Phụng Vụ - Mục Vụ
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
01:55 23/03/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (24)
231. Hãm mình, hãm xác thế nào?
Chúa Kitô đã mặc lấy xác thịt trong lòng Đức Trinh Nữ Maria. Và khi sống lại, Ngài đã đem thân xác vinh hiển của Ngài lên trời. Vì thế, thân xác chúng ta rất quý trọng, như lời thánh Phaolô nhắc nhủ: “Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ của Đức Chúa Thánh Thần ngự sao?”
Bởi vậy, đối với người công giáo chúng ta, hãm mình, hãm xác không phải là để tiêu diệt thân xác, nhưng để nâng cao thân xác bằng cách vui lòng chịu đựng những đau nkhổ của thân xác, chấp nhận ngay cả cái chết của thân xác theo gương Chúa Kitô, để sau nầy gặp lại thân xác tuyệt vời của mình trên thiên đàng như đức tin chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin xác loài người sẽ sống lại.”
232. Cuộc đời thật tốt đẹp!
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu thích lặp đi lặp lại rằng: “Cuộc đời thật tốt đẹp! Cuộc đời thật tốt đẹp!”.
Phải, cuộc đời của chúng ta thật tốt đẹp nếu nó được thấm nhuần bằng tình yêu vì chính tình mến Chúa yêu người là nguồn suối không bao giờ cạn, mang lại cho chúng ta bình an, vui tươi và năng lực thiêng liêng bất tận. Được như vậy, cuộc đời chúng ta mới tốt đẹp.
233. Phúc cho những ai hoà bình!
Suốt đời mình, thánh Phanxicô Salêsiô chỉ lo việc rao giảng sự hoà bình trong tình yêu. Đây là sự an bình trong Đức Kitô, sự an bình hoàn toàn kiên vững, không gì có thể làm xao xuyến, hoảng hốt, sợ sệt.
234. Nguồn vui duy nhất trên trần gian nầy
Chúa là nguồn vui duy nhất của chúng ta trên trần gian nầy. Đó là điều xác tín của thánh Vianê khi ngài tâm sự: “Chúng ta chỉ có một nguồn vui trên trần gian nầy mà thôi, đó là yêu mến Thiên Chúa tốt lành và biết rằng Thiên Chúa yêu chúng ta.”
235. Chúng ta là lính của Chúa Kitô.
Muốn xứng đáng làm người lính, theo như một vị tướng phát biểu, phải là kẻ không ăn khi đói, không uống khi khát, mang người bạn bị thương của mình trên vai khi chính mình đã kiệt lực, không thể nào bước đi nổi.
Chúng ta là linh của Chúa Kitô. Chúng ta phải mạnh mẽ hết lòng, phải cố gắng hết sức mới xứng đáng mang danh hiệu nầy.
236. “Sự mầu nhiệm làm tôi vững chắc.”
Đạo Công giáo chứa đựng rất nhiều mầu nhiệm. Điều nầy làm cho người công giáo hiên ngang vì họ biết đạo mình không phải là đạo của con người phàm trần. Chính Charles Nicolle, một học giả danh tiếng người Pháp, giáo sư tại Collège de France, nơi những người danh tiếng nhất mới được mời vào giảng dạy, đã nói: “Phước thay cho những mầu nhiệm trong Đạo. Nếu không có mầu nhiệm thì tôi không tin Đạo đâu vì tôi sợ rằng đạo mà không có mầu nhiệm là do sự cấu tạo lý trí của con người. Sự mầu nhiệm làm tôi vững chắc. Đó là dấu hiệu của Thiên Chúa.”
237. Việc nào chúng ta phải làm trước hết và trên hết?
Bổn phận trước hết! Bổn phận trên hết!
Vì sao? Vì bổn phận là thánh ý của Chúa muốn chúng ta thực hiện trong đời mình. Chúng ta chỉ nên thánh được trong công việc bổn phận hằng ngày của mình mà thôi.
Khi việc bổn phận kéo dài, thế nào chúng ta cũng dễ nhàm chán, dễ đi đến chổ thi hành cho qua loa, cho xong việc. Những lúc đó, chúng ta hãy bình tâm lại để xác tín rằng việc trước hết chúng ta phải làm, việc trên hết chúng ta phải làm, đó là việc bổn phận của mình.
238. Muốn thàn công, chúng ta hãy điều độ trong suy nghĩ
Chúng ta thiếu điều độ trong suy nghĩ khi đầu óc chúng ta mang nặng một số thành kiến, một số định kiến về người nầy người nọ, về điều nầy điều kia.
Vì mang nặng những thành kiến và định kiến như vậy, chúng ta có óc phán đoán hẹp hòi, không nhìn thấy được sự thật toàn diện. Vì thế, khi đoán xét người nào, hoàn cảnh nào, chúng ta chỉ đoán xét theo thành kiến và định kiến của mình.
Vậy, muốn thành công trong bất cứ việc gì, thành công một cách bền vững và lâu dài, chúng ta đừng bao guìơ cố chấp trong những thành kiến và định kiến của mình, nhưng phải nhìn rõ vào thực tế của hoàn cảnh để hoàn thiện những ý kiến của mình một cách chính xác và phong phú.
239. Hãy siêng năng làm việc, nhưng hãy làm việc trong sự điều độ
Mặc dầu chúng ta phải ham thích làm việc mới làm nên được việc, nhưng chúng ta phải biết dừng công việc lại để ăn cho ngon, để uống cho dễ tiêu, để ngủ cho khoẻ, để nghỉ ngơi cho đầy đủ.
Chúng ta đừng bao giờ dại dột trong khi làm việc, nghĩa là làm quá hăng say, làm quá giờ giấc, làm suốt ngày thâu đêm, làm đến quên ăn quên ngủ. Làm việc như vậy, chúng ta chỉ làm được trong một thời gian ngắn, rồi chúng ta lăn đùng ra, ôm ngực khó thở, ôm bụng van đau, ôm đầu van nhức, rồi bỏ cuộc.
Thiên Chúa cho trời đất xoay vần, có ngày để làm việc, có đêm để ngủ nghỉ. Chúng ta hãy sống theo chu kỳ khôn ngoan nầy của Thiên Chúa đặt ra: có giờ làm việc, có giờ ăn uống, có giờ ngủ nghỉ. Và trong giờ chúng ta định làm việc gì, chúng ta làm việc đó hết sức mình, như thể việc đó là việc cuối cùng của đời chúng ta, như thể làm xong việc đó, rồi chúng ta chết.
240. Hãy luôn kiên tâm
Những việc lớn không phải chỉ được thực hiện bằng phương tiện lớn lao, bằng vật liệu dồi dào, bằng đông người hợp tác, nhưng nhất là bằng sự kiên tâm. Không có sự kiên tâm, không có gì được thực hiện trên đời nầy.
231. Hãm mình, hãm xác thế nào?
Chúa Kitô đã mặc lấy xác thịt trong lòng Đức Trinh Nữ Maria. Và khi sống lại, Ngài đã đem thân xác vinh hiển của Ngài lên trời. Vì thế, thân xác chúng ta rất quý trọng, như lời thánh Phaolô nhắc nhủ: “Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ của Đức Chúa Thánh Thần ngự sao?”
Bởi vậy, đối với người công giáo chúng ta, hãm mình, hãm xác không phải là để tiêu diệt thân xác, nhưng để nâng cao thân xác bằng cách vui lòng chịu đựng những đau nkhổ của thân xác, chấp nhận ngay cả cái chết của thân xác theo gương Chúa Kitô, để sau nầy gặp lại thân xác tuyệt vời của mình trên thiên đàng như đức tin chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin xác loài người sẽ sống lại.”
232. Cuộc đời thật tốt đẹp!
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu thích lặp đi lặp lại rằng: “Cuộc đời thật tốt đẹp! Cuộc đời thật tốt đẹp!”.
Phải, cuộc đời của chúng ta thật tốt đẹp nếu nó được thấm nhuần bằng tình yêu vì chính tình mến Chúa yêu người là nguồn suối không bao giờ cạn, mang lại cho chúng ta bình an, vui tươi và năng lực thiêng liêng bất tận. Được như vậy, cuộc đời chúng ta mới tốt đẹp.
233. Phúc cho những ai hoà bình!
Suốt đời mình, thánh Phanxicô Salêsiô chỉ lo việc rao giảng sự hoà bình trong tình yêu. Đây là sự an bình trong Đức Kitô, sự an bình hoàn toàn kiên vững, không gì có thể làm xao xuyến, hoảng hốt, sợ sệt.
234. Nguồn vui duy nhất trên trần gian nầy
Chúa là nguồn vui duy nhất của chúng ta trên trần gian nầy. Đó là điều xác tín của thánh Vianê khi ngài tâm sự: “Chúng ta chỉ có một nguồn vui trên trần gian nầy mà thôi, đó là yêu mến Thiên Chúa tốt lành và biết rằng Thiên Chúa yêu chúng ta.”
235. Chúng ta là lính của Chúa Kitô.
Muốn xứng đáng làm người lính, theo như một vị tướng phát biểu, phải là kẻ không ăn khi đói, không uống khi khát, mang người bạn bị thương của mình trên vai khi chính mình đã kiệt lực, không thể nào bước đi nổi.
Chúng ta là linh của Chúa Kitô. Chúng ta phải mạnh mẽ hết lòng, phải cố gắng hết sức mới xứng đáng mang danh hiệu nầy.
236. “Sự mầu nhiệm làm tôi vững chắc.”
Đạo Công giáo chứa đựng rất nhiều mầu nhiệm. Điều nầy làm cho người công giáo hiên ngang vì họ biết đạo mình không phải là đạo của con người phàm trần. Chính Charles Nicolle, một học giả danh tiếng người Pháp, giáo sư tại Collège de France, nơi những người danh tiếng nhất mới được mời vào giảng dạy, đã nói: “Phước thay cho những mầu nhiệm trong Đạo. Nếu không có mầu nhiệm thì tôi không tin Đạo đâu vì tôi sợ rằng đạo mà không có mầu nhiệm là do sự cấu tạo lý trí của con người. Sự mầu nhiệm làm tôi vững chắc. Đó là dấu hiệu của Thiên Chúa.”
237. Việc nào chúng ta phải làm trước hết và trên hết?
Bổn phận trước hết! Bổn phận trên hết!
Vì sao? Vì bổn phận là thánh ý của Chúa muốn chúng ta thực hiện trong đời mình. Chúng ta chỉ nên thánh được trong công việc bổn phận hằng ngày của mình mà thôi.
Khi việc bổn phận kéo dài, thế nào chúng ta cũng dễ nhàm chán, dễ đi đến chổ thi hành cho qua loa, cho xong việc. Những lúc đó, chúng ta hãy bình tâm lại để xác tín rằng việc trước hết chúng ta phải làm, việc trên hết chúng ta phải làm, đó là việc bổn phận của mình.
238. Muốn thàn công, chúng ta hãy điều độ trong suy nghĩ
Chúng ta thiếu điều độ trong suy nghĩ khi đầu óc chúng ta mang nặng một số thành kiến, một số định kiến về người nầy người nọ, về điều nầy điều kia.
Vì mang nặng những thành kiến và định kiến như vậy, chúng ta có óc phán đoán hẹp hòi, không nhìn thấy được sự thật toàn diện. Vì thế, khi đoán xét người nào, hoàn cảnh nào, chúng ta chỉ đoán xét theo thành kiến và định kiến của mình.
Vậy, muốn thành công trong bất cứ việc gì, thành công một cách bền vững và lâu dài, chúng ta đừng bao guìơ cố chấp trong những thành kiến và định kiến của mình, nhưng phải nhìn rõ vào thực tế của hoàn cảnh để hoàn thiện những ý kiến của mình một cách chính xác và phong phú.
239. Hãy siêng năng làm việc, nhưng hãy làm việc trong sự điều độ
Mặc dầu chúng ta phải ham thích làm việc mới làm nên được việc, nhưng chúng ta phải biết dừng công việc lại để ăn cho ngon, để uống cho dễ tiêu, để ngủ cho khoẻ, để nghỉ ngơi cho đầy đủ.
Chúng ta đừng bao giờ dại dột trong khi làm việc, nghĩa là làm quá hăng say, làm quá giờ giấc, làm suốt ngày thâu đêm, làm đến quên ăn quên ngủ. Làm việc như vậy, chúng ta chỉ làm được trong một thời gian ngắn, rồi chúng ta lăn đùng ra, ôm ngực khó thở, ôm bụng van đau, ôm đầu van nhức, rồi bỏ cuộc.
Thiên Chúa cho trời đất xoay vần, có ngày để làm việc, có đêm để ngủ nghỉ. Chúng ta hãy sống theo chu kỳ khôn ngoan nầy của Thiên Chúa đặt ra: có giờ làm việc, có giờ ăn uống, có giờ ngủ nghỉ. Và trong giờ chúng ta định làm việc gì, chúng ta làm việc đó hết sức mình, như thể việc đó là việc cuối cùng của đời chúng ta, như thể làm xong việc đó, rồi chúng ta chết.
240. Hãy luôn kiên tâm
Những việc lớn không phải chỉ được thực hiện bằng phương tiện lớn lao, bằng vật liệu dồi dào, bằng đông người hợp tác, nhưng nhất là bằng sự kiên tâm. Không có sự kiên tâm, không có gì được thực hiện trên đời nầy.
Trên con đường mòn của kiếp nhân sinh
LM Giuse Trương Đình Hiền
02:05 23/03/2008
CHÚA NHẬT PHỤC SINH (2008)
Trên con đường mòn của kiếp nhân sinh
Hôm nay các tờ lịch trên thế giới đều đồng thanh gọi tên: NGÀY CHÚA NHẬT, Ngày mà cách đây 2000 năm trước, khi Kitô giáo chưa xuất hiện trong thế giới nầy thì người ta vẫn gọi tên là “Ngày Thứ Nhất” hay “Ngày Mặt Trời” (Sunday). Tuy nhiên, kể từ cái buổi sáng Tinh mơ “Ngày Thứ Nhất trong tuần”, khi các phụ nữ thân quen của Thầy Giêsu đến thăm mộ Thầy chỉ thấy “Mồ Trống”, các thiên thần báo tin Thầy đã sống lại…Rồi các “ngày thứ nhất tiếp sau”, Đức Kitô phục sinh đã hiện đến gặp các môn sinh…Cứ như thế, cuộc gặp gỡ của các kitô hữu ban đầu diển ra đều đặn vào “ngày thứ nhất trong tuần” và họ đã gọi ngày của cuộc họp mặt đặc biệt đó là “Ngày của Chúa”. Kể từ đó “Ngày của Chúa”, hay Chúa Nhật đã đi vào nhịp thời gian, đã hằn sâu trong lịch sử và cuộc sống của loài người….
1. Phục sinh: Chân lý đến từ cuộc gặp gỡ.
Như vậy, có thể nói ở nơi cội nguồn của Kitô giáo, ở điểm xuất phát của niềm tin Kitô chính là cuộc gặp gỡ với Đấng từ trong cõi chết sống lại. Một cuộc gặp gỡ giữa thân phận con người mang đầy vết thương của tội lỗi và nỗi niềm buồn đau thất vọng của cái chết với thân phận của một Đấng Cứu độ quyền năng chiến thắng tội lỗi và sự chết. Cuộc gặp gỡ để đóng lại cái hồ sơ đen tối của “Ngày Thứ Sáu buồn đau ảm đạm” để mở ra một chương mới trong lộ trình cứu độ của Thiên Chúa: con đường phục sinh để dẫn tới hạnh phúc vĩnh hằng.
Vâng, cuộc họp mừng Lễ Tạ Ơn hôm nay, ở khắp nơi, mọi thời, chính là cuộc gặp gỡ thân mật và đích thật nầy giữa chúng ta và Chúa chúng ta, Đức Kitô phục sinh, giữa cộng đoàn chúng ta, gia đình giáo xứ chúng ta với Đấng Phục sinh đang trở về như cuộc trở về vào buổi sáng “Ngày Thứ Nhất trong tuần” gần bên “Ngôi mộ trống”, nhưu cuộc trở về để gặp mặt, để ban bình an, ban Lời chân lý như cuộc trở về trong mái nhà tiệc ly nơi các môn sinh đang họp mặt đợi chờ trong lo âu thấp thỏm. Cho dù với một không gian khác và vào một thời điểm khác, nhưng cuộc họp mừng Chúa Sống Lại hôm nay cốt lõi cũng chỉ là cuộc hội ngộ với Đấng Phục Sinh đang trở về, đang hiện diện, đang ủi an và chia sẻ tình yêu thân mật và hồn nhiên như Ngài đã hiện diện và sẻ chia cùng các môn sinh với “bữa điểm tâm đơn giản nhưng ấm áp tình thân trên bờ hồ Tibêriát” (Ga 21, 1-14), hay như bữa cơm chiều đạm bạc thân thương bên quán vắng Emmau (Lc 24,13-35). Đó chính là niềm tin muôn nơi và muôn thuở của chúng ta, của mỗi người Kitô hữu, là ý nghĩa đích thực của cuộc họp mừng phục sinh, là nội dung cốt yếu của Tin Mừng phải được sẻ chia và làm chứng, như lời “lời chứng và chia sẻ của Thánh Phêrô” từ thuở khai sinh Giáo Hội mà BĐ 1 sách CVTĐ đã thuật lại hôm nay:
“Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân do Thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Người trên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại”
Cùng với Phêrô, mọi Tông đố khác, các bài giáo lý đầu tiên của Kitô giáo do các Ngài thực hiện, niềm tin nguyên thủy mà các Ngài muốn chuyển tải cho thế giới, giản đơn, cũng chỉ với một đề tài duy nhất đó là “ Chúng tôi làm chứng: Đức Kitô đã chết và đã sống lại”.
“Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời…” (1 Ga 1,1-2)
Phaolô, một tông đồ trở lại cũng đã dõng dạc:
“Còn chúng tôi, chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng nầy; điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các Ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong thánh vịnh 2: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”. (Cv 13,32-33)
Thế nhưng, cũng đã có những lập luận cho rằng: những lời khẳng định trên chỉ thuần túy là do óc tưởng tượng của con người, hay do một âm mưu tinh quái nào đó đạo diễn.
Cứ cho là như thế đi thì thử hỏi đã 2000 năm rồi, tại sao sự “dối trá bịp bơm như thế lại không bị lật tẩy”, tàn rụi như bao nhiêu sự dối trá khác đã “đội nón ra đi” trong khi chân lý Phục Sinh lại cứ trụ vững hiên ngang và càng ngày đơm hoa kết trái phong phú giữa dòng chảy khắc nghiệt của lịch sử con người ? Điều đó, chỉ có thể cắt nghĩa được: bên sau Lời chứng ấy, bên trong Tin Mừng ấy, ở giữa câu chuyện phục sinh ấy, mồ trống ây, có một Đấng Phục Sinh đang thực sự hiện diện trong quyền năng vĩnh cửu của Ngài. Vâng, Kitô giáo chính là Đức Giếu-Kitô đang hiện diện, Kitô giao chính là cuộc gặp gỡ giữa con người và một Đấng Phục Sinh, một cuộc gặp gỡ đã trở thành cốt yêu của đức tin, của việc tôn thờ, của định hướng sống; và như thế, cử hành mầu nhiệm Phục Sinh hôm nay chính là tái diễn cuộc gặp gỡ ấy, và hơn nữa, chính là sống lại chính cái biến cố phi thường của Đấng đã vì yêu thương mà nhập thể làm người, đã vì yêu thương mà loan báo Tin Mừng cứu độ và giải thoát, đã vì yêu thương mà hiến thân chịu chết và cũng đã vì yêu thương đã sống lại để ban nguồn sống mới.
2. Đức Kitô phục sinh mở cửa huyền nhiệm cuộc sống:
Nhưng sau cuộc phục sinh của Đức Kitô thì chuyện gì đã xảy ra cho thế giới ?
Quả thật nếu Đức Kitô không sống lại, thì không ai, không một ý thức hệ nào, một triết thuyết nào, một hiền nhân nào có thể giải mả được những “phi lý trong cuộc đời nầy”. Hai môn đệ trẻ của Chúa Giêsu trên cuộc hành trình về làng Emmau vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần cũng đã đặt vấn đề về sự phi lý đó: “tại sao ông Thầy Giêsu người Na-da-rét, uy tín trong lời nói việc làm, thánh thiện và công chính đến thế mà lại phải chết thảm ?” (Lc 24,1-35). Và trong cuộc sống đời thường hôm nay hằng ngày đang xảy ra bao nhiêu chuyện phi lý như thế: Tại sao cuộc sống đang tươi đẹp hạnh phúc (như ….) bổng dưng phải từ giã cõi đời trong một tai nạn xe thảm khốc ? Tại sao đứa bé kia có tội tình gì mà vừa mới lọt lòng mẹ đã mang dị tật bẩm sinh ? Và tại sao người thiếu nữ dịu dàng khả ái tương lai đang rạng rỡ với mãnh bằng đại học xuất sắc kia lại đành chấp nhận bản án tử với căn bệnh ung thư quái ác ?... Hay xa hơn một chút, sâu hơn một chút trong ý nghĩa của kiếp nhân sinh: Con người sinh ra để làm cái gì ? Thế giới nầy rồi sẽ kết thúc ra sao ? Đau khổ, bất hạnh, sự dữ, cái chết…có ý nghĩa gì không hay chỉ là một thứ “định mệnh” khắc nghiệt, một thứ trò chơi của quyền lực vô minh…?. Nếu Đức Kitô sau buổi chiều thê lương Thứ Sáu cứ “bặt vô âm tín”, để sau đó xác thân từ từ thối rửa trong mộ đá… thì chắc chắn cho đến mãi hôm nay, vẫn còn những chàng trai, những cô gái, những cụ già, những em thơ…trên mọi nẽo đường trần thế cứ hoang mang hoài, cứ thắc mắc hoài, trăn trở hoài về những vấn nạn của cái sống và cái chết, của hạnh phúc và khổ đau, của hôm nay và vĩnh cửu…(như một đoạn bài thơ “Bài Ca của Người lữ hành”:
Và trên con đường mòn
Của kiếp nhân sinh muôn đời quen thuộc,
Ngài đã cho tôi
Tìm ra “ý nghĩa cuối cùng”
Của “những chuyện xảy ra”
Trên con đường mòn:
Đằng trước, đằng sau, chung quanh, khắp chỗ,
Người ta đánh nhau, dập đầu máu đổ,
Người ta yêu nhau, phản bội, hận thù.
Người ta đói, người ta no,
Người ta giáu, người ta khổ.
Người ta sinh ra một đời nặng nợ,
Người ta loay hoay cơm áo gạo tiền,
Người ta mù loà, què cụt, điếc, điên,
Người ta nằm xuống, một đời, ngôi mộ !...
Và Đức Kitô phục sinh đã đến, đã thỏ thẻ chuyện trò, đã khai lòng mở dạ, đã hong lại niềm tin, đã đốt lên sức sống cho họ cũng như cho bao nhiêu thế hệ con người. Biết bao nhiêu người đã cảm nhận được điều đó như cách cảm nhận của đoạn cuối bài thơ trên:
Thì ra đó là một bài ca
Kể câu chuyện một “Người Hành Lữ”:
Người Hành Lữ đó,
Từ trời cao đã nhìn thấy khổ đau,
Rồi cam tâm từ giã chốn “sang giàu”
Ôm phận bạc hoá thân làm người thế.
Và trên con đường mòn
Của kiếp nhân sinh muôn đời chán ngấy
Người đã đồng hành với hết thảy anh em.
Đã chen vai sát cánh,
Đã sục sạo đi tìm,
Tìm ánh mắt, bờ môi khô mệt mõi.
Tìm từng đôi vai chất đầy gánh tội,
Tìm những con tim bao ngày tháng giá băng.
Tìm những mãnh đời hoang,
Điên dại khô cằn…
Người ôm hết trong vòng tay nhân ái…
Nhưng đoạn cuối của bài ca ấy,
Tôi học hoài mà chỉ nhớ đôi câu:
“Rồi có một đêm thâu,
người ta xúm lại,
bắt lấy Người trói chặt đem đi…
Chiều hôm sau trên đồi nắng úa,
Người bị giết,
Treo trên hai thanh gỗ sồi tréo lại…
Nhưng chưa được ba ngày
Người ta xôn xao bàn tán:
“Rằng: Người đã sống lại rồi,
Người dã chết cho chị, cho anh, cho tôi,
Và đã phục sinh, hoàn thành ơn cứu chuộc…”
3. Đức Kitô Phục sinh trên con đường mòn của kiếp nhân sinh:
Và như thế, sống mầu nhiệm Chúa sống lại đó chính là đón nhận, gặp gỡ và bước đi “trên con đường mòn của kiếp nhân sinh” với Đấng đã chết và đã sống lại, Đức Kitô, Đừng, Sự thật và Sự sống.
Chính sự tiếp nhận Đấng sống lại từ cõi chết sẽ mang lại hoa trái của niềm vui và sự sống, của ánh sáng và hy vọng, cho dù một tiếp nhận tình cờ như kiểu Gia-kê, môt tiếp nhận “bất đắc dĩ” như Simon vác đỡ thánh giá, một tiếp nhận bắt buộc khi bị đánh ngã như Phaolô trên đường Damas, một tiếp nhận lúc đường cùng khi không còn gì để bám víu như Phêrô sau “những bước chân trên sóng”, một tiếp nhận đầy mắc cở thẹn thùng như “người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình”, hay sự tiếp nhận trong nổi đau ngút ngàn của Matta, Maria khi vừa mất em, hay sự tiếp nhận đầy niềm tin phó thác của người sĩ quan ngoại giáo: “Lạy chúa, con chẳng đáng Chúa ngự đến nhà con. Chúa chỉ cần phán một lời…”, hay như sự tiếp nhận đầy ngỡ ngàng, chân chất như chàng mù từ lúc mới sinh “Lạy Ngài con tin”.
Và đó cũng chính là ý nghĩa của đoạn cuối bài thơ về “Người lữ hành”.
Tới đó, bài ca chấm dứt…
Khi tôi thuộc rồi,
Thì Ngài cũng lặng lẽ biến đi tự bao giờ,
Bỏ lại mình tôi,
Trên con đường mòn
Của kiếp nhân sinh muôn đời quen thuộc.
Vừa hát khẻ bài ca,
Tôi một mình lê bước
Nhưng hình như,
Đang vọng lại Lời Ngài phía trước:
“Nhập thể – yêu thương – hiến tế – giao hoà…
Bài ca đó, viết đi, đừng bỏ cuộc,
Từng nét chữ phải hoà theo nhịp bước,
Phải thấm đầy ý nhạc yêu thương…”
Và tôi cứ thế bước lên đường,
Con đường mòn
Của kiếp nhân sinh muôn đời quen thuôc…
Trên con đường mòn của kiếp nhân sinh
Hôm nay các tờ lịch trên thế giới đều đồng thanh gọi tên: NGÀY CHÚA NHẬT, Ngày mà cách đây 2000 năm trước, khi Kitô giáo chưa xuất hiện trong thế giới nầy thì người ta vẫn gọi tên là “Ngày Thứ Nhất” hay “Ngày Mặt Trời” (Sunday). Tuy nhiên, kể từ cái buổi sáng Tinh mơ “Ngày Thứ Nhất trong tuần”, khi các phụ nữ thân quen của Thầy Giêsu đến thăm mộ Thầy chỉ thấy “Mồ Trống”, các thiên thần báo tin Thầy đã sống lại…Rồi các “ngày thứ nhất tiếp sau”, Đức Kitô phục sinh đã hiện đến gặp các môn sinh…Cứ như thế, cuộc gặp gỡ của các kitô hữu ban đầu diển ra đều đặn vào “ngày thứ nhất trong tuần” và họ đã gọi ngày của cuộc họp mặt đặc biệt đó là “Ngày của Chúa”. Kể từ đó “Ngày của Chúa”, hay Chúa Nhật đã đi vào nhịp thời gian, đã hằn sâu trong lịch sử và cuộc sống của loài người….
1. Phục sinh: Chân lý đến từ cuộc gặp gỡ.
Như vậy, có thể nói ở nơi cội nguồn của Kitô giáo, ở điểm xuất phát của niềm tin Kitô chính là cuộc gặp gỡ với Đấng từ trong cõi chết sống lại. Một cuộc gặp gỡ giữa thân phận con người mang đầy vết thương của tội lỗi và nỗi niềm buồn đau thất vọng của cái chết với thân phận của một Đấng Cứu độ quyền năng chiến thắng tội lỗi và sự chết. Cuộc gặp gỡ để đóng lại cái hồ sơ đen tối của “Ngày Thứ Sáu buồn đau ảm đạm” để mở ra một chương mới trong lộ trình cứu độ của Thiên Chúa: con đường phục sinh để dẫn tới hạnh phúc vĩnh hằng.
Vâng, cuộc họp mừng Lễ Tạ Ơn hôm nay, ở khắp nơi, mọi thời, chính là cuộc gặp gỡ thân mật và đích thật nầy giữa chúng ta và Chúa chúng ta, Đức Kitô phục sinh, giữa cộng đoàn chúng ta, gia đình giáo xứ chúng ta với Đấng Phục sinh đang trở về như cuộc trở về vào buổi sáng “Ngày Thứ Nhất trong tuần” gần bên “Ngôi mộ trống”, nhưu cuộc trở về để gặp mặt, để ban bình an, ban Lời chân lý như cuộc trở về trong mái nhà tiệc ly nơi các môn sinh đang họp mặt đợi chờ trong lo âu thấp thỏm. Cho dù với một không gian khác và vào một thời điểm khác, nhưng cuộc họp mừng Chúa Sống Lại hôm nay cốt lõi cũng chỉ là cuộc hội ngộ với Đấng Phục Sinh đang trở về, đang hiện diện, đang ủi an và chia sẻ tình yêu thân mật và hồn nhiên như Ngài đã hiện diện và sẻ chia cùng các môn sinh với “bữa điểm tâm đơn giản nhưng ấm áp tình thân trên bờ hồ Tibêriát” (Ga 21, 1-14), hay như bữa cơm chiều đạm bạc thân thương bên quán vắng Emmau (Lc 24,13-35). Đó chính là niềm tin muôn nơi và muôn thuở của chúng ta, của mỗi người Kitô hữu, là ý nghĩa đích thực của cuộc họp mừng phục sinh, là nội dung cốt yếu của Tin Mừng phải được sẻ chia và làm chứng, như lời “lời chứng và chia sẻ của Thánh Phêrô” từ thuở khai sinh Giáo Hội mà BĐ 1 sách CVTĐ đã thuật lại hôm nay:
“Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân do Thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Người trên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại”
Cùng với Phêrô, mọi Tông đố khác, các bài giáo lý đầu tiên của Kitô giáo do các Ngài thực hiện, niềm tin nguyên thủy mà các Ngài muốn chuyển tải cho thế giới, giản đơn, cũng chỉ với một đề tài duy nhất đó là “ Chúng tôi làm chứng: Đức Kitô đã chết và đã sống lại”.
“Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời…” (1 Ga 1,1-2)
Phaolô, một tông đồ trở lại cũng đã dõng dạc:
“Còn chúng tôi, chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng nầy; điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các Ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong thánh vịnh 2: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”. (Cv 13,32-33)
Thế nhưng, cũng đã có những lập luận cho rằng: những lời khẳng định trên chỉ thuần túy là do óc tưởng tượng của con người, hay do một âm mưu tinh quái nào đó đạo diễn.
Cứ cho là như thế đi thì thử hỏi đã 2000 năm rồi, tại sao sự “dối trá bịp bơm như thế lại không bị lật tẩy”, tàn rụi như bao nhiêu sự dối trá khác đã “đội nón ra đi” trong khi chân lý Phục Sinh lại cứ trụ vững hiên ngang và càng ngày đơm hoa kết trái phong phú giữa dòng chảy khắc nghiệt của lịch sử con người ? Điều đó, chỉ có thể cắt nghĩa được: bên sau Lời chứng ấy, bên trong Tin Mừng ấy, ở giữa câu chuyện phục sinh ấy, mồ trống ây, có một Đấng Phục Sinh đang thực sự hiện diện trong quyền năng vĩnh cửu của Ngài. Vâng, Kitô giáo chính là Đức Giếu-Kitô đang hiện diện, Kitô giao chính là cuộc gặp gỡ giữa con người và một Đấng Phục Sinh, một cuộc gặp gỡ đã trở thành cốt yêu của đức tin, của việc tôn thờ, của định hướng sống; và như thế, cử hành mầu nhiệm Phục Sinh hôm nay chính là tái diễn cuộc gặp gỡ ấy, và hơn nữa, chính là sống lại chính cái biến cố phi thường của Đấng đã vì yêu thương mà nhập thể làm người, đã vì yêu thương mà loan báo Tin Mừng cứu độ và giải thoát, đã vì yêu thương mà hiến thân chịu chết và cũng đã vì yêu thương đã sống lại để ban nguồn sống mới.
2. Đức Kitô phục sinh mở cửa huyền nhiệm cuộc sống:
Nhưng sau cuộc phục sinh của Đức Kitô thì chuyện gì đã xảy ra cho thế giới ?
Quả thật nếu Đức Kitô không sống lại, thì không ai, không một ý thức hệ nào, một triết thuyết nào, một hiền nhân nào có thể giải mả được những “phi lý trong cuộc đời nầy”. Hai môn đệ trẻ của Chúa Giêsu trên cuộc hành trình về làng Emmau vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần cũng đã đặt vấn đề về sự phi lý đó: “tại sao ông Thầy Giêsu người Na-da-rét, uy tín trong lời nói việc làm, thánh thiện và công chính đến thế mà lại phải chết thảm ?” (Lc 24,1-35). Và trong cuộc sống đời thường hôm nay hằng ngày đang xảy ra bao nhiêu chuyện phi lý như thế: Tại sao cuộc sống đang tươi đẹp hạnh phúc (như ….) bổng dưng phải từ giã cõi đời trong một tai nạn xe thảm khốc ? Tại sao đứa bé kia có tội tình gì mà vừa mới lọt lòng mẹ đã mang dị tật bẩm sinh ? Và tại sao người thiếu nữ dịu dàng khả ái tương lai đang rạng rỡ với mãnh bằng đại học xuất sắc kia lại đành chấp nhận bản án tử với căn bệnh ung thư quái ác ?... Hay xa hơn một chút, sâu hơn một chút trong ý nghĩa của kiếp nhân sinh: Con người sinh ra để làm cái gì ? Thế giới nầy rồi sẽ kết thúc ra sao ? Đau khổ, bất hạnh, sự dữ, cái chết…có ý nghĩa gì không hay chỉ là một thứ “định mệnh” khắc nghiệt, một thứ trò chơi của quyền lực vô minh…?. Nếu Đức Kitô sau buổi chiều thê lương Thứ Sáu cứ “bặt vô âm tín”, để sau đó xác thân từ từ thối rửa trong mộ đá… thì chắc chắn cho đến mãi hôm nay, vẫn còn những chàng trai, những cô gái, những cụ già, những em thơ…trên mọi nẽo đường trần thế cứ hoang mang hoài, cứ thắc mắc hoài, trăn trở hoài về những vấn nạn của cái sống và cái chết, của hạnh phúc và khổ đau, của hôm nay và vĩnh cửu…(như một đoạn bài thơ “Bài Ca của Người lữ hành”:
Và trên con đường mòn
Của kiếp nhân sinh muôn đời quen thuộc,
Ngài đã cho tôi
Tìm ra “ý nghĩa cuối cùng”
Của “những chuyện xảy ra”
Trên con đường mòn:
Đằng trước, đằng sau, chung quanh, khắp chỗ,
Người ta đánh nhau, dập đầu máu đổ,
Người ta yêu nhau, phản bội, hận thù.
Người ta đói, người ta no,
Người ta giáu, người ta khổ.
Người ta sinh ra một đời nặng nợ,
Người ta loay hoay cơm áo gạo tiền,
Người ta mù loà, què cụt, điếc, điên,
Người ta nằm xuống, một đời, ngôi mộ !...
Và Đức Kitô phục sinh đã đến, đã thỏ thẻ chuyện trò, đã khai lòng mở dạ, đã hong lại niềm tin, đã đốt lên sức sống cho họ cũng như cho bao nhiêu thế hệ con người. Biết bao nhiêu người đã cảm nhận được điều đó như cách cảm nhận của đoạn cuối bài thơ trên:
Thì ra đó là một bài ca
Kể câu chuyện một “Người Hành Lữ”:
Người Hành Lữ đó,
Từ trời cao đã nhìn thấy khổ đau,
Rồi cam tâm từ giã chốn “sang giàu”
Ôm phận bạc hoá thân làm người thế.
Và trên con đường mòn
Của kiếp nhân sinh muôn đời chán ngấy
Người đã đồng hành với hết thảy anh em.
Đã chen vai sát cánh,
Đã sục sạo đi tìm,
Tìm ánh mắt, bờ môi khô mệt mõi.
Tìm từng đôi vai chất đầy gánh tội,
Tìm những con tim bao ngày tháng giá băng.
Tìm những mãnh đời hoang,
Điên dại khô cằn…
Người ôm hết trong vòng tay nhân ái…
Nhưng đoạn cuối của bài ca ấy,
Tôi học hoài mà chỉ nhớ đôi câu:
“Rồi có một đêm thâu,
người ta xúm lại,
bắt lấy Người trói chặt đem đi…
Chiều hôm sau trên đồi nắng úa,
Người bị giết,
Treo trên hai thanh gỗ sồi tréo lại…
Nhưng chưa được ba ngày
Người ta xôn xao bàn tán:
“Rằng: Người đã sống lại rồi,
Người dã chết cho chị, cho anh, cho tôi,
Và đã phục sinh, hoàn thành ơn cứu chuộc…”
3. Đức Kitô Phục sinh trên con đường mòn của kiếp nhân sinh:
Và như thế, sống mầu nhiệm Chúa sống lại đó chính là đón nhận, gặp gỡ và bước đi “trên con đường mòn của kiếp nhân sinh” với Đấng đã chết và đã sống lại, Đức Kitô, Đừng, Sự thật và Sự sống.
Chính sự tiếp nhận Đấng sống lại từ cõi chết sẽ mang lại hoa trái của niềm vui và sự sống, của ánh sáng và hy vọng, cho dù một tiếp nhận tình cờ như kiểu Gia-kê, môt tiếp nhận “bất đắc dĩ” như Simon vác đỡ thánh giá, một tiếp nhận bắt buộc khi bị đánh ngã như Phaolô trên đường Damas, một tiếp nhận lúc đường cùng khi không còn gì để bám víu như Phêrô sau “những bước chân trên sóng”, một tiếp nhận đầy mắc cở thẹn thùng như “người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình”, hay sự tiếp nhận trong nổi đau ngút ngàn của Matta, Maria khi vừa mất em, hay sự tiếp nhận đầy niềm tin phó thác của người sĩ quan ngoại giáo: “Lạy chúa, con chẳng đáng Chúa ngự đến nhà con. Chúa chỉ cần phán một lời…”, hay như sự tiếp nhận đầy ngỡ ngàng, chân chất như chàng mù từ lúc mới sinh “Lạy Ngài con tin”.
Và đó cũng chính là ý nghĩa của đoạn cuối bài thơ về “Người lữ hành”.
Tới đó, bài ca chấm dứt…
Khi tôi thuộc rồi,
Thì Ngài cũng lặng lẽ biến đi tự bao giờ,
Bỏ lại mình tôi,
Trên con đường mòn
Của kiếp nhân sinh muôn đời quen thuộc.
Vừa hát khẻ bài ca,
Tôi một mình lê bước
Nhưng hình như,
Đang vọng lại Lời Ngài phía trước:
“Nhập thể – yêu thương – hiến tế – giao hoà…
Bài ca đó, viết đi, đừng bỏ cuộc,
Từng nét chữ phải hoà theo nhịp bước,
Phải thấm đầy ý nhạc yêu thương…”
Và tôi cứ thế bước lên đường,
Con đường mòn
Của kiếp nhân sinh muôn đời quen thuôc…
Mầu nhiệm Phục Sinh mời gọi các bạn trẻ dâng mình cho Chúa
Hồng Ân
10:07 23/03/2008
MẦU NHIỆM PHỤC SINH MỜI GỌI CÁC BẠN TRẺ DÂNG MÌNH CHO CHÚA
1. Đức Kitô Phục Sinh
Chúa Kitô đã sống lại thật: Allêluia.
Điều này các môn đệ của Chúa đã làm chứng và lời chứng của họ xác thực “để cho cả anh em cũng tin” (Ga 19,35; 21,24). Các Tin Mừng tường thuật (Mt 28, Mc, 16, Lc 24, Ga 29) và đã trưng dẫn những nhân chứng về Mầu Nhiệm Phục Sinh: Madalena (Ga 20,16), Phêrô và Gioan (Ga 20, 3-9), hai môn đệ trên đường Emmaus (Lc 24,13-35).
Sách Công Vụ Tông Đồ thuật lại hoạt động của các chứng nhân, đặc biệt của Phêrô và Phaolô. Phêrô rao giảng tại nhà ông Cornelio: “Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại” (Cv 10, 34-43). Thánh Phaolô, tông đồ của muôn dân, xác tín rằng Thiên Chúa đã tỏ lộ nơi Người Con và chính Ngài đã gọi, tuyển chọn thánh nhân làm chứng: “tôi đã không thấy Đức Giêsu, Chúa chúng ta sao?” (1 Cr 9,1), “ tôi truyền cho anh em chính điều tôi đã lãnh nhận, đó là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Thánh Kinh, rồi người được mai táng, đến ngày thứ ba Người chỗi dậy, đúng như lời Thánh Kinh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai […]. Sau hết, Người hiện ra với tôi” (1 Cr 15,3-8).
Sự Phục Sinh của Đức Kitô được cảm nghiệm qua đức tin, như thánh Tôma Aquinô nhấn mạnh trong cuốn Tổng Luận Thần Học rằng các môn đệ được thấy Chúa sống lại vì họ có được "con mắt đức tin", Oculata fide. Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô đánh dấu cho niềm tin của các tín hữu. Thiên Chúa, qua mầu nhiệm phục sinh, kêu gọi con người đến một sự sống mới: sự sống trong ÂN SỦNG.
2. Lời Mời Gọi
Tường thuật các Tin Mừng mô tả mầu nhiệm phục sinh qua hình ảnh cuộc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh với các nhân chứng, và cuộc gặp gỡ này làm biến đổi con người của họ. Chính từ cuộc gặp này, các môn đệ được tái sinh trong sự sống của ân sủng, bước theo tiếng gọi của Ngài, loan báo tin mừng tình yêu.
Maria Magdala, ngay ngày thứ nhất trong tuần, đang khóc bên ngôi mộ trống thì Chúa Giêsu gọi đích danh “Maria”. Maria làm chứng rằng: “tôi đã thấy Chúa” và bà kể lại những điều Người đã nói với bà (Ga 20,16-18).
Nơi biển hồ Tiberia, Chúa Giêsu Phục Sinh đã hiện ra và gặp gỡ các tông đồ, mời gọi các ông: “hay theo thầy” (Ga 21,19); cách đặc biệt Phêrô, Chúa Giêsu trao phó nhiệm vụ “chăm sóc đàn chiên” của Ngài (Ga 21,17).
Trên Đường Emmaus, hai môn đệ đã gặp Chúa Phục Sinh và chính Người đã đồng hành với họ, cùng đồng bàn ăn và sau cùng khai mở tâm hồn họ, để họ nhận ra Người và loan báo tất cả những sự việc đã xảy ra (Lc 24, 13-35).
3. Loan Báo Tin Mừng
Chúa Kitô Phục Sinh đã gọi, tuyển chọn các tông đồ để họ làm chứng về Ngài: “anh em hãy đi và làm chứng cho muôn dân trở thành môn đệ […], Thầy ở cùng an hem mỗi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19)
Theo dòng lịch sử Chúa đã gọi rất nhiều người nam nữ hiến mình cho Chúa: Don Bosco, Phanxicô Assisi, Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Mẹ Têrêsa thành Calcuta, thánh Phaolô thành Sartre, … Họ đã theo sát Ngài hơn trong đời sống thánh hiến, loan báo Tin Mừng Tình Yêu cho thế giới, không ngừng làm chứng về Ngài qua các linh đạo khác nhau, làm phong phú ân sủng của Chúa Thánh Thần.
“Hãy theo thầy” là lời mời gọi bạn bước theo Chúa để bạn làm triển nở và làm phong phú đời sống chính mình và đời sống tha nhân.
Niềm tin vào Chúa Phục Sinh
+TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
12:43 23/03/2008
Lễ Phục sinh
NIỀM TIN VÀO CHÚA PHỤC SINH
Chúa Kitô đã phục sinh. Đó là niềm vui của chúng ta. Còn hơn thế nữa, đó là đức tin của chúng ta, đó là niềm hi vọng của chúng ta. Niềm tin vào Chúa Kitô Phục sinh của chúng ta có cơ sở vững chắc ở những bằng chứng khác nhau.
Có bằng chứng tiêu cực của các lính canh mộ. Khi an táng Chúa Giêsu, các thượng tế đã cẩn thận xin Philatô cho đóng cửa mộ bằng một phiến đá lớn rất nặng rồi cho niêm phong và cắt cử lính canh cẩn thận. Nhưng khi Chúa sống lại, ánh sáng rực rỡ chiếu lên chói lòa, cửa mộ bật tung, lính canh hoảng sợ chạy trốn. Sau đó lính canh đi loan tin rằng: Trong khi chúng tôi ngủ, các môn đệ đến lấy trộm xác Chúa. Ai cũng biết đó là tin giả. Vì các môn đệ còn đang rất sợ hãi, trốn chạy, làm sao dám lấy trộm xác. Thánh Augustinô đã bài bác điều này khi nói: Lính canh ngủ hay thức. Nếu họ thức thì làm sao họ để cho các môn đệ lấy trộm xác Chúa. Nếu họ ngủ, làm sao họ biết là các môn đệ lấy trộm xác Chúa.
Có những bằng chứng tích cực của các môn đệ. Sáng sớm, ba người đầu tiên đã đến mộ và không thấy xác Chúa. Bà Mađalêna hốt hoảng cho rằng người ta đã lấy mất xác Chúa. Phêrô vào trước nhưng chưa có ý kiến gì. Gioan vào sau. Ong đã thấy và đã tin. Ong thấy gì? Ong thấy khăn che đầu và khăn liệm xếp đặt gọn gàng trong mộ. Là người môn đệ được Chúa yêu thương ông có một trực giác đặc biệt. Hơn nữa ông đã biết rõ thói quen của Chúa. Nhìn khăn liệm xếp đặt gọn gàng, ông nhận ra thói quen đó. Tuy nhiên niềm tin ban đầu còn mơ hồ. Niềm tin chỉ chắc chắn nhờ được củng cố bằng việc trực tiếp nhìn thấy Chúa.
Sau ngày phục sinh, Chúa hiện ra nhiều lần với nhiều người. Hiện ra với các môn đệ trong căn phòng đóng kín. Hiện ra với Tôma và cho ông xem các vết thương ở tay, chân và cạnh sườn. Hiện ra với hai môn đệ đi đường Emmaus. Hiện ra trên bờ biển và chỉ dẫn cho các môn đệ đánh một mẻ cá lạ lùng. Nhưng có lẽ cuộc hiện ra có tác động mãnh liệt nhất là với Phaolô. Thuở ấy Phaolô còn có tên là Saolê, một người Do Thái thù ghét Chúa Giêsu, hăng say đi tìm bắt những người tin Chúa. Ở Damas, ông bị một làn ánh sáng chói lọi chiếu vào khiến mù mắt. Con ngựa hất ông ngã lăn xuống đất. Và có tiếng từ trời phán bảo: “Saolê, Saolê, tại sao ngươi tìm bắt ta”. Hoảng sợ Saolê thưa: “Thưa ngài, ngài là ai”. Tiếng từ trời trả lời: “Ta là Giêsu mà ngươi đang tìm bắt”. Từ đó Saolê tin vào Chúa Kitô Phục sinh, trở thành Phaolô, một tông đồ nhiệt thành đi loan Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người.
Những kết quả của việc Chúa Phục sinh được thấy rõ ràng. Trước hết là sự đột biến nơi các môn đệ. Ngày Chúa chịu chết, các ông là những người nhút nhát, trốn chạy, thậm chí còn phản bội, chối Chúa. Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, các ngài thay đổi một cách mãnh liệt. Đang nhút nhát, ẩn trốn bỗng hiên ngang xuất hiện ở chốn công khai. Đang phản bội, chối Chúa bỗng hăng hái ra đi làm chứng cho Chúa. Đang sợ hãi bỗng trở nên can đảm lạ thường. Không những vui mừng được chịu đau khổ vì Chúa mà còn sẵn sàng chịu chết vì Chúa. Chắc chắn các ngài đã được gặp Chúa nên con người các ngài đã biến đổi tận gốc rễ. Chắc chắn các ngài đã gặp Chúa nên lời chứng của các ngài có sức thuyết phục.
Thật vậy, làm sao những người tín hữu đầu tiên tin vào lời chứng của các tông đồ đến nỗi sẵn sàng bỏ của cải làm của chung, sẵn sàng chịu sống chui rúc, trốn chạy cuộc bách hại của đế quốc La mã, sẵn sàng chịu chết vì đức tin của mình. Làm sao Giáo hội có thể tồn tại 2000 năm, qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách do những người muốn tiêu diệt đạo gây nên. Nếu Chúa không Phục sinh, không thể giải thích được những việc đó.
Chúa Phục sinh, đó là nền tảng của đức tin. Đó là sự vững chắc của Giáo hội. Và đó là chính là niềm hi vọng lớn lao của chúng ta. Chúa phục sinh biến đổi thân phận chúng ta. Từ thân phận phải chết sẽ được sống lại với Chúa. Từ thân phận tội lỗi được trở nên trong sạch. Từ cát bụi phàm trần được trở lại làm con Chúa. Từ định mệnh mong manh phù du được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trong nhà Cha trên trời.
Lễ Chúa Phục Sinh đem lại cho ta niềm vui lớn lao. Vì thế mừng lễ Chúa Phục Sinh mời gọi ta biến đổi đời sống nên tươi mới cho xứng đáng với niềm tin, xứng đáng với phẩm giá của con người được Chúa yêu thương cứu chuộc.
Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, xin cho con được sống lại thật về phần linh hồn. Amen.
NIỀM TIN VÀO CHÚA PHỤC SINH
Chúa Kitô đã phục sinh. Đó là niềm vui của chúng ta. Còn hơn thế nữa, đó là đức tin của chúng ta, đó là niềm hi vọng của chúng ta. Niềm tin vào Chúa Kitô Phục sinh của chúng ta có cơ sở vững chắc ở những bằng chứng khác nhau.
Có bằng chứng tiêu cực của các lính canh mộ. Khi an táng Chúa Giêsu, các thượng tế đã cẩn thận xin Philatô cho đóng cửa mộ bằng một phiến đá lớn rất nặng rồi cho niêm phong và cắt cử lính canh cẩn thận. Nhưng khi Chúa sống lại, ánh sáng rực rỡ chiếu lên chói lòa, cửa mộ bật tung, lính canh hoảng sợ chạy trốn. Sau đó lính canh đi loan tin rằng: Trong khi chúng tôi ngủ, các môn đệ đến lấy trộm xác Chúa. Ai cũng biết đó là tin giả. Vì các môn đệ còn đang rất sợ hãi, trốn chạy, làm sao dám lấy trộm xác. Thánh Augustinô đã bài bác điều này khi nói: Lính canh ngủ hay thức. Nếu họ thức thì làm sao họ để cho các môn đệ lấy trộm xác Chúa. Nếu họ ngủ, làm sao họ biết là các môn đệ lấy trộm xác Chúa.
Có những bằng chứng tích cực của các môn đệ. Sáng sớm, ba người đầu tiên đã đến mộ và không thấy xác Chúa. Bà Mađalêna hốt hoảng cho rằng người ta đã lấy mất xác Chúa. Phêrô vào trước nhưng chưa có ý kiến gì. Gioan vào sau. Ong đã thấy và đã tin. Ong thấy gì? Ong thấy khăn che đầu và khăn liệm xếp đặt gọn gàng trong mộ. Là người môn đệ được Chúa yêu thương ông có một trực giác đặc biệt. Hơn nữa ông đã biết rõ thói quen của Chúa. Nhìn khăn liệm xếp đặt gọn gàng, ông nhận ra thói quen đó. Tuy nhiên niềm tin ban đầu còn mơ hồ. Niềm tin chỉ chắc chắn nhờ được củng cố bằng việc trực tiếp nhìn thấy Chúa.
Sau ngày phục sinh, Chúa hiện ra nhiều lần với nhiều người. Hiện ra với các môn đệ trong căn phòng đóng kín. Hiện ra với Tôma và cho ông xem các vết thương ở tay, chân và cạnh sườn. Hiện ra với hai môn đệ đi đường Emmaus. Hiện ra trên bờ biển và chỉ dẫn cho các môn đệ đánh một mẻ cá lạ lùng. Nhưng có lẽ cuộc hiện ra có tác động mãnh liệt nhất là với Phaolô. Thuở ấy Phaolô còn có tên là Saolê, một người Do Thái thù ghét Chúa Giêsu, hăng say đi tìm bắt những người tin Chúa. Ở Damas, ông bị một làn ánh sáng chói lọi chiếu vào khiến mù mắt. Con ngựa hất ông ngã lăn xuống đất. Và có tiếng từ trời phán bảo: “Saolê, Saolê, tại sao ngươi tìm bắt ta”. Hoảng sợ Saolê thưa: “Thưa ngài, ngài là ai”. Tiếng từ trời trả lời: “Ta là Giêsu mà ngươi đang tìm bắt”. Từ đó Saolê tin vào Chúa Kitô Phục sinh, trở thành Phaolô, một tông đồ nhiệt thành đi loan Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người.
Những kết quả của việc Chúa Phục sinh được thấy rõ ràng. Trước hết là sự đột biến nơi các môn đệ. Ngày Chúa chịu chết, các ông là những người nhút nhát, trốn chạy, thậm chí còn phản bội, chối Chúa. Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, các ngài thay đổi một cách mãnh liệt. Đang nhút nhát, ẩn trốn bỗng hiên ngang xuất hiện ở chốn công khai. Đang phản bội, chối Chúa bỗng hăng hái ra đi làm chứng cho Chúa. Đang sợ hãi bỗng trở nên can đảm lạ thường. Không những vui mừng được chịu đau khổ vì Chúa mà còn sẵn sàng chịu chết vì Chúa. Chắc chắn các ngài đã được gặp Chúa nên con người các ngài đã biến đổi tận gốc rễ. Chắc chắn các ngài đã gặp Chúa nên lời chứng của các ngài có sức thuyết phục.
Thật vậy, làm sao những người tín hữu đầu tiên tin vào lời chứng của các tông đồ đến nỗi sẵn sàng bỏ của cải làm của chung, sẵn sàng chịu sống chui rúc, trốn chạy cuộc bách hại của đế quốc La mã, sẵn sàng chịu chết vì đức tin của mình. Làm sao Giáo hội có thể tồn tại 2000 năm, qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách do những người muốn tiêu diệt đạo gây nên. Nếu Chúa không Phục sinh, không thể giải thích được những việc đó.
Chúa Phục sinh, đó là nền tảng của đức tin. Đó là sự vững chắc của Giáo hội. Và đó là chính là niềm hi vọng lớn lao của chúng ta. Chúa phục sinh biến đổi thân phận chúng ta. Từ thân phận phải chết sẽ được sống lại với Chúa. Từ thân phận tội lỗi được trở nên trong sạch. Từ cát bụi phàm trần được trở lại làm con Chúa. Từ định mệnh mong manh phù du được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trong nhà Cha trên trời.
Lễ Chúa Phục Sinh đem lại cho ta niềm vui lớn lao. Vì thế mừng lễ Chúa Phục Sinh mời gọi ta biến đổi đời sống nên tươi mới cho xứng đáng với niềm tin, xứng đáng với phẩm giá của con người được Chúa yêu thương cứu chuộc.
Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, xin cho con được sống lại thật về phần linh hồn. Amen.
Sống mầu nhiệm Phục sinh
Hồng Ân
16:20 23/03/2008
SỐNG MẦU NHIỆM PHỤC SINH
1. Mầu nhiệm Phục Sinh trong tâm hồn mỗi người
Đời sống con người khởi từ việc chết đi để được sống lại: cuộc sống được khắc ghi bởi những chuyển động và tiếp tục trong những chuyển động không ngừng. Từ tế bào hình thành nên phôi thai: các tế bào chết đi mang lại sự sống cho phôi thai. Tương tự như vậy, chúng ta được sinh ra một khi rời khỏi cung lòng của mẹ, từ bỏ trạng thái phôi thai. Con người - bản tính, lịch sử, sự tăng trưởng … - luôn dưới hình thức của cuộc ‘vượt qua’. Cần từ bỏ đi một trạng thái (chết đi chính mình) nếu như muốn chinh phục một trạng thái khác (sống lại, mặc lấy trạng thái mới): đây là một qui luật của sự sống. Chính vì vậy, mầu nhiệm Phục Sinh mang một ý nghĩa đặc biệt, chết đi cùng với Chúa Kitô để được sống lại với Ngài. Mỗi người, tin hay không tin, đều sống dấu chỉ của sự phục sinh.
Lễ hội, cử hành đời sống: Con người qua việc cử hành các ngày lễ, trông chờ lời giải đáp cho các vấn nạn về sự sống đời sau. Thật vậy, mỗi ngày lễ là một tiếng “xin vâng” đối với sự sống. Những ai cử hành ngày lễ không thể thốt lên: “thế là hết”, hay là “chẳng ý nghĩa gì”. Trong những ngày lễ, với những dấu chỉ khác nhau, con người tỏ lộ niềm tin của mình và nếm hưởng sự viên mãn của đời sống trần thế. Việc cử hành ngày lễ hệ tại ở sự ‘tưởng nhớ’ và ‘niềm hy vọng’. Trong việc tưởng nhớ, lịch sử của mỗi người và của nhân loại được tái hiện với nhiều biến cố khác nhau. Niềm hy vọng thúc đẩy hướng đến tương lai và mong chờ sự sống viên mãn.
Mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô chiếu sáng đời sống con người: Mầu nhiệm Phục Sinh trả lời cho những vấn nạn của con người. Chúa Giêsu, với việc phục sinh, loan báo rằng tận cùng của con người không phải là cái chết, mà chính là sự sống. Thánh Phaolô viết rằng: “Chúa Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. Như mọi người vì liên đới với Adam mà phải chết, thi mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô thì cũng được Thiên Chúa cho sống” (1 Cr 15,21-23).
2. Mầu nhiệm Phục Sinh được loan báo qua phụng vụ
2.1. Tin Mừng ngày chúa nhật
Trong chúa nhật thứ hai phục sinh, Chúa Giêsu hiện diện cách sống động giữa các tông đồ như chúa nhật phục sinh. Đây là ý nghĩa của ngày chúa nhật: ngày Chúa sống lại, và hiện diện giữa cộng đoàn tín hữu hiệp nhất trong việc cử hành Lời Chúa và Thánh Thể. Ngài làm sáng tỏ ý nghĩa của Thánh Kinh, hướng dẫn kinh nghiệm (như Thánh Tôma) của sự phục sinh trao ban bình an.
Chúa nhật thứ ba tiếp tục cho thấy ý nghĩa của đại lễ Phục Sinh, là “ngày thứ nhất trong tuần”. Chúa Giêsu tỏ lộ mình trong việc bẻ bánh (năm A), trong việc cụ thể của việc ăn uống trong đời sống thường nhật (năm B) và trong việc chuẩn bị bữa ăn cho những ai thả lưới theo lời của Ngài (năm C).
Trong chúa nhật thứ bốn, Chúa Giêsu tỏ lộ chính mình là Thiên Chúa và là mục tử, Đấng lên tiếng và lắng nghe và gọi các con chiên của mình (năm A), cứu vớt chúng (năm B) và hy sinh mạng sống mình cho chúng (năm C). Ngày cầu nguyện cho ơn gọi được cử hành trong chúa nhật này.
Chúa nhật thứ năm phục sinh, Chúa Giêsu tỏ lộ chính mình “là đường, là sự thật và là sự sống” (năm A), là “cây nho thật” (năm B) tặng ban luật tình yêu (năm C). Nhờ thế, Giáo hội sống giới răn Yêu thương trong căn tính của mình.
Chúa nhật thứ sáu phục sinh Chúa Giêsu Phục Sinh ban tặng cộng đoàn tín hữu giới răn tình yêu (A-B-C), hứa ban Chúa Thánh Thần (năm A) cho tất cả mọi người (năm B); chính Người là Đấng hướng dẫn Giáo Hội (năm C). Đức Ái và Chúa Thánh Thần làm cho Giáo Hội thành Giêrusalemme mới, là đền thờ của Thiên Chúa (năm C).
Lễ Thăng Thiên, Chúa Giêsu trước khi về trời, đã sai các tông đồ đi giảng dạy cho muôn dân, làm chứng về Ngài. Chúa Giêsu, vinh quang (năm A), luôn ở cùng các môn đệ cho đến ngày tận thế, làm cho họ thông dự vào ân sủng của Thiên Chúa, cầu nguyện cùng Chúa Cha để tất cả được bảo toàn trong sự thật (năm B) và trong sự hiệp nhất (năm C) nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần.
Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống: Chúa Thánh Thần hoàn tất sự viên mãn của mầu nhiệm Phục Sinh Đức Kitô trong giáo hội. Nhờ quyền năng của Chúa Kitô Phục Sinh và nhờ đức tin vào Ngài, các tông đồ khởi sự sự mệnh của họ trong lòng thế giới.
2.2. Các bài đọc ngày chúa nhật
Các bài đọc 1 được lấy từ sách Tông Đồ Công Vụ nhằm diễn tả đời sống của giáo hội tiên khởi: hình thành, tổ chức và truyền giáo. Cách cụ thể: Việc hình thành cộng đoàn các tín hữu tin vào Chúa Giêsu chết và sống lại (Cv 2; Cv 4: chúa nhật 2 PS); việc loan báo của các tông đồ tập trung vào chủ đề Đức Kitô chết và giờ đây đã sống lại (chúa nhật 3, 4 PS); tổ chức cơ cấu của cộng đoàn tín hữu: đặt tay cho các phó tế và bắt đầu sứ mệnh của Phaolo và Barnaba (chúa nhật 5 PS); nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, ơn cứu độ được loan báo đến dân ngoại (chúa nhật 6 PS).
Các bài đọc 2 công bố Đức Kitô Phục Sinh và sự hiện diện của Ngài giữa cộng đoàn tín hữu (từ chúa nhật 2 đến chúa nhật 5) và ân sủng Chúa Thánh Thần (chúa nhật 6 và chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống). Thư 1 Pr (năm A) là giáo lý về bí tích rửa tội của thánh Phêrô, trong đó thánh nhân nêu bật sự cần thiết của đời sống luân lý một khi lãnh nhận bí tích này. Thư thánh Gioan (năm B) về giới răn Yêu Thương. Sách Khải Huyền (năm C) về thị kiến vinh quang của Chúa Kitô.
Tắt một lời, các bài đọc trong ngày chúa nhật, cách đặc biệt là tin mừng và bài đọc hai nhấn mạnh đến các ý tưởng sau: ý nghĩa của ngày chúa nhật; Thánh Thể như là sự hiện diện của Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng giúp thấu hiểu Lời Chúa và cử hành thánh thể; Chúa Giêsu, mục tử tốt lành; lắng nghe và thực hành Lời Chúa; sống giới răn Yêu Thương; và sau cùng là viễn cảnh vinh quang của Chúa Kitô.
3. Mầu nhiệm Phục Sinh được cử hành qua phụng vụ
Mùa Phục Sinh thể hiện một Đại Lễ duy nhất, kéo dài 50 ngày, có nghĩa là chúng ta kỷ niệm một sự kiện khởi đầu từ biến cố Phục Sinh của Đức Kitô, lên trời vinh quang và kết thúc với Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Đại lễ Phục Sinh trở thành một xác tín của đời sống. Các tín hữu sống và nếm hưởng mầu nhiệm này trong cuộc sống của mình. Thật vậy mầu nhiệm tràn đầy niềm vui này được kéo dài qua các ngày lễ trong phụng vụ: rước lễ lần đầu, thêm sức, phong chức, kết thúc năm học giáo lý, tháng hoa kính Mẹ Maria, ngày lễ Mẹ …
4. Cử hành Mầu nhiệm Phục Sinh trong đời sống thường nhật
Sống mầu nhiệm Phục Sinh có nghĩa là loan báo Chúa Giêsu chịu chết vì tội lỗi chúng ta (1 Cr 15,20), Ngài “đã sống lại từ cõi chết” (1 Cr 15,20) và là Thiên Chúa “muôn đời hằng sống” (Kh 1,17). Niềm xác tín này được các tông đồ làm chứng: “dù tôi hay các vị khác rao giảng, thì chúng tôi đều rao giảng như thế, và anh em đã tin như vậy” (1 Cr 15,11). Chính vì thế, “nếu Đức Kitô không chỗi dậy từ cõi chết, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng […], và lòng tin anh em thật hão huyền. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô ở đời này thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1 Cr 15,14.17.19). Đó chính là lời rao giảng của các tông đồ được tỏ lộ nơi các bài đọc trong mùa phục sinh (bài đọc 1 năm A, B,C và bài đọc 2 năm C).
Đức Kitô Phục Sinh mang lại cho con người niềm hy vọng sống động (1 Pt 1,3) như một niềm tin vững chắc (Cv 17,31). Quả vậy, “Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ sống lại với Người: đó chính là niềm tin của chúng ta. Chúng ta biết rằng: một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người” (Rm 6,8-9). Hơn nữa, “đã sống lại cùng với Đức Kitô”, chúng ta cần tìm kiếm “những gì thuộc thượng giới” (Cl 3,1). Sự phục sinh của từng người chúng ta tìm thấy nơi mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô nền tảng và đích điểm, chính Người đã sống lại từ cõi chết.
Chính vì đặt nền móng từ Đức Kitô, chúng ta cần sống mầu nhiệm Phục Sinh trong toàn bộ hiện thực con người, với niềm vui lẫn những thử thách và đau khổ. Chúng ta biết rằng “cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huê mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta. Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng còn phải trông mong” (Rm 8,22-24).
Thái độ nền tảng của kitô hữu trong mùa Phục Sinh cần thiết như sau:
. Niềm vui thể hiện trong lời hát ALLELUIA, khởi sinh từ niềm tin vào Chúa Kitô sống lại và cho chúng ta thong dự vào sự phục sinh của Người.
. Sống các bí tích và cử hành phụng vụ.
. Hiệp thông huynh đệ: hiến lễ của Chúa Kitô mang lại cho chúng ta một dân tộc duy nhất. Vì thế, chúng ta hãy xoá bỏ hang rào ngăn cách và hoà giải với nhau. Biến cố Phục Sinh mang lại cho cộng đoàn các tín hữu hiệp nhất với nhau, một lòng một trí để chúc tụng Thiên Chúa vì hồng ân cứu độ và để phục vụ tha nhân.
Trong mùa Phục Sinh, chúng ta cử hành Thánh Thể để tưởng niệm tất cả bao kỳ công Chúa Giêsu Phục Sinh đã hoàn thành nơi giáo hội, chúng ta cũng hãy là những công cụ của những kỳ công này, như là thành viên của dân tư tế, tạ ơn Chúa Cha đã ban Đức Kitô Phục Sinh hiện diện với chúng mỗi ngày cho đến tận cùng trái đất.
1. Mầu nhiệm Phục Sinh trong tâm hồn mỗi người
Đời sống con người khởi từ việc chết đi để được sống lại: cuộc sống được khắc ghi bởi những chuyển động và tiếp tục trong những chuyển động không ngừng. Từ tế bào hình thành nên phôi thai: các tế bào chết đi mang lại sự sống cho phôi thai. Tương tự như vậy, chúng ta được sinh ra một khi rời khỏi cung lòng của mẹ, từ bỏ trạng thái phôi thai. Con người - bản tính, lịch sử, sự tăng trưởng … - luôn dưới hình thức của cuộc ‘vượt qua’. Cần từ bỏ đi một trạng thái (chết đi chính mình) nếu như muốn chinh phục một trạng thái khác (sống lại, mặc lấy trạng thái mới): đây là một qui luật của sự sống. Chính vì vậy, mầu nhiệm Phục Sinh mang một ý nghĩa đặc biệt, chết đi cùng với Chúa Kitô để được sống lại với Ngài. Mỗi người, tin hay không tin, đều sống dấu chỉ của sự phục sinh.
Lễ hội, cử hành đời sống: Con người qua việc cử hành các ngày lễ, trông chờ lời giải đáp cho các vấn nạn về sự sống đời sau. Thật vậy, mỗi ngày lễ là một tiếng “xin vâng” đối với sự sống. Những ai cử hành ngày lễ không thể thốt lên: “thế là hết”, hay là “chẳng ý nghĩa gì”. Trong những ngày lễ, với những dấu chỉ khác nhau, con người tỏ lộ niềm tin của mình và nếm hưởng sự viên mãn của đời sống trần thế. Việc cử hành ngày lễ hệ tại ở sự ‘tưởng nhớ’ và ‘niềm hy vọng’. Trong việc tưởng nhớ, lịch sử của mỗi người và của nhân loại được tái hiện với nhiều biến cố khác nhau. Niềm hy vọng thúc đẩy hướng đến tương lai và mong chờ sự sống viên mãn.
Mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô chiếu sáng đời sống con người: Mầu nhiệm Phục Sinh trả lời cho những vấn nạn của con người. Chúa Giêsu, với việc phục sinh, loan báo rằng tận cùng của con người không phải là cái chết, mà chính là sự sống. Thánh Phaolô viết rằng: “Chúa Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. Như mọi người vì liên đới với Adam mà phải chết, thi mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô thì cũng được Thiên Chúa cho sống” (1 Cr 15,21-23).
2. Mầu nhiệm Phục Sinh được loan báo qua phụng vụ
2.1. Tin Mừng ngày chúa nhật
Trong chúa nhật thứ hai phục sinh, Chúa Giêsu hiện diện cách sống động giữa các tông đồ như chúa nhật phục sinh. Đây là ý nghĩa của ngày chúa nhật: ngày Chúa sống lại, và hiện diện giữa cộng đoàn tín hữu hiệp nhất trong việc cử hành Lời Chúa và Thánh Thể. Ngài làm sáng tỏ ý nghĩa của Thánh Kinh, hướng dẫn kinh nghiệm (như Thánh Tôma) của sự phục sinh trao ban bình an.
Chúa nhật thứ ba tiếp tục cho thấy ý nghĩa của đại lễ Phục Sinh, là “ngày thứ nhất trong tuần”. Chúa Giêsu tỏ lộ mình trong việc bẻ bánh (năm A), trong việc cụ thể của việc ăn uống trong đời sống thường nhật (năm B) và trong việc chuẩn bị bữa ăn cho những ai thả lưới theo lời của Ngài (năm C).
Trong chúa nhật thứ bốn, Chúa Giêsu tỏ lộ chính mình là Thiên Chúa và là mục tử, Đấng lên tiếng và lắng nghe và gọi các con chiên của mình (năm A), cứu vớt chúng (năm B) và hy sinh mạng sống mình cho chúng (năm C). Ngày cầu nguyện cho ơn gọi được cử hành trong chúa nhật này.
Chúa nhật thứ năm phục sinh, Chúa Giêsu tỏ lộ chính mình “là đường, là sự thật và là sự sống” (năm A), là “cây nho thật” (năm B) tặng ban luật tình yêu (năm C). Nhờ thế, Giáo hội sống giới răn Yêu thương trong căn tính của mình.
Chúa nhật thứ sáu phục sinh Chúa Giêsu Phục Sinh ban tặng cộng đoàn tín hữu giới răn tình yêu (A-B-C), hứa ban Chúa Thánh Thần (năm A) cho tất cả mọi người (năm B); chính Người là Đấng hướng dẫn Giáo Hội (năm C). Đức Ái và Chúa Thánh Thần làm cho Giáo Hội thành Giêrusalemme mới, là đền thờ của Thiên Chúa (năm C).
Lễ Thăng Thiên, Chúa Giêsu trước khi về trời, đã sai các tông đồ đi giảng dạy cho muôn dân, làm chứng về Ngài. Chúa Giêsu, vinh quang (năm A), luôn ở cùng các môn đệ cho đến ngày tận thế, làm cho họ thông dự vào ân sủng của Thiên Chúa, cầu nguyện cùng Chúa Cha để tất cả được bảo toàn trong sự thật (năm B) và trong sự hiệp nhất (năm C) nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần.
Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống: Chúa Thánh Thần hoàn tất sự viên mãn của mầu nhiệm Phục Sinh Đức Kitô trong giáo hội. Nhờ quyền năng của Chúa Kitô Phục Sinh và nhờ đức tin vào Ngài, các tông đồ khởi sự sự mệnh của họ trong lòng thế giới.
2.2. Các bài đọc ngày chúa nhật
Các bài đọc 1 được lấy từ sách Tông Đồ Công Vụ nhằm diễn tả đời sống của giáo hội tiên khởi: hình thành, tổ chức và truyền giáo. Cách cụ thể: Việc hình thành cộng đoàn các tín hữu tin vào Chúa Giêsu chết và sống lại (Cv 2; Cv 4: chúa nhật 2 PS); việc loan báo của các tông đồ tập trung vào chủ đề Đức Kitô chết và giờ đây đã sống lại (chúa nhật 3, 4 PS); tổ chức cơ cấu của cộng đoàn tín hữu: đặt tay cho các phó tế và bắt đầu sứ mệnh của Phaolo và Barnaba (chúa nhật 5 PS); nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, ơn cứu độ được loan báo đến dân ngoại (chúa nhật 6 PS).
Các bài đọc 2 công bố Đức Kitô Phục Sinh và sự hiện diện của Ngài giữa cộng đoàn tín hữu (từ chúa nhật 2 đến chúa nhật 5) và ân sủng Chúa Thánh Thần (chúa nhật 6 và chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống). Thư 1 Pr (năm A) là giáo lý về bí tích rửa tội của thánh Phêrô, trong đó thánh nhân nêu bật sự cần thiết của đời sống luân lý một khi lãnh nhận bí tích này. Thư thánh Gioan (năm B) về giới răn Yêu Thương. Sách Khải Huyền (năm C) về thị kiến vinh quang của Chúa Kitô.
Tắt một lời, các bài đọc trong ngày chúa nhật, cách đặc biệt là tin mừng và bài đọc hai nhấn mạnh đến các ý tưởng sau: ý nghĩa của ngày chúa nhật; Thánh Thể như là sự hiện diện của Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng giúp thấu hiểu Lời Chúa và cử hành thánh thể; Chúa Giêsu, mục tử tốt lành; lắng nghe và thực hành Lời Chúa; sống giới răn Yêu Thương; và sau cùng là viễn cảnh vinh quang của Chúa Kitô.
3. Mầu nhiệm Phục Sinh được cử hành qua phụng vụ
Mùa Phục Sinh thể hiện một Đại Lễ duy nhất, kéo dài 50 ngày, có nghĩa là chúng ta kỷ niệm một sự kiện khởi đầu từ biến cố Phục Sinh của Đức Kitô, lên trời vinh quang và kết thúc với Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Đại lễ Phục Sinh trở thành một xác tín của đời sống. Các tín hữu sống và nếm hưởng mầu nhiệm này trong cuộc sống của mình. Thật vậy mầu nhiệm tràn đầy niềm vui này được kéo dài qua các ngày lễ trong phụng vụ: rước lễ lần đầu, thêm sức, phong chức, kết thúc năm học giáo lý, tháng hoa kính Mẹ Maria, ngày lễ Mẹ …
4. Cử hành Mầu nhiệm Phục Sinh trong đời sống thường nhật
Sống mầu nhiệm Phục Sinh có nghĩa là loan báo Chúa Giêsu chịu chết vì tội lỗi chúng ta (1 Cr 15,20), Ngài “đã sống lại từ cõi chết” (1 Cr 15,20) và là Thiên Chúa “muôn đời hằng sống” (Kh 1,17). Niềm xác tín này được các tông đồ làm chứng: “dù tôi hay các vị khác rao giảng, thì chúng tôi đều rao giảng như thế, và anh em đã tin như vậy” (1 Cr 15,11). Chính vì thế, “nếu Đức Kitô không chỗi dậy từ cõi chết, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng […], và lòng tin anh em thật hão huyền. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô ở đời này thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1 Cr 15,14.17.19). Đó chính là lời rao giảng của các tông đồ được tỏ lộ nơi các bài đọc trong mùa phục sinh (bài đọc 1 năm A, B,C và bài đọc 2 năm C).
Đức Kitô Phục Sinh mang lại cho con người niềm hy vọng sống động (1 Pt 1,3) như một niềm tin vững chắc (Cv 17,31). Quả vậy, “Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ sống lại với Người: đó chính là niềm tin của chúng ta. Chúng ta biết rằng: một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người” (Rm 6,8-9). Hơn nữa, “đã sống lại cùng với Đức Kitô”, chúng ta cần tìm kiếm “những gì thuộc thượng giới” (Cl 3,1). Sự phục sinh của từng người chúng ta tìm thấy nơi mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô nền tảng và đích điểm, chính Người đã sống lại từ cõi chết.
Chính vì đặt nền móng từ Đức Kitô, chúng ta cần sống mầu nhiệm Phục Sinh trong toàn bộ hiện thực con người, với niềm vui lẫn những thử thách và đau khổ. Chúng ta biết rằng “cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huê mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta. Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng còn phải trông mong” (Rm 8,22-24).
Thái độ nền tảng của kitô hữu trong mùa Phục Sinh cần thiết như sau:
. Niềm vui thể hiện trong lời hát ALLELUIA, khởi sinh từ niềm tin vào Chúa Kitô sống lại và cho chúng ta thong dự vào sự phục sinh của Người.
. Sống các bí tích và cử hành phụng vụ.
. Hiệp thông huynh đệ: hiến lễ của Chúa Kitô mang lại cho chúng ta một dân tộc duy nhất. Vì thế, chúng ta hãy xoá bỏ hang rào ngăn cách và hoà giải với nhau. Biến cố Phục Sinh mang lại cho cộng đoàn các tín hữu hiệp nhất với nhau, một lòng một trí để chúc tụng Thiên Chúa vì hồng ân cứu độ và để phục vụ tha nhân.
Trong mùa Phục Sinh, chúng ta cử hành Thánh Thể để tưởng niệm tất cả bao kỳ công Chúa Giêsu Phục Sinh đã hoàn thành nơi giáo hội, chúng ta cũng hãy là những công cụ của những kỳ công này, như là thành viên của dân tư tế, tạ ơn Chúa Cha đã ban Đức Kitô Phục Sinh hiện diện với chúng mỗi ngày cho đến tận cùng trái đất.
Chứng tá anh hùng của tín hữu Công giáo Rwanda
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
16:28 23/03/2008
CHỨNG TÁ ANH HÙNG CỦA TÍN HỮU CÔNG GIÁO RWANDA
Năm 1994 xảy ra cuộc nội chiến tại Rwanda giữa hai bộ tộc Tutsi và Hutu. Cuộc nội chiến đưa đến cuộc thảm sát vô số người Tutsi vô tội. Ngày 6-6-1994 hãng tin ANB-BIA có trụ sở tại Bruxelles, thủ đô vương quốc Bỉ, phổ biến 3 chứng tá Đức Tin của tín hữu Công Giáo Rwanda.
1/ Chứng tá thứ nhất do một nữ tu làm việc tại Zaza kể lại.
Bà Marie-Thérèse thuộc bộ tộc Hutu. Emmanuel chồng bà thuộc bộ tộc Tutsi. Ông là thợ chuyên môn làm việc trong nhóm học đường ở Zaza. Hai vợ chồng có ba con, hai trai và một gái. Chúa Nhật 10-4-1994 ông Emmanuel đi trốn cùng với con trai đầu lòng. Thứ hai hôm sau - vào ban đêm - hai cha con lén trở lại nhà để giã biệt mọi người. Và quả thật, ngày thứ ba tiếp đó, cả hai bị bắt và bị sát hại. Sang đến thứ tư 13-4-1994 một nhóm người đến nhà bà Marie-Thérèse và bắt hai đứa con còn lại để mang đi giết. Khi kể lại biến cố đau thương đó, bà Marie-Thérèse vẫn giữ thái độ bình tĩnh và nói thêm:
- Tôi cảm thấy an lòng vì đã chuẩn bị kỹ lưỡng hai đứa con tôi. Tôi nói với chúng: ”Các con ạ, con người thật hung dữ trong lúc này. Họ đã giết chết cha các con cùng với Olivier. Có lẽ rồi đây họ cũng đến bắt hai con. Nhưng hai con đừng sợ. Các con sẽ phải đau khổ một chút, nhưng sau đó, hai con sẽ gặp lại cha các con và Olivier, bởi vì, còn có một cuộc sống khác, với Đức Chúa GIÊSU và với Đức Mẹ MARIA. Chúng ta sẽ gặp lại nhau và tất cả sẽ vô cùng hạnh phúc”. Cùng ngày hôm đó, người ta đến bắt hai đứa con của tôi và mang đi. Những kẻ có mặt trong cuộc hành quyết, trở lại nói với tôi là hai con tôi rất can đảm và rất điềm tĩnh.
2/ Một nữ tu khác thuộc dòng Hài Nhi GIÊSU làm chứng như sau.
Một người thợ thuộc bộ tộc Hutu làm việc trong một tiểu chủng viện. Nơi đây có 700 người thuộc bộ tộc Tutsi đang ẩn trốn. Khi nhóm người Hutu tràn vào tiểu chủng viện để thảm sát người Tutsi, họ nhận ra người thợ là Hutu nên ra lệnh cho anh phải rời khỏi tiểu chủng viện, trước khi cuộc thảm sát xảy ra. Nhưng anh từ chối. Anh nhất định ở lại với nhóm người Tutsi và anh bị giết chết cùng với những người này.
3/ Chứng từ thứ ba do một thiếu nữ 15 tuổi thuộc bộ tộc Hutu kể lại.
Cuộc thảm sát xảy ra tại Gisenyi, nơi cộng đoàn tu hội các Nữ Trợ Tá Tông Đồ. Chị Félicitas Niyitegeka - 60 tuổi - thuộc bộ tộc Hutu và là người Phụ Trách cộng đoàn. Chị và các chị em trong cộng đoàn đã tiếp rước các người thuộc bộ tộc Tutsi đến xin trú ẩn. Em chị, một đại tá đang phục vụ tại Ruhengeri, biết rõ chị mình gặp hiểm nguy, khuyên chị trốn đi nơi khác, có thế mới thoát chết. Chị liền viết thư trả lời:
- Em thương mến. Cám ơn em muốn giúp chị. Nhưng thay vì trốn thoát một mình và bỏ lại 43 người chị đang chịu trách nhiệm, chị quyết định ở lại và cùng chết với tất cả. Xin em cầu nguyện để mọi người được về chầu Chúa. Em hãy thay chị giã biệt Mẹ già và em trai. Chị sẽ nhớ cầu cho em khi nào chị về với Chúa. Chúc em mạnh khoẻ. Cám ơn em thật nhiều vì đã nghĩ đến chị. Chị của em, Félicitas Niyitegeka. Nếu Chúa thương cứu sống như chúng ta mong ước thì chúng ta sẽ gặp lại nhau ngày mai.
Em trai chị Félicitas nhận được thư ngày 12-4-1994. Gần 10 ngày sau - ngày 21-4-1994 - một nhóm lính ập đến cộng đoàn các Nữ Trợ Tá Tông Đồ bắt các chị cùng những người đang ẩn trốn lên xe và mang ra nghĩa trang. Chị Félicitas lớn tiếng nói với Chị Em:
- Đã đến giờ làm chứng tá! Xin Chị Em hãy đến!
Các nữ trợ tá vừa lên xe vừa ca hát và cầu nguyện. Đến nghĩa trang, nơi có các mồ tập thể đào sẵn, vì muốn cứu chị, một tên sát nhân nói với chị Félicitas:
- Chị không sợ chết, nhưng rồi chị sẽ thấy đây không phải là chuyện đùa đâu! Chị sẽ bị giết sau cùng!
Đoàn quân khát máu giết chết 30 người, trong đó có 6 Nữ Trợ Tá Tông Đồ. Họ lại muốn cứu sống chị Félicitas vì chị thuộc bộ tộc Hutu. Nhưng chị cương quyết nói:
- Không, tôi không còn lý do để sống, vì các ông đã giết tất cả Chị Em tôi!
Chị Félicitas là người bị giết thứ 31.
... ”Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai: hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hỏa ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết: anh em hãy sợ Đấng ấy.. . Thầy nói cho anh em biết: phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của THIÊN CHÚA. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì sẽ bị chối trước mặt các thiên thần của THIÊN CHÚA” (Luca 12,4-8).
(SEDOC n.1059, 6-6-1994)
Năm 1994 xảy ra cuộc nội chiến tại Rwanda giữa hai bộ tộc Tutsi và Hutu. Cuộc nội chiến đưa đến cuộc thảm sát vô số người Tutsi vô tội. Ngày 6-6-1994 hãng tin ANB-BIA có trụ sở tại Bruxelles, thủ đô vương quốc Bỉ, phổ biến 3 chứng tá Đức Tin của tín hữu Công Giáo Rwanda.
1/ Chứng tá thứ nhất do một nữ tu làm việc tại Zaza kể lại.
Bà Marie-Thérèse thuộc bộ tộc Hutu. Emmanuel chồng bà thuộc bộ tộc Tutsi. Ông là thợ chuyên môn làm việc trong nhóm học đường ở Zaza. Hai vợ chồng có ba con, hai trai và một gái. Chúa Nhật 10-4-1994 ông Emmanuel đi trốn cùng với con trai đầu lòng. Thứ hai hôm sau - vào ban đêm - hai cha con lén trở lại nhà để giã biệt mọi người. Và quả thật, ngày thứ ba tiếp đó, cả hai bị bắt và bị sát hại. Sang đến thứ tư 13-4-1994 một nhóm người đến nhà bà Marie-Thérèse và bắt hai đứa con còn lại để mang đi giết. Khi kể lại biến cố đau thương đó, bà Marie-Thérèse vẫn giữ thái độ bình tĩnh và nói thêm:
- Tôi cảm thấy an lòng vì đã chuẩn bị kỹ lưỡng hai đứa con tôi. Tôi nói với chúng: ”Các con ạ, con người thật hung dữ trong lúc này. Họ đã giết chết cha các con cùng với Olivier. Có lẽ rồi đây họ cũng đến bắt hai con. Nhưng hai con đừng sợ. Các con sẽ phải đau khổ một chút, nhưng sau đó, hai con sẽ gặp lại cha các con và Olivier, bởi vì, còn có một cuộc sống khác, với Đức Chúa GIÊSU và với Đức Mẹ MARIA. Chúng ta sẽ gặp lại nhau và tất cả sẽ vô cùng hạnh phúc”. Cùng ngày hôm đó, người ta đến bắt hai đứa con của tôi và mang đi. Những kẻ có mặt trong cuộc hành quyết, trở lại nói với tôi là hai con tôi rất can đảm và rất điềm tĩnh.
2/ Một nữ tu khác thuộc dòng Hài Nhi GIÊSU làm chứng như sau.
Một người thợ thuộc bộ tộc Hutu làm việc trong một tiểu chủng viện. Nơi đây có 700 người thuộc bộ tộc Tutsi đang ẩn trốn. Khi nhóm người Hutu tràn vào tiểu chủng viện để thảm sát người Tutsi, họ nhận ra người thợ là Hutu nên ra lệnh cho anh phải rời khỏi tiểu chủng viện, trước khi cuộc thảm sát xảy ra. Nhưng anh từ chối. Anh nhất định ở lại với nhóm người Tutsi và anh bị giết chết cùng với những người này.
