Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Giuse: Vị thánh thầm lặng
Lm. Vũ Tiến Tặng
23:28 16/03/2009
Thánh Giuse: Vị thánh thầm lặng
Phụng vụ dành ngày 19 tháng 3 hàng năm để tôn kính một vị thánh vốn dĩ ưa thích sự thinh lặng. Đó chính là thánh cả Giuse, Người công chính và là bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria. Trong các sách Tin Mừng, Giuse được nhắc đến khoảng chục lần trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu và Luca, một lần duy nhất nơi Tin Mừng theo thánh Gioan và không hề được nhắc đến trong Tin Mừng theo thánh Máccô. Liệu có phải thánh Giuse chỉ được người ta biết tới là nhờ sự nổi tiếng của Đức Maria và Đức Giêsu ? Có phải thánh nhân chỉ là một nhân vật phụ ?
Câu trả lời hoàn toàn theo chiều hướng ngược lại. Thánh Giuse giữ một vai trò rất quan trọng trong chương trình của Thiên Chúa như lời nguyện đầu lễ có nhắc đến: « Lạy Chúa, Chúa đã giao phó Đức Giêsu cho thánh cả Giuse và thánh nhân đã trung thành gìn giữ trong giai đoạn đầu của công trình cứu độ ». Vâng, sứ mạng quan trọng này hoàn toàn cần được thực hiện trong bầu khí tĩnh lặng. Điều đó giúp chúng ta nhận ra rằng thánh cả Giuse đã được Thiên Chúa « chọn mặt để gửi vàng ». Sự thinh lặng bao trùm nơi thánh nhân nói lên đời sống đức tin mãnh liệt được hun đúc bằng đời sống chiêm niệm và được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Đó là bức thông điệp của thánh Giuse muốn nhắn gửi cho mỗi Kitô hữu trong lòng đời hôm nay.
Thánh sử Mátthêu đã đề cập đến nét vàng son về đời sống đức tin này. Thật vậy, nơi thánh cả Giuse không hề có sự tách biệt giữa đời sống chiêm niệm và đời sống thi hành sứ vụ. Nhờ đắm mình vào chiều sâu của đời sống chiêm niệm, thánh Giuse đã đọc được thánh ý Chúa và thực hiện một cách tức khắc không chần chừ. Ngài không hề nghi hoặc về sứ mệnh cùng với cách thức cần phải tiến hành làm sao. Đức Maria, người bạn trăm năm của ngài, trước khi thưa « xin vâng » thì đã băn khoăn hỏi lại sứ thần truyền tin về cách thức thực hiện. Thánh Giuse không dùng lời để đáp trả lời mời gọi của sứ thần nhưng ngài biết thi hành công việc mà sứ thần chỉ dạy. Những điều chỉ dạy đó hoàn toàn liên quan đến cơn chiêm bao trong đêm
tối. Trong chiêm bao, Giuse nhận được lời mời gọi của sứ thần đề nghị đón nhận và nâng đỡ Maria trong sứ vụ cưu mang Ngôi Lời Nhập thể. Trong đêm tối lạnh giá, thánh nhân chiêm ngắm Con Chúa giáng trần. Cũng trong đêm tối, sứ thần nói với Giuse trong mộng về việc đưa Hài Nhi Giêsu và Mẹ Người trốn sang Ai Cập để tránh sự sát hại từ bàn tay khát máu của bạo chúa Hêrôđê. Lại một lần nữa, Giuse đã thi hành sứ mệnh hồi hương Hài Nhi Giêsu và Đức Maria sau khi được sứ thần cho biết trong chiêm bao. Giuse đưa gia đình Thánh Gia trở về « an cư lạc nghiệp » tại Nazareth và nên gương mẫu về đời sống lao động và cầu nguyện.
Suốt khoảng thời gian dài trong đời sống ẩn dật của Đức Giêse tại Nazareth, thánh cả Giuse ngày qua ngày có dịp tiếp xúc và chiêm ngắm Màu Nhiệm Ngôi lời Nhập Thế và Cứu Chuộc qua lao động, qua cầu nguyện và qua tất cả các chiều kích của cuộc sống. Nazareth trở nên ngôi trường dạy đức tin. Tại đây giữa lao động và chiêm niệm chỉ hai hai khía cạnh của một vấn đề duy nhất là đức tin. Đời sống lao động cũng là một lời cầu nguyện thật cụ thể và sống động. Đời sống chiêm niệm là suối nguồn ân sủng thánh hóa toàn diện mọi chiều kích của gia đình Nazareth. Cuộc sống diễn ra một cách âm thầm đầy nhịp nhàng trong sự kết hợp hài hòa của chiêm niệm và lao động mà không hề có một chút tiếng động của sự đao to búa lớn. Trong bầu
khí ấy, Giuse lắng nghe tiếng Con Một Thiên Chúa. Trong bầu khí thực thi thánh ý Chúa, Giuse muốn gửi gắm trọn vẹn điều mình muốn nói.
Mừng lễ thánh Giuse, chúng ta hãy xin thánh nhân bầu cử ngõ hầu đáng được hưởng kho tàng của ơn cứu độ mà ngài đã có công cưu mang ngay trong buổi bình mình. Nguyện xin thánh cả Giuse dạy dỗ mọi gia đình biết noi gương gia đình Nazareth. Trong đó mọi người biết đắm mình trong đời sống chiêm niệm để kiếm thánh ý Chúa, biết suy đi nghĩ lại trong lòng với thứ lương thực bổ dưỡng này và biết thực thi ngay tức khắc trong tâm tình tín thác và cậy trông.
Phụng vụ dành ngày 19 tháng 3 hàng năm để tôn kính một vị thánh vốn dĩ ưa thích sự thinh lặng. Đó chính là thánh cả Giuse, Người công chính và là bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria. Trong các sách Tin Mừng, Giuse được nhắc đến khoảng chục lần trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu và Luca, một lần duy nhất nơi Tin Mừng theo thánh Gioan và không hề được nhắc đến trong Tin Mừng theo thánh Máccô. Liệu có phải thánh Giuse chỉ được người ta biết tới là nhờ sự nổi tiếng của Đức Maria và Đức Giêsu ? Có phải thánh nhân chỉ là một nhân vật phụ ?
Câu trả lời hoàn toàn theo chiều hướng ngược lại. Thánh Giuse giữ một vai trò rất quan trọng trong chương trình của Thiên Chúa như lời nguyện đầu lễ có nhắc đến: « Lạy Chúa, Chúa đã giao phó Đức Giêsu cho thánh cả Giuse và thánh nhân đã trung thành gìn giữ trong giai đoạn đầu của công trình cứu độ ». Vâng, sứ mạng quan trọng này hoàn toàn cần được thực hiện trong bầu khí tĩnh lặng. Điều đó giúp chúng ta nhận ra rằng thánh cả Giuse đã được Thiên Chúa « chọn mặt để gửi vàng ». Sự thinh lặng bao trùm nơi thánh nhân nói lên đời sống đức tin mãnh liệt được hun đúc bằng đời sống chiêm niệm và được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Đó là bức thông điệp của thánh Giuse muốn nhắn gửi cho mỗi Kitô hữu trong lòng đời hôm nay.
Thánh sử Mátthêu đã đề cập đến nét vàng son về đời sống đức tin này. Thật vậy, nơi thánh cả Giuse không hề có sự tách biệt giữa đời sống chiêm niệm và đời sống thi hành sứ vụ. Nhờ đắm mình vào chiều sâu của đời sống chiêm niệm, thánh Giuse đã đọc được thánh ý Chúa và thực hiện một cách tức khắc không chần chừ. Ngài không hề nghi hoặc về sứ mệnh cùng với cách thức cần phải tiến hành làm sao. Đức Maria, người bạn trăm năm của ngài, trước khi thưa « xin vâng » thì đã băn khoăn hỏi lại sứ thần truyền tin về cách thức thực hiện. Thánh Giuse không dùng lời để đáp trả lời mời gọi của sứ thần nhưng ngài biết thi hành công việc mà sứ thần chỉ dạy. Những điều chỉ dạy đó hoàn toàn liên quan đến cơn chiêm bao trong đêm
tối. Trong chiêm bao, Giuse nhận được lời mời gọi của sứ thần đề nghị đón nhận và nâng đỡ Maria trong sứ vụ cưu mang Ngôi Lời Nhập thể. Trong đêm tối lạnh giá, thánh nhân chiêm ngắm Con Chúa giáng trần. Cũng trong đêm tối, sứ thần nói với Giuse trong mộng về việc đưa Hài Nhi Giêsu và Mẹ Người trốn sang Ai Cập để tránh sự sát hại từ bàn tay khát máu của bạo chúa Hêrôđê. Lại một lần nữa, Giuse đã thi hành sứ mệnh hồi hương Hài Nhi Giêsu và Đức Maria sau khi được sứ thần cho biết trong chiêm bao. Giuse đưa gia đình Thánh Gia trở về « an cư lạc nghiệp » tại Nazareth và nên gương mẫu về đời sống lao động và cầu nguyện.
Suốt khoảng thời gian dài trong đời sống ẩn dật của Đức Giêse tại Nazareth, thánh cả Giuse ngày qua ngày có dịp tiếp xúc và chiêm ngắm Màu Nhiệm Ngôi lời Nhập Thế và Cứu Chuộc qua lao động, qua cầu nguyện và qua tất cả các chiều kích của cuộc sống. Nazareth trở nên ngôi trường dạy đức tin. Tại đây giữa lao động và chiêm niệm chỉ hai hai khía cạnh của một vấn đề duy nhất là đức tin. Đời sống lao động cũng là một lời cầu nguyện thật cụ thể và sống động. Đời sống chiêm niệm là suối nguồn ân sủng thánh hóa toàn diện mọi chiều kích của gia đình Nazareth. Cuộc sống diễn ra một cách âm thầm đầy nhịp nhàng trong sự kết hợp hài hòa của chiêm niệm và lao động mà không hề có một chút tiếng động của sự đao to búa lớn. Trong bầu
khí ấy, Giuse lắng nghe tiếng Con Một Thiên Chúa. Trong bầu khí thực thi thánh ý Chúa, Giuse muốn gửi gắm trọn vẹn điều mình muốn nói.
Mừng lễ thánh Giuse, chúng ta hãy xin thánh nhân bầu cử ngõ hầu đáng được hưởng kho tàng của ơn cứu độ mà ngài đã có công cưu mang ngay trong buổi bình mình. Nguyện xin thánh cả Giuse dạy dỗ mọi gia đình biết noi gương gia đình Nazareth. Trong đó mọi người biết đắm mình trong đời sống chiêm niệm để kiếm thánh ý Chúa, biết suy đi nghĩ lại trong lòng với thứ lương thực bổ dưỡng này và biết thực thi ngay tức khắc trong tâm tình tín thác và cậy trông.
Liên khúc dâng thánh cả Giuse
Đinh Văn Tiến Hùng
23:31 16/03/2009
Liên khúc Dâng Thánh Cả Giuse
Tặng Qúi Vị nhận Thánh Giuse là Quan Thày.
Lễ kính ngày 19/3/2009
*Chọn Người Công chính:
Xuất thân dòng dõi hoàng gia,
Nhưng Ngài không chọn xa hoa sang giàu.
Nuôi trong tâm nguyện từ lâu,
Một đời nghèo khó cúi đầu xin tuân,
Quyền năng Thiên Chúa cao sâu,
Gậy Ngài huệ nở khoe màu tuyết trinh,
Biểu dương thần khí uy linh,
Chọn Người Công chính tôn vinh muôn đời.
*Một Đời Trầm lặng:
Ngài đã sống âm thầm và dâng hiến,
Vì biết mình nhận trách nhiệm lớn lao,
Làm Cha Nuôi Con Thiên Chúa Tối Cao
Và là Bạn Ma-ri-a Trinh Nữ,
Nên hiện tại,tương lai cùng quá khứ
Dâng tất cả trong tay Chúa Toàn năng.
Cuộc đời Ngài là một chuỗi hồng ân,
Vượt lên hẳn muôn loài nơi trần thế,
Uy quyền Ngài bao trùm muôn thế hệ,
Nhưng Cuộc Đời thật Trầm lặng biết bao!
*Cầu nguyện và Cần lao:
Noi gương Thánh Cả Giu-se,
Cần lao,Cầu nguyện,lời thề khó khăn.
Khi xưa sống nơi gian trần,
Ngài luôn chăm sóc ân cần Thánh Gia,
Nguồn vui nhiệm vụ bao la,
Dưỡng nuôi Con Chúa giao hòa trần gian.
Phúc Âm ghi lại vài hàng,
Một Đời Tâm Niệm hơn ngàn bài ca:
“ ORA ET LABORA “
Tặng Qúi Vị nhận Thánh Giuse là Quan Thày.
Lễ kính ngày 19/3/2009
*Chọn Người Công chính:
Xuất thân dòng dõi hoàng gia,
Nhưng Ngài không chọn xa hoa sang giàu.
Nuôi trong tâm nguyện từ lâu,
Một đời nghèo khó cúi đầu xin tuân,
Quyền năng Thiên Chúa cao sâu,
Gậy Ngài huệ nở khoe màu tuyết trinh,
Biểu dương thần khí uy linh,
Chọn Người Công chính tôn vinh muôn đời.
*Một Đời Trầm lặng:
Ngài đã sống âm thầm và dâng hiến,
Vì biết mình nhận trách nhiệm lớn lao,
Làm Cha Nuôi Con Thiên Chúa Tối Cao
Và là Bạn Ma-ri-a Trinh Nữ,
Nên hiện tại,tương lai cùng quá khứ
Dâng tất cả trong tay Chúa Toàn năng.
Cuộc đời Ngài là một chuỗi hồng ân,
Vượt lên hẳn muôn loài nơi trần thế,
Uy quyền Ngài bao trùm muôn thế hệ,
Nhưng Cuộc Đời thật Trầm lặng biết bao!
*Cầu nguyện và Cần lao:
Noi gương Thánh Cả Giu-se,
Cần lao,Cầu nguyện,lời thề khó khăn.
Khi xưa sống nơi gian trần,
Ngài luôn chăm sóc ân cần Thánh Gia,
Nguồn vui nhiệm vụ bao la,
Dưỡng nuôi Con Chúa giao hòa trần gian.
Phúc Âm ghi lại vài hàng,
Một Đời Tâm Niệm hơn ngàn bài ca:
“ ORA ET LABORA “
Thánh Giuse Bạn Đức Mẹ Maria
Tuyết Mai
23:36 16/03/2009
Thánh Giuse Bạn Đức Mẹ Maria
Lạy Thánh Cả Giuse ngài là bạn thanh sạch của Đức Bà Maria, xin cho tất cả chúng con đây là những người mang tên Thánh Giuse giống ngài, được bắt chước theo gương sống gia đình rất mẫu mực rất thánh của ngài. Ngài là Đầu và là gia chủ của một gia đình gương mẫu. Ngài đã luôn sống yêu thương và luôn kính trọng Đức Mẹ là người bạn đời của mình. Ngài đã vì kính sợ Thiên Chúa mà Xin Vâng trong tất cả những điều để Thánh Ý Thiên Chúa được nện trọn hảo. Vì nghe lời Thiên Chúa mà ngài phải từ bỏ ý muốn sống một mình mà kết hợp với Mẹ Maria để cưu mang Con trẻ Giêsu là Con Duy Nhất của Đức Chúa Cha, trong Mầu Nhiệm Nhập Thể vô cùng tối cao nhờ quyền phép của Chúa Thánh Thần. Nhờ Thánh Giuse hiểu được như thế là tuy rằng cùng ở chung với Đức Mẹ vô cùng khiết khinh, mà cả hai vẫn giữ được sự trinh khiết, mà ngài đã không bỏ Đức Mẹ Maria đang cưu mang một Đấng Tối Cao mà sau này sẽ Cứu Độ toàn thể nhân loại.
Có phải Thánh Cả Giuse đã hiểu được trách nhiệm vô cùng lớn lao của mình là được Thiên Chúa Tối Cao giao phó trong tay một trọng trách thật vĩ đại mà ngài không dám sao nhãng và từ chối để bảo toàn Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Con Trẻ Giêsu trong suốt thời gian thụ thai và Con Trẻ lớn lên sau này. Vâng, khi hiểu được một trách nhiệm được giao phó Từ Trên thì Ngài đã làm được gì và ngài đã phải sống làm sao trong một cuộc sống đầy khó khăn và gian nan trước mặt? Để gánh vác một gia đình, bình thường đã là một chuyện thật khó, thì hà huống chi ngài biết gia đình của ngài đây mà ngài phải lo lắng và chu toàn là Con Thiên Chúa và Mẹ của Ngài. Ở đây khi nhắc đến Thánh Cả Giuse có phải tất cả chúng ta ai ai cũng đều phải biết đến Gia Đình Nazarét là một gia đình Thánh Gia với Thánh Cả Giuse, Đức Mẹ Maria, và Chúa Giêsu đấy không? Một người chồng và một người cha làm nghề thợ mộc rất tầm thường trong một xã hội, mà nghề của ngài chỉ đủ nuôi gia đình trong mức lương rất khiêm nhường, không nói nhưng chúng ta cũng hiểu được rằng gia đình chắc cũng có rất nhiều lúc phải thiếu hụt? Nhà thì vách bằng đất đủ cho chúng ta hiểu rằng gia đình không khá giả gì! Thế mà các Ngài luôn sống trong yêu thương, luôn làm tròn bổn phận với trách nhiệm và với chức vụ của mình là cùng nhau hiệp ý để giáo dục và dậy dỗ con trẻ trong tinh thần lành thánh, đạo đức, yêu thương, và bác ái với tha nhân.
Thánh Cả Giuse có một đặc tánh rất tốt mà hầu như ai cũng biết đến là ngài dành rất nhiều thời giờ cho việc cầu nguyện và làm việc nhiều hơn ngài nói thì phải, trong suốt cuộc đời của Chúa Giêsu sống dưới trần gian này!? Tâm tình và cuộc đời của Thánh Cả Giuse sống dưới trần gian đã luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa vì ngài đã luôn sống trong tâm tình kính sơ Thiên Chúa và ao ước được dâng trọn cả cuộc đời cho Thiên Chúa. Ngài đã làm tròn bổn phận và trách nhiệm của ngài tuy không như ý ngài muốn nhưng ngài đã biết dành cho Thiên Chúa hai chữ Xin Vâng. Thật tốt đẹp thay nếu tất cả chúng con là những người nam Tu hay có gia đình biết sống một tâm tình giống như ngài thì thế giới sẽ trở nên tốt đẹp, lành mạnh, và lành thánh hơn nhiều phải không thưa Thánh Cả Giuse?
Xin Thánh Cả Giuse, cho chúng con là những người chồng người cha biết có trách nhiệm và bổn phận là điều chính yếu trong một gia đình nhỏ bé. Không vì tham việc, tham công, tham tiền, tham danh lợi thú trần, mà bỏ bê vợ con. Cho chúng con biết trách nhiệm làm chồng như thế nào để vợ chồng cùng sát cánh bên nhau, giúp đỡ nhau, gầy dựng một gia đình có nền tảng là đạo đức phải được cho lên hàng đầu. Có nghĩa là chúng con để Chúa làm chủ đời sống tâm linh và cuộc đời ngày lại ngày của chúng con. Có phải khi chúng con có Chúa là chúng con đã có tất cả!? Không gì quan trọng cho bằng là tình nghĩa thiêng liêng được đã Thiên Chúa kết hợp và giao kết cho chúng con? Có phải chúng con trước kia đã luôn ao ước là được sống gần nhau, yêu thương nhau, và thề ước là sẽ lo cho nhau cho đến trọn đời? Sướng cùng sướng và khổ cùng khổ? Thế thì sau khi về chung sống với nhau thì điều gì đã làm cho chúng con phải ra mệt mỏi và chán ngán lẫn nhau? Điều gì đã làm chúng con ra bất mãn để đến nỗi gia đình phải xào xáo phải đảo lộn cả thứ ngôi? Điều gì đã làm chúng con không thiết tha trong công việc cáng đáng gia đình, mà lại thiết tha cáng đáng những việc tào lao ngoài đường? Điều gì và điều gì. ...?
Có phải tiền của, bon chen, xe xua, và giao du quá trớn quá mức đã làm cuộc đời của chúng con ra nông nỗi? Có phải vì bon chen, ai có gì mình phải có cái nấy, đã làm chúng con bỏ quên trách nhiệm cao cả và quên đi sự cần thiết là cuộc sống gia đình? Nhất là trong thời đại sống chạy theo duy vật này! Có tiền thật nhiều, để sắm cho thật nhiều, để chất đầy những thứ không cần thiết không quan trọng làm chủ đích cho đời sống cung phụng cho thân xác đớn hèn này thì mới gọi là thỏa mãn? Mà không nhìn thấy điều thật thiếu thốn thật nghèo nàn trong tình nghĩa chồng vợ và con cái. Không nhìn thấy sự đói khát và khát khao những ước muốn thật tầm thường của vợ con là họ cần mình? Cần giờ giấc của mình để chia sẻ, để có giờ bên nhau, để vợ còn biết rằng mình còn có chồng, và con còn biết chúng có người cha còn sống đấy chứ! Chứ chồng và cha đã chết đâu, nhưng sao gia đình đã trở thành một sa mạc hoang vu và tiêu điều từ hồi nào mà các ông không hay không biết. ?
Xin Thánh Cả Giuse hãy mở mắt và nhất là mở tâm hồn của chúng con ra để chúng con biết tiền của Chúa ban cho mức sống bao nhiêu thì tiêu xài trong ngân khoản bấy nhiêu. Biết thế nào là vừa đủ mà không tiêu hao sức lực để gia đình phải đi vào con đường của chia cách của đổ vỡ và đó là mức báo động hiện nay của những gia đình đang muốn ly dị và đã ly dị. Cho chúng con biết sống hy sinh giờ giấc và công sức của mình để mong cho vợ con được có chỗ để nương tựa và là Mái Ấm Gia Đình như Gia Đình Thánh Gia vậy ngài ơi!.
Cho chúng con biết bắt chước Thánh Cả Giuse luôn sống thật khiêm nhường với những công việc trông thật là tầm thường nhưng đủ nuôi sống một gia đình nhỏ bé. Một mái nhà tranh, hằng ngày dùng đủ, gia đình êm thắm luôn có tiếng nói tiếng cười và nhất là của bầy trẻ, lại còn luôn giúp đỡ những kẻ khốn cùng, đang sống chung quanh. Có phải đôi khi chúng con luôn đi tìm những gì thật xa tầm tay với rồi sau khi đã quá mệt mỏi mới biết tìm và quay trở về thì hỡi ôi. ... người xưa chốn cũ đã đi phương nao rồi!?
Cho chúng con biết quý khi có được con cái là quà tặng Chúa trao ban, là hạnh phúc Chúa giao để chúng con có được hạnh phúc là nhờ chúng. Có phải khi chưa có con thì chúng con van xin khẩn thiết và tha thiết lắm!? Chúng con đã đi hết chỗ linh thiêng này cho đến chỗ linh thiêng khác để cầu xin cho được mụn con. Rồi chúng con tốn bao nhiêu tiền của để nuôi những bác sĩ cấy cho được thành những thai nhi không theo luật tự nhiên do Thiên Chúa tác tạo? Rồi thì khi Chúa đã ban cho chúng con được mụn con, thì điều gì đã làm chúng con ra vô trách nhiệm vô lương tâm, đã để chúng trẻ sống cù bơ cù bất. Mang tiếng là chúng có người cha nhưng không bao giờ cha chúng có mặt ở nhà để mà dậy dỗ chúng. Hoặc vợ mang tiếng là có chồng nhưng sống cũng giống như ông đã chết vì ngày nào cũng chè chén say sưa. Và cho chúng con biết dằn cơn nóng giận vô lối của chúng con để không thốt lên những lời nói thô tục giáng trên đầu của vợ con của mình. Không thượng cẳng tay hạ cẳng chân lên trên vợ con những lúc không được tỉnh táo và cùng quẫn.
Cho chúng con biết bắt chước ngài trong tinh thần sống luôn cầu nguyện. Có giờ cầu nguyện cùng với gia đình để xin Thiên Chúa luôn ban cho những ơn cần thiết mà biết gìn giữ linh hồn luôn sống tội lỗi của chúng con. Cho chúng con biết sắp xếp thời giờ để chúng con còn có thời giờ mà cầu nguyện và để gia đình được vui vẻ hạnh phúc bên nhau, để cảm thông, để chia sẻ, và để thương yêu nhau ngày một hơn. Không gì khôn ngoan cho bằng nếu chúng con biết bắt chước Thánh Cả Giuse thì Nước Trời sẽ không xa tầm tay với của chúng con và đó là một bảo đảm và là giấy thông hành để đưa chúng con trở về Quê Trời một nơi muôn đời là Hạnh Phúc trong tình yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi. Amen.
Tuyết Mai
Lạy Thánh Cả Giuse ngài là bạn thanh sạch của Đức Bà Maria, xin cho tất cả chúng con đây là những người mang tên Thánh Giuse giống ngài, được bắt chước theo gương sống gia đình rất mẫu mực rất thánh của ngài. Ngài là Đầu và là gia chủ của một gia đình gương mẫu. Ngài đã luôn sống yêu thương và luôn kính trọng Đức Mẹ là người bạn đời của mình. Ngài đã vì kính sợ Thiên Chúa mà Xin Vâng trong tất cả những điều để Thánh Ý Thiên Chúa được nện trọn hảo. Vì nghe lời Thiên Chúa mà ngài phải từ bỏ ý muốn sống một mình mà kết hợp với Mẹ Maria để cưu mang Con trẻ Giêsu là Con Duy Nhất của Đức Chúa Cha, trong Mầu Nhiệm Nhập Thể vô cùng tối cao nhờ quyền phép của Chúa Thánh Thần. Nhờ Thánh Giuse hiểu được như thế là tuy rằng cùng ở chung với Đức Mẹ vô cùng khiết khinh, mà cả hai vẫn giữ được sự trinh khiết, mà ngài đã không bỏ Đức Mẹ Maria đang cưu mang một Đấng Tối Cao mà sau này sẽ Cứu Độ toàn thể nhân loại.
Có phải Thánh Cả Giuse đã hiểu được trách nhiệm vô cùng lớn lao của mình là được Thiên Chúa Tối Cao giao phó trong tay một trọng trách thật vĩ đại mà ngài không dám sao nhãng và từ chối để bảo toàn Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Con Trẻ Giêsu trong suốt thời gian thụ thai và Con Trẻ lớn lên sau này. Vâng, khi hiểu được một trách nhiệm được giao phó Từ Trên thì Ngài đã làm được gì và ngài đã phải sống làm sao trong một cuộc sống đầy khó khăn và gian nan trước mặt? Để gánh vác một gia đình, bình thường đã là một chuyện thật khó, thì hà huống chi ngài biết gia đình của ngài đây mà ngài phải lo lắng và chu toàn là Con Thiên Chúa và Mẹ của Ngài. Ở đây khi nhắc đến Thánh Cả Giuse có phải tất cả chúng ta ai ai cũng đều phải biết đến Gia Đình Nazarét là một gia đình Thánh Gia với Thánh Cả Giuse, Đức Mẹ Maria, và Chúa Giêsu đấy không? Một người chồng và một người cha làm nghề thợ mộc rất tầm thường trong một xã hội, mà nghề của ngài chỉ đủ nuôi gia đình trong mức lương rất khiêm nhường, không nói nhưng chúng ta cũng hiểu được rằng gia đình chắc cũng có rất nhiều lúc phải thiếu hụt? Nhà thì vách bằng đất đủ cho chúng ta hiểu rằng gia đình không khá giả gì! Thế mà các Ngài luôn sống trong yêu thương, luôn làm tròn bổn phận với trách nhiệm và với chức vụ của mình là cùng nhau hiệp ý để giáo dục và dậy dỗ con trẻ trong tinh thần lành thánh, đạo đức, yêu thương, và bác ái với tha nhân.
Thánh Cả Giuse có một đặc tánh rất tốt mà hầu như ai cũng biết đến là ngài dành rất nhiều thời giờ cho việc cầu nguyện và làm việc nhiều hơn ngài nói thì phải, trong suốt cuộc đời của Chúa Giêsu sống dưới trần gian này!? Tâm tình và cuộc đời của Thánh Cả Giuse sống dưới trần gian đã luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa vì ngài đã luôn sống trong tâm tình kính sơ Thiên Chúa và ao ước được dâng trọn cả cuộc đời cho Thiên Chúa. Ngài đã làm tròn bổn phận và trách nhiệm của ngài tuy không như ý ngài muốn nhưng ngài đã biết dành cho Thiên Chúa hai chữ Xin Vâng. Thật tốt đẹp thay nếu tất cả chúng con là những người nam Tu hay có gia đình biết sống một tâm tình giống như ngài thì thế giới sẽ trở nên tốt đẹp, lành mạnh, và lành thánh hơn nhiều phải không thưa Thánh Cả Giuse?
Xin Thánh Cả Giuse, cho chúng con là những người chồng người cha biết có trách nhiệm và bổn phận là điều chính yếu trong một gia đình nhỏ bé. Không vì tham việc, tham công, tham tiền, tham danh lợi thú trần, mà bỏ bê vợ con. Cho chúng con biết trách nhiệm làm chồng như thế nào để vợ chồng cùng sát cánh bên nhau, giúp đỡ nhau, gầy dựng một gia đình có nền tảng là đạo đức phải được cho lên hàng đầu. Có nghĩa là chúng con để Chúa làm chủ đời sống tâm linh và cuộc đời ngày lại ngày của chúng con. Có phải khi chúng con có Chúa là chúng con đã có tất cả!? Không gì quan trọng cho bằng là tình nghĩa thiêng liêng được đã Thiên Chúa kết hợp và giao kết cho chúng con? Có phải chúng con trước kia đã luôn ao ước là được sống gần nhau, yêu thương nhau, và thề ước là sẽ lo cho nhau cho đến trọn đời? Sướng cùng sướng và khổ cùng khổ? Thế thì sau khi về chung sống với nhau thì điều gì đã làm cho chúng con phải ra mệt mỏi và chán ngán lẫn nhau? Điều gì đã làm chúng con ra bất mãn để đến nỗi gia đình phải xào xáo phải đảo lộn cả thứ ngôi? Điều gì đã làm chúng con không thiết tha trong công việc cáng đáng gia đình, mà lại thiết tha cáng đáng những việc tào lao ngoài đường? Điều gì và điều gì. ...?
Có phải tiền của, bon chen, xe xua, và giao du quá trớn quá mức đã làm cuộc đời của chúng con ra nông nỗi? Có phải vì bon chen, ai có gì mình phải có cái nấy, đã làm chúng con bỏ quên trách nhiệm cao cả và quên đi sự cần thiết là cuộc sống gia đình? Nhất là trong thời đại sống chạy theo duy vật này! Có tiền thật nhiều, để sắm cho thật nhiều, để chất đầy những thứ không cần thiết không quan trọng làm chủ đích cho đời sống cung phụng cho thân xác đớn hèn này thì mới gọi là thỏa mãn? Mà không nhìn thấy điều thật thiếu thốn thật nghèo nàn trong tình nghĩa chồng vợ và con cái. Không nhìn thấy sự đói khát và khát khao những ước muốn thật tầm thường của vợ con là họ cần mình? Cần giờ giấc của mình để chia sẻ, để có giờ bên nhau, để vợ còn biết rằng mình còn có chồng, và con còn biết chúng có người cha còn sống đấy chứ! Chứ chồng và cha đã chết đâu, nhưng sao gia đình đã trở thành một sa mạc hoang vu và tiêu điều từ hồi nào mà các ông không hay không biết. ?
Xin Thánh Cả Giuse hãy mở mắt và nhất là mở tâm hồn của chúng con ra để chúng con biết tiền của Chúa ban cho mức sống bao nhiêu thì tiêu xài trong ngân khoản bấy nhiêu. Biết thế nào là vừa đủ mà không tiêu hao sức lực để gia đình phải đi vào con đường của chia cách của đổ vỡ và đó là mức báo động hiện nay của những gia đình đang muốn ly dị và đã ly dị. Cho chúng con biết sống hy sinh giờ giấc và công sức của mình để mong cho vợ con được có chỗ để nương tựa và là Mái Ấm Gia Đình như Gia Đình Thánh Gia vậy ngài ơi!.
Cho chúng con biết bắt chước Thánh Cả Giuse luôn sống thật khiêm nhường với những công việc trông thật là tầm thường nhưng đủ nuôi sống một gia đình nhỏ bé. Một mái nhà tranh, hằng ngày dùng đủ, gia đình êm thắm luôn có tiếng nói tiếng cười và nhất là của bầy trẻ, lại còn luôn giúp đỡ những kẻ khốn cùng, đang sống chung quanh. Có phải đôi khi chúng con luôn đi tìm những gì thật xa tầm tay với rồi sau khi đã quá mệt mỏi mới biết tìm và quay trở về thì hỡi ôi. ... người xưa chốn cũ đã đi phương nao rồi!?
Cho chúng con biết quý khi có được con cái là quà tặng Chúa trao ban, là hạnh phúc Chúa giao để chúng con có được hạnh phúc là nhờ chúng. Có phải khi chưa có con thì chúng con van xin khẩn thiết và tha thiết lắm!? Chúng con đã đi hết chỗ linh thiêng này cho đến chỗ linh thiêng khác để cầu xin cho được mụn con. Rồi chúng con tốn bao nhiêu tiền của để nuôi những bác sĩ cấy cho được thành những thai nhi không theo luật tự nhiên do Thiên Chúa tác tạo? Rồi thì khi Chúa đã ban cho chúng con được mụn con, thì điều gì đã làm chúng con ra vô trách nhiệm vô lương tâm, đã để chúng trẻ sống cù bơ cù bất. Mang tiếng là chúng có người cha nhưng không bao giờ cha chúng có mặt ở nhà để mà dậy dỗ chúng. Hoặc vợ mang tiếng là có chồng nhưng sống cũng giống như ông đã chết vì ngày nào cũng chè chén say sưa. Và cho chúng con biết dằn cơn nóng giận vô lối của chúng con để không thốt lên những lời nói thô tục giáng trên đầu của vợ con của mình. Không thượng cẳng tay hạ cẳng chân lên trên vợ con những lúc không được tỉnh táo và cùng quẫn.
Cho chúng con biết bắt chước ngài trong tinh thần sống luôn cầu nguyện. Có giờ cầu nguyện cùng với gia đình để xin Thiên Chúa luôn ban cho những ơn cần thiết mà biết gìn giữ linh hồn luôn sống tội lỗi của chúng con. Cho chúng con biết sắp xếp thời giờ để chúng con còn có thời giờ mà cầu nguyện và để gia đình được vui vẻ hạnh phúc bên nhau, để cảm thông, để chia sẻ, và để thương yêu nhau ngày một hơn. Không gì khôn ngoan cho bằng nếu chúng con biết bắt chước Thánh Cả Giuse thì Nước Trời sẽ không xa tầm tay với của chúng con và đó là một bảo đảm và là giấy thông hành để đưa chúng con trở về Quê Trời một nơi muôn đời là Hạnh Phúc trong tình yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi. Amen.
Tuyết Mai
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:37 16/03/2009
LÃO HÓA
- “Trời ạ, sao ông già thế này chứ ?” đại sư cùng với ông bạn thời niên thiếu sau khi trò chuyện râm ran thì nhịn không được, nên thở dài hỏi như thế.
- “Không ai có thể tránh tuổi già, phải không ?” người bạn của đại sư tự chế giễu.
- “Vâng, không ai có thể tránh được.” Đại sư đồng ý với lời nói cùa người bạn: “Nhưng con người cần phải tránh lão hóa.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Không ai có thể tránh tuổi già, vì già cũng là một điều tự nhiên với luật sinh tồn của vạn vật: tre già măng mọc; không ai có thể tránh được tuổi già, nhưng già không có nghĩa là vô dụng, nhưng chính cái lão hóa mới làm cho người ta vô dụng, dù họ còn là thanh niên tuổi đôi mươi.
Không ai có thể tránh tuổi già, nhưng con người cần phải tránh lão hóa. Lão hóa nghĩa là dù tuổi còn trẻ nhưng tâm hồn thì đã già cỗi.
Có một vài linh mục tuổi còn trẻ nhưng đã lão hóa: khó chịu với trẻ em, nhăn nhó với người già, khó tính với giáo dân như bà mẹ chồng với con dâu, như dì ghẻ với con chồng, đạo mạo như ông cụ non, đó là cái lão hóa làm cho giáo xứ của ngài không trẻ trung được, bởi vì tâm hồn ngài đã lão hóa rồi.
Có một vài thanh niên nam nữ tuổi rất trẻ nhưng tâm hồn đã già trước tuổi, lý do là do ăn chơi trác táng, nhậu nhẹt quá độ, phấn son lòe loẹt cả ngày, và do đó mà tâm hồn đã lão hóa không muốn làm gì cả, chỉ muốn hưởng thụ vật chất xác thịt cho thỏa mãn mà thôi.
Tuổi già thì không sợ vì đó là luật tự nhiên, nhưng nên sợ và nên tránh lão hóa, bởi vì thanh niên bị lão hóa thì cũng đồng nghĩa với vô dụng cho một xã hội năng động hôm nay, cũng như linh mục mà lão hóa thì làm thiệt thòi công lao đào tạo của Giáo Hội, và nhất là thiệt thòi cho giáo dân của mình.
Ai hiểu lão hóa cách khác nữa thì cứ hiểu, nhưng chắc chắn một điều lão hóa là tảng đá chặn đường tiến tới của tha nhân.
N2T |
- “Trời ạ, sao ông già thế này chứ ?” đại sư cùng với ông bạn thời niên thiếu sau khi trò chuyện râm ran thì nhịn không được, nên thở dài hỏi như thế.
- “Không ai có thể tránh tuổi già, phải không ?” người bạn của đại sư tự chế giễu.
- “Vâng, không ai có thể tránh được.” Đại sư đồng ý với lời nói cùa người bạn: “Nhưng con người cần phải tránh lão hóa.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Không ai có thể tránh tuổi già, vì già cũng là một điều tự nhiên với luật sinh tồn của vạn vật: tre già măng mọc; không ai có thể tránh được tuổi già, nhưng già không có nghĩa là vô dụng, nhưng chính cái lão hóa mới làm cho người ta vô dụng, dù họ còn là thanh niên tuổi đôi mươi.
Không ai có thể tránh tuổi già, nhưng con người cần phải tránh lão hóa. Lão hóa nghĩa là dù tuổi còn trẻ nhưng tâm hồn thì đã già cỗi.
Có một vài linh mục tuổi còn trẻ nhưng đã lão hóa: khó chịu với trẻ em, nhăn nhó với người già, khó tính với giáo dân như bà mẹ chồng với con dâu, như dì ghẻ với con chồng, đạo mạo như ông cụ non, đó là cái lão hóa làm cho giáo xứ của ngài không trẻ trung được, bởi vì tâm hồn ngài đã lão hóa rồi.
Có một vài thanh niên nam nữ tuổi rất trẻ nhưng tâm hồn đã già trước tuổi, lý do là do ăn chơi trác táng, nhậu nhẹt quá độ, phấn son lòe loẹt cả ngày, và do đó mà tâm hồn đã lão hóa không muốn làm gì cả, chỉ muốn hưởng thụ vật chất xác thịt cho thỏa mãn mà thôi.
Tuổi già thì không sợ vì đó là luật tự nhiên, nhưng nên sợ và nên tránh lão hóa, bởi vì thanh niên bị lão hóa thì cũng đồng nghĩa với vô dụng cho một xã hội năng động hôm nay, cũng như linh mục mà lão hóa thì làm thiệt thòi công lao đào tạo của Giáo Hội, và nhất là thiệt thòi cho giáo dân của mình.
Ai hiểu lão hóa cách khác nữa thì cứ hiểu, nhưng chắc chắn một điều lão hóa là tảng đá chặn đường tiến tới của tha nhân.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:39 16/03/2009
N2T |
110. Sỉ nhục đối với người vô cớ mà bị sỉ nhục thì không nghĩa lý gì cả, nhưng đối với người sỉ nhục người khác thì phải thanh toán rõ ràng.
(Thánh Phan-xi-cô Năm Dấu)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:40 16/03/2009
N2T |
55. Tự tin là bước thứ nhất đi đến đường thành công.
Thánh Giuse, người công chính
+ TGM. Ngô Quang Kiệt
14:22 16/03/2009
THÁNH GIU SE NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Mt 1, 16. 18-21. 24a
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Giacóp sinh Giuse là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô. Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì Thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: "Hỡi Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ sinh hạ một con trai mà ông đặt tên là Giêsu: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội". Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Khi mừng lễ thánh Giu se, tôi thường tự hỏi. Không biết thánh Giu se, người sống cách đây 2 000 năm có còn thích hợp với thời đại chúng ta không ? Không biết thánh Giu se, Đấng đã coi sóc một gia đình gồm toàn những đấng thánh có thể làm gương mẫu cho gia đình chúng ta, những gia đình gồm toàn những con người phàm trần không?
Tin mừng hôm nay nói thánh Giu se là người công chính. Nhìn vào cuộc đời thánh Giu se, ta có thể hiểu được nội dung tính từ công chính.
Công chính trước hết là trả lại cho người khác những gì thuộc về họ. Nói khác đi công chính là không dám nhận những gì không phải của mình. Thánh Giu se định trốn đi khi biết Đức Ma ria mang thai. Theo lối giải thích xưa kia thì thánh Giu se trốn đi vì nghi ngờ Đức Ma ria. Nhưng theo các nhà chú giải thời mới thì thánh Giu se định bỏ trốn vì thấy mình không xứng đáng với danh hiệu làm cha nuôi Đấng Cứu Thế. Chức vị làm cha Đấng Cứu Thế là một chức vị quá cao trọng, thánh Giu se thấy mình không phải là Cha Đấng Cứu Thê, không xứng đáng làm Cha Đấng Cứu Thế,nên Ngài bỏ trốn.
Công chính là chu toàn nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ của thánh Giu se là gìn giữ Đức Giê su và Đức Ma ria. Chúa đã trao cho Ngài nhiệm vụ đó và Ngài đã hết sức chu toàn. Chu toàn với tinh thần trách nhiệm cao, không để xảy ra chuyện gì đáng tiếc. Chu toàn với sự tế nhị, kính cẩn, nâng niu. hãy nhìn cảnh thánh gia trốn sang Ai cập, Đức Ma ria bế Đức Giê su ngồi trên lưng lừa. Thánh Giu se dắt lừa đi trong đêm tối. Không còn cảnh tượng nào đẹp đẽ hơn. Thánh Giu se trân trọng kho tàng Chúa trao cho Ngài gìn giữ. Thánh Giu se kính cẩn nâng niu Đức Ma ria và Đức Giê su. ngài chu toàn nhiệm vụ với tinh thần dấn thân hi sinh không ngại gian khổ. Đang đêm mà chúa bảo thức dậy trốn sang Ai cập, Ngài cũng thức dậy lên đường tức khắc.
Những nhiệm vụ của thánh Giu se xem ra tăm tối, không có gì vinh quang. Nhưng thánh Giu se vẫn chăm chỉ chu toàn, và không đòi cho mình nhiệm vụ nào khác. Chẳng hạn sau này các tông đò được Đức Giê su sai đi rao giảng, có quyền làm phép lạ, được mọi người kính phục, thánh Giu se vẫn không ghen tị và đòi cho mình quyền đó. Ngài thật là người công chính.
Sau cùng, công chính là trung tín với nhiệm vụ. Thánh Giu se được Chúa trao cho nhiệm vụ gìn giữ Đức Ma ria và Đức Giê su, gìn giữ gia đình, Ngài đã hết sức chu toàn trong hoàn cảnh thuận lợi cũng như trong hoàn cảnh khó khăn. Vì trung tín với nhiệm vụ mà thánh Giu se phải lao động vất vả để nuôi sống gia đình. Vì trung tín với nhiệm vụ mà thánh Giu se phải chung sống với súc vật trong ngày Đức Ma ria hạ sinh Đức Giê su. Vì trung tín với nhiệm vụ mà thánh Giu se phải vất vả bồng bế Đức Giê su chạy trốn sang Ai cập. Vì trung tín với nhiệm vụ mà thánh Giu se kiên trì tìm kiếm khi Đức Giê su đi lạc 3 ngày trong đền thờ. Trung tín không hề xao nhãng, không hề lẩn tránh, không hề lùi bước trước nhiệm vụ khó khăn, thánh Giu se thật là người công chính.
Ngày nay thánh Giu se vẫn hợp thời, vẫn là gương mẫu cho con người, vẫn là niềm mơ ước của con người.
Vì thế giới ngày nay đang thiếu vắng sự công chính. Người ta gian tham nhận những gì không phải của mình. Không phải chỉ gian tham tiền bạc mà còn gian tham chức quyền, danh vọng. Vì thiếu công chính mà người ta hãm hại người khác, chiếm đoạt tiền của, danh dự của người khác.
Vì thiếu công chính mà người ta sống giả dối, làm hàng giả, nói dối, mượn bằng giả.
Vì thiếu công chính nên người ta trốn tránh nhiệm vụ. Chỉ thích những việc nhàn tản, phô trương, trốn tránh những việc nặng nhọc, hèn kém.
Các gia trưởng nhiều khi lười biếng, ham vui mà thiếu trách nhiệm với gia đình, với vợ con.
Sự trung tín ngày nay đang là một vấn đề lớn. người ta bất tín, lừa đảo, gian dối trong đời sống xã hội, trong kinh doanh buôn bán. người ta thiếu trung tín cả trong gia đình. Chỉ một vài thử thách, thiếu thốn, người ta sẵn sàng từ bỏ nhiệm vụ, từ bỏ người thân.
Nên thánh Giu se vẫn còn là gương mẫu rất cần thiết cho người thời nay. Những đức tính của Ngài, sự công chính của Ngài rất hữu ích để chấn chỉnh, xây dựng xã hội hôm nay.
Mt 1, 16. 18-21. 24a
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Giacóp sinh Giuse là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô. Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì Thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: "Hỡi Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ sinh hạ một con trai mà ông đặt tên là Giêsu: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội". Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Khi mừng lễ thánh Giu se, tôi thường tự hỏi. Không biết thánh Giu se, người sống cách đây 2 000 năm có còn thích hợp với thời đại chúng ta không ? Không biết thánh Giu se, Đấng đã coi sóc một gia đình gồm toàn những đấng thánh có thể làm gương mẫu cho gia đình chúng ta, những gia đình gồm toàn những con người phàm trần không?
Tin mừng hôm nay nói thánh Giu se là người công chính. Nhìn vào cuộc đời thánh Giu se, ta có thể hiểu được nội dung tính từ công chính.
Công chính trước hết là trả lại cho người khác những gì thuộc về họ. Nói khác đi công chính là không dám nhận những gì không phải của mình. Thánh Giu se định trốn đi khi biết Đức Ma ria mang thai. Theo lối giải thích xưa kia thì thánh Giu se trốn đi vì nghi ngờ Đức Ma ria. Nhưng theo các nhà chú giải thời mới thì thánh Giu se định bỏ trốn vì thấy mình không xứng đáng với danh hiệu làm cha nuôi Đấng Cứu Thế. Chức vị làm cha Đấng Cứu Thế là một chức vị quá cao trọng, thánh Giu se thấy mình không phải là Cha Đấng Cứu Thê, không xứng đáng làm Cha Đấng Cứu Thế,nên Ngài bỏ trốn.
Công chính là chu toàn nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ của thánh Giu se là gìn giữ Đức Giê su và Đức Ma ria. Chúa đã trao cho Ngài nhiệm vụ đó và Ngài đã hết sức chu toàn. Chu toàn với tinh thần trách nhiệm cao, không để xảy ra chuyện gì đáng tiếc. Chu toàn với sự tế nhị, kính cẩn, nâng niu. hãy nhìn cảnh thánh gia trốn sang Ai cập, Đức Ma ria bế Đức Giê su ngồi trên lưng lừa. Thánh Giu se dắt lừa đi trong đêm tối. Không còn cảnh tượng nào đẹp đẽ hơn. Thánh Giu se trân trọng kho tàng Chúa trao cho Ngài gìn giữ. Thánh Giu se kính cẩn nâng niu Đức Ma ria và Đức Giê su. ngài chu toàn nhiệm vụ với tinh thần dấn thân hi sinh không ngại gian khổ. Đang đêm mà chúa bảo thức dậy trốn sang Ai cập, Ngài cũng thức dậy lên đường tức khắc.
Những nhiệm vụ của thánh Giu se xem ra tăm tối, không có gì vinh quang. Nhưng thánh Giu se vẫn chăm chỉ chu toàn, và không đòi cho mình nhiệm vụ nào khác. Chẳng hạn sau này các tông đò được Đức Giê su sai đi rao giảng, có quyền làm phép lạ, được mọi người kính phục, thánh Giu se vẫn không ghen tị và đòi cho mình quyền đó. Ngài thật là người công chính.
Sau cùng, công chính là trung tín với nhiệm vụ. Thánh Giu se được Chúa trao cho nhiệm vụ gìn giữ Đức Ma ria và Đức Giê su, gìn giữ gia đình, Ngài đã hết sức chu toàn trong hoàn cảnh thuận lợi cũng như trong hoàn cảnh khó khăn. Vì trung tín với nhiệm vụ mà thánh Giu se phải lao động vất vả để nuôi sống gia đình. Vì trung tín với nhiệm vụ mà thánh Giu se phải chung sống với súc vật trong ngày Đức Ma ria hạ sinh Đức Giê su. Vì trung tín với nhiệm vụ mà thánh Giu se phải vất vả bồng bế Đức Giê su chạy trốn sang Ai cập. Vì trung tín với nhiệm vụ mà thánh Giu se kiên trì tìm kiếm khi Đức Giê su đi lạc 3 ngày trong đền thờ. Trung tín không hề xao nhãng, không hề lẩn tránh, không hề lùi bước trước nhiệm vụ khó khăn, thánh Giu se thật là người công chính.
Ngày nay thánh Giu se vẫn hợp thời, vẫn là gương mẫu cho con người, vẫn là niềm mơ ước của con người.
Vì thế giới ngày nay đang thiếu vắng sự công chính. Người ta gian tham nhận những gì không phải của mình. Không phải chỉ gian tham tiền bạc mà còn gian tham chức quyền, danh vọng. Vì thiếu công chính mà người ta hãm hại người khác, chiếm đoạt tiền của, danh dự của người khác.
Vì thiếu công chính mà người ta sống giả dối, làm hàng giả, nói dối, mượn bằng giả.
Vì thiếu công chính nên người ta trốn tránh nhiệm vụ. Chỉ thích những việc nhàn tản, phô trương, trốn tránh những việc nặng nhọc, hèn kém.
Các gia trưởng nhiều khi lười biếng, ham vui mà thiếu trách nhiệm với gia đình, với vợ con.
Sự trung tín ngày nay đang là một vấn đề lớn. người ta bất tín, lừa đảo, gian dối trong đời sống xã hội, trong kinh doanh buôn bán. người ta thiếu trung tín cả trong gia đình. Chỉ một vài thử thách, thiếu thốn, người ta sẵn sàng từ bỏ nhiệm vụ, từ bỏ người thân.
Nên thánh Giu se vẫn còn là gương mẫu rất cần thiết cho người thời nay. Những đức tính của Ngài, sự công chính của Ngài rất hữu ích để chấn chỉnh, xây dựng xã hội hôm nay.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng cổ võ sự chầu Thánh Thể
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
16:50 16/03/2009
“Sự Chầu Thánh Thể mang lại sự biến đổi”
VATICAN- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kêu gọi việc đổi mới sự Chầu Thánh Thể, một việc làm mà ngài nói giúp mang lại một “sự biến đổi cơ bản.”
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Thứ Sáu 13/3 khi tiếp kiến những vị tham gia khóa hợp khoáng đại của Bộ Phụng Tự và Bí Tích, những người đã họp để cứu xét vấn đề chầu Thánh thể
Đức Thánh Cha đã nói ngài hy vọng cuộc họp sẽ giúp làm sáng tỏ “những phương tiện phụng vụ và mục vụ nhờ đó mà Giáo Hội thời đại chúng ta có thể cổ võ đức tin vào sự hiện diện của Chúa trong Thánh Thể Thánh, và để bảo đảm rằng sự cử hành thánh Lễ bao gồm đầy đủ phương diện chầu.”
“Giáo lý về sự biến đổi bản thể của bánh và rượu nho, và giáo lý về sự hiện diện thật, là chân lý đức tin,” Đức Thánh Cha khẳng định, “đã rõ trong Kinh Thánh và sau này được củng cố bởi các Giáo Phụ.
“Sự chầu phải trở thành sự hiệp nhất,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói thêm, “sự hiệp nhất với Chúa hằng sống và với Mình mầu nhiệm của Người.”
Khi trưng dẫn bài huấn đức của ngài Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2005 tại Cologne- Đức Quốc, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã giải thích rằng trong Thánh Thể, “Thiên Chúa không còn đứng trước mặt chúng ta chỉ như Một Đấng hoàn toàn Xa Lạ. Người ở trong chúng ta, và chúng ta ở với Người. Động lực của Người đi vào trong chúng ta và sau đó tìm kiếm lan tràn ra tới những kẻ khác cho tới khi động lực ấy tràn đầy thế giới, đến nổi tình yêu của Người có thể thực sự trở nên thước đo nổi bật của thế giới.”
Đức Thánh Cha đã nói tại Cologne ngài cũng đã nói với giới trẻ hiện diện rằng trong Thánh Thể “chúng ta cảm nghiệm sự biến đổi cơ bản bạo lực thành tình yêu, sự chết thành sự sống. Điều này mang theo sau nó những thay đổi khác.”
Ngài ghi nhận rằng một sự đổi mới việc chầu Thánh Thể “ chỉ có thể được nhờ một sự hiểu biết lớn hơn về mầu nhiệm trong sự trung thành hoàn toàn với Thánh Truyền, và bằng sự nâng cao đời sống phụng vụ trong những cộng đoàn của chúng ta.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng ghi nhận “ba thực hành sám hối đặc biệt quen thân với Truyền Thống kinh Thánh và Kitô hữu (cầu nguyện, bố thí và chay tịnh),” và khuyến khích các tín hữu “nâng đỡ nhau trong việc tái khám phá và thực hành chay tịnh với sự sốt sắng đổi mới, không những như một hình thức khổ chế nhưng cũng như môt sự chuẩn bị cho Thánh Thể và như một vũ khí thiêng liêng hầu chống lại bất cứ một sự dính bén rối loạn nào với bản thân chúng ta.”
VATICAN- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kêu gọi việc đổi mới sự Chầu Thánh Thể, một việc làm mà ngài nói giúp mang lại một “sự biến đổi cơ bản.”
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Thứ Sáu 13/3 khi tiếp kiến những vị tham gia khóa hợp khoáng đại của Bộ Phụng Tự và Bí Tích, những người đã họp để cứu xét vấn đề chầu Thánh thể
Đức Thánh Cha đã nói ngài hy vọng cuộc họp sẽ giúp làm sáng tỏ “những phương tiện phụng vụ và mục vụ nhờ đó mà Giáo Hội thời đại chúng ta có thể cổ võ đức tin vào sự hiện diện của Chúa trong Thánh Thể Thánh, và để bảo đảm rằng sự cử hành thánh Lễ bao gồm đầy đủ phương diện chầu.”
“Giáo lý về sự biến đổi bản thể của bánh và rượu nho, và giáo lý về sự hiện diện thật, là chân lý đức tin,” Đức Thánh Cha khẳng định, “đã rõ trong Kinh Thánh và sau này được củng cố bởi các Giáo Phụ.
“Sự chầu phải trở thành sự hiệp nhất,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói thêm, “sự hiệp nhất với Chúa hằng sống và với Mình mầu nhiệm của Người.”
Khi trưng dẫn bài huấn đức của ngài Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2005 tại Cologne- Đức Quốc, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã giải thích rằng trong Thánh Thể, “Thiên Chúa không còn đứng trước mặt chúng ta chỉ như Một Đấng hoàn toàn Xa Lạ. Người ở trong chúng ta, và chúng ta ở với Người. Động lực của Người đi vào trong chúng ta và sau đó tìm kiếm lan tràn ra tới những kẻ khác cho tới khi động lực ấy tràn đầy thế giới, đến nổi tình yêu của Người có thể thực sự trở nên thước đo nổi bật của thế giới.”
Đức Thánh Cha đã nói tại Cologne ngài cũng đã nói với giới trẻ hiện diện rằng trong Thánh Thể “chúng ta cảm nghiệm sự biến đổi cơ bản bạo lực thành tình yêu, sự chết thành sự sống. Điều này mang theo sau nó những thay đổi khác.”
Ngài ghi nhận rằng một sự đổi mới việc chầu Thánh Thể “ chỉ có thể được nhờ một sự hiểu biết lớn hơn về mầu nhiệm trong sự trung thành hoàn toàn với Thánh Truyền, và bằng sự nâng cao đời sống phụng vụ trong những cộng đoàn của chúng ta.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng ghi nhận “ba thực hành sám hối đặc biệt quen thân với Truyền Thống kinh Thánh và Kitô hữu (cầu nguyện, bố thí và chay tịnh),” và khuyến khích các tín hữu “nâng đỡ nhau trong việc tái khám phá và thực hành chay tịnh với sự sốt sắng đổi mới, không những như một hình thức khổ chế nhưng cũng như môt sự chuẩn bị cho Thánh Thể và như một vũ khí thiêng liêng hầu chống lại bất cứ một sự dính bén rối loạn nào với bản thân chúng ta.”
Đức Giáo Hoàng đem Tin Mừng đến Châu Phi
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
16:55 16/03/2009
Đức Thánh Cha sẽ tông du tới Cameroon và Angola vào ngày mai Thứ Ba 17/3
VATICAN (Zenit.org).- Khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đi tới Cameroon và Angola tuần này, ngài sẽ đem theo ngài Chúa Kitô và Tin Mừng.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm nay trước khi đọc kinh truyền Tin trưa với những người qui tụ trong Quảng Trường Thánh Pherô, những ngày trước lúc ngài đi châu Phi trong chuyến tông du đầu tiên của ngài tới lục địa này.
Đức Thánh Cha sẽ tới Yaoundé, Cameroon, ngày thứ Ba, 17/3, và trở về Rome ngày thứ Hai, 23/3. Trong chuyến tông du của ngài, Đức Thánh Cha sẽ trao “instrumentum laboris” (những chỉ dẫn) cho Khóa Họp Đặc Biệt thứ Hai Thượng Hội Đồng Giám Mục châu Phi, sẽ được tổ chức tháng 10 tại Vatican.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng sẽ viếng thăm Luanda, Angola, một xứ ngài đã nói hôm nay rằng “sau một cuộc nội chiến kéo dài, đã tìm lại hoà bình và bây giờ được kêu gọi tái kiến thiết trong công lý.”
“Với cuộc viếng thăm này,” Đức Thánh Cha nói, “tôi có ý ôm ấp toàn thể lục địa châu Phi: hàng ngàn sự khác biệt và linh hồn tôn giáo sâu xa của nó; những văn hóa lâu đời và con đường đầy gian lao tới phát triển và hoà giải của nó; những vấn đề nghiệm trọng của nó, những vết thương đau đớn của nó và những khả năng và những hy vọng to lớn của nó. ”
Ngài nói tiếp: “Tôi có ý củng cố những người Công Giáo châu Phi trong đức tin, an ủi những người Kitô hữu trong sự dấn thân hiệp nhất của họ, và mang đến cho mọi người việc loan báo hoà bình mà Chúa đã phó thác cho Giáo Hội Người.”
Đề nghị
Đức Thánh Cha đã nói ngài tới lục địa này khi biết ngài có “không gì khác để đề nghị và ban cho những kẻ ngài sắp gặp, nếu không phải Chúa Kitô và những Tin Mừng thập giá Người, thì mầu nhiệm tình yêu tối cao, tình yêu Thiên Chúa đánh bại tất cả sự chống đối của con người và cuối cùng ban ơn tha thứ và tình yêu những kẻ thù có thể.”
“Đó là ân sủng của Tin Mừng có khả năng biến đổi thế giới; đó là ân sủng có thể đổi mới châu Phi, bởi vì nó sinh ra một quyền lực hoà bình và hoà giải thâm sâu và triệt để không gì chống nổi”.
“Giáo Hội không theo đuổi những mục tiêu kinh tế, xã hội và chính trị,” Đức Giáo Hoàng nói. “Giáo Hội công bố Chúa Kitô, vì chắc rằng Tin Mừng có thể đánh động các con tim của mọi người và biến đổi chúng, bằng cách đổi mới những con người và xã hội từ bên trong.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, đã ghi nhận rằng trong chuyến tông du này ngài sẽ cử hành lễ thánh quan thầy của ngài, Thánh Giuse, cũng là quan thầy của Giáo Hội hoàn vũ.
“Tôi phó thác cho sự cầu bàu trên trời của thánh cả này, chuyến hành hương sắp thực hiện này và các dân tộc của toàn châu Phi, với những thách đố đối mặt họ và những hy vọng làm sinh động họ,” ngài nói. “Tôi nghĩ cách riêng tới những nạn nhân của sự đói khác, bịnh tật, những bất công, của những vu xung đột huynh đệ và của mọi hình thức bạo lực mà, vô phúc, tiếp tục giáng xuống những người lớn và các trẻ em, không dung tha các nhà thừa sai, các linh mục, các tu sĩ, và những người tình nguyện.”
VATICAN (Zenit.org).- Khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đi tới Cameroon và Angola tuần này, ngài sẽ đem theo ngài Chúa Kitô và Tin Mừng.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm nay trước khi đọc kinh truyền Tin trưa với những người qui tụ trong Quảng Trường Thánh Pherô, những ngày trước lúc ngài đi châu Phi trong chuyến tông du đầu tiên của ngài tới lục địa này.
Đức Thánh Cha sẽ tới Yaoundé, Cameroon, ngày thứ Ba, 17/3, và trở về Rome ngày thứ Hai, 23/3. Trong chuyến tông du của ngài, Đức Thánh Cha sẽ trao “instrumentum laboris” (những chỉ dẫn) cho Khóa Họp Đặc Biệt thứ Hai Thượng Hội Đồng Giám Mục châu Phi, sẽ được tổ chức tháng 10 tại Vatican.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng sẽ viếng thăm Luanda, Angola, một xứ ngài đã nói hôm nay rằng “sau một cuộc nội chiến kéo dài, đã tìm lại hoà bình và bây giờ được kêu gọi tái kiến thiết trong công lý.”
“Với cuộc viếng thăm này,” Đức Thánh Cha nói, “tôi có ý ôm ấp toàn thể lục địa châu Phi: hàng ngàn sự khác biệt và linh hồn tôn giáo sâu xa của nó; những văn hóa lâu đời và con đường đầy gian lao tới phát triển và hoà giải của nó; những vấn đề nghiệm trọng của nó, những vết thương đau đớn của nó và những khả năng và những hy vọng to lớn của nó. ”
Ngài nói tiếp: “Tôi có ý củng cố những người Công Giáo châu Phi trong đức tin, an ủi những người Kitô hữu trong sự dấn thân hiệp nhất của họ, và mang đến cho mọi người việc loan báo hoà bình mà Chúa đã phó thác cho Giáo Hội Người.”
Đề nghị
Đức Thánh Cha đã nói ngài tới lục địa này khi biết ngài có “không gì khác để đề nghị và ban cho những kẻ ngài sắp gặp, nếu không phải Chúa Kitô và những Tin Mừng thập giá Người, thì mầu nhiệm tình yêu tối cao, tình yêu Thiên Chúa đánh bại tất cả sự chống đối của con người và cuối cùng ban ơn tha thứ và tình yêu những kẻ thù có thể.”
“Đó là ân sủng của Tin Mừng có khả năng biến đổi thế giới; đó là ân sủng có thể đổi mới châu Phi, bởi vì nó sinh ra một quyền lực hoà bình và hoà giải thâm sâu và triệt để không gì chống nổi”.
“Giáo Hội không theo đuổi những mục tiêu kinh tế, xã hội và chính trị,” Đức Giáo Hoàng nói. “Giáo Hội công bố Chúa Kitô, vì chắc rằng Tin Mừng có thể đánh động các con tim của mọi người và biến đổi chúng, bằng cách đổi mới những con người và xã hội từ bên trong.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, đã ghi nhận rằng trong chuyến tông du này ngài sẽ cử hành lễ thánh quan thầy của ngài, Thánh Giuse, cũng là quan thầy của Giáo Hội hoàn vũ.
“Tôi phó thác cho sự cầu bàu trên trời của thánh cả này, chuyến hành hương sắp thực hiện này và các dân tộc của toàn châu Phi, với những thách đố đối mặt họ và những hy vọng làm sinh động họ,” ngài nói. “Tôi nghĩ cách riêng tới những nạn nhân của sự đói khác, bịnh tật, những bất công, của những vu xung đột huynh đệ và của mọi hình thức bạo lực mà, vô phúc, tiếp tục giáng xuống những người lớn và các trẻ em, không dung tha các nhà thừa sai, các linh mục, các tu sĩ, và những người tình nguyện.”
Những chặng đường Thánh giá đã có lâu đời, mãi từ thế kỷ thứ IV
Phụng Nghi
17:35 16/03/2009
Columbus, Ohio (CNA).- Những chặng đường Thánh giá, theo hình thức đa số các tín hữu Công giáo thấy ngày nay, còn là tương đối chưa phải là xưa cũ theo thuật ngữ của Giáo hội. Tuy nhiên, lịch sử hình thành nghi thức phụng tự này đã bắt đầu rất lâu, từ những ngày khi các người hành hương đầu tiên được công khai tới Jerusalem và đi theo bước chân Chúa Giêsu trong ngày thứ Sáu Tuần thánh.
Sau thời gian 250 năm dài cấm cách, năm 313 Hoàng đế Constantinô cho phép người Kitô giáo được công khai thờ phượng Chúa trong toàn cõi Đế quốc Roma. Năm 335 ông xây Nhà thờ Mồ Thánh trên địa điểm tương truyền là ngôi mộ Chúa Giêsu.
Không bao lâu sau khi khánh thành, đã bắt đầu có những cuộc rước của người hành hương tới ngôi thánh đường này, nhất là trong Tuần Thánh.
Một phụ nữ tên là Egeria, từ nước Pháp hành hương tới đây, đã mô tả một trong những cuộc hành hương như thế xảy ra vào thế kỷ thứ 4: Giám mục Jerusalem và khoảng 200 khách hành hương bắt đầu “ngay từ lúc có tiếng gà gáy sáng đầu tiên” tại địa điểm Chúa Giêsu hấp hối vào đêm thứ Năm Tuần thánh. Họ đọc một kinh, hát một bài thánh ca và nghe một đoạn sách Tin mừng, sau đó đi tới vườn Giệtsimani, và cứ tiếp tục như thế.
Bà Egeria viết: Họ tiếp tục đi tới Jerusalem, “đến cửa thành vào khoảng thời gian người ta trông rõ được mặt nhau, và từ đó đi thẳng đến trung tâm thành phố. Mọi người, lớn nhỏ, giàu nghèo, tất cả đều tề tựu tại đó, vì vào ngày đặc biệt này, không ai bỏ qua cuộc canh thức cho đến sáng.”
Những người hành hương thường đi theo một con đường đã định sẵn, từ những khu hoang phế của Đồn Antonia, nơi Philatô đặt sảnh đường xử án, cho đến Nhà thờ Mồ thánh. Con đường đi qua Thành cổ Jerusalem đó được mọi người công nhận là con đường Chúa Giêsu đã đi trong cuộc tử nạn, và cho đến nay vẫn giữ nguyên như thế. Con đường này được gọi là Via Dolorosa, từ ngữ tiếng Latinh có nghĩa là “Con đường Sầu thảm.”
Những chặng dừng chân trên con đường này được đặt ra để ghi nhớ những sự việc đặc biệt xảy ra trong hành trình đi tới núi Sọ. Ở nhiều chỗ, người hành hương chỉ phỏng đoán vị trí nơi chỗ xảy ra sự việc mà thôi, vì trong thực tế, Jerusalem đã bị quân lính Roma phá hủy hoàn toàn vào năm 70.
Những người hành hương trở về nhà, đem theo dầu từ những ngọn đèn đã thắp quanh mồ Chúa Giêsu và những di vật từ các nơi thánh, và đôi lúc họ cố xây dựng lại tại châu Âu những gì họ đã chứng kiến nơi Đất Thánh. Người Hồi giáo chiếm cứ Palestine vào thế kỷ thứ 7, đã làm cho những ngôi đền thánh như thế có ý nghĩa hơn bởi vì du hành tới Thánh Địa vào thời gian đó rất là nguy hiểm.
Lòng tôn sùng Chặng đường Thánh giá bắt đầu sốt sắng từ sau năm 1342 khi các tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô được trao nhiệm vụ coi sóc các địa điểm linh thiêng nơi Đất Thánh. Kể từ đó lòng sùng kính này gắn liền chặt chẽ với các tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô; trong nhiều năm luật lệ của Giáo hội đòi hỏi bộ tượng Đường Thánh giá khi có thể được phải được một tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô làm phép.
Con số những chặng đường Thánh giá cũng khác biệt nhiều, có những cuốn sách kinh ngày xưa ghi ra tới 37 chặng. Từ ngữ “chặng hay nơi” dùng để mô tả Con đường Thánh giá, được sử dụng lần đầu tiên là trong câu truyện kể của một khách hành hương người nước Anh tên là William Wey; ông đến viếng Đất Thánh hai lần vào thế kỷ 15.
Tranh ảnh mô tả những sự việc trong các chặng đường Thánh giá chỉ phổ biến trong các nhà thờ mãi tới năm 1686, khi Đức giáo hoàng Innocent XI cho phép các tu sĩ dòng Thánh Phanxicô được trưng bầy các tranh cảnh như thế trong những nhà thờ của dòng này. Đức giáo hoàng cũng tuyên bố rằng tất cả những ân xá ban cho người đi viếng các nơi thánh thiêng ở Thánh Địa cũng được áp dụng cho tu sĩ dòng Thánh Phanxicô hay giáo dân liên hệ với dòng này khi họ viếng các chặng đường Thánh giá đặt trong thánh đường.
Năm 1726 Đức giáo hoàng Bênêđictô XIII mở rộng đặc ân đó cho tất cả mọi người tín hữu. Năm năm sau, Đức giáo hoàng Clementê XII cho phép tất cả mọi nhà thờ được đặt các chặng đường Thánh giá và ấn định con số là 14 chặng, áp dụng kể từ đó cho đến nay. Trong những năm gần đây, nhiều nhà thờ đã đặt thêm sự Phục sinh của Chúa làm chặng thứ 15. Năm 1742, Đức giáo hoàng Bênêđictô XIV đã đặc biệt thúc giục mọi nhà thờ nên làm phong phú thánh điện bằng các chặng đường Thánh giá.
Hai tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô trong thời kỳ này đã hoạt động tích cực để ước nguyện của các vị giáo hoàng được phổ biến khắp nơi. Thánh Leonard thuộc Port-Maurice đã đặt các chặng đường Thánh giá tại hơn 500 nhà thờ ở nước Ý. Còn thánh Alphongsô Liguri năm 1787 đã viết ra bản kinh các chặng đường Thánh giá mà đa số chúng ta đều biết vì được dùng trong hầu hết các giáo đường vào thế kỷ 19 và 20.
Tại các nhà thờ Công giáo, việc đi các chặng đường Thánh giá vào những ngày thứ Sáu trong Mùa Chay đã trở thành thông lệ. Nhiều nhà thờ còn cử hành hai lần, một vào buổi chiều, thường dành cho học sinh, và một vào buổi tối. Nơi một số nhà thờ Tin Lành, đặc biệt là các chi phái Episcopal và Lutheran, cũng đi các chặng đường Thánh giá như là một hoạt động trong Mùa Chay, nhất là vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
14 chặng đường Thánh giá theo cổ truyền là:
Quan Philatô luận giết Đức Chúa Giêsu
Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá.
Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá
Ông Simon vác Thánh giá đỡ Đức Chúa Giêsu
Bà Veronica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt
Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
Đức Chúa Giêsu đứng lại an ủi con thành Giêrusalem
Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
Quân dữ lột áo Đức Chúa Giêsu
Quân dữ đóng đanh Đức Chúa Giêsu
Đức Chúa Giêsu sinh thì trên Thánh Giá
Tháo đanh Đức Chúa Giêsu xuống mà phó ở tay Đức Mẹ
Táng xác Đức Chúa Giêsu trong hang đá
Các chặng thứ ba, bốn, sáu, bẩy và chín không được mô tả rõ rệt trong các sách Tin Mừng, cũng như sự mô tả của thánh Alphongsô về nơi thứ 13: đặt xác Chúa Giêsu trong vòng tay Đức Mẹ.
Để phù hợp với các trình thuật trong sách Tin Mừng, hôm thứ Sáu Tuần Thánh năm 1991 Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đưa ra bản văn Con đường Thánh giá theo Thánh Kinh, và kể từ đó mỗi năm đều có cử hành nghi thức này tại Giác đấu trường Colosseum ở Roma. Năm 2007, Đức giáo hoàng Bênêđictô đã chấp thuận bản văn này để dùng suy niệm và cử hành nghi thức công cộng.
Bản văn mới này có các chặng đường như sau:
Chúa Giêsu trong vườn Giệtsimani
Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội và bị bắt
Chúa Giêsu bị công nghị kết án
Chúa Giêsu bị Phêrô chối
Chúa Giêsu bị Philatô luận tội
Chúa Giêsu bị đánh đòn và đội mão gai
Chúa Giêsu vác thập giá
Chúa Giêsu được Simong vác giúp thánh giá
Chúa Giêsu gặp phụ nữ thành Jerusalem
Chúa Giêsu bị đóng đinh
Chúa Giêsu hứa một chỗ trong nước trời cho người trộm lành
Chúa Giêsu trao phó Đức Mẹ cho Gioan
Chúa Giêsu chết trên thập giá
Chúa Giêsu được táng trong mồ.
Các tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô đã có truyền thống lâu đời trong việc cử hành các chặng đường Thánh giá tại Giác đấu trường Colosseum vào những ngày thứ Sáu. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II coi đây là một nghi thức vào ngày thứ Sáu Tuần thánh hàng năm. Chính ngài đã vác một cây thánh giá đi suốt các chặng, cho đến khi tuổi già sức yếu và bệnh tật không cho phép ngài làm được. Năm 2005, chỉ còn ít ngày trước khi qua đời, ngài vẫn duy trì việc suy niệm các chặng đường Thánh giá trong ngôi nhà nguyện riêng ở Vatican.
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã tiếp nối truyền thống này. Mỗi năm, một người khác nhau được mời viết bản suy niệm cho các chặng đường Thánh giá của Đức giáo hoàng, trong số này có cả những người ngoài Công giáo. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô tự tay viết bản văn như thế năm 2000 và dùng các chặng đường cổ truyền.
13 chặng đường Thánh giá theo Kinh Thánh được đặc biệt dựng chung quanh thành phố Sydney (Úc) ngày 27 tháng 7 năm trước để cử hành nghi thức đi đường Thánh giá trong dịp Ngày Giới trẻ Thế giới. Các chặng này bắt đầu bằng Buổi Tiệc Ly tại Nhà thờ chính tòa St. Mary, cơn hấp hối trong vườn tại Công viên Domain, và kết thúc tại Cảng Darling, nơi ánh nắng hoàng hôn tạo nên một cảnh bi tráng làm nổi bật lên ba cây thập tự dựng tại địa điểm này.
Hơn hai triệu người đã tham dự những chặng đường Thánh giá đó và khoảng 500 triệu người dự khán qua truyền hình trên khắp thế giới. Đây là buội tập hợp lớn lao nhất chưa từng có để tôn sùng việc đi đường Thánh giá Chúa Giêsu.
Sau thời gian 250 năm dài cấm cách, năm 313 Hoàng đế Constantinô cho phép người Kitô giáo được công khai thờ phượng Chúa trong toàn cõi Đế quốc Roma. Năm 335 ông xây Nhà thờ Mồ Thánh trên địa điểm tương truyền là ngôi mộ Chúa Giêsu.
Không bao lâu sau khi khánh thành, đã bắt đầu có những cuộc rước của người hành hương tới ngôi thánh đường này, nhất là trong Tuần Thánh.
Một phụ nữ tên là Egeria, từ nước Pháp hành hương tới đây, đã mô tả một trong những cuộc hành hương như thế xảy ra vào thế kỷ thứ 4: Giám mục Jerusalem và khoảng 200 khách hành hương bắt đầu “ngay từ lúc có tiếng gà gáy sáng đầu tiên” tại địa điểm Chúa Giêsu hấp hối vào đêm thứ Năm Tuần thánh. Họ đọc một kinh, hát một bài thánh ca và nghe một đoạn sách Tin mừng, sau đó đi tới vườn Giệtsimani, và cứ tiếp tục như thế.
Bà Egeria viết: Họ tiếp tục đi tới Jerusalem, “đến cửa thành vào khoảng thời gian người ta trông rõ được mặt nhau, và từ đó đi thẳng đến trung tâm thành phố. Mọi người, lớn nhỏ, giàu nghèo, tất cả đều tề tựu tại đó, vì vào ngày đặc biệt này, không ai bỏ qua cuộc canh thức cho đến sáng.”
Những người hành hương thường đi theo một con đường đã định sẵn, từ những khu hoang phế của Đồn Antonia, nơi Philatô đặt sảnh đường xử án, cho đến Nhà thờ Mồ thánh. Con đường đi qua Thành cổ Jerusalem đó được mọi người công nhận là con đường Chúa Giêsu đã đi trong cuộc tử nạn, và cho đến nay vẫn giữ nguyên như thế. Con đường này được gọi là Via Dolorosa, từ ngữ tiếng Latinh có nghĩa là “Con đường Sầu thảm.”
Những chặng dừng chân trên con đường này được đặt ra để ghi nhớ những sự việc đặc biệt xảy ra trong hành trình đi tới núi Sọ. Ở nhiều chỗ, người hành hương chỉ phỏng đoán vị trí nơi chỗ xảy ra sự việc mà thôi, vì trong thực tế, Jerusalem đã bị quân lính Roma phá hủy hoàn toàn vào năm 70.
Những người hành hương trở về nhà, đem theo dầu từ những ngọn đèn đã thắp quanh mồ Chúa Giêsu và những di vật từ các nơi thánh, và đôi lúc họ cố xây dựng lại tại châu Âu những gì họ đã chứng kiến nơi Đất Thánh. Người Hồi giáo chiếm cứ Palestine vào thế kỷ thứ 7, đã làm cho những ngôi đền thánh như thế có ý nghĩa hơn bởi vì du hành tới Thánh Địa vào thời gian đó rất là nguy hiểm.
Lòng tôn sùng Chặng đường Thánh giá bắt đầu sốt sắng từ sau năm 1342 khi các tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô được trao nhiệm vụ coi sóc các địa điểm linh thiêng nơi Đất Thánh. Kể từ đó lòng sùng kính này gắn liền chặt chẽ với các tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô; trong nhiều năm luật lệ của Giáo hội đòi hỏi bộ tượng Đường Thánh giá khi có thể được phải được một tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô làm phép.
Con số những chặng đường Thánh giá cũng khác biệt nhiều, có những cuốn sách kinh ngày xưa ghi ra tới 37 chặng. Từ ngữ “chặng hay nơi” dùng để mô tả Con đường Thánh giá, được sử dụng lần đầu tiên là trong câu truyện kể của một khách hành hương người nước Anh tên là William Wey; ông đến viếng Đất Thánh hai lần vào thế kỷ 15.
Tranh ảnh mô tả những sự việc trong các chặng đường Thánh giá chỉ phổ biến trong các nhà thờ mãi tới năm 1686, khi Đức giáo hoàng Innocent XI cho phép các tu sĩ dòng Thánh Phanxicô được trưng bầy các tranh cảnh như thế trong những nhà thờ của dòng này. Đức giáo hoàng cũng tuyên bố rằng tất cả những ân xá ban cho người đi viếng các nơi thánh thiêng ở Thánh Địa cũng được áp dụng cho tu sĩ dòng Thánh Phanxicô hay giáo dân liên hệ với dòng này khi họ viếng các chặng đường Thánh giá đặt trong thánh đường.
Năm 1726 Đức giáo hoàng Bênêđictô XIII mở rộng đặc ân đó cho tất cả mọi người tín hữu. Năm năm sau, Đức giáo hoàng Clementê XII cho phép tất cả mọi nhà thờ được đặt các chặng đường Thánh giá và ấn định con số là 14 chặng, áp dụng kể từ đó cho đến nay. Trong những năm gần đây, nhiều nhà thờ đã đặt thêm sự Phục sinh của Chúa làm chặng thứ 15. Năm 1742, Đức giáo hoàng Bênêđictô XIV đã đặc biệt thúc giục mọi nhà thờ nên làm phong phú thánh điện bằng các chặng đường Thánh giá.
Hai tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô trong thời kỳ này đã hoạt động tích cực để ước nguyện của các vị giáo hoàng được phổ biến khắp nơi. Thánh Leonard thuộc Port-Maurice đã đặt các chặng đường Thánh giá tại hơn 500 nhà thờ ở nước Ý. Còn thánh Alphongsô Liguri năm 1787 đã viết ra bản kinh các chặng đường Thánh giá mà đa số chúng ta đều biết vì được dùng trong hầu hết các giáo đường vào thế kỷ 19 và 20.
Tại các nhà thờ Công giáo, việc đi các chặng đường Thánh giá vào những ngày thứ Sáu trong Mùa Chay đã trở thành thông lệ. Nhiều nhà thờ còn cử hành hai lần, một vào buổi chiều, thường dành cho học sinh, và một vào buổi tối. Nơi một số nhà thờ Tin Lành, đặc biệt là các chi phái Episcopal và Lutheran, cũng đi các chặng đường Thánh giá như là một hoạt động trong Mùa Chay, nhất là vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
14 chặng đường Thánh giá theo cổ truyền là:
Quan Philatô luận giết Đức Chúa Giêsu
Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá.
Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá
Ông Simon vác Thánh giá đỡ Đức Chúa Giêsu
Bà Veronica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt
Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
Đức Chúa Giêsu đứng lại an ủi con thành Giêrusalem
Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
Quân dữ lột áo Đức Chúa Giêsu
Quân dữ đóng đanh Đức Chúa Giêsu
Đức Chúa Giêsu sinh thì trên Thánh Giá
Tháo đanh Đức Chúa Giêsu xuống mà phó ở tay Đức Mẹ
Táng xác Đức Chúa Giêsu trong hang đá
Các chặng thứ ba, bốn, sáu, bẩy và chín không được mô tả rõ rệt trong các sách Tin Mừng, cũng như sự mô tả của thánh Alphongsô về nơi thứ 13: đặt xác Chúa Giêsu trong vòng tay Đức Mẹ.
Nơi thứ XII: Chúa chết trên thánh giá |
Để phù hợp với các trình thuật trong sách Tin Mừng, hôm thứ Sáu Tuần Thánh năm 1991 Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đưa ra bản văn Con đường Thánh giá theo Thánh Kinh, và kể từ đó mỗi năm đều có cử hành nghi thức này tại Giác đấu trường Colosseum ở Roma. Năm 2007, Đức giáo hoàng Bênêđictô đã chấp thuận bản văn này để dùng suy niệm và cử hành nghi thức công cộng.
Bản văn mới này có các chặng đường như sau:
Chúa Giêsu trong vườn Giệtsimani
Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội và bị bắt
Chúa Giêsu bị công nghị kết án
Chúa Giêsu bị Phêrô chối
Chúa Giêsu bị Philatô luận tội
Chúa Giêsu bị đánh đòn và đội mão gai
Chúa Giêsu vác thập giá
Chúa Giêsu được Simong vác giúp thánh giá
Chúa Giêsu gặp phụ nữ thành Jerusalem
Chúa Giêsu bị đóng đinh
Chúa Giêsu hứa một chỗ trong nước trời cho người trộm lành
Chúa Giêsu trao phó Đức Mẹ cho Gioan
Chúa Giêsu chết trên thập giá
Chúa Giêsu được táng trong mồ.
Các tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô đã có truyền thống lâu đời trong việc cử hành các chặng đường Thánh giá tại Giác đấu trường Colosseum vào những ngày thứ Sáu. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II coi đây là một nghi thức vào ngày thứ Sáu Tuần thánh hàng năm. Chính ngài đã vác một cây thánh giá đi suốt các chặng, cho đến khi tuổi già sức yếu và bệnh tật không cho phép ngài làm được. Năm 2005, chỉ còn ít ngày trước khi qua đời, ngài vẫn duy trì việc suy niệm các chặng đường Thánh giá trong ngôi nhà nguyện riêng ở Vatican.
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã tiếp nối truyền thống này. Mỗi năm, một người khác nhau được mời viết bản suy niệm cho các chặng đường Thánh giá của Đức giáo hoàng, trong số này có cả những người ngoài Công giáo. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô tự tay viết bản văn như thế năm 2000 và dùng các chặng đường cổ truyền.
13 chặng đường Thánh giá theo Kinh Thánh được đặc biệt dựng chung quanh thành phố Sydney (Úc) ngày 27 tháng 7 năm trước để cử hành nghi thức đi đường Thánh giá trong dịp Ngày Giới trẻ Thế giới. Các chặng này bắt đầu bằng Buổi Tiệc Ly tại Nhà thờ chính tòa St. Mary, cơn hấp hối trong vườn tại Công viên Domain, và kết thúc tại Cảng Darling, nơi ánh nắng hoàng hôn tạo nên một cảnh bi tráng làm nổi bật lên ba cây thập tự dựng tại địa điểm này.
Hơn hai triệu người đã tham dự những chặng đường Thánh giá đó và khoảng 500 triệu người dự khán qua truyền hình trên khắp thế giới. Đây là buội tập hợp lớn lao nhất chưa từng có để tôn sùng việc đi đường Thánh giá Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha tuyên bố mở ”Năm Linh Mục”: 19.6.2009-2010
G. Trần Đức Anh OP
19:16 16/03/2009
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến Bộ giáo sĩ sáng 16-3-2009 ĐTC Biển Đức 16 tuyên bố mở 'Năm Linh Mục' từ ngày 19-6 năm nay đến 19-6 năm tới để giúp các LM hướng về sự trọn lành thiêng liêng.
Hiện diện trong buổi tiếp kiến có 30 HY và GM thành viên và lối 40 chuyên viên, cố vấn, và viên chức tham dự khóa họp toàn thể của Bộ giáo sĩ từ ngày 16 đến 18-3-2009 tại Vatican về chủ đề ”Căn tính thừa sai của LM trong Giáo Hội, như một chiều kích nội tại trong việc thực thi ba chức năng”.
ĐTC nói: ”Để tạo điều kiện thuận lợi cho các LM hướng về sự trọn lành thiêng liêng là điều mà hiệu năng sứ vụ của các vị lệ thuộc, tôi quyết định mở năm đặc biệt 'Năm Linh Mục” từ ngày 19-6 tới đây cho đến ngày 19-6-2010. Thực vậy, đây cũng là dịp kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Maria Vianney, Cha sở họ Ars, qua đời, Người là mẫu gương đích thực của vị Mục Tử phục vụ đoàn chiên Chúa Kitô. Bộ giáo sĩ sẽ thỏa thuận với các vị Bản quyền giáo phận và các bề trên dòng tu để cổ võ và phối hợp những sáng kiến linh đạo và mục vụ hữu ích để ngày càng giúp cảm nghiệm về tầm quan trọng của vai trò và sứ mạng của LM trong Giáo Hội và trong xã hội ngày nay”.
Đề cập đến đề tài khóa họp toàn thể của Bộ giáo sĩ trong những ngày này về chiều kích thừa sai của LM, ĐTC nhấn mạnh rằng chiều kích thừa sai này phát sinh từ sự trở nên đồng hình dạng theo thể thức bí tích của LM với Chúa Kitô là Đầu. Sự đồng hình dạng này mang theo hệ luận là LM phải hoàn toàn thành tâm gắn bó với điều mà truyền thống Giáo Hội gọi là ”hình thức sống tông đồ” (apostolica vivendi forma). Điều này hệ tại tham gia vào đời sống mới, được hiểu một cách thiêng liêng, tham gia vào lối sống mới đã được Chúa Giêsu mở đầu và được các Tông Đồ đón nhận làm lối sống của mình”.
ĐTC không quên khẳng định rằng sứ mạng của LM diễn ra trong Giáo Hội. Chiều kích Giáo Hội, hiệp thông, có phẩm trật và hợp đạo lý là điều tuyệt đói cần thiết đối với mọi sứ mạng chân chính và chỉ như thế mới bảo đảm hiệu năng tinh thần các hoạt động của LM”.
Sau cùng, ĐTC cổ võ chăm sóc việc huấn luyện cho các ứng sinh lên chức linh mục, với ý thức về những thay đổi sâu rộng trong xã hội những thập niên gần đây, động viên các năng lực tốt đẹp nhất của Giáo Hội cho công tác này. Cần giúp các LM trẻ đón nhận đúng đắn các văn kiện của Công đồng chung Vatican 2 được giải thích dưới ánh sáng toàn thể gia sản đạo lý của Giáo Hội.
Thông cáo của Bộ Giáo Sĩ
”Nhân dịp kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Maria Vianney, Cha Sở họ Ars, qua đời, sáng nay (16-3-2009) ĐTC đã loan báo rằng từ 19-6-2009 đến 19-6-2010 sẽ cử hành một ”Năm đặc biệt về Linh Mục” với chủ đề là ”Niềm trung thành của Chúa Kitô, niềm trung thành của Linh Mục”.
ĐTC sẽ chủ sự Kinh Chiều ngày 19-6 tới đây, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và cũng là Ngày Thánh Hóa Linh mục, để khai mạc Năm này, trước sự hiện diện của hài cốt Thánh Cha sở họ Ars, được Đức GM giáo phận Belley-Ars, đưa về Roma; ĐTC sẽ bế mạc Năm Linh mục ngày 19-6-2010, tham dự “Đại hội các linh mục thế giới” tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Trong năm thánh này, ĐTC Biển Đức 16 sẽ tuyên bố thánh Gioan Maria Vianney là ”Bổn mạng của tất cả các linh mục trên thế giới”. Ngoài ra, sẽ công bố cuốn ”Chỉ nam cho các giải tội và linh hướng” cùng với một tuyển tập các tác phẩm của ĐTC về những đề tài thiết yếu liên quan tới đời sống và sứ mạng của linh mục trong thời đại ngày nay”.
Bộ Giáo Sĩ, thỏa thuận với các bị Bản quyền giáo phận và các Bề trên dòng tu, sẽ lo thăng tiến và phối hợp các sáng kiến thiêng liêng và mục vụ sẽ được thực hiện để giúp ý thức ngày càng mạnh mẽ hơn về tầm quan trọng của vai trò và sứ mạng của linh mục trong Giáo Hội và trong xã hội ngày nay, cũng như sự cần thiết phải tăng cường việc thường huấn cho các linh mục, gắn liền với việc huấn luyện cho các chủng sinh” (SD 16-3-2009).
Hiện diện trong buổi tiếp kiến có 30 HY và GM thành viên và lối 40 chuyên viên, cố vấn, và viên chức tham dự khóa họp toàn thể của Bộ giáo sĩ từ ngày 16 đến 18-3-2009 tại Vatican về chủ đề ”Căn tính thừa sai của LM trong Giáo Hội, như một chiều kích nội tại trong việc thực thi ba chức năng”.
ĐTC nói: ”Để tạo điều kiện thuận lợi cho các LM hướng về sự trọn lành thiêng liêng là điều mà hiệu năng sứ vụ của các vị lệ thuộc, tôi quyết định mở năm đặc biệt 'Năm Linh Mục” từ ngày 19-6 tới đây cho đến ngày 19-6-2010. Thực vậy, đây cũng là dịp kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Maria Vianney, Cha sở họ Ars, qua đời, Người là mẫu gương đích thực của vị Mục Tử phục vụ đoàn chiên Chúa Kitô. Bộ giáo sĩ sẽ thỏa thuận với các vị Bản quyền giáo phận và các bề trên dòng tu để cổ võ và phối hợp những sáng kiến linh đạo và mục vụ hữu ích để ngày càng giúp cảm nghiệm về tầm quan trọng của vai trò và sứ mạng của LM trong Giáo Hội và trong xã hội ngày nay”.
Đề cập đến đề tài khóa họp toàn thể của Bộ giáo sĩ trong những ngày này về chiều kích thừa sai của LM, ĐTC nhấn mạnh rằng chiều kích thừa sai này phát sinh từ sự trở nên đồng hình dạng theo thể thức bí tích của LM với Chúa Kitô là Đầu. Sự đồng hình dạng này mang theo hệ luận là LM phải hoàn toàn thành tâm gắn bó với điều mà truyền thống Giáo Hội gọi là ”hình thức sống tông đồ” (apostolica vivendi forma). Điều này hệ tại tham gia vào đời sống mới, được hiểu một cách thiêng liêng, tham gia vào lối sống mới đã được Chúa Giêsu mở đầu và được các Tông Đồ đón nhận làm lối sống của mình”.
ĐTC không quên khẳng định rằng sứ mạng của LM diễn ra trong Giáo Hội. Chiều kích Giáo Hội, hiệp thông, có phẩm trật và hợp đạo lý là điều tuyệt đói cần thiết đối với mọi sứ mạng chân chính và chỉ như thế mới bảo đảm hiệu năng tinh thần các hoạt động của LM”.
Sau cùng, ĐTC cổ võ chăm sóc việc huấn luyện cho các ứng sinh lên chức linh mục, với ý thức về những thay đổi sâu rộng trong xã hội những thập niên gần đây, động viên các năng lực tốt đẹp nhất của Giáo Hội cho công tác này. Cần giúp các LM trẻ đón nhận đúng đắn các văn kiện của Công đồng chung Vatican 2 được giải thích dưới ánh sáng toàn thể gia sản đạo lý của Giáo Hội.
Thông cáo của Bộ Giáo Sĩ
”Nhân dịp kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Maria Vianney, Cha Sở họ Ars, qua đời, sáng nay (16-3-2009) ĐTC đã loan báo rằng từ 19-6-2009 đến 19-6-2010 sẽ cử hành một ”Năm đặc biệt về Linh Mục” với chủ đề là ”Niềm trung thành của Chúa Kitô, niềm trung thành của Linh Mục”.
ĐTC sẽ chủ sự Kinh Chiều ngày 19-6 tới đây, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và cũng là Ngày Thánh Hóa Linh mục, để khai mạc Năm này, trước sự hiện diện của hài cốt Thánh Cha sở họ Ars, được Đức GM giáo phận Belley-Ars, đưa về Roma; ĐTC sẽ bế mạc Năm Linh mục ngày 19-6-2010, tham dự “Đại hội các linh mục thế giới” tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Trong năm thánh này, ĐTC Biển Đức 16 sẽ tuyên bố thánh Gioan Maria Vianney là ”Bổn mạng của tất cả các linh mục trên thế giới”. Ngoài ra, sẽ công bố cuốn ”Chỉ nam cho các giải tội và linh hướng” cùng với một tuyển tập các tác phẩm của ĐTC về những đề tài thiết yếu liên quan tới đời sống và sứ mạng của linh mục trong thời đại ngày nay”.
Bộ Giáo Sĩ, thỏa thuận với các bị Bản quyền giáo phận và các Bề trên dòng tu, sẽ lo thăng tiến và phối hợp các sáng kiến thiêng liêng và mục vụ sẽ được thực hiện để giúp ý thức ngày càng mạnh mẽ hơn về tầm quan trọng của vai trò và sứ mạng của linh mục trong Giáo Hội và trong xã hội ngày nay, cũng như sự cần thiết phải tăng cường việc thường huấn cho các linh mục, gắn liền với việc huấn luyện cho các chủng sinh” (SD 16-3-2009).
Đức Thánh Cha đề cập đến chuyến viếng thăm Camerun và Angola
Bình Hòa
19:29 16/03/2009
Đề tài của buổi cầu nguyện trưa Chúa Nhật hôm qua là chuyến viếng thăm hai nước Cameroun và Angola mà đức thánh cha sẽ thực hiện từ thứ ba tuần này cho đến thứ hai tuần tới, nhằm chuẩn bị cho kỳ họp lần thứ hai về Phi châu của Thượng hội đồng giám mục, qua việc trao cho các nghị phụ Tài liệu làm việc. Mục tiêu này được nối kết với bài đọc thứ hai của Chúa Nhật thứ ba mùa Bốn mươi, trong đó thánh Phaolô xác định sứ vụ của mình là loan truyền Tin mừng cứu độ được thành tựu nơi thập giá của Đức Kitô, điều mà thế gian coi là ô nhục và điên rồ. Tuy nhiên, thập giá của đức Kitô mang sức mạnh canh tân xã hội bởi vì tình thương của Thiên Chúa có khả năng thay đổi con tim, nhờ đó con người có thể tha thứ cho nhau và kiến tạo hòa bình. Chuyến đi Phi châu cũng được liên kết với ngày lễ thánh Giuse, bổn mạng của Hội thánh và của đức Bênêđictô XVI, bởi vì thánh nhân đã đưa hài nhi Giêsu lánh nạn sang Ai cập (thuộc Phi châu) để chu toàn lời Kinh thánh tiên báo về sứ mạng của Chúa Cứu thế như nhà lãnh đạo đưa dân Chúa từ Ai cập vào đất hứa. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Từ thứ ba 17 tháng 3 đến thứ hai 23 tháng 3 tôi sẽ thực hiện chuyến tông du lần đầu tiên sang Phi châu. Tôi sẽ đến Yaoundé thủ đô của nước Cameroun, để trao “tài liệu làm việc” của kỳ họp đặc biệt lần thứ hai về châu Phi của Thượng hội đồng giám mục, sẽ diễn ra tại Vatican vào tháng 10 sắp tới, rồi sẽ đến Luanda, thủ đô Angola, một nước được hởng hoà bình sau một cuộc chiến lâu năm, và nay đang tìm con đường tái thiết trong công bằng. Với cuộc viếng thăm này, tôi muốn ôm ấp toàn thể lục điạ châu Phi, với trăm ngàn sắc thái dị biệt, với tâm hồn mang tính tôn giáo, với con đường gian truân của phát triển và hoà giải, với những vấn đề trầm trọng, những vết thương nhức nhối, và những tiềm năng và hy vọng khổng lồ. Tôi muốn củng cố các tín hữu công giáo trong niềm tin, khuyến khích các kitô hữu trong nỗ lực đại kết, đem đến cho hết mọi người lời loan báo hoà bình mà Chúa Kitô phục sinh đã uỷ thác cho Hội thánh.
Đang khi chuẩn bị cho chuyến đi truyền giáo này, vẳng lên trong tâm trí tôi những lời của thánh Phaolô mà phụng vụ trưng bày cho chúng ta suy niệm vào Chúa Nhật thứ ba mùa Bốn Mươi hôm nay. Thánh Phaolô viết cho các tín hữu Corintô như sau: “Chúng tôi loan báo đức Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, là điều ô nhục đối với người Do thái, sự điên rồ đối với dân ngoại, nhưng đối với những ai được kêu gọi, dù là Do thái hay là Hy lạp, thì Đức Kitô là quyền năng của Thiên Chúa và thượng trí của Thiên Chúa” (1Cr 1,23-24). Anh chị em thân mến, đúng thế, tôi đi châu Phi với ý thức rằng tôi không có cái gì khác để trình bày và cống hiến cho những người sẽ gặp, ngoại trừ Chúa Kitô và Tin mừng Thập giá của Người, mầu nhiệm của tình yêu cao cả, của tình thương Thiên Chúa vượt thắng mọi sự kháng cự của con người, và khiến cho việc tha thứ và lòng yêu thương kẻ thù có thể xảy ra được. Đây là ân huệ có khả năng đổi mới châu Phi, bởi vì có thể nảy sinh ra một sức mạnh vô địch của hoà bình và hoà giải sâu đậm. Bởi thế Hội thánh không theo đuổi những mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị; Hội thánh loan báo Chúa Kitô, với niềm xác tín rằng Tin mừng có thể rung động con tim của mọi người và làm thay đổi chúng, như thế đổi mới con người và xã hội ngay từ thâm tâm.
Ngày 19 tháng 3, trong chuyến viếng thăm mục vụ châu Phi, chúng ta sẽ mừng lễ thánh Giuse, bổn mạng của Hội thành hoàn vũ và của riêng tôi nữa. Đưọc thiên sứ báo trong giấc mộng, thánh Giuse đã phải chạy trốn sang nước Ai-cập, miền Đông Bắc Phi châu, để đưa hài nhi Giêsu đến chỗ an toàn, tránh cuộc mưu sát của vua Herot. Như thế lời Kinh thánh đã nên trọn: đức Giêsu đã dõi theo bước chân của các tổ phụ và cũng như dân Israel, đã trở về Đất hứa sau thời lưu đày bên Ai cập. Tôi xin ký thác cho lời cầu bầu đăc lực của vị đại thánh này chuyến hành hường của tôi cũng như các dân tộc của toàn thể châu Phi, với những thách đố và hy vọng của họ. Tôi nghĩ cách riêng đến các nạn nhân của cảnh đói khát, bệnh tật, bất công, những cuộc xung đột nội bộ, và hết mọi hình thức bạo động đang tiếp tục hoành hành đối với người lớn trẻ nhỏ, và không dung tha các thừa sai, linh mục, tu sĩ nam nữ, và người thiện nguyện. Anh chị em thân mến, xin hãy đồng hành với tôi với lời cầu nguyện, khẩn nài đức Maria là Mẹ và Nữ Vương của châu Phi.
Anh chị em thân mến
Từ thứ ba 17 tháng 3 đến thứ hai 23 tháng 3 tôi sẽ thực hiện chuyến tông du lần đầu tiên sang Phi châu. Tôi sẽ đến Yaoundé thủ đô của nước Cameroun, để trao “tài liệu làm việc” của kỳ họp đặc biệt lần thứ hai về châu Phi của Thượng hội đồng giám mục, sẽ diễn ra tại Vatican vào tháng 10 sắp tới, rồi sẽ đến Luanda, thủ đô Angola, một nước được hởng hoà bình sau một cuộc chiến lâu năm, và nay đang tìm con đường tái thiết trong công bằng. Với cuộc viếng thăm này, tôi muốn ôm ấp toàn thể lục điạ châu Phi, với trăm ngàn sắc thái dị biệt, với tâm hồn mang tính tôn giáo, với con đường gian truân của phát triển và hoà giải, với những vấn đề trầm trọng, những vết thương nhức nhối, và những tiềm năng và hy vọng khổng lồ. Tôi muốn củng cố các tín hữu công giáo trong niềm tin, khuyến khích các kitô hữu trong nỗ lực đại kết, đem đến cho hết mọi người lời loan báo hoà bình mà Chúa Kitô phục sinh đã uỷ thác cho Hội thánh.
Đang khi chuẩn bị cho chuyến đi truyền giáo này, vẳng lên trong tâm trí tôi những lời của thánh Phaolô mà phụng vụ trưng bày cho chúng ta suy niệm vào Chúa Nhật thứ ba mùa Bốn Mươi hôm nay. Thánh Phaolô viết cho các tín hữu Corintô như sau: “Chúng tôi loan báo đức Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, là điều ô nhục đối với người Do thái, sự điên rồ đối với dân ngoại, nhưng đối với những ai được kêu gọi, dù là Do thái hay là Hy lạp, thì Đức Kitô là quyền năng của Thiên Chúa và thượng trí của Thiên Chúa” (1Cr 1,23-24). Anh chị em thân mến, đúng thế, tôi đi châu Phi với ý thức rằng tôi không có cái gì khác để trình bày và cống hiến cho những người sẽ gặp, ngoại trừ Chúa Kitô và Tin mừng Thập giá của Người, mầu nhiệm của tình yêu cao cả, của tình thương Thiên Chúa vượt thắng mọi sự kháng cự của con người, và khiến cho việc tha thứ và lòng yêu thương kẻ thù có thể xảy ra được. Đây là ân huệ có khả năng đổi mới châu Phi, bởi vì có thể nảy sinh ra một sức mạnh vô địch của hoà bình và hoà giải sâu đậm. Bởi thế Hội thánh không theo đuổi những mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị; Hội thánh loan báo Chúa Kitô, với niềm xác tín rằng Tin mừng có thể rung động con tim của mọi người và làm thay đổi chúng, như thế đổi mới con người và xã hội ngay từ thâm tâm.
Ngày 19 tháng 3, trong chuyến viếng thăm mục vụ châu Phi, chúng ta sẽ mừng lễ thánh Giuse, bổn mạng của Hội thành hoàn vũ và của riêng tôi nữa. Đưọc thiên sứ báo trong giấc mộng, thánh Giuse đã phải chạy trốn sang nước Ai-cập, miền Đông Bắc Phi châu, để đưa hài nhi Giêsu đến chỗ an toàn, tránh cuộc mưu sát của vua Herot. Như thế lời Kinh thánh đã nên trọn: đức Giêsu đã dõi theo bước chân của các tổ phụ và cũng như dân Israel, đã trở về Đất hứa sau thời lưu đày bên Ai cập. Tôi xin ký thác cho lời cầu bầu đăc lực của vị đại thánh này chuyến hành hường của tôi cũng như các dân tộc của toàn thể châu Phi, với những thách đố và hy vọng của họ. Tôi nghĩ cách riêng đến các nạn nhân của cảnh đói khát, bệnh tật, bất công, những cuộc xung đột nội bộ, và hết mọi hình thức bạo động đang tiếp tục hoành hành đối với người lớn trẻ nhỏ, và không dung tha các thừa sai, linh mục, tu sĩ nam nữ, và người thiện nguyện. Anh chị em thân mến, xin hãy đồng hành với tôi với lời cầu nguyện, khẩn nài đức Maria là Mẹ và Nữ Vương của châu Phi.
Đức Thánh Cha viếng thăm Camerun và Angola
Linh Tiến Khải
19:27 16/03/2009
Phỏng vấn giáo sư Martin Nkafu, thần học gia và triết gia người Camerun về chuyến công du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại Phi châu
Trong các ngày từ 17 đến 23 tháng 3 này Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ viếng thăm mục vụ hai nước Camerun và Uganda. Đức Thánh Cha sẽ đến thủ đô Yaounde ngày thứ ba 17 tháng 3. Hôm sau đó ngài sẽ hội kiến với tổng thống Paul Biya và gặp các Giám Mục Camerun. Vào han chiều ngài chủ sự buổi hát kinh chiều với các Giám Mục, Linh Mục, Phó tế, tu sĩ và các phong trào giáo dân, cũng như gặp gỡ đại diện của các Giáo Hội kitô khác. Thứ năm 19 tháng 3 Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các đại diện cộng đoàn hồi giáo và với các thành viên hội đồng đặc biệt của Thượng Hồi Đồng Giám Mục Phi châu.
Thứ sáu 20 tháng 3 Đức Thánh Cha rời Camerun để bay sang Luanda thủ đô Angola. Ban chiều cùng ngày Đức Thánh Cha hội kiến với tổng thống Eduardo Dos Santos, sau đó gặp các Giám Mục Angola và Sao Tomé. Chiều thứ bẩy 21 tháng 3 Đức Thánh Cha gặp gỡ giới trẻ tại vận động trường Dos Coqueiros. Sáng Chúa Nhật 22 tháng 3 Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với các Giám Mục toàn vùng Nam Phi châu với sự tham dự của tín hữu tại bãi trống Cimangola trong thủ đô Luanda. Ban chiều Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các phong trào công giáo để thăng tiến nữ giới. Và thứ hai 23 tháng 3 ngài sẽ lên đường trở lại Roma.
Camerun rộng 475.650 cây số vuông có 17 triệu dân, trong đó 4.842.000 ngàn người là tín hữu công giáo. Giáo Hội có 816 giáo xứ và 1493 trường học với 377.000 học sinh. Ngoài ra Giáo Hội còn điều khiển 28 nhà thương, 235 bệnh xá, 12 trung tâm phong cùi, 15 cô nhi viện và 40 văn phòng cố vấn gia đình. Camerun đã được Đức Gioan Phaolô II viếng thăm hai lần hồi năm 1985 và 1995. Camerun là quốc gia có mỏ dầu lửa, hơi đốt, và các mỏ cassiterite, titane và vàng. Mỏ bauxít và sắt chưa được khai thác.
Angola rộng 1.246.700 cây số vuông có 16 triệu dân, trong đó 8,6 triệu là tín hữu công giáo. Giáo Hội có 307 giáo xứ và 453 trường học với 211.000 học sinh. Ngoài ra Giáo Hội cũng điều hành 23 nhà thương, 269 bệnh xá, 4 trung tâm phong cùi, 45 cô nhi viện và 37 văn phòng cố vấn gia đình.
Trong thư mục vụ gửi tín hữu toàn nước các Giám Mục Camerun mời gọi tín hữu tích cực chuẩn bị tinh thần cho chuyến viếng thăm lịch sử này của Đức Thánh Cha. Các vị khẳng định rằng: ”Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng là chuyến viếng thăm của vị Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ. Người đến để củng cố các Kitô hữu Camerun và Phi châu trong lòng tin, và để bảo đảm về sự kiên trì của lòng tin đó. Vì thế chúng ta hãy quyết tâm cầu nguyện cho một nền hòa bình lâu dài trong đất nước chúng ta, một nền hòa bình hoa trái của công lý cho phép tất cả mọi người sống như anh chị em với nhau, được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa và bình đẳng với nhau trong phẩm giá và các quyền lợi”.
Lời kêu gọi của các Giám Mục Camerun không phải là không có lý do. Tuy Camerun có được một sự ổn định và hòa bình nào đó, nhưng không phải là không có các căng thẳng chính trị xã hội. Chính quyền của tổng thống Paul Biya, đã tại vị từ năm 1982 đến nay, chắc chắn không phải là một trong những chính quyền dân chủ nhất tại Phi châu, bởi vì cảnh gian tham hối lộ và vi phạm các quyền con người xảy ra hằng ngày như cơm bữa. Từ nhiều năm qua người ta lo sợ cảnh bạo lực bùng nổ, như cảnh người dân xuống đường biểu tình phản đối cảnh vật giá leo thang trong tỉnh Douala hồi năm ngoái.
Đức Cha Antoine Ntalu, Tổng Giám Mục giáo phận Garoua, kiêm Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Muc Camerun, cho biết cảnh người bóc lột người luôn tiếp diễn. Xã hội Camerun giống như một con thuyền nổi trôi giữa sóng gió của bão táp, và đang đánh mất đi tình trạng là quốc gia pháp quyền của mình. Trong phiên họp mới đây Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Camerun đã đề cập đến các tệ nạn đang đè nặng trên xã hội Camerun như: nạn gian tham hối lộ lan tràn, thiếu trong sáng và quản trị tồi, thiếu nguyên lý về thiện ích chung, vi phạm các quyền con người, thiếu giáo dục công dân vv... Vì thế chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ là dịp giúp canh tân luân lý, xã hội và văn hóa. Thế rồi chính Giáo Hội cũng không thiếu các vấn đề nội bộ. Trong chuyến viếng thăm Tòa Thánh mới đây, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khích lệ các Giám Mục Camerun hoạt động cho sự hiệp nhất và cộng tác mục vụ để đem Tin Mừng tới cho người dân thuộc nhiều chủng tộc khác nhau. Liên quan tới hàng giáo sĩ và tu sĩ cần phải củng cố ”một cuộc sống khiết tịnh độc thân, việc thi hành quyền bính một cách đúng đắn và có tương quan lành mạnh với của cải vật chất”.
Đức Tổng Giám Mục Giovanni Becciu, Sứ Thần Tòa Thánh tại Angola cho biết dân chúng háo hức chờ đợi chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha. Chuyến viếng thăm này sẽ thúc đẩy họ dấn thân rao truyền Tin Mừng mạnh mẽ hơn, và nó đặc biệt ý nghĩa đối với tình trạng của Angola, là quốc gia đã ra khỏi cuộc nội chiến kéo dài 30 năm trời, gây ra biết bao nhiêu chết chóc và đổ vỡ thương đau cho người dân. Đức Thánh Cha sẽ chúc lành cho tiến trình hòa bình bắt đầu hồi năm 2002 và các nỗ lực tái thiết đất nước này, trong đó có các tiến trình phát triển kinh tế.
Đức Cha Damiao Franklin, Tổng Giám Mục Luanda, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Angola cho biết chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ giúp tín hữu và người dân nước này đẩy mạnh tiến trình hòa giải trên bình diện cá nhân và xã hội tại Angola, cũng như chú ý đến đề tài của Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu tới đây là hòa giải công lý và hòa bình.
Tin Mừng đã được rao giảng tại Angola năm 1491 và từ đó cho tới nay Giáo Hội Công Giáo đã là cơ cấu duy nhất hiện diện khắp nơi và có mạng lưới hoạt động hữu hiệu trong việc thăng tiến cuộc sống của người dân. Trong suốt các năm nội chiến Giáo Hội cũng đã là tiếng nói độc lập duy nhất với đài phát thanh Ecclesia. Nhưng cho tới nay Radio Ecclesia vẫn chỉ được phát các chương trình trong thủ đô Luanda và chưa được phép phát sóng tại khắp nơi trong nước.
Từ vài năm qua Angola có mức phát triển kinh tế gia tăng 25% mỗi năm nhờ có dầu lửa và các quặng mỏ khác như manganese, đồng, sắt, uranium, asphalte và kim cương. Tuy nhiên các số tiền lời khổng lồ được chia chác giữa giới lãnh đạo chính quyền của tổng thống Eduardo Dos Santos, tại vị từ năm 1979 tới nay. Đa số dân tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói và chậm tiến và tuổi thọ trung bình là 40.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới các bạn bài phỏng vấn giáo sư Martin Nkafu, thần học gia và triết gia người Camerun về chuyến công du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại Phi châu. Giáo sư Nkafu dậy môn Văn hóa, Tôn giáo và tư tưởng Phi châu tại đại học giáo hoàng Lateranense và Gregoriana ở Roma. Giáo sứ cũng đã từng làm việc cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu năm 1994, trong tư cách là phối hợp viên các bản dịch và chuyên viên dịch thuật. Giáo sư vừa mới từ Camerun về tới Roma.
Hỏi: Thưa giáo sư Nkafu, bầu khí chờ đợi Đức Thánh Cha tại Camerun như thế nào?
Đáp: Có sự chờ đợi rất lớn cũng như có rất nhiều tò mò. Đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viếng thăm Phi châu, vì thế người ta thực sự chờ đợi người như là Chủ Chăn. Đặc biệt là tại Camerun tín hữu và dân chúng rất là háo hức.
Hỏi: Người dân Camerun chờ đợi gì nơi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thưa giáo sư?
Đáp: Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha trước hết có tính cách mục vụ. Các dân tộc Phi châu, do người dân Camerun và Angola đại diện, chờ đợi được Đức Thánh Cha an ủi, khích lệ, nâng đỡ và củng cố trong lòng tin. Và mọi người cũng chờ đợi Đức Thánh Cha Nâng đỡ họ trong cuộc sống bằng lời nói, các lời cầu nguyện và phép lành của người. Thế rồi họ cũng biết là Đức Thánh Cha đến Phi châu là để công bố Tài Liệu Làm Việc cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II, và họ cảm thấy bị lôi cuốn vào trong biến cố này.
Hỏi: Thưa giáo sư, đề tài của Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II là ”Giáo Hội tại Phi châu phục vụ sự hòa giải, công lý và hòa bình”. Giáo sư có nhận xét gì về việc chọn đề tài này?
Đáp: Đề tài chọn cho Thượng Hồi Đồng Giám Mục Phi châu rất là tích cực và thích hợp. Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ I hồi năm 1994 đã có tính cách mục vụ và thần học hơn. Trong một nghĩa nào đó nó đã có mục đích “kiểm thực” sự trưởng thành của Phi châu trong lòng tin Kitô, hay cùng nhau suy tư về điểm chúng tôi đã đạt tới, về gương mặt của Chúa Kitô bên Phi châu.
Ngày nay cần phải đương đầu với các vấn đề cụ thể hơn như hòa bình, hòa giải, công lý và phẩm giá con người vv... Còn có rất nhiều chiến tranh bên Phi châu, rất thường khi vì các lý do lợi lộc kinh tế nước ngoài. Không thể có hòa bình khi có sự khai thác bóc lột. Và bởi vì việc rao giảng Tin Mừng tại Phi châu cũng trùng với việc thăng tiến nhân bản, nên không thể đem Tin Mừng tới cho các dân tộc Phi châu và loam báo Tin Mừng, nếu không có hòa bình và nếu không chú ý tới sự phát triển của tất cả mọi yếu tố góp phần thăng tiến thiện ích và hạnh phúc cho các dân tộc Phi châu.
Hỏi: Người ta cũng thường nói rằng công tác rao giảng Tin Mừng tại Phi châu cần phải đi sâu hơn nữa vào trong các nền văn hóa của các dân tộc của đại lục này, giáo sư nghĩ sao?
Đáp: Vâng, người ta thường khẳng định rằng vấn đề rao giảng Tin Mừng là nhiệm vụ đầu tiên của Giáo Hội và vì thế là của vị thừa sai. Trong tình hình Phi châu hiện nay công tác rao truyền Tin Mừng không thể chỉ do các thừa sai nước ngoài hay các linh mục tu sĩ đảm trách, mà là bổn phận của tất cả mọi Kitô hữu. Không cần phải tái truyền giảng Tin Mừng, nhưng cần một chứng tá mới cho Lời Chúa, một chứng tá sống thực và cụ thể. Chúng ta phải là các chứng nhân của Nước Chúa. Vì thế mỗi một Kitô hữu đều phải trở thành một thừa sai trong môi trường sống thường ngày, trong công xưởng và nơi làm việc của mình, cũng trong khu xóm và đối với tất cả mọi người.
(Avvenire 8-3-2009)
Trong các ngày từ 17 đến 23 tháng 3 này Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ viếng thăm mục vụ hai nước Camerun và Uganda. Đức Thánh Cha sẽ đến thủ đô Yaounde ngày thứ ba 17 tháng 3. Hôm sau đó ngài sẽ hội kiến với tổng thống Paul Biya và gặp các Giám Mục Camerun. Vào han chiều ngài chủ sự buổi hát kinh chiều với các Giám Mục, Linh Mục, Phó tế, tu sĩ và các phong trào giáo dân, cũng như gặp gỡ đại diện của các Giáo Hội kitô khác. Thứ năm 19 tháng 3 Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các đại diện cộng đoàn hồi giáo và với các thành viên hội đồng đặc biệt của Thượng Hồi Đồng Giám Mục Phi châu.
Thứ sáu 20 tháng 3 Đức Thánh Cha rời Camerun để bay sang Luanda thủ đô Angola. Ban chiều cùng ngày Đức Thánh Cha hội kiến với tổng thống Eduardo Dos Santos, sau đó gặp các Giám Mục Angola và Sao Tomé. Chiều thứ bẩy 21 tháng 3 Đức Thánh Cha gặp gỡ giới trẻ tại vận động trường Dos Coqueiros. Sáng Chúa Nhật 22 tháng 3 Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với các Giám Mục toàn vùng Nam Phi châu với sự tham dự của tín hữu tại bãi trống Cimangola trong thủ đô Luanda. Ban chiều Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các phong trào công giáo để thăng tiến nữ giới. Và thứ hai 23 tháng 3 ngài sẽ lên đường trở lại Roma.
Camerun rộng 475.650 cây số vuông có 17 triệu dân, trong đó 4.842.000 ngàn người là tín hữu công giáo. Giáo Hội có 816 giáo xứ và 1493 trường học với 377.000 học sinh. Ngoài ra Giáo Hội còn điều khiển 28 nhà thương, 235 bệnh xá, 12 trung tâm phong cùi, 15 cô nhi viện và 40 văn phòng cố vấn gia đình. Camerun đã được Đức Gioan Phaolô II viếng thăm hai lần hồi năm 1985 và 1995. Camerun là quốc gia có mỏ dầu lửa, hơi đốt, và các mỏ cassiterite, titane và vàng. Mỏ bauxít và sắt chưa được khai thác.
Angola rộng 1.246.700 cây số vuông có 16 triệu dân, trong đó 8,6 triệu là tín hữu công giáo. Giáo Hội có 307 giáo xứ và 453 trường học với 211.000 học sinh. Ngoài ra Giáo Hội cũng điều hành 23 nhà thương, 269 bệnh xá, 4 trung tâm phong cùi, 45 cô nhi viện và 37 văn phòng cố vấn gia đình.
Trong thư mục vụ gửi tín hữu toàn nước các Giám Mục Camerun mời gọi tín hữu tích cực chuẩn bị tinh thần cho chuyến viếng thăm lịch sử này của Đức Thánh Cha. Các vị khẳng định rằng: ”Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng là chuyến viếng thăm của vị Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ. Người đến để củng cố các Kitô hữu Camerun và Phi châu trong lòng tin, và để bảo đảm về sự kiên trì của lòng tin đó. Vì thế chúng ta hãy quyết tâm cầu nguyện cho một nền hòa bình lâu dài trong đất nước chúng ta, một nền hòa bình hoa trái của công lý cho phép tất cả mọi người sống như anh chị em với nhau, được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa và bình đẳng với nhau trong phẩm giá và các quyền lợi”.
Lời kêu gọi của các Giám Mục Camerun không phải là không có lý do. Tuy Camerun có được một sự ổn định và hòa bình nào đó, nhưng không phải là không có các căng thẳng chính trị xã hội. Chính quyền của tổng thống Paul Biya, đã tại vị từ năm 1982 đến nay, chắc chắn không phải là một trong những chính quyền dân chủ nhất tại Phi châu, bởi vì cảnh gian tham hối lộ và vi phạm các quyền con người xảy ra hằng ngày như cơm bữa. Từ nhiều năm qua người ta lo sợ cảnh bạo lực bùng nổ, như cảnh người dân xuống đường biểu tình phản đối cảnh vật giá leo thang trong tỉnh Douala hồi năm ngoái.
Đức Cha Antoine Ntalu, Tổng Giám Mục giáo phận Garoua, kiêm Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Muc Camerun, cho biết cảnh người bóc lột người luôn tiếp diễn. Xã hội Camerun giống như một con thuyền nổi trôi giữa sóng gió của bão táp, và đang đánh mất đi tình trạng là quốc gia pháp quyền của mình. Trong phiên họp mới đây Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Camerun đã đề cập đến các tệ nạn đang đè nặng trên xã hội Camerun như: nạn gian tham hối lộ lan tràn, thiếu trong sáng và quản trị tồi, thiếu nguyên lý về thiện ích chung, vi phạm các quyền con người, thiếu giáo dục công dân vv... Vì thế chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ là dịp giúp canh tân luân lý, xã hội và văn hóa. Thế rồi chính Giáo Hội cũng không thiếu các vấn đề nội bộ. Trong chuyến viếng thăm Tòa Thánh mới đây, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khích lệ các Giám Mục Camerun hoạt động cho sự hiệp nhất và cộng tác mục vụ để đem Tin Mừng tới cho người dân thuộc nhiều chủng tộc khác nhau. Liên quan tới hàng giáo sĩ và tu sĩ cần phải củng cố ”một cuộc sống khiết tịnh độc thân, việc thi hành quyền bính một cách đúng đắn và có tương quan lành mạnh với của cải vật chất”.
Đức Tổng Giám Mục Giovanni Becciu, Sứ Thần Tòa Thánh tại Angola cho biết dân chúng háo hức chờ đợi chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha. Chuyến viếng thăm này sẽ thúc đẩy họ dấn thân rao truyền Tin Mừng mạnh mẽ hơn, và nó đặc biệt ý nghĩa đối với tình trạng của Angola, là quốc gia đã ra khỏi cuộc nội chiến kéo dài 30 năm trời, gây ra biết bao nhiêu chết chóc và đổ vỡ thương đau cho người dân. Đức Thánh Cha sẽ chúc lành cho tiến trình hòa bình bắt đầu hồi năm 2002 và các nỗ lực tái thiết đất nước này, trong đó có các tiến trình phát triển kinh tế.
Đức Cha Damiao Franklin, Tổng Giám Mục Luanda, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Angola cho biết chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ giúp tín hữu và người dân nước này đẩy mạnh tiến trình hòa giải trên bình diện cá nhân và xã hội tại Angola, cũng như chú ý đến đề tài của Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu tới đây là hòa giải công lý và hòa bình.
Tin Mừng đã được rao giảng tại Angola năm 1491 và từ đó cho tới nay Giáo Hội Công Giáo đã là cơ cấu duy nhất hiện diện khắp nơi và có mạng lưới hoạt động hữu hiệu trong việc thăng tiến cuộc sống của người dân. Trong suốt các năm nội chiến Giáo Hội cũng đã là tiếng nói độc lập duy nhất với đài phát thanh Ecclesia. Nhưng cho tới nay Radio Ecclesia vẫn chỉ được phát các chương trình trong thủ đô Luanda và chưa được phép phát sóng tại khắp nơi trong nước.
Từ vài năm qua Angola có mức phát triển kinh tế gia tăng 25% mỗi năm nhờ có dầu lửa và các quặng mỏ khác như manganese, đồng, sắt, uranium, asphalte và kim cương. Tuy nhiên các số tiền lời khổng lồ được chia chác giữa giới lãnh đạo chính quyền của tổng thống Eduardo Dos Santos, tại vị từ năm 1979 tới nay. Đa số dân tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói và chậm tiến và tuổi thọ trung bình là 40.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới các bạn bài phỏng vấn giáo sư Martin Nkafu, thần học gia và triết gia người Camerun về chuyến công du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại Phi châu. Giáo sư Nkafu dậy môn Văn hóa, Tôn giáo và tư tưởng Phi châu tại đại học giáo hoàng Lateranense và Gregoriana ở Roma. Giáo sứ cũng đã từng làm việc cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu năm 1994, trong tư cách là phối hợp viên các bản dịch và chuyên viên dịch thuật. Giáo sư vừa mới từ Camerun về tới Roma.
Hỏi: Thưa giáo sư Nkafu, bầu khí chờ đợi Đức Thánh Cha tại Camerun như thế nào?
Đáp: Có sự chờ đợi rất lớn cũng như có rất nhiều tò mò. Đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viếng thăm Phi châu, vì thế người ta thực sự chờ đợi người như là Chủ Chăn. Đặc biệt là tại Camerun tín hữu và dân chúng rất là háo hức.
Hỏi: Người dân Camerun chờ đợi gì nơi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thưa giáo sư?
Đáp: Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha trước hết có tính cách mục vụ. Các dân tộc Phi châu, do người dân Camerun và Angola đại diện, chờ đợi được Đức Thánh Cha an ủi, khích lệ, nâng đỡ và củng cố trong lòng tin. Và mọi người cũng chờ đợi Đức Thánh Cha Nâng đỡ họ trong cuộc sống bằng lời nói, các lời cầu nguyện và phép lành của người. Thế rồi họ cũng biết là Đức Thánh Cha đến Phi châu là để công bố Tài Liệu Làm Việc cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II, và họ cảm thấy bị lôi cuốn vào trong biến cố này.
Hỏi: Thưa giáo sư, đề tài của Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II là ”Giáo Hội tại Phi châu phục vụ sự hòa giải, công lý và hòa bình”. Giáo sư có nhận xét gì về việc chọn đề tài này?
Đáp: Đề tài chọn cho Thượng Hồi Đồng Giám Mục Phi châu rất là tích cực và thích hợp. Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ I hồi năm 1994 đã có tính cách mục vụ và thần học hơn. Trong một nghĩa nào đó nó đã có mục đích “kiểm thực” sự trưởng thành của Phi châu trong lòng tin Kitô, hay cùng nhau suy tư về điểm chúng tôi đã đạt tới, về gương mặt của Chúa Kitô bên Phi châu.
Ngày nay cần phải đương đầu với các vấn đề cụ thể hơn như hòa bình, hòa giải, công lý và phẩm giá con người vv... Còn có rất nhiều chiến tranh bên Phi châu, rất thường khi vì các lý do lợi lộc kinh tế nước ngoài. Không thể có hòa bình khi có sự khai thác bóc lột. Và bởi vì việc rao giảng Tin Mừng tại Phi châu cũng trùng với việc thăng tiến nhân bản, nên không thể đem Tin Mừng tới cho các dân tộc Phi châu và loam báo Tin Mừng, nếu không có hòa bình và nếu không chú ý tới sự phát triển của tất cả mọi yếu tố góp phần thăng tiến thiện ích và hạnh phúc cho các dân tộc Phi châu.
Hỏi: Người ta cũng thường nói rằng công tác rao giảng Tin Mừng tại Phi châu cần phải đi sâu hơn nữa vào trong các nền văn hóa của các dân tộc của đại lục này, giáo sư nghĩ sao?
Đáp: Vâng, người ta thường khẳng định rằng vấn đề rao giảng Tin Mừng là nhiệm vụ đầu tiên của Giáo Hội và vì thế là của vị thừa sai. Trong tình hình Phi châu hiện nay công tác rao truyền Tin Mừng không thể chỉ do các thừa sai nước ngoài hay các linh mục tu sĩ đảm trách, mà là bổn phận của tất cả mọi Kitô hữu. Không cần phải tái truyền giảng Tin Mừng, nhưng cần một chứng tá mới cho Lời Chúa, một chứng tá sống thực và cụ thể. Chúng ta phải là các chứng nhân của Nước Chúa. Vì thế mỗi một Kitô hữu đều phải trở thành một thừa sai trong môi trường sống thường ngày, trong công xưởng và nơi làm việc của mình, cũng trong khu xóm và đối với tất cả mọi người.
(Avvenire 8-3-2009)
Top Stories
Vatican starts Chinese website but some fear block
Philip Pullella
15:09 16/03/2009
VATICAN CITY (Reuters Mar 16, 2009 ) - The Vatican is launching a Chinese version of its website in an effort to bring more of Pope Benedict's message to China, whose communist government does not allow Catholics to recognize his authority.
Some Church sources and diplomats said they feared the site could be blocked by Chinese authorities, as has been the fate of other websites.
The Vatican said on Monday the Chinese version of the website www.vatican.va will be launched on Thursday. It already has versions in seven other languages.
The pope's speeches and other content will be available in both traditional and simplified Chinese characters.
China's communist government does not allow its Catholics to recognize the Pope's authority and forces them to be members of a state-backed Catholic organization.
China's 8 million to 12 million Catholics are split between the officially approved church and an "underground" one loyal to the Pope.
While the Vatican statement said it hoped the site would be used by "Internet users from throughout the world," Church sources and diplomats said they feared the site would be blocked.
"As long as the website does not post anything the government objects to, it will be OK," said Father Bernardo Cervellera, head of Asia News, a web-based religious news agency that specializes on China.
"But once they start talking about the nomination of bishops or Tibet or the Dalai Lama, it will be blocked just as ours has been quite often," Cervellera told Reuters.
China regularly blocks sites it finds unsavory, particularly those critical of the Communist Party.
Access to the New York Times website and Chinese versions of the BBC, Voice of America and Hong Kong media Ming Pao News and Asiaweek have been blocked in the past.
China, which eased its rein on the Internet before and during the Beijing Olympics in August, has said that it is within its rights to block websites with content illegal under Chinese law.
Beijing's relations with the Vatican have alternated in recent years between ice and signs of thaws.
Last year a bishop from Hong Kong represented Pope Benedict at the opening ceremony of the Olympics in August and in May China's national orchestra played for the Pope at a concert in the Vatican.
But in October, China denied permission for Catholic bishops to travel to Rome for a Church meeting. Benedict has made improving relations with China a main goal of his pontificate and hopes diplomatic ties can be restored.
China says before restoring ties, broken off two years after the 1949 Communist takeover, the Vatican must sever relations with Taiwan, which Beijing considers a renegade province.
Some Church sources and diplomats said they feared the site could be blocked by Chinese authorities, as has been the fate of other websites.
The Vatican said on Monday the Chinese version of the website www.vatican.va will be launched on Thursday. It already has versions in seven other languages.
The pope's speeches and other content will be available in both traditional and simplified Chinese characters.
China's communist government does not allow its Catholics to recognize the Pope's authority and forces them to be members of a state-backed Catholic organization.
China's 8 million to 12 million Catholics are split between the officially approved church and an "underground" one loyal to the Pope.
While the Vatican statement said it hoped the site would be used by "Internet users from throughout the world," Church sources and diplomats said they feared the site would be blocked.
"As long as the website does not post anything the government objects to, it will be OK," said Father Bernardo Cervellera, head of Asia News, a web-based religious news agency that specializes on China.
"But once they start talking about the nomination of bishops or Tibet or the Dalai Lama, it will be blocked just as ours has been quite often," Cervellera told Reuters.
China regularly blocks sites it finds unsavory, particularly those critical of the Communist Party.
Access to the New York Times website and Chinese versions of the BBC, Voice of America and Hong Kong media Ming Pao News and Asiaweek have been blocked in the past.
China, which eased its rein on the Internet before and during the Beijing Olympics in August, has said that it is within its rights to block websites with content illegal under Chinese law.
Beijing's relations with the Vatican have alternated in recent years between ice and signs of thaws.
Last year a bishop from Hong Kong represented Pope Benedict at the opening ceremony of the Olympics in August and in May China's national orchestra played for the Pope at a concert in the Vatican.
But in October, China denied permission for Catholic bishops to travel to Rome for a Church meeting. Benedict has made improving relations with China a main goal of his pontificate and hopes diplomatic ties can be restored.
China says before restoring ties, broken off two years after the 1949 Communist takeover, the Vatican must sever relations with Taiwan, which Beijing considers a renegade province.
Viet court will re-try Catholic activists; lawyer faces intense harassment
Catholic World News
19:44 16/03/2009
Eight Catholic activists who were convicted in December on charges stemming from protests at a Hanoi parish will face a new trial. The 8 activists, who received suspended sentences on charges of damaging government property, had appealed, insisting that they had done nothing wrong. While the state-owned media continue a propaganda campaign against the Catholic defendants, their lawyer has been singled out for special adverse treatment, interfering with his ability to conduct the case.
Details: Catholic defendants to be re-tried - Lawyer persecuted openly
Details: Catholic defendants to be re-tried - Lawyer persecuted openly
Tin Giáo Hội Việt Nam
Buổi khai mạc ''Suy ngắm cuộc Thương Khó Chúa Giêsu'' của SVCG Vinh tại Huế
Pet. Lê Văn Đông
14:09 16/03/2009
Buổi khai mạc "Suy ngắm cuộc Thương Khó Chúa Giêsu" của SVCG Vinh tại Huế
Cứ mỗi năm vào Mùa chay, Giáo Hội Công Giáo trên khắp hoàn vũ thực hiện nhiều chương trình để tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Tuy nhiên mỗi nơi có một hình thức tưởng nhớ khác nhau rất phong phú và đa dạng. Đây quả là thời gian vàng ngọc để thế gian sám hối về những bất xứng đối với Đấng đã tạo nên mọi sự. Cách riêng đối với Sinh viên Công giáo (SVCG) tại Huế đã có một ngày tĩnh tâm thật sốt sắng và gặt hái được nhiều hoa quả thiêng liêng ở Đan Viện Thiên An.
Thật khó để diễn tả hết cảm xúc của đại đa số anh chị em SVCG Huế nói chung và đặc biệt là Sinh viên Công Giáo Vinh tại Huế. Thật không hổ thẹn với Tổ Tông, “hậu sinh khả uý”. Với ngọn lửa truyền thống đạo đức sốt sắng đã có từ lâu đời, nay vẫn cứ cháy mãi trong lòng mỗi SVCG Vinh. Dư âm của ngày tĩnh tâm ở Đan Viện Thiên An lại được tiếp tục bởi những chương trình đạo đức mà họ đã thực hiện. Với sự động viên nhiệt thành của Cha đặc trách SVCG Huế - Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, sự giúp đỡ tận tình của Bề Trên và các Thầy Dòng Chúa Cứu Thế Huế, các chị dòng Mến Thánh Giá Vinh, và tinh thần hưởng ứng cao của nhiều anh chị em SVCG Vinh tại Huế. Thay mặt cho ban điều hành SVCG Vinh: Chị Tùng, anh Đông, anh Cẩn, anh Kim, anh Đoan, anh Bằng… đã đứng ra tổ chức cho anh chị em SVCG Vinh có điều kiện để suy ngắm cuộc thương khó của Chúa Giêsu theo nghi thức truyền thống của Giáo Phận nhà.
Họ đã chọn ngày thứ 3, thứ 7 hàng tuần tại Dòng Chúa Cứu Thế để cùng suy “ ngắm 15 sự thương khó của Chúa Giê Su”. Chương trình ngắm đã được chính thức khai mạc vào tối thứ 7 vào lúc 19g30 ngày 14 tháng 3 năm 2009. Chương trình ngắm gồm có 15 thứ, mỗi buổi suy ngắm 5 thứ, thứ tự ngắm đã được cắt cử cho 5 Sinh Viên thay phiên nhau, đại diện cho đại gia đình SVCG Vinh suy ngắm, sau mỗi chặng thì nguyện một Kinh Lạy Cha, mười Kinh Kính Mừng và một Kinh Sáng Danh. Chương trình ngắm được thực hiện rất chặt chẽ có tổ chức và mang tính cộng đoàn rất cao. Chính những lúc này tinh thần đoàn kết yêu thương trong tình huynh đệ của Đức Kitô, đã thực sự được thể hiện rõ nét nơi mỗi người SVCG Vinh. Những người phải sống xa xứ, học tập vì ngày mai lập nghiệp, xa mái ấm tình thương của gia đình, giáo xứ và giáo phận. Với chương trình này họ đã thực sự tìm về được nguồn cội của Gáo Phận nhà qua những nghi thức sống đạo mang tính truyền thống cao quý này. Tham gia buổi khai mạc suy ngắm cuộc thương khó Chúa Giêsu của SVCG Vinh, có thầy giáo Nguyễn Ngọc Chính - Giáo viên Học Viện âm nhạc Huế, các chị dòng MTG Vinh, một số SVCG Huế, và đông đảo anh chị em SVCG Vinh. Buổi khai mạc diễn ra rất sốt sắng, làm rung động tâm hồn cảm mến tri ân Đấng đã chịu chết trên cây thập tự nơi nhiều bạn trẻ. Kết thúc buổi suy niệm là một bài hát kính Đức Mẹ mang âm hưởng ngọt ngào đầy cảm động của tình mẫu tử trên đồi Can Vê, đáng nói nhất vẫn là giây phút cuối cùng, giây phút cầu nguyện trong thinh lặng trước Thánh Giá Chúa Kitô của tất cả anh chị em sinh viên, những giây phút thinh lặng ấy đã khiến cho lòng ai nấy đều cảm nếm sâu xa tình yêu của Đức Giêsu Kitô. Thật tuyệt vời làm sao tất cả là hồng ân, sau một thời gian bị gián đoạn về khâu tổ chức của ban điều hành SVCG Vinh tại Huế, vì nhiều lí do khác nhau, cả về vật chất lẫn tinh thần, làm cho SVCG Vinh không được tham gia các chương trình sinh hoạt một cách đều đặn (ngoài các đợt sinh hoạt với SVCG Huế). Giờ đây nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Cha đặc trách SVCG Huế và một số anh chị em SVCG Vinh nhiệt thành, họ đã kiện toàn lại ban điều hành SVCG Vinh tại Huế, và giờ đây anh chị em SVCG Vinh lại được tiếp tục có điều kiện gặp gỡ, chia sẻ với nhau về việc sống đạo trong đời sống sinh viên xa nhà.
Hi vọng rằng sau những lần gặp gỡ, suy ngắm về cuộc thương khó của Chúa Giêsu trong Mùa chay thánh này, anh chị em SVCG Vinh ngày càng hoàn thiện hơn về đời sống nhân bản và có đủ bản lĩnh để làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh của Chúa Giêsu trong môi trường học đường. Ước gì những việc làm trên đây của SVCG Vinh tại Huế có thể nhận được sự quan tâm giúp đỡ của những tấm lòng quảng đại với SVCG, đặc biệt là những người có trách nhiệm với SVCG Vinh ở Giáo Phận nhà.
Cứ mỗi năm vào Mùa chay, Giáo Hội Công Giáo trên khắp hoàn vũ thực hiện nhiều chương trình để tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Tuy nhiên mỗi nơi có một hình thức tưởng nhớ khác nhau rất phong phú và đa dạng. Đây quả là thời gian vàng ngọc để thế gian sám hối về những bất xứng đối với Đấng đã tạo nên mọi sự. Cách riêng đối với Sinh viên Công giáo (SVCG) tại Huế đã có một ngày tĩnh tâm thật sốt sắng và gặt hái được nhiều hoa quả thiêng liêng ở Đan Viện Thiên An.
Thật khó để diễn tả hết cảm xúc của đại đa số anh chị em SVCG Huế nói chung và đặc biệt là Sinh viên Công Giáo Vinh tại Huế. Thật không hổ thẹn với Tổ Tông, “hậu sinh khả uý”. Với ngọn lửa truyền thống đạo đức sốt sắng đã có từ lâu đời, nay vẫn cứ cháy mãi trong lòng mỗi SVCG Vinh. Dư âm của ngày tĩnh tâm ở Đan Viện Thiên An lại được tiếp tục bởi những chương trình đạo đức mà họ đã thực hiện. Với sự động viên nhiệt thành của Cha đặc trách SVCG Huế - Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, sự giúp đỡ tận tình của Bề Trên và các Thầy Dòng Chúa Cứu Thế Huế, các chị dòng Mến Thánh Giá Vinh, và tinh thần hưởng ứng cao của nhiều anh chị em SVCG Vinh tại Huế. Thay mặt cho ban điều hành SVCG Vinh: Chị Tùng, anh Đông, anh Cẩn, anh Kim, anh Đoan, anh Bằng… đã đứng ra tổ chức cho anh chị em SVCG Vinh có điều kiện để suy ngắm cuộc thương khó của Chúa Giêsu theo nghi thức truyền thống của Giáo Phận nhà.
Họ đã chọn ngày thứ 3, thứ 7 hàng tuần tại Dòng Chúa Cứu Thế để cùng suy “ ngắm 15 sự thương khó của Chúa Giê Su”. Chương trình ngắm đã được chính thức khai mạc vào tối thứ 7 vào lúc 19g30 ngày 14 tháng 3 năm 2009. Chương trình ngắm gồm có 15 thứ, mỗi buổi suy ngắm 5 thứ, thứ tự ngắm đã được cắt cử cho 5 Sinh Viên thay phiên nhau, đại diện cho đại gia đình SVCG Vinh suy ngắm, sau mỗi chặng thì nguyện một Kinh Lạy Cha, mười Kinh Kính Mừng và một Kinh Sáng Danh. Chương trình ngắm được thực hiện rất chặt chẽ có tổ chức và mang tính cộng đoàn rất cao. Chính những lúc này tinh thần đoàn kết yêu thương trong tình huynh đệ của Đức Kitô, đã thực sự được thể hiện rõ nét nơi mỗi người SVCG Vinh. Những người phải sống xa xứ, học tập vì ngày mai lập nghiệp, xa mái ấm tình thương của gia đình, giáo xứ và giáo phận. Với chương trình này họ đã thực sự tìm về được nguồn cội của Gáo Phận nhà qua những nghi thức sống đạo mang tính truyền thống cao quý này. Tham gia buổi khai mạc suy ngắm cuộc thương khó Chúa Giêsu của SVCG Vinh, có thầy giáo Nguyễn Ngọc Chính - Giáo viên Học Viện âm nhạc Huế, các chị dòng MTG Vinh, một số SVCG Huế, và đông đảo anh chị em SVCG Vinh. Buổi khai mạc diễn ra rất sốt sắng, làm rung động tâm hồn cảm mến tri ân Đấng đã chịu chết trên cây thập tự nơi nhiều bạn trẻ. Kết thúc buổi suy niệm là một bài hát kính Đức Mẹ mang âm hưởng ngọt ngào đầy cảm động của tình mẫu tử trên đồi Can Vê, đáng nói nhất vẫn là giây phút cuối cùng, giây phút cầu nguyện trong thinh lặng trước Thánh Giá Chúa Kitô của tất cả anh chị em sinh viên, những giây phút thinh lặng ấy đã khiến cho lòng ai nấy đều cảm nếm sâu xa tình yêu của Đức Giêsu Kitô. Thật tuyệt vời làm sao tất cả là hồng ân, sau một thời gian bị gián đoạn về khâu tổ chức của ban điều hành SVCG Vinh tại Huế, vì nhiều lí do khác nhau, cả về vật chất lẫn tinh thần, làm cho SVCG Vinh không được tham gia các chương trình sinh hoạt một cách đều đặn (ngoài các đợt sinh hoạt với SVCG Huế). Giờ đây nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Cha đặc trách SVCG Huế và một số anh chị em SVCG Vinh nhiệt thành, họ đã kiện toàn lại ban điều hành SVCG Vinh tại Huế, và giờ đây anh chị em SVCG Vinh lại được tiếp tục có điều kiện gặp gỡ, chia sẻ với nhau về việc sống đạo trong đời sống sinh viên xa nhà.
Hi vọng rằng sau những lần gặp gỡ, suy ngắm về cuộc thương khó của Chúa Giêsu trong Mùa chay thánh này, anh chị em SVCG Vinh ngày càng hoàn thiện hơn về đời sống nhân bản và có đủ bản lĩnh để làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh của Chúa Giêsu trong môi trường học đường. Ước gì những việc làm trên đây của SVCG Vinh tại Huế có thể nhận được sự quan tâm giúp đỡ của những tấm lòng quảng đại với SVCG, đặc biệt là những người có trách nhiệm với SVCG Vinh ở Giáo Phận nhà.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tôi tự hỏi: ''Liệu anh có chùn bước ?''
Maria N.D
14:15 16/03/2009
Kính gửi Luật sư Luật,
Tôi là dân Sài gòn nhưng đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Hà Nội thật đẹp, thật đáng yêu trong lòng tôi, nhưng đáng yêu hơn khi tôi biết nơi này tôi siêng năng đến với Chúa hơn. Tôi cảm nhận Chúa ngự trị trong lòng tôi rõ nét nhất, tôi đi Lễ đều đặn mỗi Chúa Nhật, tham gia vào ca đòan của giáo xứ nổi tiếng của Hà Thành. Ở đó tôi lắng nghe tiếng Chúa và hiểu rằng Ngài quả rất nhân lành, yêu thương hết thảy mọi người và đặc biệt riêng tôi. Có những điều mà tôi rất muốn nhưng vẫn không thể nào thực hiện trọn vẹn khi tôi ở Sài Gòn, nơi phồn hoa náo nhiệt, những thứ đó cuốn tôi, lôi tôi ra khỏi vòng tay Chúa. Tôi biết nhưng có lẽ tôi yếu đuối nên đã không cưỡng lại được, mỗi lần đến Chúa Nhật tôi lôi ra vài lý do để không đi Lễ. Tôi không hiểu mình.
Hà Nội với những ngày lang thang tìm về bên Chúa, tôi bắt gặp những sự kiện lớn của Gíao Hội. Tôi hòa mình vào những sự kiện đó. Tôi rơi nước mắt khi hát vang bài Kinh Hòa Bình trong dòng người xen lẫn tiếng động cơ đập phá Tòa Khâm Sứ. Tôi bước thấp bước cao vào Linh Địa Đức Bà mà lòng buồn khôn tả. Hằng ngày tôi vẫn vào trang tin xem diễn biến, rồi cầu nguyện, tôi chỉ có thể làm thế.
Rồi những ngày xử các giáo dân Thái Hà tôi cũng đến. Tuy không có nhành thiên tuế trên tay, tuy không được đứng cạnh mọi người phía trong kia, tôi đứng ngòai vòng vây của họ, nhưng không, lòng tôi đã đến tận nơi ấy. Tôi lại cầu nguyện và chỉ có thể làm thế và tôi quay về trong niềm tin, hy vọng và chờ đợi....
Rồi đọc báo, tôi thấy người người tung hô: HOAN HÔ LUẬT SƯ!!!!!!!!!!!
Từ đó tôi biết đến anh, tôi thấy anh trên từng trang tin, tôi nhìn thật kỹ.... tôi thấy vui, thấy mừng và thấy ngưỡng mộ. Từ đó tôi biết anh nhiều hơn trong quá nhiều sự kiện. Anh trở nên thân thiết trong từng người Công Giáo chúng tôi. Vậy là anh và cộng sự của anh đã không được yên ổn khi đã dám đấu tranh cho công lý, cho sự thật. Tôi thấy tôi nợ anh, nợ mọi người và nợ bản thân tôi một lời xin lỗi. Tôi cảm thấy hổ thẹn vì nếu tôi mà bị cản trở, bị người ta làm khó dễ như anh hiện nay, không biết tôi có còn dám theo đuổi nữa không, tôi có còn dám đương đầu nữa không ?
Chắc là không và tôi cũng đã từng nhụt chí như thế trong đời. Còn anh, liệu anh có chùn bước????????
Nói ra điều này tôi thấy lòng mình buồn quá. Tôi vẫn luôn cầu nguyện, cầu nguyện và nói với Chúa rằng: con mong anh ấy thật vững vàng, thật sáng suốt, thật kiên cường.
Nhưng tự trong lòng tôi cũng thấy rằng quá khó. Anh sống không phải cho chỉ bản thân, anh còn gia đình, còn bé con Lê Nhân Quyền. Bé thật đáng yêu. Tôi ngưỡng mộ gia đình anh khi nhìn thấy hình cả nhà anh ở Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng. Nếu phải lựa chọn, quả không đơn giản chút nào vì tôi đã từng như thế, tôi đã từng nhụt chí trước cường quyền khi nghĩ về các con tôi, khi phải lựa chọn phải đấu tranh và cuộc sống bình an bên con mà bỏ qua sự thật. Nó làm tôi đau đớn.
Giờ đây khi viết tâm tình này, tôi muốn hỏi anh: luật sư ơi, anh có chùn bước không? Anh có còn giữ nguyên ý định đi tìm chân lý, sự thật bên cạnh chúng tôi không?
Dù anh có thay đổi hay không tôi vẫn rất yêu quý, trân trọng những gì anh đã làm cho người Công Gíao chúng tôi, niềm tin vào sự kiên cường của anh vẫn đang đong đầy trong lòng mỗi chúng tôi.
ĐỪNG CHÙN BƯỚC LUẬT SƯ NHÉ!!!!!!!!!!!!
Tôi là dân Sài gòn nhưng đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Hà Nội thật đẹp, thật đáng yêu trong lòng tôi, nhưng đáng yêu hơn khi tôi biết nơi này tôi siêng năng đến với Chúa hơn. Tôi cảm nhận Chúa ngự trị trong lòng tôi rõ nét nhất, tôi đi Lễ đều đặn mỗi Chúa Nhật, tham gia vào ca đòan của giáo xứ nổi tiếng của Hà Thành. Ở đó tôi lắng nghe tiếng Chúa và hiểu rằng Ngài quả rất nhân lành, yêu thương hết thảy mọi người và đặc biệt riêng tôi. Có những điều mà tôi rất muốn nhưng vẫn không thể nào thực hiện trọn vẹn khi tôi ở Sài Gòn, nơi phồn hoa náo nhiệt, những thứ đó cuốn tôi, lôi tôi ra khỏi vòng tay Chúa. Tôi biết nhưng có lẽ tôi yếu đuối nên đã không cưỡng lại được, mỗi lần đến Chúa Nhật tôi lôi ra vài lý do để không đi Lễ. Tôi không hiểu mình.
Hà Nội với những ngày lang thang tìm về bên Chúa, tôi bắt gặp những sự kiện lớn của Gíao Hội. Tôi hòa mình vào những sự kiện đó. Tôi rơi nước mắt khi hát vang bài Kinh Hòa Bình trong dòng người xen lẫn tiếng động cơ đập phá Tòa Khâm Sứ. Tôi bước thấp bước cao vào Linh Địa Đức Bà mà lòng buồn khôn tả. Hằng ngày tôi vẫn vào trang tin xem diễn biến, rồi cầu nguyện, tôi chỉ có thể làm thế.
Rồi những ngày xử các giáo dân Thái Hà tôi cũng đến. Tuy không có nhành thiên tuế trên tay, tuy không được đứng cạnh mọi người phía trong kia, tôi đứng ngòai vòng vây của họ, nhưng không, lòng tôi đã đến tận nơi ấy. Tôi lại cầu nguyện và chỉ có thể làm thế và tôi quay về trong niềm tin, hy vọng và chờ đợi....
Rồi đọc báo, tôi thấy người người tung hô: HOAN HÔ LUẬT SƯ!!!!!!!!!!!
Từ đó tôi biết đến anh, tôi thấy anh trên từng trang tin, tôi nhìn thật kỹ.... tôi thấy vui, thấy mừng và thấy ngưỡng mộ. Từ đó tôi biết anh nhiều hơn trong quá nhiều sự kiện. Anh trở nên thân thiết trong từng người Công Giáo chúng tôi. Vậy là anh và cộng sự của anh đã không được yên ổn khi đã dám đấu tranh cho công lý, cho sự thật. Tôi thấy tôi nợ anh, nợ mọi người và nợ bản thân tôi một lời xin lỗi. Tôi cảm thấy hổ thẹn vì nếu tôi mà bị cản trở, bị người ta làm khó dễ như anh hiện nay, không biết tôi có còn dám theo đuổi nữa không, tôi có còn dám đương đầu nữa không ?
Chắc là không và tôi cũng đã từng nhụt chí như thế trong đời. Còn anh, liệu anh có chùn bước????????
Nói ra điều này tôi thấy lòng mình buồn quá. Tôi vẫn luôn cầu nguyện, cầu nguyện và nói với Chúa rằng: con mong anh ấy thật vững vàng, thật sáng suốt, thật kiên cường.
Nhưng tự trong lòng tôi cũng thấy rằng quá khó. Anh sống không phải cho chỉ bản thân, anh còn gia đình, còn bé con Lê Nhân Quyền. Bé thật đáng yêu. Tôi ngưỡng mộ gia đình anh khi nhìn thấy hình cả nhà anh ở Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng. Nếu phải lựa chọn, quả không đơn giản chút nào vì tôi đã từng như thế, tôi đã từng nhụt chí trước cường quyền khi nghĩ về các con tôi, khi phải lựa chọn phải đấu tranh và cuộc sống bình an bên con mà bỏ qua sự thật. Nó làm tôi đau đớn.
Giờ đây khi viết tâm tình này, tôi muốn hỏi anh: luật sư ơi, anh có chùn bước không? Anh có còn giữ nguyên ý định đi tìm chân lý, sự thật bên cạnh chúng tôi không?
Dù anh có thay đổi hay không tôi vẫn rất yêu quý, trân trọng những gì anh đã làm cho người Công Gíao chúng tôi, niềm tin vào sự kiên cường của anh vẫn đang đong đầy trong lòng mỗi chúng tôi.
ĐỪNG CHÙN BƯỚC LUẬT SƯ NHÉ!!!!!!!!!!!!
Đơn kiến nghị về luật sư trong phiên tòa phúc thẩm
Giáo Oan Thái Hà
14:18 16/03/2009
Chuyện Ủy ban Đàn Két hót... theo lề phải
Têrêxa Anh Thư
14:19 16/03/2009
Chuyện cũng khá lâu rồi. Cái thư ngày 26.2.2009. Ủy ban đoàn kết Công giáo mời các đấng bậc, các dòng tu đến nghe đàn két hót bài “Giới thiệu triển khai chỉ thị của Thủ tướng về nhà đất tôn giáo”. Tôi nhớ lúc ấy đọc thư tôi không khỏi ngạc nhiên vì sự hăng hái hội họp của Ủy ban này. Cứ như là không mời được thiên hạ đi họp thì không có tiền xài, không đánh bóng Thủ tướng thì không tiền đi nhậu vậy.
Giá như trong vụ Đức Tổng Kiệt bị bôi nhọ trước đây mà ủy ban lanh lẹ tổ chức họp bàn để cùng nhau bảo vệ ngài, thì khỏi phải bàn tán gì ráo, giáo dân sẽ âu yếm phong ngay cho ủy ban cái tên “đoàn kết Công giáo”. Cái lúc dầu sôi lửa bỏng ấy thì ủy ban “tịnh khẩu như bình”. Bây giờ đến lúc chả cần gì nữa thì ủy ban lại râm ran mời đi họp để nghe rằng “nhà thờ, chùa chiền mất nhà mất đất là chủ trương đúng đắn” ! Thế thì mời các đấng các bậc đi nghe kẻ cướp nói chuyện à ? Bởi vì chỉ có cướp mới nói lấy đất lấy nhà người khác là đúng chứ người lương thiện có bảo thế bao giờ !
Sau khi nhận được cái thư ấy vài ngày, chẳng biết có chuyện chi, tôi lại nhận được cái thư hoãn lại, không họp nữa, mà lại hoãn không biết lúc nào mới tổ chức họp lại. Hay là Mùa Chay đến nên đàn két lại bay về ?
Nay thì đang lúc chờ xử phúc thẩm bát vị Thái Hà, thương ông luật sư với gia đình và mấy cộng sự viên của ổng quá mà hổng biết viết cái gì để ủng hộ, tôi đành lôi cái chuyện đàn két lên mạng, xin các bạn thông cảm, chịu khó trả tiền internet cho ông bưu điện để xem tôi tào lao tí cho vui vậy.
Trong cái chỉ thị mà UB đàn két đã muốn hót cho các cha các cụ các dòng tu nghe, ông Thủ tướng khẳng định lại nguyên tắc đất đã vào tay quan thì không bao giờ trả theo Nghị quyết 23/2003/NQ-QH. Bài hát “Cái nhà là nhà của tao” có nhiều câu riêng nhưng câu chung bao giờ cũng là “nờ cu 23” (NQ23)! Nghĩa là về cái vụ đất đai nhà thờ chùa chiền thánh thất có muôn vàn chỉ thị, hướng dẫn, thông cáo nhiều lắm lắm … nhưng tất cả đều phải chấm dứt bằng nờ cu 23, nghĩa là nhà đất tôn giáo đã bị nhà nước tịch thu trước đây thì nay coi như XONG, không được đòi lại nữa ! UB đàn két Công giáo nay có nhiệm vụ phải cao tiếng hót cho hay, phải nói với anh chị em đồng đạo rằng “họ lấy đất lấy nhà của chúng mình là chính đáng”. Thưa các đấng bậc, cái vụ hót bài “tự tử” này có đủ yếu tố để dứt phép thông công chưa ạ ? Nếu lại là các cha hay các soeur hót thì án có gia trọng không ạ ? Nếu có "dứt" thì dứt cái gì hơn nữa bây giờ ạ, chúng con không biết ?
Viết mấy dòng này tôi phải đọc cái chỉ thị của Thủ tướng đến mấy lần, lơ mơ ăn nói bậy bạ thì phiền. Trong chỉ thị có đoạn nói đến chuyện ban ơn cho tôn giáo. Rằng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét giải quyết giao lại cơ sở đang tranh chấp khiếu nại khi cơ sở này bị dùng sai mục đích, nếu tổ chức tôn giáo có nhu cầu … Úi giời, có lắm người xem đến đây thì mừng như mẹ đi chợ về. Họ hân hoan: Ôi nay mai nhà nước trả lại nhà đất cho chúng ta rồi ! Họ ra lệnh: Mấy cái vụ đấu tranh phải dẹp ngay đi để nhà nước thấy mình ngoan ngoản mà cho kẹo sớm sớm. Phải cách ly với những thành phần ti toe đòi hòa bình công lý để nhà nước khỏi hiểu lầm mình dính dáng đến chúng nó. Cứ để cho chúng nó đấu tranh, chúng nó được thì mình hưởng lợi, chúng nó thua thì mình vẫn được lòng nhà nước. Họ tính toán: Cái bọn “diều hâu” ấy nhà nước nó đập một cái chết queo, mình làm “bồ câu” ve vãn nhà nước bao giờ cũng lợi, lại được tiếng nhân từ con nhà có đạo bác ái hiền hòa bao la nhẫn nại đúng với tinh thần Tin Mừng !
Tôi không phải là con chiên ngoan đạo, dù là đàn bà con gái nhưng tôi cũng khoái trời nóng bức ra đê Yên Phụ hạ cờ tây lai rai. Trên bàn nhậu các nơi tôi thường thấy các xếp xơi cháo “bồ câu” chứ chưa thấy “diều hâu” bị xé xác. Tôi cũng không thuộc Phúc Âm lắm nhưng vì là đàn bà con gái mà hay nhậu nên cha xứ tôi hay mắng tôi rằng: “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần …”
Với cái chuyện đòi đất đòi nhà này thì tôi xin mạn phép Chúa Thánh Thần mà giải thích rằng: Nước Thiên Chúa không phải là được ban ơn cho mở trường học, nhà trẻ, viện mồ côi, được trả lại cái nhà này, miếng đất kia … đấy toàn là chuyện ăn uống, nhưng là sự CÔNG CHÍNH, BÌNH AN và VUI TƯƠI TRONG THÁNH THẦN.
Tôi đã tới Thái Hà. Tôi đã có mặt ở 32bis Nguyễn Thị Diệu. Tôi đã thấy những người bị gán cho là “diều hâu hiếu chiến” như giáo dân Thái Hà: được “thương tình” xử tù treo rồi mà không chịu cám ơn; như cái ông luật sư Luật và các vị công sự, tiền không lo kiếm lại muốn công an kiếm; như mấy bà sơ nhà không ở khoái ở khách sạn ngàn sao để đòi nhà cho lũ con cù bơ cù bất. Tất cả họ có đủ 3 ơn huệ đó: CÔNG CHÍNH, BÌNH AN và VUI TƯƠI TRONG THÁNH THẦN.
Họ công chính vì họ vượt thắng sợ hãi để bênh vực sự thật, nhờ có họ mà cái tà, cái tồi, cái tối, cái thối, … mới hiện rõ cho bàn dân thiên hạ “thưởng thức”. Trước đây đâu có mấy người thấy chính quyền ta tiểu nhân đến thế. Lỗ tai tôi nghe nhiều người “ngộ” ra đã phát biểu đại khái như là “Ừ thì mình cũng biết nó thối nhưng không ngờ nó thối đến thế !” Đấy, nhờ có mấy con “diều hâu” nên chúng ta mới phát hiện ra “xác chết” đấy chứ !
Họ có bình an nhưng không là lọai bình an lợi lộc thế gian mà những con “bồ câu” toan tính. Bình an của họ là nét bình an của Đấng Sống Lại sau khổ nạn thập giá, bình an của cô cậu học trò cầm trong tay điểm 10 sau những ngày đêm học hành chết bỏ, chứ không không phải thứ điểm 10 nhờ vác quà ban đêm đến nhà thầy cô xin xỏ !
Và họ vui vì đặt niềm tin VÀO THIÊN CHÚA chứ không vào quyền lực thế gian, không tin ông Nguyễn Tấn Dũng cho dù ông ấy nói rằng ông ấy ghét nhất sự giả dối !
Các bạn muốn chứng nghiệm ư ? Xin đến Thái Hà. Hoặc có thể các bạn đã gặp thấy họ ở sân Tòa Khâm Sứ ngày vác Thánh giá vào, khi hàng rào đổ sập trong tiếng trống tiếng kèn hùng tráng. Họ có thể tơi tả như khi bị xịt hơi cay, bị đập tơi bời như khi kéo nhau ra Quận Đống Đa đòi người bị bắt trái pháp luật. Các bạn ở TPHCM có thể gặp được nơi các soeur Nữ Tử Bác Ái nghỉ đêm ngoài trời trong những ngày tranh chấp 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Người ta gọi các giáo dân cứng đầu, các “bề ngang” cứng cổ, các trí thức dám mở miệng, các blogger không có gì quý hơn độc lập tự do là “diều hâu”, tôi cũng gọi đùa họ là diều hâu thứ thiệt, hết sức dễ thương và hiếm hoi trong cái xã hội an phận “nhịn nhục khỏi bị đục” này. Họ là những phượng hoàng cất cánh bay cao khỏi cái tầm thường, để xứng với lời Thiên Chúa: Anh em không được ban cho một thần khí đớn hèn nhưng là một Thần Khí dũng mãnh … nghĩa là anh em được ban cho hơi thở của thần linh, sự sống dũng mãnh của thần chứ không phải là thứ của trần phất phơ nay còn mai mất !
UB Đàn két kêu mời các đấng bậc đến nghe chúng hót thuê cho chủ. Két hót rằng “đồng hành cùng dân tộc”. Hic, rõ ràng là xưa nay người Công giáo chúng ta cứ bị coi là không đồng hành cùng dân tộc Việt. Thực ra thì cứ toạc móng heo ra rằng “đồng hành cùng với Đảng” cho xong. Đàn két cũng là con nhà có đạo đấy chứ. Nhưng sao lại hót Độc Thần đồng hành cùng độc đảng, thế thì thì đảng là thần của két à ?
Nếu có cuộc họp thì chắc chắn két sẽ hót theo chủ rằng nếu cơ sở tôn giáo bị sử dụng sai mục đích thì Tỉnh sẽ xử theo 2 cách: một là làm công trình công cộng, hai là trả lại nếu có nhu cầu. Ơ, vậy thì Tòa Khâm Sứ hay Thái Hà “có nhu cầu” không nhỉ ? Vậy thì hai cái ví dụ sờ sờ trước mắt đó cho thấy có nhu cầu cũng thành “công viên” thôi ! Nhưng phải nói cho rõ là: phải oánh nhau diều hâu cỡ như Thái Hà hay Tòa Khâm Sứ thì nó mới thành công viên, nếu không như thế thì nó sẽ thành cái bánh các quan chia nhau xơi. Mà nếu có làm công trình công cộng thì cũng làm công viên thôi chứ không làm gì khác, vì công viên sau này vẫn còn cắt bán được, như công viên Thống Nhất ở Hà Nội chẳng hạn.
Còn cái khoản “nếu có nhu cầu” thì phải hiểu thế nào ? Các tôn giáo vốn hay làm từ thiện, lại bị lấy hết nhà cửa đất đai, thế thì hỏi “có nhu cầu hay không ?” là hỏi cho vui. Tỏng tòng tong là có, có lắm lắm nữa là khác. Bác Thủ tướng Dũng khéo đùa !
Chắc phải hiểu thế này: có nhu cầu thì phải xin. Cái vụ “xin” này có lắm cái tréo ngoe lắm thưa các bạn. Mình xin hóa ra cái đó không phải của mình à ? Mình xin thì sẽ bị người cho ra oai đấy. Sẽ tốn tiền xe pháo hơi bị nhiều, bia bọt bôi trơn chà láng … nhiều khi ăn nhậu, hành hạ "con bồ câu" cho đã rồi mới nhỏ nhẹ rất tiếc đểu: “muốn giúp lắm mà không được”. Còn nếu được thì lại phải lót một khoản cuối cùng rất “khủng” gọi là “hỗ trợ di dời”, nghĩa là chi cho tớ một ít để tớ mua đất mua nhà dời cái bàn cái ghế cái giường qua bên ấy mới trả nhà trả đất cho cậu được chứ !
Ấy, thưa quý bạn, nhiệm vụ của UB Đàn Két là phải hót cho những thứ đấy được thực hiện trong mọi tổ chức tôn giáo trên đất nước chúng ta.
Có một điều có lẽ đàn két đã thấy nhưng quẩn quanh không sao giải quyết được, ấy là số phận của két là nằm trong đĩa trên bàn nhậu của chủ ! Chanh vắt lấy nước rồi bỏ vỏ đi chứ ! Cứ nhìn xem những con két về hưu không còn hót được nữa thì sẽ biết thôi, chẳng khó gì. Chủ mà còn nhậu lẫn nhau thì két là cái chi ! Có lẽ những con két hiện nay đã tìm được bãi đáp trước khi cả chủ nó lẫn con nhà có đạo nhìn nó như người lạ. Ôi, ấy là những con chim chỉ còn biết ẩn mình chờ ra trước mặt Chúa mà hót rằng: con nghĩ con đã làm theo ý Chúa !
Giá như trong vụ Đức Tổng Kiệt bị bôi nhọ trước đây mà ủy ban lanh lẹ tổ chức họp bàn để cùng nhau bảo vệ ngài, thì khỏi phải bàn tán gì ráo, giáo dân sẽ âu yếm phong ngay cho ủy ban cái tên “đoàn kết Công giáo”. Cái lúc dầu sôi lửa bỏng ấy thì ủy ban “tịnh khẩu như bình”. Bây giờ đến lúc chả cần gì nữa thì ủy ban lại râm ran mời đi họp để nghe rằng “nhà thờ, chùa chiền mất nhà mất đất là chủ trương đúng đắn” ! Thế thì mời các đấng các bậc đi nghe kẻ cướp nói chuyện à ? Bởi vì chỉ có cướp mới nói lấy đất lấy nhà người khác là đúng chứ người lương thiện có bảo thế bao giờ !
Sau khi nhận được cái thư ấy vài ngày, chẳng biết có chuyện chi, tôi lại nhận được cái thư hoãn lại, không họp nữa, mà lại hoãn không biết lúc nào mới tổ chức họp lại. Hay là Mùa Chay đến nên đàn két lại bay về ?
Nay thì đang lúc chờ xử phúc thẩm bát vị Thái Hà, thương ông luật sư với gia đình và mấy cộng sự viên của ổng quá mà hổng biết viết cái gì để ủng hộ, tôi đành lôi cái chuyện đàn két lên mạng, xin các bạn thông cảm, chịu khó trả tiền internet cho ông bưu điện để xem tôi tào lao tí cho vui vậy.
Trong cái chỉ thị mà UB đàn két đã muốn hót cho các cha các cụ các dòng tu nghe, ông Thủ tướng khẳng định lại nguyên tắc đất đã vào tay quan thì không bao giờ trả theo Nghị quyết 23/2003/NQ-QH. Bài hát “Cái nhà là nhà của tao” có nhiều câu riêng nhưng câu chung bao giờ cũng là “nờ cu 23” (NQ23)! Nghĩa là về cái vụ đất đai nhà thờ chùa chiền thánh thất có muôn vàn chỉ thị, hướng dẫn, thông cáo nhiều lắm lắm … nhưng tất cả đều phải chấm dứt bằng nờ cu 23, nghĩa là nhà đất tôn giáo đã bị nhà nước tịch thu trước đây thì nay coi như XONG, không được đòi lại nữa ! UB đàn két Công giáo nay có nhiệm vụ phải cao tiếng hót cho hay, phải nói với anh chị em đồng đạo rằng “họ lấy đất lấy nhà của chúng mình là chính đáng”. Thưa các đấng bậc, cái vụ hót bài “tự tử” này có đủ yếu tố để dứt phép thông công chưa ạ ? Nếu lại là các cha hay các soeur hót thì án có gia trọng không ạ ? Nếu có "dứt" thì dứt cái gì hơn nữa bây giờ ạ, chúng con không biết ?
Viết mấy dòng này tôi phải đọc cái chỉ thị của Thủ tướng đến mấy lần, lơ mơ ăn nói bậy bạ thì phiền. Trong chỉ thị có đoạn nói đến chuyện ban ơn cho tôn giáo. Rằng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét giải quyết giao lại cơ sở đang tranh chấp khiếu nại khi cơ sở này bị dùng sai mục đích, nếu tổ chức tôn giáo có nhu cầu … Úi giời, có lắm người xem đến đây thì mừng như mẹ đi chợ về. Họ hân hoan: Ôi nay mai nhà nước trả lại nhà đất cho chúng ta rồi ! Họ ra lệnh: Mấy cái vụ đấu tranh phải dẹp ngay đi để nhà nước thấy mình ngoan ngoản mà cho kẹo sớm sớm. Phải cách ly với những thành phần ti toe đòi hòa bình công lý để nhà nước khỏi hiểu lầm mình dính dáng đến chúng nó. Cứ để cho chúng nó đấu tranh, chúng nó được thì mình hưởng lợi, chúng nó thua thì mình vẫn được lòng nhà nước. Họ tính toán: Cái bọn “diều hâu” ấy nhà nước nó đập một cái chết queo, mình làm “bồ câu” ve vãn nhà nước bao giờ cũng lợi, lại được tiếng nhân từ con nhà có đạo bác ái hiền hòa bao la nhẫn nại đúng với tinh thần Tin Mừng !
Tôi không phải là con chiên ngoan đạo, dù là đàn bà con gái nhưng tôi cũng khoái trời nóng bức ra đê Yên Phụ hạ cờ tây lai rai. Trên bàn nhậu các nơi tôi thường thấy các xếp xơi cháo “bồ câu” chứ chưa thấy “diều hâu” bị xé xác. Tôi cũng không thuộc Phúc Âm lắm nhưng vì là đàn bà con gái mà hay nhậu nên cha xứ tôi hay mắng tôi rằng: “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần …”
Với cái chuyện đòi đất đòi nhà này thì tôi xin mạn phép Chúa Thánh Thần mà giải thích rằng: Nước Thiên Chúa không phải là được ban ơn cho mở trường học, nhà trẻ, viện mồ côi, được trả lại cái nhà này, miếng đất kia … đấy toàn là chuyện ăn uống, nhưng là sự CÔNG CHÍNH, BÌNH AN và VUI TƯƠI TRONG THÁNH THẦN.
Tôi đã tới Thái Hà. Tôi đã có mặt ở 32bis Nguyễn Thị Diệu. Tôi đã thấy những người bị gán cho là “diều hâu hiếu chiến” như giáo dân Thái Hà: được “thương tình” xử tù treo rồi mà không chịu cám ơn; như cái ông luật sư Luật và các vị công sự, tiền không lo kiếm lại muốn công an kiếm; như mấy bà sơ nhà không ở khoái ở khách sạn ngàn sao để đòi nhà cho lũ con cù bơ cù bất. Tất cả họ có đủ 3 ơn huệ đó: CÔNG CHÍNH, BÌNH AN và VUI TƯƠI TRONG THÁNH THẦN.
Họ công chính vì họ vượt thắng sợ hãi để bênh vực sự thật, nhờ có họ mà cái tà, cái tồi, cái tối, cái thối, … mới hiện rõ cho bàn dân thiên hạ “thưởng thức”. Trước đây đâu có mấy người thấy chính quyền ta tiểu nhân đến thế. Lỗ tai tôi nghe nhiều người “ngộ” ra đã phát biểu đại khái như là “Ừ thì mình cũng biết nó thối nhưng không ngờ nó thối đến thế !” Đấy, nhờ có mấy con “diều hâu” nên chúng ta mới phát hiện ra “xác chết” đấy chứ !
Họ có bình an nhưng không là lọai bình an lợi lộc thế gian mà những con “bồ câu” toan tính. Bình an của họ là nét bình an của Đấng Sống Lại sau khổ nạn thập giá, bình an của cô cậu học trò cầm trong tay điểm 10 sau những ngày đêm học hành chết bỏ, chứ không không phải thứ điểm 10 nhờ vác quà ban đêm đến nhà thầy cô xin xỏ !
Và họ vui vì đặt niềm tin VÀO THIÊN CHÚA chứ không vào quyền lực thế gian, không tin ông Nguyễn Tấn Dũng cho dù ông ấy nói rằng ông ấy ghét nhất sự giả dối !
Các bạn muốn chứng nghiệm ư ? Xin đến Thái Hà. Hoặc có thể các bạn đã gặp thấy họ ở sân Tòa Khâm Sứ ngày vác Thánh giá vào, khi hàng rào đổ sập trong tiếng trống tiếng kèn hùng tráng. Họ có thể tơi tả như khi bị xịt hơi cay, bị đập tơi bời như khi kéo nhau ra Quận Đống Đa đòi người bị bắt trái pháp luật. Các bạn ở TPHCM có thể gặp được nơi các soeur Nữ Tử Bác Ái nghỉ đêm ngoài trời trong những ngày tranh chấp 32 bis Nguyễn Thị Diệu. Người ta gọi các giáo dân cứng đầu, các “bề ngang” cứng cổ, các trí thức dám mở miệng, các blogger không có gì quý hơn độc lập tự do là “diều hâu”, tôi cũng gọi đùa họ là diều hâu thứ thiệt, hết sức dễ thương và hiếm hoi trong cái xã hội an phận “nhịn nhục khỏi bị đục” này. Họ là những phượng hoàng cất cánh bay cao khỏi cái tầm thường, để xứng với lời Thiên Chúa: Anh em không được ban cho một thần khí đớn hèn nhưng là một Thần Khí dũng mãnh … nghĩa là anh em được ban cho hơi thở của thần linh, sự sống dũng mãnh của thần chứ không phải là thứ của trần phất phơ nay còn mai mất !
UB Đàn két kêu mời các đấng bậc đến nghe chúng hót thuê cho chủ. Két hót rằng “đồng hành cùng dân tộc”. Hic, rõ ràng là xưa nay người Công giáo chúng ta cứ bị coi là không đồng hành cùng dân tộc Việt. Thực ra thì cứ toạc móng heo ra rằng “đồng hành cùng với Đảng” cho xong. Đàn két cũng là con nhà có đạo đấy chứ. Nhưng sao lại hót Độc Thần đồng hành cùng độc đảng, thế thì thì đảng là thần của két à ?
Nếu có cuộc họp thì chắc chắn két sẽ hót theo chủ rằng nếu cơ sở tôn giáo bị sử dụng sai mục đích thì Tỉnh sẽ xử theo 2 cách: một là làm công trình công cộng, hai là trả lại nếu có nhu cầu. Ơ, vậy thì Tòa Khâm Sứ hay Thái Hà “có nhu cầu” không nhỉ ? Vậy thì hai cái ví dụ sờ sờ trước mắt đó cho thấy có nhu cầu cũng thành “công viên” thôi ! Nhưng phải nói cho rõ là: phải oánh nhau diều hâu cỡ như Thái Hà hay Tòa Khâm Sứ thì nó mới thành công viên, nếu không như thế thì nó sẽ thành cái bánh các quan chia nhau xơi. Mà nếu có làm công trình công cộng thì cũng làm công viên thôi chứ không làm gì khác, vì công viên sau này vẫn còn cắt bán được, như công viên Thống Nhất ở Hà Nội chẳng hạn.
Còn cái khoản “nếu có nhu cầu” thì phải hiểu thế nào ? Các tôn giáo vốn hay làm từ thiện, lại bị lấy hết nhà cửa đất đai, thế thì hỏi “có nhu cầu hay không ?” là hỏi cho vui. Tỏng tòng tong là có, có lắm lắm nữa là khác. Bác Thủ tướng Dũng khéo đùa !
Chắc phải hiểu thế này: có nhu cầu thì phải xin. Cái vụ “xin” này có lắm cái tréo ngoe lắm thưa các bạn. Mình xin hóa ra cái đó không phải của mình à ? Mình xin thì sẽ bị người cho ra oai đấy. Sẽ tốn tiền xe pháo hơi bị nhiều, bia bọt bôi trơn chà láng … nhiều khi ăn nhậu, hành hạ "con bồ câu" cho đã rồi mới nhỏ nhẹ rất tiếc đểu: “muốn giúp lắm mà không được”. Còn nếu được thì lại phải lót một khoản cuối cùng rất “khủng” gọi là “hỗ trợ di dời”, nghĩa là chi cho tớ một ít để tớ mua đất mua nhà dời cái bàn cái ghế cái giường qua bên ấy mới trả nhà trả đất cho cậu được chứ !
Ấy, thưa quý bạn, nhiệm vụ của UB Đàn Két là phải hót cho những thứ đấy được thực hiện trong mọi tổ chức tôn giáo trên đất nước chúng ta.
Có một điều có lẽ đàn két đã thấy nhưng quẩn quanh không sao giải quyết được, ấy là số phận của két là nằm trong đĩa trên bàn nhậu của chủ ! Chanh vắt lấy nước rồi bỏ vỏ đi chứ ! Cứ nhìn xem những con két về hưu không còn hót được nữa thì sẽ biết thôi, chẳng khó gì. Chủ mà còn nhậu lẫn nhau thì két là cái chi ! Có lẽ những con két hiện nay đã tìm được bãi đáp trước khi cả chủ nó lẫn con nhà có đạo nhìn nó như người lạ. Ôi, ấy là những con chim chỉ còn biết ẩn mình chờ ra trước mặt Chúa mà hót rằng: con nghĩ con đã làm theo ý Chúa !
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư Liệu Thánh Kinh (18): Lịch sử Do Thái
Vũ Văn An
04:36 16/03/2009
Lịch Sử Ít-ra-en
Vùng Cận Đông, trước năm 3,000 trước CN, có hai trung tâm văn minh rất tách biệt nhau. Mỗi nền văn minh đều có văn hóa, tay nghề và hệ thống chữ viết riêng. Một ở vùng Lưỡng Hà, tức vùng đất nằm giữa hai con sông Tích-ra và Êu-phơ-rát, một vùng ‘trăng lưỡi liềm phì nhiêu’. Nền văn minh kia chính là Ai Cập. Câu truyện về loài người bắt đầu với Vườn Ê-đen, tọa lạc đâu đó ở Lưỡng Hà Địa. Áp-ra-ham xuất phát từ thành Ua, phía nam Lưỡng Hà. Một số con cháu của ông lập nghiệp tại Kha-ran về phía bắc trong khi ông tiến vào Ca-na-an.
Như thế, ta thấy tổ tiên khởi thủy của dân tộc Do Thái chính là một trong các vương quốc giầu có và hùng mạnh tại các thung lũng sông ngòi của Ai Cập và Lưỡng Hà. Trong các lãnh thổ nằm giữa, ta thấy nhiều thành phố có vây tường và các vương quốc tí hon. Những thành trì này bảo vệ các người định cư giúp họ an ổn trồng cấy các mảnh đất bên trong. Nhưng cũng có các bộ lạc du mục, luôn luôn chuyển dịch, để tìm ra đồng cỏ tốt tươi cho đoàn vật của họ. Áp-ra-ham và gia đình ông chính là một trong những nhóm du cư khắp vùng ấy.
Đó là mẫu mực sống tại Ca-na-an khi Áp-ra-ham tới căng lều ngụ cư ở Si-khem. Đồng bằng duyên hải và Thung Lũng Gio-đan, những nơi có đất đai canh tác tốt, đã có người định cư từ lâu. Điều ấy lôi cuốn người cháu của Áp-ra-ham là Lót. Ông ta từ vùng đồi núi di chuyển tới đóng lều gần Xơ-đôm. Nhưng cuộc sống ở đấy có cái nguy hiểm riêng của nó. Lót chỉ là một trong số nhiều người chịu tai vạ khi các vua nổi loạn rấy lên lật đổ quyền kiểm soát của các lãnh chúa xa xôi (St 14).
Hạn hán và đói kém thường xẩy ra tại Ca-na-an. Nên người du mục đương nhiên phải di chuyển xuống vùng đất phì nhiêu của Ai Cập. Áp-ra-ham có lần cũng đã tham gia vào đoàn người này (St 12). Trận đói kém sau đó đã khiến anh em của đứa cháu gọi ông bằng cụ là Giu-se phải tới Ai Cập để mua lúa thóc. Chẳng bao lâu sau, cả nhà Ít-ra-en (12 con trai của Gia-cóp) đều đã định cư tại Gô-sen, phía đông Đồng Bằng Sông Nin.
Xuất Hành: Dân Ít-ra-en cư ngụ tại Ai Cập trong gần 400 năm. Trong thời gian đó, họ đã phát triển thành cả một dân tộc, dân tộc Ít-ra-en. Người Ai Cập, lúc này, do những triều vua ít có thiện cảm cai trị, nên coi người Do Thái như một đe doạ. Họ xiết chặt quyền kiểm soát, cưỡng bức người Do Thái phải làm việc như các nô lệ chuyên sản xuất gạch xây nhà. Để giảm thiểu số người Do Thái, Vua Ai Cập ra lệnh bỏ trôi sông các trẻ trai của Do Thái cho chết đuối hết. Dân kêu van Chúa nên Ngài gửi nhà lãnh đạo đến với họ, đó chính là Mô-sê.
Phải kinh qua nhiều tai ương, Vua Ai Cập mới chịu để dân Do Thái ra khỏi xứ sở ông. Nhưng vào phút chót, ông lại thay đổi lòng dạ, nên đã cho quân sĩ đuổi theo, nhưng dân Do Thái chạy thoát qua ‘biển sậy’ tới Núi Xi-nai yên ổn. Cuộc ‘xuất hành’ bắt đầu. Xem Exodus. Xh 1-14.
Chiếm Ca-na-an: Giô-suê đảm nhiệm quyền lãnh đạo toàn dân khi họ tiến vào lãnh thổ bên kia Sông Gio-đan. Trước mặt họ, là thành Giê-ri-khô với tường vây quanh kiên cố. Trọn miền đất được Thiên Chúa hứa ban đang chờ họ chiếm lãnh. Ca-na-an lúc đó bị chia thành nhiều tiểu quốc độc lập, mỗi tiểu quốc đặt thủ phủ tại một thị trấn kiên cố có nhà cai trị riêng. Giô-suê chiếm Giê-ri-khô là một đòn khiếp đảm đánh thẳng vào tâm trí người Ca-na-an. Trận thứ hai khiến Ai thất thủ. Dân Ghíp-ôn vội vã cầu hòa. Họ lừa dân Ít-ra-en ký hoà ước và điều đó dẫn đến giai đoạn thứ hai của cuộc chiến. Giô-suê liên tiếp thắng nhiều trận ở phía nam rồi hướng lên phía bắc đánh bại liên minh của vua Kha-xo. Quân Phi-li-tinh vẫn cố thủ trong các thành vùng duyên hải. Và người Ca-na-an vẫn còn kiểm soát được nhiều thành nội địa. Nhưng người Do Thái đã có cơ hội định cư lập nghiệp được. Người ta bốc thăm để chia đất đai giữa các chi tộc. Hai chi tộc rưỡi định cư tại phía đông Sông Gio-đan. Các chi tộc còn lại chia nhau lãnh thổ Ca-na-an. Chi tộc Lê-vi không có đất đai cho chi tộc, nhưng vẫn được cấp một số thị trấn để sinh sống. Sáu thị trấn được để riêng ra làm nơi lánh cư cho những kẻ phạm tội ngộ sát sống thoát khỏi bị trả thù. Xem Sách Giô-suê.
Thủ Lãnh: Các chi tộc định cư tại các vùng được phân chia cho họ. Nhưng giờ đây lại sống rải rác khắp nơi, bị bao vây bởi các lân bang thù nghịch. Giô-suê đã qua đời từ lâu. Nên kiểm soát được cả lãnh thổ xem ra là việc khó làm. Dần dà, dân Do Thái mất hết ý niệm chính Thiên Chúa đã chiến đấu cho họ. Họ bắt đầu thỏa hiệp với các nước lân bang, và cả với các thần minh của họ, mong sao được sống yên ổn. Kẻ thù của họ rõ ràng lợi dụng được điểm yếu của họ. Sách Thủ Lãnh thuật lại câu truyện đáng buồn ấy. Các nước lân bang vì thế quay đầu tấn công lại họ: Vua Lưỡng Hà từ hướng bắc; người Mô-áp và Am-mon từ bên kia Sông Gio-đan; người Ma-đi-an từ hướng đông. Người Ca-na-an tại Kha-xo lớn mạnh đủ để thực hiện cuộc tấn công thứ hai vào những người mới định cư. Và từ hướng duyên hải, người Phi-li-tinh đẩy dân Do Thái ngày một lùi dần về phía núi đồi. Cũng như bao nhiêu lần khác trong lịch sử của họ, người Ít-ra-en đều kêu cầu Chúa đến giúp đỡ họ qua cơn bĩ cực. Mỗi vị ‘phán quan’ hay thủ lãnh đều ít nhất cũng đem lại một thời kỳ bớt căng thẳng. Những vị nổi tiếng nhất trong hàng ngũ những người chiến đấu dành tự do này chính là Đơ-vô-ra và Ba-rắc, Ghít-ôn, Gíp-tác và Sam-sôn.
Những Vị Vua Đầu Tiên: Vị sau cùng và vĩ đại nhất trong hàng thủ lãnh này chính là Sa-mu-en. Ngài vừa là tiên tri vừa là người tạo nên các vị vua. Khi Sa-mu-en về già, dân chúng yêu cầu có một vị vua để cai trị họ, giống như các quốc gia khác. Sa-mu-en cảnh cáo để họ thấy rằng có vua có nghĩa là có quân dịch, có cưỡng bức lao động và có áp chế. Nhưng dân Ít-ra-en bất kể những thứ ấy, họ vẫn cần có một vị vua. Nên cuối cùng Sa-mu-en đã làm theo lời họ yêu cầu. Vị vua đầu tiên là một thanh niên thuộc chi tộc Ben-gia-min, cao ráo và đẹp trai, tên là Sa-un. Buổi đầu, mọi sự đều xuông xẻ. Nhưng rồi quyền lực lọt vào đầu óc Sa-un và ông bắt đầu làm ngơ các huấn lệnh rõ rệt của Thiên Chúa. Vì sự bất tuân của Sa-un, nên con trai ông là Giô-na-than không thừa kế được ngai vàng. Thay vào đó, ngay lúc sinh tiền của Sa-un, Thiên Chúa đã sai Sa-mu-en đi xức dầu cho Đa-vít làm vua kế tiếp. Khi còn là một cậu bé chăn chiên, Đa-vít đã giết được tên quán quân người Phi-li-tinh là Go-li-át. Sự nổi tiếng của cậu khiến Vua Sa-un ghen tức. Nên trong nhiều năm, Đa-vít phải sống như một người bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, lúc nào cũng phập phồng cho số phận mình. Nhưng rồi cả Sa-un lẫn Giô-na-than đều bị chết trong lúc chiến đấu với quân Phi-li-tinh. Đa-vít lên làm vua. Ông thống nhất vương quốc, chiếm cứ Giê-ru-sa-lem, một thành trì của người Giơ-vút, làm thủ đô. Ông là một quân vương kiêm chiến sĩ. Ông đã mở mang vương quốc, xua đuổi các kẻ thù xưa. Gia bảo ông để lại cho Sa-lô-môn, con trai ông, là hòa bình và an ninh. Đa-vít muốn xây một đền thờ cho Chúa tại Giê-ru-sa-lem, nhưng ông chỉ đủ thì giờ thu thập vật dụng. Sa-lô-môn mới là người xây dựng đền thờ ấy và nhiều dinh thự lộng lẫy khác. Một vương quốc hùng mạnh, vững ổn đã giúp Sa-lô-môn thịnh trị qua nhiều liên minh buôn bán. Đức khôn ngoan của ông đã thành huyền thoại. Tại vương triều của Sa-lô-môn, có rất nhiều vui chơi văn hóa và mỹ thuật. Thời ông là hoàng kim thời đại của Ít-ra-en. 1Sm 8 – 1V 11.
Hai Vương Quốc: Dưới thời Sa-lô-môn, Ít-ra-en trở thành một vương quốc giầu có và hùng mạnh, nhưng dân chúng thì bị áp chế bằng sưu cao thuế nặng cũng như lao công khổ dịch. Khi con trai của Sa-lô-môn là Rơ-kháp-am lên trị vì, họ thỉnh cầu ông nhẹ gánh cho họ. Nhưng ông cự tuyệt. Nên mười chi tộc miền Bắc đã nổi dậy chống lại. Họ lập ra một vương quốc mới, tức vương quốc Ít-ra-en, với Gia-róp-am I làm vua và thủ đô đặt tại Si-khem. Ở miền Nam, Rơ-kháp-am cai trị vương quốc Giu-đa (gồm hai chi tộc Giu-đa và Ben-gia-min) với thủ đô tại Giê-ru-sa-lem. Gia-róp-am cũng lập ra một trung tâm thờ phượng mới cho vương quốc phía Bắc, hoàn toàn cắt đứt với Giê-ru-sa-lem. Ông ta chọn Đan, ở phía bắc, và Bết-ên, một trung tâm quan trọng lúc Sa-mu-en còn sống. Nhưng rồi các tập tục ngoại giáo mau chóng du nhập vào việc thờ phượng. Các sử gia soạn giả hai sách Các Vua và Sử Biên xếp loại các vua là ‘tốt’ hay ‘xấu’ là tùy họ có chịu canh cải tôn giáo hay để cho các tập tục ngoại giáo tiếp tục hoành hành. Út-di-gia-hu và Khít-ki-gia là hai trong các vua chịu canh cải của Giu-đa. Vua A-kháp của Ít-ra-en có thành tích tệ hại hơn cả. Ông và bà vợ ngoại giáo là I-de-ven chống lại tiên tri Ê-li-a và bách hại bất cứ ai thờ phượng Thiên Chúa. Ngày nay, người ta vẫn còn nhìn thấy di tích ‘tháp ngà’ của ông vua này tại Sa-ma-ri. Các biên niên sử của Át-sua ghi lại rằng ông vua này đem 10,000 binh lính và 2,000 chiến xa dự trận đánh Qarqar, nơi ông liên minh với Ai Cập chống lại Vua San-ma-ne-xe của Át-sua (853 trước CN).
Sự lớn mạnh của thế lực Phương Bắc: Trong vị thế chiến lược giữa hai đại cường Ai Cập và Lưỡng Hà của mình, cả Ít-ra-en lẫn Giu-đa đều là mồi ngon cho xâm lược. Đa-vít và Sa-lô-môn thành công một phần vì không đại cường nào mạnh đủ để tấn công lúc các ông còn trị vì. Nhưng sau khi phân rẽ vương quốc, các quốc gia gần kề như Xi-ri, Am-mon và Mô-áp lập tức đem lại cho các vua Ít-ra-en và Giu-đa đủ thứ rắc rối. Tuy nhiên, chính sự lớn mạnh của các đại cường chính xa hơn về phía đông bắc mới có tính quyết định. Đế quốc Át-sua trước đó từng có thời gian đầy sức mạnh dưới thời Tích-lát Pi-le-xe I. Nhưng cuộc gây hấn tàn bạo khiến ai cũng phải kinh hoàng đối với họ lên đến cực điểm vào các năm 880 và 612 trước CN. Đế quốc này đặt căn cứ tại ba thành phố lớn: Át-sua, Ca-lác và Ni-ni-vê. Từ giữa thế kỷ thứ 9 trước CN, thời A-kháp trị vì Ít-ra-en, các vua Át-sua đã liên tiếp tấn công Ít-ra-en và Giu-đa rồi. Chẳng bao lâu sau, Vua Giê-hu của Ít-ra-en phải triều cống Vua San-ma-ne-xe III của Át-sua. Một trăm năm sau, Vua A-khát của Giu-đa yêu cầu Vua Tích-lát Pi-le-xe III của Át-sua giúp mình chống lại Xi-ri và Ít-ra-en (Is 7; 2V 16). Ông ta đã chiến thắng cả hai nước trên, nhưng cũng vì thế, Giu-đa đã trở thành nước chư hầu của Át-sua. Khi Ít-ra-en từ khước không chịu triều cống hàng năm, vị vua kế tiếp của Át-sua đã chiếm lấy Sa-ma-ri, lưu đầy mọi người và hủy diệt vương quốc phía bắc (7221 trước CN; 2V 17). Không bao lâu sau, Ai Cập bị người Át-sua đánh bại. Năm 701 trước CN, ông vua hùng mạnh là Xan-khê-ríp vây hãm Giê-ru-sa-lem, nhưng nhờ Vua Khít-ki-gia biết tín thác nơi Thiên Chúa, nên thành thánh đã được cứu (2V 19). Người Át-sua phải chiến đấu rất nhiều mới giữ được đế quốc của họ. Trong thế kỷ kế tiếp, nhiều tỉnh nổi lên giành lại độc lập. Đế quốc ấy tồn tại tới lúc Át-sua lọt vào tay người Mê-đi năm 614 trước CN và Ni-ni-vê bị người Mê-đi và Ba-by-lon tiêu hủy năm 612.
Xâm lăng và lưu đày: Trong Thánh Kinh, nếu Át-sua có nghĩa là áp bức, thì Ba-by-lon có nghĩa là quyền lực. Nobopolassar, thống đốc khu vực quanh Vịnh Ba Tư, giải phóng Ba-by-lon khỏi Át-sua và năm 626 trước CN lên ngôi vua. Ông tiếp tục chiến thắng người Át-sua và năm 612 trước CN, người Ba-by-lon và Mê-đi chiếm được thủ đô của Át-sua là Ni-ni-vê. Họ không chỉ bằng lòng với việc chiếm cứ Át-sua mà còn tìm cách thu tóm toàn bộ Đế Quốc Át-sua nữa. Người Át-sua rút về Kha-ran, nhưng chẳng bao lâu cũng bị bứng khỏi đấy. Người Ai Cập, vì biết đất nước mình lâm nguy, nên đã tự động tiến quân lên phía bắc để hỗ trợ người Át-sua. Vua Giô-si-gia của Giu-đa đụng độ với đoàn quân Ai Cập tại Mơ-gít-đô. Trong trận chiến này, ông bị giết và do đó, Giu-đa trở thành chư hầu của Ai Cập (2V 23:29). Bốn năm sau, tức năm 605 trước CN, quân đội Ba-by-lon do Na-bu-cô-đô-nô-xo cầm đầu đã đánh bại quân Ai Cập tại Cá-cơ-mít (Gr 46:1-2). Đế quốc Ba-by-lon mỗi ngày một bành trướng. Giơ-hô-gia-kim của Giu-đa là một trong nhiều vị vua nay phải triều cống cho Na-bu-cô-đô-nô-xo. Sau một trận đánh khốc liệt với quân Ba-by-lon năm 601 trước CN, người Ai Cập khích lệ Giu-đa nổi dậy. Na-bu-cô-đô-nô-xo phái quân đội tới dẹp loạn và năm 597 trước CN, chỉ sau khi Giơ-hô-gia-kim lên ngôi không lâu, Giu-đa đầu hàng. Vua và nhiều nhà lãnh đạo bị đầy qua Ba-by-lon. Chính sách của kẻ xâm lăng không những là cướp bóc và phá phách, mà còn làm suy yếu các nước chư hầu và ngăn chặn những vụ nổi loạn trong tương lai bằng cách tống xuất các công dân hàng đầu của họ (2V 24:10-17). Dù thế, 10 năm sau, Xít-ki-gia-hu, một ông vua bù nhìn được Na-bu-cô-đô-nô-xo đặt lên ngai vàng Giu-đa, đã cầu viện Ai Cập để nổi dậy. Quân Ba-by-lon bèn xâm lăng Giu-đa và vây hãm Giê-ru-sa-lem. Cuộc vây hãm này kéo dài 18 tháng. Cuối cùng, tường thành bị chọc thủng. Năm 586 trước CN, thành bị chiếm. Vua Xít-ki-gia-hu bị bắt và bị làm cho mù. Các báu vật, kể cả châu báu của đền thờ, đều bị đem qua Ba-by-lon. Giê-ru-sa-lem và đền thờ bị phá hủy, còn công dân thì bị tống xuất. Chỉ những người thật nghèo mới được phép ở lại canh tác đất đai (2V 25:1-21). Xem thêm Lưu đày
Trở Về Giê-ru-sa-lem: Giữa thế kỷ thứ sáu trước CN, Ba-by-lon hết sức hùng mạnh. Nhưng các tiên tri lên tiếng nói về một Thiên Chúa mà đối với Ngài mọi ông vua chỉ là bù nhìn, và Ngài có thể dùng chính thế lực ngoại giáo để hoàn tất các ý định của mình. Ky-rô, người Ba Tư, thống nhất được hai vương quốc Mê-đi và Ba-tư ở phía đông của Ba-by-lon. Ông chiếm được nhiều lãnh thổ xa xôi tận phía đông như Ấn Độ. Rồi ông tấn công chính Ba-by-lon. Thành này thất thủ năm 539 trước CN và ông thống lãnh toàn bộ đế quốc. Các vua Ba-Tư mở rộng bờ cõi xa hơn cả các đế quốc trước đó. Họ chiếm được cả Ai Cập và trọn vùng nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Khi Ba-by-lon thất thủ, Ky-rô bắt đầu tái tổ chức đế quốc. Ông phân chia nó thành các tỉnh, mỗi tỉnh đều có nhà cai trị riêng, gọi là ‘satrap’. Những vị này thường là người Ba Tư, nhưng dưới họ là các nhà cai trị địa phương với một số quyền nhất định. Dân các nước chư hầu được khích lệ duy trì phong tục và tôn giáo riêng của mình.Như một phần của chính sách trên, Ky-rô phái một số người Do Thái trở lại Giê-ru-sa-lem để tái thiết thành phố và đền thờ, như đã được thuật lại trong sách Ét-ra và Nơ-khe-mi-a. Người Do Thái cũng lập nghiệp ở nhiều vùng khác nhau trong đế quốc. Ở Su-san, một trong các thủ phủ của Ba Tư, một vị vua sau này tên là Xéc-xét I, còn tôn một phụ nữ Do Thái làm hoàng hậu, như đã được sách Ét-te thuật lại. ‘Sự tán dân’ (diaspora), một danh từ chỉ chung những người Do Thái sống trên xứ người, sau này trở thành rất quan trọng vào thời Tân Ước.
Vì họ sống xa đền thờ, nên những người Do Thái này đã phát triển ra hệ thống hội đường làm trung tâm giáo huấn và thờ phượng. Việc đó đã xây nền cho việc phát triển mau lẹ của các giáo hội Ki-tô giáo sau này, là các giáo hội cũng được xây dựng theo khuôn mẫu ấy. Vua Đa-ri-ô I (522-486 trước CN), người xây dựng nên thủ đô mới hết sức vĩ đại là Persepolis, và là người đã chiếm được miền Tây Ấn Độ, cũng đã đẩy đế quốc xa hơn về phía tây. Năm 513, ông chiếm Ma-kê-đô-ni-a, phía bắc Hy Lạp. Năm 490, người Ba Tư bị người Hy Lạp đánh bại tại Marathon, và vũ đài được chuẩn bị sẵn cho những chiến công hiển hách sau này của Hy Lạp cổ điển xưa.
Xéc-xét I (486-465) xâm lăng Hy Lạp, còn chiếm được cả A-thê-na, nhưng đã bị đánh bại trong trận hải chiến ở Sa-la-mi. Át-tắc-xát-ta, Đa-ri-ô II và các vua kế tiếp đã đánh trả. Vận mệnh của Ba Tư và Hy Lạp, Mê-đi và Ai Cập lúc thịnh lúc suy nhưng cuối cùng, vào năm 333 trước CN, người chiến binh Hy Lạp tên A-lê-xan-đê quê ở Ma-kê-đô-ni-a đã vượt Hellespont để bắt đầu sự nghiệp phi thường của mình. Ông chỉ mới 22 tuổi khi khởi đầu tiến quân trên khắp mặt thế giới cổ thời. Ông ‘giải phóng’ Ai Cập khỏi tay người Ba Tư (lập ra hải cảng Alexandria), rồi tiến quân qua phía đông, đến tận trái tim Đế Quốc Ba Tư. Ông tiến chiếm mọi nơi đến tận Ấn Độ và đánh bại bất cứ ai cản đường tiến quân của mình, đến đâu cũng thiết lập ra các thành thị Hy Lạp. Tước hiệu ‘A-lê-xan-đê Đại Đế’ của ông thật hết sức xứng đáng. Ông qua đời lúc mới 33 tuổi, vào năm 323 trước CN.
Sau khi Ông qua đời, Đế Quốc Hy Lạp bị bốn vị tướng của Ông phân chia. Các nhà cai trị Xê-lêu-kít, đặt bản doanh ở An-ti-ô-ki-a bên Xi-ri, kiểm soát vùng Pa-lét-tin. Người Pơ-tô-lê-mai, đặt bảnn doanh tại A-lê-xan-ri-a cai trị Ai Cập. Tuy nhiên, về văn hóa, thế giới Hy Lạp vẫn là một thể thống nhất với tiếng Hy Lạp làm ngôn ngữ chung và khuôn mẫu văn minh Hy Lạp làm chuẩn. Bối cảnh này đóng một vai trò rất sinh tử trong các biến cố sau này: chúng tôi muốn nói tới các biến cố của Tân Ước.
Ít-ra-en trong Tân Ước: Đến thời Tân Ước, dân Do Thái đã phải sống hết 500 năm dưới ách thống trị ngoại bang kể từ ngày từ lưu đầy trở về. Dưới thời Đế Quốc Hy Lạp, họ nộp sưu thuế cho Pơ-tô-lê-mai của Ai Cập và chấp nhận tiếng Hy Lạp làm ngôn ngữ Đế Quốc. Năm 198 trước CN, nhà cai trị gốc Xê-lêu-kít tại Xi-ri là An-ti-ô-khô Đại Đế, đánh bại nhà Pơ-tô-lê-mai và chiếm đóng Pa-lét-tin. Nhưng sau đó ông bị người La Mã đánh bại tại Magnesia vào năm 190 trước CN.
Người La Mã đánh thuế Đế Quốc Xê-lêu-kít rất nặng và tìm mọi cơ hội để cướp bóc các thành thị và đền thờ. An-ti-ô-khô Ê-pi-pha-nê dùng sự chống đối của những người Do Thái đạo hạnh gọi là Khi-si-đim như cái cớ để cướp phá đền thờ Giê-ru-sa-lem. Sau đó, ông cho xây một trung tâm ngoại giáo của Hy Lạp ngay trung tâm thành phố và một bàn thờ trong đền thờ dâng kính thần Zeus trên đó, họ cho dâng heo làm hy lễ (luật thực phẩm Do Thái cấm không được dùng thịt này).
Sự xỉ nhục cuối cùng trên đã khiến xẩy ra cuộc nổi loạn của anh em nhà Ma-ca-bê. Người Do Thái thành công trong việc tự giải phóng mình trong một thời gian để có thể thanh tẩy cũng như tái thánh hiến đền thờ vào năm 165 trước CN. Thượng tế A-rít-tô-bô-lô, một thành viên của gia đình Hát-mô-nê-ân, là gia đình lãnh đạo cuộc nổi loạn, vào năm 104 đã tự phong vương cho mình. Nhưng chẳng bao lâu, các tranh chấp giữa người Do Thái với nhau đã giúp người La Mã cơ may can thiệp. Vị quân vương kiêm thượng tế cuối cùng bị xử tử năm 37 trước CN.
Giu-đê trở thành chư hầu La Mã dưới quyền tổng trấn Xi-ri. Nhưng người Do Thái được tự do thực hành tôn giáo và có nhà cai trị riêng: đó là Hê-rô-đê người Do Thái miền I-đu-mê cai trị từ năm 37 đến năm 4 trước CN. Bất kể các dự án xây dựng dinh thự nguy nga của ông, trong đó có đền thờ Giê-ru-sa-lem, dân Do Thái vẫn rất ghét Hê-rô-đê Đại Vương, và phần lớn người ta chỉ nhớ đến những tàn bạo và dã man của ông mà thôi. Đó là bối cảnh của việc Chúa Giê-su sinh ra. Thánh Lu-ca ghi lại sự kiện là Chúa Giê-su sinh ra dưới thời đệ nhất Hoàng Đế La Mã, tức Au-gút-tô. Ông này được Ti-bê-ri-ô nối ngôi năm 14 CN. Hành vi Hê-rô-đê sát hại các hài nhi tại Bê-lem hoàn toàn phù hợp với cá tính ông ta. Khi ông ta chết, vương quốc bị ba người con của ông chia nhau. Một tên vì cai trị quá tệ đã bị người La Mã truất phế và thay thế bằng một tổng trấn cho vùng Giu-đê. Phông-xi-ô Phi-la-tô, người đã lên án tử cho Chúa Giê-su, làm tổng trấn từ năm 26 đến năm 36 CN.
Hội đồng Do Thái, gọi là Sanhedrin, cố gắng sống hòa hoãn với người La Mã để duy trì thế đứng của chính mình. Những người khác, như các viên thu thuế chẳng hạn, cũng lợi dụng sự chiếm đóng của người La Mã để làm đầy túi tham. Nhiều người trông chờ ngày họ được giải thoát khi họ được tự do. Như Si-mê-ôn, người đã có mặt ở đền thờ khi cha mẹ Chúa Giê-su đem dâng con trẻ cho Thiên Chúa, họ ‘chờ đợi ngày Ít-ra-en được cứu vớt’. Bởi thế, Chúa Giê-su rất thận trọng đối với tước hiệu Đấng Được Xức Dầu, đấng giải thoát từng được hứa hẹn xưa nay, vì sợ nâng cao niềm hy vọng của dân muốn Ngài lãnh đạo cuộc nổi dậy chống người La Mã. Tinh thần kháng chiến mạnh nhất nơi nhóm Nhiệt Thành (một nhóm du kích): và chính tinh thần này cuối cùng đã dẫn đến cuộc Chiến Tranh Do Thái đầy biến cố thảm hoạ, khiến đền thờ Giê-ru-sa-lem bị phá hủy vào năm 70 CN.
Nhưng lúc đền thờ Do Thái bị phá hủy và quốc gia Do Thái bị tứ tán cũng là thời điểm của một khởi đầu mới. Sau cái chết và sự sống lại của Chúa Giê-su, các môn đệ của Người hiểu rõ vương quốc mới không phải chỉ dành cho người Do Thái mà là cho tất cả những ai tin tưởng nơi Người. Vương quốc ấy đem lại một khởi đầu hoàn toàn mới, không phải cho riêng dân Do Thái mà cho mọi người sẵn sàng bước vào lời hứa ban cho Áp-ra-ham, một lời hứa đặt căn bản trên đức tin. Nó phải được hiểu là việc giải thoát khỏi tội lỗi và chủ nghĩa vụ luật lệ của Do Thái giáo. Do Thái hay dân ngoại đều có thể bắt đầu cuộc sống mới, đầy ắp Thần Trí Thiên Chúa. Cái năng động tính của sứ điệp này là lật ngược lại Đế Quốc và thay đổi bộ mặt thế giới.
Vùng Cận Đông, trước năm 3,000 trước CN, có hai trung tâm văn minh rất tách biệt nhau. Mỗi nền văn minh đều có văn hóa, tay nghề và hệ thống chữ viết riêng. Một ở vùng Lưỡng Hà, tức vùng đất nằm giữa hai con sông Tích-ra và Êu-phơ-rát, một vùng ‘trăng lưỡi liềm phì nhiêu’. Nền văn minh kia chính là Ai Cập. Câu truyện về loài người bắt đầu với Vườn Ê-đen, tọa lạc đâu đó ở Lưỡng Hà Địa. Áp-ra-ham xuất phát từ thành Ua, phía nam Lưỡng Hà. Một số con cháu của ông lập nghiệp tại Kha-ran về phía bắc trong khi ông tiến vào Ca-na-an.
Như thế, ta thấy tổ tiên khởi thủy của dân tộc Do Thái chính là một trong các vương quốc giầu có và hùng mạnh tại các thung lũng sông ngòi của Ai Cập và Lưỡng Hà. Trong các lãnh thổ nằm giữa, ta thấy nhiều thành phố có vây tường và các vương quốc tí hon. Những thành trì này bảo vệ các người định cư giúp họ an ổn trồng cấy các mảnh đất bên trong. Nhưng cũng có các bộ lạc du mục, luôn luôn chuyển dịch, để tìm ra đồng cỏ tốt tươi cho đoàn vật của họ. Áp-ra-ham và gia đình ông chính là một trong những nhóm du cư khắp vùng ấy.
Đó là mẫu mực sống tại Ca-na-an khi Áp-ra-ham tới căng lều ngụ cư ở Si-khem. Đồng bằng duyên hải và Thung Lũng Gio-đan, những nơi có đất đai canh tác tốt, đã có người định cư từ lâu. Điều ấy lôi cuốn người cháu của Áp-ra-ham là Lót. Ông ta từ vùng đồi núi di chuyển tới đóng lều gần Xơ-đôm. Nhưng cuộc sống ở đấy có cái nguy hiểm riêng của nó. Lót chỉ là một trong số nhiều người chịu tai vạ khi các vua nổi loạn rấy lên lật đổ quyền kiểm soát của các lãnh chúa xa xôi (St 14).
Hạn hán và đói kém thường xẩy ra tại Ca-na-an. Nên người du mục đương nhiên phải di chuyển xuống vùng đất phì nhiêu của Ai Cập. Áp-ra-ham có lần cũng đã tham gia vào đoàn người này (St 12). Trận đói kém sau đó đã khiến anh em của đứa cháu gọi ông bằng cụ là Giu-se phải tới Ai Cập để mua lúa thóc. Chẳng bao lâu sau, cả nhà Ít-ra-en (12 con trai của Gia-cóp) đều đã định cư tại Gô-sen, phía đông Đồng Bằng Sông Nin.
Xuất Hành: Dân Ít-ra-en cư ngụ tại Ai Cập trong gần 400 năm. Trong thời gian đó, họ đã phát triển thành cả một dân tộc, dân tộc Ít-ra-en. Người Ai Cập, lúc này, do những triều vua ít có thiện cảm cai trị, nên coi người Do Thái như một đe doạ. Họ xiết chặt quyền kiểm soát, cưỡng bức người Do Thái phải làm việc như các nô lệ chuyên sản xuất gạch xây nhà. Để giảm thiểu số người Do Thái, Vua Ai Cập ra lệnh bỏ trôi sông các trẻ trai của Do Thái cho chết đuối hết. Dân kêu van Chúa nên Ngài gửi nhà lãnh đạo đến với họ, đó chính là Mô-sê.
Phải kinh qua nhiều tai ương, Vua Ai Cập mới chịu để dân Do Thái ra khỏi xứ sở ông. Nhưng vào phút chót, ông lại thay đổi lòng dạ, nên đã cho quân sĩ đuổi theo, nhưng dân Do Thái chạy thoát qua ‘biển sậy’ tới Núi Xi-nai yên ổn. Cuộc ‘xuất hành’ bắt đầu. Xem Exodus. Xh 1-14.
Chiếm Ca-na-an: Giô-suê đảm nhiệm quyền lãnh đạo toàn dân khi họ tiến vào lãnh thổ bên kia Sông Gio-đan. Trước mặt họ, là thành Giê-ri-khô với tường vây quanh kiên cố. Trọn miền đất được Thiên Chúa hứa ban đang chờ họ chiếm lãnh. Ca-na-an lúc đó bị chia thành nhiều tiểu quốc độc lập, mỗi tiểu quốc đặt thủ phủ tại một thị trấn kiên cố có nhà cai trị riêng. Giô-suê chiếm Giê-ri-khô là một đòn khiếp đảm đánh thẳng vào tâm trí người Ca-na-an. Trận thứ hai khiến Ai thất thủ. Dân Ghíp-ôn vội vã cầu hòa. Họ lừa dân Ít-ra-en ký hoà ước và điều đó dẫn đến giai đoạn thứ hai của cuộc chiến. Giô-suê liên tiếp thắng nhiều trận ở phía nam rồi hướng lên phía bắc đánh bại liên minh của vua Kha-xo. Quân Phi-li-tinh vẫn cố thủ trong các thành vùng duyên hải. Và người Ca-na-an vẫn còn kiểm soát được nhiều thành nội địa. Nhưng người Do Thái đã có cơ hội định cư lập nghiệp được. Người ta bốc thăm để chia đất đai giữa các chi tộc. Hai chi tộc rưỡi định cư tại phía đông Sông Gio-đan. Các chi tộc còn lại chia nhau lãnh thổ Ca-na-an. Chi tộc Lê-vi không có đất đai cho chi tộc, nhưng vẫn được cấp một số thị trấn để sinh sống. Sáu thị trấn được để riêng ra làm nơi lánh cư cho những kẻ phạm tội ngộ sát sống thoát khỏi bị trả thù. Xem Sách Giô-suê.
Thủ Lãnh: Các chi tộc định cư tại các vùng được phân chia cho họ. Nhưng giờ đây lại sống rải rác khắp nơi, bị bao vây bởi các lân bang thù nghịch. Giô-suê đã qua đời từ lâu. Nên kiểm soát được cả lãnh thổ xem ra là việc khó làm. Dần dà, dân Do Thái mất hết ý niệm chính Thiên Chúa đã chiến đấu cho họ. Họ bắt đầu thỏa hiệp với các nước lân bang, và cả với các thần minh của họ, mong sao được sống yên ổn. Kẻ thù của họ rõ ràng lợi dụng được điểm yếu của họ. Sách Thủ Lãnh thuật lại câu truyện đáng buồn ấy. Các nước lân bang vì thế quay đầu tấn công lại họ: Vua Lưỡng Hà từ hướng bắc; người Mô-áp và Am-mon từ bên kia Sông Gio-đan; người Ma-đi-an từ hướng đông. Người Ca-na-an tại Kha-xo lớn mạnh đủ để thực hiện cuộc tấn công thứ hai vào những người mới định cư. Và từ hướng duyên hải, người Phi-li-tinh đẩy dân Do Thái ngày một lùi dần về phía núi đồi. Cũng như bao nhiêu lần khác trong lịch sử của họ, người Ít-ra-en đều kêu cầu Chúa đến giúp đỡ họ qua cơn bĩ cực. Mỗi vị ‘phán quan’ hay thủ lãnh đều ít nhất cũng đem lại một thời kỳ bớt căng thẳng. Những vị nổi tiếng nhất trong hàng ngũ những người chiến đấu dành tự do này chính là Đơ-vô-ra và Ba-rắc, Ghít-ôn, Gíp-tác và Sam-sôn.
Những Vị Vua Đầu Tiên: Vị sau cùng và vĩ đại nhất trong hàng thủ lãnh này chính là Sa-mu-en. Ngài vừa là tiên tri vừa là người tạo nên các vị vua. Khi Sa-mu-en về già, dân chúng yêu cầu có một vị vua để cai trị họ, giống như các quốc gia khác. Sa-mu-en cảnh cáo để họ thấy rằng có vua có nghĩa là có quân dịch, có cưỡng bức lao động và có áp chế. Nhưng dân Ít-ra-en bất kể những thứ ấy, họ vẫn cần có một vị vua. Nên cuối cùng Sa-mu-en đã làm theo lời họ yêu cầu. Vị vua đầu tiên là một thanh niên thuộc chi tộc Ben-gia-min, cao ráo và đẹp trai, tên là Sa-un. Buổi đầu, mọi sự đều xuông xẻ. Nhưng rồi quyền lực lọt vào đầu óc Sa-un và ông bắt đầu làm ngơ các huấn lệnh rõ rệt của Thiên Chúa. Vì sự bất tuân của Sa-un, nên con trai ông là Giô-na-than không thừa kế được ngai vàng. Thay vào đó, ngay lúc sinh tiền của Sa-un, Thiên Chúa đã sai Sa-mu-en đi xức dầu cho Đa-vít làm vua kế tiếp. Khi còn là một cậu bé chăn chiên, Đa-vít đã giết được tên quán quân người Phi-li-tinh là Go-li-át. Sự nổi tiếng của cậu khiến Vua Sa-un ghen tức. Nên trong nhiều năm, Đa-vít phải sống như một người bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, lúc nào cũng phập phồng cho số phận mình. Nhưng rồi cả Sa-un lẫn Giô-na-than đều bị chết trong lúc chiến đấu với quân Phi-li-tinh. Đa-vít lên làm vua. Ông thống nhất vương quốc, chiếm cứ Giê-ru-sa-lem, một thành trì của người Giơ-vút, làm thủ đô. Ông là một quân vương kiêm chiến sĩ. Ông đã mở mang vương quốc, xua đuổi các kẻ thù xưa. Gia bảo ông để lại cho Sa-lô-môn, con trai ông, là hòa bình và an ninh. Đa-vít muốn xây một đền thờ cho Chúa tại Giê-ru-sa-lem, nhưng ông chỉ đủ thì giờ thu thập vật dụng. Sa-lô-môn mới là người xây dựng đền thờ ấy và nhiều dinh thự lộng lẫy khác. Một vương quốc hùng mạnh, vững ổn đã giúp Sa-lô-môn thịnh trị qua nhiều liên minh buôn bán. Đức khôn ngoan của ông đã thành huyền thoại. Tại vương triều của Sa-lô-môn, có rất nhiều vui chơi văn hóa và mỹ thuật. Thời ông là hoàng kim thời đại của Ít-ra-en. 1Sm 8 – 1V 11.
Hai Vương Quốc: Dưới thời Sa-lô-môn, Ít-ra-en trở thành một vương quốc giầu có và hùng mạnh, nhưng dân chúng thì bị áp chế bằng sưu cao thuế nặng cũng như lao công khổ dịch. Khi con trai của Sa-lô-môn là Rơ-kháp-am lên trị vì, họ thỉnh cầu ông nhẹ gánh cho họ. Nhưng ông cự tuyệt. Nên mười chi tộc miền Bắc đã nổi dậy chống lại. Họ lập ra một vương quốc mới, tức vương quốc Ít-ra-en, với Gia-róp-am I làm vua và thủ đô đặt tại Si-khem. Ở miền Nam, Rơ-kháp-am cai trị vương quốc Giu-đa (gồm hai chi tộc Giu-đa và Ben-gia-min) với thủ đô tại Giê-ru-sa-lem. Gia-róp-am cũng lập ra một trung tâm thờ phượng mới cho vương quốc phía Bắc, hoàn toàn cắt đứt với Giê-ru-sa-lem. Ông ta chọn Đan, ở phía bắc, và Bết-ên, một trung tâm quan trọng lúc Sa-mu-en còn sống. Nhưng rồi các tập tục ngoại giáo mau chóng du nhập vào việc thờ phượng. Các sử gia soạn giả hai sách Các Vua và Sử Biên xếp loại các vua là ‘tốt’ hay ‘xấu’ là tùy họ có chịu canh cải tôn giáo hay để cho các tập tục ngoại giáo tiếp tục hoành hành. Út-di-gia-hu và Khít-ki-gia là hai trong các vua chịu canh cải của Giu-đa. Vua A-kháp của Ít-ra-en có thành tích tệ hại hơn cả. Ông và bà vợ ngoại giáo là I-de-ven chống lại tiên tri Ê-li-a và bách hại bất cứ ai thờ phượng Thiên Chúa. Ngày nay, người ta vẫn còn nhìn thấy di tích ‘tháp ngà’ của ông vua này tại Sa-ma-ri. Các biên niên sử của Át-sua ghi lại rằng ông vua này đem 10,000 binh lính và 2,000 chiến xa dự trận đánh Qarqar, nơi ông liên minh với Ai Cập chống lại Vua San-ma-ne-xe của Át-sua (853 trước CN).
Sự lớn mạnh của thế lực Phương Bắc: Trong vị thế chiến lược giữa hai đại cường Ai Cập và Lưỡng Hà của mình, cả Ít-ra-en lẫn Giu-đa đều là mồi ngon cho xâm lược. Đa-vít và Sa-lô-môn thành công một phần vì không đại cường nào mạnh đủ để tấn công lúc các ông còn trị vì. Nhưng sau khi phân rẽ vương quốc, các quốc gia gần kề như Xi-ri, Am-mon và Mô-áp lập tức đem lại cho các vua Ít-ra-en và Giu-đa đủ thứ rắc rối. Tuy nhiên, chính sự lớn mạnh của các đại cường chính xa hơn về phía đông bắc mới có tính quyết định. Đế quốc Át-sua trước đó từng có thời gian đầy sức mạnh dưới thời Tích-lát Pi-le-xe I. Nhưng cuộc gây hấn tàn bạo khiến ai cũng phải kinh hoàng đối với họ lên đến cực điểm vào các năm 880 và 612 trước CN. Đế quốc này đặt căn cứ tại ba thành phố lớn: Át-sua, Ca-lác và Ni-ni-vê. Từ giữa thế kỷ thứ 9 trước CN, thời A-kháp trị vì Ít-ra-en, các vua Át-sua đã liên tiếp tấn công Ít-ra-en và Giu-đa rồi. Chẳng bao lâu sau, Vua Giê-hu của Ít-ra-en phải triều cống Vua San-ma-ne-xe III của Át-sua. Một trăm năm sau, Vua A-khát của Giu-đa yêu cầu Vua Tích-lát Pi-le-xe III của Át-sua giúp mình chống lại Xi-ri và Ít-ra-en (Is 7; 2V 16). Ông ta đã chiến thắng cả hai nước trên, nhưng cũng vì thế, Giu-đa đã trở thành nước chư hầu của Át-sua. Khi Ít-ra-en từ khước không chịu triều cống hàng năm, vị vua kế tiếp của Át-sua đã chiếm lấy Sa-ma-ri, lưu đầy mọi người và hủy diệt vương quốc phía bắc (7221 trước CN; 2V 17). Không bao lâu sau, Ai Cập bị người Át-sua đánh bại. Năm 701 trước CN, ông vua hùng mạnh là Xan-khê-ríp vây hãm Giê-ru-sa-lem, nhưng nhờ Vua Khít-ki-gia biết tín thác nơi Thiên Chúa, nên thành thánh đã được cứu (2V 19). Người Át-sua phải chiến đấu rất nhiều mới giữ được đế quốc của họ. Trong thế kỷ kế tiếp, nhiều tỉnh nổi lên giành lại độc lập. Đế quốc ấy tồn tại tới lúc Át-sua lọt vào tay người Mê-đi năm 614 trước CN và Ni-ni-vê bị người Mê-đi và Ba-by-lon tiêu hủy năm 612.
Xâm lăng và lưu đày: Trong Thánh Kinh, nếu Át-sua có nghĩa là áp bức, thì Ba-by-lon có nghĩa là quyền lực. Nobopolassar, thống đốc khu vực quanh Vịnh Ba Tư, giải phóng Ba-by-lon khỏi Át-sua và năm 626 trước CN lên ngôi vua. Ông tiếp tục chiến thắng người Át-sua và năm 612 trước CN, người Ba-by-lon và Mê-đi chiếm được thủ đô của Át-sua là Ni-ni-vê. Họ không chỉ bằng lòng với việc chiếm cứ Át-sua mà còn tìm cách thu tóm toàn bộ Đế Quốc Át-sua nữa. Người Át-sua rút về Kha-ran, nhưng chẳng bao lâu cũng bị bứng khỏi đấy. Người Ai Cập, vì biết đất nước mình lâm nguy, nên đã tự động tiến quân lên phía bắc để hỗ trợ người Át-sua. Vua Giô-si-gia của Giu-đa đụng độ với đoàn quân Ai Cập tại Mơ-gít-đô. Trong trận chiến này, ông bị giết và do đó, Giu-đa trở thành chư hầu của Ai Cập (2V 23:29). Bốn năm sau, tức năm 605 trước CN, quân đội Ba-by-lon do Na-bu-cô-đô-nô-xo cầm đầu đã đánh bại quân Ai Cập tại Cá-cơ-mít (Gr 46:1-2). Đế quốc Ba-by-lon mỗi ngày một bành trướng. Giơ-hô-gia-kim của Giu-đa là một trong nhiều vị vua nay phải triều cống cho Na-bu-cô-đô-nô-xo. Sau một trận đánh khốc liệt với quân Ba-by-lon năm 601 trước CN, người Ai Cập khích lệ Giu-đa nổi dậy. Na-bu-cô-đô-nô-xo phái quân đội tới dẹp loạn và năm 597 trước CN, chỉ sau khi Giơ-hô-gia-kim lên ngôi không lâu, Giu-đa đầu hàng. Vua và nhiều nhà lãnh đạo bị đầy qua Ba-by-lon. Chính sách của kẻ xâm lăng không những là cướp bóc và phá phách, mà còn làm suy yếu các nước chư hầu và ngăn chặn những vụ nổi loạn trong tương lai bằng cách tống xuất các công dân hàng đầu của họ (2V 24:10-17). Dù thế, 10 năm sau, Xít-ki-gia-hu, một ông vua bù nhìn được Na-bu-cô-đô-nô-xo đặt lên ngai vàng Giu-đa, đã cầu viện Ai Cập để nổi dậy. Quân Ba-by-lon bèn xâm lăng Giu-đa và vây hãm Giê-ru-sa-lem. Cuộc vây hãm này kéo dài 18 tháng. Cuối cùng, tường thành bị chọc thủng. Năm 586 trước CN, thành bị chiếm. Vua Xít-ki-gia-hu bị bắt và bị làm cho mù. Các báu vật, kể cả châu báu của đền thờ, đều bị đem qua Ba-by-lon. Giê-ru-sa-lem và đền thờ bị phá hủy, còn công dân thì bị tống xuất. Chỉ những người thật nghèo mới được phép ở lại canh tác đất đai (2V 25:1-21). Xem thêm Lưu đày
Trở Về Giê-ru-sa-lem: Giữa thế kỷ thứ sáu trước CN, Ba-by-lon hết sức hùng mạnh. Nhưng các tiên tri lên tiếng nói về một Thiên Chúa mà đối với Ngài mọi ông vua chỉ là bù nhìn, và Ngài có thể dùng chính thế lực ngoại giáo để hoàn tất các ý định của mình. Ky-rô, người Ba Tư, thống nhất được hai vương quốc Mê-đi và Ba-tư ở phía đông của Ba-by-lon. Ông chiếm được nhiều lãnh thổ xa xôi tận phía đông như Ấn Độ. Rồi ông tấn công chính Ba-by-lon. Thành này thất thủ năm 539 trước CN và ông thống lãnh toàn bộ đế quốc. Các vua Ba-Tư mở rộng bờ cõi xa hơn cả các đế quốc trước đó. Họ chiếm được cả Ai Cập và trọn vùng nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Khi Ba-by-lon thất thủ, Ky-rô bắt đầu tái tổ chức đế quốc. Ông phân chia nó thành các tỉnh, mỗi tỉnh đều có nhà cai trị riêng, gọi là ‘satrap’. Những vị này thường là người Ba Tư, nhưng dưới họ là các nhà cai trị địa phương với một số quyền nhất định. Dân các nước chư hầu được khích lệ duy trì phong tục và tôn giáo riêng của mình.Như một phần của chính sách trên, Ky-rô phái một số người Do Thái trở lại Giê-ru-sa-lem để tái thiết thành phố và đền thờ, như đã được thuật lại trong sách Ét-ra và Nơ-khe-mi-a. Người Do Thái cũng lập nghiệp ở nhiều vùng khác nhau trong đế quốc. Ở Su-san, một trong các thủ phủ của Ba Tư, một vị vua sau này tên là Xéc-xét I, còn tôn một phụ nữ Do Thái làm hoàng hậu, như đã được sách Ét-te thuật lại. ‘Sự tán dân’ (diaspora), một danh từ chỉ chung những người Do Thái sống trên xứ người, sau này trở thành rất quan trọng vào thời Tân Ước.
Vì họ sống xa đền thờ, nên những người Do Thái này đã phát triển ra hệ thống hội đường làm trung tâm giáo huấn và thờ phượng. Việc đó đã xây nền cho việc phát triển mau lẹ của các giáo hội Ki-tô giáo sau này, là các giáo hội cũng được xây dựng theo khuôn mẫu ấy. Vua Đa-ri-ô I (522-486 trước CN), người xây dựng nên thủ đô mới hết sức vĩ đại là Persepolis, và là người đã chiếm được miền Tây Ấn Độ, cũng đã đẩy đế quốc xa hơn về phía tây. Năm 513, ông chiếm Ma-kê-đô-ni-a, phía bắc Hy Lạp. Năm 490, người Ba Tư bị người Hy Lạp đánh bại tại Marathon, và vũ đài được chuẩn bị sẵn cho những chiến công hiển hách sau này của Hy Lạp cổ điển xưa.
Xéc-xét I (486-465) xâm lăng Hy Lạp, còn chiếm được cả A-thê-na, nhưng đã bị đánh bại trong trận hải chiến ở Sa-la-mi. Át-tắc-xát-ta, Đa-ri-ô II và các vua kế tiếp đã đánh trả. Vận mệnh của Ba Tư và Hy Lạp, Mê-đi và Ai Cập lúc thịnh lúc suy nhưng cuối cùng, vào năm 333 trước CN, người chiến binh Hy Lạp tên A-lê-xan-đê quê ở Ma-kê-đô-ni-a đã vượt Hellespont để bắt đầu sự nghiệp phi thường của mình. Ông chỉ mới 22 tuổi khi khởi đầu tiến quân trên khắp mặt thế giới cổ thời. Ông ‘giải phóng’ Ai Cập khỏi tay người Ba Tư (lập ra hải cảng Alexandria), rồi tiến quân qua phía đông, đến tận trái tim Đế Quốc Ba Tư. Ông tiến chiếm mọi nơi đến tận Ấn Độ và đánh bại bất cứ ai cản đường tiến quân của mình, đến đâu cũng thiết lập ra các thành thị Hy Lạp. Tước hiệu ‘A-lê-xan-đê Đại Đế’ của ông thật hết sức xứng đáng. Ông qua đời lúc mới 33 tuổi, vào năm 323 trước CN.
Sau khi Ông qua đời, Đế Quốc Hy Lạp bị bốn vị tướng của Ông phân chia. Các nhà cai trị Xê-lêu-kít, đặt bản doanh ở An-ti-ô-ki-a bên Xi-ri, kiểm soát vùng Pa-lét-tin. Người Pơ-tô-lê-mai, đặt bảnn doanh tại A-lê-xan-ri-a cai trị Ai Cập. Tuy nhiên, về văn hóa, thế giới Hy Lạp vẫn là một thể thống nhất với tiếng Hy Lạp làm ngôn ngữ chung và khuôn mẫu văn minh Hy Lạp làm chuẩn. Bối cảnh này đóng một vai trò rất sinh tử trong các biến cố sau này: chúng tôi muốn nói tới các biến cố của Tân Ước.
Ít-ra-en trong Tân Ước: Đến thời Tân Ước, dân Do Thái đã phải sống hết 500 năm dưới ách thống trị ngoại bang kể từ ngày từ lưu đầy trở về. Dưới thời Đế Quốc Hy Lạp, họ nộp sưu thuế cho Pơ-tô-lê-mai của Ai Cập và chấp nhận tiếng Hy Lạp làm ngôn ngữ Đế Quốc. Năm 198 trước CN, nhà cai trị gốc Xê-lêu-kít tại Xi-ri là An-ti-ô-khô Đại Đế, đánh bại nhà Pơ-tô-lê-mai và chiếm đóng Pa-lét-tin. Nhưng sau đó ông bị người La Mã đánh bại tại Magnesia vào năm 190 trước CN.
Người La Mã đánh thuế Đế Quốc Xê-lêu-kít rất nặng và tìm mọi cơ hội để cướp bóc các thành thị và đền thờ. An-ti-ô-khô Ê-pi-pha-nê dùng sự chống đối của những người Do Thái đạo hạnh gọi là Khi-si-đim như cái cớ để cướp phá đền thờ Giê-ru-sa-lem. Sau đó, ông cho xây một trung tâm ngoại giáo của Hy Lạp ngay trung tâm thành phố và một bàn thờ trong đền thờ dâng kính thần Zeus trên đó, họ cho dâng heo làm hy lễ (luật thực phẩm Do Thái cấm không được dùng thịt này).
Sự xỉ nhục cuối cùng trên đã khiến xẩy ra cuộc nổi loạn của anh em nhà Ma-ca-bê. Người Do Thái thành công trong việc tự giải phóng mình trong một thời gian để có thể thanh tẩy cũng như tái thánh hiến đền thờ vào năm 165 trước CN. Thượng tế A-rít-tô-bô-lô, một thành viên của gia đình Hát-mô-nê-ân, là gia đình lãnh đạo cuộc nổi loạn, vào năm 104 đã tự phong vương cho mình. Nhưng chẳng bao lâu, các tranh chấp giữa người Do Thái với nhau đã giúp người La Mã cơ may can thiệp. Vị quân vương kiêm thượng tế cuối cùng bị xử tử năm 37 trước CN.
Giu-đê trở thành chư hầu La Mã dưới quyền tổng trấn Xi-ri. Nhưng người Do Thái được tự do thực hành tôn giáo và có nhà cai trị riêng: đó là Hê-rô-đê người Do Thái miền I-đu-mê cai trị từ năm 37 đến năm 4 trước CN. Bất kể các dự án xây dựng dinh thự nguy nga của ông, trong đó có đền thờ Giê-ru-sa-lem, dân Do Thái vẫn rất ghét Hê-rô-đê Đại Vương, và phần lớn người ta chỉ nhớ đến những tàn bạo và dã man của ông mà thôi. Đó là bối cảnh của việc Chúa Giê-su sinh ra. Thánh Lu-ca ghi lại sự kiện là Chúa Giê-su sinh ra dưới thời đệ nhất Hoàng Đế La Mã, tức Au-gút-tô. Ông này được Ti-bê-ri-ô nối ngôi năm 14 CN. Hành vi Hê-rô-đê sát hại các hài nhi tại Bê-lem hoàn toàn phù hợp với cá tính ông ta. Khi ông ta chết, vương quốc bị ba người con của ông chia nhau. Một tên vì cai trị quá tệ đã bị người La Mã truất phế và thay thế bằng một tổng trấn cho vùng Giu-đê. Phông-xi-ô Phi-la-tô, người đã lên án tử cho Chúa Giê-su, làm tổng trấn từ năm 26 đến năm 36 CN.
Hội đồng Do Thái, gọi là Sanhedrin, cố gắng sống hòa hoãn với người La Mã để duy trì thế đứng của chính mình. Những người khác, như các viên thu thuế chẳng hạn, cũng lợi dụng sự chiếm đóng của người La Mã để làm đầy túi tham. Nhiều người trông chờ ngày họ được giải thoát khi họ được tự do. Như Si-mê-ôn, người đã có mặt ở đền thờ khi cha mẹ Chúa Giê-su đem dâng con trẻ cho Thiên Chúa, họ ‘chờ đợi ngày Ít-ra-en được cứu vớt’. Bởi thế, Chúa Giê-su rất thận trọng đối với tước hiệu Đấng Được Xức Dầu, đấng giải thoát từng được hứa hẹn xưa nay, vì sợ nâng cao niềm hy vọng của dân muốn Ngài lãnh đạo cuộc nổi dậy chống người La Mã. Tinh thần kháng chiến mạnh nhất nơi nhóm Nhiệt Thành (một nhóm du kích): và chính tinh thần này cuối cùng đã dẫn đến cuộc Chiến Tranh Do Thái đầy biến cố thảm hoạ, khiến đền thờ Giê-ru-sa-lem bị phá hủy vào năm 70 CN.
Nhưng lúc đền thờ Do Thái bị phá hủy và quốc gia Do Thái bị tứ tán cũng là thời điểm của một khởi đầu mới. Sau cái chết và sự sống lại của Chúa Giê-su, các môn đệ của Người hiểu rõ vương quốc mới không phải chỉ dành cho người Do Thái mà là cho tất cả những ai tin tưởng nơi Người. Vương quốc ấy đem lại một khởi đầu hoàn toàn mới, không phải cho riêng dân Do Thái mà cho mọi người sẵn sàng bước vào lời hứa ban cho Áp-ra-ham, một lời hứa đặt căn bản trên đức tin. Nó phải được hiểu là việc giải thoát khỏi tội lỗi và chủ nghĩa vụ luật lệ của Do Thái giáo. Do Thái hay dân ngoại đều có thể bắt đầu cuộc sống mới, đầy ắp Thần Trí Thiên Chúa. Cái năng động tính của sứ điệp này là lật ngược lại Đế Quốc và thay đổi bộ mặt thế giới.
Văn Hóa
Phút hơi tàn
Jos. Tú Nạc
23:23 16/03/2009
PHÚT HƠI TÀN
Hết thảy chúng ta đều đẹp đẽ lắm sao –
nào ai biết đong đầy
những thiếu thốn khoan dung và độ lượng,
chúng ta hẳn chưa thành kính tạ ơn
để rồi lại khẩn khoản nài xin –
cùng Thiên Chúa
khát khao thụ tạo chúng ta giết thời gian.
Ai đã sống một đời trong êm ả?
Loài người tha thiết nguyện xin, tần tảo ngược xuôi là
công việc hàng ngày không thay đổi, chẳng kịp nói
giã từ, không lời chào tao ngộ, mà
đã diễn tả trong lòng bàn tay Người vô tận
nơi mọi lúc đều là ước vọng
chẳng của riêng Người cũng chẳng của chúng ta, nhưng là một vũ điệu
cùng nhau,
sự cảm nhận không phải của vũ công hay
vũ khúc,
mà tràn đầy nhạc điệu như Thiên Chúa
đang phô diễn cùng ta
sáng tạo tự chính Người.
2009 – NMS & CTTT – Ý thơ “Dying, With Too Much Time to Live” –
Giorgio di Cicco
Hết thảy chúng ta đều đẹp đẽ lắm sao –
nào ai biết đong đầy
những thiếu thốn khoan dung và độ lượng,
chúng ta hẳn chưa thành kính tạ ơn
để rồi lại khẩn khoản nài xin –
cùng Thiên Chúa
khát khao thụ tạo chúng ta giết thời gian.
Ai đã sống một đời trong êm ả?
Loài người tha thiết nguyện xin, tần tảo ngược xuôi là
công việc hàng ngày không thay đổi, chẳng kịp nói
giã từ, không lời chào tao ngộ, mà
đã diễn tả trong lòng bàn tay Người vô tận
nơi mọi lúc đều là ước vọng
chẳng của riêng Người cũng chẳng của chúng ta, nhưng là một vũ điệu
cùng nhau,
sự cảm nhận không phải của vũ công hay
vũ khúc,
mà tràn đầy nhạc điệu như Thiên Chúa
đang phô diễn cùng ta
sáng tạo tự chính Người.
2009 – NMS & CTTT – Ý thơ “Dying, With Too Much Time to Live” –
Giorgio di Cicco
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bướm
Diệp Hải Dung
05:22 16/03/2009
BƯỚM
Ảnh của Diệp Hải Dung (Hinh chụp tai Trung Tâm Bringelly, Sydney)
Trách con bươm bướm khôn ngoan
Hoa tươi bướm đậu, hoa tàn bướm bay.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Chance – Chineserites
Nguyễn Trọng Đa
14:11 16/03/2009
Chance
Tình cờ, ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên là sự gì được cho là xảy ra mà không có mục đích rõ ràng. Nhưng theo quan điểm công giáo, không sự gì xảy ra mà không có mục đích cả; mọi sự đều có một mục đích do Chúa trao cho bởi vì mỗi việc đều thuộc về sự quan phòng phổ quát của Chúa. Do đó, tình cờ hoặc ngẫu nhiên là sự chấp nhận mình không biết tại sao một sự không giải thích được lại xảy ra, hơn là sự phủ nhận rằng mọi sự việc đều có lý do để xảy ra. (Từ nguyên Latinh cadere, rơi, rớt.)
Chancel
Cung thánh, phần chung quanh bàn thờ. Là phần cung thánh gần bàn thờ của một nhà thờ, nơi hàng giáo sĩ cử hành nghi thức phụng vụ. Danh từ này phát sinh từ chữ cancellus, bức ngăn phân cách cung thánh và lòng nhà thờ. (Từ nguyên Latinh cancellus, bức ngăn.)
Chancellor
Chưởng ấn. Trong một giáo phận chưởng ấn là vị đại diện chính của Đức Giám mục, nhất là trong việc quản lý việc đời. Vai trò của ngài thay đổi tùy theo giáo phận, nhưng có thể bao gồm việc giải quyết đơn xin năng quyền hoặc miễn chuẩn, gìn giữ và sắp xếp các tài liệu của giáo phận, và nói chung hành xử như một thư ký của Giám mục.
Chancery, Apostolic
Giáo phủ tông tòa. Trước đây là văn phòng Giáo hòang lo soạn thảo và công bố các văn kiên quan trọng hơn của Tòa thánh. Nó có tầm quan trọng lớn trong thời Trung cổ, và được thánh Giáo hòang Pius X tái tổ chức vào năm 1908, nhưng chức năng đã được giao bớt cho các văn phòng khác của Tòa thánh, kể từ khi có bộ Giáo luật năm 1918, và việc tái tổ chức Giáo triều dưới thời Đức Giáo hoàng Phaolô VI sau Công đồng chung Vatican II. (Từ nguyên Latinh cancellaria, phòng làm việc của chưởng ấn.)
Chancery, Diocesan
Văn phòng tòa Giám mục. Là bộ phận hành chính của một giáo phận dưới quyền của Đấng bản quyền địa phương; văn phòng xử lý các văn bản chính thức liên quan đến việc đạo của giáo phận.
Change
Sự thay đổi, biến đổi. Nói chung, sự thay đổi là bất cứ sự gì mới trong một hữu thể hoặc bất cứ nguồn gốc nào của sự khác biệt. Nói chính xác hơn, đó là sự chuyển từ tiềm năng qua hiện thực, vốn có lẽ là bản thể hay tùy thể. Sự thay đổi bản thể là một sáng tạo, có nghĩa là xuất hiện từ cái chưa hề có trước đó; hoặc là biến thể, tức là thay đổi hoàn toàn bản thể; hoặc là biến đổi, vốn xảy ra khi một sinh vật mới xuất hiện, khi thực phẩm biến đổi trong sinh vật hấp thụ nó, hoặc khi một sinh vật chết. Còn thay đổi tùy thể là mọi cách thay đổi khác.
Chant
Bài ca phụng vụ, điệu hát. Là bài ca thuộc về một nghi thức phụng vụ và tạo nên một phần của việc phụng tự. Bài ca phụng vụ khác với thánh ca ở chỗ là thánh ca tô điểm cho buổi phụng vụ mà tuyệt đối không thuộc về buổi phụng vụ ấy. Bài ca phụng vụ có tính độc xướng, thường là âm nguyên. Hình thức của chúng xếp từ đọc cung nhạc đơn giản cho một bài đọc đến các giai điệu trau chuốt và ấn tượng nhất. (Từ nguyên Latinh cantare, hát.)
Chantry
Thiện quỹ các linh hồn, nguyện đường các linh hồn. Là một số tiền lớn trao cho một linh mục, xin ngài dâng nhiều thánh lễ cầu cho một linh hồn qua đời. Số tiền này có thể dùng cho các công tác phụ thêm, chẳng hạn làm tuyên úy hoặc dạy học không thù lao. Từ ngữ cũng được dùng để gọi một “nguyện đường các linh hồn”, nơi linh mục phụ trách nguyện đường dâng lễ cầu cho linh hồn. Nguyện đường thuộc về các nhà thờ lớn thường lưu giữ phần mộ của người tặng tiền thiện quỹ. (Từ nguyên Latinh cantare, ca hát.)
Chantry Schools
Trường học thiện quỹ. Nơi dành cho giáo dục trẻ em, trong thời Tiền Cải cách, nhờ tiền thiện quỹ các linh hồn. Tại Anh Quốc, đa số các trường do chính quyền điều hành sau khi tách rời khỏi Giáo hội công giáo Roma là các trường học thiện quỹ.
Chaos
Vực thẳm, hỗn độn. Là một nơi không có hình dạng, hỗn độn, hoàn tòan mất trật tự và hỗn lọan vô cùng. Triết gia Plato (427-347 trước Công nguyên) áp dụng từ ngữ này cho vật chất vô trật tự trước khi Hóa công đưa trật tự vào vũ trụ, thay đổi vực thẳm thành vũ trụ. Vực thẳm cũng là điều kiện gốc của thế giới như được mộ tả trong Kinh thánh (Stk 1:2). (Từ nguyên Hi Lạp chaos, vực thẳm; nghĩa đen là kẽ nứt; tiếng Latinh chaos, hỗn độn, hỗn mang.)
Chapel
Nhà nguyện, nguyện đường. Là nơi tương đối nhỏ để làm việc thờ phượng Chúa cho các thành viên của một gia đình hoặc Dòng tu. Đôi khi đó là một nhà nguyện trong một tòa nhà lớn hơn, hoặc trong một phòng tách riêng được cung hiến và có bàn thờ. Các nhà nguyện cạnh trong nhà thờ lớn thường có mục đích đặc biệt là để chầu Mình Thánh Chúa hay dùng như một đền thánh. (Từ nguyên Latinh capella, nguồn gốc ban đầu là một đền thánh bảo tồn chiếc áo của thánh Martin thành Tours, Pháp.)
Chapel Of Ease
Nhà nguyện tùy tiện. Là một nhà nguyện phụ được xây dựng dành cho những người sống xa nhà thờ giáo xứ, thường ở vùng ngọai ô hoặc khu ngọai thành. Giáo sĩ phụ trách nhà nguyện này có thể là cha phó của giáo xứ chính. Trước hết, không có giếng rửa tội trong các nhà nguyện này, vì lúc đầu một số chức năng giáo xứ được dành cho nhà thờ giáo xứ, nhưng rồi nhiều nhà nguyện tùy tiện cũng có giếng rửa tội riêng. Lễ cưới và lễ an táng thường được làm ở nhà thờ giáo xứ, vì nghĩa trang luôn ở gần nhà thờ chính. Các nhà nguyện tùy tiện thường sẽ trở thành giáo xứ độc lập, khi số tín hữu trở nên đông đến độ cần phân chia giáo xứ.
Chaplain
Tuyên úy. Là một linh mục phục vụ một nhà nguyện hoặc một nhà thờ nhỏ, hoặc được bổ nhiệm làm mục vụ tại một cơ sở, chẳng hạn một tu viện, cô nhi viện, bệnh viện hay nhà giam. Cũng là một linh mục hay người có chức thánh được bổ nhiệm phục vụ một lớp người đặc biệt, chẳng hạn quân đội, hoặc được phép thực hiện nghi thức tôn giáo tại các hội nghị của các tổ chức huynh đệ, cơ quan lập pháp hoặc các tổ chức khác. (Từ nguyên Latinh cappellanus; từ chữ cappella, đền thánh.)
Chaplet
Tràng chuỗi, tràng hạt. Là một chuỗi hạt kết đính lại với nhau để đếm số lần lời kinh được đọc. Chuỗi 50 là chuỗi nổi tiếng nhất. Cũng có chuỗi gồm nhiều hạt kết đính để đếm số lần lời cầu dâng lên một vị thánh. (Từ nguyên Pháp chaplet, vật trùm đầu, tràng hoa.)
Chapter, Ecclesiastical
Hội kinh sĩ. Là một nhóm các kinh sĩ được thiết lập để tuân giữ sự trang trọng trong phụng tự, và tại nhà thờ chính tòa để giúp đỡ Đức Giám mục theo giáo luật. Tên này phát sinh từ tập tục đọc một chương (chapter) luật tại một cuộc gặp định kỳ của các thành viên theo qui định. Nơi nào không có kinh sĩ giáo phận, các tư vấn giáo phận hành xử như là một hội đồng của Giám mục. Hội kinh sĩ có thể là chính tòa, tập đòan, triều, Dòng, tùy vào thành phần của các thành viên. Trong các thế kỷ đầu, hội kinh sĩ thuộc về nhà xứ và được thiết lập rõ ràng vào thế kỷ 13. (Từ nguyên Latinh capitulum, nghĩa đen, cái đầu nhỏ, sự phân chia chính yếu.)
Chapter House
Phòng đại hội. Là tòa nhà gần nhà thờ chính tòa hay một tu viện, dùng để hội họp, thực hiện các giao dịch, đọc sách các thánh tử vì đạo, chỉ định các công tác mỗi ngày. Tên chapter house phát sinh từ tập tục sửa chữa các lỗi lầm của hội kinh sĩ trong tòa nhà này.
Chapter, Legislative
Tổng tu nghị, tổng công hội, tu nghị miền. Là tổng tu nghị hoặc tu nghị miền của các đại biểu một Dòng tu để thảo luận và quyết định về các vấn đề liên quan đến đời sống thiêng liêng và việc tông đồ của cộng đòan. Các tổng tu nghị Dòng tu có tầm quan trọng ngọai thường kể từ Công đồng chung Vatican II. Tổng tu nghị có quyền "tạm thời thay đổi một số khỏan của hiến chương Dòng…theo cách thử nghiệm, miễn là mục đích, bản chất và tính chất của Dòng tu vẫn được bảo tòan.” (Tự sắc Ecclesiae Sanctae, 1966, II, 6).
Chapter, Liturgical
Bài đọc ngắn. Trước đây là câu ngắn đi sau các Thánh vịnh trong giờ Kinh Sáng, Kinh giờ Ba, Kinh giờ Sáu, Kinh giờ Chín, Kinh Trưa, Kinh Chiều, và thánh thi trong giờ Kinh Tối của Kinh Nhật Tụng. Tên mới là Lectio Brevis, Bài đọc ngắn.
Chapter, Monastic
Tu nghị đan sĩ. Là hội nghị định kỳ của các thành viên một cộng đòan đan tu. Tại hội nghị này, có thói quen đọc tiểu sử các thánh của ngày ấy trong Sách các thánh tử vì đạo, tự tố cáo lỗi lầm của mình đối với luật Dòng, bề trên ra hình phạt thích đáng, và thảo luận các vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống và kỷ luật của cộng đòan.
Chapter Of The Bible
Chương sách thánh. Là sự phân thành chương trong sách Kinh thánh, được thực hiện lần đầu tiên bởi Stephen Langton (qua đời năm 1228), thần học gia ở Paris và sau là Tổng giám mục ở Canterbury. Hầu như ngài sử dụng một sự phân chia chương đã có sẵn.
Character
Tính tình, tính cách, cá tính. Tính tình là các phẩm chất luân lý của một người, thành hình từ tính khí của người ấy và được phát triển bằng các chọn lựa tự do, vốn phân biệt người ấy như một cá nhân; tính cách là các đức tính và điểm yếu quen thuộc của một người làm cho người ấy trở thành một cá nhân luân lý riêng biệt. Trong nghĩa ca ngợi, cá tính là sự sát nhập bản tính và sự dưỡng dục vào các tập quán luân lý của một người và diễn tả chúng trong cuộc sống thường ngày. (Từ nguyên Latinh character; từ chữ Hi Lạp charakt_r, dấu khắc, dấu ấn.)
Charis
Charis, ân sủng. Charis là từ ngữ cơ bản trong Tân Ước để chỉ “ân sủng”, nhất là trong các thư của thánh Phaolô. Dựa vào nghĩa trần tục là hấp dẫn hoặc duyên dáng, ý nghĩa Kinh thánh của charis là sự thiện của Chúa, vốn là hào phóng và nhưng không, con người không xứng đáng và được Chúa thánh hóa. Charis được đồng hóa chặt chẽ với tòan bộ Tin Mừng. Cuối cùng, charis xác định tại sao Tin Mừng là tốt lành, bởi vì tình thương của Chúa nâng con người lên để chia sẻ trong thần tính của Chúa (Ep 1:6), cứu chuộc con người khỏi tội (Rm 5:15), và giúp con người thực thi nhân đức theo gương Chúa Giêsu Kitô (I Cr 1:4). Trong ngôn từ của thánh Phaolô ân sủng (charis) khác với đòan sủng (charisma) như một ân ban của Chúa để thánh hóa con người, và khác với ân ban thiêng liêng vốn giúp cho người lãnh nhận chu toàn một chức vụ hoặc một chức năng cho nhiều người khác trong Giáo hội. (Từ nguyên Hi Lạp kharisma, hồng ân, ân ban, từ chữ kharizesthai, ủng hộ, từ chữ kharis, ơn, sự ủng hộ.)
Charisma
Đặc sủng, đòan sủng. Sự thu hút cá nhân mạnh mẽ hoặc sức quyến rũ mà một số người có được, và nó giống với đoàn sủng siêu nhiên được biết tới trong mặc khải Kitô giáo. Người có ơn này thường được gọi là "charismatic", người đoàn sủng, người hấp dẫn, người cuốn hút. Họ có thể tạo ảnh hưởng trên người khác mà không phải nỗ lực nhiều, và khả năng họ làm như vậy dường như để cùng chia sẻ phép lạ nào đó. (Từ nguyên Hi Lạp charisma, ơn ban, sự ủng hộ.)
Charismatic Movement
Phong trào đặc sủng, phong trào Thánh Linh. Là một sự canh tân của Phong trào Thánh Linh trong nhiều giáo hội Kitô giáo, trong đó có Giáo hội Công giáo. Từ ngữ “đoàn sủng” (charismatic) được công giáo dùng nhiều hơn là từ ngữ “Thánh Linh” (Pentecostal), vốn thường được các nhà lãnh đạo phong trào Tin lành dùng nhiều hơn.
Charism For Miracles
Đặc sủng làm phép lạ. Là một trong nhiều ân ban siêu nhiên được hưởng trong thời Giáo hội ban sơ để làm các hiện tượng phép lạ: 1. lòng tin (I Cr 12:9, 13:2), một hình dạng đặc biệt của hồng ân đức tin, vốn dẫn con người tin một cách mặc nhiên rằng, trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, Thiên Chúa sẽ tỏ hiện quyền năng làm phép lạ của Ngài để đáp trả lời cầu nguyện của con người; 2. làm phép lạ (I Cr 12:10, 28), là một đoàn sủng lạ thường nhờ đó một cá nhân có thể cầu xin ơn Chúa để làm một phép lạ; 3. chữa lành lạ lùng (I Cr 12:9, 30), là một ơn đặc biệt để làm cho một người đang bị bệnh nặng được lành hẳn.
Charisms Of Administration
Đặc sủng quản trị. Là các ân ban siêu nhiên để tổ chức và quản trị dân Chúa, được thánh Phaolô nêu ra như sau: 1. người mục tử (Ep 4:11; TĐCV 20:28), trước kia là một ơn đặc biệt về quản trị mà các giám mục-kỳ mục được hưởng để quản trị dân Chúa, nhưng đừng lầm lẫn với quyền linh mục do chức thánh ban cho; 2. nhà quản trị (Rm 12:8; I The 5:12; I Tim 5:17), là đoàn sủng đặc biệt của một chức sắc trong Giáo hội để quan tâm ân cần, duy trì sự quân bình khôn ngoan giữa việc quan tâm về công tác tổ chức được thực hiện tốt, và lo lắng quan tâm cho từng cá nhân mà người quản trị có trách nhiệm chăm sóc; 3. thừa tác viên (I Cr 16:15; Rm 12:7), là người giúp đỡ các linh mục-kỳ mục và là phụ tá cho các nhà quản trị Giáo hội, thừa tác viên cần có tính khiêm nhường và lòng sẵn sàng phục vụ để làm việc.
Charisms Of Knowledge
Đặc sủng hiểu biết. Là các ân ban siêu nhiên lạ thường cho tâm trí để giáo dục các người khác trong đức tin công giáo. Trong các sách viết của thánh Phaolô, có sáu hạng người nổi bật như được phú cho khả năng đặc biệt để loan truyền Tin Mừng. Các đặc sủng này không giới hạn cho 12 Tông đồ ban đầu và thánh Phaolô, nhưng cho bất cứ ai được sai đi loan báo Tin Mừng: 1. ngôn sứ (I Cr 12:28), là người nói thay mặt Chúa và với quyền uy của Chúa. Trong các mặc khải mà các ngôn sứ nhận được, thỉnh thoảng có lời báo trước về các sự việc sẽ xảy ra (TĐCV 11:27-30, 21:10-14). Các ngôn sứ khuyến dụ và củng cố lòng tin của các tín hữu (TĐCV 15:32), họ nói lời xây dựng, khích lệ và an ủi (I Cr 14:3), và họ có thể đọc tâm hồn người khác (I Cr 14:24-25). Các phụ nữ cũng được chia sẻ đặc sủng này (I Cr 11:5; TĐCV 21:9); 2. người loan báo Tin Mừng (TĐCV 21:8; II Tim 4:5), đừng lầm lẫn với các thánh sử viết Tin Mừng, một người loan báo Tin Mừng có thể là một người được chỉ định để củng cố các giáo đoàn mới nhưng không thành lập ra các giáo đoàn nữa; 3. người dạy bảo (Rm 12:7; Ep 4:11; I Tim 4:13, 16), một giáo lý viên có khả năng giải thích ý nghĩa nội tại của Tin Mừng cho người lắng nghe; 4. người khuyên răn (Rm 12:8; I Tim 4:13; TĐCV 4:36), một người rao giảng có tài đặc biệt là thuyết phục người khác đem lời dạy của Chúa Kitô vào áp dụng thực hành; 5. người có ơn khôn ngoan để giảng dạy (I Cr 12:8), là người có thể giải thích các mức độ cao nhất của Mặc khải; 6. người có ơn hiểu biết để trình bày (I Cr 12:8), là người có thể giải thích các chân lý mặc khải bằng cách so sánh với kiến thức của con người. Hai đặc sủng cuối cùng này hầu như được bốn hạng người nêu trên sở hữu, ở các mức độ khác nhau.
Charisms Of Prayer
Đặc sủng cầu nguyện. Là các ơn ban lạ thường để giao tiếp với Chúa, như thánh Phaolô mô tả. Trọn chương 14 thư thứ nhất của ngài gửi cho tín hữu Côrintô (I Cr 14) dành cho chủ đề này, dưới khía cạnh ơn ban nói tiếng lạ. Ngài phân biệt hai hình thức của đặc sủng này. Có đòan sủng cầu nguyện với Chúa với tấm lòng nhưng bằng các từ ngữ không thể hiểu được với trí khôn. Thánh Phaolô nói với Kitô hữu là hãy xin Chúa ban cho họ hiểu được điều họ đang cầu nguyện với tấm lòng. Họ cũng cần đoan chắc rằng nếu họ dùng hồng ân này nơi công cộng, cần người có ơn ban về giải thích nói tiếng lạ hiện diện ở đó để giải thích điều được nói ra. "Nếu không có người giải thích, thì phải giữ thinh lặng trong cộng đoàn, mỗi người chỉ nói với mình và với Thiên Chúa thôi" (I Cr 14:28). Trên hết, mọi sự phải được làm vì công ích, chứ không vì cá nhân nào cả.
Charisms Of Service
Đặc sủng phục vụ. Là các ơn ban siêu nhiên đã được thánh Phaolô miêu tả, được trao cho những người phục vụ các tín hữu: 1. phân phát (Rm 12:8), nhận được sự khéo xử siêu nhiên trong việc phục vụ người nghèo khổ với ý hướng đơn sơ; 2. tỏ lòng thương xót (Romans 12:8), phẩm chất tỏ lòng thương cảm với người bất hạng, người tù đày, người bệnh, cùng với khả năng luôn sống hòa nhã vui tươi dùu khi gặp gian truân vất vả; 3. giúp đỡ người khác (I Cr 12:28), đặc sủng sống đơn sơ và sẵn sàng giúp đỡ bất cứ ai túng thiếu; 4. quản trị (I Cr 12:28), phân biệt với đặc sủng quản trị vốn là một ơn ban siêu nhiên để đưa ra sáng kiến và hướng dẫn người khác vì lợi ích của Nhiệm thể Chúa Kitô.
Charity
Đức ái, đức mến. Là nhân đức siêu nhiên thiên phú nhờ đó một người yêu mến Chúa trên hết mọi sự, và yêu mọi người vì Chúa. Đây là nhân đức dựa vào đức tin hoặc vào chân lý mặc khải của Chúa, và không thủ đắc được nếu chỉ nhờ nỗ lực của con người mà thôi. Nhân đức này chỉ được trao bởi ân sủng Chúa. Bởi vì nó được thiên phú cùng với ơn thánh hóa, nhân đức này thường được đồng hóa với tình trạng ân sủng. Vì thế, một người mất đức ái thì cũng mất tình trạng ân sủng, mặc dầu người ấy vẫn còn có đức tin và đức cậy.
Charity, Act Of
Hành vi bác ái, nghĩa cử bác ái. Là một hành vi siêu nhiên, dựa vào đức tin, khi Chúa được yêu vì chính Chúa, chứ không phải vì hy vọng được thưởng công. Hành vi bác ái đòi hỏi ơn Chúa, hoặc là ơn thánh hóa hoặc là ơn hiện sủng hay là cả hai. Hành vi này cần thiết cho sự công chính hóa, trong trường hợp chưa được rửa tội, chưa xưng tội hoặc chưa xức dẩu. Đây cũng là cách bình thường để tăng trưởng đức ái. Kinh mến thường đọc là: "Lạy Chúa con, con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Amen." (Từ nguyên Latinh caritas, tình yêu; từ chữ carus, thân mến.)
Charm
Sức quyến rũ, duyên dáng, lá bùa, bùa mê. Nói chung, là sức thu hút hay là sức quyến rũ. Đặc biệt là lá bùa, vật được mang hay đeo nơi người để tin rằng nó giúp trừ ma quỷ hoặc đem lại vận may cho mình. Bùa mê cũng có thể là lời nói hoặc cử chỉ được tin là có súc mạnh như trên đây. Do đó, làm bùa mê có nghĩa là gây ảnh hưởng trên người khác ngoài sức mạnh thông thường của thiên nhiên. Là một hình thức của mê tín dị đoan, dùng bùa mê và lá bùa là có tội. Là một phần của phiếm hồn luận, chúng cũng tương đương như bùa hộ mạng, và thuộc về cùng loại như ma thuật.
Charterhouse
Tu viện dòng thánh Bruno. Charterhouse là chữ tiếng Anh của từ ngữ Pháp maison chartreuse, một tu viện chartreux. Một trường học nổi tiếng Anh cũng có tên này, lúc đầu được xây dựng trên vị trí của tu viện dòng thánh Bruno ở London, mà vị bề trên cuối cùng đã chịu tử vì đạo cùng với 15 tu sĩ, vào khoảng năm 1535-40, dưới triều vua Henry VIII (1491-1547). (Từ nguyên Pháp Chartreuse.)
Chartres
Nhà thờ chính tòa Chartres. Là nhà thờ đẹp nhất trong các nhà thờ chính tòa Pháp, nằm ở vùng bằng phẳng Beauce, cách Paris khoảng 77km về phía tây nam. Nhà thờ được dâng hiến cho Đức Trinh Nữ Maria. Trong nhà thờ bên trên có nhà nguyện Đức Bà Đứng Trên Cột (Our Lady of the Pillar) và trong nhà thờ bên dưới có nhà nguyện tôn kính "Virgini Pariturae", tại đó người ta cho rằng dân ngọai giáo Druids đã tôn kính tượng trinh nữ ngồi với con trẻ trên đầu gối bà, trong hang động nhỏ chứa tượng. Vào năm 300, một nhà thờ công giáo xây trên hang này. Năm 1195, nhà thờ hiện nay được xây dựng và hoàn tất vào năm 1250. Nhiều ô cửa kính màu thật đẹp mô tả chi tiết cuộc đời và các nhân đức của Đức Maria, là Đức Trinh Nữ và là Mẹ Chúa Giêsu. Nhà thờ Chartres cũng có khăn chòang đầu của Đức Mẹ để trưng cho khách hành hương xem, đựng trong một hòm thánh tích tuyệt đẹp. Thánh tích này thuộc về Charlemagne (742-814), người đã chuyển đưa từ Aachen về Chartres vào năm 876. Thánh tích nổi bật thứ hai ở Chartres là tượng Đức Bà Đen, Đức Bà Đứng Trên Cột ở nhà thờ trên, Đức Mẹ ẳm Chúa Hài Đồng ở tay trái trong khi tay phải cầm một vương trượng bằng vàng. Hốc chứa các tượng này có đầy những đồng tiền hình trái tim bằng vàng, đó là quà tạ ơn do các sự chữa lành bệnh, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ qua nhiều thế kỷ.
Chasuble
Áo lễ ngòai. Là chiếc áo ngoài không có tay áo, được linh mục mang khi dâng lễ. Áo này được mang bên ngoài các áo khác, và được làm bằng tơ lụa, nhung, hoặc vải quý khác và được tô điểm với các biểu tượng. Cánh tay linh mục được tự do khi mang áo này. Áo tượng trưng cho ách của Chúa Kitô và diễn tả sự bác ái. (Từ nguyên Latinh casula, cái nhà nhỏ, áo khóac.)
Cheating
Gian lận, lừa đảo, lừa gạt. Lừa gạt bằng mưu mẹo hoặc bằng gian lận để giành lợi về vật chất, xã hội hoặc tâm lý. Gian lận luôn là tội. Mức độ nặng nhẹ tùy vào thiệt hại cho người bị gạt hoặc cho người thứ ba. Sự ăn năn thật lòng cho gian lận đòi hỏi ít nhất sự mong muốn đền bù thiệt hại mà mình đã gây ra.
Cherub
Thần phẩm Cherubim, Minh thần, thần hộ giá. (số nhiều là cherubim). Là các lòai tạo dựng ở trên trời, được nêu ra trong Kinh thánh như là thần hộ giá, hoặc người bảo vệ. Cherubim là thần hộ giá cư ngụ trong Vườn Eden (Stk 3:24); các ngài là thần hộ giá bằng vàng gò dựng trên Hòm Bia (Xh 25:18). Chúa Giavê ngự trên thần hộ giá để giải cứu David khỏi quân thù (II Sa 22:11). Trong truyền thống Kitô giáo, các cherubim được đồng hóa là các thiên thần. (Từ nguyên Do Thái cổ k_r_bh; tiếng Latinh cherub; tiếng Hi Lạp cheroub.)
Cherubic Contemplation
Chiêm niệm kiểu Cherubim. Là sự nâng lòng trí lên với Chúa và các thuộc tính của Ngài, trong đó tri thức có ưu thế hơn tình yêu thương. Nó trái ngược với chiêm niệm kiểu seraphim.
Cherubim
Cherubim, Kêrubim. Là phẩm thứ hai trong chín phẩm thiên thần. Theo thánh Giáo hòang Gregory Cả, thiên thần Kêrubim có “đầy tràn sự hiểu biết, hòan hảo hơn bởi vì các thiên thần nhìn ngằm vinh quang Chúa gần gũi hơn” (Stk 3.).
Childermas Day
Lễ các Thánh Anh Hài. Là tên tiếng Anh cổ của lễ các Thánh Anh Hài, được kính vào ngày 28-12 hàng năm. Một tập tục của công giáo là vào ngày này cha mẹ chính thức chúc phúc cho con cái.
Childlikeness
Như trẻ em, ngây thơ, hồn nhiên. Là đức tính cởi mở hồn nhiên mà Chúa Kitô tuyên bố là một trong các điều kiện để được ơn cứu độ (Mt 18:3). Đây là nhân đức khiêm nhường, sẵn sàng làm theo thánh ý Chúa và không có tư lợi ích kỷ cho mình.
Children
Thiếu nhi, Trẻ em. Là những người đã đến tuổi biết phán đóan nhưng chưa phải là thanh niên, và trong luật giáo hội có nhiều điều khỏan dành riêng cho họ. Nói chung, thiếu nhi được tính từ bảy tuổi, khi các em có thể nhận các bí tích Hòa giải và bí tích Thánh thể, cho đến 14 tuổi, khi các em bắt đầu giữ luật kiêng thịt. Thiếu nhi cũng có thể nhận lãnh các bí tích Xức dầu và Thêm sức.
Children Of God
Con của Chúa, con cái Chúa. Là từ ngữ kinh thánh dành cho mọi người tin vào Chúa Kitô và cố gắng làm theo thánh ý Chúa: "Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa - mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa" (I Ga 3:1).
Children'S Crusade
Nghĩa binh thiếu nhi. Là cuộc hành quân của hàng ngàn trẻ em từ khắp nơi của châu Âu để tạo thành Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Tư và chiếm lấy Đất Thánh. Niềm tin thời ấy cho rằng các địa điểm thánh ở Palestine chỉ có thể được bảo vệ an tòan bởi người có tâm hồn thanh sạch, đó là thiếu nhi. Một số trình thuật nói đến ba nhóm người: một nhóm dưới quyền một trẻ chăn chiên ở Vendôme, một nhóm dưới quyền một thiếu niên ở Cologne, và nhóm thứ ba đến Brindisi và gặp nhiều số phận khác nhau. Đa số các em chết vì đói và kiệt sức, một số chết ngòai biển và một số bị các chủ tàu gian lận bán cho người Moor để làm nô lệ. Tòan bộ hành động trên là một thí dụ cho sự nhận thức sai và sự hướng dẫn sai gây vấp phạm.
Children'S Mass
Thánh lễ dành cho thiếu nhi. Là thánh lễ dành cho trẻ em ở tuổi tiền thanh niên. Năm 1973, Thánh bộ Phụng tự công bố các hướng dẫn đặc biệt dành cho thánh lễ thiếu nhi. Thánh bộ nêu ra một số thích nghi cho phù hợp mức độ tâm sinh lý của thiếu nhi, trong khi vẫn giữ nguyên các phần chính của Thánh lễ. Một sách hướng dẫn thánh lễ thiếu nhi đã được Đức Giáo hòang Phaolô VI phê chuẩn ngày 22-10-1973.
Chiliasm
Thiên niên thuyết. Thuyết một ngàn năm hoặc thuyết cho rằng việc Chúa Kitô lại đến sẽ kéo dài một ngàn năm trước khi đến ngày tận thế.
Chime
Chuông chùm, chuông hòa âm. Là một lọat nhiều chuông khác cường độ để tạo ra nhiều âm thanh nhạc. Từ ngữ này cũng dùng để áp dụng cho tiếng chuông hòa âm và tiếng chuông chùm lắc tay trong phụng vụ. Hệ thống chuông chùm ở đền thờ thánh Phêrô tại Roma được rung với một chương trình nghi lễ phức tạp. Nét đẹp hòa âm của một số chuông chùm tại một số nhà thờ làm cho chúng trở nên nổi tiếng thế giới.
Chimes
Hệ thống chuông chùm. Là một hệ thống chuông gồm 5-12 chuông, tạo nên một hòa âm tuyệt vời khi gõ bằng búa.
China, Our Lady Of
Đức Mẹ Trung Hoa. Là đền thánh Đức Mẹ tại làng Tong Lu gần Bắc Kinh, Trung Hoa. Năm 1900, làng này bị khỏang 10.000 người nổi lọan tấn công trong cuộc Nổi lọan Quyền Phỉ. Trong cơn giận dữ, họ bắt đầu bắn lên trời, nơi có một bà mặc áo trắng đã hiện ra, nhưng sự hiện ra này vẫn không mờ nhạt. Đám người bị kích động này buộc phải chạy trốn khi thấy sự xuất hiện của một kỵ mã xa lạ. Linh mục Wu, người Hoa, nhìn nhận đã cầu nguyện Đức Mẹ cứu giúp. Một nhà thờ được xây dựng tại địa điểm ấy, tôn kính một bức hình Đức Mẹ ẳm Chúa Hài Đồng, tượng được đặt trên bàn thờ chính. Trong thời kỳ nổi dậy của cuộc Cách mạng Đỏ ở Trung Hoa, người dân đã sao chép bức hình, và khi Cộng sản Trung Quốc phá hủy nhà thờ Tong Lu, bản sao của bức hình bị đốt hủy. Tuy nhiên, bức hình gốc gọi là ảnh Đức Mẹ Trung Hoa đã được cất giấu và hiện nay được cho là thuộc về một số linh mục trung thành đang sống giả dạng.
Chinese Rites
Nghi lễ Trung Hoa. Là những nghi lễ công giáo cổ được tín hữu Trung Hoa tuân giữ, sau khi các tín hữu này được các nhà truyền giáo Dòng Tên rửa tội thành người công giáo, trong các thế kỷ 17 và 18. Các nghi lễ này cho phép tôn kính ông bà tổ tiên và tỏ lòng tôn kính đối với Đức Khổng Tử. Các nhà truyền giáo Dòng Tên, nhất là linh mục Matteo Ricci (1552-1610), xem các nghi lễ này có tính văn hóa là chủ yếu, chứ không có tính tôn giáo, và như thế không đụng đến sự nguyên tuyền của đạo công giáo. Các ngài cũng tin rằng tập tục này sẽ làm cho người dân khoan dung với đạo công giáo hơn. Một số nhà truyền giáo chống lại chuyện này và sự hiểu lầm như thế được khai triển mạnh. Trong tông hiến Ex illa die, Đức Giáo hòang Clement XI vào năm 1715 và Đức Giáo hòang Benedict XIV vào năm 1742 đã cấm các nghi lễ Trung Hoa được tuân giữ nơi người trở lại đạo, với lý do rằng các nghi lễ này có nền móng mê tín, vốn không thể bỏ qua được. Tòa Thánh, cảm thấy rằng sai lầm của cha Ricci là sai lầm về phán đóan chứ không về đức tin, đã cấm bất cứ ai nói rằng nhà truyền giáo tốt lành này đã chấp thuận việc thờ ngẫu tượng.