận, sự mất kiên nhẫn, sự thờ ơ cầu nguyện, lòng tham lam, hay một điều gì đó. Hãy lặng thinh để nghe Thánh Thần Chúa chỉ cho bạn nên bắt đầu từ đâu. Sau đó, hãy xin Thánh Thần Chúa giúp bạn đứng vững trong quyết tâm thay đổi điều này.
Mỗi ngày trong Mùa Chay này, bạn hãy nhắc nhở mình rằng bạn là một tạo vật mới trong Chúa Giêsu, và bạn không bao giờ còn bị ràng buộc bởi hành vi đó nữa. Hãy tin rằng khi bạn làm phần việc của bạn, Thiên Chúa sẽ tuôn đổ hồng ân và quyền năng trên bạn để giúp bạn chọn Ngài chứ không phải là tội lỗi. Trong khi Mùa Chay tiếp tục, bạn sẽ thấy mình thay đổi ngày càng nhiều nhờ hồng ân của Ðức Kitô.
"Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa cho con niềm vui được tha thứ. Con hướng về Ngài với tất cả tâm hồn con và đặt hy vọng của con nơi hồng ân biến đổi của Chúa".
2. Đức Thánh Cha nói: Những Kitô hữu sống bất nhất với niềm tin của mình đang gây ra tai tiếng
Trong thánh lễ sáng thứ Năm 27 tháng Hai, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng những Kitô hữu sống bất nhất với niềm tin của mình đang gây ra tai tiếng trước mặt người đời.
Nhắc lại bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha nhận xét: Chúng ta vừa nghe những gì Tông Đồ Giacôbê nói về những Kitô hữu sống không mạch lạc, những người tự hào là người Kitô hữu, nhưng đã bóc lột những người lao động của họ. Ngài nói: ‘Kìa, tiền lương mà bạn đã chặn lại từ những người thợ gặt đang gào lên. Tiếng khóc của những người thợ gặt đã thấu đến tai Chúa các đạo binh.’
Đức Thánh Cha nói:
Có những người nghe thấy điều này nghĩ rằng ‘cộng sản cũng đã từng nói về điều này’. Không, Thánh Tông Đồ Giacôbê cho biết đó là Lời của Chúa. Khi không có sự mạch lạc Kitô hữu, và khi bạn sống bất nhất như thế, bạn gây ra tai tiếng. Những Kitô hữu sống bất nhất với niềm tin của mình đang gây ra tai tiếng.
Thử tưởng tượng bạn đang đứng trước một người vô thần và người ấy nói với bạn là anh ta không tin vào Thiên Chúa, bạn có thể đọc cho anh ta nghe cả một thư viện, trong đó nói rằng Thiên Chúa hiện hữu và thậm chí đi xa hơn chứng minh rằng Thiên Chúa hiện hữu, anh ta có thể vẫn không có đức tin. Nhưng nếu trước người vô thần này, bạn sống mạch lạc đời sống một Kitô hữu, một cái gì đó sẽ bắt đầu hoạt động trong trái tim anh ta. Chính chứng tá hùng hồn của bạn mang lại sự thao thức trong con tim trên đó Chúa Thánh Thần hoạt động. Đó là một ân sủng mà tất cả chúng ta, toàn thể Giáo Hội phải cầu xin: "Lạy Chúa, xin cho chúng ta có thể sống nhất quán với đức tin của mình."
Chúng ta, tất cả đều là những người tội lỗi, nhưng chúng ta có khả năng cầu xin sự tha thứ. Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi thứ tha cho chúng ta. Hãy có lòng khiêm tốn xin tha thứ: "Lạy Chúa, con đã sống bất nhất. Xin tha thứ cho con!” Hãy đứng dậy và đi tiếp cuộc sống với sự mạch lạc Kitô giáo, với chứng tá của một người tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, cuả một người biết rằng mình là kẻ có tội, nhưng có can đảm để xin tha thứ khi mình phạm những sai lầm, và cuả một người lo sợ gây ra tai tiếng. Xin Chúa ban ân sủng này cho tất cả chúng ta.
3. Tuyên ngôn chống chiến tranh của Đức Thánh Cha Phanxicô
Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 25 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ lên án chiến tranh.
Ngài đưa ra nhận xét rằng: “Chúng ta thấy chiến tranh trên báo chí mỗi ngày và chúng ta đọc mãi đến mức quen dần đi với chúng: số lượng các nạn nhân của chiến tranh chỉ còn là một con số trong những con số hàng ngày trôi qua trong đời chúng ta. Chúng ta tổ chức các buổi lễ để kỷ niệm một trăm năm của cuộc Đại Chiến và tất cả mọi người nổi gai óc trước con số hàng triệu người chết.
