Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:27 25/03/2008
CÚ VỌ VÀ CHIM NGÓI
Con cú vọ, chúng ta thường gọi là cú mèo; chim ngói, thì cũng là chim cu, chúng nó cùng ở trong một khu rừng. Một buổi sáng nọ, khi chim ngói bay đi tìm mồi thì nhìn thấy trước mặt gia đình cú vọ đang dọn nhà.
Chim ngói rất kinh ngạc, cho rằng gia đình cú vọ không thích hoàn cảnh của rừng, cú vọ nói: “Không phải như thế, khu rừng này chúng tôi ở đã quen rồi, muốn rời cũng không rời được, nhưng các bạn hàng xóm rất ghét tiếng kêu của chúng tôi, cho nên chúng tôi không thể không dọn nhà đi nơi khác.”
Chim ngói nghe xong thì khuyên cú vọ: “Dọn nhà đi cũng không thể giải quyết được vấn đề căn bản này, nếu các anh không thay đổi tiếng kêu, thì đi đến đâu người ở đó cũng đuổi các anh đi.”
(Lưu Hướng: Thuyết Uyển, Đàm Tùng)
Suy tư:
Chúng ta có thể đi ngoại quốc để cho người khác khỏi nhìn thấy cách sống bê bối mang tiếng mang tăm của mình, nhưng nếu chúng ta vẫn không sửa đổi cuộc sống của mình thì có ích chi, người ngoại quốc cũng vẫn xa tránh chúng ta vậy ! Nếu chúng ta từ bỏ miền bắc vào miền nam sinh sống để cuộc sống khá giả hơn, nhưng nếu ở miền nam mà chúng ta vẫn cứ làm biếng, chơi bời nhậu nhẹt thì nghèo vẫn nghèo. Quan trọng là cái tâm của chúng ta có quyết tâm sửa chữa những khuyết điểm của mình, và cố vươn lên hay không mà thôi ?
Có một vài cha sở nói giáo xứ này giáo dân không hợp tác với mình nên xin đổi qua giáo xứ khác, đến giáo xứ khác cũng nói giáo dân ở đây cũng không chịu hợp tác với mình, thế là ngài trách móc giáo dân là không yêu mến nhà thờ, không muốn cộng tác với cha sở.v.v...
Giáo dân không cộng tác với cha sở, điểm duy nhất và dễ hiểu nhất mà một vài cha sở không nhìn thấy, đó là: nhìn lại cá tính và cách sống đời linh mục của mình. Nếu các ngài không nhìn thấy khuyết điểm của mình, thì các ngài cũng sẽ không nhìn thấy ưu điểm của ai cả.
Sửa đổi mình trước thì ở đâu cũng được mọi người đón nhận.
N2T |
Con cú vọ, chúng ta thường gọi là cú mèo; chim ngói, thì cũng là chim cu, chúng nó cùng ở trong một khu rừng. Một buổi sáng nọ, khi chim ngói bay đi tìm mồi thì nhìn thấy trước mặt gia đình cú vọ đang dọn nhà.
Chim ngói rất kinh ngạc, cho rằng gia đình cú vọ không thích hoàn cảnh của rừng, cú vọ nói: “Không phải như thế, khu rừng này chúng tôi ở đã quen rồi, muốn rời cũng không rời được, nhưng các bạn hàng xóm rất ghét tiếng kêu của chúng tôi, cho nên chúng tôi không thể không dọn nhà đi nơi khác.”
Chim ngói nghe xong thì khuyên cú vọ: “Dọn nhà đi cũng không thể giải quyết được vấn đề căn bản này, nếu các anh không thay đổi tiếng kêu, thì đi đến đâu người ở đó cũng đuổi các anh đi.”
(Lưu Hướng: Thuyết Uyển, Đàm Tùng)
Suy tư:
Chúng ta có thể đi ngoại quốc để cho người khác khỏi nhìn thấy cách sống bê bối mang tiếng mang tăm của mình, nhưng nếu chúng ta vẫn không sửa đổi cuộc sống của mình thì có ích chi, người ngoại quốc cũng vẫn xa tránh chúng ta vậy ! Nếu chúng ta từ bỏ miền bắc vào miền nam sinh sống để cuộc sống khá giả hơn, nhưng nếu ở miền nam mà chúng ta vẫn cứ làm biếng, chơi bời nhậu nhẹt thì nghèo vẫn nghèo. Quan trọng là cái tâm của chúng ta có quyết tâm sửa chữa những khuyết điểm của mình, và cố vươn lên hay không mà thôi ?
Có một vài cha sở nói giáo xứ này giáo dân không hợp tác với mình nên xin đổi qua giáo xứ khác, đến giáo xứ khác cũng nói giáo dân ở đây cũng không chịu hợp tác với mình, thế là ngài trách móc giáo dân là không yêu mến nhà thờ, không muốn cộng tác với cha sở.v.v...
Giáo dân không cộng tác với cha sở, điểm duy nhất và dễ hiểu nhất mà một vài cha sở không nhìn thấy, đó là: nhìn lại cá tính và cách sống đời linh mục của mình. Nếu các ngài không nhìn thấy khuyết điểm của mình, thì các ngài cũng sẽ không nhìn thấy ưu điểm của ai cả.
Sửa đổi mình trước thì ở đâu cũng được mọi người đón nhận.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:28 25/03/2008
N2T |
3. Bạn có biết Chúa Giê-su ở trong nhà tạm là vì bạn cách đặc biệt, chỉ vẻn vẹn vì bạn mà tồn tại không ? Ngài nồng nhiệt hoan hỉ ngự vào trong tâm hồn của bạn đấy.
(Thánh Teresa of Lisieux)Hôn nhân và Gia đình theo kế hoạch của Thiên Chúa
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
01:13 25/03/2008
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THEO KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA
Ngày 15-1-1981, Hội Đồng Giám Mục Thụy Sỹ công bố thư mục vụ với đề tài: ”Hôn Nhân và Gia Đình theo kế hoạch của THIÊN CHÚA”.
Gần 3 thập niên trôi qua kể từ ngày ấy, nhưng tính chất thời sự và tầm quan trọng của vấn đề vẫn giữ nguyên. Xin giới thiệu nội dung lá thư.
Năm nay, trong lá thư mục vụ bàn về Hôn Nhân và Gia Đình, chúng tôi muốn trình bày với anh chị em cách hết sức vắn gọn, một vài điểm quan trọng và tiêu biểu nhất mà khóa họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vừa qua đã bàn đến. Như anh chị em rõ, Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới đã nhóm họp vào mùa thu 1980 và đã cùng nhau bàn thảo và học hỏi cách sâu rộng về vấn đề: Vai trò của Gia Đình Kitô trong thế giới hiện đại.
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của phái tính con người.
Giữa những xôn xao giao động của xã hội chúng ta, hơn bao giờ hết, người nam và người nữ cần tìm hiểu cách sâu rộng về ý nghĩa của phái tính. Bởi vì, trong một thế giới mà các quyền lợi vật chất được đặt lên hàng đầu, thì, phái tính thường cũng chỉ được xem như là một vật dụng cho sự tiêu thụ mà thôi.
Dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta cố gắng tìm xem THIÊN CHÚA có ý định nào trên phái tính, và từ đó khám phá ra ý nghĩa thâm sâu của nó.
Khi nói về hai người nam và nữ đầu tiên trong nhân loại, Sách Sáng Thế ghi: ”THIÊN CHÚA dựng nên con người theo hình ảnh Ngài, theo hình ảnh Ngài mà con người được tạo dựng, người nam và người nữ cùng được THIÊN CHÚA tạo thành” (1,27).
Khi tạo thành con người - nam và nữ - THIÊN CHÚA muốn diễn tả một sự phong phú xuất phát ngay từ chính Tình Yêu của Ngài. Thật vậy, THIÊN CHÚA là sự thông hiệp giữa 3 Ngôi Vị Thần Linh, một thông hiệp trong Tình Yêu, trong dâng hiến hỗ tương, hoàn hảo và được tồn tại mãi. Về phía con người, phái tính ghi rõ đặc tính của con người cách toàn vẹn. Được gắn liền với tình yêu, phái tính là một cách thức mở rộng với người khác. Nó là lời mời gọi trao ban chính mình cho kẻ khác và cho THIÊN CHÚA.
Mỗi một người - bất luận là nam hay nữ - đều được mời gọi dấn thân tự hiến với trọn sức lực của mình cho THIÊN CHÚA và cho người khác. Sự độc thân chỉ là một luật trừ và có cách thức diễn đạt riêng của nó. Trong hôn nhân, chính sự kết hợp vợ chồng diễn tả sự trao ban trọn vẹn, duy nhất và không bao giờ bị thu hồi trở lại giữa hai người.
Vậy thì, trong chương trình của Đấng Tạo Hóa, phái tính là một món quà tuyệt diệu và quý hóa mà THIÊN CHÚA trao tặng mỗi người để giúp con người biết dùng nó như phương tiện thông hiệp với người khác trong cộng đoàn nhân loại.
2. THIÊN CHÚA là trung tâm điểm của Tình Yêu.
Được tạo dựng giống hình ảnh THIÊN CHÚA, người nam và người nữ phải theo gương THIÊN CHÚA. Thánh Phaolo viết: ”Anh chị em hãy tìm bắt chước THIÊN CHÚA như những người con yêu dấu, và đi theo con đường của Tình Yêu, con đường mà Đức Chúa GIÊSU đã vạch trước, khi Ngài yêu thương và tự dâng hiến đời mình cho chúng ta” (Êphêxô 5,1).
Khi nói về các đôi vợ chồng Kitô trong lá thư viết cho giáo hữu thành Êphêxô, thánh Phaolo cũng mời gọi các đôi vợ chồng tìm cách bắt chước Tình Yêu của Đức Chúa GIÊSU dâng hiến cho Giáo Hội và tình yêu của Giáo Hội dâng hiến cho Đức Chúa GIÊSU.
Trong trái tim con người, TÌNH YÊU là một cái gì cao quý bắt nguồn từ THIÊN CHÚA và phản ánh Tình Yêu đã kết hợp 3 Ngôi Vị Thần Linh làm một: Tình Yêu của một quảng đại hoàn toàn và tuyệt đối, Tình Yêu của một trao ban và thông hiệp toàn vẹn. Chính hình ảnh của Tình Yêu hoàn hảo này phải là mẫu mực đo lường cho mọi tình yêu nhân loại, và đặc biệt là tình yêu của người nam dành cho người nữ trong đời sống vợ chồng.
Tuy nhiên, nó sẽ là lý tưởng không thể thực hiện được, nếu THIÊN CHÚA không phải là trung-tâm-điểm của mọi tình yêu nhân loại. Chính Ngài bồi bổ cho tình yêu và cùng lúc, thanh lọc các ích kỷ không ngừng bành trướng và đe dọa tình yêu. Yêu nhau, không có nghĩa là người ta tránh được mọi căng thẳng, mọi hiểu lầm và mọi đụng chạm gây thương tích. Nhưng THIÊN CHÚA không bao giờ để chúng ta chiến đấu một mình. Ngài luôn hiện diện để giúp chúng ta biết tha thứ và không ngừng làm lớn mạnh tình yêu.
3. Sức sáng tạo của TÌNH YÊU.
THIÊN CHÚA là Tình Yêu và là Sự Sống. Sự Sống và Tình Yêu nơi THIÊN CHÚA là hai thực trạng không bao giờ tách rời nhau. Tình yêu nhân loại phản ảnh cho Tình Yêu này, cũng phải luôn luôn là nguồn phát sinh sự sống.
Tác giả Sách Sáng Thế Ký, sau khi nói người nam và người nữ được tạo nên theo hình ảnh của THIÊN CHÚA, đã thêm: ”THIÊN CHÚA chúc phúc cho hai người và nói: Hãy sinh sản và làm cho đông đúc” (2,18).
Tuy nhiên sự lưu truyền sự sống không duy chỉ có nghĩa là làm phát sinh một đời sống khác, mà còn bao gồm cả việc giáo dục con cái, sự triển nở của đôi vợ chồng, sự dấn thân trong Giáo Hội và trong xã hội, tìm mở mang và phát triển mọi đời sống con người về cả hai phương diện vật chất và tinh thần.
