Ngày 20-03-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Trả Lời Chớt Quớt - John 5:1-16
Nguyễn Trung Tây
00:53 20/03/2023
Nguyễn Trung Tây
Trả Lời Chớt Quớt - John 5:1-16


Phố Jerusalem, vào thời Đức Giêsu có một hồ nước, tên Bethesda. Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt chung quanh, đợi chờ giây phút nước động, vì thỉnh thoảng có thiên thần ngự xuống hồ. Khi nước hồ khuấy động, ai xuống hồ trước, thì dù mắc bệnh hiểm nghèo, cũng đều được chữa khỏi. Trong số những người nằm la liệt quanh đợi chờ giây phút, Đức Giêsu hỏi một người bệnh 38 năm, "Do you want to be healed? Anh có muốn được chữa lành hay không?"

Bệnh nhân 38 năm không trả lời câu hỏi, nhưng phản ứng bằng một câu trả lời chớt quớt, "Thưa Ngài, khi nước khuấy động, không có người nào đem tôi xuống hồ. Và nếu có lết được tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!”

Đức Giêsu hỏi một câu thẳng vào vấn đề. Người bệnh 38 năm trả lời một câu lạc đề.

Nhưng câu trả lời lạc đề này lại rất thật, rất hiện sinh.
— 38 năm rồi, bệnh tật đã thương tổn tâm hồn và thân xác đến độ tưởng chừng không còn thương tổn thêm được nữa rồi. Không trách chi cay đắng ngập tràn tâm hồn và khuôn mặt. Để rồi khi cơ hội xuất hiện, cay đắng buông lời bật tung trên đầu lưỡi.
— 38 năm rồi, không còn ai nhìn đến tôi nữa. Tôi tự biến tôi thành bãi rác thênh thang bên vệ đường.
— 38 năm rồi, thiên hạ vẫn cứ thế, vẫn thản nhiên đẩy tôi, bãi rác to đùng sang bên lề, để họ rộn ràng tiến bước trên đường quan lộ.

Bởi thế,
— 38 năm rồi, tôi vẫn thế, nguyên vẹn hình hài, nằm đây, khóc than phận người 38 năm.

Lời Nguyện
Lạy Ngài, xin cho con thấy!
Lạy Ngài, xin kiên nhẫn với con!
(Trích Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta)
 
Ngày 21/03: Đừng làm nô lệ cho lề luật – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:54 20/03/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Nhân một dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem. Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang. Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt. Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm. Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” Bệnh nhân đáp: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” Đức Giê-su bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!” Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.

Hôm đó lại là ngày sa-bát. Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: “Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng!” Nhưng anh đáp: “Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: ‘Anh hãy vác chõng mà đi!’” Họ hỏi anh: “Ai là người đã bảo anh: ‘Vác chõng mà đi’?” Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy. Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!” Anh ta đi nói với người Do-thái : Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh. Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát.

Đó là lời Chúa
 
Tiếc nuối thuở lang thang!
Lm Minh Anh
14:27 20/03/2023

TIẾC NUỐI THUỞ LANG THANG
“Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra!”.

Samuel Baker kể về một trung đoàn chết khát trên sa mạc. Nhìn xa xa, họ nghĩ, họ thấy nước; nhưng người dẫn đường Ả Rập cảnh báo, đó chỉ là ‘nước của ảo ảnh!’. Họ cãi cọ, người dẫn đường bị giết! Trung đoàn lao về phía trước; dặm này đến dặm khác. Ảo ảnh dẫn đoàn quân lang thang sâu hơn. Quá muộn, họ nhận ra sự thật! Họ đã chết khi theo đuổi một điều viển vông!

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay không nói về ‘nước của ảo ảnh’, nhưng về một dòng nước thật, nước làm cho sống! Êzêkiel nói đến dòng nước bên phải đền thờ chảy ra. Tin Mừng nói đến Chúa Giêsu như dòng nước ban sự sống; Ngài chữa lành một người một người bại liệt. Anh này nằm bên hồ những 38 năm! “38 năm”, khoảng thời gian Israel lang thang trong sa mạc. Cũng thế, người này hầu như đã ‘lang thang trong sa mạc’ đời mình; và xem ra, anh ‘tiếc nuối thuở lang thang!’.

‘Lang thang!’, một hành động mang tính biểu tượng rất rõ qua con người này; đúng hơn, sự tê liệt về thể chất của anh ta. Đó chính là hình ảnh hậu quả của tội lỗi trong cuộc sống chúng ta! Khi phạm tội, chúng ta làm cho mình “tê liệt”, chúng ta ‘lang thang trong sa mạc’ của mình. Tội lỗi có những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống và hậu quả rõ ràng nhất là chúng ta không thể đứng dậy và bước đi đúng hướng. Đặc biệt, tội trọng, nó khiến chúng ta bất lực trong việc yêu thương và sống trong tự do đích thực. Nó khiến chúng ta mắc kẹt và không thể quan tâm đến đời sống tinh thần của chính mình hoặc cuộc sống người khác theo bất kỳ cách nào.

Chúa Giêsu đã tự nguyện đến với người đàn ông này; Ngài bước vào sự cô lập của anh dù không được mời! Ngài nhìn thấy anh, biết hoàn cảnh của anh, đến gặp và trực tiếp nói với anh. Thoạt tiên, Ngài hỏi, “Anh có muốn khỏi bệnh không?”. Anh không trả lời, “Có” hay “Không” nhưng anh phàn nàn, “Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động”. Ôi! Anh mắc bệnh bi quan; anh phát ốm vì buồn; anh mắc bệnh lười! Đây là căn bệnh của anh, “Đúng, tôi muốn lành, nhưng...”, và anh đợi ở đó. Thế mà mấu chốt là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu; dẫu xem ra, anh không cần chữa lành. Phải chăng anh vẫn ‘tiếc nuối thuở lang thang?’.

Thật tuyệt vời! Chúa Giêsu đã chữa lành con người bi quan tuyệt vọng này mà không cần dìm anh xuống hồ Bêthesda. Bêthesda có nghĩa là “Ngôi nhà của lòng thương xót”, hoặc “Ngôi nhà của ân sủng” theo tiếng Do Thái. Đúng thế, người đàn ông này đang cần lòng thương xót và ân sủng cả khi anh không ý thức. Và Chúa Giêsu không phải là ‘nước của ảo ảnh’ nhưng là nguồn mạch ân sủng và xót thương đã phục hồi anh! Thánh Augustinô nói, “Vết thương của chúng ta rất nghiêm trọng, nhưng vị Thầy Thuốc thì toàn năng. Tôi sẽ tuyệt vọng về vết thương chí mạng của tôi, nếu tôi không tìm thấy một Thầy Thuốc vĩ đại như Ngài!”.

Anh Chị em,

“Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra!”. Giêsu, không phải là ‘nước của ảo ảnh’, Ngài là đài phun chữa lành; nước làm cho sống! Giêsu là đền thờ mới mà Êzêkiel đã nhìn thấy trước dòng suối tuyệt vời tuôn ra từ phía bên phải của nó. Nơi nào nước này chảy qua, đều được an lành và sự sống. Đỉnh của đền thờ là Canvê, nơi nước ngọt ngào của phép Rửa chảy ra từ cạnh sườn Đấng Kitô. Và ngày nay, nước cứu độ ấy vẫn tiếp tục chảy, nuôi sống, rửa sạch mọi thương tích trong tâm hồn chúng ta. Nước Giêsu đem lại hạnh phúc viên mãn ngay trong sa mạc trần gian khô khốc này, Ngài đang nói với bạn và tôi, thôi đừng ‘tiếc nuối thuở lang thang!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con bất lực, ù lì; con ‘tiếc nuối thuở lang thang’, con chạy theo ‘nước của ảo ảnh’ trong sa mạc đời mình. Xin giải thoát con, dìm con vào Chúa mà đừng thèm hỏi con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:01 20/03/2023

21. Ôi, Đấng tràn đầy ơn sủng. Ôi, Mẹ cứu giúp, qua Mẹ chúng con có thể đến với Thánh Tử của Mẹ.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:05 20/03/2023
7. TIẾNG VỌNG

Bé Kiều Trị còn chưa biết tiếng vọng là thứ gì.

Một hôm, nó chơi đùa trong rừng thì lớn tiếng la lên:

- “A ! A !”

Lập tức gần đó các cây trong rừng cũng truyền đi âm thanh “a, a” giống như vậy. Bé Kiều Trị nghe thấy thì rất kinh ngạc lên tiếng hỏi:

- “Mày là ai?”

Âm thanh ấy dội lại:

- “Mày là ai?”

Kiều Trị lại lớn tiếng la lên:

- “Mày là người xấu.”

Trong rừng cây cũng đáp lại âm thanh như thế:

- “Người xấu, người xấu.”

Kiều Trị bắt đầu khó chịu và có chút tức giận, nó không biết âm thanh ấy là ai nói, càng nói càng khó nghe, nhưng thật rất kỳ quái, âm thanh này dội lại những chữ mà nó đã chửi không thiếu một chữ nào để đáp lại nó. Kiều Trị quyết định đi vào trong rừng tìm người đó để tính sổ, thế nhưng nó không tìm được ai cả.

Cuối cùng nó chỉ biết trở về nhà, tố khổ với mẹ mình nói có một thằng bé xấu núp trong rừng chửi nó.

Mẹ nó mĩm cười nói:

- “Lần này thì con tự cáo trạng chính con đấy, bởi âm thanh mà con nghe đó đều là tiếng vọng lại của con. Nếu con nói lời tốt đẹp, thì con sẽ nghe lại những lời tốt đẹp. Trong cuộc sống thường ngày cũng là như vậy, người khác đối với hành động của chúng ta, thường thường chỉ là tiếng vọng chúng ta đối với hành động của người khác. Nếu chúng ta đối với người khác có sự khiêm cung và lịch sự, thì người khác cũng sẽ đối xử với chúng ta như vậy. Nhưng, giả sử tôi ngỗ ngược tàn bạo, thô lỗ, thái độ không tốt, thì chúng ta không thể hy vọng người ta đối xử tốt với mình.”

(Một trăm câu chuyện giáo dục)

Suy tư ngắn 7:

“Nhân nào thì quả nấy”, “nhân như thế nào thì quả như thế ấy”. Đức Chúa Giê-su cũng đã nói: “Nếu con đong cho người ta đấu náo, thì người ta cũng sẽ đong lại cho con đấu ấy.”

Khi con đối xử tệ bạc với người khác, thì sẽ vọng lại sự vô ơn với con; khi con đưa tay ra giúp đỡ tha nhân, thì sẽ vọng lại sự trân trong và biết ơn; khi con chân thành mĩm cười với người cô đơn, thì tiếng vọng lại sẽ là hai chữ cám ơn chân thành...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tỉnh Dậy Mỗi Ngày Để Dựng Xây Căn Nhà Hội Thánh
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
18:11 20/03/2023
Tỉnh Dậy Mỗi Ngày Để Dựng Xây Căn Nhà Hội Thánh

(Lễ Thánh Giuse 19.3.2023 tại nhà thờ Chính Tòa Qui Nhơn)

Hôm nay, trong lịch phụng vụ giáo phận ghi rõ: Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ Maria, lễ trọng, lễ cầu cho giáo dân; vì là “lễ cầu cho giáo dân” nên tất cả chúng ta không trừ ai, đều được hưởng nhờ “ý lễ được dâng” của Đức Cha cai quản giáo phận và của các linh mục cai quản giáo xứ (cũng như các linh mục quản nhiệm GHBL)…

Sở dĩ nhắc đến điều nầy để tất cả chúng ta đều cảm nhận một niềm vui chung, một niềm tạ ơn chung trong ngày lễ trọng kính Thánh Giuse hôm nay, một Vị Đại Thánh, mà trong truyền thống đức tin của Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội Việt Nam, đã trở thành một điểm quy chiếu, một dấu ấn hay cột mốc lịch sử đi cùng năm tháng với cuộc hành trình của Dân Chúa.

Thật vậy, cuối thế kỷ 19, chính xác là vào ngày 8.12.1870, Chân phước giáo hoàng Pio IX đã công bố Thánh Giuse làm Vị Bổn Mạng của Hội Thánh. Riêng Giáo Hội tại Việt Nam, từ năm 1670, trong cuộc kinh lý Đàng Ngoài, Đức Cha Lambert De La Motte, trong Công Nghị Phố Hiến, đã chọn Thánh Giuse làm Bổn mạng của Giáo Hội Đàng Ngoài; sau đó, vào năm 1671, khi lập Dòng Mến Thánh Giá Đàng Trong, chính Đức Cha Lambert đã chọn “Thánh Giuse làm Bổn mạng của Tu hội này”. Hơn 300 năm sau, ngày 11.10.1997, trong cuộc Hội nghị thường niên của HĐGMVN tại Hà Nội, Thánh Giuse được chính thức tôn vinh là Quan Thầy của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam…

Hôm nay, khi cử hành long trọng lễ Thánh Giuse – Bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria, Bổn mạng của Hội Thánh, của nhiều cộng đoàn và nhiều người…, là chúng ta đang hiệp thông trong dòng chảy đức tin truyền thống của Giáo Hội, một đức tin luôn được Chúa Thánh Thần không ngừng dẫn dắt và canh tân qua những con người công chính thánh thiện, cả trong gương lành để học đòi bắt chước, lẫn trong niềm trông cậy để nguyện giúp cầu thay…; mà Thánh Giuse là gương công chính tuyệt hảo !

Nói về gương lành của thánh Giuse thì nhiều lắm; cho dù đây là vị Thánh chưa bao giờ được phong nhưng lại chiếm vị trí đầu trong hàng ngũ các Thánh như nhận xét của ĐGH Phanxicô trong Tông thư “Patris Corde” (Trái tim của người cha): “Sau Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, không có vị thánh nào được nhắc đến thường xuyên trong huấn quyền của Giáo hoàng hơn Thánh Giuse, bạn trăm năm của Mẹ” ! Cũng chính trong Tông thư nầy, Đức Phanxicô đã khai triển bảy chiều kích trong “linh đạo Người Cha” của Thánh Giuse. Riêng, trong Kinh Cầu Thánh Giuse, chúng ta tìm thấy 24 tước hiệu hay nhân đức được Hội Thánh nêu tên; trong đó có hai tước hiệu liên quan đến nhân đức khiết tịnh: “Thánh Giuse cực thanh cực tịnh”, “Thánh Giuse che chở kẻ giữ mình đồng trinh” mà Đức Cha Matthêô trong bài giảng sáng nay tại Hội Dòng Mến Thánh Giá nhấn mạnh cách đặc biệt cùng với 4 câu thơ “Thánh Giuse, nhánh huệ Nước Trời” được ngài sáng tác để đối lại 4 câu ca dao như một ám chỉ “Đức Mẹ, nhánh sen giữa lầy”:

Trong vườn đẹp nhất huệ trinh

Dáng cao hoa trắng thắm xinh ngọt ngào.

Ngọt ngào hoa trắng dáng cao,

Đất đen mặc đất huệ nào nhiễm lây.

Nhưng cụ thể hơn cả, chính bàn Tiệc Lời Chúa hôm nay sẽ cho chúng ta những chỉ dẫn cần thiết để giúp chúng ta hiểu và sống “sứ điệp cuộc đời” của Thánh Giuse.

Trước hết, sách Samuel quyển thứ hai, qua miệng của ngôn sứ Nathan, đã hé mở chính cái “lý lịch hay gia thế khủng” của anh chàng thợ mộc Giuse người Nadarét ! “Hãy đi nói với Ðavít tôi tớ Ta rằng: Khi ngày của ngươi đã viên mãn, ngươi sẽ yên nghỉ với các tổ phụ ngươi; sau đó, Ta sẽ cho miêu duệ ngươi lên kế vị và Ta sẽ làm cho triều đại người được vững bền…”. Vâng, Giuse quan trọng, Giuse cao cả, đơn giản, vì Ngài là một “mắc xích” không thể thiếu trong chương trình cứu độ, một tiếp nối tự nhiên cần thiết trong dòng phả hệ của Đấng Mêsia khởi đi từ “gốc tổ Giêsê-Đavít”: Bản Gia phả Đấng Cứu Thế của Tin mừng Matthêô ghi rõ: “… Gie-sê sinh Đa-vít… Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.” (Mt 1,1-16). Vâng, chính trong ánh sáng của “dòng tộc mang tính cứu độ” đó, người Do Thái, cho dù là một người “đàn bà ngoại giáo Canaan” (Mt 15,22), hoặc “hai anh chàng mù cù bơ cù bất bên đường” (Mt 20,30), hay anh mù Bactimê ở Giêricô (Mc 10,47), đều đã nhận ra chân dung đích thực của một Đấng Mêsia trong con người của Giêsu Nadarét: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin thương xót tôi” …

Từ niềm tin nhuần nhuyễn của Dân được chọn luôn khao khát hướng về ngày xuất hiện của Đấng Mêsia, cọng thêm với ánh sáng Thần Linh soi chiếu trong “thị kiến lặng thầm của giấc mơ”, Giuse đã cảm, đã hiểu và đã xác tín về chính ơn gọi và sứ mệnh của mình: cọng tác vào chương trình Cứu Độ của Thiên Chúa, như Tin Mừng Matthêô mà chúng ta vừa nghe: “Hỡi Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ sinh hạ một con trai mà ông đặt tên là Giêsu: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội”. Cho dẫu làm một “cái bóng âm thầm” bên cạnh Đức Maria và Chúa Giêsu, một ông chồng hờ, một người cha nuôi… “để hợp thức hóa tờ khai lý lịch của Đấng Cứu Thế”, Thánh Giuse đã tận tuỵ một đời để thực thi vai trò và sứ mạng đó: Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền.

Vâng, đó là “cái bóng” của một tình yêu hy sinh và chia sẻ, không lấy mình làm trung tâm nhưng hướng đến tha nhân, như Đức Phanxicô đã nhận xét trong tông huấn Patris Corde: “Thánh Giuse biết cách yêu thương với thái độ tự do phi thường. Ngài không bao giờ biến mình thành trung tâm của mọi sự. Ngài không nghĩ về mình, mà luôn nghĩ về cuộc đời của Mẹ Maria và Chúa Giêsu”. Điều này không đáng để chúng ta học hỏi và noi gương sống mỗi ngày sao?

Thật ra, không chỉ Giuse, mỗi một cuộc đời, mỗi một ơn gọi của mỗi người chúng ta đều là một “mắc xích”, một “sứ mạng” trong công trình của Chúa; điều quan trọng, đó là biết “tỉnh dậy mỗi ngày” để chấp nhận làm cái bóng lặng thầm phục vụ, hy sinh, bằng một tình yêu cao cả…

Khi nói đến điều này, tôi chợt nhớ đến bao nhiêu chứng nhân âm thầm hy sinh vì tình yêu của bao nhiêu vị tiền nhân của giáo phận chúng ta trong suốt chiều dài hơn 400 năm; các “dấu chỉ của vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu” nơi 4 vị thánh và 16 tôi tớ Chúa, của hàng nghìn giáo dân, thầy giảng và nữ tu Mến Thánh giá tử đạo trải qua các thời bách hại…; và hôm nay biết bao nhiêu người cha, người mẹ âm thầm nêu gương thủy chung đạo đức trong các gia đình, bao nhiêu các chức việc, giáo lý viên, ca viên, huynh trưởng, hội viên Legio, MTG tại thế… dẫu nghèo nàn, túng thiếu, ít học, có khi bệnh nạn tật nguyền… vẫn âm thầm cần cù phục vụ trong “vườn nho Giáo phận”... Vâng họ xứng đáng thuộc về những “người công chính như cách cắt nghĩa thâm thuý của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Rôma khi nhắc đến tổ phụ Abraham, hình ảnh tiên trưng và là tổ phụ của một Giuse công chính: “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin… Bởi thế, ông được kể là người công chính” (Rm 4,18.22).

Sự công chính của Thánh Giuse không chỉ được ấn chứng vì đức tin tuyệt đối vào thánh ý Thiên Chúa để sẵn sàng cúi đầu vâng phục, nhưng còn được làm sáng tỏ thêm qua thái độ tin tưởng, kính trọng tha nhân để bao dung đón nhận, mà đối tượng cụ thể, đó chính là “Người bạn đời Maria đang mang thai ngoài hôn phối”: Giuse bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo…

Thế giới hôm nay, Giáo hội hôm nay cần biết bao những “chứng nhân về đức công chính” nầy, như lời của Chân phước Giáo Hoàng Pio IX: “Thánh Giuse đã chinh phục được danh hiệu “Đấng công chính” và đã sống như một nhân chứng sống động của đức công chính Kitô giáo ấy, đức tính nầy cần được đề cao trong đời sống xã hội”.

Chúng ta đừng quên, từ thời xa xưa trong thời Cựu Ước, khi dân Ai Cập đang đối diện với nạn hạn hán đói khát, họ đã được khuyên bảo “Ite ad Joseph” (St 41,55). Cũng vậy, vào cuối thế kỷ 19 (1870), khi đứng trước những làn sóng cách mạng vô thần duy vật đe dọa sự bình yên của thế giới, Giáo Hội đã chọn Thánh Giuse làm Quan Thầy bảo vệ. Hôm nay, trước những trào lưu tục hoá, đang đe doạ sự hiệp nhất và truyền thống giáo lý tinh tuyền, trước những cơn cám dỗ mời chào con cái Giáo Hội sống xa lìa “nẻo đường công chính”, một lần nữa, Dân Chúa phải đi lại con đường “Ite ad Joseph”, con đường, biết “tỉnh dậy mỗi ngày để đón nhận ý Chúa và đón nhận nhau” và sẵn sàng chấp nhận làm “chiếc bóng âm thầm để yêu thương và phục vụ, để dựng xây căn nhà Hội Thánh”, như Thánh cả Giuse ngày xưa: “tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền”.

Cùng với lựa chọn và quyết tâm đó, để kết thúc bài chia sẻ hôm nay, xin được mượn một đoạn trong kinh nguyện (Oratio ad Sanctum Josephum) “Chúng con thân lạy Thánh Giuse” để cầu nguyện với Ngài, đoạn kinh có trong Tông thư Quamquam Pluries của ĐGH Lêô XIII mà chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhắc đến trong Tông huấn “Custos Redemptoris” (Người trông nom Đấng Cứu Thế): “Lạy Đấng Bảo hộ chúng con rất mạnh mẽ bởi trời, xin xuống tiếp giúp chúng con giao chiến cùng quỷ thần u ám dưới đất. Lại như xưa đã cứu Đức Chúa Giêsu Hài Đồng, cho khỏi cơn rất nguy hiểm mà được sống thế nào, thì rày cũng xin cứu chữa Hội Thánh Chúa, cho khỏi chước kẻ thù cùng mọi sự khốn khó như vậy…” (CR 31) Amen.

Giuse Trương Đình Hiền.
 
Suy Niệm LÁ DỪA MÙA CHAY
Lm. Nguyễn Trung Tây
20:26 20/03/2023
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phụ nữ trong Giáo Hội thời Đức Phanxicô
Vu Van An
12:55 20/03/2023

Theo một cuộc khảo sát do Vatican News thực hiện với các cơ quan hữu quan của Vatican, số lượng phụ nữ làm việc tại Vatican và số phụ nữ giữ các vị trí lãnh đạo ở đó đã tăng lên rõ rệt trong 10 năm đầu tiên dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô.



Thực vậy, ngày 8 tháng 3 năm 2023, Ngày Quốc tế Phụ nữ, trang Vatican News đưa ra một cái nhìn tổng quan về sự hiện diện của các phụ nữ làm việc tại Vatican, sau 10 năm dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Số phụ nữ được tuyển dụng ngày nay cho thừa tác vụ vụ của Đức Giáo Hoàng là 1,165, so với 846 vào năm 2013, một tỷ lệ phần trăm đã tăng từ 19.2 lên 23.4.

Chỉ riêng trong Giáo triều Rôma, hơn một phần tư nhân viên hiện nay là phụ nữ – con số tuyệt đối là 812 trên tổng số 3,114. 43% phụ nữ trong Giáo triều làm việc trong các ngành nghề thường đòi hỏi bằng đại học.

Phụ nữ cũng đã vươn lên vị trí lãnh đạo. Ngày nay, tại Tòa thánh, năm phụ nữ giữ các vị trí phó tổng thư ký và một giữ vị trí tổng thư ký. Được bổ nhiệm bởi Đức Giáo Hoàng, họ là một phần của nhóm lãnh đạo cùng với vị bộ trưởng.

Chính trong Bộ Phục vụ Sự Phát triển Con người Toàn diện, vào năm 2021, lần đầu tiên Đức Phanxicô đã bổ nhiệm một nữ tu làm tổng thư ký, chức vụ cao nhất từng được đảm nhiệm bởi một phụ nữ tại Tòa thánh.

Các nữ phó tổng thư ký được chỉ định cho các Thánh bộ về đời sống thánh hiến, giáo dân, gia đình và sự sống (hai nữ phó tổng thư ký), văn hóa và giáo dục, và cuối cùng là Văn phòng Quốc vụ khanh.

Văn phòng Tổng thư ký của Thượng hội đồng cũng có một nữ phó tổng thư ký là nữ tu người Pháp Nathalie Becquart.

Trong lịch sử, chính Đức Phaolô VI đã bổ nhiệm một phụ nữ làm thư ký cho Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân. Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm một nữ tổng thư ký mới cho Bộ Đời sống Thánh hiến.

“Dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các cuộc bổ nhiệm phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo đã tăng lên, mặc dù chưa đến 5% tất cả các vai trò lãnh đạo trong Giáo triều được ủy thác cho các phụ nữ và mặc dù chưa có vị trí bộ trưởng nào trong tư cách “số một” của một thẩm quyền Giáo triều". Tuy nhiên, Vatican News phân tích, “con đường đã được vạch ra: với Tông hiến Praedicate Evangelium năm 2022, Đức Phanxicô đã cho phép việc trong tương lai, giáo dân, và do đó phụ nữ, cũng có thể lãnh đạo một thánh bộ, nghĩa là trở thành bộ trưởng, chức năng trước đây chỉ dành cho các Hồng Y và tổng giám mục”.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12 năm ngoái, có tin cho thấy rõ, “Đức Phanxicô đã thông báo ý định bổ nhiệm nữ bộ trưởng đầu tiên trong tương lai gần”.

Tại Thị Quốc Vatican, Đức Phanxicô đã bổ nhiệm hai phụ nữ vào các vị trí có trách nhiệm: vào năm 2016, Barbara Jatta, giám đốc Bảo tàng Vatican, và vào năm 2022, một nữ tu, tổng thư ký của Cơ quan Quản trị, một vai trò thường được giao cho một giám mục.

Đức Giáo Hoàng cũng đã bổ nhiệm những phụ nữ khác vào các vị trí mà họ có thể “gây ảnh hưởng đến Vatican trong khi vẫn duy trì sự độc lập của mình,” chẳng hạn như các thành viên nữ trong các cơ quan giáo triều, các vị trí cho đến nay vẫn dành cho các Hồng Y và một số giám mục, với quyền bỏ phiếu trong các phiên họp toàn thể.

Do đó, vào năm 2019, Đức Phanxicô đã bổ nhiệm bảy bề trên nữ vào Bộ Tu sĩ. Tính đến năm 2020, tám Hồng Y và bảy giáo dân, trong đó có sáu phụ nữ, được đại diện trong Hội đồng Kinh tế gồm 15 thành viên.

Vào năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm hai nữ tu và một thành viên giáo dân vào Bộ Giám mục, nơi họ tham gia vào quá trình lựa chọn các giám mục cho Giáo hội hoàn vũ cùng với các Hồng Y và giám mục, giống như họ, là thành viên của Bộ.

Vatican News kết luận rằng dù Đức Phanxicô đã “tăng cường sự hiện diện, tính hiển thị và ảnh hưởng” của phụ nữ ở Vatican, nhưng, ngài vẫn cảnh cáo về nguy cơ “coi nhiệm vụ của phụ nữ trong Giáo hội và ở Vatican là 'một quan điểm thuần túy chức năng'. Trong cuốn sách Dream Again, Đức Phanxicô nói rằng ngài muốn “tạo ra những không gian nơi phụ nữ có thể lãnh đạo theo cách cho phép họ định hình văn hóa và bảo đảm để họ được trân qúi, tôn trọng và nhìn nhận”.

Giáo hội được thách thức mở rộng các hình thức lãnh đạo cho phụ nữ

Trong khi ấy, Elise Allen của CruxNow nhận định rằng khi thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, Giáo Hội Công Giáo đã được thách thức mở ra nhiều không gian hơn cho phụ nữ trong vai trò lãnh đạo, với một số nhóm kêu gọi quyền được thụ phong linh mục và khả năng thuyết giảng trong Thánh lễ, cũng như sửa đổi các giáo huấn về đạo đức tình dục.

Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giữ Ngày Quốc tế Phụ nữ, được cử hành hàng năm vào ngày 8 tháng 3, trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư, trong đó, ngài cảm ơn phụ nữ “vì sự cam kết của họ trong việc xây dựng một xã hội nhân bản hơn thông qua khả năng đón nhận thực tại bằng cái nhìn sáng tạo và trái tim dịu dàng”.

“Đây là một đặc ân chỉ dành cho phụ nữ,” ngài nói, và ban phép lành đặc biệt cho tất cả phụ nữ có mặt dịp này. Sau đó, ngài yêu cầu một tràng pháo tay dành cho phụ nữ và nói: "Họ xứng đáng được như vậy!"

Sau bài phát biểu của ngài, Đức Phanxicô đã gặp một nhóm nhỏ gồm các nữ đại sứ tại Tòa thánh và những phụ nữ đại diện cho các cộng đồng tín ngưỡng khác nhau có mặt tại buổi tiếp kiến; ngài dành vài phút để trò chuyện trước chia tay.

Sau buổi tiếp kiến của Đức Giáo Hoàng, đại sứ quán Úc tại Tòa thánh đã tổ chức một cuộc hội thảo trình bày hai nghiên cứu về phụ nữ và tính đồng nghị, một trong số đó được thực hiện bởi Đại học Newcastle, Úc, và nghiên cứu còn lại do Đài quan sát thế giới của Liên hiệp các tổ chức phụ nữ thế giới thực hiện.

Sau khi các báo cáo được trình bày, kết quả đã được nhận xét bởi các đại diện phụ nữ của các tín ngưỡng khác nhau, bao gồm các cộng đồng Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Do Thái, cũng như Hội đồng Giáo hội Thế giới (WCC).

Cả hai báo cáo đều phản ảnh sự thất vọng chung của phụ nữ Công Giáo, những người coi trọng đức tin Công Giáo của họ và mong muốn được công nhận đối với công việc họ làm, và tiếng nói của họ được lắng nghe. Hầu hết đều muốn thấy sự thay đổi, nhưng không có sự đồng thuận chung về việc chính xác sự thay đổi đó phải như thế nào.

Trong phần phát biểu dẫn nhập, đại sứ Úc tại Tòa thánh cho biết họ tổ chức biến cố này để bảo đảm rằng “tiếng nói của phụ nữ không chỉ được nghe mà còn được lắng nghe,” nhấn mạnh rằng sự bình đẳng và gắn kết xã hội “không thể đạt được nếu không giải quyết vấn đề bao gồm phụ nữ”.

Maria Lia Zervino, một trinh nữ tận hiến và là Chủ tịch của Liên minh các Tổ chức Phụ nữ Thế giới (WUCWO), đã trình bày báo cáo đầu tiên. Bà cũng là một trong ba phụ nữ được Đức Phanxicô bổ nhiệm năm ngoái làm thành viên của Thánh Bộ Giám mục của Vatican và là cố vấn của Thánh Bộ Đối thoại Liên tôn của Vatican.

Nữ tu Zervino cho biết báo cáo của họ bắt đầu bằng cách tiếp cận với những phụ nữ đang chính thức hỗ trợ quá trình đồng nghị ở cấp giáo phận, quốc gia hoặc lục địa cho Thượng Hội đồng Giám mục đang diễn ra của Đức Phanxicô về tính đồng nghị.

Là một phần của giai đoạn đầu, họ đã nói chuyện với hai đến ba phụ nữ từ mỗi châu lục và mở rộng quy trình từ đó, gửi đi một cuộc khảo sát gồm 10 câu hỏi để được trả lời ẩn danh bởi những phụ nữ tham gia một cách nào đó vào quá trình thượng hội đồng.

Nữ tu Zervino nói, mục tiêu là nhận được phản hồi từ 50 phụ nữ. Kể từ khi cuộc khảo sát được triển khai vào ngày 1 tháng 2 bằng sáu ngôn ngữ, đã có hơn 400 phản hồi và dự kiến sẽ có nhiều phản hồi hơn nữa trước khi cuộc khảo sát kết thúc vào ngày 15 tháng 3.

Hầu hết những người tham gia cuộc khảo sát đến từ các quốc gia Phương tây nói tiếng Anh ở Bắc Mỹ và Châu Âu, với ít tiếng nói hơn nhiều đến từ Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Caribê.

Các câu hỏi chính đặt ra cho phụ nữ liệu họ có cảm thấy ý kiến của mình được lắng nghe hay không và liệu họ có tham gia vào quá trình ra quyết định hay không, cũng như những trở ngại và thách thức mà họ gặp phải về sự tham gia của phụ nữ và cách thực hiện các phát hiện của Thượng hội đồng.

Theo Nữ tu Zervino, hầu hết phụ nữ cho biết họ cảm thấy mình được lắng nghe và được tham gia vào quá trình ra quyết định, tuy nhiên, một phần đáng kể lại nói không.

Xét chung, phụ nữ cho biết hầu hết các trở ngại đối với sự tham gia của họ phát xuất từ các thừa tác viên thụ phong, và phần lớn cho rằng chủ nghĩa giáo sĩ trị và cấu trúc thượng phụ là một trong những thách thức lớn nhất đối với phụ nữ, kể cả trong tương lai.

Các phụ nữ tham gia cuộc khảo sát cho biết họ muốn thấy có sự tập chú vào những thay đổi trong cơ cấu lãnh đạo nhằm cho phép phụ nữ tiếp cận các vị trí hàng đầu.

Phụ nữ từ Bắc Mỹ và Châu Âu, chiếm đa số trong số những người tham gia cuộc khảo sát này, đã kêu gọi phong chức phó tế và nữ linh mục, cũng như sự hội nhập nhiều hơn của các nhóm “bị gạt ra bên lề” trong Giáo Hội, chẳng hạn như cộng đồng LGBTQ và những người Công Giáo đã ly hôn và tái hôn.

Cuộc khảo sát thứ hai, được thực hiện bởi Đại học Newcastle và được trình bày bởi nhà thần học và xã hội học người Úc về tôn giáo và phái tính Tracy McEwan, hiện là phó chủ tịch của WATAC (Phụ nữ và Giáo hội Úc), cũng cho kết quả tương tự.

Theo một báo cáo về kết quả của cuộc khảo sát, thu hút sự tham gia của khoảng 17,200 phụ nữ từ 104 quốc gia, hầu hết trong số này cũng là các quốc gia phương Tây nói tiếng Anh, khoảng 79 phần trăm người tham gia cho biết phụ nữ nên được đưa vào “tất cả các cấp” lãnh đạo của Giáo Hội, và khoảng 84 phần trăm cho biết cải cách là điều cần thiết.

Hầu hết đồng ý rằng chủ nghĩa giáo sĩ trị, được định nghĩa là “sự lạm dụng thẩm quyền và quyền lực của các nam giáo sĩ,” là một vấn đề tiềm ẩn gây tổn hại cho Giáo Hội, và nhiều người cũng cho rằng người Công Giáo LGBTQ nên được tham gia và tôn trọng đầy đủ hơn trong đời sống Giáo Hội, cũng như những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn, và gia đình cha mẹ đơn thân.

Báo cáo đã liệt kê 20 phát hiện chính, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tin Công Giáo đối với những người tham gia, cũng như sự thất vọng về một số kinh nghiệm sống.

Người ta bày tỏ lo ngại về sự phổ biến liên tục của các hình thức lạm dụng khác nhau trong Giáo Hội, cũng như lạm dụng quyền lực và thiếu trách nhiệm giải trình và minh bạch trong giới lãnh đạo và quản trị Giáo Hội, đặc biệt khi liên quan đến các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của giáo sĩ và tham nhũng tài chính.

Phân biệt chủng tộc cũng là một mối lo ngại, và “sự ủng hộ mạnh mẽ” đã được bày tỏ đối với việc “bao gồm đầy đủ” phụ nữ trong tất cả các vị trí lãnh đạo và quản trị, với một số lời kêu gọi phụ nữ giảng trong Thánh lễ và ủng hộ việc phụ nữ được phong chức phó tế hoặc chức linh mục.

Những người được hỏi cũng bày tỏ mong muốn của họ về “sự tự do lương tâm” nhiều hơn khi nói đến việc ra quyết định về tình dục và sinh sản, cũng như hành động nhiều hơn đối với các vấn đề như biến đổi khí hậu, công bằng kinh tế và nghèo đói.

Những người tham gia muốn một mô hình ít độc đoán và phẩm trật hơn, nhưng không có sự đồng thuận về sự thay đổi này. Theo báo cáo, “hầu hết những người được hỏi đều tìm kiếm một số hình thức cải cách, có một nhóm nhỏ hơn chỉ trích sự thay đổi như một sự thỏa hiệp với các xu hướng thế tục.”

Một danh sách gồm 14 khuyến nghị bao gồm các đề xuất rằng Giáo Hội Công Giáo tăng cường khả năng phụ nữ và giáo dân nói chung được tiếp cận với các vai trò lãnh đạo và ra quyết định, bao gồm “quyền đại diện bình đẳng trong các Thượng hội đồng” và sự đa dạng của phụ nữ Công Giáo được công nhận đầy đủ hơn trong vai trò lãnh đạo, trong các tài liệu và thực hành.

“Cải cách ngay lập tức” cũng được khuyến nghị cho các hướng dẫn nhằm loại bỏ lạm dụng tình dục, lạm dụng tinh thần, thể chất và tình cảm và báo cáo những lạm dụng này cho chính quyền dân sự. Các điều khoản cho việc đào tạo nhiều hơn và giám sát chặt chẽ hơn các đại diện Giáo Hội cũng được khuyến nghị.

Đề xuất cũng được đưa ra để Giáo Hội phát triển một bộ hướng dẫn về phẩm giá con người và sự bình đẳng nhằm chấm dứt phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa duy khả năng [ableism] và bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào khác.

Các khuyến nghị khác nhắm tham nhũng và quản lý tài chính yếu kém, và trả lương công bằng cho nhân viên Giáo Hội, cũng như hành động đối với các vấn đề như nghèo đói, biến đổi khí hậu, chiến tranh và bất công kinh tế.

Người ta cũng khuyến nghị rằng các linh mục và giám mục không được rao giảng về các vấn đề chính trị đảng phái, và “việc lắng nghe và đối thoại một cách tôn trọng” phải được tạo điều kiện thuận lợi để hàn gắn những chia rẽ về thần học và ý thức hệ.

McEwan cho biết bà tin rằng dữ kiện thu thập được trong báo cáo sẽ là một “nguồn tài nguyên đáng kinh ngạc” cho nghiên cứu trong tương lai và các sáng kiến tương tự khác.

Bà bênh vực các khuyến nghị của báo cáo, nói rằng mặc dù thiếu sự đồng thuận từ tất cả những người tham gia, với một số phụ nữ bày tỏ “quan điểm khá bảo thủ không ủng hộ” về các vấn đề như việc thụ phong linh mục cho phụ nữ và thay đổi trong giáo huấn của Giáo hội về các vấn đề LGBTQ, chúng được phát triển dựa trên một sự đồng thuận đa số sau khi phân tích chuyên đề chặt chẽ.


 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Xây Và Phá
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:31 20/03/2023
Xây Và Phá

Mùa hè sắp đến, nhiều giáo phận ở Việt Nam có lễ truyền chức linh mục. Ngày 19-3-2023 giáo phận Ban Mê Thuột có thư rao truyền chức linh mục cho 17 phó tế. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt nam đã từng nhắn nhủ các tân linh mục cũng như nhiều linh mục được sai đi làm mục vụ rằng quý cha được bề trên sai đi không phải là để xây nhà thờ mà là để dệt xây các đền thờ tâm hồn, dệt xây cộng đoàn đức tin.

Quả thật đã từng có đó chước cám dỗ với các chủ chăn mỗi khi đến chỗ mục vụ mới thì lo nghĩ ngay đến chuyện xây cất cơ sở vật chất. Việc xây dựng cơ sở vật chất là chính đáng vì nếu đó là nhu cầu. Tuy nhiên việc xây dựng đền thờ tâm hồn mới là điểm tới của hàng mục tử như lòng Chúa ước mong.

Nói đến chuyện xây dựng, chúng ta cần chân nhận rằng để xây dựng một ngôi thánh đường thì có thể cần đến thời gian ba, bốn hay năm bảy năm, nhưng để phá thì chỉ trong có một hai ngày là xong. Có đó thực tiển này dù là cá biệt đó là nhiều cộng đoàn đức tin được các mục tử tiền nhiệm nỗ lực dệt xây cả mười, mười lăm, hai mươi năm vừa cả niềm tin, tình hiệp nhất lẫn cung cách sống đạo, nhưng rồi một vị đến sau chỉ trong một thời gian ngắn lại phá đổ nhiều phương diện.

Trước hiện tượng này thì các Đấng bản Quyền thường chọn giải pháp là thuyên chuyển nhân sự. Thế là bà con tín hữu giáo dân dĩ nhiên mang phận gánh vác “may nhờ - rủi chịu”. Một linh mục trong giáo phận Ban Mê Thuột đã thẳng thừng cách dí dỏm trước giám mục và rất nhiều linh mục cũng như bà con giáo dân trong một dịp hội thảo về “Thượng Hội Đồng Hiệp Hành” rằng phải “trách Chúa” thôi, vì “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, đức cha có đổi đi đâu thì cũng thế thôi !

Qua thực tiển “xây thì lâu, phá thì mấy hồi”, thiển nghĩ rằng các Đấng Bản quyền phải ưu tiên cho thiện ích của tín hữu và các cộng đoàn đức tin hơn là việc “giải quyết nhân sự”. Số linh mục tại Việt Nam xem ra khá dồi dào, thậm chí tại nhiều giáo phận có vẻ quá dư thừa. Không ai là hoàn hảo, kể cả giám mục hay linh mục. Khiêm nhu nhìn nhận hiện thực này thì chúng ta sẽ tránh được chước cám dỗ quá đề cao những vị có thánh chức để rồi tìm mọi cách lấp liếm hay đối phó tình huống. Xin đừng quên người phải gánh hậu quả đáng tiếc, có khi là đáng trách đó là đoàn chiên của Chúa, chiên trong đàn lẫn chiên ngoài đàn.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tác Giả và Niên Đại của Tin Mừng Gioan
Nguyễn Trung Tây
06:21 20/03/2023
Nguyễn Trung Tây
Góc KINH THÁNH: Tác Giả và Niên Đại của Tin Mừng Gioan


Tác giả Tông đồ Gioan – Truyền thống tác giả “Tông đồ Gioan” kéo dài nhiều thế kỷ cho đến thế kỷ 19. Tới khi đó, các nhà chú giải Thánh Kinh bắt đầu đặt nghi vấn về tính chính xác của “nguồn gốc gán đặt Tin Mừng Gioan tới Gioan Tông đồ – con trai ông Dêbêđê.” Nhiều nhà chú giải thậm chí còn hoài nghi, đặt vấn đề nếu Gioan Tông đồ chính là người Môn Đệ Yêu Dấu, người đã tuyên bố quyền tác giả tại chương cuối cùng của Tin Mừng. Một số nhà chú giải lại còn muốn phân biệt người Môn Đệ Yêu Dấu với tác giả Tin Mừng Gioan. Theo như họ, người này không phải là Gioan, con ông Dêbêđê. Francis Moloney biện luận rằng người Môn Đệ Yêu Dấu là một trong hai môn đệ đã rời bỏ sư phụ Gioan Tẩy Giả để đi theo Đức Giêsu như đã tường thuật trong Gioan 1:37. Sandra Schneiders giả định rằng người Môn Đệ Yêu Dấu này là một nhân vật tương tự như người phụ nữ Samari bên bờ giếng Giacóp trong Gioan 4:4-43.

Hành trình truy tìm danh tính tác giả Tin Mừng thứ Tư trở nên càng thêm thú vị bởi những khai quật gần đây tại thành phố Giêrusalem. Trong quá khứ, các nhà chú giải “nghĩ rằng tác giả Tin Mừng thứ Tư đã sáng tác truyện [chữa lành người bại liệt 38 năm] ở hồ Bếtdatha từ óc tưởng tượng và nét thần học Kitô đặc biệt của riêng mình.” Tuy nhiên, “các nhà khảo cổ đã tìm ra [hồ Bếtdatha] đúng ngay vị trí nơi hồ nước được diễn tả trong Tin Mừng Gioan [5:1-18].”

Ngoài hồ Bếtdatha, họ cũng khám phá ra hồ Silôam nơi mà, theo như Gioan 9, Đức Giêsu đã gửi người mù bẩm sinh đến dùng nước hồ để rửa cặp mắt. Cũng nên ghi nhận rằng tác giả Tin Mừng Gioan không chỉ mô tả chi tiết cặn kẽ hai hồ nước Bếtdatha và Silôam, mà còn cả “nơi cư ngụ của thầy Tư tế Tối cao Anna (18:13-18) và dinh thự quan Tổng trấn Philatô (18:28).” Những chi tiết này đã thuyết phục các nhà chú giải Thánh Kinh tin rằng, tác giả Tin Mừng thứ Tư thật sự “biết rất rõ về kinh thành Giêrusalem.” So sánh với ba tác giả Tin Mừng Nhất Lãm, tác giả Tin Mừng Gioan “cho [độc giả] thấy một kiến thức sâu sắc và độc đáo” của ngài về thành đô Giêrusalem.

Niên đại – Tin Mừng thứ Tư đề cập trong Gioan 9 truyện một người đàn ông mù bẩm sinh. Người này đã bị trục xuất khỏi hội đường Do Thái bởi ông biểu lộ niềm tin vào Đức Giêsu (Ga 9:22, 34). Chủ đề “trục xuất khỏi hội đường” xuất hiện một lần nữa trong Gioan 12: 42-43. Sau cùng, trong khi đang nói lời từ biệt trong bữa tiệc sau cùng, Đức Giêsu cảnh báo các người môn đệ số mệnh đang chờ đợi ở phía trước. Đó là các ông sẽ bị trục xuất ra khỏi hội đường Do Thái (Ga 16:2). Mà đúng như vậy, bởi những mâu thuẫn về niềm tin vào Đấng Mêsia, những Kitô hữu Do Thái thời tiên khởi đã bị người Do Thái cùng thời trục xuất khỏi hội đường “vào những năm 80 của thế kỷ đầu tiên.” Cả ba sự kiện được trình bày trong Gioan 9, 12, 16 đã chỉ ra một chi tiết khá quan trọng. Đó là, trong khi Tin Mừng thứ Tư đang được viết, cuộc trục xuất người Kitô hữu gốc Do Thái ra khỏi hội đường Do Thái đã xảy ra.

Mảnh giấy cói P52 có niên đại cổ nhất của một cuốn Tin Mừng Gioan được tìm thấy tại Ai Cập vào năm 1920 cũng góp phần quan trọng trong việc xác định niên đại của Tin Mừng thứ Tư. Mảnh giấy cói P52 được các nhà khoa học xác định với niên đại vào năm 125 CN. Đây là một bằng chứng vững chắc chứng minh sự tồn tại của Tin Mừng thứ Tư vào giữa thập niên thứ hai của thế kỷ thứ hai CN. Mảnh giấy cói P52 xác nhận Tin Mừng Gioan phải được viết nhiều năm trước khi Tin Mừng thứ Tư đã được giới thiệu và trở nên phổ biến tại Ai Cập.

Dựa trên những tường thuật về hai sự việc: trục xuất ra khỏi hội đường Do Thái và mảnh giấy cói P52, các nhà chú giải phỏng đoán niên đại của Tin Mừng Gioan vào khoảng sau năm 90 CN. Nhiều vị khác kéo dài khoảng thời gian đến năm 110 CN. Nói chung, niên đại của Tin Mừng thứ Tư nằm ở khoảng thời gian từ năm 90 đến năm 110 CN.
(Trích "Âm Hưởng Truyền Giáo trong Văn Hóa Việt Nam của Tin Mừng Hóa Bánh Mì - Gioan 6", NXB Tôn Giáo, 2022)
 
VietCatholic TV
NATO: Putin có chỗ nhược, đánh vào đó ông ta sẽ bị bắt. Truyền thông Nga vạch trần tâm địa của TQ
VietCatholic Media
02:58 20/03/2023


1. Cựu Giám đốc tình báo NATO kêu gọi phương Tây bóp nghẹt dầu mỏ của Nga để nước này trao ra Putin cho Tòa án Hình sự Quốc tế

Trong bài “Putin's Achilles' Heel: Ex-Intel Chief Urges West to Choke Russian Oil”, nghĩa là “Gót chân Achilles của Putin: Cựu Giám đốc tình báo NATO kêu gọi phương Tây bóp nghẹt dầu mỏ của Nga”, đăng trên tờ Newsweek, cựu giám đốc tình báo nước ngoài của Estonia, và cũng là cựu Giám đốc tình báo của NATO, Mikk Marran, nói với Newsweek rằng phương Tây nên thực hiện nhiều biện pháp trừng phạt hơn và áp giá dầu xuống thấp hơn nữa để gây thêm áp lực kinh tế, tạo điều kiện cho các thay đổi sâu rộng trong xã hội Nga.

Gót chân Achilles là một câu ngạn ngữ nổi tiếng nói về điểm yếu của mỗi con người. Theo thần thoại Hy Lạp, Achilles là con trai của Peleus và nữ thần biển cả Thetis. Chàng sở hữu một sức mạnh phi thường nhưng không thể bất tử như người mẹ của mình, và điểm yếu của chàng là gót chân. Achilles đã chết trong cuộc chiến ở thành Troia khi bị Paris bắn trúng gót chân.

Hôm thứ Sáu 18 tháng Ba, Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã ra lệnh bắt giữ Vladimir Putin vì các tội ác chiến tranh. Nếu ông ta tránh không đi du lịch đến 123 quốc gia thì ông ta có thể không bị đưa ra trước tòa khi còn đang tại vị. Tuy nhiên, ông ta không thể nắm quyền mãi mãi; và một khi ông ta mất quyền mọi chuyện đều có thể diễn ra, trong đó viễn cảnh khả thi nhất là một chính quyền mới của Nga sẽ nộp ông ta cho ICC để đánh đổi lấy việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mà nước Nga đang phải còng lưng gánh vác vì sai lầm của Putin.

Marran cho rằng Nga đang chịu áp lực của các lệnh trừng phạt và mức giá cao nhất đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển là 60 USD một thùng do Liên minh Âu Châu và G7 đặt ra.

Vì thế, các quốc gia phương Tây và các đối tác G7 của họ nên tăng cường các cuộc tấn công vào doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch béo bở của Nga và hạn chế khả năng tài trợ cho cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine của Mạc Tư Khoa.

Marran nói: “Chúng ta nên bắt đầu áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt hơn, chúng ta nên hạ giá dầu. Chúng ta nên áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt hơn đối với các ngân hàng hàng đầu ở Nga, bởi vì vẫn còn những ngân hàng hùng mạnh chưa bị phương Tây trừng phạt, ví dụ như Gazprombank, một trong những ngân hàng lớn ở Nga.”

“Phương Tây đã làm khá tốt khi hỗ trợ quân đội Ukraine và nhà nước Ukraine, nhưng chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa với tư cách là một tập thể phương Tây để gây áp lực tài chính nhiều hơn cho Nga,” Marran nói. Ông nói thêm, các đồng minh phương Tây “đang gần đến đích” trong việc thiết lập một đường lối cứng rắn hơn đối với Mạc Tư Khoa.

Oleg Usenko, cố vấn kinh tế của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói với Newsweek rằng việc giảm giá dầu là ưu tiên hàng đầu.

“Tôi thực sự tin rằng chúng ta phải tiến xa hơn, và chúng ta phải giảm mức giá cao nhất này xuống đến mức thấp nhất có thể. Chúng ta phải bảo đảm rằng người Nga không có sẵn tiền mặt để tài trợ cho bộ máy quân sự của họ.”

Usenko đề xuất mức giá cao nhất là từ 10 USD đến 20 USD mới thùng. Những người ủng hộ giới hạn giá thấp như Ba Lan, Estonia, và Ukraine đã lưu ý rằng Nga đã tiếp tục bán trong thời kỳ sụt giảm do COVID-19 khiến dầu thô Urals giảm xuống 16,6 USD một thùng vào tháng 4 năm 2020. Điều này cho thấy Mạc Tư Khoa có thể bị ép giá thấp hơn nhiều.

2. Đức tuyên bố các cơ quan thực thi pháp luật được lệnh bắt giữ nghi phạm Putin ngay khi có điều kiện

Mykhailo Podolyak, cố vấn của người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, nói rằng “tuyên bố quốc tế phải được tuân thủ” một cách chặt chẽ.

Ông nói tiếp: “Điều mang tính biểu tượng là Đức là nước đầu tiên nói rõ rằng nếu 'nghi phạm Vladimir Putin' xuất hiện trong khu vực tài phán của họ, ông ta sẽ bị bắt ngay lập tức.”

Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm thứ Sáu 18 tháng Ba, Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã ra lệnh bắt giữ Vladimir Putin và ủy viên quyền trẻ em của ông ta vì các tội ác chiến tranh. Với lệnh truy nã này, Putin trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên của một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bị phát lệnh truy nã, và bị coi là một tên tội phạm bị tầm nã.

Andriy Kostin, Tổng công tố Ukraine, nói rằng Tổng thống Putin “chính thức mang tư cách của một nghi phạm trong việc thực hiện một tội phạm quốc tế.”

Kostin nói thêm: “Thế giới đã nhận được tín hiệu rằng chế độ Nga là tội phạm và lãnh đạo cũng như đồng phạm của nó sẽ bị đưa ra trước công lý.”

Kostin, trong một tuyên bố được phát hành trên Telegram, nói rằng Văn phòng Tổng Công tố Ukraine “đã đệ trình hơn 40 tập tài liệu cho ICC – hơn 1000 trang.”

“Tổng cộng, quá trình tố tụng mà Văn phòng Tổng Công tố cung cấp hướng dẫn về thủ tục đã ghi lại việc trục xuất hơn 16.000 trẻ em từ các vùng Donetsk, Luhansk, Kharkiv và Kherson.”

Chính quyền Kyiv đã tìm được 300 trẻ em Ukraine và đưa về quê hương. Nhiều em sẵn sàng đưa ra các chứng tá cho thấy các em đã bị người Nga bắt cóc, đưa ra khỏi cố hương hàng ngàn dặm, và bị ngược đãi bao gồm lao động cưỡng bức và lạm dụng tính dục.

3. Chính quyền Biden hoài nghi về ý định của Tập trước hội nghị thượng đỉnh với Putin

Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Bẩy, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh, nói rằng Trung Quốc tôn trọng các quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình đã được lên kế hoạch trước và vẫn sẽ được tiến hành như đã dự trù.

Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm thứ Sáu 18 tháng Ba, Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã ra lệnh bắt giữ Vladimir Putin vì các tội ác chiến tranh. Với lệnh truy nã này, Putin trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên của một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bị phát lệnh truy nã, và bị coi là một tên tội phạm bị tầm nã.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hồi đầu tuần cho biết ông dự định sẽ nói chuyện “sớm” với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nhưng trước khi các nhân viên của ông bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc điện đàm, một cuộc họp khác đã diễn ra: nhà cầm quyền Trung Quốc thông báo rằng ông Tập có kế hoạch tới Nga vào ngày thứ Hai để tham dự hội nghị thượng đỉnh ba ngày với Tổng thống Vladimir Putin, khi ông Tập đang cố gắng thể hiện mình là một người có thể kiến tạo hòa bình trong cuộc chiến Ukraine.

Tại Washington, các quan chức xem các ý định của Tập với thái độ hoài nghi sâu sắc; Trung Quốc đã từ chối lên án cuộc chiến và thay vào đó tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa đã bị khiêu khích khi xâm lược Ukraine. Sau khi Trung Quốc công bố chuyến thăm Nga của ông Tập bằng cách nói rằng ông ấy đi “vì mục đích hòa bình”, Tòa Bạch Ốc đã nỗ lực ngăn chặn các nỗ lực coi cuộc gặp giữa ông Tập và ông Putin là một sứ mệnh hòa bình, cho thấy bất kỳ khuôn khổ nào do Bắc Kinh đưa ra sẽ có trọng lượng đối với Nga và xấu cho Ukraine.

“Khi họ bắt đầu lên kế hoạch cho chương trình nghị sự của mình, chúng tôi chắc chắn muốn bày tỏ sự quan ngại của chúng tôi đối với bất kỳ đề xuất nào từ Trung Quốc vì chúng phiến diện và chỉ phản ánh quan điểm của Nga,” Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia nói.

Ông cho biết một đề xuất như vậy của Trung Quốc có thể bao gồm một số hình thức ngừng bắn, mà ông cho rằng sẽ chỉ cung cấp một phương thế để Nga tập hợp lại trước khi tiến hành một cuộc trả đũa tàn bạo hơn.

Ông nói: “Một lệnh ngừng bắn hiện nay thực sự là sự phê chuẩn cuộc xâm lược của Nga”.

Bản thân hội nghị thượng đỉnh Putin-Tập không gây ngạc nhiên cho Tòa Bạch Ốc, vì đã có báo cáo rằng một cuộc gặp như vậy có thể diễn ra trong nhiều tuần. Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại sâu sắc về mối quan hệ đối tác “không giới hạn” mà Tập và Putin đã củng cố trong các cuộc gặp trước đó có thể trở nên sâu sắc hơn trong các cuộc đối thoại trực tiếp.

Và ngày càng có nhiều lo ngại rằng sự can thiệp sâu hơn của Trung Quốc vào cuộc xung đột sẽ làm thay đổi cơ bản cục diện chiến trường – hoặc ít nhất là kéo dài cuộc chiến vào thời điểm mà sự ủng hộ Ukraine đang bị thử thách.

Ngay trước khi Tập Cận Bình đến Mạc Tư Khoa, các phương tiện truyền thông Nga thẳng thừng cho rằng trong khi nước Nga ngày càng nghèo đi vì cuộc chiến tại Ukraine, Trung Quốc ngày càng giầu lên; và nếu cuộc chiến tiếp tục kéo dài Trung Quốc sẽ nhanh chóng trở thành cường quốc mạnh nhất toàn cầu, không có đối thủ.

4. Điện Cẩm Linh đang muốn mở rộng chiến tranh lôi kéo Mỹ tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột với Nga.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ vào tuần trước trên Hắc Hải là dấu hiệu cho thấy sự can dự trực tiếp của Mỹ vào cuộc xung đột với Nga.

Theo quan điểm của ông ta, việc máy bay chiến đấu Nga hạ gục một máy bay không người lái của Mỹ hôm thứ Ba là cuộc chạm trán quân sự trực tiếp đầu tiên được biết đến giữa hai bên kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Interfax trích lời Peskov nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào Chúa Nhật:

Rõ ràng là những chiếc máy bay không người lái này đang làm gì và nhiệm vụ của chúng hoàn toàn không phải là một nhiệm vụ hòa bình để bảo đảm an toàn cho việc vận chuyển trong vùng biển quốc tế.

Và trên thực tế, chúng ta đang nói về sự tham gia trực tiếp của những người điều khiển những chiếc máy bay không người lái này vào cuộc xung đột và chống lại chúng ta.

Bình luận về các tuyên bố của Dmitry Peskov, một số quan sát viên cho rằng tình trạng bế tắc quân sự trong cuộc chiến hiện nay khiến phe diều hâu tại Nga không hài lòng. Putin cũng cần huy động thêm quân để bù đắp cho các tổn thất. Mở rộng chiến tranh với Mỹ và NATO gần như là cách duy nhất Putin có thể làm để hiệu triệu dân chúng ủng hộ ông ta, và tiếp tục ngồi trên ngai vàng.

5. Nga không kích Kramatorsk

Các cuộc tấn công của Nga vào Kramatorsk, mà thống đốc khu vực Pavlo Kyrylenko cho biết đã giết chết hai người và làm bị thương 10 người vào thứ Bảy, đánh dấu lần thứ hai thành phố phía đông này trở thành mục tiêu trong một tuần.

Hôm thứ Ba, một người chết và ba người bị thương sau một cuộc tấn công vào các tòa nhà dân cư, AFP đưa tin.

Kramatorsk nằm ở khu vực công nghiệp phía đông của Donetsk, nơi có một phần lãnh thổ đã bị kiểm soát bởi lực lượng ly khai do Điện Cẩm Linh hậu thuẫn kể từ năm 2014.

Vào tháng 4 năm 2022, một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đã giết chết khoảng 60 người tại nhà ga xe lửa Kramatorsk, một trong những cuộc tấn công đẫm máu nhất của cuộc chiến nhắm vào dân thường.

Mạc Tư Khoa đã tìm cách chiếm toàn bộ khu vực Donetsk sau khi tuyên bố đây là một phần của Nga vào năm ngoái. Cho đến nay, các nỗ lực của Nga đã thất bại và họ phải trả một giá rất đắt.

6. Người sống sót sau vụ đánh bom Mariupol nói rằng chuyến thăm của Putin giống như một kẻ giết người hàng loạt trở lại hiện trường vụ án

Một phụ nữ sống sót sau vụ đánh bom năm ngoái nhằm vào một nhà hát đông đúc ở Mariupol đã ví chuyến thăm qua đêm của Putin tới thành phố do Nga xâm lược giống như “khi một kẻ giết người hàng loạt trở lại nơi gây án”.

Ivan Watson của CNN trước đó đã nói chuyện với Maria Kutnyakova vào tháng 3 năm ngoái, sau khi cô tìm cách trốn khỏi Mariupol để đến lãnh thổ do Ukraine kiểm soát cùng gia đình.

Nói chuyện với Watson một lần nữa qua điện thoại vào Chúa Nhật, Kutnyakova cho biết Putin đã đến thăm Mariupol vào ban đêm “vì họ không muốn quay những thước phim thực sự về thành phố bị phá hủy”.

“Họ không muốn chứng tỏ rằng Mariupol vẫn là một thảm họa. Có rất nhiều tòa nhà bị phá hủy. Kutnyakova, hiện đang làm việc trực tuyến cho một tổ chức phi chính phủ của Ukraine từ Vilnius, Lithuania, cho biết mọi người sống trong hoàn cảnh tồi tệ.

“Tuyên truyền của Nga đưa ra hình ảnh về một vài tòa nhà mà họ đã xây dựng. Họ muốn để mọi người tin rằng Mariupol bây giờ là một nơi rất tốt đẹp. Nhưng không phải vậy,” Kutnyakova nói.

Cô ấy nói với CNN giá cả ở Mariupol là “điên rồ”, rằng người dân trong thành phố không có thuốc men hay sưởi ấm, và các vấn đề vẫn tồn tại với thông tin liên lạc, điện, nước và khí đốt.

Kutnyakova cho biết tất cả 15 người thân của cô và một số bạn thân sống ở Mariupol đã rời thành phố. Cô cho biết gia đình cô đã không thể tìm thấy chú của cô kể từ mùa xuân năm ngoái và họ sợ rằng ông có thể đã chết.

Về vụ đánh bom: Khoảng 300 người thiệt mạng khi lực lượng Nga ném bom Nhà hát kịch khu vực học thuật Donetsk ở Mariupol, nơi hoạt động như một nơi trú ẩn cho người dân, theo các nhà lãnh đạo thành phố.

Vụ đánh bom ngày 16 tháng 3 năm 2022 là một trong những vụ tấn công trắng trợn nhất của Nga nhằm vào dân thường trong cuộc tấn công ban đầu.

Trước cuộc tấn công, những chữ “TRẺ EM” đã được sơn trên mặt đất bên ngoài tòa nhà bằng những chữ Nga khổng lồ. Có tới 1.300 người đang trú ẩn bên trong.

Nga phủ nhận việc lực lượng của họ tấn công nhà hát, cho rằng một trung đoàn trong quân đội Ukraine đã cho nổ tung nó. Mạc Tư Khoa đưa ra tuyên bố tương tự - mà không cung cấp bằng chứng - về vụ đánh bom một bệnh viện phụ sản ở Mariupol xảy ra khoảng một tuần trước đó.

Thành phố phía đông nam đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ tháng 5 năm 2022.

Theo các nguồn tin tình báo của Ukraine chưa được CNN xác minh, Putin đi thăm bán đảo Crimea và thành phố Mariupol không phải là Putin thật mà chỉ là người thế thân của ông ta.

7. Nga pháo kích giết chết 3 người ở vùng Zaporizhzhia, các quan chức Ukraine nói

Một cuộc tấn công vào một tòa nhà dân cư đã giết chết ba người hôm Chúa Nhật ở vùng Zaporizhzhia, miền nam Ukraine, theo các quan chức địa phương Ukraine.

Các lực lượng Nga đã bắn hỏa tiễn “Grad” vào làng Kamianske, giết chết 3 người và làm bị thương 2 người khác, những người hiện đang được điều trị y tế, Cục quản lý quân sự khu vực Zaporizhzhia cho biết trong một bài đăng trên Telegram.

Các quan chức Ukraine nhấn mạnh mối nguy hiểm đối với dân thường vẫn sống gần chiến tuyến của cuộc xung đột và kêu gọi họ di tản.

“Mối nguy hiểm đối với thường dân ở tiền tuyến không biến mất. Đối phương không thành công trên chiến trường với Lực lượng vũ trang Ukraine, vì vậy họ đang cố tình giết hại dân thường Ukraine”, chính quyền quân sự cho biết.

8. Video cho thấy xe tăng T-90 Proryv của Nga bị tiêu diệt trong cuộc tấn công của Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Russian T-90 Proryv Tank Obliterated in Ukrainian Strike”, nghĩa là “Video cho thấy xe tăng T-90 Proryv của Nga bị tiêu diệt trong cuộc tấn công của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một đoạn video có mục đích trình bày cảnh quay một trong những xe tăng tối tân của Nga bị lực lượng Ukraine cho nổ tung đã lan truyền chóng mặt.

“Các chiến sĩ đội đặc nhiệm Mã số 9.2. cùng với lữ đoàn Vệ binh Quốc gia 3027 đã truy lùng và phá hủy niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Nga - xe tăng T90 Proryv”, cố vấn Bộ Nội Vụ Ukraine Anton Gerashchenko viết trên Twitter bên cạnh đoạn video.

Được lồng nhạc phim “What a Wonderful World” của Louis Armstrong, video kéo dài 1 phút 17 giây cho thấy một chiếc xe tăng đang bị tấn công từ trên không. Đoạn clip, tính đến thứ bảy đã nhận được 142.000 lượt xem, kết thúc bằng một đoạn phim của một bản tin Nga chỉ trích việc giao xe tăng cho Ukraine, và cảnh chiếc T-90 phát nổ.

Nga đã quảng cáo T-90M là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực, gọi tắt là MBT, tốt nhất trên thế giới. Còn được gọi là “Proryv-3” (Đột phá-3), MBT là phiên bản cải tiến của xe tăng T-90 và lần đầu tiên được tiết lộ công khai vào năm 2017.

Cả hai mẫu, trong đó quân đội có vài trăm chiếc, đều vượt trội so với xe tăng Liên Xô mà cả quân đội Nga và Ukraine đang sử dụng trong chiến tranh.

T-90M có một số nâng cấp so với những thế hệ trước như lớp giáp bảo vệ tốt hơn, hệ thống đối phó và uy lực pháo mạnh hơn. Nó được trang bị súng chính 125 ly 2А46М nạp đạn tự động và có tầm bắn hơn 3 dặm.

Tuy nhiên, xe tăng Nga đã trở thành nạn nhân của hỏa tiễn chống tăng có điều khiển cũng như “chiến thuật sáng tạo” của lực lượng Ukraine sử dụng hỏa tiễn chống tăng có điều khiển Javelin.

Các phương tiện truyền thông Nga đã đưa tin rằng T-90M cho thấy khả năng phục hồi của ngành công nghiệp vũ khí của đất nước và việc phát hiện ra rằng chúng chứa công nghệ của Pháp cho thấy các lệnh trừng phạt có thể đồng nghĩa với các vấn đề về chuỗi cung ứng trong tương lai.

Hãng tin Ukrinform của Ukraine đưa tin rằng vụ tấn công đầu tiên được ghi nhận vào một chiếc T-90 kể từ khi bắt đầu chiến tranh là vào ngày 4 tháng 5 năm 2022, tại Staryi Saltiv, Kharmiv.

Theo Oryx, một trang web theo dõi tổn thất thiết bị trong cuộc chiến sử dụng thông tin tình báo nguồn mở, kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, các lực lượng Ukraine đã phá hủy ít nhất 15 xe tăng T-90M. Nga cũng đã mất 33 xe tăng T-90A, 1 xe tăng T-90AK và 6 xe tăng T-90S.

Các con số này được đưa ra khi các lực lượng vũ trang Ukraine hôm thứ Bảy báo cáo rằng trong 24 giờ trước đó, Nga đã thiệt hại 880 binh sĩ, nâng tổng số người thiệt mạng lên 164.200.

Các ước tính của phương Tây về tổn thất của Nga thấp hơn một chút và Mạc Tư Khoa đã không cập nhật số liệu kể từ cuối tháng 9 khi cho biết họ chỉ mất dưới 6.000 quân.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận.
 
Tin giả liên quan đến luật độc thân linh mục. Thần học gia dòng Đa Minh lên tiếng. Kinh Truyền Tin
VietCatholic Media
05:01 20/03/2023


1. Sóng gió từ một cuộc phỏng vấn: Đức Giáo Hoàng không nói sẽ loại bỏ luật độc thân linh mục.

Cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha do Infobae - một hãng thông tấn từ Á Căn Đình – thực hiện và được công bố hôm 10 tháng Ba đang gây ra sóng gió. Như thường thấy sau các cuộc phỏng vấn với Đức Thánh Cha Phanxicô, nhiều tin đồn nổi lên. Lần này, tin đồn là Đức Thánh Cha loại bỏ luật độc thân linh mục. Có những phương tiện truyền thông táo bạo với các hàng tít giật gân: luật độc thân linh mục đã bị đảo chính.

Linh mục Thomas Petri, dòng Đa Minh, một nhà thần học luân lý và là phó giám đốc, trưởng khoa giáo hoàng về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại các viện nghiên cứu Đa Minh ở Washington, DC, có bài viết nhan đề “No, Pope Francis didn’t really hint that the requirement for priestly celibacy will be lifted”, nghĩa là “Không, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không thực sự ám chỉ rằng luật độc thân linh mục sẽ bị loại bỏ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngồi lại với Infobae - một hãng thông tấn từ Á Căn Đình - để hồi tưởng về triều đại giáo hoàng của ngài và thảo luận về các vấn đề ảnh hưởng đến Giáo hội và thế giới. Trong cuộc phỏng vấn, ngài nói: “Không có gì mâu thuẫn khi một linh mục kết hôn.” Ngài gọi đời sống độc thân linh mục là “một đơn thuốc tạm thời” và nói rằng đó là một đơn thuốc có thể được xem xét lại.

Đức Thánh Cha đã nói rõ ý của ngài qua lời nói của mình. Ngài nói rằng đời sống độc thân là một “đơn thuốc tạm thời” vì “nó không vĩnh cửu giống như việc truyền chức linh mục, vốn là vĩnh viễn.” Các phương tiện truyền thông thế tục và thậm chí một số tổ chức tin tức Công Giáo ngay lập tức đưa ra kết luận rằng Đức Thánh Cha đã sẵn sàng sửa đổi kỷ luật độc thân và ngài thậm chí có thể dỡ bỏ nó.

Tất nhiên, ngài không nói điều đó. Khi luật độc thân linh mục được thảo luận cởi mở tại Thượng hội đồng Amazon năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô thậm chí đã chọn không đề cập đến luật độc thân trong tông huấn hậu Thượng hội đồng của mình.

Cuộc phỏng vấn tạo cơ hội để suy ngẫm về chức tư tế và đời sống độc thân. Giáo huấn của Giáo hội về đời sống độc thân khác với giáo huấn của Giáo hội về đặc tính không thể xóa nhòa của việc truyền chức và các chức thánh được dành riêng cho nam giới. Đây là những tín điều do Giáo hội dạy cần phải tin để khỏi rơi vào tà giáo hay bất đồng chính kiến.

Chức linh mục là đời đời, đó là điều đã được mọi người tin tưởng cho đến khi đạo Tin lành trỗi dậy vào thế kỷ 16. Giáo Hội luôn sống theo thư Do Thái 7:17 (“Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm hàm Menkixêđê”). Sau khi những người theo đạo Tin lành chỉ trích thừa tác vụ được tấn phong, Công đồng Trentô đã long trọng xác định rằng Thiên Chúa đã mạc khải rằng mọi linh mục đều là linh mục đời đời. Ngày nay, khi các linh mục được giải phóng khỏi các nghĩa vụ của chức linh mục, họ không trở thành giáo dân nữa. Họ chỉ đơn thuần được phép không thi hành các bổn phận và nghĩa vụ của chức tư tế. Họ vẫn là linh mục. Không có linh mục nào từng bị “huyền chức,” bất chấp sự phổ biến của từ ngữ đáng tiếc đó.

Năm 1976, Bộ Giáo lý Đức tin lưu ý trong sắc lệnh Inter Insignores, nghĩa là “Giữa Những Điều Đáng Lưu Ý”, rằng Giáo hội không có thẩm quyền phong chức cho phụ nữ vì chính Chúa Kitô đã không chọn phụ nữ trong số Mười hai Tông đồ và vì các thánh Tông đồ, những người được trao quyền giảng dạy sau khi Chúa Kitô lên trời, cũng không bao giờ chọn phụ nữ. Tuy không được nêu rõ ràng trong Kinh thánh, đó là một kết luận hợp lý cần thiết từ mặc khải của Kinh thánh và truyền thống.

Chúa Kitô không nhất thiết phải tuân theo các chuẩn mực văn hóa. Các Tông đồ, những người đã dạy nhiều hơn Chúa Giêsu khi còn sống trên đất, đã áp dụng nhiều phong tục Hy Lạp - Rôma thay vì các quy tắc của Môisê. Người Hy Lạp có các nữ tư tế, nhưng các tông đồ vẫn không phong chức cho phụ nữ. Với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã tuyên bố rằng những sự thật này là dứt khoát và chung cuộc: Giáo Hội không thể phong chức cho phụ nữ.

Năm 1994, Đức Gioan Phaolô II tái khẳng định kết luận này trong Tông Thư Ordinatio Sacerdotalis, hay Chức Linh Mục. Một năm sau, Bộ Giáo lý Đức tin lưu ý rằng bức thư của vị thánh giáo hoàng tuyên bố rằng giáo huấn Công Giáo luôn dạy rằng phụ nữ không thể được phong chức. Có thể đến một ngày, như đã xảy ra vào thế kỷ 16, khi một giáo hoàng hoặc một hội đồng đại kết phải long trọng tuyên bố rằng đây là một sự thật được Chúa mặc khải, nhưng hiện tại, đó là một phần của huấn quyền thông thường và phổ quát mà chúng ta phải tin rằng phụ nữ không thể được phong chức kẻo chúng ta trở thành những người bất đồng chính kiến với đức tin Công Giáo.

Luật độc thân linh mục thuộc một phạm trù khác. Mặc dù chương thứ tư của Tin Mừng Luca cho chúng ta biết rằng Thánh Phêrô có một bà mẹ vợ, nhưng lời khuyên của Chúa về việc giữ trinh tiết vì vương quốc (Mt 19:12) đã trở thành quy tắc. Thánh Phaolô lưu ý rằng những người đàn ông độc thân hoàn toàn tận tụy lo việc Chúa (1 Cr 7:32). Độc thân là kỷ luật từ rất sớm.

Mặc dù ngay từ thế kỷ thứ tư đã có các Công Đồng địa phương, chẳng hạn như Công Đồng Elvira, quy định các linh mục phải sống độc thân, nhưng người ta hiểu rằng ngay cả các linh mục đã kết hôn cũng thực hành tiết chế tình dục vì họ phải chuyên tâm thờ phượng Chúa. Đó là sự chuyển tiếp từ Do Thái giáo, vốn hiểu rằng các linh mục phục vụ trong Đền thờ phải kiêng quan hệ tình dục với vợ của họ để tập trung vào Chúa.

Khi Chúa Kitô thay thế cho Đền thờ; và Bí tích Thánh Thể trở thành phương thức thờ phượng thiêng liêng chính, ngay cả những linh mục đã kết hôn trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội cũng có xu hướng thực hành hôn nhân “Josephite” – nghĩa là một cuộc hôn nhân không có quan hệ tình dục - để họ có thể trong sạch và không bị chia cắt trong việc thờ phượng Chúa. Các nhà phê bình hiện đại về chủ nghĩa độc thân đã không thực hiện nghiên cứu của họ. Ngay cả các linh mục đã kết hôn trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội cũng không còn là chồng theo nghĩa mật thiết vì họ và vợ của họ hiểu được tính ưu việt của việc thờ phượng Thiên Chúa và sự thờ phượng chuyên tâm cần có nơi những người tận hiến để dâng Thánh lễ.

Mặc dù Giáo Hội Công Giáo Rôma ngày nay vẫn có những ngoại lệ đối với tình trạng độc thân các linh mục - chẳng hạn như đối với các linh mục trong Giáo hạt tòng nhân Anh giáo - và mặc dù Giáo hội Đông phương có các linh mục đã kết hôn, nhưng ngay cả các linh mục đã kết hôn ngày nay cũng nhận ra tầm quan trọng, giá trị và tính ưu việt của tình trạng độc thân. Các linh mục độc thân sống như Chúa Kitô đã sống trong thế giới này. Sự độc thân và sự hy sinh của ngài đã mang lại sự sống cho thế giới.

Chắc chắn rằng một ngày nào đó trong tương lai, kỷ luật độc thân có thể biến mất, nhưng điều đó không có nhiều khả năng sẽ xảy ra. Các giáo phái Tin lành có giáo sĩ đã kết hôn có ít ơn gọi hơn nhiều giáo phận và dòng tu Công Giáo. Một giáo sĩ độc thân đã trở thành tiêu chuẩn trong Giáo Hội Công Giáo trong vài trăm năm. Các giáo xứ và giáo phận không sẵn sàng hỗ trợ các gia đình giáo sĩ. Hầu hết các linh mục kiếm được ít hơn mức lương tối thiểu hàng năm, bất kể những lợi ích bổ sung mà họ có thể nhận được - những lợi ích mà hầu hết các giáo xứ và giáo phận không đủ khả năng mở rộng cho một gia đình.

Quan trọng hơn, trong khi các linh mục đôi khi phải vật lộn với đời sống độc thân, và đôi khi họ có thể coi đó là một thử thách trong việc phục vụ Chúa và Giáo hội của Người, thì có rất ít, có lẽ chỉ một số ít, các linh mục tốt sẽ từ bỏ đời sống độc thân trong chức linh mục của họ. Chỉ có những nhà phê bình và những người ngoài cuộc nói với các linh mục rằng các ngài nên kết hôn. Dù hôn nhân là một điều tốt đẹp, nhưng linh mục chúng tôi biết rằng Thiên Chúa còn đòi hỏi nơi chúng tôi nhiều hơn thế.

Nó đòi hỏi một ân sủng nào đó để sống độc thân một cách vui vẻ và trọn vẹn. Sự cần thiết của một ân sủng như vậy bảo đảm rằng các linh mục hoàn toàn tận tụy với Thiên Chúa và chúng tôi được ban ân sủng để tận tụy như vậy trong suốt cuộc đời của mình.

2. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 19/3

Chúa Nhật 19 tháng Ba, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Chay

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gio-an.

Khi ấy, ra khỏi Đền Thờ, Đức Giêsu nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh. Đức Giêsu nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta: “Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa” (Si-lô-ác có nghĩa là : người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được.

Các người láng giềng và những kẻ trước kia thường thấy anh ta ăn xin mới nói: “Hắn không phải là người vẫn ngồi ăn xin đó sao?” Có người nói: “Chính hắn đó!” Kẻ khác lại rằng: “Không phải đâu! Nhưng là một đứa nào giống hắn đó thôi!” Còn anh ta thì quả quyết: “Chính tôi đây !”

Họ dẫn kẻ trước đây bị mù đến với những người Pharisêu. Nhưng ngày Đức Giêsu trộn chút bùn và làm cho mắt anh ta mở ra lại là ngày sabát. Vậy, các người Pharisêu hỏi thêm một lần nữa làm sao anh nhìn thấy được. Anh trả lời: “Ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi nhìn thấy.” Trong nhóm Pharisêu, người thì nói: “Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sabát”; kẻ thì bảo: “Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy?” Thế là họ đâm ra chia rẽ. Họ lại hỏi người mù: “Còn anh, anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho anh?” Anh đáp: “Người là một vị ngôn sứ!”

Họ đối lại: “Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?” Rồi họ trục xuất anh.

Đức Giêsu nghe nói họ đã trục xuất anh. Khi gặp lại anh, Người hỏi: “Anh có tin vào Con Người không?” Anh đáp: “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin?” Đức Giêsu trả lời: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây.” Anh nói: “Thưa Ngài, tôi tin.” Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Hôm nay, Tin Mừng mô tả Chúa Giêsu chữa lành cho một người mù từ thuở mới sinh (x. Ga 9,1-41). Nhưng điều kỳ diệu này được chào đón một cách thê thảm bởi nhiều người hoặc nhiều nhóm khác nhau. Chúng ta hãy nhìn vào các chi tiết.

Nhưng, trước hết tôi muốn nói rằng hôm nay, chúng ta hãy lấy Tin Mừng Gioan và đọc về phép lạ này của Chúa Giêsu. Cách Thánh Gioan kể lại trong chương 9 thực sự rất hay. Chỉ mất hai phút để đọc trình thuật này. Câu chuyện cho chúng ta thấy Chúa Giêsu hành động như thế nào và trái tim con người phản ứng ra sao: trái tim nhân hậu, trái tim nguội lạnh, trái tim sợ hãi của con người, trái tim can đảm của con người. Chương 9 Tin Mừng Gioan. Hãy đọc nó ngày hôm nay. Nó sẽ giúp anh chị em rất nhiều. Vậy thì những cách mà những người này chào đón điều phi thường này là gì?

Trước hết, có các môn đệ của Chúa Giêsu, khi đối mặt với người mù bẩm sinh, đã nói chuyện phiếm và hỏi liệu cha mẹ anh ta hay anh ta có lỗi không (x. câu 2). Họ tìm kiếm một thủ phạm. Và chúng ta đã nhiều lần rơi vào trường hợp này, điều này rất thuận tiện – tìm kiếm thủ phạm hơn là đặt ra những câu hỏi hóc búa trong cuộc sống. Và hôm nay, chúng ta có thể nói: Sự hiện diện của người đàn ông này có ý nghĩa gì đối với chúng ta, trong cuộc đời tôi? Người này đang yêu cầu chúng ta điều gì?

Sau đó, một khi tiến trình chữa lành diễn ra, các phản ứng sẽ tăng lên. Đầu tiên là từ những người hàng xóm tỏ ra nghi ngờ: “Người đàn ông này luôn bị mù. Không thể nào bây giờ anh ấy lại nhìn thấy – không thể nào là anh ấy được! Đó là một người khác” – chủ nghĩa hoài nghi (xem các câu 8-9). Điều này là không thể chấp nhận được đối với họ. Tốt hơn hết hãy để mọi thứ như trước đây để chúng ta không cần phải đối mặt với vấn đề này (xem câu 16). Họ sợ hãi, sợ hãi các nhà cầm quyền tôn giáo và không dám tuyên xưng (x. cc. 18-21).

Trong tất cả những phản ứng này, vì nhiều lý do khác nhau, đã xuất hiện những con tim khép kín trước dấu chỉ của Chúa Giêsu: vì họ tìm thủ phạm, vì họ không biết ngạc nhiên, vì họ không muốn thay đổi, vì họ bị ngăn cản bởi nỗi sợ. Ngày nay có rất nhiều tình huống tương tự. Đứng trước một điều gì đó thực sự là chứng từ của một con người, một sứ điệp về Chúa Giêsu, chúng ta rơi vào tình thế này – chúng ta tìm kiếm một lời giải thích khác, chúng ta không muốn thay đổi, chúng ta tìm kiếm một lối thoát tao nhã hơn là chấp nhận sự thật.

Người duy nhất phản ứng tốt là người mù. Vui mừng được thấy, anh làm chứng về điều đã xảy đến với mình một cách đơn giản nhất: “Trước đây tôi mù, nay tôi thấy” (c. 25). Anh ấy nói sự thật. Trước đây, anh phải đi khất thực để sống qua ngày, chịu nhiều thành kiến của người đời: “Anh nghèo và mù từ lúc mới sinh. Anh ấy phải chịu đựng. Anh ta phải trả giá cho tội lỗi của mình hoặc của tổ tiên anh ta”. Bây giờ được tự do về thể xác và tinh thần, anh ấy làm chứng cho Chúa Giêsu – anh ấy không bịa đặt hay che giấu bất cứ điều gì. “Tôi đã bị mù và bây giờ tôi nhìn thấy”. Anh ấy không sợ những gì người khác sẽ nói. Cả đời anh đã nếm trải vị đắng của việc bị gạt ra ngoài lề xã hội. Bản thân anh ta đã từng trải qua sự thờ ơ, khinh bỉ của những người qua đường, của những người coi anh ta là một kẻ bị xã hội ruồng bỏ, chỉ hữu ích cho việc thực hành bố thí một cách ngoan đạo. Bây giờ được lành bệnh, anh không còn sợ những thái độ khinh miệt đó nữa vì Chúa Giêsu đã ban cho anh đầy đủ phẩm giá của mình. Và điều này rõ ràng, nó luôn xảy ra khi Chúa Giêsu chữa lành cho chúng ta. Ngài trả lại cho chúng ta phẩm giá của chúng ta, phẩm giá của sự chữa lành trọn vẹn của Chúa Giêsu, một phẩm giá phát xuất từ tận sâu thẳm trái tim, chiếm lấy toàn bộ cuộc sống của một người. Và, vào ngày Sabát trước mặt mọi người, Chúa Giêsu đã giải phóng anh ta và cho anh ta nhìn thấy mà không yêu cầu nơi anh ta bất cứ điều gì, thậm chí không một lời cảm ơn, và anh ta làm chứng cho điều này. Đây là phẩm giá của một người cao quý, của một người biết mình được chữa lành và bắt đầu lại, được tái sinh. Sự tái sinh trong cuộc sống mà họ đã nói hôm nay trên “A Sua Immagine”: đó là được tái sinh.

Thưa anh chị em, qua tất cả những nhân vật này, bài Tin Mừng hôm nay cũng đặt chúng ta vào giữa bối cảnh đó, để chúng ta tự hỏi: Chúng ta đang ở trong vị trí nào? Chúng ta sẽ nói gì sau đó? Và trên hết, hôm nay chúng ta sẽ làm gì? Như anh mù, chúng ta có biết nhìn điều tốt và biết ơn những hồng ân mình nhận được không? Tôi tự hỏi mình: Nhân phẩm của tôi ra sao? Nhân phẩm của anh chị em như thế nào? Chúng ta có làm chứng cho Chúa Giêsu không, hay thay vào đó chúng ta gieo rắc sự chỉ trích và nghi ngờ? Chúng ta có tự do khi phải đối mặt với những định kiến hay chúng ta liên kết bản thân với những người truyền bá tiêu cực và nói chuyện phiếm? Chúng ta có vui khi nói rằng Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, rằng Ngài cứu chúng ta, hay giống như cha mẹ của người mù bẩm sinh, chúng ta có để mình bị giam cầm trong nỗi sợ hãi về những gì người khác sẽ nghĩ không? Những trái tim chai lì không chấp nhận sự thật và không đủ can đảm để nói: “Không, nó phải là thế này”. Và xa hơn, chúng ta đón nhận những khó khăn và sự thờ ơ của người khác như thế nào. Làm thế nào để chúng ta chào đón những người có quá nhiều hạn chế trong cuộc sống? Cho dù đó là về thể lý, giống như người mù này; hay có tính chất xã hội, giống như những người ăn xin chúng ta thấy trên đường phố? Chúng ta chào đón họ như một sự bất tiện hay như một cơ hội để đến gần họ với tình yêu?

Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta hãy xin ơn biết ngạc nhiên mỗi ngày trước những hồng ân của Thiên Chúa và xem những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, ngay cả những hoàn cảnh khó chấp nhận nhất, như những cơ hội để làm điều tốt, như Chúa Giêsu đã làm với người mù. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta trong việc này, cùng với Thánh Giuse, người công chính và trung thành.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến!

Hôm qua tại Ecuador, một trận động đất đã khiến nhiều người chết, nhiều người bị thương và thiệt hại đáng kể. Tôi gần gũi với người dân Ecuador và tôi bảo đảm với anh chị em rằng tôi sẽ cầu nguyện cho những người đã khuất và cho tất cả những ai đang đau khổ.

Tôi chào tất cả anh chị em, những người đến từ Rôma và những người hành hương từ nhiều quốc gia – tôi thấy những lá cờ: Colombia, Á Căn Đình, Ba Lan…rất nhiều quốc gia…. Tôi chào những người Tây Ban Nha đến từ Murcia, Alicante và Albacete.

Tôi chào giáo xứ Thánh Raymond Nonnato và Các Thánh Tử Đạo Canada ở Rôma, và giáo xứ Chúa Kitô Vua ở Civitanova Marche; hiệp hội các cộng tác viên Salêdiêng; các thanh niên nam nữ đến từ Arcore, các em ứng sinh Thêm Sức đến từ Empoli và các em đến từ giáo xứ Đức Mẹ Mân Côi ở Rôma. Tôi chào các bạn trẻ của Vô Nhiễm, họ thật tuyệt!

Rất vui được chào đón những người tham gia cuộc thi Marathon Rôma! Tôi xin chúc mừng các bạn vì, được thúc đẩy bởi “Điền kinh Vatican”, các bạn đang biến sự kiện thể thao quan trọng này thành một cơ hội để đoàn kết ủng hộ những người nghèo nhất.

Và hôm nay, chúng ta gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả những người cha! Xin cho họ tìm được nơi Thánh Giuse một mẫu mực, một sự nâng đỡ và an ủi để sống tốt thiên chức làm cha của mình. Và tất cả cùng nhau, vì những người cha, chúng ta hãy cầu nguyện với Chúa Cha

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Anh chị em thân mến, chúng ta đừng quên cầu nguyện cho người dân Ukraine bị vùi dập, những người tiếp tục đau khổ vì tội ác chiến tranh.

Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
 
Putin hết thời: Lính Dù cũng cắm đầu chạy, mất 21 chiến xa. Pháp: Thời cơ đã đến, tăng viện cho Kyiv
VietCatholic Media
15:10 20/03/2023


1. Lính Dù Nga cũng cắm đầu chạy, bỏ rơi 21 chiến xa, các cuộc tấn công giảm hẳn.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Hai 20 tháng Ba, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết trong ngày qua, quân phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi 69 cuộc tấn công của Nga tại 5 khu vực. Số cuộc tấn công của quân Nga trong một ngày được ghi nhận là thấp nhất kể từ đầu cuộc xâm lược cho đến nay.

Các lực lượng Nga đang tập trung các cuộc tấn công vào Lyman, Bakhmut, Avdiivka, Mariinka và Shakhtarsk ở Donetskk.

Bộ Tổng Tham Mưu tuyên bố Nga đã phóng 6 hỏa tiễn, 13 cuộc không kích và 56 hỏa tiễn tấn công Ukraine, nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự ở các khu vực Donetsk và Zaporizhzhia.

Bakhmut vẫn là tâm điểm của các cuộc giao tranh. Tuy nhiên, đối phương không chiếm thêm được lãnh thổ nào. Trùm Wagner Yevgeny Prigozhin than thở rằng quân của ông ta lẽ ra đã bao vây được thành phố Bakhmut bằng cách cắt đứt xa lộ T0504 huyết mạch Kostiantynivka-Bakhmut. Tuy nhiên, Bộ Quốc Phòng Nga đã gạt ông ta ra, và không cung cấp đạn dược. Hiện nay, việc đánh chiếm xa lộ T0504 được giao cho hai Lữ Đoàn Dù của Nga.

Lữ đoàn phản ứng nhanh số 4 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia của Ukraine, là một trong các đơn vị bảo vệ xa lộ T0504 cho biết cuộc chiến bớt cam go vì quân Nga tỏ ra mất tinh thần, và đang tìm cách rút lui, thay vì tấn công.

Trong 24 giờ qua, 700 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến. Họ cũng để mất 5 xe tăng, 16 xe thiết giáp, 9 hệ thống pháo, và 2 hệ thống phòng không.

Jason Jay Smart, phóng viên đặc biệt cho Kyiv Post, nhận xét rằng lệnh bắt giữ Putin đang có một tác động rất lớn. Để hiểu tại sao, chúng ta cần biết rằng chỉ số tham nhũng hay Corruption Perceptions Index, gọi tắt là CPI, của Nga là 138. Để so sánh, chỉ số CPI của Việt Nam là 87. Nói cách khác, ở Nga tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, hiếp đáp dân lành còn cao hơn cả Việt Nam. Putin không phải là nhà tư tưởng. Ông ta chẳng có học thuyết gì để tập hợp những người vì lý tưởng mà ủng hộ ông ta. Lực lượng đông đảo tung hô ông ta là những người được ông ta ban cho cơ hội để làm giầu bằng cách tham nhũng, ăn hối lộ, hiếp đáp dân lành. Chính vì thế, lệnh bắt giữ Putin tác động rất mạnh lên các tướng lãnh Nga, những người sợ mất những gì họ đã kiếm chác được. Hơn thế nữa, ngay sau Putin họ là những người có nhiều khả năng nhất bị Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, truy tố. Trong thâm tâm những người này, bị Putin cách chức, cùng lắm là về nhà hưởng thú điền viên, chưa chắc đã tệ hại bằng bị ICC truy tố.

Trong tình trạng tinh thần của quân Nga đang giao động mạnh, hôm thứ Hai khi các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu nhóm họp để tranh luận về việc cung cấp vũ khí cho Kyiv, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna cho biết Ukraine cần được giúp đỡ ngay lập tức.

“Chúng ta cần giúp Ukraine nhanh chóng và ngay lập tức,” Reuters tường thuật Colonna nói tại Brussels.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, trước đó cho biết ông hy vọng đạt được một thỏa thuận về mua sắm vũ khí chung cho Ukraine tại cuộc họp, cảnh báo rằng bây giờ hoặc không bao giờ.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 20 Tháng Ba, Nga đã mất khoảng 165.610 quân ở Ukraine. Tổng thiệt hại chiến đấu của địch bao gồm 3.537 xe tăng, 6.869 xe thiết giáp, 2.577 hệ thống pháo, 507 hỏa tiễn phóng hàng loạt hệ thống phòng không, 270 hệ thống tác chiến phòng không, 305 máy bay, 290 trực thăng, 2.160 máy bay không người lái, 907 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.416 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 265 đơn vị thiết bị đặc biệt.

2. Hơn 40 quốc gia tuyên bố quyên góp tài chính cho ICC cho đến khi bắt được Vladimir Putin

Bộ Trưởng Tư Pháp của hơn 40 quốc gia đã nhóm tại Luân Đôn để thảo luận về việc gây quỹ cho Tòa án Hình sự Quốc tế để theo đuổi các tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine.

Hội nghị do chính phủ Anh và Hà Lan đồng tổ chức và diễn ra sau khi ICC hôm thứ Sáu ban hành lệnh bắt giữ Putin vì bắt cóc trẻ em từ Ukraine sang Nga.

Trong lời khai mạc, Phó Thủ tướng Anh Dominic Raab cho biết:

Hôm nay, chúng ta tập trung tại Luân Đôn vì một lý do: đó là để bắt những tội phạm chiến tranh phải chịu trách nhiệm về những tội ác đã gây ra ở Ukraine trong cuộc xâm lược bất công, vô cớ và bất hợp pháp này.

Ông cho biết ICC hiện có 40 điều tra viên làm việc bên trong Ukraine, và cần thêm ngân sách.

Trong một diễn biến có liên quan, không kể những đột biến trên chiến trường, các quan sát viên kỳ vọng rằng Putin sẽ thua trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra trong vòng 12 tháng tới, và cơ hội để bắt giữ ông ta sẽ rất cao.

Cuộc bầu cử tổng thống Nga dự kiến sẽ được tổ chức tại Nga vào tháng 3 năm 2024. Cuộc bầu cử này sẽ là cuộc bầu cử đầu tiên sau khi Hiến pháp Nga được sửa đổi năm 2020, để Putin đủ điều kiện tái tranh cử. Theo luật bầu cử, vòng đầu tiên sẽ được tổ chức vào Chúa Nhật, ngày 17 tháng 3. Nếu không có ứng cử viên nào nhận được hơn một nửa số phiếu bầu, vòng bầu cử thứ hai sẽ diễn ra đúng ba tuần sau đó vào ngày 7 tháng 4 năm 2024. Người chiến thắng trong cuộc bầu cử dự kiến sẽ nhậm chức vào ngày 7 tháng 5 năm 2024.

Nếu thua trong cuộc bầu cử này số phận Putin sẽ y hệt như của nhà độc tài Serbia Slobodan Milošević. Chính vì thế, ngay từ bây giờ Putin đã tung ra nhiều biện pháp để bảo đảm ông ta thắng cử.

Theo một báo cáo, các nhân viên Điện Cẩm Linh tham gia vào chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024 của Vladimir Putin đã bị cấm sử dụng iPhone của họ vì lo ngại rằng các thiết bị này dễ bị các cơ quan tình báo phương Tây tấn công.

Nhật báo Kommersant của Nga đưa tin rằng các quan chức trong chính sách đối nội của chính quyền tổng thống Nga, các dự án công, Hội đồng Nhà nước và bộ phận kỹ thuật thông tin phải đối mặt với hạn chót là ngày 1 tháng 4 để thay đổi điện thoại của họ.

Điện Cẩm Linh tin rằng iPhone dễ bị tấn công và gián điệp bởi các chuyên gia phương Tây hơn so với các điện thoại thông minh khác, tờ báo viết.

Trích dẫn nguồn tin của mình, tờ báo cho biết các quan chức được khuyến khích thay thế iPhone của họ bằng Android hoặc các thiết bị tương tự do Trung Quốc hoặc Nga sản xuất.

3. Tướng Mỹ về hưu nhận định: Nga Mất Quân Quá Nhanh, Có Thể 'Sụp Đổ' Vào Cuối Năm

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Losing Troops So Fast, They May 'Collapse' by Year's End: Ex-General”, nghĩa là “Tướng Mỹ về hưu nhận định: Nga Mất Quân Quá Nhanh, Có Thể 'Sụp Đổ' Vào Cuối Năm”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Ben Hodges, một vị Tướng quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, từng là tướng chỉ huy quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu, dự đoán các lực lượng Nga có thể “sụp đổ” trước cuối năm, và phải chịu thua trong cuộc chiến tiêu hao ở Ukraine.

“Nga đang bị tiêu hao với tốc độ đến mức họ có thể sụp đổ trước cuối năm nay, giả sử phương Tây thực hiện đúng thời hạn những gì chúng ta đã hứa. Chiến tranh là một bài kiểm tra ý chí và một bài kiểm tra hậu cần,” Tướng Hodges đã phát biểu như trên khi đề cập đến đánh giá của chuyên gia quân sự Marcus M. Keupp, người đứng đầu Khoa Kinh tế Quốc phòng tại Học viện Quân sự của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ.

Keupp cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng tin t-Online của Đức rằng các lực lượng Ukraine sẽ sớm có đòn bẩy trong cuộc chiến khi phương Tây tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho họ và Nga mất thêm quân.

Các lực lượng Nga đã trải qua một số thất bại ở Ukraine, bao gồm tình trạng thiếu máy bay chiến đấu và thiết bị, mặc dù có một số tiến bộ nhỏ nhoi gần đây. Trong khi đó, các quốc gia phương Tây bao gồm cả Hoa Kỳ đã tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine.

Cuộc chiến giữa các lực lượng Ukraine và Nga đã kéo dài qua các thành phố lớn của Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh, bao gồm Kyiv, Odesa và Kherson, và cuộc chiến này vẫn chưa có hồi kết.

Gần đây nhất, Bakhmut, thuộc khu vực Donetsk của Ukraine, là nơi diễn ra trận chiến khốc liệt kéo dài hàng tháng giữa các lực lượng Nga và lực lượng bán quân sự chống lại quân đội Ukraine.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Đức, Keupp đồng ý rằng trận chiến ở Bakhmut minh họa ý nghĩa của “cuộc chiến tiêu hao” trong thực tế.

“Tình hình hiện tại ở Bakhmut đặc biệt tượng trưng cho thực tế này. Nhìn vào các con số sẽ thấy rõ điều này: Để chiếm thành phố này, giới lãnh đạo Nga đã cử các tiểu đoàn tấn công trực diện một cách thiếu suy nghĩ, các đơn vị này nhanh chóng bị tiêu diệt. Nếu họ mất một tiểu đoàn mỗi ngày, họ phải tìm người thay thế. Nhưng từ đâu? Vì vậy, các phần khác của tiền tuyến đang bị làm mỏng đi,” anh nói.

Chuyên gia quân sự nói tiếp: “Hãy chú ý đến khu vực địa lý mà chúng ta đang nói đến: phần mặt trận ở Bakhmut dài 20 km, nhưng toàn bộ mặt trận từ Kherson đến Kharkiv dài hơn 1000 km. Cuộc tấn công dai dẳng của các đơn vị Nga không còn liên quan gì đến tính hợp lý của quân đội nữa.”

