Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Chay 22 Tháng Ba 2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
01:06 23/03/2020
Bài Ðọc I: Sm 16, 1b. 6-7. 10-13a
"Ðavit được xức dầu làm vua Israel".
Trích sách Samuel quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Samuel rằng: "Hãy đổ dầu cho đầy bình và lên đường. Ta sai ngươi đến nhà Isai dân thành Bêlem, vì Ta chọn một người con của ông ấy lên làm vua".
Khi (họ) vào nhà, Samuel gặp ngay Eliab và nói: "Có phải người xức dầu của Chúa đang ở trước mặt Chúa đây không?" Và Chúa phán cùng Samuel: "Ðừng nhìn xem diện mạo, vóc cao, vì Ta đã loại nó rồi. Ta không xem xét theo kiểu của con người, vì chưng con người nhìn xem bên ngoài, còn Thiên Chúa thì nhìn xem tâm hồn". Isai lần lượt đem bảy đứa con mình ra trình diện với Samuel. Samuel nói với Isai: "Chúa không chọn ai trong những người này". Samuel nói tiếp: "Tất cả con ông có bấy nhiêu đó phải không?" Isai đáp: "Còn một đứa út nữa, nó đi chăn chiên". Samuel nói với Isai: "Ông hãy sai người đi gọi nó về, vì chúng ta không ngồi vào bàn ăn trước khi nó về". Isai sai người đi tìm đứa con út. Ðứa út này có mái tóc hoe, có đôi mắt xinh và gương mặt đẹp. Chúa phán: "Ngươi hãy chỗi dậy, xức dầu lên nó, vì chính nó đó". Samuel lấy bình dầu ra, xức lên nó trước mặt các anh em, và Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6
Ðáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi
Xướng: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.
Xướng: Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. - Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con.
Xướng: Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương; đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa.
Xướng: Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.
Bài Ðọc II: Ep 5, 8-14
"Từ trong cõi chết, ngươi hãy đứng lên và Chúa Kitô sẽ chiếu sáng trên ngươi".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, xưa kia anh em là sự tối tăm, nhưng bây giờ, anh em là sự sáng trong Chúa. Anh em hãy ăn ở như con của sự sáng, bởi vì hoa trái của sự sáng ở tại tất cả những gì là tốt lành, là công chính và chân thật. Anh em hãy nhận biết điều gì làm đẹp lòng Chúa, và đừng thông phần vào những việc con cái tối tăm không sinh lợi ích gì, nhưng phải tố cáo thì hơn. Vì chưng, việc chúng làm cách thầm kín, dầu có nói ra cũng phải hổ thẹn. Nhưng tất cả những việc người ta tố cáo, thì nhờ sự sáng mà được tỏ bày ra; vì mọi việc được tỏ bày, đều là sự sáng. Bởi thế, thiên hạ nói: "Hỡi kẻ đang ngủ, hãy thức dậy, hãy vùng dậy ra khỏi cõi chết, và Chúa Kitô sẽ chiếu sáng trên ngươi".
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm
Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống".
PHÚC ÂM: Ga 9, 1-41 (bài dài)
"Hắn đi rửa, rồi trở lại trông thấy rõ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi qua, thấy một người mù từ khi mới sinh. Môn đệ hỏi Người: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội, anh này hay cha mẹ anh, khiến anh mù từ khi mới sinh?" Chúa Giêsu đáp: "Không phải anh cũng chẳng phải cha mẹ anh đã phạm tội, nhưng để công việc của Thiên Chúa tỏ ra nơi anh. Bao lâu còn ban ngày, Ta phải làm những việc của Ðấng đã sai Ta. Ðêm đến không ai có thể làm việc được nữa. Bao lâu Ta còn ở thế gian, Ta là sự sáng thế gian". Nói xong, Người nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, rồi xoa bùn trên mắt người ấy và bảo: "Anh hãy đến hồ Silôê mà rửa" (chữ Silôê có nghĩa là được sai). Anh ta ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được.
Những người láng giềng và những kẻ xưa kia từng thấy anh ta ăn xin đều nói: "Ðó chẳng phải là người vẫn ngồi ăn xin sao?" Có kẻ nói: "Ðúng hắn!" Lại có người bảo: "Không phải, nhưng là một người giống hắn". Còn anh ta thì nói: "Chính tôi đây". Họ hỏi anh: "Làm thế nào mắt anh được sáng?" Anh ta nói: "Người mà thiên hạ gọi là Giêsu đã làm bùn xức mắt tôi và bảo: Ngươi hãy đến hồ Silôê mà rửa. Bấy giờ tôi đi, tôi rửa và tôi trông thấy". Họ lại hỏi: "Ngài ở đâu?" Anh thưa: "Tôi không biết".
Họ liền dẫn người trước kia bị mù đến với những người biệt phái, lý do tại Chúa Giêsu hoà bùn và chữa mắt cho anh ta lại nhằm ngày Sabbat. Các người biệt phái cũng hỏi anh ta do đâu được sáng mắt? Anh đáp: "Ngài đã xoa bùn vào mắt tôi, tôi đi rửa và tôi được sáng mắt". Mấy người biệt phái nói: "Người đó không phải bởi Thiên Chúa, vì không giữ ngày Sabbat". Mấy kẻ khác lại rằng: "Làm sao một người tội lỗi lại làm được những phép lạ thể ấy?" Họ bất đồng ý kiến với nhau. Họ liền quay lại hỏi người mù lần nữa: "Còn anh, anh nói gì về người đã mở mắt cho anh?" Anh đáp: "Ðó là một tiên tri".
Nhưng người Do-thái không muốn tin anh đã mù và đã được khỏi trước khi đòi cha mẹ anh đến. Họ hỏi hai ông bà: "Người này có phải là con hai ông bà mà ông bà bảo bị mù từ khi mới sinh không? Do đâu mà bây giờ nó lại trông thấy?" Cha mẹ y thưa rằng: "Chúng tôi xác nhận đây chính là con chúng tôi, và nó đã bị mù từ khi mới sinh. Nhưng làm sao mà bây giờ nó trông thấy, và ai đã mở mắt cho nó thì chúng tôi không biết. Nó khôn lớn rồi, các ông hãy hỏi nó, nó sẽ tự thưa lấy". Cha mẹ anh ta nói thế bởi sợ người Do-thái, vì người Do-thái đã bàn định trục xuất khỏi hội đường bất cứ ai dám công nhận Chúa Giêsu là Ðấng Kitô. Chính vì lý do này mà cha mẹ anh ta nói: "Nó khôn lớn rồi, xin các ông cứ hỏi nó".
Lúc ấy người Do-thái lại gọi người trước kia đã mù đến và bảo: "Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa! Phần chúng ta, chúng ta biết người đó là một kẻ tội lỗi". Anh ta trả lời: "Nếu đó là một người tội lỗi, tôi không biết; tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi mù và bây giờ tôi trông thấy". Họ hỏi anh: "Người đó đã làm gì cho anh? Người đó đã mở mắt anh thế nào?" Anh thưa: "Tôi đã nói và các ông đã nghe, các ông còn muốn nghe gì nữa? Hay là các ông cũng muốn làm môn đệ Ngài chăng?" Họ liền nguyền rủa anh ta và bảo: "Mày hãy làm môn đệ của người đó đi, còn chúng ta, chúng ta là môn đệ của Môsê. Chúng ta biết Thiên Chúa đã nói với Môsê, còn người đó chúng ta không biết bởi đâu mà đến". Anh đáp: "Ðó mới thật là điều lạ: người đó đã mở mắt cho tôi, thế mà các ông không biết người đó bởi đâu. Nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa không nghe lời những kẻ tội lỗi, mà hễ ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý Chúa, thì kẻ đó mới được Chúa nghe lời. Xưa nay chưa từng nghe nói có ai đã mở mắt người mù từ khi mới sinh. Nếu người đó không bởi Thiên Chúa thì đã không làm được gì". Họ bảo anh ta: "Mày sinh ra trong tội mà mày dám dạy chúng ta ư?" Rồi họ đuổi anh ta ra ngoài.
Chúa Giêsu hay tin họ đuổi anh ta ra ngoài, nên khi gặp anh, Người liền bảo: "Anh có tin Con Thiên Chúa không?" Anh thưa: "Thưa Ngài, nhưng Người là ai để tôi tin Người?" Chúa Giêsu đáp: "Anh đang nhìn thấy Người và chính Người đang nói với anh". Anh ta liền nói: "Lạy Ngài, tôi tin", và anh ta sấp mình thờ lạy Người. Chúa Giêsu liền nói: "Chính vì để luận xét mà Ta đã đến thế gian hầu những kẻ không xem thấy, thì được xem thấy, và những kẻ xem thấy, sẽ trở nên mù". Những người biệt phái có mặt ở đó liền nói với Người: "Thế ra chúng tôi mù cả ư?" Chúa Giêsu đáp: "Nếu các ngươi mù, thì các ngươi đã không mắc tội; nhưng các ngươi nói "Chúng tôi xem thấy", nên tội các ngươi vẫn còn".
Ðó là lời Chúa.
"Ðavit được xức dầu làm vua Israel".
Trích sách Samuel quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Samuel rằng: "Hãy đổ dầu cho đầy bình và lên đường. Ta sai ngươi đến nhà Isai dân thành Bêlem, vì Ta chọn một người con của ông ấy lên làm vua".
Khi (họ) vào nhà, Samuel gặp ngay Eliab và nói: "Có phải người xức dầu của Chúa đang ở trước mặt Chúa đây không?" Và Chúa phán cùng Samuel: "Ðừng nhìn xem diện mạo, vóc cao, vì Ta đã loại nó rồi. Ta không xem xét theo kiểu của con người, vì chưng con người nhìn xem bên ngoài, còn Thiên Chúa thì nhìn xem tâm hồn". Isai lần lượt đem bảy đứa con mình ra trình diện với Samuel. Samuel nói với Isai: "Chúa không chọn ai trong những người này". Samuel nói tiếp: "Tất cả con ông có bấy nhiêu đó phải không?" Isai đáp: "Còn một đứa út nữa, nó đi chăn chiên". Samuel nói với Isai: "Ông hãy sai người đi gọi nó về, vì chúng ta không ngồi vào bàn ăn trước khi nó về". Isai sai người đi tìm đứa con út. Ðứa út này có mái tóc hoe, có đôi mắt xinh và gương mặt đẹp. Chúa phán: "Ngươi hãy chỗi dậy, xức dầu lên nó, vì chính nó đó". Samuel lấy bình dầu ra, xức lên nó trước mặt các anh em, và Thánh Thần Chúa ngự trong Ðavít từ ngày đó trở đi.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6
Ðáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi
Xướng: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.
Xướng: Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. - Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con.
Xướng: Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương; đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa.
Xướng: Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.
Bài Ðọc II: Ep 5, 8-14
"Từ trong cõi chết, ngươi hãy đứng lên và Chúa Kitô sẽ chiếu sáng trên ngươi".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, xưa kia anh em là sự tối tăm, nhưng bây giờ, anh em là sự sáng trong Chúa. Anh em hãy ăn ở như con của sự sáng, bởi vì hoa trái của sự sáng ở tại tất cả những gì là tốt lành, là công chính và chân thật. Anh em hãy nhận biết điều gì làm đẹp lòng Chúa, và đừng thông phần vào những việc con cái tối tăm không sinh lợi ích gì, nhưng phải tố cáo thì hơn. Vì chưng, việc chúng làm cách thầm kín, dầu có nói ra cũng phải hổ thẹn. Nhưng tất cả những việc người ta tố cáo, thì nhờ sự sáng mà được tỏ bày ra; vì mọi việc được tỏ bày, đều là sự sáng. Bởi thế, thiên hạ nói: "Hỡi kẻ đang ngủ, hãy thức dậy, hãy vùng dậy ra khỏi cõi chết, và Chúa Kitô sẽ chiếu sáng trên ngươi".
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm
Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống".
PHÚC ÂM: Ga 9, 1-41 (bài dài)
"Hắn đi rửa, rồi trở lại trông thấy rõ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi qua, thấy một người mù từ khi mới sinh. Môn đệ hỏi Người: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội, anh này hay cha mẹ anh, khiến anh mù từ khi mới sinh?" Chúa Giêsu đáp: "Không phải anh cũng chẳng phải cha mẹ anh đã phạm tội, nhưng để công việc của Thiên Chúa tỏ ra nơi anh. Bao lâu còn ban ngày, Ta phải làm những việc của Ðấng đã sai Ta. Ðêm đến không ai có thể làm việc được nữa. Bao lâu Ta còn ở thế gian, Ta là sự sáng thế gian". Nói xong, Người nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, rồi xoa bùn trên mắt người ấy và bảo: "Anh hãy đến hồ Silôê mà rửa" (chữ Silôê có nghĩa là được sai). Anh ta ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được.
Những người láng giềng và những kẻ xưa kia từng thấy anh ta ăn xin đều nói: "Ðó chẳng phải là người vẫn ngồi ăn xin sao?" Có kẻ nói: "Ðúng hắn!" Lại có người bảo: "Không phải, nhưng là một người giống hắn". Còn anh ta thì nói: "Chính tôi đây". Họ hỏi anh: "Làm thế nào mắt anh được sáng?" Anh ta nói: "Người mà thiên hạ gọi là Giêsu đã làm bùn xức mắt tôi và bảo: Ngươi hãy đến hồ Silôê mà rửa. Bấy giờ tôi đi, tôi rửa và tôi trông thấy". Họ lại hỏi: "Ngài ở đâu?" Anh thưa: "Tôi không biết".
Họ liền dẫn người trước kia bị mù đến với những người biệt phái, lý do tại Chúa Giêsu hoà bùn và chữa mắt cho anh ta lại nhằm ngày Sabbat. Các người biệt phái cũng hỏi anh ta do đâu được sáng mắt? Anh đáp: "Ngài đã xoa bùn vào mắt tôi, tôi đi rửa và tôi được sáng mắt". Mấy người biệt phái nói: "Người đó không phải bởi Thiên Chúa, vì không giữ ngày Sabbat". Mấy kẻ khác lại rằng: "Làm sao một người tội lỗi lại làm được những phép lạ thể ấy?" Họ bất đồng ý kiến với nhau. Họ liền quay lại hỏi người mù lần nữa: "Còn anh, anh nói gì về người đã mở mắt cho anh?" Anh đáp: "Ðó là một tiên tri".
Nhưng người Do-thái không muốn tin anh đã mù và đã được khỏi trước khi đòi cha mẹ anh đến. Họ hỏi hai ông bà: "Người này có phải là con hai ông bà mà ông bà bảo bị mù từ khi mới sinh không? Do đâu mà bây giờ nó lại trông thấy?" Cha mẹ y thưa rằng: "Chúng tôi xác nhận đây chính là con chúng tôi, và nó đã bị mù từ khi mới sinh. Nhưng làm sao mà bây giờ nó trông thấy, và ai đã mở mắt cho nó thì chúng tôi không biết. Nó khôn lớn rồi, các ông hãy hỏi nó, nó sẽ tự thưa lấy". Cha mẹ anh ta nói thế bởi sợ người Do-thái, vì người Do-thái đã bàn định trục xuất khỏi hội đường bất cứ ai dám công nhận Chúa Giêsu là Ðấng Kitô. Chính vì lý do này mà cha mẹ anh ta nói: "Nó khôn lớn rồi, xin các ông cứ hỏi nó".
Lúc ấy người Do-thái lại gọi người trước kia đã mù đến và bảo: "Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa! Phần chúng ta, chúng ta biết người đó là một kẻ tội lỗi". Anh ta trả lời: "Nếu đó là một người tội lỗi, tôi không biết; tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi mù và bây giờ tôi trông thấy". Họ hỏi anh: "Người đó đã làm gì cho anh? Người đó đã mở mắt anh thế nào?" Anh thưa: "Tôi đã nói và các ông đã nghe, các ông còn muốn nghe gì nữa? Hay là các ông cũng muốn làm môn đệ Ngài chăng?" Họ liền nguyền rủa anh ta và bảo: "Mày hãy làm môn đệ của người đó đi, còn chúng ta, chúng ta là môn đệ của Môsê. Chúng ta biết Thiên Chúa đã nói với Môsê, còn người đó chúng ta không biết bởi đâu mà đến". Anh đáp: "Ðó mới thật là điều lạ: người đó đã mở mắt cho tôi, thế mà các ông không biết người đó bởi đâu. Nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa không nghe lời những kẻ tội lỗi, mà hễ ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý Chúa, thì kẻ đó mới được Chúa nghe lời. Xưa nay chưa từng nghe nói có ai đã mở mắt người mù từ khi mới sinh. Nếu người đó không bởi Thiên Chúa thì đã không làm được gì". Họ bảo anh ta: "Mày sinh ra trong tội mà mày dám dạy chúng ta ư?" Rồi họ đuổi anh ta ra ngoài.
Chúa Giêsu hay tin họ đuổi anh ta ra ngoài, nên khi gặp anh, Người liền bảo: "Anh có tin Con Thiên Chúa không?" Anh thưa: "Thưa Ngài, nhưng Người là ai để tôi tin Người?" Chúa Giêsu đáp: "Anh đang nhìn thấy Người và chính Người đang nói với anh". Anh ta liền nói: "Lạy Ngài, tôi tin", và anh ta sấp mình thờ lạy Người. Chúa Giêsu liền nói: "Chính vì để luận xét mà Ta đã đến thế gian hầu những kẻ không xem thấy, thì được xem thấy, và những kẻ xem thấy, sẽ trở nên mù". Những người biệt phái có mặt ở đó liền nói với Người: "Thế ra chúng tôi mù cả ư?" Chúa Giêsu đáp: "Nếu các ngươi mù, thì các ngươi đã không mắc tội; nhưng các ngươi nói "Chúng tôi xem thấy", nên tội các ngươi vẫn còn".
Ðó là lời Chúa.
Lắng nghe cuộc đối thoại
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:48 23/03/2020
Lễ Truyền Tin
1. Một cuộc đối thoại
Thiên Sứ Gabriel truyền tin cho Đức Maria là một cuộc đối thoại. Các nhà chú giải đã chia ra ba sườn chính về thể văn mà thánh Luca sử dụng trong cuộc đối thoại của khung cảnh Truyền Tin.
1.1 Thể văn báo tin việc sinh hạ:
a. Thiên sứ hiện ra – Phản ứng của người được thị kiến là sợ hãi – Lời loan báo về việc thụ thai và sinh hạ, đặt tên cho con trẻ, tương lai của con trẻ – Chất vấn: làm thế nào được? – Thiên sứ khẳng định điều loan báo với một dấu hiệu. Ví dụ: báo tin về sự sinh ra của Isaac (St 17), Samson (Tl 13, 1-23), Samuel (1Sm 1), Gioan Tẩy Giả (Lc 1, 5-25).
b. Nội dung sứ điệp là loan báo về việc Thiên Chúa can thiệp lạ thường nơi một phụ nữ sinh ra một người con làm vị cứu tinh dân tộc.
1.2 Thể văn kêu gọi vào một sứ mạng :
a. Thiên sứ hiện ra – Ơn gọi sứ mạng – Giải thích và dấu hiệu – Kết luận.Ví dụ: Maisen (Xh 3, 1-12), Geđeon (Tl 6, 11-23)
b. Thiên sứ hiện ra trực tiếp cho người được Chúa gọi.
1.3 Thể văn giao ước, hay lập lại giao ước
Một người trung gian như Ngôn Sứ, Vua, Tư Tế trình bày ý định của Thiên Chúa và toàn dân đáp lại “Chúng tôi sẽ thực hành điều Ngài dạy” (Xh 19, 7; 24, 3-7; Er 10, 12; Nkm 5, 12).
2. Một cuộc đối thoại độc đáo
Cả ba thể văn bổ túc cho nhau diễn tả sắc thái độc đáo có một không hai trong lịch sử qua biến cố Truyền Tin.
Để thấy được sự trang trọng, độc đáo của cuộc đối thoại Truyền Tin, cần so sánh khung cảnh truyền tin của Thiên sứ Gabriel cho ông Zacaria và cho Đức Maria.
a. Về địa điểm : Thiên sứ hiện ra với Zacaria ở đền thờ Giêrusalem, trung tâm tôn giáo của Israel, giữa làn khói hương nghi ngút. Với Đức Maria, Thiên sứ đến gặp Mẹ tại Nazareth, một thôn làng chẳng mấy ai biết đến (Ga1,46; 7,41). Nazareth thuộc miền đất Galilê, gần vùng dân ngoại (Is 8, 23; Mt 4,14).
b.Về nhân vật : Zacaria là tư tế thuộc giòng Abia, Isave thuộc giòng Aaron. Cả hai ông bà thuộc thành phần có địa vị xã hội. Hai ông bà tuân giữ lề luật chu đáo (Lc 1, 6). Họ tượng trưng cho người công chính theo Cựu ước. Còn Maria chỉ là một thôn nữ tầm thường, một người nghèo của Giavê.
c. Đi vào nội dung đối thoại thì hoàn toàn đảo ngược
- Thái độ của Thiên sứ :
* Với Zacaria : Thiên sứ coi mình như chủ nhà. Giọng nói Thiên sứ như ra lệnh, thị oai. Thiên sứ phạt Zacaria khi ông tỏ dấu nghi ngờ.
* Với Maria : Thiên sứ là khách, đi đến nhà của Maria, một làng quê hẻo lánh. Thiên sứ tỏ vẻ kính cẩn vì nhìn thấy nơi thôn nữ mộc mạc dáng vẻ oai nghi của “Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng”.
d. Công trạng và ân huệ
* Với Zacaria: Thiên sứ bảo rằng: Lời cầu nguyện của ông đã được Chúa chấp nhận, vợ ông sẽ thụ thai (Lc 1, 13). Như vậy tất cả đều dựa trên công trạng phúc đức của con người, đúng theo tinh thần Cựu ước.
* Với Đức Maria: Tất cả đều là Ân huệ của Chúa. Thiên sứ chào Maria là “người được Thiên Chúa yêu thương chiếu cố” (Lc 1,28). Mọi sự đều là ân huệ và tình thương của Chúa.
e. Kết quả : Zacaria bị quở trách vì “không chịu tin vào Lời Chúa” (Lc 1, 20). Maria được ca ngợi vì “đã tin rằng Lời Chúa sẽ thực hiện” (Lc 1, 45. 38). Isave được cưu mang Gioan “sẽ làm lớn trước mặt Chúa ” (Lc 1, 15). Maria cưu mang “Con Đấng Tối Cao ” (Lc 1, 32), “Con Thiên Chúa” (Lc 1, 35).
3. Lắng nghe cuộc đối thoại lịch sử.
Lắng nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Sứ và Đức Maria, ta thấy rằng: công cuộc vĩ đại của Thiên Chúa là cứu chuộc nhân loại, thiết lập Nước Trời được bắt đầu một cách rất âm thầm. Một cuộc đối thoại Truyền Tin tại một làng quê, giữa Thiên Sứ với một thôn nữ chẳng mấy người biết. Chúa Giêsu đã diễn tả sự khởi đầu bé nhỏ nhưng thành quả lại lớn lao qua dụ ngôn hạt cải: “Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng” (Mc 4, 31-32). Thiên Chúa thường khởi sự những việc hết sức lớn lao bằng những việc hết sức bé nhỏ, với những con người cũng hết sức nhỏ bé. Như thế người ta mới thấy quyền năng của Ngài, mới thấy Ngài là một Thiên Chúa vĩ đại: “Những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” ( 1Cr 1, 27).
Lắng nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Sứ và Maria, ta thấy Thiên Chúa chọn những ai sống đẹp lòng Ngài. Maria đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Ngài chọn Maria vì Ngài muốn chọn, theo sự tự do của Ngài (x. Rm 9, 12. 16), và cũng vì Maria đẹp lòng Thiên Chúa. Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ân huệ nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.
Thiên sứ nói với Đức Maria: “Quyền năng của Đấng tối cao sẽ bao trùm lên bà, vì thế Đấng Thánh con của bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1, 35). Tiếng quan trọng ở trong câu đó là “bao trùm lên” hay “bao phủ lên”. Lều tạm nơi dân Do Thái để hòm Giao Ước. Câu Xh 40, 34 nói rằng bao lâu đám mây còn bao phủ lều tạm thì “lều tạm có Thiên Chúa hiện diện”. Việc Luca chọn và dùng từ “bao trùm lên” có ý nghĩa thâm sâu. Luca so sánh thân thế Đức Maria với lều tạm nơi đặt Hòm Giao Ước của Thiên Chúa. Luca so sánh cung lòng Đức Maria nơi Đức Giêsu sẽ tới cư ngụ với Hòm Giao Ước nơi đặt hai phiến đá có ghi 10 điều răn của Thiên Chúa. Như vậy nghĩa là khi quyền năng của Thiên Chúa bao trùm lên Đức Maria thì có “Thiên Chúa hiện diện ” trong Mẹ. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Maria thì vô cùng phong phú hơn sự hiện diện của Ngài trong “lều tạm”. Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Maria chính là sự hiện của Đức Giêsu bằng xương bằng thịt.
