Phụng Vụ - Mục Vụ
Con heo
Lm Vũđình Tường
06:25 12/03/2010
Heo khi còn sống bị người đời coi rẻ, khinh thường. Cái gì xấu cũng dùng heo để ví von. Đồ con heo, ăn như heo, ngủ như heo, dơ như heo, ngu như heo. Thế mà khi chết đi, heo lại được trọng vọng, có chỗ đứng vững chắc trong văn chương, phong tục, tập quán văn hoá.
Đám cưới nào heo cũng được long trọng rước đi. Tiệc cưới cỗ lòng chay có vị thế đặc biệt. Có thịt heo chà bông bữa ăn trở nên sang trọng hơn. Món chiên xào nào, mỡ heo cũng có mặt, tích cực góp phần tăng hương vị cho thức ăn.
Nhà nào có bầy heo coi như có của chìm, của nổi bởi bầy heo bán đi đóng góp tài chánh cho gia đình. Giúp gia chủ xoay sở khi túng quẫn. Thực ra nghèo quá lấy cám đâu ra cho heo ăn. Vì thế heo có mặt trong những gia đình đủ ăn, đủ mặc. Còn dư chút đỉnh để nuôi heo. Heo có mặt trong nhà, gia chủ hy vọng nơi ‘ủn ỉn’ ít nhiều.
Ba ngày xuân heo cũng lẽo đẽo đi tết khắp mọi nhà. Nào là thịt kho đông chung vần thơ câu đối đỏ. Bánh chưng mang lại niềm vui như pháo tết và giò thủ ngồi chõm choẹ giữa bàn tiệc xuân. Hộp tiền tiết kiệm, tiền lì xì ba ngày tết cũng chui bụng heo đất.
Mất nhân phẩm
Chăn heo là một nghề người xưa coi thường. Không thể làm việc gì khác thì cho chăn heo. Khi túng quẫn, không còn đồng xu dính túi, người con hoang đàng trong dụ ngôn cũng xin làm nghề chăn heo. Anh ta muốn ăn cả cám heo nhưng chủ nhà không cho. Phong tục thời đó coi heo là con vật dơ bẩn. Chăn heo đã tệ lắm rồi. Ăn chung với heo coi như nhân phẩm đã chết. Từ nay dân làng xa lánh. Không thể đối xử với anh như người bình thường. Trong mắt họ, anh là thây ma biết đi. Tệ hơn nữa chủ nó không cho anh ăn phần của heo. Con người này không còn chút giá trị, thua cả con heo là con vật dơ bẩn theo luật Môisen.
Duy vật
Khi tự nguyện bỏ nhà ra đi, mong được tự do ăn chơi thoả thích theo ý riêng. Anh đã coi vật chất quan trọng hơn cả máu mủ ruột thịt. Tiền bạc, của cải quan trọng hơn cả tình cha. Anh chọn lối sống duy vật chủ nghĩa. Vật chất là cứu cánh, phương tiện, cùng đích cuộc đời. Vật chất quyết định tất cả, quan trọng hơn cả tình người. Anh tin kinh tế thay đổi đời anh. Đúng thế, nhờ kinh tế anh được tâng bốc. Anh cưỡi voi, hết tiền anh ở với heo. Duy vật là thế. Tình, tiền kết hợp người đó lên mây. Tình, tiền li dị rơi tòm vực thẳm. Duy vật bạc bẽo thế mà vẫn có kẻ ham.
Theo duy tâm
Hoàn cảnh đói khát đưa đẩy anh đến chỗ tự nguyện xin chăn heo. Nhân phẩm lụi đụi gót chân heo. Không còn chọn lựa nào khác nên bản năng nhảy lên làm cách mạng chỉ đạo lí trí. May mắn trong trận chiến nội tâm người con hoang đàng đã duy tâm. Lí trí thắng cái đói, cái khổ. Anh mạnh dạn đứng lên trở về nhà cha. Ngoài tiền tài vật chất là thứ hư nát còn cả một kho tàng vĩnh cửu, quí báu đó là tình Chúa, tình người và lòng nhân ái
Thưa cha con đã đắc tội với trời và với cha
Anh thuộc phái duy tâm vì qua cái đói anh nhận thức anh mắc tội không riêng với cha mình mà còn mắc tội với trời nữa. Biết đến trời và nhớ đến tình nghĩa cha con. Lòng tốt của cha, tình thương cha dành cho khi còn ở với cha thức tỉnh lương tâm. Tình thương ấy chan hoà, toả lan đến người làm công trong nhà.
Tin vào tình cha anh chỗi dậy, đi về. Tình thương, lòng mến giúp người con hoang đàng sống hy vọng được tha thứ. Duy vật sống chết vì tiền tài, vật chất. Duy tâm sống nhờ tình thương, lòng mến và ơn tha thứ. Không phải tha thứ bảy lần mà là bảy mươi lần bảy. Tha mãi, tha hoài.
Tình yêu Chúa
Nhóm Pharisêu và Kinh Sư xầm xì "ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng" Lc 15,3
Phúc Âm không ghi rõ nhưng người đọc ngầm hiểu khi kết án người nào đó tội lỗi. Người kết án tự nhận mình vô tội hay ít ra tội nhẹ hơn người mình kết án.
Để đáp trả Đức Kiô cho dụ ngôn người con Hoang Đàng để nói lên tình Chúa bao la. Thiên Chúa, người Cha nhân lành đêm ngày mong chờ con trở về, tha thứ lỗi lầm đã phạm. Thánh Luca chương 15 thuật lại ba dụ ngôn diễn tả lòng thương xót Chúa. Dụ ngôn Tìm Chiên Lạc, Đồng Trinh của bà goá và Người Con Hoang Đàng. Còn có dụ ngôn người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Đức Kitô đứng hẳn về phía kẻ tội lỗi, người thống hối, ăn năn.
Ai không có tội hãy ném đá trước đi -Gioan 8,8
Ta không đến kêu người công chính nhưng gọi kẻ tội lỗi -Mt 9,13
Tất cả các dụ ngôn trên cho thấy tình thương Chúa cao lớn, vĩ đại hơn tội con người đã phạm. Ngay cả tội phung phí tài sản người Cha dày công gầy dựng. Hành động ăn năn, thống hối, trở về mạnh hơn ngàn câu xin lỗi suông. Người cha cảm động ôm con vào lòng hôn. Vì sao?
Em con đây đã chết nay sống lại, đã mất nay tìm thấy Lc 15,32
Áo đẹp, nhẫn, dép mới, đời mới. Cuộc đời cũ chôn vùi nơi chuồng heo. Nhân phẩm được phục hồi nhờ tin vào duy tâm, tình Chúa, tình người, ăn năn thống hối quay về.
Đám cưới nào heo cũng được long trọng rước đi. Tiệc cưới cỗ lòng chay có vị thế đặc biệt. Có thịt heo chà bông bữa ăn trở nên sang trọng hơn. Món chiên xào nào, mỡ heo cũng có mặt, tích cực góp phần tăng hương vị cho thức ăn.
Nhà nào có bầy heo coi như có của chìm, của nổi bởi bầy heo bán đi đóng góp tài chánh cho gia đình. Giúp gia chủ xoay sở khi túng quẫn. Thực ra nghèo quá lấy cám đâu ra cho heo ăn. Vì thế heo có mặt trong những gia đình đủ ăn, đủ mặc. Còn dư chút đỉnh để nuôi heo. Heo có mặt trong nhà, gia chủ hy vọng nơi ‘ủn ỉn’ ít nhiều.
Ba ngày xuân heo cũng lẽo đẽo đi tết khắp mọi nhà. Nào là thịt kho đông chung vần thơ câu đối đỏ. Bánh chưng mang lại niềm vui như pháo tết và giò thủ ngồi chõm choẹ giữa bàn tiệc xuân. Hộp tiền tiết kiệm, tiền lì xì ba ngày tết cũng chui bụng heo đất.
Mất nhân phẩm
Chăn heo là một nghề người xưa coi thường. Không thể làm việc gì khác thì cho chăn heo. Khi túng quẫn, không còn đồng xu dính túi, người con hoang đàng trong dụ ngôn cũng xin làm nghề chăn heo. Anh ta muốn ăn cả cám heo nhưng chủ nhà không cho. Phong tục thời đó coi heo là con vật dơ bẩn. Chăn heo đã tệ lắm rồi. Ăn chung với heo coi như nhân phẩm đã chết. Từ nay dân làng xa lánh. Không thể đối xử với anh như người bình thường. Trong mắt họ, anh là thây ma biết đi. Tệ hơn nữa chủ nó không cho anh ăn phần của heo. Con người này không còn chút giá trị, thua cả con heo là con vật dơ bẩn theo luật Môisen.
Duy vật
Khi tự nguyện bỏ nhà ra đi, mong được tự do ăn chơi thoả thích theo ý riêng. Anh đã coi vật chất quan trọng hơn cả máu mủ ruột thịt. Tiền bạc, của cải quan trọng hơn cả tình cha. Anh chọn lối sống duy vật chủ nghĩa. Vật chất là cứu cánh, phương tiện, cùng đích cuộc đời. Vật chất quyết định tất cả, quan trọng hơn cả tình người. Anh tin kinh tế thay đổi đời anh. Đúng thế, nhờ kinh tế anh được tâng bốc. Anh cưỡi voi, hết tiền anh ở với heo. Duy vật là thế. Tình, tiền kết hợp người đó lên mây. Tình, tiền li dị rơi tòm vực thẳm. Duy vật bạc bẽo thế mà vẫn có kẻ ham.
Theo duy tâm
Hoàn cảnh đói khát đưa đẩy anh đến chỗ tự nguyện xin chăn heo. Nhân phẩm lụi đụi gót chân heo. Không còn chọn lựa nào khác nên bản năng nhảy lên làm cách mạng chỉ đạo lí trí. May mắn trong trận chiến nội tâm người con hoang đàng đã duy tâm. Lí trí thắng cái đói, cái khổ. Anh mạnh dạn đứng lên trở về nhà cha. Ngoài tiền tài vật chất là thứ hư nát còn cả một kho tàng vĩnh cửu, quí báu đó là tình Chúa, tình người và lòng nhân ái
Thưa cha con đã đắc tội với trời và với cha
Anh thuộc phái duy tâm vì qua cái đói anh nhận thức anh mắc tội không riêng với cha mình mà còn mắc tội với trời nữa. Biết đến trời và nhớ đến tình nghĩa cha con. Lòng tốt của cha, tình thương cha dành cho khi còn ở với cha thức tỉnh lương tâm. Tình thương ấy chan hoà, toả lan đến người làm công trong nhà.
Tin vào tình cha anh chỗi dậy, đi về. Tình thương, lòng mến giúp người con hoang đàng sống hy vọng được tha thứ. Duy vật sống chết vì tiền tài, vật chất. Duy tâm sống nhờ tình thương, lòng mến và ơn tha thứ. Không phải tha thứ bảy lần mà là bảy mươi lần bảy. Tha mãi, tha hoài.
Tình yêu Chúa
Nhóm Pharisêu và Kinh Sư xầm xì "ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng" Lc 15,3
Phúc Âm không ghi rõ nhưng người đọc ngầm hiểu khi kết án người nào đó tội lỗi. Người kết án tự nhận mình vô tội hay ít ra tội nhẹ hơn người mình kết án.
Để đáp trả Đức Kiô cho dụ ngôn người con Hoang Đàng để nói lên tình Chúa bao la. Thiên Chúa, người Cha nhân lành đêm ngày mong chờ con trở về, tha thứ lỗi lầm đã phạm. Thánh Luca chương 15 thuật lại ba dụ ngôn diễn tả lòng thương xót Chúa. Dụ ngôn Tìm Chiên Lạc, Đồng Trinh của bà goá và Người Con Hoang Đàng. Còn có dụ ngôn người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Đức Kitô đứng hẳn về phía kẻ tội lỗi, người thống hối, ăn năn.
Ai không có tội hãy ném đá trước đi -Gioan 8,8
Ta không đến kêu người công chính nhưng gọi kẻ tội lỗi -Mt 9,13
Tất cả các dụ ngôn trên cho thấy tình thương Chúa cao lớn, vĩ đại hơn tội con người đã phạm. Ngay cả tội phung phí tài sản người Cha dày công gầy dựng. Hành động ăn năn, thống hối, trở về mạnh hơn ngàn câu xin lỗi suông. Người cha cảm động ôm con vào lòng hôn. Vì sao?
Em con đây đã chết nay sống lại, đã mất nay tìm thấy Lc 15,32
Áo đẹp, nhẫn, dép mới, đời mới. Cuộc đời cũ chôn vùi nơi chuồng heo. Nhân phẩm được phục hồi nhờ tin vào duy tâm, tình Chúa, tình người, ăn năn thống hối quay về.
Câu chuyện hai người con trai
Tuyết Mai
09:47 12/03/2010
"Em con đã chết nay sống lại". (Lc 15, 1-3. 11-32.
Chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu về người con hoang đàng này thì không ai mà không biết, và trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, tôi thiết tưởng chắc ai cũng một lần trong đời đã trở thành người con hoang đàng và tội lỗi của cha mẹ, chắc chỉ trừ những người con nếu không hoang đàng, thì phải có cái tánh nhút nhát nên mới không ra khỏi nhà, để sống một cuộc đời có tự do có thám hiểm.
Dựa theo câu chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu ở trên thì chúng ta thấy người Cha này quả ông có của cải và tiền bạc, nên cậu con út này mới mạnh dạn xin với cha của cậu, cho cậu xin cái phần tiền của cậu mà người cha có dành phần sẵn cho cậu, để cậu trẩy đi xa và để lập nghiệp. Chúa không nói tuổi tác của cậu là bao nhiêu nhưng tôi đoán cậu tuổi chừng ăn chưa có no, lo chưa có tới, và chắc ở vào lứa tuổi trung học bây giờ!? Ở vào lứa tuổi này thì ai làm cha làm mẹ cũng phải đều rất nhức đầu và rất lo sợ cho con cái của mình, và nhất là con trai. Ở vào cái tuổi này thì chí hướng của các cậu hình như ở trên mây xanh thì nhiều!? Con trai ngoan của một gia đình thì xây mộng của mình tôi không biết dựa trên căn bản nào nhưng dự định của các cậu là muốn mình trở thành nào là bác sĩ, kỹ sư, luật sư, bác học, kiến trúc sư, linh mục, và biết bao nhiêu dự tính lớn khác nữa! Những dự tính của những cậu con trai ngoan này thường cho cha mẹ những ao ước lớn những ao ước mà không ai không ao ước là được nở mặt nở mày với họ hàng, xóm làng, và tại giáo xứ của mình đang ở. Ai hỏi về con trai mình thì rất là sung sướng để trả lời, còn ai không hỏi thì mình cũng cứ đi khoe về con trai ngoan của mình, thưa có phải không anh chị em??
Còn dự tính của cậu con "hoang đàng" mà có ý định trẩy đi thật xa làm việc và lập nghiệp, cho cha mẹ thấy trước là cậu sẽ chẳng có gì trong tương lai của cậu, nhưng ý của cậu muốn vậy, thì cha mẹ làm được gì chứ!? Cậu đã nhất quyết như thế thì cũng nên chìu theo cậu thôi! Bởi không ai hiểu con của mình rõ cho bằng cha mẹ. Tuy dù vì tình thương yêu vô bờ cha mẹ dành cho cậu cũng phải lau nước mắt mà để cho cậu ra đi, tuy biết rằng con mình sẽ phải trả một giá rất đắt, nhưng với ý chí không thay đổi của cậu thì làm cha làm mẹ cũng phải đành lòng. Ở dụ ngôn của Chúa giêsu trên không nói gì đến người mẹ thì tôi cũng xin không nhắc đến người mẹ nhé!
Người Cha già trong dụ ngôn này thiết tưởng yêu con mình rất nhiều nên không nỡ đuổi con mình ra khỏi nhà mà không có tiền có bạc, bởi nếu không thì làm sao ông chịu nổi, mà nhìn thấy con mình chết đói ngoài kia, khi mà cậu còn ở trong nhà thì không thiếu gì kẻ hầu người hạ, chăm sóc cho cậu từng ly từng tí vì là con cưng và là cậu ấm trong một gia đình giầu có mà lị! Và tôi cũng chắc rằng người Cha nhân từ này không quên dặn con mình là hãy quay trở về bất cứ lúc nào cậu muốn, Cha sẵn sàng mở cửa và chờ đón ngày con trở về.
Sau khi người con nhận được phần gia tài mà người Cha dành cho mình thì liền sung sướng mà đi theo những dự tính của mình!? Thưa quý anh chị em thử tưởng tượng xem người con trai này cậu sẽ làm được gì cho chính mình, khi mà cậu chẳng một nghề ngỗng gì trong tay, ngoài cái thường ngày cậu sống ấm êm bên cha già chưa kể những lúc cậu đổ chướng, là cậu chẳng muốn làm gì cả! Mà ngày xưa thì đâu có học hành gì! Con nhà giầu thì chỉ biết hưởng những gì mà cha chúng cho, còn khi cha lâm bệnh qua đời thì lại hưởng gia tài kếch xù mà cha ông để lại cho.
Một mình nơi xứ lạ quê người, chẳng ai biết cậu là ai, không đâu là nhà và là nơi cho cậu nương tựa cho qua ngày, nhưng không sao cậu có tiền mà! Đầu tiên phải đi tìm cho mình chỗ ăn cái đã vì có thực mới vực được đạo, rồi cậu sẽ tính tới cái ở. Ai là người từ phương xa đến thì hết thảy mọi người đều biết cả! Cậu là ai mà trẻ người non dạ lại lạc đến phương này!? À lại là con nhà giầu nứt tường đổ vách đây mà!? Gớm cậu lại xài sang quá! Mướn cả người làm để hầu hạ cậu y như khi cậu còn ở quê nhà. Tiêu xài lại phóng khoáng quá! Không biết tằn tiện là gì!? À lại làm quen với những cậu choai choai ăn không ngồi rồi cũng y như cậu mà thôi! Riết rồi ngày này qua tháng nọ, hết cả tiền bạc, chẳng còn đến một đồng xu dính túi. Bạn bè thường ngày chơi với chúng cũng không giúp được gì, chưa kể chúng ngược đãi và khinh chê vì đã hết tiền rồi! Đói quá thì đầu gối phải bò thôi! Đành phải đi gõ cửa những nhà giầu khác mà xin làm ở đợ chăn heo chăn bò cho họ để đổi lấy miếng ăn nuôi thân cho qua ngày.
Xót xa cho thân phận của mình, giờ mới suy nghĩ lại mà thấy rằng mình đã quá dại dột khi bỏ nhà ra đi như vậy! Bây giờ lại không bằng những người làm cho cha mình, họ còn được cha của mình cho ăn sung mặc sướng, chứ đâu có khổ sở quá như mình bây giờ. Đói quá muốn được ăn những thức ăn của súc vật nhưng cũng không ăn được, bởi mình đâu phải là súc vật mà ăn chung được với chúng? Cậu hằng ngày chắc phải đau khổ và đói lắm! Chẳng biết hằng bao lâu cậu suy nghĩ như thế!? Nhưng về liền ư!? Cậu sẽ ăn nói làm sao với anh và cha của cậu đây!? Khi lấy tiền của cha để bảo là đi làm ăn và lập nghiệp, mà ngày trở lại thì thân tàn ma dại như vầy sao!? Nhục nhã lắm và đê hèn lắm!? Nên đã làm cậu không muốn trở về và định rằng sẽ không bao giờ trở về nữa!? Nhưng cái đói lại không bằng cái bệnh hoạn, phải không thưa anh chị em!? Đời mình mang tiếng là con nhà giầu có mà bây giờ cái tấm thân lại y như súc vật. Hằng ngày chung sống với chúng, riết rồi mình cũng bị mọi người coi mình y như chúng vậy! Tủi thân cho cái tấm thân hôi hám và bẩn thỉu của mình, nên cậu đã biết ăn năn mà hối hận về việc làm của mình. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: 'Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha" '. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: 'Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa'. Nhưng người cha bảo đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy'. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.
"Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: 'Đó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh khoẻ'. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: 'Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó'. Nhưng người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy' ".
Còn ai là người con cả, xin đừng ganh ghét với sự sa ngã của em mình, bởi đâu ai lại muốn giống cái sự ngu xuẩn của em mình đâu! Nó khờ khạo nên mới đói khổ và bệnh hoạn như thế! Và xin hãy mừng vì nay nó biết ăn năn hối lỗi, chẳng gì thì nó cũng là em ruột của mình mà! Mừng là nó đã học được một kinh nghiệm nhớ đời, và từ nay nó sẽ tu tỉnh mà làm ăn cần mẫn. Xin đừng ghen và tỵ nạnh với tình yêu thương của cha mình dành riêng cho nó! Bởi cha mình đã đẻ ra mình và nó mà! Xin đừng hà tiện tình yêu thương mà hãy làm lành với nó để tình yêu huynh đệ lại được thắm thiết như hay hơn xưa. Bởi như người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy'".
Chuyện dụ ngôn trên Chúa Giêsu muốn dậy chúng ta điều chi? Có phải Ngài dậy rằng đừng bao giờ thắc mắc và nghi ngờ tình yêu vô bờ bến của Ngài, hãy luôn hồi tâm và trở về bên Ngài, vì Ngài luôn cho chúng ta cùng đồng hưởng hạnh phúc chung sống với tất cả mọi chiên anh chị em của mình. Ngài không trách chúng ta dại khờ và ngu dốt bởi bản tánh con người của chúng ta là vậy! Nhân Mùa Chay, Chúa nhắc nhở chúng ta đừng nên đi quá xa, bởi có những cám dỗ những đam mê không còn có thể cho chúng ta sự trở về, và đó là điều mà Cha chúng ta trên trời rất là buồn khổ như người cha nhân lành đã phải chịu trong những năm tháng nhớ thương tưởng chừng như nó đã chết. .... Amen.
Chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu về người con hoang đàng này thì không ai mà không biết, và trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, tôi thiết tưởng chắc ai cũng một lần trong đời đã trở thành người con hoang đàng và tội lỗi của cha mẹ, chắc chỉ trừ những người con nếu không hoang đàng, thì phải có cái tánh nhút nhát nên mới không ra khỏi nhà, để sống một cuộc đời có tự do có thám hiểm.
Dựa theo câu chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu ở trên thì chúng ta thấy người Cha này quả ông có của cải và tiền bạc, nên cậu con út này mới mạnh dạn xin với cha của cậu, cho cậu xin cái phần tiền của cậu mà người cha có dành phần sẵn cho cậu, để cậu trẩy đi xa và để lập nghiệp. Chúa không nói tuổi tác của cậu là bao nhiêu nhưng tôi đoán cậu tuổi chừng ăn chưa có no, lo chưa có tới, và chắc ở vào lứa tuổi trung học bây giờ!? Ở vào lứa tuổi này thì ai làm cha làm mẹ cũng phải đều rất nhức đầu và rất lo sợ cho con cái của mình, và nhất là con trai. Ở vào cái tuổi này thì chí hướng của các cậu hình như ở trên mây xanh thì nhiều!? Con trai ngoan của một gia đình thì xây mộng của mình tôi không biết dựa trên căn bản nào nhưng dự định của các cậu là muốn mình trở thành nào là bác sĩ, kỹ sư, luật sư, bác học, kiến trúc sư, linh mục, và biết bao nhiêu dự tính lớn khác nữa! Những dự tính của những cậu con trai ngoan này thường cho cha mẹ những ao ước lớn những ao ước mà không ai không ao ước là được nở mặt nở mày với họ hàng, xóm làng, và tại giáo xứ của mình đang ở. Ai hỏi về con trai mình thì rất là sung sướng để trả lời, còn ai không hỏi thì mình cũng cứ đi khoe về con trai ngoan của mình, thưa có phải không anh chị em??
Còn dự tính của cậu con "hoang đàng" mà có ý định trẩy đi thật xa làm việc và lập nghiệp, cho cha mẹ thấy trước là cậu sẽ chẳng có gì trong tương lai của cậu, nhưng ý của cậu muốn vậy, thì cha mẹ làm được gì chứ!? Cậu đã nhất quyết như thế thì cũng nên chìu theo cậu thôi! Bởi không ai hiểu con của mình rõ cho bằng cha mẹ. Tuy dù vì tình thương yêu vô bờ cha mẹ dành cho cậu cũng phải lau nước mắt mà để cho cậu ra đi, tuy biết rằng con mình sẽ phải trả một giá rất đắt, nhưng với ý chí không thay đổi của cậu thì làm cha làm mẹ cũng phải đành lòng. Ở dụ ngôn của Chúa giêsu trên không nói gì đến người mẹ thì tôi cũng xin không nhắc đến người mẹ nhé!
Người Cha già trong dụ ngôn này thiết tưởng yêu con mình rất nhiều nên không nỡ đuổi con mình ra khỏi nhà mà không có tiền có bạc, bởi nếu không thì làm sao ông chịu nổi, mà nhìn thấy con mình chết đói ngoài kia, khi mà cậu còn ở trong nhà thì không thiếu gì kẻ hầu người hạ, chăm sóc cho cậu từng ly từng tí vì là con cưng và là cậu ấm trong một gia đình giầu có mà lị! Và tôi cũng chắc rằng người Cha nhân từ này không quên dặn con mình là hãy quay trở về bất cứ lúc nào cậu muốn, Cha sẵn sàng mở cửa và chờ đón ngày con trở về.
Sau khi người con nhận được phần gia tài mà người Cha dành cho mình thì liền sung sướng mà đi theo những dự tính của mình!? Thưa quý anh chị em thử tưởng tượng xem người con trai này cậu sẽ làm được gì cho chính mình, khi mà cậu chẳng một nghề ngỗng gì trong tay, ngoài cái thường ngày cậu sống ấm êm bên cha già chưa kể những lúc cậu đổ chướng, là cậu chẳng muốn làm gì cả! Mà ngày xưa thì đâu có học hành gì! Con nhà giầu thì chỉ biết hưởng những gì mà cha chúng cho, còn khi cha lâm bệnh qua đời thì lại hưởng gia tài kếch xù mà cha ông để lại cho.
Một mình nơi xứ lạ quê người, chẳng ai biết cậu là ai, không đâu là nhà và là nơi cho cậu nương tựa cho qua ngày, nhưng không sao cậu có tiền mà! Đầu tiên phải đi tìm cho mình chỗ ăn cái đã vì có thực mới vực được đạo, rồi cậu sẽ tính tới cái ở. Ai là người từ phương xa đến thì hết thảy mọi người đều biết cả! Cậu là ai mà trẻ người non dạ lại lạc đến phương này!? À lại là con nhà giầu nứt tường đổ vách đây mà!? Gớm cậu lại xài sang quá! Mướn cả người làm để hầu hạ cậu y như khi cậu còn ở quê nhà. Tiêu xài lại phóng khoáng quá! Không biết tằn tiện là gì!? À lại làm quen với những cậu choai choai ăn không ngồi rồi cũng y như cậu mà thôi! Riết rồi ngày này qua tháng nọ, hết cả tiền bạc, chẳng còn đến một đồng xu dính túi. Bạn bè thường ngày chơi với chúng cũng không giúp được gì, chưa kể chúng ngược đãi và khinh chê vì đã hết tiền rồi! Đói quá thì đầu gối phải bò thôi! Đành phải đi gõ cửa những nhà giầu khác mà xin làm ở đợ chăn heo chăn bò cho họ để đổi lấy miếng ăn nuôi thân cho qua ngày.
Xót xa cho thân phận của mình, giờ mới suy nghĩ lại mà thấy rằng mình đã quá dại dột khi bỏ nhà ra đi như vậy! Bây giờ lại không bằng những người làm cho cha mình, họ còn được cha của mình cho ăn sung mặc sướng, chứ đâu có khổ sở quá như mình bây giờ. Đói quá muốn được ăn những thức ăn của súc vật nhưng cũng không ăn được, bởi mình đâu phải là súc vật mà ăn chung được với chúng? Cậu hằng ngày chắc phải đau khổ và đói lắm! Chẳng biết hằng bao lâu cậu suy nghĩ như thế!? Nhưng về liền ư!? Cậu sẽ ăn nói làm sao với anh và cha của cậu đây!? Khi lấy tiền của cha để bảo là đi làm ăn và lập nghiệp, mà ngày trở lại thì thân tàn ma dại như vầy sao!? Nhục nhã lắm và đê hèn lắm!? Nên đã làm cậu không muốn trở về và định rằng sẽ không bao giờ trở về nữa!? Nhưng cái đói lại không bằng cái bệnh hoạn, phải không thưa anh chị em!? Đời mình mang tiếng là con nhà giầu có mà bây giờ cái tấm thân lại y như súc vật. Hằng ngày chung sống với chúng, riết rồi mình cũng bị mọi người coi mình y như chúng vậy! Tủi thân cho cái tấm thân hôi hám và bẩn thỉu của mình, nên cậu đã biết ăn năn mà hối hận về việc làm của mình. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: 'Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha" '. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: 'Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa'. Nhưng người cha bảo đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy'. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.
"Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: 'Đó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh khoẻ'. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: 'Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó'. Nhưng người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy' ".
Còn ai là người con cả, xin đừng ganh ghét với sự sa ngã của em mình, bởi đâu ai lại muốn giống cái sự ngu xuẩn của em mình đâu! Nó khờ khạo nên mới đói khổ và bệnh hoạn như thế! Và xin hãy mừng vì nay nó biết ăn năn hối lỗi, chẳng gì thì nó cũng là em ruột của mình mà! Mừng là nó đã học được một kinh nghiệm nhớ đời, và từ nay nó sẽ tu tỉnh mà làm ăn cần mẫn. Xin đừng ghen và tỵ nạnh với tình yêu thương của cha mình dành riêng cho nó! Bởi cha mình đã đẻ ra mình và nó mà! Xin đừng hà tiện tình yêu thương mà hãy làm lành với nó để tình yêu huynh đệ lại được thắm thiết như hay hơn xưa. Bởi như người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy'".
Chuyện dụ ngôn trên Chúa Giêsu muốn dậy chúng ta điều chi? Có phải Ngài dậy rằng đừng bao giờ thắc mắc và nghi ngờ tình yêu vô bờ bến của Ngài, hãy luôn hồi tâm và trở về bên Ngài, vì Ngài luôn cho chúng ta cùng đồng hưởng hạnh phúc chung sống với tất cả mọi chiên anh chị em của mình. Ngài không trách chúng ta dại khờ và ngu dốt bởi bản tánh con người của chúng ta là vậy! Nhân Mùa Chay, Chúa nhắc nhở chúng ta đừng nên đi quá xa, bởi có những cám dỗ những đam mê không còn có thể cho chúng ta sự trở về, và đó là điều mà Cha chúng ta trên trời rất là buồn khổ như người cha nhân lành đã phải chịu trong những năm tháng nhớ thương tưởng chừng như nó đã chết. .... Amen.
Hồng ân Thiên Chúa thể hiện bằng nhiều cách
Tú Nạc, NMS
09:49 12/03/2010
Chúa Nhật IV Mùa Chay – Năm C (Joshua 5: 9, 10-12; Psalm 34; 2 Corinthians 5: 17-21; Luke 15: 1-3, 11-32)
Đó là một ngày mới đối với dân Israel. Sau 40 năm trường lang thang vất vả trong vùng hoang dã khô cằn, cuối cùng họ đã vượt qua sông Jordan vào miền Đất Hứa – vùng đất “tràn trề mật ong và sữa ngọt.” Họ được ban phát manna để ăn trong suốt cuộc hành trình của họ qua sa mạc mà giờ đây đã kết thúc. Họ dùng những sản phẩm của vùng đất ấy và bây giờ họ sẽ phải đi bằng chính đôi chân của mình.
Nhưng trước hết là công việc cần giải quyết: lối vào vùng đất và sự chinh phục của nó là sự đáp ứng của Thiên Chúa cho Abraham và đã được phản ảnh trong giao ước giữa Thiên Chúa và dân Israel đã cam kết với Thiên Chúa tại Sinai. Do đó, như một dấu hiệu của sự giao hòa và tình trạng mới mẻ của họ, tất cả những người nam sinh ra ở nơi hoang dã này phải chịu cắt bì trước chuyến hành trình của họ có thể tiến hành thêm nữa. Thiên Chúa đã cuốn trôi sự đê tiện của người Ai Cập vì họ giờ đây không còn là một dân tộc nô lệ nữa, cũng như trong những hoàn cảnh thể lý của họ và tâm lý của họ. Họ là những người mới: còm cõi, mạnh mẽ dẻo dai và đúng đắn đàng hoàng trong đức tin giao ước của mình. Nó không còn là sự lo âu như thường lệ - họ phải bỏ lại đằng sau lối sống của riêng mình hành trang tinh thần và tâm lý mà họ mang theo từ Ai CẬp. Họ đang bắt đầu một cuộc sống mới trong một vùng đất mới và chính họ phải thực hiện cho phù hợp. Chúng ta ai nấy đề vươn tới những thời điểm chuyển biến trong đời sống của mình – những kinh nghiệm, những sự kiện, những hiểu biết tiềm ẩn đáng kể đối với chúng ta mà chúng ta có thể không bao giờ quay trở lại.
Tính chất mới lạ tự sâu kín của thông điệp mà thánh Phao-lô thuyết giảng liên tục tới những cộng đồng của mình. Có quá nhiều người trong số họ đã nhìn Ki-tô giáo chỉ là một tôn giáo bí ẩn khác hoặc một nhóm xã hội và ai nấy đều quá hạnh phúc để lôi kéo tham gia vào những giá trị thực tiễn của nền văn hóa xung quanh. Nhưng đối với những người sống “trong Đức Ki-tô” có một sự thay đổi lần hai và một sự thanh tẩy để đoạn tuyệt quá khứ - một cuộc sống mới như một món quà được lãnh nhận từ Thiên Chúa. Một cuộc chạm trán với Chúa Ki-tô và sự phó thác cho Người có nghĩa không bao giờ trở lại. “Sự tân tạo” này là công việc sáng tạo liên tục của Thiên Chúa và điều đó tất cả thuộc về sự hòa giải con người và toàn bộ thế giới trước Thiên Chúa. Sự hòa giải còn là một lời nhận xét khác cho sự toàn bộ và hoàn chỉnh và không cho phép phân chia. Sự lạm dụng đức tin của chúng ta về mặt này làm suy yếu công việc và nguyện vọng của Thiên Chúa.
Nhưng một số người phải biết phương kế phức tạp này. Dụ ngôn về đứa con hoang đàng là dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn và những truyền thống văn hóa của chúng ta, và là đặc trưng tiêu biểu trong nghệ thuật của những nhà nghệ thuật bậc thầy. Nhưng đó là câu chuyện tinh tế mang ý nghĩa hàm ẩn - ý tại ngôn ngoại; và là một bài đọc mang ý nghĩa tường minh – ý tại ngôn trung không tạo cho nó sự công bằng. Người con trai thứ thiếu kiên nhẫn và hiếu động yêu cầu chia phần di sản thừa kế của nó ngay lập tức – có hiệu lực, nó muốn cha nó chết. Ngạc nhiên thay, người cha tuân thủ và không một lời phản đối và tanh cãi, và người con hớn hở bắt đầu cho một chuyến hành trình và điều kiện cuộc sống hoan lạc cùng những mới mẻ cuồng nhiệt của một vùng đất xa xôi. Song những đam mê lạc thú và tắc trách không kéo dài được bao lâu. Sau đó, nó tiêu tan của cải, thất cơ lỡ vận, sợ hãi và đau khổ. Sự nhục nhã này làm cho nó mở mắt trước tình cảnh của mình và lay động ký ức về mái nhà và người cha thân yêu của nó.
Những trải nghiệm đắng cay thường có thể trở thành những ơn lành đích thực – đôi khi nó cũng chỉ là những thông điệp để thấu suốt. Vì nó đã vội vã về nhà. Những lời tự hạ mình tạ lỗi đã chuẩn bị cùng sự ăn năn hối cải của nó được gạt sang một bên bởi người cha của nó vui mừng khôn xiết, người mà đã không đưa ra thắc mắc và không đặt ra những điều kiện. Cha nó mừng đón nó và tin tưởng nó với niềm vinh dự xứng đáng đối với một người nào đó mà đã hoàn thành một điều gì đó đáng chú ý – và nó đã làm. Nó đã học được sự khôn ngoan của trường đời và đã quay về với ngôi nhà thực sự của mình.
Người anh của nó vô cùng giận dữ và bực bội cũng giống như bao nhiêu người khác – rất sợ hãi và bảo vệ những gì mà anh ta nghĩ là của cải hợp pháp và cảm thấy tức tối với bất cứ ai vượt trội hơn mình. “đức hạnh” và “đức vâng lời” của chính anh ta không gì hơn là một trò chơi tính toán đã được bày ra mà anh ta nghĩ rằng anh ta là người xứng đáng. Người em đã biết cua những kinh nghiệm của chính bản thân mình rằng sự viên mãn của cuộc sống duy chỉ được ràng buộc trong ngôi nhà của Cha và Thiên Chúa mà đã cho nó sự tự do.
Chúng ta không bao giờ có thể xét đoán cuộc đời của một người nào khác vì chúng ta thiếu hiểu biết nhiều và những cách âm thầm kín đáo mà hồng ân của Thiên Chúa thể hiện trong cuộc đời của họ.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Đó là một ngày mới đối với dân Israel. Sau 40 năm trường lang thang vất vả trong vùng hoang dã khô cằn, cuối cùng họ đã vượt qua sông Jordan vào miền Đất Hứa – vùng đất “tràn trề mật ong và sữa ngọt.” Họ được ban phát manna để ăn trong suốt cuộc hành trình của họ qua sa mạc mà giờ đây đã kết thúc. Họ dùng những sản phẩm của vùng đất ấy và bây giờ họ sẽ phải đi bằng chính đôi chân của mình.
Nhưng trước hết là công việc cần giải quyết: lối vào vùng đất và sự chinh phục của nó là sự đáp ứng của Thiên Chúa cho Abraham và đã được phản ảnh trong giao ước giữa Thiên Chúa và dân Israel đã cam kết với Thiên Chúa tại Sinai. Do đó, như một dấu hiệu của sự giao hòa và tình trạng mới mẻ của họ, tất cả những người nam sinh ra ở nơi hoang dã này phải chịu cắt bì trước chuyến hành trình của họ có thể tiến hành thêm nữa. Thiên Chúa đã cuốn trôi sự đê tiện của người Ai Cập vì họ giờ đây không còn là một dân tộc nô lệ nữa, cũng như trong những hoàn cảnh thể lý của họ và tâm lý của họ. Họ là những người mới: còm cõi, mạnh mẽ dẻo dai và đúng đắn đàng hoàng trong đức tin giao ước của mình. Nó không còn là sự lo âu như thường lệ - họ phải bỏ lại đằng sau lối sống của riêng mình hành trang tinh thần và tâm lý mà họ mang theo từ Ai CẬp. Họ đang bắt đầu một cuộc sống mới trong một vùng đất mới và chính họ phải thực hiện cho phù hợp. Chúng ta ai nấy đề vươn tới những thời điểm chuyển biến trong đời sống của mình – những kinh nghiệm, những sự kiện, những hiểu biết tiềm ẩn đáng kể đối với chúng ta mà chúng ta có thể không bao giờ quay trở lại.
Tính chất mới lạ tự sâu kín của thông điệp mà thánh Phao-lô thuyết giảng liên tục tới những cộng đồng của mình. Có quá nhiều người trong số họ đã nhìn Ki-tô giáo chỉ là một tôn giáo bí ẩn khác hoặc một nhóm xã hội và ai nấy đều quá hạnh phúc để lôi kéo tham gia vào những giá trị thực tiễn của nền văn hóa xung quanh. Nhưng đối với những người sống “trong Đức Ki-tô” có một sự thay đổi lần hai và một sự thanh tẩy để đoạn tuyệt quá khứ - một cuộc sống mới như một món quà được lãnh nhận từ Thiên Chúa. Một cuộc chạm trán với Chúa Ki-tô và sự phó thác cho Người có nghĩa không bao giờ trở lại. “Sự tân tạo” này là công việc sáng tạo liên tục của Thiên Chúa và điều đó tất cả thuộc về sự hòa giải con người và toàn bộ thế giới trước Thiên Chúa. Sự hòa giải còn là một lời nhận xét khác cho sự toàn bộ và hoàn chỉnh và không cho phép phân chia. Sự lạm dụng đức tin của chúng ta về mặt này làm suy yếu công việc và nguyện vọng của Thiên Chúa.
Nhưng một số người phải biết phương kế phức tạp này. Dụ ngôn về đứa con hoang đàng là dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn và những truyền thống văn hóa của chúng ta, và là đặc trưng tiêu biểu trong nghệ thuật của những nhà nghệ thuật bậc thầy. Nhưng đó là câu chuyện tinh tế mang ý nghĩa hàm ẩn - ý tại ngôn ngoại; và là một bài đọc mang ý nghĩa tường minh – ý tại ngôn trung không tạo cho nó sự công bằng. Người con trai thứ thiếu kiên nhẫn và hiếu động yêu cầu chia phần di sản thừa kế của nó ngay lập tức – có hiệu lực, nó muốn cha nó chết. Ngạc nhiên thay, người cha tuân thủ và không một lời phản đối và tanh cãi, và người con hớn hở bắt đầu cho một chuyến hành trình và điều kiện cuộc sống hoan lạc cùng những mới mẻ cuồng nhiệt của một vùng đất xa xôi. Song những đam mê lạc thú và tắc trách không kéo dài được bao lâu. Sau đó, nó tiêu tan của cải, thất cơ lỡ vận, sợ hãi và đau khổ. Sự nhục nhã này làm cho nó mở mắt trước tình cảnh của mình và lay động ký ức về mái nhà và người cha thân yêu của nó.
Những trải nghiệm đắng cay thường có thể trở thành những ơn lành đích thực – đôi khi nó cũng chỉ là những thông điệp để thấu suốt. Vì nó đã vội vã về nhà. Những lời tự hạ mình tạ lỗi đã chuẩn bị cùng sự ăn năn hối cải của nó được gạt sang một bên bởi người cha của nó vui mừng khôn xiết, người mà đã không đưa ra thắc mắc và không đặt ra những điều kiện. Cha nó mừng đón nó và tin tưởng nó với niềm vinh dự xứng đáng đối với một người nào đó mà đã hoàn thành một điều gì đó đáng chú ý – và nó đã làm. Nó đã học được sự khôn ngoan của trường đời và đã quay về với ngôi nhà thực sự của mình.
Người anh của nó vô cùng giận dữ và bực bội cũng giống như bao nhiêu người khác – rất sợ hãi và bảo vệ những gì mà anh ta nghĩ là của cải hợp pháp và cảm thấy tức tối với bất cứ ai vượt trội hơn mình. “đức hạnh” và “đức vâng lời” của chính anh ta không gì hơn là một trò chơi tính toán đã được bày ra mà anh ta nghĩ rằng anh ta là người xứng đáng. Người em đã biết cua những kinh nghiệm của chính bản thân mình rằng sự viên mãn của cuộc sống duy chỉ được ràng buộc trong ngôi nhà của Cha và Thiên Chúa mà đã cho nó sự tự do.
Chúng ta không bao giờ có thể xét đoán cuộc đời của một người nào khác vì chúng ta thiếu hiểu biết nhiều và những cách âm thầm kín đáo mà hồng ân của Thiên Chúa thể hiện trong cuộc đời của họ.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Hãy mau mau trở về - Trở về là sống lại
Phó tế: GB Nguyễn Văn Định
12:33 12/03/2010
Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm C (14-03-10)
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh:
Bài đọc 1: Giô-suê (5:9a;10-12). Đức Chúa phán: “Hôm nay Ta đã cất khỏi các ngươi cái ô nhục của người Ai -cập.” (câu 9a)
1/ Đức Giêsu Chiên Vượt Qua, Ngài đã giải thoát khỏi tôi những gì?
2/ Bạn sống thế nào để xứng đáng là người Tín hữu trưởng thành?
Bài đọc 2: 2 Corintô (5:17-21). “Thật vậy, trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hòa giải với Người…” (câu 19)
1/ Đức Giêsu đã chết cho tôi, vậy tôi hoà giải với Người thế nào?
2/ Nhờ đâu bạn đang có thì giờ và phương tiện để trở về hôm nay?
Tin Mừng: Luca (15:1-3;11-32). “Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy…” (câu 24)
1/ Chia sẻ khi tôi bỏ đàng tội lỗi trở về là tôi đang sống lại với Chúa?
2/ Phương cách để giúp các đôi vợ chồng đang chết vì sống bất hoà?
3/ Cho biết những nguyên nhân cha mẹ làm người con bỏ nhà ra đi?
B- Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân Vatican II nói gì về Gia đình:
1/ Trách nhiệm các Gia đình: Những cặp vợ chồng Kitô hữu và cha mẹ là những nhân chứng Đức Tin với nhau, họ là những người đầu tiên phải Sống gương mẫu theo Chúa và giáo dục cho con cái về mọi mặt luân lý, văn hoá, phong tục, đạo đức của Ông bà, Tổ tiên.
2/ Tránh đổ vỡ phân ly: Các Gia đình phải chứng minh đời sống bất khả phân ly và sự thánh thiện của dây Hôn phối. Quyền lợi và nhiệm vụ của cha mẹ và những người Bảo trợ là giáo dục chính mình và con cái theo tinh thần Phúc âm, không gây bất hoà, chia rẽ.
3/ Gìn giữ và bảo vệ nhau: Họ phải cộng tác với các Gia đình khác thành những Nhóm Gia đình Liên kết để cầu nguyện chung và nâng đỡ nhau, tránh được những xô xát, bất đồng, đuổi theo tình tiền, bỏ nhà ra đi, tìm nơi hưởng thụ, đưa đến ly thân, ly dị.
C- Câu Kinh Thánh bạn và tôi chọn làm Châm ngôn Sống:
“THÔI, TA ĐỨNG LÊN, ĐI VỀ CÙNG CHA.” (câu 18)
“ I shall get up and go to my Father”
D- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống cầu nguyện:(Pray in Action)
Lạy Cha, Đức Giêsu đã đến tiếp đón người tội lỗi và ăn uống với họ. Xin Chúa Thánh Thần cho con có một tâm tình và hành động giống Đức Giêsu để biết tha thứ cho những người thân yêu trong gia đình, cho anh em con, để họ thấy Chúa nhân từ và đầy lòng thương xót. Con cũng nhất quyết trở về ngay, khi có nhiều lỗi lầm, để xứng đáng là cha me, vợ chồng, con cái trong Gia đình.
Mẹ Maria và Thánh cả Giuse, các ngài đã luôn sống mẫu mực khiêm tốn nghèo khó và thánh thiện. Xin giúp con biết yêu thương con cái là gần con, chia sẻ vui buồn với con, để chúng là những người con ngoan trong gia đình và công dân tốt ngoài xã hội.
Lời hay ý đẹp: CẦU NGUYỆN KHÔNG PHẢI LÀ LÚC RA LỆNH, MÀ LÀ LÚC TRÌNH DIỆN ĐỂ NHẬN NHIỆM VỤ.
“Prayer isn’t a time to give orders but to report for duty”
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh:
Bài đọc 1: Giô-suê (5:9a;10-12). Đức Chúa phán: “Hôm nay Ta đã cất khỏi các ngươi cái ô nhục của người Ai -cập.” (câu 9a)
1/ Đức Giêsu Chiên Vượt Qua, Ngài đã giải thoát khỏi tôi những gì?
2/ Bạn sống thế nào để xứng đáng là người Tín hữu trưởng thành?
Bài đọc 2: 2 Corintô (5:17-21). “Thật vậy, trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hòa giải với Người…” (câu 19)
1/ Đức Giêsu đã chết cho tôi, vậy tôi hoà giải với Người thế nào?
2/ Nhờ đâu bạn đang có thì giờ và phương tiện để trở về hôm nay?
Tin Mừng: Luca (15:1-3;11-32). “Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy…” (câu 24)
1/ Chia sẻ khi tôi bỏ đàng tội lỗi trở về là tôi đang sống lại với Chúa?
2/ Phương cách để giúp các đôi vợ chồng đang chết vì sống bất hoà?
3/ Cho biết những nguyên nhân cha mẹ làm người con bỏ nhà ra đi?
B- Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân Vatican II nói gì về Gia đình:
1/ Trách nhiệm các Gia đình: Những cặp vợ chồng Kitô hữu và cha mẹ là những nhân chứng Đức Tin với nhau, họ là những người đầu tiên phải Sống gương mẫu theo Chúa và giáo dục cho con cái về mọi mặt luân lý, văn hoá, phong tục, đạo đức của Ông bà, Tổ tiên.
2/ Tránh đổ vỡ phân ly: Các Gia đình phải chứng minh đời sống bất khả phân ly và sự thánh thiện của dây Hôn phối. Quyền lợi và nhiệm vụ của cha mẹ và những người Bảo trợ là giáo dục chính mình và con cái theo tinh thần Phúc âm, không gây bất hoà, chia rẽ.
3/ Gìn giữ và bảo vệ nhau: Họ phải cộng tác với các Gia đình khác thành những Nhóm Gia đình Liên kết để cầu nguyện chung và nâng đỡ nhau, tránh được những xô xát, bất đồng, đuổi theo tình tiền, bỏ nhà ra đi, tìm nơi hưởng thụ, đưa đến ly thân, ly dị.
C- Câu Kinh Thánh bạn và tôi chọn làm Châm ngôn Sống:
“THÔI, TA ĐỨNG LÊN, ĐI VỀ CÙNG CHA.” (câu 18)
“ I shall get up and go to my Father”
D- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống cầu nguyện:(Pray in Action)
Lạy Cha, Đức Giêsu đã đến tiếp đón người tội lỗi và ăn uống với họ. Xin Chúa Thánh Thần cho con có một tâm tình và hành động giống Đức Giêsu để biết tha thứ cho những người thân yêu trong gia đình, cho anh em con, để họ thấy Chúa nhân từ và đầy lòng thương xót. Con cũng nhất quyết trở về ngay, khi có nhiều lỗi lầm, để xứng đáng là cha me, vợ chồng, con cái trong Gia đình.
Mẹ Maria và Thánh cả Giuse, các ngài đã luôn sống mẫu mực khiêm tốn nghèo khó và thánh thiện. Xin giúp con biết yêu thương con cái là gần con, chia sẻ vui buồn với con, để chúng là những người con ngoan trong gia đình và công dân tốt ngoài xã hội.
Lời hay ý đẹp: CẦU NGUYỆN KHÔNG PHẢI LÀ LÚC RA LỆNH, MÀ LÀ LÚC TRÌNH DIỆN ĐỂ NHẬN NHIỆM VỤ.
“Prayer isn’t a time to give orders but to report for duty”
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Ơn Cha
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
13:01 12/03/2010
Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm C
Khi nói về tình yêu và sự hy sinh của một người cha, người ta thường ví von như biển cả bao la, như cây cao bóng cả, như núi cao vời vợi. Một tình yêu không vồn vã nhưng trầm lắng và rộng lớn bao la. Một tình yêu không cần diễn tả bằng lời, không cần biểu lộ bằng những cử chỉ trìu mến thân thương, đôi khi tỏ ra cương quyết nhưng lại là chỗ dựa vững chắc nhất cho con cái vào đời.
Tình thương và tấm lòng người cha như thế, đã được ca sĩ Ngọc Sơn diễn tả qua bài hát “Ơn Cha” như sau:
Ơn Cha như Thái Sơn cao bao tầng
Ngoài tuy cương quyết mà lòng thương mến
Ơn Cha như đuốc soi cao trên đường
Đuốc soi tâm hồn dắt con tìm hướng
Ơn cha như bóng cây xanh trên ngàn
Tình Cha tha thiết, lòng cha âu yếm
Ơn Cha như mái hiên che năm trường
Gió mưa xa gần, nắng mưa không sờn.
Vâng, chính tình thương mênh mông biển cả của người cha luôn phủ lấp cuộc đời của những người con, là hành trang theo con vào đời, là kỷ niệm luôn ghi khắc trong tim của những người con, đến nỗi có nhiều người vẫn thầm hát với cha rằng:
“Mai con lớn lên rồi
Ra đi tung cánh trong đời
Dù xa vô bờ vẫn nhờ đến tình mẹ cha”.
Hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cùng chiêm ngưỡng tình yêu của Thiên Chúa tựa như tình của một người cha trong gia đình. Một người cha có hai con. Hai đứa con hai cách sống. Hai đứa con hai mối bận tâm của cha. Mỗi đứa mỗi tính. Vì cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cha yêu thương cả hai. Nhưng cả hai xem ra đều phụ lòng cha. Người con cả chăm chỉ, cần cù nhưng lại tham quyền, tham lợi. Con người anh còn thiếu lòng độ lượng biểu lộ qua việc hay ganh tỵ và đòi hỏi quyền lợi. Anh đã từng thốt lên rằng: “Cha coi, đã bao năm nay con hầu hạ Cha, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy một con bê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con cha kia, sau khi nuốt hết của cải của cha với bọn đĩ điếm, nay trở về, cha lại cho con bê béo ăn mừng”.
Người con thứ thuộc loại “bán trời không văn tự”. Anh đã hoang phí cả gia sản lẫn cuộc đời đến bạc nhược tinh thần và thể xác. Cuộc đời anh chỉ tìm kiếm những thoả mãn xác thịt tầm thường. Thích ăn ngon, mặc đẹp và vui thú bên những cô gái chốn lầu xanh. Cuộc sống thác loạn đã làm cho anh tan gia bại sản, thân xác tiều tụy, anh chỉ còn biết chăn heo để sống qua ngày.
Cha vẫn im lặng. Sự im lặng này không đồng nghĩa với việc đồng ý cách sống của hai con. Cha im lặng vì tôn trọng tự do của hai con. Tự do để chọn lựa. Tự do chọn lựa là nét đẹp cao qúy của con người mà không một loài nào có được ân huệ đó. Có chọn lựa nên vẫn có sai lầm. Có chọn lựa nên vẫn có nuối tiếc. Nuối tiếc vì chọn sai, vì lầm lạc. Cha không kết án ai. Cha không muốn mất đi bất kỳ người con nào. Khi người con thứ ra đi. Cha hằng ngày mong ngóng chờ con trở vể. Chỉ cần nó trở về là cha đã quên hết quá khứ tội lỗi của nó rồi. Khi người con cả bộc lộ bản tính thật của mình. Coi con bê béo hơn cả tình cảm cha con và tình nghĩa anh em. Cha vẫn từ tốn, dịu ngọt với anh. Cha muốn anh hãy vui với phận mình, và nhất là hãy vui vì luôn được sống trong tình thương của cha.
Hai người con trong phúc âm dường như vẫn lúc ẩn lúc hiện trong con ngừơi chúng ta. Chúa cho chúng ta được tự do thừa hưởng một gia sản rất qúy báu và phong phú đó chính là sự sống làm người. Thế nhưng, có những lúc chúng ta đã hoang phí cuộc đời trong những đam mê lầm lạc, trong những vui thú mau qua. Có những lúc chúng ta thường hay xét nét, ganh tỵ và đòi hỏi Chúa trả công cho chúng ta. Có những lúc chúng ta thất vọng chán chường vì yếu đuối lầm lỗi. Có những lúc chúng ta vì những con bê béo là danh lợi thú mà quên cả tình nghĩa cha con. Chúa vẫn không chấp nhất tội chúng ta. Chúa không kết án chúng ta. Chúa vẫn im lặng. Chúa mong chúng ta sớm nhận ra tình thương của Chúa để hồi tâm trở về cùng Chúa. Sự chờ đợi của Chúa là vô tận. Tình thương của Chúa là vô biên. Chúa vẫn kiên nhẫn chờ đợi và rộng lòng tha thứ hết mọi lỗi lầm của chúng ta.
Mùa chay mời gọi chúng ta hãy chọn lựa lại cách sống sao phù hợp với đạo lý làm con cái của Chúa. Hãy tập sống trong sự quan phòng, xếp đặt của Chúa. Hãy tin tưởng phó thác cậy trông vào Chúa để chúng ta luôn vui với phận mình. Nhất là hãy biết noi gương Chúa để xót thương kẻ cơ hàn và lấy lòng nhân hậu mà đối xử tốt với nhau. Nguyện xin Chúa là Đấng giầu lòng thương xót và từ bi luôn gìn giữ chúng ta trong hồng ân của Chúa và giúp chúng ta luôn sống theo tinh thần của phúc âm: mến Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình. Amen.
Khi nói về tình yêu và sự hy sinh của một người cha, người ta thường ví von như biển cả bao la, như cây cao bóng cả, như núi cao vời vợi. Một tình yêu không vồn vã nhưng trầm lắng và rộng lớn bao la. Một tình yêu không cần diễn tả bằng lời, không cần biểu lộ bằng những cử chỉ trìu mến thân thương, đôi khi tỏ ra cương quyết nhưng lại là chỗ dựa vững chắc nhất cho con cái vào đời.
Tình thương và tấm lòng người cha như thế, đã được ca sĩ Ngọc Sơn diễn tả qua bài hát “Ơn Cha” như sau:
Ơn Cha như Thái Sơn cao bao tầng
Ngoài tuy cương quyết mà lòng thương mến
Ơn Cha như đuốc soi cao trên đường
Đuốc soi tâm hồn dắt con tìm hướng
Ơn cha như bóng cây xanh trên ngàn
Tình Cha tha thiết, lòng cha âu yếm
Ơn Cha như mái hiên che năm trường
Gió mưa xa gần, nắng mưa không sờn.
Vâng, chính tình thương mênh mông biển cả của người cha luôn phủ lấp cuộc đời của những người con, là hành trang theo con vào đời, là kỷ niệm luôn ghi khắc trong tim của những người con, đến nỗi có nhiều người vẫn thầm hát với cha rằng:
“Mai con lớn lên rồi
Ra đi tung cánh trong đời
Dù xa vô bờ vẫn nhờ đến tình mẹ cha”.
Hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cùng chiêm ngưỡng tình yêu của Thiên Chúa tựa như tình của một người cha trong gia đình. Một người cha có hai con. Hai đứa con hai cách sống. Hai đứa con hai mối bận tâm của cha. Mỗi đứa mỗi tính. Vì cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cha yêu thương cả hai. Nhưng cả hai xem ra đều phụ lòng cha. Người con cả chăm chỉ, cần cù nhưng lại tham quyền, tham lợi. Con người anh còn thiếu lòng độ lượng biểu lộ qua việc hay ganh tỵ và đòi hỏi quyền lợi. Anh đã từng thốt lên rằng: “Cha coi, đã bao năm nay con hầu hạ Cha, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy một con bê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con cha kia, sau khi nuốt hết của cải của cha với bọn đĩ điếm, nay trở về, cha lại cho con bê béo ăn mừng”.
Người con thứ thuộc loại “bán trời không văn tự”. Anh đã hoang phí cả gia sản lẫn cuộc đời đến bạc nhược tinh thần và thể xác. Cuộc đời anh chỉ tìm kiếm những thoả mãn xác thịt tầm thường. Thích ăn ngon, mặc đẹp và vui thú bên những cô gái chốn lầu xanh. Cuộc sống thác loạn đã làm cho anh tan gia bại sản, thân xác tiều tụy, anh chỉ còn biết chăn heo để sống qua ngày.
Cha vẫn im lặng. Sự im lặng này không đồng nghĩa với việc đồng ý cách sống của hai con. Cha im lặng vì tôn trọng tự do của hai con. Tự do để chọn lựa. Tự do chọn lựa là nét đẹp cao qúy của con người mà không một loài nào có được ân huệ đó. Có chọn lựa nên vẫn có sai lầm. Có chọn lựa nên vẫn có nuối tiếc. Nuối tiếc vì chọn sai, vì lầm lạc. Cha không kết án ai. Cha không muốn mất đi bất kỳ người con nào. Khi người con thứ ra đi. Cha hằng ngày mong ngóng chờ con trở vể. Chỉ cần nó trở về là cha đã quên hết quá khứ tội lỗi của nó rồi. Khi người con cả bộc lộ bản tính thật của mình. Coi con bê béo hơn cả tình cảm cha con và tình nghĩa anh em. Cha vẫn từ tốn, dịu ngọt với anh. Cha muốn anh hãy vui với phận mình, và nhất là hãy vui vì luôn được sống trong tình thương của cha.
Hai người con trong phúc âm dường như vẫn lúc ẩn lúc hiện trong con ngừơi chúng ta. Chúa cho chúng ta được tự do thừa hưởng một gia sản rất qúy báu và phong phú đó chính là sự sống làm người. Thế nhưng, có những lúc chúng ta đã hoang phí cuộc đời trong những đam mê lầm lạc, trong những vui thú mau qua. Có những lúc chúng ta thường hay xét nét, ganh tỵ và đòi hỏi Chúa trả công cho chúng ta. Có những lúc chúng ta thất vọng chán chường vì yếu đuối lầm lỗi. Có những lúc chúng ta vì những con bê béo là danh lợi thú mà quên cả tình nghĩa cha con. Chúa vẫn không chấp nhất tội chúng ta. Chúa không kết án chúng ta. Chúa vẫn im lặng. Chúa mong chúng ta sớm nhận ra tình thương của Chúa để hồi tâm trở về cùng Chúa. Sự chờ đợi của Chúa là vô tận. Tình thương của Chúa là vô biên. Chúa vẫn kiên nhẫn chờ đợi và rộng lòng tha thứ hết mọi lỗi lầm của chúng ta.
Mùa chay mời gọi chúng ta hãy chọn lựa lại cách sống sao phù hợp với đạo lý làm con cái của Chúa. Hãy tập sống trong sự quan phòng, xếp đặt của Chúa. Hãy tin tưởng phó thác cậy trông vào Chúa để chúng ta luôn vui với phận mình. Nhất là hãy biết noi gương Chúa để xót thương kẻ cơ hàn và lấy lòng nhân hậu mà đối xử tốt với nhau. Nguyện xin Chúa là Đấng giầu lòng thương xót và từ bi luôn gìn giữ chúng ta trong hồng ân của Chúa và giúp chúng ta luôn sống theo tinh thần của phúc âm: mến Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình. Amen.
Thiên Chúa giầu lòng thương xót
Lm. An Phong, OP
13:11 12/03/2010
Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm C
Tin mừng Luca chương 15 là 3 dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa: dụ ngôn về con chiên lạc trong số một trăm con chiên (1/100); dụ ngôn về đồng bạc bị đánh mất (1/10) và dụ ngôn "người con hoang đàng" (1/2). Tin mừng chúa nhật thứ tư mùa Chay năm C là dụ ngôn thứ ba này. Đây thực là "một tin mừng (nhỏ) trong một Tin mừng (lớn)". Thực ra, gọi là dụ ngôn "người con hoang đàng" thì không đúng lắm, có lẽ gọi là "Người Cha Hoang Phí" thì đúng hơn, bởi lẽ người cha đã hoang phí tình yêu của mình cho các con của ông. Dung mạo người cha mới là điểm chính yếu. Người cha đã đồng ý chia gia tài cho người con thứ (đây là điều không hợp luật), vì theo quan niệm Trung Đông, người con không có quyền đòi chia gia tài khi người cha vẫn còn khỏe mạnh. Người cha chính là hình ảnh của Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa "hoang phí" tình yêu cho nhân loại, dù Người biết nhân loại vẫn tội lỗi, ích kỷ, muốn sống độc lập với Người, thậm chí muốn loại trừ Người. Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của nhân loại.
Tình yêu của người cha đã đón nhận người con thứ trở về sau những ngày ăn chơi phung phí. Tình yêu của người cha đã mời người con trưởng chung vui vì người em trở về. Thiên Chúa cũng vậy: qua Đức Giêsu, Người vui mừng đón nhận những tội nhân thống hối và mời gọi tất cả mọi người cùng vui mừng và chia sẻ với Người.
Người con thứ xin Cha chia gia tài để trẩy đi phương xa. Người Cha sẵn sàng chia gia tài. Cha hắn để cho hắn tự do, không cấm cản gì. Hắn không vi phạm một điều luật nào hết. Thực ra, hắn tưởng mình có thể định đoạt tất cả. Hắn ra đi không phải vì ý muốn sa đọa thúc đẩy đâu, nhưng vì khao khát sống mạnh, sống ngoài vòng kiểm soát của Cha, vì háo hức khao khát kinh nghiệm, vì muốn biết cái mới lạ, nhưng lại không có bản lãnh, hung hăng quá trớn, thiếu ý chí. Khi ra đi là hắn xúc phạm đến cha. Mối giây ràng buộc với cha lớn gấp nhiều lần mối giây ràng buộc với lề luật.
Sau những ngày ăn chơi phung phá, hắn trắng tay. Hắn cảm thấy trống vắng, thiếu thốn tất cả. Hắn quyết định trở vê nhà Cha. Khi quyết định như thế,hắn đã nhận ra chính mình, giới hạn của mình. Chân lý bắt đầu khi con người nhận ra chính mình. Hắn hạnh phúc vì đã dám thú nhận: thưa cha, con đã xúc phạm đến trời và đến Cha. Hắn hạnh phúc vì đã dám tin vào tấm lòng của cha, sự tha thứ của cha. Hắn hạnh phúc vì đã trở về. Không phải vô lý đâu, khi Đức Giêsu đã có lần nói: Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước trời trước hết. Thế nhưng, không thiếu những người tưởng rằng mình thánh thiện, ngoan đạo, tự cấp cho mình quyền đòi hỏi bất cứ gì. Và cũng không thiếu những người tự hài lòng với việc chu toàn đầy đủ lề luật. Đó là hình ảnh của người anh cả. Người anh cả tưởng mình là người công chính, vì chu toàn hết mọi lề luật. Điều cần có anh đã không có, đó là tấm lòng thông cảm, chia sẻ, nhất là chia sẻ những tội lỗi, những giới hạn của người khác. Anh là hình ảnh của những kẻ tự cho mình quyền xét đoán người khác".
Đức Giêsu chính là người cha đó. Người không màng chi đến quá khứ của người tội lỗi. Tình cha còn lớn hơn quá khứ đó, còn lớn hơn sự hối hận, dày vò của người con. Thiên Chúa tha thứ tất cả.Chúng ta là người con cả hay người con thứ trong bài Tin Mừng hôm nay ?
Lạy Chúa,
Con xin dâng Ngài, lời thú tội của đứa con hoang:
Trước mặt Chúa, con đã phạm tội,
con đã hoang phí kho tàng ân sủng Chúa trao cho con,
xin nhận lòng sám hối của con.
Lạy đấng Cứu thế, xin cứu chuộc con.
Như người con bỏ nhà đi hoang, lạy Chúa,
con nay trở về sau khi đã phí phạm đời con,
lòng xa cách Chúa.
Lạy Cha, con đã hoang phí của cải Chúa ban cho con. Xin nhận lòng sám hối của con và xót thương con. Con đã thẳng tay phung phí tài sản của Cha, con sống cô đơn, cùng cực trên mảnh đất của những người trụy lạc. Lòng con hối hận, con xin trở về với Cha, lạy Cha nhân ái, xin nghe lời con van nài: "Thưa Cha, con thật đắc tội với Trời và với Cha, con chẳng đáng là gọi là con Cha nữa, xin coi con như một người làm công cho Cha vậy, và xin thương xót con".
