Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y O'Brien từ bỏ quyền lợi và đặc ân của tước vị Hồng Y
Lm. Trần Đức Anh OP
17:51 20/03/2015
VATICAN. ĐHY Keit O'Brien từ bỏ các quyền lợi và đặc quyền của tước vị Hồng Y.
Trong thông cáo công bố hôm 20-3-2015, Đức Hồng Y Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn cho biết ”ĐTC đã chấp nhận việc từ bỏ các quyền lợi và đặc quyền của tước vị Hồng Y theo các khoản giáo luật 349, 353 và 356 do ĐHY Keith Michael Patrick O'Brien, nguyên TGM giáo phận Saint Andrews và Edinburg, Ecosse, đệ trình, sau thời gian dài cầu nguyện. Với biện pháp này, ĐTC bày tỏ mối quan tâm mục tử với tất cả các tín hữu của Giáo Hội tại Ecosse và khuyến khích họ tiếp tục hành trình canh tân và hòa giải trong niềm tín thác.”
ĐHY O'Brien năm nay 77 tuổi. Ngày 18-2-2013, ĐTC Biển Đức 16 đã nhận đơn từ chức TGM giáo phận Saint Andrews và Edinburg của ĐHY. Sau đó ĐHY cũng loan báo không tham dự mật nghị bầu Giáo Hoàng tiếp đó và đã nhận thực rằng: ”Có những lúc lối cư xử của tôi về tính dục ở dưới mức độ cần phải có trong tư cách là linh mục, TGM và Hồng Y”. Rồi ĐHY xin lỗi những người ngài xúc phạm, Giáo Hội Công Giáo và nhân dân Ecosse”.
Ngày 15-5-2013, Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, với sự đồng ý của ĐTC Phanxicô, ĐHY rời Ecosse trong vài tháng để canh tân tinh thần, cầu nguyện và thống hối. Mọi quyết định liên quan đến số phận tương lai của ĐHY sẽ được thỏa thuận với Tòa Thánh”.
Với quyết định được thông báo ngày 20-3-2015 trên đây, ĐHY O'Brien tiếp tục là Giám Mục và là Hồng Y, nhưng không còn các quyền lợi và đặc quyền của tước vị Hồng Y, nghĩa là không tham dự các công nghị của Hồng Y đoàn, không tham dự việc bầu Giáo Hoàng, và không còn là cố vấn cho Đức Giáo Hoàng.
Trong thông cáo được Văn phòng thông tin của Tổng giáo phận Saint Andrews và Edinburg công bố sau khi tin trên đây, ĐHY O'Brien tái xin lỗi và bày tỏ sự đau buồn sâu xa vì hành động của mình trong quá khứ, đồng thời nói thêm rằng: ”Tôi cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì sự săn sóc hiền phụ của Ngài đối với tôi và những người mà tôi đã làm thương tổn bằng bất cứ cách nào. Tôi sẽ tiếp tục không thi hành vai trò nào trong đời sống công khai của Giáo Hội tại Ecosse và dành phần còn lại của đời tôi sống ẩn dật, cầu nguyện đặc biệt cho Tổng giáo phận Saint Andrews và Edinburg, cho Ecosse và những người mà tôi đã làm thương tổn cách nào đó” (SD 20-3-2015)
ĐHY O'Brien năm nay 77 tuổi. Ngày 18-2-2013, ĐTC Biển Đức 16 đã nhận đơn từ chức TGM giáo phận Saint Andrews và Edinburg của ĐHY. Sau đó ĐHY cũng loan báo không tham dự mật nghị bầu Giáo Hoàng tiếp đó và đã nhận thực rằng: ”Có những lúc lối cư xử của tôi về tính dục ở dưới mức độ cần phải có trong tư cách là linh mục, TGM và Hồng Y”. Rồi ĐHY xin lỗi những người ngài xúc phạm, Giáo Hội Công Giáo và nhân dân Ecosse”.
Ngày 15-5-2013, Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, với sự đồng ý của ĐTC Phanxicô, ĐHY rời Ecosse trong vài tháng để canh tân tinh thần, cầu nguyện và thống hối. Mọi quyết định liên quan đến số phận tương lai của ĐHY sẽ được thỏa thuận với Tòa Thánh”.
Với quyết định được thông báo ngày 20-3-2015 trên đây, ĐHY O'Brien tiếp tục là Giám Mục và là Hồng Y, nhưng không còn các quyền lợi và đặc quyền của tước vị Hồng Y, nghĩa là không tham dự các công nghị của Hồng Y đoàn, không tham dự việc bầu Giáo Hoàng, và không còn là cố vấn cho Đức Giáo Hoàng.
Trong thông cáo được Văn phòng thông tin của Tổng giáo phận Saint Andrews và Edinburg công bố sau khi tin trên đây, ĐHY O'Brien tái xin lỗi và bày tỏ sự đau buồn sâu xa vì hành động của mình trong quá khứ, đồng thời nói thêm rằng: ”Tôi cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì sự săn sóc hiền phụ của Ngài đối với tôi và những người mà tôi đã làm thương tổn bằng bất cứ cách nào. Tôi sẽ tiếp tục không thi hành vai trò nào trong đời sống công khai của Giáo Hội tại Ecosse và dành phần còn lại của đời tôi sống ẩn dật, cầu nguyện đặc biệt cho Tổng giáo phận Saint Andrews và Edinburg, cho Ecosse và những người mà tôi đã làm thương tổn cách nào đó” (SD 20-3-2015)
Tòa Thánh lên án vụ khủng bố tại Tunisi
Lm. Trần Đức Anh OP
09:41 20/03/2015
VATICAN. ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, lên án vụ khủng bố tại Tunisi hôm 18-3 vừa qua, làm cho 22 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
5 tên khủng bố có liên hệ đến cái gọi là ”Nhà nước Hồi giáo” IS, toan tính tấn công trụ sở quốc hội, nhưng sau đó đã rút vào Bảo tàng viện Bardo và bắt giữ các du khách làm con tin. Sau cuộc tấn công của lực lượng an ninh, có 22 người chết, trong đó 22 là du khách nước ngoài và 42 người bị thương. 1 người bị bắt, 2 tên khủng bố bị giết và một số khác tẩu thoát.
Tuyên bố với giới báo chí sau một cuộc gặp gỡ ở Roma nhân kỷ niệm 25 năm tái lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Rumani, ĐTC gọi cuộc tấn công khủng bố ở Tunisi là ”một điều cực kỳ tàn ác và vô nhân đạo, không thể tưởng tượng được. Những hành động này phải bị lên án một cách mạnh mẽ nhất. Và ta phải hy vọng rằng, nhân danh Thiên Chúa, họ không còn gây ra những hành vi bạo lực nữa”.
ĐHY Parolin cũng cho biết Tòa Thánh mong ước cộng tác với Rumani để củng cố các quan hệ songphương và thăng tiến sự hòa hợp, hòa bình trên thế giới.
Sau lời tuyên bố trên đây, ĐHY Parolin đã gửi điện cho Đức Cha Ilario Antoniazzi, TGM giáo phận Tunis, thủ đô Tunisi và cho biết:
”Sau khi được thông báo về vụ khủng bố trầm trọng tại thành phố Tunis hôm 18-3-2015, làm cho nhiều người chết và bị thương, ĐTC Phanxicô tái mạnh mẽ lên án mọi hành vi chống lại hòa bình và tính chất thánh thiêng của sự sống con người. Ngài hiệp ý trong kinh nguyện với những đau khổ của các gia đình đang chịu tang tóc, với tất cả những người bị thương tổn vì thảm trạng này cũng như với toàn dân Tunisi bị thử thách. ĐTC cầu xin Chúa đón nhận những người bị thiệt mạng vào trong an bình của Chúa và an ủi những người bị thương nặng. Như bảo chứng niềm an ủi, ĐTC cầu xin Chúa ban dồi dào phúc lành trên tất cả mọi người”. (SD 18-3-2015)
5 tên khủng bố có liên hệ đến cái gọi là ”Nhà nước Hồi giáo” IS, toan tính tấn công trụ sở quốc hội, nhưng sau đó đã rút vào Bảo tàng viện Bardo và bắt giữ các du khách làm con tin. Sau cuộc tấn công của lực lượng an ninh, có 22 người chết, trong đó 22 là du khách nước ngoài và 42 người bị thương. 1 người bị bắt, 2 tên khủng bố bị giết và một số khác tẩu thoát.
Tuyên bố với giới báo chí sau một cuộc gặp gỡ ở Roma nhân kỷ niệm 25 năm tái lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Rumani, ĐTC gọi cuộc tấn công khủng bố ở Tunisi là ”một điều cực kỳ tàn ác và vô nhân đạo, không thể tưởng tượng được. Những hành động này phải bị lên án một cách mạnh mẽ nhất. Và ta phải hy vọng rằng, nhân danh Thiên Chúa, họ không còn gây ra những hành vi bạo lực nữa”.
ĐHY Parolin cũng cho biết Tòa Thánh mong ước cộng tác với Rumani để củng cố các quan hệ songphương và thăng tiến sự hòa hợp, hòa bình trên thế giới.
Sau lời tuyên bố trên đây, ĐHY Parolin đã gửi điện cho Đức Cha Ilario Antoniazzi, TGM giáo phận Tunis, thủ đô Tunisi và cho biết:
”Sau khi được thông báo về vụ khủng bố trầm trọng tại thành phố Tunis hôm 18-3-2015, làm cho nhiều người chết và bị thương, ĐTC Phanxicô tái mạnh mẽ lên án mọi hành vi chống lại hòa bình và tính chất thánh thiêng của sự sống con người. Ngài hiệp ý trong kinh nguyện với những đau khổ của các gia đình đang chịu tang tóc, với tất cả những người bị thương tổn vì thảm trạng này cũng như với toàn dân Tunisi bị thử thách. ĐTC cầu xin Chúa đón nhận những người bị thiệt mạng vào trong an bình của Chúa và an ủi những người bị thương nặng. Như bảo chứng niềm an ủi, ĐTC cầu xin Chúa ban dồi dào phúc lành trên tất cả mọi người”. (SD 18-3-2015)
Đức Thánh Cha khuyến khích nỗ lực truyền giáo tại Nhật Bản
Lm. Trần Đức Anh OP
09:44 20/03/2015
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến 16 Giám Mục Nhật Bản sáng ngày 20-3-2015, ĐTC nồng nhiệt khuyến khích Giáo Hội tại nước này tăng cường các hoạt động loan báo Tin Mừng.
Các GM thuộc 16 giáo phận tại Nhật về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. Đây là đoàn thứ 2 và cũng là đoàn cuối cùng của các GM từ Á châu về Roma thăm Tòa Thánh trong năm nay.
Trong bài huấn dụ trao cho các GM tại buổi tiếp kiến, ĐTC ca ngợi công trình của các thừa sai và các tín hữu Công Giáo ẩn náu mà Giáo Hội Công Giáo tại nước này đang kỷ niệm 150 năm khám phá ra họ. Tấm gương của họ tiếp tục nâng đỡ đời sống Giáo Hội ngày nay và cống hiến một chỉ dẫn để sống đức tin.
ĐTC cho biết ngài cùng với các GM nồng nhiệt cám ơn nhiều thừa sai từ nước ngoài đến hoạt động truyền giáo tại Nhật Bản, cộng tác với các LM, tu sĩ địa phương và các thủ lãnh giáo dân. ĐTC nói:
”Ngoà việc nâng cỡ các cố gắng của các thừa sai trong việc loan báo Tin Mừng, tôi cũng khuyến khích anh em quan tâm đến các nhu cầu thiêng liêng và nhân bản của họ, để họ không nản chí, nhưng kiên trì trong các công tác của họ. Ước gì anh em hướng dẫn họ hiểu các phong tục của nhân dân Nhật Bản, để họ có thể trở thành những người phục vụ Tin Mừng hữu hiệu hơn và cùng nhau tìm kiếm những phương thức mới để mang tinh thần Phúc Âm vào nền văn hóa (Xc Evang. gaudium 69).
ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”công cuộc loan báo Tin Mừng không phải chỉ là trách nhiệm của những người rời bỏ quê hương đến miền đất xa xôi để rao giảng Phúc Âm... Tất cả chúng ta, do bí tích rửa tội, đều được kêu gọi trở thành những nhà truyền giáo và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu, bất kỳ chúng ta ở đâu (Mt 28,19-20). Chúng ta được kêu gọi tiến bước, trở thành cộng đoàn truyền giáo, cho dù điều này chỉ là mở cửa nhà, đi ra ngoài, tiến vào các khu xóm láng giềng. ”Một cộng đồng truyền giáo can dự bằng lời nói và việc làm vào cuộc sống thường nhật của dân chúng; bắc những nhịp cầu trên những xa cách, hạ mình xuống nếu cần, và đón nhận cuộc sống con người, đụng chạm đến thân mình đau khổ của Chúa Kitô nơi người khác. Như thế những người truyền giảng Tin Mừng có ”mùi của chiên” và chiên sẵn sàng nghe tiếng của họ” (Evang. Gaudium 24).
Nhật bản rộng gần 378 ngàn cây số vuông với 126 triệu 650 ngàn dân cư đa số theo Thần đạo và Phật giáo, và chỉ có 1,7% là tín hữu Kitô, trong đó chỉ có 444 ngàn tín hữu Công Giáo, tương đương với 0,35% dân số toàn quốc. Nếu kể cả tín hữu Công Giáo nhập cư từ nước ngoài, con số có thể lên đến 1 triệu người. Số tín hữu Công Giáo tại Nhật tăng trưởng rất chậm và hơn một lần các vị Giáo Hoàng khích lệ các hoạt động truyền giáo trực tiếp tại đây cho những người chưa biết Tin Mừng của Chúa Kitô (SD 20-3-2015)
Trong bài huấn dụ trao cho các GM tại buổi tiếp kiến, ĐTC ca ngợi công trình của các thừa sai và các tín hữu Công Giáo ẩn náu mà Giáo Hội Công Giáo tại nước này đang kỷ niệm 150 năm khám phá ra họ. Tấm gương của họ tiếp tục nâng đỡ đời sống Giáo Hội ngày nay và cống hiến một chỉ dẫn để sống đức tin.
ĐTC cho biết ngài cùng với các GM nồng nhiệt cám ơn nhiều thừa sai từ nước ngoài đến hoạt động truyền giáo tại Nhật Bản, cộng tác với các LM, tu sĩ địa phương và các thủ lãnh giáo dân. ĐTC nói:
”Ngoà việc nâng cỡ các cố gắng của các thừa sai trong việc loan báo Tin Mừng, tôi cũng khuyến khích anh em quan tâm đến các nhu cầu thiêng liêng và nhân bản của họ, để họ không nản chí, nhưng kiên trì trong các công tác của họ. Ước gì anh em hướng dẫn họ hiểu các phong tục của nhân dân Nhật Bản, để họ có thể trở thành những người phục vụ Tin Mừng hữu hiệu hơn và cùng nhau tìm kiếm những phương thức mới để mang tinh thần Phúc Âm vào nền văn hóa (Xc Evang. gaudium 69).
ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”công cuộc loan báo Tin Mừng không phải chỉ là trách nhiệm của những người rời bỏ quê hương đến miền đất xa xôi để rao giảng Phúc Âm... Tất cả chúng ta, do bí tích rửa tội, đều được kêu gọi trở thành những nhà truyền giáo và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu, bất kỳ chúng ta ở đâu (Mt 28,19-20). Chúng ta được kêu gọi tiến bước, trở thành cộng đoàn truyền giáo, cho dù điều này chỉ là mở cửa nhà, đi ra ngoài, tiến vào các khu xóm láng giềng. ”Một cộng đồng truyền giáo can dự bằng lời nói và việc làm vào cuộc sống thường nhật của dân chúng; bắc những nhịp cầu trên những xa cách, hạ mình xuống nếu cần, và đón nhận cuộc sống con người, đụng chạm đến thân mình đau khổ của Chúa Kitô nơi người khác. Như thế những người truyền giảng Tin Mừng có ”mùi của chiên” và chiên sẵn sàng nghe tiếng của họ” (Evang. Gaudium 24).
Nhật bản rộng gần 378 ngàn cây số vuông với 126 triệu 650 ngàn dân cư đa số theo Thần đạo và Phật giáo, và chỉ có 1,7% là tín hữu Kitô, trong đó chỉ có 444 ngàn tín hữu Công Giáo, tương đương với 0,35% dân số toàn quốc. Nếu kể cả tín hữu Công Giáo nhập cư từ nước ngoài, con số có thể lên đến 1 triệu người. Số tín hữu Công Giáo tại Nhật tăng trưởng rất chậm và hơn một lần các vị Giáo Hoàng khích lệ các hoạt động truyền giáo trực tiếp tại đây cho những người chưa biết Tin Mừng của Chúa Kitô (SD 20-3-2015)
Bài giảng tại Santa Marta: Hãy thương xót, đừng đóng cửa con tim lại
Đặng Tự Do
17:58 20/03/2015
Giáo Hội "là nhà của Chúa Giêsu", một ngôi nhà của lòng thương xót chào đón tất cả, và do đó không phải là một nơi mà các Kitô hữu có thể đóng cửa lại trước những ai muốn vào . Đây là thông điệp trọng tâm trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ sáng thứ Ba 17 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta.
Một thông điệp mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ: đó là Đức Giêsu luôn mở rộng cửa cho bất cứ ai tìm Ngài và đặc biệt là cho những người xa Ngài. Nhưng, Đức Giáo Hoàng than thở là một số Kitô hữu lại đóng cửa lại trước những người gõ cửa Giáo Hội. Trong khi Chúa Kitô trao ban toàn bộ lòng thương xót, những người tuyên xưng niềm tin vào Ngài đôi khi lại cản trở Ngài bằng cách đóng cửa trước những người khác.
Đừng ngăn chặn những người tìm kiếm Chúa Kitô
Suy tư của Đức Thánh Cha bắt đầu với nước, là nhân vật chính trong bài đọc phụng vụ hôm thứ Ba. Đức Thánh Cha đã bình luận về lời mô tả của tiên tri Ezekiel về dòng nước nhỏ giọt chảy ra từ ngưỡng cửa của đền thờ, và gọi đó là "nước chữa lành". Dòng nước ấy trở thành một dòng sông cuồn cuộn đầy cá, có khả năng chữa lành bất cứ ai. Và, trong Tin Mừng, đó là dòng nước của hồ Bethesda, nơi một người đàn ông bị liệt đang buồn bã nằm bên bờ hồ. Đức Giáo Hoàng đã miêu tả ông ta như là một người có chút "lười biếng" vì ông chưa bao giờ tìm cách đắm mình trong làn nước đang chuyển động hầu tìm kiếm sự chữa lành. Nhưng, Chúa Giêsu đã chữa lành anh ta và khuyến khích anh ta "bước đi", nhưng điều này gây ra sự chỉ trích của các thầy thông luật vì sự chữa lành đã diễn ra vào ngày thứ Bảy. Đó là một câu chuyện mà Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng đang xảy ra "nhiều lần" ngày hôm nay:
"Một người đàn ông - một người phụ nữ - những người cảm thấy bị bệnh trong tâm hồn, buồn bã, những người đã mắc nhiều sai lầm trong cuộc sống, tại một thời điểm nào đó cảm thấy được các dòng nước đang di chuyển - Chúa Thánh Thần đang di chuyển một cái gì đó - hoặc họ nghe thấy một từ nào đó hoặc một ý muốn "Ah, tôi muốn được bước đi! ' ... Và họ thu hết can đảm của mình và bước đi. Và bao nhiêu lần trong cộng đồng Kitô hữu ngày nay họ sẽ tìm thấy những cánh cửa đóng kín! "Nhưng bạn không thể, không thể vào. Bạn đã phạm tội và bạn không thể vào đây . Nếu bạn muốn đến, hãy đến với lễ Chúa Nhật, nhưng bao nhiêu đó thôi - đó là tất cả những gì bạn có thể làm. Như thế, những gì Chúa Thánh Thần đã tạo nên trong trái tim của con người, những người Kitô hữu với não trạng của những thầy thông luật đã triệt tiêu hoàn toàn".
Giáo Hội là đền thờ của Chúa Giêsu
“Điều này khiến tôi đau khổ” Đức Giáo Hoàng nói trong khi nhắc lại rằng Giáo Hội luôn luôn giữ cho cửa được rộng mở.
"Giáo Hội là nhà của Chúa Giêsu và Chúa Giêsu chào đón tất cả. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc chào đón, Ngài tiến ra ra để tìm kiếm con người như Ngài đã tìm người đàn ông này. Và với những người bị thương, Chúa Giêsu làm gì với họ? Mắng chửi họ vì họ đã bị thương chăng? Không, Ngài đến và mang vác họ trên vai Ngài. Và điều này được gọi là lòng thương xót. Và khi Chúa quở trách dân Ngài: “Ta muốn lòng thương xót cứ không phải là của lễ hy sinh!” - Ngài đang nói về điều này.
Tình yêu là lề luật
"Anh chị em là ai mà dám đóng cửa con tim mình trước một người muốn cải thiện, muốn quay về trong hàng ngũ dân Chúa - bởi vì Chúa Thánh Thần đã khuấy động trái tim của người đó?"
Đức Thánh Cha kết luận rằng mùa Chay giúp chúng ta tránh những sai lầm tương tự như những người coi thường tình yêu Chúa Giêsu dành cho người bại liệt, chỉ vì điều đó là trái với lề luật:
"Chúng ta xin Chúa trong thánh lễ ngày hôm nay cho chúng ta, cho mỗi người chúng ta và cho toàn thể Giáo Hội, một lòng hoán cải hướng về Chúa Giêsu, một lòng hoán cải hướng về lòng thương xót của Chúa Giêsu. Và như thế, Lề Luật sẽ được thực hiện đầy đủ, vì Lề Luật chính là hãy yêu mến Thiên Chúa và tha nhân như chính mình. "
Một thông điệp mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ: đó là Đức Giêsu luôn mở rộng cửa cho bất cứ ai tìm Ngài và đặc biệt là cho những người xa Ngài. Nhưng, Đức Giáo Hoàng than thở là một số Kitô hữu lại đóng cửa lại trước những người gõ cửa Giáo Hội. Trong khi Chúa Kitô trao ban toàn bộ lòng thương xót, những người tuyên xưng niềm tin vào Ngài đôi khi lại cản trở Ngài bằng cách đóng cửa trước những người khác.
Đừng ngăn chặn những người tìm kiếm Chúa Kitô
Suy tư của Đức Thánh Cha bắt đầu với nước, là nhân vật chính trong bài đọc phụng vụ hôm thứ Ba. Đức Thánh Cha đã bình luận về lời mô tả của tiên tri Ezekiel về dòng nước nhỏ giọt chảy ra từ ngưỡng cửa của đền thờ, và gọi đó là "nước chữa lành". Dòng nước ấy trở thành một dòng sông cuồn cuộn đầy cá, có khả năng chữa lành bất cứ ai. Và, trong Tin Mừng, đó là dòng nước của hồ Bethesda, nơi một người đàn ông bị liệt đang buồn bã nằm bên bờ hồ. Đức Giáo Hoàng đã miêu tả ông ta như là một người có chút "lười biếng" vì ông chưa bao giờ tìm cách đắm mình trong làn nước đang chuyển động hầu tìm kiếm sự chữa lành. Nhưng, Chúa Giêsu đã chữa lành anh ta và khuyến khích anh ta "bước đi", nhưng điều này gây ra sự chỉ trích của các thầy thông luật vì sự chữa lành đã diễn ra vào ngày thứ Bảy. Đó là một câu chuyện mà Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng đang xảy ra "nhiều lần" ngày hôm nay:
"Một người đàn ông - một người phụ nữ - những người cảm thấy bị bệnh trong tâm hồn, buồn bã, những người đã mắc nhiều sai lầm trong cuộc sống, tại một thời điểm nào đó cảm thấy được các dòng nước đang di chuyển - Chúa Thánh Thần đang di chuyển một cái gì đó - hoặc họ nghe thấy một từ nào đó hoặc một ý muốn "Ah, tôi muốn được bước đi! ' ... Và họ thu hết can đảm của mình và bước đi. Và bao nhiêu lần trong cộng đồng Kitô hữu ngày nay họ sẽ tìm thấy những cánh cửa đóng kín! "Nhưng bạn không thể, không thể vào. Bạn đã phạm tội và bạn không thể vào đây . Nếu bạn muốn đến, hãy đến với lễ Chúa Nhật, nhưng bao nhiêu đó thôi - đó là tất cả những gì bạn có thể làm. Như thế, những gì Chúa Thánh Thần đã tạo nên trong trái tim của con người, những người Kitô hữu với não trạng của những thầy thông luật đã triệt tiêu hoàn toàn".
Giáo Hội là đền thờ của Chúa Giêsu
“Điều này khiến tôi đau khổ” Đức Giáo Hoàng nói trong khi nhắc lại rằng Giáo Hội luôn luôn giữ cho cửa được rộng mở.
"Giáo Hội là nhà của Chúa Giêsu và Chúa Giêsu chào đón tất cả. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc chào đón, Ngài tiến ra ra để tìm kiếm con người như Ngài đã tìm người đàn ông này. Và với những người bị thương, Chúa Giêsu làm gì với họ? Mắng chửi họ vì họ đã bị thương chăng? Không, Ngài đến và mang vác họ trên vai Ngài. Và điều này được gọi là lòng thương xót. Và khi Chúa quở trách dân Ngài: “Ta muốn lòng thương xót cứ không phải là của lễ hy sinh!” - Ngài đang nói về điều này.
Tình yêu là lề luật
"Anh chị em là ai mà dám đóng cửa con tim mình trước một người muốn cải thiện, muốn quay về trong hàng ngũ dân Chúa - bởi vì Chúa Thánh Thần đã khuấy động trái tim của người đó?"
Đức Thánh Cha kết luận rằng mùa Chay giúp chúng ta tránh những sai lầm tương tự như những người coi thường tình yêu Chúa Giêsu dành cho người bại liệt, chỉ vì điều đó là trái với lề luật:
"Chúng ta xin Chúa trong thánh lễ ngày hôm nay cho chúng ta, cho mỗi người chúng ta và cho toàn thể Giáo Hội, một lòng hoán cải hướng về Chúa Giêsu, một lòng hoán cải hướng về lòng thương xót của Chúa Giêsu. Và như thế, Lề Luật sẽ được thực hiện đầy đủ, vì Lề Luật chính là hãy yêu mến Thiên Chúa và tha nhân như chính mình. "
Bài giảng tại Santa Marta: Hãy có không gian cho tình yêu Chúa để Ngài có thể thay đổi chúng ta
Đặng Tự Do
18:33 20/03/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng chúng ta được yêu thương bởi Thiên Chúa trong một cách thế không thần học gia nào có thể giải thích. Ngài đã phát biểu như trên trong Thánh Lễ sáng thứ Hai 16 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta
Lấy ý từ bài đọc thứ nhất trích từ sách tiên tri Isaia trong đó Chúa nói Ngài sẽ “tạo ra một trời mới và đất mới”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng kỳ công sáng tạo lần thứ hai của Thiên Chúa còn hơn “tuyệt vời” hơn trước bởi vì trời mới đất mới này được hình thành nơi Chúa Giêsu Kitô. Ngài làm mới tất cả mọi thứ và biểu lộ niềm vui bao la của Ngài. Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta thấy Chúa đã rất nhiệt thành: Ngài nói về niềm vui và rằng: ‘Ta sẽ hân hoan nơi dân Ta’. Chúa nghĩ về những gì Ngài sẽ làm và Ngài sẽ vui mừng với dân Ngài như thế nào. Thật gần như là một giấc mơ. Thiên Chúa có một giấc mơ. Ước mơ của Ngài về chúng ta. ‘Oh, thật là vui khi tất cả chúng ta quy tụ cùng nhau, khi này và người kia sẽ đi với tôi ... Tôi sẽ hân hoan trong thời điểm đó!’ Để mang lại cho anh chị em một ví dụ có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn, tôi muốn nói về một cô gái hay một cậu bé nghĩ về người yêu của mình: ‘Khi chúng ta được ở bên nhau, khi chúng ta kết hôn ...’. Đó là ‘giấc mơ’ của Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng “Thiên Chúa nghĩ về mỗi người chúng ta và yêu thương mỗi người chúng ta. Ngài 'mơ' về chúng ta. Ngài mơ ước sẽ vui mừng thế nào với chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa muốn ‘tái tạo’ chúng ta, Ngài muốn làm mới tâm hồn chúng ta để niềm hân hoan có thể ngự trị:
“Anh chị em đã bao giờ nghĩ về điều đó chưa? Chúa ước mơ về tôi! Ngài nghĩ về tôi! Tôi đang ở trong tâm trí Chúa và trong trái tim của Ngài! Chúa có thể thay đổi cuộc sống của tôi! Và Ngài có nhiều dự án: 'chúng ta sẽ xây nhà và trồng vườn nho, chúng ta sẽ dùng bữa chung với nhau’ ... đó là những giấc mơ của những người đang yêu .... Như vậy chúng ta có thể thấy rằng Chúa đang trong tình yêu với dân Ngài. Và khi Ngài nói với dân Ngài: ‘Ta đã không chọn con vì con là người mạnh nhất, lớn nhất, quyền thế nhất. Ta đã chọn con vì con là người nhỏ nhất trong tất cả. Anh chị có thể thêm: đau khổ nhất. Đây là người mà Ta đã chọn. Đây là tình yêu’”.
Thiên Chúa “đang trong tình yêu với chúng ta” - Đức Giáo Hoàng lặp đi lặp lại, khi ngài nhận xét về bài Tin Mừng nói về phép lạ chữa lành cho đứa con trai một viên quản đội:
“Tôi không nghĩ rằng có một nhà thần học nào có thể giải thích điều này: thật là không thể giải thích được. Chúng ta chỉ có thể nghĩ về điều đó, cảm nhận và khóc với niềm vui này. Chúa có thể thay đổi chúng ta. ‘Và tôi phải làm gì đây?’ Hãy tin. Tôi phải tin rằng Chúa có thể thay đổi được tôi, rằng Ngài có quyền năng làm như vậy: giống như người trong Phúc Âm có đứa con trai bị ốm. 'Xin Ngài đến, trước khi con tôi chết’. Chúa Giêsu nói với người ấy ‘Ông cứ đi đi. Con trai ông sẽ sống!’ Người đàn ông ấy tin tưởng vào những lời của Chúa Giêsu và đã lên đường. Ông tin. Ông tin rằng Đức Giêsu có quyền năng để thay đổi con mình, sức khỏe của nó. Và ông đã thắng. Có đức tin là có không gian cho tình yêu Thiên Chúa, có không gian cho quyền năng của ngài, cho sức mạnh của Thiên Chúa. Không phải cho sức mạnh của một người quyền thế, nhưng cho sức mạnh của một người yêu thương tôi, là người đang ở trong tình yêu với tôi và muốn vui mừng với tôi. Đây là đức tin của chúng ta: hãy có không gian cho Chúa để Ngài có thể đến và thay đổi tôi”.
Lấy ý từ bài đọc thứ nhất trích từ sách tiên tri Isaia trong đó Chúa nói Ngài sẽ “tạo ra một trời mới và đất mới”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng kỳ công sáng tạo lần thứ hai của Thiên Chúa còn hơn “tuyệt vời” hơn trước bởi vì trời mới đất mới này được hình thành nơi Chúa Giêsu Kitô. Ngài làm mới tất cả mọi thứ và biểu lộ niềm vui bao la của Ngài. Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta thấy Chúa đã rất nhiệt thành: Ngài nói về niềm vui và rằng: ‘Ta sẽ hân hoan nơi dân Ta’. Chúa nghĩ về những gì Ngài sẽ làm và Ngài sẽ vui mừng với dân Ngài như thế nào. Thật gần như là một giấc mơ. Thiên Chúa có một giấc mơ. Ước mơ của Ngài về chúng ta. ‘Oh, thật là vui khi tất cả chúng ta quy tụ cùng nhau, khi này và người kia sẽ đi với tôi ... Tôi sẽ hân hoan trong thời điểm đó!’ Để mang lại cho anh chị em một ví dụ có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn, tôi muốn nói về một cô gái hay một cậu bé nghĩ về người yêu của mình: ‘Khi chúng ta được ở bên nhau, khi chúng ta kết hôn ...’. Đó là ‘giấc mơ’ của Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng “Thiên Chúa nghĩ về mỗi người chúng ta và yêu thương mỗi người chúng ta. Ngài 'mơ' về chúng ta. Ngài mơ ước sẽ vui mừng thế nào với chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa muốn ‘tái tạo’ chúng ta, Ngài muốn làm mới tâm hồn chúng ta để niềm hân hoan có thể ngự trị:
“Anh chị em đã bao giờ nghĩ về điều đó chưa? Chúa ước mơ về tôi! Ngài nghĩ về tôi! Tôi đang ở trong tâm trí Chúa và trong trái tim của Ngài! Chúa có thể thay đổi cuộc sống của tôi! Và Ngài có nhiều dự án: 'chúng ta sẽ xây nhà và trồng vườn nho, chúng ta sẽ dùng bữa chung với nhau’ ... đó là những giấc mơ của những người đang yêu .... Như vậy chúng ta có thể thấy rằng Chúa đang trong tình yêu với dân Ngài. Và khi Ngài nói với dân Ngài: ‘Ta đã không chọn con vì con là người mạnh nhất, lớn nhất, quyền thế nhất. Ta đã chọn con vì con là người nhỏ nhất trong tất cả. Anh chị có thể thêm: đau khổ nhất. Đây là người mà Ta đã chọn. Đây là tình yêu’”.
Thiên Chúa “đang trong tình yêu với chúng ta” - Đức Giáo Hoàng lặp đi lặp lại, khi ngài nhận xét về bài Tin Mừng nói về phép lạ chữa lành cho đứa con trai một viên quản đội:
“Tôi không nghĩ rằng có một nhà thần học nào có thể giải thích điều này: thật là không thể giải thích được. Chúng ta chỉ có thể nghĩ về điều đó, cảm nhận và khóc với niềm vui này. Chúa có thể thay đổi chúng ta. ‘Và tôi phải làm gì đây?’ Hãy tin. Tôi phải tin rằng Chúa có thể thay đổi được tôi, rằng Ngài có quyền năng làm như vậy: giống như người trong Phúc Âm có đứa con trai bị ốm. 'Xin Ngài đến, trước khi con tôi chết’. Chúa Giêsu nói với người ấy ‘Ông cứ đi đi. Con trai ông sẽ sống!’ Người đàn ông ấy tin tưởng vào những lời của Chúa Giêsu và đã lên đường. Ông tin. Ông tin rằng Đức Giêsu có quyền năng để thay đổi con mình, sức khỏe của nó. Và ông đã thắng. Có đức tin là có không gian cho tình yêu Thiên Chúa, có không gian cho quyền năng của ngài, cho sức mạnh của Thiên Chúa. Không phải cho sức mạnh của một người quyền thế, nhưng cho sức mạnh của một người yêu thương tôi, là người đang ở trong tình yêu với tôi và muốn vui mừng với tôi. Đây là đức tin của chúng ta: hãy có không gian cho Chúa để Ngài có thể đến và thay đổi tôi”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ đặt viên đá góc Đền Thánh Lê Tùy
Phạm Huy Thông
08:41 20/03/2015
HÀ NỘI - Nhận được giấy mời về dự lễ đặt viên đá góc nhà thờ Đền thánh Lê Tùy (Bằng Sở, Hà Nội) của cha Giám đốc Antôn Trần Quang Tiến, sáng ngày 20-3-2015, chúng tôi có mặt ở Trung tâm hành hương này. Đi qua
ga Thường Tín, chúng tôi mua một lẵng hoa đẹp để chúc mừng Trung tâm. Đến nơi đã thấy nhiều lẵng hoa của các cơ quan từ thành phố Hà Nội, huyện Thường Tín và xã sở tại.
Bằng Sở là giáo xứ cách trung tâm Hà Nội chừng 20km. Nơi đây chinh là quê hương của cha thánh Lê Tùy. Ngài sinh năm 1773 nhưng cha mẹ mất sớm nên ở với ông ngoại là một nhà nho. Lê Tùy là cậu bé thông minh, hiền lành và ngoan ngoãn nên cha xứ Sở Hạ lúc đó là cha Nghiêm thích lắm nên mỗi lần đến dâng lễ ở Bằng Sở đều ghé thăm ông ngoại của Lê Tùy và khuyên cậu dâng mình cho Chúa. Cậu bằng lòng và được ông chấp thuận, Lê Tùy theo cha Nghiêm xuống đò Kệ đi tu. Cha Nghiêm cho cậu vào trường Kẻ Vĩnh. Năm 1798, Lê Tùy được phong phó tế rồi về giúp cha Nghiêm. Năm 1800, Lê Tùy được Đức Giám Mục Anrê Gauthier (Hậu) truyền chức linh mục rồi cử đi coi sóc các xứ Đông Thành, Đá Dựng và cuối cùng về xứ Kẻ Đon.
Dưới triều vua Minh Mạng, đạo Công Giáo bị cấm gắt gao nhất là khu vực Thanh -Nghệ- Tĩnh là nơi có phong trào Văn Thân. Quân, quan hàng ngày đi lùng sục bắt linh mục, giáo dân. Nhưng cha Lê Tùy không sợ, ngài vẫn đi làm mục vụ khắp nơi. Ngày 25-6-1883, ngài đi kẻ liệt cho một bệnh nhân ở Thành Trai (Hà Tĩnh) thì bị bắt. Giáo dân góp tiền chạy xin quan huyện tha cho ngài. Quân huyện đồng ý với điều kiện, ngài phải nhận là thày thuốc chứ không phải là đạo trưởng. Ngài từ chối. Thế là ngài bị tống giam và đưa ra tòa. Quan tòa muốn tha cho ngài nên cũng bày cách khuyên ngài đừng nhận là đạo trưởng. Ngài nói, tôi là đạo trưởng của Chúa, tôi không thể làm theo ý quan. Cha bị xử trảm chém đầu ngày 11-10-1833.
Ngày cha bị xử, nghe nói cá ở ao hồ làng Bằng Sở nhày lên bờ, sóng đánh mạnh như có giông bão. Theo ghi chép của nhà nghiên cứu Hồng Nhuệ- Nguyễn Khắc Xuyên thì ở Văn khố Hội thừa sai Paris còn lưu giữ bản án kết tội cha ghi rõ: “Tự xưng là đạo trưởng, trốn tránh ở nhà dân, tự mình lừa dối người ta, bắt được đem tra, vâng lệnh làm án, xử trảm”. Giáo dân xin thi hài cha đem về quê Bằng Sở và ngày 11-10 hàng năm trở thành ngày giỗ cha. Đền thờ cha có tiếng là thiêng. Chỉ xem hàng ngàn bản đá khắc tạ ơn cha ở xung quanh đền thờ cha đã chứng minh điều đó. Nhiều người ngoại đạo cũng được ơn lạ khi cầu nguyện với cha.
Cha Lê Tùy được Đức Gioan Phaolô 2 phong hiển thánh ngày 19-6-1988. Đền thờ cha được xây dựng khang trang (ảnh dưới), lúc nào cũng có người cầu nguyện. Chính vì vậy, ngày 29-6-2006, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã đặt Bằng Sở là Trung tâm hành hương của giáo phận. Tại đây cũng có ngôi nhà thờ nhỏ sắp tròn 100 tuổi nhưng nhỏ bé và xuống cấp.
Để xứng với vị trí là Trung tâm hành hương của giáo phận, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã cho phép xây dựng nhà thờ Đền thánh Lê Tùy ngày 24-11-2013. Chính quyền địa phương cũng cấp phép xây dựng. Lễ khởi công Đền thánh vào ngày 29-6-2014. Đến nay với sự đóng góp công của của rất nhiều thành phần dân Chúa, công trình đã xây xong tầng hầm, lên hết tường nhà thờ và bắt đầu đổ sàn tháp chuông. Theo thiết kế, nhà thờ có độ dài 52m, chiều rộng 21m, gian thánh rộng 28m và theo kiến trúc mang đậm phong cách Á Đông (ảnh dưới). Dự kiến kinh phí lên tới 70 tỷ đồng Việt Nam.
Lúc 9h, đoàn rước Đức Hồng Y Phêrô đã về đến sân nhà thờ cũ. Ngài vào nhà thờ chào thăm mọi người và đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ mới. Cùng đồng tế với Đức Hồng Y Phêrô hôm nay có Đức Cha Phụ tá Lorensô và các cha trong giáo phận. Trước thánh lễ, cha Giám đốc Antôn đã có lời chúc mừng Đức Hồng Y vì đây là lần đầu tiên sau khi nhận tước hiệu Hồng Y, ngài xuất hiện tại Trung tâm hành hương này. Cộng đoàn đã tặng Đức Hồng Y và Đức Cha Phụ tá những bó hoa tươi thắm. Giảng trong thánh lễ, Đức Hồng Y nói rằng, việc đặt viên đá góc hôm nay là nhắc nhở chúng ta thuộc về Đức Kitô và chính ngài là viên đá góc ngôi nhà của Giáo Hội. Nếu không có mối liên hệ với Đức Kitô thì ngôi nhà này chỉ là ngôi nhà xi măng chứ không phải nhà của Chúa, nhà cầu nguyện. Mỗi giáo dân cũng phải nhớ mình là một viên gạch trong ngôi nhà của Giáo Hội để luôn đóng góp xây dựng Giáo Hội vững mạnh, ngày càng thăng tiến. Cuối thánh lễ, Đức Hồng Y Phêrô đã làm phép viên đá góc (ảnh trên) và tự tay đặt vào phía chân tháp nhà thờ. Dự kiến Đền thánh sẽ được khánh thành vào năm 2017 khi kỷ niêm 100 năm ngôi nhà thờ cũ.
Kết thúc thánh lễ, cha Giám đốc đã mời Quý Đức Cha, quý cha và quan khách dự tiệc mừng để chia vui với cộng đoàn giáo xứ. Được biết Bằng Sở có hơn 1300 giáo dân chiếm 90,2% dân số của làng.
Bằng Sở là giáo xứ cách trung tâm Hà Nội chừng 20km. Nơi đây chinh là quê hương của cha thánh Lê Tùy. Ngài sinh năm 1773 nhưng cha mẹ mất sớm nên ở với ông ngoại là một nhà nho. Lê Tùy là cậu bé thông minh, hiền lành và ngoan ngoãn nên cha xứ Sở Hạ lúc đó là cha Nghiêm thích lắm nên mỗi lần đến dâng lễ ở Bằng Sở đều ghé thăm ông ngoại của Lê Tùy và khuyên cậu dâng mình cho Chúa. Cậu bằng lòng và được ông chấp thuận, Lê Tùy theo cha Nghiêm xuống đò Kệ đi tu. Cha Nghiêm cho cậu vào trường Kẻ Vĩnh. Năm 1798, Lê Tùy được phong phó tế rồi về giúp cha Nghiêm. Năm 1800, Lê Tùy được Đức Giám Mục Anrê Gauthier (Hậu) truyền chức linh mục rồi cử đi coi sóc các xứ Đông Thành, Đá Dựng và cuối cùng về xứ Kẻ Đon.
Dưới triều vua Minh Mạng, đạo Công Giáo bị cấm gắt gao nhất là khu vực Thanh -Nghệ- Tĩnh là nơi có phong trào Văn Thân. Quân, quan hàng ngày đi lùng sục bắt linh mục, giáo dân. Nhưng cha Lê Tùy không sợ, ngài vẫn đi làm mục vụ khắp nơi. Ngày 25-6-1883, ngài đi kẻ liệt cho một bệnh nhân ở Thành Trai (Hà Tĩnh) thì bị bắt. Giáo dân góp tiền chạy xin quan huyện tha cho ngài. Quân huyện đồng ý với điều kiện, ngài phải nhận là thày thuốc chứ không phải là đạo trưởng. Ngài từ chối. Thế là ngài bị tống giam và đưa ra tòa. Quan tòa muốn tha cho ngài nên cũng bày cách khuyên ngài đừng nhận là đạo trưởng. Ngài nói, tôi là đạo trưởng của Chúa, tôi không thể làm theo ý quan. Cha bị xử trảm chém đầu ngày 11-10-1833.
Ngày cha bị xử, nghe nói cá ở ao hồ làng Bằng Sở nhày lên bờ, sóng đánh mạnh như có giông bão. Theo ghi chép của nhà nghiên cứu Hồng Nhuệ- Nguyễn Khắc Xuyên thì ở Văn khố Hội thừa sai Paris còn lưu giữ bản án kết tội cha ghi rõ: “Tự xưng là đạo trưởng, trốn tránh ở nhà dân, tự mình lừa dối người ta, bắt được đem tra, vâng lệnh làm án, xử trảm”. Giáo dân xin thi hài cha đem về quê Bằng Sở và ngày 11-10 hàng năm trở thành ngày giỗ cha. Đền thờ cha có tiếng là thiêng. Chỉ xem hàng ngàn bản đá khắc tạ ơn cha ở xung quanh đền thờ cha đã chứng minh điều đó. Nhiều người ngoại đạo cũng được ơn lạ khi cầu nguyện với cha.
Cha Lê Tùy được Đức Gioan Phaolô 2 phong hiển thánh ngày 19-6-1988. Đền thờ cha được xây dựng khang trang (ảnh dưới), lúc nào cũng có người cầu nguyện. Chính vì vậy, ngày 29-6-2006, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã đặt Bằng Sở là Trung tâm hành hương của giáo phận. Tại đây cũng có ngôi nhà thờ nhỏ sắp tròn 100 tuổi nhưng nhỏ bé và xuống cấp.
Để xứng với vị trí là Trung tâm hành hương của giáo phận, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã cho phép xây dựng nhà thờ Đền thánh Lê Tùy ngày 24-11-2013. Chính quyền địa phương cũng cấp phép xây dựng. Lễ khởi công Đền thánh vào ngày 29-6-2014. Đến nay với sự đóng góp công của của rất nhiều thành phần dân Chúa, công trình đã xây xong tầng hầm, lên hết tường nhà thờ và bắt đầu đổ sàn tháp chuông. Theo thiết kế, nhà thờ có độ dài 52m, chiều rộng 21m, gian thánh rộng 28m và theo kiến trúc mang đậm phong cách Á Đông (ảnh dưới). Dự kiến kinh phí lên tới 70 tỷ đồng Việt Nam.
Lúc 9h, đoàn rước Đức Hồng Y Phêrô đã về đến sân nhà thờ cũ. Ngài vào nhà thờ chào thăm mọi người và đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ mới. Cùng đồng tế với Đức Hồng Y Phêrô hôm nay có Đức Cha Phụ tá Lorensô và các cha trong giáo phận. Trước thánh lễ, cha Giám đốc Antôn đã có lời chúc mừng Đức Hồng Y vì đây là lần đầu tiên sau khi nhận tước hiệu Hồng Y, ngài xuất hiện tại Trung tâm hành hương này. Cộng đoàn đã tặng Đức Hồng Y và Đức Cha Phụ tá những bó hoa tươi thắm. Giảng trong thánh lễ, Đức Hồng Y nói rằng, việc đặt viên đá góc hôm nay là nhắc nhở chúng ta thuộc về Đức Kitô và chính ngài là viên đá góc ngôi nhà của Giáo Hội. Nếu không có mối liên hệ với Đức Kitô thì ngôi nhà này chỉ là ngôi nhà xi măng chứ không phải nhà của Chúa, nhà cầu nguyện. Mỗi giáo dân cũng phải nhớ mình là một viên gạch trong ngôi nhà của Giáo Hội để luôn đóng góp xây dựng Giáo Hội vững mạnh, ngày càng thăng tiến. Cuối thánh lễ, Đức Hồng Y Phêrô đã làm phép viên đá góc (ảnh trên) và tự tay đặt vào phía chân tháp nhà thờ. Dự kiến Đền thánh sẽ được khánh thành vào năm 2017 khi kỷ niêm 100 năm ngôi nhà thờ cũ.
Kết thúc thánh lễ, cha Giám đốc đã mời Quý Đức Cha, quý cha và quan khách dự tiệc mừng để chia vui với cộng đoàn giáo xứ. Được biết Bằng Sở có hơn 1300 giáo dân chiếm 90,2% dân số của làng.
Mục vụ Mùa Chay tại tỉnh Lai Châu
Lm Giuse Nguyễn Văn Thành
12:08 20/03/2015
Ngày 19.3.2015, lễ thánh Giuse, chúng tôi thăm bản Huổi Bắc, thuộc xã Pha Mu, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, nơi có 300 anh chị em H’Mông Công Giáo.
Hình ảnh
07g15: đoàn khởi hành từ thị trấn Than Uyên. Đoạn đường dài 50 cây số với nhiều khúc cua quặt tay áo rất nguy hiểm, nhưng phong cảnh thật là quyến rũ, với núi đồi trùng điệp bao quanh lòng hồ thủy điện Bản Chát. Chúng tôi mất 1 tiếng 30 phút cho đoạn đường này.
8g45: đến xã Pha Mu. Trước hết, chúng tôi chào thăm xã giao chính quyền. Thăm hỏi đời sống của bà con, chúng tôi được biết đây là một xã có các dân tộc Thái, Dao, H’Mông, Khơ Mú… chung sống. Khi xây dựng thủy điện Bản Chát, bà con được tái định cư tại xã Pha Mu này. Số hộ nghèo khoảng 30%. Nhà nước hỗ trợ mọi mặt để khuyến khích các em thiếu nhi đến trường, nhưng số học sinh bỏ học không ít.
9g20: chúng tôi tới nhà ông Vàng A Thào, nơi bà con H’Mông đang chờ đợi. Chúng tôi không khỏi chạnh lòng cảm động khi biết bà con đã tập trung từ sáng sớm, có những người đi bộ 10 cây số, vượt rừng thẳm để đến đây. Có 15 người lớn và 10 em nhỏ được rửa tội. Họ tỏ ra rất sốt sáng, đức tin chân thành. Ngoài ra có 17 cặp vợ chồng xin hợp thức hóa hôn phối, nhưng vì thấy chưa chuẩn bị đủ, nên cha Bình đã hẹn họ vào lễ Phục Sinh sắp tới.
Chúng tôi đã ban bí tích hòa giải cho một số người, nhưng chẳng thấm vào đâu, vì thời giờ có hạn, nên đến lúc cử hành thánh lễ, Đức Cha quyết định ban phép xá giải tập thể, để mọi người có thể rước Chúa vào lòng. Chúa hiểu lòng họ khao khát thế nào, khi mà hai năm qua, họ không được dự lễ, cũng không có điều kiện đến Sapa (160km) hay Lai Châu (140km) để nhận bí tích.
Hai năm trước, đức tổng giám mục Leopoldo Girelli đã đến đây thăm, cử hành thánh lễ cho họ, và phải đợi đến hôm nay mới có thánh lễ lần nữa !
Cuối lễ, Đức Cha tặng bà con vài món quà đơn sơ là tràng hạt Mân Côi, ảnh Lòng Chúa Thương Xót và bánh kẹo cho thiếu nhi. Họ thích thú ôm ảnh Chúa vào lòng, đeo tràng hạt lên cổ.
Một số anh chị em ở thành phố Lai Châu và thị trấn Than Uyên đã vượt đường xa đến tham dự thánh lễ, lại còn nhiệt tình đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ và có quà là bánh ngọt, mía ngon cho mọi người. Hoan hô các anh chị em !
Bà con giáo dân vui lắm khi được vị chủ chăn đến thăm. Ông đại diện bà con giáo dân phát biểu: “Đối với chúng con, những người theo đạo ở Huổi Bắc, hôm nay đã là lễ Phục Sinh rồi, vì Chúa đã đến với chúng con, ban sức sống cho chúng con”. Cảm động thay !
Sau thánh lễ, mọi người từ lớn đến bé, từ đức cha, các khách, cả cán bộ xã huyện tỉnh, ngồi bệt dưới đất quanh mâm cơm, chia sẻ bữa ăn huynh đệ. Bầu khí thân thiện đầy tình Chúa, tình người.
12g15: bịn rịn chia tay anh chị em H’Mông dễ mến. Chúng tôi không quên anh chị em trong lời cầu nguyện đâu, chúng tôi sẽ trở lại nhiều lần nữa, để thỏa mãn khát vọng tin yêu Chúa của anh chị em.
Chúng tôi vượt đoạn đường dài 200km về Lào Cai, kịp dâng lễ kính thánh Giuse, bổn mạng giáo xứ, hội Gia trưởng và cũng là kỷ niệm 3 năm ngày cung hiến thánh đường Cốc Lếu, Lào Cai.
Chuyến Mục vụ Mùa Chay tại tỉnh Lai Châu đã kết thúc tốt đẹp với biết bao phúc lành của Chúa, nhờ sự cộng tác của nhiều người. Chuyến thăm mở ra cho chúng tôi và bà con giáo dân tại Lai Châu niềm hy vọng một ngày không xa sẽ thấy những cộng đoàn được thiết lập, những nhà thờ được xây dựng, và linh mục tu sĩ được sai đến phục vụ, như tại những nơi khác trong giáo phận Hưng Hóa. Chúa ơi, xin cho ngày ấy mau đến. Maranatha, Chúa ơi, xin đến !
Hình ảnh
07g15: đoàn khởi hành từ thị trấn Than Uyên. Đoạn đường dài 50 cây số với nhiều khúc cua quặt tay áo rất nguy hiểm, nhưng phong cảnh thật là quyến rũ, với núi đồi trùng điệp bao quanh lòng hồ thủy điện Bản Chát. Chúng tôi mất 1 tiếng 30 phút cho đoạn đường này.
8g45: đến xã Pha Mu. Trước hết, chúng tôi chào thăm xã giao chính quyền. Thăm hỏi đời sống của bà con, chúng tôi được biết đây là một xã có các dân tộc Thái, Dao, H’Mông, Khơ Mú… chung sống. Khi xây dựng thủy điện Bản Chát, bà con được tái định cư tại xã Pha Mu này. Số hộ nghèo khoảng 30%. Nhà nước hỗ trợ mọi mặt để khuyến khích các em thiếu nhi đến trường, nhưng số học sinh bỏ học không ít.
9g20: chúng tôi tới nhà ông Vàng A Thào, nơi bà con H’Mông đang chờ đợi. Chúng tôi không khỏi chạnh lòng cảm động khi biết bà con đã tập trung từ sáng sớm, có những người đi bộ 10 cây số, vượt rừng thẳm để đến đây. Có 15 người lớn và 10 em nhỏ được rửa tội. Họ tỏ ra rất sốt sáng, đức tin chân thành. Ngoài ra có 17 cặp vợ chồng xin hợp thức hóa hôn phối, nhưng vì thấy chưa chuẩn bị đủ, nên cha Bình đã hẹn họ vào lễ Phục Sinh sắp tới.
Chúng tôi đã ban bí tích hòa giải cho một số người, nhưng chẳng thấm vào đâu, vì thời giờ có hạn, nên đến lúc cử hành thánh lễ, Đức Cha quyết định ban phép xá giải tập thể, để mọi người có thể rước Chúa vào lòng. Chúa hiểu lòng họ khao khát thế nào, khi mà hai năm qua, họ không được dự lễ, cũng không có điều kiện đến Sapa (160km) hay Lai Châu (140km) để nhận bí tích.
Hai năm trước, đức tổng giám mục Leopoldo Girelli đã đến đây thăm, cử hành thánh lễ cho họ, và phải đợi đến hôm nay mới có thánh lễ lần nữa !
Cuối lễ, Đức Cha tặng bà con vài món quà đơn sơ là tràng hạt Mân Côi, ảnh Lòng Chúa Thương Xót và bánh kẹo cho thiếu nhi. Họ thích thú ôm ảnh Chúa vào lòng, đeo tràng hạt lên cổ.
Một số anh chị em ở thành phố Lai Châu và thị trấn Than Uyên đã vượt đường xa đến tham dự thánh lễ, lại còn nhiệt tình đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ và có quà là bánh ngọt, mía ngon cho mọi người. Hoan hô các anh chị em !
Bà con giáo dân vui lắm khi được vị chủ chăn đến thăm. Ông đại diện bà con giáo dân phát biểu: “Đối với chúng con, những người theo đạo ở Huổi Bắc, hôm nay đã là lễ Phục Sinh rồi, vì Chúa đã đến với chúng con, ban sức sống cho chúng con”. Cảm động thay !
Sau thánh lễ, mọi người từ lớn đến bé, từ đức cha, các khách, cả cán bộ xã huyện tỉnh, ngồi bệt dưới đất quanh mâm cơm, chia sẻ bữa ăn huynh đệ. Bầu khí thân thiện đầy tình Chúa, tình người.
12g15: bịn rịn chia tay anh chị em H’Mông dễ mến. Chúng tôi không quên anh chị em trong lời cầu nguyện đâu, chúng tôi sẽ trở lại nhiều lần nữa, để thỏa mãn khát vọng tin yêu Chúa của anh chị em.
Chúng tôi vượt đoạn đường dài 200km về Lào Cai, kịp dâng lễ kính thánh Giuse, bổn mạng giáo xứ, hội Gia trưởng và cũng là kỷ niệm 3 năm ngày cung hiến thánh đường Cốc Lếu, Lào Cai.
Chuyến Mục vụ Mùa Chay tại tỉnh Lai Châu đã kết thúc tốt đẹp với biết bao phúc lành của Chúa, nhờ sự cộng tác của nhiều người. Chuyến thăm mở ra cho chúng tôi và bà con giáo dân tại Lai Châu niềm hy vọng một ngày không xa sẽ thấy những cộng đoàn được thiết lập, những nhà thờ được xây dựng, và linh mục tu sĩ được sai đến phục vụ, như tại những nơi khác trong giáo phận Hưng Hóa. Chúa ơi, xin cho ngày ấy mau đến. Maranatha, Chúa ơi, xin đến !
Trình bầy Trường Ca Cha Trương Bửu Diệp tại Giáo xứ Đa Minh Ba Chuông Saigòn
Maria Vũ Loan
12:13 20/03/2015
SAIGÒN - Buổi tối ngày 20/3/2015, một tác phẩm mới là Trường Ca Cha Trương Bửu Diệp của hai nhạc sĩ Hàn Thư Sinh – Vũ Đình Ân đã được trình bày tại Giáo xứ Đa Minh Ba Chuông, nhân kỷ niệm 69 năm ngày mất của cha Trương Bửu Diệp.
Hình ảnh
Trong bầu khí ấm cúng của hội trường giáo xứ, quí cha, quí sơ, quí thầy và cộng đoàn dân Chúa đã thưởng thức tác phẩm mới là một trường ca đầy cảm xúc gồm ba chương, mỗi chương được hai MC Minh Quân và Diễm Quỳnh giới thiệu rất truyền cảm.
Mở đầu là phần I với ba ca khúc viết về cha Trương Bửu Diệp của hai tác giả Hàn Thư Sinh và Vũ Đình Ân
“Này ai khốn khổ khóc than
Về bên cha Diệp bình an tâm hồn...”
Bài hát “Tình Cha Trương Bửu Diệp” do nhóm Bạch Dương, là ba chàng trai trẻ trình bày rất sinh động. Để giới thiệu bài kế tiếp là “Xin Ơn Cha Diệp” MC diễn giải: “Sống trên đời ai cũng có lúc lầm than, long đong, thất vọng, mỗi người chúng ta có một cách thể hiện, tâm sự vào người mình tin cậy yêu thương...”. Bài này do ca sĩ Diệu Hiền trình bày. Và MC giới thiệu bài “Cha Điệp Ơi” (do nhóm Hương Quê trình bày) bằng bốn câu thơ tha thiết:
“Ai về sông nước miền tây,
Nhớ về Tắc Sậy đất lành xin Cha,
Cha Diệp tình mến bao la,
Lòng ta tha thiết cầu Cha quan phòng”.
Tiếp theo là phần II, giới thiệu bản trường ca Cha Trương Bửu Diệp. Đây là tác phẩm được hai nhạc sĩ viết xong vào ngày lễ kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15/8/2014, tác phầm gồm:
Chương I: NGÔI SAO TẮC SẬY gồm hai đoạn. Đoạn 1 là Ánh Sáng Trần Gian và đoạn 2 là Thời Niên Thiếu.
Chương II: MÙA GẶT MỚI gồm ba đoạn. Đoạn 1 là Linh Mục Của Chúa; đoạn 2 là Mục Tử Nhân Lành và đoạn 3 là Chứng Nhân Nước Trời.
Chương III: CHỨNG NHÂN CỦA CHÚA gồm ba đoạn. Đoạn 1 là Xin Cha Cầu Bầu; đoạn 2 là Phép Lạ Của Chúa và đoạn 3 là Lời Kinh Tạ Ơn.
Tác phẩm này do ca đoàn Thiên Thanh hợp xướng, ca sĩ Xuân Trường, Hoàng Kim lĩnh xướng, múa minh họa là quí Sơ Tu-Rê, biên đạo múa là Phanxicô Ass. Nguyễn Cao Trí, phụ trách dàn nhạc dân tộc là nghệ sĩ ưu tú Mạnh Hùng và chỉ huy là tiến sĩ - nhạc sĩ Vũ Đình Ân.
Với dàn hợp xướng hùng hậu, bản trường ca được diễn tả với những giai điệu du dương, trầm bổng phù hợp cho từng đoạn. Phần múa minh họa và từng phân đoạn hoạt cảnh của quí Sơ rất sinh động, thu hút người tham dự và như đưa cảm xúc vào lòng mỗi người về cuộc đời linh mục Diệp.
Thêm vào đó là những lời dẫn vào các đoạn của chương rấy hay:
“Kể từ ngày hạt giống Phúc Âm được gieo mầm trên giải đất Việt Nam màu mỡ từ thế kỷ 16, Giáo Hội Việt Nam đã không thiếu những mục tử tốt lành, hiến thân sống theo gương Chúa. Điển hình là cha chánh xứ họ đạo Tắc Sậy....Rồi kể từ đó đến nay, Thiên Chúa đã thương ban nhiều ơn lạ, cho những ai đến xin cha cầu bầu”.
“Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp quả thực là một mục tử nhân lành. Ngài luôn luôn sống cho đoàn chiên. Trong thời kỳ chiến tranh, Cha hy sinh và muốn được chia sẻ cảnh đau thương với con chiên và sẵn sàng chết thay cho các con chiên của mình”.
Hoặc là: “Sau khi cha qua đời, nhiều người tin tưởng rằng lời cầu bầu của cha rất công hiệu trước mặt Chúa”. “Quả thực, đã có nhiều ngàn người, không phân biệt tôn giáo, đã đến cầu khẩn cha. Các bảng tạ ơn cha đã được gắn đầy trên nhiều bức tường lớn quanh khu vực mộ của cha”.
Xen vào giữa chương trình là một lời chứng sống động: Có gia dình anh Hiền, chị Hồng, không Công Giáo đã cầu khẩn cha Diệp và chồng chị đã khỏi bệnh ung thư phổi thời ký cuối. Chị Hồng nói không dài nhưng đủ ý để người nghe hiểu được về ơn chữa lành từ lời xin cha Diệp cầu bầu.
Và lời dẫn cuối bản trường ca như sau: “Cha phanxicô Trương Bửu Diệp đã viết nên một trang sử oai hùng cho Giáo Hội của Chúa, đặc biệt là Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta cùng cảm tạ Thiên Chúa đã gửi đến cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, một vị mục tử nhân lành để coi sóc đoàn chiên của Chúa. Nhờ ơn phước và lời cầu bầu của cha, xin Chúa luôn che chở Giáo Hội và mỗi người chúng con.”
Để bế mạc, cha Giuse Đỗ Tuấn Linh, đặc trách thánh nhạc giáo xứ Đa minh Ba Chuông, đã phát biểu và ban phép lành cho người tham dự trước khi ra về.
Tác phẩm Trường Ca Cha Trương Bửu Diệp đóng góp thêm vào kho tàng âm nhạc của Giáo Hội, một kho tàng phong phú và không ngừng phát triển.
Hình ảnh
Trong bầu khí ấm cúng của hội trường giáo xứ, quí cha, quí sơ, quí thầy và cộng đoàn dân Chúa đã thưởng thức tác phẩm mới là một trường ca đầy cảm xúc gồm ba chương, mỗi chương được hai MC Minh Quân và Diễm Quỳnh giới thiệu rất truyền cảm.
Mở đầu là phần I với ba ca khúc viết về cha Trương Bửu Diệp của hai tác giả Hàn Thư Sinh và Vũ Đình Ân
“Này ai khốn khổ khóc than
Về bên cha Diệp bình an tâm hồn...”
Bài hát “Tình Cha Trương Bửu Diệp” do nhóm Bạch Dương, là ba chàng trai trẻ trình bày rất sinh động. Để giới thiệu bài kế tiếp là “Xin Ơn Cha Diệp” MC diễn giải: “Sống trên đời ai cũng có lúc lầm than, long đong, thất vọng, mỗi người chúng ta có một cách thể hiện, tâm sự vào người mình tin cậy yêu thương...”. Bài này do ca sĩ Diệu Hiền trình bày. Và MC giới thiệu bài “Cha Điệp Ơi” (do nhóm Hương Quê trình bày) bằng bốn câu thơ tha thiết:
“Ai về sông nước miền tây,
Nhớ về Tắc Sậy đất lành xin Cha,
Cha Diệp tình mến bao la,
Lòng ta tha thiết cầu Cha quan phòng”.
Tiếp theo là phần II, giới thiệu bản trường ca Cha Trương Bửu Diệp. Đây là tác phẩm được hai nhạc sĩ viết xong vào ngày lễ kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15/8/2014, tác phầm gồm:
Chương I: NGÔI SAO TẮC SẬY gồm hai đoạn. Đoạn 1 là Ánh Sáng Trần Gian và đoạn 2 là Thời Niên Thiếu.
Chương II: MÙA GẶT MỚI gồm ba đoạn. Đoạn 1 là Linh Mục Của Chúa; đoạn 2 là Mục Tử Nhân Lành và đoạn 3 là Chứng Nhân Nước Trời.
Chương III: CHỨNG NHÂN CỦA CHÚA gồm ba đoạn. Đoạn 1 là Xin Cha Cầu Bầu; đoạn 2 là Phép Lạ Của Chúa và đoạn 3 là Lời Kinh Tạ Ơn.
Tác phẩm này do ca đoàn Thiên Thanh hợp xướng, ca sĩ Xuân Trường, Hoàng Kim lĩnh xướng, múa minh họa là quí Sơ Tu-Rê, biên đạo múa là Phanxicô Ass. Nguyễn Cao Trí, phụ trách dàn nhạc dân tộc là nghệ sĩ ưu tú Mạnh Hùng và chỉ huy là tiến sĩ - nhạc sĩ Vũ Đình Ân.
Với dàn hợp xướng hùng hậu, bản trường ca được diễn tả với những giai điệu du dương, trầm bổng phù hợp cho từng đoạn. Phần múa minh họa và từng phân đoạn hoạt cảnh của quí Sơ rất sinh động, thu hút người tham dự và như đưa cảm xúc vào lòng mỗi người về cuộc đời linh mục Diệp.
Thêm vào đó là những lời dẫn vào các đoạn của chương rấy hay:
“Kể từ ngày hạt giống Phúc Âm được gieo mầm trên giải đất Việt Nam màu mỡ từ thế kỷ 16, Giáo Hội Việt Nam đã không thiếu những mục tử tốt lành, hiến thân sống theo gương Chúa. Điển hình là cha chánh xứ họ đạo Tắc Sậy....Rồi kể từ đó đến nay, Thiên Chúa đã thương ban nhiều ơn lạ, cho những ai đến xin cha cầu bầu”.
“Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp quả thực là một mục tử nhân lành. Ngài luôn luôn sống cho đoàn chiên. Trong thời kỳ chiến tranh, Cha hy sinh và muốn được chia sẻ cảnh đau thương với con chiên và sẵn sàng chết thay cho các con chiên của mình”.
Hoặc là: “Sau khi cha qua đời, nhiều người tin tưởng rằng lời cầu bầu của cha rất công hiệu trước mặt Chúa”. “Quả thực, đã có nhiều ngàn người, không phân biệt tôn giáo, đã đến cầu khẩn cha. Các bảng tạ ơn cha đã được gắn đầy trên nhiều bức tường lớn quanh khu vực mộ của cha”.
Xen vào giữa chương trình là một lời chứng sống động: Có gia dình anh Hiền, chị Hồng, không Công Giáo đã cầu khẩn cha Diệp và chồng chị đã khỏi bệnh ung thư phổi thời ký cuối. Chị Hồng nói không dài nhưng đủ ý để người nghe hiểu được về ơn chữa lành từ lời xin cha Diệp cầu bầu.
Và lời dẫn cuối bản trường ca như sau: “Cha phanxicô Trương Bửu Diệp đã viết nên một trang sử oai hùng cho Giáo Hội của Chúa, đặc biệt là Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta cùng cảm tạ Thiên Chúa đã gửi đến cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, một vị mục tử nhân lành để coi sóc đoàn chiên của Chúa. Nhờ ơn phước và lời cầu bầu của cha, xin Chúa luôn che chở Giáo Hội và mỗi người chúng con.”
Để bế mạc, cha Giuse Đỗ Tuấn Linh, đặc trách thánh nhạc giáo xứ Đa minh Ba Chuông, đã phát biểu và ban phép lành cho người tham dự trước khi ra về.
Tác phẩm Trường Ca Cha Trương Bửu Diệp đóng góp thêm vào kho tàng âm nhạc của Giáo Hội, một kho tàng phong phú và không ngừng phát triển.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
40 năm chân tướng xâm lược bị lật ngửa
Phạm Trần
09:07 20/03/2015
40 NĂM CHÂN TƯỚNG XÂM LƯỢC BỊ LẬT NGỬA
Ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động chiến dịch tô hồng điểm phấn cho “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015)”, nhưng lại không giấu được cái đuôi xâm lược miền Nam Việt Nam.
Bằng chứng này ghi trong Nghị quyết 15 xác định “mục tiêu, phương pháp cách mạng miền Nam “ tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (khoá II) lần thứ 15 (mở rộng) họp tại Hà Nội từ ngày 12 đến 22-1-1959.
Đề cương tuyên truyền ca ngợi Nghị quyết đã: “ Xác định rõ mục tiêu, phương pháp cách mạng miền Nam, mối quan hệ chiến lược của cách mạng hai miền, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam; định hướng và động viên nhân dân miền Nam vùng lên đấu tranh, tạo ra phong trào Đồng khởi (1959 - 1960), xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam, làm tan rã hàng loạt bộ máy của ngụy quyền ở các thôn, xã.”
Nhưng đâu là lý do khiến miền Bắc Cộng sản (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) có quyết định phải thực hiện cuộc “cách mạng miền Nam” ?
Nghị quyết 15 bịa chuyện: “Do lực lượng so sánh giữa ta và địch, nhân dân ta chỉ mới giải phóng được miền Bắc. Ở miền Nam chưa được giải phóng, đế quốc Mỹ đã lấn dần và hất cẳng thực dân Pháp, tập hợp các thế lực phản động, sử dụng chính quyền Ngô Đình Diệm làm công cụ để khôi phục và duy trì ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Nhân dân miền Nam ngày càng lâm vào cảnh cùng khốn và mất hết quyền tự do. Vì vậy, nhân dân miền Nam còn phải tiếp tục làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đánh đổ ách thống trị đế quốc và phong kiến, chủ yếu là đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm.”
Những người Việt Nam của miền Nam đã sống qua giai đọan này và còn sống chắc phải bịt mũi trước luận điệu tuyên truyền gỉa dối này. Nhân dân miền Nam từ 1954 đến thời điểm ra đời của Nghị quyết 15 tháng 01 năm 1959, dù có bị hạn chế một số quyền do tình trạng an ninh, chưa bao giờ “lâm vào cảnh cùng khốn và mất hết quyền tự do” như đồng bào miền Bắc trong thời gian này.
Càng phỉ báng lịch sử hơn khi Nghị quyết viết rằng: “Do sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam, nước ta bị tạm thời chia làm hai miền: miền Bắc đã được giải phóng và độc lập hoàn toàn, còn miền Nam vẫn là một thuộc địa (kiểu mới) của đế quốc Mỹ….
Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai chẳng những xâm chiếm miền Nam, ngăn cản sự phát triển của xã hội miền Nam, mà còn ráo riết chuẩn bị chiến tranh hòng xâm chiếm cả nước ta, phá hoại toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.”
Ai xâm chiếm ai thì phương châm đề ra trong Nghị quyết 15 "củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam" đã lột mặt nạ ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ.
Để biện minh cho hành động hiếu chiến, đẩy dân tộc hai miền Bắc-Nam vào nội chiến nồi da xáo thịt, Nghị quyết đã hô hào: “Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ chế độ đế quốc và nửa phong kiến ở miền Nam để thực hiện thống nhất nước nhà.”
Nhưng gây chiến với miền Nam để làm gì và cho ai thì Nghị quyết 15 đã để lộ chân tướng tay sai khi khẳng định rằng: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á.”
Nghị quyết viết: “Vấn đề thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước ta trước hết là vấn đề đấu tranh giữa dân tộc ta chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai, đồng thời cũng là vấn đề đấu tranh giữa phe xã hội chủ nghĩa và phe đế quốc chủ nghĩa. Phe xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, càng tranh thủ giữ vững hoà bình được lâu dài thì càng có điều kiện thuận lợi để tăng cường mau chóng lực lượng của mình về mọi mặt trên toàn thế giới, càng làm suy yếu mau chóng thế lực của chủ nghĩa đế quốc. Chủ trương của Đảng ta giữ vững hoà bình ở Việt Nam, thực hiện thống nhất nước nhà bằng con đường hoà bình, chủ trương ấy gắn liền với chủ trương chung nói trên của phe xã hội chủ nghĩa.”
Nhưng miền Bắc không “thực hiện thống nhất nước nhà bằng con đường hoà bình” mà đã nhận lệnh và vũ khí, lương thực của Liên Xô-Trung Cộng để xâm lăng miền Nam Việt Nam.
Thực tế này đã phản ảnh trong câu nói lịch sử ô nhục của Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta.” ? (theo Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nxb. Văn Nghệ, 1997, tr. 422, phần chú thích)
Như vậy đã rõ ràng Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN khóa II, đứng đầu bởi Hồ Chí Minh thời bấy giờ đã ngụy tạo ra đủ điều để xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa.
Chẳng hạn như họ viết trong Nghị quyết 15 rằng: “Chính quyền Ngô Đình Diệm là chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, chế độ thực dân và nửa phong kiến ở miền Nam là một chế độ phản động, tàn bạo và đen tối….Chính quyền miền Nam hiện nay là một chính quyền phản bội lợi ích dân tộc; nó đại biểu cho lợi ích của đế quốc Mỹ, của bọn phong kiến và bọn tư sản mại bản thân Mỹ phản động nhất ở miền Nam….Thành phần cốt cán trong chính quyền đó gồm những phần tử phong kiến và tư sản mại bản phản động nhất và những phần tử lưu manh, côn đồ và phản bội, quyết tâm làm tay sai cho đế quốc Mỹ, do gia đình và phe cánh họ Ngô cầm đầu.”
Tưởng bằng đó lời bịa đặt chưa đủ, Nghị quyết 15 còn đặt điều vu khống thêm: “ Chính quyền đó là một chính quyền độc tài hiếu chiến. Nó là công cụ xâm lược của đế quốc Mỹ, đế quốc cầm đầu các lực lượng hiếu chiến trên thế giới hiện nay; đồng thời, nó cũng mang nặng tính chất phục thù của giai cấp địa chủ đã bị đánh đổ ở miền Bắc nước ta. Do bản chất phi nghĩa, thế cô lập và chỗ yếu căn bản của nó, nó thực hiện một chế độ độc tài, hung bạo, dùng chính sách đàn áp bằng vũ lực, và dựa vào bộ máy cảnh sát mật thám để tồn tại.”
MẶT TRẬN TAY SAI
Đáng lẽ ra những chữ “độc tài, hung bạo, dùng chính sách đàn áp bằng vũ lực, và dựa vào bộ máy cảnh sát mật thám để tồn tại” phải dành cho đảng CSVN mới đúng với lịch sử.
Nhưng có bao giờ người Cộng sản Việt Nam dám nhìn thẳng vào mặt dân để thừa nhận họ đã nhân danh người dân miền Nam để giết hại đồng bào từ sau Hiệp định chia đôi đất nước 1954 ?
Bằng chứng là họ đã ghi vào Nghị quyết 15 việc thành lập một “Mặt trận riêng cho miền Nam” do họ chỉ huy để tiến hành cuộc chiến cho ngọai bang Nga-Tầu. Vì vậy mà cái gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1960 để sau đó bị bức tử không kèn không trống vào ngày 31 tháng 01 năm 1977, hai năm sau kết thúc chiến tranh ngày 30/04/1975.
Nghị quyết 15 biện bạch: “Củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước là nhiệm vụ chung của toàn Đảng và toàn dân ta. Nhưng vì nhiệm vụ cơ bản của mỗi miền khác nhau, cho nên nhiệm vụ, tính chất, thành phần Mặt trận ở mỗi miền có chỗ khác nhau. Vì vậy, cần có Mặt trận riêng cho miền Nam.
Cách mạng Việt Nam ở miền Nam hiện nay là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cho nên Mặt trận ở miền Nam hiện nay có tính chất dân tộc dân chủ, nhằm tập hợp tất cả các lực lượng chống đế quốc và phong kiến. Thành phần của nó bao gồm bốn giai cấp trong nhân dân miền Nam (giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc) và những nhân sĩ yêu nước, lấy liên minh công nông làm cơ sở, và do Đảng ta lãnh đạo.”
Bàn tay chủ động gây ra cuộc chiến dài gần 21 năm ở miền Nam Việt Nam của đảng CSVN còn được xác nhận trong phần kết luận của Báo cáo Chính trị tại Hội nghị Trung ương 15.
Báo cáo viết: “Hội nghị Trung ương lần này quyết định đường lối đấu tranh thống nhất và đường lối cách mạng miền Nam, sẽ soi sáng phương hướng cho phong trào cách mạng miền Nam, tăng thêm tin tưởng và ý chí phấn đấu anh dũng của các đảng bộ miền Nam tiến lên làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình.
Toàn Đảng ta sẽ vô cùng phấn khởi, vì Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ 14 đã đề ra nhiệm vụ ba năm cho các đảng bộ miền Bắc, và Hội nghị Trung ương mở rộng lần này quyết định về đường lối đấu tranh thống nhất và đường lối cách mạng miền Nam.”
MÁU ĐỔ CHO AI ?
Cuộc nội chiến Việt Nam mới do người Cộng sản Việt Nam gây ra cho nhân dân miền Nam bắt đầu từ đây.
Nhưng cho đến nay, sau 40 năm kết thúc chiến tranh, không có thống kê nào có thể xác nhận có bao nhiêu quân và dân người Việt của hai miền Nam-Bắc đã chết.
Tài liệu của Bách khoa tòan thư (mở) viết rằng: “ Chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết của từ 2 đến 5 triệu người Việt (tùy từng nguồn khác nhau). Trong số các nước đồng minh của Việt Nam Cộng hòa, người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000 người bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế). Vào khoảng từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ Hàn Quốc bị chết; Úc có khoảng 500 chết và hơn 3.000 bị thương; New Zealand 38 chết và 187 bị thương; Thái Lan 351 chết và bị thương; còn Philippines vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.”
“Tổn thất trực tiếp và gián tiếp trong Chiến tranh Việt Nam được chia ra như sau:
Theo tài liệu của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (của CSVN) có:
1,1 triệu quân nhân chết; trong số đó có 300.000 quân nhân mất tích (chưa tìm được xác); 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa:
• 250.000-316.000 tử trận hoặc mất tích
• 1.170.000 bị thương
Bấy nhiêu con người, nhưng đã có bao nhiêu ao máu để do lường cho tội ác của chiến tranh do đảng CSVN chủ động bắt nguồn từ Nghị quyết 15 năm 1959 ?
Tổn thất con người Việt Nam của cuộc nội chiến “ý thức hệ” Cộng sản cuồng tín và vô nghĩa này đã có bao giờ khuấy động được con tim chai đá và những khối óc mù lòa của lãnh đạo CSVN trước lịch sử ?
Đấy là chưa kể đến tổn thất của Quân đội CSVN và thường dân trong 4 cuộc chiến sau ngày 30/04/1975: biên giới phía bắc Việt-Trung 2 lần (1979-1987); Tây Nam Việt-Kampuchea (1975 đến 1978) và Cuộc xâm chiếm Kampuchea của quân Việt Nam (từ 7/1/1979 đến 1989).
Trên 40,000 quân và dân 6 tỉnh biên giới đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của quân Trung Cộng vào Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Riêng tổn thất xung đột với quân Khmer đỏ của Pol Pot từ 1975 đến 1989 được chia ra 2 giai đọan:
Giai đọan 1, từ các cuộc đột kích tấn công qua biên giới của quân Khmer đỏ vào các vùng lãnh thổ Tây nam (Tây Ninh-Châu Đốc-An Giang-Hà Tiên-Phú Quốc) sau 30/04/1975 đến các cuộc giao tranh cấp sư đòan trên lãnh thổ Việt Nam kết thúc tháng 12/1978.
Giai đọan 2, bắt đầu từ cuộc tấn công chiếm đóng Cao Miên của Việt Nam từ tháng 1/1979 đến năm 1989. Lý do Việt Nam phải rút quân theo đòi hỏi của Bắc Kinh để được tái lập quan hệ ngọai giao Việt-Trung sau 11 năm gián đọan vì cuộc tấn công qua biên giới Việt Nam năm 1979 của 600,000 quân Trung Cộng.
Tuy nhiên cái gía máu xương người Việt mà đảng Cộng sản Việt Nam phải trả cho cuộc chiến với người láng giềng Khmer đỏ, một thời là đồng minh trong chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng hòa, qúa cao.
Tài liệu trên Bách khoa tòan thư (mở) ghi lại như sau:
-Từ 1977 tới trước tháng 12-1978: Khoảng 3.000 chết, 5.500 bị thương.
-Từ tháng 12-1978 tới tháng 1-1979: 8.000 chết hoặc bị thương.
-Toàn cuộc chiến (tới năm 1988, bao gồm cả thời kỳ chiếm đóng Campuchia): từ 10.000 tới 15.000 quân nhân chết và
30.000 bị thương.
Tính chung ước lượng có 55.300 người chết hoặc bị thương (kể cả dân thường) từ năm 1977 tới tháng 10-1989
Tài liệu cũng ghi lại: Từ năm 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới.
Việt Nam đã gửi 180.000 quân để hỗ trợ khoảng 20.000 quân KNUFNS ( Kampuchean National United Front for National Salvation, Cộng hòa Nhân dân Kampuchia) để đánh tan quân Khmer đỏ của Pol Pot.
Nhưng thật oái oăm, Vương quốc Kampuchia ngày nay do nhà vua Norodom Sihamoni, con của cựu hoàng Norodom Sihanouk, trị vì nhưng quyền hành nằm trong tay Thủ tướng Hun Sen, một người không giấu diếm là “bạn thân thiết của Trung Quốc” và luôn luôn ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong tranh chấp biển đảo với Việt Nam !
MẮT MÙ LỊCH SỬ
Với bối cảnh lịch sử chiến tranh bắt nguồn từ Nghị quyết 15 của đảng CSVN, cả dân tộc Việt Nam ở hai miền đất nước Bắc-Nam đã chìm đắm trong máu lửa gần 21 năm.
Nhưng đau thương chồng hơn núi cao của dân tộc sau 40 năm vẫn chưa lành thì Đề Cương “kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015)” của Ban Tuyên giáo Trung Ương lại chỉ muốn “bới đống tro tàn tìm máu đổ” !
Một trong những phô trương khơi dậy hận thù dân tộc của Đề cương viết rằng: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn mới.
Giai đoạn từ cuối năm 1973 đến ngày 30/4/1975: Tạo thế và lực, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.”
Ai cũng biết, nhất là nguyên Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu và các Tư lệnh chiến trường Trị-Thiên của Quân đội nhân dân, có trên 5,000 thường dân vô tội đã bị lính Cộng sản giết hay hành quyết, kể cả chôn sống trong các hố tập thể từ đêm Giao thừa Tết Mậu thân (ngày 31 tháng 1 năm 1968).
Trong 28 ngày giao tranh trong thành phố, quân Cộng sản địa phương đã được lực lượng chính quy của miền Bắc yểm trợ ra sao và ai đã nhúng ta vào máu dân lành Huế thì hàng ngàn nhân chứng và thân quyến các nạn nhân đã kể hết với lịch sử. Chỉ có những kẻ không giám đối diện với sự thật đã được phơi bầy mới tìm cách che đậy.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, khi xẩy ra trận Mậu Thân mới có 15 tuổi (Ông sinh ngày 15 tháng 5 năm 1953 tại xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) nên có lẽ ông không thấu được nỗi đau của dân xứ Huế khi bản Đề Cương ca ngợi “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968” là bước ngoặt mở đầu cho chiến thắng cuối cùng ngày 30/04/1975 của đảng CSVN.
Điều thứ hai Đề cương tuyên truyền nói không thật khi viết rằng: “ khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị - xã hội ổn định; độc lập chủ quyền quốc gia được giữ vững…”
Trước hết khi nói về “đại đòan kết dân tộc” thì Ban Tuyên giáo Trung ương có biết nỗ lực “hòa hợp, hòa giải dân tộc” giữa người dân hai miền Nam-Bắc sau 40 năm vẫn chỉ bằng mặt mà chưa bằng lòng ?
Trách nhiệm chưa hàn gắn được vết thương chiến tranh phải đến từ hai phiá, nhưng đảng CSVN hãy sờ lên gáy xem đã đòan kết nhân dân được đến đâu hay chỉ gây chia rẽ, hận thù thêm bằng những chủ trương, chính sách kỳ thị, phân biệt “kẻ thắng người thua” ?
Đảng cũng cần bình tĩnh dò xét xem những hành động bắt bớ tùy tiện, vi phạm nghiêm trọng các quyền căn bản của người dân, kể cả tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do biểu tình, lập hội và tự do tôn giáo đã được thực thi đúng đắn như quy định trong Hiến pháp chưa ?
Thứ hai, xã hội ổn định làm sao khi mỗi ngày Việt Nam có ít nhất 30 người chết vì tai nạn lưu thông và tình hình tội ác xã hội càng ngày càng nhiều, trẻ hoá và tinh vi, luân thường đạo lý bị đảo lộn ?
Hãy đọc: “ Theo nhiều nghiên cứu và thống kê của cơ quan chức năng, trong hơn 5 năm trở lại đây, mỗi năm nước ta có khoảng 10.000 vụ án, với hơn 15.000 đối tượng phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên. Đây thật sự là con số đáng báo động về tình hình trẻ hóa tội phạm. Số vụ vi phạm pháp luật do tội phạm vị thành niên gây ra cũng ngày càng đa dạng, phức tạp và tinh vi, cũng như bộc lộ sự manh động và liều lĩnh. Không chỉ là những vụ trộm cắp, cướp giật, hành hung mà còn rất nhiều vụ án giết người cướp của, hoặc do thù hằn mâu thuẫn cá nhân. Thậm chí còn có cả những vụ án mà những “cậu nhóc” sử dụng công nghệ cao, mạng Internet, điện thoại di động để lừa đảo, tống tiền nhiều người.” (Trích báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 30/01/2015)
Về chuyện Mại dâm ở Thanh phố Hồ Chí Minh thì Ban Tuyên giáo nên đọc báo Việt Nam Express viết ngày 15/9/2014: “Kết quả điều tra thống kê cho biết ở thành phố lớn nhất nước có khoảng 5.500 tiếp viên nữ bị nghi bán dâm tại cơ sở kinh doanh và 200 người bán dâm nơi công cộng.
Theo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 của UBND TP HCM, trong những năm qua, tình hình tệ nạn mại dâm tại địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, biểu hiện dưới nhiều hình thức kinh doanh trá hình, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, gây nhiều bức xúc trong cộng đồng dân cư.
Thành phố cho biết, hoạt động mại dâm diễn ra không chỉ bằng hành vi giao cấu giữa kẻ mua và người bán tại khách sạn hoặc một số nhà hàng, vũ trường, karaoke mà phổ biến là các hành vi khiêu dâm, kích dục tại các điểm kinh doanh cà phê, tiệm hớt tóc, gội đầu, xông hơi, cạo gió, giác hơi, spa...”
Gần đây, thành phố tiếp tục xuất hiện một số đường dây mại dâm "gái gọi hạng sang" với những người xưng danh là diễn viên, người mẫu tham gia bán dâm với giá hàng nghìn USD, đồng thời hoạt động mại dâm nam, mại dâm đồng tính nam, mại dâm có yếu tố nước ngoài và xuất cảnh ra nước ngoài bán dâm ngày càng gia tăng. Cá biệt, tại một số cơ sở spa có biểu hiện hoạt động mại dâm đồng tính của giới "gay".
Ngày 04-03-2013, mạng báo Zing.VN viết về tệ nạn này ở Hà Nội: “Tại Hà Nội, thời gian gần đây, thành phố đã rất mạnh tay xử lý các tụ điểm “nóng” về hoạt động mại dâm. Tuy nhiên, qua khảo sát ở nhiều tuyến đường, tình trạng gái đứng đường mời gọi khách làng chơi vẫn không giảm. Đoạn đường Phạm Văn Đồng qua xã Cổ Nhuế và xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm chỉ dài khoảng 1km nhưng có hàng chục tụ điểm mại dâm. Các cô gái công khai đứng xếp hàng trước cửa quán, tràn cả ra đường mời gọi, chèo kéo khách làng chơi. Cũng trên đường Phạm Văn Đồng, đoạn gần công viên Hòa Bình, cứ tối đến, gái mại dâm lại tụ tập ở bãi đất trống để chờ khách. Ở khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, hoạt động mại dâm tại ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa) diễn ra rất tấp nập. Chỉ cần có khách gọi, tài xế xe ôm kiêm bảo kê sẽ kẹp 3 - 4 gái mại dâm, phóng với tốc độ kinh hoàng để đưa “hàng” đến các quán bar, karaoke, vũ trường, nhà nghỉ. Nhiều “phố vẫy” khác ở Hà Nội cũng hoạt động nhộn nhịp, công khai, gây nhức nhối dư luận những năm gần đây, như: đường Nguyễn Trãi gần chợ Phùng Khoang (huyện Từ Liêm), đường Giải Phóng gần bến xe Giáp Bát, khu vực Cố Thổ (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai), xã Tây Mỗ (Từ Liêm)”
Về tình trạng nghiện ngập, một tài liệu phổ biến ngày 5/11/2014 viết: “ Theo đánh giá của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tình hình sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ở Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, số vụ, số lượng, số loại ma túy bị cơ quan chức năng bắt giữ ngày càng tăng. Việc buôn bán ma túy ngày càng tăng kéo theo tình trạng gia tăng số lượng người sử dụng loại chất cấm này.
Đến cuối tháng 9/2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (trên thực tế số người sử dụng ma túy còn lớn hơn rất nhiều). Kết quả thống kê cho thấy số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng gần 4 lần trong 20 năm kể từ năm 1994 đến nay (năm 1994 là 55.445 người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 7.000 người). Những năm gần đây số người nghiện ma túy của Việt Nam luôn gia tăng, mức tăng trung bình mỗi năm khoảng 6% (Năm 2000, có khoảng 60.000 người nghiện thì năm 2014 có trên 200.000 người nghiện).
Người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn. Người nghiện cũng đã xuất hiện ở mọi thành phần trong xã hội: học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức, người lao động…
Trong số người nghiện ma túy: 96% là nam giới, 4% là nữ giới, 74% ở độ tuổi 18-35, có 1% dưới 18 tuổi. Người nghiện sử dụng heroin là 72% và có xu hướng giảm dần, tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp nhóm kích thích dạng Amphetamin (ATS) ngày càng gia tăng (2,5% năm 2005, 14,5 % đến tháng 9/2014). Tại một số địa phương, tỷ lệ học viên trong Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội (Trung tâm) đã từng sử dụng ma túy tổng hợp cao như: Đà Nẵng 74%, Tây Ninh 61%, Trà Vinh 49%.”
Với một xã hội đen tối như thế thì làm sao mà “ổn định” được ? Đấy là chưa kể đến tình trạng suy đồi đạo đức trong giới trẻ và lãnh đạo đang ngày một lên cao trong nhiều lĩnh vực.
Quốc nạn tham nhũng, nặng nhất là tình trạng tham nhũng vặt thì đông hơn dịch cào cào châu chấu từ thành phố về nông thôn. Đảng đã thất bại. Chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói ông cũng rất khó chịu khi thấy tham nhũng vặt lộng hành.
Ông nói với cử tri Hà Nội: “Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu.” (ViệtnamNet, 27/09/2013)
Cuối cùng là câu tuyên truyền “độc lập chủ quyền quốc gia được giữ vững” của Ban Tuyên giáo trong Đề cương kỷ niệm 40 năm ngày “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Độc lập thì có những “chủ quyền quốc gia” ở Biển Đông bây giờ đang do Việt Nam hay Trung Quốc “qủan lý giúp ” ở Quần đảo Hòang Sa ?
Một vùng biển lớn khác bao quanh 8 bãi đá, quan trọng nhất là Gạc Ma,của quần đảo Trường Sa bị Trung Cộng đánh chiếm ngày 14/03/1988, đã được Bắc Kinh tân tạo thành các căn cứ quân sự ở Trường Sa thì ai đang làm chủ ở đó ?
Vậy ông Đinh Thế Huynh và cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể nói rõ hơn cho dân biết, thay vì chỉ biết tuyên truyền nhảm như viết trong Đề cương mà mang tội với lịch sử.
Nếu không thì dù có tô son điểm phấn bao nhiêu, ý nghĩa của “Kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” cũng vô nghĩa. -/-
Phạm Trần
(03/015)
Ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động chiến dịch tô hồng điểm phấn cho “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015)”, nhưng lại không giấu được cái đuôi xâm lược miền Nam Việt Nam.
Bằng chứng này ghi trong Nghị quyết 15 xác định “mục tiêu, phương pháp cách mạng miền Nam “ tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (khoá II) lần thứ 15 (mở rộng) họp tại Hà Nội từ ngày 12 đến 22-1-1959.
Đề cương tuyên truyền ca ngợi Nghị quyết đã: “ Xác định rõ mục tiêu, phương pháp cách mạng miền Nam, mối quan hệ chiến lược của cách mạng hai miền, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam; định hướng và động viên nhân dân miền Nam vùng lên đấu tranh, tạo ra phong trào Đồng khởi (1959 - 1960), xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam, làm tan rã hàng loạt bộ máy của ngụy quyền ở các thôn, xã.”
Nhưng đâu là lý do khiến miền Bắc Cộng sản (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) có quyết định phải thực hiện cuộc “cách mạng miền Nam” ?
Nghị quyết 15 bịa chuyện: “Do lực lượng so sánh giữa ta và địch, nhân dân ta chỉ mới giải phóng được miền Bắc. Ở miền Nam chưa được giải phóng, đế quốc Mỹ đã lấn dần và hất cẳng thực dân Pháp, tập hợp các thế lực phản động, sử dụng chính quyền Ngô Đình Diệm làm công cụ để khôi phục và duy trì ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Nhân dân miền Nam ngày càng lâm vào cảnh cùng khốn và mất hết quyền tự do. Vì vậy, nhân dân miền Nam còn phải tiếp tục làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đánh đổ ách thống trị đế quốc và phong kiến, chủ yếu là đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm.”
Những người Việt Nam của miền Nam đã sống qua giai đọan này và còn sống chắc phải bịt mũi trước luận điệu tuyên truyền gỉa dối này. Nhân dân miền Nam từ 1954 đến thời điểm ra đời của Nghị quyết 15 tháng 01 năm 1959, dù có bị hạn chế một số quyền do tình trạng an ninh, chưa bao giờ “lâm vào cảnh cùng khốn và mất hết quyền tự do” như đồng bào miền Bắc trong thời gian này.
Càng phỉ báng lịch sử hơn khi Nghị quyết viết rằng: “Do sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam, nước ta bị tạm thời chia làm hai miền: miền Bắc đã được giải phóng và độc lập hoàn toàn, còn miền Nam vẫn là một thuộc địa (kiểu mới) của đế quốc Mỹ….
Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai chẳng những xâm chiếm miền Nam, ngăn cản sự phát triển của xã hội miền Nam, mà còn ráo riết chuẩn bị chiến tranh hòng xâm chiếm cả nước ta, phá hoại toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.”
Ai xâm chiếm ai thì phương châm đề ra trong Nghị quyết 15 "củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam" đã lột mặt nạ ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ.
Để biện minh cho hành động hiếu chiến, đẩy dân tộc hai miền Bắc-Nam vào nội chiến nồi da xáo thịt, Nghị quyết đã hô hào: “Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ chế độ đế quốc và nửa phong kiến ở miền Nam để thực hiện thống nhất nước nhà.”
Nhưng gây chiến với miền Nam để làm gì và cho ai thì Nghị quyết 15 đã để lộ chân tướng tay sai khi khẳng định rằng: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á.”
Nghị quyết viết: “Vấn đề thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước ta trước hết là vấn đề đấu tranh giữa dân tộc ta chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai, đồng thời cũng là vấn đề đấu tranh giữa phe xã hội chủ nghĩa và phe đế quốc chủ nghĩa. Phe xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, càng tranh thủ giữ vững hoà bình được lâu dài thì càng có điều kiện thuận lợi để tăng cường mau chóng lực lượng của mình về mọi mặt trên toàn thế giới, càng làm suy yếu mau chóng thế lực của chủ nghĩa đế quốc. Chủ trương của Đảng ta giữ vững hoà bình ở Việt Nam, thực hiện thống nhất nước nhà bằng con đường hoà bình, chủ trương ấy gắn liền với chủ trương chung nói trên của phe xã hội chủ nghĩa.”
Nhưng miền Bắc không “thực hiện thống nhất nước nhà bằng con đường hoà bình” mà đã nhận lệnh và vũ khí, lương thực của Liên Xô-Trung Cộng để xâm lăng miền Nam Việt Nam.
Thực tế này đã phản ảnh trong câu nói lịch sử ô nhục của Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta.” ? (theo Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nxb. Văn Nghệ, 1997, tr. 422, phần chú thích)
Như vậy đã rõ ràng Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN khóa II, đứng đầu bởi Hồ Chí Minh thời bấy giờ đã ngụy tạo ra đủ điều để xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa.
Chẳng hạn như họ viết trong Nghị quyết 15 rằng: “Chính quyền Ngô Đình Diệm là chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, chế độ thực dân và nửa phong kiến ở miền Nam là một chế độ phản động, tàn bạo và đen tối….Chính quyền miền Nam hiện nay là một chính quyền phản bội lợi ích dân tộc; nó đại biểu cho lợi ích của đế quốc Mỹ, của bọn phong kiến và bọn tư sản mại bản thân Mỹ phản động nhất ở miền Nam….Thành phần cốt cán trong chính quyền đó gồm những phần tử phong kiến và tư sản mại bản phản động nhất và những phần tử lưu manh, côn đồ và phản bội, quyết tâm làm tay sai cho đế quốc Mỹ, do gia đình và phe cánh họ Ngô cầm đầu.”
Tưởng bằng đó lời bịa đặt chưa đủ, Nghị quyết 15 còn đặt điều vu khống thêm: “ Chính quyền đó là một chính quyền độc tài hiếu chiến. Nó là công cụ xâm lược của đế quốc Mỹ, đế quốc cầm đầu các lực lượng hiếu chiến trên thế giới hiện nay; đồng thời, nó cũng mang nặng tính chất phục thù của giai cấp địa chủ đã bị đánh đổ ở miền Bắc nước ta. Do bản chất phi nghĩa, thế cô lập và chỗ yếu căn bản của nó, nó thực hiện một chế độ độc tài, hung bạo, dùng chính sách đàn áp bằng vũ lực, và dựa vào bộ máy cảnh sát mật thám để tồn tại.”
MẶT TRẬN TAY SAI
Đáng lẽ ra những chữ “độc tài, hung bạo, dùng chính sách đàn áp bằng vũ lực, và dựa vào bộ máy cảnh sát mật thám để tồn tại” phải dành cho đảng CSVN mới đúng với lịch sử.
Nhưng có bao giờ người Cộng sản Việt Nam dám nhìn thẳng vào mặt dân để thừa nhận họ đã nhân danh người dân miền Nam để giết hại đồng bào từ sau Hiệp định chia đôi đất nước 1954 ?
Bằng chứng là họ đã ghi vào Nghị quyết 15 việc thành lập một “Mặt trận riêng cho miền Nam” do họ chỉ huy để tiến hành cuộc chiến cho ngọai bang Nga-Tầu. Vì vậy mà cái gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1960 để sau đó bị bức tử không kèn không trống vào ngày 31 tháng 01 năm 1977, hai năm sau kết thúc chiến tranh ngày 30/04/1975.
Nghị quyết 15 biện bạch: “Củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước là nhiệm vụ chung của toàn Đảng và toàn dân ta. Nhưng vì nhiệm vụ cơ bản của mỗi miền khác nhau, cho nên nhiệm vụ, tính chất, thành phần Mặt trận ở mỗi miền có chỗ khác nhau. Vì vậy, cần có Mặt trận riêng cho miền Nam.
Cách mạng Việt Nam ở miền Nam hiện nay là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cho nên Mặt trận ở miền Nam hiện nay có tính chất dân tộc dân chủ, nhằm tập hợp tất cả các lực lượng chống đế quốc và phong kiến. Thành phần của nó bao gồm bốn giai cấp trong nhân dân miền Nam (giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc) và những nhân sĩ yêu nước, lấy liên minh công nông làm cơ sở, và do Đảng ta lãnh đạo.”
Bàn tay chủ động gây ra cuộc chiến dài gần 21 năm ở miền Nam Việt Nam của đảng CSVN còn được xác nhận trong phần kết luận của Báo cáo Chính trị tại Hội nghị Trung ương 15.
Báo cáo viết: “Hội nghị Trung ương lần này quyết định đường lối đấu tranh thống nhất và đường lối cách mạng miền Nam, sẽ soi sáng phương hướng cho phong trào cách mạng miền Nam, tăng thêm tin tưởng và ý chí phấn đấu anh dũng của các đảng bộ miền Nam tiến lên làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình.
Toàn Đảng ta sẽ vô cùng phấn khởi, vì Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ 14 đã đề ra nhiệm vụ ba năm cho các đảng bộ miền Bắc, và Hội nghị Trung ương mở rộng lần này quyết định về đường lối đấu tranh thống nhất và đường lối cách mạng miền Nam.”
MÁU ĐỔ CHO AI ?
Cuộc nội chiến Việt Nam mới do người Cộng sản Việt Nam gây ra cho nhân dân miền Nam bắt đầu từ đây.
Nhưng cho đến nay, sau 40 năm kết thúc chiến tranh, không có thống kê nào có thể xác nhận có bao nhiêu quân và dân người Việt của hai miền Nam-Bắc đã chết.
Tài liệu của Bách khoa tòan thư (mở) viết rằng: “ Chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết của từ 2 đến 5 triệu người Việt (tùy từng nguồn khác nhau). Trong số các nước đồng minh của Việt Nam Cộng hòa, người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000 người bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế). Vào khoảng từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ Hàn Quốc bị chết; Úc có khoảng 500 chết và hơn 3.000 bị thương; New Zealand 38 chết và 187 bị thương; Thái Lan 351 chết và bị thương; còn Philippines vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.”
“Tổn thất trực tiếp và gián tiếp trong Chiến tranh Việt Nam được chia ra như sau:
Theo tài liệu của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (của CSVN) có:
1,1 triệu quân nhân chết; trong số đó có 300.000 quân nhân mất tích (chưa tìm được xác); 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa:
• 250.000-316.000 tử trận hoặc mất tích
• 1.170.000 bị thương
Bấy nhiêu con người, nhưng đã có bao nhiêu ao máu để do lường cho tội ác của chiến tranh do đảng CSVN chủ động bắt nguồn từ Nghị quyết 15 năm 1959 ?
Tổn thất con người Việt Nam của cuộc nội chiến “ý thức hệ” Cộng sản cuồng tín và vô nghĩa này đã có bao giờ khuấy động được con tim chai đá và những khối óc mù lòa của lãnh đạo CSVN trước lịch sử ?
Đấy là chưa kể đến tổn thất của Quân đội CSVN và thường dân trong 4 cuộc chiến sau ngày 30/04/1975: biên giới phía bắc Việt-Trung 2 lần (1979-1987); Tây Nam Việt-Kampuchea (1975 đến 1978) và Cuộc xâm chiếm Kampuchea của quân Việt Nam (từ 7/1/1979 đến 1989).
Trên 40,000 quân và dân 6 tỉnh biên giới đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của quân Trung Cộng vào Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Riêng tổn thất xung đột với quân Khmer đỏ của Pol Pot từ 1975 đến 1989 được chia ra 2 giai đọan:
Giai đọan 1, từ các cuộc đột kích tấn công qua biên giới của quân Khmer đỏ vào các vùng lãnh thổ Tây nam (Tây Ninh-Châu Đốc-An Giang-Hà Tiên-Phú Quốc) sau 30/04/1975 đến các cuộc giao tranh cấp sư đòan trên lãnh thổ Việt Nam kết thúc tháng 12/1978.
Giai đọan 2, bắt đầu từ cuộc tấn công chiếm đóng Cao Miên của Việt Nam từ tháng 1/1979 đến năm 1989. Lý do Việt Nam phải rút quân theo đòi hỏi của Bắc Kinh để được tái lập quan hệ ngọai giao Việt-Trung sau 11 năm gián đọan vì cuộc tấn công qua biên giới Việt Nam năm 1979 của 600,000 quân Trung Cộng.
Tuy nhiên cái gía máu xương người Việt mà đảng Cộng sản Việt Nam phải trả cho cuộc chiến với người láng giềng Khmer đỏ, một thời là đồng minh trong chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng hòa, qúa cao.
Tài liệu trên Bách khoa tòan thư (mở) ghi lại như sau:
-Từ 1977 tới trước tháng 12-1978: Khoảng 3.000 chết, 5.500 bị thương.
-Từ tháng 12-1978 tới tháng 1-1979: 8.000 chết hoặc bị thương.
-Toàn cuộc chiến (tới năm 1988, bao gồm cả thời kỳ chiếm đóng Campuchia): từ 10.000 tới 15.000 quân nhân chết và
30.000 bị thương.
Tính chung ước lượng có 55.300 người chết hoặc bị thương (kể cả dân thường) từ năm 1977 tới tháng 10-1989
Tài liệu cũng ghi lại: Từ năm 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới.
Việt Nam đã gửi 180.000 quân để hỗ trợ khoảng 20.000 quân KNUFNS ( Kampuchean National United Front for National Salvation, Cộng hòa Nhân dân Kampuchia) để đánh tan quân Khmer đỏ của Pol Pot.
Nhưng thật oái oăm, Vương quốc Kampuchia ngày nay do nhà vua Norodom Sihamoni, con của cựu hoàng Norodom Sihanouk, trị vì nhưng quyền hành nằm trong tay Thủ tướng Hun Sen, một người không giấu diếm là “bạn thân thiết của Trung Quốc” và luôn luôn ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong tranh chấp biển đảo với Việt Nam !
MẮT MÙ LỊCH SỬ
Với bối cảnh lịch sử chiến tranh bắt nguồn từ Nghị quyết 15 của đảng CSVN, cả dân tộc Việt Nam ở hai miền đất nước Bắc-Nam đã chìm đắm trong máu lửa gần 21 năm.
Nhưng đau thương chồng hơn núi cao của dân tộc sau 40 năm vẫn chưa lành thì Đề Cương “kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015)” của Ban Tuyên giáo Trung Ương lại chỉ muốn “bới đống tro tàn tìm máu đổ” !
Một trong những phô trương khơi dậy hận thù dân tộc của Đề cương viết rằng: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn mới.
Giai đoạn từ cuối năm 1973 đến ngày 30/4/1975: Tạo thế và lực, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.”
Ai cũng biết, nhất là nguyên Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu và các Tư lệnh chiến trường Trị-Thiên của Quân đội nhân dân, có trên 5,000 thường dân vô tội đã bị lính Cộng sản giết hay hành quyết, kể cả chôn sống trong các hố tập thể từ đêm Giao thừa Tết Mậu thân (ngày 31 tháng 1 năm 1968).
Trong 28 ngày giao tranh trong thành phố, quân Cộng sản địa phương đã được lực lượng chính quy của miền Bắc yểm trợ ra sao và ai đã nhúng ta vào máu dân lành Huế thì hàng ngàn nhân chứng và thân quyến các nạn nhân đã kể hết với lịch sử. Chỉ có những kẻ không giám đối diện với sự thật đã được phơi bầy mới tìm cách che đậy.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, khi xẩy ra trận Mậu Thân mới có 15 tuổi (Ông sinh ngày 15 tháng 5 năm 1953 tại xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) nên có lẽ ông không thấu được nỗi đau của dân xứ Huế khi bản Đề Cương ca ngợi “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968” là bước ngoặt mở đầu cho chiến thắng cuối cùng ngày 30/04/1975 của đảng CSVN.
Điều thứ hai Đề cương tuyên truyền nói không thật khi viết rằng: “ khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị - xã hội ổn định; độc lập chủ quyền quốc gia được giữ vững…”
Trước hết khi nói về “đại đòan kết dân tộc” thì Ban Tuyên giáo Trung ương có biết nỗ lực “hòa hợp, hòa giải dân tộc” giữa người dân hai miền Nam-Bắc sau 40 năm vẫn chỉ bằng mặt mà chưa bằng lòng ?
Trách nhiệm chưa hàn gắn được vết thương chiến tranh phải đến từ hai phiá, nhưng đảng CSVN hãy sờ lên gáy xem đã đòan kết nhân dân được đến đâu hay chỉ gây chia rẽ, hận thù thêm bằng những chủ trương, chính sách kỳ thị, phân biệt “kẻ thắng người thua” ?
Đảng cũng cần bình tĩnh dò xét xem những hành động bắt bớ tùy tiện, vi phạm nghiêm trọng các quyền căn bản của người dân, kể cả tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do biểu tình, lập hội và tự do tôn giáo đã được thực thi đúng đắn như quy định trong Hiến pháp chưa ?
Thứ hai, xã hội ổn định làm sao khi mỗi ngày Việt Nam có ít nhất 30 người chết vì tai nạn lưu thông và tình hình tội ác xã hội càng ngày càng nhiều, trẻ hoá và tinh vi, luân thường đạo lý bị đảo lộn ?
Hãy đọc: “ Theo nhiều nghiên cứu và thống kê của cơ quan chức năng, trong hơn 5 năm trở lại đây, mỗi năm nước ta có khoảng 10.000 vụ án, với hơn 15.000 đối tượng phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên. Đây thật sự là con số đáng báo động về tình hình trẻ hóa tội phạm. Số vụ vi phạm pháp luật do tội phạm vị thành niên gây ra cũng ngày càng đa dạng, phức tạp và tinh vi, cũng như bộc lộ sự manh động và liều lĩnh. Không chỉ là những vụ trộm cắp, cướp giật, hành hung mà còn rất nhiều vụ án giết người cướp của, hoặc do thù hằn mâu thuẫn cá nhân. Thậm chí còn có cả những vụ án mà những “cậu nhóc” sử dụng công nghệ cao, mạng Internet, điện thoại di động để lừa đảo, tống tiền nhiều người.” (Trích báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 30/01/2015)
Về chuyện Mại dâm ở Thanh phố Hồ Chí Minh thì Ban Tuyên giáo nên đọc báo Việt Nam Express viết ngày 15/9/2014: “Kết quả điều tra thống kê cho biết ở thành phố lớn nhất nước có khoảng 5.500 tiếp viên nữ bị nghi bán dâm tại cơ sở kinh doanh và 200 người bán dâm nơi công cộng.
Theo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 của UBND TP HCM, trong những năm qua, tình hình tệ nạn mại dâm tại địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, biểu hiện dưới nhiều hình thức kinh doanh trá hình, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, gây nhiều bức xúc trong cộng đồng dân cư.
Thành phố cho biết, hoạt động mại dâm diễn ra không chỉ bằng hành vi giao cấu giữa kẻ mua và người bán tại khách sạn hoặc một số nhà hàng, vũ trường, karaoke mà phổ biến là các hành vi khiêu dâm, kích dục tại các điểm kinh doanh cà phê, tiệm hớt tóc, gội đầu, xông hơi, cạo gió, giác hơi, spa...”
Gần đây, thành phố tiếp tục xuất hiện một số đường dây mại dâm "gái gọi hạng sang" với những người xưng danh là diễn viên, người mẫu tham gia bán dâm với giá hàng nghìn USD, đồng thời hoạt động mại dâm nam, mại dâm đồng tính nam, mại dâm có yếu tố nước ngoài và xuất cảnh ra nước ngoài bán dâm ngày càng gia tăng. Cá biệt, tại một số cơ sở spa có biểu hiện hoạt động mại dâm đồng tính của giới "gay".
Ngày 04-03-2013, mạng báo Zing.VN viết về tệ nạn này ở Hà Nội: “Tại Hà Nội, thời gian gần đây, thành phố đã rất mạnh tay xử lý các tụ điểm “nóng” về hoạt động mại dâm. Tuy nhiên, qua khảo sát ở nhiều tuyến đường, tình trạng gái đứng đường mời gọi khách làng chơi vẫn không giảm. Đoạn đường Phạm Văn Đồng qua xã Cổ Nhuế và xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm chỉ dài khoảng 1km nhưng có hàng chục tụ điểm mại dâm. Các cô gái công khai đứng xếp hàng trước cửa quán, tràn cả ra đường mời gọi, chèo kéo khách làng chơi. Cũng trên đường Phạm Văn Đồng, đoạn gần công viên Hòa Bình, cứ tối đến, gái mại dâm lại tụ tập ở bãi đất trống để chờ khách. Ở khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, hoạt động mại dâm tại ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa) diễn ra rất tấp nập. Chỉ cần có khách gọi, tài xế xe ôm kiêm bảo kê sẽ kẹp 3 - 4 gái mại dâm, phóng với tốc độ kinh hoàng để đưa “hàng” đến các quán bar, karaoke, vũ trường, nhà nghỉ. Nhiều “phố vẫy” khác ở Hà Nội cũng hoạt động nhộn nhịp, công khai, gây nhức nhối dư luận những năm gần đây, như: đường Nguyễn Trãi gần chợ Phùng Khoang (huyện Từ Liêm), đường Giải Phóng gần bến xe Giáp Bát, khu vực Cố Thổ (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai), xã Tây Mỗ (Từ Liêm)”
Về tình trạng nghiện ngập, một tài liệu phổ biến ngày 5/11/2014 viết: “ Theo đánh giá của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tình hình sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ở Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, số vụ, số lượng, số loại ma túy bị cơ quan chức năng bắt giữ ngày càng tăng. Việc buôn bán ma túy ngày càng tăng kéo theo tình trạng gia tăng số lượng người sử dụng loại chất cấm này.
Đến cuối tháng 9/2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (trên thực tế số người sử dụng ma túy còn lớn hơn rất nhiều). Kết quả thống kê cho thấy số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng gần 4 lần trong 20 năm kể từ năm 1994 đến nay (năm 1994 là 55.445 người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 7.000 người). Những năm gần đây số người nghiện ma túy của Việt Nam luôn gia tăng, mức tăng trung bình mỗi năm khoảng 6% (Năm 2000, có khoảng 60.000 người nghiện thì năm 2014 có trên 200.000 người nghiện).
Người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn. Người nghiện cũng đã xuất hiện ở mọi thành phần trong xã hội: học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức, người lao động…
Trong số người nghiện ma túy: 96% là nam giới, 4% là nữ giới, 74% ở độ tuổi 18-35, có 1% dưới 18 tuổi. Người nghiện sử dụng heroin là 72% và có xu hướng giảm dần, tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp nhóm kích thích dạng Amphetamin (ATS) ngày càng gia tăng (2,5% năm 2005, 14,5 % đến tháng 9/2014). Tại một số địa phương, tỷ lệ học viên trong Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội (Trung tâm) đã từng sử dụng ma túy tổng hợp cao như: Đà Nẵng 74%, Tây Ninh 61%, Trà Vinh 49%.”
Với một xã hội đen tối như thế thì làm sao mà “ổn định” được ? Đấy là chưa kể đến tình trạng suy đồi đạo đức trong giới trẻ và lãnh đạo đang ngày một lên cao trong nhiều lĩnh vực.
Quốc nạn tham nhũng, nặng nhất là tình trạng tham nhũng vặt thì đông hơn dịch cào cào châu chấu từ thành phố về nông thôn. Đảng đã thất bại. Chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói ông cũng rất khó chịu khi thấy tham nhũng vặt lộng hành.
Ông nói với cử tri Hà Nội: “Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu.” (ViệtnamNet, 27/09/2013)
Cuối cùng là câu tuyên truyền “độc lập chủ quyền quốc gia được giữ vững” của Ban Tuyên giáo trong Đề cương kỷ niệm 40 năm ngày “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Độc lập thì có những “chủ quyền quốc gia” ở Biển Đông bây giờ đang do Việt Nam hay Trung Quốc “qủan lý giúp ” ở Quần đảo Hòang Sa ?
Một vùng biển lớn khác bao quanh 8 bãi đá, quan trọng nhất là Gạc Ma,của quần đảo Trường Sa bị Trung Cộng đánh chiếm ngày 14/03/1988, đã được Bắc Kinh tân tạo thành các căn cứ quân sự ở Trường Sa thì ai đang làm chủ ở đó ?
Vậy ông Đinh Thế Huynh và cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể nói rõ hơn cho dân biết, thay vì chỉ biết tuyên truyền nhảm như viết trong Đề cương mà mang tội với lịch sử.
Nếu không thì dù có tô son điểm phấn bao nhiêu, ý nghĩa của “Kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” cũng vô nghĩa. -/-
Phạm Trần
(03/015)