Lắng nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Sứ và Maria, ta thấy Đức Maria đã tự do đáp tiếng “Xin vâng”. Trong Hiến Chế Lumen Gentium số 56, Công Đồng Vatican II đã giải thích ý nghĩa quan trọng của câu chuyện Truyền Tin và sự ưng thuận tự do của Đức Maria: “Các thánh Giáo Phụ đã nghĩ rất đúng rằng: Thiên Chúa đã không thu dụng Đức Maria một cách thụ động, nhưng đã để Ngài tự do cộng tác vào việc cứu rỗi nhân loại, nhờ lòng tin và sự vâng phục của Ngài. Thực vậy, Thánh Irênê nói: “Chính Ngài, nhờ vâng phục, đã trở thành nguyên nhân ơn cứu độ cho bản thân Mẹ và cho toàn thể nhân loại”. Và cùng với thánh Irênê còn có rất nhiều thánh Giáo Phụ thời xưa cũng không ngần ngại giảng dạy rằng: “Nút dây đã bị thắt lại do sự bất tuân phục của bà Evà, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria; điều mà trinh nữ Evà đã buộc lại bởi cứng lòng tin, thì Trinh Nữ Maria đã tháo ra nhờ lòng tin”. Và so sánh với Evà, các Giáo phụ gọi Đức Maria là “Mẹ các sinh linh” và thường quả quyết rằng : “Bởi Evà đã có sự chết, thì nhờ Maria lại được sống”. Trong Sứ điệp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Lần Thứ 18 năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói với giới trẻ rằng: Trong biến cố Truyền Tin, Đức Maria trao ban bản tính nhân loại cho Con Thiên Chúa trong cung lòng Mẹ với lời tự do chấp nhận: “Này tôi là tôi tớ Chúa”. Dưới chân Thánh Giá, nơi thánh Gioan, Đức Maria đón nhận toàn thể nhân loại vào tâm hồn mình : “Hỡi bà, này là con bà”. Là Mẹ Thiên Chúa ngay từ lúc đầu tiên của biến cố Nhập Thể, Mẹ đã trở thành Mẹ loài người trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, Con Mẹ.
Cuộc đối thoại Truyền Tin là khoảnh khắc Thiên Chúa “bật mí” cái bí mật từ ngàn đời. Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nỗi muốn trở thành một con người giữa nhân loại. Và Thiên Chúa đã chọn Mẹ Maria là để Ngài sai Con Một đến giữa chúng ta, thực hiện chương trình cứu độ của Ngài đối với trần gian. Giây phút Mẹ tự do đáp lời “Xin vâng” là khởi đầu bình mình ơn cứu độ cho thế nhân. Một lời thật ngắn nhưng âm vang cả đời. Một lời vừa biểu lộ sự hiến dâng cộng tác tích cực, vừa thể hiện niềm yêu mến tin tưởng phó thác. Mẹ Maria đã đáp “Xin vâng” không chỉ một lần mà còn nhiều lần trong đời. Mẹ Maria mãi mãi là tấm gương cho chúng ta soi trong cuộc đối thoại lắng nghe Lời Chúa và đáp trả Lời Chúa. Thiên Chúa đã chứng tỏ nơi Mẹ điều không thể để trở nên điều có thể. Vì “cái gì cũng có thể đối với người có lòng tin” (Mc 9, 23).
4. Xin được sống khiêm nhường.
Ngắm thứ nhất Mùa Vui: Thiên thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai.Lời kinh mỗi người chúng ta dâng lên từ mầu nhiệm này là xin cho mình được sống khiêm nhường.
Đức Maria vâng lời Chúa qua trung gian của Thiên thần. Mẹ biểu lộ nhân đức khiêm nhường tuyệt vời. Vâng phục Chúa, qua “xin vâng” như lời Thiên thần truyền. Mẹ nhận mình là một người tôi tá. Rõ ràng, trong sự vâng phục, trong tiếng xin vâng của Mẹ là một niềm trông cậy. Mẹ tin tưởng phó thác cả đời sống cho Đấng đã tuyển chọn mình. Là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ nhân loại, để từ đó một cách thường hằng, Mẹ nên Hiền Mẫu chuyển cầu che chở nâng đỡ ủi an mọi người trên đường lữ thứ trần gian. Và một cách đặc biệt, Mẹ nên nguồn cậy trông cho tất cả những ai, không phân biệt lương giáo, đang gặp phải những nỗi đau trong đời như đau đớn xác thân vì bệnh tật, đau khổ tinh thần vì thất vọng thử thách, đau buồn vì cảnh gia đình tan tác hay đau thương vì nỗi vĩnh quyết chia xa hoặc đau điếng mãn tính cấp tính vì tình đời đen bạc… Hãy bền lòng cậy trông ký thác, phần còn lại là kiên tâm làm theo hướng dẫn của Mẹ.
Đức khiêm nhường là nhân đức nền tảng, từ đó mới có thể xây dựng lâu đài các nhân đức khác. Giữa lòng Mùa Chay Thánh, mừng lễ Truyền Tin, học nơi Mẹ nhân đức khiêm nhường.
Mùa Chay là mùa sám hối để canh tân. Mùa Chay là mùa đổi đời, trút bỏ đi những gì là cồng kềnh, những gì là cũ kỹ, những gì là tăm tối, những gì là tội lỗi để khoác vào đời sống của mình một tấm áo mới trong niềm tin yêu Chúa. Lòng khiêm tốn, sự vâng phục của Đức Trinh Nữ Maria là mẫu gương cho chúng ta noi theo. Luôn thưa xin vâng với Chúa trong khiêm nhường của người tôi tớ, để cảm nghiệm mình được hân hạnh cộng tác với Chúa và thấy Chúa đang làm biến chuyển tâm hồn sẵn sàng cưu mang Chúa trong tâm hồn mình. Đó là niềm vui muôn thưở của người Kitô hữu hôm nay.
Suy niệm lễ Truyền Tin Thiên Chúa Nhập Thể
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:08 23/03/2020
Suy niệm lễ Truyền Tin Thiên Chúa Nhập Thể
( Lc 1, 26-38 )
Lễ Truyền Tin là cơ hội để chúng ta nhìn vào Nagiaret hầu cảm nhận được sự hiện diện của một trinh nữ mà muôn đời khen là có phúc (x. Lc 1, 48). Thánh Augustinô viết : " Ngài đã chọn một người mẹ mà Ngài đã tạo dựng, Ngài đã tạo dựng người mẹ mà Ngài đã chọn "(x. Bài giảng 69, 3, 4).
Xem Video và nghe bài giảng
Hôm nay, chúng ta cử hành mầu nhiệm cao cả tuyệt vời đã hoàn tất cách đây hơn hai ngàn năm. Sự kiện ấy diễn ra trong không gian và thời gian : " Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đa-vít, Trinh nữ ấy tên là Maria "(Lc 1, 26-27 ). Tuy nhiên, để hiểu được những gì đã xảy ra tại Nagiaret hơn ngàn năm về trước, chúng ta lần dở lại Thư gửi tín hữu Do thái. Bản văn này thuật lại cuộc trò chuyện giữa Chúa Cha và Chúa Con về kế hoạch đời đời của Thiên Chúa. " Chúa đã không muốn hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho tôi một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội ". Nên tôi nói : " Lạy Chúa, này tôi đến để thi hành thánh ý Chúa " (Dt 10, 5-7). Như thế, vì vâng ý Chúa Cha, Ngôi Lời đến đã đến cư ngụ giữa chúng ta, dâng chính thân mình làm của lễ hy sinh vượt trên mọi hy lễ đã dâng trong Cựu Ước. Lễ hy sinh của Chúa Giêsu là lễ vĩnh viễn và hoàn hảo cứu chuộc thế gian.
Kế hoạch của Thiên Chúa dần dần được thể hiện trong Cựu Ước, lời tiên tri Isaia là bằng chứng : " Vì thế chính Chúa sẽ cho các ngươi một dấu, này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và tên con trẻ sẽ gọi là Immanuel " (Is 7, 14). Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Khi thời gian tới hồi viên mãn như đã báo trước, những lời trên được thực hiện, ngày hôm nay chúng ta cử hành với hạnh phúc và niềm vui.
Từ Abraham đến Đức Maria
Hành trình truyền tin khởi đi từ Abraham " cha chúng ta trong đức tin" (x. Rm 11, 12 ). Đưa chúng ta về Nagiaret, gặp Đức Maria nữ tử Sion thuộc dòng dõi Abraham. Hơn ai hết, Đức Maria là người có thể dạy cho chúng ta sống đức tin với " Cha chúng ta."
Abraham và Đức Maria, cả hai đều nhận được từ Thiên Chúa lời hứa tuyệt hảo. Abraham sẽ trở thành cha một cậu con trai, sinh ra một quốc gia vĩ đại. Đức Maria sẽ trở thành Mẹ Đấng Thiên Sai, Đấng Được Xức Dầu của Chúa. Sứ thần Gabriel nói, "Này Bà sẽ thụ thai, sinh một con trai [...] Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người [...] và triều đại Người sẽ vô tận " (Lc 1, 31-33).
Lời hứa của Thiên Chúa đến với Abraham và Đức Maria thật bất ngờ, làm thay đổi cuộc sống hàng ngày và đảo lộn những trật tự bình thường của hai đấng. Lời hứa ấy là hoàn toàn khổng thể đối với Abraham và Đức Maria. Sara vợ của Abraham đã lão, Maria còn trinh nữ nên đã thưa với Thiên Thần : " Việc đó xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến người nam " (Lc 1, 34).
Lời "xin vâng" của Abraham và Đức Maria
Cả Abraham và Đức Maria đều được yêu cầu trả lời "xin vâng " cho một điều mà từ trước tới nay chưa từng thấy thế bao giờ. Sara, người đàn bà son sẻ đầu tiên trong Kinh Thánh thụ thai bởi ân sủng quyền năng của Thiên Chúa, giống như người phụ nữ sau cùng là bà Elizabeth. Thiên Thần Gabriel nói về Elizabeth để trấn an Đức Maria : "Này Isave, chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già " (Lc 1, 36).
Như Abraham, Đức Maria cũng phải bước đi trong đêm tối, tin tưởng vào Đấng đã kêu gọi Maria. Tuy nhiên, câu hỏi " việc đó xảy ra thế nào được? " chứng tỏ Đức Maria đã sẵn sàng thưa " xin vâng " bất chấp mọi hoàn cảnh. Maria không đặt câu hỏi liệu lời hứa có được thực hiện hay không, nhưng chỉ hỏi việc đó xảy ra thế nào và đã thưa : "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền" (Lc 1, 38). Với những lời trên, Đức Maria chứng tỏ mình là nữ tử thuộc dòng dõi Abraham đã trở thành Mẹ Chúa Kitô và Mẹ của tất cả các những người tin.
Để hiểu rõ hơn mầu nhiệm này, chúng ta nhìn lại hành trình của Abraham khi đón ba vị khách lạ vào nhà mình (x. St 18, 1-5) ông đã nhận được lời hứa. Cuộc gặp gỡ nhiệm mầu ấy báo trước buổi Truyền Tin cho Đức Maria. Sự hiệp thông giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần lôi kéo Mẹ. Nhờ lời thưa "xin vâng" của Đức Maria tại Nagiaret mà mầu nhiệm Nhập Thể hoàn tất cuộc gặp gỡ của Abraham với Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta hát mừng người nữ " đem vầng hồng rực rỡ xuống trần gian" ( Hymne Ave Regina Caelorum).
Chúng ta xin gì cùng Mẹ Thiên Chúa?
Chúng ta cầu xin cho mọi người trong "Năm Thánh" này được đối mới về đức tin, đổi mới cách sống Đạo không chỉ chung chung, nhưng là một đức tin có ý thức và can đảm tuyên xưng như vẫn đọc trong Kinh Tin Kính : "Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người " đồng thời quyết tâm nên thánh.
Tại Nagiaret, Chúa Giêsu " đã ngày càng tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người ta" ( Lc 2, 52 ). Chúng ta xin Thánh Gia để bảo vệ tất cả các gia đình khỏi các mối đe dọa hiện nay đang đè nặng trên các gia đình. Chúng ta phó thác cho Chúa tất cả những ai đang nỗ lực bảo vệ sự sống và cổ võ việc tôn trọng phẩm giá con người. Chúng ta cũng phó dâng cho Chúa các gia đình trên thế giới và cả nhân loại đang trong ơn dịch bệnh cho Mẹ Maria.
Tại Nagiaret, nơi Chúa Giêsu khởi đầu sứ vụ công khai, chúng ta xin Đức Maria giúp Hội Thánh rao giảng "Tin Mừng " khắp mọi nơi. Trong " Năm Nên Thánh" này, chúng ta xin Mẹ dạy chúng ta biết sống khiêm nhường, vâng phục với niềm vui.
Ước gì trên hành trình dương thế, chúng ta đang đi có Mẹ Maria đồng hành, nhờ lời " xin vâng " của Mẹ lúc Truyền Tin, ơn cứu rỗi đã mở ra cho nhân loại. Chúng ta có thể thư " xin vâng " với Chúa Kitô, ngõ hầu toàn thể nhân loại "giao hòa với Thiên Chúa. " Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
( Lc 1, 26-38 )
Lễ Truyền Tin là cơ hội để chúng ta nhìn vào Nagiaret hầu cảm nhận được sự hiện diện của một trinh nữ mà muôn đời khen là có phúc (x. Lc 1, 48). Thánh Augustinô viết : " Ngài đã chọn một người mẹ mà Ngài đã tạo dựng, Ngài đã tạo dựng người mẹ mà Ngài đã chọn "(x. Bài giảng 69, 3, 4).
Xem Video và nghe bài giảng
Hôm nay, chúng ta cử hành mầu nhiệm cao cả tuyệt vời đã hoàn tất cách đây hơn hai ngàn năm. Sự kiện ấy diễn ra trong không gian và thời gian : " Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đa-vít, Trinh nữ ấy tên là Maria "(Lc 1, 26-27 ). Tuy nhiên, để hiểu được những gì đã xảy ra tại Nagiaret hơn ngàn năm về trước, chúng ta lần dở lại Thư gửi tín hữu Do thái. Bản văn này thuật lại cuộc trò chuyện giữa Chúa Cha và Chúa Con về kế hoạch đời đời của Thiên Chúa. " Chúa đã không muốn hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho tôi một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội ". Nên tôi nói : " Lạy Chúa, này tôi đến để thi hành thánh ý Chúa " (Dt 10, 5-7). Như thế, vì vâng ý Chúa Cha, Ngôi Lời đến đã đến cư ngụ giữa chúng ta, dâng chính thân mình làm của lễ hy sinh vượt trên mọi hy lễ đã dâng trong Cựu Ước. Lễ hy sinh của Chúa Giêsu là lễ vĩnh viễn và hoàn hảo cứu chuộc thế gian.
Kế hoạch của Thiên Chúa dần dần được thể hiện trong Cựu Ước, lời tiên tri Isaia là bằng chứng : " Vì thế chính Chúa sẽ cho các ngươi một dấu, này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và tên con trẻ sẽ gọi là Immanuel " (Is 7, 14). Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Khi thời gian tới hồi viên mãn như đã báo trước, những lời trên được thực hiện, ngày hôm nay chúng ta cử hành với hạnh phúc và niềm vui.
Từ Abraham đến Đức Maria
Hành trình truyền tin khởi đi từ Abraham " cha chúng ta trong đức tin" (x. Rm 11, 12 ). Đưa chúng ta về Nagiaret, gặp Đức Maria nữ tử Sion thuộc dòng dõi Abraham. Hơn ai hết, Đức Maria là người có thể dạy cho chúng ta sống đức tin với " Cha chúng ta."
Abraham và Đức Maria, cả hai đều nhận được từ Thiên Chúa lời hứa tuyệt hảo. Abraham sẽ trở thành cha một cậu con trai, sinh ra một quốc gia vĩ đại. Đức Maria sẽ trở thành Mẹ Đấng Thiên Sai, Đấng Được Xức Dầu của Chúa. Sứ thần Gabriel nói, "Này Bà sẽ thụ thai, sinh một con trai [...] Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người [...] và triều đại Người sẽ vô tận " (Lc 1, 31-33).
Lời hứa của Thiên Chúa đến với Abraham và Đức Maria thật bất ngờ, làm thay đổi cuộc sống hàng ngày và đảo lộn những trật tự bình thường của hai đấng. Lời hứa ấy là hoàn toàn khổng thể đối với Abraham và Đức Maria. Sara vợ của Abraham đã lão, Maria còn trinh nữ nên đã thưa với Thiên Thần : " Việc đó xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến người nam " (Lc 1, 34).
Lời "xin vâng" của Abraham và Đức Maria
Cả Abraham và Đức Maria đều được yêu cầu trả lời "xin vâng " cho một điều mà từ trước tới nay chưa từng thấy thế bao giờ. Sara, người đàn bà son sẻ đầu tiên trong Kinh Thánh thụ thai bởi ân sủng quyền năng của Thiên Chúa, giống như người phụ nữ sau cùng là bà Elizabeth. Thiên Thần Gabriel nói về Elizabeth để trấn an Đức Maria : "Này Isave, chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già " (Lc 1, 36).
Như Abraham, Đức Maria cũng phải bước đi trong đêm tối, tin tưởng vào Đấng đã kêu gọi Maria. Tuy nhiên, câu hỏi " việc đó xảy ra thế nào được? " chứng tỏ Đức Maria đã sẵn sàng thưa " xin vâng " bất chấp mọi hoàn cảnh. Maria không đặt câu hỏi liệu lời hứa có được thực hiện hay không, nhưng chỉ hỏi việc đó xảy ra thế nào và đã thưa : "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền" (Lc 1, 38). Với những lời trên, Đức Maria chứng tỏ mình là nữ tử thuộc dòng dõi Abraham đã trở thành Mẹ Chúa Kitô và Mẹ của tất cả các những người tin.
Để hiểu rõ hơn mầu nhiệm này, chúng ta nhìn lại hành trình của Abraham khi đón ba vị khách lạ vào nhà mình (x. St 18, 1-5) ông đã nhận được lời hứa. Cuộc gặp gỡ nhiệm mầu ấy báo trước buổi Truyền Tin cho Đức Maria. Sự hiệp thông giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần lôi kéo Mẹ. Nhờ lời thưa "xin vâng" của Đức Maria tại Nagiaret mà mầu nhiệm Nhập Thể hoàn tất cuộc gặp gỡ của Abraham với Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta hát mừng người nữ " đem vầng hồng rực rỡ xuống trần gian" ( Hymne Ave Regina Caelorum).
Chúng ta xin gì cùng Mẹ Thiên Chúa?
Chúng ta cầu xin cho mọi người trong "Năm Thánh" này được đối mới về đức tin, đổi mới cách sống Đạo không chỉ chung chung, nhưng là một đức tin có ý thức và can đảm tuyên xưng như vẫn đọc trong Kinh Tin Kính : "Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người " đồng thời quyết tâm nên thánh.
Tại Nagiaret, Chúa Giêsu " đã ngày càng tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người ta" ( Lc 2, 52 ). Chúng ta xin Thánh Gia để bảo vệ tất cả các gia đình khỏi các mối đe dọa hiện nay đang đè nặng trên các gia đình. Chúng ta phó thác cho Chúa tất cả những ai đang nỗ lực bảo vệ sự sống và cổ võ việc tôn trọng phẩm giá con người. Chúng ta cũng phó dâng cho Chúa các gia đình trên thế giới và cả nhân loại đang trong ơn dịch bệnh cho Mẹ Maria.
Tại Nagiaret, nơi Chúa Giêsu khởi đầu sứ vụ công khai, chúng ta xin Đức Maria giúp Hội Thánh rao giảng "Tin Mừng " khắp mọi nơi. Trong " Năm Nên Thánh" này, chúng ta xin Mẹ dạy chúng ta biết sống khiêm nhường, vâng phục với niềm vui.
Ước gì trên hành trình dương thế, chúng ta đang đi có Mẹ Maria đồng hành, nhờ lời " xin vâng " của Mẹ lúc Truyền Tin, ơn cứu rỗi đã mở ra cho nhân loại. Chúng ta có thể thư " xin vâng " với Chúa Kitô, ngõ hầu toàn thể nhân loại "giao hòa với Thiên Chúa. " Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:20 23/03/2020
28. Nơi người nghèo, con cho Đức Chúa Giê-su áo mặc; nơi người bệnh, con thăm hỏi Đức Chúa Giê-su; nơi người đói khổ, con phụng dưỡng Đức Chúa Giê-su; nơi người không có nhà cửa, con đón tiếp Ngài.
(Thánh Jerome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:28 23/03/2020
75. KHÔNG CẦN ĐI THI
Có một học sinh hiệu là Văn Bàng, văn chương bút pháp đều quá tệ.
Gặp kỳ thi, Dụ Hoa Lệ khuyên Văn Bàng không nên tham gia, Văn Bàng không biết mình ngu nên kinh ngạc hỏi nguyên nhân tại sao.
Du Hoa Lệ nói:
- “Tưởng tượng anh làm văn chương, dù cho có tài thư pháp của nhà họa sĩ đại tài Văn Trưng Minh viết thì cũng vô dụng, hoặc coi như anh có tài văn của đại học sĩ Vương Thụ Khê để anh viết ra thì cũng không được hoàn toàn và người ta không buồn coi văn của anh. Tôi e rằng chỉ chỉ có cách truất chức mà không thu nhận anh, như thế vẫn còn chưa đủ để loại bỏ nghiệp chướng do cái văn chương xấu xí ấy tạo ra sao?”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 75:
Thường người ngoài cuộc thì sáng suốt hơn người trong cuộc, văn chương mình viết thì mình cho là hay nhưng người khác đọc chán đến buồn ngủ, thì quả là ở nhà quét nhà...cho vợ e rằng tốt hơn là đi thi để làm trạng nguyên...
Người khách quan là người thấy sự việc sao thì nói vậy, nên nó khác với người bàng quan cứ làm ngơ trước những chuyện ngược đời xảy ra trong cộng đoàn, nơi bân bè của mình...
Đức Chúa Giê-su không làm người bàng quan nên Ngài đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ (Mt 21, 12-17), Ngài cũng không dửng dưng trước những đau khổ của mọi người; thánh Gioan Tẩy Giả cũng không làm người bàng quan trước những việc làm của vua Hêrođê (Mt 14, 4. Mc 6, 18)nên phải trả giá là bị tống ngục và bị chém đầu.
Bạn bè khuyên bảo mình vì bạn bè khách quan nhìn mình không thể làm được việc quá sức của mình, đó là bạn tốt; bạn bè khuyên mình vì biết những điều làm là không phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su, hoặc việc mình làm là có hại cho mình cũng như cho mọi người... Tất cả những lời khuyên của bạn bè đều là có ý tốt cho mình, quan trọng là mình có giận có hờn với người khuyên bảo mình không mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một học sinh hiệu là Văn Bàng, văn chương bút pháp đều quá tệ.
Gặp kỳ thi, Dụ Hoa Lệ khuyên Văn Bàng không nên tham gia, Văn Bàng không biết mình ngu nên kinh ngạc hỏi nguyên nhân tại sao.
Du Hoa Lệ nói:
- “Tưởng tượng anh làm văn chương, dù cho có tài thư pháp của nhà họa sĩ đại tài Văn Trưng Minh viết thì cũng vô dụng, hoặc coi như anh có tài văn của đại học sĩ Vương Thụ Khê để anh viết ra thì cũng không được hoàn toàn và người ta không buồn coi văn của anh. Tôi e rằng chỉ chỉ có cách truất chức mà không thu nhận anh, như thế vẫn còn chưa đủ để loại bỏ nghiệp chướng do cái văn chương xấu xí ấy tạo ra sao?”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 75:
Thường người ngoài cuộc thì sáng suốt hơn người trong cuộc, văn chương mình viết thì mình cho là hay nhưng người khác đọc chán đến buồn ngủ, thì quả là ở nhà quét nhà...cho vợ e rằng tốt hơn là đi thi để làm trạng nguyên...
Người khách quan là người thấy sự việc sao thì nói vậy, nên nó khác với người bàng quan cứ làm ngơ trước những chuyện ngược đời xảy ra trong cộng đoàn, nơi bân bè của mình...
Đức Chúa Giê-su không làm người bàng quan nên Ngài đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ (Mt 21, 12-17), Ngài cũng không dửng dưng trước những đau khổ của mọi người; thánh Gioan Tẩy Giả cũng không làm người bàng quan trước những việc làm của vua Hêrođê (Mt 14, 4. Mc 6, 18)nên phải trả giá là bị tống ngục và bị chém đầu.
Bạn bè khuyên bảo mình vì bạn bè khách quan nhìn mình không thể làm được việc quá sức của mình, đó là bạn tốt; bạn bè khuyên mình vì biết những điều làm là không phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su, hoặc việc mình làm là có hại cho mình cũng như cho mọi người... Tất cả những lời khuyên của bạn bè đều là có ý tốt cho mình, quan trọng là mình có giận có hờn với người khuyên bảo mình không mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thực ra các chính phủ ở Úc có ra lệnh đóng cửa các nơi thờ phượng hay không
Vũ Văn An
04:23 23/03/2020
Trong tình thế đầy hoang mang hiện nay, nhiều người vẫn dã tâm hoặc vô tình tung ra nhiều tin giả hoặc không kiểm chứng khiến người ta đã hoảng sợ càng hoảng sợ hơn nữa. Bầu khí hoang mang này cũng khiến nhiều người quên cả việc đọc các bản tin hay các thông báo của các cơ quan hữu trách một cách kỹ càng cẩn thận. Bởi thế, sau khi nghe Thủ Tướng Scott Morrison của Úc loan báo các hạn chế do ông và các thủ hiến cũng như các chánh bộ trưởng (chief minister) của các tiểu bang và lãnh thổ đưa ra trong hai phiên họp hôm qua và hôm nay, nhiều nguồn tin cho hay các nơi thờ phượng, trong đó có các nhà thờ Công Giáo bị đóng cửa kể từ ngày 23 tháng 3.
Thực ra không hẳn như thế. Theo bản tin của Paul Johnson thuộc hệ thống ABC News, thì Ông Scott Morrison nói rằng: không có chuyện “lockdown”. Xin trích dẫn Johnson: Thủ Tướng: không yêu cầu người Úc phải ở trong nhà. Ông Morrison nói rằng “chúng tôi sẽ không áp đặt các vụ ‘lock downs’ bắt mọi người ở trong nhà họ, không được đi đâu. Đó không phải là biện pháp được xem xét vào lúc này. Và không có lý do nào để bất cứ ai làm việc đó”.
Còn về các hạn chế do thủ tướng, các thủ hiến và chánh bộ trưởng nhất loạt đưa ra, Johnson liệt kê theo chính lời Ông Morrison như sau:
“...Giai đoạn I sẽ thấy các nơi đóng kín, cho các cuộc tụ họp tại các phương tiện này, sẽ bị đóng cửa kể từ trưa ngày mai.
“Các câu lạc bộ có đăng ký và được phép bán rượu, các cơ sở được phép bán rượu trong các khách sạn và quán rượu. Nghĩa là trong các khu được phép bán rượu, chứ không phải ở các khu phòng trọ.
“Các chỗ tiêu khiển và rạp chiếu bóng, sòng bài và hộp đêm. Các nhà hàng và quán càphê bị giới hạn chỉ bán hàng 'takeway' (để mang đi) thôi.
“Các cơ sở thể thao trong nhà, các nơi thờ phượng, các chỗ vây kín cho các đám tang và những điều có bản chất như thế sẽ phải tuân theo một cách nghiêm ngặt qui định 4 mét vuông, một qui định sẽ được chấp pháp”.
Các cơ sở cuối cùng nói trên đây được nhiều người hiểu là vẫn được phép mở với điều kiện nghiêm ngặt là phải tuân thủ qui định mỗi người tham dự có không gian 4 mét vuông, và nếu ở bên trong, thì số người không quá 100. Tuy nhiên, trong phần tổng kết của họ, ABC News đơn thuần cho hay “Các câu lạc bộ được phép bán rượu, các quán rượu, rạp chiếu bóng, sòng bài, hộp đêm và các nơi thờ phượng phải đóng cửa từ trưa ngày mai”.
Và phần đông các đài truyền hình, khi đưa tin, đều đồng loạt cho hay các nơi thờ phượng sẽ bị đóng cửa từ trưa hôm nay, 23 tháng 3. Chúng tôi cho rằng loan tin như thế là thiếu nghiên cứu thận trọng. Vì theo Thông Cáo Báo Chí của Phủ Thủ Tướng Úc, cũng do ABC News phổ biến, thì các nơi ấy vẫn được mở cửa với các hạn chế mới, nghiêm ngặt hơn. Thông Cáo ấy có đoạn như sau: “Các phương tiện sau đây sẽ không được mở cửa từ trưa giờ địa phương ngày 23 tháng Ba năm 2020:
“.......
“Các cuộc tụ tập tôn giáo, các nơi thờ phượng hay đám tang (ở những nơi đóng kín và khác hơn những nhóm rất nhỏ và là những nơi qui định mỗi người 4 mét vuông được áp dụng...”.
Như thế, hiển nhiên, “những nhóm rất nhỏ” thuộc các cuộc tụ tập tôn giáo và nơi thờ phượng hoặc đám tang, vẫn được phép tiến hành.
Nhưng “rất nhỏ” ở đây có nghĩa gì, gồm bao nhiêu người? Câu hỏi này, một cách không chính thức, đã được Hội Đồng Nghĩa Trang Đô Thị (Metropolitan Cemeteries Board) Tây Úc giải đáp trong văn thư gửi các giám đốc nhà quàn của Tiểu Bang: con số người tham dự lễ tang không được quá 50 người.
Chúng tôi dè dặt loan tin con số dưới 50 người vì thực ra lá thư ấy đề ngày 16 tháng Ba, năm 2020, trước tuyên bố của Thủ Tướng Scott Morrison 6 ngày. Tuy nhiên, “những nhóm rất nhỏ” thuộc các cuộc tụ tập tôn giáo và nơi thờ phượng hoặc đám tang được phép sinh hoạt trong các nơi đóng kín là một sự kiện được chính Phủ Thủ Tướng Úc xác nhận bằng văn bản. Đóng cửa nhà thờ và các cuộc tụ tập tôn giáo cũng như các đám tang tại các nơi đóng kín chưa phải là một sự kiện, cho đến nay.
Cho đến nay, chúng tôi chưa nhận được soi sáng nào về phía giáo quyền Úc. Khi có tin, chúng tôi sẽ cập nhật hóa.
Thư mục vụ của Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, Sydney
Tiếp theo phân tích trên đây, chúng tôi vừa nhận được Thư Mục Vụ của Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher gửi hàng giáo sĩ và giáo dân của Tổng Giáo Phận Sydney trong đó ngài nói rõ: "Với một tâm hồn nặng chĩu, tôi xin loan báo rằng các giới hạn mới của liên bang và tiểu bang về những nơi công cộng, mọi thánh lễ công cộng và các việc sùng kính cộng đoàn khác, dù là ở bên trong hay ở bên ngoài, đều bị đình hoãn trong Tổng Giáo phận Sydney kể từ trưa nay cho tới khi có thông báo mới".
Lá thư cũng cho hay "việc minh xác đã nhận được từ chính phủ cho hay, ít nhất tại New South Wales, mọi nhà thờ phải bị đóng cửa, dù để cầu nguyện riêng". Kiểu nói "các nhóm rất nhỏ" có thể có nghĩa là các giám mục và linh mục có thể dùng nhà thờ chính tòa hay nhà thò giáo xứ để cử hành thánh lễ tư và có thể "livestream" buổi lễ. Nghĩa thứ hai, "cũng có luật trừ rộng... cho các cộng đồng hẻo lánh, nhưng không áp dụng cho Tổng Giáo phận Sydney". Đàng khác, Thư Mục vụ thêm: "các thánh lễ tư, các buổi cầu nguyện tư hay các hoạt động tôn giáo khác 'cho những nhóm rất nhỏ' tại các tư gia dường như được phép, miễn là tôn trọng qui định 4 thước vuông cho mỗi người". Thư mục vụ cho hay "Ngay khi tôi có thể được minh xác nhiều hơn về những gì được phép trong phạm vi này, tôi sẽ chia sẻ với anh chị em".
Có hai trường hợp trừ được Thư Mục Vụ xác quyết: đám cưới và đám tang được cử hành với "những nhóm rất nhỏ".
Thực ra không hẳn như thế. Theo bản tin của Paul Johnson thuộc hệ thống ABC News, thì Ông Scott Morrison nói rằng: không có chuyện “lockdown”. Xin trích dẫn Johnson: Thủ Tướng: không yêu cầu người Úc phải ở trong nhà. Ông Morrison nói rằng “chúng tôi sẽ không áp đặt các vụ ‘lock downs’ bắt mọi người ở trong nhà họ, không được đi đâu. Đó không phải là biện pháp được xem xét vào lúc này. Và không có lý do nào để bất cứ ai làm việc đó”.
Còn về các hạn chế do thủ tướng, các thủ hiến và chánh bộ trưởng nhất loạt đưa ra, Johnson liệt kê theo chính lời Ông Morrison như sau:
“...Giai đoạn I sẽ thấy các nơi đóng kín, cho các cuộc tụ họp tại các phương tiện này, sẽ bị đóng cửa kể từ trưa ngày mai.
“Các câu lạc bộ có đăng ký và được phép bán rượu, các cơ sở được phép bán rượu trong các khách sạn và quán rượu. Nghĩa là trong các khu được phép bán rượu, chứ không phải ở các khu phòng trọ.
“Các chỗ tiêu khiển và rạp chiếu bóng, sòng bài và hộp đêm. Các nhà hàng và quán càphê bị giới hạn chỉ bán hàng 'takeway' (để mang đi) thôi.
“Các cơ sở thể thao trong nhà, các nơi thờ phượng, các chỗ vây kín cho các đám tang và những điều có bản chất như thế sẽ phải tuân theo một cách nghiêm ngặt qui định 4 mét vuông, một qui định sẽ được chấp pháp”.
Các cơ sở cuối cùng nói trên đây được nhiều người hiểu là vẫn được phép mở với điều kiện nghiêm ngặt là phải tuân thủ qui định mỗi người tham dự có không gian 4 mét vuông, và nếu ở bên trong, thì số người không quá 100. Tuy nhiên, trong phần tổng kết của họ, ABC News đơn thuần cho hay “Các câu lạc bộ được phép bán rượu, các quán rượu, rạp chiếu bóng, sòng bài, hộp đêm và các nơi thờ phượng phải đóng cửa từ trưa ngày mai”.
Và phần đông các đài truyền hình, khi đưa tin, đều đồng loạt cho hay các nơi thờ phượng sẽ bị đóng cửa từ trưa hôm nay, 23 tháng 3. Chúng tôi cho rằng loan tin như thế là thiếu nghiên cứu thận trọng. Vì theo Thông Cáo Báo Chí của Phủ Thủ Tướng Úc, cũng do ABC News phổ biến, thì các nơi ấy vẫn được mở cửa với các hạn chế mới, nghiêm ngặt hơn. Thông Cáo ấy có đoạn như sau: “Các phương tiện sau đây sẽ không được mở cửa từ trưa giờ địa phương ngày 23 tháng Ba năm 2020:
“.......
“Các cuộc tụ tập tôn giáo, các nơi thờ phượng hay đám tang (ở những nơi đóng kín và khác hơn những nhóm rất nhỏ và là những nơi qui định mỗi người 4 mét vuông được áp dụng...”.
Như thế, hiển nhiên, “những nhóm rất nhỏ” thuộc các cuộc tụ tập tôn giáo và nơi thờ phượng hoặc đám tang, vẫn được phép tiến hành.
Nhưng “rất nhỏ” ở đây có nghĩa gì, gồm bao nhiêu người? Câu hỏi này, một cách không chính thức, đã được Hội Đồng Nghĩa Trang Đô Thị (Metropolitan Cemeteries Board) Tây Úc giải đáp trong văn thư gửi các giám đốc nhà quàn của Tiểu Bang: con số người tham dự lễ tang không được quá 50 người.
Chúng tôi dè dặt loan tin con số dưới 50 người vì thực ra lá thư ấy đề ngày 16 tháng Ba, năm 2020, trước tuyên bố của Thủ Tướng Scott Morrison 6 ngày. Tuy nhiên, “những nhóm rất nhỏ” thuộc các cuộc tụ tập tôn giáo và nơi thờ phượng hoặc đám tang được phép sinh hoạt trong các nơi đóng kín là một sự kiện được chính Phủ Thủ Tướng Úc xác nhận bằng văn bản. Đóng cửa nhà thờ và các cuộc tụ tập tôn giáo cũng như các đám tang tại các nơi đóng kín chưa phải là một sự kiện, cho đến nay.
Cho đến nay, chúng tôi chưa nhận được soi sáng nào về phía giáo quyền Úc. Khi có tin, chúng tôi sẽ cập nhật hóa.
Thư mục vụ của Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, Sydney
Tiếp theo phân tích trên đây, chúng tôi vừa nhận được Thư Mục Vụ của Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher gửi hàng giáo sĩ và giáo dân của Tổng Giáo Phận Sydney trong đó ngài nói rõ: "Với một tâm hồn nặng chĩu, tôi xin loan báo rằng các giới hạn mới của liên bang và tiểu bang về những nơi công cộng, mọi thánh lễ công cộng và các việc sùng kính cộng đoàn khác, dù là ở bên trong hay ở bên ngoài, đều bị đình hoãn trong Tổng Giáo phận Sydney kể từ trưa nay cho tới khi có thông báo mới".
Lá thư cũng cho hay "việc minh xác đã nhận được từ chính phủ cho hay, ít nhất tại New South Wales, mọi nhà thờ phải bị đóng cửa, dù để cầu nguyện riêng". Kiểu nói "các nhóm rất nhỏ" có thể có nghĩa là các giám mục và linh mục có thể dùng nhà thờ chính tòa hay nhà thò giáo xứ để cử hành thánh lễ tư và có thể "livestream" buổi lễ. Nghĩa thứ hai, "cũng có luật trừ rộng... cho các cộng đồng hẻo lánh, nhưng không áp dụng cho Tổng Giáo phận Sydney". Đàng khác, Thư Mục vụ thêm: "các thánh lễ tư, các buổi cầu nguyện tư hay các hoạt động tôn giáo khác 'cho những nhóm rất nhỏ' tại các tư gia dường như được phép, miễn là tôn trọng qui định 4 thước vuông cho mỗi người". Thư mục vụ cho hay "Ngay khi tôi có thể được minh xác nhiều hơn về những gì được phép trong phạm vi này, tôi sẽ chia sẻ với anh chị em".
Có hai trường hợp trừ được Thư Mục Vụ xác quyết: đám cưới và đám tang được cử hành với "những nhóm rất nhỏ".
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cầu nguyện cho các gia đình đang gặp khó khăn kinh tế vì đại dịch coronavirus
Đặng Tự Do
04:58 23/03/2020
Lúc 7 sáng thứ Hai 23 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế do dịch bệnh coronavirus gây ra.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang gặp khó khăn kinh tế vì đại dịch này, vì họ không thể làm việc. Tất cả những điều này ảnh hưởng đến các gia đình. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang phải lao đao về vấn đề này.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đề cập đến đức tin, sự bền đỗ và lòng can đảm như các điều kiện thiết yếu để có thể cầu nguyện. Đức Thánh Cha đã phân tích các điều kiện này dựa trên bài Tin mừng trong ngày nói về sự chữa lành cho người con trai của một quan chức nhà vua ở Cana, Galilêa (Ga 4: 43-54).
PHÚC ÂM: Ga 4: 43-54
“Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ Samaria mà đến Galilêa. Chính Người đã nói: “Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình”. Khi Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ.
Người trở lại Cana xứ Galilêa, nơi Người đã biến nước thành rượu. Bấy giờ có một quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt. Ðược tin Chúa Giêsu đã bỏ Giuđêa đến Galilêa, ông đến tìm Người và xin Người xuống chữa con ông sắp chết. Chúa Giêsu bảo ông: “Nếu các ông không thấy những phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin”. Viên quan chức trình lại Người: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết”. Chúa Giêsu bảo ông: “Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”. Ông tin lời Chúa Giêsu nói và trở về.
Khi xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: “Hôm qua lúc bảy giờ cậu hết sốt”. Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông: “Con ông mạnh rồi”, nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin. Ðó là phép lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Sau khi cầu xin Chúa Giêsu chữa cho con trai mình, viên quan chức đã bị Chúa quở trách một chút, Chúa quở trách mọi người – bao gồm cả ông ấy. Thay vì giữ im lặng, vị quan chức vẫn tiếp tục khẩn khoản, ông nói “Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết”. Nhờ thái độ khẩn khoản này, ông nhận được sự bảo đảm từ Chúa Giêsu rằng con ông sẽ sống.
Qua câu chuyện này, chúng ta thấy đức tin là yêu cầu đầu tiên cho những lời cầu nguyện thực sự của người tín hữu Kitô.
Nhiều lần chúng ta chỉ cầu nguyện bằng môi miệng chứ không xuất phát từ đức tin trong tim, hay đó chỉ là một đức tin yếu đuối.
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến một ví dụ khác về người cha có đứa con bị quỷ câm ám là người đã cầu xin Chúa gia tăng đức tin, sau khi Chúa Giêsu nói với ông rằng mọi thứ đều có thể đối với những người có đức tin (Mc 9:23).
Đức tin và lời cầu nguyện; cầu nguyện với đức tin. Tôi cầu nguyện với đức tin hay tôi chỉ lặp lại theo thói quen. Chúng ta hãy chú ý để khi chúng ta cầu nguyện chúng ta không rơi vào thói quen, mà không nhận thức được rằng Chúa đang ở đây, rằng tôi đang nói chuyện với Chúa và Ngài có thể giải quyết các vấn đề.
Yêu cầu thứ hai là sự bền đỗ. Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta điều này.
Một số người cầu xin nhưng không nhận được ân sủng. Họ không có lòng bền đỗ vì sâu thẳm bên trong họ không cần điều họ kêu xin hoặc họ không có niềm tin.
Đức Thánh Cha đã trích dẫn các dụ ngôn trong đó Chúa Giêsu dạy chúng ta bền đỗ đến cùng: chẳng hạn câu chuyện người kia đánh thức hàng xóm của mình vào giữa đêm để xin mấy chiếc bánh, và bà góa khẩn khoản kêu nài trước vị thẩm phán bất công.
Đức tin và sự bền đỗ đi cùng nhau bởi vì nếu anh chị em có niềm tin, anh chị em chắc chắn rằng Chúa sẽ ban cho anh chị em những gì anh chị em đang cầu xin. Nếu Chúa khiến anh chị em chờ đợi, hãy gõ và gõ và gõ. Cuối cùng, Chúa sẽ ban ân sủng cho anh chị em.
Nếu Chúa khiến chúng ta chờ đợi, ấy là vì thiện ích của chúng ta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa luôn đón nhận rất nghiêm chỉnh lời cầu nguyện của chúng ta.
Chúa muốn chúng ta cầu nguyện với lòng can đảm. Đây là yêu cầu thứ ba.
Có người sẽ nghĩ: Can đảm có cần thiết khi cầu nguyện không? Để có thể đứng trước mặt Chúa: vâng, can đảm là cần thiết. Nó gần như luôn luôn là cần thiết. Tôi không muốn đưa ra một điều dị giáo, nhưng gần như chúng ta đang đe dọa Chúa. Ông Môisê đã tỏ can đảm trước mặt Chúa khi Chúa muốn tiêu diệt dân tộc ông. Sự can đảm của Ápraham khi ông thương lượng để cứu dân thành Sôđôm. Ông lại gần và thưa: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có năm mươi người lành, chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không dung thứ cho thành đó, vì năm mươi người lành trong đó sao?” Sau đó, ông can đảm kèo nài cùng Chúa. Nếu có 30 thì sao? Nếu có 20 thì sao? Thật là can đảm. Đức tính can đảm này rất cần thiết, không chỉ đối với các công việc tông đồ, mà còn với lời cầu nguyện.
Để kết luận bài giảng của ngài, Đức Thánh Cha đã suy tư về những gì chúng ta đang trải qua trong những ngày này.
Đức tin, sự bền đỗ và lòng can đảm. Trong những ngày này, chúng ta cần phải cầu nguyện nhiều hơn. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể cầu nguyện như thế này. Đó là với một đức tin vững mạnh rằng Chúa có thể can thiệp; và với sự bền đỗ và lòng can đảm rằng Chúa không bao giờ lừa dối. Ngài có thể khiến chúng ta phải chờ đợi. Ngài có thể thong thả. Nhưng Ngài không bao giờ lừa dối. Anh chị em hãy có niềm tin, sự bền đỗ và lòng can đảm.
Source:Vatican NewsPope Francis prays for families facing financial problems
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế do dịch bệnh coronavirus gây ra.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang gặp khó khăn kinh tế vì đại dịch này, vì họ không thể làm việc. Tất cả những điều này ảnh hưởng đến các gia đình. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang phải lao đao về vấn đề này.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đề cập đến đức tin, sự bền đỗ và lòng can đảm như các điều kiện thiết yếu để có thể cầu nguyện. Đức Thánh Cha đã phân tích các điều kiện này dựa trên bài Tin mừng trong ngày nói về sự chữa lành cho người con trai của một quan chức nhà vua ở Cana, Galilêa (Ga 4: 43-54).
PHÚC ÂM: Ga 4: 43-54
“Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ Samaria mà đến Galilêa. Chính Người đã nói: “Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình”. Khi Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ.
Người trở lại Cana xứ Galilêa, nơi Người đã biến nước thành rượu. Bấy giờ có một quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt. Ðược tin Chúa Giêsu đã bỏ Giuđêa đến Galilêa, ông đến tìm Người và xin Người xuống chữa con ông sắp chết. Chúa Giêsu bảo ông: “Nếu các ông không thấy những phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin”. Viên quan chức trình lại Người: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết”. Chúa Giêsu bảo ông: “Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”. Ông tin lời Chúa Giêsu nói và trở về.
Khi xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: “Hôm qua lúc bảy giờ cậu hết sốt”. Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông: “Con ông mạnh rồi”, nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin. Ðó là phép lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Sau khi cầu xin Chúa Giêsu chữa cho con trai mình, viên quan chức đã bị Chúa quở trách một chút, Chúa quở trách mọi người – bao gồm cả ông ấy. Thay vì giữ im lặng, vị quan chức vẫn tiếp tục khẩn khoản, ông nói “Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết”. Nhờ thái độ khẩn khoản này, ông nhận được sự bảo đảm từ Chúa Giêsu rằng con ông sẽ sống.
Qua câu chuyện này, chúng ta thấy đức tin là yêu cầu đầu tiên cho những lời cầu nguyện thực sự của người tín hữu Kitô.
Nhiều lần chúng ta chỉ cầu nguyện bằng môi miệng chứ không xuất phát từ đức tin trong tim, hay đó chỉ là một đức tin yếu đuối.
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến một ví dụ khác về người cha có đứa con bị quỷ câm ám là người đã cầu xin Chúa gia tăng đức tin, sau khi Chúa Giêsu nói với ông rằng mọi thứ đều có thể đối với những người có đức tin (Mc 9:23).
Đức tin và lời cầu nguyện; cầu nguyện với đức tin. Tôi cầu nguyện với đức tin hay tôi chỉ lặp lại theo thói quen. Chúng ta hãy chú ý để khi chúng ta cầu nguyện chúng ta không rơi vào thói quen, mà không nhận thức được rằng Chúa đang ở đây, rằng tôi đang nói chuyện với Chúa và Ngài có thể giải quyết các vấn đề.
Yêu cầu thứ hai là sự bền đỗ. Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta điều này.
Một số người cầu xin nhưng không nhận được ân sủng. Họ không có lòng bền đỗ vì sâu thẳm bên trong họ không cần điều họ kêu xin hoặc họ không có niềm tin.
Đức Thánh Cha đã trích dẫn các dụ ngôn trong đó Chúa Giêsu dạy chúng ta bền đỗ đến cùng: chẳng hạn câu chuyện người kia đánh thức hàng xóm của mình vào giữa đêm để xin mấy chiếc bánh, và bà góa khẩn khoản kêu nài trước vị thẩm phán bất công.
Đức tin và sự bền đỗ đi cùng nhau bởi vì nếu anh chị em có niềm tin, anh chị em chắc chắn rằng Chúa sẽ ban cho anh chị em những gì anh chị em đang cầu xin. Nếu Chúa khiến anh chị em chờ đợi, hãy gõ và gõ và gõ. Cuối cùng, Chúa sẽ ban ân sủng cho anh chị em.
Nếu Chúa khiến chúng ta chờ đợi, ấy là vì thiện ích của chúng ta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa luôn đón nhận rất nghiêm chỉnh lời cầu nguyện của chúng ta.
Chúa muốn chúng ta cầu nguyện với lòng can đảm. Đây là yêu cầu thứ ba.
Có người sẽ nghĩ: Can đảm có cần thiết khi cầu nguyện không? Để có thể đứng trước mặt Chúa: vâng, can đảm là cần thiết. Nó gần như luôn luôn là cần thiết. Tôi không muốn đưa ra một điều dị giáo, nhưng gần như chúng ta đang đe dọa Chúa. Ông Môisê đã tỏ can đảm trước mặt Chúa khi Chúa muốn tiêu diệt dân tộc ông. Sự can đảm của Ápraham khi ông thương lượng để cứu dân thành Sôđôm. Ông lại gần và thưa: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có năm mươi người lành, chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không dung thứ cho thành đó, vì năm mươi người lành trong đó sao?” Sau đó, ông can đảm kèo nài cùng Chúa. Nếu có 30 thì sao? Nếu có 20 thì sao? Thật là can đảm. Đức tính can đảm này rất cần thiết, không chỉ đối với các công việc tông đồ, mà còn với lời cầu nguyện.
Để kết luận bài giảng của ngài, Đức Thánh Cha đã suy tư về những gì chúng ta đang trải qua trong những ngày này.
Đức tin, sự bền đỗ và lòng can đảm. Trong những ngày này, chúng ta cần phải cầu nguyện nhiều hơn. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể cầu nguyện như thế này. Đó là với một đức tin vững mạnh rằng Chúa có thể can thiệp; và với sự bền đỗ và lòng can đảm rằng Chúa không bao giờ lừa dối. Ngài có thể khiến chúng ta phải chờ đợi. Ngài có thể thong thả. Nhưng Ngài không bao giờ lừa dối. Anh chị em hãy có niềm tin, sự bền đỗ và lòng can đảm.
Source:Vatican News
Tổng Thống Pháp Nói Về Việc Cử Hành Lễ Phục Sinh Trong Tình Hình Dịch Bệnh
Lê Đình Thông
12:35 23/03/2020
Tổng Thống Pháp Nói Về Việc Cử Hành Lễ Phục Sinh Trong Tình Hình Dịch Bệnh
Sáng 23/03, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm với Đức TGM Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch HĐGM Pháp, để bàn về việc cử hành lễ Phục sinh tại Pháp trong tình hình dịch bệnh trên khắp nước Pháp hiện nay.
Giáo hội Pháp và Hội thánh Tin Lành sẽ cử hành lễ Phục sinh vào ngày 12/04, các Giáo hội Đông phương cử hành sau một tuần, vào ngày 19/04.
Theo sắc lệnh của Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, các vị giám mục có thẩm quyền sắp đặt việc cử hành Tuần thánh tại các quốc gia có dịch bệnh, cho phù hợp với biện pháp hạn chế hoặc cấm các cuộc tập họp. Thánh bộ Phụng tự nhấn mạnh lễ Phục sinh là trung tâm của năm phụng vụ nên không thể chuyển dời, vì vậy vẫn cử hành đúng theo lịch trình, có giáo dân hiệp thông cầu nguyện ngay tại nhà, không thể đến tham dự.
Vị giáo quản biệt điện giáo hoàng cho biết tín hữu khắp nơi không thể đến Roma vào dịp này. Ông Mattea Bruni, trưởng phòng Báo chí còn cho biết Tòa thánh hiện nghiên cứu các phương thức cử hành Tuần Thánh cho phù hợp với các quy định hiện áp dụng trên nước Ý.
Lê Đình Thông
Giáo hội Pháp và Hội thánh Tin Lành sẽ cử hành lễ Phục sinh vào ngày 12/04, các Giáo hội Đông phương cử hành sau một tuần, vào ngày 19/04.
Theo sắc lệnh của Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, các vị giám mục có thẩm quyền sắp đặt việc cử hành Tuần thánh tại các quốc gia có dịch bệnh, cho phù hợp với biện pháp hạn chế hoặc cấm các cuộc tập họp. Thánh bộ Phụng tự nhấn mạnh lễ Phục sinh là trung tâm của năm phụng vụ nên không thể chuyển dời, vì vậy vẫn cử hành đúng theo lịch trình, có giáo dân hiệp thông cầu nguyện ngay tại nhà, không thể đến tham dự.
Vị giáo quản biệt điện giáo hoàng cho biết tín hữu khắp nơi không thể đến Roma vào dịp này. Ông Mattea Bruni, trưởng phòng Báo chí còn cho biết Tòa thánh hiện nghiên cứu các phương thức cử hành Tuần Thánh cho phù hợp với các quy định hiện áp dụng trên nước Ý.
Lê Đình Thông
Đức Tổng Giám Mục Aymond của New Orleans bị COVID-19
Trần Mạnh Trác
14:04 23/03/2020
“Mới đây, tôi cảm thấy có vài triệu chứng nhẹ, chỉ là sốt thôi. Vì thận trọng, tôi đã xét nghiệm coronavirus và kết quả là dương tính,” Tổng Giám mục Gregory Aymond tuyên bố vào ngày 23 tháng 3.
“Tôi đã thông báo ngay cho những người thân cận. Không cần phải nói, tôi đã tự mình cách ly để có trách nhiệm và không ảnh hưởng đến người khác. Tôi sẽ sử dụng thời gian yên tĩnh này để cầu nguyện và hy sinh thêm cho tất cả những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi virus này,” Đức Tổng Giám Mục viết.
“Tôi cầu xin để được sớm khỏe lại và tiếp tục truyền giáo. Trong thời gian này, tôi sẽ có mặt trên Facebook và trên trang web của tổng giáo phận để phản ánh về cuộc khủng hoảng này và về ơn chữa lành của Thiên Chúa. Xin Đức Bà là đấng Mau Bầu Chữa, xin cứu giúp chúng tôi! Xin Chân Phước Seelos, cầu cho chúng tôi!”
ĐTGM Aymond, 70 tuổi, là Tổng Giám Mục của New Orleans từ năm 2009. Trước đó, ngài là Giám mục của Austin và trước nữa là Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận New Orleans.
Ít nhất đã có 5 linh mục Hoa Kỳ đang bị nhiễm virus, vào thứ Sáu, một phó tế và là tu sĩ dòng Phanxicô đã trở thành giáo sĩ Hoa Kỳ đầu tiên chết vì vi-rút.
Trên toàn cầu vào sáng thứ Hai, có hơn 366.000 người đang bị lây nhiễm COVID-19, hơn 16.000 người đã chết và 101.000 người đã khỏi bệnh.
Một linh mục trong Giáo phận Yakima, Washington là linh mục đầu tiên của Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc dịch COVID-19 vào ngày 15 tháng 3, và một linh mục thứ hai ở Yakima đã được thông báo có virus vào ngày 23 tháng 3. Tuần trước, Cha Stephen Planning, SJ, hiệu trưởng trường trung học Gonzaga College cũng tuyên bố mắc dịch. Hai linh mục cuả Giáo phận Brooklyn cũng được chẩn đoán nhiễm virut vào tuần trước.
Vào thứ bảy, Thày John-Sebastian Laird-Hammond, OFM, đã trở thành giáo sĩ Mỹ đầu tiên bị chết sau khi nhiễm virus. Vị phó tế 59 tuổi này đã từng có bệnh bạch cầu trong nhiều năm.
Tại Ý, hơn 60 linh mục đã chết vì virus. Hôm thứ Hai, tờ báo Avvenire của hội đồng giám mục Ý, đã công bố tên của 51 linh mục giáo phận đã chết sau khi bị nhiễm COVID-19, và lưu ý rằng các dòng tu ở Ý cũng đã báo cáo có 9 trường hợp tử vong.
Ít nhất một giám mục người Ý được biết là đang phục hồi.
Phần lớn những linh mục đã chết là trên 70 tuổi và một số đã có những bệnh tật khác.
Linh mục trẻ nhất chết vì COVID-19 ở Ý là Cha Paolo Camminati, chết trong bệnh viện vào ngày 21 tháng 3 ở tuổi 53.
Mọi giáo phận theo nghi lễ Latinh ở Hoa Kỳ đã đình chỉ việc cử hành thánh lễ công khai, và các nhà nhà thờ vẫn đóng cửa ở nhiều nơi, các đám cưới, đám tang và lễ thêm sức đều bị đình chỉ vô thời hạn.
Một số tiểu bang đã đưa ra các biện pháp khẩn cấp để chống lại sự lây lan của vi-rút, California, New York và Maryland đã đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu và khuyến khích mọi người ở trong nhà.
Trước khi được chẩn đoán bị nhiễm virut, ĐTGM Aymond đã kêu gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay, vào ngày 27 tháng 3 tại tổng giáo phận của mình.
“Xin vui lòng dành thêm thời gian để cầu nguyện tìm kiếm sự chữa lành và lòng trắc ẩn của Chúa trong cuộc khủng hoảng này. Thêm vào đó, chúng ta hãy nhanh chóng giữ chay những điều gì chúng ta thường ham muốn. Hãy nói với Chúa trong khi chúng ta đang đói - Con thèm khát Chuá hơn là việc thèm ăn, các truyền thông xã hội, hãy dành thời gian cho người khác, v.v.,” ĐTGM Aymond viết ngày 19 tháng 3.
“Tôi dâng lời cầu nguyện hàng ngày và tưởng nhớ tới quí bạn trong Thánh lễ. Thiên Chúa thì trung thành và, tới lúc cuả Ngài, và theo cách của Ngài, chúng ta sẽ trải nghiệm sự chữa lành và bình an. Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đợi, đây không phải là một việc dễ dàng,” Đức Tổng Giám Mục viết.
Các Giám Mục Bồ Đào Nha mời gọi các quốc gia trên thế giới thánh hiến tại Fatima
Đặng Tự Do
16:30 23/03/2020
Vào ngày thứ Tư 25 tháng Ba, Lễ Truyền Tin, các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới có thể được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô nhiễm Đức Maria trong một cử hành phụng vụ tại Fatima, được xây dựng tại nơi vào năm 1916 và 1917 Đức Trinh Nữ Mary đã hiện ra với ba đứa trẻ Bồ Đào Nha.
Để đối phó với đại dịch coronavirus toàn cầu, Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha tuyên bố vào tuần trước rằng các ngài sẽ tái thánh hiến Bồ Đào Nha cho Chúa Kitô và Đức Maria vào tối ngày 25 tháng Ba. Ngay sau khi thông báo này được đưa ra, Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha đã yêu cầu các Giám Mục Bồ Đào Nha cũng thánh hiến Tây Ban Nha cùng buổi cử hành phụng vụ này.
Tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha nói với ACI Digital, đối tác tin tức tiếng Bồ Đào Nha của CNA, rằng bất kỳ quốc gia nào khác cũng có thể tham gia sáng kiến này, chỉ đơn giản là đưa ra một yêu cầu từ Hội Đồng Giám Mục.
Trong phụng vụ cử hành ngày 25 tháng 3, Đức Hồng Y Manuel Clemente, là Thượng Phụ Lisbon, cùng với Đức Hồng Y António Marto, giám mục giáo phận tại Fatima, sẽ chủ sự lần chuỗi Mân côi, trước khi thánh hiến bán đảo Iberia, cùng với bất kỳ quốc gia nào khác tham gia vào sáng kiến này, lên Thánh Tâm của Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ.
Cho đến sáng thứ Ba 24 tháng Ba, đại dịch coronavirus đã lây nhiễm gần 400,000 người và giết chết hơn 16,000 người trên toàn thế giới. Tại Bồ Đào Nha, hơn 2,000 người đã bị nhiễm bệnh và hơn 20 người đã thiệt mạng. Ở nước láng giềng Tây Ban Nha, hơn 30,000 người đã bị nhiễm bệnh và 2,200 người đã thiệt mạng.
Source:Catholic News AgencyPortugese bishops invite nations of the world to be consecrated at Fatima
Để đối phó với đại dịch coronavirus toàn cầu, Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha tuyên bố vào tuần trước rằng các ngài sẽ tái thánh hiến Bồ Đào Nha cho Chúa Kitô và Đức Maria vào tối ngày 25 tháng Ba. Ngay sau khi thông báo này được đưa ra, Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha đã yêu cầu các Giám Mục Bồ Đào Nha cũng thánh hiến Tây Ban Nha cùng buổi cử hành phụng vụ này.
Tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha nói với ACI Digital, đối tác tin tức tiếng Bồ Đào Nha của CNA, rằng bất kỳ quốc gia nào khác cũng có thể tham gia sáng kiến này, chỉ đơn giản là đưa ra một yêu cầu từ Hội Đồng Giám Mục.
Trong phụng vụ cử hành ngày 25 tháng 3, Đức Hồng Y Manuel Clemente, là Thượng Phụ Lisbon, cùng với Đức Hồng Y António Marto, giám mục giáo phận tại Fatima, sẽ chủ sự lần chuỗi Mân côi, trước khi thánh hiến bán đảo Iberia, cùng với bất kỳ quốc gia nào khác tham gia vào sáng kiến này, lên Thánh Tâm của Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ.
Cho đến sáng thứ Ba 24 tháng Ba, đại dịch coronavirus đã lây nhiễm gần 400,000 người và giết chết hơn 16,000 người trên toàn thế giới. Tại Bồ Đào Nha, hơn 2,000 người đã bị nhiễm bệnh và hơn 20 người đã thiệt mạng. Ở nước láng giềng Tây Ban Nha, hơn 30,000 người đã bị nhiễm bệnh và 2,200 người đã thiệt mạng.
Source:Catholic News Agency
59 sơ thử nghiệm bị dương tính COVID19 trong hai tu viện ở trong thành phố Rome và gần thành phố Rome
Thanh Quảng sdb
17:02 23/03/2020
59 sơ thử nghiệm bị dương tính COVID19 trong hai tu viện ở trong thành phố Rome và gần thành phố Rome
(Tin Vatican)
Theo tin từ Ý vào ngày 23/3/20 thì hai tu viện nữ, một ở Grottaferrata bên ngoài thủ đô Rome và một ở ngay thành phố Rome trên đường Casilina, đã bị cô lập từ ngày 20 tháng 3 sau khi xét nghiệm thì có tới 59 sơ có kết quả dương tính với coronavirus.
Nữ tu viện thánh Camillo tại Grottaferrata, ở Castelli Romani, là tu viện đầu tiên bị đóng cửa sau khi xét nghiệm có tới 40 nữ tu bị dương tính.
Còn tu viện Thiên thần của Thánh Phaolô nằm trong thủ đô Rome trên đường Casilina là tu viện thứ hai bị ảnh hưởng siêu vi khuẩn Covid-19, sau khi 19 nữ tu trong tổng số 21 nữ tu thử nghiệm và bị dương tính.
Đến nay, đã có hơn 5.000 người chết ở Ý vì căn bệnh truyền nhiễm này.
(Tin Vatican)
Theo tin từ Ý vào ngày 23/3/20 thì hai tu viện nữ, một ở Grottaferrata bên ngoài thủ đô Rome và một ở ngay thành phố Rome trên đường Casilina, đã bị cô lập từ ngày 20 tháng 3 sau khi xét nghiệm thì có tới 59 sơ có kết quả dương tính với coronavirus.
Nữ tu viện thánh Camillo tại Grottaferrata, ở Castelli Romani, là tu viện đầu tiên bị đóng cửa sau khi xét nghiệm có tới 40 nữ tu bị dương tính.
Còn tu viện Thiên thần của Thánh Phaolô nằm trong thủ đô Rome trên đường Casilina là tu viện thứ hai bị ảnh hưởng siêu vi khuẩn Covid-19, sau khi 19 nữ tu trong tổng số 21 nữ tu thử nghiệm và bị dương tính.
Đến nay, đã có hơn 5.000 người chết ở Ý vì căn bệnh truyền nhiễm này.
Ngày 27/03 : ĐTC ban Phép lành Urbi Et Orbi Cầu Nguyện Cho Thế Giới Sớm Thoát Dịch Bệnh
Lê Đình Thông
18:08 23/03/2020
Đức Thánh Cha sẽ cử hành nghi thức cầu nguyện nơi tiền đình đền thờ thánh Phêrô mà không có giáo dân, nhưng được trực tiếp truyền thanh, truyền hình.
Ngài mời gọi tín hữu khắp năm châu cùng hiệp ý cầu nguyện thông qua các phương tiện truyền thông. Nghi thức gồm việc dâng lời cầu nguyện, công bố Tin Mừng, thờ phượng Thánh thể, kết thúc là việc ban phép lành Urbi et Orbi.
Giáo hội đáp lại đại dịch coronavirus trên quy mô toàn cầu bằng nghi thức cầu nguyện trên khắp hoàn vũ. Nghi thức đặc biệt này còn nhằm ủi an các bệnh nhân để họ không cảm thấy không cô đơn.
Ông Matteo Bruni, giám đốc phòng báo chí Tòa thánh cho biết những người tham dự thông qua hệ thống truyền thanh, truyền hình đều được ơn toàn xá theo các điều kiện được Tòa Xá giải Tối cao công bố. Ngoài ra, ơn toàn xá còn được mở rộng đến các bệnh nhân bị nhiễm virus hiện nằm điều trị tại bệnh viện hoặc tại nhà, cũng như các nhân viên y tế, thân nhân người bệnh, các tín hữu mang Mình Thánh Chúa cho người bệnh, tham gia nghi thức Thờ phượng hoặc đọc Phúc âm ít ra là nửa giờ, lần hạt hoặc đi đàng Thánh giá, lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót, khẩn cầu Thiên Chúa toàn năng ban ơn chấm dứt đại dịch, đón nhận linh hồn các bệnh nhân qua đời về Nước Chúa. Vào giờ cầu nguyện, các tín hữu đọc kinh Tin kính, kinh Lạy Cha, khấn xin Đức Mẹ cầu bầu cùng Thiên Chúa ban ơn lành cho toàn thế giới.
Lê Đình Thông
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt Rửa Tội Dự Tòng
Vinh sơn Trần văn Đẩu
09:34 23/03/2020
Sau 3 tháng học hỏi giáo lý và thực hành sống đạo, lúc 17g30 thứ bảy 21.03/2020, tại giáo xứ Thánh qua các bí tích tâm do Lm Chánh xứ Đaminh Vũ ngọc Thủ chủ sự.
Mở đầu là nghi thức tiếp nhận ở cuối nhà thờ, sau đó các anh chị em dự tòng dón Lm chủ tế lên cung thánh bắt đầu Thánh lễ tạ ơn.
Đầu lễ Lm chủ tế nhắn nhủ : Hôm nay giáo xứ chúng ta có 22 anh chị em lãnh nhận các bí tích khai tâm Ki tô giáo, chúng ta cùng câu nguyện cho các anh chị bền đỗ với ơn gọi làm con cái Chúa, chúng ta cũng không quên cầu cho cơn dịch cúm Covit 19 sớm chấm dứt để chúng ta được sống trong bình an của Chúa.
Xem Hình
Trong bài giảng, Lm chủ tế chia sẻ: Bài Tin mừng hôm nay cho thấy Chúa Giê su và các Tông đồ lên Gierusalem để dự lễ lều là lễ của nước và ánh sáng bởi vì ở sân đền thờ, người ta thắp những ngọn nến rất sáng nhắc lại ngày xưa khi tổ phụ chúng ta qua sa mạc 40 năm có ánh sáng Chúa ban cho để họ bước đi trong bóng tối của cuộc đời chính vì thế khi Thầy trò Chúa Giê su thấy anh mù Ngài chạnh lòng thương nhưng các tông đồ thắc mắc với Chúa Giê su tại lỗi của anh ta hay của bố mẹ anh ta vì người do thái ngày xưa quan niệm những người bất hạnh nghèo khổ là những người có tội được Chúa chúc dữ.
Hôm nay 22 anh chị em dự tòng đây được xức dầu để được tham dự vào chức vụ tư tế và tiên tri của Chúa để mọi người chúng ta và các anh chị em dự tòng đây cố gắng sống niềm tin để cuộc đới chúng ta trở thành ánh sáng soi đường dẫn lối và loan báo tin mừng của Chúa cho những người chung quanh.
Sau bài giảng, Lm chủ tế ban các bí tích khai tâm Ki tô giáo cho 22 anh chị em.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Lm chủ tế cám ơn ban giáo lý ban thường vụ và quý vị phụ huynh đã dạy và tổ chức Thánh lễ sốt sang và trang nghiêm.
Thánh lệ kết thúc lúc 18g30 trong niềm vui của toàn giáo xứ.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Mở đầu là nghi thức tiếp nhận ở cuối nhà thờ, sau đó các anh chị em dự tòng dón Lm chủ tế lên cung thánh bắt đầu Thánh lễ tạ ơn.
Đầu lễ Lm chủ tế nhắn nhủ : Hôm nay giáo xứ chúng ta có 22 anh chị em lãnh nhận các bí tích khai tâm Ki tô giáo, chúng ta cùng câu nguyện cho các anh chị bền đỗ với ơn gọi làm con cái Chúa, chúng ta cũng không quên cầu cho cơn dịch cúm Covit 19 sớm chấm dứt để chúng ta được sống trong bình an của Chúa.
Xem Hình
Trong bài giảng, Lm chủ tế chia sẻ: Bài Tin mừng hôm nay cho thấy Chúa Giê su và các Tông đồ lên Gierusalem để dự lễ lều là lễ của nước và ánh sáng bởi vì ở sân đền thờ, người ta thắp những ngọn nến rất sáng nhắc lại ngày xưa khi tổ phụ chúng ta qua sa mạc 40 năm có ánh sáng Chúa ban cho để họ bước đi trong bóng tối của cuộc đời chính vì thế khi Thầy trò Chúa Giê su thấy anh mù Ngài chạnh lòng thương nhưng các tông đồ thắc mắc với Chúa Giê su tại lỗi của anh ta hay của bố mẹ anh ta vì người do thái ngày xưa quan niệm những người bất hạnh nghèo khổ là những người có tội được Chúa chúc dữ.
Hôm nay 22 anh chị em dự tòng đây được xức dầu để được tham dự vào chức vụ tư tế và tiên tri của Chúa để mọi người chúng ta và các anh chị em dự tòng đây cố gắng sống niềm tin để cuộc đới chúng ta trở thành ánh sáng soi đường dẫn lối và loan báo tin mừng của Chúa cho những người chung quanh.
Sau bài giảng, Lm chủ tế ban các bí tích khai tâm Ki tô giáo cho 22 anh chị em.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Lm chủ tế cám ơn ban giáo lý ban thường vụ và quý vị phụ huynh đã dạy và tổ chức Thánh lễ sốt sang và trang nghiêm.
Thánh lệ kết thúc lúc 18g30 trong niềm vui của toàn giáo xứ.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
24 giờ cho Chúa tại Giáo xứ Tụy Hiền 2020
Gx. Tụy Hiền
09:45 23/03/2020
Trong buổi triều yết chung thứ Tư 18/3/2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khuyến khích người Công Giáo trên khắp thế giới tham gia vào sáng kiến 24 giờ cho Chúa và hiệp nhất với nhau trong tinh thần liên đới với các quốc gia nơi các cuộc tụ họp công cộng bị cấm do sự bùng phát của coronavirus.
Xem Hình
Bổn đạo giáo xứ Tụy Hiền đang ở chặng cuối của Tuần Tĩnh Tâm Mùa Chay 2020, hưởng ứng nhiệt tình sáng kiến “24 giờ dành cho Chúa” theo ý Đức Giáo Hoàng trong hai ngày thứ Sáu 20, thứ Bẩy 21 tháng 3 năm 2020, Chầu Mình Thánh Chúa tại
Đông Mỹ, Hà Đoạn, Vạn Thắng, họ Nhà xứ và cả Ngọ Xá. Các bổn đạo đã tĩnh tâm cả tuần, nghe giảng, xưng tội hầu như gần hết mọi người, tham dự Thánh lễ, thay phiên nhau Chầu Mình Thánh Chúa, đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa, khẩn cầu lòng xót thương của Chúa Cha và xin ơn ủi an trợ giúp của Chúa Thánh Thần cho mỗi người nói riêng, cho nước Việt Nam thân yêu, cho toàn thế giới nói chung được hiệp nhất và bình an trong cơn dịch bệnh truyền nhiềm nguy hiểm này.
Khi sức con người là không thể, bất lực, cần phải có sự trợ giúp từ trời cao. Hội đoàn chung lời cầu nguyện, dĩ nhiên lời cầu nguyện của mỗi người trước nhan thánh Chúa cũng không kém phần giá trị khi theo ý Đức Giáo Hoàng, liên đới với anh chị em trên toàn thế giới. Đó là lý do có lúc chỉ còn 1 hay 2 người người thay phiên nhau, chầu Mình Thánh Chúa, lần chuỗi Lòng Thương Xót, lần Hạt Mân Côi, đọc kinh khấn Thánh Giuse, khẩn cầu Các Thánh, đặc biệt là Thánh Roco quan thày các nạn nhân bệnh dịch trợ giúp nhân loại sống những ngày khó khăn này.
Lạy Chúa, xin giải thoát thế giới khỏi mọi hình thức của đại dịch, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.
Gx. Tụy Hiền
Xem Hình
Bổn đạo giáo xứ Tụy Hiền đang ở chặng cuối của Tuần Tĩnh Tâm Mùa Chay 2020, hưởng ứng nhiệt tình sáng kiến “24 giờ dành cho Chúa” theo ý Đức Giáo Hoàng trong hai ngày thứ Sáu 20, thứ Bẩy 21 tháng 3 năm 2020, Chầu Mình Thánh Chúa tại
Khi sức con người là không thể, bất lực, cần phải có sự trợ giúp từ trời cao. Hội đoàn chung lời cầu nguyện, dĩ nhiên lời cầu nguyện của mỗi người trước nhan thánh Chúa cũng không kém phần giá trị khi theo ý Đức Giáo Hoàng, liên đới với anh chị em trên toàn thế giới. Đó là lý do có lúc chỉ còn 1 hay 2 người người thay phiên nhau, chầu Mình Thánh Chúa, lần chuỗi Lòng Thương Xót, lần Hạt Mân Côi, đọc kinh khấn Thánh Giuse, khẩn cầu Các Thánh, đặc biệt là Thánh Roco quan thày các nạn nhân bệnh dịch trợ giúp nhân loại sống những ngày khó khăn này.
Lạy Chúa, xin giải thoát thế giới khỏi mọi hình thức của đại dịch, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.
Gx. Tụy Hiền
Dallas là ổ dịch cuả Texas, có nên đi khám Covid-19 ngay không?
BS Oanh Tran, Trần Mạnh Trác
17:14 23/03/2020
Theo nguồn tin cuả viện Đại Học Y Khoa Johns Hopkins thì tuy Dallas không có nhiều ca mắc dịch Covid-19 cho bằng những thành phố lớn như Chicago, NYC, Los Angeles, New Orleans vv, nhưng trong Tiểu bang Texas thì Dallas đang đứng đầu về số bị mắc dịch và số tử. Tính đến ngày 23 tháng 3 thì đã có 155 người được thử có dương tính, 4 người đã chết, chưa có ai khỏi bệnh và còn lại 151 ca đang điều trị.
Xin bấm vào đây để xem bản đồ lây nhiễm trên Thế Giới được cập nhật hoá ‘live’.
Chắc chắn rằng con số lây nhiễm ở trên sẽ còn gia tăng vì toàn thể Hoa Kỳ vuả chúng ta đang ở trên cái biểu đồ ‘tăng tốc’ cuả cơn đại dịch và chưa có ai đã giám quả quyết là con đường biểu diễn đã lên tới tuyệt điểm, có thể còn cần một vài tuần nữa trước khi việc lây nhiễm mới bắt đầu suy giảm.
Vậy những người đang ở Dallas, cũng như những người đang ở các nơi có lây lan khác, thì có nên ùa nhau xin đi khám Covid-19 ngay không?
Chúng tôi xin đăng lại một lời khuyên cuả BS Oanh Trần như là một gợi ý cho những ai đang lo âu về việc đó như sau:
** Who should be tested for Covid-19?
** Ai nên đi thử nghiệm Covid-19?
Nếu quí vị có những triệu chứng sau đây: Nóng sốt, Ho (khan), Hơi thở ngắn và Khó thở, thì quí vị có thể suy nghĩ nên đi thử nghiệm, và nên ‘cách ly một mình’ ở nhà. Nhưng nếu quí vị không có đủ các triệu chứng ấy mà chỉ lo lắng bồi hồi muốn được an toàn mà thôi, thì xin quí vị đừng đi thử nghiệm vì có những vấn đề (nguy hiểm) như sau:
1. Nếu kết quả cuộc thử nghiệm cho thấy âm tính (tức là không có bệnh), quí vị vẫn có thể đã bị lây bệnh sau khi bước ra khỏi phòng thử nghiệm. Quí vị vẫn cần phải đề phòng cho đến khi chúng ta hoàn toàn thoát khỏi cơn đại dịch.
2. Khi quí vị đi thử một cách vô ích, quí vị huỷ hoại đi một cái test, làm mất thời gian cuả nhiều người chuyên môn, phí mất những dụng cụ (quí hiềm) cho cuộc thử như khẩu trang, aó choàng, găng tay…
3. Quí vị có thể vô tình ‘đưa thân’ vào một nơi cực kỳ nguy hiểm là trung tâm thử nghiệm mà ở đó đã có một số rất lớn những người mắc bệnh đi tới.
Vậy nếu qúi vị ở vùng Dallas, xin goị số sau đây:
Xin bấm vào đây để xem bản đồ lây nhiễm trên Thế Giới được cập nhật hoá ‘live’.
Chắc chắn rằng con số lây nhiễm ở trên sẽ còn gia tăng vì toàn thể Hoa Kỳ vuả chúng ta đang ở trên cái biểu đồ ‘tăng tốc’ cuả cơn đại dịch và chưa có ai đã giám quả quyết là con đường biểu diễn đã lên tới tuyệt điểm, có thể còn cần một vài tuần nữa trước khi việc lây nhiễm mới bắt đầu suy giảm.
Vậy những người đang ở Dallas, cũng như những người đang ở các nơi có lây lan khác, thì có nên ùa nhau xin đi khám Covid-19 ngay không?
Chúng tôi xin đăng lại một lời khuyên cuả BS Oanh Trần như là một gợi ý cho những ai đang lo âu về việc đó như sau:
** Who should be tested for Covid-19?
** Ai nên đi thử nghiệm Covid-19?
Nếu quí vị có những triệu chứng sau đây: Nóng sốt, Ho (khan), Hơi thở ngắn và Khó thở, thì quí vị có thể suy nghĩ nên đi thử nghiệm, và nên ‘cách ly một mình’ ở nhà. Nhưng nếu quí vị không có đủ các triệu chứng ấy mà chỉ lo lắng bồi hồi muốn được an toàn mà thôi, thì xin quí vị đừng đi thử nghiệm vì có những vấn đề (nguy hiểm) như sau:
1. Nếu kết quả cuộc thử nghiệm cho thấy âm tính (tức là không có bệnh), quí vị vẫn có thể đã bị lây bệnh sau khi bước ra khỏi phòng thử nghiệm. Quí vị vẫn cần phải đề phòng cho đến khi chúng ta hoàn toàn thoát khỏi cơn đại dịch.
2. Khi quí vị đi thử một cách vô ích, quí vị huỷ hoại đi một cái test, làm mất thời gian cuả nhiều người chuyên môn, phí mất những dụng cụ (quí hiềm) cho cuộc thử như khẩu trang, aó choàng, găng tay…
3. Quí vị có thể vô tình ‘đưa thân’ vào một nơi cực kỳ nguy hiểm là trung tâm thử nghiệm mà ở đó đã có một số rất lớn những người mắc bệnh đi tới.
Vậy nếu qúi vị ở vùng Dallas, xin goị số sau đây:
Tài Liệu - Sưu Khảo
Trong cơn khủng hoảng vì tai họa bệnh dịch
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
17:54 23/03/2020
Thế giới chúng ta đang trải qua trong cơn khủng hoảng đến nghẹt thở, vì tai nạn bệnh dịch do vi trùng Corona đe dọa sức khoẻ sự sống con người, cùng tất cả sinh hoạt xã hội hầu như trong mọi lãnh vực từ đầu năm 2020.
Chính phủ các quốc gia đất nước, các nhà khoa học ngày đêm nỗ lực nghiên cứu tìm phương cách dập tắt bệnh dịch lây lan nguy hiểm này, cùng tìm phương thuốc y tế cứu chữa. Tất cả những biện pháp nỗ lực đó nhằm mong lại an ninh bảo đảm cho sự sống con người, cho đời sống xã hội được tiến triển tốt đẹp không bị đình trệ tê liệt.
Ngược trở lại dòng thời gian qúa khứ lần tìm đọc trong Kinh Thánh cựu ước nơi sách Xuất hành, có nói đến 10 tai họa thời dân Israel xuất hành từ Aicập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban cách đây hàng ngàn năm.
1. Nước biến thành máu ( Sách Xuất hành- Xh 7, 19- 21)
„19 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy nói với A-ha-ron: Anh cầm lấy gậy của anh và giơ tay trên mặt nước của Ai-cập, trên các sông ngòi, kinh rạch, hồ ao của nó, trên tất cả những chỗ có nước, và nước sẽ hoá thành máu; trong cả nước Ai-cập chỗ nào cũng có máu, trong thùng gỗ cũng như vại đá."20 Ông Mô-sê và ông A-ha-ron làm như ĐỨC CHÚA đã truyền. Ông A-ha-ron giơ gậy lên và đập nước sông, trước mặt Pha-ra-ô và bề tôi của nhà vua. Tất cả nước sông liền biến thành máu.21 Cá dưới sông bị chết, sông ra hôi thối, và người Ai-cập không thể uống nước sông được nữa; trong cả nước Ai-cập, chỗ nào cũng có máu.“
2. Nạn Ếch nhái lan tràn (Xh 8,1-9)
„ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy nói với A-ha-ron: Anh hãy cầm gậy giơ tay trên sông ngòi và hồ ao, làm cho ếch nhái ngoi lên trên đất Ai-cập."2 Ông A-ha-ron giơ tay trên mặt nước của Ai-cập và ếch nhái ngoi lên, lan tràn khắp đất Ai-cập.3 Các phù thủy dùng phù phép của mình cũng làm được như thế: họ làm cho ếch nhái ngoi lên trên đất Ai-cập.
4 Pha-ra-ô mới triệu ông Mô-sê và ông A-ha-ron đến và bảo: "Hãy cầu xin ĐỨC CHÚA đuổi ếch nhái đi xa ta và dân ta, rồi ta sẽ thả dân ra để chúng đi tế lễ ĐỨC CHÚA."5 Ông Mô-sê thưa với Pha-ra-ô: "Xin cho tôi được hân hạnh biết khi nào tôi phải cầu xin cho bệ hạ, cho bề tôi và dân của bệ hạ, để ếch nhái rời khỏi bệ hạ và cung điện, mà chỉ còn ở lại trong sông Nin."6 Vua trả lời: "Ngày mai." Ông Mô-sê nói: "Sẽ xảy ra như lời bệ hạ xin, để bệ hạ biết là chẳng có ai bằng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của chúng tôi.7 Ếch nhái sẽ đi xa bệ hạ và cung điện, xa bề tôi và dân của bệ hạ, và sẽ chỉ còn ở lại trong sông Nin."8 Ông Mô-sê và ông A-ha-ron ra khỏi cung điện vua Pha-ra-ô. Ông Mô-sê kêu lên ĐỨC CHÚA về nạn ếch nhái Người đã gây ra để hại Pha-ra-ô.9 ĐỨC CHÚA đã làm như lời ông Mô-sê xin, và ếch nhái chết trong nhà, ngoài sân và ngoài đồng.“
3. Muỗi bay tràn ngập ( Xh 8,12-15)
„ ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy nói với A-ha-ron: Anh hãy giơ gậy lên, rồi đập xuống bụi dưới đất cho nó biến thành muỗi trong khắp đất Ai-cập."13 Hai ông đã làm như thế: ông A-ha-ron giơ tay cầm gậy lên, rồi đập xuống bụi dưới đất; liền có muỗi trên thân thể người ta và thú vật; tất cả bụi dưới đất biến thành muỗi trong khắp đất Ai-cập.14 Các phù thủy dùng phù phép của mình cũng làm như thế để bắt muỗi phải ra khỏi đất Ai-cập, nhưng không được. Muỗi cứ ở lại trên thân thể người ta và thú vật.15 Các phù thủy thưa với Pha-ra-ô: "Đó là ngón tay của Thiên Chúa! " Nhưng lòng Pha-ra-ô vẫn chai đá và vua không nghe hai ông, như ĐỨC CHÚA đã nói trước.“
4. Nạn Ruồi nhặng ( Xh 8,16-20)
„16 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Sáng mai, hãy dậy sớm và đến đứng trước mặt Pha-ra-ô; này vua ấy sẽ ra mé nước. Ngươi sẽ nói với vua: ĐỨC CHÚA phán thế này: Hãy thả dân Ta ra, để chúng đi thờ phượng Ta.17 Nếu ngươi không thả cho dân Ta đi, thì này Ta sẽ thả ruồi nhặng xuống trên ngươi và bề tôi ngươi, trên dân và cung điện của ngươi. Nhà cửa Ai-cập sẽ đầy ruồi nhặng, ngay cả đất đai nơi chúng ở cũng thế.18 Nhưng trong ngày ấy, Ta sẽ chừa ra đất Gô-sen là nơi dân Ta đang ở, để nơi đó không có ruồi nhặng, và để ngươi biết rằng Ta là ĐỨC CHÚA, Ta ngự giữa đất này.19 Ta sẽ phân biệt dân của Ta với dân của ngươi, nội ngày mai sẽ có dấu lạ đó."20 Và ĐỨC CHÚA đã làm như thế: một đám ruồi nhặng đen nghịt kéo vào cung điện Pha-ra-ô, vào nhà cửa bề tôi của vua và toàn cõi đất Ai-cập; cả đất ấy bị ruồi nhặng tàn phá.“
5. Ôn Dịch bệnh nơi loài thú vật ( Xh 9,1-7)
„ ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy đến với Pha-ra-ô và nói với vua: ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của người Híp-ri, phán thế này: Hãy thả dân Ta ra, để chúng đi thờ phượng Ta.2 Nếu ngươi không chịu thả cho chúng đi, mà cứ cầm giữ lại,3 thì này tay của ĐỨC CHÚA sẽ giáng ôn dịch rất nặng xuống trên súc vật của ngươi ở ngoài đồng, trên ngựa, lừa, lạc đà, bò bê và chiên cừu.4 ĐỨC CHÚA sẽ đối xử với súc vật của Ít-ra-en khác súc vật của Ai-cập, và không có gì thuộc về con cái Ít-ra-en sẽ phải chết."5 Và ĐỨC CHÚA ấn định thời gian, Người phán: "Ngày mai, ĐỨC CHÚA sẽ làm điều ấy trong xứ."6 Ngay hôm sau, ĐỨC CHÚA làm điều ấy: tất cả súc vật của người Ai-cập đều chết, còn trong đàn súc vật của con cái Ít-ra-en, thì không con nào chết cả.7 Pha-ra-ô sai người đi xem, thì này trong đàn súc vật của Ít-ra-en, không con nào chết cả. Nhưng lòng Pha-ra-ô đã ra nặng nề cứng cỏi; vua không thả cho dân đi.“
6. Ung nhọt (XH 9, 8-11)
„8 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron: "Hãy bốc hai nắm mồ hóng trong lò, rồi Mô-sê hãy tung lên trời trước mắt Pha-ra-ô.9 Mồ hóng đó sẽ biến thành bụi trên khắp đất Ai-cập; trên khắp đất Ai-cập, nơi thân thể người ta và thú vật, sẽ có ung nhọt mọc lên và mưng mủ."10 Các ông lấy mồ hóng trong lò, rồi đến đứng trước mặt Pha-ra-ô. Ông Mô-sê tung lên trời và mồ hóng biến thành ung nhọt rồi mưng mủ nơi thân thể người ta và thú vật.11 Các phù thủy không đứng nổi trước mặt ông Mô-sê được, vì ung nhọt mọc đầy mình các phù thủy cũng như mọi người Ai-cập.12 Nhưng ĐỨC CHÚA làm cho lòng Pha-ra-ô ra chai đá, nên vua ấy không nghe lời các ông như ĐỨC CHÚA đã nói trước với ông Mô-sê.“
7. Mưa đá Xh (9,22-25)
„ ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy giơ tay lên trời và làm cho mưa đá rơi xuống trên khắp đất Ai-cập, trên người ta, trên thú vật và mọi cỏ cây ngoài đồng tại đất Ai-cập."23 Ông Mô-sê giơ gậy lên trời, và ĐỨC CHÚA làm cho sấm vang lên và mưa đá rơi xuống; sét đánh xuống mặt đất, và ĐỨC CHÚA làm cho mưa đá rơi xuống trên đất Ai-cập.24 Đã có mưa đá và lửa loé ra giữa mưa đá; mưa đá rất nặng, như chưa từng có trên khắp đất Ai-cập, kể từ khi chúng thành một dân.25 Trên khắp đất Ai-cập, mưa đá đã tàn phá tất cả những gì đang ở ngoài đồng, từ người cho đến thú vật; mưa đá cũng tàn phá mọi cỏ cây ngoài đồng và bẻ gãy mọi cây cối ngoài đồng.26 Chỉ có đất Gô-sen, nơi con cái Ít-ra-en ở, là không có mưa đá.“
8. Nạn cào cào châu chấu (Xh 10, 12-14)
12 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy giơ tay lên trên đất Ai-cập cho châu chấu kéo đến: chúng sẽ bay lên trên đất Ai-cập mà ăn sạch cỏ cây trong xứ, tất cả những gì trận mưa đá còn để sót lại."13 Ông Mô-sê giơ gậy lên trên đất Ai-cập, và ĐỨC CHÚA cho một luồng gió đông thổi vào đất này suốt ngày hôm đó và suốt đêm; đến sáng, thì gió đông đã đưa châu chấu vào rồi.
14 Châu chấu bay lên trên khắp đất Ai-cập; chúng đậu trên khắp cả lãnh thổ Ai-cập, đông vô kể. Trước kia chưa bao giờ có nhiều châu chấu như thế, và sau này cũng chẳng có như vậy.15 Chúng che kín cả mặt đất, làm đen nghịt cả mặt đất. Châu chấu ăn sạch cỏ cây trong xứ và mọi trái cây mà mưa đá còn để sót lại; không còn một chút xanh tươi nào trên cây, trên cỏ ngoài đồng, trong khắp đất Ai-cập.“
9. Ba ngày tối tăm (Xh 10,21-23)
„21 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy giơ tay lên trời, cho bóng tối bao trùm đất Ai-cập, bóng tối như sờ thấy được."22 Ông Mô-sê giơ tay lên trời, và bóng tối dày đặc bao trùm cả đất Ai-cập trong ba ngày.23 Trong ba ngày, người ta không nhìn thấy nhau và không ai rời chỗ mình được. Nhưng tất cả con cái Ít-ra-en đều có ánh sáng tại nơi họ ở.“
10. Tai họa các con đầu lòng người Aicập bị chết (Xh 11. 4-8_
„ Ông Mô-sê nói: "ĐỨC CHÚA phán thế này: vào quãng nửa đêm, Ta sẽ rảo khắp Ai-cập.5 Mọi con đầu lòng trong đất Ai-cập sẽ phải chết, từ con đầu lòng của vị Pha-ra-ô đang ngồi trên ngai báu, đến con đầu lòng của đứa đầy tớ gái ngồi sau cối xay, đến mọi con đầu lòng của loài vật.6 Trong khắp đất Ai-cập, sẽ vang lên tiếng kêu la như chưa từng có và không bao giờ có nữa.7 Còn nơi mọi con cái Ít-ra-en, sẽ không có một con chó nào sủa, dù sủa người hay sủa thú vật; như thế, các ngươi sẽ biết rằng ĐỨC CHÚA phân biệt Ít-ra-en với Ai-cập.8 Bấy giờ tất cả các bề tôi của bệ hạ sẽ xuống tìm tôi, phục xuống lạy tôi và thưa: xin ông và toàn dân theo ông ra khỏi nước cho. Sau đó tôi sẽ đi ra." Ông Mô-sê nổi giận bừng bừng, ra khỏi cung điện Pha-ra-ô.“
Vậy những tai họa đó có phải là tai nạn bệnh dịch do ý Trời muốn không?
Giáo sư Tiến sĩ Gunther Fleischer về Kinh Thánh và Phụng vụ của Tổng giáo phận Koeln cho rằng 10 tai họa nói tới trong Kinh Thánh ở sách Xuất Hành được hiểu là phương tiện cách thế để ép buộc hơn là hình phạt. Có như vậy Vua Pharao mới chịu để cho dân Israel ra đi trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban cho dân.
Giáo sư về thần học luân lý Peter Schallenberg có suy tư cho rằng 10 tai họa kêu than như trong Kinh thánh thuật lại, là một cách diễn tả bằng hình ảnh, chứ không phải là ý muốn của Thiên Chúa.
Giáo sư thần học về Kinh Thánh cựu ước và khoa nghiên cứu về Aicập đã có suy tư : „ Những tác giả viết Kinh thánh đã diễn tả những tai họa kêu than đó theo cách thế tự nhiên cùng kinh nghiệm trước đó đã xẩy ra, để viết thành kịch bản mang tính cách nghiêm trọng với chủ đích làm nên một lịch sử lạ lùng về cuộc xuất hành của dân Israel từ đất nước Aicập với một khung cảnh đàng sau ngoạn mục đặc biệt. Họ muốn cho độc giả hiểu ra rằng: Thiên Chúa đã sắp đặt cho trời và trái đất di chuyển ăn khớp, để cuộc xuất hành về miền đất hứa của dân Israel được hiện thực.!“
Trong dòng thời gian xưa nay, những nghiên cứu suy diễn về 10 tai họa nói trong Kinh Thánh đó nghiêng về lý thuyết cho đó là những diễn tiến biến cố đã xảy ra trong thiên nhiên ở vùng sông Nil bên đất nước Aicập vào thời trước đó và lúc đó.
Nhân loại xưa nay trong dòng lịch sử đời sống đã trải qua rất nhiều cơn khủng hoảng bệnh dịch đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Nhưng cơn bệnh dịch do vi trùng Corona hiện nay gây ra đại dịch trên toàn thế giới cùng rất nguy hiểm không chỉ làm tê liệt mọi sinh hoạt đời sống trong xã hội, mà còn cướp đi hàng ngàn mạng sống con người trên thế giới.
Chúng ta tin rằng cơn dịch bệnh không phải là ý muốn của Thiên Chúa cho xảy đến trong trần gian. Không ai có thể qủa quyết chủ đích của cơn bệnh dịch nguy hiểm này là gì. Chỉ biết nó rất trầm trọng nguy hiểm đe dọa cho đời sống con người.
Và đức tin nói với chúng ta: Thiên Chúa là tình yêu., Đấng đã tạo dựng nên vũ trụ, sự sống con người trong công trình sáng tạo thiên nhiên, cùng gìn giữ bảo vệ công trình Ngài đã sáng tạo cùng hằng nuôi dưỡng
Vì thế, ngoài những biện pháp cùng phương pháp khoa học y tế để ngăn ngừa dập tắt cùng chữa trị cơn bệnh dịch, rất cấp bách cần thiết lúc này, con người cần hơn khi nào hết phải dâng lời cầu xin Thiên Chúa, Đấng tối cao đã dựng nên con người, chúc lành ra tay cứu chữa cho thoát khỏi tình trạng đang bị bệnh dịch đe dọa làm tê liệt đời sống, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm nay đã kêu mời:
„Trong những ngày thử thách này, nhân lọai sống trong hoang mang lo âu sợ hãi vì bệnh đại dịch đe dọa, tôi xin đề nghị tất cả mọi Kitô hữu cùng cất tiếng kêu cầu vươn lên Trời cao. Tôi kêu mời các Vị lãnh đạo các Giáo hội, và những vị thủ lãnh các Cộng đòan Kitô giáo cũng như tất cả các tín hữu dâng lời kêu cầu cùng Thiên Chúa toàn năng, Đấng Tối Cao và đồng thời đọc kinh Lạy Cha như Chúa Giêsu Kitô đã dạy chúng ta.“ ( Kinh Truyền tin Chúa Nhật ngày 22.03.2020).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Chính phủ các quốc gia đất nước, các nhà khoa học ngày đêm nỗ lực nghiên cứu tìm phương cách dập tắt bệnh dịch lây lan nguy hiểm này, cùng tìm phương thuốc y tế cứu chữa. Tất cả những biện pháp nỗ lực đó nhằm mong lại an ninh bảo đảm cho sự sống con người, cho đời sống xã hội được tiến triển tốt đẹp không bị đình trệ tê liệt.
Ngược trở lại dòng thời gian qúa khứ lần tìm đọc trong Kinh Thánh cựu ước nơi sách Xuất hành, có nói đến 10 tai họa thời dân Israel xuất hành từ Aicập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban cách đây hàng ngàn năm.
1. Nước biến thành máu ( Sách Xuất hành- Xh 7, 19- 21)
„19 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy nói với A-ha-ron: Anh cầm lấy gậy của anh và giơ tay trên mặt nước của Ai-cập, trên các sông ngòi, kinh rạch, hồ ao của nó, trên tất cả những chỗ có nước, và nước sẽ hoá thành máu; trong cả nước Ai-cập chỗ nào cũng có máu, trong thùng gỗ cũng như vại đá."20 Ông Mô-sê và ông A-ha-ron làm như ĐỨC CHÚA đã truyền. Ông A-ha-ron giơ gậy lên và đập nước sông, trước mặt Pha-ra-ô và bề tôi của nhà vua. Tất cả nước sông liền biến thành máu.21 Cá dưới sông bị chết, sông ra hôi thối, và người Ai-cập không thể uống nước sông được nữa; trong cả nước Ai-cập, chỗ nào cũng có máu.“
2. Nạn Ếch nhái lan tràn (Xh 8,1-9)
„ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy nói với A-ha-ron: Anh hãy cầm gậy giơ tay trên sông ngòi và hồ ao, làm cho ếch nhái ngoi lên trên đất Ai-cập."2 Ông A-ha-ron giơ tay trên mặt nước của Ai-cập và ếch nhái ngoi lên, lan tràn khắp đất Ai-cập.3 Các phù thủy dùng phù phép của mình cũng làm được như thế: họ làm cho ếch nhái ngoi lên trên đất Ai-cập.
4 Pha-ra-ô mới triệu ông Mô-sê và ông A-ha-ron đến và bảo: "Hãy cầu xin ĐỨC CHÚA đuổi ếch nhái đi xa ta và dân ta, rồi ta sẽ thả dân ra để chúng đi tế lễ ĐỨC CHÚA."5 Ông Mô-sê thưa với Pha-ra-ô: "Xin cho tôi được hân hạnh biết khi nào tôi phải cầu xin cho bệ hạ, cho bề tôi và dân của bệ hạ, để ếch nhái rời khỏi bệ hạ và cung điện, mà chỉ còn ở lại trong sông Nin."6 Vua trả lời: "Ngày mai." Ông Mô-sê nói: "Sẽ xảy ra như lời bệ hạ xin, để bệ hạ biết là chẳng có ai bằng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của chúng tôi.7 Ếch nhái sẽ đi xa bệ hạ và cung điện, xa bề tôi và dân của bệ hạ, và sẽ chỉ còn ở lại trong sông Nin."8 Ông Mô-sê và ông A-ha-ron ra khỏi cung điện vua Pha-ra-ô. Ông Mô-sê kêu lên ĐỨC CHÚA về nạn ếch nhái Người đã gây ra để hại Pha-ra-ô.9 ĐỨC CHÚA đã làm như lời ông Mô-sê xin, và ếch nhái chết trong nhà, ngoài sân và ngoài đồng.“
3. Muỗi bay tràn ngập ( Xh 8,12-15)
„ ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy nói với A-ha-ron: Anh hãy giơ gậy lên, rồi đập xuống bụi dưới đất cho nó biến thành muỗi trong khắp đất Ai-cập."13 Hai ông đã làm như thế: ông A-ha-ron giơ tay cầm gậy lên, rồi đập xuống bụi dưới đất; liền có muỗi trên thân thể người ta và thú vật; tất cả bụi dưới đất biến thành muỗi trong khắp đất Ai-cập.14 Các phù thủy dùng phù phép của mình cũng làm như thế để bắt muỗi phải ra khỏi đất Ai-cập, nhưng không được. Muỗi cứ ở lại trên thân thể người ta và thú vật.15 Các phù thủy thưa với Pha-ra-ô: "Đó là ngón tay của Thiên Chúa! " Nhưng lòng Pha-ra-ô vẫn chai đá và vua không nghe hai ông, như ĐỨC CHÚA đã nói trước.“
4. Nạn Ruồi nhặng ( Xh 8,16-20)
„16 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Sáng mai, hãy dậy sớm và đến đứng trước mặt Pha-ra-ô; này vua ấy sẽ ra mé nước. Ngươi sẽ nói với vua: ĐỨC CHÚA phán thế này: Hãy thả dân Ta ra, để chúng đi thờ phượng Ta.17 Nếu ngươi không thả cho dân Ta đi, thì này Ta sẽ thả ruồi nhặng xuống trên ngươi và bề tôi ngươi, trên dân và cung điện của ngươi. Nhà cửa Ai-cập sẽ đầy ruồi nhặng, ngay cả đất đai nơi chúng ở cũng thế.18 Nhưng trong ngày ấy, Ta sẽ chừa ra đất Gô-sen là nơi dân Ta đang ở, để nơi đó không có ruồi nhặng, và để ngươi biết rằng Ta là ĐỨC CHÚA, Ta ngự giữa đất này.19 Ta sẽ phân biệt dân của Ta với dân của ngươi, nội ngày mai sẽ có dấu lạ đó."20 Và ĐỨC CHÚA đã làm như thế: một đám ruồi nhặng đen nghịt kéo vào cung điện Pha-ra-ô, vào nhà cửa bề tôi của vua và toàn cõi đất Ai-cập; cả đất ấy bị ruồi nhặng tàn phá.“
5. Ôn Dịch bệnh nơi loài thú vật ( Xh 9,1-7)
„ ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy đến với Pha-ra-ô và nói với vua: ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của người Híp-ri, phán thế này: Hãy thả dân Ta ra, để chúng đi thờ phượng Ta.2 Nếu ngươi không chịu thả cho chúng đi, mà cứ cầm giữ lại,3 thì này tay của ĐỨC CHÚA sẽ giáng ôn dịch rất nặng xuống trên súc vật của ngươi ở ngoài đồng, trên ngựa, lừa, lạc đà, bò bê và chiên cừu.4 ĐỨC CHÚA sẽ đối xử với súc vật của Ít-ra-en khác súc vật của Ai-cập, và không có gì thuộc về con cái Ít-ra-en sẽ phải chết."5 Và ĐỨC CHÚA ấn định thời gian, Người phán: "Ngày mai, ĐỨC CHÚA sẽ làm điều ấy trong xứ."6 Ngay hôm sau, ĐỨC CHÚA làm điều ấy: tất cả súc vật của người Ai-cập đều chết, còn trong đàn súc vật của con cái Ít-ra-en, thì không con nào chết cả.7 Pha-ra-ô sai người đi xem, thì này trong đàn súc vật của Ít-ra-en, không con nào chết cả. Nhưng lòng Pha-ra-ô đã ra nặng nề cứng cỏi; vua không thả cho dân đi.“
6. Ung nhọt (XH 9, 8-11)
„8 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron: "Hãy bốc hai nắm mồ hóng trong lò, rồi Mô-sê hãy tung lên trời trước mắt Pha-ra-ô.9 Mồ hóng đó sẽ biến thành bụi trên khắp đất Ai-cập; trên khắp đất Ai-cập, nơi thân thể người ta và thú vật, sẽ có ung nhọt mọc lên và mưng mủ."10 Các ông lấy mồ hóng trong lò, rồi đến đứng trước mặt Pha-ra-ô. Ông Mô-sê tung lên trời và mồ hóng biến thành ung nhọt rồi mưng mủ nơi thân thể người ta và thú vật.11 Các phù thủy không đứng nổi trước mặt ông Mô-sê được, vì ung nhọt mọc đầy mình các phù thủy cũng như mọi người Ai-cập.12 Nhưng ĐỨC CHÚA làm cho lòng Pha-ra-ô ra chai đá, nên vua ấy không nghe lời các ông như ĐỨC CHÚA đã nói trước với ông Mô-sê.“
7. Mưa đá Xh (9,22-25)
„ ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy giơ tay lên trời và làm cho mưa đá rơi xuống trên khắp đất Ai-cập, trên người ta, trên thú vật và mọi cỏ cây ngoài đồng tại đất Ai-cập."23 Ông Mô-sê giơ gậy lên trời, và ĐỨC CHÚA làm cho sấm vang lên và mưa đá rơi xuống; sét đánh xuống mặt đất, và ĐỨC CHÚA làm cho mưa đá rơi xuống trên đất Ai-cập.24 Đã có mưa đá và lửa loé ra giữa mưa đá; mưa đá rất nặng, như chưa từng có trên khắp đất Ai-cập, kể từ khi chúng thành một dân.25 Trên khắp đất Ai-cập, mưa đá đã tàn phá tất cả những gì đang ở ngoài đồng, từ người cho đến thú vật; mưa đá cũng tàn phá mọi cỏ cây ngoài đồng và bẻ gãy mọi cây cối ngoài đồng.26 Chỉ có đất Gô-sen, nơi con cái Ít-ra-en ở, là không có mưa đá.“
8. Nạn cào cào châu chấu (Xh 10, 12-14)
12 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy giơ tay lên trên đất Ai-cập cho châu chấu kéo đến: chúng sẽ bay lên trên đất Ai-cập mà ăn sạch cỏ cây trong xứ, tất cả những gì trận mưa đá còn để sót lại."13 Ông Mô-sê giơ gậy lên trên đất Ai-cập, và ĐỨC CHÚA cho một luồng gió đông thổi vào đất này suốt ngày hôm đó và suốt đêm; đến sáng, thì gió đông đã đưa châu chấu vào rồi.
14 Châu chấu bay lên trên khắp đất Ai-cập; chúng đậu trên khắp cả lãnh thổ Ai-cập, đông vô kể. Trước kia chưa bao giờ có nhiều châu chấu như thế, và sau này cũng chẳng có như vậy.15 Chúng che kín cả mặt đất, làm đen nghịt cả mặt đất. Châu chấu ăn sạch cỏ cây trong xứ và mọi trái cây mà mưa đá còn để sót lại; không còn một chút xanh tươi nào trên cây, trên cỏ ngoài đồng, trong khắp đất Ai-cập.“
9. Ba ngày tối tăm (Xh 10,21-23)
„21 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy giơ tay lên trời, cho bóng tối bao trùm đất Ai-cập, bóng tối như sờ thấy được."22 Ông Mô-sê giơ tay lên trời, và bóng tối dày đặc bao trùm cả đất Ai-cập trong ba ngày.23 Trong ba ngày, người ta không nhìn thấy nhau và không ai rời chỗ mình được. Nhưng tất cả con cái Ít-ra-en đều có ánh sáng tại nơi họ ở.“
10. Tai họa các con đầu lòng người Aicập bị chết (Xh 11. 4-8_
„ Ông Mô-sê nói: "ĐỨC CHÚA phán thế này: vào quãng nửa đêm, Ta sẽ rảo khắp Ai-cập.5 Mọi con đầu lòng trong đất Ai-cập sẽ phải chết, từ con đầu lòng của vị Pha-ra-ô đang ngồi trên ngai báu, đến con đầu lòng của đứa đầy tớ gái ngồi sau cối xay, đến mọi con đầu lòng của loài vật.6 Trong khắp đất Ai-cập, sẽ vang lên tiếng kêu la như chưa từng có và không bao giờ có nữa.7 Còn nơi mọi con cái Ít-ra-en, sẽ không có một con chó nào sủa, dù sủa người hay sủa thú vật; như thế, các ngươi sẽ biết rằng ĐỨC CHÚA phân biệt Ít-ra-en với Ai-cập.8 Bấy giờ tất cả các bề tôi của bệ hạ sẽ xuống tìm tôi, phục xuống lạy tôi và thưa: xin ông và toàn dân theo ông ra khỏi nước cho. Sau đó tôi sẽ đi ra." Ông Mô-sê nổi giận bừng bừng, ra khỏi cung điện Pha-ra-ô.“
Vậy những tai họa đó có phải là tai nạn bệnh dịch do ý Trời muốn không?
Giáo sư Tiến sĩ Gunther Fleischer về Kinh Thánh và Phụng vụ của Tổng giáo phận Koeln cho rằng 10 tai họa nói tới trong Kinh Thánh ở sách Xuất Hành được hiểu là phương tiện cách thế để ép buộc hơn là hình phạt. Có như vậy Vua Pharao mới chịu để cho dân Israel ra đi trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban cho dân.
Giáo sư về thần học luân lý Peter Schallenberg có suy tư cho rằng 10 tai họa kêu than như trong Kinh thánh thuật lại, là một cách diễn tả bằng hình ảnh, chứ không phải là ý muốn của Thiên Chúa.
Giáo sư thần học về Kinh Thánh cựu ước và khoa nghiên cứu về Aicập đã có suy tư : „ Những tác giả viết Kinh thánh đã diễn tả những tai họa kêu than đó theo cách thế tự nhiên cùng kinh nghiệm trước đó đã xẩy ra, để viết thành kịch bản mang tính cách nghiêm trọng với chủ đích làm nên một lịch sử lạ lùng về cuộc xuất hành của dân Israel từ đất nước Aicập với một khung cảnh đàng sau ngoạn mục đặc biệt. Họ muốn cho độc giả hiểu ra rằng: Thiên Chúa đã sắp đặt cho trời và trái đất di chuyển ăn khớp, để cuộc xuất hành về miền đất hứa của dân Israel được hiện thực.!“
Trong dòng thời gian xưa nay, những nghiên cứu suy diễn về 10 tai họa nói trong Kinh Thánh đó nghiêng về lý thuyết cho đó là những diễn tiến biến cố đã xảy ra trong thiên nhiên ở vùng sông Nil bên đất nước Aicập vào thời trước đó và lúc đó.
Nhân loại xưa nay trong dòng lịch sử đời sống đã trải qua rất nhiều cơn khủng hoảng bệnh dịch đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Nhưng cơn bệnh dịch do vi trùng Corona hiện nay gây ra đại dịch trên toàn thế giới cùng rất nguy hiểm không chỉ làm tê liệt mọi sinh hoạt đời sống trong xã hội, mà còn cướp đi hàng ngàn mạng sống con người trên thế giới.
Chúng ta tin rằng cơn dịch bệnh không phải là ý muốn của Thiên Chúa cho xảy đến trong trần gian. Không ai có thể qủa quyết chủ đích của cơn bệnh dịch nguy hiểm này là gì. Chỉ biết nó rất trầm trọng nguy hiểm đe dọa cho đời sống con người.
Và đức tin nói với chúng ta: Thiên Chúa là tình yêu., Đấng đã tạo dựng nên vũ trụ, sự sống con người trong công trình sáng tạo thiên nhiên, cùng gìn giữ bảo vệ công trình Ngài đã sáng tạo cùng hằng nuôi dưỡng
Vì thế, ngoài những biện pháp cùng phương pháp khoa học y tế để ngăn ngừa dập tắt cùng chữa trị cơn bệnh dịch, rất cấp bách cần thiết lúc này, con người cần hơn khi nào hết phải dâng lời cầu xin Thiên Chúa, Đấng tối cao đã dựng nên con người, chúc lành ra tay cứu chữa cho thoát khỏi tình trạng đang bị bệnh dịch đe dọa làm tê liệt đời sống, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm nay đã kêu mời:
„Trong những ngày thử thách này, nhân lọai sống trong hoang mang lo âu sợ hãi vì bệnh đại dịch đe dọa, tôi xin đề nghị tất cả mọi Kitô hữu cùng cất tiếng kêu cầu vươn lên Trời cao. Tôi kêu mời các Vị lãnh đạo các Giáo hội, và những vị thủ lãnh các Cộng đòan Kitô giáo cũng như tất cả các tín hữu dâng lời kêu cầu cùng Thiên Chúa toàn năng, Đấng Tối Cao và đồng thời đọc kinh Lạy Cha như Chúa Giêsu Kitô đã dạy chúng ta.“ ( Kinh Truyền tin Chúa Nhật ngày 22.03.2020).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Nhớ Người Mục Tử Năm Xưa
Tạ Thanh Minh Khánh
09:21 23/03/2020
Cuối mùa thu năm 2019 tôi bất ngờ phải nằm bệnh viện. Không sách báo, điện thư, vi tính, không đài phát thanh, truyền hình… Mơ màng giữa đêm vắng, những hình ảnh quá khứ "xưa thật là xưa" chập chờn như ẩn như hiện, bỗng dưng nhớ tới cha sở Phaolô Nguyễn Văn Vàng ở nhà thờ Tân Định, nơi tôi học tín lý Công Giáo, rước lễ lần đầu, chịu phép thêm sức, nhập đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể…
Nhà thờ Tân Định trong trí nhớ của tôi ngày ấy không có màu hồng như hình trên internet hiện giờ. Ngôi thánh đường cổ kính, trầm mặc đậm màu võ trứng ửng vàng dù mưa nắng dãi dầu, phong sương mấy độ. Bên trong, khi bật đèn, ánh sáng dịu nhẹ tỏa lan ấm cúng.
Hồi đó đám trẻ chúng tôi được các cha phó như cha Tiên, cha Nghị, cha Nhường… giảng dạy. Cha sở chỉ trông thấy lúc dâng lễ ở bàn thờ, trên tòa giảng, nơi giải tội hay khi rước kiệu.
Cha sở có dáng người vừa tầm, tóc hớt thật ngắn, nước da trắng nghe dường như lai Pháp, mắt đeo kính gọng vàng thanh nhã.
Tuổi thơ của tôi ngày đó rất sợ cha sở, có lẽ vì hay nghe "người lớn" nhắc nhở: "coi chừng, cha sở khó lắm", "người lớn" đây là bà sœur dạy trường Sainte Enfance (Thiên Phước) bà biện, bà trùm… Khó cách nào tôi không biết. Chỉ nhớ có mấy lần, đám trẻ chúng tôi lẩn quẩn dạo quanh góc sân nhà thờ, đang nói cười vui vẻ bất chợt gặp cha sở thì khựng lại, lật đật chắp tay cúi chào rồi vội vàng bước nhanh như chạy nhưng vẫn thoáng thấy cha gật nhẹ đầu.
Sau đó, thời mới lớn vừa biết đi xe đạp thì tôi theo bà chị sinh hoạt thường xuyên ở nhà thờ Đức Bà Sàigòn, xa dần họ đạo gốc gác của tuổi thơ, thuở mới từ thổ ngơi miệt vườn lên thành phố. Cho đến một hôm ngẫu nhiên được trực tiếp gặp và thưa chuyện với cha, tuy ngắn ngủi song cũng lưu lại "chút gì để nhớ".
Ký ức thấp thoáng, hồi ấy khoảng đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, nhà tôi vừa nhập trường y Sàigòn, tìm mua được bộ sách Y Khoa mới xuất bản ở Paris, mỗi quyển dày trên 500 trang, bìa láng đẹp nhưng hơi mỏng so với chiều dầy cuốn sách, nên Anh nhờ tôi mang đi đóng bìa da ở nhà in Tân Định, nằm trong khuôn viên cạnh nhà thờ.
Ngày đến lấy sách, dì phước phụ trách nói với tôi:
- Em ở đây chờ một chút. Cha sở dặn là khi nào có người tới lấy sách nầy thì cho cha hay.
Rồi độ mươi phút, từ cánh cửa ở cuối phòng cha sở đi ra, dáng vẻ từ tốn, nhìn tôi nhẹ nhàng hỏi:
- Con mua sách nầy cho con hay cho ai?
- Thưa, của người anh bà con.
Lúc đó chúng tôi chưa làm phép cưới nên đành nói trớ.
- Con về nói với anh con, có cần gì thì tới đây gặp cha.
Mấy lời vắn gọn đã hé mở cho tôi cảm nhận được một khía cạnh nhân bản ẩn khuất nơi người. Hẳn cha biết học trình y khoa dài hạn, không dễ, e rằng tuổi trẻ có thể gặp khó khăn rồi bỏ cuộc, nên cha tự mở lời, lên tiếng trước. Cha chẳng cần biết thanh niên nầy có phải là “bổn đạo” của mình không, bởi vì thuở đó ở mặt tiền nhà sách, còn dòng chữ Imprimerie Tân Định, phục vụ cho tất cả những ai cần in ấn, sách, chuổi, ảnh, tượng v.v… Một cách khuyến học hiếm thấy, bất vị thân mà cũng vô vị lợi. Vậy mà “trẻ người non dạ” tôi vô tâm chưa suy thấu.
Cảm nghĩ nầy hiển hiện rõ ràng hơn khi về sau, lúc cha đã qua đời, tình cờ tôi biết được câu chuyện bởi một vị mục tử khác: Cha Hồ Văn Vui. Cha Vui là linh mục Việt Nam đầu tiên làm chánh sở nhà thờ Đức Bà. Trong nhiệm kỳ ở đó ngài có sáng kiến lập trường tiểu học mang tên Hoà Bình, nằm cạnh bên nhà xứ, thuộc khu vực Công Trường Hòa Bình, bây giờ đổi thành Công Xã Paris. Nghe kể, bề trên thẩm quyền lúc ấy đồng ý nhưng không sẵn ngân quỹ hổ trợ nên ngài phải tự lực xoay sở. Thuộc gia đình sung túc ở Hiệp Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa, ngài đã góp một phần của riêng vào ngân quỹ nhà chung và chính cha sở Vàng, cha linh hướng của ngài đã giúp cho mượn thêm tiền để ngôi trường sớm được hình thành. Trường tư, do các dì Mến Thánh Giá Chợ Quán dạy nhưng cũng có miễn trừ học phí cho một số các gia đình nghèo. Lễ phát thưởng cuối năm thường nhờ các bà Nữ Đoàn Bác Ái Hiệp Hội Thánh Mẫu lo liệu, đoàn Thiếu Nữ Công Giáo phụ việc linh tinh… cả hai hội đều do cha Vui làm Tuyên úy.
Ngài có tinh thần khoáng đạt nên đoàn Thiếu Nữ Công Giáo mang đồng phục áo dài trắng, đầu đội mantille (khăn hình tam giác dệt toàn ren dentelle trắng) khi rước kiệu ngoài trời. Còn những lúc đi du ngoạn, cắm trại thì chúng tôi được khuyến khích mặc “quần tây” sẩm màu đại dương, áo sơ mi trắng, khăn quàng xanh, học hỏi đường hướng của Phong Trào Nữ Giới Trung Lưu đang thịnh hành ở Pháp, một hình thái sinh hoạt tương đối mới so với hội Con Đức Mẹ truyền thống. Và bài đoàn ca là những lời tâm huyết cổ võ đạo đời song hành, kêu gọi người nữ dấn thân cho gia đình, xã hội, đất nước theo tinh thần phúc âm và luân lý Việt Nam.
Còn cha sở Vàng, dầu không có dịp nào gặp lại, thỉnh thoảng vẫn nhớ, không nhớ lời cha giảng mà nhớ cử chỉ tử tế cha làm, là bài học mang theo vào đời.
Bài đang viết chưa xong thì được tin một vị mục tử khác, cũng rất nặng lòng với công việc giáo dục: Cha Nguyễn Hữu Tấn vừa qua cầu trần gian. Cha Tấn làm cha phó ở nhà thờ Đức Bà trong nhiệm kỳ cha Vui làm chánh sở và trường tiểu học Hòa Bình là nơi ươm mầm cho đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đầu tiên của địa phận Sàigòn mà cha Tấn là Tuyên úy khởi lập. Rồi lần lượt tới Hòa Hưng, Phú Nhuận, Cầu Kho, Chợ Đũi, Gò Vấp Lái Thiêu, Bình Dương Thủ Dầu Một… Rồi những khóa huấn luyện Quản giáo với cha Huỳnh Văn Nghi, cha Triệu, cha Hiếu, thầy Châu, thầy Nguyên (Đại chủng viện Sàigòn) thầy Hoài Chiên, thầy Nguyễn Văn Thãnh (Xuân Bích)… Hạt giống phúc âm đã tung gieo… chuẩn bị nhân sự bắt đầu.
Cuộc đời đưa đẩy, hành trình “trồng người” vẫn tiếp nối, thăng tiến từ Tiểu Chủng Viện sang Đại Chủng Viện, từ “Giáo Dục Nhân Bản” tới “Thần Học Linh Đạo”. Rồi xuôi ngược lo toan gầy dựng Foyer de Charité Cao Thái… và chọn làm nơi hưu dưỡng, an nghĩ sau cùng.
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trải bao đời không thiếu các vị mục tử nhiệt tâm, chẳng những về văn hóa giáo dục mà còn ở các địa hạt khác ngay cả vào thời điểm gian nan, trong âm thầm khổ nhọc.
Ngày nay, nhờ kỷ thuật truyền thông tân tiến, người muôn phương có thể dõi theo phần nào bước đường thực hành hôm nay, chuẩn bị ngày mai của rất nhiều chức sắc, tu sĩ nam nữ, các người chung lo, nghĩ đến tương lai, bằng những cách thế, phương tiện lớn nhỏ khác nhau, thầm lặng hay tỏ lộ dấu vết khai phá, bổ khuyết hoặc vun bồi, phát triển.
Chung nhau trên chuyến xe trần thế, kẻ lên người xuống, gặp gỡ là một cơ duyên do Chúa quan phòng, vui - buồn, lâu - mau, sớm - muộn… rồi cũng chia xa. Bây giờ mỗi sáng thức dậy “nghe nặng từ tâm lượng đất trời” (Tô Thùy Yên) còn ghi được đôi dòng là ân phúc, như khói hương phảng phất, như lời kinh đọc muộn, mênh mang nỗi nhớ.
Paris mùa đông, lá về cội, mây lang thang, nhìn mưa đợi nắng. “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” (Sơn Nam) bằng ngòi bút nhỏ, xem chữ nghĩa cũng tựa bằng hữu, ưng gợi nhắc những kỷ niệm xưa, những nỗi nhớ tuởng quên.
TẠ THANH MINH KHÁNH
Tháng 2.2020
Ghi chú: * Giáo dục nhân bản - Thần Học Linh Đạo: tên 2 quyển sách mà cha N.H. Tấn là tác giả.
Hồi đó đám trẻ chúng tôi được các cha phó như cha Tiên, cha Nghị, cha Nhường… giảng dạy. Cha sở chỉ trông thấy lúc dâng lễ ở bàn thờ, trên tòa giảng, nơi giải tội hay khi rước kiệu.
Cha sở có dáng người vừa tầm, tóc hớt thật ngắn, nước da trắng nghe dường như lai Pháp, mắt đeo kính gọng vàng thanh nhã.
Tuổi thơ của tôi ngày đó rất sợ cha sở, có lẽ vì hay nghe "người lớn" nhắc nhở: "coi chừng, cha sở khó lắm", "người lớn" đây là bà sœur dạy trường Sainte Enfance (Thiên Phước) bà biện, bà trùm… Khó cách nào tôi không biết. Chỉ nhớ có mấy lần, đám trẻ chúng tôi lẩn quẩn dạo quanh góc sân nhà thờ, đang nói cười vui vẻ bất chợt gặp cha sở thì khựng lại, lật đật chắp tay cúi chào rồi vội vàng bước nhanh như chạy nhưng vẫn thoáng thấy cha gật nhẹ đầu.
Sau đó, thời mới lớn vừa biết đi xe đạp thì tôi theo bà chị sinh hoạt thường xuyên ở nhà thờ Đức Bà Sàigòn, xa dần họ đạo gốc gác của tuổi thơ, thuở mới từ thổ ngơi miệt vườn lên thành phố. Cho đến một hôm ngẫu nhiên được trực tiếp gặp và thưa chuyện với cha, tuy ngắn ngủi song cũng lưu lại "chút gì để nhớ".
Ký ức thấp thoáng, hồi ấy khoảng đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, nhà tôi vừa nhập trường y Sàigòn, tìm mua được bộ sách Y Khoa mới xuất bản ở Paris, mỗi quyển dày trên 500 trang, bìa láng đẹp nhưng hơi mỏng so với chiều dầy cuốn sách, nên Anh nhờ tôi mang đi đóng bìa da ở nhà in Tân Định, nằm trong khuôn viên cạnh nhà thờ.
Ngày đến lấy sách, dì phước phụ trách nói với tôi:
- Em ở đây chờ một chút. Cha sở dặn là khi nào có người tới lấy sách nầy thì cho cha hay.
Rồi độ mươi phút, từ cánh cửa ở cuối phòng cha sở đi ra, dáng vẻ từ tốn, nhìn tôi nhẹ nhàng hỏi:
- Con mua sách nầy cho con hay cho ai?
- Thưa, của người anh bà con.
Lúc đó chúng tôi chưa làm phép cưới nên đành nói trớ.
- Con về nói với anh con, có cần gì thì tới đây gặp cha.
Mấy lời vắn gọn đã hé mở cho tôi cảm nhận được một khía cạnh nhân bản ẩn khuất nơi người. Hẳn cha biết học trình y khoa dài hạn, không dễ, e rằng tuổi trẻ có thể gặp khó khăn rồi bỏ cuộc, nên cha tự mở lời, lên tiếng trước. Cha chẳng cần biết thanh niên nầy có phải là “bổn đạo” của mình không, bởi vì thuở đó ở mặt tiền nhà sách, còn dòng chữ Imprimerie Tân Định, phục vụ cho tất cả những ai cần in ấn, sách, chuổi, ảnh, tượng v.v… Một cách khuyến học hiếm thấy, bất vị thân mà cũng vô vị lợi. Vậy mà “trẻ người non dạ” tôi vô tâm chưa suy thấu.
Cảm nghĩ nầy hiển hiện rõ ràng hơn khi về sau, lúc cha đã qua đời, tình cờ tôi biết được câu chuyện bởi một vị mục tử khác: Cha Hồ Văn Vui. Cha Vui là linh mục Việt Nam đầu tiên làm chánh sở nhà thờ Đức Bà. Trong nhiệm kỳ ở đó ngài có sáng kiến lập trường tiểu học mang tên Hoà Bình, nằm cạnh bên nhà xứ, thuộc khu vực Công Trường Hòa Bình, bây giờ đổi thành Công Xã Paris. Nghe kể, bề trên thẩm quyền lúc ấy đồng ý nhưng không sẵn ngân quỹ hổ trợ nên ngài phải tự lực xoay sở. Thuộc gia đình sung túc ở Hiệp Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa, ngài đã góp một phần của riêng vào ngân quỹ nhà chung và chính cha sở Vàng, cha linh hướng của ngài đã giúp cho mượn thêm tiền để ngôi trường sớm được hình thành. Trường tư, do các dì Mến Thánh Giá Chợ Quán dạy nhưng cũng có miễn trừ học phí cho một số các gia đình nghèo. Lễ phát thưởng cuối năm thường nhờ các bà Nữ Đoàn Bác Ái Hiệp Hội Thánh Mẫu lo liệu, đoàn Thiếu Nữ Công Giáo phụ việc linh tinh… cả hai hội đều do cha Vui làm Tuyên úy.
Ngài có tinh thần khoáng đạt nên đoàn Thiếu Nữ Công Giáo mang đồng phục áo dài trắng, đầu đội mantille (khăn hình tam giác dệt toàn ren dentelle trắng) khi rước kiệu ngoài trời. Còn những lúc đi du ngoạn, cắm trại thì chúng tôi được khuyến khích mặc “quần tây” sẩm màu đại dương, áo sơ mi trắng, khăn quàng xanh, học hỏi đường hướng của Phong Trào Nữ Giới Trung Lưu đang thịnh hành ở Pháp, một hình thái sinh hoạt tương đối mới so với hội Con Đức Mẹ truyền thống. Và bài đoàn ca là những lời tâm huyết cổ võ đạo đời song hành, kêu gọi người nữ dấn thân cho gia đình, xã hội, đất nước theo tinh thần phúc âm và luân lý Việt Nam.
Còn cha sở Vàng, dầu không có dịp nào gặp lại, thỉnh thoảng vẫn nhớ, không nhớ lời cha giảng mà nhớ cử chỉ tử tế cha làm, là bài học mang theo vào đời.
Bài đang viết chưa xong thì được tin một vị mục tử khác, cũng rất nặng lòng với công việc giáo dục: Cha Nguyễn Hữu Tấn vừa qua cầu trần gian. Cha Tấn làm cha phó ở nhà thờ Đức Bà trong nhiệm kỳ cha Vui làm chánh sở và trường tiểu học Hòa Bình là nơi ươm mầm cho đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đầu tiên của địa phận Sàigòn mà cha Tấn là Tuyên úy khởi lập. Rồi lần lượt tới Hòa Hưng, Phú Nhuận, Cầu Kho, Chợ Đũi, Gò Vấp Lái Thiêu, Bình Dương Thủ Dầu Một… Rồi những khóa huấn luyện Quản giáo với cha Huỳnh Văn Nghi, cha Triệu, cha Hiếu, thầy Châu, thầy Nguyên (Đại chủng viện Sàigòn) thầy Hoài Chiên, thầy Nguyễn Văn Thãnh (Xuân Bích)… Hạt giống phúc âm đã tung gieo… chuẩn bị nhân sự bắt đầu.
Cuộc đời đưa đẩy, hành trình “trồng người” vẫn tiếp nối, thăng tiến từ Tiểu Chủng Viện sang Đại Chủng Viện, từ “Giáo Dục Nhân Bản” tới “Thần Học Linh Đạo”. Rồi xuôi ngược lo toan gầy dựng Foyer de Charité Cao Thái… và chọn làm nơi hưu dưỡng, an nghĩ sau cùng.
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trải bao đời không thiếu các vị mục tử nhiệt tâm, chẳng những về văn hóa giáo dục mà còn ở các địa hạt khác ngay cả vào thời điểm gian nan, trong âm thầm khổ nhọc.
Ngày nay, nhờ kỷ thuật truyền thông tân tiến, người muôn phương có thể dõi theo phần nào bước đường thực hành hôm nay, chuẩn bị ngày mai của rất nhiều chức sắc, tu sĩ nam nữ, các người chung lo, nghĩ đến tương lai, bằng những cách thế, phương tiện lớn nhỏ khác nhau, thầm lặng hay tỏ lộ dấu vết khai phá, bổ khuyết hoặc vun bồi, phát triển.
Chung nhau trên chuyến xe trần thế, kẻ lên người xuống, gặp gỡ là một cơ duyên do Chúa quan phòng, vui - buồn, lâu - mau, sớm - muộn… rồi cũng chia xa. Bây giờ mỗi sáng thức dậy “nghe nặng từ tâm lượng đất trời” (Tô Thùy Yên) còn ghi được đôi dòng là ân phúc, như khói hương phảng phất, như lời kinh đọc muộn, mênh mang nỗi nhớ.
Paris mùa đông, lá về cội, mây lang thang, nhìn mưa đợi nắng. “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” (Sơn Nam) bằng ngòi bút nhỏ, xem chữ nghĩa cũng tựa bằng hữu, ưng gợi nhắc những kỷ niệm xưa, những nỗi nhớ tuởng quên.
TẠ THANH MINH KHÁNH
Tháng 2.2020
Ghi chú: * Giáo dục nhân bản - Thần Học Linh Đạo: tên 2 quyển sách mà cha N.H. Tấn là tác giả.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Xuân Trên Ngàn
Dominic Đức Nguyễn
11:19 23/03/2020
HOA XUÂN TRÊN NGÀN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Hoa xuân đã nở rộn ràng
Có cô sơn nữ trên ngàn hái hoa
Núi non dịu đẹp như…hoa!
(bt)
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Hoa xuân đã nở rộn ràng
Có cô sơn nữ trên ngàn hái hoa
Núi non dịu đẹp như…hoa!
(bt)
VietCatholic TV
Trung Cộng từ tên tội phạm đang trở thành anh hùng thế giới. Nhận định chua chát của ký giả Ý
Giáo Hội Năm Châu
16:15 23/03/2020
Julio Loredo, ký giả Ý đang bị cách ly tại Milan, bên Ý có bài nhận định rất hay sau đây.
Khi các nhà sử học trong tương lai nghiên cứu cuộc khủng hoảng lớn do coronavirus gây ra, họ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi, một số trong đó có thể đã có câu trả lời. Trong cuộc khủng hoảng ngày hôm nay, với việc Nước Ý vẫn còn bị cách ly, chúng ta phải giải quyết những câu hỏi, những câu hỏi ấy không phải là ít hay tầm thường.
Cuộc khủng hoảng coronavirus đưa ra ánh sáng nhiều mâu thuẫn và thiếu sót của thế giới hiện đại chúng ta, từ lâu chúng đã bị đẩy vào hậu trường, bị chôn vùi bởi sự lạc quan phổ biến. Tận dụng thời gian đang sẵn có, giờ đây chúng ta nêu ra một số câu hỏi và cố gắng học hỏi một số bài học từ chúng.
Sự mong manh của thế giới hiện đại
Câu hỏi đầu tiên liên quan đến sự mong manh của thế giới hiện đại. Thật đáng kinh ngạc khi một sinh vật quá nhỏ bé, thực sự siêu nhỏ, có thể khuất phục một thế giới tự hào về sự vững chắc, mạnh mẽ và bền bỉ. Nền kinh tế bị đình trệ khi các sàn giao dịch chứng khoán đang lao dốc. Các cửa hàng bị đóng cửa, các chuyến bay bị hủy và các con đường trống vắng. Chúng ta thấy các sự kiện bị hoãn lại, thể thao bị cấm cản và biên giới đóng cửa.
Chúng ta từng nghĩ rằng những điều như thế này chỉ có thể xảy ra do một cuộc chiến tranh thế giới hoặc một thảm họa thiên nhiên bất thường. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta thấy đây không phải như thế. Thủ phạm là một sinh vật nhỏ bé có kích thước vài micron. Nó phá vỡ cuộc sống chúng ta và phá vỡ huyền thoại về sự ổn định của thế giới.
Đây là một bài học vĩ đại đầu tiên nếu chúng ta muốn lắng nghe những dấu hiệu của thời đại.
Đức Mẹ đã nói tại Fatima về một loạt các tai họa sẽ đổ trên nhân loại tội lỗi, tiếp theo là một sự hoán cải toàn diện và sự phục hồi sau đó nền văn minh Kitô giáo. Nhiều người đã không chú ý đến lời nói của Mẹ, không phải vì phản đối giáo thuyết mà là vì xác tín – có tính cách thực dụng hơn là trí tuệ - rằng thế giới này sẽ tồn tại mãi mãi. Họ tin rằng họ có thể tiếp tục tận hưởng nó mà không bị xáo trộn. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng coronavirus dạy chúng ta rằng mọi thứ có thể thay đổi và thậm chí nhanh chóng. Chúng ta không thể xem bất cứ điều gì là hiển nhiên. Tình trạng này không phải là vĩnh cửu. Mọi thứ có thể tan biến; chỉ có Thiên Chúa tồn tại.
Trung Cộng: Từ tội phạm đến “anh hùng”?
Câu hỏi thứ hai liên quan đến sự lèo lái của Trung Cộng trong cuộc khủng hoảng. Trong những năm tới, các nhà sử học sẽ khó giải thích được làm sao Trung Cộng thao túng được câu chuyện về coronavirus đến mức nó tự biến mình từ một tên tội phạm thành một anh hùng chỉ trong vài tuần lễ.
Dịch bệnh bắt đầu ở Trung Cộng, nơi nó lan rộng do sự thờ ơ và kiêu ngạo cực độ của chính quyền Cộng sản ở Bắc Kinh. Dấu hiệu đầu tiên của dịch là một đợt bùng phát viêm phế quản ở Vũ Hán vào ngày 17 tháng 11 năm 2019. Những người bị nhiễm có một điểm chung: họ thường lui tới chợ thú vật của thành phố. Ngay từ ngày 15 tháng 12, hai bác sĩ Nghệ Phần (Ai Fen - 艾芬) và Lý văn Lương (Li Wenliang - 李文良) đưa ra báo động về một dịch bệnh đang diễn ra. Vào ngày 30 tháng 12, Bác sĩ Lý văn Lương đã bị bắt vì tội truyền bá tin giả. Vào ngày 7 tháng 1, Tạp chí Wall Street đã công bố một báo cáo về vụ dịch. Chính phủ Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách trục xuất các nhà báo của tờ báo đó. Chính quyền cũng cấm mọi tường trình tiếp theo dưới hình phạt rất nghiêm khắc. Với dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát, Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đưa ra tuyên bố công khai vào ngày 30 tháng 1. Ba ngày sau, ông ra lệnh xử lý tình trạng khẩn cấp.
Nếu Trung Cộng đã phản ứng kịp thời vào cuối tháng 11 bằng cách niêm phong chợ Vũ Hán, có lẽ sẽ không có dịch bệnh ngày hôm nay. Thủ phạm thực sự là Trung Quốc. Hai câu hỏi đan xen nảy sinh: Tại sao Trung Quốc hành động theo cách này? Tại sao không ai buộc tội Trung Quốc làm sai?
Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên được giải thích bởi não trạng chuyên chế cách riêng của chủ nghĩa cộng sản. Các chế độ như vậy luôn phản ứng bằng cách giữ bí mật bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của họ. Điều này đã xảy ra vào năm 1986 với thảm họa Chernobyl và với thảm họa tàu ngầm Kursk năm 2000. Tuy nhiên, não trạng này không giải thích được mọi thứ.
Một yếu tố khác là sự không sẵn sàng để cản trở nền kinh tế của Trung Cộng mà một nửa thế giới hiện đang phụ thuộc. Các cường quốc thế giới ưa thích duy trì hoạt động của đầu máy Trung Cộng, cho dù có nguy cơ gây ra một đại dịch. Một não trạng tư bản nào đó kiên kết với những lỗi lầm của não trạng cộng sản. Sự đồng lõa này giúp trả lời câu hỏi thứ hai: lý do tại sao người Trung Quốc không thể bị đụng chạm hoặc buộc tội là vì tay họ cầm dao.
Một trong những điều bí ẩn của thời đại chúng ta - một mầu nhiệm thực sự của sự gian ác - là cách phương Tây, dù tự hào về tính cách dân chủ và tự do của mình, đã phục tùng cách hèn hạ một chính phủ độc tài do Đảng Cộng sản thống trị. Để kiếm tiền, phương Tây có ý thức và tự nguyện đưa đầu vào máy chém. Có thể nghĩ được chăng là bây giờ kẻ hành quyết đang khởi sự hành hình?
Là bậc thầy trong các hoạt động mờ ám, Trung Cộng cũng đã tận dụng cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường sự thống trị của họ trên thị trường. Khi cuộc khủng hoảng làm suy yếu cổ phiếu của nhiều công ty phương Tây hoạt động tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách mua hàng trăm tỷ chứng khoán vốn. Do đó, nó có được sự hợp tác đa số với nhiều công ty phương Tây này. Tất cả điều này xảy ra dưới con mắt thờ ơ (và thường là đồng lõa) của các bậc thầy về tài chính phương Tây.
Vẫn còn nữa. Trong một khuynh hướng xứng đáng với bộ phim hài tệ nhất, Trung Cộng hiện thể hiện mình là vị cứu tinh thế giới. Giờ đây mọi người đều ca ngợi “mô hình Trung Quốc” khi đối phó với coronavirus. Bắc Kinh thậm chí còn cho phép mình hào phóng gửi những chiếc máy bay với các chuyên gia về virut và các nguồn cung cấp y tế cho các nước phương Tây. Nó gửi sự giúp đỡ để giải quyết dịch bệnh mà nó đã khởi đầu. Do đó, quốc gia đã chuyển từ một tội phạm sang một anh hùng trong một vài tuần, một sự chuyển đổi thực sự đáng kinh ngạc!
Cuộc khủng hoảng coronavirus có thể là một cơ hội lịch sử để chúng ta xem xét lại toàn bộ mối quan hệ của chúng ta với Bắc Kinh. Chúng ta vẫn có thời gian. Hãy phản ứng trước khi nó quá muộn!
Source:Return To OrderWhat Americans Can Learn From the Coronavirus in Italy
Khi các nhà sử học trong tương lai nghiên cứu cuộc khủng hoảng lớn do coronavirus gây ra, họ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi, một số trong đó có thể đã có câu trả lời. Trong cuộc khủng hoảng ngày hôm nay, với việc Nước Ý vẫn còn bị cách ly, chúng ta phải giải quyết những câu hỏi, những câu hỏi ấy không phải là ít hay tầm thường.
Cuộc khủng hoảng coronavirus đưa ra ánh sáng nhiều mâu thuẫn và thiếu sót của thế giới hiện đại chúng ta, từ lâu chúng đã bị đẩy vào hậu trường, bị chôn vùi bởi sự lạc quan phổ biến. Tận dụng thời gian đang sẵn có, giờ đây chúng ta nêu ra một số câu hỏi và cố gắng học hỏi một số bài học từ chúng.
Sự mong manh của thế giới hiện đại
Câu hỏi đầu tiên liên quan đến sự mong manh của thế giới hiện đại. Thật đáng kinh ngạc khi một sinh vật quá nhỏ bé, thực sự siêu nhỏ, có thể khuất phục một thế giới tự hào về sự vững chắc, mạnh mẽ và bền bỉ. Nền kinh tế bị đình trệ khi các sàn giao dịch chứng khoán đang lao dốc. Các cửa hàng bị đóng cửa, các chuyến bay bị hủy và các con đường trống vắng. Chúng ta thấy các sự kiện bị hoãn lại, thể thao bị cấm cản và biên giới đóng cửa.
Chúng ta từng nghĩ rằng những điều như thế này chỉ có thể xảy ra do một cuộc chiến tranh thế giới hoặc một thảm họa thiên nhiên bất thường. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta thấy đây không phải như thế. Thủ phạm là một sinh vật nhỏ bé có kích thước vài micron. Nó phá vỡ cuộc sống chúng ta và phá vỡ huyền thoại về sự ổn định của thế giới.
Đây là một bài học vĩ đại đầu tiên nếu chúng ta muốn lắng nghe những dấu hiệu của thời đại.
Đức Mẹ đã nói tại Fatima về một loạt các tai họa sẽ đổ trên nhân loại tội lỗi, tiếp theo là một sự hoán cải toàn diện và sự phục hồi sau đó nền văn minh Kitô giáo. Nhiều người đã không chú ý đến lời nói của Mẹ, không phải vì phản đối giáo thuyết mà là vì xác tín – có tính cách thực dụng hơn là trí tuệ - rằng thế giới này sẽ tồn tại mãi mãi. Họ tin rằng họ có thể tiếp tục tận hưởng nó mà không bị xáo trộn. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng coronavirus dạy chúng ta rằng mọi thứ có thể thay đổi và thậm chí nhanh chóng. Chúng ta không thể xem bất cứ điều gì là hiển nhiên. Tình trạng này không phải là vĩnh cửu. Mọi thứ có thể tan biến; chỉ có Thiên Chúa tồn tại.
Trung Cộng: Từ tội phạm đến “anh hùng”?
Câu hỏi thứ hai liên quan đến sự lèo lái của Trung Cộng trong cuộc khủng hoảng. Trong những năm tới, các nhà sử học sẽ khó giải thích được làm sao Trung Cộng thao túng được câu chuyện về coronavirus đến mức nó tự biến mình từ một tên tội phạm thành một anh hùng chỉ trong vài tuần lễ.
Dịch bệnh bắt đầu ở Trung Cộng, nơi nó lan rộng do sự thờ ơ và kiêu ngạo cực độ của chính quyền Cộng sản ở Bắc Kinh. Dấu hiệu đầu tiên của dịch là một đợt bùng phát viêm phế quản ở Vũ Hán vào ngày 17 tháng 11 năm 2019. Những người bị nhiễm có một điểm chung: họ thường lui tới chợ thú vật của thành phố. Ngay từ ngày 15 tháng 12, hai bác sĩ Nghệ Phần (Ai Fen - 艾芬) và Lý văn Lương (Li Wenliang - 李文良) đưa ra báo động về một dịch bệnh đang diễn ra. Vào ngày 30 tháng 12, Bác sĩ Lý văn Lương đã bị bắt vì tội truyền bá tin giả. Vào ngày 7 tháng 1, Tạp chí Wall Street đã công bố một báo cáo về vụ dịch. Chính phủ Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách trục xuất các nhà báo của tờ báo đó. Chính quyền cũng cấm mọi tường trình tiếp theo dưới hình phạt rất nghiêm khắc. Với dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát, Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đưa ra tuyên bố công khai vào ngày 30 tháng 1. Ba ngày sau, ông ra lệnh xử lý tình trạng khẩn cấp.
Nếu Trung Cộng đã phản ứng kịp thời vào cuối tháng 11 bằng cách niêm phong chợ Vũ Hán, có lẽ sẽ không có dịch bệnh ngày hôm nay. Thủ phạm thực sự là Trung Quốc. Hai câu hỏi đan xen nảy sinh: Tại sao Trung Quốc hành động theo cách này? Tại sao không ai buộc tội Trung Quốc làm sai?
Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên được giải thích bởi não trạng chuyên chế cách riêng của chủ nghĩa cộng sản. Các chế độ như vậy luôn phản ứng bằng cách giữ bí mật bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của họ. Điều này đã xảy ra vào năm 1986 với thảm họa Chernobyl và với thảm họa tàu ngầm Kursk năm 2000. Tuy nhiên, não trạng này không giải thích được mọi thứ.
Một yếu tố khác là sự không sẵn sàng để cản trở nền kinh tế của Trung Cộng mà một nửa thế giới hiện đang phụ thuộc. Các cường quốc thế giới ưa thích duy trì hoạt động của đầu máy Trung Cộng, cho dù có nguy cơ gây ra một đại dịch. Một não trạng tư bản nào đó kiên kết với những lỗi lầm của não trạng cộng sản. Sự đồng lõa này giúp trả lời câu hỏi thứ hai: lý do tại sao người Trung Quốc không thể bị đụng chạm hoặc buộc tội là vì tay họ cầm dao.
Một trong những điều bí ẩn của thời đại chúng ta - một mầu nhiệm thực sự của sự gian ác - là cách phương Tây, dù tự hào về tính cách dân chủ và tự do của mình, đã phục tùng cách hèn hạ một chính phủ độc tài do Đảng Cộng sản thống trị. Để kiếm tiền, phương Tây có ý thức và tự nguyện đưa đầu vào máy chém. Có thể nghĩ được chăng là bây giờ kẻ hành quyết đang khởi sự hành hình?
Là bậc thầy trong các hoạt động mờ ám, Trung Cộng cũng đã tận dụng cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường sự thống trị của họ trên thị trường. Khi cuộc khủng hoảng làm suy yếu cổ phiếu của nhiều công ty phương Tây hoạt động tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách mua hàng trăm tỷ chứng khoán vốn. Do đó, nó có được sự hợp tác đa số với nhiều công ty phương Tây này. Tất cả điều này xảy ra dưới con mắt thờ ơ (và thường là đồng lõa) của các bậc thầy về tài chính phương Tây.
Vẫn còn nữa. Trong một khuynh hướng xứng đáng với bộ phim hài tệ nhất, Trung Cộng hiện thể hiện mình là vị cứu tinh thế giới. Giờ đây mọi người đều ca ngợi “mô hình Trung Quốc” khi đối phó với coronavirus. Bắc Kinh thậm chí còn cho phép mình hào phóng gửi những chiếc máy bay với các chuyên gia về virut và các nguồn cung cấp y tế cho các nước phương Tây. Nó gửi sự giúp đỡ để giải quyết dịch bệnh mà nó đã khởi đầu. Do đó, quốc gia đã chuyển từ một tội phạm sang một anh hùng trong một vài tuần, một sự chuyển đổi thực sự đáng kinh ngạc!
Cuộc khủng hoảng coronavirus có thể là một cơ hội lịch sử để chúng ta xem xét lại toàn bộ mối quan hệ của chúng ta với Bắc Kinh. Chúng ta vẫn có thời gian. Hãy phản ứng trước khi nó quá muộn!
Source:Return To Order
Nhiều nhân viên y tế Italia qua đời, thi thể quàn trong nhà nguyện bệnh viện. Xin cầu nguyện cho họ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:31 23/03/2020
Tính cho đến chiều Thứ Hai 23 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 14,756 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 341,696 người.
Số trường hợp tử vong tại Ý vẫn tiếp tục gia tăng một cách đáng âu lo. Tính đến chiều Thứ Hai 23 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 5,476 người, và 59,138 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Trước tình hình này, thủ tướng Giuseppe Conte đã ra lệnh cấm mọi di chuyển trong nước và đóng cửa tất cả các doanh nghiệp không thiết yếu trong khi quốc gia này tuyệt vọng tìm cách ngăn chặn sự lây lan của coronavirus sau một cuối tuần kinh hoàng với hơn 1,400 người chết.
Bắc Kinh thừa nhận trên toàn cõi Hoa Lục con số thương vong là 3,270 người chết, và 81,093 trường hợp nhiễm bệnh. Nguồn tin của Giáo Hội địa phương nói với Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, rằng các con số này rất xa so với thực tế đã và đang diễn ra tại Trung Quốc.
Sau Trung Quốc và Italia, Hoa Kỳ đang là nước thứ ba trên thế giới về phương diện nhiễm bệnh với 35,070 trường hợp. Số trường hợp tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 458 người. Theo thông tấn xã Reuters, nhiều người lo ngại tình hình dịch bệnh này có thể dẫn đến các hình thức bạo động. Cũng như ở các nước khác, tại Hoa Kỳ, nhiều người xếp hàng tại các siêu thị để mua các nhu yếu phẩm cần thiết. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, còn có một thực tế khác là người ta còn xếp hàng để mua các loại vũ khí như quý vị và anh chị em đang thấy trong video này.
Tây Ban Nha đang đứng thứ tư với 29,909 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 1,813 người chết.
Tại Đức đã có 94 người chết; và 24,904 trường hợp nhiễm bệnh.
Tiếp theo là Iran với 1,685 người chết, tăng 129 người trong vòng 24 giờ; và 21,638 trường hợp nhiễm bệnh, tức là chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,028 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận.
Phóng viên đài truyền hình Nhật Bản NHK cho biết tại một bệnh viện trong vùng Cremona, cách Rôma 513km về phía Tây Bắc, một số nhân viên y tế đã qua đời vì nhiễm bệnh sau khi làm việc kiệt sức nhiều giờ trong một ngày. Thi thể họ phải để tạm trong nhà nguyện của bệnh viện. “Đứng trước số bệnh nhân quá đông, chúng tôi không muốn thấy họ chết, nên chúng tôi cố làm việc, thường khi đến 18, 20 giờ trong một ngày. Xin cầu nguyện cho chúng tôi,” người y tá này nói.
Các đền thờ Công Giáo tại Âu Châu đã tuân theo các chỉ thị về việc phòng chống lại coronavirus bằng cách hạn chế các cử hành Phụng Vụ.
Tuy nhiên, một số đền thờ Công Giáo tại Âu Châu vẫn có thể mở cửa.
“Ban phát các phép Bí tích là điều quan trọng nhất đối với chúng tôi. Chừng nào điều này còn có thể, bất chấp những khó khăn, chúng tôi sẽ tiếp tục công việc phục vụ của mình,” cha Pauline Waldemar Pastusiak, Giám đốc Đền Thánh Quốc gia Ba Lan Jasna Gora nói.
Vào thời điểm đặc biệt này, Đền Thánh Jasna Gora cung cấp nơi nương tựa và hy vọng cho hàng triệu người Ba Lan. Mọi người liên tục gọi chúng tôi, yêu cầu cầu nguyện. Họ bảo đảm với chúng tôi rằng họ vẫn gần gũi với chúng tôi về mặt tâm linh, mặc dù họ không thể có mặt trong các Thánh lễ.
Khi các biện pháp khẩn cấp được thực hiện trên toàn quốc, nhiều nhà thờ phải đình chỉ các thánh lễ và nhiều trường Công Giáo phải đóng cửa, Cha Pastusiak đã nói chuyện với Cơ quan Thông tin Công Giáo Ba Lan, gọi tắt là KAI, rằng ngôi đền trên đỉnh đồi, nơi chứa tượng ảnh Đức Mẹ Đen, vẫn mở cửa cho anh chị em giáo dân tham dự Thánh lễ và xưng tội. Ngài nói thêm là các linh mục và tu sĩ tại đây đang thực hiện một chiến dịch cầu nguyện xin cho COVID-19 sốm kết thúc.
Ngài cũng cho biết rằng 100,000 người đang vào kênh YouTube của đền thờ để tham dự lần chuỗi Mân Côi vào mỗi buổi tối.
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cầu nguyện cho các gia đình đang gặp khó khăn kinh tế vì đại dịch coronavirus
Lúc 7 sáng thứ Hai 23 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế do dịch bệnh coronavirus gây ra.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang gặp khó khăn kinh tế vì đại dịch này, vì họ không thể làm việc. Tất cả những điều này ảnh hưởng đến các gia đình. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang phải lao đao về vấn đề này.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đề cập đến đức tin, sự bền đỗ và lòng can đảm như các điều kiện thiết yếu để có thể cầu nguyện. Đức Thánh Cha đã phân tích các điều kiện này dựa trên bài Tin mừng trong ngày nói về sự chữa lành cho người con trai của một quan chức nhà vua ở Cana, Galilêa (Ga 4: 43-54).
PHÚC ÂM: Ga 4: 43-54
“Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ Samaria mà đến Galilêa. Chính Người đã nói: “Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình”. Khi Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ.
Người trở lại Cana xứ Galilêa, nơi Người đã biến nước thành rượu. Bấy giờ có một quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt. Ðược tin Chúa Giêsu đã bỏ Giuđêa đến Galilêa, ông đến tìm Người và xin Người xuống chữa con ông sắp chết. Chúa Giêsu bảo ông: “Nếu các ông không thấy những phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin”. Viên quan chức trình lại Người: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết”. Chúa Giêsu bảo ông: “Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”. Ông tin lời Chúa Giêsu nói và trở về.
Khi xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: “Hôm qua lúc bảy giờ cậu hết sốt”. Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông: “Con ông mạnh rồi”, nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin. Ðó là phép lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Sau khi cầu xin Chúa Giêsu chữa cho con trai mình, viên quan chức đã bị Chúa quở trách một chút, Chúa quở trách mọi người – bao gồm cả ông ấy. Thay vì giữ im lặng, vị quan chức vẫn tiếp tục khẩn khoản, ông nói “Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết”. Nhờ thái độ khẩn khoản này, ông nhận được sự bảo đảm từ Chúa Giêsu rằng con ông sẽ sống.
Qua câu chuyện này, chúng ta thấy đức tin là yêu cầu đầu tiên cho những lời cầu nguyện thực sự của người tín hữu Kitô.
Nhiều lần chúng ta chỉ cầu nguyện bằng môi miệng chứ không xuất phát từ đức tin trong tim, hay đó chỉ là một đức tin yếu đuối.
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến một ví dụ khác về người cha có đứa con bị quỷ câm ám là người đã cầu xin Chúa gia tăng đức tin, sau khi Chúa Giêsu nói với ông rằng mọi thứ đều có thể đối với những người có đức tin (Mc 9:23).
Đức tin và lời cầu nguyện; cầu nguyện với đức tin. Tôi cầu nguyện với đức tin hay tôi chỉ lặp lại theo thói quen. Chúng ta hãy chú ý để khi chúng ta cầu nguyện chúng ta không rơi vào thói quen, mà không nhận thức được rằng Chúa đang ở đây, rằng tôi đang nói chuyện với Chúa và Ngài có thể giải quyết các vấn đề.
Yêu cầu thứ hai là sự bền đỗ. Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta điều này.
Một số người cầu xin nhưng không nhận được ân sủng. Họ không có lòng bền đỗ vì sâu thẳm bên trong họ không cần điều họ kêu xin hoặc họ không có niềm tin.
Đức Thánh Cha đã trích dẫn các dụ ngôn trong đó Chúa Giêsu dạy chúng ta bền đỗ đến cùng: chẳng hạn câu chuyện người kia đánh thức hàng xóm của mình vào giữa đêm để xin mấy chiếc bánh, và bà góa khẩn khoản kêu nài trước vị thẩm phán bất công.
Đức tin và sự bền đỗ đi cùng nhau bởi vì nếu anh chị em có niềm tin, anh chị em chắc chắn rằng Chúa sẽ ban cho anh chị em những gì anh chị em đang cầu xin. Nếu Chúa khiến anh chị em chờ đợi, hãy gõ và gõ và gõ. Cuối cùng, Chúa sẽ ban ân sủng cho anh chị em.
Nếu Chúa khiến chúng ta chờ đợi, ấy là vì thiện ích của chúng ta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa luôn đón nhận rất nghiêm chỉnh lời cầu nguyện của chúng ta.
Chúa muốn chúng ta cầu nguyện với lòng can đảm. Đây là yêu cầu thứ ba.
Có người sẽ nghĩ: Can đảm có cần thiết khi cầu nguyện không? Để có thể đứng trước mặt Chúa: vâng, can đảm là cần thiết. Nó gần như luôn luôn là cần thiết. Tôi không muốn đưa ra một điều dị giáo, nhưng gần như chúng ta đang đe dọa Chúa. Ông Môisê đã tỏ can đảm trước mặt Chúa khi Chúa muốn tiêu diệt dân tộc ông. Sự can đảm của Ápraham khi ông thương lượng để cứu dân thành Sôđôm. Ông lại gần và thưa: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có năm mươi người lành, chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không dung thứ cho thành đó, vì năm mươi người lành trong đó sao?” Sau đó, ông can đảm kèo nài cùng Chúa. Nếu có 30 thì sao? Nếu có 20 thì sao? Thật là can đảm. Đức tính can đảm này rất cần thiết, không chỉ đối với các công việc tông đồ, mà còn với lời cầu nguyện.
Để kết luận bài giảng của ngài, Đức Thánh Cha đã suy tư về những gì chúng ta đang trải qua trong những ngày này.
Đức tin, sự bền đỗ và lòng can đảm. Trong những ngày này, chúng ta cần phải cầu nguyện nhiều hơn. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể cầu nguyện như thế này. Đó là với một đức tin vững mạnh rằng Chúa có thể can thiệp; và với sự bền đỗ và lòng can đảm rằng Chúa không bao giờ lừa dối. Ngài có thể khiến chúng ta phải chờ đợi. Ngài có thể thong thả. Nhưng Ngài không bao giờ lừa dối. Anh chị em hãy có niềm tin, sự bền đỗ và lòng can đảm.
Source:Vatican NewsPope Francis prays for families facing financial problems
Số trường hợp tử vong tại Ý vẫn tiếp tục gia tăng một cách đáng âu lo. Tính đến chiều Thứ Hai 23 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 5,476 người, và 59,138 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Trước tình hình này, thủ tướng Giuseppe Conte đã ra lệnh cấm mọi di chuyển trong nước và đóng cửa tất cả các doanh nghiệp không thiết yếu trong khi quốc gia này tuyệt vọng tìm cách ngăn chặn sự lây lan của coronavirus sau một cuối tuần kinh hoàng với hơn 1,400 người chết.
Bắc Kinh thừa nhận trên toàn cõi Hoa Lục con số thương vong là 3,270 người chết, và 81,093 trường hợp nhiễm bệnh. Nguồn tin của Giáo Hội địa phương nói với Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, rằng các con số này rất xa so với thực tế đã và đang diễn ra tại Trung Quốc.
Sau Trung Quốc và Italia, Hoa Kỳ đang là nước thứ ba trên thế giới về phương diện nhiễm bệnh với 35,070 trường hợp. Số trường hợp tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 458 người. Theo thông tấn xã Reuters, nhiều người lo ngại tình hình dịch bệnh này có thể dẫn đến các hình thức bạo động. Cũng như ở các nước khác, tại Hoa Kỳ, nhiều người xếp hàng tại các siêu thị để mua các nhu yếu phẩm cần thiết. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, còn có một thực tế khác là người ta còn xếp hàng để mua các loại vũ khí như quý vị và anh chị em đang thấy trong video này.
Tây Ban Nha đang đứng thứ tư với 29,909 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 1,813 người chết.
Tại Đức đã có 94 người chết; và 24,904 trường hợp nhiễm bệnh.
Tiếp theo là Iran với 1,685 người chết, tăng 129 người trong vòng 24 giờ; và 21,638 trường hợp nhiễm bệnh, tức là chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,028 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận.
Phóng viên đài truyền hình Nhật Bản NHK cho biết tại một bệnh viện trong vùng Cremona, cách Rôma 513km về phía Tây Bắc, một số nhân viên y tế đã qua đời vì nhiễm bệnh sau khi làm việc kiệt sức nhiều giờ trong một ngày. Thi thể họ phải để tạm trong nhà nguyện của bệnh viện. “Đứng trước số bệnh nhân quá đông, chúng tôi không muốn thấy họ chết, nên chúng tôi cố làm việc, thường khi đến 18, 20 giờ trong một ngày. Xin cầu nguyện cho chúng tôi,” người y tá này nói.
Các đền thờ Công Giáo tại Âu Châu đã tuân theo các chỉ thị về việc phòng chống lại coronavirus bằng cách hạn chế các cử hành Phụng Vụ.
Tuy nhiên, một số đền thờ Công Giáo tại Âu Châu vẫn có thể mở cửa.
“Ban phát các phép Bí tích là điều quan trọng nhất đối với chúng tôi. Chừng nào điều này còn có thể, bất chấp những khó khăn, chúng tôi sẽ tiếp tục công việc phục vụ của mình,” cha Pauline Waldemar Pastusiak, Giám đốc Đền Thánh Quốc gia Ba Lan Jasna Gora nói.
Vào thời điểm đặc biệt này, Đền Thánh Jasna Gora cung cấp nơi nương tựa và hy vọng cho hàng triệu người Ba Lan. Mọi người liên tục gọi chúng tôi, yêu cầu cầu nguyện. Họ bảo đảm với chúng tôi rằng họ vẫn gần gũi với chúng tôi về mặt tâm linh, mặc dù họ không thể có mặt trong các Thánh lễ.
Khi các biện pháp khẩn cấp được thực hiện trên toàn quốc, nhiều nhà thờ phải đình chỉ các thánh lễ và nhiều trường Công Giáo phải đóng cửa, Cha Pastusiak đã nói chuyện với Cơ quan Thông tin Công Giáo Ba Lan, gọi tắt là KAI, rằng ngôi đền trên đỉnh đồi, nơi chứa tượng ảnh Đức Mẹ Đen, vẫn mở cửa cho anh chị em giáo dân tham dự Thánh lễ và xưng tội. Ngài nói thêm là các linh mục và tu sĩ tại đây đang thực hiện một chiến dịch cầu nguyện xin cho COVID-19 sốm kết thúc.
Ngài cũng cho biết rằng 100,000 người đang vào kênh YouTube của đền thờ để tham dự lần chuỗi Mân Côi vào mỗi buổi tối.
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cầu nguyện cho các gia đình đang gặp khó khăn kinh tế vì đại dịch coronavirus
Lúc 7 sáng thứ Hai 23 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế do dịch bệnh coronavirus gây ra.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang gặp khó khăn kinh tế vì đại dịch này, vì họ không thể làm việc. Tất cả những điều này ảnh hưởng đến các gia đình. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang phải lao đao về vấn đề này.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đề cập đến đức tin, sự bền đỗ và lòng can đảm như các điều kiện thiết yếu để có thể cầu nguyện. Đức Thánh Cha đã phân tích các điều kiện này dựa trên bài Tin mừng trong ngày nói về sự chữa lành cho người con trai của một quan chức nhà vua ở Cana, Galilêa (Ga 4: 43-54).
PHÚC ÂM: Ga 4: 43-54
“Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ Samaria mà đến Galilêa. Chính Người đã nói: “Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình”. Khi Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ.
Người trở lại Cana xứ Galilêa, nơi Người đã biến nước thành rượu. Bấy giờ có một quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt. Ðược tin Chúa Giêsu đã bỏ Giuđêa đến Galilêa, ông đến tìm Người và xin Người xuống chữa con ông sắp chết. Chúa Giêsu bảo ông: “Nếu các ông không thấy những phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin”. Viên quan chức trình lại Người: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết”. Chúa Giêsu bảo ông: “Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”. Ông tin lời Chúa Giêsu nói và trở về.
Khi xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: “Hôm qua lúc bảy giờ cậu hết sốt”. Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông: “Con ông mạnh rồi”, nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin. Ðó là phép lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Sau khi cầu xin Chúa Giêsu chữa cho con trai mình, viên quan chức đã bị Chúa quở trách một chút, Chúa quở trách mọi người – bao gồm cả ông ấy. Thay vì giữ im lặng, vị quan chức vẫn tiếp tục khẩn khoản, ông nói “Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết”. Nhờ thái độ khẩn khoản này, ông nhận được sự bảo đảm từ Chúa Giêsu rằng con ông sẽ sống.
Qua câu chuyện này, chúng ta thấy đức tin là yêu cầu đầu tiên cho những lời cầu nguyện thực sự của người tín hữu Kitô.
Nhiều lần chúng ta chỉ cầu nguyện bằng môi miệng chứ không xuất phát từ đức tin trong tim, hay đó chỉ là một đức tin yếu đuối.
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến một ví dụ khác về người cha có đứa con bị quỷ câm ám là người đã cầu xin Chúa gia tăng đức tin, sau khi Chúa Giêsu nói với ông rằng mọi thứ đều có thể đối với những người có đức tin (Mc 9:23).
Đức tin và lời cầu nguyện; cầu nguyện với đức tin. Tôi cầu nguyện với đức tin hay tôi chỉ lặp lại theo thói quen. Chúng ta hãy chú ý để khi chúng ta cầu nguyện chúng ta không rơi vào thói quen, mà không nhận thức được rằng Chúa đang ở đây, rằng tôi đang nói chuyện với Chúa và Ngài có thể giải quyết các vấn đề.
Yêu cầu thứ hai là sự bền đỗ. Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta điều này.
Một số người cầu xin nhưng không nhận được ân sủng. Họ không có lòng bền đỗ vì sâu thẳm bên trong họ không cần điều họ kêu xin hoặc họ không có niềm tin.
Đức Thánh Cha đã trích dẫn các dụ ngôn trong đó Chúa Giêsu dạy chúng ta bền đỗ đến cùng: chẳng hạn câu chuyện người kia đánh thức hàng xóm của mình vào giữa đêm để xin mấy chiếc bánh, và bà góa khẩn khoản kêu nài trước vị thẩm phán bất công.
Đức tin và sự bền đỗ đi cùng nhau bởi vì nếu anh chị em có niềm tin, anh chị em chắc chắn rằng Chúa sẽ ban cho anh chị em những gì anh chị em đang cầu xin. Nếu Chúa khiến anh chị em chờ đợi, hãy gõ và gõ và gõ. Cuối cùng, Chúa sẽ ban ân sủng cho anh chị em.
Nếu Chúa khiến chúng ta chờ đợi, ấy là vì thiện ích của chúng ta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa luôn đón nhận rất nghiêm chỉnh lời cầu nguyện của chúng ta.
Chúa muốn chúng ta cầu nguyện với lòng can đảm. Đây là yêu cầu thứ ba.
Có người sẽ nghĩ: Can đảm có cần thiết khi cầu nguyện không? Để có thể đứng trước mặt Chúa: vâng, can đảm là cần thiết. Nó gần như luôn luôn là cần thiết. Tôi không muốn đưa ra một điều dị giáo, nhưng gần như chúng ta đang đe dọa Chúa. Ông Môisê đã tỏ can đảm trước mặt Chúa khi Chúa muốn tiêu diệt dân tộc ông. Sự can đảm của Ápraham khi ông thương lượng để cứu dân thành Sôđôm. Ông lại gần và thưa: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có năm mươi người lành, chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không dung thứ cho thành đó, vì năm mươi người lành trong đó sao?” Sau đó, ông can đảm kèo nài cùng Chúa. Nếu có 30 thì sao? Nếu có 20 thì sao? Thật là can đảm. Đức tính can đảm này rất cần thiết, không chỉ đối với các công việc tông đồ, mà còn với lời cầu nguyện.
Để kết luận bài giảng của ngài, Đức Thánh Cha đã suy tư về những gì chúng ta đang trải qua trong những ngày này.
Đức tin, sự bền đỗ và lòng can đảm. Trong những ngày này, chúng ta cần phải cầu nguyện nhiều hơn. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể cầu nguyện như thế này. Đó là với một đức tin vững mạnh rằng Chúa có thể can thiệp; và với sự bền đỗ và lòng can đảm rằng Chúa không bao giờ lừa dối. Ngài có thể khiến chúng ta phải chờ đợi. Ngài có thể thong thả. Nhưng Ngài không bao giờ lừa dối. Anh chị em hãy có niềm tin, sự bền đỗ và lòng can đảm.
Source:Vatican News