Nhưng ngày nay cũng lại xảy ra đúng như thế.”
Đức Thánh Cha Phanxicô buồn bã than thở:
“Thay cho một cuộc chiến tranh lớn là những cuộc chiến tranh nhỏ ở khắp mọi nơi. Khi chúng ta là còn là những trẻ con theo học các lớp giáo lý Chúa Nhật, chúng ta đã nói về câu chuyện của Cain và Abel, chúng ta không thể chấp nhận chuyện ai đó giết đi người anh em của chính mình. Nhưng hôm nay hàng triệu người bị giết chết bởi chính những người anh em của họ và chúng ta đang quen dần với chuyện đó. Có những trường hợp cả một dân tộc bị chia cắt, rồi người ta giết hại lẫn nhau vì một mảnh đất, vì hận thù chủng tộc, vì tham vọng.”
Đức Thánh Cha nói thêm:
“Hãy nghĩ đến những trẻ em chết đói trong các trại tị nạn: Đó là những ‘thành quả’ của chiến tranh. Và sau đó hãy nghĩ đến những yến tiệc của những kẻ đang kiểm soát ngành công nghiệp vũ khí, những kẻ sản xuất vũ khí. Hãy so sánh những trẻ em bệnh tật, đói khát trong những trại tị nạn với các đại gia buôn bán vũ khí sang giàu, phè phỡn.
Và hãy nhớ rằng chiến tranh, hận thù, và những thái độ thù địch không phải là sản phẩm chúng ta mua trên thị trường: nhưng chúng đang ở ngay đây, trong trái tim của chúng ta. Thánh Giacôbê Tông Đồ đưa ra cho chúng tôi một lời khuyên đơn giản: ‘Hãy đến gần Thiên Chúa và Ngài sẽ đến gần anh em’ Nhưng tinh thần của chiến tranh, là điều lôi kéo chúng ta xa lìa Thiên Chúa, không ở đâu xa xôi: nó xuất phát ngay chính từ trái tim của chúng ta.”
Đức Thánh Cha kết luận:
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình cho nền hòa bình mà ngày nay dường như đã bị giản lược xuống chỉ còn là một từ ngữ không hơn. Chúng ta hãy làm theo lời khuyên của Thánh Giacôbê. ‘Hãy nhận rõ đau khổ của anh chị em’. Chúng ta hãy nhận chân những đau khổ mà chiến tranh gây ra trong các gia đình, trong chỗ chòm xóm với nhau, và ở khắp mọi nơi. Có bao nhiêu người trong chúng ta còn biết rơi lệ khi chúng ta đọc báo? Khi chúng ta thấy người ta chết trên truyền hình? Đây là những gì các Kitô hữu nên làm ngày hôm nay khi đối mặt với chiến tranh: chúng ta nên nhỏ lệ, chúng ta nên thương tiếc.”
4. Đức Thánh Cha nói: Khi hôn nhân đổ vỡ hãy chia sẻ nỗi đau của những người trong cuộc
Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 28 tháng Hai, Đức Thánh Cha nói Kitô hữu nên giúp đỡ những ai đổ vỡ hôn nhân, nhưng đừng tham gia vào chuyện "biện bạch" về những tình huống của họ.
Suy tư trên bài Tin Mừng (Mc 10:1-12 ) kể lại câu chuyện gặp gỡ giữa Chúa Kitô với những người Biệt Phái về hôn nhân và ly hôn, Đức Thánh Cha nhận xét rằng những ngụy biện của người Pharisêu là một cái bẫy. Nhưng Chúa Giêsu ứng phó bằng cách đưa ra một, tầm nhìn đẹp hơn cao hơn của hôn nhân.
Đức Thánh Cha nói:
Như Chúa Cha đã kết hôn với dân Israel, Chúa Kitô kết hôn dân mình. Đây là câu chuyện tình yêu, đây là lịch sử của những kiệt tác của tạo hóa và trước con đường này, hình ảnh này của tình yêu, trò ngụy biện bị lật nhào thê thảm.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng khi một cuộc hôn nhân thất bại, tất cả mọi người nên "cảm thấy nỗi đau của sự thất bại". Ngài kêu gọi các tín hữu chúng ta hành động trong tình bác ái: "Đừng lên án. Hãy đồng hành với họ. Và đừng ngụy biện về tình hình của họ."
