Ngày 05-03-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
14 Chặng Đàng Thánh Giá Mùa Chay
VietCatholic Network
03:23 05/03/2018
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:01 05/03/2018
50. ĂN NHẦM CÁ NGÂM MUỐI
Ngày xưa ở Lâm Xuyên có một thầy giáo đi dạy học ở ngoài biện quán, mỗi ngày chủ nhà đều dùng mắn cá để ông ta ăn cơm, thầy giáo ăn đến phát ngán nên nổi nóng nói:
- “Các người không thể quá quắc như thế, nên cũng nên có mùi vị (đổi món) để ăn chứ.”
Học trò nghe không rõ ràng, về nhà liền nói với mẹ:
- “Thầy giáo nói lần sau có thể cho thầy ăn cá ngâm muối.”
Bà mẹ nói:
- “Cá ngâm muối người hay bị tê mới dùng, sao thầy lại ăn chứ ?”
Đứa con nói:
- “Thầy đã muốn như thế thì cứ cho thầy ăn.”
Thế là bà mẹ bèn đem cá ngâm muối đến, thầy giáo rất là phấn khởi, lại đem nó làm thức ăn ngon trong ngày, kết quả lưỡi vừa tê vừa cay rất là khó ăn, hoảng quá bèn nhổ cỏ tranh dùng sức nạo cái lưỡi, muốn nạo sạch chất tê.
Học trò len lén đến quan sát thầy giáo, về nhà phấn khởi nói với mẹ:
- “Thầy giáo nói cá ngâm muối ăn rất ngon, quả thật như thế, nếu thầy giáo không dùng tay kéo cái lưỡi lại, e rằng ngay cả cuống lưỡi cũng bị nuốt mất tiêu.”
(Chuyện tiếu thời thượng)

Suy tư 50:
Thời nay có những thầy cô giáo rất tận tâm giáo dục học trò dù cho đời có đen bạc, dù cho học trò có du côn du đảng đánh thầy cô giáo.
Thời nay cũng có thầy cô giáo chỉ biết dạy theo trình độ “tiền nặng tiền nhẹ” của học trò để dạy hoặc chăm sóc học trò, lại còn làm khó dễ học trò khi lên lớp để bắt học trò phải đi học thêm ở lớp mình dạy thêm, học trò nào không ghi tên học là coi như...đội sổ, dù trò ấy có là học sinh giỏi.
Con người ta ai cũng có một lương tâm để phân biệt cái nên làm và cái không nên làm, nhưng lương tâm của một thầy cô giáo thì phải hơn hẳn lương tâm của những người bình thường khác, bởi vì thầy cô giáo có một trách nhiệm lớn lao trên thế hệ của những con người tương lai của tổ quốc, của Giáo Hội. Cái hơn hẳn của các thầy cô giáo chính là luôn làm đúng với lương tâm trách nhiệm và nghề nghiệp của mình, dù có gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, bởi vì lương tâm thì chỉ có một, mà nếu thầy cô giáo đã đánh mất lương tâm thì khó mà tìm lại được khi đám học trò đã mất niềm tin nơi chính các thầy cô giáo của họ.
Thầy cô giáo chính là những người thay mặt Chúa để truyền đạt kiến thức, đạo đức và nhân bản làm người cho học trò của mình vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:05 05/03/2018

41. Lúc nào chúng ta hướng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, thì tâm của chúng ta biến thành bàn thờ tế lễ của Ngài.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
VietCatholic
09:11 05/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần


Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
VietCatholic
09:16 05/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng


Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
VietCatholic
09:21 05/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che


Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
VietCatholic
09:25 05/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng


Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
 
Chúa Giêsu là mạch sống của người Kitô Hữu
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
20:16 05/03/2018
Chúa Nhật IV Mùa Chay, năm B
Ga 3,14-21

Chúa Giêsu đã quả quyết :” Không có tình yêu nào cao quý bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Đức Giêsu là mạch sống của người Kitô hữu trong cuộc hành trình dương thế tới tiến về Quê Trời. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã sai chính Con Một của Người đến trần gian để cứu chuộc loài người, cứu vớt nhân loại qua cái chết tự hiến trên Thập giá.

Đọc Kinh Thánh, chúng ta nhận ra ngay trong Cựu Ước, Isaac con trai của tổ phụ Abraham là hình bóng của Chúa Giêsu. Isaac là con trai duy nhất của Abraham, Chúa Giêsu cũng thế. Isaac được Cha mình rất mực yêu thương, Chúa Giêsu cũng được Thiên Chúa Cha yêu thương như thế. Isaac được dâng làm của lễ, Chúa Giêsu cũng thế. Isaac được Cha mình dẫn lên một ngọn đồi để hiến tế, Chúa Giêsu cũng vậy. Thánh Phaolô trong thư thứ nhất hữu tín hữu Corintô cũng đã so sánh :” Ađam con người đầu tiên, đã được dựng nên là một con người sống động, nhưng Ađam sau cùng là Đức Giêsu là Thần Khí ban sự sống…Ađam được nắn nên bằng đất, từ đất mà sinh ra, còn Ađam thứ hai, Đức Giêsu từ trời mà sinh ra….Người thuộc về đất thế nà, thì người thuộc về trời cũng thế ấy…” ( 1 Co 15, 45-49 ). Bài Tin mừng của Thánh Gioan hôm nay viết :” Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời “. Hình ảnh con rắn đồng được ông Môsê treo lên cao trên cây gỗ trong sa mạc để ai bị rắn độc cắn nhìn lên đó sẽ được khỏi là tiên trưng cho việc Đức Giêsu chấp nhận cái chết theo Thiên Chúa Cha để cứu độ con người, cứu chuộc nhân loại. Thập giá Đức Kitô là dấu chỉ của tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa đối với nhân loại, nhưng đồng thời cũng là đòi hỏi của Thiên Chúa đối với con người. Đức Giêsu đã quả quyết để những ai tin vào Người sẽ không phải chết và có sự sống đời đời. Thập giá là hình phạt nhục nhã của người tử tội, nhưng Đức Giêsu đã chấp nhận Thập giá để mang lại sự sống và hạnh phúc cho con người.Đức Giêsu đã nói với những ai muốn theo Người :” Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình đi, vác Thập giá của mình mà theo Ta “. Vác Thập giá có nghĩa là chấp nhận bỏ ý riêng, từ bỏ bóng tối tội lỗi mà bước theo ánh sáng của Chúa.

Sống trong một thế giới vật chất, con người từ chối ánh sáng, vẫn lầm lũi bước đi trong đêm tối. Chúa Giêsu mời gọi mọi người hãy sống tình yêu vì thực sự Thập giá là hình phạt nhục nhã, nhưng chấp nhận Thập giá không có nghĩa là chấp nhận tôn thờ đau khổ, nhưng say mê tình yêu vì chỉ nơi “ Thập giá ơn cứu độ mới chứa chan “. Người môn đê của Chúa say mê Thập giá, nhưng Thập giá dẫn con người đến vinh quang. Đức Giêsu đã quả quyết :” Khi nào Ta bị đưa lên cao khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta”.

Thánh Phaolô đã viết :” Chính nhờ ân sủng của Thiên Chúa mà anh chị em được cứu rỗi. Khi chúng ta kết hiệp với Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã làm cho chúng ta được sống lại cùng với Con Ngài và cùng người Con ấy cai trị thiên giới…Chính nhờ ân sủng của Thiên Chúa mà anh chị em được cứu rỗi qua đức tin. Chẳng phải do kết quả những nỗ lực riêng của anh chị em mà do ân huệ của Thiên Chúa…Thiên Chúa đã làm cho chúng ta được như hiện nay “.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cứu độ chúng con qua cái chết trên Thập giá. Xin cho chúng con luôn biết say mê Thập giá vì Thập giá chính là nguồn mạch tình yêu của chúng con.Amen.

Gợi ý để chia sẻ:

1.Con rắn đồng
trong sa mạc mà ông Môisê treo lên cây gỗ cao tượng trưng cho ai ?
2.Thập giá đối với chúng ta là gì ?
3.”Khi nào Ta được treo lên cao, Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta “ có nghĩa gì ?
4.Tại sao lại nói:” Chúa Giêsulà mạch sống của chúng ta trong cuộc hành trình dương thế tiến về Quê Trời ? “.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Hồng Y theo tiết lộ của vị tổng thư ký
Vũ Văn An
16:46 05/03/2018
Ngày 15 tháng Hai, ký giả kỳ cựu Andrea Gagliarducci của CNA, cho hay: trong một bài báo đăng trên tập san Công Giáo Ý Il Regno, Đức Cha Marcello Semeraro, Tổng Thư Ký của Hội Đồng 9 Hồng Y cố vấn cho Đức Phanxicô, nói tới diễn trình của Hội Đồng và nhấn mạnh tới khía cạnh mục vụ của nó.



Thực vậy, theo vị giám mục này, các cải tổ được Hội Đồng xem xét và đề nghị lên Đức Phanxicô đều nhấn mạnh tới các quan tâm mục vụ chứ không nhằm tạo ra một cuộc cách mạng. Theo ngài, các cải tổ gần đây đối với các cơ quan truyền thông của Tòa Thánh có thể được coi như mô hình cho dự án cải tổ.

Theo Đức Cha Semeraro, việc lập ra phân bộ thứ ba tại Phủ Quốc Vụ Khanh là một dấu hiệu muốn nhấn mạnh nhiều tới công tác mục vụ.

Được công bố hồi tháng 11 năm rồi, phân bộ thứ ba ở Phủ Quốc Vụ Khanh nhằm biểu lộ sự quan tâm và gần gũi của Đức Giáo Hoàng với các nhà ngoại giao của Tòa Thánh. Chính vì thế, vị đứng đầu phân bộ này được trao nhiệm vụ thăm viếng các tòa sứ thần Tòa Thánh khắp thế giới.

Đức Cha cho hay: việc quan tâm tới các nhà ngoại giao của Tòa Thánh là một chủ đề chính trong cuộc thảo luận của Hội Đồng Hồng Y và cuộc cải tổ lần này là theo đường hướng của Công Đồng Vatican II.

Ngài nhấn mạnh thêm rằng các vị sứ thần Tòa Thánh ngày trước vốn chỉ được coi là các nhân vật ngoại giao nhưng Bộ Giáo Luật 1983 đã “thỏa mãn niềm hy vọng của Công Đồng Vatican II rằng chức vụ đại diện Giáo Hoàng, tức sứ thần Tòa Thánh, phải được miêu tả với sự tham chiếu tới thừa tác mục vụ của một vị giám mục”.

Đức Cha Semeraro giải thích rằng: Bộ Giáo Luật năm 1983 “phân biệt rõ giữa sứ vụ giáo hội và sứ vụ ngoại giao” và nhấn mạnh rằng “các đại diện Giáo Hoàng, dù có khía cạnh ngoại giao, nhưng phần lớn là các nhân vật giáo hội” và các nhiệm vụ chính của các ngài “là các bổn phận có tính tôn giáo và giáo hội học” đảm nhiệm nhân danh Đức Giáo Hoàng.

Theo Đức Cha Semeraro, chính vì thế, Đức Phanxicô muốn biểu lộ quan tâm mục vụ của ngài đối với các nhân viên ngoại giao của Tòa Thánh vì “tập chú vào các tài nguyên nhân bản là khía cạnh không hề phụ thuộc trong diễn trình cải tổ Giáo Triều”.

Để giải thích ‘bức tranh lớn’ của cuộc cải tổ Giáo Triều, Đức Cha Semeraro nhắc nhớ diễn văn Giáng Sinh 2017 của Đức Phanxicô với Giáo Triều Rôma và đặc biệt, cách Đức Giáo Hoàng giải thích các chức năng “ad extra” (đối ngoại) của Giáo Triều.

Theo Đức Cha Semeraro, Đức Giáo Honàg yêu cầu Giáo Triều “hướng ra ngoài” nghĩa là nhìn quá bên kia Tòa Thánh, với khả năng biết đọc các dấu chỉ thời đại.

