Ngày 18-03-2017
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nam Hàn cử hành thánh lễ mừng 90 năm thành lập giáo phận Bắc Hàn.
Nguyễn Long Thao
10:10 18/03/2017
Nam Hàn cử hành thánh lễ mừng 90 năm thành lập giáo phận Bắc Hàn.

Tình hình chính trị bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson, trong một cuộc họp báo ở Nam Hàn tuyên bố rằng Hoa kỳ sẵn sàng dùng biện pháp quân sự nếu Chủ tịch Kim Jong-un của Bắc Hàn tiếp tục đe dọa chiến tranh hạt nhân đối với các quốc gia như Nam Hàn hay Nhật Bản.

Trước lời tuyên bố này, Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn phát động chiến dịch cầu nguyện cho hòa bình và cho Giáo phận Bình Nhưỡng.

Giáo phận Bình Nhưỡng sẽ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập, nhưng thánh lễ mừng kỷ niệm lại diễn ra tai Nam Hàn vì tại Bắc Hàn, chính quyền cộng sản cấm tất cả các hoạt động tôn giáo, và theo nhiều nguồn tin, tại Bắc Hàn không còn linh mục hay người Công Giáo nào dám công khai giữ đạo.

Chủ sự thánh lễ mừng kỷ niệm 90 năm thành lập giáo phận Bình Nhưỡng là Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung, ở Nam Hàn nhưng là Giám Quản Tông tòa Giáo Phận Bình Nhưỡng.

 
Tòa thánh loan báo : ĐGH sẽ thăm Ai Cập vào cuối tháng 4 năm 2017
Nguyễn Long Thao
15:46 18/03/2017
Thông cáo báo chí của Giám đốc Văn phòng Thông tin Tòa Thánh, cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ viếng thăm Ai Cập vào cuối tháng Tư.

Theo thông cáo ĐGH Phanxicô tông du Ai Cập là theo lời mời của Tổng Thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi, các Giám Mục Giáo Hội Công Giáo Ai Cập, Đức Thượng Phụ Tawadros II của Chính Thống Giáo, Đại Giáo Sĩ hồi Giáo Cheik Ahmed Mohamed el-Tayyib, của Đền thờ Hồi giáo Al Azhar.

Theo dự định, ĐGH Phanxicô sẽ thăm Cộng Hòa Ai Cập từ ngày 28 đến ngày 29 tháng 4 năm 2017. Ngài sẽ thăm thủ đô Cairo và chương trình tông du đầy đủ sẽ được công bố nay mai.

Chuyến tông du tới Ai cập sẽ là chuyến thăm viếng mục vụ thứ 18 của Đức Thánh Cha ra khỏi nước Ý. Theo giới báo chí mối liên hệ giữa Công Giáo và Hồi Giáo tại Ai Cập ngày càng được cải thiện

Được biết Ai Cập rộng 1 triệu 10 ngàn cây số vuông với 83 triệu dân cư, đa số là tín hữu Hồi giáo Sunnit, Giáo Hội Chính Thống Copte do Đức Thượng Phụ Tawadros II làm Ciáo chủ chiếm 10% dân số. Các tín hữu Công Giáo Copte có 200 ngàn tín hữu.

Đền thờ và Đại học Al Azhar được coi là hai nơi có uy tín nhất đối với Hồi giáo Suni và mới đây Tòa Thánh đã gửi một phái đoàn sang đại học Al Azhar để tham dự cuộc hội thảo liên tôn giữa hồi Giáo và Kitô Giáo.
 
Kim Chỉ Nam của Người Kitô Hữu
Pt Huỳnh Mai Trác
17:12 18/03/2017

“Kim chỉ nam của người Kitô hữu là bước theo Đức Kitô chiu đóng đinh”: Người không phải là một Đấng “vô hình và trừu tượng” nào khác, mà là một Thiên Chúa làm người và “gánh chịu mọi vết thương của người anh em chúng ta”. Đề nghị của Đức Thánh Cha Phanxicô về Mùa Chay đã được gợi lên trong bài suy niệm trong thánh lễ vào sáng thứ năm ngày 2 tháng 3, tại nhà nguyện Thánh Mát-tha, là một lời kêu gọi mãnh liệt về sự thống hối và về khía cạnh cụ thể của thực tại.
“Lời của Thánh Mathêu (4:17) trong phụng vụ hôm nay gơi cho chúng ta suy tư về ba thực tại để có được tinh thần sám hối nầy: thực tại về con người là thực tại về đời sống; thực tại về Thiên Chúa và thực tại về con đường”. “Cả ba thực tại đều là những kinh nghiệm nhân bản, tuy nhiên, cả Giáo Hội và chính chúng ta nữa, cần phải đối diện với cách sám hối nầy.
Thế thì, thực tại thứ nhất là “thực tại về con người đứng trước một sự lựa chọn”, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã xác nhận thực tại này bằng cách trích đoạn Sách Dân Số (30:15-20) đề ra trong phụng vụ rầng: “Này đây, hôm qua Ta đã đặt để ngươi trước sự sống và sự thiện, trước sự chết và sự ác”. Chúng ta là con người, cho dầu khi chúng ta đối diện với một sự thiện hay là sự ác, thì Chúa Kitô “không bỏ chúng ta đơn chiếc trước thực tại này, Chúa dạy dỗ chúng ta, Chúa răn bảo chúng ta: hãy cẩn thận, vì có sự thiện và sự ác; hãy thờ lạy Thiên Chúa, hãy tuân giữ các điều răn là con đường dẩn đến sự thiện; đi theo con đường khác là con đường thờ ngẩu tượng, thờ những tà thần – có nhiều thứ tà thần – mà làm cho con người lầm lạc trong đời sống.”
Đức Thánh Cha tiếp tục: còn một thực tại khác, thực tại thứ hai rất mạnh mẽ: đó là thực tại về Thiên Chúa”. Đúng vậy, “Thiên Chúa đang hiện diện, nhưng Thiên Chúa hiện diện như thế nào? Đó là Thiên Chúa hiện diện trong Đức Kitô và đối với các môn đệ thì thực tại nầy thật khó hiểu”. Thiên Chúa cũng đã mặc lấy thực tại nhân bản nầy, ngoại trừ tội lỗi: Thiên Chúa không hiện diện nếu không có Đức Kitô là một Thiên Chúa “làm người”. Nếu không có thực tại nầy, thì Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa thật.” Đúng thế, thực tại Thiên Chúa là Thiên Chúa làm người trong Đức Kitô cho chúng ta, để cứu vớt chúng ta. Thế nên, khi chúng ta lánh xa thực tại đó, là chúng ta xa lánh thập giá của Chúa Kitô, xa lánh những vết thương của Chúa Kitô, thì cũng như chúng ta xa lánh tình yêu, lòng thương xót và ơn cứu độ của Chúa, để mà đi tìm một Thiên Chúa trừu tượng, xa cách. Thiên Chúa trừu tượng, xa cách không phải là con đường của một Thiên Chúa đến với chúng ta, tiếp cận với chúng ta để cứu chúng ta và chịu chết cho chúng ta”. .
Vậy thì, thứ nhất là “thực tại về con người, có nghĩa là con người được đặt để trước sự thiện và sự ác, thứ hai là thực tại về Thiên Chúa, nghĩa là Thiên Chúa làm người trong Đấng Kitô; và thứ ba là thực tại về con đường”. “Vấn đề đặt ra là chúng ta chọn con đường nào?” Đức Thánh Cha nhắc lại sức mạnh của lời Chúa Giêsu: “Ai muốn theo Ta, thì từ bỏ chính mình, vác thánh giá của mình hàng ngày mà theo Ta.” Bởi vì, “thực tại về con đường chính là con đường của Chúa Giêsu: hãy bước theo Chúa Giêsu, vâng theo ý Thiên Chúa Cha, như Chúa Giêsu đã vâng theo, vác thánh giá của mình mỗi ngày và từ bỏ chính mình để theo Chúa Kitô. Như thế có nghĩa là không làm điều tôi muốn, nhưng làm điều Chúa Giêsu muốn, để bước theo Chúa Giêsu. Và Chúa nói “chúng ta mất sự sống trên con đường này hầu đạt được sự sống đời sau.”
“Ba thực tại nhân bản nầy là kim chỉ nam của người Kitô hữu; với ba bảng chỉ đường này thì chúng ta sẽ không bao giờ bị lạc đường”. Đây cũng là lời đề nghị cho đầu Mùa Chay. Chúa phán: ‘Hãy sám hối’, có ý nói là hãy coi trọng những thực tại về các kinh nghiệm nhân bản nầy.
Chúng ta không có Mùa Chay nếu không có ba thực tại này. Chúng ta phải sám hối trở về với Thiên Chúa, không phải là một Thiên Chúa trừu tượng, mà là một Thiên Chúa cụ thể làm người trong Chúa Kitô”.
(Nguồn:VIS) PT Huỳnh Mai Trác trích dịch.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo khu Giuse mừng bổn mạng 2017
Trần Văn Minh
06:24 18/03/2017
Melbourne, vào lúc 5 chiều Thứ Bảy 18/3/2017 Thánh lễ đồng tế mừng kính Thánh Cả Giuse là bổn mạng Giáo khu Giuse đã được cử hành rất trọng thể, tại Holy Family Centre vùng Meadow Heights. Toàn thể giáo dân trong Giáo khu Thánh Giuse thuộc Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã cùng về hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Cả Giuse là bổn mạng giáo khu rất đông.

Mời xem hình

Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn chủ tế cùng với Linh mục Nguyễn Xưa Phó xứ Holy Child đồng tế. Cùng đông đủ đại diện các ban ngành đoàn thể trong cộng đoàn và giáo dân trong giáo khu về hiệp dâng Thánh lễ mừng kính bổn mạng. Đặc biệt có sự góp lời ca, tiếng hát của Ca đoàn Chúa Hài đồng làm tăng thêm sự long trọng của ngày lễ mừng kính bổn mạng của giáo khu.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Linh mục quản nhiệm đã nhắc lại gương Thánh cả Giuse, Ngài có đời sống khiêm nhường và luôn vâng theo Thánh ý Chúa dù trong mọi hoàn cảnh khó nghèo nhưng lúc nào cũng giữ được hòa khí trong gia đình, làm tấm gương cho các gia đình noi theo học hỏi. Vị Thánh của lòng công chính, mặc dù sống thầm lặng, không có gì nổi trội đặc biệt nhưng lại là vị Thánh trên hết các Thánh, là cột trụ chống đỡ vững vàng cho hội thánh, cho các cộng đoàn và cho cả các gia đình noi gương sống của gia đình Thánh gia. Chính vì những đức tính đó mà Thiên Chúa đã tuyển chọn để giao phó con Một của Ngài trong tay Thánh cả Giuse trông giữ. Giáo Hội và cả những dòng tu thường hết lòng trông cậy và giao phó cho Thánh Giuse cai quản. Hãy đến cùng Giuse là câu mà những ai gặp những khó khăn gì trong cuộc sống đều được khuyên hãy đến cùng Giuse để được Ngài giúp đỡ qua lời cầu bầu cùng Thiên Chúa.

Đại diện giáo khu đã lên đọc lời nguyện giáo dân để cầu cho Giáo Hội, quê hương, cho những ân nhân của giáo khu, cho những người con sống, cũng như những người đã qua đời để nhờ lời cầu bầu của Thánh Cả Giuse xin Chúa ban mọi ơn lành đến tất cả mọi người.

Giáo khu Giuse hiện có khoảng 155 gia đình sống trong các vùng Broadmeadow, Dallas, Meadow Heights, Coolaroo, Pascoe Vale, Oak Park, Glaldton Park, Westmeadow, Graingieburn, Fawkner và Greenvale. Là một trong những giáo khu lớn đoàn kết và là nòng cốt trong cộng đoàn.

Trong dịp này, ông Nguyễn Quốc Dũng trưởng giáo khu. Đã thay mặt toàn thể giáo khu, lên cám ơn đến quý Cha đồng tế, cùng đặc biệt chúc mừng bổn mạng của Cha Quản nhiệm Giuse Trần Ngọc Tân, và cám ơn đến ban mục vụ, các ban ngành đoàn thể đã đến dâng lễ cảm tạ. Cám ơn đến tất cả mọi thành viên trong giáo khu, đã góp công, góp của để giáo khu tổ chức lễ mừng bổn mạng năm nay.

Một bữa tiệc mừng đã được tổ chức ngay tại hội trường để mọi người trong cộng đoàn có dịp thưởng thức tài nghệ nấu ăn của quý vị trong giáo khu, những món ăn mang tính cổ truyền dân tộc, đặm đà hương vị quê hương và cũng là để có thời gian cho mọi người tâm tình, thăm hỏi và chúc sức khỏe cho nhau, trong niềm tin tưởng và cậy trông vào Thánh cả Giuse mà giáo khu vinh hạnh được chọn Ngài làm bổn mạng của giáo khu. Niềm vui tràn trề hiện trên gương mặt của mọi người con cùng một Cha trên Trời.
 
CĐCGVN Sydney tham dự Tĩnh Tâm Mùa Chay
Diệp Hải Dung
09:20 18/03/2017
CĐCGVN Sydney tham dự Tĩnh Tâm Mùa Chay

Tối thứ Tư 15/03/2017 rất đông đủ giáo dân trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ St. Mary’s Georges Hall Sydney tham dự buổi tĩnh tâm nhân dịp Mùa Chay do Cha Dominic Đinh Văn Trung Cha xứ St. Felix de Volois, Quản Hạt Auburn – Bankstown thuyết giảng.

Xem Hình

Khai mạc buổi tĩnh tâm thuyềt giảng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm giới thiệu đến tất cả mọi người Cha Dominic Đinh Văn Trung Chính xứ St. Felix Bankstown sẽ giúp thuyết giảng tĩnh tâm cho Cộng Đồng nhân dịp Mùa Chay với chủ đề: Lời Chúa Kim Chỉ Nam Đời Ta. Cha Đinh Văn Trung ngỏ lời cám ơn Cha Tuyên úy Trưởng và chào mừng tất cả mọi người trong Cộng Đồng. Bài giảng của Cha đã chia sẻ với mọi người về Kinh Thánh nhất là Lởi Chúa và Cha cũng dìu dắt mọi người am hiểu thêm về Mùa Chay chính là mùa quay trở về với Chúa để sám hối đón nhận tình yêu thương và sự tha thứ của Chúa. Sau khi kết thúc giờ giảng tĩnh tâm, quý Cha Tuyên Uý Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Đinh Văn Trung cùng hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn

Thứ Năm 16/03 mọi người cùng đến nhà thờ St. Therese tham dự buổi tĩnh tâm và Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm thuyết giảng với chủ đề: Chuyện Thương Khó Theo Thánh Matthêu. Cha chi sẻ từng chi tiết để mọi người thấu hiểu về tình yêu và lề luật của Thiên Chúa. Sau đó quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ

Thứ Sáu 17/03/2017 Cha Đinh Văn Trung đến nhà thờ St. Luke Revesby thuyết giảng đề tài: Thánh Thể Lương Thực Nuôi Dưỡng Đời Sống Đức Tin. Mọi người cũng nêu ra những câu hỏi, những thắc mắc để thêm vững đức tin và học hỏi Lời Chúa…Cha đã giải đáp và cùng chia sẻ với mọi người. Kế tiếp là phần diễn nguyện Bữa Tiệc Ly để ghi nhớ lại Chúa Giêsu lập phép Bí tích Thánh Thể chính là lương thực nuôi dưỡng Linh hồn chúng ta và Thánh lễ tiếp nối với nghi thức Xức Dầu Thánh cho những người già yếu bệnh tật.

Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời cám ơn Cha Đominic Đinh Văn Trung đã ưu ái quý mến Cộng Đồng đến thuyết giảng tĩnh tâm nhân dịp Mùa Chay Thánh để giúp mọi người có thêm món ăn tinh thần rất hữu ích trong Mùa Chay.

Thánh lễ kết thúc. Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng lời cám ơn qúy Cha và tất cả mọi người đã tham dự 3 ngày Tĩnh Tâm Mùa Chay.

Diệp Hải Dung

 
Giáo Xứ Phước Tường – Giáo Phận Đà Nẵng Mừng 60 Năm Thành Lập
Tôma Trương Văn Ân
19:54 18/03/2017
Giáo Xứ Phước Tường – Giáo Phận Đà Nẵng Mừng 60 Năm Thành Lập

Sáng 18 / 3 / 2017, Tại nhà thờ Giáo xứ Phước Tường, cộng đoàn Giáo xứ hân hoan mừng lễ kính Thánh Cả Giuse – Bổn mạng Giáo xứ và rất vui mừng đón Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Quý Cha , Quý Tu sĩ, Quý Hội đồng Mục vụ các giáo xứ trong Giáo phận , Quý Đồng hương Phước Tường từ các Giáo xứ ngoài Giáo phận Đà Nẵng (Đoàn Hành hương) , Chính quyền , Quý Thầy và Ban Hộ Tự Tôn giáo bạn, và đông đảo khách mời đến chung chia niềm vui với cộng đoàn Giáo xứ , nhân dịp 60 năm thành lập Giáo xứ Phước Tường ( 19/3/1957-2017).

Xem Hình

Lúc 8 giờ 30, cộng đoàn hiện diện đã Dâng hoa và kiệu tôn vinh Thánh Giuse , với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, và trong sự bao bọc chở che của Thánh Cả, đã ban muôn ơn , gìn giữ và cũng cố Đức tin cho công đoàn Giáo xứ suốt 60 năm qua. (Lịch sử 60 năm của Giáo xứ, gắn với bao thăng trầm , có lúc rất khó khăn, của lịch sử Dân tộc trong giai đoan này). Với nhiều sắc áo các đoàn thể khác nhau trong đoàn kiệu, thể hiện sức sồng dồi dào phong phú , Đức tin sống động của Giáo xứ. Cùng hiệp thông, hiệp nhất với Giáo Hội qua sự hiện diện của Đức Giám Mục Giáo phận , quý Cha và cộng đoàn phụng vụ.

Cao điểm của ngày hội , là Thánh Lễ tạ ơn do Đức Cha Giuse – Giám mục giáo phận chủ sự, Quý Cha nguyên Quản xứ Phước Tường và Quý Cha cùng đồng tế với Ngài.

Trước Thánh lễ , Cha Phao lô Nguyễn Hữu Trường Sơn- đương kim Quản xứ đã nhắc lại những mốc lịch sử thăng trầm của Giáo xứ, nhưng là thăng trầm của lịch sử yêu thương. Năm 1957 , Đức Cha Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Qui Nhơn, và sau này, ngày 18 / 1 / 1963, Ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục tiên khởi Giáo phận Đà Nẵng , khi Giáo phận Đà Nẵng được thành lập , tách ra từ Giáo phận Qui Nhơn. 60 năm hiện diện giữa Hội Thánh và dòng đời , có lúc đến 12 ngàn người ( giai đoạn 1958 đến 1962), nhưng có lúc còn 450 người (năm 1975). Nhưng Ơn Phước Tỏ Tường ( tập kỷ yếu của Giáo xứ Phước Tường) đã điểm lại những mốc chính lịch sử của Giáo xứ, ghi dấu bao nhiêu ơn phước mà Thiên Chúa, qua Thánh Cả Giuse đã bao bọc , chở che , nâng đỡ Đức tin của cộng đoàn thật tỏ tường.

Tiếp đó, vũ khúc tạ ơn của các em thiếu nhi trong Giáo xứ, như lời tụng ca tình yêu Thiên Chúa “ Ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” với mỗi người. và một tình yêu sắc son trung tín, tình yêu vẹn toàn, dù rằng nhiều lúc truân chuyên, nhưng đoàn con Phước Tường vẫn nương bên Ngài (Chúa) .

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chủ tế chào mừng cộng đoàn Giáo xứ Phước Tường, Quý Cha và Tu sĩ , Đức Cha chào mừng Chính Quyền , Chức sắc và Đại diện các Tôn Giáo bạn, quý Khách và tất cả mọi thành phần hiện diện, để cùng cầu nguyện cho Giáo xứ Phước Tường được dồi dào muôn Hồng ân Thiên Chúa , và cùng chung chia niềm vui với Giáo xứ trong Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập.

Trong bài giảng, Đức Cha nêu các nhân đức của Thánh Giuse , và Đức Cha xoáy vào trọng tâm một trong những nhân đức đó của Thánh nhân , là Đức trung tín . Trong thinh lặng , Thánh nhân tin yêu phó thác vào Thiên Chúa, chu toàn bổn phận trách nhiệm với mọi người…. chấp nhận bước vào Huyền nhiệm , cộng tác với Huyền nhiệm, khi hay tin Đức Maria mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Thánh nhân đón ý định của Thiên Chúa , là đón lấy thách đố… trung tín trong tin yêu với Bạn đời và với mọi người. Thánh nhân là mẫu gương cho các gia đình, để ý Chúa thực hiện trong cuộc đời, dù khó khăn như khi Đức Maria hạ sinh Chúa Hài Nhi trong chuồng bò lừa …. Hay đem gia đình lánh sang Ai cập tránh cuộc ruồng bắt giết chóc của vua Hê-rô-đê…
Thánh Giuse được đặt làm Quan thầy ( Bổn mạng) của Hội Thánh , bổn mạng của các gia đình, Gia trưởng. Cách riêng Giáo xứ Phước Tường, trong ngày hội tụ tạ ơn Thiên Chúa, tri ân những Ân nhân , Tiền nhân … tri ân nhau., xuyên suốt 60 năm hành trình lịch sử, những con tim Ki-tô Giáo của Giáo xứ dám tin yêu , trung tín phó thác vào Thiên Chúa dù bao gian nan thách đố của cuộc đời. Phước Tường trong con tim Hội Thánh và hội nhập với xã hội. Sự hiện hữu Đức tin và lòng trung tín, thể hiện ở sự hữu (có) giữa cuộc đời.

Đức Cha ngưỡng mộ giới thiệu Cha Simon Đinh Hưng Lợi ( Quản xứ Phước Tường 46 năm: 1957-2003) là điểm sáng con tim của Giáo xứ Phước Tường. Từ những ngày đầu khi Giáo xứ mới hình thành, bao lo toan gầy dựng nuôi dưỡng , loan truyền Đức Tin và gầy dựng cơ sở vật chất cho giáo xứ. Trải qua những lúc khó khăn nhất, tưởng chừng như không còn gì khó khăn hơn…Ngài là đầu mối kết nối anh chị em Đồng Hương Phước Tường ở khắp mọi miền xa gần , với Giáo xứ.

Cuối Thánh lễ , ông Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ giáo xứ, Đại diện Giáo xứ cám ơn Đức Cha, mừng Bổn Mạng Đức Cha. Nhờ lời chuyên cầu của Thánh Giuse, xin Chúa ban nhiều ơn cho Đức Cha. Ông đã chúc mừng Cha Tân Tổng Đại diện Giáo phận Đà Nẵng Bonaventura Mai Thái, mà Đức Cha vừa chính thức bổ nhiệm Ngài hôm qua (17/3/2017). Ông cũng không quên cám ơn Quý Cha đồng tế , Tu sĩ hiện diện , các Đoàn thể Công Giáo tiến hành trong Giáo phận đến tham dự, cám ơn Chính Quyền , Quý Thầy và Ban Hộ tự Tôn Giáo bạn, quý Khách mời , Quý Đồng Hương Phước Tường về tham dự , mọi thành phần Dân Chúa trong công đoàn Giáo xứ …. Ân nhân và tất cả mọi người, bằng nhiều cách khác nhau đã cầu nguyện cho giáo xứ, chung chia niềm vui , góp tâm chung sức cho ngày Hội mừng 60 năm được tốt đẹp.

Đặc biệt , Giáo xứ tri ân tưởng nhớ và cầu nguyện cho Đức Cha PM Phạm Ngọc Chi ( Giám mục tiên khởi Gp Đà Nẵng). Đức Cha Px Nguyễn Quang Sách ( nguyên Cha sở tiên khởi của Gx Phước Tường từ tháng 2 đến 11 / 1957) , những Ân nhân tiền nhân của Giáo xứ đã qua đời , hay khi đang còn tại thế. Cách riêng Cha Simon Đinh Hưng Lợi đã chung chia sớt và đồng hành với Giáo xứ suốt 46 năm dài, đầy biến động của lịch sử. Hai Cha nguyên Quản xứ , Vinh Sơn Hoàng Quang Hải ( Quản xứ 2003-2008) , Cha Phê-rô Maria Nguyễn Ngọc Phi ( Quản xứ 2008-2014) và Cha Đương kim Quản xứ Phao-lô Nguyễn Hữu Trường Sơn, đang hiện diện Ông cũng cám ơn hết lòng.

Những bó hoa tươi thắm dâng tặng Đức Cha , quý cha Nguyên Quản xứ … nói lên tâm tình yêu mến và tri ân của cộng đoàn Phước Tường.

Nhân dịp này, Ông Đại diện Cộng đoàn thỉnh nguyện Đức Cha và Ban Kiến thiết Giáo phận duyệt chương trình quyên góp và xây dựng Nhà mục vụ ( nhà xứ và các phòng học Giáo lý) , để Giáo xứ có cơ sở tốt hơn cho các sinh hoạt mục vụ trong tương lai.
Tiếp đó , Vị Đại diện Phước Tường Đồng Hương từ phương xa về tham dự , đã nói lên tâm tình tạ ơn Thiên Chúa , tạ ơn Hội Thánh. Ông ôn lại bao kỷ niệm vui buồn , yêu thương, mặn ngọt đắng cay, ghi dấu ấn cuộc đời. Đoàn Đồng hương vui mừng vì Vị Cha chung của Giáo xứ ( Cha Simon) tuổi đã cao (93 tuổi) , nhưng còn rất minh mẫn, sức khỏe vẫn tốt . Bó hoa lưu dấu kỷ niệm , tỏ bày kính mến yêu thương mà Đoàn Hành hương Phước Tường trao tặng cho cha Simon , gói ghém cả tâm tình.

Trước lúc kết thúc Thánh lễ, Đức Cha đã giới thiệu với cộng đoàn hiện diện về việc bổ nhiệm Giáo vụ mới tại Giáo phận Đà Nẵng, Cha Bonaventura Mai Thái – Tân Tổng Đại diện Giáo phận, Cha Phao-lô Maria Trần Quốc Việt ( Nguyên Tổng Đại diện)- Đại Diện Giám mục đối ngoại. Cả Hai Cha đang công tác mục vụ , không hiện diện trong Thánh lễ này , nhưng vẫn luôn hướng lòng và cầu nguyện cho giáo xứ. Đức Cha xác thực , chấp thuận việc Giáo xứ Phước Tường xây Nhà mục vụ, phục vụ nhu cầu mục vụ của giáo xứ. Và một lần nữa, Đức Cha Đại diện cộng đoàn mừng Giáo xứ 60 năm thành lập, mừng Quý cha Nguyên và đương Quản xứ, cầu chúc bình an , sức khỏe, giao hảo , phục vụ và yêu thương đến với mọi người, như chủ đề của Đại Hội Dân Chúa Giáo Phận Đà Nẵng 2012 “ sứ vụ - Hiệp nhất – Yêu thương” , và như Đức Thánh Cha Phan-xi-cô “ …. Bước ra khỏi cửa nhà thờ , để đem Chúa , đem yêu thương đến các vùng ngoại biên….”.

Sau Thánh lễ, mọi người cùng chung chia tiệc mừng nhiều ý nghĩa trong một sự kiện, với những tiết mục ca nhạc “cây nhà lá vườn” thật là vui.


Toma Trương Văn Ân



Lược sử Giáo xứ Phước Tường :

Năm 1954, giáo dân Công Giáo miền Bắc di cư vào, sống tạm cư ngụ ven đường quốc lộ 1, trong các lán trại từ Ngã Ba huế đến Vĩnh Điện. Chúa Nhật và lễ Trọng Tín hữu đi tham dự thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Đà Nẵng, bằng nhiều phương tiện khác nhau, đa phần là thô sơ ( lúc này Giáo xứ Đà Nẵng, đang thuộc Giáo phận Qui Nhơn - Giáo phận Đà Nẵng chưa thành lập)
Sau mấy tháng, cảm thông sự vất vả của giáo dân, Cha Giuse Lê Văn Ấn* - (Quản xứ nhà thờ Đà Nẵng từ năm 1955 đến 1965), đã nhờ cha phụ tá Charmot (cha Sắc) - thuộc Hội Thừa Sai Pari , đến dâng Thánh lễ cho bà con giáo dân các vùng di dân, trong những lều trại và hai nhà nguyện nhỏ bằng tre lợp tranh ở giáo họ Fatima (Nghi An) và chân núi Phước Tường.
Năm 1956, Đức Cha Marcel Piquet (Đức Cha Lợi) – Giám mục Giáo phận Qui Nhơn đến ban phép Thêm Sức tại chân núi Phước Tường.
Tháng 2 / 1957, cha Phanxicô Xavie Nguyễn Quang Sách (sau này là Giám mục Giáo phận) được chính thức bổ nhiệm Quản xứ Phước Tường gồm các giáo họ: Phước Tường, Nghi An, Đông Phước, Hòa Cường, Hòa Mỹ, Phú Lộc, Tổng Y Viện Duy Tân và phi Trường Đà Nẵng.
Cha con cùng nhau làm các nhà nguyện tại Phước Tường, Nghi An (Fatima), Đông Phước.
Nhà thờ Phước Tường được dời vài vị trí là sân trường Phao-lô Lê bảo Tịnh sau này ( hiện nay Sở Giáo dục thành phố Đà Nẵng sử dụng làm trường cấp II Nguyễn Đình Chiểu)
Mùa hè năm 1957, cha Phanxicô đã hoàn thành nhà nguyện lợp tôn, cột kèo bằng gỗ, xung quanh che tôn.
Ngày 11 tháng 11 năm 1957, cha Simon Đinh Hưng Lợi được bổ nhiệm thay cha Phanxicô Xavie Nguyễn Quang Sách.
Tháng 1 / 1958 cha Simon Đinh Hưng Lợi cho nới rộng nhà thờ vì giáo dân quá đông ( 8000 Giáo dân).
Mùa hè năm 1958, Cha Quản xứ Simon cho xây trường Lê Bảo Tịnh , thay thế các lớp học bằng tranh tre, giao cho các nữ tu dòng thánh Phaolô phụ trách.
Năm 1963, Cha Simon xây lại nhà thờ họ Đông Phước (tức là nhà thờ giáo họ Thánh Tâm, gần sát cầu vượt Hòa Cầm hiện nay). Nhà thờ họ Thánh Tâm (Đông Phước) tồn tại mãi đến tháng 12 năm 1989 thì Huyện Hòa Vang thu hồi không cho làm lễ nữa. Hiện nay còn lại một phần đất đang sử dụng làm trường dạy nghề, và một phần là lòng đường Lê Đại Hành.
Công Giáo tiến hành , đặt nền móng trên các đoàn thể của giáo xứ : Hiệp hội Thánh mẫu, Hướng Đạo , Legio Mariae
Năm 1969 cũng khởi công xây dựng nhà thờ Phước Tường diện tích 18m x 55m, tại địa điểm như hiện nay, mái đúc, mới xong phần thô , thì biến cố năm 1975 , Giáo xứ phải tạm dừng.
Đến tháng 3 năm 1999 mới xây dựng tiếp tục , lát nền gạch.
Phước Tường là một giáo xứ có số lượng giáo dân biến động rất lớn:
- Năm 1956 đến 1958 có 8.000 giáo dân.
- Năm 1958 đến 1962 có 12.000 giáo dân.
- Năm 1962 đến 1968 có 10.000 giáo dân.
- Năm 1968 đến 1973 có 7.500 giáo dân.
- Năm 1973 đến 1975 có 3.000 giáo dân.
- Sau biến cố năm 1975 chỉ còn 450 giáo dân.
Sau 1975, Các đoàn thể Công Giáo tiến hành của giáo xứ như: Hiệp hội Thánh Mẫu, Đạo binh Đức Mẹ không còn sinh hoạt nữa. Hướng Đạo sinh chỉ còn sinh hoạt cầm chừng.
Năm 2003, cha Vinhsơn Hoàng Quang Hải được bổ nhiệm làm Quản xứ thay cha Simon Đinh Hưng Lợi về hưu. Nhà xứ và trường Lê Bảo Tịnh vẫn bị trưng dụng làm trường học , vì vậy không có phòng học để con em trong Giáo xứ học Giáo lý. Cha Quản xứ phải ở trong mấy gian nhà cấp 4 trước đây là nhà tạm của các gia đình khó khăn. Cha dạy Giáo lý cho các em thiếu nhi trong nhà thờ, và củng cố đức tin cho Giáo dân trong bối cảnh hết sức khó khăn và xã hội có nhiều thay đổi. Từng ngày, Cha và các Quý Ông trong Ban Đại diện Giáo xứ chỉnh trang , tu sửa nhà thờ và nhà xứ.
Năm 2008, cha Phêrô Nguyễn Ngọc Phi – Quản xứ thay cha Vinhsơn Hoàng Quang Hải, ngài cùng các anh chị em nhiệt thành tái lập lại sinh hoạt của các giới, xây dựng Đài Kính Đức Trinh Nữ Maria. Là Cha Linh hướng của Hướng Đạo sinh, Cha Phê-rô đã tổ chức các cuộc trại cho các em thiếu nhi và các Giới, giúp đỡ những gia đình khó khăn, các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn được Cha đặc biệt quan tâm.
Chúa Nhật, ngày 1 / 6 / 2014 , Cha Simon Đinh Hưng Lợi cùng cộng đoàn giáo xứ và Linh tông Huyết tộc, tạ ơn Thiên Chúa hồng ân 60 năm Linh mục. trong dịp này Đức Cha Giuse Châu ngọc tri ( Nguyên Giám mục Giáo phận Đà Nẵng), Quý Cha trong ngoài Giáo phận , Đồng Hương Phước Tường, Bà con … đã cùng chung chia niềm vui tạ ơn với Cha Simon. 46 năm Cha đã để lại nhiều dấu ấn lớn lao, trong đó có mối liên hệ chân tình với Quý Thầy , Ban Hộ tự và Đạo hữu các Tôn Giáo bạn.
Ngày 24 Tháng 9 năm 2014, cha Phaolô Nguyễn Hữu Trường Sơn thay cha Phêrô Nguyễn Ngọc Phi làm quản xứ cho đến nay.
Với sự giúp đỡ của các Ân nhân, và sự đóng góp cách quảng đại của cộng đoàn trong giáo xứ, nhà thờ được chỉnh trang, nhà xứ được sửa sang, Một bàn thờ mới bằng đá đã được Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân- Giám mục Giáo phận cung hiến vào ngày 10 / 7 / 2016.
Cha Phao-lô quan tâm đến việc dạy Giáo lý cho người lớn, đào tạo Giảng viên Giáo lý, dạy Giáo lý Dự tòng, chương trình Giáo lý thiếu nhi dần đi vào nề nếp. Cha chuẩn bị rất kỷ cho các em Xưng tội Rước lễ lần đầu và Thêm sức. Cha tổ chức cho các em các buổi cắm trại , viếng Nghĩa trang, thăm trẻ em mồ côi , tổ chức ngày cầu nguyện và tìm hiểu Ơn Gọi Linh mục và Tu sĩ, chương trình giúp người nghèo….
Hiện nay giáo xứ Phước Tường có 850 giáo dân chưa bằng 1/10 thời điểm đông giáo dân nhất ( từ 1958 đến 1962 , có 12.000 giáo dân) . Giáo xứ được chia làm 4 giáo họ: Thánh Tâm, Phaolô Lê Bảo Tịnh, Đức Mẹ la Vang và Anrê Phú Yên.
Giáo xứ hiện có 136 em , học trên 10 lớp Giáo lý. từ 5 tuổi theo học giáo lý Vườn hồng và lớp lớn nhất là Kinh Thánh 2 (2 năm sau Thêm Sức). Giáo xứ chưa có Legio Mariae, các em thiếu nhi cũng chưa theo đoàn thể Thiếu Nhi Thánh Thể hay Hùng Tâm Dũng Chí vì mới củng cố lại từ hơn 1 năm nay. Giới Người Cha, giới Người Mẹ và Giới trẻ đang từng bước cũng cố các sinh hoạt, hỗ trợ cho đời sống Đức tin.

Toma Trương Văn Ân. Trích trong tập kỷ yếu “ Ơn Phước Tỏ Tường “ của Giáo xứ phát hành trong dịp Giáo xứ Phước Tường mừng kỷ niệm 60 năm thành lập (19/3/1957-2017)

• * Cha Giuse Lê Văn Ấn : Năm 1963. Ngài đã sáng lập và giữ chức Hiệu trưởng trường Trung học Tư thục Sao Mai Đà Nẵng , sau 1975 là Trường Trần Phú, hiện nay đã giải tỏa , vì cầu Rồng đã đi ngang qua đó, Ngày 14 tháng 10 năm 1965, Tòa thánh quyết định lập Giáo phận Xuân Lộc, tách ra từ Tổng giáo phận Sài Gòn. Linh mục Giuse Lê Văn Ấn được bổ nhiệm Giám mục chính tòa giáo phận mới Xuân Lộc . Lễ tấn phong Giám mục cử hành tại Đà Nẵng ngày 9 tháng 1 năm 1966 do Khâm sứ Salvator Asta chủ phong, hai Giám mục Phạm Ngọc Chi và Hoàng Văn Đoàn phụ phong.
 
Văn Hóa
Đảo quốc St. Lucia với núi non trùng điệp vẻ đẹp mê hồn
LM Trần Công Nghị
00:12 18/03/2017
CARIBBEAN - Đảo quốc Saint Lucia với những đỉnh núi cao ngất, những thung lũng thênh thang, với rừng mưa xanh mướt, những địa danh và di tích lịch sử, hệ thực vật nhiệt đới và một số loài động vật chỉ có ở đây, nhất là khi du khách lại có thể lái xe đi vào trong vòm đỉnh núi lửa… là một kinh nghiệm khó quên.

Hình ảnh

Thực vậy đảo St, Lucia thuộc vùng biển Carribean rất đẹp và lôi cuốn với những bãi biển trồng dừa xinh xắn và mầu ngọc lam của biển đã từng là nơi dừng chân nghỉ hè của biết bao nhiêu người mỗi năm. Du khách tới đây đều sửng sốt về kỳ quan thiên nhiên huyền thoại của St. Lucia và cuộc phiếu lưu khám phá hệ sinh đặc biệt nơi đây.

Đảo quốc Saint Lucia được người Pháp đặt tên theo Saint Lucy de Syracuse. Sau này được độc lập nhưng đặc biệt là quốc gia duy nhất được đặt tên cho một thánh nữ trên hoàn cầu Saint Lucia và thủ đô là Castries với dân số chừng 60.000 người, tức là 32% dân chúng của đảo. Các thành phố khác gồm Gros Islet, Soufrière, và Vieux Fort.

Được độc lập từ Anh quốc vào ngày 1/3/1967 và còn trong Liên hiệp Anh quốc. Đảo rộng trên 600 cây số vuông (238 sq mi). Dân số chừng 200.000 người, phần lớn là da đen (85%) , con cháu Phi châu và Âu châu hợp chủng (11%) và thổ dân bản địa (2.2%).

Ngôn ngữ chính là Anh văn nhưng 95% dân chúng cũng sử dụng tiếng Pháp có tên là Patois Saint Lucian Creole French. Tiếng Patois hay còn gọi là Creole vùng Antille cũng được sử dụng trong văn chương và nhạc. Ngôn ngữ này được phát triển trong lời kỳ đầu thuộc địa Pháp, thứ tiếng này đa phần từ tiếng Pháp và cộng thêm các ngôn ngữ vùng Tây Phi châu, và một số từ ngữ thuộc tiếng Carib của đảo.

Về tình hình tôn giáo được phân chia như sau: Công Giáo: 61.5% , Tin Lành: 33.5%, Không tôn giáo: 5.9%, và còn lại là các tôn giáo khác.

Người Pháp đến chiếm và ở đảo này trước. Họ ký hiệp ước với người dân thổ địa Carib Indians vào năm 1660. Sau đó thì Anh quốc đến chiếm đảo từ 1663-1667. Những năm kế tiếp có chiến tranh với người Pháp 14 lần và đảo thay đổi chủ luôn 7 lần do Anh và 7 lần do Pháp.

Từ 1814 người Anh hoàn toàn kiểm soát đảo. Vì có thời Pháp chiếm đảo nên đảo này cũng còn được gọi là “đảo Helen ở West Indies”.

Đảo Saint Lucia nguyên là đảo núi lửa và có nhiều núi non nhất trong các đảo trong vùng Caribbean. Ngọn núi cao nhất là Gimie cao 950 mét trên mực nước biển. Hai núi khác là núi đôi Pitons điểm thời danh nhất của đảo quốc. Hai núi này nằm giữa Soufrière (có suối phun nước nóng) và Choiseul ở phía Tây của đảo. Đảo Saint Lucia cũng tự hào là hồn đảo hầu như duy nhất mà có thể lái xe vào miệng núi lửa.

Đường xá được mở rộng, hệ thống truyền thông, cung cấp nguồn nước, và các tiện nghi cảng đã lôi cuốn các hãng đầu tư ngoại quốc vào đây, nhất là về dự trữ dầu, vận chuyển và nhất là ngành du lịch.

Kinh tế của Saint Lucia trước đây tùy thuộc vào sản xuất và xuất cảng chuối chiếm 22% , chế biến bia từ lúc mạch nha malt, và quan trọng là việc dự trử dầu và chế biến.

Du lịch tối quan trọng cho kinh tế của đảo Saint Lucia, nhất là vào mùa khô (từ tháng Giêng tới tháng tư). Du khách thích tới đây vì hòn đảo có núi non sông nước hữu tiùnh và cảnh sắc đẹp, khí hậu nhiệt đới nhưng khá ôn hòa, có nhiều bãi biển và nhà nghỉ mát.

Những điểm du lịch nổi tiếng là lái xe vào miệng núi lửa, tham quan Soufrìere có suối phun nước nóng và sulphur, vườn bách thảo, Fort Rodney và công viên quốc gia Pigeon, và nhất là hai ngọn núi trông hùng vĩ và thời danh đã được Unesco công nhận là di sản thế giới.

Một vòng thăm viếng St. Lucia

Núi Pitons đã được chọn là Di sản Thế giới của Unesco vào năm 2004, do vậy ít có khách du lịch nào bỏ qua cuộc thăm viếng núi Pitons.

Xe Aerial Tram hay còn gọi là Gondola là loại xe vận chuyển cao trên các đỉnh cây, đưa du khách từ vùng dân chúng nhộn nhịp đất thấp đến một công viên sinh thái nằm ở đỉnh cao của khu bảo tồn rừng St. Lucia. Xe gondola lên lặng lẽ đi qua trên rừng mưa, đúng là một tầm nhìn huyền diệu thiên nhiên trong vẻ uy nghi tươi đẹp, qua các đỉnh cây cao chót vót, qua các lối đi ấn tượng, và đáng chú ý là có nhiều loài chim và các loài hoa leo.

Tiếp tục đến thị trấn Gros Islet đến thăm nhà thờ giáo xứ Công Giáo thánh Giuse Thợ rất đẹp được xây dựng vào năm 1763. Sau đó đi qua các làng quan sát người dân địa phương về cuộc sống hàng ngày của họ. Thưởng thức và tận hưởng nhiều loại trái cây nhiệt đới, các món ngon hải đảo và rược rums hương vị đời sống địa phương.

Tại trung tâm của hòn đảo, Barre d'Isle, khám phá một loạt các thảm thực vật tươi tốt, bao gồm cả cây dương xỉ, tre và cây linh sam.

Dọc theo bờ biển phía đông đường uốn quanh queo, bờ biển Đại Tây Dương đẹp như tranh vẽ và đi qua các thị trấn lớn thứ hai trên đảo, qua pháo đài Vieux Fort.

Đến thăm St. Lucia, du khách sẽ được chào đón nồng nhiệt từ người dân địa phương thân thiện. Nền văn hóa và lịch sử của đảo được chia sẻ hàng ngày thông qua thổ ngữ Creole “Patois” được nói hằng ngày trên các góc phố, trong khi tên tiếng Pháp của các làng đánh cá đầy màu sắc và các món ăn ngon truyền với mùi vị châu Phi, Anh quốc, Pháp quốc và di sản Caribbean.

Từ giã St. Lucia lúc 4:00g chiều khi hoàng hôn đang xuống. Tầu ra đi và đảo xa dần. Nhìn toàn diện, đảo này cũng nhỏ như đảo St. Catalina ở ngoài khơi Los Angeles nơi mà tôi đã phục vụ 6 năm, có điều đảo St Lucia đẹp hơn nhiều, nhưng St. Catalina có nhiều kỷ niệm đẹp và an bình.

Trên đường đi về hướng Bắc, sau đảo quốc St. Lucia cùa Anh quốc, là đến đảo

Martinique cũng của Pháp, rồi đến đảo quốc Dominica, đảo Guadeloupe của Pháp, đảo quốc Monserrat, đảo St. John và Barbuda, đảo quốc St. Kitts Nevis, rồi đảo St. Eustasius và đảo St. Maarten thuộc Hà Lan mà ngày mai chúng tôi sẽ ghé thăm. Tất cả các đảo này nằm trong vùng Lesser Antille của Caribbean.