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của mình bằng cách nhấn mạnh mối quan hệ phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Ngài nói: "Người ta không thể hiểu được Chúa Kitô nếu không chấp nhận Giáo Hội, và không thể hiểu được Giáo Hội nếu không chấp nhận Chúa Kitô."
5. Chúa không bỏ chúng ta lang thang trên đường
Trong Thánh lễ sáng thứ Hai 24 tháng Hai tại Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài trên câu chuyện liên quan đến bài Tin Mừng trong ngày Máccô đoạn 9 từ câu 14 đến 29 thuật lại việc Chúa chữa cho một đứa bé bị quỷ ám.
“Quỷ thét lên, lay đứa bé thật mạnh, rồi ra khỏi. Ðứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói: ‘Nó chết rồi!’ Nhưng Ðức Giêsu cầm lấy tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên”.
Đức Thánh Cha giải thích rằng “Khi Chúa đến trong đám đông và chữa lành một người, Ngài không bao giờ bỏ mặc người đó một mình. Ngài không phải là một thuật sĩ, một phù thủy, một ‘người chữa lành’ bỏ mặc người ta để đi tiếp con đường của mình. Những ai được Người cứu giúp thì Người cứu giúp đến cùng, đưa họ đứng dậy, trở lại nơi chốn xứng hợp."
Nơi chốn xứng hợp của chúng ta, những người theo Chúa Giêsu là Giáo Hội, là nơi chào đón bất cứ ai xa cách Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nói tiếp:
"Chúa Giêsu luôn luôn thôi thúc chúng ta trở về nhà, Ngài không muốn chúng ta lang thang một mình trên đường phố. Cũng giống như trong các dụ ngôn: Đồng xu bị mất cuối cùng trở về trong ví của người phụ nữ;và con chiên lạc được đưa trở lại cùng một chuồng với những con chiên khác."
Đức Thánh Cha kết luận rằng thật là vô lý khi nói mình yêu Chúa, nhưng lại từ chối Giáo Hội, vì sự cứu rỗi có nghĩa là quay trở về nhà của Chúa Giêsu là Giáo Hội.
6. Đức Thánh Cha nói: Xin Chúa ban cho chúng ta những linh mục, và nữ tu tự do không bị trói buộc bởi ngẫu tượng tiền bạc và quyền lực
Trong Thánh Lễ sáng Thứ Hai 3 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho ơn gọi, cho những người trẻ biết lắng nghe và nhận ra ơn gọi của Thiên Chúa để phục vụ.
Đức Thánh Cha nói:
Trái tim anh ta vẫn thao thức, vì Chúa Thánh Thần đẩy anh ta đến gần hơn với Chúa Giêsu và đi theo Người. Nhưng trái tim anh quá đầy và anh thiếu can đảm để loại bỏ những thứ làm đầy con tim mình. Cái mà anh ta lựa chọn là tiền. Tim anh đầy những tiền và tiền. Nhưng anh không phải là một tên trộm, hoặc một tên tội phạm: không, không đâu, anh là một người đàn ông tốt: chưa bao giờ ăn cắp, không bao giờ lừa dối ai. Anh kiếm được đồng tiền một cách trung thực nhưng trái tim anh đã bị giam cầm, nó đã được gắn liền với tiền bạc và anh mất tự do chọn lựa. Tất cả mọi thứ, tiền đã chọn cho anh ta.
Chúng ta phải cầu nguyện để trái tim của những người trẻ tuổi có thể vơi đi những quyền lợi và những tình cảm khác, để họ có thể trở thành tự do. Đây là lời cầu nguyện cho ơn gọi: ‘Lạy Chúa, xin gửi đến cho chúng con các linh mục và nữ tu, xin bảo vệ họ khỏi việc tôn thờ những ngẫu tượng của phù hoa, của tự hào, của quyền lực, của tiền bạc.’ Lời cầu nguyện này của chúng ta là để chuẩn bị cho những con tim có thể theo Chúa Giêsu gần gũi hơn.
Lạy Chúa, xin giúp đỡ những người trẻ để họ có thể được tự do, không nô lệ, để con tim của họ chỉ dành cho Ngài mà thôi, để tiếng gọi của Chúa có thể được lắng nghe và có thể sinh hoa kết quả. Đây là lời cầu nguyện cho ơn gọi. Chúng ta phải cầu nguyện rất nhiều. Nhưng chúng ta phải cẩn thận: thế giới này vẫn có những ơn gọi. Chúng ta phải giúp họ phát triển , để Chúa có thể đi vào con tim họ và ban cho họ niềm vui khôn tả và vinh quang của những người theo Chúa Giêsu một cách chặt chẽ.