Đức Cha Semeraro cho biết: việc cần phải nhìn ra ngoài, tới các Giáo Hội địa phương, cũng đã được biểu lộ trong tự sắc Magnum Principium, tức tự sắc nới lỏng diễn trình phiên dịch Sách Lễ Rôma từ tiếng Latinh sang các tiếng bình dân.

Vị tổng thư ký của Hội Đồng Hồng Y nói rằng Hội Đồng được mời gọi cho ý kiến về vấn đề trên, “trong bối cảnh và thẩm quyền khác hơn là ý kiến của Ủy Ban Giám Mục và Chuyên Viên đã được thiết lập”.

Ngài cũng nhấn mạnh đến việc làm của của Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên trong việc trợ giúp các giáo hội địa phương, coi nó như một điển hình khác của việc Giáo Triều hướng cái nhìn của mình ra ngoài.

Ba nguyên tắc cải tổ

Ngài cũng cho hay Đức Giáo Hoàng muốn việc cải tổ diễn tiến từ từ, và điều này đang diễn ra với các bộ sở tân lập là Bộ Cổ Vũ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện và Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống. Đức Cha Semeraro cho biết Hội Đồng Hồng Y dựa trên 3 nguyên tắc sau đây trong việc cải tổ Giáo Triều: truyền thống, canh tân, và tập chú vào điều thực sự cần thiết.

Về truyền thống, Đức Cha Semeraro nói rằng “sẽ là điều sai lầm khi nghĩ rằng việc cải tổ nhằm lật ngược toàn bộ khuôn khổ Giáo Triều” khi Giáo Triều bao gồm “nhiều bộ sở liên hệ tới các hoạt động nền tảng của Giáo Hội như việc loan báo Tin Mừng, gìn giữ đức tin, sinh hoạt phụng vụ, phục vụ bác ái”.

Nguyên tắc chủ yếu về canh tân được tóm lược trong việc cải tổ ngành truyền thông nhằm đáp ứng các thực tại mới mẻ của các phương tiện truyền thông.

Nguyên tắc “tập chú” cũng có thể được gọi là “đơn giản hóa” như đã diễn ra với việc sát nhập một số bộ sở.

Đức Giáo Hoàng muốn việc cải tổ là một “diễn trình” cần có thời gian để hoàn tất, điều mà ngài đã nói rõ trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng: “khởi đầu các diễn trình, hơn là chiếm hữu không gian”.

Đức Cha Semeraro cho rằng trong chiều hướng ấy, các cuộc linh thao Mùa Chay cho Giáo Triều, mà Đức Phanxicô yêu cầu được tổ chức ở bên ngoài Rôma, cũng là một phần của cuộc cải tổ này.

Hội Đồng gần hoàn thành sứ vụ



Trước đó, ngày 11 tháng Chín năm 2017, ký giả Junno Arocho Esteves, cho hay theo lời Đức Cha Semeraro, Tổng Thư Ký Hội Đồng Hồng Y, thì việc làm của Hội Đồng gần như hoàn tất rồi.

Thực vậy, Đức Cha Marcello Semeraro nói với Đài Phát Thanh Vatican rằng “về diễn trình cải tổ Giáo Triều Rôma, nó đã tiến được hơn 3 phần 4 đường đi rồi, gần như hoàn tất... trên bình diện các đề nghị trình lên Đức Giáo Hoàng”.

Nhân dịp này, Đức Cha cho Đài Vatican hay diễn trình ba bước trong việc cố vấn cho Đức Giáo Hoàng về việc cải tổ Giáo Triều và cai quản Giáo Hội nói chung: “lắng nghe” các đóng góp của các vị giám mục, Giáo Triều và “nhiều người viết thư đến”, suy nghĩ về các đề xuất này và rà xét chúng cẩn thận.

Ngài nói: “lắng nghe, suy nghĩ, rà xét và rồi đưa ra đề nghị cho Đức Giáo Hoàng” vì Ủy Ban Hồng Y không ban hành các sắc lệnh; “Hội Đồng Hồng Y đề nghị lên Đức Giáo Hoàng”. Đức cha nói tiếp: trong suốt các buổi họp của Hội Đồng, Đức Phanxicô tham dự “chủ yếu bằng cách lắng nghe” và “can thiệp khi thuật lại các kinh nghiệm bản thân lúc còn là Tổng Giám Mục ở Buenos Aires, Á Căn Đình, hay tình hình đương thời trong sinh hoạt của Giáo Hội”.

Theo Đức Cha Semeraro, việc làm của Hội Đồng không chỉ thuộc phạm vi cải tổ Giáo Triều mà thôi mà còn thông tri, cố vấn và hợp tác với Đức Giáo Hoàng trong các tình huống đa dạng trong Giáo Hội.

Một điển hình là cuộc thảo luận về “thực tại rất đau lòng của việc lạm dụng vị thành niên. Tự nó, đây không phải là thành phần của việc cải tổ Giáo Triều. Thế nhưng, Đức Giáo Hoàng vẫn quyết định lắng nghe Hội Đồng về một số biện pháp. Và, khi nói tới việc phải minh xác hay can thiệp, Đức Giáo Hoàng có can thiệp nhưng một cách hết sức thận trọng. Phần lớn, ngài lắng nghe”.

Liên quan tới khuôn khổ thời gian, Đức Cha Semeraro co hay các đề nghị cuối cùng liên quan tới mọi bộ sở “sẽ ít nhiều hoàn tất trong vài tháng nữa” và sẽ tùy thuộc Đức Giáo Hoàng “quyết định thi hành chúng ra sao và thi hành lúc nào. Hiện nay, Đức Giáo Hoàng thích từ từ thi hành, cũng như cần có thời kỳ thử nghiệm (breaking-in). Trong một số trường hợp, Đức Giáo Hoàng đã can thiệp để sửa đổi vì từ lý thuyết bước sang thực hành, nhu cầu sửa đồi thế nào cũng xuất hiện”.

Cách hiểu Amoris Laetitia tại Hội Đồng

Dù Đức Cha Semeraro không đề cập chi tới các đóng góp của Hội Đồng Hồng Y vào việc thi hành Tông Huấn Amoris Laetitia, nhưng theo Ký Giả kỳ cựu John Allen, người ta hiểu Tông Huấn này đã được Hội Đồng thảo luận cặn kẽ và các kết luận của Hội Đồng phản ảnh quan điểm thực sự của Đức Phanxicô, nhờ đọc các chỉ dẫn mà Đức Cha Semeraro vừa công bố cho giáo phận Albano của ngài về việc chấp nhận cho các người ly dị và tái hôn dân sự được đảm nhận một số thừa tác vụ mà theo giáo luật họ không được phép làm.

Theo Allen, nếu Đức Cha Semeraro chỉ là giám mục Albano mà thôi, thì các chỉ dẫn của ngài chẳng có chi đáng nói. Vì Albano chỉ là một giáo phận nhỏ ở ngoại ô Rôma, gần cung điện mùa hè Castel Gandolfo, và vị giám mục của nó hầu như không được ai trên thế giới biết đến.

Nhưng sự kiện ngài là tổng thư ký của Hội Đồng Hồng Y đã làm mọi người lưu ý tới các chỉ dẫn của ngài. Vì ngoài việc dùng Hội Đồng cố vấn cho ngài về việc cải tổ Giáo Triều, Đức Phanxicô còn dùng nó “như một cơ quan thăm dò cho nhiều quyết định quan trọng của ngài” như chính Đức Cha Semeraro xác nhận khi nói tới việc làm của Ủy Ban Bảo Vệ Vị Thành Niên.

Thành thử, chắc chắn Đức Cha Semeraro có mặt khi các cuộc thảo luận diễn ra. Ngài biết Đức Giáo Hoàng nghĩ gì và muốn gì. Nên khi ban hành các chỉ dẫn mục vụ để thực thi Amoris Laetitia, nội dung của nó được nhiều người lưu ý.

Ở đây, ngài không nói tới việc rước lễ của những người ly dị tái hôn dân sự, nhưng đề cập tới một loạt vai trò mà người ly dị tái hôn vốn bị cấm:

o Làm thành viên của hội đồng mục vụ
o Đọc Sách Thánh trong Thánh Lễ
o Dạy môn tôn giáo trong các trường Công Giáo
o Dạy giáo lý
o Các việc bác ái Công Giáo
o Làm vú bõ đỡ đầu lúc rửa tội.

Tuy nhiên, không vai trò nào trên đây tự động họ được làm. Ngài bảo: “Về phần giám mục hay 1 mục tử hoặc 1 vị giải tội, không hề có việc ban một loại hình thức cho phép để bước vào cộng đồng tín hữu, hay một cách đơn giản, có thể Rước Lễ. Nói như thế, là hoàn toàn sai lầm”.

Ngài đặt ra một số điều kiện được coi là không thể miễn chước để biện phân một cách có ý nghĩa như tình trạng của cuộc kết hợp trước và sự trung thành với cuộc kết hợp mới cũng như ý thức rằng tình thế mới là tình thế “bất hợp lệ”.

Nói về cuộc kết hợp mới, Đức Cha Semeraro cho rằng nó phải “được củng cố với thời gian và sống một cách trung thành, được đánh dấu bằng lòng âu yếm và trách nhiệm thành thực đối với con cái, được nâng đỡ bằng việc cầu nguyện và năng tham dự vào đời sống cộng đồng giáo xứ”.

Amoris Laetitia không bao giờ nói đến một thứ ‘cho phép’ tổng quát để mọi người ly dị tái hôn phần đời được rước lễ. Nó cũng không nói rằng con đường hồi tâm được những người khao khát nó khởi đầu nhất thiết phải dẫn tới việc được phép lui tới các bí tích”.

Thay vào đó, Đức Cha Semeraro viết, Amoris Laetitia nhấn mạnh đến việc biện phân, mà không xác định trước nó sẽ dẫn đến đâu. Ngài nói: “Tâm điểm của nó là đồng hành và biện phân", nghĩa là “việc tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa cần được thực hiện, và các bước cùng các phương thế cụ thể để đem nó vào thực hành”. Mặt khác, Đức Cha Semeraro xem ra cũng không khuyến khích việc làm cho các đòi hỏi để người ly dị tái hôn dân sự được rước lễ trở thành hạn hẹp một cách không cần thiết.

Ngài nói: “việc căn bản là điều được đề nghị luôn phải xét tới hoàn cảnh thực sự trong đời sống các bên liên hệ” và “tránh việc đưa ra các đòi hỏi không cân xứng, vượt quá khả năng của họ, và đối với việc này, vượt quá điều đòi hỏi ở các tín hữu khác”.

Đức Cha Semeraro viết rằng thậm chi, ta không thể nói được rằng mọi người hiện đang sống trong một tình huống “bất hợp lệ” là tự động sống “trong trạng thái tội trọng, mất hết ơn thánh hóa”.

Theo ngài, điều được kêu gọi là việc “xét mình” để “chứng thực liệu có sự ăn năn thành thực hay không, không bao giờ yêu cầu hối nhân nhiều hơn khả năng họ có thể làm”.

Đức Cha nhấn mạnh rằng trách nhiệm của mục tử là “ấn định để tín hữu nhận ra chân trời luân lý của đời sống Kitô hữu... giúp họ nhìn ra điều gì tùy thuộc họ trong hoàn cảnh họ đang sống lúc ấy, và điều gì không”

Ngài bác bỏ các giải pháp “một cỡ hợp với mọi người”. Theo ngài “một quy tắc tổng quát mới như trong giáo luật, như nhau cho mọi người, là tuyệt đối không đúng chỗ”. Điều cần là “đồng hành” với họ trong các tình huống đặc biệt.
 
ĐGH nói đức tin không phải là màn trình diễn nhưng là suy nghĩ như Chúa Kitô.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:54 05/03/2018
(Vatican News) Trong thánh lễ sáng Thứ Ba ngày 5 tháng Ba, tại nhà nguyện Casa Santa Marta, ĐGH nói rằng đức tin và tôn giáo không phải là một “màn trình diễn”, nhưng là cách thay đổi não trạng của chúng ta theo đường lối của Chúa. Qua bài đọc, Giáo Hội muốn chúng ta thay đổi não trạng của mình, thay đổi lối suy nghĩ cũng như hành động và tình cảm của mình cho phù hợp với Chúa Kitô.

Bài đọc thứ nhất kể về việc tiên tri Ê-li-sa chữa lành bệnh phong hủi cho ông Na-a-man, một tướng chỉ huy quân đội của vua A-ram, người xứ Sy-ri và trong bài Tin Mừng của Thánh Lu-ca mô tả việc Chúa Giê-su đã bị chính những người đồng hương muốn giết Ngài.

Thay đổi não trạng của chúng ta.

ĐGH nói rằng Giáo Hội kêu gọi chúng ta thay đổi lối sống của chúng ta qua giữ chay hãm mình, bố thí và sám hối ăn năn. Những việc chúng ta làm phải nên giống như Chúa Kitô theo tinh thần Tám Mối Phúc Thật.

Giáo Hội đặc biêt kêu gọi chúng ta biến đổi tâm tư tình cảm, biến đổi chúng ta để có lòng xót thương như người Sa-ma-ri-ta nhân hậu. Không phải chỉ là thay đổi não trạng, mà con thay đổi lối suy nghĩ, cách suy tư, để xem chúng ta thực sự là một Kitô hữu hay là một người ngoại đạo.

Thiên Chúa không có màn trinh diễn.

ĐGH nói cũng nhấn mạnh rằng người tín hữu không nên mong đợi một màn ngoạn mục từ Thiên Chúa như ông Na-a-man mong đợi nơi tiên tri Ê-li-sa. Khi được bảo phải đi tắm bẩy lần trong sông Gio-đan, ông Na-a-man đã bực mình bảo rằng nước các sông A-va-na và Pác-pa ở Đa-Mát chẳng tốt hơn hay sao và ông muốn bỏ cuộc về nhà. ĐGH nói rằng ông Na-a-man đã mong đợi một màn trình diễn, nhưng đường lối của Thiên Chúa lại không phải như vậy, “Ngài đã chữa lành bằng cách khác.”

Đề cập đến đoạn Tin Mừng, ĐGH nói rằng khởi đầu người ta thánh phục và ngạc nhiên về Chúa Giê-su, con của bác thợ mộc Giu-se. Nhưng rồi những lời bình phẩm, đồn đoán chẳng mấy chốc đã thay đổi thái độ của họ. Sau sự thán phục và ngạc nhiên, hóa ra người ta lại muốn giết Ngài. Những người này cũng muốn một màn ngoạn mục, một màn trình diễn. ĐGH nói tiếp rằng chúng ta cũng thế, sẽ chống lại bất cứ ai trong anh em sửa sai chúng ta và mong ai đó thực hiện một màn “trình diễn.”

Ơn hoán cải.

ĐGH Phanxicô nói rằng người ta có thể thuộc lòng kinh Tin Kính hay các giáo lý của Giáo Hội, nhưng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có “Tinh Thần Chúa Kitô”. Vì thế ĐGH mời gọi tất cả các tín hữu hãy cầu xin ơn biết nhìn nhận và thay đổi não trạng.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
ĐGH Phanxicô tiếp Thủ Tướng Áo Quốc Kurz
Nguyễn Long Thao
17:20 05/03/2018
ĐGH Phanxicô tiếp Thủ Tướng Áo Quốc Kurz

ĐGH Phanxicô và Thủ Tướng Áo Kurz đã có cuộc họp riêng tại Tòa Thánh Vatican trong ngày thứ Hai, 5 tháng 3 năm 2018. Hai vị đã thảo luận về những mối liện hệ ngoại giao song phương, sự quan trọng của việc bảo vệ sự sống, gia đình và thành phần bị thiệt thòi trong xã hội.

Văn phòng báo chí Tòa Thánh phổ biến thông cáo báo chí nói cuộc đàm thoại là “thân hữu”và hai vị đã nói về những kết quả của sự hợp tác hiện nay giữa Áo Quốc và Toà Thánh Vatican.

Đức Giáo Hoàng cũng như Thủ Tướng Áo đều nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc bảo vệ sự sống, gia đình và thúc đẩy thăng tiến phúc lợi xã hội, cho các thành phần dân chúng, nhất là thành phần dân chúng bị thiệt thòi nhất.

Đức Giáo Hoàng và Thủ Tướng. Kurz cũng đã thảo luận đến các vấn đề quốc tế như vấn đề hòa bình, giải giới vũ khí nguyên tử, vấn đề di dân.

Sau khi hội kiến với ĐGH, Thủ Tướng Kurz đã gặp Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Pietro Parolin và Đức Giám Mục Antoine Camilleri, Thứ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh

Nguyễn Long Thao
 
Top Stories
Vescovi del Vietnam in visita ad limina da papa Francesco
Asia-News
03:38 05/03/2018
Due giorni fa hanno celebrato una messa presso l’altare della Cattedra. Mons. Joseph Nguyễn Chí Linh, presidente della Cbcv, ha espresso la gioia di mostrare i profondi legami di fedeltà e amore dei cattolici vietnamiti per la Chiesa ed il papa. La percentuale dei cattolici nella popolazione di oltre 96 milioni di vietnamiti è scesa al 6,6%, dal 10% dei primi decenni del XXmo secolo. I fedeli esprimono timori per le ripercussioni in Vietnam di un accordo tra Santa Sede e governo cinese.

Città del Vaticano (AsiaNews) – I 32 vescovi della Conferenza episcopale vietnamita (Cbcv) incontrano oggi papa Francesco. È la loro prima “visita ad limina apostolorum” dal 2009, quando i prelati si sono recati in Vaticano per onorare il sepolcro dei santi apostoli Pietro e Paolo ed incontrare papa Benedetto XVI.

Due giorni fa, i vescovi hanno celebrato una messa presso l’altare della Cattedra, all’interno della basilica. Presiedendo la funzione, mons. Joseph Nguyễn Chí Linh, arcivescovo di Huế e presidente della Cbcv ha espresso la gioia dei prelati di essere a Roma per mostrare i profondi legami di fedeltà e amore che i fedeli in Vietnam provano per la Chiesa e per il papa. Egli ha poi invitato i presenti a pregare con intensità per la Chiesa universale e in particolare per la Chiesa in Vietnam.

Nella sua omelia sulla parabola del figliol prodigo, mons. Joseph Nguyễn Năng, vicepresidente Cbcv, ha esortato i fedeli alla riconciliazione con Dio come prerequisito per la comunione nella Chiesa che, a sua volta, dà slancio allo zelo missionario. “Presso la tomba di San Pietro, ispirato dalla parabola del Vangelo di oggi, il comando di proclamare la Buona Novella in tutto il mondo (ad gentes) risuona intensamente attraverso la Chiesa in Vietnam”, ha dichiarato il vescovo di Phát Diệm.

“Sfide e difficoltà sono sempre presenti sulla strada della missione, ogni epoca ha i suoi problemi” ha proseguito mons. Joseph Nguyễn Năng, sottolineando che “i principali ostacoli non sono i problemi esterni, piuttosto l'atteggiamento interiore dei discepoli di Cristo che scelgono di ritirarsi all'interno delle mura della Chiesa”. La percentuale dei cattolici nella popolazione di oltre 96 milioni di vietnamiti è scesa al 6,6%, dal 10% dei primi decenni del XXmo secolo. La Chiesa in Vietnam ha 26 diocesi, incluse tre arcidiocesi, con 2228 parrocchie e 2668 sacerdoti.

Dalla metà degli anni '80, il Vietnam ha compiuto il passaggio da un'economia di comando altamente centralizzata ad un'economia orientata al mercato, che ha portato grandi investimenti stranieri nel Paese. Tuttavia, gli investitori sembrano concentrarsi principalmente sulle grandi città, che soddisfano le loro esigenze. Pertanto, nell'ultimo decennio, la Chiesa ha espresso preoccupazione per il diffuso fenomeno della migrazione giovanile interna. Tra i problemi cruciali che affliggono la Chiesa vi è la necessità di un'adeguata pastorale per i giovani migranti interni, che sono attratti dalle metropoli per trovare lavoro o continuare i propri studi. Essi affrontano il grande rischio di essere sradicati dalle loro tradizioni locali e dalla fede, di non essere in grado di ricercare consigli etici e direttive pratiche.

Al giorno d’oggi, con i vividi ricordi di persecuzione che sono presenti di continuo qua e là nel Paese, i cattolici sono molto preoccupati dalle voci su un accordo imminente tra Vaticano e Pechino, che potrebbe portare ad un controllo più politico sulla gerarchia della vicina Chiesa della Cina. Poiché il governo vietnamita dipende sempre più dal regime cinese, come un effetto domino, esso potrebbe seguire l’esempio della sua controparte cinese e chiedere maggiori controlli sulla nomina dei vescovi in ​​Vietnam, soprattutto se il suo “padrone” esercitasse pressioni per costringerlo a fare altrettanto.

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Mậu Thân Huế tại giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Nguyễn An Quý
23:43 05/03/2018
Tukwila. Hiệp thông với nổi đau của người dân Huế trong biến cố đầy bi thương của cuộc thảm sát vào Tết Mậu Thân cách đây 50 Năm, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle cử hành thánh lễ cầu nguyện và tưởng niệm 50 Mâu Thân Huế. Buổi tưởng niệm đã được cử hành trọng thể với thánh lễ đồng tế và nghi thức tưởng niệm khá trang trọng.

Xem Hình

Mở đầu buổi tưởng niệm, một vị đại diện trong ban tổ chức đã đọc bài diễn từ nói lên nổi đau thương trong cuôc thảm sát Tết Mậu Thân, anh Trần Tùng đọc diễn từ: " Kính thưa quý vị, hằng năm cứ mỗi độ Xuân về, nổi đau của người dân Huế lại hiện khi nhìn lại biến cố Tết Mậu Thân đến nay vừa tròn 50 năm. Trong những ngày Tết thiêng liêng của dân Tộc Việt, ngay từ phút Giao Thừa của Năm Mậu Thân, VC đã mở cuộc tổng tấn công vào nhiều thành phố và tỉnh lỵ tại miền Nam, đặc biệt thành phố Huế đã bị chúng chiếm đóng và xâm nhập các khu phố suốt 26 ngày đêm, những tên tiếp tay cho bè lũ VC đã gây nên cuộc thảm sát vô cùng tàn bạo cho người dân Huế. Hơn 6 ngàn người trong tay không một tất sắt đã bị cộng sản sát hại vào những ngày mà dân Miền Nam tưởng được an bình khi hưởng những ngày hưu chiến Tết Mậu Thân. Tất cả đã bị chết một cách thê thảm bằng nhiều hình thức như: bị trói từng chùm chôn sống, bị đập bể sọ, bị chặt đầu do những tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Hữu Vấn và nhóm giáo sư Lê Văn Hảo, bà Tùng Chi chỉ đạo. Vụ thảm sát tàn bạo nhất là vụ giết tập thể tại Khe Đá Mài mà hơn 400 nạn nhân là những giáo dân Phủ Cam đã bị bắt trong nhà thờ Chánh Toà Phủ Cam vào đêm Mồng Sáu Tết. Tất cả bị dẫn đến Chùa Từ Đàm và sau đó bọn chúng đưa đi giết tại khe Đá Mài. Những nạn nhân này bị trói từng nhóm 6, 7 người bằng dây điện thoại, bằng kẻm gai dẫn đi trong đêm khuya giá lạnh và tất cả đã bị đẩy xuống vực thẳm Khe Đá Mài, chúng đã bắn những tràng đại liên, ném những quả lựu đạn để giết hết số người này. Ngoài ra những giáo sư người Đức giảng dạy tại Đại Học Y khoa Huế, cũng bị chúng sát hại như Giáo sư Horst-Günther Krainick, bác sĩ Alois Alteköster, và Tiến sĩ Raimund Discher . Ngày 05 Tháng Tư năm 1968, thi thể của các giáo sư này cùng với nhiều người dân Việt Nam đã được phát hiện trong ngôi mộ tập thể gần Huế. Linh mục Bửu Đồng và linh mục Hoàng Ngọc Bang cũng bị chôn sống và thi thể đã tìm thấy ở mồ chôn tập thể tại Phú Thứ. Nổi đau đó làm sao quên được.. Trong giờ phút thiêng liêng này, giáo xứ CTTĐVN cử hành Tưởng Niệm 50 Tết Mậu Thân, để tưởng nhớ đến các nạn nhân đã bị cộng sản sát hại trong biến cố đau thương này, đặc biệt 50 năm nhìn lại của người dân Huế là nổi đau vô cùng tận của hàng ngàn gia đình nạn nhân khắp thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, nhất là hơn 400 nạn nhân đã bị bắt trong nhà thờ Phủ Cam và bị giết tại Khe Đá Mài. Chúng ta cùng cầu nguyện cho quý linh mục, các quân nhân, cảnh sát, công chức và những người dân hiền lành đủ mọi lứa tuổi đã bị thảm sát trong biến cố đau thương này: 50 năm MậuThân Huế làm sao quên được!"

Bài diễn từ vừa dứt, ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm giây phút thiêng liêng của buổi tưởng niệm. Ca Đoàn Mông Triệu phụ trách hát lễ cất lên tiếng hát Bài Ca Nhập Lễ khi ba hồi chiêng trống vừa dứt. Nghi đoàn cùng với linh mục đoàn đồng tế cung nghi Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Thánh lễ đồng tế do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế,cùng đồng tế có linh mục Nguyễn Sơn Miên, linh mục Trần Hữu Lân. Sau bài ca nhập lễ , vị MC nói: "Trân trọng kính mời quý cha dâng hưong trước bàn thớ tưởng niệm". Nghi thức niệm hương được diễn ra trong khung cảnh đầy thiêng liêng và cảm động với lời dẫn: "Trong giây phút thiêng liêng này, linh mục đoàn chủ lễ và nghi đoàn đại diện giáo xứ dâng lên Chúa nén hương để niệm nhớ đến linh mục Gioan Baotixia Bửu Đồng, Linh mục Micae Hoàng Ngọc Bang, Linh mục Giuse Lê Văn Hộ (Quảng Trị), hai linh mục ngoại quốc Dòng Biển Đức cha Urbain và cha Guy, hai sư huynh dòng La San Huế và nhiều tu sĩ khác, niệm nhớ hơn 6 ngàn nạn nhân của Huế Đô và Tổng giáo Phận Huế, trong đó rất nhiều giáo hữu thuộc giáo xứ chánh tòa Phủ Cam Huế đã bị thảm sát trong biến cố Tết Mậu Thân Huế nay vừa tròn 50 năm. Xin cho tất cả được an nghỉ trong nước Chúa và Xin Chúa ủi an các gia đình nạn nhân trong biến cố đau thương này."

Phần niệm hương chấm dứt. Thánh lễ bắt đầu. Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ nhắc đến phụng vụ Chúa Nhật III Mùa Chay và nhấn mạnh đến Lễ Tưởng Niệm Mậu Thân, ngài nói: Hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta dâng thánh lễ mừng Chúa Nhật III Mùa Chay, đặc biệt cùng hướng về quê nhà, chúng ta cùng cử hành lễ Tưởng Niệm 50 Năm Mậu Thân để tưởng nhớ và cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân đã bị sát hại trong biến cố Tết Mậu Thân, chúng ta cùng cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ, các quân nhân, công chức, cảnh sát và thường dân đã bị sát hại trong biến cố đau thương này.

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo Chúa Nhật III Mùa Chay. Tin Mừng hôm nay Thánh Gioan giới thiệu mẫu chuyện việc Chúa Giêsu nổi giận khi ngài tiến vào đền thờ ở Giêrusalem và thấy dân chúng bày bán nhiều thứ trong đền thờ: "Lễ Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêru-salem. Người thấy ở trong Ðền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán".

Cha chủ tế phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng lễ, sau khi phân tích việc Chúa Giêsu đòi phá đền thờ và Chúa sẽ xây lại trong ba ngày. Liên tưởng đến biên cố Tết Mậu Thân, ngài nói: "Biến cố đau thương trong biến cố Tết Mậu Thân năm nay vừa tròn 50 năm. Trong những ngày Tết thiêng liêng của DânTộc, VC đã tấn công vào các thành phố ở miền Nam, đặc biệt tại Huế, lúc đó tôi mới sinh ra. Cảnh thảm sát năm Mậu Thân tại Huế đã tạo nên một nổi đau vô cùng tận của người dân Huế. Trong những này lúc bấy giờ, nơi các Thánh Đường như Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, nhà thờ Phủ Cam là nơi mà nhiều giáo hữu đã tìm đến bên Chúa trong những lúc tai biến như những ngày Tết Mậu Thân này, do sự hiện diện và đe dọa khi cộng quân tiến vào thành phố Huế. Sự thật của tội ác này cần phải được ăn năn sám hối trước một giai đoạn lịch sử đau thương của Dân Tộc Việt. Nhân buổi tưởng niệm 50 năm Mậu Thân, chúng ta cùng cầu nguyện cho các nạn nhân bị sát hại Tết Mậu Thân tại Huế trong đó có các linh mục, tu sĩ và quân nhân, công chức , cảnh sát và đồng bào vô tội, chúng ta cũng cầu nguyện cho đất nước Việt Nam sớm có được nền dân chủ tự do để mọi người dân được sống trong hạnh phúc an bình."

Thánh lễ kết thúc sau khi quý cha đã ban phép lành chúc lành kết thúc lễ.

Nguyễn An Quý.
 
Văn Hóa
Kỷ niệm 18 năm ngày Thầy Giảng Anrê Phú Yên được phong Á Thánh
Sơn Ca Linh
09:12 05/03/2018
ĐÃ CÓ MỘT MÙA XUÂN NHƯ THẾ

Tưởng tên anh đã trôi vào dĩ vãng,
Hơn ba trăm năm dâu bể còn chi.[1]
Chẳng tượng đài, không mộ chí khắc ghi,
Ký ức xa xôi ẩn mình sau trang nhật ký.[2]

Cả đến tên anh : tên của vị Tông Đồ dung dị,
Gắn chặt với vùng đất mẹ Quê hương.
Anrê Phú Yên, một tấu khúc lên đường,
Lời vẫy gọi của bao mùa nhân chứng !

Nhớ về anh, thế hệ của một thời kiên vững,
Thời gieo hạt mầm, vở đất của cha ông.
Thời của thuyền nan, chân đất, gánh gồng,
Mang hạt Phúc Âm qua muôn vàn nguy khó.

Đây Nước Mặn[3] của một thời duyên nợ,
Bập bẹ đôi vần “chữ mẹ mới nằm nôi”.
Kìa Dinh Chiêm[4] nước mắt lẫn mồ hôi,
Còn ghi dấu đoạn đường xưa hy tế.

Chứng tá đời anh được ghi bằng huyết lệ,
“Đáp trả tình yêu là mạng sống hy sinh”[5].
“Trầm hương thơm”[6] đã vươn tận thiên đình,
Mẹ Việt Nam giờ đã có được “Chứng Nhân tiên khởi”.

Hơn ba thế kỷ những tháng chờ năm đợi,
Mùa thu qua rồi đông lại triền miên.
Xuân Canh Thìn[7], Mùa xuân của Á Thánh Anrê Phú Yên
Vâng, Giáo Hội Việt Nam, đã có một mùa xuân như thế.

Sơn Ca Linh
(5.3.2018)


[1] Tính từ ngày Thầy giảng Anrê Phú Yên tử đạo, 26.7.1644, cho đến ngày Ngài được phong Chân Phước, 5.3.2000 là đúng 356 năm.
[2] Tư liệu về Á Thánh Anrê Phú Yên được cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) ghi rõ trong các “bản tường trình” và tác phẩm của ngài (Hành trình và truyền giáo, Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài…)
[3] Nước Mặn : “Cư sở chính thức” đầu tiên của các thừa sai Dòng Tên tại Đàng Trong. Tại nơi đây, các thừa sai chuyên chăm nghiên cứu để hình thành chữ Quốc Ngữ. Nước Mặn hôm nay thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, là một trong những “Trung Tâm hành hương” của giáo phận Qui Nhơn.
[4] Dinh Chiêm : Thủ phủ của Đàng Trong vào thế kỷ 17. Nơi đây cũng có một cư sở khác của Dòng Tên được thiết lập năm 1625. Thầy Giảng Anrê bị bắt và bị kết án tử hình tại vùng đất nầy.
[5] “Lấy tình yêu đáp trả tình yêu…Đem mạng sống báo đền mạng sống…” : Đó là những lời Á Thánh Anrê Phú Yên nói cùng những người đi theo ngài trên đường ra pháp trường.
[6] “Trầm hương” : Tên một loại gỗ được nhắc đến trong một bài thơ bằng tiếng Bồ được viết ngày 4.10.1644 của một tu sĩ Dòng Tên, Antonio de Torrès để tôn vinh cuộc tử đạo anh hùng của Thầy Giảng Anrê Phú Yên.
[7] Ngày phong Á Thánh cho thầy giảng Anrê Phú Yên : 5.3.2000 nhằm ngày 30 tháng Giêng năm Canh Thìn.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Vàng Tháng Giêng
Thérésa Nguyễn
09:42 05/03/2018
HOA VÀNG THÁNG GIÊNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Mỗi khi tết đến xuân sang
Hoa vàng lại nở bên hàng giậu thưa.
(tn)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 5/3/2018
VietCatholic Network
01:46 05/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 4 tháng 3.

2- Nơi tòa giải tội không có đe dọa, nhưng có tha thứ với sự dịu dàng, tin tưởng.

3- Cử hành sáng kiến “24 giờ cho Chúa” tại Vatican với chủ đề “Nơi Chúa có ơn tha thứ”.

4- Công bố thư Placuit Deo của Bộ Giáo Lý Đức Tin gởi cho các Giám Mục trên toàn thế giới.

5- Đức Hồng Y Robert Sarah lo ngại hàng giáo sĩ cao cấp đang cố gắng thay đổi luân lý Kitô.

6- Tờ Quan Sát Viên Rôma phàn nàn nhiều nữ tu phải phục dịch không công cho các Hồng Y và Giám Mục.

7- Thông tấn xã Églises d’Asi Phỏng vấn Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh: “Giáo Hội Việt Nam cần sự giúp đỡ của các Giáo Hội tâm giao”.

8- Các Giám Mục Việt Nam viếng mộ Thánh Phêrô Tông Đồ.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Giáo Hội Năm Châu 05/03/2018: Căng thẳng giữa các Giáo Hội Kitô và Israel
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:36 05/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Chuyện chưa từng có: Đóng cửa Đền Thờ Thánh Mộ để phản đối chính quyền Do Thái

Các cánh cửa của Đền Thờ Thánh Mộ tại Giêrusalem đã bị khóa lại kể từ hôm Chúa Nhật để phản đối “một chiến dịch sách nhiễu có hệ thống chống lại các Giáo hội và các cộng đồng Kitô tại Thánh Địa, và vi phạm thô bạo thoả ước Nguyên Trạng”

Hôm Chúa Nhật 25/2, thông báo của các nhà lãnh đạo của ba Giáo Hội chịu trách nhiệm coi sóc Đền Thờ Thánh Mộ, đã được dán phía trước lối vào Đền Thờ, nay đã bị niêm phong.

Ba vị lãnh đạo Kitô giáo, gồm có Đức Thượng Phụ Nourhan Manougian của Giáo Hội Armenia Tông Truyền, Đức Thượng Phụ Teofilo III của Chính thống Hy Lạp, và cha Francesco Patton là Bề Trên Dòng Phanxicô Quản Thủ Thánh Địa - đã cáo buộc Israel đã đẩy cuộc tấn công sách nhiễu của mình lên đến “một mức chưa từng có”.

Một trong những lý do của cuộc phản kháng này là việc áp đặt thuế địa phương của thành phố Giêrusalem gọi là thuế “Arnona”. Theo các thoả thuận giữa cộng đồng Kitô hữu và các cơ quan dân sự Israel, các Giáo hội được miễn nộp thuế. Vào ngày 14 tháng 2, các nhà lãnh đạo Kitô giáo đã phản ứng lại yêu cầu của thị trưởng thành phố buộc các cơ sở của các Giáo Hội phải đóng thuế địa phương. Các ngài nhắc lại rằng các Giáo hội đã phải đầu tư “hàng tỷ” Mỹ Kim vào việc “xây dựng trường học, bệnh viện và nhà cửa, nhiều cơ sở trong số này dành cho người cao tuổi và những người gặp khó khăn”.

Hôm Chúa Nhật, ba nhà lãnh đạo tố cáo “hàng loạt các thông báo gây ngỡ ngàng của chính quyền Do Thái và các lệnh tịch thu tài sản, các tài nguyên và tài khoản ngân hàng của các Giáo hội, để trừ vào các khoản thuế cũng như các thứ tiền phạt vì không chịu đóng thuế cho thành phố” do chính quyền thành phố Giêrusalem đưa ra trong những ngày gần đây. Các vụ tịch thu này, theo các vị đứng đầu các Giáo hội, là “những cố gắng nhằm làm suy yếu sự hiện diện của Kitô giáo ở Giêrusalem”, mà chung cuộc “nạn nhân lớn nhất là những gia đình nghèo sẽ không có lương thực và nhà ở, trong khi các trẻ em không được cắp sách tới trường”.

Các ngài cũng tố cáo một dự luật đang được đề xuất cho phép việc quốc hữu hóa các vùng đất của các Giáo hội, mà các ngài gọi là một hành vi “phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc”. Cuộc thảo luận của chính quyền Do Thái đã được lên kế hoạch hôm Chúa Nhật, nhưng đến sáng thứ Hai đã được hoãn lại.

Theo ba nhà lãnh đạo, đạo luật “ghê tởm” này “sẽ làm cho việc chiếm hữu đất đai của các Giáo hội là khả thi”. Các nhà lãnh đạo các Giáo hội nhắc lại: “Chúng tôi thống nhất, vững vàng và kiên quyết để bảo vệ quyền lợi và tài sản của chúng tôi” .

2. Đức Thánh Cha gặp gỡ gia đình nữ tử tù Pakistan

Hôm thứ Bẩy 24 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ chồng và con gái của Asia Bibi, một phụ nữ Công Giáo Pakistan đã bị giam giữ trong chín năm qua vì cáo buộc nói phạm thượng đến tiên tri Mumhamad của Hồi Giáo.

Bà Asia Bibi, 45 tuổi, mẹ của hai người con, đang bị giam từ chín năm qua và là phụ nữ đầu tiên tại Pakistan bị toà kết án tử hình về tội gọi là “phạm thượng chống Hồi giáo”. Thật ra, bà chỉ trả lời cho vài đồng nghiệp cho rằng bà là người vô đạo, bất tín và yêu cầu bà bỏ Kitô giáo. Vì câu trả lời đó bà Bibi đã bị các phụ nữ Hồi đánh đập và tố cáo với cảnh sát ở làng Ittanwali thuộc bang Punjab. Thế là bà Bibi bị bắt với lời cáo gian là phạm thượng chống Hồi giáo, và bị kết án tử hình.

Cuộc gặp gỡ diễn ra trùng vào ngày hí trường Colosseum được chiếu trong ánh sáng màu đỏ vào lúc 6 giờ chiều để bày tỏ sự phản kháng làn sóng bách hại các tín hữu Kitô vẫn đang tiếp diễn trên thế giới.

Cùng một lúc, nhà thờ Thánh Elias ở Aleppo (Syria) của Giáo Hội Công Giáo Maronite và nhà thờ Thánh Phaolô ở Mosul ở Iraq cũng được chiếu bằng ánh sáng màu đỏ, biểu tượng cho máu Kitô hữu.

Rebecca Bitrus, một phụ nữ Công Giáo người Nigeria, cũng có mặt trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô. Cô đã bỏ trốn được khỏi bọn khủng bố Boko Aram sau hai năm bị giam cầm.

3. Người Công Giáo ở Việt Nam sớm có một bản dịch Kinh Thánh mới

“Một bản dịch Kinh Thánh mới được xây dựng trên một quy trình phiên dịch trung thực và nghiêm ngặt để diễn đạt Lời Chúa một cách rõ ràng, không chút mơ hồ, theo ngôn ngữ Việt đương đại sắp hoàn tất”, Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, linh mục dòng Phanxicô nói với thông tấn xã Asia-News.

Vị linh mục dòng Phanxicô này là lãnh đạo của nhóm các chuyên gia Việt Nam về Kinh Thánh, thần học, phụng vụ, mục vụ, thánh nhạc, văn học và thơ ca. Mặc dù có rất nhiều khó khăn ở một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, nhưng nhóm này, hoạt động tự nguyện từ năm 1971, đã hoàn thành bản dịch Kinh Thánh đầu tiên của nhóm năm 1998.

Vào thời điểm đó, đã có 5 bản dịch Kinh Thánh Công Giáo khác nhau được lưu hành tại Việt Nam. Bản dịch đầu tiên, xuất bản năm 1916, là tác phẩm của Cố Chính Linh của Hội Truyền giáo Hải Ngoại Paris. Sau đó lần lượt ra đời các bản dịch của Cha Gérard Gagnon, Cha Trần Đức Huân, Cha Nguyễn Thế Thuấn; và Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn.

Tuy nhiên, bản dịch Thánh Kinh của nhóm có thể là bản được chào đón nhiệt tình nhất. Đây là bản dịch đầu tiên được hình thành không phải bởi một học giả duy nhất nhưng bởi một nhóm gồm 17 linh mục và nữ tu. Đồng thời, mục đích của nhóm là trình bày Lời Chúa bằng ngôn ngữ hiện đại, rõ ràng, trực tiếp, phong phú về văn học và văn hoá Việt Nam, và nhất là thật đơn giản, bản dịch rất lý tưởng cho cả nghiên cứu cá nhân lẫn việc đọc nơi công chúng. Trong một thời gian ngắn hơn 3 triệu bản Kinh Thánh đã được bán hết.

Bất kể những trở ngại và khó khăn khác do nhà cầm quyền cộng sản gây ra, nhóm cũng đã hoàn thành các bản dịch tiếng Việt khác bao gồm Phụng Vụ Các Giờ Kinh, và Sách Lễ Rôma. 370.000 bản Phụng vụ Các Giờ Kinh, và 66.000 bản Sách Lễ Rôma đã được phân phối ở Việt Nam và trong các cộng đồng người Việt hải ngoại.

Sản phẩm của nhóm cũng có sẵn trực tuyến tại http://www.ktcgkpv.org/

Ngay sau khi hoàn thành phiên bản đầu tiên, vào năm 1999, nhóm háo hức bắt đầu làm việc với một phiên bản khác dựa trên nguyên lý dịch thuật tương đương gần với tự nhiên nhất để phản ánh thêm những đặc điểm văn hoá của tiếng Hebrew và tiếng Hy Lạp.

“Phiên bản mới dịch sát với đầy đủ các lời bình luận tiếng Việt để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu Kinh Thánh”, Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh nói.

“Công việc đang được tiến hành tốt, và với lời cầu nguyện của anh chị em, nó sẽ được hoàn thành chậm nhất là năm 2021, khi chúng tôi tổ chức kỷ niệm sinh nhật thứ 50 của nhóm. Xin cầu nguyện cho chúng tôi”, ngài nói thêm.

4. Đức Thánh Cha bổ nhiệm một nữ tu làm Phụ Tá Tổng Thư Ký Bộ Tu Sĩ

Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm một nữ tu người Tây Ban Nha, là một nhà truyền giáo ở Hàn Quốc vào một chức vụ quan trọng trong giáo triều Rôma .

Hôm thứ Sáu, 23/2, Tòa Thánh đã công bố việc bổ nhiệm nữ tu Carmen Ros Nortes, một thành viên của dòng Đức Mẹ An Ủi, làm tân Phụ Tá Tổng Thư Ký Bộ Đời Sống Tận Hiến và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ thường được gọi tắt là Bộ Tu Sĩ.

Sơ Carmen Ros Nortes chào đời tại một vùng ở Tây Nam Tây Ban Nha vào ngày 20 tháng 12 năm 1953. Sơ đạt được nhiều bằng cấp về thần học, sư phạm giáo lý và nhân văn, và đã nhận bằng tiến sĩ thần học chuyên về Thánh Mẫu Học tại Rôma năm 1985.

Sơ Carmen khấn trọn vào năm 1986 và phục vụ nhà dòng dưới nhiều công việc khác nhau, bao gồm việc đi truyền giáo ở Hàn Quốc.

Năm 1992, sơ được tuyển làm một viên chức của Bộ Đời Sống Tận Hiến và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ. Sơ cũng từng giảng dạy tại “Studium”, là một trường thần học và luật học của Bộ.

Đây không phải lần đầu tiên Bộ Đời Sống Tận Hiến và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ có một phụ nữ làm Phụ Tá Tổng Thư Ký. Năm 2004, Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm một nữ tu làm Phụ Tá Tổng Thư Ký của Bộ này.

Theo số liệu thống kê do Tòa Thánh công bố vào tháng 4 năm 2017, Giáo Hội Công Giáo có hơn 670,000 phụ nữ sống đời tận hiến và 188,000 linh mục và tu sĩ dòng.

5. Đức Hồng Y Angelo Amato nói: “Thánh thiện không có tuổi”

Theo Đức Hồng Y Angelo Amato, bộ trưởng Bộ Phong Thánh thì sự thánh thiện không có tuổi. Năm 2017, khi Đức Phanxicô phong thánh cho Giacinta và Phanxicô Marto là Giáo hội làm tiếp nối một truyền thống đã có từ xưa. Các em bé mục đồng đã thấy Đức Mẹ hiện ra ở Fatima và các em đã qua đời khi các em mới 9 và 10 tuổi.

Đức Hồng Y Amato viết lời nói đầu cho một quyển sách nói về các chân phước và các thánh trẻ phát hành vào ngày 25 tháng 2 năm 2018. Trong dịp này, Đức Hồng Y trả lời phỏng vấn nhật báo của các giám mục Ý, tờ Avvenire, ngài giải thích: “Sự thánh thiện không dành riêng cho một giai đoạn đặc biệt nào trong cuộc đời”. Tử đạo cũng như sự thánh thiện không có tuổi. Vì thế Giáo hội luôn tôn kính việc tử đạo của các thánh Anh Hài hay của Thánh Anê, tử đạo vào đầu thế kỷ thứ 4 lúc mới 12 tuổi.

Đức Hồng Y nói tiếp: “Tuy nhiên sự thánh thiện khi còn trẻ không chỉ dành riêng cho các vị tử đạo vì các Thánh Giacinta và Phanxicô Marto là hai thánh trẻ đã thấy Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, hai em qua đời lúc mới 9 và 10 tuổi, “hai em đã đích thực làm chứng cho các đức hạnh của đức tin, hy vọng và đức ái”. Được Đức Phanxicô phong thánh năm 2017, đây là các thánh trẻ nhất không phải là thánh tử đạo.

Các án phong thánh này cho thấy tuổi không phải là trở ngại cho sự trọn hảo và thánh thiện. Theo Đức Hồng Y bộ trưởng Bộ Phong thánh, đây là tin vui cho tất cả mọi người, nhất là cho giới trẻ nhân dịp thượng hội đồng về giới trẻ và nhận định ơn gọi sẽ được tổ chức vào tháng 10 sắp tới. Vì theo Đức Hồng Y, không có chứng từ này, đạo Công Giáo sẽ bị coi chỉ là một ý thức hệ tầm thường và cằn cỗi của con người.

6. Đức Thánh Cha khuyến khích các nghệ sĩ quốc tế

Đức Thánh Cha khuyến khích các nghệ sĩ tận dụng tài năng Chúa ban để phục vụ vẻ đẹp của phẩm chất cuộc sống con người, sự hoà hợp của họ với môi trường, gặp gỡ và tương trợ nhau.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 24-2-2018, dành cho 40 tham dự viên Hội nghị của tổ chức “Phục vụ thẩm mỹ”, Diaconia della bellezza, một tổo chức được thành lập cách đây 6 năm (2012) để bắc một nhịp cầu giữa các nghệ sĩ và Thiên Chúa, giúp họ trở thành những chứng nhân về vẻ đẹp của Chúa. Thành phần của tổ chức này gồm các nhạc sĩ, thi sĩ, ca sĩ, họa sĩ, kiến trúc sư hoặc điện ảnh gia, nhà điêu khắc, tài tử và vũ viên.. Tổ chức này xoay quanh 5 cột trụ chính là cầu nguyện, làm chứng tá, huấn luyện, liên đới, kiến tạo nhà nghệ sĩ và các biến cố.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của nghệ thuật và ngài nói: “Những hồng ân mà anh chị em đã nhận cũng là một trách nhiệm và là một sứ vụ đối với mỗi người trong anh chị em. Thực vậy, anh chị em được yêu cầu làm việc mà không để cho mình vị thống trị vì sự tìm kiếm hư danh hoặc nổi tiếng dễ dàng, và càng không phải vì tính toán nhỏ nhen cho tư lợi... Qua những năng khiếu và kín múc nơi các nguồn mạch của linh đạo Kitô, anh chị em được kêu gọi đề nghị một cách thức khác để hiểu phẩm chất cuộc sống và khích lệ một lối sống theo tinh thần ngôn sứ, chiêm niệm, có khả năng vui mừng sâu đậm mà không bị ám ảnh vì sự tiêu thụ. Anh chị em được kêu gọi phục vụ công trình sáng tạo và bảo vệ những ốc đảo thẩm mỹ trong cách thành thị của chúng ta, quá nhiều khi bị xi-măng hóa và vô hồn”.

Trong những ngày này, các nghệ sĩ quốc tế, dưới sự hướng dẫn của Đức cha Robert Le Gall người Pháp, đã tham dự hội nghị ở Roma từ ngày 18 đến 25-2-2018. Thánh lễ khai mạc ngày 18-2, lễ kính chân phước họa sĩ Fra Angelico dòng Đa Minh, do Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng chủ sự, tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ trên đồi Minerva, bổn mạng của các nghệ sĩ. Tại nhà thờ này có mộ của chân phước Angelico.

7. Công Giáo Nam hàn tranh đấu chống hợp pháp hóa phá thai tại nước này.

Giáo Hội Công Giáo Nam hàn đã thu thập hơn một triệu chữ ký trong thư kiến nghị giữ luật cấm phá thai tại nước này.

Khi Nam hàn tiếp tục hiện đại hóa và số các bà mẹ đơn thân đang gia tăng, nhiều lời kêu gọi hợp pháp phá thai, điều mà Giáo hội phản đối, cũng gia tăng từ các thành phần của xã hội.

Cha Remigius Lee Dong-ik, thư ký Ủy ban Sinh học của Hội đồng Giám mục Hàn quốc nói: “Chiến dich thu thập chữ ký được tổ chức cách tình nguyện và nó như một cơ hội để truyền bá giáo huấn của Giáo hội.”

Ủy ban Sinh học của Hội đồng Giám mục Hàn quốc đã tổ chức một Thánh lễ ở nhà thờ chính tòa Myeongdong ở thủ đô Seoul ngày 12 tháng 02 năm 2018 và đã trình bày thư kiến nghị có 1 triệu 5 ngàn chữ ký. Chiến dich được bắt đầu ngày 03 tháng 12 năm 2018.

Ðức Hồng Y Yeom Soo-jung, chủ sự Thánh lễ, đã nói: “Chiến dịch này cho thấy Giáo hội thất vọng thế nào để hoàn thành sứ mạng của mình trong việc bảo vệ mọi hình thức của sự sống.” Ðức Hồng Y nói thêm: “Ngay cả một bào thai cũng là một phản chiếu của Thiên Chúa, một công dân trong xã hội chúng ta và một sự sống cần được tôn trọng.”

Ủy ban Sinh học của Hội đồng Giám mục Hàn quốc sẽ thực hiện giai đoạn hai của chiến dịch cho đến ngày 18 tháng 03 năm 2018 để nâng cao nhận thức khắp xã hội Nam hàn về sự nguy hiểm trong việc đồng ý với “nền văn hóa sự chết”. Ðức Tổng Giám mục Hyginus Kim Hee-joong của Kwangju, hiện là chủ tịch của Ủy ban Sinh học của Hội đồng Giám mục Hàn quốc nói: “Tôi hy vọng chiến dịch được sử dụng như một công cụ để truyền bá ý tưởng là chúng ta phải tôn trọng sự sống.”

8. Cơn khát của Chúa Giêsu trên đồi Canvê là khát khao mong cho tất cả chúng ta đều được cứu độ.

Cơn khát của Chúa Giêsu trên đồi Canvê là khát khao mong cho tất cả chúng ta đều được cứu độ. Cha Josè Tolentino de Mendonca đã nói như trên trong một bài tĩnh tâm dành cho

Ðức Thánh Cha Phanxicô và giáo triều Rôma.

Cha Josè Tolentino nhấn mạnh rằng cơn khát của Chúa Giêsu, là cơn khát thể lý của Người trong giờ thương khó trên đồi Canvê. Đó là “thử thách của sự nhập thể” và là “dấu hiệu của cái chết thật sự của Người”. Bên cạnh đó còn có cơn khát thiêng liêng là “chìa khóa quan trọng” để hiểu được ý nghĩa sâu xa của sự sống và cái chết của Ngôi Hai Thiên Chúa.

Cha giảng thuyết giải thích như sau: ngoài trình thuật về cuộc thương khó trên đồi Canvê, thánh sử Gioan còn có 3 lần khác dùng đến động từ “khát”. Khi Chúa Giêsu gặp người phụ nữ xứ Samaria, Người nói với bà: 'Ai uống nước này sẽ không khát nữa; nhưng ai uống nước ta sẽ ban, không bao giờ khát nữa.' Rồi trong diễn từ bánh sự sống, Chúa Giêsu xác nhận: 'Ai đến với Ta sẽ không đói và ai tin vào Ta sẽ không bao giờ khát.' Cuối cùng, trong ngày lễ Lều, Chúa Giêsu công bố: 'Nếu ai khát, hãy đến với Ta và ai tin vào Ta, hãy uống.'

“Trong cuộc gặp gỡ với người phụ nữ xứ Samaria, có một sự thay đổi vai trò mà chúng ta không được bỏ qua”: Chúa Giêsu xin nước uống nhưng chính Người là Đấng sẽ ban nước trường sinh.

Cho nên, người phụ nữ xứ Samaria không hiểu ngay lập tức những lời của Chúa Giêsu. Bà ta giải thích chúng như là nói đến cơn khát thể lý. Nhưng ngay từ đầu Chúa Giêsu đã dùng nó với ý nghĩa thiêng liêng. Mong ước của Người luôn ám chỉ đến một cơn khát khác, như Người đã giải thích cho người phụ nữ: 'Nếu bà biết ân sủng của Thiên Chúa và người nói với bà 'xin cho tôi nước uống' là ai, bà sẽ xin người ấy và người ấy sẽ cho bà nước sự sống.

Cũng thế trên đồi Canvê, Chúa Giêsu bày tỏ ngay lập tức Người muốn uống, nhưng họ không hiểu và thay vì nước, người ta đưa giấm cho Ngài, và Người đã nhận và nói 'Mọi sự đã hoàn tất!', Người cúi đầu và trao phó linh hồn. “Như thế, cơn khát là dấu ấn của sự hoàn thành sứ vụ của Người và đồng thời là mong ước cháy bỏng trao tặng Chúa Thánh Thần, nước sự sống thật sự có khả năng làm nguôi cơn khát tận căn trong trái tim con người.”

Cũng chính trong ngày lễ Lều, Chúa Giêsu nói rõ rằng khát là “tin vào Chúa Giêsu” và uống là “đến với Chúa Kitô.”

Thật sự, cơn khát mà Chúa Giêsu nói đến là cơn khát hiện hữu mà Người làm dịu đi bằng cách quy hướng cuộc sống của chúng ta về Người. Khát là khát Chúa. Như thế chúng ta được mời gọi sống với trọng tâm là Chúa Kitô: đi ra khỏi chính mình và tìm kiếm nơi Chúa Kitô thứ nước dập tắt cơn khát của chúng ta, thắng vượt chước cám dỗ của sự tự quy chiếu là điều làm cho chúng ta trở nên đau ốm và độc tài.

Cơn khát của Chúa Giêsu cho phép “hiểu cơn khát có trong trái tim con người và chuẩn bị chúng ta cho phục vụ cơn khát” bằng cách đáp lại “cơn khát Thiên Chúa, sự thiếu vắng ý nghĩa và chân lý, mong ước được cứu độ tồn tại trong mỗi con người, ngay cả khi nó là một ước mong bị che dấu hay chôn vùi dưới các mảnh vụn hiện sinh.”

Như Mẹ Têrêsa Calcutta dạy, những lời của Chúa Giêsu: 'Ta khát' nổi bật trong tất cả các nhà nguyện của các tu sĩ dòng Thừa sai Bác ái, “họ không quan tâm đến quá khứ mà thôi nhưng họ đang sống phút hiện tại.” Nên chúng ta phải luôn luôn khám phá lại Chúa Thánh Thần, bởi vì đôi khi chúng ta là một Giáo hội mà trong đó thiếu sự sinh động, sức trẻ, sự hân hoan của Chúa Thánh Thần, Ðấng “làm cho chúng ta thành một Giáo hội đi ra khỏi chính mình. Ðây là ý nghĩa của cơn khát của Chúa Giêsu:

Khát khao của Người là bẻ gãy những xiềng xích đóng kín chúng ta trong tội lỗi và ích kỷ, ngăn cản chúng ta tiến lên và phát triển nội tâm trong tự do. Khát khao của Người là giải phóng những năng lượng sâu thẳm nhất ẩn chứa trong chúng ta để chúng ta có thể trở thành những người nam nữ có lòng thương xót từ bi, những người thợ kiến tạo hòa bình như Người, không chạy trốn những đau khổ và xung đột trong thế giới bị đập vỡ của chúng ta, nhưng nhận lấy trách nhiệm của mình và tạo ra những cộng đồng và nơi chốn của tình yêu, để mang lại hy vọng cho trái đất này.
 
Dẫn Nhập 14 Chặng Đàng Thánh Giá Mùa Chay
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:57 05/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Giờ đã đến. Cuộc lữ hành của Chúa Giêsu trên những nẻo đường bụi bặm của Galilê và

Giuđêa, một cuộc gặp gỡ bất tận với những thân xác và con tim đang đau khổ, một cuộc hành trình được thúc đẩy bởi nhu cầu cấp bách của Ngài là công bố Nước Trời, kết thúc ở đây, hôm nay. Trên đồi Golgotha này. Hôm nay thập giá đặt dấu chấm hết. Chúa Giêsu sẽ không đi xa nữa.

Ngài không thể đi xa nữa!

Ở đây, tình yêu của Thiên Chúa cho thấy chiều kích đầy đủ của tình Ngài, vượt quá khả năng đo lường.

Hôm nay, tình yêu của Chúa Cha, Đấng muốn tất cả mọi người được cứu rỗi nơi Con của Người, đi đến tận cùng, nơi mọi từ ngữ đều lời thất bại, nơi mà chúng con cảm thấy ngỡ ngàng, lòng kính mến của chúng con choáng ngợp trước sự hào phóng trong những ý tưởng và kế hoạch của Thiên Chúa.

Trên đồi Golgotha này, trái với tất cả vẻ bề ngoài, điều nổi bật lên là sự sống, ân sủng và hòa bình. Ở đây điều đáng kể không phải là vương quốc của cái ác, mà chúng con tất cả đều biết rất rõ, nhưng là chiến thắng của tình yêu.

Bên dưới thập giá cũng thế, nổi bật lên là thế giới của chúng con với tất cả những thất bại và đau khổ, những thỉnh cầu và phản đối, tất cả những tiếng kêu của chúng con ngày nay kêu thấu đến Thiên Chúa từ những vùng đất nghèo khó và chiến tranh, từ những con thuyền tràn ngập người di cư ...

Biết bao những giọt nước mắt, những đau khổ trong chén mà Chúa Con phải uống vì chúng con.

Biết bao những giọt nước mắt, bao nhiêu những đau khổ, nhưng chẳng có gì trong số đó sẽ bị mai một đi trong biển cả thời gian. Thay vào đó, Ngài sẽ đón nhận, và biến đổi trong mầu nhiệm của một tình yêu chiến thắng cái ác.

Đồi Golgotha nói với chúng con về lòng trung thành không lay chuyển của Thiên Chúa đối với nhân loại chúng con.

Một sự sống mới ra đời ở đó!

Chúng con cần can đảm để nói rằng tất cả điều này là niềm vui của Tin Mừng!

Trừ khi chúng con nhận ra sự thật này, chúng con vẫn còn bị mắc kẹt trong nỗi đau khổ và cái chết. Và chúng con không để cho cuộc thương khó của Đức Kitô sinh hoa trái trong cuộc sống của chúng con.

Lời nguyện

Lạy Chúa, tầm nhìn của chúng con bị lu mờ. Làm sao chúng con có thể đi xa như thế với Chúa?

“Lòng Thương Xót” là tên của Chúa. Nhưng tên này là một điều điên rồ.

Xin cho những chiếc bầu da cũ kỹ của trái tim chúng con vỡ tung ra!

Xin soi sáng tầm nhìn của chúng con bằng tin mừng trong Phúc Âm, trong giờ phút chúng con đứng dưới chân cây thánh giá của Con Chúa.

Để rồi chúng con có thể cử mừng “chiều rộng, chiều dài và chiều sâu” (Eph 3:18) trong tình yêu của Chúa Kitô, với trái tim được an ủi và ngập tràn ánh sáng.

Bản dịch Việt ngữ J.B. Đặng Minh An
 
Chặng Thứ Nhất - 14 Chặng Đàng Thánh Giá Mùa Chay
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:01 05/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
CHẶNG THỨ NHẤT

Chúa Giêsu bị kết án tử hình

Phúc Âm theo thánh Luca

Khi trời sáng, đoàn kỳ mục trong dân, các thượng tế và kinh sư nhóm họp. Họ điệu Người ra trước Thượng Hội Đồng (22: 66)

Phúc Âm theo thánh Máccô

Tất cả đều kết án Người đáng chết. Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mặt Người lại, vừa đánh đấm Người vừa nói: “Hãy nói tiên tri đi!” Và đám thuộc hạ tát Người túi bụi. (64-65)

SUY NIỆM

Các thành viên của Hội Đồng Công Tọa không cần thảo luận dài dòng mới đưa ra quyết định. Vấn đề đã được giải quyết từ lâu. Chúa Giêsu phải chết!

Đó cũng là những suy nghĩ của những người đã từng muốn xô Chúa Giêsu từ ngọn đồi ngày hôm đó, ở hội đường Nagiarét, khi Ngài mở sách và áp dụng những lời của tiên tri Isaiah vào chính mình: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4: 18-19).

Khi Chúa Giêsu chữa lành cho người bại liệt ở hồ Bethzatha và khai mạc ngày Sa-bát của Thiên Chúa, là ngày đem lại tự do cho mọi hình thức nô lệ, thì những tiếng lẩm bẩm và đe doạ mạng sống của Ngài đã bắt đầu nổi lên. (xem Ga 5: 1-18).

Ở cuối con đường này, khi Ngài lên Giêrusalem mừng Lễ Vượt Qua, cái bẫy giờ đây đã được giăng ra. Ngài không còn thoát được những kẻ thù của mình nữa (xem Ga 11: 45-57).

Nhưng sự hồi tưởng của chúng con phải quay trở lại xa hơn. Bắt đầu ở Bếtlêhem, vào lúc Chúa Giêsu chào đời, khi vua Hêrôđê lên án tử cho Chúa. Những tay sai của vua đã dùng gươm giáo tước mất mạng sống của các con trẻ thành Bếtlêhem. Lần đó Chúa Giêsu đã chạy thoát được cơn giận của họ. Nhưng chỉ trong một thời gian. Mạng sống của Ngài đã như chỉ mành treo chuông. Trong tiếng khóc nức nở của bà Rachel thương tiếc những đứa con mình nay không còn nữa, chúng con nghe một lời tiên tri về nỗi buồn mà ông Simêôn đã báo trước cho Đức Mẹ (xem Mt 2: 16-18; Lc 2: 34-35).

Lời nguyện

Lạy Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Chúa Cha, Chúa đã đến cùng chúng con, làm những điều thiện giữa chúng con và dẫn dắt về ánh sáng của sự sống những kẻ nằm trong miền thâm u của sự chết. Chúa nhìn thấu những vực thẳm trong trái tim chúng con.

Chúng con nói mình đứng về phía sự thiện và mong muốn sự sống. Nhưng chúng con lại là những kẻ tội lỗi và những kẻ đồng loã với cái chết.

Chúng con xưng mình là môn đồ của Chúa, nhưng chúng con lại chọn những con đường lìa xa tư tưởng, công lý và lòng thương xót của Chúa.

Xin Chúa đừng bỏ rơi chúng con trong những cách thế bạo lực của chúng con.

Xin đừng mất kiên nhẫn với chúng con.

Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ!

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

“Dân ta ơi, ta đã làm gì cho ngươi? Hay ta đã làm phiền chi ngươi? Hãy trả lời ta đi.

Bản dịch Việt ngữ J.B. Đặng Minh An
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 06/03/2018: Ơn lạ xuất hiện hai nơi cùng lúc của Cha Piô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:35 05/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Xin ơn biết xấu hổ và không đi xét đoán người khác.

Chúng ta hãy xin ơn biết hổ thẹn và không xét đoán người khác. Hãy xin ơn biết tha thứ! Ðức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng thứ Hai 26 tháng 02 năm 2018 tại nhà nguyện Marta.

Chúng ta có xu hướng xét đoán và lên án người khác. Ðừng làm như thế! Tốt hơn là hãy tha thứ! Chúng ta có thể tự nhủ lòng rằng, tôi đâu có xét đoán ai, lên án ai. Nhưng kỳ thực, cứ thử nghĩ lại thái độ của bản thân mà xem. Biết bao lần trong các cuộc nói chuyện, chúng ta đi xét đoán phán xử người khác! Hãy chú ý rằng, chỉ có Chúa mới có quyền phán xét xem ai là xấu, điều gì là xấu. Nhưng chúng ta cũng thừa biết, xu hướng của con người là dễ xét đoán người khác.

Trong những lần hội họp, bữa ăn trưa chẳng hạn, hoặc một dịp nào đó, trong suốt thời gian nói chuyện qua lại, ví dụ kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Trong thời gian 2 tiếng ấy, chúng ta dành bao nhiêu phút để xét đoán đánh giá người khác? Có điều đồng ý, có điều thì không. Nhưng chúng ta hãy có lòng nhân từ, lòng thương xót. Chúng ta hãy có lòng thương xót, như Cha chúng ta là Ðấng hay xót thương. Hãy sống quảng đại! Hãy cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại. Nhưng chúng ta sẽ nhận lại cái gì đây? Ðó là những đấu đầy tràn. Ðó là lòng quảng đại của Chúa. Khi chúng ta đầy tràn lòng quảng đại, đầy tràn lòng thương xót của Chúa, chúng ta sẽ không còn xét đoán nữa. Chúng ta cần thương xót người khác, bởi vì Chúa đã xót thương chúng ta trước.

Hội Thánh mời gọi chúng ta có thái độ khiêm tốn trước mặt Chúa. Khiêm tốn có nghĩa là nhận biết thân phận tội lỗi của chính bản thân.

Chúng ta biết rằng, sự công bằng của Thiên Chúa chính là lòng thương xót. Cần thân thưa thế với Chúa này: Ôi lạy Chúa, Ngài thật công chính, còn con đáng xấu hổ! Khi chúng ta thực thi đức công bằng của Chúa, chúng ta đồng thời phải xấu hổ, nhưng ở đó chúng ta gặp được ơn tha thứ. Tôi có tin rằng, tôi đã phạm tội đã xúc phạm Chúa hay không? Tôi có tin rằng Chúa là Ðấng công chính? Tôi có tin rằng Ngài là Ðấng xót thương? Tôi có biết hổ thẹn trước mặt Chúa vì mình đã phạm tội không? Nếu thế, hãy đơn sơ thân thưa với Chúa: Lạy Chúa là Ðấng công chính, xin cho con biết xấu hổ vì tội con đã phạm.

Chúng ta cần biết xấu hổ, cần biết giữ liêm sỉ, cần xin ơn biết xấu hổ khi đứng trước mặt Chúa.

Ơn biết xấu hổ, ơn biết hổ thẹn, ơn biết thẹn thùng, đó là một ơn rất lớn. Vì thế, chúng ta hãy nhớ lại thái độ mà chúng ta đối xử với những người thân cận, với làng xóm láng giềng. Hãy nhớ lại những kiểu cách mà ta đánh giá người khác. Nếu ta xét đoán và lên án người khác, thì đến lượt mình, chính chúng ta cũng sẽ bị xét đoán và bị lên án. Như thế, hãy đối xử rộng lượng với mọi người, đừng xét đoán. Hãy sống hãy hành xử với tình yêu thương. Còn trước mặt Chúa, hãy đơn sơ chân thành thân thưa rằng: Lạy Chúa, Ngài là Ðấng công chính, còn con thật đáng xấu hổ vì những gì con đã làm!

2. Câu chuyện Thánh Piô Năm Dấu Thánh xuất hiện 2 nơi cùng lúc.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sáng ngày thứ Bẩy 17 tháng Ba tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm đền thánh Giovanni Rontondo là quê hương, và cũng là nơi có mộ phần của Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh.

Đức Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ Ba đến viếng mộ Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh. Thật vậy, cách đây 31 năm, vào ngày 23/5/1987, Đức Gioan Phaolô II đã đến viếng thăm mộ của cha Piô, vị giải tội mà ngài đã từng gặp khi còn là một linh mục sinh viên ở Rôma 40 năm về trước. Ngày 21/6/2009, Đức Bênêđictô thứ 16 đã là vị giáo hoàng thứ hai đến viếng thăm mộ của vị thánh linh mục hầu như suốt đời chỉ thi hành hai tác vụ là dâng Thánh lễ (đôi lúc kéo dài 3 giờ đồng hồ) và ban bí tích giải tội.

Cha Thánh Piô là một linh mục dòng Capucinô, sinh năm 1887 và qua đời năm 1968. Từ năm 1918, cha đã được bề trên cử về San Giovanni Rotondo, là đền thờ dâng kính thánh Gioan Tẩy giả, được cất từ thế kỷ thứ Bẩy, để hoạt động mục vụ cho đến khi qua đời.

Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tuyên Chân Phước vào ngày 2 tháng 5 năm 1999. Ba năm sau đó, ngày 16 tháng 6 năm 2002, trước hơn 300,000 người sùng mộ, Đức Gioan Phaolô II đã tuyên phong hiển thánh cho ngài.

Nhân dịp này, Như Ý xin giới thiệu mẫu chuyện về một đặc sủng rất ngoại thường của Cha Thánh Piô. Ngài có khả năng xuất hiện cùng một lúc ở hai nơi. Câu chuyện được trình bày bởi linh mục Mark Goring, giám đốc Catholic Charismatic Center tại Houston, Texas, và là một nhà giảng thuyết trong chương trình ‘Food for Life’ của Công Giáo Hoa Kỳ; qua lời dịch sang Việt Ngữ của Như Ý.

Trong Sách Công vụ Tông Đồ, có một câu chuyện thật lạ lùng về sự biến mất của thánh Philipphê. Anh chị em hẳn đã biết câu chuyện diễn ra như thế nào. Đó là trong chương 8 sách Công vụ Tông Đồ.

Ông Philipphê làm phép rửa cho viên thái giám người Ethiopia này và sau đó như được đề cập trong câu 39 khi hai ông lên khỏi nước, Thần Khí Chúa đem ông Philípphê đi mất, và viên thái giám không còn thấy ông nữa. Nhưng ông tiếp tục cuộc hành trình, lòng đầy hoan hỷ. Còn ông Philípphê thì Thánh Thần đưa đến một chỗ khác. Tôi gọi ân sủng này là ơn “relocation”, ơn dời vị trí đang đứng - sang một nơi khác, là một ơn mà tôi rất thích có được để tôi khỏi mất công đối diện với những hàng rào kiểm tra anh ninh tại phi trường và tất cả những thứ như thế. Trong thời đại chúng ta, chúng ta cũng thấy một ơn sủng tương tự nơi Thánh Piô Năm Dấu Thánh, một linh mục dòng Capuchin khiêm tốn, và là một trong những vị Thánh vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta.

Ngài nổi danh được ơn “bilocation”, nghĩa là xuất hiện cùng một lúc ở hai nơi. Lần đầu tiên ngài trải nghiệm ơn này là khi ngài, lúc ấy còn là một chủng sinh, đang đứng hát trong một dàn hợp xướng, thì ngài đột nhiên thấy mình đứng trong một gia đình giàu sang, và ở đó có một người phụ nữ sắp sinh con, nhưng mà chồng bà thì lại đang hấp hối. Bất thình lình, trong ngôi nhà đó, Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với ngài và nói Pio ta ủy thác hài nhi sơ sinh này cho con: nó là con gái đặc biệt của ta, ta muốn anh chăm sóc nó. Nhưng Pio nói làm thế nào đây vì con thậm chí không biết mình đang ở đâu nữa. Và Mẹ Maria nói rằng đứa con gái này sẽ gặp ngài ở Rôma. Người mẹ vừa sinh con, sau đó, đã nói với mọi người rằng bà nhìn thấy một tu sĩ dòng Capuchin bước ra khỏi phòng chồng bà.

17 năm sau, cô gái nay đã 17 tuổi. Tên của cô là Giovanna. Cô ở Rome và cô đi đến Đền Thờ Thánh Phêrô bởi vì cô có những nghi ngờ về đức tin trong lòng mình và cô ấy muốn nói chuyện với một linh mục về những nghi ngờ ấy. Cô không thể tìm thấy bất cứ linh mục nào cho đến khi cô nhìn thấy một tu sĩ Capuchin và cô nói: “Thưa cha, con có thể nói chuyện với cha được không?” Vị tu sĩ Capuchin mời cô vào một Tòa Giải Tội. Cô chia sẻ những hoài nghi của mình và vị linh mục Capuchin giải thích cho cô và mang an bình đến cho tâm hồn cô.

Sau đó cô ấy muốn gặp vị tu sĩ này lần nữa nhưng vì ngài vẫn còn ngồi trong tòa giải tội nên cô chờ bên ngoài. Và cuối cùng khi Đền Thờ Thánh Phêrô đóng cửa, những người trông nom Đền Thờ mời cô ra về. Cô nói “Không, tôi muốn gặp vị tu sĩ đang ngồi trong tòa giải tội kia”. Nhưng người ta nhìn vào tòa giải tội và nói rằng không có tu sĩ nào ở đó. Không có ai trong tòa giải tội cả.

Một năm sau, cô bé nay đã 18 tuổi, cô đến Đền Thờ San Giovanni Rotondo, nơi cha Pio đang sống. Cha Pio thấy cô thì nói: “Giovanna, cha biết con, con chào đời vào ngày cha con qua đời.” Cô ấy sửng sốt nói: “Trời đất ơi. Con chưa bao giờ gặp cha, sao cha biết”.

Ngài nói: “Vâng, cha đã gặp con ở Rôma hồi năm ngoái”. Cô nhớ lại mọi sự và ngài bảo cho cô biết rằng ngài đã có mặt lúc cô chào đời. Cô bắt đầu khóc và nói: “Thưa cha, xin hướng dẫn con”. Cha Pio nói: “Được, Đức Mẹ đã trao phó con cho cha, hãy lên Đền Thánh Giovanni Rotondo và cha sẽ chăm sóc linh hồn con theo ý nguyện của Mẹ Trên Trời”

Đây là một câu chuyện rất hay, Chúa tiếp tục cho thấy những dấu chỉ và những điều kỳ diệu qua các thánh của Ngài. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện cùng các thánh, cách riêng là Thánh Piô Năm Dấu Thánh.

3. Nơi tòa giải tội không có sự đe dọa, nhưng có sự tha thứ, dịu dàng, và tin tưởng.

Thiên Chúa không mệt mỏi mời gọi mỗi người chúng ta thay đổi cuộc sống, đến với Người để hoán cải và Người mời gọi chúng ta với sự dịu dàng và tin tưởng của một ngừời cha. Các linh mục giải tội hãy làm như thế: đừng đe dọa, nhưng với sự dịu dàng, hãy tạo nên lòng tin tưởng. Ðó là trọng tâm bài giảng của Ðức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta sáng thứ Ba 27 tháng 02, dựa trên bài đọc thứ nhất trích từ sách ngôn sứ Isaia.

Trong bài đọc thứ nhất trích từ sách ngôn sứ Isaia, Thiên Chúa mời gọi dân của Người hoán cải. Ðó là lời mời gọi thật sự. Trước tội lỗi của chúng ta, Chúa Giêsu đã tỏ một thái độ đặc biệt. “Không đe dọa nhưng là mời gọi với sự dịu dàng và tạo cho chúng ta sự tin tưởng.”

“Các ngươi hãy đến và đối chất với Ta”, Thiên Chúa kêu mời các thủ lãnh thành Sôđôma và dân thành Gômôra đến với Người. Trong lời mời gọi này, Thiên Chúa đã chỉ cho họ sự dữ cần phải tránh và điều tốt cần phải theo. Thiên Chúa cũng làm như thế với chúng ta:

Thiên Chúa nói: “Các ngươi hãy đến và đối chất với Ta. Chúng ta hãy nói chuyện với nhau một tí.” Người không đe dọa chúng ta. Giống như người cha có đứa con mới lớn, nó làm những điều cà chớn và người cha phải quở trách nó. Chúa biết rằng nếu Người cầm cái roi thì sự việc sẽ không diễn tiến tốt đẹp, mà phải đối thoại với sự tin tưởng. Thiên Chúa trong đoạn sách này mời gọi chúng ta như thế: “Ðến đây. Chúng ta uống cà phê cùng nhau. Chúng ta hãy nói chuyện, hãy thảo luận. Ðừng có sợ. Ta không muốn đánh con.” Và vì Người biết là đứa con nghĩ: “Nhưng mà con đã làm những điều này kia...” Người trả lời ngay lập tức: “Ngay cả nếu mà tội của con có màu đỏ thắm thì cũng sẽ trở nên trắng như tuyết; cho dù đỏ như vải điều, cũng sẽ trở nên trắng như len.”

Như người cha cư xử với đứa con vị thành niên, với “một cử chỉ tin tưởng, Chúa Giêsu mang chúng ta đến gần sự tha thứ và thay đổi tấm lòng chúng ta. Chúa Giêsu đã kêu gọi hai ông Giakêu và Matthêu và Người cũng làm như thế trong cuộc sống chúng ta, Người tỏ cho chúng ta thấy “làm thế nào tiến bước trong hành trình hoán cải.”

Chúng ta cảm ơn Chúa vì lòng tốt của Người. Người không muốn đánh và kết án chúng ta. Người đã hiến mạng sống vì chúng ta và đây là lòng tốt của Người. Người luôn tìm cách để đi vào tâm lòng chúng ta. Các Linh mục, trong vai trò của Chúa, phải cảm thấy sự hoán cải, cả các Linh mục phải có thái độ của lòng tốt này, như Thiên Chúa nói: “Hãy đến, chúng ta thảo luận, không có vấn đề gì, nhưng có sự tha thứ, và không có sự đe dọa, ngay từ đầu.

Ði đến với Chúa với tâm hồn mở rộng: Chúa là người cha đang chờ đợi chúng ta

Có một vị Hồng Y trong một lần giải tội, ngài nghe tội nhân xưng một tội rất nặng, ngài không nhấn mạnh đến tội đó nhưng tiếp tục cuộc đối thoại. Ðiều này mở lối vào trái tim của hối nhân và họ cảm thấy sự bình an. Thiên Chúa cũng làm như thế với chúng ta, Người nói: “Ðến đây, chúng ta thảo luận, nói chuyện. Hãy cầm lấy giấy chứng nhận tha thứ. Có ơn tha thứ.”

Người cha với đứa con mà ông tin tưởng, tin rằng con đã lớn và đang ở giữa hành trình lớn lên. Và Thiên Chúa biết rằng tất cả chúng ta đang trên hành trình và nhiều lần chúng ta cần điều này, cần được nghe câu nói: “Nào, đến đây, đừng sợ, đến đây. Ở đây có sự tha thứ.” Ðiều này khuyến khích chúng ta. Ði đến với Chúa với trái tim rộng mở: đó là người cha đang chờ chúng ta.
 
Đức Thánh Cha tiếp các Hồng Y và Giám Mục Việt Nam về Rôma ad limina (English)
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:59 05/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Pope Francis receives on Monday, March 5, 2018, 32 bishops of the Episcopal Conference of Vietnam on their “ad limina” visit in the Vatican.

The Vietnamese bishops last made an ad limina visit in June 2009 with Pope Benedict XVI.

In their ad limina apostolorum – “to the tomb of the apostles” – visit, Vietnamese bishops visited and celebrated their first Mass at the chapel of The Chair of Peter next to tomb of St. Peter on Saturday, March 3.

Presiding the Mass, Archbishop Joseph Nguyễn Chí Linh of Huế, the President of the Episcopal Conference expressed bishops’ joy to be in Rome to show deep links of fidelity and love that the faithful in Vietnam feel for the Church and for the Pope, asking the congregation to pray intensely for the universal Church and the Church in Vietnam, in particular.

In his homily on the Prodigal Son parable, Bishop Joseph Nguyễn Năng, the Vice-President of the Episcopal Conference urged the reconciliation to God as the pre-requisite for the communion in the Church that, in turn, gives impetus to missionary zeal.

“At the tomb of St. Peter, inspired by the parable in today’s Gospel, the command to proclaim the Good News throughout the world (ad gentes) resonates intensively across the Church in Vietnam”, the prelate said.

Challenges and difficulties are always being there on the road of mission, each age has its own problems, he continued, emphasizing that the main obstacles are not external hurdles rather than the inner attitude of Christ’s disciples who choose to withdraw inside the walls of the Church.

As a matter of fact, among the population of 96,160,000, the Catholic proportion has fallen to 6.6% from a known estimation of 10% in early decades of twentieth century. The Church in Vietnam has 26 dioceses, including three archdioceses, with 2228 parishes and 2668 priests.

Since the mid-1980s, Vietnam has made a shift from a highly centralized command economy to market-oriented economy resulting in large amounts of foreign investment have been poured into the country. However, investors seem to focus mainly on major cities that meet their needs. Therefore, over the last decade, the Church has been puzzled by a great internal youth migration phenomenon. Among crucial problems facing the Church is an appropriate pastoral care for young internal migrants, who are attracted by the metropolies to find jobs or to continue their advanced studies. They are facing great risks of being uprooted from their local traditions and faith, and not being able to seek ethical advice and practical directives.