(Phụng vụ Byzantin)
Tin mừng Luca chương 15 là 3 dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa: dụ ngôn về con chiên lạc trong số một trăm con chiên (1/100); dụ ngôn về đồng bạc bị đánh mất (1/10) và dụ ngôn "người con hoang đàng" (1/2). Tin mừng chúa nhật thứ tư mùa Chay năm C là dụ ngôn thứ ba này. Đây thực là "một tin mừng (nhỏ) trong một Tin mừng (lớn)". Thực ra, gọi là dụ ngôn "người con hoang đàng" thì không đúng lắm, có lẽ gọi là "Người Cha Hoang Phí" thì đúng hơn, bởi lẽ người cha đã hoang phí tình yêu của mình cho các con của ông. Dung mạo người cha mới là điểm chính yếu. Người cha đã đồng ý chia gia tài cho người con thứ (đây là điều không hợp luật), vì theo quan niệm Trung Đông, người con không có quyền đòi chia gia tài khi người cha vẫn còn khỏe mạnh. Người cha chính là hình ảnh của Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa "hoang phí" tình yêu cho nhân loại, dù Người biết nhân loại vẫn tội lỗi, ích kỷ, muốn sống độc lập với Người, thậm chí muốn loại trừ Người. Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của nhân loại.
Tình yêu của người cha đã đón nhận người con thứ trở về sau những ngày ăn chơi phung phí. Tình yêu của người cha đã mời người con trưởng chung vui vì người em trở về. Thiên Chúa cũng vậy: qua Đức Giêsu, Người vui mừng đón nhận những tội nhân thống hối và mời gọi tất cả mọi người cùng vui mừng và chia sẻ với Người.
Người con thứ xin Cha chia gia tài để trẩy đi phương xa. Người Cha sẵn sàng chia gia tài. Cha hắn để cho hắn tự do, không cấm cản gì. Hắn không vi phạm một điều luật nào hết. Thực ra, hắn tưởng mình có thể định đoạt tất cả. Hắn ra đi không phải vì ý muốn sa đọa thúc đẩy đâu, nhưng vì khao khát sống mạnh, sống ngoài vòng kiểm soát của Cha, vì háo hức khao khát kinh nghiệm, vì muốn biết cái mới lạ, nhưng lại không có bản lãnh, hung hăng quá trớn, thiếu ý chí. Khi ra đi là hắn xúc phạm đến cha. Mối giây ràng buộc với cha lớn gấp nhiều lần mối giây ràng buộc với lề luật.
Sau những ngày ăn chơi phung phá, hắn trắng tay. Hắn cảm thấy trống vắng, thiếu thốn tất cả. Hắn quyết định trở vê nhà Cha. Khi quyết định như thế,hắn đã nhận ra chính mình, giới hạn của mình. Chân lý bắt đầu khi con người nhận ra chính mình. Hắn hạnh phúc vì đã dám thú nhận: thưa cha, con đã xúc phạm đến trời và đến Cha. Hắn hạnh phúc vì đã dám tin vào tấm lòng của cha, sự tha thứ của cha. Hắn hạnh phúc vì đã trở về. Không phải vô lý đâu, khi Đức Giêsu đã có lần nói: Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước trời trước hết. Thế nhưng, không thiếu những người tưởng rằng mình thánh thiện, ngoan đạo, tự cấp cho mình quyền đòi hỏi bất cứ gì. Và cũng không thiếu những người tự hài lòng với việc chu toàn đầy đủ lề luật. Đó là hình ảnh của người anh cả. Người anh cả tưởng mình là người công chính, vì chu toàn hết mọi lề luật. Điều cần có anh đã không có, đó là tấm lòng thông cảm, chia sẻ, nhất là chia sẻ những tội lỗi, những giới hạn của người khác. Anh là hình ảnh của những kẻ tự cho mình quyền xét đoán người khác".
Đức Giêsu chính là người cha đó. Người không màng chi đến quá khứ của người tội lỗi. Tình cha còn lớn hơn quá khứ đó, còn lớn hơn sự hối hận, dày vò của người con. Thiên Chúa tha thứ tất cả.Chúng ta là người con cả hay người con thứ trong bài Tin Mừng hôm nay ?
Lạy Chúa,
Con xin dâng Ngài, lời thú tội của đứa con hoang:
Trước mặt Chúa, con đã phạm tội,
con đã hoang phí kho tàng ân sủng Chúa trao cho con,
xin nhận lòng sám hối của con.
Lạy đấng Cứu thế, xin cứu chuộc con.
Như người con bỏ nhà đi hoang, lạy Chúa,
con nay trở về sau khi đã phí phạm đời con,
lòng xa cách Chúa.
Lạy Cha, con đã hoang phí của cải Chúa ban cho con. Xin nhận lòng sám hối của con và xót thương con. Con đã thẳng tay phung phí tài sản của Cha, con sống cô đơn, cùng cực trên mảnh đất của những người trụy lạc. Lòng con hối hận, con xin trở về với Cha, lạy Cha nhân ái, xin nghe lời con van nài: "Thưa Cha, con thật đắc tội với Trời và với Cha, con chẳng đáng là gọi là con Cha nữa, xin coi con như một người làm công cho Cha vậy, và xin thương xót con".
(Phụng vụ Byzantin)
Trở Về Với Cha (câu chuyện người con hoang đàng)
R. Veritas
13:22 12/03/2010
Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay, Năm C
Trong năm 1999, năm dành cho Thiên Chúa Cha, đi đâu người ta cũng thấy trưng bày bức tranh "Người Con Hoang Ðàng" của danh họa Rembrandt, người Hòa Lan, vào thế kỷ thứ 17.
Ðây là một trong những tác phẩm cuối cùng của ông. Ông muốn ký thác vào đó cái nhìn cuối cùng của ông về cuộc sống đầy sóng gió của mình. Ông chính là người con hoang đàng trong bức tranh nổi tiếng này, tất cả những người biết tiểu sử của ông đều mô tả ông như một thanh niên kiêu hãnh, tự hào về tài năng và săn đuổi tất cả những gì mà thế giới có thể cống hiến cho.
Ông là một con người ham mê lạc thú đến đỗi dửng dưng với những người xung quanh, và một trong những quan tâm chính của ông là tiền của. Ông hái ra nhiều tiền, nhưng ông cũng phung phí nhiều tiền và cuối cùng mất hết tất cả. Một phần lớn năng lượng của ông đã phải tiêu hao về những việc tranh tụng lâu dài về tiền của. Những bức chân dung tự vẽ về mình cho thấy ông là một con ngươì đói khát danh vọng, lạc thú, cách ăn mặc sang trọng và lòe loẹt. Tuy nhiên, tiếp theo giai đoạn thành công và giàu có ngắn ngủi ấy là một chuỗi những thất bại trong giai đoạn đọa đày, tai họa và phiền muộn.
Năm 1635, người con trai của ông tên là Prubertus qua đời; ba năm sau đến lượt người con gái đầu tiên của ông là Cornelia cũng ra đi; hai năm sau đó, chính người vợ của ông cũng từ giã cõi đời. Ông phải sống cảnh gà trống nuôi con với một đứa con trai là Titus vừa mới được chín tháng tuổi. Họa vô đơn chí. Sau khi vợ chết, ông toàn gặp khổ đau và thử thách. Một cuộc tình bất hạnh với bà vú nuôi của Titus đã để lại cho ông thêm hai đứa con khác. Trong những năm sau đó, mặc dù các nhà sưu tầm và giới phê bình nghệ thuật nhìn nhận tài năng của ông, tiếng tăm của ông cũng đã bắt đầu đi xuống.
Năm 1656, ông mắc vướng vào những vấn đề tài chính đến độ cuối cùng ông đành phải trao tác quyền cho các chủ nợ, bao nhiêu tác phẩm và nghệ thuật của ông đều bị đem ra bán đấu giá. Nhưng cũng chính trong giai đoạn này mà ông đã bắt đầu nhìn lại bản thân và cuộc đời để rồi ký thác cái nhìn ấy trong bức tranh nổi tiếng "Người Con Hoang Ðàng". Rembrandt quả thực đã nhận ra ông như người con hoang đàng phung phí trong Tin Mừng.
Quí vị và các bạn thân mến,
Bức tranh "Người Con Hoang Ðàng" đã được Giáo Hội làm biểu trưng cũa năm thứ ba (năm 1999), trong ba năm chuẩn bị mừng Năm Thánh 2000. Với bức tranh "Người Con Hoang Ðàng" của Rembrandt đã làm nổi bật một thứ ánh sáng kỳ lạ cho gương mặt cũng như đôi tay của người cha trên thân thể người con. Tuy ăn mặc rách rưới, người con cũng được phủ đầy một vùng ánh sáng xuất phát từ người cha. Ðây chính là cái nhìn của Rembrandt về phẩm giá con người.
Trong thời ăn chơi sa đọa, người con hoang đàng là chính ông, ông chỉ biết có mỗi một thứ ánh sáng. Ðó là ánh sáng hào nhoáng của tiền của, danh vọng, lạc thú trần tục. Ông đã đánh giá con người dựa trên những thứ ấy. Giờ đây, khi rách rưới trắng tay, nhà danh họa mới chợt nhận ra phẩm giá đích thực của con người. Phẩm giá ấy không lệ thuộc vào những hào nhoáng trần tục, mà xuất phát từ chính Thiên Chúa, Ðấng đã tạo dựng con người theo và giống hình ảnh của Người. Nghèo nàn, đần độn và xấu xí đến đâu, mỗi một con người sinh ra trên cõi đời này cũng đều mang một phẩm giá cao trọng, là bởi vì không những được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa lại còn mang tước vị là con cái của Ngài.
Trở về với cha trước tiên có nghĩa là ý thức và đón nhận lại cái phẩm giá cao trọng mà mình đã đánh đổi với những hào nhoáng của thế trần.
Lạy Chúa là cha nhân từ, xin tha thứ cho chúng con, vì biết bao phen chúng con đã chối bỏ Chúa để chạy theo những giả trá của thế gian.
Xin cho chúng con luôn cảm nhận được vòng tay ôm ấp của Chúa và ý thức được phẩm giá cao trọng của mỗi người chúng con. Amen.
Ðây là một trong những tác phẩm cuối cùng của ông. Ông muốn ký thác vào đó cái nhìn cuối cùng của ông về cuộc sống đầy sóng gió của mình. Ông chính là người con hoang đàng trong bức tranh nổi tiếng này, tất cả những người biết tiểu sử của ông đều mô tả ông như một thanh niên kiêu hãnh, tự hào về tài năng và săn đuổi tất cả những gì mà thế giới có thể cống hiến cho.
Ông là một con người ham mê lạc thú đến đỗi dửng dưng với những người xung quanh, và một trong những quan tâm chính của ông là tiền của. Ông hái ra nhiều tiền, nhưng ông cũng phung phí nhiều tiền và cuối cùng mất hết tất cả. Một phần lớn năng lượng của ông đã phải tiêu hao về những việc tranh tụng lâu dài về tiền của. Những bức chân dung tự vẽ về mình cho thấy ông là một con ngươì đói khát danh vọng, lạc thú, cách ăn mặc sang trọng và lòe loẹt. Tuy nhiên, tiếp theo giai đoạn thành công và giàu có ngắn ngủi ấy là một chuỗi những thất bại trong giai đoạn đọa đày, tai họa và phiền muộn.
Năm 1635, người con trai của ông tên là Prubertus qua đời; ba năm sau đến lượt người con gái đầu tiên của ông là Cornelia cũng ra đi; hai năm sau đó, chính người vợ của ông cũng từ giã cõi đời. Ông phải sống cảnh gà trống nuôi con với một đứa con trai là Titus vừa mới được chín tháng tuổi. Họa vô đơn chí. Sau khi vợ chết, ông toàn gặp khổ đau và thử thách. Một cuộc tình bất hạnh với bà vú nuôi của Titus đã để lại cho ông thêm hai đứa con khác. Trong những năm sau đó, mặc dù các nhà sưu tầm và giới phê bình nghệ thuật nhìn nhận tài năng của ông, tiếng tăm của ông cũng đã bắt đầu đi xuống.
Năm 1656, ông mắc vướng vào những vấn đề tài chính đến độ cuối cùng ông đành phải trao tác quyền cho các chủ nợ, bao nhiêu tác phẩm và nghệ thuật của ông đều bị đem ra bán đấu giá. Nhưng cũng chính trong giai đoạn này mà ông đã bắt đầu nhìn lại bản thân và cuộc đời để rồi ký thác cái nhìn ấy trong bức tranh nổi tiếng "Người Con Hoang Ðàng". Rembrandt quả thực đã nhận ra ông như người con hoang đàng phung phí trong Tin Mừng.
Quí vị và các bạn thân mến,
Bức tranh "Người Con Hoang Ðàng" đã được Giáo Hội làm biểu trưng cũa năm thứ ba (năm 1999), trong ba năm chuẩn bị mừng Năm Thánh 2000. Với bức tranh "Người Con Hoang Ðàng" của Rembrandt đã làm nổi bật một thứ ánh sáng kỳ lạ cho gương mặt cũng như đôi tay của người cha trên thân thể người con. Tuy ăn mặc rách rưới, người con cũng được phủ đầy một vùng ánh sáng xuất phát từ người cha. Ðây chính là cái nhìn của Rembrandt về phẩm giá con người.
Trong thời ăn chơi sa đọa, người con hoang đàng là chính ông, ông chỉ biết có mỗi một thứ ánh sáng. Ðó là ánh sáng hào nhoáng của tiền của, danh vọng, lạc thú trần tục. Ông đã đánh giá con người dựa trên những thứ ấy. Giờ đây, khi rách rưới trắng tay, nhà danh họa mới chợt nhận ra phẩm giá đích thực của con người. Phẩm giá ấy không lệ thuộc vào những hào nhoáng trần tục, mà xuất phát từ chính Thiên Chúa, Ðấng đã tạo dựng con người theo và giống hình ảnh của Người. Nghèo nàn, đần độn và xấu xí đến đâu, mỗi một con người sinh ra trên cõi đời này cũng đều mang một phẩm giá cao trọng, là bởi vì không những được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa lại còn mang tước vị là con cái của Ngài.
Trở về với cha trước tiên có nghĩa là ý thức và đón nhận lại cái phẩm giá cao trọng mà mình đã đánh đổi với những hào nhoáng của thế trần.
Lạy Chúa là cha nhân từ, xin tha thứ cho chúng con, vì biết bao phen chúng con đã chối bỏ Chúa để chạy theo những giả trá của thế gian.
Xin cho chúng con luôn cảm nhận được vòng tay ôm ấp của Chúa và ý thức được phẩm giá cao trọng của mỗi người chúng con. Amen.
Người cha nhân hậu
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
13:29 12/03/2010
Ta thường gọi là dụ ngôn “Người con hoang đàng”. Cách gọi này không được chính xác. Trước hết vì sự trở về của đứa con không đáng làm khuôn mẫu cho ta. Hơn nữa, xét theo bối cảnh và nội dung, Chúa Giêsu, khi kể dụ ngôn này, có ý đề cao tình yêu thương, lòng khoan dung nhân hậu của người cha.
Bối cảnh: Nhóm Pharisêu và các Kinh sư chê trách Chúa Giêsu vì Người ngồi ăn với những kẻ tội lỗi. Để trả lời họ, Chúa Giêsu kể một chuỗi 3 dụ ngôn: Con chiên đi lạc, Đồng bạc bị mất và Người cha nhân hậu.
Nội dung: Có thể coi đây là một vở kịch 2 màn.
NGƯỜI CHA VÀ ĐỨA CON ÚT.
Đứa con ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân.
Sự ích kỷ được biểu lộ trước hết trong việc xin chia gia tài, ở nhà chung mà chỉ nghĩ đến vun quén riêng. Không đóng góp mà chỉ muốn rút tỉa. Không làm việc mà chỉ muốn hưởng thụ. Sự ích kỷ đạt đến mức tồi tệ đáng kinh tởm khi nó dám mở miệng xin chia gia tài. Theo truyền thống phương đông, gia tài chỉ được chia sau khi cha mẹ đã qua đời. Xin chia gia tài lúc cha mẹ còn sống có khác nào cầu mong cha mẹ mau chết đi!
Có tiền bạc trong tay, nó bắt đầu ăn tiêu phung phí. Cách ăn tiêu nói lên tính ích kỷ của đứa con. Nó tiêu tiền mà không nghĩ gì đến mồ hôi nước mắt của cha mẹ. Nó tiêu tiền chỉ để thoả mãn dục vọng. Nó dùng tiền bạc để cung phụng bản thân. Khi có tiền nó chẳng nghĩ đến ai, nên khi hết tiền, chẳng còn ai gắn bó, sẵn sàng giúp nó qua cơn túng thiếu. Túng cùng quá mới phải trở về.
Sự ích kỷ vẫn còn đó trong toan tính trở về. Nó không hề nghĩ đến cha mẹ. Nó không hề nghĩ đến tình thương. Nó chỉ nghĩ đến cái bụng. Về nhà để được ăn no. Chỉ có thế.
Người cha hoàn toàn quên mình vì con. Khi đứa con xin chia gia tài, ông đã chia ngay, không so đo tính toán, không hạch sách khó khăn. Ông không nghĩ đến bản thân, không tự ái, chỉ mong sao con cái được vui lòng.
Khi con đã ra đi, ông ngày đêm thương nhớ, ngày nào cũng ra ngõ đứng chờ. Thật tội nghiệp, con ra đi chẳng nhớ nhung gì đến cha mà cha không phút giây nào ngừng thương nhớ con. Con chỉ biết tìm vui cho bản thân trong khi cha mỏi mòn trông đợi. Con chỉ biết đến tiền bạc, còn cha chẳng quan tâm gì đến tiền của, nhưng chỉ cần có con.
Cảm động nhất và cũng chan chứa tình thương nhất là phút giây gặp gỡ. Một phút giây vắn vỏi mà nói lên bao nhiêu điều về tình thương của cha. “Anh ta còn ở đàng xa thì người cha đã trông thấy”. Khi con chưa nhìn thấy cha thì cha đã nhìn thấy con. Mắt chàng trai trẻ hẳn phải tinh anh hơn mắt ông cụ đã nhoà dòng lệ vì thương nhớ chứ. Thế mà cha đã nhìn thấy con trước. Vì cha không nhìn bằng mắt nhưng nhìn bằng trái tim. Trái tim yêu thương có đôi mắt tinh tường giúp nhận ra ngay bóng người yêu dấu. Trái tim con không còn yêu thương nên nhìn chẳng thấy cha. Trái tim con khô cằn nên mắt vẫn sáng mà chẳng khác mù loà. Trái tim cha đầy ắp yêu thương nên đã loà rồi mà vẫn thấy rõ con ngay từ đàng xa.
“Ông chạnh lòng thương”. Trái tim dạt dào yêu thương quên hết tất cả lầm lỗi của đứa con. Tình cảm đầu tiên dâng lên trong tim ông không phải là tiếc xót nửa gia tài đã mất, cũng không phải là tức giận thằng con phá gia chi tử, nhưng lại là chạnh lòng thương. Yêu quá nên người cha chẳng còn nhìn thấy gì khác hơn là đứa con tiều tuỵ rách rưới. Yêu quá nên người cha chẳng nhìn thấy lầm lỗi mà chỉ nhìn thấy nỗi khổ của con. Trong trái tim ông, chỉ có tình thương dành cho con, nên vừa gặp con là tim đã rộn ràng xúc động.
“Chạy lại ôm cổ con”. Lại một cử chỉ lạ lùng. Cha không chờ con tới theo đúng lễ phép mà đã vội vàng chạy lại ôm con. Tình yêu thương thúc đẩy, niềm vui dâng dạt dào khiến người cha không chần chờ được nữa. Bất chấp thân phận cao quý của mình, ông chạy đi như một đứa trẻ được quà. Bất chấp tuổi tác của mình, ông nhanh nhẹn như một thanh niên sung sức. Đứa con tuổi còn trẻ mà sao chẳng nhanh nhẹn bằng ông già? Vì trong tim nó thiếu tình yêu. Trái tim không tình yêu cũng giống như cơ thể không sức sống. Ông già mà nhanh nhẹn vì ông không chạy bằng sức lực của đôi chân. Ông chạy bằng trái tim. Ông bay bằng tình yêu. Tình yêu chắp cánh cho ông.
“Hôn lấy hôn để”. Chẳng còn bút nào tả xiết niềm vui của người cha khi gặp lại đứa con. Những nụ hôn không ngớt đủ nói lên tình cảm dạt dào ông dành cho nó. Ông ôm chặt như để giữ không cho nó ra đi nữa.
Trong một thoáng, khi đứa con chưa có một động tác nào thì người cha đã có 4 động tác: nhìn thấy, chạnh lòng thương, chạy đến, ôm hôn. Trong một thoáng ngắn ngủi, khi chàng trai tuổi trẻ còn bất động thì ông lão già nua đã thực hiện 4 động tác rất nhanh nhẹn. Ông thật là người cha phung phí. Ông đã phung phí sức lực trong cuộc gặp gỡ với đứa con trở về. Ông đã phung phí tiền bạc khi chia gia tài một cách dễ dãi. Ông đã phung phí khi đem áo mới, giầy mới, nhẫn vàng, lại còn tổ chức một bữa tiệc mừng có bê béo, có cả đàn hát múa nhảy để đón đứa con đi hoang trở về. Làm thế chẳng sợ hàng xóm cười cho! Nói tóm lại ông đã phung phí tình yêu thương. Yêu thương quá độ. Yêu thương đến vô lý. Mà có lý lẽ nào giải nghĩa được yêu thương? Chỉ có tình yêu thương mới giải nghĩa được những điều vô lý đó.
NGƯỜI CHA VÀ ĐỨA CON CẢ
Đứa con cả đi hoang trong tâm hồn.
Đứa con cả vẫn ở nhà, nhưng thực ra chỉ có thân xác ở nhà, còn tâm hồn nó đã đi hoang từ lâu. Tuy ở trong gia đình, nhưng tâm hồn nó không thuộc về gia đình. Nó làm việc không phải với tâm tình của một người con hiếu thảo coi “mọi sự của cha là của con”. Nó muốn vun quén riêng tư. Nó làm việc với tinh thần nô lệ, mong được trả công, chỉ nghĩ đến con “bê nhỏ”, đến “bạn bè” riêng của nó.
Sống bên cha mà tâm hồn nó xa tâm hồn cha biết bao. Nó không sao chia sẻ được những tình thương, những ưu tư, hoài bão của cha. Cha là tình thương nhưng con chỉ là ích kỷ. Cha là bao dung nhưng con chỉ là hẹp hòi. Tâm hồn cha rộng mở bao nhiêu thì tâm hồn con khép kín bấy nhiêu. Cha chỉ biết tha thứ trong khi con chỉ biết kết án. Thật là khác biệt ngàn trùng.
Cha đi tìm con
Một lần nữa, người cha lại phải bỏ nhà ra đi, bỏ dở bữa ăn để tìm đứa con đi hoang trong tâm hồn. Vẫn với cử chỉ dịu dàng cố hữu; vẫn với những lời lẽ ôn tồn; vẫn với ánh mắt chan chứa cả một trời bao dung, cha cố gắng thuyết phục đứa con cả trở về.
Nếu đứa con út cần một cuộc trở về thì đứa con cả cần tới hai cuộc trở về: về với cha và về với em. Đi hoang trong tâm hồn xa xôi diệu vợi thế!
Qua dụ ngôn này Chúa cho thấy dù tôi là con út hay con cả, tôi vẫn cần trở về. Vì nếu tôi chưa đi hoang trong đời sống, chắc chắn đã rất nhiều lần tôi đi hoang trong tâm hồn: suy nghĩ và hành động của tôi khác hẳn với đường lối của Thiên Chúa là Cha; tôi vẫn không muốn chấp nhận anh em tôi.
Nhưng dụ ngôn cũng cho tôi an tâm trở về. Hình ảnh người cha hiền đứng đợi mời gọi tôi mau bước. Chúa là người Cha yêu thương tôi trước khi tôi yêu Người, đi tìm tôi trước khi tôi đi tìm Người, tha thứ cho tôi trước khi tôi xin lỗi Người.
Lạy Chúa là Cha nhân từ, con cảm tạ tình yêu thương vô vàn của Cha.
Bối cảnh: Nhóm Pharisêu và các Kinh sư chê trách Chúa Giêsu vì Người ngồi ăn với những kẻ tội lỗi. Để trả lời họ, Chúa Giêsu kể một chuỗi 3 dụ ngôn: Con chiên đi lạc, Đồng bạc bị mất và Người cha nhân hậu.
Nội dung: Có thể coi đây là một vở kịch 2 màn.
NGƯỜI CHA VÀ ĐỨA CON ÚT.
Đứa con ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân.
Sự ích kỷ được biểu lộ trước hết trong việc xin chia gia tài, ở nhà chung mà chỉ nghĩ đến vun quén riêng. Không đóng góp mà chỉ muốn rút tỉa. Không làm việc mà chỉ muốn hưởng thụ. Sự ích kỷ đạt đến mức tồi tệ đáng kinh tởm khi nó dám mở miệng xin chia gia tài. Theo truyền thống phương đông, gia tài chỉ được chia sau khi cha mẹ đã qua đời. Xin chia gia tài lúc cha mẹ còn sống có khác nào cầu mong cha mẹ mau chết đi!
Có tiền bạc trong tay, nó bắt đầu ăn tiêu phung phí. Cách ăn tiêu nói lên tính ích kỷ của đứa con. Nó tiêu tiền mà không nghĩ gì đến mồ hôi nước mắt của cha mẹ. Nó tiêu tiền chỉ để thoả mãn dục vọng. Nó dùng tiền bạc để cung phụng bản thân. Khi có tiền nó chẳng nghĩ đến ai, nên khi hết tiền, chẳng còn ai gắn bó, sẵn sàng giúp nó qua cơn túng thiếu. Túng cùng quá mới phải trở về.
Sự ích kỷ vẫn còn đó trong toan tính trở về. Nó không hề nghĩ đến cha mẹ. Nó không hề nghĩ đến tình thương. Nó chỉ nghĩ đến cái bụng. Về nhà để được ăn no. Chỉ có thế.
Người cha hoàn toàn quên mình vì con. Khi đứa con xin chia gia tài, ông đã chia ngay, không so đo tính toán, không hạch sách khó khăn. Ông không nghĩ đến bản thân, không tự ái, chỉ mong sao con cái được vui lòng.
Khi con đã ra đi, ông ngày đêm thương nhớ, ngày nào cũng ra ngõ đứng chờ. Thật tội nghiệp, con ra đi chẳng nhớ nhung gì đến cha mà cha không phút giây nào ngừng thương nhớ con. Con chỉ biết tìm vui cho bản thân trong khi cha mỏi mòn trông đợi. Con chỉ biết đến tiền bạc, còn cha chẳng quan tâm gì đến tiền của, nhưng chỉ cần có con.
Cảm động nhất và cũng chan chứa tình thương nhất là phút giây gặp gỡ. Một phút giây vắn vỏi mà nói lên bao nhiêu điều về tình thương của cha. “Anh ta còn ở đàng xa thì người cha đã trông thấy”. Khi con chưa nhìn thấy cha thì cha đã nhìn thấy con. Mắt chàng trai trẻ hẳn phải tinh anh hơn mắt ông cụ đã nhoà dòng lệ vì thương nhớ chứ. Thế mà cha đã nhìn thấy con trước. Vì cha không nhìn bằng mắt nhưng nhìn bằng trái tim. Trái tim yêu thương có đôi mắt tinh tường giúp nhận ra ngay bóng người yêu dấu. Trái tim con không còn yêu thương nên nhìn chẳng thấy cha. Trái tim con khô cằn nên mắt vẫn sáng mà chẳng khác mù loà. Trái tim cha đầy ắp yêu thương nên đã loà rồi mà vẫn thấy rõ con ngay từ đàng xa.
“Ông chạnh lòng thương”. Trái tim dạt dào yêu thương quên hết tất cả lầm lỗi của đứa con. Tình cảm đầu tiên dâng lên trong tim ông không phải là tiếc xót nửa gia tài đã mất, cũng không phải là tức giận thằng con phá gia chi tử, nhưng lại là chạnh lòng thương. Yêu quá nên người cha chẳng còn nhìn thấy gì khác hơn là đứa con tiều tuỵ rách rưới. Yêu quá nên người cha chẳng nhìn thấy lầm lỗi mà chỉ nhìn thấy nỗi khổ của con. Trong trái tim ông, chỉ có tình thương dành cho con, nên vừa gặp con là tim đã rộn ràng xúc động.
“Chạy lại ôm cổ con”. Lại một cử chỉ lạ lùng. Cha không chờ con tới theo đúng lễ phép mà đã vội vàng chạy lại ôm con. Tình yêu thương thúc đẩy, niềm vui dâng dạt dào khiến người cha không chần chờ được nữa. Bất chấp thân phận cao quý của mình, ông chạy đi như một đứa trẻ được quà. Bất chấp tuổi tác của mình, ông nhanh nhẹn như một thanh niên sung sức. Đứa con tuổi còn trẻ mà sao chẳng nhanh nhẹn bằng ông già? Vì trong tim nó thiếu tình yêu. Trái tim không tình yêu cũng giống như cơ thể không sức sống. Ông già mà nhanh nhẹn vì ông không chạy bằng sức lực của đôi chân. Ông chạy bằng trái tim. Ông bay bằng tình yêu. Tình yêu chắp cánh cho ông.
“Hôn lấy hôn để”. Chẳng còn bút nào tả xiết niềm vui của người cha khi gặp lại đứa con. Những nụ hôn không ngớt đủ nói lên tình cảm dạt dào ông dành cho nó. Ông ôm chặt như để giữ không cho nó ra đi nữa.
Trong một thoáng, khi đứa con chưa có một động tác nào thì người cha đã có 4 động tác: nhìn thấy, chạnh lòng thương, chạy đến, ôm hôn. Trong một thoáng ngắn ngủi, khi chàng trai tuổi trẻ còn bất động thì ông lão già nua đã thực hiện 4 động tác rất nhanh nhẹn. Ông thật là người cha phung phí. Ông đã phung phí sức lực trong cuộc gặp gỡ với đứa con trở về. Ông đã phung phí tiền bạc khi chia gia tài một cách dễ dãi. Ông đã phung phí khi đem áo mới, giầy mới, nhẫn vàng, lại còn tổ chức một bữa tiệc mừng có bê béo, có cả đàn hát múa nhảy để đón đứa con đi hoang trở về. Làm thế chẳng sợ hàng xóm cười cho! Nói tóm lại ông đã phung phí tình yêu thương. Yêu thương quá độ. Yêu thương đến vô lý. Mà có lý lẽ nào giải nghĩa được yêu thương? Chỉ có tình yêu thương mới giải nghĩa được những điều vô lý đó.
NGƯỜI CHA VÀ ĐỨA CON CẢ
Đứa con cả đi hoang trong tâm hồn.
Đứa con cả vẫn ở nhà, nhưng thực ra chỉ có thân xác ở nhà, còn tâm hồn nó đã đi hoang từ lâu. Tuy ở trong gia đình, nhưng tâm hồn nó không thuộc về gia đình. Nó làm việc không phải với tâm tình của một người con hiếu thảo coi “mọi sự của cha là của con”. Nó muốn vun quén riêng tư. Nó làm việc với tinh thần nô lệ, mong được trả công, chỉ nghĩ đến con “bê nhỏ”, đến “bạn bè” riêng của nó.
Sống bên cha mà tâm hồn nó xa tâm hồn cha biết bao. Nó không sao chia sẻ được những tình thương, những ưu tư, hoài bão của cha. Cha là tình thương nhưng con chỉ là ích kỷ. Cha là bao dung nhưng con chỉ là hẹp hòi. Tâm hồn cha rộng mở bao nhiêu thì tâm hồn con khép kín bấy nhiêu. Cha chỉ biết tha thứ trong khi con chỉ biết kết án. Thật là khác biệt ngàn trùng.
Cha đi tìm con
Một lần nữa, người cha lại phải bỏ nhà ra đi, bỏ dở bữa ăn để tìm đứa con đi hoang trong tâm hồn. Vẫn với cử chỉ dịu dàng cố hữu; vẫn với những lời lẽ ôn tồn; vẫn với ánh mắt chan chứa cả một trời bao dung, cha cố gắng thuyết phục đứa con cả trở về.
Nếu đứa con út cần một cuộc trở về thì đứa con cả cần tới hai cuộc trở về: về với cha và về với em. Đi hoang trong tâm hồn xa xôi diệu vợi thế!
Qua dụ ngôn này Chúa cho thấy dù tôi là con út hay con cả, tôi vẫn cần trở về. Vì nếu tôi chưa đi hoang trong đời sống, chắc chắn đã rất nhiều lần tôi đi hoang trong tâm hồn: suy nghĩ và hành động của tôi khác hẳn với đường lối của Thiên Chúa là Cha; tôi vẫn không muốn chấp nhận anh em tôi.
Nhưng dụ ngôn cũng cho tôi an tâm trở về. Hình ảnh người cha hiền đứng đợi mời gọi tôi mau bước. Chúa là người Cha yêu thương tôi trước khi tôi yêu Người, đi tìm tôi trước khi tôi đi tìm Người, tha thứ cho tôi trước khi tôi xin lỗi Người.
Lạy Chúa là Cha nhân từ, con cảm tạ tình yêu thương vô vàn của Cha.
Mầu hồng (rosa) trong phụng vụ.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
15:49 12/03/2010
Mầu hồng (rosa) trong phụng vụ.
Một năm có hai lần vào ngày Chúa nhật linh mục chủ tế mặc phẩm phục phụng vụ áo lễ mầu hồng lúc cử hành Thánh lễ. Đó là vào ngày Chúa nhật thứ ba mùa Vọng, mùa chuẩn bị đón mừng lễ Chúa Giáng sinh, và Chúa nhật thứ tư mùa chay mùa chuẩn bị đón mừng lễ Chúa Giêsu phục sinh.
Tại sao có áo lễ mầu hồng cùng mang ý nghĩa gì?
Theo dân gian, mầu hồng (Rosa) diễn tả cảm giác sự êm ái dịu dàng. Nếu phái nam đàn ông ưa thích mầu hùng mạnh như mầu đỏ, mầu xanh, thì phái phụ nữ ưa chuộng mầu hồng nhất. Mầu hồng cũng diễn tả những đức tính như nhậy cảm, dịu dàng, khiêm nhu. Vì thế mầu hồng là mầu nhẹ nhàng. Nhưng ngày nay mầu hồng thường được nhìn dưới lăng kính tiêu cực hay cho mầu này thuộc về trẻ thơ con nít.
Theo lễ nghi phụng vụ ca nhập lễ ngày Chúa nhật thứ ba mùa Vọng bắt đầu bằng câu: “ Gaudete – Anh em hãy vui mừng lên!”.
Mùa Vọng trước lễ Chúa giáng sinh kéo dài bốn ( 4) tuần lễ. Và mùa Vọng phẩm phục phụng vụ mang mầu tím nói lên sự thống hối sửa dọn tâm hồn đón Chúa đến trần gian. Bỗng ngày lễ Chúa nhật thứ ba mùa vọng mang âm hưởng vui mừng “ Gaudete”, vì ngày lễ Chúa giáng sinh đến gần kề. Nên Giáo Hội đổi từ mầu tím u buồn sang mầu hồng, để nói lên tâm tình vui mừng đón chờ ngày lễ trọng đại sắp đến.
Vào mùa chay phẩm phục phụng vụ cũng mang mầu tím, mầu của bu buồn ăn năn thống hối. Rồi bỗng dưng vào ngày Chúa nhật thừ tư giữa mùa chay ca nhập lễ bắt đầu bằng câu: “ Laetare – Vui mừng lên!” gợi lên tâm tình rộn ràng, vì ngày lễ mừng trọng đại Chúa sống lại đang tới gần kề. Nên Giáo Hội đổi mầu tím thành mầu hồng trong lễ nghi phụng vụ., cũng để nói lên tâm tình vui mừng.
Trong đời sống khi chúng ta làm việc hay đi đường hành trình lâu dài, tâm trí và cả thể xác cũng căng thẳng mệt nhọc. Nên cũng cần có lúc nghỉ giải lao thư giãn khoảnh khắc. Sau giây phút nghỉ thư giãn lại tiếp tục lên đường bắt tay làm việc. Và như thế sức lực được tăng cường thêm lên, thành tích lao động làm việc cũng cao thêm. Kinh nghiệm này hầu như ai cũng đều có nhiều ít trong suốt dọc đời sống.
Như thế có thể hiểu, hai Chúa nhật mang phẩm phục mầu hồng, mầu nhẹ nhàng mang đến cho tâm trí phần nào niềm vui tươi hăng hái trở lại.Vì quãng đường ăn chay, kiêng khem hãm mình thống hối làm cho tâm trí căng thẳng mệt nhọc.
Mầu hồng cũng còn là mầu diễn tả sự sống mới còn non trẻ. Có lẽ cũng vì vậy, các em bé gái lúc còn thơ bé thường hay được cha mẹ cho mặc quần áo mầu hồng.
Giữa mùa Vọng, vào ngày Chúa thứ ba qua phẩm phục phụng vụ mầu hồng báo hiệu lễ Chúa gíang sinh niềm vui đến gần kề. Niềm vui đón mừng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng là lời đoan hứa của Thiên Chúa mang đến sự đổi mới cho đời sống con người. Sự sinh ra trên trần gian của Chúa Giêsu ngày lễ giáng sinh là một khởi đầu mới cho lịch sự ơn cứu độ con người.
Vào ngày Chúa nhật thư tư mùa chay phẩm phục lễ nghi phụng vụ mầu hồng báo trứơc mầu nhiệm phục sinh. Lễ mừng Chúa phục sinh là lời đoan hứa, điều cũ, sự cứng nhắc sẽ đưọc biến đổi làm cho mới tươi trẻ trở lại nhờ sự sống lại của Chúa Giêsu.
Chúa nhật Laetare thứ tư mùa chay
Một năm có hai lần vào ngày Chúa nhật linh mục chủ tế mặc phẩm phục phụng vụ áo lễ mầu hồng lúc cử hành Thánh lễ. Đó là vào ngày Chúa nhật thứ ba mùa Vọng, mùa chuẩn bị đón mừng lễ Chúa Giáng sinh, và Chúa nhật thứ tư mùa chay mùa chuẩn bị đón mừng lễ Chúa Giêsu phục sinh.
Tại sao có áo lễ mầu hồng cùng mang ý nghĩa gì?
Theo dân gian, mầu hồng (Rosa) diễn tả cảm giác sự êm ái dịu dàng. Nếu phái nam đàn ông ưa thích mầu hùng mạnh như mầu đỏ, mầu xanh, thì phái phụ nữ ưa chuộng mầu hồng nhất. Mầu hồng cũng diễn tả những đức tính như nhậy cảm, dịu dàng, khiêm nhu. Vì thế mầu hồng là mầu nhẹ nhàng. Nhưng ngày nay mầu hồng thường được nhìn dưới lăng kính tiêu cực hay cho mầu này thuộc về trẻ thơ con nít.
Theo lễ nghi phụng vụ ca nhập lễ ngày Chúa nhật thứ ba mùa Vọng bắt đầu bằng câu: “ Gaudete – Anh em hãy vui mừng lên!”.
Mùa Vọng trước lễ Chúa giáng sinh kéo dài bốn ( 4) tuần lễ. Và mùa Vọng phẩm phục phụng vụ mang mầu tím nói lên sự thống hối sửa dọn tâm hồn đón Chúa đến trần gian. Bỗng ngày lễ Chúa nhật thứ ba mùa vọng mang âm hưởng vui mừng “ Gaudete”, vì ngày lễ Chúa giáng sinh đến gần kề. Nên Giáo Hội đổi từ mầu tím u buồn sang mầu hồng, để nói lên tâm tình vui mừng đón chờ ngày lễ trọng đại sắp đến.
Vào mùa chay phẩm phục phụng vụ cũng mang mầu tím, mầu của bu buồn ăn năn thống hối. Rồi bỗng dưng vào ngày Chúa nhật thừ tư giữa mùa chay ca nhập lễ bắt đầu bằng câu: “ Laetare – Vui mừng lên!” gợi lên tâm tình rộn ràng, vì ngày lễ mừng trọng đại Chúa sống lại đang tới gần kề. Nên Giáo Hội đổi mầu tím thành mầu hồng trong lễ nghi phụng vụ., cũng để nói lên tâm tình vui mừng.
Trong đời sống khi chúng ta làm việc hay đi đường hành trình lâu dài, tâm trí và cả thể xác cũng căng thẳng mệt nhọc. Nên cũng cần có lúc nghỉ giải lao thư giãn khoảnh khắc. Sau giây phút nghỉ thư giãn lại tiếp tục lên đường bắt tay làm việc. Và như thế sức lực được tăng cường thêm lên, thành tích lao động làm việc cũng cao thêm. Kinh nghiệm này hầu như ai cũng đều có nhiều ít trong suốt dọc đời sống.
Như thế có thể hiểu, hai Chúa nhật mang phẩm phục mầu hồng, mầu nhẹ nhàng mang đến cho tâm trí phần nào niềm vui tươi hăng hái trở lại.Vì quãng đường ăn chay, kiêng khem hãm mình thống hối làm cho tâm trí căng thẳng mệt nhọc.
Mầu hồng cũng còn là mầu diễn tả sự sống mới còn non trẻ. Có lẽ cũng vì vậy, các em bé gái lúc còn thơ bé thường hay được cha mẹ cho mặc quần áo mầu hồng.
Giữa mùa Vọng, vào ngày Chúa thứ ba qua phẩm phục phụng vụ mầu hồng báo hiệu lễ Chúa gíang sinh niềm vui đến gần kề. Niềm vui đón mừng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng là lời đoan hứa của Thiên Chúa mang đến sự đổi mới cho đời sống con người. Sự sinh ra trên trần gian của Chúa Giêsu ngày lễ giáng sinh là một khởi đầu mới cho lịch sự ơn cứu độ con người.
Vào ngày Chúa nhật thư tư mùa chay phẩm phục lễ nghi phụng vụ mầu hồng báo trứơc mầu nhiệm phục sinh. Lễ mừng Chúa phục sinh là lời đoan hứa, điều cũ, sự cứng nhắc sẽ đưọc biến đổi làm cho mới tươi trẻ trở lại nhờ sự sống lại của Chúa Giêsu.
Chúa nhật Laetare thứ tư mùa chay
Làm hòa
Lm. Anmai, CSsR
18:00 12/03/2010
Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay - Năm C
Gs 5, 9a.10-12; 2 Cr 5, 17-21; Lc 15, 1-3.11-32
Đại Lễ Vượt Qua đã đến gần và niềm vui của ngày Đại Lễ ấy sắp đến. Tâm trạng của chúng ta như thế nào trong trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe. Trang Tin mừng này hết sức quen thuộc, hết sức gần gụi với mỗi người chúng ta. Trang Tin mừng hôm nay thuật lại câu chuyện hết sức đời thường trong gia đình. Gia đình ấy được kể ra với hình ảnh của người cha và hai người con, không hề nhắc đến người mẹ và mỗi người chúng ta được mời gọi vào vai của cả ba người. Ta có thể là người cha giàu lòng thương xót bao dung, ta có thể là người con út ngỗ nghịch và ta cũng có thể là người anh cả trong gia đình ấy.
Như dân Do Thái ngày xưa trong cái hành trình vượt qua sa mạc để về Đất Hứa, cũng đã đôi lần ta ngỗ nghịch như người con út, ta ganh tỵ như người con cả và ta cũng bao dung như một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Qua hồi tâm, qua hối hận, qua ăn năn, qua thanh luyện, qua tái tạo, qua tha thứ, qua cử chỉ làm hoà với Chúa, với anh chị em đồng loại ta sẽ được trở thành con người mới tốt hơn như lòng Chúa mong muốn.
Làm hoà với anh em chính là bước đầu tiên để có thể đến hòa giải với Thiên Chúa. Trong mỗi Thánh Lễ chúng ta cử hành, trước khi để tiến dân Thánh Lễ cho xứng đáng, chúng ta xin ơn tha thứ của Chúa, của anh chị em đồng loại.
Trong các từ ngữ chỉ đức tin Kitô giáo, thì ngôn từ tha thứ, làm hoà đóng một vị trí hết sức quan trọng. Không phải tình cờ mà nó nằm trong kinh Lạy Cha nhưng nó có ý giúp con người chạy đến với Thiên Chúa là Cha nhân lành tha thứ cho mình những yếu đuối của phận người. Điều quan trọng để đón nhận ơn tha thứ, ơn làm hoà với Thiên Chúa là con người phải biết tha thứ, làm hoà với anh chị em đồng loại đã xúc phạm đến mình.
Con chiên lạc, người con đi hoang, người phụ nữ ngoại tình, Dakêu trên cây sung, người bại liệt được ròng xuống từ trên mái nhà. .. Chúa Giêsu đã gặp tất cả nhưng người này. Họ là những người tội lỗi, lầm lạc, hư mất. Nhưng, Thiên Chúa tha thứ cho họ trong Chúa Giêsu mà không cần một điều kiện tiên quyết nào. Người không đòi hỏi gì. Chúa Giêsu không bảo: "Làm cái này rồi tôi tha thứ cho". Không ? Người tha thứ rồi mới nói: "Hãy về và đừng phạm tội nữa ".
Người ta có thể chất vấn: tại sao tha thứ lại là một điều thần thiêng như vậy? Tại sao tha thứ lại đưa người ta đến gần Thiên Chúa thế?
Câu trả lời có lẽ nằm trong chính từ ngữ: tha thứ vì tha thứ là một ân huệ ở trên cao, siêu việt.
Ơn huệ thứ nhất ta được là hiện hữu của ta như một tạo vật. May mắn là chúng ta vẫn là vậy. Nhưng cách cư xử, phong tục, lỗi lầm của chúng la có thể phá hủy ơn huệ đầu tiên này nơi ta, làm chúng ta bị "tha hóa "
Chính lúc đó ơn tha thứ đến, một loại ơn tái tạo. Chúng ta đã chết mà nay sống lại. Chúng ta không còn phải chịu đựng lẫn nhau nữ, chúng ta lại chấp nhận lẫn nhau và lại thương yêu nhau. Đó là một cuộc tái sinh, một sự Phục Sinh, một bước dẫn vào đời sống mới.
Thật tối đẹp nếu như chúng ta được tha thứ. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, liệu chính chúng ta có thể tha thứ được không? Tha thứ đây không phải là quên, cũng không phải là chối bỏ những xác tín của chúng ta, mà là tìm đến với kẻ xúc phạm ta. Và không cần để mất một chút gì về chân lý, hoặc về lương tri phân biệt tốt xấu, để nói với kẻ phạm lỗi: bạn là anh, là chị tôi. Và có thể thêm một lời phi thường này: chính bạn hãy tha cho tôi, vì bạn đã không xúc phạm đến tôi nếu trước đó tôi đã không xúc phạm đến bạn.
Trang tin mừng hôm nay hết sức hấp dẫn, dụ ngôn hôm nay chúng ta nghe không phải là lần đầu mà nghe đi nghe lại quá nhiều lần. Dụ ngôn về người cha và hai người con vẫn để ngỏ! không ai xác định được câu chuyện sẽ kết thúc thế nào.
Chúng ta bắt đầu vào vai. Cả hai người con cùng hiện diện trong ta. Chúng ta có thể nhận ra mình trong những ảo tưởng của họ. Cả hai cùng hiểu lầm về bản chất của mối tương quan giữa họ với cha và không biết tình yêu của cha mình. Hãy theo dõi tâm tính của người con khi trở về. Anh đã sống lại nhờ người cha hân hoan loan báo sự tha thứ. Nhưng cũng có thể chúng ta cũng là người anh, xơ cứng trong kiêu căng vì đã trung thành với cha. Anh sẽ cải mở là chọn một chỗ ngồi trong bàn tiệc tập thể vì những kẻ mời đến, những kẻ từ xa trở về. Còn đối với chúng ta, ai sẽ là "những người khác" mà cộng đoàn chúng ta phải mở rộng cửa đón tiếp ?
Khuôn mặt của người con thứ khá cường điệu được vẽ nên trong cảnh một của dụ ngôn này. Anh ta đòi cha chia gia tài ngay khi cha anh còn sống để anh ta được sống tự do hoàn toàn. Với cuộc sống buông thả và phóng đãng thì chẳng chóng thì chầy, tiền núi cũng phải hết. Tiền hết thì anh ta rơi vào tình cảnh hết sức bi đát. Chẳng đặng đừng nên anh ta phải làm công cho một người ngoại giáo ở đất khách quê người, và miễn cưỡng phải "chăn heo " cho chủ - đối với một người Do Thái, đây là công việc hèn hạ - vì heo là một con vật dơ nhớp đối với Do thái giáo. Bị dằn vặt bởi ý nghĩ: ở nhà cha thì đồ ăn dư thừa, người làm công ăn không hết, thế mà ở đây anh đói khát, chỉ mong được "tống đầy bụng những thứ heo ăn" mà không được.
Anh đã ân hận, sau khi suy nghĩ hết sức cẩn thận anh quyết định trở về nhà sau khi cảm thấu được sự đói khát, thiếu thốn. Để chuẩn bị cho cuộc trở về, anh ta đã vẽ lên trong đầu anh ta những lời thống thiết nhất để xoa dịu cơn giận của người cha: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đón trời và đến cha, con thật không xứng đáng được gọi là con cha nữa. Hãy coi con như một người làm công trong nhà thôi". Khác với những gì anh nghĩ trong đầu, khi trở về, chưa kịp thốt lên một lời, người cha đã giang rộng vòng tay xiết chặt lấy anh. Cho tới bây giờ, anh chưa một lần nghi ngờ tình yêu vô bờ bến của cha anh. Con tim anh rộn ràng những nhịp đập thổn thức. Không phải đứa làm thuê ? Con ta chứ! Hãy mặc áo đẹp ngày đại lễ. Đeo nhẫn vào tay, biểu hiệu quyền uy. Xỏ giầy vào chân, biểu hiệu người tự do. Hãy ngồi vào bàn tiệc. Mọi thành phần gia đình đang quây quần bên bàn ăn cùng chia sẻ niềm vui của người cha.
Chúng ta chuyển sang vai diển của người anh. Đại tiệc đang diễn tiếng thì người anh "từ ngoài đồng" về đến nhà. Nghe trong nhà có nhạc vui, anh hỏi xem có chuyện gì? Hiểu ra, tâm trạng anh chuyển từ ngạc nhiên sang "giận dữ". Lại có thể cư xử như vậy với thằng con hư đốn ư? Như phản ánh thái độ của các kinh sư và những người Pharisêu luôn chỉ nghĩ đến phụng sự Chúa không sai một lời, nên, anh cằn nhằn với cha mình: "Đã bao năm con phụng dưỡng cha, không bao giờ bất tuân hay trái lệnh, mà chẳng bao giờ cha cho con một con dê để vui với bạn bè". Để ở lại nhà cha, anh đã cư xử thật không khác một người làm công, cần mẫn, nhưng vô tình, xa lạ. Anh không thể hiểu được ngôn ngữ của Giao ước mà cha anh nói với anh: "Con ơi! Con luôn ở bên cha, mọi sự của cha là của con mà". Anh chỉ nói bằng ngôn ngữ của quyền lợi và nghĩa vụ, của mệnh lệnh và phần thưởng. Như các kinh sư và những người Pharisêu đối với tội nhân, anh cũng giữ khoảng cách với đứa em mới trở về mà mọi người đang ăn mừng. "Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo để ăn mừng".
Nếu chỉ để tâm coi hình ảnh của hai đứa con mà không nhìn đến hình ảnh người bố trong nhà này quả là điều thiếu sót thật lớn. Chúng ta bước sang một bên để nhìn đến chân dung người cha. Người Cha trong dụ ngôn này chính là nhân vật trung tâm, nhân vật chính. Ông là một người cha sống nặng tình cảm hơn lý trí, ông là một người cha mà tình yêu luôn thôi thúc ông hướng về các con. Ông không chỉ ngồi chờ. Phải "chạy ra" coi, và ông phải chạy ra đến hai lần. Ông chạy ra. hấp tấp, một thái độ đặc biệt đối với người Đông phương. Ôm lấy cổ đứa con hoang đàng. Hôn nó tới tấp Nâng nó lên, ngắt quãng những lởi nó định nói, đưa nó vào nhà. Nhà của nó mà. "Mau lên!" ông nói với các đầy tớ không chần chừ một giây. Phải mặc cho cậu chiếc áo đẹp nhất đúng với cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay cậu, mang giầy vào chân cậu. Giết bê béo. Dọn tiệc ăn mừng. "Mau lên!" vì một niềm vui đang trào ngập lòng ông: "Con ta đây đã chết nay sống lại đã mất nay lại tìm thấy”. Ông lại chạy ra để nài người anh vào nhà, để người anh nhìn nhận đứa em mà anh ta đã miệt thị, để dự tiệc chung vui với mọi người.
Dụ ngôn người con hoang đàng mà chúng ta vừa nghe mang đậm chất thần học. Dụ ngôn của ân huệ Chúa ban tặng con người. Dụ ngôn này diễn tả tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, tình yêu nhưng không không Cha ban cho mọi người, dầu tội lỗi mấy đi nữa. Cha muốn họ tham dự niềm vui, muốn mời họ khám phá ra: anh huynh đệ chân chính. Làm sao không nhìn ra qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn trao cho chúng ta bí mật trong cách cư xử và đời sống của Ngài ? Ngài là Người Con được Cha sai đến loan báo sự hòa giải cho các tội nhân. Đó là những người mà Chúa Giêsu khắc họa hình ảnh nơi người em và đó cũng là những người được mời gọi nhận ra chính mình nơi hình, ảnh của người anh !
Thật ra, dụ ngôn còn để ngỏ đó. người anh cả có thuận theo lời khuyên dụ của cha anh không? Anh có bằng lòng vào chung vui không? Anh có ưng thuận chung bàn với người em đã trở nên "dơ" không? Hay anh vẫn giận dữ... Tường thuật của Tin Mừng không trả lời... Có lẽ mục đích của Tin Mừng là để chúng ta tự phác họa cách chúng ta sẽ đối xử với anh em mình.
Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của người anh: chính tôi sẽ ưng thuận lời thỉnh cầu của người cha hay không. Thuận thì không dễ đâu, có khi khổ nữa. Dụ ngôn cho thật sự đáp ứng ý cha không tự đến cách dễ dãi. kết thúc của dụ ngôn đặt chúng ta vào vị thế người anh. Phụng vụ Mùa Chay như chẳng hoan hỉ đặt chúng ta vào vị thế này mà trái lại, như muốn chúng ta thấy mình trong tâm trạng người em. Thánh Luca thì chắc chắn nhấn mạnh hơn đến thái độ người anh. Dẫu sao, qua suốt câu chuyện, chúng ta vẫn thấy nổi bật lên tình yêu là lòng cảm thương của người cha đối với từng người. Chính nhờ tình thương này mà tội nhân hối cải, là chúng ta vui vì họ trở về dù đôi khi rất khó mà vui được."
Thánh Phaolô vừa nhắc nhở chúng ta: “Cho nên, phàm ai ở trong Đức Ki-tô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi. Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Ki-tô mà cho chúng ta được hoà giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải. Thật vậy, trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải. Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Ki-tô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Ki-tô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa. Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.”
Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, chậm bất bình và đầy tình thương, chúng ta hãy chạy đến với Ngài như đứa con thứ ngày hôm nay trong Tin mừng để xin Cha tha thứ, xin Cha bỏ qua những lầm lỗi của ta trót phạm đến Cha và chúng ta cũng xin cũng hãy bớt đi một chút sự xét đoán, hơn thua của người anh để tha thứ cho những đứa em ngỗ nghịch trong đời ta. Chúng ta hãy chạy đến Chúa, chạy đến và xin Chúa tha thứ tất cả để ta được làm hoà cùng Chúa và anh chị em đồng loại.
Ôi Thần Linh Thánh Ái, xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí: Ơn An Bình. Xin Chúa thương tha thứ những lầm lỗi ta đã xúc phạm đến Chúa cũng như anh chị em để chúng ta có được sự bình an thật trong tâm hồn để chờ đón ngày Chúa lại đến trong Vinh Quang của Ngài.
Gs 5, 9a.10-12; 2 Cr 5, 17-21; Lc 15, 1-3.11-32
Đại Lễ Vượt Qua đã đến gần và niềm vui của ngày Đại Lễ ấy sắp đến. Tâm trạng của chúng ta như thế nào trong trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe. Trang Tin mừng này hết sức quen thuộc, hết sức gần gụi với mỗi người chúng ta. Trang Tin mừng hôm nay thuật lại câu chuyện hết sức đời thường trong gia đình. Gia đình ấy được kể ra với hình ảnh của người cha và hai người con, không hề nhắc đến người mẹ và mỗi người chúng ta được mời gọi vào vai của cả ba người. Ta có thể là người cha giàu lòng thương xót bao dung, ta có thể là người con út ngỗ nghịch và ta cũng có thể là người anh cả trong gia đình ấy.
Như dân Do Thái ngày xưa trong cái hành trình vượt qua sa mạc để về Đất Hứa, cũng đã đôi lần ta ngỗ nghịch như người con út, ta ganh tỵ như người con cả và ta cũng bao dung như một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Qua hồi tâm, qua hối hận, qua ăn năn, qua thanh luyện, qua tái tạo, qua tha thứ, qua cử chỉ làm hoà với Chúa, với anh chị em đồng loại ta sẽ được trở thành con người mới tốt hơn như lòng Chúa mong muốn.
Làm hoà với anh em chính là bước đầu tiên để có thể đến hòa giải với Thiên Chúa. Trong mỗi Thánh Lễ chúng ta cử hành, trước khi để tiến dân Thánh Lễ cho xứng đáng, chúng ta xin ơn tha thứ của Chúa, của anh chị em đồng loại.
Trong các từ ngữ chỉ đức tin Kitô giáo, thì ngôn từ tha thứ, làm hoà đóng một vị trí hết sức quan trọng. Không phải tình cờ mà nó nằm trong kinh Lạy Cha nhưng nó có ý giúp con người chạy đến với Thiên Chúa là Cha nhân lành tha thứ cho mình những yếu đuối của phận người. Điều quan trọng để đón nhận ơn tha thứ, ơn làm hoà với Thiên Chúa là con người phải biết tha thứ, làm hoà với anh chị em đồng loại đã xúc phạm đến mình.
Con chiên lạc, người con đi hoang, người phụ nữ ngoại tình, Dakêu trên cây sung, người bại liệt được ròng xuống từ trên mái nhà. .. Chúa Giêsu đã gặp tất cả nhưng người này. Họ là những người tội lỗi, lầm lạc, hư mất. Nhưng, Thiên Chúa tha thứ cho họ trong Chúa Giêsu mà không cần một điều kiện tiên quyết nào. Người không đòi hỏi gì. Chúa Giêsu không bảo: "Làm cái này rồi tôi tha thứ cho". Không ? Người tha thứ rồi mới nói: "Hãy về và đừng phạm tội nữa ".
Người ta có thể chất vấn: tại sao tha thứ lại là một điều thần thiêng như vậy? Tại sao tha thứ lại đưa người ta đến gần Thiên Chúa thế?
Câu trả lời có lẽ nằm trong chính từ ngữ: tha thứ vì tha thứ là một ân huệ ở trên cao, siêu việt.
Ơn huệ thứ nhất ta được là hiện hữu của ta như một tạo vật. May mắn là chúng ta vẫn là vậy. Nhưng cách cư xử, phong tục, lỗi lầm của chúng la có thể phá hủy ơn huệ đầu tiên này nơi ta, làm chúng ta bị "tha hóa "
Chính lúc đó ơn tha thứ đến, một loại ơn tái tạo. Chúng ta đã chết mà nay sống lại. Chúng ta không còn phải chịu đựng lẫn nhau nữ, chúng ta lại chấp nhận lẫn nhau và lại thương yêu nhau. Đó là một cuộc tái sinh, một sự Phục Sinh, một bước dẫn vào đời sống mới.
Thật tối đẹp nếu như chúng ta được tha thứ. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, liệu chính chúng ta có thể tha thứ được không? Tha thứ đây không phải là quên, cũng không phải là chối bỏ những xác tín của chúng ta, mà là tìm đến với kẻ xúc phạm ta. Và không cần để mất một chút gì về chân lý, hoặc về lương tri phân biệt tốt xấu, để nói với kẻ phạm lỗi: bạn là anh, là chị tôi. Và có thể thêm một lời phi thường này: chính bạn hãy tha cho tôi, vì bạn đã không xúc phạm đến tôi nếu trước đó tôi đã không xúc phạm đến bạn.
Trang tin mừng hôm nay hết sức hấp dẫn, dụ ngôn hôm nay chúng ta nghe không phải là lần đầu mà nghe đi nghe lại quá nhiều lần. Dụ ngôn về người cha và hai người con vẫn để ngỏ! không ai xác định được câu chuyện sẽ kết thúc thế nào.
Chúng ta bắt đầu vào vai. Cả hai người con cùng hiện diện trong ta. Chúng ta có thể nhận ra mình trong những ảo tưởng của họ. Cả hai cùng hiểu lầm về bản chất của mối tương quan giữa họ với cha và không biết tình yêu của cha mình. Hãy theo dõi tâm tính của người con khi trở về. Anh đã sống lại nhờ người cha hân hoan loan báo sự tha thứ. Nhưng cũng có thể chúng ta cũng là người anh, xơ cứng trong kiêu căng vì đã trung thành với cha. Anh sẽ cải mở là chọn một chỗ ngồi trong bàn tiệc tập thể vì những kẻ mời đến, những kẻ từ xa trở về. Còn đối với chúng ta, ai sẽ là "những người khác" mà cộng đoàn chúng ta phải mở rộng cửa đón tiếp ?
Khuôn mặt của người con thứ khá cường điệu được vẽ nên trong cảnh một của dụ ngôn này. Anh ta đòi cha chia gia tài ngay khi cha anh còn sống để anh ta được sống tự do hoàn toàn. Với cuộc sống buông thả và phóng đãng thì chẳng chóng thì chầy, tiền núi cũng phải hết. Tiền hết thì anh ta rơi vào tình cảnh hết sức bi đát. Chẳng đặng đừng nên anh ta phải làm công cho một người ngoại giáo ở đất khách quê người, và miễn cưỡng phải "chăn heo " cho chủ - đối với một người Do Thái, đây là công việc hèn hạ - vì heo là một con vật dơ nhớp đối với Do thái giáo. Bị dằn vặt bởi ý nghĩ: ở nhà cha thì đồ ăn dư thừa, người làm công ăn không hết, thế mà ở đây anh đói khát, chỉ mong được "tống đầy bụng những thứ heo ăn" mà không được.
Anh đã ân hận, sau khi suy nghĩ hết sức cẩn thận anh quyết định trở về nhà sau khi cảm thấu được sự đói khát, thiếu thốn. Để chuẩn bị cho cuộc trở về, anh ta đã vẽ lên trong đầu anh ta những lời thống thiết nhất để xoa dịu cơn giận của người cha: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đón trời và đến cha, con thật không xứng đáng được gọi là con cha nữa. Hãy coi con như một người làm công trong nhà thôi". Khác với những gì anh nghĩ trong đầu, khi trở về, chưa kịp thốt lên một lời, người cha đã giang rộng vòng tay xiết chặt lấy anh. Cho tới bây giờ, anh chưa một lần nghi ngờ tình yêu vô bờ bến của cha anh. Con tim anh rộn ràng những nhịp đập thổn thức. Không phải đứa làm thuê ? Con ta chứ! Hãy mặc áo đẹp ngày đại lễ. Đeo nhẫn vào tay, biểu hiệu quyền uy. Xỏ giầy vào chân, biểu hiệu người tự do. Hãy ngồi vào bàn tiệc. Mọi thành phần gia đình đang quây quần bên bàn ăn cùng chia sẻ niềm vui của người cha.
Chúng ta chuyển sang vai diển của người anh. Đại tiệc đang diễn tiếng thì người anh "từ ngoài đồng" về đến nhà. Nghe trong nhà có nhạc vui, anh hỏi xem có chuyện gì? Hiểu ra, tâm trạng anh chuyển từ ngạc nhiên sang "giận dữ". Lại có thể cư xử như vậy với thằng con hư đốn ư? Như phản ánh thái độ của các kinh sư và những người Pharisêu luôn chỉ nghĩ đến phụng sự Chúa không sai một lời, nên, anh cằn nhằn với cha mình: "Đã bao năm con phụng dưỡng cha, không bao giờ bất tuân hay trái lệnh, mà chẳng bao giờ cha cho con một con dê để vui với bạn bè". Để ở lại nhà cha, anh đã cư xử thật không khác một người làm công, cần mẫn, nhưng vô tình, xa lạ. Anh không thể hiểu được ngôn ngữ của Giao ước mà cha anh nói với anh: "Con ơi! Con luôn ở bên cha, mọi sự của cha là của con mà". Anh chỉ nói bằng ngôn ngữ của quyền lợi và nghĩa vụ, của mệnh lệnh và phần thưởng. Như các kinh sư và những người Pharisêu đối với tội nhân, anh cũng giữ khoảng cách với đứa em mới trở về mà mọi người đang ăn mừng. "Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo để ăn mừng".
Nếu chỉ để tâm coi hình ảnh của hai đứa con mà không nhìn đến hình ảnh người bố trong nhà này quả là điều thiếu sót thật lớn. Chúng ta bước sang một bên để nhìn đến chân dung người cha. Người Cha trong dụ ngôn này chính là nhân vật trung tâm, nhân vật chính. Ông là một người cha sống nặng tình cảm hơn lý trí, ông là một người cha mà tình yêu luôn thôi thúc ông hướng về các con. Ông không chỉ ngồi chờ. Phải "chạy ra" coi, và ông phải chạy ra đến hai lần. Ông chạy ra. hấp tấp, một thái độ đặc biệt đối với người Đông phương. Ôm lấy cổ đứa con hoang đàng. Hôn nó tới tấp Nâng nó lên, ngắt quãng những lởi nó định nói, đưa nó vào nhà. Nhà của nó mà. "Mau lên!" ông nói với các đầy tớ không chần chừ một giây. Phải mặc cho cậu chiếc áo đẹp nhất đúng với cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay cậu, mang giầy vào chân cậu. Giết bê béo. Dọn tiệc ăn mừng. "Mau lên!" vì một niềm vui đang trào ngập lòng ông: "Con ta đây đã chết nay sống lại đã mất nay lại tìm thấy”. Ông lại chạy ra để nài người anh vào nhà, để người anh nhìn nhận đứa em mà anh ta đã miệt thị, để dự tiệc chung vui với mọi người.
Dụ ngôn người con hoang đàng mà chúng ta vừa nghe mang đậm chất thần học. Dụ ngôn của ân huệ Chúa ban tặng con người. Dụ ngôn này diễn tả tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, tình yêu nhưng không không Cha ban cho mọi người, dầu tội lỗi mấy đi nữa. Cha muốn họ tham dự niềm vui, muốn mời họ khám phá ra: anh huynh đệ chân chính. Làm sao không nhìn ra qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn trao cho chúng ta bí mật trong cách cư xử và đời sống của Ngài ? Ngài là Người Con được Cha sai đến loan báo sự hòa giải cho các tội nhân. Đó là những người mà Chúa Giêsu khắc họa hình ảnh nơi người em và đó cũng là những người được mời gọi nhận ra chính mình nơi hình, ảnh của người anh !
Thật ra, dụ ngôn còn để ngỏ đó. người anh cả có thuận theo lời khuyên dụ của cha anh không? Anh có bằng lòng vào chung vui không? Anh có ưng thuận chung bàn với người em đã trở nên "dơ" không? Hay anh vẫn giận dữ... Tường thuật của Tin Mừng không trả lời... Có lẽ mục đích của Tin Mừng là để chúng ta tự phác họa cách chúng ta sẽ đối xử với anh em mình.
Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của người anh: chính tôi sẽ ưng thuận lời thỉnh cầu của người cha hay không. Thuận thì không dễ đâu, có khi khổ nữa. Dụ ngôn cho thật sự đáp ứng ý cha không tự đến cách dễ dãi. kết thúc của dụ ngôn đặt chúng ta vào vị thế người anh. Phụng vụ Mùa Chay như chẳng hoan hỉ đặt chúng ta vào vị thế này mà trái lại, như muốn chúng ta thấy mình trong tâm trạng người em. Thánh Luca thì chắc chắn nhấn mạnh hơn đến thái độ người anh. Dẫu sao, qua suốt câu chuyện, chúng ta vẫn thấy nổi bật lên tình yêu là lòng cảm thương của người cha đối với từng người. Chính nhờ tình thương này mà tội nhân hối cải, là chúng ta vui vì họ trở về dù đôi khi rất khó mà vui được."
Thánh Phaolô vừa nhắc nhở chúng ta: “Cho nên, phàm ai ở trong Đức Ki-tô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi. Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Ki-tô mà cho chúng ta được hoà giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải. Thật vậy, trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải. Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Ki-tô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Ki-tô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa. Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.”
Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, chậm bất bình và đầy tình thương, chúng ta hãy chạy đến với Ngài như đứa con thứ ngày hôm nay trong Tin mừng để xin Cha tha thứ, xin Cha bỏ qua những lầm lỗi của ta trót phạm đến Cha và chúng ta cũng xin cũng hãy bớt đi một chút sự xét đoán, hơn thua của người anh để tha thứ cho những đứa em ngỗ nghịch trong đời ta. Chúng ta hãy chạy đến Chúa, chạy đến và xin Chúa tha thứ tất cả để ta được làm hoà cùng Chúa và anh chị em đồng loại.
Ôi Thần Linh Thánh Ái, xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí: Ơn An Bình. Xin Chúa thương tha thứ những lầm lỗi ta đã xúc phạm đến Chúa cũng như anh chị em để chúng ta có được sự bình an thật trong tâm hồn để chờ đón ngày Chúa lại đến trong Vinh Quang của Ngài.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:52 12/03/2010
BÍ QUYẾT SỐNG LÂU
Một vị cao niên tám mươi tuổi, được hỏi bí quyết nào làm cho ông sống thọ lại cường tráng như vậy, ông trả lời:
- “Tôi không uống rượu, không hút thuốc và bơi lội mỗi ngày.”
- “Nhưng, ông chú của cháu cũng làm như thế nhưng đã qua đời khi mới sáu mươi tuổi.”
- “Vấn đề của chú anh là vì thời gian không đủ lâu để tuân lệnh ông ta.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Thời gian không chờ đợi ai cả, giờ Chúa đến lúc nào thì cũng chẳng ai biết, do đó mà Chúa Giê-su đã dạy chúng ta hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ.
Kim đồng hồ không chờ đợi chúng ta làm việc cho xong rồi mới chạy, nhưng dù chúng ta làm việc có hoàn tất hay dang dở thì nó vẫn cứ chạy đều đều, bởi vì nó không tuân lệnh của một người nào cả, ngoại trừ Thiên Chúa.
Mỗi người đều được Thiên Chúa ấn định cho thời gian để sống, để làm việc lành, để rao giảng Tin Mừng, để xây dựng một xã hội đời này tốt đẹp hơn, với mục đích là được hưởng hạnh phúc thật mai sau trên thiên đàng với Thiên Chúa, đó chính là mục đích sống ở đời này của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta không tranh thủ thời gian mà Chúa ban cho, thì chúng ta cũng sẽ phí uổng cả cuộc đời trong những thú vui của thế gian, và sẽ chết đời đời.
Sống thọ và đoản mệnh đều không quan trọng, nhưng quan trọng là chúng ta biết tận dùng thời gian để làm việc thiện, để phục vụ tha nhân, và để yêu mến Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.
Đó là bí quyết để trường thọ đời đời với Thiên Chúa trên thiên đàng vậy.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một vị cao niên tám mươi tuổi, được hỏi bí quyết nào làm cho ông sống thọ lại cường tráng như vậy, ông trả lời:
- “Tôi không uống rượu, không hút thuốc và bơi lội mỗi ngày.”
- “Nhưng, ông chú của cháu cũng làm như thế nhưng đã qua đời khi mới sáu mươi tuổi.”
- “Vấn đề của chú anh là vì thời gian không đủ lâu để tuân lệnh ông ta.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Thời gian không chờ đợi ai cả, giờ Chúa đến lúc nào thì cũng chẳng ai biết, do đó mà Chúa Giê-su đã dạy chúng ta hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ.
Kim đồng hồ không chờ đợi chúng ta làm việc cho xong rồi mới chạy, nhưng dù chúng ta làm việc có hoàn tất hay dang dở thì nó vẫn cứ chạy đều đều, bởi vì nó không tuân lệnh của một người nào cả, ngoại trừ Thiên Chúa.
Mỗi người đều được Thiên Chúa ấn định cho thời gian để sống, để làm việc lành, để rao giảng Tin Mừng, để xây dựng một xã hội đời này tốt đẹp hơn, với mục đích là được hưởng hạnh phúc thật mai sau trên thiên đàng với Thiên Chúa, đó chính là mục đích sống ở đời này của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta không tranh thủ thời gian mà Chúa ban cho, thì chúng ta cũng sẽ phí uổng cả cuộc đời trong những thú vui của thế gian, và sẽ chết đời đời.
Sống thọ và đoản mệnh đều không quan trọng, nhưng quan trọng là chúng ta biết tận dùng thời gian để làm việc thiện, để phục vụ tha nhân, và để yêu mến Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.
Đó là bí quyết để trường thọ đời đời với Thiên Chúa trên thiên đàng vậy.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:54 12/03/2010
CHỦ NHẬT 4 MÙA CHAY
Tin Mừng: Lc 15, 1-3. 11-32
“Em con đây đã chết mà nay sống lại.”
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, nổi bật ba nhân vật chính với ba tâm tình và tính cách khác nhau, đó là lòng thương yêu của người cha, hưởng thụ trong tội lỗi của đứa con thứ hai, và sự phân biệt đối xử của người con cả. Chúa Giê-su đã rất tinh tế khi nói lên ví dụ cách thực tế này.
1. Lòng thương yêu của Thiên Chúa (người cha).
“Em con đã mất nay đã tìm thấy, đã chết mà nay lại sống”, là câu nói bày tỏ tất cả tình thương của Thiên Chúa là Cha với tất cả mọi người con của Ngài là nhân loại tội lỗi, cha mẹ có thể yêu thương con rất nhiều nhưng không thể nào yêu thương vô bờ bến, bởi vì cũng có lúc cha mẹ đăng báo từ con, chối từ nhận đứa con hoang đàng phung phí tội lỗi làm con của mình, vì thế giá và vì danh dự của gia đình. Nhưng Thiên Chúa thì không như vậy, thế giá và danh dự của Ngài cả trời đất vạn vật không thể nào tả cho hết, nhưng vì yêu nhân loại tội lỗi mà danh dự và thế giá của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô đã bị đánh đòn, bị treo trên thập giá và bị chết cách nhục nhã để cứu chuộc nhân loại tội lỗi...
2. Người tội lỗi (đứa con thứ hai).
Chung quanh chúng ta có rất nhiều người sống trong tội, bên cạnh chúng ta có nhiều người công giáo không đi nhà thờ, và cũng có nhiều người mà chúng ta quen biết đang ngày càng xa Chúa, đó là những người mà chúng ta cho rằng họ là những tội nhân cần đến lòng thương xót của Chúa.
3. Người đạo đức phân biệt đối xử (đứa con cả).
Người đạo đức thì không như người tội lỗi, họ tuân giữ luật Chúa, họ siêng năng đi lễ nhà thờ, họ tham gia các công tác và giúp đỡ tiền bạc cho nhà thờ...
Họ như người con cả siêng năng làm việc biết phụng dưỡng và biết vâng lời cha già, cho nên trong cuộc sống họ phân biệt rõ ràng người đạo đức và người tội lỗi thì không thể nào chung đụng nhau, không thể tha thứ với hạng người tội lỗi...
Bạn thân mến,
Thiên Chúa là cha nhân từ của người lành cũng như người ác, Ngài đã cho mưa xuống trên ruộng đồng của người lành cũng như người tội lỗi, Ngài cũng cho ánh sáng mặt trời chiếu rọi trên mặt đất để soi sáng cho người đạo đức cũng như người không đạo đức, đó là tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Chúng ta thường tự hào mình là người Ki-tô hữu ngoan đạo, nhưng lại khinh chê những người không phải là Ki-tô hữu hoặc những người tội lỗi; chúng ta thường tự hào mình là người luôn tuân giữ luật Chúa, nhưng lại luôn phân biệt đối xử với người tội lỗi; chúng ta thường cho mình là người đạo đức, nhưng lại không chấp nhận người anh em trở về với Chúa. Tất cả những thái độ ấy đều là của người anh cả trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, đó cũng là thái độ thường có của chúng ta trong cuộc sống thường ngày...
Mùa chay là mùa mà Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài trên nhân loại rõ ràng nhất, do đó Ngài cũng muốn chúng ta –những người Ki-tô hữu- cũng làm như thế đối với những anh em chị em lầm đường lạc lối của mình. Đó là ý nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay vậy.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Mừng: Lc 15, 1-3. 11-32
“Em con đây đã chết mà nay sống lại.”
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, nổi bật ba nhân vật chính với ba tâm tình và tính cách khác nhau, đó là lòng thương yêu của người cha, hưởng thụ trong tội lỗi của đứa con thứ hai, và sự phân biệt đối xử của người con cả. Chúa Giê-su đã rất tinh tế khi nói lên ví dụ cách thực tế này.
1. Lòng thương yêu của Thiên Chúa (người cha).
“Em con đã mất nay đã tìm thấy, đã chết mà nay lại sống”, là câu nói bày tỏ tất cả tình thương của Thiên Chúa là Cha với tất cả mọi người con của Ngài là nhân loại tội lỗi, cha mẹ có thể yêu thương con rất nhiều nhưng không thể nào yêu thương vô bờ bến, bởi vì cũng có lúc cha mẹ đăng báo từ con, chối từ nhận đứa con hoang đàng phung phí tội lỗi làm con của mình, vì thế giá và vì danh dự của gia đình. Nhưng Thiên Chúa thì không như vậy, thế giá và danh dự của Ngài cả trời đất vạn vật không thể nào tả cho hết, nhưng vì yêu nhân loại tội lỗi mà danh dự và thế giá của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô đã bị đánh đòn, bị treo trên thập giá và bị chết cách nhục nhã để cứu chuộc nhân loại tội lỗi...
2. Người tội lỗi (đứa con thứ hai).
Chung quanh chúng ta có rất nhiều người sống trong tội, bên cạnh chúng ta có nhiều người công giáo không đi nhà thờ, và cũng có nhiều người mà chúng ta quen biết đang ngày càng xa Chúa, đó là những người mà chúng ta cho rằng họ là những tội nhân cần đến lòng thương xót của Chúa.
3. Người đạo đức phân biệt đối xử (đứa con cả).
Người đạo đức thì không như người tội lỗi, họ tuân giữ luật Chúa, họ siêng năng đi lễ nhà thờ, họ tham gia các công tác và giúp đỡ tiền bạc cho nhà thờ...
Họ như người con cả siêng năng làm việc biết phụng dưỡng và biết vâng lời cha già, cho nên trong cuộc sống họ phân biệt rõ ràng người đạo đức và người tội lỗi thì không thể nào chung đụng nhau, không thể tha thứ với hạng người tội lỗi...
Bạn thân mến,
Thiên Chúa là cha nhân từ của người lành cũng như người ác, Ngài đã cho mưa xuống trên ruộng đồng của người lành cũng như người tội lỗi, Ngài cũng cho ánh sáng mặt trời chiếu rọi trên mặt đất để soi sáng cho người đạo đức cũng như người không đạo đức, đó là tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Chúng ta thường tự hào mình là người Ki-tô hữu ngoan đạo, nhưng lại khinh chê những người không phải là Ki-tô hữu hoặc những người tội lỗi; chúng ta thường tự hào mình là người luôn tuân giữ luật Chúa, nhưng lại luôn phân biệt đối xử với người tội lỗi; chúng ta thường cho mình là người đạo đức, nhưng lại không chấp nhận người anh em trở về với Chúa. Tất cả những thái độ ấy đều là của người anh cả trong bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, đó cũng là thái độ thường có của chúng ta trong cuộc sống thường ngày...
Mùa chay là mùa mà Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài trên nhân loại rõ ràng nhất, do đó Ngài cũng muốn chúng ta –những người Ki-tô hữu- cũng làm như thế đối với những anh em chị em lầm đường lạc lối của mình. Đó là ý nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay vậy.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 12/03/2010
N2T |
16. Người vui vẻ hoan lạc so với người mặt mày ủ rủ thì dễ tu đức nên thánh.
(Thánh Phiip Neri)Tha thứ` cho anh
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
18:57 12/03/2010
Trong số chuyện dụ ngôn trong Kinh Thánh, có lẽ không câu chuyện nào trở nên quen thuộc và đi sâu vào lòng người bằng dụ ngôn người con hoang đàng. Có rất nhiều bài giảng thuyết hùng hồn bàn đến chiều sâu sứ điệp Đức Giêsu để lại cho nhân thế qua các hình tượng nhân vật ấy. Có thể nói, bất kỳ tín hữu Kitô nào cũng có thể tìm thấy mình qua họ.
Ai làm người trong đời mà chẳng một lần đi hoang trót dại. Muốn làm chủ cuộc đời, nắm giữ vận mệnh để tự điều khiển, lèo lái theo ý muốn, đó là tự do tất yếu của nhân loại. Con người ai chẳng thích tự thực hiện hoài bão bản thân. Người con thứ trong câu chuyện hôm nay, như bao người, anh cũng ham muốn tự do làm bất cứ điều gì anh thích. Tự do tự tung tự tác, không bị ràng buộc, kìm kẹp hay bó buộc của gia đình, người thân, đó cũng thật là não trạng của thế hệ trẻ, sớm muốn rời bỏ mái ấm nhỏ hẹp hầu tự do tung cánh.
Tự do là điều tốt, đó chính là phẩm tính tuyệt đối Thiên Chúa phú bẩm cho con người. Thế nhưng, lạm dụng tự do chắc chắn không để lại kết quả tốt. Sử dụng sai tự do, người con thứ tự huỷ diệt cuộc đời trong đam mê, trác táng. Hằng ngày trong nhân loại, có biết bao người sử dụng tự do vô trách nhiệm, gây nên tác hại vô lường cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhân loại khi nào cũng thích tự do, coi trọng tự do, nhưng không con người thời đại nào lạm dụng tự do như hiện tại. Người ta tự do làm bất cứ điều gì họ muốn, bất chấp đạo lý, luân thường. Ngay cả đến tính mạng tha nhân họ cũng chẳng từ. Thay vì tự do khiến nhân loại trưởng thành để góp phần xây dựng thế giới văn minh, xinh đẹp, con người lại huỷ hoại chúng bằng tự do quá mức. Tự do không phải muốn gì được nấy nhưng chính là biết hành động theo trách nhiệm. Lương tâm con người thời đại hình như đã chết, làm gì có chuyện tự do hành động mà còn biết đến trách nhiệm, bổn phận hay nghĩa vụ?
Hành động non dại, khờ khạo của người con thứ dù sao cũng vẫn đáng được tha thứ, mặc dầu anh đắm mình trong truỵ lạc đến mức đánh mất nhân tính, phẩm giá, nhưng anh vẫn còn biết quay đầu trở lại. Anh vẫn còn có một phán đoán lành mạnh, một trí khôn minh mẫn và một lương tâm biết phân biệt đúng sai, tốt dở, để rồi hối hận, đứng lên, trở về.
Cái đáng buồn của cuộc sống ngày nay khác hơn thật nhiều, có những con người không những không biết biện phân thật giả mà lại còn ngông cuồng kiêu ngạo, tự mãn. Bởi vậy có không bao nhiêu chuyện đáng buồn xảy ra trên thế giới, người ác vẫn cứ ác, người thiện vẫn mãi chịu thiệt thòi. Dường như hào quang văn minh vật chất càng choá sáng thì văn minh sự thiện càng mù tối. Không cần đến đạo đức nhân phẩm, ngày nay con người chỉ biết đến tiền và tiền, danh vọng và danh vọng, quyền lực và quyền lực, còn đâu nữa những tâm hồn biết sống gầy đắp cho chân lý tình thương. Mọi thứ văn minh của thế kỉ gần như đều được đẩy mạnh phát triển nhưng tiếc thay văn minh tình thương như thể ngày càng tụt dốc. Ở môi trường nào cũng thấy con người đấu đá, tranh chấp, giành giựt nhau để tồn tại, không biết cho đến bao giờ thế giới mới thực sự trở nên xinh đẹp theo đúng nghĩa thiện hảo của nó.
Hỏi thử nơi gia đình cha mẹ không tốt làm sao có thể sinh con tốt? Trong xã hội con người không tốt làm sao có thể sinh thế giới tốt? Giả thử trong một ngàn thanh thiếu niên thời đại biết trở lại như người con thứ khi nhận ra lầm lỗi yếu đuối, có lẽ xã hội vơi thật nhiều tiếng khóc. Giả thử trong một trăm cha mẹ biết yêu thương, quảng đại như người cha nhân hậu thì có lẽ thế giới đã không còn bạo lực, thai nhi vô tội không còn gào thét. Giả thử trong một chục người anh trưởng thành biết nhận định giá trị đích thực của cuộc sống để có cái nhìn đúng về con người và cuộc đời, thì có lẽ gia đình đã không còn tiếng cãi vã, chửi bới, tranh chấp địa vị, quyền lực, bạc tiền.
Cho đến bao giờ, không biết cho đến bao giờ con người mới có thể sống xứng đáng với danh hiệu người của mình, một con người có lý trí, ý chí, tự do và tình cảm, những phẩm tính cao cả Thiên Chúa phú bẩm nhưng không để được thông dự vào phẩm tính tuyệt đối của Ngài. Thuở đầu tạo dựng Thiên Chúa nhìn thấy mọi thụ tạo đều đáng yêu và tốt lành, chỉ vì tự do, cũng chỉ vì tự do mà chết chóc khổ đau đã tràn ngập thế giới. Đó không phải do lỗi Thiên Chúa nhưng hoàn toàn vì con người. Thế nhưng, điều quan trọng lại không tuỳ thuộc vào việc con người có lầm lỗi hay không hoặc lầm lỗi như thế nào nhưng chính là con người có biết nhìn nhận lỡ lầm để sửa đổi.
Làm sao bạn có thể sám hối trong khi không ý thức mình phải sám hối. Làm sao bạn có thể được biến đổi nếu như bạn không biết làm gì để biến đổi. Làm sao bạn có thể đón nhận được ơn cứu độ nếu như bạn không biết tại sao mình cần phải được cứu độ. Làm sao bạn có thể được tha thứ nếu như bạn không biết mình phải tha thứ. Người con thứ đã biết sai nên cất lời xin lỗi. Anh biết mình lạc đường nên đã đứng dậy quay trở lại. Vì đã biết tôn trọng đúng nghĩa mà người cha nhân hậu đã can trường làm theo ý con đòi hỏi, nhưng cũng chính vì biết tha thứ không ngừng mà ông đón nhận được sự trở lại. Cũng chính vì không biết bản thân mà người anh tưởng mình tốt lành lại trở thành kẻ nhỏ nhen, cứng cỏi. Anh ở gần cha mà thật ra lại xa cha, bởi không hiểu được tấm lòng cha, anh ở gần em nhưng lại cách biệt nó, bởi không yêu thương tha thứ được cho nó. Chúng ta cũng vậy, ở gần nhau, ở bên nhau, cùng nhau hưởng một bầu trời, một luồng không khí, một dòng sự sống nhưng chúng ta vẫn chém giết, chê chối, loại trừ lẫn nhau chỉ vì danh vọng, bạc tiền, địa vị. Hỡi nhân loại, trái tim ngươi ở đâu? Nói con người ngày nay chỉ còn biết đến cảm xúc cá nhân, ai cũng muốn kiếm tìm hạnh phúc tư riêng mà đang tâm chà đạp lên giọt nước mắt của người là vậy.
Sự việc người con thứ ăn chơi tráng táng cũng chính là mối lo thời đại khi con người có xu hướng hưởng thụ hơn kiềm chế. Thế nhưng, nếu biết hành xử như anh thì đã phúc. Anh phạm tội, sự thật là anh sai lỗi, nhưng anh có lầm lỗi bao nhiêu vẫn không mấy quan trọng, quan trọng hơn là anh đã biết quay trở lại, biết nhìn nhận yếu đuối của mình. Như vậy anh đã thành công một nửa, phần còn lại tuỳ thuộc việc anh cố gắng rèn luyện. Thời đại này hình như con người bỏ quên thuật ngữ “rèn luyện”, bởi khi rèn luyện thì phải mất mát, từ bỏ, hy sinh. Muốn trở thành người tốt đâu chỉ có ý thức nhưng còn cần cả một tiến trình trau dồi, rèn luyện mới trở nên trưởng thành đích thực được.
Nhân loại xưa nay, chỉ mải quan tâm đến việc ăn chơi trác táng của đứa con thứ, mà quên đi não trạng sai lầm của người con cả. Anh đã tự khoác cho mình chiếc áo cứng nhắc về bổn phận và trách nhiệm mà khép kín trái tim, không quan tâm, lưu ý đến cảm xúc người khác cũng như sự tinh tế, nhạy bén trong tình yêu. Chính vì vậy mà mặc dù ở ngay bên cạnh người cha anh hết lòng tôn thờ yêu kính nhưng lại hoàn toàn khác biệt trong cái nhìn, trong ý niệm, trong trái tim ích kỉ, hẹp hòi, anh xa biệt luôn cả người em tội lỗi lầm lạc của mình. Anh đã đánh mất bản thân, đánh mất người anh yêu thương là vậy.
Lạy Chúa, con có thể nhìn thấy mình qua cả hai hình tượng. Sự ngông cuồng, kiêu ngạo, nông nổi, nhất thời của người con đàng điếm, thái độ thờ ơ, lạnh lùng, cứng cỏi, mẫm cảm với cuộc đời của người anh. Con đang trong tình trạng thê lương của người em, sống ủ mình trong tội lỗi hư hèn, phản nghịch cùng Thiên Chúa hay ích kỉ, nông cạn như người anh để mà nhìn đời khắt khe, phiến diện? Dù anh hay em, không quan trọng, nhưng cần thiết hơn con cần biết chính bản thân để phục thiện. Người con thứ, anh đã được phục sinh nhờ biết nhận ra lầm lỗi yếu đuối và quyết tâm trở lại. Người anh đã sai lại càng sai phạm nặng vì cứng cỏi, ganh ghét. Hãy tha thứ cho anh, bởi anh đã không biết bản thân mình. Xin giúp con cũng biết thật lòng tha thứ cho những người hiểu lầm, chê chối con. Cho dẫu cuộc sống có ngập tràn nước mắt đau khổ, phản bội, thì xin cho con vẫn luôn tìm thấy niềm vui hạnh phúc trong Thiên Chúa cứu độ.
Ai làm người trong đời mà chẳng một lần đi hoang trót dại. Muốn làm chủ cuộc đời, nắm giữ vận mệnh để tự điều khiển, lèo lái theo ý muốn, đó là tự do tất yếu của nhân loại. Con người ai chẳng thích tự thực hiện hoài bão bản thân. Người con thứ trong câu chuyện hôm nay, như bao người, anh cũng ham muốn tự do làm bất cứ điều gì anh thích. Tự do tự tung tự tác, không bị ràng buộc, kìm kẹp hay bó buộc của gia đình, người thân, đó cũng thật là não trạng của thế hệ trẻ, sớm muốn rời bỏ mái ấm nhỏ hẹp hầu tự do tung cánh.
Tự do là điều tốt, đó chính là phẩm tính tuyệt đối Thiên Chúa phú bẩm cho con người. Thế nhưng, lạm dụng tự do chắc chắn không để lại kết quả tốt. Sử dụng sai tự do, người con thứ tự huỷ diệt cuộc đời trong đam mê, trác táng. Hằng ngày trong nhân loại, có biết bao người sử dụng tự do vô trách nhiệm, gây nên tác hại vô lường cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhân loại khi nào cũng thích tự do, coi trọng tự do, nhưng không con người thời đại nào lạm dụng tự do như hiện tại. Người ta tự do làm bất cứ điều gì họ muốn, bất chấp đạo lý, luân thường. Ngay cả đến tính mạng tha nhân họ cũng chẳng từ. Thay vì tự do khiến nhân loại trưởng thành để góp phần xây dựng thế giới văn minh, xinh đẹp, con người lại huỷ hoại chúng bằng tự do quá mức. Tự do không phải muốn gì được nấy nhưng chính là biết hành động theo trách nhiệm. Lương tâm con người thời đại hình như đã chết, làm gì có chuyện tự do hành động mà còn biết đến trách nhiệm, bổn phận hay nghĩa vụ?
Hành động non dại, khờ khạo của người con thứ dù sao cũng vẫn đáng được tha thứ, mặc dầu anh đắm mình trong truỵ lạc đến mức đánh mất nhân tính, phẩm giá, nhưng anh vẫn còn biết quay đầu trở lại. Anh vẫn còn có một phán đoán lành mạnh, một trí khôn minh mẫn và một lương tâm biết phân biệt đúng sai, tốt dở, để rồi hối hận, đứng lên, trở về.
Cái đáng buồn của cuộc sống ngày nay khác hơn thật nhiều, có những con người không những không biết biện phân thật giả mà lại còn ngông cuồng kiêu ngạo, tự mãn. Bởi vậy có không bao nhiêu chuyện đáng buồn xảy ra trên thế giới, người ác vẫn cứ ác, người thiện vẫn mãi chịu thiệt thòi. Dường như hào quang văn minh vật chất càng choá sáng thì văn minh sự thiện càng mù tối. Không cần đến đạo đức nhân phẩm, ngày nay con người chỉ biết đến tiền và tiền, danh vọng và danh vọng, quyền lực và quyền lực, còn đâu nữa những tâm hồn biết sống gầy đắp cho chân lý tình thương. Mọi thứ văn minh của thế kỉ gần như đều được đẩy mạnh phát triển nhưng tiếc thay văn minh tình thương như thể ngày càng tụt dốc. Ở môi trường nào cũng thấy con người đấu đá, tranh chấp, giành giựt nhau để tồn tại, không biết cho đến bao giờ thế giới mới thực sự trở nên xinh đẹp theo đúng nghĩa thiện hảo của nó.
Hỏi thử nơi gia đình cha mẹ không tốt làm sao có thể sinh con tốt? Trong xã hội con người không tốt làm sao có thể sinh thế giới tốt? Giả thử trong một ngàn thanh thiếu niên thời đại biết trở lại như người con thứ khi nhận ra lầm lỗi yếu đuối, có lẽ xã hội vơi thật nhiều tiếng khóc. Giả thử trong một trăm cha mẹ biết yêu thương, quảng đại như người cha nhân hậu thì có lẽ thế giới đã không còn bạo lực, thai nhi vô tội không còn gào thét. Giả thử trong một chục người anh trưởng thành biết nhận định giá trị đích thực của cuộc sống để có cái nhìn đúng về con người và cuộc đời, thì có lẽ gia đình đã không còn tiếng cãi vã, chửi bới, tranh chấp địa vị, quyền lực, bạc tiền.
Cho đến bao giờ, không biết cho đến bao giờ con người mới có thể sống xứng đáng với danh hiệu người của mình, một con người có lý trí, ý chí, tự do và tình cảm, những phẩm tính cao cả Thiên Chúa phú bẩm nhưng không để được thông dự vào phẩm tính tuyệt đối của Ngài. Thuở đầu tạo dựng Thiên Chúa nhìn thấy mọi thụ tạo đều đáng yêu và tốt lành, chỉ vì tự do, cũng chỉ vì tự do mà chết chóc khổ đau đã tràn ngập thế giới. Đó không phải do lỗi Thiên Chúa nhưng hoàn toàn vì con người. Thế nhưng, điều quan trọng lại không tuỳ thuộc vào việc con người có lầm lỗi hay không hoặc lầm lỗi như thế nào nhưng chính là con người có biết nhìn nhận lỡ lầm để sửa đổi.
Làm sao bạn có thể sám hối trong khi không ý thức mình phải sám hối. Làm sao bạn có thể được biến đổi nếu như bạn không biết làm gì để biến đổi. Làm sao bạn có thể đón nhận được ơn cứu độ nếu như bạn không biết tại sao mình cần phải được cứu độ. Làm sao bạn có thể được tha thứ nếu như bạn không biết mình phải tha thứ. Người con thứ đã biết sai nên cất lời xin lỗi. Anh biết mình lạc đường nên đã đứng dậy quay trở lại. Vì đã biết tôn trọng đúng nghĩa mà người cha nhân hậu đã can trường làm theo ý con đòi hỏi, nhưng cũng chính vì biết tha thứ không ngừng mà ông đón nhận được sự trở lại. Cũng chính vì không biết bản thân mà người anh tưởng mình tốt lành lại trở thành kẻ nhỏ nhen, cứng cỏi. Anh ở gần cha mà thật ra lại xa cha, bởi không hiểu được tấm lòng cha, anh ở gần em nhưng lại cách biệt nó, bởi không yêu thương tha thứ được cho nó. Chúng ta cũng vậy, ở gần nhau, ở bên nhau, cùng nhau hưởng một bầu trời, một luồng không khí, một dòng sự sống nhưng chúng ta vẫn chém giết, chê chối, loại trừ lẫn nhau chỉ vì danh vọng, bạc tiền, địa vị. Hỡi nhân loại, trái tim ngươi ở đâu? Nói con người ngày nay chỉ còn biết đến cảm xúc cá nhân, ai cũng muốn kiếm tìm hạnh phúc tư riêng mà đang tâm chà đạp lên giọt nước mắt của người là vậy.
Sự việc người con thứ ăn chơi tráng táng cũng chính là mối lo thời đại khi con người có xu hướng hưởng thụ hơn kiềm chế. Thế nhưng, nếu biết hành xử như anh thì đã phúc. Anh phạm tội, sự thật là anh sai lỗi, nhưng anh có lầm lỗi bao nhiêu vẫn không mấy quan trọng, quan trọng hơn là anh đã biết quay trở lại, biết nhìn nhận yếu đuối của mình. Như vậy anh đã thành công một nửa, phần còn lại tuỳ thuộc việc anh cố gắng rèn luyện. Thời đại này hình như con người bỏ quên thuật ngữ “rèn luyện”, bởi khi rèn luyện thì phải mất mát, từ bỏ, hy sinh. Muốn trở thành người tốt đâu chỉ có ý thức nhưng còn cần cả một tiến trình trau dồi, rèn luyện mới trở nên trưởng thành đích thực được.
Nhân loại xưa nay, chỉ mải quan tâm đến việc ăn chơi trác táng của đứa con thứ, mà quên đi não trạng sai lầm của người con cả. Anh đã tự khoác cho mình chiếc áo cứng nhắc về bổn phận và trách nhiệm mà khép kín trái tim, không quan tâm, lưu ý đến cảm xúc người khác cũng như sự tinh tế, nhạy bén trong tình yêu. Chính vì vậy mà mặc dù ở ngay bên cạnh người cha anh hết lòng tôn thờ yêu kính nhưng lại hoàn toàn khác biệt trong cái nhìn, trong ý niệm, trong trái tim ích kỉ, hẹp hòi, anh xa biệt luôn cả người em tội lỗi lầm lạc của mình. Anh đã đánh mất bản thân, đánh mất người anh yêu thương là vậy.
Lạy Chúa, con có thể nhìn thấy mình qua cả hai hình tượng. Sự ngông cuồng, kiêu ngạo, nông nổi, nhất thời của người con đàng điếm, thái độ thờ ơ, lạnh lùng, cứng cỏi, mẫm cảm với cuộc đời của người anh. Con đang trong tình trạng thê lương của người em, sống ủ mình trong tội lỗi hư hèn, phản nghịch cùng Thiên Chúa hay ích kỉ, nông cạn như người anh để mà nhìn đời khắt khe, phiến diện? Dù anh hay em, không quan trọng, nhưng cần thiết hơn con cần biết chính bản thân để phục thiện. Người con thứ, anh đã được phục sinh nhờ biết nhận ra lầm lỗi yếu đuối và quyết tâm trở lại. Người anh đã sai lại càng sai phạm nặng vì cứng cỏi, ganh ghét. Hãy tha thứ cho anh, bởi anh đã không biết bản thân mình. Xin giúp con cũng biết thật lòng tha thứ cho những người hiểu lầm, chê chối con. Cho dẫu cuộc sống có ngập tràn nước mắt đau khổ, phản bội, thì xin cho con vẫn luôn tìm thấy niềm vui hạnh phúc trong Thiên Chúa cứu độ.
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 12/03/2010
N2T |
388. Phát huy tiềm năng để tự mình phản kích với những khó khăn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI làm phép ngọn đuốc của Thánh Benedict
Bùi Hữu Thư
09:03 12/03/2010
Mừng lễ thánh quan thầy Âu Châu
VATICAN CITY, 10 tháng 3, 2010 (Zenit.org).- Hôm nay, Đức Thanh Cha Benedict XVI làm phép một ngọn đuốc mang tên ngài, sẽ được rước về Cassino nhân dịp tuần lễ kính vị Thánh Quan thầy của Âu Châu.
Ngọn đuốc của Thánh Benedict thành Nursia được thắp lên ngày 27 tháng 2 trong nhà thờ chánh toà Cologne, Đức, và đang được di chuyển tới Cassino, Italy, để mừng lễ thánh Benedict. Ngọn đuốc sẽ tới nơi ngày thứ bẩy, và lễ mừng kính sẽ khởi sự ngày hôm sau.
Cùng với ngọn đuốc, Đức Thanh Cha tiếp nhận tại Sảnh Đường Thánh Phaolô các daị diện của cộng đồng ẩn tu Montecassino, bẩy lực sĩ từ Cassino, và các thành viên của Hiệp Hội Thánh Benedict cùng với trên 50 người mặc sắc phục trong cuộc rước lich sử Terra Sancti Benedicti. Phái đoàn cũng được tháp tùng bởi những người mang các cờ hiệu của các cộng đoàn trong giáo phận.
Sáng kiến về ngọn đuốc được khởi sự năm 1964, khi Đức Thánh Cha Phaolô VI tuyên xưng Thánh Benedict là quan thầy của Âu Châu.
Dân chúng bắt đầu tổ chức một cuộc rước tiến về Rôma với các sắc phục của thời Trung Cổ để tạo dựng lại bầu khí của “thời Thánh Benedict”, và đây là một phần của các nghi thức sẽ xẩy ra tại Cassino cho đến ngày 21 tháng Ba.
Khoảng 450 tham dự viên vào cuộc rước sẽ diễn hành qua các phố phường tại Cassino vào ngày 14 và 21 tháng Ba để giúp cho các nghi thức thêm vui nhộn với sự huy hoàng của cộng đồng ẩn tu vào thời Đan Viện Trưởng Bernard Ayglerius, là viện trưởng Montecassino từ năm 1263 đến 1282.
VATICAN CITY, 10 tháng 3, 2010 (Zenit.org).- Hôm nay, Đức Thanh Cha Benedict XVI làm phép một ngọn đuốc mang tên ngài, sẽ được rước về Cassino nhân dịp tuần lễ kính vị Thánh Quan thầy của Âu Châu.
Ngọn đuốc của Thánh Benedict thành Nursia được thắp lên ngày 27 tháng 2 trong nhà thờ chánh toà Cologne, Đức, và đang được di chuyển tới Cassino, Italy, để mừng lễ thánh Benedict. Ngọn đuốc sẽ tới nơi ngày thứ bẩy, và lễ mừng kính sẽ khởi sự ngày hôm sau.
Cùng với ngọn đuốc, Đức Thanh Cha tiếp nhận tại Sảnh Đường Thánh Phaolô các daị diện của cộng đồng ẩn tu Montecassino, bẩy lực sĩ từ Cassino, và các thành viên của Hiệp Hội Thánh Benedict cùng với trên 50 người mặc sắc phục trong cuộc rước lich sử Terra Sancti Benedicti. Phái đoàn cũng được tháp tùng bởi những người mang các cờ hiệu của các cộng đoàn trong giáo phận.
Sáng kiến về ngọn đuốc được khởi sự năm 1964, khi Đức Thánh Cha Phaolô VI tuyên xưng Thánh Benedict là quan thầy của Âu Châu.
Dân chúng bắt đầu tổ chức một cuộc rước tiến về Rôma với các sắc phục của thời Trung Cổ để tạo dựng lại bầu khí của “thời Thánh Benedict”, và đây là một phần của các nghi thức sẽ xẩy ra tại Cassino cho đến ngày 21 tháng Ba.
Khoảng 450 tham dự viên vào cuộc rước sẽ diễn hành qua các phố phường tại Cassino vào ngày 14 và 21 tháng Ba để giúp cho các nghi thức thêm vui nhộn với sự huy hoàng của cộng đồng ẩn tu vào thời Đan Viện Trưởng Bernard Ayglerius, là viện trưởng Montecassino từ năm 1263 đến 1282.
Hạnh phúc và sự viên mãn của con người tùy thuộc vào tự do tôn giáo.
David Trần
15:55 12/03/2010
Hạnh phúc và sự viên mãn của con người tùy thuộc vào tự do tôn giáo.
Tòa Thánh Vatican ngày 11 tháng Ba năm 2010: theo tin từ Thông Tấn Xã Công Giáo toàn cầu (CNA) Đức Tổng Giám Mục Mario Toso- Tổng Thư Ký Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý và Hòa Bình đã khẳng định như trên và ngài còn nói thêm rằng,: "giá trị công ích của tôn giáo phải được tôn trọng."
Trong diễn văn đọc tại Hội nghị về Tự do Tôn Giáo được tổ chức tại Giáo Hoàng Học Viện Lateran, Đức Tổng Giám Mục Mario Toso tuyên bố rằng, " Có thể nói rằng Tự do Tôn giáo trong thực tế như Jean Hersch đã định nghĩa như là-Quyền là con người - Quyền làm Người (Le droit d'être un homme-The right to be a man).
Sau khi giải thích rằng điều đó thật là cần thiết để kiên định trong việc lên án bất kỳ mọi hình thức cưỡng chế và bạo hành đối với Tôn giáo, được quảng diễn ra là sự lợi dụng và chà đạp nhân vị con người. Đức TGM Toso còn nhấn mạnh thêm rằng; " Cùng trong thời gian ấy chúng ta phải phát huy và bảo vệ Tự do Tôn giáo ở bất cứ nơi đâu có sự đe doạ hoặc từ chối Tự do Tôn giáo, những nơi mà con người bị kỳ thị, bị bạo hành, bị bách hại hay bị tước đoạt những điều căn bản hay chính mạng sống của họ bởi vì Tín ngưỡng. Ngài nhấn mạnh thêm; "Giá trị công ích của Tôn giáo cần phải được công nhận, điều này có nghĩa là công nhận vai trò của Tôn giáo trong việc thanh luyện và tăng cường đạo đức công dân."
ĐTGM Toso tuyên bố, " Việc kỷ niệm ngày công bố Hiến Chương Nhân Quyền thế giới mang đến cho chúng ta một cơ hội lớn; trong đó có sự thông hiểu rằng các tôn giáo lớn có thể mang lại sự đóng góp quan trọng cho việc xác lập trật tự xã hội quốc tế đặt căn bản trên nhân phẩm con người và cũng dựa trên tư tưởng là các Quyền và các Tự do của Con Người có thể được hoàn toàn công nhận.
Trật tự đích thực của quốc tế và của xã hội không thể hiện hữu nếu như không có sự đóng góp từ Đức khôn ngoan và cảm nghiệm, và từ các gía trị và các nguyên lý của các Tôn giáo lớn đã thủ đắc. Hiến chương Nhân quyền Thế giới cũng xác lập như vậy. Đó là khát vọng chính đáng, và bởi thế, như là Quyền của con người, thì theo như Thánh Tôma Aquinô đã phát biểu: " Quyền của con người, đó là điều cao cả nhất hiện hữu trong vũ trụ."
Tòa Thánh Vatican ngày 11 tháng Ba năm 2010: theo tin từ Thông Tấn Xã Công Giáo toàn cầu (CNA) Đức Tổng Giám Mục Mario Toso- Tổng Thư Ký Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý và Hòa Bình đã khẳng định như trên và ngài còn nói thêm rằng,: "giá trị công ích của tôn giáo phải được tôn trọng."
Trong diễn văn đọc tại Hội nghị về Tự do Tôn Giáo được tổ chức tại Giáo Hoàng Học Viện Lateran, Đức Tổng Giám Mục Mario Toso tuyên bố rằng, " Có thể nói rằng Tự do Tôn giáo trong thực tế như Jean Hersch đã định nghĩa như là-Quyền là con người - Quyền làm Người (Le droit d'être un homme-The right to be a man).
Sau khi giải thích rằng điều đó thật là cần thiết để kiên định trong việc lên án bất kỳ mọi hình thức cưỡng chế và bạo hành đối với Tôn giáo, được quảng diễn ra là sự lợi dụng và chà đạp nhân vị con người. Đức TGM Toso còn nhấn mạnh thêm rằng; " Cùng trong thời gian ấy chúng ta phải phát huy và bảo vệ Tự do Tôn giáo ở bất cứ nơi đâu có sự đe doạ hoặc từ chối Tự do Tôn giáo, những nơi mà con người bị kỳ thị, bị bạo hành, bị bách hại hay bị tước đoạt những điều căn bản hay chính mạng sống của họ bởi vì Tín ngưỡng. Ngài nhấn mạnh thêm; "Giá trị công ích của Tôn giáo cần phải được công nhận, điều này có nghĩa là công nhận vai trò của Tôn giáo trong việc thanh luyện và tăng cường đạo đức công dân."
ĐTGM Toso tuyên bố, " Việc kỷ niệm ngày công bố Hiến Chương Nhân Quyền thế giới mang đến cho chúng ta một cơ hội lớn; trong đó có sự thông hiểu rằng các tôn giáo lớn có thể mang lại sự đóng góp quan trọng cho việc xác lập trật tự xã hội quốc tế đặt căn bản trên nhân phẩm con người và cũng dựa trên tư tưởng là các Quyền và các Tự do của Con Người có thể được hoàn toàn công nhận.
Trật tự đích thực của quốc tế và của xã hội không thể hiện hữu nếu như không có sự đóng góp từ Đức khôn ngoan và cảm nghiệm, và từ các gía trị và các nguyên lý của các Tôn giáo lớn đã thủ đắc. Hiến chương Nhân quyền Thế giới cũng xác lập như vậy. Đó là khát vọng chính đáng, và bởi thế, như là Quyền của con người, thì theo như Thánh Tôma Aquinô đã phát biểu: " Quyền của con người, đó là điều cao cả nhất hiện hữu trong vũ trụ."
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị quốc tế về Linh Mục
LM. Trần Đức Anh OP
20:06 12/03/2010
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi vượt thắng những quan niệm thu hẹp căn tính linh mục đồng thời mời gọi các linh mục sống đúng với ơn gọi của mình.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 12-3-2010, dành cho 700 tham dự viên Hội nghị quốc tế do Bộ giáo sĩ tổ chức tại Roma, nhân dịp Năm Linh Mục, về chủ đề ”Lòng trung thành của Chúa Kitô, lòng trung thành của linh mục”. Trong số các tham dự viên ngoài các LM, còn có 50 GM chủ tịch các Ủy ban giáo sĩ thuộc các HĐGM.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhận định rằng trong xã hội bị tục hóa ngày nay, người ta dần dần loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi lãnh vực công cộng và loại khỏi cả lương tâm xã hội chung, thường các linh mục bị coi như ”xa lạ” với cảm thức chung, chính vì những khía cạnh cơ bản nhất trong sứ vụ linh mục, như linh mục là con người của thánh thiêng, được kéo ra khỏi thế gian để chuyển cầu cho thế gian, LM do Thiên Chúa chứ không phải do loài người thiết định để thi hành sứ mạng ấy (Xc Dt 5,1). Vì thế, điều quan trọng là vượt thắng những xu hướng thu hẹp nguy hiểm. Trong những năm gần đây, những xu hướng này thường trình bày linh mục hầu như một ”nhân viên xã hội”, và có nguy cơ phản bội chính chức linh mục của Chúa Kitô.
ĐTC cũng nhắn nhủ các linh mục ”đáp ứng một nhu cầu cấp thiết là nói với thế giới về Thiên Chúa và trình bày với Thiên Chúa về thế giới; các linh mục phải là những người không chiều theo những mốt thời trang văn hóa phù du, nhưng có khả năng sống một cách trung thực tự do mà chỉ có sự chắc chắn thuộc về Thiên Chúa mới có thể trao ban được... Linh mục cần hết sức thận trọng để đừng theo não trạng thịnh hành, muốn gắn liền giá trị của thừa tác viên với chức năng chứ không phải với chính bản chất của chức linh mục. Làm như thế là không nhìn nhận hoạt động của Thiên Chúa, Đấng tác động nơi căn tính sâu xa của con người linh mục, biến linh mục trở nên đồng hình dạng với Ngài một cách vĩnh viễn”.
Sau cùng, ĐTC nói rằng: ”Các linh mục rất thân mến, con người thời đại chúng ta ngày nay chỉ yêu cầu chúng ta là linh mục trọn vẹn đến cùng, chứ không đòi hỏi điều gì khác. Các tín hữu giáo dân sẽ tìm thấy nơi bao nhiêu người khác điều mà họ đang cần về mặt con người, nhưng chỉ trong linh mục họ mới có thể tìm được Lời Chúa, Lời này phải luôn ở trên môi linh mục (P.O.4); tìm được Lòng Từ Bi của Chúa Cha, được rộng ban quảng đại trong Bí tích Hòa Giải; tìm được Bánh Sự Sống Mới là lương thực đích thực được ban cho con người”.
Hội nghị chia làm 3 phần trong đó 2 phần nói về căn tính của linh mục và quan hệ với nền văn hóa hiện thời, phần thứ ba nói về phụng vụ và sự độc thân.
Lên tiếng và chủ tọa theo lượt tại Hội nghị này có ĐHY Claudio Hummes, OFM, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, ĐHY Zenon Grochowlewski, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo, ĐHY William Levada, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, và ĐHY Franc Rodé, Tổng trưởng Bộ các dòng tu.
Trong số các diễn giả, có nhiều vị HY và GM như ĐHY Carlo Caffarra, TGM giáo phận Bologna, trung Italia, ĐHY Canizares, Llovera, Tổng trưởng Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích và một số giáo sư khác. (SD 12-3-2010)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 12-3-2010, dành cho 700 tham dự viên Hội nghị quốc tế do Bộ giáo sĩ tổ chức tại Roma, nhân dịp Năm Linh Mục, về chủ đề ”Lòng trung thành của Chúa Kitô, lòng trung thành của linh mục”. Trong số các tham dự viên ngoài các LM, còn có 50 GM chủ tịch các Ủy ban giáo sĩ thuộc các HĐGM.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhận định rằng trong xã hội bị tục hóa ngày nay, người ta dần dần loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi lãnh vực công cộng và loại khỏi cả lương tâm xã hội chung, thường các linh mục bị coi như ”xa lạ” với cảm thức chung, chính vì những khía cạnh cơ bản nhất trong sứ vụ linh mục, như linh mục là con người của thánh thiêng, được kéo ra khỏi thế gian để chuyển cầu cho thế gian, LM do Thiên Chúa chứ không phải do loài người thiết định để thi hành sứ mạng ấy (Xc Dt 5,1). Vì thế, điều quan trọng là vượt thắng những xu hướng thu hẹp nguy hiểm. Trong những năm gần đây, những xu hướng này thường trình bày linh mục hầu như một ”nhân viên xã hội”, và có nguy cơ phản bội chính chức linh mục của Chúa Kitô.
ĐTC cũng nhắn nhủ các linh mục ”đáp ứng một nhu cầu cấp thiết là nói với thế giới về Thiên Chúa và trình bày với Thiên Chúa về thế giới; các linh mục phải là những người không chiều theo những mốt thời trang văn hóa phù du, nhưng có khả năng sống một cách trung thực tự do mà chỉ có sự chắc chắn thuộc về Thiên Chúa mới có thể trao ban được... Linh mục cần hết sức thận trọng để đừng theo não trạng thịnh hành, muốn gắn liền giá trị của thừa tác viên với chức năng chứ không phải với chính bản chất của chức linh mục. Làm như thế là không nhìn nhận hoạt động của Thiên Chúa, Đấng tác động nơi căn tính sâu xa của con người linh mục, biến linh mục trở nên đồng hình dạng với Ngài một cách vĩnh viễn”.
Sau cùng, ĐTC nói rằng: ”Các linh mục rất thân mến, con người thời đại chúng ta ngày nay chỉ yêu cầu chúng ta là linh mục trọn vẹn đến cùng, chứ không đòi hỏi điều gì khác. Các tín hữu giáo dân sẽ tìm thấy nơi bao nhiêu người khác điều mà họ đang cần về mặt con người, nhưng chỉ trong linh mục họ mới có thể tìm được Lời Chúa, Lời này phải luôn ở trên môi linh mục (P.O.4); tìm được Lòng Từ Bi của Chúa Cha, được rộng ban quảng đại trong Bí tích Hòa Giải; tìm được Bánh Sự Sống Mới là lương thực đích thực được ban cho con người”.
Hội nghị chia làm 3 phần trong đó 2 phần nói về căn tính của linh mục và quan hệ với nền văn hóa hiện thời, phần thứ ba nói về phụng vụ và sự độc thân.
Lên tiếng và chủ tọa theo lượt tại Hội nghị này có ĐHY Claudio Hummes, OFM, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, ĐHY Zenon Grochowlewski, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo, ĐHY William Levada, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, và ĐHY Franc Rodé, Tổng trưởng Bộ các dòng tu.
Trong số các diễn giả, có nhiều vị HY và GM như ĐHY Carlo Caffarra, TGM giáo phận Bologna, trung Italia, ĐHY Canizares, Llovera, Tổng trưởng Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích và một số giáo sư khác. (SD 12-3-2010)
Trong Thánh Lễ, tất cả chúng ta đều dâng máu và thịt mình
Vũ Văn An
22:20 12/03/2010
Đó là khuyến cáo trong bài giảng mùa chay năm nay của Cha Raniero Cantalamessa trước Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Rôma. Theo cha, điều làm cho Đức Kitô Linh Mục khác với bất cứ linh mục nào, bất luận là của Cựu Ước hay của bất cứ tín ngưỡng nào, là: hiến lễ linh mục của Người là chính Người. Nhưng tính độc đáo ấy cũng là ơn gọi chung của các linh mục và giáo dân phải “bắt chước điều đang được cử hành” hàng ngày trong Thánh Lễ.
Cha Cantalamessa nói rằng: “Muốn làm linh mục ‘theo dòng Chúa Giêsu Kitô’, linh mục cũng phải dâng mình như Người. Trên bàn thờ, linh mục không những đại diện cho Chúa Giêsu trong tư cách ‘linh mục thượng phẩm’, mà còn phải đại diện cho Người trong tư cách ‘hiến sinh tối cao’; hơn nữa, hai điều ấy không thể tách rời nhau được. Nói cách khác, linh mục không thể chỉ bằng lòng với việc dâng Chúa Kitô trong các biểu hiệu bí tích của bánh và rượu cho Chúa Cha, mà cùng với Chúa Kitô, ngài còn phải dâng chính ngài cho Chúa Cha nữa”.
Vị giảng thuyết đã chia sẻ với mọi người chính cảm nghiệm riêng của ngài về hiến lễ này: “Trong tư cách một linh mục được Giáo Hội phong chức, con đọc lời truyền phép ‘trong con người Chúa Kitô’, con tin rằng, nhờ Chúa Thánh Thần, các lời ấy có sức mạnh biến đổi bánh thành mình Chúa Kitô và rượu thành máu của Người; cùng một lúc, trong tư cách một thành viên trong nhiệm thể Chúa Kitô […], con ngước nhìn anh chị em đang ở trước mặt con hoặc nếu con cử hành một mình, con nghĩ đến những người con sẽ phải phục vụ trong ngày, và quay qua họ, cùng với Chúa Giêsu, con thầm thĩ nói: ‘anh chị em thân mến, hãy cầm lấy mà ăn, này là mình tôi; hãy cầm lấy mà uống, này là máu tôi’”.
Cha Canatlamessa minh định thêm rằng việc dâng mình hỗ tương ấy là điều cần thiết. Cha nói: “Việc dâng lễ của linh mục và của toàn thể Giáo Hội mà không có lễ dâng của Chúa Giêsu sẽ không thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa, vì chúng ta chỉ là những tạo vật tội lỗi, nhưng lễ dâng của Chúa Giêsu mà không có lễ dâng của nhiệm thể tức Giáo Hội, cũng sẽ không hoàn tất và đầy đủ: xin hiểu cho là không phải không đem lại ơn cứu độ, nhưng vì chúng ta phải nhận lãnh và thủ đắc lấy ơn cứu độ ấy. Chính theo nghĩa này,Giáo Hội có thể cùng thánh Phaolô nói rằng: ‘tôi hoàn tất trong thân xác mình điều còn thiếu trong các thống khổ của Chúa Kitô’”.
Vị giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng đưa ra một thí dụ để làm sáng tỏ điều trên. Ngài bảo: “Hãy lấy một thí dụ: trong gia đình kia có người con cả hết sức kính mến cha mình. Anh muốn dâng lên người cha một tặng phẩm nhân ngày sinh nhật của ông. Tuy nhiên, trước khi dâng tặng phẩm ấy, anh yêu cầu các em trai em gái bí mật ghi thêm chữ ký của họ trên tặng phẩm. Và thế là gói quà đến tay người cha như một tặng phẩm của mọi người con không phân biệt, như một dấu chỉ lòng kính trọng và yêu thương của tất cả những đứa con ấy, dù trên thực tế chỉ có một người con đã bỏ tiền ra mua.
” Áp dụng vào trường hợp của chúng ta. Chúa Giêsu rất khâm phục và yêu mến Cha trên trời. Người muốn dâng lên Chúa Cha hàng ngày, cho đến tận thế, tặng phẩm qúy giá nhất Người có thể nghĩ ra được, đó chính là mạng sống của Người. Trong Thánh Lễ, Người mời gọi mọi ‘anh chị em’ của Người, là chính chúng ta, ghi thêm chữ ký của họ lên tặng phẩm ấy, để nó tới tay Chúa Cha như môt tặng phẩm của hết mọi con cái của Chúa Cha. […] dù trên thực tế, chỉ có một người phải trả giá cho một tặng phẩm như thế. Một cái giá cao biết chừng bao!
Cả giáo dân nữa
Cha Cantalamessa đề nghị: cả giáo dân nữa cũng được mời gọi cùng với Chúa Kitô, dâng mình trong Thánh Lễ nữa. Cha nói: “Ta hãy tưởng tượng xem điều gì sẽ xẩy ra nếu cả giáo dân, trong lúc truyền phép, cũng thầm lặng nói rằng ‘Hãy cầm lấy mà ăn, này là mình tôi. Hãy cầm lấy mà uống, này là máu tôi’”. Một bà mẹ gia đình cử hành Thánh Lễ kiểu đó, rồi trở về gia đình và bắt đầu ngày sống của mình với hàng ngàn những công việc vặt vãnh. Nhưng những điều bà làm đó không vô nghĩa: nó là lễ tạ ơn cùng với Chúa Giêsu! Một nữ tu, lúc truyền phép, cũng nói trong trái tim mình: ‘Hãy cầm lấy mà ăn…’; rồi sau đó cũng trở về với công việc hàng ngày: phục vụ trẻ em, người bệnh, người già. Lễ Tạ Ơn ‘xâm chiếm’ ngày sống của chị biến nó trở thành một Thánh Lễ kéo dài”.
Vị giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng cho rằng hai loại người nên đặc biệt lưu ý tới lời kêu gọi này là công nhân và nguời trẻ. Ngài thắc mắc “Chúng ta có dạy người công nhân Kitô hữu, trong Thánh Lễ, hãy dâng mình và máu họ, tức thì giờ, mồ hôi và nỗi vất vả của họ không?” Làm như thế, lao công không còn là một tập chủ Mác-xít về sản phẩm nữa, nhưng đúng hơn nó đã trở thành một lực thánh hóa. Và người trẻ nữa, theo cha Cantalamessa, họ cũng cần phải dâng mình trong Thánh Lễ. Cha giải thích: “Ta chỉ cần nghĩ tới điều này: Thế giới con trai con gái ngày nay muốn gì? Thân xác, chả còn gì khác ngoài thân xác! Trong não trạng thế gian, thân xác, trong yếu tính, chỉ là dụng cụ để hưởng lạc và khai thác lẫn nhau. Một điều gì đó để mua bán, vắt ép khi còn trẻ và hấp dẫn, để rồi sau đó bị quẳng đi cùng với chính con người họ, khi nó không còn phục vụ các mục tiêu kia nữa. Cách riêng, thân xác đàn bà đã trở thành một món hàng tiêu thụ. “Ta có dạy các trẻ trai trẻ gái Kitô hữu, vào lúc truyền phép, hãy nói: ‘Hãy cầm lấy mà ăn, này là mình tôi hiến tặng cho các bạn’. Thân xác được ‘truyền phép’ như thế đã trở nên một cái gì thánh thiêng, không còn là ‘đồ ăn’ phục vụ tư dục của mình và của người khác, không thể đem ra mua bán được nữa, vì đã được hiến lễ rồi, đã trở thành Thánh Thể cùng với Chúa Kitô rồi”.
Cha Cantalamessa nhắc lại lời khuyên của Thánh Phaolô ngỏ với Kitô hữu Côrintô: “Thân xác không có ý dành cho vô luân, nhưng dành cho Chúa. … Do đó, anh em hãy tôn vinh Chúa trong thân xác anh em”.
Cha Cantalamessa nói rằng: “Muốn làm linh mục ‘theo dòng Chúa Giêsu Kitô’, linh mục cũng phải dâng mình như Người. Trên bàn thờ, linh mục không những đại diện cho Chúa Giêsu trong tư cách ‘linh mục thượng phẩm’, mà còn phải đại diện cho Người trong tư cách ‘hiến sinh tối cao’; hơn nữa, hai điều ấy không thể tách rời nhau được. Nói cách khác, linh mục không thể chỉ bằng lòng với việc dâng Chúa Kitô trong các biểu hiệu bí tích của bánh và rượu cho Chúa Cha, mà cùng với Chúa Kitô, ngài còn phải dâng chính ngài cho Chúa Cha nữa”.
Vị giảng thuyết đã chia sẻ với mọi người chính cảm nghiệm riêng của ngài về hiến lễ này: “Trong tư cách một linh mục được Giáo Hội phong chức, con đọc lời truyền phép ‘trong con người Chúa Kitô’, con tin rằng, nhờ Chúa Thánh Thần, các lời ấy có sức mạnh biến đổi bánh thành mình Chúa Kitô và rượu thành máu của Người; cùng một lúc, trong tư cách một thành viên trong nhiệm thể Chúa Kitô […], con ngước nhìn anh chị em đang ở trước mặt con hoặc nếu con cử hành một mình, con nghĩ đến những người con sẽ phải phục vụ trong ngày, và quay qua họ, cùng với Chúa Giêsu, con thầm thĩ nói: ‘anh chị em thân mến, hãy cầm lấy mà ăn, này là mình tôi; hãy cầm lấy mà uống, này là máu tôi’”.
Cha Canatlamessa minh định thêm rằng việc dâng mình hỗ tương ấy là điều cần thiết. Cha nói: “Việc dâng lễ của linh mục và của toàn thể Giáo Hội mà không có lễ dâng của Chúa Giêsu sẽ không thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa, vì chúng ta chỉ là những tạo vật tội lỗi, nhưng lễ dâng của Chúa Giêsu mà không có lễ dâng của nhiệm thể tức Giáo Hội, cũng sẽ không hoàn tất và đầy đủ: xin hiểu cho là không phải không đem lại ơn cứu độ, nhưng vì chúng ta phải nhận lãnh và thủ đắc lấy ơn cứu độ ấy. Chính theo nghĩa này,Giáo Hội có thể cùng thánh Phaolô nói rằng: ‘tôi hoàn tất trong thân xác mình điều còn thiếu trong các thống khổ của Chúa Kitô’”.
Vị giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng đưa ra một thí dụ để làm sáng tỏ điều trên. Ngài bảo: “Hãy lấy một thí dụ: trong gia đình kia có người con cả hết sức kính mến cha mình. Anh muốn dâng lên người cha một tặng phẩm nhân ngày sinh nhật của ông. Tuy nhiên, trước khi dâng tặng phẩm ấy, anh yêu cầu các em trai em gái bí mật ghi thêm chữ ký của họ trên tặng phẩm. Và thế là gói quà đến tay người cha như một tặng phẩm của mọi người con không phân biệt, như một dấu chỉ lòng kính trọng và yêu thương của tất cả những đứa con ấy, dù trên thực tế chỉ có một người con đã bỏ tiền ra mua.
” Áp dụng vào trường hợp của chúng ta. Chúa Giêsu rất khâm phục và yêu mến Cha trên trời. Người muốn dâng lên Chúa Cha hàng ngày, cho đến tận thế, tặng phẩm qúy giá nhất Người có thể nghĩ ra được, đó chính là mạng sống của Người. Trong Thánh Lễ, Người mời gọi mọi ‘anh chị em’ của Người, là chính chúng ta, ghi thêm chữ ký của họ lên tặng phẩm ấy, để nó tới tay Chúa Cha như môt tặng phẩm của hết mọi con cái của Chúa Cha. […] dù trên thực tế, chỉ có một người phải trả giá cho một tặng phẩm như thế. Một cái giá cao biết chừng bao!
Cả giáo dân nữa
Cha Cantalamessa đề nghị: cả giáo dân nữa cũng được mời gọi cùng với Chúa Kitô, dâng mình trong Thánh Lễ nữa. Cha nói: “Ta hãy tưởng tượng xem điều gì sẽ xẩy ra nếu cả giáo dân, trong lúc truyền phép, cũng thầm lặng nói rằng ‘Hãy cầm lấy mà ăn, này là mình tôi. Hãy cầm lấy mà uống, này là máu tôi’”. Một bà mẹ gia đình cử hành Thánh Lễ kiểu đó, rồi trở về gia đình và bắt đầu ngày sống của mình với hàng ngàn những công việc vặt vãnh. Nhưng những điều bà làm đó không vô nghĩa: nó là lễ tạ ơn cùng với Chúa Giêsu! Một nữ tu, lúc truyền phép, cũng nói trong trái tim mình: ‘Hãy cầm lấy mà ăn…’; rồi sau đó cũng trở về với công việc hàng ngày: phục vụ trẻ em, người bệnh, người già. Lễ Tạ Ơn ‘xâm chiếm’ ngày sống của chị biến nó trở thành một Thánh Lễ kéo dài”.
Vị giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng cho rằng hai loại người nên đặc biệt lưu ý tới lời kêu gọi này là công nhân và nguời trẻ. Ngài thắc mắc “Chúng ta có dạy người công nhân Kitô hữu, trong Thánh Lễ, hãy dâng mình và máu họ, tức thì giờ, mồ hôi và nỗi vất vả của họ không?” Làm như thế, lao công không còn là một tập chủ Mác-xít về sản phẩm nữa, nhưng đúng hơn nó đã trở thành một lực thánh hóa. Và người trẻ nữa, theo cha Cantalamessa, họ cũng cần phải dâng mình trong Thánh Lễ. Cha giải thích: “Ta chỉ cần nghĩ tới điều này: Thế giới con trai con gái ngày nay muốn gì? Thân xác, chả còn gì khác ngoài thân xác! Trong não trạng thế gian, thân xác, trong yếu tính, chỉ là dụng cụ để hưởng lạc và khai thác lẫn nhau. Một điều gì đó để mua bán, vắt ép khi còn trẻ và hấp dẫn, để rồi sau đó bị quẳng đi cùng với chính con người họ, khi nó không còn phục vụ các mục tiêu kia nữa. Cách riêng, thân xác đàn bà đã trở thành một món hàng tiêu thụ. “Ta có dạy các trẻ trai trẻ gái Kitô hữu, vào lúc truyền phép, hãy nói: ‘Hãy cầm lấy mà ăn, này là mình tôi hiến tặng cho các bạn’. Thân xác được ‘truyền phép’ như thế đã trở nên một cái gì thánh thiêng, không còn là ‘đồ ăn’ phục vụ tư dục của mình và của người khác, không thể đem ra mua bán được nữa, vì đã được hiến lễ rồi, đã trở thành Thánh Thể cùng với Chúa Kitô rồi”.
Cha Cantalamessa nhắc lại lời khuyên của Thánh Phaolô ngỏ với Kitô hữu Côrintô: “Thân xác không có ý dành cho vô luân, nhưng dành cho Chúa. … Do đó, anh em hãy tôn vinh Chúa trong thân xác anh em”.
Giáo Hội phản ứng quyết liệt đối với các phúc trình về lạm dụng tính dục
Bùi Hữu Thư
22:33 12/03/2010
VATICAN CITY (CNS) – Linh mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Vatican và là phát ngôn viên Tòa Thánh cho hay các dòng tu và các hội đồng giám mục đang đối phó với các trường hợp lạm dụng tính dục của các linh mục tại Đức, Áo và Hòa Lan đang đáp ứng nhanh chóng và quyết liệt và rõ rệt để phanh phui sự thật và trợ giúp các nạn nhân.
Cha Lombardi nói ngày 9 tháng Ba là các dòng tu và các hội đồng giám mục không những chứng tỏ được rằng “họ đã cam kết làm sáng tỏ sự việc, mà còn xúc tiến nhanh chóng việc đào sâu vấn đề bằng cách yêu cầu các nạn nhân hãy lên tiếng, ngay cả khi đó là các trường hợp đã xẩy ra rất nhiều năm về trước.”
Ngài nói: “Phương cách đúng nhất để xúc tiến là công nhận đã có sự việc xẩy ra và bầy tỏ cách cụ thể nỗi lo lắng cho các nạn nhân và các hậu quả sự lạm dụng đã gây cho họ.
Cha Lombardi tiếp: “Các vụ khám phá mới đây về lạm dụng, đa số trong các trường Công Giáo tại Đức, Áo và Hòa Lan cũng như các báo cáo gần đây tại Ái Nhĩ Lan “động viên giáo hội phải có những đáp ứng thích nghi và chi tiết, đờng thời phải cho vào bối cảnh của một vấn đề to lớn hơn và bao gồm việc bảo vệ trẻ em và vị thành niên khỏi bị lạm dụng tính dục trong xã hội.”
Ngài nói: “Việc lạm dụng tính dục bởi các linh mục hay các nhân viên khác của giáo hội là một điều “hết sức ghê gớm”, nhưng những ai chú tâm đến sự an vui của trẻ em đều phải công nhận là vấn đề này cũng xẩy ra trong nhiều lãnh vực khác của xã hội và “nếu chỉ tập trung những lên án vào giáo hội sẽ dẫn đưa đến việc làm lệch lạc viễn ảnh của chúng ta.”
Cha Lombardi nói ngày 9 tháng Ba là các dòng tu và các hội đồng giám mục không những chứng tỏ được rằng “họ đã cam kết làm sáng tỏ sự việc, mà còn xúc tiến nhanh chóng việc đào sâu vấn đề bằng cách yêu cầu các nạn nhân hãy lên tiếng, ngay cả khi đó là các trường hợp đã xẩy ra rất nhiều năm về trước.”
Ngài nói: “Phương cách đúng nhất để xúc tiến là công nhận đã có sự việc xẩy ra và bầy tỏ cách cụ thể nỗi lo lắng cho các nạn nhân và các hậu quả sự lạm dụng đã gây cho họ.
Cha Lombardi tiếp: “Các vụ khám phá mới đây về lạm dụng, đa số trong các trường Công Giáo tại Đức, Áo và Hòa Lan cũng như các báo cáo gần đây tại Ái Nhĩ Lan “động viên giáo hội phải có những đáp ứng thích nghi và chi tiết, đờng thời phải cho vào bối cảnh của một vấn đề to lớn hơn và bao gồm việc bảo vệ trẻ em và vị thành niên khỏi bị lạm dụng tính dục trong xã hội.”
Ngài nói: “Việc lạm dụng tính dục bởi các linh mục hay các nhân viên khác của giáo hội là một điều “hết sức ghê gớm”, nhưng những ai chú tâm đến sự an vui của trẻ em đều phải công nhận là vấn đề này cũng xẩy ra trong nhiều lãnh vực khác của xã hội và “nếu chỉ tập trung những lên án vào giáo hội sẽ dẫn đưa đến việc làm lệch lạc viễn ảnh của chúng ta.”
Top Stories
VIETNAM: Notre-Dame de La Vang: les travaux de construction d’une nouvelle basilique commenceront en janvier 2011
Eglises d'Asie
09:26 12/03/2010
Eglises d’Asie, 12 mars 2010 – Le début de la construction d’une nouvelle basilique ainsi que de l’aménagement du centre de pèlerinage de Notre-Dame de La Vang est prévu pour janvier 2011. Mais déjà, le 8 mars dernier, le sanctuaire marial national recevait des représentants des entreprises et des architectes du Vietnam et de l’étranger venus s’informer sur le projet après l’appel d’offre et l’annonce du concours architectural lancé par l’archevêché de Huê en octobre dernier. L’archevêque et les prêtres chargés de suivre ce projet en ont exposé l’objectif et ont répondu aux questions. Ils ont, en particulier, souligné que le projet visait à créer une œuvre artistique, qui soit en même temps un espace sacré apte à accueillir la prière des fidèles (1).
Après leur confiscation à la suite du changement de régime de 1975, les 23 ha du centre de pèlerinage de La Vang ont été officiellement et longuement réclamés au gouvernement aussi bien par l’archidiocèse de Huê que par la Conférence épiscopale. En 2005, lors de la visite historique du cardinal Crescenzio Sepe au Vietnam, l’évêque auxiliaire de Huê avait rappelé à son visiteur: « De nombreuses fois, l’archevêque de Huê a, sans résultat, réclamé cette terre aux autorités en précisant qu’elle était indispensable à l’accueil du demi-million de pèlerins qui s’y rendent chaque année » (2). Ce n’est que le 12 mars 2008, après des dizaines d’années d’attente que la situation s’est débloquée. Deux fonctionnaires du Bureau provincial des Affaires religieuses sont venus informer l’archevêque de la solution envisagée par la province. La quasi-totalité du terrain confisqué serait rendue à l’Eglise catholique. Seule une parcelle de 2 ha 48 serait conservée par les autorités avec engagement de n’y rien construire et même de la restituer en cas de besoin à l’Eglise. La proposition fut transmise à la Conférence épiscopale, qui donna son accord en précisant certaines précautions à prendre pour la parcelle conservée par le gouvernement. Le 10 avril 2008, à l’issue d’une rencontre entre une délégation de l’archidiocèse conduite par l’archevêque et les autorités provinciales, le vice-président du Comité populaire de Quang Tri (province où se situe le sanctuaire marial) déclarait à ses interlocuteurs que la question serait réglée en conformité avec le désir des évêques.
A partir de ce moment, le réaménagement du centre de pèlerinage s’est imposé: la vieille basilique était en ruine depuis la guerre, l’environnement complètement dépourvu d’infrastructures. Dès le 15 avril 2009, l’archevêque, Mgr Etienne Nguyên Nhu Thê, exposait la situation actuelle du centre de pèlerinage ainsi que ses plans de reconstruction et d’aménagement aux évêques réunis à Vung Tao pour leur première assemblée plénière annuelle. Il annonçait aussi son intention d’ouvrir un concours architectural qui retiendrait le meilleur projet présenté pour l’ensemble du centre (3). L’annonce du concours a été diffusée par l’ensemble des médias à partir du mois d’octobre 2009. Le programme présenté témoignait de l’envergure nouvelle du centre de pèlerinage projeté. Il s’agissait d’abord de la construction d’une toute nouvelle basilique prévue pour accueillir 5 000 personnes. Ce sera la plus spacieuse des églises du Vietnam. Mais beaucoup d’autres établissements sont prévus dans le cadre du nouveau centre: un amphithéâtre de 3 000 places, un lieu destiné à l’adoration du Saint-Sacrement (200 places), une chapelle de 300 places, un lieu destiné à l’administration du sacrement de réconciliation, une stèle pour la statue de la Vierge, une maison de retraite de 400 places, une construction destinée aux malades et aux handicapés, un lieu d’exposition des ex-voto pour les grâces reçues, une salle d’expositions et un certain nombre d’infrastructures indispensables.
Le 20 décembre 2009 (4), l’archevêché de Huê annonçait l’achèvement de l’étape préparatoire. Les travaux concernant l’ensemble du projet devraient être entamés au début de l’année 2011, sans doute après la clôture de l’Année sainte, qui devrait rassembler près d’un million de personnes à La Vang, le 6 janvier 2011. Le budget prévu se monte à 25 millions de dollars. Cette somme sera recueillie auprès de bienfaiteurs à l’étranger comme sur le territoire national. Le gouvernement participera à la création d’infrastructures routière permettant l’accès au sanctuaire.
(1) VietCatholic News, 8 mars 2010.
(2) Voir EDA 431
(3) Voir EDA 506 et VietCatholic News, 22 avril 2006.
(4) VietCatholic News, 22 décembre 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 12 mars 2010)
Après leur confiscation à la suite du changement de régime de 1975, les 23 ha du centre de pèlerinage de La Vang ont été officiellement et longuement réclamés au gouvernement aussi bien par l’archidiocèse de Huê que par la Conférence épiscopale. En 2005, lors de la visite historique du cardinal Crescenzio Sepe au Vietnam, l’évêque auxiliaire de Huê avait rappelé à son visiteur: « De nombreuses fois, l’archevêque de Huê a, sans résultat, réclamé cette terre aux autorités en précisant qu’elle était indispensable à l’accueil du demi-million de pèlerins qui s’y rendent chaque année » (2). Ce n’est que le 12 mars 2008, après des dizaines d’années d’attente que la situation s’est débloquée. Deux fonctionnaires du Bureau provincial des Affaires religieuses sont venus informer l’archevêque de la solution envisagée par la province. La quasi-totalité du terrain confisqué serait rendue à l’Eglise catholique. Seule une parcelle de 2 ha 48 serait conservée par les autorités avec engagement de n’y rien construire et même de la restituer en cas de besoin à l’Eglise. La proposition fut transmise à la Conférence épiscopale, qui donna son accord en précisant certaines précautions à prendre pour la parcelle conservée par le gouvernement. Le 10 avril 2008, à l’issue d’une rencontre entre une délégation de l’archidiocèse conduite par l’archevêque et les autorités provinciales, le vice-président du Comité populaire de Quang Tri (province où se situe le sanctuaire marial) déclarait à ses interlocuteurs que la question serait réglée en conformité avec le désir des évêques.
A partir de ce moment, le réaménagement du centre de pèlerinage s’est imposé: la vieille basilique était en ruine depuis la guerre, l’environnement complètement dépourvu d’infrastructures. Dès le 15 avril 2009, l’archevêque, Mgr Etienne Nguyên Nhu Thê, exposait la situation actuelle du centre de pèlerinage ainsi que ses plans de reconstruction et d’aménagement aux évêques réunis à Vung Tao pour leur première assemblée plénière annuelle. Il annonçait aussi son intention d’ouvrir un concours architectural qui retiendrait le meilleur projet présenté pour l’ensemble du centre (3). L’annonce du concours a été diffusée par l’ensemble des médias à partir du mois d’octobre 2009. Le programme présenté témoignait de l’envergure nouvelle du centre de pèlerinage projeté. Il s’agissait d’abord de la construction d’une toute nouvelle basilique prévue pour accueillir 5 000 personnes. Ce sera la plus spacieuse des églises du Vietnam. Mais beaucoup d’autres établissements sont prévus dans le cadre du nouveau centre: un amphithéâtre de 3 000 places, un lieu destiné à l’adoration du Saint-Sacrement (200 places), une chapelle de 300 places, un lieu destiné à l’administration du sacrement de réconciliation, une stèle pour la statue de la Vierge, une maison de retraite de 400 places, une construction destinée aux malades et aux handicapés, un lieu d’exposition des ex-voto pour les grâces reçues, une salle d’expositions et un certain nombre d’infrastructures indispensables.
Le 20 décembre 2009 (4), l’archevêché de Huê annonçait l’achèvement de l’étape préparatoire. Les travaux concernant l’ensemble du projet devraient être entamés au début de l’année 2011, sans doute après la clôture de l’Année sainte, qui devrait rassembler près d’un million de personnes à La Vang, le 6 janvier 2011. Le budget prévu se monte à 25 millions de dollars. Cette somme sera recueillie auprès de bienfaiteurs à l’étranger comme sur le territoire national. Le gouvernement participera à la création d’infrastructures routière permettant l’accès au sanctuaire.
(1) VietCatholic News, 8 mars 2010.
(2) Voir EDA 431
(3) Voir EDA 506 et VietCatholic News, 22 avril 2006.
(4) VietCatholic News, 22 décembre 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 12 mars 2010)
2009 Human Rights Reports: Vietnam
Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor
11:54 12/03/2010
2009 Human Rights Reports: Vietnam
Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor
March 11, 2010
The Socialist Republic of Vietnam, with a population of approximately 87 million, is an authoritarian state ruled by the Communist Party of Vietnam (CPV). The most recent National Assembly elections, held in 2007, were neither free nor fair, since all candidates were vetted by the CPV's Vietnam Fatherland Front (VFF), an umbrella group that monitored the country's mass organizations. Civilian authorities generally maintained effective control of the security forces.
The government's human rights record remained a problem. Citizens could not change their government, and political opposition movements were prohibited. During the year the government increased its suppression of dissent, arresting several political activists and convicting others arrested in 2008. Several editors and reporters from prominent newspapers were fired for reporting on official corruption and outside blogging on political topics, and bloggers were detained and arrested for criticizing the government. Police commonly mistreated suspects during arrest or detention. Prison conditions were often austere. Although professionalism in the police force improved, corruption remained a significant problem, and members of the police sometimes acted with impunity. Individuals were arbitrarily detained for political activities and denied the right to fair and expeditious trials. The government continued to limit citizens' privacy rights and tightened controls over the press and freedom of speech, assembly, movement, and association. The government maintained its prohibition of independent human rights organizations. Violence and discrimination against women as well as trafficking in persons continued to be significant problems, despite laws and government efforts to combat such practice. Some ethnic minority groups suffered societal discrimination. The government limited workers' rights to form and join independent unions.
RESPECT FOR HUMAN RIGHTS
Section 1 Respect for the Integrity of the Person, Including Freedom From:
a. Arbitrary or Unlawful Deprivation of Life
There were no reports that the government or its agents committed arbitrary or unlawful killings. Unlike in previous years, there were no reports of deaths in custody.
There were no developments in the case of Y Ben Hdok, a Montagnard from Dak Lak who died while in detention in May 2008.
b. Disappearance
There were no reports of politically motivated disappearances.
There were no developments in the case of Thich Tri Khai, a monk from the unregistered Unified Buddhist Church of Vietnam, whom police arrested in 2008.
c. Torture and Other Cruel, Inhuman, or Degrading Treatment or Punishment
The law prohibits physical abuse; however, police commonly mistreated suspects physically during arrest or detention. Incidents of police harassment were reported in the provinces of Dak Lak, Dien Bien, Gia Lai, Ha Giang, Lai Chau, Nghe An, Son La, Thai Binh, Thanh Hoa, and Tra Vinh. Some incidents were related to unrecognized Protestant churches that were seeking to hold services in these provinces. Land-rights protesters in Ho Chi Minh City and several Mekong Delta provinces also reported harassment from local authorities. Most incidents between ethnic minorities and local authorities involved land, money, or domestic disputes.
In contrast with 2008, there were no reports that the government committed activists involuntarily to mental hospitals as a tactic to quell dissent.
The Open Society Institute reported that more than 50,000 drug users were being held in forced detoxification drug treatment camps.
Prison and Detention Center Conditions
Prison conditions could be austere but generally did not threaten the lives of prisoners. Overcrowding, insufficient diet, lack of clean drinking water, and poor sanitation remained serious problems. Prisoners generally were required to work but received no wages. Foreign diplomats observed Spartan but clean living areas and generally acceptable labor conditions during a May visit to Nam Ha Prison in Ha Nam Province. Prisoners sometimes were moved to solitary confinement, where they were deprived of reading and writing materials for periods of up to several months. Family members made credible claims that prisoners received better benefits by paying bribes to prison officials.
Prisoners had access to basic health care, with additional medical services available at district or provincial hospitals. However, in many cases officials obstructed family members from providing medication to prisoners. Family members of one activist who experienced eye problems while in a prison in Thanh Hoa Province and family members of another activist who had a stroke while in prison in Ha Nam Province both claimed that medical treatment was inadequate, resulting in greater long-term health complications.
Prison authorities returned Father Nguyen Van Ly's Bible to him and allowed him to read party-sanctioned newspapers and watch television. However, he was in poor health after suffering two strokes in prison in July and November. After the second and more severe stroke, he was moved to a hospital administered by the Ministry of Public Security (MPS) near Hanoi. Following treatment, he was returned to the prison facility in Ha Nam, where he remained at year's end.
The total number of prisoners and detainees was not publicly available. Pretrial detainees were held separately from convicted prisoners. By regulation and practice, juveniles were held separately from adults in prison, but on rare occasions they were held with adults in detention for short periods of time due to availability of space in detention facilities. By regulation men and women were held separately. Political prisoners were typically sent to specially designated prisons that also held other convicts, and in most cases most political prisoners were kept separate from nonpolitical prisoners. Some high-profile political prisoners were kept in complete isolation from all other prisoners.
Authorities allowed foreign diplomats and a foreign delegation to make limited prison visits and meet with prisoners in various prisons.
d. Arbitrary Arrest or Detention
The criminal code allows the government to detain persons without charges indefinitely under vague "national security" provisions such as articles 84, 88, and 258. The government also arrested and detained indefinitely individuals under other legal provisions. Authorities subjected several dissidents throughout the country to administrative detention or house arrest.
Role of the Police and Security Apparatus
Internal security is the responsibility of the MPS; however, in some remote areas, the military is the primary government agency and provides public safety functions, including maintaining public order in the event of civil unrest. The MPS controls the police, a special national security investigative agency, and other internal security units. It also maintains a system of household registration and block wardens to monitor the population. While this system has generally become less intrusive, it continued to be used to monitor those suspected of engaging, or likely to engage, in unauthorized political activities. Credible reports suggested that local police forces used "contract thugs" and "citizen brigades" to harass and beat political activists and others, including religious worshippers, perceived as "undesirable" or a "threat" to public security.
Police organizations exist at the provincial, district, and local levels and are subject to the authority of people's committees at each level. The police were generally effective at maintaining political stability and public order, but police capabilities, especially investigative, were generally very low. Police training and resources were inadequate.
Corruption among police remained a significant problem at all levels, and members of the police sometimes acted with impunity. Internal police oversight structures existed but were subject to political influence. The government cooperated with several foreign governments in a program for provincial police and prison management officials to improve the professionalism of security forces.
Arrest Procedures and Treatment While in Detention
The criminal code outlines the process by which individuals are taken into custody and treated until they are brought before a court or other tribunal for judgment. The Supreme People's Procuracy (the public prosecutor's office) issues arrest warrants, generally at the request of police. However, police may make an arrest without a warrant on the basis of a complaint filed by any person. The procuracy issues retroactive warrants in such cases. The procuracy must issue a decision to initiate a formal criminal investigation of a detainee within nine days; otherwise, police must release the suspect. In practice the nine-day regulation was often circumvented.
The investigative period typically lasted from three months for less serious offenses (punishable by up to three years' imprisonment) to 16 months for exceptionally serious offenses (punishable by more than 15 years' imprisonment or capital punishment) to more than two years for national security cases. However, at times investigations could be prolonged indefinitely. The criminal code further permits the procuracy to request additional two-month periods of detention after an investigation to consider whether to prosecute a detainee or ask the police to investigate further. Investigators sometimes used physical isolation, excessively lengthy interrogation sessions, and sleep deprivation to compel detainees to confess.
By law detainees are permitted access to lawyers from the time of their detention; however, authorities used bureaucratic delays to deny access to legal counsel. In cases investigated under broad national security laws, authorities often delayed defense lawyers' access to clients until an investigation had ended and the suspect had been formally charged with a crime. Under the regulations, investigations can be continued and access to counsel denied for more than two years. In addition, a scarcity of trained lawyers and insufficient protection of defendant rights made prompt detainee access to an attorney rare. In practice only juveniles and persons formally charged with capital crimes were assigned lawyers.
Attorneys must be informed of and allowed to attend interrogations of their clients. However, a defendant first must request the presence of a lawyer, and it was unclear whether authorities always informed defendants of this right. Attorneys also must be given access to case files and be permitted to make copies of documents. Attorneys were sometimes able to exercise these rights.
Police generally informed families of detainees' whereabouts, but family members could visit a detainee only with the permission of the investigator, and this permission was not regularly granted. During the investigative period, authorities frequently did not allow detainees access to family members, especially in national security cases. Prior to a formal indictment, detainees also have the right to notify family members. However, a number of detainees suspected of national security violations were held incommunicado. At year's end some persons arrested for more than a year had not been seen by family members or a lawyer, nor had they been formally charged with crimes.
There is no functioning bail system or equivalent system of conditional release. Time spent in pretrial detention counts toward time served upon conviction and sentencing.
Courts may sentence persons to administrative detention of up to five years after completion of a sentence. In addition police or mass organizations can propose that one of five "administrative measures" be imposed by people's committee chairpersons at district and provincial levels without a trial. The measures include terms ranging from six to 24 months in either juvenile reformatories or adult detention centers and generally were applied to repeat offenders with a record of minor offenses, such as committing petty theft or "humiliating other persons." Chairpersons may also impose terms of "administrative probation," which generally was some form of restriction on movement and travel. Authorities continued to punish some individuals using vaguely worded national security provisions in the criminal code.
Arbitrary detentions, particularly for political activists, remained a problem. The government used decrees, ordinances, and other measures to detain activists for the peaceful expression of opposing political views. During the year authorities arrested several individuals for violating article 88, which prohibits the "distribution of propaganda against the state." Those charged with violating article 88 typically received sentences of up to five years in prison. While several activists received reduced prison sentences after they appealed, others had their original sentences reaffirmed during appeals.
There were continued reports that government officials in the Central and Northwest Highlands temporarily detained ethnic minority individuals for communicating with the ethnic minority community abroad during the year.
As in 2008, peaceful land rights protests in Ho Chi Minh City and Hanoi resulted in the temporary detention and surveillance of several organizers, although the government handled the dispersal of these protests without significant violence.
Religious and political activists also were subject to varying degrees of informal detention in their residences. In Ho Chi Minh City, prominent activists Nguyen Dan Que and Do Nam Hai remained under house arrest.
Amnesty
In advance of the Tet holiday and in honor of National Day, the central government amnestied approximately 20,000 prisoners, the overwhelming majority of whom had ordinary criminal convictions.
The Tet amnesty included well-known journalist Nguyen Viet Chien, People's Democratic Party activist Tran Thi Le Hang, and land rights protester Dang Tien Thong, as well as four Khmer Krom Buddhist monks (Kim Moeun, Danh Tol, Thach Thuong, and Ly Hoang) convicted for their involvement in land protests in 2007. The National Day amnesty included Nguyen Huu Hai and Nguyen Hong Son, both affiliated with an unrecognized branch of Cao Daiism. Cambodian police arrested Hai and Son in 2004 for protesting the Vietnamese delegation at an Association of Southeast Asian Nations Inter-Parliamentary Organization meeting in Phnom Penh. They were expelled to Vietnam later in 2004 and convicted of "fleeing abroad to oppose the government" and "propagating documents against the Vietnamese Government to incite demonstrations and riots."
More than 100 Montagnards from the Central Highlands convicted for violating national security laws in 2001 and 2004 were reportedly released during the year, including 11 during the September National Day amnesty.
e. Denial of Fair Public Trial
The law provides for the independence of judges and lay assessors; however, in practice the CPV controlled the courts at all levels through its effective control over judicial appointments and other mechanisms. In many cases the CPV determined verdicts. Most, if not all, judges were members of the CPV and were chosen at least in part for their political views. As in past years, the judicial system was strongly distorted by political influence, endemic corruption, and inefficiency. CPV influence was particularly notable in high-profile cases and other instances in which a person was charged with challenging or harming the CPV or the state. In July and August, national television showed videotaped police confessions of several political activists arrested earlier in the year, including attorney Le Cong Dinh. The confessions were shown before their trials and in some cases before they were formally charged.
The judiciary consists of the Supreme People's Court (SPC); provincial and district people's courts; military tribunals; administrative, economic, and labor courts; and other tribunals established by law. Each district has a people's court, which serves as the court of first instance for most domestic, civil, and criminal cases. Each province also has a people's court, which serves as the appellate forum for district court cases. The SPC, which reports to the National Assembly, is the highest court of appeal and review. Administrative courts adjudicate complaints by citizens about official abuse and corruption. There are also special committees to help resolve local disputes.
Military tribunals, although funded by the Ministry of Defense, operate under the same rules as other courts. The head of the military tribunal system is the deputy head of the SPC. Military tribunal judges and assessors are military personnel chosen jointly by the SPC and the ministry but supervised by the SPC. The law gives military courts jurisdiction over all criminal cases involving military entities, including military‑owned enterprises. The military has the option of using the administrative, economic, or labor courts for civil cases.
Courts of first instance at district and provincial levels include judges and lay assessors, but provincial appeals courts and the SPC are composed of judges only. People's councils appoint lay assessors from a pool of candidates suggested by the VFF. Lay assessors are required to have "high moral standards," but legal training is not required, and their role is largely symbolic.
There was a shortage of trained lawyers and judges. Low judicial salaries hindered efforts to develop a trained judiciary. The few judges who had formal legal training often had studied abroad only in countries with communist legal traditions. The government continued to participate in training programs to address the problem of inadequately trained judges and other court officials.
In May the Vietnam Bar Federation (VBF), a national professional association representing practicing attorneys, was formed pursuant to a prime ministerial decision in January 2008 to implement the 2005 Law on Lawyers. The VBF falls under the VFF and closely coordinated with the Ministry of Justice and the Vietnam Lawyers Association. The VBF acted as an umbrella association overseeing the functions of local bar associations, and it began developing a professional code of conduct for lawyers.
Trial Procedures
The constitution provides that citizens are innocent until proven guilty; however, many lawyers complained that judges generally presumed guilt. Trials generally were open to the public, but in sensitive cases judges closed trials or strictly limited attendance. Juries are not used. Defendants have the right to be present and have a lawyer at trial, although not necessarily the lawyer of their choice, and this right was generally upheld in practice. Defendants unable to afford a lawyer generally were provided one only in cases of involvement of a juvenile offender or of possible sentences of life imprisonment or capital punishment. The defendant or the defense lawyer has the right to cross‑examine witnesses; however, there were cases in which neither defendants nor their lawyers were allowed to have access to government evidence in advance of the trial, cross‑examine witnesses, or challenge statements. Defense lawyers commonly had little time before trials to examine evidence against their clients. Convicted persons have the right to appeal. District and provincial courts did not publish their proceedings. The SPC continued to publish the proceedings of all cases it reviewed.
There continued to be credible reports that authorities pressured defense lawyers not to take as clients any religious or democracy activists facing trial, and several lawyers who took these cases faced harassment and arrest, such as attorneys Le Cong Dinh and Le Tran Luat. MPS spokesmen partially attributed Dinh's arrest to his defense of political dissidents in court.
The public prosecutor brings charges against an accused person and serves as prosecutor during trials. Earlier reforms to the criminal procedures code were intended to move courtroom procedures towards an "adversarial" system, in which prosecutors and defense lawyers advocate for their respective sides. Implementation differed from one province to another.
In March government officials allowed several foreign diplomats to attend the joint appellate trial of eight Thai Ha defendants (see Political Prisoners and Detainees).
Political Prisoners and Detainees
There were no precise estimates of the number of political prisoners. The government held at least 60 political detainees at year's end, although some international observers claimed the number ranged into the hundreds. The government claimed it held no political prisoners, only lawbreakers.
On January 15, Mennonite pastor Nguyen Thi Hong was sentenced to three years in prison for "abusing trust to appropriate property" related to unpaid debts owed by her deceased husband, even though the debt had been paid and the plaintiff's family withdrew their complaint.
In May two foreigners were arrested and later deported for their alleged connections with the Viet Tan Party, and in July another foreigner was arrested and later deported for his alleged connections with the Democratic Party of Vietnam (DPV).
In June prominent attorney Le Cong Dinh was arrested for posting editorials on the BBC in Vietnamese and elsewhere that were critical of the government and for defending prominent human rights defenders, such as Le Thi Cong Nhan, Nguyen Van Dai, and blogger Dieu Cay. Later the government claimed that Dinh and Tran Huynh Duy Thuc were involved in a complex plot with overseas elements to overthrow the government. Dinh and Thuc were originally accused of "propagandizing against the state" under article 88, but on December 22, state-run media reported that they would be tried under article 79, a national security provision reserved for "organizers, instigators, and active participants" of antistate activities that typically carries more severe penalties, ranging from 12 to 20 years in prison to the death sentence. An associate of Thuc, Le Thang Long, also faced charges under article 79. Other associates, including Tran Thi Thu and Le Thi Thu Thu, were reportedly detained in June, but according to media reports they would not face trial.
On December 28, Tran Anh Kim, a former army colonel turned dissident blogger who worked as the North Vietnam representative for the banned political movement Bloc 8406 and was a DPV leader, was sentenced under article 79 to five years and six months in prison, followed by three years' probation. Kim and Nguyen Tien Trung, a DPV leader and cofounder of the Viet Youth for Democracy, were arrested in July for violating article 88; their charges also were elevated to the more serious article 79. In August state-run media broadcast "confessions" from Dinh, Thuc, Trung, and Kim claiming that they had jointly conspired to overthrow the government. They were awaiting trial at year's end.
Phung Quang Quyen, a member of the For the People Party (FPP) and the DPV, was released from prison in January but rearrested in September for the third time for violating his administrative probation by covertly traveling to Cambodia to meet with FPP leadership. Three other individuals affiliated with the DPV were also arrested: Truong Van Kim, Duong Au, and Truong Thi Tam. They were charged with violating article 91 of the penal code (fleeing to a foreign country to oppose the government) and were awaiting trial at year's end.
Le Thi Kim Thu, a land-rights activist arrested in August 2008 and later convicted and sentenced to 18 months' imprisonment under article 88 in November 2008, was released three months early in November for good behavior.
Authorities also detained and imprisoned persons who used the Internet to publish ideas on human rights, government policies, and political pluralism (see section 2.a., Internet Freedom).
In January People's Democratic Party member Huyen Nguyen Dao was released after completing his full sentence.
In February Trinh Quoc Thao, a member of the Group of Vietnamese Patriots, was released after completing his two-year sentence for "propagandizing against the government."
In April land rights activist and Bloc 8406 member Ho Thi Bich Khuong was released after completing her full sentence.
There were reports that during the year more than 100 Montagnards from the Central Highlands convicted of violating national security laws relating to protests in the Central Highlands in 2001 and 2004 were released.
In September Bloc 8406 and Bach Dang Giang member Nguyen Ngoc Quang was released after having served his three-year prison term for distributing prodemocracy articles and documents on the Internet.
In September land rights activists Luong Van Sinh and Luu Quoc Quan were released from prison after having served their full sentences for demonstrating without a permit and propagandizing against the government.
At the end of November, Tran Cong Minh, a member of the People's Action Party, was released from prison after completing his 13-year sentence. Minh was arrested in 1996 when he and 18 others attempted to cross from Cambodia to Thailand to meet with leaders of the People's Action Party. Minh was transferred to Vietnam and put on trial in 1999.
Nguyen Khac Toan's administrative probation ended in January and Pham Hong Son's in August.
There were no developments reported in the case of the April 2008 detention and arrest of individuals suspected of organizing demonstrations by ethnic minority groups protesting local land use policies in the Central Highlands.
In February Nguyen Thi Cam Hong, a land rights protester from Long An Province arrested in 2008, was convicted and sentenced to 18 months' imprisonment for violating article 88.
In March eight participants arrested in the prayer vigils in Thai Ha parish lost an appeal contesting their December 2008 convictions of disturbing public order and destroying public property.
In four separate trials on October 6-9, nine dissidents affiliated with Bloc 8406 and detained in August-September 2008, were sentenced to jail terms ranging from two to six years for violating article 88. Seven of the nine had displayed banners in Hanoi, Haiphong, and Hai Duong that criticized the Communist Party and advocated multiparty democracy. The remaining two were convicted for their blogging, which the prosecution claimed slandered the government and the CPV. All but one was represented by counsel, but most family members were barred from attending the trials. Vu Van Hung and Tran Duc Thach were tried separately in Hanoi and sentenced to three years in prison with an additional three years of administrative probation. Pham Van Troi, also tried in Hanoi, was sentenced to four years' imprisonment and an additional four years of administrative probation. The remaining six dissidents were tried jointly in Haiphong. Nguyen Xuan Nghia received a six-year sentence plus three years of administrative probation. Nguyen Van Tuc was sentenced to four years in prison followed by three years' administrative probation. Nguyen Van Tinh and former party member Nguyen Manh Son were both sentenced to three years and six months in prison followed by three years' administrative probation. College student Ngo Quynh was given a three-year prison sentence followed by three years' administrative probation. Nguyen Kim Nhan was sentenced to two years' imprisonment and two years' administrative probation. Several foreign diplomats and media were permitted to attend three of the four trials. At year's end Pham Thanh Nghien, affiliated with the nine that were convicted, remained in detention without being charged.
Dissident author Tran Khai Thanh Thuy remained in detention in Hanoi pending trial on assault charges stemming from an October 8 incident in which she and her husband, Do Ba Tan, were attacked by unidentified individuals. Thuy was struck in the head with a brick but was herself charged with assault. Earlier on the same day, authorities stopped Thuy from travelling to Haiphong to attend the trial of the six Bloc 8406 activists. Police forcibly took Thuy back to Hanoi and ordered her to stay home indefinitely. On the previous day, October 7, police harassed Thuy after she joined the family of Vu Van Hung outside the site of his trial. In 2007 Thuy was jailed for nine months but was released in January 2008 after she was convicted of "disturbing the public order" and sentenced to time served.
Several high-profile dissidents remained in prison, including Catholic priest Nguyen Van Ly and human rights attorneys Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan.
Several of approximately 30 activists arrested in 2006-07 remained under investigation and under administrative detention without being formally charged.
Several political dissidents affiliated with outlawed political organizations, including Bloc 8406, the People's Democratic Party, People's Action Party, Free Vietnam Organization, DPV, the United Workers and Farmers Organization (UWFO), and others, remained in prison or under house arrest in various locations.
International nongovernmental organizations (NGOs) estimated that several hundred ethnic minority demonstrators associated with the 2004 Central Highlands protests remained in prison.
Civil Judicial Procedures and Remedies
There is no clear or effective mechanism for pursuing a civil action to redress or remedy abuses committed by authorities. Civil suits are heard by administrative courts, civil courts, and criminal courts, all of which follow the same procedures as in criminal cases and are adjudicated by members of the same body of judges and lay assessors. All three levels were subject to the same problems of corruption, lack of independence, and inexperience.
By law a citizen seeking to press a complaint regarding a human rights violation by a civil servant is required first to petition the officer accused of committing the violation for permission to refer the complaint to the administrative courts. If a petition is refused, the citizen may refer it to the officer's superior. If the officer or his superior agrees to allow the complaint to be heard, the matter is taken up by the administrative courts. If the administrative courts agree that the case should be pursued, it is referred either to the civil courts for suits involving physical injury seeking redress of less than 20 percent of health-care costs resulting from the alleged abuse, or to the criminal courts for redress of more than 20 percent of such costs. In practice this elaborate system of referral and permission ensured that citizens had little effective recourse to civil or criminal judicial procedures to remedy human rights abuses, and few legal experts had experience with the system.
Property Restitution
In August the prime minister issued a decree that offers compensation, housing, and job training for individuals displaced by development projects. Nevertheless, there were widespread reports of official corruption and a general lack of transparency in the government's process of confiscating land and moving citizens to make way for infrastructure projects. By law citizens must be compensated when they are resettled to make way for infrastructure projects, but there were complaints, including from the National Assembly, that compensation was inadequate or delayed.
In July and August, Catholic parishioners in Quang Binh Province conducted several large-scale prayer vigils as a result of a property dispute with provincial authorities regarding the ruins of the Tam Toa Church in the city of Dong Hoi.
Some members of ethnic minority groups in the Central and Northwest Highlands continued to complain that they had not received proper compensation for land confiscated to develop large-scale state-owned coffee and rubber plantations. During the year authorities forcibly relocated 20,000 households due to the construction of a large hydropower project in Son La Province. Many of those resettled said that their loss was much greater than the state's compensation. Several residents attributed the cause of the earlier demonstrations in the Central Highlands to ethnic minority frustration and discontent over policies regarding state land use.
f. Arbitrary Interference with Privacy, Family, Home, or Correspondence
The law prohibits such actions; however, the government did not respect these prohibitions in practice. Household registration and block warden systems existed for the surveillance of all citizens, although these systems were generally less intrusive than in the past. Authorities focused particular attention on persons suspected of being involved in unauthorized political or religious activities.
Forced entry into homes is not permitted without orders from the public prosecutor; however, security forces seldom followed these procedures but instead asked permission to enter homes, with an implied threat of repercussions for failure to cooperate. Police forcibly entered homes of a number of prominent dissidents, such as Nguyen Khac Toan, Nguyen Thanh Giang, Le Tran Luat, Nguyen Cong Chinh, and Do Nam Hai, and removed personal computers, cell phones, and other material.
Government authorities opened and censored targeted persons' mail; confiscated packages and letters; and monitored telephone conversations, e‑mail, text messages, and fax transmissions. The government cut the telephone lines and interrupted the cell phone and Internet service of a number of political activists and their family members.
Membership in the CPV remained a prerequisite to career advancement for all government and government‑linked organizations and businesses. However, economic diversification made membership in the CPV and CPV‑controlled mass organizations less essential to financial and social advancement.
Section 2 Respect for Civil Liberties, Including:
a. Freedom of Speech and Press
The law provides for freedom of speech and of the press; however, the government continued to restrict these freedoms, particularly with respect to speech that criticized individual government leaders, promoted political pluralism or multiparty democracy, or questioned policies on sensitive matters such as human rights, religious freedom, or border disputes with China. The line between private and public speech continued to be arbitrary.
Both the constitution and the criminal code include broad national security and antidefamation provisions that the government used to restrict freedom of speech and of the press. The criminal code defines the crimes of "sabotaging the infrastructure of Socialism," "sowing divisions between religious and nonreligious people," and "conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam" as serious offenses against national security. The criminal code also expressly forbids "taking advantage of democratic freedoms and rights to violate the interests of the State and social organizations."
Political activists and family members of prisoners were regularly and physically prevented from meeting with foreign diplomatic representatives. Tactics included setting up barriers or guards outside their residences or calling them into the local police station for random and repetitive questioning. One political activist reported that her home was defiled by animal excrement and motor oil to intimidate her from speaking out against the government.
The CPV, government, and party-controlled mass organizations controlled all print, broadcast, and electronic media. The government exercised oversight through the Ministry of Information and Communication (MIC), under the overall guidance of the Communist Party Propaganda and Education Commission. These two bodies occasionally intervened directly to dictate or censor a story. In January, for example, censors removed mention of the battle of Khe San and the word "communism" from the official translation of a foreign leader's speech. More often, however, control over media content was ensured through pervasive self-censorship, backed by the threat of dismissal and possible arrest.
Despite the continued growth of Internet blogs, the party and the government increased efforts to suppress press freedom, continuing a "rectification" campaign begun in March 2008. Reinforcing the message, in June Prime Minister Dung stated that "the press must serve as the reliable vanguard for the party, state, and people on the political and ideological front." During the year several senior media editors and reporters were fired for their reporting on corruption and criticisms of government policies, and one publication was suspended as a result of its reporting on the 30th anniversary of the brief border war with China.
On January 2, three editors of leading newspapers Thanh Nien, Tuoi Tre, and Phap Luat were dismissed from their jobs as retribution for reporting related to a large-scale corruption scandal involving the Ministry of Transportation's Project Management Unit Number 18 (PMU-18). These actions followed the October 2008 conviction of the two reporters who broke the story, Nguyen Viet Chien of Thanh Nien and Nguyen Van Hai of Tuoi Tre. Chien was sentenced to two years in prison but released during the January Tet amnesty. Hai received a two-year noncustodial "reeducation" sentence. Shortly after the arrests of Chien and Hai, the two newspapers replaced their senior editors. In August the government revoked the press cards of seven journalists from state-controlled newspapers for "lack of responsibility" in connection with their reports on the PMU-18 scandal.
In February the MPS shut down the online news portal www.timnhanh.com for disseminating political content critical of the CPV and for violating copyright laws. In April the biweekly newspaper Du Lich was suspended for three months for publishing an article on the 30th anniversary of the border war with China. In August two reporters with Tuoi Tre newspaper had their press cards revoked for "inaccuracies" in their reporting relating to corruption in 2005. Another journalist and blogger was fired in August from the Saigon Tiep Thi newspaper for his commentary and criticism of government policies.
The government continued to place tight restrictions on press stories involving disputes with China over contested territory in the South China Sea. In September Dao Duy Quat, editor in chief of the CPV Web site www.dangcongsan.vn, was fined 30 million VND (approximately $1,670) and formally reprimanded by the propaganda office for reprinting an article that originally appeared in a Chinese newspaper on China's military exercises in the South China Sea. The article appeared to endorse China's land claims to the Spratly and Paracel Islands.
The law requires journalists to pay monetary damages to individuals or organizations whose reputations were harmed as a result of journalists' reporting, even if the reports were true. Independent observers noted that the law severely limited investigative reporting. There were press reports on topics that generally were considered sensitive, such as the prosecution on corruption charges of high‑ranking CPV and government officials, as well as occasional criticism of officials and official associations. Nonetheless, the freedom to criticize the CPV and its senior leadership remained restricted.
Foreign journalists must be approved by the Foreign Ministry's press center, and they must be based in Hanoi, with the exception of one correspondent reporting solely on economic matters who lived and maintained an office in Ho Chi Minh City while officially accredited to Hanoi. Foreign journalists are required to renew their visas every three to six months, although the process was routine; there were no reports of any visa renewals being refused. The number of foreign media employees allowed was limited, and local employees who worked for foreign media also were required to register with the Foreign Ministry.
The procedure for foreign media outlets to hire local reporters and photographers and receive approval for their accreditation continued to be cumbersome. The press center nominally monitored journalists' activities and approved, on a case-by-case basis, requests for interviews, photographs, filming, or travel, which must be submitted at least five days in advance. By law foreign journalists are required to address all questions to government agencies through the Foreign Ministry, although this procedure often was ignored in practice. Foreign journalists noted that they generally did not notify the government about their travel outside of Hanoi unless it involved a story that the government would consider sensitive or they were traveling to an area considered sensitive, such as the Central Highlands.
In February the MIC tightened control over the import of foreign publications and operation of foreign publishers. Under new regulations the MIC has the authority to revoke licenses for foreign publishers, and each foreign publisher must reapply annually to maintain its license. Foreign‑language editions of some banned books were sold openly by street peddlers and in shops oriented to tourists. Foreign‑language periodicals were widely available in cities. Occasionally, the government censored articles.
The law limits satellite television access to top officials, foreigners, luxury hotels, and the press, but in practice persons throughout the country were able to access foreign programming via home satellite equipment or cable. Cable television, including foreign-origin channels, was widely available to subscribers living in urban areas.
Internet Freedom
The government allows access to the Internet through a limited number of Internet service providers (ISPs), all of which were state‑owned joint stock companies. Internet usage continued to grow throughout the year. According to the MIC, more than 25 percent of the population had access to the Internet, and according to a study by Yahoo, in large population centers close to 50 percent had access.
Blogging continued to increase rapidly. The MIC estimated that there were more than one million bloggers. In addition a number of prominent print and online news journalists maintained their own professional blogs. In several cases their blogs were considered far more controversial than their mainstream writing. In a few cases, the government fined or punished these individuals for the content of their blogs.
The number of persons who used social networking sites such as Facebook increased to well over one million, as did the number of domestic social networking sites. Early in the year, the media began reporting on the emergence of "microblogs" (e.g. Facebook's status function and Twitter) as the replacement for traditional blogs; however, the number of users was very small. In November the government ordered ISPs to block Facebook. Although the government denied it had ordered the site blocked, employees at ISPs informed the media that they had received government orders to block the site. At year's end most persons could not access Facebook.
The government forbids direct access to the Internet through foreign ISPs, requires domestic ISPs to store information transmitted on the Internet for at least 15 days, and also requires ISPs to provide technical assistance and workspace to public security agents to allow them to monitor Internet activities.
The government requires firms such as cybercafes to register the personal information of their customers and store records of Internet sites visited by customers. However, many cybercafe owners did not maintain these records. Similarly, it was not clear to what extent major ISPs complied with the many government regulations.
While citizens enjoyed increasing access to the Internet, the government monitored e‑mail, searched for sensitive key words, and regulated Internet content. They claimed that censorship of the Internet was necessary to protect citizens from pornography and other "antisocial" or "bad elements." They also claimed that efforts to limit Internet access by school-age users was intended to keep them from gaming at the expense of doing their schoolwork.
Government regulations prohibit bloggers from posting material that the government believes undermines national security or discloses state secrets, incites violence or crimes, or includes inaccurate information harming the reputation of individuals and organizations. The regulations also require global Internet companies with blogging platforms operating in the country to report to the government every six months and, if requested, to provide information about individual bloggers.
Officials construed article 88 of the criminal code, which bans "distributing propaganda against the state," to prohibit individuals from downloading and disseminating documents that the government deemed offensive. Authorities continued to detain and imprison dissidents who used the Internet to publish ideas on human rights and political pluralism.
In May Tran Huynh Duy Thuc, the blogger known as Change We Need who regularly reported on corruption in the prime minister's family, was arrested for running an illegal telephone business. Thuc was awaiting trial at year's end.
In August political bloggers Bui Thanh Hieu (also known as Wind Trader) and Me Nam (also known as Momma Mushroom) were arrested in connection with their writings and political activism. Hieu was released 10 days after his initial arrest, while Nam was detained for 12 days. She announced on her Web site that she agreed to stop blogging as a condition of her release. VietnamNet journalist Pham Doan Trang was also detained for 10 days due to her connections with Hieu and Nam. Also in August well-known journalist and prolific blogger Huy Duc was dismissed from his job with the Saigon Thiep Thi newspaper for his politically sensitive blog postings.
In October the government also closed down the Tia Sang (Ray of Light) online magazine registered under the Ministry of Science and Technology, reportedly for its previous reporting critical of the education system and on bauxite mining in the Central Highlands.
Prominent blogger and Free Journalist Club head Nguyen Hoang Hai (also known as Dieu Cay) remained in prison at year's end. His former wife was denied permission several times to meet with him, while his son was allowed one short meeting. At year's end he was reportedly being held in isolation. In September the UN Working Group on Arbitrary Detention highlighted his case, as well as the "illegal arrests" and continued persecution of a number of other Internet bloggers, including Truong Minh Duc, Pham Van Troi, Nguyen Xuan Nghia, Vu Hung, Ngo Quynh, and Pham Thanh Nghien. Tran Khai Thanh Thuy, a writer and journalist arrested in January 2008 under article 88 and subsequently released for medical treatment, was harassed several times throughout the year.
The government continued to use firewalls to block some Web sites that it deemed politically or culturally inappropriate, including sites affiliated with the Catholic Church, such as Vietcatholic.net and others operated by overseas Vietnamese political groups. The government appeared to have lifted most of its restrictions on access to the Voice of America Web site, although it continued to block Radio Free Asia (RFA) most of the time. Nevertheless, the local press occasionally wrote stories based on RFA broadcasts.
The MIC requires owners of domestic Web sites, including those operated by foreign entities, to register their sites with the government and submit their planned content and scope to the government for approval; however, enforcement remained selective.
Academic Freedom and Cultural Events
The government asserts the right to restrict academic freedom, and authorities sometimes questioned and monitored foreign field researchers. Local librarians increasingly were being trained in professional skills and international standards that supported wider international library and information exchanges and research. Foreign academic professionals temporarily working at universities in the country were allowed to discuss nonpolitical topics widely and freely in classes, but government observers regularly attended classes taught by both foreigners and nationals. Security officials occasionally questioned persons who attended programs on diplomatic premises or used diplomatic research facilities. Nevertheless, requests for materials from foreign research facilities increased. Academic publications usually reflected the views of the CPV and the government.
Members of the academic community expressed concern over a prime ministerial decree issued in July (Decision 97) that prohibits independent scientific and technical organizations from publicly criticizing party and state policy as a potentially severe restriction on academic freedom. One prominent research institution, the Institute for Development Studies, chose to disband, arguing that it could not properly function under the restrictions.
The government controlled art exhibits, music, and other cultural activities; however, it generally allowed artists broader latitude than in past years to choose the themes for their works. The government also allowed universities more autonomy over international exchanges and cooperation programs.
b. Freedom of Peaceful Assembly and Association
Freedom of Assembly
The freedom of assembly is limited by law, and the government restricted and monitored all forms of public protest or gathering. Persons wishing to gather in a group are required by law and regulation to apply for a permit, which local authorities can issue or deny arbitrarily. In practice only those arranging publicized gatherings to discuss sensitive matters appeared to require permits, and persons routinely gathered in informal groups without government interference. The government generally did not permit demonstrations that could be seen as having a political purpose. The government also restricted the right of several unregistered religious groups to gather in worship (see section 2.c.).
In July and August, large-scale prayer vigils occurred relating to a land dispute regarding the Tam Toa church ruins in Quang Binh Province. In July local authorities arrested eight parishioners in connection with the demonstrations; all had been released by September. A small mob attacked and beat two Catholic priests near the disputed site. One of the priests was pushed from a second-story window and was hospitalized. The Tam Toa prayer vigils followed similarly large demonstrations and prayer vigils that took place in January, April, August, and September 2008 at disputed Catholic properties at the former papal nuncio's residence and at the Thai Ha parish in Hanoi. Smaller demonstrations by citizens demanding redress for land rights claims frequently took place in Ho Chi Minh City and occasionally in Hanoi. Police monitored these protests but generally did not disrupt them.
Freedom of Association
The government severely restricted freedom of association. Opposition political parties were neither permitted nor tolerated. The government prohibited the legal establishment of private, independent organizations, insisting that persons work within established, party‑controlled mass organizations, usually under the aegis of the VFF. However, some entities, including unregistered religious groups, were able to operate outside of this framework with little or no government interference.
Officials unevenly implemented the 2007 Ordinance on Grassroots Democracy, which allows villagers, with the participation of local VFF representatives, to convene meetings to discuss and propose solutions to local problems and nominate candidates for local leadership. The ordinance also requires commune governments to publicize how they raise and spend funds for local economic development.
Members of Bloc 8406, a political activist group that calls for the creation of a multiparty state, continued to face harassment and imprisonment. At least 25 members of the group were in detention at year's end.
Numerous members of several other activist groups, including the DPV, the People's Democratic Party of Vietnam, and a related group, the UWFO, remained in prison at year's end. In July several DPV leaders, including Tran Anh Kim and Nguyen Tien Trung, were arrested for their political activities.
c. Freedom of Religion
The constitution and government decrees provide for freedom of worship, and improvements made in past years in overall respect for religious freedom continued during the year. The government persisted in placing restrictions on the organized activities of religious groups; however, in general restrictions were enforced less strictly than in previous years. Overall participation in religious activities continued to grow significantly.
Problems remained in the implementation of the Legal Framework on Religion. The problems occurred primarily at the local level, but in some instances the central government also delayed enforcement.
Religious groups encountered the greatest restrictions when they engaged in activities that the government perceived as political activism or a challenge to its rule. The government continued to discourage participation in an unrecognized faction of the Hoa Hao Buddhist Church. The government also restricted the activities and movement of the leadership of the unrecognized Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) and maintained that it would not recognize the organization under its existing leadership. The government remained concerned that some ethnic minority groups active in the Central Highlands were operating a self‑styled "Dega Church," which reportedly mixes religious practice with political activism and calls for ethnic minority separatism.
The government maintained a prominent role overseeing recognized religions. By law religious groups must be officially recognized or registered, and the activities and leadership of individual religious congregations must be approved by the appropriate authorities. The law mandates that the government act in a timely and transparent fashion, but the approval process for registration and recognition of religious organizations was sometimes slow and nontransparent. Nevertheless, dozens of Protestant congregations were newly registered throughout the country during the year, and one religious denomination received national registration. However, in the northern region and the Northwest Highlands, local authorities had not acted on most registration applications submitted since 2006 by more than 1,000 Protestant congregations among predominantly ethnic minority groups.
Some local authorities continued to demand that recognized religious organizations provide lists of all members of subcongregations as a precondition to registration, although this requirement is not specifically codified in the Legal Framework on Religion. Some registered congregations in the northern region and the Northwest Highlands complained that officials used such lists to keep unlisted members from participating in services or for harassment by local authorities or their agents. Annual activities by congregations also must be registered with authorities, and activities not on the accepted annual calendar require separate government approval.
Official oversight of religious groups varied widely between localities, often as a result of ignorance of national policy or varying local interpretations of the policy's intent. In general, central‑level efforts to coordinate proper implementation of the government's religious framework reduced the frequency and intensity of religious freedom violations. Nevertheless, activities of nonrecognized and unregistered religious groups remained technically illegal, and these groups occasionally experienced harassment. However, several large-scale Christmas celebrations were approved even though the organizers were largely unregistered Protestant house churches. The largest celebration was held in Ho Chi Minh City, where a reported 40,000 Christians participated, while celebrations in Hanoi, Danang, and northern Nam Dinh Province had 14,000, 4,500, and 2,500 participants, respectively.
Several "unregistered" religious gatherings were broken up or obstructed in the Northwest Highlands, amid accusations by religious practitioners that local authorities sometimes used "contract thugs" to harass or beat them. In Dien Bien there were reports that local officials encouraged Protestants to recant their faith. In Tra Vinh there were reports of repeated harassment and beatings by plainclothes "citizen brigades" at several house churches, including the Full Gospel Church. Authorities took no disciplinary action against the offenders. However, the level of harassment declined in comparison with previous years, and the vast majority of unregistered churches and temples were allowed to operate without interference.
The government actively discouraged contacts between the UBCV and its foreign supporters, although such contacts continued. Police routinely questioned some persons who were outspoken in their antigovernment political views, such as UBCV monks and certain Catholic priests. Police continued to monitor the movement of UBCV monks.
There were few credible allegations of forced renunciations in the Central and Northwest Highlands during the year.
The vast majority of Buddhists practiced their religion under the Vietnam Buddhist Sangha (VBS) Executive Council, the officially sanctioned Buddhist governing council, and generally were able to worship freely. Theravada Buddhists, who are also part of VBS and commonly members of the Khmer Krom ethnic minority, were also generally able to worship freely. The government continued to harass UBCV leadership and prevented them from conducting independent charitable activities outside their pagodas.
On June 29, a group of vigilantes attacked the meditation center and dormitories of a group of Lang Mai (Plum Village) Buddhists, who are followers of internationally renowned Zen Master Thich Nhat Hanh, inside the Bat Nha monastery compound in Lam Dong Province. The attack occurred in the presence of uniformed and plainclothes police, who did nothing to prevent it. Resident Bat Nha monks, opposed to the Lang Mai group's presence in the pagoda, isolated the group and cut off their water and electricity from June until the end of September. The National Committee for Religious Affairs (CRA) instructed local authorities to evict the Lang Mai community from the pagoda, failed to prevent the attacks and punish those involved, and appeared to favor one side in the dispute. On September 27, a large mob in coordination with plainclothes police beat and forcibly evicted approximately 150 Lang Mai monks from the Bat Nha pagoda. The monks then sought refuge at the nearby Phuoc Hue pagoda. On September 28, the remaining 200 Lang Mai nuns were also forcibly evicted and joined the monks at Phuoc Hue. In November two pagodas in Dong Nai and Lam Dong provinces petitioned the central VBS and CRA to allow them to sponsor the Plum Village monks and nuns. The CRA rejected these petitions, claiming that the Plum Village Community "failed to obey the law" and "caused disunity" among Buddhists, and it ordered the Lam Dong provincial VBS to force the monks and nuns to disband and return to their home provinces by December 31. Another group of 21 Lang Mai monks and nuns were forcibly evicted from a pagoda in Khanh Hoa Province on November 29. One senior monk was under house arrest in Khanh Hoa, and another was reported to be in hiding. The provincial VBS had not taken action by the end of the year, and the Plum Village Community continued to seek refuge at the Phuoc Hue pagoda.
Senior UBCV leaders remained under police surveillance at their pagodas and reported limited ability to travel within the country. Thich Quang Do and Thich Khong Thanh were able to attend the funeral of the UBCV patriarch in July 2008, and other UBCV leaders were allowed to attend a ceremony marking the one-year anniversary of the passing of the patriarch without incident.
Hoa Hao monks and believers following the government‑approved Hoa Hao Administrative Council were allowed to practice their faith. Monks and followers who belonged to dissident groups or declined to recognize the authority of the council suffered restrictions.
The Catholic Church reported that the government continued to ease restrictions on assignment of new clergy and did not object to the installation of three new bishops during the year. The Church discussed establishing additional seminaries with the government and expanded its pastoral works program. On February 16-17, the government and the Vatican held their first round of discussions in Hanoi under a newly created "Joint Vietnam-Holy See Working Group" on reestablishing diplomatic relations. On December 11, State President Nguyen Minh Triet met with Pope Benedict XVI in the Vatican for a meeting that the Vatican characterized as "a significant stage in the progress of bilateral relations with Vietnam."
A number of Catholic clergy reported a continued easing of government control over activities in certain dioceses outside of Hanoi. In many places local government officials allowed the Catholic Church to conduct religious education classes (outside regular school hours) and charitable activities. The Ho Chi Minh City government continued to facilitate certain charitable activities of the Church in combating HIV/AIDS; however, educational activities and legal permits for some Catholic charities to operate as NGOs remained suspended.
Local officials informally discouraged some clergy from traveling domestically, even within their own provinces, especially when travel to ethnic minority areas was involved. The Catholic archbishop of Hanoi was restricted in his official travels to ethnic minority areas in the north.
Despite some reports of discrimination against Catholic students, authorities denied that the government has a policy of limiting access to education based on religious belief.
Religious organizations were not allowed to operate schools independently. Foreign missionaries may not operate openly as religious workers in the country, although many undertook humanitarian or development activities with government approval and met with registered congregations.
The government generally required religious publishing to be done through a government‑owned religious publishing house; however, some religious groups were able to copy their own materials or import them, subject to government approval. The government allowed the printing and importation of some religious texts, including in ethnic minority languages.
Societal Abuses and Discrimination
There were few instances of societal violence based on religious affiliation, belief, or practice during the year. Members of minority religious groups experienced little or no societal discrimination. There are small Jewish expatriate communities in Hanoi and Ho Chi Minh City, with a permanent Chabad-Lubavitch center in Ho Chi Minh City. There were no reports of anti‑Semitic acts.
For a more detailed discussion, see the 2009 International Religious Freedom Report at www.state.gov/g/drl/rls/irf/.
d. Freedom of Movement, Internally Displaced Persons, Protection of Refugees, and Stateless Persons
The constitution provides for freedom of movement within the country, foreign travel, emigration, and repatriation; however, the government imposed some limits on freedom of movement for certain individuals. The government generally cooperated with the Office of the UN High Commissioner for Refugees (UNHCR) and other humanitarian organizations in providing protection and assistance to internally displaced persons, refugees, returning refugees, asylum seekers, stateless persons, and other persons of concern.
Several political dissidents, amnestied with probation or under house arrest, were subject to official restrictions on their movements, but police allowed them to venture from their homes under surveillance. Although their probation ended during the year, authorities prohibited dissidents Nguyen Khac Toan and Tran Khai Thanh Thuy from receiving a passport and traveling overseas. Attorney Le Quoc Quan and journalist Nguyen Vu Binh were allowed to travel within the country but continued to face restrictions on their ability to travel overseas. In July authorities prevented a member of the Democracy Writers of Dalat from leaving the country due to national security provisions.
A government restriction regarding travel to certain areas remained in effect. It requires citizens and resident foreigners to obtain a permit to visit border areas, defense facilities, industrial zones involved in national defense, areas of "national strategic storage," and "works of extreme importance for political, economic, cultural, and social purposes."
The 2007 Law on Residence was not broadly implemented, and migration from rural areas to cities continued unabated. However, moving without permission hampered persons seeking legal residence permits, public education, and health-care benefits.
Foreign passport holders must register to stay in private homes, although there were no known cases of local authorities refusing to allow foreign visitors to stay with friends and family. Citizens were also required to register with local police when staying overnight in any location outside of their own homes; the government appeared to enforce these requirements more strictly in some districts of the Central and Northern Highlands.
Officials occasionally delayed citizens' access to passports in order to extort bribes, but prospective emigrants rarely encountered difficulties obtaining a passport.
The law does not provide for forced internal or external exile, and the government did not use it.
The government generally permitted citizens who had emigrated abroad to return to visit. However, the government refused to allow certain activists living abroad to return. Known overseas Vietnamese political activists were denied entrance visas or were detained and deported after entering the country.
By law the government considers anyone born to at least one Vietnamese citizen parent to be a citizen; there are also provisions for persons who do not have a Vietnamese-citizen parent to acquire Vietnamese citizenship under certain conditions. Emigrants who acquire another country's citizenship are generally considered Vietnamese citizens unless they formally renounce their Vietnamese citizenship. However, in practice the government treated overseas Vietnamese as citizens of their adopted country and did not permit them to use Vietnamese passports after they acquired other citizenship. Legislation passed in 2008 sought to clarify this apparent discrepancy by allowing for dual citizenship. The government generally encouraged visits and investment by such persons but sometimes monitored them carefully. During the year the government continued to liberalize travel restrictions for overseas Vietnamese.
The government continued to honor a tripartite memorandum of understanding signed with the government of Cambodia and the UNHCR to facilitate the return from Cambodia of all ethnic Vietnamese who did not qualify for third‑country resettlement.
Local government authorities observed but did not hinder fact‑finding and monitoring visits by UNHCR and foreign diplomatic representatives to the Central Highlands. The UNHCR reported that it was able to meet with returnees in private. Foreign diplomats experienced some resistance from lower‑level officials in permitting private interviews of returnees. As in previous years, local police officials sometimes were present during foreign diplomat interviews with returnees but left when asked. Provincial governments generally continued to honor their obligations to reintegrate peacefully ethnic minority returnees from Cambodia.
The UNHCR, which conducted several monitoring trips throughout the year, reported that conditions for ethnic minorities in the Central Highlands had improved markedly since the 2001 and 2004 crackdowns, stating that there was "no perceptible evidence of mistreatment" of any of the ethnic minority individuals it monitored in the Central Highlands.
Protection of Refugees
The country is not a signatory to the 1951 Convention relating to the Status of Refugees and its 1967 protocol, and the law does not provide for the granting of asylum or refugee status. The government has not established a system for providing protection to refugees and did not grant refugee status or asylum. Government regulations and policy do not explicitly provide protection against the expulsion or return of persons where their lives or freedom would be threatened on account of their race, religion, nationality, membership in a particular social group, or political opinion; however, there were no such reported cases during the year.
Stateless Persons
The country's largest stateless group consisted of approximately 9,500 Cambodian residents who sought refuge in Vietnam in the 1970s and were denied the right to return by the government of Cambodia, which asserted that no proof existed that these individuals had ever possessed Cambodian citizenship. Almost all were ethnic Chinese or Vietnamese who were initially settled in four refugee camps in and around Ho Chi Minh City. When humanitarian assistance in these camps ceased in 1994, an estimated 7,000 refugees left the camps in search of work and opportunities in Ho Chi Minh City and the surrounding area. A further 2,300 remained in four villages in which the camps once operated. Many had children and grandchildren born in Vietnam, but neither the original refugees nor their children enjoyed the same rights as Vietnamese citizens, including the right to own property, comparable access to education, and public medical care. Citizenship of children is derived from their parents. In 2007 the UNHCR and the government of Vietnam developed a plan calling for a full survey and Vietnamese naturalization of these stateless individuals; the survey and naturalization continued and were expected to be completed before the end of 2010. By year's end 1,800 applications for naturalization had been submitted to the Office of the President for final approval.
The government resolved earlier problems of statelessness due to involuntary denationalization of its citizens, such as women who married foreigners, by implementing new legislation passed in November 2008 allowing dual citizenship. This group typically consisted of women who married Chinese, Korean, or Taiwanese men. Previously the women had to renounce their Vietnamese citizenship to apply for foreign citizenship, but before gaining foreign citizenship, they divorced their husbands and returned to Vietnam without possessing any citizenship or supporting documentation. The UNHCR worked with the government and the international community to address other aspects of this problem.
The Vietnam Women's Union continued to work with the government of South Korea to address international marriage brokering and premarriage counseling, including education on immigration and citizenship regulations. Some domestic and international NGOs provided assistance.
Section 3 Respect for Political Rights: The Right of Citizens to Change Their Government
The constitution does not provide for the right of citizens to change their government peacefully, and citizens could not freely choose and change the laws and officials that govern them.
Elections and Political Participation
The most recent elections to select members of the National Assembly were held in 2007. The elections were neither free nor fair, since all candidates were chosen and vetted by the VFF. Despite the CPV's early announcement that a greater number of "independent" candidates (those not linked to a certain organization or group) would run in the elections, the ratio of independents was only slightly higher than that of the 2002 election. The CPV approved 30 "self-nominated" candidates, who did not have official government backing but were given the opportunity to run for office. There were credible reports that party officials pressured many self-nominated candidates to withdraw or found such candidates "ineligible" to run.
According to the government, more than 99 percent of the 56 million eligible voters cast ballots in the election, a figure that international observers considered improbably high. Voters were permitted to cast ballots by proxy, and local authorities were charged with ensuring that all eligible voters cast ballots by organizing group voting and that all voters within their jurisdiction were recorded as having voted. This practice was seen as having greatly detracted from the transparency and fairness of the process.
In the 2007 election, CPV leaders--Prime Minister Nguyen Tan Dung, Party Chief Nong Duc Manh, President Nguyen Minh Triet, and National Assembly Chairman Nguyen Phu Trong--retained their seats. CPV candidates took 450 of 493 seats. Only one of the 30 self-nominated candidates won.
The National Assembly, although subject to the control of the CPV (all of its senior leaders and more than 90 percent of its members were party members), continued to take incremental steps to assert itself as a legislative body. The National Assembly publicly criticized socioeconomic policies, corruption, the government's handling of inflation, and the plan to mine bauxite in the Central Highlands. Assembly sessions were televised live countrywide. Some legislators also indirectly criticized the CPV's preeminent position in society.
All authority and political power is vested in the CPV, and the constitution recognizes the leadership of the CPV. Political opposition movements and other political parties are illegal. The CPV Politburo functioned as the supreme decision‑making body in the country, although technically it reports to the CPV Central Committee.
The government continued to restrict public debate and criticism severely. No public challenge to the legitimacy of the one‑party state was permitted; however, there were instances of unsanctioned letters critical of government policy from private citizens, including some former senior party members. The most prominent of these involved widely publicized letters from General Vo Nguyen Giap criticizing the government's decision to allow substantial foreign investment in bauxite-mining projects in the Central Highlands. The government continued to crack down on the small opposition political groupings established in 2006, and members of these groups faced arrests and arbitrary detentions.
(Source: http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2009/eap/136015.htm)
...
Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor
March 11, 2010
The Socialist Republic of Vietnam, with a population of approximately 87 million, is an authoritarian state ruled by the Communist Party of Vietnam (CPV). The most recent National Assembly elections, held in 2007, were neither free nor fair, since all candidates were vetted by the CPV's Vietnam Fatherland Front (VFF), an umbrella group that monitored the country's mass organizations. Civilian authorities generally maintained effective control of the security forces.
The government's human rights record remained a problem. Citizens could not change their government, and political opposition movements were prohibited. During the year the government increased its suppression of dissent, arresting several political activists and convicting others arrested in 2008. Several editors and reporters from prominent newspapers were fired for reporting on official corruption and outside blogging on political topics, and bloggers were detained and arrested for criticizing the government. Police commonly mistreated suspects during arrest or detention. Prison conditions were often austere. Although professionalism in the police force improved, corruption remained a significant problem, and members of the police sometimes acted with impunity. Individuals were arbitrarily detained for political activities and denied the right to fair and expeditious trials. The government continued to limit citizens' privacy rights and tightened controls over the press and freedom of speech, assembly, movement, and association. The government maintained its prohibition of independent human rights organizations. Violence and discrimination against women as well as trafficking in persons continued to be significant problems, despite laws and government efforts to combat such practice. Some ethnic minority groups suffered societal discrimination. The government limited workers' rights to form and join independent unions.
RESPECT FOR HUMAN RIGHTS
Section 1 Respect for the Integrity of the Person, Including Freedom From:
a. Arbitrary or Unlawful Deprivation of Life
There were no reports that the government or its agents committed arbitrary or unlawful killings. Unlike in previous years, there were no reports of deaths in custody.
There were no developments in the case of Y Ben Hdok, a Montagnard from Dak Lak who died while in detention in May 2008.
b. Disappearance
There were no reports of politically motivated disappearances.
There were no developments in the case of Thich Tri Khai, a monk from the unregistered Unified Buddhist Church of Vietnam, whom police arrested in 2008.
c. Torture and Other Cruel, Inhuman, or Degrading Treatment or Punishment
The law prohibits physical abuse; however, police commonly mistreated suspects physically during arrest or detention. Incidents of police harassment were reported in the provinces of Dak Lak, Dien Bien, Gia Lai, Ha Giang, Lai Chau, Nghe An, Son La, Thai Binh, Thanh Hoa, and Tra Vinh. Some incidents were related to unrecognized Protestant churches that were seeking to hold services in these provinces. Land-rights protesters in Ho Chi Minh City and several Mekong Delta provinces also reported harassment from local authorities. Most incidents between ethnic minorities and local authorities involved land, money, or domestic disputes.
In contrast with 2008, there were no reports that the government committed activists involuntarily to mental hospitals as a tactic to quell dissent.
The Open Society Institute reported that more than 50,000 drug users were being held in forced detoxification drug treatment camps.
Prison and Detention Center Conditions
Prison conditions could be austere but generally did not threaten the lives of prisoners. Overcrowding, insufficient diet, lack of clean drinking water, and poor sanitation remained serious problems. Prisoners generally were required to work but received no wages. Foreign diplomats observed Spartan but clean living areas and generally acceptable labor conditions during a May visit to Nam Ha Prison in Ha Nam Province. Prisoners sometimes were moved to solitary confinement, where they were deprived of reading and writing materials for periods of up to several months. Family members made credible claims that prisoners received better benefits by paying bribes to prison officials.
Prisoners had access to basic health care, with additional medical services available at district or provincial hospitals. However, in many cases officials obstructed family members from providing medication to prisoners. Family members of one activist who experienced eye problems while in a prison in Thanh Hoa Province and family members of another activist who had a stroke while in prison in Ha Nam Province both claimed that medical treatment was inadequate, resulting in greater long-term health complications.
Prison authorities returned Father Nguyen Van Ly's Bible to him and allowed him to read party-sanctioned newspapers and watch television. However, he was in poor health after suffering two strokes in prison in July and November. After the second and more severe stroke, he was moved to a hospital administered by the Ministry of Public Security (MPS) near Hanoi. Following treatment, he was returned to the prison facility in Ha Nam, where he remained at year's end.
The total number of prisoners and detainees was not publicly available. Pretrial detainees were held separately from convicted prisoners. By regulation and practice, juveniles were held separately from adults in prison, but on rare occasions they were held with adults in detention for short periods of time due to availability of space in detention facilities. By regulation men and women were held separately. Political prisoners were typically sent to specially designated prisons that also held other convicts, and in most cases most political prisoners were kept separate from nonpolitical prisoners. Some high-profile political prisoners were kept in complete isolation from all other prisoners.
Authorities allowed foreign diplomats and a foreign delegation to make limited prison visits and meet with prisoners in various prisons.
d. Arbitrary Arrest or Detention
The criminal code allows the government to detain persons without charges indefinitely under vague "national security" provisions such as articles 84, 88, and 258. The government also arrested and detained indefinitely individuals under other legal provisions. Authorities subjected several dissidents throughout the country to administrative detention or house arrest.
Role of the Police and Security Apparatus
Internal security is the responsibility of the MPS; however, in some remote areas, the military is the primary government agency and provides public safety functions, including maintaining public order in the event of civil unrest. The MPS controls the police, a special national security investigative agency, and other internal security units. It also maintains a system of household registration and block wardens to monitor the population. While this system has generally become less intrusive, it continued to be used to monitor those suspected of engaging, or likely to engage, in unauthorized political activities. Credible reports suggested that local police forces used "contract thugs" and "citizen brigades" to harass and beat political activists and others, including religious worshippers, perceived as "undesirable" or a "threat" to public security.
Police organizations exist at the provincial, district, and local levels and are subject to the authority of people's committees at each level. The police were generally effective at maintaining political stability and public order, but police capabilities, especially investigative, were generally very low. Police training and resources were inadequate.
Corruption among police remained a significant problem at all levels, and members of the police sometimes acted with impunity. Internal police oversight structures existed but were subject to political influence. The government cooperated with several foreign governments in a program for provincial police and prison management officials to improve the professionalism of security forces.
Arrest Procedures and Treatment While in Detention
The criminal code outlines the process by which individuals are taken into custody and treated until they are brought before a court or other tribunal for judgment. The Supreme People's Procuracy (the public prosecutor's office) issues arrest warrants, generally at the request of police. However, police may make an arrest without a warrant on the basis of a complaint filed by any person. The procuracy issues retroactive warrants in such cases. The procuracy must issue a decision to initiate a formal criminal investigation of a detainee within nine days; otherwise, police must release the suspect. In practice the nine-day regulation was often circumvented.
The investigative period typically lasted from three months for less serious offenses (punishable by up to three years' imprisonment) to 16 months for exceptionally serious offenses (punishable by more than 15 years' imprisonment or capital punishment) to more than two years for national security cases. However, at times investigations could be prolonged indefinitely. The criminal code further permits the procuracy to request additional two-month periods of detention after an investigation to consider whether to prosecute a detainee or ask the police to investigate further. Investigators sometimes used physical isolation, excessively lengthy interrogation sessions, and sleep deprivation to compel detainees to confess.
By law detainees are permitted access to lawyers from the time of their detention; however, authorities used bureaucratic delays to deny access to legal counsel. In cases investigated under broad national security laws, authorities often delayed defense lawyers' access to clients until an investigation had ended and the suspect had been formally charged with a crime. Under the regulations, investigations can be continued and access to counsel denied for more than two years. In addition, a scarcity of trained lawyers and insufficient protection of defendant rights made prompt detainee access to an attorney rare. In practice only juveniles and persons formally charged with capital crimes were assigned lawyers.
Attorneys must be informed of and allowed to attend interrogations of their clients. However, a defendant first must request the presence of a lawyer, and it was unclear whether authorities always informed defendants of this right. Attorneys also must be given access to case files and be permitted to make copies of documents. Attorneys were sometimes able to exercise these rights.
Police generally informed families of detainees' whereabouts, but family members could visit a detainee only with the permission of the investigator, and this permission was not regularly granted. During the investigative period, authorities frequently did not allow detainees access to family members, especially in national security cases. Prior to a formal indictment, detainees also have the right to notify family members. However, a number of detainees suspected of national security violations were held incommunicado. At year's end some persons arrested for more than a year had not been seen by family members or a lawyer, nor had they been formally charged with crimes.
There is no functioning bail system or equivalent system of conditional release. Time spent in pretrial detention counts toward time served upon conviction and sentencing.
Courts may sentence persons to administrative detention of up to five years after completion of a sentence. In addition police or mass organizations can propose that one of five "administrative measures" be imposed by people's committee chairpersons at district and provincial levels without a trial. The measures include terms ranging from six to 24 months in either juvenile reformatories or adult detention centers and generally were applied to repeat offenders with a record of minor offenses, such as committing petty theft or "humiliating other persons." Chairpersons may also impose terms of "administrative probation," which generally was some form of restriction on movement and travel. Authorities continued to punish some individuals using vaguely worded national security provisions in the criminal code.
Arbitrary detentions, particularly for political activists, remained a problem. The government used decrees, ordinances, and other measures to detain activists for the peaceful expression of opposing political views. During the year authorities arrested several individuals for violating article 88, which prohibits the "distribution of propaganda against the state." Those charged with violating article 88 typically received sentences of up to five years in prison. While several activists received reduced prison sentences after they appealed, others had their original sentences reaffirmed during appeals.
There were continued reports that government officials in the Central and Northwest Highlands temporarily detained ethnic minority individuals for communicating with the ethnic minority community abroad during the year.
As in 2008, peaceful land rights protests in Ho Chi Minh City and Hanoi resulted in the temporary detention and surveillance of several organizers, although the government handled the dispersal of these protests without significant violence.
Religious and political activists also were subject to varying degrees of informal detention in their residences. In Ho Chi Minh City, prominent activists Nguyen Dan Que and Do Nam Hai remained under house arrest.
Amnesty
In advance of the Tet holiday and in honor of National Day, the central government amnestied approximately 20,000 prisoners, the overwhelming majority of whom had ordinary criminal convictions.
The Tet amnesty included well-known journalist Nguyen Viet Chien, People's Democratic Party activist Tran Thi Le Hang, and land rights protester Dang Tien Thong, as well as four Khmer Krom Buddhist monks (Kim Moeun, Danh Tol, Thach Thuong, and Ly Hoang) convicted for their involvement in land protests in 2007. The National Day amnesty included Nguyen Huu Hai and Nguyen Hong Son, both affiliated with an unrecognized branch of Cao Daiism. Cambodian police arrested Hai and Son in 2004 for protesting the Vietnamese delegation at an Association of Southeast Asian Nations Inter-Parliamentary Organization meeting in Phnom Penh. They were expelled to Vietnam later in 2004 and convicted of "fleeing abroad to oppose the government" and "propagating documents against the Vietnamese Government to incite demonstrations and riots."
More than 100 Montagnards from the Central Highlands convicted for violating national security laws in 2001 and 2004 were reportedly released during the year, including 11 during the September National Day amnesty.
e. Denial of Fair Public Trial
The law provides for the independence of judges and lay assessors; however, in practice the CPV controlled the courts at all levels through its effective control over judicial appointments and other mechanisms. In many cases the CPV determined verdicts. Most, if not all, judges were members of the CPV and were chosen at least in part for their political views. As in past years, the judicial system was strongly distorted by political influence, endemic corruption, and inefficiency. CPV influence was particularly notable in high-profile cases and other instances in which a person was charged with challenging or harming the CPV or the state. In July and August, national television showed videotaped police confessions of several political activists arrested earlier in the year, including attorney Le Cong Dinh. The confessions were shown before their trials and in some cases before they were formally charged.
The judiciary consists of the Supreme People's Court (SPC); provincial and district people's courts; military tribunals; administrative, economic, and labor courts; and other tribunals established by law. Each district has a people's court, which serves as the court of first instance for most domestic, civil, and criminal cases. Each province also has a people's court, which serves as the appellate forum for district court cases. The SPC, which reports to the National Assembly, is the highest court of appeal and review. Administrative courts adjudicate complaints by citizens about official abuse and corruption. There are also special committees to help resolve local disputes.
Military tribunals, although funded by the Ministry of Defense, operate under the same rules as other courts. The head of the military tribunal system is the deputy head of the SPC. Military tribunal judges and assessors are military personnel chosen jointly by the SPC and the ministry but supervised by the SPC. The law gives military courts jurisdiction over all criminal cases involving military entities, including military‑owned enterprises. The military has the option of using the administrative, economic, or labor courts for civil cases.
Courts of first instance at district and provincial levels include judges and lay assessors, but provincial appeals courts and the SPC are composed of judges only. People's councils appoint lay assessors from a pool of candidates suggested by the VFF. Lay assessors are required to have "high moral standards," but legal training is not required, and their role is largely symbolic.
There was a shortage of trained lawyers and judges. Low judicial salaries hindered efforts to develop a trained judiciary. The few judges who had formal legal training often had studied abroad only in countries with communist legal traditions. The government continued to participate in training programs to address the problem of inadequately trained judges and other court officials.
In May the Vietnam Bar Federation (VBF), a national professional association representing practicing attorneys, was formed pursuant to a prime ministerial decision in January 2008 to implement the 2005 Law on Lawyers. The VBF falls under the VFF and closely coordinated with the Ministry of Justice and the Vietnam Lawyers Association. The VBF acted as an umbrella association overseeing the functions of local bar associations, and it began developing a professional code of conduct for lawyers.
Trial Procedures
The constitution provides that citizens are innocent until proven guilty; however, many lawyers complained that judges generally presumed guilt. Trials generally were open to the public, but in sensitive cases judges closed trials or strictly limited attendance. Juries are not used. Defendants have the right to be present and have a lawyer at trial, although not necessarily the lawyer of their choice, and this right was generally upheld in practice. Defendants unable to afford a lawyer generally were provided one only in cases of involvement of a juvenile offender or of possible sentences of life imprisonment or capital punishment. The defendant or the defense lawyer has the right to cross‑examine witnesses; however, there were cases in which neither defendants nor their lawyers were allowed to have access to government evidence in advance of the trial, cross‑examine witnesses, or challenge statements. Defense lawyers commonly had little time before trials to examine evidence against their clients. Convicted persons have the right to appeal. District and provincial courts did not publish their proceedings. The SPC continued to publish the proceedings of all cases it reviewed.
There continued to be credible reports that authorities pressured defense lawyers not to take as clients any religious or democracy activists facing trial, and several lawyers who took these cases faced harassment and arrest, such as attorneys Le Cong Dinh and Le Tran Luat. MPS spokesmen partially attributed Dinh's arrest to his defense of political dissidents in court.
The public prosecutor brings charges against an accused person and serves as prosecutor during trials. Earlier reforms to the criminal procedures code were intended to move courtroom procedures towards an "adversarial" system, in which prosecutors and defense lawyers advocate for their respective sides. Implementation differed from one province to another.
In March government officials allowed several foreign diplomats to attend the joint appellate trial of eight Thai Ha defendants (see Political Prisoners and Detainees).
Political Prisoners and Detainees
There were no precise estimates of the number of political prisoners. The government held at least 60 political detainees at year's end, although some international observers claimed the number ranged into the hundreds. The government claimed it held no political prisoners, only lawbreakers.
On January 15, Mennonite pastor Nguyen Thi Hong was sentenced to three years in prison for "abusing trust to appropriate property" related to unpaid debts owed by her deceased husband, even though the debt had been paid and the plaintiff's family withdrew their complaint.
In May two foreigners were arrested and later deported for their alleged connections with the Viet Tan Party, and in July another foreigner was arrested and later deported for his alleged connections with the Democratic Party of Vietnam (DPV).
In June prominent attorney Le Cong Dinh was arrested for posting editorials on the BBC in Vietnamese and elsewhere that were critical of the government and for defending prominent human rights defenders, such as Le Thi Cong Nhan, Nguyen Van Dai, and blogger Dieu Cay. Later the government claimed that Dinh and Tran Huynh Duy Thuc were involved in a complex plot with overseas elements to overthrow the government. Dinh and Thuc were originally accused of "propagandizing against the state" under article 88, but on December 22, state-run media reported that they would be tried under article 79, a national security provision reserved for "organizers, instigators, and active participants" of antistate activities that typically carries more severe penalties, ranging from 12 to 20 years in prison to the death sentence. An associate of Thuc, Le Thang Long, also faced charges under article 79. Other associates, including Tran Thi Thu and Le Thi Thu Thu, were reportedly detained in June, but according to media reports they would not face trial.
On December 28, Tran Anh Kim, a former army colonel turned dissident blogger who worked as the North Vietnam representative for the banned political movement Bloc 8406 and was a DPV leader, was sentenced under article 79 to five years and six months in prison, followed by three years' probation. Kim and Nguyen Tien Trung, a DPV leader and cofounder of the Viet Youth for Democracy, were arrested in July for violating article 88; their charges also were elevated to the more serious article 79. In August state-run media broadcast "confessions" from Dinh, Thuc, Trung, and Kim claiming that they had jointly conspired to overthrow the government. They were awaiting trial at year's end.
Phung Quang Quyen, a member of the For the People Party (FPP) and the DPV, was released from prison in January but rearrested in September for the third time for violating his administrative probation by covertly traveling to Cambodia to meet with FPP leadership. Three other individuals affiliated with the DPV were also arrested: Truong Van Kim, Duong Au, and Truong Thi Tam. They were charged with violating article 91 of the penal code (fleeing to a foreign country to oppose the government) and were awaiting trial at year's end.
Le Thi Kim Thu, a land-rights activist arrested in August 2008 and later convicted and sentenced to 18 months' imprisonment under article 88 in November 2008, was released three months early in November for good behavior.
Authorities also detained and imprisoned persons who used the Internet to publish ideas on human rights, government policies, and political pluralism (see section 2.a., Internet Freedom).
In January People's Democratic Party member Huyen Nguyen Dao was released after completing his full sentence.
In February Trinh Quoc Thao, a member of the Group of Vietnamese Patriots, was released after completing his two-year sentence for "propagandizing against the government."
In April land rights activist and Bloc 8406 member Ho Thi Bich Khuong was released after completing her full sentence.
There were reports that during the year more than 100 Montagnards from the Central Highlands convicted of violating national security laws relating to protests in the Central Highlands in 2001 and 2004 were released.
In September Bloc 8406 and Bach Dang Giang member Nguyen Ngoc Quang was released after having served his three-year prison term for distributing prodemocracy articles and documents on the Internet.
In September land rights activists Luong Van Sinh and Luu Quoc Quan were released from prison after having served their full sentences for demonstrating without a permit and propagandizing against the government.
At the end of November, Tran Cong Minh, a member of the People's Action Party, was released from prison after completing his 13-year sentence. Minh was arrested in 1996 when he and 18 others attempted to cross from Cambodia to Thailand to meet with leaders of the People's Action Party. Minh was transferred to Vietnam and put on trial in 1999.
Nguyen Khac Toan's administrative probation ended in January and Pham Hong Son's in August.
There were no developments reported in the case of the April 2008 detention and arrest of individuals suspected of organizing demonstrations by ethnic minority groups protesting local land use policies in the Central Highlands.
In February Nguyen Thi Cam Hong, a land rights protester from Long An Province arrested in 2008, was convicted and sentenced to 18 months' imprisonment for violating article 88.
In March eight participants arrested in the prayer vigils in Thai Ha parish lost an appeal contesting their December 2008 convictions of disturbing public order and destroying public property.
In four separate trials on October 6-9, nine dissidents affiliated with Bloc 8406 and detained in August-September 2008, were sentenced to jail terms ranging from two to six years for violating article 88. Seven of the nine had displayed banners in Hanoi, Haiphong, and Hai Duong that criticized the Communist Party and advocated multiparty democracy. The remaining two were convicted for their blogging, which the prosecution claimed slandered the government and the CPV. All but one was represented by counsel, but most family members were barred from attending the trials. Vu Van Hung and Tran Duc Thach were tried separately in Hanoi and sentenced to three years in prison with an additional three years of administrative probation. Pham Van Troi, also tried in Hanoi, was sentenced to four years' imprisonment and an additional four years of administrative probation. The remaining six dissidents were tried jointly in Haiphong. Nguyen Xuan Nghia received a six-year sentence plus three years of administrative probation. Nguyen Van Tuc was sentenced to four years in prison followed by three years' administrative probation. Nguyen Van Tinh and former party member Nguyen Manh Son were both sentenced to three years and six months in prison followed by three years' administrative probation. College student Ngo Quynh was given a three-year prison sentence followed by three years' administrative probation. Nguyen Kim Nhan was sentenced to two years' imprisonment and two years' administrative probation. Several foreign diplomats and media were permitted to attend three of the four trials. At year's end Pham Thanh Nghien, affiliated with the nine that were convicted, remained in detention without being charged.
Dissident author Tran Khai Thanh Thuy remained in detention in Hanoi pending trial on assault charges stemming from an October 8 incident in which she and her husband, Do Ba Tan, were attacked by unidentified individuals. Thuy was struck in the head with a brick but was herself charged with assault. Earlier on the same day, authorities stopped Thuy from travelling to Haiphong to attend the trial of the six Bloc 8406 activists. Police forcibly took Thuy back to Hanoi and ordered her to stay home indefinitely. On the previous day, October 7, police harassed Thuy after she joined the family of Vu Van Hung outside the site of his trial. In 2007 Thuy was jailed for nine months but was released in January 2008 after she was convicted of "disturbing the public order" and sentenced to time served.
Several high-profile dissidents remained in prison, including Catholic priest Nguyen Van Ly and human rights attorneys Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan.
Several of approximately 30 activists arrested in 2006-07 remained under investigation and under administrative detention without being formally charged.
Several political dissidents affiliated with outlawed political organizations, including Bloc 8406, the People's Democratic Party, People's Action Party, Free Vietnam Organization, DPV, the United Workers and Farmers Organization (UWFO), and others, remained in prison or under house arrest in various locations.
International nongovernmental organizations (NGOs) estimated that several hundred ethnic minority demonstrators associated with the 2004 Central Highlands protests remained in prison.
Civil Judicial Procedures and Remedies
There is no clear or effective mechanism for pursuing a civil action to redress or remedy abuses committed by authorities. Civil suits are heard by administrative courts, civil courts, and criminal courts, all of which follow the same procedures as in criminal cases and are adjudicated by members of the same body of judges and lay assessors. All three levels were subject to the same problems of corruption, lack of independence, and inexperience.
By law a citizen seeking to press a complaint regarding a human rights violation by a civil servant is required first to petition the officer accused of committing the violation for permission to refer the complaint to the administrative courts. If a petition is refused, the citizen may refer it to the officer's superior. If the officer or his superior agrees to allow the complaint to be heard, the matter is taken up by the administrative courts. If the administrative courts agree that the case should be pursued, it is referred either to the civil courts for suits involving physical injury seeking redress of less than 20 percent of health-care costs resulting from the alleged abuse, or to the criminal courts for redress of more than 20 percent of such costs. In practice this elaborate system of referral and permission ensured that citizens had little effective recourse to civil or criminal judicial procedures to remedy human rights abuses, and few legal experts had experience with the system.
Property Restitution
In August the prime minister issued a decree that offers compensation, housing, and job training for individuals displaced by development projects. Nevertheless, there were widespread reports of official corruption and a general lack of transparency in the government's process of confiscating land and moving citizens to make way for infrastructure projects. By law citizens must be compensated when they are resettled to make way for infrastructure projects, but there were complaints, including from the National Assembly, that compensation was inadequate or delayed.
In July and August, Catholic parishioners in Quang Binh Province conducted several large-scale prayer vigils as a result of a property dispute with provincial authorities regarding the ruins of the Tam Toa Church in the city of Dong Hoi.
Some members of ethnic minority groups in the Central and Northwest Highlands continued to complain that they had not received proper compensation for land confiscated to develop large-scale state-owned coffee and rubber plantations. During the year authorities forcibly relocated 20,000 households due to the construction of a large hydropower project in Son La Province. Many of those resettled said that their loss was much greater than the state's compensation. Several residents attributed the cause of the earlier demonstrations in the Central Highlands to ethnic minority frustration and discontent over policies regarding state land use.
f. Arbitrary Interference with Privacy, Family, Home, or Correspondence
The law prohibits such actions; however, the government did not respect these prohibitions in practice. Household registration and block warden systems existed for the surveillance of all citizens, although these systems were generally less intrusive than in the past. Authorities focused particular attention on persons suspected of being involved in unauthorized political or religious activities.
Forced entry into homes is not permitted without orders from the public prosecutor; however, security forces seldom followed these procedures but instead asked permission to enter homes, with an implied threat of repercussions for failure to cooperate. Police forcibly entered homes of a number of prominent dissidents, such as Nguyen Khac Toan, Nguyen Thanh Giang, Le Tran Luat, Nguyen Cong Chinh, and Do Nam Hai, and removed personal computers, cell phones, and other material.
Government authorities opened and censored targeted persons' mail; confiscated packages and letters; and monitored telephone conversations, e‑mail, text messages, and fax transmissions. The government cut the telephone lines and interrupted the cell phone and Internet service of a number of political activists and their family members.
Membership in the CPV remained a prerequisite to career advancement for all government and government‑linked organizations and businesses. However, economic diversification made membership in the CPV and CPV‑controlled mass organizations less essential to financial and social advancement.
Section 2 Respect for Civil Liberties, Including:
a. Freedom of Speech and Press
The law provides for freedom of speech and of the press; however, the government continued to restrict these freedoms, particularly with respect to speech that criticized individual government leaders, promoted political pluralism or multiparty democracy, or questioned policies on sensitive matters such as human rights, religious freedom, or border disputes with China. The line between private and public speech continued to be arbitrary.
Both the constitution and the criminal code include broad national security and antidefamation provisions that the government used to restrict freedom of speech and of the press. The criminal code defines the crimes of "sabotaging the infrastructure of Socialism," "sowing divisions between religious and nonreligious people," and "conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam" as serious offenses against national security. The criminal code also expressly forbids "taking advantage of democratic freedoms and rights to violate the interests of the State and social organizations."
Political activists and family members of prisoners were regularly and physically prevented from meeting with foreign diplomatic representatives. Tactics included setting up barriers or guards outside their residences or calling them into the local police station for random and repetitive questioning. One political activist reported that her home was defiled by animal excrement and motor oil to intimidate her from speaking out against the government.
The CPV, government, and party-controlled mass organizations controlled all print, broadcast, and electronic media. The government exercised oversight through the Ministry of Information and Communication (MIC), under the overall guidance of the Communist Party Propaganda and Education Commission. These two bodies occasionally intervened directly to dictate or censor a story. In January, for example, censors removed mention of the battle of Khe San and the word "communism" from the official translation of a foreign leader's speech. More often, however, control over media content was ensured through pervasive self-censorship, backed by the threat of dismissal and possible arrest.
Despite the continued growth of Internet blogs, the party and the government increased efforts to suppress press freedom, continuing a "rectification" campaign begun in March 2008. Reinforcing the message, in June Prime Minister Dung stated that "the press must serve as the reliable vanguard for the party, state, and people on the political and ideological front." During the year several senior media editors and reporters were fired for their reporting on corruption and criticisms of government policies, and one publication was suspended as a result of its reporting on the 30th anniversary of the brief border war with China.
On January 2, three editors of leading newspapers Thanh Nien, Tuoi Tre, and Phap Luat were dismissed from their jobs as retribution for reporting related to a large-scale corruption scandal involving the Ministry of Transportation's Project Management Unit Number 18 (PMU-18). These actions followed the October 2008 conviction of the two reporters who broke the story, Nguyen Viet Chien of Thanh Nien and Nguyen Van Hai of Tuoi Tre. Chien was sentenced to two years in prison but released during the January Tet amnesty. Hai received a two-year noncustodial "reeducation" sentence. Shortly after the arrests of Chien and Hai, the two newspapers replaced their senior editors. In August the government revoked the press cards of seven journalists from state-controlled newspapers for "lack of responsibility" in connection with their reports on the PMU-18 scandal.
In February the MPS shut down the online news portal www.timnhanh.com for disseminating political content critical of the CPV and for violating copyright laws. In April the biweekly newspaper Du Lich was suspended for three months for publishing an article on the 30th anniversary of the border war with China. In August two reporters with Tuoi Tre newspaper had their press cards revoked for "inaccuracies" in their reporting relating to corruption in 2005. Another journalist and blogger was fired in August from the Saigon Tiep Thi newspaper for his commentary and criticism of government policies.
The government continued to place tight restrictions on press stories involving disputes with China over contested territory in the South China Sea. In September Dao Duy Quat, editor in chief of the CPV Web site www.dangcongsan.vn, was fined 30 million VND (approximately $1,670) and formally reprimanded by the propaganda office for reprinting an article that originally appeared in a Chinese newspaper on China's military exercises in the South China Sea. The article appeared to endorse China's land claims to the Spratly and Paracel Islands.
The law requires journalists to pay monetary damages to individuals or organizations whose reputations were harmed as a result of journalists' reporting, even if the reports were true. Independent observers noted that the law severely limited investigative reporting. There were press reports on topics that generally were considered sensitive, such as the prosecution on corruption charges of high‑ranking CPV and government officials, as well as occasional criticism of officials and official associations. Nonetheless, the freedom to criticize the CPV and its senior leadership remained restricted.
Foreign journalists must be approved by the Foreign Ministry's press center, and they must be based in Hanoi, with the exception of one correspondent reporting solely on economic matters who lived and maintained an office in Ho Chi Minh City while officially accredited to Hanoi. Foreign journalists are required to renew their visas every three to six months, although the process was routine; there were no reports of any visa renewals being refused. The number of foreign media employees allowed was limited, and local employees who worked for foreign media also were required to register with the Foreign Ministry.
The procedure for foreign media outlets to hire local reporters and photographers and receive approval for their accreditation continued to be cumbersome. The press center nominally monitored journalists' activities and approved, on a case-by-case basis, requests for interviews, photographs, filming, or travel, which must be submitted at least five days in advance. By law foreign journalists are required to address all questions to government agencies through the Foreign Ministry, although this procedure often was ignored in practice. Foreign journalists noted that they generally did not notify the government about their travel outside of Hanoi unless it involved a story that the government would consider sensitive or they were traveling to an area considered sensitive, such as the Central Highlands.
In February the MIC tightened control over the import of foreign publications and operation of foreign publishers. Under new regulations the MIC has the authority to revoke licenses for foreign publishers, and each foreign publisher must reapply annually to maintain its license. Foreign‑language editions of some banned books were sold openly by street peddlers and in shops oriented to tourists. Foreign‑language periodicals were widely available in cities. Occasionally, the government censored articles.
The law limits satellite television access to top officials, foreigners, luxury hotels, and the press, but in practice persons throughout the country were able to access foreign programming via home satellite equipment or cable. Cable television, including foreign-origin channels, was widely available to subscribers living in urban areas.
Internet Freedom
The government allows access to the Internet through a limited number of Internet service providers (ISPs), all of which were state‑owned joint stock companies. Internet usage continued to grow throughout the year. According to the MIC, more than 25 percent of the population had access to the Internet, and according to a study by Yahoo, in large population centers close to 50 percent had access.
Blogging continued to increase rapidly. The MIC estimated that there were more than one million bloggers. In addition a number of prominent print and online news journalists maintained their own professional blogs. In several cases their blogs were considered far more controversial than their mainstream writing. In a few cases, the government fined or punished these individuals for the content of their blogs.
The number of persons who used social networking sites such as Facebook increased to well over one million, as did the number of domestic social networking sites. Early in the year, the media began reporting on the emergence of "microblogs" (e.g. Facebook's status function and Twitter) as the replacement for traditional blogs; however, the number of users was very small. In November the government ordered ISPs to block Facebook. Although the government denied it had ordered the site blocked, employees at ISPs informed the media that they had received government orders to block the site. At year's end most persons could not access Facebook.
The government forbids direct access to the Internet through foreign ISPs, requires domestic ISPs to store information transmitted on the Internet for at least 15 days, and also requires ISPs to provide technical assistance and workspace to public security agents to allow them to monitor Internet activities.
The government requires firms such as cybercafes to register the personal information of their customers and store records of Internet sites visited by customers. However, many cybercafe owners did not maintain these records. Similarly, it was not clear to what extent major ISPs complied with the many government regulations.
While citizens enjoyed increasing access to the Internet, the government monitored e‑mail, searched for sensitive key words, and regulated Internet content. They claimed that censorship of the Internet was necessary to protect citizens from pornography and other "antisocial" or "bad elements." They also claimed that efforts to limit Internet access by school-age users was intended to keep them from gaming at the expense of doing their schoolwork.
Government regulations prohibit bloggers from posting material that the government believes undermines national security or discloses state secrets, incites violence or crimes, or includes inaccurate information harming the reputation of individuals and organizations. The regulations also require global Internet companies with blogging platforms operating in the country to report to the government every six months and, if requested, to provide information about individual bloggers.
Officials construed article 88 of the criminal code, which bans "distributing propaganda against the state," to prohibit individuals from downloading and disseminating documents that the government deemed offensive. Authorities continued to detain and imprison dissidents who used the Internet to publish ideas on human rights and political pluralism.
In May Tran Huynh Duy Thuc, the blogger known as Change We Need who regularly reported on corruption in the prime minister's family, was arrested for running an illegal telephone business. Thuc was awaiting trial at year's end.
In August political bloggers Bui Thanh Hieu (also known as Wind Trader) and Me Nam (also known as Momma Mushroom) were arrested in connection with their writings and political activism. Hieu was released 10 days after his initial arrest, while Nam was detained for 12 days. She announced on her Web site that she agreed to stop blogging as a condition of her release. VietnamNet journalist Pham Doan Trang was also detained for 10 days due to her connections with Hieu and Nam. Also in August well-known journalist and prolific blogger Huy Duc was dismissed from his job with the Saigon Thiep Thi newspaper for his politically sensitive blog postings.
In October the government also closed down the Tia Sang (Ray of Light) online magazine registered under the Ministry of Science and Technology, reportedly for its previous reporting critical of the education system and on bauxite mining in the Central Highlands.
Prominent blogger and Free Journalist Club head Nguyen Hoang Hai (also known as Dieu Cay) remained in prison at year's end. His former wife was denied permission several times to meet with him, while his son was allowed one short meeting. At year's end he was reportedly being held in isolation. In September the UN Working Group on Arbitrary Detention highlighted his case, as well as the "illegal arrests" and continued persecution of a number of other Internet bloggers, including Truong Minh Duc, Pham Van Troi, Nguyen Xuan Nghia, Vu Hung, Ngo Quynh, and Pham Thanh Nghien. Tran Khai Thanh Thuy, a writer and journalist arrested in January 2008 under article 88 and subsequently released for medical treatment, was harassed several times throughout the year.
The government continued to use firewalls to block some Web sites that it deemed politically or culturally inappropriate, including sites affiliated with the Catholic Church, such as Vietcatholic.net and others operated by overseas Vietnamese political groups. The government appeared to have lifted most of its restrictions on access to the Voice of America Web site, although it continued to block Radio Free Asia (RFA) most of the time. Nevertheless, the local press occasionally wrote stories based on RFA broadcasts.
The MIC requires owners of domestic Web sites, including those operated by foreign entities, to register their sites with the government and submit their planned content and scope to the government for approval; however, enforcement remained selective.
Academic Freedom and Cultural Events
The government asserts the right to restrict academic freedom, and authorities sometimes questioned and monitored foreign field researchers. Local librarians increasingly were being trained in professional skills and international standards that supported wider international library and information exchanges and research. Foreign academic professionals temporarily working at universities in the country were allowed to discuss nonpolitical topics widely and freely in classes, but government observers regularly attended classes taught by both foreigners and nationals. Security officials occasionally questioned persons who attended programs on diplomatic premises or used diplomatic research facilities. Nevertheless, requests for materials from foreign research facilities increased. Academic publications usually reflected the views of the CPV and the government.
Members of the academic community expressed concern over a prime ministerial decree issued in July (Decision 97) that prohibits independent scientific and technical organizations from publicly criticizing party and state policy as a potentially severe restriction on academic freedom. One prominent research institution, the Institute for Development Studies, chose to disband, arguing that it could not properly function under the restrictions.
The government controlled art exhibits, music, and other cultural activities; however, it generally allowed artists broader latitude than in past years to choose the themes for their works. The government also allowed universities more autonomy over international exchanges and cooperation programs.
b. Freedom of Peaceful Assembly and Association
Freedom of Assembly
The freedom of assembly is limited by law, and the government restricted and monitored all forms of public protest or gathering. Persons wishing to gather in a group are required by law and regulation to apply for a permit, which local authorities can issue or deny arbitrarily. In practice only those arranging publicized gatherings to discuss sensitive matters appeared to require permits, and persons routinely gathered in informal groups without government interference. The government generally did not permit demonstrations that could be seen as having a political purpose. The government also restricted the right of several unregistered religious groups to gather in worship (see section 2.c.).
In July and August, large-scale prayer vigils occurred relating to a land dispute regarding the Tam Toa church ruins in Quang Binh Province. In July local authorities arrested eight parishioners in connection with the demonstrations; all had been released by September. A small mob attacked and beat two Catholic priests near the disputed site. One of the priests was pushed from a second-story window and was hospitalized. The Tam Toa prayer vigils followed similarly large demonstrations and prayer vigils that took place in January, April, August, and September 2008 at disputed Catholic properties at the former papal nuncio's residence and at the Thai Ha parish in Hanoi. Smaller demonstrations by citizens demanding redress for land rights claims frequently took place in Ho Chi Minh City and occasionally in Hanoi. Police monitored these protests but generally did not disrupt them.
Freedom of Association
The government severely restricted freedom of association. Opposition political parties were neither permitted nor tolerated. The government prohibited the legal establishment of private, independent organizations, insisting that persons work within established, party‑controlled mass organizations, usually under the aegis of the VFF. However, some entities, including unregistered religious groups, were able to operate outside of this framework with little or no government interference.
Officials unevenly implemented the 2007 Ordinance on Grassroots Democracy, which allows villagers, with the participation of local VFF representatives, to convene meetings to discuss and propose solutions to local problems and nominate candidates for local leadership. The ordinance also requires commune governments to publicize how they raise and spend funds for local economic development.
Members of Bloc 8406, a political activist group that calls for the creation of a multiparty state, continued to face harassment and imprisonment. At least 25 members of the group were in detention at year's end.
Numerous members of several other activist groups, including the DPV, the People's Democratic Party of Vietnam, and a related group, the UWFO, remained in prison at year's end. In July several DPV leaders, including Tran Anh Kim and Nguyen Tien Trung, were arrested for their political activities.
c. Freedom of Religion
The constitution and government decrees provide for freedom of worship, and improvements made in past years in overall respect for religious freedom continued during the year. The government persisted in placing restrictions on the organized activities of religious groups; however, in general restrictions were enforced less strictly than in previous years. Overall participation in religious activities continued to grow significantly.
Problems remained in the implementation of the Legal Framework on Religion. The problems occurred primarily at the local level, but in some instances the central government also delayed enforcement.
Religious groups encountered the greatest restrictions when they engaged in activities that the government perceived as political activism or a challenge to its rule. The government continued to discourage participation in an unrecognized faction of the Hoa Hao Buddhist Church. The government also restricted the activities and movement of the leadership of the unrecognized Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) and maintained that it would not recognize the organization under its existing leadership. The government remained concerned that some ethnic minority groups active in the Central Highlands were operating a self‑styled "Dega Church," which reportedly mixes religious practice with political activism and calls for ethnic minority separatism.
The government maintained a prominent role overseeing recognized religions. By law religious groups must be officially recognized or registered, and the activities and leadership of individual religious congregations must be approved by the appropriate authorities. The law mandates that the government act in a timely and transparent fashion, but the approval process for registration and recognition of religious organizations was sometimes slow and nontransparent. Nevertheless, dozens of Protestant congregations were newly registered throughout the country during the year, and one religious denomination received national registration. However, in the northern region and the Northwest Highlands, local authorities had not acted on most registration applications submitted since 2006 by more than 1,000 Protestant congregations among predominantly ethnic minority groups.
Some local authorities continued to demand that recognized religious organizations provide lists of all members of subcongregations as a precondition to registration, although this requirement is not specifically codified in the Legal Framework on Religion. Some registered congregations in the northern region and the Northwest Highlands complained that officials used such lists to keep unlisted members from participating in services or for harassment by local authorities or their agents. Annual activities by congregations also must be registered with authorities, and activities not on the accepted annual calendar require separate government approval.
Official oversight of religious groups varied widely between localities, often as a result of ignorance of national policy or varying local interpretations of the policy's intent. In general, central‑level efforts to coordinate proper implementation of the government's religious framework reduced the frequency and intensity of religious freedom violations. Nevertheless, activities of nonrecognized and unregistered religious groups remained technically illegal, and these groups occasionally experienced harassment. However, several large-scale Christmas celebrations were approved even though the organizers were largely unregistered Protestant house churches. The largest celebration was held in Ho Chi Minh City, where a reported 40,000 Christians participated, while celebrations in Hanoi, Danang, and northern Nam Dinh Province had 14,000, 4,500, and 2,500 participants, respectively.
Several "unregistered" religious gatherings were broken up or obstructed in the Northwest Highlands, amid accusations by religious practitioners that local authorities sometimes used "contract thugs" to harass or beat them. In Dien Bien there were reports that local officials encouraged Protestants to recant their faith. In Tra Vinh there were reports of repeated harassment and beatings by plainclothes "citizen brigades" at several house churches, including the Full Gospel Church. Authorities took no disciplinary action against the offenders. However, the level of harassment declined in comparison with previous years, and the vast majority of unregistered churches and temples were allowed to operate without interference.
The government actively discouraged contacts between the UBCV and its foreign supporters, although such contacts continued. Police routinely questioned some persons who were outspoken in their antigovernment political views, such as UBCV monks and certain Catholic priests. Police continued to monitor the movement of UBCV monks.
There were few credible allegations of forced renunciations in the Central and Northwest Highlands during the year.
The vast majority of Buddhists practiced their religion under the Vietnam Buddhist Sangha (VBS) Executive Council, the officially sanctioned Buddhist governing council, and generally were able to worship freely. Theravada Buddhists, who are also part of VBS and commonly members of the Khmer Krom ethnic minority, were also generally able to worship freely. The government continued to harass UBCV leadership and prevented them from conducting independent charitable activities outside their pagodas.
On June 29, a group of vigilantes attacked the meditation center and dormitories of a group of Lang Mai (Plum Village) Buddhists, who are followers of internationally renowned Zen Master Thich Nhat Hanh, inside the Bat Nha monastery compound in Lam Dong Province. The attack occurred in the presence of uniformed and plainclothes police, who did nothing to prevent it. Resident Bat Nha monks, opposed to the Lang Mai group's presence in the pagoda, isolated the group and cut off their water and electricity from June until the end of September. The National Committee for Religious Affairs (CRA) instructed local authorities to evict the Lang Mai community from the pagoda, failed to prevent the attacks and punish those involved, and appeared to favor one side in the dispute. On September 27, a large mob in coordination with plainclothes police beat and forcibly evicted approximately 150 Lang Mai monks from the Bat Nha pagoda. The monks then sought refuge at the nearby Phuoc Hue pagoda. On September 28, the remaining 200 Lang Mai nuns were also forcibly evicted and joined the monks at Phuoc Hue. In November two pagodas in Dong Nai and Lam Dong provinces petitioned the central VBS and CRA to allow them to sponsor the Plum Village monks and nuns. The CRA rejected these petitions, claiming that the Plum Village Community "failed to obey the law" and "caused disunity" among Buddhists, and it ordered the Lam Dong provincial VBS to force the monks and nuns to disband and return to their home provinces by December 31. Another group of 21 Lang Mai monks and nuns were forcibly evicted from a pagoda in Khanh Hoa Province on November 29. One senior monk was under house arrest in Khanh Hoa, and another was reported to be in hiding. The provincial VBS had not taken action by the end of the year, and the Plum Village Community continued to seek refuge at the Phuoc Hue pagoda.
Senior UBCV leaders remained under police surveillance at their pagodas and reported limited ability to travel within the country. Thich Quang Do and Thich Khong Thanh were able to attend the funeral of the UBCV patriarch in July 2008, and other UBCV leaders were allowed to attend a ceremony marking the one-year anniversary of the passing of the patriarch without incident.
Hoa Hao monks and believers following the government‑approved Hoa Hao Administrative Council were allowed to practice their faith. Monks and followers who belonged to dissident groups or declined to recognize the authority of the council suffered restrictions.
The Catholic Church reported that the government continued to ease restrictions on assignment of new clergy and did not object to the installation of three new bishops during the year. The Church discussed establishing additional seminaries with the government and expanded its pastoral works program. On February 16-17, the government and the Vatican held their first round of discussions in Hanoi under a newly created "Joint Vietnam-Holy See Working Group" on reestablishing diplomatic relations. On December 11, State President Nguyen Minh Triet met with Pope Benedict XVI in the Vatican for a meeting that the Vatican characterized as "a significant stage in the progress of bilateral relations with Vietnam."
A number of Catholic clergy reported a continued easing of government control over activities in certain dioceses outside of Hanoi. In many places local government officials allowed the Catholic Church to conduct religious education classes (outside regular school hours) and charitable activities. The Ho Chi Minh City government continued to facilitate certain charitable activities of the Church in combating HIV/AIDS; however, educational activities and legal permits for some Catholic charities to operate as NGOs remained suspended.
Local officials informally discouraged some clergy from traveling domestically, even within their own provinces, especially when travel to ethnic minority areas was involved. The Catholic archbishop of Hanoi was restricted in his official travels to ethnic minority areas in the north.
Despite some reports of discrimination against Catholic students, authorities denied that the government has a policy of limiting access to education based on religious belief.
Religious organizations were not allowed to operate schools independently. Foreign missionaries may not operate openly as religious workers in the country, although many undertook humanitarian or development activities with government approval and met with registered congregations.
The government generally required religious publishing to be done through a government‑owned religious publishing house; however, some religious groups were able to copy their own materials or import them, subject to government approval. The government allowed the printing and importation of some religious texts, including in ethnic minority languages.
Societal Abuses and Discrimination
There were few instances of societal violence based on religious affiliation, belief, or practice during the year. Members of minority religious groups experienced little or no societal discrimination. There are small Jewish expatriate communities in Hanoi and Ho Chi Minh City, with a permanent Chabad-Lubavitch center in Ho Chi Minh City. There were no reports of anti‑Semitic acts.
For a more detailed discussion, see the 2009 International Religious Freedom Report at www.state.gov/g/drl/rls/irf/.
d. Freedom of Movement, Internally Displaced Persons, Protection of Refugees, and Stateless Persons
The constitution provides for freedom of movement within the country, foreign travel, emigration, and repatriation; however, the government imposed some limits on freedom of movement for certain individuals. The government generally cooperated with the Office of the UN High Commissioner for Refugees (UNHCR) and other humanitarian organizations in providing protection and assistance to internally displaced persons, refugees, returning refugees, asylum seekers, stateless persons, and other persons of concern.
Several political dissidents, amnestied with probation or under house arrest, were subject to official restrictions on their movements, but police allowed them to venture from their homes under surveillance. Although their probation ended during the year, authorities prohibited dissidents Nguyen Khac Toan and Tran Khai Thanh Thuy from receiving a passport and traveling overseas. Attorney Le Quoc Quan and journalist Nguyen Vu Binh were allowed to travel within the country but continued to face restrictions on their ability to travel overseas. In July authorities prevented a member of the Democracy Writers of Dalat from leaving the country due to national security provisions.
A government restriction regarding travel to certain areas remained in effect. It requires citizens and resident foreigners to obtain a permit to visit border areas, defense facilities, industrial zones involved in national defense, areas of "national strategic storage," and "works of extreme importance for political, economic, cultural, and social purposes."
The 2007 Law on Residence was not broadly implemented, and migration from rural areas to cities continued unabated. However, moving without permission hampered persons seeking legal residence permits, public education, and health-care benefits.
Foreign passport holders must register to stay in private homes, although there were no known cases of local authorities refusing to allow foreign visitors to stay with friends and family. Citizens were also required to register with local police when staying overnight in any location outside of their own homes; the government appeared to enforce these requirements more strictly in some districts of the Central and Northern Highlands.
Officials occasionally delayed citizens' access to passports in order to extort bribes, but prospective emigrants rarely encountered difficulties obtaining a passport.
The law does not provide for forced internal or external exile, and the government did not use it.
The government generally permitted citizens who had emigrated abroad to return to visit. However, the government refused to allow certain activists living abroad to return. Known overseas Vietnamese political activists were denied entrance visas or were detained and deported after entering the country.
By law the government considers anyone born to at least one Vietnamese citizen parent to be a citizen; there are also provisions for persons who do not have a Vietnamese-citizen parent to acquire Vietnamese citizenship under certain conditions. Emigrants who acquire another country's citizenship are generally considered Vietnamese citizens unless they formally renounce their Vietnamese citizenship. However, in practice the government treated overseas Vietnamese as citizens of their adopted country and did not permit them to use Vietnamese passports after they acquired other citizenship. Legislation passed in 2008 sought to clarify this apparent discrepancy by allowing for dual citizenship. The government generally encouraged visits and investment by such persons but sometimes monitored them carefully. During the year the government continued to liberalize travel restrictions for overseas Vietnamese.
The government continued to honor a tripartite memorandum of understanding signed with the government of Cambodia and the UNHCR to facilitate the return from Cambodia of all ethnic Vietnamese who did not qualify for third‑country resettlement.
Local government authorities observed but did not hinder fact‑finding and monitoring visits by UNHCR and foreign diplomatic representatives to the Central Highlands. The UNHCR reported that it was able to meet with returnees in private. Foreign diplomats experienced some resistance from lower‑level officials in permitting private interviews of returnees. As in previous years, local police officials sometimes were present during foreign diplomat interviews with returnees but left when asked. Provincial governments generally continued to honor their obligations to reintegrate peacefully ethnic minority returnees from Cambodia.
The UNHCR, which conducted several monitoring trips throughout the year, reported that conditions for ethnic minorities in the Central Highlands had improved markedly since the 2001 and 2004 crackdowns, stating that there was "no perceptible evidence of mistreatment" of any of the ethnic minority individuals it monitored in the Central Highlands.
Protection of Refugees
The country is not a signatory to the 1951 Convention relating to the Status of Refugees and its 1967 protocol, and the law does not provide for the granting of asylum or refugee status. The government has not established a system for providing protection to refugees and did not grant refugee status or asylum. Government regulations and policy do not explicitly provide protection against the expulsion or return of persons where their lives or freedom would be threatened on account of their race, religion, nationality, membership in a particular social group, or political opinion; however, there were no such reported cases during the year.
Stateless Persons
The country's largest stateless group consisted of approximately 9,500 Cambodian residents who sought refuge in Vietnam in the 1970s and were denied the right to return by the government of Cambodia, which asserted that no proof existed that these individuals had ever possessed Cambodian citizenship. Almost all were ethnic Chinese or Vietnamese who were initially settled in four refugee camps in and around Ho Chi Minh City. When humanitarian assistance in these camps ceased in 1994, an estimated 7,000 refugees left the camps in search of work and opportunities in Ho Chi Minh City and the surrounding area. A further 2,300 remained in four villages in which the camps once operated. Many had children and grandchildren born in Vietnam, but neither the original refugees nor their children enjoyed the same rights as Vietnamese citizens, including the right to own property, comparable access to education, and public medical care. Citizenship of children is derived from their parents. In 2007 the UNHCR and the government of Vietnam developed a plan calling for a full survey and Vietnamese naturalization of these stateless individuals; the survey and naturalization continued and were expected to be completed before the end of 2010. By year's end 1,800 applications for naturalization had been submitted to the Office of the President for final approval.
The government resolved earlier problems of statelessness due to involuntary denationalization of its citizens, such as women who married foreigners, by implementing new legislation passed in November 2008 allowing dual citizenship. This group typically consisted of women who married Chinese, Korean, or Taiwanese men. Previously the women had to renounce their Vietnamese citizenship to apply for foreign citizenship, but before gaining foreign citizenship, they divorced their husbands and returned to Vietnam without possessing any citizenship or supporting documentation. The UNHCR worked with the government and the international community to address other aspects of this problem.
The Vietnam Women's Union continued to work with the government of South Korea to address international marriage brokering and premarriage counseling, including education on immigration and citizenship regulations. Some domestic and international NGOs provided assistance.
Section 3 Respect for Political Rights: The Right of Citizens to Change Their Government
The constitution does not provide for the right of citizens to change their government peacefully, and citizens could not freely choose and change the laws and officials that govern them.
Elections and Political Participation
The most recent elections to select members of the National Assembly were held in 2007. The elections were neither free nor fair, since all candidates were chosen and vetted by the VFF. Despite the CPV's early announcement that a greater number of "independent" candidates (those not linked to a certain organization or group) would run in the elections, the ratio of independents was only slightly higher than that of the 2002 election. The CPV approved 30 "self-nominated" candidates, who did not have official government backing but were given the opportunity to run for office. There were credible reports that party officials pressured many self-nominated candidates to withdraw or found such candidates "ineligible" to run.
According to the government, more than 99 percent of the 56 million eligible voters cast ballots in the election, a figure that international observers considered improbably high. Voters were permitted to cast ballots by proxy, and local authorities were charged with ensuring that all eligible voters cast ballots by organizing group voting and that all voters within their jurisdiction were recorded as having voted. This practice was seen as having greatly detracted from the transparency and fairness of the process.
In the 2007 election, CPV leaders--Prime Minister Nguyen Tan Dung, Party Chief Nong Duc Manh, President Nguyen Minh Triet, and National Assembly Chairman Nguyen Phu Trong--retained their seats. CPV candidates took 450 of 493 seats. Only one of the 30 self-nominated candidates won.
The National Assembly, although subject to the control of the CPV (all of its senior leaders and more than 90 percent of its members were party members), continued to take incremental steps to assert itself as a legislative body. The National Assembly publicly criticized socioeconomic policies, corruption, the government's handling of inflation, and the plan to mine bauxite in the Central Highlands. Assembly sessions were televised live countrywide. Some legislators also indirectly criticized the CPV's preeminent position in society.
All authority and political power is vested in the CPV, and the constitution recognizes the leadership of the CPV. Political opposition movements and other political parties are illegal. The CPV Politburo functioned as the supreme decision‑making body in the country, although technically it reports to the CPV Central Committee.
The government continued to restrict public debate and criticism severely. No public challenge to the legitimacy of the one‑party state was permitted; however, there were instances of unsanctioned letters critical of government policy from private citizens, including some former senior party members. The most prominent of these involved widely publicized letters from General Vo Nguyen Giap criticizing the government's decision to allow substantial foreign investment in bauxite-mining projects in the Central Highlands. The government continued to crack down on the small opposition political groupings established in 2006, and members of these groups faced arrests and arbitrary detentions.
(Source: http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2009/eap/136015.htm)
...
Man’s happiness and fulfillment depend on religious freedom, asserts Vatican official
CNA
15:57 12/03/2010
Man’s happiness and fulfillment depend on religious freedom, asserts Vatican official
Vatican City, Mar 11, 2010 / 02:52 pm (CNA).- The secretary of the Pontifical Council for Justice and Peace, Archbishop Mario Toso, remarked this week that, “man’s happiness and complete fulfillment depend on religious freedom,” adding that religion's “public value” must be recognized.
During a speech on religious freedom at the Pontifical Lateran University, the archbishop stated, “It can be said that religious freedom is in reality what Jean Hersch defined as 'Le droit d'être un homme' (the right to be a man).”
After explaining that it is necessary “to be firm in the condemnation of any form of manipulation and abuse of religion, which translates into the use and abuse of the human person,” Archbishop Toso added: “At the same time we need to promote and protect religious freedom wherever it is threatened or denied, where human being are discriminated, persecuted or deprived of their essential goods or of life itself because of their religious convictions.”
“The public value of religion needs to be recognized, that is, its role in purifying and strengthening the civil ethos,” he underscored.
Archbishop Toso said, “The anniversary of the Universal Declaration of Human Rights offers us a great opportunity: that of understanding that the great religions … can offer an important contribution to the affirmation of the international social order founded upon human dignity and upon the idea that our fundamental rights and freedoms can be fully recognized.
“Authentic social and international order cannot exist without the contribution of the wisdom and experience, the values and principles that the great religions possess,” the archbishop said. “The declaration states thus. It is a legitimate aspiration, then, and a right of man, which according to Thomas Aquinas, ‘is the most noble thing that exists in the universe’.”
Vatican City, Mar 11, 2010 / 02:52 pm (CNA).- The secretary of the Pontifical Council for Justice and Peace, Archbishop Mario Toso, remarked this week that, “man’s happiness and complete fulfillment depend on religious freedom,” adding that religion's “public value” must be recognized.
During a speech on religious freedom at the Pontifical Lateran University, the archbishop stated, “It can be said that religious freedom is in reality what Jean Hersch defined as 'Le droit d'être un homme' (the right to be a man).”
After explaining that it is necessary “to be firm in the condemnation of any form of manipulation and abuse of religion, which translates into the use and abuse of the human person,” Archbishop Toso added: “At the same time we need to promote and protect religious freedom wherever it is threatened or denied, where human being are discriminated, persecuted or deprived of their essential goods or of life itself because of their religious convictions.”
“The public value of religion needs to be recognized, that is, its role in purifying and strengthening the civil ethos,” he underscored.
Archbishop Toso said, “The anniversary of the Universal Declaration of Human Rights offers us a great opportunity: that of understanding that the great religions … can offer an important contribution to the affirmation of the international social order founded upon human dignity and upon the idea that our fundamental rights and freedoms can be fully recognized.
“Authentic social and international order cannot exist without the contribution of the wisdom and experience, the values and principles that the great religions possess,” the archbishop said. “The declaration states thus. It is a legitimate aspiration, then, and a right of man, which according to Thomas Aquinas, ‘is the most noble thing that exists in the universe’.”
Vietnam: USCIRF Condemns Intimidation of Le Thi Cong Nhan and Urges Obama Administration to Name Vietnam a CPC
USCIRF
20:59 12/03/2010
FOR IMMEDIATE RELEASE
March 12, 2010
Vietnam: USCIRF Condemns Intimidation of Le Thi Cong Nhan and Urges Obama Administration to Name Vietnam a CPC
WASHINGTON D.C. – Vietnam continues to backslide on human rights and religious freedom with the detention Wednesday of Le Thi Cong Nhan for giving interviews to international media, said the U.S. Commission on International Religious Freedom (USCIRF) today.
Le Thi Cong Nhan, a prominent human rights and religious freedom dissident, was released from prison Saturday, two months shy of completing a three-year sentence for “anti-government activity.” But she was detained again at a Hanoi police station Wednesday for telling reporters that her time in prison confirmed her “faith” in the peaceful “struggle for human rights and democracy in Vietnam.”
“USCIRF condemns the outrageous police harassment and detention of Le Thi Cong Nhan in the strongest possible terms. She represents the best of Vietnam’s future and not a threat to its government. The international community should act to make sure she does not exchange one prison for another,” said Leonard Leo, USCIRF Chair. “USCIRF also calls for the unconditional release of Le Thi Cong Nhan and other peaceful human rights and religious freedom advocates, including Father Nguyen Van Ly and Nguyen Van Dai. We urge the U.S. Ambassador to Vietnam to echo this call and to meet with Le Thi Cong Nhan.”
Le Thi Cong Nhan was imprisoned in 2007 at the same time as fellow dissidents Nguyen Van Dai and Fr. Nguyen Van Ly. During USCIRF visits to Vietnam in 2007 and 2009, the Vietnamese government granted USCIRF delegations unusual access to all three prisoners. All expressed a firm commitment to the peaceful advancement of religious freedom and the rule of law in Vietnam, saying that such action was essential to the future of Vietnam and better U.S.-Vietnam relations.
USCIRF has lobbied the Vietnamese government for the release of these prisoners and others detained or harassed for religious activity or religious freedom advocacy, including seeking the humanitarian release of Father Ly who suffered a debilitating stroke in October 2009. He remains in solitary confinement.
“USCIRF has given the Obama Administration and the U.S. Congress compelling evidence of severe and ongoing religious freedom violations in Vietnam, warranting its re-designation as a Country of Particular Concern (CPC),” said Mr. Leo.
The CPC designation would mark Vietnam as one of the world’s most egregious violators of religious freedom.
During a House Foreign Relations Committee hearing last week, Assistant Secretary Kurt Campbell acknowledged that Vietnam was “backsliding” on human rights and religious freedom issues. Mr. Campbell is touring Southeast Asia at this moment, but Vietnam is not his itinerary.
“The human rights record of the government of Vietnam remained problematic,” said the State Department’s 2009 Human Rights Report, which was released yesterday. “The government increased its suppression of dissent, arresting and convicting several political activists. … The government utilized or tolerated the use of force to resolve disputes with a Buddhist order in Lam Dong and Catholic groups with unresolved property claims. Workers were not free to organize independent unions, and independent labor activists faced arrest and harassment.”
USCIRF has also urged passage of the Vietnam Human Rights Act in Congress believing that this measure will bring tangible improvements for the Vietnamese people and reaffirm America’s commitment to the promotion of human rights and democratic values abroad.
“Public statements of concern are no longer enough; we believe the Obama Administration should take concerted action to encourage specific improvements,” said Mr. Leo. “When used in the past, the CPC designation did not hinder progress on other bilateral interests, but led to tangible improvements on a number of critical human rights concerns. U.S. policy and diplomacy must be clear champions for both universal rights and increased trade, and should send a clear signal that these interests cannot proceed separately.”
USCIRF is an independent, bipartisan U.S. federal government commission. USCIRF Commissioners are appointed by the President and the leadership of both political parties in the Senate and the House of Representatives. USCIRF’s principal responsibilities are to review the facts and circumstances of violations of religious freedom internationally and to make policy recommendations to the President, the Secretary of State and Congress.
To interview a USCIRF Commissioner, contact Tom Carter, Communications Director at tcarter@uscirf.gov, or (202) 523-3257.
The U.S. Commission on International Religious Freedom was created by the International Religious Freedom Act of 1998 to monitor the status of freedom of thought, conscience, and religion or belief abroad, as defined in the Universal Declaration of Human Rights and related international instruments, and to give independent policy recommendations to the President, Secretary of State, and Congress.
Visit our Web site at www.uscirf.gov
Leonard A. Leo, Chair • Michael Cromartie, Vice Chair • Elizabeth H. Prodromou, Vice Chair
Don Argue • Imam Talal Y. Eid • Felice D. Gaer • Richard D. Land
Nina Shea • Jackie Wolcott, Executive Director
800 NORTH CAPITOL STREET, NW SUITE 790 | WASHINGTON, DC 20002 | 202-523-3240 | 202-523-5020 (FAX)
March 12, 2010
Vietnam: USCIRF Condemns Intimidation of Le Thi Cong Nhan and Urges Obama Administration to Name Vietnam a CPC
WASHINGTON D.C. – Vietnam continues to backslide on human rights and religious freedom with the detention Wednesday of Le Thi Cong Nhan for giving interviews to international media, said the U.S. Commission on International Religious Freedom (USCIRF) today.
Le Thi Cong Nhan, a prominent human rights and religious freedom dissident, was released from prison Saturday, two months shy of completing a three-year sentence for “anti-government activity.” But she was detained again at a Hanoi police station Wednesday for telling reporters that her time in prison confirmed her “faith” in the peaceful “struggle for human rights and democracy in Vietnam.”
“USCIRF condemns the outrageous police harassment and detention of Le Thi Cong Nhan in the strongest possible terms. She represents the best of Vietnam’s future and not a threat to its government. The international community should act to make sure she does not exchange one prison for another,” said Leonard Leo, USCIRF Chair. “USCIRF also calls for the unconditional release of Le Thi Cong Nhan and other peaceful human rights and religious freedom advocates, including Father Nguyen Van Ly and Nguyen Van Dai. We urge the U.S. Ambassador to Vietnam to echo this call and to meet with Le Thi Cong Nhan.”
Le Thi Cong Nhan was imprisoned in 2007 at the same time as fellow dissidents Nguyen Van Dai and Fr. Nguyen Van Ly. During USCIRF visits to Vietnam in 2007 and 2009, the Vietnamese government granted USCIRF delegations unusual access to all three prisoners. All expressed a firm commitment to the peaceful advancement of religious freedom and the rule of law in Vietnam, saying that such action was essential to the future of Vietnam and better U.S.-Vietnam relations.
USCIRF has lobbied the Vietnamese government for the release of these prisoners and others detained or harassed for religious activity or religious freedom advocacy, including seeking the humanitarian release of Father Ly who suffered a debilitating stroke in October 2009. He remains in solitary confinement.
“USCIRF has given the Obama Administration and the U.S. Congress compelling evidence of severe and ongoing religious freedom violations in Vietnam, warranting its re-designation as a Country of Particular Concern (CPC),” said Mr. Leo.
The CPC designation would mark Vietnam as one of the world’s most egregious violators of religious freedom.
During a House Foreign Relations Committee hearing last week, Assistant Secretary Kurt Campbell acknowledged that Vietnam was “backsliding” on human rights and religious freedom issues. Mr. Campbell is touring Southeast Asia at this moment, but Vietnam is not his itinerary.
“The human rights record of the government of Vietnam remained problematic,” said the State Department’s 2009 Human Rights Report, which was released yesterday. “The government increased its suppression of dissent, arresting and convicting several political activists. … The government utilized or tolerated the use of force to resolve disputes with a Buddhist order in Lam Dong and Catholic groups with unresolved property claims. Workers were not free to organize independent unions, and independent labor activists faced arrest and harassment.”
USCIRF has also urged passage of the Vietnam Human Rights Act in Congress believing that this measure will bring tangible improvements for the Vietnamese people and reaffirm America’s commitment to the promotion of human rights and democratic values abroad.
“Public statements of concern are no longer enough; we believe the Obama Administration should take concerted action to encourage specific improvements,” said Mr. Leo. “When used in the past, the CPC designation did not hinder progress on other bilateral interests, but led to tangible improvements on a number of critical human rights concerns. U.S. policy and diplomacy must be clear champions for both universal rights and increased trade, and should send a clear signal that these interests cannot proceed separately.”
USCIRF is an independent, bipartisan U.S. federal government commission. USCIRF Commissioners are appointed by the President and the leadership of both political parties in the Senate and the House of Representatives. USCIRF’s principal responsibilities are to review the facts and circumstances of violations of religious freedom internationally and to make policy recommendations to the President, the Secretary of State and Congress.
To interview a USCIRF Commissioner, contact Tom Carter, Communications Director at tcarter@uscirf.gov, or (202) 523-3257.
The U.S. Commission on International Religious Freedom was created by the International Religious Freedom Act of 1998 to monitor the status of freedom of thought, conscience, and religion or belief abroad, as defined in the Universal Declaration of Human Rights and related international instruments, and to give independent policy recommendations to the President, Secretary of State, and Congress.
Visit our Web site at www.uscirf.gov
Leonard A. Leo, Chair • Michael Cromartie, Vice Chair • Elizabeth H. Prodromou, Vice Chair
Don Argue • Imam Talal Y. Eid • Felice D. Gaer • Richard D. Land
Nina Shea • Jackie Wolcott, Executive Director
800 NORTH CAPITOL STREET, NW SUITE 790 | WASHINGTON, DC 20002 | 202-523-3240 | 202-523-5020 (FAX)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Théophane Vénard (Thánh Tê-ô-phan Vê-na, hay còn gọi là Thánh Ven)
Giuse Trần Văn Bắc
10:05 12/03/2010
Linh mục Thánh Théophane Vénard
Điềm lành báo truớc.
Ngày 21.11.1829, ngày lễ Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ, cậu Tê-ô-phan vê-na mở mắt chào đời ở làng Săngtôlu-pô (Sanctolupo) tỉnh Poa-ti-ê (Poitier), nước Pháp, phải chăng đó là điềm lành, là dấu chỉ báo trước ngày sau cậu bé này có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt.
Cha cậu là ông Gioan, mẹ cậu là bà Maria, cả hai ông bà là người đạo đức hiền lành thuộc dòng họ theo đạo từ lâu đời. Ông Gioan dạy học, bà Maria ở nhà coi sóc con cái và trông nom đồng ruộng, gia đình vào loại khá giả.
Ông bà sinh được 6 con, hai con út chết từ khi bé, con cả là chị Mê-la-nia dâng mình cho Chúa trong nhà dòng, Thánh Tê-ô-phan vê-na là con thứ hai, cậu Hăng-ri-cô là con thứ ba xây dựng gia đình, cậu thứ tư là Ơ-sê-bi-ô làm linh mục.
Cậu Vê-na, người nhỏ nhắn, khôi ngô, nét mặt tươi vui, nghiêm trang, không hay chơi đùa như các bạn, siêng năng đi nhà thờ đọc kinh, thông minh sáng dạ, mới lên bảy tuổi cậu đã viết thạo và đọc sách trơn. Ngoài giờ học cậu cũng chịu khó đi chăn bò, chăn chiên giúp cha mẹ.
Mơ ước phúc tử đạo từ thời thơ ấu.
Một niềm vui của cậu Ve-na là đọc sách truyện các thánh, cậu mê say đọc. Một hôm cha xứ cho cậu mượn chuyện các đấng đi truyền giáo nơi dân ngoại, trong ấy có truyện Cha Coóc-nây (Tân) là người đồng huơng đã giảng đạo ở Việt Nam và mới được phúc tử đạo. Cậu Vê-na không sợ lại vui mừng xem đi xem lại hai ba lần rồi nói: “Tôi ước ao được sang giảng đạo ở Việt Nam và được phúc chết vì đạo”. Từ đó tâm trí cậu bé luôn bị ước mơ tốt đẹp ấy ám ảnh, cậu xin cha mẹ cho mình đi học La-tinh để sau làm Linh mục. Cha mẹ cậu vui mừng cho con vào học với cha xứ một năm rồi gửi vào Chủng Viện Poa-ti-ê. Sáu năm học ở đây chú Vê-na làm gương sáng cho các bạn về sự học hành, tập đi đàng nhân đức, giữ luật phép nhà. Ngày lễ Đức Mẹ vô nhiễm, mới vào học được hai tháng, chú đã khấn lần hạt mọi ngày kính Đức Mẹ và chú đã giữ cho đến chết. Chú vào hội trái tim Chúa Giêsu để cầu cho kẻ có tội và kẻ ngoại trở lại, và vì ước ao đi giảng đạo cho dân ngoại mà chưa đi được, nên chú cũng xin vào hội giảng đạo, hàng tuần góp tiền ấy.
Ơ Chủng Viện một năm, Chú rước lễ lần đầu, chú dọn mình sốt sáng kĩ càng và từ đấy chú tôn sùng phép Thánh Thể cách riêng.
Năm sau, Chúa gửi cho chú một thử thách nặng nề, người mẹ thân yêu qua đời. Chúa viết thư về an ủi cha và chị em nhưng chính mình lại thường nhớ đêm ngày không ngủ được. Chúa muốn yên ủi người con riêng mình, cho chú xem thấy sự lạ này: Một đêm chú đang khóc thương mẹ, bỗng Thánh Thiên Thần dắt mình vào một nơi rực rỡ chói lọi. Mở mắt ra, chú thấy mẹ ở giữa những người sáng láng đang hát mừng ngợi khen Chúa. Từ đó chú không còn buồn sầu nữa. Chú giữ kín sự lạ ấy cho đến khi từ giã cha và chị em lần sau hết để đi giảng đạo mới tỏ ra và buộc mọi người không được nói với ai.
Sáu năm ở chủng viện, chú Ve- na học hành tấn tới, luôn đứng nhất lớp, trổi vượt hẳn các bạn, chú lại đạo đức khiêm nhường hoà nhã không mất lòng ai bao giờ, giáng người nhỏ nhắn thanh lịch, nói năng từ tốn, nét mặt vui tươi rạng tỡ, ai trông thấy cũng phải mến, phải thương.
Thực hiện mơ ước niên thiếu
Vào đại Chủng Viện, Thầy Ve-na mới tỏ ra cho cha linh hồn biết ý định của mình từ thời thơ ấu để người định liệu, sau khi đã cầu nguyện suy xét kỹ lưỡng, cha bằng lòng nhưng đòi thày phải chờ khi đã chịu chức năm.
Ngày 24-12-1850, Thày Ve-na chịu chức năm, đó cũng là bước đầu thày thực hiện mơ ước buổi thiếu thời, năm ấy cũng là năm thứ ba triều vua Tự Đức với sắc chỉ cấm đạo ban hành từ năm 1848. Sau đó thày về quê thăm gia đình, tỏ cho cha và chị em biết ý định của mình, rồi lên đường vào đại chủng viện Hội Truyền Giáo Pa-ri.
Ơ đây bầu không khí thánh thiện sốt sáng, những sự việc cụ thể, những tin tức từ nơi truyền giáo càng làm cho mơ ước của thày tăng dần đến tột đỉnh. Qua những lá thư này thày viết cho chị Me-la-ni-a, thày kể lại gian phòng bài trí các dấu tích, gôm cùm, xiềng xích của các đấng Tử Đạo, những tranh ảnh mô tả lại những cái chết anh hùng của các Ngài, những buổi tối đến kính viếng các dấu tích ấy để xin các ngài bầu cử cho mình được theo chân nối gót các ngài, khách thập phương cũng đến đây kính viếng cầu xin rất đông.
Thày Vê-na mới vào được hai tháng có thư của Đức Cha Rơ-to (Liêu) địa phận Tây Đàng Ngoài báo cho Cha Sép-phơ-lơ (Đông) mới phải bắt và phải sử ở Sơn Tây, nên Thày càng ước ao chóng đến ngày được diễm phúc ấy, và Thày thường nói đó là đường tắt đưa thẳng về Thiên đàng.
Ơ đây, Thày Vê-na cũng nổi tiếng đạo đức, thông thái nên tháng 5.1851 Thày được chịu chức linh mục mới 22 tuổi.
Lớp này có 12 linh mục, 11 Cha được cử sang Phương Đông truyền giáo ngay, còn Cha Vê-na vì mới ốm, còn yếu, phải nghỉ lại uống thuốc Cha buồn và theo thói quen, mỗi khi gặp sự khó, Cha thường chạy đến kêu xin Đức Mẹ. Đức Mẹ đã nhận lời. Ngày 20.9.1852, ngày xuống tàu, một cha đi phép ngăn trở không về kịp nên bề trên dạy Vê-na đi thay, sang Hồng Công ở nhà chung nghỉ uống thuốc, bao giờ khoẻ sẽ đi truyền giáo.
Sau ba tháng vượt biển, cha Ve-na đến Phố Mới, ở lại đây ba tuần chờ tàu đi Hồng Công. Cha ở Hồng Công độ non một năm, dạy học rồi được cử sang truyền giáo ở địa phận Tây đàng Ngoài.
Ngày 26.5.1854, Cha Vê-na cùng với Cha Lơ-gơ-răng (Tràng) rời Hồng Công đi Ma Cao chờ tàu người Trung Quốc sang Việt Nam, vì từ thời vua Minh Mệnh, tàu các nước âu châu không được vào buôn bán ở đây. Cha Vê-na nghỉ lại Ma Cao chừng một tuần lễ. Ma Cao xưa kia rất thời danh, quen gọi là Ngọc Phương Đông, là một giải đất chạy ra biển ở tỉnh Quảng Đông, các người Âu Châu đến đây buôn bán, lập ra phố xá sầm uất, nhà cửa rộng lớn, nhiều nhà thờ nguy nga, có chủng viện có dòng Tên, dòng Thánh Đa Minh và nhiều dòng khác nữa. Các Cha thừa sai sang phương đông truyền giáo thường qua Ma Cao. Bây giờ Ma Cao vắng vẻ, vì cửa bề bồi lâu, tàu lớn không vào được.
Ngày 2.6.1854, tàu mới nhổ neo, lần này có 70 tàu cùng đi nên không sợ cướp biển. Người Trung Quốc ghét người Âu Châu, thường gọi là quỷ trắng nên các cha thừa sai bị chúng khinh dẻ, chửi rủa. Cha Vê-na viết thư về quê kể lại rằng: “Tôi đi tàu Trung Quốc thì khổ sở trăm đường. Chúng cho Cha Tràng và tôi ở dưới lòng tàu trong một xó tối tăm hôi hám đầy thạch thùng, rết rệp, chật chội, thấp lắm chỉ nằm hay ngồi cả ngày đêm không đứng được. Chúng tôi không được lên sàn tàu, thỉnh thoảng lên cho thoáng là chúng chửi rủa bắt xuống ngay. Chúng mắng mỏ chúng tôi luôn: khi không có gió, lúc gió to, nhỡ nhàng việc gì, mọi người không hay là chúng đổ tội cho chúng tôi hết”.
Hai mươi ngày sau tàu đến cửa Cấm, đậu gần đồn Hải Phòng. Quan quân xuống khám nhưng vì hai Cha ẩn kín, nên không bị bắt. Ban đêm họ đạo ở đây xuống thuyền chở hai Cha về chỗ Đức Cha Hi-le (Hy) là Đức Cha phó địa phận Đông rồi đến chỗ Đức Cha chính là Đức Cha Hec-mô-di-la (Liêm). Ngày 13.7. Tự Đức thất niên hai Cha mới tới Kẻ Vĩnh.
Những vất vả, ốm đau trong cánh đồng truyền giáo
Cha Vê-na nghỉ ở Kẻ Vĩnh gần hai tháng rồi đến Chủng Viện Kể Doãn học tiếng. Cha học rất nhanh, mới có một tháng đã nói sõi và giảng cho bổn đạo. ở đây chưa được hai tháng, cha bị cúm nặng, uống thuốc đỡ, cha sang Kẻ Đầm đổi khí. Đến lễ Các Thánh dù còn yếu, cha cũng cố gắng làm lễ. Hàng xứ tổ chức lễ linh đình trọng thể, có tiếng kèn rước cha vào nhà thờ, nhưng chính tối hôm ấy, cha vừa nằm nghỉ, đã có người vào đánh thức cha chạy trốn ngay vì quan đến vây làng. Cha sang làng gần đấy độ một tuần rồi về chủng viện Hoàng Nguyên ở với Cha Chính Nam. Mới đến đây được mấy ngày, bệnh lao và bệnh suyễn của Cha Vê-na lại tái phát vì những ngày phải lội nước, lội bùn, và trong vòng hai tuần bệnh trở nên trầm trọng, cha phải chịu phép xức dầu. Đức Cha Rơ-to nghe tin, sai ông cả Thuần ở Ninh Bình, là ông lang nổi tiếng đến chữa bệnh cho Cha, ban đầu bệnh bớt nhiều, nhưng sau nặng đến nỗi cha bị bại liệt, không cử động, không nói được. Cha Chính Nam mời các thày danh sư trong miền mà bệnh không bớt. Thấy thế, Cha Chính khuyên Cha Vê-na làm tuần 9 ngày kính Trái Tim Chúa Giêsu, Trái Tim Đức Mẹ và Thánh Giuse xin khỏi bệnh. Bệnh Cha giảm dần và sau 20 ngày có thể làm lễ, xem sách học hành và giải tội cho học sinh.
Năm Tự Đức bát niên ( 1854), Cha Vê-na ăn tết ở nhà trường Hoàng Nguyên với Cha Chính Nam, khoảng rằm tháng riêng có tin báo nhà trường Kẻ Non, Kẻ Vĩnh bị vây, Đức Cha Rơ-to và các Cha phải trốn vào rừng hết, quan quân sắp xuống vây nhà trường Hoàng Nguyên, vì thế hai cha không giám ở đây, đi ẩn nay họ này mai họ khác.
Trong thời cấm cách luôn phải nghe tiếng dữ, phải trốn tránh vất vả, tính tự nhiên ai cũng sợ hãi rụng rời, nhưng Vê-na lại tỏ ra can đảm lạ thường, vui vẻ vì cha hằng mong được phúc tử đạo.
Sau cùng hai cha về ở ẩn ở dòng Mến Thánh Giá Bút Đông trong một gian chật hẹp không có cửa sổ, cửa ra vào đóng cả ngày, chỉ hé mở mọt chút cho ánh sáng lúc đọc kinh sách.
Cơn bão táp đợt này nổi lên có vẻ gay gắt nhưng được ít lâu giảm dần, không ai bị bắt và bị xử, Nhà Chung, nhà trường không bị phá, chỉ phải xuất nhiều tiền bạc cho các quan, nên các quan làm ngơ. Đức Cha Rơ-to lại về Kẻ Vĩnh, Đức Cha Tơ-ren (Đông) lại về nhà trường Kẻ Non.
Cha Nam về Hoàng Nguyên trước, còn Cha Vê-na ở lại Bút Đông 15 ngày. Vì Cha vốn ốm yếu, lại ẩn trốn nhiều nơi, tù hãm lâu ngày nên sức khoẻ càng sa sút trầm trọng, ngày thứ tư tuần thánh, Cha đi bộ về Hoàng Nguyên gặp ngày mưa rét, lại lội bùn lội nước, bị cảm hàn nặng tưởng chết, nhưng sau được bình phục và Đức Cha Rơ-to dạy Cha về Kẻ Vĩnh uống thuốc.
Đầu năm Tự Đức cửu niên là năm 1856, Cha Vê-na đã đỡ bệnh có thể giúp tuần đại phúc vào đầu mùa chay do Đức Cha Rơ-to tổ chức rất trọng thể ở Kẻ Vĩnh cho các Thày Đại Chủng Viện, các chủng sinh và bổn đạo. Ngoài Đức Cha ra, có năm Cha thừa sai và sáu Cha Việt Nam giúp. Mỗi ngày có bốn bài giảng, nghe sách cả ngày, xưng tội suốt đêm, dù có đến 14 toà giải tội; cuối tuần đại phúc tổ chức cuộc rước kiệu chung quanh làng.
Rồi Cha Vê-na theo Đức Cha Rơ-to mở tuần đại phúc ở Bái Vàng và cử hành Lễ Phục Sinh trọng thể. Sau những ngày vất vả đó, Cha về Kẻ Vĩnh nghỉ ngơi cho hồi sức. Dịp lễ Thánh Phêrô quan thày Đức Rơ-to năm ấy, Đức Cha Tơ-ren và các Cha thừa sai về mừng, cấm phòng 8 ngày, bàn bạc các việc trog địa phận, các Cha nghỉ độ 10 ngày rồi mỗi người đi mỗi ngả. Một trận lụt lớn xảy đến ngập cả Nhà Chung, Đức Cha và các Cha phải chạy vào nhà thờ và hai nhà thương. Đúng kỳ này, Cha Vê-na lại phải chứng thương hàn có nguy chết, sau nhờ lời cầu xin với Thánh Phêrô An-căng-ta-ra thì khỏi. nhưng còn bệnh lao và bệnh suyễn ngày càng ra nặng hơn phải nhờ cụ lang Điều châm cứu từ đỉnh đầu đến bàn chân 500 huyệt rất đau đớn thì bệnh lao gần như khỏi hẳn, còn suyễn giảm đi rất nhiều.
“Sẽ phải vác Thánh giá nặng và chịu gian nan khốn khó cho đến chết”
Trước khi sang Việt Nam, một đêm Cha Ve-na nằm mơ mình đang quỳ dưới chân cây Thánh giá rất lớn và trên một đỉnh núi gần đấy, Đức Mẹ hiện ra chỉ cây Thánh giá, phán rằng: Hỡi con, con sẽ phải vác Thánh giá nặng và chịu gian nan khốn khó cho đến chết”. Lời tiên tri này đã thực hiện. Mới đặt chân đến miền truyền giáo được ba năm, Cha đã phải chịu một Thánh giá nặng là cơn bệnh trầm trọng giày vò, sống đi chết lại vì không hợp thuỷ thổ, Chúa và Đức Mẹ đã chữa Cha khoẻ mạnh lại để chuẩn bị cho Cha vác cây Thánh giá khác nặng hơn mà phải vác cho đến chết: Cha bắt đầu đi coi xứ và chịu đựng một cơn bách hại dữ dằn nhất trong lịch sử bách hại Giáo Hội ở Việt Nam.
Ngày 27 tháng giêng năm Tự Đức thập niên (1857), Cha Ve-na về nhà chung Kẻ Vĩnh, quan quân kéo đến khám Nhà Chung, Cha phải chạy ra ẩn nhà bà Ruyễn, Cha Phao-lô Tịnh, Thày Lương và Chánh, Phó lý trưởng bị bắt giải lên Nam Định. Gần hai tháng sau, Cha Thịnh phải sử, xác đưa về làng Vĩnh Trị chôn ở nền nhà thờ Thánh Phê-rô.
Ngày 2-2 quan Nam Định đưa 1000 quân, hai voi, hai khẩu súng thần công về vây làng Vĩnh Trị, Cha Ve-na cùng với Đức Cha chạy xuống thuyền trước và dạy các chú chạy cả đồ đạo lẫn người nên khi quan đến chỉ có nhà không. Quan nhận hai ba chục nén bạc, truyền rỡ nhà thờ ông Thánh Phê-rô trong nhà trường, nhà thờ Đức Bà ở ngoài làng và mấy gian nhà trong nhà Chung rồi kéo quân về. Đức Cha và các Cha không thể ở lại Kẻ Vĩnh được, thì đi ẩn ở nơi khác, Cha Ve-na về Hoàng Nguyên.
Được ít lâu Cha Chính Nam qua đời, Đức Cha Rơ-to thấy Cha Vê-na đã khoẻ mạnh khá và giao cho Cha coi sóc miền Cha Chính. Từ khi đến Việt Nam, Cha Vê-na ốm đau luôn chỉ ở Nhà Chung, nhà trường uống thuốc, học hành, xem sách, thỉnh thoảng rửa tội cho bổn đạo chưa đi coi xứ, nên khi nhận trách nhiệm nặng nề này Cha lo sợ, trong thư viết về quê, Cha kể rằng: “Đức Cha giao cho tôi miền Cha Chính coi sóc. Miền này có một vạn hai ngàn quân danh chia làm bốn xứ, mỗi xứ có hai hay một Cha. Việc của tôi là coi sóc bốn xứ này, đi làm phúc các họ khô khan, mắc rối, làm phép thêm sức, thỉnh thoảng cấm phòng cho xứ, tha các ngăn trở hôn phối, coi sóc người nhà Đức Chúa Trời, nhất là nhà dòng nữ..”.
Giữa năm Tự Đức cửu niên và đầu thập niên (1856 – 1857), có tàu Pháp đến cửa Hàn (Tourane) xin buôn bán và xin tha đạo, vua thấy chỉ có hai tàu nên từ chối. Quân Pháp thấy vua không bằng lòng lại khinh dể làm sỉ nhục thì bắn phá đồn Sơn Trà rồi bỏ đi. Từ bấy giờ vua lại càng gét đạo hơn.
Năm 1858, một năm khủng khiếp, Cha Vê-na bỏ Hoàng Nguyên đến làng Bút Đông ẩn trong nhà dong Mến Thánh Giá. Khi nào sợ lộ thì Cha ra ẩn, những nhà giáo hữu rất trung thành và cũng rất nghèo, là nhà các ông Hộ, Kỳ, Cung cũng có tên là Quang là bố Cha Tuyên. Những nhà này thường có hầm hay có vách khép để Cha ẩn trốn.
Một hôm, Cha Ve-na đang ở nhà ông Hộ thì quan Huyện Nam Xang cùng đi với ông Tần cia tổng phúc Châu đến vây. Biết ông Tần bênh chữa người có đạo nên ông Hộ gặp riêng và nói thật nhà mìnhcó Tây dương đạo trưởng. Nghe thế, đến ngòi giữa nhà ông Hộ rồi sai quân mình đi cùng quan huyện lục soát các nhà trong làng, nhưng không bắt được ai.
Nhiều lần vây làng Bút Đông, không bắt được ai. Quan huyện Nam Xang giận nên sai quân về khám xét khuấy khuất luôn. Khi nào nghe tin ngày mai quan về vây làng thì tối hôm trước, người thì chạy sang làng khác, người chạy ra ngoài đồng chịu mưa, chịu rét, chịu đói cả đêm cho đến trưa mai.
Một hôm ông cai Tần sai người nhà sang Bút Đông bảo các người đàn anh trong làng phải liệu cho ông Tây đi nơi khác, kẻo xả ra việc không hay, có thể cho sang ẩn ở Phúc Châu, ông sẽ cho người sang đón. Bấy giờ đang cấm đạo rất ngặt, Cha Vê-na không biết đi đâu, đành phải sang Phuc Châu.
phúc Châu là làng ngoại đạo, cả làng làm nghề ăn cướp, ông cai TTần cúng là tướng cướp có quyền có tiếng trong huyện, dù quan cũng phải kính nể, Ông và cả làng che chở người có đạo, và khi cấm đạo ngặt thì làng này chứa các Cha, các Thày và các nhà dòng.
Lòng nhiệt thành cứu các linh hồn.
Cha Vê-na ở Phúc Châu bình yên mới được một tháng, Cha đòi về kẻ Bèo, đến ở nhà bà nhiều Căn, một bà goá có lòng đạo đức, sẵn lòng để Cha Vê-na và các Thày ở nhà bà.
Cha về làng được ba ngày đã mở tuần đại phúc. Cha giảng giải độ 5,6 hôm mà người ta vẫn khô khan thì truyền cả họ phải ăn chay một ngày để cầu nguyện. Chính Cha cũng ăn chay rồi cấm phòng cho cả họ một tuần. Cha bắt các người đàn anh trong làng phải phá bàn thờ rồi họ phải lập ở đình rồi mới giải tội cho. ít nhiều kẻ khác cũng lập giường thờ ở nhà riêng, Cha gọi đến khuyên bảo hai ba lần, sau họ cũng vâng lời phá đi.
Thấy nhiều người xưng tôi chịu lễ, Cha rất mừng, dạy fỗ người ta cặn kẽ cách giữ đạo. Ai nghèo đói Cha cho tiền ăn mầy ngày để ở nhà lo việc linh hồn.
Bị bắt trong vách kép
Ơ Kẻ Bèo, tình thế cũng không ổn, Cha đã đưa tin cho họ Bút Đông cử người sang đón, Cha chưa kịp đi thì đã phải bắt.
Một người họ hàng với bà nhiêu Căn đã tố giác Cha Vê-na vậy có ông Tuần đồ, người làng Lê Khoai, tổng Đội Sơn cùng với con rể là Cai Tổng Đồng Bào tên là Phan, hồi ấy đang lụt lội, đi năm, sáu chiếc thuyền với 20 người đến bắt Cha.
Hôm ấy là ngày 30.11.1860 cũng là ngỳa 18.10 năm Tự Đức thập tam, hội 9giờ sáng, Cha Vê-na và Thày Khang đang ngồi nói chuyện, bà nhiuề Căn vội vàng vào báo: “ Thưa Cha, xin Cha trốn ngay, đầy tớ cai tổng đã vào đến cổng”. Cha Vê-na và Thày Khang chạy ngya vào buồng, cài then kỹ lưỡng. Buồng này có hai cửa thông ra hè, một cửa ra gian nhà giữa. Buồng có hai gian, một gian kề giường Cha Vê-na, một gian quây ba cót lúa nơi Thày Khang nằm nghỉ. Sau cót lúa là vách kép có cửa trát cẩn thận, ai không biết tưởng là vách liền.
Tuần Đồ vào ngồi giữa nhà, còn đầy tớ ông cầm giáo mác thừng chão canh trước nhà, vì đàng sau nhà không có cửa lại ngập nước, có muốn trốn cũng không được.
Tuấn Đồ gọi bà nhiêu Căn bảo: “ Ơ đấy chứa đảo trưởng tây, phải đưa nộp ngay”. Bà trả lời: “Thưa ông, tôi mẹ goá con côi, làm sao giám chứa tây dương đạo trưởng”?
Đừng sợ, đưa ông tây ra đây, ta không có ý bắt đâu, ta muốn chi cho ông chỗ ẩn kín hơn.
Tôi mẹ goá con côi không biết việc nay, xin ông hỏi các đàn anh trong làng.
Tuần Đồ cứ hỏi đi hỏi lại rất lâu.
Cha Vê-na và Thày Khang ngồi trong buồng, lo âu ngồi lắng nghe. Rồi ông Tuần Đố hét lớn: “ Có Tây dương đạo trưởng mới ở Kim Bảng đến, sao còn trốn”?
Nghe thấy thế, Cha Vê-na biết ngay là Tuấn Đồ, vọi bảo Thày Khang: “Tuần Đồ! phải thu giọn đồ đạc ngay”. Hai Cha con xếp đồ lễ vào thùng khiêng để trong vách kép, rồi lại ra nghe ngóng.
Một giờ chôi qua bà nhiều Căn khăng khăng nói không có ai. Tuần Đồ ra lệnh phá của buồng. Cha Vê-na vào ẩn trong vách Kép. Đầu tiên họ phá cửa bên trong, nhưng chắc qua, không phá nổi, họ phá cửa thông ra ngoài hè, mấy phút mở toang, Thày Khang ra mặt, họ túm lấy Thày lôi đến trước mặt Tuần Đồ. Ông này hỏi: “Anh là đại trưởng hay là đầy tớ đạo trưởng?”
Tôi là đầy tớ đạo trưởng.
Ơ đây có đạo trưởng nữa không?
Chỉ có tôi, không có đạo trưởng.
Tuần Đồ quát: “chúng may hãy phá vách!”
Họ kéo đến phía vách, bắt được Cha Vê-na.
Tưởng được lởi ai ngờ lỗ vốn
Tuần Đồ đưa hai Cha con xuống thuyền trở đi ngay. Thày Khang ngồi ở mặn thuyền, không trói, còn Cha Vê-na, họ trói vào thang thuyền dứt chặt. Tuyền ra khỏi làng Kẻ Bèo, Thày Khang nói với Tuần Đồ: “Ông trói Cha tôi ngặt quá, xin nới ra ít chút”. Vừa nói Thày cừa cởi trói, người chèo thuyền giơ mái chéo lên quát: “Buông ra ngay không ta đánh bây giờ”. Thày Khang phải thôi. Một lúc sau Tuần Đồ nghĩ lại, truyền cởi trói Cha Vê-na, mời Cha vào ngồi khoang thuyền với ông. Ơ đây có lò sưởi vì trời rét lắm, Tuần Đồ mời Cha ăn trầu, hút thuốc. Cha hút thuốc và nói với Tuần Đồ: “Xin ông cai thương dân, đừng khai oa gia kẻo hại dân”. Tuần Đồ im lặng. Cha nhắc lại, Tuần Đồ đáp giọng cứng cỏi: “Lúc nào tôi cùng thương dân, chỉ các ông làm hại dân; con rể tôi thật khánh kiệt”.
Lời trách móc này nhắc lại việc đã xảy ra năm trước. Con rể ông Tuần Đồ là ông cai Phan làm cai tổng đồng bào. Họ Kẻ Bẻo gửi gánh đồ đạo ở nhà một người ngoại xã ấy. Có người tố cáo với cai Pha, ông này bắt hai gánh đưa về nhà mình rồi đưa tin cho Kẻ Bèo đem 200 quan tiền sang chuộc. Họ Kẻ Bèo đó là mưu mô bắt người không giám sang. Cai Pha thấy thế đưa các đồ này vào để trong Chùa. Một người ngoại thù ông tố giác với quan phủ. Quan Phủ bắt các thứ ấy lên Tuần Đồ phải chạy tiền với quan phủ và quan Hà Nội hết 24 nén bạc, cai pha mới khỏi tội và vì thế ông này sạt nghiệp.
Lần thứ 3, Cha Vê-na: “Xin ông cai thương dân”. Thày Khang hiểu ý ông này đòi tiền thì hỏi:
“Ông bắt Cha con chúng tôi nộp quan hay có ý gì khác?” Nghe thế ông Tuần tươi mặt nói: “ các ông kiệu được 100 nén bạc không? những tôi sẽ tha ngay, lại tìm cho các ông nơi ẩn trốn vững chắc”. Thày Khang nói câu sách nho rằng: “Người nhân đức tìm làm việc nghĩa hơn là tìm mối lợi, còn người tìm mối lợi hơn là việc nghĩa là kẻ ô nhục, ông cai chọn đàng nào?”
Tôi xin chịu nhục, các ông liệu cho tôi 100 nén bạc, tôi sẽ sử hẳn hoi với các ông.
Đến làng Lê Khoai, tuần Đồ đưa Cha Vê-na về nhà mình, làm tời báo quan Phủ Lý rồi mổ lợn ăn khao. Đến tối thông lại, đội lệ 20 lính đến thì ông làm cơm thết họ và mời Cha cũng nhồi năn chung với thông lại, đội lệ và cả ông nữa. Hôm ấy là ngày chay nên ông giọn cá vì Cha không ăn thịt.
Hôm sau, Cha ngồi trong cũi, Thày Khang vai mang gồng, bị giải lên tỉnh Phủ Lý.
Quan Phủ tỏ vẻ kính Cha, cho Cha ở ngay công đường không phải vào trại giam, và cho sang cũi khác rộng và cao hơn, đeo xiềng nhẹ. Đến bữa ăn lại cho hai Thày Hân và Lệ ở địa phận Bùi Chu đang phát lương ở phủ làm cơn cho Cha. Quan cho mọi người vào thăm tự do. Thấy Cha còn thanh niên, hình giáng thanh lịch, nét mặt tươi vui, ăn nói hoà nhã thì thương lắm, nhất là em quan phủ đến thăm Cha luôn, dỗ Cha khoá quá để khỏi phải chết sớm mà phí hoài.
Bốn hôm sau, độ hơn 50 lính ở Hà Nội xuống giải Cha lên tỉnh. Quan phủ sợ bổn đạo đánh tháo giữa đường, lấy thêm lính phủ và quân của Tuân Đồ. Tuâm Đồ phải chịu các khoản tri phí dọc đường, nên trong vụ này ông lỗ mất 12 nén bạc. còn 300 lạng vàng thưởng thì các quan ăn cả. Khi chưa bắt Cha Vê-na, ông rất giàu có, sau khi bắt Cha, ông xa sút dần. Tưởng được lợi lớn, ông đã mở tiệc ăn khao, ai ngời phải lỗ vốn, thua to.
Tù Phủ Lý đến Hà Nội phải đi mất 2 ngày. Cha Vê-na ngồi trong cũi có 8 người khiêng, thày Khang đeo gông đi trước. Dọc đường người ta kéo ra xem rất đông, ai cũng động lòng thương. Đến Thưòng Tín, quan phủ truyền đóng quân lại vì quan muốn xem mặt Cha Vê-na, quan đến bên cũi hỏi Cha: “ Ông là người nước nào? Pháp, Tây Ban Nha hay Ma-lắc-ca? Cha đáp: “Ông làm quan ở nước này có đi đến đâu mà biết các nước Pháp, tây Ban Nha và Ma-lắc-ca, ông hỏi làm gì? có muốn xem mặt tôi thì xem, đừng hỏi gì tôi”.
Tôi xin chết vì người Việt Nam.
Ngỳa 06.12.1860, Cha Vê-na đến Hà Nội. Cũi Cha đi qua lối cửa đông ở giữa cửa có đóng một cây Thánh giá, Cha đòi phải bỏ đi, lính không chịu, cứ khiêng cũi đi. Cha thấy vậy giẫy giụa đổ nghiêng cũi lên lính phải tháo Thánh giá ra. Lính khiêng cũi thẳng vào dinh quan án trong một là thư viết về quê, Cha kể lại cuộc thẩm vấn đầu tiên như sau:
Quan án đưa cho tôi một chén nước chè, tôi cám ơn và uống ngay trong cũi. Rồi quan bắt đầu hỏi cung tôi theo lệ thuờng.
Ông tên là gì? Quê ở đâu?
Tên tôi là Gio-an Tê-ô-phan Vê-na quê nước Pháp.
Ông đến đây làm gì?
Tôi đến giảng đạo thật cho những ai chưa biết.
Ông bao nhiêu tuổi?
32 tuổi.
Quan tỏ vẻ thương hai nói: “còn trẻ quá!” Rồi quan lại hỏi tôi: “ai sai ông đến đây?”Tôi đáp:
“Không vua quan nào sai tôi, tự ý tôi tình nguyện đi giảng đạo mà bề trên sai tôi sang giảng đạo nước này.”
Ông có biết đạo trưởng Liêu (Rơ-to) không?
Tôi biết.
Ông có biết đạo trưởng Liêu viết thư cho các tướng ngụy mộ dân theo đạo Gia-tô làm giặc chông lại triều đình không?
Thưa quan ai đã nói điều ấy.
Tổng đốc Nam Định.
Thưa quan lớn, tôi cúng nghe nói tổng đốc nam Định bắt được các thư ấy, nhưng tôi giám chắc đó là thư mạo vì Đức Cha Liêu chúng tôi là người khôn ngoan, không đời nào làm việc dại dột ấy, chẳng những thế Người đã dạy các đạo trưởng thược quyền người cầm bổn đạo không được theo giặc.
Ai sai lính tây đánh cửa Hàn (Tourane) và gia đình?
Thưa quan lớn, Tôi cũng nghe đồn thổi tin ấy, nhưng tôi không rõ tàu ai, vào có ý gì.
“Tôi vừa nói xong thì quan thượng vào, vừa ngồi ông nói to tiêng rằng:
Đạo trưởng Gia-tô, ông có nét mặt rạng rỡ, sắc sảo. Ông đã biét luật pháp nước Nam cấm những người tây không được giảng đạo, nếu không tuân, bị bắt sẽ phải giết mà ông còn giám sang ư? Tai các ông, tàu Tây mới sang đánh nước này. Ông phải khai cho thực, nếu không ta sẽ tấn.
Thưa quan lớn, quan hỏi tôi hai điều này: Một là tôi biết luật nước cấm người Tây không được đến giảng đạo cho dân này, sao còn giám dang? Vâng, tôi biết luật này nhưng Thiên Chúa truyền tôi phải giảng đạo cho mọi dân mọi nước. Đã rõ chung tôi phải vâng lệnh vua Chúa thế gian nhưng chúng tôi phải vâng lệnh. Chúa trên trời trước. Hai là tôi không xui tàu Tây sang đánh nước này, nên không phải tại tôi.
Ông đi bảo tầu Tây đừng đánh nữa, ta sẽ tha cho ông.
Thưa quan lớn, tôi không có quyền bảo tầu Tây về. Tôi có bảo, họ cũng không nghe. Nhưng nếu quan muốn, tôi ra đi, nếu không được việc, tôi xin về đây chịu chết.
Ông không sợ chết ư?
Thưa quan lớn, tôi sang đây chỉ có giảng đạo thật, tôi không phạm tội nào đáng chết. Nếu các quan có sử tôi, tôi xin chết vì người Việt Nam.
Ông có giận ghét người đã bắt ông không?
Thưa quan lớn không, đạo tôi dạy phải thương yêu những người ghét mình, làm hại mình.
Ông không khai những nơi ông ẩn trốn.
Thưa quan lớn, quan là cha mẹ dân, tôi đã đi nhiều nơi, ẩn nhiều nhà, tôi chỉ đi giảng đạo,chẳng làm việc gì khác, tôi có khai ra chỉ hại dân, con cái quan lớn, xin quan lơn tha cho tôi điều này.
Thôi ông đạp Thánh giá đi khỏi phải chết.
Thưa quan lớn, tôi đã giảng đạo Thánh giá cho đến bây giờ, lẽ nào tôi đạp Thánh giá. Tôi thà mất sự sống, chịu chết chẳng thà bỏ đạo” Cha vừa nói vừa cầm ảnh hôn.
“Quan lại nói:
Nếu ông không sợ chết sao ông lại ẩn trốn?
Thưa quan lớn, đạo chúng tôi không được cậy sức riêng mình, không được tự nộp mình khi có thể chạy được. Vì thế tôi ẩn trốn nhiều nơi”.
Cha thưa lại những lời lịch sự hẳn hoi, vẻ mặt tươi vui rạng rỡ nên các quan nể Cha, không nỡ đánh đập như các đấng khác.
Quan vừa hỏi cung xong thì có Đỗ Tú là người tham chức quyền giàu sang, đi bắt đạo, năm Tự Đức thập nhịniên trong vòng một tháng ông đã bắt được bốn Cha, đã được thưởng 400 lạng bạc và bằng cửu phẩm, ông hỏi Cha Vê-na rằng: “Ông có biết rõ Cố Đông (Tơ-ren) bây giừo làm giám mục ở đâu? Tôi muốn biết mặt ông ấy mà chưa đựơc gặp”. Cha Vê-na bảo ông: “Ông làm nghề bắt đạo thì hèn lắm, ông phải biết bằng cửu phẩm ông đã được thì chẳng khác gì hoa mùa xuân, sớm nở tối tàn chẳng được bao lâu”, Các quan và mọi người đều cười và không tin. Nhưng lời tiên tri này thực hiện. Năm năm sau khi bắt được bốn đạo trưởng, Đô Tú lên làm chủ kho Phủ Lý, nhưng vì tiêu vào tiền công khố, nên phải tội. Cửa nhà bị tịch thu, phải sung quân, rồi phải bệnh chết khốn nạn.
Hỏi cung xong, các quan bắt Cha làm tờ khai để theo đó mà dựng án. Trong tờ khai không nói đến một ai vì cứ theo lời Tuần Đồ là bắt được hai Cha con thuyền nhỏ giữa sông. Thày Khang viết, Cha Vê-na ký. Các quan bắt phải viết là Gia-tô tả đạo, nhưng Cha cương quyết không chịu, nên các quân cũng thôi.
Khai xong, các quan khép Cha phải án trảm quyết, bêu đầu Cha ba ngày rồi ném xuống sông, Thày Khang là đạo đồ bất khẳng khoá quá phải phát lưu Hưng Hoá.
Những ngày đợi chờ phúc tử đạo.
Tra hỏi xong, Cha Vê-na phải giam trong cũi ở dinh quan Tổng Đốc, không phải đưa vào trại, vì cũi trước thấp bé chật hẹp nên quan truyền thay cũi khác rộng rãi hơn, Cha đứng được trong ấy chỉ phải cúi đầu xuống một ít. Trong cũi trải chiếu hoa, chung quanh cũi đóng bốn cọc, chằng giây để người ta khỏi đến gần.
Có ba đội lính để thay đổi canh gác, thỉnh thoảng Cha được ra ngoài đi bách bộ, giờ cơm Cha ăn cơm ở ngoài, ai xin vào thăm cũng được. Lính canh đối sử lịch sự tử tế với Cha. Khi mới phải giam, quan phát mỗi ngày sáu tiền để làm cơm cho Cha, nhưng sau Cha thấy không tiện nên nhờ cai đội xin quan để bổn đạo thu xếp lấy lẽ không quen làm cơm nên ông Tây không ăn được, sịư sinh bệnh sẽ chết trong cũi. Từ đấy Thày Lễ là người Đức Cha cử coi sóc các tù có đạo ở Nam Định giao cho bà Nghiêm ở trong thành làm cơm.
Quan Tổng đốc Hà Nội Hoàng Văn Thu là người tốt có lòng thương dân, rất kính trọng Cha Vê-na. Ông không hành hạ Cha lại hay dọn cỗ mời Cha. Trong hai tháng bị giam cầm, Cha không bỏ phí thời giờ, không tiếp khách thì Cha đọc kinh, lần hạt, đi bách bộ. Ông bếp Khánh kể lại rằng: “Cha Vê-na đạo đức sốt sáng lắm, lần nào tôi có việc đến gặp Cha thì thường gặp Cha đang đọc kinh. Sáng tối Cha hát La-Tinh, lúc nào Cha cũng vui tươi.
Bị giam 20 ngày, Cha Vê-na viết thư xin Đức Cha Tơ-ren lo liệu cho mình được xưng tội chịu lễ. Đức Cha đang ẩn ở Kẻ Trừ, dạy Cha Thịnh Phó xứ Kẻ Sét đi giải tội và kiệu Mình Thánh Chúa cho Cha Vê-na, Đức Cha dặn Cha Thịnh nhờ ông Phao-lô Hương Mới, đầy tớ quan án thu xếp. Việc này rất nguy hiểm vì có các cửa thành đều đóng Thánh giá, quan lại ra lệnh canh phòng Cha cẩn thận không ai được đến gần. Ông Hương Mới đưa Cha Thịnh đến giải tội cho Cha Vê-na bình an. Cha Thịnh mang Mình Thánh theo nhưng không giám đưa cho Cha Vê-na sợ lộ. Cha giao cho bà Nghiêm, tối hôm ấy bà đưa vào cho Cha Vê-na. Cha giữ trong người, chầu cho đến nửa đêm thì chịu lễ.
Cha Vê-na ước mong chóng đến ngày được đổ máu ra vì Chúa Ki-tô. Không thấy án ở kinh ra, Cha thường bảo bà Nghiêm và bà Mẫn là người quen đưa cơm vào cho Cha rằng: “Các Cha khá chỉ đợi non một tháng, còn Cha đã gần hai tháng rồi, mà sắc chỉ vẫn chưa có, Cha cảm thấy lâu lắm”.Thỉnh thoáng Cha cũng hay hỏi ông bếp Khánh và người nhà quan đến thăm cho biết án mình đã ra chưa, khi náo có xin báo cho ngay. Cha chờ bà Nghiêm may cho bộ áo mới trọng thể để mặc khi xử.
Trong các thư viết từ giã Đức Cha, các người ân nhân đã chứa mình lâu ngày, từ giã họ hàng, Cha tỏ ra lòng khát khao ngày chiến thắng, lời văn khoé léo nhẹ nhàng vui tươi dù lúc đó đã gần ngày phải xử và phải viết trộm vụng ban đêm.
Bông hoa xuân chủ vườn muốn hái.
Trong một lá thư viết từ giã Cha già, Cha Vê-na ví mình như bông hoa mùa xuân mà lưỡi gươm tử hình chỉ là bàn tay ông chủ vườn hoa hái về trưng bày. Đêm ngày 1.2.1861 án trong kinh ra tới nơi. án đề rằng: “ Tây dương đạo trưởng Vê-na, 31 tuổi, đã biết luật nước Nam cấm đạo Gia-tô, còn giám sang giảng đạo ấy để lừa dối dân. Đã phải bắt, tra hỏi nhận các tội ấy. Tội nó đã rõ. Chiếu luật nó phải trảm quyết, bêu đầu ba ngày rồi ném xuống sông”.
Đức Cha Tơ-ren kể lại rằng: “Sang ngày 2.2.1861, Cha vê-n ăn sáng như thường lệ rồi đi bách bộ ngoài vườn. Bà Nghiêm Theo Cha nói: “Thưa Cha, Cha phải xử hôm nay”. Cha Vê-na không tin nghĩ rẳng mình phải điệu vào kinh. Bà này thưa: “Đúng là Cha phải xử hôm nay, voi và lính đã xếp hàng tề chỉnh, lát nữa là Cha phải đưa đi xử”. Cha tin, đi về cũi phân phát các đồ đạc mình cho người chung quanh.
Lúc đó chị xin người Kẻ Sét, Cha Thịnh sai đưa Mình Thánh cho Cha Vê-na chịu như của ăn đàng, vừa đến, chị thấy lính tráng thì sợ hãi lúng túng tiến đến thẳng cũi định đưa ống đựng Mình Thánh cho Cha. Lính thấy thế tưởng chị đưa thuốc độc, bắt trói và bắt cả ống đưng Mình Thánh. Bà Nghiêm quen lính chạy và bảo: “Không phải thuốc độc đâu, đây là của chúng tôi quen ăn sắp chết để về Thiên Đàng, chú không trả lại, chú sẽ chết”. Cha Vê-na cũng bảo người lính ấy rằng: “Ai giám mở ống ấy ra sẽ phải chết”, lính sợ quá đưa cho bà Nghiêm, bà nộp lại cho Cha Thịnh, vì vậy Cha không được chịu lễ như của ăn đàng.
Các quan đòi Cha lên nghe án. Nghe xong, Cha nói mấy lời công khai tuyên bố mình đến đây dạy đạo thật và mình chịu chết vì đạo này, cuối cùng Cha nói với các quan rằng: “Ngày kia chúng ta sẽ gặp nhau trước toà phán xét”.
Nghe thế, quan án sợ hãi bảo: “ông chết là tại ông, ta chỉ xin ông đừng oán trách’’. cha Vê- navui vẻ trả lời: “ xin quan đừng lo, tôi sẽ cầu cho các quan đươc phúc, xin các quan ở lại, tôi về thiên đàng ’’.
Đoà áp giả tù lên đường tới pháp trường, cha đi giữa bốn người lính cầm gương. Quan giá sát đi trước, voi và hơn bốn trăm quân theo sau. Đến cửa Bắc, Cah đồi phải cất Thập giá rồi mới đi qua. Quá cửa thành chừng 300 thước, Cha để tay lên ngực, đưa mắt nhìn chung quanh tìm Cha Thịnh giải tội cho như đã hẹn trước, nhưng vì không được tin, Cha Thịnh không lên kịp. Mọi khi quen sử tù ở ô cầu giấy, nhưng Cha Vê-na vì đầu phải vứt xuống sông nên phải đi qua phố hàng đậu để rẽ ra bờ sông.
Cha mang xiềng, mặc áo the mới, nét mặt vui vẻ, hồng hào, vừa đi vừa hát La Tinh to tiếng. Mọi người ngạc nhiên thán phục.
Tới nơi sử lính đóng vòng tròn, Cha Vê-na ở giữa, không ai được đến gần Cha, trừ bà Nghiêm. Cha Vê-na nhìn đám đông tìm Cha Thịnh, vẫn không thấy. cha đưa dép cho bà Nghiêm rồi ngồi vào chiếu, lính đến bẻ xiềng Cha. Lý hình chém cha hôm đó tên là Tuế, lưng gù, có biếu, chông như phường chèo, tên này trước đây đã sử bốn Cha.
Anh đến nói với Cha Vê-na như quen nói với các tù nhân thường: “Ông cho tôi mấy quan, tôi sẽ sử ông cho mát mẻ”, nhưng anh nhận được câu trả lời rất khác thường: “Càng lâu, càng tốt”. Thấy Cha mặc quần áo mới nguyên không dính máu, anh xin cởi ra, trước Cha không bằng lòng, sau anh nói dối rằng: “Ông phải sử lăng trì”. Bấy giờ chắc không phải Cha tin lời bịa đặt của anh, nhưng có lẽ Cha cảm thương tên lý hình bất hạnh này, hay Cha muốn bắt trước gương Thày Chí Thánh chết trần trụi trên thập giá, Cha cởi hết khăn áo, chỉ còn mặc một cái quần. Sau đó, lính trói Cha vào cọc. Ba hồi chiêng lệnh vừa dứt, lý hình chém nhát thứ nhất, đầu nghiêng bên vai, hai nhát sau gươm gẫy, phải lấy gương khác. Chém hai nhát nữa đầu Cha Vê-na mới gục xuống ngực, lưỡi gươm cong lên, lý hình lấy chân uốn gươm lại, cứ cổ Cha mới đứt, anh tung đầu lên cho quan giám sát trông thấy. Ai dự buổi sử cũng ngậm ngùi cảm thương tiếc sót người thanh niên tuấn tú khôi ngô. Hôm ấy là ngày 2.2.1861, một ngày có sự trùng hợp lạ lùng, ngày sinh cho nước trời của Cha Vê-na, ngày giáo hội mừng lế Đức Mẹ Dâng Con trong Đền Thánh. Đức Mẹ cũng dâng người con yêu dấu của mình lên Thiên Chúa.
Hôm ấy trong các Thánh đường tưng bừng nến sáng, nếu Đức Tin trong ngày Rửa Tội, phải chăng đó là tượng trưng cho cuộc tuyên xưng Đức Tin anh hùng của Cha Vê-na. Hôm ấy các Thánh trên Trời vui mừng đón bông hoa xuân tươi thắm chủ vườn hái về trang điểm cho thành Giê-ru-sa-lem mới.
Dân sở tại lấy đầu Cha Vê-na đem bêu như lời quan truyền, cón xác Cha nằm trên chiếu một lúc lâu vì chưa có quan tài; bà Nghiêm, bà Mẫn, cô Ân, cô Lý và mấy bà có đạo ngồi bên xác khóc lóc to tiếng. Một người lái buôn quê Nghệ An thấy xác Cha nằm trần thì thương, ông cởi áo đang mặc phủ lên người Cha. Một lúc sau, bổn đạo họ trại phong đưa quan tài đến, nhưng không có người đào huyệt. Ông Hương mới nói với ông Tài, người có đạo xứ Kẻ Lường đang làm quyền xuất đội, xin ông giúp việc mai táng. Ông này sai lính đào huyệt ở nơi sử, ngay cạnh bờ sông. Người ta liệm xác Cha và khăn vải và chiếc chiếu cha quỳ khi phải sử.
Tháng năm sau Cha Thịnh sai hai ông Lý Vững và Hưng mới đào chộm xác đưa về Đồng Trì. Đến khi tha đạo, Cha Chính Puy-gi-ni-ê (1) (Phước) bốc hài cốt Cha Vê-na đưa về Kẻ Đầm, ghi từng cái một, nộp Đức Cha Găng-tê. Năm 1865 đưa hài cốt về Pháp. Khi bốc xác Cha Vê-na có Cha Thịnh, Thày Lễ và ông Hương Mới, có ông Lý Vững đã qua đời.
Đầu Cha phải bêu ba ngày trên ngọn cây luống cắm cạnh bờ sông. hai ông Lý Vững và Hương Mới tìm cách lấy lại đầu Cha. Họ buộc mấy lưỡi cây vào ba bốn chục sải giây gai, Hai lưỡi câu mắc vào tai cho vững, còn giây một đầu buộc vào lưỡi câu, một đầu buộc vào tầu lá chuối làm phao. Hai ông bàn với dân sở tại và họ đồng ý.
Đến tối ngày thứ ba, quan huyện thọ sương đi bỏ đầu Cha xuống sông thuyền chở ra đến giữa sông, ông này truyền bỏ đầu xuống. Người ta tung đàu xuống thật nhưng giữu lại đầu giây buộc vào mạn thuyền. xong việc chèo thuyền về, gần đến bờ có tiếng kêu: “Quan huyện đến khám, họ sợ quan bắt được, kéo mạnh cho đứt dây, vì thế không tìm được đầu.
Hai ông Lý Vững và Hương Mới không thát vọng, họ thuê hai thuyền đánh cá rà dưới sông hai ba ngay liền cũng không thấy. Tết đến, công việc phải bỏ dở. Ngày 5 tháng giêng, ông Lý Vững thuê thuyền đi Hà Nội có ý đào trộm xác, nhưng ngăn trở không thành. Khi thuyền trở về đến Vụng Nhót, lái thuyền thấy có cái gì đó lập lờ trên mặt nước lúc đen lúc trắng thì bảo ông Lý Vững ra xem là cái gì, ông này bảo chở thuyền đến đấy, lấy vợt vớt lên đưa vào thuyền. Ông Lý nhận ra là đầu Cha Vê-na, chỉ còn lại một lưỡi câu buộc ở tai bên phải với đoạn giây gai ngắn. Ông đặt đầu Cha vào túi đựng tiền, đưa về nhà mình ở Đồng Trì, rồi báo tin cho Cha Thịnh ở Kẻ Sét biết. Cha Thịnh xuống Đồng Trì ngay khi biết chắc là đầu Cha Vê-na thì lấy vải liệm, cho vào một nồi đưa về cho hai Đức Cha đang ẩn ở Kẻ Trừ. Đầu Cha Vê-na được rửa bằng nước hoa, lau chùi sạch sẽ, cho vào nồi đất táng ở nhà ông Xạ xứ Kẻ Trừ.
Năm 1879, Đức Thánh Cha Lê-ô XIII phong Cha Tê-pha-nô Vê-na lên bậc đáng kính và ngày 2.5.1909, Đức Thánh Cha Pi-ô X phong chân Phúc cho Người.
Ngày 19.6.1988 Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II tôn chân Phúc Tê-ô-Phan Vê-na lên bậc hiển Thánh.
Điềm lành báo truớc.
Ngày 21.11.1829, ngày lễ Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ, cậu Tê-ô-phan vê-na mở mắt chào đời ở làng Săngtôlu-pô (Sanctolupo) tỉnh Poa-ti-ê (Poitier), nước Pháp, phải chăng đó là điềm lành, là dấu chỉ báo trước ngày sau cậu bé này có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt.
Thánh Ven Theophane Venard |
Ông bà sinh được 6 con, hai con út chết từ khi bé, con cả là chị Mê-la-nia dâng mình cho Chúa trong nhà dòng, Thánh Tê-ô-phan vê-na là con thứ hai, cậu Hăng-ri-cô là con thứ ba xây dựng gia đình, cậu thứ tư là Ơ-sê-bi-ô làm linh mục.
Cậu Vê-na, người nhỏ nhắn, khôi ngô, nét mặt tươi vui, nghiêm trang, không hay chơi đùa như các bạn, siêng năng đi nhà thờ đọc kinh, thông minh sáng dạ, mới lên bảy tuổi cậu đã viết thạo và đọc sách trơn. Ngoài giờ học cậu cũng chịu khó đi chăn bò, chăn chiên giúp cha mẹ.
Mơ ước phúc tử đạo từ thời thơ ấu.
Một niềm vui của cậu Ve-na là đọc sách truyện các thánh, cậu mê say đọc. Một hôm cha xứ cho cậu mượn chuyện các đấng đi truyền giáo nơi dân ngoại, trong ấy có truyện Cha Coóc-nây (Tân) là người đồng huơng đã giảng đạo ở Việt Nam và mới được phúc tử đạo. Cậu Vê-na không sợ lại vui mừng xem đi xem lại hai ba lần rồi nói: “Tôi ước ao được sang giảng đạo ở Việt Nam và được phúc chết vì đạo”. Từ đó tâm trí cậu bé luôn bị ước mơ tốt đẹp ấy ám ảnh, cậu xin cha mẹ cho mình đi học La-tinh để sau làm Linh mục. Cha mẹ cậu vui mừng cho con vào học với cha xứ một năm rồi gửi vào Chủng Viện Poa-ti-ê. Sáu năm học ở đây chú Vê-na làm gương sáng cho các bạn về sự học hành, tập đi đàng nhân đức, giữ luật phép nhà. Ngày lễ Đức Mẹ vô nhiễm, mới vào học được hai tháng, chú đã khấn lần hạt mọi ngày kính Đức Mẹ và chú đã giữ cho đến chết. Chú vào hội trái tim Chúa Giêsu để cầu cho kẻ có tội và kẻ ngoại trở lại, và vì ước ao đi giảng đạo cho dân ngoại mà chưa đi được, nên chú cũng xin vào hội giảng đạo, hàng tuần góp tiền ấy.
Ơ Chủng Viện một năm, Chú rước lễ lần đầu, chú dọn mình sốt sáng kĩ càng và từ đấy chú tôn sùng phép Thánh Thể cách riêng.
Năm sau, Chúa gửi cho chú một thử thách nặng nề, người mẹ thân yêu qua đời. Chúa viết thư về an ủi cha và chị em nhưng chính mình lại thường nhớ đêm ngày không ngủ được. Chúa muốn yên ủi người con riêng mình, cho chú xem thấy sự lạ này: Một đêm chú đang khóc thương mẹ, bỗng Thánh Thiên Thần dắt mình vào một nơi rực rỡ chói lọi. Mở mắt ra, chú thấy mẹ ở giữa những người sáng láng đang hát mừng ngợi khen Chúa. Từ đó chú không còn buồn sầu nữa. Chú giữ kín sự lạ ấy cho đến khi từ giã cha và chị em lần sau hết để đi giảng đạo mới tỏ ra và buộc mọi người không được nói với ai.
Sáu năm ở chủng viện, chú Ve- na học hành tấn tới, luôn đứng nhất lớp, trổi vượt hẳn các bạn, chú lại đạo đức khiêm nhường hoà nhã không mất lòng ai bao giờ, giáng người nhỏ nhắn thanh lịch, nói năng từ tốn, nét mặt vui tươi rạng tỡ, ai trông thấy cũng phải mến, phải thương.
Thực hiện mơ ước niên thiếu
Vào đại Chủng Viện, Thầy Ve-na mới tỏ ra cho cha linh hồn biết ý định của mình từ thời thơ ấu để người định liệu, sau khi đã cầu nguyện suy xét kỹ lưỡng, cha bằng lòng nhưng đòi thày phải chờ khi đã chịu chức năm.
Ngày 24-12-1850, Thày Ve-na chịu chức năm, đó cũng là bước đầu thày thực hiện mơ ước buổi thiếu thời, năm ấy cũng là năm thứ ba triều vua Tự Đức với sắc chỉ cấm đạo ban hành từ năm 1848. Sau đó thày về quê thăm gia đình, tỏ cho cha và chị em biết ý định của mình, rồi lên đường vào đại chủng viện Hội Truyền Giáo Pa-ri.
Ơ đây bầu không khí thánh thiện sốt sáng, những sự việc cụ thể, những tin tức từ nơi truyền giáo càng làm cho mơ ước của thày tăng dần đến tột đỉnh. Qua những lá thư này thày viết cho chị Me-la-ni-a, thày kể lại gian phòng bài trí các dấu tích, gôm cùm, xiềng xích của các đấng Tử Đạo, những tranh ảnh mô tả lại những cái chết anh hùng của các Ngài, những buổi tối đến kính viếng các dấu tích ấy để xin các ngài bầu cử cho mình được theo chân nối gót các ngài, khách thập phương cũng đến đây kính viếng cầu xin rất đông.
Thày Vê-na mới vào được hai tháng có thư của Đức Cha Rơ-to (Liêu) địa phận Tây Đàng Ngoài báo cho Cha Sép-phơ-lơ (Đông) mới phải bắt và phải sử ở Sơn Tây, nên Thày càng ước ao chóng đến ngày được diễm phúc ấy, và Thày thường nói đó là đường tắt đưa thẳng về Thiên đàng.
Ơ đây, Thày Vê-na cũng nổi tiếng đạo đức, thông thái nên tháng 5.1851 Thày được chịu chức linh mục mới 22 tuổi.
Lớp này có 12 linh mục, 11 Cha được cử sang Phương Đông truyền giáo ngay, còn Cha Vê-na vì mới ốm, còn yếu, phải nghỉ lại uống thuốc Cha buồn và theo thói quen, mỗi khi gặp sự khó, Cha thường chạy đến kêu xin Đức Mẹ. Đức Mẹ đã nhận lời. Ngày 20.9.1852, ngày xuống tàu, một cha đi phép ngăn trở không về kịp nên bề trên dạy Vê-na đi thay, sang Hồng Công ở nhà chung nghỉ uống thuốc, bao giờ khoẻ sẽ đi truyền giáo.
Sau ba tháng vượt biển, cha Ve-na đến Phố Mới, ở lại đây ba tuần chờ tàu đi Hồng Công. Cha ở Hồng Công độ non một năm, dạy học rồi được cử sang truyền giáo ở địa phận Tây đàng Ngoài.
Ngày 26.5.1854, Cha Vê-na cùng với Cha Lơ-gơ-răng (Tràng) rời Hồng Công đi Ma Cao chờ tàu người Trung Quốc sang Việt Nam, vì từ thời vua Minh Mệnh, tàu các nước âu châu không được vào buôn bán ở đây. Cha Vê-na nghỉ lại Ma Cao chừng một tuần lễ. Ma Cao xưa kia rất thời danh, quen gọi là Ngọc Phương Đông, là một giải đất chạy ra biển ở tỉnh Quảng Đông, các người Âu Châu đến đây buôn bán, lập ra phố xá sầm uất, nhà cửa rộng lớn, nhiều nhà thờ nguy nga, có chủng viện có dòng Tên, dòng Thánh Đa Minh và nhiều dòng khác nữa. Các Cha thừa sai sang phương đông truyền giáo thường qua Ma Cao. Bây giờ Ma Cao vắng vẻ, vì cửa bề bồi lâu, tàu lớn không vào được.
Ngày 2.6.1854, tàu mới nhổ neo, lần này có 70 tàu cùng đi nên không sợ cướp biển. Người Trung Quốc ghét người Âu Châu, thường gọi là quỷ trắng nên các cha thừa sai bị chúng khinh dẻ, chửi rủa. Cha Vê-na viết thư về quê kể lại rằng: “Tôi đi tàu Trung Quốc thì khổ sở trăm đường. Chúng cho Cha Tràng và tôi ở dưới lòng tàu trong một xó tối tăm hôi hám đầy thạch thùng, rết rệp, chật chội, thấp lắm chỉ nằm hay ngồi cả ngày đêm không đứng được. Chúng tôi không được lên sàn tàu, thỉnh thoảng lên cho thoáng là chúng chửi rủa bắt xuống ngay. Chúng mắng mỏ chúng tôi luôn: khi không có gió, lúc gió to, nhỡ nhàng việc gì, mọi người không hay là chúng đổ tội cho chúng tôi hết”.
Hai mươi ngày sau tàu đến cửa Cấm, đậu gần đồn Hải Phòng. Quan quân xuống khám nhưng vì hai Cha ẩn kín, nên không bị bắt. Ban đêm họ đạo ở đây xuống thuyền chở hai Cha về chỗ Đức Cha Hi-le (Hy) là Đức Cha phó địa phận Đông rồi đến chỗ Đức Cha chính là Đức Cha Hec-mô-di-la (Liêm). Ngày 13.7. Tự Đức thất niên hai Cha mới tới Kẻ Vĩnh.
Những vất vả, ốm đau trong cánh đồng truyền giáo
Cha Vê-na nghỉ ở Kẻ Vĩnh gần hai tháng rồi đến Chủng Viện Kể Doãn học tiếng. Cha học rất nhanh, mới có một tháng đã nói sõi và giảng cho bổn đạo. ở đây chưa được hai tháng, cha bị cúm nặng, uống thuốc đỡ, cha sang Kẻ Đầm đổi khí. Đến lễ Các Thánh dù còn yếu, cha cũng cố gắng làm lễ. Hàng xứ tổ chức lễ linh đình trọng thể, có tiếng kèn rước cha vào nhà thờ, nhưng chính tối hôm ấy, cha vừa nằm nghỉ, đã có người vào đánh thức cha chạy trốn ngay vì quan đến vây làng. Cha sang làng gần đấy độ một tuần rồi về chủng viện Hoàng Nguyên ở với Cha Chính Nam. Mới đến đây được mấy ngày, bệnh lao và bệnh suyễn của Cha Vê-na lại tái phát vì những ngày phải lội nước, lội bùn, và trong vòng hai tuần bệnh trở nên trầm trọng, cha phải chịu phép xức dầu. Đức Cha Rơ-to nghe tin, sai ông cả Thuần ở Ninh Bình, là ông lang nổi tiếng đến chữa bệnh cho Cha, ban đầu bệnh bớt nhiều, nhưng sau nặng đến nỗi cha bị bại liệt, không cử động, không nói được. Cha Chính Nam mời các thày danh sư trong miền mà bệnh không bớt. Thấy thế, Cha Chính khuyên Cha Vê-na làm tuần 9 ngày kính Trái Tim Chúa Giêsu, Trái Tim Đức Mẹ và Thánh Giuse xin khỏi bệnh. Bệnh Cha giảm dần và sau 20 ngày có thể làm lễ, xem sách học hành và giải tội cho học sinh.
Năm Tự Đức bát niên ( 1854), Cha Vê-na ăn tết ở nhà trường Hoàng Nguyên với Cha Chính Nam, khoảng rằm tháng riêng có tin báo nhà trường Kẻ Non, Kẻ Vĩnh bị vây, Đức Cha Rơ-to và các Cha phải trốn vào rừng hết, quan quân sắp xuống vây nhà trường Hoàng Nguyên, vì thế hai cha không giám ở đây, đi ẩn nay họ này mai họ khác.
Trong thời cấm cách luôn phải nghe tiếng dữ, phải trốn tránh vất vả, tính tự nhiên ai cũng sợ hãi rụng rời, nhưng Vê-na lại tỏ ra can đảm lạ thường, vui vẻ vì cha hằng mong được phúc tử đạo.
Sau cùng hai cha về ở ẩn ở dòng Mến Thánh Giá Bút Đông trong một gian chật hẹp không có cửa sổ, cửa ra vào đóng cả ngày, chỉ hé mở mọt chút cho ánh sáng lúc đọc kinh sách.
Cơn bão táp đợt này nổi lên có vẻ gay gắt nhưng được ít lâu giảm dần, không ai bị bắt và bị xử, Nhà Chung, nhà trường không bị phá, chỉ phải xuất nhiều tiền bạc cho các quan, nên các quan làm ngơ. Đức Cha Rơ-to lại về Kẻ Vĩnh, Đức Cha Tơ-ren (Đông) lại về nhà trường Kẻ Non.
Cha Nam về Hoàng Nguyên trước, còn Cha Vê-na ở lại Bút Đông 15 ngày. Vì Cha vốn ốm yếu, lại ẩn trốn nhiều nơi, tù hãm lâu ngày nên sức khoẻ càng sa sút trầm trọng, ngày thứ tư tuần thánh, Cha đi bộ về Hoàng Nguyên gặp ngày mưa rét, lại lội bùn lội nước, bị cảm hàn nặng tưởng chết, nhưng sau được bình phục và Đức Cha Rơ-to dạy Cha về Kẻ Vĩnh uống thuốc.
Đầu năm Tự Đức cửu niên là năm 1856, Cha Vê-na đã đỡ bệnh có thể giúp tuần đại phúc vào đầu mùa chay do Đức Cha Rơ-to tổ chức rất trọng thể ở Kẻ Vĩnh cho các Thày Đại Chủng Viện, các chủng sinh và bổn đạo. Ngoài Đức Cha ra, có năm Cha thừa sai và sáu Cha Việt Nam giúp. Mỗi ngày có bốn bài giảng, nghe sách cả ngày, xưng tội suốt đêm, dù có đến 14 toà giải tội; cuối tuần đại phúc tổ chức cuộc rước kiệu chung quanh làng.
Rồi Cha Vê-na theo Đức Cha Rơ-to mở tuần đại phúc ở Bái Vàng và cử hành Lễ Phục Sinh trọng thể. Sau những ngày vất vả đó, Cha về Kẻ Vĩnh nghỉ ngơi cho hồi sức. Dịp lễ Thánh Phêrô quan thày Đức Rơ-to năm ấy, Đức Cha Tơ-ren và các Cha thừa sai về mừng, cấm phòng 8 ngày, bàn bạc các việc trog địa phận, các Cha nghỉ độ 10 ngày rồi mỗi người đi mỗi ngả. Một trận lụt lớn xảy đến ngập cả Nhà Chung, Đức Cha và các Cha phải chạy vào nhà thờ và hai nhà thương. Đúng kỳ này, Cha Vê-na lại phải chứng thương hàn có nguy chết, sau nhờ lời cầu xin với Thánh Phêrô An-căng-ta-ra thì khỏi. nhưng còn bệnh lao và bệnh suyễn ngày càng ra nặng hơn phải nhờ cụ lang Điều châm cứu từ đỉnh đầu đến bàn chân 500 huyệt rất đau đớn thì bệnh lao gần như khỏi hẳn, còn suyễn giảm đi rất nhiều.
“Sẽ phải vác Thánh giá nặng và chịu gian nan khốn khó cho đến chết”
Trước khi sang Việt Nam, một đêm Cha Ve-na nằm mơ mình đang quỳ dưới chân cây Thánh giá rất lớn và trên một đỉnh núi gần đấy, Đức Mẹ hiện ra chỉ cây Thánh giá, phán rằng: Hỡi con, con sẽ phải vác Thánh giá nặng và chịu gian nan khốn khó cho đến chết”. Lời tiên tri này đã thực hiện. Mới đặt chân đến miền truyền giáo được ba năm, Cha đã phải chịu một Thánh giá nặng là cơn bệnh trầm trọng giày vò, sống đi chết lại vì không hợp thuỷ thổ, Chúa và Đức Mẹ đã chữa Cha khoẻ mạnh lại để chuẩn bị cho Cha vác cây Thánh giá khác nặng hơn mà phải vác cho đến chết: Cha bắt đầu đi coi xứ và chịu đựng một cơn bách hại dữ dằn nhất trong lịch sử bách hại Giáo Hội ở Việt Nam.
Ngày 27 tháng giêng năm Tự Đức thập niên (1857), Cha Ve-na về nhà chung Kẻ Vĩnh, quan quân kéo đến khám Nhà Chung, Cha phải chạy ra ẩn nhà bà Ruyễn, Cha Phao-lô Tịnh, Thày Lương và Chánh, Phó lý trưởng bị bắt giải lên Nam Định. Gần hai tháng sau, Cha Thịnh phải sử, xác đưa về làng Vĩnh Trị chôn ở nền nhà thờ Thánh Phê-rô.
Ngày 2-2 quan Nam Định đưa 1000 quân, hai voi, hai khẩu súng thần công về vây làng Vĩnh Trị, Cha Ve-na cùng với Đức Cha chạy xuống thuyền trước và dạy các chú chạy cả đồ đạo lẫn người nên khi quan đến chỉ có nhà không. Quan nhận hai ba chục nén bạc, truyền rỡ nhà thờ ông Thánh Phê-rô trong nhà trường, nhà thờ Đức Bà ở ngoài làng và mấy gian nhà trong nhà Chung rồi kéo quân về. Đức Cha và các Cha không thể ở lại Kẻ Vĩnh được, thì đi ẩn ở nơi khác, Cha Ve-na về Hoàng Nguyên.
Được ít lâu Cha Chính Nam qua đời, Đức Cha Rơ-to thấy Cha Vê-na đã khoẻ mạnh khá và giao cho Cha coi sóc miền Cha Chính. Từ khi đến Việt Nam, Cha Vê-na ốm đau luôn chỉ ở Nhà Chung, nhà trường uống thuốc, học hành, xem sách, thỉnh thoảng rửa tội cho bổn đạo chưa đi coi xứ, nên khi nhận trách nhiệm nặng nề này Cha lo sợ, trong thư viết về quê, Cha kể rằng: “Đức Cha giao cho tôi miền Cha Chính coi sóc. Miền này có một vạn hai ngàn quân danh chia làm bốn xứ, mỗi xứ có hai hay một Cha. Việc của tôi là coi sóc bốn xứ này, đi làm phúc các họ khô khan, mắc rối, làm phép thêm sức, thỉnh thoảng cấm phòng cho xứ, tha các ngăn trở hôn phối, coi sóc người nhà Đức Chúa Trời, nhất là nhà dòng nữ..”.
Giữa năm Tự Đức cửu niên và đầu thập niên (1856 – 1857), có tàu Pháp đến cửa Hàn (Tourane) xin buôn bán và xin tha đạo, vua thấy chỉ có hai tàu nên từ chối. Quân Pháp thấy vua không bằng lòng lại khinh dể làm sỉ nhục thì bắn phá đồn Sơn Trà rồi bỏ đi. Từ bấy giờ vua lại càng gét đạo hơn.
Năm 1858, một năm khủng khiếp, Cha Vê-na bỏ Hoàng Nguyên đến làng Bút Đông ẩn trong nhà dong Mến Thánh Giá. Khi nào sợ lộ thì Cha ra ẩn, những nhà giáo hữu rất trung thành và cũng rất nghèo, là nhà các ông Hộ, Kỳ, Cung cũng có tên là Quang là bố Cha Tuyên. Những nhà này thường có hầm hay có vách khép để Cha ẩn trốn.
Một hôm, Cha Ve-na đang ở nhà ông Hộ thì quan Huyện Nam Xang cùng đi với ông Tần cia tổng phúc Châu đến vây. Biết ông Tần bênh chữa người có đạo nên ông Hộ gặp riêng và nói thật nhà mìnhcó Tây dương đạo trưởng. Nghe thế, đến ngòi giữa nhà ông Hộ rồi sai quân mình đi cùng quan huyện lục soát các nhà trong làng, nhưng không bắt được ai.
Nhiều lần vây làng Bút Đông, không bắt được ai. Quan huyện Nam Xang giận nên sai quân về khám xét khuấy khuất luôn. Khi nào nghe tin ngày mai quan về vây làng thì tối hôm trước, người thì chạy sang làng khác, người chạy ra ngoài đồng chịu mưa, chịu rét, chịu đói cả đêm cho đến trưa mai.
Một hôm ông cai Tần sai người nhà sang Bút Đông bảo các người đàn anh trong làng phải liệu cho ông Tây đi nơi khác, kẻo xả ra việc không hay, có thể cho sang ẩn ở Phúc Châu, ông sẽ cho người sang đón. Bấy giờ đang cấm đạo rất ngặt, Cha Vê-na không biết đi đâu, đành phải sang Phuc Châu.
phúc Châu là làng ngoại đạo, cả làng làm nghề ăn cướp, ông cai TTần cúng là tướng cướp có quyền có tiếng trong huyện, dù quan cũng phải kính nể, Ông và cả làng che chở người có đạo, và khi cấm đạo ngặt thì làng này chứa các Cha, các Thày và các nhà dòng.
Lòng nhiệt thành cứu các linh hồn.
Cha Vê-na ở Phúc Châu bình yên mới được một tháng, Cha đòi về kẻ Bèo, đến ở nhà bà nhiều Căn, một bà goá có lòng đạo đức, sẵn lòng để Cha Vê-na và các Thày ở nhà bà.
Cha về làng được ba ngày đã mở tuần đại phúc. Cha giảng giải độ 5,6 hôm mà người ta vẫn khô khan thì truyền cả họ phải ăn chay một ngày để cầu nguyện. Chính Cha cũng ăn chay rồi cấm phòng cho cả họ một tuần. Cha bắt các người đàn anh trong làng phải phá bàn thờ rồi họ phải lập ở đình rồi mới giải tội cho. ít nhiều kẻ khác cũng lập giường thờ ở nhà riêng, Cha gọi đến khuyên bảo hai ba lần, sau họ cũng vâng lời phá đi.
Thấy nhiều người xưng tôi chịu lễ, Cha rất mừng, dạy fỗ người ta cặn kẽ cách giữ đạo. Ai nghèo đói Cha cho tiền ăn mầy ngày để ở nhà lo việc linh hồn.
Bị bắt trong vách kép
Ơ Kẻ Bèo, tình thế cũng không ổn, Cha đã đưa tin cho họ Bút Đông cử người sang đón, Cha chưa kịp đi thì đã phải bắt.
Một người họ hàng với bà nhiêu Căn đã tố giác Cha Vê-na vậy có ông Tuần đồ, người làng Lê Khoai, tổng Đội Sơn cùng với con rể là Cai Tổng Đồng Bào tên là Phan, hồi ấy đang lụt lội, đi năm, sáu chiếc thuyền với 20 người đến bắt Cha.
Hôm ấy là ngày 30.11.1860 cũng là ngỳa 18.10 năm Tự Đức thập tam, hội 9giờ sáng, Cha Vê-na và Thày Khang đang ngồi nói chuyện, bà nhiuề Căn vội vàng vào báo: “ Thưa Cha, xin Cha trốn ngay, đầy tớ cai tổng đã vào đến cổng”. Cha Vê-na và Thày Khang chạy ngya vào buồng, cài then kỹ lưỡng. Buồng này có hai cửa thông ra hè, một cửa ra gian nhà giữa. Buồng có hai gian, một gian kề giường Cha Vê-na, một gian quây ba cót lúa nơi Thày Khang nằm nghỉ. Sau cót lúa là vách kép có cửa trát cẩn thận, ai không biết tưởng là vách liền.
Tuần Đồ vào ngồi giữa nhà, còn đầy tớ ông cầm giáo mác thừng chão canh trước nhà, vì đàng sau nhà không có cửa lại ngập nước, có muốn trốn cũng không được.
Tuấn Đồ gọi bà nhiêu Căn bảo: “ Ơ đấy chứa đảo trưởng tây, phải đưa nộp ngay”. Bà trả lời: “Thưa ông, tôi mẹ goá con côi, làm sao giám chứa tây dương đạo trưởng”?
Đừng sợ, đưa ông tây ra đây, ta không có ý bắt đâu, ta muốn chi cho ông chỗ ẩn kín hơn.
Tôi mẹ goá con côi không biết việc nay, xin ông hỏi các đàn anh trong làng.
Tuần Đồ cứ hỏi đi hỏi lại rất lâu.
Cha Vê-na và Thày Khang ngồi trong buồng, lo âu ngồi lắng nghe. Rồi ông Tuần Đố hét lớn: “ Có Tây dương đạo trưởng mới ở Kim Bảng đến, sao còn trốn”?
Nghe thấy thế, Cha Vê-na biết ngay là Tuấn Đồ, vọi bảo Thày Khang: “Tuần Đồ! phải thu giọn đồ đạc ngay”. Hai Cha con xếp đồ lễ vào thùng khiêng để trong vách kép, rồi lại ra nghe ngóng.
Một giờ chôi qua bà nhiều Căn khăng khăng nói không có ai. Tuần Đồ ra lệnh phá của buồng. Cha Vê-na vào ẩn trong vách Kép. Đầu tiên họ phá cửa bên trong, nhưng chắc qua, không phá nổi, họ phá cửa thông ra ngoài hè, mấy phút mở toang, Thày Khang ra mặt, họ túm lấy Thày lôi đến trước mặt Tuần Đồ. Ông này hỏi: “Anh là đại trưởng hay là đầy tớ đạo trưởng?”
Tôi là đầy tớ đạo trưởng.
Ơ đây có đạo trưởng nữa không?
Chỉ có tôi, không có đạo trưởng.
Tuần Đồ quát: “chúng may hãy phá vách!”
Họ kéo đến phía vách, bắt được Cha Vê-na.
Tưởng được lởi ai ngờ lỗ vốn
Tuần Đồ đưa hai Cha con xuống thuyền trở đi ngay. Thày Khang ngồi ở mặn thuyền, không trói, còn Cha Vê-na, họ trói vào thang thuyền dứt chặt. Tuyền ra khỏi làng Kẻ Bèo, Thày Khang nói với Tuần Đồ: “Ông trói Cha tôi ngặt quá, xin nới ra ít chút”. Vừa nói Thày cừa cởi trói, người chèo thuyền giơ mái chéo lên quát: “Buông ra ngay không ta đánh bây giờ”. Thày Khang phải thôi. Một lúc sau Tuần Đồ nghĩ lại, truyền cởi trói Cha Vê-na, mời Cha vào ngồi khoang thuyền với ông. Ơ đây có lò sưởi vì trời rét lắm, Tuần Đồ mời Cha ăn trầu, hút thuốc. Cha hút thuốc và nói với Tuần Đồ: “Xin ông cai thương dân, đừng khai oa gia kẻo hại dân”. Tuần Đồ im lặng. Cha nhắc lại, Tuần Đồ đáp giọng cứng cỏi: “Lúc nào tôi cùng thương dân, chỉ các ông làm hại dân; con rể tôi thật khánh kiệt”.
Lời trách móc này nhắc lại việc đã xảy ra năm trước. Con rể ông Tuần Đồ là ông cai Phan làm cai tổng đồng bào. Họ Kẻ Bẻo gửi gánh đồ đạo ở nhà một người ngoại xã ấy. Có người tố cáo với cai Pha, ông này bắt hai gánh đưa về nhà mình rồi đưa tin cho Kẻ Bèo đem 200 quan tiền sang chuộc. Họ Kẻ Bèo đó là mưu mô bắt người không giám sang. Cai Pha thấy thế đưa các đồ này vào để trong Chùa. Một người ngoại thù ông tố giác với quan phủ. Quan Phủ bắt các thứ ấy lên Tuần Đồ phải chạy tiền với quan phủ và quan Hà Nội hết 24 nén bạc, cai pha mới khỏi tội và vì thế ông này sạt nghiệp.
Lần thứ 3, Cha Vê-na: “Xin ông cai thương dân”. Thày Khang hiểu ý ông này đòi tiền thì hỏi:
“Ông bắt Cha con chúng tôi nộp quan hay có ý gì khác?” Nghe thế ông Tuần tươi mặt nói: “ các ông kiệu được 100 nén bạc không? những tôi sẽ tha ngay, lại tìm cho các ông nơi ẩn trốn vững chắc”. Thày Khang nói câu sách nho rằng: “Người nhân đức tìm làm việc nghĩa hơn là tìm mối lợi, còn người tìm mối lợi hơn là việc nghĩa là kẻ ô nhục, ông cai chọn đàng nào?”
Tôi xin chịu nhục, các ông liệu cho tôi 100 nén bạc, tôi sẽ sử hẳn hoi với các ông.
Đến làng Lê Khoai, tuần Đồ đưa Cha Vê-na về nhà mình, làm tời báo quan Phủ Lý rồi mổ lợn ăn khao. Đến tối thông lại, đội lệ 20 lính đến thì ông làm cơm thết họ và mời Cha cũng nhồi năn chung với thông lại, đội lệ và cả ông nữa. Hôm ấy là ngày chay nên ông giọn cá vì Cha không ăn thịt.
Hôm sau, Cha ngồi trong cũi, Thày Khang vai mang gồng, bị giải lên tỉnh Phủ Lý.
Quan Phủ tỏ vẻ kính Cha, cho Cha ở ngay công đường không phải vào trại giam, và cho sang cũi khác rộng và cao hơn, đeo xiềng nhẹ. Đến bữa ăn lại cho hai Thày Hân và Lệ ở địa phận Bùi Chu đang phát lương ở phủ làm cơn cho Cha. Quan cho mọi người vào thăm tự do. Thấy Cha còn thanh niên, hình giáng thanh lịch, nét mặt tươi vui, ăn nói hoà nhã thì thương lắm, nhất là em quan phủ đến thăm Cha luôn, dỗ Cha khoá quá để khỏi phải chết sớm mà phí hoài.
Bốn hôm sau, độ hơn 50 lính ở Hà Nội xuống giải Cha lên tỉnh. Quan phủ sợ bổn đạo đánh tháo giữa đường, lấy thêm lính phủ và quân của Tuân Đồ. Tuâm Đồ phải chịu các khoản tri phí dọc đường, nên trong vụ này ông lỗ mất 12 nén bạc. còn 300 lạng vàng thưởng thì các quan ăn cả. Khi chưa bắt Cha Vê-na, ông rất giàu có, sau khi bắt Cha, ông xa sút dần. Tưởng được lợi lớn, ông đã mở tiệc ăn khao, ai ngời phải lỗ vốn, thua to.
Tù Phủ Lý đến Hà Nội phải đi mất 2 ngày. Cha Vê-na ngồi trong cũi có 8 người khiêng, thày Khang đeo gông đi trước. Dọc đường người ta kéo ra xem rất đông, ai cũng động lòng thương. Đến Thưòng Tín, quan phủ truyền đóng quân lại vì quan muốn xem mặt Cha Vê-na, quan đến bên cũi hỏi Cha: “ Ông là người nước nào? Pháp, Tây Ban Nha hay Ma-lắc-ca? Cha đáp: “Ông làm quan ở nước này có đi đến đâu mà biết các nước Pháp, tây Ban Nha và Ma-lắc-ca, ông hỏi làm gì? có muốn xem mặt tôi thì xem, đừng hỏi gì tôi”.
Tôi xin chết vì người Việt Nam.
Ngỳa 06.12.1860, Cha Vê-na đến Hà Nội. Cũi Cha đi qua lối cửa đông ở giữa cửa có đóng một cây Thánh giá, Cha đòi phải bỏ đi, lính không chịu, cứ khiêng cũi đi. Cha thấy vậy giẫy giụa đổ nghiêng cũi lên lính phải tháo Thánh giá ra. Lính khiêng cũi thẳng vào dinh quan án trong một là thư viết về quê, Cha kể lại cuộc thẩm vấn đầu tiên như sau:
Quan án đưa cho tôi một chén nước chè, tôi cám ơn và uống ngay trong cũi. Rồi quan bắt đầu hỏi cung tôi theo lệ thuờng.
Ông tên là gì? Quê ở đâu?
Tên tôi là Gio-an Tê-ô-phan Vê-na quê nước Pháp.
Ông đến đây làm gì?
Tôi đến giảng đạo thật cho những ai chưa biết.
Ông bao nhiêu tuổi?
32 tuổi.
Quan tỏ vẻ thương hai nói: “còn trẻ quá!” Rồi quan lại hỏi tôi: “ai sai ông đến đây?”Tôi đáp:
“Không vua quan nào sai tôi, tự ý tôi tình nguyện đi giảng đạo mà bề trên sai tôi sang giảng đạo nước này.”
Ông có biết đạo trưởng Liêu (Rơ-to) không?
Tôi biết.
Ông có biết đạo trưởng Liêu viết thư cho các tướng ngụy mộ dân theo đạo Gia-tô làm giặc chông lại triều đình không?
Thưa quan ai đã nói điều ấy.
Tổng đốc Nam Định.
Thưa quan lớn, tôi cúng nghe nói tổng đốc nam Định bắt được các thư ấy, nhưng tôi giám chắc đó là thư mạo vì Đức Cha Liêu chúng tôi là người khôn ngoan, không đời nào làm việc dại dột ấy, chẳng những thế Người đã dạy các đạo trưởng thược quyền người cầm bổn đạo không được theo giặc.
Ai sai lính tây đánh cửa Hàn (Tourane) và gia đình?
Thưa quan lớn, Tôi cũng nghe đồn thổi tin ấy, nhưng tôi không rõ tàu ai, vào có ý gì.
“Tôi vừa nói xong thì quan thượng vào, vừa ngồi ông nói to tiêng rằng:
Đạo trưởng Gia-tô, ông có nét mặt rạng rỡ, sắc sảo. Ông đã biét luật pháp nước Nam cấm những người tây không được giảng đạo, nếu không tuân, bị bắt sẽ phải giết mà ông còn giám sang ư? Tai các ông, tàu Tây mới sang đánh nước này. Ông phải khai cho thực, nếu không ta sẽ tấn.
Thưa quan lớn, quan hỏi tôi hai điều này: Một là tôi biết luật nước cấm người Tây không được đến giảng đạo cho dân này, sao còn giám dang? Vâng, tôi biết luật này nhưng Thiên Chúa truyền tôi phải giảng đạo cho mọi dân mọi nước. Đã rõ chung tôi phải vâng lệnh vua Chúa thế gian nhưng chúng tôi phải vâng lệnh. Chúa trên trời trước. Hai là tôi không xui tàu Tây sang đánh nước này, nên không phải tại tôi.
Ông đi bảo tầu Tây đừng đánh nữa, ta sẽ tha cho ông.
Thưa quan lớn, tôi không có quyền bảo tầu Tây về. Tôi có bảo, họ cũng không nghe. Nhưng nếu quan muốn, tôi ra đi, nếu không được việc, tôi xin về đây chịu chết.
Ông không sợ chết ư?
Thưa quan lớn, tôi sang đây chỉ có giảng đạo thật, tôi không phạm tội nào đáng chết. Nếu các quan có sử tôi, tôi xin chết vì người Việt Nam.
Ông có giận ghét người đã bắt ông không?
Thưa quan lớn không, đạo tôi dạy phải thương yêu những người ghét mình, làm hại mình.
Ông không khai những nơi ông ẩn trốn.
Thưa quan lớn, quan là cha mẹ dân, tôi đã đi nhiều nơi, ẩn nhiều nhà, tôi chỉ đi giảng đạo,chẳng làm việc gì khác, tôi có khai ra chỉ hại dân, con cái quan lớn, xin quan lơn tha cho tôi điều này.
Thôi ông đạp Thánh giá đi khỏi phải chết.
Thưa quan lớn, tôi đã giảng đạo Thánh giá cho đến bây giờ, lẽ nào tôi đạp Thánh giá. Tôi thà mất sự sống, chịu chết chẳng thà bỏ đạo” Cha vừa nói vừa cầm ảnh hôn.
“Quan lại nói:
Nếu ông không sợ chết sao ông lại ẩn trốn?
Thưa quan lớn, đạo chúng tôi không được cậy sức riêng mình, không được tự nộp mình khi có thể chạy được. Vì thế tôi ẩn trốn nhiều nơi”.
Cha thưa lại những lời lịch sự hẳn hoi, vẻ mặt tươi vui rạng rỡ nên các quan nể Cha, không nỡ đánh đập như các đấng khác.
Quan vừa hỏi cung xong thì có Đỗ Tú là người tham chức quyền giàu sang, đi bắt đạo, năm Tự Đức thập nhịniên trong vòng một tháng ông đã bắt được bốn Cha, đã được thưởng 400 lạng bạc và bằng cửu phẩm, ông hỏi Cha Vê-na rằng: “Ông có biết rõ Cố Đông (Tơ-ren) bây giừo làm giám mục ở đâu? Tôi muốn biết mặt ông ấy mà chưa đựơc gặp”. Cha Vê-na bảo ông: “Ông làm nghề bắt đạo thì hèn lắm, ông phải biết bằng cửu phẩm ông đã được thì chẳng khác gì hoa mùa xuân, sớm nở tối tàn chẳng được bao lâu”, Các quan và mọi người đều cười và không tin. Nhưng lời tiên tri này thực hiện. Năm năm sau khi bắt được bốn đạo trưởng, Đô Tú lên làm chủ kho Phủ Lý, nhưng vì tiêu vào tiền công khố, nên phải tội. Cửa nhà bị tịch thu, phải sung quân, rồi phải bệnh chết khốn nạn.
Hỏi cung xong, các quan bắt Cha làm tờ khai để theo đó mà dựng án. Trong tờ khai không nói đến một ai vì cứ theo lời Tuần Đồ là bắt được hai Cha con thuyền nhỏ giữa sông. Thày Khang viết, Cha Vê-na ký. Các quan bắt phải viết là Gia-tô tả đạo, nhưng Cha cương quyết không chịu, nên các quân cũng thôi.
Khai xong, các quan khép Cha phải án trảm quyết, bêu đầu Cha ba ngày rồi ném xuống sông, Thày Khang là đạo đồ bất khẳng khoá quá phải phát lưu Hưng Hoá.
Những ngày đợi chờ phúc tử đạo.
Tra hỏi xong, Cha Vê-na phải giam trong cũi ở dinh quan Tổng Đốc, không phải đưa vào trại, vì cũi trước thấp bé chật hẹp nên quan truyền thay cũi khác rộng rãi hơn, Cha đứng được trong ấy chỉ phải cúi đầu xuống một ít. Trong cũi trải chiếu hoa, chung quanh cũi đóng bốn cọc, chằng giây để người ta khỏi đến gần.
Có ba đội lính để thay đổi canh gác, thỉnh thoảng Cha được ra ngoài đi bách bộ, giờ cơm Cha ăn cơm ở ngoài, ai xin vào thăm cũng được. Lính canh đối sử lịch sự tử tế với Cha. Khi mới phải giam, quan phát mỗi ngày sáu tiền để làm cơm cho Cha, nhưng sau Cha thấy không tiện nên nhờ cai đội xin quan để bổn đạo thu xếp lấy lẽ không quen làm cơm nên ông Tây không ăn được, sịư sinh bệnh sẽ chết trong cũi. Từ đấy Thày Lễ là người Đức Cha cử coi sóc các tù có đạo ở Nam Định giao cho bà Nghiêm ở trong thành làm cơm.
Quan Tổng đốc Hà Nội Hoàng Văn Thu là người tốt có lòng thương dân, rất kính trọng Cha Vê-na. Ông không hành hạ Cha lại hay dọn cỗ mời Cha. Trong hai tháng bị giam cầm, Cha không bỏ phí thời giờ, không tiếp khách thì Cha đọc kinh, lần hạt, đi bách bộ. Ông bếp Khánh kể lại rằng: “Cha Vê-na đạo đức sốt sáng lắm, lần nào tôi có việc đến gặp Cha thì thường gặp Cha đang đọc kinh. Sáng tối Cha hát La-Tinh, lúc nào Cha cũng vui tươi.
Bị giam 20 ngày, Cha Vê-na viết thư xin Đức Cha Tơ-ren lo liệu cho mình được xưng tội chịu lễ. Đức Cha đang ẩn ở Kẻ Trừ, dạy Cha Thịnh Phó xứ Kẻ Sét đi giải tội và kiệu Mình Thánh Chúa cho Cha Vê-na, Đức Cha dặn Cha Thịnh nhờ ông Phao-lô Hương Mới, đầy tớ quan án thu xếp. Việc này rất nguy hiểm vì có các cửa thành đều đóng Thánh giá, quan lại ra lệnh canh phòng Cha cẩn thận không ai được đến gần. Ông Hương Mới đưa Cha Thịnh đến giải tội cho Cha Vê-na bình an. Cha Thịnh mang Mình Thánh theo nhưng không giám đưa cho Cha Vê-na sợ lộ. Cha giao cho bà Nghiêm, tối hôm ấy bà đưa vào cho Cha Vê-na. Cha giữ trong người, chầu cho đến nửa đêm thì chịu lễ.
Cha Vê-na ước mong chóng đến ngày được đổ máu ra vì Chúa Ki-tô. Không thấy án ở kinh ra, Cha thường bảo bà Nghiêm và bà Mẫn là người quen đưa cơm vào cho Cha rằng: “Các Cha khá chỉ đợi non một tháng, còn Cha đã gần hai tháng rồi, mà sắc chỉ vẫn chưa có, Cha cảm thấy lâu lắm”.Thỉnh thoáng Cha cũng hay hỏi ông bếp Khánh và người nhà quan đến thăm cho biết án mình đã ra chưa, khi náo có xin báo cho ngay. Cha chờ bà Nghiêm may cho bộ áo mới trọng thể để mặc khi xử.
Trong các thư viết từ giã Đức Cha, các người ân nhân đã chứa mình lâu ngày, từ giã họ hàng, Cha tỏ ra lòng khát khao ngày chiến thắng, lời văn khoé léo nhẹ nhàng vui tươi dù lúc đó đã gần ngày phải xử và phải viết trộm vụng ban đêm.
Bông hoa xuân chủ vườn muốn hái.
Trong một lá thư viết từ giã Cha già, Cha Vê-na ví mình như bông hoa mùa xuân mà lưỡi gươm tử hình chỉ là bàn tay ông chủ vườn hoa hái về trưng bày. Đêm ngày 1.2.1861 án trong kinh ra tới nơi. án đề rằng: “ Tây dương đạo trưởng Vê-na, 31 tuổi, đã biết luật nước Nam cấm đạo Gia-tô, còn giám sang giảng đạo ấy để lừa dối dân. Đã phải bắt, tra hỏi nhận các tội ấy. Tội nó đã rõ. Chiếu luật nó phải trảm quyết, bêu đầu ba ngày rồi ném xuống sông”.
Đức Cha Tơ-ren kể lại rằng: “Sang ngày 2.2.1861, Cha vê-n ăn sáng như thường lệ rồi đi bách bộ ngoài vườn. Bà Nghiêm Theo Cha nói: “Thưa Cha, Cha phải xử hôm nay”. Cha Vê-na không tin nghĩ rẳng mình phải điệu vào kinh. Bà này thưa: “Đúng là Cha phải xử hôm nay, voi và lính đã xếp hàng tề chỉnh, lát nữa là Cha phải đưa đi xử”. Cha tin, đi về cũi phân phát các đồ đạc mình cho người chung quanh.
Lúc đó chị xin người Kẻ Sét, Cha Thịnh sai đưa Mình Thánh cho Cha Vê-na chịu như của ăn đàng, vừa đến, chị thấy lính tráng thì sợ hãi lúng túng tiến đến thẳng cũi định đưa ống đựng Mình Thánh cho Cha. Lính thấy thế tưởng chị đưa thuốc độc, bắt trói và bắt cả ống đưng Mình Thánh. Bà Nghiêm quen lính chạy và bảo: “Không phải thuốc độc đâu, đây là của chúng tôi quen ăn sắp chết để về Thiên Đàng, chú không trả lại, chú sẽ chết”. Cha Vê-na cũng bảo người lính ấy rằng: “Ai giám mở ống ấy ra sẽ phải chết”, lính sợ quá đưa cho bà Nghiêm, bà nộp lại cho Cha Thịnh, vì vậy Cha không được chịu lễ như của ăn đàng.
Các quan đòi Cha lên nghe án. Nghe xong, Cha nói mấy lời công khai tuyên bố mình đến đây dạy đạo thật và mình chịu chết vì đạo này, cuối cùng Cha nói với các quan rằng: “Ngày kia chúng ta sẽ gặp nhau trước toà phán xét”.
Nghe thế, quan án sợ hãi bảo: “ông chết là tại ông, ta chỉ xin ông đừng oán trách’’. cha Vê- navui vẻ trả lời: “ xin quan đừng lo, tôi sẽ cầu cho các quan đươc phúc, xin các quan ở lại, tôi về thiên đàng ’’.
Đoà áp giả tù lên đường tới pháp trường, cha đi giữa bốn người lính cầm gương. Quan giá sát đi trước, voi và hơn bốn trăm quân theo sau. Đến cửa Bắc, Cah đồi phải cất Thập giá rồi mới đi qua. Quá cửa thành chừng 300 thước, Cha để tay lên ngực, đưa mắt nhìn chung quanh tìm Cha Thịnh giải tội cho như đã hẹn trước, nhưng vì không được tin, Cha Thịnh không lên kịp. Mọi khi quen sử tù ở ô cầu giấy, nhưng Cha Vê-na vì đầu phải vứt xuống sông nên phải đi qua phố hàng đậu để rẽ ra bờ sông.
Cha mang xiềng, mặc áo the mới, nét mặt vui vẻ, hồng hào, vừa đi vừa hát La Tinh to tiếng. Mọi người ngạc nhiên thán phục.
Tới nơi sử lính đóng vòng tròn, Cha Vê-na ở giữa, không ai được đến gần Cha, trừ bà Nghiêm. Cha Vê-na nhìn đám đông tìm Cha Thịnh, vẫn không thấy. cha đưa dép cho bà Nghiêm rồi ngồi vào chiếu, lính đến bẻ xiềng Cha. Lý hình chém cha hôm đó tên là Tuế, lưng gù, có biếu, chông như phường chèo, tên này trước đây đã sử bốn Cha.
Anh đến nói với Cha Vê-na như quen nói với các tù nhân thường: “Ông cho tôi mấy quan, tôi sẽ sử ông cho mát mẻ”, nhưng anh nhận được câu trả lời rất khác thường: “Càng lâu, càng tốt”. Thấy Cha mặc quần áo mới nguyên không dính máu, anh xin cởi ra, trước Cha không bằng lòng, sau anh nói dối rằng: “Ông phải sử lăng trì”. Bấy giờ chắc không phải Cha tin lời bịa đặt của anh, nhưng có lẽ Cha cảm thương tên lý hình bất hạnh này, hay Cha muốn bắt trước gương Thày Chí Thánh chết trần trụi trên thập giá, Cha cởi hết khăn áo, chỉ còn mặc một cái quần. Sau đó, lính trói Cha vào cọc. Ba hồi chiêng lệnh vừa dứt, lý hình chém nhát thứ nhất, đầu nghiêng bên vai, hai nhát sau gươm gẫy, phải lấy gương khác. Chém hai nhát nữa đầu Cha Vê-na mới gục xuống ngực, lưỡi gươm cong lên, lý hình lấy chân uốn gươm lại, cứ cổ Cha mới đứt, anh tung đầu lên cho quan giám sát trông thấy. Ai dự buổi sử cũng ngậm ngùi cảm thương tiếc sót người thanh niên tuấn tú khôi ngô. Hôm ấy là ngày 2.2.1861, một ngày có sự trùng hợp lạ lùng, ngày sinh cho nước trời của Cha Vê-na, ngày giáo hội mừng lế Đức Mẹ Dâng Con trong Đền Thánh. Đức Mẹ cũng dâng người con yêu dấu của mình lên Thiên Chúa.
Hôm ấy trong các Thánh đường tưng bừng nến sáng, nếu Đức Tin trong ngày Rửa Tội, phải chăng đó là tượng trưng cho cuộc tuyên xưng Đức Tin anh hùng của Cha Vê-na. Hôm ấy các Thánh trên Trời vui mừng đón bông hoa xuân tươi thắm chủ vườn hái về trang điểm cho thành Giê-ru-sa-lem mới.
Dân sở tại lấy đầu Cha Vê-na đem bêu như lời quan truyền, cón xác Cha nằm trên chiếu một lúc lâu vì chưa có quan tài; bà Nghiêm, bà Mẫn, cô Ân, cô Lý và mấy bà có đạo ngồi bên xác khóc lóc to tiếng. Một người lái buôn quê Nghệ An thấy xác Cha nằm trần thì thương, ông cởi áo đang mặc phủ lên người Cha. Một lúc sau, bổn đạo họ trại phong đưa quan tài đến, nhưng không có người đào huyệt. Ông Hương mới nói với ông Tài, người có đạo xứ Kẻ Lường đang làm quyền xuất đội, xin ông giúp việc mai táng. Ông này sai lính đào huyệt ở nơi sử, ngay cạnh bờ sông. Người ta liệm xác Cha và khăn vải và chiếc chiếu cha quỳ khi phải sử.
Tháng năm sau Cha Thịnh sai hai ông Lý Vững và Hưng mới đào chộm xác đưa về Đồng Trì. Đến khi tha đạo, Cha Chính Puy-gi-ni-ê (1) (Phước) bốc hài cốt Cha Vê-na đưa về Kẻ Đầm, ghi từng cái một, nộp Đức Cha Găng-tê. Năm 1865 đưa hài cốt về Pháp. Khi bốc xác Cha Vê-na có Cha Thịnh, Thày Lễ và ông Hương Mới, có ông Lý Vững đã qua đời.
Đầu Cha phải bêu ba ngày trên ngọn cây luống cắm cạnh bờ sông. hai ông Lý Vững và Hương Mới tìm cách lấy lại đầu Cha. Họ buộc mấy lưỡi cây vào ba bốn chục sải giây gai, Hai lưỡi câu mắc vào tai cho vững, còn giây một đầu buộc vào lưỡi câu, một đầu buộc vào tầu lá chuối làm phao. Hai ông bàn với dân sở tại và họ đồng ý.
Hài cốt Thánh Ven |
Hai ông Lý Vững và Hương Mới không thát vọng, họ thuê hai thuyền đánh cá rà dưới sông hai ba ngay liền cũng không thấy. Tết đến, công việc phải bỏ dở. Ngày 5 tháng giêng, ông Lý Vững thuê thuyền đi Hà Nội có ý đào trộm xác, nhưng ngăn trở không thành. Khi thuyền trở về đến Vụng Nhót, lái thuyền thấy có cái gì đó lập lờ trên mặt nước lúc đen lúc trắng thì bảo ông Lý Vững ra xem là cái gì, ông này bảo chở thuyền đến đấy, lấy vợt vớt lên đưa vào thuyền. Ông Lý nhận ra là đầu Cha Vê-na, chỉ còn lại một lưỡi câu buộc ở tai bên phải với đoạn giây gai ngắn. Ông đặt đầu Cha vào túi đựng tiền, đưa về nhà mình ở Đồng Trì, rồi báo tin cho Cha Thịnh ở Kẻ Sét biết. Cha Thịnh xuống Đồng Trì ngay khi biết chắc là đầu Cha Vê-na thì lấy vải liệm, cho vào một nồi đưa về cho hai Đức Cha đang ẩn ở Kẻ Trừ. Đầu Cha Vê-na được rửa bằng nước hoa, lau chùi sạch sẽ, cho vào nồi đất táng ở nhà ông Xạ xứ Kẻ Trừ.
Năm 1879, Đức Thánh Cha Lê-ô XIII phong Cha Tê-pha-nô Vê-na lên bậc đáng kính và ngày 2.5.1909, Đức Thánh Cha Pi-ô X phong chân Phúc cho Người.
Ngày 19.6.1988 Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II tôn chân Phúc Tê-ô-Phan Vê-na lên bậc hiển Thánh.
Thánh lễ Tạ ơn mừng Ngân khánh Cha Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Saigòn
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
13:21 12/03/2010
THÁNH LỄ TẠ ƠN NGÂN KHÁNH LINH MỤC
25 năm Linh mục Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng
Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse – Sài Gòn
SAIGÒN - Sáng nay vào lúc 08h00 thứ sáu ngày 12.03.2010 tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Cha Giám Đốc Ernest Nguyễn Văn Hưởng nhân cơ hội mừng 25 năm Linh mục (1985-2010) có dịp gặp gỡ Quý Cha từng học Đại Chủng Viện từ khóa I đến khóa VIII về lại Đại Chủng Viện gặp nhau sau nhiều năm xa trường, trong niềm vui mừng ngân khánh Linh Mục của Cha Ernest có sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh và Cha bề trên Phaolô Lê Tấn Thành và khoảng 300 Linh mục trong và ngoài giáo phận.Sau đó vào lúc 08h45 các Cha gặp gỡ riêng từng khóa có dịp chia sẻ vui buồn,nâng đỡ nhau trong việc mục vụ và 9h30 các Cha gặp gỡ chung các khóa cùng đưa ra một quyết định chọn ngày truyền thống để gặp mặt. 10h00 Thánh Lễ bắt đầu, lời dẫn vào Thánh Lễ trước khi ruớc đoàn đồng tế của một vị Linh Mục, Kính thưa cộng đoàn
Xem hình ảnh
Trong niềm vui hân hoan của gia đình Đại Chủng Viện Thánh Giuse, hôm nay chúng ta, những người thân yêu và học trò của Cha Giám Đốc Ernest Nguyễn Văn Hưởng, tụ họp từ nhiều phương trời về đây để mừng ngân khánh Linh mục của Ngài. Sự hiện diện đông đảo của các Cha, các Học Trò, và những người thân yêu của Cha Giám Đốc nói lên tâm tình yêu mến và tri ân của chúng ta đối với Ngài. Cùng với Ngài chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã thương gìn giữ và nâng đỡ Ngài trong suốt hành trình 25 năm Linh mục vừa qua, đó là một chặng đường đầy ý nghĩa trong ơn gọi Linh mục.
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta cầu nguyện cách riêng cho Cha Giám Đốc được muôn ơn lành của Chúa trong sứ vụ Linh mục của Ngài, chúng ta cũng cầu nguyện cho mỗi anh em chúng ta trong Năm Linh mục này, luôn gắn bó với nhau trong sứ mạng phục vụ dân Chúa và sống xứng đáng là những mục tử thánh thiện và gương mẫu. Đặc biệt chúng ta cũng nhớ đến các bậc thầy còn sống hay đã qua đời đã góp phần đào tạo chúng ta nơi mái trường Đại Chủng Viện thân yêu này. Giờ đây trong tâm tình hân hoan cảm tạ chúng ta bắt đầu cử hành Thánh Lễ.
Đầu Thánh Lễ, Cha Ernest có đôi lời thưa Cha Tổng Đại Diện, Cha bề trên Phaolô, Quý Cha, trước tiên thì con xin cám ơn Quý Cha đã đến Đại Chủng Viện dể mừng Lễ 25 năm Linh mục, thế nhưng năm nay là năm Linh mục cho nên cũng có thể nói mỗi người chúng ta quy tụ lại đây để cùng nhau nhớ lại hay là hướng tới chức Linh mục của riêng mình, người thì sẽ chịu chức Linh mục, người thì đã chịu chức Linh mục một năm, hai năm,hai mươi năm, năm mươi năm… Chúng ta cùng nhau quy tụ trong năm Linh mục để tạ ơn Thiên Chúa, ơn Chúa thì mang trực tiếp nhưng cũng có khi mang qua trung gian người nào đó, thí dụ như qua các bạn cùng lớp khi bạn ấy giúp cho chúng ta nên Thánh, thí dụ như qua các Cha Giáo khi thấy gương tận tụy của các Cha,thí dụ như qua các bề trên như các Giám Mục khi thấy các Ngài tận tâm cho việc chung của Giáo Hội, các Người làm ơn của chúng ta có khi còn sống nhưng cũng có khi qua đời, tóm lại ta dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho tất cả mọi người những người làm ơn cho chúng ta giúp chúng ta tiến đến chức Linh mục và trên hết chúng ta tạ ơn Chúa vì chính Chúa mới thực sự là Đấng ban ơn cho chúng ta,trong tâm tình đó chúng ta thành tâm sám hối vì có khi đời sống chúng ta đã không phải là đời sống đáp trả ơn Chúa.
Cuối Thánh Lễ mọi người được lãnh nhận ơn toàn xá và dùng bữa cơm thân mật tại trong sân Đại Chủng Viện.
Trong năm Linh mục, nguyện cho Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng luôn thăng tiến mãi trong đời sống phục vụ, mục vụ để đem lại nhiều hoa trái cho Giáo Hội như lòng Chúa mong ước.
25 năm Linh mục Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng
Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse – Sài Gòn
SAIGÒN - Sáng nay vào lúc 08h00 thứ sáu ngày 12.03.2010 tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Cha Giám Đốc Ernest Nguyễn Văn Hưởng nhân cơ hội mừng 25 năm Linh mục (1985-2010) có dịp gặp gỡ Quý Cha từng học Đại Chủng Viện từ khóa I đến khóa VIII về lại Đại Chủng Viện gặp nhau sau nhiều năm xa trường, trong niềm vui mừng ngân khánh Linh Mục của Cha Ernest có sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh và Cha bề trên Phaolô Lê Tấn Thành và khoảng 300 Linh mục trong và ngoài giáo phận.Sau đó vào lúc 08h45 các Cha gặp gỡ riêng từng khóa có dịp chia sẻ vui buồn,nâng đỡ nhau trong việc mục vụ và 9h30 các Cha gặp gỡ chung các khóa cùng đưa ra một quyết định chọn ngày truyền thống để gặp mặt. 10h00 Thánh Lễ bắt đầu, lời dẫn vào Thánh Lễ trước khi ruớc đoàn đồng tế của một vị Linh Mục, Kính thưa cộng đoàn
Xem hình ảnh
Trong niềm vui hân hoan của gia đình Đại Chủng Viện Thánh Giuse, hôm nay chúng ta, những người thân yêu và học trò của Cha Giám Đốc Ernest Nguyễn Văn Hưởng, tụ họp từ nhiều phương trời về đây để mừng ngân khánh Linh mục của Ngài. Sự hiện diện đông đảo của các Cha, các Học Trò, và những người thân yêu của Cha Giám Đốc nói lên tâm tình yêu mến và tri ân của chúng ta đối với Ngài. Cùng với Ngài chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã thương gìn giữ và nâng đỡ Ngài trong suốt hành trình 25 năm Linh mục vừa qua, đó là một chặng đường đầy ý nghĩa trong ơn gọi Linh mục.
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta cầu nguyện cách riêng cho Cha Giám Đốc được muôn ơn lành của Chúa trong sứ vụ Linh mục của Ngài, chúng ta cũng cầu nguyện cho mỗi anh em chúng ta trong Năm Linh mục này, luôn gắn bó với nhau trong sứ mạng phục vụ dân Chúa và sống xứng đáng là những mục tử thánh thiện và gương mẫu. Đặc biệt chúng ta cũng nhớ đến các bậc thầy còn sống hay đã qua đời đã góp phần đào tạo chúng ta nơi mái trường Đại Chủng Viện thân yêu này. Giờ đây trong tâm tình hân hoan cảm tạ chúng ta bắt đầu cử hành Thánh Lễ.
Đầu Thánh Lễ, Cha Ernest có đôi lời thưa Cha Tổng Đại Diện, Cha bề trên Phaolô, Quý Cha, trước tiên thì con xin cám ơn Quý Cha đã đến Đại Chủng Viện dể mừng Lễ 25 năm Linh mục, thế nhưng năm nay là năm Linh mục cho nên cũng có thể nói mỗi người chúng ta quy tụ lại đây để cùng nhau nhớ lại hay là hướng tới chức Linh mục của riêng mình, người thì sẽ chịu chức Linh mục, người thì đã chịu chức Linh mục một năm, hai năm,hai mươi năm, năm mươi năm… Chúng ta cùng nhau quy tụ trong năm Linh mục để tạ ơn Thiên Chúa, ơn Chúa thì mang trực tiếp nhưng cũng có khi mang qua trung gian người nào đó, thí dụ như qua các bạn cùng lớp khi bạn ấy giúp cho chúng ta nên Thánh, thí dụ như qua các Cha Giáo khi thấy gương tận tụy của các Cha,thí dụ như qua các bề trên như các Giám Mục khi thấy các Ngài tận tâm cho việc chung của Giáo Hội, các Người làm ơn của chúng ta có khi còn sống nhưng cũng có khi qua đời, tóm lại ta dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho tất cả mọi người những người làm ơn cho chúng ta giúp chúng ta tiến đến chức Linh mục và trên hết chúng ta tạ ơn Chúa vì chính Chúa mới thực sự là Đấng ban ơn cho chúng ta,trong tâm tình đó chúng ta thành tâm sám hối vì có khi đời sống chúng ta đã không phải là đời sống đáp trả ơn Chúa.
Cuối Thánh Lễ mọi người được lãnh nhận ơn toàn xá và dùng bữa cơm thân mật tại trong sân Đại Chủng Viện.
Trong năm Linh mục, nguyện cho Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng luôn thăng tiến mãi trong đời sống phục vụ, mục vụ để đem lại nhiều hoa trái cho Giáo Hội như lòng Chúa mong ước.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dựng lại Niềm Tin,
Bảo Giang
09:22 12/03/2010
Dựng lại Niềm Tin,
Nhiều người cho rằng, phải lật đổ sợ hãi, tạo thế và sức mạnh để tiêu diệt cộng sản. Tôi không nghĩ thế. Trái lại, tôi cho rằng: Nếu không tạo đưọc niềm tin trong chính lòng mình, cũng không tạo được niềm tin cho những người đồng hành thì đừng nói đến cuộc tranh đấu. Đừng nói đến việc lật đổ sợ hãi. Đừng nói đến việc tạo ra sức mạnh. Đừng nói đến chuyện lật đổ và tiêu diệt bọn bạo tàn Việt cộng. Tóm lại, không có niềm tin, đừng mơ tủng đến việc thành công. Kể cả trong trường hợp tự giết nhau như Boris Yeltsin đã làm, cũng không có ngoại lệ.
Tại sao lại phải dựng lại niểm tin cho mình và cho người đồng hành?
Tại vì, không có niềm tin, không thể trấn áp được sự sợ hãi, không thể tạo ra sự liên kết, không thể tạo ra được sức mạnh, không thể tạo ra dược hành động! Không có hành động, không thể có thành công!
Thật vậy, lịch sử từ ngàn xưa đã chứng minh một cách rất rõ ràng rằng: Niềm tin chính là sức mạnh, khơi nguồn cho tất cả mọi cơ nguyên, mọi cơ cấu tồn sinh và phát triển. Sự phát triển này có mặt ở trong tất cả mọi lãnh vực từ chính rị, xã hội, kinh tế đến khoa học, kỹ thuật. Không có một lãnh vực nào mà không cần có niềm tin để dẫn đường. Đời sống của tôn giáo cũng không có ngoại lệ. Hơn thế, niềm tin để bảo vệ sự thật và phát triển tôn giáo còn mạnh hơn cả sự chết và nó có sức mạnh làm đổi thay cả bộ mặt của địa cầu.
Từ đâu, tôn giáo lại có thể tạo cho con ngưòi sức mạnh lớn lao để phát triển, và làm thăng tiến bộ mặt thế giới như hôm nay? Câu trả lời ngắn gọn và chính xác nhất tôi nghĩ rằng: Bởi vì họ có niềm tin tuyệt đối vào Đấng mà họ gọi là Đường là Chân Lý và là Sự Sống. Và chính hướng đi, Chân Thiện Mỹ này đã làm cho cuộc sống của họ và thế giới ngày thêm đổi mới và tuơi đẹp hơn. Và chínnh lý tưởng này đã giúp họ không sợ hãi trưóc những cuộc bách hại. Điển hình, Đúc Giáo Hoàng John Paul II, đủ là minh chứng cho sự kiện phải dựng lại niềm tin qua lời của ngài, Đừng Sợ Hãi, đê ngưòi Ba Lan nhờ vào đó mà quật ngã con quái vật cộng sản trên đất nước này.
Ở Việt Nam ta cũng thế, những lương tướng anh tài của non sông cũng là những người đã tạo cho mình và cho dân chúng một niềm tin tuyệt đối để có thể thắng quân thù trong suốt dòng lịch sử dân tộc Việt như: Đức Trần Hưng Đạo, Vua Lê Lơi, Hai bà Trưng, Ngô Quyền hay Vua Quang Trung và gần đây những cuộc tập hợp của giáo dân ở TKS, Thái Hà, Tam Tòa… đã là những điển hình chứng minh sức mạnh của nềm tin.
Nếu xo sánh về lực lượng, ta nhỏ bé hơn Tàu, kỹ thuật thua hẳn Tây! Nhưng vì có niềm tin và ý chí tự thắng của người Việt Nam, ta đã gạt bỏ mọi sợ hãi. Mở cuộc tấn công và đã chấm dứt cảnh nô lệ Tàu và nô lệ Tây!
Chỉ tiếc rằng, công lao kháng chiến của toàn dân đã bị Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản cướp đoạt và phản bội. Phản bội bằng cách thiết lập một chế độ độc tài toàn trị với chủ trương phục vụ cho quyền lợi của cộng sản quốc tế. Từ đó, chúng phá bỏ và tiêu diệt nền luân lý đạo đức của xã hội. chống chọi trực tiếp với tinh thần đại gia đình và niềm tin tôn giáo, của Việt Nam. Và phản bội bằng cách cương quyết đẩy Việt Nam vào hướng đi khốn cùng, ảo tưởng của cộng sản theo tinh thần của đại hội kỳ V với nghị quyết vào tháng 6,1924 như sau:: ““Điều mà chúng ta bắt buộc các đảng Cộng Sản phải làm là tìm cách xử dụng các phần tử dân tộc chống lại giai cấp tư sản. Các đảng Cộng Sản phải thúc đẩy các phần tử bất mãn chống lại chế độ…Dĩ nhiên chúng ta không bao giờ chấp nhận các phần tử dân tộc…Chúng ta chỉ lợi dụng sự bất mãn của họ để phục vụ cuộc cách mạng vô sản.”
Theo nghị quyết này, mục tiêu Hồ Chí Minh theo đuổi không còn là nền độc lập dân tộc nữa, nhưng là sự thành công của đảng cộng sản ở bán đảo Đông Dương. Và kẻ thù của cộng sản không chỉ là các guồng máy thực dân thống trị, mà là toàn thể nhân dân theo tinh thần nhân bản chủ nghĩa.
Từ đó, dân tộc Việt Nam trong mắt Hồ Chí Minh không còn là một tập thể đồng bào cùng chung huyết mạch con rồng cháu tìên, không còn là phần tử bị thực dân áp bức, mà là một tập thể dân tộc theo tư bản chủ nghĩa, kẻ thù không đội trời chung của cộng sản. Nên từ đó, lực lượng dân tộc yêu nước đã liên tục bị Việt cộng triệt hạ, bị tiêu hao vì không cùng chung mục tiêu với cộng sản. Nói cách khác, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, đảng Cộng Sản đã trở thành lực lượng bạo tàn chống lại những người yêu nước chống thực dân. Đơn giản hơn là, khối dân tộc Việt Nam yêu nước bị coi là kẻ thù của cộng sản nếu không đi theo chúng.
Rồi với chủ trương thủ đắc quyền độc tài toàn trị, Hồ chí Minh đã lập đề án cải cách ruộng đất ở miền bắc với mục đích tiêu diệt hết những thành phần cơ bản của xã hội báng cách phóng tay mở cuộc đấu tố trí phú địa hào. Việc làm này không vì dân tộc nhưng vì lời ích của đảng cộng sản. Nhưng mỉa mai thay, bản thân Hồ chí Minh cũng chỉ là con chốt thí, không có tư cách làm chuyện này. Nhưng y phải viết thư xin Stalin phê chuẩn cho đê án của y vào ngày 31-10-1952. Hồ viết: “Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam ( tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”
Từ đó, dân tộc Việt Nam được coi là kẻ thù của cộng sản và cuộc đấu tố, cải cách này đã nổ ra từ năm 1953, mà theo Hồ chí Minh đánh gía là cuộc cải cách long trời lở đất. Được gọi là long trời lở đất vì Hồ chí Minh đã giết hại hơn 170000 người Việt Nam và tất cả những tên trong tập đoàn sát thủ đều đạt đến đỉnh vinh quang, danh vọng quyền lực tuyệt đối. Trong khi đó, về phía đồng bào, đi đến đâu cũng chỉ thấy máu và nước mắt. Sự sợ hãi cộng sản thì đi vào tận tim óc, vào máu của từng người, từng nhà. Nói cách khác, chính cuộc đấu tố mà Hồ chí Minh đánh giá là long trời lở đất này đã giết chết niềm tin, sức sống của người Việt Nam đặt vào một vận hội mới sau khi thoát khỏi sự bảo hộ của thực dân là sẽ có Độc Lập, Tự Do, Kết qủa, khi người Việt Nam chưa thóat khỏi ách thực dân, còn đang hy vọng tìm lại được Độc Lập, Dân Chủ thì ngay lập tức bị khóac lên cái ách tàn bạo, bất nhân khác là: Không có Tự Do, Không có Công Lý và Không có Nhân Quyền, không có Dân Chủ, không có Độc Lập do chính Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản áp đặt.
Cũng từ cuộc đấu tố tàn bạo này, niềm tin giữa con ngưòi với con người, giữa con người với xóm thôn, với tôn giáo, với cư xử trong xã hội coi như bị triệt tiêu. Rồi dưới sự chỉ đạo của cây mã tấu, trong lòng chế độ cộng sản chỉ còn tồn tại duy nhất một sự kiện. Đó là sự gian dối, lừa đảo như chính Trần quốc Thuận phó chủ nhịệm văn phòng quốc hội khoá X, và Nguyễn Khải, những công thần của chế độ ây đã công bố vào 10-2006 là: “ Ngày nay người ta phải nói dối nhau mà sống… Nói dối lâu ngày thành thói quen, thói quen dùng lâu ngày thành đạo đức, mà cái đạo đức ấy là rất mất đạo đức, nhưng đó lại là đạo đức của cách mạng! ( của Việt cộng)”. Nguyễn Khải thì bảo:” ngừời ta nói dối lem lẻm, nói dối ở mọi nơi, mọi chốn và mọi lúc”. Hay như chính bà thủ tướng Đức tiến sỷ Angela Markel đã nhận dịnh: Cộng sản là một chế độ tạo ra gian dối!”
Như thế, chế độ cộng sản là một chế độ được xây dựng trên cơ bản gian dối và bạo ác. Ở đó, không có niềm tin và nhân bản, chỉ có bất tín và vô đạo. Ở đó không có tự do và công lý, chỉ có bạo hành và đàn áp. Ở đó không có tự chủ và sáng tạo, chỉ có nô lệ và áp bức.
Một chế độc có đầy đủ những bản chất phi nhân, bất nghĩa vô đạo như thế sẽ không có cơ sở để tồn tại. Tuy nhiên, muốn tiêu diệt nó, lại cũng không phải là một chuyện dễ dàng gì. Bởi vì, sau những ngày tháng dùng bạo lực trong quyền lực, cộng sản đã có khả năng làm biến dạng, làm thay đổi lòng người, mà một trong những điều biến dạng quan trọng nhất ở trong từng cá nhân sống trong lòng chế độ, hay bị ảnh hưởng bới chế độ ấy là đã nằm lòng việc dối trá. Họ sống trong dối trá nên không biết mình đang dối trá. Nói cách khác, sống dưới chế độ ấy, con người ta đã mất khả năng nói thật. Bởi lẽ, khi nói ra sự thật thì chẳng có lợi gì cho bản thân và gia đình mình, trái lại, chỉ rước lấy thảm hoạ từ chế độ mà thôi. Nên dù không muốn, kết qủa của sự trao đổi vẫn là dối trá, là né tránh, lá phản bội.
Khi không tìm ra được một câu nói thật, người trong gia đình không tin tưởng nhau. Người có cùng chung một ước nguyện, ngồi bên nhau suốt đời mà không dám nói ra cho nhau nghe ước nguyện của mình. Hỏi làm sao có sự cảm thông và liên kết? Không có liên kết làm sao thành tổ chức, không có tổ chức làm sao có sức mạnh để cùng đứng lên chung nhau thực hiện điều mơ ước của mình? Ấy là chưa kể đến những tổ chức ma do Việt cộng dựng lên để gài bắt những ngừơi cỏn lý tưởng và hoài bão, để gây thêm hoang mang ngộ nhận cho những người khác.
Theo đó, điều kiên tiên quyết để có thể đối địch và đi đến việc tiêu diệt cộng sản là phải xây dựng lại niềm tin cho chính mình và cho người đồng hành. Và muốn xây dựng được niềm tin cho nhau, người ta cũng phải tựa vào những nguyên tắc có sẵn là những điều kiện và hình mẫu của người tạo ra sức mạnh:
1. Những điều kiện để tạo dựng niềm tin.
- Đi… đi, đi con, đi đi con… mẹ dắt….nào.. đi… đi…
Hãy nhìn một bà mẹ đưa một bàn tay ra cho đúa con nắm chặt lấy. Còn một bàn tay khác, bà thỉnh thoảng đưa ra phía trước đỡ lấy thân hình con, trong lúc đôi mắt bà âu yếm nhìn con và không ngừng khuyến dục con, bước đi. Vậy mà đứa bé chỉ mở đôi mắt thật lớn nhìn mẹ, và đứng bất đọng, chưa dám bước đi. Nhưng khi hai tay em nắm chặt đuợc cả hai bàn tay của người mẹ. Em đã không còn sợ hãi. Trái lại, mạnh dạn nâng cái bàn chân nặng nề hổng lên trên mặt đất và bước đi… Thật là kỳ diệu!
Qua hình ảnh này, tôi nghĩ rằng, niềm tin phải được xây dựng trên những điều kiện sau:
a. Tìm điểm tựa chắc chắn, tự nhiên:
Vào lúc ấy, em bé chưa có đủ ý thức để nhận biết người đang dang tay, tập cho em bước đi kia, là người mẹ không hề phản bội của em, Nhưng trong đôi mắt của em, hình ảnh của bà là một người rất gần gũi và thân thiêt với em. Như thế, dù chưa biết diễn tả, nhưng trong lòng em đã có sẵn một sự tín thác nào đó vào bàn tay của bà mẹ. Tuy thế, em vẫn chưa dám bước đi, khi chỉ mới nắm được một bàn tay của bà. Điều đó cho thấy rằng, lòng tín thác vẫn chưa hòan chỉnh, nó chưa đủ tạo nên sức mạnh. Nhưng ngay khi nắm được cả hai bàn tay của bà. Em mạnh dạn bước đi. Như thế, từ những đỉểm tựa chắc chắn ấy, thân mình em đứng cân bằng. Từ sự cân bằng trong thể lý, đến ý tưởng, dục em mạnh dạn bước đi.
b. Tầm nhìn không phản lẽ thường.
Cùng trrường hợp của em bé trên, nếu ngưòi dẫn em là những người thân quen như anh chị, chắc chắn em cũng sẽ bước đi những buóc chập chững như thế. Nhưng chắc chắn em sẽ không bước đi, trái lại, sẽ ngồi bệt xuống đất rồi khóc thét lên, vì người nắm tay em là một người xa lạ, không hề quen trong tầm mắt của em. Điều này cho thấy rằng, niềm tin được xây dựng trên những điều kiện thực tế là tự nhiên, không phản lại những nguyên tắc trong cuộc sống. Như thế, đối với xã hội, niềm tin chỉ có thể đặt trên những nguyên tắc không phản luân thường đạo lý, không đối nghịch với nguyên tắc làm ngưòi, không phản đạo đức của tôn giáo. Nói cách khác, nó phải phù hợp với ước muốn tự nhiên tốt lành của con nguời. Theo đó, kẻ ngồi cùng bàn, bám vào đảng cộng mà rúc ria nhân dân mà bảo là thương dân thương nước và lo lắng cho đất nước được tồn sinh trong độc lập Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý thì chỉ là những kẻ dối trá như Vẹm!
c. Niềm tin được xây dựng trên nền tảng tự do và tự nguyện.
Có lẽ không một người nào bị ép buộc theo Boris Yelsin để đứng lên lật đổ chế độ cộng sản tại Liên Sô và cũng thế, không có một người nào bị ép buộc phải theo Lech walesa để đưa cuộc cách mạng tiêu diệt cộng sản trên đất Ba Lan đến thành công. Trái lại, chỉ có một sự tự nguyện. Họ tự nguyện bởi vì, việc tiêu diệt chế độ cộng sản vô nhân bản trên quê hương mình là một điều hợp với ước muốn của mọi người, hợp với khuynh hướng phát triển tự nhiên của xã hội. Họ ý thức đó là bổn phận của mọi người, của mọi nhà, mọi tầng lờp, không trừ ai.
B. Hình mẫu của người tạo niềm tin.
Như thế, người có thể tạo dựng được niềm tin cho công chúng, trước hết phải có niềm tự tin lớn cho chính mình, phải có một lý tưởng sống, phải có một hướng đi phù hợp với lòng người và phải cương quyết thực hiện lý tưởng ấy trong sự thành thật.
1. Theo cách nhìn này, những lúc gần đây, vị TGM Hà Nội đã gây được tiếng vang lớn, dựng lại được niềm tin lớn trong lòng ngưòi. Có thể nói, niềm tin ấy đã vượt hẳn ra ngoài khung cảnh tôn giáo và rồi ra, có khả năng chế ngự cả bạo tàn.
Tại sao vị TGM này lại có thể tạo dựng dược một niềm tin lớn ở trong lòng người, mà giữa lúc, niềm tin của con người vào con người, ngay cả niềm tin của con ngưòi vào tôn giáo đã xuống cấp một cách thảm hại sau mấy chục nằm cầm quyền của cộng sản? Có phải ông ta là một TGM, là một chức sắc tôn giáo cao cấp mà ông tạo được niền tin cho công chúng không?
Câu trả lời là không. Không phải vì ông ta là TGM, hay vì ông ta là một chức sắc cao cấp của tôn giáo (dù chức vị của Ông ta là như thế) mà ông ta tạo dựng được niềm tin trong lòng người. Nhưng chính là sự khác biệt trong tinh thần phục vụ tha nhân của một TGM. Ngài đã đến phục vụ giáo dân và đồng bào trong tinh thần của một người đầy tớ. Đã làm công tác của một vị lãnh đạo với tinh thần của một công bộc.
Thật vậy, nếu trước đây người ta có nằm ngủ mơ thì cững không thể mơ ra được hình ảnh có một vị TGM tay chống gậy tre, quần sắn qúa gồi, chân di dép, lội nuớc bùn đọng để đến thăm dân. Kết qủa, hình ảnh ấy lại hiển hiện ngay giữa lòng Hà Nội vào mùa lũ trước Noel 2008. Hơn thế, hình ảnh ấy còn trở nên đặc biệt trong lòng người. Bởi vì vào lúc ấy, nhà nước cộng sản đang tập trung mọi nỗ lực, từ truyền thanh, truyền hình, báo chí đến việc sử dụng những thành phần bất hảo đội lốt quần chúng nhân dân, mở cuộc đấu tố, ám toán Ngài. Chúng mở ra cuộc đấu tố man rợ này là vì Ngài đã thay mặt cho người dân để công bố tuyên ngôn Công Lý ở giữa công dường Hà Nội là: “Tự Do Tôn Giáo là cái quyền của con người, chứ không phải là một ân huệ xin- cho”. Phần Ngài, tuy biết sinh mệnh của mình bị đe doạ bởi những thành phần bất hảo của nhà nước, nhưng tình thương giữa con người với con người ở nơi Ngài còn trổi vượt hơn sự chết. Ngài coi nhẹ cái chết để săn quần lên đi thăm dân và đi thăm những nạn nhân bị bạo hành và thân nhân của những ngưòi bị nhà nước bắt giam trái phép vì họ đi cầu nguyện.
Như thế, chính khát vọng của Ngài với đất nước, sự biểu lộ tâm tình của Ngài với người dân và hướng đi tìm Tự Do Công Lý của Ngài phù hợp với lòng người, nên đã tạo thành một biểu tượng Ngô Quang Kiệt như là Người đi dựng lại Niềm Tin, đang xóa tan đi bóng đêm của bạo tàn, để mở ra một một kỷ nguyên an bình cho đất nước, hơn là do bản thân của chức vị TGM Hà Nội tạo ra. Bằng chứng là, trong tôn giáo, có nhiều vị còn có chức sắc cao hơn, thâm niên hơn, nhưng niềm tin của công chúng đặt vào họ là không có gì, lại có nhiều vị còn điểm âm nữa là khác.
Cũng thế, hình ảnh của một vị chân tu khác là Hòa thượng Thích Quảng Độ, cũng là những hình mẫu đặc biệt để tạo dựng lại niềm tin cho nhiều ngưòi. Một hình ảnh rât trân qúy của đất nước Việt Nam. Hoặc gỉa, hình ảnh kiên cường, nhưng cô đơn của LM Nguyễn văn Lý cũng phải dược coi là những điểm tựa quan trọng để dựng lại niềm tin cho một cuộc hồi sinh.
2. Rồi ngày 6-3-2007, một người thiếu nữ còn rất trẻ là Lê thị Công Nhân đã bắt đầu chặng đường lịch sử. Lịch sử của riêng cô và cũng là lịch sử của cuộc tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền và Công Lý cho Việt Nam. Có thể nói một cách không khách sáo là, nay cô đã đứng trên thóp đỉnh của cuộc khởi dựng niềm tin cho cuộc đấu tranh giải thể chế độ cộng sản và bảo vệ sự trường tồn của đất nước khỏi nanh vuốt đô hộ của ngoại bang. Tại sao cô có thể tạo cho mình được một chỗ đứng trong lòng người như thế.
Bởi vì trước hết, cô đã tự tạo cho mình một niềm tin lớn với đất nước.: “Tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi để đấu tranh, trước hết là giành lấy Nhân Quyền cho chính mình, và giành lấy Nhân Quyền, Dân Chủ và Tự Do cho người dân Việt Nam. Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì gọi là thỏa hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi.”
Uy dũng ấy có khác là bao khi đem so xánh với tiếng hét làm vỡ mặt quân thù của tướng quân Trần bình Trọng “ thà làm qủy nước nam hơn là làm vương đất bắc”
Ở nơi cô là một niềm tin duy linh, duy lý:” tôi đấu tranh vì Dân Chủ, Nhân Quyền và Tự Do cho Việt Nam hoàn toàn xuất phát từ niềm tin, từ lương tâm và trách nhiệm của tôi đối với chính tôi, đối với dân tộc Việt Nam và đối với Đấng Tạo hóa đã sinh ra tôi:.
Ở nơi cô có một khí phách lớn, Có một lý tưởng để phục vụ.” nếu như tôi phải tạm thời nhận một nhiệm sở mới hết sức bất đắc dĩ, đó là nhà tù thì tôi mong rằng, tại nhiệm sở ở bên ngoài, tức là xã hội đó, sẽ có nhiều những người con Việt Nam tiếp tục công việc mà tôi còn đang làm dở dang. Tất nhiên, trong nhiệm sở mới bất đắc dĩ đó, tôi sẽ cố gắng hết sức để tiếp tục công việc truyền bá về Dân Chủ, Nhân Quyền và đấu tranh vì Dân Chủ, Nhân Quyền và Tự Do cho người dân Việt Nam”
Ổ nơi cô là một tâm hồn cởi mở, trọng tình nghĩa, biết tri ân và cám ơn người bằng tình con người, khác hẳn cái vô đạo bất nhân bất nghĩa xúi ngưòi giết vợ mình và từ con như Hồ chí Minh:. “những gì mà quý vị đã ủng hộ, đã lên tiếng để thể hiện sự quan tâm và ủng hộ của quý vị đối với công cuộc đấu tranh của chúng tôi thật sự là vô cùng quý báu vì nó xuất phát từ lương tri của quý vị. Tôi chỉ có thể nói một cách ngắn gọn là tôi tri ân quý vị trong cuộc đời này.
