Ngày 21-03-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:48 21/03/2009
PHẢN ĐỐI

N2T


Người khai sáng quạt gió thường hay bình luận người khác đủ điều và bị rất nhiều thất lợi. Đại sư nói: “Nghe tỉ mỉ nội dung lời phê bình, thì có thể đúng là bạn của con khó mà mở miệng nói ra được.”

Ông ta lại nói: “Không nên để những lời phê bình ấy đánh gục. Con nên biết, ngay từ xưa không có người nào vì phê bình mà được khắc vào bản đồng, được khắc bản đồng thường là những người chấp nhận bị phê bình.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Có một thời người ta thường nói phê bình và tự phê, tức là phê bình người khác và tự phê bình bản thân mình, nhưng rồi kẻ phê bình thì hăng say “chém giết” người khác không bằng súng đạn, mà bằng lời phê bình của mình; mà người tự phê thì phê bình bản thân mình rất “thảm thiết”, nhưng rồi lời tự phê ấy bay theo gió vì đã có ô dù che kín...

Người Ki-tô hữu nghiêm khắc tự kiểm điểm mình, nhưng không ồn ào, nhưng đối chiếu với Tin Mừng của Chúa Giê-su, thì chúng ta sẽ thấy có thể cố gắng vươn lên làm tốt hơn, bởi vì Lời Chúa chính là ngọn đèn soi tỏ tâm can mình.

Người Ki-tô hữu khi bị người khác phê bình thì không ồn ào, nhưng thinh lặng xem xét coi lời phê bình ấy đúng hay sai, nếu sai thì sữa đổi, bằng không thì cám ơn Chúa đã dùng họ để cảnh tỉnh mình, đó chính là cách phản đối hay nhất của người sống Tin Mừng của Chúa Giê-su vậy.
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:49 21/03/2009
CHỦ NHẬT 4 MÙA CHAY

Tin Mừng: Ga 3, 14-21.

“Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian, để thế gian, nhờ con của Ngài mà được cứu độ.”


Bạn thân mến,

Thánh Gioan tông đồ đã xác tín: Thiên Chúa là tình yêu, tình yêu vượt ra khỏi chính mình, bao trùm cả vũ trụ, vượt qua mọi suy nghĩ của con người và làm cho con người được trở nên con cái của Thiên Chúa, nhờ lòng tin vào Chúa Giê-su Ki-tô.

Tình yêu này của Thiên Chúa được bày tỏ trọn vẹn nơi Đức Giê-su Ki-tô, khi suốt cuộc đời làm người ngắn ngủi của Ngài ở thế gian đã trở nên nguồn ơn cứu độ cho nhân loại. Chính tình yêu này mà Ngài phải bị treo trên thập giá và đã chết, cái chết của yêu thương, cái chết để những ai tin vào Ngài thì sẽ được sống muôn đời, đó là niềm tin của bạn và của tôi.

Tin vào Chúa Giê-su để được cứu độ và được chia sẻ niềm hạnh phúc với Ngài, đó là niềm tin của bạn và tôi và của những người tin vào Ngài ở trên thế gian này, vì tin vào Ngài mà bạn và tôi yêu thương tha nhân, vì tin vào Ngài mà bạn và tôi đã trở thành trò cười cho bạn bè người thân chế giễu, bởi vì bạn và tôi muốn trở nên những môn đệ trung thành của Chúa Giê-su, biết nhìn lên thập giá để tìm thấy sức mạnh tâm hồn, để nhìn thấy tình yêu chịu đau khổ của Chúa Giê-su vì bạn, vì tôi và vì nhân loại tội lỗi này.

Bạn thân mến,

Nọc độc của con rắn thì rất độc, có thể giết người trong chớp mắt, nhưng nọc rắn cũng là loại thuốc quý hiếm linh diệu để chữa một vài bệnh nan y, nó vừa giết người vửa có thể cứu sống người.

Con rắn đồng bị treo trên cây là hình bóng tượng trưng cho Chúa Giê-su, Ngài bị treo trên thập giá là để chữa lành và cứu chuộc những kẻ tin vào Ngài, nhưng đồng thời sự treo trên thập giá của Ngài cũng là cán cân công lý xử phạt những ai vì kiêu ngạo mà không tin vào Ngài, như thánh Gioan tông đồ đã nói: Ai tin vào Chúa Giê-su thì không bị lên án, những kẻ không tin vào Ngài thì bị lên án rồi.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

-----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:51 21/03/2009
N2T


115. Ai thực hành hoàn thiện một loại đức hạnh, thì tất nhiên cũng có thể có các đức hạnh khác.

(Thánh nữ Birgitta)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:53 21/03/2009
N2T


60. Quyết định giá trị của con người, là theo đuổi tinh thần trác việt không biết mệt mõi.

 
Giải đáp phụng vụ: dạo nhạc- Thánh Thể trong phòng Thánh.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
02:49 21/03/2009
Nói thêm về sự kiêng thịt trong Mùa Chay

ROME (zenit,org).-Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

1/ Luật/ý nghĩ thế nào về nhạc dạo trong Mùa Chay? Con tưởng con đã đọc trong những văn kiện phụng vụ phải giữ thinh lặng trong mùa Chay.- V.K., Fremont, Nebraska

2/ Con đã lưu ý rằng điều trở nên bình thừơng đối với các linh mục là dời Bí Tích Thánh khỏi bàn thờ tạm lúc nửa đêm ngày Thứ Năm Tuần Thánh và đặt Mình Chúa trong tủ áo phòng thánh. Con có đọc trong các chữ đỏ, Bí Tích Thánh phải ở lại trên bàn thờ tạm cho tới khi được rước về bàn thờ chính trong nghi thức phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh. Nhưng một số linh mục nhấn mạnh rằng điều các ngài đang làm là sự giải thích đúng phụng vụ theo chữ đỏ có nói “Việc chầu trọng thể chấm dứt lúc nữa đêm.” Theo ý con, đó không đúng là một điểm tinh tế. Việc di chuyển Bí Tích Thánh như vậy xáo lộn sự kiên kết giữa ngày Thừ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh. Cha có ý kiến gì không?- M.W., Melbourne, Australia.


Câu hỏi thứ nhất cơ bản được giải đáp trong Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma, Số 313:

Phong cầm và các nhạc cụ khác đã được chấp thuận cách hợp pháp, thì phải đặt vào chỗ thích hợp, để chúng có thể trợ giúp ca đoàn và gáo dân hát và, nếu độc tấu, thì mọi người có thể nghe tốt được. Nên làm phép đàn phong cầm trước khi sử dụng trong phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong sách Nghi Thức Roma.

Trong Mùa Vọng được phép đánh phong cầm và các nhạc cụ khác vừa phải, phù hợp với đặc tính của Mùa này, nhưng đừng đi trước niềm vui trọn vẹn của Lễ Giáng Sinh.

Trong Mùa Chay tiếng phong cầm và các nhạc cụ khác chỉ để giúp hát mà thôi, trừ Chúa Nhật Laetare (IV Mùa Chay), lễ trọng và lễ kính.

Về câu hỏi thứ hai, sách lễ cho Thứ Năm Tuần Thánh có nói: “Các tín hữu được khuyến khích tiếp tục chầu trước Bí Tích Thánh trong một thời gian thích hợp trong đêm tùy theo những hoàn cảnh địa phương, nhưng không được chầu long trọng sau nữa đêm.”

Qui chế trên ngụ ý việc chầu có thể tiếp tục ban đêm nhưng không “chầu long trọng.” Sự giải thích này dược củng cố bởi những văn kiện khác như bản Chỉ Nam sự Sùng Kính Bình Dân và một thư luân lưu về sự cử hành những lễ trọng Phục Sinh được Toà Thánh phổ biến trong năm 1988. Số 56 thư này nói: “Nơi nào thích hợp, việc chầu Thánh Thể kéo dài này có thể đi kèm với việc đọc một số phần Tin Mừng Thánh Gioan (ch. 13-17). Từ nữa đêm đổ về sau, tuy nhiên, việc chầu phải thực hiện không có sự long trọng bên ngoài, bởi vì ngày thương khó của Chúa đã bắt đầu.”

Điểm then chốt của vấn đề, do đó, nằm trong sụ giải thích “sự chầu long trọng” và ở đây các tác giả có những quan điểm khác nhau.

Một số tác giả nói rằng lúc nữa đêm, hầu hết những ánh sáng và các đền nến bàn thờ tạm đều tắt hết, nhưng dân chúng có thể còn thay phiên “canh thức” với Chúa trong đêm.

Những kẻ khác tưởng rằng sự cấm chầu long trọng có nghĩa là không nên đọc kinh chung ra tiếng, cũng không nên suy niệm hay khuyên bảo gì trước bàn thờ tạm khi ngày Thù Sáu đã bắt đầu.

Có đủ quyền xoay trở trong qui chế để cho phép nhữrng kiểu nói phù họp với những truyền thống và văn hoá địa phương.

Do đó việc thục hành đưa Bí Tích Thánh vào trong tủ áo phòng thánh không phải là một sự giải thích đúng về những qui tắc của Sách Lễ Roma.

Dầu những hoàn cảnh địa phương không cho phép nhà thờ mở cửa sau nữa đêm, Bí Tích thánh vẫn phải ở trên bàn thờ tạm cho tới lúc Rước Lễ trong những nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh.

Đặt Bí Tích Thánh trong tủ áo phòng Thánh sẽ là một lựa chọn có thể thực hiện chỉ khi việc ăn trộm nhà tạm hay là hộp đựng bánh thánh đóng kín trên bàn thờ tạm là một nguy hiểm tích cực. Trong trường hợp này nên đưa Bí Tích Thánh trở lại bàn thờ trước lúc mở cửa nhà thờ hay là ít ra trước lúc bắt đầu những nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh.

Sau cùng, tất cả các văn kiện nhắc lại rằng hoàn toàn cấm đặt Bí Tích Thánh trong một hào quang bất cứ lúc nào của Ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

* * *

Nước thánh, sự Kiêng Thịt và kịch câm

Liên quan những giải thích lần trước. về sự ăn chay Mùa Chay, một số độc giả xin những chỉ dẫn rõ hơn.

Một độc giả tại New York hỏi: “Trong bài viết về chay tịnh cha có nói, ‘Đó là tại sao những người bịnh, những kẻ rất nghèo hay là làm việc nặng nhọc (hay là những kẻ gặp khó khăn trong việc tìm ra cá) không buộc phải giữ luật,’ nhưng con tưởng cha đã bỏ qua một hạng người, những người bị dị ứng với cá. Tiếp theo đìều này con thắc mắc phải đặt mức độ buộc nào trên những kẻ dị ứng hay là không thể kiếm ra cá cách dễ dàng, để sử dụng những chất protein khác (đậu, hột dẽ, phó mát, trứng), trước khi phải viện đến thịt? Mẹ con dị ứng, cho nên những ngày thứ Sáu trong Mùa Chay có nghĩa là nhà chúng con ăn đậu.

Ở đây chúng ta phải phân biệt một chút. Sự kiên thịt đối với những người Công Giáo có nghĩa là cử ăn thịt- chớ không buộc phải ăn cá.

Một lần nữa, những hoàn cảnh đóng một vai trò. Trong thế giới phát triển có nhiều món ăn khác bổ dưỡng và ngon lành thay thế cho món đậu, nên rất dễ dàng cung cấp những lựa chọn đòi hỏi không thịt không cá.

Đồng thời, người ta không phải sẵn sàng làm bất cứ cái gì bất thường để thay thế cá, và một sự dị ứng với cá có thể liệt kê như một bịnh hoạn chuẩn luật buộc ăn thịt. Do đó tôi thiết nghĩ rằng tuy điều tốt hơn cách thiêng liêng cho một số người trong điều kiện này là ra sức tránh thịt trong Mùa Chay, họ có khả năng ăn thịt với một lương tâm sáng suốt nếu sự này phát sinh một gánh nặng có ý nghĩa

Một độc giả tại Michigan hỏi: “Trong những ngày Chúa Nhật mùa Chay các người Công Giáo có được phép tiếp tục những sự hy sinh của mình chăng? Ví dụ, nếu ai đó cắt bớt thời gian xem Truyền Hình vì Mùa Chay và họ không muốn xem truyền hình trong các ngày Chúa Nhật, có phải là không đúng theo giáo luật nếu ông tiếp tục kiên cử sự giải trí này? Hay là bằng những luật của Giáo Hội, ông sẽ làm một điểm xem truyền hình hầu chứng tỏ sự giữ các ngày chúa Nhật không phải như các ngày ăn chay và sám hối?”

Chúng ta lại phải phân biệt. Một sự là theo lịch sử Giáo Hội không bao giờ liệt kê ngày Chúa Nhật như một ngày sám hối; một sự khác là loạt những hy sinh lành mạnh và tự nguyện bổ dưỡng mà nhiều người Công Gíao dâng hiến trong Mùa Chay. Giữa những lý do khác, những hy sinh này chuẩn bị cho lễ Phục Sinh, đền bù những thiếu sót và xây dựng một hành vi tự do nội tâm khỏi những dính bén với những sự thế gian.

Bởi vì bản chất tình nguyện của những hy sinh, một người Công Giáo không buộc bỏ chúng một bên trong ngày Chúa Nhật và có thể tự do tuân giữ chúng trong suốt múa Chay.

Trên thật tế, về mặt khổ chế, điều này thường là sự tốt nhất phải thực hành, bởi vì dứt đoạn những hy sinh này có thể làm yếu đi sự quyết tâm thực hiện nó đến cùng. Tuy nhiên một số người, cách riêng những kẻ thấm nhiễm một linh đạo có tính phụng vụ hơn, có thể thấy một khoảng cách Chúa Nhật là hữu ích trong sự sống tinh thần mùa Chay. Điều ấy rất có thể rút gọn lại cho điều mỗi người coi như hữu ích thiêng liêng nhất cho linh hồn mình và cho sự thiện của những kẻ khác.
 
Cơn thịnh nộ thánh của Chúa Giêsu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:59 21/03/2009
CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY, năm B

Ga 2, 13-25

Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta hầu như ít thấy Chúa Giêsu nổi giận. Ngài luôn ôn hòa, dịu hiền, khiêm nhượng và hình như luôn muốn chấp nhận phần thua thiệt. Tuy nhiên, đoạn Tin Mừng của thánh Gioan 2, 13-25 lại cho chúng ta một hình ảnh của Chúa Giêsu nổi cơn thịnh nộ: ” Vì nhiệt thành lo việc nhà Chúa mà tôi đây phải bị thiệt thân”. Chúa Giêsu dùng roi đuổi những người bán bồ câu, chiên, bò và lật nhào bàn ghế của những người đổi tiền.

CƠN THỊNH NỘ THÁNH CỦA CHÚA GIÊSU: Thường thì chúng ta vẫn thấy hình ảnh của Chúa Giêsu “ hiền lành và khiêm nhượng”. Ngài chấp nhận cái hôn giả dối của Giuđa, Ngài bảo Phêrô hãy bỏ gươm vào vỏ, Ngài im lặng trước những lời cáo oan của kẻ thù, Ngài chấp nhận tha thứ cho những người làm hại Ngài, đóng đinh Ngài vào thập giá. Suốt cuộc đời của Chúa Giêsu là một lời xin vâng làm theo thánh ý Thiên Chúa Cha.Hôm nay khi lên đền thánh Giêrusalem đúng với tư cách là Con Thiên Chúa, Ngài nhiệt thành vì Cha của Ngài, do đó, Ngài không thể chịu đựng nổi cái cảnh người ta biến nhà Cha của Ngài thành nơi buôn bán, đổi chác, thành hang trộm cướp. Lòng nhiệt thành của Ngài thiêu đốt Ngài khiến Ngài không thể chịu nổi cảnh ồn ào, náo nhiệt như cái chợ. Dù rằng những việc buôn bán chỉ diễn ra ngoài khu vực tiền đình, nơi dành cho dân ngoại, nơi dành riêng buôn bán dùng vào việc tế tự trong Đền thờ của những người đi hành hương về Đền thờ Giêrusalem nhân dịp lễ Vượt Qua. Chúa Giêsu vẫn không thể chịu đựng nổi sự bất kính của những con người không biết gì về nơi thờ phượng. Ngài gọi đây là nhà của Cha Ngài, nhà cầu nguyện. Ngài nổi cơn thịnh nộ vì Ngài muốn thanh tẩy Đền thờ dù Ngài biết rằng sự nổi giận của Ngài có thể khiến Ngài phải thiệt thân.

CỨ PHÁ HỦY ĐỀN THỜ NÀY ĐI, NỘI BA NGÀY, TÔI SẼ XÂY DỰNG LẠI : Khi lên Đền thờ Giêrusalem, Chúa vẫn tỏ ra rất kính trọng ngôi Đền thờ này, một ngôi Đền thờ mà Salomon và nhiều người đã vất vả xây dựng để dâng kính Thiên Chúa. Ngài gọi đây là nhà của Cha Ngài ngự và nơi đây là nhà cầu nguyện. Do đó, Ngài trân trọng công trình xây dựng của con người. Tuy nhiên, khi nói đến việc phá hủy Đền thờ này, một ngôi Đền mà Salomon và dân chúng đã phải nỗ lực, tốn biết bao tiền của, biết bao nhiêu công sức để xây dựng trong hơn 40 năm trời, thì phá hủy nó đi và trong ba ngày Chúa lại xây dựng lại quả Ngài ám chỉ đến cái chết và sự sống lại của Ngài. Đền thờ ở đây, chính là thân xác của Chúa Giêsu. Chúa phục sinh sẽ là Đền thờ mới. Nhân loại sẽ thờ phượng Đền thờ là thân thể phục sinh của Chúa cách đích thực. Chúa Giêsu đã thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem. Ngài cũng muốn thanh tẩy tâm hồn mỗi người chúng ta.

HÃY TU SỬA ĐỀN THỜ TÂM HỒN : Chúa ban cho mỗi người một tâm hồn. Chúa muốn mỗi tâm hồn chúng ta phải trở thành một Đền thờ cho Chúa ngự. Bới thế, quay trở về với Chúa, đổi mới tâm hồn, làm mới cuộc đời là những điều cần thiết giúp chúng ta có một tâm hồn trong sạch xứng đáng cho Chúa ngự trị. Mỗi thánh lễ phải là một hy tế để chúng ta dọn dẹp tâm hồn hầu rước Chúa vào lòng chúng ta. Bởi vì như viên sĩ quan chúng ta phải thưa với Chúa: ” Lạy Chúa con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con nhưng xin Chúa chỉ phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh”.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Mùa chay là cơ hội thuận tiện để Kitô hữu sửa đổi ngôi nhà tâm hồn. Mùa chay cũng là mùa để mọi Kitô hữu đón nhận ân sủng của Chúa. Chúa đã chết để gánh tội trần gian dù rằng Ngài không có một tội nào. Chính vì thế, người môn đệ Chúa đừng bao giờ để tâm hồn mình trở thành chợ búa nghĩa là tâm hồn lỉnh kỉnh tội lỗi và những tính hư nết xấu. Người môn đệ Chúa đừng bao giờ để những đam mê của thế gian lấn át, và đẩy xa Chúa Thánh Thần:” Hãy đem tất cả những thứ này ra khỏi đây “. Người môn đệ hãy làm cho đền thờ của mình trong sạch và người môn đệ của Chúa cũng phải nhìn ngắm và giúp người khác sửa đổi lại ngôi Đền thờ tâm hồn của họ đã bị xuống cấp, đã bị dột nát.

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con biết tôn trọng đền thờ Giáo xứ, Giáo họ, Giáo phận và đặc biệt biết sửa sang Đền thờ tâm hồn của chúng con để Chúa yêu thương ngự trị. Amen.
 
Hãy nhìn lên con rắn đồng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:02 21/03/2009
CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY, năm B

Ga 3, 14-21

Thường con người muốn dễ dãi hơn muốn khó khăn, muốn đi trên những con đường rộng thênh thang hơn đi trên những con đường hẹp, muốn bóng tối hơn là thích ánh sáng chói chan! Sống thỏa hiệp, sống buông thả để được những cái lợi, cái sung sướng trước mắt là thảm kịch sống của con người: ” Ánh sáng đã đến thế gian, những người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa “ ( Ga 3, 19 ). Cái nghịch lý của con người như thánh Phaolô nói: ” Có những điều muốn làm tôi lại không, mà có những điều tôi không muốn làm tôi lại làm “.

TẠI SAO CON NGƯỜI LẠI THÍCH SỐNG CÁI NGHỊCH LÝ: Đường hẹp và vác thập giá thì ít ai muốn đi, muốn thực hiện.Con người thường thích bóng tối, thích đồng lão với tội lỗi vì tội lỗi thì buông thả, dễ dãi và đường rộng thênh thang.Theo Chúa, Ngài khuyên nhủ: ” Vác thập giá mỗi ngày mà theo Ngài “.Lời mời gọi này của Chúa Giêsu quả thực không phải ai cũng hiểu được và không phải ai cũng ưa thích.Bởi vì, có ai thích cái khó bao giờ. Nhưng tin vào Chúa đòi hỏi phải kiên vững, đòi hỏi phải vươn lên mãi. Chúa là ánh sáng. Con người chỉ có thể tới với ánh sáng nếu họ biết từ bỏ, biết đẩy xa bóng tối là dính bén tội lỗi dù rằng tội đó là nhỏ nhặt, dù rằng đó chỉ là những tật xấu thường tình. Do đó, để tìm được ánh sáng, con người cần thay đổi cuộc sống, cần đổi mới để tin vào Chúa hơn. Con người không được chạy trốn ánh sáng như Ađam và Eva, như Cain sau khi đã giết em mình là Abêlê.Ánh sáng sẽ phơi bầy trần trụi con người mình để mình cảm thấy cần ơn Chúa, cần chính Chúa.

CÓ CÁCH ĐỂ CHÚNG TA RA KHỎI BÓNG TỐI: Chúa Giêsu đã bộc lộ cho nhân loại một con đường duy nhất: ” Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con của Người thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời “( Ga 3, 16 ). Dân Do Thái khi xưa trong sa mạc kêu trách Chúa, nên họ bị rắn độc cắn chết. Môsê van nài Chúa và một con rắn được đúc bằng đồng được treo lên, ai nhìn lên con rắn đồng thì được cứu thoát. Ngày nay, chính cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là bằng chứng hùng hồn của tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu.” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu” ( Ga 15, 13 ). Ai tin tưởng nhìn lên thập giá với lòng yêu thương, khiêm nhường sẽ nhận được ơn cứu độ của Chúa Giêsu. Thập giá là nơi qui tụ con người và là nơi tưới đổ hồng ân cứu rỗi xuống cho muôn dân. Thập giá là tột cùng của tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã từng nói: ” Đức tin của con đã cứu chữa con “ ( Mc 10, 52 ).

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Chúa đã chết vì yêu thương và cứu độ chúng ta. Thập giá là cây tình thương, là quả phúc đem lại hạnh phúc cho chúng ta. Do đó, chúng ta phải làm cho đức tin tỏa sáng, đức tin trong sáng. Đức tin mang lại niềm vui và nụ cười cho mọi người. Cuộc đời này quả có nhiều đau khổ nhưng so sánh với sự đau khổ của Chúa Giêsu thì đau khổ của chúng ta chưa thấm vào đâu. Chúng ta hãy làm cho những việc làm của chúng ta tỏa sáng để nhiều người nhận ra tình thương vô biên của Chúa. Bởi vì, chỉ nơi thập giá mới có ơn cứu độ.

Lạy Chúa ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn biết làm tỏa sáng đức tin của chúng con bằng những việc bác ái tốt đẹp.
 
Năm thánh Phaolô: Tạ Thế và Phục Sinh cùng Chúa Kitô
Jos. Tú Nạc
16:02 21/03/2009
NĂM THÁNH PHAOLÔ: TẠ THẾ VÀ PHỤC SINH CÙNG CHÚA KITÔ

Lá thư (Tân ước) thứ hai của Paul gửi dân Corinth nhấn mạnh đến sự đe dọa thường xuyên về nỗi đau khổ sắp xảy ra của cái chết trong cuộc đời Tông đồ và, bằng cách mở rộng trong đó kể cả những tín đồ Ki-tô giáo.

Trong lúc phức tap – và có lẽ một sự kết hợp vài thông báo ngắn hơn – dưới hình thức trình bày, đó là lá thư an ủi mà nó chứng minh sự tạ thế và phục sinh của Chúa Ki-tô huyền bí như thế nào đối với việc làm thể hiện bên trong sự sống của mỗi Ki-tô hữu (2 Corinthians 1:3-7).

Khi Paul được Chúa Jesus cứu vớt khỏi cảnh thập tử nhất sinh (1:8-11), ông đã trải qua sự mường tượng: Thiên Chúa sẽ chiến thắng một ngày nào đó cho ông vượt qua để đến với sự phục sinh.

Paul nói có một lần ông để ý nhìn Chúa Jesus “từ quan điểm của con người.” Tuy nhiên, giờ đây, sau nhiều lần bắt gặp việc Chúa Jesus phục sinh, ông đã rút kinh nghiệm một phương thức mới trong cuộc sống mà có thể do đức tin mang lại. Cách duy nhất để diễn tả thực tế mới này như bởi một công thức “môt sự tân tạo.”

“Mọi thứ già nua, cũ kỹ,” Paul tuyên bố: “Đã qua đi, nhìn mọi thứ đã trở nên mới mẻ” (5:16-17).

Những thay đổi này không chỉ đối với nhận thức của con người, mà còn là cách ứng xử, hành vi của con người; để các môn đệ “có thể sống không còn cho chính mình mà cho Người, người mà đã chết và đã sống lại vì họ” (5:14-15).

Paul đã kết luận mối thương cảm của Chúa Jesus đối với sự yếu đuối và không hiểu biết của con người trong một nghịch lý, sự bày tỏ hành động hóa thân độ lượng, bao dung của Chúa Jesus Ki-tô con Thiên Chúa, “dù Người phong phú (địa vị thiêng liêng, cao cả), nhưng vì những lợi ích, mục đích của bạn, Người đã trở nên nghèo nàn, hèn mọn, đáng thương (điều kiện con người), để bằng sự nghèo khổ của Người, bạn có thể trở nên giàu có” (8-9).

Điều gì đó mà đã quyến rũ Ki-tô hữu hằng bao nhiêu thế kỷ là ý nghĩa của nỗi buồn đau Paul đề cập đến gần phần kết của Lá thư thứ hai gửi dân Corinth (11:16-12:10).

Trong lúc nói về những hồng ân mà Thiên Chúa ban cho ông ( “một người trong Christ ‘the Messiah of Jewish prophecy, the title – now treated as name – of Jesus, regarded as fulfilling this prophecy’, người mà cách 14 năm đã được theo tới thiên đường thứ ba”), Paul tiếp tục nói rằng, để giữ người này khỏi bị quá phấn chấn “một nỗi lo đến với tôi, một sứ giả của Satan giày vò tôi” (12-7).

Những nhà bình luận đã thừa nhận bản tính của Paul là “nỗi lo âu.” Những đồng nhất hóa về điều này bao gồm từ bệnh tật thể chất (động kinh, đau đầu, đau mắt, sốt rét, nói lắp) đến tình trạng trí tuệ nào đó (những lần buồn chán, một trải nghiệm tuyệt vọng), hoặc thậm chí tinh thần (một hình thức cám dỗ nào đó). Một tổ hợp từ gây chú ý “sứ giả của Satan” và sự phỏng đoán về Paul nghĩa là những người truy hại ông hoặc là ông.

Người Ki-tô giáo, những người mà đã coi ông như một người theo dị giáo. Bất kỳ đó là gì đi chăng nữa, sự lo lắng, phiền muộn của Paul dường như đã bắt đầu trong khoảng thời gian về sự từng trải sáng suốt của mình cho đến thời điểm ông viết lá thư này. Có lẽ ông cần phải mang xuống Trần gian sau cảm giác “mê ly” của mình (13:1-5).

Tuy nhiên, Paul đã không nhận thấy điều đó là như vậy. Nên, ông đã cầu nguyện ba lần để được giảm bớt những gì đã làm bẽ mặt ông và dường như ngăn cản hiệu quả vai trò phụng vụ của mình. Câu trả lời cho việc cầu nguyện của Paul đã chỉ bảo ông rằng giống như Thiên Chúa, người đã mang đến cho ông một kinh nghiệm thông minh, sáng láng, và cũng mang đến cho ông nỗi phiền muộn, lo âu.

Paul biết rằng nhiều người Corinth giống như những người khác trong thế giới cổ đại và ngay cả đối với một số người hôm nay – mong chờ những người lãnh đạo tôn giáo của họ để đón nhận sự đoái thương, bộc lộ và biểu hiện phúc lành của Thiên chúa. Với kỳ vọng này, dân Corinth có thể đã không nghĩ đến người mà đã thấy trước chúng ta cũng bị sỉ nhục bởi bởi sự đớn đau, khổ hạnh, một kinh nghiệm mà chúng ta có thể biểu thị bằng đặc trưng như sự hổ thẹn của Thập Giá.

Paul đã lãnh nhận tri thức cùng những khám phá của mình ở thiên đàng thứ ba hoặc thiên đàng cao nhất, đôi khi còn được gọi là chốn bồng lai (paradise), Paul đã không làm bất cứ điều gì để mang đến một kinh nghiệm thông linh như thế. Đúng hơn, điều này đã được trao ban bởi Thiên Chúa. Paul không được phép tự mình khoe khoang nói ra. Vì ông đã “nghe những điều mà không được phép kể lai, điều mà người ta không được phép nhắc lại.” (12:4)

Cuộc hành trình huyền bí của Paul diễn ra hoàn toàn bởi ơn Thiên Chúa. Đáng chú ý là, nỗi lo lắng của ông có cơ hội để bộc lộ một lần nữa. Lời cầu nguyện của Paul được hồi âm, “Đấng Tối cao” – có khả năng điều này đề cập đến Chúa Jesus – đã dạy Paul một bài học thâm thúy: “Ân huệ của ta ban cho con đầy đủ, vì nghị lực được kiên toàn trong nhu nhược” (12:8-9).

Từ đau khổ, Paul đã thấm nhuần nhiều bài học: đó là nhẫn nại chịu đựng khổ đau để tạo ra tính cách hoặc nội tâm mạnh mẽ, mà người ta có thể tìm thấy khả năng hồi phục tiềm ẩn để đạp bằng những gian nan mà bước vào cuộc sống. Thay vào đó, tuy nhiên, Paul đã được mời gọi để tự suy xét bản thân, và để nhìn vào quyền năng của Thiên Chúa trong việc làm với thân phận con người.

Không hiểu rõ nỗi lo sợ của Paul là gì, người Ki-tô giáo mọi lúc có thể đồng cảm với sự thất vọng và nhu cầu giúp đỡ thiêng liêng của Paul khi mà họ phải trực diện với “nỗi đau” ngoài ý muốn của riêng mình. Tương tự, các môn đệ thấy mình được mời gọi để thể hiện kết quả của Paul cho riêng bản thân họ, “tôi sẽ tự hào với tất cả nỗi niềm vui sướng hơn thế nữa về sự yếu đuối của tôi, để quyền năng của Thiên chúa có thể sống trong tôi” (12:9). Thật vậy, lòng nhân từ của Thiên Chúa có thể giúp cho nhiều người trong mọi thời đại để đi đến kết luận với Paul và, tuyên bố: “Bất cứ khi nào tôi yếu đuối, sau đó tôi trở nên mạnh mẽ.” (12: 10).

Nguồn: The Catholic Register
 
Khiêm hạ và thành thật
Pm Cao Huy Hoàng
16:09 21/03/2009
KHIÊM HẠ VÀ THÀNH THẬT

Chúa Nhật 4 Chay B

Mẹ bảo Tý ra vườn hái cho mẹ mấy trái ớt. Tý nhìn ra ngoài, trời tối đen như mực. Tý nói: “Tối lắm mẹ ơi. Con sợ ma lắm”. “Không có ma đâu con, có Chúa ở ngoài ấy mà”. Tý đứng cửa nói ra ngoài: “Chúa ơi, nếu có Chúa ngoài ấy, xin hái giùm con mấy trái ớt. Tối quá con sợ lắm!”

Tý sợ bóng tối. Lúc còn nhỏ, ai cũng sợ bóng tối. Không hiểu tại sao, khi lớn lên một chút, người ta không còn sợ bóng tối nữa, người ta lại thích bóng tối. Học sinh lớp 9, lớp 10 thời nay đã biết hò hẹn nơi bóng tối. Thanh niên nam nữ thích quán cà phê mờ mờ tối tối. Người trung niên thích không cho ai thấy mình, biết mình làm gì. Người thích trốn mình trong cõi riêng của mình, người thích không ai xen vào chuyện tăm tối của mình...

Cũng vậy, khi còn là trẻ nhỏ, rất thành thật, đến nỗi, người ta nói “ra đường hỏi bà già, về nhà hỏi con nít”. Đúng vậy, con nít chưa biết nói dối. Thế nhưng, khi lớn lên, hơi có tí trí khôn, người ta lại không còn thích nói thật nữa. Người ta thích nói dối. Cho dẫu là “bưng trước, ló sau, bịt đầu ló đuôi”, người ta vẫn thích dối.

Sự dối trá nào cũng có nguyên do đen tối của nó vì bị thống trị bởi tính kiêu ngạo lớn lao trong lòng. Khiêm tốn thì thật thà. Kiêu ngạo thì gian ngoa xảo trá. Kiêu ngạo là mối tội đầu dẫn đến muôn ngàn tội lỗi khác.

Cả Ông Nicôđêmô trong câu chuyện Phúc âm hôm nay cũng thích bóng tối. Ông đến gặp Chúa Giêsu ban đêm. Ông không đến gặp Chúa ban ngày, vì sợ người ta thấy, sẽ ảnh hưởng đến chức quyền của ông ta. Nhân cơ hội nầy, Chúa Giêsu cho ông biết, chính Ngài là ánh sáng, là sự thật. Muốn sống với Ngài, phải sống trong sự thật, bước đi trong ánh sáng..

Một sự thật đã được mạc khải cho người Do Thái, đó là “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. (Ga 3,16)

Người Do Thái không chấp nhận sự thật nầy, vì Con Thiên Chúa đang làm đảo lộn cái cuộc sống gian dối của họ. Con Thiên Chúa đang nhìn thấy sâu thẳm cõi lòng họ, cõi lòng đầy kiêu căng tăm tối, nơi ẩn nấp bao điều ám muội. Con Thiên Chúa đang yêu thương họ, muốn thay đổi cuộc đời họ nên tốt hơn. Họ không nhận ra. Ngược lại, họ còn cho rằng Ngài kết án họ. Một lần nữa Chúa Giêsu tha thiết tỏ cho biết lòng thương của Người:

“Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ”. (Ga 3,17)

Thân phận của Con Thiên Chúa còn bị ngược đãi tệ bạc hơn các tiên tri, hay ngôn sứ trong quá trình Thiên Chúa mạc khải cho dân người: “Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ tiên họ vẫn không ngừng sai sứ giả của Người đến cảnh cáo họ, vì Người hằng thương xót dân và thánh điện của Người. Nhưng họ nhạo cười các sứ giả của Thiên Chúa, khinh thường lời Người và chế giễu các ngôn sứ của Người, khiến Đức Chúa bừng bừng nổi giận mà trừng phạt dân Người đến vô phương cứu chữa”.(2 Sb 36,15-16)

Việc làm của Thiên Chúa là thể hiện tình yêu thương cho con người. Tình yêu thương ấy nơi Người Con Chí Ái, là Đức Giêsu. Ngài đến để canh tân đời sống con người, để nối lại tương quan với Thiên Chúa, để cứu con người ra khỏi bóng tối u mê lầm lạc của tội lỗi, sự chết và ban cho con người sự sống muôn đời.

Nhìn lại những tuần mùa chay, chuẩn bị cho Đại Lễ Phục Sinh, Lời Chúa cho thấy Đức Kitô đang làm mới mọi sự: phải chiến đấu và chiến thắng các chước cám dỗ để có một địa đàng mới; khái niệm mới về hạnh phúc đến từ sự thương khó; phải thanh tẩy tâm hồn, thanh tẩy cách giữ luật, thanh tẩy cách thờ phượng, nhờ vào chính Ngài là Lề Luật mới, Đền Thờ mới; và hôm nay, nhắc lại kỷ niệm đau thương của một dân Do Thái bị rắn cắn chết trong sa mạc, Ngài tha thiết cho thấy lòng Chúa Cha yêu thương, đến nỗi.... chính Ngài phải làm “con rắn mới” chịu treo lên “Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3, 14-15).

Tin vào Đức Giêsu Kitô, là khiêm tốn nhìn nhận sự thât, tôn trọng sự thật, yêu mến sự thật, sống trong sự thật. Tin vào Đức Kitô là loại trừ sự kiêu căng giả dối, loại trừ những hành vi ám muội, loại trừ những ẩn nấp mạo danh.

Đức Kitô khiêm hạ, yêu thương. Lòng khiêm hạ và tình thương của Ngài như mặt trời công chính, tràn ánh sáng chân lý chiếu soi- ánh sáng của tình thương và ơn cứu độ. Ngài muốn chúng ta nhìn vào ánh sáng của Ngài mà bước đi.

“Bước đi về hướng Mặt Trời,

tôi không nhìn thấy bóng tôi

Bước quay lưng với Mặt trời,

tôi nhìn thấy bóng tôi trước mặt.

Tôi mãi nhìn vào bóng tôi mà bước.

Bước đi và gieo mình xuống vực

-lúc nào, tôi không biết, không hay”

Người kiêu ngạo, đồng thời cũng dối trá. Người muốn tìm thấy cái bóng vinh quang của mình. Người bị cái bóng vinh quang của mình dẫn đi, rơi xuống vực. Ai muốn tìm thấy cái bóng của mình, sẽ quay lưng lại với Chúa Giêsu. Ai muốn thấy đường đi, sẽ quay mặt về phía Mặt Trời, về phía Đức Giêsu, sẽ bỏ cái bóng của mình sau lưng, để bước đi trong ánh sáng. Tin vào Đức Kitô còn là hy sinh mọi niềm tin vào bất kỳ một đối tượng nào khác, kể cả chính mình.

"Những ai sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng".

Sống theo sự thật của Chúa Giêsu là sống tinh thần khiêm hạ.

Bóng đêm đang bao phủ giữa ban ngày, lúc ta có những ý hướng bất chính trong khi thực hiện các việc đạo đức. Tội kiêu ngạo trong ta không cho phép ta làm người bé nhỏ, tồi tệ, thấp hèn, nhưng bắt ta tự khẳng định là ta đã trưởng thành, đạo đức, cao cả. Cứ thế, nó dắt dìu nâng đỡ ta đi trong cái chủ quan tốt thật dễ thương- như đi giữa ban ngày, mà thật là đang ẩn nấp dưới bóng đêm.

"Những ai sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng".

Những tổ chức rầm rộ, rực rỡ ánh sáng bên ngoài có thật sự là để tôn vinh Chúa hay là để thỏa mãn cái tính thích hơn người của mình! Những người làm công tác tông đồ giáo dân đang làm vì thích làm hay làm vì việc phải làm như tôi tớ vô ích của Chúa! Những người rao giảng Tin mừng, các giáo lý viên có thể đang bị “tri thức hóa” thành những “kinh sư” thời đại mới, thay vì phải là những người rao giảng bằng chính đời sống tin mừng... Bà Mẹ Công Giáo cần phải là bà mẹ công giáo ở nhà mình trước khi là bà mẹ công giáo ở những tổ chức, cơ cấu giáo xứ... Tất cả việc đạo đức, kể cả việc phụng vụ, cũng đều có thể có ngõ luồn vào của những bóng đêm, vì sự kiêu ngạo và gian dối. Mỗi sự gian dối nhỏ đều là con đường dẫn đến tội nghịch cùng Thiên Chúa chân thật. Cần tẩy sạch sự gian dối trong lòng mới đến được với ánh sáng cứu rỗi của Con Thiên Chúa. Nơi Ngài, không có gì là gian dối, không có lòng kiêu ngạo.

Satan, con rắn, tội kiêu ngạo ngày xưa đã đưa nguyên tổ vào bóng tối trầm luân của sự chết. Con người bị ảnh hưởng của tội đã hướng chiều về bóng tối để thỏa mãn lòng kiêu ngạo của mình.

Đức Giêsu, Con Thiên Chúa khiêm tốn chấp nhận “làm con rắn” mới, khiêm tốn để người ta treo lên, chỉ với một ước mong, một thông điệp gửi đến toàn thể nhân loại: “ai tin vào Người thì được sống muôn đời”

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con khiêm tốn mà nhận ra rằng: lòng kiêu ngạo và sự dối trá đã khống chế chúng con lâu nay. Chính con rắn kiêu ngạo trong chúng con đã xóa mờ cảm thức của chúng con về tội lỗi, đã bày vẽ cho chúng con cách nói dối chuyên nghiệp, cách chạy tội tinh vi, đã cho chúng con vui sống trong sự bằng an giả tạo, đã khiến chúng con bất cần đến ơn thứ tha, đã chiêu đãi chúng con những bữa tiệc đời chóng qua hào phóng, đã bắt chúng con quay lưng lại với Chúa mà bước đi theo cái bóng vinh quang của mình... Con rắn kiêu ngạo trong chúng con đã đẩy chúng con vào chỗ chết muôn đời.

Trong lúc khốn cùng của chúng con, chúng con tin Lời Chúa dạy “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. (Ga 3,16) và lời giáo huấn của Thánh Phaolô: “Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Ki-tô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Ki-tô Giê-su trên cõi trời”. (Ep 2,4-6)

Lạy Chúa Giêsu, chúng con ngước nhìn lên Thánh Giá Chúa, với niềm tin, với lòng thống hối chân thành, với lòng biết ơn Chúa Giêsu khiêm hạ. Vì Thánh Giá Chúa, vì ơn cứu chuộc của Chúa, vì lòng thương xót vô cùng của Chúa, xin hãy tha thứ và cứu rỗi chúng con khỏi chết muôn đời. A men.
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (75)
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
18:43 21/03/2009
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (75)

741. Đức Kitô luôn ở với tôi, luôn đi cùng tôi.

Bất kỳ tôi ở đâu, Đức Kitô ở với tôi, trong lao động cũng như trong kinh nguyện, trong buồn chán và vui sướng.

Bất kỳ tôi đi đâu, Người vẫn đi cùng tôi. (Thellier de Poncheville)

742. Vui và truyền gieo niềm vui.

Tin Mừng bắt đầu bằng niềm vui của Noen và kết thúc bằng niềm vui Phục Sinh.

Các bài giảng của Chúa Giêsu bắt đầu bằng các phúc thật và kết thúc bằng lời hứa niềm vui mà không ai có thể cướp được.

Thánh Phaolô, trong các thư của ngài, đã hơn 50 lần nhắc nhở các tín hữu: “Anh em hãy vui lên! Hãy giữ lấy niềm vui! Hãy truyền gieo niềm vui!” (François Renard)

743. Hãy rút lui vào trong tâm hồn!

Khi bạn cảm thấy buồn chán, cô đơn, làm mồi cho đau khổ, hãy rút lui vào cung thánh thâm sâu tâm hồn bạn, ở đó, bạn sẽ gặp thấy Chúa Giêsu, người anh em, người bạn của bạn, Đấng an ủi nâng đỡ, tăng dũng lực cho bạn. (Charles de Foucauld)

744. Gia đình không cầu nguyện thì sụp đổ và kéo những sụp đổ khác theo.

Ngày nay, mọi người dường như quá vội vã, quá lo lắng, tranh đua để có một cuộc sống thành đạt hơn và giàu có hơn. Con trẻ có rất ít thời gian cho cha mẹ chúng, còn cha mẹ chúng cũng dành quá ít thời gian cho con cái và cho nhau. Vì thế, sự sụp đổ hoà bình trên thế giới bắt đầu từ chính mái nhà của chúng ta.

Hãy đem lời cầu nguyện vào gia đình của bạn. Hãy mang nó cho đứa con thơ của bạn. Hãy dạy bọn trẻ cầu nguyện.

Một đứa trẻ cầu nguyện là một đứa trẻ hạnh phúc.

Một gia đình cầu nguyện là một gia đình hòa hợp.

Chúng tôi nghe quá nhiều gia đình tan vỡ. Tại sao họ tan vỡ? Tôi nghĩ đó là vì họ không có tiếng nói chung: họ chưa bao giờ cầu nguyện cùng nhau. (Mẹ Têrêxa Cancuta)

745. Trên thiên đàng hay dưới hoả ngục, không có thời giờ.

Ngày giờ là thứ chỉ có ở thế gian, dù thiên đàng hay hoả ngục cũng không có được.

Dưới hoả ngục, kẻ dữ ước ao có được một giờ để cứu mình khỏi trầm luân, cũng không được.

Trên thiên đàng, các thánh được mãn nguyện muôn phần, chẳng còn tiếc nuối điều gì. (Chân Lý Đời Đời – Thánh Anphongsô)

746. Tinh thần nhẫn nại mới mang lại thành công.

Muốn có thành tích kiệt xuất, không thể chỉ dựa vào linh cảm, không thể nhờ vào sự thành công nhất thời mà có thể giải quyết.

Cần phải có tinh thần nhẫn nại, phải dựa vào nghiên cứu lâu dài.

Chỉ có kiên trì phấn đấu không mệt mỏi theo đuổi mục đích tới cùng, mới có thể đạt được sự đột phá trong lĩnh vực nầy, và cũng chỉ có tinh thần như vậy, mới có thể khiến cho công tác vững bước tiến lên. (110 Lời Khuyên Hữu Dụng Trong Cuộc Sống - Hoàng Kim)

747. Hãy bình tĩnh và điềm đạm

Hãy cảnh giác với những gì rực rỡ. Người có cá tính thì điềm đạm.

Sức mạnh đích thực không phải là biển cả giận dữ hung hăng tràn tới, mà là tảng đá bất động chống lại mọi sức gió. (Le Lezard)

748. Viên sỏi bình tĩnh

Hãy bỏ một viên sỏi nhỏ vào trong túi của bạn. Mỗi khi bắt đầu cảm thấy nỗi tức giận đang dâng lên trong lòng, bạn hãy chuyễn viên sỏi từ túi nầy sang túi kia.

Việc nầy sẽ làm gián đoạn tiến trình giận dữ của bạn và sẽ cho bạn thời gian để bình tĩnh trở lại. (Sức mạnh Lòng Kiên Nhẫn – M.J.Ryan)

749. Thành công dành cho những nam nữ có chí khí

Không bao giờ cuộc đời không mở rộng chân trời cho những nam nữ có tham vọng thành công, muốn làm việc gắt gao một cách thông minh.

Không có trở lực giả tạo nào có thể ngăn cản họ được.

Không có gì ngăn chận được người ta đi từ chỗ nghèo nàn để vươn lên tới đỉnh giàu có và thế lực. (3 Chìa Khoá Mở Cửa Thành Công)

750. Để có một lối sống lành mạnh

Tôi luôn yêu công việc của tôi.
Tôi luôn tuân thủ những lời cảnh báo an toàn, như thắt dây an toàn khi lái xe.
Tôi chỉ hơn trọng lượng lý tưởng của mình khoảng hai kilô.
Tôi biết ba cách giảm áp lực mà không phải sử dụng bia rượu và chất kích thích.
Tôi không hút thuốc.
Mỗi đêm, tôi ngủ từ sáu đến tám tiếng, và khi thức dậy thì khỏe khoắn hoàn toàn.
Tôi thường xuyên tập thể dục thể thao, ít nhất là ba lần trong một tuần. (Mỗi lần, từ 20 đến 30 phút, như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, hoặc những động tác tăng cường sức bền và độ dẻo dai.)
Trong mỗi tuần, tôi chỉ uống bảy ly bia, hoặc ít hơn.
Tôi biết huyết áp của mình là bao nhiêu.
Tôi tuân theo một chế độ ăn uống khá nghiêm nhặt (Mỗi ngày, đều ăn sáng. Hạn chế muối, đường và chất béo như bơ, trứng, sữa nguyên kem, phô mai, và ăn đủ chất xơ.)
Những người quanh tôi luôn giúp tôi giữ gìn sức khoẻ của mình.
Tôi luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan. (Cân Bằng Công Việc và Cuộc Sống – Ken Blanchard, Ph.D.)




 
Ăn chay trẻ trung
Gioan Lê Quang Vinh
18:46 21/03/2009
ĂN CHAY TRẺ TRUNG !

Tôi có hai lần gặp trường hợp được miễn ăn chay kiêng thịt. Lần thứ nhất là lần chạy loạn vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1975. Năm ấy tôi chưa đến tuổi ăn chay, nhưng những người lớn chung quanh tôi đều được Đấng bản quyền địa phương cho phép miễn ăn chay vì ở trong trường hợp bấn loạn nguy cấp. Lần thứ hai là khi bị bắt đi làm “thanh niên xung phong”, quanh năm ăn cơm với rất ít đồ ăn. Nói là cơm cho “khí thế công trường” nhưng thật ra là khoai mì khô nấu với vài hạt gạo, nói là đồ ăn cho oai chứ đó là nuớc lã nấu với muối có cho vào vài cọng rau muống đã héo trước khi bắc lên bếp. Đến ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm ấy, đơn vị tuyên bố cho công nhân ăn thịt, tiêu chuẩn mỗi người một miếng rưỡi mỡ heo (khoảng bằng một trong những cái nắp chai bia mà lãnh đạo đơn vị đang uống với nhung nhúc thịt thà lúc đó). Hai anh trưởng tràng của chúng tôi là anh Dũng và anh Long sau khi hỏi ý kiến các cha, tuyên bố cho anh em được ăn thịt vì đã ăn chay quanh năm rồi, vả lại một miếng rưỡi mỡ ấy theo cái nhìn ngây ngô của tôi thì chắc chưa đủ phá chay (!). Hai anh bây giờ là cha Nguyễn trí Dũng ở Đà nẵng và cha Nguyễn hữu Long giáo sư Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế. Chắc chắn các ngài còn nhớ những tháng ngày chay tịnh ấy. Và riêng tôi, khi nhìn đàn em ở đất nước này hôm nay tương đối khá hơn, có thể ăn nhiều hơn một miếng rưỡi mỡ mỗi ngày, tôi chợt nghĩ đến việc ăn chay của các bạn trẻ.

Một cha xứ kể lại cứ mỗi lần chuẩn bị Lễ Tro hay Thứ Sáu Tuần Thánh, có nhiều bạn trẻ vào hỏi cha: “Thưa cha, ăn chay có được uống cà phê không, có được ăn mỡ nước không, có được ăn hột vịt lộn không, có được uống bia không?”. Tôi ngày đó cũng hay nghĩ: sau 12 giờ khuya có được ăn không? Ăn chay mà đói quá có thể ăn thêm không? Bây giờ nhớ những câu hỏi ấy, tôi thầm nghĩ có thể Chúa Giêsu sẽ buồn bã hỏi lại: “Con có yêu mến Thầy không? Con không thể thức với Thầy được một giờ sao?”. Vậy ăn chay là gì và có cần phải tính toán với Chúa đến từng miếng ăn, từng phút ăn chay không?

Tôi xin không dùng Luật Hội Thánh cũng như những nguyên tắc luân lý để lý giải, bởi vì thật ra người Công giáo mỗi năm chỉ ăn chay có hai lần, so với các tôn giáo khác là quá ít, thành ra luật buộc cũng chẳng là điều gì quá đáng. Nhưng ý nghĩa chay tịnh xét về mặt tình cảm đối với Con Người Giêsu đau khổ thì thật là lớn lao. Ở khía cạnh này, chay tịnh là lắng lòng mình lại, xa tất cả những gì gần gũi nhất của mình, là miếng ăn miếng uống, để sà vào lòng Giêsu mà hỏi Người: “Chúa còn khát không, xin cho con chia sẻ. Chúa còn cô đơn không, con xin hầu chuyện với Chúa. Chúa còn ngã xuống dưới làn roi quất bạo tàn không, xin cho con cùng ngã xuống với Chúa”.

Các bạn trẻ có thể gặp nhiều khó khăn khi ăn chay. Mỗi ngày các bạn quá quen với những món fast food, những ly nước ngọt được quảng cáo ngoa ngữ là làm tan cái nóng trong người. Các bạn quen với việc vào lớp vừa nghe giảng vừa thưởng thức bữa sáng hay bữa ăn thêm cho đủ sức ngồi nghe những bài giảng chẳng lấy gì là bổ ích hay hấp dẫn. Cho nên chay tịnh với bạn là hy sinh lớn lao. Không hẳn hy sinh là vì không ăn, mà hy sinh là vì bạn phải bỏ một thói quen, dù chỉ bỏ trong một ngày.

Nhưng nếu suy nghĩ một chút thôi, bạn sẽ thấy có nhiều ngày khác bạn phải ăn chay ấy chứ. Đi xe buýt bị móc túi, thế là ăn chay “tự nguyện” cả ngày. Bị đau răng cấm ư? Ăn chay ba ngày đấy nhé. Hồi tôi còn sinh viên, có một chuyện rất hài hước xảy ra cho cô bạn ngồi gần tôi trong lớp, chuyện mà tôi cho là cả thế giới chắc chỉ xảy ra có một lần. Cô bạn tôi hôm ấy mua một ổ bánh mì thật thơm ngon, định nhâm nhi trong buổi học, nhưng vì giảng viên môn học khó quá, nên cô nàng để trong hộc bàn, định giờ ra chơi sẽ lim dim thưởng thức. Thế rồi dường như hôm ấy cô nàng có số ăn chay hay sao mà vừa nghe chuông ra chơi, cô nàng thò tay xuống hộc bàn, và chụp vội được, không phải ổ bánh mì, mà là mấy ngàn đồng và mảnh giấy nhỏ ghi một câu đầy tính cướp bóc: “Bạn ạ, thông cảm nhé, tui đói quá, mua lại của bạn. Bạn cầm mấy ngàn này ra mua ngay ổ khác”. Bạn thấy chưa, đâu phải lúc nào muốn ăn cũng có thể ăn ngay? Nhưng chay tịnh tự nguyện mới có ý nghĩa thật sự.

Vậy xin hỏi lại câu vừa hỏi: ăn chay là gì? Đức Giêsu vào sa mạc ăn chay bốn mươi ngày và Người cảm thấy đói. Lúc đó Người làm gì? Người kết hợp với Cha của Người và dùng Lời Kinh Thánh để chống lại những cám dỗ của quỉ vương và của trần thế. Như vậy, là môn đệ Đức Giêsu, chúng ta ăn chay là giảm bớt những đồ ăn thông thường để lòng mình lặng lẽ suy ngắm Lời Chúa, Lời của tình yêu. Luật Giáo Hội dạy ăn chay là ăn một bữa no bình thường và một bữa còn đói, nghĩa là hãm bớt sự thèm ăn thèm uống. Khi hãm dẹp được những đòi hỏi bình thường ấy, chúng ta hoà mình vào nhịp sống của Đức Giêsu trong Mùa Chay Thánh. Lấy một ví dụ cho dễ hiểu hơn, khi bạn trẻ có người yêu và sắp đến giờ hẹn, bạn bớt ăn một chút cho hơi thở thơm tho, cho giọng nói nhẹ nhàng. Bạn mê thịt “nai đồng quê” lắm, thêm chút riềng, chút mắm tôm, ôi tuyệt vời. Món nhắm đã dọn sẵn, bạn muốn xơi quá đi mất, nhưng vài phút nữa là có thể ngồi gần nàng mà thì thầm thỏ thẻ với nhau, thôi đành hy sinh cho tình yêu vậy! Bạn là cô gái khoái món bún riêu vô cùng, bún dọn lên rồi kìa, nhưng lại là nó, chính nó mới làm cho món bún riêu hấp dẫn, mà cũng chính nó làm hại hơi thở thơm tho của bạn. Nó lại là mắm tôm ấy. Ăn chay đi nhé bạn. Ví dụ nhỏ xíu ấy cho chúng ta, những người trẻ thấy rằng ăn chay là hy sinh cho yêu thương, mà thật ra ăn chay cho tình yêu là ăn chay đẹp và hấp dẫn lắm chứ phải không bạn.

Hãy tưởng tượng người tình Giêsu đẹp lộng lẫy hiện ra trong ngày bạn ăn chay. Người muốn lắng nghe bạn tâm sự, bạn có nỡ bỏ Người mà đi tìm món ngon vật lạ không? Hãy khoan nói đến giáo luật, cũng hãy khoan nói đến lời cha giải tội, bạn ơi hãy nhìn Giêsu với tư cách Người là người yêu của bạn. Ăn chay không chỉ là bớt món ăn, mà còn là bớt một chút giờ ngủ, bỏ một thói xấu, nhịn một lời cay cú, bớt một ánh nhìn hằn học. Ăn chay còn là ném đi những thói quen tội lỗi, quăng bỏ những trang sách thước phim đen tối và tiêu diệt thói ngạo mạn coi trời bằng vung. Bạn nhớ không, khi Đức Giêsu đau đớn nguyện cầu ở trong Vườn Dầu, những môn đệ Người thương yêu lại ngủ. Họ chẳng “ăn chay giấc ngủ” với Người. Khi Giêsu bị đóng đinh trên Thập giá, ai là người lặng lẽ giữ chay trọn vẹn cho tình yêu ngoài Mẹ Maria và những môn đệ thân yêu nhất?

Kinh Thánh viết: “Phúc cho ai biết tự kiềm chế mình từ khi còn trẻ” (Ai ca 3, 27). Bất cứ sự phóng túng nào cũng dễ dẫn đến hiểm nguy. Sự tự chế chính là cái thắng cho chiếc xe cuộc đời. Tuổi trẻ thích lao xuống dốc hơn là leo lên núi cao. Không có thắng, tất cả sẽ đổ nhào. Mùa Chay chính là lúc người trẻ nhìn lại mình và lối mình đang bước để từng giây từng phút ngoi lên. Như vậy, chay tịnh là lối sống đẹp của người trẻ tuổi, bởi vì hy sinh là đặc tính của tuổi trẻ và của tình yêu. Ăn chay là hy sinh cho tình yêu, đơn giản quá và đẹp quá phải không bạn?

Không chỉ trong ngày Lễ Tro và ngày Thứ Sáu thánh, mà mọi ngày trong năm, các bạn trẻ đều có thể ăn chay, nhiều ít tuỳ bạn, nhưng mỗi lần nhịn bớt miếng ăn hay bỏ đi một thói xấu, là bạn gần gũi với gương mặt thống khổ của Đấng Cứu Độ hơn. Bạn hãy nhìn lên Đức Maria và thánh Giuse, các ngài là những mẫu gương chay tịnh tuyệt hảo, và nhờ đó các ngài gần gũi với Con mình biết bao. Bây giờ, bạn và tôi, chúng ta hãy chậm rãi đọc lại và suy ngắm lời này “Các con không thể thức với Thầy được một giờ sao?”. Rồi chúng ta hãy cùng thưa với Chúa về những ngày chay tịnh còn lại.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:13 21/03/2009
VÔ HẠN

N2T


Đại sư hình như im lặng trước bất cứ chuyện gì, dù là những chuyện về Thiên Chúa hay thần thánh, ông ta nói: “Đối với Thiên Chúa, chúng ta chỉ biết rằng, tất cả những gì mà chúng ta biết được quả thật là nhỏ bé không đủ.”

Một hôm, ông ta nói tới một người muốn tìm cách tốt nhất để bái ông làm sư phụ: “Ông ta đến học tập làm môn hạ của ta, nhưng kết quả là cái gì ông ta cũng học không xong.”

Chỉ có một số ít học trò hiểu rõ: điều mà đại sư muốn dạy thì không cách gì học được, mà cũng không thể dạy được. Cho nên mọi người xác thực rằng, không thể học được gì nơi ông ta.

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Nhân loại biết về Thiên Chúa –chẳng qua biết những gì mà Thiên Chúa mặc khải cho mà thôi- ngoài ra, con người chẳng biết gì về Thiên Chúa cả, bởi vì Thiên Chúa thì vô hạn mà con người thì hữu hạn, Thiên Chúa thì bất biến mà con người thì nay còn mai không...

Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại qua Chúa Giê-su Ki-tô, nhờ Ngài mà nhân loại biết được Thiên Chúa là Cha và là nguyên thủy của tình yêu.

Có một vài người Ki-tô hữu tham dự một vài lớp giáo lý hoặc lớp Kinh Thánh, thì nghĩ rằng mình đã biết nhiều về Thiên Chúa nên lên mặt dạy đời anh chị em, họ nói rằng muốn biết rõ về Thiên Chúa thì hãy đến tìm họ, muốn hiểu rõ về Giáo Hội thì bái họ làm sư phụ. Thế nhưng chính họ dù biết nhiều về Thiên Chúa nhưng chưa hề thực hành lời của Thiên Chúa và sống theo ý của Ngài, dù họ biết rất nhiều về Giáo Hội, nhưng hình như họ coi thường thánh lễ Mi-sa, coi thường những linh mục già lẩm cẩm, và coi thánh lễ như là một công việc bắt buộc, nếu có chút xíu lý do –dù không chính đáng- thì bỏ luôn không đến nhà thờ nữa...

Vô hạn là Thiên Chúa, hữu hạn là con người, đừng đem trí óc hữu hạn để hiểu cái vô hạn, nhưng hãy tin và khiêm tốn nhận mình là có hạn.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:16 21/03/2009
N2T


116. Nếu như một người có thể nhìn thấy sự thưởng công của đức hạnh ngày sau, thì họ chỉ có toàn tâm toàn ý hành thiện, bất chấp nguy hiểm hoặc lao công khổ nhọc.

(Thánh nữ Catharina)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:17 21/03/2009
N2T


61. Không ai leo núi mà chỉ leo lưng chừng núi. Tại sao cam chịu làm người tầm thường chứ ?

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sự hiệp nhất với Chính Thống Giáo
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
02:57 21/03/2009
Đức Giáo Hoàng khuyến khích ITalia tiếp tục làm việc cho sự hiệp thông

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói việc giao lại một nhà thờ Italian cho toà thượng phụ Chinh Thống Giáo Nga đưa tới sự “nhớ nhung hiệp nhất,”.

Đức Giáo hoàng đã khẳng định điều này hôm đầu tháng 3 trong sứ điệp gởi cho một Nghi lễ Chúa Nhật trong đó Chủ Tịch người Italian, Georgio Napolitano đã trao chìa khóa Nhà Thờ Thánh Nicholas tại Bari, Italy, cho chủ tịch Liên Hiệp Nga, Dmitriy Medvedec. Medvedev sau đó trao lại cho Thượng Phụ Kirill thành Moscow.

Đức Hồng Y Salvatore De Giorgi, tổng giám mục hưu trí Palermo, Italy, đại diện Đức Thánh Cha và đọc một sứ điệp ngài gởi.

Trong Nghi Lễ--lúc đầu phải diển ra trong lễ Thánh Nicholas, 12/12/ 2008, nhưng dược dời lại vì Thượng Phụ Alexy II qua đời trong tháng đó--sứ điệp Đức Giáo Hoàng đã nhắc lại rằng dân Nga không bao giờ giảm sút trong tình yêu của họ với’ vị thánh cả này.”

Đức Thánh Cha đã ghi nhận rằng nhà thờ tại Bari được xây dựng lúc bắt đầu thế kỷ trước để đón tiếp những người hành hương Chính Thống Giáo Nga, nhất là trên con đường của họ đến Đất Thánh.

“Làm sao chúng ta có thể không thừa nhận rằng nhà thờ tốt đẹp này thức tỉnh trong chúng ta việc luyến tiêc sự hợp nhất trọn vẹn và duy trì sống động trong chúng ta sự cam kết làm việc cho sự hiệp nhất giữa tất cả môn đệ Chúa Kitô”.

Và ngài đã thừa nhận rằng dân chúng Bari và vùng bao quanh có ”cảm giác đại kết” như là một trong “những nét đặc điểm của họ.”

Đức Giám Mục thành Rome đã ghi nhận rằng lãnh địa này sẽ tiếp tục “cống hiến sự góp phần quí báu của mình cho con đường tới sự hiệp thông trọn vẹn giữa các kitô hữu.”

Thượng Phụ Kirill Chính Thống Giáo Nga cũng gởi một sứ điệp tới Nghi Lễ, đo Giám Mục Mark đọc, Giám Mục Mark tạm thời là chủ tịch Ban Ngoại Giao Giáo Hội của Toà Thượng Phụ Moscow. Kirill đã giữ vị trí này cho tời khi ngài được bàu lên làm thượng phụ vào tháng 1.

Thượng phụ đã bày tỏ lòng biết ơn “Giáo Phận Công Giáo Bari và các cha Dominicans, những người ngày nay chăm sóc những thánh tích của vị thánh, đã luôn luôn tiếp rước các người hành hương chúng ta.”

Ngài cũng cám ơn những thẩm quyền Nga và Italian đã thay đổi hơn sự có thể.

Về phần mình, Napolitano đã gọi chìa khóa nhà thờ là một “biểu tượng tình bạn giữa những xứ và dân chúng ta, biểu tượng sự đối thoại giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Giáo, biểu tượng của sự dấn thân tăng cường văn hóa hoà bình với sự hiểu biết hỗ tương, với một sự lớn mạnh gần gũi hơn giữa những truyền thống văn hoá và thiêng liêng khác nhau.”
 
Đức Giáo Hoàng khuyến khích các mục tử giữ gìn sự đơn sơ đức tin
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:01 21/03/2009
Ngài nói ơn gọi giúp cho sự hiểu biết thâm sâu đến con người

VATICAN (ZENỊ.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khuyến khích các linh mục hiểu biết tâm hồn những người giáo xứ của mình, và giúp họ khám phá Lời Chúa và đem ra thực hành trong những tình huống thường ngày của họ.

Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này trong một buổi hợp Thứ Năm 3/3 với các linh mục giáo xứ thuộc Giáo Phận Roma, một truyền thống Mùa Chay, trong đó ngài giải đáp những câu hỏi và những quan tâm của các ngài.

Ngài đã bày tỏ sự mong ước của ngài được chia sẻ những kinh nghiệm, nhưng đau khổ, những thành công và những niềm vui của các linh mục trong giáo phận ngài. “Điều quan trọng cho tôi là thấy giáo phận của tôi,” ngài nói với các linh mục, “những vấn đề và tất cả những thực tại anh em sống trong giáo phận này.”

Đức Thánh Cha đã nói về tầm quan trọng đưa sự hiểu biết hàn lâm linh mục tới một cấp bậc cá nhân hầu vươn tới những người khác. “Theo nghĩa này, ngài nói, “Tôi muốn nói rằng điều quan trọng, một mặt, là làm cho lời nói lớn của đức tin được cụ thể với kinh nghiệm cá nhân về đức tin của chúng ta, trong cuộc gặp mặt của chúng ta vối các người giáo xứ chúng ta, nhưng cũng đừng để mất tính đơn sơ của nó.”

Ngài nói thêm: “Chúng ta không thể chỉ làm việc với những công thức lớn [mặc dầu] những sự thật, mà không đặc chúng trong bối cảnh của thế giới ngày nay. Qua việc nghiên cứu và qua điều các thầy thần học và kinh nghiệm cá nhân chúng ta với Chúa nói cho chúng ta, chúng ta phải chuyển dịch những lời nói lớn này, ngõ hầu chúng đi vào trong sự công bố về Chúa cho con người ngày nay.”

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh “tính đơn sơ của Lời Chúa,” ngài nhắc tới các Tông đồ những kẻ “đã công bố Chúa Kitô với sự đơn sơ, với sức mạnh của sư đơn sơ của điều thật.”

Ngài nói tiếp: “ Và điều này cũng xem ra quan trọng cho tôi: Chúng ta đừng để mất tính đơn sơ của sự thật. Thiên Chúa hiện hữu và Người không phải là một hữu thể xa cách, giả thuyết, đúng hơn, Người ở gần, Người đã nói với chúng ta, Người đã nói với tôi. Và như thế chúng ta chỉ nói điều gì nó là, và nó phải được giải thích và phát triển cách đơn sơ.

Ngài đã giải thích rằng các linh mục phải đưa ra sự công bố đơn sơ về Chúa Đấng đã hành động, và Đấng cũng đã hành động với tôi.”

Ơn gọi Mục vụ

Đức Biển Đức XVI khẳng định, ” Ai biết những người hiện giờ cho bằng linh mục giáo xứ?”

Ngài chỉ rõ: “Phòng thánh không phải ở trong thế giới, nhưng ở trong giáo xứ. Và ở đó, đối với mục tử, người ta thường đến cách bình thường, không một mặt nạ, không có những những lý do nào khác, nhưng trong những tình huống đau khổ, bịnh tật, sự chết, những vấn đề gia đình.

“Họ đến tòa giải tội không mang mặt nạ, với hữu thễ riêng của họ. Tôi tưởng không có nghề nào khác cho ta khả năng biết con người như họ ở trong nhân tính của họ, và không phải trong vai trò họ có trong xã hội […]

“Theo nghĩa này, tôi muốn nói răng điều hoàn toàn quan trọng là biết con người, con người ngày nay, trong chính bản thân chúng ta và trong những kẻ khác, nhưng luôn luôn trong sự chăm chú nghe Chúa và chấp nhân trong chính tôi hột giống Lời, bởi vì trong tôi nó biến đổi thành hột lúa và có khã năng được thông truyền cho những kẻ khác.”
 
Giải đáp cho cơn khủng hoảng kinh tế- Tình liên đới
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:07 21/03/2009
Chủ Tịch Caritas chỉ cho “cơ hội phát triển”

MEXICO (Zenit.org).- Chủ Tịch Hội Caritas Quốc tế nói cho dầu cơn khủng hoảng tài chính lan rộng ra khắp thế giới, đó không phải là lúc để ngã lòng.

Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga đã khẳng định điều này trong một hội nghị tuần tại Mexicô vào cuối tháng 2, được bảo trợ do Instituto Mexicana de Doctrina Social Cristiana (Viện Học Thuyết Xã Hội Kitô Giáo tại Mexicô tổ chức).

“Cơn khủng hoảng được khái quát hóa nhưng chúng ta không nên ngã lòng,” hồng y Honduran đã khẳng định. “ Giáo Hội không phải là một tổ chức đã chết và sẽ đối phó lại trong những thời gian khủng hoảng. Thời gian khan hiếm này là một cơ hội phát triển, và tình liên đới là giải pháp.”

Hồng Y Rodriguez Maradiaga đã kêu gọi sự Nhập Thể là một sự tỏ bày tình liên đới. Và, ngài nói, người Kitô hữu không bao giờ nên có một thái độ “bỏ mặc kẻ nào có thể cứu mình.” Ngược lại người tín hữu phải nghe tiếng gọi của Chúa Kitô sống tình liên đới.

Khi khẳng định rằng cơn khủng hoảng không có tính kinh tế nhiều bằng tính đạo đức, ngài đã nói rằng khi con người loại trừ đạo đức học khỏi sự sống, thì cơn khủng hoảng thịnh hành.

Điều quan trọng, vị giám chức đã khẳng định, là xã hội không rơi vào “hội chứng của Cain.” tức là không làm phiền những kẻ khác.

Ngược lại, ngài khích lệ, tất cả mọi người phải làm việc chống lại tình huống nầy như con cái Thiên Chúa và giúp đở nhau, bằng cách ấy tránh những hậu quả nạn nghèo, như sự bành trướng bạo lực và tội ác có tổ chức.

Hồng Y Rodriguez Maradiaga thúc giục tạo dựng những mạng lưới liên đới và đã nhắc tới Caritas bằng con đường làm gương

Giúp đở những người thân cận

Ngày nay, một cấp cao nhất những Hiệp Sĩ Columbus tại Thành Phố New York nhắc lại lời mời của hông y sống liên đới. Bài diển thuyết được gọi là “Một Quốc Gia những người thân cận giúp đở những kẻ thân cận: Một cấp cao nhất của thuyết tự nguyện như là một Phản Ứng cho nạn Khủng Hoảng Kinh tế.”

Một tuyên bố từ nhóm những người đã trưng lời mời của Hiệp Sĩ Tối Cao Carl Anderson: “ Nếu sự tham lam--một trong những phương diện xấu nhất của bản tính nhân loại- giúp đẩy chúng ta đi vào trong cơn khủng hoảng này, lúc đó một trong những phương diện tốt nhất của bản tính chúng ta--sự quảng đại-- sẽ là cần thiết để giúp kéo chúng ta ra khỏi sự ấy.”

Một cấp cao nhất đã qui tụ những đại diện từ 40 tổ chức hầu tập trung về sự nuôi dưỡng thuyết tình nguyện, vì sự suy thoái đã làm cho những nhu cầu nên nghiêm trọng hơn
 
Sự ăn chay gây sợ hãi nhưng có hiệu lực
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:13 21/03/2009
PARIS (Zenit.org).- Một vị hướng dẫn Tĩnh Tâm tại Pháp trình bày rằng dầu ý niệm nhịn ăn hầu như gây sợ hải, sự ăn chay sinh nhiều hoa quả và sự cải thiện chân chính.

Jean Christophe Normand làm việc với những người tỉnh tâm tại các đan viện Biển Đức, mặc dầu ông chỉ là một người giáo dân và là một người cha trong gia đình.

Ông nói rằng sự ăn chay là một yếu tố chìa khóa trong sự gặt hái những hoa quả thiêng liêng từ những tuần tỉnh tâm. Sứ điệp của Đức Biển Đức XVI về Mùa Chay năm nay cũng tập trung về sự ăn chay.

Việc làm này kéo theo “một sự cải thện chân chính trên bình diện thiêng liêng,” và công nhận rằng “những hoa quả thì khác biệt” tùy theo mỗi người. Nhưng, “điều rõ ràng là sự ăn chay có những câu giải đáp.”

Ông Normand khẳng định rằng sự ăn chay chuẩn bị một “sự cải thiện đích thực trên bình diện thiêng liêng.”

Ông ghi nhận kinh nghiệm của ông với những người đi tỉnh tâm, và nói rằng họ đang tìm kiếm, nhưng không phải luôn luôn có khả năng cho sự tìm kiếm của họ một cái tên. “Đối mặt nhu cầu thay đổi, sự ăn chay cống hiến những phương tiện để đi bước này,” ông Normand nói. “Trong ngày chúng tôi từ giả nhau chúng tôi thực hiện một sự đánh giá. Lúc đó [những người tỉnh tâm] có khả năng đặt một cái tên cho điều họ đã tìm kiếm. Những hoa quả tùy thuộc mỗi người, nhưng sự kiện là việc ăn chay cống hiến những câu trả lời.”

Ông nói tiếp sự ăn chay cũng giúp chiến thắng một “sự sợ túng thiếu.” Ông nói rằng những người tỉnh tâm được khuyến khích khi họ công nhận rằng có thể từ chối chính mình.

Ông giải thích: “Cuối cùng, điều này ban một sự tin tưởng rất cá nhân: Thân xác tôi có những nguồn lợi để sống [qua những thời kỳ thiếu thốn!”

Người Normand thừa biết rằng sự ăn chay không phải là cái gì tự nhiên, vì “ý niệm nhịn ăn luôn luôn gây nên nhiều âu lo.”

Nhưng, ông nói tiếp, “bằng cách chấp nhận một thái độ khiêm nhượng, chúng ta từ bỏ sự ham muốn của chúng ta đối với quyền lực. Chúng ta hiểu điều gì thật cần thiết trong cuộc sống chúng ta và cái gì không. Trong sự cố gắng thực hiện nội quan (introspection) và không dính líu với cái gì, chúng ta hiểu cái gì là thái quá trong cuộc đời chúng ta.”

Và, người hướng dẫn tỉnh tâm, nói thêm, sự ăn chay cởi mở người ta với nhau: “Người ta không ăn chay cho chính mình. Sự ăn chay cởi mở một người với những kẻ khác và với sự sống bác ái. Vì lẽ này, chúng tôi đề nghị cách có hệ thống, cuối buổi tỉnh tâm, xin [những người tỉnh tâm) dâng một món quà, ủng hộ một công trình.

“Như vậy chúng ta sống trọn vẹn những đoàn sủng liên kết với sự sống Chúa Kitô. Thêm vào niềm vui của hạnh phúc thể lý, chúng ta cảm nghiệm niềm vui được hiệp thông với anh chị em chúing ta.”
 
Chương trình còn lại trong chuyến Tông Du thứ 11 của Đức Giáo Hoàng
Ngọc Loan
05:47 21/03/2009
Angola:

Sau đây là chương trình chi tiết 3 ngày còn lại trong chuyến Tông Du lần thứ 11 của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI. (Giờ trong ngoặc là giờ Tây Phương).

Thứ Bảy 21/3- Luanda

-10 giờ sáng (4 giờ EDT): Thánh Lễ với các Giám Mục, Linh Mục Tu Sĩ và thành viên trong các phong trào Công Giáo và Giáo Lý Viên tại Angola và Sao Tome tại Thánh Đường Thánh Phaolô ở thành phố Luanda. Đức Giáo Hoàng giảng.

- 4 giờ 30 chiều (10.30 sáng EDT): Đức Giáo Hoàng gặp gỡ các bạn trẻ tại Vận Động Trường Coqueiros tại Luanda. Đức Giáo Hoàng ban huấn từ.

Chúa Nhật, 22/3 – Luanda

- 10 giờ sáng (5 giờ sáng EDT): Thánh Lễ với các Giám Mục tại IMBISA ( Vùng Nội Địa Phi Châu) Gặp gỡ các Giám Mục Nam Phi tại vùng nghỉ hè Cimangola ở Luanda. Đức Giáo Hoàng thuyết giảng.

- Đức Giáo Hoàng xướng kinh Truyền Tin và ban bài huấn dụ.

- 4 giờ 45 chiều (11.45 sáng EDT): Gặp gỡ các phong trào Công Giáo dấn thân và cổ võ đối với phụ nữ tại Giáo Xứ Thánh Anthony ở Luanda. Đức Giáo Hoàng ban bài huấn dụ.

Thứ Hai 23/3 – Luanda & Rome

- 7 giờ 30 sáng (2.30 giờ sáng EDT): Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ riêng tại nhà nguyện ở Toà Khâm Sứ.

- 9 giờ 15 sáng (4.15 giờ sáng EDT): Khởi hành từ Tòa Khâm Sứ.

- 10 giờ sáng (5 giờ sáng EDT) Buổi lễ tiễn biệt tại Phi Trường Quốc Tế Quatro de Fevereiro. Đức Giáo Hoàng ban huấn từ.

- 10 giờ 30 sáng (5 giờ sáng EDT): Chuyến bay Giáo Hoàng cất cánh trở về Roma.

- 6 giờ chiều: Chuyến bay Giáo Hoàng đáp xuống Phi Trường Ciampino tại Roma kết thúc chuyến tông du Giáo Hoàng lần thứ 11.

Đây là chuyến Tông Du đáng chú ý trong triều Giáo Hoàng Biển Đức XVI tại Phi Châu, Đức Thánh Cha đã ban tài liệu làm việc cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu sẽ được tổ chức vào tháng 10 tại Vatican, và Ngài đang viếng thăm một lục địa đã bị xâu xé, chịu đau khổ vì chiến tranh, bạo lực, nghèo đói, bệnh Siđa và phẩm giá người phụ nữ Phi Châu bị chà đạp.

Dưới triều Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, giáo dân Công Giáo Phi Châu đã tăng lên 160 % và ơn gọi Linh Mục tại Phi Châu đã tăng gấp 3 lần. Một thống kê thật kinh khủng trong Giáo Hội hoàn vũ.
 
Chú đồi mồi được đi miễn phí trên chuyến bay Giáo Hoàng
Ngọc Loan
06:20 21/03/2009
Cameroon: Ngày cuối cùng trong chuyến Tông Du Giáo Hoàng tại Cameroon, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã được bộ tộc Pygmies viếng thăm, họ đã tặng Đức Thánh Cha một chú đồi mồi, để rồi từ đây chú đồi mồi sẽ được đi miễn phí tháp tùng Đức Thánh Cha, và sống đời tha hương tại Vatican, đây là một chương trình không được liệt kê trong chuyến tông du Giáo Hoàng.

Nhóm bộ tộc Pygmies khoảng 15 người thuộc Bộ tộc Baka đã len lỏi cho bằng được để đến nơi Giáo Hoàng trú ngụ tại Dinh Khâm Sứ ở Yaounde vào ngày Thứ Sáu 20/3. Tại đây họ đã nhanh chóng dựng một cái chòi bằng lá tại vườn tòa Khâm Sứ và Đức Thánh Cha đã đi ra chào mừng họ.

Nhóm Pygmies gồm có các bô lão, cha mẹ và con cái đã cất lên những bài hát thổ dân và vũ dân tộc đi kèm theo tiếng trống. Họ đã tặng Đức Thánh Cha ba kỷ vật tượng trưng cho sự khôn ngoan của Bộ Tộc Baka đó là: một cái rổ, một tấm chiếu và một chú đồi mồi.

Khi nhận món quà một chú đồi mồi sống, nhiều vị giám chức tỏ ra ngạc nhiên và không biết phải đối xử sao với số phận của chú đồi mồi. Trên chuyến bay tới nước thứ 2 tại Phi Châu là Angola, nhiều vị giám chức đã nói với ký giả là chú đồi mồi đã được gởi lại tại Cameroon nên không có mang theo.

Nhưng chỉ một vài phút sau, Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã xuất hiện trước các ký giả mang theo trên tay một cái rọ có chú đồi mồi. Các ký giả đều đứng lên và tuốn về đưa máy ảnh để chụp chú đồi mồi đang ló đầu ra nhìn ngơ ngác trong cái rọ.

Cha Lombardi đã nói với các ký giả là Ngài vẫn chưa biết phải đối xử sao cho số phận tương lai của chú đồi mồi khi mang trở về Vatican. Nhưng Ngài nghĩ rằng chú đồi mồi sẽ được diễm phúc được thả rong trong vườn Vatican.

Bộ tộc Baka Pygmies sinh sống trong rừng tại miền Nam Cameroon. Họ tụ tập lại thành bộ tộc và sinh sống bằng nghề đi săn. Dân số bộ tộc Baka hiện nay chỉ còn khoảng 30,000 người.
 
Tại Angola, Đức Giáo Hoàng khẩn khoản cho gia đình Phi Châu, lên án cổ võ phá thai.
Ngọc Loan
09:15 21/03/2009
Luanda- Angola: Nói chuyện với các nhà chính trị tại Angola và nhóm viên chức ngoại giao quốc tế, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẩn khoản kêu gọi thay cho các gia đình Phi Châu đang phấn đấu trước hiểm họa của nạn đói, bệnh tật và chiến tranh.

Đức Thánh Cha nói phụ nữ và thiếu nữ nhất là những người đang trải qua sự kỳ thị “bị dồn nén” và bị lạm dụng tính dục. Đồng thời, Đức Thánh Cha chỉ trích đến các cơ quan đã khoác lác thay vì cải thiện đến việc chăm lo sức khoẻ thì lại cổ võ cho việc phá thai.

Đức Thánh Cha nói “thật là cay đắng mỉa mai thế nào đối với những con người cổ võ phá thai như là một hình thức chăm lo sức khoẻ cho ‘người mẹ. Thật là một sự đảo lộn cho rằng kết liễu cuộc sống là một vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinhh sản”.

Đức Giáo Hoàng đã ban bài huấn từ vào ngày 20/3 tại phủ tổng thống ở Luanda, là thủ phủ của nước Angola. Tổng thống Jose Eduardo Dos Santos đã chào mừng trong một buổi lễ nghi thức trịnh trọng. Sau khi Tổng Thống đã gặp riêng Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, Đức Thánh Cha đã vào văn phòng gồm toàn các viên chức ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Angola, các Giám Mục và các viên chức cao cấp trong chính quyền.

Đức Giáo Hoàng đứng trên một cái bục được trang điểm với những lá cờ Angola và cờ của Tòa Thánh. Sau khi Đức Giáo Hoàng ca ngợi sự xây dựng quốc gia sau một cuộc nội chiến, Đức Thánh Cha đã quay về với những vấn đề hiện đang lan rộng tới dân tộc Phi Châu và nói đến tình trạng căng thẳng đối với các gia đình Phi Châu bao gồm đến nạn đói, thất nghiệp, bệnh tật và tình trạng di cư.

Đức Thánh Cha nói “Sự xáo trộn nhất là sự ép buộc kỳ thị đang giáng lên mà phụ nữ và thiếu nữ rất thường phải chịu đựng, đó là không kể đến thủ đoạn tình dục bạo hành và lạm dụng không thể nói ra được vốn gây nên bẽ bàng và đau thương”.

Các cơ quan thuộc Giáo Hội đã gia tăng hoạt động nhằm cổ võ cho quyền phụ nữ tại Phi, và Đức Giáo Hoàng sẽ nói chuyện với các nhà Công Giáo tranh đấu cho phụ nữ trước khi rời khỏi quốc gia Angola. Chồng chất thêm đến sự kỳ thị về pháp luật như nghèo đói và quyền thuộc người mẹ, nhiều phụ nữ Phi Châu đã phải trải qua nạn buôn bán người thường có liên lụy đến đường giây làm đĩ điếm.

Theo bản tường trình qua những năm gần đây của Liên Hiệp Quốc và Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới, đã cho thấy rằng tại nhiều quốc gia Phi Châu, tư tưởng thâm căn cố đế là chồng chúa vợ tôi đã khiến những người vợ bị đánh đập và người chồng có “quyền” hành hạ và xỉ nhục vợ.

Khi đưa ra vấn đề phá thai, Đức Giáo Hoàng đã trở lại một vấn đề mà Tòa Thánh đã nhấn mạnh rất nhiều lần trên diễn đàn quốc tế. Hiện thời Tòa Thánh đang lo ngại đến các cơ quan quốc tế đang đẩy mạnh đến việc phá thai coi như là nhân quyền.

Hậu quả của nó, Đức Thánh Cha nói đó là những chính sách được cổ võ bởi “những người cho việc đó là nhằm cải thiện “dinh thự xã hội” mà nó đe dọa ngay chính từ nền tảng”.

Đức Giáo Hoàng cam kết rằng, qua các cơ quan từ thiện, giáo hội sẽ “tiếp tục bằng đủ mọi cách để bảo vệ gia đình, bao gồm đến những người đang chịu đau khổ vì hậu quả đau đớn của bệnh Siđa—và bênh vực nhân qưyền”.

Đức Thánh Cha cũng đã đề cập đến các vấn đề bao quát hơn tại Phi Châu nữa. Ngài nói Châu Phi là “lục địa của niềm hy vọng”, con người tốt sẽ làm việc để biến đổi nó và giải thoát con người khỏi tính tham lam, bạo lực và tình trạng biến động.

Sự chuyển đổi này sẽ dẫn đến những nguyên tắc cho mọi nền dân chủ tân thời đó là: tôn trọng nhân quyền, chính quyền chân chính, một nền luật pháp độc lập, một sự tự do báo chí, một sự hội nhập phục vụ dân sự và các trường ốc và bệnh viện được hoạt động một cách đúng đắn.

Đức Giáo Hoàng nói thêm một yếu tố cần nhấn mạnh nhất cho sự chuyển đổi đó là một sự quyết tâm “cắt bỏ nạn tham nhũng một lần và cho tất cả”.

Cư dân Phi Châu được kêu gọi không vì nhiều chương trình hơn thế nữa nhưng cho “một sự sửa đổi thâm sâu, kéo dài tự đáy lòng cho tình đoàn kết thành thật”.

“Lời khẩn cầu của họ cho những ai phục vụ chính trị, công chức, các cơ quan quốc tế và các công ty đa quốc gia chỉ giản đơn ở điều này: cùng sát cánh với chúng tôi theo đường lối thâm sâu con người; cùng đồng hành với chúng tôi, và cho gia đình và cộng đồng chúng tôi”.

Đức Thánh Cha đã nhắc nhở đến các quốc gia giầu có đừng quên đến sự cam kết giúp đỡ của họ cho lục địa Phi Châu, bao gồm đến Những Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm Mới đã được thông qua hồi năm 2000, theo đó họ cam kết giúp đỡ 0.7% tổng sản lượng quốc gia. Không nên coi mục tiêu đó là một tai biến đối vì nền khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện tại.

Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ tán thành những nỗ lực của quốc gia Angola trong việc tái phục hồi sau 27 năm nội chiến. Thêm vào đó chính quyền đã phát động sự trợ giúp về nhiều mặt, nước Angola đã được giúp đỡ cật lực bởi các giáo viên, các nhân viên y tế, các công chức đã làm việc chỉ đòi hỏi chút đỉnh hay không công để phục vụ những người cơ bần.

Bài nói chuyện của Đức Giáo Hoàng đã được truyền đi trên đài truyền hình và đã được những thính giả có mặt đứng lên hoan nghênh tán thành.

Luanda, thủ phủ của Angola đã chào mừng Đức Thánh Cha nồng nhiệt trong ngay ngày đầu đặt chân đến quốc gia này. Hàng ngàn người đã đứng dọc theo bên đường vẫy tay chào Đức Giáo Hoàng, cùng loạt mặt áo thung và đội nón có mang hình Giáo Hoàng và đồng thanh la lên”Papa, amigo, Angola esta contigo!” (Thưa Đức Giáo Hoàng, người bạn của chúng con, nước Angola sẽ theo Đức Thánh Cha)

Đức Giáo Hoàng đã trở lại chủ đề gia đình buổi chiều cùng ngày tại Dinh Khâm Sứ với 25 vị Giám Mục Angola, yêu cầu các Giám Mục hãy bảo vệ cơ chế hôn nhân và sự thánh thiêng của đời sống”.

Đức Giáo HOàng đã nhắc nhở tới nhiều cặp hôn nhân ngày nay đã mất đi sự kiên định nội tại và “ thật đó là chiều hướng đang lan rộng trong xã hội và văn hóa để đưa ra câu hỏi tính chất độc nhất vô nhị và thừa tác vụ đặc biệt của gia đình dựa trên hôn nhân”.

Về phận vụ của các Giám Mục, Đức Cha nói là hãy đòi hỏi đến chiều kích luật pháp và kinh tế để ủng hộ gia đình trong việc nuôi nấng và dạy dỗ con cái

Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi Giáo Hội tại Angola vì sự chủ động và nói Ngài đến quốc gia này để thừa nhận đến việc truyền giáo căn bản của giáo hội trong xã hội. Đức Thánh Cha đã cảnh giác rằng Phi Châu cũng giống như những nơi khác đang đối đầu với sự lấn lướt của thuyết tương đối hóa, vốn thừa nhận không có gì là dứt khoát và coi cá nhân là một chiều kích duy nhất cho mọi sự.

“Chúng ta đưa ra chiều kích khác. Chính Đức Kitô là chiều kích cho chủ nghĩa nhân đạo thực sự”.

Khi màn đêm buông xuống, các bạn trẻ Công Giáo đã chen lấn chung quanh khu vực dinh Khâm Sứ nơi Đức Giáo Hoàng cư ngụ, họ đã ca hát và hy vọng sẽ được nhìn thấy bóng dáng Giáo Hoàng. Và niềm ước mơ đã thành sự thật, sau một ngày dài Đức Thánh Cha vẫn mỉm cười xuất hiện trên hành lang Tòa Khâm Sứ và ban phép lành cho các bạn trẻ.

Tại một địa điểm khác trong thành phố, hàng vạn người Công Giáo Angola đã thắp nến và đi bộ đến Đền Thánh Đức Mẹ tham dự buổi canh thức.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đang viếng thăm quốc gia thứ hai, trong chuyến Tông Du lần thứ 11 của triều Giáo Hoàng Biển Đức XVI.
 
Đức Thánh Cha bắt đầu viếng thăm Angola
G. Trần Đức Anh OP
16:07 21/03/2009
LUANDA. Sáng 20-3-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã rời thủ đô Yaoundé của Camerun, sang viếng thăm Angola, chặng thứ 2 trong cuộc viếng thăm thứ 11 của ngài tại hải ngoại.

Angola được chọn trong lộ trình vì đang kỷ niệm 500 năm truyền giáo tại đây. Đến nơi vào lúc quá trưa, ĐTC đã viếng thăm tổng thống nước này và gặp gỡ chính quyền dân sự cùng với ngoại giao đoàn, trước khi gặp HĐGM Angola tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh và dùng bữa tối với các vị. Sau đây là chi tiết các hoạt động của ĐTC.

Angola rộng gấp 3 lần Camerun, với gần 1 triệu 250 ngàn cây số vuông, gần 4 lần Việt Nam, nhưng dân số chỉ có 15 triệu người, tương đương với dân số Camerun.

Tin Mừng được các thừa sai người Bồ đào nha truyền vào Angola cách đây 500 năm. Giáo Hội tại đây hiện có 8 triệu 600 ngàn tín hữu Công Giáo tương đương với 55,6% dân số, và gồm 18 giáo phận.

Angola là nước sản xuất nhiều dầu hỏa thứ hai tại Phi châu, sau Nigeria, và nay trở thành nước xuất khẩu nhiều dầu hỏa nhất tại đại lục này. Nhưng Angola cũng là một trong những người nghèo nhất thế giới. 70% người dân nước này sống với lợi tức chưa tới 1 mỹ kim mỗi ngày. Hơn một nửa dân số Angola không có công ăn việc làm, và trung bình người dân nước này sống chưa tới 38 tuổi. 17% dân Angola không biết chữ.

Tiếp đón

Sau hơn 2 giờ bay từ Camerun, máy bay chở ĐTC, đoàn tùy tùng và các ký giả đã đáp xuống phi trường quốc tế ”mùng 4 tháng 2” của thủ đô Luanda vào lúc 12 giờ 42 phút. Thành phố này có hơn 2 triệu 760 ngàn dân cư và giáo phận thủ đô có hơn 2 triệu 340 ngàn tín hữu Công Giáo.

Tổng thống José Dos Santos và phu nhân, cũng với các giới chức chính quyền và Đức TGM sở tại, Damião António Franklin, cũng là Chủ tịch HĐGM Angola, và các GM đã tiếp đón ĐTC tại chân thang máy bay.

Trong diễn văn đầu tiên tại Angola, ĐTC nói đến khát vọng hòa bình và cổ võ đối thoại. Ngài nói: ”Tôi đến từ một nước trong đó hòa bình và tình huynh đệ vẫn được tất cả mọi người dân đặc biệt quan tâm, nhất là những người, như tôi, đã từng phải trải qua chiến tranh và chia rẽ giữa những anh chị em cùng thuộc một quốc tộc, chỉ vì những ý thức hệ tàn hại và vô nhân đạo, những ý thức hệ đó, dưới cái vẻ giả tạo của những giấc mơ và ảo tượng, đã đặt nặng trên con người cái gông cùm áp bức. Vì thế, anh chị em có thể hiểu rằng tôi nhạy cảm dường nào đối với cuộc đối thoại giữa con người như phương thế để vượt tháng mọi hình thức xung đột và căng thẳng, cũng như để làm cho mọi quốc dân, như tổ quốc của anh chị em, thành một căn nhà hòa bình và huynh đệ. Để đạt tới mục đích đó, anh chị em cần kín múc từ gia sản tinh thần và văn hóa của mình những giá trị tốt đẹp nhất của Angola, gặp gỡ nhau không chút sợ hãi, chấp nhận chia sẻ những sự phong phú về tinh thần và vật chất để mưu ích cho tất cả mọi người”.

”Các bạn Angola thân mến, lãnh thổ của các bạn thật là giàu, quốc gia của các bạn thật là mạnh. Các bạn hãy dùng những đặc điểm này để cổ võ hòa bình và sự cảm thông giữa các dân tộc dựa trên căn bản liêm chính và bình đẳng, thăng tiến cho Phi châu một tương lai an bình và liên đới mà mọi người ao ước và có quyền được hưởng. Với mục đích ấy, tôi xin các bạn, đừng chiều theo luật của kẻ mạnh hơn! Bởi vì Thiên Chúa đã ban cho con người được bay bằng đôi cánh lý trí và đức tin, vượt lên trên những xu hướng tự nhiên của họ. Nếu các bạn bay lên với đôi cánh ấy, các bạn sẽ dễ dàng nhận ra nơi tha nhân người anh em của mình, được sinh ra với cùng những quyền căn bản. Rất tiếc là trong biên giới Angola này, vẫn còn bao nhiêu người nghèo đang đòi hỏi sự tôn trọng các quyền của họ. Chúng ta cũng không thể quên bao nhiêu người dân Angola đang sống dưới mức nghèo đói cùng cực. Các bạn đừng để họ bị thất vọng!”

Gặp chính quyền và ngoại giao đoàn

Sau nghi thức tiếp đón tại Phi trường, ĐTC đã về tòa Sứ thần Tòa Thánh cách đó 5 cây số. Dân chúng tiếp đón ngài hai bên đường rất nồng nhiệt như trong một đại lễ, dù họ chờ đợi hàng giờ dưới ánh nắng mặt trời. Rất nhiều người mặc áo T-Shirt có in hình ĐGH và họ vui mừng hô những câu ”ĐGH bạn, Angola ở với ngài”.

Ngài đến thăm Tổng thống Eduardo Dos Santos vào lúc 5 giờ chiều và gặp gỡ chính quyền và ngoại giao đoàn ngay tại phủ tổng thống.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nỗ lực tái thiết của chính quyền và nhân dân Angola và nói rằng: ”Các bạn thân mến, với một tâm hồn thanh liêm, đại đảm và từ bi, các bạn có thể biến đổi đại lục này, giải phóng dân tộc các bạn khỏi tệ nạn ham hố của cải, bạo lực và vô trật tự, hướng dẫn họ trên con đường được ghi những cột mốc không thể thiếu được đối với mọi nền dân chủ tân tiến, đó là tôn trọng và thăng tiến phẩm giá con người, một chính phủ minh bạch, một hệ thống pháp quan độc lập, một nền truyền thông tự do, một sự quản trị công cộng lương thiện, một hệ thống học đường và nhà thương tiến hành thích hợp, và quyết tâm bài trừ mọi hình thức tham nhũng, một quyết tâm ăn rễ sâu nơi sự hoán cải tâm hồn”.

Với các vị đại sứ, ĐTC khẳng định rằng ”sự phát triển kinh tế và xã hội tại Phi châu đòi phải có sự phối hợp giữa chính quyền quốc gia với những sáng kiến trong miền và với những quyết định quốc tế. Một sự phối hợp như thế đòi các nước Phi châu phải được coi không phải chỉ là những người tiếp nhận các kế hoạch và giải pháp do người khác đề ra. Chính người Phi châu, khi làm việc với nhau để mưu công ích cho cộng đoàn mình, cũng phải là những tác nhân đầu tiên của công việc phát triển chính mình. Về vấn đề này, càng ngày càng có những sáng kiến hữu hiệu đáng được hỗ trợ, trong đó có tổ chức Liên minh mới để phát triển Phi châu gọi tắt là Nepad, Hiệp ước về an ninh, ổn định và phát triển tại vùng Đại Hồ, v.v.

ĐTC nhắc nhở cộng đồng quốc tế nói chung cấp thiết phối hợp nỗ lực để đương đầu với sự thay đổi khí hậu, thực hiện trọn vẹn và chính đáng những cam kết về phát triển đã được đề ra tại Hội nghị Doha, và thực hiện lời hứa của các nước phát triển đã nhiều lần được lập đi lập lại sẽ dành 0,7% tổng sản lượng quốc gia để trợ giúp chính thức cho việc phát triển các nước nghèo. Sự trợ giúp này càng cần thiết hơn ngày nay vì cơn bão tố tài chánh hiện nay trên thế giới; mong ước rằng sự trợ giúp ấy không phải là một trong những nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới.

ĐTC kết thúc bài diễn văn với lời bênh vực gia đình và ngài nhận xét rằng ”như mọi người chúng ta đều biết, tại Angola này cũng có nhiều áp lực đè nặng trên các gia đình: những lo âu và tủi nhục do nạn nghèo đói, thất nghiệp, bệnh tật, lưu đày, gây ra. Một điều đặc biệt gây kinh hoàng, đó là cái ách kỳ thị phụ nữ và trẻ nữ đang đè nặng trên nhiều người, không kể vô số những hành vi bạo lực và khai thác tình dục, gây tủi nhục và chấn thương cho nữ giới. Tôi cũng phải nói đến một lãnh vực gây lo âu rất nhiều, đó là chính sách của những người nhắm ảo tưởng gọi là ”xây dựng tòa nhà xã hội, nhưng đồng thời lại đe dọa chính nền móng của tòa nhà ấy. Thật là cay đắng thái độ của những người cổ võ phá thai như một biện pháp gọi là để săn sóc sức khỏe của người mẹ. Thật là điều lạ đời chủ trương của những người cho rằng hủy hoại sự sống là một vấn đề sức khỏe sinh sản của phụ nữ (Hiệp định Maputo, art. 14).
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh tâm giáo hạt Ninh Bình - giáo phận Phát Diệm
NL
01:05 21/03/2009
Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”: Lời mời gọi và tâm tình của Mùa Chay Thánh. Cũng trong tâm tình ấy, chương trình tĩnh tâm Mùa Chay 2009 của Giáo phận Phát Diệm được mở rộng đến từng Hạt và các giáo xứ, cho tất cả các hội đoàn, các giới, …. từ em thiếu nhi đến bậc cao niên.

Trước Tam Nhật, chuẩn bị cho PHIÊN CHẦU LƯỢT của Xứ Ninh Bình thay mặt Giáo Phận vào Chúa Nhật IV Mùa Chay, ngày 18/03/2009 Cha Giuse Trần Ngọc Văn - Phó Đại Diện Giám Quản Phát Diệm, Chính xứ, kiêm Trưởng Hạt Ninh Bình đã khai mạc ngày tĩnh tâm trong bầu khí hết sức linh thiêng cùng với cộng đoàn qua những lời kinh, những câu hát du dương mang tâm tình sám hối….và đặc biệt là qua những đề tài chia sẻ đầy ý nghĩa với tinh thần của năm “Chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình Công giáo”.

Ngôi thánh đường nguy nga lộng lẫy, nằm giữa trung tâm Thành phố Ninh Bình, trước đây còn được gọi là “nhà thờ đổ” vì hậu quả của chiến tranh để lại, chỉ còn trơ trọi một ngọn tháp và bên cạnh là một ao bèo….Năm 2002 được khởi công xây dựng và đến tháng 04 năm 2006 khánh thành.

Ngay từ sáng sớm, từng đoàn người từ khắp các các giáo xứ lân cận tuốn vào nhà thờ đông như trẩy hội. Xứ Hào Phú cách đó gần chục cây số, cho dù bận rộn với công việc làm ăn đây đó, nhưng mẹ con lớn bé cũng bồng bế nhau nô nức đi tĩnh tâm, đi xưng tội với tinh thần hăng hái, và hơn nữa hằng ngày trong thánh lễ, cha xứ luôn nhắc nhở: “Anh chị em đã và đang lo xây dựng, dọn dẹp cho ngôi nhà của mình, cho Ngôi Thánh Đường của giáo xứ được khang trang, xứng hợp…thì anh chị em cũng hãy biết chăm lo cho ngôi thánh đường là chính tâm hồn của anh chị em được luôn khang trang sạch đẹp. Vì đó chính là Đền Thờ của Ba Ngôi Thiên Chúa ngự”.

Năm nay, Giáo hội lấy chủ đề “Chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình Công giáo”, cách nào đó có thể nói, Giáo Hội đã nhìn trước được những hậu quả của một nền giáo dục như hiện nay nơi học đường - khi mà nền giáo dục chỉ lo đến thành tích, lo cho việc đạt danh hiệu này danh hiệu kia,… sự thiếu quan tâm giáo dục con trẻ từ nơi gia đình….làm cho con người đang trên đà suy thoái về nhân cách, sống quá nghiêng chiều về vật chất, hưởng thụ…Chính vì thế, cần được chấn chỉnh môi trường giáo dục ngay từ nơi gia đình là cái nôi của Giáo Hội cũng như xã hội.

Vâng! Mùa Chay là thời gian mà Giáo Hội chuẩn bị tâm hồn tín hữu tham dự vào mầu nhiệm Tử nạn - Phục sinh của Đức Kitô, một dịp thuận lợi để mỗi tín hữu Kitô nhìn nhận lại mối tương quan của mình với Chúa và với tha nhân như thế nào.. .?

Cha giảng phòng đã chia sẻ về đời sống cầu nguyện, thánh lễ…Ngài đưa ra những câu câu hỏi và những câu chuyện dí dỏm chứa đầy ý nghĩa, như câu chuyện về hai ông bà cầu nguyện, một dịp Ông gặp và chia sẻ với Cha: “Thưa Cha! Xin Cha nói giúp với Bà nhà con, đọc kinh ít thôi! Cha biết không? vào Mùa Chay nào thì: Ngắm nguyện về sự thương khó, Kinh cầu Chịu Nạn, lại trùng vào tháng Thánh Giuse nữa, nên làm việc tháng Thánh Giuse xong rồi đọc kinh cầu Ông Thánh Giuse nữa…..cũng mất cả tiếng đồng hồ….mà bây giờ chúng con tuổi cao rồi, ngồi lâu không được!”…. Qua câu chuyện đó giúp cộng đoàn hiểu hơn về việc cầu nguyện, thấy được việc cầu nguyện không chỉ đơn thuần là đọc nhiều kinh, lần nhiều chục hạt là đủ…. Nhưng điều quan trọng là “tấm lòng” của ta đối với Chúa. Một cách cầu nguyện đơn giản, hãy cầu nguyện như người con thân thưa với Cha mình trong tâm tình con thảo, chắc chắn Chúa sẽ nhận lời.

Ngài cũng đưa ra nhiều mẫu gương sống đức tin như Thánh Phêrô, một con người bộc trực, nóng nảy và đã từng yếu lòng tin khi đi trên mặt nước, đã từng chối Chúa tới ba lần,....Nhưng ông đã khóc lóc, ăn năn sám hối lầm lỗi của mình và ông cũng đã từng thưa với Chúa: “Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy!”. Vâng, chỉ có Chúa mới biết rõ ta như thế nào, Chúa biết rõ ta cần gì? Và Chúa biết điều gì tốt cho ta! Vậy, chúng ta hãy tin tưởng, phó thác vào sự quan phòng của Chúa.

Tới giờ hội thảo, các cha cũng hướng dẫn và chia sẻ với cộng đoàn những thuận lợi, khó khăn và phương cách giáo dục con cái cả về tri thức, nhân cách và việc giữ đức tin nơi môi trường sống hiện nay….Nhiều người đã mạnh dạn chia sẻ những thuận lợi, khó khăn nơi gia đình, những kinh nghiệm sống đức tin và những phương pháp giáo dục rất hay….

Quý Cha trong Hạt cũng hiện diện đông đủ, giúp cộng đoàn đón nhận Bí tích Giao Hoà; cộng đoàn đón nhận với tinh thần hân hoan, thanh thản. Vì biết bao lầm lỗi, yếu đuối…đã làm cho mối hiệp thông với Thiên Chúa và với anh em bị xa cách, nay được nối lại gần hơn, và được kết hiệp mật thiết với Chúa hơn qua Bí tích Thánh Thể là đỉnh cao của ngày tĩnh tâm.

Kết thúc ngày tĩnh tâm với thánh lễ tạ ơn đầy sốt sắng, khi ra về mỗi người mang trong mình một tâm tình, một sứ điệp biến đổi đời sống cá nhân, gia đình và cộng đoàn….Hi vọng tương lai của Giáo Hội và Xã Hội sẽ được đổi mới nên tốt hơn.
 
Lễ mừng Bổn mạng Đại chủng viện Thánh Giuse cơ sở II và Bổn mạng Giáo phận Xuân Lộc
Ban Thông tin GP Xuân Lộc
18:58 21/03/2009
Lễ mừng Bổn mạng Đại chủng viện Thánh Giuse cơ sở II và Bổn mạng Giáo phận Xuân Lộc

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC (21.03.2009) – Giáo phận Xuân Lộc đã nhận Thánh Giuse làm Bổn mạng từ ngày thành lập 14.10.1965. Thánh Giuse Bổn mạng đã bầu cử cho Giáo phận muôn hồng ân, nhất là trong những năm gần đây, Giáo phận đã hoàn thành công trình Tòa giám mục và Đại chủng viện Thánh Giuse cơ sở II tại Xuân Lộc.

Thánh lễ Tạ ơn thánh hiến nhà nguyện, làm phép chuông mới đã được Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh chủ sự, với sự hiện diện của Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc và quí cha Tổng đại diện, quí cha ban tư vấn, quí cha giáo sư đại chủng viện đồng tế.

Đây là ngày lễ mừng Bổn mạng Đại chủng viện, nên chỉ có một ít khách mời của Đức cha Đaminh, đại biểu nữ tu quí Hội Dòng, cùng 265 thày chủng sinh tham dự.

Thánh lễ đã được cử hành thật trọng thể uy nghi. Các thày đại chủng sinh giúp lễ nghi trang nghiêm. Ca đoàn Đại chủng viện gồm 170 ca viên hát lễ mang cung cách nghệ thuật thánh hòa với tiếng đàn tuyệt diệu của cây đại quản cầm hàng hiệu Rogers mới nhập về từ Hoa Kỳ, càng làm cho ngày đại lễ thêm phần uy nghi trang trọng.

Trong bài giảng, Đức Hồng y Gioan Baotixita đã nhắn nhủ cộng đoàn:

“Hôm nay chúng ta cử hành lễ kính thánh Giuse bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt của giáo phận Xuân Lộc và cũng là bổn mạng của gia đình Đại Chủng viện Xuân Lộc.

Khi chúng ta cử hành lễ kính thánh Giuse, trước tiên chúng ta phải hiệp ý với nhau tạ ơn Chúa ban cho Giáo Hội Việt Nam, ban cho giáo phận Xuân Lộc, ban cho gia đình Đại Chủng viện Xuân Lộc một người Cha, không những để bảo vệ che chở cho cuộc hành trình tiến về Nước Chúa của mỗi người, của mỗi gia đình, song còn giúp chúng ta thực hiện cuộc hành trình như thế nào để đi đến nơi mà Chúa muốn chỉ cho chúng ta. Đó là điều nhắc nhở cho chúng ta như Chúa Giêsu nhắc nhở cho chính gia đình cha mẹ dưới đất này.

Cha mẹ thì thương con, sau ba ngày tìm gặp thấy con đi lạc thì vui mừng và cũng than thở buồn phiền vì mất con ba ngày. Nhưng Chúa Giêsu đặt câu hỏi mà có lẽ không có văn hóa của nước nào, của châu lục nào, hiểu được; đó là nhắc nhở của Chúa cho chính cha mẹ dưới đất của mình cũng là nhắc nhở cho mọi người: “Cha mẹ tìm con làm chi, cha mẹ lại không biết con phải ở trong nhà Cha của con trên trời và phải kính mến Cha là ưu tiên số một hay sao?”

Chúng ta xây cất ngôi Nhà nguyện này là để cho chúng ta đến gặp gỡ Cha của mình. Người Cha là cái gốc của sự sống, cái gốc của tình thương. Luôn luôn tiếp cận với người Cha là tiếp cận cái gốc của nguồn sống trong suốt đời thánh hiến của mình, để mỉnh được sống mỗi ngày dồi dào hơn, và tình yêu của mình mỗi ngày một tỏa sáng ra hơn. Đó là ý nghĩa của việc tiếp cận với tương quan siêu nhiên đến từ Cha trên trời.

Ngoài ra, trong đời của Chúa, biến cố Ngài ở trong Đền thờ khi lên 12 tuổi có ý nói tương tự là đừng bắt gọi ai là cha, là thầy bởi vì chỉ có một Cha trên trời, chỉ có một Thầy là Đức Kitô. Thế nhưng trong văn hóa Đông Tây gì cũng vậy, một người là linh mục hay trong gia đình, người sanh ra mình thì gọi là cha là mẹ. Ở đâu cũng vậy, bên Tây bên Tàu người ta cũng vậy thôi, người ta vẫn gọi linh mục là cha, các thầy là thầy.

Vậy khi người khác gọi các linh mục là cha hay gọi tôi là cha chung trong giáo phận, nghĩa là muốn nhắc nhớ cho tôi cái gì? Ở đây tôi muốn kể lại hai sự kiện.

Sự kiện thứ nhất là khi chúng tôi đến thăm nhà thánh Têrêsa sinh trưởng, sau miếng vườn có cái sân nhỏ người ta tạc tượng ông bố mới vừa được phong á thánh. Ông bố tên là Martin. Thánh Têrêsa lúc bấy giờ 15 tuổi, trong cử chỉ chắp tay xin người cha của mình cho mình đi vô Dòng Kín - mà Têrêsa biết được rằng mới 15 tuổi người ta chưa cho tu Dòng Kín. Xin cha xứ, cha xứ cũng không có quyền cho thì năn nỉ ông bố. Người ta tạc tượng thánh nữ chắp tay nhìn bố. Còn bố ngồi đó nhìn lên trời. Đoàn hành hương đi theo tôi hỏi có ý nghĩa gì?

Tôi nói rằng: Bà Thánh Têrêsa xin ông bố đi tu ở tuổi chưa ai cho đi tu cả. Ông bố chưa biết trả lời làm sao, cho nên nhìn lên trời, nói với Têrêsa: hỏi ý của Cha trên trời định làm sao, ý của Chúa định thế nào?

Cho nên mỗi một lần có ai gọi tôi là người cha chung trong gia đình giáo phận thì tôi nhớ lại trong cái tương quan với cộng đồng với giáo phận, Chúa muốn cho tôi làm cái gì, đối xử với họ làm sao? Giống như Chúa Giêsu nhắc nhở cho thánh Giuse với Đức Mẹ xin đừng tìm con nữa. Đó là sự kiện thứ nhất làm cho tôi luôn nhớ lại củng cố thêm niềm tin, định hướng cho cuộc sống của mình, từ trong tư tưởng, tâm tình, thái độ cũng như tìm kiếm Cha trên trời. Bởi vì ý Cha trên trời là Cha yêu thương, muốn cho mình làm sao đó để đi đến sự sống dồi dào, sự sống bình an, sự sống hạnh phúc lâu dài cho mình, cho mọi người.

Sự kiện thứ hai là cách đây một tuần tôi có dịp sang Rôma tham dự Hội nghị, sau đó gặp Đức Giáo hoàng. Trong cuộc gặp, tôi có thưa với ngài: “Các giám mục Việt Nam ước mong là Đức thánh Cha đến thăm Giáo hội VN trong năm tới là năm thánh”. Tôi thấy Ngài cũng ngước mắt lên trời. Ý ngài bảo chúng ta cầu khẩn Chúa quan phòng định liệu như thế nào?

Ngài không nhận, cũng không từ chối; nhưng bảo ta tìm ý của Chúa. Nếu như Chúa muốn như vậy, Chúa sẽ tạo điều kiện và cho được như vậy.

Đó là hai sự kiện nhắc nhở tôi luôn đi tìm Thánh ý Chúa trong mỗi hoàn cảnh.

Thánh Giuse nêu gương sáng cho ta. Đặc biệt trong hoàn cảnh nan giải bất trắc, thử thách không sao cưỡng lại, luôn luôn thánh Giuse hỏi ý Chúa, thi hành sứ điệp thiên thần của Chúa mang đến. Thánh Giuse đã nêu gương và chúng ta cũng noi gương được như thế, luôn luôn trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt trong lúc khó khăn, nhiều gian nan thì hướng về ý Cha trên trời và thi hành ý Cha trên trời. Lòng hiếu thảo của Chúa Giêsu luôn thực hành ý Cha trên trời cho đến hơi thở cuối cùng. Đó là lòng hiếu thảo đối với Cha cách triệt để.

Xin thánh Giuse giúp cho mọi người trong gia đình Đại chủng viện, các cha, các thầy trong gia đình giáo phận Xuân Lộc: từ giám mục, tất cả linh mục, tu sĩ, giáo dân trong sự khôn ngoan của mình, giúp cho mọi người khẳng định lối sống mà Chúa đã dạy như thánh Giuse quan thầy. Đó là con đường duy nhất đưa tới sự sống dồi dào đưa đến sự bình an, hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn của giáo phận. Xin Chúa luôn luôn gìn giữ và che chở cho tất cả chúng ta.”

Và sáng hôm nay 21-03-2009 tại khuôn viên Tòa Giám mục Xuân Lộc, đã diễn ra đại lễ mừng kính Thánh Cả Giuse bổn mạng giáo phận với khoảng 10.000 người tham dự gồm các đại biểu giáo dân, ân nhân, linh mục, tu sĩ, khách quí.

Thánh lễ bắt đầu lúc 6 giờ sáng tại Lễ đài ngoài trời, nơi tiền sảnh Nhà Nguyện mới được thánh hiến.

“Hôm nay là ngày Chúa đã dựng nên

Hôm nay đáng ghi muôn đời

Hôm nay Chúa thương dân Người

Hôm nay Chúa đem dân Người lên Núi Sion!”

Đây thật là ngày dân Chúa được đứng trước một quang cảnh tuyệt vời:

Núi Khánh hiện Long

Rừng Xuân phát Lộc!

Ngày lễ trọng hôm nay, hàng ngàn người nô nức hân hoan, hàng vạn trái tim giáo dân giáo phận Xuân Lộc vui mừng, tập họp về mái nhà cha chung là Tòa Giám Mục với mái trường thân yêu Đại chủng viện Thánh Giuse cơ sở II tại Xuân Lộc, tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn vì các công trình giáo phận đã hoàn thành.

Đoàn đồng tế gồm có Đức Cha Đaminh - giám mục giáo phận Xuân Lộc chủ tế, quí Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn - giám mục giáo phận Đà Lạt, chủ tịch HĐGM.VN., Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa - Giám mục Gp. Nha Trang, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc - giám mục Gp. Mỹ Tho, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống - giám mục phụ tá Tổng Gp.Tp.HCM., Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - giám mục Gp. Phú Cường, Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri - giám mục Gp. Đà Nẵng, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu - giám mục Gp. Long Xuyên, Đức cha Giuse Võ Đức Minh - giám mục phó Gp. Nha Trang và 2 Đức Đan viện phụ, quí cha Bề trên, quí cha Giám đốc Đại chủng viện thánh Giuse cơ sở I, Tổng Gp. Tp. HCM. tham dự cùng hơn 300 linh mục trong và ngoài giáo phận.

Đức Cha Đaminh giám mục chính tòa Gp. Xuân Lộc đã chia sẻ những tâm tình tri ơn đặc biệt đối với thánh Giuse Bổn mạng, Ngài đã bảo trợ Giáo hội Việt Nam và cách riêng giáo phận Xuân Lộc từ ngày thành lập 14.10.1965 đến nay được muôn vàn hồng ân Chúa ban. Đức cha Đaminh cũng nhắc lại địa vị cao sang quyền thế của thánh cả Giuse, theo lời thánh nữ tiến sĩ Têrêxa Avila đã nói “Trên trời, thánh Giuse truyền lệnh hơn là van xin”. Đức Cha Đaminh đặc biệt cám ơn quí Đức Cha đã yêu thương luôn chia sẻ mọi nỗi vui buồn và đồng hành cùng giáo phận Xuân Lộc. Trong ngày lễ trọng đại hôm nay, giọng nói của Đức Cha Đaminh càng hùng hồn xác tín, làm cho người nghe thêm lòng yêu kính thánh cả Giuse quan thày giáo phận.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lại bày trò gì đây?
Hà Thạch
19:05 21/03/2009
LẠI BÀY TRÒ GÌ ĐÂY ?

Ngày 20 tháng 3 năm 2009, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội cử hai cán bộ toà tới tận nhà 8 giáo dân là bị cáo trong phiên toà phúc thẩm sắp tới để đặt giả thiết với các giáo dân rằng: “giả thiết trong phiên toà phúc thẩm sắp tới vì một lý do nào đó luật sư Lê Trần Luật không thể có mặt tại phiên toà thì các bị cáo nghĩ gì?” và “ các bị cáo đã có hai luật sư Hoàng Cao Sang và Huỳnh Văn Đông bào chữa thì đâu có cần ông Luật nữa?”.

Sau khi không thể thuyết phục được các giáo dân, hai nhân viên Toà án đã rút từ trong cặp ra thư mời các giáo dân có mặt tại Toà án vào sáng thứ hai, ngày 23 tháng 3 năm 2009, để “bàn về vấn đề luật sư cho Toà Phúc Thẩm”.

Thật nực cười khi Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội lại triệu giáo dân tới để bàn về vấn đề luật sư bào chữa???

Nếu ông luật sư có vấn đề gì về pháp luật thì cứ việc rút giấy phép hành nghề, tuyên bố ông không đủ tư cách luật sư để bào chữa cho các bị cáo trong phiên toà phúc thẩm sắp tới, có gì đâu phải bàn với cãi, nhất là phải đưa cán bộ tới tận nhà để đặt giả thiết với các giáo dân “nếu ông không có mặt”.

Bên cạnh đó, ngày 15 tháng 3 năm 2009, các bị cáo là giáo dân Thái Hà đã gửi Đơn Kiến Nghị tới Bộ Công an, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội… về việc “bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo” và đề nghị các cơ quan Nhà nước “tạo điều kiện giúp đỡ Luật sư Lê Trần Luật được thuận lợi ra Hà Nội bào chữa trong phiên toà phúc thẩm sắp tới”. Lập trường đã rõ ràng thế mà Toà án Nhân dân Hà Nội còn cử người tới thuyết phục và khi không thuyết phục được thì lại gửi giấy mời tới toà để “bàn về vấn đề luật sư bào chữa”.

Không biết chính quyền Hà Nội đang bày trò gì đây, nhưng có điều chắc chắn, nếu họ cứ tiếp tục ngăn cản luật sư Luật ra Hà Nội bào chữa cho các bị cáo là giáo dân Thái Hà trong phiên toà phúc thẩm sắp tới, thì họ đang ngang nhiên chà đạp lên Hiến Pháp và pháp luật được qui định tại điều 132, Hiến Pháp 1992: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình”; và vi phạm nghiêm trọng Công ước Quốc tế về Quyền Con người mà Việt Nam đã long trọng ký kết, được qui định tại điều 14, khoản 3:

“Trong các vụ hình sự, tất cả các bị cáo đều được hưởng đồng đều những bảo đảm tối thiểu sau đây:

a. Được tức thì thông báo tội trạng với đầy đủ chi tiết bằng ngôn ngữ mà họ thông hiểu.

b. Quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị sự biện hộ và được quyền liên lạc với luật sư do mình lựa chọn.

c. Được xét xử mau chóng, không diên trì quá đáng.

d. Được hiện diện trong phiên xử để tự biện hộ hay nhờ luật sư biện hộ do mình lựa chọn; được thông báo về quyền này trong trường hợp tự biện hộ; và được quyền có luật sư biện hộ miễn phí vì nhu cầu công lý nếu bị cáo không có phương tiện mướn luật sư.

e. Được đối chất với các nhân chứng buộc tội và được quyền đòi nhân chứng và chất vấn các nhân chứng gỡ tội cho mình, theo cùng một thủ tục.

f. Được quyền có thông dịch viên miễn phí, nếu bị cáo không nói hay không hiểu ngôn ngữ của toà.

g. Được quyền không khai, để khỏi phải tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng.”

Luật sư Lê Trần Luật và hai luật sư đã được tám giáo dân Thái Hà chọn, ký hợp đồng và đã được Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận bào chữa số 01/HS-GCNBC ngày 29/1/2009, thì không vì lý do gì mà họ không thể có mặt tại phiên toà phúc thẩm săp tới. Do đó, Toà án cũng chẳng có lý do gì để “bàn với các giáo dân về vấn đề luật sư nữa”. Cách giải quyết đúng đắn nhất là tôn trọng Hiến Pháp và pháp luật, cũng như tôn trọng các điều khỏan được qui định trong Công ước Quốc tế về quyền con người. Chính quyền không thể ngang nhiên vi phạm pháp luật.

Việc để cho luật sư Lê Trần Luật có mặt tại phiên toà phúc thẩm sắp tới sẽ là một quyết định khôn ngoan của nhà cầm quyền. Trái lại, nếu cứ cố tình giữ luật sư không cho ra Hà Nội sẽ chỉ làm cho người dân và người giáo dân thêm bức xúc và điều ấy cũng chứng tỏ rằng phiên toà phúc thẩm ngày 27 tháng 3 tới đây vẫn chỉ là một “phiên toà của ma quỷ và bóng tối”.

Việc Luật sư Luật có được ra Hà Nội tham gia bào chữa cho các giáo dân trong phiên toà phúc thẩm sắp tới vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Trong thực tế, những ngày qua, an ninh thành phố Hồ Chí Minh được triển khai dày đặc, công khai trước Văn phòng Luật sư Pháp quyền; đồng thời mỗi ngày, luật sư đều phải trình diện tại cơ quan an ninh Gò Vấp để giải trình các vấn đề chẳng liên quan gì tới vụ án. Nghe đâu, trong các cuộc nói chuyện với luật sư Luật, các cán bộ an ninh cho biết: “Anh Luật thông cảm, cái này là chỉ thị từ trung ương”; hỏi trung ương là ai thì được cho biết: “Bí mật quốc gia”.

Vụ xử phúc thẩm tám giáo dân Thái Hà đang rất gần. Dù người ta có bày trò gì, thì không có gì là không bị bóc trần dưới ánh sáng và lương tri con người.

21/3/2009
 
Trùm khủng bố
Đaminh Phan Văn Dũng
23:59 21/03/2009
TRÙM KHỦNG BỐ

“Sự thật như cây kim trong bọc, ắt cũng có ngày lòi ra”

Khủng bố là dùng biện pháp tàn bạo làm cho người khác khiếp sợ để hòng khuất phục. Đấy là một biện pháp mà cả cộng đồng nhân loại thế giới lên án và khinh bỉ. Nạn nhân của nó thông thường là các thường dân, nhà báo và ngay cả các nhân viên y tế, nhân viên cứu trợ, những con người chỉ biết làm việc thiện cho nhân loại.

Hậu quả của khủng bố thật ghê gớm, biết bao cảnh đầu rơi máu chảy, biết bao gia đình mất mát những người thân yêu, nhiều người hoảng loạn trong cảnh tàn phá do bom đạn… Chúng ta hẳn chưa quên cuộc khủng bố lịch sử đẫm máu ngày 11 tháng 9 bên Mỹ. Trước nay, thường nghe nói đến các tổ chức khủng bố như Al-qaeda, các con hổ Tamin, Ansar al Islam v.v... chứ chưa ai nghe nói chính quyền lại khủng bố dân của mình bao giờ.

Các tổ chức khủng bố thường không hợp pháp và phải trốn chui trốn nhủi vì họ làm gì có quyền lực hợp pháp. Vậy mà những ngày qua, tại Việt Nam, có một kiểu khủng bố mới do các quan tham sáng tác. Xem sự việc chính quyền đang thực hiện với luật sư Lê Trần Luật, với các cộng sự của ông, kể cả các khách hàng của văn phòng luật sư pháp quyền, đó chẳng phải là khủng bố thì là cái gì ? Mà phải nói là... tổng khủng bố mới đúng.

Chỉ trong vài ngày, hàng chục giấy mời, giấy triệu tập do hàng chục các cơ quan pháp luật phát ra, hết CA, thuế vụ, luật sư đoàn rồi ủy ban này ủy ban nọ. Đến mà chết khiếp. Không biết luật sư Luật sẽ phải đau đầu nhức óc đến thế nào chỉ để xếp lịch làm việc với các cơ quan này với những nội dung chẳng đâu vào đâu. Dạng khủng bố này cốt để làm cho đối phương bối rối, bận rộn tíu tít, không còn thời gian suy nghĩ và làm việc.

Song song với khủng bố giấy mời là khủng bố bằng tin nhắn điện thoại với những lời lẽ hăm dọa tục tĩu bẩn thỉu mà một người đoàng hoàng không ai sử dụng, hết ngày dài rồi lại đêm thâu, điện thoại bị quấy rối, hăm dọa. Dạng khủng bố này nhằm cho đối tượng phải hoang mang, sợ hãi mà bỏ đi mục đích người ấy đang đeo đuổi khiến bọn khủng bố đang lo sợ.

Tiếp theo sau là khủng bố bằng báo chí, truyền thông. Sử dụng báo chí, truyền thông để bêu riếu đối tượng, làm cho cộng đồng hiểu nhầm, lo sợ mà tránh xa. Kể cả phải dựng chuyện để mong đạt được mục đích.

Lại thêm một hình thức khủng bố mới là khủng bố khách hàng của luật sư. Hăm dọa các khách hàng để họ thanh lý hợp đồng thực hiện. Kiểu đánh bao vây triệt luôn đường sinh sống của đối phương, làm cho đối phương phá sản.

Chưa yên tâm với các kiểu khủng bố như trên, nhóm luật sư tội nghiệp kia còn bị khủng bố bằng biện pháp theo dõi chặt. 24/24 giờ, có vài kẻ kè kè theo sau như hình với bóng, hễ bước chân lên tầu hỏa, máy bay là alê hấp mời anh quay về, không nghe sẽ bị cưỡng chế áp giải ngay lập tức. Kiểu này làm cho đối tượng mất ăn mất ngủ, mất quyền tự do đi lại, coi như bị quản thúc ảo, giam lỏng.

Chắc ăn thế mà vẫn chưa yên tâm. Khủng bố luôn cả các tài sản, máy móc thiết bị. Khỏi có bí mật nghề nghiệp nữa nhé. Bí mật với ai chứ với Nhà Nước là không xong.

Tôi cũng không biết có còn kiểu khủng bố nào nữa hay không, nhưng có lẽ theo cái đà này thì còn nhiều biện pháp khác là cái chắc ! Nhìn cái cách khủng bố bạo ngược là biết ngay đây là một tổ chức khủng bố có quyền lực trong tay, bất chấp công lý và sự thật, đáng mặt sư phụ của Bin Laden vì khủng bố mà không hề bị truy nã, có cả một hệ thống cơ quan các cấp đồ sộ hoành tráng để khủng bố một văn phòng luật nhỏ nhoi bé tẹo.

Khủng bố kinh khủng thế đấy nhưng nhìn lại mục đích của tổ chức khủng bố này thì chung quy là để ông luật sư Lê Trần Luật không thể bào chữa cho mấy bà con Giáo Dân Thái Hà đang réo gọi công bằng trong phiên tòa sắp tới ngày 27 tháng 3.

Viết lên đôi dòng tưởng như bỡn chơi thế lụy, nhưng thấy lòng cảm thương cho những con người Việt Nam mong mỏi kiếm tìm chút Công Lý và Sự Thật. Không biết rồi đây họ sẽ ra sao, khi quyền lực còn nằm mãi trong tay tổ chức chính quyền khủng bố và rồi đây không biết sẽ còn bao oan ức bất công, sẽ còn bao đêm thắp nến nguyện cầu cho Công Lý và Sự Thật được như ánh hồng dương rực sáng đón chào bình minh ?
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư Liệu Thánh Kinh (23): Đời Sống Gia Đình
Vũ Văn An
05:04 21/03/2009
Đời Sống Gia Đình

Gia đình thời Áp-ra-ham là điều những ai trong chúng ta từng sống trong một đơn vị gia đình nhỏ gọi là ‘đại gia đình” hay ‘gia đình nới rộng’. Nó gồm không những cha mẹ và con cái, mà cả ông bà, cô chú, anh em họ và cả gia nhân nữa. Gia đình như thế đôi khi rất lớn. Áp-ra-ham đã có thể một lúc đem theo 318 tay chiến đấu để cứu Lót khỏi tay các ông vua nhũng nhiễu đã bắt tù ông ta (St 14:14).

Trong kiểu gia đình này, người ông có quyền tuyệt đối, không phải chỉ trong những chuyện thực tế mà cả chuyện tôn giáo nữa. Khi ông qua đời, con trai cả lên thế theo sinh quyền (birth right). Lời của người đứng đầu là luật. Gia đình Áp-ra-ham chấp nhận sự kiện Thiên Chúa đã hiện ra với ông trong cõi thinh lặng của sa-mạc. Chúa của ông cũng là Chúa của họ, dù họ không luôn luôn chia sẻ thứ đức tin của ông.

Thiên Chúa đã đưa ra một lời hứa với Áp-ra-ham. Ngài cũng đưa ra cùng một lời hứa ấy với I-xa-ác và Gia-cóp. Ngài sẽ là Chúa của các ông, chăm sóc và che chở các ông. Đáp lại, các ông phải sống theo luật lệ của Ngài. Những luật lệ này sẽ được kể rõ từng chi tiết cho thế hệ sau khi Thiên Chúa ban bố ‘các giới răn’cho Mô-sê trên Núi Xi-nai. Như thế, kể từ đầu, cuộc sống hàng ngày tại Ít-ra-en đã được cột chặt vào cuộc sống tôn giáo. Cả hai cuộc sống ấy chỉ còn là một, không thể tách biệt nhau được. Mọi điều gia đình làm đều đặt căn bản trên lề luật Thiên Chúa. Nếu họ cư xử tệ với nhau là họ đã lỗi luật Chúa rồi vậy. Mọi sự phải chỉnh đốn lại cho ngay ngắn giữa họ với nhau, và một hy lễ phải có để làm hòa họ với Chúa (Lv 6:1-6).

Cha Mẹ và Con Cái: Tôn giáo và cuộc sống gia đình quyện chặt lấy nhau trong phương cách cha mẹ nuôi dưỡng con cái. Người ta khích lệ con cái đặt câu hỏi và tìm hiểu về tôn giáo và lịch sử (Xh13:14). Những địa điểm nơi Thiên Chúa làm những điều đặc biệt cho dân Người đều được đánh dấu bằng những viên đá lớn. Khi con cái hỏi mục đích của những viên đá ấy là gì, thì cha mẹ sẽ biết đường trả lời (Gs 4:5-7).

Những ngày nghỉ việc hàng tuần (sa-bát) cũng có ý là ngày để nhớ đến Chúa và thờ phượng Người (Xh 31:15-17). Đầu thời Cựu Ước, cha mẹ con cái thuờng đi viếng các đền thờ tại địa phương. Tại đó, họ dâng hy lễ và nghe thầy cả giảng dạy. Thời Tân Ước, ngày sa-bát bắt đầu tối Thứ Sáu bằng bữa ăn long trọng nhất trong tuần. Rồi đi thăm hội đường để nghe các luật sĩ giảng luật.

Cha mẹ dạy con luật Chúa. Chúng cũng thuộc lòng nhiều phần trong Thánh Kinh. Bài thơ lớn của Đa-vít về cái chết của Sa-un và Giô-na-than là bài thơ ưa thích nhất. Buổi tối, các thành viên trong gia đình đọc to những câu truyện nay được viết lại trong Thánh Kinh.

Ngày Lễ: Ý nghĩa các ngày lễ lớn của tôn giáo được biểu lộ rõ rệt qua các nghi thức đặc biệt. Như Lễ Vượt Qua chẳng hạn, người cha hỏi đứa con cả: ‘tại sao ta cử hành lễ này?’ Thế là đứa con giải thích điều gì đã xẩy ra, như anh ta đã được học. Có ngày gọi là Xá Tội (Atonement), sau đó là Lễ Lều (hay Lễ Mùa Gặt), khi mọi người sống trong những chiếc lều làm bằng cành cây để nhớ đến lối sống du cư của tổ tiên xưa trong sa mạc. Sau này trong lịch sử Ít-ra-en, trẻ em sẽ diễn lại sự tích bà Ét-te trong ngày Lễ Purim. Tất cả các ngày lễ đều đầy sức sống và sinh hoạt mà trẻ em rất muốn biết gốc gác. Nhờ thế, các em học biết lịch sử dân tộc mình như một dân tộc của Chúa.

Học Hành: Thời Cựu Ước, không có trường học đúng nghĩa. Trẻ em được dạy dỗ tại nhà, trước nhất bởi mẹ, sau đó đến cha. Ngoài tôn giáo và lịch sử được học qua kể truyện, đặt câu hỏi và nghe trả lời, cũng như học thuộc lòng, con gái còn được mẹ dạy cho các kỹ năng nội trợ: nướng bánh, quay sợi, dệt vải, trong khi con trai được cha truyền cho những nghề tay chân. Người Do Thái có câu: ‘Ai không dạy con một nghề hữu ích, là nuôi chúng thành kẻ cắp’. Công việc của cha, đồ nghề và các bạn cùng nghề (thời sau này của Cựu Ước) đều là những phần quan yếu trong việc giáo dục cậu bé.

Đất Đai và Súc Vật: Ai cũng sở hữu đất đai, nên cả con trai lẫn con gái đều có việc bên ngoài để làm. Những việc như trông nom vườn nho, cày bừa và đập lúa thì lúc nào cũng có sẵn.

Trẻ em cũng trông nom súc vật của gia đình như cừu và dê. Mọi gia đình, cả những gia đình nghèo túng nhất, cũng có hy vọng mua được hai con chiên vào lễ Vượt Qua. Một con để giết ăn thịt, còn con kia làm bạn với con trẻ, sản xuất len làm quần áo cho chúng. Nhà nghèo thường không có chuồng riêng cho thú vật, nên chiên thường ngủ với trẻ em và ăn cùng đĩa với chúng (2Sm 12:3). Cuối Hạ, người ta giết chiên để lấy thịt và thịt ấy được giữ trong mỡ lấy từ đuôi chiên. Phần lớn các gia đình cũng nuôi thêm ít nhất một con dê để lấy sữa. Người ta để một phần sữa lên men làm phô-mai (cheese). Dù nhiều hộ có nuôi chó, nhưng loại súc vật này không phổ thông và thường bị coi là loại ăn thịt thối.

Lừa (la) là súc vật thông thường nhất dùng để chuyển vận. Chúng có thể chở đồ nặng cũng như chở người. Những nông dân giầu dùng bò trong công việc đồng áng và lạc đà trong việc chuyên chở.

Du Mục và Định Cư: Thời đầu Cựu Ước, trước những năm ngụ bên Ai Cập, người ta thường sống trong lều. Áp-ra-ham rời bỏ cuộc sống định cư và văn minh đô thị của Ua thuộc vùng Sông Êu-phơ-rát xa xôi để vâng theo lời mời gọi của Chúa. Sau đó hầu như trọn cuộc sống còn lại, ông phải du cư đây đó. Con trai ông là I-xa-ác và cháu ông là Gia-cóp cũng sống trong lều, giống các người du cư Ả-rập (Bedouins) ngày nay. Nước rất hiếm, nhất là về mùa Hè hay lúc hạn hán, và người Ca-na-an bảo vệ kỹ các giếng khơi của họ chống lại dân du cư Do Thái đang lang thang này, là những người không những lấy nước cho họ uống mà còn cho cả cho súc vật của họ nữa. Cuộc tranh chấp giữa Áp-ra-ham và A-vi-me-léc liên hệ đến cái giếng tại Bơ-e-se-va là một thí dụ điển hình (St 21:25-31).

Dù không có nơi cư trú thường trực, Áp-ra-ham và gia đình ông cũng đã an cư đủ để trồng đuợc cả lúa. Và họ không bao giờ du cư quá xa những trung tâm đông dân cư. Sau thời Mô-sê, dân Ít-ra-en muốn được định cư thường trực hơn, rồi mấy năm sau xẩy ra nhiều cuộc chiến tranh. Khi dân Ít-ra-en chiếm được đất đai, những nhóm du cư khác cũng muốn định cư tại đó nữa. Do đó, họ phải học cách cư xử tử tế với những kẻ xa lạ không lãnh thổ này, là những người sau đó sẽ tạo ra giai cấp công nhân trong xứ. Mẫu sống hàng ngày không thay đổi nhiều. Mẫu sinh hoạt căn bản trong gia đình chỉ thay đổi rất ít trong nhiều thế kỷ. Sinh hoạt ấy thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi các đoàn quân xâm lăng, ngoài ra khá thanh bình. Người ta sống gần đất canh tác. Mỗi gia đình tự trông coi lấy mảnh đất canh tác nhỏ nhoi của mình. Luôn luôn có súc vật phải trông nom, rồi quét giọn, làm bánh, kéo sợi, dệt và nhuộm vải cũng như chính việc cày bừa trồng trọt.

Liên Hệ Gia Đình: Cuộc sống gia đình ngày càng trở nên quan trọng trong lịch sử Ít-ra-en. Khi giòng dõi đã định cư vĩnh viễn tại một nơi, đơn vị gia đình bình thường trở nên mỗi ngày một nhỏ hơn.

Người Cha: Bên trong đơn vị gia đình nhỏ hơn ấy, giống như trước đây, người cha có toàn quyền. Nếu ông muốn, ông có quyền bán con gái làm nô lệ. Thời đầu Cựu Ước, người cha còn có quyền giết con khi chúng bất tuân. Ông ta có quyền ly dị vợ không cần lý do và không phải cấp dưỡng chi hết. Và ông có quyền sắp xếp việc gia đình cho các con trai.

Đàn Bà: Người đàn bà là sở hữu của chồng, bà phải coi ông như ông chủ của mình. Thái độ này vẫn còn thấy cả trong thời Tân Ước nữa. Dù phụ nữ phải làm những công việc nặng nhọc, họ vẫn giữ vị thế thấp kém cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội. Tuy nhiên luật pháp có bảo vệ người đàn bà bị ly dị và con cái bà được giáo dục phải kính trọng bà.

Chúa Giê-su cư xử với phụ nữ, thí dụ lúc Ngài sẵn sàng nói chuyện và giúp đỡ người đàn bà xứ Sa-ma-ri (Ga 4), một cách rất trái ngược với thái độ đương thịnh hành trên. Và sứ điệp Ki-tô giáo hết sức minh nhiên: ‘không có khác biệt nào… giữa đàn ông và đàn bà; anh em đều là một trong sự kết hiệp với Chúa Giê-su Ki-tô’ (Gl 3:28). Trong nước Chúa Ki-tô, không có công dân bậc hai.

Thừa Kế: Thông thường, chỉ con trai mới được thừa kế, và người con trai cả trong nhà có một vị thế đặc biệt. Anh ta có quyền thừa hưởng hai phần tài sản của người cha. Chỉ khi không có con trai, thì con gái mới được hưởng thừa kế. Nếu không có con cái, tài sản ấy được qua tay người họ hàng nam giới gần nhất.

Kính Trọng và Kỷ Luật: Sách Châm Ngôn nói nhiều và nói trực tiếp đến liên hệ gia đình hơn hẳn các Sách khác. Vì lợi ích của chính chúng, con cái nên kính trọng cha mẹ và chú tâm đến giáo huấn và lời khuyên của các ngài. Cha mẹ nào thực sự yêu thương con cái thì phải kỷ luật và sửa phạt chúng, nhất là khi chúng còn nhỏ. ‘Một cái tát tốt sẽ dạy chúng tốt để cư xử tốt’. ‘Để con mặc tình làm theo ý riêng, nó sẽ khiến mẹ phải xấu hổ’. Hạnh phúc của cha mẹ và con cái cột chặt lấy nhau. Và lòng kính sợ Chúa là khởi điểm. Tân Ước cũng xây trên một nền tảng ấy. Bổn phận Ki-tô giáo của trẻ em là vâng lời cha mẹ mình, và của cha mẹ là dưỡng dục con cái theo kỷ luật và giáo huấn Ki-tô giáo.

(Một Số Trích Đoạn Thánh Kinh về Liên Hệ Gia Đình: Xh 20:12; 21:7-11; Đnl 21:15-21; 24:1-4 (so sánh với Mt 19:8-12).

Giáo huấn trong Châm Ngôn về Cha Mẹ và Con Cái: 1:8-9; 4 và 5; 6:20tt; 10:1; 13:1, 24; 17:21,25; 19:13, 18, 27; 20:11; 22:6, 15; 23:13-16, 19-28; 28:7, 24; 29: 15, 17; 30: 11,17. Trong Tân Ước, đặc biệt nên xem: Ep 5:21-33; 6:1-4; Cl 3:18-21).

Việc Thờ Phượng Trong Gia Đình: Mỗi sáng, chiều và tối, các gia đình Do Thái thường nguyện kinh ‘Chúc tụng thứ 18’. Mỗi lời chúc tụng bắt đầu bằng câu: ‘Chúc tụng Chúa, Lạy Chúa, là vua vũ trụ’. Tất cả những lời chúc tụng này ca ngợi Thiên Chúa vì đã hứa ban đấng giải thoát, hoặc ban ơn phục sinh kẻ chết, hoặc ơn thống hối, chữa lành bệnh nhân, v.v…Trước mỗi bữa ăn, người cha gia đình đọc lời chúc tụng: ‘Chúc tụng Chúa, lạy Chúa, là vua vũ trụ, Đấng đã dựng nên hoa trái cây nho’ (hay: ‘Đấng đã tạo nên của ăn từ trái đất’; hay ‘Đấng đã tạo nên hoa trái các cây’).

Trẻ Thơ: ‘Con cái là quà phúc Chúa ban; chúng là ơn lành thực sự. Con trai của một người, khi ông ta còn trẻ, giống như mũi tên trong tay người lính. Hạnh phúc thay cho ai có nhiều những mũi tên như thế’. Những lời từ Tv 127 đó cho thấy người Ít-ra-en cảm nhận ra sao về con cái. Một gia đình đông con là một ân huệ Chúa ban. Gia đình không con thường bị người ta nghĩ là không đẹp lòng Chúa. Và điều này gây cho gia đình ấy thật nhiều buồn khổ (xem chuyện bà An-na trong 1 Sm).

Con cái quan trọng vì nhiều lý do. Con trai được qúi nhất. Chúng quan trọng đến nỗi khi có con trai đầu lòng sinh ra, tên người mẹ đổi thành: “Thân Mẫu Của…”. Khi lớn lên, con trai có thể giúp cầy bừa đất trại của gia đình. Con gái không quan trọng bằng, dù vẫn là những công nhân hữu dụng. Của hồi môn phải được đưa cho cha mẹ cô dâu để đền bù sự mất mát do việc cô không còn làm việc cho gia đình nữa. Con trai cũng cần thiết để tiếp tục mang tên của gia đình. Thời xa xưa, khi người ta chưa có ý niệm gì về sự sống đời sau, người ta vốn nghĩ họ tiếp tục hiện hữu qua con cái, nên không có con là không có tương lai. Đó là lý do khi một người chết mà không có con, người thân gần nhất có nhiệm vụ phải cưới vợ anh ta. Đứa con đầu của cuộc hôn nhân sau sẽ mang tên người quá cố và thừa hưởng gia tài của anh ta (Luật Lê-vi, Đnl 25:5-6).

Phong Tục: Đứa trẻ mới sinh được tắm và chà với muối (người ta nghĩ để làm khỏe da). Rồi được quấn tã. Bà mẹ hay bà đỡ đặt em bé trên một vuông vải. Rồi bà gấp các góc vải qua sườn và chân em bé rồi quấn băng vải (thường thêu thùa trên đó) quanh người em, giữ cho hai cánh tay em thật thẳng xuôi hai bên cạnh sườn. Trong ngày, băng vải đuợc tháo ra nhiều lần để da em bé được chà với dầu ô-liu và được rắc với bột lá đào kim nhưỡng (myrtle). Việc này được lặp đi lặp lại cả vài tháng. Quấn bọc như thế giúp bà mẹ đeo em bé dễ dàng ở đàng sau lưng trong một chiếc ‘nôi’ nệm len. Ban đêm, chiếc nôi được máng lên xà nhà hay giữa hai chạc gỗ. Các trẻ sơ sinh thường bú sữa mẹ trong hai hoặc ba năm. Nhưng tử xuất của các trẻ sơ sinh rất cao vì điều kiện nghèo nàn trong hầu hết các gia đình.

Thời Cựu Ước, trẻ sơ sinh được đặt tên lúc mới sinh. Tên luôn luôn có nghĩa. Có thể chỉ đứa bé sinh ra thế nào, tính tình ra sao, hay cảm nghĩ của gia đình đối với Chúa. Thí dụ Ra-khen, vợ Gia-cóp, chẳng hạn vì chờ mong quá lâu mới có đứa con đầu, nên đã gọi nó là Giu-se, có nghĩa là ‘ước chi Chúa cho thêm con trai’. Tên Ba-rắc có nghĩa là ‘sét’; Ê-li-a có nghĩa ‘Chúa là Thiên Chúa’; I-sai-a có nghĩa là ‘Chúa là sự cứu độ’.

Các Nghi Lễ: Thời Tân Ước, trẻ nam chỉ được đặt tên vào ngày thứ tám sau khi sinh. Cùng ngày, em được cắt da qui đầu (cắt bì). Tại nhiều nước, bé trai chỉ được cắt da qui đầu khi chúng được nhìn nhận là một thành viên trưởng thành trong dòng họ. Nhưng đối với dân Do Thái, từ thời Áp-ra-ham, Chúa đã ấn định trẻ trai phải được cắt da qui đầu sau tám ngày như biểu hiệu hữu hình lời hứa của Ngài đối với ông và con cháu muôn đời của ông. Nghi thức này nhắc họ nhớ rằng mỗi đứa con của Ít-ra-en đều là con của dân Thiên Chúa. Buồn thay, ý nghĩa thực sự của nghi thức này thường bị quên lãng, nên đến thời lưu đầy bên Ba-by-lon, nó chỉ còn được coi như là dấu hiệu của người Do Thái mà thôi.

Hai nghi thức khác đôi khi cũng xẩy ra cùng một lúc. Nếu trẻ sơ sinh nam là ‘con đầu lòng’ của gia đình, nó thuộc về Chúa một cách đặc biệt và phải được chuộc về. Sở dĩ có ấn định đó là vì lúc sắp xuất hành, mọi con đầu lòng của Ai Cập đều bị chết, nhưng Chúa đã cứu các con trai đầu lòng của Do Thái. Bởi thế từ đó mà đi, con trai đầu lòng là của Ngài. ‘Ngươi phải chuộc các trẻ trai đầu lòng của ngươi’. ‘Việc tuân giữ này sẽ là một tưởng niệm… Nó sẽ nhắc ta nhớ rằng Chúa đã dùng quyền lực cao cả đưa ta ra khỏi Ai Cập’ (Xh13:13tt). Thế hệ đầu tiên sau Xuất Hành đã được chuộc bằng việc cung hiến chi tộc Lê-vi lo việc phụng sự Chúa. Sau thế hệ đó, mỗi gia đình phải trả cho thầy cả năm đồng tiền bạc để chuộc đứa con trai đầu lòng về.

Nghi thức khác nữa là hy lễ do bà mẹ dâng để ‘thanh tẩy’ mình (Xem Lv 12). Theo luật Mô-sê, người ta phải ‘sạch’ một cách đúng nghi lễ mới được thờ phượng Chúa. Một vài sự vật như đụng xác người chết, mới sinh con, hay ăn thức ăn bị cấm là thứ có thể đem theo bệnh, sẽ khiến người làm không xứng đáng thờ phượng trong một thời gian. Muốn được ‘sạch’ trở lại, bà mẹ phải trước nhất dâng một con chim cu sau đó dâng một con chiên. Nếu gia đình quá nghèo, như trường hợp cha mẹ Chúa Giê-su, là thánh Giu-se và đức mẹ Ma-ri-a, đến nỗi không mua được chiên, thì được phép dâng thêm một con chim cu thế vào. Thời Tân Ước, tiền được dâng trong các hộp đặt trong đền thờ để trả cho các hy lễ, và các phụ nữ được tập trung tại các bậc gần bàn thờ để tham dự nghi thức này.

Cũng thời Tân Ước, trẻ trai thành người lớn năm 13 tuổi.Việc này được đánh dấu bằng một buổi lễ đặc biệt gọi là Bar Mitzvah (‘con trai của luật’). Nhiều tháng trước ngày đó, đứa trẻ phải học để đọc được những đoạn trong các sách Luật và Tiên Tri của Cựu Ước là những đoạn phải đọc trong hội đường ngày đó. Chính em phải đọc các đoạn đó trong buổi lễ. Thầy ráp-bi sau đó sẽ nói với cậu thiếu niên và xin Chúa chúc lành cho cậu qua những lời đẹp đẽ trong Sách Dân Số 6:24-26 như sau:

‘Nguyện xin Chúa chúc lành và săn sóc em;

‘Nguyện xin Chúa nhân từ và rủ lòng thương xót em;

‘Nguyện xin Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho em!’

Thế là cậu bé trở thành thành viên trưởng thành của cộng đoàn. Đôi khi cha mẹ em dẫn em đi coi buổi lễ trên một năm trước khi em lên 13.
 
Thông Báo
Cáo Phó: Nữ Tu Phạm Thị Chiên qua đời
Tu Hội Gia Đình Mẹ Maria Thăm Viếng
15:52 21/03/2009

CÁO PHÓ



Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô Tử nạn và Phục sinh,
Tu Hội Gia Đình Mẹ Maria Thăm Viếng và gia đình huyết tộc kính báo:

Chị Maria Phạm Thị Chiên
Tổng Phụ tá I

Sinh ngày 14.07.1950, tại Ninh Bình
Rửa tội ngày 21.07.1950, tại Phát Diệm
Khấn lần đầu ngày 01.01.1994
Khấn vĩnh viễn ngày 30.01.2000
Đã được Chúa gọi về ngày 19-03-2009, thọ 60 tuổi.

Xin hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Chị Maria Phạm Thị Chiên đáng mến được sớm hưởng Tôn Nhan Chúa.

Xin chân thành cảm tạ,

Tu Hội Gia Đình Mẹ Maria Thăm Viếng
Maria Trần Thị Kim Quyên
Tổng Phụ Trách

Gia Đình Huyết Tộc
Bà Cố Anna Vũ Thị Ngượi
Bào huynh: Linh mục Phêrô Phạm Ngọc Chinh
 
Văn Hóa
Người tình muôn thuở!
Sa Mạc Hồng
15:56 21/03/2009
Người tình muôn thuở!

Chúa ơi! Con yêu Ngài
Từ thuở còn ngây thơ
Tuổi vào yêu trong trắng dại khờ
Con yêu Ngài tha thiết
Từng giọt mồ hôi trên Thánh giá
Từng thớ gỗ gần gũi yêu thương
Con yêu luôn cả con đường
Ngài lê chân bước lên đỉnh núi
Con yêu Ngài, những sợi tóc buồn
Bay trong gió chiều đau thương
Loang chút máu hồng
Con yêu Ngài cả bờ môi run rẩy
Khan tiếng thì thầm, hết đỗi khoan dung
Chúa ơi! Sao nói cho cùng
Những tháng ngày con lỡ bước
Bỏ Ngài trên Thánh giá đơn côi
Con lặng lẽ theo bụi đời
Nhưng giòng đời nổi trôi nghiệt ngã
Không nơi nào sưởi ấm tâm hồn
Con lại quay về bên Thánh giá
Vẫn thấy Ngài ánh mắt dịu dàng
Không nhìn con như đứa đi hoang
Chúa ơi! Con yêu Ngài mãi mãi
Suốt cuộc đời, hết cả cõi lòng
Hãy ôm con, vòng tay trìu mến
Ngài là người tình muôn thuở của con!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hẹn Hò
Lê Ngọc Minh
05:17 21/03/2009

HẸN HÒ



Ảnh của Lê Ngọc Minh

Lời hẹn đã từ ngàn năm xưa

Tìm đến cùng nhau, ta tìm đến

Bước hoang mang

Mênh mông dòng định mệnh

Xin đừng thêm lần lạc bước đời nhau. .. !

(Trích thơ của Hoa Nắng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Chi-Rho - Churchman
Nguyễn Trọng Đa
16:31 21/03/2009
Chi-Rho
Chi-Rho, hai chữ XP, biểu tượng của Chúa Kitô. Là một biểu tượng của Chúa Kitô, được sắp xếp như một chữ viết lồng nhau, gồm hai mẫu tự đầu XP trong tên Chúa bằng tiếng Hi Lạp. Được trình bày công khai trong thế kỷ thứ năm, nhưng trước đó người ta đã thấy chữ này trong các hang tọai đạo ở thế kỷ thứ hai. Chữ P thường viết đứng với dấu chéo ngang qua thành chữ X, nhưng đôi khi thánh gía chéo được dùng làm trang trí và hai chữ A và Ω được viết rời hoặc dính vào một vạch ngang. Hòang đế Constantine (băng hà năm 337) sử dụng biểu tượng này như phù hiệu cho cờ quân đội, gọi là cờ hiệu (labarum), và nhiều mộ phần người xứ Wales và Scotland có khắc biểu tượng này. Là chữ viết lồng nhau nói lên sự chiến thắng, biểu tượng này đã không còn được sử dụng sau khi Roma sụp đổ, và Thánh giá được dùng thay thế kể từ đó. (Từ nguyên Hi Lạp chi. X; rho, P.)
Chirographus
Thủ bút, văn tự viết tay của Đức Giáo hoàng. Là thư viết tay của Đức Giáo hòang, thường bàn về một vấn đề mới có tầm quan trọng lớn. Nhiều lá thư như thế đã được Đức Giáo hòang Piô XI gửi cho Hồng Y Gasparri (1852-1934) trong ngày Thứ Bảy Tuần thánh năm 1926 về vấn đề Mexico; và trong lễ Mình Máu Thánh Chúa năm 1929 về ông Mussolini (1883-1945). (Từ nguyên Hi Lạp cheirographein, viết bằng tay.)
Chivalry
Phong cách hiệp sĩ, phong cách lịch sự. Trong nghĩa đầy đủ của phong cách hiệp sĩ, là toàn bộ lý tưởng, tập tục, kỷ luật, và tình cảm hướng dẫn các quý ông thời Trung Cổ trong thời chiến và thời bình. Điều này đi xa hơn các truyền thống hiệp sĩ Trung Cổ, mặc dầu nó bao gồm cả phong cách hiệp sĩ Trung Cổ này, và phong cách lịch thiệp mở rộng cho mọi nhân đức Kitô giáo, vốn là đặc điểm cho một đàn ông Kitô đích thực trong thời đại của đức tin (tức thời Trung Cổ). Quý ông này phải là một chiến sĩ, dùng gươm nếu cần để bênh vực chính nghĩa của Chúa Kitô chống lại kẻ thù của Chúa; quý ông cũng trung thành với giáo huấn của Giáo hội, sống trong sạch và can đảm; quý ông là người lịch thiệp và kính trọng phụ nữ, quảng đại và nhân từ. (Từ nguyên Pháp cheval, con ngựa; từ chữ Latinh caballus, con ngựa.)
Chloe
Chloe, Khơ-lô-e. Một phụ nữ ở Côrintô, mà người nhà của bà (tôi tớ và nô lệ) cảnh báo với thánh Phaolô về chuyện bè phái giữa các tín hữu. Lòng trung thành với đức tin của họ đã làm cho họ rất kính mến các nhà lãnh đạo, như thánh Phaolô, Apollos, Cephas. Được cảnh báo lời này, thánh Phaolô bắt đầu sứ vụ tại Côrintô với lời khuyến khích nhiệt tình về sự hiệp nhất. Người ta biết rất ít về bà Khơ-lô-e (I Cr 1:11).
Choice
Sự lựa chọn. Là một phán đoán tự do do lý trí nêu ra; là một quyết định chọn một trong nhiều khả năng hành động; là một hành vi của ý chí tự do chọn một phương tiện đặc biệt cho một mục đích hoặc cùng đích đã định trước.
Choir
1. Bục ca đoàn, phần trong nhà thờ dành cho ca đoàn; 2. ca đòan, hội hát, một nhóm ca viên được tổ chức để iữ phần hát trong các buổi phụng vụ ở nhà thờ; 3. Bục kinh sĩ, là phần nhà trong tu viện để đọc và hát Kinh Nhật Tụng với các ghế ngồi dành cho tu sĩ nam nữ, và tách biệt với cung thánh bằng lối phân chia thấp được khắc trang trí đẹp; 4. phẩm thiên thần, là một trong chín phẩm thiên thần. (Từ nguyên Latinh chorus, ca đòan; tiếng Hi Lạp choros, điệu vũ, một nhóm ca viên hoặc nhóm múa.)
Choir Religious
Nam kinh sĩ, nữ kinh sĩ. Là thành viên của các Hội Dòng chuyên lo hát Kinh Nhật Tụng chung hoặc riêng hàng ngày, cả khi họ không có chức thánh. Lúc đầu từ ngữ này chỉ được áp dụng cho các tu sĩ đã khấn trọng vĩnh viễn, trái với các tu sĩ khấn đơn tạm.
Choleric Temperament
Tính khí nóng nảy. Là một trong bốn tính khí cổ điển, có đặc tính là nóng nảy và hay cáu. Từ ngữ này rất quen thuộc với các tác gỉa tu đức công giáo. Những người có tính khí nóng nảy phải đấu tranh chống lại xu hướng tự nhiên của mình là dễ nóng nảy chỉ với một sự khiêu khích nhỏ. (Từ nguyên Latinh cholera, bile.)
Chorale
Bài hợp xướng, phần phụng vụ hát. Là bài thánh thi hoặc thánh ca được hát hợp xướng; là bất cứ phần phụng vụ nào được ca đoàn hát hợp xướng, điều này nổi bật vào thời kỳ đầu của các giáo hội Tin lành Đức.
Chorister
Ca viên, thành viên ca đoàn. Là thành viên của một ca đòan, một cá nhân trong ca đoàn được giao phụ trách hát một phần trong phụng vụ ở nhà thờ. Các ca viên được huấn luyện và tổ chức cho công việc ca hát này.
Chrism
Dầu thánh. Là hỗn hợp dầu hiến thánh gồm dầu ôliu và nhựa thơm. Dầu được Giám mục làm phép và được dùng khi ban các bí tích rửa tội, thêm sức, và truyền chức thánh; và trong việc làm phép chuông treo tháp, nước rửa tội, trong việc cung hiến nhà thờ, bàn thờ, chén thánh và đĩa thánh. (Từ nguyên tiếng Anh Trung đại chrisom, viết tắt của chrism, vải, khăn.)
Chrisma
Chrisma, một biểu tượng của Chúa Kitô. Đây là từ lồng ghép hai mẫu tự Hi Lạp chi và rho, có hình dáng như một chữ X và P, nhưng tương đương với CH và R trong tiếng Latinh và tiếng Anh. Cũng còn gọi là Chi Rho. (Từ nguyên Latinh chrisma; từ chữ Hi Lạp khrisma, dầu, từ chữ khriein, xức dầu.)
Chrismal Or Chrismatory
Hộp dầu thánh, bình dầu thánh. Là một hộp hoặc bình bằng kim loại chứa dầu làm phép và dầu thánh. Đôi khí nó được xem như là một bình dự trữ dầu. Lúc ban đầu từ ngữ chrismal được dùng để gọi tấm đậy bàn thờ hoặc xương thánh, và cũng dùng để gọi chiếc áo trắng của người mới rửa tội.
Chrismarium
Nơi làm phép Thêm sức trong nhà thờ; bình đựng dầu thánh.
Chrismation
Xức dầu thánh. Là hành vi xức dầu thánh. Do đó, từ ngữ này dùng để chỉ việc sử dụng dầu thánh để ban các bí tích và làm phép cho người và đồ vật.
Chrismatory
Bình dầu thánh ba ngăn. Là một bình có ba ngăn, mỗi ngăn chứa một trong ba loại dầu: dầu thánh, dầu dự tòng và dầu bệnh nhân. Bình thường được viết chữ Latinh viết tắt cho ba loại dầu này: S.C. (sacrum chrisma, dầu thánh), O.C. (oleum catechumenorum, dầu dự tòng), và O.I. (oleum infirmorum, dầu bệnh nhân). Bình dầu thánh này đã được sử dụng từ thời Trung Cổ. Ba bình lớn đựng ba dầu này được giữ tại nhà thờ chính tòa, và các bình nhỏ được sử dụng tại các giáo xứ, bệnh viện, trạm y tế, và được cất giữ trong cung thánh của mỗi nhà thờ.
Chrisom
Áo Rửa tội. Là chiếc áo trắng đặt trên một em bé khi rửa tội cho em như là biểu tượng của việc em sạch khỏi tội. Nếu đứa trẻ qua đời trong vòng một tháng sau khi rửa tội, chiếc áo này được dùng như áo liệm, và đứa trẻ này được gọi là “em bé trong áo Rửa tội”. Việc này dần dần biến mất ở hầu hết các nơi, nhưng nghi thức rửa tội gần đây nhắc đến “chiếc áo trắng”, vốn có thể là chiếc áo được mặc giống như tập tục xưa kia.
Christ
Chúa Kitô, Đấng chịu xức dầu. Từ ngữ này có nghĩa là “được xức dầu”, từ chữ Hi Lạp christos.
Christ Candle
Nến Chúa Kitô, nến Giáng sinh. Một cây nến trắng đặt trong nhà và thắp trên bàn ăn vào giờ ăn cơm trong tuần bát nhật Giáng sinh. Nó tượng trưng Chúa Kitô Ánh sáng của trần gian, vốn là một trong các chủ đề chính của Tin mừng theo thánh Gioan (Ga 8:12).
Christe Eleison
Christe Eleison, “Xin Chúa Kitô thương xót chúng con”. Lời khẩn cầu bằng tiếng Hi Lạp về lòng Chúa thương xót trong Phụng vụ Thánh thể của Thánh lễ Latinh, được đọc hoặc hát xen kẽ với câu Kyrie Eleison, “Xin Chúa thương xót chúng con.”
Christendom
Thế giới Kitô giáo, cộng đoàn Kitô giáo. Chính sách Kitô giáo và các nguyên tắc của Thiên Chúa giáo chỉ huy (và vẫn còn chỉ huy) các luật và định chế dân sự của các quốc gia. Nền tảng của nó có thể là truyền thống Do thái về chế độ thần quyền, và lịch sử của nó chính thức bắt đầu với việc giải phóng Giáo hội dưới thời vua Constantine. Thế giới công giáo phát triển qua hơn một thiên niên kỷ trong hầu hết các quốc gia châu Âu, và dù gặp nhiều trở ngại, thế giới này vẫn không hề sứt mẻ cho đến cuộc Cải cách Tin lành. Trong thời huy hòang, thế giới công giáo giới thiệu và diễn tả đời sống xã hội Kitô giáo, và ảnh hưởng của nó trên nền văn minh thế giới qua các nghệ thuật và triết học, luật và các đại học Trung Cổ là rất lớn và kéo dài. Với các điều kiện thay đổi trên thế giới, Công đồng chung Vatican II diễn tả vai trò mới của Giáo hội trong xã hội dân sự như sau: “Vì lý do chức vụ và thẩm quyền của mình, Giáo Hội không cách nào bị đồng hóa với một cộng đoàn chính trị, và cũng không hề cấu kết với bất cứ hệ thống chính trị nào vì Giáo Hội vừa là dấu chỉ vừa là đảm bảo cho tính cách siêu việt của con người” (Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, IV, 76).
Christening
Rửa rội và đặt tên. Là việc ban bí tích rửa tội, với sự nhấn mạnh đặt tên thánh cho người được rửa tội lúc đó, hoặc đặt tên thánh sau này.
Christian
Kitô hữu, người Kitô. Là một người đã được rửa tội. Một Kitô hữu tuyên tín cũng tin vào các điều chính yếu của đức tin, nhất là vào Kinh tin kính các Tông đồ. Kitô hữu công giáo còn chấp nhận các giáo huấn của Giáo hội Công giáo Roma, tham dự Phụng vụ Thánh thể và các bí tích của đạo Công giáo, vâng lời hàng giáo phẩm công giáo, nhất là vâng lời Đức Giám mục Roma.
Christian Brothers
Sư huynh Kitô. Là nhiều cộng đòan của các tu sĩ không linh mục dấn thân làm nhiều công tác tông đồ. Nổi bật nhất là Dòng Sư huynh Kitô, trước kia là Sư huynh Kitô Ireland, do Edmund Ignatius Rice thành lập; Dòng Su huynh Giáo dục Kitô, do các Linh mục Lamennais và Deshayes thành lập năm 1817 ở Ploërmel, Pháp; và Dòng Sư Huynh Lasan, do thánh Gioan Lasan thành lập năm 1680 tại Rheims, Pháp.
Christian Education
Nhân đức dũng cảm Kitô giáo. Là nhân đức mạnh bạo, dựa vào đức tin và tác động bởi đức ái với Chúa. Nhiều kẻ thù và trở ngại đối mặt với những ai nhiệt tình đi theo Chúa, như Chúa đã báo trước. Nhưng các trở ngại này sẽ là không nặng nề, chẳng hạn sự đau khổ, mặc dầu là có thật, trở nên nhẹ nhàng nhờ tình yêu mến. Khi một người đang yêu, người ấy không cảm thấy quá sức những đau khổ phải chịu vì tình yêu đối với người mình yêu. Người ấy cảm thấy ít đau khổ hơn nhiều. Như vậy, Luật Mới không đàn áp con người. Chính Chúa đã hứa: “Ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng" (Mt 11:29). Chính tình yêu làm được như thế.
Christianity
Kitô giáo. Là tôn giáo của Chúa Giêsu Kitô. Đây là sự tổng hợp đức tin mà Ngài đã linh hứng, các giáo huấn và tập tục luân lý mà Ngài đã truyền ban, đời sống thiêng liêng mà Ngài đã yêu cầu các tín hữu thực hiện, và kết quả là hình thức văn minh mà trong hai thiên niên kỷ được gọi là văn minh Kitô giáo. Và trên hết đó là mọi nguyên tắc khách quan về niềm tin, phụng tự, và lối sống con người tạo ra bản chất cho nền văn minh này, vốn chỉ là văn minh Kitô giáo khi các nguyên tắc ấy được biết rõ và đem ra thực hành.
Christianization
Kitô giáo hóa, Kitô hóa, thấm nhuần tinh thần Kitô giáo. Sự xâm nhập dần dà vào xã hội các gía trị và nguyên tắc Kitô giáo. Là một thế giới quan, nó nhìn cuộc khủng hỏang của thời hiện đại hoặc như một thảm kịch hoặc cố gắng cứu các cá nhân khi xã hội không còn được Kitô giáo hóa. Hai mặt này xem ra không thể tách rời nhau. Kitô hữu được cho là đang sống trong niềm hy vọng các thế hệ tương lai sẽ phát triển một nền văn hóa, vốn sẽ rất tôn trọng các giáo huấn của Chúa Kitô, trong đó Chúa không chỉ hứa cho con người sự vinh quang thiên đàng mà còn nếm hưởng trước Nước Chúa ngay ở trần gian này.
Christianize
Trở lại Công giáo, Kitô giáo hóa. Là việc trở lại đạo công giáo, áp dụng cho cá nhân, và người ấy sẽ thấm nhuần các nguyên tắc công giáo, vốn được ứng dụng vào các nền văn hóa, dân tộc, và các thành phần xã hội.
Christian Justice
Công lý Kitô giáo. Là nhân đức công bằng được nâng lên mức cao hơn ở hai vấn đề: các bổn phận được mặc khải cho tâm trí mà trí khôn con người chưa hiểu thấu được; và ân sủng được ban cho ý chí để giúp con người trả lại cho người khác phần người ấy xứng đáng được hưởng, vượt quá xu hướng tự nhiên của con người phải làm. Hơn nữa, công lý Kitô giáo được tích hợp bởi đức ái, vốn sẽ công hiệu hơn so với sự công bằng trong việc làm dịu điều có thể trở thành công bằng khe khắt, hoặc như người Roma cổ đại thường nói “sự không công bằng của luật”.
Christian Life Communities
Cộng đòan đời sống Kitô. Là tên mới của các Hiệp hội Đức Bà được tổ chức lại. Đây là các tổ chức của nam giới và nữ giới, cả người trưởng thành và người trẻ, với mục đích là phát triển ơn gọi Kitô hữu của họ trong thế giới. Việc tái tổ chức này được thực hiện dưới ánh sáng của Công đồng chung Vatican II và các quy chế mới được Đức Giáo hòang Phaolô VI công bố năm 1971. Xây dựng dựa trên Linh thao của thánh Ignatius, Các Cộng đòan đời sống Kitô đã hiện diện tại hơn 40 quốc gia và có văn phòng Liên Minh Thế Giới của họ tại Roma.
Christian Love
Đức ái Kitô giáo. Là luật của tình thương vô vị lợi, mà Chúa Kitô nói là một điều răn mới, và nhờ đó những người công giáo đích thực được nhận biết là công giáo. Chúa nói với các người đi theo Ngài: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15:12). Luật này là mới bởi vì chính Chúa trong hình dạng con người đặt ra; bởi vì nó là một tình yêu thương lẫn nhau, có cho và có nhận, như là nền móng của một thực tại mới, nghĩa là cộng đoàn Kitô hữu, và bởi vì qui tắc hoặc biện pháp của nó là yêu đồng lọai hơn chính mình (Lêvi 19:18), vì nó theo cách thức Chúa Kitô, là Thiên Chúa, yêu nhân lọai đến nỗi chết cho kẻ thù nữa. Trong thực hành, điều này có nghĩa là chúng ta phải yêu bằng cách chỉ mong điều tốt lành cho nhau, bằng cách cầu nguyện cho nhau, và không bao giờ suy nghĩ, không nói hoặc làm điều gì xúc phạm cho nhau.
Christian Marxism
Thuyết Mác xít Kitô. Là thuyết, không được Giáo hội công giáo công nhận, cho rằng Kitô giáo và thuyết Mác xít là tương hợp nhau về cơ bản. Một số người công giáo ủng hộ thuyết này vì rất nhiều lý do, trong đó có lý do rằng thuyết Mác xít là không chủ yếu vô thần.
Christian Philosophy
Triết học Kitô giáo. Triết học này nhìn nhận rằng lý trí và mặc khải là hai nguồn hiểu biết riêng biệt của con người, nhưng xem mặc khải Kitô giáo là sự trợ giúp cần thiết để soi sáng lý trí và bảo vệ lý trí khỏi sai lầm.
Christian Schisms
Ly khai Kitô giáo. Là các chia rẽ lịch sử trong sự hiệp nhất Kitô giáo. Các chia rẽ này được đánh giá khác nhau bởi các cộng đồng khác nhau. Từ quan điểm công giáo, các sự chia rẻ không chỉ về ly giáo mà còn về tín lý, chẳng hạn Kitô hữu Đông phương không nhìn nhận quyền tối thượng của Giám mục Roma. Các giáo hội khác nhau hiểu từ ngữ “ly khai” là “ly giáo” một cách khác nhau. Các Giáo hội Đông phương và Giáo hội Tin lành Luther xem sự không hiệp nhất là chủ yếu do thần học, do đó chỉ có thể giải quyết thông qua sự hòa giải tín lý, trong khi đa số xem ly khai là thuần túy ly giáo. Trong thuyết này, sự hiệp nhất Kitô giáo không đòi hỏi trước tiên niềm tin qua thực hành bác ái, vốn là thuốc giải độc cho ly khai Kitô giáo, và có thể “làm cho mọi sự cùng làm việc vì lợi ích chung, kể cả sự chia rẽ của chúng ta”, như Ủy ban Đức Tin và Trật tự của Hội đồng thế giới các Giáo hội (WCC) diễn tả.
Christians In Israel
Kitô hữu ở Israel. Phần lớn Kitô hữu ở quốc gia Israel là công giáo Roma và Chính thống giáo Đông phương. Cộng đoàn lớn nhất là ở Nazareth. Đa số họ nói tiếng Ả rập, và tập tục của họ là giống với tập tục của anh em Ả rập chung quanh. Nhiều Dòng tu, phần lớn là công giáo, có đan viện và tu viện tại các địa điểm được tôn kính theo truyền thống công giáo, đặc biệt tại Nazareth, nơi diễn ra trình thuật Truyền tin; Ein Karem, sinh quán của thánh Gioan Tẩy Giả; sông Jordan; biển Galilee; Núi Bát Phúc và Biến Hình; Cana và Capernaum. Tu sĩ Phanxicô chiếm đa số, và họ có Tỉnh Dòng Phanxicô Quản thủ Thánh địa, được Tòa thánh ủy nhiệm cho họ.
Christian Temperance
Đức tiết độ Kitô giáo. Là nhân đức siêu nhiên điều hòa thèm muốn dục vọng. Nhân đức này được cảm hứng bởi đức tin và tác động bởi đức ái. Mục đích của nó là noi gương Chúa Kitô và theo đuổi sự thánh thiện. Đức tiết độ siêu nhiên có thể đòi hỏi các thực hành vốn là tiết độ hơn so với con người tự nhiên, chẳng hạn ăn chay, hãm mình đền tội, hoặc kiêng khem hòan tòan và độc thân.
Christmas
Lễ Giáng sinh, lễ Noel. Là lễ mừng Chúa Giêsu Kitô hạ sinh làm người. Trong thời Giáo hội ban sơ, lễ này được mừng cùng với lễ Hiển Linh. Nhưng vào năm 200, thánh Clement thành Alexandria (150-215) qui chiếu đến một lễ đặc biệt vào ngày 20-5, và Giáo hội công giáo Latinh bắt đầu mừng lễ vào ngày 25-12. Việc các linh mục dâng ba thánh lễ trong ngày lễ Giáng sinh phát sinh từ một tập tục của một Giáo hòang, khi trong thế kỷ thứ tư, Giáo hòang này cử hành thánh lễ nửa đêm tại Vương cung thánh đường Liberian (Liberian Basilica, nơi máng cỏ Bê Lem được gìn giữ theo truyền thống), dâng thánh lễ thứ hai tại nhà thờ thánh Anastasia, vì lễ mừng thánh nhân là ngày 25-12, và dâng thánh lễ thứ ba tại Vương cung thánh đường Vatican. Nhiều tập tục hiện nay tại nhiều quốc gia đã phát sinh từ việc Giáo hội Kitô giáo hóa các lễ mừng của người ngọai giáo, vốn có liên quan đến mùa đông bắt đầu và mừng năm mới. (Từ nguyên Anglo-Saxon Cristes Maesse, lễ của Chúa Kitô.)
Christmastide
Mùa Giáng sinh. Là mùa kéo dài từ đêm vọng Giáng sinh cho đến lễ Hiển Linh (ngày 6-1).
Christmas Tree
Cây Giáng sinh, cây Noel. Một cây xanh được tô điểm bằng đèn và đồ trang hòang trong mùa Giáng sinh. Cây Giáng sinh đầu tiên được nhắc nhở tới là cây Noel làm năm 1605 tại Strasbourg (Pháp) và sau đó được bắt chước làm ở khắp nước Pháp và Anh.
Christocentric
Chủ hướng quy Kitô. Từ ngữ này thường là trái nghĩa với “quy thần” (tập trung vào Chúa, phân biệt với tập trung vào Thần-Người), và “quy nhân” (tập trung vào con người). Có một nghĩa tuyệt đối trong mọi hành động của người tín hữu là chủ hướng quy vào Chúa Kitô, làm vì Chúa Kitô, giống như Chúa Kitô, cùng với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô. (Từ nguyên Latinh Christus; từ chữ Hi lạp Christos, "Đấng được xức dầu”, từ chữ chriein, xức dầu + kentrikos, từ chữ kentron, trung tâm.)
Christocentricity
Kitô hướng tâm luận, việc đặt Chúa Kitô làm trung tâm. Phẩm chất làm cho con người Chúa Kitô, các thuộc tính và công cuộc cứu độ của Chúa Kitô trở thành trung tâm chính của một hệ tư tưởng hoặc một lối sống. Từ ngữ này thường được phân biệt với từ ngữ “qui thần luận”.
Christocentrism
Kitô hướng tâm luận, Thuyết Chúa Kitô làm trung tâm. Phẩm chất của một hệ tư tưởng hoặc một lối sống, trong đó Chúa Kitô là trung tâm mà mọi sự quay chung quanh đó. Áp dụng vào thần học, nó có nghĩa là ngay cả thế giới tự nhiên cũng được xem là chịu ảnh hưởng của mầu nhiệm Nhập thể một cách nào đó, tình trạng ân sủng của con người trước khi Sa ngã có liên quan đến Chúa Kitô, việc Nhập thể được xem là một phần trong chương trình của Chúa, thậm chí cả khi con người không sa ngã, và định mệnh con người được xem như là sự hòan tất của Nhiệm Thể của Chúa Kitô trong vinh quang thiên đàng.
Christology
Kitô học. Là môn học về con người của Chúa Giêsu Kitô, nhất là mầu nhiệm hiệp nhất bản tính con người và bản tính Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Trong khi Kitô học đã được nghiên cứu rộng rãi từ thời các giáo phụ, nhưng chính từ thời cải cách nhiều Kitô học đối địch đã nổi lên trong thế giới phương Tây. Cho phép nhiều biến thái, Kitô học của nhóm Tin lành Luther có xu hướng trở thành thuyết Apollinaris, với sự nhấn mạnh về sự hiệp nhất của con người Chúa Kitô và các điều cho rằng (từ thời Luther) Chúa Kitô lấy bản tính con người, trong nghĩa rằng Ngài hiếm khi tỏ lộ bản tính Thiên Chúa của Ngài. Trong khi đó Kitô học của phái Calvin hoặc phái Cải cách có xu hướng nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa bản tính con người và bản tính Thiên Chúa, như học thuyết Nestôriô chủ trương. Ngòai các trường phái này, Kitô học Tin lành còn tái định nghĩa bản tính Thiên Chúa của Chúa Kitô là Chúa Giêsu thuần túy trở thành “Con Người ở Nazareth." Kitô học Công giáo Roma, như huấn quyền Giáo hội dạy, bám chắc vào tín lý của các công đồng chung thuở đầu, như công đồng Nicaea, Constantinople, Ephesus, và Chalcedon. (Từ nguyên Hi Lạp Christos, Christ + logia, khoa học, kiến thức.)
Christ The King
Lễ Chúa Kitô Vua. Là lễ mừng được Đức Giáo hòang Pius XI lập năm 1925, để mừng Chúa Kitô làm Vua, một cách trọng thể vào chủ nhật cuối tháng 10. Nhưng hiện nay lễ này được mừng kính vào chủ nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Mục đích của lễ này là thờ phượng Chúa Kitô làm Vua Vũ trụ, với tư cách là Chúa và là Người, và lễ này được lập ra để đáp trả cuộc khủng hỏang đức tin về uy quyền của Chúa Cứu thế, được Giáo hội thực thi, mà Chúa là Đầu vô hình của Giáo hội.
Christus Dominus
Sắc lệnh Christus Dominus. Là Sắc Lệnh của Công đồng chung Vatican II về Nhiệm Vụ Mục Vụ của các Giám Mục trong Giáo Hội Công giáo. Đây là một văn kiện đặc biệt do nhiều sắc lệnh trong đó. Mục tiêu của sắc lệnh gồm hai phần: thúc giục các Giám mục cộng tác với nhau và với Giám mục Roma vì lợi ích của toàn thể Giáo hội, và nêu ra các cách thức một cách chi tiết để các giám mục cùng làm việc trong một thế giới, với những phương tiện khác nhau sẵn có trong thời đại (Ngày 28-10-1965).
Church And Synagogue
Nhà thờ Công giáo và Hội đường Do Thái. Đây là sự phân biệt về Kinh thánh giữa Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo. Các từ ngữ Kinh thánh tương đương cho tín hữu trong Cựu Ước là qahal, toàn thể cộng đồng tôn giáo của người dân Israel, và edah, cộng đồng các kẻ tin. Các từ đồng nghĩa Hi Lạp cho các chữ này trong bản dịch Bảy Mươi là ekklesia và synagoga. Trong Tân Ước, sự khác biệt giữa hai từ ngữ trở thành vấn đề kỹ thuật, thứ nhất có nghĩa là cộng đòan những người được Chúa mời gọi, và thứ nhì là sự tập hợp các kẻ tin. Điều này được minh họa trong bản văn Tin Mừng theo thánh Matthêu, trong đó Chúa Kitô hứa với thánh Phêrô là “Trên tảng đá này Thầy sẽ xây Giáo hội [ekklesia] của Thầy", và truyền thống Kitô giáo đã tôn vinh từ ngữ này kể từ thời đó, bằng cách dùng từ ngữ ekklesia để gọi cộng đòan các tín hữu Chúa Kitô, và từ ngữ synagoga để gọi việc nhóm hội của người Do Thái.
Church Building
Nhà thờ, thánh đường, giáo đường. Trong luật Giáo hội, nhà thờ là một nơi thánh dành cho việc phụng tự, với mục đích chính là các tín hữu sử dụng nó để làm việc thờ phượng Chúa. Một nhà nguyện khác với một nhà thờ ở chỗ rằng nhà nguyện không được mọi tín hữu dùng làm nơi thờ phượng Chúa, mặc dầu trong trường hợp một nhà nguyện công, họ có quyền đến đó để tôn kính một vị thánh, chứ không nhất thiết phải đến một nhà thờ.
Churching
Ban phép lành cho phụ nữ sau sinh nở. Đây là một nghi thức phụng vụ để tạ ơn, qua đó các bà mẹ cảm tạ Chúa đã chúc lành cho việc làm mẹ của mình. Nói cho đúng, nghi thức này được gọi là “Ban phép lành cho phụ nữ sau sinh nở”, vì người mẹ đã chịu sự ô uế theo luật, như trong Do thái gíao xưa. Nghi thức này có thể khởi đầu ở cửa nhà thờ, mặc dầu người ta có thói quen làm nghi thức ở gần bàn thờ. Nắm dây các phép của linh mục, các mẹ được dẫn dắt cách tượng trưng vào nhà thờ để tỏ lòng biết ơn. Lời kinh của linh mục kết thúc với lời cầu “xin cho bà mẹ và con cái đáng hưởng niềm vui được chúc phúc muôn đời”. Bắt chước Đức mẹ trong lễ Thánh tẩy của Ngài, các bà mẹ dâng tặng vật cho nhà thờ, theo khả năng kinh tế của các bà.
Churchman
Chức sắc Giáo hội. Một danh từ phổ biến dành gọi một thành viên của hàng giáo sĩ, thường áp dụng cho các thành viên hàng giáo phẩm. Nói chung, từ ngữ này dùng để gọi các chức sắc cao cấp của Giáo hội, chẳng hạn Hồng y, nhất là để phân biệt các ngài với các nhà lãnh đạo của xã hội chính trị.