Ngày 23-03-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mùa Chay Bốn Mươi NgàyLà Cuộc Đời Tôi
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
06:53 23/03/2010
3 QUYẾT TÂM MÙA CHAY CUỘC ĐỜI

“Mùa Chay 40 Ngày là Cuộc Đời Tôi”

------************------

1- Tôi quyết tâm không nóng giận, to tiếng, lật bàn, xô ghế, tình tứ ngang trái, làm bất ổn trong Gia đình, gây khổ sở cho vợ chồng, cha mẹ,... Ăn uống say sưa, ngủ nghỉ li bì, lười biếng việc vặt trong nhà và nơi sở làm.. Không nói hành nói xấu người vắng mặt v.v…Vì tất cả những tật xấu trên như những con sâu nhỏ bằng đầu đũa, đục khoét dần thân cây thể xác và tâm hồn tôi, từ mấy chục năm nay sẽ đến ngày ngã gục bi thảm !!!

2- Tôi quyết tâm không tham lam tiền tài, địa vị, sắc đẹp, ăn uống say sưa. Tôi coi tất cả là phượng tiện để tìm Chúa chứ không là cứu cánh cuộc đời. Tôi luôn tu luyện thể xác cũng như đời sống tâm linh bằng việc suy niệm Lời Chúa hàng ngày. Tôi không lợi dụng chức quyền Chúa ban rồi hà hiếp, bóc lột người dưới quyền tôi để trục lợi. Tôi không nịnh bợ kẻ giầu và khinh chê người nghèo. Tôi luôn mở nụ cười với mọi người.

3- Tôi luôn tỉnh thức trước sự giầu sang phú qúy tạm bợ, vì Ngày của Chúa đã đến gần, bộ mặt thế gian này đang qua đi, trước các biến cố… Tôi coi những sự vui buồn, thử thách lớn nhỏ là dịp may trong 40 ngày Chay cuộc đời này, để có dịp sám hối sửa mình. Đừng để như cây vả không trái, Chúa nói: “May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông chặt nó đi.” (x. Luca 13, 6 - 9)

Danh Ngôn: Thánh nhân giống người thường là có huyết khí; nhưng khác người thường là có chí khí. Phạm Thi

Phó tế: GB. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Lễ Mẹ Truyền Tin
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
06:58 23/03/2010
Hai Cuộc Truyền Tin

Hôm nay lễ Mẹ truyền tin. Lời Chúa dẫn đưa chúng ta đến một khung cảnh thật bình dị, ấm cúng nơi mái nhà nhỏ bé miền quê Nagiaret. Nơi đó đã diễn ra một cuộc đối thoại lịch sử giữa sứ thần Chúa và cô thôn nữ Maria. Sứ thần Chúa đã viếng thăm đột ngột. Đột ngột quá nên chẳng có gì chuẩn bị từ tinh thần đến vật chất đối với cô Maria. Sứ thần thì chủ động – Maria thì bối rối. Lời sứ thần nói như đã được chuẩn bị chu đáo. Còn Maria thì phân vân, đắn đo từng lời. Sứ thần Chúa đã mang đến cho cô một thông điệp thật bất ngờ và quá cao vời. Cao vời đến nỗi cô không dám nghĩ mình được phước đức như vậy? Vì có bao giờ cô nghĩ rằng mình sẽ là Mẹ Đấng Cứu Thế? Có bao giờ phận nữ nhi thường tình như cô lại được giao trọng trách cao quý như vậy? Cô đã không dám tin điều đó. Vì cô cảm thấy mình bất xứng và bất tài. Thế nhưng, sứ thần Chúa đã trấn an cô. Cô được chọn không vì tài năng hay sắc đẹp. Cô được chọn vì cô hằng sống đẹp lòng Thiên Chúa. Từ trời cao Chúa đã nhìn thấy tấm lòng cô. Một tấm lòng thanh khiết vẹn tuyền. Một tấm lòng bao dung độ lượng. Một tấm lòng bác ái yêu thương. Nhưng tất cả những phẩm chất đó vẫn không thể giúp cô hoàn thành chương trình của Thiên Chúa. Cô phân vân và do dự. Vì phận nữ nhi yếu đuối, vì việc phu thê cô chưa bước tới. Sứ thần Chúa đã trấn an cô: “Thánh Thần Chúa sẽ ngự xuống trên cô, và quyền năng Chúa sẽ rợp bóng trên cô”. Maria với tấm lòng quảng đại và niềm tín thác sắt son đã thưa vâng để chương trình Thiên Chúa được thực hiện.

Ngược lại, trước đó sáu tháng. Cuộc đối thoại giữa sứ thần và Giacaria cũng diễn ra trong âm thầm, ấm cúng. Sứ thần Chúa cũng đề nghị với Giacaria về việc Thiên Chúa sắp làm nơi ông. Nhưng ông đòi dấu lạ. Lòng tin của ông đòi bằng chứng. Sứ thần Chúa đã để ông câm lặng, như dấu chỉ về những điều mà Thiên Chúa sắp làm cho gia đình ông.

Có thể thấy hai cuộc truyền tin nhưng hai thái độ khác nhau. Maria thì tin vào quyền năng Chúa có thể thực hiện được mọi sự. Giacaria thì hoang mang lo lắng. Maria để Chúa thực hiện theo ý định của Chúa. Giacaria đòi dấu lạ để kiểm chứng. Chính hai thái độ đón nhận sứ điệp khác nhau nên kết quả cũng khác nhau. Maria thì hết lời ngợi khen Chúa. Giacaria thì câm nín. Nhưng dầu trong cách đón nhận nào, thì Thiên Chúa vẫn thực hiện chương trình của mình trong sự cộng tác của con người.

Điểm chung của Maria và Giacaria chính là đời sống hằng đẹp lòng Thiên Chúa. Dầu ở hoàn cảnh cô thôn nữ nhà quê hay một tư tế đền thờ. Các ngài đã làm tất cả chỉ để đẹp lòng Chúa. Các ngài đã sống hết mình với bổn phận bằng tình yêu nồng nàn với Chúa và tha nhân. Cuộc sống của các ngài luôn rạng ngời biết bao hy sinh làm nên nhân đức. Các ngài đã sống đẹp giữa dòng đời đến nỗi từ trời cao Thiên Chúa luôn hài lòng về các ngài.

Phải chăng đó cũng là cách sống chung của những người con cái Chúa? Là người ky-tô hữu chúng ta phải lan tỏa hương thơm bác ái cho anh em. Là người ky-tô hữu chúng ta phải sống sao cho người khác nhận ra chúng ta là môn đệ của Chúa bằng chính đời sống yêu thương và phục vụ. Khi chúng ta sống hết mình vì Chúa, Chúa sẽ làm tất cả những điều tốt đẹp xuống trên cuộc đời chúng ta, như chính Ngài đã nói: “Các con hãy lo tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, còn các sự khác Ngài sẽ ban cho sau”. Điều đó Chúa đã thực hiện trên cuộc đời của Maria, của Giacaria. Khi các ngài sống hết mình phụng thờ Chúa, thì Chúa lại làm biết bao điều cao siêu trên cuộc đời các ngài.

Nguyện xin Mẹ Maria là Đấng hằng đẹp lòng Thiên Chúa, xin cầu bầu cùng Chúa cho mỗi người chúng ta biết thể hiện nhân cách làm con cái Chúa qua đời sống bác ái yêu thương, qua đời sống thanh khiết vẹn toàn như Mẹ. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:41 23/03/2010
SUY NGHĨ GIỮA THÁNH VÀ TỤC

N2T


Có người thường thấy cha sở hay nói chuyện với một thiếu phụ mất hết thanh danh (có tiếng xấu) trong nhà xứ và nơi công cộng cũng như thế, các giáo dân trong giáo xứ vì chuyện này mà nhôn nhao bàn bạc to nhỏ.

Đức giám mục được tin nên gọi cha sở đến và chỉ trích nặng lời. Đức giám mục vừa mới mắng xong thì cha sở tiếp lời nói:

- “Thưa đức cha, xưa nay con vẫn cứ nghĩ rằng, khi cầu nguyện mà trong lòng vẫn nhớ người phụ nữ đẹp ấy, chi bằng khi nói chuyện với người phụ nữ đẹp ấy mà nhớ đến Thiên Chúa.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Có những cha sở vì công việc mục vụ mà phải tiếp xúc với nhiều hạng giáo dân trong giáo xứ của mình: đàn bà có, đàn ông có, thiếu nữ có, trẻ em có, thanh niên có, tất cả đều được ngài tiếp chuyện bởi vì ngài là cha là chủ gia đình, chuyện cũng thường thôi.

Có những cha sở nói: mình nói chuyện (với nữ giáo dân) quang minh chính đại thì có gì mà phải sợ mang tiếng.

Quang minh chính đại nhưng cần phải có thêm sự khôn ngoan kèm theo, cứ nói quang minh chính đại, nhưng ngày nào cũng vẫn cứ nói chuyện với một nữ giáo dân ấy thì chắc chắn là sẽ có tin đồn thổi, mà đồn thổi nghĩa là ít thì thổi phồng cho nhiều, gần thì thổi cho xa, đến lúc đó thì cha sở sẽ mất ăn mất ngủ vì tiếng đồn thổi ấy, dù cho mình có quang minh chính đại.

Giữa thánh và tục thì chỉ cách nhau có một sợi tóc, giữa tin đồn và sự quang minh chính đại thì chỉ cách nhau một bức tường nhà thờ, nhưng giữa sự thánh thiện và tội lỗi thì có lúc không phân biệt được vì có qúa nhiều lý do xem ra rất chính đáng.

Lúc đó thì không thể nói nhớ Chúa khi nói chuyện với người đẹp nhé. Ha ha ha...

----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:43 23/03/2010
N2T


7. Rất nhiều người trên thế gian muốn lên thiên đàng, nhưng rất ít người muốn vác Thánh Giá.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 23/03/2010
N2T


397. Đối với sự xung đột phát xuất từ nội tâm sâu xa của chúng ta, thì chúng ta cần phải giữ sự trung lập.

 
Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, hôm xưa và hôm nay
Lm. Inhaxio Trần Ngà
23:41 23/03/2010
Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá

Qua bài thương khó năm nay, thánh Luca thuật lại cho chúng ta vô vàn đau khổ mà Đức Giê-su Ki-tô phải chịu vì tội lỗi chúng ta. Người ta đua nhau lên án Chúa Giê-su, xô đẩy Người vào chỗ chết.

Trước hết, “các thượng tế và kinh sư tìm cách thủ tiêu Chúa Giê-su” (Lc 22,2).

Biết trước những khổ đau hết sức khủng khiếp sắp giáng xuống trên mình, Chúa Giê-su “lâm cơn xao xuyến bồi hồi”, Người cầu nguyện khẩn thiết với Chúa Cha. Người kinh hoàng đến nỗi “mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất” (Lc 22,44).

Dù vậy, cả ba môn đệ thân tín được Chúa Giê-su đem theo Người vào vườn Dầu vẫn say ngủ li bì, không màng gì đến nỗi thống khổ Thầy mình đang chịu (Lc 22,45).

Kế đó, Giu-đa dẫn đầu một đám đông mang gươm giáo gậy gộc đến bắt Chúa Giê-su như bắt một tên gian ác (Lc 22,47). Các môn đệ còn lại bỏ trốn. Sau đó, Phê-rô theo Người xa xa nhưng rồi cũng đã chối bỏ Chúa đến ba lần. (Lc 22, 57. 58. 59). “Những kẻ canh giữ Đức Giê-su thì nhạo báng đánh đập Người” (Lc 22, 63). Còn “các thượng tế và kinh sư thì tố cáo Người dữ dội” (Lc 23, 10).

“Cả vua Hê-rô-đê cũng như thị vệ đều khinh dể Người ra mặt nên khoác cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế giễu” (Lc 23, 11).

Về phần mình, Phi-la-tô muốn tha cho Chúa Giê-su, nhưng dân chúng lại đòi: “Giết nó đi, thả Ba-ra-ba cho chúng tôi!”

Khi Phi-la-tô tỏ ý muốn tha Chúa Giê-su lần thứ hai, thì dân chúng “cứ một mực la lớn: "Đóng đinh! Đóng đinh nó vào thập giá!

"Lần thứ ba, ông Phi-la-tô biện minh rằng Chúa Giê-su không làm gì nên tội đáng phải chết, thì "họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội” (Lc 23, 20-23).

Thế là rốt cuộc, ông Phi-la-tô phải trao Chúa Giê-su cho họ. Họ bắt Người vác thập giá đến pháp trường.

Rồi khi đến nơi gọi là "Đồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái” (Lc 23, 33)

Các thủ lãnh, cả lính tráng cũng cười nhạo Người. Ngay cả một trong hai tên gian phi cùng chịu án thập giá với Chúa Giê-su cũng nhục mạ Người dù Người đang bị treo thân trên thập giá. (Lc 23,39)

Hôm nay, Chúa Giê-su vẫn còn tiếp tục chịu khổ hình

Trước muôn vàn đau thương Chúa Giê-su phải chịu; trước bao lăng nhục, nhạo cười, phỉ nhổ trút lên Chúa Giê-su, những người con cái Chúa có đem lại cho Người một chút an ủi nào chăng hay đang đồng lõa với đám dân vô ơn để lăng nhục Người?

Biết bao lần con cái Chúa đã vô tình hùa theo quân nhạo báng để phỉ nhổ Chúa Giê-su khi gây ra những điều tai tiếng khiến cho khuôn mặt của Giáo Hội và Chúa Giê-su bị lem luốc thảm hại (như vụ lạm dụng tính dục nơi một số giáo sĩ mới được công bố gần đây).

Biết bao lần con cái Chúa đã quất những lằn roi xé thịt vào thân mình Chúa khi họ gây ra đau khổ hay thương tích cho người khác.

Biết bao lần con cái Chúa đã thọc sâu lưỡi đòng vào tim Chúa khi chạy theo xa hoa, lạc thú mà bỏ rơi bao người cùng khổ quanh mình.

Lạy Chúa Giê-su,

Khổ nạn Chúa chịu hôm xưa chắc chắn ít nhức nhối đau thương như khổ nạn mà Chúa đang chịu hiện nay.

Nỗi đau của Chúa càng tăng thêm vạn lần hơn khi chính con cái trong nhà lại trở thành những tên đao phủ, những người hành hình Chúa cách tàn bạo bằng vô vàn tội lỗi dưới mọi hình thức của mình.

Biết đến bao giờ chúng con mới cảm thương những đớn đau Chúa chịu do tội chúng con gây ra và biết rằng đã đến lúc phải dừng tay lại, không còn hành hình Chúa nữa?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Giám Mục Canada tiếc cho những bài viết chống lại Đức Giáo Hoàng.
Dominic David Trần
12:31 23/03/2010
Hội Đồng Giám Mục Canada tiếc cho những bài viết chống lại Đức Giáo Hoàng.

CANADA, Theo Thông Tấn Xã Công Giáo toàn cầu (Catholic World News) ngày 23 tháng Ba năm 2010 Hội Đồng Giám Mục Canada đã phát ra một bản tuyên bố trong ngày 18 tháng ba năm 2010 để đưa ra lời nhận định của Hội Đồng Giám Mục Canada về hai bài viết của nhà báo Christopher Hitchen qua đề mục" Lạm dụng tình dục trẻ em và thiếu niên";

-"Hội Đồng Giám Mục Canada rất tiếc và thật thương hại cho cái giọng điệu tấn công làm mất lòng người Công giáo Canada và còn ngụ ý ám chỉ rằng Giáo Hội Công Giáo đã không giải đáp thỏa đáng vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em và thiếu niên, "

Bản tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Canada nêu rõ: "Hai bài viết này sai lạc và những cáo buộc nêu ra trong đó rõ ràng là đã bị ảnh hưởng của những định kiến sẵn có từ trước." Và rằng " Những lời viết công kích Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 là không đúng sự thật và không công bằng."

Bản tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Canada nói tiếp;

" Trong thực tế, Đức Thánh Cha Benedicto đã và đang thể hiện một mẫu mực lãnh đạo phi thường, bằng cả việc chân thành xin lỗi các nạn nhân và đồng thời hỗ trợ cho các đề nghị của các Hội Đồng Giám Mục đưa ra để ngăn ngừa các trường hợp lạm dụng tình dục xảy ra trong tương lai."

-Trong một bài báo đã đăng, Christopher Hitchens đã viết như sau:

" Giáo Hội Công Giáo Roma được cầm đầu bởi một vị quan chức hạng xoàng tại bang Bavaria vị này đã có một thời được giao nhiệm vụ che giấu những tội ác thối tha nhất, con người không hợp thời trong công việc đó bây giờ lại phô diễn cho chúng ta thấy như là một người chuyên nghiệp và đầy cá tính để có trách nhiệm giải quyết hàng loạt các làn sóng tội lỗi nhớp nhúa bẩn thỉu. Ngài Ratzinger, tự thân ngài có thể là người bình thường và không có vấn đề gì, thế nhưng toàn bộ sự nghiệp trong đời ngài có vương vấn mùi tanh hôi của tội ác- một tội ác có hệ thống và bám chặt đến độ vượt qua khỏi quyền năng trừ qủy ám và đuổi tà. Những gì cần làm ngay lúc này; không phải là những thần chú trừ tà ở thời Trung Cổ nhưng là sự áp dụng công lý và thực thi công lý một cách nhanh chóng."

Nhà báo Hitchen cũng là một trong những người mạnh miệng chỉ trích Chân phước Mẹ Têrêxa Thành Calcutta, ông ta đã mô tả Mẹ Têrêxa như là một người cuồng tín, một người theo chủ nghĩa bảo căn,... và là một kẻ lừa đảo."

Chia sẻ Đại kết của Dominic David Trần: Nhật báo của Christopher Hitchen đang èo uột và tên của ông ta vẫn còn là Christopher, " những người con trai của Chúa và thuộc về Chúa". Vì vậy trong Mùa Chay này xin mọi người hiệp ý thông công cầu nguyện cho Giáo Hội dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha Benedicto, các Đức Giám Mục Giáo phận và hàng giáo sĩ cùng các nạn nhân-gia đình-giáo sĩ tu sĩ có liên quan trong những vụ tai tiếng này được vượt qua mọi khó khăn. Cầu xin Lòng Thương Xót vô biên và từ bi hải hà của Thiên Chúa luôn luôn bao dung cao vời hơn tội lỗi của người phàm nhân chúng con. Xin Thiên Chúa tha thứ cho mọi người và cách riêng tha thứ cho nhà báo Christopher Hitchen-Trong ân sủng và Tình Yêu Cứu Độ của Thiên Chúa, xin Thiên Chúa cho chúng con sẽ được đọc những bài mà ngày sau Christopher sẽ hân hoan nói rằng; " Cả cuộc đời của Christopher chỉ để Ca tụng Tình Yêu của Thiên Chúa đến muôn muôn đời."
 
Đức Thánh Cha Benedicto thứ 16 sẽ chủ tế Thánh Lễ giỗ Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị
Dominic David Trần
13:23 23/03/2010
VATICAN, ngày 23/03/2010 theo Thông Tấn Xã Công Giáo toàn cầu (Catholic World News) Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 sẽ chủ tế Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào ngày Thứ Hai Tuần Thánh sắp đến tức vào ngày 29 tháng Ba năm 2010 để kỷ niệm lễ giỗ lần thứ năm của Chân phước cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị. Đức Thánh Cha Benedicto đã dâng lễ này tại điện Vatican hàng năm; và lập thành thói quen là sau khi phụng vụ Chầu Thánh thể xong thì Đức Giáo Hoàng Benedicto sẽ xuống thăm hầm mộ bên dưới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô Tông Đồ để cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm của ngài.
 
Hội đồng Giám mục Công Giáo HK lên tiếng về Đạo luật Cải Tổ Y Tế
Trần Mạnh Trác
16:52 23/03/2010
Hoan nghênh nỗ lực mở rộng chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người

Nhấn mạnh đếm điểm cần phải bảo đảm tiền liên bang không tài trợ phá thai

Cần điều chỉnh những sai sót trong kế hoạch cải cách y tế vừa được thông qua


Washington- Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Quốc hội và cộng đồng Công Giáo hãy đảm bảo lời hứa rằng đạo luật mới về chăm sóc sức khỏe sẽ không mở rộng phá thai tại Hoa Kỳ.

Đức Hồng y Francis George của Chicago, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ (USCCB), đã lên tiếng ngày 23 tháng 3, ngay sau khi tổng thống Barack Obama ký đạo luật về cải cách chăm sóc y tế của Thượng viện, thông qua Hạ viện bằng một tỷ số thấp ngày 21 tháng 3. Lời tuyên bố đã được nhất trí chấp thuận bởi tất cả 32 ủy viên hành chính của USCCB.

"Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực mở rộng chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người ", Đức Hồng y George nói.

Ngài lưu ý đến những quan tâm về mặt pháp lý, bao gồm "quy chế đòi hỏi tất cả những người chọn một chương trình Y tế liên bang mà có phá thai thì phải trả tiền phá thai cho người khác với quỹ riêng của họ."

Đức Hồng y George cũng đề cập đến sắc lệnh của Tổng thống Obama trong đó có câu " là cần thiết để thành lập một cơ chế thỏa đáng để đảm bảo rằng quỹ liên bang không được sử dụng cho các dịch vụ phá thai."

Sự cần thiết phải có một sắc lệnh như vậy tỏ rõ rằng đạo luật có nhiều thiếu sót, Hồng y George nói.

"Chúng tôi không thể hiểu thế nào mà một sắc lệnh hành pháp, dù có ý định tốt như thế nào, lại có thể thay thế cho những quy định của luật ", ngài nói thêm.

Trong khi ghi nhận Tổng thống Obama và nhiều người khác cho là đạo luật không mở rộng phá thai, Hồng y George nói thêm

"Chúng tôi và nhiều người khác sẽ đồng hành với việc thực hiện cải cách chăm sóc sức khỏe của chính phủ và sẽ làm việc để đảm bảo rằng Quốc hội và Chính quyền thực hiện đúng theo những lời tuyên bố đã đưa tới việc đạo luật được thông qua. Chúng tôi tin rằng, cuối cùng, rằng gần như chắc chắn là cần có những luật pháp mới để giải quyết những thiếu sót của nó, "ngài nói.

Nguyên văn lời tuyên bố như sau.

Đã gần một thế kỷ, các giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã kêu gọi cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe để tất cả mọi người có thể truy cập đến những chăm sóc trong đó có sự chấp nhận và khẳng định phẩm giá của con người. Là môn đồ Kitô giáo có nghĩa là ", làm việc để đảm bảo rằng tất cả mọi người có thể truy cập đến những gì làm cho họ trở nên con người trọn vẹn và thăng tiến nhân phẩm con người của họ" (Giáo Lý Hoa Kỳ cho Người Lớn, trang 454). Việc cung cấp chăm sóc y tế cần thiết và thích hợp là những yếu tố của lời dạy này.

Vấn đề này đã không được giải quyết quá lâu ở nước ta. Sự việc thông thường là, mặc dầu cũng có nhiều người đã có thể truy cập vào các điều trị y tế xuất sắc, nhưng hàng triệu người khác bao gồm cả các bà mẹ mang bầu, những gia đình nghèo hoặc những người có vấn đề nghiêm trọng về y tế hay thể lý, thì không đủ khả năng có chăm sóc mà họ cần. Là giám mục Công giáo, chúng tôi đã bày tỏ sự hỗ trợ cho các nỗ lực để giải quyết những thiếu sót của quốc gia và xã hội. Chúng tôi lên tiếng cho những người nghèo nhất và yếu nhất ở giữa chúng ta. Nhiều biện pháp đạo luật cải cách chăm sóc y tế đã được Tổng thống ký thành luật sẽ giải quyết những mối quan tâm đó và sẽ giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ với tha nhân và lợi ích chung. Chúng tôi là giám mục, và do đó là mục tử và thầy dậy. Trong vai trò đó, chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực mở rộng chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên, ngòai những điều hoặc dự định tốt mà đạo luật nhằm tới, là giám mục Công giáo chúng tôi phản đối văn bản của nó bởi vì có bằng chứng thuyết phục rằng đạo luật sẽ mở rộng vai trò của chính phủ liên bang trong việc tài trợ và tạo điều kiện cho phá thai và các chương trình bảo hiểm phá thai. Có các quy chế mới dành riêng hàng tỷ đô la mà không rõ ràng cấm việc sử dụng kinh phí để phá thai, và cung cấp trợ cấp liên bang cho chương trình sức khỏe bao gồm phá thai. Sự thất bại để bảo tồn nguyên trạng các quy định pháp lý liên quan đến phá thai, mà dự luật được thông qua bởi Hạ viện cuối tháng mười một đã làm, có thể làm suy yếu những pháp luật đã có trong nước trong nhiều thập niên qua và đe dọa đến sự đồng thuận của đa số dân Mỹ: rằng quỹ liên bang không được sử dụng để phá thai hoặc chương trình bảo hiểm phá thai. Lạ lùng hơn nữa, quy chế còn đòi hỏi tất cả những người chọn một chương trình liên bang mà có bao gồm phá thai thì phải trả tiền phá thai của những người khác với quỹ riêng của họ. Nếu luật mới này là nhằm ngăn chặn người dân không đồng phạm vào phá thai của những người khác, thì nó đã tuyên chiến với chính nó.

Chúng tôi xin chia sẻ ý định đáng ngưỡng mộ của Tổng thống Obama trong sắc lệnh hành pháp sắp ký, khi ông nói, " là cần thiết để thành lập một cơ chế thỏa đáng để đảm bảo rằng quỹ liên bang không được sử dụng cho các dịch vụ phá thai." Tuy nhiên, sự cần thiết phải có một sắc lệnh như vậy rõ ràng chỉ ra rằng đạo luật còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi không thể hiểu thế nào mà một sắc lệnh hành pháp, dù có ý định tốt như thế nào, có thể thay thế cho những quy định của luật.

Quy chế này cũng thiếu sót sâu sắc bởi vì nó đã không có các ngôn ngữ cần thiết cung cấp sự bảo vệ lương tâm cần thiết (cả trong và ngoài bối cảnh phá thai). Đồng thời, nhiều công nhân nhập cư và gia đình của họ có thể bị tồi tệ hơn vì họ sẽ không được phép mua bảo hiểm y tế trong thị trường mới sẽ được tạo ra, ngay cả khi họ sử dụng tiền của họ.

Nhiều người trong Quốc hội và Chính quyền, cũng như các cá nhân và các nhóm trong cộng đồng Công giáo, đã nhiều lần nhấn mạnh rằng không có kinh phí liên bang cho phá thai trong quy chế này và đảm bảo có sự bảo vệ mạnh mẽ quyền lương tâm. Những phân tích đã xuất bản cho thấy điều đó không đúng, đó là lý do tại sao chúng tôi chống lại đạo luật trong hình thức hiện tại của nó. Chúng tôi và nhiều người khác sẽ đồng hành với việc thực hiện cải cách chăm sóc sức khỏe của chính phủ và sẽ làm việc để đảm bảo rằng Quốc hội và Chính quyền thực hiện đúng theo những lời tuyên bố đã đưa tới việc đạo luật được thông qua. Chúng tôi tin rằng, cuối cùng, gần như chắc chắn là cần có những luật pháp mới để giải quyết những thiếu sót của nó.

Là những giám mục, chúng tôi mong muốn ca ngợi nguyên tắc hành động của các thành viên phò sự sống của cả hai đảng tại lưỡng viện Quốc hội, là những người đã làm việc dũng cảm để tạo ra pháp luật tôn trọng các nguyên tắc nêu trên. Họ thường xuyên bị vu khống và đã làm việc trong những hòan cảnh bất lợi lớn.

Là những giám mục của Giáo Hội Công giáo, chúng tôi phát biểu nhân danh Giáo Hội và nhân danh đức tin Công Giáo. Đức tin Công giáo không phải là một chương trình nghị sự đảng phái, và chúng tôi lấy cơ hội này để cam kết chính mình để làm việc cho một chăm sóc sức khỏe có thực sự và đầy đủ các biện pháp bảo vệ cuộc sống, nhân phẩm, lương tâm và sức khỏe của tất cả mọi người, từ những đứa trẻ còn trong bụng mẹ cho đến những người trong những ngày cuối của họ trên trái đất.
 
Thành tích nhân quyền của Việt Nam
Vũ Văn An
18:21 23/03/2010
Các phúc trình gần đây vẫn cho thấy Việt Nam thiếu tự do tôn giáo dù việc tạm phóng thích Cha Lý để ngài chữa bệnh là một tin vui sau nhiều năm tháng chịu áp lực của các nhà cầm quyền. Tưởng cũng nên nhắc lại: Cha Lý vừa trải qua 3 năm trong tù và trong thời gian ấy đã liên tiếp bị đột qụy tới 3 lần.

Theo Hãng Tin Asociated Press ngày 15 tháng 3, ngài được tạm ra khỏi nhà tù để chữa trị. Cũng theo bài báo ấy, Cha Lý là một trong những nhà tranh đấu nhân quyền thời danh nhất của Việt Nam, từng ngồi tù hơn 15 năm kể từ 1977. Tháng 7 năm rồi, 37 thượng nghị sĩ Mỹ đã gửi cho chủ tịch Nguyễn Minh Triết lời yêu cầu trả tự do cho ngài. Nhiều phúc trình cho rằng sau khi chữa trị, ngài sẽ bị trả về nhà tù.

Tin này xẩy ra chỉ sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho đăng Báo Cáo Hàng Năm Năm 2009 về nhân quyền vào ngày 11 tháng 3. Trong chương dành cho Việt Nam, Báo Cáo này phác họa cho thấy nhiều hạn chế về nhân quyền. Về vấn đề tự do tín ngưỡng, Báo Cáo này nhận xét rằng trong khi luật lệ ngăn cấm không được dùng bạo lực thể lý, nhưng cảnh sát vẫn có thói quen đối xử tàn tệ về phương diện thể lý với các người tình nghi phạm tội trong khi bị bắt hay bị tạm giam. Một số trường hợp bạo hành như thế đã xẩy ra khi các thành viên của các giáo hội Thệ Phản không được nhà nước công nhận cố gắng tổ chức các buổi thờ phượng tại một số tỉnh của Việt Nam.

Bản Báo Cáo cho rằng đối với tự do thờ phượng, hiện có một vài cải thiện đó đây, nhưng bản Báo Cáo này cũng thừa nhận rằng các hạn chế đối với nhiều nhóm tôn giáo vẫn còn hiện hữu. Thí dụ, các tổ chức tôn giáo phải được chính thức nhìn nhận hay đăng ký, và các sinh hoạt cũng như việc lãnh đạo các cộng đoàn tôn giáo cá thể phải được nhà cầm quyền chấp thuận. Bản báo cáo cũng cho rằng diễn trình đăng ký rất “chậm chạp và không trong sáng”.

Kiểm soát

Những việc kiểm soát gắt gao nhất xẩy ra khi chính phủ cho rằng các tổ chức tôn giáo dấn thân vào phong trào tranh đấu chính trị hay cho thấy một thách thức nào đó đối với chế độ cai trị của họ. Bản báo cáo cho rằng: dù có những hạn chế như thế, nhưng việc tham gia các sinh hoạt tôn giáo vẫn tiếp tục lớn mạnh một cách đáng kể. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Giáo Hội Công Giáo báo cáo rằng chính phủ tiếp tục nới rộng các hạn chế về việc thâu nạp các giáo sĩ mới và không phản đối việc phong chức cho ba tân giám mục trong năm 2009. Cũng thế, một số linh mục Công Giáo (Phan Khắc Từ là một?) cũng cho rằng chính phủ tiếp tục nới rộng quyền kiểm soát đối với sinh hoạt của một số giáo phận bên ngoài Hà Nội (chiến thuật chia để trị?).

Tuy nhiên, không phải mọi viên chức chính phủ Hoa Kỳ đều xác tín là tự do tôn giáo đang được cải thiện tại Việt Nam. Ngày 12 tháng 3, Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) có công bố một bản tuyên bố báo chí chỉ trích việc bắt giữ Lê Thị Công Nhân. Theo tuyên bố báo chí này, Lê Thị Công Nhân vốn là một nhà bất đồng ý kiến nổi bật về nhân quyền và tự do tôn giáo. Cô được thả khỏi nhà tù 2 tháng trước khi mãn hạn tù 3 năm vì tội danh “hoạt động chống chính phủ”, nhưng liền sau đó bị câu lưu lại chỉ vì cho báo chí hay thời gian ở trong tù đã kiên định “niềm tin” của cô trong “cuộc đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam”.

Bản tuyên bố báo chí trên nói rằng: “USCIRF đã trao cho Chính Phủ Obama và Quốc Hội Hoa Kỳ chứng cớ khó chối cãi nhiều vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng và liên tiếp”. USCIRF cũng trưng ra chứng cớ trình trước Ủy Ban Ngoại Giao của Hạ Viện mấy ngày trước đó, do phụ tá bộ trưởng Kurt Campbell. Ông này nhìn nhận rằng Việt Nam đang thụt lùi về nhân quyền và tự do tôn giáo.

Càng ngày càng nghiêm ngặt

Cơ quan Theo Dõi Nhân Quyền cũng chỉ trích việc thiếu tự do tôn giáo tại Việt Nam. Một tuyên bố báo chí kèm theo Phúc Trình Thế Giới 2010, công bố ngày 21 tháng Giêng, có nhắc tới “bầu khí áp bức chính rị ngày một nghiêm ngặt hơn”. Theo tổ chức này, chính phủ cố ý làm câm họng bất cứ sự chống đối nào trong thời gian chuẩn bị Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam trong năm 2011. Cùng với việc bắt giữ các nhà tranh đấu chính trị, tuyên bố báo chí trên ghi nhận có sự đàn áp các giáo dân Công Giáo tại Bắc và Trung Việt Nam, là những người phản đối việc chính phủ trưng dụng tài sản của Giáo Hội.

Theo phúc trình 2010, năm ngoái, các tòa án Việt Nam đã kết án tù 20 người chỉ trích chính phủ và các nhà tranh đấu của các giáo hội độc lập. Thêm vào đó, hiện còn có hàng trăm các nhà tranh đấu chính trị và tôn giáo ôn hòa khác đang ngồi tù dài hạn trong các trại giam Việt Nam.

Trái với phúc trình của Bộ Ngoại Giao, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) cho rằng tự do tôn giáo trong năm 2009 đã tệ đi. Tổ chức này quả quyết: “Chính phủ nhắm vào các nhà lãnh đạo tôn giáo và tín đồ nào của họ dám cổ vũ dân quyền, tự do tôn giáo và giải quyết công bằng các tranh chấp về đất đai”.

Tổ chức này trình bày trường hợp điển hình: các cuộc va chạm giữa cảnh sát và hàng ngàn người Công Giáo tại Quảng Bình đang biểu tình phản đối việc chính phủ trưng thu các tài sản của giáo hội. Trong tháng 7, có ới 200,000 người Công Giáo biểu tình ôn hòa tại Quảng Bình sau khi cảnh sát hủy diệt một nhà thờ tạm bợ, dựng gần ngôi nhà thờ lịch sử tan hoang. Theo tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, cảnh sát đã dùng hơi cay và roi điện để đánh các giáo dân. Cảnh sát bắt giữ 19 người và sau đó kết án 7 người về tội phá rối trật tự công cộng.

Một điển hình nữa là cuộc tấn công của một đám đông do chính phủ dàn dựng. Đám đông này đã dùng bạo lực giải tán các tín đồ của Thích Nhất Hạnh, một vị sư Phật Giáo nổi danh từng cổ vũ cho tự do tôn giáo. Phúc trình cũng kể lại vụ xẩy ra năm ngoái ở Cao Nguyên, trong đó các nhà cầm quyền bắt giữ hàng chục Kitô hữu người Thượng, bị cáo giác thuộc các giáo hội bất hợp pháp. Trong nhiều trường hợp, cảnh sát đánh đập và dùng roi điện hành hạ những người Thượng này khi họ từ khước không ký nhận tham gia các giáo hội được nhà nước nhìn nhận.

Không thay đổi

Cho đến nay, đối với tự do tôn giáo ở Việt Nam, năm 2010 xem ra không hơn gì, như một số phúc trình đã cho thấy. Ngày 8 tháng Giêng, cơ quan Asia News cho rằng tượng thánh giá trong một nghĩa địa của giáo xứ Đồng Chiêm đã bị phá hủy. Cũng theo hãng tin này, Cha Gioan Lê Trọng Cung cho biết: trước khi có vụ đập phá thánh giá, giáo dân có biểu tình yêu cầu cảnh sát đừng theo đuổi hành vi phạm thánh ấy, nhưng hàng trăm cảnh sát mặc đồ tác chiến đã tấn công họ một cách dã man.

Rồi vào ngày 18 tháng Giêng, Hãng Compass Direct News cho hay Sung Cua Po, người vừa trở lại Kitô Giáo hồi tháng 11 năm 2009, đã bị các viên chức địa phương đánh đập tại một tỉnh phía tây nam Điện Biên cho tới khi anh ta phải từ bỏ niềm tin Kitô Giáo. Ngày 25 cùng tháng, Hãng UCA News công bố một phúc trình về các khó khăn mà tổng giáo phận Hà Nội từng phải chịu đựng. Cha Lê Trọng Cung, thư ký toà tổng giám mục Hà Nội cho hay: nhiều linh mục bị ngăn chặn không được đi thăm viếng người Công Giáo sở tại. Theo phúc trình ngày 26 tháng 2 của hãng Asia News, một tháng sau đó, tức ngày 24 tháng 2, một nhóm nữ tu và giáo dân bị nhà cầm quyền địa phương tấn công một cách dã man tại Đồng Chiêm. Họ từ Sài Gòn ra thăm viếng, nhưng bị các viên chức mặc thường phục tấn công ngay tại cổng dẫn vào giáo xứ.

Sợ sệt

Tờ Guardian Weekly, số ngày 3 tháng 3, có đăng một phúc trình tựa là “Người tôn giáo tại Việt Nam sống trong sợ sệt”. Phúc trình viết như sau: “Đối với nhiều người trong số 8 triệu Kitô hữu ở Việt Nam, Chúa Nhật, mà ngày xưa nguyên tuyền chỉ là thì giờ dành cho cử hành và suy niệm, nay đang ngổn ngang với lo âu sợ hãi, phải thờ phượng trong bóng tối”.

Ngày 17 tháng 11 năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã gửi một thông điệp cho vị chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tức đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục Đà Lạt. Thông điệp này được gửi đi nhân dịp khai mạc năm thánh tại Việt Nam để mừng kỷ niệm 350 năm ngày thành lập hai tông tòa đại diện đầu tiên và 50 năm ngày thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Ngài viết: “Năm Thánh cũng là một mùa đặc biệt, được đưa ra để canh tân việc công bố Phúc Âm cho các đồng bào mình và để càng ngày càng trở thành một Giáo Hội hiệp thông và truyền giáo”. Chắc chắn Giáo Hội tại Việt Nam sẽ tiếp tục việc truyền giáo của mình bất chấp sự chống đối của nhà cầm quyền hiện nay.
 
Thánh Lễ giỗ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
Bùi Hữu Thư
19:05 23/03/2010
VATICAN CITY, Ngày 23 tháng 3, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ chủ tế thánh lễ kỷ niệm 5 năm ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua đời.

Thánh lễ sẽ được cử hành ngày 29 tháng 3 thay vì đúng ngày ngài qua đời, theo Tòa Thánh, vì ngày 2 tháng 4 trùng vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.

Trong phần Lời Nguyện Giáo Dận, sẽ có tiếng Ba Lan: “Xin cho Đấng Khả Kính, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, người đã hết sức tận tình phục vụ Giáo Hội: để cho Thiên Đàng sẽ cầu bầu cho việc loan truyền hy vọng là ngài sẽ được tham dự vào niềm vinh quang phục sinh."

Bằng tiếng Đức, lời nguyện sẽ được dâng cho Đức Thánh Cha Benedict XVI, "để ngài theo bước Thánh Phêrô, thi hành sứ vụ của ngài với lòng vâng lời và kiên trì để nâng đỡ các tín hữu."

Bằng tiếng Tây Ban Nha, lời nguyện là: “cho những ai hiện diện ở đây để tưởng nhớ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: xin cho họ biết yêu mến và phục vụ Giáo Hội như ngài đã yêu và phục vụ, và làm nhân chứng cho đức tin vào Thiên Chúa và hiến dâng tình yêu cho tất cả mọi người."
 
Top Stories
Chine, Fujian: un deuxième prêtre « clandestin » arrêté pour avoir organisé un camp d’étudiants
Eglises d'Asie
09:47 23/03/2010
Eglises d’Asie, 23 mars 2010 – Le 19 mars dernier, le P. Liu Maochun, 36 ans, a été placé en détention par les autorités de Fu’an, ville de la province côtière du Fujian. Il lui est reproché d’avoir participé à un camp d’étudiants catholiques organisé sans autorisation. Son arrestation intervient au lendemain de la remise en liberté, après quinze jours de détention, du P. John Baptist Luo Wen, qui avait été arrêté pour le même motif le 3 mars dernier (1).

Les deux prêtres font partie d’un groupe de sept prêtres de la partie « clandestine » du diocèse de Mindong qui avait organisé et animé un camp pour étudiants catholiques du 28 janvier au 6 février dernier. Le camp, monté sans que la permission en eut été demandée aux autorités, avait été interrompu par la police le 4 février mais avait pu être mené jusqu’à son terme. Ce n’est qu’un mois plus tard que les sept prêtres furent convoqués par la police, pour se voir notifiés une amende de 500 yuans (53 euros) chacun et un ordre de placement en détention pour trouble à l’ordre public pour quatre d’entre eux. Initialement, ce n’est que le P. Luo Wen qui fut placé en détention. Désormais, c’est au tour du P. Liu Maochun de se voir privé de liberté, a priori pour une durée de quinze jours, ainsi que le prévoit la loi en cas de non-obtempération à un ordre visant à maintenir l’ordre public.

Contacté par l’agence Ucanews (2), le P. Luo a donné des détails quant à sa détention: retenu au Centre de détention de Fu’an, il n’a pas eu à subir de mauvais traitements, sinon qu’il a été placé dans une cellule de 40 m² qui a compté jusqu’à 21 personnes, interpellées principalement pour des affaires liées à la consommation ou au trafic de drogue ainsi qu’à des jeux d’argent clandestins. La plupart partageaient un long lit commun en béton et les autres dormaient à même le sol. La seule possibilité de se laver était l’accès à un point d’eau froide situé dans la cour. « Parce qu’il faisait froid et qu’il a plu, je ne me suis pas lavé de toute ma détention », a témoigné le P. Luo, qui ajoute qu’il s’est vu privé du droit de visite accordé aux autres détenus – en moyenne deux visites par semaine.

Après le P. Luo, c’est donc au tour du P. Liu d’être détenu. En toute logique, les deux autres prêtres qui ont reçu un ordre de placement en détention, les PP. Guo Xijin et Miu Yong, devraient à leur tour prochainement être convoqués par la police et emprisonnés.

Parallèlement et sans qu’il puisse être établi aucun lien entre les deux événements, la Commission pour la Chine établie en 2007 par le pape Benoît XVI s’est réunie pour la troisième fois au Saint-Siège. Présidée par le cardinal secrétaire d’Etat et comptant une trentaine de membres, dont cinq évêques de Hongkong, Macao et Taiwan, la commission doit siéger du 22 au 24 mars. Le programme annoncé le 20 mars par la salle de presse du Saint-Siège fait état d’un approfondissement du thème déjà abordé lors de la deuxième session de cette commission, qui avait eu lieu du 30 mars au 1er avril 2009, à savoir la formation des catholiques en Chine, tout particulièrement la formation des prêtres et des personnes consacrées. Nul doute que d’autres sujets seront abordés par ceux qui sont appelés à conseiller le pape et la curie romaine sur le dossier chinois. On peut penser aux nominations épiscopales à venir ainsi que les réponses constatées sur le terrain au chemin vers la réconciliation et l’unité de la communauté catholique tel qu’il a été tracé par Benoît XVI dans sa lettre aux catholiques chinois de 2007. Enfin, il est probable que les membres de la commission partageront leurs idées quant à la meilleure façon pour l’Eglise de se situer face à la réunion prochaine à Pékin de l’Assemblée nationale des représentants catholiques. Cette assemblée, dont le pilotage est assumé par Pékin, doit désigner les futurs présidents de l’Association patriotique des catholiques chinois, courroie de transmission de la politique religieuse des autorités chinoises sur l’Eglise, et de la Conférence des évêques « officiels » de Chine, qui n’est pas libre de fonctionner comme elle devrait pouvoir le faire.

Enfin, en réponse à une demande en ce sens de la première session de la Commission pour la Chine, l’œuvre de communication aux catholiques chinois des textes de l’Eglise se poursuit. Le 18 mars, le Saint-Siège a annoncé que le Catéchisme de l’Eglise catholique, dans sa traduction chinoise, avait été mis en ligne sur le site Internet du Vatican. Le Code de droit canon de 1983 et les grands textes du concile Vatican II en chinois devraient suivre prochainement. Reste à voir si le site du Vatican et ces textes en chinois resteront consultables par les internautes de Chine populaire.

(1) Voir EDA 525

(2) Ucanews, 23 mars 2010.

(Source: Eglises d'Asie, 23 mars 2010)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày tĩnh tâm ở hạt Hải Vân- Huế thu hút nhiều giới trẻ
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
11:27 23/03/2010
Huế, 23/3/2010-- Nhiều bạn trẻ đã biết định hướng đời mình sau khi dự ngày giới trẻ lần đầu tiên tổ chức tại nhà thờ Hà Úc Huế.



Hơn 500 bạn trẻ đến từ 7 giáo xứ An Bằng, Hà Úc, Xuân Thiên, Vinh Hòa, Hà Thanh, Phường Tây và Nam Đông, cảm thấy hứng thú khi được làm quen với các bạn trẻ ngoài giáo xứ.

“ Mục đích của ngày tĩnh tâm là giúp bạn trẻ xưng tội, tham dự Thánh Lễ và sống mùa chay sốt sắng để đón mừng Đại lễ Chúa Phục Sinh ”, theo linh mục Phaolô Nguyễn Luận quản xứ Hà Úc, người tổ chức thành công 3 kỳ đại hội Gia Trưởng, Hiền Mẫu và Giới Trẻ, nói.

Qua thuyết giảng và chiếu slide-show, các linh mục và nữ tu dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế đã giúp giới trẻ định hướng cuộc đời từ việc chọn Đức KiTô, đến việc bảo vệ sự sống và nói không với tội lỗi.



Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Hiệu, quản xứ Nam Đông cho biết nguy cơ hiện nay của giới trẻ ở vùng nông thôn là bỏ xứ ra đi vào các tỉnh miền Nam để tìm việc làm, tại đây họ sống cho riêng mình và dễ bị cám dỗ vào các tệ nạn xã hội.

Do muốn có tiền ăn chơi với bạn bè, một bạn trẻ ( không muốn nêu tên) kể rằng bạn đã vào Bình Phước để lãnh xây tô căn nhà rộng 40 mét vuông. Đến ngày lãnh lương, chủ thầu đã bỏ trốn và quỵt hết số tiền 5 triệu đồng vì ông ta đánh bài thua không có tiền trả.

“ Thời gian ba tháng đã để lại cho tôi ấn tượng không vui vì xa Nhà thờ, nhớ nhà, ăn uống kham khổ, ở láng trại tồi tệ. “ Tôi quyết định quay trở về ”, Bạn nói.

Có xe đời mới, nhà đẹp, máy di động hạng sang, là mong muốn chung của bạn trẻ trong đó có Marie Bùi Thị Hải Giang, 21 tuổi, giáo xứ Nam Đông.

Ngày Giang trúng tuyển đại học năm 2007, cũng là ngày cô nhập bệnh viện trung ương Huế vì lâm trọng bệnh viêm não, cha mẹ đã bán hết đất vườn và tài sản gần 400 triệu đồng chữa thuốc cho cô, nhưng do biến chứng của bệnh, đôi mắt cô đã hóa mù lòa.



Cô là con út trong gia đình có 8 người con đã nhiều lần hờn dỗi Chúa sao bất công với mình. Nhưng cô tự tin nói với các bạn trẻ rằng “ Trong bóng tối, Chúa đang dẫn đường cho tôi”.

Trong khi đó, một bạn trẻ ở giáo xứ Phường Tây là Marie Phạm Thị Nhung, 19 tuổi, tham dự hết chương trình đã ca ngợi ngày giới trẻ mang lại cho cô nhiều hứng thú, cô mong muốn Giáo hạt tiếp tục tổ chức lần thứ hai để các bạn trẻ có dịp giao lưu, học hỏi và liên kết với nhau”.
 
Cộng đoàn Công giáo Việt Nam khu vực Miền Tây TGP Melbourne tổ chức tĩnh tâm
Fx. Trần Văn Minh.
11:40 23/03/2010
Melbourne, vào lúc 19 giờ chiều Thứ Ba, 23 Tháng 3 Năm 2010. Tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng cứu giúp (Our Lady) Maidstone. Linh mục Philip Lê Văn Sơn, tuyên úy Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Khu vực miền Tây TGP Melbourne, đã tổ chức buổi tĩnh tâm và hoà giải cho giáo dân trong khu vực. Chuẩn bị đón mừng ơn cứu độ Chuá Phục Sinh Năm 2010.

Tuy trời đầu Thu, nhưng thời tiết rất tốt, mọi người giáo dân trong khu vực đã về tham dự tĩnh tâm và đón nhận ơn Bí tích hoà giải rất đông, mặc dù Thứ Ba là ngày làm việc trong tuần.

Chúng tôi nhận thấy đủ mọi thành phần Dân Chuá, từ các cụ phải dùng xe đẩy để đi, đến các cụ ông cụ bà, cùng với những vị trung niên, thanh thiếu niên và cả các cháu trong độ tuổi xung tôi đều sốt sắng tham gia buổi tĩnh tâm và đón nhận Bí tích hoà giải.

Mở đầu với Ca đoàn Nữ vương cuả Giáo xứ Đức Mẹ Hằng cứu giúp với bài hát “Con nay trở về” Linh mục Philip với bài Phúc âm Chuá: tha thứ cho người đàn bà tội lỗi phạm tội ngoại tình, cuả Chuá nhật Thứ 5 Muà chay. Sau đó linh mục đã chia sẻ lời Chuá qua bài tin mừng này để mọi người hiểu được tình Chuá bao la, vì Ngài độ lượng và chan chưá thình thương.

Linh mục cũng hướng dẫn mọi người cùng xét mình và xin ơn tha thứ từ Thiên Chuá, qua những lỗi lầm mà mọi người trong cộng đồng sai phạm, với Thiên Chuá, với tha nhân, qua những vui buồn cuộc sống. Sống đúng với nhiệm vụ, bổn phận cuả người trong các phần vụ như cha mẹ, vợ chồng, con cái. Sử dụng hết khả năng mà Thiên Chuá ban cho để phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Sử dụng và ý thức công bằng, xã hội. Qua sự sống biết thương yêu và tha thứ đến mọi người qua việc bác ái, từ thiện.

Sau khi Linh mục hướng dẫn mọi người xét mình và đọc kinh ăn năn tội, Linh mục đã mời các linh mục Việt Nam trong TGP lên ngồi toà và ban Bí tích giải tội cá nhân cho cộng đoàn. Ngoài Linh mục tuyên Úy, chúng tôi còn thấy tám linh mục đáp lời mời đến để giải tội cho cộng đoàn tổng cộng là chin toà giải tội. Nhưng với số giáo dân rất đông, quý cha đã phải ngồi toà gần 2 giờ đồng hồ mới giải tôi xong cho cộng đoàn.

Buổi tĩnh tâm hoà giải cuả Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Khu vực Miền Tây thuộc Tổng Giáo phận Melbourne kết thúc vào lúc 21giờ trong niềm vui đón nhận ơn tha thứ, để mọi người chờ đón mừng đại lễ Chuá Phục sinh Năm 2010.

.
 
Lên đường học đàng nhân đức
ANT.Minh Vũ
16:38 23/03/2010
Phải chăng đời là thế!

Nếu như lúc nào đó tình yêu cho con người ta cái lãng mạn để nghĩ về một túp lều tranh hai trái tim vàng thì giờ đây, thui thủi dưới những túp lều lụp xụp, tối tăm, “đơn giản”, cảm giác ấy trở thành hiện thực, nhưng là một hiện thực đến đau lòng, một hiện thực “trơ trẽn” mà chỉ những mảnh đời đang chuẩn bị “xuống núi” mới thực sự Thấm…thía! Trong chuyến mục vụ bác ái vào sáng Chúa nhật V Mùa Chay (sáng ngày 21 tháng 3) vừa qua tại hai xứ La Nham và Hội Yên, chúng tôi đã được cận cảnh những buổi chiều như thế.

Chúng tôi gặp những cụ ông, cụ bà. Tuổi các cụ đã ngoài bát tuần, những thước phim cuộc đời lúc nhớ lúc quên, nhưng điều mà họ không quên là nhớ đến những ngày còn cường tráng, tháo vát.

Tui làm ban hành giáo 30 rồi. Năm nay đã 84 tuổi rồi, nên chuyện gì trong xứ ni tui cũng biết


Cũng dễ hiểu khi các cụ chập chờn kể những chuyện “đời tui”, bởi giờ đây khi những ráng chiều đã nặng, tương lai đối với họ vừa ảm đảm, vừa xa xỉ, hiện tại đối với họ dù có được quan tâm cỡ não cũng thấy cô đơn, thua thiệt, thậm chí ghen tỵ với cánh trai trẻ mà một thời mình đã là…Họ đã trải qua bao ráng chiều tự nhiên, nhưng có lẽ không lúc nào lại ảm đạm như chính ráng chiều chính cuộc đời họ.

“Con cái mỗi đứa một phương, không chừng mẹ đã nhắm mắt cả mấy ngày cũng không đứa mô biết”. Đó là tâm sự rất chân thành của một cụ bà đã ở vào tuổi 83, cái tuổi mà đáng lẽ ra luôn được cháu con sum vầy, xúm xít. Thực tế thì cụ đang lủi thủi một mình trong một góc mà nếu gọi là nhà thì cũng không phải, là phòng e không hợp.



Dẫu quy luật Sinh – Bệnh – Lão – Tử là thế nhưng điều tôi cảm thấy “phớt buồn” là khi phải chứng kiến cái trái ngang của kiếp nhân sinh. Lần kia tôi hỏi một anh bạn sinh viên: “Tại sao cậu cứ thích gọi cha mẹ mình là ông bà già thế?” Anh không ngần ngại đưa ra một một định nghĩa nghe qua có vẻ rất triết lý: “Thì họ suy nhược cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, không gọi là ông bà già thì gọi thế nào.” Cứ ngỡ đó chỉ là một cảm xúc nông nổi nhất thời của tuổi trẻ, nhưng khi bước vào trong những khung cảnh đời thường, điều đó còn rõ ràng hơn định nghĩa kia nhiều lần. Thật ngạc nhiên khi bên cạnh những túp lều tồi tàn lại là những căn nhà bóng láng gạch bông, mái Thái mà chủ nhân lại chính là con trai, con gái các cụ. Trăm ngàn lí do để giải thích: nào là vì ông bà thích sống riêng cho thoải mái; nào là bà khó khăn trong việc đi lại, ở sau đó cho gần chỗ vệ sinh…Có lẽ như người ta thường nói “đời là thế”, phải - quấy, nên – không thế nào tự mỗi người suy nghĩ.

Giữa cái nắng hè găt gắt sắp đến, lại thêm những đợt gió Lào rát mặt, chúng tôi – những chủng sinh chỉ có một “chiếc quạt nan”, mong sao nó có thể giúp các cụ nhìn nó “phe phẩy” mà nguôi ngoai chút cô đơn khi ráng chiều nặng trũi.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sự trấn áp dai dẳng dã man
Nguyễn Thanh Giang
08:29 23/03/2010
Sự trấn áp dai dẳng dã man

“…Duy trì tập san Tổ Quốc là sứ mệnh rất cao cả và thiêng liêng của những công dân như chúng tôi. Nếu có thứ luật pháp nào ngăn chặn chúng tôi thực hiện sứ mệnh đó thì đấy là thứ luật pháp phản động và buộc lòng chúng tôi phải đạp qua nó…”

Tôi lại đang bị công an Việt Nam tra vấn. Đợt tra vấn này đã kéo dài ba ngày từ thứ tư (17/3) đến thứ sáu (19/3/2010). Tôi phàn nàn già yếu và mệt mỏi. Họ đồng ý cho nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật. Tuần sau lại tiếp tục. Đây là lần thứ chín thứ mười gì đó, tôi bị công an triệu tập để hạch hỏi.

Đại tá Phạm Quế Dương gọi điện cho biết hôm 17/3 ông cũng bị nhận giấy triệu tập của công an. Ông bảo đang mệt, không đi được. 18/3 họ lại triệu tập. Ông lại trả lời mệt, phải ở nhà. Hôm qua, 7 công an đã ập vào nhà ông uy hiếp, buộc ông phải viết thư tuyên bố từ bỏ tập san Tổ Quốc.

Về phần tôi, như giấy triêu tập đã ghi rõ, nội dung tra xét đợt này là về tập san Tổ Quốc. Điều kỳ lạ là, suốt mấy ngày qua, vẫn những câu hỏi đã hỏi từ các đợt tra vấn cuối năm 2008 và cuối năm 2009. Người hỏi không phải ở các bộ phận khác mà vẫn chỉ là thượng tá Ngô Quang Du. Phải chăng họ đang thực hiện phương sách đàn áp mềm mà dai dẳng làm tinh thần tôi suy kiệt hòng đẩy tôi vào bẫy độc ác của họ?

Đại khái các câu hỏi như sau: Tờ báo tên gì? Thành lập ngày nào? Tôn chỉ, mục đích là gì? Ai là người chủ trương? Khi ông ghi tên những người vào danh sách Hội đồng cố vấn và Ban Biên tập ông có hỏi ý kiến người ta không? Biết gì về nhân thân những người này? Nguồn kinh phí nhận từ đâu? Tại sao lúc đầu không có Chủ nhiệm, Tổng Biên tập mà sau hơn một năm mới có, rồi bây giờ lại không? Tiến trình vận hành để hình thành một bản báo? Phương thức phát hành? v.v.

Tôi trả lời thẳng thắn, trung thực đối với những câu có thể trả lời được. Với thái độ hoà nhã, chân tình và có phần lễ phép dù ông thượng tá ngồi trước mặt tôi chỉ hơn tuổi con trai tôi không nhiều.

Tôi dứt khóat từ chối trả lời những câu hỏi sâu về nhân thân người khác và các câu hỏi kiểu như: Đã trang bị máy photocopy, máy tính, máy in cho những ai? Đã tặng quà biếu (thay nhuận bút) cho những người nào? Ai đã nhận trách nhiệm tán phát tập san cho ông? v.v.

Đôi khi, không kìm giữ nổi bản thân, tôi đã đập bàn quát lớn đến mức một số cán bộ làm việc ở các phòng gần đó phải đẩy cửa chạy sang xem sự cố gi. Đấy là khi tôi cứ bị đay đi đay lại những câu hỏi liên quan đến chuyện tiền nong do bọn xỏ lá muốn dựng lên để bôi bẩn và chọc tức tôi. Dẫu sao, hay nổi nóng chính là một điểm yếu, một thói xấu của tôi.

Cuối buổi làm việc ngày thứ ba, người thẩm vấn hỏi tôi: Ông có thấy việc phát hành tờ Tập san Tổ Quốc của ông là vi phạm pháp luật không?

Tôi trả lời:

“ Trả lời câu hỏi này tôi sẽ bảo không, còn ông bảo có. Ra toà, luật sư và tất cả những người có tinh thần khách quan đều bảo “không”, trong khi chánh án phải kết luận là “có”. Bởi vì Toà án phải làm thao lệnh của ĐCSVN! Cho nên tôi đành trả lời câu hỏi này của ông bằng triết thuyết sau đây:

“Nhận thức của tôi và những người yêu nước đều cho rằng hãy vì dân vì nước mà duy trì cho được tập san Tổ Quốc. Đặc biệt trong tính hình hiện nay cần có tiếng nói phản biện đủ sức thuyết phục để góp phần ngăn chặn nguy cơ người ta đang âm mưu đưa Việt Nam vào vòng đô hộ của ngoại bang và duy trì những chủ trương đường lối cố cựu sai lầm ( ngày xưa, sai lầm là do cuồng tín ngây thơ, ngày nay người ta cố tình sai lầm để duy trì cho được quyền lợi của những cá nhân, những tập đoàn này nọ ).

Sở dĩ họ âm mưu đưa đất nước vào vòng đô hộ của ngoại bang vì trông cậy ở đấy một lực lượng bảo vệ vững chắc cho những cái ghế của họ (Nếu xảy ra những biến động lớn thì khả năng huy động quân đội và công an Việt Nam tắm máu nhân dân Việt Nam như kiều Thiên An Môn là rất khó, nên họ đành trông cậy ở những đội quân đã từng có kinh nghiệm, lại khác máu tanh lòng).

Sở dĩ họ cố tình duy trì những đường lối sai lầm là để tiếp tục cướp đất cướp ruộng nông dân, thí cho những người khốn khổ này vài trăm ngàn rồi bán lấy hàng chục triệu để trở thành tỷ tỷ phú.Họ dư tiền mua sẵn đất đai, biệt thự ở Mỹ, ở Canada, ở Úc… để khi đất nước đã tàn tạ quá họ sẽ đưa con cháu họ sang sống xa hoa, phè phỡn ở nước ngoài.

Duy trì tập san Tổ Quốc là sứ mệnh rất cao cả và thiêng liêng của những công dân như chúng tôi. Nếu có thứ luật pháp nào ngăn chặn chúng tôi thực hiện sứ mệnh đó thì đấy là thứ luật pháp phản động và buộc lòng chúng tôi phải đạp qua nó.

Nếu các ông cứ ngang ngược buộc tội chúng tôi về vấn đề này thì xin cứ đưa tôi ra toà. Trong trường hợp ấy, tôi khuyên các vị hãy chuẩn bị bắn tôi ngay giữa toà thì mới có thể kịp ngăn những lời buộc tội đanh thép đấy sức thuyết phục của tôi đối với ĐCSVN trước nhân dân Việt Nam và thế giới”.


Tôi bỗng liên tưởng tới những dòng này trong “ Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp” của Nguyễn Ái Quốc ký tên Chú Nguyễn in trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch:

“Công việc của chúng ta “Hội Liên hiệp thuộc địa” và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) đã có những kết quả tốt. Nó đã làm cho nước Pháp, nước Pháp chân chính hiểu rõ những việc xẩy ra trong các thuộc địa. Làm cho nước Pháp hiểu rõ bọn cá mập thực dân đã lợi dụng tên tuổi và danh dự của nước Pháp để gây nên những tội ác không thể tưởng tượng được. Nó đã thức tỉnh đồng bào chúng ta”.

Tập san Tổ Quốc của chúng tôi cũng “đã có những kết quả tốt” như thế (Không phải ở Pháp mà ở Việt Nam). Nhờ Trời Phật phù hộ, nó đã tồn tại được hơn ba năm và ngày càng được độc giả trân quý. Điều ấy chứng tỏ chúng tôi đang làm điều thiện rất cần thiết.

4 giờ sáng ngày 20 tháng 3 năm 2010

Nguyễn Thanh Giang

Nguồn: Thông Luận 2010
 
Những câu hỏi xin được người cộng sản Việt Nam trả lời
Hoàng Hưng
08:57 23/03/2010
Những câu hỏi xin được người cộng sản Việt Nam trả lời

Hoàng Hưng

Theo thông báo của ĐCSVN thì từ nay đến cuối năm 2010, Đảng sẽ đưa ra dự thảo nghị quyết Đại hội 11 để lấy ý kiến đóng góp lần lượt của các cơ quan các cấp và cuối cùng là toàn dân. Dù muốn hay không, tương lai của đất nước và dân tộc trong điều kiện hiện nay và một thời gian nữa (lâu hay mau chưa rõ) vẫn được quyết định chủ yếu ở sự cầm chịch của ĐCS; và Đại hội lần thứ 11 sắp tới có ý nghĩa mấu chốt đối với bước ngoặt lớn của vận mệnh quốc gia: VN hoặc sẽ trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào siêu cường phía Bắc, lợi ích dân tộc bị hy sinh trước sức ép của ngoại bang, bị nguy hại vì rập khuôn đường lối độc tài của họ để phát triển không bền vững; hoặc sẽ giữ được độc lập tự cường và phát triển bền vững bằng con đường độc lập, dân chủ hóa, phát huy được sức mạnh của toàn dân, tranh thủ được sự hỗ trợ của thế giới văn minh.

Tôi là một công dân Việt Nam ngoài đảng CS, đã sống và làm việc gần 60 năm dưới sự lãnh đạo của ĐCS, đã bằng lời nói và ngòi bút góp chút phần vào những thành tích cũng như sai lầm của Đảng, cũng đã từng là nạn nhân của sự độc tài thiếu sáng suốt của Đảng. Hôm nay, sắp vào tuổi “xưa nay hiếm”, trong phạm vi những từng trải và hiểu biết của riêng mình, cố gắng giữ một cái nhìn công bằng, không thiên kiến, tôi muốn chân thành đối thoại với Đảng về những quyết định của Đảng, những quyết định sẽ chi phối cuộc sống của bản thân tôi, con cháu tôi cũng như tất cả đồng bào tôi. Nhưng trước tiên, để tôi hiểu thật đúng, thật rõ về ĐCSVN của ngày hôm nay, tôi đề nghị những người Cộng sản, bao gồm các nhà lãnh đạo, các nhà lý luận, cho đến đảng viên các cấp: hãy nghiêm túc, thẳng thắn, thật thà trả lời một số câu hỏi sau đây của tôi. Nếu câu trả lời của các vị khách quan, thuyết phục, tối thiểu là phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam, không né tránh sự thật, tôi xin nguyện sẽ là một trong những người kiên quyết ủng hộ sự độc quyền lãnh đạo của Đảng, chống lại mọi âm mưu xâm hại sự độc quyền ấy, để giữ vững sự ổn định và tiến lên của đất nước.

Tôi xin chia các câu hỏi thành từng cụm vấn đề:

I/ Về con đường phát triển của đất nước:

1/ Mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Đảng đề ra có gì khác với mục tiêu phấn đấu của các thể chế hiện hành ở Mỹ, Pháp, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Bắc Âu?

2/ “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” có gì khác với mô hình kinh tế của những nước theo đường lối dân chủ xã hội (social democracy), thị trường xã hội (social market) như Đức, Bắc Âu, nhà nước phúc lợi (welfare state) như Anh…?

3/Ý nghĩa, nội hàm của cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì?

- Là phân phối công bằng sản phẩm xã hội, bênh vực kẻ yếu, người kém may mắn?

- Là tiến tới xóa bỏ tư hữu tư liệu sản xuất?

- Là tiến tới xóa bỏ bóc lột giá trị thặng dư?

- Là sự thống trị của bộ phận kinh tế sở hữu nhà nước trong đó có sự độc quyền về những ngành then chốt?

- Là độc quyền lãnh đạo của ĐCS?

4/ Nền độc lập dân tộc đang và sẽ bị đe doạ chủ yếu từ phương Bắc hay phương Tây?

5/ Giữa âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của ĐCS với âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm thôn tính nước VN, cái nào nguy hiểm cho dân tộc hơn?

II/ Về bản chất của Đảng Cộng sản VN:

1/ Có bao nhiêu đảng viên CS hoặc vợ/chồng, con cái của họ là chủ cơ sở kinh tế tư nhân sử dụng người làm thuê?

2/ Có bao nhiêu đảng viên có tài sản trị giá từ 5 tỷ đồng trở lên, có thu nhập bình quân trong gia đình từ 50 triệu đồng/năm trở lên, có từ 1 người con du học ở các nước tư bản?

Trong số ấy có bao nhiêu là quan chức của Đảng và Nhà nước?

3/ Có bao nhiêu đảng viên là công nhân trực tiếp sản xuất?

4/ Có bao nhiêu đảng viên cho rằng học thuyết Mác-Lênin, chủ nghĩa cộng sản cho phép tích lũy tư hữu tư liệu sản xuất thay vì xóa bỏ nó?

5/ Có bao nhiêu đảng viên thực lòng tin rằng mình vào đảng là để phấn đấu cho lý tưởng cộng sản thành công trên đất nước này?

III/ Về sự độc quyền lãnh đạo của ĐCS:

1/ Độc quyền lãnh đạo của ĐCS có đồng nghĩa cả nước chỉ có 1 chính đảng duy nhất?

2/ Độc quyền lãnh đạo có đồng nghĩa 90% cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, 90% đại biểu Quốc hội phải là đảng viên CS?

3/ Có đồng nghĩa mọi cấp mọi ngành phải có 1 cơ quan của Đảng song song với bộ máy chính quyền?

4/ Có đồng nghĩa việc lớn việc nhỏ trong ba quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) đều do các cấp ủy quyết định sẵn, cơ quan dân cử chỉ có việc biểu quyết thông qua và chính quyền chỉ làm nhiệm vụ chấp hành, cơ quan tư pháp chỉ làm công việc hợp thức hóa?

5/ Tại sao lại thay khẩu hiệu “Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân…” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra thành “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân”?

6/ Tại sao lại tránh trớ việc “luật hóa” sự lãnh đạo của ĐCS, một việc rất cần thiết để tránh nguy cơ người thay mặt Đảng lạm quyền, đứng trên pháp luật, dẫm chân vào sự điều hành của chính quyền?

V/ Về lòng tin của nhân dân đối với đảng:

Đảng có dám làm một cuộc thăm dò rộng rãi dư luận nhân dân (nếu không là trưng cầu dân ý) một cách vô tư trung thực (không dùng mánh lới kiểm soát, khống chế) với những câu hỏi như sau:

1/ Có tán thành để ĐCS tiếp tục độc quyền lãnh đạo đất nước?

2/ Đảng độc quyền lãnh đạo nhưng nên đổi tên, thay từ Cộng sản bằng từ khác?

3/ Độc quyền lãnh đạo nhưng phải thay đổi tận căn bản cơ chế, phương pháp lãnh đạo, trước hết là thực hành dân chủ ngay trong nội bộ Đảng và thực sự tuân thủ nền pháp trị?

4/ Nên có hai Đảng với chiến lược khác nhau (tuy vẫn chung 1 mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”) thay nhau lãnh đạo theo sự lựa chọn định kỳ của nhân dân thông qua bầu cử?

5/ Nên có thêm vài đảng khác cùng với Đảng CS tham gia quản lý đất nước?

VI/ Về lòng tin của Đảng đối với nhân dân:

1/ Đảng có cho rằng trình độ dân trí, đặc biệt là giác ngộ chính trị, của nhân dân VN hiện nay thấp hơn nhân dân các nước Thái Lan, Indonesia, Philippin, Campuchia…?

2/ Đảng có cho rằng nhân dân dễ tin theo những luận điệu xuyên tạc, nói xấu đảng của các thế lực thù địch với đất nước?

3/ Đảng có tin rằng trong thời đại ngày nay, có thể dùng hệ thống tuyên truyền một chiều để làm cho dân tin vào những điều sai sự thật, ngược lại có thể ngăn chặn những thông tin nói lên sự thật nhưng không có lợi cho người cầm quyền?

4/ Đảng có tin rằng nếu công khai cho dân biết những công việc của đảng có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi chung của nước của dân, như những tranh luận trong Đảng về đường lối phát triển đất nước, về nhân sự sẽ lãnh đạo bộ máy nhà nước; ngân quỹ của Đảng, tài sản của đảng viên cao và trung cấp, hoạt động kinh tài của Đảng, thì dân sẽ càng tin tưởng và yêu quý Đảng?

5/ Có thể thực sự thi hành tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do tín ngưỡng (không cần sự kiểm soát gắt gao của hệ thống phối hợp đảng-hành chính-công an) mà không sợ mất quyền lãnh đạo, ngược lại càng tăng uy tín của Đảng, vì Đảng tự tin mình luôn là chính nghĩa, và đại đa số nhân dân luôn tin tưởng vào Đảng và trung thành với Đảng?

Trên đây là những câu hỏi của một công dân trung bình, không đi vào lý luận về chính trị, triết học, nhưng rất thiết thực, cụ thể để hiểu thực chất của một chính đảng mà mình phải gửi gắm sinh mệnh, tương lai của bản thân và con cháu vào tay. Kính mong sớm được phúc đáp.

Hoàng Hưng

TP HCM, 19/3/2010

Nguồn: www.boxitvn.net
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Năm Linh Mục - Linh Mục Quản Xứ theo ánh sáng của Công Đồng Vatican II và của Bộ Giáo Luật mới
Lm. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
12:04 23/03/2010
Hơn ai hết, linh mục là con người đặc biệt của Giáo Hội.

Qua Công Đồng Vatican II và qua Bộ Giáo Luật mới, Mẹ Giáo Hội nói lên rõ ràng những gì liên quan đến Linh mục quản xứ.

Linh mục quản xứ hãy lần theo ánh sáng của Công Đồng Vatican II và của Bộ Giáo Luật mới, để tìm hiểu về linh mục quản xứ, hầu chu toàn những bổn phận của mình đối với đoàn chiên trong giáo xứ theo như Giáo Hội muốn.

1. Tương quan giữa Công Đổng Vatican II và Bộ Giáo-Luật mới

Công Đồng Vatican II và Bộ Giáo Luật mới có liên quan hết sức chặt chẽ với nhau.

Ngày 25.01.1959, khi tuyên bố triệu tập Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII cũng tuyên bố việc cải tổ lại Bộ Giáo Luật của năm 1917.

Trong phiên họp ngày 12.11.1963 của Công Đồng Vatican II, các Nghị Phụ nhận thấy rằng: công việc cải tổ Bộ Giáo Luật phải đợi cho đến khi Công Đồng bế mạc, mới làm được, bởi vì Bộ Giáo Luật mới nầy cần phải được căn cứ vào những nguyên tắc và những gợi ý của Công Đồng mang lại.

Sau khi Công Đồng Vatican II bế mạc (1965), Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đưa ra nguyên tắc làm việc sau đây của Ủy Ban Cải Tổ Bộ Giáo-Luật mà Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã thành lập ngày 28.3.1963.