Ở nơi có là một đánh gía đúng mức về cái bản thể của nhà nước Việt cộng: “Họ xuất phát từ một cái văn hoá (tôi muốn nói đây là CSVN) thấp kém, một phương pháp đấu tranh hoàn toàn phi nhân đạo, phi nhân bản, là chuyên chính, bạo lực, vô sản để đàn áp, để trấn áp con người với một mục tiêu hoàn toàn phi đạo lý, vô chính trị và có thể nói là phi pháp nữa”
Ở nơi cô là một cái thước đo công lý, không gỉa dối hay vờ bẻ cong cái lương tâm của mình. Bằng chứng là khi bị chất vấn trước tòa. Cô đã dứt khóat trà lời bọn quan tòa không tim óc là “ Tôi không có tội “
Ở nơi cô không có cuộc đầu hàng bạo lực để lo cho riêng mình. Bằng chứng là, trước áp lực của các tổ chức nhân quyền và cái chính quyền tự do ở tây phương, Việt cộng đã đến nơi giam giữ cô để điều đình cho một chuyến xuất ngoại lưu vong. Cô đã trả lời.” Trời sinh ra tôi ở trên đất Việt là có ý định cho tôi sống và phục vụ cho dân tộc này. Tại sao tôi phải đầu hàng bạo lực mà ra đi ?
Ở nơi cô là một sự sống độc lập tự chủ: “Sống thế nào thì sống, vẫn phải giữ lòng tự trọng với lương tâm của mình. Và tôi sống với lương tâm và lòng tự trọng của tôi…Chỉ có lương tâm và lòng tự trọng của tôi nói với tôi rằng: Không bao giờ đầu hàng.”
Ở nơi cô là một tâm hồn khiêm cung, bình dị: Cô đến với con người với nhân dân bằng tính thật, trái ngược với cái vô đạo bất nhân bất nghia xảo trá gian dôi của của Hồ chí Minh: “Vâng, mỗi người một bàn tay, mà bàn tay của tôi còn nhỏ hơn bàn tay của quý vị. Chúng ta hãy góp phần một cách mạnh mẽ kịp thời, hầu mong cho công cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ đi đến thắng lợi một cách sớm hơn”
Ở nơi cô, như Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh nhận dịnh: “ Trong bóng tối của đàn áp, bất công, họ là những thiên thần đem ánh sáng soi đường cho lương tâm nhân loại. Trong đêm đen của lịch sử Việt Nam, họ chính là những bàn tay dẫn dắt dân tộc dành lại Tự Do, Công Bình, Bác Ai cho một bình minh Việt Nam”
Khi nhìn lại những biến động trong những tháng năm qua, quả thật, Lê thị Công Nhân cho thấy cô là một hình mẫu của người tạo dựng lại niềm tin cho cuộc tranh đấu cho Tự Do, Dân Chũ, Nhân Quyền và Công Lý cho Việt Nam. Hơn thế, Lê thị Công Nhân còn có khả năng tiếp nối bước đường của Nhị Trung xưa để chống lại cuộc bành trướng từ phương bắc. Nói cách khác, Lê thị Công Nhân có nhiều tiêu chuẩn để trở thành một hình mẫu của Lech Walesa của Việt Nam, nếu như chúng ta biết trân trọng bảo vật này và biết xóa bỏ đi những rồng rắn tự vẽ vời ra ở quanh mình.
Và hôm nay, ngày 6-3-2010 Lê thị Công Nhân đã vượt qua đoạn đưòng lịch sử của chính mình trong cuộc tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam. Ba năm ngồi sau song sắt, Lê Thị Công Nhân đã chứng tỏ được gía trị hầu như tuyệt đối của chính cá nhân cô cho cuộc tranh đấu vì quyền lợi của đồng và của đát nước. Cô sứng đáng được gọi là Anh Thư Nước Việt như nhiều người đã nói về cô. Bởi vì, ngay sau khi ra khỏi nhà tù nhỏ để trở về nhà tù lớn với hơn tám mươi triệu người dân Việt Nam, Lê thị Công Nhân trong nước mắt đã xác định hướng đi của cô với đất nước vẫn là:
“ Công việc của tôi có thể chưa thành công và thấy còn nhiều dở dang. … Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa thì tôi nghĩ rằng tôi đã có những việc làm và có những giây phút tôi cảm thấy mình rất là tự do. Đó là khi tôi sống theo cái lý tưởng của mình. Và rất may là sau ba năm ngồi sau song sắt nhà tù thì tôi thấy là lý tưởng ấy không sai…”
Thế là qúa đủ, qúa rõ cho một cuộc hành trình tạo niềm tin, người ta không thể đòi hỏi gì thêm ở Lê thị Công Nhân nữa. Trái lại, phần còn lại là bổn phận của chúng ta, của những ngưòi Việt Nam còn thao thức về quê hương. Nếu chúng ta còn muốn tiếp nối truyền thống bất khuất của tiền nhân Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung hay của Nhị Trưng thì phải biết, trưóc hết, phải đổi mới cách nhìn, đổi mới tư duy, đổi mới hành động để cùng làm cuộc hành trình lịch sử Lê thị Công Nhân. Để cuộc hành trình ấy sẽ đem lại Tự Do, Dân Chủ,. Nhân Quyền, Công Lý và Độc Lập cho quê hương như Lech Walesa đã làm ở Ba Lan, hơn là ngồi tạo ra những rồng rắn cho mình, để dân tộc này càng lúc càng đắm chìn trong ách thống trị của cộng sản và nô lệ cho ngoại bang. Bởi lẽ, chính Lê thị Công Nhân cũng đã thành thật nói rằng: “Tuy thế, tôi chỉ có thể làm được cái phần của tôi, chứ tôi không thể nào làm được cái phần của 90 triệu người Việt Nam khác…”
Điều đó có nghĩa là, muốn giải phóng đất nước khỏi cuộc nô lệ dưới gông cùm cộng sản, phải tổng hợp sức mạnh, niềm tin của toàn dân lại. Bởi vì, một ngưòi, một nhóm ngưòi không thể lấp bể dời non. Theo đó, thay đổi Tư Duy là điều kiện tiên quyết để thay đổi cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Để từ đó đưa đến việc thay đổi toàn diện thể chế hiện tại của đất nước. Có thay đổi được tư duy, lối suy nghĩ, mới có thể thay đổi được hành động. Thay đổi từ đơn phương sang tập thể và rồi toàn diện ở mọi nơi mọi chốn. Có thay đổi hành động toàn diện như thế mới khả dĩ khai mở ra cho dân ta một con đường Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý. Cho đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên của toàn vẹn và Độc Lập.
Nhiều người cho rằng, phải lật đổ sợ hãi, tạo thế và sức mạnh để tiêu diệt cộng sản. Tôi không nghĩ thế. Trái lại, tôi cho rằng: Nếu không tạo đưọc niềm tin trong chính lòng mình, cũng không tạo được niềm tin cho những người đồng hành thì đừng nói đến cuộc tranh đấu. Đừng nói đến việc lật đổ sợ hãi. Đừng nói đến việc tạo ra sức mạnh. Đừng nói đến chuyện lật đổ và tiêu diệt bọn bạo tàn Việt cộng. Tóm lại, không có niềm tin, đừng mơ tủng đến việc thành công. Kể cả trong trường hợp tự giết nhau như Boris Yeltsin đã làm, cũng không có ngoại lệ.
Tại sao lại phải dựng lại niểm tin cho mình và cho người đồng hành?
Tại vì, không có niềm tin, không thể trấn áp được sự sợ hãi, không thể tạo ra sự liên kết, không thể tạo ra được sức mạnh, không thể tạo ra dược hành động! Không có hành động, không thể có thành công!
Thật vậy, lịch sử từ ngàn xưa đã chứng minh một cách rất rõ ràng rằng: Niềm tin chính là sức mạnh, khơi nguồn cho tất cả mọi cơ nguyên, mọi cơ cấu tồn sinh và phát triển. Sự phát triển này có mặt ở trong tất cả mọi lãnh vực từ chính rị, xã hội, kinh tế đến khoa học, kỹ thuật. Không có một lãnh vực nào mà không cần có niềm tin để dẫn đường. Đời sống của tôn giáo cũng không có ngoại lệ. Hơn thế, niềm tin để bảo vệ sự thật và phát triển tôn giáo còn mạnh hơn cả sự chết và nó có sức mạnh làm đổi thay cả bộ mặt của địa cầu.
Từ đâu, tôn giáo lại có thể tạo cho con ngưòi sức mạnh lớn lao để phát triển, và làm thăng tiến bộ mặt thế giới như hôm nay? Câu trả lời ngắn gọn và chính xác nhất tôi nghĩ rằng: Bởi vì họ có niềm tin tuyệt đối vào Đấng mà họ gọi là Đường là Chân Lý và là Sự Sống. Và chính hướng đi, Chân Thiện Mỹ này đã làm cho cuộc sống của họ và thế giới ngày thêm đổi mới và tuơi đẹp hơn. Và chínnh lý tưởng này đã giúp họ không sợ hãi trưóc những cuộc bách hại. Điển hình, Đúc Giáo Hoàng John Paul II, đủ là minh chứng cho sự kiện phải dựng lại niềm tin qua lời của ngài, Đừng Sợ Hãi, đê ngưòi Ba Lan nhờ vào đó mà quật ngã con quái vật cộng sản trên đất nước này.
Ở Việt Nam ta cũng thế, những lương tướng anh tài của non sông cũng là những người đã tạo cho mình và cho dân chúng một niềm tin tuyệt đối để có thể thắng quân thù trong suốt dòng lịch sử dân tộc Việt như: Đức Trần Hưng Đạo, Vua Lê Lơi, Hai bà Trưng, Ngô Quyền hay Vua Quang Trung và gần đây những cuộc tập hợp của giáo dân ở TKS, Thái Hà, Tam Tòa… đã là những điển hình chứng minh sức mạnh của nềm tin.
Nếu xo sánh về lực lượng, ta nhỏ bé hơn Tàu, kỹ thuật thua hẳn Tây! Nhưng vì có niềm tin và ý chí tự thắng của người Việt Nam, ta đã gạt bỏ mọi sợ hãi. Mở cuộc tấn công và đã chấm dứt cảnh nô lệ Tàu và nô lệ Tây!
Chỉ tiếc rằng, công lao kháng chiến của toàn dân đã bị Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản cướp đoạt và phản bội. Phản bội bằng cách thiết lập một chế độ độc tài toàn trị với chủ trương phục vụ cho quyền lợi của cộng sản quốc tế. Từ đó, chúng phá bỏ và tiêu diệt nền luân lý đạo đức của xã hội. chống chọi trực tiếp với tinh thần đại gia đình và niềm tin tôn giáo, của Việt Nam. Và phản bội bằng cách cương quyết đẩy Việt Nam vào hướng đi khốn cùng, ảo tưởng của cộng sản theo tinh thần của đại hội kỳ V với nghị quyết vào tháng 6,1924 như sau:: ““Điều mà chúng ta bắt buộc các đảng Cộng Sản phải làm là tìm cách xử dụng các phần tử dân tộc chống lại giai cấp tư sản. Các đảng Cộng Sản phải thúc đẩy các phần tử bất mãn chống lại chế độ…Dĩ nhiên chúng ta không bao giờ chấp nhận các phần tử dân tộc…Chúng ta chỉ lợi dụng sự bất mãn của họ để phục vụ cuộc cách mạng vô sản.”
Theo nghị quyết này, mục tiêu Hồ Chí Minh theo đuổi không còn là nền độc lập dân tộc nữa, nhưng là sự thành công của đảng cộng sản ở bán đảo Đông Dương. Và kẻ thù của cộng sản không chỉ là các guồng máy thực dân thống trị, mà là toàn thể nhân dân theo tinh thần nhân bản chủ nghĩa.
Từ đó, dân tộc Việt Nam trong mắt Hồ Chí Minh không còn là một tập thể đồng bào cùng chung huyết mạch con rồng cháu tìên, không còn là phần tử bị thực dân áp bức, mà là một tập thể dân tộc theo tư bản chủ nghĩa, kẻ thù không đội trời chung của cộng sản. Nên từ đó, lực lượng dân tộc yêu nước đã liên tục bị Việt cộng triệt hạ, bị tiêu hao vì không cùng chung mục tiêu với cộng sản. Nói cách khác, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, đảng Cộng Sản đã trở thành lực lượng bạo tàn chống lại những người yêu nước chống thực dân. Đơn giản hơn là, khối dân tộc Việt Nam yêu nước bị coi là kẻ thù của cộng sản nếu không đi theo chúng.
Rồi với chủ trương thủ đắc quyền độc tài toàn trị, Hồ chí Minh đã lập đề án cải cách ruộng đất ở miền bắc với mục đích tiêu diệt hết những thành phần cơ bản của xã hội báng cách phóng tay mở cuộc đấu tố trí phú địa hào. Việc làm này không vì dân tộc nhưng vì lời ích của đảng cộng sản. Nhưng mỉa mai thay, bản thân Hồ chí Minh cũng chỉ là con chốt thí, không có tư cách làm chuyện này. Nhưng y phải viết thư xin Stalin phê chuẩn cho đê án của y vào ngày 31-10-1952. Hồ viết: “Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam ( tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”
Từ đó, dân tộc Việt Nam được coi là kẻ thù của cộng sản và cuộc đấu tố, cải cách này đã nổ ra từ năm 1953, mà theo Hồ chí Minh đánh gía là cuộc cải cách long trời lở đất. Được gọi là long trời lở đất vì Hồ chí Minh đã giết hại hơn 170000 người Việt Nam và tất cả những tên trong tập đoàn sát thủ đều đạt đến đỉnh vinh quang, danh vọng quyền lực tuyệt đối. Trong khi đó, về phía đồng bào, đi đến đâu cũng chỉ thấy máu và nước mắt. Sự sợ hãi cộng sản thì đi vào tận tim óc, vào máu của từng người, từng nhà. Nói cách khác, chính cuộc đấu tố mà Hồ chí Minh đánh giá là long trời lở đất này đã giết chết niềm tin, sức sống của người Việt Nam đặt vào một vận hội mới sau khi thoát khỏi sự bảo hộ của thực dân là sẽ có Độc Lập, Tự Do, Kết qủa, khi người Việt Nam chưa thóat khỏi ách thực dân, còn đang hy vọng tìm lại được Độc Lập, Dân Chủ thì ngay lập tức bị khóac lên cái ách tàn bạo, bất nhân khác là: Không có Tự Do, Không có Công Lý và Không có Nhân Quyền, không có Dân Chủ, không có Độc Lập do chính Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản áp đặt.
Cũng từ cuộc đấu tố tàn bạo này, niềm tin giữa con ngưòi với con người, giữa con người với xóm thôn, với tôn giáo, với cư xử trong xã hội coi như bị triệt tiêu. Rồi dưới sự chỉ đạo của cây mã tấu, trong lòng chế độ cộng sản chỉ còn tồn tại duy nhất một sự kiện. Đó là sự gian dối, lừa đảo như chính Trần quốc Thuận phó chủ nhịệm văn phòng quốc hội khoá X, và Nguyễn Khải, những công thần của chế độ ây đã công bố vào 10-2006 là: “ Ngày nay người ta phải nói dối nhau mà sống… Nói dối lâu ngày thành thói quen, thói quen dùng lâu ngày thành đạo đức, mà cái đạo đức ấy là rất mất đạo đức, nhưng đó lại là đạo đức của cách mạng! ( của Việt cộng)”. Nguyễn Khải thì bảo:” ngừời ta nói dối lem lẻm, nói dối ở mọi nơi, mọi chốn và mọi lúc”. Hay như chính bà thủ tướng Đức tiến sỷ Angela Markel đã nhận dịnh: Cộng sản là một chế độ tạo ra gian dối!”
Như thế, chế độ cộng sản là một chế độ được xây dựng trên cơ bản gian dối và bạo ác. Ở đó, không có niềm tin và nhân bản, chỉ có bất tín và vô đạo. Ở đó không có tự do và công lý, chỉ có bạo hành và đàn áp. Ở đó không có tự chủ và sáng tạo, chỉ có nô lệ và áp bức.
Một chế độc có đầy đủ những bản chất phi nhân, bất nghĩa vô đạo như thế sẽ không có cơ sở để tồn tại. Tuy nhiên, muốn tiêu diệt nó, lại cũng không phải là một chuyện dễ dàng gì. Bởi vì, sau những ngày tháng dùng bạo lực trong quyền lực, cộng sản đã có khả năng làm biến dạng, làm thay đổi lòng người, mà một trong những điều biến dạng quan trọng nhất ở trong từng cá nhân sống trong lòng chế độ, hay bị ảnh hưởng bới chế độ ấy là đã nằm lòng việc dối trá. Họ sống trong dối trá nên không biết mình đang dối trá. Nói cách khác, sống dưới chế độ ấy, con người ta đã mất khả năng nói thật. Bởi lẽ, khi nói ra sự thật thì chẳng có lợi gì cho bản thân và gia đình mình, trái lại, chỉ rước lấy thảm hoạ từ chế độ mà thôi. Nên dù không muốn, kết qủa của sự trao đổi vẫn là dối trá, là né tránh, lá phản bội.
Khi không tìm ra được một câu nói thật, người trong gia đình không tin tưởng nhau. Người có cùng chung một ước nguyện, ngồi bên nhau suốt đời mà không dám nói ra cho nhau nghe ước nguyện của mình. Hỏi làm sao có sự cảm thông và liên kết? Không có liên kết làm sao thành tổ chức, không có tổ chức làm sao có sức mạnh để cùng đứng lên chung nhau thực hiện điều mơ ước của mình? Ấy là chưa kể đến những tổ chức ma do Việt cộng dựng lên để gài bắt những ngừơi cỏn lý tưởng và hoài bão, để gây thêm hoang mang ngộ nhận cho những người khác.
Theo đó, điều kiên tiên quyết để có thể đối địch và đi đến việc tiêu diệt cộng sản là phải xây dựng lại niềm tin cho chính mình và cho người đồng hành. Và muốn xây dựng được niềm tin cho nhau, người ta cũng phải tựa vào những nguyên tắc có sẵn là những điều kiện và hình mẫu của người tạo ra sức mạnh:
1. Những điều kiện để tạo dựng niềm tin.
- Đi… đi, đi con, đi đi con… mẹ dắt….nào.. đi… đi…
Hãy nhìn một bà mẹ đưa một bàn tay ra cho đúa con nắm chặt lấy. Còn một bàn tay khác, bà thỉnh thoảng đưa ra phía trước đỡ lấy thân hình con, trong lúc đôi mắt bà âu yếm nhìn con và không ngừng khuyến dục con, bước đi. Vậy mà đứa bé chỉ mở đôi mắt thật lớn nhìn mẹ, và đứng bất đọng, chưa dám bước đi. Nhưng khi hai tay em nắm chặt đuợc cả hai bàn tay của người mẹ. Em đã không còn sợ hãi. Trái lại, mạnh dạn nâng cái bàn chân nặng nề hổng lên trên mặt đất và bước đi… Thật là kỳ diệu!
Qua hình ảnh này, tôi nghĩ rằng, niềm tin phải được xây dựng trên những điều kiện sau:
a. Tìm điểm tựa chắc chắn, tự nhiên:
Vào lúc ấy, em bé chưa có đủ ý thức để nhận biết người đang dang tay, tập cho em bước đi kia, là người mẹ không hề phản bội của em, Nhưng trong đôi mắt của em, hình ảnh của bà là một người rất gần gũi và thân thiêt với em. Như thế, dù chưa biết diễn tả, nhưng trong lòng em đã có sẵn một sự tín thác nào đó vào bàn tay của bà mẹ. Tuy thế, em vẫn chưa dám bước đi, khi chỉ mới nắm được một bàn tay của bà. Điều đó cho thấy rằng, lòng tín thác vẫn chưa hòan chỉnh, nó chưa đủ tạo nên sức mạnh. Nhưng ngay khi nắm được cả hai bàn tay của bà. Em mạnh dạn bước đi. Như thế, từ những đỉểm tựa chắc chắn ấy, thân mình em đứng cân bằng. Từ sự cân bằng trong thể lý, đến ý tưởng, dục em mạnh dạn bước đi.
b. Tầm nhìn không phản lẽ thường.
Cùng trrường hợp của em bé trên, nếu ngưòi dẫn em là những người thân quen như anh chị, chắc chắn em cũng sẽ bước đi những buóc chập chững như thế. Nhưng chắc chắn em sẽ không bước đi, trái lại, sẽ ngồi bệt xuống đất rồi khóc thét lên, vì người nắm tay em là một người xa lạ, không hề quen trong tầm mắt của em. Điều này cho thấy rằng, niềm tin được xây dựng trên những điều kiện thực tế là tự nhiên, không phản lại những nguyên tắc trong cuộc sống. Như thế, đối với xã hội, niềm tin chỉ có thể đặt trên những nguyên tắc không phản luân thường đạo lý, không đối nghịch với nguyên tắc làm ngưòi, không phản đạo đức của tôn giáo. Nói cách khác, nó phải phù hợp với ước muốn tự nhiên tốt lành của con nguời. Theo đó, kẻ ngồi cùng bàn, bám vào đảng cộng mà rúc ria nhân dân mà bảo là thương dân thương nước và lo lắng cho đất nước được tồn sinh trong độc lập Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý thì chỉ là những kẻ dối trá như Vẹm!
c. Niềm tin được xây dựng trên nền tảng tự do và tự nguyện.
Có lẽ không một người nào bị ép buộc theo Boris Yelsin để đứng lên lật đổ chế độ cộng sản tại Liên Sô và cũng thế, không có một người nào bị ép buộc phải theo Lech walesa để đưa cuộc cách mạng tiêu diệt cộng sản trên đất Ba Lan đến thành công. Trái lại, chỉ có một sự tự nguyện. Họ tự nguyện bởi vì, việc tiêu diệt chế độ cộng sản vô nhân bản trên quê hương mình là một điều hợp với ước muốn của mọi người, hợp với khuynh hướng phát triển tự nhiên của xã hội. Họ ý thức đó là bổn phận của mọi người, của mọi nhà, mọi tầng lờp, không trừ ai.
B. Hình mẫu của người tạo niềm tin.
Như thế, người có thể tạo dựng được niềm tin cho công chúng, trước hết phải có niềm tự tin lớn cho chính mình, phải có một lý tưởng sống, phải có một hướng đi phù hợp với lòng người và phải cương quyết thực hiện lý tưởng ấy trong sự thành thật.
1. Theo cách nhìn này, những lúc gần đây, vị TGM Hà Nội đã gây được tiếng vang lớn, dựng lại được niềm tin lớn trong lòng ngưòi. Có thể nói, niềm tin ấy đã vượt hẳn ra ngoài khung cảnh tôn giáo và rồi ra, có khả năng chế ngự cả bạo tàn.
Tại sao vị TGM này lại có thể tạo dựng dược một niềm tin lớn ở trong lòng người, mà giữa lúc, niềm tin của con người vào con người, ngay cả niềm tin của con ngưòi vào tôn giáo đã xuống cấp một cách thảm hại sau mấy chục nằm cầm quyền của cộng sản? Có phải ông ta là một TGM, là một chức sắc tôn giáo cao cấp mà ông tạo được niền tin cho công chúng không?
Câu trả lời là không. Không phải vì ông ta là TGM, hay vì ông ta là một chức sắc cao cấp của tôn giáo (dù chức vị của Ông ta là như thế) mà ông ta tạo dựng được niềm tin trong lòng người. Nhưng chính là sự khác biệt trong tinh thần phục vụ tha nhân của một TGM. Ngài đã đến phục vụ giáo dân và đồng bào trong tinh thần của một người đầy tớ. Đã làm công tác của một vị lãnh đạo với tinh thần của một công bộc.
Thật vậy, nếu trước đây người ta có nằm ngủ mơ thì cững không thể mơ ra được hình ảnh có một vị TGM tay chống gậy tre, quần sắn qúa gồi, chân di dép, lội nuớc bùn đọng để đến thăm dân. Kết qủa, hình ảnh ấy lại hiển hiện ngay giữa lòng Hà Nội vào mùa lũ trước Noel 2008. Hơn thế, hình ảnh ấy còn trở nên đặc biệt trong lòng người. Bởi vì vào lúc ấy, nhà nước cộng sản đang tập trung mọi nỗ lực, từ truyền thanh, truyền hình, báo chí đến việc sử dụng những thành phần bất hảo đội lốt quần chúng nhân dân, mở cuộc đấu tố, ám toán Ngài. Chúng mở ra cuộc đấu tố man rợ này là vì Ngài đã thay mặt cho người dân để công bố tuyên ngôn Công Lý ở giữa công dường Hà Nội là: “Tự Do Tôn Giáo là cái quyền của con người, chứ không phải là một ân huệ xin- cho”. Phần Ngài, tuy biết sinh mệnh của mình bị đe doạ bởi những thành phần bất hảo của nhà nước, nhưng tình thương giữa con người với con người ở nơi Ngài còn trổi vượt hơn sự chết. Ngài coi nhẹ cái chết để săn quần lên đi thăm dân và đi thăm những nạn nhân bị bạo hành và thân nhân của những ngưòi bị nhà nước bắt giam trái phép vì họ đi cầu nguyện.
Như thế, chính khát vọng của Ngài với đất nước, sự biểu lộ tâm tình của Ngài với người dân và hướng đi tìm Tự Do Công Lý của Ngài phù hợp với lòng người, nên đã tạo thành một biểu tượng Ngô Quang Kiệt như là Người đi dựng lại Niềm Tin, đang xóa tan đi bóng đêm của bạo tàn, để mở ra một một kỷ nguyên an bình cho đất nước, hơn là do bản thân của chức vị TGM Hà Nội tạo ra. Bằng chứng là, trong tôn giáo, có nhiều vị còn có chức sắc cao hơn, thâm niên hơn, nhưng niềm tin của công chúng đặt vào họ là không có gì, lại có nhiều vị còn điểm âm nữa là khác.
Cũng thế, hình ảnh của một vị chân tu khác là Hòa thượng Thích Quảng Độ, cũng là những hình mẫu đặc biệt để tạo dựng lại niềm tin cho nhiều ngưòi. Một hình ảnh rât trân qúy của đất nước Việt Nam. Hoặc gỉa, hình ảnh kiên cường, nhưng cô đơn của LM Nguyễn văn Lý cũng phải dược coi là những điểm tựa quan trọng để dựng lại niềm tin cho một cuộc hồi sinh.
2. Rồi ngày 6-3-2007, một người thiếu nữ còn rất trẻ là Lê thị Công Nhân đã bắt đầu chặng đường lịch sử. Lịch sử của riêng cô và cũng là lịch sử của cuộc tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền và Công Lý cho Việt Nam. Có thể nói một cách không khách sáo là, nay cô đã đứng trên thóp đỉnh của cuộc khởi dựng niềm tin cho cuộc đấu tranh giải thể chế độ cộng sản và bảo vệ sự trường tồn của đất nước khỏi nanh vuốt đô hộ của ngoại bang. Tại sao cô có thể tạo cho mình được một chỗ đứng trong lòng người như thế.
Bởi vì trước hết, cô đã tự tạo cho mình một niềm tin lớn với đất nước.: “Tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi để đấu tranh, trước hết là giành lấy Nhân Quyền cho chính mình, và giành lấy Nhân Quyền, Dân Chủ và Tự Do cho người dân Việt Nam. Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì gọi là thỏa hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi.”
Uy dũng ấy có khác là bao khi đem so xánh với tiếng hét làm vỡ mặt quân thù của tướng quân Trần bình Trọng “ thà làm qủy nước nam hơn là làm vương đất bắc”
Ở nơi cô là một niềm tin duy linh, duy lý:” tôi đấu tranh vì Dân Chủ, Nhân Quyền và Tự Do cho Việt Nam hoàn toàn xuất phát từ niềm tin, từ lương tâm và trách nhiệm của tôi đối với chính tôi, đối với dân tộc Việt Nam và đối với Đấng Tạo hóa đã sinh ra tôi:.
Ở nơi cô có một khí phách lớn, Có một lý tưởng để phục vụ.” nếu như tôi phải tạm thời nhận một nhiệm sở mới hết sức bất đắc dĩ, đó là nhà tù thì tôi mong rằng, tại nhiệm sở ở bên ngoài, tức là xã hội đó, sẽ có nhiều những người con Việt Nam tiếp tục công việc mà tôi còn đang làm dở dang. Tất nhiên, trong nhiệm sở mới bất đắc dĩ đó, tôi sẽ cố gắng hết sức để tiếp tục công việc truyền bá về Dân Chủ, Nhân Quyền và đấu tranh vì Dân Chủ, Nhân Quyền và Tự Do cho người dân Việt Nam”
Ổ nơi cô là một tâm hồn cởi mở, trọng tình nghĩa, biết tri ân và cám ơn người bằng tình con người, khác hẳn cái vô đạo bất nhân bất nghĩa xúi ngưòi giết vợ mình và từ con như Hồ chí Minh:. “những gì mà quý vị đã ủng hộ, đã lên tiếng để thể hiện sự quan tâm và ủng hộ của quý vị đối với công cuộc đấu tranh của chúng tôi thật sự là vô cùng quý báu vì nó xuất phát từ lương tri của quý vị. Tôi chỉ có thể nói một cách ngắn gọn là tôi tri ân quý vị trong cuộc đời này.
Ở nơi có là một đánh gía đúng mức về cái bản thể của nhà nước Việt cộng: “Họ xuất phát từ một cái văn hoá (tôi muốn nói đây là CSVN) thấp kém, một phương pháp đấu tranh hoàn toàn phi nhân đạo, phi nhân bản, là chuyên chính, bạo lực, vô sản để đàn áp, để trấn áp con người với một mục tiêu hoàn toàn phi đạo lý, vô chính trị và có thể nói là phi pháp nữa”
Ở nơi cô là một cái thước đo công lý, không gỉa dối hay vờ bẻ cong cái lương tâm của mình. Bằng chứng là khi bị chất vấn trước tòa. Cô đã dứt khóat trà lời bọn quan tòa không tim óc là “ Tôi không có tội “
Ở nơi cô không có cuộc đầu hàng bạo lực để lo cho riêng mình. Bằng chứng là, trước áp lực của các tổ chức nhân quyền và cái chính quyền tự do ở tây phương, Việt cộng đã đến nơi giam giữ cô để điều đình cho một chuyến xuất ngoại lưu vong. Cô đã trả lời.” Trời sinh ra tôi ở trên đất Việt là có ý định cho tôi sống và phục vụ cho dân tộc này. Tại sao tôi phải đầu hàng bạo lực mà ra đi ?
Ở nơi cô là một sự sống độc lập tự chủ: “Sống thế nào thì sống, vẫn phải giữ lòng tự trọng với lương tâm của mình. Và tôi sống với lương tâm và lòng tự trọng của tôi…Chỉ có lương tâm và lòng tự trọng của tôi nói với tôi rằng: Không bao giờ đầu hàng.”
Ở nơi cô là một tâm hồn khiêm cung, bình dị: Cô đến với con người với nhân dân bằng tính thật, trái ngược với cái vô đạo bất nhân bất nghia xảo trá gian dôi của của Hồ chí Minh: “Vâng, mỗi người một bàn tay, mà bàn tay của tôi còn nhỏ hơn bàn tay của quý vị. Chúng ta hãy góp phần một cách mạnh mẽ kịp thời, hầu mong cho công cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ đi đến thắng lợi một cách sớm hơn”
Ở nơi cô, như Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh nhận dịnh: “ Trong bóng tối của đàn áp, bất công, họ là những thiên thần đem ánh sáng soi đường cho lương tâm nhân loại. Trong đêm đen của lịch sử Việt Nam, họ chính là những bàn tay dẫn dắt dân tộc dành lại Tự Do, Công Bình, Bác Ai cho một bình minh Việt Nam”
Khi nhìn lại những biến động trong những tháng năm qua, quả thật, Lê thị Công Nhân cho thấy cô là một hình mẫu của người tạo dựng lại niềm tin cho cuộc tranh đấu cho Tự Do, Dân Chũ, Nhân Quyền và Công Lý cho Việt Nam. Hơn thế, Lê thị Công Nhân còn có khả năng tiếp nối bước đường của Nhị Trung xưa để chống lại cuộc bành trướng từ phương bắc. Nói cách khác, Lê thị Công Nhân có nhiều tiêu chuẩn để trở thành một hình mẫu của Lech Walesa của Việt Nam, nếu như chúng ta biết trân trọng bảo vật này và biết xóa bỏ đi những rồng rắn tự vẽ vời ra ở quanh mình.
Và hôm nay, ngày 6-3-2010 Lê thị Công Nhân đã vượt qua đoạn đưòng lịch sử của chính mình trong cuộc tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam. Ba năm ngồi sau song sắt, Lê Thị Công Nhân đã chứng tỏ được gía trị hầu như tuyệt đối của chính cá nhân cô cho cuộc tranh đấu vì quyền lợi của đồng và của đát nước. Cô sứng đáng được gọi là Anh Thư Nước Việt như nhiều người đã nói về cô. Bởi vì, ngay sau khi ra khỏi nhà tù nhỏ để trở về nhà tù lớn với hơn tám mươi triệu người dân Việt Nam, Lê thị Công Nhân trong nước mắt đã xác định hướng đi của cô với đất nước vẫn là:
“ Công việc của tôi có thể chưa thành công và thấy còn nhiều dở dang. … Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa thì tôi nghĩ rằng tôi đã có những việc làm và có những giây phút tôi cảm thấy mình rất là tự do. Đó là khi tôi sống theo cái lý tưởng của mình. Và rất may là sau ba năm ngồi sau song sắt nhà tù thì tôi thấy là lý tưởng ấy không sai…”
Thế là qúa đủ, qúa rõ cho một cuộc hành trình tạo niềm tin, người ta không thể đòi hỏi gì thêm ở Lê thị Công Nhân nữa. Trái lại, phần còn lại là bổn phận của chúng ta, của những ngưòi Việt Nam còn thao thức về quê hương. Nếu chúng ta còn muốn tiếp nối truyền thống bất khuất của tiền nhân Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung hay của Nhị Trưng thì phải biết, trưóc hết, phải đổi mới cách nhìn, đổi mới tư duy, đổi mới hành động để cùng làm cuộc hành trình lịch sử Lê thị Công Nhân. Để cuộc hành trình ấy sẽ đem lại Tự Do, Dân Chủ,. Nhân Quyền, Công Lý và Độc Lập cho quê hương như Lech Walesa đã làm ở Ba Lan, hơn là ngồi tạo ra những rồng rắn cho mình, để dân tộc này càng lúc càng đắm chìn trong ách thống trị của cộng sản và nô lệ cho ngoại bang. Bởi lẽ, chính Lê thị Công Nhân cũng đã thành thật nói rằng: “Tuy thế, tôi chỉ có thể làm được cái phần của tôi, chứ tôi không thể nào làm được cái phần của 90 triệu người Việt Nam khác…”
Điều đó có nghĩa là, muốn giải phóng đất nước khỏi cuộc nô lệ dưới gông cùm cộng sản, phải tổng hợp sức mạnh, niềm tin của toàn dân lại. Bởi vì, một ngưòi, một nhóm ngưòi không thể lấp bể dời non. Theo đó, thay đổi Tư Duy là điều kiện tiên quyết để thay đổi cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Để từ đó đưa đến việc thay đổi toàn diện thể chế hiện tại của đất nước. Có thay đổi được tư duy, lối suy nghĩ, mới có thể thay đổi được hành động. Thay đổi từ đơn phương sang tập thể và rồi toàn diện ở mọi nơi mọi chốn. Có thay đổi hành động toàn diện như thế mới khả dĩ khai mở ra cho dân ta một con đường Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý. Cho đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên của toàn vẹn và Độc Lập.
Diễn đàn X-Cafevn.org bị tấn công và toàn bộ hồ sơ mật thành viên bị tung lên mạng
Đồng Nhân
15:32 12/03/2010
Trang mạng diễn đàn nổi tiếng trong và ngoài nước Việt Nam là x-cafevn.org, với những bài viết và ý kiến đa chiều về hầu hết các đề tài thảo luận nóng bỏng, đã bị hackers tấn công và mang danh sách thành viên công bố lên mạng. Danh sách thành viên lên tới gần 20.000 người, điều này cũng chứng tỏ cho thấy mức ủng hộ thật cao đối với trang mạng được gọi lóng là “X Cà.”
Bản danh khởi thành viên được công khai trên mạng gồm cả chỉ email, địa chỉ IP, và quốc gia của địa chỉ IP đó. (Ðịa chỉ IP là một dãy gồm 4 con số, mỗi con số từ 0 tới 255, cho biết người dùng đang nối mạng ở nơi nào trên thế giới.)
Website http://www.x-cafevn-db.info/ mới được lập ra thay Website http://www.x-cafevn.org. Tuy x-cafecn.org vẫn còn tên miền nhưng đã bị tin tặc khống chế.
Hiện nay khi vào http://www.x-cafevn.org sẽ thấy thông báo như sau:
Nhưng đây có thể là cái bẫy, cộng trừ và nhấn nút nhập vào có thể không an toàn vì bị cài virus hoặc bị đánh cắp hồ sơ.
Một thông báo giả mạo từ địa chỉ email webmaster@x-cafe.info được gửi đi hôm 02/03/2010 có nội dung rằng ban quản trị X-CAFEVN đã quyết định chuyển sang địa chỉ mới http://www.x-cafe.info tuy nhiên website này thực chất là của Hacker lập ra, nội dung hoàn toàn giống website http://www.x-cafevn-db.info/
Xin lưu ý rằng các website này có thể không an toàn khi truy cập.
Từ ngày 09/03/2010, họ cũng loan báo i"mở thêm chuyên mục 'Mỗi ngày một nhân vật', và cung cấp thông tin một thành viên x-cafevn để để các bạn hiểu rõ hơn về cộng đồng X-Cafevn.”
Danh sách và địa chỉ email của 100 thành viên, ban đầu công bố chi tiết cụ thể của 3 thành viên Mạc Điền, Phạm Thắng và Hoàng Ngọc Diệu. Cũng hôm nay trong một cuộc phỏng vấn ngày 12.3.2010 của RFA với anh Hoàng Ngọc Diệu, Anh cho biết những thông tin được ra ra trên trang mạng của hacker không chính xác về anh "Đó là một điều bịa đặt, là đan lồng một cách rất là phi lý".
Khi phóng viên Hà Giang của RFA hỏi: Là một người được nêu đích danh trong cái trang mạng này, hơn nữa một số dữ kiện theo anh lại hoàn toàn không đúng sự thật, anh có nhận định gì?
Anh Hoàng Ngọc Diêu trả lời: "Tôi cho đây là những hành động mang tính cách phá hoại và chia rẽ. Cái mục đích họ làm cái việc này nó khá là thâm sâu, tại vì họ muốn gây sự nghi ngờ rối loạn trong đám thành viên của X-Café. Họ đưa ra những thông tin như vậy, để cho những thành viên tham gia X-Café sợ hãi và không tiếp tục tham gia. Bởi vì nhìn chung thì thông tin nó có vẻ giống như là thật. Nhưng không có ai kiểm chứng được là nó thật hay không thật. Thì đám đông thì họ sẽ e ngại chuyện đó".
Cuộc phỏng vấn nêu trên đây đã làm sáng tỏ một số dữ kiện và vấn đề.
Trang chính của Hackers cũng có các nội dung như sau:
Danh sách thành viên được công bố
Mỗi ngày một thành viên
Hình ảnh xâm nhập
Và còn cho biết ngày 22/03/2010 sẽ thông tin về các bước xâm nhập www.x-cafevn.org như thế nào.
Một số thành viên hiện đang lo lắng vì các chi tiết như, địa chỉ, emails, số phôn, lý lịch và hoạt động của mình bị bại lộ, nhưng tệ hại hơn còn bị công khai được cung cấp trên internet, ngay cả những hình ảnh và những chi tiết riêng tư. Điều này càng quan tâm vì Công an CSVN sẽ đựa vào đó để truy xét những thành viên ở Việt Nam. Tuy nhiên Luật sư Lê Quốc Quân có một entry trên Facebook và nêu ý kiến về sự kiện này.
Bài viết của Luật sư Lê Quốc Quân như sau:
Diễn đàn mạng hay nhất, hấp dẫn nhất về chính trị là X-cafevn đã bị tấn công. Đây là một cuộc tấn công lật đổ kinh hoàng và gây sốc nhất trên mạng. Toàn bộ danh sách các thành viên kể cả hình ảnh ngày sinh và các thông số liên quan của hàng chục ngàn người đã bị Công an mạng lật tung. Công an sẽ lần lượt công bố danh tính và quan hệ của các thành viên trong mục “mỗi ngày một nhân vật”.
Trước mắt các thành viên hãy bình tĩnh và chấp nhận sự công khai. Đừng sợ ! Câu nói nổi tiếng đó phải vang vọng trong trái tim của mỗi một chúng ta. Những việc làm của các thành viên đều không vi phạm pháp luật Việt Nam. Chiến thuật công bố lần lượt sẽ gây sức ép tâm lý và sự căng thẳng tối đa lên các thành viên. Điều đó có thể làm nhiều bạn hoảng sợ và bị khuất phục. Đừng sợ ! Nếu cần chính chúng ta sẽ công khai hóa toàn bộ các hoạt động của từng thành viên của mình.
Hiện nay chính công an đã mở một trang web giới thiệu về các bước đánh sập và công bố nhân vật và hình ảnh tại đây http://x-cafevn-db.info/. Các thành viên có thể vào đó để đọc để tham khảo nhưng nếu không giỏi về IT xin đừng đi vào sâu vào quá vì có thể có mã độc cài đặt sẵn. Đây là cách thức chiêu dụ page view rất hấp dẫn của Công an mạng.
Tình hình hiện tại rất khẩn cấp nhưng các thành viên không được mất bình tĩnh, phải hết sức tự tin vào lòng yêu nước, tính cao đẹp và trong sáng của các thành viên đã tham gia xây dựng diễn đàn. ! Đừng sợ !
Là một độc giả yêu thích của diễn đàn và là một luật sư, tôi sẵn sàng và lấy làm vinh dự nếu được tư vấn, hỗ trợ hoặc bào chữa cho các thành viên của diễn đàn bị sách nhiễu hoặc bị câu lưu vì đã bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa theo đúng tinh thần của diễn đàn.
Nếu ai có nhu cầu xin liên hệ Luật sư Lê Quốc Quân – Công ty TNHH Gỉải pháp Việt Nam, số 2 Lô 11A Đường Trung Yên 3- Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội. Số điện thoại Di động: 0913222109.
Bản danh khởi thành viên được công khai trên mạng gồm cả chỉ email, địa chỉ IP, và quốc gia của địa chỉ IP đó. (Ðịa chỉ IP là một dãy gồm 4 con số, mỗi con số từ 0 tới 255, cho biết người dùng đang nối mạng ở nơi nào trên thế giới.)
Website http://www.x-cafevn-db.info/ mới được lập ra thay Website http://www.x-cafevn.org. Tuy x-cafecn.org vẫn còn tên miền nhưng đã bị tin tặc khống chế.
Hiện nay khi vào http://www.x-cafevn.org sẽ thấy thông báo như sau:
Nhưng đây có thể là cái bẫy, cộng trừ và nhấn nút nhập vào có thể không an toàn vì bị cài virus hoặc bị đánh cắp hồ sơ.
Một thông báo giả mạo từ địa chỉ email webmaster@x-cafe.info được gửi đi hôm 02/03/2010 có nội dung rằng ban quản trị X-CAFEVN đã quyết định chuyển sang địa chỉ mới http://www.x-cafe.info tuy nhiên website này thực chất là của Hacker lập ra, nội dung hoàn toàn giống website http://www.x-cafevn-db.info/
Xin lưu ý rằng các website này có thể không an toàn khi truy cập.
Từ ngày 09/03/2010, họ cũng loan báo i"mở thêm chuyên mục 'Mỗi ngày một nhân vật', và cung cấp thông tin một thành viên x-cafevn để để các bạn hiểu rõ hơn về cộng đồng X-Cafevn.”
Danh sách và địa chỉ email của 100 thành viên, ban đầu công bố chi tiết cụ thể của 3 thành viên Mạc Điền, Phạm Thắng và Hoàng Ngọc Diệu. Cũng hôm nay trong một cuộc phỏng vấn ngày 12.3.2010 của RFA với anh Hoàng Ngọc Diệu, Anh cho biết những thông tin được ra ra trên trang mạng của hacker không chính xác về anh "Đó là một điều bịa đặt, là đan lồng một cách rất là phi lý".
Khi phóng viên Hà Giang của RFA hỏi: Là một người được nêu đích danh trong cái trang mạng này, hơn nữa một số dữ kiện theo anh lại hoàn toàn không đúng sự thật, anh có nhận định gì?
Anh Hoàng Ngọc Diêu trả lời: "Tôi cho đây là những hành động mang tính cách phá hoại và chia rẽ. Cái mục đích họ làm cái việc này nó khá là thâm sâu, tại vì họ muốn gây sự nghi ngờ rối loạn trong đám thành viên của X-Café. Họ đưa ra những thông tin như vậy, để cho những thành viên tham gia X-Café sợ hãi và không tiếp tục tham gia. Bởi vì nhìn chung thì thông tin nó có vẻ giống như là thật. Nhưng không có ai kiểm chứng được là nó thật hay không thật. Thì đám đông thì họ sẽ e ngại chuyện đó".
Cuộc phỏng vấn nêu trên đây đã làm sáng tỏ một số dữ kiện và vấn đề.
Trang chính của Hackers cũng có các nội dung như sau:
Danh sách thành viên được công bố
Mỗi ngày một thành viên
Hình ảnh xâm nhập
Và còn cho biết ngày 22/03/2010 sẽ thông tin về các bước xâm nhập www.x-cafevn.org như thế nào.
Một số thành viên hiện đang lo lắng vì các chi tiết như, địa chỉ, emails, số phôn, lý lịch và hoạt động của mình bị bại lộ, nhưng tệ hại hơn còn bị công khai được cung cấp trên internet, ngay cả những hình ảnh và những chi tiết riêng tư. Điều này càng quan tâm vì Công an CSVN sẽ đựa vào đó để truy xét những thành viên ở Việt Nam. Tuy nhiên Luật sư Lê Quốc Quân có một entry trên Facebook và nêu ý kiến về sự kiện này.
Bài viết của Luật sư Lê Quốc Quân như sau:
Diễn đàn mạng hay nhất, hấp dẫn nhất về chính trị là X-cafevn đã bị tấn công. Đây là một cuộc tấn công lật đổ kinh hoàng và gây sốc nhất trên mạng. Toàn bộ danh sách các thành viên kể cả hình ảnh ngày sinh và các thông số liên quan của hàng chục ngàn người đã bị Công an mạng lật tung. Công an sẽ lần lượt công bố danh tính và quan hệ của các thành viên trong mục “mỗi ngày một nhân vật”.
Trước mắt các thành viên hãy bình tĩnh và chấp nhận sự công khai. Đừng sợ ! Câu nói nổi tiếng đó phải vang vọng trong trái tim của mỗi một chúng ta. Những việc làm của các thành viên đều không vi phạm pháp luật Việt Nam. Chiến thuật công bố lần lượt sẽ gây sức ép tâm lý và sự căng thẳng tối đa lên các thành viên. Điều đó có thể làm nhiều bạn hoảng sợ và bị khuất phục. Đừng sợ ! Nếu cần chính chúng ta sẽ công khai hóa toàn bộ các hoạt động của từng thành viên của mình.
Hiện nay chính công an đã mở một trang web giới thiệu về các bước đánh sập và công bố nhân vật và hình ảnh tại đây http://x-cafevn-db.info/. Các thành viên có thể vào đó để đọc để tham khảo nhưng nếu không giỏi về IT xin đừng đi vào sâu vào quá vì có thể có mã độc cài đặt sẵn. Đây là cách thức chiêu dụ page view rất hấp dẫn của Công an mạng.
Tình hình hiện tại rất khẩn cấp nhưng các thành viên không được mất bình tĩnh, phải hết sức tự tin vào lòng yêu nước, tính cao đẹp và trong sáng của các thành viên đã tham gia xây dựng diễn đàn. ! Đừng sợ !
Là một độc giả yêu thích của diễn đàn và là một luật sư, tôi sẵn sàng và lấy làm vinh dự nếu được tư vấn, hỗ trợ hoặc bào chữa cho các thành viên của diễn đàn bị sách nhiễu hoặc bị câu lưu vì đã bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa theo đúng tinh thần của diễn đàn.
Nếu ai có nhu cầu xin liên hệ Luật sư Lê Quốc Quân – Công ty TNHH Gỉải pháp Việt Nam, số 2 Lô 11A Đường Trung Yên 3- Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội. Số điện thoại Di động: 0913222109.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chuyện cha làm
Micae Nguyễn Ngọc Sáng
12:50 12/03/2010
Một lần trong chương trình “Ánh Sáng Tin Mừng”, cha Trường Luân có nói: làm linh mục không phải là để làm cha! “Bắt” được câu nói này, tôi lại muốn nói tiếp về người cha thứ ba trong đời. Phải rán lo nói để rồi “năm Linh mục” hết, hết dịp để nói.
* Cha khênh vác
Hôm đó, sắp đến ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, vào tháng 8. Tháng này trời nóng, nhất là khoảng giữa trưa, tuy nhiên nóng còn hơn là gặp trời mưa thì càng khổ. Nhà dòng chuẩn bị lễ đài để cử hành thánh lễ ngoài trời. Lễ đài được dựng lên trước nhà dòng, mà lễ đài thì cần nhiều cây ván. Từ trong nhà thờ bước ra, tôi thấy có ba người cùng khiêng một khúc cây to dài, khá nặng. Một đầu là ông cha, đầu bên kia thì có hai người thanh niên. Tôi bước tới, đề nghị:
- Thưa cha, để con phụ
Cha có vẻ mừng, cười “toe toét”:
- Anh qua phụ bên kia, để bên đây cho tôi. Hai thằng bé ấy nó ốm ròm ròm, còn tôi thì mập lù…
Đó là cha Cao Đình Trị, dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Tính ra đến nay cũng phải hơn 40 năm. Hôm nào đây được dịp thấy một tấm hình của cha, tôi thấy cha đã già, không biết cha có còn khênh nỗi như xưa nữa không?
* Cha thợ mộc
Hôm đó, chúng tôi đến thăm một giáo xứ. Giáo xứ này có một cha sở đã luống tuổi và hai cha phó còn trẻ. Cha sở hướng dẫn đi thăm nhà xứ gồm có nhà thờ, nhà các cha, và một dãy nhà để làm “lao động” theo như lời cha sở nói. Tại đây, chúng tôi nghe tiếng cưa cây, tiếng đục đẻo, và thấy hai “chàng thanh niên trẻ” mà cha sở giới thiệu là hai cha phó. Hai cha phó đang làm nghề thợ mộc. Nếu chỉ có một cha thôi thì chắc là chúng tôi sẽ gọi đùa là “ông thánh Giuse”, nhưng vì có hai cha nên phải chào hai cha bằng cách thông thường và chất vấn:
- Hai cha có học ở đâu không mà hai cha làm có vẻ nghề nghiệp quá!
- Có học đấy chứ! Ban đầu, bọn tôi nhờ mấy ông, mấy anh em biết nghề trong họ tới làm giúp công tác nhà thờ. Bọn tôi nhìn rồi bọn tôi chôm lấy cái nghề này. Bởi thấy bà con người ta bận đi làm để lo mưu sinh, còn bọn tôi thì ở không nên nghĩ tới công việc này. Khi nào làm thấy không ổn thì bọn tôi lại cầu cứu anh em giáo hữu.
- Rồi có khi nào hết việc không cha?
- Hết thế nào được. Nhà thờ mình thì xưa cũ rồi, các bàn ghế quì của bổn đạo thì cứ hư hết cái này tới cái khác.
Rồi một cha nói đùa:
- Không thể nào hết mối hàng được!
Cha giảng giải tiếp:
- Mình phải làm chứ không thể ở không. Hơn nữa, mình không làm thì bà con người ta phải bỏ giờ ra mà làm, mất giờ lo cho gia đình, còn mình ở không đây, làm gì?
* Cha hốt rác
Năm nào dịp Tết giáo xứ cũng có tổ chức hội chợ Tết. Đây là dịp để bà con quay quần vui vẻ, tìm lại chút hương vị quê hương, các em trẻ trở về nguồn gốc dân tộc, và cũng để … gây quỹ. Hội chợ thu hút đông đảo người đến dự, tại địa phương và những vùng lân cận. Đông người dự thì buôn bán thức ăn cũng “đông”. Đông người ăn thì đông … rác. Dòm tới ngó lui, thấy bà con giáo dân ai cũng bận bịu lo bán buôn, việc này việc khác mà rác thì cứ vùn vụt tăng thêm. Cái “dumpster” coi có vẻ đầy nhưng chưa thực sự đầy. Tức chí, cha kiếm cái ghế để làm thang, cha leo lên, lấy hai chân dậm cho rác xẹp xuống để có thể chứa nhiều rác hơn.
Mà ngày tư ngày Tết, cha cũng phải “diện” lên chứ! Áo không biết mới cũ mà xem thẳng nếp, đôi giày không biết mới cũ mà xem bóng láng. Khổ nỗi, dậm rác xong, cha leo xuống: đôi giày trở nên xù xì, áo quần lấm tấm chút ít, may mà mặt cha không bị tèm lem!
* Cha làm từ
Hồi xưa, ở nhiều họ đạo bên mình, đây là một vai trò không lớn nhưng quan trọng: ông từ nhà thờ. Ông lo chuyện nhà thờ, ông còn lo cho cha. Ông từ thì lo “bên nhà thờ”, còn bà từ thì ở nhiều nơi, bà lo cơm nước cho cha. Sáng sớm rủi mà ông từ ngủ quên là bà con đi lễ trễ. Giữa ngày mà từ đổ chuông là biết có người chết. Đến nhà thờ muốn gặp cha thì vô hỏi ông từ… Bởi vậy có nơi người ta nói đùa: trên Chúa, dưới cha, thứ ba ông từ.
Nhưng mà bây giờ, qua “đây” rồi thì từ ở đâu mà có, bởi có từ không phải là việc dễ. Công việc bên trong nhà thờ thì cũng có người này người nọ tiếp, nhưng có cái việc là hễ lễ xong thì bà con người ta ai nấy lo ra về. “Ông lo phụ trách” bàn thờ thì ông có việc ông, xong lễ thì ông lo đóng cửa trong nhà thờ. Giáo xứ có trường dạy giáo lý việt ngữ cho mấy em. Khổ nổi là trường nằm trong khuôn viên nhà thờ, mà lớp học lại mở chiều thứ bảy và Chúa nhật. Khi đến mở cửa thì người ta hăng hái, nhưng khi việc xong thì người ta ai nấy lại cũng hăng hái lo ra về. Lễ chiều thứ bảy xong. Tính ra thì cha phải có mặt, vì tôi thấy, tại nhà thờ từ khoảng 4 giờ hơn, mà xong lễ là khoảng 7 giờ rưởi. Lễ xong, cha còn đi loanh quanh. Tức chí, có lần tôi đã hỏi:
- Cha có họp tối nay hả cha?
- Không! Tôi chờ mấy ông bà kia đọc kinh xong, ra về rồi tôi còn lo khóa cửa nhà thờ và xem các cửa của trường học.
Không phải như vậy thôi, có hôm người ta thấy cha còn phải lo đi “thanh toán” các phòng vệ sinh. Từ đâu mà có, cha làm từ luôn.
* Cha là … con chó
Không! Tôi không có ý hỗn hào mà ăn nói vô lễ như vậy. Tôi chỉ lập lại lời cha nói. Cha tự xưng mình như vậy. Có gì đâu, họ đạo nào cũng vậy, người ta thường đứng bên ngoài nhà thờ
để hút thuốc, nói chuyện, nhất là trong lúc các cha giảng, để rồi bước vô nhà thờ lúc “dâng Mình Máu Thánh Chúa” mà người ta tự đánh giá là phần quan trọng nhất, dự phần này thôi là kể như hưởng trọn mùa lễ.
Biết vậy, sau khi bắt đầu đọc kinh, cha đi ra phía trước nhà thờ để “lùa” người ta vô. Người ta vô. Cha đi ra sau phòng thánh, người ta trở ra. Rồi khi cha chuẩn bị bước lên tòa giảng, người ta chuẩn bị bước ra phía trước nhà thờ: hút thuốc, nói chuyện. Cha bước xuống tòa giảng, người ta trở vô. “Dâng Mình Chúa” xong, người ta trở ra, có người đi về luôn.
Tức quá chịu không nỗi, đã nhiều lần khuyên nhủ mà không được, một lần lên tòa giảng, cha “quạt” một hơi rồi kết luận: Tôi là con chó của Đức Chúa Trời. Tôi phải la. Tôi phải nói. Tôi muốn anh chị em nghe mà giữ, để lo cho phần linh hồn. Đó là bổn phận của tôi…
***
Cha ngồi kia: trong tòa giải tội. Cha đứng kia: đang tế lễ trên bàn thờ. Cha đi kia: đi vô bệnh viện xức dầu cho người hấp hối hay lẳng lặng theo người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nhiều chuyện cha làm, ít người biết. Chuyện cha làm, nhiều người biết mà người ta không tính…
* Cha khênh vác
Hôm đó, sắp đến ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, vào tháng 8. Tháng này trời nóng, nhất là khoảng giữa trưa, tuy nhiên nóng còn hơn là gặp trời mưa thì càng khổ. Nhà dòng chuẩn bị lễ đài để cử hành thánh lễ ngoài trời. Lễ đài được dựng lên trước nhà dòng, mà lễ đài thì cần nhiều cây ván. Từ trong nhà thờ bước ra, tôi thấy có ba người cùng khiêng một khúc cây to dài, khá nặng. Một đầu là ông cha, đầu bên kia thì có hai người thanh niên. Tôi bước tới, đề nghị:
- Thưa cha, để con phụ
Cha có vẻ mừng, cười “toe toét”:
- Anh qua phụ bên kia, để bên đây cho tôi. Hai thằng bé ấy nó ốm ròm ròm, còn tôi thì mập lù…
Đó là cha Cao Đình Trị, dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Tính ra đến nay cũng phải hơn 40 năm. Hôm nào đây được dịp thấy một tấm hình của cha, tôi thấy cha đã già, không biết cha có còn khênh nỗi như xưa nữa không?
* Cha thợ mộc
Hôm đó, chúng tôi đến thăm một giáo xứ. Giáo xứ này có một cha sở đã luống tuổi và hai cha phó còn trẻ. Cha sở hướng dẫn đi thăm nhà xứ gồm có nhà thờ, nhà các cha, và một dãy nhà để làm “lao động” theo như lời cha sở nói. Tại đây, chúng tôi nghe tiếng cưa cây, tiếng đục đẻo, và thấy hai “chàng thanh niên trẻ” mà cha sở giới thiệu là hai cha phó. Hai cha phó đang làm nghề thợ mộc. Nếu chỉ có một cha thôi thì chắc là chúng tôi sẽ gọi đùa là “ông thánh Giuse”, nhưng vì có hai cha nên phải chào hai cha bằng cách thông thường và chất vấn:
- Hai cha có học ở đâu không mà hai cha làm có vẻ nghề nghiệp quá!
- Có học đấy chứ! Ban đầu, bọn tôi nhờ mấy ông, mấy anh em biết nghề trong họ tới làm giúp công tác nhà thờ. Bọn tôi nhìn rồi bọn tôi chôm lấy cái nghề này. Bởi thấy bà con người ta bận đi làm để lo mưu sinh, còn bọn tôi thì ở không nên nghĩ tới công việc này. Khi nào làm thấy không ổn thì bọn tôi lại cầu cứu anh em giáo hữu.
- Rồi có khi nào hết việc không cha?
- Hết thế nào được. Nhà thờ mình thì xưa cũ rồi, các bàn ghế quì của bổn đạo thì cứ hư hết cái này tới cái khác.
Rồi một cha nói đùa:
- Không thể nào hết mối hàng được!
Cha giảng giải tiếp:
- Mình phải làm chứ không thể ở không. Hơn nữa, mình không làm thì bà con người ta phải bỏ giờ ra mà làm, mất giờ lo cho gia đình, còn mình ở không đây, làm gì?
* Cha hốt rác
Năm nào dịp Tết giáo xứ cũng có tổ chức hội chợ Tết. Đây là dịp để bà con quay quần vui vẻ, tìm lại chút hương vị quê hương, các em trẻ trở về nguồn gốc dân tộc, và cũng để … gây quỹ. Hội chợ thu hút đông đảo người đến dự, tại địa phương và những vùng lân cận. Đông người dự thì buôn bán thức ăn cũng “đông”. Đông người ăn thì đông … rác. Dòm tới ngó lui, thấy bà con giáo dân ai cũng bận bịu lo bán buôn, việc này việc khác mà rác thì cứ vùn vụt tăng thêm. Cái “dumpster” coi có vẻ đầy nhưng chưa thực sự đầy. Tức chí, cha kiếm cái ghế để làm thang, cha leo lên, lấy hai chân dậm cho rác xẹp xuống để có thể chứa nhiều rác hơn.
Mà ngày tư ngày Tết, cha cũng phải “diện” lên chứ! Áo không biết mới cũ mà xem thẳng nếp, đôi giày không biết mới cũ mà xem bóng láng. Khổ nỗi, dậm rác xong, cha leo xuống: đôi giày trở nên xù xì, áo quần lấm tấm chút ít, may mà mặt cha không bị tèm lem!
* Cha làm từ
Hồi xưa, ở nhiều họ đạo bên mình, đây là một vai trò không lớn nhưng quan trọng: ông từ nhà thờ. Ông lo chuyện nhà thờ, ông còn lo cho cha. Ông từ thì lo “bên nhà thờ”, còn bà từ thì ở nhiều nơi, bà lo cơm nước cho cha. Sáng sớm rủi mà ông từ ngủ quên là bà con đi lễ trễ. Giữa ngày mà từ đổ chuông là biết có người chết. Đến nhà thờ muốn gặp cha thì vô hỏi ông từ… Bởi vậy có nơi người ta nói đùa: trên Chúa, dưới cha, thứ ba ông từ.
Nhưng mà bây giờ, qua “đây” rồi thì từ ở đâu mà có, bởi có từ không phải là việc dễ. Công việc bên trong nhà thờ thì cũng có người này người nọ tiếp, nhưng có cái việc là hễ lễ xong thì bà con người ta ai nấy lo ra về. “Ông lo phụ trách” bàn thờ thì ông có việc ông, xong lễ thì ông lo đóng cửa trong nhà thờ. Giáo xứ có trường dạy giáo lý việt ngữ cho mấy em. Khổ nổi là trường nằm trong khuôn viên nhà thờ, mà lớp học lại mở chiều thứ bảy và Chúa nhật. Khi đến mở cửa thì người ta hăng hái, nhưng khi việc xong thì người ta ai nấy lại cũng hăng hái lo ra về. Lễ chiều thứ bảy xong. Tính ra thì cha phải có mặt, vì tôi thấy, tại nhà thờ từ khoảng 4 giờ hơn, mà xong lễ là khoảng 7 giờ rưởi. Lễ xong, cha còn đi loanh quanh. Tức chí, có lần tôi đã hỏi:
- Cha có họp tối nay hả cha?
- Không! Tôi chờ mấy ông bà kia đọc kinh xong, ra về rồi tôi còn lo khóa cửa nhà thờ và xem các cửa của trường học.
Không phải như vậy thôi, có hôm người ta thấy cha còn phải lo đi “thanh toán” các phòng vệ sinh. Từ đâu mà có, cha làm từ luôn.
* Cha là … con chó
Không! Tôi không có ý hỗn hào mà ăn nói vô lễ như vậy. Tôi chỉ lập lại lời cha nói. Cha tự xưng mình như vậy. Có gì đâu, họ đạo nào cũng vậy, người ta thường đứng bên ngoài nhà thờ
để hút thuốc, nói chuyện, nhất là trong lúc các cha giảng, để rồi bước vô nhà thờ lúc “dâng Mình Máu Thánh Chúa” mà người ta tự đánh giá là phần quan trọng nhất, dự phần này thôi là kể như hưởng trọn mùa lễ.
Biết vậy, sau khi bắt đầu đọc kinh, cha đi ra phía trước nhà thờ để “lùa” người ta vô. Người ta vô. Cha đi ra sau phòng thánh, người ta trở ra. Rồi khi cha chuẩn bị bước lên tòa giảng, người ta chuẩn bị bước ra phía trước nhà thờ: hút thuốc, nói chuyện. Cha bước xuống tòa giảng, người ta trở vô. “Dâng Mình Chúa” xong, người ta trở ra, có người đi về luôn.
Tức quá chịu không nỗi, đã nhiều lần khuyên nhủ mà không được, một lần lên tòa giảng, cha “quạt” một hơi rồi kết luận: Tôi là con chó của Đức Chúa Trời. Tôi phải la. Tôi phải nói. Tôi muốn anh chị em nghe mà giữ, để lo cho phần linh hồn. Đó là bổn phận của tôi…
***
Cha ngồi kia: trong tòa giải tội. Cha đứng kia: đang tế lễ trên bàn thờ. Cha đi kia: đi vô bệnh viện xức dầu cho người hấp hối hay lẳng lặng theo người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nhiều chuyện cha làm, ít người biết. Chuyện cha làm, nhiều người biết mà người ta không tính…
Văn Hóa
Về Với Cha
Vọng Sinh
09:01 12/03/2010
- Tôi đã đi hết đoạn đường dài
- Những đoạn đường của ngày tháng chông gai
- Bỏ nhà Cha tưởng là sung sướng qúa!
- Tôi vui chơi phung phí cả gia tài.
- Tôi vùi đầu cuộc vui suốt đêm dài
- Những cuộc vui giết chết hết tương lai…
- Những cuộc vui vùi sâu lòng địa ngục…
- Những cuộc vui làm tan nát hình hài !
- Tôi mải mê thỏa thuê vui thú
- Những thú vui giây lát phù du
- Những thú vui say sẩm mịt mù
- Mà chẳng biết mình đang cơn mê ngủ !
- Mãi một hôm tiền tiêu không còn đủ…
- Bao say sưa vui thú vụt bay vù !
- Giờ chỉ còn thân tàn ôm áo rách…
- Bên vệ đường khuất thực… khách xin ăn !
- Giữa lê lết đời mới thấy khó khăn
- Thân làm mướn…mấy đàn heo lo chăn…
- Bụng đói lả…có gì ăn qua bữa ?
- Có gì đâu… ngoài cám thừa heo ăn !
- Trong khốn khổ thiếu thốn gian nan
- Chợt nhận ra mình ngu muội muôn vàn…
- Nhà Cha ta người làm công sung sướng
- Ta ở đây chết đói… chẳng có ăn !
- Ta sẽ về …và năn nỉ với Cha
- Cha ơi ! Con đã lỗi tới Trời tới Cha…
- Con không đáng gọi con Cha nữa !
- Cha cho con làm đứa ở thôi !
- Ôi con Ta… Con yêu lắm của Ta !
- Mau mang áo mới ra cho cậu
- Giết bê béo ta mở tiệc ăn mừng
- Con cưng ta chết đi nay sống lại !
- Đã mất rồi nay tìm thấy mừng vui !
Xin được trở về nhà trong vòng tay Cha yêu.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ngõ Hẹp Chiều Mưa
Nguyễn Đức Cung
23:14 12/03/2010
NGÕ HẸP CHIỀU MƯA
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ngõ hẹp chiều mưa lòng man mác
Nhớ ngày xưa cũ căn gác nhỏ
Tí tách mưa rơi gõ cửa thiền...
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền