Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:32 10/03/2009
SỐNG CHÂN THẬT
Đại sư hình như rất trân quý mạng sống của mình, sống rất là chân thực; đồng thời, khi ông ta trách cứ sự bạo ngược của chính phủ, hoặc khi ông ta dẫn đệ tử đi chăm sóc những người bị bệnh truyền nhiễm trong thôn xóm, thì mọi người đều nhìn thấy ông ta thật liều mạng.
- “Người khôn ngoan thật thì sự chết chẳng là gì cả.” ông ta đã nói như thế.
Có một hôm, đệ tử hỏi ông ta: “Một người làm sao có thể coi nhẹ mạng sống mình như thế ?”
- “Khi sắc trời mờ mờ sáng, thì có ai sẽ để tâm đến ngọn nến sắp tắt ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Sự chân thực bắt đầu từ một lương tâm chân thực, tức là trân quý mạng sống và danh dự của mình, cũng như trân quý mạng sống và danh dự của người khác.
Thiên Chúa là chân lý, là chân thực. Con người ta dù có thông kim bác cổ thì cũng không phải là chân lý hoặc là chân thực, mà chỉ là nói lời chân thực của Chúa và thực hành chân lý trong cuộc sống mà thôi. Người Ki-tô hữu luôn nghe Lời Chúa hằng ngày, tức là lời ban sự sống đời đời và lời chân lý bất biến, cho nên cuộc sống của họ cần phải làm chứng cho chân lý và sự thật, bởi vì ánh mặt trời thì sáng hơn ánh nên leo lét sắp tắt, tức là những hào nhoáng của thế gian...
- Người không có lương tâm chính trực thì có hai cái lưỡi, một cái lưỡi để nịnh hót và một cái lưỡi để vu không hại người.
- Người không lương tâm chính trực thì có bốn con mắt, hai con mắt để nhìn và hai con mắt để xoi mói người khác.
- Người không có lương tâm chính trực thì có bốn lỗ tai, hai lỗ tai để nghe và hai lỗ tai để nghe những lời hứa hẹn và nịnh hót và để bóp méo sự thật
Ai không có lương tâm chân thực ngay thẳng, thì cuộc sống của họ sẽ vòng vèo không chính trực...
Thật tội nghiệp cho họ.
N2T |
Đại sư hình như rất trân quý mạng sống của mình, sống rất là chân thực; đồng thời, khi ông ta trách cứ sự bạo ngược của chính phủ, hoặc khi ông ta dẫn đệ tử đi chăm sóc những người bị bệnh truyền nhiễm trong thôn xóm, thì mọi người đều nhìn thấy ông ta thật liều mạng.
- “Người khôn ngoan thật thì sự chết chẳng là gì cả.” ông ta đã nói như thế.
Có một hôm, đệ tử hỏi ông ta: “Một người làm sao có thể coi nhẹ mạng sống mình như thế ?”
- “Khi sắc trời mờ mờ sáng, thì có ai sẽ để tâm đến ngọn nến sắp tắt ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Sự chân thực bắt đầu từ một lương tâm chân thực, tức là trân quý mạng sống và danh dự của mình, cũng như trân quý mạng sống và danh dự của người khác.
Thiên Chúa là chân lý, là chân thực. Con người ta dù có thông kim bác cổ thì cũng không phải là chân lý hoặc là chân thực, mà chỉ là nói lời chân thực của Chúa và thực hành chân lý trong cuộc sống mà thôi. Người Ki-tô hữu luôn nghe Lời Chúa hằng ngày, tức là lời ban sự sống đời đời và lời chân lý bất biến, cho nên cuộc sống của họ cần phải làm chứng cho chân lý và sự thật, bởi vì ánh mặt trời thì sáng hơn ánh nên leo lét sắp tắt, tức là những hào nhoáng của thế gian...
- Người không có lương tâm chính trực thì có hai cái lưỡi, một cái lưỡi để nịnh hót và một cái lưỡi để vu không hại người.
- Người không lương tâm chính trực thì có bốn con mắt, hai con mắt để nhìn và hai con mắt để xoi mói người khác.
- Người không có lương tâm chính trực thì có bốn lỗ tai, hai lỗ tai để nghe và hai lỗ tai để nghe những lời hứa hẹn và nịnh hót và để bóp méo sự thật
Ai không có lương tâm chân thực ngay thẳng, thì cuộc sống của họ sẽ vòng vèo không chính trực...
Thật tội nghiệp cho họ.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:34 10/03/2009
N2T |
104. Trong cộng đoàn, cái quan trọng nhất là đoàn kết nhất trí và bình an, phải nhận biết nhau, thân ái, đó là nguồn gốc của hòa bình, là liên hệ của toàn đức hạnh, là liên hợp tâm hồn của mọi người.
(Thánh Vincentius)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:36 10/03/2009
N2T |
49. Muốn cho công tác được thành tựu lớn nhất, thì việc tôn trọng tinh thần của mình thì rất quan trọng.
Mùa Chay Thánh: Khía cạnh Phụng vụ và Tu đức
Đ.Ô. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả
05:07 10/03/2009
Mùa Chay Thánh: Khía cạnh Phụng vụ và Tu đức
Ngày thứ tư Lễ Tro, với việc làm phép tro và bỏ tro, Giáo hội bắt đầu Mùa Chay thánh. Chúng ta đã sống qua nhiều Mùa Chay thánh, nhưng mỗi năm Giáo Hội muốn chúng ta đi sâu hơn vào ý nghĩa của Mùa phụng vụ quan trọng này.
Vì thế hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa Mùa phụng vụ quan trọng này, để có thể từ đó sống Mùa Chay với những tâm tình như Giáo hội mong muốn nơi chúng ta.
1. Thời gian Mùa Chay thánh
Mùa Chay Thánh bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro và kết thúc vào sáng thứ năm Tuần thánh, với việc cử hành thánh lễ làm phép Dầu bệnh nhân, Dầu Dự tòng và thánh hiến Dầu thánh. Sau đó với Thánh Lễ chiều thứ Năm tuần thánh: Kỷ niệm việc Chúa Giêsu lập phép Thánh thể, Giáo hội bắt đầu Tam Nhật thánh.
Mùa Chay gồm có những ngày thứ năm, thứ sáu và thứ bảy sau Lễ Tro, và 5 Chúa Nhật và tuần lễ I, II, III, IV và V, cùng với Chúa Nhật Lễ Lá và ba ngày đầu Tuần thánh.
Xét về nguồn gốc Mùa Chay thánh, chúng ta phải đi từ việc thành hình Năm phụng vụ. Đầu tiên Cộng đoàn kitô hữu sơ khai đã mừng Lễ Phục sinh, hằng tuần vào các Ngày Chúa Nhật, và hằng năm vào Đại lễ Phục sinh. Dần dần việc mừng Lễ Phục sinh đã được chuẩn bị với những tuần lễ trước đó, nhất là vào đầu thế kỷ thứ tư, khi Giáo hội được tự do sau ba thế kỷ bị bách hại, Giáo hội chuẩn bị các dự tòng để họ lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo (Rửa tội, Thêm sức, và Thánh Thể) vào Đêm Vọng phục sinh, thì Mùa Chay đã có thêm một ý nghĩa mới. Từ đây việc tổ chức Mùa Chay được tiến hành theo những chiều hướng trên đây và Mùa Chay có một thể chế rõ ràng, mang tầm quan trọng đặc biệt trong Năm phụng vụ. Như vậy Mùa Chay đã bắt đầu rất sớm, sát liền với Lễ Phục sinh và bao gồm thời gian chuẩn bị các dự tòng (hoặc chầu nhưng).
2. Ý nghĩa Mùa Chay thánh
Nói về ý nghĩa Mùa Chay thánh, Công đồng chung Vaticanô II đã xác định như sau: “Hai đặc tính của Mùa Chay là việc sám hối và nhất là việc nhớ lại hoặc dọn mình chịu phép rửa tội, chuẩn bị các tín hữu cử hành mầu nhiệm phục sinh, bằng sự nhiệt thành nghe Lời Chúa và chuyên chăm cầu nguyện hơn. Hai đặc tính trên phải được trình bày rõ ràng hơn cả trong Phụng vụ lẫn giáo lý phụng vụ” (Hiến chế phụng vụ số 109).
Theo lời chỉ dẫn trên đây, chúng ta nhận ra hai đặc tính truyền thống của Mùa Chay thánh: đó là
1) sám hối
2) và hướng về các bí tích khai tâm Kitô giáo.
Tất cả đều nhằm chuẩn bị tín hữu chuẩn bị mừng Lễ Phục Sinh. Với tín hữu, thì việc chuẩn bị này được thể hiện qua thái độ và tâm tình sám hối nội tâm, cũng như việc nhớ lại các bí tích khai tâm Kitô giáo đã lãnh nhận. Với các dự tòng, thì việc chuẩn bị này được thể hiện qua các giai đoạn khác nhau của thể chế dự tòng (hoặc chầu nhưng), đã được Công đồng Vaitcanô II lấy lại (xc. Hiến chế phụng vụ, số 64).
3. Tổ chức các hoạt động của Mùa Chay Thánh
Như trên đã nói, Mùa Chay thánh có hai đặc tính là sám hối và rửa tội. Tất cả phụng vụ trong Mùa này đều làm nổi bật hai đặc tính này.
Vậy để thực hiện hai đặc tính này, Giáo hội đã xếp đặt Mùa Chay thánh theo những cách thế sau đây:
a) Mùa Chay: Mùa sám hối và canh tân nội tâm
Hành trình Mùa Chay là hành trình nhìn nhận tội lỗi và những sa ngã của con người: từ nguyên tổ, qua suốt lịch sử con người, lịch sử Dân Chúa chọn, và lịch sử từng cá nhân. Ý thức về tội lỗi trên đây càng cần được nhấn mạnh hơn nữa trong thế giới ngày nay, khi con người tự mãn, mất dần ý thức về tội lỗi. Vì thế Mùa Chay càng có ý nghĩa sâu xa trong bối cảnh của một thế giới tục hóa, có những hành động chống lại Thiên Chúa, nhưng đồng thời không biết nhìn nhận tội lỗi của mình.
Tuy nhiên nhìn nhận tội lỗi chưa đủ, con người còn cần sám hối, xưng thú, và đền bù tội lỗi đã phạm tới Thiên Chúa.
Sau cùng, con đường sám hối Mùa Chay bao gồm một tâm thức biết quay trở về với Thiên Chúa, từ bỏ con đường cũ, từ bỏ con người cũ và biến đổi con người để trở về với tình trạng nguyên thủy vô tội trong sạch, để được sống trong niềm vui vô tận của Thiên Chúa và Chúa Kitô phục sinh. Như vậy hành trình sám hối được thể hiện như những hành động trở về của người con hoang đàng trong Phúc âm thánh Luca (xc. ch. 15).
Phụng vụ Mùa Chay đã giúp tín hữu sống tâm tình sám hối này cách rất cụ thể thiết thực.
Ngay đầu Mùa Chay, vào thư tư Lễ Tro, Giáo hội đưa tín hữu vào tâm tình sám hối bằng một biểu hiệu: lãnh nhận tro trên đầu, và nghe lời Giáo hội khuyên nhủ: “Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin mừng” (Mc 1,15); hoặc “Ta là thân cát bụi, sẽ trở về cát bụi” (xc. St 3,19). Đồng thời cho hát những bài đầy tâm tình thống hối ăn năn. Tro bụi đã được Kinh thánh sử dụng như là dấu hiệu của việc sám hối và quay trở về chính lộ, như dân thành Ninivê xưa đã làm, sau khi nghe lời ngôn sứ Giona khuyên bảo.
Trong chính ngày thứ tư đầu Mùa Chay, Giáo hội buộc mọi tín hữu phải ăn chay kiêng thịt (Giáo luật, khoản 1251), cùng với ngày thứ sáu tuần thánh. Việc ăn chay kiêng thịt còn mang những ý nghĩa khác nữa, nhưng chắc chắn việc kiêng hãm của ăn phần xác, phải cho thấy tâm tình sám hối và canh tân nội tâm của tín hữu. Trong từ ngữ thần học phụng vụ, Mùa này được gọi là Mùa Chay.
Ngoài ra còn có những biểu hiệu bên ngoài khác cho thấy tinh thần sám hối canh tân trong Mùa Chay, như: việc bỏ trưng bông trên bàn thờ, trừ các lễ trọng; hoặc việc không dùng đàn phong cầm hoặc các loại đàn khác tương tự, trong Mùa này, trừ khi xử dụng một cách hết sức giới hạn để giúp cộng đoàn hát mà thôi.
Trong Mùa Chay, bỏ hát Kinh Vinh Danh và bỏ hát Câu xướng Alleluia và thay vào đó bằng một câu tung hô khác. Trong Các giờ kinh phụng vụ, cuối các bài đọc của giờ độc vụ, không hát Kinh Lạy Thiên Chúa (Te Deum).
Về mầu áo và đồ thờ phượng trong mùa Chay, áo lễ linh mục mặc cử hành thánh lễ là mầu tím. Biểu hiệu này cũng giúp tín hữu nhớ tới tình trạng tội lỗi của mình.
Các kinh nguyện trong Mùa Chay nhắc nhở rất nhiều vể việc sám hối và quay trở về với Thiên Chúa, như lời kinh nhập lễ thứ tư Lễ tro được đọc lên như sau: “Lạy Chúa, ngày hôm nay, tất cả chúng con ăn chay hãm mình, để bước vào mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng. Xin giúp chúng con hằng biết sống khắc khổ, để càng ngày thêm vững mạnh mà chiến thắng ác thần.”
Trong Mùa Chay thánh này, Giáo hội cũng khuyến khích cử hành các Nghi thức thống hối, như các mẫu đề nghị trong Sách Nghi thức cử hành bí tích thống hối và hòa giải. Trong các buổi cử hành nghi thức thống hối này, tín hữu được nghe các đoạn Kinh thánh nhắc nhở đến tội lỗi, đến lời mời gọi thống hối, canh tân... Việc cử hành này cũng cần được thực hiện do chính giám mục chủ sự.
Còn bí tích Giải tội phải là phương thế hữu hiệu nhất để sám hối và quay trở về với Thiên Chúa và với Giáo hội. Khi chuẩn bị lãnh nhận bí tích giải tội, tín hữu cùng anh chị em khác, nghe Lời Chúa, xét lại các lỗi phạm tới Chúa, tới tha nhân, tới cộng đoàn. Nhớ lại không chỉ các tội riêng của mình, nhưng cả những tội tập thể đã làm, hoặc cá nhân làm nhân danh tập thể, cả những tội mang tính cách xã hội.
Sau cùng, Bí tích Thánh Thể được coi là bí tích mang lại sự hòa giải, vậy trong Mùa Chay thánh, việc tham dự thánh lễ, nếu có thể hằng ngày, được coi như là một cách thế ăn năn sám hối và giao hòa với Thiên Chúa và cộng đoàn (xc. Nghi thức thông hối đầu lễ; Kinh nguyện Thánh Thể thứ III; Kinh nguyện Thánh Thể hòa giải).
b) Mùa Chay mang đặc tính liên hệ tới bí tích Rửa tội
Đặc tính liên hệ tới bí tích Rửa tội được nhấn mạnh rất nhiều trong phụng vụ từ thời xa xưa và trong các kinh nguyện Mùa Chay thánh.
Đối với các tín hữu, trong Mùa này, Giáo hội giúp họ nhắc lại bí tích Rửa tội, Thêm sức, mà họ đã lãnh nhận. Điều này được nhắc tới qua việc cử hành bí tích Rửa tội cho trẻ con trong họ đạo; việc nhắc lại các lời hứa rửa tội trong Đêm Vọng phục sinh; việc làm phép Nước và rảy Nước thánh trong ngày Chúa Nhật, cũng như thói quen lấy Nước thánh làm dấu thánh giá khi vào nhà thờ. Hoặc khi tín hữu được mời giúp các dự tòng, hoặc tham dự các nghi lễ cử hành cho dự tòng trong Mùa Chay này.
Đối với các dự tòng, đặc tính liên hệ tới bí tích Rửa tội càng được thể hiện cách rõ rệt, khi Giáo hội qua các giai đoạn, trực tiếp chuẩn bị các dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo, mà tột điểm vào Đêm Vọng phục sinh. Như chúng ta nói trên đây, Công đồng Vaticanô II đã lấy lại định chế về thời gian dự tòng, trong đó có việc huấn giáo và việc cử hành một số lễ nghi phụng vụ cho người dự tòng. Sách Nghi thức khai tâm Kitô giáo được ban hành năm 1973, và đã được dịch sang tiếng Việt Nam. Theo Sách Nghi thức này, các giai đoạn được phân chia như sau, tùy theo các Hội đồng Giám mục định theo Giáo luật (Giáo luật khoản 851,1).
Trước tiên có việc công bố Tin Mừng của Chúa Kitô; người nghe sẽ tin vào Chúa Kitô, học hỏi thêm về Ngài và giáo lý của Ngài. Từ đây bắt đầu giai đoạn thứ I, tức là tiếp nhận với lễ nghi tiếp nhận vào bậc dự tòng; sang giai đoạn thứ II: tức là thời gian chuẩn bị tích cực để dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô; ở đây có lễ nghi tuyển chọn và ghi danh. Sau cùng là giai đoạn thứ III: khi cử hành các bí tích khai tâm Kitô giáo và thời gian nhiệm huấn sau khi lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo. Giai đoạn II nằm trong bối cảnh Mùa Chay, từ Chúa Nhật I đến Tuần Thánh; và giai đoạn III nằm trong Đêm Vọng phục sinh và thời gian sau đó. Trong giai đoạn II, có những lễ nghi, như đặt tên, trừ ma quỷ, khảo hạch nhiều lần, tức là khảo hạch về ý hướng ngay lành của dự tòng, chúc lành cho dự tòng. Ngoài ra còn có việc trao Kinh Lạy Cha và Kinh Tin kính, và các dự tòng phải trả lại, tức là đọc trước Giám mục và cộng đoàn.
Vì thế cần lưu tâm để cử hành các bí tích khai tâm Kitô giáo vào Đêm Vọng phục sinh; ít ra là có việc rửa tội cho trẻ con.
4. Mùa Chay: thời gian tăng cường đời sống thiêng liêng
Để tín hữu đạt được hai mục tiêu trên đây, Giáo hội đã nhấn mạnh đến một số phương tiện khác, mà tín hữu phải lưu tâm để sống Mùa Chay thánh và được gợi ý nhiều trong các kinh nguyện Mùa Chay. Các phương thế đó là:
- chuyên chăm đọc nghe Lời Chúa trong sa mạc của tâm hồn mình; biết dùng phương pháp đọc Lời Chúa được các giáo phụ và các dòng tu thực hiện, quen gọi là Đọc Lời Chúa (Lectio divina);
- tăng cường việc cầu nguyện riêng và chung trong cộng đoàn; họ đạo và gia đình;
- ăn chay hãm dẹp xác thịt và các hành động thống hối khác. Sứ điệp Mùa Chay 2009 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI có chủ đề về việc ăn chay.
- làm phúc bố thí cho kẻ nghèo khó; sống bác ái cách sâu xa hơn; tha thứ và hòa giải với nhau; tham gia các công tác từ thiện, xã hội để thăng tiến dân sinh;
- tham gia các buổi cử hành phụng vụ, thánh lễ, bí tích;
- thực hành các việc đạo đức bình dân: như gẫm đàng thánh giá (cũng nên xét lại việc ngắm nguyện, làm sao để phù hợp với tinh thần phụng vụ và không lấn át các buổi cử hành phụng vụ. Tôi thấy có nơi giờ cử hành phụng vụ Tôn kính Thánh Giá vào chiều thứ sáu tuần thánh, rất ít người tham dự, nhưng đến giờ ngắm đứng sau đó, thì lại đông người. Làm như vậy không đúng tinh thần phụng vụ và không giúp huấn luyện đức tin trưởng thành;
- Sống hồi tâm, thinh lặng nhiều hơn để tìm gặp Chúa, tìm gặp chính mình.
Đây là những phương thế Giáo hội rút tỉa từ Kinh thánh và giáo huấn của các giáo phụ mà giới thiệu cho con cái mình.
5. Các thành phần dân Chúa sống Mùa Chay thánh
Để Mùa Chay thánh mang lại kết quả dồi dào, các thành phần dân Chúa được Giáo hội khuyến khích cử hành và sống Mùa Chay thánh này.
Trước tiên các giám mục, được coi như chủ chăn, hướng dẫn dân Chúa tới mầu nhiệm vượt qua, như Ông Maisen xưa. Vào Chúa nhật thứ I Mùa Chay, các ngài cử hành việc ghi danh những người được cử đề lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo vào Đêm Vọng phục sinh; các ngài trực tiếp theo dõi các dự tòng trong thời gian chuẩn bị gần này. Các ngài chuyên cần giảng dạy Lời Chúa cho dân chúng. Đi thăm viếng mục vụ các giáo xứ. Chủ sự các thánh lễ Chúa Nhật Mùa Chay, tại các vùng, miền chính, với sự tham dự đông đảo của các thành phần dân Chúa, như linh mục, phó tế, các thừa tác viên và giáo hữu; chủ sự các buổi thống hối chung. Thời xưa các giám mục cử hành các lễ theo từng trạm (statio quadragesimalis) được báo trước cho dân chúng đến tham dự,
Các linh mục cử hành thánh lễ, buổi thống hối, nghi thức giải tội; chuẩn bị chầu nhưng cách tích cực và trực tiếp; thăm viếng bệnh nhân, người già cả, để họ cũng được tham dự vào sinh hoạt Mùa Chay thánh với các anh chị em tín hữu khác. Chuyên cần đọc và dạy dỗ Lời Chúa; các bài giảng được soạn thảo kỹ lường rút từ các bài Sách thánh liên hệ tới việc sám hối, bí tích rửa tội, lòng nhân từ của Thiên Chúa, việc trở về...; tổ chức tĩnh tâm cho giáo xứ. Cổ võ việc cầu nguyện nơi con chiên bổn đạo. Các phó tế và các thừa tác viên khác, các giáo lý viên, trợ giúp các linh mục trong công tác mục vụ quan trọng này.
Các Tu Sĩ Nam Nữ: tôi xin trích khoản luật của Thánh Bênêđictô xác định cho các tu sĩ của mình cách sống Mùa Chay thánh: Luật của Thánh Bênêđictô (480-547) viết cho các thày dòng của mình. Trong chương 49 về Mùa Chay, Thánh nhân viết: “Việc tuân giữ Mùa Chay. Điều này đúng là tất cả đời sống của một đan sĩ phải đậm nét của một lối sống đầy thống hối, như trong Mùa Chay; nhân đức này không phải là mọi người đều có. Vì thế chúng tôi nhấn mạnh tới, ít là trong thời gian Mùa Chay này, trong cố gắng thanh luyện đời sống riêng của mình, mỗi người hãy cố gắng tẩy rửa trong những ngày thánh này những lỗi lầm trong suốt cả năm. Chúng ta có thể làm được điều này, chỉ khi nào lo lắng để thanh tẩy mình khỏi mọi tật xấu, chuyên chăm vào việc cầu nguyện cùng với những giọt nước mắt ăn năn và tấm lòng đau đớn để chuyên lo đọc Sách Thánh và kiêng cữ. Vậy trong những ngày này, chúng ta thêm vào một vài điều khác cho việc làm vẫn thường có: cầu nguyện đặc biệt, kiêng cữ các của ăn và thức uống. Tóm lại mỗi người hãy xem có thể làm gì để hiến dâng Thiên Chúa, theo sáng kiến riêng của mình, và làm trong niềm hân hoan của Chúa Thánh Thần, làm một vài điều gì hơn và khác với những việc vẫn thường làm. Thí dụ, chấp nhận thiếu thốn về đồ ăn, thức uống hay giấc ngủ; kìm hãm ước muốn nói truyện dông dài và nói những điều không đâu, rồi hãy chờ đợi Ngày Đại Lễ Phục Sinh trong niềm hân hoan do mức độ nóng hổi siêu nhiên. Tuy nhiên điều mà mỗi người tự ý muốn dâng lên Thiên Chúa thì hãy cho vị Đan Viện phụ biết trước và hãy thực hiện với sự đồng ý của ngài và với việc cầu nguyện. Như thế ai mà làm không có sự đồng ý của cha linh hướng sẽ bị coi như là làm để phô trương và huênh hoang tìm vinh danh hư ảo và không đáng gì để ghi công trạng. Tất cả phải được thực hiện với sự đồng ý của vị Đan Viện Phụ”.
Giáo dân và các dự tòng tích cực tham dự sinh hoạt Mùa Chay thánh trong giáo xứ và trong các hội đoàn. Năng tham dự thánh lễ, lãnh nhận bí tích giải tội, thu xếp trước đừng để phút chót mới đi xưng tội. Giữ hai ngày chay và kiêng thịt như luật buộc, vào thứ tư lễ tro và thứ sáu tuần thánh; tuy nhiên còn giữ thêm các ngày khác. Nếu không giữ được các ngày khác, thì bù vào bằng các việc hãm mình khác, những việc thống hối và bác ái khác như Giáo hội mong muốn (xc. Giáo luật, khoản 1250 và 1251). Tăng cường việc đọc sách Kinh thánh riêng hay theo nhóm; cầu nguyện riêng và trong gia đình.
6. Mùa Chay và Chúa Thánh Thần
Chúng ta gợi ra đây một vài điểm về Chúa Thánh Thần để nhờ Ngài hướng dẫn bước vào cuộc hành trình Mùa Chay thánh, như Ngài đã đưa Chúa Kitô vào trong sa mạc để ăn chay và chịu ma quỷ cám dỗ (xc. Mc 1,12; Lc 41,1). Ngài là Đấng hướng dẫn tất cả hành trình cứu độ của Chúa Giêsu Kitô, cho tới chết trên thập giá, để rồi sống lại cũng là do Chúa Thánh Thần.
Trên thập giá, khi tắt thở, Chúa Kitô đã trao ban Thần khí của Ngài (xc. Ga 19,30), để thiết lập Giáo hội và các bí tích trong Giáo hội. Chiều ngày sống lại, Chúa Kitô đã thở hơi ban Chúa Thánh Thần để trao ban quyền đem ơn cứu độ cho muôn dân (xc. Ga 21,22). Như Vậy Thánh Thần là Tác viên chính của hành trình vượt qua của Chúa Kitô. Ngày nay Ngài cũng là Tác viên chính của hành trình vượt qua của chúng ta trong Mùa Chay thánh này. Vậy chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn chúng ta trên con đường sám hối, sống ơn bí tích Rửa tội và đi vào con dường đau khổ của Chúa, chịu chết và sống lại của Chúa Kitô. Như vậy Thánh Thần sẽ làm cho con người cũ của ta chết đi và sẽ sống lại trong con người mới cùng với Chúa Kitô sống lại.
Rôma, ngày 27-02-2001
Xem lại, Rôma ngày 21-2-2009.
''Đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán''
Tuyết Mai
05:14 10/03/2009
"Đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán"
Lễ Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêru-salem. Người thấy ở trong Đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán". (Ga 2, 13-25).
Bài Đọc của tuần này làm tôi liên tưởng liền đến Bàn Thờ Tâm Hồn của chúng ta. Có phải tâm hồn của chúng ta hiện giờ y như là nơi buôn bán và đổi chác hằng ngày mà ít ai chịu để ý đấy hay không? Hay nói một cách khác là chúng ta cố tình không muốn nhắc đến để động đến tội lỗi của chúng ta, mà vô hình chung, chúng ta đã dần dần mời Chúa ra ngoài và thần dữ đã chễm chệ đột ngột đổi ngôi lúc nào trong tâm hồn chúng ta cũng không hay biết?? Vâng, thưa quả thật là y như thế! Bản tánh của con người thì ở thời đại nào cũng chỉ có thấy thờ Thiên Chúa ở trên môi trên miệng chứ Đền Thờ của Thiên Chúa không qua khỏi được chuyện lo làm tiền và làm giầu.
Tâm hồn của chúng ta mỗi ngày phải bận rộn, nhọc nhằn, suy nghĩ, lo lắng, bận tâm, bương chải, chạy ngược chạy xuôi, cũng chỉ mong cho được có bấy nhiêu. Lúc thật nhỏ còn ngồi mài đũng quần ở nhà trường thì được trong gia đình và thầy cô dậy dỗ cho là phải học thật giỏi thật xuất sắc để lớn lên làm được thật là nhiều tiền để muốn gì được nấy. Dậy dỗ con cái phải biết sống khôn ngoan để không thua thiệt bất cứ ai khi ra ngoài đời ngoài xã hội. Cho nên hễ ai khoẻ thì áp bức kẻ yếu không biết trên kính dưới nhường là gì. Và cái câu mà chúng ta thường được nghe thiên hạ những ai có tánh bi quan khi mình là người đến trễ hay là người đến sau người ta, than thân trách phận rằng: "Trâu chậm uống nước đục". Tôi không thích câu nói này mấy khi nghe ai nói, bởi nó làm cho tôi có cảm tưởng cuộc sống quả tranh dành và bon chen. Một là thuộc loại người làm biếng nên không thích mất thời giờ ra đứng xếp hàng chờ để mua bán, để nộp đơn, để ghi danh, để xin việc làm, để.. .. mà chần chờ lai vãng đâu đó cho qua thời giờ và đến chậm trễ nên thường là bị đóng cửa, hết đồ tốt, không nhận đơn nữa vì đã đủ, hết hàng, v.v....; sau đó quay qua than với người này rồi than với người kia.. .. Hai là thuộc loại người bon chen lấn lướt không biết trên dưới trước sau là gì, miễn là mình được có trước là được. Mà không những có trước là được là xong là đủ đâu! Chẳng những có trước mà lại còn muốn tranh dành hết của những người đứng sau hay tới sau. Tận cùng mà xét ra thì không biết cái lỗi và cái tật xấu tranh dành, bon chen, lấn lướt này, bắt nguồn từ đâu mà có? Cho nên con trẻ được học từ nơi cha mẹ, cô chú bác, anh chị em, bạn bè, học đường, và ngoài xã hội, những bản tánh thật xấu xa mà không nghĩ rằng đó là Tội. Cho nên chúng ta đã quen sống như thế từ nhỏ thì hình như mình và Đền Thờ Chúa là hai vấn đề hẳn là khác nhau!?
Khi nào tôi đến Nhà Thờ (Nhà Chúa) thì tôi khoác lên chiếc áo đến thăm Chúa một cách rõ ràng cho thiên hạ thấy rằng tôi nghiêm trang và đúng đắn, không quay ngang quay dọc, không nói chuyện riêng, theo dõi thật kỹ những gì vị Linh Mục làm trên Bàn Thờ. Đến giờ thì tôi cũng Rước Lễ như ai. Tôi cũng ráng ở lại cho đến khi Cha ban bình an của Chúa xong tôi mới ra về, và đó là những gì tôi đã làm những ngày Chủ Nhật tôi mang tâm tình để đến với Chúa của tôi!???? Còn ngoài ngày giờ tôi đi dự Thánh Lễ ra thì con người thật của tôi và của anh chị em ra sao? Có phải diễn ra y như những sự việc buôn bán và đổi chác mà Chúa Giêsu đã phải giận dữ, quát mắng, và dùng roi mà quất ngả mọi thứ trong Đền Thờ đấy không? Ai bảo con người là hiền lành, đạo đức, và thánh thiện? Thưa duy nhất chỉ có Chúa Giêsu mà thôi! Còn con người của chúng ta thì muôn đời là tội lỗi và đớn hèn trước mặt Thiên Chúa. Con người tội lỗi truy lại từ đời của ông bà tổ phụ Adong và Eva kia cơ mà, thì làm sao chúng ta khác hơn hai ông bà được cơ chứ!?
Có phải tâm hồn của chúng ta luôn rối rắm, như cái tổ vò, như len rối, như mắc cưởi, như muôn ngàn sợi tơ ngang dọc của màng nhện giăng để giăng mắc những điều không muốn được nên Thiện nên lành thánh hay nên Thánh? Như thế thử hỏi Chúa Giêsu không giận dữ sao cho được cơ chứ!? Ngài muốn vào Đền Thờ của Ngài mà Ngài không sao vào cho được trong khi bao nhiêu chướng ngại vật ngăn cản con đường Ngài vào Đền Thờ của Ngài trong Tâm Hồn của chúng ta? Ngài không giận sao được khi cái bản thân này chính Cha Ngài đã ra công tác tạo nên chúng ta cho nên giống hình ảnh thương yêu rất dấu ái của Cha Ngài, mà nhìn xem cái công trình ấy! Con người mặc nhiên muốn quên lãng, thật vô tình, và vô ơn không dành cho Chúa được một ít thời giờ trong ngày để ca tụng. Để ca khen, tôn vinh, chúc tụng Thiên Chúa là Đấng vô song, là Thiên Chúa, là Chủ Tể của muôn loài trên khắp cùng vũ trụ. Ngài không giận sao được khi hiểu lý do Ngài được Chúa Cha sai xuống trần để chết cho nhân loại tội lỗi này hay sao!? Cho những con người mà mở miệng lại còn đòi Con Thiên Chúa cho xem Dấu Lạ để làm Tin hay sao!? Hay cho những con người mà lòng dạ chúng không khác nào lòng lang dạ sói. Chúa không giận dữ sao được cơ chứ, hỡi nhân loại con người luôn sống vô ơn và bội phản??
Vâng, Chúa Giêsu Ngài đã làm một việc rất là phải vì Ngài muốn Đền Thờ của Cha Ngài được nhân loại Tôn Thờ chứ không phải là một nơi để buôn bán và đổi chác. Ngài đã đuổi tất cả những con buôn này ra khỏi Đền Thờ Cha Ngài. Thưa những con buôn này là ai?? Có phải những con buôn này là những gì dơ bẩn đang chất chứa trong tâm hồn của chúng ta hay không? Có những khi chúng ta quá tội lỗi, quá u mê, quá chạy theo những gì mà ma quỷ chúng giăng trước mắt, chúng kiên nhẫn mà chiêu dụ chúng ta khi đã ăn quen thì linh hồn của chúng ta chúng sẽ lấy một cách dễ dàng mà thôi!
Hỡi những ai còn đang ngủ mê, hãy tỉnh dậy mà canh thức, kẻo Chủ trở về mà không còn thời giờ để kịp hối cải và ăn năn đền tội. Nhờ bài đọc của tuần này, Chúa Giêsu đã cảnh tỉnh chúng ta, Ngài muốn chúng ta cùng dọn dẹp tâm hồn cho trong sạch để cùng với Ngài chuẩn bị con đường Hiến Tế và Hy Sinh. Con đường của Thập Giá. Con đường mà Ngài đã chọn để chết cho nhân loại tội lỗi bất xứng của chúng ta.
Lậy Chúa Giêsu! Con người nhân loại chúng con là chi? Sao Chúa lại yêu thương chúng con quá đỗi!? Ngài buồn phiền nhân loại chúng con, Ngài yêu thương chúng con cả khi chúng con tội lỗi ngập lụt. Luôn sống trong thù hận, gian manh, lừa đảo, bội phản, tham ô, mà Ngài chỉ có thể thốt lên được câu: "Đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán". Trong Mùa Chay Thánh, xin cho chúng con cùng bắt chước Ngài Giêsu sống trong chay tịnh, để kiểm điểm lại chính mình và trở về hòa giải cùng với Thiên Chúa. Kính mến Một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự. Yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, và hết trí khôn. Yêu thương anh chị em như yêu chính mình. Tha thứ mọi người để được Chúa thứ tha. Để chúng con cũng xứng đáng được lê những bước chân theo Chúa, mang theo Thánh Giá của đời mình cho nên được giống Chúa hơn. Để có những chặng đường chúng con vấp ngã vì tội lỗi, xin Chúa ban thêm sức mạnh để chúng con có thể tiếp tục vác Thánh Giá đời mình theo Chúa cho đến cùng và được chết với Chúa trên Đồi Can-vê hay cho đến khi được Chúa thương gọi về Nhà Chúa là Nơi chúng con khao khát chờ đợi và mong được Tìm Về Chúa ơi!. Amen.
Lễ Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêru-salem. Người thấy ở trong Đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán". (Ga 2, 13-25).
Bài Đọc của tuần này làm tôi liên tưởng liền đến Bàn Thờ Tâm Hồn của chúng ta. Có phải tâm hồn của chúng ta hiện giờ y như là nơi buôn bán và đổi chác hằng ngày mà ít ai chịu để ý đấy hay không? Hay nói một cách khác là chúng ta cố tình không muốn nhắc đến để động đến tội lỗi của chúng ta, mà vô hình chung, chúng ta đã dần dần mời Chúa ra ngoài và thần dữ đã chễm chệ đột ngột đổi ngôi lúc nào trong tâm hồn chúng ta cũng không hay biết?? Vâng, thưa quả thật là y như thế! Bản tánh của con người thì ở thời đại nào cũng chỉ có thấy thờ Thiên Chúa ở trên môi trên miệng chứ Đền Thờ của Thiên Chúa không qua khỏi được chuyện lo làm tiền và làm giầu.
Tâm hồn của chúng ta mỗi ngày phải bận rộn, nhọc nhằn, suy nghĩ, lo lắng, bận tâm, bương chải, chạy ngược chạy xuôi, cũng chỉ mong cho được có bấy nhiêu. Lúc thật nhỏ còn ngồi mài đũng quần ở nhà trường thì được trong gia đình và thầy cô dậy dỗ cho là phải học thật giỏi thật xuất sắc để lớn lên làm được thật là nhiều tiền để muốn gì được nấy. Dậy dỗ con cái phải biết sống khôn ngoan để không thua thiệt bất cứ ai khi ra ngoài đời ngoài xã hội. Cho nên hễ ai khoẻ thì áp bức kẻ yếu không biết trên kính dưới nhường là gì. Và cái câu mà chúng ta thường được nghe thiên hạ những ai có tánh bi quan khi mình là người đến trễ hay là người đến sau người ta, than thân trách phận rằng: "Trâu chậm uống nước đục". Tôi không thích câu nói này mấy khi nghe ai nói, bởi nó làm cho tôi có cảm tưởng cuộc sống quả tranh dành và bon chen. Một là thuộc loại người làm biếng nên không thích mất thời giờ ra đứng xếp hàng chờ để mua bán, để nộp đơn, để ghi danh, để xin việc làm, để.. .. mà chần chờ lai vãng đâu đó cho qua thời giờ và đến chậm trễ nên thường là bị đóng cửa, hết đồ tốt, không nhận đơn nữa vì đã đủ, hết hàng, v.v....; sau đó quay qua than với người này rồi than với người kia.. .. Hai là thuộc loại người bon chen lấn lướt không biết trên dưới trước sau là gì, miễn là mình được có trước là được. Mà không những có trước là được là xong là đủ đâu! Chẳng những có trước mà lại còn muốn tranh dành hết của những người đứng sau hay tới sau. Tận cùng mà xét ra thì không biết cái lỗi và cái tật xấu tranh dành, bon chen, lấn lướt này, bắt nguồn từ đâu mà có? Cho nên con trẻ được học từ nơi cha mẹ, cô chú bác, anh chị em, bạn bè, học đường, và ngoài xã hội, những bản tánh thật xấu xa mà không nghĩ rằng đó là Tội. Cho nên chúng ta đã quen sống như thế từ nhỏ thì hình như mình và Đền Thờ Chúa là hai vấn đề hẳn là khác nhau!?
Khi nào tôi đến Nhà Thờ (Nhà Chúa) thì tôi khoác lên chiếc áo đến thăm Chúa một cách rõ ràng cho thiên hạ thấy rằng tôi nghiêm trang và đúng đắn, không quay ngang quay dọc, không nói chuyện riêng, theo dõi thật kỹ những gì vị Linh Mục làm trên Bàn Thờ. Đến giờ thì tôi cũng Rước Lễ như ai. Tôi cũng ráng ở lại cho đến khi Cha ban bình an của Chúa xong tôi mới ra về, và đó là những gì tôi đã làm những ngày Chủ Nhật tôi mang tâm tình để đến với Chúa của tôi!???? Còn ngoài ngày giờ tôi đi dự Thánh Lễ ra thì con người thật của tôi và của anh chị em ra sao? Có phải diễn ra y như những sự việc buôn bán và đổi chác mà Chúa Giêsu đã phải giận dữ, quát mắng, và dùng roi mà quất ngả mọi thứ trong Đền Thờ đấy không? Ai bảo con người là hiền lành, đạo đức, và thánh thiện? Thưa duy nhất chỉ có Chúa Giêsu mà thôi! Còn con người của chúng ta thì muôn đời là tội lỗi và đớn hèn trước mặt Thiên Chúa. Con người tội lỗi truy lại từ đời của ông bà tổ phụ Adong và Eva kia cơ mà, thì làm sao chúng ta khác hơn hai ông bà được cơ chứ!?
Có phải tâm hồn của chúng ta luôn rối rắm, như cái tổ vò, như len rối, như mắc cưởi, như muôn ngàn sợi tơ ngang dọc của màng nhện giăng để giăng mắc những điều không muốn được nên Thiện nên lành thánh hay nên Thánh? Như thế thử hỏi Chúa Giêsu không giận dữ sao cho được cơ chứ!? Ngài muốn vào Đền Thờ của Ngài mà Ngài không sao vào cho được trong khi bao nhiêu chướng ngại vật ngăn cản con đường Ngài vào Đền Thờ của Ngài trong Tâm Hồn của chúng ta? Ngài không giận sao được khi cái bản thân này chính Cha Ngài đã ra công tác tạo nên chúng ta cho nên giống hình ảnh thương yêu rất dấu ái của Cha Ngài, mà nhìn xem cái công trình ấy! Con người mặc nhiên muốn quên lãng, thật vô tình, và vô ơn không dành cho Chúa được một ít thời giờ trong ngày để ca tụng. Để ca khen, tôn vinh, chúc tụng Thiên Chúa là Đấng vô song, là Thiên Chúa, là Chủ Tể của muôn loài trên khắp cùng vũ trụ. Ngài không giận sao được khi hiểu lý do Ngài được Chúa Cha sai xuống trần để chết cho nhân loại tội lỗi này hay sao!? Cho những con người mà mở miệng lại còn đòi Con Thiên Chúa cho xem Dấu Lạ để làm Tin hay sao!? Hay cho những con người mà lòng dạ chúng không khác nào lòng lang dạ sói. Chúa không giận dữ sao được cơ chứ, hỡi nhân loại con người luôn sống vô ơn và bội phản??
Vâng, Chúa Giêsu Ngài đã làm một việc rất là phải vì Ngài muốn Đền Thờ của Cha Ngài được nhân loại Tôn Thờ chứ không phải là một nơi để buôn bán và đổi chác. Ngài đã đuổi tất cả những con buôn này ra khỏi Đền Thờ Cha Ngài. Thưa những con buôn này là ai?? Có phải những con buôn này là những gì dơ bẩn đang chất chứa trong tâm hồn của chúng ta hay không? Có những khi chúng ta quá tội lỗi, quá u mê, quá chạy theo những gì mà ma quỷ chúng giăng trước mắt, chúng kiên nhẫn mà chiêu dụ chúng ta khi đã ăn quen thì linh hồn của chúng ta chúng sẽ lấy một cách dễ dàng mà thôi!
Hỡi những ai còn đang ngủ mê, hãy tỉnh dậy mà canh thức, kẻo Chủ trở về mà không còn thời giờ để kịp hối cải và ăn năn đền tội. Nhờ bài đọc của tuần này, Chúa Giêsu đã cảnh tỉnh chúng ta, Ngài muốn chúng ta cùng dọn dẹp tâm hồn cho trong sạch để cùng với Ngài chuẩn bị con đường Hiến Tế và Hy Sinh. Con đường của Thập Giá. Con đường mà Ngài đã chọn để chết cho nhân loại tội lỗi bất xứng của chúng ta.
Lậy Chúa Giêsu! Con người nhân loại chúng con là chi? Sao Chúa lại yêu thương chúng con quá đỗi!? Ngài buồn phiền nhân loại chúng con, Ngài yêu thương chúng con cả khi chúng con tội lỗi ngập lụt. Luôn sống trong thù hận, gian manh, lừa đảo, bội phản, tham ô, mà Ngài chỉ có thể thốt lên được câu: "Đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán". Trong Mùa Chay Thánh, xin cho chúng con cùng bắt chước Ngài Giêsu sống trong chay tịnh, để kiểm điểm lại chính mình và trở về hòa giải cùng với Thiên Chúa. Kính mến Một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự. Yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, và hết trí khôn. Yêu thương anh chị em như yêu chính mình. Tha thứ mọi người để được Chúa thứ tha. Để chúng con cũng xứng đáng được lê những bước chân theo Chúa, mang theo Thánh Giá của đời mình cho nên được giống Chúa hơn. Để có những chặng đường chúng con vấp ngã vì tội lỗi, xin Chúa ban thêm sức mạnh để chúng con có thể tiếp tục vác Thánh Giá đời mình theo Chúa cho đến cùng và được chết với Chúa trên Đồi Can-vê hay cho đến khi được Chúa thương gọi về Nhà Chúa là Nơi chúng con khao khát chờ đợi và mong được Tìm Về Chúa ơi!. Amen.
Bài giảng kỷ niệm Đức Cố GM Nguyễn Tùng Cương tạ thế được 10 năm
+GM F. X. Nguyễn Văn Sang
05:20 10/03/2009
BÀI GIẢNG LỄ KỶ NIỆM ĐỨC CỐ GIÁM MỤC GIUSE NGUYỄN TÙNG CƯƠNG
NGUYÊN GIÁM MỤC GP HẢI PHÒNG TẠ THẾ ĐƯỢC 10 NĂM
Kính thưa:
Các Đức Cha,
Các Đức ông, các Cha tổng đại diện,
Các Linh mục, chủng sinh,
Các bề trên, nam nữ tu sĩ
và anh chị em giáo hữu thân mến,
Hôm nay chúng ta gặp gỡ nhau ở đây để kỷ niệm 10 năm Đức cố Giám mục Giuse Nguyễn Tùng Cương tạ thế. Đã qua 10 năm, chúng ta thấy thời gian trôi đi rất nhanh. Mới ngày nào chúng ta tiễn đưa ngài vào lòng đất mẹ, vào ngôi mộ ở bên phải nhà thờ, giờ đây đã 10 năm. Đúng là câu phương ngôn quả là không sai: “Thời gian qua đi như bóng ngựa trắng bay qua khe cửa”. Song 10 năm qua đi, mà gương mặt nổi bật cũng như tình cảm sâu sắc ngài để lại trong lòng chúng ta vẫn rạng rỡ và đằm thắm, để nói lên một vị Giám mục rất gần gũi với hết thảy những ai có liên hệ với ngài.
Chắc mọi người đang có mặt đây đều có những kỷ niệm êm đẹp về ngài. Hãy gìn giữ những kỷ niệm đó cách trân trọng, quý mến.
Riêng tôi, được hân hạnh biết ngài từ khi ngài còn làm Linh mục trẻ trung hoạt động ở giáo xứ Hàm Long, nơi sản sinh ra 3 vị Hồng Y và 2 Giám mục Việt Nam. Rồi đến khi ngài đi coi xứ Vĩnh Trị trong thời chiến tranh, mang vết thương bom đạn trở về Hà Nội, ở lại thủ đô chia sẻ vui buồn cùng cộng đồng Giáo phận. Chúng tôi đã trải qua những năm tháng gian lao thử thách, như bài tôi viết: “Khổ thân Đức Cha Nguyễn Tùng Cương”, tới khi cả hai cùng làm Giám mục và đều được sai đi “làm dâu” những Giáo phận đồng chua nước mặn, biển xanh ruộng muối, theo lối sống đạo của dòng Du-minh-gô cổ kính. Thỉnh thoảng anh em gặp nhau, vui cười ầm ĩ cả Nhà Chung. Ngài khoe Hải Phòng có nem cua thú thiệt, hãy đến mà xơi. Tôi nói, Thái Bình có thịt chó mười món, xin đến thưởng thức.
Tới ngày ngài đi cấp cứu ở bệnh viện, tôi đến thăm, ngài còn cố nói: “Con rót nước mời Đức Cha”. Ngài qua đi, lễ an táng tràn trong nước mưa và nước mắt. Thế là đã 10 năm ngài đi ra khơi. Nhớ thương đầy ắp.
Vâng, khẩu hiệu của Đức cố Giám mục Giáo phận Hải Phòng là: “Hãy ra khơi”.
Mặc dầu ý nghĩa của nó hoàn toàn mang tính chất tôn giáo và rất súc tích, nhưng cũng không khỏi có những người cắt nghĩa, nhất là vào hoàn cảnh lúc đó, khuyến khích con chiên bổn đạo đất cảng và những xứ họ duyên hải ra khơi, vượt biên, tìm cách thoát khỏi hoàn cảnh xã hội lúc đó, dù không có ý đồ lợi dụng như vậy. Nhưng cũng có người cho rằng, một số người đã vượt biên ra khơi, đến với các nước giàu có lớn mạnh trên thế giới đã tạo ra một lớp người Việt kiều yêu nước, khi trở về được trọng vọng yêu mến vì có công mang của cải vật chất về bồi đắp cho giang sơn đất Việt. Suốt từ mảnh đất Móng Cái, xứ Trà Cổ - Quảng Ninh đến xứ Xâm Bồ, chính tôi đã gặp một số người ăn lên làm ra trở về đóng góp cho đất nước ngày nay.
Vậy, ra khơi phần nào có ý nghĩa tích cực. Nhưng chắc chắn Đức cố Giám mục Giuse đề ra lý tưởng “ra khơi” cho chính mình và cho mọi người là để ra khơi trong những hoạt động đạo đức, thánh hoá bản thân như lý tưởng mỗi ngày được thăng tiến trên con đường đạo đức. Lý tưởng đó như những vùng biển xa khơi tít mù mà con thuyền càng ngày càng phải tiến lên dưới ngọn gió của Thánh Linh để khám phá ra những chân trời mới có giá trị thiêng liêng cao cả, đó là cuộc tiến lên để “hôm nay hơn hôm qua và kém ngày mai”. Cuộc ra khơi đó thật là có ý nghĩa và đáng tự hào biết bao đối với vị Mục Tử có tầm nhìn cao cả như vậy nên đã huấn luyện cho những người trong Giáo phận của mình có đời sống thánh thiện như ngày hôm nay.
Ra khơi còn là theo nghề nghiệp của những ngư dân chài lưới sẵn sàng muốn bắt được những mẻ cá linh hồn người ta như Chúa Giêsu đã dạy. Cần phải đi xa bờ, chiến đấu với sóng gió bão táp, tiến đến những vùng xa xôi mới có thể có những mẻ lưới thu lượm được những kết quả khả quan. Ra khơi như vậy là tiến lên con đường truyền giáo, đem Tin Mừng cho mọi người ở mọi hoàn cảnh, môi trường xã hội khác nhau. Điều đó đòi hỏi như cuộc ra khơi vượt qua sự can trường khó nhọc, chống chọi với phong ba bão táp trên con đường tiến tới vinh quang. Với ý nghĩa đó, chúng ta thấy lý tưởng và đầu óc của vị Mục Tử nhân lành và cũng là vị thuyền trưởng của con tàu Giáo phận có con tim khối óc lớn lao, có tham vọng đưa về cho Chúa nhiều mẻ lưới linh hồn, đưa vào ràn chiên của Chúa nhiều con chiên khác, chinh phục cho Chúa và Giáo Hội nhiều mảnh đất thiêng liêng được gieo vãi đức tin, trở nên mùa màng phong phú. Cuộc lãnh đạo, cuộc ra khơi như vậy mà cho đến ngày nay chúng ta nhìn thấy những thành quả to lớn, chúng ta mới thấy được người thuyền trưởng tài ba biết trông xa nhìn rộng như Đức cố Giám mục Giuse đã làm ơn lớn cho Giáo phận Hải Phòng chúng ta và cho cả Giáo Hội Việt Nam nữa. Chính vì những lo toan khổ tứ về cuộc ra khơi tinh thần vật chất như đã nói trên đây đạt được những kết quả về tinh thần cũng như vật chất ngày nay mà Đức cố Giám mục Giuse đã phải vượt qua bao nhiêu khó khăn trở ngại, nhiều khi hại đến sức khoẻ và tính mạng, nhưng ngài vẫn không lui bước.
Sau cùng, tuy ngài đã tạ thế được 10 năm, nhưng cuộc ra khơi của ngài vẫn còn tiếp tục: ngài tiếp tục ra khơi nơi bản thân vị Giám mục trẻ trung, tài ba của Giáo phận, ngày nay là kết quả do ngài dưỡng dục, chỉ định, kiên nhẫn thực hiện; ngài tiếp tục ra khơi nơi hàng ngũ các linh mục nhiều khả năng, hăng say phục vụ cộng đoàn; ngài tiếp tục ra khơi nơi lớp lớp những người hiến thân phục vụ như các nam nữ tu sĩ, chủng sinh và ngàn vạn giáo dân dũng cảm sống tốt đời tươi đạo; ngài tiếp tục ra khơi nơi những lão chài đầy kinh nghiệm đẩy con thuyền Giáo phận ra khơi, càng ra xa hơn nữa. Chính bản thân ngài cũng tiếp tục ra khơi, vì có về đời sau, hưởng hạnh phúc trên trời, được đêm ngày nếm hưởng Thiên Chúa không phải là trong một vài giờ phút của vĩnh cửu là đạt tới, mà Thiên Chúa vô cùng cao cả, là biển cả của tình yêu, là hoàn hảo, các Thánh trên trời luôn luôn ngụp lặn trong đó vẫn phải ra khơi tiến đến sự nếm hưởng càng ngày càng thêm phong phú hơn.
Kính thưa các đấng bậc, kính thưa cộng đoàn,
Chúng ta đã cùng nhau suy gẫm cách đơn sơ vắn tắt về khẩu hiệu Giám mục “Hãy ra khơi” của Đức cố Giám mục Giuse, nguyên Giám mục Giáo phận Hải Phòng. Chúng ta đã theo ngài ra khơi trong mọi lãnh vực, qua mọi người trong Giáo phận cùng ra khơi trong cuộc đời trần thế ngày càng thành công tốt đẹp.
Nay ngài đã ra khơi trong cuộc sống đời sau. Chúng con xin Đấng Thuyền Trưởng, Người Đánh Cá vĩ đại thả lưới vô cùng nhân ái, chấp nhận ngài vào “Vạn chài trên thiên quốc” để tiếp tục ra khơi khám phá, hiểu biết, nếm hưởng Thiên Chúa vô lượng vô biên êm ái ngọt ngào chừng nào.
Xin Đức cố Giám mục Giuse cầu bầu cho chúng con còn đang ở trong cơn sóng gió biển cả là thế gian này được ra khơi, vượt mọi giông tố, tới bến bình an hạnh phúc.
Xin được như vậy. Amen.
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám mục Gp Thái Bình
NGUYÊN GIÁM MỤC GP HẢI PHÒNG TẠ THẾ ĐƯỢC 10 NĂM
Kính thưa:
Các Đức Cha,
Các Đức ông, các Cha tổng đại diện,
Các Linh mục, chủng sinh,
Các bề trên, nam nữ tu sĩ
và anh chị em giáo hữu thân mến,
Hôm nay chúng ta gặp gỡ nhau ở đây để kỷ niệm 10 năm Đức cố Giám mục Giuse Nguyễn Tùng Cương tạ thế. Đã qua 10 năm, chúng ta thấy thời gian trôi đi rất nhanh. Mới ngày nào chúng ta tiễn đưa ngài vào lòng đất mẹ, vào ngôi mộ ở bên phải nhà thờ, giờ đây đã 10 năm. Đúng là câu phương ngôn quả là không sai: “Thời gian qua đi như bóng ngựa trắng bay qua khe cửa”. Song 10 năm qua đi, mà gương mặt nổi bật cũng như tình cảm sâu sắc ngài để lại trong lòng chúng ta vẫn rạng rỡ và đằm thắm, để nói lên một vị Giám mục rất gần gũi với hết thảy những ai có liên hệ với ngài.
Chắc mọi người đang có mặt đây đều có những kỷ niệm êm đẹp về ngài. Hãy gìn giữ những kỷ niệm đó cách trân trọng, quý mến.
Riêng tôi, được hân hạnh biết ngài từ khi ngài còn làm Linh mục trẻ trung hoạt động ở giáo xứ Hàm Long, nơi sản sinh ra 3 vị Hồng Y và 2 Giám mục Việt Nam. Rồi đến khi ngài đi coi xứ Vĩnh Trị trong thời chiến tranh, mang vết thương bom đạn trở về Hà Nội, ở lại thủ đô chia sẻ vui buồn cùng cộng đồng Giáo phận. Chúng tôi đã trải qua những năm tháng gian lao thử thách, như bài tôi viết: “Khổ thân Đức Cha Nguyễn Tùng Cương”, tới khi cả hai cùng làm Giám mục và đều được sai đi “làm dâu” những Giáo phận đồng chua nước mặn, biển xanh ruộng muối, theo lối sống đạo của dòng Du-minh-gô cổ kính. Thỉnh thoảng anh em gặp nhau, vui cười ầm ĩ cả Nhà Chung. Ngài khoe Hải Phòng có nem cua thú thiệt, hãy đến mà xơi. Tôi nói, Thái Bình có thịt chó mười món, xin đến thưởng thức.
Tới ngày ngài đi cấp cứu ở bệnh viện, tôi đến thăm, ngài còn cố nói: “Con rót nước mời Đức Cha”. Ngài qua đi, lễ an táng tràn trong nước mưa và nước mắt. Thế là đã 10 năm ngài đi ra khơi. Nhớ thương đầy ắp.
Vâng, khẩu hiệu của Đức cố Giám mục Giáo phận Hải Phòng là: “Hãy ra khơi”.
Mặc dầu ý nghĩa của nó hoàn toàn mang tính chất tôn giáo và rất súc tích, nhưng cũng không khỏi có những người cắt nghĩa, nhất là vào hoàn cảnh lúc đó, khuyến khích con chiên bổn đạo đất cảng và những xứ họ duyên hải ra khơi, vượt biên, tìm cách thoát khỏi hoàn cảnh xã hội lúc đó, dù không có ý đồ lợi dụng như vậy. Nhưng cũng có người cho rằng, một số người đã vượt biên ra khơi, đến với các nước giàu có lớn mạnh trên thế giới đã tạo ra một lớp người Việt kiều yêu nước, khi trở về được trọng vọng yêu mến vì có công mang của cải vật chất về bồi đắp cho giang sơn đất Việt. Suốt từ mảnh đất Móng Cái, xứ Trà Cổ - Quảng Ninh đến xứ Xâm Bồ, chính tôi đã gặp một số người ăn lên làm ra trở về đóng góp cho đất nước ngày nay.
Vậy, ra khơi phần nào có ý nghĩa tích cực. Nhưng chắc chắn Đức cố Giám mục Giuse đề ra lý tưởng “ra khơi” cho chính mình và cho mọi người là để ra khơi trong những hoạt động đạo đức, thánh hoá bản thân như lý tưởng mỗi ngày được thăng tiến trên con đường đạo đức. Lý tưởng đó như những vùng biển xa khơi tít mù mà con thuyền càng ngày càng phải tiến lên dưới ngọn gió của Thánh Linh để khám phá ra những chân trời mới có giá trị thiêng liêng cao cả, đó là cuộc tiến lên để “hôm nay hơn hôm qua và kém ngày mai”. Cuộc ra khơi đó thật là có ý nghĩa và đáng tự hào biết bao đối với vị Mục Tử có tầm nhìn cao cả như vậy nên đã huấn luyện cho những người trong Giáo phận của mình có đời sống thánh thiện như ngày hôm nay.
Ra khơi còn là theo nghề nghiệp của những ngư dân chài lưới sẵn sàng muốn bắt được những mẻ cá linh hồn người ta như Chúa Giêsu đã dạy. Cần phải đi xa bờ, chiến đấu với sóng gió bão táp, tiến đến những vùng xa xôi mới có thể có những mẻ lưới thu lượm được những kết quả khả quan. Ra khơi như vậy là tiến lên con đường truyền giáo, đem Tin Mừng cho mọi người ở mọi hoàn cảnh, môi trường xã hội khác nhau. Điều đó đòi hỏi như cuộc ra khơi vượt qua sự can trường khó nhọc, chống chọi với phong ba bão táp trên con đường tiến tới vinh quang. Với ý nghĩa đó, chúng ta thấy lý tưởng và đầu óc của vị Mục Tử nhân lành và cũng là vị thuyền trưởng của con tàu Giáo phận có con tim khối óc lớn lao, có tham vọng đưa về cho Chúa nhiều mẻ lưới linh hồn, đưa vào ràn chiên của Chúa nhiều con chiên khác, chinh phục cho Chúa và Giáo Hội nhiều mảnh đất thiêng liêng được gieo vãi đức tin, trở nên mùa màng phong phú. Cuộc lãnh đạo, cuộc ra khơi như vậy mà cho đến ngày nay chúng ta nhìn thấy những thành quả to lớn, chúng ta mới thấy được người thuyền trưởng tài ba biết trông xa nhìn rộng như Đức cố Giám mục Giuse đã làm ơn lớn cho Giáo phận Hải Phòng chúng ta và cho cả Giáo Hội Việt Nam nữa. Chính vì những lo toan khổ tứ về cuộc ra khơi tinh thần vật chất như đã nói trên đây đạt được những kết quả về tinh thần cũng như vật chất ngày nay mà Đức cố Giám mục Giuse đã phải vượt qua bao nhiêu khó khăn trở ngại, nhiều khi hại đến sức khoẻ và tính mạng, nhưng ngài vẫn không lui bước.
Sau cùng, tuy ngài đã tạ thế được 10 năm, nhưng cuộc ra khơi của ngài vẫn còn tiếp tục: ngài tiếp tục ra khơi nơi bản thân vị Giám mục trẻ trung, tài ba của Giáo phận, ngày nay là kết quả do ngài dưỡng dục, chỉ định, kiên nhẫn thực hiện; ngài tiếp tục ra khơi nơi hàng ngũ các linh mục nhiều khả năng, hăng say phục vụ cộng đoàn; ngài tiếp tục ra khơi nơi lớp lớp những người hiến thân phục vụ như các nam nữ tu sĩ, chủng sinh và ngàn vạn giáo dân dũng cảm sống tốt đời tươi đạo; ngài tiếp tục ra khơi nơi những lão chài đầy kinh nghiệm đẩy con thuyền Giáo phận ra khơi, càng ra xa hơn nữa. Chính bản thân ngài cũng tiếp tục ra khơi, vì có về đời sau, hưởng hạnh phúc trên trời, được đêm ngày nếm hưởng Thiên Chúa không phải là trong một vài giờ phút của vĩnh cửu là đạt tới, mà Thiên Chúa vô cùng cao cả, là biển cả của tình yêu, là hoàn hảo, các Thánh trên trời luôn luôn ngụp lặn trong đó vẫn phải ra khơi tiến đến sự nếm hưởng càng ngày càng thêm phong phú hơn.
Kính thưa các đấng bậc, kính thưa cộng đoàn,
Chúng ta đã cùng nhau suy gẫm cách đơn sơ vắn tắt về khẩu hiệu Giám mục “Hãy ra khơi” của Đức cố Giám mục Giuse, nguyên Giám mục Giáo phận Hải Phòng. Chúng ta đã theo ngài ra khơi trong mọi lãnh vực, qua mọi người trong Giáo phận cùng ra khơi trong cuộc đời trần thế ngày càng thành công tốt đẹp.
Nay ngài đã ra khơi trong cuộc sống đời sau. Chúng con xin Đấng Thuyền Trưởng, Người Đánh Cá vĩ đại thả lưới vô cùng nhân ái, chấp nhận ngài vào “Vạn chài trên thiên quốc” để tiếp tục ra khơi khám phá, hiểu biết, nếm hưởng Thiên Chúa vô lượng vô biên êm ái ngọt ngào chừng nào.
Xin Đức cố Giám mục Giuse cầu bầu cho chúng con còn đang ở trong cơn sóng gió biển cả là thế gian này được ra khơi, vượt mọi giông tố, tới bến bình an hạnh phúc.
Xin được như vậy. Amen.
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám mục Gp Thái Bình
Thánh Giuse guơng mẫu của đời sống lao động
Quang Huyền
14:08 10/03/2009
Dọc theo dòng lịch sử truyền giáo và hình thành Giáo Hội Việt Nam, chúng ta nhận thấy thánh Giuse có một vị trí rất đặc biệt trong lòng tôn kính của các kitô hữu Việt Nam, nhất là dưới bình dân. Phải chăng tinh thần lao động cần mẫn của Thánh Giuse trong vai trò là người cha của gia đình Nazaret đã đánh động nhiều người? Người viết xuất thân từ miền quê nên từ rất sớm đã được hấp thụ được một lòng tôn kính thánh Giuse từ gia đình. Và từ đó, Thánh Giuse đã trở thành một mẫu gương cho tôi trong các chiều kích của cuộc sống, nhưng tinh thần lao động trong âm thầm và hy sinh của ngài đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất. Sắp tới ngày lễ kính Thánh nhân, tôi lại nhớ đến ngài trong đời sống cần lao.
Nghề Nghiệp của Thánh Giuse.
Lần giở các sách Tin Mừng, chúng ta nhận thấy, kể từ sau sự kiện tìm gặp Chúa Giêsu trong đền thánh Gierasalem (x. Lc 2,46), thì các tác giả Tin Mừng chỉ nhắc đến thánh Giuse một hoặc hai lần mà thôi. Thánh Mátthêu kể rằng: “Khi Chúa Giêsu giảng dạy trong hội đường, người ta sửng sốt trước tài năng của Chúa và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được nhiều phép lạ như thế? Ông ta không phải là con bác thợ mộc sao?”(Mt 13,55). Còn thánh Luca thì cho biết rằng trước mặt mọi người, Chúa Giêsu là con ông Giuse: “Đức Giêsu khởi sự rao giảng khi Người trạc 30 tuổi, thiên hạ coi người là con ông Giuse”(Lc 3. 55). Thánh Gioan cũng vài lần đề cập đến đến thánh Giuse.
Từ các chứng từ Kinh Thánh ít ỏi, chúng ta biết về được rằng, thánh Giuse là Cha nuôi của Chúa Giêsu, người làm nghề thợ mộc. Nghề của Thánh Giuse là một nghề rất bình thường trong xã hội Do thái lúc bấy giờ. Nhưng trong nghề nghiệp khiêm tốn của bác thợ mộc, Giuse có tinh thần lao động cần cù trong âm thầm và cầu nguyện. Tinh thần đó được tô điểm thêm xinh nhờ thánh Giuse hướng lao động tới mục đích cao cả là cộng tác vào trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa và thăng tiến đời sống đạo đức của mình. Chính vì thế, Thánh Giuse xứng đáng là mẫu gương về đời sống lao động cho người kitô hữu chúng ta nói riêng và cho con người thời đại hôm nay nói chung.
Thánh Giuse lao động để cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Nhìn ngắm hình ảnh đẹp của Chúa Giêsu thời niên thiếu, Ngài sống bên Đức Mẹ và thánh Giuse: “Con trẻ càng ngày càng khôn ngoan…” (Lc 2,52), chúng ta được phép nghĩ về một gia đình hạnh phúc, một tổ ấm yêu thương nơi gia đình Thánh Gia. Cột trụ, bức nền của đời sống hạnh phúc yêu thương trong gia đình Thánh Gia là sự cộng tác của Thánh Giuse và Đức Mẹ. Các ngài với tình yêu và khả năng của mình đã làm lan tỏa đời sống hạnh phúc yêu thương và thánh thiện lên Trẻ Giêsu “nhìn quả biết cây”. Hơn nữa, chứng quá trình khôn lớn, đạo đức và thánh thiện của Chúa Giêsu, chúng ta biết được sự chăm sóc và giáo dục của cha mẹ Ngài là thánh Giuse và Mẹ Maria biết là dường nào.
Riêng thánh Giuse, với nghề thợ mộc, ngài đã phải lao động chăm chỉ và vất vả, để đảm bảo đời sống vật chất cho gia đình. Những giọt mồ hôi, những đường cưa, những sự tính toán của thánh Giuse trong công việc, như làm tăng thêm vị đượm đà và thi vị cho đời sống hạnh phúc cuả gia đình Nazaret. Quá trình lao động miệt mài để xây dựng tổ ấm yêu thương của Thánh Giuse, làm toát lên tinh thần cao đẹp của ngài trong việc thực hiện thánh ý Chúa là nuôi dưỡng và bảo vệ Chúa Giêsu. Đó cũng là cách thánh nhân cộng tác đắc lực vào trong chương trình cứu độ của thiên Chúa.
Hơn thế nữa, chúng ta sẽ tỏ tường hơn mục đích cao đẹp này của Thánh Giuse, khi chiêm ngắm những bước chân thăng trầm của ngài trong suốt cuộc đời bên Chúa Giêsu và Đức Mẹ.
Thánh Giuse đã từng đặt những bước chân mệt mỏi và lo lắng của ngài trên đường Bêlem, khi chưa tìm được chỗ trọ cho hai mẹ con trú ngụ trong lúc Mẹ Maria sắp tới giờ mãn nguyệt khai hoa. Có lẽ ngài đã khóc và an ủi Mẹ rất nhiều trong cảnh thê lương của đêm đông Belem giá buốt năm ấy.
Những bước chân gấp gáp, hoang mang lo sợ của thánh Giuse trên đường đưa Chúa Giêsu và Đức Mẹ trốn sang ai cập. Ngài những mong cho cả hai mẹ con được an toàn và quên đi sự cực nhọc của chính mình.
Những bước chân khắc khoải kiếm tìm con trên đường Girusalem. Sự lo lắng vì sợ mất con xâm chiếm và làm nặng trịu con tim ngài, nhưng không thấy một lời than van từ miệng ngài.
Những bước chân âm thầm, lao nhọc suốt 30 năm ở làng Nazaret, để xây dựng và bảo vệ cuộc sống ấm êm cho Gia đình Thánh Gia.
Hành trình cuộc đời của thánh Giuse là những bước chân thăng trầm không mệt mỏi, nhưng luôn chất chứa niềm vui, hạnh phúc và hy vọng, vì đó là sự cộng tác hết mình vào công trình cứu độ của thiên Chúa. Người ta vẫn thường có lý rằng “Lời vô ngôn bất tận ý”, vì có những điều mà ngôn ngữ bất lực, không thể diễn tả và truyền đạt hết tất cả tư tưởng tình cảm con người. Đó là sự hữu hạn của ngôn ngữ. Đó là lúc mà con người phải dùng đến vô ngôn, đối diện với vô ngôn. Lúc mà con người làm cuộc trò chuyện trong im lặng, đối thoại trong im lặng. Điều này rất hay để nói về sự âm thầm của thánh Giuse trong các Tin Mừng.
Thánh Giuse lao động trong thinh lặng và cầu nguyện
Các tác giả Tin Mừng không ghi lại lời nói nào của Thánh Giuse. Đây có lẽ là một sự lựa chọn đúng của các ngài, với mục tiêu làm mổi bật sự thing lặng và chuyên cần lao động của thánh Giuse là một vẽ đẹp thánh thiện. Đây là mẫu gương sáng đẹp của thánh Giuse về đời sống lao động và thing lặng cho nhiều người.
Lao động trong thing lặng giúp con người hoàn thiện chính mình. Người ta thường xem đây là một hình thức tu thân. Thánh Giuse đi theo con đường này, hằng ngày thánh nhân vun tưới, chăm sóc những hạt giống tình yêu thiên Chúa đã gieo trong lòng ngài. Ngài đã không ngừng luyện tập để biết tự do chọn lựa những điều tốt lành và xa xa lánh những điều xấu. Trong công việc thơ mộc, thánh Giuse phải tiếp xúc với nhiều người, làm những việc khác nhau tại xưởng cũng như tại nhà người ta. Vì thế ngài không ngừng luyện tập để sống tốt, chọn những điều có ích cho người khác và nhất là làm gương cho Chúa Giêsu. Hình ảnh của một Chúa Giêsu yêu thương đám dân đói khát và hoá bánh nuôi họ, luôn bênh đỡ và bảo vệ người yếu thế trong xã hội, luôn dạy người ta ăn ngay ở lành…là những biểu hiện rõ nhất sự ảnh hưởng của thánh Giuse đối với Ngài.
Thánh Giuse đã sống một cuộc đời thầm lặng của một gia trưởng, nuôi sống gia đình bằng nhề lao động chân tay, Ngài đã nên thánh trong hoàn cảnh đó bắng cách tu tâm dưỡng tính và rèn nhân cách mỗi ngày. Nhờ đó, ngài luôn sẵn sàng thực hiện thánh ý Thiên Chúa, luôn sẵn sàng hoàn thành nghĩa vụ người chồng, người cha trong gia đình Nazaret, với sự lựa chọn căn bản là hiến thân phục vụ Thiên Chúa và mọi người. Gương sáng này của thánh Giuse vẫn đúng cho mọi người và mọi thời, nếu con người khao khát tìm kiếm thực hiện thánh ý Thiên Chúa trong lao động.
Cuộc đời của con người vẫn sẽ mãi gắn liền với lao động, nhưng ngày nay con người có xu hướng lao động với mục tiêu kiếm tiền, kiếm lợi nhuận để thoả mãn các nhu cầu hưởng thụ cá nhân ích kỷ. Hậu quả của nó là hàng triệu trái tim đang mỏi mệt và đói khát của ăn vật chất lẫn tinh thần, ngôi nhà chung của thế giới đang bị tàn phá một cách không thương tiếc mỗi ngày. Và như thế, con người đang dần đánh mất đi những ý nghĩa cao quý của lao động là làm thăng tiến con người và xây dựng xã hội loài người ngày càng tươi đẹp hơn.
Là những người Kitô hữu, thiết nghĩ mỗi người hãy chiêm ngắm gương lao động của thánh cả Giuse, nhằm hướng dẫn đời sống lao động chân tay và trí thức của mình vào đúng quỹ đạo của nó là cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, phục vụ sự thăng tiến bền vững của xã hội và con người. Hy vọng rằng dưới sự dẫn dắt của thánh Giuse, chúng ta sẽ thể nghiệm đời sống lao động của mình phù hợp thánh ý Chúa, ngõ hầu mỗi người chúng ta trở thành những người khôn ngoan và đầy ân sủng của Chúa trong hành trình đi tìm kiếm hạnh phúc vĩnh cửu cho mình và cho anh em mình.
Nghề Nghiệp của Thánh Giuse.
Lần giở các sách Tin Mừng, chúng ta nhận thấy, kể từ sau sự kiện tìm gặp Chúa Giêsu trong đền thánh Gierasalem (x. Lc 2,46), thì các tác giả Tin Mừng chỉ nhắc đến thánh Giuse một hoặc hai lần mà thôi. Thánh Mátthêu kể rằng: “Khi Chúa Giêsu giảng dạy trong hội đường, người ta sửng sốt trước tài năng của Chúa và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được nhiều phép lạ như thế? Ông ta không phải là con bác thợ mộc sao?”(Mt 13,55). Còn thánh Luca thì cho biết rằng trước mặt mọi người, Chúa Giêsu là con ông Giuse: “Đức Giêsu khởi sự rao giảng khi Người trạc 30 tuổi, thiên hạ coi người là con ông Giuse”(Lc 3. 55). Thánh Gioan cũng vài lần đề cập đến đến thánh Giuse.
Từ các chứng từ Kinh Thánh ít ỏi, chúng ta biết về được rằng, thánh Giuse là Cha nuôi của Chúa Giêsu, người làm nghề thợ mộc. Nghề của Thánh Giuse là một nghề rất bình thường trong xã hội Do thái lúc bấy giờ. Nhưng trong nghề nghiệp khiêm tốn của bác thợ mộc, Giuse có tinh thần lao động cần cù trong âm thầm và cầu nguyện. Tinh thần đó được tô điểm thêm xinh nhờ thánh Giuse hướng lao động tới mục đích cao cả là cộng tác vào trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa và thăng tiến đời sống đạo đức của mình. Chính vì thế, Thánh Giuse xứng đáng là mẫu gương về đời sống lao động cho người kitô hữu chúng ta nói riêng và cho con người thời đại hôm nay nói chung.
Thánh Giuse lao động để cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Nhìn ngắm hình ảnh đẹp của Chúa Giêsu thời niên thiếu, Ngài sống bên Đức Mẹ và thánh Giuse: “Con trẻ càng ngày càng khôn ngoan…” (Lc 2,52), chúng ta được phép nghĩ về một gia đình hạnh phúc, một tổ ấm yêu thương nơi gia đình Thánh Gia. Cột trụ, bức nền của đời sống hạnh phúc yêu thương trong gia đình Thánh Gia là sự cộng tác của Thánh Giuse và Đức Mẹ. Các ngài với tình yêu và khả năng của mình đã làm lan tỏa đời sống hạnh phúc yêu thương và thánh thiện lên Trẻ Giêsu “nhìn quả biết cây”. Hơn nữa, chứng quá trình khôn lớn, đạo đức và thánh thiện của Chúa Giêsu, chúng ta biết được sự chăm sóc và giáo dục của cha mẹ Ngài là thánh Giuse và Mẹ Maria biết là dường nào.
Riêng thánh Giuse, với nghề thợ mộc, ngài đã phải lao động chăm chỉ và vất vả, để đảm bảo đời sống vật chất cho gia đình. Những giọt mồ hôi, những đường cưa, những sự tính toán của thánh Giuse trong công việc, như làm tăng thêm vị đượm đà và thi vị cho đời sống hạnh phúc cuả gia đình Nazaret. Quá trình lao động miệt mài để xây dựng tổ ấm yêu thương của Thánh Giuse, làm toát lên tinh thần cao đẹp của ngài trong việc thực hiện thánh ý Chúa là nuôi dưỡng và bảo vệ Chúa Giêsu. Đó cũng là cách thánh nhân cộng tác đắc lực vào trong chương trình cứu độ của thiên Chúa.
Hơn thế nữa, chúng ta sẽ tỏ tường hơn mục đích cao đẹp này của Thánh Giuse, khi chiêm ngắm những bước chân thăng trầm của ngài trong suốt cuộc đời bên Chúa Giêsu và Đức Mẹ.
Thánh Giuse đã từng đặt những bước chân mệt mỏi và lo lắng của ngài trên đường Bêlem, khi chưa tìm được chỗ trọ cho hai mẹ con trú ngụ trong lúc Mẹ Maria sắp tới giờ mãn nguyệt khai hoa. Có lẽ ngài đã khóc và an ủi Mẹ rất nhiều trong cảnh thê lương của đêm đông Belem giá buốt năm ấy.
Những bước chân gấp gáp, hoang mang lo sợ của thánh Giuse trên đường đưa Chúa Giêsu và Đức Mẹ trốn sang ai cập. Ngài những mong cho cả hai mẹ con được an toàn và quên đi sự cực nhọc của chính mình.
Những bước chân khắc khoải kiếm tìm con trên đường Girusalem. Sự lo lắng vì sợ mất con xâm chiếm và làm nặng trịu con tim ngài, nhưng không thấy một lời than van từ miệng ngài.
Những bước chân âm thầm, lao nhọc suốt 30 năm ở làng Nazaret, để xây dựng và bảo vệ cuộc sống ấm êm cho Gia đình Thánh Gia.
Hành trình cuộc đời của thánh Giuse là những bước chân thăng trầm không mệt mỏi, nhưng luôn chất chứa niềm vui, hạnh phúc và hy vọng, vì đó là sự cộng tác hết mình vào công trình cứu độ của thiên Chúa. Người ta vẫn thường có lý rằng “Lời vô ngôn bất tận ý”, vì có những điều mà ngôn ngữ bất lực, không thể diễn tả và truyền đạt hết tất cả tư tưởng tình cảm con người. Đó là sự hữu hạn của ngôn ngữ. Đó là lúc mà con người phải dùng đến vô ngôn, đối diện với vô ngôn. Lúc mà con người làm cuộc trò chuyện trong im lặng, đối thoại trong im lặng. Điều này rất hay để nói về sự âm thầm của thánh Giuse trong các Tin Mừng.
Thánh Giuse lao động trong thinh lặng và cầu nguyện
Các tác giả Tin Mừng không ghi lại lời nói nào của Thánh Giuse. Đây có lẽ là một sự lựa chọn đúng của các ngài, với mục tiêu làm mổi bật sự thing lặng và chuyên cần lao động của thánh Giuse là một vẽ đẹp thánh thiện. Đây là mẫu gương sáng đẹp của thánh Giuse về đời sống lao động và thing lặng cho nhiều người.
Lao động trong thing lặng giúp con người hoàn thiện chính mình. Người ta thường xem đây là một hình thức tu thân. Thánh Giuse đi theo con đường này, hằng ngày thánh nhân vun tưới, chăm sóc những hạt giống tình yêu thiên Chúa đã gieo trong lòng ngài. Ngài đã không ngừng luyện tập để biết tự do chọn lựa những điều tốt lành và xa xa lánh những điều xấu. Trong công việc thơ mộc, thánh Giuse phải tiếp xúc với nhiều người, làm những việc khác nhau tại xưởng cũng như tại nhà người ta. Vì thế ngài không ngừng luyện tập để sống tốt, chọn những điều có ích cho người khác và nhất là làm gương cho Chúa Giêsu. Hình ảnh của một Chúa Giêsu yêu thương đám dân đói khát và hoá bánh nuôi họ, luôn bênh đỡ và bảo vệ người yếu thế trong xã hội, luôn dạy người ta ăn ngay ở lành…là những biểu hiện rõ nhất sự ảnh hưởng của thánh Giuse đối với Ngài.
Thánh Giuse đã sống một cuộc đời thầm lặng của một gia trưởng, nuôi sống gia đình bằng nhề lao động chân tay, Ngài đã nên thánh trong hoàn cảnh đó bắng cách tu tâm dưỡng tính và rèn nhân cách mỗi ngày. Nhờ đó, ngài luôn sẵn sàng thực hiện thánh ý Thiên Chúa, luôn sẵn sàng hoàn thành nghĩa vụ người chồng, người cha trong gia đình Nazaret, với sự lựa chọn căn bản là hiến thân phục vụ Thiên Chúa và mọi người. Gương sáng này của thánh Giuse vẫn đúng cho mọi người và mọi thời, nếu con người khao khát tìm kiếm thực hiện thánh ý Thiên Chúa trong lao động.
Cuộc đời của con người vẫn sẽ mãi gắn liền với lao động, nhưng ngày nay con người có xu hướng lao động với mục tiêu kiếm tiền, kiếm lợi nhuận để thoả mãn các nhu cầu hưởng thụ cá nhân ích kỷ. Hậu quả của nó là hàng triệu trái tim đang mỏi mệt và đói khát của ăn vật chất lẫn tinh thần, ngôi nhà chung của thế giới đang bị tàn phá một cách không thương tiếc mỗi ngày. Và như thế, con người đang dần đánh mất đi những ý nghĩa cao quý của lao động là làm thăng tiến con người và xây dựng xã hội loài người ngày càng tươi đẹp hơn.
Là những người Kitô hữu, thiết nghĩ mỗi người hãy chiêm ngắm gương lao động của thánh cả Giuse, nhằm hướng dẫn đời sống lao động chân tay và trí thức của mình vào đúng quỹ đạo của nó là cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, phục vụ sự thăng tiến bền vững của xã hội và con người. Hy vọng rằng dưới sự dẫn dắt của thánh Giuse, chúng ta sẽ thể nghiệm đời sống lao động của mình phù hợp thánh ý Chúa, ngõ hầu mỗi người chúng ta trở thành những người khôn ngoan và đầy ân sủng của Chúa trong hành trình đi tìm kiếm hạnh phúc vĩnh cửu cho mình và cho anh em mình.
Thanh tẩy đền thờ trong lòng
LM Trần Tiến
14:21 10/03/2009
Chúa Nhật 3 Mùa Chay
Phúc Âm Gioan 2:13-25: Lễ vượt qua của người Do thái gần đến, và Đức Giêsu lên Giêrusalem. Ngài gặp thấy trong đền thờ phường buôn bò, cừu, bồ câu, và quân đổi bạc ngồi đó. Ngài mới lấy giây thừng làm roi mà xua đuổi hết thảy ra khỏi đền thờ cùng với cừu và bò của họ; và bảo quân bán bồ câu: "Hãy cất khỏi đây các vật ấy, đừng biến nhà Cha ta thành một cái chợ."
Môn đồ nhớ lại là có chép rằng: "Lòng nhiệt thành đối với nhà Chúa sẽ nghiến cả mình tôi." Vậy người Do thái lên tiếng nói với Ngài: "Dấu nào ông tỏ ra được cho chúng tôi thấy là ông có quyền như thế?" Đức Giêsu đáp lại và bảo: "Phá đền thờ này đi! Và trong ba ngày ta sẽ dựng lại!"
Người Do thái nói: "Phải mất bốn mươi sáu năm, đền thờ này mới được dựng nên, thế mà trong ba ngày, ông sẽ dựng lại được ư?" Còn Ngài, Ngài đã nói về đền thờ thân mình Ngài.
Vậy khi Ngài sống lại từ cõi chết, môn đồ Ngài đã nhớ lại là Ngài đã nói thế, và họ đã tin vào Kinh thánh và lời Đức Giêsu đã nói.
Trong thời gian Ngài ở tại Giêrusalem vào dịp Vượt qua, thì trong đám người chầu lễ đã có lắm kẻ tin vào Danh Ngài, bởi được chứng kiến các dấu lại Ngài làm. Nhưng Đức Giêsu không tín nhiệm vào họ vì Ngài biết họ hết thảy, và không cần phải có ai tuyên chứng về người ta, vì chính Ngài, Ngài đã biết có gì nơi con người ta.
Chi Tiết Hay
• (c.14) Sự kiện thanh tẩy đền thờ xảy ra tại sân ngoài của đền thờ, gọi là sân của Dân ngoại. Các súc vật, chiên, và bồ câu được dùng cho lễ tế của người Do thái. Ngoài ra, người ta phải đổi tiền Rôma, đồng dinarii, sang tiền Do thái để nộp thuế "đền thờ". Thuế đó tốn mất nửa đồng bạc Do thái (Mt.17:27).
• Sự hiện diện của thú vật và những người đổi tiền đã làm ô uế đền thờ: "Đừng biến nhà Cha ta thành một cái chợ" (c.16).
• Để soạn tường thuật này, tác giả của Phúc âm Gioan đã nối kết ba biến cố: thanh tẩy đền thờ, người Do thái đòi hỏi dấu lạ, và công bố về sự phá hủy đền thờ. Trong các Phúc âm Nhất lãm, ba biến cố đó xảy ra trong những tường thuật riêng biệt, và việc thanh tẩy đền thờ là nguyên nhân trực tiếp đưa đến cái chết của Đức Giêsu.
• Đoạn Kinh thánh này gồm hai phần đi đôi với nhau:
a) Hành động của Đức Giêsu (cc.14-15); lời nói của Đức Giêsu (c.16); các môn đồ "nhớ lại" (c.17).
b) Hành động của người Do thái (c.18); lời nói của Đức Giêsu (c.19); người Do thái hiểu lầm và tác giả phải giải thích (cc.20-21); các môn đồ "nhớ lại" (c.22).
• (c.17, 22) "Nhớ lại" là một động từ đặc biệt trong Phúc âm Gioan; nó chỉ một quá trình mà cộng đoàn Gioan phải vượt qua để có thể nhận ra rằng Kinh thánh đã được thành tựu nơi Đức Giêsu (NJBC). Và rồi họ hiểu được "lòng nhiệt thành với nhà Chúa" của Ngài (c.16), hiểu được sự đau khổ và cái chết của Ngài (c.19), và hiểu được sự phục sinh của Ngài (c.21).
Suy Niệm
1. Đặt mình vào khung cảnh đền thờ: bạn là "thầy cả", đang chứng kiến sự việc thanh tẩy đền thờ của Đức Giêsu. Bạn nhìn thấy gì? Nghe thấy gì? Cảm thấy gì?
2. Sau khi Đức Giêsu phục sinh, các môn đồ đã tin vào Ngài. Bạn có kinh nghiệm cụ thể nào để minh xác niềm tin vào Đức Giêsu?
Phúc Âm Gioan 2:13-25: Lễ vượt qua của người Do thái gần đến, và Đức Giêsu lên Giêrusalem. Ngài gặp thấy trong đền thờ phường buôn bò, cừu, bồ câu, và quân đổi bạc ngồi đó. Ngài mới lấy giây thừng làm roi mà xua đuổi hết thảy ra khỏi đền thờ cùng với cừu và bò của họ; và bảo quân bán bồ câu: "Hãy cất khỏi đây các vật ấy, đừng biến nhà Cha ta thành một cái chợ."
Môn đồ nhớ lại là có chép rằng: "Lòng nhiệt thành đối với nhà Chúa sẽ nghiến cả mình tôi." Vậy người Do thái lên tiếng nói với Ngài: "Dấu nào ông tỏ ra được cho chúng tôi thấy là ông có quyền như thế?" Đức Giêsu đáp lại và bảo: "Phá đền thờ này đi! Và trong ba ngày ta sẽ dựng lại!"
Người Do thái nói: "Phải mất bốn mươi sáu năm, đền thờ này mới được dựng nên, thế mà trong ba ngày, ông sẽ dựng lại được ư?" Còn Ngài, Ngài đã nói về đền thờ thân mình Ngài.
Vậy khi Ngài sống lại từ cõi chết, môn đồ Ngài đã nhớ lại là Ngài đã nói thế, và họ đã tin vào Kinh thánh và lời Đức Giêsu đã nói.
Trong thời gian Ngài ở tại Giêrusalem vào dịp Vượt qua, thì trong đám người chầu lễ đã có lắm kẻ tin vào Danh Ngài, bởi được chứng kiến các dấu lại Ngài làm. Nhưng Đức Giêsu không tín nhiệm vào họ vì Ngài biết họ hết thảy, và không cần phải có ai tuyên chứng về người ta, vì chính Ngài, Ngài đã biết có gì nơi con người ta.
Chi Tiết Hay
• (c.14) Sự kiện thanh tẩy đền thờ xảy ra tại sân ngoài của đền thờ, gọi là sân của Dân ngoại. Các súc vật, chiên, và bồ câu được dùng cho lễ tế của người Do thái. Ngoài ra, người ta phải đổi tiền Rôma, đồng dinarii, sang tiền Do thái để nộp thuế "đền thờ". Thuế đó tốn mất nửa đồng bạc Do thái (Mt.17:27).
• Sự hiện diện của thú vật và những người đổi tiền đã làm ô uế đền thờ: "Đừng biến nhà Cha ta thành một cái chợ" (c.16).
• Để soạn tường thuật này, tác giả của Phúc âm Gioan đã nối kết ba biến cố: thanh tẩy đền thờ, người Do thái đòi hỏi dấu lạ, và công bố về sự phá hủy đền thờ. Trong các Phúc âm Nhất lãm, ba biến cố đó xảy ra trong những tường thuật riêng biệt, và việc thanh tẩy đền thờ là nguyên nhân trực tiếp đưa đến cái chết của Đức Giêsu.
• Đoạn Kinh thánh này gồm hai phần đi đôi với nhau:
a) Hành động của Đức Giêsu (cc.14-15); lời nói của Đức Giêsu (c.16); các môn đồ "nhớ lại" (c.17).
b) Hành động của người Do thái (c.18); lời nói của Đức Giêsu (c.19); người Do thái hiểu lầm và tác giả phải giải thích (cc.20-21); các môn đồ "nhớ lại" (c.22).
• (c.17, 22) "Nhớ lại" là một động từ đặc biệt trong Phúc âm Gioan; nó chỉ một quá trình mà cộng đoàn Gioan phải vượt qua để có thể nhận ra rằng Kinh thánh đã được thành tựu nơi Đức Giêsu (NJBC). Và rồi họ hiểu được "lòng nhiệt thành với nhà Chúa" của Ngài (c.16), hiểu được sự đau khổ và cái chết của Ngài (c.19), và hiểu được sự phục sinh của Ngài (c.21).
Suy Niệm
1. Đặt mình vào khung cảnh đền thờ: bạn là "thầy cả", đang chứng kiến sự việc thanh tẩy đền thờ của Đức Giêsu. Bạn nhìn thấy gì? Nghe thấy gì? Cảm thấy gì?
2. Sau khi Đức Giêsu phục sinh, các môn đồ đã tin vào Ngài. Bạn có kinh nghiệm cụ thể nào để minh xác niềm tin vào Đức Giêsu?
Đức Mẹ Jasna Góra, Nữ Vương nước Ba Lan
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
16:02 10/03/2009
Ngày 18-5-2004, nhân dịp sinh nhật thứ 84 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Tổng Trưởng Bộ Giám Mục, đã mở cuộc họp báo giới thiệu cuốn sách ”Hãy đứng lên! Nào chúng ta đi!”
Đó là tác phẩm chính thức cuối cùng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005). Cuốn sách chứa đựng kỷ niệm và suy tư về trách nhiệm Giám Mục của Đức Cố Giáo Hoàng. Trước tiên là giám mục phụ tá rồi đến Tổng Giám Mục Giáo Phận Cracovia, Ba Lan, trong vòng 20 năm từ 1958 đến 1978.
Nhắc đến biến cố quan trọng ngày thụ phong Giám Mục, 28-9-1958, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trình bày lòng kính mến đối với Đức Mẹ Jasna Góra, Nữ Vương nước Ba Lan như sau.
Thánh Lễ truyền chức Giám Mục kết thúc, tôi đi thẳng đến Đại Chủng Viện Wawel, nơi diễn ra buổi tiếp tân. Tuy nhiên, ngay chiều hôm ấy, tôi tiến về Czestochowa cùng với nhóm bạn hữu thân tín nhất. Tôi sẽ dâng Thánh Lễ vào sáng hôm sau nơi nhà nguyện có trưng Bức Ảnh phép lạ Đức Mẹ Đen Jasna Góra.
Đối với người dân Ba Lan thì Czestochowa là nơi chốn phúc lành gắn liền với các biến cố lịch sử, đặc biệt với lịch sử đấu tranh dành độc lập.
Czestochowa có đền thánh quốc gia tức đền thánh Đức Mẹ Jasna Góra. Đền Thánh tọa lạc trên ”Minh Sơn - Clarus Mons”. ”Minh Sơn - Núi Sáng” tên gọi nhắc nhở ánh sáng xóa tan bóng tối. Thật thế, ánh sáng vào những giờ phút đen tối của chiến tranh, của phân tán và của chiếm đóng. Mọi người Ba Lan đều biết rõ suối nguồn ánh sáng hy vọng này đến từ sự hiện diện của Đức Mẹ MARIA qua bức ảnh phép lạ.
Câu chuyện khởi đầu với cuộc xâm lăng của đoàn quân Thụy Điển vào năm 1655. Mặc dầu với sức tấn công vũ bão, tràn ngập nhanh như trận lụt đại-hồng-thủy, vậy mà vẫn thất bại ê chề. Đền Thánh kiên vững đến độ quân thù không xâm nhập được. Từ sau biến cố lịch sử đó, quốc gia Ba Lan nhận ra một lời hứa chiến thắng. Lòng tin tưởng vững chắc nơi sự bảo trợ của Đức Mẹ MARIA đã giúp người dân Ba Lan đánh tan sức tấn công của kẻ thù. Kể từ ngày ấy, Đền Thánh Đức Mẹ Jasna Góra trở nên - trong một nghĩa nào đó - thành trì của Đức Tin, của tâm trí, của văn hóa và của tất cả những gì thiết lập nên căn tính quốc gia. Điều này còn minh chứng cách rõ ràng hơn về sau, kể cả trong thời gian dài bị phân tán và bị mất chủ quyền quốc gia. Chính Đức Thánh Cha Pio XII (1939-1958) cũng khẳng định đặc tính này trong thời kỳ xảy ra đệ nhị thế chiến 1939-1945:
- Ba Lan đã không biến mất và sẽ không biến mất bởi vì Ba Lan tin, Ba Lan cầu nguyện và Ba Lan có Đức Mẹ Jasna Góra.
Nhờ ơn Chúa, lịch sử minh chứng lời nói của Đức Giáo Hoàng Pio XII là đúng.
Sau thế chiến thứ hai là thời kỳ đen tối khác của lịch sử Ba Lan. Đó là thời Ba Lan sống dưới ách thống trị của đảng cộng sản vô thần. Giới cầm quyền cộng sản Ba Lan ý thức sâu xa tầm quan trọng của Bức Ảnh Phép Lạ Jasna Góra trong đời sống người dân Ba Lan cũng như lòng kính mến tín hữu Công Giáo Ba Lan dành cho Bức Ảnh. Vì thế, khi Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, đặc biệt dưới sự điều động của Đức Hồng Y Stefan Wyszynski (1901-1981), phát động chương trình đưa Bức Ảnh Đức Mẹ Jasna Góra đi thăm viếng từng giáo xứ từng Cộng Đoàn trên toàn nước Ba Lan, thì giới lãnh đạo Cộng Sản Ba Lan dùng trọn quyền hành và tìm đủ trăm phương nghìn cách để ngăn chặn cuộc Hành Hương của Bức Ảnh Đức Mẹ Jasna Góra.
Bức Ảnh Đức Mẹ bị công an nhà nước tịch thu và giam vào tù. Thế là tín hữu Công Giáo Ba Lan chỉ có thể tổ chức các buổi rước kiệu và thăm viếng của Đức Mẹ với cái khung trống không có Ảnh Đức Mẹ Jasna Góra. Thật là sứ điệp hùng hồn và hy hữu. Nó minh chứng dân tộc Ba Lan không được hưởng quyền tự do tôn giáo. Càng thấy mình không được hưởng quyền tự do tôn giáo toàn dân Ba Lan lại càng tha thiết cầu xin cho có ngày được hưởng quyền tự do này. Và tình trạng vắng bóng tự do tôn giáo kéo dài ròng rã gần trọn 25 năm trời. Cùng lúc, thời gian thử thách đã củng cố tín hữu Công Giáo Ba Lan trong Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.
Mọi người dân Ba Lan có Đức Tin đều đi hành hương Đền Thánh Đức Mẹ Jasna Góra ở Czestochowa. Tôi cũng thế. Ngay từ thơ trẻ, tôi đã tham dự các cuộc hành hương. Năm 1936 diễn ra cuộc hành hương đại qui mô của giới sinh viên toàn quốc Ba Lan. Cuộc hành hương kết thúc với lễ tuyên thệ trọng thể trước Bức Ảnh Đức Mẹ Đen. Sau đó cuộc hành hương này tiếp tục diễn ra hàng năm.
... Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: ”Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn phước, THIÊN CHÚA ở cùng tôn nương”. Nghe lời ấy, trinh nữ rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: ”Thưa tôn nương MARIA, xin đừng sợ, vì tôn nương đẹp lòng THIÊN CHÚA. Và này đây tôn nương sẽ thụ thai, sinh hạ một Con Trai, và đặt tên là GIÊSU. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. THIÊN CHÚA sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng tận”. Trinh Nữ MARIA thưa với sứ thần: ”Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ thần đáp: ”Thánh Thần sẽ ngự xuống trên tôn nương, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên tôn nương, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con THIÊN CHÚA. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với tôn nương, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với THIÊN CHÚA, không có gì là không thể làm được”. Bấy giờ trinh nữ MARIA nói: ”Vâng, này tôi là nữ tỳ THIÊN CHÚA, xin THIÊN CHÚA cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Rồi sứ thần từ biệt ra đi (Luca 1,28-38).
(Jean Paul II, ”Levez-vous! Allons!”, Plon/Mame, 2004, trang 53-59)
Ảnh Đức Bà Jasna Góra |
Nhắc đến biến cố quan trọng ngày thụ phong Giám Mục, 28-9-1958, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trình bày lòng kính mến đối với Đức Mẹ Jasna Góra, Nữ Vương nước Ba Lan như sau.
Thánh Lễ truyền chức Giám Mục kết thúc, tôi đi thẳng đến Đại Chủng Viện Wawel, nơi diễn ra buổi tiếp tân. Tuy nhiên, ngay chiều hôm ấy, tôi tiến về Czestochowa cùng với nhóm bạn hữu thân tín nhất. Tôi sẽ dâng Thánh Lễ vào sáng hôm sau nơi nhà nguyện có trưng Bức Ảnh phép lạ Đức Mẹ Đen Jasna Góra.
Đối với người dân Ba Lan thì Czestochowa là nơi chốn phúc lành gắn liền với các biến cố lịch sử, đặc biệt với lịch sử đấu tranh dành độc lập.
Czestochowa có đền thánh quốc gia tức đền thánh Đức Mẹ Jasna Góra. Đền Thánh tọa lạc trên ”Minh Sơn - Clarus Mons”. ”Minh Sơn - Núi Sáng” tên gọi nhắc nhở ánh sáng xóa tan bóng tối. Thật thế, ánh sáng vào những giờ phút đen tối của chiến tranh, của phân tán và của chiếm đóng. Mọi người Ba Lan đều biết rõ suối nguồn ánh sáng hy vọng này đến từ sự hiện diện của Đức Mẹ MARIA qua bức ảnh phép lạ.
Câu chuyện khởi đầu với cuộc xâm lăng của đoàn quân Thụy Điển vào năm 1655. Mặc dầu với sức tấn công vũ bão, tràn ngập nhanh như trận lụt đại-hồng-thủy, vậy mà vẫn thất bại ê chề. Đền Thánh kiên vững đến độ quân thù không xâm nhập được. Từ sau biến cố lịch sử đó, quốc gia Ba Lan nhận ra một lời hứa chiến thắng. Lòng tin tưởng vững chắc nơi sự bảo trợ của Đức Mẹ MARIA đã giúp người dân Ba Lan đánh tan sức tấn công của kẻ thù. Kể từ ngày ấy, Đền Thánh Đức Mẹ Jasna Góra trở nên - trong một nghĩa nào đó - thành trì của Đức Tin, của tâm trí, của văn hóa và của tất cả những gì thiết lập nên căn tính quốc gia. Điều này còn minh chứng cách rõ ràng hơn về sau, kể cả trong thời gian dài bị phân tán và bị mất chủ quyền quốc gia. Chính Đức Thánh Cha Pio XII (1939-1958) cũng khẳng định đặc tính này trong thời kỳ xảy ra đệ nhị thế chiến 1939-1945:
- Ba Lan đã không biến mất và sẽ không biến mất bởi vì Ba Lan tin, Ba Lan cầu nguyện và Ba Lan có Đức Mẹ Jasna Góra.
Nhờ ơn Chúa, lịch sử minh chứng lời nói của Đức Giáo Hoàng Pio XII là đúng.
Tu viện Jasna Góra |
Bức Ảnh Đức Mẹ bị công an nhà nước tịch thu và giam vào tù. Thế là tín hữu Công Giáo Ba Lan chỉ có thể tổ chức các buổi rước kiệu và thăm viếng của Đức Mẹ với cái khung trống không có Ảnh Đức Mẹ Jasna Góra. Thật là sứ điệp hùng hồn và hy hữu. Nó minh chứng dân tộc Ba Lan không được hưởng quyền tự do tôn giáo. Càng thấy mình không được hưởng quyền tự do tôn giáo toàn dân Ba Lan lại càng tha thiết cầu xin cho có ngày được hưởng quyền tự do này. Và tình trạng vắng bóng tự do tôn giáo kéo dài ròng rã gần trọn 25 năm trời. Cùng lúc, thời gian thử thách đã củng cố tín hữu Công Giáo Ba Lan trong Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.
Mọi người dân Ba Lan có Đức Tin đều đi hành hương Đền Thánh Đức Mẹ Jasna Góra ở Czestochowa. Tôi cũng thế. Ngay từ thơ trẻ, tôi đã tham dự các cuộc hành hương. Năm 1936 diễn ra cuộc hành hương đại qui mô của giới sinh viên toàn quốc Ba Lan. Cuộc hành hương kết thúc với lễ tuyên thệ trọng thể trước Bức Ảnh Đức Mẹ Đen. Sau đó cuộc hành hương này tiếp tục diễn ra hàng năm.
... Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: ”Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn phước, THIÊN CHÚA ở cùng tôn nương”. Nghe lời ấy, trinh nữ rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: ”Thưa tôn nương MARIA, xin đừng sợ, vì tôn nương đẹp lòng THIÊN CHÚA. Và này đây tôn nương sẽ thụ thai, sinh hạ một Con Trai, và đặt tên là GIÊSU. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. THIÊN CHÚA sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng tận”. Trinh Nữ MARIA thưa với sứ thần: ”Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ thần đáp: ”Thánh Thần sẽ ngự xuống trên tôn nương, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên tôn nương, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con THIÊN CHÚA. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với tôn nương, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với THIÊN CHÚA, không có gì là không thể làm được”. Bấy giờ trinh nữ MARIA nói: ”Vâng, này tôi là nữ tỳ THIÊN CHÚA, xin THIÊN CHÚA cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Rồi sứ thần từ biệt ra đi (Luca 1,28-38).
(Jean Paul II, ”Levez-vous! Allons!”, Plon/Mame, 2004, trang 53-59)
Đền thờ cũ và mới
Phanxicô Xaviê
16:49 10/03/2009
Trong cuộc xuất hành, Thiên Chúa đã cứu và thánh hiến dân Người, đồng thời Người lập Giao ước mới qua ông Môsê để khẳng định những gì đã hứa với ông Apraham. Giao ước này liên quan đến cả một dân tộc. Ngoài việc chịu cắt bì, người ta còn cam kết giữ Luật, gồm Mười Điều Răn và Bộ Luật Giao Ước. Luật ấy về sau là hiến pháp của Do Thái giáo. Bộ Luật Giao Ước đem Mười Điều Răn ứng dụng vào luật dân sự và hình sự, vào nền phụng tự và nền luân lý xã hội. Vì vậy, đối với người Do Thái, có ba dịp lễ lớn hàng năm họ tổ chức kỷ niệm những lần Thiên Chúa can thiệp trong lịch sử để giải thoát dân Người, đó là lễ Vượt Qua, lễ Ngũ Tuần và lễ Lều.
Lễ Vượt Qua là lễ trọng hơn cả, kéo dài trọn một tuần, được cử hành như một cuộc tưởng niệm nhằm giúp mỗi người sống lại kinh nghiệm của cha ông họ xưa kia được giải thoát khỏi Ai Cập. Từ đây người ta hy vọng Chúa sẽ tiếp tục giải thoát họ trong tương lai. Trong lễ này, trên nguyên tắc, mọi người Do thái thuộc phái nam phải đi hành hương Giêrusalem. Nên hằng năm, vào những dịp đại lễ như vậy, họ kéo về đền thờ Giêrusalem rất đông, là nơi duy nhất dành cho việc tế lễ Thiên Chúa, họ mang theo lễ vật. Người giàu thì dâng bò hay chiên, người nghèo thì một cặp bồ câu non. Có người mua thì có kẻ bán. Lúc đầu việc trao dổi mua bán chỉ diễn ra bên ngoài Đền Thờ nhưng lâu dần, các con buôn đã lấn sâu vào tận bên trong Đền Thờ. Chính trong khung cảnh này, Chúa Giêsu đã lên tiếng quở trách họ.
"Người chắp dây thừng làm roi đánh đuổi tất cả...Người hất tung tiền của những người đổi bạc". Ở đây, ngoài việc thấy nơi hành động của Chúa Giêsu một ý định muốn chống lại những sự lạm dụng bất chính, trục lợi biến đền thờ thánh thiêng tôn thờ Thiên Chúa thành nơi buôn bán, trả lại sự trong sạch cho đền thờ. Hành động của Chúa Giêsu còn mang một ý nghĩa biểu trưng: súc vật và tiền bạc là dấu hiệu của một nền phụng tự cũ, đã lỗi thời, Chúa Giêsu đến mang theo một nền phụng tự mới, với đền thờ mới là chính thân thể của Người. Nên khi nói: "Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại". Người đã mạc khải cách bí nhiệm về chính mình. Người Do Thái chắc chắn không thể hiểu nổi lời của Người, mà chỉ nghĩ đơn giản đến ngôi đền thờ bằng đá do cha ông họ đã phải mất 46 năm mới xây dựng được.. Đây là lời Chúa Giêsu loan báo về việc thân xác Người sẽ bị hành hạ, đánh đập, tàn phá cho đến chết, nhưng trong ba ngày Người sẽ phục sinh vinh hiển, trở thành đền thờ mới thay thế đền thờ cũ.
Với lời loan báo ám chỉ đến thân thể Phục sinh của Chúa Giêsu, cho phép chúng ta chiêm ngưỡng Người chính là Đền thờ đích thực của Thiên Chúa. Mọi sự thờ phượng, dâng lễ của Kitô hữu hôm nay đều phải thực hiện nhờ Người. Thân thể Chúa Giêsu còn chính là Giáo hội, nhiệm thể của Người, trong đó mỗi Kitô hữu là những viên đá sống động xây nên ngôi đền thờ này.
Khi nhận ra Chúa Giêsu là đền thờ của Thiên Chúa thì cũng đồng thời nhận ra nơi Giáo hội, nơi chính bản thân mỗi người cũng là đền thờ của Thiên Chúa, như Thánh Phaolô khẳng định: Thân xác anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Là đền thờ của Chúa nghĩa là nơi Chúa ngự, là nơi mà anh chị em chung quanh có thể gặp gỡ Chúa, nên bản thân Kitô hữu luôn phải là một người đạo đức thánh thiện. Lòng tham và tội lỗi làm cho con người trở thành hang trộm cướp, thành cái chợ buôn bán những điều phi nghĩa bất chính. Tâm hồn luôn mưu toan điều trái lẽ phải, luôn ước muốn điều sai quấy. Vì vậy, Mùa Chay là thời gian thuận tiện để chúng ta thanh tẩy lại lòng mình xứng đáng là đền thờ của Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con thực sự trở nên những đền thờ sống dộng, biết tôn thờ Chúa bằng đời sống theo Tin mừng hằng ngày.
Lễ Vượt Qua là lễ trọng hơn cả, kéo dài trọn một tuần, được cử hành như một cuộc tưởng niệm nhằm giúp mỗi người sống lại kinh nghiệm của cha ông họ xưa kia được giải thoát khỏi Ai Cập. Từ đây người ta hy vọng Chúa sẽ tiếp tục giải thoát họ trong tương lai. Trong lễ này, trên nguyên tắc, mọi người Do thái thuộc phái nam phải đi hành hương Giêrusalem. Nên hằng năm, vào những dịp đại lễ như vậy, họ kéo về đền thờ Giêrusalem rất đông, là nơi duy nhất dành cho việc tế lễ Thiên Chúa, họ mang theo lễ vật. Người giàu thì dâng bò hay chiên, người nghèo thì một cặp bồ câu non. Có người mua thì có kẻ bán. Lúc đầu việc trao dổi mua bán chỉ diễn ra bên ngoài Đền Thờ nhưng lâu dần, các con buôn đã lấn sâu vào tận bên trong Đền Thờ. Chính trong khung cảnh này, Chúa Giêsu đã lên tiếng quở trách họ.
"Người chắp dây thừng làm roi đánh đuổi tất cả...Người hất tung tiền của những người đổi bạc". Ở đây, ngoài việc thấy nơi hành động của Chúa Giêsu một ý định muốn chống lại những sự lạm dụng bất chính, trục lợi biến đền thờ thánh thiêng tôn thờ Thiên Chúa thành nơi buôn bán, trả lại sự trong sạch cho đền thờ. Hành động của Chúa Giêsu còn mang một ý nghĩa biểu trưng: súc vật và tiền bạc là dấu hiệu của một nền phụng tự cũ, đã lỗi thời, Chúa Giêsu đến mang theo một nền phụng tự mới, với đền thờ mới là chính thân thể của Người. Nên khi nói: "Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại". Người đã mạc khải cách bí nhiệm về chính mình. Người Do Thái chắc chắn không thể hiểu nổi lời của Người, mà chỉ nghĩ đơn giản đến ngôi đền thờ bằng đá do cha ông họ đã phải mất 46 năm mới xây dựng được.. Đây là lời Chúa Giêsu loan báo về việc thân xác Người sẽ bị hành hạ, đánh đập, tàn phá cho đến chết, nhưng trong ba ngày Người sẽ phục sinh vinh hiển, trở thành đền thờ mới thay thế đền thờ cũ.
Với lời loan báo ám chỉ đến thân thể Phục sinh của Chúa Giêsu, cho phép chúng ta chiêm ngưỡng Người chính là Đền thờ đích thực của Thiên Chúa. Mọi sự thờ phượng, dâng lễ của Kitô hữu hôm nay đều phải thực hiện nhờ Người. Thân thể Chúa Giêsu còn chính là Giáo hội, nhiệm thể của Người, trong đó mỗi Kitô hữu là những viên đá sống động xây nên ngôi đền thờ này.
Khi nhận ra Chúa Giêsu là đền thờ của Thiên Chúa thì cũng đồng thời nhận ra nơi Giáo hội, nơi chính bản thân mỗi người cũng là đền thờ của Thiên Chúa, như Thánh Phaolô khẳng định: Thân xác anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Là đền thờ của Chúa nghĩa là nơi Chúa ngự, là nơi mà anh chị em chung quanh có thể gặp gỡ Chúa, nên bản thân Kitô hữu luôn phải là một người đạo đức thánh thiện. Lòng tham và tội lỗi làm cho con người trở thành hang trộm cướp, thành cái chợ buôn bán những điều phi nghĩa bất chính. Tâm hồn luôn mưu toan điều trái lẽ phải, luôn ước muốn điều sai quấy. Vì vậy, Mùa Chay là thời gian thuận tiện để chúng ta thanh tẩy lại lòng mình xứng đáng là đền thờ của Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con thực sự trở nên những đền thờ sống dộng, biết tôn thờ Chúa bằng đời sống theo Tin mừng hằng ngày.
Giáo Dân và Linh Mục
Trương Phú Thứ
20:00 10/03/2009
GIÁO DÂN VÀ LINH MỤC
Cách đây mấy ngày, trên VietCatholic, tôi đã được đọc những bài giảng của Đức Giám Mục Nguyễn Chí Linh cho các cha thuộc giáo phận Đà Lạt. Một trong những bài giảng có tiêu đề về quan hệ giữa linh mục và giáo dân. Nhân dịp này, tôi cũng xin đóng góp những ý nghĩ cũng như nhận xét về mối quan hệ với các linh mục của một giáo dân và hơn nữa là một con chiên rất khô khan nguội lạnh.
Gần nhà tôi có một người thông thái. Tôi gọi ông này là thông thái vì ông ta học đến bác sĩ y khoa. Sở học đến như vậy thì chắc hẳn ông ấy nói hay làm việc gì cũng rất cẩn trọng với nhiều suy nghĩ và phán đóan chín chắn. Nhưng thực tế lại không được như vậy. Ông bác sĩ này không biết bị cái lọai vi trùng gì ăn vào lục phủ ngũ tạng mà đi đến đâu, vừa ngồi xuống chưa kịp chào hỏi ai, chưa kịp uống chai bia thấm giọng là ông ta bắt đầu lôi các linh mục ra nói hành nói tỏi. Những câu chuyện ông ấy nói ra chẳng biết phải trái thế nào, thực hư ra sao nhưng đôi khi cũng có ma lực lôi cuốn người nghe. Tôi không biết là có ân óan gì với các vị linh mục mà ông ta lúc nào cũng hận thù đằng đẵng. Và để giải tỏa những cái uất ức đó, ông ta mang các linh mục ra chê bai bêu riếu hết lời. Tôi không vui và thực sự bực bội với cái thái độ chẳng có gì là trí thức đứng đắn của ông ta. Người có danh vọng và tiền bạc rất sợ chết. Do vậy tôi đã nghĩ ra một “bài giảng” và tôi sẽ “giảng” cho ông ta nghe như sau:
“Nè, ông bạn già. Con người ta ai cũng phải chết. Chúa sinh ra có người đẹp người xấu, người thông minh người dốt nát, người giầu người nghèo. Dù là một ông vua hay một anh đạp xích lô thì ai cũng phải chết. Chúa rất công bằng và tất cả mọi người đều bình đẳng trước sự chết. Khi ông khỏe mạnh và tiền bạc đầy túi, sự chết hầu như đâu đó rất xa xôi và ông chẳng bao giờ nghĩ đến một lúc nào đó, bất cứ lúc nào, có thể chỉ mấy phút nữa ông sẽ vĩnh biệt cõi đời. Lúc ông nằm trên giường chờ chết thì tiền bạc của cải danh vọng có còn nghĩa lý gì. Ông không còn muốn nhìn thấy những xấp giấy bạc dầy cộm và cũng chẳng muốn nghe âm thanh của những thỏi vàng rổn rảng bên tai. Nhưng nếu bên cạnh ông có một linh mục hay một vị nữ tu với kinh nguyện và những lời an ủi vỗ về thánh thiện thì chắc hẳn ông sẽ an lòng hơn. Ông đang vác một tảng đá quá sức nặng nề “trên con đường về quê”. Bàn tay góp sức nâng đỡ của các vị linh mục hay nữ tu là những lời nguyện cầu, những an ủi đầm ấm thiết tha. Lúc đó ông mới thấy được vai trò của các đấng bậc tu trì trong cuộc sống và nhất là trong những giây phút cuối đời của người tín hữu. Bởi vậy tôi đề nghị ông nên có một lối xử sự đàng hòang và nghiêm túc với các vị tu hành”.
Người công giáo nhất là các tín hữu Việt Nam rất có lòng kính trọng các linh mục. Bà cụ tôi năm nay đã chín mươi sáu tuổi, trí óc gần như hòan tòan không còn họat động nữa nhưng vẫn khỏe mạnh. Một tháng vài lần, cha xứ rước mình thánh Chúa đến cho cụ và cũng tiện dịp thăm hỏi. Bà cụ ngồi trong phòng khách nhưng vừa thấy cha xứ với chiếc áo dài đen bước vào là cụ vội bám ghế đứng dậy thưa bẩm một câu chào kính quen thuộc đã đến gần một trăm năm: “ Con xin phép lậy cha ạ”. Cha xứ chắc cũng chẳng thỏai mái gì với câu chào kính quá mực thước đã ăn sâu vào tâm can của một bà cụ già. Ngày cụ còn ở Mỹ, mỗi lần về Việt Nam thì bao giờ cũng lo quà bánh cho cha xứ trước. Cha bị lãng tai, cụ cũng nhớ bảo con cháu tìm mua cho được cái “máy điếc” để “cha còn làm lễ giải tội”. Bà cụ tôi là tình nghĩa của giáo dân đối với linh mục: kính trọng và mến thương.
Giáo hữu nhìn vào các linh mục như là một nơi nương tựa tinh thần, một người cha nhân lành cho dù rất nhiều vị linh mục chỉ bằng tuổi con cháu. Một cha xứ người Mỹ hỏi tôi: “cha xứ bên Việt Nam và ở Mỹ khác nhau thế nào”. Tôi thưa: “ bên Việt Nam hai vợ chồng cãi nhau cũng chạy ra phân bua với cha, đêm hôm nhà có người bị sốt rét cũng chạy ra xin cha viên thuốc cảm”. Cha xứ người Mỹ tủm tỉm cười: “ như vậy cha xứ Việt Nam vừa là quan tòa vừa là bác sĩ nữa”. Cha xứ Việt Nam vất vả và nặng nhọc hơn cha xứ Mỹ rất nhiều nhưng lòng kính trọng và yêu mến của giáo dân cũng an ủi và xoa dịu các ngài phần nào.
Linh mục cũng là một con ngừơi với những yếu tính bất tòan của lòai thụ tạo. Các cha cũng có đầy đủ dục tính hỉ nộ ái ố và một lương tâm trong sáng cũng như chức vụ lành thánh mà các ngài đã nhận lãnh từ Thiên Chúa và giáo hội. Linh mục phải từng giây từng phút chống trả và chiến đấu với những đam mê dục vọng trong một trận chiến rất dữ dội và gay gắt. Một thi nhân đã viết: “Vì tôi là linh mục. Nên suốt đời hiu quạnh”. Đời sống của một linh mục rất cô đơn và hiu quạnh nhưng lại miệt mài sống chết với bổn phận và trách nhiệm. Ngòai những công việc thuần túy mục vụ của xứ đạo, chắc hẳn không một vị linh mục nào có thể ăn ngon ngủ yên khi còn phải nhìn thấy những cảnh đói khát cơ cực của con chiên trong giáo xứ. Tôi biết một vị linh mục trẻ tuổi làm công tác truyền giáo trên vùng Tây Nguyên đã cởi chiếc áo lạnh duy nhất của ngài mặc cho một ông già người Thượng đang rét run lẩy bẩy. Đời linh mục nhất là những cha xứ thật là nặng nhọc với rất nhiều đắng cay. Nhưng bất hạnh thay người ta lại cố ý không nhìn vào những việc lành phúc đức của các ngài mà lúc nào cũng chỉ muốn bơi móc soi mói những lỗi lầm vô tình hay cũng có thể là một cố ý trong những trạng huống cần phải được giãi bầy đến chi tiết. Tôi được nghe kể chuyện rằng một vị linh mục rất thân quen với gia đình đã nhịn ăn nhịn mặc dành tiền mua lại những tép xì ke của một đứa nghiện ngập trong giáo xứ. Người không biết chuyện thì có thể to mồm rằng ông cha này cũng nghiện ngập như ai. Nhưng con chiên trong giáo xứ thì ai cũng biết rằng ngài mua lại những tép xì ke đó như là một phương cách giúp cho thằng nhỏ nghiện ngập xa lánh ma túy.
Tôi không dám quả quyết tất cả các vị linh mục đều là những bậc thánh thiện. Trong một vườn hoa cũng có những cụm hoa khô cằn vì thiếu nước, có những cụm hoa bị sâu rầy gậm nhấm tả tơi. Trong hàng ngũ linh mục cũng vậy. Có những vị không còn xứng đáng trong thiên chức linh mục làm hoen ô hội thánh Chúa và trực tiếp gây ra những xáo trộn trong đời sống đạo đức của giáo dân. May mắn thay những cụm hoa thiếu nước hay bị sâu rầy chẳng có là bao trong một vườn hoa bát ngát xinh tươi. Cộng đồng giáo dân là cột trụ của giáo hội, các vị linh mục chỉ là những người giữ gìn cho những cột trụ đó vững chắc và không bị mối mọt. Các ngài đã sống một cuộc đời hy sinh và phục vụ. Chúng ta hãy kính trọng và yêu mến các linh mục của chúng ta.
Cách đây mấy ngày, trên VietCatholic, tôi đã được đọc những bài giảng của Đức Giám Mục Nguyễn Chí Linh cho các cha thuộc giáo phận Đà Lạt. Một trong những bài giảng có tiêu đề về quan hệ giữa linh mục và giáo dân. Nhân dịp này, tôi cũng xin đóng góp những ý nghĩ cũng như nhận xét về mối quan hệ với các linh mục của một giáo dân và hơn nữa là một con chiên rất khô khan nguội lạnh.
Gần nhà tôi có một người thông thái. Tôi gọi ông này là thông thái vì ông ta học đến bác sĩ y khoa. Sở học đến như vậy thì chắc hẳn ông ấy nói hay làm việc gì cũng rất cẩn trọng với nhiều suy nghĩ và phán đóan chín chắn. Nhưng thực tế lại không được như vậy. Ông bác sĩ này không biết bị cái lọai vi trùng gì ăn vào lục phủ ngũ tạng mà đi đến đâu, vừa ngồi xuống chưa kịp chào hỏi ai, chưa kịp uống chai bia thấm giọng là ông ta bắt đầu lôi các linh mục ra nói hành nói tỏi. Những câu chuyện ông ấy nói ra chẳng biết phải trái thế nào, thực hư ra sao nhưng đôi khi cũng có ma lực lôi cuốn người nghe. Tôi không biết là có ân óan gì với các vị linh mục mà ông ta lúc nào cũng hận thù đằng đẵng. Và để giải tỏa những cái uất ức đó, ông ta mang các linh mục ra chê bai bêu riếu hết lời. Tôi không vui và thực sự bực bội với cái thái độ chẳng có gì là trí thức đứng đắn của ông ta. Người có danh vọng và tiền bạc rất sợ chết. Do vậy tôi đã nghĩ ra một “bài giảng” và tôi sẽ “giảng” cho ông ta nghe như sau:
“Nè, ông bạn già. Con người ta ai cũng phải chết. Chúa sinh ra có người đẹp người xấu, người thông minh người dốt nát, người giầu người nghèo. Dù là một ông vua hay một anh đạp xích lô thì ai cũng phải chết. Chúa rất công bằng và tất cả mọi người đều bình đẳng trước sự chết. Khi ông khỏe mạnh và tiền bạc đầy túi, sự chết hầu như đâu đó rất xa xôi và ông chẳng bao giờ nghĩ đến một lúc nào đó, bất cứ lúc nào, có thể chỉ mấy phút nữa ông sẽ vĩnh biệt cõi đời. Lúc ông nằm trên giường chờ chết thì tiền bạc của cải danh vọng có còn nghĩa lý gì. Ông không còn muốn nhìn thấy những xấp giấy bạc dầy cộm và cũng chẳng muốn nghe âm thanh của những thỏi vàng rổn rảng bên tai. Nhưng nếu bên cạnh ông có một linh mục hay một vị nữ tu với kinh nguyện và những lời an ủi vỗ về thánh thiện thì chắc hẳn ông sẽ an lòng hơn. Ông đang vác một tảng đá quá sức nặng nề “trên con đường về quê”. Bàn tay góp sức nâng đỡ của các vị linh mục hay nữ tu là những lời nguyện cầu, những an ủi đầm ấm thiết tha. Lúc đó ông mới thấy được vai trò của các đấng bậc tu trì trong cuộc sống và nhất là trong những giây phút cuối đời của người tín hữu. Bởi vậy tôi đề nghị ông nên có một lối xử sự đàng hòang và nghiêm túc với các vị tu hành”.
Người công giáo nhất là các tín hữu Việt Nam rất có lòng kính trọng các linh mục. Bà cụ tôi năm nay đã chín mươi sáu tuổi, trí óc gần như hòan tòan không còn họat động nữa nhưng vẫn khỏe mạnh. Một tháng vài lần, cha xứ rước mình thánh Chúa đến cho cụ và cũng tiện dịp thăm hỏi. Bà cụ ngồi trong phòng khách nhưng vừa thấy cha xứ với chiếc áo dài đen bước vào là cụ vội bám ghế đứng dậy thưa bẩm một câu chào kính quen thuộc đã đến gần một trăm năm: “ Con xin phép lậy cha ạ”. Cha xứ chắc cũng chẳng thỏai mái gì với câu chào kính quá mực thước đã ăn sâu vào tâm can của một bà cụ già. Ngày cụ còn ở Mỹ, mỗi lần về Việt Nam thì bao giờ cũng lo quà bánh cho cha xứ trước. Cha bị lãng tai, cụ cũng nhớ bảo con cháu tìm mua cho được cái “máy điếc” để “cha còn làm lễ giải tội”. Bà cụ tôi là tình nghĩa của giáo dân đối với linh mục: kính trọng và mến thương.
Giáo hữu nhìn vào các linh mục như là một nơi nương tựa tinh thần, một người cha nhân lành cho dù rất nhiều vị linh mục chỉ bằng tuổi con cháu. Một cha xứ người Mỹ hỏi tôi: “cha xứ bên Việt Nam và ở Mỹ khác nhau thế nào”. Tôi thưa: “ bên Việt Nam hai vợ chồng cãi nhau cũng chạy ra phân bua với cha, đêm hôm nhà có người bị sốt rét cũng chạy ra xin cha viên thuốc cảm”. Cha xứ người Mỹ tủm tỉm cười: “ như vậy cha xứ Việt Nam vừa là quan tòa vừa là bác sĩ nữa”. Cha xứ Việt Nam vất vả và nặng nhọc hơn cha xứ Mỹ rất nhiều nhưng lòng kính trọng và yêu mến của giáo dân cũng an ủi và xoa dịu các ngài phần nào.
Linh mục cũng là một con ngừơi với những yếu tính bất tòan của lòai thụ tạo. Các cha cũng có đầy đủ dục tính hỉ nộ ái ố và một lương tâm trong sáng cũng như chức vụ lành thánh mà các ngài đã nhận lãnh từ Thiên Chúa và giáo hội. Linh mục phải từng giây từng phút chống trả và chiến đấu với những đam mê dục vọng trong một trận chiến rất dữ dội và gay gắt. Một thi nhân đã viết: “Vì tôi là linh mục. Nên suốt đời hiu quạnh”. Đời sống của một linh mục rất cô đơn và hiu quạnh nhưng lại miệt mài sống chết với bổn phận và trách nhiệm. Ngòai những công việc thuần túy mục vụ của xứ đạo, chắc hẳn không một vị linh mục nào có thể ăn ngon ngủ yên khi còn phải nhìn thấy những cảnh đói khát cơ cực của con chiên trong giáo xứ. Tôi biết một vị linh mục trẻ tuổi làm công tác truyền giáo trên vùng Tây Nguyên đã cởi chiếc áo lạnh duy nhất của ngài mặc cho một ông già người Thượng đang rét run lẩy bẩy. Đời linh mục nhất là những cha xứ thật là nặng nhọc với rất nhiều đắng cay. Nhưng bất hạnh thay người ta lại cố ý không nhìn vào những việc lành phúc đức của các ngài mà lúc nào cũng chỉ muốn bơi móc soi mói những lỗi lầm vô tình hay cũng có thể là một cố ý trong những trạng huống cần phải được giãi bầy đến chi tiết. Tôi được nghe kể chuyện rằng một vị linh mục rất thân quen với gia đình đã nhịn ăn nhịn mặc dành tiền mua lại những tép xì ke của một đứa nghiện ngập trong giáo xứ. Người không biết chuyện thì có thể to mồm rằng ông cha này cũng nghiện ngập như ai. Nhưng con chiên trong giáo xứ thì ai cũng biết rằng ngài mua lại những tép xì ke đó như là một phương cách giúp cho thằng nhỏ nghiện ngập xa lánh ma túy.
Tôi không dám quả quyết tất cả các vị linh mục đều là những bậc thánh thiện. Trong một vườn hoa cũng có những cụm hoa khô cằn vì thiếu nước, có những cụm hoa bị sâu rầy gậm nhấm tả tơi. Trong hàng ngũ linh mục cũng vậy. Có những vị không còn xứng đáng trong thiên chức linh mục làm hoen ô hội thánh Chúa và trực tiếp gây ra những xáo trộn trong đời sống đạo đức của giáo dân. May mắn thay những cụm hoa thiếu nước hay bị sâu rầy chẳng có là bao trong một vườn hoa bát ngát xinh tươi. Cộng đồng giáo dân là cột trụ của giáo hội, các vị linh mục chỉ là những người giữ gìn cho những cột trụ đó vững chắc và không bị mối mọt. Các ngài đã sống một cuộc đời hy sinh và phục vụ. Chúng ta hãy kính trọng và yêu mến các linh mục của chúng ta.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quái thai FOCA đã tượng hình
Nguyễn Kim Ngân
00:15 10/03/2009
QUÁI THAI FOCA ĐÃ TƯỢNG HÌNH
Tin từ Thông Tấn Xã Công giáo (CNA) từ St. Louis, Missouri, ngày 6 tháng 3 năm 2009 vừa qua cho hay rằng phát ngôn viên của Dân Biểu Jerrold Nadler thuộc Đảng Dân Chủ, tiểu bang New York, cho biết rằng đạo luật FOCA—Freedom of Choice Act, tạm dịch là Tự Do Chọn Lựa—sẽ “sớm, chứ không phải muộn,” được đưa ra trước Quốc Hội biểu quyết vì là một trong những việc làm ưu tiên. Đó là tiết lộ của tờ St. Louis Post-Dispatch.
Trả lời cho câu hỏi FOCA là cái đí gì (nói theo ngôn ngữ bổn đạo) thì có thể tóm lược như sau: FOCA, hay Đạo Luật Tự Do Chọn Lựa—TDCL—được đệ trình nhằm mục đích tôn phong ‘việc phá thai’ trở thành một thứ ‘quyền căn bản’ để được ghi khắc như tạc vào trong bộ luật của liên bang Mỹ Quốc, nhằm bao che, bảo vệ cho nó trong trường hợp Tòa Án Tối Cao Liên Bang đảo ngược lại việc cấm chỉ những thứ luật lệ ngăn chận hay giới hạn phá thai mà các tiểu bang đã thông qua.
Nói nôm na là thế này: nếu hiện nay tại Mỹ, có tiểu bang cấm phá thai, có tiểu bang giới hạn phá thai, có tiểu bang cho phép phá thai, thì khi FOCA được Quốc Hội thông qua, và được Tổng Thống ký lệnh ban hành (cứ y như là Stimulus Bill vừa qua), thì phá thai sẽ trở thành quyền được hiến pháp Mỹ công nhận và bảo vệ. Từ đó, bên cạnh các quyền hiện hữu như: quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp, v.v., sẽ có thêm một quyền mới tinh, đó là ‘quyền phá thai’. Do đó, cho dù có tiểu bang nào ngăn cấm hay giới hạn phá thai chăng nữa, khi có kiện cáo gì mà phải mang lên tòa trên, tức Tòa Án Liên Bang, thì vụ kiện ngăn cấm hay giới hạn phá thai (từ tiểu bang đưa lên đó) sẽ bị từ chối hay bác bỏ tức khắc, bởi phá thai đã trở thành quyền, theo Tòa Án Liên Bang rồi.
Đã có quá nhiều giấy bút hao tốn chung quanh vấn đề phá thai. Việc tranh cãi bất phân thắng bại. Bên chống thì bảo phá thai là giết người (đây là lập trường dứt khoát của Giáo Hội Công Giáo Rôma), lý do rõ ràng: cái thai là mầm sống, sớm muộn sẽ trở thành một con người thực thụ. Bởi vậy bên chống phá thai còn được gọi cách tích cực là phò-sự-sống. Trong khi đó bên bênh thì bảo phá thai đâu phải giết chóc gì: cái thai bầy nhầy kia có là người ngợm gì đâu mà bảo giết người hay sát nhân. Vả lại, cái thai ấy thuộc về thân xác của người phụ nữ. Người phụ nữ có toàn quyền trên thân xác mình, muốn làm gì thì làm, không ai có quyền ngăn cấm hay giới hạn gì sốt cả. Phụ nữ phải được giải phóng, chứ không thể bị làm tôi mọi mãi mãi cho bọn đàn ông. Ngoài tôn chỉ giải phóng phụ nữ, phe bênh phá thai còn mang một thêm một mỹ từ: phò-chọn-lựa. Cái tên rõ ràng được chọn lựa (ta thuộc phe chọn lựa mà) để đối lại với phe phò-sự-sống. FOCA là ‘nhát đâm lút cán’ mà bên phò-phá-thai đang thực hiện để ‘dứt điểm’ cuộc tranh luận dai dẳng này. Không những không phải là một điều bị ngăn cấm như tội ác, hay vi phạm luật tự nhiên (mà lương tâm phải cắn rứt), phá thai, sau khi trở thành một việc làm ‘vô tư’ (hay ‘vô tội’, chứ không phải ‘vô số tội’ đâu nhé!), nay đã nghiễm nhiên được đưa lên ngôi, trở thành một thứ ‘quyền căn bản’ của con người. Nói theo kiểu nhà đạo cho dễ hiểu: ‘Giuđa Iscariốt được tôn phong lên hàng hiển thánh.’
Lai lịch FOCA như thế nào? Kẻ chủ xướng chính là Barbara Boxer, một trong hai nữ Thượng Nghị Sĩ (TNS) của California, (vị kia là Diane Feinstein—xin mách nước cho quý vị nào là dân CA sắp thi vô quốc tịch Mỹ đấy!). Tuy là chủ xướng, nhưng nàng chưa nhằm nhò gì so với vị đồng-bảo-trợ, đó là vị đương kim Tổng Thống (TT) của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, từ khi chàng còn là TNS tại Illinois. Ngay từ hồi 2007, khi ngấm nghé chức vụ tối cao này, chàng đã long trọng tuyên hứa trước một nhóm các thành viên hội Gây Quỹ Hỗ Trợ các bậc làm Cha-Mẹ-Có-Kế-Họach rằng một trong những điều đầu tiên chàng sẽ làm ngay sau khi nhậm chức TT là ký ban hành FOCA. Như thế có nghĩa là: đang cầm bút sẵn trong tay, chỉ chờ Quốc Hội chuyển FOCA lên Nhà Trắng, thì chàng sẽ ký ngay! Chuyện gì mà chàng chẳng làm đuợc, nhất là đang trong cái thế thắng như chẻ tre hiện tại, huống gì cái chuyện nhỏ FOCA!
Nhưng như thế là chí nguy rồi. Nhát dao chí mạng này phải bị ngăn chặn lại. Chỉ với tư cách ‘tự vệ’ thôi. (Vâng, kính thưa quý vị phò-chọn-lựa, chúng em chỉ dám chọn ‘tự vệ’ thôi!) Trong cuộc tự vệ này, sau khi phát động chiến dịch gửi bưu thiếp tại tất cả các địa phận trên toàn quốc nhằm kêu gọi các nhà làm luật ủng hộ chính sách phò-sự-sống, Hội Đồng các Giám Mục (HĐGM) Hoa Kỳ đã chuyển sang bước thứ hai là phát động chiến dịch gửi điện thư thúc dục Quốc Hội ‘duy trì các chính sách phò-sự-sống vốn đang được hỗ trợ rộng rãi và chống lại việc dùng quỹ liên bang tài trợ phá thai’ (Tuyên Ngôn của HĐGM Hoa Kỳ). Trợ lý Giám đốc Văn Phòng Chính sách và Truyền thông thuộc Ban Thư Ký HĐGM về phò-sự-sống, Deirdre McQuade giải thích rằng: ‘Cả hằng chục triệu tấm bưu thiếp đã được phân phối cho các giáo xứ, trường học, các nhà thờ không thuộc Công giáo, và các cơ quan dân chính trên toàn quốc. Chiến dịch điện thư sẽ còn cho các công dân nhiều cơ hội tham gia hơn nữa.’ Các cử tri được khuyến khích gửi các mẫu điện thư viết sẵn đến cho các nhà lập pháp để phản đối FOCA, ‘là dự luật triệt để nhất và gây chia rẽ trầm trọng nhất, chưa bao giờ được đưa ra cho Quốc Hội.’ Bản điện thư có đoạn viết rằng: ‘Nhân dân Hoa Kỳ phải hiệp nhất trong việc phục vụ tất cả mọi người, những người đã đựợc sinh ra hoặc chưa được sinh ra đời.’
Riêng tại Thung Lũng Hoa Vàng, ngày hôm qua, kẹp giữa các tờ thông tin của từng giáo xứ là tờ kêu gọi tương tự mang chữ ký của Đức GM Giáo Phận San Jose, trong đó có đoạn: ‘Nếu FOCA được ký ban hành thành luật, nó sẽ loại bỏ mọi quy chế về vấn nạn lương tâm dành cho các công nhân làm trong bệnh viện hoặc các nhân viên chăm lo sức khỏe. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe của Hội Thánh Công Giáo tại Hoa Kỳ. Cũng vậy, bất chấp lương tâm, một số bác sĩ và chuyên viên sức khỏe có thể bị buộc phải làm hay tham gia vào việc phá thai. Thay vì làm cho việc phá thai trở thành một trường hợp hiếm hoi, việc FOCA được thông qua sẽ tiếp tay cho sự bạo hành gây ra cho các trẻ chưa được sinh ra.’
Thông báo viết tiếp: ‘Đây không phải là một việc của đảng phái, mà là một vấn đề của lương tâm, phù hợp với các nguyên tắc của niềm tin chúng ta. Đất nước chúng ta thực sự cần chung tay làm việc trong giai đọan đầy thử thách này. Cách thức chúng ta đối xử với những thành phần dễ bị thương tổn nhất trong xã hội—các trẻ chưa ra đời, người nghèo, cao niên và bệnh hoạn—sẽ là chỉ dấu thực sự chúng ta có ôm ẵm cưu mang hay không các nguyên tắc cao cả, trên đó đất nước chúng ta đã được xây dựng nên như ngày hôm nay.’
Chưa bao giờ đất nước này lại phải cưu mang một thứ quái thai gớm ghiếc như thế. Nhưng may quá, thánh Phaolô đã trấn an chúng ta: ‘Vậy còn phải nói gì thêm nữa? Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta?’
(Roma 8: 31).
Tin từ Thông Tấn Xã Công giáo (CNA) từ St. Louis, Missouri, ngày 6 tháng 3 năm 2009 vừa qua cho hay rằng phát ngôn viên của Dân Biểu Jerrold Nadler thuộc Đảng Dân Chủ, tiểu bang New York, cho biết rằng đạo luật FOCA—Freedom of Choice Act, tạm dịch là Tự Do Chọn Lựa—sẽ “sớm, chứ không phải muộn,” được đưa ra trước Quốc Hội biểu quyết vì là một trong những việc làm ưu tiên. Đó là tiết lộ của tờ St. Louis Post-Dispatch.
Trả lời cho câu hỏi FOCA là cái đí gì (nói theo ngôn ngữ bổn đạo) thì có thể tóm lược như sau: FOCA, hay Đạo Luật Tự Do Chọn Lựa—TDCL—được đệ trình nhằm mục đích tôn phong ‘việc phá thai’ trở thành một thứ ‘quyền căn bản’ để được ghi khắc như tạc vào trong bộ luật của liên bang Mỹ Quốc, nhằm bao che, bảo vệ cho nó trong trường hợp Tòa Án Tối Cao Liên Bang đảo ngược lại việc cấm chỉ những thứ luật lệ ngăn chận hay giới hạn phá thai mà các tiểu bang đã thông qua.
Nói nôm na là thế này: nếu hiện nay tại Mỹ, có tiểu bang cấm phá thai, có tiểu bang giới hạn phá thai, có tiểu bang cho phép phá thai, thì khi FOCA được Quốc Hội thông qua, và được Tổng Thống ký lệnh ban hành (cứ y như là Stimulus Bill vừa qua), thì phá thai sẽ trở thành quyền được hiến pháp Mỹ công nhận và bảo vệ. Từ đó, bên cạnh các quyền hiện hữu như: quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp, v.v., sẽ có thêm một quyền mới tinh, đó là ‘quyền phá thai’. Do đó, cho dù có tiểu bang nào ngăn cấm hay giới hạn phá thai chăng nữa, khi có kiện cáo gì mà phải mang lên tòa trên, tức Tòa Án Liên Bang, thì vụ kiện ngăn cấm hay giới hạn phá thai (từ tiểu bang đưa lên đó) sẽ bị từ chối hay bác bỏ tức khắc, bởi phá thai đã trở thành quyền, theo Tòa Án Liên Bang rồi.
Đã có quá nhiều giấy bút hao tốn chung quanh vấn đề phá thai. Việc tranh cãi bất phân thắng bại. Bên chống thì bảo phá thai là giết người (đây là lập trường dứt khoát của Giáo Hội Công Giáo Rôma), lý do rõ ràng: cái thai là mầm sống, sớm muộn sẽ trở thành một con người thực thụ. Bởi vậy bên chống phá thai còn được gọi cách tích cực là phò-sự-sống. Trong khi đó bên bênh thì bảo phá thai đâu phải giết chóc gì: cái thai bầy nhầy kia có là người ngợm gì đâu mà bảo giết người hay sát nhân. Vả lại, cái thai ấy thuộc về thân xác của người phụ nữ. Người phụ nữ có toàn quyền trên thân xác mình, muốn làm gì thì làm, không ai có quyền ngăn cấm hay giới hạn gì sốt cả. Phụ nữ phải được giải phóng, chứ không thể bị làm tôi mọi mãi mãi cho bọn đàn ông. Ngoài tôn chỉ giải phóng phụ nữ, phe bênh phá thai còn mang một thêm một mỹ từ: phò-chọn-lựa. Cái tên rõ ràng được chọn lựa (ta thuộc phe chọn lựa mà) để đối lại với phe phò-sự-sống. FOCA là ‘nhát đâm lút cán’ mà bên phò-phá-thai đang thực hiện để ‘dứt điểm’ cuộc tranh luận dai dẳng này. Không những không phải là một điều bị ngăn cấm như tội ác, hay vi phạm luật tự nhiên (mà lương tâm phải cắn rứt), phá thai, sau khi trở thành một việc làm ‘vô tư’ (hay ‘vô tội’, chứ không phải ‘vô số tội’ đâu nhé!), nay đã nghiễm nhiên được đưa lên ngôi, trở thành một thứ ‘quyền căn bản’ của con người. Nói theo kiểu nhà đạo cho dễ hiểu: ‘Giuđa Iscariốt được tôn phong lên hàng hiển thánh.’
Lai lịch FOCA như thế nào? Kẻ chủ xướng chính là Barbara Boxer, một trong hai nữ Thượng Nghị Sĩ (TNS) của California, (vị kia là Diane Feinstein—xin mách nước cho quý vị nào là dân CA sắp thi vô quốc tịch Mỹ đấy!). Tuy là chủ xướng, nhưng nàng chưa nhằm nhò gì so với vị đồng-bảo-trợ, đó là vị đương kim Tổng Thống (TT) của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, từ khi chàng còn là TNS tại Illinois. Ngay từ hồi 2007, khi ngấm nghé chức vụ tối cao này, chàng đã long trọng tuyên hứa trước một nhóm các thành viên hội Gây Quỹ Hỗ Trợ các bậc làm Cha-Mẹ-Có-Kế-Họach rằng một trong những điều đầu tiên chàng sẽ làm ngay sau khi nhậm chức TT là ký ban hành FOCA. Như thế có nghĩa là: đang cầm bút sẵn trong tay, chỉ chờ Quốc Hội chuyển FOCA lên Nhà Trắng, thì chàng sẽ ký ngay! Chuyện gì mà chàng chẳng làm đuợc, nhất là đang trong cái thế thắng như chẻ tre hiện tại, huống gì cái chuyện nhỏ FOCA!
Nhưng như thế là chí nguy rồi. Nhát dao chí mạng này phải bị ngăn chặn lại. Chỉ với tư cách ‘tự vệ’ thôi. (Vâng, kính thưa quý vị phò-chọn-lựa, chúng em chỉ dám chọn ‘tự vệ’ thôi!) Trong cuộc tự vệ này, sau khi phát động chiến dịch gửi bưu thiếp tại tất cả các địa phận trên toàn quốc nhằm kêu gọi các nhà làm luật ủng hộ chính sách phò-sự-sống, Hội Đồng các Giám Mục (HĐGM) Hoa Kỳ đã chuyển sang bước thứ hai là phát động chiến dịch gửi điện thư thúc dục Quốc Hội ‘duy trì các chính sách phò-sự-sống vốn đang được hỗ trợ rộng rãi và chống lại việc dùng quỹ liên bang tài trợ phá thai’ (Tuyên Ngôn của HĐGM Hoa Kỳ). Trợ lý Giám đốc Văn Phòng Chính sách và Truyền thông thuộc Ban Thư Ký HĐGM về phò-sự-sống, Deirdre McQuade giải thích rằng: ‘Cả hằng chục triệu tấm bưu thiếp đã được phân phối cho các giáo xứ, trường học, các nhà thờ không thuộc Công giáo, và các cơ quan dân chính trên toàn quốc. Chiến dịch điện thư sẽ còn cho các công dân nhiều cơ hội tham gia hơn nữa.’ Các cử tri được khuyến khích gửi các mẫu điện thư viết sẵn đến cho các nhà lập pháp để phản đối FOCA, ‘là dự luật triệt để nhất và gây chia rẽ trầm trọng nhất, chưa bao giờ được đưa ra cho Quốc Hội.’ Bản điện thư có đoạn viết rằng: ‘Nhân dân Hoa Kỳ phải hiệp nhất trong việc phục vụ tất cả mọi người, những người đã đựợc sinh ra hoặc chưa được sinh ra đời.’
Riêng tại Thung Lũng Hoa Vàng, ngày hôm qua, kẹp giữa các tờ thông tin của từng giáo xứ là tờ kêu gọi tương tự mang chữ ký của Đức GM Giáo Phận San Jose, trong đó có đoạn: ‘Nếu FOCA được ký ban hành thành luật, nó sẽ loại bỏ mọi quy chế về vấn nạn lương tâm dành cho các công nhân làm trong bệnh viện hoặc các nhân viên chăm lo sức khỏe. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe của Hội Thánh Công Giáo tại Hoa Kỳ. Cũng vậy, bất chấp lương tâm, một số bác sĩ và chuyên viên sức khỏe có thể bị buộc phải làm hay tham gia vào việc phá thai. Thay vì làm cho việc phá thai trở thành một trường hợp hiếm hoi, việc FOCA được thông qua sẽ tiếp tay cho sự bạo hành gây ra cho các trẻ chưa được sinh ra.’
Thông báo viết tiếp: ‘Đây không phải là một việc của đảng phái, mà là một vấn đề của lương tâm, phù hợp với các nguyên tắc của niềm tin chúng ta. Đất nước chúng ta thực sự cần chung tay làm việc trong giai đọan đầy thử thách này. Cách thức chúng ta đối xử với những thành phần dễ bị thương tổn nhất trong xã hội—các trẻ chưa ra đời, người nghèo, cao niên và bệnh hoạn—sẽ là chỉ dấu thực sự chúng ta có ôm ẵm cưu mang hay không các nguyên tắc cao cả, trên đó đất nước chúng ta đã được xây dựng nên như ngày hôm nay.’
Chưa bao giờ đất nước này lại phải cưu mang một thứ quái thai gớm ghiếc như thế. Nhưng may quá, thánh Phaolô đã trấn an chúng ta: ‘Vậy còn phải nói gì thêm nữa? Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta?’
(Roma 8: 31).
Đức Thánh Cha kêu gọi các chủ chăn bắt chước Đức Mẹ
Bùi Hữu Thư
13:44 10/03/2009
Đức Thánh Cha kêu gọi các chủ chăn bắt chước Đức Mẹ
Tuyên dương việc Đức Mẹ nhập tâm Lời Chúa
VATICAN ngày 9 tháng 3, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên dương Đức Mẹ là một mẫu mực cuả người lắng nghe Lời Chúa, thấm nhuần, và giữ gìn trong tim.
Đức Thánh Cha nói về Đức Nữ Đồng Trinh trong một buổi họp với các linh mục triều trong Giáo Phận Rôma, một truyền thống Mùa Chay, trong đó ngài giải đáp nhiều câu hỏi và thắc mắc của họ.
Ngài khẳng định, "Đức Mẹ Maria thực sự là người phụ nữ biết lắng nghe, chúng ta thấy trong lúc thiên thần truyền tin, chúng ta lại thấy trong các hoàn cảnh cuộc đời Mẹ, từ tiệc cưới Cana đến thập giá và cho tới ngày Lễ Hiện Xuống, khi Mẹ ở giữa các tông đồ chính là để lãnh nhận Chúa Thánh Thần."
Ngài tiếp, "Mẹ là biểu tượng của sự cởi mở của Giáo Hội đang chờ đón Chúa Thánh Thần đến."
Đức Thánh Cha kêu gọi, “Chúng ta cũng phải có ‘thái độ lắng nghe này’, không có nghiã là chỉ việc xin vâng, nhưng còn phải thấm nhuần Lời Chúa, lãnh nhận Lời Chúa, rồi tuyệt đối tuân hành."
Ngài nói, "Điều này đối với tôi có vẻ tuyệt vời: khi thấy sự lắng nghe năng động này, một sự lắng nghe thu hút lấy Lời Chúa, để cho Lời đi vào và trở nên Lời trong tôi, cho tôi suy niệm và lãnh nhận Lời tận đáy sâu của tâm hồn tôi."
Đức Thánh Cha nhấn mạnh về bài Magnificat của Đức Mẹ, chứng tỏ Mẹ là một người phụ nữ “thuộc lòng Thánh Kinh.” Ngài giải thích rằng, “Mẹ không những chỉ biết các đoạn Thánh Kinh mà còn nhập tâm Lời Chúa khiến cho Lời Cựu Ước trở nên một bài ca trong tim và trên môi miệng của Mẹ."
Ngài tiếp, "Chúng ta thấy cuộc đời của Mẹ thực sự được Lời Chúa xâm nhập, Mẹ đã đi vào Lời Chúa, đã thấm nhuần, và Lời đã sống trong Mẹ, biến đổi chính Mẹ thành Lời ngợi khen và tuyên xưng sự cao cả của Thiên Chúa."
Đức Thánh Cha Benedict XVI cổ võ sự mô tả Mẹ trong Thánh Kinh là người “thấm nhuần và gìn giữ Lời Chúa trong tim,” và kêu gọi các linh mục trong cử tọa cũng bắt chước Mẹ để làm như vậy.
Đức Thượng phụ Fouad Twal: “Giêrusalem là chìa khóa của nền Hòa bình thế giới''
Đặng Văn Kiếm
14:15 10/03/2009
PARIS - Trong chuyến viếng thăm nước Pháp, Đức Thượng phụ Giêrusalem Fouad Twal đã kêu gọi sự liên đới quốc tế để xây dựng nền hòa bình lâu dài. Cũng trong chuyến viếng thăm này, Đức Thương phụ đã trả lời phỏng vấn của phóng viên báo La Croix. Ngài khẳng định: “Giêrusalem là chìa khoá của nền hòa bình thế giới”. Ngài cũng đưa ra nhận định về khung cảnh chính trị xung quanh chuyến viếng thăm Đất Thánh của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vào tháng Năm 2009: “Các nhà cầm quyền Jordani, Palestine và Do Thái đều muốn lợi dụng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha: ai cũng muốn giành phần hơn trong chiếc bánh! Đối với chúng tôi, cuộc thăm viếng này trước hết là viếng thăm mục vụ. Chúng tôi sẽ làm hết sức có thể theo ý nghĩa này, đặc biệt là về vấn đề đối thoại giữa 13 Giáo hội Kitô tại địa phương”.
La Croix: Sau cuộc chiến, giáo phận của Ngài đã trở lại Gaza như thế nào?
Đức Thượng phụ Fouad Twal: Đôi khi tình hình hậu chiến còn tệ hại hơn là chiến tranh. Nhu cầu tái thiết rất lớn. Về phần tôi, tôi rất ấn tượng về ý chí sống còn của những Palestine tại Gaza, dù họ thuộc phe Hamas hay Fatah. Tất cả đều là nạn nhân của bạo lực.
Khi mọi lối vào Gaza đều bị phong tỏa, những người này đã phải đào, có khi bằng tay, những đường hầm để tìm lương thực và cả vũ khí. Đào bới để sống còn. Tôi rất thán phục ý chí sống còn của họ.
Hơn nữa, tôi đã thấy cả thế giới, cách riêng là nước Pháp và châu Âu, bày tỏ tình liên đới. Bày tỏ bằng mọi hình thức: thư từ, điện thư, cầu nguyện, lần hạt, các giờ chầu và cả trợ giúp về vật chất và tài chính. Chúng tôi rất cảm động vì những nghĩa cử ấy, vì đã giúp chúng tôi rất nhiều để vượt qua cơn khủng hoảng.
– Ngài trông đợi gì ở tổng thống Mỹ Barack Obama?
– Về tổng thống Mỹ, cũng như về nước Pháp và châu Âu, tôi mong họ đóng vai trò chính trị thực sự. Chúng tôi cần có một tiến trình chính trị thực sự để đạt đến việc chấm dứt chiếm đóng và thiếp lập hai quốc gia. Tại Charm-El-Cheikh, thật là tích cực khi nhìn thấy mọi chính phủ đểu cùng tái thiết với chúng tôi. Còn tại Hoa Kỳ, với Hillary Clinton, chính phủ nước này cũng đã hiểu rằng cần phải làm điều gì đó.
Chúng tôi mong nước Pháp dùng tình bạn với Israel giúp chúng tôi được sống an bình và yên ổn hơn. Vì chỉ có bạn của Israel mới nói chuyện được với họ. Nước Pháp cần phải đóng vai trò có tính chính trị hơn nữa ở Đất Thánh. Hãy can đảm nói những điều cần phải nói, vì ích lợi của mọi người. Các vị không được để cho người Mỹ độc quyền làm chính trị.
Chẳng bao giờ có hòa bình cho dân tộc này mà không có dân tộc kia. Tất cả chúng ta đều biết Giêrusalem là chìa khoá của nền hòa bình thế giới. Tất cả chúng tôi, người Palestine và Israel, đều cùng chờ đợi, đều ở trong ngõ cụt và đều sống trong hi vọng.
– Có phải nói chuyện với Hamas không?
– Chẳng ai tin là Israel không có quan hệ trực tiếp với Hamas. Một cuộc đối thoại thực sự có tính xây dựng không thể dựạ vào cuộc đối thoại giữa những người bạn mà thôi. Tại sao lại không nói chuyện với kẻ thù? Cần phải phá bỏ sự thù địch…
– Ngài phân tích kết quả bầu cử ở Israel ra sao?
– Tôi không thích chiều kích chiến tranh của giai đoạn này. Vả lại, dân tộc Israel hiện nay bị phân hóa hơn bao giờ hết. Nhưng Benyamin Netanyahou rất thông minh, ông không dám lập một chính phủ cực hữu mà không được Âu châu hay Hoa Kỳ hậu thuẫn. Ở Israel, người ta sống trong bầu khí sợ hãi. Sợ nhau, sợ thế giới, sợ quá khứ, sợ hiện tại, sợ tương lai. Trước nỗi sợ hãi ấy, chúng ta cần những người không sợ hãi, dám hành động can đảm vì hòa bình, vì phẩm giá và công lý. Nhưng vào lúc này, chẳng ai dám làm. Dẫu sao, hòa bình cũng đòi phải có những hi sinh.
– Những người Israel phải chấp nhận hi sinh nào?
Ngừng chiếm đóng. Cần hiểu rằng mọi dân tộc đều có quyền đồng hưởng phẩm giá, hòa bình và an ninh. Sau 60 năm hiện diện, 60 năm bạo lực và chiến tranh, kết quả tích cực ở đâu? Phải tự hỏi: chúng ta đã đi đúng đường chưa, đã dùng các phương tiện hợp lý chưa? Đã đến lúc phải thay đổi phương pháp, không chỉ dựa vào sức mạnh quân sự.
– Ngài có thể đóng vai trò gì?
– Giáo Hội của chúng tôi là thiểu số, giữa hai khối lớn là Do Thái giáo và Hồi giáo. Chúng tôi cố gắng sao cho người ta nghe được chúng tôi, phải loan báo điều gì ích lợi cho mọi người và loại bỏ những gì không thích hợp.
– Ngài trông đợi điều gì ở chuyến viếng thăm Đất Thánh sắp tới của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI?
– Khu vực này chắc chắn rất khó khăn. Và thời điểm của cuộc thăm viếng cũng thế… Chúng tôi đang hoạch định một chương trình cân đối cho chuyến viếng thăm này. Đức Giáo hoàng sẽ dâng thánh lễ tại Bêlem, nơi Chúa Giêsu sinh ra. Ngài sẽ đi qua bức tường chia cắt – một điều nhục nhã đối với toàn thế giới. Và Ngài sẽ đến thăm một trại tị nạn của người Palestine ở Bêlem.
Các nhân vật Palestine tỏ ra lo ngại người Israel sẽ đầu cơ chính trị vào cuộc viếng thăm này…
Điều lo ngại này là bình thường. Các nhà cầm quyền Jordani, Palestine và Do Thái đều muốn lợi dụng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha: ai cũng muốn giành phần hơn trong chiếc bánh! Đối với chúng tôi, cuộc thăm viếng này trước hết là viếng thăm mục vụ. Chúng tôi sẽ làm hết sức có thể theo ý nghĩa này, đặc biệt là về vấn đề đối thoại giữa 13 Giáo hội Kitô tại địa phương.
– Các Kitô hữu vẫn phải rời khỏi Đất Thánh sao?
– Ngày nay, mọi tín hữu Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo đều ra đi. Nhưng vì chúng tôi chỉ là một thiểu số nhỏ nên mỗi thành viên ra đi đều tác động đến cả cộng đoàn. Đất Thánh mà không có các Kitô hữu sẽ mất đi phần nào căn tính. Nhưng Chúa Kitô đã nói Người ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Đó là niềm hy vọng và nguồn nghị lực của chúng tôi. Không bao giờ được để mất chiều kích thiêng liêng này, theo Phúc Âm, không bao giờ được đánh mất niềm hi vọng.
Nhà cầm quyền Israel cứ chần chừ trong việc cấp chiếu khán cho các nhân vật chủ chốt của Giáo Hội tại Giêrusalem…
Đó là một vấn đề nghiêm trọng đối với chúng tôi. Quyền tài phán của chúng tôi gồm cả Jordanie, Palestine và Israel: chúng tôi cần tự do đi lại trong các dịp tang lễ, hôn lễ và phong chức. Tại sao nhà cầm quyền Israel sợ Giáo Hội đến thế.
Dẫu vậy chúng tôi vẫn là một nhân tố của hòa giải, của đối thoại và sự dung hòa. Chúng tôi giúp cho hòa bình. Tôi hi vọng họ sẽ dũng cảm trở về vị trí của họ, không ngăn cản tự do tôn giáo, tự do làm việc thờ phượng. Vì ích lợi của tất cả mọi người. Và vì hình ảnh tốt đẹp của một Nhà nước Israel cho mình là dân chủ.
(Nguồn: Frédéric Mounier, La Croix)
La Croix: Sau cuộc chiến, giáo phận của Ngài đã trở lại Gaza như thế nào?
Đức Thượng phụ Fouad Twal: Đôi khi tình hình hậu chiến còn tệ hại hơn là chiến tranh. Nhu cầu tái thiết rất lớn. Về phần tôi, tôi rất ấn tượng về ý chí sống còn của những Palestine tại Gaza, dù họ thuộc phe Hamas hay Fatah. Tất cả đều là nạn nhân của bạo lực.
Khi mọi lối vào Gaza đều bị phong tỏa, những người này đã phải đào, có khi bằng tay, những đường hầm để tìm lương thực và cả vũ khí. Đào bới để sống còn. Tôi rất thán phục ý chí sống còn của họ.
Hơn nữa, tôi đã thấy cả thế giới, cách riêng là nước Pháp và châu Âu, bày tỏ tình liên đới. Bày tỏ bằng mọi hình thức: thư từ, điện thư, cầu nguyện, lần hạt, các giờ chầu và cả trợ giúp về vật chất và tài chính. Chúng tôi rất cảm động vì những nghĩa cử ấy, vì đã giúp chúng tôi rất nhiều để vượt qua cơn khủng hoảng.
– Ngài trông đợi gì ở tổng thống Mỹ Barack Obama?
– Về tổng thống Mỹ, cũng như về nước Pháp và châu Âu, tôi mong họ đóng vai trò chính trị thực sự. Chúng tôi cần có một tiến trình chính trị thực sự để đạt đến việc chấm dứt chiếm đóng và thiếp lập hai quốc gia. Tại Charm-El-Cheikh, thật là tích cực khi nhìn thấy mọi chính phủ đểu cùng tái thiết với chúng tôi. Còn tại Hoa Kỳ, với Hillary Clinton, chính phủ nước này cũng đã hiểu rằng cần phải làm điều gì đó.
Chúng tôi mong nước Pháp dùng tình bạn với Israel giúp chúng tôi được sống an bình và yên ổn hơn. Vì chỉ có bạn của Israel mới nói chuyện được với họ. Nước Pháp cần phải đóng vai trò có tính chính trị hơn nữa ở Đất Thánh. Hãy can đảm nói những điều cần phải nói, vì ích lợi của mọi người. Các vị không được để cho người Mỹ độc quyền làm chính trị.
Chẳng bao giờ có hòa bình cho dân tộc này mà không có dân tộc kia. Tất cả chúng ta đều biết Giêrusalem là chìa khoá của nền hòa bình thế giới. Tất cả chúng tôi, người Palestine và Israel, đều cùng chờ đợi, đều ở trong ngõ cụt và đều sống trong hi vọng.
– Có phải nói chuyện với Hamas không?
– Chẳng ai tin là Israel không có quan hệ trực tiếp với Hamas. Một cuộc đối thoại thực sự có tính xây dựng không thể dựạ vào cuộc đối thoại giữa những người bạn mà thôi. Tại sao lại không nói chuyện với kẻ thù? Cần phải phá bỏ sự thù địch…
– Ngài phân tích kết quả bầu cử ở Israel ra sao?
– Tôi không thích chiều kích chiến tranh của giai đoạn này. Vả lại, dân tộc Israel hiện nay bị phân hóa hơn bao giờ hết. Nhưng Benyamin Netanyahou rất thông minh, ông không dám lập một chính phủ cực hữu mà không được Âu châu hay Hoa Kỳ hậu thuẫn. Ở Israel, người ta sống trong bầu khí sợ hãi. Sợ nhau, sợ thế giới, sợ quá khứ, sợ hiện tại, sợ tương lai. Trước nỗi sợ hãi ấy, chúng ta cần những người không sợ hãi, dám hành động can đảm vì hòa bình, vì phẩm giá và công lý. Nhưng vào lúc này, chẳng ai dám làm. Dẫu sao, hòa bình cũng đòi phải có những hi sinh.
– Những người Israel phải chấp nhận hi sinh nào?
Ngừng chiếm đóng. Cần hiểu rằng mọi dân tộc đều có quyền đồng hưởng phẩm giá, hòa bình và an ninh. Sau 60 năm hiện diện, 60 năm bạo lực và chiến tranh, kết quả tích cực ở đâu? Phải tự hỏi: chúng ta đã đi đúng đường chưa, đã dùng các phương tiện hợp lý chưa? Đã đến lúc phải thay đổi phương pháp, không chỉ dựa vào sức mạnh quân sự.
– Ngài có thể đóng vai trò gì?
– Giáo Hội của chúng tôi là thiểu số, giữa hai khối lớn là Do Thái giáo và Hồi giáo. Chúng tôi cố gắng sao cho người ta nghe được chúng tôi, phải loan báo điều gì ích lợi cho mọi người và loại bỏ những gì không thích hợp.
– Ngài trông đợi điều gì ở chuyến viếng thăm Đất Thánh sắp tới của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI?
– Khu vực này chắc chắn rất khó khăn. Và thời điểm của cuộc thăm viếng cũng thế… Chúng tôi đang hoạch định một chương trình cân đối cho chuyến viếng thăm này. Đức Giáo hoàng sẽ dâng thánh lễ tại Bêlem, nơi Chúa Giêsu sinh ra. Ngài sẽ đi qua bức tường chia cắt – một điều nhục nhã đối với toàn thế giới. Và Ngài sẽ đến thăm một trại tị nạn của người Palestine ở Bêlem.
Các nhân vật Palestine tỏ ra lo ngại người Israel sẽ đầu cơ chính trị vào cuộc viếng thăm này…
Điều lo ngại này là bình thường. Các nhà cầm quyền Jordani, Palestine và Do Thái đều muốn lợi dụng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha: ai cũng muốn giành phần hơn trong chiếc bánh! Đối với chúng tôi, cuộc thăm viếng này trước hết là viếng thăm mục vụ. Chúng tôi sẽ làm hết sức có thể theo ý nghĩa này, đặc biệt là về vấn đề đối thoại giữa 13 Giáo hội Kitô tại địa phương.
– Các Kitô hữu vẫn phải rời khỏi Đất Thánh sao?
– Ngày nay, mọi tín hữu Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo đều ra đi. Nhưng vì chúng tôi chỉ là một thiểu số nhỏ nên mỗi thành viên ra đi đều tác động đến cả cộng đoàn. Đất Thánh mà không có các Kitô hữu sẽ mất đi phần nào căn tính. Nhưng Chúa Kitô đã nói Người ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Đó là niềm hy vọng và nguồn nghị lực của chúng tôi. Không bao giờ được để mất chiều kích thiêng liêng này, theo Phúc Âm, không bao giờ được đánh mất niềm hi vọng.
Nhà cầm quyền Israel cứ chần chừ trong việc cấp chiếu khán cho các nhân vật chủ chốt của Giáo Hội tại Giêrusalem…
Đó là một vấn đề nghiêm trọng đối với chúng tôi. Quyền tài phán của chúng tôi gồm cả Jordanie, Palestine và Israel: chúng tôi cần tự do đi lại trong các dịp tang lễ, hôn lễ và phong chức. Tại sao nhà cầm quyền Israel sợ Giáo Hội đến thế.
Dẫu vậy chúng tôi vẫn là một nhân tố của hòa giải, của đối thoại và sự dung hòa. Chúng tôi giúp cho hòa bình. Tôi hi vọng họ sẽ dũng cảm trở về vị trí của họ, không ngăn cản tự do tôn giáo, tự do làm việc thờ phượng. Vì ích lợi của tất cả mọi người. Và vì hình ảnh tốt đẹp của một Nhà nước Israel cho mình là dân chủ.
(Nguồn: Frédéric Mounier, La Croix)
Các giám mục học hỏi về Facebook, về Mạng lưới Internet
Phụng Nghi
15:44 10/03/2009
VATICAN CITY (Zenit.org).- Tòa thánh Vatican đã triệu tập các giám mục và linh mục từ 82 quốc gia đến Roma để học hỏi về những thách đố và khả năng mà kỹ thuật truyền thông mới đặt ra cho công tác rao truyền Tin mừng.
Hôm nay, Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, đứng đầu là Tổng giám mục Claudio Maria Celli, đã khai mạc một cuộc hội thảo 5 ngày bằng việc xem xét các tiến bộ của Internet trong những năm vừa qua: các trang Web, blogs (nhật ký trên mạng) và những mạng lưới xã hội – như Facebook, You Tube, Fliker và Twitter.
Nicoletta Vittadini, giáo sư khoa học truyền thông tại trường Đại học Công giáo Milan (Ý), đã hướng dẫn một buổi “lướt” mạng internet để các giám mục đến từ khắp nơi trên thế giới khám phá hoặc tái khám phá các trang mạng gặp gỡ này, đặc biệt là các websites lập riêng cho thiếu nhi và giới trẻ.
Tiếp sau đó, Francesco Casetti, giám đốc phân khoa truyền thông cũng thuộc trường đại học nói trên, đã cùng với các giám mục suy xét về ý nghĩa nhân văn của các thực tại mới này.
Các tham dự viên hội nghị đã phân tích bản thông điệp của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI viết cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm 2009 với chủ đề: “Kỹ thuật mới, Liên lạc mới: Triển dương một nền văn hóa tôn trọng, đối thoại và thân hữu.”
Nền văn hóa kỹ thuật số
Vào lúc khai mạc hội nghị, Tổng giám mục Celli giải thích: “Chúng ta tự hỏi đâu là lập trường của Giáo hội, đâu là những việc Giáo hội phải làm, bởi vì, điều không thể chối cãi được, điều ta càng ngày càng mục kích nhiều hơn, và điều ta thấy được trong thông điệp của Đức giáo hoàng, đó là những kỹ thuật mới không chỉ còn đơn thuần là những dụng cụ, mà những dụng cụ này tạo lập nên một nền văn hóa mới, nền văn hóa kỹ thuật số.
Ngài nói thêm: “Vấn đề lớn lao đối với hội nghị của chúng ta sẽ là thấy được Giáo hội hiện diện trong nền văn hóa đó như thế nào, đóng góp phần mình ra sao. Đây là một đề tài cực kỳ tinh tế.”
Vì lý do này, theo lời Tổng giám mục, hội nghị hy vọng trình bày những điều hướng dẫn cho sứ mạng mục vụ của Giáo hội trên thế giới, sẽ được thể hiện cụ thể bằng một văn kiện mới của Tòa thánh Vatican.
Ngài nói tiếp: “Văn kiện làm căn bản cho hành động của chúng ta là sắc lệnh “Inter Mirifica” của Công đồng Vatican II. Sau này, vào năm 1992, Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội đã công bố một văn kiện rất quan trọng, đó là “Aetatis Nova”. Chúng ta thiết nghĩ rằng, kể từ đó đến nay, biết bao nhiêu nước đã trôi qua cầu, những kỹ thuật mới đã đặt ra bao nhiêu vấn đề mới, mối quan tâm mới và những điều khẩn thiết mới cho công tác mục vụ.”
“Ý hướng của hội nghị này, là để cùng với các giám mục thấy được đâu là những chỉ đạo cho chương trình mục vụ mới của Giáo hội trong lãnh vực truyền thông. Sau đó, hội nghị sẽ cùng với các hồng y, giám mục và các tư vấn làm việc để viết ra một tài liệu mới.”
Trong lúc nói truyện với các tham dự viên hội nghị, Tổng giám mục Celli công nhận rằng điều thử thách lớn lao đối với họ là sự kiện họ không được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số, có nghĩa là, khác với những người trẻ, họ phải học hỏi để biết.
Một giám mục trẻ đến từ nước Nigeria công nhận rằng, theo ý nghĩa đó, các giám mục phải học hỏi từ lớp người trẻ, và đây là một điều các ngài không quen làm.
Hiện diện trên Internet
Tổng giám mục Celli nhấn mạnh đến tấm gương của ĐGH Bênêđictô XVI đã quyết định hiện diện trên trang mạng YouTube với một kênh chính thức (http://www.youtube.com/vatican).
Đức tổng giám mục tiết lộ rằng một ký giả đã hỏi ngài tại sao Đức giáo hoàng lại có thể “hạ mình” hiện diện trong một thực tại như thế, nơi video đủ mọi thể loại đều có thể xuất hiện được. Tổng giám mục giải thích rằng chính Đức Kitô cũng đã “hạ mình” để mang lấy bản tính loài người, và ý hướng của Bênêđictô XVI là hiện diện “ở những nơi con người gặp gỡ nhau.”
Nhiều vị hồng y cũng đã xuất hiện trên mạng Facebook. Điều này khiến cho một tham dự viên đặt câu hỏi là liệu Đức giáo hoàng cũng sẽ đi vào cộng đồng ảo đó hay không. Tổng giám mục trả lời rằng việc đó chưa ai nghĩ tới, ít nhất vào ngay lúc này.
Tổng giám mục nói thêm: “Ngày nay giáo hội không thể chỉ loan tin – điều này chắc chắn là hữu ích, nhưng chúng ta không thể tự giới hạn chúng ta đến đó mà thôi”
“Tôi thiết tưởng giáo hội cần đi vào cuộc đối thoại càng ngày càng phong phú và sinh động, một cuộc đối thoại về đời sống với những con người đang đi tìm kiếm, đang ở xa và muốn tìm ra một thông điệp gần gũi hơn và thích hợp hơn với con đường họ đang bước đi.”
Vì lý do đó, hội đồng của ngài đang thúc giục các giám mục trên khắp thế giới không chỉ lập ra những trang mạng riêng, mà còn làm sao để các trang mạng này hoạt động tương tác (hai chiều) nữa.
Tòa thánh Vatican không thể để trang mạng của mình hoạt động tương tác vì sẽ tràn ngập những câu hỏi và lời bình luận từ khắp nơi trên thế giới gửi về. Điều này có thể thực hiện dễ dàng hơn ở bình diện địa phương.
Tổng giám mục George H. Niederauer ở San Francisco, chủ tịch ủy ban truyền thông thuộc Hội đồng giám mục Hoa kỳ và cũng là tham dự viên hội nghị này, nói rằng sử dụng hữu hiệu kỹ thuật truyền thông mới là điều tối cần để đến được với thế hệ trẻ.
“Chúng ta đến được nơi họ có mặt. Và họ có mặt ở đâu? Ở trong các chương trình như Twitter, Facebook và các chỗ khác nữa. Chúng ta phải hiện diện, và chúng ta cần người trẻ giúp chúng ta hiện diện.”
Hôm nay, Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, đứng đầu là Tổng giám mục Claudio Maria Celli, đã khai mạc một cuộc hội thảo 5 ngày bằng việc xem xét các tiến bộ của Internet trong những năm vừa qua: các trang Web, blogs (nhật ký trên mạng) và những mạng lưới xã hội – như Facebook, You Tube, Fliker và Twitter.
Nicoletta Vittadini, giáo sư khoa học truyền thông tại trường Đại học Công giáo Milan (Ý), đã hướng dẫn một buổi “lướt” mạng internet để các giám mục đến từ khắp nơi trên thế giới khám phá hoặc tái khám phá các trang mạng gặp gỡ này, đặc biệt là các websites lập riêng cho thiếu nhi và giới trẻ.
Tiếp sau đó, Francesco Casetti, giám đốc phân khoa truyền thông cũng thuộc trường đại học nói trên, đã cùng với các giám mục suy xét về ý nghĩa nhân văn của các thực tại mới này.
Các tham dự viên hội nghị đã phân tích bản thông điệp của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI viết cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm 2009 với chủ đề: “Kỹ thuật mới, Liên lạc mới: Triển dương một nền văn hóa tôn trọng, đối thoại và thân hữu.”
Nền văn hóa kỹ thuật số
Vào lúc khai mạc hội nghị, Tổng giám mục Celli giải thích: “Chúng ta tự hỏi đâu là lập trường của Giáo hội, đâu là những việc Giáo hội phải làm, bởi vì, điều không thể chối cãi được, điều ta càng ngày càng mục kích nhiều hơn, và điều ta thấy được trong thông điệp của Đức giáo hoàng, đó là những kỹ thuật mới không chỉ còn đơn thuần là những dụng cụ, mà những dụng cụ này tạo lập nên một nền văn hóa mới, nền văn hóa kỹ thuật số.
Ngài nói thêm: “Vấn đề lớn lao đối với hội nghị của chúng ta sẽ là thấy được Giáo hội hiện diện trong nền văn hóa đó như thế nào, đóng góp phần mình ra sao. Đây là một đề tài cực kỳ tinh tế.”
Vì lý do này, theo lời Tổng giám mục, hội nghị hy vọng trình bày những điều hướng dẫn cho sứ mạng mục vụ của Giáo hội trên thế giới, sẽ được thể hiện cụ thể bằng một văn kiện mới của Tòa thánh Vatican.
Ngài nói tiếp: “Văn kiện làm căn bản cho hành động của chúng ta là sắc lệnh “Inter Mirifica” của Công đồng Vatican II. Sau này, vào năm 1992, Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội đã công bố một văn kiện rất quan trọng, đó là “Aetatis Nova”. Chúng ta thiết nghĩ rằng, kể từ đó đến nay, biết bao nhiêu nước đã trôi qua cầu, những kỹ thuật mới đã đặt ra bao nhiêu vấn đề mới, mối quan tâm mới và những điều khẩn thiết mới cho công tác mục vụ.”
“Ý hướng của hội nghị này, là để cùng với các giám mục thấy được đâu là những chỉ đạo cho chương trình mục vụ mới của Giáo hội trong lãnh vực truyền thông. Sau đó, hội nghị sẽ cùng với các hồng y, giám mục và các tư vấn làm việc để viết ra một tài liệu mới.”
Trong lúc nói truyện với các tham dự viên hội nghị, Tổng giám mục Celli công nhận rằng điều thử thách lớn lao đối với họ là sự kiện họ không được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số, có nghĩa là, khác với những người trẻ, họ phải học hỏi để biết.
Một giám mục trẻ đến từ nước Nigeria công nhận rằng, theo ý nghĩa đó, các giám mục phải học hỏi từ lớp người trẻ, và đây là một điều các ngài không quen làm.
Hiện diện trên Internet
Tổng giám mục Celli nhấn mạnh đến tấm gương của ĐGH Bênêđictô XVI đã quyết định hiện diện trên trang mạng YouTube với một kênh chính thức (http://www.youtube.com/vatican).
Đức tổng giám mục tiết lộ rằng một ký giả đã hỏi ngài tại sao Đức giáo hoàng lại có thể “hạ mình” hiện diện trong một thực tại như thế, nơi video đủ mọi thể loại đều có thể xuất hiện được. Tổng giám mục giải thích rằng chính Đức Kitô cũng đã “hạ mình” để mang lấy bản tính loài người, và ý hướng của Bênêđictô XVI là hiện diện “ở những nơi con người gặp gỡ nhau.”
Nhiều vị hồng y cũng đã xuất hiện trên mạng Facebook. Điều này khiến cho một tham dự viên đặt câu hỏi là liệu Đức giáo hoàng cũng sẽ đi vào cộng đồng ảo đó hay không. Tổng giám mục trả lời rằng việc đó chưa ai nghĩ tới, ít nhất vào ngay lúc này.
Tổng giám mục nói thêm: “Ngày nay giáo hội không thể chỉ loan tin – điều này chắc chắn là hữu ích, nhưng chúng ta không thể tự giới hạn chúng ta đến đó mà thôi”
“Tôi thiết tưởng giáo hội cần đi vào cuộc đối thoại càng ngày càng phong phú và sinh động, một cuộc đối thoại về đời sống với những con người đang đi tìm kiếm, đang ở xa và muốn tìm ra một thông điệp gần gũi hơn và thích hợp hơn với con đường họ đang bước đi.”
Vì lý do đó, hội đồng của ngài đang thúc giục các giám mục trên khắp thế giới không chỉ lập ra những trang mạng riêng, mà còn làm sao để các trang mạng này hoạt động tương tác (hai chiều) nữa.
Tòa thánh Vatican không thể để trang mạng của mình hoạt động tương tác vì sẽ tràn ngập những câu hỏi và lời bình luận từ khắp nơi trên thế giới gửi về. Điều này có thể thực hiện dễ dàng hơn ở bình diện địa phương.
Tổng giám mục George H. Niederauer ở San Francisco, chủ tịch ủy ban truyền thông thuộc Hội đồng giám mục Hoa kỳ và cũng là tham dự viên hội nghị này, nói rằng sử dụng hữu hiệu kỹ thuật truyền thông mới là điều tối cần để đến được với thế hệ trẻ.
“Chúng ta đến được nơi họ có mặt. Và họ có mặt ở đâu? Ở trong các chương trình như Twitter, Facebook và các chỗ khác nữa. Chúng ta phải hiện diện, và chúng ta cần người trẻ giúp chúng ta hiện diện.”
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa là một cuộc hành hương
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:24 10/03/2009
Giêrusalem (AsiaNews) – Một ngày sau khi Tòa Thánh Vatican chính thức công bố Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tông du Thánh Địa, Đức Cha Antonio Franco, Khâm sứ Toà Thánh tại Israel, cho hay rằng đối với Đức Thánh Cha chuyến tông du này là "một cuộc hành hương" chứ không phải là một chuyến đi chính trị, mang niềm hy vọng có ảnh hưởng thuận lợi đến "tiến trình hòa bình, sự hiểu biết, và tình liên đới theo hướng có lợi cho vùng đất này".
Chuyến tông du dự kiến diễn ra từ 8 đến 15 tháng Năm sẽ đưa Đức Thánh Cha đến Amman, Giêrusalem, Bêlem và Nagiaret. Nó diễn ra trong bối cảnh tiếp theo sau cuộc tranh cãi về Nạn Diệt Chủng và Đức Thánh Cha quyết định tha vạ tuyệt thông cho Giám Mục Williamson thuộc nhóm ly khai Lefebvrite. Chuyến tông du cũng diễn ra trong bối cảnh sau cuộc tấn công của Israel vào Gaza và các nhà lãnh đạo Israel nỗ lực thành lập một chính phủ mới. Nó cũng diễn ra vào thời điểm khi chính phủ Palestine cố gắng khôi phục các tiếp xúc với Hamas.
Đối với Đức Khâm sứ, chuyến tông du của Đức Thánh Cha sẽ trở thành "một niềm động viên để vượt qua những khó khăn và tìm giải pháp cho các vấn đề."
Khi nêu bật những khó khăn phải đối diện trong các cuộc đàm phán giữa Toà Thánh và Israel, vốn bắt đầu từ năm 1999, Đức Khâm sứ Franco cho hay: "Chúng tôi đang làm việc trên mọi phương diệt bằng tất cả tính trung thực, để cố gắng tìm ra giải pháp".
Một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã kêu gọi Đức Thánh Cha trì hoãn cuộc hành hương của ngài cho đến khi các cuộc đàm phán kết thúc.
Chuyến tông du dự kiến diễn ra từ 8 đến 15 tháng Năm sẽ đưa Đức Thánh Cha đến Amman, Giêrusalem, Bêlem và Nagiaret. Nó diễn ra trong bối cảnh tiếp theo sau cuộc tranh cãi về Nạn Diệt Chủng và Đức Thánh Cha quyết định tha vạ tuyệt thông cho Giám Mục Williamson thuộc nhóm ly khai Lefebvrite. Chuyến tông du cũng diễn ra trong bối cảnh sau cuộc tấn công của Israel vào Gaza và các nhà lãnh đạo Israel nỗ lực thành lập một chính phủ mới. Nó cũng diễn ra vào thời điểm khi chính phủ Palestine cố gắng khôi phục các tiếp xúc với Hamas.
Đối với Đức Khâm sứ, chuyến tông du của Đức Thánh Cha sẽ trở thành "một niềm động viên để vượt qua những khó khăn và tìm giải pháp cho các vấn đề."
Khi nêu bật những khó khăn phải đối diện trong các cuộc đàm phán giữa Toà Thánh và Israel, vốn bắt đầu từ năm 1999, Đức Khâm sứ Franco cho hay: "Chúng tôi đang làm việc trên mọi phương diệt bằng tất cả tính trung thực, để cố gắng tìm ra giải pháp".
Một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã kêu gọi Đức Thánh Cha trì hoãn cuộc hành hương của ngài cho đến khi các cuộc đàm phán kết thúc.
Chiến thắng đáng buồn của chính trị đối với khoa học và đạo đức
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:26 10/03/2009
Washington D.C. (CAN) Hôm thứ Hai, 09/03/2009, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đánh đổ mọi hạn chế cho việc dùng ngân quỹ liên bang tài trợ cho nghiên cứu tế bào gốc phôi thai với quả quyết rằng những hạn chế trước đó đã đẩy đến "một lựa chọn sai lầm giữa khoa học đứng đắn và các giá trị đạo đức" và lập luận rằng các nghiên cứu có tiềm năng đáng kể cho việc điều trị trong y khoa. Ông còn mô tả việc thay đổi chính sách như là sự khôi phục "sự dấn thân của chúng ta cho khoa học". Việc thay đổi đã làm đảo lộn sắc lệnh của chính phủ Tổng Thống Bush vào năm 2001 cấm dùng ngân quỹ liên bang tài trợ cho các nghiên cứu tế bào gốc phôi thai (ESCR) tiến hành trên các dòng tế bào gốc phôi thai tạo ra sau ngày 9 tháng Tám, 2001.
Phản ứng trước biến cố này, Đức Hồng y Rigali, Chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt động Phò Sự Sống của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa tuyên bố bằng cách gọi sắc lệnh hành pháp của ông Obama là "một thắng lợi đáng buồn của chính trị đối với khoa học và đạo đức". Ngài giải thích rằng nghiên cứu tế bào gốc phôi thai là sai vì nó tiêu diệt "sự sống của người vô tội" bằng cách "coi những con người dễ bị tổn thương chỉ như là những thứ sản phẩm để mà thu hoạch". Ngài cũng lưu ý rằng sắc lệnh hành pháp "đã coi thường các giá trị của hàng triệu người đóng thuế Hoa Kỳ, những người phản đối những nghiên cứu phải lấy đi mạng sống con người".
Đức Hồng y cho biết thêm: "nó bỏ qua một thực tế là các phương tiện đúng đắn về mặt đạo đức cho sự tiến bộ của nghiên cứu khoa học tế bào gốc và các điều trị y khoa cũng đã sẵn có và cần được tăng cường ủng hộ". Đức Hồng y cũng trích dẫn lá thư đề ngày 16/01 của Đức Hồng y Francis George gửi cho Tổng Thống Obama trong đó liệt kê ba lý do tại sao ESCR là "hết sức vô nghĩa vào lúc này"
Trước tiên, lá thư cho biết "nghiên cứu cơ bản về các khả năng của tế bào gốc phôi thai có thể được và đang được theo đuổi bằng cách sử dụng các dòng tế bào hội đủ điều kiện hiện thời cũng như hàng trăm dòng được sản sinh từ ngân quỹ không thuộc liên bang từ năm 2001".
Ngoài ra, ESCR vô nghĩa vì "những tiến bộ đáng kinh ngạc gần đây trong việc tái lập trình tế bào người trưởng thành vào tế bào gốc tương tự phôi thai – được tạp chí Khoa Học (journal Science) chú ý như là đột phá khoa học trong năm - cho thấy nhiều nhà khoa học cho rằng việc làm cho y khoa tiến bộ không liên quan đến tế bào gốc phôi thai.
Cuối cùng, "tế bào gốc dây rốn và tế bào gốc người trưởng thành hiện được biết đến là rất đa dụng, và đang ngày càng được sử dụng để làm đảo ngược các bệnh trầm trọng và thậm chí giúp tái tạo các cơ phận bị tổn thương. Đối với ngân quỹ hiếm hoi trệch hướng khỏi những con đường đầy hứa hẹn này trong việc nghiên cứu và điều trị để hướng đến con đường gây tranh cãi nhất về mặt đạo đức cũng như mang tính suy đoán nhất về mặt y khoa có thể trở thành một thắng lợi đáng buồn của chính trị đối với khoa học".
Đức Hồng y cũng tuyên bố thêm: "nếu chính phủ muốn đầu tư với hy vọng chữa bệnh và cổ võ khoa học đúng đắn hợp đạo đức, cần sử dụng tiền thuế của chúng tôi vào các nghiên cứu mà tất cả mọi người, ở mọi giai đoạn phát triển con người, có thể tồn tại".
Cũng ngày hôm nay, các giám mục Colorado đưa ra một tuyên bố nói rằng quyết định của Tổng Thống "sẽ tiếp tục làm xói mòn sự tôn trọng phẩm giá của tất cả đời sống con người."
Bốn giám mục cho hay rằng: "Tế bào gốc phôi thay được lấy từ các cơ thể sống của phôi thay người. Các phôi thai bị giết hại bằng cả quy trình; như vậy, loại nghiên cứu này liên quan đến sự hủy diệt phi pháp sự sống vô tội và đang phát triển". Họ cũng lưu ý rằng chúng ta là những con người có thể sẽ không bao giờ có thể được lợi từ việc "khai thác chết người này". "Tiêu diệt phôi thai người cho mục đích nghiên cứu ngụ ý rằng một số sinh mạng có giá trị hơn một số khác, và rằng chúng ta có thể hy sinh một số sinh mạng ngày hôm nay để các thế hệ tương lai sẽ hưởng lợi. Lập luận kiểu này vốn thật nguy hiểm. Dù mục đích của Tổng Thống Obama thế nào đi nữa, thật không thể chấp nhận về mặt đạo đức khi làm điều ác để mong rằng có thể đem lại kết quả tốt đẹp từ nó".
Các giám mục tuyên bố thêm: Thay vào đó, "tôn trọng tất cả mạng sống con người - bao gồm cả phôi thai người – phải là đường lối chỉ đạo cho tất cả các nghiên cứu khoa học liên quan đến chủ đề con người, cũng như các nhánh lập pháp và hành pháp của chính phủ quyết định tài trợ cho nghiên cứu y khoa".
Sau khi nói thêm rằng việc điều trị chưa được bắt nguồn từ tế bào gốc phôi thai, các giám mục Colorado kết thúc tuyên bố của mình bằng việc thúc giục Tổng Thống tái thẩm tra vấn đề này: "Chúng tôi yêu cầu tất cả mọi người thiện chí làm việc để nuôi dưỡng một nền văn hóa tôn trọng phẩm giá mọi sinh mạng con người, từ lúc bắt đầu sự sống cho đến lúc chết đi theo cách tự nhiên".
Phản ứng trước biến cố này, Đức Hồng y Rigali, Chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt động Phò Sự Sống của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa tuyên bố bằng cách gọi sắc lệnh hành pháp của ông Obama là "một thắng lợi đáng buồn của chính trị đối với khoa học và đạo đức". Ngài giải thích rằng nghiên cứu tế bào gốc phôi thai là sai vì nó tiêu diệt "sự sống của người vô tội" bằng cách "coi những con người dễ bị tổn thương chỉ như là những thứ sản phẩm để mà thu hoạch". Ngài cũng lưu ý rằng sắc lệnh hành pháp "đã coi thường các giá trị của hàng triệu người đóng thuế Hoa Kỳ, những người phản đối những nghiên cứu phải lấy đi mạng sống con người".
Đức Hồng y cho biết thêm: "nó bỏ qua một thực tế là các phương tiện đúng đắn về mặt đạo đức cho sự tiến bộ của nghiên cứu khoa học tế bào gốc và các điều trị y khoa cũng đã sẵn có và cần được tăng cường ủng hộ". Đức Hồng y cũng trích dẫn lá thư đề ngày 16/01 của Đức Hồng y Francis George gửi cho Tổng Thống Obama trong đó liệt kê ba lý do tại sao ESCR là "hết sức vô nghĩa vào lúc này"
Trước tiên, lá thư cho biết "nghiên cứu cơ bản về các khả năng của tế bào gốc phôi thai có thể được và đang được theo đuổi bằng cách sử dụng các dòng tế bào hội đủ điều kiện hiện thời cũng như hàng trăm dòng được sản sinh từ ngân quỹ không thuộc liên bang từ năm 2001".
Ngoài ra, ESCR vô nghĩa vì "những tiến bộ đáng kinh ngạc gần đây trong việc tái lập trình tế bào người trưởng thành vào tế bào gốc tương tự phôi thai – được tạp chí Khoa Học (journal Science) chú ý như là đột phá khoa học trong năm - cho thấy nhiều nhà khoa học cho rằng việc làm cho y khoa tiến bộ không liên quan đến tế bào gốc phôi thai.
Cuối cùng, "tế bào gốc dây rốn và tế bào gốc người trưởng thành hiện được biết đến là rất đa dụng, và đang ngày càng được sử dụng để làm đảo ngược các bệnh trầm trọng và thậm chí giúp tái tạo các cơ phận bị tổn thương. Đối với ngân quỹ hiếm hoi trệch hướng khỏi những con đường đầy hứa hẹn này trong việc nghiên cứu và điều trị để hướng đến con đường gây tranh cãi nhất về mặt đạo đức cũng như mang tính suy đoán nhất về mặt y khoa có thể trở thành một thắng lợi đáng buồn của chính trị đối với khoa học".
Đức Hồng y cũng tuyên bố thêm: "nếu chính phủ muốn đầu tư với hy vọng chữa bệnh và cổ võ khoa học đúng đắn hợp đạo đức, cần sử dụng tiền thuế của chúng tôi vào các nghiên cứu mà tất cả mọi người, ở mọi giai đoạn phát triển con người, có thể tồn tại".
Cũng ngày hôm nay, các giám mục Colorado đưa ra một tuyên bố nói rằng quyết định của Tổng Thống "sẽ tiếp tục làm xói mòn sự tôn trọng phẩm giá của tất cả đời sống con người."
Bốn giám mục cho hay rằng: "Tế bào gốc phôi thay được lấy từ các cơ thể sống của phôi thay người. Các phôi thai bị giết hại bằng cả quy trình; như vậy, loại nghiên cứu này liên quan đến sự hủy diệt phi pháp sự sống vô tội và đang phát triển". Họ cũng lưu ý rằng chúng ta là những con người có thể sẽ không bao giờ có thể được lợi từ việc "khai thác chết người này". "Tiêu diệt phôi thai người cho mục đích nghiên cứu ngụ ý rằng một số sinh mạng có giá trị hơn một số khác, và rằng chúng ta có thể hy sinh một số sinh mạng ngày hôm nay để các thế hệ tương lai sẽ hưởng lợi. Lập luận kiểu này vốn thật nguy hiểm. Dù mục đích của Tổng Thống Obama thế nào đi nữa, thật không thể chấp nhận về mặt đạo đức khi làm điều ác để mong rằng có thể đem lại kết quả tốt đẹp từ nó".
Các giám mục tuyên bố thêm: Thay vào đó, "tôn trọng tất cả mạng sống con người - bao gồm cả phôi thai người – phải là đường lối chỉ đạo cho tất cả các nghiên cứu khoa học liên quan đến chủ đề con người, cũng như các nhánh lập pháp và hành pháp của chính phủ quyết định tài trợ cho nghiên cứu y khoa".
Sau khi nói thêm rằng việc điều trị chưa được bắt nguồn từ tế bào gốc phôi thai, các giám mục Colorado kết thúc tuyên bố của mình bằng việc thúc giục Tổng Thống tái thẩm tra vấn đề này: "Chúng tôi yêu cầu tất cả mọi người thiện chí làm việc để nuôi dưỡng một nền văn hóa tôn trọng phẩm giá mọi sinh mạng con người, từ lúc bắt đầu sự sống cho đến lúc chết đi theo cách tự nhiên".
Top Stories
More Americans say they have no religion
Rachel Zoll, AP
04:11 10/03/2009
Mar 9, 2009 - A wide-ranging study on American religious life found that the Roman Catholic population has been shifting out o of the Northeast to the Southwest, the percentage of Christians in the nation has declined and more people say they have no religion at all.
Fifteen percent of respondents said they had no religion, an increase from 14.2 percent in 2001 and 8.2 percent in 1990, according to the American Religious Identification Survey.
Northern New England surpassed the Pacific Northwest as the least religious region, with Vermont reporting the highest share of those claiming no religion, at 34 percent. Still, the study found that the numbers of Americans with no religion rose in every state.
"No other religious bloc has kept such a pace in every state," the study's authors said.
In the Northeast, self-identified Catholics made up 36 percent of adults last year, down from 43 percent in 1990. At the same time, however, Catholics grew to about one-third of the adult population in California and Texas, and one-quarter of Floridians, largely due to Latino immigration, according to the research.
Nationally, Catholics remain the largest religious group, with 57 million people saying they belong to the church. The tradition gained 11 million followers since 1990, but its share of the population fell by about a percentage point to 25 percent.
Christians who aren't Catholic also are a declining segment of the country.
In 2008, Christians comprised 76 percent of U.S. adults, compared to about 77 percent in 2001 and about 86 percent in 1990. Researchers said the dwindling ranks of mainline Protestants, including Methodists, Lutherans and Episcopalians, largely explains the shift. Over the last seven years, mainline Protestants dropped from just over 17 percent to 12.9 percent of the population.
The report from The Program on Public Values at Trinity College in Hartford, Conn., surveyed 54,461 adults in English or Spanish from February through November of last year. It has a margin of error of plus or minus 0.5 percentage points. The findings are part of a series of studies on American religion by the program that will later look more closely at reasons behind the trends.
The current survey, being released Monday, found traditional organized religion playing less of a role in many lives. Thirty percent of married couples did not have a religious wedding ceremony and 27 percent of respondents said they did not want a religious funeral.
About 12 percent of Americans believe in a higher power but not the personal God at the core of monotheistic faiths. And, since 1990, a slightly greater share of respondents — 1.2 percent — said they were part of new religious movements, including Scientology, Wicca and Santeria.
The study also found signs of a growing influence of churches that either don't belong to a denomination or play down their membership in a religious group.
Respondents who called themselves "non-denominational Christian" grew from 0.1 percent in 1990 to 3.5 percent last year. Congregations that most often use the term are megachurches considered "seeker sensitive." They use rock style music and less structured prayer to attract people who don't usually attend church. Researchers also found a small increase in those who prefer being called evangelical or born-again, rather than claim membership in a denomination.
Evangelical or born-again Americans make up 34 percent of all American adults and 45 percent of all Christians and Catholics, the study found. Researchers found that 18 percent of Catholics consider themselves born-again or evangelical, and nearly 39 percent of mainline Protestants prefer those labels. Many mainline Protestant groups are riven by conflict over how they should interpret what the Bible says about gay relationships, salvation and other issues.
The percentage of Pentecostals remained mostly steady since 1990 at 3.5 percent, a surprising finding considering the dramatic spread of the tradition worldwide. Pentecostals are known for a spirited form of Christianity that includes speaking in tongues and a belief in modern-day miracles.
Mormon numbers also held steady over the period at 1.4 percent of the population, while the number of Jews who described themselves as religiously observant continued to drop, from 1.8 percent in 1990 to 1.2 percent, or 2.7 million people, last year. Researchers plan a broader survey on people who consider themselves culturally Jewish but aren't religious.
The study found that the percentage of Americans who identified themselves as Muslim grew to 0.6 percent of the population, while growth in Eastern religions such as Buddhism slightly slowed.
(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/rel_religious_america)
Fifteen percent of respondents said they had no religion, an increase from 14.2 percent in 2001 and 8.2 percent in 1990, according to the American Religious Identification Survey.
Northern New England surpassed the Pacific Northwest as the least religious region, with Vermont reporting the highest share of those claiming no religion, at 34 percent. Still, the study found that the numbers of Americans with no religion rose in every state.
"No other religious bloc has kept such a pace in every state," the study's authors said.
In the Northeast, self-identified Catholics made up 36 percent of adults last year, down from 43 percent in 1990. At the same time, however, Catholics grew to about one-third of the adult population in California and Texas, and one-quarter of Floridians, largely due to Latino immigration, according to the research.
Nationally, Catholics remain the largest religious group, with 57 million people saying they belong to the church. The tradition gained 11 million followers since 1990, but its share of the population fell by about a percentage point to 25 percent.
Christians who aren't Catholic also are a declining segment of the country.
In 2008, Christians comprised 76 percent of U.S. adults, compared to about 77 percent in 2001 and about 86 percent in 1990. Researchers said the dwindling ranks of mainline Protestants, including Methodists, Lutherans and Episcopalians, largely explains the shift. Over the last seven years, mainline Protestants dropped from just over 17 percent to 12.9 percent of the population.
The report from The Program on Public Values at Trinity College in Hartford, Conn., surveyed 54,461 adults in English or Spanish from February through November of last year. It has a margin of error of plus or minus 0.5 percentage points. The findings are part of a series of studies on American religion by the program that will later look more closely at reasons behind the trends.
The current survey, being released Monday, found traditional organized religion playing less of a role in many lives. Thirty percent of married couples did not have a religious wedding ceremony and 27 percent of respondents said they did not want a religious funeral.
About 12 percent of Americans believe in a higher power but not the personal God at the core of monotheistic faiths. And, since 1990, a slightly greater share of respondents — 1.2 percent — said they were part of new religious movements, including Scientology, Wicca and Santeria.
The study also found signs of a growing influence of churches that either don't belong to a denomination or play down their membership in a religious group.
Respondents who called themselves "non-denominational Christian" grew from 0.1 percent in 1990 to 3.5 percent last year. Congregations that most often use the term are megachurches considered "seeker sensitive." They use rock style music and less structured prayer to attract people who don't usually attend church. Researchers also found a small increase in those who prefer being called evangelical or born-again, rather than claim membership in a denomination.
Evangelical or born-again Americans make up 34 percent of all American adults and 45 percent of all Christians and Catholics, the study found. Researchers found that 18 percent of Catholics consider themselves born-again or evangelical, and nearly 39 percent of mainline Protestants prefer those labels. Many mainline Protestant groups are riven by conflict over how they should interpret what the Bible says about gay relationships, salvation and other issues.
The percentage of Pentecostals remained mostly steady since 1990 at 3.5 percent, a surprising finding considering the dramatic spread of the tradition worldwide. Pentecostals are known for a spirited form of Christianity that includes speaking in tongues and a belief in modern-day miracles.
Mormon numbers also held steady over the period at 1.4 percent of the population, while the number of Jews who described themselves as religiously observant continued to drop, from 1.8 percent in 1990 to 1.2 percent, or 2.7 million people, last year. Researchers plan a broader survey on people who consider themselves culturally Jewish but aren't religious.
The study found that the percentage of Americans who identified themselves as Muslim grew to 0.6 percent of the population, while growth in Eastern religions such as Buddhism slightly slowed.
(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/rel_religious_america)
INDONESIE: Bornéo: des jeunes s’engagent à lutter contre la violence, la corruption et la destruction de l’environnement
Eglises d'Asie
16:54 10/03/2009
INDONESIE: Bornéo: des jeunes s’engagent à lutter contre la violence, la corruption et la destruction de l’environnement
Le 28 février dernier, à Samarinda, chef-lieu de la province de Kalimantan-Est, dans la partie indonésienne de l’île de Bornéo, 70 jeunes appartenant à des groupes catholiques, protestants et musulmans ont participé à un rassemblement sur les thèmes de la corruption, de la violence et de la destruction de l’environnement. La session intitulée Youth Voice II était organisée par la Commission pour la jeunesse de l’archidiocèse catholique de Samarinda, et consistait en une série de conférences entrecoupées d’intermèdes musicaux et artistiques.
Revenant sur le succès du rassemblement, le P. Yohanes Kopong Tuan, missionnaire de la Sainte Famille (1), à la tête de la Commission pour la jeunesse, a expliqué à l’agence Ucanews (2) que cette deuxième session (Youth Voice I s’était tenu en 2006) s’inscrivait dans le prolongement du Rassemblement national des jeunes catholiques d’Indonésie et du Grand synode de l’Eglise catholique en Indonésie (2005) où les mêmes thèmes avaient été abordés.
Les diocèses communiquent déjà depuis de nombreuses années auprès des jeunes sur ces sujets cruciaux en organisant des débats et des campagnes de sensibilisation. La Commission pour la jeunesse de Samarinda prévoit également des manifestations à l’échelon paroissial.
Lors de la session, Antonius R. Haryo Widjono, qui intervenait au nom de la Commission diocésaine pour le développement socio-économique, a cité les chiffres de la Commission nationale pour l’éradication de la corruption. Pour la seule province de Kalimantan-Est, 395 cas de corruption ont été signalés en 2007 et seulement 140 d’entre eux ont donné lieu à des poursuites.
Un autre intervenant, Isal Wardhana, responsable de la section Kalimantan-Est du Forum indonésien pour l’environnement, s’est exprimé sur les graves problèmes que pose le développement des plantations de palmiers à huile à Kalimantan. L’Indonésie, qui vient tout juste de se hisser au premier rang mondial des producteurs d’huile de palme, pratique la culture intensive des palmiers à huile, essentiellement sur les îles de Sumatra et de Bornéo. Ces cultures, réalisées à grande échelle et au détriment des populations locales qui sont la plupart du temps expropriées et exploitées, ont des conséquences écologiques dramatiques: disparition des forêts primaires, extinction d’espèces animales (comme l’orang-outang, ‘homme de la forêt’ en malais), épuisement des sols, augmentation du réchauffement climatique, recrudescence des inondations. Kalimatan, aux yeux des ONG de protection de l’environnement, est considérée comme la région la plus touchée, autant par la destruction des ressources naturelles et la pollution des eaux que par l’ampleur de la spoliation des terres cultivées par les populations indigènes (3).
Le but de la rencontre étant de faire prendre conscience aux jeunes des problèmes les plus importants de la société dans laquelle ils vivent, il importait aux organisateurs de toucher le plus large public possible. Vincensius Norang, l’un des responsables de la session, explique que « c’est la raison pour laquelle des jeunes d’autres religions ont été invités ».
Très mobilisés au sujet des enjeux de la lutte contre ces fléaux, les jeunes participants de Youth Voice II se sont déclarés fermement décidés à agir: « Je vais organiser une réunion dans le village, spécialement avec les jeunes, pour les mettre au courant de cette situation de corruption généralisée », assure Arnoldus Luwig, de la paroisse Sainte-Marie à Long Hubung. Quant à Bernadetha Ditha, paroissienne de Saint-Joseph à Bontang, elle déclare vouloir particulièrement lutter contre les violences domestiques: « Je vais convaincre les gens de mon village de déclarer toute forme de violence à la police. » Yuliati Song, un autre participant de Long Hubung, a en tête un projet pour lutter contre la déforestation: « Je vais proposer à tous les gens de mon village de planter des arbres. »
A l’issue de la session, les jeunes se sont engagés solennellement: « Nous promettons de ne jamais participer à aucune forme de violence ou de corruption. Nous promettons de participer activement à la protection de l’environnement. »
(1) Les Missionnaires de la Sainte Famille (MSF) sont une congrégation missionnaire catholique fondée par le P. Jean Berthier en 1895. Actuellement présents dans 23 pays, quelque 900 prêtres et frères se consacrent à l’apostolat et à la pastorale.
(2) Ucanews, 9 mars 2009.
(3) Rapport CCFD 2007, WWF (World Wildlife Fund) cité dans Courrier International, 24 mai 2007, Greenpeace, dépêche 12 novembre 2008, Les amis de la Terre (www.amisdelaterre.org), ONG indonésienne Sawith Watch (www.sawitwatch.or.id), ONG indonésienne Yayorin (AFP, 28 janvier 2009).
Le 28 février dernier, à Samarinda, chef-lieu de la province de Kalimantan-Est, dans la partie indonésienne de l’île de Bornéo, 70 jeunes appartenant à des groupes catholiques, protestants et musulmans ont participé à un rassemblement sur les thèmes de la corruption, de la violence et de la destruction de l’environnement. La session intitulée Youth Voice II était organisée par la Commission pour la jeunesse de l’archidiocèse catholique de Samarinda, et consistait en une série de conférences entrecoupées d’intermèdes musicaux et artistiques.
Revenant sur le succès du rassemblement, le P. Yohanes Kopong Tuan, missionnaire de la Sainte Famille (1), à la tête de la Commission pour la jeunesse, a expliqué à l’agence Ucanews (2) que cette deuxième session (Youth Voice I s’était tenu en 2006) s’inscrivait dans le prolongement du Rassemblement national des jeunes catholiques d’Indonésie et du Grand synode de l’Eglise catholique en Indonésie (2005) où les mêmes thèmes avaient été abordés.
Les diocèses communiquent déjà depuis de nombreuses années auprès des jeunes sur ces sujets cruciaux en organisant des débats et des campagnes de sensibilisation. La Commission pour la jeunesse de Samarinda prévoit également des manifestations à l’échelon paroissial.
Lors de la session, Antonius R. Haryo Widjono, qui intervenait au nom de la Commission diocésaine pour le développement socio-économique, a cité les chiffres de la Commission nationale pour l’éradication de la corruption. Pour la seule province de Kalimantan-Est, 395 cas de corruption ont été signalés en 2007 et seulement 140 d’entre eux ont donné lieu à des poursuites.
Un autre intervenant, Isal Wardhana, responsable de la section Kalimantan-Est du Forum indonésien pour l’environnement, s’est exprimé sur les graves problèmes que pose le développement des plantations de palmiers à huile à Kalimantan. L’Indonésie, qui vient tout juste de se hisser au premier rang mondial des producteurs d’huile de palme, pratique la culture intensive des palmiers à huile, essentiellement sur les îles de Sumatra et de Bornéo. Ces cultures, réalisées à grande échelle et au détriment des populations locales qui sont la plupart du temps expropriées et exploitées, ont des conséquences écologiques dramatiques: disparition des forêts primaires, extinction d’espèces animales (comme l’orang-outang, ‘homme de la forêt’ en malais), épuisement des sols, augmentation du réchauffement climatique, recrudescence des inondations. Kalimatan, aux yeux des ONG de protection de l’environnement, est considérée comme la région la plus touchée, autant par la destruction des ressources naturelles et la pollution des eaux que par l’ampleur de la spoliation des terres cultivées par les populations indigènes (3).
Le but de la rencontre étant de faire prendre conscience aux jeunes des problèmes les plus importants de la société dans laquelle ils vivent, il importait aux organisateurs de toucher le plus large public possible. Vincensius Norang, l’un des responsables de la session, explique que « c’est la raison pour laquelle des jeunes d’autres religions ont été invités ».
Très mobilisés au sujet des enjeux de la lutte contre ces fléaux, les jeunes participants de Youth Voice II se sont déclarés fermement décidés à agir: « Je vais organiser une réunion dans le village, spécialement avec les jeunes, pour les mettre au courant de cette situation de corruption généralisée », assure Arnoldus Luwig, de la paroisse Sainte-Marie à Long Hubung. Quant à Bernadetha Ditha, paroissienne de Saint-Joseph à Bontang, elle déclare vouloir particulièrement lutter contre les violences domestiques: « Je vais convaincre les gens de mon village de déclarer toute forme de violence à la police. » Yuliati Song, un autre participant de Long Hubung, a en tête un projet pour lutter contre la déforestation: « Je vais proposer à tous les gens de mon village de planter des arbres. »
A l’issue de la session, les jeunes se sont engagés solennellement: « Nous promettons de ne jamais participer à aucune forme de violence ou de corruption. Nous promettons de participer activement à la protection de l’environnement. »
(1) Les Missionnaires de la Sainte Famille (MSF) sont une congrégation missionnaire catholique fondée par le P. Jean Berthier en 1895. Actuellement présents dans 23 pays, quelque 900 prêtres et frères se consacrent à l’apostolat et à la pastorale.
(2) Ucanews, 9 mars 2009.
(3) Rapport CCFD 2007, WWF (World Wildlife Fund) cité dans Courrier International, 24 mai 2007, Greenpeace, dépêche 12 novembre 2008, Les amis de la Terre (www.amisdelaterre.org), ONG indonésienne Sawith Watch (www.sawitwatch.or.id), ONG indonésienne Yayorin (AFP, 28 janvier 2009).
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh viên công giáo Huế tĩnh tâm mùa chay 2009
Jusephus Nguyễn
14:04 10/03/2009
Huế - Việt Nam – Hôm qua (8- 3), nhằm ngày Chúa nhật II Mùa chay, sinh viên Công giáo tại Huế đã có buổi gặp mặt, tĩnh tâm Mùa chay đầy ý nghĩa với chủ đề: “Đây là con ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9, 2-10) tại Đan viện Thiên An.
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm bạn sinh viên đã vượt đồi dốc để lên với Đan viện trong phảng phất mưa xuân và cái se lạnh còn sót lại của những ngày cuối đông. Đúng 7h30’, các sinh viên đã tập trung ghi danh tham dự trong bầu khí vui nhộn của những trò chơi sinh hoạt.
Sau Lời mở đầu buổi gặp mặt của bạn Pet Trần Văn Kim, trưởng Ban điều hành sinh viên, Đức Đan viện Phụ Đan viện Thiên An đã có đôi lời bày tỏ cùng các bạn sinh viên: “Đến Đan viện với không gian thanh tịnh, cầu chúc anh chị em sẽ gặp Chúa, gặp Chúa trong chính nội tâm của mình” - Đức Đan viện phụ nói. Ngài cũng nhắn gửi: “Để nên một tín hữu cần có những phút tĩnh lặng để nhìn lại mình”. Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ, Đức Đan viện Phụ cũng cầu chúc các bạn nữ luôn tràn đầy ơn Chúa trong đời sống sinh viên.
Cha An Tôn Nguyễn Ngọc Hà đã giúp các bạn sinh viên Sám hối Mùa chay và xét mình ăn năn tội. Không khí trong ngôi Nguyện Đường của Đan viện chìm dần vào sự tĩnh lặng. “Các con hãy giục lòng mình, hãy bỏ đi những lo toan của đời sống sinh viên để trở về với Chúa” – Linh mục Antôn Hà gợi ý cho các bạn sinh viên. “Mùa chay mỗi chúng ta hãy nhìn vào Chúa để nhìn lại chính mình: nhìn vào Chúa để vươn lên, nhìn vào mình để thấy được những yếu hèn và từ đó cậy nhờ ơn Chúa biến đổi” – Cha nói.
Cha Đặc trách sinh viên Huế Antôn Nguyễn Văn Tuyến cũng không giấu nổi những trăn trở của mình. “Sống đạo hôm nay khó hơn vì chúng ta có quá nhiều sự lựa chọn cho tương lai. Chính vì thế chúng ta cần phải vững vàng hơn trong Đức tin để sống đạo tốt hơn… Đặc biệt các con hãy dành những giờ phút quý hoá này cho nội tâm của mình để cậy nhờ ơn Chúa giúp” – Cha nói.
Hơn 700 bạn sinh viên đã quỳ gối trước mặt Chúa, nhìn lại bản thân, nhìn lại những lỗi phạm trước những thách thức của đời sống sinh viên và giục lòng sám hối ăn năn. Và điều tuyệt vời hơn, các bạn đã được gặp Chúa, được Chúa biến đổi tâm hồn qua bí tích Hoà giải. “Giữa những lo toan của đời sống thường nhật, nhiều lúc mình cảm thấy mình không còn là chính mình nữa. May mắn được đến với Đan viện, được sống trong những giờ phút linh thiêng của Mùa chay, được nghe những lời dạy dỗ của các Cha, mình đã nhận ra được những lỗi phạm, yếu đuối của bản thân để có những dốc quyết trong Mùa chay và cho cả cuộc đời của mình” - bạn Maria Nguyễn Thị Tuyết, sinh viên nghành Luật trường ĐH Khoa học Huế, tâm sự.
Sau những giây phút tìm về với lòng mình trong thinh lặng, mọi người cùng nhau tâm sự, sẻ chia những khó khăn của đời sống sinh viên và gắn kết thêm tình bạn giữa các bạn sinh viên Công giáo trong giờ cơm trưa dưới gốc si Tiền Đường của Đan viện.
Buổi chiều, các bạn sinh viên cùng nhau Suy niệm Đường Thập Tự Hôm Nay và tham dự Thánh lễ dưới sự chủ tế của Đức Cha phụ tá Fx. Lê Văn Hồng. Trong lời mở đầu Thánh lễ, Đức phụ tá đã mời gọi các bạn sinh viên: “Hôm nay Chúa nhật II Mùa chay, các bạn quy tụ về đây dưới rừng thông Thiên An, giữa không khí trong lành, được mời gọi cùng các thánh Phêrô, Gioan và Giacôbê tông đồ lên núi với Chúa để được Chúa soi sáng, biến đổi con người tội lỗi, bất toàn của mình”. “Các bạn đã được tình yêu Chúa biến đổi qua bí tích Hoà giải, được Chúa mời gọi xuống núi để sống giữa đời thường mang tình yêu của Chúa đến với mọi người. Chính vì thế những giây phút này, các bạn hãy thay đổi quan niệm, cách sống của mình bằng việc đi vào con đường thập giá của Đức Kitô” - Đức Phụ tá chia sẻ trong thánh lễ.
Phút tri ân đã khép lại những giờ phút đầy ý nghĩa của buổi tĩnh tâm Mùa chay 2009, nhưng dư âm đó sẽ còn theo mỗi bạn trẻ về với đời sống thường nhật, về với những thách thức của tương lai. Lời mời gọi của Đức Cha phụ tá như đang thúc giục mỗi bạn sinh viên: “Xuống núi, các con hãy quyết tâm từ bỏ con người cũ, sống với con người mới với một tâm hồn mới để lan toả yêu thương, sức sống đó cho những người mà các con gặp gỡ”.
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm bạn sinh viên đã vượt đồi dốc để lên với Đan viện trong phảng phất mưa xuân và cái se lạnh còn sót lại của những ngày cuối đông. Đúng 7h30’, các sinh viên đã tập trung ghi danh tham dự trong bầu khí vui nhộn của những trò chơi sinh hoạt.
Sau Lời mở đầu buổi gặp mặt của bạn Pet Trần Văn Kim, trưởng Ban điều hành sinh viên, Đức Đan viện Phụ Đan viện Thiên An đã có đôi lời bày tỏ cùng các bạn sinh viên: “Đến Đan viện với không gian thanh tịnh, cầu chúc anh chị em sẽ gặp Chúa, gặp Chúa trong chính nội tâm của mình” - Đức Đan viện phụ nói. Ngài cũng nhắn gửi: “Để nên một tín hữu cần có những phút tĩnh lặng để nhìn lại mình”. Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ, Đức Đan viện Phụ cũng cầu chúc các bạn nữ luôn tràn đầy ơn Chúa trong đời sống sinh viên.
Cha An Tôn Nguyễn Ngọc Hà đã giúp các bạn sinh viên Sám hối Mùa chay và xét mình ăn năn tội. Không khí trong ngôi Nguyện Đường của Đan viện chìm dần vào sự tĩnh lặng. “Các con hãy giục lòng mình, hãy bỏ đi những lo toan của đời sống sinh viên để trở về với Chúa” – Linh mục Antôn Hà gợi ý cho các bạn sinh viên. “Mùa chay mỗi chúng ta hãy nhìn vào Chúa để nhìn lại chính mình: nhìn vào Chúa để vươn lên, nhìn vào mình để thấy được những yếu hèn và từ đó cậy nhờ ơn Chúa biến đổi” – Cha nói.
Cha Đặc trách sinh viên Huế Antôn Nguyễn Văn Tuyến cũng không giấu nổi những trăn trở của mình. “Sống đạo hôm nay khó hơn vì chúng ta có quá nhiều sự lựa chọn cho tương lai. Chính vì thế chúng ta cần phải vững vàng hơn trong Đức tin để sống đạo tốt hơn… Đặc biệt các con hãy dành những giờ phút quý hoá này cho nội tâm của mình để cậy nhờ ơn Chúa giúp” – Cha nói.
Hơn 700 bạn sinh viên đã quỳ gối trước mặt Chúa, nhìn lại bản thân, nhìn lại những lỗi phạm trước những thách thức của đời sống sinh viên và giục lòng sám hối ăn năn. Và điều tuyệt vời hơn, các bạn đã được gặp Chúa, được Chúa biến đổi tâm hồn qua bí tích Hoà giải. “Giữa những lo toan của đời sống thường nhật, nhiều lúc mình cảm thấy mình không còn là chính mình nữa. May mắn được đến với Đan viện, được sống trong những giờ phút linh thiêng của Mùa chay, được nghe những lời dạy dỗ của các Cha, mình đã nhận ra được những lỗi phạm, yếu đuối của bản thân để có những dốc quyết trong Mùa chay và cho cả cuộc đời của mình” - bạn Maria Nguyễn Thị Tuyết, sinh viên nghành Luật trường ĐH Khoa học Huế, tâm sự.
Sau những giây phút tìm về với lòng mình trong thinh lặng, mọi người cùng nhau tâm sự, sẻ chia những khó khăn của đời sống sinh viên và gắn kết thêm tình bạn giữa các bạn sinh viên Công giáo trong giờ cơm trưa dưới gốc si Tiền Đường của Đan viện.
Buổi chiều, các bạn sinh viên cùng nhau Suy niệm Đường Thập Tự Hôm Nay và tham dự Thánh lễ dưới sự chủ tế của Đức Cha phụ tá Fx. Lê Văn Hồng. Trong lời mở đầu Thánh lễ, Đức phụ tá đã mời gọi các bạn sinh viên: “Hôm nay Chúa nhật II Mùa chay, các bạn quy tụ về đây dưới rừng thông Thiên An, giữa không khí trong lành, được mời gọi cùng các thánh Phêrô, Gioan và Giacôbê tông đồ lên núi với Chúa để được Chúa soi sáng, biến đổi con người tội lỗi, bất toàn của mình”. “Các bạn đã được tình yêu Chúa biến đổi qua bí tích Hoà giải, được Chúa mời gọi xuống núi để sống giữa đời thường mang tình yêu của Chúa đến với mọi người. Chính vì thế những giây phút này, các bạn hãy thay đổi quan niệm, cách sống của mình bằng việc đi vào con đường thập giá của Đức Kitô” - Đức Phụ tá chia sẻ trong thánh lễ.
Phút tri ân đã khép lại những giờ phút đầy ý nghĩa của buổi tĩnh tâm Mùa chay 2009, nhưng dư âm đó sẽ còn theo mỗi bạn trẻ về với đời sống thường nhật, về với những thách thức của tương lai. Lời mời gọi của Đức Cha phụ tá như đang thúc giục mỗi bạn sinh viên: “Xuống núi, các con hãy quyết tâm từ bỏ con người cũ, sống với con người mới với một tâm hồn mới để lan toả yêu thương, sức sống đó cho những người mà các con gặp gỡ”.
Ngày bế mạc Tuần Tĩnh Tâm Linh mục đoàn Huế năm 2009.
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
16:30 10/03/2009
Ngày bế mạc (06.3.2009)
Hôm nay, thứ sáu 06.3.2009, là ngày bế mạc Tuần Tĩnh Tâm Linh mục đoàn Huế năm 2009.
Ngày bế mạc bắt đầu bằng Thánh Lễ Tạ ơn lúc 05 giờ 30, do Đức Tổng Giám mục Huế chủ tế. Thánh lễ nầy được kết hợp với kinh Sáng của Thần Vụ.
Trong lời mở đầu Thánh Lễ bế mạc tạ ơn hôm nay, trước khi kêu gọi cộng đoàn linh mục thống hối và hân hoan dâng Thánh Lễ Tạ ơn, Đức Cha chủ tế kêu gọi mọi linh mục hãy mang lấy tâm tình ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa theo gương thánh Phaolô. Vị thánh tông đồ nầy đã trải qua một cuộc đời đầy sóng gió, thường bị chống đối, gặp rất nhiều đau khổ, nhưng vẫn không ngừng ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa Cha trong Đức Giêsu Kitô. Chính ngài đã luôn luôn thúc giục các tín hữu trong mọi hoàn cảnh và trong mọi sự, hãy dâng lời tạ ơn Thiên Chúa Cha, qua trung gian của Chúa Giêsu Kitô,
Đức Cha chủ tế thúc giục anh em linh mục dâng Thánh lễ sốt sắng để đặc biệt tạ ơn Chúa vì hồng ân những ngày tĩnh tâm nầy, vì Chúa đã ban cho chúng ta hưởng một thời tiết khá thuận lợi để có thể tĩnh tâm sốt sắng, vì Chúa đã đem đến cho chúng ta một vị giảng phòng xuất sắc, với tư cách khiêm tốn, đơn sơ và bình an của thánh Phanxicô Assisi, vì Chúa đã cho chúng ta gặp những anh em linh mục sống tình huynh đệ, tình bác ái mục vụ, luôn yêu thương hiệp nhất với nhau, vì Chúa đã ban cho chúng ta những người giúp việc tuy âm thầm nhưng đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều, vì Chúa cũng đã ban cho chúng ta được các Cộng đoàn, các Dòng tu, các Giáo xứểtong giáo phận đã cầu nguyện và hy sinh cho chúng ta rất nhiều trong những ngày tĩnh tâm nầy để chúng ta được dồi dào ơn Chúa.
Đức Cha chủ tế khuyên anh em linh mục, khi trở về lại nhiệm sở, hãy sống hết tình yêu thương và phục vụ đối với những người đang Chúa trao phó cho mình, và trong mọi hoàn cảnh vui buồn sướng khổ, hãy noi gương thánh Phaolô, luôn luôn giữ tâm hồn bình an và ngợi khen cám tạ Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô.
Sau bài Tin Mừng, linh mục giảng phòng chia sẻ.
Linh mục giảng phòng nói rằng Thiên Chúa ban cho anh em linh mục một chương trình sống rất cụ thể, đó là phải sống công chính hơn các tư tế, luật sĩ và biệt phái. Những hạng người nầy tuy có đời sống giữ luật rất kỹ lưỡng, nhưng họ chỉ chú trọng đến việc giữ luật cho người ta thấy. Họ không khác gì những người đóng kịch trên sân khấu, những diễn viên trên màn hình.
Linh mục giảng phòng khuyên anh em linh mục, tuy vẫn giữ luật thật kỹ lưỡng, nhưng phải luôn luôn giữ luật cho Thiên Chúa thấy mà thôi. Ngài cũng khuyên anh em linh mục luôn ý thức rằng đời sống công chính của linh mục, đời sống đạo đức của linh mục, phải luôn bắt nguồn từ Thiên Chúa vì chính Thiên Chúa là nguồn mạch của mọi sự đạo đức và mọi đức công chính chân thật.
Linh mục giảng phòng lưu ý anh em linh mục về lời ăn tiếng nói của mình trong những quan hệ với người khác. Lời ăn tiếng nói của linh mục mục tử phải tỏ ra đức công chính của Thiên Chúa, Đấng yêu thương mọi người vô bờ bến, Đấng kính trọng mọi người hết sức tế nhị.
Linh mục giảng phòng nhận xét rằng khi sống đức công chính theo như Thiên Chúa muốn, anh em linh mục mới sống thật. Còn nếu linh mục không sống theo đức công chính thật, linh mục chỉ là người chết, chết ngay hôm nay, chết trong giây phút nầy, chứ không cần gì phải chờ đến ngày nhắm mắt lìa đời, hay là phải đợi đến ngày tận thế Chúa phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Linh mục giảng phòng ao ước anh em linh mục được đổi mới thật sự sau 40 ngày Mùa Chay Thánh năm nay.
Để kết thúc bài chia sẻ, linh mục giảng phòng cầu xin Chúa ban ơn cho anh em linh mục Huế luôn giữ đức công chính chân thật và luôn sống đời hy sinh phục vụ đoàn chiên của mình một cách hết sức quảng đại và phong phú.
Sau khi kết thúc Thánh lễ tạ ơn, linh mục Giuse Nguyễn Văn Chánh, quản xứ Dương Sơn, đặc trách chương trình Thường huấn Linh mục, thay mặt linh mục đoàn Huế, nói những lời cám ơn như sau:
Trọng kính Đức Tổng Giám mục.
Trọng kính Đức Giám mục Phụ tá.
Tuần Tĩnh Tâm chấm dứt sau khi dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa, anh em linh mục chúng con kính cám ơn Hai Đức Cha đã ưu ái lo lắng cho chúng con về tinh thần lẫn vật chất để chúng con được gặp Chúa trong những ngày hồng phúc nầy.
Giờ đây, xin Hai Đức Cha cho phép chúng con có đôi lời với Cha Giảng Phòng.
Kính Cha Giảng phòng quý mến,
Như Cha đã nói, Cha là người anh em hèn mọn của Thánh Phanxicô Assisi, Cha là người tu sĩ linh mục, Cha đến giữa chúng con để chia sẻ và phác họa cho chúng con hình ảnh người môn đệ của Chúa Kitô theo thánh Phaolô.
Với giọng nói truyền cảm và với uy tín chuyên môn về Thánh Kinh, Cha đã chuyển đạt cho chúng con những xác tín của rthánh Phaolô về chương trình hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa chúng con và biến chúng con thành con cái đích thực của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Chúng con xin chân thành cám ơn Cha.
Và để nói lên lòng cảm tạ tri ân, chúng con xin dâng Cha món quà nhỏ bé, gói trọn mọi tâm tình của chúng con.
Chúng con xin cám ơn các Cha trong Hạt Thành Phố đã chu đáo tổ chức và điều hành chương trình tĩnh tâm để chúng con gặt hái được nhiều ơn ích thích hợp.
Chúng con xin cám ơn Cha Đặc trách Trung Tâm Mục Vụ. Cha đã lo lắng sắp xếp cho chúng con có nơi cầu nguyện thích hợp, nơi ăn chốn ở đàng hoàng.
Chúng con cũng cám ơn Cha Quản lý, các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Huế và các nhân viên phục vụ đã cho chúng con những bữa cơm dồi dào dinh dưỡng và ngon miệng.
Trọng kinh Hai Đức Cha,
Cha Giảng phòng,
Cha Đặc trách Trung Tâm Mục Vụ,
Cha Quản Lý,
một lần nữa, chúng con xin chân thành cám ơn và xin Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ Mẹ La Vang và Thánh cả Giuse cầu bầu, ban ơn hồn an xác mạnh cho Hai Đức Cha, Cha Giảng phòng, Cha đặc trách trung Tâm Mục Vụ và Cha Quản lý.
Chúng con xin đa tạ.
*************************
Tuần Tĩnh Tâm Linh mục Huế năm 2009, đã được bắt đầu vào chiều ngày thứ hai (02-3-2009), kết thúc hôm nay, vào sáng thứ sáu (06-3-2009).
1. Nội dung các bài giảng của Tuần Tĩnh Tâm:
- Chủ đề chính: Đời sống người môn đệ Đức Kitô theo giáo huấn của thánh Phaolô.
- Các bài quảng diễn:
- Mỗi người giữa Ađam và Đức Kitô: Và Thánh Thần uốn nắn chúng ta với tình yêu.
- Đời sống thiêng liêng, công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi
- “Tôi đã được Đức Kitô Giêsu chiếm đoạt” (Pl 3,12)
- Đức Mến, con đường trổi vượt (x. 1Cr 12,31b-14,1)
- Bữa Tiệc của Chúa (x. 1Cr 11,17-34)
- Lời rao giảng về Thập giá
- Tình yêu của Thiên Chúa
2. Nội dung các bài chia sẻ Tin Mừng trong Tuần Tĩnh Tâm:
- Cầu nguyện thế nào cho đúng với ý của Thiên Chúa?
- Linh mục hiện nay, dấu lạ thế nào và dấu lạ cho ai?
- Linh mục, con người “cầu thay nguyện giúp”
3. Cách tổ chức của Tuần Tĩnh Tâm:
- Trung Tâm Mục Vụ Huế, nơi rất thích hợp cho Tuần Tĩnh Tâm: Nhà Nguyện rộng, thoáng, mát; dễ cầm trí / nơi ăn chốn ở được bố trí thuận lợi và ngăn nắp
- Âm thanh: tốt
- Nơi đi lui đi tới để thư giãn: rộng, dài, thoáng, kín đáo
4. Tinh thần của các linh mục Huế tham dự Tuần Tĩnh Tâm:
- Tinh thần nội tâm: thinh lặng, nghiêm chỉnh, đàng hoàng
- Tinh thần Thánh Thể: gặp Thầy Giêsu Thánh Thể tronh Nhà Nguyện
- Tinh thần hiệp thông huynh đệ: cầu nguyện cho nhau, treo cao gương tốt cho nhau, động viên nhau
- Tinh thần vui vẻ:
Mặc dầu không dám nói to và cười lên vì phải giữ bầu khí thinh lặng, nhưng linh mục nào cũng nhẹ nhàng vui vẻ để thực hiện tinh thần Phaolô: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa! Tôi nhắc lại: Vui lên anh em!” (Pl 4,4), nên gặp nhau khi lên xuống thang lầu hoặc trong thang máy, đều nhìn nhau mĩm cười vui vẻ.
Trong dịp Tĩnh Tâm nầy, linh mục Huế nào cũng biết chuyện Mồng Một Tết Kỷ Sửu vừa rồi, linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị bị một người lạ mặt hành hung rất dã man và cố sát ngay trong khu vực nhà thờ Diên Sanh, nhưng chỉ bị Công An Xã xử phạt tội vi phạm hành chánh là phải trả cho Nhà Nước một trịêu ba trăm năm chục ngàn đồng Việt Nam và bị “theo dõi, quản lý và giáo dục” tại Khu Phố 2, Phường 2, Thị Xã Quảng Trị, nơi cư trú của người lạ mặt, thì anh em linh mục nào cũng cười tếu vì cho rằng linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị, trong dịp đầu năm mới Kỷ Sửu nầy, đã làm giàu cho Kho Bạc Nhà Nước.
Linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị, người viết Nhựt Ký Tuần Tĩnh tâm Linh mục Huế năm 2009 nầy, khi được hỏi, thì vui vẻ trả lời theo kinh Hồng Ân được đọc trong Mùa Chay: “Xin Cho Kẻ Nghịch Cùng Con Đặng Mọi Sự Lành!”
Kính chào tạm biệt Quý Vị và hẹn gặp nhau lại trong “Nhựt Ký Tuần Tĩnh tâm Linh mục đoàn Huế năm 2010”!
Hôm nay, thứ sáu 06.3.2009, là ngày bế mạc Tuần Tĩnh Tâm Linh mục đoàn Huế năm 2009.
Ngày bế mạc bắt đầu bằng Thánh Lễ Tạ ơn lúc 05 giờ 30, do Đức Tổng Giám mục Huế chủ tế. Thánh lễ nầy được kết hợp với kinh Sáng của Thần Vụ.
Trong lời mở đầu Thánh Lễ bế mạc tạ ơn hôm nay, trước khi kêu gọi cộng đoàn linh mục thống hối và hân hoan dâng Thánh Lễ Tạ ơn, Đức Cha chủ tế kêu gọi mọi linh mục hãy mang lấy tâm tình ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa theo gương thánh Phaolô. Vị thánh tông đồ nầy đã trải qua một cuộc đời đầy sóng gió, thường bị chống đối, gặp rất nhiều đau khổ, nhưng vẫn không ngừng ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa Cha trong Đức Giêsu Kitô. Chính ngài đã luôn luôn thúc giục các tín hữu trong mọi hoàn cảnh và trong mọi sự, hãy dâng lời tạ ơn Thiên Chúa Cha, qua trung gian của Chúa Giêsu Kitô,
Đức Cha chủ tế thúc giục anh em linh mục dâng Thánh lễ sốt sắng để đặc biệt tạ ơn Chúa vì hồng ân những ngày tĩnh tâm nầy, vì Chúa đã ban cho chúng ta hưởng một thời tiết khá thuận lợi để có thể tĩnh tâm sốt sắng, vì Chúa đã đem đến cho chúng ta một vị giảng phòng xuất sắc, với tư cách khiêm tốn, đơn sơ và bình an của thánh Phanxicô Assisi, vì Chúa đã cho chúng ta gặp những anh em linh mục sống tình huynh đệ, tình bác ái mục vụ, luôn yêu thương hiệp nhất với nhau, vì Chúa đã ban cho chúng ta những người giúp việc tuy âm thầm nhưng đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều, vì Chúa cũng đã ban cho chúng ta được các Cộng đoàn, các Dòng tu, các Giáo xứểtong giáo phận đã cầu nguyện và hy sinh cho chúng ta rất nhiều trong những ngày tĩnh tâm nầy để chúng ta được dồi dào ơn Chúa.
Đức Cha chủ tế khuyên anh em linh mục, khi trở về lại nhiệm sở, hãy sống hết tình yêu thương và phục vụ đối với những người đang Chúa trao phó cho mình, và trong mọi hoàn cảnh vui buồn sướng khổ, hãy noi gương thánh Phaolô, luôn luôn giữ tâm hồn bình an và ngợi khen cám tạ Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô.
Sau bài Tin Mừng, linh mục giảng phòng chia sẻ.
Linh mục giảng phòng nói rằng Thiên Chúa ban cho anh em linh mục một chương trình sống rất cụ thể, đó là phải sống công chính hơn các tư tế, luật sĩ và biệt phái. Những hạng người nầy tuy có đời sống giữ luật rất kỹ lưỡng, nhưng họ chỉ chú trọng đến việc giữ luật cho người ta thấy. Họ không khác gì những người đóng kịch trên sân khấu, những diễn viên trên màn hình.
Linh mục giảng phòng khuyên anh em linh mục, tuy vẫn giữ luật thật kỹ lưỡng, nhưng phải luôn luôn giữ luật cho Thiên Chúa thấy mà thôi. Ngài cũng khuyên anh em linh mục luôn ý thức rằng đời sống công chính của linh mục, đời sống đạo đức của linh mục, phải luôn bắt nguồn từ Thiên Chúa vì chính Thiên Chúa là nguồn mạch của mọi sự đạo đức và mọi đức công chính chân thật.
Linh mục giảng phòng lưu ý anh em linh mục về lời ăn tiếng nói của mình trong những quan hệ với người khác. Lời ăn tiếng nói của linh mục mục tử phải tỏ ra đức công chính của Thiên Chúa, Đấng yêu thương mọi người vô bờ bến, Đấng kính trọng mọi người hết sức tế nhị.
Linh mục giảng phòng nhận xét rằng khi sống đức công chính theo như Thiên Chúa muốn, anh em linh mục mới sống thật. Còn nếu linh mục không sống theo đức công chính thật, linh mục chỉ là người chết, chết ngay hôm nay, chết trong giây phút nầy, chứ không cần gì phải chờ đến ngày nhắm mắt lìa đời, hay là phải đợi đến ngày tận thế Chúa phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Linh mục giảng phòng ao ước anh em linh mục được đổi mới thật sự sau 40 ngày Mùa Chay Thánh năm nay.
Để kết thúc bài chia sẻ, linh mục giảng phòng cầu xin Chúa ban ơn cho anh em linh mục Huế luôn giữ đức công chính chân thật và luôn sống đời hy sinh phục vụ đoàn chiên của mình một cách hết sức quảng đại và phong phú.
Sau khi kết thúc Thánh lễ tạ ơn, linh mục Giuse Nguyễn Văn Chánh, quản xứ Dương Sơn, đặc trách chương trình Thường huấn Linh mục, thay mặt linh mục đoàn Huế, nói những lời cám ơn như sau:
Trọng kính Đức Tổng Giám mục.
Trọng kính Đức Giám mục Phụ tá.
Tuần Tĩnh Tâm chấm dứt sau khi dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa, anh em linh mục chúng con kính cám ơn Hai Đức Cha đã ưu ái lo lắng cho chúng con về tinh thần lẫn vật chất để chúng con được gặp Chúa trong những ngày hồng phúc nầy.
Giờ đây, xin Hai Đức Cha cho phép chúng con có đôi lời với Cha Giảng Phòng.
Kính Cha Giảng phòng quý mến,
Như Cha đã nói, Cha là người anh em hèn mọn của Thánh Phanxicô Assisi, Cha là người tu sĩ linh mục, Cha đến giữa chúng con để chia sẻ và phác họa cho chúng con hình ảnh người môn đệ của Chúa Kitô theo thánh Phaolô.
Với giọng nói truyền cảm và với uy tín chuyên môn về Thánh Kinh, Cha đã chuyển đạt cho chúng con những xác tín của rthánh Phaolô về chương trình hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa chúng con và biến chúng con thành con cái đích thực của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Chúng con xin chân thành cám ơn Cha.
Và để nói lên lòng cảm tạ tri ân, chúng con xin dâng Cha món quà nhỏ bé, gói trọn mọi tâm tình của chúng con.
Chúng con xin cám ơn các Cha trong Hạt Thành Phố đã chu đáo tổ chức và điều hành chương trình tĩnh tâm để chúng con gặt hái được nhiều ơn ích thích hợp.
Chúng con xin cám ơn Cha Đặc trách Trung Tâm Mục Vụ. Cha đã lo lắng sắp xếp cho chúng con có nơi cầu nguyện thích hợp, nơi ăn chốn ở đàng hoàng.
Chúng con cũng cám ơn Cha Quản lý, các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Huế và các nhân viên phục vụ đã cho chúng con những bữa cơm dồi dào dinh dưỡng và ngon miệng.
Trọng kinh Hai Đức Cha,
Cha Giảng phòng,
Cha Đặc trách Trung Tâm Mục Vụ,
Cha Quản Lý,
một lần nữa, chúng con xin chân thành cám ơn và xin Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ Mẹ La Vang và Thánh cả Giuse cầu bầu, ban ơn hồn an xác mạnh cho Hai Đức Cha, Cha Giảng phòng, Cha đặc trách trung Tâm Mục Vụ và Cha Quản lý.
Chúng con xin đa tạ.
*************************
Tuần Tĩnh Tâm Linh mục Huế năm 2009, đã được bắt đầu vào chiều ngày thứ hai (02-3-2009), kết thúc hôm nay, vào sáng thứ sáu (06-3-2009).
1. Nội dung các bài giảng của Tuần Tĩnh Tâm:
- Chủ đề chính: Đời sống người môn đệ Đức Kitô theo giáo huấn của thánh Phaolô.
- Các bài quảng diễn:
- Mỗi người giữa Ađam và Đức Kitô: Và Thánh Thần uốn nắn chúng ta với tình yêu.
- Đời sống thiêng liêng, công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi
- “Tôi đã được Đức Kitô Giêsu chiếm đoạt” (Pl 3,12)
- Đức Mến, con đường trổi vượt (x. 1Cr 12,31b-14,1)
- Bữa Tiệc của Chúa (x. 1Cr 11,17-34)
- Lời rao giảng về Thập giá
- Tình yêu của Thiên Chúa
2. Nội dung các bài chia sẻ Tin Mừng trong Tuần Tĩnh Tâm:
- Cầu nguyện thế nào cho đúng với ý của Thiên Chúa?
- Linh mục hiện nay, dấu lạ thế nào và dấu lạ cho ai?
- Linh mục, con người “cầu thay nguyện giúp”
3. Cách tổ chức của Tuần Tĩnh Tâm:
- Trung Tâm Mục Vụ Huế, nơi rất thích hợp cho Tuần Tĩnh Tâm: Nhà Nguyện rộng, thoáng, mát; dễ cầm trí / nơi ăn chốn ở được bố trí thuận lợi và ngăn nắp
- Âm thanh: tốt
- Nơi đi lui đi tới để thư giãn: rộng, dài, thoáng, kín đáo
4. Tinh thần của các linh mục Huế tham dự Tuần Tĩnh Tâm:
- Tinh thần nội tâm: thinh lặng, nghiêm chỉnh, đàng hoàng
- Tinh thần Thánh Thể: gặp Thầy Giêsu Thánh Thể tronh Nhà Nguyện
- Tinh thần hiệp thông huynh đệ: cầu nguyện cho nhau, treo cao gương tốt cho nhau, động viên nhau
- Tinh thần vui vẻ:
Mặc dầu không dám nói to và cười lên vì phải giữ bầu khí thinh lặng, nhưng linh mục nào cũng nhẹ nhàng vui vẻ để thực hiện tinh thần Phaolô: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa! Tôi nhắc lại: Vui lên anh em!” (Pl 4,4), nên gặp nhau khi lên xuống thang lầu hoặc trong thang máy, đều nhìn nhau mĩm cười vui vẻ.
Trong dịp Tĩnh Tâm nầy, linh mục Huế nào cũng biết chuyện Mồng Một Tết Kỷ Sửu vừa rồi, linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị bị một người lạ mặt hành hung rất dã man và cố sát ngay trong khu vực nhà thờ Diên Sanh, nhưng chỉ bị Công An Xã xử phạt tội vi phạm hành chánh là phải trả cho Nhà Nước một trịêu ba trăm năm chục ngàn đồng Việt Nam và bị “theo dõi, quản lý và giáo dục” tại Khu Phố 2, Phường 2, Thị Xã Quảng Trị, nơi cư trú của người lạ mặt, thì anh em linh mục nào cũng cười tếu vì cho rằng linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị, trong dịp đầu năm mới Kỷ Sửu nầy, đã làm giàu cho Kho Bạc Nhà Nước.
Linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị, người viết Nhựt Ký Tuần Tĩnh tâm Linh mục Huế năm 2009 nầy, khi được hỏi, thì vui vẻ trả lời theo kinh Hồng Ân được đọc trong Mùa Chay: “Xin Cho Kẻ Nghịch Cùng Con Đặng Mọi Sự Lành!”
Kính chào tạm biệt Quý Vị và hẹn gặp nhau lại trong “Nhựt Ký Tuần Tĩnh tâm Linh mục đoàn Huế năm 2010”!
Lịch sử thành lập Đan viện Cát Minh Huế
Cộng Đoàn Đan Viện Cát Minh Huế
16:53 10/03/2009
Lịch sử thành lập Đan viện Cát Minh Huế
Với lòng dạt dào tri ân Mẹ Thánh Têrêxa, chúng tôi xin tóm lược lịch sử thành lập Đan Viện Cát Minh Huế như sau:
Vào hạ tuần tháng 5 năm 1846, Đức Cha Lefèbre bị bắt lần thứ hai và bị giam tại lao xá Thành Nội Huế. Chính tại lao xá này, trong lúc cổ mang gông, tay mang xiềng, chờ ngày ra lãnh án bá đao, thì một hôm, Đức Cha thấy Thánh Têrêxa Avila hiện đến (theo sử liệu nói rằng: "trong một thị kiến" nhưng không nói rõ thị kiến như thế nào... điều quan trọng chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là lời yêu cầu của Thánh nữ Têrêxa Avila). Mẹ Thánh thỉnh cầu Đức Cha Lefèbre với những lời lẽ như sau: "Hãy thành lập Dòng Kín trên nước Annam, vì nhờ đó, Thiên Chúa sẽ được phụng sự và tôn vinh không ít."
Lời thỉnh cầu trên đây đã gián tiếp nói cho Đức Cha biết cuộc đời của ngài chưa chấm dứt tại nơi lao xá này, và hứa hẹn một cánh đồng truyền giáo bội thu ngày mai.
Thật vậy, năm 1849, hai năm sau khi được phóng thích, trong lá thư phúc đáp cho người em họ là Chị Philomène, người lúc ấy đang là nữ tu của Đan viện Cát Minh Lisieux, Đức Cha tỏ ý ước ao thành lập Dòng Kín Cát Minh tại Việt Nam và Mẹ Bề Trên Đan Viện Cát Minh Lisieux đã rất hân hoan đáp lại lời yêu cầu của Ngài.
Ngày 09.10.1861, Mẹ Philomène cùng với 3 nữ tu khác của Nhà Kín Lisieux đã đáp tàu đến Việt Nam thành lập Nhà Kín Sài Gòn.
Năm 1895, Nhà Kín Sài Gòn lập Nhà Kín Hà Nội.
Vào đầu tháng 10.1909 Đức Cha Alys Lý đã đích thân ra Nhà Kín Hà Nội đón các Mẹ và các Chị vào Huế để thành lập Nhà Kín Huế. Đoàn gồm có hai Mẹ và ba Chị như sau:
1. Mẹ Đáng Kính Aimée de Marie (từ Nhà Kín Mans)
2. Mẹ Marie Thánh Thể (từ Nhà Kín Blois)
3. Chị Marie Thánh Thể (từ Nhà Kín Sài Gòn)
4. Chị Marie Aimée (từ Nhà Kín Hà Nội)
5. Chị Marie (nhà ngoài)
Hai Mẹ và ba Chị tới Huế nhằm lễ kính các Thiên Thần ngày 02 tháng 10 năm 1909. Sau Thánh Lễ tại nhà thờ Chánh Tòa Phủ Cam, các Chị được rước về Nhà Dòng Thánh Phaolô (gần Đan viện Cát Minh hiện nay) bằng thuyền. Cuộc rước được tổ chức rất trọng thể. Nhờ lòng ưu ái và giúp đỡ của các Chị Dòng Thánh Phaolô, hai Mẹ và ba Chị lưu trú tại đó khoảng ba tháng để chờ xây cất Đan Viện.
Nhờ Thiên Chúa và Mẹ Núi Cát Minh thúc giục lòng bác ái của các vị ân nhân xa gần, nên chỉ trong ba tháng, Đan viện đã được hoàn thành gồm nhà cho các nữ tu cư ngụ và một Nhà Nguyện xinh đẹp trên bờ sông Hương đặt dưới quyền bảo trợ của Mẹ Thánh Têrêxa Avila.
Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đã khởi sự và đã hoàn thành công việc của Ngài. Trong lời cầu nguyện hằng ngày, chị em đan sĩ Cát Minh Huế luôn ghi nhớ công ơn và hằng nguyện xin Chúa ban muôn phước lành đến các ân nhân đã ra công giúp đỡ việc thành lập, duy trì và phát triển Đan viện Cát Minh Huế trước đây cũng như hiện nay.
Năm 1909 Mẹ Aimée de Marie Bề Trên người Pháp
Năm 1920 Mẹ Marie de l'Eucharistie
Năm 1935 Mẹ Marie Isabelle de la Trinité
Năm 1950 Mẹ Marie Julienne de Jésus
Năm 1959, Mẹ Aimée Marie Nguyễn Hữu Thị Tài là Bề Trên người Việt Nam đầu tiên từ khi thành lập Đan Viện Cát Minh Huế và từ đó tại Đan Viện Cát Minh Huế các Mẹ Việt Nam thay phiên nhau điều hành Đan Viện:
- Mẹ Marie Cécile Nguyễn Thị Phước
- Mẹ Marie Thérèse Consolata Nguyễn Thị Thu Hương
- Mẹ Marie Ange Nguyễn Thị Nhạn
- Mẹ Marie Rose Nguyễn Thị Khánh Hồng
Dù qua những giai đoạn thăng trầm, Cát minh Huế vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay. Tất cả đều do Thiên Ý Quan Phòng: Tay Chúa dẫn con cái Ngài đi, rồi cũng Tay Chúa đưa con cái Ngài về.
Năm 1975, Cộng đoàn một lần nữa phải tản cư vào miền Nam.
Qua mỗi biến cố, chúng tôi đều nhận ra Tình yêu Quan phòng của Thiên Chúa, Chúa luôn luôn hiện diện và cùng đồng hành dẫn dắt chúng tôi trên mọi nẻo đường. Mặc dầu hoàn cảnh khó khăn, Đan Viện Cát Minh Huế vẫn tiếp tục sinh tồn và âm thầm phát triển với nhiều ơn gọi trẻ.
Nhờ đó, khi trở lại Huế chị em chúng tôi đã có thêm đủ số chị ở lại miền Nam để thành lập Đan Viện Cát Minh Bình Triệu.
Ngày 18 tháng 4 năm 1996, Mẹ Marie Consolata Nguyễn Thị Thu Hương đưa 11 Chị từ Đan Viện Cát Minh Bình Triệu về lại Huế để tái thiết Đan Viện trong niềm tin sẽ tồn tại mãi mãi trong Tình yêu Quan phòng của Thiên Chúa.
Cộng Đoàn Đan Viện Cát Minh Huế chúng con xin chân thành tri ân Đức Tổng Giám mục Linh mục, và các Hội Dòng trong Giáo Phận nhà, đặc biệt các Linh mục Đại Chủng Viện, đã đón tiếp và giúp đỡ chúng con trong việc tái thiết này, nhất là trong giai đoạn đầu muôn vàn khó khăn. Chúng con cũng không quên tri ân quí vị Ân Nhân xa gần đã tận tình giúp đỡ việc tu sửa lại Đan Viện Huế được như ngày nay.
Qua bao giai đoạïn thăng trầm, do ý Thiên Chúa, Cát Minh Huế vẫn tồn tại. Hôm nay, nhân dịp mừng kỷ niệm 100 năm Đan Viện Cát Minh Huế chào đời trên đất thần kinh của Mẹ Việt Nam, một lần nữa chúng con xin hết lòng tri ân Mẹ Giáo Hội đã cưu mang nuôi dưỡng chúng con trong cuộc hành trình suốt một thế kỷ qua.
Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Núi Cát Minh và Các Thánh Dòng Cát Minh, trả công bội hậu cho tất cả quí Ân Nhân, Thân Nhân đã và đang tận tình giúp đỡ chúng con.
Cộng Đoàn Đan Viện Cát Minh Huế
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vấn đề tượng Đức Mẹ tại tòa Khâm Sứ cũ
+GM F. X. Nguyễn Văn Sang
05:32 10/03/2009
VẤN ĐỀ TƯỢNG ĐỨC MẸ TẠI TOÀ KHÂM SỨ CŨ
Sau những ngày căng thẳng giữa chính quyền và các vị liên quan ở Thái Hà và Toà Khâm sứ cũ, nay công việc bề ngoài xem có vẻ êm ả, nhưng bên trong vẫn còn ấm ức sôi sục những tình cảm khác biệt. Hai vườn hoa đã được khánh thành. Các tượng Đức Mẹ cũng đã bị di chuyển, hai bên đã xác nhận chủ quyền trên các mảnh đất đó. Thực ra, như “ván đã đóng thuyền, gạo đã thành xôi”…, nên một số người đã phát biểu hai bên cùng có thắng lợi theo ý kiến của mình.
Bên những người Công giáo cho rằng có vườn hoa để dùng chung còn hơn để cho các quan tham nhũng lũng loạn như mọi người tố cáo. Sau này (nói cho có vẻ lạc quan hơn) nhà nước lại trao trả cả Toà Khâm Sứ, cả vườn hoa cho cho Toà TGM và DCCT Thái Hà cũng nên, biết đâu được!?
Sách Giảng Viên đã nói, mọi sự có thời của chúng, có thời đào lên, có thời lấp đi; có thời chiến tranh, có thời hoà bình; có thời xây dựng, có thời phá đổ… Cứ gẫm xem trên đất nước ta thì thấy, tình cảnh hôm nay so với cách đây mấy năm về trước cũng đã khác biệt rất nhiều. Sự hơn kém nhau ra sao chắc mọi người đã rõ cả.
Sự bức xúc nhất trong vụ việc vừa qua đã gây tác hại không nhỏ cho khối đoàn kết dân tộc và sự tin tưởng của đồng bào Công giáo nói chung cũng như các tôn giáo khác nói riêng, đó là việc di chuyển tượng ảnh ra khỏi vị trí cũ, nhất là bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi dưới gốc cây đa ở TKS.
Điều này tôi đã thưa với các vị chức trách, đây không phải là bức tượng bình thường như ở Đồng Đinh – Ninh Bình, nhưng đây là bức tượng đã gắn liền với lịch sử của dân tộc, của lịch sử tôn giáo. Quả vậy, bức tượng đã được dựng lên để ghi nhớ cuộc chiến thắng giặc Cờ Đen đến cướp bóc dân ta cách đây cả trăm năm. Cha ông ta đã đánh thắng giặc ở chốn này nên đã dựng tượng Đức Mẹ ở gốc cây đa nhằm tạ ơn Đức Mẹ và làm biểu tượng nhắc nhớ cho con cháu mai sau.
Trong khi tiến hành san lấp TKS, tôi được vinh hạnh đến gốc cây đa để thăm lại tượng Đức Mẹ và nói với một vị quan chức rằng: “Xin các vị đừng đụng đến bức tượng, núi đá và cây đa là những kỷ niệm thiêng liêng cha ông chúng tôi để lại. Vì đụng tới là đụng vào những quả bom nguyên tử có thể gây hậu quả không lường trước được”. Bức tượng chính là tình cảm thiêng liêng của người Công giáo Thủ đô và mọi người trên thế giới, nhất là những ai gốc gác Hà Nội ngày nay đang ở khắp bốn phương trời. Và tôi cũng đã cắt nghĩa cho một vị cán bộ cao cấp, ông rất thú vị vì lần đầu tiên được nghe như vậy.
Thế mà không lâu sau đó, ngày 25 tháng 9 năm 2008, đoàn người mang xe vận tải kéo theo thùng chứa bằng tôn đến mang bức tượng ra khỏi vùng núi đá cây đa, gây xúc động và chán nản trong hàng ngũ những người Công giáo. Được biết, nhiều nơi giáo dân chán nản không muốn tham gia làm gì, kể cả hội họp, tham gia các tổ chức xã hội… Trong khi đó, lực lượng bên ngoài đang làm rùm beng chống đối dữ dội. Tôi rất buồn chán và mong có thể đóng góp phần nào để cứu vãn tình thế hay không!?
May quá, tôi được tin có sự hạ nhiệt và đối thoại (ít là ở cấp dưới) giữa chính quyền địa phương và Toà TGM Hà Nội. Ví dụ, có nên đăng tải nguyên văn bài phát biểu của Đức TGM Ngô Quang Kiệt cho mọi người đoán xét theo cái nhìn khách quan hay không? TGM Hà nội thì xin đăng trên báo Hà Nội Mới và các báo đài khác nhưng mới chỉ thấy được đăng trên báo Công Giáo Và Dân Tộc, ít ra cũng đăng lên để mở ra sự nhìn nhận khách quan.
Đàng khác, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã liên lạc với TGM HN để xin trả lại bức tượng Đức Mẹ đã dời ra khỏi TKS cũ. TGM đã ra điều kiện phải huỷ bỏ công văn kết án và phạt tiền đối với TGM thi TGM mới nhận lại bức tượng. Hai bên đang điều đình mà chưa đi đến ngã ngũ. Riêng tôi, sau khi tham khảo một số ý kiến thì cho rằng, việc xây dựng vườn hoa kể như đã xong rồi, tức là đã phá tan được âm mưu chia chác lợi nhuận trên hai mảnh đất và dĩ nhiên hai mảnh đất vẫn còn đó, chưa biến mất thì sau này vẫn có thể tìm cách đối thoại giải quyết sau. Còn về bức tượng, ngày 25/01/08, giáo dân bức xúc về những biến cố xảy ra nên đã rước tượng Đức Mẹ và Thánh giá đặt vào núi đá. Bức tượng đó là tượng Đức Mẹ Sầu Bi. Họ cho rằng, trước đây đã có một bức tượng trong hang nhỏ của núi đá, đó là tượng Đức Mẹ Lộ Đức vốn đã được đặt đó cả trăm năm, do tổ tiên cha ông muốn cảm tạ tri ân.
Năm 1960 nhà nước cưỡng bức phải xây dựng bức tường ngăn đôi TGM và TKS, nhưng vẫn chừa ra một cửa nhỏ để bà con giáo dân có lối sang viếng Đức Mẹ. Sau một thời gian nhà nước đã thuyết phục ĐHY Giuse Trịnh Văn Căn rước tượng đó về TGM. Nay giáo dân thấy thời gian thuận tiện nên đã rước tượng Đức Mẹ về đúng vị trí nguyên trạng. Mặc dù là tước hiệu khác nhưng vẫn là tượng Đức Mẹ.
Vậy tôi có ý kiến như sau:
1. Chính quyền trao trả lại tượng Đức Mẹ Sầu Bi cho TGM với điều kiện cho phép TGM đặt lại tượng Đức Mẹ Lộ Đức vào hang đá nhỏ dưới gốc cây đa. Thể thức và nghi lễ tuỳ hai bên điều đình hoặc công khai hoặc kín đáo.
2. Bức tượng đó được đặt vào núi đá cây đa và giáo dân có thể đến cầu nguyện tự do. Thiết nghĩ, có một khu vực kỷ niệm độc đáo càng làm cho vườn hoa mới được xây dựng thể hiện nét văn minh, nhất là nói lên sự tôn trọng tín ngưỡng của nhà nước. Việc đó đã được chứng thực ngay trên các phố phường có miếu mạo, đền thờ được mọi người đến kính viếng… Ví dụ ngôi đền nhỏ bên cạnh ngân hàng Vietcombank gần khu phố Bà Triệu, hay tượng Thánh Phaolô ở khuôn viên bệnh viện Sanh Pôn (Saint Paul) cũng được các vị chức trách bảo vệ rất tốt, xây hàng rào sắt xung quanh, có ghế cho mọi người ngồi và ra lệnh không được phơi quần áo xung quanh tượng đài đó. Chính nơi đó, không ai cản trở và chính tôi đã đến dâng hoa nến cho vị Thánh này; hay trên phố Thanh Niên, đối diện với Nhà thuyền Hồ Tây có một đảo nhỏ cây cối um tùm, trước đây được dùng làm quán ăn, thanh niên thiếu nữ chơi bời nhảy nhót hay chích choác…sau các nhà khảo cổ khám phá ra có thể là đền thờ Cầu Nhi, thờ con chó con, có thể bảo trợ cho TP Hà Nội, nên chính quyền đã ra lệnh trút bỏ quán ăn và sửa sang cho mọi người đến hành hương, cầu an và kính viếng. (Nếu thực sự có chó con làm thành hoàng cho TP Hà Nội, thì chúng ta cũng không nên ái ngại vì TP Rôma cũng nhận một con chó sói cái làm thành hoàng bảo trợ cho Thủ đô nước Italia).
Nếu qua các cuộc đối thoại sắp xếp giữa hai bên trong tinh thần thiện tâm thiện chí và đạt tới các giải pháp như tôi đề ra thì chúng ta đã tháo gỡ khúc mắc đang cháy âm ỉ trong những người có tín ngưỡng cũng như người không tín ngưỡng đang xây dựng khối đoàn kết trong lúc này. Phần nào cũng làm êm đi những bức xúc bên ngoài và đóng góp vào việc cải thiện quan hệ với các nước khác, nhất là quan hệ với Toà Thánh Vatican. Theo chúng tôi, nhà nước đang xúc tiến các liên hệ với các nước đó để đem lại hoà bình và văn minh cho dân tộc.
Mong thay.
Thái Bình, ngày 10 tháng 10 năm 2008.
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục GP Thái Bình
Sau những ngày căng thẳng giữa chính quyền và các vị liên quan ở Thái Hà và Toà Khâm sứ cũ, nay công việc bề ngoài xem có vẻ êm ả, nhưng bên trong vẫn còn ấm ức sôi sục những tình cảm khác biệt. Hai vườn hoa đã được khánh thành. Các tượng Đức Mẹ cũng đã bị di chuyển, hai bên đã xác nhận chủ quyền trên các mảnh đất đó. Thực ra, như “ván đã đóng thuyền, gạo đã thành xôi”…, nên một số người đã phát biểu hai bên cùng có thắng lợi theo ý kiến của mình.
Bên những người Công giáo cho rằng có vườn hoa để dùng chung còn hơn để cho các quan tham nhũng lũng loạn như mọi người tố cáo. Sau này (nói cho có vẻ lạc quan hơn) nhà nước lại trao trả cả Toà Khâm Sứ, cả vườn hoa cho cho Toà TGM và DCCT Thái Hà cũng nên, biết đâu được!?
Sách Giảng Viên đã nói, mọi sự có thời của chúng, có thời đào lên, có thời lấp đi; có thời chiến tranh, có thời hoà bình; có thời xây dựng, có thời phá đổ… Cứ gẫm xem trên đất nước ta thì thấy, tình cảnh hôm nay so với cách đây mấy năm về trước cũng đã khác biệt rất nhiều. Sự hơn kém nhau ra sao chắc mọi người đã rõ cả.
Sự bức xúc nhất trong vụ việc vừa qua đã gây tác hại không nhỏ cho khối đoàn kết dân tộc và sự tin tưởng của đồng bào Công giáo nói chung cũng như các tôn giáo khác nói riêng, đó là việc di chuyển tượng ảnh ra khỏi vị trí cũ, nhất là bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi dưới gốc cây đa ở TKS.
Điều này tôi đã thưa với các vị chức trách, đây không phải là bức tượng bình thường như ở Đồng Đinh – Ninh Bình, nhưng đây là bức tượng đã gắn liền với lịch sử của dân tộc, của lịch sử tôn giáo. Quả vậy, bức tượng đã được dựng lên để ghi nhớ cuộc chiến thắng giặc Cờ Đen đến cướp bóc dân ta cách đây cả trăm năm. Cha ông ta đã đánh thắng giặc ở chốn này nên đã dựng tượng Đức Mẹ ở gốc cây đa nhằm tạ ơn Đức Mẹ và làm biểu tượng nhắc nhớ cho con cháu mai sau.
Trong khi tiến hành san lấp TKS, tôi được vinh hạnh đến gốc cây đa để thăm lại tượng Đức Mẹ và nói với một vị quan chức rằng: “Xin các vị đừng đụng đến bức tượng, núi đá và cây đa là những kỷ niệm thiêng liêng cha ông chúng tôi để lại. Vì đụng tới là đụng vào những quả bom nguyên tử có thể gây hậu quả không lường trước được”. Bức tượng chính là tình cảm thiêng liêng của người Công giáo Thủ đô và mọi người trên thế giới, nhất là những ai gốc gác Hà Nội ngày nay đang ở khắp bốn phương trời. Và tôi cũng đã cắt nghĩa cho một vị cán bộ cao cấp, ông rất thú vị vì lần đầu tiên được nghe như vậy.
Thế mà không lâu sau đó, ngày 25 tháng 9 năm 2008, đoàn người mang xe vận tải kéo theo thùng chứa bằng tôn đến mang bức tượng ra khỏi vùng núi đá cây đa, gây xúc động và chán nản trong hàng ngũ những người Công giáo. Được biết, nhiều nơi giáo dân chán nản không muốn tham gia làm gì, kể cả hội họp, tham gia các tổ chức xã hội… Trong khi đó, lực lượng bên ngoài đang làm rùm beng chống đối dữ dội. Tôi rất buồn chán và mong có thể đóng góp phần nào để cứu vãn tình thế hay không!?
May quá, tôi được tin có sự hạ nhiệt và đối thoại (ít là ở cấp dưới) giữa chính quyền địa phương và Toà TGM Hà Nội. Ví dụ, có nên đăng tải nguyên văn bài phát biểu của Đức TGM Ngô Quang Kiệt cho mọi người đoán xét theo cái nhìn khách quan hay không? TGM Hà nội thì xin đăng trên báo Hà Nội Mới và các báo đài khác nhưng mới chỉ thấy được đăng trên báo Công Giáo Và Dân Tộc, ít ra cũng đăng lên để mở ra sự nhìn nhận khách quan.
Đàng khác, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã liên lạc với TGM HN để xin trả lại bức tượng Đức Mẹ đã dời ra khỏi TKS cũ. TGM đã ra điều kiện phải huỷ bỏ công văn kết án và phạt tiền đối với TGM thi TGM mới nhận lại bức tượng. Hai bên đang điều đình mà chưa đi đến ngã ngũ. Riêng tôi, sau khi tham khảo một số ý kiến thì cho rằng, việc xây dựng vườn hoa kể như đã xong rồi, tức là đã phá tan được âm mưu chia chác lợi nhuận trên hai mảnh đất và dĩ nhiên hai mảnh đất vẫn còn đó, chưa biến mất thì sau này vẫn có thể tìm cách đối thoại giải quyết sau. Còn về bức tượng, ngày 25/01/08, giáo dân bức xúc về những biến cố xảy ra nên đã rước tượng Đức Mẹ và Thánh giá đặt vào núi đá. Bức tượng đó là tượng Đức Mẹ Sầu Bi. Họ cho rằng, trước đây đã có một bức tượng trong hang nhỏ của núi đá, đó là tượng Đức Mẹ Lộ Đức vốn đã được đặt đó cả trăm năm, do tổ tiên cha ông muốn cảm tạ tri ân.
Năm 1960 nhà nước cưỡng bức phải xây dựng bức tường ngăn đôi TGM và TKS, nhưng vẫn chừa ra một cửa nhỏ để bà con giáo dân có lối sang viếng Đức Mẹ. Sau một thời gian nhà nước đã thuyết phục ĐHY Giuse Trịnh Văn Căn rước tượng đó về TGM. Nay giáo dân thấy thời gian thuận tiện nên đã rước tượng Đức Mẹ về đúng vị trí nguyên trạng. Mặc dù là tước hiệu khác nhưng vẫn là tượng Đức Mẹ.
Vậy tôi có ý kiến như sau:
1. Chính quyền trao trả lại tượng Đức Mẹ Sầu Bi cho TGM với điều kiện cho phép TGM đặt lại tượng Đức Mẹ Lộ Đức vào hang đá nhỏ dưới gốc cây đa. Thể thức và nghi lễ tuỳ hai bên điều đình hoặc công khai hoặc kín đáo.
2. Bức tượng đó được đặt vào núi đá cây đa và giáo dân có thể đến cầu nguyện tự do. Thiết nghĩ, có một khu vực kỷ niệm độc đáo càng làm cho vườn hoa mới được xây dựng thể hiện nét văn minh, nhất là nói lên sự tôn trọng tín ngưỡng của nhà nước. Việc đó đã được chứng thực ngay trên các phố phường có miếu mạo, đền thờ được mọi người đến kính viếng… Ví dụ ngôi đền nhỏ bên cạnh ngân hàng Vietcombank gần khu phố Bà Triệu, hay tượng Thánh Phaolô ở khuôn viên bệnh viện Sanh Pôn (Saint Paul) cũng được các vị chức trách bảo vệ rất tốt, xây hàng rào sắt xung quanh, có ghế cho mọi người ngồi và ra lệnh không được phơi quần áo xung quanh tượng đài đó. Chính nơi đó, không ai cản trở và chính tôi đã đến dâng hoa nến cho vị Thánh này; hay trên phố Thanh Niên, đối diện với Nhà thuyền Hồ Tây có một đảo nhỏ cây cối um tùm, trước đây được dùng làm quán ăn, thanh niên thiếu nữ chơi bời nhảy nhót hay chích choác…sau các nhà khảo cổ khám phá ra có thể là đền thờ Cầu Nhi, thờ con chó con, có thể bảo trợ cho TP Hà Nội, nên chính quyền đã ra lệnh trút bỏ quán ăn và sửa sang cho mọi người đến hành hương, cầu an và kính viếng. (Nếu thực sự có chó con làm thành hoàng cho TP Hà Nội, thì chúng ta cũng không nên ái ngại vì TP Rôma cũng nhận một con chó sói cái làm thành hoàng bảo trợ cho Thủ đô nước Italia).
Nếu qua các cuộc đối thoại sắp xếp giữa hai bên trong tinh thần thiện tâm thiện chí và đạt tới các giải pháp như tôi đề ra thì chúng ta đã tháo gỡ khúc mắc đang cháy âm ỉ trong những người có tín ngưỡng cũng như người không tín ngưỡng đang xây dựng khối đoàn kết trong lúc này. Phần nào cũng làm êm đi những bức xúc bên ngoài và đóng góp vào việc cải thiện quan hệ với các nước khác, nhất là quan hệ với Toà Thánh Vatican. Theo chúng tôi, nhà nước đang xúc tiến các liên hệ với các nước đó để đem lại hoà bình và văn minh cho dân tộc.
Mong thay.
Thái Bình, ngày 10 tháng 10 năm 2008.
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục GP Thái Bình
Tòa án thành phố Hà Nội: đến hẹn lại hẹn
Thư Ký Luật Sư
13:03 10/03/2009
Sáng ngày 10/3, 8 bị can là các giáo dân của giáo xứ Thái Hà đã đến tòa án thành phố Hà Nội (số 43, Hai Bà Trưng) để hỏi về phiên tòa phúc thẩm (thời điểm diễn ra và lý do bị trì hoãn). Cần nhắc lại rằng, sau phiên tòa sơ thẩm của tòa án nhân dân quận Đống Đa ngày 8/12/2008, với kết quả xét xử là 4 người lãnh án treo, 3 người bị cải tạo không giam giữ, và 1 người bị cảnh cáo, các bị can đã làm đơn kháng án.
Các giáo dân đã lên phòng thư ký của tòa hình sự để hỏi gặp trực tiếp lãnh đạo. Người tiếp các giáo dân là chánh văn phòng Nguyễn Việt Hưng. Sau khi hỏi kế hoạch từ tòa hình sự, ông chánh văn phòng đã hẹn các giáo dân quay lại vào đúng 9h sáng, thứ sáu, ngày 13/3, để nhận giấy của tòa án (ông không nói rõ giấy với nội dung gì).
Bà Ngô Thị Dung, một trong 8 bị can, đã hỏi ông chánh văn phòng lý do phiên tòa phúc thẩm không diễn ra trong hạn định (60 ngày kể từ khi tòa án thụ lý hồ sơ kháng án), và được cho biết: đó là vấn đề mà bên chuyên môn giải đáp, còn bên kế hoạch chỉ báo lại ngày hẹn. Khi bà hỏi tiếp rằng liệu đến hôm đó các giáo dân sẽ được biết ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm hay không, ông chánh văn phòng trả lời: "Hôm đó các bác sẽ biết hết" (!).
Các giáo dân đã lên phòng thư ký của tòa hình sự để hỏi gặp trực tiếp lãnh đạo. Người tiếp các giáo dân là chánh văn phòng Nguyễn Việt Hưng. Sau khi hỏi kế hoạch từ tòa hình sự, ông chánh văn phòng đã hẹn các giáo dân quay lại vào đúng 9h sáng, thứ sáu, ngày 13/3, để nhận giấy của tòa án (ông không nói rõ giấy với nội dung gì).
Bà Ngô Thị Dung, một trong 8 bị can, đã hỏi ông chánh văn phòng lý do phiên tòa phúc thẩm không diễn ra trong hạn định (60 ngày kể từ khi tòa án thụ lý hồ sơ kháng án), và được cho biết: đó là vấn đề mà bên chuyên môn giải đáp, còn bên kế hoạch chỉ báo lại ngày hẹn. Khi bà hỏi tiếp rằng liệu đến hôm đó các giáo dân sẽ được biết ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm hay không, ông chánh văn phòng trả lời: "Hôm đó các bác sẽ biết hết" (!).
Chuẩn mực văn minh cần tôn trọng
Luật sư Lê Công Định
13:05 10/03/2009
Gần đây những cuộc đột nhập văn phòng luật sư để tịch thu tài liệu và máy tính hoặc khám xét hành lý của các luật sư tại phi trường ở Việt Nam đã dấy lên mối quan ngại về sự công khai xâm phạm bí mật nghề nghiệp luật sư, một trong những chuẩn mực văn minh mà bất kỳ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới cũng tôn trọng.
Luật sư chỉ có thể làm tròn bổn phận đối với khách hàng, dù biện hộ hay tư vấn, khi khách hàng biết rõ và chắc chắn rằng mình có thể nói hoặc gửi gắm với luật sư mọi tình tiết của vụ việc liên hệ mà không lo ngại người thứ ba biết, vì luật sư tiết lộ hay thất thoát bởi lý do khác. Điều này gắn liền với khái niệm bí mật nghề nghiệp luật sư, vốn định hình và phát triển theo chiều hướng văn minh hóa của nhân loại, trên cơ sở mở rộng quyền tự do cá nhân và thu hẹp quyền lực nhà nước.
Ở những xã hội còn chưa văn minh, nhà chức trách thường nhân danh trật tự công cộng và đề cao ổn định xã hội để dành cho mình độc quyền tìm hiểu mọi sự việc diễn ra trong đời sống xã hội, gọi là "thực tế khách quan", qua đó can thiệp vào các tương quan dân sự và pháp lý, bất chấp tự do cá nhân của công dân có bị xâm phạm hay không.
Công cuộc tranh đấu cho tự do cá nhân trên toàn thế giới từ thế kỷ XVII đến XX đã đưa đến kết quả thu hẹp đáng kể quyền lực nhà nước, đồng thời xác lập nên những chuẩn mực văn minh, thành văn và bất thành văn, trong việc cai trị và quản lý xã hội, trong đó có sự công nhận quyền giữ bí mật nghề nghiệp luật sư.
Văn phòng luật sư, cũng như phòng mạch của bác sĩ, được ví như phòng xưng tội của nhà thờ, phải là nơi tuyệt đối an toàn, mọi bí mật phó thác cho luật sư phải được luật pháp bảo đảm để không bị tiết lộ dưới áp lực của bất kỳ uy lực nào. Nói cách khác, sự bất khả xâm phạm của văn phòng luật sư là nền tảng của quyền giữ bí mật nghề nghiệp luật sư mà nhà chức trách ở quốc gia văn minh nào cũng tuân thủ vô điều kiện.
Trong một số trường hợp giới hạn vì nhu cầu trật tự công cộng và nhằm phục vụ tiến trình điều tra một vụ án nhất định, nhà chức trách có thể khám xét văn phòng luật sư, nhưng phải luôn tôn trọng quyền giữ bí mật nghề nghiệp của luật sư. Hai vấn đề quan trọng sau đây cần lưu ý trong khi tiến hành khám xét:
Thứ nhất, thư từ trao đổi giữa luật sư và khách hàng hoặc giữa các luật sư với nhau tuyệt đối không thể bị tịch thu dù có thể liên quan đến vụ án. Đây là nguyên tắc không có ngoại lệ bất kể nhà chức trách muốn tìm hiểu "sự thật khách quan". Do vậy việc tịch thu máy tính hoặc phương tiện mà luật sư sử dụng để soạn thảo và lưu trữ thư từ và tài liệu khách hàng là hành vi không thể chấp nhận xét cả về phương diện pháp lý lẫn văn minh tối thiểu.
Thứ hai, nhà chức trách muốn tịch thu tài liệu như tang vật có trong văn phòng luật sư thì phải thông báo trước cho ban chủ nhiệm đoàn luật sư nơi văn phòng luật sư tọa lạc, để vị chủ nhiệm hoặc một thành viên ban chủ nhiệm khác được ủy nhiệm đến chứng kiến. Trong mọi trường hợp việc tịch thu tang vật phải được tiến hành với sự hiện diện của luật sư có văn phòng bị khám xét. Đột nhập văn phòng của luật sư khi vắng mặt họ là hành động phỉ báng công lý nghiêm trọng.
Ở các nước, thủ tục thu thập chứng cứ từ hồ sơ của văn phòng luật sư như nêu trên phải do công tố viên, chứ không phải cảnh sát, thực hiện. Thủ tục ấy diễn ra theo trình tự sau đây:
Công tố viên phải chứng minh khả năng có chứng cứ trong một hồ sơ cụ thể để chủ nhiệm đoàn luật sư xem xét và cân nhắc về sự cần thiết trao cho nhà chức trách tài liệu liên hệ. Chứng cứ đó phải liên quan trực tiếp đến một sự việc cụ thể và việc cung cấp dứt khoát không làm tiết lộ hồ sơ về vấn đề khác hoặc của khách hàng khác.
Chỉ khi nào phát hiện dấu hiệu vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi luật sư cố tình che giấu chứng cứ, thì chủ nhiệm đoàn luật sư mới trao "chứng cứ" ấy cho công tố viên, nhưng phải niêm phong và lập thành biên bản chặt chẽ. Không ai có quyền tự ý lấy đi bất cứ hồ sơ nào từ văn phòng luật sư mà không tuân thủ trình tự nêu trên.
Ngày nay, những điều sơ đẳng đó đã được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, kể cả ở chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước 1975, bởi lẽ luật sư cũng là một định chế, cùng với tòa án, công tố viện và cảnh sát, tạo nên trụ cột tư pháp của ngôi nhà quyền lực nhà nước. Nếu trụ cột này thiếu vắng các bộ phận vận hành đúng vai trò và thực chất, thì nhà nước pháp quyền chỉ là một viễn cảnh xa vời hoặc là mỹ từ để tuyên truyền mà thôi.
Tất nhiên, để đạt được sự công nhận các giá trị phổ quát ấy, nhân loại đã phải tranh giành từng milimet tự do từ tay các thể chế quân chủ và độc tài trong suốt lịch sử lắm gian nan nhưng đầy vinh quang của mình hàng trăm năm qua, để từng bước hình thành các chuẩn mực văn minh mà mọi thể chế dân chủ pháp quyền hiện tại đều luôn tôn trọng.
(BBC)
Luật sư chỉ có thể làm tròn bổn phận đối với khách hàng, dù biện hộ hay tư vấn, khi khách hàng biết rõ và chắc chắn rằng mình có thể nói hoặc gửi gắm với luật sư mọi tình tiết của vụ việc liên hệ mà không lo ngại người thứ ba biết, vì luật sư tiết lộ hay thất thoát bởi lý do khác. Điều này gắn liền với khái niệm bí mật nghề nghiệp luật sư, vốn định hình và phát triển theo chiều hướng văn minh hóa của nhân loại, trên cơ sở mở rộng quyền tự do cá nhân và thu hẹp quyền lực nhà nước.
Ở những xã hội còn chưa văn minh, nhà chức trách thường nhân danh trật tự công cộng và đề cao ổn định xã hội để dành cho mình độc quyền tìm hiểu mọi sự việc diễn ra trong đời sống xã hội, gọi là "thực tế khách quan", qua đó can thiệp vào các tương quan dân sự và pháp lý, bất chấp tự do cá nhân của công dân có bị xâm phạm hay không.
Công cuộc tranh đấu cho tự do cá nhân trên toàn thế giới từ thế kỷ XVII đến XX đã đưa đến kết quả thu hẹp đáng kể quyền lực nhà nước, đồng thời xác lập nên những chuẩn mực văn minh, thành văn và bất thành văn, trong việc cai trị và quản lý xã hội, trong đó có sự công nhận quyền giữ bí mật nghề nghiệp luật sư.
Văn phòng luật sư, cũng như phòng mạch của bác sĩ, được ví như phòng xưng tội của nhà thờ, phải là nơi tuyệt đối an toàn, mọi bí mật phó thác cho luật sư phải được luật pháp bảo đảm để không bị tiết lộ dưới áp lực của bất kỳ uy lực nào. Nói cách khác, sự bất khả xâm phạm của văn phòng luật sư là nền tảng của quyền giữ bí mật nghề nghiệp luật sư mà nhà chức trách ở quốc gia văn minh nào cũng tuân thủ vô điều kiện.
Trong một số trường hợp giới hạn vì nhu cầu trật tự công cộng và nhằm phục vụ tiến trình điều tra một vụ án nhất định, nhà chức trách có thể khám xét văn phòng luật sư, nhưng phải luôn tôn trọng quyền giữ bí mật nghề nghiệp của luật sư. Hai vấn đề quan trọng sau đây cần lưu ý trong khi tiến hành khám xét:
Thứ nhất, thư từ trao đổi giữa luật sư và khách hàng hoặc giữa các luật sư với nhau tuyệt đối không thể bị tịch thu dù có thể liên quan đến vụ án. Đây là nguyên tắc không có ngoại lệ bất kể nhà chức trách muốn tìm hiểu "sự thật khách quan". Do vậy việc tịch thu máy tính hoặc phương tiện mà luật sư sử dụng để soạn thảo và lưu trữ thư từ và tài liệu khách hàng là hành vi không thể chấp nhận xét cả về phương diện pháp lý lẫn văn minh tối thiểu.
Thứ hai, nhà chức trách muốn tịch thu tài liệu như tang vật có trong văn phòng luật sư thì phải thông báo trước cho ban chủ nhiệm đoàn luật sư nơi văn phòng luật sư tọa lạc, để vị chủ nhiệm hoặc một thành viên ban chủ nhiệm khác được ủy nhiệm đến chứng kiến. Trong mọi trường hợp việc tịch thu tang vật phải được tiến hành với sự hiện diện của luật sư có văn phòng bị khám xét. Đột nhập văn phòng của luật sư khi vắng mặt họ là hành động phỉ báng công lý nghiêm trọng.
Ở các nước, thủ tục thu thập chứng cứ từ hồ sơ của văn phòng luật sư như nêu trên phải do công tố viên, chứ không phải cảnh sát, thực hiện. Thủ tục ấy diễn ra theo trình tự sau đây:
Công tố viên phải chứng minh khả năng có chứng cứ trong một hồ sơ cụ thể để chủ nhiệm đoàn luật sư xem xét và cân nhắc về sự cần thiết trao cho nhà chức trách tài liệu liên hệ. Chứng cứ đó phải liên quan trực tiếp đến một sự việc cụ thể và việc cung cấp dứt khoát không làm tiết lộ hồ sơ về vấn đề khác hoặc của khách hàng khác.
Chỉ khi nào phát hiện dấu hiệu vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi luật sư cố tình che giấu chứng cứ, thì chủ nhiệm đoàn luật sư mới trao "chứng cứ" ấy cho công tố viên, nhưng phải niêm phong và lập thành biên bản chặt chẽ. Không ai có quyền tự ý lấy đi bất cứ hồ sơ nào từ văn phòng luật sư mà không tuân thủ trình tự nêu trên.
Ngày nay, những điều sơ đẳng đó đã được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, kể cả ở chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước 1975, bởi lẽ luật sư cũng là một định chế, cùng với tòa án, công tố viện và cảnh sát, tạo nên trụ cột tư pháp của ngôi nhà quyền lực nhà nước. Nếu trụ cột này thiếu vắng các bộ phận vận hành đúng vai trò và thực chất, thì nhà nước pháp quyền chỉ là một viễn cảnh xa vời hoặc là mỹ từ để tuyên truyền mà thôi.
Tất nhiên, để đạt được sự công nhận các giá trị phổ quát ấy, nhân loại đã phải tranh giành từng milimet tự do từ tay các thể chế quân chủ và độc tài trong suốt lịch sử lắm gian nan nhưng đầy vinh quang của mình hàng trăm năm qua, để từng bước hình thành các chuẩn mực văn minh mà mọi thể chế dân chủ pháp quyền hiện tại đều luôn tôn trọng.
(BBC)
Thư người Đức phản đối cộng sản, đòi công lý và sự thật cho dân Việt Nam
Eike Wrede
16:41 10/03/2009
Kính gửi
Đại Sứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam
Elsenstrasse 3
12435 Berlin
Kính thưa Ông Đại Sứ,
Là một tín hữu Đạo Tin Lành tôi ủng hộ Phong Trào Ký Tên (đòi Công Lý và Sự Thật cho Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội) của Linh Mục Đan Sĩ Công Giáo Augustinus Phạm Sơn Hà, Dòng Biển Đức, Tổng Đan Viện St. Ottilien.
Chúng tôi phản đối hành động xảy ra ngày 21.09.2008 của Công An Cảnh Sát Việt Nam, nhằm chống lại các tín hữu Công Giáo mà tất cả đều là người Việt Nam. Những tin tức này tôi được biết qua Tạp Chí „Missionsblätter“, Số 4/2008 (đính kèm bản chụp Bài Báo đó).
Với tư cách cá nhân, liên kết với Đức Th ánh Cha Benedikt XVI, liên kết với bà Dr. Angela Merkel, Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức, và liên kết với Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Đức, chúng tôi phản kháng cung cách xử sự, như đã mô tả, của nhà cầm quyền Việt Nam và chúng tôi đòi hỏi quốc gia Việt Nam phải:
-tôn trọng nhân quyền như đã cam kết bằng văn kiện.
-thực thi Công Lý
-tuân giữ Tự Do và Hòa Bình, cũng như
-bảo đảm sự tự do hành đạo của tất cả mọi công dân Việt Nam.
Trân trọng kính chào.
(Eike Wrede)
Tái bút: Tôi đã gửi một bản sao lá thư này tới Ban Biên Tập Báo „Missionsblätter“.
1 Đính Kèm
Berlin ngày 04 tháng Ba năm 2009
Đại Sứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam
Elsenstrasse 3
12435 Berlin
Kính thưa Ông Đại Sứ,
Là một tín hữu Đạo Tin Lành tôi ủng hộ Phong Trào Ký Tên (đòi Công Lý và Sự Thật cho Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội) của Linh Mục Đan Sĩ Công Giáo Augustinus Phạm Sơn Hà, Dòng Biển Đức, Tổng Đan Viện St. Ottilien.
Chúng tôi phản đối hành động xảy ra ngày 21.09.2008 của Công An Cảnh Sát Việt Nam, nhằm chống lại các tín hữu Công Giáo mà tất cả đều là người Việt Nam. Những tin tức này tôi được biết qua Tạp Chí „Missionsblätter“, Số 4/2008 (đính kèm bản chụp Bài Báo đó).
Với tư cách cá nhân, liên kết với Đức Th ánh Cha Benedikt XVI, liên kết với bà Dr. Angela Merkel, Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức, và liên kết với Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Đức, chúng tôi phản kháng cung cách xử sự, như đã mô tả, của nhà cầm quyền Việt Nam và chúng tôi đòi hỏi quốc gia Việt Nam phải:
-tôn trọng nhân quyền như đã cam kết bằng văn kiện.
-thực thi Công Lý
-tuân giữ Tự Do và Hòa Bình, cũng như
-bảo đảm sự tự do hành đạo của tất cả mọi công dân Việt Nam.
Trân trọng kính chào.
(Eike Wrede)
Tái bút: Tôi đã gửi một bản sao lá thư này tới Ban Biên Tập Báo „Missionsblätter“.
1 Đính Kèm
Berlin ngày 04 tháng Ba năm 2009
Đường Công Lý
Lữ Khách
16:46 10/03/2009
Đường Công Lý
Kính tặng đức cha Thomas Nguyễn Văn Tân,
Giám mục giáo phận Vĩnh Long.
Nghe đâu đây tiếng kêu phảng phất
Thốt lên từ mảnh đất Vĩnh Long
Tiếng kêu da diết thấu lòng
Đàn từng khúc ruột, thấm mòn con tim.
Tiếng ngôn sứ đi tìm công lý
Trong biển đời toàn thấy bất công
Ưu tư cháy bỏng cõi lòng
Cầu mong Sự Thật soi đường nhân gian.
Ánh mặt trời xua tan bóng tối
Xé màn đêm phủ lối mịt mù.
Trút mê hoặc, phá ngục tù
Bấy lâu bóp nghẹt tâm tư người lành.
Đường công lý ngàn năm kiên vững.
Muôn nguy khó lòng cũng chẳng sờn.
Tiếng ai giục giã tâm hồn
Cùng Người sánh bước đâu còn sợ chi.
Được kêu mời vững tin Chân Lý
Là cứu cánh vượt trí người đời
Cho dù máu chảy đầu rơi
Kiên tâm tiến bước về nơi Công Bình.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giữa Trời Thổi Sáo
Sen K.
05:28 10/03/2009
GIỮA TRỜI THỔI SÁO
Ảnh của Sen K. – Philippines
Sáo ngân ngân ngút trời cao
Buồn vui trần thế gửi vào gió mây..
(Sen K.)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền