Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm 11/3: Hành trình Mùa Chay: Từ cái miệng đến ngón tay – Cha Anthony Nguyễn Thế Nhân
Giáo Hội Năm Châu
03:18 10/03/2021
PHÚC ÂM: Lc 11, 14-23
“Ai không thuận với Ta là nghịch cùng Ta”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu trừ một quỷ câm. Khi quỷ ra khỏi, người câm liền nói được và dân chúng đều bỡ ngỡ. Nhưng có mấy người trong bọn họ nói rằng: “Ông ta nhờ tướng quỷ Bêelgiêbút mà trừ quỷ”. Mấy kẻ khác muốn thử Người, nên xin Người một dấu lạ từ trời xuống. Nhưng Người biết ý của họ, liền phán: “Nước nào tự chia rẽ, sẽ diệt vong, và nhà cửa sẽ sụp đổ chồng chất lên nhau. Vậy nếu Satan cũng tự chia rẽ, thì nước nó làm sao đứng vững được? Bởi các ngươi bảo Ta nhờ Bêelgiêbút mà trừ quỷ, vậy nếu Ta nhờ Bêelgiêbút mà trừ quỷ, thì con cái các ngươi nhờ ai mà trừ? Bởi đó, chính con cái các ngươi sẽ xét xử các ngươi. Nhưng nếu Ta nhờ ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, ắt là nước Thiên Chúa đã đến giữa các ngươi rồi. “Khi có người khoẻ mạnh và võ trang đầy đủ canh giữ nhà mình, thì của cải người đó được an toàn; nhưng nếu có người mạnh hơn xông đến đánh bại hắn, thì sẽ tước hết khí giới hắn tin tưởng, và làm tiêu tan hết những gì đã tước đoạt. Ai không thuận với Ta là nghịch cùng Ta, và ai không thu góp với Ta là phân tán”.
Ðó là lời Chúa.
Đỉnh cao của sự toàn thiện
Lm. Minh Anh
05:32 10/03/2021
ĐỈNH CAO CỦA SỰ TOÀN THIỆN
“Thầy đến không để bãi bỏ, nhưng để kiện toàn”.
Kính thưa Anh Chị em,
Khuôn vàng thước ngọc, qua Môisen, Thiên Chúa ban cho dân Người, sẽ là chủ đề phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Với Chúa Giêsu, ‘Môisen mới’, khuôn vàng thước ngọc đó được kiện toàn nơi chính con người Ngài; từ đó, Ngài trở nên mẫu mực cho tất cả những ai muốn mặc lấy ‘linh hồn mới’ của lề luật mà Ngài kiện toàn; ai nên giống Ngài, sẽ đạt đến ‘đỉnh cao của sự toàn thiện’.
Sách Đệ Nhị Luật trình bày việc Môisen thừa lệnh Chúa, truyền cho dân các huấn lệnh Người, ai tuân giữ thì “Được sống và được vào chiếm hữu phần đất Chúa hứa”. Sang thời Tân Ước, Chúa Giêsu đến, “Không để huỷ bỏ nhưng để kiện toàn”. Lề luật nay không chỉ được khắc trên bia đá hay da thuộc, nhưng được viết trong tim, chạm trong hồn; được nâng lên một tầm cao mới, được dìm vào ân sủng, từ luân lý cho đến những định hướng phượng thờ. Bấy giờ, còn hơn cả việc chiếm hữu Đất Hứa, lề luật trở nên hồng ân giải thoát con người, giải thoát nó khỏi mọi ràng buộc nhân loại; từ đó, nó có thể hướng tới một tầm cao mà Thiên Chúa hằng chờ mong. Nói cách khác, ai giữ luật theo tinh thần mới của Chúa Giêsu, người ấy trở nên con Thiên Chúa, thực sự giống hình ảnh Người và hoàn toàn sống cho Người. Tắt một lời, ai sống tinh thần mới của luật, người ấy sẽ nên thánh, nên như Chúa Giêsu, và như thế, đạt đến ‘đỉnh cao của sự toàn thiện’.
Với Môisen, luật Cựu Ước, phần lớn phát xuất từ những lý do nhân loại như “Ngươi không được giết người, trộm cắp, tà dâm, nói dối…”. Với Chúa Giêsu, Ngài đưa chúng ta đi xa hơn, cao hơn; xa tận cõi lòng Thiên Chúa, cao tận tầm mức ân sủng. Không chỉ kêu gọi chúng ta tiến sâu hơn trong việc giữ các giới răn, Chúa Giêsu còn hứa ban ân sủng để chúng ta hoàn thành chúng. Từ đó, “Ngươi không được giết người” chìm sâu vào mệnh lệnh tha thứ triệt để và tha thứ hoàn toàn cho kẻ bức hại mình. Thật thú vị khi lưu ý rằng, chiều sâu mới mẻ của lề luật mà Chúa Giêsu đưa ra thực sự vượt quá trí hiểu loài người! “Ngươi không được giết người” vốn khá tiêu cực, nay tiến tới mức “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ mình” vốn tích cực hơn ngàn lần. Để đạt đến tầm vóc cao cả đó, tiến trình này phải là một tiến trình ‘được ân sủng nâng đỡ’; chỉ có lý trí tự nhiên mà không có ân sủng, con người sẽ không thể đạt đến tầm mức đó. Nhận thức này sẽ cực kỳ hữu ích; bởi lẽ, đôi khi chúng ta chỉ dựa vào lý trí nhân loại khi đưa ra các quyết định đạo đức; và mặc dù lý trí con người sẽ luôn hướng chúng ta khỏi sự thất bại luân lý rõ ràng nhất, nhưng chỉ với ngần ấy, sẽ không đủ để hướng chúng ta đến ‘đỉnh cao của sự toàn thiện’. Ân sủng cần thiết, không chỉ để mời gọi, nhưng còn để trợ giúp. Chỉ với ân sủng, chúng ta mới có thể hiểu được và thực hiện được lời kêu gọi vác thập giá của mình hằng ngày và đi theo Chúa Kitô.
Hermann Lange, một Kitô hữu người Đức, bị xử tử trong thế chiến thứ hai. Đêm hôm trước anh bị hành hình, Lange đã viết thư cho cha mẹ. Anh chia sẻ ba cảm nhận đang chiếm trọn tâm hồn anh, “Với ân sủng Chúa, thứ nhất, tôi tha thứ hết cho những ai bách hại tôi, dân tôi; thứ hai, tôi sống trong tâm trạng vui mừng; và thứ ba, tôi đang sống trong sự mong đợi tuyệt vời!”. Sau đó, anh đã có một khẳng định đẹp đẽ, “Trong Chúa Kitô, tôi đã đặt niềm tin của tôi; và chính xác là ngày hôm nay, tôi có đức tin nơi Ngài, vững chắc hơn bao giờ hết!”. Cuối cùng anh thúc giục cha mẹ đọc Tin Mừng để được ủi an, “Hãy nhìn xem mọi nơi, bất cứ ở đâu, chúng ta đều cảm thấy hân hoan; bởi lẽ, ân sủng đã biến chúng ta thành con cái Thiên Chúa. Điều gì có thể xảy ra với một con trai, con gái của Thiên Chúa? Vậy thì còn gì để tôi phải sợ hãi? Ngược lại, tôi vui mừng!”.
Anh Chị em,
Xuống thế làm người, Chúa Giêsu chấp nhận sống dưới chế độ lề luật; Ngài chấp nhận lề luật đến nỗi chết trên thập giá. Vậy mà đó là cách thức kiện toàn lề luật triệt để nhất của Ngài; nhờ đó, Ngài đã có thể cứu chuộc những ai sống dưới chế độ lề luật. Nhìn vào thập giá, chúng ta thấy thế nào là luật của con người, đó là luật bóp nghẹt sự sống, luật giết chết. Bằng cái chết của mình, Chúa Giêsu nâng lề luật lên đến tầm mức ân sủng vốn vượt trội; giờ đây, luật trở nên luật của yêu thương, của tha thứ, của đồng cảm, của cứu độ và là luật của lòng xót thương. Hermann Lange đã nên giống Chúa Giêsu, anh đã đạt đến ‘đỉnh cao của sự toàn thiện’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, những ngày Mùa Chay, để có thể hiểu được tầm cao ân sủng của tinh thần mới nơi lề luật, xin cho con biết nhìn lên và chiêm ngắm thập giá Chúa. Từ đó, nhờ việc nên giống Chúa mỗi ngày, con cũng sẽ đạt đến ‘đỉnh cao của sự toàn thiện’, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thầy đến không để bãi bỏ, nhưng để kiện toàn”.
Kính thưa Anh Chị em,
Khuôn vàng thước ngọc, qua Môisen, Thiên Chúa ban cho dân Người, sẽ là chủ đề phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Với Chúa Giêsu, ‘Môisen mới’, khuôn vàng thước ngọc đó được kiện toàn nơi chính con người Ngài; từ đó, Ngài trở nên mẫu mực cho tất cả những ai muốn mặc lấy ‘linh hồn mới’ của lề luật mà Ngài kiện toàn; ai nên giống Ngài, sẽ đạt đến ‘đỉnh cao của sự toàn thiện’.
Sách Đệ Nhị Luật trình bày việc Môisen thừa lệnh Chúa, truyền cho dân các huấn lệnh Người, ai tuân giữ thì “Được sống và được vào chiếm hữu phần đất Chúa hứa”. Sang thời Tân Ước, Chúa Giêsu đến, “Không để huỷ bỏ nhưng để kiện toàn”. Lề luật nay không chỉ được khắc trên bia đá hay da thuộc, nhưng được viết trong tim, chạm trong hồn; được nâng lên một tầm cao mới, được dìm vào ân sủng, từ luân lý cho đến những định hướng phượng thờ. Bấy giờ, còn hơn cả việc chiếm hữu Đất Hứa, lề luật trở nên hồng ân giải thoát con người, giải thoát nó khỏi mọi ràng buộc nhân loại; từ đó, nó có thể hướng tới một tầm cao mà Thiên Chúa hằng chờ mong. Nói cách khác, ai giữ luật theo tinh thần mới của Chúa Giêsu, người ấy trở nên con Thiên Chúa, thực sự giống hình ảnh Người và hoàn toàn sống cho Người. Tắt một lời, ai sống tinh thần mới của luật, người ấy sẽ nên thánh, nên như Chúa Giêsu, và như thế, đạt đến ‘đỉnh cao của sự toàn thiện’.
Với Môisen, luật Cựu Ước, phần lớn phát xuất từ những lý do nhân loại như “Ngươi không được giết người, trộm cắp, tà dâm, nói dối…”. Với Chúa Giêsu, Ngài đưa chúng ta đi xa hơn, cao hơn; xa tận cõi lòng Thiên Chúa, cao tận tầm mức ân sủng. Không chỉ kêu gọi chúng ta tiến sâu hơn trong việc giữ các giới răn, Chúa Giêsu còn hứa ban ân sủng để chúng ta hoàn thành chúng. Từ đó, “Ngươi không được giết người” chìm sâu vào mệnh lệnh tha thứ triệt để và tha thứ hoàn toàn cho kẻ bức hại mình. Thật thú vị khi lưu ý rằng, chiều sâu mới mẻ của lề luật mà Chúa Giêsu đưa ra thực sự vượt quá trí hiểu loài người! “Ngươi không được giết người” vốn khá tiêu cực, nay tiến tới mức “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ mình” vốn tích cực hơn ngàn lần. Để đạt đến tầm vóc cao cả đó, tiến trình này phải là một tiến trình ‘được ân sủng nâng đỡ’; chỉ có lý trí tự nhiên mà không có ân sủng, con người sẽ không thể đạt đến tầm mức đó. Nhận thức này sẽ cực kỳ hữu ích; bởi lẽ, đôi khi chúng ta chỉ dựa vào lý trí nhân loại khi đưa ra các quyết định đạo đức; và mặc dù lý trí con người sẽ luôn hướng chúng ta khỏi sự thất bại luân lý rõ ràng nhất, nhưng chỉ với ngần ấy, sẽ không đủ để hướng chúng ta đến ‘đỉnh cao của sự toàn thiện’. Ân sủng cần thiết, không chỉ để mời gọi, nhưng còn để trợ giúp. Chỉ với ân sủng, chúng ta mới có thể hiểu được và thực hiện được lời kêu gọi vác thập giá của mình hằng ngày và đi theo Chúa Kitô.
Anh Chị em,
Xuống thế làm người, Chúa Giêsu chấp nhận sống dưới chế độ lề luật; Ngài chấp nhận lề luật đến nỗi chết trên thập giá. Vậy mà đó là cách thức kiện toàn lề luật triệt để nhất của Ngài; nhờ đó, Ngài đã có thể cứu chuộc những ai sống dưới chế độ lề luật. Nhìn vào thập giá, chúng ta thấy thế nào là luật của con người, đó là luật bóp nghẹt sự sống, luật giết chết. Bằng cái chết của mình, Chúa Giêsu nâng lề luật lên đến tầm mức ân sủng vốn vượt trội; giờ đây, luật trở nên luật của yêu thương, của tha thứ, của đồng cảm, của cứu độ và là luật của lòng xót thương. Hermann Lange đã nên giống Chúa Giêsu, anh đã đạt đến ‘đỉnh cao của sự toàn thiện’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, những ngày Mùa Chay, để có thể hiểu được tầm cao ân sủng của tinh thần mới nơi lề luật, xin cho con biết nhìn lên và chiêm ngắm thập giá Chúa. Từ đó, nhờ việc nên giống Chúa mỗi ngày, con cũng sẽ đạt đến ‘đỉnh cao của sự toàn thiện’, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:20 10/03/2021
43. Ý nghĩ tự mình phạm tội thì nguy hiểm hơn nhiều so với bất cứ kẻ thù bên ngoài nào.
(Thánh Ambrosius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 10/03/2021
85. NGƯỜI MÙ MẮT TỐT
Có hai người mù cùng đồng hành, nói:
- “Trên đời này chỉ có con mắt của người mù là tốt, người có mắt suốt ngày bận bịu, người làm nông càng khổ, làm gì mà được thanh thản nhàn hạ như chúng ta?”
Có mấy người làm nông nghe được bèn giả làm quan viên nói người mù đi đường mà không tuân theo luật tránh né, bèn dùng cán cuốc đánh cho hai người mù một trận, sau đó nạt nộ người mù mau rời khỏi cho nhanh, hai người mù bò lết, sau đó đứng dậy đi một đoạn đường, một người mù nói:
- “Rốt cuộc người mù vẫn sướng, khổ là mấy người sáng mắt, đã đánh rồi mà còn hỏi tội nữa chứ?”
(Tiếu Tán)
Suy tư 85:
Những người sáng mắt thường thấy thương hại và tội nghiệp cho người bị mù mắt vì họ không thấy gì cả: vũ trụ bao la, chim trời cá biển, truyền hình video.v.v… đúng là tội nghiệp cho họ thật.
Vậy mà có những người mù lại thấy tội nghiệp cho người sáng mắt mới là chuyện lạ đời.
Họ cười người Ki-tô hữu sáng mắt nhưng không thấy được Chúa Giê-su nơi người nghèo khổ; họ cười ông quan ông cán bộ sáng mắt nhưng không nhìn thấy dân chúng nghèo và bị đàn áp bất công; họ cười những người giàu có sáng mắt nhưng không nhìn thấy nỗi khổ cực nhọc nhằn của người giúp việc trong nhà mình; họ cười các bạn thanh niên sáng mắt nhưng không nhìn thấy tương lai của mình để nỗ lực học hành…
Sáng mắt mà cũng như mù không thấy gì cả thì đúng là tội nghiệp hơn những người mù.
Tiếc thay, tiếc thay…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có hai người mù cùng đồng hành, nói:
- “Trên đời này chỉ có con mắt của người mù là tốt, người có mắt suốt ngày bận bịu, người làm nông càng khổ, làm gì mà được thanh thản nhàn hạ như chúng ta?”
Có mấy người làm nông nghe được bèn giả làm quan viên nói người mù đi đường mà không tuân theo luật tránh né, bèn dùng cán cuốc đánh cho hai người mù một trận, sau đó nạt nộ người mù mau rời khỏi cho nhanh, hai người mù bò lết, sau đó đứng dậy đi một đoạn đường, một người mù nói:
- “Rốt cuộc người mù vẫn sướng, khổ là mấy người sáng mắt, đã đánh rồi mà còn hỏi tội nữa chứ?”
(Tiếu Tán)
Suy tư 85:
Những người sáng mắt thường thấy thương hại và tội nghiệp cho người bị mù mắt vì họ không thấy gì cả: vũ trụ bao la, chim trời cá biển, truyền hình video.v.v… đúng là tội nghiệp cho họ thật.
Vậy mà có những người mù lại thấy tội nghiệp cho người sáng mắt mới là chuyện lạ đời.
Họ cười người Ki-tô hữu sáng mắt nhưng không thấy được Chúa Giê-su nơi người nghèo khổ; họ cười ông quan ông cán bộ sáng mắt nhưng không nhìn thấy dân chúng nghèo và bị đàn áp bất công; họ cười những người giàu có sáng mắt nhưng không nhìn thấy nỗi khổ cực nhọc nhằn của người giúp việc trong nhà mình; họ cười các bạn thanh niên sáng mắt nhưng không nhìn thấy tương lai của mình để nỗ lực học hành…
Sáng mắt mà cũng như mù không thấy gì cả thì đúng là tội nghiệp hơn những người mù.
Tiếc thay, tiếc thay…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ánh Sáng, Bóng Tối
Lm Vũđình Tường
23:44 10/03/2021
Sáng và tối là hai thực thể trái nghịch nhau. Nơi đâu có ánh sáng, nơi đó vắng bóng tối bởi ánh sáng xoá tan bóng tối. Nơi đâu có bóng tối, nơi đó thiếu ánh sáng. Bóng tối đi chung với hành động tối tăm, u ám, mù mờ. Ánh sáng cổ võ cho việc làm trong sáng, minh bạch. Nhân loại biết hành động minh bạch tốt lành, nhưng nhân loại thường chọn hành động thoả mãn dục vọng, hành động cách mờ ám. Nhược điểm chung của nhân loại là chiều theo đam mê xác thịt.
Câu chuyện con rắn đồng treo trên cây trong Cựu Ước là một thí dụ điển hình. Sách Dân Số 21:4-9 thuật lại chuyện dân Chúa chọn, Israel, cả một dân tộc ưa thích bóng tối trong hành trình đi về Đất Hứa. Người ta càm ràm thời gian hành trình trong hoang địa khổ sở hơn cả thời gian sống lưu đầy bên Ai Cập. Có người mạnh bạo so sánh cho là chẳng thà sống lưu đầy còn sung sướng hơn. Người ta không nhận biết thời gian hành trình trong hoang địa không phải là thời gian thử thách, mà chính là thời gian tẩy xoá, làm trong sáng cuộc sống, xứng đáng sống nơi vùng Đất Hứa. Đây là thời gian giúp con người nhận ra lòng nhân từ của Chúa, nhận ra tình yêu Chúa dành cho dân Chúa chọn, thời gian phản tỉnh, nhận ra sai lầm tội lỗi xưa để hoán cải, trở về cùng Thiên Chúa yêu thương, tha thứ. Phản tỉnh là hành trình cần thời gian tỉnh ngộ, không phải một chốc lát mà là một con đường. Con người cần cố gắng, phấn đấu để vượt qua con đường phản tỉnh. Càm ràm xảy ra bởi thiếu kiên nhẫn, sợ khó. Dưới sự lãnh đạo của Môisen, trên đường về Đất Hứa, người ta than van, trách móc, và Thiên Chúa làm ngơ để cho rắn độc hoành hành dân chúng. Người ta kêu ca, than vãn và Môisen đại diện dân chúng, cầu xin cùng Đức Chúa. Ngài phán bảo dựng một cột cây cao, treo con rắn bằng đồng trên đó, khi rắn cắn nhìn con rắn đồng sẽ thoát chết. Con rắng đồng không có khả năng cứu sống người. Thiên Chúa dậy nhìn con rắn đồng nhắc nhớ Thiên Chúa là Đấng hằng sống. Ngoài Ngài ra không ai có thể ban sự sống. Hình ảnh con rắn đồng là hình ảnh sự ác, sự chết, sự tội, dối trá, ma lanh. Rắn tượng trưng cho hình ảnh ma quỉ phủ dụ con người phạm tội. Nhìn rắn đồng nhắc nhớ mình sa ngã, phạm tội, làm mất lòng Chúa. Hãy mau quay về, thống hối, ăn năn để nhận sự sống. Nhìn con rắn đồng để nhận biết tình yêu Chúa cao hơn tội ta phạm. Lòng Chúa xót thương vượt trên mọi sự tội, cao hơn thất trung, thất tín, tôn thờ ma quỉ.
Ngày nay chúng ta nhìn hình tượng Chúa nát tan trên thập tự để nhận biết tình Chúa cao vời. Vượt lên trên mọi tội lỗi con người xúc phạm nơi trần gian. Tình yêu Chúa sáng chói đánh tan mọi bóng đen tội lỗi. Chúa trên thập tự kiên nhẫn chờ đợi con cái Chúa hồi tâm, quay về, đón nhận ơn tha thứ. Tình yêu không điều kiện này vượt khỏi trí tưởng con người. Cách thức Chúa tự nguyện chọn để ban ơn cứu độ nhân loại khó hiểu không kém. Chúa có toàn quyền chọn cách nhẹ nhàng hơn, bớt đau khổ hơn, nhưng Chúa chọn cách đau khổ cùng cực nhất, tàn ác nhất con người có thể nghĩ ra để hành hạ nhau. Chúa chọn cách nhân loại hành hạ tội phạm để nói cho con người biết Chúa tự nhận tội nhân loại, biến tội chung toàn thể nhân loại thành tội riêng để nhận lấy hình phạt tàn ác. Qua đó Đức Chúa ban ơn tha thứ, ơn hoà giải, ơn cứu độ cho nhân loại. Ngài vô tội, không phải là tội phạm nhưng tự nguyện đón nhận hình phạt dành cho tội nhân để nói lên tình thương Chúa dành tặng nhân loại. Chọn xuống thế làm người là chọn chấp nhận đau khổ, lo lắng, mệt mỏi giống hệt như mọi người.
Chúa là ánh sáng thực. Mọi hành động tối tăm, gian trá đều là kết quả con người cộng tác với ma quỉ gieo đau thương, sầu khổ cho con người. Như thế tối tăm trần gian chính là tối tăm trong tâm hồn, trong tim óc con người, từ đó sinh ra hành động tối tăm, mờ ám. Ánh sáng Chúa soi sáng con tim dẫn đến ơn cứu độ, ưa thích sự sáng, tin tưởng, phó thác và chọn làm điều trong sáng dẫn đến sự sống trường sinh. Bóng tối ma quỉ đại diện cho chỉ trích, phê bình, lên án, thích điều mờ ám, thiếu tin tưởng, thích ngờ vực, từ đó dẫn đến diệt vong.
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và Ngài không để mặc cho ma quỉ hoành hành, làm hại đến điều Chúa tạo dựng. Con người nghe ma quỉ phủ dụ, ưa ngọt, ưa nịnh nên bị chúng cám dỗ phạm tội. Thiên Chúa không để mặc sự chết thống trị thế gian. Thiên Chúa ban cho nhân loại Con Chúa xuống trần cứu độ con người, giải thoát con người khỏi bóng tối tử thần. Những ai đón nhận Con Chúa đều nhận được sự sống trường sinh do Máu Thánh Con Thiên Chúa ban tặng. hãy chung lời cảm tạ tình Chúa cao vời.
TiengChuong.org
Light And Darkness
Light and darkness are two separate opposing entities. Where there is light, there is no darkness, because light dispels darkness. Where there is darkness there is absence of light. Darkness is associated with dark actions, while light promotes a right course of action. Human beings know, light is good, but choose to satisfy the desire of the flesh, and that is the common weakness of us. The account of a serpent on the pole was an example (Numbers 21:4-9). Israel, as a nation, loved the light, but on their journey to the Promised Land, sometimes they longed to remain in the dark of the past. Wilderness is another hostile symbol to life. Wilderness experience was not a testing time for God's people, but rather it was a time for renewal and trusting in God's mercy. It was a time of letting go of everything, of freeing themselves from the yoke of slavery in Egypt, to embrace a new life, and freedom, after they entered the Promised Land. The process of discarding the old way, and embracing the new way of life, was a struggle. Under Moses' leadership, God liberated His people out of Egypt, and led them to enter the Promised Land. On the way, the people rebelled against Moses, grumbling about their discomfort on the journey. Because of their longing for the past, God allowed serpents to bite the people, and some were killed. God didn't punish the people for their grumbling, but rather reminded them, that the old way led to destruction and death. Moses appealed to God. A bronze serpent was hung on a pole. Anyone who was bitten by a snake looked at the bronze serpent to repent and live. Gazing at the bronze serpent, the symbol of deceit and lies, would remind the people to recall God's goodness and mercy, and that led to repentance, and so they received forgiveness and life. Gazing at the bronze serpent reminded the people, that God's love was stronger than their sin, and God's mercy was more powerful than their infidelity.
Today we look at Jesus' broken body on the cross. It reminds us that God's love is much more powerful than human brutality. God loves us even when we choose to live in darkness, and patiently God waits for us to repent, to return. This, God's unconditional love for us, is beyond reasoning. It is hard to comprehend God's love for us. It is even harder to understand the way in which God chose to reveal God's love. All options were on the table, and yet God chose the hardest one, the most shameful, humiliating way to show God's love. Jesus chose to come into the world to be one of us. Living in the world, Jesus was subjected to the power of darkness. He was rejected, betrayed, arrested, condemned, and hung on the cross, receiving a death punishment reserved only for criminals. God is the true Light, and darkness is the work of devil. Darkness of the world exposes what is dark in us, the darkness of our heart. The true Light stands for: saving, coming to the light, believing, doing what is right, and everlasting life. In contrast, the works of the devil are: condemnation, remaining the in the dark, unbelieving, doing what is evil, and eternal death.
God had created a beautiful world for us to enjoy. Infidelity and idolatry brought darkness into the world. It was the work of the devil. The people sinned. And the sting of sin is death. God would not let death dominate what God had created, but saved it by the life and blood of God's only Son. Crucifixion, resurrection and ascension is God's way to express God's love and mercy. Without Jesus' help, we can't come to the light; with Jesus everything is possible.
Câu chuyện con rắn đồng treo trên cây trong Cựu Ước là một thí dụ điển hình. Sách Dân Số 21:4-9 thuật lại chuyện dân Chúa chọn, Israel, cả một dân tộc ưa thích bóng tối trong hành trình đi về Đất Hứa. Người ta càm ràm thời gian hành trình trong hoang địa khổ sở hơn cả thời gian sống lưu đầy bên Ai Cập. Có người mạnh bạo so sánh cho là chẳng thà sống lưu đầy còn sung sướng hơn. Người ta không nhận biết thời gian hành trình trong hoang địa không phải là thời gian thử thách, mà chính là thời gian tẩy xoá, làm trong sáng cuộc sống, xứng đáng sống nơi vùng Đất Hứa. Đây là thời gian giúp con người nhận ra lòng nhân từ của Chúa, nhận ra tình yêu Chúa dành cho dân Chúa chọn, thời gian phản tỉnh, nhận ra sai lầm tội lỗi xưa để hoán cải, trở về cùng Thiên Chúa yêu thương, tha thứ. Phản tỉnh là hành trình cần thời gian tỉnh ngộ, không phải một chốc lát mà là một con đường. Con người cần cố gắng, phấn đấu để vượt qua con đường phản tỉnh. Càm ràm xảy ra bởi thiếu kiên nhẫn, sợ khó. Dưới sự lãnh đạo của Môisen, trên đường về Đất Hứa, người ta than van, trách móc, và Thiên Chúa làm ngơ để cho rắn độc hoành hành dân chúng. Người ta kêu ca, than vãn và Môisen đại diện dân chúng, cầu xin cùng Đức Chúa. Ngài phán bảo dựng một cột cây cao, treo con rắn bằng đồng trên đó, khi rắn cắn nhìn con rắn đồng sẽ thoát chết. Con rắng đồng không có khả năng cứu sống người. Thiên Chúa dậy nhìn con rắn đồng nhắc nhớ Thiên Chúa là Đấng hằng sống. Ngoài Ngài ra không ai có thể ban sự sống. Hình ảnh con rắn đồng là hình ảnh sự ác, sự chết, sự tội, dối trá, ma lanh. Rắn tượng trưng cho hình ảnh ma quỉ phủ dụ con người phạm tội. Nhìn rắn đồng nhắc nhớ mình sa ngã, phạm tội, làm mất lòng Chúa. Hãy mau quay về, thống hối, ăn năn để nhận sự sống. Nhìn con rắn đồng để nhận biết tình yêu Chúa cao hơn tội ta phạm. Lòng Chúa xót thương vượt trên mọi sự tội, cao hơn thất trung, thất tín, tôn thờ ma quỉ.
Ngày nay chúng ta nhìn hình tượng Chúa nát tan trên thập tự để nhận biết tình Chúa cao vời. Vượt lên trên mọi tội lỗi con người xúc phạm nơi trần gian. Tình yêu Chúa sáng chói đánh tan mọi bóng đen tội lỗi. Chúa trên thập tự kiên nhẫn chờ đợi con cái Chúa hồi tâm, quay về, đón nhận ơn tha thứ. Tình yêu không điều kiện này vượt khỏi trí tưởng con người. Cách thức Chúa tự nguyện chọn để ban ơn cứu độ nhân loại khó hiểu không kém. Chúa có toàn quyền chọn cách nhẹ nhàng hơn, bớt đau khổ hơn, nhưng Chúa chọn cách đau khổ cùng cực nhất, tàn ác nhất con người có thể nghĩ ra để hành hạ nhau. Chúa chọn cách nhân loại hành hạ tội phạm để nói cho con người biết Chúa tự nhận tội nhân loại, biến tội chung toàn thể nhân loại thành tội riêng để nhận lấy hình phạt tàn ác. Qua đó Đức Chúa ban ơn tha thứ, ơn hoà giải, ơn cứu độ cho nhân loại. Ngài vô tội, không phải là tội phạm nhưng tự nguyện đón nhận hình phạt dành cho tội nhân để nói lên tình thương Chúa dành tặng nhân loại. Chọn xuống thế làm người là chọn chấp nhận đau khổ, lo lắng, mệt mỏi giống hệt như mọi người.
Chúa là ánh sáng thực. Mọi hành động tối tăm, gian trá đều là kết quả con người cộng tác với ma quỉ gieo đau thương, sầu khổ cho con người. Như thế tối tăm trần gian chính là tối tăm trong tâm hồn, trong tim óc con người, từ đó sinh ra hành động tối tăm, mờ ám. Ánh sáng Chúa soi sáng con tim dẫn đến ơn cứu độ, ưa thích sự sáng, tin tưởng, phó thác và chọn làm điều trong sáng dẫn đến sự sống trường sinh. Bóng tối ma quỉ đại diện cho chỉ trích, phê bình, lên án, thích điều mờ ám, thiếu tin tưởng, thích ngờ vực, từ đó dẫn đến diệt vong.
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và Ngài không để mặc cho ma quỉ hoành hành, làm hại đến điều Chúa tạo dựng. Con người nghe ma quỉ phủ dụ, ưa ngọt, ưa nịnh nên bị chúng cám dỗ phạm tội. Thiên Chúa không để mặc sự chết thống trị thế gian. Thiên Chúa ban cho nhân loại Con Chúa xuống trần cứu độ con người, giải thoát con người khỏi bóng tối tử thần. Những ai đón nhận Con Chúa đều nhận được sự sống trường sinh do Máu Thánh Con Thiên Chúa ban tặng. hãy chung lời cảm tạ tình Chúa cao vời.
TiengChuong.org
Light And Darkness
Light and darkness are two separate opposing entities. Where there is light, there is no darkness, because light dispels darkness. Where there is darkness there is absence of light. Darkness is associated with dark actions, while light promotes a right course of action. Human beings know, light is good, but choose to satisfy the desire of the flesh, and that is the common weakness of us. The account of a serpent on the pole was an example (Numbers 21:4-9). Israel, as a nation, loved the light, but on their journey to the Promised Land, sometimes they longed to remain in the dark of the past. Wilderness is another hostile symbol to life. Wilderness experience was not a testing time for God's people, but rather it was a time for renewal and trusting in God's mercy. It was a time of letting go of everything, of freeing themselves from the yoke of slavery in Egypt, to embrace a new life, and freedom, after they entered the Promised Land. The process of discarding the old way, and embracing the new way of life, was a struggle. Under Moses' leadership, God liberated His people out of Egypt, and led them to enter the Promised Land. On the way, the people rebelled against Moses, grumbling about their discomfort on the journey. Because of their longing for the past, God allowed serpents to bite the people, and some were killed. God didn't punish the people for their grumbling, but rather reminded them, that the old way led to destruction and death. Moses appealed to God. A bronze serpent was hung on a pole. Anyone who was bitten by a snake looked at the bronze serpent to repent and live. Gazing at the bronze serpent, the symbol of deceit and lies, would remind the people to recall God's goodness and mercy, and that led to repentance, and so they received forgiveness and life. Gazing at the bronze serpent reminded the people, that God's love was stronger than their sin, and God's mercy was more powerful than their infidelity.
Today we look at Jesus' broken body on the cross. It reminds us that God's love is much more powerful than human brutality. God loves us even when we choose to live in darkness, and patiently God waits for us to repent, to return. This, God's unconditional love for us, is beyond reasoning. It is hard to comprehend God's love for us. It is even harder to understand the way in which God chose to reveal God's love. All options were on the table, and yet God chose the hardest one, the most shameful, humiliating way to show God's love. Jesus chose to come into the world to be one of us. Living in the world, Jesus was subjected to the power of darkness. He was rejected, betrayed, arrested, condemned, and hung on the cross, receiving a death punishment reserved only for criminals. God is the true Light, and darkness is the work of devil. Darkness of the world exposes what is dark in us, the darkness of our heart. The true Light stands for: saving, coming to the light, believing, doing what is right, and everlasting life. In contrast, the works of the devil are: condemnation, remaining the in the dark, unbelieving, doing what is evil, and eternal death.
God had created a beautiful world for us to enjoy. Infidelity and idolatry brought darkness into the world. It was the work of the devil. The people sinned. And the sting of sin is death. God would not let death dominate what God had created, but saved it by the life and blood of God's only Son. Crucifixion, resurrection and ascension is God's way to express God's love and mercy. Without Jesus' help, we can't come to the light; with Jesus everything is possible.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bé gái Teresita Castillo de Diego, nhà truyền giáo Tây Ban Nha 10 tuổi, đã qua đời
Đặng Tự Do
03:33 10/03/2021
Một bé gái 10 tuổi ở Tây Ban Nha đã hoàn thành ước mơ thời thơ ấu của mình là trở thành một nhà truyền giáo Công Giáo từ giường bệnh của em ngay trước khi chết vì khối u não vào tuần này.
Teresita Castillo de Diego qua đời ngày 7/3 tại Madrid sau 3 năm chống chọi với khối u ở não.
Cha Ángel Camino Lamela, một vị đại diện cho Đức Hồng Y Carlos Osoro Sierra, là Tổng Giám Mục Madrid tại Bệnh viện La Paz và giáo hạt thứ tám của Madrid, đã kể lại câu chuyện của nhà truyền giáo trẻ tuổi trong một video và một bức thư mà ngài gửi cho tất cả các tín hữu trong giáo hạt của ngài.
Vào ngày 11 tháng 2 vừa qua, khi Cha Camino dâng thánh lễ tại Bệnh viện La Paz, linh mục tuyên úy ở đó, cùng các bác sĩ và y tá, đã đề nghị ngài đến thăm một cô gái trẻ bị bệnh nặng, đã được lên lịch phẫu thuật vào ngày hôm sau để loại bỏ khối u não.
“Chúng tôi đến Khoa Chăm Sóc đặc biệt với trang bị đầy đủ, tôi chào các bác sĩ và y tá, sau đó họ đưa tôi đến Teresita, mẹ em là Teresa đang ở bên giường bệnh của em. Một dải băng trắng quấn quanh đầu cháu bé, nhưng khuôn mặt của cháu lộ ra ngoài đủ để nhận ra một khuôn mặt thực sự rực rỡ và đặc biệt”.
Cô gái trẻ nói với vị linh mục rằng cô rất yêu mến Chúa Giêsu và muốn trở thành một nhà truyền giáo.
Cảm động sâu sắc trước lời nói của cô, Cha Camino trả lời: “Teresita, cha nhận con vào hàng ngũ các nhà truyền giáo của Giáo hội ngay bây giờ, và chiều nay cha sẽ mang đến cho con giấy chứng nhận điều đó và cây thánh giá của nhà truyền giáo”.
Sau đó, vị linh mục đã ban Thánh Thể cho cô gái trẻ và ban bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.
“Đó là một khoảnh khắc cầu nguyện, vô cùng đơn giản, nhưng có ý nghĩa siêu nhiên sâu sắc. Một số y tá đã tham gia cùng chúng tôi và tự động chụp một số bức ảnh về chúng tôi. Những bức ảnh này sẽ mãi là kỷ niệm không thể xóa nhòa. Chúng tôi chào tạm biệt trong khi cô bé và mẹ cô cầu nguyện và tạ ơn”.
Cuối buổi sáng hôm đó tại Tòa Giám Mục, Cha Camino soạn thảo các tài liệu chính thức về việc chứng nhận Teresita là một nhà truyền giáo. Sau đó ngài cầm cây thánh giá truyền giáo và trở lại bệnh viện vào buổi tối.
Teresita yêu cầu mẹ cô treo cây thánh giá bên giường bệnh, nơi cô có thể dễ dàng nhìn thấy nó, nói: “Ngày mai con sẽ đưa cây thánh giá này vào phòng phẫu thuật. Bây giờ con là một nhà truyền giáo”.
Mẹ cô giải thích với đài truyền hình Infomadrid rằng Teresita không phải là con ruột của bà. Bà đã nhận nuôi cháu từ Siberia và đưa đến Tây Ban Nha khi cháu mới ba tuổi. Ngay từ khi còn nhỏ, cháu bé đã bộc lộ một đời sống tinh thần mạnh mẽ. Cháu đã từng tham dự Thánh lễ hàng ngày tại trường học của cháu ở Madrid do các nữ tu dòng Nữ Tử của Trái Tim Chúa Giêsu điều hành.
Khối u trong não của Teresita lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2015. Quá trình điều trị ban đầu bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u và hóa trị đã thành công. Tuy nhiên, vào năm 2018, khối u bắt đầu phát triển trở lại và cô gái trẻ phải trải qua một cuộc phẫu thuật mới và điều trị mới ở Thụy Sĩ.
Vào tháng Giêng năm nay, cô trở lại bệnh viện với những cơn đau đầu dữ dội. Cô đã giao phó mình cho Chân phước Carlo Acutis và Bậc Đáng Kính Montse Grases.
Một ca phẫu thuật ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 11 tháng Giêng. Tuy nhiên, nó không thể được thực hiện do các biến chứng, bao gồm chứng hydrocephalus nghĩa là tích tụ chất lỏng trong não. Sau đó Teresita và mẹ của cô đều có kết quả dương tính với coronavirus nên họ phải được đưa vào phòng cách ly.
Ống dẫn lưu được đặt trong đầu của Teresita để loại bỏ chất lỏng dư thừa bị tắc và bắt đầu hỏng nhiều lần, khiến cô đau đớn dữ dội. Trong khi đó, khối u vẫn tiếp tục phát triển mà không có khả năng phẫu thuật.
Mẹ cô cho biết niềm tin của cô gái trẻ đã giúp cô vượt qua hoàn cảnh. “Khi bé dâng lên Chúa những đau khổ của mình, tôi nảy ra ý nghĩ rằng Chúa Giêsu đang tận dụng những đau khổ này để cứu ngày càng nhiều linh hồn hơn”, mẹ cô nói, khi nhớ lại những lời của cô gái trẻ: “Con đang dâng những đau khổ này cho người dân; những người bị bệnh, và các linh mục”.
Trong những tuần cuối cùng của cuộc đời, Teresita đã nhắc nhở mẹ mình về Chúa Kitô trên thập tự giá, đặc biệt là khi bé không thể uống nước được nữa, và các y tá phải đặt gạc tẩm nước vào miệng cháu.
9 giờ sáng ngày 7 tháng 3, Teresita qua đời. Cô được chôn cất vào ngày hôm sau. Đức Hồng Y Carlos Osoro, tổng giám mục Madrid, đã đến tận nơi để hỗ trợ gia đình cô với sự hiện diện của ngài và đưa ra “một số lời đầy hy vọng có thể an ủi cha mẹ, họ hàng và những người bạn trẻ của cô gái Teresita”.
Cha Camino kết thúc thông điệp của ngài bằng cách yêu cầu mọi người “cầu nguyện cho Teresita và trên hết, hãy giao phó bản thân cho cô ấy bởi vì tôi tin rằng cô ấy sẽ bảo vệ một cách đặc biệt toàn bộ giáo hạt của chúng ta, nơi cô ấy được giao trách nhiệm là một nhà truyền giáo”.
Source:Catholic News Agency
Thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, một năm từ khi đại dịch bùng phát
J.B. Đặng Minh An dịch
05:47 10/03/2021
Ban Thường vụ của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, hôm 9 tháng Ba đã đưa ra thông điệp sau về đại dịch COVID-19 toàn cầu. Ban Thường vụ của USCCB do chủ tịch Hội Đồng Giám Mục lãnh đạo, bao gồm tất cả các chủ tịch các ủy ban của USCCB và một đại diện từ mỗi giáo tỉnh của Hoa Kỳ và hoạt động với tư cách là ban điều hành.
Toàn văn như sau:
“Tháng này chúng ta đánh dấu một năm kể từ khi đại dịch thay đổi đáng kể cuộc sống ở đất nước chúng ta, mở ra những đau khổ vô biên. Nhiều người đã phải chịu đựng những khó khăn kinh hoàng: ốm đau, chết chóc, tang tóc, thiếu ăn, nhà ở không ổn định, mất việc làm và thu nhập, giáo dục dở dang, chia ly, ngược đãi, cô lập, trầm cảm và lo lắng. Chúng ta đã chứng kiến những bất công về chủng tộc, giảm thiểu dần phúc lợi của người nghèo và người già, và những chia rẽ đau đớn trong đời sống chính trị của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta biết, như Thánh Vịnh nhắc nhở chúng ta, rằng chúng ta tìm thấy niềm an ủi trong lời hứa của Thiên Chúa, là Đấng ban sự sống cho chúng ta (Tv 119: 50).
Chúng ta cũng chứng kiến vô số hành động hy sinh của các nhân viên y tế, những người phản ứng đầu tiên, các tuyên úy, những người làm việc trong các bếp ăn xã hội và nơi tạm trú của người vô gia cư, những người vận chuyển thư, công nhân các cửa hàng nông sản và tạp hóa, bạn bè và thậm chí cả những người lạ. Vô số hành động tử tế đã được thực hiện bởi rất nhiều người, điều này giúp nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều cùng chung một con thuyền. Trước tất cả những hành động hy sinh này, chúng ta rất biết ơn. Chúng ta cũng rất biết ơn các linh mục, phó tế, tu sĩ, giáo chức, giáo lý viên và các thừa tác viên giáo hội đã phục vụ dân Chúa trong những thời kỳ khó khăn này.
Trong đại dịch, Thiên Chúa đã một lần nữa mặc khải chúng ta về chính mình. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta tại quảng trường Thánh Phêrô vào năm ngoái, chúng ta không có quyền lực hay quyền kiểm soát như chúng ta nghĩ. [1] Thay vì xấu hổ về sự bất lực này, hoặc bị đè bẹp bởi nỗi sợ hãi về những gì chúng ta không thể kiểm soát, tính liên kết và sự phụ thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa đã được làm rõ. Là Kitô hữu, đây là một bài học rất quen thuộc: Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy mang gánh nặng cho nhau, và như vậy anh em sẽ chu toàn luật Chúa Kitô (Gl 6: 2). Và luật đó là luật yêu thương.
Đại dịch cũng đã làm sống lại ý thức của chúng ta rằng chúng ta là một cộng đồng toàn cầu, và mỗi chúng ta thực sự là người bảo vệ của nhau. Mặc dù sự sẵn có ngày càng tăng của vắc-xin là một dấu chỉ rõ ràng của hy vọng rằng đại dịch này cũng sẽ qua đi, nhưng hy vọng đó phải được trao cho mọi người trên hành tinh bằng cách cung cấp vắc-xin trên toàn cầu. Các quốc gia giàu có hơn và các công ty dược phẩm phải hợp tác với nhau để bảo đảm rằng không có quốc gia nào, không có người nào bị bỏ lại phía sau.
Có rất nhiều điều để học hỏi từ sự đau khổ toàn cầu này. Chúng ta phải xây dựng lòng tốt và sự cởi mở mà chúng ta đã chứng kiến ở cấp địa phương bằng cách tạo ra nhiều cấu trúc xã hội hơn, không chỉ hàn gắn những rạn nứt và sự cô lập mà rất nhiều người cảm thấy trong đại dịch này mà còn ngăn chặn sự chia rẽ như vậy xảy ra lần nữa. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu khẩn, “Chúng ta hãy mơ ước như một gia đình nhân loại duy nhất”, [ 2] vươn đến một chân trời nơi chúng ta quan tâm đến nhau nhiều hơn. Chúng ta hãy giữ cho ý thức này tồn tại và tiếp tục công việc thúc đẩy công ích.
Được canh tân bởi Mùa Chay này, chúng tôi, những thành viên của Ban Thường vụ, đặt niềm tin tưởng vào Chúa, Đấng chịu đau khổ, bị đóng đinh và phục sinh. Chúng tôi cùng với các giám mục anh em của chúng tôi kêu gọi mọi người tiếp tục giữ cho tình yêu của Thiên Chúa luôn sống động trong trái tim và trong gia đình và cộng đồng của mình. Và chúng tôi mong muốn được chào đón các tín hữu Công Giáo trở lại các thánh đường khi tất cả chúng ta có thể an toàn tham gia vào việc cử hành Thánh Thể và quy tụ một lần nữa trong các giáo xứ của chúng ta”.
[1] x, Đức Thánh Cha Phanxicô, “Phút cầu nguyện ngoại thường” (27 tháng Ba 2020). http://www.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2020/documents/papa-francesco_20200327_omelia-epidemia.html
[2] Fratelli tutti, số. 8.
Source:USCCBU.S. Conference of Catholic Bishops’ Administrative Committee Releases a Pastoral Message on the COVID-19 Global Pandemic
Toàn văn như sau:
“Tháng này chúng ta đánh dấu một năm kể từ khi đại dịch thay đổi đáng kể cuộc sống ở đất nước chúng ta, mở ra những đau khổ vô biên. Nhiều người đã phải chịu đựng những khó khăn kinh hoàng: ốm đau, chết chóc, tang tóc, thiếu ăn, nhà ở không ổn định, mất việc làm và thu nhập, giáo dục dở dang, chia ly, ngược đãi, cô lập, trầm cảm và lo lắng. Chúng ta đã chứng kiến những bất công về chủng tộc, giảm thiểu dần phúc lợi của người nghèo và người già, và những chia rẽ đau đớn trong đời sống chính trị của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta biết, như Thánh Vịnh nhắc nhở chúng ta, rằng chúng ta tìm thấy niềm an ủi trong lời hứa của Thiên Chúa, là Đấng ban sự sống cho chúng ta (Tv 119: 50).
Chúng ta cũng chứng kiến vô số hành động hy sinh của các nhân viên y tế, những người phản ứng đầu tiên, các tuyên úy, những người làm việc trong các bếp ăn xã hội và nơi tạm trú của người vô gia cư, những người vận chuyển thư, công nhân các cửa hàng nông sản và tạp hóa, bạn bè và thậm chí cả những người lạ. Vô số hành động tử tế đã được thực hiện bởi rất nhiều người, điều này giúp nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều cùng chung một con thuyền. Trước tất cả những hành động hy sinh này, chúng ta rất biết ơn. Chúng ta cũng rất biết ơn các linh mục, phó tế, tu sĩ, giáo chức, giáo lý viên và các thừa tác viên giáo hội đã phục vụ dân Chúa trong những thời kỳ khó khăn này.
Trong đại dịch, Thiên Chúa đã một lần nữa mặc khải chúng ta về chính mình. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta tại quảng trường Thánh Phêrô vào năm ngoái, chúng ta không có quyền lực hay quyền kiểm soát như chúng ta nghĩ. [1] Thay vì xấu hổ về sự bất lực này, hoặc bị đè bẹp bởi nỗi sợ hãi về những gì chúng ta không thể kiểm soát, tính liên kết và sự phụ thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa đã được làm rõ. Là Kitô hữu, đây là một bài học rất quen thuộc: Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy mang gánh nặng cho nhau, và như vậy anh em sẽ chu toàn luật Chúa Kitô (Gl 6: 2). Và luật đó là luật yêu thương.
Đại dịch cũng đã làm sống lại ý thức của chúng ta rằng chúng ta là một cộng đồng toàn cầu, và mỗi chúng ta thực sự là người bảo vệ của nhau. Mặc dù sự sẵn có ngày càng tăng của vắc-xin là một dấu chỉ rõ ràng của hy vọng rằng đại dịch này cũng sẽ qua đi, nhưng hy vọng đó phải được trao cho mọi người trên hành tinh bằng cách cung cấp vắc-xin trên toàn cầu. Các quốc gia giàu có hơn và các công ty dược phẩm phải hợp tác với nhau để bảo đảm rằng không có quốc gia nào, không có người nào bị bỏ lại phía sau.
Có rất nhiều điều để học hỏi từ sự đau khổ toàn cầu này. Chúng ta phải xây dựng lòng tốt và sự cởi mở mà chúng ta đã chứng kiến ở cấp địa phương bằng cách tạo ra nhiều cấu trúc xã hội hơn, không chỉ hàn gắn những rạn nứt và sự cô lập mà rất nhiều người cảm thấy trong đại dịch này mà còn ngăn chặn sự chia rẽ như vậy xảy ra lần nữa. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu khẩn, “Chúng ta hãy mơ ước như một gia đình nhân loại duy nhất”, [ 2] vươn đến một chân trời nơi chúng ta quan tâm đến nhau nhiều hơn. Chúng ta hãy giữ cho ý thức này tồn tại và tiếp tục công việc thúc đẩy công ích.
Được canh tân bởi Mùa Chay này, chúng tôi, những thành viên của Ban Thường vụ, đặt niềm tin tưởng vào Chúa, Đấng chịu đau khổ, bị đóng đinh và phục sinh. Chúng tôi cùng với các giám mục anh em của chúng tôi kêu gọi mọi người tiếp tục giữ cho tình yêu của Thiên Chúa luôn sống động trong trái tim và trong gia đình và cộng đồng của mình. Và chúng tôi mong muốn được chào đón các tín hữu Công Giáo trở lại các thánh đường khi tất cả chúng ta có thể an toàn tham gia vào việc cử hành Thánh Thể và quy tụ một lần nữa trong các giáo xứ của chúng ta”.
[1] x, Đức Thánh Cha Phanxicô, “Phút cầu nguyện ngoại thường” (27 tháng Ba 2020). http://www.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2020/documents/papa-francesco_20200327_omelia-epidemia.html
[2] Fratelli tutti, số. 8.
Source:USCCB
Bom nổ rung chuyển Toà Giám Mục Bata ở Guinea Xích đạo
Đặng Tự Do
16:30 10/03/2021
Trong một tuyên bố ngày 9 tháng Ba, Đức Cha Juan Matogo Oyana, Giám Mục giáo phận Bata ở Guinea Xích đạo bày tỏ nỗi buồn của ngài về các vụ nổ kinh hoàng tại thủ phủ Bata. Các vụ nổ liên tiếp đã làm rung chuyển Tòa Giám Mục và gây ra một số thiệt hại vật chất nặng nề.
Cho đến nay, số người chết tăng vọt lên 98 người. Bộ Y tế cho biết số người chết do một loạt vụ nổ trong một doanh trại quân đội ở Guinea Xích đạo sẽ còn tiếp tục gia tăng trong khi các tình nguyện viên đang tìm kiếm các thi thể trong đống đổ nát.
Ít nhất 615 người bị thương trong các vụ nổ hôm Chúa Nhật 7 tháng Ba, bắt đầu từ vụ hỏa hoạn tại Căn cứ Quân sự Nkoantoma ở thành phố ven biển Bata.
Phó tổng thống Teodoro Nguema Obiang Mangue cho biết con số thiệt mạng 98 người hiện nay là cao hơn gấp ba lần so với ước tính trước đó là 31 người thiệt mạng.
Trong số những người bị thương, 299 người vẫn đang phải chống chọi với tử thần trong bệnh viện.
Tổng thống Teodoro Obiang Nguema, cha của phó tổng thống, cho rằng vụ tai nạn là do sơ suất liên quan đến việc tàng trữ chất nổ và cho biết các vụ nổ đã làm hư hại hầu hết các ngôi nhà và tòa nhà ở Bata, thành phố chỉ có hơn 250,000 dân.
Bộ y tế của Equatorial Guinea đã đăng trên Twitter rằng họ đã chuẩn bị một phái đoàn sức khỏe tâm thần bao gồm các bác sĩ tâm thần, các nhà tâm lý học và y tá để hỗ trợ các nạn nhân của vụ nổ.
Bộ cho biết: “Những thiệt hại không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần”.
Các hình ảnh được truyền thông địa phương đăng tải cho thấy các thi thể được quấn trong tấm vải và xếp thành hàng bên lề đường, và trẻ em được kéo ra từ dưới đống bê tông vỡ và các thanh kim loại xoắn lại.
Đài truyền hình TVGE chiếu cảnh phó tổng thống đến thăm một bệnh viện nơi các nạn nhân đang được điều trị vào thứ Hai.
Vụ nổ xảy ra khi Guinea Xích đạo, một nước sản xuất dầu, đang phải chịu cú sốc kinh tế kép do đại dịch coronavirus và giá dầu thô giảm. Dầu thô cung cấp khoảng 3/4 doanh thu quốc gia.
Guinea Xích đạo là thuộc địa cũ của Tây Ban Nha được cai trị bởi Obiang, vị tổng thống này cai trị lâu nhất ở Phi Châu, kể từ năm 1979 đến nay.
Phần lớn dân số 1.4 triệu người sống trong cảnh nghèo đói.
Guinea Xích đạo có 4 giáo phận và một tổng giáo phận. Trong tổng số 857,000 dân, 87% dân số là người Công Giáo.
Source:Reuters
Hài cốt của một vị trong tiến trình tuyên thánh được tìm thấy sau 60 năm tìm kiếm
Đặng Tự Do
16:32 10/03/2021
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết đã tìm thấy thi thể của Cha Emil Kapaun trong một trường hợp hết sức hi hữu.
Trước sự ngạc nhiên và vui mừng của những người thân, những người được ơn, và của giáo phận Wichita, các nhà điều tra của Bộ Quốc phòng tuyên bố đã xác định được hài cốt của vị tuyên úy quân đội Hoa Kỳ và là Tôi tớ Chúa Cha Emil Kapaun trong số những người lính vô danh chết trong chiến tranh Triều Tiên được chôn cất tại một nghĩa trang Hawaii,
“Tôi chỉ hy vọng mọi người cũng phấn chấn như chúng tôi. Thật tuyệt vời khi biết rằng Cha Kapaun sẽ trở về nhà sau 70 năm,” Cha John Hotze của Giáo phận Wichita nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.
Ray Kapaun, cháu trai của vị linh mục cho biết như sau:
“Không có từ nào có thể giải thích cảm xúc lúc này”, anh nói, theo KWCH News.
“Tôi biết có rất nhiều phép lạ đã được cho là nhờ lời cầu bầu của chú tôi, và nhiều phép lạ đang trong tiến trình điều tra, nhưng tôi nghĩ mọi người đều coi chính việc tìm được thi thể này là một phép lạ”, Ray nói. “Bởi vì điều này quá bất ngờ. Ý tôi là, gia đình tôi, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chúng tôi sẽ thấy điều này trong đời”.
Đức Cha Carl Kemme của Wichita hoan nghênh khám phá này.
“Thật là một bất ngờ vui mừng và thú vị đối với Giáo phận Wichita khi hài cốt của Cha Kapaun đã được tìm lại sau rất nhiều năm và chúng tôi tiếp tục mong đợi quá trình tuyên thánh cho ngài trong tương lai”, vị giám mục nói.
Vị linh mục này từng là tuyên úy trong Chiến tranh thế giới thứ hai và được biết đến vì đã phục vụ anh dũng trong Chiến tranh Triều Tiên. Ngài thuộc trung đoàn bộ binh số 8 của Quân đội Hoa Kỳ. Sau khi bị bắt làm tù binh, ngài tiếp tục phục vụ cho những người lính khác trong một trại tù, nơi ngài mất ngày 23 tháng 5 năm 1951.
Cơ quan Kiểm toán POW/MIA của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã xác định được hài cốt của vị linh mục trong số những người lính không rõ danh tính được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Thái Bình Dương ở Hawaii, giáo phận Wichita cho biết ngày 4 tháng 3. Nhiều hài cốt binh sĩ đã được chuyển đến đó từ Triều Tiên trong những năm 1950 và một lần nữa vào những năm 1990.
Thông thường các tử sĩ có thể được xác định nhanh chóng nhờ những tấm thẻ bài họ đeo quanh cổ. Tuy nhiên, trong Chiến tranh Triều Tiên, các tù binh Mỹ như Cha Kapaun bị quân Trung Quốc và Bắc Hàn tịch thu các tấm thẻ bài. Việc xác định, do đó, khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt là họ có thể bị đưa đi xa khỏi nơi bị bắt và bị giam giữ chung với những người lính của các đơn vị khác.
Tiến trình tuyên thánh cho Cha Kapaun.
Năm 1993, Cha Kapaun đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn lên hàng “Tôi tớ của Chúa”, là bước đầu tiên trên con đường được tuyên thánh. Một cuộc họp quan trọng liên quan đến trường hợp của ngài đã được lên kế hoạch tại Bộ Tuyên thánh vào tháng 3 năm 2020, nhưng cuộc họp đó đã bị hoãn lại do sự xuất hiện của đại dịch coronavirus ở Ý.
Cha Kapaun sinh ra ở Pilsen, Kansas vào năm 1916. Ngài trưởng thành trong thời kỳ Đại suy thoái. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1940 và bắt đầu công việc mục vụ với tư cách là một linh mục quản xứ tại quê hương của mình.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Cha Kapaun đã dâng các bí tích tại Sân bay Quân đội Harrington gần đó cho đến khi Ngài trở thành tuyên úy quân đội toàn thời gian vào năm 1944. Ngài đã đóng quân ở Ấn Độ và Miến Điện trong suốt thời gian chiến tranh. Ở đó, ngài phục vụ binh lính và dân chúng quanh vùng với một thái độ hy sinh quên mình.
Ngài cũng nổi tiếng về lòng dũng cảm. Sau khi chiếc xe jeep bị hỏng, ngài thường đạp xe đi gặp những người lính ngay cả ở tiền tuyến. Ngài thường lần theo tiếng súng để tìm họ.
Sau khi Thế chiến II kết thúc, Cha Kapaun theo học lịch sử và giáo dục tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ. Ngài trở về nhà trong một thời gian ngắn với tư cách là Cha Sở của giáo xứ thời niên thiếu của mình và phục vụ tại một số giáo xứ khác. Năm 1948, Hoa Kỳ ra lời kêu gọi các tuyên úy quân đội trở lại phục vụ. Cha Kapaun đáp lại. Sau đó, ngài được cử đến Texas, Washington và Nhật Bản trước khi được điều tới Hàn Quốc.
Trong Trận chiến Unsan vào tháng 11 năm 1950, Cha Kapaun đã làm việc không mệt mỏi để an ủi những người đau khổ và nâng đỡ tinh thần và cõng những người bị thương trên chiến trường về tuyến sau. Một trong những người lính mà ngài cõng về là một người lính Trung Quốc bị thương. Anh ta đã giúp ngài thương lượng đầu hàng quân Trung Quốc và Bắc Hàn sau khi đơn vị bị quân địch bao vây. Cha Kapaun đã bị bắt làm tù binh.
Ngay cả khi đó, ngài vẫn tiếp tục giúp đỡ những người khác. Cha Kapaun cõng một tù nhân Mỹ bị thương không thể đi bộ khoảng 30 dặm đến một trại tù, mặc dù người lính nặng hơn ngài 10kg. Người lính này có thể đã bị giết bởi quân địch nếu anh ta không thể theo kịp cuộc hành quân.
Cha Kapaun bị đưa đến trại tù số 5 ở Pyoktong, một ngôi làng bị đánh bom từng là trung tâm giam giữ. Những người lính tại trại bị ngược đãi nghiêm trọng và bị suy dinh dưỡng, bệnh kiết lỵ, thiếu quần áo ấm để chống lại một mùa đông cực kỳ lạnh giá. Cha Kapaun sẽ làm tất cả những gì có thể cho những người lính. Ngài giặt quần áo bẩn của họ, lấy nước ngọt và chăm sóc vết thương cho họ.
Vị linh mục đã giúp các bạn tù giải quyết các vấn đề và giữ vững tinh thần. Ngài thức trắng đêm để viết thư về nhà thay cho các thương binh. Nhiều tù binh chiến tranh được trao trả cho biết nỗ lực của ngài đã giúp họ sống sót trong mùa đông khắc nghiệt. Đối với những người không qua khỏi, vị linh mục đã giúp chôn cất xác của họ.
Cha Kapaun cử hành các bí tích cho các bạn tù của mình, giải tội cho và cử hành Thánh lễ. Vào Chúa Nhật Phục sinh năm 1951, khoảng hai tháng trước khi chết, ngài tổ chức thánh lễ Phục sinh vào ban mai cho các tù nhân.
Khi bị viêm phổi và xuất hiện cục máu đông ở chân, vị tuyên úy đã bị từ chối điều trị y tế, dẫn đến cái chết của Ngài.
Vì sự dũng cảm tại Unsan, Cha Kapaun đã được truy tặng Huân chương Danh dự của Quốc hội trong một buổi lễ năm 2013 dưới thời Tổng thống Barack Obama. Huân chương là phần thưởng quân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ dành cho lòng dũng cảm.
Trong khi thi thể của vị linh mục được cho là đã được chôn cất trong một ngôi mộ tập thể trên sông Áp Lục gần biên giới Triều Tiên-Trung Quốc, thì sự việc không phải như vậy. Thay vào đó, hài cốt của ngài đã được trao trả cho Mỹ vào những năm 1950 cùng với hàng trăm binh sĩ không rõ danh tính khác, Cha Hotze nói với CNA.
“Ngài được chôn cất ở đâu đó trong trại tù. Hài cốt của ngài thực sự đã được trao trả cho Mỹ ngay sau Chiến tranh Triều Tiên, khoảng năm 1954”.
Một bộ hài cốt ban đầu đã được cho là của Cha Kapaun, nhưng các nhà điều tra xác định được nhầm lẫn này, chúng thuộc về một người đàn ông trẻ hơn ở độ tuổi những năm đầu 20 tuổi, chứ không phải của một linh mục 35 tuổi. Việc xác định thêm rất khó khăn, một phần là do thiếu công nghệ.
“Ngài được chôn cất tại nghĩa trang quốc gia, cũng như nhiều người khác, với tư cách là một người lính vô danh”, Cha Hotze nói. “May mắn thay, Bộ Quốc phòng vẫn tích cực tìm cách xác định hài cốt của những quân nhân vô danh này”.
Tháng 6 hàng năm, những người hành hương đã diễu hành từ Wichita đến quê hương Pilsen của Cha Kapaun. Họ đi bộ 60 dặm để tưởng nhớ vị linh mục và cuộc hành quân của ngài đến các trại tù.
“Mọi người được truyền cảm hứng từ những gì ngài có thể làm”, Cha Hotze nói. “Ngài được sinh ra không lâu trước thời Đại Suy Thoái. Ngài lớn lên trong thời kỳ Đại Suy Thoái với tư cách là một nông dân nghèo ở Kansas. Gia đình không có gì. Và ngài đã có thể làm cho những điều tuyệt vời xảy ra.”
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jerry Moran, của Đảng Cộng Hòa của tiểu bang Kansas, người đã ban hành luật để trao Huân chương Danh dự cho Cha Kapaun, cũng bình luận về việc xác định hài cốt của linh mục.
Moran cho biết: “Tôi rất vui vì gia đình của ngài cuối cùng đã tìm được thi thể ngài sau sự phục vụ quên mình của Cha Kapaun cho đất nước của chúng ta.”
Source:Catholic News Agency
Bài Giáo Lý Hàng Tuần của Đức Phanxicô: Chuyến Tông Du Iraq
Vũ Văn An
22:47 10/03/2021
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tập chú bài giáo lý của ngài trong Buổi Yết Kiến Chung dưới hình thức ảo, ngày 10 tháng 3, vào các suy nghĩ của ngài về chuyến tông du 4 ngày vừa qua tại Iraq. Sau đây là nguyên văn Bài Giáo Lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh phổ biến:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Trong mấy ngày qua, Chúa đã cho phép tôi đến thăm Iraq, thực hiện một dự án của Thánh Gioan Phaolô II. Trước đây, chưa bao giờ một vị Giáo hoàng nào đã có mặt tại lãnh thổ của Ápraham. Chúa Quan Phòng muốn rằng điều đó xảy ra vào lúc này, như một dấu hiệu của hy vọng, sau nhiều năm chiến tranh và khủng bố, và trong một trận đại dịch nghiêm trọng.
Sau chuyến thăm này, linh hồn tôi tràn ngập lòng biết ơn - lòng biết ơn đối với Thiên Chúa và tất cả những người đã làm chuyến viếng thăm khả hữu: với Tổng thống nước Cộng hòa và Chính phủ Iraq; tới các Thượng phụ và Giám mục của đất nước, cùng với tất cả các bộ trưởng và thành viên tín hữu của các Giáo hội liên hệ; với các thẩm quyền tôn giáo, bắt đầu với Đại Giáo Trưởng Al-Sistani, người mà tôi đã có một cuộc gặp gỡ khó quên tại dinh thự của ngài ở Najaf.
Tôi cảm thấy mạnh mẽ một cảm thức thống hối liên quan đến cuộc hành hương này: Tôi không thể đến gần dân tộc bị tra tấn đó, đến Giáo Hội tử đạo đó, mà không nhân danh Giáo Hội Công Giáo, vác lấy cây thánh giá mà họ đã vác trong nhiều năm nay; một cây thánh giá khổng lồ, giống cây thánh giá được đặt ở lối vào Qaraqosh. Tôi cảm thấy nó cách đặc biệt khi nhìn thấy những vết thương vẫn còn rỉ máu từ sự tàn phá, và còn hơn thế nữa khi gặp gỡ và nghe chứng từ của những người sống sót cơn bạo lực, bách hại, lưu đày… Và đồng thời, tôi thấy xung quanh tôi niềm hân hoan được chào đón sứ giả của Chúa Kitô; Tôi nhìn thấy niềm hy vọng được mở ra hướng tới chân trời hòa bình và huynh đệ, được tóm gọn trong lời lẽ của Chúa Giêsu vốn dùng làm phương châm cho Cuộc viếng thăm: “Anh em đều là anh em” (Mt 23: 8). Tôi đã tìm thấy niềm hy vọng này trong bài diễn văn của Tổng thống Cộng hòa. Tôi đã khám phá ra điều đó một lần nữa trong nhiều lời chào kính và chứng từ, trong các bài thánh ca và cử chỉ của người dân. Tôi đọc được điều đó trên khuôn mặt rạng ngời của những người trẻ và trong đôi mắt đầy sức sống của những người cao niên. Người ta đứng chờ Đức Giáo Hoàng cả 5 tiếng đồng hồ, thậm chí cả các phụ nữ ôm con trên tay nữa. Họ chờ đợi và niềm hy vọng rạng rỡ trong đôi mắt họ.
Nhân dân Iraq có quyền sống trong hòa bình; họ có quyền tìm lại phẩm giá vốn thuộc về họ. Nguồn gốc tôn giáo và văn hóa của họ có từ hàng nghìn năm trước: Lưỡng Hà là cái nôi của văn minh. Về mặt lịch sử, Baghdad là một thành phố có tầm quan trọng hàng đầu. Trong nhiều thế kỷ, nó là nơi chứa thư viện phong phú nhất trên thế giới. Và điều gì đã phá hủy nó? Chiến tranh. Chiến tranh luôn là con quái vật tự biến đổi mình cùng với sự thay đổi thời đại và tiếp tục nuốt trửng nhân loại. Nhưng phản ứng đối với chiến tranh không phải là một cuộc chiến khác; phản ứng với vũ khí không phải là vũ khí khác. Và tôi tự hỏi: ai đã bán vũ khí cho bọn khủng bố? Ngày nay ai đã bán vũ khí cho những kẻ khủng bố - những kẻ đang gây ra các vụ thảm sát ở các khu vực khác, chẳng hạn, hãy nghĩ đến Châu Phi? Đó là một câu hỏi mà tôi muốn ai đó trả lời. Đáp ứng không phải là chiến tranh, mà đáp ứng là tình huynh đệ. Đây là thách thức không chỉ đối với Iraq. Đó là thách thức đối với nhiều khu vực đang xung đột và cuối cùng, thách thức đối với toàn thế giới là tình huynh đệ. Liệu chúng ta có khả năng tạo ra tình huynh đệ giữa chúng ta không? Có khả năng xây dựng một nền văn hóa huynh đệ không? Hay chúng ta sẽ tiếp tục thứ luận lý mà Cain đã bắt đầu: chiến tranh. Các anh chị em thân mến. Tình huynh đệ.
Vì lý do này, chúng ta đã gặp gỡ và cầu nguyện với các Kitô hữu và người Hồi giáo, với đại diện của các tôn giáo khác, ở Ur, nơi Ápraham đã nhận được tiếng gọi của Thiên Chúa khoảng bốn nghìn năm trước đây. Ápraham là tổ phụ của chúng ta trong đức tin vì ông đã lắng nghe tiếng Thiên Chúa hứa ban cho ông một dòng dõi. Ông bỏ lại mọi thứ và lên đường khởi hành. Thiên Chúa trung thành với những lời hứa của Người và cho đến tận ngày nay, vẫn hướng dẫn các bước đi của chúng ta hướng đến hòa bình. Người hướng dẫn các bước đi của những người đang lữ hành trên Trái đất với ánh mắt luôn hướng về Thiên đường. Và tại Ur - chúng tôi, dòng dõi của ông, cùng nhau đứng dưới những bầu trời sáng lạn đó, chính những bầu trời mà tổ phụ Ápraham của chúng ta đã thấy, câu anh em đều là anh chị em dường như lại vang lên một lần nữa.
Một sứ điệp của tình huynh đệ đã phát xuất từ cuộc gặp gỡ giáo hội tại Nhà thờ Công Giáo Syriac ở Baghdad, nơi 48 người, trong số đó có hai linh mục, đã bị giết trong Thánh lễ năm 2010. Giáo Hội tại Iraq là một Giáo Hội tử đạo. Và tại nhà thờ có dòng chữ khắc trên đá tưởng nhớ các vị tử đạo đó, niềm vui đã vang lên trong cuộc gặp gỡ đó. Sự ngạc nhiên của tôi khi được ở giữa họ chan hòa với niềm vui của họ khi có Giáo hoàng ở giữa họ.
Chúng tôi đã phát động sứ điệp huynh đệ từ Mosul và từ Qaraqosh, dọc theo sông Tigris, gần các phế tích của Ninivê cổ đại. Cuộc chiếm đóng của ISIS đã khiến hàng ngàn hàng vạn cư dân phải chạy trốn, trong số đó có nhiều Kitô hữu thuộc nhiều tuyên tín đa dạng và các nhóm thiểu số bị bách hại khác, nhất là người Yazidi. Bản sắc cổ xưa của những thành phố này đã bị hủy hoại. Bây giờ họ đang cố gắng rất nhiều để xây dựng lại. Người Hồi giáo đang mời gọi các Kitô hữu hồi hương và họ cùng nhau khôi phục lại các nhà thờ và đền Hồi giáo. Tình huynh đệ ở đó. Và, làm ơn, chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho họ, những anh chị em đã bị thử thách đầy đau đớn của chúng ta, để họ có thể có sức mạnh bắt đầu lại. Và khi nghĩ đến nhiều người Iraq đã di cư, tôi muốn nói với họ rằng: các bạn đã bỏ tất cả, giống như Ápraham; như ngài, các bạn hãy giữ vững niềm tin và hy vọng. Các bạn hãy là những người dệt nên tình bạn và tình huynh đệ mọi lúc mọi nơi. Và nếu có thể, các bạn hãy hồi hương.
Một sứ điệp huynh đệ đã phát xuất từ hai Cử hành Thánh Thể: một tại Baghdad, trong Nghi lễ Canđê, và một ở Erbil, thành phố tại đó tôi đã được tiếp đón bởi Tổng thống của khu vực và Thủ tướng của họ, các nhà chức trách – những người tôi xin cảm ơn rất nhiều vì đã đến nghinh đón tôi - và tôi cũng được người dân nghinh đón. Niềm hy vọng của Ápraham và niềm hy vọng của dòng dõi ông được ứng nghiệm trong mầu nhiệm mà chúng ta cử hành, nơi Chúa Giêsu, Người Con mà Thiên Chúa Cha đã không tha, nhưng đã ban để cứu rỗi mọi người: qua cái chết và sự phục sinh của Người, Người đã mở đường đến đất hứa, đến sự sống mới, nơi nước mắt được lau khô, vết thương được chữa lành, anh chị em được hòa giải.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy ca ngợi Thiên Chúa vì chuyến thăm lịch sử này và chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho vùng đất đó và cho Trung Đông. Ở Iraq, bất chấp tiếng gầm thét của tàn phá và vũ khí, cây cọ, biểu tượng và niềm hy vọng của đất nước, vẫn tiếp tục phát triển và đơm hoa kết trái. Tình huynh đệ cũng như vậy: như trái cọ không gây ồn ào, nhưng cây cọ thì kết trái và sinh sôi. Cầu xin Thiên Chúa, Đấng vốn là hòa bình, ban tương lai huynh đệ cho Iraq, cho Trung Đông và cho toàn thế giới!
Arkansas thông qua lệnh cấm phá thai gần như hoàn toàn - Và có thể là thử nghiệm đối với phán quyết Roe kiện Wade
Vũ Văn An
23:36 10/03/2021
Theo Jaclyn Diaz của NPR, Thống đốc Arkansas Asa Hutchinson hôm thứ Ba đã ký thành luật một dự luật cấm gần như tất cả các vụ phá thai trong tiểu bang, một biện pháp sâu rộng mà những người ủng hộ hy vọng sẽ buộc Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ xem xét lại phán quyết Roe kiện Wade mang tính bước ngoặt.
Đây sẽ là một trong những lệnh cấm phá thai triệt để nhất của đất nước.
Theo Dự luật số 6 của Thượng viện, chỉ được phép phá thai trong những trường hợp cần thiết để cứu mạng sống hoặc bảo toàn sức khỏe của thai nhi hoặc người mẹ. Luật không cho phép bất cứ ngoại lệ nào trong các tình huống hiếp dâm hoặc loạn luân - một đường hướng mà các nhà hoạt động chống phá thai và các nhà lập pháp đã ủng hộ trong quá khứ.
Theo biện pháp này, thực hiện hoặc mưu toan thực hiện phá thai được coi là một trọng tội không được phân loại. Bất cứ ai bị kết án theo luật có thể phải đối đầu với khoản tiền phạt lên đến 100,000 đô la hoặc án tù.
Những người ủng hộ biện pháp này chờ mong luật sẽ bị thách thức bởi các nhà tranh đấu cho quyền phá thai. Tương lai của nó không chắc chắn. Các nỗ lực tương tự nhằm hạn chế quyền tiếp cận các dịch vụ phá thai ở Ohio, Georgia và Alabama trong hai năm qua đã thất bại sau khi các tòa án liên bang bãi bỏ luật địa phương.
Nhưng theo Hutchinson, điều đó không quan trọng. Ông cho biết hôm thứ Ba rằng mục tiêu của luật là đưa cuộc chiến chống phá thai lên Tối cao Pháp viện.
Hutchinson nói trong một bản tuyên bố "Dự luật số 6 của Thượng viện mâu thuẫn với các tiền lệ ràng buộc của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, nhưng mục đích của luật là tạo sân khấu cho Tối cao Pháp viện lật ngược án lệ hiện hành. Tôi muốn luật bao gồm các ngoại lệ hiếp dâm và loạn luân, đó là quan điểm nhất quán của tôi và những ngoại lệ như vậy sẽ tăng cơ hội được Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ xem xét".
Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa trên khắp đất nước đã được khuyến khích bởi việc xác nhận vào năm ngoái cho Thẩm phán Amy Coney Barrett gia nhập Tối cao Pháp viện. Các nhà lập pháp ở Texas và Tennessee cũng đã thúc đẩy các hạn chế mới về phá thai, vì tin rằng đa số bảo thủ tại tòa án cao nhất của quốc gia sẽ hủy bỏ phán quyết phá thai mang tính bước ngoặt, Roe kiện Wade. Nhưng các nhà tranh đấu cho quyền phá thai rất muốn đấu tranh tại tòa án.
Holly Dickson, giám đốc điều hành của American Civil Liberties Union của Arkansas, cho biết, "Phá thai là hợp pháp ở tất cả 50 tiểu bang, bao gồm cả Arkansas, và chúng tôi sẽ chiến đấu bất chấp bao lâu để có thể giữ nó cách đó. Thống đốc Hutchinson đáp lại: “Chúng tôi hẹn gặp lại bạn tại tòa án"
Tài Liệu - Sưu Khảo
Năm Thánh Giuse: Xin Ơn Hoán Cải
LM. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
20:30 10/03/2021
Chúng ta sẽ khám phá ra “nhịp đập” ấm nồng này nơi phần kết đặc biệt khác thường của bức Tông thư. Đức Thánh Cha đưa ra một đề nghị khá lạ lùng, Ngài viết: “Chúng ta hãy cầu xin với Thánh Giuse ban cho chúng ta ơn của các ơn: đó là ơn hoán cải” (x. Phần kết Tông Thư Patris corde). Vậy chúng ta cần phải hiểu như thế nào về đề nghị này của Đức Thánh Cha? Thiết nghĩ Mùa Chay là thời điểm thích hợp hơn cả để chúng ta nghiêm túc suy gẫm về lời mời gọi hoán cải. Hơn nữa, trong ngày đầu tiên của Tuần Cửu Nhật dọn lòng mừng lễ kính Thánh Cả Giuse, chúng ta hãy dành thời gian để đọc lại Tông thư “Trái Tim Người Cha” dưới ánh sáng của Lời Chúa và trong bầu khí cầu nguyện theo phương pháp Lectio Divina.
Hoán Cải: Ơn của các ơn.
Trong Kinh Thánh, mặc dù danh từ “epistrepho” để nói về việc trở lại đạo (trong tiếng Anh là “conversion”) chỉ xuất hiện có một lần trong sách Công Vụ Tông Đồ chương 15 câu 3, nhưng thông điệp về “sự hoán cải” và các động từ có nghĩa tương đương với “epistrepho” thì lại thường xuyên xuất hiện trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước (x. Gr 3, 12-14; Dcr 1, 3-4; Lc 2, 20; Lc 8, 55; Lc 17, 31; Cv 13, 43; 1 Cr 16, 15, Rm 16, 5). Phải ghi nhận rằng nghĩa của từ “hoán cải” vừa rộng vừa sâu. Ví như trong phần Chúa Giêsu nói về việc sửa lỗi anh em, động từ “trở lại” lúc này có ý ám chỉ tâm tình hối hận ăn năn (x. Lc 17, 4; Ed 18, 23; Đnl 30, 2-3; Hôsêa 14, 2-3;). Tương tự thế, trong phần Chúa Giêsu tiên báo về sứ mạng tương lai của Tông Đồ Trưởng Phêrô, Chúa nói: “Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22, 32). Xét trong ngôn ngữ tiếng Việt thì “hoán cải” thông thường chỉ được dùng để diễn tả những biến đổi về mặt tinh thần, cụ thể hơn, là sự thay đổi quyết liệt xảy ra trong phạm trù tâm linh. Một cách chung chung, đó có thể là một biến đổi đột phá trong đời sống thiêng liêng của một con người. Đó cũng có thể là một bước ngoặt đánh dấu sự chuyển hướng từ đường lối tội lỗi sang đường nẻo công chính (x. Dcr 1, 3b-4b; Tv 50, 15. 19).
Cũng trên phương diện tâm linh, chúng ta nhận thấy “hoán cải” và “sám hối” có rất nhiều điểm tương đồng với nhau. “Hoán cải” liên quan đến ý định thay đổi chiều hướng. “Sám hối” hay “metanoia” cũng liên quan đến việc “rẽ sang một con đường khác”. “Hoán cải” là sự chuyển đổi tâm linh kéo theo việc thay đổi hoàn toàn hướng đi trong cuộc sống của một con người. Đó là sự đoạn tuyệt mang tính quyết định đối với những mẫu thức lệch lạc liên quan đến tội lỗi để quay sang đón nhận sự sống mới từ Đức Kitô. Tương tự như thế, “sám hối” trong Tin Mừng, đặc biệt theo cách nói của Gioan Tẩy Giả, mang ý nghĩa “quay lưng lại với tội lỗi” hay “bắt đầu một nếp sống mới” (x. Mt 3, 2; Lc 3, 3; Mc 1, 4). Người biết thực sự sám hối sẽ là người được ơn “tái sinh”. “Sám hối” là công trình do Chúa Thánh Thần tác động và khơi lên trong tâm hồn của các hối nhân.[2]
Tuy nhiên, mọi sự không đơn giản như chúng ta nghĩ. Chúng ta cần phải tỉnh táo để phân biệt rõ “hoán cải thực sự” và “hoán cải giả tạo”. Khi nhận ra tội lỗi sai sót của mình, ít nhiều gì chúng ta cũng sẽ rơi vào trạng thái đau buồn khổ sở. Nếu như tâm trạng đau buồn ấy chỉ đơn thuần là hệ lụy của “ray rứt lương tâm” mà không hề dính dáng gì đến nhận thức về hậu quả do tội lỗi gây ra, thì đó chỉ là hoán cải “hình thức”. Nói cách khác, hoán cải “giả mạo” chỉ đơn thuần là cảm xúc tiêu cực và người có lỗi không hề biết rằng tội lỗi do họ gây ra đã xúc phạm đến Thiên Chúa nặng nề như thế nào. Đang khi đó, “hoán cải thật” thì giúp cho hối nhân biết “dốc lòng chừa” hay quyết tâm đoạn tuyệt với tội lỗi, điều mà Thánh Phêrô Tông Đồ gọi là “chết đi đối với tội để có thể sống một cuộc đời mới, một cuộc đời công chính” trước mặt Thiên Chúa (x. 1 Pr 2, 24).
Hoán cải đích thực không dừng lại ở cảm xúc tiêu cực nhưng sẽ thôi thúc hối nhân đi đến hành động tích cực, nghĩa là tin tưởng hơn vào lòng bao dung tha thứ của Thiên Chúa và nhận ra nơi Thập Giá Đức Kitô niềm hy vọng cứu rỗi duy nhất cho loài người (x. 1 Pr 1, 3; 1 Cr 1, 22-23; 2 Cr 5, 19). Toàn bộ mục đích của việc hoán cải là giúp cho chúng ta “trở về” với mối tương quan đúng đắn cần phải có giữa chúng ta và Thiên Chúa. Biểu hiện của con tim hoán cải là biết “quay về”, biết bước đi trên những nẻo đường do Đức Chúa chỉ dạy. Hoa trái của hoán cải là “được thoát kiếp đọa đày” (x. Is 55, 3), “được sống và được hạnh phúc viên mãn trong miền đất tràn trề sữa và mật ong” (x. Đnl 5, 33. 6, 3). Xét cho cùng, trong hành trình dương thế của mỗi con người, chẳng có điều gì khác quan trọng hơn là chúng ta được giải thoát khỏi mọi gánh nặng và sống với niềm hạnh phúc đích thật. Có lẽ vì thế mà Đức Phanxicô đã tha thiết thúc giục chúng ta biến tháng ngày chúng ta sống thành một cuộc “hoán cải” không ngừng. Ơn hoán cải là ơn trọng hơn hết các ơn vì thông qua con đường “hoán cải” chúng ta sẽ tìm đến với hạnh phúc trường tồn.
Hoán cải để được sống (x. Ed 18, 32)
Tháng Ba, tháng kính Thánh Giuse và ngày lễ Thánh Giuse Bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria năm nào cũng rơi vào đúng Mùa Chay, mùa sám hối, mùa hoán cải. Chỉ cần để ý đến phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro và sứ điệp Tin Mừng ngày Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, chúng ta dễ dàng nhận ra chiều kích hoán cải của Mùa Thương Khó. Sau khi trải qua 40 ngày trong sa mạc, Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai. Người đến miền Galilê và rao giảng Tin Mừng. Người nói: “Thời kỳ đã mãn và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1, 15). Hành vi xức tro trong ngày khai mạc Mùa Chay Thánh là dấu chỉ của tâm tình thống hối ăn năn, tâm tình thiết yếu của hành trình hướng đến niềm hoan lạc vượt qua. Nơi cuối chặng đường thương khó, khi mà Đức Kitô đánh bại tử thần, thì lời hứa của Thiên Chúa sẽ trở nên ứng nghiệm: “Tất cả những ai chịu đau khổ cùng với Đức Kitô thì cũng sẽ được vinh hiển cùng với Người” (x. Rm 8, 17). Trên bước đường sám hối quay về, chúng ta mạnh dạn đưa tay ra để cho Thiên Chúa nắm lấy và kéo chúng ta ra khỏi hố sâu sự chết mà đưa chúng ta tiến vào cõi sống muôn đời. Đó là cơ hội, là ân ban mà Thiên Chúa trao tặng cho chúng ta vì Người hết mực yêu thương chúng ta: “Ta lấy mạng sống Ta mà thề, Ta không hề muốn kẻ gian ác phải chết bao giờ, nhưng Ta chỉ muốn nó từ bỏ đường lối để được sống” (x. Ed 18, 3. 23).
Ba mục tiêu chúng ta nhắm đến trong năm Thánh Giuse, “gia tăng lòng mến”, “can đảm noi gương” và “vững dạ cầu xin”, khiến cho chúng ta liên tưởng đến ba mệnh lệnh mà Đức Maria đã khẩn thiết yêu cầu nhân loại chúng ta khi Mẹ hiện ra với các trẻ mục đồng tại Fatima vào năm 1917, đó là: “Cải thiện bản thân, tôn sùng trái tim Mẹ và năng lần hạt Mân Côi”. Suốt 114 năm qua, thông điệp ấy vẫn còn nguyên giá trị. Theo đó, để thoát khỏi nạn diệt vong và sớm trở lại trạng thái hòa bình, nhân loại chúng ta không còn lựa chọn nào khác là phải chấm dứt ngay tất cả mọi hình thức xúc phạm đến Thiên Chúa. Thế giới phải nhận ra tội lỗi của mình và cấp bách quay về. Nhân loại cần phải “hối cải” và sống cho đúng với vị trí và vai trò của mình.
Tông thư Patris Corde trình bày cho chúng ta chân dung của Thánh Cả Giuse, Đấng đã vượt qua mọi thử thách chông gai chỉ bằng một bí quyết vô cùng hữu hiệu: “Khi tỉnh giấc, Giuse đã thực hiện mọi sự y như lời sứ thần Chúa truyền dạy” (x. Mt 1, 24). Với việc tích cực tìm kiếm và mau mắn thi hành thánh ý Chúa, Thánh Giuse giúp chúng ta nhận thức tỏ tường hơn các vấn nạn mà chúng ta đang phải đối diện. Khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng gia đình, khủng hoảng ơn gọi, v.v… tất cả mọi cuộc khủng hoảng dường như đều bắt nguồn từ một cuộc khủng hoảng mang tính cơ sở, đó là khủng hoảng về căn tính. Đau khổ, chia ly và chết chóc mà nhân loại chúng ta đang ngày ngày phải đương đầu với không phải là do Thiên Chúa đã có một lúc nào đó “nỡ lòng khép lượng từ tâm” nhưng chẳng qua là vì chính loài người chúng ta đã hết lần này đến lần khác cố tình chống lại Thượng Đế. Bài học xưa vẫn còn đó, chẳng phải vì tổ tông loài người đã từng bất tuân mà tội lỗi đã xâm nhập vào trần gian và sự chết cũng từ đó mà lan tràn đến hết mọi người đó sao? (x. Rm 5, 12). Nhân loại ngày nay chẳng phải đang hết sức ngạo mạn khi cả gan đòi thay quyền Thiên Chúa quyết định vận mạng của anh chị em đồng loại và tấn công một cách tàn bạo đến sự toàn vẹn của mẹ thiên nhiên đó sao? Chính trong hoàn cảnh nhiễu nhương như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích chúng ta mạnh dạn đến quỳ gối trước mặt Thánh Giuse và mở lòng ra đón nhận mệnh lệnh khẩn thiết đến từ gương sáng của ngài: “Hãy ngưng xúc phạm đến Thiên Chúa. Hãy mau hoán cải và hãy mau trở về” (x. Ed 18, 30-32).
Trái tim mới – thần khí mới (x. Ed 18, 31)
Thiên Chúa là “Đấng chậm giận và giàu tình thương” chưa bao giờ bỏ rơi nhân loại lỗi lầm, Ngôn Sứ Giôen đã khẳng định với chúng ta điều đó (x. Giôên 2, 13). Đúng vậy, Thiên Chúa không ngừng cảnh tỉnh và ban phát cơ hội để chúng ta sửa chữa sai lầm. Người vẫn lập đi lập lại sứ điệp Tin Mừng này như một cách Người củng cố niềm hy vọng của chúng ta: “Nếu như vì tội phản nghịch của một người mà nhân loại phải chết thì nhờ đức vâng phục của một người mà nhân loại sẽ được cứu” (x. Rm 5, 19). Đây là niềm hy vọng và là con đường mà Thiên Chúa đã vạch sẵn cho những ai tha thiết tìm kiếm ơn cứu độ.
Nhờ công nghiệp của Đức Kitô, “Đấng trung gian duy nhất” (1 Tm 2, 5), “Đấng bảo trợ” cho chúng ta trước mặt Chúa Cha (1 Ga 2, 1) và là Đấng “hằng sống để chuyển cầu cho chúng ta” (Dt 7, 25; x. Rm 8, 34), các Thánh ở trên trời được chia sẻ vào sứ mạng “củng cố toàn thể Hội Thánh một cách vững chắc hơn trong sự thánh thiện”. Chính vì thế, các Thánh cũng đóng vai trò chuyển cầu cùng Chúa Cha cho tất cả chúng ta”.[3] Trong tương quan mật thiết với Thiên Chúa, các Thánh có sứ mạng “không chỉ là làm phép lạ và ban ơn, nhưng là chuyển cầu cho chúng ta” (Patris Corde, Phần Kết). Với niềm xác tín như vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta khám phá ra nơi mẫu gương vâng phục và khiêm nhượng của Thánh Giuse, bí quyết “vượt thắng” mọi khủng hoảng và khó khăn.
Đọc lại Patris Corde chúng ta có dịp chiêm ngắm chân dung hoàn hảo của một người cha, người cha âm thầm, người cha vâng phục và hy sinh. Dù phải trải qua bất kỳ nghịch cảnh nào, người cha ấy vẫn tuyệt đối trung thành với Thiên Chúa. Ngài không bao giờ kêu ca hay phản kháng, chỉ tận tâm phục vụ, thi hành chính xác từng sứ mạng Thiên Chúa giao cho. Ngài đã sống đúng với ơn gọi và xuất sắc chu toàn bổn phận. Nhờ nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí của mình mà Thánh Giuse đã tìm được bình an và sức mạnh trong khi đương đầu với phong ba bão tố của cuộc đời. Nhờ đặt thánh ý Chúa lên trên ý riêng của bản thân, Đấng Công Chính đã có thể bảo vệ thành công kho tàng của mầu nhiệm cứu cuộc; đó là Đức Trinh Nữ Maria và Hài Nhi Giêsu, Đấng Cứu Độ trần gian.
“Ite ad Joseph - Hãy đến cùng Giuse” (St 41:55)
Lời đề nghị cuối bức Tông thư của Đức Thánh Cha tự bản chất là sứ điệp Tin Mừng. Trong hoàn cảnh hiện nay, sứ điệp ấy đích thực là một đòi hỏi cấp bách. Bình an và hạnh phúc sẽ mãi mãi là ước mơ xa tầm với nếu như chúng ta cứ tiếp tục cho phép bản thân sa đọa trong vũng lầy tội lỗi. Chỉ khi nào chúng ta đáp lại tiếng Chúa và quyết tâm “hối cải” thì lúc đó chúng ta mới thực sự hiểu được thế nào là “đang sống”. Nhờ ơn hối cải, chúng ta bắt đầu tiến trình tìm lại chính mình, nghĩa là dọn dẹp và thanh lý hết tất cả những thứ không phải là của mình và cũng không làm cho chúng ta được là chính mình. Nhờ hoán cải, chúng ta nhận ra không gì quan trọng hơn là chu toàn sứ mạng Chúa đã trao cho mỗi người chúng ta.
Trong năm biệt kính Thánh Giuse, chúng ta hãy để cho gương khiêm nhượng và vâng phục của Cha nuôi Đấng Cứu Thế truyền cảm hứng cho mỗi người chúng ta. Nhờ lời Thánh Giuse chuyển cầu, chúng ta khẩn khoản nài xin Thiên Chúa ban cho Hội Thánh và nhân loại những con tim mới: Một con tim biết “chạnh lòng thương” dành cho hàng giáo sĩ khắp nơi; một con tim trung tín và nhiệt thành dành cho đời tu sĩ thánh hiến; một con tim dũng cảm và sáng tạo dành cho quý gia trưởng; một con tim tận tụy hy sinh và quảng đại trao hiến dành cho giới hiền mẫu; một con tim vâng phục và hiếu thảo dành cho phận con cái trong gia đình. Mọi thành phần của nhiệm thể Đức Kitô đều cần ơn hoán cải để tất cả chúng ta có thể sống đúng đắn hơn với ơn gọi và sứ mạng của mình.
“Lạy Thánh Giuse diễm phúc, xin hãy tỏ ra ngài là cha của chúng con
và hướng dẫn chúng con đi trên đường đời. Amen.” (Patris Corde, Phần Kết).
***
Như lời kêu gọi của Tông Thư Patris Corde, chúng ta chạy đến với Thánh Cả Giuse giữa bao sầu thương nguy biến và cầu xin ngài nâng đỡ đức tin của chúng ta bằng tâm tình của bài hát “Giuse – Đấng Công Chính”: https://www.youtube.com/watch?v=oQ08XesbKJ0
[1] Tham khảo bản dịch Việt Ngữ tại: https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/tong-thu-patris-corde-nhan-ky-niem-150-nam-ton-vinh-thanh-giuse-la-bon-mang-hoi-thanh-41101.
[2] Xem “Chú thích Mát-thêu 4, 17” trong Kinh Thánh Tân Ước và Cựu Ước: Lời Chúa Cho Mọi Người, NXB TG, 2006, tr. 1587.
[3] Xem Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 956 và Hiến Chế Lumen Gentium, 60.
VietCatholic TV
Cái chết của bé gái truyền giáo 10 tuổi gây xúc động tại Tây Ban Nha. Nỗi âu lo của các Giám Mục Mỹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:30 10/03/2021
Một bé gái 10 tuổi ở Tây Ban Nha đã hoàn thành ước mơ thời thơ ấu của mình là trở thành một nhà truyền giáo Công Giáo từ giường bệnh của em ngay trước khi chết vì khối u não vào tuần này.
Teresita Castillo de Diego qua đời ngày 7/3 tại Madrid sau 3 năm chống chọi với khối u ở não.
Cha Ángel Camino Lamela, một vị đại diện cho Đức Hồng Y Carlos Osoro Sierra, là Tổng Giám Mục Madrid tại Bệnh viện La Paz và giáo hạt thứ tám của Madrid, đã kể lại câu chuyện của nhà truyền giáo trẻ tuổi trong một video và một bức thư mà ngài gửi cho tất cả các tín hữu trong giáo hạt của ngài.
Vào ngày 11 tháng 2 vừa qua, khi Cha Camino dâng thánh lễ tại Bệnh viện La Paz, linh mục tuyên úy ở đó, cùng các bác sĩ và y tá, đã đề nghị ngài đến thăm một cô gái trẻ bị bệnh nặng, đã được lên lịch phẫu thuật vào ngày hôm sau để loại bỏ khối u não.
“Chúng tôi đến Khoa Chăm Sóc đặc biệt với trang bị đầy đủ, tôi chào các bác sĩ và y tá, sau đó họ đưa tôi đến Teresita, mẹ em là Teresa đang ở bên giường bệnh của em. Một dải băng trắng quấn quanh đầu cháu bé, nhưng khuôn mặt của cháu lộ ra ngoài đủ để nhận ra một khuôn mặt thực sự rực rỡ và đặc biệt”.
Cô gái trẻ nói với vị linh mục rằng cô rất yêu mến Chúa Giêsu và muốn trở thành một nhà truyền giáo.
Cảm động sâu sắc trước lời nói của cô, Cha Camino trả lời: “Teresita, cha nhận con vào hàng ngũ các nhà truyền giáo của Giáo hội ngay bây giờ, và chiều nay cha sẽ mang đến cho con giấy chứng nhận điều đó và cây thánh giá của nhà truyền giáo”.
Sau đó, vị linh mục đã ban Thánh Thể cho cô gái trẻ và ban bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.
“Đó là một khoảnh khắc cầu nguyện, vô cùng đơn giản, nhưng có ý nghĩa siêu nhiên sâu sắc. Một số y tá đã tham gia cùng chúng tôi và tự động chụp một số bức ảnh về chúng tôi. Những bức ảnh này sẽ mãi là kỷ niệm không thể xóa nhòa. Chúng tôi chào tạm biệt trong khi cô bé và mẹ cô cầu nguyện và tạ ơn”.
Cuối buổi sáng hôm đó tại Tòa Giám Mục, Cha Camino soạn thảo các tài liệu chính thức về việc chứng nhận Teresita là một nhà truyền giáo. Sau đó ngài cầm cây thánh giá truyền giáo và trở lại bệnh viện vào buổi tối.
Teresita yêu cầu mẹ cô treo cây thánh giá bên giường bệnh, nơi cô có thể dễ dàng nhìn thấy nó, nói: “Ngày mai con sẽ đưa cây thánh giá này vào phòng phẫu thuật. Bây giờ con là một nhà truyền giáo”.
Mẹ cô giải thích với đài truyền hình Infomadrid rằng Teresita không phải là con ruột của bà. Bà đã nhận nuôi cháu từ Siberia và đưa đến Tây Ban Nha khi cháu mới ba tuổi. Ngay từ khi còn nhỏ, cháu bé đã bộc lộ một đời sống tinh thần mạnh mẽ. Cháu đã từng tham dự Thánh lễ hàng ngày tại trường học của cháu ở Madrid do các nữ tu dòng Nữ Tử của Trái Tim Chúa Giêsu điều hành.
Khối u trong não của Teresita lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2015. Quá trình điều trị ban đầu bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u và hóa trị đã thành công. Tuy nhiên, vào năm 2018, khối u bắt đầu phát triển trở lại và cô gái trẻ phải trải qua một cuộc phẫu thuật mới và điều trị mới ở Thụy Sĩ.
Vào tháng Giêng năm nay, cô trở lại bệnh viện với những cơn đau đầu dữ dội. Cô đã giao phó mình cho Chân phước Carlo Acutis và Bậc Đáng Kính Montse Grases.
Một ca phẫu thuật ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 11 tháng Giêng. Tuy nhiên, nó không thể được thực hiện do các biến chứng, bao gồm chứng hydrocephalus nghĩa là tích tụ chất lỏng trong não. Sau đó Teresita và mẹ của cô đều có kết quả dương tính với coronavirus nên họ phải được đưa vào phòng cách ly.
Ống dẫn lưu được đặt trong đầu của Teresita để loại bỏ chất lỏng dư thừa bị tắc và bắt đầu hỏng nhiều lần, khiến cô đau đớn dữ dội. Trong khi đó, khối u vẫn tiếp tục phát triển mà không có khả năng phẫu thuật.
Mẹ cô cho biết niềm tin của cô gái trẻ đã giúp cô vượt qua hoàn cảnh. “Khi bé dâng lên Chúa những đau khổ của mình, tôi nảy ra ý nghĩ rằng Chúa Giêsu đang tận dụng những đau khổ này để cứu ngày càng nhiều linh hồn hơn”, mẹ cô nói, khi nhớ lại những lời của cô gái trẻ: “Con đang dâng những đau khổ này cho người dân; những người bị bệnh, và các linh mục”.
Trong những tuần cuối cùng của cuộc đời, Teresita đã nhắc nhở mẹ mình về Chúa Kitô trên thập tự giá, đặc biệt là khi bé không thể uống nước được nữa, và các y tá phải đặt gạc tẩm nước vào miệng cháu.
9 giờ sáng ngày 7 tháng 3, Teresita qua đời. Cô được chôn cất vào ngày hôm sau. Đức Hồng Y Carlos Osoro, tổng giám mục Madrid, đã đến tận nơi để hỗ trợ gia đình cô với sự hiện diện của ngài và đưa ra “một số lời đầy hy vọng có thể an ủi cha mẹ, họ hàng và những người bạn trẻ của cô gái Teresita”.
Cha Camino kết thúc thông điệp của ngài bằng cách yêu cầu mọi người “cầu nguyện cho Teresita và trên hết, hãy giao phó bản thân cho cô ấy bởi vì tôi tin rằng cô ấy sẽ bảo vệ một cách đặc biệt toàn bộ giáo hạt của chúng ta, nơi cô ấy được giao trách nhiệm là một nhà truyền giáo”.
Source:Catholic News Agency
2. First Things: Các Giám Mục âu lo rằng từ 25% đến 40% giáo dân sẽ không đến nhà thờ nữa sau đại dịch.
Francis X. Maier là thành viên cao cấp trong nhóm Nghiên cứu Công Giáo tại Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công, và là cộng tác viên nghiên cứu cao cấp về Nghiên cứu Hiến pháp tại Đại học Notre Dame. Ông đã liên lạc với 33 giám mục — 31 giám mục ở Hoa Kỳ và hai giám mục ở hải ngoại trong số các nước nói tiếng Anh. Trên tờ First Things, ông đã tóm lược kết quả những cuộc trò chuyện với các Giám Mục trong một bài báo có nhan đề “Somebody Needs To Be Dad”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
By Francis X. Maier
Cần Phải Có Ai Đó Làm Cha
Đối với người Công Giáo, Công đồng Vatican II (1962–65) là sự kiện quan trọng trong 60 năm qua. Công đồng đổi mới sự hiểu biết về bản thân của Giáo hội. Công đồng tái định hình lại mối quan hệ của Giáo Hội với người Do Thái, những Kitô hữu của các hệ phái khác và thế giới. Công đồng cũng thừa nhận một cách mới mẻ và mạnh mẽ tầm quan trọng của ơn gọi giáo dân.
Tuy nhiên, Công đồng đã không hoàn toàn đoạn tuyệt với quá khứ, đặc biệt là về vấn đề quyền bính. Công đồng nhấn mạnh rằng nơi vị giám mục địa phương “Chúa Giêsu Kitô... hiện diện ở giữa các tín hữu”. Mọi giám mục địa phương đều có thẩm quyền dạy dỗ, khuyến khích, cai quản và sửa sai các tín hữu được giao phó. Vì vậy, với tư cách là “người cha và người mục tử” của dân mình, ngài phải là “tấm gương về sự thánh thiện trong đức bác ái, khiêm nhường và giản dị trong cuộc sống”, có bổn phận “uốn nắn đàn chiên của mình thành một gia đình” để tất cả “được sống và hành động trong sự hiệp thông của đức ái”.
Đó là những lời đẹp đẽ và cũng rất tỉnh táo. Đọc các tài liệu của Công đồng về các nhiệm vụ được giao cho một giám mục là một kinh nghiệm đầy khích lệ. Tham vọng trong Giáo hội không nhất thiết là một điều xấu; thật là dại dột khi nghĩ ngược lại. Nhưng bất kỳ người nào khao khát công việc tốt hơn nên suy nghĩ cẩn thận và kỹ lưỡng. Mọi đặc ân từng đi với công việc của một giám mục đã giảm dần trong vài thập kỷ qua trong khi các đòi buộc lại tăng lên. Vụ tai tiếng lạm dụng trong 20 năm qua, sự thù địch của môi trường văn hóa và chính trị ngày nay, và bản chất độc hại của những lời chỉ trích trong chính Giáo hội đã khiến nhiều người từ chối chức giám mục khi được đề nghị - theo một số báo cáo số người từ chối như thế lên đến một phần ba số ứng viên. Những người tầm thường, bất tài, và thậm chí là người xấu vẫn trở thành giám mục. Điều đáng chú ý là có cơ man các giám mục của chúng ta, chiếm tuyệt đại đa số, là những người tốt làm việc hết sức mình và làm tốt điều đó, với tư cách là một “người cha và một mục tử”. Tôi đã tận mắt chứng kiến điều này trong 27 năm phục vụ giáo phận. Tôi đã chứng kiến một lần nữa và rồi một lần nữa trong hai tháng qua.
Vào tháng 11 năm 2020, tôi đã liên lạc với 33 giám mục — 31 giám mục ở Hoa Kỳ và hai giám mục ở hải ngoại trong số các nước nói tiếng Anh — cho một dự án mà tôi đang theo đuổi trong việc đổi mới văn hóa và Giáo hội với chương trình Nghiên cứu Hiến pháp tại Đại học Notre Dame. Mục đích của dự án rất đơn giản. Nếu Giáo hội muốn tìm cách trở thành một tác nhân đổi mới đời sống của một quốc gia và nền văn hóa của quốc gia đó, thì chính Giáo hội cũng phải được đổi mới. Vì vậy, làm thế nào để chúng ta làm điều đó? Trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 12 năm 2020 đến ngày 17 tháng 2 năm nay, tôi đã thực hiện các cuộc phỏng vấn một cách tín cẩn với 28 giám mục trong số đó. Hai cuộc phỏng vấn nữa đang chờ tổng kết; hai giám mục không trả lời; và một giám mục — là Đức Tổng Giám Mục Philip Tartaglia của Glasgow, người mà tôi đã gặp và hỗ trợ ngài tại Thượng hội đồng năm 2015 — đã chết trước khi cuộc phỏng vấn của chúng tôi có thể diễn ra. Trong những tháng tới, tôi sẽ thực hiện các cuộc phỏng vấn tương tự với các giáo sĩ và các tu sĩ nam nữ, sau đó là các cuộc phỏng vấn với các giáo dân — là nhóm cuối cùng và lớn nhất.
Các giám mục Hoa Kỳ mà tôi đã nói chuyện phục vụ ở 20 tiểu bang khác nhau trong mọi vùng của đất nước. Các ngài có những tính cách, tài nguyên, bối cảnh và các kỹ năng rất khác nhau. Các ngài cũng phải đối mặt với những vấn đề chuyên biệt: Các vấn đề có tính cách địa phương ở vành đai kỹ nghệ suy thoái của Mỹ, ở các trang trại nông nghiệp, và ở phía nam / tây nam có thể rất khác nhau. Tuy nhiên, các ngài có cùng những quan điểm và kinh nghiệm nhất định đáng được đề cập ngắn gọn ở đây.
Trung bình, COVID đã gây ra ít thiệt hại tài chính trong ngắn hạn cho nhiều giáo phận Hoa Kỳ hơn mức dự kiến ban đầu. Hầu hết các giám mục báo cáo doanh thu giảm từ 4% đến 8% so với năm trước vì vi rút. Các giáo xứ nghèo đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại nhất. Ở một số nơi, lời kêu gọi hàng năm của giáo phận hoặc các tổ chức bác ái Công Giáo đã thực sự làm tăng doanh thu. Nhưng khi virus và các đợt khóa cửa kéo dài, điều này không thể tiếp tục, và những lo lắng sâu sắc hơn của hầu hết các giám mục mà tôi đã nói, tập trung vào sự suy tàn trong sự tham gia lâu dài của giáo dân trong đời sống Giáo hội. COVID và khả năng gây chết người của nó đã không tạo ra bất kỳ sự gia tăng đáng chú ý nào trong mối quan tâm của mọi người về nơi họ sẽ sống ở thế giới bên kia. Hầu hết các giám mục dự đoán từ 25% đến 40% giáo dân sẽ vĩnh viễn không tham dự các Thánh lễ và tham gia các công việc của giáo xứ ngay cả sau khi virus đã bị đẩy lùi thành một câu chuyện của quá khứ. Kết hợp với xu hướng suy giảm bí tích đã xảy ra, điều này gợi ý một tương lai nhỏ hơn, gọn gàng hơn cho nhiều giáo phận, sớm hơn nhiều dự định.
Những mối quan hệ với các cơ quan dân sự đang thay đổi. Một giám mục, được Rôma chuyển từ một giáo phận phía đông sang một giáo phận ở Trung Tây, đã so sánh sự hiếu chiến của thống đốc tiểu bang cũ của mình với sự nồng nhiệt và ủng hộ cá nhân của thống đốc ở tiểu bang mới của ngài. Mặc dù vậy, nhìn chung, có một chủ đề phổ biến là “chúng ta là những vị tướng không có quân đội, và chính quyền dân sự biết điều đó”. Các giám mục hoàn toàn nhất trí bày tỏ những lo lắng về tinh thần tiêu cực và những thiệt hại tiềm tàng từ chính quyền Biden.
Hầu hết các giám mục, khi được hỏi về những cú sốc lớn nhất mà các ngài trải qua khi trở thành giám mục — ngay cả những vị từng là cố vấn cho linh mục đoàn hoặc tổng đại diện, và do đó biết địa hình — và hình dung được trọng lượng, số lượng và dòng gánh nặng hành chính không ngừng nghỉ. Những điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng kết nối mật thiết với mọi người của họ. Làm tốt công việc giám mục để lại ít thời gian cho việc nghỉ ngơi, và hầu hết những người ngoài cuộc không biết gì về giá phải trả của cá nhân vị giám mục. Tất cả các giám mục đều thừa nhận sự phụ thuộc của các ngài vào sự cộng tác của các cố vấn và nhân viên giáo dân, và nhu cầu ngày càng tăng trong việc phát triển các nhà lãnh đạo giáo dân.
Đồng thời, hầu hết các giám mục cho biết các ngài rất hài lòng với thừa tác vụ của mình và tin rằng quy trình tuyển chọn giám mục là hợp lý. Các ngài ủng hộ một cuộc tham vấn rộng rãi, bí mật trong việc đề cử các giám mục trong đó có sự tham gia nhiều hơn từ các tín hữu giáo dân hiểu biết. Nhưng các ngài phản đối mọi hình thức “dân chủ hóa” quá trình lựa chọn giám mục vì làm như thế sẽ lôi kéo thứ chính trị áp lực tồi tệ nhất của Mỹ vào cuộc sống của Giáo Hội. Một chủ đề được lặp đi lặp lại là các ngài lo lắng về sự can thiệp vào tiến trình tuyển chọn từ các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Điều này thường liên quan đến sự mất tin tưởng một Hồng Y người Mỹ chưa tiện nêu tên. Sự thiếu tin tưởng ấy đôi khi được thể hiện bóng gió, và đôi khi được thể hiện một cách công khai. Hầu hết các giám mục bày tỏ sự hài lòng với tình trạng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Một số đã lên tiếng bực tức với Hồng Y Wilton Gregory của Washington vì đã xói mòn quyền lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục về vấn đề Rước lễ và tình trạng bí tích có vấn đề của Tổng thống Biden.
Vấn đề nhạy cảm nhất trong các cuộc phỏng vấn khác nhau của tôi liên quan đến thái độ của các giám mục đối với Đức Thánh Cha Phanxicô. Tất cả các giám mục mà tôi đã nói chuyện đều bày tỏ lòng trung thành chân thành với Đức Thánh Cha. Nhiều người ca ngợi những nỗ lực của ngài trong việc định hình lại Giáo triều Rôma theo hướng nâng đỡ nhiều hơn, phục vụ nhiều hơn trong tương quan với các giám mục địa phương. Nhưng nhiều người cũng bày tỏ sự thất vọng mạnh mẽ không kém đối với những gì các ngài coi là những nhận xét và hành vi không rõ ràng của Đức Thánh Cha, những điều này thường gây ra sự nhầm lẫn giữa các tín hữu, khuyến khích xung đột và làm suy yếu khả năng giảng dạy và lãnh đạo của các giám mục. Tình cảm không thích Hoa Kỳ của Đức Phanxicô, mà nhiều người cảm nhận, không giúp ích được gì. Theo lời của một giám mục Tây Mississippi bối rối, “Cứ như thể ngài thích chọc vào mắt chúng tôi”.
Khi bị thúc ép, không giám mục nào mà tôi truy vấn có thể báo cáo dù chỉ một chủng sinh duy nhất của giáo phận được Đức Giáo Hoàng hiện tại truyền cảm hứng để theo đuổi đời sống linh mục. Không ai thích thú khi thừa nhận điều này. Tuy nhiên, các chủng sinh mà các ngài có — và một số giáo phận đang làm tốt một cách đáng ngạc nhiên trong lĩnh vực này — có xu hướng là những người có động cơ mạnh mẽ. Một số đến từ các gia đình rạn nứt, những người khác đến từ các gia đình có nền tảng giáo dục tại nhà. Vẫn còn những người khác có một cuộc gặp gỡ mạnh mẽ nào đó với Chúa, một sự hoán cải bất ngờ về tôn giáo hoặc trải nghiệm tâm linh, dẫn họ đến chủng viện mặc dù họ không được giáo dục tôn giáo chính thức. Điều này làm cho năm dự bị hay năm “linh đạo” của một chủng viện trở thành một sự chuẩn bị quan trọng cho việc giáo dục chính thức tại chủng viện.
Tóm tắt hàng chục giờ phỏng vấn vào một cột web là một nhiệm vụ vô vọng và tôi sẽ không thử ở đây. Nhưng tôi sẽ chia sẻ một kinh nghiệm cuối cùng. Tôi hỏi mỗi giám mục mà tôi đã phỏng vấn một câu hỏi kết luận: Cuối cùng, điều gì khiến ngài lo lắng và điều gì khích lệ ngài nhất? Hết trường hợp này đến trường hợp khác, các giám mục đưa ra những câu trả lời giống nhau cho mỗi câu hỏi — đó là những người trẻ tuổi. Nỗi đau lớn nhất là số người trẻ rời bỏ Giáo hội. Nguồn hy vọng lớn nhất là lòng nhiệt thành và tính cách của những người trẻ trung thành và yêu mến Chúa Giêsu Kitô. Và đây là lý do tại sao, ở một mức độ mầu nhiệm nào đó, mọi giám mục mà tôi phỏng vấn đều cảnh giác rõ ràng trước những thách thức mà ngài phải đối mặt và đồng thời cảm thấy bình an.
Gia đình cần những người cha. Như chính cha tôi đã nói với sự khó chịu nhưng với sự đều đặn chính xác, “cần phải có ai đó làm cha” - vì lợi ích của mọi người, bất kể người ấy có bao nhiêu mụn cóc. Sự thật phi thường của đời sống Công Giáo ở Hoa Kỳ không phải là một số giám mục đã hạ nhục chúng ta một cách cay đắng, mà là nhiều vị đang làm công việc rất tốt.
Source:First Things
Phi thường: Sau 60 năm tìm kiếm, đã tìm thấy hài cốt vị linh mục làm rất nhiềp phép lạ tại Mỹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:29 10/03/2021
1. Bom nổ rung chuyển giáo phận Bata ở Guinea Xích đạo
Trong một tuyên bố ngày 9 tháng Ba, Đức Cha Juan Matogo Oyana, Giám Mục giáo phận Bata ở Guinea Xích đạo bày tỏ nỗi buồn của ngài về các vụ nổ kinh hoàng tại thủ phủ Bata. Các vụ nổ liên tiếp đã làm rung chuyển Tòa Giám Mục và gây ra một số thiệt hại vật chất nặng nề.
Cho đến nay, số người chết tăng vọt lên 98 người. Bộ Y tế cho biết số người chết do một loạt vụ nổ trong một doanh trại quân đội ở Guinea Xích đạo sẽ còn tiếp tục gia tăng trong khi các tình nguyện viên đang tìm kiếm các thi thể trong đống đổ nát.
Ít nhất 615 người bị thương trong các vụ nổ hôm Chúa Nhật 7 tháng Ba, bắt đầu từ vụ hỏa hoạn tại Căn cứ Quân sự Nkoantoma ở thành phố ven biển Bata.
Phó tổng thống Teodoro Nguema Obiang Mangue cho biết con số thiệt mạng 98 người hiện nay là cao hơn gấp ba lần so với ước tính trước đó là 31 người thiệt mạng.
Trong số những người bị thương, 299 người vẫn đang phải chống chọi với tử thần trong bệnh viện.
Tổng thống Teodoro Obiang Nguema, cha của phó tổng thống, cho rằng vụ tai nạn là do sơ suất liên quan đến việc tàng trữ chất nổ và cho biết các vụ nổ đã làm hư hại hầu hết các ngôi nhà và tòa nhà ở Bata, thành phố chỉ có hơn 250,000 dân.
Bộ y tế của Equatorial Guinea đã đăng trên Twitter rằng họ đã chuẩn bị một phái đoàn sức khỏe tâm thần bao gồm các bác sĩ tâm thần, các nhà tâm lý học và y tá để hỗ trợ các nạn nhân của vụ nổ.
Bộ cho biết: “Những thiệt hại không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần”.
Các hình ảnh được truyền thông địa phương đăng tải cho thấy các thi thể được quấn trong tấm vải và xếp thành hàng bên lề đường, và trẻ em được kéo ra từ dưới đống bê tông vỡ và các thanh kim loại xoắn lại.
Đài truyền hình TVGE chiếu cảnh phó tổng thống đến thăm một bệnh viện nơi các nạn nhân đang được điều trị vào thứ Hai.
Vụ nổ xảy ra khi Guinea Xích đạo, một nước sản xuất dầu, đang phải chịu cú sốc kinh tế kép do đại dịch coronavirus và giá dầu thô giảm. Dầu thô cung cấp khoảng 3/4 doanh thu quốc gia.
Guinea Xích đạo là thuộc địa cũ của Tây Ban Nha được cai trị bởi Obiang, vị tổng thống này cai trị lâu nhất ở Phi Châu, kể từ năm 1979 đến nay.
Phần lớn dân số 1.4 triệu người sống trong cảnh nghèo đói.
Guinea Xích đạo có 4 giáo phận và một tổng giáo phận. Trong tổng số 857,000 dân, 87% dân số là người Công Giáo.
Source:Reuters
2. Sáng kiến 24 giờ cho Chúa ngày 12 và 13 tháng Ba
Bất chấp đại dịch, Đức Thánh Cha Phanxicô đã truyền rằng sáng kiến “24 giờ dành cho Chúa” cũng sẽ được cử hành trong năm nay. Như Hội đồng Giáo hoàng về Cổ võ Tân Phúc âm hóa đã thông báo, sáng kiến 24 giờ cho Chúa năm nay sẽ được cử hành từ chiều thứ Sáu 12 đến 6g chiều thứ Bẩy 13 tháng Ba, gần với Chúa nhật thứ Tư Mùa Chay.
Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng đã chuẩn bị cho ngày này bằng cách đưa ra một số gợi ý giúp các giáo xứ và cộng đoàn Kitô chuẩn bị cử hành sáng kiến này.
Chủ đề của sáng kiến 24 giờ cho Chúa năm là một câu trích từ Thánh Vịnh “Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi” (Tv 103:3).
Trong phần đầu tiên, một số bản văn được giới thiệu khuyến khích mọi người ý thức kinh nghiệm cuộc gặp gỡ với linh mục tại thời điểm xưng tội cá nhân. Các bản văn cũng có thể được sử dụng để chuẩn bị (một mình hoặc dưới sự hướng dẫn của một thừa tác viên) cho việc ăn năn tội cách trọn, trong trường hợp không thể đến được với Bí tích Hòa giải.
Ngoài ra nội dung của phần đầu này còn khuyến khích mọi người đến với Bí tích Hòa giải, giúp suy tư về sự thay đổi của chính mình và ý thức về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống. Điều này có khả năng truyền cảm hứng cho các tín hữu thực hiện các công trình lòng thương xót và tiếp tục trưởng thành cá nhân sau khi đã nhận được ơn tha thứ.
Phần thứ hai được sử dụng khi nhà thờ được mở cửa, mọi người đến xưng tội, giúp cầu nguyện và suy niệm theo Lời Chúa. Tài liệu này cũng có thể hữu ích cho bài giáo lý về sự cần thiết phải hoán cải và về Bí tích Hòa giải.
Sự kiện có thể bắt đầu vào tối thứ Sáu với phần phụng vụ Lời Chúa để chuẩn bị cho các tín hữu xưng tội, và kết thúc bằng việc cử hành Thánh Lễ trọng thể vào chiều thứ Bảy. Trường hợp các bí tích không được phép cử hành, hoặc có thể được tổ chức với một số lượng hạn chế, thì việc tôn thờ Thánh Thể có thể được thực hiện trực tuyến, như vậy các tín hữu được chuẩn bị ăn năn tội cách trọn, như Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy.
Source:Pontificio Consejo para la promoción de la nueva evangelización
3. Thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, một năm từ khi đại dịch bùng phát
Ban Thường vụ của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, hôm 9 tháng Ba đã đưa ra thông điệp sau về đại dịch COVID-19 toàn cầu. Ban Thường vụ của USCCB do chủ tịch Hội Đồng Giám Mục lãnh đạo, bao gồm tất cả các chủ tịch các ủy ban của USCCB và một đại diện từ mỗi giáo tỉnh của Hoa Kỳ và hoạt động với tư cách là ban điều hành.
Toàn văn như sau:
“Tháng này chúng ta đánh dấu một năm kể từ khi đại dịch thay đổi đáng kể cuộc sống ở đất nước chúng ta, mở ra những đau khổ vô biên. Nhiều người đã phải chịu đựng những khó khăn kinh hoàng: ốm đau, chết chóc, tang tóc, thiếu ăn, nhà ở không ổn định, mất việc làm và thu nhập, giáo dục dở dang, chia ly, ngược đãi, cô lập, trầm cảm và lo lắng. Chúng ta đã chứng kiến những bất công về chủng tộc, giảm thiểu dần phúc lợi của người nghèo và người già, và những chia rẽ đau đớn trong đời sống chính trị của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta biết, như Thánh Vịnh nhắc nhở chúng ta, rằng chúng ta tìm thấy niềm an ủi trong lời hứa của Thiên Chúa, là Đấng ban sự sống cho chúng ta (Tv 119: 50).
Chúng ta cũng chứng kiến vô số hành động hy sinh của các nhân viên y tế, những người phản ứng đầu tiên, các tuyên úy, những người làm việc trong các bếp ăn xã hội và nơi tạm trú của người vô gia cư, những người vận chuyển thư, công nhân các cửa hàng nông sản và tạp hóa, bạn bè và thậm chí cả những người lạ. Vô số hành động tử tế đã được thực hiện bởi rất nhiều người, điều này giúp nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều cùng chung một con thuyền. Trước tất cả những hành động hy sinh này, chúng ta rất biết ơn. Chúng ta cũng rất biết ơn các linh mục, phó tế, tu sĩ, giáo chức, giáo lý viên và các thừa tác viên giáo hội đã phục vụ dân Chúa trong những thời kỳ khó khăn này.
Trong đại dịch, Thiên Chúa đã một lần nữa mặc khải chúng ta về chính mình. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta tại quảng trường Thánh Phêrô vào năm ngoái, chúng ta không có quyền lực hay quyền kiểm soát như chúng ta nghĩ. [1] Thay vì xấu hổ về sự bất lực này, hoặc bị đè bẹp bởi nỗi sợ hãi về những gì chúng ta không thể kiểm soát, tính liên kết và sự phụ thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa đã được làm rõ. Là Kitô hữu, đây là một bài học rất quen thuộc: Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy mang gánh nặng cho nhau, và như vậy anh em sẽ chu toàn luật Chúa Kitô (Gl 6: 2). Và luật đó là luật yêu thương.
Đại dịch cũng đã làm sống lại ý thức của chúng ta rằng chúng ta là một cộng đồng toàn cầu, và mỗi chúng ta thực sự là người bảo vệ của nhau. Mặc dù sự sẵn có ngày càng tăng của vắc-xin là một dấu chỉ rõ ràng của hy vọng rằng đại dịch này cũng sẽ qua đi, nhưng hy vọng đó phải được trao cho mọi người trên hành tinh bằng cách cung cấp vắc-xin trên toàn cầu. Các quốc gia giàu có hơn và các công ty dược phẩm phải hợp tác với nhau để bảo đảm rằng không có quốc gia nào, không có người nào bị bỏ lại phía sau.
Có rất nhiều điều để học hỏi từ sự đau khổ toàn cầu này. Chúng ta phải xây dựng lòng tốt và sự cởi mở mà chúng ta đã chứng kiến ở cấp địa phương bằng cách tạo ra nhiều cấu trúc xã hội hơn, không chỉ hàn gắn những rạn nứt và sự cô lập mà rất nhiều người cảm thấy trong đại dịch này mà còn ngăn chặn sự chia rẽ như vậy xảy ra lần nữa. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu khẩn, “Chúng ta hãy mơ ước như một gia đình nhân loại duy nhất”, [ 2] vươn đến một chân trời nơi chúng ta quan tâm đến nhau nhiều hơn. Chúng ta hãy giữ cho ý thức này tồn tại và tiếp tục công việc thúc đẩy công ích.
Được canh tân bởi Mùa Chay này, chúng tôi, những thành viên của Ban Thường vụ, đặt niềm tin tưởng vào Chúa, Đấng chịu đau khổ, bị đóng đinh và phục sinh. Chúng tôi cùng với các giám mục anh em của chúng tôi kêu gọi mọi người tiếp tục giữ cho tình yêu của Thiên Chúa luôn sống động trong trái tim và trong gia đình và cộng đồng của mình. Và chúng tôi mong muốn được chào đón các tín hữu Công Giáo trở lại các thánh đường khi tất cả chúng ta có thể an toàn tham gia vào việc cử hành Thánh Thể và quy tụ một lần nữa trong các giáo xứ của chúng ta”.
[1] x, Đức Thánh Cha Phanxicô, “Phút cầu nguyện ngoại thường” (27 tháng Ba 2020). http://www.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2020/documents/papa-francesco_20200327_omelia-epidemia.html
[2] Fratelli tutti, số. 8.
Source:USCCB
4. Hài cốt của một vị trong tiến trình tuyên thánh được tìm thấy sau 60 năm tìm kiếm
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết đã tìm thấy thi thể của Cha Emil Kapaun trong một trường hợp hết sức hi hữu.
Trước sự ngạc nhiên và vui mừng của những người thân, những người được ơn, và của giáo phận Wichita, các nhà điều tra của Bộ Quốc phòng tuyên bố đã xác định được hài cốt của vị tuyên úy quân đội Hoa Kỳ và là Tôi tớ Chúa Cha Emil Kapaun trong số những người lính vô danh chết trong chiến tranh Triều Tiên được chôn cất tại một nghĩa trang Hawaii,
“Tôi chỉ hy vọng mọi người cũng phấn chấn như chúng tôi. Thật tuyệt vời khi biết rằng Cha Kapaun sẽ trở về nhà sau 70 năm,” Cha John Hotze của Giáo phận Wichita nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.
Ray Kapaun, cháu trai của vị linh mục cho biết như sau:
“Không có từ nào có thể giải thích cảm xúc lúc này”, anh nói, theo KWCH News.
“Tôi biết có rất nhiều phép lạ đã được cho là nhờ lời cầu bầu của chú tôi, và nhiều phép lạ đang trong tiến trình điều tra, nhưng tôi nghĩ mọi người đều coi chính việc tìm được thi thể này là một phép lạ”, Ray nói. “Bởi vì điều này quá bất ngờ. Ý tôi là, gia đình tôi, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chúng tôi sẽ thấy điều này trong đời”.
Đức Cha Carl Kemme của Wichita hoan nghênh khám phá này.
“Thật là một bất ngờ vui mừng và thú vị đối với Giáo phận Wichita khi hài cốt của Cha Kapaun đã được tìm lại sau rất nhiều năm và chúng tôi tiếp tục mong đợi quá trình tuyên thánh cho ngài trong tương lai”, vị giám mục nói.
Vị linh mục này từng là tuyên úy trong Chiến tranh thế giới thứ hai và được biết đến vì đã phục vụ anh dũng trong Chiến tranh Triều Tiên. Ngài thuộc trung đoàn bộ binh số 8 của Quân đội Hoa Kỳ. Sau khi bị bắt làm tù binh, ngài tiếp tục phục vụ cho những người lính khác trong một trại tù, nơi ngài mất ngày 23 tháng 5 năm 1951.
Cơ quan Kiểm toán POW/MIA của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã xác định được hài cốt của vị linh mục trong số những người lính không rõ danh tính được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Thái Bình Dương ở Hawaii, giáo phận Wichita cho biết ngày 4 tháng 3. Nhiều hài cốt binh sĩ đã được chuyển đến đó từ Triều Tiên trong những năm 1950 và một lần nữa vào những năm 1990.
Thông thường các tử sĩ có thể được xác định nhanh chóng nhờ những tấm thẻ bài họ đeo quanh cổ. Tuy nhiên, trong Chiến tranh Triều Tiên, các tù binh Mỹ như Cha Kapaun bị quân Trung Quốc và Bắc Hàn tịch thu các tấm thẻ bài. Việc xác định, do đó, khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt là họ có thể bị đưa đi xa khỏi nơi bị bắt và bị giam giữ chung với những người lính của các đơn vị khác.
Tiến trình tuyên thánh cho Cha Kapaun.
Năm 1993, Cha Kapaun đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn lên hàng “Tôi tớ của Chúa”, là bước đầu tiên trên con đường được tuyên thánh. Một cuộc họp quan trọng liên quan đến trường hợp của ngài đã được lên kế hoạch tại Bộ Tuyên thánh vào tháng 3 năm 2020, nhưng cuộc họp đó đã bị hoãn lại do sự xuất hiện của đại dịch coronavirus ở Ý.
Cha Kapaun sinh ra ở Pilsen, Kansas vào năm 1916. Ngài trưởng thành trong thời kỳ Đại suy thoái. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1940 và bắt đầu công việc mục vụ với tư cách là một linh mục quản xứ tại quê hương của mình.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Cha Kapaun đã dâng các bí tích tại Sân bay Quân đội Harrington gần đó cho đến khi Ngài trở thành tuyên úy quân đội toàn thời gian vào năm 1944. Ngài đã đóng quân ở Ấn Độ và Miến Điện trong suốt thời gian chiến tranh. Ở đó, ngài phục vụ binh lính và dân chúng quanh vùng với một thái độ hy sinh quên mình.
Ngài cũng nổi tiếng về lòng dũng cảm. Sau khi chiếc xe jeep bị hỏng, ngài thường đạp xe đi gặp những người lính ngay cả ở tiền tuyến. Ngài thường lần theo tiếng súng để tìm họ.
Sau khi Thế chiến II kết thúc, Cha Kapaun theo học lịch sử và giáo dục tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ. Ngài trở về nhà trong một thời gian ngắn với tư cách là Cha Sở của giáo xứ thời niên thiếu của mình và phục vụ tại một số giáo xứ khác. Năm 1948, Hoa Kỳ ra lời kêu gọi các tuyên úy quân đội trở lại phục vụ. Cha Kapaun đáp lại. Sau đó, ngài được cử đến Texas, Washington và Nhật Bản trước khi được điều tới Hàn Quốc.
Trong Trận chiến Unsan vào tháng 11 năm 1950, Cha Kapaun đã làm việc không mệt mỏi để an ủi những người đau khổ và nâng đỡ tinh thần và cõng những người bị thương trên chiến trường về tuyến sau. Một trong những người lính mà ngài cõng về là một người lính Trung Quốc bị thương. Anh ta đã giúp ngài thương lượng đầu hàng quân Trung Quốc và Bắc Hàn sau khi đơn vị bị quân địch bao vây. Cha Kapaun đã bị bắt làm tù binh.
Ngay cả khi đó, ngài vẫn tiếp tục giúp đỡ những người khác. Cha Kapaun cõng một tù nhân Mỹ bị thương không thể đi bộ khoảng 30 dặm đến một trại tù, mặc dù người lính nặng hơn ngài 10kg. Người lính này có thể đã bị giết bởi quân địch nếu anh ta không thể theo kịp cuộc hành quân.
Cha Kapaun bị đưa đến trại tù số 5 ở Pyoktong, một ngôi làng bị đánh bom từng là trung tâm giam giữ. Những người lính tại trại bị ngược đãi nghiêm trọng và bị suy dinh dưỡng, bệnh kiết lỵ, thiếu quần áo ấm để chống lại một mùa đông cực kỳ lạnh giá. Cha Kapaun sẽ làm tất cả những gì có thể cho những người lính. Ngài giặt quần áo bẩn của họ, lấy nước ngọt và chăm sóc vết thương cho họ.
Vị linh mục đã giúp các bạn tù giải quyết các vấn đề và giữ vững tinh thần. Ngài thức trắng đêm để viết thư về nhà thay cho các thương binh. Nhiều tù binh chiến tranh được trao trả cho biết nỗ lực của ngài đã giúp họ sống sót trong mùa đông khắc nghiệt. Đối với những người không qua khỏi, vị linh mục đã giúp chôn cất xác của họ.
Cha Kapaun cử hành các bí tích cho các bạn tù của mình, giải tội cho và cử hành Thánh lễ. Vào Chúa Nhật Phục sinh năm 1951, khoảng hai tháng trước khi chết, ngài tổ chức thánh lễ Phục sinh vào ban mai cho các tù nhân.
Khi bị viêm phổi và xuất hiện cục máu đông ở chân, vị tuyên úy đã bị từ chối điều trị y tế, dẫn đến cái chết của Ngài.
Vì sự dũng cảm tại Unsan, Cha Kapaun đã được truy tặng Huân chương Danh dự của Quốc hội trong một buổi lễ năm 2013 dưới thời Tổng thống Barack Obama. Huân chương là phần thưởng quân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ dành cho lòng dũng cảm.
Trong khi thi thể của vị linh mục được cho là đã được chôn cất trong một ngôi mộ tập thể trên sông Áp Lục gần biên giới Triều Tiên-Trung Quốc, thì sự việc không phải như vậy. Thay vào đó, hài cốt của ngài đã được trao trả cho Mỹ vào những năm 1950 cùng với hàng trăm binh sĩ không rõ danh tính khác, Cha Hotze nói với CNA.
“Ngài được chôn cất ở đâu đó trong trại tù. Hài cốt của ngài thực sự đã được trao trả cho Mỹ ngay sau Chiến tranh Triều Tiên, khoảng năm 1954”.
Một bộ hài cốt ban đầu đã được cho là của Cha Kapaun, nhưng các nhà điều tra xác định được nhầm lẫn này, chúng thuộc về một người đàn ông trẻ hơn ở độ tuổi những năm đầu 20 tuổi, chứ không phải của một linh mục 35 tuổi. Việc xác định thêm rất khó khăn, một phần là do thiếu công nghệ.
“Ngài được chôn cất tại nghĩa trang quốc gia, cũng như nhiều người khác, với tư cách là một người lính vô danh”, Cha Hotze nói. “May mắn thay, Bộ Quốc phòng vẫn tích cực tìm cách xác định hài cốt của những quân nhân vô danh này”.
Tháng 6 hàng năm, những người hành hương đã diễu hành từ Wichita đến quê hương Pilsen của Cha Kapaun. Họ đi bộ 60 dặm để tưởng nhớ vị linh mục và cuộc hành quân của ngài đến các trại tù.
“Mọi người được truyền cảm hứng từ những gì ngài có thể làm”, Cha Hotze nói. “Ngài được sinh ra không lâu trước thời Đại Suy Thoái. Ngài lớn lên trong thời kỳ Đại Suy Thoái với tư cách là một nông dân nghèo ở Kansas. Gia đình không có gì. Và ngài đã có thể làm cho những điều tuyệt vời xảy ra.”
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jerry Moran, của Đảng Cộng Hòa của tiểu bang Kansas, người đã ban hành luật để trao Huân chương Danh dự cho Cha Kapaun, cũng bình luận về việc xác định hài cốt của linh mục.
Moran cho biết: “Tôi rất vui vì gia đình của ngài cuối cùng đã tìm được thi thể ngài sau sự phục vụ quên mình của Cha Kapaun cho đất nước của chúng ta.”
Source:Catholic News Agency