Khi các lực lượng Ukraine tiếp tục chiến đấu, Kyiv gần đây đã nhắc lại cam kết giành lại Crimea, nơi đã bị Mạc Tư Khoa sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014. Truyền thông Ukraine gần đây đã đưa tin rằng các lực lượng Nga ở bán đảo Crimea bị sáp nhập có thể đang “chuẩn bị cho một tình huống có thể xảy ra gọi là di tản bắt buộc.”

Trong một dòng tweet vào thứ Sáu, Hodges đã viết tất cả bằng chữ viết hoa như thế này, “CRIMEA TRONG SỰ KIỂM SOÁT CỦA UKRAINE LÀ CHÌA KHÓA DÀNH CHO BẤT KỲ HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG THỰC SỰ NÀO.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.

4. Vladimir Putin bị Igor Girkin đả kích về chuyến thăm Crimea: 'Chứng đần độn đang nở rộ'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Vladimir Putin Slammed by Igor Girkin Over Crimea Visit: 'Cretinism Blooms'“, nghĩa là “Vladimir Putin bị Igor Girkin đả kích về chuyến thăm Crimea: 'Chứng đần độn đang nở rộ '“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Cựu chỉ huy Nga Strelkov Igor Ivanovich, được biết đến nhiều hơn với tên Igor Girkin, đã công kích chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Crimea, tuyên bố rằng “chứng đần độn đang nở rộ”.

Girkin đã chỉ trích Putin trong một bài đăng trên mạng xã hội ngày 18 tháng 3 trên Telegram, nơi ông dường như khẳng định chuyến thăm không có mục đích gì trong khi đề cập đến Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã ban hành lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Nga.

Ông nói với 800.000 người theo dõi Telegram của mình: “Họ đã ban hành lệnh bắt giữ ông ta, mà ông ta vẫn chưa nghĩ ra một điều chết tiệt nào cả. Một năm trước, khi cần phải đi đến các đơn vị quân đội và các trung tâm huấn luyện, thì ông ta đi ăn chizhikov, nghĩa là ông ta đi thăm các khu phức hợp lịch sử và khảo cổ học được kiểm tra, và được xây dựng bởi các nhà thầu xây dựng quân sự.

Tổng thống Nga coi lãnh thổ này là một phần của Nga và sáp nhập khu vực này, cũng như các khu vực khác ở miền đông Ukraine, vào tháng 9 năm ngoái.

Ukraine và các đồng minh không công nhận việc sáp nhập và Kyiv coi khu vực này đang bị xâm lược.

Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, đã so sánh Putin với nhà độc tài Đức Quốc xã Adolf Hitler khi đến thăm một trong những thành phố bị bắn phá nặng nề nhất kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào năm ngoái.

Putin cũng đã đến thăm Crimea bị xâm lược vào hôm thứ Bảy, nơi đã bị Nga sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014 mà ông đã cố gắng hợp pháp hóa bằng một cuộc trưng cầu dân ý không được Ukraine và Hoa Kỳ công nhận

Chuyến thăm của ông ta diễn ra sau khi ICC phát lệnh bắt giữ ông ta vì bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, cụ thể là bắt cóc và vận chuyển trái phép trẻ em và thanh thiếu niên Ukraine đến Nga.

Trong khi công kích Putin, Girkin thừa nhận có “cảm xúc lẫn lộn” về lệnh bắt giữ do ICC ban hành. Ông ta tuyên bố rằng đó “không chỉ là một phỉ nhổ vào cá nhân Putin mà còn cả toàn nước Nga.”

Trong quá khứ, Girkin đã chia sẻ những lời chỉ trích về các chính sách đối nội và đối ngoại của Nga, đồng thời đề cập đến những xung đột giữa các nhà lãnh đạo quân sự của đất nước.

Trước đây ông đã nói: “Xung đột giữa ban lãnh đạo công ty quân sự tư nhân 'Wagner' và Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cũng cần được khuyến khích bằng mọi cách có thể, đồng thời không để xung đột kết thúc theo hướng có lợi cho một trong các bên xung đột—cả hai đều quan trọng và có giá trị đối với chúng ta, mỗi bên thực hiện nhiệm vụ của mình trong khuôn khổ kế hoạch của chúng ta.

“Trong tương lai, sẽ có nhiều xung đột như vậy hơn nữa, chúng sẽ không ngừng gia tăng và mở rộng, và các bên nên hạ uy tín lẫn nhau.”

Ông nói thêm rằng các lực lượng Nga “không có cơ hội” kiểm soát một số khu vực của Ukraine sau một mùa đông không thành công.

Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để xin bình luận.

5. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng lời cảnh báo của thủ lĩnh Wagner cho thấy Nga lo sợ sắp 'đánh mất thế chủ động'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Chief's Warning Shows Fear Russia About To 'Lose the Initiative'—ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng lời cảnh báo của thủ lĩnh Wagner cho thấy Nga lo sợ sắp 'đánh mất thế chủ động'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo các nhà phân tích quân sự, nhà tài chính đứng sau nhóm lính đánh thuê tư nhân Wagner của Nga, Yevgeny Prigozhin, đã ám chỉ những lo ngại của ông rằng Mạc Tư Khoa sẽ “mất thế chủ động” trong cuộc chiến với Ukraine.

Một báo cáo mới của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, tuyên bố Prigozhin đã nói chuyện với cơ quan liên kết của mình RIA FAN vào ngày 17 tháng 3 và tuyên bố các lực lượng Ukraine đang chuẩn bị một cuộc phản công lớn.

Diễn biến này xảy đến vào thời điểm quan trọng khi cuộc xung đột bước sang năm thứ hai với những dấu hỏi về chiến lược của Nga. Prigozhin được tường trình đã tuyên bố rằng các lực lượng Ukraine sẽ tiến hành các chiến dịch trên khắp các khu vực phía đông bị xâm lược của đất nước bắt đầu từ giữa tháng Tư.

Báo cáo của ISW, được công bố vào thứ Bảy, ngày 18 tháng 3, cho biết: “Mô tả của Prigozhin về các cuộc phản công sắp xảy ra của Ukraine cũng ngụ ý rằng ông ấy tin rằng các lực lượng Nga sẽ sớm mất thế chủ động trước Ukraine và buộc phải chuyển sang thế phòng thủ thay vì tiếp tục các cuộc tấn công bị đình trệ hoặc không thành công trong các khu vực Kreminna, Bakhmut, Avdiivka hoặc Vuhledar.”

Ông kêu gọi các lực lượng Nga chuẩn bị cho các cuộc phản công bằng cách bảo quản đạn dược và thiết bị.

Prigozhin được cho là đã mô tả các lực lượng Ukraine có đủ sức mạnh chiến đấu để biện minh cho việc nhóm Wagner “không có khả năng hoàn thành việc chiếm đóng hoặc bao vây” Bakhmut, ở miền đông Ukraine bị xâm lược.

Ông tuyên bố Ukraine có ít nhất 19.000 binh sĩ được triển khai ở Bakhmut, một lần nữa nhằm biện minh cho sự thiếu tiến bộ của Wagner trong thành phố.

Theo Tình báo Anh, các binh sĩ Nga đang chiến đấu để giành quyền kiểm soát Bakhmut đã chứng kiến “mức độ thấp nhất” của các hành động tấn công trong bối cảnh Nga đang “suy giảm quân số” trong thành phố do các thương vong nặng nề.

Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh hôm thứ Bảy, ngày 18 tháng 3, nhận thấy Nga đang tiến hành một số hành động tấn công cục bộ với tỷ lệ thấp nhất kể từ Tháng Giêng năm nay.

Nga đã giành được một số thắng lợi hạn chế ở Bakhmut khi quân đội của họ đã giành được chỗ đứng ở phía tây sông Bakhmuta, chảy qua trung tâm thành phố.

Theo ISW, chính quyền khu vực của Nga có thể cắt đứt mối liên hệ của họ với Prigozhin.

ISW cho biết Prigozhin tuyên bố chính quyền ở Krasnodar Krai, miền nam nước Nga, đã từ bỏ thỏa thuận trước đó cho phép chôn cất các chiến binh Wagner đã chết trong thị trấn.

Báo cáo của ISW cho biết thêm: “Prigozhin cũng đã công bố một cuộc điện thoại, trong đó một quan chức ở thành phố Goryachiy Klyuch nói với đại diện của Wagner rằng Thống đốc Krasnodar Krai Veniamin Kondratyev đã tước quyền hợp tác với Wagner của ông ta.

“Các quân nhân của Wagner cũng đã phát hành một video kháng cáo đe dọa chính quyền địa phương tuyên bố rằng họ sẽ “đích thân giải quyết vấn đề” với chính quyền nếu họ không phản hồi các kháng cáo.”

Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để xin bình luận.

6. Nỗi sợ hãi của các đồng minh của Putin đã trở thành sự thật

Trước và trong cuộc xâm lược của Puin tại Ukraine các tuyên truyền viên của Điện Cẩm Linh đã coi trời bằng vung khi hô hào phóng hạt nhân vào Berlin, Luân Đôn, Los Angeles, Washington và Warsaw. Tuy nhiên, sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã ra lệnh bắt giữ Vladimir Putin vì các tội ác chiến tranh vào hôm thứ Sáu 18 tháng Ba, một bầu không khí sợ hãi đang chụp xuống trên những đồng minh của Putin này.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Allies' Fears Come True”, nghĩa là “Nỗi sợ hãi của các đồng minh của Putin đã trở thành sự thật.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.

Các chuyên gia truyền thông ủng hộ Điện Cẩm Linh có thể lo ngại về khả năng đối mặt với cáo buộc tội ác chiến tranh.

Những người dẫn chương trình và khách mời của đài truyền hình nhà nước Nga đã khuyến khích và hợp lý hóa bạo lực chống lại Ukraine. Một số thậm chí còn đề xuất sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các nước phương Tây.

Mặc dù khả năng Putin phải hầu tòa là khó xảy ra trong khi ông ta đang tại vị, nhưng một số người ủng hộ ông ta mạnh mẽ nhất ở Nga—cụ thể là các tuyên truyền viên của Điện Cẩm Linh làm việc cho các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát—giờ đây có thể có lý do để lo lắng.

Các nhà điều tra ở Hague /hây/ đã nghiên cứu các bằng chứng chống lại Putin trong hơn một năm trước khi ICC ban hành lệnh bắt giữ, cáo buộc nhà lãnh đạo Nga “chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh trục xuất trái phép dân chúng, đặc biệt là trẻ em, và di chuyển dân chúng trái phép từ các khu vực bị xâm lược của Ukraine đến Liên bang Nga.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Sáu rằng Liên bang Nga không công nhận quyền tài phán của ICC và do đó coi lệnh này là “vô hiệu”.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người ở Nga đều có thể coi hành động của ICC là không có vấn đề.

Julia Davis, một nhà phân tích tin tức hàng đầu, người điều hành dự án Giám sát truyền thông Nga, đã viết một bài luận trong tuần này cho tạp chí trực tuyến của Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu, gọi tắt là CEPA, về sự bất an ngày càng tăng của các nhà tuyên truyền Nga.

Cô ấy viết rằng trong khi các chuyên gia ủng hộ Điện Cẩm Linh phản ứng với niềm vui khi Putin phát động cuộc chiến hơn một năm trước, thì giờ đây “sự hưng phấn đã được thay thế bằng cảm giác sợ hãi kéo dài, với việc các cơ quan ngôn luận của Putin thường xuyên băn khoăn về khả năng bị tòa án xét xử tội ác chiến tranh. Đó là vấn đề đang nóng bỏng trong tâm trí của họ.

Davis đã trích dẫn các ví dụ về Margarita Simonyan, tổng biên tập của hãng truyền thông RT do Điện Cẩm Linh điều hành, và người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga Olga Skabeeva bày tỏ lo ngại về các tòa án La Hay /la hây/ dành cho những người Nga khác ngoài Putin.

Davis viết trong CEPA rằng:

Một ví dụ về cuộc nói chuyện cực đoan do phương tiện truyền thông do nhà nước Nga kiểm soát là cuộc thảo luận do Anton Krasovsky, người cũng làm việc cho RT, dẫn dắt vào mùa thu. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10, Krasovsky đã tỉnh bơ nói về việc trẻ em Ukraine chết đuối trong khi bị lính Nga phóng hỏa đốt nhà trước khi chuyển sang nói về vụ cưỡng hiếp.

Những cái đầu biết nói của Nga không chỉ biện minh cho bạo lực chống lại Ukraine, mà họ còn gợi ý sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác vì sự ủng hộ của họ đối với Ukraine.

Jason Jay Smart, người đã tư vấn cho nhiều chiến dịch chính trị ở Âu Châu và làm phóng viên đặc biệt cho Kyiv Post, nói với Newsweek rằng các nhân vật của công chúng Nga, những người thúc đẩy tuyên truyền của Điện Cẩm Linh, có thể đang rất lo ngại.

“Kể từ khi lệnh bắt giữ của ICC đối với Putin được ban hành, chắc chắn hiện tại đang có một sự hoảng loạn nghiêm trọng ở Mạc Tư Khoa. Putin và những người thân cận của ông ta biết rằng mọi thứ đã sẵn sàng: Không có chuyện 'quay trở lại cách mọi thứ đã từng diễn ra',” Smart nói. “Chắc chắn rằng sẽ có thêm nhiều lệnh bắt giữ được ban hành, có thể sẽ sớm thôi, và họ có thể bị bắt bất cứ khi nào họ xuống một chuyến bay quốc tế, hoặc khi chế độ của Putin sụp đổ—điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào.”

Giáo sư Mark N. Katz của Trường Chính sách và Chính phủ Schar thuộc Đại học George Mason nói với Newsweek rằng cũng có một khả năng có thể xảy ra là các chuyên gia Nga nói trên truyền hình về các tòa án dành cho công dân Nga như một hình thức tuyên truyền khác.

“Tôi nghĩ rằng rất nhiều thông tin thổi phồng của giới truyền thông Nga về việc có thể có nhiều phiên tòa xét xử các nhà bình luận ủng hộ Putin và những người khác nếu Mạc Tư Khoa thua cuộc chiến được thiết kế để cho người Nga lý do tiếp tục ủng hộ cuộc chiến chứ không phải để cho rằng họ, và Putin cùng những người thân cận của ông ta, sẽ phải trả giá đắt nếu Nga thua cuộc chiến,” Katz nói.

Ông nói thêm: “Chừng nào còn ở Nga, những người tuyên truyền ủng hộ Putin sẽ không phải đối mặt với các phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh — tất nhiên là trừ khi Putin thất thủ và bị thay thế bởi một chế độ thân phương Tây”.

“Một cách bi quan, ta cũng nên tính đến điều này là viễn cảnh bị ICC xét xử có thể giúp thuyết phục những người ở Nga đang có ý định đào thoát sang phương Tây hoặc quay lưng lại với Putin rằng họ không thể mong đợi bất kỳ sự tha thứ nào từ phương Tây vì họ đã ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Putin cho đến nay.”

Newsweek đã liên hệ với Davis và Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.

7. Putin nói rằng ông ta hối hận vì đã không thẳng tay với người Ukraine sớm hơn

Cho đến nay, bất kể các thất bại của Nga trên chiến trường có thể thấy rõ qua các rút lui nhục nhã khỏi Kharkiv, Lyman, Kherson… và phải huy động thêm quân trong cái gọi là “huy động bán phần”, các tuyên truyền viên người Nga vẫn khăng khăng cho rằng “cuộc hành quân đặc biệt”, là từ mà họ dùng để chỉ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch.

Trong một diễn biến cho thấy bản thân Putin không nghĩ như vậy, ông ta bày tỏ sự hối hận vì đã không thẳng tay với người Ukraine sớm hơn vào năm 2014.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Reveals Why He Didn't Launch Full Invasion of Ukraine in 2014”, nghĩa là “Putin tiết lộ lý do tại sao ông không phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm 2014.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chia sẻ lý do rõ ràng khiến ông ta không ra lệnh tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm 2014.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình do nhà nước kiểm soát Russia 1, Putin tuyên bố ông muốn giải quyết những biến động trong khu vực mà không gây chiến.

Theo hãng tin TASS do nhà nước Nga kiểm soát, ông Putin nói: “Chúng tôi cho rằng chúng tôi có thể giải quyết tình hình một cách tuyệt đối hòa bình. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến bất kỳ cuộc đối đầu nào.”

“Bây giờ chúng tôi thấy rằng chúng tôi chỉ đơn giản là đang rối tung lên, không ai trong số những người được gọi là đối tác của chúng ta có ý định giải quyết bất cứ điều gì một cách hòa bình.”

Ông nói thêm: “Thứ hai, điều này cũng áp dụng cho việc chúng ta sẵn sàng thực hiện một số hành động nghiêm túc hơn trong khuôn khổ cái gọi là 'Cuộc nổi dậy Crimea' của chúng ta”.

Việc Putin đề cập đến Cuộc nổi dậy Crimea là một sự ví von lạc lõng với Cuộc nổi dậy Ả Rập, nơi người dân khắp Trung Đông nổi dậy chống lại các nhà lãnh đạo độc tài trong một loạt các cuộc biểu tình có mức độ thành công khác nhau.

Tại Crimea, không có chế độ độc tài nào, và người dân cũng chẳng có các cuộc biểu tình đòi lật đổ ai. Ngược lại, Nga đã đưa quân xâm lược trái với ý muốn của người dân và sau đó sáp nhập Crimea vào năm 2014, một năm quan trọng sẽ xác định mối quan hệ của nước này với Ukraine.

Putin đã cố gắng biện minh cho việc sáp nhập bằng một cuộc trưng cầu dân ý, trong đó đa số người nói tiếng Nga đã bỏ phiếu để gia nhập Nga. Tuy nhiên, cuộc trưng cầu dân ý bị Ukraine, Mỹ và nhiều quốc gia khác coi là một trò lừa bịp.

Cùng năm đó, phe ly khai do Nga hậu thuẫn tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và kích động xung đột ở miền đông nước này.

Trong khi Nga liên tục phủ nhận có liên quan đến cuộc xung đột, các nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk đã nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ Mạc Tư Khoa.

Cuộc xung đột tiếp tục như một cuộc chiến tĩnh lặng với một số bước đột phá lớn ở cả hai bên cho đến khi Putin ra lệnh xâm lược Ukraine vào năm 2022.

Trước cuộc xâm lược toàn diện, Nga đã chuyển thiết bị quân sự và binh lính đến gần biên giới với Ukraine.

Putin sau đó đã ra lệnh xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm ngoái 2022 với mục tiêu “phi Quốc Xã hóa” Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần đưa ra yêu cầu Nga rút khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả Crimea.

Putin, hiện đang chịu lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế, đã đến thăm cả Crimea và Mariupol, một thành phố bị bắn phá nặng nề trong giai đoạn gần đây của cuộc xung đột Ukraine-Nga, trong vài ngày qua.

Lệnh bắt giữ đã được ban hành đối với cáo buộc vận chuyển trẻ em và thanh thiếu niên Ukraine đến Nga, nơi nhiều trẻ em đã bị buộc phải làm con nuôi tại các gia đình ở đó.

Ít có khả năng Putin sẽ phải đối mặt với các cáo buộc khi đang nắm quyền, nhưng có một thực tế là ông ta không thể nắm quyền mãi mãi. Động thái này đã được những người chỉ trích ông ta hoan nghênh rộng rãi.

Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để xin bình luận.
 
Câu chuyện cảm động về ơn gọi của một chủng sinh bất đắc dĩ. Ngoại giao Tòa Thánh rời Nicaragua
VietCatholic Media
17:07 20/03/2023


1. Nhân viên ngoại giao cuối cùng của Tòa Thánh rời Nicaragua

Hôm 17 tháng Ba vừa qua, Đức ông Marcel Diouf, Đại biện Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Mananaga, thủ đô Nicaragua, đã rời Nicaragua.

Ngài là người cuối cùng rời nhiệm sở này và trụ sở cũng như tài sản của Tòa Sứ thần được ủy thác cho Đại sứ quán Ý tại Managua chăm sóc giùm.

Quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Nicaragua bị tạm ngưng, do quyết định đơn phương của Tổng thống Daniel Ortega, từ lâu đang theo đuổi chính sách đàn áp và bách hại Giáo Hội Công Giáo tại nước này. Đức ông Marcel Diouf người Sénégal làm Đại biện Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Managua, sau khi Đức Tổng Giám Mục Waldemar Sommertag, người Ba Lan, bị nhà nước Nicaragua trục xuất hồi tháng Ba năm ngoái.

Đức ông Diouf đã được đại diện của Liên hiệp Âu châu, Đại sứ Đức, Pháp và Ý tiễn biệt trong cuộc gặp gỡ hôm 16 tháng Ba vừa qua, tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Managua.

Chế độ của đôi vợ chồng Ortega và Murillo ở Nicaragua đã đơn phương ngưng quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, sau khi Đức Thánh Cha, trong một cuộc phỏng vấn, đã ví chế độ tại Nicaragua với chế độ độc tài của Hitler, và nói rằng “với tất cả sự tôn trọng, cần phải nói rằng Daniel Ortega bị mất bình thường!”.

2. Chủng sinh bất đắc dĩ chia sẻ câu chuyện ơn gọi cảm động

Tất cả các bạn trẻ cảm nhận được ơn gọi nhưng còn do dự trong việc phân định ơn gọi linh mục nên xem video này.

Trong nhiều thập kỷ, một số khu vực địa lý của Giáo Hội Công Giáo đã phải vật lộn để thúc đẩy sự phát triển ơn gọi, một vấn đề đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt linh mục trong những năm gần đây. Theo Catholic Culture, ơn gọi linh mục ở Hoa Kỳ đã giảm vào năm 2019 và riêng năm 2021, số lượng linh mục đã giảm 0,57%, trong khi số lượng tín hữu tăng 1,3%. Với đàn chiên ngày càng đông và thiếu mục tử, người Công Giáo đang tìm kiếm những phương tiện mới để khuyến khích ơn gọi nơi các thanh niên.

Một cách để làm điều này là mang đến cho những người trẻ tuổi những chứng tá của những người đã bước đi trên con đường chức tư tế. Những câu chuyện về ơn gọi rất hữu ích cho những thanh niên muốn biết về ơn gọi linh mục, hoặc những người đã cảm nhận được ơn gọi, nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu trong sự phân định của họ. Chúng có thể mở rộng tầm mắt của chúng ta về một lối sống khác mà cho đến nay có thể vẫn chưa được xem xét.

Đây là trường hợp của chủng sinh William Waters, người đã chia sẻ câu chuyện về hành trình nhận thức ơn gọi của mình trên một video cho True Faith TV, một trang web chia sẻ các video có chủ đề Công Giáo về giáo dục, truyền giáo và giải trí. Waters giải thích rằng anh sinh ra và lớn lên theo Công Giáo, nhưng phải đến khi học tại trường võ bị West Point và phải tự quyết định đi lễ, anh mới thực sự bắt đầu khám phá và trân trọng đức tin của mình.

Người sinh viên của học viện quân sự hàng đầu Hoa Kỳ nói:

“Tạ ơn Chúa, tôi đã đi. Tôi nghĩ Đức Maria có liên quan gì đó… một phần cũng là do ở đó lúc nào cũng có bánh quy mà tôi rất thích và đó là khoảng thời gian một giờ mỗi tuần mà bạn không bị la mắng.”

William giải thích rằng vị tuyên úy tại West Point là một cựu sinh viên của trường, người đã trở thành linh mục sau thời gian phục vụ, sau đó quay lại phục vụ cả quân đội và Giáo Hội. William ngưỡng mộ con đường mà vị tuyên úy của mình đã đi, nhưng anh ấy vẫn kiên quyết rằng anh ấy không muốn trở thành một linh mục, ngay cả khi anh ấy thừa nhận rằng anh ấy đã xác định được ơn gọi.

Khi tiếp tục đào tạo, William đã hẹn hò với một cô gái tên là Allison, người đã chia sẻ lòng sùng kính của anh đối với đức tin Công Giáo. Hai người đã hẹn hò một thời gian, thường xuyên tham dự Thánh lễ cùng nhau và William bày tỏ rằng anh yêu cô. Anh ấy gọi mối quan hệ này là “mối quan hệ tốt nhất, thánh thiện nhất, lành mạnh nhất” mà anh ấy từng có. Anh ấy nhớ lại đã cầu nguyện với Chúa Giêsu và Mẹ Maria để cảm ơn họ vì đã mang cô ấy đến với cuộc đời anh ấy.

Anh ít biết rằng Chúa Kitô và Đức Mẹ có những kế hoạch khác. Trong suốt mối quan hệ, Allison biết rằng William đang được kêu gọi làm linh mục, mặc dù cô ấy chưa bao giờ đề cập đến chủ đề này với anh ấy. Sau đó, một sự thay đổi xảy ra khi họ ngồi trong Thánh lễ. Trong bài giảng, linh mục kêu gọi các nam thanh niên tham dự hãy cởi mở để nhận thức ơn gọi, nhưng ngài còn đi xa hơn khi kêu gọi cả các thiếu nữ:

“Anh ấy cũng gọi những người phụ nữ và nói 'Các chị em ơi, nếu có một chàng trai nào đó trong đời mà Chúa nhúng tay vào, thì các bạn phải giúp anh ấy tìm ra điều đó.' Allison và tôi đã nắm tay nhau trong bài giảng đó và khi cô ấy nghe thấy điều đó, cô ấy nghĩ, 'Mình phải bỏ tay anh chàng này ra.'“

Hai người bắt đầu trò chuyện và cầu nguyện về ơn gọi mà William rõ ràng đang trải qua và William bắt đầu nói chuyện với vị linh hướng của mình. Mặc dù anh ấy kiên quyết rằng anh ấy không muốn vào chủng viện và rằng anh ấy yêu Allison, anh ấy vẫn được mời nộp đơn vào chủng viện và cuối cùng đã được chấp nhận.

Tuy nhiên, quân đội không ủng hộ anh ta như Allison. William mới chỉ học được ba năm trong chương trình năm năm tại West Point và quân đội không muốn để một tân binh đầy triển vọng rời trường gia nhập nhà dòng. William nhớ lại:

“Tôi nhớ đã đi dự Thánh lễ vào ngày tôi nghe tin đó và tôi đã nói 'Chúa ơi, Chúa đang làm gì vậy?”

Cũng trong Thánh lễ đó, William thấy mình ngồi cạnh một người phụ nữ là bạn của Allison. Người phụ nữ này biết một chút về khả năng nhận thức ơn gọi của William và khi cô ấy hỏi về điều đó, anh ấy giải thích rằng anh ấy sẽ phải tìm ra điều đó khi tốt nghiệp trường West Point. Đó là lúc người phụ nữ tiết lộ rằng cô đã kết hôn với một vị tướng bốn sao. Cô đưa cho anh danh thiếp của chồng mình và nói với William rằng anh sẽ được giúp đỡ.

Với sự hỗ trợ từ cấp trên trong quân đội, William đã có thể chuyển sang chủng viện, nơi anh mô tả mình là người “hoàn toàn, hoàn hảo, vô cùng hạnh phúc,” nhưng anh vẫn không chắc chắn rằng mình muốn trở thành một linh mục. Tuy nhiên, sự giằng co theo hai hướng ngược lại này cuối cùng đã bị dừng lại, một kỳ tích mà anh ấy ghi nhận là do Đức Maria đã thay đổi trái tim anh ấy. Lòng sùng kính Đức Mẹ của William sâu đậm đến nỗi ngày nay anh lần chuỗi Mân Côi bốn lần mỗi ngày.

Trong khi câu chuyện của William tiếp tục đưa ra bằng chứng cảm động về công việc của anh ấy với những người vô gia cư, và cách Đức Mẹ có thể đến với họ thông qua sự tương tác của họ với William, thật đáng để nghe câu chuyện bằng chính lời của William.


Source:Aleteia

3. Tóm lược bài giảng Tĩnh tâm Mùa Chay thứ ba trước Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma.

Lúc 9 giờ sáng thứ Sáu 17 tháng Ba, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên của Phủ Giáo Hoàng đã trình bày bài giảng Tĩnh tâm Mùa Chay thứ ba trước Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma.

Tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân của Ngài là trọng tâm của bài giảng này.

“Để an ủi quý vị và tôi, thưa Đức Thánh Cha, các Cha đáng kính, và anh chị em, buổi suy niệm này sẽ hoàn toàn tập trung vào Thiên Chúa. Diễn ngôn về Thiên Chúa, tức là thần học, không thể xa lạ với thực tại của Thượng Hội đồng, cũng như không thể xa lạ với bất kỳ thời điểm nào khác của đời sống Giáo hội,” Đức Hồng Y Cantalamessa đã bắt đầu như trên.

Vị Hồng Y dòng Phanxicô nhận xét rằng “Nếu không có thần học, đức tin sẽ dễ dàng trở thành sự lặp lại chết chóc và sẽ thiếu công cụ chính của nó để hội nhập văn hóa”.

Sự gần gũi của Thiên Chúa

Tuy nhiên, ngài gợi ý rằng để hoàn thành nhiệm vụ này, chính thần học, “cần một sự đổi mới sâu sắc”.

“Điều mà dân Chúa cần là một nền thần học thấm nhuần cuộc sống, không phải lúc nào cũng nói về Chúa 'ở ngôi thứ ba', với những phạm trù thường vay mượn từ hệ thống triết học đương đại, không thể hiểu được bên ngoài một nhóm nhỏ 'người trong cuộc'.”

Thay vào đó, ngài thúc giục, chúng ta phải nhìn thấy Chúa một cách gần gũi, dễ hiểu.

“Nhưng tôi xin lỗi vì đã thất hứa ban đầu. Tôi không định khai triển ở đây một diễn từ về việc đổi mới thần học. Tôi sẽ không có trình độ để làm điều đó. Thay vào đó, tôi muốn cho thấy thần học, hiểu theo nghĩa vừa được phác thảo, có thể góp phần trình bày sứ điệp Tin Mừng một cách có ý nghĩa như thế nào cho nhân loại ngày nay và mang lại sức sống mới cho đức tin và lời cầu nguyện của chúng ta.”

Thiên Chúa yêu mến anh chị em

Tin tốt đẹp nhất mà Giáo hội có nhiệm vụ loan báo cho thế giới, tin mà mọi trái tim con người thổn thức mong đợi được nghe, đó là: “Thiên Chúa yêu mến anh chị em!”

Ngài nhấn mạnh, xác tín này phải xóa bỏ và thế chỗ cho niềm tin mà chúng ta luôn mang trong mình: “Thiên Chúa đang phán xét bạn!”

Ngài nhấn mạnh rằng chân lý “Thiên Chúa là tình yêu” phải đi kèm, giống như một nốt trầm, mọi lời loan báo Kitô giáo, ngay cả khi những đòi hỏi thực tế của tình yêu này phải được nhắc lại, như Tin Mừng đã làm.

Sau đó, Đức Hồng Y giải thích thêm về các mầu nhiệm đức tin, chiều sâu và ý nghĩa đằng sau Chúa Ba Ngôi, Nhập Thể và Thương Khó, và nói rằng chúng ta phải xem chân lý mà chúng ta đã chiêm ngắm trong những mầu nhiệm này dưới ánh sáng của khẳng định “Thiên Chúa là tình yêu” sẽ thay đổi như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.

Ngài lập luận rằng sự biến đổi cuộc sống của chúng ta, thông qua các mầu nhiệm, tạo nên “tin mừng” “không bao giờ thiếu khi chúng ta cố gắng đào sâu kho tàng đức tin Kitô giáo”. Ngài nói thêm rằng “Tin tốt lành là nhờ được tháp nhập vào Chúa Kitô, chúng ta cũng có thể yêu mến Thiên Chúa bằng một tình yêu xứng đáng với Ngài!”

Tràn đầy tình yêu thiêng liêng

“Tình yêu đã tuôn đổ vào chúng ta là tình yêu mà Chúa Cha đã luôn yêu mến Chúa Con, không phải là một tình yêu khác! Đó là sự tràn đầy tình yêu thiêng liêng từ Chúa Ba Ngôi đối với chúng ta.”

Thánh Gioan Thánh Giá viết: Thiên Chúa truyền đạt cho linh hồn, “chính tình yêu mà Ngài truyền đạt cho Chúa Con, ngay cả khi điều này không xảy ra tự nhiên, như trong trường hợp của Chúa Con, nhưng bằng sự kết hiệp.”

Ngài lưu ý rằng hệ quả là chúng ta có thể yêu mến Chúa Cha bằng tình yêu mà Chúa Con yêu mến Ngài, và chúng ta có thể yêu mến Chúa Giêsu bằng tình yêu mà Chúa Cha yêu mến Ngài.

Ngài nói, tất cả những điều này là nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng chính là tình yêu đó.

Đức Hồng Y hỏi “Vậy thì điều gì chúng ta dâng lên Thiên Chúa là của riêng chúng ta khi chúng ta nói với Ngài, 'Con yêu mến Chúa '? Không có gì ngoài tình yêu mà chúng ta nhận được từ Ngài! Như thế, hoàn toàn không có gì về phía chúng ta chăng? Phải chăng tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa không gì khác hơn là một sự “bật ngược trở lại” về phía Ngài chính tình yêu của Ngài, phải chăng nó chỉ giống như tiếng vọng đưa âm thanh trở lại nguồn của Ngài? Thưa: Không phải đâu! Tiếng vang trở lại với Thiên Chúa từ thẳm sâu trái tim của chúng ta, nhưng với một điều mới lạ là tất cả dành cho Thiên Chúa: hương thơm của tự do và lòng biết ơn hiếu thảo của chúng ta! Tất cả những điều này được thực hiện một cách mẫu mực trong bí tích Thánh Thể. Trong đó, chúng ta dâng lên Chúa Cha, như “của lễ của chúng ta,” điều mà Chúa Cha đã ban cho chúng ta trước, đó là Chúa Giêsu Con của Người.

“Chúng ta có thể nói với Chúa Cha trong lời cầu nguyện của mình: “Lạy Cha, con yêu mến Cha bằng tình yêu mà Con Cha là Chúa Giêsu yêu Cha!” Và chúng ta có thể thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa bằng tình yêu mà Cha trên trời yêu mến Chúa!” Và xác tín rằng tất cả những điều này không phải là một ảo ảnh ngoan đạo trong trí tưởng tượng của chúng ta!