3/ Chứng từ thứ ba do một thiếu nữ 15 tuổi thuộc bộ tộc Hutu kể lại.
Cuộc thảm sát xảy ra tại Gisenyi, nơi cộng đoàn tu hội các Nữ Trợ Tá Tông Đồ. Chị Félicitas Niyitegeka - 60 tuổi - thuộc bộ tộc Hutu và là người Phụ Trách cộng đoàn. Chị và các chị em trong cộng đoàn đã tiếp rước các người thuộc bộ tộc Tutsi đến xin trú ẩn. Em chị, một đại tá đang phục vụ tại Ruhengeri, biết rõ chị mình gặp hiểm nguy, khuyên chị trốn đi nơi khác, có thế mới thoát chết. Chị liền viết thư trả lời:
- Em thương mến. Cám ơn em muốn giúp chị. Nhưng thay vì trốn thoát một mình và bỏ lại 43 người chị đang chịu trách nhiệm, chị quyết định ở lại và cùng chết với tất cả. Xin em cầu nguyện để mọi người được về chầu Chúa. Em hãy thay chị giã biệt Mẹ già và em trai. Chị sẽ nhớ cầu cho em khi nào chị về với Chúa. Chúc em mạnh khoẻ. Cám ơn em thật nhiều vì đã nghĩ đến chị. Chị của em, Félicitas Niyitegeka. Nếu Chúa thương cứu sống như chúng ta mong ước thì chúng ta sẽ gặp lại nhau ngày mai.
Em trai chị Félicitas nhận được thư ngày 12-4-1994. Gần 10 ngày sau - ngày 21-4-1994 - một nhóm lính ập đến cộng đoàn các Nữ Trợ Tá Tông Đồ bắt các chị cùng những người đang ẩn trốn lên xe và mang ra nghĩa trang. Chị Félicitas lớn tiếng nói với Chị Em:
- Đã đến giờ làm chứng tá! Xin Chị Em hãy đến!
Các nữ trợ tá vừa lên xe vừa ca hát và cầu nguyện. Đến nghĩa trang, nơi có các mồ tập thể đào sẵn, vì muốn cứu chị, một tên sát nhân nói với chị Félicitas:
- Chị không sợ chết, nhưng rồi chị sẽ thấy đây không phải là chuyện đùa đâu! Chị sẽ bị giết sau cùng!
Đoàn quân khát máu giết chết 30 người, trong đó có 6 Nữ Trợ Tá Tông Đồ. Họ lại muốn cứu sống chị Félicitas vì chị thuộc bộ tộc Hutu. Nhưng chị cương quyết nói:
- Không, tôi không còn lý do để sống, vì các ông đã giết tất cả Chị Em tôi!
Chị Félicitas là người bị giết thứ 31.
... ”Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai: hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hỏa ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết: anh em hãy sợ Đấng ấy.. . Thầy nói cho anh em biết: phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của THIÊN CHÚA. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì sẽ bị chối trước mặt các thiên thần của THIÊN CHÚA” (Luca 12,4-8).
(SEDOC n.1059, 6-6-1994)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:11 23/03/2008
MẶC TỬ BUỒN LÂY
Mặc tử và đệ tử đi ngang qua nhà của phường nhuộm, nhìn thấy công nhân làm việc trong phường nhuộm, lấy từng bó tơ lụa màu trắng bỏ vào trong các nồi nhuộm không giống nhau. Đợi một lúc vớt ra thì không còn màu trắng nữa, mà là thành tấm lụa sáu màu.
“Ái dà !” Mặc tử hình như trong lòng có điều cảm khái, thở ra một hơi, thế là các đệ tử hỏi nguyên nhân sao lại thở dài.
Mặc tử nói: “Các ngươi coi, tơ lụa chỉ cần bỏ vào trong nồi nhuộm màu đen thì thành màu đen, bỏ vào trong nồi nhuộm màu đỏ thì biến thành màu đỏ. Con người ta cũng như vậy, tâm tính của mỗi người vốn dĩ là thuần khiết trắng như tơ lụa, nhưng bị cái nồi nhuộm hoàn cảnh này ảnh hưởng, do đó mà biến thành người này tốt người kia xấu.”
(Mặc tử: Sở nhuộm)
Suy tư:
Cổ nhân nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, đó cũng là nguyên nhân để cho Mặc tử thở dài, và không những chỉ có Mặc tử thở dài mà thôi, mà là tất cả những ai thấu hiểu ành hưởng lớn lao của hoàn cảnh thì cũng đều thở dài:
- Có những cô gái sau khi tan học về nhà rất ngoan ngoãn, bố mẹ hãnh diện về con gái mình, nhưng “đùng” một cái, nghe con gái bị bắt vì hút xì ke trong khách sạn với trai, bởi vì cô ta đã chơi với những bạn bè xấu, đua đòi, hút xách...
- Có những chàng trai thông minh hiền lành, mọi người đều mến, nhưng “đùng” một cái, bị kêu tù chung thân vì tội giết bạn gái do ghen tương mà ra, đó là vì hoàn cảnh đẩy đưa yêu cuồng sống vội.
Hoàn cảnh ít khi đẩy đưa con người vào cuộc sống tốt, dù rằng hoàn cảnh tốt có rất nhiều chung quanh chúng ta; nhưng hoàn cảnh đẩy đưa vào cuộc sống xấu thì rất nhanh và nhiều hơn, bởi vì con người ta ai cũng bị gắn liền với ăn mặc và hưởng thụ, cho nên thường bị hoàn cảnh chung quanh nhuộm đỏ nhuộm đen.
Chúa Giê-su dạy các môn đệ của mình: “Anh em phải cẩn thận, phải coi chừng men Pha-ri-sêu và Xa-đốc.” (Mt 16, 6)Men Pha-ri-sêu và Xa-đốc là hoàn cảnh cụ thể thời của Chúa Giê-su, men giả dối, men giả hình, men khoe khoang, men kiêu ngạo.v.v... những cái men này Chúa Giê-su nhắc nhở các môn đệ đừng dính vào kẻo trở thành kẻ chống đối lại lời rao giảng của Ngài.
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng là với ý nghĩa đó.
N2T |
Mặc tử và đệ tử đi ngang qua nhà của phường nhuộm, nhìn thấy công nhân làm việc trong phường nhuộm, lấy từng bó tơ lụa màu trắng bỏ vào trong các nồi nhuộm không giống nhau. Đợi một lúc vớt ra thì không còn màu trắng nữa, mà là thành tấm lụa sáu màu.
“Ái dà !” Mặc tử hình như trong lòng có điều cảm khái, thở ra một hơi, thế là các đệ tử hỏi nguyên nhân sao lại thở dài.
Mặc tử nói: “Các ngươi coi, tơ lụa chỉ cần bỏ vào trong nồi nhuộm màu đen thì thành màu đen, bỏ vào trong nồi nhuộm màu đỏ thì biến thành màu đỏ. Con người ta cũng như vậy, tâm tính của mỗi người vốn dĩ là thuần khiết trắng như tơ lụa, nhưng bị cái nồi nhuộm hoàn cảnh này ảnh hưởng, do đó mà biến thành người này tốt người kia xấu.”
(Mặc tử: Sở nhuộm)
Suy tư:
Cổ nhân nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, đó cũng là nguyên nhân để cho Mặc tử thở dài, và không những chỉ có Mặc tử thở dài mà thôi, mà là tất cả những ai thấu hiểu ành hưởng lớn lao của hoàn cảnh thì cũng đều thở dài:
- Có những cô gái sau khi tan học về nhà rất ngoan ngoãn, bố mẹ hãnh diện về con gái mình, nhưng “đùng” một cái, nghe con gái bị bắt vì hút xì ke trong khách sạn với trai, bởi vì cô ta đã chơi với những bạn bè xấu, đua đòi, hút xách...
- Có những chàng trai thông minh hiền lành, mọi người đều mến, nhưng “đùng” một cái, bị kêu tù chung thân vì tội giết bạn gái do ghen tương mà ra, đó là vì hoàn cảnh đẩy đưa yêu cuồng sống vội.
Hoàn cảnh ít khi đẩy đưa con người vào cuộc sống tốt, dù rằng hoàn cảnh tốt có rất nhiều chung quanh chúng ta; nhưng hoàn cảnh đẩy đưa vào cuộc sống xấu thì rất nhanh và nhiều hơn, bởi vì con người ta ai cũng bị gắn liền với ăn mặc và hưởng thụ, cho nên thường bị hoàn cảnh chung quanh nhuộm đỏ nhuộm đen.
Chúa Giê-su dạy các môn đệ của mình: “Anh em phải cẩn thận, phải coi chừng men Pha-ri-sêu và Xa-đốc.” (Mt 16, 6)Men Pha-ri-sêu và Xa-đốc là hoàn cảnh cụ thể thời của Chúa Giê-su, men giả dối, men giả hình, men khoe khoang, men kiêu ngạo.v.v... những cái men này Chúa Giê-su nhắc nhở các môn đệ đừng dính vào kẻo trở thành kẻ chống đối lại lời rao giảng của Ngài.
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng là với ý nghĩa đó.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:13 23/03/2008
THÁNH THỂ (2)
“Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh và uống chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa.” (1 Cr 11, 27)
N2T |
1. Giáo hữu rước lễ xong giống như sư tử phun ra lửa, khiến cho ma quỷ sợ hãi bỏ chạy.
(Thánh John Chrysostom)Chỉ những Kitô hữu mới tin Chúa Kitô Phục Sinh
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
22:58 23/03/2008
Giải thích bài Tin Mừng Chúa Nhật Phục Sinh
ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích Tin Mừng Chúa Nhật Phục Sinh. Các thiên thần đã nói với các người nữ đến viếng mộ sáng Phục Sinh; “Đừng có sợ. Tôi biết các bà tìm Chúa Giêsu thành Nadareth, Đấng bị đóng đinh. Người đã sống lại”
Nhưng Chúa Giêsu đã thật sự sống lại chăng? Chúng ta có những bảo đảm nào minh chứng ta xử lý một điều đã thật sự xảy ra chớ không phải là một sự bịa đặt hay gợi ý? Thánh Phaolô, viết không ngoài 25 năm sau biến cố, lên danh sách tất cả những người đã thấy Chúa Giêsu sau sự phục sinh, đa số những người ấy còn sống (1 Corintô 15: 8). Đối với sự kiện cổ xưa nào mà chúng ta có bằng chứng mạnh như sự kiện này?
Nhưng một quan sát chung cũng thuyết phục chúng ta về sự thật của biến cố. Lúc Chúa Giêsu chết các môn đệ đi tản mác; trường hợp của Người được cho là bị đóng kín: “Phần chúng tôi trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Israel,” các môn đệ đi Emmaus đã nói như thế. Rõ ràng họ không còn hy vọng nào nữa.
Và rồi thình lình chúng ta thấy cũng những người này đồng thanh công bố Chúa Giêsu đang sống, và họ đối mặt, do chứng từ này, với những thử thách, những bắt bớ và, sau cùng, người này tới người khác, với sự tử đạo và sự chết.
Các ông không thể bị lừa dối bởi vì các ông đã nói chuyện và đã ăn uống với Người sau khi Người phục sinh; và sau đó họ là những con người thực tế, không chút nào theo sự phấn kích dễ dàng. Đầu tiên chính các ông nghi ngờ và chống đối không ít để mà tin. Họ cũng không muốn phỉnh phờ những kẻ khác, bởi vì, nếu Chúa Giêsu không phục sinh, chính họ là những kẻ trước hết bị phản bội và trở lại. Không có sự kiện phục sinh, sự sinh của Kitô Giáo và của Giáo Hội trở thành một mầu nhiệm còn khó mà giải thích hơn là chính sự phục sinh.
Đó là một số luận cứ khách quan, lịch sử, nhưng luận cứ mạnh nhất về Chúa Kitô phục sinh, là người sống động ! Người sống động không phải vì chúng ta giữ Người sống động bằng cách nói về Người, nhưng bởi vì Người giữ chúing ta sống động, Người truyền thông cảm giác về sự hiện diện của Người cho chúng ta, Người làm cho chúng ta hy vọng. “Kẻ tiếp xúc Chúa Kitô là kẻ tin vào Chúa Kitô,” Thánh Augustinô đã nói, và những kẻ tin thật thì kinh nghiệm sự thật trong khẳng định này.
Những kẻ không tin vào thực tại sự phục sinh, đã luôn luôn đưa ra những giả thuyết rằng sự phục sinh được coi như một hiện tượng tự kỷ ám thị; các tông độ “đã tin” có thấy. Nhưng điều này, nếu là thật, sẽ tạo nên, cuối cùng, một phép lạ không nhỏ hơn phép lạ người ta ra sức tránh công nhân. Hãy giả thiết rằng những người khác nhau, trong những tình huống và những nơi khác nhau, tất cả đều bị cũng một ảo giác. Những thị kiến tưởng tượng thường đến với những người trông đợi và ao ước chúng cách mãnh liệt, nhưng các tông đồ, sau những biến cố ngày thứ Sáu Tuần Thánh, không trông đợi điều gì khác.
Sự phục sinh của Chúa Kitô là, đối với vũ trụ thiêng liêng, điều “Big Bang” (Vụ nổ vũ trụ) đầu tiên đã là đối với vũ trụ vật chất, theo một lý thuyết hiện đại: một sự bùng nổ to lớn như thế về năng lương đã in sâu trong vũ trụ sự bành trướng năng lượng này, sẽ tiếp tục cả ngày nay từ một khoảng xa cách hàng tỷ năm. Hãy cất khỏi Giáo Hội đức tin vào sự phục sinh và mọi sự sẽ đọng lại và đóng kín, cũng như khi dòng kiện bị đứt trong một nhà nào.
Thánh Phaolô viết: “Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ” (Romans 10:9). “Đức Tin của người Kitô hữu là sự sống lại của Chúa kitô,” Thánh Augustinô nói. Mọi người tin rằng Chúa Giêsu đã chết, cả những dân ngoại, nhữing người theo thuyết bất khả tri tin điếu ấy. Nhưng chỉ các kitô hữu mới tin Người đã sống lại, và người ta không phải là một kitô hữu trừ ra người ta tin điều này.
Cho Chúa Kitô sống lại từ kẻ chết, đó là dường như Thiên Chúa đã phê chuẩn cách xử sự của Người, bằng cách gây ấn tượng về điều ấy với dấu ấn của Ngừoi. “Ví Người đã ấn định cho mọi người một sự bảo đảm bằng cách làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết” (Cv 17:31).
ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích Tin Mừng Chúa Nhật Phục Sinh. Các thiên thần đã nói với các người nữ đến viếng mộ sáng Phục Sinh; “Đừng có sợ. Tôi biết các bà tìm Chúa Giêsu thành Nadareth, Đấng bị đóng đinh. Người đã sống lại”
Nhưng Chúa Giêsu đã thật sự sống lại chăng? Chúng ta có những bảo đảm nào minh chứng ta xử lý một điều đã thật sự xảy ra chớ không phải là một sự bịa đặt hay gợi ý? Thánh Phaolô, viết không ngoài 25 năm sau biến cố, lên danh sách tất cả những người đã thấy Chúa Giêsu sau sự phục sinh, đa số những người ấy còn sống (1 Corintô 15: 8). Đối với sự kiện cổ xưa nào mà chúng ta có bằng chứng mạnh như sự kiện này?
Nhưng một quan sát chung cũng thuyết phục chúng ta về sự thật của biến cố. Lúc Chúa Giêsu chết các môn đệ đi tản mác; trường hợp của Người được cho là bị đóng kín: “Phần chúng tôi trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Israel,” các môn đệ đi Emmaus đã nói như thế. Rõ ràng họ không còn hy vọng nào nữa.
Và rồi thình lình chúng ta thấy cũng những người này đồng thanh công bố Chúa Giêsu đang sống, và họ đối mặt, do chứng từ này, với những thử thách, những bắt bớ và, sau cùng, người này tới người khác, với sự tử đạo và sự chết.
Các ông không thể bị lừa dối bởi vì các ông đã nói chuyện và đã ăn uống với Người sau khi Người phục sinh; và sau đó họ là những con người thực tế, không chút nào theo sự phấn kích dễ dàng. Đầu tiên chính các ông nghi ngờ và chống đối không ít để mà tin. Họ cũng không muốn phỉnh phờ những kẻ khác, bởi vì, nếu Chúa Giêsu không phục sinh, chính họ là những kẻ trước hết bị phản bội và trở lại. Không có sự kiện phục sinh, sự sinh của Kitô Giáo và của Giáo Hội trở thành một mầu nhiệm còn khó mà giải thích hơn là chính sự phục sinh.
Đó là một số luận cứ khách quan, lịch sử, nhưng luận cứ mạnh nhất về Chúa Kitô phục sinh, là người sống động ! Người sống động không phải vì chúng ta giữ Người sống động bằng cách nói về Người, nhưng bởi vì Người giữ chúing ta sống động, Người truyền thông cảm giác về sự hiện diện của Người cho chúng ta, Người làm cho chúng ta hy vọng. “Kẻ tiếp xúc Chúa Kitô là kẻ tin vào Chúa Kitô,” Thánh Augustinô đã nói, và những kẻ tin thật thì kinh nghiệm sự thật trong khẳng định này.
Những kẻ không tin vào thực tại sự phục sinh, đã luôn luôn đưa ra những giả thuyết rằng sự phục sinh được coi như một hiện tượng tự kỷ ám thị; các tông độ “đã tin” có thấy. Nhưng điều này, nếu là thật, sẽ tạo nên, cuối cùng, một phép lạ không nhỏ hơn phép lạ người ta ra sức tránh công nhân. Hãy giả thiết rằng những người khác nhau, trong những tình huống và những nơi khác nhau, tất cả đều bị cũng một ảo giác. Những thị kiến tưởng tượng thường đến với những người trông đợi và ao ước chúng cách mãnh liệt, nhưng các tông đồ, sau những biến cố ngày thứ Sáu Tuần Thánh, không trông đợi điều gì khác.
Sự phục sinh của Chúa Kitô là, đối với vũ trụ thiêng liêng, điều “Big Bang” (Vụ nổ vũ trụ) đầu tiên đã là đối với vũ trụ vật chất, theo một lý thuyết hiện đại: một sự bùng nổ to lớn như thế về năng lương đã in sâu trong vũ trụ sự bành trướng năng lượng này, sẽ tiếp tục cả ngày nay từ một khoảng xa cách hàng tỷ năm. Hãy cất khỏi Giáo Hội đức tin vào sự phục sinh và mọi sự sẽ đọng lại và đóng kín, cũng như khi dòng kiện bị đứt trong một nhà nào.
Thánh Phaolô viết: “Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ” (Romans 10:9). “Đức Tin của người Kitô hữu là sự sống lại của Chúa kitô,” Thánh Augustinô nói. Mọi người tin rằng Chúa Giêsu đã chết, cả những dân ngoại, nhữing người theo thuyết bất khả tri tin điếu ấy. Nhưng chỉ các kitô hữu mới tin Người đã sống lại, và người ta không phải là một kitô hữu trừ ra người ta tin điều này.
Cho Chúa Kitô sống lại từ kẻ chết, đó là dường như Thiên Chúa đã phê chuẩn cách xử sự của Người, bằng cách gây ấn tượng về điều ấy với dấu ấn của Ngừoi. “Ví Người đã ấn định cho mọi người một sự bảo đảm bằng cách làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết” (Cv 17:31).
Giảì đáp Phụng Vụ: Thánh Lễ Giáo Hoàng và Kinh Exultet
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
23:33 23/03/2008
Nói thêm về “Những Kinh Thánh Thể xin ơn Hòa Giải.”
ROME (Zenit.org).- Giải đáp của Cha Dòng Đạo binh Chúa Kitô, Linh Mục Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Aposto;orum.
1. Con thường thấy Thánh Lễ Dầu được diễn tả như là “Thánh Lễ Giáo Hoàng làm phép Dầu.” Điều này có đúng không và, nếu đúng, những phẩm chất gì làm cho Lễ đó (hay là bất cứ Thánh Lễ nào khác) thành Lễ Giáo hoàng? Con đã tham dự một số Thánh Lễ do Hồng Y tổng giám mục giáo phận chủ sự /chủ tế. Con đã nhận thấy ngài thường có thầy phó tế đọc và hát bài Tin Mừng, và khi thầy phó tế làm như vậy, thì người hướng dẫn các lễ nghi dâng gậy cho giám mục lúc khởi sự lời tung hô Tin Mừng và ngài cầm gậy đó cho tới hết bài Tin Mừng. Ý nghĩa của hành động này là gì? Trong Thánh Lễ Dầu, giám mục và các linh mục tập hợp, lập lại sự cam kết phục vụ chức linh mục. Con nhớ một trong những kinh giáo dân mà giám mục đọc là cầu cho chính ngài, và trong kinh này con đã nghe ngài cầu nguyện cho ngài, với tư cách giám mục, sẽ “ nói với một tiếng nói tiên tri.” Có “những hình thức tiêu chuẩn” cho kinh này trong Huấn Thị Tổng Quát sách lễ Roma hay là trong những văn kiện phụng vụ khác, hay là chỉ có những hướng dẫn cho điều mà kinh ngày phải đề cập đến? –E.G., Chicago
2. Cha có thể giải thích nguồn gốc Kinh Exultet và tại sao các ca đoàn và những ca sĩ giáo dân xem ra trở thành những người công bố chính trên kinh của hàng giáo sĩ?—J.M.,Niceville, Florida
Kiểu nói “Thánh lễ Giáo Hoàng” qui chiếu về bất cứ Thánh lễ trọng nào được cử hành do một giám mục giáo phận (hay là một viện phụ) như là linh mục cao cấp của đoàn chiên mình. Điều này không dành cho một Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành.
Thánh Lễ này thường được xem như dấu sự hiệp nhất trong Giáo Hội và được cử hành trong những lễ và những kỷ niệm quan trọng với nghi thức đầy đủ và sự bổ sung trọn vẹn các thừa tác viên: những linh mục đồng tế, các phó tế, các thầy giúp lễ, đọc sách và sự tham gia đông đảo, tích cực của mọi dân thánh Chúa. Thường đó cũng là một Thánh Lễ hát (x. Sách nghi thức Giám Mục, Số 119- 121).
Tuy những từ “Thánh Lễ Giáo hoàng –Pontifical Mass” và “Thánh lễ
cao cấp Giáo Hoàng-Pontifical High Mass” còn được sử dung trong ngôn ngữ ngày nay, Sách Nghi Thức Giám Mục 1984 không dùng kiểu nói này nữa. Chính thức qui chiếu kiểu nói này như là “Thánh Lễ Trạm của Giám Mục Giáo Phận-Stational Mass of the Diocoesan Bishop,” lấy lại một công thức xưa
Theo sách Nghi Thức Giám Mục (So 59), giám mục cầm gậy phép hay là gậy mục vụ trong chính lãnh địa mình như là một dấu chỉ nhiệm vụ mục vụ của ngài. Theo một luật chung giám mục cầm gậy, “đầu cong của gậy quay xa ngài và hướng về dân chúng: khi ngài đi kiệu, nghe đọc bài Tin Mừng, và giảng lễ; và khi ngài nhận những lời khấn và lời hứa hay là một việc xưng đức tin và khi ngài ban phép lành cho người ta, trừ khi phép lành đòi buộc đặt tay.”
Khi nào giám mục giáo phận cho phép một giám mục khác cử hành một Thánh Lễ trọng trong trên lãnh thổ mình, thì giám mục thăm viếng đó cũng có thể sử dụng gậy mục vụ.
Cho dầu Sách Lễ Roma cung cấp những bản văn của những kinh lập lại sự cam kết phục vụ của linh mục, chữ đỏ trong bản dịch Anh ngữ sách lễ nói giám mục nói với các linh mục và dân chúng “trong những lời này hay những lời tương tự.”
Trong bản văn được cung cấp trong sách lễ, giám mục nói với dân chúng: “Chúng con cũng cầu ngưyện cho cha nữa để cha trung thành với nhiệm vụ đã ủy thác cho con người yếu hèn của cha. và để mỗi ngày cha càng trở nên hình ảnh sống động và hoàn hảo hơn của Đức kitô, Là Linh Mục. là Mục Tử Nhân Lành, là Thầy dạy và là Tôi Tớ mọi người, và cũng nên dấu chỉ đích thực sự hiện diện yêu thương của Chúa Kitô giữa chúng ta.”
Tôi giả thiết kinh mà độc giả chúng ta nghe, là một biến dạng hợp pháp của bản văn này, những kinh van xin để giám mục rao giảng Tin Mừng với một giọng tiên tri đích thực không chút sợ hãi.
* - Nguồn gốc Kinh Exultet liên kết thân mật với nguồn gốc cây nến Phục Sinh. Chúng tôi đã đề cập chủ đề này lần trước.
Trong lần trước chúng tôi đã viết: “Điều rõ ràng là nghi thức trọng thể này đã bắt đầu không trễ hơn nữa thế kỷ thứ tư. Ví dụ, tập quán hát một thánh thi ca ngợi cây nến và mầu nhiệm Phục Sinh đã được nhắc tới như là một tập quán thiết lập trong thơ của thánh Jerome, được viết trong năm 384 cho Presidio, một phó tế từ Piacenza, Italy.
“Các thánh Ambrôsiô và Augustinô cũng được biết đã sáng tác những lời tung hô Phục Sinh. Bản nên thơ và long trọng Exultet,’ hay là bản công bố Phục sinh đang sử dụng ngày nay, có nguồn gốc trong thế kỷ thứ Năm nhưng không rõ tác giả.”
Việc hát kinh Exultet là nhiệm vụ riêng của một thầy phó tế mặc dầu linh mục cũng có thể làm điều đó. Nếu sự này không thể, một ca sĩ khác có thể hát kinh Exultet.
Một số bản dịch thổ ngữ kinh Exultet cũng cho phép đưa vào những phần và những câu đáp ca đoàn. Nhưng điều này không loại sự kiện thầy phó tế hay linh mục cũng có thể hát các phần riêng.
Trong một số nơi xem ra các ca đoàn và các ca sĩ giáo dân đã thay thế các thừa tác viên được phong. Điều này có lẽ do trình độ chuẩn bị âm nhạc của hàng giáo sĩ hơn là với ý định chiếm quyền.
Từ kinh nghiệm cá nhân tôi biết người ta phải tốn nhiều thời gian nỗ lực cho bản nhạc du dương kỳ diệu, và xem ra rất đon gỉản này, thật sự lên tới Chúa như một kinh nguyện đích thật. Điều dễ hiểu là tại sao một số phó tế và linh mục ngần gại trước thách đố này hơn là liều thưc thi lời công bố Phục sinh trong mọi ý nghĩa có thể của lời.
* * *
Những Kinh Thánh Thể xin ơn Hoà Giải
Sau những giải thích của chúng tôi về việc sử dụng những Kinh Thánh Thể xin ơn Hòa Giải trong Mùa Chay, môt độc giả từ Nairobi, Kenya, xin hỏi rõ về những kinh cầu cho những Nhu Cầu khác Nhau. Anh ấy viết:
“Cha có một nhận xét về những Kinh Thánh Thể cầu ơn Hoà giải: ‘Dầu những Kinh Thánh Thể này có kinh tiền tụng riêng, được phép sử dụng những kinh ấy với một kinh tiền tụng khác qui chiếu cách nào đó tới những chủ đề sám hối và cải thiện, ví dụ, với kinh tiền tụng mùa Chay.’
“Con cho rằng điều này không áp dụng, tuy nhiên, cho bốn ‘Kinh Thánh Thể vì những Nhu Cầu Khác Biệt’ cha cũng đã nhắc đến. Con có đúng không nếu cho rằng những kinh tiền tụng đó đã được “cố định,” như kinh tiền tụng của Kinh Thánh Thể IV?”
Vì trong những chữ đỏ Latinh không có nhắc tới chuyện thay thế kinh tiền tụng, độc giả chúng tôi nói đúng, khi giả định rằng bốn kinh này không thể tách rời khỏi những kinh tiền tụng của chúng.
Vì lẽ này, việc sử dụng những kinh này được hạn chế cho những trường hợp khi một Thánh Lễ vì những Nhu Cầu Khác Nhau có thể được cử hành. Do đó, những kinh này được sử dụng hơn hết trong mùa thường niên vì sự cử hành những Thánh lễ này bị hạn chế nhiều hay ít trong những mùa phụng vụ lớn hơn.
Hiện nay, chúng ta không thật sự qui chiếu tới bốn Kinh Thánh Thể khác nhau, nhưng qui chiếu về bốn bản phóng tác của một kinh nhấn mạnh những chủ đề khác biệt. Sự nhấn mạnh này được thực thi hơn hết trong kinh tiền tụng của mỗi bản và trong một doạn của những sự cầu xin theo sau việc truyền phép.
Như vậy, tách những kinh này khỏi kinh tiền tụng của chúng cũng sẽ làm suy yếu chủ đề riêng biệt mà kinh có ý nhấn mạnh.
Bản thứ nhất—Giáo Hội đang tiến triển trên con đường hiệp nhất”—thích hợp cách riêng cho những thánh Lễ cầu cho Đức Giáo Hoàng, giám mục, cho việc bàu cử một Giáo Hoàng, cho một cộng đồng hay một thượng hội đồng, cho các linh mục, cho linh mục chủ lễ, cho các thừa tác viên của Giáo Hội, và trong một dịp hội hợp thiêng liêng hay có tính giáo hội.
Bản thứ hai—“Thiên Chúa dẫn Giáo Hội Người trên con đường cứu độ”-- được khuyến khích sử dụng cho Giáo hội, cho những ơn gọi, cho giáo dân, cho gia đình, cho các tu sĩ, để xin dức bác ái, cho bà con và bạn hữu, và những thánh lễ Tạ Ơn.
Sự thích ứng thứ ba—“Chúa Giêsu là đàng tới Chúa Cha”-- đặc biệt thích hợp cho những thánh lễ rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc, cho các Kitô hữu bị bắt bớ, cho xứ sở hay thành phố, cho thủ lãnh quốc gia hay chính phủ, cho quốc hội, lúc khởi đầu nội chiến, và cho sự phát triển các dân tộc.
Sắc thái thứ tư của Kinh Thánh Thể này—“Chúa Giêsu tới đâu làm ơn tới đó”-- đặc biệt thích hợp cho những thánh lễ cầu những những người tị nạn và lưu đày, trong thời gian đói kém hay là cho những kẻ bị đói khát, cho những kẻ làm khổ hay bắt bớ chúng ta, cho những kẻ bi bắt hay những tù nhân, cho những bịnh nhân, cho những kẻ hấp hối, để xin ơn chết lành, cho bất cứ nhu cầu nào.
Sự xem xét từng phần này về các Thánh Lễ cho những Nhu Cầu Khác Nhau cũng cho chúng ta cơ hội khai quật kho tàng kinh cầu của Giáo Hội, rất thường bị giấu kín và chôn cất trong sách lễ.
ROME (Zenit.org).- Giải đáp của Cha Dòng Đạo binh Chúa Kitô, Linh Mục Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Aposto;orum.
1. Con thường thấy Thánh Lễ Dầu được diễn tả như là “Thánh Lễ Giáo Hoàng làm phép Dầu.” Điều này có đúng không và, nếu đúng, những phẩm chất gì làm cho Lễ đó (hay là bất cứ Thánh Lễ nào khác) thành Lễ Giáo hoàng? Con đã tham dự một số Thánh Lễ do Hồng Y tổng giám mục giáo phận chủ sự /chủ tế. Con đã nhận thấy ngài thường có thầy phó tế đọc và hát bài Tin Mừng, và khi thầy phó tế làm như vậy, thì người hướng dẫn các lễ nghi dâng gậy cho giám mục lúc khởi sự lời tung hô Tin Mừng và ngài cầm gậy đó cho tới hết bài Tin Mừng. Ý nghĩa của hành động này là gì? Trong Thánh Lễ Dầu, giám mục và các linh mục tập hợp, lập lại sự cam kết phục vụ chức linh mục. Con nhớ một trong những kinh giáo dân mà giám mục đọc là cầu cho chính ngài, và trong kinh này con đã nghe ngài cầu nguyện cho ngài, với tư cách giám mục, sẽ “ nói với một tiếng nói tiên tri.” Có “những hình thức tiêu chuẩn” cho kinh này trong Huấn Thị Tổng Quát sách lễ Roma hay là trong những văn kiện phụng vụ khác, hay là chỉ có những hướng dẫn cho điều mà kinh ngày phải đề cập đến? –E.G., Chicago
2. Cha có thể giải thích nguồn gốc Kinh Exultet và tại sao các ca đoàn và những ca sĩ giáo dân xem ra trở thành những người công bố chính trên kinh của hàng giáo sĩ?—J.M.,Niceville, Florida
Kiểu nói “Thánh lễ Giáo Hoàng” qui chiếu về bất cứ Thánh lễ trọng nào được cử hành do một giám mục giáo phận (hay là một viện phụ) như là linh mục cao cấp của đoàn chiên mình. Điều này không dành cho một Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành.
Thánh Lễ này thường được xem như dấu sự hiệp nhất trong Giáo Hội và được cử hành trong những lễ và những kỷ niệm quan trọng với nghi thức đầy đủ và sự bổ sung trọn vẹn các thừa tác viên: những linh mục đồng tế, các phó tế, các thầy giúp lễ, đọc sách và sự tham gia đông đảo, tích cực của mọi dân thánh Chúa. Thường đó cũng là một Thánh Lễ hát (x. Sách nghi thức Giám Mục, Số 119- 121).
Tuy những từ “Thánh Lễ Giáo hoàng –Pontifical Mass” và “Thánh lễ
cao cấp Giáo Hoàng-Pontifical High Mass” còn được sử dung trong ngôn ngữ ngày nay, Sách Nghi Thức Giám Mục 1984 không dùng kiểu nói này nữa. Chính thức qui chiếu kiểu nói này như là “Thánh Lễ Trạm của Giám Mục Giáo Phận-Stational Mass of the Diocoesan Bishop,” lấy lại một công thức xưa
Theo sách Nghi Thức Giám Mục (So 59), giám mục cầm gậy phép hay là gậy mục vụ trong chính lãnh địa mình như là một dấu chỉ nhiệm vụ mục vụ của ngài. Theo một luật chung giám mục cầm gậy, “đầu cong của gậy quay xa ngài và hướng về dân chúng: khi ngài đi kiệu, nghe đọc bài Tin Mừng, và giảng lễ; và khi ngài nhận những lời khấn và lời hứa hay là một việc xưng đức tin và khi ngài ban phép lành cho người ta, trừ khi phép lành đòi buộc đặt tay.”
Khi nào giám mục giáo phận cho phép một giám mục khác cử hành một Thánh Lễ trọng trong trên lãnh thổ mình, thì giám mục thăm viếng đó cũng có thể sử dụng gậy mục vụ.
Cho dầu Sách Lễ Roma cung cấp những bản văn của những kinh lập lại sự cam kết phục vụ của linh mục, chữ đỏ trong bản dịch Anh ngữ sách lễ nói giám mục nói với các linh mục và dân chúng “trong những lời này hay những lời tương tự.”
Trong bản văn được cung cấp trong sách lễ, giám mục nói với dân chúng: “Chúng con cũng cầu ngưyện cho cha nữa để cha trung thành với nhiệm vụ đã ủy thác cho con người yếu hèn của cha. và để mỗi ngày cha càng trở nên hình ảnh sống động và hoàn hảo hơn của Đức kitô, Là Linh Mục. là Mục Tử Nhân Lành, là Thầy dạy và là Tôi Tớ mọi người, và cũng nên dấu chỉ đích thực sự hiện diện yêu thương của Chúa Kitô giữa chúng ta.”
Tôi giả thiết kinh mà độc giả chúng ta nghe, là một biến dạng hợp pháp của bản văn này, những kinh van xin để giám mục rao giảng Tin Mừng với một giọng tiên tri đích thực không chút sợ hãi.
* - Nguồn gốc Kinh Exultet liên kết thân mật với nguồn gốc cây nến Phục Sinh. Chúng tôi đã đề cập chủ đề này lần trước.
Trong lần trước chúng tôi đã viết: “Điều rõ ràng là nghi thức trọng thể này đã bắt đầu không trễ hơn nữa thế kỷ thứ tư. Ví dụ, tập quán hát một thánh thi ca ngợi cây nến và mầu nhiệm Phục Sinh đã được nhắc tới như là một tập quán thiết lập trong thơ của thánh Jerome, được viết trong năm 384 cho Presidio, một phó tế từ Piacenza, Italy.
“Các thánh Ambrôsiô và Augustinô cũng được biết đã sáng tác những lời tung hô Phục Sinh. Bản nên thơ và long trọng Exultet,’ hay là bản công bố Phục sinh đang sử dụng ngày nay, có nguồn gốc trong thế kỷ thứ Năm nhưng không rõ tác giả.”
Việc hát kinh Exultet là nhiệm vụ riêng của một thầy phó tế mặc dầu linh mục cũng có thể làm điều đó. Nếu sự này không thể, một ca sĩ khác có thể hát kinh Exultet.
Một số bản dịch thổ ngữ kinh Exultet cũng cho phép đưa vào những phần và những câu đáp ca đoàn. Nhưng điều này không loại sự kiện thầy phó tế hay linh mục cũng có thể hát các phần riêng.
Trong một số nơi xem ra các ca đoàn và các ca sĩ giáo dân đã thay thế các thừa tác viên được phong. Điều này có lẽ do trình độ chuẩn bị âm nhạc của hàng giáo sĩ hơn là với ý định chiếm quyền.
Từ kinh nghiệm cá nhân tôi biết người ta phải tốn nhiều thời gian nỗ lực cho bản nhạc du dương kỳ diệu, và xem ra rất đon gỉản này, thật sự lên tới Chúa như một kinh nguyện đích thật. Điều dễ hiểu là tại sao một số phó tế và linh mục ngần gại trước thách đố này hơn là liều thưc thi lời công bố Phục sinh trong mọi ý nghĩa có thể của lời.
* * *
Những Kinh Thánh Thể xin ơn Hoà Giải
Sau những giải thích của chúng tôi về việc sử dụng những Kinh Thánh Thể xin ơn Hòa Giải trong Mùa Chay, môt độc giả từ Nairobi, Kenya, xin hỏi rõ về những kinh cầu cho những Nhu Cầu khác Nhau. Anh ấy viết:
“Cha có một nhận xét về những Kinh Thánh Thể cầu ơn Hoà giải: ‘Dầu những Kinh Thánh Thể này có kinh tiền tụng riêng, được phép sử dụng những kinh ấy với một kinh tiền tụng khác qui chiếu cách nào đó tới những chủ đề sám hối và cải thiện, ví dụ, với kinh tiền tụng mùa Chay.’
“Con cho rằng điều này không áp dụng, tuy nhiên, cho bốn ‘Kinh Thánh Thể vì những Nhu Cầu Khác Biệt’ cha cũng đã nhắc đến. Con có đúng không nếu cho rằng những kinh tiền tụng đó đã được “cố định,” như kinh tiền tụng của Kinh Thánh Thể IV?”
Vì trong những chữ đỏ Latinh không có nhắc tới chuyện thay thế kinh tiền tụng, độc giả chúng tôi nói đúng, khi giả định rằng bốn kinh này không thể tách rời khỏi những kinh tiền tụng của chúng.
Vì lẽ này, việc sử dụng những kinh này được hạn chế cho những trường hợp khi một Thánh Lễ vì những Nhu Cầu Khác Nhau có thể được cử hành. Do đó, những kinh này được sử dụng hơn hết trong mùa thường niên vì sự cử hành những Thánh lễ này bị hạn chế nhiều hay ít trong những mùa phụng vụ lớn hơn.
Hiện nay, chúng ta không thật sự qui chiếu tới bốn Kinh Thánh Thể khác nhau, nhưng qui chiếu về bốn bản phóng tác của một kinh nhấn mạnh những chủ đề khác biệt. Sự nhấn mạnh này được thực thi hơn hết trong kinh tiền tụng của mỗi bản và trong một doạn của những sự cầu xin theo sau việc truyền phép.
Như vậy, tách những kinh này khỏi kinh tiền tụng của chúng cũng sẽ làm suy yếu chủ đề riêng biệt mà kinh có ý nhấn mạnh.
Bản thứ nhất—Giáo Hội đang tiến triển trên con đường hiệp nhất”—thích hợp cách riêng cho những thánh Lễ cầu cho Đức Giáo Hoàng, giám mục, cho việc bàu cử một Giáo Hoàng, cho một cộng đồng hay một thượng hội đồng, cho các linh mục, cho linh mục chủ lễ, cho các thừa tác viên của Giáo Hội, và trong một dịp hội hợp thiêng liêng hay có tính giáo hội.
Bản thứ hai—“Thiên Chúa dẫn Giáo Hội Người trên con đường cứu độ”-- được khuyến khích sử dụng cho Giáo hội, cho những ơn gọi, cho giáo dân, cho gia đình, cho các tu sĩ, để xin dức bác ái, cho bà con và bạn hữu, và những thánh lễ Tạ Ơn.
Sự thích ứng thứ ba—“Chúa Giêsu là đàng tới Chúa Cha”-- đặc biệt thích hợp cho những thánh lễ rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc, cho các Kitô hữu bị bắt bớ, cho xứ sở hay thành phố, cho thủ lãnh quốc gia hay chính phủ, cho quốc hội, lúc khởi đầu nội chiến, và cho sự phát triển các dân tộc.
Sắc thái thứ tư của Kinh Thánh Thể này—“Chúa Giêsu tới đâu làm ơn tới đó”-- đặc biệt thích hợp cho những thánh lễ cầu những những người tị nạn và lưu đày, trong thời gian đói kém hay là cho những kẻ bị đói khát, cho những kẻ làm khổ hay bắt bớ chúng ta, cho những kẻ bi bắt hay những tù nhân, cho những bịnh nhân, cho những kẻ hấp hối, để xin ơn chết lành, cho bất cứ nhu cầu nào.
Sự xem xét từng phần này về các Thánh Lễ cho những Nhu Cầu Khác Nhau cũng cho chúng ta cơ hội khai quật kho tàng kinh cầu của Giáo Hội, rất thường bị giấu kín và chôn cất trong sách lễ.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: ''Với Thiên Chúa, không có khác biệt chủng tộc và văn hóa''
Trương Văn Tiến
01:53 23/03/2008
VỚI THIÊN CHÚA,
KHÔNG CÓ NHỮNG KHÁC BIỆT CHỦNG TỘC VÀ VĂN HOÁ.
THÁNH GIÁ BIẾN CHÚNG TA THÀNH HUYNH ĐỆ
Bài phát biểu của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sau Đàng Thánh Giá tại Colisée, Rôma, ngày thứ sáu tuần thánh 21.03.2008
Anh chị em thân mến,
Năm nay, với niềm tin, chúng ta lại cử hành Đàng Thánh Giá, gợi nhớ lại các chặng đàng của cuộc Thương Khó Chúa Giêsu. Mắt chúng ta đã lại nhìn ra những đau khổ kinh hoàng Đấng Cứu Độ chúng ta đã phải gánh chịu vào giờ đau thương tột cùng, đánh dấu chóp đỉnh sứ mạng tại thế của Ngài. Đức Giêsu đang chết và trú ngụ trong mồ. Đượm thấm nỗi buồn nhân thế và tĩnh lặng trang nghiêm, ngày Thứ sáu Thánh đang kết thúc trong sự im lặng của chiêm ngắm nguyện cầu.
Như những kẻ xưa kia đã tham dự vào hiến lễ của Đức Giêsu, chúng ta cũng vậy: lúc trở về nhà, chúng ta đấm ngực ăn năn về những gì đã xảy ra. Con Thiên Chúa đã làm người để có thể đau khổ và chết vì chúng ta, vì phần rỗi chúng ta.
Nào chúng ta có thể cứ vẫn hờ hững trước cái chết của Chúa sao ?
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, chúng ta hãy hướng ánh nhìn chúng ta về Đấng Kitô, cái nhìn mà lâu nay vốn thường lơ đễnh vì những lợi lộc thế gian tản mác và chóng qua. Chúng ta hãy đứng lại để chiêm ngắm Thánh Giá của Ngài. Thánh-Giá-Nguồn-Sự-Sống là trường học công lý và bình an, là di sản tha thứ và nhân từ của nhân loại. Thánh Giá là bằng chứng vĩnh cửu của một tình yêu tự hiến khôn cùng đã thúc đẩy Thiên Chúa làm người, một con người dễ bị thương tổn như chúng ta, và làm người cho đến chết treo thập giá.
Qua đàng thánh giá đau thương, con người của mọi thời - được giao hoà và cứu thoát nhờ máu Đức Kitô – đã trở nên bạn hữu Thiên Chúa, nên con của Cha trên trời. “Bạn”, Đức Kitô đã gọi Giuđa như vậy đó, và Ngài đã nói với Giuđa lời kêu gọi hãy trở về đầy xúc động sau cùng này. Đức Kitô cũng gọi mỗi một chúng ta là “Bạn”, vì Ngài chính thật là bạn của mỗi người. Bất hạnh thay, chúng ta thường không nhận ra đủ chiều sâu Tình yêu vô hạn Thiên Chúa hằng duy trì cho chúng ta, vốn là thụ tạo của Ngài. Với Ngài, không có những khác biệt chủng tộc và văn hoá. Đức Giêsu Kitô đã chết để giải phóng toàn thể nhân loại khỏi sự không nhận biết Thiên Chúa, khỏi vòng xiết của hận thù bạo lực, của nô lệ cho tội lỗi. Thánh Giá biến chúng ta trở thành huynh đệ.
Nhưng, giờ đây, chúng ta hãy tự hỏi chúng ta đã làm gì với ơn huệ này ? Chúng ta đã khiến việc mặc khải khuôn mặt của Thiên Chúa trong Đức Giêsu thành cái gì ? Chúng ta đã khiến mặc khải tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đang chiến thắng hận thù thành cái gì ? Ở thời đại chúng ta đang sống, nhiều người đang không biết Thiên Chúa và không thể tìm thấy Ngài trong Đức Kitô chịu đóng đinh. Nhiều người đang tìm kiếm một tình yêu hoặc một sự tự do loại trừ Thiên Chúa. Nhiều người đang nghĩ họ không cần Thiên Chúa.
“Các Bạn thân mến”,
Sau khi đã cùng nhau sống sự Thương Khó Chúa Giêsu, tối nay, chúng ta hãy để cho hiến lễ của Đức Giêsu chất vấn chúng ta. Chúng ta hãy để cho hiến tế của Ngài đặt những xác tín mang tính con người của chúng ta vào “cơn khủng hoảng”. Chúng ta hãy mở lòng mình cho Chúa. Đức Giêsu là sự thật làm cho chúng ta được tự do yêu mến. Chúng ta đừng sợ hãi: khi chết đi, Chúa đã huỷ diệt tội lỗi và giải phóng các tội nhân, nghĩa là tất cả chúng ta. Thánh Phêrô tông đồ viết: Đức Giêsu “chính Người đã mang lấy lỗi tội chúng ta trong thân xác Người, để một khi đã chết đi đối với tội, chúng ta sống vì sự công chính” (1 P 2, 24). Đó là sự thật của ngày Thứ Sáu Thánh: trên thánh giá, Đấng Cứu Thế đã biến chúng ta thành nghĩa tử của Thiên Chúa, Ngài đã tạo dựng nên ta theo hình ảnh Ngài. Vậy, chúng ta hãy vững đứng trước Thánh Giá trong kính thờ.
Ôi, lạy Đức Kitô, xin ban cho chúng con bình an chúng con tìm kiếm, xin ban cho chúng con niềm vui chúng con đang khao khát, xin ban cho chúng con tình yêu lấp đầy trái tim vốn khát mong vô cùng của chúng con. Chúng con cầu xin Chúa mọi sự ấy, lạy Con Thiên Chúa, Đấng vì chúng con đã chết trên thánh giá và ngày thứ ba đã sống lại. Amen.
Sau khi ban phép lành Toà Thánh, Đức Thánh Cha tiếp lời:
Chúc mọi người ngủ ngon ! Cha cám ơn chúng con đã kiên nhẫn chịu khó đứng dưới mưa ! Chúc mừng Phục Sinh với tất cả mọi người !
Roma ngày 21.03.2008
KHÔNG CÓ NHỮNG KHÁC BIỆT CHỦNG TỘC VÀ VĂN HOÁ.
THÁNH GIÁ BIẾN CHÚNG TA THÀNH HUYNH ĐỆ
Bài phát biểu của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sau Đàng Thánh Giá tại Colisée, Rôma, ngày thứ sáu tuần thánh 21.03.2008
Anh chị em thân mến,
Năm nay, với niềm tin, chúng ta lại cử hành Đàng Thánh Giá, gợi nhớ lại các chặng đàng của cuộc Thương Khó Chúa Giêsu. Mắt chúng ta đã lại nhìn ra những đau khổ kinh hoàng Đấng Cứu Độ chúng ta đã phải gánh chịu vào giờ đau thương tột cùng, đánh dấu chóp đỉnh sứ mạng tại thế của Ngài. Đức Giêsu đang chết và trú ngụ trong mồ. Đượm thấm nỗi buồn nhân thế và tĩnh lặng trang nghiêm, ngày Thứ sáu Thánh đang kết thúc trong sự im lặng của chiêm ngắm nguyện cầu.
Như những kẻ xưa kia đã tham dự vào hiến lễ của Đức Giêsu, chúng ta cũng vậy: lúc trở về nhà, chúng ta đấm ngực ăn năn về những gì đã xảy ra. Con Thiên Chúa đã làm người để có thể đau khổ và chết vì chúng ta, vì phần rỗi chúng ta.
Nào chúng ta có thể cứ vẫn hờ hững trước cái chết của Chúa sao ?
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, chúng ta hãy hướng ánh nhìn chúng ta về Đấng Kitô, cái nhìn mà lâu nay vốn thường lơ đễnh vì những lợi lộc thế gian tản mác và chóng qua. Chúng ta hãy đứng lại để chiêm ngắm Thánh Giá của Ngài. Thánh-Giá-Nguồn-Sự-Sống là trường học công lý và bình an, là di sản tha thứ và nhân từ của nhân loại. Thánh Giá là bằng chứng vĩnh cửu của một tình yêu tự hiến khôn cùng đã thúc đẩy Thiên Chúa làm người, một con người dễ bị thương tổn như chúng ta, và làm người cho đến chết treo thập giá.
Qua đàng thánh giá đau thương, con người của mọi thời - được giao hoà và cứu thoát nhờ máu Đức Kitô – đã trở nên bạn hữu Thiên Chúa, nên con của Cha trên trời. “Bạn”, Đức Kitô đã gọi Giuđa như vậy đó, và Ngài đã nói với Giuđa lời kêu gọi hãy trở về đầy xúc động sau cùng này. Đức Kitô cũng gọi mỗi một chúng ta là “Bạn”, vì Ngài chính thật là bạn của mỗi người. Bất hạnh thay, chúng ta thường không nhận ra đủ chiều sâu Tình yêu vô hạn Thiên Chúa hằng duy trì cho chúng ta, vốn là thụ tạo của Ngài. Với Ngài, không có những khác biệt chủng tộc và văn hoá. Đức Giêsu Kitô đã chết để giải phóng toàn thể nhân loại khỏi sự không nhận biết Thiên Chúa, khỏi vòng xiết của hận thù bạo lực, của nô lệ cho tội lỗi. Thánh Giá biến chúng ta trở thành huynh đệ.
Nhưng, giờ đây, chúng ta hãy tự hỏi chúng ta đã làm gì với ơn huệ này ? Chúng ta đã khiến việc mặc khải khuôn mặt của Thiên Chúa trong Đức Giêsu thành cái gì ? Chúng ta đã khiến mặc khải tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đang chiến thắng hận thù thành cái gì ? Ở thời đại chúng ta đang sống, nhiều người đang không biết Thiên Chúa và không thể tìm thấy Ngài trong Đức Kitô chịu đóng đinh. Nhiều người đang tìm kiếm một tình yêu hoặc một sự tự do loại trừ Thiên Chúa. Nhiều người đang nghĩ họ không cần Thiên Chúa.
“Các Bạn thân mến”,
Sau khi đã cùng nhau sống sự Thương Khó Chúa Giêsu, tối nay, chúng ta hãy để cho hiến lễ của Đức Giêsu chất vấn chúng ta. Chúng ta hãy để cho hiến tế của Ngài đặt những xác tín mang tính con người của chúng ta vào “cơn khủng hoảng”. Chúng ta hãy mở lòng mình cho Chúa. Đức Giêsu là sự thật làm cho chúng ta được tự do yêu mến. Chúng ta đừng sợ hãi: khi chết đi, Chúa đã huỷ diệt tội lỗi và giải phóng các tội nhân, nghĩa là tất cả chúng ta. Thánh Phêrô tông đồ viết: Đức Giêsu “chính Người đã mang lấy lỗi tội chúng ta trong thân xác Người, để một khi đã chết đi đối với tội, chúng ta sống vì sự công chính” (1 P 2, 24). Đó là sự thật của ngày Thứ Sáu Thánh: trên thánh giá, Đấng Cứu Thế đã biến chúng ta thành nghĩa tử của Thiên Chúa, Ngài đã tạo dựng nên ta theo hình ảnh Ngài. Vậy, chúng ta hãy vững đứng trước Thánh Giá trong kính thờ.
Ôi, lạy Đức Kitô, xin ban cho chúng con bình an chúng con tìm kiếm, xin ban cho chúng con niềm vui chúng con đang khao khát, xin ban cho chúng con tình yêu lấp đầy trái tim vốn khát mong vô cùng của chúng con. Chúng con cầu xin Chúa mọi sự ấy, lạy Con Thiên Chúa, Đấng vì chúng con đã chết trên thánh giá và ngày thứ ba đã sống lại. Amen.
Sau khi ban phép lành Toà Thánh, Đức Thánh Cha tiếp lời:
Chúc mọi người ngủ ngon ! Cha cám ơn chúng con đã kiên nhẫn chịu khó đứng dưới mưa ! Chúc mừng Phục Sinh với tất cả mọi người !
Roma ngày 21.03.2008
Đại Hội Giới Trẻ Đã Gần Kề
Vũ Văn An
03:44 23/03/2008
Đại Hội Giới Trẻ Đã Gần Kề
Các nhà tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney vẫn quả quyết sẽ có tới 125,000 bạn trẻ từ ngoại quốc tới tham dự biến cố này cùng vời Đức Bênêđictô XVI. Con số trên mạng những người từ ngoại quốc tỏ ý muốn tham gia ngày này hiện lên tới 168,000. Công việc chuẩn bị đang bước vào những bước cuối cùng. 700 áo lễ (chasubles) và 3000 dây stô-la với cảnh địa Úc (mầu đỏ) và sao Thánh Giá Phương Nam dành cho các cử hành Thánh Thể trong các ngày khai mạc và bế mạc đã được dự trù. Điểm đặc biệt của áo lễ còn có hình Chim Marjorie, một biểu tượng của người Thổ Dân. Cả hai do công ty Stuart Pettigrew Design và Nữ Tu Rosemary Crumlin RSM của Melbourne vẻ kiểu và do Solivari, một công ty của Ý chuyên may áo lễ tại Bergamo, thực hiện.
Trong khi ấy, Công ty Captain Cook Cruise đã ký hợp đồng sẽ dùng đoàn hơn mười chiếc tầu của mình nghênh đón Đức Bênêđíctô XVI trong Cảng Sydney để đưa Ngài vào Vịnh Sydney và tới điểm Barangaroo, tại đây bạn trẻ thế giới sẽ chính thức chào đón Ngài. Ngoài ra, công ty Mercedes-Benz cũng đã hợp đồng với Ban Tổ Chức trong việc cung cấp xe khách cũng như xe thương mại để chuyên chở thiện nguyện viên, quan khách, và các nhân vật khác trong suốt thời kỳ Đại Hội. Công ty này sẽ cung cấp hai Popemobiles bằng loại xe Mercedes-Benz loại M để chở Đức Bênêđictô XVI.
Về phương diện tổ chức, trong tuần này bốn dân biểu nghị sĩ đã tham gia Ủy Ban Tổ Chức Địa Phương (LOC) giám sát các hoạt động của Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008. Đó là các vị Martin Ferguson, Bộ Trưởng Liên Bang về Tài Nguyên, Năng Lượng và Du Lịch; Kristina Keneally, Bộ Trưởng Tiểu Bang New South Wales phụ trách Người Già và Khuyết Tật; Thượng Nghị Sĩ Ursula Stephens, Thư Ký Quốc Hội phụ trách Ngành Hội Nhập và Thiện Nguyện Xã Hội, và là Thư Ký Quốc Hội phụ tá Thủ Tướng về Hội Nhập Xã Hội; ông Kevin Andrews, dân biểu liên bang đơn vị Menzies. Ủy Ban Tổ Chức Địa Phương, do chính Đức Hồng Y George Pell làm chủ tịch, được thành lập từ năm 2006 với mục đích bảo đảm việc tổ chức phù hợp với các đòi hỏi của Vatican. Ủy ban gồm 23 ủy viên đại diện giáo hội, giới kinh doanh, giới trẻ và quốc hội. Các ủy viên mới sẽ giúp ban tổ chức đương đầu với các vấn đề đặt kế hoạch và hậu cần.
Về chuẩn bị tinh thần, các đề tài giáo lý đã được công bố. Ngày 16 tháng Bẩy, chủ đề sẽ là “Nếu ta sống nhờ Chúa Thánh Thần, ta hãy để Người hướng dẫn ta’ (Galát 5:25). Ngày 17 tháng Bẩy, chủ đề sẽ là “Vì trong Chúa Thánh Thần, ta đã được rửa tội thành một thân thể; và tất cả chúng ta đều cùng được uống chung một Chúa Thánh Thần” (1 Côrintô 12:13). Ngày 18 tháng Bẩy, chủ đề sẽ là “Các con sẽ nhận được sức mạnh, khi Chúa Thánh Thần đến với các con; và các con sẽ là chứng nhân của Ta” (Công Vụ 1:8). Các chủ đề này đều do Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân của Vatican chọn lọc.
Điểm nổi bật trong những ngày Đại Hội là Xác Chân Phước Pier Giorgio sẽ được di chuyển từ Turin, Ý, tới Sydney và được đặt tại Nhà Thờ Chính Tòa St Mary. Đây là lần đầu tiên, Xác Chân Phước rời Turin, từ khi Ngài qua đời năm 1925. Đây là vị Chân Phước nổi bật về tính đấu tranh xã hội, bản chất ưa thể thao, nhiều khiếu hài hước và có tinh thần quảng đại.
Đức Cha Anthony Fisher, O.P., điều hợp viên Đại Hội, cho hay: “Dáng vẻ trẻ trung, có duyên, thích vui chơi và hết sức tận tụy với Thiên Chúa và nhân loại của Chân Phước biến Ngài trở thành linh hứng hoàn hảo của giới trẻ. Pier Giorgio yêu thể thao, cỡi ngựa, leo núi – và bông đùa”. Ngài sinh trong một gia đình giầu có, nhiều ảnh hưởng nhưng không có lòng đạo. Người cha vô đạo của Ngài đã là đại sứ của Ý tại Đức. Nhưng Pier lại gia nhập Hội Thánh Vincent de Paul, lúc mới 17 tuổi, dành hết giờ rảnh chăm sóc người bệnh và người túng thiếu.
Là một nhà tranh đấu xã hội cuồng nhiệt, Pier đã tham gia các tổ chức sinh viên, chống đối phát-xít và lập ra tờ nhật báo riêng. Các hành vi bác ái vĩ đại của Ngài bao gồm việc ngài tặng hết món tiền tốt nghiệp cho một bà già nghèo bị đuổi khỏi nhà thuê và để giúp đỡ ba đứa con một góa phụ khác. Năm 1925, Pier bị chứng sốt tê liệt rất nặng và qua đời. Các bác sĩ cho rằng bệnh này Ngài bị lây từ những người bệnh được Ngài chăm sóc. Gia đình Ngài hết sức ngạc nhiên khi thấy hàng ngàn người đứng hai bên đường phố chào tiễn biệt Ngài đến nơi an nghỉ. Phần lớn những người ấy hết sức nghèo khổ túng thiếu, từng được Ngài không mệt mỏi phục vụ, họ đâu ngờ con người đơn sơ ấy lại xuất thân từ một đại gia lừng lẫy. Chính họ đã thỉnh cầu Tổng Giám Mục Turin tiến hành việc xin phong thánh cho Ngài. Việc ấy tiến hành từ năm 1932, và đến năm 1980 (20 tháng Năm), Đức Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho Ngài. Nếu Cologne 2005 có “quan tài” Ba Vua làm nền cho Ngôi Sao Giáng Sinh, thì Sydney 2008 có Xác một người thật trẻ
nhưng ơn phúc sung mãn chẳng kém Ba Nhà Đạo Sĩ Đông Phương trong việc thúc đẩy giới trẻ Thế Giới sẵn sàng tiếp nhận Chúa Thánh Thần để trở thành chứng nhân cho Chúa Kitô.
Á thánh Pier Giorgio, cầu cho chúng tôi!
Vũ Văn An
Theo tin và hình ảnh của The Catholic Weekly, Vol 66, No 4408 ngày 23-03-2008.
Các nhà tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney vẫn quả quyết sẽ có tới 125,000 bạn trẻ từ ngoại quốc tới tham dự biến cố này cùng vời Đức Bênêđictô XVI. Con số trên mạng những người từ ngoại quốc tỏ ý muốn tham gia ngày này hiện lên tới 168,000. Công việc chuẩn bị đang bước vào những bước cuối cùng. 700 áo lễ (chasubles) và 3000 dây stô-la với cảnh địa Úc (mầu đỏ) và sao Thánh Giá Phương Nam dành cho các cử hành Thánh Thể trong các ngày khai mạc và bế mạc đã được dự trù. Điểm đặc biệt của áo lễ còn có hình Chim Marjorie, một biểu tượng của người Thổ Dân. Cả hai do công ty Stuart Pettigrew Design và Nữ Tu Rosemary Crumlin RSM của Melbourne vẻ kiểu và do Solivari, một công ty của Ý chuyên may áo lễ tại Bergamo, thực hiện.
Trong khi ấy, Công ty Captain Cook Cruise đã ký hợp đồng sẽ dùng đoàn hơn mười chiếc tầu của mình nghênh đón Đức Bênêđíctô XVI trong Cảng Sydney để đưa Ngài vào Vịnh Sydney và tới điểm Barangaroo, tại đây bạn trẻ thế giới sẽ chính thức chào đón Ngài. Ngoài ra, công ty Mercedes-Benz cũng đã hợp đồng với Ban Tổ Chức trong việc cung cấp xe khách cũng như xe thương mại để chuyên chở thiện nguyện viên, quan khách, và các nhân vật khác trong suốt thời kỳ Đại Hội. Công ty này sẽ cung cấp hai Popemobiles bằng loại xe Mercedes-Benz loại M để chở Đức Bênêđictô XVI.
Về phương diện tổ chức, trong tuần này bốn dân biểu nghị sĩ đã tham gia Ủy Ban Tổ Chức Địa Phương (LOC) giám sát các hoạt động của Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008. Đó là các vị Martin Ferguson, Bộ Trưởng Liên Bang về Tài Nguyên, Năng Lượng và Du Lịch; Kristina Keneally, Bộ Trưởng Tiểu Bang New South Wales phụ trách Người Già và Khuyết Tật; Thượng Nghị Sĩ Ursula Stephens, Thư Ký Quốc Hội phụ trách Ngành Hội Nhập và Thiện Nguyện Xã Hội, và là Thư Ký Quốc Hội phụ tá Thủ Tướng về Hội Nhập Xã Hội; ông Kevin Andrews, dân biểu liên bang đơn vị Menzies. Ủy Ban Tổ Chức Địa Phương, do chính Đức Hồng Y George Pell làm chủ tịch, được thành lập từ năm 2006 với mục đích bảo đảm việc tổ chức phù hợp với các đòi hỏi của Vatican. Ủy ban gồm 23 ủy viên đại diện giáo hội, giới kinh doanh, giới trẻ và quốc hội. Các ủy viên mới sẽ giúp ban tổ chức đương đầu với các vấn đề đặt kế hoạch và hậu cần.
Về chuẩn bị tinh thần, các đề tài giáo lý đã được công bố. Ngày 16 tháng Bẩy, chủ đề sẽ là “Nếu ta sống nhờ Chúa Thánh Thần, ta hãy để Người hướng dẫn ta’ (Galát 5:25). Ngày 17 tháng Bẩy, chủ đề sẽ là “Vì trong Chúa Thánh Thần, ta đã được rửa tội thành một thân thể; và tất cả chúng ta đều cùng được uống chung một Chúa Thánh Thần” (1 Côrintô 12:13). Ngày 18 tháng Bẩy, chủ đề sẽ là “Các con sẽ nhận được sức mạnh, khi Chúa Thánh Thần đến với các con; và các con sẽ là chứng nhân của Ta” (Công Vụ 1:8). Các chủ đề này đều do Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân của Vatican chọn lọc.
Á thánh Pier Giorgio |
Đức Cha Anthony Fisher, O.P., điều hợp viên Đại Hội, cho hay: “Dáng vẻ trẻ trung, có duyên, thích vui chơi và hết sức tận tụy với Thiên Chúa và nhân loại của Chân Phước biến Ngài trở thành linh hứng hoàn hảo của giới trẻ. Pier Giorgio yêu thể thao, cỡi ngựa, leo núi – và bông đùa”. Ngài sinh trong một gia đình giầu có, nhiều ảnh hưởng nhưng không có lòng đạo. Người cha vô đạo của Ngài đã là đại sứ của Ý tại Đức. Nhưng Pier lại gia nhập Hội Thánh Vincent de Paul, lúc mới 17 tuổi, dành hết giờ rảnh chăm sóc người bệnh và người túng thiếu.
Là một nhà tranh đấu xã hội cuồng nhiệt, Pier đã tham gia các tổ chức sinh viên, chống đối phát-xít và lập ra tờ nhật báo riêng. Các hành vi bác ái vĩ đại của Ngài bao gồm việc ngài tặng hết món tiền tốt nghiệp cho một bà già nghèo bị đuổi khỏi nhà thuê và để giúp đỡ ba đứa con một góa phụ khác. Năm 1925, Pier bị chứng sốt tê liệt rất nặng và qua đời. Các bác sĩ cho rằng bệnh này Ngài bị lây từ những người bệnh được Ngài chăm sóc. Gia đình Ngài hết sức ngạc nhiên khi thấy hàng ngàn người đứng hai bên đường phố chào tiễn biệt Ngài đến nơi an nghỉ. Phần lớn những người ấy hết sức nghèo khổ túng thiếu, từng được Ngài không mệt mỏi phục vụ, họ đâu ngờ con người đơn sơ ấy lại xuất thân từ một đại gia lừng lẫy. Chính họ đã thỉnh cầu Tổng Giám Mục Turin tiến hành việc xin phong thánh cho Ngài. Việc ấy tiến hành từ năm 1932, và đến năm 1980 (20 tháng Năm), Đức Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho Ngài. Nếu Cologne 2005 có “quan tài” Ba Vua làm nền cho Ngôi Sao Giáng Sinh, thì Sydney 2008 có Xác một người thật trẻ
nhưng ơn phúc sung mãn chẳng kém Ba Nhà Đạo Sĩ Đông Phương trong việc thúc đẩy giới trẻ Thế Giới sẵn sàng tiếp nhận Chúa Thánh Thần để trở thành chứng nhân cho Chúa Kitô.
Á thánh Pier Giorgio, cầu cho chúng tôi!
Vũ Văn An
Theo tin và hình ảnh của The Catholic Weekly, Vol 66, No 4408 ngày 23-03-2008.
Thông Điệp Phục Sinh Urbi et Orbi
J.B. Đặng Minh An dịch
10:36 23/03/2008
Resurrexi, et adhuc tecum sum. Alleluia! – Con đã sống lại, Con vẫn kề cận bên Cha. Alleluia!
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu, Đấng chịu đóng đinh và đã sống lại, lặp lại những lời công bố hân hoan này với chúng ta hôm nay: lời công bố Phục Sinh. Chúng ta hãy chào đón lời công bố này với sự ngạc nhiên và lòng tri ân sâu xa!
Resurrexi et adhuc tecum sum – Con đã sống lại, Con vẫn kề cận bên Cha đến muôn đời.
Những lời này, trích từ trong phiên bản cổ xưa của Thánh Vịnh 138 (câu 18b), được hát lên trong phần đầu của Thánh Lễ hôm nay. Trong đó, vào lúc mặt trời Phục Sinh đang vươn lên, Giáo Hội nhận ra giọng nói của Chúa Giêsu, chính Ngài, Đấng trỗi dậy từ trong kẻ chết, đang hướng về Chúa Cha đầy hân hoan và yêu thương, và thốt lên: Cha ơi, này con đây! Con đã sống lại, Con vẫn kề cận bên Cha, và Con sẽ bên Cha mãi mãi; Thần Khí của Cha đã không bao giờ bỏ rơi Con. Qua đó, chúng ta có thể đi đến một nhận thức mới về những đoạn khác trong thánh vịnh này: “Con có lên trời, Chúa đang ngự đó, nằm dưới âm ty, vẫn gặp thấy Ngài…Cả tối tăm cũng chẳng có chi mù mịt, và đêm đen sáng tỏ như ban ngày, bóng tối và ánh sáng cũng như nhau.” (Tv 138:8-12). Thật thế: trong đêm canh thức Phục Sinh trọng thể này, bóng tối trở thành ánh sáng, đêm đen nhường chỗ cho thanh thiên bạch nhật không biết đến chiều tà. Cái chết và sự phục sinh của Ngôi Lời Thiên Chúa hóa thân là một biến cố của tình yêu bất khả chiến bại, đó là vinh quang của Tình Yêu dẫn đưa chúng ta khỏi sự nô lệ tội lỗi và sự chết. Biến cố ấy thay đổi giòng lịch sử, ban cho sự sống nhân loại một ý nghĩa, một giá trị vĩnh cửu và mới mẻ.
“Con đã sống lại, Con vẫn kề cận bên Cha đến muôn đời”
Những lời này mời gọi chúng ta chiêm niệm về Chúa Kitô phục sinh, trong khi để cho tiếng nói Ngài vang vọng trong tim ta. Với hy hiến của Ngài, Chúa Giêsu thành Nagiarét đã biến chúng ta thành nghĩa tử của Thiên Chúa, để cả chúng ta cũng được dự phần trong cuộc đối thoại mầu nhiệm giữa Người và Chúa Cha. Chúng ta được nhắc nhớ những lời Người đã từng nói với những ai đang lắng nghe: “Mọi sự đã được Cha Ta giao phó cho Ta. Và không ai biết rõ Cha trừ ra Con và kẻ mà Con muốn mặc khải cho” (Mt 11:27). Trong viễn tượng này, chúng ta ghi nhận rằng những lời Chúa Giêsu phục sinh nói với Chúa Cha hôm nay – “Con vẫn kề cận bên Cha đến muôn đời” – cũng áp dụng gián tiếp cho cả chúng ta nữa, “những con cái của Thiên Chúa và là những người đồng thừa tự với Chúa Kitô, miễn là chúng ta cùng chịu đau khổ với Người ngõ hầu chúng ta có thể cùng được hưởng vinh quang với Người” (x Rm. 8:17). Qua sự chết và sự sống lại với Chúa Kitô, chúng ta cũng vươn đến một cuộc sống mới hôm nay, và khi hiệp nhất chung một giọng với Người, chúng ta công bố rằng chúng ta muốn lưu lại muôn đời bên Thiên Chúa, người Cha tốt lành và nhân hậu vô biên.
Bằng cách này, chúng ta tiến vào những chiều sâu của mầu nhiệm Vượt Qua. Biến cố đáng kinh ngạc về sự phục sinh của Chúa Giêsu thực chất là một biến cố của tình yêu: tình yêu của Chúa Cha khi trao ra Con Ngài cho ơn cứu chuộc thế giới; tình yêu của Chúa Con khi vâng ý Chúa Cha vì tất cả chúng ta; tình yêu của Chúa Thánh Thần khi nâng Chúa Giêsu từ kẻ chết lên thân thể được biến đổi sáng láng của Ngài. Và còn nữa: tình yêu của Chúa Cha “ôm ấp” Chúa Con “cách mới mẻ”, bao bọc Người trong trong vinh quang; tình yêu của Chúa Con đáp lại Chúa Cha trong quyền năng của Thánh Thần, được trang hoàng bằng nhân loại được biến đổi chúng ta. Từ nghi thức hôm nay; trong đó chúng ta làm sống lại cảm nghiệm phục sinh tuyệt đối, một lần cho tất cả của Chúa Giêsu, chúng ta nhận được lời mời gọi hoán cải cho Tình Yêu; chúng ta nhận được lời mời gọi loại trừ thù hận và ích kỷ, và bước theo trong vâng phục những bước chân của Chiên Con bị sát tế vì ơn cứu độ cho chúng ta, để bắt chước Đấng Cứu Độ là Đấng “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”, Đấng là “nơi yên nghỉ cho linh hồn chúng ta” (x. Mt 11:29).
Anh chị em Kitô hữu trên mọi miền của thế giới, những người nam nữ có tinh thần chân thành mở rộng cho sự thật, xin đừng có con tim nào đóng lại trước quyền năng của tình yêu cứu độ này!
Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại cho tất cả mọi người; Ngài là niềm hy vọng của chúng ta – là niềm hy vọng chân thật cho nhân loại. Hôm nay, như Ngài đã làm với các môn đệ tại Galilê trước khi về với Chúa Cha, Chúa Giêsu phục sinh cũng sai chúng ta đến mọi nơi như những chứng nhân hy vọng, và Ngài bảo đảm với chúng ta: Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho tới tận thế (x. Mt 28:20). Khi hướng lòng trí chúng ta đến những vết thương nơi thân thể biến đổi của Người, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa và giá trị của đau khổ, chúng ta có thể chăm sóc cho nhiều vết thương đang tiếp tục làm biến dạng nhân loại trong chính thời đại chúng ta. Nơi những thương tích vinh quang của Người, chúng ta nhận ra những dấu chỉ không thể tàn phai của tình yêu vô biên của Thiên Chúa, Người các tiên tri đã đề cập đến như Đấng băng bó những tấm lòng tan nát, bảo vệ kẻ thế cô, công bố tự do cho kẻ bị giam cầm, Đấng yên ủi mọi kẻ khóc than, ban cho họ dầu thơm hoan lạc thay tang chế, và bài tụng ca thay tâm hồn sầu não.(x. Is 61:1,2,3). Nếu chúng ta xích lại gần Người với một lòng tín thác khiêm cung, chúng ta sẽ gặp thấy trong ánh mắt Người lời đáp trả cho những khát vọng sâu xa nhất trong tim ta: đó là được biết Chúa và được thiết lập một quan hệ sống động trong sự hiệp thông thực sự của tình yêu, một sự hiệp thông đong đầy đời ta, và những quan hệ giữa con người và xã hội với cùng một tình yêu như thế (x Rm 8:24).
Quá thường khi những quan hệ giữa các cá nhân, giữa các nhóm và giữa các dân tộc đã không được đánh dấu bởi tình yêu nhưng bởi sự ích kỷ, bất công, thù hận và bạo lực! Đó là những tai ương của nhân loại, công khai và được nuôi dưỡng ở mọi chân trời góc bể, dù thường khi chúng bị lờ đi và đôi khi được cố ý che dấu; đó là những vết thương tra tấn những linh hồn và thân xác của cơ man những anh chị em chúng ta. Những vết thương đó đang chờ được chăm sóc và chữa lành bởi những vết thương vinh quang của Chúa Phục Sinh (x Pr 2:24-25) và bởi tình liên đới của những người đang bước theo bước chân Ngài, thực thi những việc bác ái nhân danh Ngài, dấn thân tích cực cho công lý, và loan truyền những dấu chỉ hy vọng trong những miền đẫm máu vì tranh chấp và ở bất cứ nơi đâu mà phẩm giá con người tiếp tục bị xỉ nhục và chà đạp. Hy vọng rằng đó chính là những nơi mà những nghĩa cử tự chế và tha thứ sẽ được gia tăng!
Anh chị em thân mến!
Chúng ta hãy để ánh sáng dõi chiếu từ ngày long trọng này thắp sáng chúng ta; chúng ta hãy mở rộng lòng mình trong sự tín thác chân thành nơi Chúa Kitô phục sinh sao cho vinh quang của Người trên tội lỗi và sự chết có thể chiến thắng khải hoàn nơi mỗi một người trong chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong các thành phố và trong các quốc gia chúng ta. Hãy để ánh sáng này chiếu soi mọi miền thế giới. Cách riêng, làm sao chúng ta lại có thể quên những miền nhất định ở Phi Châu, như Darfur và Somalia, miền đất chịu xâu xé Trung Đông, đặc biệt Thánh Địa, Iraq, Li Băng, và cuối cùng là Tây Tạng, tôi khích lệ tất cả mọi người hãy tìm ra những giải pháp bảo vệ hòa bình và thiện ích chung! Chúng ta hãy khẩn cầu sự viên mãn của hồng ân Vượt Qua của Người, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Đấng sau khi đã thông phần những đau khổ trong cuộc thương khó và khổ hình thập giá của người Con vô tội Mẹ, cũng được hưởng niềm hân hoan khôn tả của sự phục sinh của Người. Khi chia sẻ vinh quang của Chúa Kitô, xin Mẹ là người bảo vệ và hướng dẫn chúng ta trên nẻo đường liên đới huynh đệ và hòa bình. Đó là những lời chúc Phục Sinh của tôi gởi đến những ai hiện diện nơi đây, và những người nam nữ mọi quốc gia và lục địa đang hiệp nhất với chúng ta qua truyền thanh và truyền hình. Chúc Mừng Phục Sinh!
+ Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI.
Anh chị em thân mến,
Đức Thánh Cha tiến ra lễ đài |
Hàng chục ngàn tín hữu dự Lễ tại Quảng Trường Thánh Phêrô |
Đông đảo các tín hữu tham dự Thánh Lễ dù trời mưa tầm tã |
ĐTC ban phép lành sau khi đọc thông điệp Urbi et Orbi |
ĐTC chào anh chị em tín hữu sau khi đọc thông điệp Urbi et Orbi |
Anh chị em tín hữu đội mưa tham dự lễ và nghe đọc thông điệp Urbi et Orbi |
Quang cảnh Lễ Phục Sinh tại Vatican |
Resurrexi et adhuc tecum sum – Con đã sống lại, Con vẫn kề cận bên Cha đến muôn đời.
Những lời này, trích từ trong phiên bản cổ xưa của Thánh Vịnh 138 (câu 18b), được hát lên trong phần đầu của Thánh Lễ hôm nay. Trong đó, vào lúc mặt trời Phục Sinh đang vươn lên, Giáo Hội nhận ra giọng nói của Chúa Giêsu, chính Ngài, Đấng trỗi dậy từ trong kẻ chết, đang hướng về Chúa Cha đầy hân hoan và yêu thương, và thốt lên: Cha ơi, này con đây! Con đã sống lại, Con vẫn kề cận bên Cha, và Con sẽ bên Cha mãi mãi; Thần Khí của Cha đã không bao giờ bỏ rơi Con. Qua đó, chúng ta có thể đi đến một nhận thức mới về những đoạn khác trong thánh vịnh này: “Con có lên trời, Chúa đang ngự đó, nằm dưới âm ty, vẫn gặp thấy Ngài…Cả tối tăm cũng chẳng có chi mù mịt, và đêm đen sáng tỏ như ban ngày, bóng tối và ánh sáng cũng như nhau.” (Tv 138:8-12). Thật thế: trong đêm canh thức Phục Sinh trọng thể này, bóng tối trở thành ánh sáng, đêm đen nhường chỗ cho thanh thiên bạch nhật không biết đến chiều tà. Cái chết và sự phục sinh của Ngôi Lời Thiên Chúa hóa thân là một biến cố của tình yêu bất khả chiến bại, đó là vinh quang của Tình Yêu dẫn đưa chúng ta khỏi sự nô lệ tội lỗi và sự chết. Biến cố ấy thay đổi giòng lịch sử, ban cho sự sống nhân loại một ý nghĩa, một giá trị vĩnh cửu và mới mẻ.
“Con đã sống lại, Con vẫn kề cận bên Cha đến muôn đời”
Những lời này mời gọi chúng ta chiêm niệm về Chúa Kitô phục sinh, trong khi để cho tiếng nói Ngài vang vọng trong tim ta. Với hy hiến của Ngài, Chúa Giêsu thành Nagiarét đã biến chúng ta thành nghĩa tử của Thiên Chúa, để cả chúng ta cũng được dự phần trong cuộc đối thoại mầu nhiệm giữa Người và Chúa Cha. Chúng ta được nhắc nhớ những lời Người đã từng nói với những ai đang lắng nghe: “Mọi sự đã được Cha Ta giao phó cho Ta. Và không ai biết rõ Cha trừ ra Con và kẻ mà Con muốn mặc khải cho” (Mt 11:27). Trong viễn tượng này, chúng ta ghi nhận rằng những lời Chúa Giêsu phục sinh nói với Chúa Cha hôm nay – “Con vẫn kề cận bên Cha đến muôn đời” – cũng áp dụng gián tiếp cho cả chúng ta nữa, “những con cái của Thiên Chúa và là những người đồng thừa tự với Chúa Kitô, miễn là chúng ta cùng chịu đau khổ với Người ngõ hầu chúng ta có thể cùng được hưởng vinh quang với Người” (x Rm. 8:17). Qua sự chết và sự sống lại với Chúa Kitô, chúng ta cũng vươn đến một cuộc sống mới hôm nay, và khi hiệp nhất chung một giọng với Người, chúng ta công bố rằng chúng ta muốn lưu lại muôn đời bên Thiên Chúa, người Cha tốt lành và nhân hậu vô biên.
Bằng cách này, chúng ta tiến vào những chiều sâu của mầu nhiệm Vượt Qua. Biến cố đáng kinh ngạc về sự phục sinh của Chúa Giêsu thực chất là một biến cố của tình yêu: tình yêu của Chúa Cha khi trao ra Con Ngài cho ơn cứu chuộc thế giới; tình yêu của Chúa Con khi vâng ý Chúa Cha vì tất cả chúng ta; tình yêu của Chúa Thánh Thần khi nâng Chúa Giêsu từ kẻ chết lên thân thể được biến đổi sáng láng của Ngài. Và còn nữa: tình yêu của Chúa Cha “ôm ấp” Chúa Con “cách mới mẻ”, bao bọc Người trong trong vinh quang; tình yêu của Chúa Con đáp lại Chúa Cha trong quyền năng của Thánh Thần, được trang hoàng bằng nhân loại được biến đổi chúng ta. Từ nghi thức hôm nay; trong đó chúng ta làm sống lại cảm nghiệm phục sinh tuyệt đối, một lần cho tất cả của Chúa Giêsu, chúng ta nhận được lời mời gọi hoán cải cho Tình Yêu; chúng ta nhận được lời mời gọi loại trừ thù hận và ích kỷ, và bước theo trong vâng phục những bước chân của Chiên Con bị sát tế vì ơn cứu độ cho chúng ta, để bắt chước Đấng Cứu Độ là Đấng “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”, Đấng là “nơi yên nghỉ cho linh hồn chúng ta” (x. Mt 11:29).
Anh chị em Kitô hữu trên mọi miền của thế giới, những người nam nữ có tinh thần chân thành mở rộng cho sự thật, xin đừng có con tim nào đóng lại trước quyền năng của tình yêu cứu độ này!
Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại cho tất cả mọi người; Ngài là niềm hy vọng của chúng ta – là niềm hy vọng chân thật cho nhân loại. Hôm nay, như Ngài đã làm với các môn đệ tại Galilê trước khi về với Chúa Cha, Chúa Giêsu phục sinh cũng sai chúng ta đến mọi nơi như những chứng nhân hy vọng, và Ngài bảo đảm với chúng ta: Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho tới tận thế (x. Mt 28:20). Khi hướng lòng trí chúng ta đến những vết thương nơi thân thể biến đổi của Người, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa và giá trị của đau khổ, chúng ta có thể chăm sóc cho nhiều vết thương đang tiếp tục làm biến dạng nhân loại trong chính thời đại chúng ta. Nơi những thương tích vinh quang của Người, chúng ta nhận ra những dấu chỉ không thể tàn phai của tình yêu vô biên của Thiên Chúa, Người các tiên tri đã đề cập đến như Đấng băng bó những tấm lòng tan nát, bảo vệ kẻ thế cô, công bố tự do cho kẻ bị giam cầm, Đấng yên ủi mọi kẻ khóc than, ban cho họ dầu thơm hoan lạc thay tang chế, và bài tụng ca thay tâm hồn sầu não.(x. Is 61:1,2,3). Nếu chúng ta xích lại gần Người với một lòng tín thác khiêm cung, chúng ta sẽ gặp thấy trong ánh mắt Người lời đáp trả cho những khát vọng sâu xa nhất trong tim ta: đó là được biết Chúa và được thiết lập một quan hệ sống động trong sự hiệp thông thực sự của tình yêu, một sự hiệp thông đong đầy đời ta, và những quan hệ giữa con người và xã hội với cùng một tình yêu như thế (x Rm 8:24).
Quá thường khi những quan hệ giữa các cá nhân, giữa các nhóm và giữa các dân tộc đã không được đánh dấu bởi tình yêu nhưng bởi sự ích kỷ, bất công, thù hận và bạo lực! Đó là những tai ương của nhân loại, công khai và được nuôi dưỡng ở mọi chân trời góc bể, dù thường khi chúng bị lờ đi và đôi khi được cố ý che dấu; đó là những vết thương tra tấn những linh hồn và thân xác của cơ man những anh chị em chúng ta. Những vết thương đó đang chờ được chăm sóc và chữa lành bởi những vết thương vinh quang của Chúa Phục Sinh (x Pr 2:24-25) và bởi tình liên đới của những người đang bước theo bước chân Ngài, thực thi những việc bác ái nhân danh Ngài, dấn thân tích cực cho công lý, và loan truyền những dấu chỉ hy vọng trong những miền đẫm máu vì tranh chấp và ở bất cứ nơi đâu mà phẩm giá con người tiếp tục bị xỉ nhục và chà đạp. Hy vọng rằng đó chính là những nơi mà những nghĩa cử tự chế và tha thứ sẽ được gia tăng!
Anh chị em thân mến!
Chúng ta hãy để ánh sáng dõi chiếu từ ngày long trọng này thắp sáng chúng ta; chúng ta hãy mở rộng lòng mình trong sự tín thác chân thành nơi Chúa Kitô phục sinh sao cho vinh quang của Người trên tội lỗi và sự chết có thể chiến thắng khải hoàn nơi mỗi một người trong chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong các thành phố và trong các quốc gia chúng ta. Hãy để ánh sáng này chiếu soi mọi miền thế giới. Cách riêng, làm sao chúng ta lại có thể quên những miền nhất định ở Phi Châu, như Darfur và Somalia, miền đất chịu xâu xé Trung Đông, đặc biệt Thánh Địa, Iraq, Li Băng, và cuối cùng là Tây Tạng, tôi khích lệ tất cả mọi người hãy tìm ra những giải pháp bảo vệ hòa bình và thiện ích chung! Chúng ta hãy khẩn cầu sự viên mãn của hồng ân Vượt Qua của Người, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Đấng sau khi đã thông phần những đau khổ trong cuộc thương khó và khổ hình thập giá của người Con vô tội Mẹ, cũng được hưởng niềm hân hoan khôn tả của sự phục sinh của Người. Khi chia sẻ vinh quang của Chúa Kitô, xin Mẹ là người bảo vệ và hướng dẫn chúng ta trên nẻo đường liên đới huynh đệ và hòa bình. Đó là những lời chúc Phục Sinh của tôi gởi đến những ai hiện diện nơi đây, và những người nam nữ mọi quốc gia và lục địa đang hiệp nhất với chúng ta qua truyền thanh và truyền hình. Chúc Mừng Phục Sinh!
+ Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI.
Sự hiềm thù là thuốc độc của linh hồn.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
22:39 23/03/2008
Trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng khuyyên bảo các tín hữu biết tha thứ
ROME (Zenit,org).- Đừng để linh hồn bị hiềm hù đầu đọc, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khuyên bảo các tín hữu trong Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa
Thánh Lễ chiều tại Vương Cung Thánh Đường Gioan Lateranô, Đức Giáo Hoàng đã suy tư về sự cần thiết thanh lọc nội tâm như là một điều kiện sống trong sự hiệp thông với Chúa và với nhau.
Ngài nói “Đó là điều ngày Thứ Năm Tuần Thánh khuyến khích, đừng để sự hiềm thù với kẻ khác thành thuốc độc hại linh hồn. Ngày thứ Năm Tuần Thánh khuyên bảo chúng ta mãi mãi thanh lọc trí nhớ chúng ta, tha thứ cho nhau từ đáy lòng, rửa chân cho nhau, hầu có khả năng cùng nhau đi tới bàn tiệc của Chúa.
“Ngày qua ngày chúng ta bị bao phủ bằng nhiều hình thức rác rưởi, những lời nói rổng tuếch, những thiên kiến, sư khôn ngoan giảm sút và biến đổi; vô số sự giả dối thấm vào liên lỉ tới hữu thể thân mật nhất của cbúng ta”.
“Tất cả những sự này làm lu mờ và ô nhiễm linh hồn chúng ta, đe dọa chúng ta với sự thiếu khả năng liên hệ với chân lý và sự thiện.”
Đức Thánh Cha nói Chúa Kitô tổng kết đức bác ái và sự thanh tẩy trong cử chỉ rửa chân các môn đệ của Người.
“Nếu chúng ta đón nhận những lời của Chúa Giêsu với một tâm hồn chăm chú, thì những lời đó trở thành những chất tẩy, những chất lọc của linh hồn, của nội tại con người. Đó là điều Tin Mừng rửa chân kêu mời chúng ta làm: cho phép chúng ta được rửa lại với nước sạch này, hầu có khả năng hiệp thông với Chúa và với các anh chị em chúng ta.”
Cho tới cùng
“Không những là nước, nhưng máu cũng đã chảy ra từ cạnh sườn Chúa Giêsu sau khi tên lính lấy lưỡi đồng đâm Người. Chúa Giêsu không những đã nói, Người không bỏ chúng ta với những lời nói,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp. “Người đã nộp mình. Người rửa chúng ta với quyền quép thánh thiêng của máu Người, nghĩa là, với sự nộp mình ‘cho đến chết’, cho đến thập giá.
“Lời của Người là điều còn hơn lời nói suông; đó là thịt và máu “cho sự sống thế gian.’ Trong các bí tích thánh, Chúa lại quì xuống trước chân chúng ta và Người thanh tẩy chúng ta. Chúng ta hãy xin Người cho chúng ta được thấm nhiễm hơn bằng sự rửa thánh của tình yêu Người và nhờ vậy chúng ta thật sự được thanh tẩy.”
Đức Giáo Hoàng nói thêm, “Chúng ta cần được rửa chân,’ sự rửa các tội hăng ngày, và do đó, chúng ta cần xưng tội chúng ta.”
“Chúng ta phải công nhận rằng chúng ta cũng phạm tội trong căn tính mới của chúng ta là những kẻ đã được rửa tội. Chúng ta cần xưng tội cũng vì căn tính đó được tạo hình thù trong bí tìch hoà giải.
“Trong bí tích hoà giải Chúa lại rửa sạch chân bẩn của chúng ta và chúng ta có thể ngồi đồng bàn với Người.”
Trong phụng vụ, Đức Thánh Cha đã rửa chân 12 linh mục, và trong khi dâng những lễ vật, Đức Thánh Cha đã dành số tiền quyên góp được để gởi cho nhà cô nhi “La Edad De Oro” (Thời Đại Vàng) tại Havana.
Với Thánh lễ Tiệc Ly của Chúa, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khởi sự tam nhật Phục Sinh kính nhớ sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu kitô.
ROME (Zenit,org).- Đừng để linh hồn bị hiềm hù đầu đọc, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khuyên bảo các tín hữu trong Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa
Thánh Lễ chiều tại Vương Cung Thánh Đường Gioan Lateranô, Đức Giáo Hoàng đã suy tư về sự cần thiết thanh lọc nội tâm như là một điều kiện sống trong sự hiệp thông với Chúa và với nhau.
Ngài nói “Đó là điều ngày Thứ Năm Tuần Thánh khuyến khích, đừng để sự hiềm thù với kẻ khác thành thuốc độc hại linh hồn. Ngày thứ Năm Tuần Thánh khuyên bảo chúng ta mãi mãi thanh lọc trí nhớ chúng ta, tha thứ cho nhau từ đáy lòng, rửa chân cho nhau, hầu có khả năng cùng nhau đi tới bàn tiệc của Chúa.
“Ngày qua ngày chúng ta bị bao phủ bằng nhiều hình thức rác rưởi, những lời nói rổng tuếch, những thiên kiến, sư khôn ngoan giảm sút và biến đổi; vô số sự giả dối thấm vào liên lỉ tới hữu thể thân mật nhất của cbúng ta”.
“Tất cả những sự này làm lu mờ và ô nhiễm linh hồn chúng ta, đe dọa chúng ta với sự thiếu khả năng liên hệ với chân lý và sự thiện.”
Đức Thánh Cha nói Chúa Kitô tổng kết đức bác ái và sự thanh tẩy trong cử chỉ rửa chân các môn đệ của Người.
“Nếu chúng ta đón nhận những lời của Chúa Giêsu với một tâm hồn chăm chú, thì những lời đó trở thành những chất tẩy, những chất lọc của linh hồn, của nội tại con người. Đó là điều Tin Mừng rửa chân kêu mời chúng ta làm: cho phép chúng ta được rửa lại với nước sạch này, hầu có khả năng hiệp thông với Chúa và với các anh chị em chúng ta.”
Cho tới cùng
“Không những là nước, nhưng máu cũng đã chảy ra từ cạnh sườn Chúa Giêsu sau khi tên lính lấy lưỡi đồng đâm Người. Chúa Giêsu không những đã nói, Người không bỏ chúng ta với những lời nói,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp. “Người đã nộp mình. Người rửa chúng ta với quyền quép thánh thiêng của máu Người, nghĩa là, với sự nộp mình ‘cho đến chết’, cho đến thập giá.
“Lời của Người là điều còn hơn lời nói suông; đó là thịt và máu “cho sự sống thế gian.’ Trong các bí tích thánh, Chúa lại quì xuống trước chân chúng ta và Người thanh tẩy chúng ta. Chúng ta hãy xin Người cho chúng ta được thấm nhiễm hơn bằng sự rửa thánh của tình yêu Người và nhờ vậy chúng ta thật sự được thanh tẩy.”
Đức Giáo Hoàng nói thêm, “Chúng ta cần được rửa chân,’ sự rửa các tội hăng ngày, và do đó, chúng ta cần xưng tội chúng ta.”
“Chúng ta phải công nhận rằng chúng ta cũng phạm tội trong căn tính mới của chúng ta là những kẻ đã được rửa tội. Chúng ta cần xưng tội cũng vì căn tính đó được tạo hình thù trong bí tìch hoà giải.
“Trong bí tích hoà giải Chúa lại rửa sạch chân bẩn của chúng ta và chúng ta có thể ngồi đồng bàn với Người.”
Trong phụng vụ, Đức Thánh Cha đã rửa chân 12 linh mục, và trong khi dâng những lễ vật, Đức Thánh Cha đã dành số tiền quyên góp được để gởi cho nhà cô nhi “La Edad De Oro” (Thời Đại Vàng) tại Havana.
Với Thánh lễ Tiệc Ly của Chúa, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khởi sự tam nhật Phục Sinh kính nhớ sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu kitô.
Tình yêu đã thắng
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
22:51 23/03/2008
Đức Giáo Hoàng giải thích về Tam Nhật Phục Sinh
VATICAN (Zenit.org). Tam Nhật Phục Sinh phải nhắc người tín hữu rằng tình yêu đã thắng, và chúng ta có thể “bắt đầu lại từ Chúa Kitô” hầu xây dựng một xã hội hoà bình và tình yêu.
Đức Giáo Hoàng đã nói điều này hôm 19/3 trong một bài giải thích về Tam Nhật Thánh, dịp tiếp kiến chung thứ Tư hàng tuần trong đại thính đường Phaolô VI.
Ngài nói ba ngày trước lễ Phục Sinh cho phép “chúng ta sống lại biến cố trung tâm của sự Cứu Độ chúng ta,” và “dẫn chúng ta tới trung tâm đức tin Kitô hữu: sự thương khó, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô.
Đức Thánh Cha nói những ngày đó có thể được coi như một ngày duy nhất. Những ngày đó làm thành trung tâm và là chìa khóa cho năm phụng vụ cũng như cho sự sống Giáo Hội. Cuối Mùa Chay chúng ta cũng đi vào bầu khi mà chính Chúa Kitô đã kinh nghiệm lại lúc đó tại Jerusalem.
“Chúng ta cần thắp sáng lên trong chúng ta kỷ niệm sống động của sự đau khổ mà Chúa chúng ta đã chịu cho chúng ta và vui vẻ dọn mình cho Chúa Nhật sắp tới.”
Đức Thánh Cha, sau đó, đã giải thích về mỗi phụng vụ của tam nhật, bắt đầu với Thánh Lễ Dầu ngày thứ Năm, diễn tiến “trong mọi giáo phận, trong Thánh Lễ này giám mục và các linh mục giáo phận lập lại những lời hứa của mình đã hứa lúc chịu chức.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gọi Thánh Lễ này là “một của những lúc quan trọng nhất trong đời sống mỗi giáo phận Kitô hữu, tập hợp chung quanh vị mục tử của mình, tăng cường sự hiệp nhất và đức tin của mình trong Chúa Kitô, linh mục thượng phẩm và đời đời.”
Trong buổi chiều Thứ Năm, Giáo Hội cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa, “khi Chúa Kitô hiến mình cho tất cả chúng ta làm lương thực cứu độ, làm liều thuốc thường sinh bât tử và mầu nhiệm Thánh Thể--nguồn mạch và đỉnh cao nhất của sự sống Kitô hữu.”
Trong Thánh Lễ, linh mục rửa chân cho 12 người. Đức Thánh Cha nói điều này nhắc nhớ người tín hữu “Chúa Kitô đã làm như vậy cho các Tông Đồ của Người.”
Cử chỉ tình yêu
“Việc rửa chân các Tông Đồ là một cách cụ thể công bố tính ưu việt của tình yêu, một tình yêu phục vụ cho tới chỗ hiến mình, cũng báo trước sự hy sinh tột độ là hiến mạng sống mình, sự hiến mình mà Người phải thực hiện ngày mai trên núi Calvary,” Đức Giáo Hoàng nói. “Theo một truyền thống đẹp, các tín hữu tập hợp đông đảo trong Ngày Thứ Năm vì một canh thức cầu nguyện và chầu Thánh Thể cho phép họ sống lại cách sống động hơn những cơn hấp hối Chúa Kitô chịu đựng tại vườn Gietsemani ”
Mặc dầu không có Thánh Lễ nào trong Ngày Thứ sáu, Đức Thánh Cha nói Giáo Hội “tập hợp để suy tư mầu niệm sự tội và sự dữ áp bức nhân loại. Họ ôn lại, dưới ánh sáng lời Chúa, những đau khổ Chúa kitô chuộc lỗi sự dữ.”
Ngài nói trong ngày này những sự sốt sắng bình dân, như Đàng Thánh Giá, diễn tiến như là một cách thế để cho ngưới tín hữu suy niệm sự thương khó và sự chết của Đấng Cứu Chuộc, để bày tỏ tình yêu của họ và để […] tham gia trong sự đau khổ của Chúa Kitô.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói ngày thứ Bảy “được đánh dấu bằng một thinh lặng sâu sắc. […]Đang khi chờ đợi sự Phục Sinh, các tín hữu kiên trì trong sự chờ đợi với Mẹ Maria bằng sự cầu nguyện và chiêm niệm.
“Một ngày thinh lặng là cần thiềt để suy nghỉ thực tại sự sống nhân bản, những lực lượng sự dữ và quyền lực to lớn của sự lành được sự thương khó và phục sinh của Chúa Kitô, tuôn ra.”
Đêm Thứ Bảy là vọng Phục Sinh, Đức Thượng Tế đã giải thích đó là khi “Giáo Hội canh thức gần lửa mới làm phép và suy gẫm về lời hứa lớn chứa đựng trong Cựu và Tân Ước, về sự giải phóng quyết định khỏi tình trạng nô lệ xưa đối với sự tội và sự chết. Trong đêm tối, cây nến Phục sinh được thấp sáng từ lửa mới biểu trưng của Chúa Kitô Đấng phục sinh trong vinh quang.”
Ánh sáng thế gian
“Chúa Kitô, ánh sáng nhân loại, xô đuổi mọi bóng tối trong tâm hồn và thần trí và soi sáng mọi người đến trong thế gian,” Đức Giáo Hoàng nói. “Cùng với sự chiếu sáng của cây nến Phục Sinh, sự công bố cả thể Phục Sinh dội lại khắp Giáo Hội: Chúa Kitô thật sự sống lại, sư chết không còn quyền hành gì nữa trên Người. Với sự chết của Người Người đánh bại sự dữ mãi mãi và biến con người thành một ân ban của sự sống của Chúa.”
Đức Thánh Cha tóm tắt ý nghĩa tam nhật, “Những nghi thức được gợi ý cho ngày Thứ Năm, và ngày thứ Sáu Tuần Thánh, sự thinh lặng phong phú để cầu nguyện của ngày thứ bảy Tuần Thánh và đêm vọng Phục Sinh long trọng, cống hiến chúng ta cơ hội đào sâu những cảm giác và những giá trị của ơn gọi kitô hữu chúng ta được tháo ra nhờ mầu nhiệm Phục Sinh, và tăng cường ơn gọi này bằng cách trung thành theo Chúa Kitô trong mọi tình cảnh, như người đã làm., cả tới mức hiến mạng sống chúng ta cho Người.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng nhắc người tín hữu rằng lễ Phục Sinh không những để tưởng nhớ những biến cố của sự sống Chúa kitô, mà cũng để tưởng nhớ ‘những sự kiện và những tình huống khủng khiếp làm khổ anh em chúng ta khắp thế giới. Chúng ta biết sự ghét, sự chia rẽ và bạo lực không bao giờ có tiếng nói cuối cùng trong những biến cố lịch sử.”
“Những ngày thánh này tái thức tỉnh một hy vọng lớn trong chúng ta, ‘ngài nói thêm. “Chúa kitô bị đóng đinh, nhưng Người đã phục sinh và chiến thắng thế gian.
“Tình yêu mạnh hơn hận thù, tình yêu đã thắng và chúng ta phải sáp nhập với chiến thắng này của tình yêu. Do đó chúng ta phải bắt đầu lại từ Chúa Kitô và làm việc chung với Người cho có một thế gíơi xây dựng trên hoà bình, công lý và tình yêu.”
VATICAN (Zenit.org). Tam Nhật Phục Sinh phải nhắc người tín hữu rằng tình yêu đã thắng, và chúng ta có thể “bắt đầu lại từ Chúa Kitô” hầu xây dựng một xã hội hoà bình và tình yêu.
Đức Giáo Hoàng đã nói điều này hôm 19/3 trong một bài giải thích về Tam Nhật Thánh, dịp tiếp kiến chung thứ Tư hàng tuần trong đại thính đường Phaolô VI.
Ngài nói ba ngày trước lễ Phục Sinh cho phép “chúng ta sống lại biến cố trung tâm của sự Cứu Độ chúng ta,” và “dẫn chúng ta tới trung tâm đức tin Kitô hữu: sự thương khó, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô.
Đức Thánh Cha nói những ngày đó có thể được coi như một ngày duy nhất. Những ngày đó làm thành trung tâm và là chìa khóa cho năm phụng vụ cũng như cho sự sống Giáo Hội. Cuối Mùa Chay chúng ta cũng đi vào bầu khi mà chính Chúa Kitô đã kinh nghiệm lại lúc đó tại Jerusalem.
“Chúng ta cần thắp sáng lên trong chúng ta kỷ niệm sống động của sự đau khổ mà Chúa chúng ta đã chịu cho chúng ta và vui vẻ dọn mình cho Chúa Nhật sắp tới.”
Đức Thánh Cha, sau đó, đã giải thích về mỗi phụng vụ của tam nhật, bắt đầu với Thánh Lễ Dầu ngày thứ Năm, diễn tiến “trong mọi giáo phận, trong Thánh Lễ này giám mục và các linh mục giáo phận lập lại những lời hứa của mình đã hứa lúc chịu chức.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gọi Thánh Lễ này là “một của những lúc quan trọng nhất trong đời sống mỗi giáo phận Kitô hữu, tập hợp chung quanh vị mục tử của mình, tăng cường sự hiệp nhất và đức tin của mình trong Chúa Kitô, linh mục thượng phẩm và đời đời.”
Trong buổi chiều Thứ Năm, Giáo Hội cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa, “khi Chúa Kitô hiến mình cho tất cả chúng ta làm lương thực cứu độ, làm liều thuốc thường sinh bât tử và mầu nhiệm Thánh Thể--nguồn mạch và đỉnh cao nhất của sự sống Kitô hữu.”
Trong Thánh Lễ, linh mục rửa chân cho 12 người. Đức Thánh Cha nói điều này nhắc nhớ người tín hữu “Chúa Kitô đã làm như vậy cho các Tông Đồ của Người.”
Cử chỉ tình yêu
“Việc rửa chân các Tông Đồ là một cách cụ thể công bố tính ưu việt của tình yêu, một tình yêu phục vụ cho tới chỗ hiến mình, cũng báo trước sự hy sinh tột độ là hiến mạng sống mình, sự hiến mình mà Người phải thực hiện ngày mai trên núi Calvary,” Đức Giáo Hoàng nói. “Theo một truyền thống đẹp, các tín hữu tập hợp đông đảo trong Ngày Thứ Năm vì một canh thức cầu nguyện và chầu Thánh Thể cho phép họ sống lại cách sống động hơn những cơn hấp hối Chúa Kitô chịu đựng tại vườn Gietsemani ”
Mặc dầu không có Thánh Lễ nào trong Ngày Thứ sáu, Đức Thánh Cha nói Giáo Hội “tập hợp để suy tư mầu niệm sự tội và sự dữ áp bức nhân loại. Họ ôn lại, dưới ánh sáng lời Chúa, những đau khổ Chúa kitô chuộc lỗi sự dữ.”
Ngài nói trong ngày này những sự sốt sắng bình dân, như Đàng Thánh Giá, diễn tiến như là một cách thế để cho ngưới tín hữu suy niệm sự thương khó và sự chết của Đấng Cứu Chuộc, để bày tỏ tình yêu của họ và để […] tham gia trong sự đau khổ của Chúa Kitô.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói ngày thứ Bảy “được đánh dấu bằng một thinh lặng sâu sắc. […]Đang khi chờ đợi sự Phục Sinh, các tín hữu kiên trì trong sự chờ đợi với Mẹ Maria bằng sự cầu nguyện và chiêm niệm.
“Một ngày thinh lặng là cần thiềt để suy nghỉ thực tại sự sống nhân bản, những lực lượng sự dữ và quyền lực to lớn của sự lành được sự thương khó và phục sinh của Chúa Kitô, tuôn ra.”
Đêm Thứ Bảy là vọng Phục Sinh, Đức Thượng Tế đã giải thích đó là khi “Giáo Hội canh thức gần lửa mới làm phép và suy gẫm về lời hứa lớn chứa đựng trong Cựu và Tân Ước, về sự giải phóng quyết định khỏi tình trạng nô lệ xưa đối với sự tội và sự chết. Trong đêm tối, cây nến Phục sinh được thấp sáng từ lửa mới biểu trưng của Chúa Kitô Đấng phục sinh trong vinh quang.”
Ánh sáng thế gian
“Chúa Kitô, ánh sáng nhân loại, xô đuổi mọi bóng tối trong tâm hồn và thần trí và soi sáng mọi người đến trong thế gian,” Đức Giáo Hoàng nói. “Cùng với sự chiếu sáng của cây nến Phục Sinh, sự công bố cả thể Phục Sinh dội lại khắp Giáo Hội: Chúa Kitô thật sự sống lại, sư chết không còn quyền hành gì nữa trên Người. Với sự chết của Người Người đánh bại sự dữ mãi mãi và biến con người thành một ân ban của sự sống của Chúa.”
Đức Thánh Cha tóm tắt ý nghĩa tam nhật, “Những nghi thức được gợi ý cho ngày Thứ Năm, và ngày thứ Sáu Tuần Thánh, sự thinh lặng phong phú để cầu nguyện của ngày thứ bảy Tuần Thánh và đêm vọng Phục Sinh long trọng, cống hiến chúng ta cơ hội đào sâu những cảm giác và những giá trị của ơn gọi kitô hữu chúng ta được tháo ra nhờ mầu nhiệm Phục Sinh, và tăng cường ơn gọi này bằng cách trung thành theo Chúa Kitô trong mọi tình cảnh, như người đã làm., cả tới mức hiến mạng sống chúng ta cho Người.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cũng nhắc người tín hữu rằng lễ Phục Sinh không những để tưởng nhớ những biến cố của sự sống Chúa kitô, mà cũng để tưởng nhớ ‘những sự kiện và những tình huống khủng khiếp làm khổ anh em chúng ta khắp thế giới. Chúng ta biết sự ghét, sự chia rẽ và bạo lực không bao giờ có tiếng nói cuối cùng trong những biến cố lịch sử.”
“Những ngày thánh này tái thức tỉnh một hy vọng lớn trong chúng ta, ‘ngài nói thêm. “Chúa kitô bị đóng đinh, nhưng Người đã phục sinh và chiến thắng thế gian.
“Tình yêu mạnh hơn hận thù, tình yêu đã thắng và chúng ta phải sáp nhập với chiến thắng này của tình yêu. Do đó chúng ta phải bắt đầu lại từ Chúa Kitô và làm việc chung với Người cho có một thế gíơi xây dựng trên hoà bình, công lý và tình yêu.”
Đức Thánh Cha kêu gọi những giải pháp hoà bình cho Tây Tạng, Darfour, và Trung Đông.
Đức Long
23:15 23/03/2008
VATICAN (AFP) - Ngày chủ nhật, 23 tháng 03, trong một thông điệp gửi thế giới phát đi từ Vatican sau lễ Phục Sinh dưới dấu chỉ tự do tôn giáo, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kêu gọi giải pháp hoà bình cho Tây Tạng, Trung Đông và Darfour.
Sau đêm vọng Phục Sinh được đánh dấu bằng việc lãnh nhận bí tích rửa tội của bảy vị trung niên trong đó có một nhân vật hồi giáo, dưới trời mưa lớn, vị thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo đã cử hành thánh lễ Phục Sinh tai quảng trường thánh Phê Rô và ban phép lành « urbi và orbi » ( cho thành phố và cho thế giới), thánh lễ được truyền hình đi 67 quốc gia.
Trước các tín hữu tụ hợp tại quảng trường, Đức Thánh Cha chúc mừng lễ Phục Sinh họ bằng 63 ngôn ngữ trong đó có tiếng A rập và tiếng Trung Hoa.
Dưới thơi tiết xấu, tại sân sảnh thánh đường Thánh Phê rô có tán rộng, Đức Thánh Cha nói lễ Phục Sinh củ hành sự sống lại của Đức Kitô, đối với người kitô hữu là « lời kêu gọi sám hối yêu thương » và là « lời mời gọi sống từ bỏ hận thù và ích kỷ ».
Bảo vệ thiện ích và hoà bình
Đức Thánh Cha nói: « lúc này đây làm sao chúng ta không thể không nghĩ đến một số vùng châu phi, như Darfur, Somalie, Trung Đông, và đặc biệt là vùng đất Thánh, Irắc, Liban, và sau cùng là Tây Tạng, đây là những vùng tôi khuyến khích tìm kiếm giải pháp bảo vệ thiện ích và hoà bình ».
Trong ngày thứ 4, 19 tháng 03, Đức Thánh Cha đã phát đi một lời kêu gọi « đối thoại » và « khoan hồng » lẫn nhau, nhưng phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc ngày thứ 5 đã đáp lại rằng khoan hồng « không thể có cho kẻ phạm tội phải bị trừng phạt theo pháp luật ».
Trung Quốc, nơi tiểu Giáo Hội Công Giáo bị chia xé thành hai nhánh: nhánh Giáo Hội thầm lặng trung thành với Đức Giáo Hoàng, còn nhánh Giáo Hội yêu nước tuân theo chính sách chính quyền, đây là trọng tâm trong chặng đường Thánh Gía thứ sáu tuần thánh truyền thống dưới sự chủ trì của Đức Thánh Cha tại hí đường Colisé, trung tâm thành Phố Rôma..
Những suy niệm về chặng đường Thánh Gía do Đức Hồng Y Hồng Kông biên soạn theo lời yêu cầu của Đức Thánh Cha, trọng tâm nhấn mạnh đến các « thánh tử đạo sống thế kỷ 21 », là nạn nhân của « những người nắm quyền thế như là khí cụ quyền lực, chẳng đoái hoài gì đến công lý ».
Sau đêm vọng Phục Sinh được đánh dấu bằng việc lãnh nhận bí tích rửa tội của bảy vị trung niên trong đó có một nhân vật hồi giáo, dưới trời mưa lớn, vị thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo đã cử hành thánh lễ Phục Sinh tai quảng trường thánh Phê Rô và ban phép lành « urbi và orbi » ( cho thành phố và cho thế giới), thánh lễ được truyền hình đi 67 quốc gia.
Trước các tín hữu tụ hợp tại quảng trường, Đức Thánh Cha chúc mừng lễ Phục Sinh họ bằng 63 ngôn ngữ trong đó có tiếng A rập và tiếng Trung Hoa.
Dưới thơi tiết xấu, tại sân sảnh thánh đường Thánh Phê rô có tán rộng, Đức Thánh Cha nói lễ Phục Sinh củ hành sự sống lại của Đức Kitô, đối với người kitô hữu là « lời kêu gọi sám hối yêu thương » và là « lời mời gọi sống từ bỏ hận thù và ích kỷ ».
Bảo vệ thiện ích và hoà bình
Đức Thánh Cha nói: « lúc này đây làm sao chúng ta không thể không nghĩ đến một số vùng châu phi, như Darfur, Somalie, Trung Đông, và đặc biệt là vùng đất Thánh, Irắc, Liban, và sau cùng là Tây Tạng, đây là những vùng tôi khuyến khích tìm kiếm giải pháp bảo vệ thiện ích và hoà bình ».
Trong ngày thứ 4, 19 tháng 03, Đức Thánh Cha đã phát đi một lời kêu gọi « đối thoại » và « khoan hồng » lẫn nhau, nhưng phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc ngày thứ 5 đã đáp lại rằng khoan hồng « không thể có cho kẻ phạm tội phải bị trừng phạt theo pháp luật ».
Trung Quốc, nơi tiểu Giáo Hội Công Giáo bị chia xé thành hai nhánh: nhánh Giáo Hội thầm lặng trung thành với Đức Giáo Hoàng, còn nhánh Giáo Hội yêu nước tuân theo chính sách chính quyền, đây là trọng tâm trong chặng đường Thánh Gía thứ sáu tuần thánh truyền thống dưới sự chủ trì của Đức Thánh Cha tại hí đường Colisé, trung tâm thành Phố Rôma..
Những suy niệm về chặng đường Thánh Gía do Đức Hồng Y Hồng Kông biên soạn theo lời yêu cầu của Đức Thánh Cha, trọng tâm nhấn mạnh đến các « thánh tử đạo sống thế kỷ 21 », là nạn nhân của « những người nắm quyền thế như là khí cụ quyền lực, chẳng đoái hoài gì đến công lý ».
Top Stories
Easter Vigil: Homily of His Holiness Benedict XVI
+ Pope Benedict XVI
07:27 23/03/2008
EASTER VIGIL
HOMILY OF HIS HOLINESS BENEDICT XVI
Saint Peter's Basilica
Holy Saturday, 22 March 2008
Dear Brothers and Sisters,
In his farewell discourse, Jesus announced his imminent death and resurrection to his disciples with these mysterious words: “I go away, and I will come to you”, he said (Jn 14:28). Dying is a “going away”. Even if the body of the deceased remains behind, he himself has gone away into the unknown, and we cannot follow him (cf. Jn 13:36). Yet in Jesus’s case, there is something utterly new, which changes the world. In the case of our own death, the “going away” is definitive, there is no return. Jesus, on the other hand, says of his death: “I go away, and I will come to you.” It is by going away that he comes. His going ushers in a completely new and greater way of being present. By dying he enters into the love of the Father. His dying is an act of love. Love, however, is immortal. Therefore, his going away is transformed into a new coming, into a form of presence which reaches deeper and does not come to an end. During his earthly life, Jesus, like all of us, was tied to the external conditions of bodily existence: to a determined place and a determined time. Bodiliness places limits on our existence. We cannot be simultaneously in two different places. Our time is destined to come to an end. And between the “I” and the “you” there is a wall of otherness. To be sure, through love we can somehow enter the other’s existence. Nevertheless, the insurmountable barrier of being different remains in place. Yet Jesus, who is now totally transformed through the act of love, is free from such barriers and limits. He is able not only to pass through closed doors in the outside world, as the Gospels recount (cf. Jn 20:19). He can pass through the interior door separating the “I” from the “you”, the closed door between yesterday and today, between the past and the future. On the day of his solemn entry into Jerusalem, when some Greeks asked to see him, Jesus replied with the parable of the grain of wheat which has to pass through death in order to bear much fruit. In this way he foretold his own destiny: these words were not addressed simply to one or two Greeks in the space of a few minutes. Through his Cross, through his going away, through his dying like the grain of wheat, he would truly arrive among the Greeks, in such a way that they could see him and touch him through faith. His going away is transformed into a coming, in the Risen Lord’s universal manner of presence, in which he is there yesterday, today and for ever, in which he embraces all times and all places. Now he can even surmount the wall of otherness that separates the “I” from the “you”. This happened with Paul, who describes the process of his conversion and his Baptism in these words: “it is no longer I who live, but Christ who lives in me” (Gal 2:20). Through the coming of the Risen One, Paul obtained a new identity. His closed “I” was opened. Now he lives in communion with Jesus Christ, in the great “I” of believers who have become – as he puts it – “one in Christ” (Gal 3:28).
So, dear friends, it is clear that, through Baptism, the mysterious words spoken by Jesus at the Last Supper become present for you once more. In Baptism, the Lord enters your life through the door of your heart. We no longer stand alongside or in opposition to one another. He passes through all these doors. This is the reality of Baptism: he, the Risen One, comes; he comes to you and joins his life with yours, drawing you into the open fire of his love. You become one, one with him, and thus one among yourselves. At first this can sound rather abstract and unrealistic. But the more you live the life of the baptized, the more you can experience the truth of these words. Believers – the baptized – are never truly cut off from one another. Continents, cultures, social structures or even historical distances may separate us. But when we meet, we know one another on the basis of the same Lord, the same faith, the same hope, the same love, which form us. Then we experience that the foundation of our lives is the same. We experience that in our inmost depths we are anchored in the same identity, on the basis of which all our outward differences, however great they may be, become secondary. Believers are never totally cut off from one another. We are in communion because of our deepest identity: Christ within us. Thus faith is a force for peace and reconciliation in the world: distances between people are overcome, in the Lord we have become close (cf. Eph 2:13).
The Church expresses the inner reality of Baptism as the gift of a new identity through the tangible elements used in the administration of the sacrament. The fundamental element in Baptism is water; next, in second place, is light, which is used to great effect in the Liturgy of the Easter Vigil. Let us take a brief look at these two elements. In the final chapter of the Letter to the Hebrews, there is a statement about Christ which does not speak directly of water, but the Old Testament allusions nevertheless point clearly to the mystery of water and its symbolic meaning. Here we read: “The God of peace … brought again from the dead our Lord Jesus, the great shepherd of the sheep, by the blood of the eternal covenant” (13:20). In this sentence, there is an echo of the prophecy of Isaiah, in which Moses is described as the shepherd whom the Lord brought up from the water, from the sea (cf. 63:11). Jesus appears as the new, definitive Shepherd who brings to fulfilment what Moses had done: he leads us out of the deadly waters of the sea, out of the waters of death. In this context we may recall that Moses’ mother placed him in a basket in the Nile. Then, through God’s providence, he was taken out of the water, carried from death to life, and thus – having himself been saved from the waters of death – he was able to lead others through the sea of death. Jesus descended for us into the dark waters of death. But through his blood, so the Letter to the Hebrews tells us, he was brought back from death: his love united itself to the Father’s love, and thus from the abyss of death he was able to rise to life. Now he raises us from death to true life. This is exactly what happens in Baptism: he draws us towards himself, he draws us into true life. He leads us through the often murky sea of history, where we are frequently in danger of sinking amid all the confusion and perils. In Baptism he takes us, as it were, by the hand, he leads us along the path that passes through the Red Sea of this life and introduces us to everlasting life, the true and upright life. Let us grasp his hand firmly! Whatever may happen, whatever may befall us, let us not lose hold of his hand! Let us walk along the path that leads to life.
In the second place, there is the symbol of light and fire. Gregory of Tours recounts a practice that in some places was preserved for a long time, of lighting the new fire for the celebration of the Easter Vigil directly from the sun, using a crystal. Light and fire, so to speak, were received anew from heaven, so that all the lights and fires of the year could be kindled from them. This is a symbol of what we are celebrating in the Easter Vigil. Through his radical love for us, in which the heart of God and the heart of man touched, Jesus Christ truly took light from heaven and brought it to the earth – the light of truth and the fire of love that transform man’s being. He brought the light, and now we know who God is and what God is like. Thus we also know what our own situation is: what we are, and for what purpose we exist. When we are baptized, the fire of this light is brought down deep within ourselves. Thus, in the early Church, Baptism was also called the Sacrament of Illumination: God’s light enters into us; thus we ourselves become children of light. We must not allow this light of truth, that shows us the path, to be extinguished. We must protect it from all the forces that seek to eliminate it so as to cast us back into darkness regarding God and ourselves. Darkness, at times, can seem comfortable. I can hide, and spend my life asleep. Yet we are not called to darkness, but to light. In our baptismal promises, we rekindle this light, so to speak, year by year. Yes, I believe that the world and my life are not the product of chance, but of eternal Reason and eternal Love, they are created by Almighty God. Yes, I believe that in Jesus Christ, in his incarnation, in his Cross and resurrection, the face of God has been revealed; that in him, God is present in our midst, he unites us and leads us towards our goal, towards eternal Love. Yes, I believe that the Holy Spirit gives us the word of truth and enlightens our hearts; I believe that in the communion of the Church we all become one Body with the Lord, and thus we encounter his resurrection and eternal life. The Lord has granted us the light of truth. This light is also fire, a powerful force coming from God, a force that does not destroy, but seeks to transform our hearts, so that we truly become men of God, and so that his peace can become active in this world.
In the early Church there was a custom whereby the Bishop or the priest, after the homily, would cry out to the faithful: “Conversi ad Dominum ” – turn now towards the Lord. This meant in the first place that they would turn towards the East, towards the rising sun, the sign of Christ returning, whom we go to meet when we celebrate the Eucharist. Where this was not possible, for some reason, they would at least turn towards the image of Christ in the apse, or towards the Cross, so as to orient themselves inwardly towards the Lord. Fundamentally, this involved an interior event; conversion, the turning of our soul towards Jesus Christ and thus towards the living God, towards the true light. Linked with this, then, was the other exclamation that still today, before the Eucharistic Prayer, is addressed to the community of the faithful: “Sursum corda” – “Lift up your hearts”, high above the tangled web of our concerns, desires, anxieties and thoughtlessness – “Lift up your hearts, your inner selves!” In both exclamations we are summoned, as it were, to a renewal of our Baptism: Conversi ad Dominum – we must distance ourselves ever anew from taking false paths, onto which we stray so often in our thoughts and actions. We must turn ever anew towards him who is the Way, the Truth and the Life. We must be converted ever anew, turning with our whole life towards the Lord. And ever anew we must allow our hearts to be withdrawn from the force of gravity, which pulls them down, and inwardly we must raise them high: in truth and love. At this hour, let us thank the Lord, because through the power of his word and of the holy Sacraments, he points us in the right direction and draws our heart upwards. Let us pray to him in these words: Yes, Lord, make us Easter people, men and women of light, filled with the fire of your love. Amen.
© Copyright 2008 - Libreria Editrice Vaticana
Messaggio Urbi et Orbi
+ Pope Benedict XVI
07:33 23/03/2008
" Resurrexi, et adhuc tecum sum. Alleluia! - Sono risorto, sono sempre con te. Alleluia!". Cari fratelli e sorelle, Ges crocifisso e risorto ci ripete oggi quest'annuncio di gioia: l'annuncio pasquale. Accogliamolo con intimo stupore e gratitudine!
" Resurrexi et adhuc tecum sum - Sono risorto e sono ancora e sempre con te". Queste parole, tratte da un'antica versione del Salmo 138 (v. 18b), risuonano all'inizio dell'odierna Santa Messa. In esse, al sorgere del sole di Pasqua, la Chiesa riconosce la voce stessa di Ges che, risorgendo da morte, si rivolge al Padre colmo di felicit e d'amore ed esclama: Padre mio, eccomi! Sono risorto, sono ancora con te e lo sarị per sempre; il tuo Spirito non mi ha mai abbandonato. Possiamo così comprendere in modo nuovo anche altre espressioni del Salmo: "Se salgo in cielo, l tu sei, / se scendo negli inferi, eccoti. /.. . / Nemmeno le tenebre per te sono oscure, / e la notte chiara come il giorno; / per te le tenebre sono come luce" (Sal 138, 8.12). vero: nella solenne veglia di Pasqua le tenebre diventano luce, la notte cede il passo al giorno che non conosce tramonto. La morte e risurrezione del Verbo di Dio incarnato un evento di amore insuperabile, la vittoria dell'Amore che ci ha liberati dalla schiavit del peccato e della morte. Ha cambiato il corso della storia, infondendo un indelebile e rinnovato senso e valore alla vita dell'uomo.
"Sono risorto e sono ancora e sempre con te". Queste parole ci invitano a contemplare Cristo risorto, facendone risuonare nel nostro cuore la voce. Con il suo sacrificio redentore Ges di Nazareth ci ha resi figli adottivi di Dio, così che ora possiamo inserirci anche noi nel dialogo misterioso tra Lui e il Padre. Ritorna alla mente quanto un giorno Egli ebbe a dire ai suoi ascoltatori: "Tutto mi stato dato dal Padre mio; nessuno conosce il Figlio se non il Padre, e nessuno conosce il Padre se non il Figlio e colui al quale il Figlio lo voglia rivelare" (Mt 11,27). In questa prospettiva, avvertiamo che l'affermazione rivolta oggi da Ges risorto al Padre, - "Sono ancora e sempre con te" - riguarda come di riflesso anche noi, "figli di Dio e coeredi di Cristo, se veramente partecipiamo alle sue sofferenze per partecipare alla sua gloria" (cfr Rm 8,17). Grazie alla morte e risurrezione di Cristo, pure noi quest'oggi risorgiamo a vita nuova, ed unendo la nostra alla sua voce proclamiamo di voler restare per sempre con Dio, Padre nostro infinitamente buono e misericordioso.
Entriamo così nella profondit del mistero pasquale. L'evento sorprendente della risurrezione di Ges essenzialmente un evento d'amore: amore del Padre che consegna il Figlio per la salvezza del mondo; amore del Figlio che si abbandona al volere del Padre per tutti noi; amore dello Spirito che risuscita Ges dai morti nel suo corpo trasfigurato. Ed ancora: amore del Padre che "riabbraccia" il Figlio avvolgendolo nella sua gloria; amore del Figlio che con la forza dello Spirito ritorna al Padre rivestito della nostra umanit trasfigurata. Dall'odierna solennit, che ci fa rivivere l'esperienza assoluta e singolare della risurrezione di Ges, ci viene dunque un appello a convertirci all'Amore; ci viene un invito a vivere rifiutando l'odio e l'egoismo e a seguire docilmente le orme dell'Agnello immolato per la nostra salvezza, a imitare il Redentore "mite e umile di cuore", che "ristoro per le nostre anime" (cfr Mt 11,29).
Fratelli e sorelle cristiani di ogni parte del mondo, uomini e donne di animo sinceramente aperto alla verit! Che nessuno chiuda il cuore all'onnipotenza di questo amore che redime! Ges Cristo morto e risorto per tutti: Egli la nostra speranza! Speranza vera per ogni essere umano. Oggi, come fece con i suoi discepoli in Galilea prima di tornare al Padre, Ges risorto invia anche noi dappertutto come testimoni della sua speranza e ci rassicura: Io sono con voi sempre, tutti i giorni, fino alla fine del mondo (cfr Mt 28,20 ). Fissando lo sguardo dell'animo nelle piaghe gloriose del suo corpo trasfigurato, possiamo capire il senso e il valore della sofferenza, possiamo lenire le tante ferite che continuano ad insanguinare l'umanit anche ai nostri giorni. Nelle sue piaghe gloriose riconosciamo i segni indelebili della misericordia infinita del Dio di cui parla il profeta: Egli colui che risana le ferite dei cuori spezzati, che difende i deboli e proclama la libert degli schiavi, che consola tutti gli afflitti e dispensa loro olio di letizia invece dell'abito da lutto, un canto di lode invece di un cuore mesto (cfr Is 61,1.2.3). Se con umile confidenza ci accostiamo a Lui, incontriamo nel suo sguardo la risposta all'anelito pi profondo del nostro cuore: conoscere Dio e stringere con Lui una relazione vitale, che colmi del suo stesso amore la nostra esistenza e le nostre relazioni interpersonali e sociali. Per questo l'umanit ha bisogno di Cristo: in Lui, nostra speranza, "noi siamo stati salvati" (cfr Rm 8,24).
Quante volte le relazioni tra persona e persona, tra gruppo e gruppo, tra popolo e popolo, invece che dall'amore, sono segnate dall'egoismo, dall'ingiustizia, dall'odio, dalla violenza! Sono le piaghe dell'umanit, aperte e doloranti in ogni angolo del pianeta, anche se spesso ignorate e talvolta volutamente nascoste; piaghe che straziano anime e corpi di innumerevoli nostri fratelli e sorelle. Esse attendono di essere lenite e guarite dalle piaghe gloriose del Signore risorto (cfr 1 Pt 2,24-25) e dalla solidariet di quanti, sulle sue orme e in suo nome, pongono gesti d'amore, si impegnano fattivamente per la giustizia e spargono intorno a s segni luminosi di speranza nei luoghi insanguinati dai conflitti e dovunque la dignit della persona umana continua ad essere vilipesa e conculcata. L’auspicio che proprio l si moltiplichino le testimonianze di mitezza e di perdono!
Cari fratelli e sorelle, lasciamoci illuminare dalla luce sfolgorante di questo Giorno solenne; apriamoci con sincera fiducia a Cristo risorto, perch la forza rinnovatrice del Mistero pasquale si manifesti in ciascuno di noi, nelle nostre famiglie, nelle nostre citt e nelle nostre Nazioni. Si manifesti in ogni parte del mondo. Come non pensare in questo momento, in particolare, ad alcune regioni africane, quali il Darfur e la Somalia, al martoriato Medioriente, e specialmente alla Terrasanta, all'Iraq, al Libano, e infine al Tibet, regioni per le quali incoraggio la ricerca di soluzioni che salvaguardino il bene e la pace! Invochiamo la pienezza dei doni pasquali, per intercessione di Maria che, dopo aver condiviso le sofferenze della passione e crocifissione del suo Figlio innocente, ha sperimentato anche la gioia inesprimibile della sua risurrezione. Associata alla gloria di Cristo, sia Lei a proteggerci e a guidarci sulla via della fraterna solidariet e della pace. Sono questi i miei auguri pasquali, che rivolgo a voi qui presenti e agli uomini e alle donne di ogni nazione e continente a noi uniti attraverso la radio e la televisione. Buona Pasqua!
" Resurrexi et adhuc tecum sum - Sono risorto e sono ancora e sempre con te". Queste parole, tratte da un'antica versione del Salmo 138 (v. 18b), risuonano all'inizio dell'odierna Santa Messa. In esse, al sorgere del sole di Pasqua, la Chiesa riconosce la voce stessa di Ges che, risorgendo da morte, si rivolge al Padre colmo di felicit e d'amore ed esclama: Padre mio, eccomi! Sono risorto, sono ancora con te e lo sarị per sempre; il tuo Spirito non mi ha mai abbandonato. Possiamo così comprendere in modo nuovo anche altre espressioni del Salmo: "Se salgo in cielo, l tu sei, / se scendo negli inferi, eccoti. /.. . / Nemmeno le tenebre per te sono oscure, / e la notte chiara come il giorno; / per te le tenebre sono come luce" (Sal 138, 8.12). vero: nella solenne veglia di Pasqua le tenebre diventano luce, la notte cede il passo al giorno che non conosce tramonto. La morte e risurrezione del Verbo di Dio incarnato un evento di amore insuperabile, la vittoria dell'Amore che ci ha liberati dalla schiavit del peccato e della morte. Ha cambiato il corso della storia, infondendo un indelebile e rinnovato senso e valore alla vita dell'uomo.
"Sono risorto e sono ancora e sempre con te". Queste parole ci invitano a contemplare Cristo risorto, facendone risuonare nel nostro cuore la voce. Con il suo sacrificio redentore Ges di Nazareth ci ha resi figli adottivi di Dio, così che ora possiamo inserirci anche noi nel dialogo misterioso tra Lui e il Padre. Ritorna alla mente quanto un giorno Egli ebbe a dire ai suoi ascoltatori: "Tutto mi stato dato dal Padre mio; nessuno conosce il Figlio se non il Padre, e nessuno conosce il Padre se non il Figlio e colui al quale il Figlio lo voglia rivelare" (Mt 11,27). In questa prospettiva, avvertiamo che l'affermazione rivolta oggi da Ges risorto al Padre, - "Sono ancora e sempre con te" - riguarda come di riflesso anche noi, "figli di Dio e coeredi di Cristo, se veramente partecipiamo alle sue sofferenze per partecipare alla sua gloria" (cfr Rm 8,17). Grazie alla morte e risurrezione di Cristo, pure noi quest'oggi risorgiamo a vita nuova, ed unendo la nostra alla sua voce proclamiamo di voler restare per sempre con Dio, Padre nostro infinitamente buono e misericordioso.
Entriamo così nella profondit del mistero pasquale. L'evento sorprendente della risurrezione di Ges essenzialmente un evento d'amore: amore del Padre che consegna il Figlio per la salvezza del mondo; amore del Figlio che si abbandona al volere del Padre per tutti noi; amore dello Spirito che risuscita Ges dai morti nel suo corpo trasfigurato. Ed ancora: amore del Padre che "riabbraccia" il Figlio avvolgendolo nella sua gloria; amore del Figlio che con la forza dello Spirito ritorna al Padre rivestito della nostra umanit trasfigurata. Dall'odierna solennit, che ci fa rivivere l'esperienza assoluta e singolare della risurrezione di Ges, ci viene dunque un appello a convertirci all'Amore; ci viene un invito a vivere rifiutando l'odio e l'egoismo e a seguire docilmente le orme dell'Agnello immolato per la nostra salvezza, a imitare il Redentore "mite e umile di cuore", che "ristoro per le nostre anime" (cfr Mt 11,29).
Fratelli e sorelle cristiani di ogni parte del mondo, uomini e donne di animo sinceramente aperto alla verit! Che nessuno chiuda il cuore all'onnipotenza di questo amore che redime! Ges Cristo morto e risorto per tutti: Egli la nostra speranza! Speranza vera per ogni essere umano. Oggi, come fece con i suoi discepoli in Galilea prima di tornare al Padre, Ges risorto invia anche noi dappertutto come testimoni della sua speranza e ci rassicura: Io sono con voi sempre, tutti i giorni, fino alla fine del mondo (cfr Mt 28,20 ). Fissando lo sguardo dell'animo nelle piaghe gloriose del suo corpo trasfigurato, possiamo capire il senso e il valore della sofferenza, possiamo lenire le tante ferite che continuano ad insanguinare l'umanit anche ai nostri giorni. Nelle sue piaghe gloriose riconosciamo i segni indelebili della misericordia infinita del Dio di cui parla il profeta: Egli colui che risana le ferite dei cuori spezzati, che difende i deboli e proclama la libert degli schiavi, che consola tutti gli afflitti e dispensa loro olio di letizia invece dell'abito da lutto, un canto di lode invece di un cuore mesto (cfr Is 61,1.2.3). Se con umile confidenza ci accostiamo a Lui, incontriamo nel suo sguardo la risposta all'anelito pi profondo del nostro cuore: conoscere Dio e stringere con Lui una relazione vitale, che colmi del suo stesso amore la nostra esistenza e le nostre relazioni interpersonali e sociali. Per questo l'umanit ha bisogno di Cristo: in Lui, nostra speranza, "noi siamo stati salvati" (cfr Rm 8,24).
Quante volte le relazioni tra persona e persona, tra gruppo e gruppo, tra popolo e popolo, invece che dall'amore, sono segnate dall'egoismo, dall'ingiustizia, dall'odio, dalla violenza! Sono le piaghe dell'umanit, aperte e doloranti in ogni angolo del pianeta, anche se spesso ignorate e talvolta volutamente nascoste; piaghe che straziano anime e corpi di innumerevoli nostri fratelli e sorelle. Esse attendono di essere lenite e guarite dalle piaghe gloriose del Signore risorto (cfr 1 Pt 2,24-25) e dalla solidariet di quanti, sulle sue orme e in suo nome, pongono gesti d'amore, si impegnano fattivamente per la giustizia e spargono intorno a s segni luminosi di speranza nei luoghi insanguinati dai conflitti e dovunque la dignit della persona umana continua ad essere vilipesa e conculcata. L’auspicio che proprio l si moltiplichino le testimonianze di mitezza e di perdono!
Cari fratelli e sorelle, lasciamoci illuminare dalla luce sfolgorante di questo Giorno solenne; apriamoci con sincera fiducia a Cristo risorto, perch la forza rinnovatrice del Mistero pasquale si manifesti in ciascuno di noi, nelle nostre famiglie, nelle nostre citt e nelle nostre Nazioni. Si manifesti in ogni parte del mondo. Come non pensare in questo momento, in particolare, ad alcune regioni africane, quali il Darfur e la Somalia, al martoriato Medioriente, e specialmente alla Terrasanta, all'Iraq, al Libano, e infine al Tibet, regioni per le quali incoraggio la ricerca di soluzioni che salvaguardino il bene e la pace! Invochiamo la pienezza dei doni pasquali, per intercessione di Maria che, dopo aver condiviso le sofferenze della passione e crocifissione del suo Figlio innocente, ha sperimentato anche la gioia inesprimibile della sua risurrezione. Associata alla gloria di Cristo, sia Lei a proteggerci e a guidarci sulla via della fraterna solidariet e della pace. Sono questi i miei auguri pasquali, che rivolgo a voi qui presenti e agli uomini e alle donne di ogni nazione e continente a noi uniti attraverso la radio e la televisione. Buona Pasqua!
Easter Message Urbi et Orbi of His Holiness Benedict XVI
+ Pope Benedict XVI
07:56 23/03/2008
Resurrexi, et adhuc tecum sum. Alleluia! - I have risen, I am still with you. Alleluia!
Dear brothers and sisters,
Jesus, crucified and risen, repeats this joyful proclamation to us today: the Easter proclamation. Let us welcome it with deep wonder and gratitude!
Resurrexi et adhuc tecum sum – I have risen, I am still with you, for ever.
These words, taken from an ancient version of Psalm 138 (v. 18b), were sung at the beginning of today’s Mass. In them, at the rising of the Easter sun, the Church recognizes the voice of Jesus himself who, on rising from death, turns to the Father filled with gladness and love, and exclaims: My Father, here I am! I have risen, I am still with you, and so I shall be for ever; your Spirit never abandoned me. In this way we can also come to a new understanding of other passages from the psalm: “If I climb the heavens, you are there; if I descend into the underworld, you are there … Even darkness is not dark for you, and the night is as clear as day; for you, darkness is like light” (Ps 138:8,12). It is true: in the solemn Easter vigil, darkness becomes light, night gives way to the day that knows no sunset. The death and resurrection of the Word of God incarnate is an event of invincible love, it is the victory of that Love which has delivered us from the slavery of sin and death. It has changed the course of history, giving to human life an indestructible and renewed meaning and value.
“I have risen and I am still with you, for ever.”
These words invite us to contemplate the risen Christ, letting his voice resound in our heart. With his redeeming sacrifice, Jesus of Nazareth has made us adopted children of God, so that we too can now take our place in the mysterious dialogue between him and the Father. We are reminded of what he once said to those who were listening: “All things have been delivered to me by my Father; and no one knows the Father except the Son and any one to whom the Son chooses to reveal him” (Mt 11:27). In this perspective, we note that the words addressed by the risen Jesus to the Father on this day – “I am still with you, for ever” – apply indirectly to us as well, “children of God and fellow heirs with Christ, provided we suffer with him in order that we may also be glorified with him” (cf. Rom 8:17). Through the death and resurrection of Christ, we too rise to new life today, and uniting our voice with his, we proclaim that we wish to remain for ever with God, our infinitely good and merciful Father.
In this way we enter the depths of the Paschal mystery. The astonishing event of the resurrection of Jesus is essentially an event of love: the Father’s love in handing over his Son for the salvation of the world; the Son’s love in abandoning himself to the Father’s will for us all; the Spirit’s love in raising Jesus from the dead in his transfigured body. And there is more: the Father’s love which “newly embraces” the Son, enfolding him in glory; the Son’s love returning to the Father in the power of the Spirit, robed in our transfigured humanity. From today’s solemnity, in which we relive the absolute, once-and-for-all experience of Jesus’s resurrection, we receive an appeal to be converted to Love; we receive an invitation to live by rejecting hatred and selfishness, and to follow with docility in the footsteps of the Lamb that was slain for our salvation, to imitate the Redeemer who is “gentle and lowly in heart”, who is “rest for our souls” (cf. Mt 11:29).
Dear Christian brothers and sisters in every part of the world, dear men and women whose spirit is sincerely open to the truth, let no heart be closed to the omnipotence of this redeeming love!
Jesus Christ died and rose for all; he is our hope – true hope for every human being. Today, just as he did with his disciples in Galilee before returning to the Father, the risen Jesus now sends us everywhere as witnesses of his hope, and he reassures us: I am with you always, all days, until the end of the world (cf. Mt 28:20). Fixing the gaze of our spirit on the glorious wounds of his transfigured body, we can understand the meaning and value of suffering, we can tend the many wounds that continue to disfigure humanity in our own day. In his glorious wounds we recognize the indestructible signs of the infinite mercy of the God of whom the prophet says: it is he who heals the wounds of broken hearts, who defends the weak and proclaims the freedom of slaves, who consoles all the afflicted and bestows upon them the oil of gladness instead of a mourning robe, a song of praise instead of a sorrowful heart (cf. Is 61:1,2,3). If with humble trust we draw near to him, we encounter in his gaze the response to the deepest longings of our heart: to know God and to establish with him a living relationship in an authentic communion of love, which can fill our lives, our interpersonal and social relations with that same love. For this reason, humanity needs Christ: in him, our hope, “we have been saved” (cf. Rom 8:24).
How often relations between individuals, between groups and between peoples are marked not by love but by selfishness, injustice, hatred and violence! These are the scourges of humanity, open and festering in every corner of the planet, although they are often ignored and sometimes deliberately concealed; wounds that torture the souls and bodies of countless of our brothers and sisters. They are waiting to be tended and healed by the glorious wounds of our Risen Lord (cf. 1 Pet 2:24-25) and by the solidarity of people who, following in his footsteps, perform deeds of charity in his name, make an active commitment to justice, and spread luminous signs of hope in areas bloodied by conflict and wherever the dignity of the human person continues to be scorned and trampled. It is hoped that these are precisely the places where gestures of moderation and forgiveness will increase!
Dear brothers and sisters!
Let us allow the light that streams forth from this solemn day to enlighten us; let us open ourselves in sincere trust to the risen Christ, so that his victory over evil and death may also triumph in each one of us, in our families, in our cities and in our nations. Let it shine forth in every part of the world. In particular, how can we fail to remember certain African regions, such as Dafur and Somalia, the tormented Middle East, especially the Holy Land, Iraq, Lebanon, and finally Tibet, all of whom I encourage to seek solutions that will safeguard peace and the common good! Let us invoke the fullness of his Paschal gifts, through the intercession of Mary who, after sharing the sufferings of the passion and crucifixion of her innocent Son, also experienced the inexpressible joy of his resurrection. Sharing in the glory of Christ, may she be the one to protect us and guide us along the path of fraternal solidarity and peace. These are my Easter greetings, which I address to all who are present here, and to men and women of every nation and continent united with us through radio and television. Happy Easter!
Dear brothers and sisters,
Jesus, crucified and risen, repeats this joyful proclamation to us today: the Easter proclamation. Let us welcome it with deep wonder and gratitude!
Resurrexi et adhuc tecum sum – I have risen, I am still with you, for ever.
These words, taken from an ancient version of Psalm 138 (v. 18b), were sung at the beginning of today’s Mass. In them, at the rising of the Easter sun, the Church recognizes the voice of Jesus himself who, on rising from death, turns to the Father filled with gladness and love, and exclaims: My Father, here I am! I have risen, I am still with you, and so I shall be for ever; your Spirit never abandoned me. In this way we can also come to a new understanding of other passages from the psalm: “If I climb the heavens, you are there; if I descend into the underworld, you are there … Even darkness is not dark for you, and the night is as clear as day; for you, darkness is like light” (Ps 138:8,12). It is true: in the solemn Easter vigil, darkness becomes light, night gives way to the day that knows no sunset. The death and resurrection of the Word of God incarnate is an event of invincible love, it is the victory of that Love which has delivered us from the slavery of sin and death. It has changed the course of history, giving to human life an indestructible and renewed meaning and value.
“I have risen and I am still with you, for ever.”
These words invite us to contemplate the risen Christ, letting his voice resound in our heart. With his redeeming sacrifice, Jesus of Nazareth has made us adopted children of God, so that we too can now take our place in the mysterious dialogue between him and the Father. We are reminded of what he once said to those who were listening: “All things have been delivered to me by my Father; and no one knows the Father except the Son and any one to whom the Son chooses to reveal him” (Mt 11:27). In this perspective, we note that the words addressed by the risen Jesus to the Father on this day – “I am still with you, for ever” – apply indirectly to us as well, “children of God and fellow heirs with Christ, provided we suffer with him in order that we may also be glorified with him” (cf. Rom 8:17). Through the death and resurrection of Christ, we too rise to new life today, and uniting our voice with his, we proclaim that we wish to remain for ever with God, our infinitely good and merciful Father.
In this way we enter the depths of the Paschal mystery. The astonishing event of the resurrection of Jesus is essentially an event of love: the Father’s love in handing over his Son for the salvation of the world; the Son’s love in abandoning himself to the Father’s will for us all; the Spirit’s love in raising Jesus from the dead in his transfigured body. And there is more: the Father’s love which “newly embraces” the Son, enfolding him in glory; the Son’s love returning to the Father in the power of the Spirit, robed in our transfigured humanity. From today’s solemnity, in which we relive the absolute, once-and-for-all experience of Jesus’s resurrection, we receive an appeal to be converted to Love; we receive an invitation to live by rejecting hatred and selfishness, and to follow with docility in the footsteps of the Lamb that was slain for our salvation, to imitate the Redeemer who is “gentle and lowly in heart”, who is “rest for our souls” (cf. Mt 11:29).
Dear Christian brothers and sisters in every part of the world, dear men and women whose spirit is sincerely open to the truth, let no heart be closed to the omnipotence of this redeeming love!
Jesus Christ died and rose for all; he is our hope – true hope for every human being. Today, just as he did with his disciples in Galilee before returning to the Father, the risen Jesus now sends us everywhere as witnesses of his hope, and he reassures us: I am with you always, all days, until the end of the world (cf. Mt 28:20). Fixing the gaze of our spirit on the glorious wounds of his transfigured body, we can understand the meaning and value of suffering, we can tend the many wounds that continue to disfigure humanity in our own day. In his glorious wounds we recognize the indestructible signs of the infinite mercy of the God of whom the prophet says: it is he who heals the wounds of broken hearts, who defends the weak and proclaims the freedom of slaves, who consoles all the afflicted and bestows upon them the oil of gladness instead of a mourning robe, a song of praise instead of a sorrowful heart (cf. Is 61:1,2,3). If with humble trust we draw near to him, we encounter in his gaze the response to the deepest longings of our heart: to know God and to establish with him a living relationship in an authentic communion of love, which can fill our lives, our interpersonal and social relations with that same love. For this reason, humanity needs Christ: in him, our hope, “we have been saved” (cf. Rom 8:24).
How often relations between individuals, between groups and between peoples are marked not by love but by selfishness, injustice, hatred and violence! These are the scourges of humanity, open and festering in every corner of the planet, although they are often ignored and sometimes deliberately concealed; wounds that torture the souls and bodies of countless of our brothers and sisters. They are waiting to be tended and healed by the glorious wounds of our Risen Lord (cf. 1 Pet 2:24-25) and by the solidarity of people who, following in his footsteps, perform deeds of charity in his name, make an active commitment to justice, and spread luminous signs of hope in areas bloodied by conflict and wherever the dignity of the human person continues to be scorned and trampled. It is hoped that these are precisely the places where gestures of moderation and forgiveness will increase!
Dear brothers and sisters!
Let us allow the light that streams forth from this solemn day to enlighten us; let us open ourselves in sincere trust to the risen Christ, so that his victory over evil and death may also triumph in each one of us, in our families, in our cities and in our nations. Let it shine forth in every part of the world. In particular, how can we fail to remember certain African regions, such as Dafur and Somalia, the tormented Middle East, especially the Holy Land, Iraq, Lebanon, and finally Tibet, all of whom I encourage to seek solutions that will safeguard peace and the common good! Let us invoke the fullness of his Paschal gifts, through the intercession of Mary who, after sharing the sufferings of the passion and crucifixion of her innocent Son, also experienced the inexpressible joy of his resurrection. Sharing in the glory of Christ, may she be the one to protect us and guide us along the path of fraternal solidarity and peace. These are my Easter greetings, which I address to all who are present here, and to men and women of every nation and continent united with us through radio and television. Happy Easter!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Vọng Phục Sinh được cử hành long trọng tại giáo xứ Sóc Trăng
Vạn Nguyên
01:57 23/03/2008
SÓC TRĂNG -- Trải qua Tam nhật vượt qua trong tuần lễ cực thánh, 20 giớ tối thứ bảy ngày 15 tháng 03 năm 2008 Cộng đoàn dân Chúa tại Giáo xứ Sóc Trăng long trong cử hành thánh lễ Vọng Phục Sinh. Tham dự có rất đông giáo dân trong xứ cùng quý Soeurs thuộc hai dòng Chúa Quan Phòng và Mến thánh Giá Cần Thơ, số lượng đông đến nổi tất cả các băng ghế bên trong nhà thờ đều đã kín, nhiều người đến sau phải ngồi ngoài các băng ghế đá ngoài sân.
Cha phó Giuse Hoàng Minh Quân đã chủ sự các nghi thức đốt ngọn lửa mới và làm phép nến Phục Sinh. Ánh sáng lung linh huyền diệu của ngọn nến Phục Sinh-Đức Giêsu Kitô đã được thắp lên và kiệu rước vào nhà thờ trong niềm hân hoan phấn khởi của mọi người đón mừng Đại Lễ Chúa Phục Sinh với việc lắng nghe và đón nhận Tin Mừng Phục Sinh. Trong phần Phụng vụ Lời Chúa, mọi người lần lượt được nghe lại 04 bài đọc trong các sách Cựu Ước và tiếp tục đón nhận một bài đọc trong thư của Thánh Phaolô trước khi mọi người cùng với Linh mục chủ tế lớn tiếng hát lên: “Allêluia…”
Cùng tham gia đồng tế trong Thánh Lễ này có Cha Sở Phêrô Lê Văn Duyên, Cha phó Giuse Trương Minh Tâm cùng với sự hiện diện của Ông Sáu: Cha Giuse Nguyễn Văn Đầy…Dù tuổi cao sức yếu, đi đứng rất khó khăn, nhưng suốt 03 ngày cực thánh đều có sự hiện diện của ông Sáu trong việc cử hành các nghi thức thánh.
Chia sẻ trong phần bài giảng, Cha Phó Giuse Hoàng Minh Quân đã mượn hình ảnh, sản phẩm Café 03 trong 01 (đường-sửa và café) mà hiện nay có rất nhiều người thích dùng để dẫn đưa cùng mời gọi mọi thành phần dân Chúa trong xứ hãy chiêm ngắm diện mạo cùng chân dung đích thực của Đức Giêsu Kitô_Thầy Chí Thánh của chúng ta đã “Yêu thương - Phục vụ”; “Hy sinh hiến thân làm giá chuộc” và “Can đảm mở lòng mình ra để cho Ý Chúa được thể hiện nơi mơi người”. Trong thánh lễ vọng Phục Sinh năm nay Giáo Xứ Sóc Trăng không cử hành các nghi thức rửa tội cho các anh chị em tân tòng và mọi người đã cùng thắp lên ngọn nến của bản thân mình cùng nhau tuyên xưng lại lời hứa mà mình đã hứa khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội.
Sau 02 giời đồng hồ, tức lúc 22 giờ Thánh Lễ Vọng Phục Sinh 2008 ở Giáo Xứ Sóc Trăng kết thúc, Cha sở Phêrô Lê Văn Duyên đã đại diện cho quý cha ngỏ lời chúc mừng tất cả mọi người trong xứ đạo một mùa Phục Sinh đầy Ân Phúc, và muôn sự bình an của Đức Giêsu Phục Sinh luôn hiện diện tràn đầy nơi tất cả mọi gia đình của con cái Chúa.
Những cái bắt tay hay những nụ cười rạng rở chúc nhau sau thánh lễ cũng chính là hình ảnh của những cử chỉ yêu thương quan tâm nhau trong sự hiệp thông nhiệm mầu của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh và Hội thánh cùa Người.
Cha phó Giuse Hoàng Minh Quân đã chủ sự các nghi thức đốt ngọn lửa mới và làm phép nến Phục Sinh. Ánh sáng lung linh huyền diệu của ngọn nến Phục Sinh-Đức Giêsu Kitô đã được thắp lên và kiệu rước vào nhà thờ trong niềm hân hoan phấn khởi của mọi người đón mừng Đại Lễ Chúa Phục Sinh với việc lắng nghe và đón nhận Tin Mừng Phục Sinh. Trong phần Phụng vụ Lời Chúa, mọi người lần lượt được nghe lại 04 bài đọc trong các sách Cựu Ước và tiếp tục đón nhận một bài đọc trong thư của Thánh Phaolô trước khi mọi người cùng với Linh mục chủ tế lớn tiếng hát lên: “Allêluia…”
Cùng tham gia đồng tế trong Thánh Lễ này có Cha Sở Phêrô Lê Văn Duyên, Cha phó Giuse Trương Minh Tâm cùng với sự hiện diện của Ông Sáu: Cha Giuse Nguyễn Văn Đầy…Dù tuổi cao sức yếu, đi đứng rất khó khăn, nhưng suốt 03 ngày cực thánh đều có sự hiện diện của ông Sáu trong việc cử hành các nghi thức thánh.
Chia sẻ trong phần bài giảng, Cha Phó Giuse Hoàng Minh Quân đã mượn hình ảnh, sản phẩm Café 03 trong 01 (đường-sửa và café) mà hiện nay có rất nhiều người thích dùng để dẫn đưa cùng mời gọi mọi thành phần dân Chúa trong xứ hãy chiêm ngắm diện mạo cùng chân dung đích thực của Đức Giêsu Kitô_Thầy Chí Thánh của chúng ta đã “Yêu thương - Phục vụ”; “Hy sinh hiến thân làm giá chuộc” và “Can đảm mở lòng mình ra để cho Ý Chúa được thể hiện nơi mơi người”. Trong thánh lễ vọng Phục Sinh năm nay Giáo Xứ Sóc Trăng không cử hành các nghi thức rửa tội cho các anh chị em tân tòng và mọi người đã cùng thắp lên ngọn nến của bản thân mình cùng nhau tuyên xưng lại lời hứa mà mình đã hứa khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội.
Sau 02 giời đồng hồ, tức lúc 22 giờ Thánh Lễ Vọng Phục Sinh 2008 ở Giáo Xứ Sóc Trăng kết thúc, Cha sở Phêrô Lê Văn Duyên đã đại diện cho quý cha ngỏ lời chúc mừng tất cả mọi người trong xứ đạo một mùa Phục Sinh đầy Ân Phúc, và muôn sự bình an của Đức Giêsu Phục Sinh luôn hiện diện tràn đầy nơi tất cả mọi gia đình của con cái Chúa.
Những cái bắt tay hay những nụ cười rạng rở chúc nhau sau thánh lễ cũng chính là hình ảnh của những cử chỉ yêu thương quan tâm nhau trong sự hiệp thông nhiệm mầu của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh và Hội thánh cùa Người.
Việt kiều Công Giáo tại Băng Cốc, Thái Lan mừng lễ Phục Sinh đầy sóng gió
LM. Nguyễn Tiến Đức
14:40 23/03/2008
Việt Kiều Băng-Cốc Mừng Lễ Phục Sinh Đầy Sóng Gió!
Băng-Cốc- Đúng 12g30 trưa Chúa Nhật ngày 23/03/2008, Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang, Cộng đoàn Việt Nam ở Băng-Cốc hân hoan mừng đại lễ Chúa Phục Sinh.
Băng-Cốc, thủ đô của xứ sở chùa vàng với hơn 90% dân số theo Phật giáo, là một vùng đất mang nặng dấu ấn của đền, chùa với đa số các nhà sư theo Phật giáo hệ phái Theravada.
Nhưng ngay từ sáng sớm, có tới 450 bạn trẻ trong số 1.000 người Công giáoViệt đang lao động trên đất Thái, cùng với một số sinh viên Việt Nam đang theo học tại đại học Assumption, Công giáo lẫn không Công giáo, từ các ngả đường tiến về nhà thờ thánh Tô-ma, nhà thờ của quí cha dòng Chúa Cứu Thế Thái Lan, hẻm 184, đường Ram-kham-heng, để tham dự chương trình mừng đai lễ Chúa Phục Sinh.
Chương trình được mở đầu bằng việc lần chuỗi Mân Côi và suy niệm các mầu nhiệm Phục Sinh được quí sơ dòng Mân Côi đảm nhận. Do lòng khao khát muốn lãnh nhận ơn lành của Chúa Phục Sinh, hầu hết các bạn trẻ tới đây đều đến với tòa Giải Tội để được hòa giải lại với Chúa, trước khi tham dự thánh lễ mừng Chúa Phục Sinh.
“Chúa đã sống lại thật rồi!...” là bài ca nhập lễ của cộng đoàn đón chào đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ. Quí cha đến dâng lễ Phục Sinh hôm nay gồm có cha Brayun, người Thái gốc Việt, cha đến Băng Cốc từ một tỉnh phía Bắc Thái Lan để dâng lễ với cộng đoàn. Bên cạnh đó là cha Gioan Phan Quốc Trực, dòng Ngôi Lời; Cùng dòng Ngôi Lời là cha An tôn Lê Đức, và cha Giuse Nguyễn Tiến Đức, dòng Đa Minh Việt Nam.
Hiện diện trong thánh lễ mừng Chúa Phục Sinh hôm nay, còn có quí thầy dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đang du học tại Thái và quí Sơ dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Việt Nam đang phục vụ tại Thái Lan. Một sự gắn kết liên dòng thật hữu hiệu, hiếm có và cũng hiếm thấy nữa!
Những người Công giáo Việt sang lao động ở Thái đều khao khát đến mừng lễ Phục Sinh..Có một bạn trẻ hỏi: “ Lễ Phục Sinh năm nay ở đâu vậy cha? Con sang đây đã hơn một năm mà giống như người bên lương. Con không đến nhà thờ và từ lâu đã không đi xưng tội.”
Đó là trường hợp chung trong số các bạn trẻ Việt Nam sang lao động trên đất chùa vàng Thái Lan. Họ vất vả tìm miếng cơm, manh áo. Họ lưu lạc từ quê nhà sang đất Thái. Ho xa gia đình, xa quê hương. Sống trên đất Thái, đình chùa thì nhiều, nhà thờ thì ít, cho nên họ cũng dễ xa nhà thờ và các bí tích.
Nhưng lòng tin của họ diễn tả ra bằng việc làm thật đáng trân trọng! Hôm nay họ đến mừng Chúa Phục Sinh đầy những sóng gió! Nhiều bạn xin chủ nghỉ việc không được nên đã leo tường qua năm sáu mái nhà để trốn ra đường đi lễ… Các bạn trẻ khác tìm đến với Chúa cũng rất cam go và đầy những thử thách! Họ sang làm việc không có giấy tờ hợp lệ và ra đường sợ bị công an Thái bắt.Có bạn bi công an Thái bắt nhốt trong trại giam cả tháng trời rồi nhờ người nhà mang giấy tờ đến bảo lãnh. Nhưng họ vẫn cứ can đảm đi lễ mặc dù lòng vẫn nơm nớp lo âu! Đến nhà thờ để mừng lễ Phục Sinh với cộng đoàn, họ vẫn cứ đi! Họ cũng phải trả nhiều tiền để thuê xe đi lễ dù đồng tiền họ làm ra thật vấ vả và đáng quí, nhưng vì Chúa, họ vẫn cứ đi! Có nhiều bạn tới giờ đi lễ nhưng lại bị sót lại vì trên xe không đủ chỗ ngồi cho họ. Thật là đáng tiếc!
Sau thánh lễ mừng Chúa Phục Sinh hôm nay, mỗi bạn trẻ nhận được một trái trứng để mừng lễ Phục Sinh. Nhưng vì số người quá đông mà số trứng phát ra có giới hạn, nên ban tổ chức phải chữa cháy nói rằng: “Xin các bạn trẻ chưa có thông cảm vì gà đẻ trứng chưa kịp!”
Nhưng niềm vui mừng lễ Phục Sinh đó chưa kéo dài được là bao! Khi tan lễ ra về, các bạn trẻ lại gặp phải một đại họa như một cơn lốc to xô sóng ùa tới. Có 7 bạn trẻ vừa ra khỏi nhà thờ về đã gặp phải công an Thái đứng chặn, bắt còng tay đem đi…. Tin đó lan ra làm các bạn khác phải ở lại nhà thờ hết không dám về. Cha quản xứ đã vội liên lạc với công an và các bạn bị bắt sau đó đã được thả ra. Do vậy, các bạn khác phải chờ đợi tới gần tối. Lúc này, công an không còn ở đó nữa và chủ xe cùng các bạn mới dám lên xe ra về!
Lúc này chẳng còn nói thêm được gì nữa! Các bạn trẻ nhìn nhau, lòng kề lòng để hun đúc đức tin cho nhau nơi đất khách quê người, với lời hát kết lễ mừng Chúa Phục Sinh: “Vác thánh giá trung kiên theo Chúa nơi nơi. Mai đây sẽ chung phần phúc vinh trên trời”
Lm. Nguyễn Tiến Đức.
Lễ Phục Sinh tại nhà thờ chính tòa Hà Nội
Gioan Đình Sơn
22:41 23/03/2008
HÀ NỘI - Hòa với niềm vui của tòan thể Giáo hội, vào hồi 9 giờ sáng Chúa nhật ngày 23/03/2008, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã chủ sự Thánh Lễ mừng Chúa Phục Sinh tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội. Cùng đồng tế với ngài có quí cha trong Ban giam đốc, Ban giáo sư Đại chủng viện, quí cha trong giáo phận, các nam nữ tu sĩ và đông đảo bà con giáo dân.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục mời gọi: Lời chào bình an là lời chào của Chúa Phục Sinh sử dụng mỗi khi hiện ra với các môn đệ. Hôm nay, lời chào chúc đó mang y nghĩa đặc biệt đối với chúng ta. Chúa đã chết nhưng Ngài đã sống lại, đó là nền tảng vững chắc cho đời sống đức tin của mỗi tín hữu; đem lại cho chúng ta niềm bình an vô tận. Chúng ta hãy nguyện xin Chúa Phục Sinh đến để biến đổi tâm hồn và cuộc đời của mỗi chúng ta…
Trong phần giảng sau bài Tin Mừng, Đức Tổng đã nêu bật sự biến đổi của những người đã được đón nhận Chúa Phục Sinh, đặc biệt là thánh Phaolo, từ một người bách hại đạo biến thành một tông đồ nhiệt thành, hăng say đi loan báo Tin Mừng.
Cũng vậy, ngày nay Chúa phục sinh cũng sẽ biến đổi chúng ta, từ thân phận phải chết sẽ được sống lại với Chúa, từ thân phận tội lỗi sẽ được trở nên trong sạch, từ cát bụi phàm trần sẽ được làm con Chúa, từ kiếp người phù du sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trong nhà Chúa trên trời. Lễ Phục Sinh đem lại cho niềm vui lớn lao đồng thời cũng mời gọi ta biến đổi đời sống nên tươi mới, xứng đáng với niềm tin của mình, xứng đáng với phẩm giá con người được Chúa yêu thương…
Cuối thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Giuse chúc mừng cộng đoàn, ngài nói: “ Trong niềm vui của Chúa Phục Sinh, tôi xin kính chúc tất cả các ông bà và anh chị em một lễ Phục Sinh tràn đầy niềm vui, tràn đầy bình an và hy vọng vào Đức Kitô Phục Sinh”.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục mời gọi: Lời chào bình an là lời chào của Chúa Phục Sinh sử dụng mỗi khi hiện ra với các môn đệ. Hôm nay, lời chào chúc đó mang y nghĩa đặc biệt đối với chúng ta. Chúa đã chết nhưng Ngài đã sống lại, đó là nền tảng vững chắc cho đời sống đức tin của mỗi tín hữu; đem lại cho chúng ta niềm bình an vô tận. Chúng ta hãy nguyện xin Chúa Phục Sinh đến để biến đổi tâm hồn và cuộc đời của mỗi chúng ta…
Trong phần giảng sau bài Tin Mừng, Đức Tổng đã nêu bật sự biến đổi của những người đã được đón nhận Chúa Phục Sinh, đặc biệt là thánh Phaolo, từ một người bách hại đạo biến thành một tông đồ nhiệt thành, hăng say đi loan báo Tin Mừng.
Cũng vậy, ngày nay Chúa phục sinh cũng sẽ biến đổi chúng ta, từ thân phận phải chết sẽ được sống lại với Chúa, từ thân phận tội lỗi sẽ được trở nên trong sạch, từ cát bụi phàm trần sẽ được làm con Chúa, từ kiếp người phù du sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trong nhà Chúa trên trời. Lễ Phục Sinh đem lại cho niềm vui lớn lao đồng thời cũng mời gọi ta biến đổi đời sống nên tươi mới, xứng đáng với niềm tin của mình, xứng đáng với phẩm giá con người được Chúa yêu thương…
Cuối thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Giuse chúc mừng cộng đoàn, ngài nói: “ Trong niềm vui của Chúa Phục Sinh, tôi xin kính chúc tất cả các ông bà và anh chị em một lễ Phục Sinh tràn đầy niềm vui, tràn đầy bình an và hy vọng vào Đức Kitô Phục Sinh”.
CĐCGVN Sydney Mừng Lễ Phục Sinh & Tân Tòng Nhận Bí Tích Rửa Tội
Diệp Hải Dung
23:04 23/03/2008
SYDNEY - Trước những Ngày Tuần Thánh, hàng ngàn giáo dân Sydney đã đến tham dự các nghi thức Hoà Giải Cộng Đồng tại các Giáo Đoàn Bankstown, Mt Pritchard, Miller, Marrickville, Cabramatta và Lakemba.
Ngày Thứ 5 Tuần Thánh, các Giáo Đoàn Banksotwn, Cabramatta, Lakemba, Marrickville, Mt Pritchard, Miller, đã long trọng cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly và Nghi Thức Rửa chân. Ngày Thứ 6 Tuần Thánh, cả ngàn người đến tham dự tại 6 Giáo Đoàn trên với nghi thức Phụng Vụ Tưởng Niệm Sự Thương Khó của Chúa Giêsu lồng trong Nghi Thức truyền thống Dân Tộc Việt Nam, làm phong phú hoá cho Gia Tài Văn Hoá Việt Nam nơi hải ngoại. Tối thứ Bảy 22/03/2008 khoảng 6000 người đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown, Sydney tham dự Lễ Vọng Phục Sinh. Giờ khai mạc đoàn phụng vụ và quý Cha xuống cuối công viên với nghi thức trang trọng làm phép Lửa và nến Phục Sinh. Tất cả mọi người đều hướng về cuối công viên thinh lặng cầu nguyện và đón mừng Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa KiTô.
Sau đó nến Phục Sinh được rước lên lễ Đài và thắp sáng cho tất cả mọi nguời, tiếp theo là phần Phụng Vụ Lời Chúa do Cha Paul Văn Chi điều hợp. Tất cả mọi người đều sốt sắng hướng lên Lễ đài và giơ cao ngọn Nến hân hoan mừng Chúa Sống Lại. Đèn trên Lễ đài và công viên đều bật sáng lên tạo bầu khí rực rỡ trong ánh sánh vinh quang của Chúa KiTô cùng với Bài Ca Mừng Vui Lên – Exultet truyền thống uy nghiêm trong Đêm Vọng Phục Sinh.
Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết chia sẻ Sứ điệp Phục Sinh mà Chúa muốn dạy chúng ta là dầu cho con người có thể ngăn chận và đàn áp sự thật, lên án sự thật và chôn cất sự thật trong mồ. Nhưng vào ngày thứ ba, Sự Thật sẽ sống lại. Đây là điều mà chúng ta cần ghi nhớ để đừng bao giờ từ bỏ Sự Thật, cũng đừng bao giờ từ bỏ công lý, bởi sau Thứ Sáu Tuần Thánh là Chúa Nhật Phục Sinh. Chúa KiTô đã chiến thắng than chết – Nguời đã Sống Lại. Chúng ta hãy tin rằng trong Chúa Phục Sinh chúng ta sẽ vượt qua được tất cả, và với Chúa Phục Sinh chúng ta cũng sẽ chiến thắng.
Sau bài giảng, Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn với nghi thức làm phép nước Thánh mới và rảy trên Cộng Đoàn tham dự Thánh Lễ. Truớc khi kết thúc Thánh lễ. Cha Tuyên Uý Trưởng ngỏ lời cám ơn quý Cha và chúc mừng Phục Sinh. Đặc biệt Cha cám ơn qúy Ban Mục Vụ của các Giáo đoàn và Ca đoàn Thánh Nguyễn Huy Mỹ Giáo đoàn Mt. Prithcard hát rất hay tạo cho tất cả mọi người thêm phần hứng khởi và sốt sắng trong Thánh lễ. Cha cũng mời gọi tất cả các Bạn Trẻ hãy tham gia ngày World Youth Day tại Sydney, đặc biệt là tham dự Thánh lễ giới trẻ vào Chúa Nhật 30/03/2008 gặp gỡ Đức Giám Mục Julian Poteous để tìm hiểu thêm về ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Cha kêu gọi các bậc Phụ Huynh nên khuyến khích con em trong lãnh vực phục vụ đức tin.
Sau đó Thánh lễ kết thúc bế mạc trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh. Chúa Nhật Phục Sinh 23/03/2008 sau thời gian dài học hiểu về Giáo Lý Kinh Thánh và Giáo Hội, 33 anh chị em Tân Tòng đã nhận lãnh Bí tích Rửa Tội chính thức gia nhập vào đoàn chiên của Chúa tại nhà thờ Sacred Heart Giáo đoàn Thánh Mẫu LaVang Cabramatta vào lúc 4 giờ chiều và nhà thờ St. Therese Giáo đoàn KiTô Vua Lakemba vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Cha Paul Văn Chi Đặc trách Ban Truyền Giáo dâng Thánh lễ và Rửa Tội cho các anh chị em Tân Tòng nhân ngày Đại lễ Phục Sinh.
Ngày Thứ 5 Tuần Thánh, các Giáo Đoàn Banksotwn, Cabramatta, Lakemba, Marrickville, Mt Pritchard, Miller, đã long trọng cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly và Nghi Thức Rửa chân. Ngày Thứ 6 Tuần Thánh, cả ngàn người đến tham dự tại 6 Giáo Đoàn trên với nghi thức Phụng Vụ Tưởng Niệm Sự Thương Khó của Chúa Giêsu lồng trong Nghi Thức truyền thống Dân Tộc Việt Nam, làm phong phú hoá cho Gia Tài Văn Hoá Việt Nam nơi hải ngoại. Tối thứ Bảy 22/03/2008 khoảng 6000 người đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown, Sydney tham dự Lễ Vọng Phục Sinh. Giờ khai mạc đoàn phụng vụ và quý Cha xuống cuối công viên với nghi thức trang trọng làm phép Lửa và nến Phục Sinh. Tất cả mọi người đều hướng về cuối công viên thinh lặng cầu nguyện và đón mừng Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa KiTô.
Sau đó nến Phục Sinh được rước lên lễ Đài và thắp sáng cho tất cả mọi nguời, tiếp theo là phần Phụng Vụ Lời Chúa do Cha Paul Văn Chi điều hợp. Tất cả mọi người đều sốt sắng hướng lên Lễ đài và giơ cao ngọn Nến hân hoan mừng Chúa Sống Lại. Đèn trên Lễ đài và công viên đều bật sáng lên tạo bầu khí rực rỡ trong ánh sánh vinh quang của Chúa KiTô cùng với Bài Ca Mừng Vui Lên – Exultet truyền thống uy nghiêm trong Đêm Vọng Phục Sinh.
Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết chia sẻ Sứ điệp Phục Sinh mà Chúa muốn dạy chúng ta là dầu cho con người có thể ngăn chận và đàn áp sự thật, lên án sự thật và chôn cất sự thật trong mồ. Nhưng vào ngày thứ ba, Sự Thật sẽ sống lại. Đây là điều mà chúng ta cần ghi nhớ để đừng bao giờ từ bỏ Sự Thật, cũng đừng bao giờ từ bỏ công lý, bởi sau Thứ Sáu Tuần Thánh là Chúa Nhật Phục Sinh. Chúa KiTô đã chiến thắng than chết – Nguời đã Sống Lại. Chúng ta hãy tin rằng trong Chúa Phục Sinh chúng ta sẽ vượt qua được tất cả, và với Chúa Phục Sinh chúng ta cũng sẽ chiến thắng.
Sau bài giảng, Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn với nghi thức làm phép nước Thánh mới và rảy trên Cộng Đoàn tham dự Thánh Lễ. Truớc khi kết thúc Thánh lễ. Cha Tuyên Uý Trưởng ngỏ lời cám ơn quý Cha và chúc mừng Phục Sinh. Đặc biệt Cha cám ơn qúy Ban Mục Vụ của các Giáo đoàn và Ca đoàn Thánh Nguyễn Huy Mỹ Giáo đoàn Mt. Prithcard hát rất hay tạo cho tất cả mọi người thêm phần hứng khởi và sốt sắng trong Thánh lễ. Cha cũng mời gọi tất cả các Bạn Trẻ hãy tham gia ngày World Youth Day tại Sydney, đặc biệt là tham dự Thánh lễ giới trẻ vào Chúa Nhật 30/03/2008 gặp gỡ Đức Giám Mục Julian Poteous để tìm hiểu thêm về ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Cha kêu gọi các bậc Phụ Huynh nên khuyến khích con em trong lãnh vực phục vụ đức tin.
Sau đó Thánh lễ kết thúc bế mạc trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh. Chúa Nhật Phục Sinh 23/03/2008 sau thời gian dài học hiểu về Giáo Lý Kinh Thánh và Giáo Hội, 33 anh chị em Tân Tòng đã nhận lãnh Bí tích Rửa Tội chính thức gia nhập vào đoàn chiên của Chúa tại nhà thờ Sacred Heart Giáo đoàn Thánh Mẫu LaVang Cabramatta vào lúc 4 giờ chiều và nhà thờ St. Therese Giáo đoàn KiTô Vua Lakemba vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Cha Paul Văn Chi Đặc trách Ban Truyền Giáo dâng Thánh lễ và Rửa Tội cho các anh chị em Tân Tòng nhân ngày Đại lễ Phục Sinh.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhà 32bis Nguyễn Thị Diệu của các Nữ Tu Vinh Sơn có phải là tài sản vắng chủ?
Tu Hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn Phaolô
18:14 23/03/2008
BẢN DỊCH THƯ CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ
VÀ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
MỖI NĂM MỘT ĐỒNG
Hội Hồng Thập Tự Pháp
Tổng Đại Diện của Hội tại Đông Dương
Hộp thư 397 Saigon
SC/No 66
Saigon, ngày 23 tháng 7 năm 1958
Tổng Đại Diện Hội Hồng Thập tự Pháp
Kính gởi
Soeur Giám tỉnh Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh sơn
Domaine de Marie
ĐÀ LẠT
Kính thưa Soeur,
Tôi đã nhận được thư của Soeur đề ngày 9 tháng 7 vừa qua, nó đã làm tôi rất quan tâm.
Nhân dịp này, tôi xin cám ơn Soeur về sự đóng góp quan trọng của Tu Hội Soeur vào những hoạt động của Hội Hồng Thập Tự Pháp tại Đông Dương. Nhất là, những hoạt động mà Soeur đã kể ra trong thư đã cho thấy, nhờ sự đóng góp của Tu Hội Soeur mà Hội Hồng Thập Tự Pháp thể hiện được những hoạt động từ thiện xã hội của mình. Vì thế, tôi sẵn sàng chấp thuận những những điều Soeur mong ước.
Như Soeur đã biết, Hội Hồng Thập Tự Pháp đã quyết định ngưng mọi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Tôi sẵn sàng ưng thuận để Tu hội Soeur thuê những cơ sở mà Soeur đã đề nghị với giá thuê tượng trưng là 1 VNĐ.
Lại nữa, nếu được sự đồng ý của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà, tôi sẵn sàng tặng Tu hội Soeur tất cả những bất động sản đó làm sở hữu với một điều kiện Tu Hội Soeur phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc chuyển nhượng này.
Xin soeur vui lòng gởi lại cho tôi hợp đồng cho thuê mà tôi gởi cho soeur đây, với chữ ký của Soeur. Hợp đồng cho thuê này đương nhiên bị hủy bỏ ngay khi Soeur nhận được sự đồng ý của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa.
Mong soeur hồi âm.
Xin nhận nơi đây lòng thành kính đặc biệt của tôi.
G.H.DUCHESNE
Tổng Đại Diện
Đã ký
(xem nguyên văn tiếng Pháp)
HỢP ĐỒNG THUÊ
Giữa
Một bên là
Hội Hồng Thập Tự Pháp, đại diện bởi Ông GEORGES – HENRI DUCHESNE đại diện, trụ sở tại 178 Phan Đình Phùng, Sài Gòn, sau đây được gọi là người cho thuê.
Và bên kia là
Những người ký tên dưới đây, Tu Hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn Phaolô, đại diện là soeur LLOBET, Giám Tỉnh Tu hội Hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn, Tỉnh Dòng Việt Nam, trụ sở tại Đà Lạt, Domaine de Marie, sau đây được gọi là người thuê.
đã quyết định và thoả thuận như sau:
Điều 1: Bên cho thuê cho người thuê, và người thuê chấp nhận, với những điều kiện liệt kê sau đây:
- Một nhà lầu và các căn nhà phụ, tọa lạc tại 32 Tú Xương, Sài Gòn, đối tượng của các bằng khoán điền thổ “Sài Gòn – Maréchal Joffre” số 713, phần 543 và phần 758.
- Hai nhà gỗ tháo dỡ được, dựng tại 38 Tú Xương, Sài Gòn.
- Một nhà chính và các căn nhà phụ, tọa lạc tại 32 và 32 bis Trương Minh Ký (nay là Nguyễn Thị Diệu), thuộc bằng khóan điền thổ 632 “Sài Gòn – Maréchal Joffre”.
- Một nhà chính và các căn nhà phụ cùng một dãy căn phố, tọa lạc tại 125 Đòan Thị Điểm và 195, 197, 199 Hiền Vương, toàn bộ là đối tượng của bằng khóan 544 “Sài Gòn – Maréchal Joffre”
- Một mảnh đất và một ngôi nhà tọa lạc tại 481 Phan Đình Phùng, đối tượng của bằng khóan 1671 “Sài Gòn – Gallièni”.
Điều 2: Sự cho thuê được ưng thuận và chấp nhận kể từ ngày 23 tháng 7 năm 1958, trong thời hạn 10 năm, sự gia hạn mặc nhiên tiếp tục cứ theo chu kỳ 10 năm.
Điều 3: Hợp đồng thuê có thể hủy bỏ bởi 1 trong các bên và bằng một lá thư bảo đảm 6 tháng trước kỳ hạn của mỗi chu kỳ 10 năm.
Điều 4: Giá thuê nhà được ấn định là 1 VNĐ mỗi năm cho tất cả nhà cửa và đất đai được liệt kê trong điều 1.
Điều 5: Người thuê thanh toán các biên lai điện nước và điện thoại thuộc về họ
Trong suốt thời gian diễn ra hợp đồng thuê, người thuê cam kết bảo quản, gìn giữ nhà cửa, các thiết bị điện và vệ sinh phụ thuộc của nơi thuê trong sự vận hành tốt, sạch sẽ và trả lại trong tình trạng tốt như vậy.
Người thuê thanh toán thuế cá nhân và tất cả lệ phí động sản và thuế môn bài. Tinh thần của thoả ước này là người thuê chịu tất cả mọi thứ thuế đánh trên động sản và đất cho thuê cho dù có liệt kê hay không liệt kê trong thoả ước này.
Điều 6: Mọi sự sữa chữa, cho dù có tính bảo trì, hoặc nền móng của nhà đều thuộc trách nhiệm của bên thuê.
Điều 7: Khi hợp đồng thuê bị hủy bỏ, tất cả các đồ đạc có trong các phòng xem như thuộc về bên thuê.
Điều 8: Lệ phí đăng ký hợp đồng thuê thuộc trách nhiệm của bên thuê.
Làm tại Sài Gòn, ngày 23 tháng 7 năm 1958
Bên thuê
Soeur LLOBET
đã ký
Bên cho thuê
Ông GEORGES HENRI DUCHESNE
đã ký
Những thứ thuế khác bắt buộc người thuê kê khai để đăng ký là hai mươi lăm ngàn sáu trăm bốn mươi mốt đồng mỗi năm.(25.641VNĐ)
Trước bạ tại Sài Gòn (phòng 4) Ngày 14 tháng 8 năm 1958
Quyền 287 Tờ 8 Số 48.
Thâu ba trăm bảy mươi tám đồng bạc.
Chủ sự trước bạ Ký tên Hà Văn Sửu
Sao y con dấu đóng trên bản chính
(xem nguyên văn tiếng Pháp)
VÀ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
MỖI NĂM MỘT ĐỒNG
Hội Hồng Thập Tự Pháp
Tổng Đại Diện của Hội tại Đông Dương
Hộp thư 397 Saigon
SC/No 66
Saigon, ngày 23 tháng 7 năm 1958
Tổng Đại Diện Hội Hồng Thập tự Pháp
Kính gởi
Soeur Giám tỉnh Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh sơn
Domaine de Marie
ĐÀ LẠT
Kính thưa Soeur,
Tôi đã nhận được thư của Soeur đề ngày 9 tháng 7 vừa qua, nó đã làm tôi rất quan tâm.
Nhân dịp này, tôi xin cám ơn Soeur về sự đóng góp quan trọng của Tu Hội Soeur vào những hoạt động của Hội Hồng Thập Tự Pháp tại Đông Dương. Nhất là, những hoạt động mà Soeur đã kể ra trong thư đã cho thấy, nhờ sự đóng góp của Tu Hội Soeur mà Hội Hồng Thập Tự Pháp thể hiện được những hoạt động từ thiện xã hội của mình. Vì thế, tôi sẵn sàng chấp thuận những những điều Soeur mong ước.
Như Soeur đã biết, Hội Hồng Thập Tự Pháp đã quyết định ngưng mọi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Tôi sẵn sàng ưng thuận để Tu hội Soeur thuê những cơ sở mà Soeur đã đề nghị với giá thuê tượng trưng là 1 VNĐ.
Lại nữa, nếu được sự đồng ý của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà, tôi sẵn sàng tặng Tu hội Soeur tất cả những bất động sản đó làm sở hữu với một điều kiện Tu Hội Soeur phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc chuyển nhượng này.
Xin soeur vui lòng gởi lại cho tôi hợp đồng cho thuê mà tôi gởi cho soeur đây, với chữ ký của Soeur. Hợp đồng cho thuê này đương nhiên bị hủy bỏ ngay khi Soeur nhận được sự đồng ý của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa.
Mong soeur hồi âm.
Xin nhận nơi đây lòng thành kính đặc biệt của tôi.
G.H.DUCHESNE
Tổng Đại Diện
Đã ký
(xem nguyên văn tiếng Pháp)
HỢP ĐỒNG THUÊ
Giữa
Một bên là
Hội Hồng Thập Tự Pháp, đại diện bởi Ông GEORGES – HENRI DUCHESNE đại diện, trụ sở tại 178 Phan Đình Phùng, Sài Gòn, sau đây được gọi là người cho thuê.
Và bên kia là
Những người ký tên dưới đây, Tu Hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn Phaolô, đại diện là soeur LLOBET, Giám Tỉnh Tu hội Hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn, Tỉnh Dòng Việt Nam, trụ sở tại Đà Lạt, Domaine de Marie, sau đây được gọi là người thuê.
đã quyết định và thoả thuận như sau:
Điều 1: Bên cho thuê cho người thuê, và người thuê chấp nhận, với những điều kiện liệt kê sau đây:
- Một nhà lầu và các căn nhà phụ, tọa lạc tại 32 Tú Xương, Sài Gòn, đối tượng của các bằng khoán điền thổ “Sài Gòn – Maréchal Joffre” số 713, phần 543 và phần 758.
- Hai nhà gỗ tháo dỡ được, dựng tại 38 Tú Xương, Sài Gòn.
- Một nhà chính và các căn nhà phụ, tọa lạc tại 32 và 32 bis Trương Minh Ký (nay là Nguyễn Thị Diệu), thuộc bằng khóan điền thổ 632 “Sài Gòn – Maréchal Joffre”.
- Một nhà chính và các căn nhà phụ cùng một dãy căn phố, tọa lạc tại 125 Đòan Thị Điểm và 195, 197, 199 Hiền Vương, toàn bộ là đối tượng của bằng khóan 544 “Sài Gòn – Maréchal Joffre”
- Một mảnh đất và một ngôi nhà tọa lạc tại 481 Phan Đình Phùng, đối tượng của bằng khóan 1671 “Sài Gòn – Gallièni”.
Điều 2: Sự cho thuê được ưng thuận và chấp nhận kể từ ngày 23 tháng 7 năm 1958, trong thời hạn 10 năm, sự gia hạn mặc nhiên tiếp tục cứ theo chu kỳ 10 năm.
Điều 3: Hợp đồng thuê có thể hủy bỏ bởi 1 trong các bên và bằng một lá thư bảo đảm 6 tháng trước kỳ hạn của mỗi chu kỳ 10 năm.
Điều 4: Giá thuê nhà được ấn định là 1 VNĐ mỗi năm cho tất cả nhà cửa và đất đai được liệt kê trong điều 1.
Điều 5: Người thuê thanh toán các biên lai điện nước và điện thoại thuộc về họ
Trong suốt thời gian diễn ra hợp đồng thuê, người thuê cam kết bảo quản, gìn giữ nhà cửa, các thiết bị điện và vệ sinh phụ thuộc của nơi thuê trong sự vận hành tốt, sạch sẽ và trả lại trong tình trạng tốt như vậy.
Người thuê thanh toán thuế cá nhân và tất cả lệ phí động sản và thuế môn bài. Tinh thần của thoả ước này là người thuê chịu tất cả mọi thứ thuế đánh trên động sản và đất cho thuê cho dù có liệt kê hay không liệt kê trong thoả ước này.
Điều 6: Mọi sự sữa chữa, cho dù có tính bảo trì, hoặc nền móng của nhà đều thuộc trách nhiệm của bên thuê.
Điều 7: Khi hợp đồng thuê bị hủy bỏ, tất cả các đồ đạc có trong các phòng xem như thuộc về bên thuê.
Điều 8: Lệ phí đăng ký hợp đồng thuê thuộc trách nhiệm của bên thuê.
Làm tại Sài Gòn, ngày 23 tháng 7 năm 1958
Bên thuê
Soeur LLOBET
đã ký
Bên cho thuê
Ông GEORGES HENRI DUCHESNE
đã ký
Những thứ thuế khác bắt buộc người thuê kê khai để đăng ký là hai mươi lăm ngàn sáu trăm bốn mươi mốt đồng mỗi năm.(25.641VNĐ)
Trước bạ tại Sài Gòn (phòng 4) Ngày 14 tháng 8 năm 1958
Quyền 287 Tờ 8 Số 48.
Thâu ba trăm bảy mươi tám đồng bạc.
Chủ sự trước bạ Ký tên Hà Văn Sửu
Sao y con dấu đóng trên bản chính
(xem nguyên văn tiếng Pháp)
Giấy tờ chứng nhận Hồng Thập Tự trao quyền sở hữu cho các Soeurs St Vincent de Paul
Nữ tử Bác Ái Vincent
19:37 23/03/2008
Bản dịch tiếng Việt:
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khi nào một cơ cấu tổ chức trở nên bệnh hoạn ?
Nguyễn Văn Thành
08:52 23/03/2008
(Kính gửi những người có trách vụ Lãnh đạo trong lòng Quê Hương, cũng như trong các tổ chức Tôn Giáo…)
Cơ cấu tổ chức, mà tôi đề cập trong suốt bài chia sẻ nầy, có thể là một gia đình bao gồm cha mẹ và con cái, cũng như bao nhiêu thành viên khác, đang sống chung dưới một mái nhà. Hay đó là một xí nghiệp với nhiều công nhân viên, từ ban lãnh đạo đến những cán bộ lao động thuộc nhiều tầng lớp tổ chức khác nhau.
Nói đến một cơ cấu, chúng ta cũng có thể nêu lên làm ví dụ những trường trung học và đại học hay là những vườn trẻ, lớp mẫu giáo và vỡ lòng... trong đó có ban giám hiệu, toàn thể các giáo viên, những thành viên thuộc bộ phận quản lý và cuối cùng là các sinh viên, học sinh. Dù muốn dù không, họ đang kết dệt những quan hệ qua lại hai chiều với nhau. Tất cả vấn đề then chốt là những quan hệ ấy có tạo ra cho họ điều kiện thuận lợi, trên tiến trình « làm người và thành người » hay không. Trong trường hợp ngược lại, đó chỉ là một môi trường bị đầu độc và ô nhiễm, ngày ngày dẫn khởi những tranh chấp và hận thù, kỳ thị và chiến tranh giữa các thành viên.
Một cách đặc biệt, Đất Nước hay là Quê Hương, với bao nhiêu tầng lớp tổ chức và sinh hoạt... cũng là một cơ cấu, có khả năng bao bọc và che chở, cơ hồ cái bào thai trong lòng Mẹ đã nuôi nấng chúng ta, trong những ngày tháng đầu đời. Trường hợp cái bào thai bị nhiễm trùng, đứa con ở bên trong cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tăng trưởng.
Hiểu được những định luật tâm lý xã hội, có phần vụ tác động và chi phối tình trạng sức khoẻ của bất kỳ một cơ cấu nào, chúng ta sẽ có rất nhiều cơ may trong chiều hướng « tránh những điều cần tránh, thực hiện những gì cần thực hiện, tác động vào chính vị trí cần tác động ».
Nói cách khác, chúng ta BIẾT mình đang ở đâu. Khi nào nên tiếp tục đi tới, khi nào phải tức khắc dừng lại. Khi nào hãy can đảm đi lui, vì thấy mình đã lầm đường. Và chính lúc bấy giờ chúng ta phải thực thi những động tác nào, để chọn lựa lại một con đường thích ứng, quang đãng và hữu hiệu hơn trong quá khứ.
Nói khác đi, làm con người, với những điều kiện và thân phận hiện tại, ai ai cũng có thể sai lầm. Cái cao cả và trọng đại, trái lại, bắt nguồn từ khả năng chuyển biến cái sai lầm, thành một kinh nghiệm, một bài học khả dĩ thăng tiến bản thân và làm đẹp cuộc đời, của chúng ta cũng như của anh chị em đồng bào.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, tôi sẽ lần lượt khảo sát hai câu hỏi then chốt:
Thứ nhất, một cơ cấu BỆNH HOẠN bao gồm những dấu hiệu cụ thể và khách quan nào ?
Thứ hai, nhằm lành mạnh hóa một cơ cấu tổ chức, như gia đình hay là Đất Nước, chúng ta cần tôi luyện những kỹ năng hoạt động nào ?
***
1. PHÁT HIỆN NHỮNG CƠ CẤU BỆNH HOẠN
Để bắt đầu, chúng ta có thể so sánh một cơ cấu với một thân thể của con người. Trong một cơ thể lành mạnh và sinh động, mọi bộ phận như tim, buồng phổi, dạ dày, não bộ... đang thiết lập với nhau, những quan hệ tác động qua lại hai chiều, mặc dù từng bộ phận có một phần vụ độc đáo và riêng biệt. Để có thể sống và phát triển, mỗi bộ phận vừa nhận vừa cho, vừa diễn tả nhu cầu của mình vừa biết từ chối, dừng lại, « tri chỉ », không còn nhận thêm, khi không cần thiết.
Mặc dù công việc chính yếu của não bộ là ban phát những mệnh lệnh cho toàn thể tay chân và các cơ phận bên ngoài và bên trong. Tuy nhiên, để có thể lãnh đạo một cách đứng đắn, chính xác và hữu hiệu, nghĩa là thành tựu những kết quả mong muốn, não bộ không thể không lắng nghe, ghi nhận những tin tức hồi tố, do các thành phần ngoại vi gửi về. Mọi cơ phận khác, như tim phổi... cũng làm công việc « lắng nghe, tham khảo và đối thoại » tương tự như vậy, với mọi thành phần khác, trong con người.
Ngoài ra, theo cách bố cục và tổ chức tự nhiên của thân thể, não bộ nằm ở phía trên. Và đôi chân có vị trí ở dưới cùng. Tuy nhiên, nếu bàn chân không thực thi công việc « lãnh đạo », thể theo vai trò, phương thức và trách nhiệm đặc biệt của mình, toàn thể xác thân của con người cũng sẽ bị tê liệt hay là bệnh hoạn.
Trong tinh thần và lăng kính vừa được trình bày, trong một cơ thể lành mạnh, năng động, đang diễn tả chiều hướng đi lên, phát triển, tăng trưởng và sáng tạo... mọi bộ phận từ nhỏ chí lớn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, đều lãnh đạo, theo cách thế và địa hạt độc đáo của mình. Không một thành phần nào hoàn toàn năng động một trăm phần trăm. Và cũng không một cơ phận nào hoàn toàn bị động một cách tuyệt đối. Mỗi thành viên đều lãnh đạo, bằng cách « lắng nghe, tham khảo, đối thoại, chia sẻ và đóng góp phần tích cực của mình ».
Cũng vậy, trong một đất nước lành mạnh, có chiều đi lên và phát triển mọi mặt, vật chất cũng như tinh thần, giáo dục cũng như đạo đức, cá nhân cũng như tập thể... mọi thành viên đều biết lắng nghe nhau. Đối thoại với nhau. Mỗi người góp chung lại phần năng động của mình. Không ai chỉ ban phát mà không đón nhận. Không ai chỉ nhận và không tìm cách cho lại. Một nụ cười, một bàn tay thân mật, một lời trao đổi hỏi han, một ánh mắt chan hòa tình người... tất cả đều có thể là những món quà cao quí, có khả năng gói ghém trọn vẹn « một tấm lòng », một mối tình đồng bào, một khả năng đồng cảm và đồng hành.
Trong một đất nước lành mạnh như vậy, không ai lãnh đạo một cách độc chiều, nghĩa là từ trên rót xuống những mệnh lệnh, những chương trình. Lãnh đạo còn có nghĩa là lắng nghe, trân trọng những lời hồi tố của người dân, chân lấm tay bùn, ngày ngày lên đồng cạn xuống đồng sâu, để kiếm cho được một bát cơm lót lòng... Lãnh đạo, trong lối nhìn và lối nói của Nguyễn Trãi, có nghĩa là « Chăn lạnh choàng vai, đêm chẳng ngủ. Suốt đời ôm mãi nỗi lo dân ».
Thêm vào đó, trong một đất nước lành mạnh, ngoài tầng lớp lãnh đạo, còn có những thành viên làm công việc nâng đỡ, ủng hộ, nối dài, cổ động. Họ là những vị Bồ Tát Quan Thế Âm, đang hiến tặng và đóng góp một trăm quả tim, một trăm cánh tay, một trăm đôi chân và nhất là một trăm đôi mắt để người lãnh đạo đất nước thấy được « bao nhiêu tầng lớp nắng mưa », trong lòng cuộc đời của người dân. Nếu không đảm nhận trách vụ ấy, người ủng hộ sẽ lập tức trở thành người vuốt đuôi, nịnh bợ, tâng bốc, làm kệ lót chân cho người có chức quyền. Loại người nầy sẵn sàng hối lộ cho các nhà lãnh đạo, bằng mọi phương tiện. Tuy nhiên, ở bên dưới những tầng lớp vàng bạc, tiền của, quà cáp... chầy kíp sẽ xuất hiện những quả bom nguyên tử làm băng hoại cả một quê hương gấm vóc.
Trong một đất nước lành mạnh, còn có mặt một loại thành phần thứ ba mang tên là Chứng Nhân. Nếu thực thi đúng trách nhiệm, họ sẽ là những tấm gương soi, phản chiếu cho người lãnh đạo, mọi bộ mặt lông lá của họ. Với đôi mắt của chứng nhân, người lãnh đạo thấy được những con nước ngầm ở dưới lòng đất. Với lỗ tai của người chứng nhân, người lãnh đạo nghe được tiếng kêu « vô thanh » của nhiều tầng lớp người dân đang đói, đang khát, đang bị hối lộ và bốc lột, trên từng chén cơm, chén cháo của mình. Trường hợp họ làm những chứng nhân ù lì, « không nói, không nghe, không thấy », họ đương nhiên hóa thân thành một lớp người thinh lặng đồng lõa. Trong giấc ngủ, Thánh Gióng và Thần Kim Qui có lẽ đã hiện về hỏi họ: các con đã làm được những gì với dòng máu Rồng Tiên, trong huyết quản ? Và họ đã trả lời: Chúng con chấp nhận làm người chứng nhân ù lì, « không thấy, không nghe và không nói », để có thể sống cho qua ngày tháng. Nhưng sống như vậy là sống ngất ngư. Sống cũng không ra sống. Chết cũng không chết thực sự.
Tầng lớp sau cùng là loại người chống đối. Trách nhiệm của họ không phải là đá đảo, đập phá hay là lật đổ. Nhưng là làm cho người lãnh đạo và mọi người dân thấy được rằng: khi có một vấn đề xảy ra trong lòng quê hương, không bao giờ CHỈ có một cách giải quyết duy nhất. Nếu chúng ta thay đổi cách nhìn và vị trí đứng nhìn, bao nhiêu cách giải quyết mới lạ sẽ từ từ xuất hiện.
Nói tóm lại, dựa vào những tiêu cứ sau đây,chúng ta có thể phát hiện chứng bệnh trầm kha của một đất nước. Bất kỳ đất nước nào. Ở đông hay ở tây. Ở nam hay ở bắc.
Thứ nhất: đất nước ấy không có một tầng lớp lãnh đạo biết tôn trọng, lắng nghe và tham khảo người dân.
Thứ hai: trong đất nước ấy, thành phần ủng hộ chỉ biết dạ dạ, vâng vâng hay là vuốt đuôi, nịnh thần...
Thứ ba: thành phần chứng nhân đã biến thân thành một loại người có tai nhưng không nghe, có mắt nhưng không thấy, có miệng nhưng không nói.
Sau cùng, trong một đất nước bệnh hoạn, không ai có quyền đối chất. Chỉ có một thiểu số gọi mình là đa số, và tự động khoác cho mình mọi quyền lực về sự thật của quê hương. Bao nhiêu sự thật khác đều bị kiểm duyệt và ức chế. Tôi có xu thế gọi loại quê hương ấy với danh hiệu là « nhị nguyên », chỉ bao gồm hai phe. Một bên bị chụp mũ là « ác ôn côn đồ ». Bên kia tự tôn phong mình làm thành phần « ưu tú và siêu việt ». Nhưng thực ra, cho dù chúng ta là ai, thuộc phe bên nầy hoặc phe bên kia, khi chúng ta mang ý đồ loại thải hoặc tiêu diệt người anh chị em đồng bào của mình, phải chăng một cách vô tình hay hữu ý chúng ta đang phủ nhận dòng máu Lạc Hồng trong chúng ta ?
Hẳn thực, trong một đất nước lành mạnh, bốn phần vụ trên đây – lãnh đạo, ủng hộ, chứng nhân và chống đối – cũng có mặt. Tuy nhiên, không một ai chỉ đóng khung và khép kín mình trong một vai trò và trách nhiệm duy nhất, suốt cuộc đời của mình. Tùy nhu cầu và hoàn cảnh thay đổi của đất nước, khi nầy tôi có thể đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Khi khác tôi ở vị trí đối phương, chứng nhân hay là ủng hộ. Đất nước có thể được so sánh như một dòng sông. Chừng nào có khả năng lưu nhuận, trôi chảy, đất nước ấy đang ở trên một tiến trình phát triển và tiến bộ. Trái lại, khi bị ứ động và khép kín mình, trong những thành trì nghi nan, lo sợ, tự vệ và phản ứng... đất nước ấy đã bị ô nhiễm trầm trọng. Có lẽ hiện thời đất nước ấy đang còn hấp hối trên giường bệnh, đối với một số người. Nhưng trong lòng đại đa số người dân, đất nước ấy đã chết. Khi ra đi, không còn ai để nhớ. Khi trở về, không còn ai để thương.
Cũng giống hệt như vậy, trong một cơ cấu gia đình lành mạnh và triển nở, người cha có thể đóng nhiều vai trò trong cùng một lúc, một ngày. Ông soi sáng, hướng dẫn, dạy dỗ con cái. Đồng thời, ông cũng có thể chọn lựa vị trí làm người đồng cảm và đồng hành, có khả năng chia sẻ, trao đổi, đối thoại, đặt mình ngang hàng với con cái. Sau một ngày vắng mặt ở sở làm, khi về nhà, ông có thể bò bốn chân trên sàn nhà, chơi đùa, vui thú và hạnh phúc với đứa con vừa lên hai tuổi.
Trái lại, trong một gia đình có vấn đề, nhất là vào một giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, người cha chỉ biết đóng kín mình trong vai trò ra lệnh, đập đánh, la nạt, la cà ở quán cà phê. Người mẹ chỉ biết nấu cơm, giặt ủi và quét nhà. Con cái chỉ biết « dựa cột mà nghe ». Đó là một cơ cấu « ba đường song song vạn kiếp » bên ngoài, nhưng đang chưởi bới và xé nát lẫn nhau ở bên trong nội tâm.
2. ĐỂ PHÁT HUY MỘT CƠ CẤU TỔ CHỨC LÀNH MẠNH
Một cơ cấu tổ chức, như tôi đã trình bày trong phần trên đây, bao gồm nhiều thành tố, ở nhiều vị trí khác nhau, đang thực thi những phần vụ khác nhau. Tuy nhiên, để lập thành một cơ cấu sinh động, các thành tố kết dệt với nhau những quan hệ trao đổi qua lại hai chiều. Thành tố nầy tác động trên thành tố kia. Thành tố kia cũng có khả năng tác động trở lại trên thành tố nầy, bằng cách này hay cách khác. Đặc điểm nổi bật nhất của một cơ cấu đang phát triển là khi các thành tố họp lại với nhau, đó không phải là một tổng cộng. Nhưng là một tổng thể, tổng hợp còn mang tên là một thực thể toàn bích, toàn diện. Nói khác đi, trong cơ cấu ấy, khi một cộng với một, số thành không phải là hai. Nhưng là hai trăm, hai ngàn, hai triệu. Các thành tố sinh thành, nuôi dưỡng và thăng tiến lẫn nhau. Hẳn thực, mẹ sinh ra con. Nhưng đứa con, từ ngày sinh ra, đã có khả năng nuôi lại người mẹ, dưới nhiều thức dạng khác nhau. Con bi bô, làm cho mẹ vui. Con mỉm cười, làm cho cuộc đời của mẹ có một ý nghĩa diệu vợi. Con khóc la, làm cho lòng mẹ bồi hồi, xao xuyến... Con an bình trong giấc ngủ, mẹ là bầu trời tràn đầy trăng sao, đang bao phủ chiếc nôi của con.
Trong phần trên đây, tôi đã phác họa một vài đường nét thô thiển có liên hệ đến một cơ cấu sinh động, như gia đình, đất nước. Một cách đặc biệt, tôi tóm lược lại, bằng cách nhấn mạnh những điểm then chốt sau đây:
Mỗi cơ cấu bao gồm nhiều thành tố khác biệt nhau,
Những thành tố ấy tác động qua lại và có ảnh hưởng trên nhau. Không một thành tố nào có thể khẳng định rằng: tôi không chịu ảnh hưởng của một ai. Mỗi thành tố vừa chủ động, vừa bị động... cơ hồ hai nghệ sĩ nam và nữ đang cùng nhau thao tác một vũ khúc khi trầm khi bổng, khi vui khi buồn.
Mỗi thành tố thực thi những công việc hay là những phần vụ độc đáo, riêng biệt.
Đồng thời tất cả mọi thành tố đều cùng nhau chia sẻ một mục đích chung đang điều hướng mọi sinh hoạt của cơ cấu Tổng Thể, Toàn Diện. Chính vì lý do nầy, trên đây tôi đã gọi cơ cấu là một Bào Thai, một Bọc Trứng có khả năng cưu mang, nâng đỡ, hướng dẫn và động viên mọi thành tố cấu thành.
Trong khuôn khổ của chương nầy, tôi không quảng diễn thêm những điểm trên đây, với nhiều chi tiết khác, tuy dù rất quan trọng. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh hai chuẩn mực chính yếu là Thảo Luận và Đối Thoại. Dựa vào hai kỹ năng nầy, chúng ta có thể đánh giá hay là phát huy một cơ cấu tổ chức lành mạnh, năng động, như gia đình hay là đất nước.
Nói một cách vắn gọn, một đất nước đang dấn bước trên con đường thanh bình và thịnh vượng, chừng nào các thành viên của đất nước ấy, từ cấp lãnh đạo, trí thức cho đến những tầng lớp bình dân có khả năng và cơ hội ngồi lại học hỏi, thảo luận và đối thoại với nhau. Hai bài học hay là hai sinh hoạt nầy không thể thiếu vắng, nếu chúng ta cùng nhau thực hiện hoài bảo Dựng Nước và Giữ Nước, một cách thiết thực và hữu hiệu.
TRANH CÃI
Thông thường, khi thảo luận về một vấn đề, cùng với nhiều thành viên khác trong một nhóm, tôi đi qua bốn giai đoạn:
giai đoạn một: trình bày những sự kiện cụ thể và khách quan mà tôi đã quan sát và ghi nhận.
giai đoạn hai: dựa vào những sự kiện ấy, tôi đề xuất một giả thuyết, còn mang tên là tiền đề, trong lối dùng từ ngữ cá biệt của một số người.
giai đoạn thứ ba: Từ giả thuyết ấy, tôi rút ra một kết luận cuối cùng, sau khi kiểm chứng và rà soát lại những sự kiện mà tôi đã khảo sát một cách kỹ lưỡng. Kết luận nầy diễn tả quan điểm, lối nhìn đời, lập trường hay là cách nhận thức của tôi về thực tế và thực tại bao quanh tôi. Thể thức rút ra một kết luận thay đổi từ người này qua người khác, cùng chung sống trong một môi trường giống nhau. Lý do cơ bản giải thích sự khác biệt ấy, là vì hai người có hai quá khứ khác nhau, hai tầng lớp kinh nghiệm khác nhau, đang đeo đuổi hai loại lợi ích và nhu cầu khác nhau.
giai đoạn thứ bốn: sau cùng là phương thức và chương trình hành động, nhằm thâu đạt những thành quả mong muốn.
Trong thực tế hằng ngày, thay vì thảo luận một cách có hệ thống và trật tự như vậy, chúng ta thường có xu thế tranh cãi, giành phần hơn, phần đúng, phần có lý, phần sự thật về cho mình. Đồng thời, chúng ta tố cáo, phê phán, qui chụp, gắn cho đối phương của chúng ta những nhãn hiệu hồ đồ như: sai lầm, gian manh, phản bội, dối trá...
Thêm vào đó, ngoại trừ giai đoạn bốn, ba giai đoạn một, hai và ba đều xảy ra trong nội tâm của chúng ta. Không ai thấy, không ai nghe, không ai có thể khảo sát thể thức suy luận của chúng ta.
Ngoài ra, chính chúng ta cũng nhảy vọt một cách lung tung và lộn xộn. Rốt cùng chúng ta cũng không rõ ràng điều nào là sự kiện, điều nào là giả thuyết và điều nào là kết luận, trong tiến trình tư duy và lý luận của chúng ta.
Thay vào những cách làm hỗn độn, thiếu hệ thống như vậy, điều chúng ta cần làm, trong tiến trình dựng Nước và giữ Nước, là cùng nhau ngồi lại, học với nhau cách thức thảo luận có tính khoa học và kỹ thuật.
THẢO LUẬN MỘT CÁCH KHOA HỌC
Kỹ năng nầy bao gồm hai phần khác biệt và bổ túc cho nhau.
Trong phần thứ nhất: Tôi trình bày ra ngoài, một cách rõ ràng và khúc chiết, trước mặt những người cùng thảo luận, năm bước đi lên của tôi, trên tiến trình tư duy và suy luận, hay là cách giải quyết vấn đề.
Bước Một: Tôi nêu lên những sự kiện khách quan làm bàn đạp cho công việc và tiến trình suy tư.
Bước Hai: Tôi đề xuất một hay nhiều giả thuyết, nhằm thuyên giải vấn đề hay là tìm ra ý nghĩa và hướng di tới.
Bước Ba: Tôi chứng minh giả thuyết, bằng cách phát hiện những liên hệ ràng buộc các sự kiện với điều tôi đề xuất.
Bước Bốn: Tôi rút ra một kết luận cuối cùng, khả dĩ trình bày quan điểm và thể thức nhận thức của tôi.
Bước năm: Tôi tiên liệu những cách tác động trên môi trường, để thành đạt một kết quả mong muốn.
Trong phần thứ hai: Sau khi đã phát biểu và trình bày, tôi khiêm cung và thành khẩn yêu cầu mọi tham dự viên, đóng góp những ý kiến, đưa ra những nhận xét bổ túc, kiện toàn hay là sửa sai. Trong phần nầy, tôi cũng từ từ đi lên từng bước, một cách khoan thai và có thứ tự, để mọi người có mặt có thể bộc lộ những quan điểm hay là lối nhìn độc đáo và khác biệt của mình.
Bước Một: ngoài những sự kiện mà tôi đã ghi nhận và trình bày, trong các bạn có ai ghi nhận thêm những sự kiện khác lạ ?
Bước Hai : Ai đề xuất một hay nhiều giả thuyết khác, để bổ túc hay là điều chỉnh giả thuyết của tôi ?
Bước Ba: Bạn nào nhận thấy cách chứng minh giả thuyết và lối kiểm chứng các sự kiện do tôi thực hiện, còn thiếu tính mạch lạc và thuyết phục ?
Bước Bốn: Kết luận cuối cùng mà tôi rút tỉa, có hợp lý và hợp tình hay không ?
Bước Năm: Thể thức hành động mà tôi đã dự kiến, có ăn khớp với vấn đề mà chúng ta muốn giải quyết, hay là đi ra ngoài đề ?
Bước Sáu: Trong tiến trình tư duy và lý luận, với năm bước đi lên của tôi, các bạn còn muốn thêm, muốn bớt hay là muốn sửa sai những điểm nào ?
ĐỐI THOẠI
Trong một nhóm Đối Thoại, chúng ta cũng sử dụng kỹ năng thảo luận khoa học, như vừa được trình bày. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt hai mục tiêu khác nhau và hai khuôn khổ khác nhau.
Trong nhóm thảo luận khoa học, các thành viên nhắm đến một kết luận rõ ràng và cụ thể, bao gồm những quyết định, những điểm đồng ý và một số ưu tiên cần xác định.
Nói một cách vắn gọn, tư tưởng ĐỒNG QUI là khuôn khổ hoạt động của một nhóm thảo luận khoa học. Tư tưởng nầy là một điều kiện thiết yếu, khi nhóm có nhiệm vụ giải quyết một vấn đề cụ thể.
Trái lại, trong nhóm Đối Thoại, thực tế và thực tại « muôn màu muôn sắc » được trân trọng, nhận diện và đối diện, một cách thanh thản và an hòa nội tâm. Nội dung được trình bày và phát biểu, không khoác tầm mức quan trọng và ưu tiên, ngang bằng chủ thể hay là con người cụ thể và xương thịt, đang diễn tả những tầng lớp sâu xa của lòng mình.
Nói tóm lại, chúng ta cần ghi nhận ba đặc điểm quan trọng của nhóm trong sinh hoạt Đối Thoại:
Thứ nhất, mỗi thành viên đặt lên hàng đầu công việc lắng nghe chính mình và lắng nghe Nhóm, hơn là ghi nhận, khảo sát những quan điểm, lối nhìn của từng người.
Thứ hai, các thành viên cùng nhau chia sẻ, trao đổi và góp chung lại những quan điểm, kinh nghiệm và cảm nghiệm, hơn là đấu tranh, biện minh, cổ động cho cá nhân của mình.
Thứ ba, bản sắc của từng người vẫn được trân trọng. Nhưng các thành viên đang ý thức một cách nhạy bén mình đang cùng nhau làm nên một thực thể toàn bích, toàn diện, một « Chúng Ta ». Cho nên họ trở thành trong sáng, thông suốt với nhau. Không úp mở, ém nhẹm. Nhất cử nhất động, tất cả những gì xuất hiện trong nội tâm của từng người, đều được đặt lên bàn, trước mặt mọi người. Lối nói « Cùng Với Nhau » gói ghém trọn vẹn thế nào là đường đi, hơi thở, lối nhìn và nhất là tấm lòng trăn trở của nhóm Đối Thoại.
Ngoài những nét đặc trưng ấy, hai loại nhóm Thảo luận khoa học và Đối Thoại cùng chia sẻ một mẫu số chung, như sau:
Một: Khi phát biểu, mỗi thành viên trình bày ra ngoài, một cách rõ ràng, những bước đi lên có thứ tự, trong tiến trình tư duy.
Hai : Ai ai cũng được gọi mời khảo sát và tìm hiểu những giả thuyết của người đang trình bày và diễn tả chính mình.
Ba: Mọi thành viên khảo sát, một cách thanh thản và tường tận, những quan diểm bất đồng được nêu lên trong nhóm.
Bốn: Mỗi người tham dự cố gắng hết mình, để nâng cao chất lượng, trong hai lãnh vực suy luận và quan hệ tiếp xúc đang diễn tiến trong nhóm.
***
Nhằm kết luận, tôi xin mượn lại câu chuyện của Đức Phật về « Năm người mù đi xem voi ».
Người thứ nhất đã sờ vành tai của voi, và mô tả con voi giống như cái quạt mo.
Người thứ hai đã sờ lưng của Voi, và mô tả con voi giống như một tấm ván.
Người thứ ba đã sờ chân của Voi, và mô tả con voi giống như một cột nhà.
Người thứ tư đã sờ cái vòi của voi, và mô tả con voi giống như một ống thổi lửa.
Người thứ năm đã sờ cái đuôi của voi, và mô tả con voi giống như một cây roi to bự.
Không một câu trả lời nào trên đây diễn tả trọn vẹn toàn diện sự thật về con voi. Tuy nhiên, mọi câu trả lời đều phản ảnh ít nhiều thực tế của con voi. Không một câu trả lời nào có thể bị đánh giá là sai lạc một cách tuyệt đối.
Cũng vậy, khi nói về Đất Nước và Quê Hương, mỗi người trong chúng ta đều giống như « một người mù đi xem voi » trên đây. Thế mà chúng ta cứ khư khư cho mình là Đúng hoàn toàn và kết án kẻ khác là sai một trăm phần trăm. Cho nên, trong suốt bốn nghìn năm văn hiến, chúng ta đã xếp hàng thành hai phe Sơn Tinh và Thủy Tinh, để loại trừ và hủy diệt lẫn nhau. Phải chăng ngày hôm nay là thời điểm thuận tiện hay là cơ may nghìn năm một thuở, để chúng ta thức tỉnh, cùng nhau ngồi lại, cùng nhau học hai bài học « Thảo Luận khoa học và Đối Thoại ».
Với hai bài học nầy, từng cá nhân xé lẻ, chúng ta vẫn tiếp tục làm người mù. Nhưng « Cùng Với Nhau », chúng ta có khả năng trở thành một Bồ Tát Quan Thế Âm, có một trăm đôi tay để làm. Một trăm đôi chân để bước đi những bước đi vạn dặm. Một trăm quả tim để yêu thương Nước Non và Anh Chị Em Đồng Bào. Lúc bấy giờ, mặt trời sẽ mọc lên lại trên Quê Hương của chúng ta. Và chúng ta sẽ thấy được những điều vô hình, nghe được những tiếng nói vô thanh. Sự Thật của Tình Nước, Tình Non, Tình Đồng Bào sẽ rạng ngời, trong con mắt nội tâm của mỗi người Việt Nam.
***
SÁCH THAM KHẢO :
1. P. M. SENGE
- The Fifth Discipline - Century Business, London 1993.
- The Fifth Discipline, Fieldbook - Currency Book, USA 1994
- The Dance of Change - NB, London 1999.
2. NGUYỄN VĂN THÀNH
- Tư Duy và Hành Động - TN, 2002.
- Bản Đồ Tâm Lý và Tư Duy sáu màu - TN, Lausanne 2002.
3. D. KANTOR & W. LEHR
- Inside the Family - JB, San Francisco 1975.
NGUYỄN Văn Thành CH-1694 ORSONNENS/FR - THỤY SĨ
N.B.- Bài chia sẻ nầy được trích ra từ tác phẩm “HUYỀN SỬ VIỆT NAM…”, đã được đăng tải trên các tờ thông tin vi tính như http://conggiaovietnam.net, http://ttntt.free.fr, …
Cơ cấu tổ chức, mà tôi đề cập trong suốt bài chia sẻ nầy, có thể là một gia đình bao gồm cha mẹ và con cái, cũng như bao nhiêu thành viên khác, đang sống chung dưới một mái nhà. Hay đó là một xí nghiệp với nhiều công nhân viên, từ ban lãnh đạo đến những cán bộ lao động thuộc nhiều tầng lớp tổ chức khác nhau.
Nói đến một cơ cấu, chúng ta cũng có thể nêu lên làm ví dụ những trường trung học và đại học hay là những vườn trẻ, lớp mẫu giáo và vỡ lòng... trong đó có ban giám hiệu, toàn thể các giáo viên, những thành viên thuộc bộ phận quản lý và cuối cùng là các sinh viên, học sinh. Dù muốn dù không, họ đang kết dệt những quan hệ qua lại hai chiều với nhau. Tất cả vấn đề then chốt là những quan hệ ấy có tạo ra cho họ điều kiện thuận lợi, trên tiến trình « làm người và thành người » hay không. Trong trường hợp ngược lại, đó chỉ là một môi trường bị đầu độc và ô nhiễm, ngày ngày dẫn khởi những tranh chấp và hận thù, kỳ thị và chiến tranh giữa các thành viên.
Một cách đặc biệt, Đất Nước hay là Quê Hương, với bao nhiêu tầng lớp tổ chức và sinh hoạt... cũng là một cơ cấu, có khả năng bao bọc và che chở, cơ hồ cái bào thai trong lòng Mẹ đã nuôi nấng chúng ta, trong những ngày tháng đầu đời. Trường hợp cái bào thai bị nhiễm trùng, đứa con ở bên trong cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tăng trưởng.
Hiểu được những định luật tâm lý xã hội, có phần vụ tác động và chi phối tình trạng sức khoẻ của bất kỳ một cơ cấu nào, chúng ta sẽ có rất nhiều cơ may trong chiều hướng « tránh những điều cần tránh, thực hiện những gì cần thực hiện, tác động vào chính vị trí cần tác động ».
Nói cách khác, chúng ta BIẾT mình đang ở đâu. Khi nào nên tiếp tục đi tới, khi nào phải tức khắc dừng lại. Khi nào hãy can đảm đi lui, vì thấy mình đã lầm đường. Và chính lúc bấy giờ chúng ta phải thực thi những động tác nào, để chọn lựa lại một con đường thích ứng, quang đãng và hữu hiệu hơn trong quá khứ.
Nói khác đi, làm con người, với những điều kiện và thân phận hiện tại, ai ai cũng có thể sai lầm. Cái cao cả và trọng đại, trái lại, bắt nguồn từ khả năng chuyển biến cái sai lầm, thành một kinh nghiệm, một bài học khả dĩ thăng tiến bản thân và làm đẹp cuộc đời, của chúng ta cũng như của anh chị em đồng bào.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, tôi sẽ lần lượt khảo sát hai câu hỏi then chốt:
Thứ nhất, một cơ cấu BỆNH HOẠN bao gồm những dấu hiệu cụ thể và khách quan nào ?
Thứ hai, nhằm lành mạnh hóa một cơ cấu tổ chức, như gia đình hay là Đất Nước, chúng ta cần tôi luyện những kỹ năng hoạt động nào ?
***
1. PHÁT HIỆN NHỮNG CƠ CẤU BỆNH HOẠN
Để bắt đầu, chúng ta có thể so sánh một cơ cấu với một thân thể của con người. Trong một cơ thể lành mạnh và sinh động, mọi bộ phận như tim, buồng phổi, dạ dày, não bộ... đang thiết lập với nhau, những quan hệ tác động qua lại hai chiều, mặc dù từng bộ phận có một phần vụ độc đáo và riêng biệt. Để có thể sống và phát triển, mỗi bộ phận vừa nhận vừa cho, vừa diễn tả nhu cầu của mình vừa biết từ chối, dừng lại, « tri chỉ », không còn nhận thêm, khi không cần thiết.
Mặc dù công việc chính yếu của não bộ là ban phát những mệnh lệnh cho toàn thể tay chân và các cơ phận bên ngoài và bên trong. Tuy nhiên, để có thể lãnh đạo một cách đứng đắn, chính xác và hữu hiệu, nghĩa là thành tựu những kết quả mong muốn, não bộ không thể không lắng nghe, ghi nhận những tin tức hồi tố, do các thành phần ngoại vi gửi về. Mọi cơ phận khác, như tim phổi... cũng làm công việc « lắng nghe, tham khảo và đối thoại » tương tự như vậy, với mọi thành phần khác, trong con người.
Ngoài ra, theo cách bố cục và tổ chức tự nhiên của thân thể, não bộ nằm ở phía trên. Và đôi chân có vị trí ở dưới cùng. Tuy nhiên, nếu bàn chân không thực thi công việc « lãnh đạo », thể theo vai trò, phương thức và trách nhiệm đặc biệt của mình, toàn thể xác thân của con người cũng sẽ bị tê liệt hay là bệnh hoạn.
Trong tinh thần và lăng kính vừa được trình bày, trong một cơ thể lành mạnh, năng động, đang diễn tả chiều hướng đi lên, phát triển, tăng trưởng và sáng tạo... mọi bộ phận từ nhỏ chí lớn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, đều lãnh đạo, theo cách thế và địa hạt độc đáo của mình. Không một thành phần nào hoàn toàn năng động một trăm phần trăm. Và cũng không một cơ phận nào hoàn toàn bị động một cách tuyệt đối. Mỗi thành viên đều lãnh đạo, bằng cách « lắng nghe, tham khảo, đối thoại, chia sẻ và đóng góp phần tích cực của mình ».
Cũng vậy, trong một đất nước lành mạnh, có chiều đi lên và phát triển mọi mặt, vật chất cũng như tinh thần, giáo dục cũng như đạo đức, cá nhân cũng như tập thể... mọi thành viên đều biết lắng nghe nhau. Đối thoại với nhau. Mỗi người góp chung lại phần năng động của mình. Không ai chỉ ban phát mà không đón nhận. Không ai chỉ nhận và không tìm cách cho lại. Một nụ cười, một bàn tay thân mật, một lời trao đổi hỏi han, một ánh mắt chan hòa tình người... tất cả đều có thể là những món quà cao quí, có khả năng gói ghém trọn vẹn « một tấm lòng », một mối tình đồng bào, một khả năng đồng cảm và đồng hành.
Trong một đất nước lành mạnh như vậy, không ai lãnh đạo một cách độc chiều, nghĩa là từ trên rót xuống những mệnh lệnh, những chương trình. Lãnh đạo còn có nghĩa là lắng nghe, trân trọng những lời hồi tố của người dân, chân lấm tay bùn, ngày ngày lên đồng cạn xuống đồng sâu, để kiếm cho được một bát cơm lót lòng... Lãnh đạo, trong lối nhìn và lối nói của Nguyễn Trãi, có nghĩa là « Chăn lạnh choàng vai, đêm chẳng ngủ. Suốt đời ôm mãi nỗi lo dân ».
Thêm vào đó, trong một đất nước lành mạnh, ngoài tầng lớp lãnh đạo, còn có những thành viên làm công việc nâng đỡ, ủng hộ, nối dài, cổ động. Họ là những vị Bồ Tát Quan Thế Âm, đang hiến tặng và đóng góp một trăm quả tim, một trăm cánh tay, một trăm đôi chân và nhất là một trăm đôi mắt để người lãnh đạo đất nước thấy được « bao nhiêu tầng lớp nắng mưa », trong lòng cuộc đời của người dân. Nếu không đảm nhận trách vụ ấy, người ủng hộ sẽ lập tức trở thành người vuốt đuôi, nịnh bợ, tâng bốc, làm kệ lót chân cho người có chức quyền. Loại người nầy sẵn sàng hối lộ cho các nhà lãnh đạo, bằng mọi phương tiện. Tuy nhiên, ở bên dưới những tầng lớp vàng bạc, tiền của, quà cáp... chầy kíp sẽ xuất hiện những quả bom nguyên tử làm băng hoại cả một quê hương gấm vóc.
Trong một đất nước lành mạnh, còn có mặt một loại thành phần thứ ba mang tên là Chứng Nhân. Nếu thực thi đúng trách nhiệm, họ sẽ là những tấm gương soi, phản chiếu cho người lãnh đạo, mọi bộ mặt lông lá của họ. Với đôi mắt của chứng nhân, người lãnh đạo thấy được những con nước ngầm ở dưới lòng đất. Với lỗ tai của người chứng nhân, người lãnh đạo nghe được tiếng kêu « vô thanh » của nhiều tầng lớp người dân đang đói, đang khát, đang bị hối lộ và bốc lột, trên từng chén cơm, chén cháo của mình. Trường hợp họ làm những chứng nhân ù lì, « không nói, không nghe, không thấy », họ đương nhiên hóa thân thành một lớp người thinh lặng đồng lõa. Trong giấc ngủ, Thánh Gióng và Thần Kim Qui có lẽ đã hiện về hỏi họ: các con đã làm được những gì với dòng máu Rồng Tiên, trong huyết quản ? Và họ đã trả lời: Chúng con chấp nhận làm người chứng nhân ù lì, « không thấy, không nghe và không nói », để có thể sống cho qua ngày tháng. Nhưng sống như vậy là sống ngất ngư. Sống cũng không ra sống. Chết cũng không chết thực sự.
Tầng lớp sau cùng là loại người chống đối. Trách nhiệm của họ không phải là đá đảo, đập phá hay là lật đổ. Nhưng là làm cho người lãnh đạo và mọi người dân thấy được rằng: khi có một vấn đề xảy ra trong lòng quê hương, không bao giờ CHỈ có một cách giải quyết duy nhất. Nếu chúng ta thay đổi cách nhìn và vị trí đứng nhìn, bao nhiêu cách giải quyết mới lạ sẽ từ từ xuất hiện.
Nói tóm lại, dựa vào những tiêu cứ sau đây,chúng ta có thể phát hiện chứng bệnh trầm kha của một đất nước. Bất kỳ đất nước nào. Ở đông hay ở tây. Ở nam hay ở bắc.
Thứ nhất: đất nước ấy không có một tầng lớp lãnh đạo biết tôn trọng, lắng nghe và tham khảo người dân.
Thứ hai: trong đất nước ấy, thành phần ủng hộ chỉ biết dạ dạ, vâng vâng hay là vuốt đuôi, nịnh thần...
Thứ ba: thành phần chứng nhân đã biến thân thành một loại người có tai nhưng không nghe, có mắt nhưng không thấy, có miệng nhưng không nói.
Sau cùng, trong một đất nước bệnh hoạn, không ai có quyền đối chất. Chỉ có một thiểu số gọi mình là đa số, và tự động khoác cho mình mọi quyền lực về sự thật của quê hương. Bao nhiêu sự thật khác đều bị kiểm duyệt và ức chế. Tôi có xu thế gọi loại quê hương ấy với danh hiệu là « nhị nguyên », chỉ bao gồm hai phe. Một bên bị chụp mũ là « ác ôn côn đồ ». Bên kia tự tôn phong mình làm thành phần « ưu tú và siêu việt ». Nhưng thực ra, cho dù chúng ta là ai, thuộc phe bên nầy hoặc phe bên kia, khi chúng ta mang ý đồ loại thải hoặc tiêu diệt người anh chị em đồng bào của mình, phải chăng một cách vô tình hay hữu ý chúng ta đang phủ nhận dòng máu Lạc Hồng trong chúng ta ?
Hẳn thực, trong một đất nước lành mạnh, bốn phần vụ trên đây – lãnh đạo, ủng hộ, chứng nhân và chống đối – cũng có mặt. Tuy nhiên, không một ai chỉ đóng khung và khép kín mình trong một vai trò và trách nhiệm duy nhất, suốt cuộc đời của mình. Tùy nhu cầu và hoàn cảnh thay đổi của đất nước, khi nầy tôi có thể đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Khi khác tôi ở vị trí đối phương, chứng nhân hay là ủng hộ. Đất nước có thể được so sánh như một dòng sông. Chừng nào có khả năng lưu nhuận, trôi chảy, đất nước ấy đang ở trên một tiến trình phát triển và tiến bộ. Trái lại, khi bị ứ động và khép kín mình, trong những thành trì nghi nan, lo sợ, tự vệ và phản ứng... đất nước ấy đã bị ô nhiễm trầm trọng. Có lẽ hiện thời đất nước ấy đang còn hấp hối trên giường bệnh, đối với một số người. Nhưng trong lòng đại đa số người dân, đất nước ấy đã chết. Khi ra đi, không còn ai để nhớ. Khi trở về, không còn ai để thương.
Cũng giống hệt như vậy, trong một cơ cấu gia đình lành mạnh và triển nở, người cha có thể đóng nhiều vai trò trong cùng một lúc, một ngày. Ông soi sáng, hướng dẫn, dạy dỗ con cái. Đồng thời, ông cũng có thể chọn lựa vị trí làm người đồng cảm và đồng hành, có khả năng chia sẻ, trao đổi, đối thoại, đặt mình ngang hàng với con cái. Sau một ngày vắng mặt ở sở làm, khi về nhà, ông có thể bò bốn chân trên sàn nhà, chơi đùa, vui thú và hạnh phúc với đứa con vừa lên hai tuổi.
Trái lại, trong một gia đình có vấn đề, nhất là vào một giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, người cha chỉ biết đóng kín mình trong vai trò ra lệnh, đập đánh, la nạt, la cà ở quán cà phê. Người mẹ chỉ biết nấu cơm, giặt ủi và quét nhà. Con cái chỉ biết « dựa cột mà nghe ». Đó là một cơ cấu « ba đường song song vạn kiếp » bên ngoài, nhưng đang chưởi bới và xé nát lẫn nhau ở bên trong nội tâm.
2. ĐỂ PHÁT HUY MỘT CƠ CẤU TỔ CHỨC LÀNH MẠNH
Một cơ cấu tổ chức, như tôi đã trình bày trong phần trên đây, bao gồm nhiều thành tố, ở nhiều vị trí khác nhau, đang thực thi những phần vụ khác nhau. Tuy nhiên, để lập thành một cơ cấu sinh động, các thành tố kết dệt với nhau những quan hệ trao đổi qua lại hai chiều. Thành tố nầy tác động trên thành tố kia. Thành tố kia cũng có khả năng tác động trở lại trên thành tố nầy, bằng cách này hay cách khác. Đặc điểm nổi bật nhất của một cơ cấu đang phát triển là khi các thành tố họp lại với nhau, đó không phải là một tổng cộng. Nhưng là một tổng thể, tổng hợp còn mang tên là một thực thể toàn bích, toàn diện. Nói khác đi, trong cơ cấu ấy, khi một cộng với một, số thành không phải là hai. Nhưng là hai trăm, hai ngàn, hai triệu. Các thành tố sinh thành, nuôi dưỡng và thăng tiến lẫn nhau. Hẳn thực, mẹ sinh ra con. Nhưng đứa con, từ ngày sinh ra, đã có khả năng nuôi lại người mẹ, dưới nhiều thức dạng khác nhau. Con bi bô, làm cho mẹ vui. Con mỉm cười, làm cho cuộc đời của mẹ có một ý nghĩa diệu vợi. Con khóc la, làm cho lòng mẹ bồi hồi, xao xuyến... Con an bình trong giấc ngủ, mẹ là bầu trời tràn đầy trăng sao, đang bao phủ chiếc nôi của con.
Trong phần trên đây, tôi đã phác họa một vài đường nét thô thiển có liên hệ đến một cơ cấu sinh động, như gia đình, đất nước. Một cách đặc biệt, tôi tóm lược lại, bằng cách nhấn mạnh những điểm then chốt sau đây:
Mỗi cơ cấu bao gồm nhiều thành tố khác biệt nhau,
Những thành tố ấy tác động qua lại và có ảnh hưởng trên nhau. Không một thành tố nào có thể khẳng định rằng: tôi không chịu ảnh hưởng của một ai. Mỗi thành tố vừa chủ động, vừa bị động... cơ hồ hai nghệ sĩ nam và nữ đang cùng nhau thao tác một vũ khúc khi trầm khi bổng, khi vui khi buồn.
Mỗi thành tố thực thi những công việc hay là những phần vụ độc đáo, riêng biệt.
Đồng thời tất cả mọi thành tố đều cùng nhau chia sẻ một mục đích chung đang điều hướng mọi sinh hoạt của cơ cấu Tổng Thể, Toàn Diện. Chính vì lý do nầy, trên đây tôi đã gọi cơ cấu là một Bào Thai, một Bọc Trứng có khả năng cưu mang, nâng đỡ, hướng dẫn và động viên mọi thành tố cấu thành.
Trong khuôn khổ của chương nầy, tôi không quảng diễn thêm những điểm trên đây, với nhiều chi tiết khác, tuy dù rất quan trọng. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh hai chuẩn mực chính yếu là Thảo Luận và Đối Thoại. Dựa vào hai kỹ năng nầy, chúng ta có thể đánh giá hay là phát huy một cơ cấu tổ chức lành mạnh, năng động, như gia đình hay là đất nước.
Nói một cách vắn gọn, một đất nước đang dấn bước trên con đường thanh bình và thịnh vượng, chừng nào các thành viên của đất nước ấy, từ cấp lãnh đạo, trí thức cho đến những tầng lớp bình dân có khả năng và cơ hội ngồi lại học hỏi, thảo luận và đối thoại với nhau. Hai bài học hay là hai sinh hoạt nầy không thể thiếu vắng, nếu chúng ta cùng nhau thực hiện hoài bảo Dựng Nước và Giữ Nước, một cách thiết thực và hữu hiệu.
TRANH CÃI
Thông thường, khi thảo luận về một vấn đề, cùng với nhiều thành viên khác trong một nhóm, tôi đi qua bốn giai đoạn:
giai đoạn một: trình bày những sự kiện cụ thể và khách quan mà tôi đã quan sát và ghi nhận.
giai đoạn hai: dựa vào những sự kiện ấy, tôi đề xuất một giả thuyết, còn mang tên là tiền đề, trong lối dùng từ ngữ cá biệt của một số người.
giai đoạn thứ ba: Từ giả thuyết ấy, tôi rút ra một kết luận cuối cùng, sau khi kiểm chứng và rà soát lại những sự kiện mà tôi đã khảo sát một cách kỹ lưỡng. Kết luận nầy diễn tả quan điểm, lối nhìn đời, lập trường hay là cách nhận thức của tôi về thực tế và thực tại bao quanh tôi. Thể thức rút ra một kết luận thay đổi từ người này qua người khác, cùng chung sống trong một môi trường giống nhau. Lý do cơ bản giải thích sự khác biệt ấy, là vì hai người có hai quá khứ khác nhau, hai tầng lớp kinh nghiệm khác nhau, đang đeo đuổi hai loại lợi ích và nhu cầu khác nhau.
giai đoạn thứ bốn: sau cùng là phương thức và chương trình hành động, nhằm thâu đạt những thành quả mong muốn.
Trong thực tế hằng ngày, thay vì thảo luận một cách có hệ thống và trật tự như vậy, chúng ta thường có xu thế tranh cãi, giành phần hơn, phần đúng, phần có lý, phần sự thật về cho mình. Đồng thời, chúng ta tố cáo, phê phán, qui chụp, gắn cho đối phương của chúng ta những nhãn hiệu hồ đồ như: sai lầm, gian manh, phản bội, dối trá...
Thêm vào đó, ngoại trừ giai đoạn bốn, ba giai đoạn một, hai và ba đều xảy ra trong nội tâm của chúng ta. Không ai thấy, không ai nghe, không ai có thể khảo sát thể thức suy luận của chúng ta.
Ngoài ra, chính chúng ta cũng nhảy vọt một cách lung tung và lộn xộn. Rốt cùng chúng ta cũng không rõ ràng điều nào là sự kiện, điều nào là giả thuyết và điều nào là kết luận, trong tiến trình tư duy và lý luận của chúng ta.
Thay vào những cách làm hỗn độn, thiếu hệ thống như vậy, điều chúng ta cần làm, trong tiến trình dựng Nước và giữ Nước, là cùng nhau ngồi lại, học với nhau cách thức thảo luận có tính khoa học và kỹ thuật.
THẢO LUẬN MỘT CÁCH KHOA HỌC
Kỹ năng nầy bao gồm hai phần khác biệt và bổ túc cho nhau.
Trong phần thứ nhất: Tôi trình bày ra ngoài, một cách rõ ràng và khúc chiết, trước mặt những người cùng thảo luận, năm bước đi lên của tôi, trên tiến trình tư duy và suy luận, hay là cách giải quyết vấn đề.
Bước Một: Tôi nêu lên những sự kiện khách quan làm bàn đạp cho công việc và tiến trình suy tư.
Bước Hai: Tôi đề xuất một hay nhiều giả thuyết, nhằm thuyên giải vấn đề hay là tìm ra ý nghĩa và hướng di tới.
Bước Ba: Tôi chứng minh giả thuyết, bằng cách phát hiện những liên hệ ràng buộc các sự kiện với điều tôi đề xuất.
Bước Bốn: Tôi rút ra một kết luận cuối cùng, khả dĩ trình bày quan điểm và thể thức nhận thức của tôi.
Bước năm: Tôi tiên liệu những cách tác động trên môi trường, để thành đạt một kết quả mong muốn.
Trong phần thứ hai: Sau khi đã phát biểu và trình bày, tôi khiêm cung và thành khẩn yêu cầu mọi tham dự viên, đóng góp những ý kiến, đưa ra những nhận xét bổ túc, kiện toàn hay là sửa sai. Trong phần nầy, tôi cũng từ từ đi lên từng bước, một cách khoan thai và có thứ tự, để mọi người có mặt có thể bộc lộ những quan điểm hay là lối nhìn độc đáo và khác biệt của mình.
Bước Một: ngoài những sự kiện mà tôi đã ghi nhận và trình bày, trong các bạn có ai ghi nhận thêm những sự kiện khác lạ ?
Bước Hai : Ai đề xuất một hay nhiều giả thuyết khác, để bổ túc hay là điều chỉnh giả thuyết của tôi ?
Bước Ba: Bạn nào nhận thấy cách chứng minh giả thuyết và lối kiểm chứng các sự kiện do tôi thực hiện, còn thiếu tính mạch lạc và thuyết phục ?
Bước Bốn: Kết luận cuối cùng mà tôi rút tỉa, có hợp lý và hợp tình hay không ?
Bước Năm: Thể thức hành động mà tôi đã dự kiến, có ăn khớp với vấn đề mà chúng ta muốn giải quyết, hay là đi ra ngoài đề ?
Bước Sáu: Trong tiến trình tư duy và lý luận, với năm bước đi lên của tôi, các bạn còn muốn thêm, muốn bớt hay là muốn sửa sai những điểm nào ?
ĐỐI THOẠI
Trong một nhóm Đối Thoại, chúng ta cũng sử dụng kỹ năng thảo luận khoa học, như vừa được trình bày. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt hai mục tiêu khác nhau và hai khuôn khổ khác nhau.
Trong nhóm thảo luận khoa học, các thành viên nhắm đến một kết luận rõ ràng và cụ thể, bao gồm những quyết định, những điểm đồng ý và một số ưu tiên cần xác định.
Nói một cách vắn gọn, tư tưởng ĐỒNG QUI là khuôn khổ hoạt động của một nhóm thảo luận khoa học. Tư tưởng nầy là một điều kiện thiết yếu, khi nhóm có nhiệm vụ giải quyết một vấn đề cụ thể.
Trái lại, trong nhóm Đối Thoại, thực tế và thực tại « muôn màu muôn sắc » được trân trọng, nhận diện và đối diện, một cách thanh thản và an hòa nội tâm. Nội dung được trình bày và phát biểu, không khoác tầm mức quan trọng và ưu tiên, ngang bằng chủ thể hay là con người cụ thể và xương thịt, đang diễn tả những tầng lớp sâu xa của lòng mình.
Nói tóm lại, chúng ta cần ghi nhận ba đặc điểm quan trọng của nhóm trong sinh hoạt Đối Thoại:
Thứ nhất, mỗi thành viên đặt lên hàng đầu công việc lắng nghe chính mình và lắng nghe Nhóm, hơn là ghi nhận, khảo sát những quan điểm, lối nhìn của từng người.
Thứ hai, các thành viên cùng nhau chia sẻ, trao đổi và góp chung lại những quan điểm, kinh nghiệm và cảm nghiệm, hơn là đấu tranh, biện minh, cổ động cho cá nhân của mình.
Thứ ba, bản sắc của từng người vẫn được trân trọng. Nhưng các thành viên đang ý thức một cách nhạy bén mình đang cùng nhau làm nên một thực thể toàn bích, toàn diện, một « Chúng Ta ». Cho nên họ trở thành trong sáng, thông suốt với nhau. Không úp mở, ém nhẹm. Nhất cử nhất động, tất cả những gì xuất hiện trong nội tâm của từng người, đều được đặt lên bàn, trước mặt mọi người. Lối nói « Cùng Với Nhau » gói ghém trọn vẹn thế nào là đường đi, hơi thở, lối nhìn và nhất là tấm lòng trăn trở của nhóm Đối Thoại.
Ngoài những nét đặc trưng ấy, hai loại nhóm Thảo luận khoa học và Đối Thoại cùng chia sẻ một mẫu số chung, như sau:
Một: Khi phát biểu, mỗi thành viên trình bày ra ngoài, một cách rõ ràng, những bước đi lên có thứ tự, trong tiến trình tư duy.
Hai : Ai ai cũng được gọi mời khảo sát và tìm hiểu những giả thuyết của người đang trình bày và diễn tả chính mình.
Ba: Mọi thành viên khảo sát, một cách thanh thản và tường tận, những quan diểm bất đồng được nêu lên trong nhóm.
Bốn: Mỗi người tham dự cố gắng hết mình, để nâng cao chất lượng, trong hai lãnh vực suy luận và quan hệ tiếp xúc đang diễn tiến trong nhóm.
***
Nhằm kết luận, tôi xin mượn lại câu chuyện của Đức Phật về « Năm người mù đi xem voi ».
Người thứ nhất đã sờ vành tai của voi, và mô tả con voi giống như cái quạt mo.
Người thứ hai đã sờ lưng của Voi, và mô tả con voi giống như một tấm ván.
Người thứ ba đã sờ chân của Voi, và mô tả con voi giống như một cột nhà.
Người thứ tư đã sờ cái vòi của voi, và mô tả con voi giống như một ống thổi lửa.
Người thứ năm đã sờ cái đuôi của voi, và mô tả con voi giống như một cây roi to bự.
Không một câu trả lời nào trên đây diễn tả trọn vẹn toàn diện sự thật về con voi. Tuy nhiên, mọi câu trả lời đều phản ảnh ít nhiều thực tế của con voi. Không một câu trả lời nào có thể bị đánh giá là sai lạc một cách tuyệt đối.
Cũng vậy, khi nói về Đất Nước và Quê Hương, mỗi người trong chúng ta đều giống như « một người mù đi xem voi » trên đây. Thế mà chúng ta cứ khư khư cho mình là Đúng hoàn toàn và kết án kẻ khác là sai một trăm phần trăm. Cho nên, trong suốt bốn nghìn năm văn hiến, chúng ta đã xếp hàng thành hai phe Sơn Tinh và Thủy Tinh, để loại trừ và hủy diệt lẫn nhau. Phải chăng ngày hôm nay là thời điểm thuận tiện hay là cơ may nghìn năm một thuở, để chúng ta thức tỉnh, cùng nhau ngồi lại, cùng nhau học hai bài học « Thảo Luận khoa học và Đối Thoại ».
Với hai bài học nầy, từng cá nhân xé lẻ, chúng ta vẫn tiếp tục làm người mù. Nhưng « Cùng Với Nhau », chúng ta có khả năng trở thành một Bồ Tát Quan Thế Âm, có một trăm đôi tay để làm. Một trăm đôi chân để bước đi những bước đi vạn dặm. Một trăm quả tim để yêu thương Nước Non và Anh Chị Em Đồng Bào. Lúc bấy giờ, mặt trời sẽ mọc lên lại trên Quê Hương của chúng ta. Và chúng ta sẽ thấy được những điều vô hình, nghe được những tiếng nói vô thanh. Sự Thật của Tình Nước, Tình Non, Tình Đồng Bào sẽ rạng ngời, trong con mắt nội tâm của mỗi người Việt Nam.
***
SÁCH THAM KHẢO :
1. P. M. SENGE
- The Fifth Discipline - Century Business, London 1993.
- The Fifth Discipline, Fieldbook - Currency Book, USA 1994
- The Dance of Change - NB, London 1999.
2. NGUYỄN VĂN THÀNH
- Tư Duy và Hành Động - TN, 2002.
- Bản Đồ Tâm Lý và Tư Duy sáu màu - TN, Lausanne 2002.
3. D. KANTOR & W. LEHR
- Inside the Family - JB, San Francisco 1975.
NGUYỄN Văn Thành CH-1694 ORSONNENS/FR - THỤY SĨ
N.B.- Bài chia sẻ nầy được trích ra từ tác phẩm “HUYỀN SỬ VIỆT NAM…”, đã được đăng tải trên các tờ thông tin vi tính như http://conggiaovietnam.net, http://ttntt.free.fr, …
Văn Hóa
Thay tội tha nhân (thơ)
Nguyễn Dzân Thương
01:49 23/03/2008
THAY TỘI THA NHÂN
Thượng Đế ơi! Sao nhân loại lầm nữa!
Cứ tàn sát, gây cảnh khổ bể dâu
Đẩy loài người, tan nát cứ âu sầu
Bởi cuồng vọng, tình người đã đạp bể
Người thân chết, gia đình đã đổ lệ
Lũ ác độc, thấy người chết dửng dưng
Ôi đau đớn! Cả nhân loại trần thế
Bom cảm tử, giết người quá ê chề
Thời mạt pháp, như đến hồi tận thế
Thấy nhân loại, lòng tôi quá tái tê
Lòng sầu héo, tâm hồn như héo úa
Cố mong sao, nhân loại khỏi bến mê
Yêu nhân loại, tôi xin nguyện tâm thề
Quyết hy sinh, nhân loại khỏi tái tê
Thân tôi đây, cả linh hồn tôi nữa
Thay tội người, tôi chịu xuống hỏa ngục
Tôi mong người, nhân loại khỏi lê thê
Mong nhân loại, tình thương biết nẻo về
Sống bên nhau, không còn cảnh khinh chê
Cả xấu tốt, ta chung sống yêu thương
Các chủng tộc, không còn chém. giết nữa
Lấy từ bi, ta cảm hóa kẻ ác
Lấy bác ái, ta cảm hóa khủng bố
Lấy tình người, ta chung sống bên nhau
Chân, Thiện, Mỹ, ta hướng nhau lên tốt
Cả thế giới, ta chung sống hòa bình
Ôi sung sướng! Loài người yêu thương nhau
Cả loài người, ta bạn hữu- anh em
Thượng Đế ơi! Sao nhân loại lầm nữa!
Cứ tàn sát, gây cảnh khổ bể dâu
Đẩy loài người, tan nát cứ âu sầu
Bởi cuồng vọng, tình người đã đạp bể
Người thân chết, gia đình đã đổ lệ
Lũ ác độc, thấy người chết dửng dưng
Ôi đau đớn! Cả nhân loại trần thế
Bom cảm tử, giết người quá ê chề
Thời mạt pháp, như đến hồi tận thế
Thấy nhân loại, lòng tôi quá tái tê
Lòng sầu héo, tâm hồn như héo úa
Cố mong sao, nhân loại khỏi bến mê
Yêu nhân loại, tôi xin nguyện tâm thề
Quyết hy sinh, nhân loại khỏi tái tê
Thân tôi đây, cả linh hồn tôi nữa
Thay tội người, tôi chịu xuống hỏa ngục
Tôi mong người, nhân loại khỏi lê thê
Mong nhân loại, tình thương biết nẻo về
Sống bên nhau, không còn cảnh khinh chê
Cả xấu tốt, ta chung sống yêu thương
Các chủng tộc, không còn chém. giết nữa
Lấy từ bi, ta cảm hóa kẻ ác
Lấy bác ái, ta cảm hóa khủng bố
Lấy tình người, ta chung sống bên nhau
Chân, Thiện, Mỹ, ta hướng nhau lên tốt
Cả thế giới, ta chung sống hòa bình
Ôi sung sướng! Loài người yêu thương nhau
Cả loài người, ta bạn hữu- anh em
Tìm đến với Chúa trong Mùa Phục Sinh
Trần Bảo Kỳ
12:17 23/03/2008
Tìm đến với Chúa trong Mùa Phục Sinh.
Mới đây, Vietcatholic đã đưa tin rằng số người Trung Hoa được rửa tội vào Mùa Phục Sinh này đông hơn những năm trước. Đó là một tin vui. Đã hơn nửa thế kỷ, người Trung Hoa phải sống dưới một chế độ tôn thờ chủ nghĩa vô thần, đàn áp, cực đoan, và điều mà vài chế độ tương tự còn sót lại trên thế giới gọi là duy ý chí. Chính sự cực đoan duy ý chí đã đưa dân tộc họ đến chỗ đói nghèo trong nhiều thập niên. Trong bối cảnh này, người dân càng khó khăn thêm trong việc tìm về với các tôn giáo.
Thế rồi họ tỉnh ngộ, phải mở cửa ra với thế giới văn minh bên ngoài. Cái gọi là ‘chủ nghĩa’ của họ chỉ còn là một bóng mờ vì nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa đó không còn nữa. Đất nước Trung Hoa nhờ vậy mà phát triển nhanh, đời sống người dân được cải thiện nhiều, tuy vẫn còn nhiều chênh lệch, vẫn còn nghèo khó, nhất là ở miền nông thôn.
Khi mà người dân có cuộc sống vật chất khá hơn, có sự giáo dục tốt hơn, và quan trọng là họ được nhìn thấy phần nào cuộc sống văn minh của thế giới bên ngoài, thì cũng là lúc họ nhìn quanh mình, đánh giá chính mình, và đi tìm một điều gì có ý nghĩa hơn cho cuộc sống của mình. Điều có ý nghĩa đó chính là ánh sáng tâm linh, cao cả hơn cuộc sống trần tục của mình.
Vài chục ngàn người được rửa tội trong Mùa Phục Sinh này chỉ là một con số khiêm nhượng so với số dân hơn 1 tỉ của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Thế nhưng trong hoàn cảnh của một đất nước chưa thực sự mở, nhất là đối với tôn giáo, thì đó là một điều đáng khích lệ. Điều đáng khích lệ hơn có lẽ là phần lớn những người đến với Chúa trong đợt này là những người đã trưởng thành, có học vấn cao hoặc tương đối cao, có nghĩa là họ đã suy nghĩ chín chắn trước khi họ có quyết định.
Nói đến suy nghĩ chín chắn trước khi quyết định tìm đến với Chúa, tôi xin thuật lại hầu quý vị một trường hợp trong Cộng đoàn tôi nhân Mùa Phục Sinh năm nay: Một cụ ông 85 tuổi được rửa tội.
Cách đây khoảng một năm, tôi có dịp đi dự lễ tang của một cụ bà 84 tuổi. Tôi chưa từng quen biết cụ hoặc gia đình cụ nhưng nghĩ rằng trên quê hương thứ hai này, chúng ta tìm đến với nhau khi có dịp là một điều nên làm thôi, nhất là khi chúng ta chia tay với một người trở về cõi vĩnh hằng. Thế rồi tôi được nghe nói về cụ, một người con mới của đại gia đình con cái Chúa. Tôi được nghe nói rằng trong gia đình cụ, có người đã trở về với Chúa trước đó, nhưng hai cụ vẫn chưa trở về vì quan niệm rằng đạo nào cũng là đạo, miễn là mình làm điều lành, tránh điều ác, và cuộc sống của hai cụ là một cuộc sống tốt lành, gương mẫu. Thế là đủ. Và rồi cụ bà lâm trọng bệnh. Trong những ngày cuối cùng, cụ bỗng mơ thấy những người mà cụ thấy như thân quen. Cụ kể lại và mô tả cho các cháu của cụ vào thăm cụ, những người này đã được chịu phép rửa. Các cháu của cụ giải thích cho cụ đó là hình ảnh của Thiên Chúa, chắc Thiên Chúa muốn cụ trở về với Ngài. Và cụ đã quyết định xin LM tuyên úy Mỹ của bệnh viện làm phép rửa cho cụ, để rồi gia đình xin làm lễ tang cho cụ tại nhà thờ Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang chúng tôi.
Khi cụ ông bước lên trước cung thánh nói lời cám ơn LM quản nhiệm cũng như những người có mặt trong buổi lễ tang của cụ bà, tôi được nghe rằng cụ ông vẫn chưa quyết định làm con cái Chúa. Và thật là bất ngờ và cảm động khi tôi nghe tên cụ và trông thấy cụ được con cháu dìu lên hàng ghế dự tòng, chờ được làm phép rửa trong Mùa Phục Sinh năm nay.
Tôi tin rằng tôn giáo nào cũng dạy người ta làm lành tránh dữ, chỉ có người ta làm sai đi mà thôi. Đối với chúng ta, chúng ta tin thờ Thiên Chúa, chúng ta tin rằng Thiên Chúa tạo ra muôn loài, muôn vật, mà loài người là sinh vật cao cấp nhất được Thiên Chúa ban cho quyền tự do sống, kể cả tự do theo Chúa hay không theo Chúa. Tôi cũng tin rằng vì Thiên Chúa tạo nên loài người nên Thiên Chúa luôn quan phòng đến tất cả mọi người, để rồi khi những ai chưa theo Chúa nhận ra rằng có một Đấng luôn thương yêu mình, luôn trìu mến mình, luôn chờ mình trở lại, thì họ sẵn sàng ngả vào vòng tay Thiên Chúa để được thương yêu, để được trìu mến.
Tôi nghĩ rằng bằng cách trở về với Thiên Chúa, những con cái mới của Chúa, những kẻ đến sau này, đã trả công cho Thiên Chúa, cái công đã quan phòng đến họ trên suốt con đường đời của họ, đã chờ đợi họ trở lại cho đến ngày hôm nay.
Mới đây, Vietcatholic đã đưa tin rằng số người Trung Hoa được rửa tội vào Mùa Phục Sinh này đông hơn những năm trước. Đó là một tin vui. Đã hơn nửa thế kỷ, người Trung Hoa phải sống dưới một chế độ tôn thờ chủ nghĩa vô thần, đàn áp, cực đoan, và điều mà vài chế độ tương tự còn sót lại trên thế giới gọi là duy ý chí. Chính sự cực đoan duy ý chí đã đưa dân tộc họ đến chỗ đói nghèo trong nhiều thập niên. Trong bối cảnh này, người dân càng khó khăn thêm trong việc tìm về với các tôn giáo.
Thế rồi họ tỉnh ngộ, phải mở cửa ra với thế giới văn minh bên ngoài. Cái gọi là ‘chủ nghĩa’ của họ chỉ còn là một bóng mờ vì nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa đó không còn nữa. Đất nước Trung Hoa nhờ vậy mà phát triển nhanh, đời sống người dân được cải thiện nhiều, tuy vẫn còn nhiều chênh lệch, vẫn còn nghèo khó, nhất là ở miền nông thôn.
Khi mà người dân có cuộc sống vật chất khá hơn, có sự giáo dục tốt hơn, và quan trọng là họ được nhìn thấy phần nào cuộc sống văn minh của thế giới bên ngoài, thì cũng là lúc họ nhìn quanh mình, đánh giá chính mình, và đi tìm một điều gì có ý nghĩa hơn cho cuộc sống của mình. Điều có ý nghĩa đó chính là ánh sáng tâm linh, cao cả hơn cuộc sống trần tục của mình.
Vài chục ngàn người được rửa tội trong Mùa Phục Sinh này chỉ là một con số khiêm nhượng so với số dân hơn 1 tỉ của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Thế nhưng trong hoàn cảnh của một đất nước chưa thực sự mở, nhất là đối với tôn giáo, thì đó là một điều đáng khích lệ. Điều đáng khích lệ hơn có lẽ là phần lớn những người đến với Chúa trong đợt này là những người đã trưởng thành, có học vấn cao hoặc tương đối cao, có nghĩa là họ đã suy nghĩ chín chắn trước khi họ có quyết định.
Nói đến suy nghĩ chín chắn trước khi quyết định tìm đến với Chúa, tôi xin thuật lại hầu quý vị một trường hợp trong Cộng đoàn tôi nhân Mùa Phục Sinh năm nay: Một cụ ông 85 tuổi được rửa tội.
Cách đây khoảng một năm, tôi có dịp đi dự lễ tang của một cụ bà 84 tuổi. Tôi chưa từng quen biết cụ hoặc gia đình cụ nhưng nghĩ rằng trên quê hương thứ hai này, chúng ta tìm đến với nhau khi có dịp là một điều nên làm thôi, nhất là khi chúng ta chia tay với một người trở về cõi vĩnh hằng. Thế rồi tôi được nghe nói về cụ, một người con mới của đại gia đình con cái Chúa. Tôi được nghe nói rằng trong gia đình cụ, có người đã trở về với Chúa trước đó, nhưng hai cụ vẫn chưa trở về vì quan niệm rằng đạo nào cũng là đạo, miễn là mình làm điều lành, tránh điều ác, và cuộc sống của hai cụ là một cuộc sống tốt lành, gương mẫu. Thế là đủ. Và rồi cụ bà lâm trọng bệnh. Trong những ngày cuối cùng, cụ bỗng mơ thấy những người mà cụ thấy như thân quen. Cụ kể lại và mô tả cho các cháu của cụ vào thăm cụ, những người này đã được chịu phép rửa. Các cháu của cụ giải thích cho cụ đó là hình ảnh của Thiên Chúa, chắc Thiên Chúa muốn cụ trở về với Ngài. Và cụ đã quyết định xin LM tuyên úy Mỹ của bệnh viện làm phép rửa cho cụ, để rồi gia đình xin làm lễ tang cho cụ tại nhà thờ Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang chúng tôi.
Khi cụ ông bước lên trước cung thánh nói lời cám ơn LM quản nhiệm cũng như những người có mặt trong buổi lễ tang của cụ bà, tôi được nghe rằng cụ ông vẫn chưa quyết định làm con cái Chúa. Và thật là bất ngờ và cảm động khi tôi nghe tên cụ và trông thấy cụ được con cháu dìu lên hàng ghế dự tòng, chờ được làm phép rửa trong Mùa Phục Sinh năm nay.
Tôi tin rằng tôn giáo nào cũng dạy người ta làm lành tránh dữ, chỉ có người ta làm sai đi mà thôi. Đối với chúng ta, chúng ta tin thờ Thiên Chúa, chúng ta tin rằng Thiên Chúa tạo ra muôn loài, muôn vật, mà loài người là sinh vật cao cấp nhất được Thiên Chúa ban cho quyền tự do sống, kể cả tự do theo Chúa hay không theo Chúa. Tôi cũng tin rằng vì Thiên Chúa tạo nên loài người nên Thiên Chúa luôn quan phòng đến tất cả mọi người, để rồi khi những ai chưa theo Chúa nhận ra rằng có một Đấng luôn thương yêu mình, luôn trìu mến mình, luôn chờ mình trở lại, thì họ sẵn sàng ngả vào vòng tay Thiên Chúa để được thương yêu, để được trìu mến.
Tôi nghĩ rằng bằng cách trở về với Thiên Chúa, những con cái mới của Chúa, những kẻ đến sau này, đã trả công cho Thiên Chúa, cái công đã quan phòng đến họ trên suốt con đường đời của họ, đã chờ đợi họ trở lại cho đến ngày hôm nay.