Nguyên tắc là: phải tìm cách đem tất cả những Hiến Chế, những Sắc Lệnh của Công Đông Vatican II vào trong Bộ Giáo Luật mới, vì Công Đồng Vatican II có một nền giáo lý mớ mẻ về Giáo-Hội và có nhiều điểm mới mẻ khi bàn về các tu viện, các tổ chức mới... Mục đích là để làm sao cho Bộ Giáo Luật mới nầy trở nên một thành phần bổ túc cần thiết cho Công Đồng Vatican II. Vì thế, trong Sắc-Lệnh "Kỷ Luật Thánh” (Sacrae Disciplinae) công bố Bộ Giáo Luật mới nầy, ngày 25.01.1983, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II nói rằng Bộ Giáo Luật mới nầy hoàn toàn phù hợp với giáo lý của Công Đồng Vatican II nói chung.

Có thể nói rằng Bộ Giáo Luật mới nầy là một cố gắng vĩ đại để dịch giáo lý về Giáo Hội của Công Đồng Vatican II ra ngôn ngữ của pháp luật. Và cũng có thể nói rằng Bộ Giáo Luật mới nầy bổ túc cho Công Đồng Vatican II, đặc biệt về những gì liên quan đến hai Hiến Chế về Giáo Hội, Ánh Sáng Muôn Dân (hiến chế tín lý về Giáo Hội) và Vui Mừng và Hy Vọng (hiến chế mục vụ về Giáo-Hội ).

2. Định nghĩa Linh Mục Quản Xứ

Điều luật 519 định nghĩa rõ Linh mục quản xứ:

“Linh mục quản xứ là vị chăn dắt đặc biệt của giáo xứ, được Đức Giám Mục giáo phận giao phó, vì thế, ngài thi hành việc chăn dắt cộng đoàn giáo xứ dưới quyền của Đức Giám Mục giáo phận là đấng đã kêu gọi ngài thông phần vào thừa tác vụ của Đức Kitô để phục vụ cộng đoàn giáo xứ trong khi thi hành phận vụ giảng dạy, thánh hóa và cai trị cộng đoàn giáo xứ.”

Qua định nghĩa nầy, chúng ta thấy Bộ Giáo Luật nêu lên rõ ràng mối tương quan giữa Đức Giám Mục và các linh mục quản xứ trong giáo phận, và những điều nầy đã được Công Đồng Vatican II nói đến rõ ràng trong Hiến chế về Phụng Vụ (Thánh Công-Đồng, 42), trong Sắc lệnh về Nhiệm vụ Giám mục (Chúa Kitô, 11), và đặc biệt trong Hiến chế về Giáo Hội (Ánh Sáng Muôn Dân, 28).

Theo Hiến chế về Giáo Hội (Ánh Sáng Muôn Dân, 28), linh mục quản xứ là cộng sự viên khôn ngoan của Đức Giám Mục giáo phận, phụ tá và là dụng cụ của Đức Giám Mục, hiện thân của Đức Giám Mục trong giáo xứ.

Linh mục quản xứ phải luôn luôn liên kết với Đức Giám Mục giáo phận với lòng tin tưởng và lòng quảng đại, lãnh nhận phần chức vụ do Đức Giám Mục trao phó, chia sẻ những nỗi lo lắng của Đức Giám Mục, và hằng ngày, ân cần thi hành chức vụ mình đã lãnh nhận từ Đức Giám Mục.

Dưới quyền Đức Giám Mục giáo phận, linh mục quản xứ thánh hóa và dìu dắt một phần đàn chiên Chúa được trao phó cho mình, làm cho người ta thấy được Giáo Hội phổ quát ngay tại địa phương, góp phần hữu hiệu vào việc xây dựng Toàn Thể Đức Kitô.

Vì tham dự vào chức linh mục và vào sứ mệnh của Đức Giám Mục giáo phận, linh mục quản xứ phải thật sự xem Đức Giám Mục Bản Quyền của mình như một người cha và phải kính cẩn vâng phục ngài.

Trước mặt giáo dân trong giáo xứ mình, linh mục quản xứ nổi bật vì đức trinh khiết, vì đức khó nghèo, và nhất là, nổi bật vì đức vâng phục đối với Đấng Bản Quyền của mình.

Đức tuân phục của linh mục đem lại nhiều ích lợi cho Giáo-Hội, và ngược lại, sự bất tuân của linh mục gây cho Giáo Hội nhiều thiệt hại. Khi còn tuân phục Giáo-Hội, khi còn trung thành với Giáo Hội, linh mục Lammenais hứng khởi viết về Giáo-Hội là Mẹ của mình ở trên trần gian, cũng như Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ của mình ở trên thiên đàng: "Tôi có Hai Mẹ, một Mẹ dưới trần gian, một Mẹ trên thiên đàng". Nhưng khi không còn tuân phục Giáo Hội nữa, linh mục nầy phản lại Giáo Hội và viết trong tờ trối một câu rùng rợn về Đức Mẹ Maria: "Khi chôn ta, không được đọc một kinh Kính Mừng nào trên mộ ta”.

Việc Đức Tổng Giám Mục Fénelon tùng phục Đức Giáo Hoàng Inôsentê XII, đã để gương vâng phục rạng rỡ lại cho hàng giáo sĩ.

Đức Cha Fénelon, tổng giám mục danh tiếng của giáo phận Cambrai nước Pháp vào đầu thế kỷ XVIII, được mọi người thán phục và kính nể vì thông thái và đạo đức. Ngài sáng tác cuốn sách thiêng liêng rất hay, nhan đề "Cắt nghĩa các câu châm ngôn của các thánh” (Explication des maximes des Saints).

Ngày kia, khi sắp lên tòa giảng để giảng một bài quan trọng trước đông người đang thán phục, ngài được tin Đức Giáo Hoàng Inôsentê XII đã lên án cuốn sách của ngài và cấm lưu hành.

Đến giờ giảng, ngài vẫn bình tĩnh bước lên tòa giảng, nhưng không phải để giảng bài ngài dọn, mà để giảng một bài về sự tuân phục đối với Giáo-Hội. Ngài nói: "Đức Thánh Cha đã lên án cuốn sách của cha. Cha xin hoàn toàn tuân phục quyền bính Giáo Hội cho đến chết để làm gương cho anh em”. Và để tỏ lòng tuân phục công khai một cách khiêm nhượng, ngài cho khắc cảnh thiên thần đang dày đạp dưới đất những tác phẩm bị Giáo Hội lên án, trong đó có cuốn sách của ngài, cuốn "Cắt nghĩa các câu châm ngôn của Các Thánh”.

3. Những điều kiện để trở thành một Linh Mục Quản Xứ

Sau khi định nghĩa thế nào là một linh mục quản xứ, Bộ Giáo-Luật mới đưa ra bốn điều kiện để trở thành một linh mục quản xứ (điều luật 521).

Một là, phải vượt trổi về mặt giáo lý tinh tuyền.

Trước hết, linh mục quản xứ phải vượt trổi về mặt giáo lý, nghĩa là linh mục quản xứ phải hơn người trong lãnh vực chuyên môn của mình, là lãnh vực đức tin. Thánh Salêxiô ví sự thông thái như con mắt của linh mục để thấy đường mà đi và để dẫn đường cho kẻ khác thấy mà đi. Công Đồng Tôlêđô, đầu thế kỷ VII, khẳng định rằng: "Linh mục phải là kẻ không được ngu dốt”.

Muốn có một nền giáo lý vượt trổi, linh mục quản xứ nào cũng cần phải hằng ngày học hỏi thêm luôn. Và điều nầy, Đức Giám Mục giáo phận phải hết sức nâng đỡ các linh mục trong giáo phận phận ngài thực hiện cho được, kẻo các linh mục của ngài bị tụt hậu.

Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Mercier bắt buộc các linh mục trong giáo phận ngài mỗi ngày phải ngồi vào bàn làm việc trong ít nữa là hai tiếng đồng hồ để học hỏi thêm, để nghiên cứu thêm.

Còn Đức Giám Mục Bossuet tuy rất thông thái, nhưng ngày nào cũng ngồi trong phòng làm việc để học hỏi thêm. Ngài thường nói chơi với bổn đạo: "Cha học hành chưa đủ". Vì thế, một giáo dân kia thương hại ngài và ao ước: "Chớ gì giáo phận chúng ta có một Đức Cha học hành cho đủ. Đức Cha chúng ta học hành chưa đủ, nên ngày nào, ngài cũng phải học thêm!”.

Linh mục quản xứ phải có một nền giáo lý vượt trổi, nhưng nền giáo lý vượt trổii nầy phải là một nền giáo lý tinh tuyền, đi đúng theo con đường đức tin ngàn đời của GiáoHội.

Đọc lịch sử GiáoHội, chúng ta thấy phần lớn những nguyên do gây đau thương cho Giáo Hội là vì có những giám mục, linh mục, tu sĩ, vì không có một nền giáo lý tinh tuyền vượt trổi, nên đã chủ trương nhiều điều sai lạc và gây nhiều thiệt hại nặng nề cho Giáo Hội. Chúng ta hãy kể ra một vài trường hợp: Đức Giám Mục Nestôriô chủ trương Đức Mẹ Maria không phải là Mẹ của Thiên Chúa, linh mục Ariô chủ trương Ngôi Hai không đồng bản tính với Đức Chúa Cha, tu sĩ Lutêrô chủ trương không chấp nhận quyền bính của Giáo-Hội. ....

Hai là, phải vượt trổi về mặt đạo đức thánh thiện.

Phải vượt trổii về mặt đạo đức thánh thiện. Đây là điều kiện quan trọng hơn hết của một linh mục quản xứ.

Kinh nghiệm đau đớn của lịch sử GiáoHội cho thấy: linh mục thông thái mà không đạo đức thánh thiện thì trước sau gì cũng phản lại Giáo Hội, hoặc không phản lại thì cũng gây ra nhiều gương xấu nặng nề cho Giáo Hội.

Đọc câu truyện sau đây, chúng ta thấy buồn cười, nhưng chúng ta nhận thức được chân lý quan trọng về người đứng ra phục vụ Giáo Hội phải là người đạo đức thánh thiện trước hết. Số là, năm 1904, khi Đức Hồng Y Sêlêxiô, Tổng Giám Mục Palermo, qua đời. Một phái đoàn đạo và đời của thành phố nầy đến Rôma, xin gặp Đức Thánh Cha Piô X để trình lên nguyện vọng có một tân Tổng Giám Mục Palermo có bằng tiến sĩ thần học. Nhớ lại con đường ơn kêu gọi của mình, Đức Thánh Cha Piô X trả lời một cách gián tiếp:

- "Cha biết có một linh mục, khi được làm cha sở, không có bằng cấp gì; khi được đặt làm kinh sĩ, cũng không có bằng cấp gì; khi được đặt làm Giám Mục, cũng không có bằng cấp gì; khi được chọn làm Giáo Hoàng, cũng không có bằng cấp gì. Và đó, chính là Cha đang nói với các con đây”.

Đức Giáo Hoàng Piô X muốn dạy cho mọi người biết: điều quan trọng trước nhất của một người đứng ra lãnh đạo Giáo Hội, phải là sự đạo đức thánh thiện.

Ba là, phải có lòng nhiệt thành lo cho các linh hồn.

Các nhà tu đức sánh linh mục không nhiệt thành như một dòng suối khô cạn, không có nước, như một ngôi sao bị tắt, không có ánh sáng, như một thây chết bất động, không có sự sống.

Lòng nhiệt thành là điều tất yếu của một linh mục đạo đức thánh thiện. Linh mục nào đạo đức thánh thiện thì thế nào cũng tràn đầy lòng yêu mén Chúa và hăng hái đem tình yêu Chúa đi nung đốt tha nhân.

Trên mộ Đức thánh Giáo Hoàng Piô X, có khắc câu tiếng Latinh được dịch ra như sau: "Nghèo và Giàu - Dịu Dàng và Khiêm Nhượng trong lòng - Chiến Thắng mạnh mẽ những cuộc tấn công vào Giáo-Hội - Ngài đã cố gắng trong mọi thể cách để tái tạo mọi sự trong Chúa Kitô”. Tái Tạo Mọi Sự Trong Chúa Kitô (Instaurare Omnia In Christo) là khẩu hiệu của Đức Giáo Hoàng Piô X.

Bốn là, phải có tư cách cần thiết theo luật dạy.

Luật chung cũng như luật riêng, đòi buộc linh mục phải là một con người có đầy đủ tư cách về mặt nhân bản, cũng như về mặt thiêng liêng. Những tư cách nầy đem lại uy tín cho linh mục, làm cho linh mục được người ta quý mến, và nhờ đó, công việc tông đồ của ngài được kết quả.

Chúng ta chỉ lôi kéo được những ai yêu mến chúng ta mà thôi. Một thanh niên Ý phạm tội sát nhân, sắp bị đem đi xử tử. Linh mục Cafasso được mời đến để gặp thanh niên nầy trong những giây phút cuối cùng của đời anh. Gặp được một linh mục trong lúc sắp chết là một hồng ân lớn lao Chúa ban. Sau buổi gặp gỡ, thanh niên nầy khóc nưc nở, hôn tay linh mục Cafasso và thổn thức nói: "Nếu khi còn nhỏ, con gặp được một linh mục như cha!”.

4. Bổn phận của Linh Mục Quản Xứ đối với Lời Chúa

Linh mục quản xứ phải làm sao cho Lời Chúa được rao giảng toàn diện cho tất cả mọi hạng người trong giáo xứ, vì thế, ngài phải lo lắng cho giáo dân được dạy dỗ trong chân lý của đức tin, nhất là qua bài giảng ngày Chúa nhựt và Lễ buộc (homelia) và qua công việc dạy giáo lý thường xuyên hằng tuần của ngài.

Linh mục quản xứ hãy làm sao thúc đẩy và nâng đỡ những hoạt động làm sống động tinh thần Phúc Âm, ngay cả trong lãnh vực công bình xã hội. Ngài hãy đặc biệt lo lắng đào tạo các thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên nam nữ. Với sự cộng tác của giáo dân, ngài hãy cố gắng trong mọi cách để đem Phúc Âm đến cho những kẻ không sống đạo hoặc không tuyên xưng đức tin chân thật (điều 528,1).

Trong điều luật 528,1 nầy, Bộ Giáo Luật nói đến bổn phận của linh mục quản xứ trong vấn đề dưỡng giáo (giảng Lời Chúa trong ngày Chúa nhựt và Lễ buộc; thường xuyên dạy giáo lý cho mọi hạng người trong giáo xứ) và trong vấn đề truyền giáo (tìm đủ cách để đem Lời Chúa đến cho những kẻ xa Chúa).

Dọn bài giảng ngày Chúa nhựt (homelia) là một công việc chiếm nhiều thời giờ của linh mục quản xứ trong tuần. Có người hỏi một cha sở kia: "Cha dọn bài giảng ngày Chúa nhựt khi nào? ” - "Tôi dọn ngay trong buổi tối ngày Chúa nhựt, nghĩa là vừa giảng xong bài giảng ngày Chúa nhựt nầy, thì tôi dọn ngay bài giảng ngày Chúa nhựt sau.”

Dạy giáo lý là công việc của linh mục quản xứ phải làm hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, hằng năm với mọi thành phần giáo dân trong giáo xứ. Đừng để một thành phần nào trong giáo xứ mà không được nghe linh mục quản xứ dạy giáo lý, nếu không nghe được hằng tuần, thì phải nghe được hằng tháng, hoặc hằng tam cá nguyệt hay lục cá nguyệt, như các thành phần trung niên, lão niên.

Đến Ars, thấy giáo dân không biết giáo lý, cha Vianê bắt tay ngay vào việc dạy giáo lý, đặc biệt là ngài dạy giáo lý cho toàn thể giáo xứ lúc 13giờ mỗi ngày Chúa nhựt, và ngài luôn trung thành với việc dạy giáo lý hằng tuần nầy trong suốt 27 năm.

Linh mục quản xứ đừng hoàn toàn phó mặc việc dạy giáo lý cho các tu sĩ, hoặc cho các giáo lý viên. Họ chỉ là những kẻ phụ giúp linh mục quản xứ trong việc dạy giáo lý. Linh mục quản xứ phải tự mình chủ động trong việc dạy giáo lý, phải kiểm soát gắt gao việc dạy giáo lý, phải đi thật sát và thật kiến hiệu trong việc dạy giáo lý cho giáo dân mình. Đây là vấn đề sống còn của Đức Tin, vấn đề sống còn của Giáo xứ, của Giáo phận và của Giáo Hội!

Linh mục quản xứ còn tìm đủ cách để đem Lời Chúa đến cho những ai chưa biết Chúa.

Năm 1939, tại Nữu-Ước, một tối kia, cha Hall nghe một cú điện thoại. Lạ thay, người đang nói với cha là một người mà cha chưa hề quen biết. Ông nói ông đang có chuyện buồn trong gia đình. Cho rằng ông nầy quay lầm số điện thoại, cha Hall định xin lỗi ông và gác máy. Bổng được ơn Chúa soi sáng, cha cầm chặt lấy Cây Thánh Giá trên bàn viết và dịu dàng nói tiếp: "Xin ông cứ vui lòng nói, tôi lắng nghe ông đây! ”. Sau một tiếng đồng hồ tâm sự, ông khóc nức nở và cám ơn cha rối rít. Và từ đó, bắt đầu một cuộc truyền giáo mới, truyền giáo bằng điện thoại. Mỗi tuần, cha Hall được gọi điện thoại đến ba ngàn lần. Cha được Giáo Quyền cho phép truyền giáo qua điện thoại để đem Lời Chúa đến cho bất kỳ ai cần được an ủi, giải sáng và hướng dẫn.

Và hiện nay, giữa thế giới bao la của tin học nầy, với những phương tiện truyền thông rất hiện đại và đắc lực, linh mục quản xứ nào lại không say mê dạy giáo lý và tìm đủ cách để loan truyền Lời Chúa “cho đến tận cùng trái đất”.

5. Bổn phận của Linh Mục Quản Xứ đối với các Bí Tích và sự Cầu Nguyện

Giáo Luật dạy: "Linh mục quản xứ phải làm sao cho Thánh Thể cực thánh trở nên trung tâm điểm của đời sống cộng đoàn giáo xứ; ngài hãy nuôi dưỡng giáo dân bằng việc cử hành sốt sắng các nhiệm tích và đặc biệt, là làm sao cho giáo dân năng tham dự bí tích Thánh Thể và Giải Tội; ngài hãy tìm cách đào tạo tinh thần cầu nguyện nơi giáo dân, thúc giục họ cầu nguyện trong gia đình; ngài hãy làm sao cho giáo dân tham dự một cách ý thức và sống động vào Phụng Vụ thánh " (điều 528,2).

Trong điều luật 528,2 nầy, Bộ Giáo Luật đặc biệt nói đến Thánh Thể, Thánh lễ, Giải tội, Phụng Vụ thánh và tinh thần cầu nguyện của giáo dân.

Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống cộng đoàn giáo xứ. Đây là điểm then chốt trong công việc mục vụ của linh mục quản xứ.

Nếu đoàn chiên mình không có một lòng tin mạnh mẽ sắt đá vào Chúa Giêsu Thánh Thể, thì công việc mục vụ của linh mục quản xứ không thể nào có kết quả chắc chắn và lâu dài được.

Muốn Chúa Giêsu Thánh Thể là lẽ sống của đoàn chiên mình, thì trước hết, Chúa Giêsu Thánh Thể phải là lẽ sống của Linh mục quản xứ. Giáo Luật buộc linh mục quản xứ phải ở ngay cạnh nhà thờ (đ.533,1) là để linh mục quản xứ được gần Chúa Giêsu Thánh-Thẻ và nămg thăm viếng hầu chuyện với Ngài. Gương cha sở Vianê: ngài năng viếng Chúa Giêsu Thánh Thể và luôn nhớ từng con chiên một của mình trước mặt Chúa Giêsu Thánh Thể.

Chúa Giêsu Thánh Thể là Bạn độc nhất của linh mục. Cha Primo Reina kể lại biến cố cảm động nầy.

Sau một thời gian truyền giáo tại Bắc Cực trong hoàn cảnh quá lạnh lẽo và cô đơn, một số linh mục thừa sai đệ trình lên Đức Thánh Cha lời thỉnh nguyện sau đây:

"Kính tâu Đức Thánh Cha, chúng con đang truyền giáo cho dân Étkimô ở Bắc Cực. Điều kiện thời tiết ở đây rất khắc nghiệt. Nhiều lần, chúng con bắt buộc phải đi hàng trăm cây số trên băng tuyết mà không tìm được một thôn xóm, một nhà nguyện hay một nơi trú ẩn để tạm nghỉ thể xác hoặc tinh thần. Có anh em trong chúng con, nhiều khi đi lạc giữa sa mạc tuyết mênh mông, bị bão tuyết vùi dập, sống trong đêm tối Bắc Cực dài hàng mấy tháng, không hy vọng gì được cứu thoát. Kính tâu Đức Thánh Cha, để đủ sức chống chọi lại những hoàn cảnh khắc nghiệt trên đây, chúng con xin Đức Thánh Cha cho phép chúng con mang trên ngực một hộp nhỏ đựng Mình Thánh Chúa để Chúa Giêsu Thánh Thể nuôi dưỡng linh hồn chúng con hằng ngày và ban sức mạnh cho chúng con”.

Đức Thánh Cha rất cảm động và ban phép đặc biệt đó cho các cha thừa sai Bắc Cực. Kể từ ngày đó, các Cha Trắng, tên gọi của các linh mục thừa sai Bắc Cực, mang nơi ngực một hộp nhỏ đựng Chúa Giêsu Thánh Thể, người Bạn Độc Nhất của họ giữa sa mạc tuyết lạnh mênh mông.

Thánh Lễ là công việc quan trọng nhất của đời sống linh mục.

Làm linh mục, trước hết là để "làm lễ”. Chúa Giêsu truyền cho các linh mục: "Hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy ” (Lc 22,19), trước khi truyền họ: "Hãy ra đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng cho mọi người” (Mc 16,15). Nếu không làm gì được vì những lý do ngoài ý muốn của mình, mà chỉ "làm lễ” được, thì linh mục đã đạt được lý tưởng của linh mục rồi.

Trại tập trung Dachau ở Baviera, nước Đức, trong kỳ Đệ nhị Thế chiến, được mệnh danh là "Địa ngục trần gian”, giam giữ 2.529 linh mục thuộc 144 giáo phận của các nước đồng minh. Trại tập trung kinh khủng nầy hân hạnh có một linh mục được phong chức, và tân linh mục nầy chỉ dâng được một thánh lễ, rồi chết. Số là: Thầy Sáu Carlo Leisner, tù binh trong trại, sắp qua đời vì bệnh lao phổi nặng. Thầy ao ước được chết trong chức linh mục. Đức Cha Gabriel Picquet, cũng là tù binh, bằng lòng phong chức linh mục cho thầy. Các linh mục trong trại tập trung rỉ tai nhau tổ chức một lễ phong chức linh mục trong trại, như trong Hang Toại Đạo. Chiếc gậy Giám Mục bằng gỗ được khắc mấy chữ: "Victor in vinculis!” (Chiến Thắng Trong Gông Cùm!). Chịu chức xong, cha Carlo Leisner quá yếu, nằm liệt mê man hai tuần lễ. Khi được hồi sức đôi chút, cha được giúp để kín đáo dâng Thánh Lễ mở tay, Thánh Lễ đầu đời và cũng là Thánh Lễ cuối đời của cha.

Thế mới hay!

Thánh Lễ vô cùng cao sang!

Thánh Lễ vô cùng giá trị!

Thánh Lễ tuyệt tuyệt, vời vời!

Trong một số nhà thờ ở Âu-Châu, người ta còn có thể đọc câu sau đây ở trên bàn thờ dọn đồ lễ:

"Hỡi các linh mục đáng kính, các ngài hãy dâng Thánh Lễ nầy như thể là Thánh Lễ đầu tiên, như thể là Thánh Lễ cuối cùng, như thể là Thánh Lễ độc nhất!”

Cùng với việc dâng Thánh lễ, việc cử hành Bí Tích Giải Tội là vinh dự lớn nhất của linh mục. Đoàn chiên nào cũng biết ơn linh mục quản xứ, nhất là biết ơn vì đã được ngài tha tội để sống bình an.

Nếu được hỏi ngày nào đẹp nhất trong đời linh mục của mình, chắc có nhiều linh mục trong chúng ta trả lời ngay: "Đó là ngày dâng Thánh Lễ mở tay đầu tiên của tôi.” Nhưng một linh mục sau đây, khi được hỏi một câu như thế, đã không trả lời ngay. Ngài im lặng một chút rồi nói: "Ngày đẹp nhất trong đời linh mục của tôi, là ngày tôi thay mặt Chúa Giêsu, đọc lời tha tội đầu tiên cho người đến xưng tội với tôi: "Ta tha tội cho con, nhân Danh Cha, và Con và Thánh Thần ”.

Chiều kia, trong một tuần đại phúc ở Torino, cha Orione giảng về sự tội. Xuất hứng, cha nói: "Dẫu trong anh chị em ở đây, có kẻ nào bỏ thuốc độc giết mẹ mình đi nữa, nhưng có lòng thật tình ăn năn thống hối và đi xưng tội, thì Chúa cũng thứ tha”. Giảng xong, cha trở về nhà trong lúc trời đã nhá nhem. Một kẻ lạ mặt đứng núp trong hẽm tối, xông ra đè đầu cha xuống đất và bóp cổ cha: "Sao mi cả gan nói chuyện xấu của tao trước mặt công chúng? Tao bóp cổ cho mi chết ngay bây giờ”. Cha ú ớ: "Không...bao...giờ! ”. - "Chính mi vừa nói trong nhà thờ: có kẻ bỏ thuốc độc giết mẹ mình...” - "À, tôi nhớ rồi ! Đó là tôi đưa ra một ví dụ giả sử thôi. Chính Chúa Giêsu cũng dạy tha thứ hết mà! ”. Tên lạ mặt không còn hung dữ nữa. Trong bóng tối, ông thú tội: chính mình đã bỏ thuốc đọc giết mẹ, và kể từ đó đến nay, hằng mắy chục năm rồi, lương tâm ông cứ bị cắn rứt mãi; chiều nay, đi ngang qua nhà thờ, dừng lại nơi cửa, nghe lóm được một câu, tưởng cha Orione đã biết rõ câu chuyện của mình, nên núp rình, định bóp cổ giết cha để thủ tiêu. Ông nói: "Tôi cần một chút bằng an mà mấy chục năm nay tôi không được”. Thế rồi, cùng nhau đi trên đường tối, tên lạ mặt say sưa nghe cha Orione nói về Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót, nói Chúa Giêsu là Người Cha nhân hậu, Đấnh Chăn Chiên lành... Ông xin chịu phép Giải Tội khi đang đi trên đường. Cha Orione đã cầu nguyên để chờ được giây phút nầy thôi. Nguồn bình an thật sự đến với người lạ mặt đã thao thức bồn chồn mấy chục năm trời vì tội đã giết mẹ mình. Ông quá sung sướng và luôn miệng cám ơn Chúa. Ông xin cha Orione cứ đơn cử câu chuyện của ông khi cha giảng về lòng nhân từ của Chúa trong phép Giải Tội.

Tinh thần cầu nguyện. Linh mục quản xứ hãy làm sao cho giáo dân có tinh thần cầu nguyện trong gia đình, là điều rất quan trọng để giúp giáo dân giữ vững đức tin. Kinh nghiệm cho thấy nhiều giáo xứ không có linh mục nhưng đã giữ vững được đức tin suốt nhiều năm nhờ sự đọc kinh cầu ngiuện trong gia đình.

Trong thời kỳ Bắt Đạo tại Việt-Nam, Đức Cha Bình (Sohier) chạy trốn, và nhờ nghe một gia đình đọc kinh sáng mà xin vào núp, nên đã được thoát chết.

Sự đọc kinh tối sáng giúp cho giáo dân tội lỗi được ăn năn trở lại một cách lạ lùng. Nhân viên hỏa xa nghịch đạo sau đây được cứu rỗi nhờ đọc nữa kinh Kính Mừng mỗi tối mỗi sáng.

Số là: khi đau nặng gần chết, ông đặt khẩu súng trên bàn và nói với vợ: "Nếu bà đưa vào nhà nầy một linh mục, tôi sẽ cho nổ ba phát súng: nổ phát thứ nhất, giết linh mục; nổ phát thứ hai, giết bà; nổ phát thứ ba, giết tui ”.

Nghe vậy, cha sở run, không dám đi kẻ liệt.

Trái lại, khi nghe tin nầy, Đức Cha Socche liền quyết định đến thăm ông.

Đức Cha bước vào cửa thì bệnh nhân trừng trừng nhìn ngài và giơ tay nắm lấy khẩu súng. Đức Cha dừng lại nơi cửa và nói: "Tôi đến đây để thăm ông”. Bệnh nhân im lặng. Đức Cha nói tiếp: "Tôi có mặt ở đây, ông có bằng lòng không?”. Bệnh nhân vẫn im lặng. Đức Cha hỏi tiếp: "Tôi đi, hay ông cho phép tôi ở lại?”. Bổng bệnh nhân nói: "Xin Đức Cha ở lại!”.

Tình hình thay đổi hẳn: bệnh nhân buông súng và xin xưng tội.

Khi Đức Cha hỏi tại sao ông được trở lại một cách lạ lùngh như vâỵ, ông thú: "Không tối hay sáng nào mà con không đọc phần thứ hai của Kinh Kính Mừng”. Phần thứ hai của Kinh Kính Mừng mà ông đọc hằng ngày, đã giúp ông trở lại một cách lạ lùng!

Trước những ơn ích lớn lao của việc đọc kinh cầu nguyện cá nhân và trong gia đình, linh mục quản xứ thúc giục đoàn chiên mình đọc kinh cầu nguyện tối và sáng. Nhất là Linh mục quản xứ hãy luyện cho các em nhỏ trong giáo xứ có thói quen tốt lành nầy, thói quen đọc kinh tối kinh sáng, đọc Kinh Hôm, Kinh Mai trong gia đình.

Làm sao cho giáo dân tham dự Phụng Vụ Thánh một cách ý thức, sống động và trọn vẹn như Công Đồng Vatican II và Bộ Giáo Luật mới nhấn mạnh, cũng là điều đòi hỏi nơi linh mục quản xứ nhiều hy sinh cố gắng liên tục và nhiều sáng kiến đạo đức.

6. Bổn phận của Linh Mục Quản Xứ đối với giáo dân

Đối với đoàn chiên trong giáo xứ, Bộ Giáo Luật mới đưa ra một chương trình mục vụ rất nặng nề cho linh mục quản xứ (điều 529): ngài hãy đi thăm viếng các gia đình để biết rõ giáo dân; ngài hãy thông phần với những nổi lo lắng của giáo dân, nhất là khi giáo dân gặp đau khổ và tang tóc; ngài hãy khuyên bảo giáo dân vững lòng tin cậy vào Chúa, và nếu giáo dân có lầm lỗi điều gì, thì ngài hãy sửa chữa họ một cách khôn ngoan; ngài hãy đặc biệt yêu thương những giáo dân đau yếu, nhất là săn sóc những ai đang hấp hối để họ được chịu các phép bí tích; ngài hãy đặc biệt lo lắng cho những giáo dân nghèo khổ, bệnh tật, đau đớn, cô đơn, tù đày và tất cả những giáo dân nào đang gặp khó khăn; ngài hãy làm sao cho các vợ chồng và cha mẹ được nâng đỡ trong việc chu toàn bổn phận của họ và làm cho đời sống kitô-hữu trong gia đình họ được tăng truởng; ngài hãy nhìn nhận và giúp đỡ vai trò của các giáo dân trong sứ mạng của họ đối với Giáo Hội bằng cách nâng đỡ các hội đoàn liêng liêng của họ; ngài hãy làm sao cho giáo dân biết rằng họ cũng là phần tử của Giáo Phận và của GiáoHội toàn cầu, vì thế, hãy tìm cách dạy họ thông hiệp với Giáo Phận và Giáo Hội toàn cầu.

Những điều vừa nói trên đây của Bộ Giáo-Luật (điều 529) đã được Công Đồng Vatican II đề cập đến một cách đặc biệt trong các chương nói về giáo dân (Ánh Sáng Muôn Dân, IV), nói về sự kêu gọi mọi người nên thánh trong Giáo-Hội, nói về hôn nhân và gia đình (Vui Mừng và Hy Vọng, II). Những điều nầy nói về giáo xứ phải thông hiệp với Giáo phận và Giáo-Hội: trong giáo xứ, "linh mục, tu sĩ và giáo dân hãy chung nhau làm phát triển đời sống Dân Chúa dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục riêng của mình” và phải làm sao để "cảm thông và sống với toàn thể Giáo Hội”.

Linh mục quản xứ hãy yêu thương giáo dân, nhất là những giáo dân chống đối mình. Monêta, một kẻ nghịch đạo, dùng một tên giả để viết một cuốn sách chống lại Đức Giám Mục Sarto ở Mantova. Ông ta bị lột mặt nạ. Giáo dân đòi kiện, nhưng Đức Cha Sarto dịu dàng nói: "Ông ta cần lời cầu nguyện hơn là hình phạt ”. Và khi biết được Monêta bị phá sản, Đức Cha Sarto nhờ một bà đạo đức đem đến giúp ông ta một số tiền.

Linh mục quản xứ hãy biết ơn giáo dân vì có rất nhiều người trong họ, ngày đêm, cầu nguyện và hy sinh cho ngài. Thường anh em linh mục chúng ta nhấn mạnh nhiều đến sự chủ chăn hy sinh cho đoàn chiên, mà không, hoặc ít đề cập đến sự đoàn chiên hy sinh cho chủ chăn. Tại Ấn-Độ, cha Planchard đau dịch tả. Ông Sossai lo cho cha lành. Cha tiếp mắc bệnh thương hàn. Ông Sossai lo cho cha lành. Cha tiếp mắc bệnh đậu mùa. Ông Sossai lo cho cha lành. Và Sossai lây bệnh nguy hiểm của cha. Trước khi hấp hối, ông Sossai sung sướng nói: "Cha sống được là tuyệt vì cha cần cho các linh hồn”.

7. Bổn phận của Linh Mục Quản Xứ đối với ơn gọi linh mục

Công Đồng Vatican II và Bộ Giáo Luật mới kêu gọi tất cả cộng đoàn kitô-hữu phải ấp ủ và nuôi dưỡng các ơn gọi để có thể thỏa mãn những nhu cầu cần thiết của thừa tác vụ thánh trong toàn thể Giáo-Hội. Theo Công Đồng Vatican II và Bộ Giáo Luật, đây là bổn phận đặc biệt của các gia đình công giáo, của các nhà giáo dục, và cách riêng, là bổn phận của các linh mục, nhất là các linh mục quản xứ (điều 233,1).

Chính gương tốt của linh mục trong cuộc đời tận hiến hy sinh của mình, gieo mầm ơn gọi.

Cuối Thế chiến thứ nhứt, trong một trường tiểu học ở Bỉ, giáo viên ra một đề bài: "Khi lớn lên, em sẽ làm gì ”. Trong bài trả lời của mình, một em nhỏ viết: "Khi lớn lên, em muốn trở thành linh mục.”

Muốn biết vì sao một em tiểu học còn nhỏ, lại có một ý tưởng lạ lùng như thế, giáo viên hỏi lý do. Em nhỏ đơn sơ cho biết: "Khi cha em đi lính, mẹ em ở nhà không có gì ăn. Một ngày kia, mẹ em, em và em em quá đói. Cha sở già đến thăm nhà em, mang tặng mấy ổ bánh mì. Nhờ đó, mẹ em, em và em em khỏi chết đói. Vậy khi lớn lên, em cũng muốn làm linh mục để mang bánh lại cho những ai đói.”

Linh mục luôn thao thức về ơn gọi linh mục, nhưng linh mục không bao giờ ngã lòng về ơn gọi linh mục, vì đây là ơn Chúa gọi, chứ không phải là ơn người đời gọi, vì đây là ơn thiên triệu, chứ không phải là ơn nhân triệu. Chúa quan phòng ơn thiên triệu một cách rất diệu kỳ!

Năm 1852, cha Duffo ở New Orleans, Hoa Kỳ, đi vào tiệm bán đồ, gặp một thanh niên 17 tuổi đang đứng bán. Mua đồ xong, cha hỏi anh nầy một câu bất ngờ: "Anh muốn làm linh mục không?” - "Thưa cha, con biết làm sao được ? Con lo giúp việc đây suốt ngày. Con không rãnh được chút nào hết.” - "Nhưng ban đêm, con đến, cha dạy cho.”.

Thanh niên đó, sau nầy trở thành Linh mục, trở thành Giám Mục, trở thành Hồng Y Tổng Giám Mục Baltimore, với danh hiệu James Gibbons, được toàn thế giới biết tiếng.

Ơn Chúa gọi thật lạ lùng ! Và hạnh phúc cho ai, trực tiếp hoặc gián tiếp, làm cho Giáo Hội có thêm một vài kẻ đi chinh phục linh hồn người ta!

8. Bổn phận của Linh Mục Quản Xứ đối với sổ sách và tài liệu trong giáo xứ

Linh mục quản xứ nào cũng phải gìn giữ sổ sách và các tài liệu trong giáo xứ của mình cho thật tử tế (điều 535).

9. Bổn phận của Linh Mục Quản Xứ đối với vấn đề cư trú

Linh mục quản xứ bắt buộc phải ở trong nhà cha sở, bên cạnh nhà thờ, trừ trường hợp đặc biệt.

Mỗi năm, linh mục quản xứ được phép vắng mặt một tháng để đi nghỉ, hoặc vắng một tháng liên tục, hoặc vắng đứt khoảng.

Trường hợp vắng mặt quá một tuần, linh mục quản xứ cần phải tin cho Đấng Bản Quyền biết (điều 533,2).

Bồi bổ năng lượng, phục hồi năng lượng, là điều rất cần thiết cho anh em linh mục quản xứ chúng ta. Chúng ta hãy đi nghỉ hằng năm để sức khỏe được gia tăng theo ý Giáo Hội.

10. Bổn phận của Linh Mục Quản Xứ đối với pháp luật

Linh mục quản xứ là vị đại diện chính thức của giáo xứ trước pháp luật (điều 532).

Giáo Hội là Mẹ, Mẹ đặc biệt của linh mục.

Những gì cha mẹ đưa ra, người con hiếu thảo nào cũng vui lòng tuân giữ với tâm tình yêu mến.

Hơn ai hết, linh mục quản xứ tuân giữ Giáo Luật với lòng yêu mến Giáo Hội vì lý tưởng của linh mục là làm sao,

khi sống, thì sống cho Giáo Hội,

và khi chết, thì được chết trong lòng Giáo Hội.
 
Đoàn kết và Chia rẽ
Gs. Nguyễn Hữu Chi, Tiến sĩ Tâm Lý Chính Trị Học
18:37 23/03/2010
1. Đoàn Kết Để Làm Gì?

Bất cứ người Việt Nam nào khi thấy cảnh chia rẻ trong xã hội hoặc cộng đồng đều cảm thấy đau lòng vì chúng ta không biết đoàn kết. Câu hỏi ngớ ngẩn được đặt ra ở đây là: “Đoàn kết để làm cái gì?” Quả thực, câu hỏi này dễ trả lời lắm vì ai cũng biết một điều hiển nhiên: Trong số hơn 2 triệu người Việt Nam ở hải ngoại, thì có hơn 2 triệu câu trả lời khác nhau. May thay, không ai đồng ý với nhau, nên chúng ta có dịp sống trong cảnh trăm hoa đua nở - càng nhiều hoa càng vui. Chỉ những người không biết cười, luôn luôn trang nghiêm nín thở, hoặc những tên không biết chơi hoa, mới vuốt bụng thở dài theo kiểu Chu Du: “Tại sao Trời sinh ra ta, lại sinh ra ông Hùng Vương?”

Vì chúng ta bất đồng ý kiến về vấn đề đoàn kết, nên có người bèn đổi lối nói: khuyên chúng ta nên ngồi lại với nhau. Tiếc thay, trong nhiều cuộc tổ chức ngồi lại với nhau, sau màn đứng lên chào cờ và mặc niệm, chúng ta khoan thai ngồi xuống để thảo luận một vấn đề trọng đại nào đó. Vấn đề đưa ra để bàn cãi càng cao siêu bao nhiêu, thì chúng ta càng hăng say bàn luận bấy nhiêu. Rất ư là hùng hồn! Hí trường vang vang lời đại cuộc! Thế là sau mấy giờ đồng hồ ngồi mổ sẻ những “ý kiến ngu xuẩn” của những “tên ngớ ngẩn” hoặc những “tên quá ngây thơ, ấu trĩ”, mọi người thơ thới và hân hoan kéo nhau ra về. Rồi sau đó lại còn dùng điện thoại để khoe với bạn bè: “tôi đã lột mặt nạ tụi nằm vùng”, hoặc “tôi đã dạy tụi mê tín một bài học về đa văn hóa” v.v. Ôi, cộng đồng đã tan hoang, lại còn tan hoang hơn nữa chỉ vì mấy cái máy điện thoại rẻ tiền!

Lại còn có người hỏi nhau: “Tại sao chúng ta không ngồi lại với nhau xung quanh bàn rượu, có phải vui vẻ hơn không?”. Thật là câu hỏi thiển cận. Ai mà chẳng biết rằng rượu vào tất nhiên lời phải ra. Lời ra rồi sẽ thúc đẩy người dự tiệc nên đồng lòng đập tan bàn tiệc. Đoàn kết theo kiểu đổ rượu, đập ly thì không nên. Chắc chắn là Lý Thái Bạch cũng không chấp nhận giải pháp bất nhân này.

Bây giờ tôi xin nói chuyện nghiêm chỉnh hơn một chút (theo kiểu ông giáo làng). Thực ra, thiếu đoàn kết vì ba lý do: (1) môi trường xã hội ở hải ngoại; (2) văn hóa truyền thống Việt Nam, và (3) áp lực tâm lý.

2. Môi Trường Xã Hội Ở Hải Ngoại

Những người di tản sang các nước Tây Phương, đều phải thích ứng. Đó là chuyện sống còn. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta thích ứng quá đà nên bị chỉ trích về tội mất gốc; nếu chúng ta thích ứng bất cập thì bị chê cười vì tác phong quê mùa hủ lậu. Thực ra, đa số chúng ta có khuynh hướng thích ứng nửa vời trong chế độ tự do. Nói một cách cụ thể hơn, chúng ta biết, và thích, dùng quyền tự do ngôn luận để phê phán người khác, nhưng chúng ta không ý thức được tinh thần dung hòa để chấp nhận sự sai biệt giữa những người sống chung quanh ta.

Trước đây, chúng ta sống trong một xã hội thiếu tự do, gò bó trong tôn ti trật tự. Kính trên, nhường dưới là nguyên tắc căn bản của xã hội cổ truyền. Tối thiểu, chúng ta cũng đại khái biết lời dạy đạo đức trên ra trên, dưới ra dưới. Giờ đây, khi ta thoát khỏi định chế khắt khe đó, và đến lập nghiệp trong xã hội tự do, lòng thèm khát tự do trong lòng ta được bộc phát mãnh mẽ như một bình hơi nổ lớn. Thật vậy, sau khi chúng ta đến sống trong thế giới tự do, phản ứng tự nhiên là thí nghiệm thực tại (reality testing), tức là ta thăm dò giới hạn tự do. Thí dụ cụ thể nhất là ta cố gắng làm sao có tấm passport Bắc Mỹ để thực nghiệm (testing) quyền tự do đi lại.

Đối với tự do ngôn luận, nhiều khi vô tình ta vượt giới hạn tự do mà không ý thức được sự va chạm với người sống quanh ta. Có ngưòi đã vượt ra khỏi tôn ti trật tự cổ truyền, rồi đôi khi dùng lời Mao Trạch Đông chê bai những người có bằng cấp là những tên khoa bảng không bằng đống phân. Bị lên án như vậy, nhiều bậc sĩ phu vội từ bỏ nhiệm vụ sĩ phu để rút lui vào trong bóng tối, sống trong cảnh vinh thân phì gia theo đúng truyền thống khoa bảng truớc ngày di tản. Đó là trường hợp mà các nhà xã hội họcTây phương gọi là hiện tượng “self fulfilling prophecy” (tạm dịch là đoán sao được vậy).

Thực ra, sống trong xã hội tư bản vật chất này, ai cũng nhận thấy nguyên tắc thực tế tay làm, hàm nhai, không ai cầu ai, hoặc cần ai. Ngay đến các cụ già cũng không cần đàn con giữ tròn chữ hiếu vì các cụ được chính phủ gửi tiền già đến nhà đều đều mỗi tháng. Chỉ trong các xã hội nghèo đói, chứ hiếu mới quan trọng: cha mẹ cần phải nhồi chữ hiếu vào đầu các con từ ngày biết nói, nếu muốn được sống thoải mái trong lúc xế chiều. Nói tóm lại, sống trong các xứ tự do và phồn thình, ta thấy dây liên hệ giữa hai thế hệ trở nên lỏng lẻo, có khi trên, dưới đổi ngược vị thế: “con đặt đâu cha mẹ ngồi đó”.

Bên ngoài phạm vi gia đình, mọi người phải“tự lập cách sinh. Vì thế tôi không ngạc nhiên khi nghe thấy một người thốt ra một câu bất hủ trong lúc trà dư tửu hậu: “Sang tới đây, tao đéo sợ thằng nào ráo chọi”. Ông này sang đây làm nghề thợ điện, có bằng hành nghề chuyên nghiệp, nên rất thành công về tiền bạc. Nhưng ông ta bị mặc cảm vì rơi trong cảnh “phân cấp tréo cẳng ngỗng” (status discrepancy). Của chìm của ông lên đến cả triệu, nên xã hội Bắc Mỹ có thể coi ông thuộc thành phần giầu có (upper class), nhưng ông vẫn bị một số người Việt Nam coi là một thành phần thợ thuyền (blue-collar worker). Vì mặc cảm đó, nên ông dễ bị mếch lòng, rồi làm mếch lòng những người khi thốt ra câu hớ hênh chạm nọc ông (không biết hớ hênh vì vô tình hay hữu ý).

Đó là thí dụ điển hình trong đám người lên voi. Còn người“xuống chó thì lại kiêu hãnh cùng mình vì trước kia đã từng là một vị sĩ phu, bây giờ phải làm nghề chân tay để sinh sống. Vị sĩ phu lỗi thời này thường hay dạy khôn người khác, nên dễ nổi nóng khi không ai muốn học khôn - nhất là những người đã “theo học” nhiều năm trong các “trường cải tạo”. Thế là ông sĩ phu này nổi cơn tam bành, chê bai tùm lum. Chê bai mãi thấy không ai nghe, ông bèn đi theo chữ thiền, và mạt sát những kẻ nào không biết thiền đúng kiểu”.

Sau khi trình bày nỗi khó khăn trong công cuộc xây dựng cộng đồng, tôi phải trình bày điểm son của chúng ta. Tuy chúng ta hăng xay cãi nhau, nhưng chúng ta vẫn được dân bản xứ khen ngợi là biết đoàn kết và biết nâng đỡ lẫn nhau. Các cộng đồng khác lạc hậu hơn nhiều. Thí dụ cụ thể nhất là cộng đồng Tàu. Ta thường nghĩ rằng người Hoa biết đoàn kết. Thực tế là người Hoa chia năm xẻ bẩy, theo vùng, theo bang, theo họ hàng, theo thổ ngữ. Họ đánh nhau dữ dội đến nỗi phải mời tôi ra ứng cử Hội Đồng Hoa ở Ottawa để gỡ mối tơ lòng cho họ. Tôi từ chối vì hai lý do: (1) Không biết tiếng Hoa, và (2) Không phải là người Hoa. Ông bạn Hoa tôi nói rằng: “Đó là chuyện nhỏ vì (1) trong những cuộc họp của Hội Đồng Hoa, chúng tôi dùng English để đối thoại, và (2) người Việt và người Hoa thì cũng same, same như nhau.” Nghe ghê chưa. Hy vọng khi Đảng ta đọc bài báo này sẽ tỉnh ngộ.

Ngoài cộng đồng Hoa ra, tôi thấy cộng đồng Ukrainian cũng chẳng khác gì. Cộng đồng này bỏ ra cả triệu bạc để xây một nhà thờ Orthodox, nhưng mải cãi nhau nên cả mấy năm trời cũng không hoàn thành dự án xây cất nơi an cư lạc nghiệp cho Chúa. Họ cãi nhau đến mức có người phải viết kiến nghị yêu cầu tôi sa thải một giáo sư chánh ngạch người Ukranian. Lúc đó tôi đang làm phân khoa trưởng nhưng không có quyền làm chuyện ruồi bu như vậy.

Dân Hoa hơn dân Ukrainian là biết đóng cửa dạy nhau. Cũng như người Hoa, cộng đồng Việt Nam cũng không muốn vạch áo cho người xem lưng. Chúng ta biết che dấu chuyện chia rẽ nội bộ. Thí dụ như ở Ottawa, ban chấp hành một ngôi chùa lớn không thích sư vì sư muốn giữ độc quyền quản trị chùa và thùng Phước Sương. Sau một thời gian căng thẳng, sư bèn đưa nhóm “Phật tử biết thương thầy” đi nơi khác, rồi cố gắng xây cất một ngôi chùa khác to hơn và đẹp hơn ngôi chùa cũ rất nhiều. Câu chuyện này cho ta thấy trong tổ chức chùa chiền tuy có nhiều mâu thuẫn nội bộ, nhưng không ai muốn hại uy tín người Việt Nam vì các phật tử biết ngưng kịp thời, không châm ngòi nổ như dân Ukrainian. Nhờ đó, ở Ottawa có một ngôi chùa, rồi sau đó ngôi chùa này sinh ra hai ngôi chùa, hai chùa sinh ra ra bốn ngôi chùa. Cứ thế phong trào Phật giáo bành trướng trong bầu không khí trăm hoa đua nở. Trăm hoa đua nở đẹp vô cùng. Ai dám bảo chia rẽ sẽ đưa đến suy bại. Ta phải coi chừng những kẻ nào kêu gào “trăm người như một” tức là kẻ đó muốn cai trị ta như một đàn cừu non ngu dại.

3. Văn Hóa Quỳ Hay Văn Hóa Đối Kháng?

Cách đây mấy năm, có một vị Hồng Y khuyên các con chiên ở Mỹ không nên trưng lá Cờ Vàng trong những cuộc họp mặt, lễ nghi. Một số con chiên không tán thành ý kiến của Ngài, rồi viết nhiều bài bình luận đăng trên các báo Công Giáo và internet. Không ngờ bị con chiên phản đối, Ngài bèn than phiền: “Người Việt nam có thói đối kháng!””Thế là các con chiên”đùng đùng nổi cơn đối kháng thứ thiệt, vì cho rằng Ngài đã khiêu khích những người đã từng sống chết với lá Cờ Vàng. Thế là từ ngày đó, Cờ Vàng phơi phới tung bay khắp nơi trong các cộng đồng Công giáo. Thế rồi hàng ngàn lá Cờ Vàng kéo nhau bay đến tận La Mã, và được choàng lên vai Đức Giáo Hoàng! Với lá Cờ Vàng khoác trên vai, Đức Thánh Cha giơ tay ban phước lành cho nhóm người có thói đối kháng!

Câu chuyện Cờ Vàng này làm tôi nghĩ nhiều về văn hóa người Việt. Có thật người Việt Nam không biết đoàn kết vì thói đối kháng hay không? Mấy năm trước đây, một học giả viết cuốn Tổ Quốc Ăn Năn để chứng minh rằng văn hóa Việt Nam là một thứ văn hóa quỳ. Lẽ dĩ nhiên văn hóa quỳ đi ngược với văn hóa đối kháng. Đã thích quỳ thì không thích đối kháng, mà đã thích đối kháng thì không thích quỳ. Hơn nữa, thói quỳ dễ đưa đến đoàn kết trăm người như một, còn thói đối kháng thường tạo ra chia rẽ theo kiểu trăm hoa đua nở. Vậy, người Việt có thói quỳ hay thói đối kháng?

Trên cõi đời này, có ai thích quỳ đâu? Nhưng nếu bị bắt phải quỳ, thì cũng đành phải quỳ, để tự bảo vệ tấm thân đáng giá ngàn vàng của mình. Đó là màn khởi đầu trong lịch sử quỳ vì sợ hãi. Nếu toàn dân bị bắt quỳ từ năm này sang năm khác, và khi đầu gối đã trở nên dầy như da voi, thì chế độ quỳ trở thành truyền thống quỳ hoặc văn hóa quỳ. Đến lúc này, người dân sẽ mất hết nhân tính, tự coi mình như con giun, con dế, nên đều cảm thấy hãnh diện khi được phép quỳ trước một tên lãnh tụ khát máu. Phải chăng văn hóa nước ta đã thoái hóa đến độ trở thành văn hóa quỳ? Phải chăng dân ta đã quỳ qua nhiều thế hệ, nên không biết đối kháng là gì? Phải chăng toàn dân đã biết đoàn kết trong văn hóa quỳ?

Để tìm hiểu thêm về vấn đề đoàn kết, tôi vội lội ngược giòng thời gian. Tôi thấy cách đây đã lâu lắm rồi, các cụ thấy dân ta hay chống đối nhau, bèn khuyên con cháu phải đoàn kết chặt chẽ, như một bó đũa. Thời đó, tụi con nít chúng tôi rất cảm phục khi đọc câu chuyện bó đũa đăng trong sách Luân Lý Giáo Khoa Thư. Bây giờ đầu đã có sạn, tôi mới thấy đó chỉ là một câu chuyện ngất ngơ nửa vời. Ai mà chẳng biết rằng bó đũa nào cũng cứng hơn cả ngàn đôi đũa rời. Nhưng tại sao các cụ không cho con cháu biết kẻ nào sẽ đứng ra trói những đôi đũa rời thành một bó cứng? Tại sao các cụ không cho con cháu biết rằng hành động trói đũa là một hành động dã man, tàn bạo. Thật vậy, nếu tất cả đũa trong nước đều bị trói chặt lại thành một bó, tất nhiên không ai kiếm đâu ra được một đôi đũa rời để gắp đồ ăn bỏ vào mồm. Không có đũa, cả nước sẽ phải ăn bốc như một người hành khất chân chính mà thôi! Đó là bài học ngụ ngôn về Bó Đũa mà sau này toàn dân ta mới có dịp học tập đến nơi đến chốn.

Giờ đây, không ai biết dân Việt Nam sống theo văn hóa quỳ hay văn hóa đối kháng. Văn hóa là một thứ rất mung lung và huyền ảo, làm sao mà ta biết được? Theo nhân chủng học, ta có thể suy luận từ huyền thoại lập quốc của mỗi nước để tìm hiểu một văn hóa nước đó. Thí dụ như ở nước Anh, ông Richard Coeur de Lion (gốc Pháp) đã được coi như là người đã có công đưa nước Anh vào thời đại mới. Sau khi chém giết dân Hồi Giáo tơi bời ở Trung Đông, người hùng này hồi hương, rồi mời một số lãnh tụ băng đảng khét tiếng ngồi lại với nhau xung quanh một cái bàn tròn, theo kiểu “cá mè một lứa”: không ai ngồi đầu bàn chủ tọa, vì bàn tròn không có đầu, và cũng không có đuôi luôn. Truyền thống bình đẳng bình quyền đó dần dần đưa tới chế độ đại nghị, và cuối cùng đưa đến nền dân chủ sau này. Hiện nay cái bàn tròn biến hóa thành Viện Quý Tộc, đại diện các con ông cháu cha, với nhiệm vụ chính là ngồi chơi sơi nước, không có quyền hành gì cả. (Con ông cháu cha trong các nước XHCN tiến bộ đâu có chịu lép vế như vậy).

Tuy nước Anh là nước đa chủng tộc (English, Irish, Scotish, Welsh - bốn ngôn ngữ khác nhau), nhưng không ai đặt ra vấn đề ly khai hoặc đoàn kết, nhờ các vị lãnh đạo chính trị nước Anh đã khôn khéo mua luôn những kẻ nào manh nha đòi độc lập. Bắc Ái Nhĩ Lan, Scotland trở thành hai vùng tự trị. Đó là một cách đấm mõm các lãnh tụ địa phương để những tên đầu sỏ này có dịp ngồi chiếu trên ăn hút phè phỡn. Còn sắc tộc Welsh (vùng Wales) rất nhỏ bé, không có lực lượng gì cả, nên chỉ được ban cho một cái bánh vẽ: theo giấy tờ, chúa tể vùng này là Đông Cung Thái Tử (Prince of Wales), một người Anh không có quyền và cũng không có tiền.

Trong xã hội Anh, truyền thống mua sau này trở thành truyền thống “nuốt không trôi thì nhả”, tức là truyền thống bán đại hạ giá để khỏi lỗ quá nhiều. Nhờ truyền thống này, cuộc tranh đấu giành độc lập xảy ra trong các thuộc địa Anh (như ở Mỹ trước đây, hoặc ở Nam Phi, Mã Lai, Ấn Độ sau này) không kéo dài và đẫm máu như chiến tranh của Pháp ở Đông Dương và Algerie. Rõ ràng là dân Anh có truyền thống mua bán rất thực tế hơn dân Pháp. Chẳng thế mà Nã-Phá-Luân mới chê xã hội Anh chỉ là một “xã hội chạp phô” (a country of small shopkeepers).

Canada cũng theo truyền thống bàn tròn như nước mẹ Anh-Cát-Lợi, tuy Canada không có quý tộc. Vì vậy, bàn tròn - mệnh danh là Thượng Nghị Viện - chỉ là một bàn tiệc để trả ơn hậu hĩnh các chính khách vô dụng hoặc già nua lú lẫn. Truyền thống đút lót đàng hoàng này cũng áp dụng cho các chủng tộc hoặc nhóm người nào đó biết kêu Trời thảm thiết như “Xin Trời cứu con, vì con là nạn nhân của chế độ bất công, khổ cực lắm!” Nói tóm lại, nhờ truyền thống đút lót đàng hoàng, nên dân Canada được thế giới khen ngợi là dân biết điều, biết trọng nhân quyền.

Mỹ Quốc thì hết chỗ nói. Nước này được lập quốc nhờ phong trào trốn thuế. Theo chủ trương cách mạng, không ai có quyền bắt dân Mỹ đóng thuế nếu không có sự thỏa thuận của người dân. Đó là hiệu lệnh trong cuộc xuống đường mệnh danh là “bữa tiệc trà” (tea party) ở Boston. Cách mạng Mỹ nói lên nguyên tắc mua bán sòng phẳng như vậy! Đó là nguồn gốc văn hóa dân chủ tư bản và tự do cạnh tranh. Truyền thống này vẫn được duy trì đến tận ngày nay, mà không cần phải giáo huấn người dân về vấn đề đoàn kết, hoặc bất cứ về vấn đề gì khác. Thực ra, mọi người dân đều đồng tình tuân theo Hiếp Pháp, vì Hiến Pháp có ghi rõ rằng: ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc (pursuit of happiness) và quyền mang súng để bảo vệ hạnh phúc của mình. Hơn nữa, người Mỹ còn tin rằng: Nhà Nước chỉ giúp những người tự giúp mình mà thôi. Vì thế, mọi người đồng lòng hì hục làm giầu, và khoái trò đeo súng bên hông để tự bảo vệ tiền trốn thuế (hoặc lập băng đảng, rồi dùng súng dọa nạt những kẻ không biết bắn súng). Hơn nữa, người Mỹ rất ngại ngùng khi phải nâng đỡ những người yếu thế không có khả năng tự giúp mình. Vì thế, kêu Trời thảm thiết theo kiểu Canadian thì cũng chẳng đi đến đâu. Có lẽ vì nước Mỹ chưa leo tới đỉnh cao trí tuệ loài người, nên chưa thấu triệt được truyền thống “thương dân như thương con” mà ta thường thấy trong các chế độ XHCN.

Còn Dân Nhật thì sao? Dân này vỗ ngực là con cháu Thần Mặt Trời, nên khi mặt trời còn sáng, thì anh em đoàn kết rất ư là khăng khít, nhưng đến khi lặn mặt trời thì anh em mang kiếm chặt đầu nhau như chẻ tre. Nhật Hoàng tuy là con cháu chính tông của Thần Mặt Trời, nhưng không biết đánh lộn nên bị các sứ quân Nhật coi như cỏ rác. Thời đó, Nhật Hoàng sống trong cảnh rất nghèo đói; có khi muốn có chút tiền còm mua cháo nuôi vợ con, Ngài phải ra ngồi đầu phố viết chữ nho bán cho những người qua lại, không khác chi những ông đồ nghèo ở Việt Nam khi xưa. Trong khi đó, các sứ quân cứ tiếp tục so tài đánh lộn, cho đến khi Tư Bản Mỹ vác súng sang hỏi thăm sức khỏe, rồi tặng cho con dân Thần Mặt Trời hai quả bom nổ sáng hơn Mặt Trời. Lúc đó các vị võ sĩ đạo kiêu hùng mới bừng mắt tỉnh ngộ, bèn vội vàng đổi nghề mài gươm, quay sang nghề rũa bù-loong dùng trong việc xây cất kỹ nghệ. Các sứ quân Nhật quả thật là những lãnh tụ thức thời. Khi cần, thì các tay múa kiếm này biến ngay võ trường thành thị trường tư bản. (Nghĩ đến Gia Long và các người kế vị không biết mở mắt mà bực cả cái mình).

Ta cũng nên biết, truyền thống Samurai (võ-sĩ đạo) dựa trên căn bản trung thành và hỗ trợ lẫn nhau, nên vấn đề chia rẽ không cần phải đặt ra trong phạm vi lãnh thổ của mỗi sứ quân. Truyền thống này cũng giúp kỹ nghệ Nhật phát triển một cách đặc biệt: mỗi sứ quân sau khi gác kiếm cung bèn tự tìm lấy một vùng kỹ nghệ thích hợp với sở trường của mình, để múa võ kinh doanh. Vì thế, nguyên tắc tư bản cạnh tranh ở Nhật thực sự chỉ là “tư bản cấu kết”, hoặc nôm na hơn, “tư bản chia nhau ăn có”. Kỹ nghệ xe hơi Mỹ không biết bí quyết “chia nhau ăn có”, nên mải cạnh tranh nhau cho đến lúc xập tiệm cả đám.

Còn ông Ý, ông Tây, thì hết thuốc chữa. Hai dân này không biết quỳ vì bệnh chia rẽ trầm trọng. Do đó, từ ngày cách mạng đến giờ, truyền thống địa phương (Ý) hoặc vô chính phủ (Pháp) vẫn còn được duy trì cho đến tận ngày nay.

Việt Nam ta thì hết xẩy! Huyền thoại dân ta oai hùng lắm. Con Rồng, cháu Tiên chứ đâu phải là trò đùa. Tiếc thay, Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau không được bao lâu đã “bái bai” nhau, chia đôi đàn con, rồi bỏ nhau ra đi, không thèm chú ý đến vấn đề đoàn kết, thương yêu nhau đến tuổi bạc đầu. Sau đó, Hùng Vương Thứ Nhất lên ngôi. Ngài biết rõ thói đối kháng trong đám “trung” thần, nên luôn luôn sợ đảo chính. Rất có thể những thằng em cấu kết với nhau, rồi xúm lại “đánh đòn hội chợ” thì biết chạy đi đâu cho thoát! Nhà Vua rất sợ, và rất khôn. Ngài bèn năn nỉ xin bố mẹ kéo các em đi chỗ khác chơi cho tiện. (Đây là cuộc di tản đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Sau đó thì đến Nguyễn Hoàng, rồi TT Ngô Đình Diệm kéo dân đi di tản vào Nam. Rồi đến ngày Giải Phóng, toàn dân lại phải ra đi. Phải chăng dân ta không chịu quỳ vì có thói đối kháng, nên sẵn sàng đi ra khơi để bảo tồn văn hóa đối kháng.

Xin trở lại với vua Hùng Vương Thứ Nhất. Rất có thể, vị lãnh tụ này nghĩ rằng “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, nên không muốn đối xử các em một cách quá ư tàn tệ như vậy. Do đó, tôi xin đưa ra giả thuyết thứ hai như sau: Gia đình họ Hùng rơi trong cảnh phân tán như vậy là vì Lạc Long Quân và Âu Cơ biết lũ con của mình là những tên tham vọng và bướng bỉnh. Nên ông Rồng, bà Tiên bèn quyết định chia đám con hư đốn này ra làm hai nhóm, mỗi người chịu trách nhiệm một nửa, rồi kéo phần của mình đi theo lên núi hoặc xuống biển, để tiện việc quản thúc. Nếu quả thực chuyện xẩy ra như vậy, thì Lạc Long Quân và Âu Cơ đúng là bậc cha-mẹ gương mẫu biết dạy dỗ con cái!

Rất có thể anh em tranh giành nhau vì không biết ai là trưởng (để lên ngôi) và ai là thứ (để quỳ mọt gối). Làm sao mà biết được chuyện ngôi thứ này, khi người mẹ đẻ ra 100 quả trứng, giống nhau như đúc. Trong khi mệt mỏi, làm sao bà biết được quả trứng nào lọt ra trước, quả trứng nào ra sau để phân lựa con cả, con thứ. Vì thế, con nào được chọn làm con trưởng để lên ngôi cũng bị dân chúng nghi ngờ và thắc mắc. Giải pháp hay nhất là kẻ nào khoẻ thì làm vua, kẻ nào thua thì làm giặc. Làm giặc mà không thành công thì cho đi đầy biệt xứ (đi Tây hay đi Mỹ cũng được). Phải chăng truyền thống đảo chính và đối kháng mãnh liệt đã bắt đầu từ đó?

Rất có thể ông Rồng, bà Tiên thấy đàn con lai (lai Rồng và lai Tiên) ngoan ngoãn và dễ thương, bèn thỏa thuận chia đều trách nhiệm nuôi con không cần đến Tòa Án Gia Đình phân xử, sợ làm xúc động đàn con ngây thơ của mình. Rất có thể … vân vân và vân vân. Vì không có sử liệu, xin độc giả cứ tự nhiên tiếp tục phịa vô tội vạ cho vui! Tuy nhiên, chúng ta đừng quên rằng trong thực tế, lịch sử Việt Nam vẫn tiếp tục nghiền nát ngưòi dân “anh hùng”! (Làm nghề “anh hùng” khổ lắm ai ơi!!!)

Xin trở lại thời Hồng Bàng. Sau khi giải quyết vấn đề gia đình để tránh tình trạng huynh đệ tương tàn, Hùng Vương Thứ Nhất thảnh thơi cai trị đất nước, và tạo một dân tộc quỳ theo lề lối người Hoa. Sau này, truyền thống quỳ bị hóa giải một phần bởi chế độ Sứ Quân (tương đương với “nạn Tướng Vùng” ở Miền Nam trước này 30-4-75).

Sau chuyện ly dị trong gia đình Hồng Bàng, lại đến chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ghen tuông, đánh nhau tơi bời hoa lá, chỉ vì một người đàn bà, làm cho người dân “anh hùng” muôn vàn cơ cực. Rồi đến huyền thoại Thần Kim Quy, cũng chỉ là một chuyện vợ chồng ly cách, lừa bịp và phản bội! Còn các triều đại sau này ư? Nhiều trung thần lập quốc bị tai vạ vì các quan đại thần vừa quỳ, vừa tâu xấu với vua về các bạn đồng nghiệp của mình, chỉ vì tội ghen ăn. Toàn dân khổ sở chỉ vì Thiên Tử ưa nịnh hót, thần tử tham lam vô độ, ai cũng thích quỳ để được đớp miếng đỉnh chung. Biết nói làm sao bây giờ? Với truyền thống như vậy, chuyện Trịnh-Nguyễn phân tranh, chuyện anh em Tây Sơn tranh giành quyền lợi, chuyện Cộng Sản “hạ quyết tâm” tiêu diệt “dân ta anh hùng” thì cũng dể hiểu.

Trong thời đại gần đây, dân ta tưởng đã gạt bỏ được truyền thống quỳ sau khi học hỏi Cách Mạng Nhân Quyền ở Pháp (1789), Cách Mạng Sô-Viết ở Nga (1917), Cách Mạng Quốc Dân Đảng ở Quảng Đông (hồi 1940), Cách Mạng Bần Cố Nông ở Trung Hoa (1949). Tiếc thay, đến lúc cuối cùng, truyền thống quỳ được thay thế bằng ruyền thống sợ hãi khi toàn dân được trói lại thành một bó đũa biết quỳ. Vì thế, sau này những người “dân anh hùng” trong nước sống khăng khít với nhau như một bó đũa mà không cần phải nêu ra vần đề đoàn kết như các Việt kiều cư ngụ trong các nước tự do Âu Mỹ. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta như vậy, văn hóa quỳ lại được phát huy làm sáng tỏ khí thế “anh hùng” của Đảng ta và dân tộc ta trên khắp năm châu. Vài mẫu đất ở phía Bắc, mấy hòn đảo ở phía Đông, vùng thung lũng ở phía Tây chỉ là chuyện lặt vặt không đáng kể.

Nói tóm lại, dân ta bị giằng co giữa văn hóa đối kháng và văn hóa quỳ. Mâu thuẫn văn hóa đó tạo ra một tâm trạng đặc biệt rất khó phân tách. Đây là một đề tài dễ làm trạnh lòng những độc giả hiên ngang và tự trọng. Vì thế, tôi phải cẩn thận, tìm cách viết ra làm sao, lách khéo léo kiểu nào để khỏi bị đánh đòn hội chợ. Các cụ gọi “viết-lách” là vậy. “Viết” mà không biết “lách” thì chỉ có chết!

4. Dân Tộc Tính

Theo quan điểm nhân chủng học, môi trường văn hóa mỗi nước uốn nắn lối suy tư của mỗi người, và để lại một vết sâu trong tâm trạng những người sống trong cùng một hoàn cảnh. Tìm ra được những vết sâu đó, tức là đã tìm ra được những nét đặc thù của một dân tộc, mà ta thường gọi là “dân tộc tính”. Thí dụ như ở xã hội Mỹ, giáo sư E. Erickson đã thấy người Mỹ có khuynh hướng bám váy mẹ từ ngày còn bé, và luôn luôn muốn thành công để làm vừa lòng người mẹ. Sau khi lớn lên, lòng thèm muốn đó biến dạng (sublimate) thành một ước ao được mọi người khen ngợi. Có lẽ vì vậy, nên các nhà lãnh đạo Mỹ chú trọng đến chỉ số dân yêu (popularity index) khi theo dõi những cuộc thăm dò dư luận. Trái lại, các lãnh tụ Pháp không chú trọng đến vấn đề này một cách quá đáng như vậy. Phải chăng vì tinh thần cá nhân chủ nghĩa cực đoan bắt nguồn từ thời Cách Mạng 1789, nên dân Pháp không cần để ý đến người xung quanh mình. Đối với người Pháp, ai yêu, hay ai ghét thì cũng vậy: “Je m'en fous”.

Về nhân cách người Đức, giáo sư E. Fromm cho rằng dưới thời Hitler, dân Đức có đặc tính tàn ác (sadism), có khi lại còn thích tìm thú đau thương (masochism). Với tâm trạng này, những tên Nazis giết hàng triệu người mà không bao giờ nghĩ rằng mình là kẻ sát nhân ghê tởm. Trong khi đó, dân Đức hàng ngày chứng kiến các vụ tàn ác ngoài phố, ào ào hoan hô hỗ trợ, hoặc giúp mật vụ đi lùng bắt nạn nhân vô tội để mang đi giết. Thế mà sau này khi được báo chí ngoại quốc phỏng vấn, thì đa số dân Đức đều nói rằng: “Tôi không biết gì hết”. Những người dân này thực ra không muốn nói dối ai đâu, họ chỉ tự dối lòng mình mà thôi. Đó là một phản ứng tâm lý tự nhiên khi con người muốn chôn sâu những điều mình hổ thẹn hoặc sợ hãi vào tiềm thức để cho quên đi và không nghĩ tới nữa (Freudian denial - đây là một điểm quan trọng trong tâm lý chúng ta nên ghi nhớ: đừng vội phản đối khi nghe một người khác chê bai ta.)

Giáo sư E. Hagen dựa vào tâm lý học để giải thích diễn tiến phát triển kinh tế ở Nhật. Ông cho rằng trí sáng kiến là một yếu tố rất quan trọng trong mọi ngành kinh tế. Trong buổi giao thời, những người mất quyền thế sẽ là thành phần sáng tạo, vì những người này phải đi tìm đường mới để tiến thủ. Khi nước Nhật bị Mỹ bắt buộc phải mở hải cảng, các sứ quân ào ào nhập cảng súng ống Tây phương, để có phương tiện hữu hiệu tiêu diệt lẫn nhau. Những tên võ sĩ Samurai trước đây dựa vào tài múa kiếm để leo lên thang danh vọng, bây giờ mất hết đất dụng võ. Những người hùng thất thế này trở thành những người sáng tạo (innovator) đưa nước Nhật vào thời đại kỹ nghệ tân tiến. Từ đó, các xưởng kỹ nghệ ở Nhật đã được tổ chức như một doanh trại Samurai khi xưa: chủ hết lòng lo cho thợ, thợ thì hết lòng trung thành với chủ.

Gần đây, một số nhà nghiên cứu về môi trường văn hóa Liên Xô cho rằng người Nga có khuynh hướng vô chính phủ (anarchism), thèm khát tự do cực đoan. Tuy nhiên, sau mấy năm sống trong không khí tự do rừng dưới sự hướng dẫn vụng về của Yeltsin, người Nga thấy chế độ tự do mới thành lập đã đưa tới cảnh kinh tế suy sụp, xã hội suy đồi. Họ đành phải trao quyền kiềm chế lòng mình cho một chính phủ mạnh. Bây giờ người ta mới hiểu tại sao đa số dân Nga chiêm ngưỡng ông Putin, một tên chúa trùm trong cơ quan mật vụ nổi tiếng trong những vụ thủ tiêu người đối lập.

5. Tính Tình Người Việt

Đa số chúng ta đều đã đọc hoặc nghe tới cuốn Việt Nam Sử Lược do cụ Trần Trọng Kim soạn thảo trong hồi tiền chiến. Cụ đã nghiên cứu xã hội Việt Nam từ cổ chí kim, rồi đưa ra vài nhận xét về tính tình người Việt như sau (trang 6-7): “Người Việt Nam lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở”. Đọc đến đây tôi thấy sướng tỉnh người. Nhưng ngay sau đó, cụ lại phang cho tôi một búa tạ vào đầu khi cụ viết:

“Tuy vậy [người Việt Nam] vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ. Tâm địa nông nổi hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Kiêu ngạo và hay nói khoác”.…”.

Bây giờ tôi xin trình bày nhận xét của nhà học giả lão thành này, theo nhãn quan tâm lý học như sau:

(1) tính tinh vặt, quỷ quyệt, nhút nhát, hay khiếp sợ, không kiên nhẫn: Đó là một hội chứng tâm lý mà ta thường nhận thấy trong tâm trạng những tên cò mồi, láu cá vặt, không đủ kiên nhẫn để nghĩ đến ngày mai; hoặc là những tên mánh mung, nhút nhát, giật được một chút tiền còm rồi chạy biến. Nếu những tên lưu manh này không bị bản tính nhút nhát làm cho khiếp sợ để chùn tay lại, thì chúng có thể trở thành những chúa trùm trộm cướp, hoặc những tên độc tài khát máu. Nói chung, đó là đặc tính người vị kỷ (egocentrism), đã cắt đứt hết dây liên hệ tình cảm với người xung quanh (sociopath).

(2) bài bác nhạo chế: Đó là thói quen của những người có khuynh hướng hung hãn (aggressivity), thích làm tổn thương người khác bằng lời nói sắc bén. Vì bị kiềm chế bởi bản tính nhút nhát, hay khiếp sợ, loại người này không dám giở trò dao búa, nên chỉ biết hung hãn bằng mồm mà thôi (oral aggressivity). Ta cũng biết tật dèm pha, nói xấu sau lưng người khác, nói cạnh, nói khoé cũng là những hành vi hung hãn bằng mồm. Cũng như dọa nạt, hoặc phê bình, kiểm thảo đều làm cho nạn nhân cảm thấy sợ sệt, tuy rằng những kẻ hung hãn chỉ cần múa võ mồm cũng đủ làm dân ta sợ. Được “mời ra trụ sở làm việc” thì ai mà không khiếp đảm!

(3) tâm địa nông nổi, hay làm liều và mê cờ bạc: Đó là dấu hiệu thiếu khả năng kìm chế lòng ham muốn của mình (lack of self control). Thêm vào đó là khuynh hướng tự tử (suicide tendency) vì tính thích liều mạng. Nếu đặc tính này đi cùng với bản tính quỷ quyệt thì đó là một tai họa chung cho xã hội. Như trong vụ Tết Mậu Thân, Bác và Đảng ta đã đánh một canh bạc rất lớn, rất liều và rất quỷ quyệt, nên thua cháy túi, nhưng cuối cùng lại thắng lớn.

(4) Khoe khoang, trương hoàng bề ngoài, kiêu ngạo và hay nói khoác: Câu nhận xét này làm những người thích “nổ” như tôi cũng phải giật mình. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải cười chua xót khi được nghe những câu khoe khoang thông thường: nào là Đảng ta sáng suốt, nào là tư tưởng Bác cao siêu, nào là dân ta có biệt tài nấu bếp vì đã nấu được một cái bánh trưng to nhất thế giới, v. v. Đối với các nhà tâm lý học, những câu khoe khoang bề ngoài hoặc tự khen quá lố chứng minh người khoe khoang thiếu tự tin một cách trầm trọng (lack of self esteem) vì mặc cảm tự ti (inferiority complex). Càng khoe khoang mình là “người anh hùng” bao nhiêu, càng chứng tỏ mình sợ mọi người cho mình là “thằng hèn” bấy nhiêu! Vỗ ngực cho rằng ta đã leo lên tới “đỉnh cao trí tuệ” chỉ vì sợ người khác cho mình là “cóc ngồi đáy giếng” mà thôi. Những anh hùng giả tạo thường có thái độ kiêu ngạo, cốt để lấp liếm cái giả tạo của mình.

Danh sách những tật xấu mà cụ Trần Trọng Kim đã moi ra không biết có phản ảnh tâm tình người Việt Nam hay không. Cụ nói vậy thì chúng ta biết vậy. Tuy nhiên, chúng ta toàn là hạng người đàng hoàng, đạo đức cùng mình, v. v. làm sao có những tật xấu đó được. Nhưng trái lại, những người đứng sau lưng chúng ta, tuy không biết nhiều về chúng ta, lại thấy rõ những tật xấu của chúng ta. Phải chăng những người đó có tật xấu thích bài bác sau lưng chúng ta? Hay chúng ta tự dối lòng (Freudian denial) nên không dám nhận tội?

6. Tâm Trạng Mâu Thuẫn

Bây giờ được cụ Trần Trọng Kim “che dù”, tôi bèn vung tay múa bút mà không sợ bị buộc tội mạ lỵ giống nòi. Tôi bèn mạnh dạn đưa ra vài nhận xét tâm lý về hội chứng người Việt liên quan tới vấn đề đoàn kết và chia rẽ.

Tại sao chúng ta không đoàn kết, tuy rằng ai ai cũng thuộc lòng câu thần trú “đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” hoặc “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”? Phải chăng khuynh hướng “biết một đằng, làm một nẻo” là một nét đặc thù trong tâm trạng người Việt? Có đúng như thế không? Như cụ Trần Trọng Kim đã nhận thấy, chúng ta thuộc lòng sách Khổng Mạnh về ngũ thường, mà hàng ngày vẫn sống theo tiêu chuẩn ngược hẳn. Tuy vậy, xin mọi người đừng nghĩ rằng dân ta là hạng người đạo đức giả. Vì thực ra trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẵn sàng chấp nhận mâu thuẫn, và phải cố gắng tìm một lối sống thích ứng với cảnh ngộ mâu thuẫn.

Trong văn hóa chúng ta, còn gì mâu thuẫn hơn là hình ảnh vừa quỳ, vừa đối kháng? Khi dân ta bị bắt buộc phải quỳ trước mặt kẻ có quyền thế, thì cũng đành phải quỳ, tuy không ai thích quỳ. Nhưng đồng thời dân ta sẵn sàng chửi đổng vua, quan, và truyền thống phụ quyền. Ta hãy nghe chuyện Trạng Quỳnh hay Trạng Lợn, hoặc đọc thơ bà Đoàn Thị Điểm sẽ rõ. Đấy là không kể những chuyện tiếu lâm, những câu ca dao, tục ngữ làm nhức óc những người ăn trên, ngồi trốc. Hình như chúng ta có một truyền thống hơi lạ: đội lên đầu một số người tai to mặt lớn, rồi lại mang thần tượng đó xuống bổ ra thành củi để nướng đùi chó. Không biết Bác Hồ sau khi được đám đàn em thăng Bác lên chức Bồ Tát rồi, thì có bị dân chúng chửi thầm hay không? Dân ta sợ thì vẫn sợ, nhưng chửi thì vẫn chửi, tuy là chửi thầm! Tìm cách thích ứng với mâu thuẫn là vậy.

Nếu ta quan sát đời sống hàng ngày trong dân gian, ta sẽ thấy rất nhiều hành vi tréo cẳng ngỗng. Tại sao nhiều người Việt Nam rất yêu nước ta và rất ghét nước Tàu, lại thờ Quan Công, một tên tướng Tàu mang tài chặt đầu người như chẻ tre vì lòng trung thành với Lưu Bị? Tại sao chúng ta đi thờ ông tướng Tàu đó, mà không đốt được một cây nhang trong nhà để tưởng nhớ Lê Lai, một vị trung thần cứu quốc đã phải thí mạng mình để giúp Lê Lợi chạy thoát khỏi vòng vây? Tại sao có nhiều người không thích tham, sân, si lại ham mê cờ bạc cho đến khi mất hết nhà cửa, rồi lại nghĩ rằng mình đã sống theo đúng chữ “có có, không không”?

Chúng ta sống trong mâu thuẫn, có lẽ vì chúng ta nửa sống trong hiện tại, nửa sống theo hư tưởng. Viết đến đây, tôi lại nhớ ngay một bà lên đồng trong làng tôi. Sau một hồi lạy lục, Đức Thánh Trần bèn nhập hồn vào bà đó. Thế là Đức Thánh Trần nhảy tưng tưng, như người cưỡi ngựa, kéo quân đi dẹp giặc Tàu. Sau khi cưỡi ngựa một hồi rất ư là thỏa thuê, bà ngồi đồng tỉnh dạy và không nhớ gì cả. Điều đáng ghi nhận là sự lẫn lộn giữa thực tế và hình ảnh trong óc không có ảnh hưởng gì đến lý trí của bà lên đồng. Bà ta vẫn tỉnh táo sau khi xuất đồng.

Theo lý thuyết phân tâm học, người lên đồng không phân biệt được giữa thực tế và hư tưởng (hullacinations). Ta có thể coi người đó đã rơi trong tình trạng tâm ly phân liệt (schizophrenia, hoặc split personality). Tôi phải nhấn mạmh thêm về điểm này: những người sống vui vẻ trong mâu thuẫn, hoặc tưởng mình là Đức Thánh Trần trong giây lát, không phải là người mắc bệnh điên. Thực ra chúng ta sống trong mâu thuẫn vì tâm trạng chúng ta gồm có hai nhân vật khác hẳn nhau. Mỗi nhân vật được chúng ta phát động ra (activate) tùy theo từng thời điểm thuận tiện cho chúng ta. Chúng ta sống theo hai nhân vật này không có nghĩa là chúng ta sống như con thò lò, khi thì lá mặt, khi thì lá trái. Chúng ta đều biết, người lá mặt, lá trái là người gian dối, bịp bợm. Nhưng chúng ta không muốn bịp bợm ai khi chúng ta rơi trong tình trạng tâm ly phân liệt.

Tuy nhiên, sống trong tình trạng tâm ly phân liệt không phải hoàn toàn thoải mái, nhất là khi ta cảm thấy bị điều khiển bởi hai nhân vật đối nghịch nhau (conflicting personalities). Bị lôi kéo như vậy, ta lo sợ không biết có giữ nổi hòa khí giữa hai nhân vật vô hình trong lòng ta hay không. Theo thuyết phân tâm học, dưới áp lực đó, chúng ta sợ rơi vào tình trạng thực ngã tan vỡ (ego disintegration). Khi thực ngã đã bị vở tan tành, thì nạn nhân mất hết liên lạc với thực tại, và sẽ hành động theo các hồn ma xát nhập vào tri thức cũng như tiềm thức của mình. Nhưng đại đa số chúng ta (trên 99,99%) không rơi trong tình trạng quá đáng như vậy. Thường thường chúng ta chỉ bị ám ảnh nỗi lo sợ này mà thôi, tùy theo cường độ - từ tâm trạng khiếp đảm (schizophrenic paranoia nếu nặng), đến lo âu triền miên (latent anxiety nếu nhẹ), hoặc lo sợ vẩn vơ, và hoài nghi (gần như bình thường).

Trong đời sống hàng ngày, áp lực lo âu làm chúng ta phải luôn luôn giữ thế thủ trong những liên hệ xã hội. Chúng ta sống theo nhãn quan đẳng cấp (hierarchical thinking), phân chia mọi người ra làm hai loại, kẻ khỏe và kẻ yếu, rồi hành động tùy theo trường hợp. Nếu đối phương có vẻ yếu thế hơn ta, thì ta chọn tác phong đối kháng hung hãn (aggressivity). Trái lại, nếu đối phương có vẻ mạnh thế hơn ta, và nếu ta cảm thấy hàng động hung hãn của ta có thể nguy hiểm cho ta, thì ta đổi chiến lược: với vẻ điệu bộ hiền hòa, nhã nhặn, hy vọng kẻ mạnh sẽ tha ta. Khuynh hướng “thượng đội, hạ đạp” bắt nguồn từ đó, rồi gây ra những va chạm hàng ngày trong cộng đồng người Việt. Sau đây tôi xin trình bày vài hành vi cụ thể làm thí dụ:

• Tác phong Tào Tháo: Nhiều khi chúng ta rất ngại ngùng vì nghi ngờ khi gặp người không quen biết. Trong cộng đồng, chúng ta thường thấy chỗ nào cũng nhan nhản Việt Cộng nằm vùng. Khi bàn đến chuyện chính trị thế giới, chúng ta thường đưa những giả thuyết lờ mờ về một nhóm người có thế lực ngồi trong bóng tối giật dây - hoặc là tụi tư bản tài phiệt, hoặc là CIA, hoặc là người theo đạo Do Thái, hoặc là những con buôn vũ khí, v. v.. (conspiracy theory). Trong đời sống gia đình, có khi chúng ta còn nghi ngờ luôn cả người chia chăn, sẻ gối với chúng ta, mà không cần chứng cớ.

• Luôn luôn giữ thế thủ: Trong các cuộc ngồi lại với nhau, chúng ta chỉ sợ bạn bè chơi chúng ta bằng lối nói xỏ, nói xiên. Vì thế, một câu nói vô tình làm chúng ta phản ứng một cách quá đáng: (1) hoặc chúng ta nổi giận, to tiếng làm tan vỡ hòa khí trong bàn tiệc; (2) hoặc chúng ta tảng lờ theo kiểu “nín thở qua sông”, nhưng trong bụng thì thâm gan tím ruột, tìm cách trả miếng sau này.

• Nắm thế áp đảo: Theo binh thư, kẻ nào tấn công trước, kẻ đó giữ thế áp đảo chiến trường. Vì vậy, trong những cuộc họp mặt bạn bè, chúng ta thường nửa đùa nửa thật tìm cách làm hại uy tín người đối thoại, trước khi người này có dịp “kê tủ đứng vào mồm” chúng ta. Hơn nữa, muốn cho mọi người biết rằng chúng ta đang nắm thế thượng phong (tức là có địa vị cao trong xã hội), chúng ta phải tìm đủ mọi cách chứng minh chúng ta hơn người (khôn hơn, giầu sang hơn, con cái khôn ngoan hơn, học giỏi hơn, v. v.. ). Những người ngồi nghe sẽ trả miếng bằng một nụ cười thán phục, nhưng trong bụng lại chê thầm, cho rằng chúng ta là kẻ khoe khoang, khoác lác.

Kể chuyện pha trò để chửi bóng gió và chọc tức lẫn nhau: Đó cũng là phương pháp làm hạ uy tín những người mà chúng ta cho rằng không đáng làm bạn với chúng ta, chỉ vì người đó không cùng quê hương, hoặc không cùng tín ngưỡng với chúng ta. Nhiều khi chúng ta chỉ trích những người chống Cộng hăng say hơn ta, hoặc kém ta. Có khi chúng ta có những hành động ác cảm đối với những người mà chúng ta tin rằng họ là kẻ đối nghịch với chúng ta.

• Đạo đức cùng mình: Đây là phương pháp thông thường dùng để phê bình người khác, vì chúng ta muốn chứng tỏ chúng ta là người biết sống theo nguyên tắc “ngũ thường” hơn mọi người (để chiếm thế áp đảo trong lãnh vực đạo đức). Khổ nhất là cảnh người sang sau được người sang trước sponsor. Sau khi sang tới đây, người sang sau phải ngồi nghe người sang trước dạy lễ phép, kiểu “gọi dạ bảo vâng” (chứ không phải dạy những bài học thiết thực như phương pháp thích ứng vào xã hội mới). Đôi khi người sang sau không chịu học bài Luân Lý Giáo Khoa Thư đó, người sang trước bèn xỉa xói: “Tao mang mày sang đây, thế mà mày không biết ơn tao”, v.v.. Thế là chế độ đại gia đình bị rạn vỡ.

• Đỗ lỗi nhưng không nhận lỗi: Hành động này rất là thông thường đối vời người lo sợ triền miên (latent anxiety) nên họ có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác (extrapunitive) vì không có đủ can đảm để tự phán xét chính bản thân mình (intrapunitive). Theo nhãn quang đẳng cấp, thà buộc tội người khác để nắm thế thượng phong như một ông quan tòa, còn hơn là tự hạ mình thú tội như một phạm nhân trước tòa án nhân dân”.

• Kỳ thị chủng tộc lộn ngược: Chúng ta thường thấy những người da trắng khen chúng ta “hiền lành, dễ thương”. Quả thật, chúng ta có tác phong rất là hiền lành, dễ thương khi giao dịch với người da trắng. Trái lại, chúng ta còn lâu mới tỏ ra hiền lành, dễ thương khi có việc phải tiếp xúc với người đồng chủng. Ngay trong những nhà hàng Việt Nam, hoặc trên chuyến máy bay Air Viêt Nam, chúng ta đã từng thấy khách da trắng được tiếp đón vồn vã, còn khách da vàng thì ráng mà ngồi chịu trận. Chúng ta đối sử “bên trọng, bên khinh” như vậy vì chúng ta nhìn đời theo nhãn quang đẳng cấp: chúng ta cho rằng nước tiền tiến (da trắng) giầu có hơn nước ta, tất nhiên người dân sinh trưởng trong các nước đó (người da trắng) phải có nhiều khả năng và đáng kính phục hơn chúng ta, tuy rằng trong thực tế, người da trắng không hơn chúng ta về khả năng cũng như đạo đức. Lối nhìn đời thiên lệch như vậy đâu có gì là trái với truyền thống: “thượng đội, hạ đạp”.

Những hành vi mà tôi nêu ở trên để làm thí dụ. Không có nghĩa là chúng ta đều có tác phong đó. Đây là món buffet tâm lý, xin các bạn tự tiện chọn lựa, và gắp những món nào thích hợp với khẩu vị của mình nhất. Lẽ dĩ nhiên chúng ta không bao giờ quên gắp những món đặc biệt nào đó để bỏ vào đĩa những người khác. Thực ra, món nào cũng có thể đưa cộng đồng chúng ta vào cảnh chia rẽ triền miên.

Trước khi chấm dứt, tôi xin thú thực là ngoài những món tâm lý nói trên, còn rất nhiều yếu tố khác phá hoại tình đoàn kết giữa chúng ta. Làm sao mà kể ra hết được... Rất có thể vì dân tộc ta bị dân Chàm báo oán!
 
Văn Hóa
Nụ Hôn Ướt Nhẹp
Lm Vũđình Tường
06:12 23/03/2010
Đàn cừu sáng sớm túa ra từ cổng. Khác hẳn với con người, con trừu không rửa mặt thế mà khuôn mặt con nào cũng rạng rỡ, tươi mát dưới tia nắng non của buổi bình minh. Chúng bước đều, chân đá trên ngọn cỏ non phủ sương. Những hạt sương non, văng tứ phía, tựa những hạt kim cương li ti nhẹ bay trong gió sớm. Đàn cừu bắt đầu gặm cỏ. Chúng ăn một cách ngon lành, say sưa, quên cả cái lạnh gió đông. Thỉnh thoảng chúng ngửa mặt nhìn trời, dáng dấp hồn nhiên chăm chú như thầm cảm tạ trời ban cho đám cỏ non. Sau vài phút thinh lặng, chúng cúi gặm cỏ tiếp. Dù thưởng thức cỏ non có sương mai đong đưa, chúng cũng không quên liếc ngó đàn cừu. Khi nhận biết bỏ xa đàn, cỏ non không đủ cám dỗ. Con cừu dứt khoát chạy theo đàn. Tinh thần chung của chúng là thế. Tự giác để sống còn, hỗ trợ lẫn nhau.

Thường nhật

Đàn cừu chung đường đi, lối về. Sáng sớm nào cũng đi, tối về chung lối vì thế đường đi về trở thành đường mòn, không một ngọn cỏ nào nhú lên được. Cả hàng mấy chục ngàn nốt chân dẵm lên nền đất mỗi ngày khiến lối chúng đi trở thành đường mòn quen thuộc. Đoạn đường mòn này không dài, chỉ chừng vài ba trăm thước là chúng bung ra gặm cỏ. Rải rác đâu đó trên đường mòn có cả nước tiểu và phân cừu. Thỉnh thoảng bên vệ đường còn sót lại những bộ xương trắng của những con cừu đoản mệnh. Cảnh quen thuộc này xảy ra bất cứ nơi đâu có đàn cừu đi lại. Chúng chết vì bệnh tật cũng lắm mà tai nạn xảy ra cũng nhiều.

Tai nạn

Một con cừu bất cẩn sa xuống hố. Cái hàng rào kẽm gai lâu ngày không được tu bổ lỏng lẻo như chiếc răng rụng. Cỏ mọc cao che lấp khiến con cừu dự đoán sai bờ hố. Nó cố vươn cổ với ngọn cỏ non, mất thăng bằng chúi đầu xuống. Hông nó mắc phải sợi kẽm gai, đầu dính, cổ treo ngang sợi kẽm kia. Toàn thân lơ lửng. Chân đạp tứ tung mong thoát nạn. Càng đá, càng giẫy máu ra càng nhiều. Đá lung tung vào không khí đến rạc rài. Máu ướt bên hông lăn dài tới bụng để lại một vết thẫm tím. Nó hốt hoảng thét be be. Giọng thảm thiết vang xa gây chú ý cho cả bày. Đàn cừu ngừng ăn, ngó nháo nhác. Định được vị trí những con gần nhất phóng đến cứu. Chúng cẩn thận, không vội nhao xuống nhưng lượn quanh quan sát, miệng rên nhè nhẹ, lớn đủ báo hiệu cho bạn yên tâm. Một con xuống trước, rất chậm, rất chậm, từng bước một. Đến bên chỗ con cừu bị nạn đứng ngó ngược lên sườn đồi. Những con khác xuống theo cùng lối. Tất cả đứng nháo nhác không làm sao cứu bạn. Nhờ bạn xuất hiện, con bị nạn yên tâm, nó không đá loạn xạ như trước, yên nghỉ thở lấy sức. May mắn cho nó, một con cừu chân vướng sợi kẽm, sức nặng kéo căng sợi kẽm. Nó hoảng hốt tưởng chừng chính nó mắc bẫy. Nó phóng tới, phóng lui, vùng vẫy. Sợi thép bị giật mạnh bung ra, đầu con cừu chúi xuống. Sức nặng toàn thân kéo bật sợi kẽm kia nó rơi xuống hố cái ầm. Nó thoát nạn. Cùng lúc đó con cừu kia mắc nạn. Đời đổi thay không dầy cái nháy mắt.

con bị nạn thoát nạn.

con cứu bạn mắc nạn.


Rước em lên đồi

Con cừu bị nạn thoát khỏi sợi giây kẽm. Con đến cứu nó bị sợi kẽm giật tung người rơi tòm xuống hố. Không may cho nó một chân gãy lòi xương. Nó gắng gượng leo sườn đồi, vất vả, bước những bước chậm, xiêu vẹo, khập khiễng, rất đau đớn. Lúc đầu cả bọn đi sau nhưng nó chậm chạp. Mất kiên nhẫn từng con một qua mặt. Lên đỉnh đồi ngó xuống như ngầm khuyến khích. Con bị thương cứ nhích mãi, nhích mãi, cuối cùng cũng lên đến đỉnh đồi. Nó be be vui mừng. Cao cổ nhìn bầu trời trong xanh. Đám cừu tiếp tục gặm cỏ. Con bị thương cố lết đi cho kịp chúng bạn. Trưa đến cả bày cừu vây quanh gốc cổ thụ ngủ. Chiều đến chúng lại tiếp tục gặm cỏ. Con cừu càng lúc càng thấm đau. Đám ruồi đã không thương còn quấy nhiễu hút máu. Chúng tranh nhau bu quanh vết thương, phóng lên, hạ xuống như cảnh một phi trường bận rộn.

Chiều đến trên đường về nó gắng lết, từng bước một, từng bước một, cố theo cho kịp đàn. Toàn thân đau tê tái, tê cứng bại cả nửa người. Dẫu thế nó vẫn câm lặng lê bước. Cuối củng nó ngã gục. Vừa thở dốc vừa kêu lên mấy tiếng nghe thảm não vô cùng. Các con cừu chung đàn đứng hẳn lại. Không cách gì giúp bạn về đến chuồng. Cả đàn đứng ngó. Những con đi trước ngoái cổ lại ngó một chút rồi chậm chạp bước đi. Bóng tối đang bủa vây. Dẫu thế cả đàn cũng đi chậm lại chờ con cừu thương tật. Cuối cùng con cừu bị thương cũng về đến chuồng. Nó chịu đau đớn không thuốc thang, băng bó. Bên sườn bê bết máu ngày bị ruồi bu cắn đau khiến da chỗ đó cứ nhích tới nhích lui như bị chứng phong giật.

Ngày hôm sau nó vẫn dậy theo đàn ăn cỏ như thường. Những nơi bị bầm dập bớt đau và nó lại bắt đầu một ngày mới. Vết thương dường như sắp lành rồi bỗng phát độc, nhiễm trùng, sưng to. Thì ra, da mau lành hơn xương. Lớp da ngoài coi như khỏi nhưng xương không liền được, làm độc.

Sức kháng thể yếu dần, yếu dần. Vết thương loét ra. Nó bị sốt, biếng ăn, mất ngủ. Người rốc đi, đám lông trắng mượt nheo lại, đổi sang màu vàng ngà ngà. Mắt hoắm sâu. Hai be sườn khoe ra cùng với các khớp xương nhô lên, nhúc nhích theo bước chân. Nó bước từng bước chậm chạp, hơi thổ hổn hển mệt lả. Mới hơn một tháng bệnh tật mà nó sa sút thấy rõ. Điểm đặc biệt là nó không bao giờ than khóc. Dù đau đớn, mệt nhọc, dù lạnh giá, dù nắng hạn nó vẫn câm nín, không nhỏ một giọt lệ. Người ta có cảm tưởng loài cừu không có nước mắt. Đau đớn đến thế, cực khổ đến vậy mà mắt nó vẫn khô. Thật lạ.

Niềm vui cuối đời

Dường như con cừu bệnh biết trước định mệnh dành cho nó, giờ ra đi của nó rất gần. Sáng nay nó ra chung với đàn nhưng yếu sức, kiệt lực. Ai bảo vững như kiềng ba chân là vững. Con cừu di bằng ba chân, người nó nhấp nhô như thuyền con giữa biển khơi. Mỗi bước toàn thân nó xiêu vẹo, mất thăng bằng nghiêng bên phải, ngả bên trái. Đầu nó cúi gục như dò dẫm từng bước một, từng bước một. Dẫu thế nó chỉ đi được một quãng rồi nằm quị. Gắng gượng lê quanh gặm ngọn cỏ sót gần bên. Suốt ngày phơi nắng, không đủ sức lết vào bóng mát gần bên. Chiều đến nó lết theo đàn. Gần đến chuồng nó té gục ngay vệ đường mòn. Những con đi sau nó ái ngại đứng nhìn. Một vài con lấy đầu hất hất vào lưng. Con cừu bị thương rên rỉ tỏ vẻ đau đớn nhưng không sao đứng dậy đi tiếp. Tiếng rên báo hiệu nó kiệt lực lắm rồi, không thể đi tiếp được nữa. Đàn cừu hình như hiểu ý tiếng rên giã từ.

Con cừu nằm cạnh đường mòn, trong thế nghỉ. Đầu kê lên hai chân trước, một chân sau duỗi dài, chân còn lại co dấu nơi bụng. Mỗi hơi thở lại tung lên tí cát bụi. Mắt nó vẫn khô quanh. Loài cừu hiểu ý. Cả đàn đang đi hàng năm, hàng bảy tự nhiên biến thành hàng một. Mấy con phía sau nháo nhác nhìn quanh. Cảnh ứ đọng y hệt kẹt xe trên phố chiều. Cả đàn xếp thành hàng một chậm chạp tiến bước. Con nọ nối gót con kia. Khi ngang qua nó liếm nhẹ vào đầu con cừu bị thương trước khi đi về chuống. Những ngày qua con cừu bị thương đau đớn vô cùng, nửa người tê cóng vì cơn đau thế mà nó không rên rỉ, kêu la, không chảy nước mắt. Giờ đây nó để lệ chảy dài trên khoé mắt. Cái đau đớn biến mất, vẻ mặt hân hoan nhận nụ hôn của bạn.

Cái hôn vĩnh biệt

Từng con một, từng con một, đến bên con bệnh lè lưỡi liếm mặt. Để ý thấy con cừu bệnh mặt tươi rói, đầy hoan lạc. Nhìn khuôn mặt rạng rỡ đó không ai có thể nói nó bệnh. Nó sắp chết. Giờ chết trở thành niềm vui nhất cuối đời. Không phải là nó được giải thoát, cũng không phải nó trốn chạy đớn đau. Cũng không phải nó nghèo không có gì để tiếc thương nên thanh thản ra đi. Nó vui vì nó chết trong tin yêu. Không gì vui sướng hơn là chết trong tình yêu. Con cừu bệnh không sợ chết. Trái lại giờ chết là giờ nó cảm thấy hạnh phúc nhất, vui nhất, an bình nhất và thanh thản nhất. Những nụ hôn vĩnh biệt kia làm tan biến mọi đớn đau. Lo sợ không còn chỗ đứng trong tim, thay vào đó là một niềm hạnh phúc tuyệt vời dâng cao vời vợi. Nó vui đến độ để hai hàng nước mắt tuôn rơi. Giọt lệ lăn dài trên đám lông dọc sống mũi. Sau những cái hôn đầu tiên. Bắt đầu từ khoé mắt, nước mắt bắt đầu rịn. Càng lúc càng nhiều, chảy thành hàng. Khuôn mặt nó tươi, vui, trong sáng như cảnh bình minh. Hai hàng nước mắt ướt đặm chảy dài trên gò má, nhỏ xuống thành từng giọt, từng giọt. Không phải nước rãi cừu mà là nước mắt của con bệnh. Nó khóc trong vui sướng, nhỏ lệ trong an bình vì tình thương nhận được nơi bạn. Đời cừu khóc chỉ một lần, một lần duy nhất, nước mắt chảy lúc sắp chết, khi nhận được nụ hôn thân hữu diễn tả bằng cách liếm mặt. Người ta nói kẻ bị thương chảy hết máu là chết. Con cừu bệnh không chảy máu nhưng chảy nước mắt. Nước mắt khô cạn cũng là lúc hơi thở của nó cạn khô. Nước mắt chảy chậm lại cũng là lúc cừu gắng gượng thở hắt ra. Giọt lệ cuối cùng cũng là hơi thở cuối đời của con cừu.

Loài vật cũng thương nhau đến thế.
 
Tiếng kêu từ lòng mẹ
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
11:34 23/03/2010
Xin cho Em ngày tháng bình yên

Sống ềm đềm trong cung lòng mẹ

Đừng động lay nụ đào thơ mới hé

Khi xuân đời đang rộng mở đón Em

Xin cho Em ngày tháng bình yên

Được lớn lên trong tình thương mẹ hiền

Giữa bộn bề luôn ân cần ủ ấp

Mang nặng Em không sợ nhọc phiền

Xin cho Em ngày tháng bình yên

Để tim non được thành hình nhân ái

Để trí sơ được cảm đời quảng đại

Gọi mời Em đến làm một con người

Em sợ lắm khi chưa thấy mặt trời

Đã thấy vung bàn tay điên dại

Chĩa vào Em như tử thần ma quái

Giữa màn đêm những rùng rợn khiếp kinh

Em sợ lắm khi chưa thấy màu xanh

Đã thấy màu máu rơi tê tái

Khốn thân Em như mầm non vừa nẩy

Bị cuồng phong quật nát tan tành

Xin cho Em ngày tháng yên bình

Hỡi cuộc đời nỡ sao đành quay mặt ? !

Dù thân Em bụi tro nắm đất

Vẫn khát khao được làm một Con Người !

Nhân Ngày Thai Nhi Thế Giới 25/3
 
Cảm xúc về Màu Tím Hoa Sim
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:53 23/03/2010
Vào khoảng năm 1988, tôi nghe vở kịch được ghi lại qua băng cassette bên nhà hàng xóm trong đó có đoạn ca: « Một đồi hoa sim tím. Tím tình yêu tím cả đồi chiều. Một chiều hành quân dừng chân bên đồi vắng. Anh nhớ về xa xưa... ». Thú thực cho đến tận bây giờ, tôi chưa một lần được ngắm bằng mắt sờ bằng tay sắc màu hoa sim. Tuy nhiên lúc bấy giờ, bằng óc tưởng tượng, tôi có thể hình dung rằng hoa sim gợi lên một nỗi buồn mang mác của thời chinh chiến và tất nhiên thật gần gũi với người lính chiến. Một loài hoa mang đượm nỗi buồn của cả một dân tộc chìm trong đạn khói.

Trong những năm theo học tại Saigon và cho đến năm 1999, tôi tậu được một máy vi tính đời 486 cũ kỹ có thể nghe được nhạc MP3. Tôi bèn ra quầy bán nhạc và mua vài đĩa nhạc nén để nghe, trong đó một đĩa có các ca khúc thuộc thể loại tiền chiến. Một bài tôi nghe đi rồi nghe lại không biết bao nhiêu lần mà vẫn cứ muốn nghe nữa đó là bài « chuyện hoa sim ». Chẳng quan tâm ai sáng tác, sáng tác trong hoàn cảnh nào và ai hát, ngay lập tức tôi bị cuốn hút bởi câu chuyện buồn của đôi vợ chồng trẻ thời chiến tranh. Màu tím hoa sim đã diễn tả tâm trạng nhớ nhung của họ. Tại hậu phương, người vợ trẻ trông ngóng chồng đang nơi trận địa. Rồi một kết cục thật nghịch lý xảy đến. Chàng trai khói lửa nơi trận mạc nhận tin sét đánh ngang tai: người vợ yêu dấu của mình tại quê nhà không còn nữa. Thương tiếc người bạn đời tri kỷ, anh thả hồn mình vào màu tím hoa sim trong chiều hoang biền biệt của những buổi hành quân …Chẳng có cơ may để tìm hiểu, tôi bồng bột đoán già đoán non rằng bài hát này đích thực dưới thời Việt Nam Cộng Hòa và ra đời trong hoàn cảnh cuộc chiến Bắc Nam.

Nhưng tôi đã lầm to và thật ngạc nhiên khi được biết nội dung bài hát nổi tiếng đó không của ai khác ngoài thi sĩ Hữu Loan, người chiến sĩ đi theo Cách Mạng trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, vừa mới qua đời hôm 18 tháng Ba năm 2010 vừa qua.

Đọc lại hồi ký của ông kể về « người con gái trong màu tím hoa sim », câu chuyện tình của ông thật trong sáng và tuyệt đẹp. Nó được hun đúc theo thời gian qua những cử chỉ và ánh mắt cũng như sự quan tâm thật nhẹ nhàng và tình tứ. Một tình yêu rất đẹp và nên thơ được chất chứa nảy nở ấp ủ và chín qua năm tháng và không hề nhạt phai theo thời gian. Mối tình chân chất bình dị của anh chàng lính chiến và cô gái quê mang dáng vẻ rất đời thường ấy bước vào huyền thoại một cách hồn nhiên mà không hề bị gượng ép hay bị choáng ngợp bởi những mỹ từ đao to búa lớn. Đời thường hóa nên thơ, và thơ gần gũi đời thường. Hóa ra một bài ca bất tử không chỉ dừng lại ở sự vận dụng khéo léo những cung điệu đầy rung động của nhạc sĩ và giọng ca truyền cảm của ca sĩ, mà còn hệ tại nơi những vần thơ rất đời thường, chân chất và rất con người của thi sĩ. Màu tím hoa sim hội đủ những yếu tố đó.

Đọc những trang hồi ký của ông, tôi cảm phục một con người đầy khí khái và cương trực. Nét đẹp nghệ thuật và tâm hồn trong sáng hòa quyện nơi con người ấy mà không hề lấm bụi trần. Suốt chặng đường dài chìm nổi trong đời là câu trả lời cho khí phách cao đẹp của con người đầy nhân cách có trái tim hòa chung nhịp đập với vẻ đẹp đời thường. Sẵn sàng đánh đổi tất cả và chịu đựng tất cả cho dù là cầm cuốc cầm cày hay đào bới và khuân vác đá để gìn giữ trân trọng kỷ niệm đẹp và để tiếp tục « thương nhớ hoa sim » của mình. Một con người yêu đến cùng, sống cho ra sống và lạc quan cho đến hơi thở cuối. Tuổi thọ của ông đã chứng minh hùng hồn tất cả những đức tính ấy. Đúng như một lời nhận định về ông « Hữu Loan là một con người cương cường, dám sống cho những điều mình tin, mình yêu và mình nghĩ ».

Xin chuyển tới ông lời khen ngợi muộn màng này. Cám ơn ông đã ghi vào tâm khảm của người dân Việt dấu ấn « màu tím hoa sim » không hề nhạt phai. Cám ơn ông đã để lại cho lớp người trẻ mẫu gương về tình yêu trong sáng sắt son. Rồi đây tên tuổi, tác phẩm và nhân cách của ông vẫn được đồng bào Việt Nam nhắc đến trong niềm ngưỡng mộ và đầy cảm phục.

Ngày 23 tháng 3 năm 2010
 
Tuần Chay Thánh
Nguyễn Kim Hoa
23:24 23/03/2010
Tôi có một kỷ niệm rất đau buồn mỗi khi Tuần Chay Thánh lại về, có lẽ dấu ấn này sẽ đi mãi theo cuộc đời tôi cho đến ngày cuối cùng… Đó cũng là nỗi ray rức mà không ai giúp tôi tẩy xoá được…

Vào năm 2004, ngoài Quê báo tin vào Sài Gòn, Cậu tôi bịnh nặng, nhồi máu cơ tim khó qua khỏi, hiện đang nằm phòng cấp cứu BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng. Nghe tin ấy, vợ chồng tôi thu xếp về ngay.

4 giờ sáng thứ Tư Lễ Tro năm đó, tôi có mặt tại BV Hoàn Mỹ, dò tìm giường nằm của Ông. Đến bên giường khi “bọn gác canh” còn đang say ngủ, Ông mở mắt ra:

-Con về đó hả?

-Dạ… Cậu sao rồi?

-Cậu mệt…

Hỏi thêm vài câu thì tụi nhóc giật mình.

-Chị về rồi hả? Bác sĩ không cho Cậu nói chuyện nhiều.

Bảo Ông đừng nói, ngồi một tý, nhìn ra ngoài thấy trời sáng dần ông bảo:

-Hai đứa về ngay An Ngãi để dự Lễ Tro, hôm nay toàn Giáo phận về Quê mình đi Gẫm Đàng Thánh Giá trọng thể, Giữ Chay xong hãy xuống…

Lần ấy Ông qua khỏi, BS cho xuất viện, một tuần sau tái khám.

Ông là LM, anh trai của Mẹ tôi, về hưu ở nhà ông bà Ngoại, Cậu có nhiều cháu, chị em thay phiên nhau mỗi đêm 3 người ở bên cạnh Cậu, các chị đùa bảo tôi:

-Sài Gòn chưa trực đêm nào, về trực đi.

Tôi cười, nhưng Ông lắc đầu la nho nhỏ …

-Người ở xa ưu tiên được miễn hả Cậu?

Ông gật đầu.

Chồng tôi bảo “Đợi xem ngày tái khám BS nói sao rồi hãy vào lại”.

Đêm trước ngày tái khám Ông thấy mệt, đợi đến sáng xe Toà GiámMục lên đưa đi (Ở quê tôi muốn đi taxi thì cũng phải gọi từ Đà-nẵng lên, nên Đức Cha Bình Tĩnh bảo “Để cho xe lên đón”). Xe chưa đến nơi thì Ông mệt lắm, Ông nhìn tôi lắc đầu, tôi sợ… vuốt vuốt tay Ông, nhưng không dám nhìn ông, đứa cháu buộc miệng la to:

-Cô! Sao Ông nhìn Cô ghê vậy?

Tôi run lắm, nhưng vẫn không dám nhìn lại… may lúc ấy xe vào đến Ngõ, nghe tiếng la “Xe đến” da mặt Cậu đỡ nhợt nhạt… Tôi nhìn ông… có sắc rồi… Lại gặp tuần các Cha Tĩnh Tâm, nên Đức Cha đích thân lên đón, thấy cảnh ấy, Đức Cha nhìn tôi giấu lẹ cái lắc đầu… (Tôi vẫn luôn nhớ và ghi ơn Đức Cha Bình Tĩnh, một mình đã theo làm thủ tục đưa Cậu nhập viện, và tự ra đón xe ôm về lại TGM)

Trong hoàn cảnh này Chồng tôi đành về lại SG một mình…

Ở bệnh viện Cậu tôi lúc khoẻ lúc mệt, Bác sĩ và Đức Cha bảo: “Hãy chuẫn bị tinh thần vì không biết lúc nào?”….

Rồi Cậu khoẻ lại… được xuất viện. Về nhà đi tới đi lui, ngồi nghe chúng tôi nhắc chuyện đời xưa thỉnh thoảng cười cười…. Tôi đi Đà Nẵng mua cho ông 2 hộp Ensure, ông không cho “Để tiền đi về xe, cho mua 2 gói ngũ cốc thôi” (Cậu tôi còn bị bịnh tiểu đường nhiều năm rồi)

Vì là Mùa Chay nên các Giáo Xứ thường đi hành hương về Quê tôi để Gẫm Đàng Thánh Giá. Năm ấy Giáo xứ Cồn Dầu cũng tổ chức đi hành hương để cùng về thăm Cậu tôi, Cha Sở cũ của họ.

Hôm đó là thứ sáu tuần thứ năm Mùa Chay, Họ đi chiếc xe 50 chỗ, và một số đi Honda, Họ ngồi quây quần bên Cậu trò chuyện, Họ kể cho Cậu nghe những chuyện trong Làng xóm, những chuyện trong Họ Đạo, Cha con nói chuyện rất vui vẻ làm chúng tôi ngồi nhà sau mà lo lắng, vì Bác sĩ căn dặn “Đừng để Ông vui, buồn, xúc động nhiều, không tốt”.

Hình như Cậu biết trước dự định GX Cồn Dầu sẽ lên thăm, nên Ông nhờ rửa rất nhiều hình chân dung của Ông. Hôm ấy Ông tặng mỗi người một tấm hình, thậm chí còn nhờ chuyển đến những người không đến thăm ông được và nói “Giữ lấy hình cha làm kỷ niệm, Cha xin chết trong mùa Chay Thánh này, nhớ cầu nguyện cho cha, cha sẽ cầu nguyện cho các con…”. Kẻ bật khóc, người gượng cười… Họ lo sợ ngày đó, còn Cậu thì vui vẻ, hài lòng vì đã gặp lại được tất cả những người thân thương nhất của Ông….

Thấy Cậu tôi có phần khả quan, chủ nhật Lễ Lá, tôi xin Cậu về lại Sài Gòn, Ông nhìn tôi không nói gì, nhưng sau đó lại hỏi:

-Về làm gì?

-Con đi lâu quá, từ Lễ Tro đến nay, con về hát mùa Chay Thánh nghe Cậu?

-Cậu sẽ chết trong Mùa Chay Thánh.

-Không, Cậu khoẻ rồi, Cậu dưỡng bịnh, Cậu còn sống với tụi con lâu nữa, để con có dịp về thăm Cậu, thăm Quê chứ!

-Cậu không sống nỗi đâu.

So với những ngày bịnh, Cậu tôi hôm đó khoẻ hẳn ra, ai thấy Cậu cũng nghĩ Ông đã thoát qua cơn bạo bịnh…, rồi Ông bằng lòng cho tôi về hát Lễ, Ông bảo: “Cầu nguyện cho Cậu nghe”.

Trưa thứ hai Tuần Thánh tôi lên Tàu, đã gọi điện báo cho Ông Xã biết:

- 4 giờ sáng thứ ba em đến ga Sài Gòn, anh ra đón, em khỏi gọi lại nhe.

- OK.

Trên đường về lòng thầm nhủ “Con sẽ cầu nguyện cho Cậu được khoẻ, rồi con sẽ thường xuyên về thăm Cậu, Cậu mà đi tụi con còn có ai?”…

Tàu đến ga SG đinh ninh thế nào Ông Xã cũng đúng hẹn, nhưng nhìn mãi vẫn không thấy anh đâu. Sao vậy? Tôi khệ nệ mang xách quần áo và thùng vú sữa chị em gởi về cho các cháu… dù SG vú sữa ngon hơn, nhưng con gái út tôi luôn thích có quà (dù không ăn được nó vẫn cứ thích), vào ga ngồi nghĩ mệt, những tưởng trông chốc lát cũng thấy anh thôi, nhưng sao sân ga vắng dần mà anh đâu rồi? Tôi đành phải moi điện thoại ra gọi về nhà… bên kia tiếng anh.

- Chúa ơi! Anh làm sao vậy? Giờ này mà còn ở nhà?

Tiếng anh hấp tấp:

- Anh đến ngay…

Cơn giận trong tôi đùng đùng nổi dậy… sân ga hành khách chỉ còn mình tôi, 15 phút sau (hay ít hơn) anh có mặt.

- Anh xin lỗi…

- Bỏ người ta vậy mà xin lỗi? Anh nhìn sân ga xem…

Anh không nói gì, lẳng lặng chất đồ lên xe chở tôi về, ngồi sau xe… dể gì cơn giận tôi hạ xuống được…

- Chẳng tin tưởng được anh điều gì.

Không một lời cằn nhằn, không một lời phân bua… “Ủa sao lạ thế!”, hơi nhột người… nhưng vẫn chưa hả giận…

- Biết như vậy lúc nẩy gọi xe về cho xong…

Im lặng … “Kỳ quá ta!”, thường thì tôi luôn là người kết thúc “Thôi không nói với anh nữa” Giờ thì… “nói như chó sủa ma” tôi đành ngượng ngùng lặng thinh luôn.

Về đến nhà, một câu nói ngọt như mía lùi:

- Em vào tắm rửa rồi ngủ một giấc cho khoẻ.

Trời! Lúc ấy thì tôi thật sự lạnh tanh, chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra cho ông chồng tôi trong mấy tuần vắng mặt… nếu trong suốt hơn 30 năm, mà tình trạng này luôn được xảy ra thì…không phải sự yên ổn của một gia đình mà… đến hoà bình thế giới cũng dể tìm được.

Đang mơ mơ màng màng chuẩn bị đi vào giấc ngủ thì có tiếng gọi:

- Chị Hoa ơi! Về chưa?

Tiếng cậu em họ gọi ngoài cửa, tôi vội đi ra.

- Về đâu? Tôi vừa đi về còn đi đâu nữa…

- Ủa, chị chưa biết gì sao? Vậy anh Hùng giấu chị rồi,

Tôi còn đang ngơ ngẩn thì anh Hùng đến bên,

- Ừ, anh chưa nói…

- Nói gì?

- Cậu mất rồi

- Hả? Nói bậy.

- Đêm hôm qua lúc 10 giờ Cậu đã mất, Cậu đi nhanh lắm, lật người là đi luôn…, hơn 10 giờ ngoài đó gọi vào, anh phải thông báo cho những người trong này, nên vừa chợt mắt là em gọi về… định để cho em nghĩ ngơi đỡ mệt rồi mới báo tin…

Tôi bần thần … Cậu đi rồi… “Cậu sẽ đi vào Mùa Chay Thánh…” sao tôi lại không ở bên Cậu khi Cậu nói thế? Sao tôi lại không linh cảm gì khi Cậu không muốn cho tôi về? Nước mắt tôi cứ thế trào ra…. Tiếng anh Hùng:

- Cậu về xe đò đi, để chị nghĩ, chiều anh đưa ra tàu lửa, giờ đi tiếp chắc chị chịu không nỗi…

Em tôi đã đi… tôi ngồi mãi như thế mà nghe tâm can dày vò xâu xé…

Trưa thứ Tư tôi lại có mặt tại nhà Ngoại, Cậu tôi đã được đặt trong hòm kiếng….

“Cậu mất thật rồi ! Bỏ tụi con bơ vơ như thế này sao Cậu ? Ai sẽ là người giúp chúng con giải quyết những khó khăn trong gia tộc ? Ai sẽ là người tư vấn cho chúng con mỗi khi con cái có những cuộc hôn nhân bất bình thường, hay những khi trong gia đình hay trong anh chị em chúng con có những nổi hiểu lầm, bất hòa, chia rẽ ? Ai sẽ cố vấn cho Giáo Xứ Cồn Dầu mỗi khi có những việc cần tiếng nói của Cậu ? Con không tin Cậu lại ra đi như thế, vì con còn cần Cậu rất nhiều mà Cậu ? …”

Các chị kể lại, 6giờ tối hôm ấy, Ông vẫn bình thường, trò chuyện, hỏi thăm “Giờ này con Hoa đã đến nhà chưa?” “ Chưa đâu, nó còn đang ở trên tàu… sáng mai mới đến Sài Gòn …”. Tôi nghẹn ngào, nước mắt tuôn trào …

Ông Bà Ngoại tôi chỉ còn hai người con trai, Cậu Sáu sinh được bốn người con gái, rồi mất sớm, Cậu Bảy là người cuối cùng của thế hệ lớn dòng họ bên Ngoại tôi, và là Linh Mục, mất Ông là mất mát lớn nhất của cả dòng họ chúng tôi. Ông ra đi vào tối thứ hai Mùa Chay Thánh, được Đồng tế Lễ An Táng sau Thánh Lễ Dầu, ngày thứ năm Tuần Thánh của Địa phận Đà Nẵng.

Và thứ hai Tuần Thánh năm nay là ngày Giỗ thứ sáu của Cậu.

- Cậu ơi! Bao năm rồi con vẫn còn nhớ cái nhìn của Cậu khi con đòi về lại Sài Gòn, Cậu biết là chúng con không còn ai nữa… Suốt cuộc đời chỉ là những cuộc tiễn đưa đầy nước mắt, nhưng không lần tiễn đưa nào bi thảm và dày xé lòng con bằng lần báo trước “Sẽ ra đi vào Tuần Chay Thánh”.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đôi Bạn
Nguyễn Đức Cung
22:24 23/03/2010

ĐÔI BẠN



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Dù cho sỏi đá bên đời

Bạn, tôi, mình vẫn một trời thêng thang.!

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền