Ngày 21-03-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:06 21/03/2022
26. CÁC LÃO (閣老) VẠN TUẾ

Thành Hóa tháng mười một năm Tân Mão triều đại nhà Minh, trên trời xuất hiện sao chổi, các quan đại thần triều đình rất kinh hoàng, cho rằng đó là duyên cớ ngăn cản làm cho tình ý trời đất xa cách.

Các lão (1) Bành Thời và các quan đại thần xin vào yết kiến hoàng đế để thảo luận phương pháp trước mặt hoàng đế. Thế là, các quan phục dịch trong hoàng cung vội đáp ứng yêu cầu của họ và đi thông báo, nhưng chiếu theo quan lệ của họ là không nói nhiều kẻo phí giờ.

Đợi khi hoàng đế tiếp kiến, các đại thần chỉ nói một câu:

- Hiện tượng trên trời biến hóa thật đáng sợ”

Ngoài ra không nói một câu nào nữa.

Hoàng đế nói:

- “Biết rồi”.

Thế là Bành Thời, Vạn An, Thương Lộ các lão đều quỳ xuống khấu đầu lạy và đồng thanh hô lớn “vạn tuế”. Sau khi hoàng đế bãi trào, các thái giám nói:

- “Họ nói hoàng đế không triệu tập họ, đến khi được triệu kiến thì không có kiến nghị nào cho ra trò, chỉ là hoan hô “vạn tuế” mà thôi”.

Thiên hạ đem chuyện này đồn ra làm trò cười, gọi các đại thần là “các lão vạn tuế”.

(Ký Viên Ký Sở Ký)

Suy tư 26:

Thời giờ là vàng bạc nên ai cũng muốn nói ngắn gọn, làm việc cho nhanh, nhưng không ai muốn hưởng thụ nhanh chóng ngắn gọn...

Có một vài người Ki-tô hữu chủ trương đọc kinh ngắn gọn, cầu nguyện ngắn gọn, dâng lễ ngắn gọn, nhưng lại cầu xin rất nhiều, và bắt Chúa phải đáp ứng đủ những yêu cầu đòi hỏi của mình. Họ viện cớ bây giờ là thời đại laptop, thời đại Ipad, thời đại di động, thời đại @.v.v...để ăn gian giờ cầu nguyện, để xén bớt giờ thánh lễ, và cũng có một vài người dâng mình làm tôi tớ Chúa cũng muốn ngắn gọn như thế.

Vì ngắn gọn nên các quan đại thần viện hàn lâm bị chế giễu là “các lão vạn tuế”, người ta cũng sẽ gọi những người Ki-tô hữu đọc kinh cầu nguyện ngắn gọn là đạo đức...nửa mùa.

Ôi, thật đáng buồn !

(1) Thời nhà Minh các cử nhân và học sĩ hàn lâm vào nội các làm việc gọi là “các lão閣老”, không giới hạn ở đại thần nội các.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 22/03: Điều kiện để được tha thứ và xót thương- Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
01:55 21/03/2022


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần không?" Chúa Giêsu đáp: "Ta không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy. Về vấn đề này, thì Nước Trời cũng giống như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết, người ta dẫn đến vua một người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới chân chủ và van lơn rằng: 'Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn và tôi sẽ trả cho ngài tất cả'. Người chủ động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y. Khi ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc. Y tóm lấy, bóp cổ mà nói rằng: 'Hãy trả nợ cho ta'. Bấy giờ người bạn sấp mình dưới chân và van lơn rằng: 'Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh'. Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả nợ xong. Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với chủ tất cả câu truyện. Bấy giờ chủ đòi y đến và bảo rằng: 'Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?' Chủ nổi giận, trao y cho lý hình hành hạ, cho đến khi trả hết nợ. Vậy Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình".

Đó là lời Chúa
 
Danh Người là Thương xót
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:31 21/03/2022

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY

DANH NGƯỜI LÀ THƯƠNG XÓT
Gs 5,9a.10-12; 2 Cr 5,17-21; Lc 15,1-3.11-32

Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Chay là trang Tin Mừng đẹp nhất của Kinh Thánh. Dụ ngôn “Người Cha nhân hậu” đã khiến cho mọi con tim phải xúc động. Nó có một sức mạnh đến ngạc nhiên, bởi con người không bao giờ hình dung được một vị Thiên Chúa có những cách hành xử đầy lòng thương xót như thế! Vì sự độc đáo đó, câu chuyện khiến chúng ta không thể nào quên được.

Dụ ngôn này đề cập đến ba nhân vật chính, thu hút sự chú ý của chúng ta. Mỗi nhân vật là tấm gương giúp chúng ta soi mình, để khám phá bản thân ở trong đó. Bởi thế, chúng ta cần tìm hiểu từng nhân vật của dụ ngôn:

1- Một người cha nhân hậu

Dụ ngôn trước hết tập trung vào dung mạo người cha. Có thể nói ông là nhân vật chính của dụ ngôn. Ông không phải là một người cha nghiêm khắc, gia trưởng, quyền hành và độc đoán. Nhưng là một người cha rất giàu lòng nhân hậu, khoan dung, và thương xót đối với con cái của mình. Ông có hai người con trai. Người con thứ xin chia gia tài. Ông sẵn sàng chia gia tài cho nó. Vì yêu thương và tôn trọng tự do của con, người cha đã để cho người con thứ rời bỏ gia đình ra đi.

Khi người con thứ đi xa, ông ở nhà thương nhớ, mòn mỏi và trông chờ nó trở về. Sau khi đã phung phí hết tài sản, người con thứ trở về trong tư thế thân tàn ma dại, hai bàn tay trắng, người cha vui mừng, ra đón, ôm lấy nó, hôn lấy hôn để, rồi truyền cho đầy tớ mang giày, mặc áo đẹp cho cậu, và còn mở tiệc mừng.

Người cha trong dụ ngôn chính là hiện thân Thiên Chúa của Kitô giáo, một vị Thiên Chúa được Chúa Giêsu Mạc khải cho chúng ta với danh Người là Đấng giàu lòng thương xót. Người là vị Thiên Chúa nhân hậu, chậm bất bình và rất mực khoan dung. Người không phải là một vị Thiên Chúa nghiêm khắc như một ông chủ, một tên cai ngục, hay một tên hung thần như một số người quan niệm.

Đó là dung mạo đích thực của Thiên Chúa. Bởi lẽ, bản chất của Thiên Chúa là thương xót. Thiên Chúa cứu độ con người nhờ lòng thương xót. Quyền năng của Thiên Chúa thể hiện lúc Người xót thương, hơn là lúc Người luận phạt. Lòng thương xót Chúa từ đời nọ tới đời kia, lớn hơn tội lỗi và vượt thắng mọi sự dữ. Dung mạo Thiên Chúa thương xót là niềm hy vọng và nguồn an ủi cho mọi tội nhân tìm về.

2- Một người con hoang đàng

Nhân vật thứ hai trong dụ ngôn phải kể đến người con thứ. Anh ở với cha, sung sướng có, hạnh phúc có, nhưng anh không nhận ra tình thương của cha. Anh cũng không ý thức mình là con của cha và chỉ nghĩ mình là một người làm công trong nhà. Nơi anh, ẩn chứa một quan niệm méo mó về người cha như một viên cai ngục làm mất tự do của mình. Anh đã quyết định bỏ nhà, trẩy đi phương xa, tìm kiếm cuộc sống mới.

Ở đó, anh phung phí hết tài sản với bọn đàng điếm, thân tàn ma dại, tiền mất tật mang. Anh phải xin đi chăn heo, ở với heo, ăn thức ăn của heo. Theo Kinh Thánh, heo là một loài ô uế. Chi tiết này cho thấy anh đã đánh mất nhân phẩm, ngang hàng với một loài súc vật. Đó là sự vong thân nền tảng của một người khi bỏ nhà, xa cha.

Tuy nhiên, nơi con người này vẫn còn le lói một chút gì đó hướng thiện, đáng trân quý. Anh hồi tưởng lại cuộc sống sung túc ở nhà với cha và từ đó, anh quyết tâm chỗi dậy trở về với cha và thưa: “Con đã đắc tội với Trời và với cha, con không đáng gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công.” Đó là hành vi sám hối và là cuộc trở về của anh.

Người con thứ là hiện thân của tất cả những ai trong Giáo Hội đã được đón nhận Phép Rửa, ở trong Giáo Hội, nhưng nay, đã bỏ Chúa, bỏ Giáo Hội; họ không sống đúng với tư cách là con cái Chúa, không thực hành niềm tin tôn giáo, không còn sống đạo nữa. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ được ơn hoán cải và trở về với Chúa qua việc thực hành niềm tin của mình.

Người con thứ là hiện thân của tất cả những ai đã đi hoang và chìm đắm trong những con đường tội lỗi như rượu chè, cờ bạc, trai gái dâm đãng… Họ đánh mất nhân phẩm con người và phẩm giá làm con Chúa. Những người này được mời gọi hoán cải và trở về với Chúa, nếu không sẽ phải vong thân. Thiên Chúa là Cha nhân hậu luôn chờ đợi người con hoang trở về. Hãy quay trở về với Cha.

3- Một người anh ganh tỵ

Có lẽ chúng ta thường ít để ý đến người con cả. Nhưng anh cũng là đại diện cho rất nhiều người trong Giáo Hội. Anh ở bên cha, chu toàn mọi công việc được cha giao phó, nhưng lại là một người thiếu lòng thương xót, phê phán và ganh tỵ với người em của mình. Vì thế, anh cũng phàn nàn và trách móc người cha, anh không cảm nhận tình thương của cha. Anh ở gần cha về thể lý nhưng lại xa cha và một cách nào đó hoang đàng về tinh thần.

Người con cả là hiện thân của rất nhiều người trong chúng ta, những người không chối bỏ Chúa, không rời xa Giáo Hội, những người xưng tội, rước lễ, tham dự thánh lễ đầy đủ, nhưng lại thiếu lòng yêu mến Chúa và lòng thương xót đối với tha nhân.

Anh là hiện thân của những người quanh năm suốt tháng ở trong cộng đoàn, trong giáo xứ, trong gia đình, làm tốt các bổn phận với Chúa nhưng hay chỉ trích, phàn nàn, ganh tỵ và gây chia rẽ với anh chị em mình. Những người này cũng cần sám hối và trở về với Cha.

Như vậy, trong dụ ngôn, hình ảnh người cha chính là dung mạo của Thiên Chúa chúng ta, hình ảnh người con thứ và con cả là mỗi người chúng ta. Chúng ta cần sám hối, cần khám phá lòng thương xót Chúa để sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa.

Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót, xin dũ lòng thương xót, tha thứ mọi tội lỗi và bất xứng của chúng con. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Thực Ra Là Dấu Chỉ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:55 21/03/2022
Thực Ra Là Dấu Chỉ

(Thứ Ba sau CN III Mùa Chay – Mt 18,21-35)

Kitô hữu chúng ta vốn quen thuộc với câu chuyện “dụ ngôn tên đầy tớ mắc nợ không biết thương xót” (x.Mt 18,22-35). Tin Mừng ghi rõ lý do mà Chúa Giêsu kể câu chuyện dụ ngôn này đó là vì ngài Phêrô hỏi Người rằng “nếu anh con cứ xúc phạm đến con thì con phải tha thứ đến mấy lần? Có phải bảy lần không?”. Và hẳn Phêrô phải chưng hững vì Chúa Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần mà là đến bảy mươi lần bảy”, nghĩa là tha thứ mãi mãi.

Khi đọc đến câu kết của bài Tin Mừng: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18,35) thì chúng ta dễ thoạt nghĩ rằng việc tha thứ của chúng ta cho nhau là điều kiện để Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta. Trở lại với câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể. Nếu xét chuyện anh đầy tớ tha nợ cho người bạn như là điều kiện để anh ta nhận được sự tha nợ của đức vua cho anh thì xem ra không mấy ổn. Đã là điều kiện thì bình thường luôn có sự cân xứng cách nào đó về khả năng hay mức độ với hiệu quả xảy ra. Sự chênh lệch quá rất xa giữa “mười ngàn yến vàng” và “một trăm quan tiền” khiến chúng ta xác định rằng việc xí xóa món nợ tí tẹo cho nhau thực ra chẳng phải là điều kiện để mình được hưởng nhận sự xí xóa món nợ khổng lồ vượt quá khả năng chi trả.

Thiên Chúa là Tình Yêu. Và chúng ta có thể nói tình yêu chính là một nét căn bản trong bản thể của Thiên Chúa. Lòng thương xót, sự thứ tha là những cách thế Thiên Chúa biểu lộ tình yêu của Người. Sự tha thứ của Thiên Chúa là nhưng không, nghĩa là vô điều kiện. Thánh Phaolô tông đồ khẳng định chân lý này khi nói rằng “Chúa Kitô đã chịu chết vì chúng ta ngay khi chúng ta đang còn là những người tội lỗi: đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,8). Đức Phanxicô khẳng định: “Thiên Chúa không hề biết mệt mỏi để tha thứ”.

Thiên Chúa mãi yêu thương và ban ơn tha thứ cho chúng ta cách vô điều kiện. Tuy nhiên chúng ta có thực sự nhận được tình yêu và sự tha thứ của Người hay không mới là vấn đề. Dấu chỉ nào cho thấy là chúng ta đã nhận được ơn tha thứ? Qua câu chuyện dụ ngôn ở trên, Chúa Giêsu cho chúng ta một dấu chỉ đó là sự quảng đại tha thứ của chúng ta dành cho tha nhân. Việc chúng ta quảng đại tha thứ cho nhau là hệ quả tất yếu kéo theo khi chúng ta thực sự đón nhận ân tình tha thứ của Thiên Chúa. Chuyện thường tình kiếp người đó là khi một người may mắn trúng số độc đắc hàng chục tỉ đồng thì sau đó người ấy rộng rãi hơn với anh em, với bà con và cả với nhiều người nghèo cách nào đó.

Thuở còn bé, vào sáng thứ Bảy đầu tháng khi thấy mẹ “đi nhà thờ” (đi xưng tội) về, lũ nhóc chúng tôi bỗng thấy mẹ vui. Chúng tôi thường ngửa tay xin tiền và thế nào cũng được mẹ hào phóng hơn mỗi khi. Lớn dần lên trong đức tin, chúng tôi mới hiểu một quy luật tất yếu đó là khi một nơi đón nhận được nguồn nước dồi dào từ trên thì từ nơi ấy nước ắt sẽ chảy xuống chỗ khác cách tự nhiên. Sự quảng đại tha thứ của chúng ta dành cho tha nhân thực ra không phải là điều kiện mà chính là một dấu chỉ chúng ta đã và đang hưởng nhận tình thương tha thứ của Thiên Chúa.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 21/03/2022

22. Trong lòng ghét ghen càng ít thì sự ngọt ngào trong tâm càng lớn, nếu trong lòng hoàn toàn không có ghen ghét thì sẽ hoàn toàn yêu mến sự sống đời đời, không buồn không bực.

(Thánh Gregory)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:33 21/03/2022
27. CỔ TAY LƯỠNG TRIỀU

Buổi sáng, Tiền Khiêm Ích du lãm núi Hổ Khâu ở Tô Châu, mặc áo không có cổ, tay áo thật lớn. Có một thư sinh đến trước mặt vòng tay thi lễ và hỏi tại sao ông ta mặc áo như thế?

Tiền Khiêm Ích trả lời:

- “Không có cổ tức là áo của quan triều hôm nay (nhà Thanh), tay áo lớn là áo của quan triều trước, bởi vì ta làm quan triều trước rất lâu nên quen rồi”.

Thư sinh ấy bèn giả bộ cung kính nói:

- “Có thể nói đại nhân là “cổ tay (1) lưỡng triều”.

(Ký Viên Ký Sở Ký)

Suy tư 27:

Có một vài phần tử của Giáo Hội muốn tuân giữ cách cử hành thánh lễ bằng tiếng La tin của thời xa xưa, họ muốn trung thành với truyền thống xưa nên lìa bỏ Giáo Hội; có một số người muốn Giáo Hội từ bỏ truyền thống và kỷ luật thánh thiện là sự độc thân của linh mục, nên họ ra sức vận động và nại nhiều lý do để phá vỡ truyền thống ấy, thế là họ tách khỏi Giáo Hội...

Vì thói quen mà ông quan đại thần mặc áo không có cổ của thời nay và tay rộng của thời trước, cho nên trở thành lập dị kỳ quặc, làm người khác nhìn không quen mắt.

Cái áo đẹp nhất và hợp với mọi thời đại nhất của người Ki-tô hữu là sự khiêm tốn và vâng phục, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã mặc áo khiêm tốn này khi sinh ra trong hang lừa hôi hám tại Bê Lem, và cũng chính Ngài đã mặc áo vâng phục này khi chịu chết trên thánh giá trên đồi Golgotha, cho nên sẽ không lập dị chút nào khi chúng ta -người Ki-tô hữu- mặc lấy chiếc áo này để đi vào cuộc sống hôm nay.

Khiêm tốn và vâng phục không phải là một thói quen, nhưng là những nhân đức phải tập tành mới có được dưới sự hướng dẫn ánh sáng yêu thương của Đức Chúa Thánh Thần.

(1) 領袖 vừa là lãnh tụ, vừa là cổ áo và tay áo, thư sinh chơi chữ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày thế giới 2022 về Nguồn Nước Ngọt: Quản lý nước bắt đầu ngay từ gia đình chúng ta.
Thanh Quảng sdb
17:36 21/03/2022
Ngày thế giới 2022 về Nguồn Nước Ngọt: Quản lý nước bắt đầu ngay từ gia đình chúng ta.

Ông Richard Connor, Tổng biên tập báo cáo về việc Phát triển Nước Ngọt Thế giới của Liên hợp quốc, khuyến khích việc xử dụng nước và các nguồn tài nguyên của nó nhân Ngày Thế giới bàn về Nước Ngọt, năm nay đặc biệt tập chú vào nguồn nước ngầm dưới lòng đất.

(Tin Vatican - Benedict Mayaki SJ)

“Tiết kiệm nước có vẻ là một việc nhỏ, nhưng nó thực là một việc quan trọng khi mọi người cùng góp công sức của mình vào… Khi bạn tiết kiệm nước, bạn không chỉ bảo vệ nguồn nước trong nơi bạn đang sống mà bạn còn đang bảo vệ hệ sinh thái khí hậu cho hành tinh này và cho các thế hệ tương lai...”

Ông Richard Connor, Tổng biên tập bàn Báo cáo Phát triển về nguồn Nước Thế giới của Liên hợp quốc, đã gửi thông điệp tới cho toàn cầu, nhân Ngày Thế giới về nguồn Nước Ngọt được tổ chức vào ngày 22 tháng 3 hàng năm. Ông mời gọi chúng ta hãy ý thức về việc xử dụng nước để bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên thiết yếu này.

Nước và vệ sinh môi trường

Việc tổ chức Ngày Thế giới về Nguồn Nước Sạch hàng năm nhằm nâng cao nhận thức cho hơn 2 tỷ người hiện đang sống trong tình trạng không có nước sạch an toàn, họ là những người nghèo khổ nhất trên thế giới.

Ông Connor nhấn mạnh cuộc khủng hoảng nước đặc biệt ở một số khu vực như châu Phi, vùng sa mạc Sahara và Đông Nam Á, nơi nhiều người không được hửng nguồn nước sạch an toàn.

Ông lưu ý rằng: Một khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng này, là vấn đề vệ sinh, vì ước tính có khoảng 4 tỷ người không có đủ nước cho việc vệ sinh an toàn và hơn 800 triệu người phải đi đại tiện mà không có nhà vệ sinh - con số đó nhắc nhớ cho chúng ta một chặng đường dài cần đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững về nguồn nước sạch và vệ sinh.

Nguồn Nước ngầm

Chủ đề của Ngày Thế giới về Nguồn Nước Sạch là “Nguồn Nước ngầm – đem lại cho chúng ta niềm hy vọng”.

Chủ đề tập chung vào nguồn nước ngầm trong lòng đất mà chúng ta đang sống. Nguồn nước ngầm là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất của chúng ta mặc dù chúng ta có thể không bao giờ nhìn thấy nó hoặc ý thức nó có ở đó, do đó chủ đề dành riêng cho việc làm cho cái vô hình này có thể được hiện thực...

Ông Connor giải thích rằng nguồn nước ngầm là nguồn nước chính, có thể cung cấp đủ nguồn nước cho nông dân và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển cộng đồng. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng nó phải được cung cấp với giá cả phải chăng hoặc miễn phí. Ngay cả ở các thành phố, sự phụ thuộc vào nguồn nước ngầm đang gia tăng vì khoảng 50% dân số thành thị hiện sống dựa vào các nguồn nước ngầm.

Việc xử dụng nguồn nước ngầm

Trong khi nước mặn, chiếm phần lớn lượng nước trong hành tinh chúng ta đang sống, nguồn nước như sông ngòi không đủ, vì có tới 99% nước ngọt đang được tiêu dùng hôm nay là do nguồn nước ngầm vì nó có ưu điểm về chất lượng cao.

Ông Connor lưu ý rằng nguồn nước ngầm có lợi thế là không bị ảnh hưởng tới việc biến đổi khí hậu, bởi vì nó nằm sâu dưới đất và nó không bị bốc hơi. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xử dụng lâu dài nguồn tài nguyên quý giá này trong sự bảo vệ nó khỏi bị ô nhiễm.

“Khi bạn xử dụng nguồn nước ngầm, bạn phải xử dụng nó một cách lâu bền. Bạn không nên dùng hết một nguồn nào đó mà không để cho nó kịp thời sản sinh ra nguồn nước tiếp theo...

Nguồn nước: là mấu chốt xung đột đe dọa hòa bình

Nước, đặc biệt nước ngọt, là thứ không thể thiếu cho cuộc sống con người, tuy nguồn nước dồi dào nhưng nó lại có hạn và có thể trở thành nguồn tranh giành, thậm chí bạo lực, đặc biệt ở những nơi mà nguồn nước trải rộng ra nhiều quốc gia, khiến các quốc gia ở cuối nguồn bị cạn kiệt nguồn tài nguyên này.

Ông Connor cho hay nguồn nước gốc xảy ra xung đột vì sự chiếm hữu quản lý nó, đặc biệt ở những nơi nguồn nước này trải rộng trên nhiều quốc gia.

Ông nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc công nhận có hệ thống của các chính phủ như Ủy ban nghiên cứu về tầng chứa nước (đối với các tầng chứa nước rộng hơn 5.000 km vuông) hoặc Ủy ban về Lưu vực nguồn nước giữa các quốc gia mà nguồn nước ấy chảy qua, nhằm chia sẻ thông tin về tài nguyên và tìm cách quản lý tài nguyên đó một cách lâu bền.

Hơn nữa, ông cũng nêu ra rằng: nước “có thể là môi giới hòa bình” giữa các quốc gia tranh chấp vì mọi người đều công nhận rằng “nước là sự sống” và cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế và xã hội. Ông lưu ý rằng ngay cả khi có xung đột, các cộng đồng đã và đang hợp tác về nguồn nước được xử dụng như đào ra các kinh để có thể chia sẻ nguồn nước hầu giải quyết các xung đột.

Quản lý và bảo tồn nước

Ông Connor nhấn mạnh: “Quản lý nước bắt đầu từ trong nhà”. Ông lưu ý rằng rất nhiều nước trong nhà, nước được “xử dụng” chứ không phải “tiêu thụ”. Ông cho hay nước đã được xử dụng sau đó muốn được tái chế đòi hỏi một quá trình năng lượng gấp 5 lần hơn là dùng nước từ môi trường thiên nhiên, vì nước đã được xử dụng qua rồi có chứa nhiều chất ô nhiễm cần phải được lọc tẩy… Cho nên ông cho hay: “Khi bạn tiết kiệm nước, bạn đang góp phần giảm năng lượng tiêu thụ. Vì vậy, hãy tiết kiệm nước, đây là con đường cứu nguy môi trường và tránh hậu họa biến đổi khí hậu!”
 
Tòa Thánh họp báo giải thích thêm về Tông hiến Praedicate Evangelium
Vũ Văn An
18:34 21/03/2022

Theo tin CNA ngày 21 tháng 3 năm 2022, Vatican đã tổ chức một cuộc họp báo của trình bày Tông hiến mới Praedicate evangelium.



Trong cuôc họp báo trên, một vị Hồng Y của Vatican cho biết hôm thứ Hai rằng việc đưa các chữ “hình thức đặc biệt” vào trong tông hiến mới Praedicate evangelium là “một lỗi chính tả cần được sửa chữa”.

Phát biểu trong cuộc họp báo được trực tiếp truyền hình từ Vatican vào ngày 21 tháng 3, Đức Cha Marco Mellino, thư ký Hội đồng Hồng Y của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho biết phần liên quan của tông hiến đã được viết trước khi công bố Tự sắc Traditionis custodes, văn kiện năm 2021 của Đức Giáo Hoàng hạn chế Thánh lễ truyền thống bằng tiếng Latinh.

Tông hiến mới, được soạn thảo trong chín năm, tại điều 93 nói rằng Bộ mới có tên là Bộ Phụng thờ Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích “xử lý việc ra quy định và kỷ luật cho Phụng vụ Thánh liên quan đến hình thức đặc biệt của Nghi lễ Rôma”.

Đức Cha Mellino nói với các nhà báo, “Quy tắc này… đã được phát biểu theo cách này trước khi công bố tự sắc và là một lỗi chính tả cần được sửa chữa. Đức Thánh Cha đã được thông báo về điều này”.

Trong cuộc họp báo kéo dài hơn hai giờ, các diễn giả nhấn mạnh rằng tông hiến mới cho phép giáo dân và nữ giáo dân lãnh đạo một số bộ của Vatican, mà từ nay sẽ được gọi là các “dicasteries” sau khi văn kiện có hiệu lực vào ngày 5 tháng Sáu, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống.

Họ cũng thảo luận về việc liệu văn kiện có thay đổi mối liên hệ giữa Giáo triều Rôma và các hội đồng giám mục địa phương hay không và tác động của việc giới hạn hai nhiệm kỳ 5 năm đối với những người đứng đầu các bộ.

Nói đến việc sử dụng thuật ngữ “hình thức đặc biệt”, Đức Cha Mellino nói rằng điều 93 lẽ ra phải được sửa đổi lại trước khi cho công bố.

Ngài nhận xét “Theo nghĩa này, tôi muốn nói rõ rằng đó chỉ là vấn đề từ ngữ”.

Ngài nói thêm, “Nhưng quí vị sẽ nhận được công thức đúng khi tôi có thời gian đệ trình công thức mới cho Đức Thánh Cha”.

Trong Traditionis custodes và trong “các câu trả lời” sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhần mạnh rằng Thánh lễ Cũ không còn được coi là “hình thức đặc biệt” của Nghi thức Rôma nữa; đây là một thuật ngữ được vị tiền nhiệm là Đức Bênêđíctô XVI đưa ra trong tự sắc Summorum Pontificum, văn kiện năm 2007 của ngài về việc nới lỏng việc cử hành các Thánh lễ Latinh Truyền thống.

Đức Cha Mellino nói thêm rằng công thức mới cũng cần phải tính đến vấn đề “Cộng đồng Thánh Phêrô” (chắc ngài có ý nói đến Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô [FSSP]), một cộng đồng từng cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành một sắc lệnh vào tháng Hai cho phép họ sử dụng các sách phụng vụ có hiệu lực vào năm 1962.

Tại cuộc họp báo diễn ra hai ngày sau khi tông hiến bất ngờ được công bố chỉ bằng tiếng Ý, Loup Besmond de Senneville, người đứng đầu hiệp hội các nhà báo của Vatican, đã đọc một tuyên bố bày tỏ sự “kinh ngạc” rằng Vatican đã công bố tông hiến vào ngày 19 tháng Ba, kỷ niệm chín năm ngày nhậm chức giáo hoàng của Đức Phanxicô, mà không có bất cứ thông báo trước nào về một tài liệu quan trọng như vậy đối với Giáo hội hoàn vũ.

Cha Gianfranco Ghirlanda, một linh mục Dòng Tên và luật sư giáo luật, người từng là viện trưởng viện Đại học Giáo hoàng Gregorian, đã gọi vai trò của giáo dân trong Giáo triều Rôma được nêu trong tông hiến mới là “canh tân”.

Cha nói rằng quyền lực để thực hiện một chức vụ “giống y như nhau cho dù nó phát xuất từ một giám mục, một linh mục, một người thánh hiến nam hay nữ, hoặc một giáo dân nam hay nữ”.

Cha Ghirlanda nói, “Quyền cai trị trong Giáo hội không phát xuất từ bí tích Truyền Chức Thánh, mà là từ sứ mệnh theo giáo luật”.

Đức Hồng Y Marcello Semeraro, tổng trưởng của cơ quan mà nay sẽ được gọi là Bộ Phong Thánh, cho biết tại cuộc họp báo rằng “dicastery” là một thuật ngữ thế tục, trong khi “congregation” (thánh bộ) là một thuật ngữ giáo hội”.

Đức Hồng Y nói: “Một giáo dân nam hoặc nữ có thể chủ trì một bộ, theo các tiêu chuẩn được xác định”.

Cha Ghirlanda nói rằng tông hiến mới tìm cách tăng cường các hội đồng giám mục địa phương, cũng như các cơ quan giám mục lục địa. Các hội đồng giám mục được đề cập đến hơn 50 lần trong văn kiện mới, so với chỉ hai lần trong tông hiến trước đây, tức tông hiến Pastor bonus năm 1988.

Nhưng vị linh mục Dòng Tên này lưu ý: “Những gì được thiết lập bởi một hội đồng giám mục không thể mâu thuẫn với Huấn Quyền phổ quát, nếu không chúng ta đang ở bên ngoài sự hiệp thông của Giáo Hội”.

Khi được hỏi liệu nhiệm kỳ 5 năm đối với những người đứng đầu các bộ có thể tạo ra các vấn đề cho tính liên tục hay không, Cha Ghirlanda nói rằng những nhà lãnh đạo chứng tỏ được năng lực sẽ được bổ nhiệm thêm 5 năm nữa.

Ngài nói rằng “những người ở lại quá lâu trong các vị trí cai trị có thể tạo ra các trung tâm quyền lực. Và trong Giáo hội điều đó không bao giờ thích đáng. Thay đổi người mang lại những ý tưởng mới, kỹ năng mới, sự cởi mở. ”
 
Xã luận của Tòa Thánh về Tông hiến Praedicate evangelium
Vũ Văn An
19:26 21/03/2022

VaticanNews, cơ quan ngôn luận của Tòa Thánh vừa cho công bố bài xã luận của Andrea Tornielli, giám đốc xã luận của Bộ Truyền Thông của Tòa Thánh. Tựa bài xã luận là Baptism and Mission, Two conciliar keys to Praedicate evangelium . Tornielli nhấn mạnh rằng ưu tiên rao giảng Tin Mừng và vai trò của giáo dân là những ý niệm hàng đầu nối kết Tông hiến mới với Công đồng Vatican II. Ông viết:



Tông Hiến Praedicate evangelium, một tông hiến sẽ quản lý Giáo triều Rôma, đã được công bố vào thứ Bảy, ngày 19 tháng Ba.

Bản Văn này đặt để thành hình thức có hệ thống con đường cải cách bắt nguồn từ các cuộc thảo luận trước mật nghị năm 2013, và phần lớn đã được thực hiện trong chín năm qua.

Đây là một văn kiện làm sâu sắc thêm và hữu hiệu hơn các hướng dẫn của Công đồng Vatican II, mà mục đích ban đầu chính là trả lời cho câu hỏi lớn làm thế nào để loan báo Tin Mừng trong một thời kỳ thay đổi mà cuối cùng chứng tỏ - như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nhấn mạnh - là một sự thay đổi thời đại.

Việc hợp nhất thành một bộ duy nhất, do Đức Giáo Hoàng trực tiếp lãnh đạo, giữa Thánh bộ Truyền bá Phúc âm cổ xưa và có cấu trúc cao (còn được gọi là Bộ Phúc âm hóa các Dân tộc) và Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Tân Phúc âm hóa cho thấy ưu tiên được trao cho việc phúc âm hóa được phát biểu trong tài liệu ngay từ tiêu đề.

Làm sao chúng ta có thể làm chứng cho vẻ đẹp của đức tin Kitô giáo đối với các thế hệ mới không nói hoặc không hiểu các ngôn ngữ cũ? Làm thế nào chúng ta có thể bảo đảm rằng men Phúc âm sẽ một lần nữa làm bột nhào của cả các xã hội đã từng theo Kitô giáo và của các xã hội chưa biết Chúa Giêsu Kitô lên men?

Một Giáo hội biết dấn thân vào việc đối thoại để truyền giáo vốn là chủ đề quán xuyến của các triều đại giáo hoàng gần đây, và nay khía cạnh này cũng đang được nhấn mạnh hơn nữa trong cấu trúc của Giáo triều Rôma.

Giáo triều không phải là một tổ chức hành động dưới danh nghĩa của mình, một “quyền lực” cai trị đối với các Giáo hội địa phương, mà là một cơ cấu phục vụ thừa tác vụ của Giám mục Rôma, vốn hành động nhân danh ngài, theo các chỉ thị của ngài, thực thi quyền lực “thay thế” đối với quyền lực của Vị Đại Diện Chúa Kitô.

Yếu tố quan trọng thứ hai của Tông hiến mới là sự phát triển của ước muốn được phát biểu trong các bản văn công đồng liên quan đến vai trò của giáo dân.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại trong Lời mở đầu rằng “Đức Giáo Hoàng, các giám mục và các thừa tác viên thụ phong khác không phải là những người truyền giảng Tin Mừng duy nhất trong Giáo hội... Mỗi Kitô hữu, nhờ Bí tích Rửa tội, là một môn đệ truyền giáo trong chừng mực họ gặp gỡ tình yêu Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô”.

Do đó, có sự tham gia của giáo dân nam và nữ trong vai trò quản trị và trách nhiệm. Nếu “bất cứ thành viên tín hữu nào” có thể chủ trì một Bộ hoặc một cơ quan giáo triều, “do năng quyền đặc thù, quyền cai trị và chức năng đặc thù của họ,” đó là bởi vì mọi thể chế của Giáo triều đều hành động theo quyền lực được Đức Giáo Hoàng giao phó cho họ.

Việc chuyển tiếp này, đã bắt đầu được thực hiện, bắt nguồn từ nền thần học công đồng về giáo dân. Lời khẳng định trong Tông Hiến mới nói rõ rằng một vị tổng trưởng hoặc một thư ký của một Bộ, mà tình cờ là một giám mục thì ngài vẫn không có thẩm quyền như vậy, mà chỉ trong chừng mực khi ngài thi hành thẩm quyền do Giám mục Rôma trao cho.

Và thẩm quyền này, trong Giáo triều Rôma, là như nhau cho dù nó được nhận bởi một giám mục, một linh mục, một tu sĩ, một giáo dân nam hay nữ. Điều này loại bỏ qui định có trong Điều 7 của Tông hiến Pastor Bonus – tức tông hiến cải cách cơ cấu trước đây của Giáo triều Rôma, được thực hiện dưới triều đại của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II - trong đó tuyên bố rằng “các vấn đề đòi hỏi việc thi hành quyền cai trị được dành riêng cho những người có chức thánh".

Bằng cách trên, những gì do Công đồng thiết lập được thực hiện đầy đủ và đã được đưa vào giáo luật, công nhận rằng nhờ phép rửa, "giữa mọi tín hữu Kitô, có một sự bình đẳng thực sự về phẩm giá và hành động".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video khánh thành nhà thờ và trung tâm mục vụ giáo xứ Chằm Thôn, Hà Nội
TGP Hà Nội
10:00 21/03/2022
 
Văn Hóa
Khi Con Người Không Chịu Cởi Dép
Sơn Ca Linh
08:58 21/03/2022
Khi Con Người Không Chịu Cởi Dép

(Người phán: "Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh.". Xh 3,5)

Thiên Chúa vẫn im lặng,
Cho dù biết bao lần con người vô phép trịch thượng,
Dám diện kiến Ngài khi vẫn mang “đôi dép dơ bẩn thối tha”.
Và còn hơn thế nữa,
Mang cả một con người bệ rạc trí đoản tâm ma,
Và hoang tưởng tự coi mình là trời thiêng đất thánh !

Dân Bêlem không chịu “cởi dép”,
Khi đứng trước một “đôi vợ chồng nghèo bất hạnh” !
Dân Nadarét không chịu “cởi dép”,
Khi đón gặp “một chàng con bác phó mộc Giuse” !
Philato không chịu “cởi dép” mà còn trịch thượng ngăm đe:
“Tôi có quyền tha và có quyền đóng đinh thập giá” !

Thượng tế Caipha không chịu “cởi dép”,
Khi chất vấn Đấng tự xưng mình là “Con Thiên Chúa”,
Đã nổi xung, lồng lộn xé áo mình ra !
Và rồi bao trò lăng nhục của bọn đao phủ Rôma,
Áo choàng đỏ, gậy sậy, mão gai… dành cho Vua Cứu Thế !

Và nhân loại ngàn năm qua vẫn quen đường vô lễ,
Kiêu căng trịch thượng khi “bước vào vùng đất thánh thiêng” !
Vẫn mang theo “đôi dép bẩn” là cái tôi kệch cỡm vô duyên,
Chưa chịu cởi bỏ cái lớp giả hình, kiêu căng, độc ác… !

“Vùng đất thánh thiêng” này,
Đâu riêng ở hoang mạc Madian mấy ngàn năm trước,
Đâu chỉ là “Bụi gai bốc cháy” trước Môsê... !
Mà khắp nơi trên mọi nẻo đi, về...
Bởi mỗi một con người,
Đều là một “vùng đất thánh thiêng” cần “cởi dép” !

Thượng đế vẫn ở đó,
Nơi những trại tập trung, lò hơi ngạt thời đệ nhị thế chiến,
Nơi hoang tàn đổ nát Nagasaki, Hiroshima...
Và những ngày này,
Là Kharkos, Kherson, Mariupol... ở Ukraina,
Là những trẻ em, những người già dưới làn mưa bom đạn...

Thế giới vẫn còn đầy,
Những Nêrô, Hitler, Stalin, Putin... những tên độc tài mạt hạng...
Mang “những chiếc giày đinh nhuộm thắm máu đào” !
Đâu chịu nghe lời Thượng Đế trên cao,
Để “cởi dép” trước “những vùng đất thánh thiêng” nhân loại !

Nhưng khi mạo phạm, cả gan...
Đã đi đến tận cùng nơi buổi hoàng hôn trên Núi Sọ,
Khi Con Người chấp nhận bị lột trần, bị đóng đinh...
Vùng “Đất Thánh Tối Cao” đã vang động cả thiên đình !
Đã tới “Giờ” “Thủ lãnh thế gian bị đem ra xét xử”.

Thượng Đế ơi !
Xin hãy lắng nghe những những tiếng rên than đang bị bức tử,
Xin một lần thấy lại “những nỗi khổ của Dân Ngài” !
Xin cho con người, như Môsê, lần nữa biết vâng nghe,
Mà “cởi dép”
Trên những “nền đất thánh thiêng” có Ngài đang ngự trị !

Sơn Ca Linh (21.3.2022)



 
VietCatholic TV
ĐTC phẫn nộ trước sự bạo tàn của quân Nga trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 20/3/2022
VietCatholic Media
02:37 21/03/2022

Chúa Nhật 20 tháng Ba, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay. Bài Tin Mừng của Phụng Vụ ngày hôm nay là một lời mời gọi hãy sám hối.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. Đức Giêsu đáp lại rằng:

“Các ông tưởng mấy người Galilê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.

Cũng như mười tám người kia bị tháp Silôác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giêrusalem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”

Rồi Đức Giêsu kể dụ ngôn này:

“Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: ‘Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?’

Nhưng người làm vườn đáp: ‘Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.’”

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Chúng ta đang ở trọng tâm của hành trình Mùa Chay, và bài Tin Mừng hôm nay bắt đầu bằng việc trình bày về Chúa Giêsu, khi Ngài đưa ra bình luận về một số tin tức trong ngày. Trong khi ký ức về mười tám người đã chết khi một ngọn tháp đổ sập xuống họ vẫn còn sống động, người ta kể cho Ngài nghe về một số người Galilê mà Philatô vừa mới giết (x. Lc 13: 1). Và có một câu hỏi dường như đi kèm với những sự việc bi thảm này: ai là người chịu trách nhiệm cho những sự kiện khủng khiếp ấy? Có lẽ những người đó tội lỗi hơn những người khác và Thiên Chúa đã trừng phạt họ? Đây là những câu hỏi cũng xuất hiện ngày hôm nay. Khi tin xấu đè nặng lên chúng ta và chúng ta cảm thấy bất lực trước sự dữ, chúng ta thường tự hỏi mình: liệu đó có phải là sự trừng phạt từ Thiên Chúa không? Có phải Ngài đã gây ra một cuộc chiến tranh hay một đại dịch để trừng phạt chúng ta vì tội lỗi của chúng ta không? Và tại sao Chúa không can thiệp?

Chúng ta phải cẩn thận: khi sự dữ đè nặng lên chúng ta, chúng ta có nguy cơ mất đi sự sáng suốt của mình và, để tìm ra câu trả lời dễ dàng cho những gì chúng ta không thể giải thích được, chúng ta xoay qua đổ lỗi cho Thiên Chúa. Và do đó, thói quen rất xấu là sử dụng những lời báng bổ xuất phát từ điều này. Chúng ta thường quy những tai ương và bất hạnh của chúng ta trên thế giới cho Ngài, Đấng luôn để chúng ta tự do và do đó không bao giờ can thiệp áp đặt, mà chỉ đề nghị; Người không bao giờ sử dụng bạo lực nhưng trái lại Ngài đau khổ cho chúng ta và với chúng ta! Thật vậy, Chúa Giêsu từ chối và phản đối mạnh mẽ ý tưởng đổ lỗi cho Thiên Chúa về những điều bất hạnh của chúng ta: những người bị Philatô giết và những người chết khi tháp đổ xuống họ không có lỗi gì hơn những người khác, và họ không phải là nạn nhân của một Thiên Chúa tàn nhẫn và báo thù, một Thiên Chúa như thế không hề tồn tại! Sự dữ không bao giờ có thể đến từ Thiên Chúa bởi vì “Ngài không đối xử với chúng ta như chúng ta đáng tội” (Tv 103: 10), nhưng theo lòng thương xót của Ngài. Đây là phong cách của Chúa. Ngài không thể đối xử với chúng ta bằng cách khác. Ngài luôn đối xử với chúng ta bằng lòng thương xót.

Thay vì đổ lỗi cho Thiên Chúa, Chúa Giêsu nói rằng chúng ta cần nhìn vào bên trong mình: chính tội lỗi đã tạo ra sự chết; sự ích kỷ của chúng ta có thể làm tan vỡ các mối quan hệ; những lựa chọn sai lầm và bạo lực của chúng ta có thể gây ra cái ác. Tại thời điểm này, Chúa đưa ra giải pháp đích thực, đó là sự hoán cải: Ngài nói: “nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy” (Lc 13: 5). Đó là một lời kêu gọi khẩn thiết, nhất là trong thời gian Mùa Chay này. Chúng ta hãy chào đón lời mời gọi ấy với một trái tim rộng mở. Chúng ta hãy từ bỏ điều ác, chúng ta hãy từ bỏ tội lỗi đã quyến rũ chúng ta, chúng ta hãy mở lòng đón nhận luận lý của Tin Mừng vì nơi tình yêu và tình huynh đệ ngự trị, thì sự dữ không còn sức mạnh nào nữa!

Nhưng Chúa Giêsu biết rằng việc hoán cải không hề dễ dàng, và Ngài muốn giúp chúng ta ở đây, vì đã có quá nhiều lần chúng ta lặp lại những lỗi lầm và lặp lại cùng một tội lỗi. Chúng ta có thể trở nên chán nản, và đôi khi cam kết làm điều tốt của chúng ta dường như vô ích trong một thế giới mà cái ác dường như thống trị. Vì vậy, sau lời kêu gọi của mình, Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta bằng một dụ ngôn kể về sự kiên nhẫn của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta phải ghi nhớ sự kiên nhẫn của Thiên Chúa mà Ngài dành cho chúng ta. Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh an ủi về cây vả không kết trái đúng mùa, nhưng nó không bị chặt. Ngài cho nó thêm thời gian, thêm một cơ hội khác. Tôi thích nghĩ rằng một cái tên đẹp dành cho Chúa có thể là “Chúa của những cơ hội khác”: Chúa luôn cho chúng ta một cơ hội khác, luôn luôn, luôn luôn. Lòng thương xót của Ngài là như vậy đó. Đây là cách Chúa làm việc với chúng ta. Ngài không cắt đứt tình yêu với chúng ta. Ngài không ngã lòng hay mệt mỏi trao ban cho chúng ta sự tin cậy của Ngài bằng sự dịu dàng. Thưa anh chị em, Chúa tin tưởng vào chúng ta! Chúa tin cậy chúng ta và đồng hành với chúng ta bằng sự kiên nhẫn, sự kiên nhẫn của Chúa với chúng ta. Ngài không nản lòng mà luôn truyền cho chúng ta niềm hy vọng. Thiên Chúa là Cha và chăm sóc anh chị em như một người cha. Là người cha tuyệt vời nhất, Ngài không nhìn vào những thành quả anh chị em chưa đạt được, nhưng nhìn đến những thành quả anh chị em vẫn có thể làm được. Ngài không theo dõi những thiếu sót của anh chị em nhưng Ngài khuyến khích tiềm năng của anh chị em. Ngài không chăm chăm vào quá khứ của anh chị em mà tự tin đặt cược vào tương lai của anh chị em. Điều này là do Thiên Chúa ở gần chúng ta. Chúng ta đừng quên rằng phong cách của Thiên Chúa là sự gần gũi, Ngài gần gũi với lòng thương xót và sự dịu dàng. Bằng cách này, Thiên Chúa đồng hành với chúng ta: gần gũi, thương xót và dịu dàng.

Vì vậy, chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria với tràn đầy hy vọng và lòng can đảm, và khơi dậy trong chúng ta niềm khao khát được hoán cải.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến,

Thật không may, cuộc xâm lược bạo lực chống lại Ukraine không dừng lại, một cuộc tàn sát vô nghĩa, trong đó mỗi ngày đều có sự lặp lại của những vụ tàn sát và sự tàn bạo. Không có lời biện minh nào cho điều này! Tôi cầu xin tất cả những người có liên quan trong cộng đồng quốc tế hãy thực sự cam kết chấm dứt cuộc chiến tàn khốc này.

Tuần này, hỏa tiễn và bom lại rơi xuống dân thường, người già, trẻ em và bà mẹ mang thai. Tôi đã đến gặp những đứa trẻ bị thương đang ở đây, ở Rôma này. Một em bị mất một cánh tay; một em bị thương ở đầu... những đứa trẻ vô tội. Tôi nghĩ đến hàng triệu người tị nạn Ukraine, những người phải chạy trốn bỏ lại tất cả mọi thứ, và tôi cảm thấy vô cùng đau đớn cho những người thậm chí không có khả năng trốn thoát. Biết bao ông bà, những người ốm đau, nghèo khổ phải ly tán với gia đình, bao trẻ em và những người mỏng manh bị bỏ rơi dưới làn bom đạn mà không thể nhận được sự giúp đỡ và tìm được sự an toàn ngay cả trong những hầm trú ẩn của các trận không kích. Tất cả điều này là vô nhân đạo! Thật vậy, nó cũng báng bổ vì nó đi ngược lại sự thánh thiêng của cuộc sống con người, đặc biệt là chống lại cuộc sống con người không có khả năng tự vệ, vốn phải được tôn trọng và bảo vệ, không được loại bỏ, và điều này phải là ưu tiên hàng đầu hơn bất cứ chiến lược nào! Chúng ta đừng quên đó là sự tàn ác vô nhân đạo và báng bổ! Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng cho những người đang đau khổ.

Tôi cảm thấy an ủi khi biết rằng những người bị bỏ lại dưới bom đạn không thiếu sự gần gũi của các vị chủ chăn của họ, những người trong những ngày tang thương này đang sống Phúc Âm của tình bác ái và tình huynh đệ. Tôi đã nói chuyện với một số người trong số họ qua điện thoại trong những ngày này, họ gần gũi với dân Chúa. Cảm ơn các anh chị em thân mến vì chứng tá này và sự hỗ trợ cụ thể mà anh chị em đang can đảm trao ra cho rất nhiều người đang tuyệt vọng! Tôi cũng nghĩ đến vị Tổng Giám Mục mới được bổ nhiệm làm Sứ thần, Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas, người từ đầu cuộc chiến đã ở lại Kiev cùng với các cộng sự viên của mình và cùng với sự hiện diện của ngài, hàng ngày tôi gần gũi với những người Ukraine tử đạo. Chúng ta hãy gần gũi với dân tộc này, chúng ta hãy đón nhận họ bằng tình cảm, bằng sự cam kết và lời cầu nguyện cụ thể. Và làm ơn, chúng ta đừng quen với chiến tranh và bạo lực! Chúng ta đừng mệt mỏi khi chào đón họ với sự hào phóng như chúng ta đang làm bây giờ, không chỉ trong trường hợp khẩn cấp, mà còn trong những tuần và những tháng tới. Như anh chị em biết, lúc đầu chúng ta làm tất cả những gì có thể để chào đón tất cả mọi người, nhưng sau đó chúng ta có thể quen với nó, và tâm hồn của chúng ta dịu lại một chút, và chúng ta quên điều đó đi. Chúng ta hãy nghĩ đến những người phụ nữ và trẻ em này, những người trong thời gian không có việc làm, phải chia tay chồng, sẽ bị truy lùng bởi những con 'kên kên' của xã hội. Làm ơn, chúng tôi hãy bảo vệ họ.

Tôi mời gọi mọi cộng đoàn và tất cả các tín hữu hiệp nhất với tôi vào Thứ Sáu ngày 25 tháng Ba, Lễ Truyền Tin, cho Hành động Trọng thể Hiến dâng nhân loại, đặc biệt là nước Nga và Ukraine, cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria, để Mẹ là Nữ Vương Hòa bình, có thể giúp chúng ta có được bình an.

Tôi chào tất cả anh chị em, những người Rôma và những người hành hương đến từ Ý và các quốc gia khác nhau. Đặc biệt, tôi chào các tín hữu từ Madrid, nhóm quốc tế “Agorà degli abitanti della terra”, các bác sĩ và nhân viên cấp cứu của Dịch vụ Cấp cứu 118, Rinnovamento Carismatico Cattolico “Charis” – là tổ chức duy nhất được chính thức công nhận là “Charis”, không ai khác - và các thành viên của Phong trào Focolarê. Tôi chào ca đoàn Piccolo Coro dell'Antoniano di Bologna với ban nhạc từ Polizia di Stato, ca đoàn “Ensemble Vox Cordis” của Fornovo San Giovanni, ca đoàn “San Vincenzo Grossi” của Pizzighettone, những người trẻ tuyên xưng đức tin của Angera, Sesto Calende e Ternate, cuộc hành hương của Giáo phận Asti, và các tín hữu từ Venice và Sassari.

Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật an lành, bữa trưa ngon miệng, xin đừng quên cầu nguyện cho tôi và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Putin tê tái: Tư lệnh phó Hạm đội Biển Đen hy sinh. Ba Lan kêu gọi cấm hoàn toàn thương mại với Nga
VietCatholic Media
03:06 21/03/2022


1. Tư lệnh phó Hạm đội Biển Đen Andrey Pali hy sinh.

Thêm một đòn nữa vừa giáng vào lực lượng của Vladimir Putin, các lực lượng Ukraine tuyên bố đã giết chết phó chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga.

Chỉ huy hàng đầu của Putin, Đại tá Andrey Paliy từ Hạm đội Biển Đen, đã bị quân đội Ukraine bắn chết. Anton Gerashchenko, một quan chức Ukraine, đã thông báo về cái chết của Palsy vào sáng sớm hôm Chúa Nhật nhưng không cung cấp bất kỳ thông tin nào khác vì lý do quốc phòng. Tuy nhiên, tin này đã được xác nhận bởi tờ Pravda, nghĩa là Sự Thật, của Nga.

Tờ Pravda cho biết:

Phó Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga, Đại tá Andrey Paliy, đã thiệt mạng tại Mariupol bên Ukraine, Thống đốc vùng Sevastopol Mikhail Razvozhaev đã cho biết trên kênh Telegram của mình.

Theo ông, Andrey Paliy đã bị giết trong cuộc hành quân ở vùng Mariupol.

“Tôi là bạn với Andrei Nikolaevich. Anh ấy là một người rất cởi mở và tử tế. Một sĩ quan thực sự từ một dòng dõi quân sự. Ai đã từng gặp anh sẽ luôn ghi nhớ lòng tốt của anh. Anh ấy được trao quyền lực lớn trong hạm đội, anh ấy là một người hiểu chuyện, anh ấy biết cách tiếp cận bất kỳ người nào”, người đứng đầu vùng Sevastopol viết.

Andrey Paliy sinh năm 1971 tại Kiev, là con cháu của người Nga. Năm 1992, ông tốt nghiệp Trường Chính trị Hải quân cấp cao Kiev, nơi ông nghiên cứu tâm lý xã hội. Ông từng là Phó Chỉ huy trưởng Đại đội 4 của Trung đoàn 2 trong Vệ binh Quốc gia Ukraine. Theo lời kể của Mikhail Razvozhaev, vào năm 1993, ông đã từ chối tuyên thệ ở Ukraine và bỏ sang phục vụ trong Hạm đội phương Bắc của Nga.

Năm 2014, ông được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng Trường Hải quân Biển Đen ở Nakhimov phụ trách công tác chính trị-quân sự. Từ năm 2019, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Hạm đội Baltic phụ trách công tác quân sự-chính trị. Năm 2020, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Hạm đội Biển Đen về công tác quân sự-chính trị. Cuối năm 2020, ông trở thành Phó Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Nga tại Syria.

Andrey Paliy đã có quyết định trở thành Chuẩn đô đốc Hạm đội Biển Đen của Nga nhưng chưa kịp về Mạc Tư Khoa nhận lon mới thì đã tử trận.

Andrey Paliy được tin là đang đứng trên một trong 4 chiến hạm nã pháo liên tục vào Mariupol thì bị quân đội Ukraine bắn chết.

https://english.pravda.ru/news/world/150765-black_sea_fleet/

2. Lòng nhân ái của Cộng hòa Tiệp.

Thủ tướng Cộng hòa Tiệp Petr Fiala cho biết đất nước của ông sẽ chăm sóc “những người vợ và những đứa trẻ” chạy trốn khỏi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, là biến cố đau thương đã khiến khoảng 3 triệu người Ukraine phải tìm nơi ẩn náu ở sườn phía đông của Liên Hiệp Âu Châu.

Thủ tướng Fiala, người đã đến Kiev vào đầu tuần này cùng với các vị Thủ tướng Ba Lan và Slovenia để gặp tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, nói thêm rằng Cộng hòa Tiệp có thể đối phó với lượng người tị nạn tiếp tục từ Ukraine.

Những người đàn ông trong độ tuổi nhập ngũ bị ngăn cản rời Ukraine, phần lớn phụ nữ và trẻ em đã vượt qua Liên minh Âu Châu tại các điểm biên giới ở Ba Lan, Slovakia, Hung Gia Lợi và Rumani.

“Tôi đã thông báo với những người bạn Ukraine rằng chúng tôi sẽ chăm sóc vợ và con của họ,” ông Fiala nói trên Twitter. “Tốc độ và quy mô của làn sóng tị nạn không thể so sánh được với những làn sóng trong quá khứ nhưng Cộng hòa Tiệp có thể đối phó được”.

Nhắc lại mối quan ngại của các nhà lãnh đạo khác trong khu vực, Thủ tướng Fiala cho biết các quốc gia tiếp nhận số lượng lớn người tị nạn nên nhận được hỗ trợ tài chính của Liên Hiệp Âu Châu nhưng lên tiếng phản đối hạn ngạch.

Ông nói: “Chúng tôi không muốn Liên Hiệp Âu Châu đưa ra hạn ngạch nhưng phải đoàn kết tài chính với các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi làn sóng tị nạn.

Ba Lan, quốc gia có đường biên giới khoảng 500 km với Ukraine, đã tiếp nhận hơn 2 triệu người tị nạn.

Phó thị trưởng Przemyśl, một thị trấn gần giao lộ đông đúc nhất của Ba Lan với Ukraine, cho biết dòng người tị nạn đã giảm bớt, nhưng cảnh báo rằng các cuộc tấn công quân sự tiếp theo của Nga vào miền tây Ukraine có thể thay đổi tình hình nhanh chóng.

Phó thị trưởng Bogusław Świeży cho biết: “Hầu hết những người rời miền đông Ukraine hiện đang ở miền tây Ukraine để chờ đợi những diễn biến tiếp theo. Bất kỳ sự lo lắng nào xảy ra ở miền tây Ukraine sẽ dẫn đến việc gia tăng dòng người đến Ba Lan.”

3. Thủ tướng Boris Johnson nhận định rằng việc Vladimir Putin không bị thách thức khi tiến hành cuộc xâm lược cho thấy ở Nga không có dân chủ.

Thủ tướng Boris Johnson nhận định rằng thật là một “thảm kịch” khi Vladimir Putin không hế bị thách thức khi tiến hành cuộc xâm lược “thảm khốc” của mình ở Ukraine. Điều đó cho thấy ở Nga không hề có dân chủ.

Johnson nói:

“Tôi không tin rằng các quyền tự do dân chủ sẽ sớm nảy mầm trong Điện Cẩm Linh, trái lại là đàng khác.

Nhưng với mỗi ngày trôi qua, tôi nghĩ rằng Putin trở thành một quảng cáo chói mắt hơn cho hệ thống mà ông ấy ghét và coi thường, và càng ngày càng rõ ràng tại sao chúng ta phải ủng hộ Ukraine.”

Thủ tướng nhận xét rằng “nếu Putin có báo chí tự do, nếu ông ấy có đài BBC về trường hợp của ông ta, ông ta sẽ biết sự thật - hoặc ít là một phiên bản của nó”.

“Nếu ông ấy có nền báo chí tự do, vô tư và có trách nhiệm, hãy để tôi nói theo cách đó, thì ông ấy sẽ biết một sự thật rằng người Ukraine là một quốc gia trọng danh dự, tự hào với một nhà lãnh đạo lôi cuốn”.

“Và ông ta sẽ biết, trước khi ông ta bắt đầu cuộc phiêu lưu tai hại và vô nhân đạo này, rằng họ sẽ chiến đấu để bảo vệ quê hương của họ”.

Trong một nền dân chủ thực sự, Putin sẽ không “tự nhốt mình trong buồng cộng hưởng tiếng vang này” bởi vì ông sẽ phải đối mặt với một “quốc hội thực sự với những người đối lập thực sự, là những người phải trả lời với cử tri của họ”.

Trong những hoàn cảnh đó “Tôi không tin rằng ông ta có thể mắc phải hàng loạt những sai lầm tai hại và tự hủy hoại bản thân như vậy,”

Boris Johnson cảm ơn Bộ trưởng Quốc phòng, Ben Wallace, vì đã thúc giục ông “đọc bài bình luận nhất định sự điên rồ của Sa hoàng Putin” vài tháng trước cuộc xâm lược.

Ông cho biết hai người cùng với Ngoại trưởng Liz Truss đã nói chuyện hàng ngày về tình hình Ukraine.

“Chúng tôi đang nói chuyện liên tục, Liz, Ben và tôi, với các đồng nghiệp của chúng tôi trong nhóm hỗ trợ Ukraine để thảo luận về những gì chúng tôi có thể làm. Và những cuộc trò chuyện đó thực sự diễn ra hàng ngày và sẽ còn nhiều hơn thế,” ông nói với hội nghị của Đảng Bảo thủ.

Thủ tướng cho biết ông “tự hào” về những gì Vương quốc Anh đã làm trong các lệnh trừng phạt, đồng thời nói thêm: “Chúng ta phải trừng phạt nhiều ngân hàng và cá nhân hơn bất kỳ quốc gia Âu Châu nào khác... tất nhiên, tất cả những hành động này đều phải trả giá. Tất nhiên là có. Nhưng chi phí của việc không làm gì sẽ cao hơn rất nhiều”.

Ông nói tại hội nghị: “Cuộc chiến của Putin nhằm gây ra thiệt hại kinh tế cho phương Tây và mang lại lợi ích cho ông ta”.

Ông ta biết rằng cứ mỗi đô la tăng giá của một thùng dầu, anh ta sẽ có thêm hàng tỷ đô la doanh thu từ việc bán dầu và khí đốt, và đó là bi kịch của tình hình.

Bây giờ ông ta muốn làm suy yếu ý chí phản kháng của tập thể bằng cách đẩy giá sinh hoạt lên cao, đánh chúng ta trên các hóa đơn nhiên liệu, vì vậy chúng ta phải đáp lại.

Thủ tướng Boris Johnson cũng cảnh báo về “thời đại đe dọa mới” nếu cuộc xâm lược của Nga thành công

Sự chấm dứt tự do ở Ukraine sẽ đồng nghĩa với việc mọi hy vọng tự do ở Georgia và sau đó là Moldova bị dập tắt. Nó có nghĩa là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong đó sự đe dọa kéo mây trên toàn bộ Đông Âu từ Baltic đến Biển Đen.

Nếu Putin thành công đè bẹp Ukraine, đó sẽ là đèn xanh cho những kẻ chuyên quyền ở khắp mọi nơi ở Trung Đông, ở Viễn Đông. Đây là một bước ngoặt đối với thế giới. Đó là một thời điểm của sự lựa chọn. Đó là sự lựa chọn giữa tự do và áp bức.

Ông cảnh báo các nhà lãnh đạo khác không nên áp dụng lập trường “thực tế chính trị” đối với Putin. “Tôi biết có một số người khác trên khắp thế giới nói rằng tốt hơn hết là nên nhượng bộ các chế độ chuyên chế. Tôi tin rằng họ đã sai lầm sâu sắc”

Ông nói thêm: Cố gắng bình thường hóa quan hệ với Putin sau vụ này, như phương Tây đã làm vào năm 2014 sau khi sáp nhập Crimea, sẽ lại mắc phải sai lầm tương tự.

4. Ba Lan kêu gọi EU áp đặt lệnh cấm hoàn toàn thương mại với Nga.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết Ba Lan đã đề xuất Liên minh Âu Châu thực hiện lệnh cấm hoàn toàn thương mại với Nga.

Ba Lan đang đề xuất thêm lệnh phong tỏa thương mại vào gói trừng phạt này càng sớm càng tốt, bao gồm cả 2 hải cảng biển của nước này và cả lệnh cấm buôn bán trên bộ. Việc cắt đứt hoàn toàn hoạt động thương mại của Nga sẽ buộc Nga phải xem xét liệu có nên dừng lại cuộc chiến tàn khốc này hay không “, Thủ tướng Morawiecki nói.

Việc Ba Lan kêu gọi buộc Mạc Tư Khoa đối mặt với những hậu quả kinh tế khó khăn hơn đối với cuộc xâm lược Ukraine được đưa ra sau khi các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu nhất trí về gói trừng phạt thứ tư nhằm vào Nga trong tuần này. Thông tin chi tiết không được tiết lộ, nhưng Tổng thống Pháp cho biết quy chế thương mại “tối huệ quốc” của Nga đã bị thu hồi.
 
Tổn thất nặng, Nga ra tối hậu thư buộc quân Ukraine tại Mariupol đầu hàng vào chiều hôm nay
VietCatholic Media
05:24 21/03/2022


1. Nga kêu gọi các lực lượng Ukraine tại thành phố Mariupol đầu hàng

Nga đã kêu gọi các lực lượng Ukraine tại thành phố cảng Mariupol phía đông đầu hàng, nơi Mạc Tư Khoa cho rằng “một thảm họa nhân đạo khủng khiếp” đang diễn ra.

“Hãy bỏ vũ khí xuống”, Thượng Tướng Mikhail Mizintsev, Giám đốc Trung tâm Quản lý Quốc phòng Quốc gia Nga, cho biết trong một cuộc họp báo do Bộ Quốc phòng Nga phát đi.

“Một thảm họa nhân đạo khủng khiếp đã nảy sinh,” Thượng Tướng Mizintsev nói.

“Tất cả những ai buông vũ khí đều được bảo đảm an toàn ra khỏi Mariupol.”

Mariupol đã phải hứng chịu một số đợt pháo kích nặng nề nhất kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng Hai.

Nhiều người trong số 400,000 cư dân của nó vẫn bị mắc kẹt trong thành phố với rất ít thức ăn, nước uống và bị mất điện.

Các nhà chức trách thành phố cho biết gần 10% dân số thành phố đã chạy thoát trong tuần qua, mạo hiểm mạng sống của họ trong các đoàn xe.

Thượng Tướng Mizintsev cho biết các hành lang nhân đạo cho dân thường sẽ được mở từ phía đông và tây để ra khỏi Mariupol lúc 10 giờ sáng, giờ Mạc Tư Khoa, ngày thứ Hai, tức là 2 giờ chiều giờ Việt Nam.

Phó Thủ tướng Ukraine nói sẽ không có chuyện đầu hàng

Thượng Tướng Mizintsev thông báo rằng Ukraine có đến 5 giờ sáng theo giờ Mạc Tư Khoa, tức là 9g sáng giờ Việt Nam, hôm nay thứ Hai 21 tháng Ba, để đáp ứng đề nghị về các hành lang nhân đạo và hạ vũ khí.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Ukraine Irina Vereshchuk đã bác bỏ ý kiến này.

“Không thể có chuyện đầu hàng, hạ vũ khí. Chúng tôi đã thông báo cho phía Nga về việc này. Hãy mở hành lang cho dân thường.”

Các hành lang nhân đạo trước đây để cho phép người dân di tản khỏi Mariupol và các thành phố khác của Ukraine đã thất bại, hoặc chỉ thành công một phần, vì các cuộc bắn phá tiếp tục khi dân thường cố gắng chạy trốn.

Thượng Tướng Mizintsev, không cung cấp bằng chứng, nói rằng “những tên cướp”, “Đức quốc xã mới” và những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine đã tham gia vào “vụ khủng bố hàng loạt” và giết chóc trong thành phố.

Ukraine cho biết họ đang chiến đấu vì sự tồn tại của mình và Tổng thống Volodymyr Zelenskyy hôm thứ Bảy nói rằng cuộc bao vây Mariupol là “một nỗi kinh hoàng sẽ được ghi nhớ trong nhiều thế kỷ tới”.

Thượng Tướng Mizintsev nói Nga không sử dụng vũ khí hạng nặng ở Mariupol. Ông cho biết Nga đã di tản 59,304 người ra khỏi thành phố nhưng 130,000 thường dân vẫn còn mắc kẹt ở đó. Ông cho biết 330.686 người đã được Nga di tản khỏi Ukraine kể từ khi bắt đầu “chiến dịch”.

Hội đồng thành phố Mariupol cho biết trên kênh Telegram của họ vào cuối ngày thứ Bảy rằng hàng nghìn cư dân Mariupol đã bị “bắt cóc” đưa sang Nga để làm nô lệ lao động.

Chính trị gia Ukraine Inna Sovsun cho biết những công dân này đang bị bắt đi lao động cưỡng bức ở những vùng xa xôi của Nga.

“Họ đang được chuyển đến những vùng rất xa của nước Nga, nơi họ bị buộc phải ký giấy rằng họ sẽ ở lại khu vực đó trong hai hoặc ba năm và họ sẽ làm việc miễn phí ở những khu vực đó,” cô nói.

Tuyên bố của chính quyền Mariupol cũng cho rằng điện thoại di động và tài liệu của những người di tản đã được quân đội Nga kiểm tra trước khi đưa người dân Mariupol tới “các thành phố xa xôi ở Nga”.

Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết hơn 7,000 người đã được di tản khỏi các thành phố Ukraine thông qua các hành lang nhân đạo vào ngày Chúa Nhật, hơn một nửa trong số đó đến từ Mariupol.

Bà cho biết chính phủ có kế hoạch gửi gần 50 xe buýt đến Mariupol vào thứ Hai để di tản thêm.

2. Đức Hồng Y Parolin chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình tại Ukraine

Chiều ngày 16 tháng Ba vừa qua, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô để cầu nguyện cho hòa bình tại Ukraine.

Tham dự thánh lễ, có nhiều vị thuộc ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh kể cả đại sứ Ukraine và Nga, cùng với khoảng 400 tín hữu. Trong bài giảng thánh lễ, Đức Hồng Y Parolin nhận xét rằng nếu chúng ta có mặt ở đây, chính vì chúng ta tin tưởng nơi sức mạnh của lời cầu nguyện, và Đức Hồng Y nói rằng tại Ukraine hiện nay, không phải chỉ có một cuộc hành quân, nhưng là chiến tranh, chết chóc, tàn phá và nhiều nạn nhân. Số người phải tị nạn chiến tranh gia tăng hàng giờ. Chúa Giêsu đã nói: Phúc cho những người kiến tạo hòa bình: “Ai dấn thân xây dựng hòa bình thì họ là con cái Thiên Chúa”.

Dựa vào bài Tin mừng đọc trong thánh lễ, Đức Hồng Y Parolin phê bình những người chạy theo những thành công của trần thế và quyền lực. Chúa nói: “Ai muốn trở thành người cao trọng thì phải trở nên bé nhỏ, người đứng đầu phải phục vụ những người khác, như chính Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ. Và Đức Hồng Y cũng nói với các nhà ngoại giao rằng: “Anh chị em thân mến, phải chăng anh chị em không tin rằng mọi xung đột trên trái đất sẽ dần dần biến mất, nếu chúng ta thực sự thi hành những lời của Chúa Giêsu sao?” Việc cùng nhau cầu nguyện thay đổi thực tại theo nghĩa đó. Vấn đề ở đây là vứt bỏ trái tim chai đá và thay bằng trái tim thịt như lời ngôn sứ Ezekiel đã nói.

Trong phần lời nguyện phổ quát, có ý nguyện bằng tiếng Nga cầu cho các vị lãnh đạo thế giới, để họ nỗ lực xây dựng hòa bình. Bằng tiếng Ukraine, mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh; bằng tiếng Ba Lan, cầu cho mọi người thiện chí, dấn thân giúp đỡ những người tị nạn; bằng tiếng Rumani, cầu cho những người đã qua đời.

3. Đức Thánh Cha điện đàm với Thượng Phụ Kirill

Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, ông Matteo Bruni, xác nhận rằng chiều ngày 16 tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill, Giáo chủ Chính thống Nga, đã trao đổi với nhau qua điện thoại Video về chiến tranh tại Ukraine.

Tham gia cuộc trao đổi này cạnh Đức Thánh Cha, có Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô, và cạnh Đức Thượng phụ Kirill, có Đức Tổng Giám Mục Hilarion của giáo phận Volokolamsk, Chủ tịch Hội đồng ngoại vụ Tòa Thượng phụ Chính thống Nga.

Cuộc điện đàm xoay quanh cuộc chiến hiện nay tại Ukraine và vai trò của các tín hữu Kitô cũng như các vị mục tử trong nỗ lực làm tất cả những gì có thể để vãn hồi hòa bình.

Đức Thánh Cha đã cám ơn Đức Thượng phụ về cuộc gặp gỡ này, với chủ ý, trong tư cách là mục tử, chỉ dẫn một con đường hòa bình, cầu xin ơn hòa bình, và sớm có cuộc ngưng chiến. Đức Giáo Hoàng đồng ý với Đức Thượng phụ rằng: “Giáo hội không được dùng ngôn từ chính trị, nhưng dùng ngôn từ của Chúa Giêsu... Chúng ta là những mục tử của cùng Dân Thánh của Chúa, tin nơi Thiên Chúa, nơi Chúa Ba Ngôi, nơi Mẹ Thánh của Thiên Chúa: vì thế chúng ta phải hiệp nhất trong nỗ lực giúp tìm kiếm hòa bình, giúp đỡ những người đau khổ, tìm kiếm những con đường hòa bình, và ngăn ngọn lửa chiến tranh”.

Cả hai vị Giáo chủ đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến trình thương thuyết hiện nay, và Đức Thánh Cha nói: “Người phải trả giá cho chiến tranh là dân chúng, là các binh sĩ Nga và những người bị dội bom và chết. Trong tư cách là mục tử, chúng ta có nghĩa vụ gần gũi và giúp tất cả mọi người đang đau khổ vì chiến tranh. Trong các Giáo hội chúng ta, có thời người ta nói về cuộc thánh chiến hoặc cuộc chiến tranh chính đáng. Ngày nay người ta không thể nói như vậy nữa. Có sự phát triển ý thức Kitô về tầm quan trọng của hòa bình”.

Và Đức Thánh Cha cũng đồng ý với Đức Thượng phụ về điều này, là “Các Giáo hội được kêu gọi góp phần củng cố hòa bình và công lý” và ngài kết luận rằng: “Chiến tranh luôn luôn là bất chính. Vì người phải trả giá là dân của Thiên Chúa. Tâm hồn chúng ta không thể không khóc đứng trước các trẻ em, những phụ nữ bị giết, tất cả các nạn nhân chiến tranh. Chiến tranh không bao giờ là cách thức để thi hành. Chúa Thánh Linh liên kết chúng ta, yêu cầu chúng ta, như những mục tử, giúp đỡ dân chúng đang chịu đau khổ vì chiến tranh”.

4. Tuyên bố của Thượng phụ Kirill về buổi nói chuyện với Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa ra thông báo sau:

Vào ngày 16 tháng 3 năm 2022, Đức Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn nước Nga đã có buổi nói chuyện trực tuyến với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Tham gia buổi nói chuyện từ Giáo hội Chính thống Nga còn có Đức Tổng Giám Mục Hilarion của Volokolamsk, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ.

Giáo Hội Công Giáo Rôma cũng được đại diện bởi Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ Vũ Hiệp nhất Kitô Giáo.

Đức Thượng Phụ đã nhiệt liệt chào mừng Đức Giáo Hoàng và bày tỏ sự hài lòng về khả năng thu xếp cuộc nói chuyện.

Cuộc nói chuyện bao gồm một cuộc thảo luận chi tiết về tình hình trên đất Ukraine. Đặc biệt chú ý đến các khía cạnh nhân đạo của cuộc khủng hoảng hiện nay và các hành động của Giáo hội Chính thống Nga và Giáo Hội Công Giáo Rôma trong việc khắc phục hậu quả của nó. Các bên nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của quá trình đàm phán đang diễn ra, bày tỏ hy vọng rằng một nền hòa bình công bằng sẽ đạt được càng sớm càng tốt.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Thượng phụ Kirill cũng đã thảo luận về một số vấn đề hiện tại của tương tác song phương.
Source:Russian Orthodox
 
Bị tài phiệt Nga tung tiền lấy mạng, Putin tung ra nhiều chiêu thức đề phòng bị làm phản
VietCatholic Media
15:59 21/03/2022


1. Cách thức Putin bảo vệ mình khỏi những người muốn ám sát

Vệ sĩ với cặp chống đạn và súng lục công suất lớn, người thế thân trông giống như thật và người thử thức ăn là một số cách Tổng thống Nga Vladimir dùng bảo vệ mình khỏi những người muốn ám sát và những người âm mưu đảo chính.

Các mối đe dọa tiềm tàng chống lại Putin, 69 tuổi, đã trở thành tâm điểm đáng chú ý khi Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham của Đảng Cộng Hòa đơn vị South Carolina kêu gọi “ai đó ở Nga hãy đưa gã này ra ngoài” vì đã ra lệnh tiến hành cuộc xâm lược chết người vào Ukraine.

Nhưng Putin, một cựu điệp viên KGB, người đã nắm quyền kể từ năm 2000, dường như bị ám ảnh bởi cả an ninh và sức khỏe của mình - bảo vệ bản thân khỏi những kẻ ám sát và tránh COVID-19 bằng mọi giá, như đã xảy ra trong quãng thời gian mà ông ta đã biến mất để tránh nhiễm vi rút.

Những bức ảnh gần đây cho thấy ông ta gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới và thậm chí là các cố vấn của chính mình ở hai đầu đối diện của những chiếc bàn cực ký dài để duy trì khoảng cách giữa họ ít nhất 6m và ông ta cũng đã mặc một bộ đồ hazmat - hoàn chỉnh với mặt nạ phòng độc - trước khi đến thăm một bệnh viện ở Mạc Tư Khoa đang điều trị bệnh nhân coronavirus vào tháng 4 năm 2020.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thường được vây quanh bởi những “lính ngự lâm” của ông, những người chuyên bảo vệ an ninh.

Theo tờ Economist, các vệ sĩ của Putin - những người tự gọi mình là “Người lính ngự lâm” của ông - bao gồm một đơn vị đặc biệt trong Cơ quan Bảo vệ Liên bang Nga, hay còn gọi là FSO, có nguồn gốc từ năm 1881, khi Sa hoàng Alexander III bao quanh mình với các vệ sĩ sau vụ ám sát cha ông bằng một vụ ném bom mang tính cách mạng

Phần lớn những gì được tiết lộ về Dịch vụ An ninh Tổng thống đến từ trang web “Beyond Russia”, được điều hành bởi TV-Novosti, một hoạt động do nhà nước tài trợ. Đây cũng là cơ quan giám sát mạng lưới tuyên truyền RT.

Trang web cho biết các vệ sĩ của Putin được tuyển chọn kỹ lưỡng về các phẩm chất bao gồm “tâm lý hoạt động”, sức chịu đựng thể chất và khả năng chịu lạnh và không đổ mồ hôi khi nóng.

Họ được cho là được trang bị những chiếc cặp đặc biệt đóng vai trò như lá chắn bảo vệ ông Putin và mang theo súng lục SR-1 Vektor 9 mm do Nga sản xuất với đạn xuyên áo giáp.

Trước khi ông Putin lên đường, các đội tiền trạm sẽ tìm hiểu điểm đến của ông trước thời hạn nhiều tháng, kiểm tra xem công chúng có thể sẽ phản ứng như thế nào và thậm chí nếu khu vực đó có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu hoặc thiên tai hay không.

Bất cứ nơi nào anh ta ở lại đều bị kiểm tra, các thiết bị gây nhiễu được lắp đặt để ngăn bom nổ từ xa và các kỹ thuật viên tiến hành giám sát điện tử đối với điện thoại di động và các thiết bị khác trong khu vực.

Trên đường, ông Putin lái xe giữa một đoàn xe bọc thép dày đặc chở các nhân viên đặc nhiệm của quân đội được trang bị AK-47, súng phóng lựu chống tăng và tên lửa phòng không cầm tay.

Và khi anh ta bước ra nơi công cộng, bốn vòng an ninh vây quanh anh ta, bắt đầu với vệ sĩ riêng của anh ta, những người khác ẩn giữa đám đông, và các tay súng bắn tỉa núp trên các mái nhà xung quanh.

Cơ quan Bảo vệ Liên bang của Nga được đồn đại là thỉnh thoảng sử dụng một người thế thân cho Tổng thống Vladimir Putin.

Vào năm 2018, một băng ghi hình cjo thấy vệ sĩ đã can thiệp khi võ sĩ hỗn hợp nổi tiếng Conor McGregor quàng tay qua vai Putin khi họ chụp ảnh tại giải vô địch Túc Cầu Thế Giới ở Mạc Tư Khoa.

Một đoạn video được đăng trên YouTube cho thấy người đàn ông bước nhanh vào ngăn cản McGregor bằng ánh mắt nhìn chằm chằm và ra hiệu anh ta dừng lại, khiến võ sĩ này nhanh chóng bỏ cánh tay của mình và ngượng ngùng khoanh hai tay lại. FSO được cho là có thẩm quyền trên phạm vi rộng để thực hiện các hoạt động và điều tra của mình, bao gồm cả việc tiến hành nghe trộm điện tử, mở thư, lục soát nhà, thu giữ phương tiện và bắt giữ và thẩm vấn các nghi phạm.

Các vệ sĩ của Putin được cho là bị thay thế khi bước sang tuổi 35, nhưng họ có thể được khen thưởng bằng các chức vụ mới đầy quyền lực như thống đốc khu vực, bộ trưởng liên bang, chỉ huy cơ quan đặc biệt và các chức vụ trong phủ tổng thống.

Một tiết lộ năm 2018 của tờ báo Novaya Gazeta độc lập của Nga và Tổ chức Báo cáo Tội phạm Có Tổ chức và Tham nhũng cũng tiết lộ cách một nhà máy gia cầm khổng lồ từ thời Liên Xô bên ngoài Mạc Tư Khoa đã bị chiếm đoạt và đất đai có giá trị của nó đã được chia cho các sĩ quan cấp cao trong FSO và nhân viên An ninh Phủ Tổng thống.

Trong số những người hưởng lợi từ vụ lừa đảo này có 3 cựu vệ sĩ của Putin, những người được ghi nhận đã sát cánh bên ông trong chuyến công du chính thức tới Helsinki, Phần Lan, vào năm 1999.

Vào năm 2016, Russia Beyond ghi nhận những tin đồn lâu nay rằng FSO đôi khi sử dụng một “người thế thân của tổng thống” để bảo đảm an toàn cho Putin.

Putin sau đó thừa nhận rằng ông đã được đề nghị sử dụng người thế thân khi ông thực hiện một số chuyến đi đến Chechnya trong lúc Nga đang chiến đấu với quân ly khai ở đó vào đầu những năm 2000, nhưng ông tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn năm 2020 rằng đã “từ chối những người thế thân này” mỗi khi chủ đề này xuất hiện.

Theo người sáng lập “Club des Chefs des Chefs”, một tổ chức ẩm thực có các thành viên nấu ăn cho các nguyên thủ và quốc vương trên khắp thế giới, Putin cũng có người thử mỗi bữa ăn để bảo đảm ông không bị đầu độc,.

Gilles Bragard nói với The Telegraph vào năm 2012: “những người thử các món ăn vẫn tồn tại nhưng chỉ ở Điện Cẩm Linh, nơi bác sĩ kiểm tra mọi món ăn cùng với đầu bếp”.
Source:New York Post

2. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đe dọa hỗ trợ Nga

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cho biết nước ông không gửi vũ khí cho Nga để sử dụng ở Ukraine, nhưng ông không loại trừ khả năng Bắc Kinh có thể làm như vậy trong tương lai.

Khi được hỏi hôm Chúa Nhật trên CBS liệu Trung Quốc có thể gửi tiền hoặc vũ khí cho Nga hay không, đại sứ Tần Cang (Qin Gang, 秦刚) nói: “Có thông tin sai lệch về việc Trung Quốc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Nga. Chúng tôi bác bỏ điều đó”.

Thay vào đó, “những gì Trung Quốc đang làm là gửi thực phẩm, thuốc men, túi ngủ và sữa bột cho trẻ em, chứ không phải vũ khí và đạn dược cho bất kỳ bên nào,” ông nói.

Tần Cang cho biết Bắc Kinh đang tiếp tục “thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình và thúc giục ngừng bắn ngay lập tức”.

Nhưng kiểu lên án công khai được nhiều người ở phương Tây thúc giục “không giúp ích được gì”, ông nói. “Chúng ta cần lý luận. Chúng ta cần can đảm. Và chúng ta cần ngoại giao tốt”.

Khi được hỏi về khả năng gửi vũ khí cho Nga để sử dụng ở Ukraine, ông nói không loại trừ khả năng Bắc Kinh có thể làm như vậy trong tương lai.

3. Báo cáo tình báo mới nhất của Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh.

Bộ Quốc phòng Anh vừa công bố báo cáo tình báo mới nhất của mình, cho biết các lực lượng Nga đang tiến quân từ Crimea vẫn đang cố gắng vượt qua Mykolaiv khi họ tìm cách lái xe về phía Tây về phía Odesa.

“Các lực lượng này đã đạt được rất ít tiến bộ trong tuần qua,” báo cáo cho biết thêm.

“Lực lượng hải quân Nga tiếp tục phong tỏa bờ biển Ukraine và tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn vào các mục tiêu trên khắp Ukraine.

“Việc phong tỏa bờ biển Ukraine có khả năng làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo ở Ukraine, ngăn cản các nguồn cung cấp thiết yếu đến được với người dân Ukraine.”

4. Thủ tướng Ukraine, Denys Shmyhal, và Thủ tướng và New Zealand, Jacinda Ardern, thảo luận về việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới chống lại Nga.

Thủ tướng Denys Shmyhal viết: “Cùng với Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, tôi đã thảo luận về việc tăng cường các biện pháp trừng phạt, lên tới lệnh cấm vận hoàn toàn đối với Nga.”

Ông nhắc rằng New Zealand là một trong những nước đầu tiên ủng hộ Ukraine.

“Chúng tôi rất biết ơn vì điều đó. Phối hợp hành động, đẩy nhanh chiến thắng của chúng ta! “ thủ tướng Ukraine đã viết.

Như đã đưa tin, ngày 18/3, gói trừng phạt đầu tiên của New Zealand đối với Nga đã được ban hành.

Nước này đã áp đặt các hạn chế cá nhân đối với Tổng thống Vladimir Putin, Thủ tướng Mikhail Mishustin, Ngoại trưởng Sergei Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và các quan chức cấp cao khác.

Các biện pháp trừng phạt cũng bao gồm việc đóng băng tài sản và cấm đi lại. Ngoài ra, các hạn chế áp dụng đối với 19 tổ chức của Nga.

Lệnh cấm đi lại đối với 364 chính trị gia, quân đội và nhà báo Nga cũng đã được ban hành.

5. Một người thiệt mạng khi đạn pháo bắn trúng nhà ở Kiev.

Trong khi đó, các cuộc pháo kích đã tấn công các ngôi nhà dân cư và một trung tâm mua sắm ở quận Podil của Kiev vào cuối ngày Chúa Nhật, khiến ít nhất một người thiệt mạng, Thị trưởng Vitali Klitschko cho biết.

Ông Klitschko cho biết trên kênh Telegram của mình: “Theo thông tin chúng tôi có vào lúc này, một số ngôi nhà và một trong những trung tâm mua sắm đã bị tấn công”.

Ông cho biết các đội cấp cứu đang dập lửa lớn tại trung tâm mua sắm, trong khi các chi tiết khác vẫn chưa được xác nhận.

Văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết ít nhất 902 thường dân đã thiệt mạng, tính đến nửa đêm thứ Bảy, mặc dù con số thực có thể cao hơn nhiều.

Các công tố viên Ukraine cho biết 112 trẻ em đã bị giết.

Cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc cho biết 10 triệu người Ukraine đã phải di tản, trong đó có khoảng 3.4 triệu người đã chạy sang các nước láng giềng như Ba Lan.

Các quan chức trong khu vực cho biết họ đang đạt được khả năng để có nhà cho người tị nạn một cách thoải mái.
 
Thủ tướng Anh Boris Johnson: Putin đã mắc một sai lầm thảm khốc khi xâm lược Ukraine
VietCatholic Media
16:06 21/03/2022


1. Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng Vladimir Putin đã mắc một “sai lầm thảm khốc” khi xâm lược Ukraine.

Phát biểu tại hội nghị của đảng Bảo thủ ở Blackpool, Thủ tướng cho biết nước Anh đứng về phía người dân Ukraine. Ông nói: “Với mỗi ngày mà cuộc kháng chiến anh dũng của Ukraine vẫn tiếp diễn, rõ ràng là Putin đã mắc một sai lầm thảm khốc”.

Thủ tướng Johnson đặt câu hỏi tại sao Putin lại tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, bác bỏ ý kiến cho rằng đó là do lo ngại về việc nước này gia nhập NATO. “Ông ta sợ Ukraine, bởi vì ở Ukraine, họ có báo chí tự do. Và ở Ukraine, họ đã có bầu cử tự do và với mỗi năm Ukraine tiến một bước, dù không phải lúc nào cũng dễ dàng, hướng tới tự do và dân chủ và thị trường mở, ông ta sợ tấm gương của người Ukraine và ông ấy sợ sự sỉ nhục ngầm đối với mình”, Johnson nói.

Thủ tướng so sánh điều này với tình trạng dân chủ ở Nga. “Ở nước Nga của Putin, bạn bị bỏ tù 15 năm chỉ vì gọi một cuộc xâm lược là một cuộc xâm lược. Và nếu bạn chống lại Putin, trong một cuộc bầu cử, bạn sẽ bị đầu độc hoặc bị bắn”.

Ông nói rằng Putin cảm thấy bị Ukraine đe dọa vì hai nước đã “quá gần gũi về mặt lịch sử”. Johnson nói rằng điều quan trọng là cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa không thành công vì “một Putin chiến thắng sẽ không dừng lại ở Ukraine”.

https://www.theguardian.com/world/live/2022/mar/19/russia-ukraine-war-latest-zelenskiy-urges-honest-peace-talks-without-delay-russian-forces-tighten-grip- quanh-mariupol-live

2. Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng tu nghị dòng Augustino Nhặt Phép

Sáng hôm 17 tháng Ba năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Tổng tu nghị thứ 56 của dòng thánh Augustinô Nhặt Phép và ngài khích lệ các tu sĩ của dòng noi gương thánh Giuse bổn mạng, trong sứ mạng làm người cha và hãy có tinh thần can đảm, sáng tạo.

Dòng thánh Augustinô Nhặt Phép bắt nguồn từ năm 1588, tại Toledo, Tây Ban Nha trong tỉnh dòng các ẩn sĩ thánh Augustinô, đáp ứng khát vọng có đời sống nhiệm nhặt và hồi niệm hơn. Phong trào này trở thành dòng tu năm 1621. Hiện nay, dòng có hơn 1.000 tu sĩ hoạt động tại 170 nhà trên thế giới.

Trong bài huấn dụ tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ của dòng chiêm ngắm thánh Giuse bổn mạng, vị mà Giáo hội sắp mừng kính vào thứ Bảy, ngày 19 tháng Ba này và ngài nói: “Tất cả những người nam thánh hiến, tu sĩ, linh mục, được kêu gọi nên như thánh Giuse, hãy có tâm hồn người cha, nghĩa là một con tim thao thức, luôn tỉnh thức để yêu thương và săn sóc các con cái được ủy thác cho mình, đặc biệt những người yếu đuối nhất, những người đau khổ, không được cảm nghiệm tình phụ tử, đồng thời dẫn đưa họ về với Chúa, gặp gỡ Chúa để được sự sống và sống dồi dào, như chủ đề Tổng tu nghị thứ 56 của anh em”.

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Chúng ta không được quên rằng chúng ta không thể là người cha đích thực, nếu không cảm nghiệm thế nào là con, con của Cha trên trời, Đấng yêu thương chúng ta và biết chúng ta cần thiếu điều gì. Chúng ta đừng quên tìm đến với Chúa hằng ngày, với tất cả niềm tín thác. Chúa lắng nghe chúng ta, những ước muốn và nhu cầu của con tim chúng ta, và chỉ đường cho chúng ta đi theo”.

Điểm thứ hai Đức Thánh Cha muốn nêu bật với các tu sĩ dòng thánh Augustinô Nhặt Phép, là ‘hãy có lòng can đảm sáng tạo’. Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta biết thời đại ngày nay không dễ dàng, cũng như thời thánh Giuse. Nhưng thánh nhân đã hoàn toàn tín thác nơi Chúa, hiến dâng mọi khả năng, năng khiếu để phụng sự Chúa. Và đổi lại, Thiên Chúa tín nhiệm thánh Giuse và ban cho thánh nhân ơn thánh để chu toàn sứ mạng khó khăn đã được ủy thác. Ngày nay cũng vậy, như trong ngày thánh hiến của chúng ta, chúng ta cũng dâng lên bàn thờ tất cả con người chúng ta, để Chúa biến đổi thành một ‘lễ vật sinh động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa’ (Rm 12,1). Và từ sự dâng hiến đó, chúng ta ra đi thi hành sứ mạng trong tin tưởng, can đảm và với tinh thần sáng tạo. Chúa ở cùng chúng ta, tiến bước cạnh chúng ta và giúp chúng ta đưa ra những quyết định”.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Tôi khích lệ anh em tiếp tục tiến bước, với niềm tín thác nơi lời Chúa hứa, để chu toàn sứ mạng của Giáo hội giữa lòng thế giới”.

3. Thông cáo của tòa Ân giải Tối cao về ý lễ

Tòa Ân giải Tối cao cho biết Đức Thánh Cha xác nhận có thể tiếp tục xin tòa Ân giải tha nghĩa vụ cử hành một số ý lễ khi không có thể chu toàn.

Trong thông cáo công bố ngày 15 tháng Ba vừa qua, Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh tòa này cho biết:

“Tự sắc “Ủy một số thẩm quyền” (Assegnare alcune competenze) của Đức Thánh Cha ban hành ngày 15 tháng Hai năm nay (2022), qui định về các ý lễ như sau: “Việc giảm nghĩa vụ cử hành ý lễ, chỉ được thực hiện vì lý do chính đáng và cần thiết, và chỉ dành cho giám mục giáo phận cũng như Bề trên Tổng quyền của một dòng tu hoặc Tu đoàn Tông đồ giáo sĩ.”

Sau khi có một số yêu cầu về vấn đề này, Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi tiếp kiến dành cho Đức Hồng Y Chánh tòa Ân giải Tối cao, ngày 03 tháng Ba năm nay (2022), đã khẳng định qui luật hiện hành đối với tòa trong (cũng gọi là tòa lương tâm), nghĩa là khi một linh mục đã nhận một số ý lễ và nay ở trong tình trạng không thể cử hành được, thì có thể, nhờ cha giải tội của mình, xin Tòa Ân giải Tối cao. Tòa này, sau khi thẩm định lời thỉnh cầu, dựa trên những thông tin nhận được, sẽ hành động sau đó. Chánh Tòa Ân giải Tối cao sẽ thông tin cho Đức Thánh Cha trong buổi tiếp kiến riêng, về tất cả những trường hợp Tòa đã quyết định giảm gánh nặng cử hành thánh lễ theo các ý lễ đã nhận”.