Phụng Vụ - Mục Vụ
Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa 35 -Người Khôn Xây Nhà Trên Đá
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
07:54 07/03/2011
Cảm nghiệm Sống Lời Chúa # 35
GIỮ ĐẠO - SỐNG ĐẠO - HUYỀN ĐỒNG
Theo Tinh Thần Á Đông
“NGƯỜI KHÔN XÂY NHÀ TRÊN ĐÁ”
(Mt 7, 21-27)
Làm sao biết một người đã giữ Đạo, Sống Đạo ? Đó là người ấy đã biết dừng lại, biết đủ, mà phần đông người ta vì chạm đến lòng vị kỷ nên không muốn làm. Cho nên Sống Đạo thật khó.!
1- Giữ đạo không kể công: Thánh nhân nói: “Làm mà không cậy công sức mình, không khoe khoang, không để cho ai thấy cái tài đức của mình”. Nhưng người đời làm ít mà lại muốn khen nhiều, chỉ sợ người khác không biết đến, nên làm một mà kể công mười. Vì vậy Chúa Giêsu nói: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng… tay phải làm thì đừng cho tay trái biết, để việc bố thí được kín đáo…! (x.Mt 6, 1-4).
2- Sống Đạo cần công công chính: Thánh hiền nói: Sống đạo phải như cây cung giương lên: chỗ cao thì ép xuống, chỗ thấp thì nâng lên (có dư thì bớt đi, không đủ thì bù vào-bớt chỗ dư bù chỗ thiếu). Nhưng mà lòng người thê thái thì sao: bớt chỗ thiếu lại bù chỗ dư! Họ hay vị thân, vị kỷ, kết phe với kẻ gặp thời, cầu thân với kẻ đắc thế, rồi dựa vào đó mà bóc lột kẻ yếu, hà hiếp, lợi dụng kẻ cô thân. Vì thế, Chúa Giêsu đã dạy: Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: “Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã từng nhân danh Chúa mà mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỉ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao? Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điếu gian ác !” (Mt 7,22-23)
3- Theo đạo cần hạ mình: Cần phải hạ mình làm kẻ thấp hèn, sống trong kín đáo, không tự cho mình là hay, không tự cho mình là phải, không tự hào và khoe khoang. Nếu cái lòng hiếu danh chỉ suốt đời nơm nớp sợ không ai biết tên tuổi của mình, và mong được lưu danh. Cho đời là đục cả, một mình là trong, đời say cả, một mình ta tỉnh. Đức Giêsu nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa! lạy Chúa là đượcc vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy…mới được vào mà thôi”. (Mt 7, 21)
4- Giữ đạo cần lấy đức báo oán: Thánh hiền nói: Nên biết, với kẻ lành thì lấy thiện mà ở; với kẻ không tốt cũng lấy lành mà ở; với kẻ thành tín, lấy chân thành mà ở, với kẻ không thành tín cũng lấy chân thành mà ở. Chúa Giêsu nói: “Các ngươi đừng báo oán, việc báo oán là của ta. Người xưa nói: phải lấy mắt đền mắt, răng đền răng; nhưng Ta bảo: đừng chống lại kẻ ác…” (x. Mt 5, 38-48)
5- Theo Đạo cần dứt bỏ dần là Huyền Đồng: Nghĩa là trở về đời sống dản dị, tự nhiên, ít riêng tư, ít tham dục như Thánh hiền nói. Công việc này chỉ là bước đầu, còn cần gột sạch lòng vị kỷ về đủ mọi phương diện. Bớt rồi lại bớt, bớt đến mức vô vi. Vô vi đây là vô dục. Phải dứt bỏ cả về lối suy tư theo nhị nguyên, dứt cả lòng tham muốn riêng tư, dứt bỏ theo cái danh lợi bên ngoài, đó là Huyền Đồng.
Phải dứt bỏ cái “Ta” mỏng dòn, chóng qua, tạm bợ này để trở về cái “Ta” đồng nhất với Trời Đất, trở về với thanh tịnh và vô vi. Như vây, Huyền Đồng là tất cả mọi sự vật đều hoà lẫn với nhau, không còn thấy riêng tư, phân biệt nữa. Trước con mắt của người, đã thực hiện được sự Huyền Đồng thì tất cả đều là Một. Đức Giêsu đã nói: “để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta…để họ được nên một như chúng ta là một.(Ga 17, 21-23)
6/ Sự Huyền Đồng với Đạo: Mưu cho con người được một sự yên tĩnh, bình an va khoan khoá trong tâm hồn, mà không gì trên đời này so sánh bằng…Không phải là một thứ sung sưúng theo giác quan; nhưng là cáh thanh thản, nhẹ nhàng, lâng lâng trong tâm hồn.
Vậy kẻ Huyền Đồng được với Đạo, dù không biết được họ có quyền lực gì khác người chăng, song chắc chắn họ sẽ không giống người đời, từ tư tưởng, tình cảm và hành động. Và chắc chắn họ không còn đau khổ nữa, vì chỉ có bản ngã mới là nguồn gốc của đau khổ mà thôi ! Mà kẻ Huyền Đồng được với Đạo là người không còn Sống cho mình nữa !
Tóm lại, mùi vị của Đạo: nhìn không thể thấy hết, lắng không đủ để nghe: nghĩa là không thể nào tả được. Vì thế, Chúa Giêsu dạy: “Ai nghe những Lời Thầy nói đây mà đem ra thi hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá”. (Mt 7, 24)
Ptế: GBM Nguyễn Định Sưu Tầm
GIỮ ĐẠO - SỐNG ĐẠO - HUYỀN ĐỒNG
Theo Tinh Thần Á Đông
“NGƯỜI KHÔN XÂY NHÀ TRÊN ĐÁ”
(Mt 7, 21-27)
Làm sao biết một người đã giữ Đạo, Sống Đạo ? Đó là người ấy đã biết dừng lại, biết đủ, mà phần đông người ta vì chạm đến lòng vị kỷ nên không muốn làm. Cho nên Sống Đạo thật khó.!
1- Giữ đạo không kể công: Thánh nhân nói: “Làm mà không cậy công sức mình, không khoe khoang, không để cho ai thấy cái tài đức của mình”. Nhưng người đời làm ít mà lại muốn khen nhiều, chỉ sợ người khác không biết đến, nên làm một mà kể công mười. Vì vậy Chúa Giêsu nói: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng… tay phải làm thì đừng cho tay trái biết, để việc bố thí được kín đáo…! (x.Mt 6, 1-4).
2- Sống Đạo cần công công chính: Thánh hiền nói: Sống đạo phải như cây cung giương lên: chỗ cao thì ép xuống, chỗ thấp thì nâng lên (có dư thì bớt đi, không đủ thì bù vào-bớt chỗ dư bù chỗ thiếu). Nhưng mà lòng người thê thái thì sao: bớt chỗ thiếu lại bù chỗ dư! Họ hay vị thân, vị kỷ, kết phe với kẻ gặp thời, cầu thân với kẻ đắc thế, rồi dựa vào đó mà bóc lột kẻ yếu, hà hiếp, lợi dụng kẻ cô thân. Vì thế, Chúa Giêsu đã dạy: Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: “Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã từng nhân danh Chúa mà mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỉ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao? Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điếu gian ác !” (Mt 7,22-23)
3- Theo đạo cần hạ mình: Cần phải hạ mình làm kẻ thấp hèn, sống trong kín đáo, không tự cho mình là hay, không tự cho mình là phải, không tự hào và khoe khoang. Nếu cái lòng hiếu danh chỉ suốt đời nơm nớp sợ không ai biết tên tuổi của mình, và mong được lưu danh. Cho đời là đục cả, một mình là trong, đời say cả, một mình ta tỉnh. Đức Giêsu nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa! lạy Chúa là đượcc vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy…mới được vào mà thôi”. (Mt 7, 21)
4- Giữ đạo cần lấy đức báo oán: Thánh hiền nói: Nên biết, với kẻ lành thì lấy thiện mà ở; với kẻ không tốt cũng lấy lành mà ở; với kẻ thành tín, lấy chân thành mà ở, với kẻ không thành tín cũng lấy chân thành mà ở. Chúa Giêsu nói: “Các ngươi đừng báo oán, việc báo oán là của ta. Người xưa nói: phải lấy mắt đền mắt, răng đền răng; nhưng Ta bảo: đừng chống lại kẻ ác…” (x. Mt 5, 38-48)
5- Theo Đạo cần dứt bỏ dần là Huyền Đồng: Nghĩa là trở về đời sống dản dị, tự nhiên, ít riêng tư, ít tham dục như Thánh hiền nói. Công việc này chỉ là bước đầu, còn cần gột sạch lòng vị kỷ về đủ mọi phương diện. Bớt rồi lại bớt, bớt đến mức vô vi. Vô vi đây là vô dục. Phải dứt bỏ cả về lối suy tư theo nhị nguyên, dứt cả lòng tham muốn riêng tư, dứt bỏ theo cái danh lợi bên ngoài, đó là Huyền Đồng.
Phải dứt bỏ cái “Ta” mỏng dòn, chóng qua, tạm bợ này để trở về cái “Ta” đồng nhất với Trời Đất, trở về với thanh tịnh và vô vi. Như vây, Huyền Đồng là tất cả mọi sự vật đều hoà lẫn với nhau, không còn thấy riêng tư, phân biệt nữa. Trước con mắt của người, đã thực hiện được sự Huyền Đồng thì tất cả đều là Một. Đức Giêsu đã nói: “để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta…để họ được nên một như chúng ta là một.(Ga 17, 21-23)
6/ Sự Huyền Đồng với Đạo: Mưu cho con người được một sự yên tĩnh, bình an va khoan khoá trong tâm hồn, mà không gì trên đời này so sánh bằng…Không phải là một thứ sung sưúng theo giác quan; nhưng là cáh thanh thản, nhẹ nhàng, lâng lâng trong tâm hồn.
Vậy kẻ Huyền Đồng được với Đạo, dù không biết được họ có quyền lực gì khác người chăng, song chắc chắn họ sẽ không giống người đời, từ tư tưởng, tình cảm và hành động. Và chắc chắn họ không còn đau khổ nữa, vì chỉ có bản ngã mới là nguồn gốc của đau khổ mà thôi ! Mà kẻ Huyền Đồng được với Đạo là người không còn Sống cho mình nữa !
Tóm lại, mùi vị của Đạo: nhìn không thể thấy hết, lắng không đủ để nghe: nghĩa là không thể nào tả được. Vì thế, Chúa Giêsu dạy: “Ai nghe những Lời Thầy nói đây mà đem ra thi hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá”. (Mt 7, 24)
Ptế: GBM Nguyễn Định Sưu Tầm
Bác Thợ Mộc và Chiếc Cầu Thang kỳ diệu
Đinh văn Tiến Hùng
13:39 07/03/2011
Lễ kính Thánh Cả Giu-se 19/3 thường niên
Các phi hành gia bay trong không gian,nhìn xuống địa cầu Vạn Lý Trường Thành như con trăn khổng lồ dài 7200 km,vươn mình từ đông sang tây phía Bắc Trung quốc.Đây là nghĩa trang dài nhất thế giới. Kim Tự Tháp Ai Cập xây cất với hàng triệu phiến đá nặng từ 2 tới 3 tấn chồng khít lên nhau,hùng vĩ giữa sa mạc mênh mông,thách thức cùng thời gian. Đấu trường Flavius La mã kiến tạo do hàng trăm ngàn khối đá và kim loại,đã chôn vùi 2000 đấu sĩ và 5000 mãnh sư để mua vui cho vua quan tàn bạo của Đế quốc La-mã cổ đại. Tháp Eiffet về đêm rực rỡ muôn màu,ngạo nghễ giữa kinh thành ánh sáng Ba-lê,biểu tượng tự hào của Pháp Quốc- Nữ Thần Tự Do 91 mét vươn cao trên hòn đảo giữa dòng Hudson,món quá qúi giá đầy ý nghĩa Pháp trao tặng Hoa kỳ nhân dịp Lễ Độc Lập Pháp ngày 4/7/1884.Tay trái Nữ Thần cầm Bản Tuyên Ngôn Độc Lập,tay phải giơ cao Ngọn đuốc Tự Do,đầu đội vương miện 7 tia sáng tương trưng cho 7 châu lục và 7 đại dương.Mặt hướng ra biển dẫn lối,mời gọi bao con tàu tị nạn cập bến Tự Do.
Đó là một trong hàng trăm kỳ công vĩ đại của con người tốn biết bao thời gian,công sức cùng sinh mạng để tạo thành.Đó là niềm tự hào của mỗi dân tộc mà cứ hàng năm lại tổ chức tuyển chọn tranh giành để được xếp hạng trong 7 Kỳ quan Thế giới..
Nhưng có 1 tác phẩm không vĩ đại, không phô trương rầm rộ, không bóc lột biết bao công sức sinh mạng con người- một tác phẩm nhỏ bé do chỉ một người âm thầm, cần cù, khiêm tốn tạo nên.Tác phẩm này không kỳ công nhưng kỳ diệu vượt qua sự hiểu biết của con người: đó là Chiếc Cầu Thang của Bác Thợ Mộc.
Vào năm 1898 tại thi trấn nhỏ Santa Fe,bang New Mexico Hoa Kỳ,các nữ tu Loretto cho xây cất nguyện đường làm nơi tu trì và truyền giáo.Sau một thời gian dài nhà nguyện hoàn thành với niềm hân hoan của các nữ tu cùng tín hữu quanh vùng.Nhưng sau khi kiểm soát lại lần cuối chuẩn bị lễ khánh thành,bỗng Mẹ Bề Trên và các chị nhận thấy một thiếu sót quan trọng: không có cầu thang dẫn lên gác đàn.Biết làm sao đây ? Thời gian và ngân qũi eo hẹp không thể phá ra sửa lại.Mẹ Bề Trên chợt nhớ dến một người có thể gíúp được là Thánh Giu-se thợ mộc.Mẹ và các chị sốt sáng làm tuần cửu nhật xin Thánh Giu-se trợ giúp.
Rồi ngày cuối tuần cửu nhật,bỗng xuất hiện một người thợ,dắt theo con lừa chở gỗ đến ngỏ ý muốn giúp làm chiếc cầu thang.Bà Bề Trên nhìn bác thợ mặc bộ đồ nâu bạc màu. dong dỏng cao,chòm râu gọn gàng,đôi mắt trong sáng,tay sách hộp gỗ đồ nghề.Bà có phần e ngại hỏi
- Bác không mang theo ai phụ gíúp sao ?
- Tôi có thể tự làm một mình !- Bác nhẹ nhàng trả lời nhưng đầy tự tin.
Mẹ linh cảm tin tưởng giao cho bác làm chiếc cầu thang và dặn chị tiếp tân lo cơm nước cho bác,nhưng bác chỉ vào ổ bánh cùng bình nước mang theo tỏ ý là đủ rồi.
Hàng ngày người ta nghe thấy tiếng cưa gỗ,đục đẽo trong nhà nguyện vọng ra.Đến châp tối bác dắt lừa ra về và sáng sớm hôm sau cùng lừa chở gỗ tới.Thỉnh thoảng Bề Trên và chị trực nhật ghé xem bác có cần gì gíúp không.Các Sơ rất ngạc nhiên thấy chiếc cầu thang xoắn ốc lên cao dần thật đẹp-Sau nhiều tuần miệt mài kiên nhẫn công việc đã hoàn tất.Các chị vây quanh chiếc cầu thang tuyệt mỹ xoáy tròn lên tới gác đàn,trầm trồ khen ngợi vì bác không dùng 1 chiếc đinh,keo dán và cột trụ trung tâm mà vẫn vững chắc.
Chuông nguyện đường đổ hồi báo tin mừng cho các giáo hữu đến chiêm ngưỡng chiếc cầu thang tuyệt mỹ đã hoàn tất- Bề Trên mời bác 3 ngày sau trở lại, dòng sẽ thanh toán tiền công.Bác im lặng quét dọn sạch sẽ,thu xếp đồ nghề ra về.Nhưng 3 ngày sau,rồi 1 tuần lễ,1 tháng sau vẫn không thấy bác trở lại.Lúc đó mọi người mới chợt nhận ra: bác thợ mộc sao giống Thánh Giu-se quá! Mẹ Bề Trên làm dấu Thánh Giá kêu lên “ Cám ơn Chúa đã sai Thánh Giu-se đến giúp đỡ chúng con !” và mọi người cất cao Kinh nguyện kính Thánh Giu-se.
Tin lan nhanh về chiếc cầu thang kỳ diệu.Dân chúng kéo nhau đến chiễm ngưỡng cầu xin,
Nhiều người đã được toại nguyện.Ngày nay,trải qua hơn 100 năm,nguyện đường phần nào đã xuống cấp theo thời gian,nhưng chiếc cầu thang vẫn còn nguyên vẹn đẹp đẽ và vững chấc như
xưa.Mỗi năm có khoảng 250 ngàn du khách đến cầu nguyện và chứng kiến một công trình kỳ diệu mà người ta vẫn chưa khám phá ra được những bí mật về chiếc cầu thang này:
- Không có ai biết xuất xứ,tên tuổi về Bác Thợ Mộc.
- Mọi kiến trúc sư,kỹ sư,khoa học gia vẫn không hiểu được tại sao cầu thang không có trụ trung tâm,không cần đinh hay keo dán mà vẫn vững chắc qua bao năm tháng.
- Không biết gỗ làm cầu thang phát xuất từ đâu vì quanh vùng o tìm thấy loại gỗ này.
- Cầu thang có 33 bậc trùng hợp với tuổi của Chúa Giê-su.
Nhân một chuyến công tác,con gái tôi đã đến chiêm ngưỡng Chiếc Cầu thang kỳ diệu và mua tặng tôi bức tượng Thánh Giu-se Quan Thày,một tay bồng Chúa Hài Đồng,một tay cầm Nhánh Huệ Trắng Nước Trời.-Đó là món quà kỷ niệm qúi giá,tôi đặt nơi bàn làm việc để nhắc
nhớ‘ Noi gương Thánh Cả Giu-se:
“ Noi gương đời sống Thánh Giu-se,
Thanh thoát trung kiên vẹn chữ thề,
Khấn nguyện chu toàn tình Dưỡng Phụ,
Âm thầm đón nhận nghĩa Hiền Thê.
Tuân hành mộng báo nơi Thiên sứ,
Dong duổi hành trình giữa bóng đêm.
Săn sóc Thánh Gia quên khổ cực,
Gậy Ngài Huệ Trắng ngát hương lên. “
Đó là một trong hàng trăm kỳ công vĩ đại của con người tốn biết bao thời gian,công sức cùng sinh mạng để tạo thành.Đó là niềm tự hào của mỗi dân tộc mà cứ hàng năm lại tổ chức tuyển chọn tranh giành để được xếp hạng trong 7 Kỳ quan Thế giới..
Nhưng có 1 tác phẩm không vĩ đại, không phô trương rầm rộ, không bóc lột biết bao công sức sinh mạng con người- một tác phẩm nhỏ bé do chỉ một người âm thầm, cần cù, khiêm tốn tạo nên.Tác phẩm này không kỳ công nhưng kỳ diệu vượt qua sự hiểu biết của con người: đó là Chiếc Cầu Thang của Bác Thợ Mộc.
Rồi ngày cuối tuần cửu nhật,bỗng xuất hiện một người thợ,dắt theo con lừa chở gỗ đến ngỏ ý muốn giúp làm chiếc cầu thang.Bà Bề Trên nhìn bác thợ mặc bộ đồ nâu bạc màu. dong dỏng cao,chòm râu gọn gàng,đôi mắt trong sáng,tay sách hộp gỗ đồ nghề.Bà có phần e ngại hỏi
- Bác không mang theo ai phụ gíúp sao ?
- Tôi có thể tự làm một mình !- Bác nhẹ nhàng trả lời nhưng đầy tự tin.
Mẹ linh cảm tin tưởng giao cho bác làm chiếc cầu thang và dặn chị tiếp tân lo cơm nước cho bác,nhưng bác chỉ vào ổ bánh cùng bình nước mang theo tỏ ý là đủ rồi.
Hàng ngày người ta nghe thấy tiếng cưa gỗ,đục đẽo trong nhà nguyện vọng ra.Đến châp tối bác dắt lừa ra về và sáng sớm hôm sau cùng lừa chở gỗ tới.Thỉnh thoảng Bề Trên và chị trực nhật ghé xem bác có cần gì gíúp không.Các Sơ rất ngạc nhiên thấy chiếc cầu thang xoắn ốc lên cao dần thật đẹp-Sau nhiều tuần miệt mài kiên nhẫn công việc đã hoàn tất.Các chị vây quanh chiếc cầu thang tuyệt mỹ xoáy tròn lên tới gác đàn,trầm trồ khen ngợi vì bác không dùng 1 chiếc đinh,keo dán và cột trụ trung tâm mà vẫn vững chắc.
Chuông nguyện đường đổ hồi báo tin mừng cho các giáo hữu đến chiêm ngưỡng chiếc cầu thang tuyệt mỹ đã hoàn tất- Bề Trên mời bác 3 ngày sau trở lại, dòng sẽ thanh toán tiền công.Bác im lặng quét dọn sạch sẽ,thu xếp đồ nghề ra về.Nhưng 3 ngày sau,rồi 1 tuần lễ,1 tháng sau vẫn không thấy bác trở lại.Lúc đó mọi người mới chợt nhận ra: bác thợ mộc sao giống Thánh Giu-se quá! Mẹ Bề Trên làm dấu Thánh Giá kêu lên “ Cám ơn Chúa đã sai Thánh Giu-se đến giúp đỡ chúng con !” và mọi người cất cao Kinh nguyện kính Thánh Giu-se.
Tin lan nhanh về chiếc cầu thang kỳ diệu.Dân chúng kéo nhau đến chiễm ngưỡng cầu xin,
Nhiều người đã được toại nguyện.Ngày nay,trải qua hơn 100 năm,nguyện đường phần nào đã xuống cấp theo thời gian,nhưng chiếc cầu thang vẫn còn nguyên vẹn đẹp đẽ và vững chấc như
xưa.Mỗi năm có khoảng 250 ngàn du khách đến cầu nguyện và chứng kiến một công trình kỳ diệu mà người ta vẫn chưa khám phá ra được những bí mật về chiếc cầu thang này:
- Không có ai biết xuất xứ,tên tuổi về Bác Thợ Mộc.
- Mọi kiến trúc sư,kỹ sư,khoa học gia vẫn không hiểu được tại sao cầu thang không có trụ trung tâm,không cần đinh hay keo dán mà vẫn vững chắc qua bao năm tháng.
- Không biết gỗ làm cầu thang phát xuất từ đâu vì quanh vùng o tìm thấy loại gỗ này.
- Cầu thang có 33 bậc trùng hợp với tuổi của Chúa Giê-su.
Nhân một chuyến công tác,con gái tôi đã đến chiêm ngưỡng Chiếc Cầu thang kỳ diệu và mua tặng tôi bức tượng Thánh Giu-se Quan Thày,một tay bồng Chúa Hài Đồng,một tay cầm Nhánh Huệ Trắng Nước Trời.-Đó là món quà kỷ niệm qúi giá,tôi đặt nơi bàn làm việc để nhắc
nhớ‘ Noi gương Thánh Cả Giu-se:
“ Noi gương đời sống Thánh Giu-se,
Thanh thoát trung kiên vẹn chữ thề,
Khấn nguyện chu toàn tình Dưỡng Phụ,
Âm thầm đón nhận nghĩa Hiền Thê.
Tuân hành mộng báo nơi Thiên sứ,
Dong duổi hành trình giữa bóng đêm.
Săn sóc Thánh Gia quên khổ cực,
Gậy Ngài Huệ Trắng ngát hương lên. “
Mầu nhiệm về sự phản bội
Gia Bảo
17:55 07/03/2011
Mầu nhiệm về sự phản bội
(Đọc tác phẩm Giêsu Nazareth – Phần II của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI)
Phản bội cũng là một mầu nhiệm? Phản bội cũng có mầu nhiệm?
Đúng vậy, chính Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI, trong tác phẩm Giêsu Nazareth – Phần II được công bố vào thứ Năm 10-03-2011, ngay sau Thứ Tư Lễ Tro, đã dành một đoạn trong Chương III để viết về mầu nhiệm của sự phản bội.
Các trích dẫn tác phẩm Giêsu Nazareth – Phần II trong bài viết này được lấy từ nguồn: http://eucharistiemisericor.free.fr/index.php?page=0203115_extraits
Biến cố Giuđa phản bội Thầy là mặc khải về Đấng Thiên-Chúa-làm-người bị con người phản bội
Trong mầu nhiệm Nhập thể, Ngôi Lời của Thiên Chúa sống trọn vẹn thân phận làm người, trong đó điển hình nhất là chịu đau khổ và phải chết.
Trước lúc bị bắt, chịu xét xử, bị sỉ nhục và chết như một phạm nhân trọng án, Chúa Giêsu phải nếm trải nỗi đau đớn tinh thần lớn nhất của một người Thầy, đó là bị môn đệ phản bội.
Suy ngẫm về biến cố bi đát này, ĐTC đọc và giải thích đoạn Tin Mừng Ga 13, 21-31. Qua đó ngài nhấn mạnh:
“Rõ ràng Chúa phải chịu đến cùng và đến từng chi tiết vận mệnh khổ đau của người công chính” (Bênêđictô XVI, Giêsu Nazareth – Phần II).
Như vậy, hành động phản bội của Giuđa chính là một “chi tiết” trong tổng thể bức tranh về cõi nhân gian muôn hình vạn tướng. Sự kiện Chúa “bị phản bội” là một trong những “chi tiết” lớn nhất và tiêu biểu nhất thân phận làm người đầy bi kịch.
Thiên Chúa yêu thương và mời Giuđa làm môn đệ, rốt cuộc đã bị chính con người được yêu thương và tin cậy này phản bội. Bi kịch bị phản bội xảy ra liền trước bi kịch Chúa chịu chết, trở thành những mặc khải hoàn tất đại-mặc-khải về Tình yêu của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Nhập thể.
ĐTC tiếp tục những suy nghĩ của mình về mầu nhiệm Thiên Chúa bị con người phản bội:
“Sự phản bội của Giuđa cho thấy, sẽ còn mãi nỗi đau khổ vì hứng chịu sự bất trung. Thánh vịnh viết: ‘Cả người bạn thân con hằng tin cậy, đã cùng con chia cơm sẻ bánh, mà nay cũng giơ gót đạp con!’ (Tv 41, 10). Sự đổ vỡ của tình bạn cũng chạm đến cộng đoàn bí tích là Giáo Hội. Trong Giáo Hội, cũng luôn xuất hiện những con người ‘nhận lấy bánh’ được Chúa trao và quay lại phản bội Ngài” (Bênêđictô XVI, Giêsu Nazareth – Phần II).
Đó là bi kịch của Giáo Hội. Nói đúng hơn, Giáo Hội tiếp tục sống bi kịch Thiên Chúa bị phản bội, như một trong những chứng từ về mầu nhiệm Nhập thể của Thiên Chúa.
Như vậy, trong mầu nhiệm Nhập thể có mầu nhiệm Thiên Chúa bị phản bội.
Do đó, Giáo Hội làm chứng về Tình yêu của Thiên Chúa cũng phải sẵn sàng đón nhận mọi đau khổ, trong đó có đau khổ bị phản bội, vốn là mầu nhiệm khởi đầu cho tiến trình mạc khải về tình yêu qua cuộc Khổ nạn của Thiên Chúa.
Suy gẫm về câu trong Phúc âm Gioan: ‘Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra. Lúc đó trời đã tối’ (Ga 13, 30), ĐTC viết:
“Ý nghĩa sâu xa nhất của chi tiết ‘Giuđa liền đi ra’ là: hắn đi vào trời đêm, lìa bỏ ánh sáng, bước đến với bóng tối; quyền lực của bóng tối đã tóm được hắn” (Bênêđictô XVI, Giêsu Nazareth – Phần II).
Vậy, trong mầu nhiệm về phản bội, Thiên Chúa muốn cho con người nhận biết sự thật về ánh sáng và bóng tối, về sự lựa chọn bóng tối và phản bội ánh sáng.
Phản bội là lìa bỏ ánh sáng để đi vào bóng tối, chịu khuất phục và chấp nhận làm tôi tớ cho quyền lực của bóng tối.
Đừng để mình trở thành những Giuđa tân thời
ĐTC viết trong tác phẩm Giêsu Nazareth – Phần II của ngài: “Trong Giáo Hội, cũng luôn xuất hiện những con người ‘nhận lấy bánh’ được Chúa trao và quay lại phản bội Ngài”.
Một lời nhìn nhận thống thiết.
Nhìn nhận trong Giáo Hội vẫn luôn xuất hiện những Giuđa mới.
Giuđa ngày xưa nhận miếng bánh trong Tiệc ly được đích thân Chúa trao và rời khỏi cộng đoàn các môn đệ, nộp mình cho sự dữ, tự nguyện trở thành tay chân của những kẻ giết Chúa.
Còn Giuđa ngày nay?
ĐTC không mô tả cụ thể, nhưng dựa vào Tin Mừng, ngài khái quát hóa chân tướng của kẻ phản bội: “đi vào trời đêm, lìa bỏ ánh sáng, bước đến với bóng tối; quyền lực của bóng tối đã tóm được hắn”.
Như vậy trong hành động phản bội Giuđa, mọi sự thật về phản bội được phơi bày.
ĐTC dù không cụ thể hóa những hình tướng hiện nay của phản bội, nhưng đã giúp mọi người dễ dàng nhận ra bóng dáng và thực chất của kẻ phản bội mọi thời và mọi nơi.
Giuđa đã lìa bỏ ánh sáng.
Những Giuđa mới cũng lìa bỏ ánh sáng.
Ánh sáng của sự thật. Ánh sáng của hiền hòa, khiêm nhường, khó nghèo, thanh sạch, chấp nhận chịu bách hại vì lẽ công chính… Đó là di sản Chúa Giêsu để lại cho Hội Thánh và Hội Thánh trung thành với di sản đó.
Kẻ phản bội thì chối bỏ di sản.
Kẻ phản bội khước từ sự thật, lấp liếm, che đậy, xuyên tạc sự thật. Không nói thành có. Có bảo rằng không. Dàn dựng, thêm thắt, cắt xén khiến cho sự thật bị bức tử.
Ngày nay, việc khước từ sự thật tác hại bội phần. Bởi các phương tiện truyền thông hiện đại một khi hợp tác với hành vi phản bội, sẽ làm tăng hậu quả của dối trá và lừa mị. Chúng giúp cho việc phát tán các thông tin phản sự thật với tốc độ loan truyền khủng khiếp và sự lừa mị cũng theo đó tăng về bề rộng, thấm vào chiều sâu. Người ta đọc biết bao thông tin dối trá hàng ngày hàng giờ trên internet, qua truyền hình, trên báo chí…, đầu óc mụ mị, hoang mang, không tin điều cần tin, trông đợi những điều không đáng trông đợi, tôn thờ những thần tượng được dựng lên nhằm những mục đích thuần túy thế gian, và đập phá thẳng tay những giá trị, bôi nhọ những con người đang tận tụy lo việc chung chỉ vì không ngả theo một thiểu số đang tính toán những lợi ích vị kỷ.
Những kẻ phản bội từ bỏ ánh sáng và quy phục bóng tối.
Hệt như Giuđa “đi ra, lúc đó trời đã tối” (Ga 13, 30). ĐTC Bênêđictô XVI suy ngẫm: “hắn đi vào trời đêm, lìa bỏ ánh sáng, bước đến với bóng tối; quyền lực của bóng tối đã tóm được hắn” (Bênêđictô XVI, Giêsu Nazareth – Phần II).
Bóng tối mà Giuđa xưa quy phục, nguyện làm đầy tớ tay chân, là nhóm người thù ghét Con Đức Chúa Trời.
Còn bóng tối ngày nay là những thế lực với những mưu đồ thuần túy trần gian, những trào lưu xã hội phủ nhận Thiên Chúa và các giá trị Tin Mừng.
Những mưu đồ này phục vụ lợi ích vị kỷ của một thế lực xã hội. Phủ nhận Thiên Chúa và những giá trị Tin Mừng nhằm thượng tôn trần gian và thần dữ.
Các Giuđa xưa và nay đều đầu hàng bóng tối, quay lại ‘giơ gót đạp’ ánh sáng.
Giơ gót đạp ánh sáng khi phủ nhận những giá trị cốt lõi của Giáo Hội như: tin thờ Thiên Chúa duy nhất và không sùng bái bất kỳ thần tượng nào, cử hành và sống bí tích, cầu nguyện và sống Tin Mừng, thương yêu và tha thứ, khiêm hạ và không lên án, công bằng và bác ái, cổ võ sự hiệp nhất và không gây oán thù, chia rẽ…
Những Giuđa mới trong thời đại ngày nay đã nắm lấy mọi phương tiện để phủ bóng tối lên khắp bề mặt của trần gian và đẩy bóng tối vào sâu trong lòng người.
Một trong những phương tiện gây tác hại nặng nề nhất là các phương tiện truyền thông hiện đại.
ĐTC Bênêđictô XVI, trong tác phẩm Ánh sáng cho trần gian, đã nói với nhà báo Peter Seewald: “Bản chất của giới truyền thông chính trị hiện nay là ngăn chặn sự hiểu biết những khía cạnh tế nhị của bối cảnh” (tạm dịch từ: Benedict XVI, Light of the World – Ignatius Press San Francisco 2010, p. 98)
ĐTC đã trả lời như trên khi được Peter Seewald hỏi về những suy nghĩ của ngài sau sự kiện bài diễn văn đọc tại Regensburgh bị giới báo chí làm rùm beng, dẫn đến sự phản ứng trong thế giới Hồi giáo.
ĐTC đã nhìn thấy rất rõ tác hại ghê gớm của loại truyền thông đầu hàng bóng tối, phản bội ánh sáng sự thật. Đó là loại truyền thông phục vụ chính trị.
Không chỉ các phương tiện truyền thông, mà còn biết bao phương thế khác ngày càng cúc cung phụng sự bóng tối thế gian, phản bội và ‘giơ gót đạp’ ánh sáng Chân, Thiện Mỹ.
* * *
Đi vào trần gian, Thiên Chúa đã đi đến tận cùng thân phận con người là chịu đau khổ và chịu chết.
Qua việc chịu đau khổ như mọi người, nhất là chịu sự phản bội, Chúa đã muốn nói với con người Ngài thấu hiểu thân phận làm người và yêu thương con người biết bao.
Vì thế, đau khổ là một mầu nhiệm. Sự phản bội cũng là mầu nhiệm, để qua đó Thiên Chúa mặc khải cho nhân loại được biết Con của Ngài đã đến trong trần gian, đã yêu thương và đã cứu con người.
Giáo Hội, cộng đoàn những người theo Chúa, cũng đang tiếp tục bước trên đường khổ nạn của Đấng Sáng lập.
Tiếp tục chịu đau khổ và tiếp tục bị phản bội.
Nói như đại văn hào Pascal, được ĐTC trích dẫn trong tác phẩm Giêsu Nazareth – Phần II: “Cơn hấp hối của Chúa Giêsu, nỗi thống khổ của ngài, còn kéo dài mãi cho đến tận thế”, nhưng chính ĐTC đã bình luận bằng cách điều chỉnh vài từ của Pascal “cho đến tận cùng nỗi thống khổ của lịch sử”.
Nghĩa là, sở dĩ Giáo Hội – những người đi theo Chúa – còn phải chịu mọi đau khổ là vì lịch sử con người vẫn chưa hết khổ đau.
Trong đó có nỗi đau bị phản bội.
Mùa Chay 2011
(Đọc tác phẩm Giêsu Nazareth – Phần II của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI)
Phản bội cũng là một mầu nhiệm? Phản bội cũng có mầu nhiệm?
Đúng vậy, chính Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI, trong tác phẩm Giêsu Nazareth – Phần II được công bố vào thứ Năm 10-03-2011, ngay sau Thứ Tư Lễ Tro, đã dành một đoạn trong Chương III để viết về mầu nhiệm của sự phản bội.
Các trích dẫn tác phẩm Giêsu Nazareth – Phần II trong bài viết này được lấy từ nguồn: http://eucharistiemisericor.free.fr/index.php?page=0203115_extraits
Biến cố Giuđa phản bội Thầy là mặc khải về Đấng Thiên-Chúa-làm-người bị con người phản bội
Trong mầu nhiệm Nhập thể, Ngôi Lời của Thiên Chúa sống trọn vẹn thân phận làm người, trong đó điển hình nhất là chịu đau khổ và phải chết.
Trước lúc bị bắt, chịu xét xử, bị sỉ nhục và chết như một phạm nhân trọng án, Chúa Giêsu phải nếm trải nỗi đau đớn tinh thần lớn nhất của một người Thầy, đó là bị môn đệ phản bội.
Suy ngẫm về biến cố bi đát này, ĐTC đọc và giải thích đoạn Tin Mừng Ga 13, 21-31. Qua đó ngài nhấn mạnh:
“Rõ ràng Chúa phải chịu đến cùng và đến từng chi tiết vận mệnh khổ đau của người công chính” (Bênêđictô XVI, Giêsu Nazareth – Phần II).
Như vậy, hành động phản bội của Giuđa chính là một “chi tiết” trong tổng thể bức tranh về cõi nhân gian muôn hình vạn tướng. Sự kiện Chúa “bị phản bội” là một trong những “chi tiết” lớn nhất và tiêu biểu nhất thân phận làm người đầy bi kịch.
Thiên Chúa yêu thương và mời Giuđa làm môn đệ, rốt cuộc đã bị chính con người được yêu thương và tin cậy này phản bội. Bi kịch bị phản bội xảy ra liền trước bi kịch Chúa chịu chết, trở thành những mặc khải hoàn tất đại-mặc-khải về Tình yêu của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Nhập thể.
ĐTC tiếp tục những suy nghĩ của mình về mầu nhiệm Thiên Chúa bị con người phản bội:
“Sự phản bội của Giuđa cho thấy, sẽ còn mãi nỗi đau khổ vì hứng chịu sự bất trung. Thánh vịnh viết: ‘Cả người bạn thân con hằng tin cậy, đã cùng con chia cơm sẻ bánh, mà nay cũng giơ gót đạp con!’ (Tv 41, 10). Sự đổ vỡ của tình bạn cũng chạm đến cộng đoàn bí tích là Giáo Hội. Trong Giáo Hội, cũng luôn xuất hiện những con người ‘nhận lấy bánh’ được Chúa trao và quay lại phản bội Ngài” (Bênêđictô XVI, Giêsu Nazareth – Phần II).
Đó là bi kịch của Giáo Hội. Nói đúng hơn, Giáo Hội tiếp tục sống bi kịch Thiên Chúa bị phản bội, như một trong những chứng từ về mầu nhiệm Nhập thể của Thiên Chúa.
Như vậy, trong mầu nhiệm Nhập thể có mầu nhiệm Thiên Chúa bị phản bội.
Do đó, Giáo Hội làm chứng về Tình yêu của Thiên Chúa cũng phải sẵn sàng đón nhận mọi đau khổ, trong đó có đau khổ bị phản bội, vốn là mầu nhiệm khởi đầu cho tiến trình mạc khải về tình yêu qua cuộc Khổ nạn của Thiên Chúa.
Suy gẫm về câu trong Phúc âm Gioan: ‘Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra. Lúc đó trời đã tối’ (Ga 13, 30), ĐTC viết:
“Ý nghĩa sâu xa nhất của chi tiết ‘Giuđa liền đi ra’ là: hắn đi vào trời đêm, lìa bỏ ánh sáng, bước đến với bóng tối; quyền lực của bóng tối đã tóm được hắn” (Bênêđictô XVI, Giêsu Nazareth – Phần II).
Vậy, trong mầu nhiệm về phản bội, Thiên Chúa muốn cho con người nhận biết sự thật về ánh sáng và bóng tối, về sự lựa chọn bóng tối và phản bội ánh sáng.
Phản bội là lìa bỏ ánh sáng để đi vào bóng tối, chịu khuất phục và chấp nhận làm tôi tớ cho quyền lực của bóng tối.
Đừng để mình trở thành những Giuđa tân thời
ĐTC viết trong tác phẩm Giêsu Nazareth – Phần II của ngài: “Trong Giáo Hội, cũng luôn xuất hiện những con người ‘nhận lấy bánh’ được Chúa trao và quay lại phản bội Ngài”.
Một lời nhìn nhận thống thiết.
Nhìn nhận trong Giáo Hội vẫn luôn xuất hiện những Giuđa mới.
Giuđa ngày xưa nhận miếng bánh trong Tiệc ly được đích thân Chúa trao và rời khỏi cộng đoàn các môn đệ, nộp mình cho sự dữ, tự nguyện trở thành tay chân của những kẻ giết Chúa.
Còn Giuđa ngày nay?
ĐTC không mô tả cụ thể, nhưng dựa vào Tin Mừng, ngài khái quát hóa chân tướng của kẻ phản bội: “đi vào trời đêm, lìa bỏ ánh sáng, bước đến với bóng tối; quyền lực của bóng tối đã tóm được hắn”.
Như vậy trong hành động phản bội Giuđa, mọi sự thật về phản bội được phơi bày.
ĐTC dù không cụ thể hóa những hình tướng hiện nay của phản bội, nhưng đã giúp mọi người dễ dàng nhận ra bóng dáng và thực chất của kẻ phản bội mọi thời và mọi nơi.
Giuđa đã lìa bỏ ánh sáng.
Những Giuđa mới cũng lìa bỏ ánh sáng.
Ánh sáng của sự thật. Ánh sáng của hiền hòa, khiêm nhường, khó nghèo, thanh sạch, chấp nhận chịu bách hại vì lẽ công chính… Đó là di sản Chúa Giêsu để lại cho Hội Thánh và Hội Thánh trung thành với di sản đó.
Kẻ phản bội thì chối bỏ di sản.
Kẻ phản bội khước từ sự thật, lấp liếm, che đậy, xuyên tạc sự thật. Không nói thành có. Có bảo rằng không. Dàn dựng, thêm thắt, cắt xén khiến cho sự thật bị bức tử.
Ngày nay, việc khước từ sự thật tác hại bội phần. Bởi các phương tiện truyền thông hiện đại một khi hợp tác với hành vi phản bội, sẽ làm tăng hậu quả của dối trá và lừa mị. Chúng giúp cho việc phát tán các thông tin phản sự thật với tốc độ loan truyền khủng khiếp và sự lừa mị cũng theo đó tăng về bề rộng, thấm vào chiều sâu. Người ta đọc biết bao thông tin dối trá hàng ngày hàng giờ trên internet, qua truyền hình, trên báo chí…, đầu óc mụ mị, hoang mang, không tin điều cần tin, trông đợi những điều không đáng trông đợi, tôn thờ những thần tượng được dựng lên nhằm những mục đích thuần túy thế gian, và đập phá thẳng tay những giá trị, bôi nhọ những con người đang tận tụy lo việc chung chỉ vì không ngả theo một thiểu số đang tính toán những lợi ích vị kỷ.
Những kẻ phản bội từ bỏ ánh sáng và quy phục bóng tối.
Hệt như Giuđa “đi ra, lúc đó trời đã tối” (Ga 13, 30). ĐTC Bênêđictô XVI suy ngẫm: “hắn đi vào trời đêm, lìa bỏ ánh sáng, bước đến với bóng tối; quyền lực của bóng tối đã tóm được hắn” (Bênêđictô XVI, Giêsu Nazareth – Phần II).
Bóng tối mà Giuđa xưa quy phục, nguyện làm đầy tớ tay chân, là nhóm người thù ghét Con Đức Chúa Trời.
Còn bóng tối ngày nay là những thế lực với những mưu đồ thuần túy trần gian, những trào lưu xã hội phủ nhận Thiên Chúa và các giá trị Tin Mừng.
Những mưu đồ này phục vụ lợi ích vị kỷ của một thế lực xã hội. Phủ nhận Thiên Chúa và những giá trị Tin Mừng nhằm thượng tôn trần gian và thần dữ.
Các Giuđa xưa và nay đều đầu hàng bóng tối, quay lại ‘giơ gót đạp’ ánh sáng.
Giơ gót đạp ánh sáng khi phủ nhận những giá trị cốt lõi của Giáo Hội như: tin thờ Thiên Chúa duy nhất và không sùng bái bất kỳ thần tượng nào, cử hành và sống bí tích, cầu nguyện và sống Tin Mừng, thương yêu và tha thứ, khiêm hạ và không lên án, công bằng và bác ái, cổ võ sự hiệp nhất và không gây oán thù, chia rẽ…
Những Giuđa mới trong thời đại ngày nay đã nắm lấy mọi phương tiện để phủ bóng tối lên khắp bề mặt của trần gian và đẩy bóng tối vào sâu trong lòng người.
Một trong những phương tiện gây tác hại nặng nề nhất là các phương tiện truyền thông hiện đại.
ĐTC Bênêđictô XVI, trong tác phẩm Ánh sáng cho trần gian, đã nói với nhà báo Peter Seewald: “Bản chất của giới truyền thông chính trị hiện nay là ngăn chặn sự hiểu biết những khía cạnh tế nhị của bối cảnh” (tạm dịch từ: Benedict XVI, Light of the World – Ignatius Press San Francisco 2010, p. 98)
ĐTC đã trả lời như trên khi được Peter Seewald hỏi về những suy nghĩ của ngài sau sự kiện bài diễn văn đọc tại Regensburgh bị giới báo chí làm rùm beng, dẫn đến sự phản ứng trong thế giới Hồi giáo.
ĐTC đã nhìn thấy rất rõ tác hại ghê gớm của loại truyền thông đầu hàng bóng tối, phản bội ánh sáng sự thật. Đó là loại truyền thông phục vụ chính trị.
Không chỉ các phương tiện truyền thông, mà còn biết bao phương thế khác ngày càng cúc cung phụng sự bóng tối thế gian, phản bội và ‘giơ gót đạp’ ánh sáng Chân, Thiện Mỹ.
* * *
Đi vào trần gian, Thiên Chúa đã đi đến tận cùng thân phận con người là chịu đau khổ và chịu chết.
Qua việc chịu đau khổ như mọi người, nhất là chịu sự phản bội, Chúa đã muốn nói với con người Ngài thấu hiểu thân phận làm người và yêu thương con người biết bao.
Vì thế, đau khổ là một mầu nhiệm. Sự phản bội cũng là mầu nhiệm, để qua đó Thiên Chúa mặc khải cho nhân loại được biết Con của Ngài đã đến trong trần gian, đã yêu thương và đã cứu con người.
Giáo Hội, cộng đoàn những người theo Chúa, cũng đang tiếp tục bước trên đường khổ nạn của Đấng Sáng lập.
Tiếp tục chịu đau khổ và tiếp tục bị phản bội.
Nói như đại văn hào Pascal, được ĐTC trích dẫn trong tác phẩm Giêsu Nazareth – Phần II: “Cơn hấp hối của Chúa Giêsu, nỗi thống khổ của ngài, còn kéo dài mãi cho đến tận thế”, nhưng chính ĐTC đã bình luận bằng cách điều chỉnh vài từ của Pascal “cho đến tận cùng nỗi thống khổ của lịch sử”.
Nghĩa là, sở dĩ Giáo Hội – những người đi theo Chúa – còn phải chịu mọi đau khổ là vì lịch sử con người vẫn chưa hết khổ đau.
Trong đó có nỗi đau bị phản bội.
Mùa Chay 2011
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 07/03/2011
CHẾT THÌ HẾT NỢ
Có một người keo kiết mà trở thành giàu có, khi ông ta bệnh sắp chết thì van xin vợ, nói:
- “Suốt đời tôi chỉ có ham tiền bạc mà đoạn tuyệt với lục thân (1) , nên mới có được gia tài như hôm nay. Đợi sau khi tôi chết rồi, thì bà có thể lột da của tôi mà bán cho thợ thuộc da, cắt thịt của tôi mà bán cho người buôn bán da, cạo xương của tôi mà bán cho tiệm bán sơn”.
Ông ta nhắc đi nhắc lại hai ba lần như thế và bắt vợ phải nghe lời rồi mới chết.
Đã chết được nửa ngày, đột nhiên ông ta tỉnh lại, dặn dò với vợ:
- “Thời buổi hôm nay tình người nhạt nhẽo, mọi thứ không nên để họ mắc nợ nhé !”
Suy tư:
Thời buổi hôm nay tình người ngày càng nhạt nhẽo, nhạt nhẽo vì người ta coi đồng tiền hơn sự thật, nhạt nhẽo vì người ta coi chức vụ quyền uy trọng hơn tình người, nhão nhẽo là vì người ta coi sự hưởng thụ vật chất xác thịt là mục đích của cuộc sống, cho nên tình người đã nhạt lại càng nhạt hơn cả nước ốc.
Người Ki-tô hữu không ích kỷ chỉ sống cho mình, nhưng là sống cho Chúa Giê-su và sống cho sống với tha nhân, cho nên họ biết mình phải làm gì khi tình người đã nhạt, họ thực hành bài ca đức ái của thánh Phan-xi-cô khó nghèo: đem yêu thương vào nơi oán thù, đem tha thứ vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Đó chính là tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su, là sự quảng đại đầy ắp bởi tình yêu của Chúa Giê-su đang ở trong tâm hồn của họ.
(1) Lục thân là: cha, mẹ, vợ, con, anh, em. Cũng còn gọi là thân thích.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Có một người keo kiết mà trở thành giàu có, khi ông ta bệnh sắp chết thì van xin vợ, nói:
- “Suốt đời tôi chỉ có ham tiền bạc mà đoạn tuyệt với lục thân (1) , nên mới có được gia tài như hôm nay. Đợi sau khi tôi chết rồi, thì bà có thể lột da của tôi mà bán cho thợ thuộc da, cắt thịt của tôi mà bán cho người buôn bán da, cạo xương của tôi mà bán cho tiệm bán sơn”.
Ông ta nhắc đi nhắc lại hai ba lần như thế và bắt vợ phải nghe lời rồi mới chết.
Đã chết được nửa ngày, đột nhiên ông ta tỉnh lại, dặn dò với vợ:
- “Thời buổi hôm nay tình người nhạt nhẽo, mọi thứ không nên để họ mắc nợ nhé !”
Suy tư:
Thời buổi hôm nay tình người ngày càng nhạt nhẽo, nhạt nhẽo vì người ta coi đồng tiền hơn sự thật, nhạt nhẽo vì người ta coi chức vụ quyền uy trọng hơn tình người, nhão nhẽo là vì người ta coi sự hưởng thụ vật chất xác thịt là mục đích của cuộc sống, cho nên tình người đã nhạt lại càng nhạt hơn cả nước ốc.
Người Ki-tô hữu không ích kỷ chỉ sống cho mình, nhưng là sống cho Chúa Giê-su và sống cho sống với tha nhân, cho nên họ biết mình phải làm gì khi tình người đã nhạt, họ thực hành bài ca đức ái của thánh Phan-xi-cô khó nghèo: đem yêu thương vào nơi oán thù, đem tha thứ vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Đó chính là tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su, là sự quảng đại đầy ắp bởi tình yêu của Chúa Giê-su đang ở trong tâm hồn của họ.
(1) Lục thân là: cha, mẹ, vợ, con, anh, em. Cũng còn gọi là thân thích.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thứ Tư Lễ Tro
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:02 07/03/2011
THỨ TƯ LỄ TRO
Tin mừng: Mt 6, 1-6; 16-18.
“Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”
Anh chị em thân mến,
Thói giả hình của chúng ta làm cho Chúa Giê-su buồn bực trong vườn Giết-sê-ma-ni, lòng kiêu ngạo của chúng ta làm cho Chúa Giê-su phải chết trên thập giá. Duy chỉ có lòng chân thành của chúng ta đối với Chúa và đối với anh chị em mình, mới làm cho Chúa Giê-su phục sinh mỗi ngày trong tâm hồn của chúng ta, và trong tâm hồn của tha nhân mà thôi.
Khởi đầu mùa chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta tin vào Phúc Âm của ngày hôm nay: sống chân thực và chân thành với anh chị em của mình, không giả hình giả bộ, không đạo đức giả như những người Pha-ri-siêu mà Chúa Giê-su vẫn thường quở trách, bởi vì thói giả hình chỉ làm cho chúng ta như cái mả tô vôi, bên ngoài thì sơn phết đẹp đẽ, nhưng bên trong thì hôi thối xấu xa.
Có nhiều lần chúng ta sống giả hình với tha nhân khi chúng ta trong lòng rất oán ghét họ, nhưng bên ngoài thì làm bộ thân thiện; miệng nói lời ngon ngọt nhưng trong lòng thì chất chứa những mưu thâm hại người; đã nhiều lần bạn và tôi ăn chay bên ngoài như làm việc thiện, đọc kinh, thân thiện, nhưng bên trong tâm hồn thì ăn mặn những thức ăn như kiêu ngạo, ghét ghen, giận hờn, vu khống hàm hồ cáo gian.v.v...tất cả những điều đó, đã làm cho chúng ta trở thành những tên quân dữ đóng đinh tha nhân vào thập giá như quân dữ đóng đinh Chúa Giê-su trên thập giá.
Tiên tri Gio-en đã cảnh cáo chúng ta: “Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng”.
Nhưng có rất nhiều lần chúng ta xé áo để cho mọi người biết là chúng ta ăn chay, đó là những lúc chúng ta đóng kịch nhân nghĩa bên ngoài để đánh bóng địa vị của mình, rồi cười hả hê vì mánh lới nhân nghĩa giả trá của mình; có những lúc chúng ta đóng kịch không tham lam của cải thế gian trước mặt mọi người, nhưng lại đấu đá với anh em để được làm chức vụ trong cộng đoàn, hoặc để dành cho được nơi công tác tốt hơn...
Mùa chay là “xé lòng”, tức là hy sinh đền tội, là sám hối ăn năn, là xé nát những thói hư tật xấu của mình, là quyết tâm thay đổi cuộc sống, bởi vì khi chúng ta sửa đổi một vài tật xấu nơi mình, là chúng ta nhổ đi một cái gai nhọn đâm vào đầu của Chúa Giê-su; bởi vì khi chúng ta thống hối vì một tội trọng là chúng ta nhổ đi một cái đinh lớn đóng Chúa Giê-su vào thập giá.
Anh chị em thân mến,
Mùa chay là mùa của cầu nguyện, sám hối và hy sinh. Nếu chúng ta –những người Ki-tô hữu- không cầu nguyện thì sẽ có ngày muốn cầu nguyện mà không được; nếu chúng ta không sám hối thì tất sẽ có ngày hối không kịp; nếu chúng ta không hy sinh thì sẽ có ngày muốn hy sinh mà cũng không có cơ hội, bởi vì ngày giờ của Chúa Giê-su đến thì không ai biết được cả.
Mùa chay thánh năm nay, chúng ta –ít nữa- cũng có một quyết tâm cho mình, đó là phải sống tốt lành hơn mùa chay năm ngoái, phải sống làm chứng nhân cho Chúa hơn những ngày khác, bằng cách sống rất chân thực và chân thành với anh chị em của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mt 6, 1-6; 16-18.
“Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”
Anh chị em thân mến,
Thói giả hình của chúng ta làm cho Chúa Giê-su buồn bực trong vườn Giết-sê-ma-ni, lòng kiêu ngạo của chúng ta làm cho Chúa Giê-su phải chết trên thập giá. Duy chỉ có lòng chân thành của chúng ta đối với Chúa và đối với anh chị em mình, mới làm cho Chúa Giê-su phục sinh mỗi ngày trong tâm hồn của chúng ta, và trong tâm hồn của tha nhân mà thôi.
Khởi đầu mùa chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta tin vào Phúc Âm của ngày hôm nay: sống chân thực và chân thành với anh chị em của mình, không giả hình giả bộ, không đạo đức giả như những người Pha-ri-siêu mà Chúa Giê-su vẫn thường quở trách, bởi vì thói giả hình chỉ làm cho chúng ta như cái mả tô vôi, bên ngoài thì sơn phết đẹp đẽ, nhưng bên trong thì hôi thối xấu xa.
Có nhiều lần chúng ta sống giả hình với tha nhân khi chúng ta trong lòng rất oán ghét họ, nhưng bên ngoài thì làm bộ thân thiện; miệng nói lời ngon ngọt nhưng trong lòng thì chất chứa những mưu thâm hại người; đã nhiều lần bạn và tôi ăn chay bên ngoài như làm việc thiện, đọc kinh, thân thiện, nhưng bên trong tâm hồn thì ăn mặn những thức ăn như kiêu ngạo, ghét ghen, giận hờn, vu khống hàm hồ cáo gian.v.v...tất cả những điều đó, đã làm cho chúng ta trở thành những tên quân dữ đóng đinh tha nhân vào thập giá như quân dữ đóng đinh Chúa Giê-su trên thập giá.
Tiên tri Gio-en đã cảnh cáo chúng ta: “Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng”.
Nhưng có rất nhiều lần chúng ta xé áo để cho mọi người biết là chúng ta ăn chay, đó là những lúc chúng ta đóng kịch nhân nghĩa bên ngoài để đánh bóng địa vị của mình, rồi cười hả hê vì mánh lới nhân nghĩa giả trá của mình; có những lúc chúng ta đóng kịch không tham lam của cải thế gian trước mặt mọi người, nhưng lại đấu đá với anh em để được làm chức vụ trong cộng đoàn, hoặc để dành cho được nơi công tác tốt hơn...
Mùa chay là “xé lòng”, tức là hy sinh đền tội, là sám hối ăn năn, là xé nát những thói hư tật xấu của mình, là quyết tâm thay đổi cuộc sống, bởi vì khi chúng ta sửa đổi một vài tật xấu nơi mình, là chúng ta nhổ đi một cái gai nhọn đâm vào đầu của Chúa Giê-su; bởi vì khi chúng ta thống hối vì một tội trọng là chúng ta nhổ đi một cái đinh lớn đóng Chúa Giê-su vào thập giá.
Anh chị em thân mến,
Mùa chay là mùa của cầu nguyện, sám hối và hy sinh. Nếu chúng ta –những người Ki-tô hữu- không cầu nguyện thì sẽ có ngày muốn cầu nguyện mà không được; nếu chúng ta không sám hối thì tất sẽ có ngày hối không kịp; nếu chúng ta không hy sinh thì sẽ có ngày muốn hy sinh mà cũng không có cơ hội, bởi vì ngày giờ của Chúa Giê-su đến thì không ai biết được cả.
Mùa chay thánh năm nay, chúng ta –ít nữa- cũng có một quyết tâm cho mình, đó là phải sống tốt lành hơn mùa chay năm ngoái, phải sống làm chứng nhân cho Chúa hơn những ngày khác, bằng cách sống rất chân thực và chân thành với anh chị em của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:04 07/03/2011
N2T |
12. Thiên Chúa nhẫn nại với mỗi người có thời gian dự định, khi thời gian đến cực điểm thì người ấy không thể nhận được sự khoan thứ nữa.
(Thánh Augustino)Thứ Tư Lễ Tro: Nỗi chết khôn nguôi và niềm vui sống
Nguyễn Kim Ngân
19:07 07/03/2011
Thứ Tư Lễ Tro: Nỗi chết khôn nguôi và niềm vui sống
Năm nào cũng như năm ấy, cứ đến ngày Thứ Tư Lễ Tro, là không ai bảo ai, chẳng ai quan tâm là lễ buộc hay không, nhà thờ nào cũng đầy người là người, hết vòng trong lại đến vòng ngoài. Thật là sốt sắng đạo đức quá sức. Giáo dân còn chịu khó ‘tử thủ’ đến giây phút cuối cùng--điều ngày càng hiếm thấy--để còn được ‘chịu tro,’ cứ y như thể nếu không có dấu tro trên đầu là đi lễ tro chưa…thành.
Thì ra, trong từng mỗi con người, nỗi trăn trở khôn nguôi đã thừa cơ trồi lên, từ một góc kín khuất nào đó trong đáy sâu tâm khảm, như một niềm thao thức triền miên của kiếp làm người: đó là cơn dằn vặt về nỗi chết.
Chết là một trong những đề tài muôn thuở của con người. Chết là câu hỏi miên viễn từ bao đời nay. Chết là một trong những đề tài lớn nhất của suy tư triết học, tôn giáo, văn học, thi ca, hội họa, kể cả khoa học nữa, nghĩa là cho tất cả mọi lãnh vực sinh hoạt của con người. “Ngay khi bạn vừa mới sinh ra, bạn đã bị lên án tử!” Lời tuyên bố này của một triết gia nào đó, tuy nhuốm mầu yếm thế, nhưng hoàn toàn đúng. Lý do đơn giản là đã có sinh, thì tất phải có tử. Như vậy, xét cho cùng, triết gia này chỉ nói lên một sự thật, dù là một sự thật “làm tan nát lòng nhau.” Diogène, một triết gia khác, tuyên bố khẳng khái rằng: “Tại sao bạn lại sợ chết? Chết chẳng có gì đáng sợ cả. Này nhé: khi bạn còn sống, thì chết chưa tới, nó làm gì được bạn? Còn khi nó đến rồi, thì bạn có còn sống nữa đâu để mà sợ nó?” Xem ra sư tổ gàn này nói cũng thật có lý. Dù bi quan yếm thế hay dửng dưng phớt tỉnh, hoặc lạc quan đến mấy, chết vẫn mãi mãi là một sự thật phũ phàng cho kiếp làm người. Chết lúc nào cũng gây choáng váng. Đứng trước cái chết, nhất là cái chết của một người thân, dẫu có chuẩn bị đến mấy chăng nữa, ta vẫn thấy như cả bầu trời đang sập xuống.
Không dưng hình ảnh chuyến xe đò liên tỉnh trở về trong tâm trí tôi. Đời sống quả y hết như một chuyến xe chỉ bán vé một chiều. Tới trạm của ai là người ấy xuống, có khi nhiều người một lúc, có khi ít người. Thành ra đừng đi xe mà quên…xuống. Mà cho dù có vô tình hay cố ý quên chăng nữa, thì khi tới trạm của mình, mình cũng phải xuống, nếu không thì người ta cũng sẽ… khiêng mình xuống, có khi vớ vẩn lại còn bị xô đẩy, quẳng hay đá xuống là khác. Nói thế không phải là ám chỉ riêng cho một số người trẻ quá vui sống và ham sống quá đến quên cả…chết, mà là cho hết mọi người. Bởi vì chết là định mệnh của kiếp nhân sinh. Phải, từ bụi tro sinh ra, con người cũng sẽ về với tro bụi. Bài hát “Cát Bụi” như vang vọng suốt cả ngày Thứ Tư Lễ Tro: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi…” Chuyến xe liên tỉnh vẫn chuyển bánh đi tới, chẳng kể gì đến tôi, bởi có khác gì đâu lúc tôi chưa vẫy tay đón xe, và cũng chẳng thay đổi gì khi tôi đã bước xuống trạm.
Có một điều nghịch lý là càng ý thức về sự chết, thì hình như ta càng dễ vui sống. Thánh Gioan Bosco, nhà giáo dục lừng danh của giới trẻ, đã dậy cho các học sinh của ngài một thói quen tuyệt vời là “dọn mình chết lành” vào mỗi chiều thứ Tư đầu tháng. (Xin mở ngoặc ở đây: ngày thứ Tư hàng tuần thường được dành kính nhớ thánh cả Giuse là quan thầy của những kẻ ‘rình sinh thì,’ tức là những người ‘sắp xuống trạm’). Trong buổi dọn mình chết lành chiều hôm ấy, tất cả mọi học sinh đều phải làm y như là sáng hôm sau mình không còn thức dậy nữa, có nghĩa là sắp xếp mọi sự cho gọn gàng tươm tất, từ bàn học cho đến nơi ăn chốn ngủ, tất cả đều phải sạch sẽ, trật tự và ngăn nắp. Điều này cũng áp dụng cho phần tâm linh: đi xưng tội và ruớc lễ cho sốt sắng để chuẩn bị ra trước toà Chúa. Buổi tĩnh tâm này kết thúc bằng việc đọc kinh “Dọn Mình Chết Lành.” Đó chính là cái bí quyết lý giải cho sự nghịch lý vừa nêu: càng muốn yêu đời, càng ham vui sống, thì càng phải ý thức sâu xa về cái chết, nhất là lúc nào cũng sẵn sàng chết. Những cái chết lành của các vị thánh thời đại, như Mẹ Têrêsa Calcutta, ĐHY Phanxicô Xavier Nguyễn văn Thuận, và Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, … là những minh chứng hùng hồn, cứ y như là, vừa ‘xuống trạm’ một cái là các ngài đã có cả phái đoàn các thiên thần đón tiếp, rồi đưa thẳng về nhà khách Thiên Đàng nghỉ ngơi cho khỏe, chờ đợi để hôm sau còn vào tiếp kiến…Thiên Chúa. Việc cuộc sống đời này của các ngài “chuyển sang” đời sau xem ra nhẹ nhàng và suông sẻ, như chẳng hề có một gián đoạn nào. Cái chết của các ngài cứ y như là một chặng dừng chân ở một phi trường trung chuyển trong khi chờ đợi một chuyến bay tiếp nối. Vì sao thế? Bởi vì, với các ngài, cái chết đã mang một ý nghĩa tích cực được chứng minh bằng cuộc đời của Chúa Kitô, Đấng đã từng sống kiếp nhân sinh, đã kinh qua nỗi sợ hãi—trong vườn Cây Dầu—đến nỗi toát cả mồ hôi hòa lẫn với máu khi đối diện với cái chết oan khiên, tủi nhục và đớn đau tột cùng trên cây thập giá.
Không có một câu trả lời nào thỏa đáng cho cái chết nếu không nhìn nó qua cuộc đời của Chúa Cứu Thế Giêsu Kitô.
Cảm tạ Chúa đã mở mắt con nhìn thấy ý nghĩa chân thực của sự chết. Cảm tạ Hội Thánh đã lập ra ngày Thứ Tư Lễ Tro để cho đoàn chiên Chúa biết ý thức và thấu hiểu ý nghĩa của cái chết qua chính sự chết, phục sinh và lên trời của Chúa Kitô. Chỉ có thế, con cái Chúa mới có được sức mạnh để vui nhận cái chết, cho dù nỗi chết vẫn còn mang y nguyên những nét kinh hoàng, bí ẩn, và hãi hùng cố hữu của nó.
Xin cho mỗi ngày Thứ Tư Lễ Tro càng có đông thêm những người đi dự lễ. Xin cho mỗi người biết tạo thêm cho riêng mình những ngày thứ Tư Lễ Tro nữa, có thể là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hay vài ba tháng. Bởi vì càng nhiều Thứ Tư Lễ Tro thì càng thấy đời đáng sống hơn! Và cũng chính vì thế, bạn hãy cứ thoải mái vui hưởng ngày Thứ Ba Béo, chỉ ngoại trừ trường hợp bạn e ngại ảnh hưởng đến cái vụ cao mỡ đáng ghét mà thôi.
Thứ Tư Lễ Tro 2011
Nguyễn Kim Ngân
Năm nào cũng như năm ấy, cứ đến ngày Thứ Tư Lễ Tro, là không ai bảo ai, chẳng ai quan tâm là lễ buộc hay không, nhà thờ nào cũng đầy người là người, hết vòng trong lại đến vòng ngoài. Thật là sốt sắng đạo đức quá sức. Giáo dân còn chịu khó ‘tử thủ’ đến giây phút cuối cùng--điều ngày càng hiếm thấy--để còn được ‘chịu tro,’ cứ y như thể nếu không có dấu tro trên đầu là đi lễ tro chưa…thành.
Thì ra, trong từng mỗi con người, nỗi trăn trở khôn nguôi đã thừa cơ trồi lên, từ một góc kín khuất nào đó trong đáy sâu tâm khảm, như một niềm thao thức triền miên của kiếp làm người: đó là cơn dằn vặt về nỗi chết.
Chết là một trong những đề tài muôn thuở của con người. Chết là câu hỏi miên viễn từ bao đời nay. Chết là một trong những đề tài lớn nhất của suy tư triết học, tôn giáo, văn học, thi ca, hội họa, kể cả khoa học nữa, nghĩa là cho tất cả mọi lãnh vực sinh hoạt của con người. “Ngay khi bạn vừa mới sinh ra, bạn đã bị lên án tử!” Lời tuyên bố này của một triết gia nào đó, tuy nhuốm mầu yếm thế, nhưng hoàn toàn đúng. Lý do đơn giản là đã có sinh, thì tất phải có tử. Như vậy, xét cho cùng, triết gia này chỉ nói lên một sự thật, dù là một sự thật “làm tan nát lòng nhau.” Diogène, một triết gia khác, tuyên bố khẳng khái rằng: “Tại sao bạn lại sợ chết? Chết chẳng có gì đáng sợ cả. Này nhé: khi bạn còn sống, thì chết chưa tới, nó làm gì được bạn? Còn khi nó đến rồi, thì bạn có còn sống nữa đâu để mà sợ nó?” Xem ra sư tổ gàn này nói cũng thật có lý. Dù bi quan yếm thế hay dửng dưng phớt tỉnh, hoặc lạc quan đến mấy, chết vẫn mãi mãi là một sự thật phũ phàng cho kiếp làm người. Chết lúc nào cũng gây choáng váng. Đứng trước cái chết, nhất là cái chết của một người thân, dẫu có chuẩn bị đến mấy chăng nữa, ta vẫn thấy như cả bầu trời đang sập xuống.
Không dưng hình ảnh chuyến xe đò liên tỉnh trở về trong tâm trí tôi. Đời sống quả y hết như một chuyến xe chỉ bán vé một chiều. Tới trạm của ai là người ấy xuống, có khi nhiều người một lúc, có khi ít người. Thành ra đừng đi xe mà quên…xuống. Mà cho dù có vô tình hay cố ý quên chăng nữa, thì khi tới trạm của mình, mình cũng phải xuống, nếu không thì người ta cũng sẽ… khiêng mình xuống, có khi vớ vẩn lại còn bị xô đẩy, quẳng hay đá xuống là khác. Nói thế không phải là ám chỉ riêng cho một số người trẻ quá vui sống và ham sống quá đến quên cả…chết, mà là cho hết mọi người. Bởi vì chết là định mệnh của kiếp nhân sinh. Phải, từ bụi tro sinh ra, con người cũng sẽ về với tro bụi. Bài hát “Cát Bụi” như vang vọng suốt cả ngày Thứ Tư Lễ Tro: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi…” Chuyến xe liên tỉnh vẫn chuyển bánh đi tới, chẳng kể gì đến tôi, bởi có khác gì đâu lúc tôi chưa vẫy tay đón xe, và cũng chẳng thay đổi gì khi tôi đã bước xuống trạm.
Có một điều nghịch lý là càng ý thức về sự chết, thì hình như ta càng dễ vui sống. Thánh Gioan Bosco, nhà giáo dục lừng danh của giới trẻ, đã dậy cho các học sinh của ngài một thói quen tuyệt vời là “dọn mình chết lành” vào mỗi chiều thứ Tư đầu tháng. (Xin mở ngoặc ở đây: ngày thứ Tư hàng tuần thường được dành kính nhớ thánh cả Giuse là quan thầy của những kẻ ‘rình sinh thì,’ tức là những người ‘sắp xuống trạm’). Trong buổi dọn mình chết lành chiều hôm ấy, tất cả mọi học sinh đều phải làm y như là sáng hôm sau mình không còn thức dậy nữa, có nghĩa là sắp xếp mọi sự cho gọn gàng tươm tất, từ bàn học cho đến nơi ăn chốn ngủ, tất cả đều phải sạch sẽ, trật tự và ngăn nắp. Điều này cũng áp dụng cho phần tâm linh: đi xưng tội và ruớc lễ cho sốt sắng để chuẩn bị ra trước toà Chúa. Buổi tĩnh tâm này kết thúc bằng việc đọc kinh “Dọn Mình Chết Lành.” Đó chính là cái bí quyết lý giải cho sự nghịch lý vừa nêu: càng muốn yêu đời, càng ham vui sống, thì càng phải ý thức sâu xa về cái chết, nhất là lúc nào cũng sẵn sàng chết. Những cái chết lành của các vị thánh thời đại, như Mẹ Têrêsa Calcutta, ĐHY Phanxicô Xavier Nguyễn văn Thuận, và Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, … là những minh chứng hùng hồn, cứ y như là, vừa ‘xuống trạm’ một cái là các ngài đã có cả phái đoàn các thiên thần đón tiếp, rồi đưa thẳng về nhà khách Thiên Đàng nghỉ ngơi cho khỏe, chờ đợi để hôm sau còn vào tiếp kiến…Thiên Chúa. Việc cuộc sống đời này của các ngài “chuyển sang” đời sau xem ra nhẹ nhàng và suông sẻ, như chẳng hề có một gián đoạn nào. Cái chết của các ngài cứ y như là một chặng dừng chân ở một phi trường trung chuyển trong khi chờ đợi một chuyến bay tiếp nối. Vì sao thế? Bởi vì, với các ngài, cái chết đã mang một ý nghĩa tích cực được chứng minh bằng cuộc đời của Chúa Kitô, Đấng đã từng sống kiếp nhân sinh, đã kinh qua nỗi sợ hãi—trong vườn Cây Dầu—đến nỗi toát cả mồ hôi hòa lẫn với máu khi đối diện với cái chết oan khiên, tủi nhục và đớn đau tột cùng trên cây thập giá.
Không có một câu trả lời nào thỏa đáng cho cái chết nếu không nhìn nó qua cuộc đời của Chúa Cứu Thế Giêsu Kitô.
Cảm tạ Chúa đã mở mắt con nhìn thấy ý nghĩa chân thực của sự chết. Cảm tạ Hội Thánh đã lập ra ngày Thứ Tư Lễ Tro để cho đoàn chiên Chúa biết ý thức và thấu hiểu ý nghĩa của cái chết qua chính sự chết, phục sinh và lên trời của Chúa Kitô. Chỉ có thế, con cái Chúa mới có được sức mạnh để vui nhận cái chết, cho dù nỗi chết vẫn còn mang y nguyên những nét kinh hoàng, bí ẩn, và hãi hùng cố hữu của nó.
Xin cho mỗi ngày Thứ Tư Lễ Tro càng có đông thêm những người đi dự lễ. Xin cho mỗi người biết tạo thêm cho riêng mình những ngày thứ Tư Lễ Tro nữa, có thể là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hay vài ba tháng. Bởi vì càng nhiều Thứ Tư Lễ Tro thì càng thấy đời đáng sống hơn! Và cũng chính vì thế, bạn hãy cứ thoải mái vui hưởng ngày Thứ Ba Béo, chỉ ngoại trừ trường hợp bạn e ngại ảnh hưởng đến cái vụ cao mỡ đáng ghét mà thôi.
Thứ Tư Lễ Tro 2011
Nguyễn Kim Ngân
Bui tro
Mic. Cao Danh Viện
21:11 07/03/2011
Thân con là tro bụi
Lữ hành cuộc bể dâu
Kiếp phù sinh ngắn ngủi
Tàn cuộc con về đâu?
Từ cao xanh Chúa thấu
Phận đơn hèn mong manh
Yêu con Người ghi dấu
Hạt bụi con yên lành
Con nên loài tro thánh
Có ý chí tự do
Nuôi con bằng cơm bánh
Trong tim Chúa từng giờ
Yêu con từng nhịp thở
Mà con cứ ngu ngơ
Chúa hiến mình cứu độ
Sao con vẫn dại khờ
Hôm nay tình yêu nỡ
Hoa Cứu Độ tinh khôi
Trái tim con bỡ ngỡ
Ngày thuận tiện đây rôi!
Thân con là tro bụi
Tin nhận Chúa khoan nhân
Về chân thành sám hối
Xin tha thứ sai lầm
Trong tình yêu nồng thắm
Con quyết chí canh tân
Xin rửa con tinh trắng
Như hoa tuyết trong ngần.
Lữ hành cuộc bể dâu
Kiếp phù sinh ngắn ngủi
Tàn cuộc con về đâu?
Từ cao xanh Chúa thấu
Phận đơn hèn mong manh
Yêu con Người ghi dấu
Hạt bụi con yên lành
Con nên loài tro thánh
Có ý chí tự do
Nuôi con bằng cơm bánh
Trong tim Chúa từng giờ
Yêu con từng nhịp thở
Mà con cứ ngu ngơ
Chúa hiến mình cứu độ
Sao con vẫn dại khờ
Hôm nay tình yêu nỡ
Hoa Cứu Độ tinh khôi
Trái tim con bỡ ngỡ
Ngày thuận tiện đây rôi!
Thân con là tro bụi
Tin nhận Chúa khoan nhân
Về chân thành sám hối
Xin tha thứ sai lầm
Trong tình yêu nồng thắm
Con quyết chí canh tân
Xin rửa con tinh trắng
Như hoa tuyết trong ngần.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày quốc tế phụ nữ: Chỗ đứng nào cho người phụ nữ trong giáo hội hôm nay?
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
16:19 07/03/2011
CHỖ ĐỨNG NÀO CHO NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIÁO HỘI HÔM NAY?
Nói đến vị thế và vai trò của người phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo hôm nay và trong kỷ nguyên thứ XXI, người ta dễ bị ảnh hưởng đến những vấn đề có tính cách thời trang như phụ nữ làm Linh Mục, hay phụ nữ làm “Cô” Sáu Vĩnh Viễn (như Thày Sáu Vĩnh Viễn cho phái nam), phụ nữ giữ những chức vụ quan trọng và được tham khảo ý kiến trong những vấn đề có tính cách quyết định của địa phận, của Tòa Thánh v.v... Những vấn đề nói trên đã và đang được các nhóm nữ giới đòi quyền “bình đẳng” ở Âu, Mỹ triệt để khai thác, cộng thêm những thổi phồng của các cơ quan truyền thông, khiến chúng trở thành một thứ phong trào trong hiện tại.
Ngay cả một vài “đấng bản quyền” trong Giáo Hội dường như cũng bị lôi cuốn vào cuộc tranh luận này. Trong Thượng Hội Ðồng Các Ðức Giám Mục trên thế giới, nhóm họp tại Roma, tháng 10 năm 1987 về Vai Trò của người Giáo Dân, các ÐGM đã đề nghị cần có sự nghiên cứu sâu xa hơn về “những căn bản nhân chủng và thần học” hầu có thể thiết định “ý nghĩa và nhân phẩm của cuộc sống của một phụ nữ hay của một nam nhân.” (ĐGH John Paul II, On the Dignity and Vocation of Women On the Occasion of the Marian Year, “Mulieris Dignitatem,” p. 5, USCC, Washington DC, 1988).
Nhân dịp kết thúc năm Thánh Mẫu, nhằm ngày lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, 15/8/87, Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công bố một tông thư mang tựa đề Mulieris Dignitatem. Tông thư còn có phụ đề “Về Nhân Phẩm Và Ơn Gọi Của Nữ Giới Nhân Dịp Năm Thánh Mẫu.”
ÐTC đã trích dẫn Kinh Thánh và các giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt những văn kiện liên quan đến vấn đề, kể từ Công Ðồng Vatincan II đến nay, để minh chứng những quảng diễn của ngài trong chiều hướng thần học, xã hội, và nhất là trong Mầu Nhiệm Cứu Ðộ của Chúa Kitô. Một nhãn quan hoàn toàn khác biệt với cái nhìn trần tục của “những người tranh đấu cho quyền bình đẳng” của phụ nữ.
Về Nhân Phẩm và Ơn Gọi của nữ giới, Ðức Thánh Cha đã viết rằng, trong khi “nhân phẩm của một phụ nữ được kết hợp chặt chẽ với tình yêu mà bà nhận lãnh trong đặc tính nữ giới của bà,” thì cùng một lúc “nhân phẩm đó được kết hợp chặt chẽ với tình yêu mà bà sẽ ban trở lại. Vì vậy chân lý về con người và về tình yêu đã được xác định.”(109) Ngài tiếp, “Sức mạnh luân lý và tinh thần của một phụ nữ được liên kết trong sự thấu hiểu rằng Chúa trao ban mạng sống con người cho bà trong một đường lối đặc biệt. Dĩ nhiên, Chúa trao ban mạng sống con người cho từng và mỗi con người khác. Nhưng sự trao ban này tương quan đến nữ giới cách đặc biệt - nhất là bởi lý do nữ tính của họ - và trong một cách khác biệt điều này xác định ơn gọi của họ.”(111) Tông thư thêm rằng “lực lượng luân lý của nữ giới, thu hút sức mạnh trong sự hiểu biết và trao ban này, đã tự biểu lộ qua một số lớn những nhân vật trong Cựu Ước, trong thời Chúa Giêsu, và những thế hệ kế tiếp cho đến thời đại của chúng ta.”(ibid.)
Một phụ nữ được mạnh khoẻ, ÐTC tiếp, “bởi vì sự hiểu biết của bà về sự trao ban này, mạnh mẽ vì sự thật rằng chính Chúa trao ban sinh mạng con người cho bà, luôn luôn và trong mỗi cách, ngay cả trong những hoàn cảnh của sự kỳ thị xã hội mà bà phải sống.”(Ibid). Tông thư giải thích thêm, “sự hiểu biết và ơn gọi căn bản này nói với nữ giới về nhân phẩm mà họ nhận lãnh từ chính Chúa, và điều này làm chọ họ “mạnh mẽ” và tăng sức cho ơn gọi của họ.”(Ibid). ÐTC ghi nhận rằng người “phụ nữ hoàn hảo” vì vậy trở nên “một hỗ trợ không thể thay thế và cội nguồn cho sức mạnh tinh thần cho những người khác, những người nhận thức được năng lực to lớn trong tinh thần của bà. Những người “đàn bà hoàn hảo” này đã được gia đình của họ, và đôi khi cả quốc gia phải chịu ơn.”(112).
Người ta phải nhận thấy rằng những thành công hiện tại về khoa học và kỹ thuật có thể làm cho con người đạt được những tiện nghi vật chất cho tới mức độ không thể hiểu được. Tông thư nhận định, “trong khi những thành công này gây tiện ích cho một số người, thì cùng một lúc chúng xô đẩy những kẻ khác ra ngoài lề của xã hội.”(Ibid) Trong hoàn cảnh này, ÐTC nói rằng “sự phát triển phiến diện đó có thể đưa tới một sự đánh mất từ từ sự nhạy cảm của con người, cái tinh túy của nhân bản.” Ngài nhấn mạnh, “thời đại của chúng ta đặc biệt chờ đợi sự biểu lộ của “thiên năng” thuộc về nữ giới đó, và điều đó có thể bảo đảm sự nhạy cảm cho con người trong mọi hoàn cảnh: bởi vì họ là người! Và bởi vì điều trọng đại nhất trong đó là TÌNH YÊU.”(Ibid).
ÐTC muốn nhấn mạnh, trong Ân Sủng của Chúa, điều mà Chúa, Ðấng Tạo Dựng và Cứu Thế, “trao ban cho nữ giới, cho từng phụ nữ. Trong tinh thần của Ðức Kitô, thực sự nữ giới có thể khám phá toàn diện ý nghĩa Nữ Tính của họ, và vì vậy được xếp đặt để ban một “món quà chân thật của chính mình” cho những người khác, và như thế họ tìm thấy chính họ.”(114) Ngài thêm rằng trong Năm Thánh Mẫu, Giáo Hội “ước muốn dâng lời cảm tạ lên Thiên Chúa Ba Ngôi về “mầu nhiệm của người nữ” và về từng phụ nữ - vì mầu nhiệm đó đã thiết định khuôn phép ngàn đời cho nhân phẩm nữ tính của bà, về “công việc vĩ đại của Chúa” đã được hoàn thành TRONG và QUA bà, trong lịch sử nhân loại. Cuối cùng, chẳng phải sự kiện lớn nhất lịch sử nhân loại - việc Nhập Thể của chính Chúa - đã hoàn thành trong và qua bà (Đức Maria) đó sao?”(Ibid).
Tông thư nhắc lại trong lịch sử ban sơ của Giáo Hội, “cùng song hành với nam giới đã có một số phụ nữ mà qua họ, sự đáp ứng của “cô dâu” đối với tình thương cứu độ của “chàng rể” đã tiếp nhận tràn đầy sức mạnh ban đi.”(101) ÐTC đặc biệt nhắc tới những phụ nữ “đã được gặp chính Ðức Kitô và theo Ngài,” rồi sau khi Ngài về trời, “họ đã cùng các Thánh Tông Ðồ chuyên tâm cầu nguyện trong phòng tiệc ly ở Giêrusalem cho đến ngày Ðức Chúa Thánh Thần hiện xuống.”(102) Ngài tiếp rằng chính những phụ nữ này “đã đóng một vài trò tác động và quan trọng trong đời sống của Giáo Hội sơ khai, trong việc xây dựng từ nền tảng, cộng đồng Kitô hữu đầu tiên - và những cộng đồng phụ cận - qua ảnh hưởng và những công tác khác biệt của chính họ.”(Ibid) Tông thư nhận định thêm rằng lịch sử Giáo Hội đã cho thấy những vai trò tương tự của nữ giới đã được tiếp diễn từ thế hệ này đến thế hệ khác.
ÐTC kết luận, “Ðể bảo vệ nhân phẩm và ơn gọi của của nữ giới, Giáo Hội đã bày tỏ sự tôn trọng và biết ơn đối với những phụ nữ đã, trung thành với Phúc Âm, chia sẻ trong mọi thế hệ về mọi công tác tông đồ của toàn thể Dân Chúa. Họ là những Ðấng Tử Ðạo, những nữ trinh, và những bà mẹ trong gia đình đã can đảm làm chứng nhân cho đức tin cũng như loan truyền Ðức Tin và Tông Truyền của Giáo Hội qua sự nuôi dưỡng và giáo dục con cái của họ trong tinh thần Phúc Âm.”(102-103).
NHỮNG NHẬN ÐỊNH
Ðức Giám Mục Joseph Imesch của giáo phận Joliet, Illinois, Chủ Tịch Ủy Ban soạn thảo bức thư mục vụ của HÐGM Hoa Kỳ về Nữ Giới (Partners in the Mystery of Redemption, tạm dịch: Những Người Bạn Ðời Trong Mầu Nhiệm Cứu Ðộ), đã nhận định rằng, “Ðức Thánh Cha, hơn bao giờ, đã mạnh mẽ lên tiếng về sự bình đẳng và nhân phẩm của nữ giới. Chúng tôi, HÐGM Hoa Kỳ, đồng ý trong mọi khía cạnh (của tông thư). Tông thư sẽ ảnh hưởng hữu dụng cho bức thư mục vụ của chúng tôi.” (National Catholic Register, số ra ngày 16/10/88). Dự thảo thư mục vụ nói trên đã được lưu hành, để tham khảo ý kiến toàn dân, cũng như để nhận những lời phê bình hoặc ý kiến thêm bớt, trước khi HÐGM Mỹ phê chuẩn lần cuối hầu có thể chính thức được ban hành.
Tuy nhiên nhận định nói trên của ÐGM Imesch đã bị những thành phần được coi là bảo thủ chỉ trích. Bà Kathleen Sullivan, giám đốc điều hành của Liên Minh Công Giáo Quốc Gia (National Catholic Coalition), ở Chicago, nói rằng, “Nếu các ngài (HÐGM Mỹ) thực sự đồng ý với tông thư của ÐTC, tôi nghĩ các ngài nên hủy bỏ việc viết thư mục vụ riêng đó đi vì nó không còn cần thiết nữa. Thực ra, tôi e rằng các ngài sẽ bị các nhóm “phụ nữ đòi quyền bình đẳng” (Feminists) ảnh hưởng và hướng tinh thần của thư mục vụ theo chiều hướng có lợi cho họ.” Bà Helen Hitchcock, giám đốc của hội Phụ Nữ Hỗ Trợ Ðức Tin và Gia Ðình (Women for Faith and Family) ở St. Louis, nhận định rằng, “Tông thư của ÐTC làm cho giáo huấn của Giáo Hội sáng tỏ hơn bản dự thảo thư mục vụ của HÐGM.HK.” Một số ý kiến khác cho rằng thư mục vụ của HÐGM.HK đã thiếu căn bản thần học và Kinh Thánh.
Các thành phần feminists đã “thất vọng” về tông thư (dĩ nhiên), nhưng họ vẫn phải công nhận đã có những điểm đáng “phấn khởi” trong tông thư, so với những văn kiện khác của Tòa Thánh về cùng một vấn đề. Bà Lisa S. Cahill, giáo sư thần học ở Boston College, cho rằng “ÐTC đã xác định sự bình đẳng của phụ nữ, nhưng ngài vẫn nói rằng bổn phận làm mẹ thì to lớn hơn tất cả những vai trò khác, đã làm cho lời của ngài có hai ý nghĩa.” Bà Susan Muto, giáo sư tại đại học Duquesne, Pittsburgh, và cũng là một trong những người phụ soạn dự thảo thư mục vụ của HÐGM.HK cho rằng, “Việc ÐTC chỉ trích sự kỳ thị phái tính (sexism), việc ngài nhấn mạnh đến trách nhiệm của nam giới trong bổn phận làm cha mẹ, và việc ngài dùng quan hệ giữa Chúa Giêsu và các phụ nữ như một mô phạm, đã phù hợp với những ưu tư của các ÐGM.HK.”
VẤN ÐỀ PHỤ NỮ LÀM LINH MỤC
Tông thư đã giải thích rất đầy đủ trong phần Phép Thánh Thể (96), về việc Chúa Giêsu chỉ nhận các nam nhân làm tông đồ: “Ngài đã hành động trong sự tự do hoàn toàn và phương cách tối thượng.” Nói rằng Chúa chỉ chọn các nam tông đồ vì thể theo xã hội trọng nam khinh nữ thời bấy giờ là không đúng. Chính Chúa đã “giải phóng” nữ giới qua việc Ngài, cũng trong sự tự do hoàn toàn, luôn luôn “nhấn mạnh đến nhân phẩm và ơn gọi của nữ giới” bất chấp những phong tục bất công thời đó.
Khi lập Phép Thánh Thể, Chúa truyền lệnh “Hãy làm việc này để nhớ đến Ta” chỉ riêng cho các tông đồ của Ngài mà thôi. Ơn tha tội cũng chỉ có các tông đồ nhận lãnh. Phép Thánh Thể trên hết diễn đạt “tác động cứu chuộc của Ðức Kitô, vị hôn phu đối với Giáo Hội hiền thê của Ngài.” Ðiều này rõ ràng và chắc chắn khi bí tích Thánh Thể được cử hành, theo đó vị linh mục làm thay thế Chúa Kitô, (in persona Christi - trong nhân thể của Ðức Kitô), là một nam nhân. Giải thích như thế, tông thư đã phù hợp với giáo huấn của tuyên ngôn “Inter Insigniores” do ÐGH Phaolô VI công bố năm 1976, để giải đáp cho câu hỏi liên quan đến vấn đề chấp nhận cho phụ nữ làm linh mục.
Ngày 8/11/88, trong một cuộc tiếp kiến với phái đoàn các Ðức Giám Mục từ Canada, Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã một lần nữa nhắc lại vấn đề này. Ngài cho biết việc Giáo Hội đang cần thêm nhiều linh mục, không nên là nguyên cớ để Giáo Hội truyền chức cho phụ nữ, hoặc cho phép người đã lập gia đình thụ phong chức linh mục. Ðiều này có thể là một thử thách nhiệm mầu để thêm sức và thanh tẩy thiên chức linh mục. Ðối với sự thiếu hụt linh mục cách trầm trọng (đặc biệt là ở Tây Phương) mà Giáo Hội không thay đổi các luật điều, thế giới có thể cho đó là ngu dại, nhưng Giáo Hội “minh chứng một sự khôn ngoan thiên tính, chứ không phải một sự khôn ngoan thế trần.” ÐTC đã nói như vậy. (Clarion Herald, New Orleans, 1/12/88). ÐTC nói thêm với các ÐGM Canada rằng, ngay cả việc chúng ta phải khốn khó vì thiếu hụt linh mục, điều đó có thể phải xảy ra để làm cho Giáo Hội hiểu được vai trò của linh mục cách sâu xa hơn.
Như đã trình bày ở trên, vấn đề một số nhỏ phụ nữ (nhưng to tiếng) ở Âu, Mỹ, phần đông là những nữ tu hoặc nữ tu xuất, đòi làm linh mục đã là một trong những cảnh hỗn mang của hậu bán thế kỷ XX. Một thứ phong trào được nảy sinh từ sự hỗn loạn tình dục (sexual revolution) của thập niên 60’s. Những hậu quả tai hại của “cuộc cách mạng” này là sự đánh mất căn tính của nhiều phụ nữ cũng như nam nhân; quan niệm lệch lạc về đời sống đức tin, luân lý, về sự tội; sự sụp đổ của nền tảng gia đình; sự gia tăng những tâm bệnh bất thường như đồng tính luyến ái...những căn bệnh nan y như bệnh HIV/Aids... Tất cả đã đưa nhân loại đến một thời điểm đáng báo nguy và cần phải duyệt lại lối sống của mình.
Gần đây, những thành phần chủ chốt của phong trào phụ nữ đòi quyền bình đẳng đã phải công nhận rằng, mặc dù phong trào đã “đòi” được nhiều quyền lợi cho nữ giới, nhưng những người đáng ra phải biết ơn phong trào nhiều nhất lại là những người đã bỏ rơi phong trào. Họ là những phụ nữ trẻ đang có việc làm vững chãi. “Nữ Giới Chủ Nghĩa đã hết hơi rồi,” bà Susan Brownsmiller, tác giả cuốn “Against Our Will” đã phải thốt lên như vậy. Bà Betty Friedan cũng bi quan không kém trong một bài “phân tách sâu xa” về nữ giới chủ nghĩa của bà. Tờ New York Times (một tờ báo theo phe cấp tiến) đã thực hiện những cuộc phỏng vấn với nhiều phụ nữ, họ đã cho biết rằng phong trào nói trên hiện đang “rất buồn chán,” “không hạnh phúc,” “cay đắng lắm,” và “không vui.” (OSV, 11/20/88).
Ngược dòng lịch sử, Giáo Hội đã trải qua nhiều thử thách, chịu đựng bao nỗi phong ba. Giáo Hội có thể phải uốn mình vì những cuộc tấn công tàn bạo của địch thù, nhưng Giáo Hội không bao giờ gãy đổ. Trước một thế giới đang lắm nỗi nhiêu khê và đầy bất trắc, Giáo Hội không thể nhắm mắt chiều theo những đòi hỏi khiếm nhã và nhất thời của một số “con cái thế gian” để làm mất đi hững hướng dẫn linh thiêng của “Sự Sáng.”
Người phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo của Ðệ Tam Thiên Kỷ (những năm 2000’s) cần nhận diện những giáo huấn chân chính, phù hợp với tinh thần Phúc Âm, thay vì những đòi hỏi có tầm phá hoại của một viên thuốc độc bọc đường. Những gương sáng của các vị Anh Thư, các Thánh Nữ trong Cựu Ước, Tân Ước, và thời đại hiện tại cần được nêu cao và xử dụng như những kim chỉ nam cho một thế hệ nữ giới mới, trong một thời đại mới.
Nói đến vị thế và vai trò của người phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo hôm nay và trong kỷ nguyên thứ XXI, người ta dễ bị ảnh hưởng đến những vấn đề có tính cách thời trang như phụ nữ làm Linh Mục, hay phụ nữ làm “Cô” Sáu Vĩnh Viễn (như Thày Sáu Vĩnh Viễn cho phái nam), phụ nữ giữ những chức vụ quan trọng và được tham khảo ý kiến trong những vấn đề có tính cách quyết định của địa phận, của Tòa Thánh v.v... Những vấn đề nói trên đã và đang được các nhóm nữ giới đòi quyền “bình đẳng” ở Âu, Mỹ triệt để khai thác, cộng thêm những thổi phồng của các cơ quan truyền thông, khiến chúng trở thành một thứ phong trào trong hiện tại.
Nhân dịp kết thúc năm Thánh Mẫu, nhằm ngày lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, 15/8/87, Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công bố một tông thư mang tựa đề Mulieris Dignitatem. Tông thư còn có phụ đề “Về Nhân Phẩm Và Ơn Gọi Của Nữ Giới Nhân Dịp Năm Thánh Mẫu.”
ÐTC đã trích dẫn Kinh Thánh và các giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt những văn kiện liên quan đến vấn đề, kể từ Công Ðồng Vatincan II đến nay, để minh chứng những quảng diễn của ngài trong chiều hướng thần học, xã hội, và nhất là trong Mầu Nhiệm Cứu Ðộ của Chúa Kitô. Một nhãn quan hoàn toàn khác biệt với cái nhìn trần tục của “những người tranh đấu cho quyền bình đẳng” của phụ nữ.
Về Nhân Phẩm và Ơn Gọi của nữ giới, Ðức Thánh Cha đã viết rằng, trong khi “nhân phẩm của một phụ nữ được kết hợp chặt chẽ với tình yêu mà bà nhận lãnh trong đặc tính nữ giới của bà,” thì cùng một lúc “nhân phẩm đó được kết hợp chặt chẽ với tình yêu mà bà sẽ ban trở lại. Vì vậy chân lý về con người và về tình yêu đã được xác định.”(109) Ngài tiếp, “Sức mạnh luân lý và tinh thần của một phụ nữ được liên kết trong sự thấu hiểu rằng Chúa trao ban mạng sống con người cho bà trong một đường lối đặc biệt. Dĩ nhiên, Chúa trao ban mạng sống con người cho từng và mỗi con người khác. Nhưng sự trao ban này tương quan đến nữ giới cách đặc biệt - nhất là bởi lý do nữ tính của họ - và trong một cách khác biệt điều này xác định ơn gọi của họ.”(111) Tông thư thêm rằng “lực lượng luân lý của nữ giới, thu hút sức mạnh trong sự hiểu biết và trao ban này, đã tự biểu lộ qua một số lớn những nhân vật trong Cựu Ước, trong thời Chúa Giêsu, và những thế hệ kế tiếp cho đến thời đại của chúng ta.”(ibid.)
Một phụ nữ được mạnh khoẻ, ÐTC tiếp, “bởi vì sự hiểu biết của bà về sự trao ban này, mạnh mẽ vì sự thật rằng chính Chúa trao ban sinh mạng con người cho bà, luôn luôn và trong mỗi cách, ngay cả trong những hoàn cảnh của sự kỳ thị xã hội mà bà phải sống.”(Ibid). Tông thư giải thích thêm, “sự hiểu biết và ơn gọi căn bản này nói với nữ giới về nhân phẩm mà họ nhận lãnh từ chính Chúa, và điều này làm chọ họ “mạnh mẽ” và tăng sức cho ơn gọi của họ.”(Ibid). ÐTC ghi nhận rằng người “phụ nữ hoàn hảo” vì vậy trở nên “một hỗ trợ không thể thay thế và cội nguồn cho sức mạnh tinh thần cho những người khác, những người nhận thức được năng lực to lớn trong tinh thần của bà. Những người “đàn bà hoàn hảo” này đã được gia đình của họ, và đôi khi cả quốc gia phải chịu ơn.”(112).
Người ta phải nhận thấy rằng những thành công hiện tại về khoa học và kỹ thuật có thể làm cho con người đạt được những tiện nghi vật chất cho tới mức độ không thể hiểu được. Tông thư nhận định, “trong khi những thành công này gây tiện ích cho một số người, thì cùng một lúc chúng xô đẩy những kẻ khác ra ngoài lề của xã hội.”(Ibid) Trong hoàn cảnh này, ÐTC nói rằng “sự phát triển phiến diện đó có thể đưa tới một sự đánh mất từ từ sự nhạy cảm của con người, cái tinh túy của nhân bản.” Ngài nhấn mạnh, “thời đại của chúng ta đặc biệt chờ đợi sự biểu lộ của “thiên năng” thuộc về nữ giới đó, và điều đó có thể bảo đảm sự nhạy cảm cho con người trong mọi hoàn cảnh: bởi vì họ là người! Và bởi vì điều trọng đại nhất trong đó là TÌNH YÊU.”(Ibid).
ÐTC muốn nhấn mạnh, trong Ân Sủng của Chúa, điều mà Chúa, Ðấng Tạo Dựng và Cứu Thế, “trao ban cho nữ giới, cho từng phụ nữ. Trong tinh thần của Ðức Kitô, thực sự nữ giới có thể khám phá toàn diện ý nghĩa Nữ Tính của họ, và vì vậy được xếp đặt để ban một “món quà chân thật của chính mình” cho những người khác, và như thế họ tìm thấy chính họ.”(114) Ngài thêm rằng trong Năm Thánh Mẫu, Giáo Hội “ước muốn dâng lời cảm tạ lên Thiên Chúa Ba Ngôi về “mầu nhiệm của người nữ” và về từng phụ nữ - vì mầu nhiệm đó đã thiết định khuôn phép ngàn đời cho nhân phẩm nữ tính của bà, về “công việc vĩ đại của Chúa” đã được hoàn thành TRONG và QUA bà, trong lịch sử nhân loại. Cuối cùng, chẳng phải sự kiện lớn nhất lịch sử nhân loại - việc Nhập Thể của chính Chúa - đã hoàn thành trong và qua bà (Đức Maria) đó sao?”(Ibid).
Tông thư nhắc lại trong lịch sử ban sơ của Giáo Hội, “cùng song hành với nam giới đã có một số phụ nữ mà qua họ, sự đáp ứng của “cô dâu” đối với tình thương cứu độ của “chàng rể” đã tiếp nhận tràn đầy sức mạnh ban đi.”(101) ÐTC đặc biệt nhắc tới những phụ nữ “đã được gặp chính Ðức Kitô và theo Ngài,” rồi sau khi Ngài về trời, “họ đã cùng các Thánh Tông Ðồ chuyên tâm cầu nguyện trong phòng tiệc ly ở Giêrusalem cho đến ngày Ðức Chúa Thánh Thần hiện xuống.”(102) Ngài tiếp rằng chính những phụ nữ này “đã đóng một vài trò tác động và quan trọng trong đời sống của Giáo Hội sơ khai, trong việc xây dựng từ nền tảng, cộng đồng Kitô hữu đầu tiên - và những cộng đồng phụ cận - qua ảnh hưởng và những công tác khác biệt của chính họ.”(Ibid) Tông thư nhận định thêm rằng lịch sử Giáo Hội đã cho thấy những vai trò tương tự của nữ giới đã được tiếp diễn từ thế hệ này đến thế hệ khác.
ÐTC kết luận, “Ðể bảo vệ nhân phẩm và ơn gọi của của nữ giới, Giáo Hội đã bày tỏ sự tôn trọng và biết ơn đối với những phụ nữ đã, trung thành với Phúc Âm, chia sẻ trong mọi thế hệ về mọi công tác tông đồ của toàn thể Dân Chúa. Họ là những Ðấng Tử Ðạo, những nữ trinh, và những bà mẹ trong gia đình đã can đảm làm chứng nhân cho đức tin cũng như loan truyền Ðức Tin và Tông Truyền của Giáo Hội qua sự nuôi dưỡng và giáo dục con cái của họ trong tinh thần Phúc Âm.”(102-103).
NHỮNG NHẬN ÐỊNH
Ðức Giám Mục Joseph Imesch của giáo phận Joliet, Illinois, Chủ Tịch Ủy Ban soạn thảo bức thư mục vụ của HÐGM Hoa Kỳ về Nữ Giới (Partners in the Mystery of Redemption, tạm dịch: Những Người Bạn Ðời Trong Mầu Nhiệm Cứu Ðộ), đã nhận định rằng, “Ðức Thánh Cha, hơn bao giờ, đã mạnh mẽ lên tiếng về sự bình đẳng và nhân phẩm của nữ giới. Chúng tôi, HÐGM Hoa Kỳ, đồng ý trong mọi khía cạnh (của tông thư). Tông thư sẽ ảnh hưởng hữu dụng cho bức thư mục vụ của chúng tôi.” (National Catholic Register, số ra ngày 16/10/88). Dự thảo thư mục vụ nói trên đã được lưu hành, để tham khảo ý kiến toàn dân, cũng như để nhận những lời phê bình hoặc ý kiến thêm bớt, trước khi HÐGM Mỹ phê chuẩn lần cuối hầu có thể chính thức được ban hành.
Các thành phần feminists đã “thất vọng” về tông thư (dĩ nhiên), nhưng họ vẫn phải công nhận đã có những điểm đáng “phấn khởi” trong tông thư, so với những văn kiện khác của Tòa Thánh về cùng một vấn đề. Bà Lisa S. Cahill, giáo sư thần học ở Boston College, cho rằng “ÐTC đã xác định sự bình đẳng của phụ nữ, nhưng ngài vẫn nói rằng bổn phận làm mẹ thì to lớn hơn tất cả những vai trò khác, đã làm cho lời của ngài có hai ý nghĩa.” Bà Susan Muto, giáo sư tại đại học Duquesne, Pittsburgh, và cũng là một trong những người phụ soạn dự thảo thư mục vụ của HÐGM.HK cho rằng, “Việc ÐTC chỉ trích sự kỳ thị phái tính (sexism), việc ngài nhấn mạnh đến trách nhiệm của nam giới trong bổn phận làm cha mẹ, và việc ngài dùng quan hệ giữa Chúa Giêsu và các phụ nữ như một mô phạm, đã phù hợp với những ưu tư của các ÐGM.HK.”
VẤN ÐỀ PHỤ NỮ LÀM LINH MỤC
Tông thư đã giải thích rất đầy đủ trong phần Phép Thánh Thể (96), về việc Chúa Giêsu chỉ nhận các nam nhân làm tông đồ: “Ngài đã hành động trong sự tự do hoàn toàn và phương cách tối thượng.” Nói rằng Chúa chỉ chọn các nam tông đồ vì thể theo xã hội trọng nam khinh nữ thời bấy giờ là không đúng. Chính Chúa đã “giải phóng” nữ giới qua việc Ngài, cũng trong sự tự do hoàn toàn, luôn luôn “nhấn mạnh đến nhân phẩm và ơn gọi của nữ giới” bất chấp những phong tục bất công thời đó.
Khi lập Phép Thánh Thể, Chúa truyền lệnh “Hãy làm việc này để nhớ đến Ta” chỉ riêng cho các tông đồ của Ngài mà thôi. Ơn tha tội cũng chỉ có các tông đồ nhận lãnh. Phép Thánh Thể trên hết diễn đạt “tác động cứu chuộc của Ðức Kitô, vị hôn phu đối với Giáo Hội hiền thê của Ngài.” Ðiều này rõ ràng và chắc chắn khi bí tích Thánh Thể được cử hành, theo đó vị linh mục làm thay thế Chúa Kitô, (in persona Christi - trong nhân thể của Ðức Kitô), là một nam nhân. Giải thích như thế, tông thư đã phù hợp với giáo huấn của tuyên ngôn “Inter Insigniores” do ÐGH Phaolô VI công bố năm 1976, để giải đáp cho câu hỏi liên quan đến vấn đề chấp nhận cho phụ nữ làm linh mục.
Ngày 8/11/88, trong một cuộc tiếp kiến với phái đoàn các Ðức Giám Mục từ Canada, Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã một lần nữa nhắc lại vấn đề này. Ngài cho biết việc Giáo Hội đang cần thêm nhiều linh mục, không nên là nguyên cớ để Giáo Hội truyền chức cho phụ nữ, hoặc cho phép người đã lập gia đình thụ phong chức linh mục. Ðiều này có thể là một thử thách nhiệm mầu để thêm sức và thanh tẩy thiên chức linh mục. Ðối với sự thiếu hụt linh mục cách trầm trọng (đặc biệt là ở Tây Phương) mà Giáo Hội không thay đổi các luật điều, thế giới có thể cho đó là ngu dại, nhưng Giáo Hội “minh chứng một sự khôn ngoan thiên tính, chứ không phải một sự khôn ngoan thế trần.” ÐTC đã nói như vậy. (Clarion Herald, New Orleans, 1/12/88). ÐTC nói thêm với các ÐGM Canada rằng, ngay cả việc chúng ta phải khốn khó vì thiếu hụt linh mục, điều đó có thể phải xảy ra để làm cho Giáo Hội hiểu được vai trò của linh mục cách sâu xa hơn.
Như đã trình bày ở trên, vấn đề một số nhỏ phụ nữ (nhưng to tiếng) ở Âu, Mỹ, phần đông là những nữ tu hoặc nữ tu xuất, đòi làm linh mục đã là một trong những cảnh hỗn mang của hậu bán thế kỷ XX. Một thứ phong trào được nảy sinh từ sự hỗn loạn tình dục (sexual revolution) của thập niên 60’s. Những hậu quả tai hại của “cuộc cách mạng” này là sự đánh mất căn tính của nhiều phụ nữ cũng như nam nhân; quan niệm lệch lạc về đời sống đức tin, luân lý, về sự tội; sự sụp đổ của nền tảng gia đình; sự gia tăng những tâm bệnh bất thường như đồng tính luyến ái...những căn bệnh nan y như bệnh HIV/Aids... Tất cả đã đưa nhân loại đến một thời điểm đáng báo nguy và cần phải duyệt lại lối sống của mình.
Gần đây, những thành phần chủ chốt của phong trào phụ nữ đòi quyền bình đẳng đã phải công nhận rằng, mặc dù phong trào đã “đòi” được nhiều quyền lợi cho nữ giới, nhưng những người đáng ra phải biết ơn phong trào nhiều nhất lại là những người đã bỏ rơi phong trào. Họ là những phụ nữ trẻ đang có việc làm vững chãi. “Nữ Giới Chủ Nghĩa đã hết hơi rồi,” bà Susan Brownsmiller, tác giả cuốn “Against Our Will” đã phải thốt lên như vậy. Bà Betty Friedan cũng bi quan không kém trong một bài “phân tách sâu xa” về nữ giới chủ nghĩa của bà. Tờ New York Times (một tờ báo theo phe cấp tiến) đã thực hiện những cuộc phỏng vấn với nhiều phụ nữ, họ đã cho biết rằng phong trào nói trên hiện đang “rất buồn chán,” “không hạnh phúc,” “cay đắng lắm,” và “không vui.” (OSV, 11/20/88).
Ngược dòng lịch sử, Giáo Hội đã trải qua nhiều thử thách, chịu đựng bao nỗi phong ba. Giáo Hội có thể phải uốn mình vì những cuộc tấn công tàn bạo của địch thù, nhưng Giáo Hội không bao giờ gãy đổ. Trước một thế giới đang lắm nỗi nhiêu khê và đầy bất trắc, Giáo Hội không thể nhắm mắt chiều theo những đòi hỏi khiếm nhã và nhất thời của một số “con cái thế gian” để làm mất đi hững hướng dẫn linh thiêng của “Sự Sáng.”
Người phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo của Ðệ Tam Thiên Kỷ (những năm 2000’s) cần nhận diện những giáo huấn chân chính, phù hợp với tinh thần Phúc Âm, thay vì những đòi hỏi có tầm phá hoại của một viên thuốc độc bọc đường. Những gương sáng của các vị Anh Thư, các Thánh Nữ trong Cựu Ước, Tân Ước, và thời đại hiện tại cần được nêu cao và xử dụng như những kim chỉ nam cho một thế hệ nữ giới mới, trong một thời đại mới.
Sự chung sống giữa các kitô hữu và tín hữu hồi tại Algeria
Linh Tiến Khải
18:37 07/03/2011
Phỏng vấn Đức Cha Ghabel Moussa Abdalla Bader, Tổng Giám Mục Algeri về việc chung sống với tín hữu hồi tại Algeria
Ngày 28-2-2011 là ngày đầu tiên dân chúng xuống đường biểu tình phản đối chính quyền, sau khi lệnh giới nghiêm được thu hồi hôm 24-2-2011.
Trong thủ đô Algéri đã xảy ra các vụ đụng độ giữa phe đối lập với các lực lượng ủng hộ chính quyền. Ngày mùng 1-3-2011 các sinh viên bắt đầu biểu tình đòi cải tổ hệ thống giáo dục, nếu chính quyền không đáp ứng các nhu cầu của họ, giới sinh viên sẽ cùng nhau tuyệt thực cho tới khi các đòi hỏi của họ được thỏa mãn.
Cộng hòa dân chủ nhân dân Algeria là quốc gia có diện tích đứng hàng thứ 11 trên thế giới, với hơn 2 triệu 381 ngàn cầy số vuông, nhưng chỉ có khoảng 38 triệu dân, 99% theo Hồi giáo Sunnít là quốc giáo. Đa số theo lễ nghi Malekít, nhưng cũng có các cộng đoàn Ibadit, và nhiều huynh đoàn Soufít và Zarouít. Có khoảng 50.000 tín hữu tin lành và 11.000 tín hữu công giáo.
Algeria là quốc gia có lịch sử lâu đời. Vào thời Tân Thạch, tức 6.000 năm trước công nguyên, Algeria là vùng có các nhóm dân sống về hái trái và săn bắn. Sau đó có các sắc dân Numidi, Mauri và Getuli, là tổ tiên của người Berberi hiện nay, tìm tới định cư, và họ tổ chức cuộc sống theo các bộ lạc có chế độ phụ hệ. Vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên các chủng tộc sống tại đây giao tiếp với vương quốc Cartagine, là vùng thuộc địa cũ của ngươi Phênixi, nhưng hồi đó đang bành trướng ảnh hưởng dọc bờ biển Địa Trung Hải. Khi xảy ra chiến tranh giữa vương quốc Cartagine và đế quốc Roma, người Mauritani và Numidi cũng bị liên lụy.
Từ thế kỷ thứ II sau công nguyên vùng này được nghe rao giảng Tin Mừng, và đã trở thành vùng đất của các vị tử đạo cũng như vùng đất của các thánh trong đó có thánh Agostino Giám Mục Ippona và thánh nữ Monica mẹ người.
Vào đầu thế kỷ thứ IV người Berberi theo bè rối Donatismo. Trong các năm 428-430 quân rợ Vandali đến từ Tây Ban Nha đánh chiếm Algeria, nhưng họ theo bè phái Nestorio. Năm 534 hoàng đế Bisantin tái chiếm thuộc địa cũ.
Vào hậu bán thế kỷ thứ VII người A rập đánh chiếm Algeria và thành lập các vùng định cư ổn định cho tới thế kỷ thứ VIII.
Ảnh hưởng của người A rập đã thay đổi hoàn toàn nền văn hóa trong vùng. Sau triều đại Ziridi cũng gốc Berberi, Algeria bị thống trị bởi các triều đại Aghlabidi Sunnít hồi thế kỷ thứ IX, và triều đại Fatimidi sciít từ thế kỷ thứ X người đến thế kỷ XII. Sau đó là các triều đại gốc Berberi thuộc các nhóm Ziridi, Zenata và Sanhaja. Vào thế kỷ XVI Algeria chấp nhận trở thành quốc gia Berberi thần phục đế quốc hồi Ottoman.
Vào đầu thế kỷ XIX Algeria bị các quốc gia tây âu như Hoa Kỳ, Anh, Hòa Lan và nhất là Pháp ảnh hưởng. Chế độ thực dân Pháp đã để lại ảnh hưởng sâu rộng trên cuộc sống chính trị, văn hóa và dân số tại Algeria như chưa từng thấy trong lịch sự thực dân Phi châu.
Sau đệ nhất thế chiến, các phong trào quốc gia đã nẩy nở tại Algeria. Vào thập niện 1930-1940 đảng ”Nhân dân Algeria” và ”Phong trào chiến thắng tự do dân chủ” được thành lập. Trong thập niên 1950 có thêm các đảng như: ”Liên hiệp dân chủ biểu dương Algeria”, ”Phong trào quốc gia Algeria”, ”Ủy ban cách mạng hiệp nhất và hành động”, và ”Mặt trận giải phóng quốc gia”.
Nội chiến bùng nổ vào tháng 11 năm 1954 và kéo dài nhiều năm. Tháng 7 năm 1962 sau cuộc trưng cầu dân ý ngày mùng 1 tháng 7, Algeria tuyên bố độc lập. Các thập niên sau đó là các tranh chấp nội bộ giữa các đảng phái chính trị khác nhau. Năm 1990 xảy ra nội chiến, và năm 1992 quân đội lên nắm quyền. Năm 1994 tiến trình hòa giải đất nước đã thành công nhờ trung gian của cộng đoàn thánh Egidio. Tổng thống đương nhiệm là ông Abdelaziz Bouteflika.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Ghabel Moussa Abdalla Bader, Tổng Giám Mục Algeri, về sự chung sống giữa các kitô hữu và tín hữu hồi tại Algeria.
Hỏi: Thưa Đức Cha Bader, trong một quốc gia có đại đa số tín hữu theo Hồi giáo và Hồi giáo là quốc giáo như Algeria, cuộc đối thoại liên tôn như thế nào?
Đáp: Sự chung sống giữa các nền văn hóa và cuộc đối thoại liên tôn không còn là một lựa chọn nữa, nhưng là một sự kiện đã rồi được áp đặt trong các xã hội trung đông, cũng như trong các xã hội tây âu. Kitô giáo mời gọi chúng ta làm chứng rằng con người, cho dù có khác biệt nhau thế nào đi nữa, cũng đều là con cái của Thiên Chúa duy nhất, và vì thế có thể chung sống với nhau trong hòa bình. Chúng ta được mời gọi sống chung với nhau. Không có sự lựa chọn nào khác: hoặc xung khắc hoặc phải tập chấp nhận nhau, tôn trọng nhau và trợ giúp nhau. Đây không chỉ là sự kiện liên quan tới các quốc gia có thiểu số kitô như trong vùng Trung Đông hay Bắc Phi, nhưng ngày nay nó là một sự kiện đại đồng liên lụy tới cả Âu châu và Mỹ châu. Chúng ta được mời gọi sống chung với nhau, tập sốmg chung với nhau.
Hỏi: Đôi khi sự sống chung đưa ra ánh sáng các khác biệt khiến cho người ta sợ hãi. Làm thế nào để tránh các sợ hãi này thưa Đức Cha?
Đáp: Sống chung với nhau không có nghĩa là muốn xóa bỏ những gì khiến cho chúng ta khác biệt nhau. Các khác biệt sẽ vẫn là các khác biệt: ai là tín hữu hồi thì vẫn là tín hữu hồi, ai là phật tử vẫn là phật tử, tôi là tín hữu kitô tôi sẽ tiếp tục là tín hữu kitô. Sẽ luôn luôn có các khác biệt. Điều quan trọng đó là tập chấp nhận rằng người khác có thể nghĩ một cách khác với chúng ta, người khác thuộc một tôn giáo khác, người khác có thể có một kiểu nhìn khác về sự vật.
Hỏi: Thưa Đức Cha, tiền đề cho cuộc đối thoại liên tôn là việc chú ý tới giá trị con người, là con của Thiên Chúa và như thế kết qủa là tất cả mọi người đều là anh em với nhau, có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng thế. Cho tới khi nào chúng ta không xác tín rằng chúng ta tất cả đều là người, tất cả đều là các thụ tạo của Thiên Chúa, đều là con cái Thiên Chúa, thì khó mà đối thoại. Tôi phải xác tín rằng tha nhân là một người như tôi, và vì thế có cùng các quyền lợi và nghĩa vụ như tôi.
Nếu chúng ta không đi đến được điểm này, thì khi đó sẽ vô ích: chúng ta không thể bắt buộc một người yêu thương. Như là kitô hữu tôi có bổn phận đó, bởi vì chính tôn giáo của tôi dậy cho tôi biết điều này, dậy tôi nói với toàn thế giới rằng con người là thụ tạo của Thiên Chúa: kitô hữu, tín hữu hồi, phật tử, và cả người không có tín ngưỡng cũng là con cái của Thiên chúa, đã được Thiên Chúa cứu chuộc, và Chúa Kitô cũng đã chết cho người ấy nữa.
Hỏi: Trong một vài quốc gia vùng Trung Đông, có các yếu tố chính xác ngăn cản cuộc đối thoại: một trong các yếu tố đó là việc phổ biến một số văn bản trong các sách giáo khoa, mà theo ý Đức Cha, cần phải được duyệt xét và sửa đổi, có đúng vậy không thưa Đức Cha?
Đáp: Tôi tin rằng cần phải sửa đổi kiểu trình bầy lịch sử và giải thích các biến cố lịch sử trong các sách giáo khoa hiện nay. Tôi cố ý đề cập tới Kitô giáo tại vùng Trung Đông, nơi mọi sách vở tài liệu về ngôn ngữ, lịch sử và cả văn chương đều là các văn bản hồi giáo. Tôi không muốn rằng các văn bản giáo khoa trở thành các sách giáo lý hồi. Có một chỗ khác để dậy đạo. Điều này cũng có gía trị đối với từ vựng, bởi vì việc gọi tín hữu các tôn giáo khác là ”các kẻ bất trung” là điều không thể chấp nhận đựơc. Kể cả đối với vài người hồi họ không chấp nhận gọi các kitô hữu và các tín hữu khác là ”kuffar”, các người bất trung. Ngày nay không có ai chấp nhận được điều này.
Hỏi: Đức Cha có tin rằng điều đang xảy ra tại Algeria và các cuộc nổi loạn trong thế giới A rập hiên nay, có thể góp phần vào việc làm nảy sinh ra một xã hội mới sẵn sàng hơn với cuộc gặp gỡ hay không?
Đáp: Đây là thách đố và cũng là lời cầu chúc: chỉ khi có một thế hệ có khả năng nắm giữ tình hình trong tay, sau các biến cố này, để tạo dựng một xã hội mới, thì khi đó sẽ có sự cởi mở đối thoại và gặp gỡ. Đó là thách đố và cũng là điều tôi cầu chúc cho Algeria và các quốc gia khác. (RG 28-2-2011)
Ngày 28-2-2011 là ngày đầu tiên dân chúng xuống đường biểu tình phản đối chính quyền, sau khi lệnh giới nghiêm được thu hồi hôm 24-2-2011.
Trong thủ đô Algéri đã xảy ra các vụ đụng độ giữa phe đối lập với các lực lượng ủng hộ chính quyền. Ngày mùng 1-3-2011 các sinh viên bắt đầu biểu tình đòi cải tổ hệ thống giáo dục, nếu chính quyền không đáp ứng các nhu cầu của họ, giới sinh viên sẽ cùng nhau tuyệt thực cho tới khi các đòi hỏi của họ được thỏa mãn.
Cộng hòa dân chủ nhân dân Algeria là quốc gia có diện tích đứng hàng thứ 11 trên thế giới, với hơn 2 triệu 381 ngàn cầy số vuông, nhưng chỉ có khoảng 38 triệu dân, 99% theo Hồi giáo Sunnít là quốc giáo. Đa số theo lễ nghi Malekít, nhưng cũng có các cộng đoàn Ibadit, và nhiều huynh đoàn Soufít và Zarouít. Có khoảng 50.000 tín hữu tin lành và 11.000 tín hữu công giáo.
Algeria là quốc gia có lịch sử lâu đời. Vào thời Tân Thạch, tức 6.000 năm trước công nguyên, Algeria là vùng có các nhóm dân sống về hái trái và săn bắn. Sau đó có các sắc dân Numidi, Mauri và Getuli, là tổ tiên của người Berberi hiện nay, tìm tới định cư, và họ tổ chức cuộc sống theo các bộ lạc có chế độ phụ hệ. Vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên các chủng tộc sống tại đây giao tiếp với vương quốc Cartagine, là vùng thuộc địa cũ của ngươi Phênixi, nhưng hồi đó đang bành trướng ảnh hưởng dọc bờ biển Địa Trung Hải. Khi xảy ra chiến tranh giữa vương quốc Cartagine và đế quốc Roma, người Mauritani và Numidi cũng bị liên lụy.
Từ thế kỷ thứ II sau công nguyên vùng này được nghe rao giảng Tin Mừng, và đã trở thành vùng đất của các vị tử đạo cũng như vùng đất của các thánh trong đó có thánh Agostino Giám Mục Ippona và thánh nữ Monica mẹ người.
Vào đầu thế kỷ thứ IV người Berberi theo bè rối Donatismo. Trong các năm 428-430 quân rợ Vandali đến từ Tây Ban Nha đánh chiếm Algeria, nhưng họ theo bè phái Nestorio. Năm 534 hoàng đế Bisantin tái chiếm thuộc địa cũ.
Vào hậu bán thế kỷ thứ VII người A rập đánh chiếm Algeria và thành lập các vùng định cư ổn định cho tới thế kỷ thứ VIII.
Ảnh hưởng của người A rập đã thay đổi hoàn toàn nền văn hóa trong vùng. Sau triều đại Ziridi cũng gốc Berberi, Algeria bị thống trị bởi các triều đại Aghlabidi Sunnít hồi thế kỷ thứ IX, và triều đại Fatimidi sciít từ thế kỷ thứ X người đến thế kỷ XII. Sau đó là các triều đại gốc Berberi thuộc các nhóm Ziridi, Zenata và Sanhaja. Vào thế kỷ XVI Algeria chấp nhận trở thành quốc gia Berberi thần phục đế quốc hồi Ottoman.
Vào đầu thế kỷ XIX Algeria bị các quốc gia tây âu như Hoa Kỳ, Anh, Hòa Lan và nhất là Pháp ảnh hưởng. Chế độ thực dân Pháp đã để lại ảnh hưởng sâu rộng trên cuộc sống chính trị, văn hóa và dân số tại Algeria như chưa từng thấy trong lịch sự thực dân Phi châu.
Sau đệ nhất thế chiến, các phong trào quốc gia đã nẩy nở tại Algeria. Vào thập niện 1930-1940 đảng ”Nhân dân Algeria” và ”Phong trào chiến thắng tự do dân chủ” được thành lập. Trong thập niên 1950 có thêm các đảng như: ”Liên hiệp dân chủ biểu dương Algeria”, ”Phong trào quốc gia Algeria”, ”Ủy ban cách mạng hiệp nhất và hành động”, và ”Mặt trận giải phóng quốc gia”.
Nội chiến bùng nổ vào tháng 11 năm 1954 và kéo dài nhiều năm. Tháng 7 năm 1962 sau cuộc trưng cầu dân ý ngày mùng 1 tháng 7, Algeria tuyên bố độc lập. Các thập niên sau đó là các tranh chấp nội bộ giữa các đảng phái chính trị khác nhau. Năm 1990 xảy ra nội chiến, và năm 1992 quân đội lên nắm quyền. Năm 1994 tiến trình hòa giải đất nước đã thành công nhờ trung gian của cộng đoàn thánh Egidio. Tổng thống đương nhiệm là ông Abdelaziz Bouteflika.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Ghabel Moussa Abdalla Bader, Tổng Giám Mục Algeri, về sự chung sống giữa các kitô hữu và tín hữu hồi tại Algeria.
Hỏi: Thưa Đức Cha Bader, trong một quốc gia có đại đa số tín hữu theo Hồi giáo và Hồi giáo là quốc giáo như Algeria, cuộc đối thoại liên tôn như thế nào?
Đáp: Sự chung sống giữa các nền văn hóa và cuộc đối thoại liên tôn không còn là một lựa chọn nữa, nhưng là một sự kiện đã rồi được áp đặt trong các xã hội trung đông, cũng như trong các xã hội tây âu. Kitô giáo mời gọi chúng ta làm chứng rằng con người, cho dù có khác biệt nhau thế nào đi nữa, cũng đều là con cái của Thiên Chúa duy nhất, và vì thế có thể chung sống với nhau trong hòa bình. Chúng ta được mời gọi sống chung với nhau. Không có sự lựa chọn nào khác: hoặc xung khắc hoặc phải tập chấp nhận nhau, tôn trọng nhau và trợ giúp nhau. Đây không chỉ là sự kiện liên quan tới các quốc gia có thiểu số kitô như trong vùng Trung Đông hay Bắc Phi, nhưng ngày nay nó là một sự kiện đại đồng liên lụy tới cả Âu châu và Mỹ châu. Chúng ta được mời gọi sống chung với nhau, tập sốmg chung với nhau.
Hỏi: Đôi khi sự sống chung đưa ra ánh sáng các khác biệt khiến cho người ta sợ hãi. Làm thế nào để tránh các sợ hãi này thưa Đức Cha?
Đáp: Sống chung với nhau không có nghĩa là muốn xóa bỏ những gì khiến cho chúng ta khác biệt nhau. Các khác biệt sẽ vẫn là các khác biệt: ai là tín hữu hồi thì vẫn là tín hữu hồi, ai là phật tử vẫn là phật tử, tôi là tín hữu kitô tôi sẽ tiếp tục là tín hữu kitô. Sẽ luôn luôn có các khác biệt. Điều quan trọng đó là tập chấp nhận rằng người khác có thể nghĩ một cách khác với chúng ta, người khác thuộc một tôn giáo khác, người khác có thể có một kiểu nhìn khác về sự vật.
Hỏi: Thưa Đức Cha, tiền đề cho cuộc đối thoại liên tôn là việc chú ý tới giá trị con người, là con của Thiên Chúa và như thế kết qủa là tất cả mọi người đều là anh em với nhau, có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng thế. Cho tới khi nào chúng ta không xác tín rằng chúng ta tất cả đều là người, tất cả đều là các thụ tạo của Thiên Chúa, đều là con cái Thiên Chúa, thì khó mà đối thoại. Tôi phải xác tín rằng tha nhân là một người như tôi, và vì thế có cùng các quyền lợi và nghĩa vụ như tôi.
Nếu chúng ta không đi đến được điểm này, thì khi đó sẽ vô ích: chúng ta không thể bắt buộc một người yêu thương. Như là kitô hữu tôi có bổn phận đó, bởi vì chính tôn giáo của tôi dậy cho tôi biết điều này, dậy tôi nói với toàn thế giới rằng con người là thụ tạo của Thiên Chúa: kitô hữu, tín hữu hồi, phật tử, và cả người không có tín ngưỡng cũng là con cái của Thiên chúa, đã được Thiên Chúa cứu chuộc, và Chúa Kitô cũng đã chết cho người ấy nữa.
Hỏi: Trong một vài quốc gia vùng Trung Đông, có các yếu tố chính xác ngăn cản cuộc đối thoại: một trong các yếu tố đó là việc phổ biến một số văn bản trong các sách giáo khoa, mà theo ý Đức Cha, cần phải được duyệt xét và sửa đổi, có đúng vậy không thưa Đức Cha?
Đáp: Tôi tin rằng cần phải sửa đổi kiểu trình bầy lịch sử và giải thích các biến cố lịch sử trong các sách giáo khoa hiện nay. Tôi cố ý đề cập tới Kitô giáo tại vùng Trung Đông, nơi mọi sách vở tài liệu về ngôn ngữ, lịch sử và cả văn chương đều là các văn bản hồi giáo. Tôi không muốn rằng các văn bản giáo khoa trở thành các sách giáo lý hồi. Có một chỗ khác để dậy đạo. Điều này cũng có gía trị đối với từ vựng, bởi vì việc gọi tín hữu các tôn giáo khác là ”các kẻ bất trung” là điều không thể chấp nhận đựơc. Kể cả đối với vài người hồi họ không chấp nhận gọi các kitô hữu và các tín hữu khác là ”kuffar”, các người bất trung. Ngày nay không có ai chấp nhận được điều này.
Hỏi: Đức Cha có tin rằng điều đang xảy ra tại Algeria và các cuộc nổi loạn trong thế giới A rập hiên nay, có thể góp phần vào việc làm nảy sinh ra một xã hội mới sẵn sàng hơn với cuộc gặp gỡ hay không?
Đáp: Đây là thách đố và cũng là lời cầu chúc: chỉ khi có một thế hệ có khả năng nắm giữ tình hình trong tay, sau các biến cố này, để tạo dựng một xã hội mới, thì khi đó sẽ có sự cởi mở đối thoại và gặp gỡ. Đó là thách đố và cũng là điều tôi cầu chúc cho Algeria và các quốc gia khác. (RG 28-2-2011)
Sứ điệp mùa chay của ĐHY Tổng trưởng Bộ giáo sĩ gửi các linh mục
LM. Trần Đức Anh OP
18:38 07/03/2011
VATICAN -. ĐHY Mauro Piacenza, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, mời gọi các LM ngày càng trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô Mục Tử nhân lành.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp ngắn gửi các LM toàn thế giới nhân dịp mùa chay, bắt đầu từ ngày 9-3-2011.
ĐHY Piacenza nhắc đến ý nghĩa mùa chay là mùa hoán cải và khẳng định rằng: ”Đối với các LM chúng ta, hoán cải trước tiên có ý nghĩa là ngày càng thích ứng đời sống của chúng ta với lời rao giảng mà hằng ngày chúng ta có dịp trình bày cho các giáo hữu, qua đó, chúng ta trở thành những ”đoạn Phúc Âm sống động” mà mọi người có thể đọc và đón nhận”.
”Căn bản cho thái độ như thế chắc chắn là sự trở về với căn tính của mình: chúng ta phải hoán cải trở thành chính bản chất LM của chúng ta! Căn tính - mà chúng ta nhận lãnh theo thể thức bí tích và được bản tính nhân loại bị tổn thương của chúng ta đón nhận,- đòi phải dần dần trở nên đồng hình dạng trong tâm trí, trong các thái độ và tất cả con người của chúng ta với hình ảnh Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành, hình ảnh Người đã được in vào trong chúng ta theo thể thức bí tích”.
ĐHY Tổng trưởng Bộ giáo sĩ cũng nhận xét rằng ”Thế giới xa lìa Kitô giáo đòi phải có một công cuộc truyền giáo mới, nhưng công cuộc này đòi phải có những LM ”mới”, không phải theo nghĩa hời hợt chạy theo thời trang phù du chóng qua, nhưng theo nghĩa đó là một tâm hồn được đổi mới sâu xa nhờ mỗi Thánh Lễ; đổi mới theo mẫu mực tình thương của Trái Tim cực thánh Chúa Giêsu, Linh Mục và Mục Tử nhân lành”.
Trong sứ điệp, ĐHY Piacenza nhấn mạnh rằng: ”Một điều đặc biệt cấp thiết là phải hoán cải từ ồn ào thành thinh lặng, từ sự miệt mài ”hoạt động” thành thái độ ”ở với Chúa Giêsu”, ngày càng tham dự một cách ý thức vào cuộc sống của Chúa. Mỗi hoạt động mục vụ phải luôn luôn là tiếng vọng và là sự biểu hiện những gì là bản chất thực sự của LM!
”Chúng ta phải trở về với tình hiệp thông, tái khám phá thực chất của nó: đó là sự hiệp thông với Thiên Chúa, với Giáo Hội, và trong đó, với anh chị em. Tình hiệp thông Giáo Hội có đặc tính cơ bản là tái ý thức chúng ta sống và rao giảng cùng một đạo lý, cùng một truyền thống, cùng lịch sử thánh thiện, và vì thế cùng một Giáo Hội. Chúng ta được mời gọi sống Mùa Chay với một cảm thức sâu xa về Giáo Hội, tái khám phá vẻ đẹp được ở trong một cuộc xuất hành của dân, bao gồm toàn thể hàng tư tế và mọi người dân của chúng ta, họ coi các vị Mục Tử của mình như một mẫu gương chắc chắn để tham chiếu và họ mong đợi chứng tá được canh tân và rạng ngời của các vị”.
”Chúng ta phải hoán cải tham dự hằng ngày vào Hy tế của Chúa Kitô trên Thánh Giá. Như Ngài đã nói và thực hiện trọn vẹn chắc năng đại diện thay thế làm cho việc cứu độ chúng ta trở nên khả dĩ và hữu hiệu, cũng vậy, mỗi linh mục, trong tư cách là Alter Christus, được mời gọi đích thân sống mầu nhiệm thay thế như thế, để phục vụ anh chị em, nhất là trong khi trung thành cử hành bí tích Hòa Giải, cho bản thân và quảng đại dâng hiến cho anh chị em, cùng với sự linh hướng, và trong sự hiến thân hằng ngày để đền tạ tội lỗi của thế giới. Các linh mục thanh thản sống như hối nhân trước Bí Tích Cực Thánh, có khả năng mang ánh sáng của sự khôn ngoan Phúc Âm và của Giáo Hội vào những hoàn cảnh ngày nay, những hoàn cảnh đang thách thức đức tin của chúng ta. Các linh mục như thế trong thực tế trở thành những ngôn sứ chân chính, có khả năng thách thức thế giới: một thứ thách đố của Tin Mừng, mời gọi hoán cải.”
ĐHY Piacenza nhận xét rằng ”Đôi khi mỏi mệt vất vả thật là nhiều và chúng ta cảm thấy mình thực là ít ỏi, so với các nhu cầu của Giáo Hội. Nhưng nếu chúng ta không hoán cải, thì chúng ta ngày càng ít ỏi hơn, vì chỉ khi nào một linh mục được đổi mới, hoán cải, ”mới mẻ” thì mới trở thành phương thế qua đó Chúa Thánh Linh kêu gọi các linh mục mới.
Trong lời kết, ĐHY mời gọi các linh mục ”phó thác hành trình mùa chay cho Mẹ Maria, Nữ Vương các Tông đồ, và khẩn cầu lòng từ bi Chúa, theo mẫu gương của Mẹ Thiên Chúa, để con tim linh mục của chúng ta cũng trở thành ”Refugium peccatorum”, nơi nương náu cho kẻ có tội”.
ĐHY Piacenza năm nay 71 tuổi (1944), người Italia, nguyên là TGM tổng thư ký Bộ giáo sĩ từ năm 2007 và được ĐTC bổ nhiệm làm Tổng trưởng hồi tháng 10 năm ngoái và thăng Hồng Y tháng 11 sau đó. (SD 7-3-2011)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp ngắn gửi các LM toàn thế giới nhân dịp mùa chay, bắt đầu từ ngày 9-3-2011.
ĐHY Piacenza nhắc đến ý nghĩa mùa chay là mùa hoán cải và khẳng định rằng: ”Đối với các LM chúng ta, hoán cải trước tiên có ý nghĩa là ngày càng thích ứng đời sống của chúng ta với lời rao giảng mà hằng ngày chúng ta có dịp trình bày cho các giáo hữu, qua đó, chúng ta trở thành những ”đoạn Phúc Âm sống động” mà mọi người có thể đọc và đón nhận”.
”Căn bản cho thái độ như thế chắc chắn là sự trở về với căn tính của mình: chúng ta phải hoán cải trở thành chính bản chất LM của chúng ta! Căn tính - mà chúng ta nhận lãnh theo thể thức bí tích và được bản tính nhân loại bị tổn thương của chúng ta đón nhận,- đòi phải dần dần trở nên đồng hình dạng trong tâm trí, trong các thái độ và tất cả con người của chúng ta với hình ảnh Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành, hình ảnh Người đã được in vào trong chúng ta theo thể thức bí tích”.
ĐHY Tổng trưởng Bộ giáo sĩ cũng nhận xét rằng ”Thế giới xa lìa Kitô giáo đòi phải có một công cuộc truyền giáo mới, nhưng công cuộc này đòi phải có những LM ”mới”, không phải theo nghĩa hời hợt chạy theo thời trang phù du chóng qua, nhưng theo nghĩa đó là một tâm hồn được đổi mới sâu xa nhờ mỗi Thánh Lễ; đổi mới theo mẫu mực tình thương của Trái Tim cực thánh Chúa Giêsu, Linh Mục và Mục Tử nhân lành”.
Trong sứ điệp, ĐHY Piacenza nhấn mạnh rằng: ”Một điều đặc biệt cấp thiết là phải hoán cải từ ồn ào thành thinh lặng, từ sự miệt mài ”hoạt động” thành thái độ ”ở với Chúa Giêsu”, ngày càng tham dự một cách ý thức vào cuộc sống của Chúa. Mỗi hoạt động mục vụ phải luôn luôn là tiếng vọng và là sự biểu hiện những gì là bản chất thực sự của LM!
”Chúng ta phải trở về với tình hiệp thông, tái khám phá thực chất của nó: đó là sự hiệp thông với Thiên Chúa, với Giáo Hội, và trong đó, với anh chị em. Tình hiệp thông Giáo Hội có đặc tính cơ bản là tái ý thức chúng ta sống và rao giảng cùng một đạo lý, cùng một truyền thống, cùng lịch sử thánh thiện, và vì thế cùng một Giáo Hội. Chúng ta được mời gọi sống Mùa Chay với một cảm thức sâu xa về Giáo Hội, tái khám phá vẻ đẹp được ở trong một cuộc xuất hành của dân, bao gồm toàn thể hàng tư tế và mọi người dân của chúng ta, họ coi các vị Mục Tử của mình như một mẫu gương chắc chắn để tham chiếu và họ mong đợi chứng tá được canh tân và rạng ngời của các vị”.
”Chúng ta phải hoán cải tham dự hằng ngày vào Hy tế của Chúa Kitô trên Thánh Giá. Như Ngài đã nói và thực hiện trọn vẹn chắc năng đại diện thay thế làm cho việc cứu độ chúng ta trở nên khả dĩ và hữu hiệu, cũng vậy, mỗi linh mục, trong tư cách là Alter Christus, được mời gọi đích thân sống mầu nhiệm thay thế như thế, để phục vụ anh chị em, nhất là trong khi trung thành cử hành bí tích Hòa Giải, cho bản thân và quảng đại dâng hiến cho anh chị em, cùng với sự linh hướng, và trong sự hiến thân hằng ngày để đền tạ tội lỗi của thế giới. Các linh mục thanh thản sống như hối nhân trước Bí Tích Cực Thánh, có khả năng mang ánh sáng của sự khôn ngoan Phúc Âm và của Giáo Hội vào những hoàn cảnh ngày nay, những hoàn cảnh đang thách thức đức tin của chúng ta. Các linh mục như thế trong thực tế trở thành những ngôn sứ chân chính, có khả năng thách thức thế giới: một thứ thách đố của Tin Mừng, mời gọi hoán cải.”
ĐHY Piacenza nhận xét rằng ”Đôi khi mỏi mệt vất vả thật là nhiều và chúng ta cảm thấy mình thực là ít ỏi, so với các nhu cầu của Giáo Hội. Nhưng nếu chúng ta không hoán cải, thì chúng ta ngày càng ít ỏi hơn, vì chỉ khi nào một linh mục được đổi mới, hoán cải, ”mới mẻ” thì mới trở thành phương thế qua đó Chúa Thánh Linh kêu gọi các linh mục mới.
Trong lời kết, ĐHY mời gọi các linh mục ”phó thác hành trình mùa chay cho Mẹ Maria, Nữ Vương các Tông đồ, và khẩn cầu lòng từ bi Chúa, theo mẫu gương của Mẹ Thiên Chúa, để con tim linh mục của chúng ta cũng trở thành ”Refugium peccatorum”, nơi nương náu cho kẻ có tội”.
ĐHY Piacenza năm nay 71 tuổi (1944), người Italia, nguyên là TGM tổng thư ký Bộ giáo sĩ từ năm 2007 và được ĐTC bổ nhiệm làm Tổng trưởng hồi tháng 10 năm ngoái và thăng Hồng Y tháng 11 sau đó. (SD 7-3-2011)
Một Giáo Hội chữ nghĩa
Vũ Văn An
22:43 07/03/2011
Linh mục Roger V. Karban thuộc giáo phận Belleville được Công Đồng Vatican II thúc đẩy đã dành cả cuộc đời mục vụ của ngài để học hỏi Thánh Kinh, hàng tuần thuyết giảng về Thánh Kinh và giảng dạy Thánh Kinh cho các nhóm học hỏi Thánh Kinh căn bản. Ngài coi trọng Thánh Kinh đến độ lấy các đoạn Thánh Kinh làm phương tiện đền tội cho bất cứ ai đến xưng tội với ngài. Ấy thế nhưng, sau bao nhiêu công trình như thế, và sau rất nhiều cố gắng của Giáo Hội nói chung và nhất là sau Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa vừa qua, cha vẫn gặp những phản ứng tiêu cực. Cha kể lại: có một “ông giáo dân” khi được cha trao cho việc đền tội bằng cách đọc một đoạn Thánh Kinh, đã buồn rầu nói với cha: “Thưa Cha, trước đây con là người Thệ Phản, tưởng trở lại Công Giáo thì đỡ, ai ngờ vẫn phải đọc cái sách này!”.
Đáng tiếc thay, dù rất nhiều điều đã được thay đổi từ ngày Công Đồng II kết thúc, tuy nhiên một số định kiến vẫn còn sống rất vững. Trong số các định kiến ấy, ta thấy rất nhiều người vẫn cho rằng người Công Giáo “không đọc Thánh Kinh”, một nhận định vốn có từ những ngày nổ ra Phong Trào Thệ Phản, nhưng không thiếu người Công Giáo ngày nay vẫn còn chấp nhận. Cha Karban cho hay: “Tôi thấy nhiều người vẫn còn bị tẩy não mà cho rằng Thánh Kinh chỉ dành cho người Thệ Phản, chứ người Công Giáo chúng tôi không cần điều ấy”. Nhưng nếu bình tĩnh xét tình hình ngày nay, người Công Giáo sẽ thấy khác, nhờ hai khai triển mới đây, một đáng khen, một không.
Dốt nát chữ nghĩa Thánh Kinh
Nhiều cuộc thăm dò cho thấy không riêng người Công Giáo phải vật lộn với vấn đề thông thạo Thánh Kinh. Dù các Kitô hữu Mỹ tự hào trích dẫn Thánh Kinh như sách thân qúi của mình (93% sở hữu một bộ, thường là bộ King James) và 2/3 coi nó như là nguồn giải đáp “tất cả hay hầu hết các vấn đề căn bản của đời người”, nhưng thực ra họ không biết hay không hiểu gì về những điều được viết ra giữa hai tờ bìa. Thí dụ, chỉ có nửa người trưởng thành Mỹ có thể kể tên một sách Tin Mừng, và hầu hết không biết tên cuốn đầu tiên của Bộ Thánh Kinh. Ngay những người Thệ Phản chỉ biết có Thánh Kinh, thường hay lòe người Công Giáo bằng cách đọc thuộc lòng từng chương từng câu, cũng chả hơn gì. Theo một cuộc thăm dò năm 2000, 60% người Tin Lành cho hay Chúa Giêsu sinh tại Giêrusalem, chứ không phải tại “thành nhỏ Bêlem”. Về Mười Điều Răn cũng thế, sáu trong mười người Mỹ không thể kể được năm Điều, trong khi đó, nửa số học sinh trung học đệ nhị cấp cho rằng Sodom và Gomorrah là 1 cặp vợ chồng. Khi một bài báo trên tờ USA Today về cuốn "Religious Literacy: What Every American Needs to Know—and Doesn’t", xuất bản năm 2007 của Stephen Prothero, được đặt hàng tít “Americans Get an ‘F’ in Religion,” (người Mỹ được điểm ‘F’ [rớt] về môn Tôn Giáo), nhà sử học nổi tiếng về tôn giáo là Martin E. Marty cho rằng tờ báo đã cho điểm quá cao!
Mặt khác, dù ít tín hữu hơn hiểu biết về Thánh Kinh, 1/3 người Mỹ tiếp tục tin rằng Thánh Kinh đúng từng chữ, một điều được các vị đứng ra tổ chức Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa gọi là một hình thức cực đoan nguy hiểm đang “càng ngày càng thu hút được nhiều người theo… ngay cả người Công Giáo”. Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng cho rằng hình thức duy chiểu tự (literalism) này “bắt người ta phải tuyệt đối tin theo những quan điểm tín lý cứng ngắc và áp đặt một lối đọc Thánh Kinh loại trừ mọi hình thức tra vấn và nghiên cứu có phê phán, coi nó như nguồn giáo huấn duy nhất cho sự sống và ơn cứu rỗi Kitô Giáo”.
Các chiều hướng tích cực trong việc nghiên cứu Thánh Kinh
Nói tới các thiếu sót của các Kitô hữu khác không phải để làm an tâm quí vị lãnh đạo Công Giáo hay để người Công Giáo có “vũ khí” tấn công các lân bang hàng xóm Thệ Phản. Nhưng xét chung, người Công Giáo cũng đang có nhiều sáng kiến và chiều hướng tích cực trong phạm vi học hỏi, nghiên cứu Thánh Kinh. Thực vậy, càng ngày càng có nhiều sách đáng tin cậy và dễ đọc dẫn ta vào việc học hỏi Thánh Kinh. Trong tiếng Anh, ta thấy những cuốn như "How Do Catholics Read the Bible?" của linh mục Daniel J. Harrington, Dòng Tên, và bộ “vỡ lòng” của Garry Wills, trong đó có các cuốn "What the Gospels Meant và What Paul Meant". Gần đây còn có cuốn “Chúa Giêsu Nadarét” của Đức Bênêdíctô XVI. Nhiều nhà giáo dục khuyến cáo lấy phần dẫn nhập của cuốn này làm điểm khởi hành cho việc học hỏi Thánh Kinh. Các học giả như Pheme Perkins, mà cuốn "Reading the New Testament: An Introduction" của bà vốn là một tác phẩm tiêu chuẩn, và Dianne Bergant, C.S.A., với cuốn "People of the Covenant: An Invitation to the Old Testament", đã đóng góp khá nhiều quan điểm cũng như khả năng nghiên cứu sâu sắc của phụ nữ vào lãnh vực học hỏi này. Mặt khác, Liên Mạng hiện là cánh cửa mở ra rất nhiều tư liệu có giá trị, như các giảng khóa của linh mục Raymond E. Brown, S.S., một trong các học giả Thánh Kinh đáng kính và “dễ lui tới” nhất thuộc thế hệ trước.
Tuy nhiên, trái tim của việc học hỏi Thánh Kinh, được định nghĩa như việc chăm chú đọc, dẫn ta tới một nền linh đạo sâu sắc và trưởng thành hơn, thì phải là các nhóm nhỏ. Và trong phạm vi này, thì “Little Rock Scripture Study” (Nhóm Học Hỏi Thánh Kinh Little Rock) phải được coi là dẫn đường. Nhóm này khởi sự từ năm 1974 như một chương trình khiêm tốn dành cho người Công Giáo ở vùng trung Arkansas. Nói theo vị đồng sáng lập là viện phụ Jerome Kodell, O.S.B., thì chương trình này nhằm phục hồi việc học hỏi Thánh Kinh và nền linh đạo trong Giáo Hội Công Giáo, “vốn bị đè bẹp và câm lặng trong 400 năm qua do các tranh cãi thời Cải Cách gây ra”. Trên thực tế, trang bị cho một cộng đồng Công Giáo tương đối nhỏ bé để họ tương tác tốt hơn với đa số Thệ Phản áp đảo trong vùng, vốn là những người thuộc Thánh Kinh “như cháo chẩy”, được coi là một lực đẩy khác khiến các vị có trách nhiệm đã khai sinh ra chương trình này.
Đáp ứng đối với chương trình quả là tích cực và chỉ 10 năm sau, nó đã lan ra khắp nước. Hiện nay, theo vị Giám Đốc của Chương Trình này, Cackie Upchurch, hơn 7,000 giáo xứ trong mọi giáo phận Hoa Kỳ và 55 quốc gia khác trên thế giới đã áp dụng nó. Bà còn cho hay: chương trình này gần đây càng nhận được nhiều chú ý hơn nhờ cuốn sách của Đức Giáo Hoàng về Chúa Giêsu cũng như năm Thánh Phaolô. Cả Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa nữa. Con số càng ngày càng gia tăng các thừa tác viên giáo dân cũng là yếu tố chủ chốt trong việc khai triển các chương trình học hỏi Thánh Kinh hấp dẫn đối với giáo dân. Bà cho hay: “Việc học hỏi Thánh Kinh phải là trọng tâm những điều ta thực hiện tại các giáo xứ”.
Điều hơi nghịch lý là vụ tai tiếng về lạm dụng tình dục của một số giáo sĩ cũng có thể đã khiến một số người Công Giáo, lần đầu tiên trong đời, tìm hiểu Thánh Kinh sâu xa hơn, bởi vì vụ khủng hoảng này không những cho thấy tội lỗi tầy trời của một số giáo sĩ mà còn cho thấy tình trạng yếu kém về giáo dục tôn giáo nơi hàng ngũ giáo dân. Từ năm 2004, Tiếng Nói Giáo Dân (Voice of the Faithful), một nhóm canh tân của giáo dân khai sinh như một phản ứng trước vụ tai tiếng này, đã đăng tải nhiều nguồn tài liệu học hỏi Thánh Kinh lên trang mạng của họ, trong đó có tập hướng dẫn gồm 7 buổi học tập về Giáo Hội sơ khai. Mục tiêu của họ không hẳn là một diễn đàn học thuật tổng bộ (one-stop scholarship), nhưng chỉ là bước đầu tiên trên đường khai triển ra các nhóm nhỏ. Donna B. Doucette, giám đốc điều hành của Tiếng Nói Giáo Dân, cho hay: “Nếu bạn có tham vọng gia tăng tiếng nói và trách nhiệm của hàng ngũ giáo dân, thì bạn phải có trách nhiệm hiểu rõ về Giáo Hội mà bạn đang cố gắng canh tân. Chúng ta không bao giờ tiếp cận tôn giáo như một điều cần nghiên cứu. Trái lại, chúng ta tiếp cận tôn giáo như một điều cần cảm nghiệm”. Bà cho rằng đối với chương trình của Tiếng Nói Giáo Dân, không ai tỏ ra cuồng nhiệt cả, tuy nhiên, những ai thấy nó đều thích cả.
Một số người tự hỏi phải chăng ngành học thuật Thánh Kinh, giống như ngành giáo huấn xã hội của Giáo Hội, đang trở thành một trong những bí quyết được giữ kín nhất trong Giáo Hội. Một số người nêu bằng chứng là: ngành bác học Thánh Kinh hiện đại, khởi đầu vốn là việc của Thệ Phản, nhưng trong nửa thế kỷ qua, đã sản xuất ra nhiều học giả Thánh Kinh Công Giáo đáng kính phục và được nhiều người đọc hơn cả. Những người Công Giáo khám phá ra điều ấy đã có phản ứng hết sức phấn khích. Cha Karban cho biết: ngài bắt đầu lớp học hỏi trong giáo xứ của ngài lần đầu vào năm 1966 như một lớp học về cuộc canh tân phụng vụ sắp diễn ra. Nhưng một khi các tham dự viên bắt đầu đề cập tới nguồn gốc Thánh Kinh của Thánh Lễ, thì họ không thể chỉ dừng lại ở Thánh Lễ nữa. Thế là từ đó, mỗi tuần cha tổ chức 3 lớp Thánh Kinh tại giáo xứ, tại bệnh viện và tại trường trung học: khoảng 30 tham dự viên vào tối Chúa Nhật, vài chục tham dự viên thường xuyên vào sáng Thứ Ba, và khoảng từ 15 tới 20 người và tối Thứ Năm. Ngài còn dạy một lớp Thánh Kinh hàng tuần tại trường cao đẳng cộng đồng tại địa phương.
Các cản trở đối với việc học hỏi Thánh Kinh
Với những quan tâm như trên, mà vẫn còn những trở ngại khiến Giáo Hội chưa thực sự có chữ nghĩa về phương diện Thánh Kinh, vậy đâu là nguyên nhân? Người ta thấy có hai: một là công chúng chưa biết đến các chương trình có giá trị, và các chương trình như thế chưa được phổ biến rộng rãi tại cấp giáo xứ. Hai là vấn đề thiếu thì giờ cũng như việc quá bận rộn với các khía cạnh của đời sống hiện nay, làm ta khó chú tâm. Thí dụ, Charles McMahon, một giáo sư vật lý đã về hưu của Đại Học Pennsylvania, kể lại rằng: ông rất mê say học hỏi và nghiên cứu Thánh Kinh từ hồi hưu trí năm 2001, phần lớn nhờ các giảng khóa của Cha Brown trên đĩa nhựa. Nhưng 3 năm trước đây, khi ông cố gắng tổ chức một lớp Thánh Kinh tại giáo xứ nơi ông thường tham dự Thánh Lễ ở Philadelphia, chỉ có 6 giáo dân ghi tên tham dự; trong đó, chỉ có 3 hay 4 người kiên rì học tới cuối khóa 7 tuần lễ. Ông bảo: “Tìm được giờ để ngồi vào lớp và nghiêm chỉnh đọc Thánh Kinh quả không phải là chuyện dễ. Có lẽ ta phải chú tâm đến việc dạy các em ở cấp trung học đệ nhất và đệ nhị cấp thôi. Trình độ hiểu biết về Tân Ước, Cựu Ước và lịch sử Giáo Hội của ta chỉ dày chừng một milimét. Ta quả là dốt nát, cả tôi nữa, hết mọi người”.
Việc thiếu hiểu biết chuyên môn về Thánh Kinh cũng giới hạn cả những ai sẵn sàng dành thì giờ để học hỏi nó. Oái oăm thay, dù Giáo Hội từng nhấn mạnh nhiều tới việc học hỏi Thánh Kinh, nhiều người Công Giáo vẫn chưa chịu nhận là mặc dù suốt đời đi nhà thờ nhưng mình vẫn chả biết gì nhiều về Thánh Kinh. Vì khi có dịp mở Sách Thánh, họ thường coi nó như bất cứ cuốn sách nào khác, và do đó, cứ bắt đầu từ đầu, thay vì, bắt đầu từ các Tin Mừng chẳng hạn. Ít người đọc quá câu truyện Hồng Thủy trong Sách Sáng Thế và những câu lặp đi lặp lại việc ông này “sinh ra” ông kia sau đó. Bà Upchurch cho hay: “Lúc tôi đang lớn lên, người ta thường bảo chúng tôi không nên đọc Thánh Kinh vì sẽ chẳng hiểu gì đâu, nó quá phức tạp chúng tôi chẳng tài nào hiểu thấu. Đã đành là có nhiều điều phức tạp trong đó, nhưng nó có bao giời thiếu các chiều kích nhân bản đâu. Vả lại ta còn có những phương tiện để khỏa lấp khoảng cách giữa thế kỷ 21 và thế kỷ thứ 2”.
Một khía cạnh nữa tìm thấy nơi người Công Giáo là theo họ, khi tham dự Thánh Lễ, họ đã đọc Thánh Kinh đủ rồi. Điều ấy cộng với những nhiều yếu tố khác đã đủ cho cuộc sống tâm linh của họ. Cuộc cách mạng hậu công đồng về phụng vụ quả có mở rộng các bài đọc rất nhiều, với chu kỳ 3 năm lần đầu tiên bao gồm cả các bài đọc Cựu Ước. Chính vì thế, nhiều người nghĩ rằng mình không còn cần thêm gì nữa. Như McMahon nói; “Đa số vẫn cho rằng đi tham dự Thánh Lễ, là bấm thẻ cho cả tuần lễ rồi”.
Dĩ nhiên, Thánh Lễ có thể là nơi bắt đầu hết sức hữu hiệu đối với việc học hỏi Thánh Kinh, và Cha Karban cũng như nhiều vị đang phụ trách việc huấn luyện vẫn nhắc lại điều được Vatican II nhấn mạnh là: các linh mục cần học Thánh Kinh kỹ hơn để có thể giảng giải tốt hơn, hợp với Thánh Kinh nhiều hơn. Ấy thế nhưng Cha Karban trưng dẫn một cuộc thăm dò gần đây cho hay các chủng sinh ngày nay thực sự học Thánh Kinh ít hơn thập niện 1930, lúc ngành nghiên cứu Thánh Kinh hiện đại chỉ mới bắt đầu. Bởi thế, Cha cho hay: một số “học trò” chăm chỉ nhất trong các lớp Thánh Kinh của cha chính là các linh mục, các ngài muốn học hỏi thêm. Nhiều tín hữu giáo dân ủng hộ câu nhấn mạnh của Cha Karban: “Tôi cần nghe truyện hạt mù-tạt đến bao nhiều lần? Tôi nghe rồi mà. Nhưng nó rơi vào nơi ít đất”. Nói như xướng ngôn viên chủ một chương trình truyền hình của đài Fox là Bill O’Reilly, khi trả lới loạt phỏng vấn “Being Catholic Now” của Kerry Kennedy: “Nhưng năm nào tôi chả phải nghe mấy ông nội nói về hạt mù tạt. Đứa con 3 tuổi tôi cũng nghe vậy. Thì đúng rồi, lấy dụ ngôn đó đi, áp dụng nó vào những gì ta đang làm, ta đang sống”.
Mặt khác, các bài giảng tốt vẫn chỉ là một khởi đầu, không phải là kết thúc cuộc hành trình của ta. Việc học hỏi sâu sắc hơn sẽ cung cấp cho ta những ngữ cảnh cần thiết, và các nhóm học hỏi cần được hướng dẫn bởi các điều hợp viên tốt biết sử dụng các tư liệu có phẩm chất. Các chuyên gia vốn nhất trí rằng một lớp Thánh Kinh tồi thì tệ hơn là không có lớp Thánh Kinh nào, như chỉ biết tìm bằng chứng biện minh cho bản văn hay cung cấp biện luận để thắng người chứ không mưu tìm đức tin và sự khôn ngoan.
Lời hằng sống của Chúa
Một nghịch lý nữa là viễn ảnh việc học hỏi Thánh Kinh có thể dẫn tới âu lo cho cả hàng ngũ giáo dân lẫn giáo phẩm, không biết nó sẽ đem người ta tới đâu. Rất có thể sẽ khiến họ thắc mắc về lịch sử Giáo Hội và các tín điều. Không thiếu các vị lãnh đạo các lớp này ngần ngại không muốn giáp mặt hay khích lệ các thắc mắc này, sợ rằng mình không đủ khả năng trả lời hay có trả lời thì vẫn không được người ta tin. Cha Karban cho hay: dù trong 40 năm nay, ngài chưa bao giờ gặp ai lung lay đức tin vì học Thánh Kinh, nhưng ngài vẫn gặp những người cho rằng: “con có thể gặp điều gì đó có khả năng tiêu hủy đức tin của con”.
Dĩ nhiên, học hỏi Thánh Kinh có thể gây bối rối. Theo một nghĩa nào đó, càng đọc Thánh Kinh người ta càng thấy mình bị thách thức hơn. Mark Twain có lần thú thực: “Không phải những đoạn Thánh Kinh tôi không hiểu làm tôi bối rối, mà là chính những đoạn tôi hiểu”. Cackie Upchurch rất thích câu nói này của Mark Twain. Sách Thánh đúng là nguồn an ủi, giúp ta can đảm. Nhưng bà cho hay: “Nó cũng nên làm ta bất ổn. Nó nên thúc đẩy ta hành động. Nếu nó không làm được điều này, nghĩa là nếu nó không ở trong đầu ta, thì nó đâu phải là Lời hằng sống của Thiên Chúa… Nếu bạn đọc những tư liệu này và thực sự tin chúng, hẳn bạn phải thay đổi lối sống của bạn”.
Chúng ta nghĩ sao?
Tại Việt Nam ngày nay có nhiều lớp Thánh Kinh đang được mở cho quần chúng giáo dân. Như tại Giáo Phận Xuân Lộc có “Khóa Kinh Thánh Nhập Môn” được tới hơn 300 học viên ghi danh, trong đó, 98 học viên tốt nghiệp hồi tháng 3 năm 2009. Các học viên khác tiếp tục học các khóa kế tiếp cho tới ngày tốt nghiệp. Ở Miền Bắc, cộng đoàn Phaolô có tổ chức “Lớp Kinh Thánh” tại nhà thờ Thái Hà do Cha Jos. Nguyễn Thế Hiển, Dòng Chúa Cứu Thế, dẫn giảng, bắt đầu từ ngày 13 tháng 12 vừa qua. Một giáo dân năng động là ông Nguyễn Văn Nội, cư ngụ tại Sài Gòn, cũng thường xuyên mở các khóa Thánh Kinh “Muối Đất” tại nhiều địa điểm khác nhau tại nhiều giáo phận. Ngoài ra, không thể không nhắc tới những lớp Thánh Kinh của Đức Cha Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ của tổng giáo phận. Danh sách các lớp loại này chắc chắn còn dài. Vì chúng tôi từng hân hạnh được đi hành hương Đất Thánh với một số anh chị em Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn, có người từ Thị Nghè, có người từ Phú Bình, có người từ Tân Chí Linh, phần đông không giầu, không giỏi, nhưng có chung hậu cảnh là lòng say mê học hỏi Lời Chúa qua các lớp Thánh Kinh căn bản. Về tài liệu, hầu như trang mạng nào của Công Giáo Việt Nam, bất kể là giáo phận, Dòng Tu hay phong trào, cũng đều có trang học hỏi Thánh Kinh, kể cả trang mạng của các giáo xứ như Giáo Xứ Đất Đỏ. Về sách, mấy năm gần đây, các sách chuyên đề về Thánh Kinh đã được xuất bản đều đặn, các đầu sách ít nhất cũng lên hàng chục. Qúy vị có thể kiểm chứng bằng cách vào trang mạng của Công Ty Fatima. Riêng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng có một ủy ban lo về Thánh Kinh, được gọi là Ủy Ban Kinh Thánh, do Đức Cha Võ Đức Minh, Giám Mục Nha Trang, làm chủ tịch. Đức Cha Minh là một trong hai vị giám mục Việt Nam tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa tại Vatican. Ủy Ban có trang mạng riêng, hiện đang trong giai đoạn hình thành, gom góp tài liệu.
Tình hình học hỏi Thánh Kinh của người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại hình như không được sôi động như vậy cả về phương diện huấn luyện, trang mạng, và xuất bản. Như tại Sydney, mấy năm trước có tổ chức những lớp học hỏi chuyên đề về Thánh Kinh cho hàng ngũ giáo dân, với thành phần giảng huấn hùng hậu gồm trên 10 linh mục, tu sĩ và giáo dân. Nhưng hiện nay các lớp ấy đã không còn được tổ chức nữa và hình như cũng không có dự kiến gì là sẽ mở lại trong tương lai. Lý do ngưng không tổ chức nữa chưa bao giờ được công bố.
Một số trang mạng của người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại có mục dành cho Thánh Kinh, nhưng phần lớn chỉ đăng tải chính bản văn Cựu và Tân Ước, theo hai bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ và Nguyễn Thế Thuấn, và không kèm theo các chú thích. Trang mạng thanhlinh.net thêm phần “từ điển Kinh Thánh” nhưng thực ra đây không hẳn là “từ điển” mà chỉ là trợ huấn cụ giúp “tìm 1 chữ đã được tìm sẵn trong Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước” nghĩa là tìm xem chữ ấy có trong những câu nào thuộc những sách nào trong hai bộ Cựu và Tân Ước (concordance=bảng chỉ mục?). Khía cạnh học hỏi vì thế gần như không có. Có chăng chỉ là để dành cho các em. Như trang mạng thanhlinh.net có phần “Kinh Thánh Trẻ Cựu Ước và Tân Ước” xếp theo đề tài; và mỗi đề tài có kèm theo “trò chơi hỏi đáp” và “tô mầu”, chứ không hẳn “background information” (tín liệu nền). Thực ra, các trang mạng Công Giáo Việt Nam hải ngoại không thiếu các đóng góp có thể dùng cho việc học hỏi Thánh Kinh, nhưng vì thiếu quan tâm hay thiếu tổ chức, các đóng góp này phần lớn bị mất hút giữa trùng trùng điệp điệp những đóng góp thuộc các lãnh vực khác như tu đức, thời sự, bình luận thời cuộc…
Sách vở chuyên đề về Thánh Kinh, nhất là học hỏi về Thánh Kinh, không những gần như không có tác phẩm nào được xuất bản tại đây, mà đến những cuốn xuất bản ở Việt Nam cũng không được phổ biến. Không những thế, còn xẩy ra sự kiện: gần đây có bản dịch một tác phẩm học hỏi Thánh Kinh của một vị Tổng Giám Mục Úc được xuất bản, nhưng sách ấy không được phổ biến công khai với sự “chúc lành” chính thức, trái lại một cuốn sách gồm các bài giảng “tứ thời bát tiết” của một vị Tổng Giám Mục Việt Nam thì được công khai cổ võ. Đã đành sự kiện nào cũng có những lý do “chính đáng” của nó, nhưng sự kiện này không khỏi được suy diễn thành thái độ thờ ơ đối với việc học hỏi Lời Hằng Sống, vô tình vẫn giam giữ Giáo Hội, hay cụ thể hơn giáo hữu của mình, trong tình trạng thiếu chữ nghĩa (illiterate) về Lời Thiên Chúa, vốn là một trong hai của ăn mà Thánh Công Đồng Vatican II vốn nhấn mạnh.
Nhân cơ hội này, tưởng cũng nên thực tiễn nhìn nhận: dù trong lãnh vực bác học Thánh Kinh, người Công Giáo ngày nay không thua gì người Thệ Phản, như phần trên đây đã chứng minh, nhưng sự thừa hưởng các thành quả này nơi quần chúng tín hữu thuộc hai giáo phái có khác nhau. Trong khi quần chúng tín hữu Thệ Phản ngày nay được tự do tra cứu miễn phí rất nhiều các nguồn giải thích Thánh Kinh khác nhau trên Internet, thì quần chúng tín hữu Công Giáo vẫn chỉ được tra cứu miễn phí một số rất giới hạn các nguồn giải thích Thánh Kinh trên Internet, dù Thánh Kinh Thệ Phản ít có chú thích, trong khi Thánh Kinh Công Giáo thì chi chít các dẫn nhập và chú thích.
Xin đơn cử hai trang mạng newadvent.org (Công Giáo) và biblos.com (Thệ Phản). Vào newadvent.org, qúy vị sẽ thấy có mục về Thánh Kinh. Trước khi vào đọc chính bản văn Thánh Kinh, ta được dẫn nhập qua nhiều đề tài như Tính Xác Thực Của Thánh Kinh, Ngành Cổ Học Thánh Kinh, Niên Đại Học Thánh Kinh, Địa Dư Học Thánh Kinh, Qui Điển Cựu Ước, Qui Điển Tân Ước, Các Chú Giải Thánh Kinh (commentaries), Việc Chú Giải Thánh Kinh (Exegesis), Khoa Chú Giải Thánh Kinh (Hermeneutics), Linh Hứng Thánh Kinh… Các đề tài này được trích dẫn từ bộ Bách Khoa Từ Điển Công Giáo (ấn bản 1914). Bản văn Thánh Kinh được trình bày bằng ba ngôn ngữ: Hy Lạp, Anh và La Tinh. Riêng phần tiếng Anh thỉnh thoảng có chú thích, nhưng đáng lưu ý là các hyper-link dẫn vào các chủ đề của Bách Khoa Từ Điển Công Giáo, thí dụ trong 2 câu đầu của Sách Sáng Thế, ta thấy có những hyper-link (gạch dưới) sau đây: “In the beginning God created heaven and earth. And the earth was void and empty, and darkness was upon the face of the deep, and the spirit of God moved over the waters”. Các hyper-link này cung cấp nhiều tín liệu nền rất có giá trị cho việc đọc Thánh Kinh, nhưng có thể có nguy cơ khiến độc giả bị vướng vào mê hồn trận thông tin mà quên mất nội dung nuôi dưỡng của Thánh Kinh, vốn là mục tiêu hàng đầu của việc học hỏi này. Thiển nghĩ nên chú trọng hơn tới các chú giải nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa của những từ ngữ chủ yếu. Việc này, newadvent.org không quên, thỉnh thoảng có cung cấp các chú giải như về chữ “bầu trời”, “Ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh Ta…”. Chỉ tiếc là các chú giải như thế hơi ít. Cả chương đầu Sách Sáng Thế, chỉ có 4 chú thích.
Trang mạng biblos.com cung cấp cho ta nhiều chức năng hơn gấp bội. Ta có thể tìm trong đó hệ thống công cụ học Thánh Kinh, giải nghĩa từ, số để dễ tra cứu, nghĩa của từ trong một số trường hợp, bao nhiêu lần dùng từ, cách đọc từ, cách phát âm, ý nghĩa, cách giải nghĩa, phần ghi chú quan trọng về ý nghĩa thần học của từ… Trước nhất, trang mạng này cho đăng tải đến gần 150 bản dịch Thánh Kinh trọn bộ (Cựu và Tân Ước) của hầu hết các ngôn ngữ chính trên thế giới, trong đó có bản tiếng Việt của Tin Lành năm 1934. Trong số này, họ cho đăng tải đầy đủ 30 bản dịch quan trọng, trong đó có bản dịch Douay-Rheims và Vulgata của Công Giáo. Các bản chú giải không dưới 28 bản.
Người đọc có thể tra cứu Thánh Kinh theo lối “tổng lược” (summary), dàn bài (outline), dòng thời gian (timeline), so sánh từng từ, từng số với nguyên bản Hy Lạp và Hípri, theo lối chỉ mục (concordance) trong đó một số từ được nối kết với nguyên ngữ Hípri, hay theo lối “split view” nghĩa là một bên là phân đoạn Thánh Kinh, một bên là những tổng hợp về đoạn Thánh Kinh đó. Nhưng phần công cụ học hỏi Thánh Kinh mới quan trọng. Phần này bao gồm các bản đồ xếp theo bảng chữ cái, rồi bản chỉ mục, từ điển, các câu chuyện Thánh Kinh, địa danh Thánh Kinh, các chủ đề thần học… Tuy nhiên, phần chú giải của trang mạng này hết sức phong phú: hầu hết các bộ chú giải cổ điển của Thệ Phản đều được đăng tải tại đây và được trình bày theo lối song hành. Như, sau câu 1:1 của Sách Sáng Thế, trang mạng trình bày song hành 9 bản chú giải về câu này của các tác giả Barnes, Clarke, Gill, Keil & Dlelitzsch, Geneva, Wesley, Scofield, Jamieso-Faussett-Brown, và Henry. Các bản dịch Thánh Kinh sang tiếng Anh cũng được trang mạng trình bày song hành từng câu và ở phần “Multi”, họ cho đăng song hành 148 bản dịch Thánh Kinh của các thứ tiếng trên thế giới như đã nói ở trên.
Điều chúng tôi muốn nói ở đây không hẳn ở số lượng tín liệu khổng lồ và cách trình bày của trang mạng, mà là sự quan tâm của họ với quần chúng tín hữu, không ngại tốn phí, miễn là phục vụ lợi ích thiêng liêng của tín hữu mà thôi. Việc này, hình như Giáo Hội Công Giáo vẫn chưa sẵn sàng thực hiện. Các nghiên cứu và giải thích Thánh Kinh có tính bác học của Công Giáo hình như vẫn còn nằm đâu đó ở các thư viện, chưa thực sự đến tay người tín hữu bình thường. Phải chăng ta vẫn còn sợ việc học hỏi Thánh Kinh có thể đem lại hoang mang cho tín hữu và những hoang mang này ta không tìm được phương thức đánh tan?
Điều đáng lưu ý là trang mạng “Diễn Đàn Sánh Bước” của gpnt.net, có hình Đức Cha Võ Đức Minh với mũ “ngọc gậy vàng”, không giới thiệu trang mạng newadvent.org, nhưng đã có bài giới thiệu biblos.com của một mục sư tin lành Việt Nam, MS Nguyễn Trọng Bình. Chúng tôi không tin là trang mạng gpnt.net không biết tới trang mạng newadvent.org. Như vậy chỉ có thể suy đoán là gpnt.net thấy trang mạng biblos.com có giá trị hơn. Chúng tôi cũng đồng ý như thế. Nhưng đây lại là điều tế nhị, làm nhiều vị có trách nhiệm âu lo. Bởi mỗi lần nói tới sản phẩm Tin Lành hay Thệ Phản, nhiều vị vẫn lắc đầu phản đối. Phản ứng này quả không có gì quá đáng, bởi người Tin Lành không dễ gì hoàn toàn hợp nhất với ta về nhiều điểm tín lý. Tuy thế, về phương diện học hỏi Thánh Kinh, không phải điều gì người Tin Lành giải thích đều là sai tín lý cả. Ta cần có thái độ tích cực hơn. Nhắm mắt làm ngơ tất cả các công trình của họ chỉ làm ta nghèo nàn đi, trong khi ta chưa sẵn sàng cung cấp đủ cho quần chúng tín hữu của mình những của nuôi dưỡng cần thiết. Giống như một nhà dinh dưỡng học, nhiệm vụ của ta là chỉ cho thân chủ biết những chất nào không có lợi cho họ để họ tránh, chứ không nên bảo họ nhịn không nên ăn món nào cả chỉ vì trong đó có những món có hại.
Đáng tiếc thay, dù rất nhiều điều đã được thay đổi từ ngày Công Đồng II kết thúc, tuy nhiên một số định kiến vẫn còn sống rất vững. Trong số các định kiến ấy, ta thấy rất nhiều người vẫn cho rằng người Công Giáo “không đọc Thánh Kinh”, một nhận định vốn có từ những ngày nổ ra Phong Trào Thệ Phản, nhưng không thiếu người Công Giáo ngày nay vẫn còn chấp nhận. Cha Karban cho hay: “Tôi thấy nhiều người vẫn còn bị tẩy não mà cho rằng Thánh Kinh chỉ dành cho người Thệ Phản, chứ người Công Giáo chúng tôi không cần điều ấy”. Nhưng nếu bình tĩnh xét tình hình ngày nay, người Công Giáo sẽ thấy khác, nhờ hai khai triển mới đây, một đáng khen, một không.
Dốt nát chữ nghĩa Thánh Kinh
Nhiều cuộc thăm dò cho thấy không riêng người Công Giáo phải vật lộn với vấn đề thông thạo Thánh Kinh. Dù các Kitô hữu Mỹ tự hào trích dẫn Thánh Kinh như sách thân qúi của mình (93% sở hữu một bộ, thường là bộ King James) và 2/3 coi nó như là nguồn giải đáp “tất cả hay hầu hết các vấn đề căn bản của đời người”, nhưng thực ra họ không biết hay không hiểu gì về những điều được viết ra giữa hai tờ bìa. Thí dụ, chỉ có nửa người trưởng thành Mỹ có thể kể tên một sách Tin Mừng, và hầu hết không biết tên cuốn đầu tiên của Bộ Thánh Kinh. Ngay những người Thệ Phản chỉ biết có Thánh Kinh, thường hay lòe người Công Giáo bằng cách đọc thuộc lòng từng chương từng câu, cũng chả hơn gì. Theo một cuộc thăm dò năm 2000, 60% người Tin Lành cho hay Chúa Giêsu sinh tại Giêrusalem, chứ không phải tại “thành nhỏ Bêlem”. Về Mười Điều Răn cũng thế, sáu trong mười người Mỹ không thể kể được năm Điều, trong khi đó, nửa số học sinh trung học đệ nhị cấp cho rằng Sodom và Gomorrah là 1 cặp vợ chồng. Khi một bài báo trên tờ USA Today về cuốn "Religious Literacy: What Every American Needs to Know—and Doesn’t", xuất bản năm 2007 của Stephen Prothero, được đặt hàng tít “Americans Get an ‘F’ in Religion,” (người Mỹ được điểm ‘F’ [rớt] về môn Tôn Giáo), nhà sử học nổi tiếng về tôn giáo là Martin E. Marty cho rằng tờ báo đã cho điểm quá cao!
Mặt khác, dù ít tín hữu hơn hiểu biết về Thánh Kinh, 1/3 người Mỹ tiếp tục tin rằng Thánh Kinh đúng từng chữ, một điều được các vị đứng ra tổ chức Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa gọi là một hình thức cực đoan nguy hiểm đang “càng ngày càng thu hút được nhiều người theo… ngay cả người Công Giáo”. Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng cho rằng hình thức duy chiểu tự (literalism) này “bắt người ta phải tuyệt đối tin theo những quan điểm tín lý cứng ngắc và áp đặt một lối đọc Thánh Kinh loại trừ mọi hình thức tra vấn và nghiên cứu có phê phán, coi nó như nguồn giáo huấn duy nhất cho sự sống và ơn cứu rỗi Kitô Giáo”.
Các chiều hướng tích cực trong việc nghiên cứu Thánh Kinh
Nói tới các thiếu sót của các Kitô hữu khác không phải để làm an tâm quí vị lãnh đạo Công Giáo hay để người Công Giáo có “vũ khí” tấn công các lân bang hàng xóm Thệ Phản. Nhưng xét chung, người Công Giáo cũng đang có nhiều sáng kiến và chiều hướng tích cực trong phạm vi học hỏi, nghiên cứu Thánh Kinh. Thực vậy, càng ngày càng có nhiều sách đáng tin cậy và dễ đọc dẫn ta vào việc học hỏi Thánh Kinh. Trong tiếng Anh, ta thấy những cuốn như "How Do Catholics Read the Bible?" của linh mục Daniel J. Harrington, Dòng Tên, và bộ “vỡ lòng” của Garry Wills, trong đó có các cuốn "What the Gospels Meant và What Paul Meant". Gần đây còn có cuốn “Chúa Giêsu Nadarét” của Đức Bênêdíctô XVI. Nhiều nhà giáo dục khuyến cáo lấy phần dẫn nhập của cuốn này làm điểm khởi hành cho việc học hỏi Thánh Kinh. Các học giả như Pheme Perkins, mà cuốn "Reading the New Testament: An Introduction" của bà vốn là một tác phẩm tiêu chuẩn, và Dianne Bergant, C.S.A., với cuốn "People of the Covenant: An Invitation to the Old Testament", đã đóng góp khá nhiều quan điểm cũng như khả năng nghiên cứu sâu sắc của phụ nữ vào lãnh vực học hỏi này. Mặt khác, Liên Mạng hiện là cánh cửa mở ra rất nhiều tư liệu có giá trị, như các giảng khóa của linh mục Raymond E. Brown, S.S., một trong các học giả Thánh Kinh đáng kính và “dễ lui tới” nhất thuộc thế hệ trước.
Tuy nhiên, trái tim của việc học hỏi Thánh Kinh, được định nghĩa như việc chăm chú đọc, dẫn ta tới một nền linh đạo sâu sắc và trưởng thành hơn, thì phải là các nhóm nhỏ. Và trong phạm vi này, thì “Little Rock Scripture Study” (Nhóm Học Hỏi Thánh Kinh Little Rock) phải được coi là dẫn đường. Nhóm này khởi sự từ năm 1974 như một chương trình khiêm tốn dành cho người Công Giáo ở vùng trung Arkansas. Nói theo vị đồng sáng lập là viện phụ Jerome Kodell, O.S.B., thì chương trình này nhằm phục hồi việc học hỏi Thánh Kinh và nền linh đạo trong Giáo Hội Công Giáo, “vốn bị đè bẹp và câm lặng trong 400 năm qua do các tranh cãi thời Cải Cách gây ra”. Trên thực tế, trang bị cho một cộng đồng Công Giáo tương đối nhỏ bé để họ tương tác tốt hơn với đa số Thệ Phản áp đảo trong vùng, vốn là những người thuộc Thánh Kinh “như cháo chẩy”, được coi là một lực đẩy khác khiến các vị có trách nhiệm đã khai sinh ra chương trình này.
Đáp ứng đối với chương trình quả là tích cực và chỉ 10 năm sau, nó đã lan ra khắp nước. Hiện nay, theo vị Giám Đốc của Chương Trình này, Cackie Upchurch, hơn 7,000 giáo xứ trong mọi giáo phận Hoa Kỳ và 55 quốc gia khác trên thế giới đã áp dụng nó. Bà còn cho hay: chương trình này gần đây càng nhận được nhiều chú ý hơn nhờ cuốn sách của Đức Giáo Hoàng về Chúa Giêsu cũng như năm Thánh Phaolô. Cả Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa nữa. Con số càng ngày càng gia tăng các thừa tác viên giáo dân cũng là yếu tố chủ chốt trong việc khai triển các chương trình học hỏi Thánh Kinh hấp dẫn đối với giáo dân. Bà cho hay: “Việc học hỏi Thánh Kinh phải là trọng tâm những điều ta thực hiện tại các giáo xứ”.
Điều hơi nghịch lý là vụ tai tiếng về lạm dụng tình dục của một số giáo sĩ cũng có thể đã khiến một số người Công Giáo, lần đầu tiên trong đời, tìm hiểu Thánh Kinh sâu xa hơn, bởi vì vụ khủng hoảng này không những cho thấy tội lỗi tầy trời của một số giáo sĩ mà còn cho thấy tình trạng yếu kém về giáo dục tôn giáo nơi hàng ngũ giáo dân. Từ năm 2004, Tiếng Nói Giáo Dân (Voice of the Faithful), một nhóm canh tân của giáo dân khai sinh như một phản ứng trước vụ tai tiếng này, đã đăng tải nhiều nguồn tài liệu học hỏi Thánh Kinh lên trang mạng của họ, trong đó có tập hướng dẫn gồm 7 buổi học tập về Giáo Hội sơ khai. Mục tiêu của họ không hẳn là một diễn đàn học thuật tổng bộ (one-stop scholarship), nhưng chỉ là bước đầu tiên trên đường khai triển ra các nhóm nhỏ. Donna B. Doucette, giám đốc điều hành của Tiếng Nói Giáo Dân, cho hay: “Nếu bạn có tham vọng gia tăng tiếng nói và trách nhiệm của hàng ngũ giáo dân, thì bạn phải có trách nhiệm hiểu rõ về Giáo Hội mà bạn đang cố gắng canh tân. Chúng ta không bao giờ tiếp cận tôn giáo như một điều cần nghiên cứu. Trái lại, chúng ta tiếp cận tôn giáo như một điều cần cảm nghiệm”. Bà cho rằng đối với chương trình của Tiếng Nói Giáo Dân, không ai tỏ ra cuồng nhiệt cả, tuy nhiên, những ai thấy nó đều thích cả.
Một số người tự hỏi phải chăng ngành học thuật Thánh Kinh, giống như ngành giáo huấn xã hội của Giáo Hội, đang trở thành một trong những bí quyết được giữ kín nhất trong Giáo Hội. Một số người nêu bằng chứng là: ngành bác học Thánh Kinh hiện đại, khởi đầu vốn là việc của Thệ Phản, nhưng trong nửa thế kỷ qua, đã sản xuất ra nhiều học giả Thánh Kinh Công Giáo đáng kính phục và được nhiều người đọc hơn cả. Những người Công Giáo khám phá ra điều ấy đã có phản ứng hết sức phấn khích. Cha Karban cho biết: ngài bắt đầu lớp học hỏi trong giáo xứ của ngài lần đầu vào năm 1966 như một lớp học về cuộc canh tân phụng vụ sắp diễn ra. Nhưng một khi các tham dự viên bắt đầu đề cập tới nguồn gốc Thánh Kinh của Thánh Lễ, thì họ không thể chỉ dừng lại ở Thánh Lễ nữa. Thế là từ đó, mỗi tuần cha tổ chức 3 lớp Thánh Kinh tại giáo xứ, tại bệnh viện và tại trường trung học: khoảng 30 tham dự viên vào tối Chúa Nhật, vài chục tham dự viên thường xuyên vào sáng Thứ Ba, và khoảng từ 15 tới 20 người và tối Thứ Năm. Ngài còn dạy một lớp Thánh Kinh hàng tuần tại trường cao đẳng cộng đồng tại địa phương.
Các cản trở đối với việc học hỏi Thánh Kinh
Với những quan tâm như trên, mà vẫn còn những trở ngại khiến Giáo Hội chưa thực sự có chữ nghĩa về phương diện Thánh Kinh, vậy đâu là nguyên nhân? Người ta thấy có hai: một là công chúng chưa biết đến các chương trình có giá trị, và các chương trình như thế chưa được phổ biến rộng rãi tại cấp giáo xứ. Hai là vấn đề thiếu thì giờ cũng như việc quá bận rộn với các khía cạnh của đời sống hiện nay, làm ta khó chú tâm. Thí dụ, Charles McMahon, một giáo sư vật lý đã về hưu của Đại Học Pennsylvania, kể lại rằng: ông rất mê say học hỏi và nghiên cứu Thánh Kinh từ hồi hưu trí năm 2001, phần lớn nhờ các giảng khóa của Cha Brown trên đĩa nhựa. Nhưng 3 năm trước đây, khi ông cố gắng tổ chức một lớp Thánh Kinh tại giáo xứ nơi ông thường tham dự Thánh Lễ ở Philadelphia, chỉ có 6 giáo dân ghi tên tham dự; trong đó, chỉ có 3 hay 4 người kiên rì học tới cuối khóa 7 tuần lễ. Ông bảo: “Tìm được giờ để ngồi vào lớp và nghiêm chỉnh đọc Thánh Kinh quả không phải là chuyện dễ. Có lẽ ta phải chú tâm đến việc dạy các em ở cấp trung học đệ nhất và đệ nhị cấp thôi. Trình độ hiểu biết về Tân Ước, Cựu Ước và lịch sử Giáo Hội của ta chỉ dày chừng một milimét. Ta quả là dốt nát, cả tôi nữa, hết mọi người”.
Việc thiếu hiểu biết chuyên môn về Thánh Kinh cũng giới hạn cả những ai sẵn sàng dành thì giờ để học hỏi nó. Oái oăm thay, dù Giáo Hội từng nhấn mạnh nhiều tới việc học hỏi Thánh Kinh, nhiều người Công Giáo vẫn chưa chịu nhận là mặc dù suốt đời đi nhà thờ nhưng mình vẫn chả biết gì nhiều về Thánh Kinh. Vì khi có dịp mở Sách Thánh, họ thường coi nó như bất cứ cuốn sách nào khác, và do đó, cứ bắt đầu từ đầu, thay vì, bắt đầu từ các Tin Mừng chẳng hạn. Ít người đọc quá câu truyện Hồng Thủy trong Sách Sáng Thế và những câu lặp đi lặp lại việc ông này “sinh ra” ông kia sau đó. Bà Upchurch cho hay: “Lúc tôi đang lớn lên, người ta thường bảo chúng tôi không nên đọc Thánh Kinh vì sẽ chẳng hiểu gì đâu, nó quá phức tạp chúng tôi chẳng tài nào hiểu thấu. Đã đành là có nhiều điều phức tạp trong đó, nhưng nó có bao giời thiếu các chiều kích nhân bản đâu. Vả lại ta còn có những phương tiện để khỏa lấp khoảng cách giữa thế kỷ 21 và thế kỷ thứ 2”.
Một khía cạnh nữa tìm thấy nơi người Công Giáo là theo họ, khi tham dự Thánh Lễ, họ đã đọc Thánh Kinh đủ rồi. Điều ấy cộng với những nhiều yếu tố khác đã đủ cho cuộc sống tâm linh của họ. Cuộc cách mạng hậu công đồng về phụng vụ quả có mở rộng các bài đọc rất nhiều, với chu kỳ 3 năm lần đầu tiên bao gồm cả các bài đọc Cựu Ước. Chính vì thế, nhiều người nghĩ rằng mình không còn cần thêm gì nữa. Như McMahon nói; “Đa số vẫn cho rằng đi tham dự Thánh Lễ, là bấm thẻ cho cả tuần lễ rồi”.
Dĩ nhiên, Thánh Lễ có thể là nơi bắt đầu hết sức hữu hiệu đối với việc học hỏi Thánh Kinh, và Cha Karban cũng như nhiều vị đang phụ trách việc huấn luyện vẫn nhắc lại điều được Vatican II nhấn mạnh là: các linh mục cần học Thánh Kinh kỹ hơn để có thể giảng giải tốt hơn, hợp với Thánh Kinh nhiều hơn. Ấy thế nhưng Cha Karban trưng dẫn một cuộc thăm dò gần đây cho hay các chủng sinh ngày nay thực sự học Thánh Kinh ít hơn thập niện 1930, lúc ngành nghiên cứu Thánh Kinh hiện đại chỉ mới bắt đầu. Bởi thế, Cha cho hay: một số “học trò” chăm chỉ nhất trong các lớp Thánh Kinh của cha chính là các linh mục, các ngài muốn học hỏi thêm. Nhiều tín hữu giáo dân ủng hộ câu nhấn mạnh của Cha Karban: “Tôi cần nghe truyện hạt mù-tạt đến bao nhiều lần? Tôi nghe rồi mà. Nhưng nó rơi vào nơi ít đất”. Nói như xướng ngôn viên chủ một chương trình truyền hình của đài Fox là Bill O’Reilly, khi trả lới loạt phỏng vấn “Being Catholic Now” của Kerry Kennedy: “Nhưng năm nào tôi chả phải nghe mấy ông nội nói về hạt mù tạt. Đứa con 3 tuổi tôi cũng nghe vậy. Thì đúng rồi, lấy dụ ngôn đó đi, áp dụng nó vào những gì ta đang làm, ta đang sống”.
Mặt khác, các bài giảng tốt vẫn chỉ là một khởi đầu, không phải là kết thúc cuộc hành trình của ta. Việc học hỏi sâu sắc hơn sẽ cung cấp cho ta những ngữ cảnh cần thiết, và các nhóm học hỏi cần được hướng dẫn bởi các điều hợp viên tốt biết sử dụng các tư liệu có phẩm chất. Các chuyên gia vốn nhất trí rằng một lớp Thánh Kinh tồi thì tệ hơn là không có lớp Thánh Kinh nào, như chỉ biết tìm bằng chứng biện minh cho bản văn hay cung cấp biện luận để thắng người chứ không mưu tìm đức tin và sự khôn ngoan.
Lời hằng sống của Chúa
Một nghịch lý nữa là viễn ảnh việc học hỏi Thánh Kinh có thể dẫn tới âu lo cho cả hàng ngũ giáo dân lẫn giáo phẩm, không biết nó sẽ đem người ta tới đâu. Rất có thể sẽ khiến họ thắc mắc về lịch sử Giáo Hội và các tín điều. Không thiếu các vị lãnh đạo các lớp này ngần ngại không muốn giáp mặt hay khích lệ các thắc mắc này, sợ rằng mình không đủ khả năng trả lời hay có trả lời thì vẫn không được người ta tin. Cha Karban cho hay: dù trong 40 năm nay, ngài chưa bao giờ gặp ai lung lay đức tin vì học Thánh Kinh, nhưng ngài vẫn gặp những người cho rằng: “con có thể gặp điều gì đó có khả năng tiêu hủy đức tin của con”.
Dĩ nhiên, học hỏi Thánh Kinh có thể gây bối rối. Theo một nghĩa nào đó, càng đọc Thánh Kinh người ta càng thấy mình bị thách thức hơn. Mark Twain có lần thú thực: “Không phải những đoạn Thánh Kinh tôi không hiểu làm tôi bối rối, mà là chính những đoạn tôi hiểu”. Cackie Upchurch rất thích câu nói này của Mark Twain. Sách Thánh đúng là nguồn an ủi, giúp ta can đảm. Nhưng bà cho hay: “Nó cũng nên làm ta bất ổn. Nó nên thúc đẩy ta hành động. Nếu nó không làm được điều này, nghĩa là nếu nó không ở trong đầu ta, thì nó đâu phải là Lời hằng sống của Thiên Chúa… Nếu bạn đọc những tư liệu này và thực sự tin chúng, hẳn bạn phải thay đổi lối sống của bạn”.
Chúng ta nghĩ sao?
Tại Việt Nam ngày nay có nhiều lớp Thánh Kinh đang được mở cho quần chúng giáo dân. Như tại Giáo Phận Xuân Lộc có “Khóa Kinh Thánh Nhập Môn” được tới hơn 300 học viên ghi danh, trong đó, 98 học viên tốt nghiệp hồi tháng 3 năm 2009. Các học viên khác tiếp tục học các khóa kế tiếp cho tới ngày tốt nghiệp. Ở Miền Bắc, cộng đoàn Phaolô có tổ chức “Lớp Kinh Thánh” tại nhà thờ Thái Hà do Cha Jos. Nguyễn Thế Hiển, Dòng Chúa Cứu Thế, dẫn giảng, bắt đầu từ ngày 13 tháng 12 vừa qua. Một giáo dân năng động là ông Nguyễn Văn Nội, cư ngụ tại Sài Gòn, cũng thường xuyên mở các khóa Thánh Kinh “Muối Đất” tại nhiều địa điểm khác nhau tại nhiều giáo phận. Ngoài ra, không thể không nhắc tới những lớp Thánh Kinh của Đức Cha Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ của tổng giáo phận. Danh sách các lớp loại này chắc chắn còn dài. Vì chúng tôi từng hân hạnh được đi hành hương Đất Thánh với một số anh chị em Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn, có người từ Thị Nghè, có người từ Phú Bình, có người từ Tân Chí Linh, phần đông không giầu, không giỏi, nhưng có chung hậu cảnh là lòng say mê học hỏi Lời Chúa qua các lớp Thánh Kinh căn bản. Về tài liệu, hầu như trang mạng nào của Công Giáo Việt Nam, bất kể là giáo phận, Dòng Tu hay phong trào, cũng đều có trang học hỏi Thánh Kinh, kể cả trang mạng của các giáo xứ như Giáo Xứ Đất Đỏ. Về sách, mấy năm gần đây, các sách chuyên đề về Thánh Kinh đã được xuất bản đều đặn, các đầu sách ít nhất cũng lên hàng chục. Qúy vị có thể kiểm chứng bằng cách vào trang mạng của Công Ty Fatima. Riêng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng có một ủy ban lo về Thánh Kinh, được gọi là Ủy Ban Kinh Thánh, do Đức Cha Võ Đức Minh, Giám Mục Nha Trang, làm chủ tịch. Đức Cha Minh là một trong hai vị giám mục Việt Nam tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa tại Vatican. Ủy Ban có trang mạng riêng, hiện đang trong giai đoạn hình thành, gom góp tài liệu.
Tình hình học hỏi Thánh Kinh của người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại hình như không được sôi động như vậy cả về phương diện huấn luyện, trang mạng, và xuất bản. Như tại Sydney, mấy năm trước có tổ chức những lớp học hỏi chuyên đề về Thánh Kinh cho hàng ngũ giáo dân, với thành phần giảng huấn hùng hậu gồm trên 10 linh mục, tu sĩ và giáo dân. Nhưng hiện nay các lớp ấy đã không còn được tổ chức nữa và hình như cũng không có dự kiến gì là sẽ mở lại trong tương lai. Lý do ngưng không tổ chức nữa chưa bao giờ được công bố.
Một số trang mạng của người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại có mục dành cho Thánh Kinh, nhưng phần lớn chỉ đăng tải chính bản văn Cựu và Tân Ước, theo hai bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ và Nguyễn Thế Thuấn, và không kèm theo các chú thích. Trang mạng thanhlinh.net thêm phần “từ điển Kinh Thánh” nhưng thực ra đây không hẳn là “từ điển” mà chỉ là trợ huấn cụ giúp “tìm 1 chữ đã được tìm sẵn trong Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước” nghĩa là tìm xem chữ ấy có trong những câu nào thuộc những sách nào trong hai bộ Cựu và Tân Ước (concordance=bảng chỉ mục?). Khía cạnh học hỏi vì thế gần như không có. Có chăng chỉ là để dành cho các em. Như trang mạng thanhlinh.net có phần “Kinh Thánh Trẻ Cựu Ước và Tân Ước” xếp theo đề tài; và mỗi đề tài có kèm theo “trò chơi hỏi đáp” và “tô mầu”, chứ không hẳn “background information” (tín liệu nền). Thực ra, các trang mạng Công Giáo Việt Nam hải ngoại không thiếu các đóng góp có thể dùng cho việc học hỏi Thánh Kinh, nhưng vì thiếu quan tâm hay thiếu tổ chức, các đóng góp này phần lớn bị mất hút giữa trùng trùng điệp điệp những đóng góp thuộc các lãnh vực khác như tu đức, thời sự, bình luận thời cuộc…
Sách vở chuyên đề về Thánh Kinh, nhất là học hỏi về Thánh Kinh, không những gần như không có tác phẩm nào được xuất bản tại đây, mà đến những cuốn xuất bản ở Việt Nam cũng không được phổ biến. Không những thế, còn xẩy ra sự kiện: gần đây có bản dịch một tác phẩm học hỏi Thánh Kinh của một vị Tổng Giám Mục Úc được xuất bản, nhưng sách ấy không được phổ biến công khai với sự “chúc lành” chính thức, trái lại một cuốn sách gồm các bài giảng “tứ thời bát tiết” của một vị Tổng Giám Mục Việt Nam thì được công khai cổ võ. Đã đành sự kiện nào cũng có những lý do “chính đáng” của nó, nhưng sự kiện này không khỏi được suy diễn thành thái độ thờ ơ đối với việc học hỏi Lời Hằng Sống, vô tình vẫn giam giữ Giáo Hội, hay cụ thể hơn giáo hữu của mình, trong tình trạng thiếu chữ nghĩa (illiterate) về Lời Thiên Chúa, vốn là một trong hai của ăn mà Thánh Công Đồng Vatican II vốn nhấn mạnh.
Nhân cơ hội này, tưởng cũng nên thực tiễn nhìn nhận: dù trong lãnh vực bác học Thánh Kinh, người Công Giáo ngày nay không thua gì người Thệ Phản, như phần trên đây đã chứng minh, nhưng sự thừa hưởng các thành quả này nơi quần chúng tín hữu thuộc hai giáo phái có khác nhau. Trong khi quần chúng tín hữu Thệ Phản ngày nay được tự do tra cứu miễn phí rất nhiều các nguồn giải thích Thánh Kinh khác nhau trên Internet, thì quần chúng tín hữu Công Giáo vẫn chỉ được tra cứu miễn phí một số rất giới hạn các nguồn giải thích Thánh Kinh trên Internet, dù Thánh Kinh Thệ Phản ít có chú thích, trong khi Thánh Kinh Công Giáo thì chi chít các dẫn nhập và chú thích.
Xin đơn cử hai trang mạng newadvent.org (Công Giáo) và biblos.com (Thệ Phản). Vào newadvent.org, qúy vị sẽ thấy có mục về Thánh Kinh. Trước khi vào đọc chính bản văn Thánh Kinh, ta được dẫn nhập qua nhiều đề tài như Tính Xác Thực Của Thánh Kinh, Ngành Cổ Học Thánh Kinh, Niên Đại Học Thánh Kinh, Địa Dư Học Thánh Kinh, Qui Điển Cựu Ước, Qui Điển Tân Ước, Các Chú Giải Thánh Kinh (commentaries), Việc Chú Giải Thánh Kinh (Exegesis), Khoa Chú Giải Thánh Kinh (Hermeneutics), Linh Hứng Thánh Kinh… Các đề tài này được trích dẫn từ bộ Bách Khoa Từ Điển Công Giáo (ấn bản 1914). Bản văn Thánh Kinh được trình bày bằng ba ngôn ngữ: Hy Lạp, Anh và La Tinh. Riêng phần tiếng Anh thỉnh thoảng có chú thích, nhưng đáng lưu ý là các hyper-link dẫn vào các chủ đề của Bách Khoa Từ Điển Công Giáo, thí dụ trong 2 câu đầu của Sách Sáng Thế, ta thấy có những hyper-link (gạch dưới) sau đây: “In the beginning God created heaven and earth. And the earth was void and empty, and darkness was upon the face of the deep, and the spirit of God moved over the waters”. Các hyper-link này cung cấp nhiều tín liệu nền rất có giá trị cho việc đọc Thánh Kinh, nhưng có thể có nguy cơ khiến độc giả bị vướng vào mê hồn trận thông tin mà quên mất nội dung nuôi dưỡng của Thánh Kinh, vốn là mục tiêu hàng đầu của việc học hỏi này. Thiển nghĩ nên chú trọng hơn tới các chú giải nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa của những từ ngữ chủ yếu. Việc này, newadvent.org không quên, thỉnh thoảng có cung cấp các chú giải như về chữ “bầu trời”, “Ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh Ta…”. Chỉ tiếc là các chú giải như thế hơi ít. Cả chương đầu Sách Sáng Thế, chỉ có 4 chú thích.
Trang mạng biblos.com cung cấp cho ta nhiều chức năng hơn gấp bội. Ta có thể tìm trong đó hệ thống công cụ học Thánh Kinh, giải nghĩa từ, số để dễ tra cứu, nghĩa của từ trong một số trường hợp, bao nhiêu lần dùng từ, cách đọc từ, cách phát âm, ý nghĩa, cách giải nghĩa, phần ghi chú quan trọng về ý nghĩa thần học của từ… Trước nhất, trang mạng này cho đăng tải đến gần 150 bản dịch Thánh Kinh trọn bộ (Cựu và Tân Ước) của hầu hết các ngôn ngữ chính trên thế giới, trong đó có bản tiếng Việt của Tin Lành năm 1934. Trong số này, họ cho đăng tải đầy đủ 30 bản dịch quan trọng, trong đó có bản dịch Douay-Rheims và Vulgata của Công Giáo. Các bản chú giải không dưới 28 bản.
Người đọc có thể tra cứu Thánh Kinh theo lối “tổng lược” (summary), dàn bài (outline), dòng thời gian (timeline), so sánh từng từ, từng số với nguyên bản Hy Lạp và Hípri, theo lối chỉ mục (concordance) trong đó một số từ được nối kết với nguyên ngữ Hípri, hay theo lối “split view” nghĩa là một bên là phân đoạn Thánh Kinh, một bên là những tổng hợp về đoạn Thánh Kinh đó. Nhưng phần công cụ học hỏi Thánh Kinh mới quan trọng. Phần này bao gồm các bản đồ xếp theo bảng chữ cái, rồi bản chỉ mục, từ điển, các câu chuyện Thánh Kinh, địa danh Thánh Kinh, các chủ đề thần học… Tuy nhiên, phần chú giải của trang mạng này hết sức phong phú: hầu hết các bộ chú giải cổ điển của Thệ Phản đều được đăng tải tại đây và được trình bày theo lối song hành. Như, sau câu 1:1 của Sách Sáng Thế, trang mạng trình bày song hành 9 bản chú giải về câu này của các tác giả Barnes, Clarke, Gill, Keil & Dlelitzsch, Geneva, Wesley, Scofield, Jamieso-Faussett-Brown, và Henry. Các bản dịch Thánh Kinh sang tiếng Anh cũng được trang mạng trình bày song hành từng câu và ở phần “Multi”, họ cho đăng song hành 148 bản dịch Thánh Kinh của các thứ tiếng trên thế giới như đã nói ở trên.
Điều chúng tôi muốn nói ở đây không hẳn ở số lượng tín liệu khổng lồ và cách trình bày của trang mạng, mà là sự quan tâm của họ với quần chúng tín hữu, không ngại tốn phí, miễn là phục vụ lợi ích thiêng liêng của tín hữu mà thôi. Việc này, hình như Giáo Hội Công Giáo vẫn chưa sẵn sàng thực hiện. Các nghiên cứu và giải thích Thánh Kinh có tính bác học của Công Giáo hình như vẫn còn nằm đâu đó ở các thư viện, chưa thực sự đến tay người tín hữu bình thường. Phải chăng ta vẫn còn sợ việc học hỏi Thánh Kinh có thể đem lại hoang mang cho tín hữu và những hoang mang này ta không tìm được phương thức đánh tan?
Điều đáng lưu ý là trang mạng “Diễn Đàn Sánh Bước” của gpnt.net, có hình Đức Cha Võ Đức Minh với mũ “ngọc gậy vàng”, không giới thiệu trang mạng newadvent.org, nhưng đã có bài giới thiệu biblos.com của một mục sư tin lành Việt Nam, MS Nguyễn Trọng Bình. Chúng tôi không tin là trang mạng gpnt.net không biết tới trang mạng newadvent.org. Như vậy chỉ có thể suy đoán là gpnt.net thấy trang mạng biblos.com có giá trị hơn. Chúng tôi cũng đồng ý như thế. Nhưng đây lại là điều tế nhị, làm nhiều vị có trách nhiệm âu lo. Bởi mỗi lần nói tới sản phẩm Tin Lành hay Thệ Phản, nhiều vị vẫn lắc đầu phản đối. Phản ứng này quả không có gì quá đáng, bởi người Tin Lành không dễ gì hoàn toàn hợp nhất với ta về nhiều điểm tín lý. Tuy thế, về phương diện học hỏi Thánh Kinh, không phải điều gì người Tin Lành giải thích đều là sai tín lý cả. Ta cần có thái độ tích cực hơn. Nhắm mắt làm ngơ tất cả các công trình của họ chỉ làm ta nghèo nàn đi, trong khi ta chưa sẵn sàng cung cấp đủ cho quần chúng tín hữu của mình những của nuôi dưỡng cần thiết. Giống như một nhà dinh dưỡng học, nhiệm vụ của ta là chỉ cho thân chủ biết những chất nào không có lợi cho họ để họ tránh, chứ không nên bảo họ nhịn không nên ăn món nào cả chỉ vì trong đó có những món có hại.
Top Stories
Pope remembers Pakistani minister; bishops recognize him as martyr
Sara Angle
20:32 07/03/2011
Pope Benedict XVI delivers his blessing after leading the Angelus prayer from the window of his apartment overlooking St. Peter's Square at the Vatican March 6.
VATICAN CITY (CNS) --Pope Benedict XVI prayed that the assassination of Pakistan's minister for minorities would awaken people's consciences to the need to protect the freedom of religious minorities.
"I ask the Lord Jesus that the moving sacrifice of the life of the Pakistani minister, Shahbaz Bhatti, will awaken in people's consciences courage and a commitment to safeguarding the religious freedom of all men and women and, in that way, promote their equal dignity," the pope said March 6 during his midday Angelus address.
A radical Muslim group is suspected of murdering Bhatti, who was killed in his car in Islamabad March 2. He was the first Catholic to serve as minister for minorities and was outspoken against Pakistan's anti-blasphemy laws, which Christians say have been used to persecute religious minorities.
Jesuit Father Federico Lombardi, Vatican spokesman, said Bhatti will be remembered as "a valiant witness of faith and justice."
Bhatti was the second Pakistani official to be assassinated for opposing the anti-blasphemy laws. Salman Taseer, a Muslim and governor of Punjab province, was killed Jan. 4.
In a commentary for Vatican television, Father Lombardi said the fact that a Christian and a Muslim both died for the same cause is a "spark of hope" for working for respect for human rights.
"This is no longer just a dialogue of mutual knowledge or a dialogue in commitment for the common good; from a dialogue in life we pass to the dialogue of witness in death, to the price of one's own blood so that the name of God not be distorted as an instrument of injustice," he said.
Meanwhile, an official of bishops' conference of Pakistan said the body would meet in late March to review a proposal to ask the Vatican formally to identify Bhatti as a martyr.
Bishop Andrew Francis of Multan, president of the bishops' Commission for Interreligious Dialogue, drafted the proposal and told the Vatican's missionary news agency, Fides, "Bhatti is a man who gave his life for his crystalline faith in Jesus Christ. It is up to us, the bishops, to tell his story and experience to the church in Rome, to call for official recognition of his martyrdom."
Catholic bishops in the United States and Canada were among those who spoke out against Bhatti's murder, noting that he had promoted interfaith dialogue. Canadian bishops also encouraged Prime Minister Stephen Harper to ensure that Canadian foreign policy officials make clear that religious freedom is promoted in meetings with officials of other governments.
VATICAN CITY (CNS) --Pope Benedict XVI prayed that the assassination of Pakistan's minister for minorities would awaken people's consciences to the need to protect the freedom of religious minorities.
"I ask the Lord Jesus that the moving sacrifice of the life of the Pakistani minister, Shahbaz Bhatti, will awaken in people's consciences courage and a commitment to safeguarding the religious freedom of all men and women and, in that way, promote their equal dignity," the pope said March 6 during his midday Angelus address.
A radical Muslim group is suspected of murdering Bhatti, who was killed in his car in Islamabad March 2. He was the first Catholic to serve as minister for minorities and was outspoken against Pakistan's anti-blasphemy laws, which Christians say have been used to persecute religious minorities.
Jesuit Father Federico Lombardi, Vatican spokesman, said Bhatti will be remembered as "a valiant witness of faith and justice."
Bhatti was the second Pakistani official to be assassinated for opposing the anti-blasphemy laws. Salman Taseer, a Muslim and governor of Punjab province, was killed Jan. 4.
In a commentary for Vatican television, Father Lombardi said the fact that a Christian and a Muslim both died for the same cause is a "spark of hope" for working for respect for human rights.
"This is no longer just a dialogue of mutual knowledge or a dialogue in commitment for the common good; from a dialogue in life we pass to the dialogue of witness in death, to the price of one's own blood so that the name of God not be distorted as an instrument of injustice," he said.
Meanwhile, an official of bishops' conference of Pakistan said the body would meet in late March to review a proposal to ask the Vatican formally to identify Bhatti as a martyr.
Bishop Andrew Francis of Multan, president of the bishops' Commission for Interreligious Dialogue, drafted the proposal and told the Vatican's missionary news agency, Fides, "Bhatti is a man who gave his life for his crystalline faith in Jesus Christ. It is up to us, the bishops, to tell his story and experience to the church in Rome, to call for official recognition of his martyrdom."
Catholic bishops in the United States and Canada were among those who spoke out against Bhatti's murder, noting that he had promoted interfaith dialogue. Canadian bishops also encouraged Prime Minister Stephen Harper to ensure that Canadian foreign policy officials make clear that religious freedom is promoted in meetings with officials of other governments.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xuân muộn: Buổi gặp mặt đầu năm Tân Mão của Nhóm Phát Diệm tại Sài Gòn
Ban Liên Lạc
09:53 07/03/2011
Xuân Muộn: Buổi gặp mặt đầu năm Tân Mão của Nhóm Phát Diệm tại Sài Gòn
Tết đã trôi qua trọn một tháng, tưởng rằng hết Tết là hết xuân, nhưng không ngờ rằng xuân vẫn đến và vẫn còn với Nhóm Giới trẻ Sài Gòn trong ngày gặp mặt đầu năm Chủ nhật 6/3/2011 tại Trụ sở Phát Diệm.
Mùa xuân vẫn còn khi trong hội trường sinh hoạt có một cây đào, một cây mai vàng « nở » muộn. Xuân vẫn còn trong những ánh mắt nụ cười trên những khuôn mặt rạng rỡ của 82 anh chị em Phát Diệm.
Xuân vẫn còn với Nhóm Giới trẻ Phát Diệm, ngay cả khi áp lực của mùa thi không nhỏ của các bạn sinh viên vẫn còn đó, khi công việc lao động của những người công nhân vẫn đè nặng trên vai họ.
Xuân vẫn còn khi họ đơn sơ cùng nhau nắm tay nhau, bá vai nhau làm cử điệu dưới sự hướng dẫn của MC Minh Dưỡng và Văn Chu. Những vũ điệu thể hiện sự đơn sơ, làm nhiều người nhớ đến thuở đi học mẫu giáo xa xưa. Sự đơn sơ trong sáng và thân tình của họ như đang diễn tả lời Thánh vịnh:
« Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay
Anh em được sống vui vầy bên nhau »
Xem hình giới trẻ Phát Diệm họp mặt tại Sàigòn
Xa giáo phận mẹ hơn 2000 cây số, nhưng khoảng cách không ngăn được con tim của mỗi người con Phát Diệm nhớ về mẹ Phát Diệm. Anh chị em Phát Diệm Sài Gòn hướng lòng về giáo phận Mẹ bằng việc hưởng ứng việc học và sống Lời Chúa do Đức Cha Giuse khởi xướng. Việc chia sẻ kinh nghiệm sống Lời Chúa là một phần « đinh » của chương trình 6/3. Sau khi hát kinh Chúa Thánh Thần, cả nhóm cùng nhau đọc đoạn Tin Mừng Mt 7,21-27. Sau đó 82 thành viên chia thành 5 nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn của các Nhóm trưởng Minh Huy, Văn Chu, Văn Biên, Văn Toàn.
Một điều thực tế về tâm lý: chỉ khi ở những nhóm nhỏ, các bạn mới dám bộc bạch một cách cởi mở.
« Đã có lúc tôi nghĩ: bằng trí thông minh và năng lực, cộng với sự cần mẫn của mình, tôi thừa sức xây dựng cuộc đời của mình tốt đẹp, hạnh phúc, giầu có mà không cần đến Chúa. Nhưng rồi, khi sắp tốt nghiệp đại học, một sự kiện lớn xảy ra là người yêu tôi ngỏ lời chia tay. Tôi đau khổ mà không giải thích nổi tại sao người mình yêu thương nhất lại bỏ mình. Sau này, khi nguôi ngoai chuyện tình cảm, tôi mới ngộ ra một điều: con người có thể làm được nhiều chuyện, nhưng con người bất lực trước đau khổ. Dần dần tôi nghiệm ra một điều: chỉ có mình Thiên Chúa không bao giờ phản bội mình; chỉ có mình Chúa yêu thương mình vô điều kiện, còn người đời, chỉ cần một chút va chạm với người ta là người ta vùi dập mình xuống tận bùn đen. Chỉ những gì Chúa nói là không bao giờ sai.»
Buổi chia sẻ Lời Chúa được kết thúc bởi phần đúc kết theo nhóm lớn. 5 thuyết trình viên rất tự tin trình bày những ý kiến của nhóm nhỏ của mình. Tiếp theo, phần thinh lặng, nghe thánh ca, nghe suy niệm, cầu nguyện tự phát… giúp anh chị em lắng đọng tâm hồn hướng về Chúa.
Theo như thông báo, cha Bảo Vinh DCCT dâng Thánh lễ, nhưng vì Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn có tang, nên Cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, một linh mục DCCT Hà Nội, một linh mục trẻ yêu giới trẻ đã đến dâng lễ. Với ngôn ngữ trẻ, tâm tình trẻ, Cha để lại cho con dân Phát Diệm tại Sài Gòn nhiều ấn tượng.
Hà Nội đang có một sự kiện thu hút sự chú ý của nhiều người, đó là sự kiện cụ rùa Hồ Gươm. Rùa già, rùa chết, đó là lẽ thường tình. Vấn đề là người ta ra sức thiêng liêng hóa con rùa. Ở quê hương Ninh Bình có chùa Bái Đính mới xây rất đồ sộ. Người ta dựng chùa hoành tráng chưa chắc vì mục đích thờ kính Đức Phật mà vì lợi lộc tiền bạc. Người Công giáo chúng ta cũng hãy thận trọng: không cẩn thận chúng ta đi đạo không phải vì yêu mến Chúa mà vì những nhu cầu xin xỏ. Có một cô bé 14 tuổi viết thư xin Chúa: « Con yêu một bạn trong lớp. Xin Chúa cho bạn ấy để ý đến con ». Cầu xin Chúa như thế là việc tốt, thể hiện niềm tin vào Chúa. Nhưng vấn đề chính của việc sống đạo là để vâng theo thánh ý Chúa. Đi đạo không phải chỉ để xin Chúa thỏa mãn những nhu cầu lợi lộc cá nhân nhất thời.
Cái tóc trên đầu rụng xuống cũng là do ý Chúa. Cái tóc chẳng là gì so với con người. Vậy, anh chị em Phát Diệm quy tụ ở nơi đây cũng là do ý Chúa. Việc quy tụ giúp chúng ta có trách nhiệm với nhau, có liên đới với nhau nhiều mặt.
Sau Thánh lễ là một tiệc trà thân mật, lãng mạn: nhạc trữ tình, nến vàng, hoa tươi, rượu vang, bánh Pháp, trà…Có lẽ, sẽ lãng mạn hơn nếu không có những cái « zô » vang dậy. Nhưng, không « zô » thì không phải là sinh viên. Cái làm nên không khí của tiệc trà chính là mọi người gặp nhau, chia sẻ với nhau mọi chuyện, nhất là việc đi tĩnh tâm tại Dòng La San vào Chủ nhật tuần sau 13/03/2011.
Xin Chúa cùng đồng hành với chúng con. Xin cho anh chị em Phát Diệm chúng con biết khiêm nhường nhận ra chính mình để giao hòa với Chúa, với anh chị em mình, để sống một Mùa Chay thánh thiện, đẹp lòng Chúa.
Sài Gòn 7/03/2011
Ban Liên Lạc Nhóm Giới trẻ Phát Diệm tại Sài Gòn
Mùa xuân vẫn còn khi trong hội trường sinh hoạt có một cây đào, một cây mai vàng « nở » muộn. Xuân vẫn còn trong những ánh mắt nụ cười trên những khuôn mặt rạng rỡ của 82 anh chị em Phát Diệm.
Xuân vẫn còn với Nhóm Giới trẻ Phát Diệm, ngay cả khi áp lực của mùa thi không nhỏ của các bạn sinh viên vẫn còn đó, khi công việc lao động của những người công nhân vẫn đè nặng trên vai họ.
Xuân vẫn còn khi họ đơn sơ cùng nhau nắm tay nhau, bá vai nhau làm cử điệu dưới sự hướng dẫn của MC Minh Dưỡng và Văn Chu. Những vũ điệu thể hiện sự đơn sơ, làm nhiều người nhớ đến thuở đi học mẫu giáo xa xưa. Sự đơn sơ trong sáng và thân tình của họ như đang diễn tả lời Thánh vịnh:
« Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay
Anh em được sống vui vầy bên nhau »
Xem hình giới trẻ Phát Diệm họp mặt tại Sàigòn
Xa giáo phận mẹ hơn 2000 cây số, nhưng khoảng cách không ngăn được con tim của mỗi người con Phát Diệm nhớ về mẹ Phát Diệm. Anh chị em Phát Diệm Sài Gòn hướng lòng về giáo phận Mẹ bằng việc hưởng ứng việc học và sống Lời Chúa do Đức Cha Giuse khởi xướng. Việc chia sẻ kinh nghiệm sống Lời Chúa là một phần « đinh » của chương trình 6/3. Sau khi hát kinh Chúa Thánh Thần, cả nhóm cùng nhau đọc đoạn Tin Mừng Mt 7,21-27. Sau đó 82 thành viên chia thành 5 nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn của các Nhóm trưởng Minh Huy, Văn Chu, Văn Biên, Văn Toàn.
Một điều thực tế về tâm lý: chỉ khi ở những nhóm nhỏ, các bạn mới dám bộc bạch một cách cởi mở.
« Đã có lúc tôi nghĩ: bằng trí thông minh và năng lực, cộng với sự cần mẫn của mình, tôi thừa sức xây dựng cuộc đời của mình tốt đẹp, hạnh phúc, giầu có mà không cần đến Chúa. Nhưng rồi, khi sắp tốt nghiệp đại học, một sự kiện lớn xảy ra là người yêu tôi ngỏ lời chia tay. Tôi đau khổ mà không giải thích nổi tại sao người mình yêu thương nhất lại bỏ mình. Sau này, khi nguôi ngoai chuyện tình cảm, tôi mới ngộ ra một điều: con người có thể làm được nhiều chuyện, nhưng con người bất lực trước đau khổ. Dần dần tôi nghiệm ra một điều: chỉ có mình Thiên Chúa không bao giờ phản bội mình; chỉ có mình Chúa yêu thương mình vô điều kiện, còn người đời, chỉ cần một chút va chạm với người ta là người ta vùi dập mình xuống tận bùn đen. Chỉ những gì Chúa nói là không bao giờ sai.»
Buổi chia sẻ Lời Chúa được kết thúc bởi phần đúc kết theo nhóm lớn. 5 thuyết trình viên rất tự tin trình bày những ý kiến của nhóm nhỏ của mình. Tiếp theo, phần thinh lặng, nghe thánh ca, nghe suy niệm, cầu nguyện tự phát… giúp anh chị em lắng đọng tâm hồn hướng về Chúa.
Theo như thông báo, cha Bảo Vinh DCCT dâng Thánh lễ, nhưng vì Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn có tang, nên Cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, một linh mục DCCT Hà Nội, một linh mục trẻ yêu giới trẻ đã đến dâng lễ. Với ngôn ngữ trẻ, tâm tình trẻ, Cha để lại cho con dân Phát Diệm tại Sài Gòn nhiều ấn tượng.
Hà Nội đang có một sự kiện thu hút sự chú ý của nhiều người, đó là sự kiện cụ rùa Hồ Gươm. Rùa già, rùa chết, đó là lẽ thường tình. Vấn đề là người ta ra sức thiêng liêng hóa con rùa. Ở quê hương Ninh Bình có chùa Bái Đính mới xây rất đồ sộ. Người ta dựng chùa hoành tráng chưa chắc vì mục đích thờ kính Đức Phật mà vì lợi lộc tiền bạc. Người Công giáo chúng ta cũng hãy thận trọng: không cẩn thận chúng ta đi đạo không phải vì yêu mến Chúa mà vì những nhu cầu xin xỏ. Có một cô bé 14 tuổi viết thư xin Chúa: « Con yêu một bạn trong lớp. Xin Chúa cho bạn ấy để ý đến con ». Cầu xin Chúa như thế là việc tốt, thể hiện niềm tin vào Chúa. Nhưng vấn đề chính của việc sống đạo là để vâng theo thánh ý Chúa. Đi đạo không phải chỉ để xin Chúa thỏa mãn những nhu cầu lợi lộc cá nhân nhất thời.
Cái tóc trên đầu rụng xuống cũng là do ý Chúa. Cái tóc chẳng là gì so với con người. Vậy, anh chị em Phát Diệm quy tụ ở nơi đây cũng là do ý Chúa. Việc quy tụ giúp chúng ta có trách nhiệm với nhau, có liên đới với nhau nhiều mặt.
Sau Thánh lễ là một tiệc trà thân mật, lãng mạn: nhạc trữ tình, nến vàng, hoa tươi, rượu vang, bánh Pháp, trà…Có lẽ, sẽ lãng mạn hơn nếu không có những cái « zô » vang dậy. Nhưng, không « zô » thì không phải là sinh viên. Cái làm nên không khí của tiệc trà chính là mọi người gặp nhau, chia sẻ với nhau mọi chuyện, nhất là việc đi tĩnh tâm tại Dòng La San vào Chủ nhật tuần sau 13/03/2011.
Xin Chúa cùng đồng hành với chúng con. Xin cho anh chị em Phát Diệm chúng con biết khiêm nhường nhận ra chính mình để giao hòa với Chúa, với anh chị em mình, để sống một Mùa Chay thánh thiện, đẹp lòng Chúa.
Sài Gòn 7/03/2011
Ban Liên Lạc Nhóm Giới trẻ Phát Diệm tại Sài Gòn
Thánh lễ an táng Cha Cao Vĩnh Phan
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:13 07/03/2011
PHAN THIẾT - Người xưa thường nói: “Sinh ký,tử quy”, sống gởi thác về.Cuộc sống con người ở đời này chỉ là tạm bợ.Trần gian là nơi ta sống đợ ở nhờ, để rồi sẽ ra đi,về cõi vĩnh hằng.
Xem hình ảnh
Hôm nay ngày 7.3.2011, Thánh Lễ An Táng Cha JB Cao Vĩnh Phan được cử hành tại Nhà thờ Vinh an Giáo phận Phan thiết. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan cùng đồng tế với gần 100 linh mục. Đông đảo tu sĩ nam nữ, thân nhân và bà con giáo dân nhiều giáo xứ cùng hiệp dâng thánh lễ và tiễn đưa cha già về an nghĩ nơi nghĩa trang linh mục giáo phận. Giữa màu tím lễ phục, màu trắng khăn tang và nhiều sắc màu của những vòng hoa thương tiếc, thánh lễ an táng ánh lên niềm tín thác trong mầu nhiệm hiệp thông.
Cha JB đã bước qua ngưỡng cửa sự chết để về với Thiên Chúa sau hành trình 88 năm tuổi đời và 48 năm linh mục.
Ngài sinh ngày 10.4.1924, tại Gia hưng, Quãng bình.
1942-1952: Trường tập Xuân phong Phủ diễn, Xã đoài, Nghệ an.
1957-1963: Học Đại chủng viện Lê Bảo Tịnh, Xuân bích, Huế.
31.5.1963: Thụ phong Linh mục tại Xuân bích, Huế.
1964: Phó xứ Hiệp an, Phan Thiết.
1969: Quản xứ Hiệp an, Hiệu trưởng trường Trung học Tinh hoa.
1972: Quản xứ giáo xứ Vinh tân, Hiệu trưởng trường Trung học Vinh tân.
1975: Quản xứ Giáo xứ Thánh mẫu, Phan Thiết.
1992: Quản xứ Giáo xứ Mũi né.
20.7.1993: Dưỡng bệnh, Nhà hưu dưỡng Chí Hòa, Sài Gòn.
7.8.2009: Nhà Hưu dưỡng Phan Thiết
Qua đời lúc 9g ngày 5.3.2011 tại nhà Hưu dưỡng Phan thiết.
Đức cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin Mừng Ga 11,1-26.
Kính thưa cộng đoàn, người ta vẫn bảo: “buồn như đưa đám”; mà buồn thật. Đó là nỗi buồn quặn thắt như mất một điều quý giá trong đời. Và đó cũng là nỗi buồn bâng khuâng, nhìn người bỗng nghĩ đến mình: nay người mai ta. Nhưng trong Thánh lễ an táng Cha GIOAN BAOTIXITA, qua lời Chúa Giêsu nêu lên trong Phúc âm: “Ai tin Ta dù có chết cũng sẽ được sống”, cộng đoàn chúng ta thấy sáng lên những xác tín.
Xác tín thứ nhất: Không ai được miễn chuẩn khỏi phải chết cả.
Theo ngôn ngữ mọi dân tộc, có lẽ tiếng người ta ngại được nghe nhất đó là tiếng biểu lộ phận người dòn mỏng, tiếng chết. Nó diễn tả cuộc đời mong manh nay còn mai mất, như gió thoảng như mây trôi, theo kiểu của Thánh vịnh là như “hoa sớm nở chiều tàn”. Vì thế mới có tiếc thương chia buồn mỗi khi có tang chế. Nhưng chết cũng là tiếng nói xác thực nhất về quy luật của đời người, hễ có sinh phải có tử, đã có khởi đầu phải có kết thúc, đã có lúc đến thì sẽ có lúc ra đi. Tôi biết tôi sẽ phải chết cho dẫu tôi chẳng biết rõ ngày giờ nào, phương cách nào, cả một mầu nhiệm bao trùm. Chết là dấu chấm hết nghiệt ngã biểu lộ sự thất bại, sự dứt tình, sự dở dang. Có đạo hay không có đạo cũng tự nhiên coi đây là một nỗi đau. Chả thế mà nhà Phật coi “sinh, lão, bệnh, tử” như là những chặng đường khổ ải. Và nhà ngoan đạo như gia đình chị em cô Matta, Maria trong bài Phúc âm cũng không ngăn nổi dòng lệ khi tiễn đưa người thân là Lazarô tới nơi an nghỉ.
Xác tín thứ hai: Sự sống thay đổi chứ không bị mất đi.
Chết tự nhiên là thế, xem ra “đầy uy lực khắp nơi tung hoành”. Ở nhà, tuổi già khuất đi như Cha GIOAN BAOTIXITA đây đã đành, ra đường xe cán cục gạch văng vào cổ đứt động mạch chết như chàng thanh niên đâu đó tuần rồi ở chỗ ngã 2 quả là bất ngờ. Chết chẳng tha ai, nhưng có một Đấng đã chết và đã chiến thắng sự chết, mở ra cho nhân loại cánh cửa của sự sống bất diệt, ở đó sự chết không còn chút uy lực mảy may nào. Đấng ấy chính là Đức Kitô, là Đấng Phục sinh, là Chúa chúng ta. Nếu như sinh thời Chúa Giêsu đã không ngừng cận kề với nỗi đau của cuộc sống nhân loại, đến nỗi đụng chạm đến cái chết để trả lại sự sống cho Lazarô, thì khi Người bước vào sự sống vinh quang, Người cũng không ngừng kề cận với niềm vui sự sống, sự sống của nhân loại mới đang bừng lên từ Người và trong Người. Điều này cho chúng ta xác tín thêm: từ Chúa Kitô, chết không còn là dấu chấm hết nữa, mà chỉ là một dấu sang trang. Khi những trang đời này khép lại thì trang ân sủng mở ra. Khi những cố gắng của con người không còn mang lại hiệu quả nữa thì đó là lúc sáng tỏ lên lòng xót thương của Thiên Chúa. Trong Chúa Kitô, chết như vậy không còn là mất đi mà chỉ là đổi thay, không còn là đứt gánh mà đã là nhịp cầu bắc qua bờ bên kia sức sống phong phú bội phần. Sự sống ấy như vừa có gì vẫn kết nối nhưng cũng vừa có gì khác lạ, mới mẻ đến bất ngờ. Chúa Giêsu đâu đó đã dùng hình tượng của hạt lúa để ví von, để muốn chuyển tiếp từ sự chết sang sự sống mới này, và quả thật, Ngài chính là hạt lúa năm xưa đã mục nát đi trong mầu nhiệm Tử nạn để rồi trổ bông trong sự sống, trong sự Phục sinh. Kitô hữu chúng ta, trong đó có Cha GIOAN BAOTIXITA đây cũng là những hạt lúa hôm nay chấp nhận phải mục nát đi để trổ sinh hoa trái dồi dào trong cuộc sống mới.
Xác tín thứ ba: Từ trong sự chết sáng lên niềm tin.
Sự sống là mầu nhiệm nên phải dùng hình ảnh để mà diễn tả. Sự sống chẳng hiển nhiên cho mắt ta được thấy, cho tay ta được đụng chạm vào. Chính vì thế, điều quan trọng cho mọi tín hữu hôm nay chính là niềm tin. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy… Tin như thế không phải là duy ý chí, ráng vận dụng trí lực để tin vào điều thần học hay là vô lý không thể kiểm nghiệm được bằng khoa học. Tin mà kiểm nghiệm được thì không còn là đức tin Công giáo nữa, mà là trở thành hệ thống kiến thức mất rồi. Nhưng tin rằng dù có chết xác thân hôm nay vẫn sống yên ổn đến muôn thuở như đang diễn ra trong Thánh lễ an táng đây là cả một tuyên xưng vào mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô, vốn vượt lên trên lẽ thường tình, để chỉ bám víu vào hồng ân và tình thương của Thiên Chúa, tình thương ấy chính là tình thương cứu độ. Thiên Chúa là Đấng phát sinh con người, Ngài cũng cho con người vận số tích cực là sống đẹp hôm nay để có thể sống mãi mai sau. Thiên Chúa là Đấng đã Phục sinh Đức Kitô cũng khai mào định luật vươn lên để ai tin vào Chúa Kitô thì dù có chết hôm nay cũng sẽ được sống mai ngày. Thiên Chúa hằng sống cho ta hy vọng tin yêu để ai sống cho Chúa trong cuộc sống này cũng sẽ được sống với Chúa trong cuộc sống đời đời.
Thưa cộng đoàn, đó là ba xác tín chia sẻ Tin Mừng trong Thánh lễ hôm nay, thể hiện qua ba động từ: “chết, sống, tin” trong lời Chúa Giêsu năm xưa trước việc cho Lazarô trổi sinh. Đó chính là lời công bố chân lý: Thiên Chúa là Đấng sống và là Đấng làm cho con người được sống. Đồng thời cũng là ba xác tín chúng ta lặp lại để tuyên xưng vào sự sống đời đời trong Thánh lễ an táng Cha GIOAN BAOTIXITA hôm nay. “Ai sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ”. Cha GIOAN BAOTIXITA sinh thời đã thể hiện một đức tin tròn đầy, 88 năm tuổi đời, trong đó 48 năm Linh mục là cả một quá trình cống hiến, cống hiến mục vụ, cống hiến trong sự liên đới hiệp thông, và ngay cả trong thao thức đối thoại liên tôn với các tôn giáo bạn. Bây giờ ngài nhắm mắt xuôi tay rồi sẽ được dẫn vào sự sống của Thiên Chúa. Với tang quyến, như là cô Matta năm xưa, chúng ta tin vào Thiên Chúa nguồn sống cho dẫu trước mắt là cảnh đau thương của giọt nước mắt chia lìa, vẫn cứ là câu tiếc nuối trên vòng hoa kính viếng, vẫn cứ là màu tiếc thương của vành khăn xô tiễn biệt. Cùng với Linh mục đoàn, trong đó có Đức Cha Phaolô tiền nhiệm, có Cha niên trưởng và quý Cha đang hiện diện nơi đây, xin được cám ơn Cha GIOAN BAOTIXITA vì những đóng góp mục vụ tại các giáo xứ ngài đã đón nhận. Và xin như nén hương kinh tháp tùng Cha vào cuộc sống vĩnh phúc, ở đó có mầu nhiệm các Thánh cùng thông công, Cha nhận được tình thương thanh tẩy của Thiên Chúa, và khi đó chắc chắn Cha không quên nối linh thiêng vào đời, bằng việc ban lại cho mọi người thân yêu của Cha những lời cầu nguyện, hiệp thông, nâng đỡ.
Hơn lúc nào hết thưa cộng đoàn, khi người ta gần gũi với Thiên Chúa thì cũng là lúc người ta gần gũi với anh chị em Kitô hữu của mình hơn cả. Và đó thiết nghĩ chính là cuộc sống dồi dào, dồi dào của nhận được và cho đi, dồi dào của cá nhân và tập thể, cũng như dồi dào của hôm nay và của đời đời. Trong niềm tin ấy, xin cầu chúc Cha GIOAN BAOTIXITA chuyến đi bình an và hạnh phúc. Amen.
Sau nghi thức tiễn biệt, cả cộng đoàn phụng vụ cùng trầm tư tĩnh lặng trên đoạn đường dài tiễn cha già đến nghĩa trang linh mục Giáo phận thuộc giáo xứ Vinh an. Cảm giác khi đứng trước nghĩa trang giữa rừng cây xanh um cũng thật đặc biệt. Những nấm mồ của các linh mục đã an giấc ngàn thu gây ấm lòng. Nghĩa trang như nối dài cuộc sống bình thường đến cõi thiêng liêng.
Mồ mả là chốn thiêng liêng nhất trong tâm thức người Việt. Mồ yên mả đẹp bao giờ cũng là phần thưởng lớn nhất và cũng là cuối cùng của một đời người. Trong mạch thời gian, sự sống và cái chết đổi chỗ lẫn nhau. Sự sống thay đổi chứ không mất đi.
Sự tôn trọng đối với người đã chết hòa chung với sự tôn trọng đối với người còn sống. Những ngôi mộ các linh mục nằm gần gũi giữa cây xanh ruộng đồng nương rẫy. Một vòng đời đi qua, giống như một đoạn đường từ nhà ra đồng ruộng, lên rừng, rồi lại về nhà... Con người sinh ra ở trần gian không phải để rồi vĩnh viễn cư ngụ tại đó, trái lại, đây chỉ là khởi đầu một cuộc hành trình về với Chúa.
Một cuộc sống hiến dâng phục vụ được tưởng thưởng bằng một cái chết bình yên. Trong sự tiễn đưa ấm áp của các Giám mục, linh mục đoàn, tu sĩ nam nữ, những người thân yêu, trong sự đón nhận cũng ấm áp của đất trời...cha già JB thật sự vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu. Chính trong khát vọng về với Thiên Chúa, cội nguồn sự sống mà thi sĩ Tagore đã dâng lời kinh tha thiết:
Như đàn hạc hoài hương
Bay thẳng về tổ ấm
Trên đỉnh núi vút cao
Qua vùng trời thăm thẳm
Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali 103,4).
Dự một lễ tang,cảm nghiệm rằng mỗi người rồi cũng sẽ chết,thân xác tan rã trở về cát bụi.Chúng ta tự hỏi: những gì còn lại để mình mang theo vào thế giới bên kia xây dựng ngôi nhà vĩnh cửu có Đấng Hằng Sống ngự trị ? Có một bia một khắc 3 câu: Những gì tôi đã tích trữ nay không còn nữa. Những gì tôi đã mua sắm nay người khác sử dụng.
Những gì tôi cho đi nay là của tôi.
Cuộc đời “cho đi” 48 năm mục tử của cha già JB in đậm nét yêu thương qua những nẻo đường phục vụ. Hành trang quý báu ấy đưa ngài vào Nhà Cha hưởng niềm vui Nước Trời.
Xem hình ảnh
Hôm nay ngày 7.3.2011, Thánh Lễ An Táng Cha JB Cao Vĩnh Phan được cử hành tại Nhà thờ Vinh an Giáo phận Phan thiết. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan cùng đồng tế với gần 100 linh mục. Đông đảo tu sĩ nam nữ, thân nhân và bà con giáo dân nhiều giáo xứ cùng hiệp dâng thánh lễ và tiễn đưa cha già về an nghĩ nơi nghĩa trang linh mục giáo phận. Giữa màu tím lễ phục, màu trắng khăn tang và nhiều sắc màu của những vòng hoa thương tiếc, thánh lễ an táng ánh lên niềm tín thác trong mầu nhiệm hiệp thông.
Cha JB đã bước qua ngưỡng cửa sự chết để về với Thiên Chúa sau hành trình 88 năm tuổi đời và 48 năm linh mục.
Ngài sinh ngày 10.4.1924, tại Gia hưng, Quãng bình.
1942-1952: Trường tập Xuân phong Phủ diễn, Xã đoài, Nghệ an.
1957-1963: Học Đại chủng viện Lê Bảo Tịnh, Xuân bích, Huế.
31.5.1963: Thụ phong Linh mục tại Xuân bích, Huế.
1964: Phó xứ Hiệp an, Phan Thiết.
1969: Quản xứ Hiệp an, Hiệu trưởng trường Trung học Tinh hoa.
1972: Quản xứ giáo xứ Vinh tân, Hiệu trưởng trường Trung học Vinh tân.
1975: Quản xứ Giáo xứ Thánh mẫu, Phan Thiết.
1992: Quản xứ Giáo xứ Mũi né.
20.7.1993: Dưỡng bệnh, Nhà hưu dưỡng Chí Hòa, Sài Gòn.
7.8.2009: Nhà Hưu dưỡng Phan Thiết
Qua đời lúc 9g ngày 5.3.2011 tại nhà Hưu dưỡng Phan thiết.
Đức cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin Mừng Ga 11,1-26.
Kính thưa cộng đoàn, người ta vẫn bảo: “buồn như đưa đám”; mà buồn thật. Đó là nỗi buồn quặn thắt như mất một điều quý giá trong đời. Và đó cũng là nỗi buồn bâng khuâng, nhìn người bỗng nghĩ đến mình: nay người mai ta. Nhưng trong Thánh lễ an táng Cha GIOAN BAOTIXITA, qua lời Chúa Giêsu nêu lên trong Phúc âm: “Ai tin Ta dù có chết cũng sẽ được sống”, cộng đoàn chúng ta thấy sáng lên những xác tín.
Xác tín thứ nhất: Không ai được miễn chuẩn khỏi phải chết cả.
Theo ngôn ngữ mọi dân tộc, có lẽ tiếng người ta ngại được nghe nhất đó là tiếng biểu lộ phận người dòn mỏng, tiếng chết. Nó diễn tả cuộc đời mong manh nay còn mai mất, như gió thoảng như mây trôi, theo kiểu của Thánh vịnh là như “hoa sớm nở chiều tàn”. Vì thế mới có tiếc thương chia buồn mỗi khi có tang chế. Nhưng chết cũng là tiếng nói xác thực nhất về quy luật của đời người, hễ có sinh phải có tử, đã có khởi đầu phải có kết thúc, đã có lúc đến thì sẽ có lúc ra đi. Tôi biết tôi sẽ phải chết cho dẫu tôi chẳng biết rõ ngày giờ nào, phương cách nào, cả một mầu nhiệm bao trùm. Chết là dấu chấm hết nghiệt ngã biểu lộ sự thất bại, sự dứt tình, sự dở dang. Có đạo hay không có đạo cũng tự nhiên coi đây là một nỗi đau. Chả thế mà nhà Phật coi “sinh, lão, bệnh, tử” như là những chặng đường khổ ải. Và nhà ngoan đạo như gia đình chị em cô Matta, Maria trong bài Phúc âm cũng không ngăn nổi dòng lệ khi tiễn đưa người thân là Lazarô tới nơi an nghỉ.
Xác tín thứ hai: Sự sống thay đổi chứ không bị mất đi.
Chết tự nhiên là thế, xem ra “đầy uy lực khắp nơi tung hoành”. Ở nhà, tuổi già khuất đi như Cha GIOAN BAOTIXITA đây đã đành, ra đường xe cán cục gạch văng vào cổ đứt động mạch chết như chàng thanh niên đâu đó tuần rồi ở chỗ ngã 2 quả là bất ngờ. Chết chẳng tha ai, nhưng có một Đấng đã chết và đã chiến thắng sự chết, mở ra cho nhân loại cánh cửa của sự sống bất diệt, ở đó sự chết không còn chút uy lực mảy may nào. Đấng ấy chính là Đức Kitô, là Đấng Phục sinh, là Chúa chúng ta. Nếu như sinh thời Chúa Giêsu đã không ngừng cận kề với nỗi đau của cuộc sống nhân loại, đến nỗi đụng chạm đến cái chết để trả lại sự sống cho Lazarô, thì khi Người bước vào sự sống vinh quang, Người cũng không ngừng kề cận với niềm vui sự sống, sự sống của nhân loại mới đang bừng lên từ Người và trong Người. Điều này cho chúng ta xác tín thêm: từ Chúa Kitô, chết không còn là dấu chấm hết nữa, mà chỉ là một dấu sang trang. Khi những trang đời này khép lại thì trang ân sủng mở ra. Khi những cố gắng của con người không còn mang lại hiệu quả nữa thì đó là lúc sáng tỏ lên lòng xót thương của Thiên Chúa. Trong Chúa Kitô, chết như vậy không còn là mất đi mà chỉ là đổi thay, không còn là đứt gánh mà đã là nhịp cầu bắc qua bờ bên kia sức sống phong phú bội phần. Sự sống ấy như vừa có gì vẫn kết nối nhưng cũng vừa có gì khác lạ, mới mẻ đến bất ngờ. Chúa Giêsu đâu đó đã dùng hình tượng của hạt lúa để ví von, để muốn chuyển tiếp từ sự chết sang sự sống mới này, và quả thật, Ngài chính là hạt lúa năm xưa đã mục nát đi trong mầu nhiệm Tử nạn để rồi trổ bông trong sự sống, trong sự Phục sinh. Kitô hữu chúng ta, trong đó có Cha GIOAN BAOTIXITA đây cũng là những hạt lúa hôm nay chấp nhận phải mục nát đi để trổ sinh hoa trái dồi dào trong cuộc sống mới.
Xác tín thứ ba: Từ trong sự chết sáng lên niềm tin.
Sự sống là mầu nhiệm nên phải dùng hình ảnh để mà diễn tả. Sự sống chẳng hiển nhiên cho mắt ta được thấy, cho tay ta được đụng chạm vào. Chính vì thế, điều quan trọng cho mọi tín hữu hôm nay chính là niềm tin. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy… Tin như thế không phải là duy ý chí, ráng vận dụng trí lực để tin vào điều thần học hay là vô lý không thể kiểm nghiệm được bằng khoa học. Tin mà kiểm nghiệm được thì không còn là đức tin Công giáo nữa, mà là trở thành hệ thống kiến thức mất rồi. Nhưng tin rằng dù có chết xác thân hôm nay vẫn sống yên ổn đến muôn thuở như đang diễn ra trong Thánh lễ an táng đây là cả một tuyên xưng vào mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô, vốn vượt lên trên lẽ thường tình, để chỉ bám víu vào hồng ân và tình thương của Thiên Chúa, tình thương ấy chính là tình thương cứu độ. Thiên Chúa là Đấng phát sinh con người, Ngài cũng cho con người vận số tích cực là sống đẹp hôm nay để có thể sống mãi mai sau. Thiên Chúa là Đấng đã Phục sinh Đức Kitô cũng khai mào định luật vươn lên để ai tin vào Chúa Kitô thì dù có chết hôm nay cũng sẽ được sống mai ngày. Thiên Chúa hằng sống cho ta hy vọng tin yêu để ai sống cho Chúa trong cuộc sống này cũng sẽ được sống với Chúa trong cuộc sống đời đời.
Thưa cộng đoàn, đó là ba xác tín chia sẻ Tin Mừng trong Thánh lễ hôm nay, thể hiện qua ba động từ: “chết, sống, tin” trong lời Chúa Giêsu năm xưa trước việc cho Lazarô trổi sinh. Đó chính là lời công bố chân lý: Thiên Chúa là Đấng sống và là Đấng làm cho con người được sống. Đồng thời cũng là ba xác tín chúng ta lặp lại để tuyên xưng vào sự sống đời đời trong Thánh lễ an táng Cha GIOAN BAOTIXITA hôm nay. “Ai sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ”. Cha GIOAN BAOTIXITA sinh thời đã thể hiện một đức tin tròn đầy, 88 năm tuổi đời, trong đó 48 năm Linh mục là cả một quá trình cống hiến, cống hiến mục vụ, cống hiến trong sự liên đới hiệp thông, và ngay cả trong thao thức đối thoại liên tôn với các tôn giáo bạn. Bây giờ ngài nhắm mắt xuôi tay rồi sẽ được dẫn vào sự sống của Thiên Chúa. Với tang quyến, như là cô Matta năm xưa, chúng ta tin vào Thiên Chúa nguồn sống cho dẫu trước mắt là cảnh đau thương của giọt nước mắt chia lìa, vẫn cứ là câu tiếc nuối trên vòng hoa kính viếng, vẫn cứ là màu tiếc thương của vành khăn xô tiễn biệt. Cùng với Linh mục đoàn, trong đó có Đức Cha Phaolô tiền nhiệm, có Cha niên trưởng và quý Cha đang hiện diện nơi đây, xin được cám ơn Cha GIOAN BAOTIXITA vì những đóng góp mục vụ tại các giáo xứ ngài đã đón nhận. Và xin như nén hương kinh tháp tùng Cha vào cuộc sống vĩnh phúc, ở đó có mầu nhiệm các Thánh cùng thông công, Cha nhận được tình thương thanh tẩy của Thiên Chúa, và khi đó chắc chắn Cha không quên nối linh thiêng vào đời, bằng việc ban lại cho mọi người thân yêu của Cha những lời cầu nguyện, hiệp thông, nâng đỡ.
Hơn lúc nào hết thưa cộng đoàn, khi người ta gần gũi với Thiên Chúa thì cũng là lúc người ta gần gũi với anh chị em Kitô hữu của mình hơn cả. Và đó thiết nghĩ chính là cuộc sống dồi dào, dồi dào của nhận được và cho đi, dồi dào của cá nhân và tập thể, cũng như dồi dào của hôm nay và của đời đời. Trong niềm tin ấy, xin cầu chúc Cha GIOAN BAOTIXITA chuyến đi bình an và hạnh phúc. Amen.
Sau nghi thức tiễn biệt, cả cộng đoàn phụng vụ cùng trầm tư tĩnh lặng trên đoạn đường dài tiễn cha già đến nghĩa trang linh mục Giáo phận thuộc giáo xứ Vinh an. Cảm giác khi đứng trước nghĩa trang giữa rừng cây xanh um cũng thật đặc biệt. Những nấm mồ của các linh mục đã an giấc ngàn thu gây ấm lòng. Nghĩa trang như nối dài cuộc sống bình thường đến cõi thiêng liêng.
Mồ mả là chốn thiêng liêng nhất trong tâm thức người Việt. Mồ yên mả đẹp bao giờ cũng là phần thưởng lớn nhất và cũng là cuối cùng của một đời người. Trong mạch thời gian, sự sống và cái chết đổi chỗ lẫn nhau. Sự sống thay đổi chứ không mất đi.
Sự tôn trọng đối với người đã chết hòa chung với sự tôn trọng đối với người còn sống. Những ngôi mộ các linh mục nằm gần gũi giữa cây xanh ruộng đồng nương rẫy. Một vòng đời đi qua, giống như một đoạn đường từ nhà ra đồng ruộng, lên rừng, rồi lại về nhà... Con người sinh ra ở trần gian không phải để rồi vĩnh viễn cư ngụ tại đó, trái lại, đây chỉ là khởi đầu một cuộc hành trình về với Chúa.
Một cuộc sống hiến dâng phục vụ được tưởng thưởng bằng một cái chết bình yên. Trong sự tiễn đưa ấm áp của các Giám mục, linh mục đoàn, tu sĩ nam nữ, những người thân yêu, trong sự đón nhận cũng ấm áp của đất trời...cha già JB thật sự vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu. Chính trong khát vọng về với Thiên Chúa, cội nguồn sự sống mà thi sĩ Tagore đã dâng lời kinh tha thiết:
Như đàn hạc hoài hương
Bay thẳng về tổ ấm
Trên đỉnh núi vút cao
Qua vùng trời thăm thẳm
Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali 103,4).
Dự một lễ tang,cảm nghiệm rằng mỗi người rồi cũng sẽ chết,thân xác tan rã trở về cát bụi.Chúng ta tự hỏi: những gì còn lại để mình mang theo vào thế giới bên kia xây dựng ngôi nhà vĩnh cửu có Đấng Hằng Sống ngự trị ? Có một bia một khắc 3 câu: Những gì tôi đã tích trữ nay không còn nữa. Những gì tôi đã mua sắm nay người khác sử dụng.
Những gì tôi cho đi nay là của tôi.
Cuộc đời “cho đi” 48 năm mục tử của cha già JB in đậm nét yêu thương qua những nẻo đường phục vụ. Hành trang quý báu ấy đưa ngài vào Nhà Cha hưởng niềm vui Nước Trời.
Theo chân các dự tòng
Bùi Phượng Hạc
14:38 07/03/2011
THEO CHÂN CÁC DỰ TÒNG
Sáng Chủ Nhật tươi hồng, mình được theo chân các dự tòng vừa lãnh nhận các nghi thức khởi đầu tiến trình gia nhập đạo vào CN thứ 8 thường niên, hành hương về Mằng Lăng quê hương Á Thánh Anrê Phú yên. Cha sở Trương đình Hiền luôn quan tâm đặc biệt đến các dự tòng và tân tòng trong Giáo xứ. Trong tổ chức mục vụ của giáo xứ có một ban chuyên trách (Ban Tân tòng-Dự tòng) lo lắng cho những mầm non đức tin. Hàng năm vào CN thứ 2 Phục Sinh ( CN về lòng thương xót của Thiên Chúa ) giáo xứ Tuy Hoà có ngày Đại Hội Tân Dự Tòng, một sinh hoạt mục vụ đặc biệt để hâm nóng lại “cái thuở ban đầu lưu luyến” với niềm tin ấy!
Chọn điểm đến là đền Á thánh Anrê Phú yên. Sau khi cha sở đãi bánh mì trứng, café sáng, anh em trực chỉ Mằng Lăng. 10h30 anh em dự tòng và các bạn đã đến sân nhà thờ Mằng lăng. Chào thăm cha sở và cha phó xong, anh em viếng thăm ngôi mộ cha Phêrô Bùi Huy Bích, người có công trùng tu Nhà thờ Mằng lăng; ngôi mộ sát chân đền Anrê Phú yên. Nằm dưới ngọn đồi nhân tạo, như một hang động, đó là đền Á Thánh Anrê. Trong tĩnh lặng thâm u, quá khứ người chứng thứ nhất như hiện về. Một tân tòng nhập đạo năm 15 tuổi, và chỉ 4 năm sau đã can đảm lấy máu đào để minh chứng cho niềm tin sắt son của mình. Đúng là lời rao giảng tuyệt vời về niềm tin vào Đức Kitô ! Trân trọng biết bao ( Body language) ! Dấu chỉ của thời đại. Bài hát cầu xin Chúa Thánh thần vang lên từ căn hầm, như một xác tín vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần đã làm rực sáng một vì sao mang tên mảnh đất Phú yên, như một lời tha thiết nguyện xin cho các bạn dự tòng can đảm hân hoan mở cửa để đón mời niềm tin Công Giáo, và cả chính chúng ta nữa. “Vì thế, cả tôi nữa,tôi cố gắng trước mặt Thiên Chúa và người ta,lương tâm tôi không có gì đáng chê trách” (Cv.24,16 ).
Rời căn hầm tôi vẫn còn miên man suy nghĩ về niềm tin của GH trải qua bao gian khổ. Đúng là “GH là một mầu nhiệm”. Những bước chân chập chững bước đi, đang ngồi nghỉ dưới chân vị chứng nhân vĩ đại của niềm tin: “Lấy tình yêu đáp trả tình yêu, đem mạng sống báo đền mạng sống”. Đẹp biết bao chúng em ngồi nghỉ trên đồi Anrê ! Như để thắp lửa từ anh, dõi theo anh “ad majorem Dei gloriam” (để làm vinh danh Chúa ngày nhiều hơn)
Một vài tấm hình bên nhà thờ cổ Mằng Lăng như một sự thông hiệp với Giáo Hội địa phương; và cũng gợi mở cho các dự tòng chân nhận tương lai “Chính anh em là đền thờ Thiên Chúa hằng sống”(2Cor.6,16) “Vos enim estis templum Dei vivi”
Đi về phía biển là thắng cảnh quốc gia “Gành Đá dĩa”. Hoà với cảnh hùng vĩ của thiên nhiên, những con sóng bạc đầu đập cao vào ghềnh đá kì diệu mà Thiên Chúa đã sắp xếp, như Chúa đã lạ lùng sắp xếp cho chúng con có những dự tòng bước theo Chúa hôm nay. Có bạn sinh 1973, cũng có em Huy sinh 1993, tất cả hoà hợp vui vẻ đi tìm chân lý, không e dè phân biệt. Đi với em Huy tôi hỏi em, em thấy thế nào trong thời gian dài đi học Giáo lý ? một cảm nhận thật dễ thương: “Lúc đầu đi học em thấy sợ nhưng sau thấy vui lắm; nhất là mọi người trong lớp học coi nhau như anh em. Cha rất thương chúng em…”. Giữa trưa nắng chang chang, những cơn gió biển thật dễ chịu làm sao! Những nụ cưòi tròn nụ, những lời nói chân tình, mộc mạc, tìm đâu thấy giữa cuộc sống bon chen hôm nay ? Tôi vẫn xác tín “những giá trị tuyệt vời” ấy chỉ có được nơi những người thật tâm tìm Chúa
Màu đen của đá, màu xanh bầu trời và biển cả, màu trắng xoá của sóng biển, những con thuyền rẽ sóng, những cành cây lay nhẹ trước gió... Tất cả hợp lại thành những gam màu dễ chịu, thành một bức tranh đẹp lạ lùng của thiên nhiên. Sao hàng ngày có người vẫn muốn xẻ Giáo Hội thành từng mảnh theo quan điểm của mình ? Có ai biết họ đã không tạo dựng mà còn xúc phạm đến những dự tòng, tân tòng, những người con của Chúa mà tâm hồn còn đơn sơ, với một đức tin nguyên tuyền. Phải chăng bạn đã lấy cắp những suy tư ngọt ngào đọng lại trong những con tim non nớt về Giáo hội ?
Về An Hải cùng anh em thưởng thức cá mú, hàu, sò huyết đầm Ô Loan. Anh Huy, trưởng ban tân tòng khuấy động bằng những câu chuyện vui nhà đạo. Mọi người chân tình vui vẻ như anh em một nhà. Sau đó mỗi người ru giấc ngủ bên giòng sông. Lúc 15h đoàn trở về. Trên đường về còn ghé vào resort của một anh tân tòng, thưởng thức nước dừa và café….
Cảm ơn anh chị em dự tòng đã cho tôi sống đúng một ngày Chúa nhật tươi hồng, tươi hồng về thân xác lẫn tâm hồn. Chính các bạn là dấu chỉ yêu thương, mà suốt đời tôi phải luôn kiếm tìm. Các bạn sắp được Giáo hội đặt chỗ đứng quan trọng qua các nghi thức và lời cầu nguyện trong Mùa Chay và Mùa Phục sinh sắp đến.
Xin cho chúng con đáp lại lời mời gọi của Chúa: “Hãy đến với ta, hỡi những ai khó nhọc, gánh nặng, ta sẽ bổ sức cho”
Có như thế chúng ta mới có thể kêu lên như Thánh Têrêxa thành Lisieux “Ôi! Cuộc sống thật đẹp, thật tốt, thật vui !”
Bùi Phương Hạc
Chọn điểm đến là đền Á thánh Anrê Phú yên. Sau khi cha sở đãi bánh mì trứng, café sáng, anh em trực chỉ Mằng Lăng. 10h30 anh em dự tòng và các bạn đã đến sân nhà thờ Mằng lăng. Chào thăm cha sở và cha phó xong, anh em viếng thăm ngôi mộ cha Phêrô Bùi Huy Bích, người có công trùng tu Nhà thờ Mằng lăng; ngôi mộ sát chân đền Anrê Phú yên. Nằm dưới ngọn đồi nhân tạo, như một hang động, đó là đền Á Thánh Anrê. Trong tĩnh lặng thâm u, quá khứ người chứng thứ nhất như hiện về. Một tân tòng nhập đạo năm 15 tuổi, và chỉ 4 năm sau đã can đảm lấy máu đào để minh chứng cho niềm tin sắt son của mình. Đúng là lời rao giảng tuyệt vời về niềm tin vào Đức Kitô ! Trân trọng biết bao ( Body language) ! Dấu chỉ của thời đại. Bài hát cầu xin Chúa Thánh thần vang lên từ căn hầm, như một xác tín vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần đã làm rực sáng một vì sao mang tên mảnh đất Phú yên, như một lời tha thiết nguyện xin cho các bạn dự tòng can đảm hân hoan mở cửa để đón mời niềm tin Công Giáo, và cả chính chúng ta nữa. “Vì thế, cả tôi nữa,tôi cố gắng trước mặt Thiên Chúa và người ta,lương tâm tôi không có gì đáng chê trách” (Cv.24,16 ).
Rời căn hầm tôi vẫn còn miên man suy nghĩ về niềm tin của GH trải qua bao gian khổ. Đúng là “GH là một mầu nhiệm”. Những bước chân chập chững bước đi, đang ngồi nghỉ dưới chân vị chứng nhân vĩ đại của niềm tin: “Lấy tình yêu đáp trả tình yêu, đem mạng sống báo đền mạng sống”. Đẹp biết bao chúng em ngồi nghỉ trên đồi Anrê ! Như để thắp lửa từ anh, dõi theo anh “ad majorem Dei gloriam” (để làm vinh danh Chúa ngày nhiều hơn)
Một vài tấm hình bên nhà thờ cổ Mằng Lăng như một sự thông hiệp với Giáo Hội địa phương; và cũng gợi mở cho các dự tòng chân nhận tương lai “Chính anh em là đền thờ Thiên Chúa hằng sống”(2Cor.6,16) “Vos enim estis templum Dei vivi”
Đi về phía biển là thắng cảnh quốc gia “Gành Đá dĩa”. Hoà với cảnh hùng vĩ của thiên nhiên, những con sóng bạc đầu đập cao vào ghềnh đá kì diệu mà Thiên Chúa đã sắp xếp, như Chúa đã lạ lùng sắp xếp cho chúng con có những dự tòng bước theo Chúa hôm nay. Có bạn sinh 1973, cũng có em Huy sinh 1993, tất cả hoà hợp vui vẻ đi tìm chân lý, không e dè phân biệt. Đi với em Huy tôi hỏi em, em thấy thế nào trong thời gian dài đi học Giáo lý ? một cảm nhận thật dễ thương: “Lúc đầu đi học em thấy sợ nhưng sau thấy vui lắm; nhất là mọi người trong lớp học coi nhau như anh em. Cha rất thương chúng em…”. Giữa trưa nắng chang chang, những cơn gió biển thật dễ chịu làm sao! Những nụ cưòi tròn nụ, những lời nói chân tình, mộc mạc, tìm đâu thấy giữa cuộc sống bon chen hôm nay ? Tôi vẫn xác tín “những giá trị tuyệt vời” ấy chỉ có được nơi những người thật tâm tìm Chúa
Màu đen của đá, màu xanh bầu trời và biển cả, màu trắng xoá của sóng biển, những con thuyền rẽ sóng, những cành cây lay nhẹ trước gió... Tất cả hợp lại thành những gam màu dễ chịu, thành một bức tranh đẹp lạ lùng của thiên nhiên. Sao hàng ngày có người vẫn muốn xẻ Giáo Hội thành từng mảnh theo quan điểm của mình ? Có ai biết họ đã không tạo dựng mà còn xúc phạm đến những dự tòng, tân tòng, những người con của Chúa mà tâm hồn còn đơn sơ, với một đức tin nguyên tuyền. Phải chăng bạn đã lấy cắp những suy tư ngọt ngào đọng lại trong những con tim non nớt về Giáo hội ?
Về An Hải cùng anh em thưởng thức cá mú, hàu, sò huyết đầm Ô Loan. Anh Huy, trưởng ban tân tòng khuấy động bằng những câu chuyện vui nhà đạo. Mọi người chân tình vui vẻ như anh em một nhà. Sau đó mỗi người ru giấc ngủ bên giòng sông. Lúc 15h đoàn trở về. Trên đường về còn ghé vào resort của một anh tân tòng, thưởng thức nước dừa và café….
Cảm ơn anh chị em dự tòng đã cho tôi sống đúng một ngày Chúa nhật tươi hồng, tươi hồng về thân xác lẫn tâm hồn. Chính các bạn là dấu chỉ yêu thương, mà suốt đời tôi phải luôn kiếm tìm. Các bạn sắp được Giáo hội đặt chỗ đứng quan trọng qua các nghi thức và lời cầu nguyện trong Mùa Chay và Mùa Phục sinh sắp đến.
Xin cho chúng con đáp lại lời mời gọi của Chúa: “Hãy đến với ta, hỡi những ai khó nhọc, gánh nặng, ta sẽ bổ sức cho”
Có như thế chúng ta mới có thể kêu lên như Thánh Têrêxa thành Lisieux “Ôi! Cuộc sống thật đẹp, thật tốt, thật vui !”
Bùi Phương Hạc
Tổng giáo phận Saigòn và giáo dục người trẻ hôm nay
+ ĐHYGioan B. Phạm Minh Mẫn
20:38 07/03/2011
Kính gởi: các Trung tâm đào tạo, huấn luyện Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân,
Đồng kính gởi: các tổ chức mục vụ giáo phận, giáo xứ, các tổ chức tông đồ giáo dân
trong Tổng Giáo phận
Đại Hội Dân Chúa năm 2010 đã kêu gọi canh tân đổi mới Giáo Hội tại Việt Nam. Sau đây là một gợi ý:
ĐỔI MỚI CÁCH GIÁO DỤC NGƯỜI TRẺ HÔM NAY
THEO CON ĐƯỜNG CHÚA GIÊSU ĐÃ ĐI QUA
I. Bước theo Chúa Giêsu trên con đường Ngài đã đi qua
1. Con đường Chúa Giêsu đã đi qua là con đường tình yêu cứu độ. Theo giáo huấn của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 20 Mầu Nhiệm Mân Côi là bản tóm tuyệt vời con đường tình yêu đó với bốn chặng chính như sau:
(1) Năm Sự Vui mô tả Tình Yêu Hội Nhập vào đời sống văn hoá xã hội, chia sẻ kiếp sống và phận người trong thiên hạ, nhằm mang lại ánh sáng bình an và niềm vui cứu độ cho con người.
PC. Tất nhiên việc hội nhập văn hoá ngày nay đòi hỏi con người phải xác định và lựa chọn những giá trị phù hợp với truyền thống đạo lý và văn hoá lành mạnh của dân tộc, đồng thời với Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.
(2) Năm Sự Sáng mô tả Tình Yêu Dấn Thân Phục Vụ cho sự sống toàn diện và vững bền của gia đình nhân loại.
PC. Sự dấn thân phục vụ nầy đòi hỏi phải bước đi trong đường lối của Chúa Giêsu, Đấng là Đường Sự Thật, Đường Tình Yêu, dẫn con người đến Sự Sống dồi dào. Nói khác đi là phải bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu cứu độ của Chúa.
(3) Năm Sự Thương mô tả Tình Yêu Hiến Thân, vì sự sống mới và sự hợp nhất gia đình nhân loại.
PC. Chúa Giêsu Thánh Thể đáp ứng nhu cầu hợp nhất của gia đình nhân loại trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay.
(4) Năm Sự Mừng mô tả Tình Yêu mời gọi con người đổi mới và bước vào cõi sống mới trong Nước Thiên Chúa.
PC. Nước Thiên Chúa là Đất Trời chan hoà ánh sáng Chân Lý và Tình Yêu, Công Lý và An Bình.
II. Cộng tác với Chúa Thánh Thần trong công trình tạo dựng và tái tạo, đổi mới
2. Lịch sử cứu độ xác định công việc đổi mới là công trình của Chúa Thánh Thần với sự cộng tác của con người. Điều đó đòi hỏi con người, người giáo dục cũng như người thụ huấn, ý thức cộng tác với bảy ơn Chúa Thánh Thần cùng với tình yêu mà Ngài đã đổ vào lòng chúng ta. Cộng tác bằng cách góp công góp sức vun tưới, chăm sóc cho những hạt giống hồng ân của Chúa phát triển và đơm bông kết trái.
3. Bốn chặng đường Chúa Giêsu đã đi qua khắc hoạ lại bốn dấu ấn nổi bật của tình yêu mà Chúa Giêsu đã thể hiện nhằm trợ lực cho con người lớn lên và vươn đến con người mới, con người thành toàn, theo hình mẫu Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Cha trên trời, và là Chân Lý, là Sự Sống, là Tình Yêu.
III. Gặp gỡ Chúa Giêsu, chiêm ngắm Ngài, noi gương Ngài
4. Hằng ngày lắng nghe Lời Chúa yêu thương dạy dỗ, và suy gẫm những biến cố cùng những sự cố trong cuộc đời của Chúa, đặc biệt những cuộc gặp gỡ, những hành vi của Chúa qua bốn chặng đường tình yêu, là phương thế giúp người trẻ gặp gỡ Chúa, và bước theo Chúa trên từng chặng đường Ngài đã đi qua. Đức cố Gioan Phaolô II dạy người tín hữu hãy thường xuyên cùng Mẹ Maria gặp gỡ Chúa, chiêm ngắm Chúa, và bước theo Chúa, để chia sẻ cùng một tâm tư với Chúa, để học hỏi và tập luyện cách ứng xử của Ngài trong mọi tình huống, lúc bước đi trong ánh sáng cũng như khi dò dẫm trong bóng tối của cuộc đời.
5. Bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa, người trẻ sẽ lớn lên trong bình an và niềm vui cứu độ của Chúa. Nhờ đó, sẽ bình tâm đối diện với mọi tình huống khó khăn trong cuộc đời, sẽ tìm gặp nơi Chúa Giêsu ánh sáng và sức mạnh biến đổi những gian truân thử thách trở thành những thách đố và cơ hội cho con người canh tân đổi mới, tăng trưởng và phát triển.
IV. Đổi mới cách giáo dục nhằm giúp người trẻ tăng trưởng toàn diện,
không ngừng xây đắp tương giao hiệp thông với Chúa và với con người,
để trở nên chứng nhân Tin Mừng và loan truyền Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
6. Bước theo con đường Chúa Giêsu đã đi qua, là bước theo Ngài huấn luyện và đổi mới người trẻ
- từ những con người đơn chất, ít học, có nhiều giới hạn (như những dân chài miền Galilê),
- từ những con người ích kỷ, đầy tham vọng, chạy theo tiền tài, (như Dakêu, Matthêu),
- từ những con người sống trong tình trạng bị xã hội loại trừ (như người phụ nữ Xamari bên bờ giếng Giacóp),
trở thành sứ giả Tin Mừng đối với đồng bào và đồng loại, yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống con người.
7.Trong môi trường ô nhiễm lối sống văn hoá sự chết ngày nay, ánh sáng và sức sống của Lời Chúa, Lời nhập thể làm người, Lời Thánh Thể, sẽ giúp người trẻ dần dần đi đến chung ý chung lòng cùng nhau loan truyền Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, là Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Tình Thương. Loan truyền bằng cách kiên trì nỗ lực chung sức với mọi người thiện tâm vun đắp lối sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho thế giới hôm nay. Lối sống văn hoá mới nầy sẽ lành mạnh hoá môi trường xã hội, đồng thời thắp sáng nơi người trẻ hôm nay niềm hy vọng vào một tương lai an lành và tươi đẹp hơn cho thế hệ hậu sinh.
Ngày 5.3.2011
Hồng Y Tổng Giám mục
Đồng kính gởi: các tổ chức mục vụ giáo phận, giáo xứ, các tổ chức tông đồ giáo dân
trong Tổng Giáo phận
Đại Hội Dân Chúa năm 2010 đã kêu gọi canh tân đổi mới Giáo Hội tại Việt Nam. Sau đây là một gợi ý:
ĐỔI MỚI CÁCH GIÁO DỤC NGƯỜI TRẺ HÔM NAY
THEO CON ĐƯỜNG CHÚA GIÊSU ĐÃ ĐI QUA
I. Bước theo Chúa Giêsu trên con đường Ngài đã đi qua
1. Con đường Chúa Giêsu đã đi qua là con đường tình yêu cứu độ. Theo giáo huấn của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 20 Mầu Nhiệm Mân Côi là bản tóm tuyệt vời con đường tình yêu đó với bốn chặng chính như sau:
(1) Năm Sự Vui mô tả Tình Yêu Hội Nhập vào đời sống văn hoá xã hội, chia sẻ kiếp sống và phận người trong thiên hạ, nhằm mang lại ánh sáng bình an và niềm vui cứu độ cho con người.
PC. Tất nhiên việc hội nhập văn hoá ngày nay đòi hỏi con người phải xác định và lựa chọn những giá trị phù hợp với truyền thống đạo lý và văn hoá lành mạnh của dân tộc, đồng thời với Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.
(2) Năm Sự Sáng mô tả Tình Yêu Dấn Thân Phục Vụ cho sự sống toàn diện và vững bền của gia đình nhân loại.
PC. Sự dấn thân phục vụ nầy đòi hỏi phải bước đi trong đường lối của Chúa Giêsu, Đấng là Đường Sự Thật, Đường Tình Yêu, dẫn con người đến Sự Sống dồi dào. Nói khác đi là phải bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu cứu độ của Chúa.
(3) Năm Sự Thương mô tả Tình Yêu Hiến Thân, vì sự sống mới và sự hợp nhất gia đình nhân loại.
PC. Chúa Giêsu Thánh Thể đáp ứng nhu cầu hợp nhất của gia đình nhân loại trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay.
(4) Năm Sự Mừng mô tả Tình Yêu mời gọi con người đổi mới và bước vào cõi sống mới trong Nước Thiên Chúa.
PC. Nước Thiên Chúa là Đất Trời chan hoà ánh sáng Chân Lý và Tình Yêu, Công Lý và An Bình.
II. Cộng tác với Chúa Thánh Thần trong công trình tạo dựng và tái tạo, đổi mới
2. Lịch sử cứu độ xác định công việc đổi mới là công trình của Chúa Thánh Thần với sự cộng tác của con người. Điều đó đòi hỏi con người, người giáo dục cũng như người thụ huấn, ý thức cộng tác với bảy ơn Chúa Thánh Thần cùng với tình yêu mà Ngài đã đổ vào lòng chúng ta. Cộng tác bằng cách góp công góp sức vun tưới, chăm sóc cho những hạt giống hồng ân của Chúa phát triển và đơm bông kết trái.
3. Bốn chặng đường Chúa Giêsu đã đi qua khắc hoạ lại bốn dấu ấn nổi bật của tình yêu mà Chúa Giêsu đã thể hiện nhằm trợ lực cho con người lớn lên và vươn đến con người mới, con người thành toàn, theo hình mẫu Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Cha trên trời, và là Chân Lý, là Sự Sống, là Tình Yêu.
III. Gặp gỡ Chúa Giêsu, chiêm ngắm Ngài, noi gương Ngài
4. Hằng ngày lắng nghe Lời Chúa yêu thương dạy dỗ, và suy gẫm những biến cố cùng những sự cố trong cuộc đời của Chúa, đặc biệt những cuộc gặp gỡ, những hành vi của Chúa qua bốn chặng đường tình yêu, là phương thế giúp người trẻ gặp gỡ Chúa, và bước theo Chúa trên từng chặng đường Ngài đã đi qua. Đức cố Gioan Phaolô II dạy người tín hữu hãy thường xuyên cùng Mẹ Maria gặp gỡ Chúa, chiêm ngắm Chúa, và bước theo Chúa, để chia sẻ cùng một tâm tư với Chúa, để học hỏi và tập luyện cách ứng xử của Ngài trong mọi tình huống, lúc bước đi trong ánh sáng cũng như khi dò dẫm trong bóng tối của cuộc đời.
5. Bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa, người trẻ sẽ lớn lên trong bình an và niềm vui cứu độ của Chúa. Nhờ đó, sẽ bình tâm đối diện với mọi tình huống khó khăn trong cuộc đời, sẽ tìm gặp nơi Chúa Giêsu ánh sáng và sức mạnh biến đổi những gian truân thử thách trở thành những thách đố và cơ hội cho con người canh tân đổi mới, tăng trưởng và phát triển.
IV. Đổi mới cách giáo dục nhằm giúp người trẻ tăng trưởng toàn diện,
không ngừng xây đắp tương giao hiệp thông với Chúa và với con người,
để trở nên chứng nhân Tin Mừng và loan truyền Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
6. Bước theo con đường Chúa Giêsu đã đi qua, là bước theo Ngài huấn luyện và đổi mới người trẻ
- từ những con người đơn chất, ít học, có nhiều giới hạn (như những dân chài miền Galilê),
- từ những con người ích kỷ, đầy tham vọng, chạy theo tiền tài, (như Dakêu, Matthêu),
- từ những con người sống trong tình trạng bị xã hội loại trừ (như người phụ nữ Xamari bên bờ giếng Giacóp),
trở thành sứ giả Tin Mừng đối với đồng bào và đồng loại, yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống con người.
7.Trong môi trường ô nhiễm lối sống văn hoá sự chết ngày nay, ánh sáng và sức sống của Lời Chúa, Lời nhập thể làm người, Lời Thánh Thể, sẽ giúp người trẻ dần dần đi đến chung ý chung lòng cùng nhau loan truyền Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, là Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Tình Thương. Loan truyền bằng cách kiên trì nỗ lực chung sức với mọi người thiện tâm vun đắp lối sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho thế giới hôm nay. Lối sống văn hoá mới nầy sẽ lành mạnh hoá môi trường xã hội, đồng thời thắp sáng nơi người trẻ hôm nay niềm hy vọng vào một tương lai an lành và tươi đẹp hơn cho thế hệ hậu sinh.
Ngày 5.3.2011
Hồng Y Tổng Giám mục
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hiểu lầm?
lykhách
21:08 07/03/2011
Chẳng phải hiểu lầm, mà không chịu hiểu mới lầm
Sau lời ngon ngọt - một bồ dao găm
Khi hiểm họa Tàu nói ra còn là điều quốc cấm
Thì sớm muộn gì cũng lại khốn…ngoại xâm!
Nếu có thứ gì còn được coi là nhạy cảm
Thì nên chính là sự toàn vẹn giang san
Vì sao quốc phá, gia vong?
Những kẻ cầm đầu nói điều ngay chẳng dám
Thì về cầm đồ mà mua bán ác gian
Ai cầm gì có quyền sống vì cầm thứ ấy
Nghĩa tự do không cầm nhầm của bậy
Chữ lương tâm chẳng thể ai cướp lấy
Thiện - ác đôi điều không bắt cả hai tay
Về rừng thôi, còn cầm bút làm gì?
Nếu chẳng dám viết điều công lý
Bắt chước làm theo là đặc tính loài khỉ
Nhìn thẳng viết thật là đặc trưng sĩ khí
Ôi sĩ, hỡi sĩ, không sĩ khí sao ra sĩ?
Học cao, hiểu rộng để làm chi?
Dù là tình hay dù là lý
Cũng chẳng thể thấy bất nhân như không thấy gì!
Tàu với Ta chưa bao giờ thật sự là đồng chí
“Môi hở răng lạnh” là so sánh quái dị
Lật sử sách đọc lại cho thật kỹ
Mấy nghìn năm Tàu làm gì? Ta làm chi?
Đừng theo Tàu mà phải vượt qua Tàu
Tại sao mãi chấp nhận theo sau?
Hãy cho dân được TỰ DO, Cơm No Ấm Áo
Ba mươi năm sau biết mèo cắn mĩu nào?
Dân ta thông minh ngặt nỗi quá nhường nhịn
Vừa là hay làm cũng là dở nín thinh
Đừng học xài hàng nhái Tàu, đừng quên máu thôn tính
Đừng đua đòi lai căng quên mất chính mình
Muốn giữ nước phải đồng lòng hy sinh
Tránh bỗng lộc bất công, chia sẻ với dân tình
Tính độc đảng là cội nguồn bất chính
Dù có vẽ vời “tư tưởng Hồ Chí Minh”
Kẻ vĩ đại sống trong mãi trong lòng người?
Là ai? hãy để dân trả lời
Ngày sau dân tộc còn nhớ tới
Lịch sử phân minh công - tội rạch ròi
Việc chi phải bắt nhau tôn thờ
Điều đáng nhớ sẽ được ghi nhớ
Khổ dân hôm nay gần như hơi thở
Hiểu lầm chăng hay nhắm mắt làm ngơ?
Chẳng phải hiểu lầm, mà không chịu hiểu mới lầm
Tai họa ngoại xâm bởi nội xâm
Khi sự thật nói ra còn là điều quốc cấm
Cầm bút làm chi? độc lề phải, nhạy cảm hóa câm!
Chẳng phải hiểu lầm, mà không chịu hiểu mới lầm
Con người không mãi chịu bất công
Tuy là thưa nhưng lưới trời lồng lộng
Xưa nay khó thoát: tham thì thâm!
Sau lời ngon ngọt - một bồ dao găm
Khi hiểm họa Tàu nói ra còn là điều quốc cấm
Thì sớm muộn gì cũng lại khốn…ngoại xâm!
Nếu có thứ gì còn được coi là nhạy cảm
Thì nên chính là sự toàn vẹn giang san
Vì sao quốc phá, gia vong?
Những kẻ cầm đầu nói điều ngay chẳng dám
Thì về cầm đồ mà mua bán ác gian
Ai cầm gì có quyền sống vì cầm thứ ấy
Nghĩa tự do không cầm nhầm của bậy
Chữ lương tâm chẳng thể ai cướp lấy
Thiện - ác đôi điều không bắt cả hai tay
Về rừng thôi, còn cầm bút làm gì?
Nếu chẳng dám viết điều công lý
Bắt chước làm theo là đặc tính loài khỉ
Nhìn thẳng viết thật là đặc trưng sĩ khí
Ôi sĩ, hỡi sĩ, không sĩ khí sao ra sĩ?
Học cao, hiểu rộng để làm chi?
Dù là tình hay dù là lý
Cũng chẳng thể thấy bất nhân như không thấy gì!
Tàu với Ta chưa bao giờ thật sự là đồng chí
“Môi hở răng lạnh” là so sánh quái dị
Lật sử sách đọc lại cho thật kỹ
Mấy nghìn năm Tàu làm gì? Ta làm chi?
Đừng theo Tàu mà phải vượt qua Tàu
Tại sao mãi chấp nhận theo sau?
Hãy cho dân được TỰ DO, Cơm No Ấm Áo
Ba mươi năm sau biết mèo cắn mĩu nào?
Dân ta thông minh ngặt nỗi quá nhường nhịn
Vừa là hay làm cũng là dở nín thinh
Đừng học xài hàng nhái Tàu, đừng quên máu thôn tính
Đừng đua đòi lai căng quên mất chính mình
Muốn giữ nước phải đồng lòng hy sinh
Tránh bỗng lộc bất công, chia sẻ với dân tình
Tính độc đảng là cội nguồn bất chính
Dù có vẽ vời “tư tưởng Hồ Chí Minh”
Kẻ vĩ đại sống trong mãi trong lòng người?
Là ai? hãy để dân trả lời
Ngày sau dân tộc còn nhớ tới
Lịch sử phân minh công - tội rạch ròi
Việc chi phải bắt nhau tôn thờ
Điều đáng nhớ sẽ được ghi nhớ
Khổ dân hôm nay gần như hơi thở
Hiểu lầm chăng hay nhắm mắt làm ngơ?
Chẳng phải hiểu lầm, mà không chịu hiểu mới lầm
Tai họa ngoại xâm bởi nội xâm
Khi sự thật nói ra còn là điều quốc cấm
Cầm bút làm chi? độc lề phải, nhạy cảm hóa câm!
Chẳng phải hiểu lầm, mà không chịu hiểu mới lầm
Con người không mãi chịu bất công
Tuy là thưa nhưng lưới trời lồng lộng
Xưa nay khó thoát: tham thì thâm!
Tin Đáng Chú Ý
Những quý tử của các quan độc tài Việt Nam
Hà Long
17:48 07/03/2011
Thế giới đang chuyển hướng nhìn về các lãnh tụ độc tài của Ai Cập, Tunesia, Lybia… Cuộc sống vua chúa của họ đã kéo dài trên nỗi nhọc nhằn của người dân đã 10 năm, 20 năm, 30 năm, 40 năm… Bá quyền này tưởng rằng sẽ được tiếp tục vững vàng và được tiếp tục trao lại cho đời con đời cháu của họ.
Đúng như thế, tại Ai Cập có ai giàu có hơn 2 đứa con trai của TT Mubarak. Tại Lybia có ai quyền thế hơn đứa con của TT Gaddafi?
Trong vòng vài tuần lễ với sức mạnh nổi dậy của người dân bắt nguồn từ những lời hiệu triệu qua Internet đã lật đổ được thế lực độc tài toàn trị tại Ai Cập và Tunesia.
Định nghĩa về độc tài theo diễn đàn của edu.vn diễn giải như sau:
"- Độc tài: là tính từ chỉ 1 người (hay nhóm người) có tư tưởng cho rằng chỉ có mình là tài năng (tài giỏi), từ đó tự mình quyết định mọi việc (thường dựa trên bạo lực), bất chấp ý kiến (hay phản ứng) của người còn lại. Ví dụ: Kẻ độc tài, Người cha độc tài, Người thầy độc tài, Người bạn độc tài....
- Chế độ độc tài: là chế độ chính trị chỉ do một người (hay một nhóm người) nắm giữ tất cả quyền hành, tự mình quyết định mọi việc, hầu hết đều dựa trên bạo lực. Chế độ độc tài tập trung quyền hành vào tay một cá nhân, một nhóm người hay một đảng phái cai trị độc đoán, không bị ràng buộc bởi luật pháp hay một cơ quan quyền lực nào. Chế độ độc tài không chú ý đến ý kiến của nhân dân, có chăng đó chỉ là thủ đoạn mị dân". (hết trích)
Chỉ xét về mặt kinh tế và khi kẻ độc tài nắm quyền không bị ràng buộc bởi luật pháp hay một cơ quan quyền lực nào của quốc gia thì chiếc túi tham của họ và các đồng bọn các lúc càng phình to ra, điển hình gia tài nổi và chìm của TT Mubarak và hai người con trai đang được truy kích trên toàn thế giới, dự đoán từ 40 đến 70 tỷ US Đôla. Gia tài của Gaddafi chưa được xác định vì y vẫn còn ráng bám vào chiếc ghế quyền lực đang lung lay, nhưng chắc chắn gia sản của ông ta cũng chẳng thua kém gì TT Mubarak. Chỉ một thí dụ về cách xài tiền của đứa con trai, tên Seif al-Islam el-Qaddafi đã được nhật Báo New York Times cho biết anh ta đã trả cho ca sĩ Mariah Carey 1 triệu đô la chỉ để hát 4 bài hát mà y hâm mộ tại một buổi tiệc ở đảo St. Barts, vùng Nam Mỹ.
Người dân nghèo đã lật đổ được chế độ độc tài tại Ai Cập, Tunesia và làn sóng vùng lên chống độc tài đang mạnh mẽ lan qua Lybia.
Tại Việt Nam sự độc tài đảng trị của csVN chẳng khác chi lắm tại những nơi kể trên bằng một chế độ độc tài tập trung quyền hành vào tay một số cá nhân, một đảng phái cai trị độc đoán, tuy nhiên người dân VN đang phải oằn lưng chịu đựng thời gian dài nhiều gần gấp đôi với 66 năm từ lúc Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Một dẫn chứng thú vị và thật hiếm có do một văn phòng luật sư Vì Dân vừa được đăng tải công khai qua trang mạng Bauxite Việt Nam (BVN) vào ngày 06/3/2011 lấy từ www.luatvidan.vn (đã bị xóa sau một ngày thông tin, nếu không truy nhập được, xin vào trang www.boxitvn.blogspot.com) với tựa đề „Chạy chức chạy quyền“. Đích danh được nêu ra là ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Sự cố này với các bằng chứng trên giấy trắng mực đen cho 80 triệu người VN thấy rằng chế độ độc tài đảng trị csVN đang nằm trong vết xe của Ai Cập và Lybia: tham nhũng, biển thủ tài sản nhà nước, lộng quyền, bao che ô dù, bảo vệ tuyệt đối lợi ích cá nhân và đồng bọn. Văn phòng Luật sư Vì dân tố cáo 5 người đồng lõa, gồm: bà Đặng Thị Bích Hoà, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện; ông Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; bà Lê Thị Dung (vợ ông Trần Văn Tuấn); ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và quý tử của ông Bộ trưởng Trần Văn Tuấn hiện đang du học ở nước ngoài.
Bằng chứng chiết tính chi phí điện thoại của một sinh viên du học không thể tưởng tượng cho một tháng: 40.000.000 ĐVN, tương đương 2.000 US Đôla. Chưa kể tiếp những phí tổn cho cậu quý tử này phải sống trong tháng nơi xứ người.
Con số trên chỉ là bể nổi của một tảng băng chìm to lớn trong giải đất Việt Nam.
Chúng ta cũng chưa quên được câu trả lời đầy trách nhiệm của ông phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Cách chức hết thì lấy ai làm việc!
Vì thế quốc nạn tham nhũng đã len lõi thật sâu thẳm vào hơi thở và nhịp tim của 3 triệu đảng viên csVN. Nó thật quan trọng vì ngừng lại tức là chết ngay lập tức.
Như một chuyện diễu cợt về số tiền 50.000 Yen (khoảng 610 đô la Mỹ), hôm nay thế giới sửng sốt nghe tin Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara, 48 tuổi tuyên bố từ chức sau khi bị chỉ trích vì nhận một khoản tiền tài trợ chính trị bất hợp pháp từ một công dân nước ngoài. Nhận trách nhiệm ông Maehara công bố quyết định từ chức: “Tôi xin lỗi toàn thể người dân Nhật Bản vì phải từ chức chỉ sau 6 tháng nhận nhiệm vụ và gây mất lòng tin một vấn đề liên quan tới chuyện tài trợ chính trị, mặc dù tôi đã tìm cách theo đuổi một sự nghiệp chính trị minh bạch.”
Ông Mohammad Ghanam, cựu chủ tịch cơ quan nghiên cứu pháp luật tại Bộ Nội vụ Ai Cập đã đanh thép kết án TT Mubarak: "Kỷ nguyên Mubarak sẽ được biết đến trong lịch sử của Ai Cập là kỷ nguyên trộm cướp".
Nhìn về quốc nạn tham nhũng của cộng sản Việt Nam có thể kết luận như thế chăng?
Đúng như thế, tại Ai Cập có ai giàu có hơn 2 đứa con trai của TT Mubarak. Tại Lybia có ai quyền thế hơn đứa con của TT Gaddafi?
Trong vòng vài tuần lễ với sức mạnh nổi dậy của người dân bắt nguồn từ những lời hiệu triệu qua Internet đã lật đổ được thế lực độc tài toàn trị tại Ai Cập và Tunesia.
Định nghĩa về độc tài theo diễn đàn của edu.vn diễn giải như sau:
"- Độc tài: là tính từ chỉ 1 người (hay nhóm người) có tư tưởng cho rằng chỉ có mình là tài năng (tài giỏi), từ đó tự mình quyết định mọi việc (thường dựa trên bạo lực), bất chấp ý kiến (hay phản ứng) của người còn lại. Ví dụ: Kẻ độc tài, Người cha độc tài, Người thầy độc tài, Người bạn độc tài....
- Chế độ độc tài: là chế độ chính trị chỉ do một người (hay một nhóm người) nắm giữ tất cả quyền hành, tự mình quyết định mọi việc, hầu hết đều dựa trên bạo lực. Chế độ độc tài tập trung quyền hành vào tay một cá nhân, một nhóm người hay một đảng phái cai trị độc đoán, không bị ràng buộc bởi luật pháp hay một cơ quan quyền lực nào. Chế độ độc tài không chú ý đến ý kiến của nhân dân, có chăng đó chỉ là thủ đoạn mị dân". (hết trích)
Chỉ xét về mặt kinh tế và khi kẻ độc tài nắm quyền không bị ràng buộc bởi luật pháp hay một cơ quan quyền lực nào của quốc gia thì chiếc túi tham của họ và các đồng bọn các lúc càng phình to ra, điển hình gia tài nổi và chìm của TT Mubarak và hai người con trai đang được truy kích trên toàn thế giới, dự đoán từ 40 đến 70 tỷ US Đôla. Gia tài của Gaddafi chưa được xác định vì y vẫn còn ráng bám vào chiếc ghế quyền lực đang lung lay, nhưng chắc chắn gia sản của ông ta cũng chẳng thua kém gì TT Mubarak. Chỉ một thí dụ về cách xài tiền của đứa con trai, tên Seif al-Islam el-Qaddafi đã được nhật Báo New York Times cho biết anh ta đã trả cho ca sĩ Mariah Carey 1 triệu đô la chỉ để hát 4 bài hát mà y hâm mộ tại một buổi tiệc ở đảo St. Barts, vùng Nam Mỹ.
Người dân nghèo đã lật đổ được chế độ độc tài tại Ai Cập, Tunesia và làn sóng vùng lên chống độc tài đang mạnh mẽ lan qua Lybia.
Một dẫn chứng thú vị và thật hiếm có do một văn phòng luật sư Vì Dân vừa được đăng tải công khai qua trang mạng Bauxite Việt Nam (BVN) vào ngày 06/3/2011 lấy từ www.luatvidan.vn (đã bị xóa sau một ngày thông tin, nếu không truy nhập được, xin vào trang www.boxitvn.blogspot.com) với tựa đề „Chạy chức chạy quyền“. Đích danh được nêu ra là ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Sự cố này với các bằng chứng trên giấy trắng mực đen cho 80 triệu người VN thấy rằng chế độ độc tài đảng trị csVN đang nằm trong vết xe của Ai Cập và Lybia: tham nhũng, biển thủ tài sản nhà nước, lộng quyền, bao che ô dù, bảo vệ tuyệt đối lợi ích cá nhân và đồng bọn. Văn phòng Luật sư Vì dân tố cáo 5 người đồng lõa, gồm: bà Đặng Thị Bích Hoà, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện; ông Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; bà Lê Thị Dung (vợ ông Trần Văn Tuấn); ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và quý tử của ông Bộ trưởng Trần Văn Tuấn hiện đang du học ở nước ngoài.
Bằng chứng chiết tính chi phí điện thoại của một sinh viên du học không thể tưởng tượng cho một tháng: 40.000.000 ĐVN, tương đương 2.000 US Đôla. Chưa kể tiếp những phí tổn cho cậu quý tử này phải sống trong tháng nơi xứ người.
Con số trên chỉ là bể nổi của một tảng băng chìm to lớn trong giải đất Việt Nam.
Chúng ta cũng chưa quên được câu trả lời đầy trách nhiệm của ông phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Cách chức hết thì lấy ai làm việc!
Vì thế quốc nạn tham nhũng đã len lõi thật sâu thẳm vào hơi thở và nhịp tim của 3 triệu đảng viên csVN. Nó thật quan trọng vì ngừng lại tức là chết ngay lập tức.
Như một chuyện diễu cợt về số tiền 50.000 Yen (khoảng 610 đô la Mỹ), hôm nay thế giới sửng sốt nghe tin Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara, 48 tuổi tuyên bố từ chức sau khi bị chỉ trích vì nhận một khoản tiền tài trợ chính trị bất hợp pháp từ một công dân nước ngoài. Nhận trách nhiệm ông Maehara công bố quyết định từ chức: “Tôi xin lỗi toàn thể người dân Nhật Bản vì phải từ chức chỉ sau 6 tháng nhận nhiệm vụ và gây mất lòng tin một vấn đề liên quan tới chuyện tài trợ chính trị, mặc dù tôi đã tìm cách theo đuổi một sự nghiệp chính trị minh bạch.”
Ông Mohammad Ghanam, cựu chủ tịch cơ quan nghiên cứu pháp luật tại Bộ Nội vụ Ai Cập đã đanh thép kết án TT Mubarak: "Kỷ nguyên Mubarak sẽ được biết đến trong lịch sử của Ai Cập là kỷ nguyên trộm cướp".
Nhìn về quốc nạn tham nhũng của cộng sản Việt Nam có thể kết luận như thế chăng?
Văn Hóa
Ngày Quốc tế Phụ nữ: Phẩm vị Phụ nữ
Anthony Hoàng
10:21 07/03/2011
Mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ – 08/3
Hỏi người phụ nữ là ai?
Phụ nữ hình ảnh Chúa Trời tối cao
Từ thưở sáng tạo trăng sao
Phụ nữ đã được Chúa trao phẩm quyền:
Phẩm quyền làm mẹ làm duyên
Làm cho nhân thế tiếp truyền thời gian
Làm cho nét đẹp tỏa lan
Cho đời ấm áp, trào tràn yêu thương
Phụ nữ không giáo không gươm
Nhưng có sức mạnh phi thường ai ơi !
Gặp khi bão tố mưa rơi
Bàn tay mẹ nhỏ che trời đỡ con
Dù cho thân xác hao mòn
Nhưng mẹ vẫn quyết bảo toàn con thơ
Lỡ con lạc bước bơ vơ
Mẹ vượt núi biển đưa về quê hương
Khi con lâm bệnh trọng thương
Mẹ hiền thức trọn bên giường con yêu
Thân con trở nên yêu kiều
Mẹ hiền lao động sáng chiều vì con
Cho con gót đỏ môi son
Cho con tấm áo huy hoàng tuổi xuân
Để cho con được thành nhân
Mẹ hiền dạy dỗ, ân cần bảo ban
Cho con tâm trí mở mang
Sách vở mẹ sắm, lớp trường mẹ lo
Để cho con có cơ đồ
Mẹ hiền chiu chắt, tính đo từng ngày
Dù cho trời đất đổi thay
Lòng mẹ yêu mãi không lay chuyển dời
Lòng mẹ như thể biển khơi
Con ơi nhớ mãi, muôn đời chớ quên !
Chuyên chăm cầu nguyện ngày đêm
Cho mẹ mạnh khỏe, sống thêm tháng ngày
Cho mẹ nhìn thấy con đây:
Hiếu trung, quảng đại, thẳng ngay, hiền hòa.
Phụ nữ như thể cành hoa
Vừa thơm vừa đẹp cho nhà an vui!
Hỏi người phụ nữ là ai?
Phụ nữ hình ảnh Chúa Trời tối cao
Từ thưở sáng tạo trăng sao
Phụ nữ đã được Chúa trao phẩm quyền:
Phẩm quyền làm mẹ làm duyên
Làm cho nét đẹp tỏa lan
Cho đời ấm áp, trào tràn yêu thương
Phụ nữ không giáo không gươm
Nhưng có sức mạnh phi thường ai ơi !
Gặp khi bão tố mưa rơi
Bàn tay mẹ nhỏ che trời đỡ con
Dù cho thân xác hao mòn
Nhưng mẹ vẫn quyết bảo toàn con thơ
Lỡ con lạc bước bơ vơ
Mẹ vượt núi biển đưa về quê hương
Khi con lâm bệnh trọng thương
Mẹ hiền thức trọn bên giường con yêu
Thân con trở nên yêu kiều
Mẹ hiền lao động sáng chiều vì con
Cho con gót đỏ môi son
Cho con tấm áo huy hoàng tuổi xuân
Để cho con được thành nhân
Mẹ hiền dạy dỗ, ân cần bảo ban
Cho con tâm trí mở mang
Sách vở mẹ sắm, lớp trường mẹ lo
Để cho con có cơ đồ
Mẹ hiền chiu chắt, tính đo từng ngày
Dù cho trời đất đổi thay
Lòng mẹ yêu mãi không lay chuyển dời
Lòng mẹ như thể biển khơi
Con ơi nhớ mãi, muôn đời chớ quên !
Chuyên chăm cầu nguyện ngày đêm
Cho mẹ mạnh khỏe, sống thêm tháng ngày
Cho mẹ nhìn thấy con đây:
Hiếu trung, quảng đại, thẳng ngay, hiền hòa.
Phụ nữ như thể cành hoa
Vừa thơm vừa đẹp cho nhà an vui!
Hãy đến cùng Giuse
Jos. Tú Nạc, NMS
17:53 07/03/2011
Cũng vất vả long đong
xuôi ngược
của cuộc sống đời thường.
Cũng trăn trở yêu thương
trước cuộc tình Thiên định.
Cũng một lần hoang mang
thầm hỏi,
“Hoặc ở lại bên Nàng
hoặc Tình Sử chia xa,
hỡi Người Tình Trăm Năm?”
Hãy đến cùng Giu-se
Người thợ mộc
Thánh Cả mẫu gương cho tất cả.
Người chồng, người cha
và những ai tận tụy,
can đảm, trung thành
nghị lực, yêu thương.
Hãy đến cùng Thánh Cả Giu-se,
Vươn lên từ nhục nhằn khổ đế,
Với tinh tuyền nhánh huệ trên tay,
Với tỏa lan tịnh khiết hương thề.
xuôi ngược
của cuộc sống đời thường.
Cũng trăn trở yêu thương
trước cuộc tình Thiên định.
Cũng một lần hoang mang
thầm hỏi,
“Hoặc ở lại bên Nàng
hoặc Tình Sử chia xa,
hỡi Người Tình Trăm Năm?”
Hãy đến cùng Giu-se
Người thợ mộc
Thánh Cả mẫu gương cho tất cả.
Người chồng, người cha
và những ai tận tụy,
can đảm, trung thành
nghị lực, yêu thương.
Hãy đến cùng Thánh Cả Giu-se,
Vươn lên từ nhục nhằn khổ đế,
Với tinh tuyền nhánh huệ trên tay,
Với tỏa lan tịnh khiết hương thề.
Ti-vi, Radio và Cuộc sống
Trầm Thiên Thu
21:10 07/03/2011
Ti-vi ngày nay là loại thông tin đại chúng phổ biến, hầu như ai cũng có. Nhưng cách xem ti-vi thì không phải ai cũng như nhau. Xem ti-vi vẫn khả dĩ thể hiện “bản lĩnh” và “trình độ”. Đối với radio cũng vậy. Cách nghe cũng khả dĩ thể hiện tính cách một con người.
Vâng, đó chỉ là… “chuyện nhỏ”. Nhưng chuyện NHỎ hay LỚN mang ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống. Chết là “thất bại” hay là “mối lợi” còn tùy thuộc mỗi người – dù không ai tránh khỏi Tử Thần. Cuộc đời ai cũng có những ước mơ, nhưng có những người “mơ cũng không thấy” (theo cách nói “rất bình dân”).
Tôi rất tâm đắc câu nói của đại văn hào Shakespeare: “Có những người sinh ra được sự nổi tiếng rơi vào mình, có nhưng người tìm mãi cũng thấy, nhưng có những người tìm cả đời cũng không thấy”. Sự nổi tiếng ở đây chúng ta cần hiểu theo nhiều dạng, vừa nghĩa đen vừa nghĩa bóng, và với nhiều cấp độ khác nhau.
Những chương trình trên các đài truyền hình mang tính nhân đạo như Vượt lên chính mình, Vòng tay nhân ái, Thắp sáng ước mơ, Vượt qua hiểm nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Như chưa hề có cuộc chia ly,… thiết tưởng rất cần được “nhân rộng”. Mỗi chương trình có loại khán giả RẤT RIÊNG, đó là điều tất nhiên. Nhưng nếu vì lợi nhuận mà cứ “chạy theo” thị trường thì đôi khi có những chương trình thiếu tính giáo dục cao và chỉ “vớ vẩn”.
Trong các chương trình mang tính nhân đạo, có những “mảnh đời” thực sự đáng thương, ngoài “khả năng” một người bình thường – dù với họ rất… bình thường. Cuộc sống họ đơn nghèo và nhỏ bé, nhưng tâm hồn họ lại phong phú và vĩ đại. Đó mới là ý nghĩa cuộc sống đích thực. Chẳng hạn trong chương trình THẮP SÁNG ƯỚC MƠ trên kênh 7, em Huyền nói: “Em không dám ước mơ nghề nghiệp”. Nghe bình thường thì chúng ta có thể “trách”, nhưng hiểu ra thì thật đáng thương. Vâng, ngay cả ước mơ mà em cũng “không dám mơ”.
Trên kênh phát thanh VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam), 22g30 hằng đêm có chương trình “Bạn hãy nói với chúng tôi” mà tôi rất thường xuyên theo dõi. Có thể nói là đủ hoàn cảnh éo le về mọi độ tuổi và mọi lĩnh vực đời sống – từ trẻ đến già, từ sang đến hèn,… Họ là những người bị bế tắc, họ chạy đến với nhà đài. Người tư vấn không phải là các chuyên gia mà chính là mọi người thuộc mọi tầng lớp ở khắp nước, từ Bắc chí Nam. Rất nhiều người đã lấy lại mức cân bằng cuộc sống nhờ những nhà tư vấn không chuyên đó. Thực sự bổ ích dù chỉ là thính giả!
Cuộc đời còn có bao người đau khổ (tinh thần hoặc vật chất). Có nhiều kẻ xấu nhưng cũng có nhiều người tốt. Nói yêu thương thì quá dễ, nhưng thực hành yêu thương thì… không dễ. Nhiều người còn đang nghèo khổ, thiếu thốn đủ điều, thiếu thốn ngay cả những gì “cơ bản” nhất của cuộc sống, vậy mà chúng ta chỉ nói suông thì có ích lợi gì? Thế nào là GIÀU và thế nào là NGHÈO? Không có thước đo. Nhưng kinh nghiệm sống cho chúng ta biết rõ nhất. Và không thể nói suông mà phải hành động!Xưa nay khó thoát: tham thì thâm!
Vâng, đó chỉ là… “chuyện nhỏ”. Nhưng chuyện NHỎ hay LỚN mang ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống. Chết là “thất bại” hay là “mối lợi” còn tùy thuộc mỗi người – dù không ai tránh khỏi Tử Thần. Cuộc đời ai cũng có những ước mơ, nhưng có những người “mơ cũng không thấy” (theo cách nói “rất bình dân”).
Tôi rất tâm đắc câu nói của đại văn hào Shakespeare: “Có những người sinh ra được sự nổi tiếng rơi vào mình, có nhưng người tìm mãi cũng thấy, nhưng có những người tìm cả đời cũng không thấy”. Sự nổi tiếng ở đây chúng ta cần hiểu theo nhiều dạng, vừa nghĩa đen vừa nghĩa bóng, và với nhiều cấp độ khác nhau.
Những chương trình trên các đài truyền hình mang tính nhân đạo như Vượt lên chính mình, Vòng tay nhân ái, Thắp sáng ước mơ, Vượt qua hiểm nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Như chưa hề có cuộc chia ly,… thiết tưởng rất cần được “nhân rộng”. Mỗi chương trình có loại khán giả RẤT RIÊNG, đó là điều tất nhiên. Nhưng nếu vì lợi nhuận mà cứ “chạy theo” thị trường thì đôi khi có những chương trình thiếu tính giáo dục cao và chỉ “vớ vẩn”.
Trong các chương trình mang tính nhân đạo, có những “mảnh đời” thực sự đáng thương, ngoài “khả năng” một người bình thường – dù với họ rất… bình thường. Cuộc sống họ đơn nghèo và nhỏ bé, nhưng tâm hồn họ lại phong phú và vĩ đại. Đó mới là ý nghĩa cuộc sống đích thực. Chẳng hạn trong chương trình THẮP SÁNG ƯỚC MƠ trên kênh 7, em Huyền nói: “Em không dám ước mơ nghề nghiệp”. Nghe bình thường thì chúng ta có thể “trách”, nhưng hiểu ra thì thật đáng thương. Vâng, ngay cả ước mơ mà em cũng “không dám mơ”.
Trên kênh phát thanh VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam), 22g30 hằng đêm có chương trình “Bạn hãy nói với chúng tôi” mà tôi rất thường xuyên theo dõi. Có thể nói là đủ hoàn cảnh éo le về mọi độ tuổi và mọi lĩnh vực đời sống – từ trẻ đến già, từ sang đến hèn,… Họ là những người bị bế tắc, họ chạy đến với nhà đài. Người tư vấn không phải là các chuyên gia mà chính là mọi người thuộc mọi tầng lớp ở khắp nước, từ Bắc chí Nam. Rất nhiều người đã lấy lại mức cân bằng cuộc sống nhờ những nhà tư vấn không chuyên đó. Thực sự bổ ích dù chỉ là thính giả!
Cuộc đời còn có bao người đau khổ (tinh thần hoặc vật chất). Có nhiều kẻ xấu nhưng cũng có nhiều người tốt. Nói yêu thương thì quá dễ, nhưng thực hành yêu thương thì… không dễ. Nhiều người còn đang nghèo khổ, thiếu thốn đủ điều, thiếu thốn ngay cả những gì “cơ bản” nhất của cuộc sống, vậy mà chúng ta chỉ nói suông thì có ích lợi gì? Thế nào là GIÀU và thế nào là NGHÈO? Không có thước đo. Nhưng kinh nghiệm sống cho chúng ta biết rõ nhất. Và không thể nói suông mà phải hành động!Xưa nay khó thoát: tham thì thâm!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tắm Trăng
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:19 07/03/2011
TẮM TRĂNG
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Bóng hằng trong chén ngả nghiêng
Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình
….
Có ai nuốt ánh trăng vàng
Có ai nuốt cả bóng nàng tiên nga.
(Trích thơ của Hàn Mạc Tử)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Bóng hằng trong chén ngả nghiêng
Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình
….
Có ai nuốt ánh trăng vàng
Có ai nuốt cả bóng nàng tiên nga.
(Trích thơ của Hàn Mạc Tử)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền