Phụng Vụ - Mục Vụ
Đúc bò vàng
Lm. Minh Anh
02:24 18/03/2021
ĐÚC BÒ VÀNG
“Các ngươi là những người nhận vinh quang lẫn nhau mà không tìm vinh quang Thiên Chúa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một sự trùng hợp thú vị khi cả hai bài đọc hôm nay cùng nói đến chuyện ‘đúc bò’. Thiên Chúa nổi giận vì dân Người ‘đúc bò vàng’; Chúa Giêsu nghẹn ngào vì người đương thời ‘đúc bò vàng’.
Bài đọc Xuất Hành kể chuyện, ngay sau khi Thiên Chúa trao cho Môisen hai bia đá Chứng Từ giữa Người với dân, thì Israel đã làm một chuyện điên rồ; họ đúc một con bê vàng và sấp mình thờ lạy nó. Thiên Chúa nổi giận, phán cùng Môisen, “Ngươi hãy đi xuống; dân mà ngươi dẫn ra khỏi Ai Cập đã phạm tội… Chúng đã đúc tượng bò con và sấp mình thờ lạy nó”. Tương tự như thế, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến những kẻ “Không tìm vinh quang Thiên Chúa” nhưng tìm vinh quang lẫn nhau; làm như thế, khác nào họ cũng ‘đúc bò vàng’ và quỳ xuống thờ lạy nó. Con người “Nhận vinh quang lẫn nhau”, khen lao lẫn nhau một cách lệch lạc đang khi một sự ngợi khen đích thực chỉ có giá trị nếu nó xuất phát từ Thiên Chúa và quy hướng về Thiên Chúa.
Đành rằng, khen ngợi là điều hoàn toàn bình thường nếu không nói là cần thiết; nhưng khen ngợi không phải luôn luôn đúng và luôn mang lại lợi ích. Trên thực tế, khi khen ngợi không dựa trên sự thật của Thiên Chúa, thì điều đó sẽ rất nguy hại. Chúa Giêsu nói, “Tôi không tìm vinh quang loài người”, nghĩa là ‘Tôi không tìm khen ngợi của người đời’; vì lẽ, khen ngợi đó không bắt nguồn từ Thiên Chúa; Ngài từ chối vì chúng không đúng, không thật và tác hại.
Vậy tại sao Chúa Giêsu không tìm lời khen từ người đời? Ngài không tìm lời khen nơi người đời vì Ngài biết, chỉ có Chúa Cha mới xứng đáng nhận lấy tất cả công lao từ bất cứ tạo vật nào; vì lẽ, mọi sự nhờ Người mà có. Vậy nếu chúng ta hiểu biết và chấp nhận sự thật này thì quả đây là con đường ngắn nhất để nên thánh. Là Thiên Chúa, nhưng Chúa Giêsu đã nên tấm gương tuyệt vời về cách thức phải tìm kiếm vinh hiển Chúa Cha chứ không tìm vinh quang cho mình. Cần hiểu rằng, khi tìm mọi cách để người khác hâm mộ mình, chúng ta thực sự đang tước đi vinh quang mà chỉ một mình Thiên Chúa mới đáng có; một đời ăn mày lời khen từ người đời và làm việc cật lực để được họ chấp nhận, chúng ta khác nào đang đứng trước ‘những chiếc máy chém’; chúng ta đang chắt chiu từng giọt bùn tanh hôi đang khi quên mất mạch suối trong ẩn tàng sau hốc đá. Vậy, nếu cố công đào thêm, nghĩa là hiểu biết thêm, chúng ta sẽ giũ bỏ mọi ý hướng quy ngã; từ đó, chỉ một mình Chúa được tôn vinh qua mọi hành động, suy nghĩ và lời nói, thì tức khắc, Người sẽ ban tặng chúng ta sự tươi mới, sự hồn nhiên và cả sự sống đời đời.
Điểm then chốt là chúng ta nên khen ngợi lẫn nhau, động viên nhau hoàn thành điều Thiên Chúa hoạch định cho mỗi người, nhưng đó phải là những lời khen bắt nguồn từ Thiên Chúa; sự ngưỡng mộ chúng ta dành cho một ai đó chỉ vì sự hiện diện sống động của Chúa trong họ. Ngược lại, nếu đó chỉ là những nịnh hót vốn dựa trên các giá trị thế tục hoặc giá trị của cái tôi, thì chúng ta chỉ khuyến khích họ vui thú trong tội thờ ngẫu tượng mà thôi. Tắt một lời, ‘xông hương’ lẫn nhau cách bệnh hoạn không phát xuất từ Thiên Chúa hoặc không vì sự hiện diện của Người thì khác nào tự ‘đúc bò vàng’ cho mình và cho người để cùng nhau quỳ xuống thờ lạy nó không hơn không kém.
Năm 1715, Louis XIV, vị vua cuối cùng của nước Pháp, qua đời sau 72 năm trị vì. Ông tự xưng là “Đại Vương”, “Vua Mặt Trời”, “Tôi là nước Pháp”; đám tang của ông cũng huy hoàng không kém, quan tài bằng vàng. Tại lễ an táng, nhà thờ chánh toà được lệnh tắt hết các đèn, ngoài một ngọn nến trên quan tài để biểu tỏ sự vĩ đại của ông; hàng ngàn người im lặng chờ đợi. Giám mục Massilon tiến ra; từ từ đưa tay lên, và bất ngờ vụt xuống, dập tắt ngọn nến và nói, “Chỉ Thiên Chúa là vĩ đại!”.
Anh Chị em,
Đúng, “Chỉ Thiên Chúa là vĩ đại!”, chỉ Thiên Chúa mới đáng cho chúng ta dùng môi miệng mà ngợi ca, chúc khen. Thế mà như Israel xưa, chúng ta luôn có khuynh hướng ‘đúc bò vàng’ cho mình bằng mọi giá; chúng ta khao khát đúc cho được vinh quang nơi người đời. Vậy mà khi làm điều này, vô tình chúng ta cướp lấy vinh quang Thiên Chúa. Hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu, Ngài bình tâm nhận lấy cái chết tả tơi trên thập giá, miễn sao Chúa Cha được tôn vinh. Vì thế, “Thiên Chúa đã ban cho Ngài một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu; để khi nghe danh thánh Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và muôn vật phải bái quỳ”. Những ngày còn lại của Mùa Chay, chớ gì chúng ta luôn biết làm đẹp lòng Chúa, tìm vinh danh Người để nên giống Chúa Giêsu, Con của Người, ngày một hơn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, chỉ mình Chúa đáng được tán dương. Xin đừng để con suốt đời cặm cụi ‘đúc bò vàng’ cho mình và cho người; và như thế, con thật đáng thương!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Các ngươi là những người nhận vinh quang lẫn nhau mà không tìm vinh quang Thiên Chúa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một sự trùng hợp thú vị khi cả hai bài đọc hôm nay cùng nói đến chuyện ‘đúc bò’. Thiên Chúa nổi giận vì dân Người ‘đúc bò vàng’; Chúa Giêsu nghẹn ngào vì người đương thời ‘đúc bò vàng’.
Bài đọc Xuất Hành kể chuyện, ngay sau khi Thiên Chúa trao cho Môisen hai bia đá Chứng Từ giữa Người với dân, thì Israel đã làm một chuyện điên rồ; họ đúc một con bê vàng và sấp mình thờ lạy nó. Thiên Chúa nổi giận, phán cùng Môisen, “Ngươi hãy đi xuống; dân mà ngươi dẫn ra khỏi Ai Cập đã phạm tội… Chúng đã đúc tượng bò con và sấp mình thờ lạy nó”. Tương tự như thế, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến những kẻ “Không tìm vinh quang Thiên Chúa” nhưng tìm vinh quang lẫn nhau; làm như thế, khác nào họ cũng ‘đúc bò vàng’ và quỳ xuống thờ lạy nó. Con người “Nhận vinh quang lẫn nhau”, khen lao lẫn nhau một cách lệch lạc đang khi một sự ngợi khen đích thực chỉ có giá trị nếu nó xuất phát từ Thiên Chúa và quy hướng về Thiên Chúa.
Đành rằng, khen ngợi là điều hoàn toàn bình thường nếu không nói là cần thiết; nhưng khen ngợi không phải luôn luôn đúng và luôn mang lại lợi ích. Trên thực tế, khi khen ngợi không dựa trên sự thật của Thiên Chúa, thì điều đó sẽ rất nguy hại. Chúa Giêsu nói, “Tôi không tìm vinh quang loài người”, nghĩa là ‘Tôi không tìm khen ngợi của người đời’; vì lẽ, khen ngợi đó không bắt nguồn từ Thiên Chúa; Ngài từ chối vì chúng không đúng, không thật và tác hại.
Vậy tại sao Chúa Giêsu không tìm lời khen từ người đời? Ngài không tìm lời khen nơi người đời vì Ngài biết, chỉ có Chúa Cha mới xứng đáng nhận lấy tất cả công lao từ bất cứ tạo vật nào; vì lẽ, mọi sự nhờ Người mà có. Vậy nếu chúng ta hiểu biết và chấp nhận sự thật này thì quả đây là con đường ngắn nhất để nên thánh. Là Thiên Chúa, nhưng Chúa Giêsu đã nên tấm gương tuyệt vời về cách thức phải tìm kiếm vinh hiển Chúa Cha chứ không tìm vinh quang cho mình. Cần hiểu rằng, khi tìm mọi cách để người khác hâm mộ mình, chúng ta thực sự đang tước đi vinh quang mà chỉ một mình Thiên Chúa mới đáng có; một đời ăn mày lời khen từ người đời và làm việc cật lực để được họ chấp nhận, chúng ta khác nào đang đứng trước ‘những chiếc máy chém’; chúng ta đang chắt chiu từng giọt bùn tanh hôi đang khi quên mất mạch suối trong ẩn tàng sau hốc đá. Vậy, nếu cố công đào thêm, nghĩa là hiểu biết thêm, chúng ta sẽ giũ bỏ mọi ý hướng quy ngã; từ đó, chỉ một mình Chúa được tôn vinh qua mọi hành động, suy nghĩ và lời nói, thì tức khắc, Người sẽ ban tặng chúng ta sự tươi mới, sự hồn nhiên và cả sự sống đời đời.
Điểm then chốt là chúng ta nên khen ngợi lẫn nhau, động viên nhau hoàn thành điều Thiên Chúa hoạch định cho mỗi người, nhưng đó phải là những lời khen bắt nguồn từ Thiên Chúa; sự ngưỡng mộ chúng ta dành cho một ai đó chỉ vì sự hiện diện sống động của Chúa trong họ. Ngược lại, nếu đó chỉ là những nịnh hót vốn dựa trên các giá trị thế tục hoặc giá trị của cái tôi, thì chúng ta chỉ khuyến khích họ vui thú trong tội thờ ngẫu tượng mà thôi. Tắt một lời, ‘xông hương’ lẫn nhau cách bệnh hoạn không phát xuất từ Thiên Chúa hoặc không vì sự hiện diện của Người thì khác nào tự ‘đúc bò vàng’ cho mình và cho người để cùng nhau quỳ xuống thờ lạy nó không hơn không kém.
Anh Chị em,
Đúng, “Chỉ Thiên Chúa là vĩ đại!”, chỉ Thiên Chúa mới đáng cho chúng ta dùng môi miệng mà ngợi ca, chúc khen. Thế mà như Israel xưa, chúng ta luôn có khuynh hướng ‘đúc bò vàng’ cho mình bằng mọi giá; chúng ta khao khát đúc cho được vinh quang nơi người đời. Vậy mà khi làm điều này, vô tình chúng ta cướp lấy vinh quang Thiên Chúa. Hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu, Ngài bình tâm nhận lấy cái chết tả tơi trên thập giá, miễn sao Chúa Cha được tôn vinh. Vì thế, “Thiên Chúa đã ban cho Ngài một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu; để khi nghe danh thánh Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và muôn vật phải bái quỳ”. Những ngày còn lại của Mùa Chay, chớ gì chúng ta luôn biết làm đẹp lòng Chúa, tìm vinh danh Người để nên giống Chúa Giêsu, Con của Người, ngày một hơn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, chỉ mình Chúa đáng được tán dương. Xin đừng để con suốt đời cặm cụi ‘đúc bò vàng’ cho mình và cho người; và như thế, con thật đáng thương!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chuyển Hoá Gấp Trăm
Lm. Inaxiô Trần Ngà
02:45 18/03/2021
(Suy niệm Tin mừng Chúa nhật V mùa Chay)
Nếu chúng ta có một lượng vàng trong tủ, làm sao để nó hoá thành năm? Nếu có trăm triệu, làm sao cho số vốn đó đẻ ra gấp mười? Hầu như đó là chuyện không thể làm được.
Giá như có bí thuật nào giúp ta làm được điều đó, thì ai cũng muốn thủ đắc cho bằng được với bất cứ giá nào.
Vậy mà hôm nay, Chúa Giê-su tặng không cho ta một bí quyết làm gia tăng một giá trị không chỉ gấp năm, gấp mười, mà là đến gấp trăm!
Thật khó tin! Làm gì có chuyện thần kỳ như thế trên cõi đời nầy?
Dù điều nầy rất khó tin, nhưng hoàn toàn có thật. Bí quyết nầy được rút ra từ hạt lúa.
Hôm ấy, có người nông dân mang thóc gieo trên thửa ruộng của mình. Đang khi gieo thì trời nổi gió. Có nhiều hạt rơi xuống ruộng bùn nhưng cũng có nhiều hạt bị gió thổi bạt lên vệ đường kề bên.
Bấy giờ những hạt giống nằm trên vệ đường khô ráo cảm thấy phận mình thật là diễm phúc, so với bao nhiêu hạt thóc bạn đang phải ngoi ngóp, ngụp lặn dưới bùn. Chúng tỏ lòng thương hại các hạt thóc bạn dưới sình bằng những lời ngạo mạn: "Thật đáng thương cho thân phận khốn khổ của các anh. Đang khi chúng tôi được ở nơi khô ráo, thì các anh lại phải ngụp lặn trong sình. Đang khi chúng tôi được ngước mắt nhìn ánh dương rực rỡ, được tắm mình dưới nắng, thì các anh lại phải ngụp lặn trong chốn tối tăm. Đang khi chúng tôi được nhìn ngắm bầu trời xanh, nhìn ngắm những bông hoa tươi đẹp bên vệ đường, được ngắm nhìn người qua kẻ lại nói cười vui vẻ, thì chung quanh các anh chỉ là tăm tối và tanh hôi. Cuộc đời chúng tôi đang lên hương, còn cuộc sống các anh đang lụi tàn! Thật bất hạnh thay cho các anh!"
Hạt lúa ấy vừa dứt lời thì bỗng đâu có một bàn chân nặng nề của người đi đường dẫm đạp lên nó, khiến nó bị gãy thành ba. Sau đó, mấy chiếc xe tải ào đến, lạnh lùng chà nát nó và những hạt lúa khác thành bụi tro. Những hạt lúa may mắn còn sót lại thì hoá thành mồi ngon cho chim chóc và các loại côn trùng!
Trong khi đó, những hạt lúa tưởng là bất hạnh đang ngụp lặn trong bùn, thì qua vài ngày sau đã ngoi lên thành những chồi non đầy sức sống, rồi thành những cây lúa xanh tươi cứng cáp. Cây lúa lớn dần, nở bụi sum suê. Không đầy ba tháng sau, nó trổ thành những bông lúa, kết thành hàng trăm hạt vàng khoe mình dưới nắng, đem lại sức sống cho bao người.
Từ một hạt lúa đơn độc, nó đã được chuyển hoá thành trăm! Thật nhiệm mầu!
Nhưng lạ lùng thay, sự chuyển hoá nhiệm mầu nầy chỉ xảy ra khi nó chịu phân hủy trong bùn!
Hôm nay, Chúa Giê-su mời gọi chúng ta hãy cùng với Ngài chuyển hoá đời mình như thế. Ngài nói: "Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác."
Rồi Ngài nói rõ hơn: "Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này (nghĩa là hy sinh thân mình vì Chúa), thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời."
Khi Chúa Giê-su bước chân vào đời, mang lấy thân phận con người giữa cuộc đời ô trọc, Ngài đã chấp nhận mang thân phận hạt lúa bị vùi dập trong bùn đất. Ngài chấp nhận khổ hình, chấp nhận vác thập giá, chấp nhận chết treo trên thập giá như một tên tử tội khốn hèn nhất. Người đời tưởng rằng đã tiêu diệt Đức Giê-su, xoá sổ Đức Giê-su... nhưng họ đã lầm. Thay vì huỷ diệt, họ đã giúp Ngài chiến thắng. Qua thập giá, Chúa Giê-su đạt đến vinh quang, được phục sinh vinh hiển và được hiển trị đời đời! Thế là, giờ tử nạn cũng chính là giờ Ngài được tôn vinh
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa không muốn chúng con sống như hạt lúa nằm yên bên vệ đường, nghĩa là sống ích kỷ, chỉ biết chăm lo cho riêng mình để rồi rốt cuộc phải tiêu vong. Chúa muốn chúng con hiến thân vì Chúa để có thể chuyển hoá gấp trăm.
Xin cho chúng con chấp nhận hy sinh quên mình để phụng sự Chúa và phục vụ những người đang cần đến chúng con; nhờ đó, chúng con mới được sống đời đời với Chúa. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Cha Sao Con Vậy
Lm Nguyễn Trung Tây
07:52 18/03/2021
□ Lm Nguyễn Trung Tây
Cha Sao Con Vậy
Nhìn “quả” Đức Giêsu,
chúng ta nhận ra “cây” thánh Giuse
Gặp một người con trai có những tính nết, cử chỉ, và lời nói tương tự như ông bố, người Việt Nam hay nhoẻn miệng cười và nói, “Đúng là cha sao con vậy”. Trong trường hợp của Bố Giuse và Con Giêsu, câu “cha sao con vậy” của người Việt Nam là một câu diễn tả rất chính xác về mối quan hệ giữa Bố Giuse và Con Giêsu. Tâm lý học căn bản phân chia hai loại người, một sống nội tâm, một hướng ngoại. Người nội tâm ít nói, người hướng ngoại thì ngược lại. Phân tích dưới lăng kiếng tâm lý, Bố Giuse thợ mộc của thôn làng Bethlehem là một người sống nội tâm, bởi Ngài không nói nhiều. Sự thật là trong toàn bộ bốn bản Phúc Âm, độc giả không nghe Bố Giuse mở miệng nói một câu nào.
Bố Giuse xuất hiện nhiều nhất trong bản Phúc Âm của thánh sử Mátthêu, đặc biệt trong hai chương đầu tiên. Theo như Tin Mừng Mátthêu (1-2), Bố Giuse chính là hậu duệ của Vua Đavít (1:1-17). Bố đã đính hôn với cô thôn nữ cùng xóm Maria. Nhưng trước khi chung sống, Bố khám phá ra vị hôn thê của mình đã có thai. Trong khi đang bị lương tâm dằn vặt sâu xé với tự ái thanh niên, sứ thần Thiên Chúa hiện ra trong giấc mơ, thông báo cho Bố Giuse biết một kỷ nguyên mới của ơn cứu rỗi đã bắt đầu với thai nhi mà Maria đang cưu mang trong lòng (1:18-25). Sau khi Đức Mẹ đã hạ sinh Hài Nhi thánh, sứ thần Thiên Chúa lại hiện ra trong giấc mộng báo cho Bố biết tin Vua Hêrôđê đang chuẩn bị lên kế hoạch ám hại Hài Nhi (2:13). Ngay trong đêm đó, Bố Giuse chỗi dậy, mang theo vợ và con, băng ngàn vượt suối, lánh nạn bên đất Ai Cập (2:14). Thời gian của lang thang nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt khi sứ thần Thiên Chúa hiện ra một lần nữa trong giấc mộng báo cho Bố Giuse biết Vua Hêrôđê đã băng hà (2:19-20). Nhận được bản tin, Bố Giuse lại khăn gói lên đường, mang vợ cùng con quay về lại cố hương Bethlehem. Sau cùng, Bố dọn nhà lên Bắc Galilê, định cư tại làng Nazareth (2:23).
Mặc dù Bố Giuse không nói một lời, nhưng qua hai chương đầu tiên của bản Tin Mừng Mátthêu, người tín hữu nhận ra hai cá tính đặc biệt của Bố thợ mộc, đó là, lòng từ tâm và niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa.
Bàn về lòng từ tâm, cá tính thứ nhất của Bố Giuse, qua câu truyện Bố lúng túng với bào thai của vị hôn thê, người tín hữu nhận ra được tấm lòng nhân hậu của ngài. Mặc cho tự ái thanh niên réo gọi trong lòng, bởi không muốn máu của vị hôn thê đổ ra lênh láng trước cổng làng, cuối cùng Bố Giuse quyết định yên lặng bỏ đi.
Bàn về niềm tin sắt son của Bố thợ mộc, theo như Mátthêu (1:18-25), sau khi tỉnh cơn mộng, Bố Giuse không hề thắc mắc hay nghi ngờ về tính trung thực của giấc mơ. Nhưng ngài mang vị hôn thê đang có thai về nhà làm vợ, đúng như lời của sứ thần Thiên Chúa đã truyền dạy (Matt 1:24). Sau đó, dù là phải bỏ lại đất mẹ, vượt biên sang đất Kim Tự Tháp, tái định cư trên vùng đất lạ, Bố Giuse vẫn không hề quản ngại khó khăn, nhưng nhanh chóng thi hành thánh ý của Thiên Chúa.
Thần học gia, đặc biệt thần học gia Kinh Thánh, vẫn cứ hay thắc mắc không biết Đức Giêsu cắp sách đi học ở trường nào? Ngài nhận được bao nhiêu điểm A trong lớp Toán? Khả năng viết Luận của Ngài ra sao? Đức Giêsu viết chữ đẹp hay xấu? Ai đã dạy Đức Giêsu học trước khi Ngài chính thức cất bước lên đường truyền giáo? Có thể thần học gia của dòng lịch sử Tân Ước sẽ không bao giờ kiếm ra được câu trả lời cho những nghi vấn có liên quan đến thời thơ ấu cắp sách đến trường của Đức Giêsu. Nhưng, chắc chắn, không ai có thể từ chối được một điều, đó là, Bố Giuse chính là ông thầy đầu tiên của Con Giêsu. Thật vậy, người thầy đã khai tâm và dạy dỗ Đức Giêsu của thời thơ ấu và thời niên thiếu không phải là ai khác mà chính là dưỡng phụ của Ngài, Bố Giuse. Qua dưỡng phụ Giuse, Con Giêsu đã học được những lời kinh nguyện, những bài Thánh Vịnh, và nghề thợ mộc. Qua gương sáng của Bố Giuse, cậu bé Giêsu đã học được nhiều bài học, đặc biệt bài học của từ tâm và niềm tin, hai cá tính đặc trưng của Bố dưỡng phụ.
Bởi thế, khi Đức Giêsu ngẩng mặt lên nói với đám đông đang bừng bừng sát khí đòi ném đá người thiếu phụ trên sân Đền Thờ (Gioan 8:3-11), người ta có thể nhận ra đây chính là một câu chuyện của “cha sao, con vậy”. Thật vậy, Đức Giêsu nhân từ trong câu chuyện của người phụ nữ ngoại tình trong Gioan 8:3-11 chính là một bản sao của Bố dưỡng phụ Giuse năm xưa, khi Bố chấp nhận yên lặng bỏ đi, bởi không muốn máu đào của vị hôn thê thấm nhuộm đất đen.
Trong Vườn Cây Dầu, một lần nữa, câu chuyện “cha sao con vậy” lại xảy ra. Mặc cho chén đắng gần kề và mồ hôi máu đang tuôn chảy loang lổ, Đức Giêsu vẫn xin vâng và chấp nhận theo thánh ý của Thiên Chúa y hệt như Bố Giuse năm xưa (Luca 22:42-44).
Bàn về mối liên hệ ruột thịt giữa cha mẹ và con cái, người Việt Nam hay nói, “Nhìn quả biết cây”. Trong trường hợp của thánh Giuse và Đức Giêsu, câu tục ngữ này lại càng thêm chính xác. Mặc dù thánh Giuse không mở miệng nói một câu nào trong Tân Ước, người ta vẫn có thể nhận ra được lời ăn tiếng nói và cá tính của ngài qua triết lý sống và ngôn từ của Đức Giêsu. Nhìn “quả” Con Giêsu, người ta nhận ra “cây” Bố Giuse. Bởi thánh thợ mộc bố đã dạy dỗ, nuôi dưỡng, và chỉ dẫn từng đường cưa, mũi tiện, không ai ngạc nhiên nếu Đức Giêsu, người thợ mộc con (Máccô 6:3), có những phương thế hành xử với tha nhân, điệu bộ, và lời nói giống y như dưỡng phụ của Ngài. Thật đúng là “Cha sao, con vậy”!
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin ban cho con tâm thương yêu và tâm bác ái để con biết thứ tha, bỏ qua, quên đi, và xóa nhòa. Xin ban cho con một niềm tin vững vàng để con biết chấp nhận những nghịch cảnh đã xảy đến trong cuộc đời và biết vâng theo thánh ý của Thiên Chúa như gương của thánh thợ mộc Giuse, dưỡng phụ của Con Thiên Chúa hằng sống.
□ Lm Nguyễn Trung Tây
Cha Sao Con Vậy
Nhìn “quả” Đức Giêsu,
chúng ta nhận ra “cây” thánh Giuse
Gặp một người con trai có những tính nết, cử chỉ, và lời nói tương tự như ông bố, người Việt Nam hay nhoẻn miệng cười và nói, “Đúng là cha sao con vậy”. Trong trường hợp của Bố Giuse và Con Giêsu, câu “cha sao con vậy” của người Việt Nam là một câu diễn tả rất chính xác về mối quan hệ giữa Bố Giuse và Con Giêsu. Tâm lý học căn bản phân chia hai loại người, một sống nội tâm, một hướng ngoại. Người nội tâm ít nói, người hướng ngoại thì ngược lại. Phân tích dưới lăng kiếng tâm lý, Bố Giuse thợ mộc của thôn làng Bethlehem là một người sống nội tâm, bởi Ngài không nói nhiều. Sự thật là trong toàn bộ bốn bản Phúc Âm, độc giả không nghe Bố Giuse mở miệng nói một câu nào.
Bố Giuse xuất hiện nhiều nhất trong bản Phúc Âm của thánh sử Mátthêu, đặc biệt trong hai chương đầu tiên. Theo như Tin Mừng Mátthêu (1-2), Bố Giuse chính là hậu duệ của Vua Đavít (1:1-17). Bố đã đính hôn với cô thôn nữ cùng xóm Maria. Nhưng trước khi chung sống, Bố khám phá ra vị hôn thê của mình đã có thai. Trong khi đang bị lương tâm dằn vặt sâu xé với tự ái thanh niên, sứ thần Thiên Chúa hiện ra trong giấc mơ, thông báo cho Bố Giuse biết một kỷ nguyên mới của ơn cứu rỗi đã bắt đầu với thai nhi mà Maria đang cưu mang trong lòng (1:18-25). Sau khi Đức Mẹ đã hạ sinh Hài Nhi thánh, sứ thần Thiên Chúa lại hiện ra trong giấc mộng báo cho Bố biết tin Vua Hêrôđê đang chuẩn bị lên kế hoạch ám hại Hài Nhi (2:13). Ngay trong đêm đó, Bố Giuse chỗi dậy, mang theo vợ và con, băng ngàn vượt suối, lánh nạn bên đất Ai Cập (2:14). Thời gian của lang thang nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt khi sứ thần Thiên Chúa hiện ra một lần nữa trong giấc mộng báo cho Bố Giuse biết Vua Hêrôđê đã băng hà (2:19-20). Nhận được bản tin, Bố Giuse lại khăn gói lên đường, mang vợ cùng con quay về lại cố hương Bethlehem. Sau cùng, Bố dọn nhà lên Bắc Galilê, định cư tại làng Nazareth (2:23).
Mặc dù Bố Giuse không nói một lời, nhưng qua hai chương đầu tiên của bản Tin Mừng Mátthêu, người tín hữu nhận ra hai cá tính đặc biệt của Bố thợ mộc, đó là, lòng từ tâm và niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa.
Bàn về lòng từ tâm, cá tính thứ nhất của Bố Giuse, qua câu truyện Bố lúng túng với bào thai của vị hôn thê, người tín hữu nhận ra được tấm lòng nhân hậu của ngài. Mặc cho tự ái thanh niên réo gọi trong lòng, bởi không muốn máu của vị hôn thê đổ ra lênh láng trước cổng làng, cuối cùng Bố Giuse quyết định yên lặng bỏ đi.
Bàn về niềm tin sắt son của Bố thợ mộc, theo như Mátthêu (1:18-25), sau khi tỉnh cơn mộng, Bố Giuse không hề thắc mắc hay nghi ngờ về tính trung thực của giấc mơ. Nhưng ngài mang vị hôn thê đang có thai về nhà làm vợ, đúng như lời của sứ thần Thiên Chúa đã truyền dạy (Matt 1:24). Sau đó, dù là phải bỏ lại đất mẹ, vượt biên sang đất Kim Tự Tháp, tái định cư trên vùng đất lạ, Bố Giuse vẫn không hề quản ngại khó khăn, nhưng nhanh chóng thi hành thánh ý của Thiên Chúa.
Thần học gia, đặc biệt thần học gia Kinh Thánh, vẫn cứ hay thắc mắc không biết Đức Giêsu cắp sách đi học ở trường nào? Ngài nhận được bao nhiêu điểm A trong lớp Toán? Khả năng viết Luận của Ngài ra sao? Đức Giêsu viết chữ đẹp hay xấu? Ai đã dạy Đức Giêsu học trước khi Ngài chính thức cất bước lên đường truyền giáo? Có thể thần học gia của dòng lịch sử Tân Ước sẽ không bao giờ kiếm ra được câu trả lời cho những nghi vấn có liên quan đến thời thơ ấu cắp sách đến trường của Đức Giêsu. Nhưng, chắc chắn, không ai có thể từ chối được một điều, đó là, Bố Giuse chính là ông thầy đầu tiên của Con Giêsu. Thật vậy, người thầy đã khai tâm và dạy dỗ Đức Giêsu của thời thơ ấu và thời niên thiếu không phải là ai khác mà chính là dưỡng phụ của Ngài, Bố Giuse. Qua dưỡng phụ Giuse, Con Giêsu đã học được những lời kinh nguyện, những bài Thánh Vịnh, và nghề thợ mộc. Qua gương sáng của Bố Giuse, cậu bé Giêsu đã học được nhiều bài học, đặc biệt bài học của từ tâm và niềm tin, hai cá tính đặc trưng của Bố dưỡng phụ.
Bởi thế, khi Đức Giêsu ngẩng mặt lên nói với đám đông đang bừng bừng sát khí đòi ném đá người thiếu phụ trên sân Đền Thờ (Gioan 8:3-11), người ta có thể nhận ra đây chính là một câu chuyện của “cha sao, con vậy”. Thật vậy, Đức Giêsu nhân từ trong câu chuyện của người phụ nữ ngoại tình trong Gioan 8:3-11 chính là một bản sao của Bố dưỡng phụ Giuse năm xưa, khi Bố chấp nhận yên lặng bỏ đi, bởi không muốn máu đào của vị hôn thê thấm nhuộm đất đen.
Trong Vườn Cây Dầu, một lần nữa, câu chuyện “cha sao con vậy” lại xảy ra. Mặc cho chén đắng gần kề và mồ hôi máu đang tuôn chảy loang lổ, Đức Giêsu vẫn xin vâng và chấp nhận theo thánh ý của Thiên Chúa y hệt như Bố Giuse năm xưa (Luca 22:42-44).
Bàn về mối liên hệ ruột thịt giữa cha mẹ và con cái, người Việt Nam hay nói, “Nhìn quả biết cây”. Trong trường hợp của thánh Giuse và Đức Giêsu, câu tục ngữ này lại càng thêm chính xác. Mặc dù thánh Giuse không mở miệng nói một câu nào trong Tân Ước, người ta vẫn có thể nhận ra được lời ăn tiếng nói và cá tính của ngài qua triết lý sống và ngôn từ của Đức Giêsu. Nhìn “quả” Con Giêsu, người ta nhận ra “cây” Bố Giuse. Bởi thánh thợ mộc bố đã dạy dỗ, nuôi dưỡng, và chỉ dẫn từng đường cưa, mũi tiện, không ai ngạc nhiên nếu Đức Giêsu, người thợ mộc con (Máccô 6:3), có những phương thế hành xử với tha nhân, điệu bộ, và lời nói giống y như dưỡng phụ của Ngài. Thật đúng là “Cha sao, con vậy”!
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin ban cho con tâm thương yêu và tâm bác ái để con biết thứ tha, bỏ qua, quên đi, và xóa nhòa. Xin ban cho con một niềm tin vững vàng để con biết chấp nhận những nghịch cảnh đã xảy đến trong cuộc đời và biết vâng theo thánh ý của Thiên Chúa như gương của thánh thợ mộc Giuse, dưỡng phụ của Con Thiên Chúa hằng sống.
□ Lm Nguyễn Trung Tây
Chiếc Bóng Lặng Thầm Để Yêu Thương
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:37 18/03/2021
Lễ Thánh Giuse - Bổn mạng Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn – 19.3.2021
Cuối thế kỷ 19, chính xác là vào ngày 8.12.1870, Vị Chân phước giáo hoàng Pio IX đã công bố Thánh Giuse làm Vị Bổn Mạng của Hội Thánh. Riêng Giáo Hội tại Việt Nam, từ năm 1670, trong cuộc kinh lý Đàng Ngoài, Đức Cha Lambert De La Motte, trong Công Nghị Phố Hiến, đã chọn Thánh Giuse làm Bổn mạng của Giáo Hội Đàng Ngoài; và hơn 300 năm sau, ngày 11.10.1997, trong cuộc Hội nghị thường niên của HĐGMVN tại Hà Nội, Thánh Giuse được chính thức tôn vinh là Quan Thầy của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Nếu Giáo Hội hoàn vũ chọn thánh Giuse làm Bổn mạng cách đây 150, Giáo Hội Việt nam cách đây 24 năm, thì thật đáng tự hào biết bao các chị nữ tu Mến Thánh Giá ! Bởi vì, cách đây 350 năm, vào năm 1671, trong bản Tu luật tiên khởi của Dòng Mến Thánh Giá Đàng Trong, Thánh Giuse đã được Hội Dòng chọn làm Bổn mạng. Thật vậy, nơi Chương IV, điều 14 của Bản Tu luật, chúng ta đọc thấy những dòng nầy: “Thánh Giuse được nhận làm Bổn mạng của Tu hội này, hãy nhờ Người chuyển cầu mà xin Thiên Chúa ban ơn cho Tu hội được thiết lập, tiến triển và hoàn thiện”.
Hôm nay, khi cử hành long trọng lễ Thánh Giuse – Bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria, Bổn mạng của Hội Thánh, của Hội Dòng, của giáo phận, của chủng viện Qui Nhơn, của nhiều giáo xứ giáo họ, hội đoàn, và của nhiều người…, là chúng ta đang hiệp thông trong dòng chảy đức tin truyền thống của Giáo Hội, một đức tin luôn được Chúa Thánh Thần không ngừng dẫn dắt và canh tân qua những con người công chính thánh thiện, cả trong gương lành để học đòi bắt chước, lẫn trong niềm trông cậy để nguyện giúp cầu thay; trong đó có Thánh Cả Giuse được mừng kính hôm nay, vị Thánh chưa bao giờ được phong nhưng lại chiếm vị trí đầu trong hàng ngũ các Thánh !
Nói về gương lành của thánh Giuse thì nhiều lắm; ít ra chúng ta tìm thấy nơi 24 tước hiệu được Hội Thánh nêu lên trong Kinh Cầu Thánh Giuse. Và trong tông huấn Patris Corde, văn kiện để thiết lập “Năm Đặc Biệt về Thánh Giuse”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khai triển bảy chiều kích trong “linh đạo Người Cha” của Thánh Giuse (Mà Đức Cha Matthêô đã tóm tắt cách đầy đủ và thâm thuý trong Bài Giảng lễ chiều hôm qua tại Nhà Thờ Chính Toà): Người cha yêu thương; Người cha dịu dàng từ ái; Người cha vâng phục; Người cha chấp nhận; Người cha can đảm sáng tạo; Người cha làm việc; Người cha trong bóng tối. Nhưng có lẽ những lời của Tin Mừng Matthêô chúng ta vừa nghe đã diễn tả cách trọn vẹn nhất về nhân đức và sự thánh thiện của thánh Giuse: Giuse bạn của bà là người công chính.
Tuy nhiên, trước khi Tin Mừng rọi sáng lên chân dung một Giuse Công Chính, thì từ xa xôi trong Cựu Ước, sách Samuel quyển thứ hai đã hé mở chính cái “nguồn cội” thuộc hàng “cộm cán” của anh chàng thợ mộc Giuse người Nadarét ! “Hãy đi nói với Ðavít tôi tớ Ta rằng: Khi ngày của ngươi đã viên mãn, ngươi sẽ yên nghỉ với các tổ phụ ngươi; sau đó, Ta sẽ cho miêu duệ ngươi lên kế vị và Ta sẽ làm cho triều đại người được vững bền…”. Vâng, Giuse quan trọng, Giuse cao cả, đơn giản, vì Ngài là một “mắc xích” không thể thiếu trong chương trình cứu độ, một tiếp nối tự nhiên cần thiết trong dòng phả hệ của Đấng Mêsia khởi đi từ “gốc tổ Giêsê-Đavít”: “… Gie-sê sinh Đa-vít… Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.” (Mt 1,1-16). Vâng, chính trongh ánh sáng của “dòng tộc mang tính cứu độ” đó, người Do Thái, cho dù là một người mù ở Giêricô, cũng đã nhận ra hình tượng của một Đấng Mêsia trong con người của Giêsu người Nadarét, “con bác Phó mộc Giuse” (Lc 4,22; Mt 13,55) thuộc dòng tộc Đavít: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin thương xót tôi” (Lc 18,37).
Từ niềm tin nhuần nhuyễn của Dân được chọn luôn khao khát hướng về ngày xuất hiện của Đấng Mêsia, cọng thêm với ánh sáng Thần Linh soi chiếu trong “thị kiến lặng thầm”, Giuse đã cảm, đã hiểu và đã xác tín về chính ơn gọi và sứ mệnh của mình: cọng tác vào chương trình Cứu Độ của Thiên Chúa: “Hỡi Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ sinh hạ một con trai mà ông đặt tên là Giêsu: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội”. Và Thánh Giuse đã tận tuỵ một đời để thực thi vai trò và sứ mạng đó cho dẫu làm một “cái bóng âm thầm”, một ông chồng hờ, một kẻ cha nuôi: Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền.
Vâng, đó là “cái bóng” của một tình yêu hy sinh và chia sẻ, không lấy mình làm trung tâm nhưng hướng đến tha nhân, như Đức Phanxicô đã nhận xét trong tông huấn Patris Corde: “Thánh Giuse biết cách yêu thương với thái độ tự do phi thường. Ngài không bao giờ biến mình thành trung tâm của mọi sự. Ngài không nghĩ về mình, mà luôn nghĩ về cuộc đời của Mẹ Maria và Chúa Giêsu”.
Vâng, không chỉ Giuse, mỗi một cuộc đời, mỗi một ơn gọi của mỗi người chúng ta đều là một “mắc xích”, một “sứ mạng” trong công trình của Chúa; điều quan trọng, đó là biết “tỉnh dậy mỗi ngày” để chấp nhận làm cái bóng lặng thầm phục vụ, hy sinh, bằng một tình yêu cao cả…; bởi nếu “không có tình yêu” sự hy sinh có nguy cơ trở thành “bất hạnh” như lời của Đức Phanxicô: “Dù ơn gọi của chúng ta là gì, kết hôn, độc thân hay sống trinh khiết, việc cho đi chính mình sẽ không thành toàn nếu nó chỉ dừng lại ở sự hy sinh; nếu thế, thay vì trở thành một dấu chỉ của vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu, việc cho đi chính mình sẽ có nguy cơ trở thành biểu hiện của bất hạnh, buồn bã và thất vọng” (Patris Corde).
Khi nói đến điều này, tôi chợt nhớ đến bao nhiêu chứng nhân âm thầm hy sinh vì tình yêu của chị em chúng ta trong suốt chiều dài 350 năm; các “dấu chỉ của vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu” nơi các chị tử đạo ở Phú Hoà, ở Hoa Vông, Gia Hựu, Thác Đá…, trong suốt chặng đường bách hại, mà lời chứng của vị Tôi Tớ Chúa Anê Soạn vẫn còn vang vọng: “Có Chúa phù trì không sao mà sợ, phần tôi nhờ ơn Chúa thương, dạy sao phải vậy; song đi một mình thân cô nữ chiếc, cheo leo nhiều nỗi; xin ai có bụng hãy đi cùng tôi” và thế là chị Trị nghe nói cũng xin đi theo trợ giúp. Hai chị bị bắt vào tù, bị tra khảo, đánh đập nhiều lần nhưng vẫn trung kiên với niềm tin. Hơn nữa, hai chị rất khát khao và vui mừng được chết vì đạo Chúa”.
Vâng, đó là những con người đã hoạ theo “cái bóng âm thầm” nhưng đầy can đảm và tình yêu của Thánh Cả Giuse; những con người cũng có thể đạt được cái ngưỡng “công chính” như Tổ phụ Abraham, như Thánh Giuse nhờ lòng tin sắt đá đến độ sẵn sàng hiến dâng mạng sống của mình, như cách cắt nghĩa thâm thuý của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Rôma: “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin… Bởi thế, ông được kể là người công chính” (Rm 4,18.22). Sự công chính của Thánh Giuse không chỉ được ấn chứng vì đức tin tuyệt đối vào thánh ý Thiên Chúa để sẵn sàng cúi đầu vâng phục, nhưng còn được làm sáng tỏ thêm qua thái độ tin tưởng, kính trọng tha nhân để bao dung đón nhận, mà đối tượng cụ thể, đó chính là “Người bạn đời Maria đang mang thai ngoài hôn phối”: Giuse bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo…
Đức Phanxicô muốn chúng ta thực hành đức “công chính” với chiều kích nầy nơi Thánh Giuse như sau: “Trong cuộc sống, vẫn có những điều xảy ra mà chúng ta không hiểu được ý nghĩa. Phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là thất vọng và nổi loạn. Thánh Giuse đã gạt bỏ ý riêng của mình để chấp nhận các sự kiện xảy đến và, dù các sự kiện ấy xem ra gây hoang mang, ngài vẫn đón nhận, nhận trách nhiệm và biến chúng thành một phần lịch sử của chính mình….Ngài không tìm kiếm những lối tắt, mà mở rộng đôi mắt để đối mặt với thực tế và nhận trách nhiệm cá nhân về điều ấy. Thái độ của Thánh Giuse khuyến khích chúng ta chấp nhận và đón nhận người khác như họ vốn có, không có ngoại lệ, và quan tâm đặc biệt đến những người yếu đuối, vì Thiên Chúa chọn những gì yếu đuối (x. 1 Cr 1,27) (Patris Corde).
Nếu các cộng đoàn Kitô hữu, nếu các cộng đoàn nhà tu, nếu tất cả chúng ta… đều sống hết mình cái nhân đức “công chính” nầy của thánh Giuse thì Giáo Hội đẹp biết chừng nào, và chắc chắn, đời tu sẽ là cuộc đời đầy hạnh phúc !
Kính thưa cộng đoàn, như dân Ai Cập ngày xưa “Ite Ad Joseph” (Hãy đến cùng Giuse: St 41,55) khi túng đói mất mùa, thì 150 trước (1870), khi đứng trước những đe doạ và thách đố của những phong trào cách mạng cực đoan vô thần và bạo lực đe doạ sự bình yên của cả thế giới, Giáo Hội đã chọn Thánh Giuse làm Quan Thầy bảo vệ. Hôm nay, thế giới đang lao đao trước địa dịch Covid, Giáo Hội đang đối diện với những trào lưu tục hoá, đe doạ sự hiệp nhất và truyền thống giáo lý tinh tuyền, Giáo Hội lại “Ite Ad Joseph” trong “Năm đặc biệt hướng về Ngài”, hướng về “Trái Tim của một người cha” (Patris Corde) để kêu cầu với lòng tín thác. Chúng ta đừng để thời gian quý báu này qua đi mà không nhận được “lúa từ kho lẫm Giuse”, nhất là, không lãnh được một ơn Toàn xá nào !
Riêng với các chị trong Hội Dòng Mến Thánh Giá, qua một vài gợi ý của Lời Chúa, lời của Giáo Hội dưới ánh sáng cuộc đời của Thánh cả Giuse, chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau trong Năm Thánh 350 của Hội Dòng, trong năm đặc biệt kính thánh Giuse, biết “tỉnh dậy mỗi ngày để đón nhận nhau” và sẵn sàng chấp nhận làm “chiếc bóng âm thầm để yêu thương và phục vụ”. Đó là cách chúng ta tiếp bước tiền nhân cùng khép mình trong “trường dạy công chính” của Thánh cả Giuse để viết tiếp trang sử oai hùng Mến Thánh Giá. Amen.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Cuối thế kỷ 19, chính xác là vào ngày 8.12.1870, Vị Chân phước giáo hoàng Pio IX đã công bố Thánh Giuse làm Vị Bổn Mạng của Hội Thánh. Riêng Giáo Hội tại Việt Nam, từ năm 1670, trong cuộc kinh lý Đàng Ngoài, Đức Cha Lambert De La Motte, trong Công Nghị Phố Hiến, đã chọn Thánh Giuse làm Bổn mạng của Giáo Hội Đàng Ngoài; và hơn 300 năm sau, ngày 11.10.1997, trong cuộc Hội nghị thường niên của HĐGMVN tại Hà Nội, Thánh Giuse được chính thức tôn vinh là Quan Thầy của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Nếu Giáo Hội hoàn vũ chọn thánh Giuse làm Bổn mạng cách đây 150, Giáo Hội Việt nam cách đây 24 năm, thì thật đáng tự hào biết bao các chị nữ tu Mến Thánh Giá ! Bởi vì, cách đây 350 năm, vào năm 1671, trong bản Tu luật tiên khởi của Dòng Mến Thánh Giá Đàng Trong, Thánh Giuse đã được Hội Dòng chọn làm Bổn mạng. Thật vậy, nơi Chương IV, điều 14 của Bản Tu luật, chúng ta đọc thấy những dòng nầy: “Thánh Giuse được nhận làm Bổn mạng của Tu hội này, hãy nhờ Người chuyển cầu mà xin Thiên Chúa ban ơn cho Tu hội được thiết lập, tiến triển và hoàn thiện”.
Hôm nay, khi cử hành long trọng lễ Thánh Giuse – Bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria, Bổn mạng của Hội Thánh, của Hội Dòng, của giáo phận, của chủng viện Qui Nhơn, của nhiều giáo xứ giáo họ, hội đoàn, và của nhiều người…, là chúng ta đang hiệp thông trong dòng chảy đức tin truyền thống của Giáo Hội, một đức tin luôn được Chúa Thánh Thần không ngừng dẫn dắt và canh tân qua những con người công chính thánh thiện, cả trong gương lành để học đòi bắt chước, lẫn trong niềm trông cậy để nguyện giúp cầu thay; trong đó có Thánh Cả Giuse được mừng kính hôm nay, vị Thánh chưa bao giờ được phong nhưng lại chiếm vị trí đầu trong hàng ngũ các Thánh !
Nói về gương lành của thánh Giuse thì nhiều lắm; ít ra chúng ta tìm thấy nơi 24 tước hiệu được Hội Thánh nêu lên trong Kinh Cầu Thánh Giuse. Và trong tông huấn Patris Corde, văn kiện để thiết lập “Năm Đặc Biệt về Thánh Giuse”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khai triển bảy chiều kích trong “linh đạo Người Cha” của Thánh Giuse (Mà Đức Cha Matthêô đã tóm tắt cách đầy đủ và thâm thuý trong Bài Giảng lễ chiều hôm qua tại Nhà Thờ Chính Toà): Người cha yêu thương; Người cha dịu dàng từ ái; Người cha vâng phục; Người cha chấp nhận; Người cha can đảm sáng tạo; Người cha làm việc; Người cha trong bóng tối. Nhưng có lẽ những lời của Tin Mừng Matthêô chúng ta vừa nghe đã diễn tả cách trọn vẹn nhất về nhân đức và sự thánh thiện của thánh Giuse: Giuse bạn của bà là người công chính.
Tuy nhiên, trước khi Tin Mừng rọi sáng lên chân dung một Giuse Công Chính, thì từ xa xôi trong Cựu Ước, sách Samuel quyển thứ hai đã hé mở chính cái “nguồn cội” thuộc hàng “cộm cán” của anh chàng thợ mộc Giuse người Nadarét ! “Hãy đi nói với Ðavít tôi tớ Ta rằng: Khi ngày của ngươi đã viên mãn, ngươi sẽ yên nghỉ với các tổ phụ ngươi; sau đó, Ta sẽ cho miêu duệ ngươi lên kế vị và Ta sẽ làm cho triều đại người được vững bền…”. Vâng, Giuse quan trọng, Giuse cao cả, đơn giản, vì Ngài là một “mắc xích” không thể thiếu trong chương trình cứu độ, một tiếp nối tự nhiên cần thiết trong dòng phả hệ của Đấng Mêsia khởi đi từ “gốc tổ Giêsê-Đavít”: “… Gie-sê sinh Đa-vít… Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.” (Mt 1,1-16). Vâng, chính trongh ánh sáng của “dòng tộc mang tính cứu độ” đó, người Do Thái, cho dù là một người mù ở Giêricô, cũng đã nhận ra hình tượng của một Đấng Mêsia trong con người của Giêsu người Nadarét, “con bác Phó mộc Giuse” (Lc 4,22; Mt 13,55) thuộc dòng tộc Đavít: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin thương xót tôi” (Lc 18,37).
Từ niềm tin nhuần nhuyễn của Dân được chọn luôn khao khát hướng về ngày xuất hiện của Đấng Mêsia, cọng thêm với ánh sáng Thần Linh soi chiếu trong “thị kiến lặng thầm”, Giuse đã cảm, đã hiểu và đã xác tín về chính ơn gọi và sứ mệnh của mình: cọng tác vào chương trình Cứu Độ của Thiên Chúa: “Hỡi Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ sinh hạ một con trai mà ông đặt tên là Giêsu: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội”. Và Thánh Giuse đã tận tuỵ một đời để thực thi vai trò và sứ mạng đó cho dẫu làm một “cái bóng âm thầm”, một ông chồng hờ, một kẻ cha nuôi: Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền.
Vâng, đó là “cái bóng” của một tình yêu hy sinh và chia sẻ, không lấy mình làm trung tâm nhưng hướng đến tha nhân, như Đức Phanxicô đã nhận xét trong tông huấn Patris Corde: “Thánh Giuse biết cách yêu thương với thái độ tự do phi thường. Ngài không bao giờ biến mình thành trung tâm của mọi sự. Ngài không nghĩ về mình, mà luôn nghĩ về cuộc đời của Mẹ Maria và Chúa Giêsu”.
Vâng, không chỉ Giuse, mỗi một cuộc đời, mỗi một ơn gọi của mỗi người chúng ta đều là một “mắc xích”, một “sứ mạng” trong công trình của Chúa; điều quan trọng, đó là biết “tỉnh dậy mỗi ngày” để chấp nhận làm cái bóng lặng thầm phục vụ, hy sinh, bằng một tình yêu cao cả…; bởi nếu “không có tình yêu” sự hy sinh có nguy cơ trở thành “bất hạnh” như lời của Đức Phanxicô: “Dù ơn gọi của chúng ta là gì, kết hôn, độc thân hay sống trinh khiết, việc cho đi chính mình sẽ không thành toàn nếu nó chỉ dừng lại ở sự hy sinh; nếu thế, thay vì trở thành một dấu chỉ của vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu, việc cho đi chính mình sẽ có nguy cơ trở thành biểu hiện của bất hạnh, buồn bã và thất vọng” (Patris Corde).
Khi nói đến điều này, tôi chợt nhớ đến bao nhiêu chứng nhân âm thầm hy sinh vì tình yêu của chị em chúng ta trong suốt chiều dài 350 năm; các “dấu chỉ của vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu” nơi các chị tử đạo ở Phú Hoà, ở Hoa Vông, Gia Hựu, Thác Đá…, trong suốt chặng đường bách hại, mà lời chứng của vị Tôi Tớ Chúa Anê Soạn vẫn còn vang vọng: “Có Chúa phù trì không sao mà sợ, phần tôi nhờ ơn Chúa thương, dạy sao phải vậy; song đi một mình thân cô nữ chiếc, cheo leo nhiều nỗi; xin ai có bụng hãy đi cùng tôi” và thế là chị Trị nghe nói cũng xin đi theo trợ giúp. Hai chị bị bắt vào tù, bị tra khảo, đánh đập nhiều lần nhưng vẫn trung kiên với niềm tin. Hơn nữa, hai chị rất khát khao và vui mừng được chết vì đạo Chúa”.
Vâng, đó là những con người đã hoạ theo “cái bóng âm thầm” nhưng đầy can đảm và tình yêu của Thánh Cả Giuse; những con người cũng có thể đạt được cái ngưỡng “công chính” như Tổ phụ Abraham, như Thánh Giuse nhờ lòng tin sắt đá đến độ sẵn sàng hiến dâng mạng sống của mình, như cách cắt nghĩa thâm thuý của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Rôma: “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin… Bởi thế, ông được kể là người công chính” (Rm 4,18.22). Sự công chính của Thánh Giuse không chỉ được ấn chứng vì đức tin tuyệt đối vào thánh ý Thiên Chúa để sẵn sàng cúi đầu vâng phục, nhưng còn được làm sáng tỏ thêm qua thái độ tin tưởng, kính trọng tha nhân để bao dung đón nhận, mà đối tượng cụ thể, đó chính là “Người bạn đời Maria đang mang thai ngoài hôn phối”: Giuse bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo…
Đức Phanxicô muốn chúng ta thực hành đức “công chính” với chiều kích nầy nơi Thánh Giuse như sau: “Trong cuộc sống, vẫn có những điều xảy ra mà chúng ta không hiểu được ý nghĩa. Phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là thất vọng và nổi loạn. Thánh Giuse đã gạt bỏ ý riêng của mình để chấp nhận các sự kiện xảy đến và, dù các sự kiện ấy xem ra gây hoang mang, ngài vẫn đón nhận, nhận trách nhiệm và biến chúng thành một phần lịch sử của chính mình….Ngài không tìm kiếm những lối tắt, mà mở rộng đôi mắt để đối mặt với thực tế và nhận trách nhiệm cá nhân về điều ấy. Thái độ của Thánh Giuse khuyến khích chúng ta chấp nhận và đón nhận người khác như họ vốn có, không có ngoại lệ, và quan tâm đặc biệt đến những người yếu đuối, vì Thiên Chúa chọn những gì yếu đuối (x. 1 Cr 1,27) (Patris Corde).
Nếu các cộng đoàn Kitô hữu, nếu các cộng đoàn nhà tu, nếu tất cả chúng ta… đều sống hết mình cái nhân đức “công chính” nầy của thánh Giuse thì Giáo Hội đẹp biết chừng nào, và chắc chắn, đời tu sẽ là cuộc đời đầy hạnh phúc !
Kính thưa cộng đoàn, như dân Ai Cập ngày xưa “Ite Ad Joseph” (Hãy đến cùng Giuse: St 41,55) khi túng đói mất mùa, thì 150 trước (1870), khi đứng trước những đe doạ và thách đố của những phong trào cách mạng cực đoan vô thần và bạo lực đe doạ sự bình yên của cả thế giới, Giáo Hội đã chọn Thánh Giuse làm Quan Thầy bảo vệ. Hôm nay, thế giới đang lao đao trước địa dịch Covid, Giáo Hội đang đối diện với những trào lưu tục hoá, đe doạ sự hiệp nhất và truyền thống giáo lý tinh tuyền, Giáo Hội lại “Ite Ad Joseph” trong “Năm đặc biệt hướng về Ngài”, hướng về “Trái Tim của một người cha” (Patris Corde) để kêu cầu với lòng tín thác. Chúng ta đừng để thời gian quý báu này qua đi mà không nhận được “lúa từ kho lẫm Giuse”, nhất là, không lãnh được một ơn Toàn xá nào !
Riêng với các chị trong Hội Dòng Mến Thánh Giá, qua một vài gợi ý của Lời Chúa, lời của Giáo Hội dưới ánh sáng cuộc đời của Thánh cả Giuse, chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau trong Năm Thánh 350 của Hội Dòng, trong năm đặc biệt kính thánh Giuse, biết “tỉnh dậy mỗi ngày để đón nhận nhau” và sẵn sàng chấp nhận làm “chiếc bóng âm thầm để yêu thương và phục vụ”. Đó là cách chúng ta tiếp bước tiền nhân cùng khép mình trong “trường dạy công chính” của Thánh cả Giuse để viết tiếp trang sử oai hùng Mến Thánh Giá. Amen.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:22 18/03/2021
51. Chúng ta đừng có phí hoài thời gian, phải nổ lực cứu linh hồn người ta, vì có vô số linhh hồn sa xuống hỏa ngục như tuyết rơi xuống đất trong mùa đông. Vì thế mà Đức Chúa Giê-su đau buồn rơi nước mắt, lẽ nào chúng ta chỉ biết lo cho mình mà không tìm cách an ủi Đức Chúa Giê-su sao?
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:27 18/03/2021
94. TƯỜNG SẬP BỊ TỘI
Có một ông quan rất tham lam.
Có một tên trộm vào nhà ngừơi ta ăn trộm, sau khi đào một cái lỗ thì bò vào, ai ngờ mớii bò vào được nửa thân người thì bức tường sập đè chết.
Người nhà của tên trộm vội vàng đến quan tham tố cáo, nói là chủ nhà cố ý xây bức từơng trống rỗng mục để đè chết tên ăn trộm.
Tham quan bèn dùng vụ án chết người này ra lệnh bắt chủ nhân bức tường sập đến phủ bỏ tù, cho đến khi nhận được tiền bạc rồi mới phóng thích “phạm nhân”.
(Tiếu Tán)
Suy tư 94:
Quan tham thời xưa và quan tham thời nay đều giống nhau ở một điểm, đó là tham tiền.
Có những ông quan ăn hối lộ láng miệng nên bọn tội phạm trơn tru qua cửa luật pháp; có những ông quan tham tiền “biến” bị cáo thành chủ cáo, “biến” người có tội thành người vô tội, và nguy hiểm hơn họ “biến” mình thành tên nô lệ cho sa tan…Người có tính tham lam thì tâm hồn họ giống như bãi rác đồ sạch đồ dơ đều nuốt được, cho nên tiền, danh, quyền, lạc thú đều trở thành miếng mồi béo bở của họ...
Ông quan tham tiền kiếm cớ để nhốt người vô tội cho đến khi nhận được tiền hối lộ mới phóng thích họ, Thiên Chúa cũng sẽ không những nhốt ông tham quan mà thôi, nhưng còn nhốt tất cả những ai vì tham lam mà lỗi đức công bằng với tha nhân vào trong hỏa ngục, cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng mới được thả ra (Mt 18, 23-35).
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một ông quan rất tham lam.
Có một tên trộm vào nhà ngừơi ta ăn trộm, sau khi đào một cái lỗ thì bò vào, ai ngờ mớii bò vào được nửa thân người thì bức tường sập đè chết.
Người nhà của tên trộm vội vàng đến quan tham tố cáo, nói là chủ nhà cố ý xây bức từơng trống rỗng mục để đè chết tên ăn trộm.
Tham quan bèn dùng vụ án chết người này ra lệnh bắt chủ nhân bức tường sập đến phủ bỏ tù, cho đến khi nhận được tiền bạc rồi mới phóng thích “phạm nhân”.
(Tiếu Tán)
Suy tư 94:
Quan tham thời xưa và quan tham thời nay đều giống nhau ở một điểm, đó là tham tiền.
Có những ông quan ăn hối lộ láng miệng nên bọn tội phạm trơn tru qua cửa luật pháp; có những ông quan tham tiền “biến” bị cáo thành chủ cáo, “biến” người có tội thành người vô tội, và nguy hiểm hơn họ “biến” mình thành tên nô lệ cho sa tan…Người có tính tham lam thì tâm hồn họ giống như bãi rác đồ sạch đồ dơ đều nuốt được, cho nên tiền, danh, quyền, lạc thú đều trở thành miếng mồi béo bở của họ...
Ông quan tham tiền kiếm cớ để nhốt người vô tội cho đến khi nhận được tiền hối lộ mới phóng thích họ, Thiên Chúa cũng sẽ không những nhốt ông tham quan mà thôi, nhưng còn nhốt tất cả những ai vì tham lam mà lỗi đức công bằng với tha nhân vào trong hỏa ngục, cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng mới được thả ra (Mt 18, 23-35).
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thứ Bẩy 20/3: Hiến thân phụng sự theo thánh ý Chúa. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
21:39 18/03/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 19-March-2021 theo giờ Việt Nam
Ga 11,45-57
Trong số những người Do-thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người. Nhưng lại có những người đi gặp nhóm Pha-ri-sêu và kể cho họ những gì Đức Giê-su đã làm. Vậy các thượng tế và các người Pha-ri-sêu triệu tập Thượng Hội Đồng và nói: “Chúng ta phải làm gì đây? Người này làm nhiều dấu lạ. Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rô-ma sẽ đến phá huỷ cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta.” Một người trong Thượng Hội Đồng tên là Cai-pha, làm thượng tế năm ấy, nói rằng: “Các ông không hiểu gì cả, các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt.” Điều đó, ông không tự mình nói ra, nhưng vì ông là thượng tế năm ấy, nên đã nói tiên tri là Đức Giê-su sắp phải chết thay cho dân, và không chỉ thay cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối. Từ ngày đó, họ quyết định giết Đức Giê-su. Vậy Đức Giê-su không đi lại công khai giữa người Do-thái nữa; nhưng từ nơi ấy, Người đến một vùng gần hoang địa, tới một thành gọi là Ép-ra-im. Người ở lại đó với các môn đệ.
Khi ấy sắp đến lễ Vượt Qua của người Do-thái. Từ miền quê, nhiều người lên Giê-ru-sa-lem để cử hành các nghi thức thanh tẩy dọn mình mừng lễ. Họ tìm Đức Giê-su và đứng trong Đền Thờ bàn tán với nhau: “Có thể ông ấy sẽ không lên dự lễ, các ông có nghĩ thế không? ” Còn các thượng tế và người Pha-ri-sêu thì ra lệnh: ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt.
Đàng Thánh Giá Jerusalem trực tuyến trên chính những con đường Chúa đã đi lên đồi Golgotha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:46 18/03/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 19-March-2021 theo giờ Việt Nam
Tại Giêrusalem nơi Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút cuối cùng của Ngài trong cuộc sống dương thế, trong suốt Mùa Chay và đặc biệt là trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, vào lúc 11 giờ sáng, các hiệp sĩ Thánh Mộ và anh chị em tín hữu cùng đi đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi để lên đồi Golgotha.
Tiếc thay vì hoàn cảnh đại dịch coronavirus kinh hoàng này, điều này không thể thực hiện. Chính vì thế các hiệp sĩ quản thủ Thánh Mộ đã làm video này để các tín hữu gần xa có thể hiệp ý với các ngài.
Được đi lại trên chính con đường thương khó Chúa đã đi qua là một kinh nghiệm sâu sắc thay đổi cuộc đời biết bao người hành hương đến Giêrusalem.
Tương truyền, sinh thời Đức Mẹ có thói quen hàng ngày đi viếng lại tất cả những nơi Chúa Con đã đi qua trong cuộc tử nạn. Sau khi hoàng đế Constantine công nhận Kitô giáo vào năm 313, địa điểm của một số chặng quan trọng trong đàng thánh giá này đã được xác định cụ thể. Trong một tác phẩm của mình Thánh Giêrônimô sinh năm 342 và qua đời năm 420 tại Bê-lem cho biết có nhiều đám đông hành hương từ nhiều nước khác nhau đến thăm các nơi thánh và đi đàng thánh giá tại Thánh Địa.
Năm 1342, các tu sĩ Phanxicô được chỉ định làm người canh giữ các di tích Thánh Địa. Các tín hữu sẽ nhận được ân xá khi cầu nguyện ở những chặng sau: Tại dinh tổng trấn Philatô, tại nơi Đức Mẹ gặp Đức Giêsu, tại nơi Chúa ngỏ lời với các người phụ nữ thành Giêrusalem, tại nơi Chúa gặp ông Simôn thành Kirênê, tại nơi lính tráng lột áo Chúa, tại nơi Chúa chịu đóng đinh, và tại hang đá nơi an táng Chúa.
Khi những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ chặn đường sang Thánh Địa, việc cho tái dựng các chặng đàng thánh giá được thực hiện tại các trung tâm hành hương lớn trên thế giới,
Vào cuối thế kỷ thứ 17, việc cho dựng các chặng đàng thánh giá trong các nhà thờ ngày trở nên phổ biến. Năm 1686, Đức Innocent 11 nhận thấy hiếm người có thể tới được Thánh Địa vì sự cấm cản của Hồi giáo, ngài ban cho các tu sĩ dòng thánh Phanxicô đặc quyền được dựng chặng đàng thánh giá nơi tất cả các nhà thờ của mình. Năm 1731 Đức Clementê 12 mở rộng đặc quyền này hơn nữa và cho phép tất cả mọi nhà thờ được đặt các chặng đàng thánh giá.
Giờ đây xin quý vị và anh chị em hiệp ý với chúng tôi đi đàng thánh giá trên chính con đường Chúa đã đi qua.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen
Chặng thứ Nhất
Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu
Rồi Người đi ra núi Ô-liu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người. Đến nơi, Người bảo các ông: “Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ.”
Rồi Người đi xa các ông một quãng, chừng bằng ném một hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha.”
Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất.
Cầu nguyện xong, Người đứng lên, đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ vì buồn phiền, Người liền nói với các ông: “Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ.”
(Lc. 22:39-46)
Suy Niệm:
Khi màn đêm buông xuống thành Giêrusalem, những cây ôliu trong vườn Giệtsimani với tiếng lá xào xạc cả ngày nay cũng như muốn đưa chúng ta trở về cái đêm đau khổ và cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã trải qua. Ngài nổi bật, cô đơn, giữa quang cảnh đó, qùy gối trên đất của khu vườn. Như mọi người đang phải đối diện với cái chết, Chúa Kitô cũng đầy những đau khổ. Thực ra chữ nguyên thủy mà Thánh Gioan dùng là “agonia”, chiến đấu. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thật thống thiết, căng thẳng như trong một trận chiến, và mồ hôi Ngài pha lẫn với máu chảy trên khuôn mặt Ngài là bằng chứng của một trạng thái bị hành hạ cam go, dữ dội.
Ngài kêu thấu lên trời cao, lên Chúa Cha Đấng dường như đang im lặng một cách bí ẩn: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này khỏi con”, chén đau khổ và chết chóc. Trong một đêm tối, Giacóp, một trong các tổ phụ của dân Do Thái, bên bờ một nhánh sông Giođan, cũng đã từng gặp gỡ Thiên Chúa như một nhân vật huyền nhiệm, và “đã chiến đấu với ông cho đến tảng sáng”[2]. Cầu nguyện trong lúc bị thử thách là một kinh nghiệm đảo lộn hồn xác, và Chúa Giêsu cũng vậy, trong tăm tối của đêm ấy “với tiếng kêu lớn và nước mắt đã dâng lời van xin khẩn nguyện lên Thiên Chúa là Đấng có thể cứu Người khỏi chết”[3]
Trong Chúa Kitô nơi vườn Giệtsimani, đang chiến đấu và đầy lo âu, chúng ta cũng tìm thấy chính mình khi chúng ta trải qua đêm đau khổ xé lòng, đêm cô đơn vì xa cách người thân, vì sự yên lặng của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, như đã từng có người nói, “Chúa Giêsu sẽ còn đau khổ cho đến tận thế, Ngài không thể nghỉ yên vì Ngài tìm kiếm sự đồng hành và sự cảm thông”[4] như bao nhiêu người đau khổ khác trên trái đất này. Trong Ngài, chúng ta cũng thấy khuôn mặt chúng ta, đẫm lệ và hằn lên nỗi sầu khổ.
Tuy nhiên, cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu không dẫn đến cám dỗ tuyệt vọng và đầu hàng, nhưng dẫn đến lời tuyên xưng sự tín thác nơi Chúa Cha và ý định mầu nhiệm của Ngài. Đó chính là những lời kinh Lạy Cha mà Ngài đưa ra cho chúng ta trong giờ phút cay đắng ấy: “Các con hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ… không phải theo ý con nhưng xin vâng theo ý Cha!”. Và này đây thiên thần an ủi, củng cố, và cảm thông hiện ra để giúp Chúa Giêsu, và giúp chúng ta bền đỗ cho đến cùng của cuộc hành trình.
[2] x. Sáng Thế 32:23-32.
[3] x. Do Thái 5:7.
[4] Blaise Pascal, Pensées, số. 555, ed. Brunswieg.
Chặng thứ Hai
Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội và bị bắt
Người còn đang nói, thì một đám đông xuất hiện, và kẻ dẫn đầu tên là Giuđa, một người trong Nhóm Mười Hai. Hắn lại gần Đức Giêsu để hôn Người. Đức Giêsu bảo hắn: “Giuđa ơi, anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao? “
Thấy việc sắp xảy ra, những kẻ đứng chung quanh Người liền hỏi: “Lạy Chúa, chúng con tuốt gươm chém được không? “. Thế rồi một người trong nhóm chém tên đầy tớ của thượng tế, làm nó đứt tai bên phải. Nhưng Đức Giêsu lên tiếng: “Thôi, ngừng lại.” Và Người sờ vào tai tên đầy tớ mà chữa lành.
Sau đó Đức Giêsu nói với các thượng tế, lãnh binh Đền Thờ và kỳ mục đến bắt Người: “Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến? Ngày ngày, tôi ở giữa các ông trong Đền Thờ, mà các ông không tra tay bắt. Nhưng đây là giờ của các ông, là thời của quyền lực tối tăm.”
(Lc 22:47-53)
Suy Niệm:
Giữa những cây ôliu trong vườn Giệtsimani đang chìm trong bóng đêm, một nhóm nhỏ đang tiến ra: dẫn đầu nhóm này là Giuđa, “một trong nhóm Mười Hai”, một môn đệ của Chúa Giêsu. Trong trình thuật của Thánh Luca, Giuđa không nói một lời nào, ông ta chỉ hiện diện, một sự hiện diện lạnh lùng. Dường như ông ta đã không thể hôn mặt Chúa Giêsu vì bị chặn lại bởi những lời đang vang lên, là lời của chính Chúa Giêsu: “Giuđa ơi, anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao? “. Đó là những lời đau lòng nhưng cương quyết; những lời này vạch trần gút mắc của tội lỗi đang cư trú trong con tim xáo trộn và chai cứng của người môn đệ, một người có lẽ đã bị lừa gạt, thất vọng và đang trên bờ tuyệt vọng.
Suốt dòng lịch sử, sự phản bội và cái hôn Giuđa đã trở thành biểu tượng của cơ man những bất trung, bội giáo, và lường gạt. Và vì thế Chúa Kitô đang phải đối diện với một thử thách khác: sự phản bội và hệ quả của nó là cảm giác bị bỏ rơi và cô đơn. Đó không phải là trạng thái cô tịch Ngài yêu thích khi lui vào trong chốn hoang vắng để cầu nguyện, đó không phải là trạng thái cô tịch là nguồn mạch của bình an và yên hàn mà nhờ đó chúng ta cảm nghiệm được mầu nhiệm của tâm hồn và của Thiên Chúa. Trái lại, đó là một kinh nghiệm cay đắng của tất cả những ai, chính trong giây phút chúng ta đang tụ họp nơi đây, cũng như tại những thời khắc khác trong ngày, đang thấy họ cô đơn trong một căn phòng, đối diện với một bức tường trơ trụi hay trước một chiếc điện thoại im bặt, bị mọi người bỏ rơi vì họ là người già yếu, là ngoại kiều hay khách lạ. Cùng với họ, Chúa Giêsu đang phải uống từ trong chén chứa đựng nọc độc của sự bỏ rơi, cô đơn và thù nghịch.
Cảnh tượng của vườn Giệtsimani khi đó đột nhiên trở nên náo nhiệt: ngược lại với hình ảnh trước đó của cầu nguyện, trang trọng, thân tình và yên tĩnh giờ đây, dưới những cây ôliu, là hình ảnh của đối nghịch, huyên náo, và cả bạo lực. Tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn đứng ở vị thế trung tâm, không lay chuyển. Ngài biết rõ rằng sự dữ bao trùm lịch sử con người bằng chiếc khăn liệm của bắt nạt, gây hấn và tàn bạo: “Đây là giờ của các ngươi, là thời của quyền lực tối tăm”.
Chúa Kitô không muốn các môn đệ của Ngài, đang sẵn sàng tuốt gươm, phản ứng lại sự ác bằng một sự ác khác, bạo lực bằng bạo lực hơn nữa. Ngài chắc chắn rằng quyền lực của tăm tối – bề ngoài có vẻ là bất khả chiến bại và thỏa mãn với những chiến thắng – nhưng cuối cùng nó sẽ bị đánh bại. Đêm tối sẽ phải nhường bước cho rạng đông, bóng tối phải lui đi trước ánh sáng, sự phản bội sẽ bị khuất phục trước ăn năn. Như chính Đức Giêsu đã dạy chúng ta trên núi Tám Mối Phúc Thật, chúng ta cần phải “thương yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bách hại chúng ta”[5] nếu chúng ta muốn thấy một thế giới mới mẻ và khác biệt.
[5] Mt 5:44
Chặng thứ Ba
Đức Giêsu bị Thượng Hội Đồng Do Thái kết án
Khi trời sáng, đoàn kỳ mục trong dân, các thượng tế và kinh sư nhóm họp. Họ điệu Người ra trước Thượng Hội Đồng và hỏi: “Ông có phải là Đấng Mêsia thì nói cho chúng tôi biết! “
Người đáp: “Tôi có nói với các ông, các ông cũng chẳng tin; tôi có hỏi, các ông cũng chẳng trả lời. Nhưng từ nay, Con Người sẽ ngự bên hữu Thiên Chúa toàn năng.”
Mọi người liền nói: “Vậy ông là Con Thiên Chúa sao? “
Người đáp: “Đúng như các ông nói, chính tôi đây.”
Họ liền nói: “Chúng ta cần gì lời chứng nữa? Chính chúng ta vừa nghe miệng hắn nói! “
(Lc 22:66-71)
Suy Niệm:
Bình minh của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh vươn lên từ Núi Cây Dầu, sau khi chiếu sáng các thung lũng sa mạc miền Giuđa. Bẩy mươi mốt thành viên Hội Đồng Công Tọa, cơ chế cao nhất của Do Thái, đã tập trung thành một vòng bán cung chung quanh Chúa Giêsu. Phiên xử khai mạc với thủ tục thông thường của tòa án: kiểm tra lý lịch của bị cáo, đưa ra những lý do để buộc tội, và nghe các nhân chứng. Việc xét xử một vấn đề tôn giáo thuộc về thẩm quyền của tòa án này. Điều này được biểu lộ từ hai câu hỏi chủ yếu: “Ông có phải là Đấng Kitô? Ông có phải là con Thiên Chúa không?”
Câu trả lời của Chúa Giêsu khởi đầu từ một căn bản hầu như thất vọng: “Tôi có nói với các ông, các ông cũng chẳng tin; tôi có hỏi, các ông cũng chẳng trả lời”. Ngài biết rằng nghi ngại, ngờ vực và hiểu lầm đang vây quanh Ngài. Ngài có thể thấy mình đang bị vây quanh bởi bức tường của nghi kỵ và thù địch, và cảm thấy nặng nề hơn bởi bức tường đó được dựng lên bởi chính cộng đồng tôn giáo và quốc gia của Ngài. Vịnh gia đi trước Ngài đã có một kinh nghiệm chán chường như thế: “Nếu sự lăng mạ cho ta đến từ một kẻ thù, ta có thể chịu được; nếu kẻ cạnh tranh với ta nổi lên chống lại ta, ta có thể tránh né. Nhưng chính là ngươi, bạn đồng hành của ta, bạn thiết của ta! Tình nghĩa chúng ta thân thiết là dường nào. Chúng ta đã không từng tiến bước thuận thảo trong nhà Thiên Chúa đó sao?”[6].
Thế nhưng, mặc dù có sự nghi kỵ ấy, Chúa Giêsu đã không ngần ngại công bố mầu nhiệm nơi Ngài, mầu nhiệm mà từ giờ phút đó sẽ được tỏ lộ như một sự hiển linh. Sử dụng ngôn từ của Thánh Kinh, Ngài tuyên xưng mình là “Con Người ngự bên hữu Thiên Chúa toàn năng”. Vinh quang của Đấng Cứu Thế được Israel trông đợi giờ đây hiển thị nơi người tù này. Thật vậy, đó chính là con Thiên Chúa, Đấng mà giờ đây, oái oăm thay lại xuất hiện dưới hình dạng của một người bị kết án. Câu trả lời của Chúa Giêsu – “Tôi là” – thoạt đầu nghe có vẻ là lời tự thú của một bị cáo, nhưng thực tế là một lời tuyên xưng trang trọng về thần tính của Ngài. Trong Thánh Kinh, hai chữ “Tôi là” chính là tên gọi và là danh xưng của chính Thiên Chúa[7].
Lời cáo buộc, mà tối hậu dẫn đến một án tử, vì vậy trở nên một mạc khải, và cũng là lời tuyên xưng đức tin của chúng ta nơi Chúa Kitô, Con Thiên Chúa. Người bị cáo ấy, bị hạ nhục bởi một nhóm kiêu căng, một phiên tòa kiêu hãnh, bởi một bản án đã được đóng dấu sẵn, nhắc nhở chúng ta nghĩa vụ chứng tá cho sự thật. Một chứng tá phải được mạnh mẽ đưa ra vang dội ngay cả khi ta bị cám dỗ mạnh mẽ muốn che đậy, cam chịu, hay chiều theo ý kiến đang thịnh hành. Nói theo một phụ nữ trẻ Do Thái bị kết án phải chết trong một trại tập trung[8]: “ đối lại với mỗi trò kinh tởm hay một tội ác mới, chúng ta phải đưa ra một mảnh mới của sự thật và điều thiện chất chứa trong chúng ta. Chúng ta có thể phải đau khổ nhưng chúng ta không thể đầu hàng”.
[6] Tv 55(54): 12-15.
[7] x. Xh 3:14.
[8] Etty Hillesum, Nhật Ký 1941-1943 (3/7/1943).
Chặng thứ Tư
Ông Phêrô chối Chúa Giêsu
Họ bắt Đức Giêsu, điệu Người đến nhà vị thượng tế. Còn ông Phêrô thì theo xa xa. Họ đốt lửa giữa sân và đang ngồi quây quần với nhau, thì ông Phêrô đến ngồi giữa họ. Thấy ông ngồi bên ánh lửa, một người tớ gái nhìn ông chòng chọc và nói: “Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy!”
Ông liền chối: “Tôi có biết ông ấy đâu, chị! “
Một lát sau, có người khác thấy ông, liền nói: “Cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng! “ Nhưng ông Phêrô đáp lại: “Này anh, không phải đâu! “
Chừng một giờ sau, có người khác lại quả quyết: “Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Galilê.”
Nhưng ông Phêrô trả lời: “Này anh, tôi không biết anh nói gì! “
Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy.
Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: “Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.”
Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
(Lc 22:54-62)
Suy Niệm:
Chúng ta hãy quay lại đêm chúng ta đã bỏ lại đằng sau khi tiến vào phòng Chúa Giêsu bị xử án lần thứ nhất. Bóng đêm và cái lạnh đã bị xuyên thủng bởi những ánh lửa bập bùng trong sân của dinh Hội Đồng Công Tọa. Các người đầy tớ và lính tráng đang hơ tay cho ấm; ánh lửa soi rõ mặt họ. Và ba giọng nói, lần lượt tiếp nối nhau, vang lên, và ba cánh tay chĩa thẳng vào khuôn mặt mà họ nhận ra, khuôn mặt ông Phêrô.
Đầu tiên là một giọng đàn bà. Chị ta là người tớ gái trong dinh; nhìn thẳng vào mắt người môn đệ, chị ta thốt lên: “Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy!”. Rồi một giọng đàn ông vang lên: “Cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng!”. Một người đàn ông khác sau đó cũng đã đưa ra một cáo buộc tương tự sau khi nghe giọng miền Bắc của ông Phêrô: “Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Galilê.”.
Đối diện với những tuyên bố này, vị Tông Đồ, trong một phản ứng tự vệ hốt hoảng đã không ngại nói dối “Tôi không biết ông Giêsu! Tôi không phải là môn đệ ông ấy! Tôi không biết ông đang nói gì!”. Ánh lửa bập bùng trong sân xuyên thấu qua khuôn mặt của ông Phêrô và phơi bày tâm hồn tan nát của ông, sự yếu đuối, tính ích kỷ và nỗi khiếp nhược của ông. Chỉ vài giờ trước đó, ông đã tuyên bố ““Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không… Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy.” [9]
Tuy nhiên, tấm màn đã không buông xuống trên sự phản bội này như trường hợp của Giuđa. Trong đêm đó một tiếng nói chọc thủng sự yên tĩnh của Giêrusalem, đặc biệt là lương tâm của chính ông Phêrô, đó là tiếng gà gáy. Chính ngay lúc này, Chúa Giêsu tiến ra từ trong phiên tòa đã kết án Ngài. Thánh Luca mô tả ánh mắt trao đổi giữa Chúa Kitô và ông Phêrô bằng một từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là nhìn chằm chặp vào mặt một người nào. Nhưng như vị Thánh Sử ghi nhận, đó không phải là ánh mắt một người nhìn một người, đó là “Chúa”, với ánh mắt nhìn thấu thẳm sâu tâm hồn, nơi tận cùng của những bí ẩn trong lòng người.
Từ đôi mắt vị Tông Đồ nhỏ ra những giọt lệ ăn năn. Trong câu chuyện của ngài cô đọng biết bao những câu chuyện về bất trung và hoán cải, về yếu đuối và tự do. “Tôi khóc và tôi tin!” trong hai chữ đơn giản này, hàng trăm năm sau, một người hoán cải [10] đã so sánh kinh nghiệm của mình với kinh nghiệm của ông Phêrô, qua đó nói thay cho chúng ta, những người trong cuộc sống hàng ngày đã có những phản bội nho nhỏ, trong khi tự biện hộ cho mình với những lời biện minh hèn nhát, và để cho chính mình bị khuất phục bởi sợ hãi. Nhưng, như vị Tông Đồ, chúng ta cũng có thể chọn con đường đem chúng ta đến với ánh mắt Chúa Kitô và chúng ta có thể nghe Ngài ủy thác cho chúng ta với cùng một sứ vụ: cả anh nữa “một khi anh đã trở lại, hãy củng cố anh em mình”[11].
[9] Mc 14:29, 31.
[10] FRANÇOIS-RENÉ DE CHATEAUBRIAND, Sự chân thật của Kitô Giáo (1802).
[11] Lc 22:32.
Chặng Thứ Năm
Chúa Giêsu chịu quan Philatô xét xử
Bấy giờ ông Philatô triệu tập các thượng tế, thủ lãnh và dân chúng lại mà nói: “Các ngươi nộp người này cho ta, vì cho là tay kích động dân, nhưng ta đã hỏi cung ngay trước mặt các ngươi, mà không thấy người này có tội gì, như các ngươi tố cáo. Cả vua Hêrôđê cũng vậy, bởi lẽ nhà vua đã cho giải ông ấy lại cho chúng ta. Và các ngươi thấy đó, ông ấy chẳng can tội gì đáng chết cả. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra.”
Vào mỗi dịp lễ lớn, ông Philatô phải phóng thích cho họ một người tù. Nhưng tất cả mọi người đều la ó: “Giết nó đi, thả Baraba cho chúng tôi! “Tên này đã bị tống ngục vì một vụ bạo động đã xảy ra trong thành, và vì tội giết người.
Ông Philatô muốn thả Đức Giêsu, nên lại lên tiếng một lần nữa. Nhưng họ cứ một mực la lớn: “Đóng đinh! Đóng đinh nó vào thập giá! “
Lần thứ ba, ông Philatô nói với họ: “Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác? Ta xét thấy ông ấy không có tội gì đáng chết. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra.” Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội.
Ông Philatô quyết định chấp thuận điều họ yêu cầu.Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Đức Giêsu thì ông trao nộp theo ý họ muốn.
(Lc 23:13-25)
Suy Niệm:
Chúa Giêsu giờ đây bị bủa vây với những dấu hiệu của đế quốc, những cờ xí, những con ó và những tiêu chuẩn của thẩm quyền đế quốc, và còn thêm nữa, một thành trì của quyền lực là dinh tổng trấn Philatô, một con người khó hiểu mà tên tuổi không ai biết đến trong lịch sử Đế Quốc La Mã. Nhưng đó lại chính là tên chúng ta nghe mỗi ngày Chúa Nhật trên khắp thế giới, chính phiên tòa đã diễn ra nơi đây nên trong Kinh Tin Kính các tín hữu Kitô tuyên xưng Chúa Kitô “chịu đóng đinh dưới thời quan Phongxiô Philatô”. Đàng khác, con người này dường như là hóa thân của một sự áp chế tàn bạo, cỡ như Thánh Luca đã mô tả trong một trang khác trong Phúc Âm của ngài khi đề cập đến một ngày bên trong đền thờ ông này đã trộn máu của người Do Thái với máu súc vật bị sát tế [12]. Về phía ông này, chúng ta chứng kiến một quyền lực tối tăm và lạ lẫm khác: quyền lực tàn bạo của đám đông bị lèo lái bởi những lực lượng bí mật đang giăng bẫy trong hậu trường. Kết quả là quyết định phóng thích một tên nổi loạn và giết người là Barabas.
Mặt khác, chúng ta lại thấy ló dạng một hình ảnh khác của Philatô: ông ta dường như tiêu biểu cho một sự bình đẳng pháp luật truyền thống và cho tính khách quan của luật La Mã. Thật vậy, đã ba lần Philatô có ý muốn thả Chúa Giêsu vì không có đủ bằng chứng, trong khi đề ra phán quyết cùng lắm là đánh đòn mà thôi. Các cáo buộc chống lại Chúa Giêsu không đạt tiêu chuẩn của một cuộc điều tra tư pháp nghiêm chỉnh. Như những gì mà các Thánh Sử đã trình bày, Philatô biểu thị một sự cởi mở nhất định, một thái độ đón nhận mà cuối cùng đã dần dà phai nhạt và biến mất.
Bị áp lực bởi ý kiến công chúng, Philatô chọn một thái độ thường thấy trong thời đại chúng ta: thờ ơ, thiếu quan tâm, lo cho mình trên hết. Để tránh rắc rối và có thể vươn lên nữa, chúng ta sẵn sàng giày đạp sự thật và công lý. Sự vô luân minh nhiên tối thiểu còn gây ra được một cú sốc hay một phản ứng nào đó, chứ cách hành xử thuần tuý phi luân này không gây ra chút băn khoăn nào; nó làm tê liệt lương tâm, đè nén sự hối hận, và làm chai lỳ tâm trí. Cho nên, sự thờ ơ là cái chết chậm của nhân loại đích thật.
Hậu quả có thể thấy được trong lựa chọn cuối cùng của Philatô. Như những người La Mã xưa thường nói, một thứ công lý sai lầm và lãnh đạm giống như một mạng nhện trong đó những con ruồi kẹt lại và chết đi nhưng những con chim có thể xé toạc đi bằng sức mạnh lực bay của mình. Chúa Giêsu, một trong những con người thấp cổ bé họng trên trần gian này, không có quyền bật lên một lời, bị chết nghẹt trong mạng lưới này. Và như chúng ta thường làm, Philatô đứng nhìn từ xa xa, rửa tay, và như một người vô can, quay đi – qua đó Thánh Sử Gioan chỉ ra cho chúng ta [13] – câu hỏi muôn đời tiêu biểu cho mọi hình thái của chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa luân lý tương đối: “Sự thật là gì?”.
[12] x. Lc 13:1.
[13] Ga 18:38
Chặng thứ Sáu
Chúa Giêsu bị đánh đòn và bị đội mão gai
Những kẻ canh giữ Đức Giêsu nhạo báng đánh đập Người. Chúng bịt mắt Người lại, rồi hỏi rằng: “Nói tiên tri xem: ai đánh ông đó? “
Chúng còn thốt ra nhiều lời khác xúc phạm đến Người.
(Lc 22:63-65)
Suy Niệm:
Một ngày kia, khi đang tiến bước trong thung lũng Giođan, không xa Giêricô bao nhiêu, Chúa Giêsu đã dừng lại và nói với nhóm Mười Hai những lời bốc lửa, những lời họ thấy khó hiểu: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và tất cả những gì các ngôn sứ đã viết về Con Người sẽ được hoàn tất. Quả vậy, Người sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo báng, nhục mạ, khạc nhổ. Sau khi đánh đòn, họ sẽ giết Người” [14]. Giờ đây, cuối cùng ý nghĩa đầy đủ của những lời lạ lùng này được tỏ lộ: trong sân quan tổng trấn, địa sở của vị toàn quyền Rôma tại Giêrusalem, nghi thức tra tấn dã man bắt đầu, trong khi bên ngoài dinh, những lời bàn tán của đám đông mỗi lúc một rộ lên, trong niềm trông đợi được thấy cảnh tử tội bị điệu ra pháp trường.
Trong căn phòng đóng kín với công chúng, những gì xảy ra sẽ tiếp tục được lặp lại hết đời này sang đời khác trong hàng ngàn những cách thế tàn bạo và gian ác, trong tăm tối của cơ man những nhà tù trên thế giới. Chúa Giêsu không chỉ bị đánh đập thể lý nhưng còn bị chế nhạo. Thật vậy, để tường thuật những sỉ nhục này, Thánh Sử Luca đã dùng từ “xúc phạm” như muốn đưa ra ý nghĩa sâu xa của thứ bạo lực mà các binh sĩ này gây ra trên nạn nhân của chúng. Những tra tấn gây thương tổn cho thân xác Chúa Kitô đã được kèm theo với những lời nhạo báng chà đạp lên nhân phẩm của Ngài.
Thánh sử Gioan tường thuật về màn sỉ nhục này, được quân lính bắt chước theo trò chế nhạo thường thấy. Một vương miện làm bằng gai nhọn; tấm khăn choàng tím vương giả được thế đỡ bằng chiếc áo khoác đỏ; và lời kính chào dành cho một vị vua “Chào Caesar!”. Tuy nhiên, đằng sau tất cả trò chế nhạo này chúng ta có thể thấy một dấu chỉ vinh quang: đúng thế, Chúa Giêsu bị nhạo cười như một vị vua giả nhưng thực tế Ngài là Chủ Tể thực sự của lịch sử.
Cuối cùng, khi vương quyền của Ngài được hiển trị - như một Thánh Sử khác, Thánh Matthêu đã nói với chúng ta [15] Ngài sẽ lên án những kẻ tra tấn và những kẻ độc tài, và sẽ triệu vời vào vinh quang của Ngài không chỉ những nạn nhân của chúng, nhưng còn tất cả những ai đã từng thăm viếng các nhà tù, chữa lành các vết thương và các sầu khổ, giúp đỡ những ai đói khát và bị bách hại. Tuy nhiên, trong giờ này đây, khuôn mặt đã từng được biến hình sáng láng trên núi Tabor[16] đang bị biến dạng; Đấng là “phản ánh của vinh quang Thiên Chúa”[17] đang bị đánh đập và tơi tả; như tiên tri Isaiah đã công bố, Đấng Mêsia Tôi Tớ Thiên Chúa đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu, đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ [18].Trong Ngài, Thiên Chúa của vinh quang, sự đau khổ của nhân loại được tỏ lộ; trong Ngài, Chúa của lịch sử, sự yếu đuối của mọi loài thọ tạo được phơi bày; trong Ngài Đấng Dựng Lên trời đất, tiếng kêu đau thương của mọi loài thọ tạo tìm thấy tiếng vang.
[14] Lc 18:31-32
[15] x. Mt 25:31-46.
[16] x. Lc 9:29.
[17] x. Dt 1:3.
[18] x. Is 50:6
Chặng Thứ Bẩy
Chúa Giêsu vác thánh giá
Chế giễu chán, chúng lột áo điều ra, và cho Người mặc áo lại như trước. Sau đó, chúng dẫn Người đi để đóng đinh vào thập giá.
(Mc 15:20)
Suy Niệm:
Trong sân của quan tổng trấn, trò chế giễu tàn bạo đã chấm dứt, chiếc áo điều giễu cợt được lấy đi, các cánh cửa được mở ra. Và Chúa Giêsu tiến ra, mặc y phục của Người, áo dài “không có đường chỉ khâu, được dệt liền từ trên xuống dưới” [19]. Hai vai Người cong oằn dưới đòn ngang của thập giá nơi sẽ đón nhận tay Người và ghim lại bằng đinh sắt. Ngài chỉ còn là một sự hiện diện câm nín, dấu chân Ngài đầy máu và đau đớn đến nỗi ngày nay nẻo đường Ngài vác thập giá đi qua còn mang tên “Via Dolorosa” (Con đường Đau Đớn).
Giờ đây khi khởi hành Đường Thánh Giá, con đường chúng ta lặp lại hôm nay, con đường dẫn tới pháp trường, bên ngoài các bức tường của thành thánh, Chúa Giêsu lê bước chậm chạp tới trước, thân thể tan nát, yếu đuối của Ngài oằn đi dưới sức nặng của thập giá. Truyền thống đã đánh dấu một cách biểu tượng con đường này với ba cái té ngã. Ba cái ngã quỵ này phản ánh câu chuyện không bao giờ dứt của tất cả những người nam nữ đang oằn xuống dưới sức nặng của nghèo đói: những trẻ em yếu ớt, những người già yếu, những người nghèo và yếu thế, những người đang bị hút hết sức lực.
Ba cái té ngã này cũng nói lên câu chuyện của tất cả những ai cô đơn và bất hạnh, bị bỏ quên bởi đám đông bận rộn và thờ ơ đang hối hả ngược xuôi trên dòng đời. Trong Chúa Kitô, Đấng đang oằn lưng dưới sức nặng của thập giá, chúng ta thấy cái nhân loại yếu ớt và bệnh hoạn mà tiên tri Isaia đã nói [20] “từ lòng đất, ngươi sẽ cất tiếng lên; từ cát bụi, lời ngươi sẽ thều thào yếu ớt; từ lòng đất, tiếng ngươi sẽ vọng lên tựa như tiếng vong hồn: lời ngươi sẽ thì thào từ cát bụi”.
Ngày nay cũng như vào thời đó, chung quanh Chúa Giêsu khi Ngài gắng gượng đứng lên và lê bước về phía trước dưới cây thập giá, là cuộc sống hàng ngày của phố phường, tấp nập với những giao dịch ngược xuôi, những hàng quán sáng trưng, và những truy hoan thâu đêm suốt sáng. Chung quanh Ngài, tuy vậy, không chỉ có thù địch và dửng dưng. Ngày nay cũng vẫn còn có những con người chọn lựa theo Ngài, dấn bước theo bước chân Ngài. Họ đã nghe những lời hiệu triệu Ngài đã đưa ra ngày nào khi rảo bước qua những cánh đồng miền Galilê: “Ai muốn theo ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” [21]. “Vậy ta hãy ra khỏi trại mà đến với Người, cam lòng gánh vác nỗi khổ nhục Người đã chịu.”[22] Cuối con đường Via Dolorosa không chỉ có Đồi Sọ hay tăm tối của nấm mồ, nhưng cũng có đồi Thăng Thiên, đồi của ánh sáng.
[19] Ga 19:23.
[20] Is 29:4.
[21] Lc 9:23
[22] Dt 13:13
Chặng Thứ Tám
Ông Simon xứ Kyrênê vác đỡ thánh giá Chúa Giêsu
Khi điệu Đức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simon, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giêsu.
(Lc 23:26)
Suy Niệm:
Ông ta từ ngoài đồng trở về có lẽ sau một vài giờ làm việc đồng áng. Đợi chờ ông ở nhà là những công việc chuẩn bị cho ngày đại lễ: thật vậy, chiều xuống sẽ đánh dấu sự khởi đầu của ngày Sabbath khi những ánh sao đầu tiên lấp lánh trên bầu trời hoàng hôn. Ông ta tên là Simon; một người Do Thái; gốc Kyrênê, một thành phố nằm trên bờ biển Libya nơi có một cộng đoàn đông đảo những người Do Thái Hải Ngoại [23]. Đội lính Rôma áp giải Chúa Giêsu chặn ông lại và một lệnh cộc lốc được ban ra buộc ông đổi lộ trình để vác đỡ thánh giá cho người tử tội dở sống dở chết.
Ông Simon là người bộ hành tình cờ; ông không hề biết cuộc gặp gỡ ngoại thường ấy là thế nào. Như một người đã từng viết [24], “có biết bao nhiêu người dọc dài các thế kỷ đã muốn có mặt tại đó, vào chỗ của ông, để tình cờ đi ngang qua đúng vào thời điểm ấy. Nhưng đã quá trễ, chính ông đã có mặt vào lúc đó và qua dòng thời gian đã không nhường chỗ cho ai khác”. Ở đây chúng ta thấy mầu nhiệm gặp gỡ tình cờ với Thiên Chúa đã xảy ra cho biết bao cuộc đời. Thánh Tông Đồ Phaolô, đã bị Chúa Kitô chặn lại, nắm bắt và “chinh phục” [25] trên con đường Đamátcô. Và điều này dẫn đưa ngài đến một suy tư mới mẻ về những lời đầy kinh ngạc này của Thiên Chúa: “Những kẻ không tìm Ta, lại được gặp Ta; những kẻ không hỏi Ta, Ta đã xuất hiện cho chúng thấy”[26]
Thiên Chúa rình chờ chúng ta trên các nẻo đường đời. Đôi khi Ngài gõ cửa nhà và đòi ngồi cùng bàn ăn với chúng ta[27]. Ngay cả một cuộc gặp gỡ tình cờ như cuộc gặp gỡ với ông Simon xứ Kyrênê cũng có thể dẫn đến hồng ân hoán cải. Quả thật, Thánh Sử Máccô đã nêu danh tính hai người con ông Simon là Alexander và Rufus, đã trở thành những Kitô hữu [28]. Như thế, ông Simon trở thành biểu tượng cho mầu nhiệm gặp gỡ giữa ơn thánh Chúa và nỗ lực của con người. Thật thế, cuối cùng Thánh Sử đã mô tả ông như người môn đệ “vác đỡ thánh giá theo sau Chúa Giêsu” và tiến bước theo chân Chúa [29].
Từ việc bị cưỡng bách, cử chỉ của ông Simon đã biến thành biểu tượng của mọi hành vi liên đới với những người đau khổ, những người bị áp bức, những người mệt nhọc. Như thế con người xứ Kyrênê này tiêu biểu cho đoàn lũ đông đảo những người quảng đại, những thừa sai, những người Samaritanô nhân lành “không tránh qua lối khác mà đi” [30] nhưng cúi mình xuống giúp những người đau khổ, vác họ lên, và nâng đỡ họ. Trên đầu và trên vai ông Simon, đang oằn xuống dưới sức nặng của thánh giá, vang vọng lời Thánh Phaolô: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô” [31].
[23] x, Cv 2:10; 6:9; 13:1.
[24] CHARLES PÉGUY, Mầu Nhiệm Lòng Bác Ái Thánh Joan thành Arc (1910).
[25] Philip 3:12.
[26] Rm 10:20.
[27] x. Kh 3:20.
[28] x. Mc 15:21.
[29] x. Lc 9:23.
[30] x. Lc 10:30-37.
[31] Gl 6:2.
Chặng thứ Chín
Chúa Giêsu an ủi những người phụ nữ thành Giêrusalem đi theo Người
Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu. Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói: “Phúc thay đàn bà hiếm hoi, người son sẻ, kẻ không cho bú mớm!”
Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non: Đổ xuống chúng tôi đi!, và với gò nổng: Phủ lấp chúng tôi đi! Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao?”
(Lc 23:27-31)
Suy Niệm:
Trong ngày thứ Sáu mùa xuân hôm đó, con đường dẫn tới đồi Golgotha có hàng dài người trong đó không chỉ có những người ăn không ngồi rồi, những kẻ tò mò và những kẻ thù ghét Chúa Giêsu. Còn có cả một nhóm những người phụ nữ, có lẽ là các thành viên của một hội đoàn chuyên an ủi và than khóc cho những người hấp hối và những tử tội. Trong cuộc đời trần thế của mình, Chúa Giêsu đã vượt qua những ước lệ và thành kiến và thường có những người phụ nữ vây quanh Người. Người hoán cải họ, lắng nghe những khó khăn lớn nhỏ của họ; từ cơn sốt của bà nhạc ông Phêrô tới thảm kịch của bà góa thành Nain, từ người phụ nữ mãi dâm mắt đẫm lệ cho tới những đau khổ nội tâm của bà Maria Mađalêna, từ sự thương mến của Mátta và Maria cho đến những khổ đau của người phụ nữ mắc bệnh băng huyết, từ con gái ông Giairô cho tới bà cụ lưng còng, từ người phụ nữ thượng lưu Giôanna, vợ ông Chuza, tới người đàn bà góa nghèo và những gương mặt những người phụ nữ trong đám đông đi theo Người.
Như thế, Chúa Giêsu trong giờ sau hết của Ngài đã được vây bọc bởi một thế giới những bà mẹ, những con gái và những chị em. Bên cạnh Người giờ đây chúng ta có thể tưởng tượng ra hết tất cả những phụ nữ bị bạo hành và hạ nhục, những người bị loại ra ngoài lề và những người phải cúi đầu tuân phục các hủ tục xấu xa của bộ tộc, những phụ nữ đang hoang mang trước nghĩa vụ nuôi dạy con một mình, những bà mẹ Do Thái và Palestine, và tất cả những phụ nữ từ các quốc gia đang chìm trong khói lửa chiến tranh, những phụ nữ góa bụa và những người già bị con cái lãng quên.. Trước một thế giới khô khan và vô cảm vẫn có một đoàn lũ những phụ nữ mang chứng tá của lòng dịu hiền và thương xót, như những gì họ đã làm cho Người Con bà Maria trong buổi gần trưa hôm đó tại Giêrusalem. Họ dạy cho chúng ta biết vẻ đẹp của con tim xúc cảm: rằng chúng ta không nên xấu hổ khi con tim mình run lên vì lòng thương cảm, khi lệ trào trên khoé mắt, khi chúng ta đứng trước nhu cầu cần có những cử chỉ vỗ về và những lời ủi an.
Chúa Giêsu không phải không biết đến quan tâm bác ái của những người phụ nữ ấy như có lần Ngài đã tiếp nhận những cử chỉ tế nhị khác. Nhưng thật nghịch lý là giờ đây chính Ngài là người quan tâm đến những đau khổ sắp đổ xuống đầu “những nữ tử thành Giêrusalem”: “Đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu”. Thật thế, chập chờn ở phía chân trời là một trận hỏa hoạn đang sắp chụp xuống trên dân và trên thành thánh, một “cây khô” đang sẵn sàng bắt lửa.
Cái nhìn của Chúa Giêsu hướng đến sự phán xử của Thiên Chúa trong tương lai đối với tội lỗi, bất công và thù hận đang dưỡng nuôi ngọn lửa đó. Chúa Giêsu xót thương cho những đau khổ đang rình chờ đổ xuống trên các bà mẹ ấy một khi sự can thiệp chính đáng của Thiên Chúa vào trong lịch sử nổ ra. Nhưng những lời run rẩy của Ngài không phải là dấu ấn đóng trên một định mệnh tuyệt vọng, vì Ngài nói với tiếng nói của các ngôn sứ, một tiếng nói không gây ra khổ đau và cái chết, nhưng nẩy sinh ra hoán cải và sự sống: “Hãy tìm kiếm Thiên Chúa thì các ngươi sẽ được sống! Thiếu nữ bấy giờ vui nhảy múa, trẻ già cùng mở hội tưng bừng. Tang tóc họ, Ta biến thành hoan hỷ, và sau cảnh sầu thương, họ sẽ được an ủi vui mừng.”[32]
[32] Am 5:6; Gr 31:13.
Chặng Thứ Mười
Chúa Giêsu chịu đóng đinh
Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm.
Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn! “
Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ngươi là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi! “
Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Đây là vua dân Do Thái.”
(Lc 23:33-38)
Suy Niệm:
Đó chỉ là một tảng núi đá tiếng Aramaic gọi là Gôngôtha và tiếng La Tinh gọi là Canvê, “đồi Sọ”, có lẽ vì hình thù của nó giống một cái sọ người. Trên đỉnh đồi có ba cây thập giá của những người bị kết án tử hình, hai tên “tội phạm”, có lẽ đã làm cách mạng chống lại người Rôma, và Chúa Giêsu. Những giờ sau cùng của cuộc đời trần thế của Chúa Kitô bắt đầu, các giờ khắc được đánh dấu bởi xương thịt Ngài bị xé nát, xương bị dời chỗ, ngộp thở dần, và nỗi cô đơn trong lòng. Đây là những giờ phút minh chứng sự liên đới hoàn toàn của Con Thiên Chúa với con người đau khổ và hấp hối.
Một thi nhân [33] có lần ngâm rằng: “Người trộm bên phải và người trộm bên trái / chỉ cảm thấy dấu đinh ghim trong lòng bàn tay / Nhưng Chúa Kitô cảm thấy đau đớn vì ơn cứu chuộc / cạnh sườn xé ra, con tim bị đâm thâu / Chính con tim bừng cháy / Con tim bị thiêu đốt vì tình yêu”. Thật vậy, tất cả chung quanh thập giá dường như vang vọng tiếng của tiên tri Isaia: “Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; Người đã chịu đánh phạt để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành. Người đã hiến thân làm lễ vật đền tội” [34] Đôi tay giang rộng của thân mình bầm dập ấy muốn ôm vào lòng toàn thể chân trời nhân loại, “như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh” [35]. Vì đó chính là sứ mệnh của Người “Khi ta được treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta” [36].
Bên dưới thân thể đang hấp hối ấy là đám đông háo hức “nhìn xem” một cảnh tượng kinh hoàng. Đó là bức tranh của sự hời hợt, của tính tò mò tầm thường, của sự săn lùng cảm giác mạnh. Một bức tranh nơi đó chúng ta có thể thấy hình bóng của xã hội chúng ta ngày nay, một xã hội lựa chọn sự kích thích và quá đáng như thể chúng là liều thuốc có thể vực dậy một tâm hồn lờ đờ, một con tim chai cứng, và một trí tuệ tăm tối.
Bên dưới thập giá ấy cũng có sự tàn ác lạnh lùng và cứng nhắc của những nhà lãnh đạo và quân lính, những kẻ mà sự thô bạo của chúng có khả năng buông ra những lời chế nhạo người đang đau khổ và hấp hối bởi lời nhạo cười: “Nếu ngươi là Vua Dân Do Thái thì hãy cứu lấy mình đi!” Họ không ý thức được những lời cười nhạo cay cú của họ và tấm bảng chính thức trên thánh giá “Đây là Vua Dân Do Thái” – hoàn toàn là sự thật. Dĩ nhiên Chúa Giêsu không xuống khỏi thập giá với một thay đổi thình lình: Ngài không muốn sự vâng phục nô lệ dựa trên phép lạ, nhưng muốn một đức tin tự do, một tình yêu đích thật. Chính qua sự khổ nhục và cái chết hoàn toàn bất lực ấy, Ngài mở ra cánh cửa quang vinh và sự sống, và mạc khải chính Ngài là Chúa thật và là Vua của lịch sử và thế giới.
[33] CHARLES PÉGUY, Mầu Nhiệm Lòng Bác Ái Thánh Joan thành Arc (1910).
[34] Is 53:5, 10.
[35] Lc 13:34.
[36] Ga 12:32.
Chặng thứ Mười Một
Chúa Giêsu hứa thiên đàng cho người trộm lành
Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với! “ Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái! “
Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”
“Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”
(Lc 23:39-43)
Suy Niệm:
Những giây phút còn lại đang dần qua khi Chúa Giêsu tiến gần đến cái chết; sức sống và sức mạnh của Ngài đang kiệt dần. Tuy thế, Ngài vẫn còn chút sức lực để thực hiện cử chỉ yêu thương cuối cùng cho một trong hai người bị kết án tử hình là những người đang bên cạnh Ngài trong giờ phút bi thảm này, khi mặt trời công chính còn cao vời vợi trên thiên quốc. Giữa Chúa Kitô và con người đó, một cuộc đàm thoại ngắn ngủi đã diễn ra, với hai câu thiết yếu.
Đầu tiên là lời thỉnh cầu của người tội phạm mà truyền thống thường gọi là người “trộm lành”, người đã hoán cải trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Hầu như anh ta đang xướng lên một phiên bản “Kinh Lạy Cha” của cá nhân anh với lời cầu “Nước Chúa trị đến!”. Nhưng anh ta đọc kinh ấy trực tiếp với Chúa Giêsu, kêu tên Người, một danh xưng có ý nghĩa ngoại thường trong giờ phút đó: “Thiên Chúa cứu chuộc”. Sau đó là một lời thỉnh cầu “Xin nhớ đến tôi!”. Trong ngôn ngữ của Thánh Kinh động từ này có một lực đặc biệt chuyển tải nhiều hơn từ “nhớ” không có chút sắc mầu nào của chúng ta. Đó là từ thở ra sự xác tín như thể nói: “Xin giữ gìn tôi, xin đừng bỏ tôi, như bằng hữu nâng đỡ và bảo vệ tôi!”.
Rồi có tiếng đáp lại của Chúa Giêsu, nhanh chóng và như một lời thì thầm: “Hôm nay anh sẽ ở với tôi trên nước Thiên Đàng”. Từ “Thiên Đàng” này rất hiếm thấy trong Thánh Kinh. Thật vậy, từ này chỉ xuất hiện hai lần nữa trong Tân Ước [37]. Trong nghĩa nguyên thủy từ này gợi ra một khu vườn huy hoàng và đầy hoa trái. Đó là hình ảnh đẹp của Vương Quốc ánh sáng và hòa bình mà Chúa Giêsu đã công bố trong những lời rao giảng, và đã hé mở với những phép lạ của Ngài, cũng như sẽ nhanh chóng xuất hiện trong vinh quang Phục Sinh. Đó là mục tiêu của cuộc hành trình khó nhọc của chúng ta xuyên suốt lịch sử, đó là sự viên mãn của cuộc sống, đó là sự thân mật trong vòng tay Thiên Chúa. Đó là hồng ân chung cuộc Chúa Kitô trao cho chúng ta, trong sự hy sinh đến chết trên thập giá của Ngài để mở ra vinh quang phục sinh.
Trong ngày đau khổ và đớn đau này, hai người bị đóng đinh ấy không nói gì khác, nhưng vài lời thốt lên từ trong cổ họng khô kiệt của họ vang dội đến ngày nay. Những lời này còn tiếp tục vang dội như một dấu chỉ của hy vọng và ơn cứu độ cho những ai đã phạm tội nhưng cũng đã tin và tín thác ngay cả trước đường biên cuối cùng của cuộc đời.
[37] x. 2 Cr 12:4; Kh 2:7.
Chặng thứ Mười Hai
Chúa Giêsu trên thập giá, Mẹ và người môn đệ
Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.”
Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.”
Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
(Ga 19:25-27)
Suy Niệm:
Mẹ đã bắt đầu phải đứng cách xa Con từ lúc Chúa Giêsu lên Mười Hai khi Ngài nói rằng Ngài có một nhà khác và một sứ vụ khác phải chu toàn, nhân danh Thiên Chúa Cha trên trời. Nhưng giờ đây Mẹ Maria đứng trước khoảng khắc phải xa con hoàn toàn. Vào giờ phút đó, có nỗi đau xé lòng của những bà mẹ phải chứng kiến điều trái với tự nhiên là người tóc bạc đưa người tóc xanh. Nhưng Thánh Sử Gioan xóa bỏ mọi giọt lệ trên khuôn mặt khổ đau, làm câm nín mọi tiếng kêu bi thương từ môi Mẹ, và cũng không để Mẹ buông mình ngã nhào xuống đất trong tuyệt vọng.
Trái lại, sự im lặng thình lình bị đánh tan bởi một tiếng nói từ trên thánh giá và từ đôi môi Con Mẹ đang hấp hối. Hơn là một di chúc thông thường: đây là một mạc khải đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời Mẹ Ngài. Sự phân ly tột cùng do cái chết đó không phải là một chung cuộc cằn cỗi nhưng đem lại hoa trái không ngờ như việc sinh con của một bà mẹ. Như chính Chúa Giêsu đã nói vài giờ trước đó, trong buổi chiều cuối cùng của cuộc đời tại thế của Ngài: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian”[38].
Mẹ Maria trở lại làm một bà mẹ: không phải tình cờ mà trong một vài hàng của trình thuật Phúc Âm từ “mẹ” này đã xuất hiện đúng năm lần. Mẹ Maria trở lại làm một người mẹ và con Mẹ sẽ là tất cả những ai giống như “người môn đệ được yêu”, nghĩa là, tất cả những ai đặt mình dưới áo choàng ơn cứu độ của Chúa và theo Chúa Giêsu trong lòng tin và tình yêu mến.
Từ khoảng khắc đó, Mẹ Maria không còn đơn côi nữa. Mẹ trở thành hiền mẫu của Giáo Hội, một cộng đoàn đông đúc thuộc mọi ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia, những người theo dòng thời gian sẽ cùng với mẹ quây quần bên thánh giá Chúa Kitô, người Con đầu lòng của Mẹ. Từ khoảng khắc đó, chúng ta bước cùng Mẹ trên những nẽo đường của hành trình đức tin, chúng ta ngụ cùng với Mẹ trong ngôi nhà Thánh Thần đã thổi trong ngày lễ Ngũ Tuần, chúng ta ngồi vào bàn nơi bẻ bánh Thánh Thể, và chúng ta trông đợi ngày Con Mẹ lại đến đưa chúng ta vào vinh quang muôn đời.
[38] Ga 16:21.
Chặng thứ Mười Ba
Chúa Giêsu chết trên thánh giá
Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở”.
Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng: “Người này thực là người công chính! “
(Lc 23:44-47)
Suy Niệm:
Lúc bắt đầu cuộc hành trình của chúng ta, màn đêm đã buông xuống trên thành Giêrusalem; giờ đây bóng tối của nhật thực trải dài như chiếc khăn liệm trên đồi Gôngôtha. “Quyền năng của tối tăm” [39] dường như che kín mảnh đất nơi Thiên Chúa đang hấp hối. Vâng, Con Thiên Chúa, để biến thành phàm nhân và huynh đệ thực sự với chúng ta, cũng phải uống chén sự chết, cái chết đã thực sự ghi dấu trên mỗi một hậu duệ của Ađam. Và vì thế Chúa Kitô “đã trở nên giống anh em của Người trong mọi phương diện” [40]; Ngài trở nên hoàn toàn như một người trong chúng ta, đứng bên phía chúng ta ngay cả trong cuộc vật lộn cuối cùng giữa sự sống và cái chết. Một cuộc vật lộn có lẽ ngay lúc này đây đang xảy đến cho một người nam hay nữ nào đó trong thành phố Rôma này, và trong vô số những thành phố và làng mạc khắp nơi trên thế giới.
Đây không còn là một Thiên Chúa Hy Lạp và La Mã, vô cảm và xa cách, như một hoàng đế biệt cư trong những khung trời mạ vàng trong Thành Đô của mình. Trong Chúa Kitô đang hấp hối, Thiên Chúa giờ đây được tỏ lộ như một Đấng yêu thương tha thiết tạo vật của mình, ngay cả đến độ tự giam cầm mình trong biên giới tranh tối tranh sáng của khổ đau và cái chết. Thập giá vì thế trở thành một dấu chỉ nhân loại phổ quát nói lên sự cô đơn của cái chết, sự bất công và sự dữ. Nhưng đó cũng chính là một dấu chỉ thiên linh phổ quát cho hy vọng được thỏa mãn các trông đợi của mỗi một viên đại đội trưởng, nghĩa là của mỗi một người không nghỉ yên và đang kiếm tìm.
Trên thập giá ngút cao, lúc đang hấp hối trên giá treo ấy, Chúa Giêsu, trong lúc đang thở hắt ra những hơi thở cuối cùng, vẫn không ngừng là Con Thiên Chúa. Như vậy, vào giờ phút đó, mọi kinh nghiệm khổ đau và cái chết của nhân loại được Thiên Chúa đón nhận lấy. Mỗi kinh nghiệm khổ đau và cái chết của nhân loại được phủ bằng hào quang của sự bất tử, một mầm mống của sự sống đời đời được cấy vào trong nó, rạng ngời một ánh sáng thiên linh.
Như thế, dù không mất đi tính chất bi thảm của nó, cái chết giờ đây hé mở một khuôn mặt mới đầy bất ngờ: nó có chính đôi mắt của Thiên Chúa Cha trên trời. Chính vì thế trong giờ sau hết Chúa Giêsu đã bật lên một lời cầu đánh động con tim: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”. Chúng ta cũng hãy khẩn nài lời thỉnh cầu này cho chính mình như trong một bài thơ đầy tính nguyện cầu của một nữ thi sĩ: [41] “Lạy Cha, xin những ngón tay Cha cũng khép những bờ mi con lại/ Cha là một người Cha của con, hãy nhìn con như một người Mẹ hiền / bên giường của đứa con hiền đang say ngủ / Lạy Cha, xin hãy đến cùng con và ẳm con trong cánh tay Cha”.
[39] Lc 22:53.
[40] Dt 2:17.
[41] MARIE NOËL, Bài Ca và Thời Khắc (1930).
Chặng thứ Mười Bốn
Táng xác Chúa Giêsu trong mồ
Khi ấy có một người tên là Giuse, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính. Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng. Ông là người thành Arimathêa, một thành của người Do Thái, và cũng là người vẫn mong chờ Nước Thiên Chúa. Ông đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu. Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ. Hôm ấy là áp lễ, và ngày Sabát bắt đầu ló rạng.
(Lc 23:50-54).
Suy Niệm:
Được bọc trong “khăn liệm”, thân xác bị đóng đanh bầm dập của Chúa Giêsu từ từ tuột khỏi đôi bàn tay yêu thương và nhân ái của ông Giuse thành Arimathêa để được đặt trong mồ đục sẵn trong núi đá. Trong các giờ thinh lặng sau đó, Chúa Giêsu sẽ thực sự giống như mọi người nam nữ đang đi vào bóng tối của cõi chết, của sự cứng đờ tứ chi, của chung cục. Tuy nhiên trong buổi hoàng hôn của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh đó đã có cái gì đó trên không trung. Thánh Sử Luca ghi nhận rằng “ngày Sabát bắt đầu ló rạng”; đèn đã nhấp nháy bên trong cửa sổ nhiều ngôi nhà trong thành Giêrusalem.
Đêm vọng, được người Do Thái tuân giữ trong ngôi nhà của họ, đã thực sự là một biểu tượng của hy vọng cho những người phụ nữ, cho người môn đệ bí mật của Chúa Giêsu là ông Giuse thành Arimathêa, và các môn đệ khác. Một trông đợi giờ đây dâng lên làm ấm cúng trong lòng mỗi tín hữu, những người đang đứng trước một ngôi mộ hay đang cảm thấy bàn tay lạnh lẽo của bệnh tật hay cái chết sờ vào mình. Đó là một trông đợi cho một rạng đông mới mẻ và khác hẳn mà chỉ trong một vài giờ nữa, khi ngày Sabát đã đi qua, sẽ hiện ra trước mắt chúng ta, những đôi mắt của những người theo Chúa.
Khi ngày đó mở ra, trên con đường trước nấm mồ chúng ta sẽ gặp gỡ một thiên thần, người sẽ nói với chúng ta: “Tại sao các ngươi tìm người sống giữa kẻ chết? Ngài không còn ở đây nữa, nhưng đã sống lại rồi” [42]! Và khi chúng ta trở về nhà, Chúa Giêsu Phục Sinh sẽ đến gần và cùng đi với chúng ta, sẽ lưu ngụ cùng nhà với chúng ta và bẻ bánh tại bàn với chúng ta[43]. Rồi chúng ta cũng sẽ cầu nguyện với những lời đầy lòng tin trong bài cuộc Thương Khó theo Thánh Matthêu do một trong những nhạc sĩ tài danh nhất nhân loại sáng tác: [44]
“Dù tim con ứa lệ vì Chúa Giêsu nói lời ly biệt, nhưng di chúc của Người ban cho con niềm vui. Người để lại trong tay con một kho tàng vô giá, Mình và Máu Người. Ôi Chúa Cứu Thế của con, con muốn dâng lên Người tim con để Người ngự xuống đó! Con muốn chìm sâu trong Ngài! Nếu thế giới quá nhỏ với Chúa thì với con, chỉ Chúa thôi đã quá nhiều hơn cả thế giới và trời cao”.
[42] Lc 24:5-6.
[43] Lc 24:13-32.
[44] JOHANN SEBASTIAN BACH, Cuộc Thương Khó theo Thánh Matthêu, BWV 244, Nos. 18-19.
Lời nguyện kết thúc.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, cuộc thương khó và cái chết của Chúa là hy tế kết hợp trời và đất và hòa giải tất cả mọi người với Chúa.
Xin cho chúng con là những người đã thành tâm suy tư về những mầu nhiệm này, biết dõi theo các bước chân Chúa, để chúng con có thể chia sẻ vinh quang Chúa trên thiên đàng nơi Chúa hằng sống hằng trị cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mới mở cửa lại được một tháng Bảo tàng viện Vatican lại bị đóng cửa vì lo ngại coronavirus
Đặng Tự Do
16:06 18/03/2021
Tính đến chiều thứ Hai 15 tháng Ba, tử vong toàn thế giới đã lên đến 2,665,249 người chết, trong số 120,417,290 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ của ngày Chúa Nhật đã có 8,144 người chết và thêm 490,230 người nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Ý đã lên đến 102,145 người, trong số 3,223,142 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong vòng 24 giờ của ngày Chúa Nhật có 264 người chết, và 21,315 trường hợp nhiễm coronavirus.
Vì số người nhiễm bệnh trong một ngày lên quá cao như thế, nên Bảo tàng viện Vatican lại phải đóng cửa. Các nơi khác thường thu hút khác du lịch như dinh thự Giáo hoàng ở Castel Gandolfo, cách Roma khoảng 25 cây số, cũng bị đóng cửa.
Ngày 1 tháng Hai vừa qua, sau 88 ngày đóng cửa, Bảo tàng viện Vatican đã mở cửa lại, nhưng chỉ được một tháng 12 ngày, bây giờ lại phải đóng cửa. Mức độ lây nhiễm coronavirus ở Italia đang gia tăng. Miền Lazio, bao quanh Rôma, từ màu vàng đã chuyển sang sang màu cam, và người ta dự báo vào dịp lễ Phục sinh cả nước này sẽ bị giới nghiêm từ mùng 3 đến 5 tháng Tư.
Bà Barbara Jatta, Tổng giám đốc viện bảo tàng Vatican, cho biết: “Trong những tháng bị đóng cửa, số người viếng thăm viện bảo tàng này tăng vọt qua các mạng xã hội, cũng như nhờ sự cộng tác của Bộ truyền thông của Tòa Thánh và việc xuất bản các videos tham viếng trực tuyến.”
Cho đến nay, Tòa Thánh vẫn chưa thể lên lịch cho các hoạt động quan trọng trong Tuần Thánh và Lễ Phục sinh.
Source:Vatican Museums
Nữ sinh 17 tuổi bị giết trong một trường trung học Công Giáo Canada
Đặng Tự Do
16:06 18/03/2021
Một nữ sinh Công Giáo 17 tuổi đã chết sau khi bị đâm tại một trường trung học Công Giáo gần Edmonton vào sáng thứ Hai 15 tháng Ba.
Theo các quan chức địa phương, cảnh sát đã được yêu cầu tới Trường Công Giáo Christ the King ở Leduc, Alberta ngay trước 10 giờ sáng ngày 15 tháng Ba.
Họ nói rằng cô gái đã bị đâm trong một lớp học. Cô được chở đến một bệnh viện địa phương, nơi cô chết vì vết thương của mình.
Một nam sinh 19 tuổi đã bị bắt sau đó trong cùng ngày và hiện đang bị giam giữ, Edmonton Journal đưa tin.
Danh tính của nghi phạm và nạn nhân chưa được công khai, và không rõ họ có quen biết nhau hay không.
Charlie Bouchard, giám đốc của Trường Công Giáo Saint Thomas Aquinas Roman, gọi tắt là STAR, bao gồm cả trường Chúa Kitô Vua, cho biết cộng đồng nhà trường cảm thấy mất mát rất lớn.
“Chúng tôi không thể bày tỏ đủ nỗi buồn sâu sắc mà chúng tôi cảm thấy đối với các thành viên gia đình, bạn bè và các nhân viên đã mất đi một người thân yêu ngày hôm nay và cuộc sống của họ sẽ mãi mãi thay đổi”, Bouchard nói trong một tuyên bố.
Michelle Lamer, chủ tịch Hội đồng Quản trị Công Giáo STAR, đã lên tiếng cầu nguyện và chia buồn.
“Là một cộng đồng đức tin được liên kết với nhau, chúng tôi cầu xin Chúa ban sức mạnh cho tất cả những người đang đau khổ, và cầu nguyện cho họ tìm thấy niềm an ủi và sự chữa lành nhờ Chúa Giêsu Kitô.”
Source:Catholic News Agency
Ủy ban Kinh thánh: Nữ Tổng thư ký đầu tiên
Vũ Văn An
17:36 18/03/2021
Bản tin Zenit, ấn bản tiếng Pháp ngày 16 tháng 3 năm 2021, thuật lại cuộc đàm đạo với Nữ Tu Nuria Calduch-Benages, thuộc Dòng Thừa sai Thánh Gia Nazareth, vừa được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Nữ Tổng Thư Ký đầu tiên của Ủy Ban Kinh Thánh.
Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News, giảng viên Cựu ước tại Giáo hoàng Đại học Gregorian và chuyên gia về Kinh thánh này bày tỏ lòng biết ơn "tới tất cả những người" đã "tin tưởng" bà trong việc bổ nhiệm này.
Trong ba năm, từ 2016 đến 2019, Nuria Calduch-Benages, "cùng với các thành viên khác", đã tham gia vào công việc của Ủy ban đầu tiên Nghiên cứu về chức Nữ Phó tế. Bà nói, “Ngay cả khi kết quả thu được bị coi là phiến diện ở một số khía cạnh, trải nghiệm sống rất phong phú theo cả quan điểm trí tuệ và giáo hội lẫn quan điểm nhân bản. Chúng tôi đã tạo ra một mối quan hệ hữu nghị và hợp tác vẫn được theo đuổi cho đến ngày nay. Và tôi coi đó là một đặc ân".
Nói về sự đóng góp chuyên biệt của phụ nữ trong việc nghiên cứu Lời Chúa, nữ tu liệt kê "khả năng của họ, sở thích của họ và quan điểm của họ." Bà mời ta suy nghĩ, "thí dụ về việc nghiên cứu các hình bóng phụ nữ trong Kinh thánh, các câu chuyện của họ, việc sử dụng các phép ẩn dụ phụ nữ, khoa giải thích duy nữ và nhiều khía cạnh khác". Nữ tu Nuria Calduch-Benages giải thích cách đây 40 năm, “khi các nữ học giả Kinh thánh hầu như vô hình, các chủ đề và cách tiếp cận Kinh thánh này không được dự kiến trong giới Kinh thánh. Tuy nhiên, ngày nay chúng được đánh giá cao bởi tất cả mọi người, cả nam lẫn nữ, và ngày càng có nhiều ấn phẩm hơn".
Về những gì liên quan đến viễn kiến phụ nữ có thể suy diễn từ các bản văn Cựu Ước, nữ tu giải thích rằng “trong một số câu chuyện Kinh thánh… phụ nữ xuất hiện như những nhân vật chủ đạo thực sự trong lịch sử của Israel, với sứ mệnh quan trọng là hoàn tất cho người dân”. Nơi những câu chuyện khác, "họ chỉ là công cụ của quyền lực nam giới" hoặc "bị các tác giả hoàn toàn phớt lờ".
Điều đó có thể đặt ra vấn đề cho các nhà nghiên cứu: “Vì vậy, những câu chuyện của họ không được thuật lại và do đó chúng ta không thể nghe được tiếng nói của họ. Đây là khó khăn chính của chúng ta. Hơn nữa, các bản văn Kinh thánh - chúng ta đừng quên - là các bản văn rất cổ, trong đó phụ nữ được mô tả theo các nguyên mẫu của từng thời đại và theo quan điểm qui nam (androcentrique) của các tác giả".
Giáo hội hân hoan vui mừng công bố Năm Tình Yêu Gia đình
Thanh Quảng sdb
17:50 18/03/2021
Giáo hội 'hân hoan vui mừng' công bố Năm Tình Yêu Gia đình (Amoris Laetitia)
Thánh Bộ về Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống, cùng với một cặp vợ chồng, đã giới thiệu Năm “Tình Yêu Gia đình - Amoris Laetitia,” bắt đầu từ ngày 19 tháng 3 - Lễ trọng kính Thánh Giuse, Người bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Tiến sĩ Gabriella Gambino, thư ký của Thánh bộ về Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống cho biết: “Năm ‘Tình Yêu Gia đình - Amoris Laetitia’ làm bùng lên trong Giáo hội niềm hân hoan vui mừng.”
Phát biểu tại cuộc họp báo giới thiệu sáng kiến này, Tiến sĩ Gambino, là một người vợ và người mẹ của 5 người con, cho biết Năm thánh “là một dịp để thúc đẩy mục vụ gia đình, tìm cách đổi mới các phương tiện và chiến lược, và thậm chí một số mục tiêu của các kế hoạch mục vụ.”
Trong bài thuyết trình Tiến sĩ Gambino nêu bật những nỗ lực của Thánh Bộ trong việc cung cấp các phương pháp mục vụ cho các gia đình, giáo xứ và giáo phận, nhằm hỗ trợ công tác mục vụ...
Sứ giả của Tin mừng
Hiện diện trong buổi họp báo này còn có Chủ tịch Thánh Bộ Ngoại giao, Đức Hồng Y Kevin Farrell, Ngài nhấn mạnh rằng “sứ mệnh của Giáo hội là loan báo Tin mừng Phúc âm”.
Nhắc lại những lời Đức Thánh Cha Phanxicô nói ở phần đầu của Tông huấn Amoris laetitia - “Sự công bố của Giáo giáo về gia đình thực sự là một tin tuyệt vời” - Đức Hồng Y Farrell nói, “Do đó, việc dành trọn một năm mục vụ cho gia đình Kitô hữu là một tin tuyệt vời để trình bày chương trình kế hoạch của Thiên Chúa về gia đình cho thế giới ngày nay.”
Đức Hồng Y đã nêu ra ba khía cạnh cụ thể của công cuộc đổi mới mục vụ mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi:
- cộng tác nhiều hơn;
- một sự thay đổi tâm lý cho phép chúng ta xem gia đình như điểm chính yếu, chứ không chỉ đơn giản là những con người cần thiết cho việc mục vụ;
- và việc đào tạo các nhà lãnh đạo, tức là những người điều hành các thánh bộ tương lai.
Một chân trời hy vọng
Cuối cùng, cặp vợ chồng, Valentina và Leonardo, đã bày tỏ niềm hy vọng của họ vào Năm “Tình yêu Gia đình - Amoris Laetitia”. Họ cho hay họ đang mong muốn được "sống lại" mối tương quan với Giáo hội "với một tinh thần đổi mới" trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt trước tình trạng khẩn cấp về sức khỏe của thời Covid-19, nhưng cũng được đánh dấu bằng những triển vọng cụ thể để cải thiện tình thế...
Họ nói: “Chính trong chân trời hy vọng này, chúng tôi hoan nghênh lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô để sống tinh thần của Tông huấn Amoris laetitia với tất cả sự phong phú của Tông huấn.”
Valentina và Leonardo chia sẻ trải nghiệm hàng ngày trong cuộc sống gia đình, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của “những lời nói và cử chỉ đơn sơ… bắt nguồn từ thái độ cởi mở, tôn trọng, kiên nhẫn, tin tưởng, chia sẻ và tha thứ sâu sắc”. Họ cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng, trong thời cách ly và giãn cách, việc tìm ra những sáng kiến để liên đới với các gia đình khác.
"Năm thánh cũng là thời điểm tốt để nhận thức về sứ mệnh của Giáo hội nơi chúng ta, mời gọi chúng ta dấn thân như một đại gia đình, chứ không chỉ là những cá nhân đơn lẻ!"
Valentina và Leonardo chia sẻ: hy vọng “là các gia đình chúng ta có thể cam kết đóng góp vào việc truyền bá phúc âm hóa và dấn thân cách quảng đại tham dự vào việc truyền giáo trong phạm vi của người Kitô hữu.”
Các sáng kiến của Thánh Bộ
Một số sáng kiến khác sẽ được Thánh Bộ công bố trong cuộc họp báo. Bắt đầu từ thứ Hai, một loạt mười video sẽ được tung lên mạng xã hội, trình bày nhiều gia đình chia sẻ kinh nghiệm của họ và Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các vấn đề họ nêu ra. Các video này được trình bày dưới hình thức đối thoại.
Tiến sĩ Gambino cho biết: “Thánh Bộ sẽ tham gia và chú tâm vào việc phổ biến một số các phương án và công cụ mục vụ cho các gia đình, giáo xứ và giáo phận. Ngoài các tài liệu do Thánh Bộ phát hành, Tiến sĩ Gambino còn cho biết “hầu hết các nguồn lực sẽ đến từ các giáo phận, các phong trào và các hiệp hội gia đình, dưới sự thúc đẩy và tinh thần hiệp thông đích thực, đang nỗ lực thực hiện những gì mà tất cả đã và đang hoạch định, áp dụng và đề ra các sáng kiến mới."
Thánh Bộ về Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống, cùng với một cặp vợ chồng, đã giới thiệu Năm “Tình Yêu Gia đình - Amoris Laetitia,” bắt đầu từ ngày 19 tháng 3 - Lễ trọng kính Thánh Giuse, Người bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Tiến sĩ Gabriella Gambino, thư ký của Thánh bộ về Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống cho biết: “Năm ‘Tình Yêu Gia đình - Amoris Laetitia’ làm bùng lên trong Giáo hội niềm hân hoan vui mừng.”
Phát biểu tại cuộc họp báo giới thiệu sáng kiến này, Tiến sĩ Gambino, là một người vợ và người mẹ của 5 người con, cho biết Năm thánh “là một dịp để thúc đẩy mục vụ gia đình, tìm cách đổi mới các phương tiện và chiến lược, và thậm chí một số mục tiêu của các kế hoạch mục vụ.”
Trong bài thuyết trình Tiến sĩ Gambino nêu bật những nỗ lực của Thánh Bộ trong việc cung cấp các phương pháp mục vụ cho các gia đình, giáo xứ và giáo phận, nhằm hỗ trợ công tác mục vụ...
Sứ giả của Tin mừng
Hiện diện trong buổi họp báo này còn có Chủ tịch Thánh Bộ Ngoại giao, Đức Hồng Y Kevin Farrell, Ngài nhấn mạnh rằng “sứ mệnh của Giáo hội là loan báo Tin mừng Phúc âm”.
Nhắc lại những lời Đức Thánh Cha Phanxicô nói ở phần đầu của Tông huấn Amoris laetitia - “Sự công bố của Giáo giáo về gia đình thực sự là một tin tuyệt vời” - Đức Hồng Y Farrell nói, “Do đó, việc dành trọn một năm mục vụ cho gia đình Kitô hữu là một tin tuyệt vời để trình bày chương trình kế hoạch của Thiên Chúa về gia đình cho thế giới ngày nay.”
Đức Hồng Y đã nêu ra ba khía cạnh cụ thể của công cuộc đổi mới mục vụ mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi:
- cộng tác nhiều hơn;
- một sự thay đổi tâm lý cho phép chúng ta xem gia đình như điểm chính yếu, chứ không chỉ đơn giản là những con người cần thiết cho việc mục vụ;
- và việc đào tạo các nhà lãnh đạo, tức là những người điều hành các thánh bộ tương lai.
Một chân trời hy vọng
Cuối cùng, cặp vợ chồng, Valentina và Leonardo, đã bày tỏ niềm hy vọng của họ vào Năm “Tình yêu Gia đình - Amoris Laetitia”. Họ cho hay họ đang mong muốn được "sống lại" mối tương quan với Giáo hội "với một tinh thần đổi mới" trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt trước tình trạng khẩn cấp về sức khỏe của thời Covid-19, nhưng cũng được đánh dấu bằng những triển vọng cụ thể để cải thiện tình thế...
Họ nói: “Chính trong chân trời hy vọng này, chúng tôi hoan nghênh lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô để sống tinh thần của Tông huấn Amoris laetitia với tất cả sự phong phú của Tông huấn.”
Valentina và Leonardo chia sẻ trải nghiệm hàng ngày trong cuộc sống gia đình, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của “những lời nói và cử chỉ đơn sơ… bắt nguồn từ thái độ cởi mở, tôn trọng, kiên nhẫn, tin tưởng, chia sẻ và tha thứ sâu sắc”. Họ cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng, trong thời cách ly và giãn cách, việc tìm ra những sáng kiến để liên đới với các gia đình khác.
"Năm thánh cũng là thời điểm tốt để nhận thức về sứ mệnh của Giáo hội nơi chúng ta, mời gọi chúng ta dấn thân như một đại gia đình, chứ không chỉ là những cá nhân đơn lẻ!"
Valentina và Leonardo chia sẻ: hy vọng “là các gia đình chúng ta có thể cam kết đóng góp vào việc truyền bá phúc âm hóa và dấn thân cách quảng đại tham dự vào việc truyền giáo trong phạm vi của người Kitô hữu.”
Các sáng kiến của Thánh Bộ
Một số sáng kiến khác sẽ được Thánh Bộ công bố trong cuộc họp báo. Bắt đầu từ thứ Hai, một loạt mười video sẽ được tung lên mạng xã hội, trình bày nhiều gia đình chia sẻ kinh nghiệm của họ và Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các vấn đề họ nêu ra. Các video này được trình bày dưới hình thức đối thoại.
Tiến sĩ Gambino cho biết: “Thánh Bộ sẽ tham gia và chú tâm vào việc phổ biến một số các phương án và công cụ mục vụ cho các gia đình, giáo xứ và giáo phận. Ngoài các tài liệu do Thánh Bộ phát hành, Tiến sĩ Gambino còn cho biết “hầu hết các nguồn lực sẽ đến từ các giáo phận, các phong trào và các hiệp hội gia đình, dưới sự thúc đẩy và tinh thần hiệp thông đích thực, đang nỗ lực thực hiện những gì mà tất cả đã và đang hoạch định, áp dụng và đề ra các sáng kiến mới."
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Giuse Người Ước Mơ
+TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
13:30 18/03/2021
Nói đến thánh Giuse không thể không nói đến các giấc mơ. Những việc quan trọng ngài thực hiện đều được Chúa hướng dẫn qua các giấc mơ.
1.Thánh Giuse ngủ mơ
Thánh Matthêu tường thuật lại 4 giấc mơ của ngài.
Giấc mơ thứ nhất. Khi thánh Giuse se toan tính từ bỏ Đức Mẹ, thì “sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng:Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1,20-21).
Giấc mơ thứ hai. Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì “sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy” (Mt 2,13).
Giấc mơ thứ ba. Sau khi vua Hêrôđê băng hà, “sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giuse bên Ai cập, báo mộng cho ông rằng: Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi” (Mt 19-20).
Giấc mơ thứ tư. “Sau khi được báo mộng, ông lui về miền Galilê, và đến ở tại một thành kia gọi là Nazareth, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Nazareth” (Mt 2,22-23).
2.Thánh Giuse ước mơ
Giấc mơ phản ánh những băn khoăn thao thức. Tục ngữ nói: Ngày nghĩ gì đêm mơ điều ấy. Giấc mơ như thế đồng nghĩa với ước mơ. Vậy thánh Giuse ước mơ, thao thức những gì?
Giấc mơ thứ nhất thao thức trách nhiệm làm chồng. Thánh Giuse đã thành hôn với Đức Mẹ. Làm sao chu toàn trách nhiệm làm chồng khi Đức Mẹ đang mang trong mình bí mật lớn lao của Thiên Chúa. Tự thân con người đã là một mầu nhiệm. Nếu mang thêm mầu nhiệm của Thiên Chúa lại càng thêm bí hiểm. Làm sao dám gánh vác một mầu nhiệm lớn lao ngoài sức con người? Nhưng Thiên Chúa đã khích lệ thánh nhân: Đừng sợ. Hãy đảm nhận trách nhiệm. Hãy nhận lấy người vợ và người con Thiên Chúa gửi gắm.
Giấc mơ thứ hai thao thức trách nhiệm làm cha. Nuôi dạy con cái là một trách nhiệm lớn lao. Việc giáo dục trẻ em khó khăn thường bị đổ lỗi cho trời: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Biết bao thế lực sự dữ đang rình rập gầm gừ cấu xé và ăn tươi nuốt sống linh hồn trẻ thơ. Xưa là Hêrôđê. Nay là tệ nạn. Là bạn bè xấu. Là sách báo phim ảnh xấu. Phải bảo vệ tâm hồn thơ trẻ. Trách nhiệm này đòi thánh Giuse phải thức khuya dậy sớm. Đòi buộc thánh nhân phải vượt quãng đường dài. Đòi phải từ bỏ mọi tiện nghi. Đòi phải thay đổi cả môi trường sinh sống và làm việc.
Giấc mơ thứ ba thao thức trách nhiệmsống đạo. Trong truyền thống Do thái, Ai cập tượng trưng cho tất cả quyền lực thế gian. Nơi đó con người có tất cả mọi sự thế gian. Nhưng không được thờ phượng Thiên Chúa. Nơi con người sống nô lệ cho thế gian. Thánh Giuse thao thức được trở về Đất Hứa. Để bản thân và gia đình được thờ phượng Chúa. Được sống tự do.
Giấc mơ thứ tư thao thức trách nhiệm truyền giáo. Galilê là miền dân ngoại. Cần được loan báo Tin mừng. Chính vì thế Chúa Giêsu đã khởi đầu rao giảng tại Galilê. Và sau khi phục sinh, Chúa cũng hẹn các tông đồ tại Galilê. Vì thế thánh Giuse đã chọn để Chúa Cứu Thế sống tại Nazareth, trong miền Galilê.
3.Thánh Giuse thực hiện ước mơ
Suy cho cùng, những ước mơ của thánh Giuse là ước mơ được hiểu biết thánh ý Chúa. Và khi hiểu biết, ngài mau mắn thi hành. Khi biết thánh ý Chúa muốn ngài làm chồng Đức Mẹ Maria và làm cha nuôi Chúa Giêsu, thánh Giuse đã hết sức chu toàn trách nhiệm. Từ việc bảo vệ Đức Mẹ an toàn trước mặt người đời. Đến việc nuôi dạy Chúa Giêsu phát triển thành người cao lớn, khôn ngoan và đức hạnh. Từ việc lo cho cả gia đình sống đạo, cùng nhau đọc kinh, cùng nhau đi lễ. Đến việc chuẩn bị cho Chúa Giêsu đi truyền giáo. Tất cả được tốt đẹp. Dù trải qua những khó khăn vất vả. Dù phải đương đầu với những thế lực quyền uy độc ác. Dù phải vất vả vật lộn kiếm sống.
Không chỉ thực hành thánh ý Chúa, thánh Giuse còn thực hành ngay tức khắc. Cứ mỗi lần ngủ mơ thấy ý Chúa, thánh nhân thức dậy thực hành ngay.
Ở đây có hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất: Dù đang ngủ nhưng vẫn nghe được tiếng Chúa. Ngủ mà vẫn nghe đó là thái độ của một tâm hồn thao thức lắng nghe. Như lời Thánh thi: Dù mắt ngủ nhưng lòng vẫn thức. Để khi Chúa nói mắt ngủ nhưng lòng vẫn nghe được.
Yếu tố thứ hai: Nghe tiếng Chúa là bật dậy thực hành ngay. Dù giữa đêm khuya. Dù việc rất khó. Dù đường rất xa. Dù trời còn tối. Dù kẻ thù nguy hiểm. Nhưng biết ý Chúa là thực hành không chậm trễ. Không chần chừ. Chính nhờ thế những ước mơ của thánh Giuse thao thức trước trách nhiệm làm chồng, làm cha, sống đạo, và truyền giáo, đều trở thành hiện thực.
4.Chúng ta hãy ước mơ
Thánh Giuse đã mơ những giấc mơ cao cả. Những giấc mơ đó thực là những ước mơ. Thiên Chúa lại khích lệ ngài đừng sợ ước mơ. Thực ra Thiên Chúa luôn mời gọi con người ước mơ. Lời Chúa trong lễ thánh Giuse trích dẫn hai trường hợp danh tiếng.
Trường hợp thứ nhất là tổ phụ Abraham. Thiên Chúa mời gọi tổ phụ Abraham hãy nhìn lên bầu trời cao lồng lộng rộng thênh thang mà ước mơ cùng trăng cùng sao. Đây là một ước mơ thật đẹp và thật hùng vĩ.
Trường hợp thứ hai là thánh vương Đavít. Thiên Chúa cũng mời gọi thánh vương Đavít hãy nhìn về tương lai xa vời vợi mà ước mơ cùng năm tháng, cùng vĩnh cửu trường tồn. Đây cũng là ước mơ muôn đời của con người.
Đây là những ước mơ rất dài. Dài như vĩnh cửu trường tồn. Rất rộng. Rộng như lồng lộng bầu trời. Rất cao. Cao như mầu nhiệm Thiên Chúa. Thánh Giuse cũng như tổ phụ Abraham và thánh vương Đavít đã để Thiên Chúa hướng dẫn ước mơ. Nói cách khác, các ngài đã ước mơ cùng Thiên Chúa. Ước mơ đi vào chương trình của Thiên Chúa. Ước mơ thực hiện thánh ý Thiên Chúa. Và các ngài đã để Thiên Chúa dẫn đi. Đi qua vạn đại thời gian. Đi qua vô tận không gian. Đi qua muôn trùng mầu nhiệm.
Hôm nay mừng lễ thánh nhân, Lời Chúa mời gọi ta, đặc biệt các người trẻ: Hãy dám ước mơ. Noi gương thánh Giuse ta hãy ước mơ đón nhận những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Hãy ước mơ chống lại thế giới ác độc dữ tợn của những bạo chúa Hêrôđê. Hãy ước mơ thoát vòng nô lệ Ai cập là danh, lợi, thú của thế gian. Hãy ước mơ sống và làm chứng cho Tin mừng của Chúa giữa một xã hội ngoại đạo.
5.Những tấm gương ước mơ
Cần thiết biết bao những ước mơ. Không ước mơ đời sống không vươn lên được. Tốt đẹp biết bao thực hiện những ước mơ. Không thực hiện không phải là ước mơ thật.Trong lịch sử nhân loại không ít người đã ước mơ. Và đã làm thay đổi cuộc sống con người.
Về xã hội xin đưa ra hai trường hợp tiêu biểu.
1.Về khoa học kỹ thuật, phải kể đến Jules Verne, tiểu thuyết gia người Pháp. Đầu thế kỷ 19, ông đã viết những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nói lên mơ ước của con người. Quyển “Hai vạn dặm dưới đáy biển” nói về ước mơ chế tạo tầu ngầm. Quyển “Từ mặt đất lên mặt trăng” nói về ước mơ du hành trong vũ trụ. Quyển “Du hành vào lòng đất” ước mơ thám hiểm tâm trái đất. Chẳng bao lâu sau người ta đã thực hiện được mơ ước đó. Đã chế tạo thành công tầu ngầm. Đã bay vào vũ trụ. Riêng đi vào lòng đất thì chưa.
2.Tôi đặc biệt nhớ đến Martin Luther King. Mục sư da đen người Mỹ. Vào năm 1955, tại bang Alabama, bà Rose Park, một phụ nữ da đen ngồi trên xe buýt. Bà được yêu cầu nhường ghế cho một người da trắng. Bà không đồng ý. Lý do là các mầu da đều bình đẳng. Bà lập tức bị bắt. Mục sư Martin Luther King phát động một cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.Trong nhiều bài diễn thuyết ông đã nói lên ước mơ của mình. Đại khái như sau:
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày khi đất nước này trỗi dậy để sống theo ý nghĩa thật của niềm xác tín của chính mình:"Chúng ta tin rằng chân lý này là trọn vẹn, ấy là mọi người sinh ra đều bình đẳng".
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ miền Georgia, con của nô lệ và con của chủ nô sẽ ngồi lại cùng nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ.
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày vùng hoang mạc Mississippi, bức bối vì hơi nóng của bất công và áp bức, sẽ chuyển mình để trở thành ốc đảo của tự do và công bằng.
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày bốn con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bằng màu da, mà bằng tính cách của chúng.
Hôm nay, tôi có một giấc mơ...
Bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” gây chấn động nước Mỹ và thế giới. Ước mơ của ông cùng với thái độ đấu tranh bất bạo động đã làm thay đổi đời sống người da mầu trên đất Mỹ. Tuy ông bị ám sát vào ngày 4-4-1964. Nhưng luật lệ nước Mỹ đã phải thay đổi. Người da mầu được bình đẳng. Giấc mơ của Martin Luther King đã thành hiện thực.
Ban nhạc Abba đã cảm hứng bài diễn văn xuất sắc của Martin Luther King viết thành bài nhạc cũng xuất sắc không kém. Bài “I have a dream” đã nổi tiếng trong nhiều thập kỷ. Và đã trở thành lẽ sống cho nhiều tâm hồn.
I Have a Dream, a song to sing
To help me cope, with anything
If you see the wonder, of a fairy tale
You can take the future, even if you fail
I believe in angels
Something good in everything I see
I believe in angels
When I know the time is right for me
I'll cross the stream, I Have a Dream
Hãy có ước mơ. Hãy biết ước mơ. Hãy thực hiện ước mơ. Cuộc đời bạn sẽ thay đổi. Thế giới sẽ thay đổi.
Trong đạo ta cũng có những mẫu gương. Xin kể ra vài mẫu gương rất quen thuộc gần gũi với ta.
1.Mẹ Têrêxađược sai đến phục vụ người nghèo tại Ấn Độ. Hằng ngày chứng kiến bao người nghèo bị vất ngoài đống rác. Chết dưới cống rãnh. Như con thú vật. Mẹ ước mơ người nghèo được chết như một con người. Mẹ đã bắt tay vào thực hiện. Đón rước những người nghèo hấp hối về. Chăm sóc để họ được chết như một con người. Và Mẹ đã thành công. Người nghèo được yêu thương và trân trọng. Vì họ được chăm sóc và chết như một con người.
2.Đức Cha Cassaigne Sanhthấy người phong bị phân biệt đối xử. Họ bị loại trừ ra khỏi đời sống xã hội. Ngài ước mơ người phong được yêu thương kính trọng. Và được sống ấm áp trong tình yêu thương của người thân. Ngài đã vào trại Di Linh chung sống với người phong. Để yêu thương chăm sóc họ. Ngài còn chịu chung số phận với họ. Và số phận người phong đã thay đổi. Người phong được yêu thương và tôn trọng.
3.Cha Biển đức Thuậnthấy dòng chiêm niệm cần thiết cho việc truyền giáo. Ngài đã cùng Đức Cha Allys Lý mời các dòng châu Âu. Nhưng không ai chịu sang. Họ cho rằng người Việt nam không sống đời chiêm niệm được. Ngài mơ ước lập dòng chiêm niệm cho người Việt nam. Biết bao khó khăn. Biết bao chống đối. Nhưng ngài kiên trì bắt tay vào thực hiện. Một trăm năm sau, dòng Đức Bà Annam đã phát triển thành một Hội Dòng lớn trên thế giới.
4.Và mới đây thôi, chân phước Carlo Acutis, một thiếu niên 16 tuổi, tuổi đầy ước mơ, đã dám có những ước mơ cao thượng. Đó là ước mơ cho bí tích Thánh Thể được kính tôn. Và cho Đức Mẹ được yêu mến. Ngài đã thực hiện một trang Web. Và làm cho nhiều người yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể và yêu mến Mẹ Maria. Ngài đã thành công.
Thánh Giuse mời gọi ta hãy dám ước mơ những giấc mơ cao thượng. Nhưng để ước mơ thành hiện thực phải bắt tay vào thực hiện ngay.
Hôm nay Lời Chúa dạy tôi làm gì? Hãy noi gương thánh Giuse, chỗi dậy và thực hành ngay tức khắc.
1.Thánh Giuse ngủ mơ
Thánh Matthêu tường thuật lại 4 giấc mơ của ngài.
Giấc mơ thứ nhất. Khi thánh Giuse se toan tính từ bỏ Đức Mẹ, thì “sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng:Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1,20-21).
Giấc mơ thứ hai. Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì “sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy” (Mt 2,13).
Giấc mơ thứ ba. Sau khi vua Hêrôđê băng hà, “sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giuse bên Ai cập, báo mộng cho ông rằng: Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi” (Mt 19-20).
Giấc mơ thứ tư. “Sau khi được báo mộng, ông lui về miền Galilê, và đến ở tại một thành kia gọi là Nazareth, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Nazareth” (Mt 2,22-23).
2.Thánh Giuse ước mơ
Giấc mơ phản ánh những băn khoăn thao thức. Tục ngữ nói: Ngày nghĩ gì đêm mơ điều ấy. Giấc mơ như thế đồng nghĩa với ước mơ. Vậy thánh Giuse ước mơ, thao thức những gì?
Giấc mơ thứ nhất thao thức trách nhiệm làm chồng. Thánh Giuse đã thành hôn với Đức Mẹ. Làm sao chu toàn trách nhiệm làm chồng khi Đức Mẹ đang mang trong mình bí mật lớn lao của Thiên Chúa. Tự thân con người đã là một mầu nhiệm. Nếu mang thêm mầu nhiệm của Thiên Chúa lại càng thêm bí hiểm. Làm sao dám gánh vác một mầu nhiệm lớn lao ngoài sức con người? Nhưng Thiên Chúa đã khích lệ thánh nhân: Đừng sợ. Hãy đảm nhận trách nhiệm. Hãy nhận lấy người vợ và người con Thiên Chúa gửi gắm.
Giấc mơ thứ hai thao thức trách nhiệm làm cha. Nuôi dạy con cái là một trách nhiệm lớn lao. Việc giáo dục trẻ em khó khăn thường bị đổ lỗi cho trời: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Biết bao thế lực sự dữ đang rình rập gầm gừ cấu xé và ăn tươi nuốt sống linh hồn trẻ thơ. Xưa là Hêrôđê. Nay là tệ nạn. Là bạn bè xấu. Là sách báo phim ảnh xấu. Phải bảo vệ tâm hồn thơ trẻ. Trách nhiệm này đòi thánh Giuse phải thức khuya dậy sớm. Đòi buộc thánh nhân phải vượt quãng đường dài. Đòi phải từ bỏ mọi tiện nghi. Đòi phải thay đổi cả môi trường sinh sống và làm việc.
Giấc mơ thứ ba thao thức trách nhiệmsống đạo. Trong truyền thống Do thái, Ai cập tượng trưng cho tất cả quyền lực thế gian. Nơi đó con người có tất cả mọi sự thế gian. Nhưng không được thờ phượng Thiên Chúa. Nơi con người sống nô lệ cho thế gian. Thánh Giuse thao thức được trở về Đất Hứa. Để bản thân và gia đình được thờ phượng Chúa. Được sống tự do.
Giấc mơ thứ tư thao thức trách nhiệm truyền giáo. Galilê là miền dân ngoại. Cần được loan báo Tin mừng. Chính vì thế Chúa Giêsu đã khởi đầu rao giảng tại Galilê. Và sau khi phục sinh, Chúa cũng hẹn các tông đồ tại Galilê. Vì thế thánh Giuse đã chọn để Chúa Cứu Thế sống tại Nazareth, trong miền Galilê.
3.Thánh Giuse thực hiện ước mơ
Suy cho cùng, những ước mơ của thánh Giuse là ước mơ được hiểu biết thánh ý Chúa. Và khi hiểu biết, ngài mau mắn thi hành. Khi biết thánh ý Chúa muốn ngài làm chồng Đức Mẹ Maria và làm cha nuôi Chúa Giêsu, thánh Giuse đã hết sức chu toàn trách nhiệm. Từ việc bảo vệ Đức Mẹ an toàn trước mặt người đời. Đến việc nuôi dạy Chúa Giêsu phát triển thành người cao lớn, khôn ngoan và đức hạnh. Từ việc lo cho cả gia đình sống đạo, cùng nhau đọc kinh, cùng nhau đi lễ. Đến việc chuẩn bị cho Chúa Giêsu đi truyền giáo. Tất cả được tốt đẹp. Dù trải qua những khó khăn vất vả. Dù phải đương đầu với những thế lực quyền uy độc ác. Dù phải vất vả vật lộn kiếm sống.
Không chỉ thực hành thánh ý Chúa, thánh Giuse còn thực hành ngay tức khắc. Cứ mỗi lần ngủ mơ thấy ý Chúa, thánh nhân thức dậy thực hành ngay.
Ở đây có hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất: Dù đang ngủ nhưng vẫn nghe được tiếng Chúa. Ngủ mà vẫn nghe đó là thái độ của một tâm hồn thao thức lắng nghe. Như lời Thánh thi: Dù mắt ngủ nhưng lòng vẫn thức. Để khi Chúa nói mắt ngủ nhưng lòng vẫn nghe được.
Yếu tố thứ hai: Nghe tiếng Chúa là bật dậy thực hành ngay. Dù giữa đêm khuya. Dù việc rất khó. Dù đường rất xa. Dù trời còn tối. Dù kẻ thù nguy hiểm. Nhưng biết ý Chúa là thực hành không chậm trễ. Không chần chừ. Chính nhờ thế những ước mơ của thánh Giuse thao thức trước trách nhiệm làm chồng, làm cha, sống đạo, và truyền giáo, đều trở thành hiện thực.
4.Chúng ta hãy ước mơ
Thánh Giuse đã mơ những giấc mơ cao cả. Những giấc mơ đó thực là những ước mơ. Thiên Chúa lại khích lệ ngài đừng sợ ước mơ. Thực ra Thiên Chúa luôn mời gọi con người ước mơ. Lời Chúa trong lễ thánh Giuse trích dẫn hai trường hợp danh tiếng.
Trường hợp thứ nhất là tổ phụ Abraham. Thiên Chúa mời gọi tổ phụ Abraham hãy nhìn lên bầu trời cao lồng lộng rộng thênh thang mà ước mơ cùng trăng cùng sao. Đây là một ước mơ thật đẹp và thật hùng vĩ.
Trường hợp thứ hai là thánh vương Đavít. Thiên Chúa cũng mời gọi thánh vương Đavít hãy nhìn về tương lai xa vời vợi mà ước mơ cùng năm tháng, cùng vĩnh cửu trường tồn. Đây cũng là ước mơ muôn đời của con người.
Đây là những ước mơ rất dài. Dài như vĩnh cửu trường tồn. Rất rộng. Rộng như lồng lộng bầu trời. Rất cao. Cao như mầu nhiệm Thiên Chúa. Thánh Giuse cũng như tổ phụ Abraham và thánh vương Đavít đã để Thiên Chúa hướng dẫn ước mơ. Nói cách khác, các ngài đã ước mơ cùng Thiên Chúa. Ước mơ đi vào chương trình của Thiên Chúa. Ước mơ thực hiện thánh ý Thiên Chúa. Và các ngài đã để Thiên Chúa dẫn đi. Đi qua vạn đại thời gian. Đi qua vô tận không gian. Đi qua muôn trùng mầu nhiệm.
Hôm nay mừng lễ thánh nhân, Lời Chúa mời gọi ta, đặc biệt các người trẻ: Hãy dám ước mơ. Noi gương thánh Giuse ta hãy ước mơ đón nhận những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Hãy ước mơ chống lại thế giới ác độc dữ tợn của những bạo chúa Hêrôđê. Hãy ước mơ thoát vòng nô lệ Ai cập là danh, lợi, thú của thế gian. Hãy ước mơ sống và làm chứng cho Tin mừng của Chúa giữa một xã hội ngoại đạo.
5.Những tấm gương ước mơ
Cần thiết biết bao những ước mơ. Không ước mơ đời sống không vươn lên được. Tốt đẹp biết bao thực hiện những ước mơ. Không thực hiện không phải là ước mơ thật.Trong lịch sử nhân loại không ít người đã ước mơ. Và đã làm thay đổi cuộc sống con người.
Về xã hội xin đưa ra hai trường hợp tiêu biểu.
1.Về khoa học kỹ thuật, phải kể đến Jules Verne, tiểu thuyết gia người Pháp. Đầu thế kỷ 19, ông đã viết những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nói lên mơ ước của con người. Quyển “Hai vạn dặm dưới đáy biển” nói về ước mơ chế tạo tầu ngầm. Quyển “Từ mặt đất lên mặt trăng” nói về ước mơ du hành trong vũ trụ. Quyển “Du hành vào lòng đất” ước mơ thám hiểm tâm trái đất. Chẳng bao lâu sau người ta đã thực hiện được mơ ước đó. Đã chế tạo thành công tầu ngầm. Đã bay vào vũ trụ. Riêng đi vào lòng đất thì chưa.
2.Tôi đặc biệt nhớ đến Martin Luther King. Mục sư da đen người Mỹ. Vào năm 1955, tại bang Alabama, bà Rose Park, một phụ nữ da đen ngồi trên xe buýt. Bà được yêu cầu nhường ghế cho một người da trắng. Bà không đồng ý. Lý do là các mầu da đều bình đẳng. Bà lập tức bị bắt. Mục sư Martin Luther King phát động một cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.Trong nhiều bài diễn thuyết ông đã nói lên ước mơ của mình. Đại khái như sau:
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày khi đất nước này trỗi dậy để sống theo ý nghĩa thật của niềm xác tín của chính mình:"Chúng ta tin rằng chân lý này là trọn vẹn, ấy là mọi người sinh ra đều bình đẳng".
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ miền Georgia, con của nô lệ và con của chủ nô sẽ ngồi lại cùng nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ.
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày vùng hoang mạc Mississippi, bức bối vì hơi nóng của bất công và áp bức, sẽ chuyển mình để trở thành ốc đảo của tự do và công bằng.
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày bốn con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bằng màu da, mà bằng tính cách của chúng.
Hôm nay, tôi có một giấc mơ...
Bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” gây chấn động nước Mỹ và thế giới. Ước mơ của ông cùng với thái độ đấu tranh bất bạo động đã làm thay đổi đời sống người da mầu trên đất Mỹ. Tuy ông bị ám sát vào ngày 4-4-1964. Nhưng luật lệ nước Mỹ đã phải thay đổi. Người da mầu được bình đẳng. Giấc mơ của Martin Luther King đã thành hiện thực.
Ban nhạc Abba đã cảm hứng bài diễn văn xuất sắc của Martin Luther King viết thành bài nhạc cũng xuất sắc không kém. Bài “I have a dream” đã nổi tiếng trong nhiều thập kỷ. Và đã trở thành lẽ sống cho nhiều tâm hồn.
I Have a Dream, a song to sing
To help me cope, with anything
If you see the wonder, of a fairy tale
You can take the future, even if you fail
I believe in angels
Something good in everything I see
I believe in angels
When I know the time is right for me
I'll cross the stream, I Have a Dream
Hãy có ước mơ. Hãy biết ước mơ. Hãy thực hiện ước mơ. Cuộc đời bạn sẽ thay đổi. Thế giới sẽ thay đổi.
Trong đạo ta cũng có những mẫu gương. Xin kể ra vài mẫu gương rất quen thuộc gần gũi với ta.
1.Mẹ Têrêxađược sai đến phục vụ người nghèo tại Ấn Độ. Hằng ngày chứng kiến bao người nghèo bị vất ngoài đống rác. Chết dưới cống rãnh. Như con thú vật. Mẹ ước mơ người nghèo được chết như một con người. Mẹ đã bắt tay vào thực hiện. Đón rước những người nghèo hấp hối về. Chăm sóc để họ được chết như một con người. Và Mẹ đã thành công. Người nghèo được yêu thương và trân trọng. Vì họ được chăm sóc và chết như một con người.
2.Đức Cha Cassaigne Sanhthấy người phong bị phân biệt đối xử. Họ bị loại trừ ra khỏi đời sống xã hội. Ngài ước mơ người phong được yêu thương kính trọng. Và được sống ấm áp trong tình yêu thương của người thân. Ngài đã vào trại Di Linh chung sống với người phong. Để yêu thương chăm sóc họ. Ngài còn chịu chung số phận với họ. Và số phận người phong đã thay đổi. Người phong được yêu thương và tôn trọng.
3.Cha Biển đức Thuậnthấy dòng chiêm niệm cần thiết cho việc truyền giáo. Ngài đã cùng Đức Cha Allys Lý mời các dòng châu Âu. Nhưng không ai chịu sang. Họ cho rằng người Việt nam không sống đời chiêm niệm được. Ngài mơ ước lập dòng chiêm niệm cho người Việt nam. Biết bao khó khăn. Biết bao chống đối. Nhưng ngài kiên trì bắt tay vào thực hiện. Một trăm năm sau, dòng Đức Bà Annam đã phát triển thành một Hội Dòng lớn trên thế giới.
4.Và mới đây thôi, chân phước Carlo Acutis, một thiếu niên 16 tuổi, tuổi đầy ước mơ, đã dám có những ước mơ cao thượng. Đó là ước mơ cho bí tích Thánh Thể được kính tôn. Và cho Đức Mẹ được yêu mến. Ngài đã thực hiện một trang Web. Và làm cho nhiều người yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể và yêu mến Mẹ Maria. Ngài đã thành công.
Thánh Giuse mời gọi ta hãy dám ước mơ những giấc mơ cao thượng. Nhưng để ước mơ thành hiện thực phải bắt tay vào thực hiện ngay.
Hôm nay Lời Chúa dạy tôi làm gì? Hãy noi gương thánh Giuse, chỗi dậy và thực hành ngay tức khắc.
Văn Hóa
Thánh Đường
Đinh Văn Tiến Hùng
09:59 18/03/2021
Bạn trầm trồ ngưỡng phục với những tòa nhà cao tầng chọc thủng từng mây !
Bạn thán phục ngỡ ngàng với những công trình vĩ đại: trường thành, lăng tẩm, đền đài, hí trường…của những kỳ quan do con người kiến tạo !
Bạn chắc đã thưởng thức bộ phim khoa học giả tưởng ‘Chiến tranh giữa các vì sao’ (Star War)- Các phi hành gia trên những con tàu không gian siêu tốc để ngăn chặn người trên các hành tinh xâm chiếm địa cầu, không biết họ có nhìn thấy hàng triệu ngọn tháp Thánh Giá vươn cao trên vòm trời biểu tượng hòa bình tuyệt mỹ, ngăn chặn chiến tranh tàn khốc?
Ôi những Thánh đường lung linh soi bóng trên dòng nước trong xanh thơ mộng !
Ôi những Thánh đường thanh thoát vươn cao trên núi đồi hay trầm lắng trong khu rừng hoang vắng !
Những Vương cung Thánh đường uy nghiêm hùng vĩ nổi bật giữa đô thị sa hoa lộng lẫy.
Những Nguyện đường nhỏ bé khiêm cung nhìn xuống thân thương ôm ấp che chở những mái tranh nghèo nàn xiêu vẹo.
Tiếng chuông vang vọng mời gọi thức giấc đón một ngày mới hồng ân khi ánh bình minh còn e ấp nơi chân trời.
Tiếng chuông thúc giục qui tụ nguyện cầu ơn phúc khi hoàng hồn lịm tắt sau dẫy núi đồi.
Tôi nhớ văn hào Aleksandr Solzenicyn đã ca tụng vẻ đẹp linh thiêng của những ngôi Thánh đường qua những vần thơ huyền diệu mượt mà sau :
‘Thư thái trên sườn đồi, ngạo nghễ trên những ngọn núi cao hay ẩn mình trong những dòng sông sâu. Những ngôi Thánh đường như những nàng công chúa vận xiêm y rữc rỡ.
Nhìn xuống những mái nhà gỗ tranh là những ngọn tháp chuông hùng dũng. Từ phố thị đến thôn quê, từ đỉnh tháp hướng về trời cao, những tiếng chuông không ngừng giục giã gọi nhau.
Từ thuở nào con người vẫn ích kỷ nhỏ nhen, nhưng chiều về những tiếng chuông đổ hồi trên thôn xóm, trên đồng ruộng, trên núi rừng, người dừng lại ngẩng nhìn và ra khỏi cuộc sống thấp hèn của họ.
Cha ông chúng ta đã để lại phần cao quí nhất của các ngài. Mãi mãi tâm tình của các ngài vẫn còn ghi khắc hàng ngày trên những viên đá này, trong những tháp chuông này.’
Đúng như những lời cảm tác trên của Solzenicyn !
Thánh đường tượng trưng sức sống thiêng liêng.
Nơi giao hòa giữa Thượng Đế và con người.
Nơi con người gặp nhau, kết nối tin yêu, chia sẻ vui buồn.
Đừng biến Thánh đường thành nơi trần tục trao đổi bán buôn,vui chơi giải trí, như Chúa đã cảnh cáo trong Phúc âm.
Đừng biến Thánh đường thành viện bảo tàng mang chiêu bài trưng bày nghệ thuật, bảo tồn văn hóa như bọn Cộng sản vô thần.
Đừng biến Thánh dường thành Hợp tác xã chăn nuôi nhơ nhớp như tôi đã được chứng kiến lúc đi tù tại Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa Cộng sản.
Ôi những Thánh đường linh thiêng cao quí mà bọn cộng sản vô thần đang cố triệt hạ !
Trong cuộc đời, tôi đã được diễm phúc kính viếng những Thánh đường nguy nga lộng lẫy hay những Nhà thờ nhỏ bé khiêm tốn. Tất cả đều dâng lên trong lòng niềm an ủi ấp ủ tin yêu, nhưng có lẽ ngôi Thánh đường quê nghèo xưa lưu lại nơi tôi nhiều kỷ niệm đẹp tuổi thơ không thể phai mờ.
Thánh Đường Xóm Đạo Quê Nghèo
( Lễ kính Thánh Cả Giuse 19/3 hàng năm )
Thánh đường im bóng lững lơ mây buồn,
Chiều về vang vọng hồi chuông,
Con đường xóm nhỏ thân thương tiếng người.
Chuông ngân thúc dục gọi mời,
Bước chân vội vã về nơi Nguyện đường :
Giu-se Thánh Cả nêu gương,
Con chiên Họ Đạo mến thương dâng đầy,
Sớm chiều qui tụ nơi đây,
Dâng lời khấn nguyện ngày ngày tin yêu.
Ngoài kia đã tắt nắng chiều,
Bàn thờ toả sáng,bóng xiêu Tượng Vàng,
Rộn lên tiếng hát ca vang :
‘ Giu-se xóm nhỏ nghèo nàn thủa xưa…’ (*)
Kính yêu biết mấy cho vừa !
Tuổi thơ dịu ngọt luôn mơ màu hồng.
Say sưa nhìn Chúa Hài Đồng,
Trên tay Thánh Cả ẵm bồng nâng niu,
Tay kia Huệ Trắng mến yêu,
Ôi! Sao đẹp quá làm siêu ngất hồn!
Cuộc đời bóng xế hoàng hôn,
Nổi trôi kiếp sống bồn chồn vấn vương,
Dâng dâng gợi nhớ giáo đường,
Mến thương họ đạo thân thương thuở nào.
Thánh đường in dấu trong tôi,
Mang bao kỷ niệm của thời ấu thơ,
Vấn vương đến tận bây giờ,
Quê nghèo họ đạo trong mơ ngày nào.
Nơi đây cuộc sống xôn xao,
Vắng hồi chuông vọng biết bao gọi mời,
Thánh đường chốn ấy quê tôi,
Nhớ thương xóm đạo khuất nơi quê nghèo!
(*) Mượn ý lời bài Thánh ca ‘Giuse xóm đạo điêu tàn’ của cố Lm Đạo Minh Dòng thánh Giuse.
Đinh văn Tiến Hùng
Giuse và Maria: Không Đối Thoại
Nguyễn Trung Tây
13:00 18/03/2021
Nguyễn Trung Tây
Giuse và Maria: Không Đối Thoại
Khi trai gái yêu nhau say đắm, con gái ít nói, hay làm duyên nhỏ, tỏ vẻ e lệ. Con trai trong tình yêu thì khác. Bình thường ít nói, nhưng khi mê đắm, con trai nói nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nói nhiều hơn là bởi vì cô gái và tình yêu mê man dành cho cô ta. Nhưng một khi lấy nhau, hiện tượng này dần dần đổi chiều. Con gái nói nhiều hơn, và con trai nói ít đi. Một ngày, hai ngày, rồi một năm, mười năm, hiện tượng nói ít nói nhiều tạo ra một hố sâu vô hình giữa vợ và chồng. Vô hình nhưng rất thật. Hố sâu này xuất hiện trong mọi gia đình từ cổ chí kim. Gia đình thánh gia cũng không là một ngoại lệ.
Maria mang thai. Nhưng Maria, như được diễn tả trong Kinh Thánh, không nói chi về bào thai với Giuse. Giuse biết hôn thê Maria có thai, nhưng Giuse, theo như Kinh Thánh, cũng không nói gì với Maria. Cả hai chọn lựa không đối thoại. Càng không đối thoại, hố sâu giữa Giuse và Maria càng thêm sâu thẳm đến nỗi Giuse đã dự tính ly dị Maria (Matt 1:19).
Nhiều đôi vợ chồng giải quyết hiện tượng hố sâu bằng cách chấp nhận hố sâu. “Anh ấy là thế!” “Cô ấy như vậy.” Cả hai cuối cùng chấp nhận nhau “là thế,” là “như vậy,” bởi hạnh phúc của con cái và bởi danh dự gia đình, hay bởi những lý do gì đó chỉ có người trong cuộc mới biết.
Nhiều đôi vợ chồng giải quyết hiện tượng hố sâu bằng cách mang nhau ra tòa ly dị!
Nhiều đôi vợ chồng giải quyết hiện tượng hố sâu bằng cách gặp chuyên gia tâm lý. Counselor là phương tiện giúp đôi vợ chồng đối thoại lại được với nhau. Qua đó, chiều sâu của hố sâu bớt bị đào thêm sâu, nhưng dần dần được lấp, hy vọng sẽ đầy vào một ngày. Hoặc nếu không đầy, hố sâu cũng đã bớt sâu để vợ và chồng bắt đầu nối lại được vòng tay. Vòng tay nối lại, tha thứ và hòa giải như một định luật sẽ ghé vào.
Trong trường hợp Giuse và Maria, nhân vật đứng ra hòa giải để cả hai đối thoại lại với nhau chính là Thiên Chúa. Trong khi Giuse toan tính ly dị Maria, sứ thần Thiên Chúa hiện ra đối thoại với người thanh niên không chịu đối thoại. Bởi cuộc đối thoại, hố sâu của cuộc hôn nhân giữa Giuse và Maria được lấp đầy. Bởi cuộc đối thoại của Thiên Chúa, Giuse chủ động đối thoại lại với Maria (Matt 1:24).
Bạn thân,
Gia đình Thánh là một tấm gương thực tế cho tất cả các đôi vợ chồng. Đối thoại sẽ lấp đầy hố sâu để cả hai tới lại với nhau. Không đối thoại, anh sẽ đứng bên này sông, em vẫn ở bên kia sông. Kết quả của không đối thoại là cay đắng, hờn giận, tiếc nuối với những chữ “nếu”… Đổ vỡ là một chuyện sẽ tới!
Lời Nguyện
Xin thánh Giuse cầu nguyện cho chúng con biết cách đối thoại để hố sâu giữa chúng con được lấp đầy.
Nguyễn Trung Tây
Giuse và Maria: Không Đối Thoại
Khi trai gái yêu nhau say đắm, con gái ít nói, hay làm duyên nhỏ, tỏ vẻ e lệ. Con trai trong tình yêu thì khác. Bình thường ít nói, nhưng khi mê đắm, con trai nói nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nói nhiều hơn là bởi vì cô gái và tình yêu mê man dành cho cô ta. Nhưng một khi lấy nhau, hiện tượng này dần dần đổi chiều. Con gái nói nhiều hơn, và con trai nói ít đi. Một ngày, hai ngày, rồi một năm, mười năm, hiện tượng nói ít nói nhiều tạo ra một hố sâu vô hình giữa vợ và chồng. Vô hình nhưng rất thật. Hố sâu này xuất hiện trong mọi gia đình từ cổ chí kim. Gia đình thánh gia cũng không là một ngoại lệ.
Maria mang thai. Nhưng Maria, như được diễn tả trong Kinh Thánh, không nói chi về bào thai với Giuse. Giuse biết hôn thê Maria có thai, nhưng Giuse, theo như Kinh Thánh, cũng không nói gì với Maria. Cả hai chọn lựa không đối thoại. Càng không đối thoại, hố sâu giữa Giuse và Maria càng thêm sâu thẳm đến nỗi Giuse đã dự tính ly dị Maria (Matt 1:19).
Nhiều đôi vợ chồng giải quyết hiện tượng hố sâu bằng cách chấp nhận hố sâu. “Anh ấy là thế!” “Cô ấy như vậy.” Cả hai cuối cùng chấp nhận nhau “là thế,” là “như vậy,” bởi hạnh phúc của con cái và bởi danh dự gia đình, hay bởi những lý do gì đó chỉ có người trong cuộc mới biết.
Nhiều đôi vợ chồng giải quyết hiện tượng hố sâu bằng cách mang nhau ra tòa ly dị!
Nhiều đôi vợ chồng giải quyết hiện tượng hố sâu bằng cách gặp chuyên gia tâm lý. Counselor là phương tiện giúp đôi vợ chồng đối thoại lại được với nhau. Qua đó, chiều sâu của hố sâu bớt bị đào thêm sâu, nhưng dần dần được lấp, hy vọng sẽ đầy vào một ngày. Hoặc nếu không đầy, hố sâu cũng đã bớt sâu để vợ và chồng bắt đầu nối lại được vòng tay. Vòng tay nối lại, tha thứ và hòa giải như một định luật sẽ ghé vào.
Trong trường hợp Giuse và Maria, nhân vật đứng ra hòa giải để cả hai đối thoại lại với nhau chính là Thiên Chúa. Trong khi Giuse toan tính ly dị Maria, sứ thần Thiên Chúa hiện ra đối thoại với người thanh niên không chịu đối thoại. Bởi cuộc đối thoại, hố sâu của cuộc hôn nhân giữa Giuse và Maria được lấp đầy. Bởi cuộc đối thoại của Thiên Chúa, Giuse chủ động đối thoại lại với Maria (Matt 1:24).
Bạn thân,
Gia đình Thánh là một tấm gương thực tế cho tất cả các đôi vợ chồng. Đối thoại sẽ lấp đầy hố sâu để cả hai tới lại với nhau. Không đối thoại, anh sẽ đứng bên này sông, em vẫn ở bên kia sông. Kết quả của không đối thoại là cay đắng, hờn giận, tiếc nuối với những chữ “nếu”… Đổ vỡ là một chuyện sẽ tới!
Lời Nguyện
Xin thánh Giuse cầu nguyện cho chúng con biết cách đối thoại để hố sâu giữa chúng con được lấp đầy.
Nguyễn Trung Tây
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Vồng Cho Em
Nguyễn Bá Khanh
14:05 18/03/2021
CÂU VỒNG CHO EM
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Cầu vồng là chuyện của thiên nhiên
Đố ai chiêm ngưỡng chẳng đâm ghiền?
Vòng cung rực rỡ còn chôn giấu
Muôn điều lí thú, giai điệu êm…
(Trích thơ củaThiên Ân)
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Vồng Cho Em
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Cầu vồng là chuyện của thiên nhiên
Đố ai chiêm ngưỡng chẳng đâm ghiền?
Vòng cung rực rỡ còn chôn giấu
Muôn điều lí thú, giai điệu êm…
(Trích thơ củaThiên Ân)
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Vồng Cho Em
VietCatholic TV
19g thứ Sáu 19/3 giờ VN: Đàng Thánh Giá trực tuyến trên chính con đường Chúa đã đi lên đồi Golgotha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:24 18/03/2021
Tại Giêrusalem nơi Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút cuối cùng của Ngài trong cuộc sống dương thế, trong suốt Mùa Chay và đặc biệt là trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, các hiệp sĩ Thánh Mộ và anh chị em tín hữu cùng đi đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi để lên đồi Golgotha.
Được đi lại trên chính con đường thương khó Chúa đã đi qua là một kinh nghiệm sâu sắc thay đổi cuộc đời biết bao người hành hương đến Giêrusalem.
Tiếc thay vì hoàn cảnh đại dịch coronavirus kinh hoàng này, điều này không thể thực hiện. Chính vì thế các hiệp sĩ quản thủ Thánh Mộ đã dùng đến phương tiện truyền thông trực tuyến để các tín hữu gần xa có thể hiệp ý với các ngài.
Tương truyền, sinh thời Đức Mẹ có thói quen hàng ngày đi viếng lại tất cả những nơi Chúa Con đã đi qua trong cuộc tử nạn. Sau khi hoàng đế Constantine công nhận Kitô giáo vào năm 313, địa điểm của một số chặng quan trọng trong đàng thánh giá này đã được xác định cụ thể. Trong một tác phẩm của mình Thánh Giêrônimô sinh năm 342 và qua đời năm 420 tại Bê-lem cho biết có nhiều đám đông hành hương từ nhiều nước khác nhau đến thăm các nơi thánh và đi đàng thánh giá tại Thánh Địa.
Năm 1342, các tu sĩ Phanxicô được chỉ định làm người canh giữ các di tích Thánh Địa. Các tín hữu sẽ nhận được ân xá khi cầu nguyện ở những chặng sau: Tại dinh tổng trấn Philatô, tại nơi Đức Mẹ gặp Đức Giêsu, tại nơi Chúa ngỏ lời với các người phụ nữ thành Giêrusalem, tại nơi Chúa gặp ông Simôn thành Kirênê, tại nơi lính tráng lột áo Chúa, tại nơi Chúa chịu đóng đinh, và tại hang đá nơi an táng Chúa.
Khi những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ chặn đường sang Thánh Địa, việc cho tái dựng các chặng đàng thánh giá được thực hiện tại các trung tâm hành hương lớn trên thế giới,
Vào cuối thế kỷ thứ 17, việc cho dựng các chặng đàng thánh giá trong các nhà thờ ngày trở nên phổ biến. Năm 1686, Đức Innocent 11 nhận thấy hiếm người có thể tới được Thánh Địa vì sự cấm cản của Hồi giáo, ngài ban cho các tu sĩ dòng thánh Phanxicô đặc quyền được dựng chặng đàng thánh giá nơi tất cả các nhà thờ của mình. Năm 1731 Đức Clementê 12 mở rộng đặc quyền này hơn nữa và cho phép tất cả mọi nhà thờ được đặt các chặng đàng thánh giá.
Phối hợp với các hiệp sĩ quản thủ Thánh Mộ, chúng tôi sẽ phát đàng thánh giá trên chính con đường Chúa đã đi qua bằng Việt Ngữ vào lúc 7 giờ tối ngày thứ Sáu 19 tháng Ba. Xin quý vị và anh chị em đón xem để hiệp ý cầu nguyện cho Giáo Hội và thế giới, và cũng xin báo cho thân bằng quyến thuộc.
Xin trân trọng cám ơn.
Đau buồn: Nữ sinh bị giết trong một trường Công Giáo Canada. Bênh vực đạo lý ĐHY Ladaria bị tấn công
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:04 18/03/2021
1. Mới mở cửa lại được một tháng Bảo tàng viện Vatican lại bị đóng cửa vì lo ngại coronavirus
Tính đến chiều thứ Hai 15 tháng Ba, tử vong toàn thế giới đã lên đến 2,665,249 người chết, trong số 120,417,290 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ của ngày Chúa Nhật đã có 8,144 người chết và thêm 490,230 người nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Ý đã lên đến 102,145 người, trong số 3,223,142 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong vòng 24 giờ của ngày Chúa Nhật có 264 người chết, và 21,315 trường hợp nhiễm coronavirus.
Vì số người nhiễm bệnh trong một ngày lên quá cao như thế, nên Bảo tàng viện Vatican lại phải đóng cửa. Các nơi khác thường thu hút khác du lịch như dinh thự Giáo hoàng ở Castel Gandolfo, cách Roma khoảng 25 cây số, cũng bị đóng cửa.
Ngày 1 tháng Hai vừa qua, sau 88 ngày đóng cửa, Bảo tàng viện Vatican đã mở cửa lại, nhưng chỉ được một tháng 12 ngày, bây giờ lại phải đóng cửa. Mức độ lây nhiễm coronavirus ở Italia đang gia tăng. Miền Lazio, bao quanh Rôma, từ màu vàng đã chuyển sang sang màu cam, và người ta dự báo vào dịp lễ Phục sinh cả nước này sẽ bị giới nghiêm từ mùng 3 đến 5 tháng Tư.
Bà Barbara Jatta, Tổng giám đốc viện bảo tàng Vatican, cho biết: “Trong những tháng bị đóng cửa, số người viếng thăm viện bảo tàng này tăng vọt qua các mạng xã hội, cũng như nhờ sự cộng tác của Bộ truyền thông của Tòa Thánh và việc xuất bản các videos tham viếng trực tuyến.”
Cho đến nay, Tòa Thánh vẫn chưa thể lên lịch cho các hoạt động quan trọng trong Tuần Thánh và Lễ Phục sinh.
Source:Vatican Museums
2. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức chỉ trích tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin
Hội Đồng Giám Mục Đức, qua Giám mục Georg Bätzing, đã nộp dubium, tức là Bản câu hỏi chính thức lên Bộ Giáo Lý Đức Tin để yêu cầu trả lời về khả năng chúc lành cho các kết hiệp đồng giới.
Chỉ vài giờ sau khi Bộ Giáo Lý Đức Tin tuyên bố “KHÔNG”, Giám mục Georg Bätzing đã lên tiếng chỉ trích câu trả lời của Đức Hồng Y Tổng trưởng Luis Ladaria. Thực ra, đó không chỉ là câu trả lời của Đức Hồng Y Luis Ladaria. Đức Giáo Hoàng cũng đồng ý với ý kiến này và truyền công bố.
“Không có câu trả lời dễ dàng nào”, Giám mục Bätzing phản ứng lại trước tuyên bố ‘KHÔNG’ của Vatican đối với các hình thức chúc phúc đồng giới.
Giám mục Georg Bätzing, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đưa ra lời bình luận trên vào hôm thứ Hai 15 tháng 3, chỉ vài giờ sau khi Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là CDF, của Vatican minh định rằng Giáo Hội Công Giáo không có quyền ban các phép lành phụng vụ cho các kết hiệp đồng tính luyến ái.
Giám mục Bätzing nói rằng câu trả lời của CDF đối với câu hỏi về khả năng ban phép lành cho các kết hiệp đồng giới phản ánh “tình trạng giáo huấn của Giáo hội như được thể hiện trong một số tài liệu của Giáo triều Rôma”, CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, báo cáo.
Ông nói tiếp: “Tại Đức và các nơi khác của Giáo hội trên toàn thế giới, đã có những cuộc thảo luận trong một thời gian về cách thức mà giáo huấn và việc phát triển giáo lý này nói chung có thể được nâng cao với những lập luận khả thi - trên cơ sở những chân lý căn bản của đức tin và luân lý, những suy tư thần học tiến bộ, và cũng là sự cởi mở với những kết quả gần đây hơn của khoa học nhân văn và hoàn cảnh sống của con người ngày nay. Không có câu trả lời dễ dàng cho những câu hỏi kiểu này”.
CNA Deutsch trước đây đã báo cáo rằng Bätzing bày tỏ sự ủng hộ đối với các mối quan hệ đồng giới, nói rằng “chúng tôi cần các giải pháp cho điều này”.
Trong tuyên bố của mình, các Giám mục đã đề cập đến tác động của những can thiệp từ CDF trên “Tiến Trình Công Nghị tại Đức”, một sự kiện kéo dài nhiều năm đưa giáo dân và các giám mục đến việc thảo luận bốn chủ đề chính: việc thực thi quyền lực trong Giáo Hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ.
Bätzing nói rằng “Tiến Trình Công Nghị” đang tìm cách giải quyết “chủ đề về các mối quan hệ thành công một cách toàn diện, đồng thời cũng xem xét sự cần thiết và giới hạn của sự phát triển tín lý Giáo Hội”.
Ông nói thêm: “Các quan điểm mà Bộ Giáo lý Đức tin đưa ra ngày hôm nay phải và sẽ tự nhiên tìm thấy đường lối của chúng trong các cuộc thảo luận này”.
Trong khi đó, Đức Cha Rudolf Voderholzer Giám mục Regensburg hoan nghênh tài liệu của CDF.
Trong một tuyên bố ngày 15 tháng 3, ngài nói: “Bộ Giáo lý Đức tin đã nói rõ rằng Giáo hội không có thẩm quyền chúc lành cho các mối quan hệ đồng giới. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận việc công bố tài liệu và các giải thích kèm theo”.
“Cùng với Đức Giáo Hoàng và các thành viên của Thượng Hội đồng Gia đình năm 2015, tôi cũng nhấn mạnh rằng mọi người, bất kể khuynh hướng tình dục, đều phải được tôn trọng về phẩm giá của mình và phải được đối xử một cách thận trọng, trong khi ‘mọi dấu chỉ của sự phân biệt đối xử bất công’ phải được cẩn thận tránh xa” (Amoris laetitia, 250).
Source:Catholic News Agency
3. Đụng đến đồng tính, Đức Hồng Y Ladaria trở thành mục tiêu oanh kích tự do
Sau khi Vatican nói rằng Giáo Hội không thể chúc lành cho các kết hiệp đồng giới, Đức Hồng Y Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đã trở thành mục tiêu tấn công trên các mạng xã hội. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết ngay cả Tòa Bạch Ốc cũng đưa ra phản ứng.
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki nói rằng Tổng thống Biden ủng hộ các cuộc hôn nhân đồng giới.
Hôm thứ Hai, Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là CDF, đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi về thẩm quyền của Giáo hội trong việc chúc lành cho các kết hiệp đồng giới. CDF nói rằng Giáo hội không có quyền chúc phúc cho các kết hiệp đồng giới hoặc bất kỳ mối quan hệ nào “liên quan đến hoạt động tình dục ngoài hôn nhân”.
Khi được một phóng viên hỏi hôm thứ Hai rằng liệu tổng thống có phản ứng với tuyên bố của Vatican hay không, thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết ông không có “phản ứng cá nhân” nhưng tái khẳng định sự ủng hộ lâu dài của tổng thống đối với các kết hiệp đồng giới.
“Tôi không nghĩ ông ấy có phản ứng cá nhân với Vatican, không. Ông ấy tiếp tục tin tưởng và ủng hộ các kết hiệp đồng giới, như các bạn biết đấy. Ông ấy đã có quan điểm đó từ lâu rồi,” Psaki nói.
Ông Biden là tổng thống Công Giáo thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông ta đã nhiều lần tuyên bố đức tin Công Giáo của mình trước công chúng, và Psaki đã gọi Biden là “một người Công Giáo sùng đạo”.
Trong quá khứ, Biden đã từng phản đối việc xác định lại hôn nhân, đã bỏ phiếu cho Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân của liên bang vào năm 1996 định nghĩa hôn nhân là giữa một nam và một nữ. Là ứng cử viên phó tổng thống trong chiến dịch tranh cử năm 2008, Biden tuyên bố phản đối việc “xác định lại về mặt dân sự những gì cấu thành hôn nhân”, theo Reuters.
Đến tháng 5 năm 2012, Biden bắt đầu thay đổi lập trường qua tuyên bố ủng hộ việc xác định lại hôn nhân vài ngày trước khi Tổng thống Obama ủng hộ điều này.
Vào năm 2016, Biden đã tổ chức một lễ cưới đồng giới - một hành động khiến một số giám mục hàng đầu của Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích.
“Khi một chính trị gia Công Giáo nổi tiếng công khai và tự nguyện làm lễ tại một buổi lễ để long trọng hóa mối quan hệ của hai người đồng giới, sự lầm lạc nảy sinh liên quan đến giáo huấn Công Giáo về hôn nhân và các nghĩa vụ đạo đức tương ứng của người Công Giáo. Những gì chúng tôi thấy là một nhân chứng phản chứng, thay vì một nhân chứng trung thành được xác lập trên sự thật”, thông báo trên blog của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, viết như trên bốn ngày sau khi Biden chủ trì buổi lễ.
Tuyên bố được ký bởi Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cũng như các chủ tịch ủy ban hôn nhân và tư pháp trong USCCB lúc bấy giờ, là Đức Cha Richard Malone ở Buffalo và Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của Miami.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ hiện nay, là Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, gần đây đã đề cập đến lập trường của Biden về hôn nhân như một lập trường mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo hội.
Trong một tuyên bố ngày 20 tháng Giêng trong lễ nhậm chức tổng thống của Biden, Đức Tổng Giám Mục Gomez lưu ý rằng “Tổng thống mới của chúng ta đã cam kết theo đuổi một số chính sách có thể phương hại đến đạo đức và đe dọa tính mạng và phẩm giá con người, nghiêm trọng nhất là trong các lĩnh vực phá thai, tránh thai, hôn nhân, và ý thức hệ giới tính”.
Source:Catholic News Agency
4. Nữ sinh 17 tuổi bị giết trong một trường trung học Công Giáo Canada
Một nữ sinh Công Giáo 17 tuổi đã chết sau khi bị đâm tại một trường trung học Công Giáo gần Edmonton vào sáng thứ Hai 15 tháng Ba.
Theo các quan chức địa phương, cảnh sát đã được yêu cầu tới Trường Công Giáo Christ the King ở Leduc, Alberta ngay trước 10 giờ sáng ngày 15 tháng Ba.
Họ nói rằng cô gái đã bị đâm trong một lớp học. Cô được chở đến một bệnh viện địa phương, nơi cô chết vì vết thương của mình.
Một nam sinh 19 tuổi đã bị bắt sau đó trong cùng ngày và hiện đang bị giam giữ, Edmonton Journal đưa tin.
Danh tính của nghi phạm và nạn nhân chưa được công khai, và không rõ họ có quen biết nhau hay không.
Charlie Bouchard, giám đốc của Trường Công Giáo Saint Thomas Aquinas Roman, gọi tắt là STAR, bao gồm cả trường Chúa Kitô Vua, cho biết cộng đồng nhà trường cảm thấy mất mát rất lớn.
“Chúng tôi không thể bày tỏ đủ nỗi buồn sâu sắc mà chúng tôi cảm thấy đối với các thành viên gia đình, bạn bè và các nhân viên đã mất đi một người thân yêu ngày hôm nay và cuộc sống của họ sẽ mãi mãi thay đổi”, Bouchard nói trong một tuyên bố.
Michelle Lamer, chủ tịch Hội đồng Quản trị Công Giáo STAR, đã lên tiếng cầu nguyện và chia buồn.
“Là một cộng đồng đức tin được liên kết với nhau, chúng tôi cầu xin Chúa ban sức mạnh cho tất cả những người đang đau khổ, và cầu nguyện cho họ tìm thấy niềm an ủi và sự chữa lành nhờ Chúa Giêsu Kitô.”
Source:Catholic News Agency
Thánh Ca
Thánh Ca: Đường Thập Giá – Trình bày: Ca sĩ Như Ý
VietCatholic Network
06:05 18/03/2021
1. Có một con đường mà Chúa muốn con đi, một con đường mà Chúa đã đi qua, một con đường mang tên thập giá. Chúa đã đi qua, Chúa đã đi qua con đường như thế đó từng bước chân hiên ngang Thập giá đến vinh quang.
ĐK. Con hiểu rằng đường con sẽ đi qua, con hiểu rằng trần gian lắm phong ba, con hiểu rằng tình Chúa vẫn bao la, Chúa cho con niềm tin và hy vọng. Xin một đời thập giá dẫn con đi, xin một đời vượt qua những gian nguy, xin một đời thập giá vác trên vai, xin một đời được sống trong tình Ngài.
2. Bước chân trong đời nhiều khi thấy bơ vơ, làm sao hiểu đường con đúng hay sai, và nơi nào cho con hạnh phúc? Chúa muốn con đi, Chúa muốn con đi con đường mang chân lý: Thập giá dẫu đau thương niềm vui sẽ miên trường.
3. Những cơn mưa chiều lòng con bỗng cô liêu, đường đi nào dạy con biết thương yêu, đường đi nào không vương Thập giá? Chúa đã đi qua Chúa biết con đây thân phận con yếu đuối và Chúa đỡ nâng con để con bước theo Ngài