Trong bài diễn văn đọc ngày 15-11-1980, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã tuyên bố về vấn đề kế hoạch hóa gia đình như sau: ”Tôi biết rằng, trong xã hội ngày nay, các khó khăn thường rất lớn: trách vụ gay go, đặc biệt là đối với người đàn bà, nhà ở chật chội; vấn đề tài chánh và sức khoẻ là những ưu tư rất lớn cho các gia đình đông con và thường là một trở ngại cho vấn đề muốn có đông con cái. Vì thế tôi kêu gọi mọi giới hữu trách, các thành phần có thế lực trong xã hội, hãy làm hết sức có thể để giúp đỡ các gia đình. Nhưng trước tiên, tôi muốn đánh thức lương tâm và trách nhiệm riêng của từng người trong anh chị em. Trước mặt THIÊN CHÚA, với trọn ý thức về trách nhiệm, anh chị em hãy chọn một quyết định về số con cái. Điều đó có nghĩa là vấn đề kế hoạch hóa gia đình luôn tôn trọng các nguyên tắc luân lý và đạo đức”.
Thực vậy, các đôi vợ chồng thường phải đương đầu với rất nhiều khó khăn cụ thể. . Mà các khó khăn này chỉ có thể giải quyết trong một đối thoại cởi mở với vị cố vấn tinh thần, trong sự cầu nguyện và trong sự lãnh nhận các bí tích. Qua những phương thế hữu hiệu đó THIÊN CHÚA thường thông ban sức lực và lòng nhân từ của Ngài cho hết mọi người yếu đuối như chúng ta.
4. Phận vụ tiên tri của Gia Đình nhân loại.
Trong một thế giới mà mọi người ít quen biết nhau và sống lạnh lùng bên cạnh nhau, thì thường gia đình là nơi bảo vệ cho tình thân thiện, là nơi biểu lộ nhiều mối giây liên lạc thân tình. Nhưng làm thế nào để đáp ứng với đòi hỏi thích đáng này nếu gia đình không cố gắng, mỗi ngày một hơn, trở thành một nơi dành riêng cho sự đối thoại?
Đối thoại giữa các nhân vị, trước tiên giữa vợ chồng với nhau. Một đối thoại vừa tình cảm, vừa lý trí và vừa có tính cách siêu nhiên, mà chóp đỉnh là sự trao hiến thân xác cho nhau. Chính GIA ĐÌNH tạo bầu khí thích hợp cho đứa trẻ học hỏi thế nào là sống cởi mở với kẻ khác và cùng lúc, có thể tự nẩy nở, phát triển.. Gia Đình còn là nơi mà đứa trẻ phải được học sống yêu thương, sống chú ý đến người khác, sống kính trọng kẻ khác và những đức tính cần thiết đi kèm với một kỷ luật giúp nẩy sinh đức tự chủ. Với tất cả các ưu điểm trên, gia đình quả thật là khung cảnh lý tưởng đầu tiên cho việc giáo dục con em. Nhưng vượt trên mọi đối thoại hàng ngày giữa cha mẹ và con cái là sự đối thoại của mọi phần tử trong gia đình với THIÊN CHÚA: Đấng hiện diện, sống động và là nguồn phát sinh mọi cuộc đối thoại.
Sau cùng, là sự đối thoại giữa mỗi gia đình với toàn gia đình nhân loại và với Cộng Đoàn Kitô Giáo. Sự đối thoại này giúp cho mỗi phần tử trong xã hội lớn dần và rồi sẵn sàng đảm nhận, thông chia trách nhiệm với nhau mà không sợ bị chèn ép hay bóp nghẹt.
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 1980 đã bàn thảo cách sâu rộng về các vấn đề thuộc phạm vi GIA ĐÌNH, Hôn Nhân và Phái Tính, và đã nhấn mạnh rằng, giá trị căn bản cho tất cả mọi vấn đề là sự liên lạc thân mật, sự đối thoại ngay chính giữa lòng gia đình, tình yêu hỗ tương, sự lưu truyền sự sống trong hôn nhân, và sau cùng là sự cởi mở với kẻ khác và với THIÊN CHÚA. . Lời Chúa sẽ mạc khải cho chúng ta hiểu ý nghĩa thâm sâu của các giá trị nhân bản.
Cầu mong THIÊN CHÚA ban cho chúng ta sự quảng đại của TÌNH YÊU và sức mạnh dũng cảm sống trong thế giới hiện đại, để chúng ta trở thành những nhân chứng chân thực và hùng hồn cho TÌNH YÊU của THIÊN CHÚA.
Xin THIÊN CHÚA chúc lành cho tất cả anh chị em.
(”La Documentation Catholique”, n.1806, 63ème Année, 19 Avril 1981, trang 384-385)
Ngày 15-1-1981, Hội Đồng Giám Mục Thụy Sỹ công bố thư mục vụ với đề tài: ”Hôn Nhân và Gia Đình theo kế hoạch của THIÊN CHÚA”.
Gần 3 thập niên trôi qua kể từ ngày ấy, nhưng tính chất thời sự và tầm quan trọng của vấn đề vẫn giữ nguyên. Xin giới thiệu nội dung lá thư.
Năm nay, trong lá thư mục vụ bàn về Hôn Nhân và Gia Đình, chúng tôi muốn trình bày với anh chị em cách hết sức vắn gọn, một vài điểm quan trọng và tiêu biểu nhất mà khóa họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vừa qua đã bàn đến. Như anh chị em rõ, Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới đã nhóm họp vào mùa thu 1980 và đã cùng nhau bàn thảo và học hỏi cách sâu rộng về vấn đề: Vai trò của Gia Đình Kitô trong thế giới hiện đại.
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của phái tính con người.
Giữa những xôn xao giao động của xã hội chúng ta, hơn bao giờ hết, người nam và người nữ cần tìm hiểu cách sâu rộng về ý nghĩa của phái tính. Bởi vì, trong một thế giới mà các quyền lợi vật chất được đặt lên hàng đầu, thì, phái tính thường cũng chỉ được xem như là một vật dụng cho sự tiêu thụ mà thôi.
Dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta cố gắng tìm xem THIÊN CHÚA có ý định nào trên phái tính, và từ đó khám phá ra ý nghĩa thâm sâu của nó.
Khi nói về hai người nam và nữ đầu tiên trong nhân loại, Sách Sáng Thế ghi: ”THIÊN CHÚA dựng nên con người theo hình ảnh Ngài, theo hình ảnh Ngài mà con người được tạo dựng, người nam và người nữ cùng được THIÊN CHÚA tạo thành” (1,27).
Khi tạo thành con người - nam và nữ - THIÊN CHÚA muốn diễn tả một sự phong phú xuất phát ngay từ chính Tình Yêu của Ngài. Thật vậy, THIÊN CHÚA là sự thông hiệp giữa 3 Ngôi Vị Thần Linh, một thông hiệp trong Tình Yêu, trong dâng hiến hỗ tương, hoàn hảo và được tồn tại mãi. Về phía con người, phái tính ghi rõ đặc tính của con người cách toàn vẹn. Được gắn liền với tình yêu, phái tính là một cách thức mở rộng với người khác. Nó là lời mời gọi trao ban chính mình cho kẻ khác và cho THIÊN CHÚA.
Mỗi một người - bất luận là nam hay nữ - đều được mời gọi dấn thân tự hiến với trọn sức lực của mình cho THIÊN CHÚA và cho người khác. Sự độc thân chỉ là một luật trừ và có cách thức diễn đạt riêng của nó. Trong hôn nhân, chính sự kết hợp vợ chồng diễn tả sự trao ban trọn vẹn, duy nhất và không bao giờ bị thu hồi trở lại giữa hai người.
Vậy thì, trong chương trình của Đấng Tạo Hóa, phái tính là một món quà tuyệt diệu và quý hóa mà THIÊN CHÚA trao tặng mỗi người để giúp con người biết dùng nó như phương tiện thông hiệp với người khác trong cộng đoàn nhân loại.
2. THIÊN CHÚA là trung tâm điểm của Tình Yêu.
Được tạo dựng giống hình ảnh THIÊN CHÚA, người nam và người nữ phải theo gương THIÊN CHÚA. Thánh Phaolo viết: ”Anh chị em hãy tìm bắt chước THIÊN CHÚA như những người con yêu dấu, và đi theo con đường của Tình Yêu, con đường mà Đức Chúa GIÊSU đã vạch trước, khi Ngài yêu thương và tự dâng hiến đời mình cho chúng ta” (Êphêxô 5,1).
Khi nói về các đôi vợ chồng Kitô trong lá thư viết cho giáo hữu thành Êphêxô, thánh Phaolo cũng mời gọi các đôi vợ chồng tìm cách bắt chước Tình Yêu của Đức Chúa GIÊSU dâng hiến cho Giáo Hội và tình yêu của Giáo Hội dâng hiến cho Đức Chúa GIÊSU.
Trong trái tim con người, TÌNH YÊU là một cái gì cao quý bắt nguồn từ THIÊN CHÚA và phản ánh Tình Yêu đã kết hợp 3 Ngôi Vị Thần Linh làm một: Tình Yêu của một quảng đại hoàn toàn và tuyệt đối, Tình Yêu của một trao ban và thông hiệp toàn vẹn. Chính hình ảnh của Tình Yêu hoàn hảo này phải là mẫu mực đo lường cho mọi tình yêu nhân loại, và đặc biệt là tình yêu của người nam dành cho người nữ trong đời sống vợ chồng.
Tuy nhiên, nó sẽ là lý tưởng không thể thực hiện được, nếu THIÊN CHÚA không phải là trung-tâm-điểm của mọi tình yêu nhân loại. Chính Ngài bồi bổ cho tình yêu và cùng lúc, thanh lọc các ích kỷ không ngừng bành trướng và đe dọa tình yêu. Yêu nhau, không có nghĩa là người ta tránh được mọi căng thẳng, mọi hiểu lầm và mọi đụng chạm gây thương tích. Nhưng THIÊN CHÚA không bao giờ để chúng ta chiến đấu một mình. Ngài luôn hiện diện để giúp chúng ta biết tha thứ và không ngừng làm lớn mạnh tình yêu.
3. Sức sáng tạo của TÌNH YÊU.
THIÊN CHÚA là Tình Yêu và là Sự Sống. Sự Sống và Tình Yêu nơi THIÊN CHÚA là hai thực trạng không bao giờ tách rời nhau. Tình yêu nhân loại phản ảnh cho Tình Yêu này, cũng phải luôn luôn là nguồn phát sinh sự sống.
Tác giả Sách Sáng Thế Ký, sau khi nói người nam và người nữ được tạo nên theo hình ảnh của THIÊN CHÚA, đã thêm: ”THIÊN CHÚA chúc phúc cho hai người và nói: Hãy sinh sản và làm cho đông đúc” (2,18).
Tuy nhiên sự lưu truyền sự sống không duy chỉ có nghĩa là làm phát sinh một đời sống khác, mà còn bao gồm cả việc giáo dục con cái, sự triển nở của đôi vợ chồng, sự dấn thân trong Giáo Hội và trong xã hội, tìm mở mang và phát triển mọi đời sống con người về cả hai phương diện vật chất và tinh thần.
Trong bài diễn văn đọc ngày 15-11-1980, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã tuyên bố về vấn đề kế hoạch hóa gia đình như sau: ”Tôi biết rằng, trong xã hội ngày nay, các khó khăn thường rất lớn: trách vụ gay go, đặc biệt là đối với người đàn bà, nhà ở chật chội; vấn đề tài chánh và sức khoẻ là những ưu tư rất lớn cho các gia đình đông con và thường là một trở ngại cho vấn đề muốn có đông con cái. Vì thế tôi kêu gọi mọi giới hữu trách, các thành phần có thế lực trong xã hội, hãy làm hết sức có thể để giúp đỡ các gia đình. Nhưng trước tiên, tôi muốn đánh thức lương tâm và trách nhiệm riêng của từng người trong anh chị em. Trước mặt THIÊN CHÚA, với trọn ý thức về trách nhiệm, anh chị em hãy chọn một quyết định về số con cái. Điều đó có nghĩa là vấn đề kế hoạch hóa gia đình luôn tôn trọng các nguyên tắc luân lý và đạo đức”.
Thực vậy, các đôi vợ chồng thường phải đương đầu với rất nhiều khó khăn cụ thể. . Mà các khó khăn này chỉ có thể giải quyết trong một đối thoại cởi mở với vị cố vấn tinh thần, trong sự cầu nguyện và trong sự lãnh nhận các bí tích. Qua những phương thế hữu hiệu đó THIÊN CHÚA thường thông ban sức lực và lòng nhân từ của Ngài cho hết mọi người yếu đuối như chúng ta.
4. Phận vụ tiên tri của Gia Đình nhân loại.
Trong một thế giới mà mọi người ít quen biết nhau và sống lạnh lùng bên cạnh nhau, thì thường gia đình là nơi bảo vệ cho tình thân thiện, là nơi biểu lộ nhiều mối giây liên lạc thân tình. Nhưng làm thế nào để đáp ứng với đòi hỏi thích đáng này nếu gia đình không cố gắng, mỗi ngày một hơn, trở thành một nơi dành riêng cho sự đối thoại?
Đối thoại giữa các nhân vị, trước tiên giữa vợ chồng với nhau. Một đối thoại vừa tình cảm, vừa lý trí và vừa có tính cách siêu nhiên, mà chóp đỉnh là sự trao hiến thân xác cho nhau. Chính GIA ĐÌNH tạo bầu khí thích hợp cho đứa trẻ học hỏi thế nào là sống cởi mở với kẻ khác và cùng lúc, có thể tự nẩy nở, phát triển.. Gia Đình còn là nơi mà đứa trẻ phải được học sống yêu thương, sống chú ý đến người khác, sống kính trọng kẻ khác và những đức tính cần thiết đi kèm với một kỷ luật giúp nẩy sinh đức tự chủ. Với tất cả các ưu điểm trên, gia đình quả thật là khung cảnh lý tưởng đầu tiên cho việc giáo dục con em. Nhưng vượt trên mọi đối thoại hàng ngày giữa cha mẹ và con cái là sự đối thoại của mọi phần tử trong gia đình với THIÊN CHÚA: Đấng hiện diện, sống động và là nguồn phát sinh mọi cuộc đối thoại.
Sau cùng, là sự đối thoại giữa mỗi gia đình với toàn gia đình nhân loại và với Cộng Đoàn Kitô Giáo. Sự đối thoại này giúp cho mỗi phần tử trong xã hội lớn dần và rồi sẵn sàng đảm nhận, thông chia trách nhiệm với nhau mà không sợ bị chèn ép hay bóp nghẹt.
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 1980 đã bàn thảo cách sâu rộng về các vấn đề thuộc phạm vi GIA ĐÌNH, Hôn Nhân và Phái Tính, và đã nhấn mạnh rằng, giá trị căn bản cho tất cả mọi vấn đề là sự liên lạc thân mật, sự đối thoại ngay chính giữa lòng gia đình, tình yêu hỗ tương, sự lưu truyền sự sống trong hôn nhân, và sau cùng là sự cởi mở với kẻ khác và với THIÊN CHÚA. . Lời Chúa sẽ mạc khải cho chúng ta hiểu ý nghĩa thâm sâu của các giá trị nhân bản.
Cầu mong THIÊN CHÚA ban cho chúng ta sự quảng đại của TÌNH YÊU và sức mạnh dũng cảm sống trong thế giới hiện đại, để chúng ta trở thành những nhân chứng chân thực và hùng hồn cho TÌNH YÊU của THIÊN CHÚA.
Xin THIÊN CHÚA chúc lành cho tất cả anh chị em.
(”La Documentation Catholique”, n.1806, 63ème Année, 19 Avril 1981, trang 384-385)
Phục sinh & Hạnh phúc
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
06:48 25/03/2008
Phục sinh & Hạnh phúc
Phục sinh & Hạnh phúc, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
Thứ Hai đầu tuần, thành phố Jerusalem ồn ào với những tấp nập rộn ràng và bận rộn ngược xuôi của một ngày mới tinh khôi. Sát ngay đồi Golgotha, khu nghĩa trang trống vắng bóng người nhưng lại vướng ngập mùi tử khí, những hạt sương đêm long lanh tia nắng sớm tiếp tục bốc cao che mờ hình dạng của những chú kên kên đang rũ đầu trên cành cây Ôliu dõi nhìn Maria Madalena khóc than vật vã bên ngôi mộ đá. Tiếng khóc và nước mắt nhạt nhòe của cô đã che khuất tiếng chân và hình dạng của một bóng người đang chầm chậm bước tới. Chưa hết, sau khi đã chuyện qua chuyện lại với người đàn ông ngay trước cửa mộ đá một hồi, Maria vẫn không hề nhận ra người mà cô đang nói chuyện chính là người cô đang tìm kiếm cho đến khi Người gọi tên cô,
— Maria!…
Và cô đáp trả lời mời gọi,
— Rabouni
Suy Niệm
Một trong những lý do để giải thích lý do tại sao Maria không nhận ra Đức Giêsu bên ngôi mộ đá là bởi vì cô đang bận rộn than khóc cho một nỗi mất mát trong quá khứ và những lo toan tính toán cho một tương lai không còn bóng dáng của Đức Giêsu. Tối thứ Năm trong tuần, cô nhận được bản tin dữ: “Thầy đã bị bắt!”. Chiều thứ Sáu ngày hôm sau, chính mắt cô đã chứng kiến giây phút Đức Giêsu trút hơi thở cuối cùng. Sáng sớm của ngày thứ Hai trong tuần, cũng lại chính cô là người đầu tiên đã khám phá ra tảng đá che lấp cửa mộ của Đức Giêsu bị đẩy sang một bên, xác Ngài biến mất...
Tương tự như Maria Mađalêna, đã bao nhiêu lần chúng ta cũng không nhận ra dung nhan của hạnh phúc trong khi đang diện đối diện với hạnh phúc, bởi vì chúng ta cũng đang bận rộn với những thất bại trong quá khứ và những lo toan tính toán cho một tương lai.
Cuộc sống nào mà không có vị đắng của thất bại? Vầng trán nào chưa một lần hằn sâu những nét lo toan? Nhưng cho dù cuộc đời vẫn đắng, trán vẫn hằn sâu, hạnh phúc vẫn như bầu không khí luôn luôn hiện diện dư thừa cho mọi người. Nhưng, thông thường, cả hai, không khí và hạnh phúc đều chia sẻ chung một số phận. Có đó, nhưng ít ai dõi nhìn. Hiện diện ngay bên, nhưng ưa bị lãng quên. Mất đi rồi, bắt đầu nuối tiếc.
Hạnh phúc không phải là bóng trăng chìm sâu dưới mặt nước hoặc bóng người đổ dài bên vệ đường, bởi đụng vào bóng trăng, trăng tan, đuổi bắt bóng mình, bóng chạy. Nhưng hạnh phúc là một thực thể có thể cầm được và đếm được như những tờ giấy bạc.
Hạnh phúc hiện diện trong căn phòng khi gia đình quây quần xum họp quanh mâm cơm, bởi vì trên trái đất này có những gia đình không bao giờ còn có cơ hội chia sẻ với nhau chén cơm manh áo.
Hạnh phúc xuất hiện trên khuôn mặt của những người thân trong gia đình, bố mẹ, vợ, chồng và con cái trong giây phút hiện tại, bởi vì không phải gia đình nào cũng có đầy đủ vợ chồng và con cái; có những gia đình có vợ nhưng không còn chồng, hoặc có vợ và chồng, nhưng thiếu vắng bóng con; mà ngay cả nếu bây giờ còn đầy đủ những người thân, nhưng trong tương lai thì không ai dám chắc!
Hạnh phúc tràn đầy trong hơi thở nhẹ nhàng, thơm tho, bởi vì có những người làn hơi bắt đầu ngắt quãng, vấp váp, hoặc hơi thở bắt đầu vương mùi tanh hôi của tử thần.
Hạnh phúc hiện diện khi nhìn quanh còn những người bạn bè thân thương để chia sẻ những niềm vui, những thành công và ngay cả những thất bại trên đường đời.
Hạnh phúc nằm trên chén cơm trắng tinh, miếng thịt kho vàng, và đậu hũ sốt cà chua đỏ, bởi vì không phải ai ai trên cõi trần gian này cũng sở hữu được nguyên cả một chén cơm.
Như Maria Mađalêna đã từng cất tiếng tâm sự với Đức Giêsu Phục Sinh bên ngôi mộ đá năm xưa, vào những khi bận rộn với những phiền muộn bắt rễ từ trong quá khứ và lo toan tính toán cho một tương lai, mời bạn mở miệng tâm sự với Chúa Phục Sinh,
— Lạy Chúa, trong Mùa Phục Sinh thánh, xin mở mắt con để con nhận ra đời sống là một chuỗi dài hồng ân của những giây phút mà Chúa đã trao ban tặng. Vào những lúc con chán nản với những thất bại trong quá khứ và một tương lai mập mờ không định hướng, xin cho con nhận ra dung nhan của hạnh phúc đang hiện diện ngay trong con, và qua những người thân trong gia đình của con.
www.nguyentrungtay.com
Thánh ca: Dạ Khúc Emmau
Sơn Ca Linh
07:45 25/03/2008
Chết vì đức tin nơi quân ngũ
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
08:46 25/03/2008
CHẾT VÌ ĐỨC TIN NƠI QUÂN NGŨ
Ngày 16-7-1972, Ivan Moisséieff - binh sĩ Rumani - bị các sĩ quan cấp cao hành hung cho đến chết. Ivan đã dùng chính đời sống biểu lộ tình yêu đối với Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ngày hôm sau, giới lãnh đạo quân đoàn Kertch - nơi Ivan thi hãnh nghĩa vụ quân sự - báo tin cho song thân Ivan bằng điện tín vỏn vẹn câu:
- Ivan, quý tử của ông bà, đã bị tử nạn thảm thương.
Nhận hung tín, ông bà Vassili và Yoanna Moisséieff hiểu ngay con trai mình bị chết vì Đức Tin. Đối lại với tờ điện tín ngắn ngủi, ông bà Moisséieff báo tin cho họ hàng thân thuộc và bạn hữu bằng tấm thiệp dài:
Anh chị em rất thân mến. Chúng tôi bắt buộc làm tăng thêm nỗi đau buồn của anh chị em vì tình yêu đối với Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ivan - con trai chúng tôi - là thành viên Giáo Hội Slobodzeiskaya, đã chịu tử đạo khi đang thi hành nghĩa vụ quân sự. . Con trai chúng tôi đã hoàn thành con số những người bị giết chết vì Lời Chúa. Chúng tôi than khóc con, nhưng cùng lúc, chúng tôi vui mừng vì cuộc tử đạo của con. Suốt cuộc đời, Ivan đã yêu mến Đức Chúa GIÊSU hơn yêu bất cứ người nào khác trên cõi đời này. Và Ivan đã minh chứng cho tình yêu này. Ước gì cánh hoa sống động tỏa hương thơm ngào ngạt cho tuổi thanh xuân của Ivan bằng hy lễ trên thập giá, nêu gương cho giới trẻ Kitô. Ước gì hết mọi người trẻ Kitô yêu mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ như con trai Ivan của chúng tôi đã yêu mến Ngài. .
Ký tên, gia đình Moisséieff: cha mẹ và anh chị em.
Ivan Moisséieff sinh năm 1952 tại làng Volontirovka, thuộc Rumani, sau này trở thành cộng hòa xã hội Moldavi, khi lãnh thổ này bị sát nhập vào nước Nga. Gia đình Moisséieff có 8 người con và gần như tất cả đều dâng hiến cuộc đời phụng sự THIÊN CHÚA. Năm 1968, Ivan học xong chương trình học. Hai năm sau, Ivan gia nhập quân ngũ. Trước đó anh làm nghề tài xế.
Thời chưa đi lính, Ivan làm chứng cho Tin Mừng trong vui tươi. Cuộc sống anh rạng rỡ giữa các bạn trẻ. Vào quân ngũ, anh tiếp tục sống chứng tá Lời Chúa y như trước, không mảy may thay đổi, mặc cho môi trường quân ngũ đầy cam go, đầy chống đối, oán thù đối với Kitô Giáo. Chính Ivan viết thư kể chuyện cho cha mẹ và gia đình như sau:
Vừa đến quân trường, con tìm ngay một nơi thanh vắng thuận tiện cho việc cầu nguyện. Con để ý thấy một căn phòng, không ai đến đây trước 10 giờ sáng. Con thức dậy lúc 6 giờ sáng và con đến căn phòng đó cầu nguyện cho đến giờ ăn điểm tâm. Trong khi các binh lính khác tập thể dục thì con cầu nguyện. Thỉnh thoảng con đến phòng ăn muộn vì con quên không nhìn đồng hồ.
Hai tháng êm đềm trôi qua cho đến ngày con phải báo cáo với cấp trên tại sao con lại đến phòng ăn trễ. Người ta báo cáo với ông ta con là tín hữu Kitô. Ông buộc con phải từ bỏ mọi hành vi tôn giáo. Rồi ông ra hình phạt bắt con phải làm việc ban đêm. Con vui vẻ chấp nhận hình phạt. Chưa hết. Con bị cấp trên gọi lên tra hỏi liên miên. Sau cùng, người ta gửi con đến Kertch và tại đây, người ta bắt đầu tra tấn hành hình con. Trong 5 ngày trời, người ta bắt con nhịn đói. Họ tưởng con sẽ ngã bệnh. Nhưng con không ngã bệnh, vì con cầu nguyện trong thời gian này.. Bây giờ là mùa đông, tuyết rơi và trời lạnh dưới 30 độ. Người ta bắt con đứng ngoài trời với chiếc áo mỏng manh trong vòng 5 tiếng đồng hồ. Suốt 5 tiếng đồng hồ này, con cầu nguyện liên miên. Sau đó, cấp trên gọi con và hỏi: ”Anh đã suy nghĩ kỹ chưa?” Dĩ nhiên con không thể nào từ bỏ Đức Tin Kitô của con. Vì thế, con cứ bị phạt đi phạt lại mãi. Cấp trên ngạc nhiên vì thấy con không hề hấn gì, mặc dầu phải chịu lạnh chết người như thế! Riêng con, con không cảm thấy lạnh. Sau cùng, thấy hình phạt không có hiệu quả, họ cho con trở về với các bạn đồng ngũ.
Trở về giữa các bạn, Ivan sung sướng tiếp tục làm chứng nhân cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Anh đưa một số bạn trở về với Kitô Giáo. Với tất cả những hoạt động đó, Ivan mỗi ngày một trở thành ”tên lính Kitô” nguy hiểm. Cần phải khai trừ, thanh toán anh càng sớm càng tốt. Do đó, chỉ vỏn vẹn 18 tháng sau ngày gia nhập quân ngũ, Ivan Moisséieff bị hành hung cho đến chết vào ngày 16-7-1972, hưởng dương 20 tuổi.
Nhưng cái chết của anh không uổng công. Một số bạn Kitô đồng ngũ cương quyết noi gương anh, nối gót theo anh. Họ tiếp tục làm chứng nhân anh dũng cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ duy nhất của loài người và toàn thế giới.
... ”Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức KITÔ, anh em hãy tìm những sự trên Trời, nơi Đức KITÔ ngự bên hữu THIÊN CHÚA. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên Trời, chớ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức KITÔ trong THIÊN CHÚA. Khi Đức KITÔ là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang” (Colossê 3,1-4).
(Daniel-Ange, ”Les Témoins de l'Avenir”, Le Sarment FAYARD, 1989, trang 293-303)
Ngày 16-7-1972, Ivan Moisséieff - binh sĩ Rumani - bị các sĩ quan cấp cao hành hung cho đến chết. Ivan đã dùng chính đời sống biểu lộ tình yêu đối với Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ngày hôm sau, giới lãnh đạo quân đoàn Kertch - nơi Ivan thi hãnh nghĩa vụ quân sự - báo tin cho song thân Ivan bằng điện tín vỏn vẹn câu:
- Ivan, quý tử của ông bà, đã bị tử nạn thảm thương.
Nhận hung tín, ông bà Vassili và Yoanna Moisséieff hiểu ngay con trai mình bị chết vì Đức Tin. Đối lại với tờ điện tín ngắn ngủi, ông bà Moisséieff báo tin cho họ hàng thân thuộc và bạn hữu bằng tấm thiệp dài:
Anh chị em rất thân mến. Chúng tôi bắt buộc làm tăng thêm nỗi đau buồn của anh chị em vì tình yêu đối với Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ivan - con trai chúng tôi - là thành viên Giáo Hội Slobodzeiskaya, đã chịu tử đạo khi đang thi hành nghĩa vụ quân sự. . Con trai chúng tôi đã hoàn thành con số những người bị giết chết vì Lời Chúa. Chúng tôi than khóc con, nhưng cùng lúc, chúng tôi vui mừng vì cuộc tử đạo của con. Suốt cuộc đời, Ivan đã yêu mến Đức Chúa GIÊSU hơn yêu bất cứ người nào khác trên cõi đời này. Và Ivan đã minh chứng cho tình yêu này. Ước gì cánh hoa sống động tỏa hương thơm ngào ngạt cho tuổi thanh xuân của Ivan bằng hy lễ trên thập giá, nêu gương cho giới trẻ Kitô. Ước gì hết mọi người trẻ Kitô yêu mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ như con trai Ivan của chúng tôi đã yêu mến Ngài. .
Ký tên, gia đình Moisséieff: cha mẹ và anh chị em.
Ivan Moisséieff sinh năm 1952 tại làng Volontirovka, thuộc Rumani, sau này trở thành cộng hòa xã hội Moldavi, khi lãnh thổ này bị sát nhập vào nước Nga. Gia đình Moisséieff có 8 người con và gần như tất cả đều dâng hiến cuộc đời phụng sự THIÊN CHÚA. Năm 1968, Ivan học xong chương trình học. Hai năm sau, Ivan gia nhập quân ngũ. Trước đó anh làm nghề tài xế.
Thời chưa đi lính, Ivan làm chứng cho Tin Mừng trong vui tươi. Cuộc sống anh rạng rỡ giữa các bạn trẻ. Vào quân ngũ, anh tiếp tục sống chứng tá Lời Chúa y như trước, không mảy may thay đổi, mặc cho môi trường quân ngũ đầy cam go, đầy chống đối, oán thù đối với Kitô Giáo. Chính Ivan viết thư kể chuyện cho cha mẹ và gia đình như sau:
Vừa đến quân trường, con tìm ngay một nơi thanh vắng thuận tiện cho việc cầu nguyện. Con để ý thấy một căn phòng, không ai đến đây trước 10 giờ sáng. Con thức dậy lúc 6 giờ sáng và con đến căn phòng đó cầu nguyện cho đến giờ ăn điểm tâm. Trong khi các binh lính khác tập thể dục thì con cầu nguyện. Thỉnh thoảng con đến phòng ăn muộn vì con quên không nhìn đồng hồ.
Hai tháng êm đềm trôi qua cho đến ngày con phải báo cáo với cấp trên tại sao con lại đến phòng ăn trễ. Người ta báo cáo với ông ta con là tín hữu Kitô. Ông buộc con phải từ bỏ mọi hành vi tôn giáo. Rồi ông ra hình phạt bắt con phải làm việc ban đêm. Con vui vẻ chấp nhận hình phạt. Chưa hết. Con bị cấp trên gọi lên tra hỏi liên miên. Sau cùng, người ta gửi con đến Kertch và tại đây, người ta bắt đầu tra tấn hành hình con. Trong 5 ngày trời, người ta bắt con nhịn đói. Họ tưởng con sẽ ngã bệnh. Nhưng con không ngã bệnh, vì con cầu nguyện trong thời gian này.. Bây giờ là mùa đông, tuyết rơi và trời lạnh dưới 30 độ. Người ta bắt con đứng ngoài trời với chiếc áo mỏng manh trong vòng 5 tiếng đồng hồ. Suốt 5 tiếng đồng hồ này, con cầu nguyện liên miên. Sau đó, cấp trên gọi con và hỏi: ”Anh đã suy nghĩ kỹ chưa?” Dĩ nhiên con không thể nào từ bỏ Đức Tin Kitô của con. Vì thế, con cứ bị phạt đi phạt lại mãi. Cấp trên ngạc nhiên vì thấy con không hề hấn gì, mặc dầu phải chịu lạnh chết người như thế! Riêng con, con không cảm thấy lạnh. Sau cùng, thấy hình phạt không có hiệu quả, họ cho con trở về với các bạn đồng ngũ.
Trở về giữa các bạn, Ivan sung sướng tiếp tục làm chứng nhân cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Anh đưa một số bạn trở về với Kitô Giáo. Với tất cả những hoạt động đó, Ivan mỗi ngày một trở thành ”tên lính Kitô” nguy hiểm. Cần phải khai trừ, thanh toán anh càng sớm càng tốt. Do đó, chỉ vỏn vẹn 18 tháng sau ngày gia nhập quân ngũ, Ivan Moisséieff bị hành hung cho đến chết vào ngày 16-7-1972, hưởng dương 20 tuổi.
Nhưng cái chết của anh không uổng công. Một số bạn Kitô đồng ngũ cương quyết noi gương anh, nối gót theo anh. Họ tiếp tục làm chứng nhân anh dũng cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ duy nhất của loài người và toàn thế giới.
... ”Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức KITÔ, anh em hãy tìm những sự trên Trời, nơi Đức KITÔ ngự bên hữu THIÊN CHÚA. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên Trời, chớ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức KITÔ trong THIÊN CHÚA. Khi Đức KITÔ là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang” (Colossê 3,1-4).
(Daniel-Ange, ”Les Témoins de l'Avenir”, Le Sarment FAYARD, 1989, trang 293-303)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha sẽ gặp đại diện của các tôn giáo tại Hoa Kỳ trừ ra đại diện đạo Sikh
Nguyễn Việt Nam
11:07 25/03/2008
Washington, D.C. - Theo chương trình vừa được Đức Tổng Giám Mục Pietro Sambi, Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, công bố Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ đến sân bay quân sự Andrews bên ngoài Washington, D.C ngày thứ Ba 15/4. Tại đây, ngài sẽ được tổng thống George W. Bush và phu nhân, cùng sứ thần Tòa Thánh đón tiếp.
Sáng thứ Tư, 16/4, Đức Thánh Cha sẽ được tổng thống đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc. Hôm đó cũng đúng vào ngày sinh nhật của Đức Thánh Cha. Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp các Giám Mục Hoa Kỳ tại Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm và thăm Đại Học Công Giáo Mỹ Châu.
Sáng thứ Năm, 17/4, Đức Thánh Cha dâng lễ tại Vận Động Trường Quốc Gia tại Washington. Buổi trưa ngài sẽ gặp gỡ hiệu trưởng các đại học Công Giáo và những nhà lãnh đạo giáo dục Công Giáo Hoa Kỳ. Sau đó, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với đại diện các tôn giáo tại Trung Tâm Văn Hoá Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tất cả đại diện các tôn giáo tại Hoa Kỳ sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha tại đây trừ ra đạo Sikh. Satnam Singh, lãnh đạo tinh thần của đạo Sikh ở New York, tôn giáo có số tín đồ đông hàng thứ năm trên thế giới đã có ý định gặp gỡ Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, theo Sikh Reht Maryada (luật đạo Sikh), Satnam Singh phải đeo một con dao găm Kirpan khi gặp Đức Thánh Cha. Trước đây, trong các cuộc gặp gỡ tại Vatican, Tòa Thánh chấp nhận điều đó. Tuy nhiên, an ninh Hoa Kỳ không đồng ý như vậy. Thành ra, Satnam Singh của New York đã âm thầm rút lui.
Sáng thứ Sáu 18/4, Đức Thánh Cha sẽ ra phi trường JFK gặp gỡ Đức Hồng Y Edward Egan và Đức Giám Mục Nicholas DiMarzio của giáo phận Brooklyn. Từ đó, ngài sẽ đi phi cơ trực thăng lên New York để đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc. Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa tại văn phòng Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc. Buổi trưa ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các hệ phái Kitô tại nhà thờ Thánh Giuse ở Manhattan.
Sáng thứ Bẩy 19/4, Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại nhà thờ St. Patrick, New York. Đây cũng là ngày 3 năm trước Đức Thánh Cha được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Buổi trưa ngài sẽ dùng bữa tại Tòa Giám Mục. Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers sau đó gặp gỡ giới trẻ.
Sáng Chúa Nhật, 20/04, Đức Thánh Cha sẽ thăm Ground Zero và cử hành thánh lễ tại sân vận động Yankee. Chiều tối cùng ngày, chính quyền Hoa Kỳ sẽ tiễn ngài đáp máy bay trở về Rome.
Sáng thứ Tư, 16/4, Đức Thánh Cha sẽ được tổng thống đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc. Hôm đó cũng đúng vào ngày sinh nhật của Đức Thánh Cha. Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp các Giám Mục Hoa Kỳ tại Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm và thăm Đại Học Công Giáo Mỹ Châu.
Dao găm Kirpan |
Sáng thứ Sáu 18/4, Đức Thánh Cha sẽ ra phi trường JFK gặp gỡ Đức Hồng Y Edward Egan và Đức Giám Mục Nicholas DiMarzio của giáo phận Brooklyn. Từ đó, ngài sẽ đi phi cơ trực thăng lên New York để đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc. Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa tại văn phòng Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc. Buổi trưa ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các hệ phái Kitô tại nhà thờ Thánh Giuse ở Manhattan.
Sáng thứ Bẩy 19/4, Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại nhà thờ St. Patrick, New York. Đây cũng là ngày 3 năm trước Đức Thánh Cha được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Buổi trưa ngài sẽ dùng bữa tại Tòa Giám Mục. Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers sau đó gặp gỡ giới trẻ.
Sáng Chúa Nhật, 20/04, Đức Thánh Cha sẽ thăm Ground Zero và cử hành thánh lễ tại sân vận động Yankee. Chiều tối cùng ngày, chính quyền Hoa Kỳ sẽ tiễn ngài đáp máy bay trở về Rome.
Tây Tạng tiếp tục nổi dậy
Thúy Dung
11:21 25/03/2008
Lhasa -
Theo tin Tân Hoa Xã đánh đi hôm 25/3, một nhóm người Tây Tạng vũ trang dao và gạch đá đã tấn công cảnh sát Trung quốc tại Garze, trong tỉnh Sichuan, giết chết một cảnh sát Trung quốc. Tân Hoa Xã cho biết, cảnh sát đã bị buộc phải “bắn chỉ thiên và giải tán đám đông tụ họp bất hợp pháp”.
Theo tin của chính phủ lưu vong Tây Tạng, trong cuộc biểu tình nói trên “ít nhất một người biểu tình đã bị giết, và một người khác bị thương rất nặng”. Người bị giết là một chú tiểu 18 tuổi.
Các cơ quan thông tin Trung quốc cho rằng tình hình tại Lhasa đã được họ kiểm soát và “quân phiến loạn đã rút lui”.
Tân Hoa Xã cho biết ít nhất đã có 13 người bị bắt vì can dự vào các cuộc biểu tình hôm 14 và 15 tháng 3 vừa qua. Trong khi đó đài này nói là hàng trăm người đã ra đầu thú. Tại Abe thuộc tỉnh Sichuan, nơi đã xảy ra cuộc đụng độ ác liệt ngày 16/3 đã có 381 người ra đầu thú với Trung quốc.
Biểu tình ủng hộ Tây Tạng tại Dharmsala, Ấn Độ |
Theo tin của chính phủ lưu vong Tây Tạng, trong cuộc biểu tình nói trên “ít nhất một người biểu tình đã bị giết, và một người khác bị thương rất nặng”. Người bị giết là một chú tiểu 18 tuổi.
Các cơ quan thông tin Trung quốc cho rằng tình hình tại Lhasa đã được họ kiểm soát và “quân phiến loạn đã rút lui”.
Tân Hoa Xã cho biết ít nhất đã có 13 người bị bắt vì can dự vào các cuộc biểu tình hôm 14 và 15 tháng 3 vừa qua. Trong khi đó đài này nói là hàng trăm người đã ra đầu thú. Tại Abe thuộc tỉnh Sichuan, nơi đã xảy ra cuộc đụng độ ác liệt ngày 16/3 đã có 381 người ra đầu thú với Trung quốc.
Thách đố của sứ mệnh truyền giáo
Linh Tiến Khải
15:07 25/03/2008
Phỏng vấn Linh Mục Julian Carrón, Chủ tịch phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng, về thách đố của sứ mệnh truyền giáo
Trong các ngày vừa qua phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng đã tái xác nhận cha Julian Carrón là Chủ tịch trong nhiệm kỳ 6 năm tới đây. Cha Carrón đã thay thế Đức Ong Luigi Giovanni Giussani hướng dẫn phong trào từ ngày 19 tháng 3 năm 2005, sau khi vị sáng lập phong trào qua đời.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha Julian Carrón vế thách đố trong sứ mệnh truyền giáo của phong trào.
Cha Carrón năm nay 58 tuổi. Thụ phong linh mục năm 1975 cha đã dậy Kinh Thánh lâu năm tại Học Viện Nghiên Cứu Kinh Thánh thánh Damaso Madrid, thủ đô Tây Ban Nha. Trong thập niên 1970 cha thành lập phong trào ”Đất Mới”, sau đó cha giúp cha Giussani và trở thành bạn với nhau. Năm 1985 phong trào Đất Mới nhập làm một với phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng của cha Giussani. Năm 2005 cha được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Thánh Thể. Ngày mùng 3 tháng 6 năm 2006 cùng với nhiều vị lãnh đạo các phong trào và hiệp hội mới của Giáo Hội cha đã phát biểu trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại quảng trường thánh Phêrô. Hiện nay cha dậy môn dẫn nhập thần học tại Đại Học công giáo Milano bắc Italia.
Hỏi: Thưa cha Carrón, cách đây một năm ngày 24 tháng 3 năm 2007, nhân dịp kỷ niệm 25 năm phong trào được Tòa Thánh chính thức thừa nhận, hàng chục ngàn thành viên phong trào đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp kiến tại quảng trường thánh Phêrô. Trong các ngày vừa qua cha cũng đã tái nhiệm chủ tịch. Cha có cảm tưởng gì?
Đáp: Qua cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã xác nhận đặc sủng Thiên Chúa đã ban cho Cha Giussani để mưu ích cho cuộc sống của Giáo Hội, đồng thời xác nhận sự thường hằng của đặc sủng trong kinh nghiệm của phong trào. Đức Thánh Cha cũng tái khích lệ sứ mệnh rao truyền Tin Mừng, mà Đức Gioan Phaolo II đã trao phó cho phong trào. Sứ mệnh đó ngày nay có tính cách định đoạt hơn nữa. Tôi nghĩ tới điều xảy ra tại Sao Paolo bên Brasil trong các tuần qua. Trong một cuộc họp có 40 ngàn người thuộc phong trào ”Không ruộng đất” tham dự, chị Cleuza Zerbini, người tổ chức cuộc họp cùng với chồng là anh Marcos, đã nói với tôi: ”Thưa cha Carrón, cách đây ít năm cha có phong trào ”Đất Mới”, nhưng khi cha gặp Linh Mục Giussani cha đã giao phong trào Đất Mới cho cha Giussani, vì thấy rằng mọi sự đã có trong phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng, mà không cần tìm kiếm thêm gì nữa. Lịch sử lập lại một lần nữa. Hôm nay không có hai con đường, mà chỉ có một con đường mà thôi. Hôm nay phong trào Đất Mới và Không Ruộng Đất nhập làm một với phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng”.
Qúy vị có thể tưởng tượng tôi xúc động đến thế nào. Y như khi cha Giussani mời tôi sang Italia để làm việc bên cạnh ngài vậy. Và cũng như hồi đó, tôi cảm thấy mình qúa bé nhỏ, không là gì cả, thì ở Sao Paolo tôi cũng đã cảm thấy như thế. Nhưng sự kiện mới mà Thiên Chúa Nhiệm Mầu đặt để trước mắt không khiến cho tôi sợ hãi, vì Đấng đã khởi sự công trình tốt lành này nơi chúng ta, sẽ dẫn đưa nó tới chỗ thành toàn.
Hỏi: Cha đã đón nhận nhiệm kỳ mới 6 năm, mà phong trào trao cho cha như thế nào. Nó có ý nghĩa gì đối với cha không?
Đáp: Tôi đã chấp nhận quyết định với cùng tinh thần như tôi đã chấp nhận đề nghị của cha Giussani, bằng cách vâng theo kiểu mà Thiên Chúa Nhiệm Mầu mời gọi tôi đáp trả lại. Ngày nay tôi ý thức hơn đối với sự chênh lệnh hoàn toàn giữa bản thân mình và nhiệm vụ được trao phó cho tôi. Điều mà tôi muốn sống đã được thần học gia Solov'ev diễn tả, và cha Giussani đã đề nghị như là khẩu hiệu chính của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng: ”Điều mà chúng ta phải yêu mến tha thiết trong Kitô giáo đó là chính Chúa Kitô; chính Ngài là tất cả, và tất cả những gì đến từ Ngài, bởi vì chúng ta biết rằng tất cả sự toàn vẹn của thiên tính sống nơi thân xác của Ngài”. Tôi chỉ muốn điều này, chứ không muốn gì khác trong cuộc sống của mình.
Hỏi: Tất cả những điều cha vừa nói có ý nghĩa gì đối với tương lai của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng không?
Đáp: Các sự kiện quan trọng xảy ra trong năm nay một lần nữa soi sáng trách nhiệm của chúng tôi theo sứ mệnh Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã trao cho chúng tôi trong cuộc gặp gỡ ngày 24-3-2007: đó là sống một lòng tin sâu đậm và cá nhân, cho phép sống thực tại với ”sự tự phát, và tự do”, cho phép thực hiện các công tác tông đồ mục vụ mới có tính cách ngôn sứ, khiến cho mầu nhiệm và công trình cứu độ của Chúa Kitô hiện diện trong thế giới, như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói với chúng tôi hồi năm ngoái.
Một lòng tin trưởng thành được diễn tả ra bằng các công việc làm, qua đó ước mong của con người được nhập thể bằng cách cống hiến phần đóng góp cho cuộc sống xã hội. Lòng tin công giáo không chỉ là chuyện riêng tư, mà cũng có vai trò và chiều kích công cộng nữa, vì nó là một yếu tố khiến cho cuộc sống thường ngày của con người được tốt đẹp hơn, nhân bản hơn và tích cực hơn. Lòng tin công giáo cũng giúp đặt để tín hữu trong các điều kiện tốt đẹp để đương đầu với các vấn đề và khó khăn trong các tương quan giữa con người với nhau, trong nền giáo dục, trong công ăn việc làm, cho tới các dấn thân dân sự và chính trị được sống như là tình bác ái.
Hỏi: Theo cha, ngoại trừ các khác biệt ra, bối cảnh văn hóa và chính trị Tây Ban Nha và Italia có ý nghĩa gì đối với các Kitô hữu?
Đáp: Hồi năm 1972 cha Giussani có phát biểu một bài, mà theo tôi, vẫn còn rất thời sự. Đề cập đến cuộc khủng hoảng thê thảm của thập niên 1960, mà một vài hiện tượng ngày nay là hậu qủa, cha nói: ”Thiên Chúa không cho phép xảy ra cái gì đó, nếu không phải là để giúp chúng ta trưởng thành. Còn hơn thế nữa, chân lý của lòng tin được minh chứng bởi khả năng mà từng người trong chúng ta và khả năng mà mỗi thực thể giáo hội, gia đình, cộng đoàn, giáo xứ, có được trong việc đánh gía điều xem ra là một phản kháng như con đường giúp trưởng thành”. Nhưng tôi xin nhấn mạnh trên câu sau đây: ”Triệu chứng của chân lý, của tính chất đích thực nơi lòng tin của chúng ta đó là lòng tin có chiếm chỗ nhất không hay là một lo lắng nào khác chiếm chỗ nhất trong cuộc sống chúng ta? Chúng ta có chờ đợi thật sự tất cả mọi điều đó từ sự kiện Chúa Kitô hay chờ đợi từ Người điều chúng ta phải quyết định, bằng cách biến Ngài trở thành điểm tham chiếu và nâng đỡ các dự án hay chương trình của chúng ta hay không?”.
Vì thế tình hình mà các quốc gia của chúng tôi đang trải qua là một trạng huống mà Chúa cho phép xảy ra để giáo dục chúng tôi, để kiểm chứng một cách đích thực, điều mà mỗi người yêu mến, và cũng là để lột mặt nạ cái hàm hồ có thể có trong mọi sáng kiến nhân loại, vì bản tính hạn hẹp của nó.
Hỏi: Liên quan tới sự hiện diện công khai của các tín hữu Kitô, nhận xét của cha có kéo theo hậu qủa nào không?
Đáp: Trong tình hình hiện nay như chúng ta đã thấy, phản ứng lại các khiêu khích của người khác không thôi, không đủ. Cần phải tái khám phá ra sự độc đáo của Kitô giáo. Cần có một sự hiện diện độc đáo, chứ không phải sự hiện diện phản ứng. Một sự hiện diện độc đáo, khi nó phát xuất từ ý thức về căn tính riêng và tình yêu thương đối với căn tính đó. Như là tín hữu Kitô chúng ta đã không được lựa chọn để minh chứng cho các khả năng biện chứng hay chiến thuật, mà là để làm chứng cho sự mới mẻ mà lòng tin đã đưa vào thế giới và trước tiên đã chinh phục được chính chúng ta.
Thách đố mà chúng tôi có trước mắt đó là thách đố đã có từ trước: đó là giáo dục người trưởng thành trong lòng tin, theo một phương pháp trao ban lý lẽ cho việc tin nhận Chúa Kitô. Như Cha Giussani đã nói trong Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1987: ”Điều mà chúng ta thiếu, không phải là việc lập đi lập lại bằng lời nói hay văn hóa của việc rao giảng. Con người ngày nay chờ đợi trong vô thức kinh nghiệm gặp gỡ với các con người coi sự kiện của Chúa Kitô là một thực tại hiện diện tới độ cuộc sống của họ biến đổi hoàn toàn. Đó là một sự va chạm nhân bản có thể lay chuyển con người ngày nay. Như thế chính cuộc gặp gỡ với một cái gì tương ứng với các nhu cầu của con tim, lay động lý trí ra khỏi tình trạng tê liệt và cống hiến cho con người một câu trả lời mà không có một chủ thuyết luân lý nào dám mơ ước cống hiến cho con người.
Hỏi: Một cách tổng hợp, đặc sủng của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng có thể cống hiến cho con người điều độc đáo nào thưa cha?
Đáp: Điều mà chúng tôi đã lãnh nhận được từ truyền thống lớn của Giáo Hội và thiên tài Kitô và nhân bản của cha Giussani đã khiến trở thành kinh nghiệm hiện tại, lôi cuốn đối với con người ngày nay: đó là trong lòng tin sự cô đơn và khuynh hướng nghi ngờ bị đánh bại và cuộc sống trở thành một chắc chắn vô biên, chính bởi vì có một Đấng Khác hoạt động trong lịch sử. Trong bất cứ hoàn cảnh nào và trong bất cứ thử thách nào chúng ta cũng có thể sống như vậy với xác tín chắc chắn đó. Đó là phần đóng góp mà chúng tôi cảm thấy có thể cống hiến cho cuộc sống của con người ngày nay: cho họ thấy sự thích đáng của lòng tin đối với các đòi hỏi của chân lý, của vẻ đẹp, của công bằng, của hạnh phúc và ích lợi của lòng tin đối với cuộc sống con người thời đại chúng ta. Lòng tin đó là niềm hy vọng cho cuộc sống của tất cả mọi người.
Hỏi: Điều này có đủ để đương đầu với sự va chạm với một thế giới đang từ từ xa rời Giáo Hội và lòng tin, và khi không ra mặt chống lại Kitô giáo, thì nó muốn xây dựng nhưng mà loại trừ Kitô giáo ra một bên?
Đáp: Để trả lời tôi xin dùng lại điều cha Giusssani đã nói sau sự thất bại của các tín hữu công giáo Italia trong cuộc trưng cầu dân ý liên quan tới luật phá thai hồi năm 1981: ”Đây đúng là lúc trong đó thật là đẹp nếu chỉ có Mười Hai Tông đồ trên thế giới này thôi. Có nghĩa là đây chính là lúc trong đó phải trở lại từ đầu, vì nó chứng minh cho thấy rằng tâm thức con người không còn là tâm thức Kitô nữa. Kitô giáo như là sự hiện diện ổn định, vững chắc, có uy tín, vì thế có khả năng truyền đạt, có truyền thống, có khả năng truyền thông, tạo ra sự truyền thông giờ đây không còn nữa. Nó phải tái sinh. Nó phải tái sinh như là sự kích thích đối với vấn đề của cuộc sống thường ngày. Thế thì có cái gì độc đáo và hăng say hơn điều này không?
(Avvenire 20-3-2008)
Trong các ngày vừa qua phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng đã tái xác nhận cha Julian Carrón là Chủ tịch trong nhiệm kỳ 6 năm tới đây. Cha Carrón đã thay thế Đức Ong Luigi Giovanni Giussani hướng dẫn phong trào từ ngày 19 tháng 3 năm 2005, sau khi vị sáng lập phong trào qua đời.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha Julian Carrón vế thách đố trong sứ mệnh truyền giáo của phong trào.
Cha Carrón năm nay 58 tuổi. Thụ phong linh mục năm 1975 cha đã dậy Kinh Thánh lâu năm tại Học Viện Nghiên Cứu Kinh Thánh thánh Damaso Madrid, thủ đô Tây Ban Nha. Trong thập niên 1970 cha thành lập phong trào ”Đất Mới”, sau đó cha giúp cha Giussani và trở thành bạn với nhau. Năm 1985 phong trào Đất Mới nhập làm một với phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng của cha Giussani. Năm 2005 cha được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Thánh Thể. Ngày mùng 3 tháng 6 năm 2006 cùng với nhiều vị lãnh đạo các phong trào và hiệp hội mới của Giáo Hội cha đã phát biểu trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại quảng trường thánh Phêrô. Hiện nay cha dậy môn dẫn nhập thần học tại Đại Học công giáo Milano bắc Italia.
Hỏi: Thưa cha Carrón, cách đây một năm ngày 24 tháng 3 năm 2007, nhân dịp kỷ niệm 25 năm phong trào được Tòa Thánh chính thức thừa nhận, hàng chục ngàn thành viên phong trào đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp kiến tại quảng trường thánh Phêrô. Trong các ngày vừa qua cha cũng đã tái nhiệm chủ tịch. Cha có cảm tưởng gì?
Đáp: Qua cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã xác nhận đặc sủng Thiên Chúa đã ban cho Cha Giussani để mưu ích cho cuộc sống của Giáo Hội, đồng thời xác nhận sự thường hằng của đặc sủng trong kinh nghiệm của phong trào. Đức Thánh Cha cũng tái khích lệ sứ mệnh rao truyền Tin Mừng, mà Đức Gioan Phaolo II đã trao phó cho phong trào. Sứ mệnh đó ngày nay có tính cách định đoạt hơn nữa. Tôi nghĩ tới điều xảy ra tại Sao Paolo bên Brasil trong các tuần qua. Trong một cuộc họp có 40 ngàn người thuộc phong trào ”Không ruộng đất” tham dự, chị Cleuza Zerbini, người tổ chức cuộc họp cùng với chồng là anh Marcos, đã nói với tôi: ”Thưa cha Carrón, cách đây ít năm cha có phong trào ”Đất Mới”, nhưng khi cha gặp Linh Mục Giussani cha đã giao phong trào Đất Mới cho cha Giussani, vì thấy rằng mọi sự đã có trong phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng, mà không cần tìm kiếm thêm gì nữa. Lịch sử lập lại một lần nữa. Hôm nay không có hai con đường, mà chỉ có một con đường mà thôi. Hôm nay phong trào Đất Mới và Không Ruộng Đất nhập làm một với phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng”.
Qúy vị có thể tưởng tượng tôi xúc động đến thế nào. Y như khi cha Giussani mời tôi sang Italia để làm việc bên cạnh ngài vậy. Và cũng như hồi đó, tôi cảm thấy mình qúa bé nhỏ, không là gì cả, thì ở Sao Paolo tôi cũng đã cảm thấy như thế. Nhưng sự kiện mới mà Thiên Chúa Nhiệm Mầu đặt để trước mắt không khiến cho tôi sợ hãi, vì Đấng đã khởi sự công trình tốt lành này nơi chúng ta, sẽ dẫn đưa nó tới chỗ thành toàn.
Hỏi: Cha đã đón nhận nhiệm kỳ mới 6 năm, mà phong trào trao cho cha như thế nào. Nó có ý nghĩa gì đối với cha không?
Đáp: Tôi đã chấp nhận quyết định với cùng tinh thần như tôi đã chấp nhận đề nghị của cha Giussani, bằng cách vâng theo kiểu mà Thiên Chúa Nhiệm Mầu mời gọi tôi đáp trả lại. Ngày nay tôi ý thức hơn đối với sự chênh lệnh hoàn toàn giữa bản thân mình và nhiệm vụ được trao phó cho tôi. Điều mà tôi muốn sống đã được thần học gia Solov'ev diễn tả, và cha Giussani đã đề nghị như là khẩu hiệu chính của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng: ”Điều mà chúng ta phải yêu mến tha thiết trong Kitô giáo đó là chính Chúa Kitô; chính Ngài là tất cả, và tất cả những gì đến từ Ngài, bởi vì chúng ta biết rằng tất cả sự toàn vẹn của thiên tính sống nơi thân xác của Ngài”. Tôi chỉ muốn điều này, chứ không muốn gì khác trong cuộc sống của mình.
Hỏi: Tất cả những điều cha vừa nói có ý nghĩa gì đối với tương lai của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng không?
Đáp: Các sự kiện quan trọng xảy ra trong năm nay một lần nữa soi sáng trách nhiệm của chúng tôi theo sứ mệnh Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã trao cho chúng tôi trong cuộc gặp gỡ ngày 24-3-2007: đó là sống một lòng tin sâu đậm và cá nhân, cho phép sống thực tại với ”sự tự phát, và tự do”, cho phép thực hiện các công tác tông đồ mục vụ mới có tính cách ngôn sứ, khiến cho mầu nhiệm và công trình cứu độ của Chúa Kitô hiện diện trong thế giới, như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói với chúng tôi hồi năm ngoái.
Một lòng tin trưởng thành được diễn tả ra bằng các công việc làm, qua đó ước mong của con người được nhập thể bằng cách cống hiến phần đóng góp cho cuộc sống xã hội. Lòng tin công giáo không chỉ là chuyện riêng tư, mà cũng có vai trò và chiều kích công cộng nữa, vì nó là một yếu tố khiến cho cuộc sống thường ngày của con người được tốt đẹp hơn, nhân bản hơn và tích cực hơn. Lòng tin công giáo cũng giúp đặt để tín hữu trong các điều kiện tốt đẹp để đương đầu với các vấn đề và khó khăn trong các tương quan giữa con người với nhau, trong nền giáo dục, trong công ăn việc làm, cho tới các dấn thân dân sự và chính trị được sống như là tình bác ái.
Hỏi: Theo cha, ngoại trừ các khác biệt ra, bối cảnh văn hóa và chính trị Tây Ban Nha và Italia có ý nghĩa gì đối với các Kitô hữu?
Đáp: Hồi năm 1972 cha Giussani có phát biểu một bài, mà theo tôi, vẫn còn rất thời sự. Đề cập đến cuộc khủng hoảng thê thảm của thập niên 1960, mà một vài hiện tượng ngày nay là hậu qủa, cha nói: ”Thiên Chúa không cho phép xảy ra cái gì đó, nếu không phải là để giúp chúng ta trưởng thành. Còn hơn thế nữa, chân lý của lòng tin được minh chứng bởi khả năng mà từng người trong chúng ta và khả năng mà mỗi thực thể giáo hội, gia đình, cộng đoàn, giáo xứ, có được trong việc đánh gía điều xem ra là một phản kháng như con đường giúp trưởng thành”. Nhưng tôi xin nhấn mạnh trên câu sau đây: ”Triệu chứng của chân lý, của tính chất đích thực nơi lòng tin của chúng ta đó là lòng tin có chiếm chỗ nhất không hay là một lo lắng nào khác chiếm chỗ nhất trong cuộc sống chúng ta? Chúng ta có chờ đợi thật sự tất cả mọi điều đó từ sự kiện Chúa Kitô hay chờ đợi từ Người điều chúng ta phải quyết định, bằng cách biến Ngài trở thành điểm tham chiếu và nâng đỡ các dự án hay chương trình của chúng ta hay không?”.
Vì thế tình hình mà các quốc gia của chúng tôi đang trải qua là một trạng huống mà Chúa cho phép xảy ra để giáo dục chúng tôi, để kiểm chứng một cách đích thực, điều mà mỗi người yêu mến, và cũng là để lột mặt nạ cái hàm hồ có thể có trong mọi sáng kiến nhân loại, vì bản tính hạn hẹp của nó.
Hỏi: Liên quan tới sự hiện diện công khai của các tín hữu Kitô, nhận xét của cha có kéo theo hậu qủa nào không?
Đáp: Trong tình hình hiện nay như chúng ta đã thấy, phản ứng lại các khiêu khích của người khác không thôi, không đủ. Cần phải tái khám phá ra sự độc đáo của Kitô giáo. Cần có một sự hiện diện độc đáo, chứ không phải sự hiện diện phản ứng. Một sự hiện diện độc đáo, khi nó phát xuất từ ý thức về căn tính riêng và tình yêu thương đối với căn tính đó. Như là tín hữu Kitô chúng ta đã không được lựa chọn để minh chứng cho các khả năng biện chứng hay chiến thuật, mà là để làm chứng cho sự mới mẻ mà lòng tin đã đưa vào thế giới và trước tiên đã chinh phục được chính chúng ta.
Thách đố mà chúng tôi có trước mắt đó là thách đố đã có từ trước: đó là giáo dục người trưởng thành trong lòng tin, theo một phương pháp trao ban lý lẽ cho việc tin nhận Chúa Kitô. Như Cha Giussani đã nói trong Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1987: ”Điều mà chúng ta thiếu, không phải là việc lập đi lập lại bằng lời nói hay văn hóa của việc rao giảng. Con người ngày nay chờ đợi trong vô thức kinh nghiệm gặp gỡ với các con người coi sự kiện của Chúa Kitô là một thực tại hiện diện tới độ cuộc sống của họ biến đổi hoàn toàn. Đó là một sự va chạm nhân bản có thể lay chuyển con người ngày nay. Như thế chính cuộc gặp gỡ với một cái gì tương ứng với các nhu cầu của con tim, lay động lý trí ra khỏi tình trạng tê liệt và cống hiến cho con người một câu trả lời mà không có một chủ thuyết luân lý nào dám mơ ước cống hiến cho con người.
Hỏi: Một cách tổng hợp, đặc sủng của phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng có thể cống hiến cho con người điều độc đáo nào thưa cha?
Đáp: Điều mà chúng tôi đã lãnh nhận được từ truyền thống lớn của Giáo Hội và thiên tài Kitô và nhân bản của cha Giussani đã khiến trở thành kinh nghiệm hiện tại, lôi cuốn đối với con người ngày nay: đó là trong lòng tin sự cô đơn và khuynh hướng nghi ngờ bị đánh bại và cuộc sống trở thành một chắc chắn vô biên, chính bởi vì có một Đấng Khác hoạt động trong lịch sử. Trong bất cứ hoàn cảnh nào và trong bất cứ thử thách nào chúng ta cũng có thể sống như vậy với xác tín chắc chắn đó. Đó là phần đóng góp mà chúng tôi cảm thấy có thể cống hiến cho cuộc sống của con người ngày nay: cho họ thấy sự thích đáng của lòng tin đối với các đòi hỏi của chân lý, của vẻ đẹp, của công bằng, của hạnh phúc và ích lợi của lòng tin đối với cuộc sống con người thời đại chúng ta. Lòng tin đó là niềm hy vọng cho cuộc sống của tất cả mọi người.
Hỏi: Điều này có đủ để đương đầu với sự va chạm với một thế giới đang từ từ xa rời Giáo Hội và lòng tin, và khi không ra mặt chống lại Kitô giáo, thì nó muốn xây dựng nhưng mà loại trừ Kitô giáo ra một bên?
Đáp: Để trả lời tôi xin dùng lại điều cha Giusssani đã nói sau sự thất bại của các tín hữu công giáo Italia trong cuộc trưng cầu dân ý liên quan tới luật phá thai hồi năm 1981: ”Đây đúng là lúc trong đó thật là đẹp nếu chỉ có Mười Hai Tông đồ trên thế giới này thôi. Có nghĩa là đây chính là lúc trong đó phải trở lại từ đầu, vì nó chứng minh cho thấy rằng tâm thức con người không còn là tâm thức Kitô nữa. Kitô giáo như là sự hiện diện ổn định, vững chắc, có uy tín, vì thế có khả năng truyền đạt, có truyền thống, có khả năng truyền thông, tạo ra sự truyền thông giờ đây không còn nữa. Nó phải tái sinh. Nó phải tái sinh như là sự kích thích đối với vấn đề của cuộc sống thường ngày. Thế thì có cái gì độc đáo và hăng say hơn điều này không?
(Avvenire 20-3-2008)
Báo La Croix bình luận về việc ĐGH rửa tội cho một người gốc Hồi giáo
Đức Long
18:17 25/03/2008
Bình luận: Đức Giáo Hoàng Rửa Tội một cách công khai
Thường trong đêm vọng Phục Sinh, Đức Thánh Cha rửa tội cho một số tân tòng. Nhưng năm nay, khi chọn rửa tội cho bảy người trong đó có một người Ý, Magdi Allam, gốc Hồi Giáo, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI không chút nghi ngờ mong muốn gửi một thông điệp ý nghĩa đến thế giới Hồi Giáo.
“Đối với Giáo Hội công giáo, bất cứ ai xin lãnh nhận bí tích rửa tội sau khi tìm hiểu sâu sắc, lựa chọn hoàn toàn tự do và chuẩn bị thích hợp đều có quyền lãnh nhận bí tích rửa tội”, trước nghi thức rửa tội, cha Federio Lombardi, phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng xác định như vậy, như nhằm đánh lệch hướng ngay lập tức mọi tranh cãi.
Quả thực người ta không biết tại sao người Công Giáo phải im lặng trước sự cải đạo của người Hồi Giáo. Trái lại ở Ý, vị phát ngôn viên của người Hồi Giáo, Yahya Pallavicini, không phải chính ông xuất thân từ gia đình kitô giáo cải đạo đó sao? Trong cuộc đối thoại với Hồi Giáo lúc mới lên ngôi, và mới đây Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lại gửi một lá thư cho 138 học giả hồi giáo, Ngài luôn lưu ý nhắc lại tầm quan trọng tự do tôn giáo, hai bên phải tôn trọng nhau.
Tuy nhiên, cử chỉ đêm lễ Phục Sinh có nguy cơ khơi lại những vết thương đã được băng bó với thế giới Hồi Giáo sau bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Ratisbonne. Bởi vì rửa tội trong đêm vọng Phục Sinh tại thánh đường thánh Phê Rô, được truyền hình như thế không thể nào không có ý nghĩa: hơn nữa, ngay hôm chủ nhật, tin tức cải đạo truyền đi khắp thế giới, từ đài BBC đến đài Washington, nhất là đây không phải là một “nhân vật vô danh” như những tân tòng khác, vì tôn trọng đời sống riêng tư, nên Toà Thánh ý tứ không tiết lộ danh tính.
Magdi Allam, quốc tịch Ý xuất thân Ai Cập là cây bút chiến nổi tiếng, phó chủ bút tờ báo chính nhật (Corriere della Sera). Ông thường đấu tranh chỉ trích các nước Hồi Giáo, và bảo vệ Đức Giáo Hoàng trong bài diễn văn tại Ratisbonne.
Sau ngày nhận bí tích rửa tội, báo của ông phát hành hai trang lớn, cho thấy sự việc đã chuẩn bị trước kĩ lưỡng, trên hai trang báo đó ông bào chữa bằng một đoạn văn cực kỳ bạo lực về Hồi Giáo, ông giải thích rằng “tư duy tôi đã được giải phóng khỏi chính sách ngu dân, khỏi tư tưởng bào chữa cho lời giả dối, gian trá, chết bạo lực dẫn đến giết người, tự sát, tuân phục mù qoáng và bạo chúa”.
Hẳn là những diễn từ của vị tân công giáo chỉ gán cho ông, không phải là Đức Giáo Hoàng. Nhưng nếu xem lại diễn từ của cha Lombardi nói về “tìm hiểu cá nhân”, thì nhận đinh rằng ông Magdi đã nói với Ngài một tin khác hơn “cá nhân”.
(Nguồn: La Croix, 25/03/08)
Thường trong đêm vọng Phục Sinh, Đức Thánh Cha rửa tội cho một số tân tòng. Nhưng năm nay, khi chọn rửa tội cho bảy người trong đó có một người Ý, Magdi Allam, gốc Hồi Giáo, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI không chút nghi ngờ mong muốn gửi một thông điệp ý nghĩa đến thế giới Hồi Giáo.
“Đối với Giáo Hội công giáo, bất cứ ai xin lãnh nhận bí tích rửa tội sau khi tìm hiểu sâu sắc, lựa chọn hoàn toàn tự do và chuẩn bị thích hợp đều có quyền lãnh nhận bí tích rửa tội”, trước nghi thức rửa tội, cha Federio Lombardi, phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng xác định như vậy, như nhằm đánh lệch hướng ngay lập tức mọi tranh cãi.
Quả thực người ta không biết tại sao người Công Giáo phải im lặng trước sự cải đạo của người Hồi Giáo. Trái lại ở Ý, vị phát ngôn viên của người Hồi Giáo, Yahya Pallavicini, không phải chính ông xuất thân từ gia đình kitô giáo cải đạo đó sao? Trong cuộc đối thoại với Hồi Giáo lúc mới lên ngôi, và mới đây Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lại gửi một lá thư cho 138 học giả hồi giáo, Ngài luôn lưu ý nhắc lại tầm quan trọng tự do tôn giáo, hai bên phải tôn trọng nhau.
Tuy nhiên, cử chỉ đêm lễ Phục Sinh có nguy cơ khơi lại những vết thương đã được băng bó với thế giới Hồi Giáo sau bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Ratisbonne. Bởi vì rửa tội trong đêm vọng Phục Sinh tại thánh đường thánh Phê Rô, được truyền hình như thế không thể nào không có ý nghĩa: hơn nữa, ngay hôm chủ nhật, tin tức cải đạo truyền đi khắp thế giới, từ đài BBC đến đài Washington, nhất là đây không phải là một “nhân vật vô danh” như những tân tòng khác, vì tôn trọng đời sống riêng tư, nên Toà Thánh ý tứ không tiết lộ danh tính.
Magdi Allam, quốc tịch Ý xuất thân Ai Cập là cây bút chiến nổi tiếng, phó chủ bút tờ báo chính nhật (Corriere della Sera). Ông thường đấu tranh chỉ trích các nước Hồi Giáo, và bảo vệ Đức Giáo Hoàng trong bài diễn văn tại Ratisbonne.
Sau ngày nhận bí tích rửa tội, báo của ông phát hành hai trang lớn, cho thấy sự việc đã chuẩn bị trước kĩ lưỡng, trên hai trang báo đó ông bào chữa bằng một đoạn văn cực kỳ bạo lực về Hồi Giáo, ông giải thích rằng “tư duy tôi đã được giải phóng khỏi chính sách ngu dân, khỏi tư tưởng bào chữa cho lời giả dối, gian trá, chết bạo lực dẫn đến giết người, tự sát, tuân phục mù qoáng và bạo chúa”.
Hẳn là những diễn từ của vị tân công giáo chỉ gán cho ông, không phải là Đức Giáo Hoàng. Nhưng nếu xem lại diễn từ của cha Lombardi nói về “tìm hiểu cá nhân”, thì nhận đinh rằng ông Magdi đã nói với Ngài một tin khác hơn “cá nhân”.
(Nguồn: La Croix, 25/03/08)
Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng Salêdiêng Don Bosco
Francesco Trần Đức Thịnh SDB
21:34 25/03/2008
ROMA - Hôm nay thứ ba 25/03/2008 – theo nguồn tin của báo ANS (Agenzia Info Salesiana) từ Roma cho biết sáng nay lúc 11h00 giờ Roma (tức 5giờ chiều giờ Việt Nam) Các thành viên của Tổng Tu nghị lần thứ 26 Dòng Salêdiêng Don Bosco đã tiến hành việc bầu chọn Cha Bề Trên Tổng Quyền của Dòng, với việc kiểm phiếu vòng đầu tiên, Cha Pascual Chavez Villanueva đã tái đắc cử Bề Trên Tổng Quyền Tu Hội Salêdiêng nhiệm kỳ II trong vòng 6 năm từ năm 2008 đến name 2014.
Cha Pascual Chavez Villanueva đã được Tổng Tu Nghị lần thứ 25 của Dòng bầu chọn làm Bề Trên Tổng Quyền ngày 03 tháng 04 năm 2002 và là Đấng kế vị thứ 9 sau Don Bosco.
Lần này tại Tổng Tu Nghị lần thứ 26 của Dòng đang diễn ra tại Trụ Sở Trung Ương ở Roma – Italia, Cha Pascual Chavez lại được các Thành Viên của Tổng Tu Nghị tín nhiệm và bầu chọn tái đắc cử chức vụ Bề Trên Tổng Quyền của Dòng. Sau đây là đôi hàng tiểu sử của Cha Bề Trên Tổng Quyền Pascual Chavez Villanueva:
Cha Bề Trên Tổng Quyền Pascual Chavez Villanueva mang Quốc Tịch Mexico, sinh ngày 20 tháng 12 năm 1947 tại Real de Catorce thuộc bang San Luis de Potosì, vùng dầu mỏ thuộc trung tâm miền Bắc nước Mexico, sau một vài năm gia đình ngài đã chuyển sang Saltillo (bang Coahuila) nơi đây ngài đã theo học trường nội trú Salêdiêng và cũng là nơi phát sinh và trưởng thành ơn gọi Salêdiêng theo Don Bosco.
Sau khi vào tập viện của Dòng Salêdiêng, ngài đã tuyên khấn lầu đầu vào tháng 08 năm 1964 tại Coacalco, và tháng 08 năm 1970 ngài đã tuyên khấn trọn đời tại Guadalajara. Ngày 10 tháng 03 năm 1973 ngài đã lãnh nhận thừa tác vụ Phó Tế và ngày 18 tháng 12 cùng năm ngài đã được thụ phong linh mục. Trong những năm đầu đời linh mục Cha Pascual Chavez đã sống và làm việc trong Cộng Đoàn đào luyện các Anh em Salêdiêng true ở Chapalita (Guadalajara). Từ năm 1975 tới năm 1977 ngài đã theo học Trường Đại Học Kinh Thánh ở Roma và đã tốt nghiệp Cử Nhân Kinh Thánh tại đây.
Từ năm 1980 đến năm 1988 ngài vừa là Giám Đốc vừa là giáo sư dạy Kinh Thánh tại Học Viện Thần Học Thánh Pedro Tlaquepaque đồng thời cũng là Cố Vấn Tỉnh của Tỉnh Dòng Mexico – Guadalajara. Từ năm 1989 đến năm 1994 ngài đã làm Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng này. Từ năm 1995 ngài bắt đầu theo học để lấy văn bằng tiến sỹ Kinh Thánh tại Đại Học Giáo Hoàng Salamanca ở Tây Ban Nha (Università Pontificia di Salamanca – Spagna). Vào năm 1996 trong thời gian Tổng Tu Nghị lần thứ 24 của Dòng, mặc dù không phải là thành viên chính thức của Tổng Tu Nghị nhưng ngài đã nhận được điện thoại của Cha Cố Bề Trên Tổng Quyền lúc bấy giờ là Cha Edmundo Vecchi SDB mời gọi ngài đảm nhận chức vụ Tổng Cố Vấn vùng Châu Mỹ.
Ngôn ngữ mẹ đẻ của ngài là tiếng Tây Ban Nha, ngoài ra Cha Bề Trên Tổng Quyền Pascual Chavez còn nói được thông thạo tiếng Anh, tiếng Ý, và hiểu được tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Do Thái.
Như vậy Dòng Salêdiêng Don Bosco đã chính thức có Bề Trên Tổng Quyền và việc bầu chọn Vị Phó Bề Trên Tổng Quyền cùng các Vị Tổng Cố Vấn đặc trách các lãnh vực khác của Hội Dòng cũng sẽ được tiến hành trong thời gian còn lại của Tổng Tu Nghị lần thứ 26 này.
Được biết trong nhiệm Bề Trên Tổng Quyền đầu tiên, Cha Bề Trên Tổng Quyền Pascual Chavez đã viếng thăm rất nhiều những Tỉnh Dòng khác nhau trên thế giới để khích lệ và sinh động tinh thần Salêdiêng nơi các Tỉnh Dòng này, đặc biệt ngài cũng đã đến viếng thăm và sinh động Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam trong Tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh năm 2007 từ ngày Thứ hai 09/04 đến ngày Chúa Nhật 15/04/ 2007.
Cha Pascual Chavez Villanueva đã được Tổng Tu Nghị lần thứ 25 của Dòng bầu chọn làm Bề Trên Tổng Quyền ngày 03 tháng 04 năm 2002 và là Đấng kế vị thứ 9 sau Don Bosco.
Lần này tại Tổng Tu Nghị lần thứ 26 của Dòng đang diễn ra tại Trụ Sở Trung Ương ở Roma – Italia, Cha Pascual Chavez lại được các Thành Viên của Tổng Tu Nghị tín nhiệm và bầu chọn tái đắc cử chức vụ Bề Trên Tổng Quyền của Dòng. Sau đây là đôi hàng tiểu sử của Cha Bề Trên Tổng Quyền Pascual Chavez Villanueva:
Cha Bề Trên Tổng Quyền Pascual Chavez Villanueva mang Quốc Tịch Mexico, sinh ngày 20 tháng 12 năm 1947 tại Real de Catorce thuộc bang San Luis de Potosì, vùng dầu mỏ thuộc trung tâm miền Bắc nước Mexico, sau một vài năm gia đình ngài đã chuyển sang Saltillo (bang Coahuila) nơi đây ngài đã theo học trường nội trú Salêdiêng và cũng là nơi phát sinh và trưởng thành ơn gọi Salêdiêng theo Don Bosco.
Sau khi vào tập viện của Dòng Salêdiêng, ngài đã tuyên khấn lầu đầu vào tháng 08 năm 1964 tại Coacalco, và tháng 08 năm 1970 ngài đã tuyên khấn trọn đời tại Guadalajara. Ngày 10 tháng 03 năm 1973 ngài đã lãnh nhận thừa tác vụ Phó Tế và ngày 18 tháng 12 cùng năm ngài đã được thụ phong linh mục. Trong những năm đầu đời linh mục Cha Pascual Chavez đã sống và làm việc trong Cộng Đoàn đào luyện các Anh em Salêdiêng true ở Chapalita (Guadalajara). Từ năm 1975 tới năm 1977 ngài đã theo học Trường Đại Học Kinh Thánh ở Roma và đã tốt nghiệp Cử Nhân Kinh Thánh tại đây.
Từ năm 1980 đến năm 1988 ngài vừa là Giám Đốc vừa là giáo sư dạy Kinh Thánh tại Học Viện Thần Học Thánh Pedro Tlaquepaque đồng thời cũng là Cố Vấn Tỉnh của Tỉnh Dòng Mexico – Guadalajara. Từ năm 1989 đến năm 1994 ngài đã làm Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng này. Từ năm 1995 ngài bắt đầu theo học để lấy văn bằng tiến sỹ Kinh Thánh tại Đại Học Giáo Hoàng Salamanca ở Tây Ban Nha (Università Pontificia di Salamanca – Spagna). Vào năm 1996 trong thời gian Tổng Tu Nghị lần thứ 24 của Dòng, mặc dù không phải là thành viên chính thức của Tổng Tu Nghị nhưng ngài đã nhận được điện thoại của Cha Cố Bề Trên Tổng Quyền lúc bấy giờ là Cha Edmundo Vecchi SDB mời gọi ngài đảm nhận chức vụ Tổng Cố Vấn vùng Châu Mỹ.
Ngôn ngữ mẹ đẻ của ngài là tiếng Tây Ban Nha, ngoài ra Cha Bề Trên Tổng Quyền Pascual Chavez còn nói được thông thạo tiếng Anh, tiếng Ý, và hiểu được tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Do Thái.
Như vậy Dòng Salêdiêng Don Bosco đã chính thức có Bề Trên Tổng Quyền và việc bầu chọn Vị Phó Bề Trên Tổng Quyền cùng các Vị Tổng Cố Vấn đặc trách các lãnh vực khác của Hội Dòng cũng sẽ được tiến hành trong thời gian còn lại của Tổng Tu Nghị lần thứ 26 này.
Được biết trong nhiệm Bề Trên Tổng Quyền đầu tiên, Cha Bề Trên Tổng Quyền Pascual Chavez đã viếng thăm rất nhiều những Tỉnh Dòng khác nhau trên thế giới để khích lệ và sinh động tinh thần Salêdiêng nơi các Tỉnh Dòng này, đặc biệt ngài cũng đã đến viếng thăm và sinh động Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam trong Tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh năm 2007 từ ngày Thứ hai 09/04 đến ngày Chúa Nhật 15/04/ 2007.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Triển lãm Mỹ thuật Tôn giáo và Nhân văn tại Saigòn
Lê Kim
01:07 25/03/2008
SAIGÒN - Chiều Chúa Nhật Phục Sinh 23.03.2008 tại Trung Tâm Mục Vụ giáo xứ Đaminh-Ba Chuông, Phú Nhuận thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống- Chủ tịch Ủy Ban Văn Hóa và Đức Tin Hội Đồng Giám Mục-Việt Nam đã đến chủ tọa buổi khai mạc triển lãm mỹ thuật Tôn Giáo&Nhân Văn với hơn 100 tác phẩm của 37 họa sĩ-điêu khắc gia trong và ngoài Công Giáo, nhiều Họa sĩ, Điêu khắc gia nổi tiềng như Phạm Văn Hạng, Nguyễn Thị Tâm, Lữ Thê, Phụng Hoàng, Nguyễn Bá Văn, Lê Hiếu, Hồng Nga, Nhật Triết, Trần Thế Mừng v.v… đã có tranh hoặc tác phẩm gửi đến tham gia triển lãm lần này, có lẽ đây là hoạt động đầu tiên ở lãnh vực này trong giới Công Giáo tổ chức và những tác phẩm được người yêu thích tranh mua với giá tùy chọn để ủng hộ cho những người nghèo ở vùng sâu vùng xa.
Với tư cách là chủ nhà và là Trưởng ban tổ chức, linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh, chính xứ Đaminh-Ba Chuông phát biểu: “Trong niềm vui mừng Đại lễ Chúa Phục Sinh, giáo xứ Đaminh-Ba Chuông tổ chức cuộc triển lãm mỹ thuật Tôn Giáo và Nhân Văn, dưới sự khích lệ và nâng đỡ tinh thần của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch UBVH/HĐGM.VN và đặc biệt là sự hiện diện của ngài cùng các thành viên trong Nhà Truyền Thống Văn Hóa và Đức Tin của Tổng giáo phận Sài Gòn với tất cả chúng ta hôm nay, các vị khách mời, các thân hữu … Đây là bước khởi đầu, lần đầu tiên được tổ chức ở đây, chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự hiện diện quý báu và hân hạnh được đón tiếp tất cả quý vị hôm nay, với ước mong các nhà hảo tâm, các doanh nhân Công Giáo sẽ ủng hộ để có thể giúp cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn hơn chúng ta”
Nhà Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng đại diện các họa sĩ, điêu khắc gia cũng đã nói lên cảm tưởng của mình: “… lòng ước ao đồng cảm, với những người giàu có ở đâu đó trong thành phố này,chưa đến nơi đây trong ngày hôm nay, hãy đến và chia sẻ với những người bất hạnh đang cần biết bao tấm lòng rộng mở của quý vị…”
Trong huấn từ trước khi cắt băng khai mạc cuộc triển lãm này, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã nói: “… Buổi chiều nay khi đi ngoài đường, chắc ai cũng cảm thấy khí hậu thật là nóng bức khó chịu, nhưng khi bước vào nơi đây, chắc hẵn mọi người đều thấy một luồng gió tươi mát, tôi hiểu sự tươi mát ấy đến từ nhiều gốc nguồn, gốc nguồn trước hết hôm nay chính là ngày lễ hiện ra, ngày lễ vui mừng của giáo hội Công Giáo, ban tổ chức muốn chia sẻ với tất cả mọi người niềm vui trên, gốc nguồn thứ 2 tôi tìm gặp được tại đây trong chủ đề của cuộc triển lãm mang tên Tôn Giáo và Nhân Văn. Tất nhiên trong nghiên cứu, người ta có thể tách bạch bên này là Tôn giáo bên kia là Nhân văn. Nhưng thiết nghĩ, có lẽ nhiều vị ở đây cũng đồng ý với tôi là trong nghệ thuật rất khó nói, khi nào thì Tôn giáo khởi đầu và khi nào thì nhân văn diễn ra…hai khía cạnh đó đều như hòa quyện và quan tương với nhau để làm nên không gian rất tươi và niềm vui gặp gỡ như cha xứ vừa nói trong lúc đầu thì đây là lần đầu tiên và còn nhiều nữa sinh họat như thế này sẽ xảy ra ở đây và phần thứ 3 tôi muốn nói là mục đích của buổi triển lãm này để gây quỹ từ thiện và địa chỉ rỏ là ở giáo điểm Hòa Thành gần biên giới thuộc tỉnh Tây Ninh, nơi đó có những con người đang cần sự giúp đỡ của chúng ta…Trăm tay mới vỗ nên kêu, một con én không làm nên mùa xuân nhưng nhiều con én của các điêu khắc gia, các họa sĩ và nhất là của tất cả từng người trong chúng ta hôm nay hy vọng sẽ làm nên một mùa xuân, mùa xuân của tình thân ái thể hiện trong bầu khí chiều nay giống như mùa xuân của tình bác ái sẽ được “nhân văn” khởi đi từ buổi gặp gỡ chiều nay…”
Tiếp đó, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh và một vị đại diện giới Doanh Nhân Công Giáo đã cắt băng khai mạc, ngay sau khi khai mạc một số tranh của hoạ sĩ Lê Hiếu, Trần Thế Mừng v.v… đã được mua với giá ủng hộ từ 150 USD đến 1.000 USD có một linh mục trẻ cũng đã mua một bức tranh với giá ủng hộ 500 USD…
Được biết cuộc triển lãm sẽ kéo dài từ ngày 23.03 đến 30.03.2008 tại TTMV giáo xứ Đaminh-Ba Chuông địa chỉ: 190 Lê Văn Sỹ quận Phú Nhuận. Saigòn, Việt nam.
Với tư cách là chủ nhà và là Trưởng ban tổ chức, linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh, chính xứ Đaminh-Ba Chuông phát biểu: “Trong niềm vui mừng Đại lễ Chúa Phục Sinh, giáo xứ Đaminh-Ba Chuông tổ chức cuộc triển lãm mỹ thuật Tôn Giáo và Nhân Văn, dưới sự khích lệ và nâng đỡ tinh thần của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch UBVH/HĐGM.VN và đặc biệt là sự hiện diện của ngài cùng các thành viên trong Nhà Truyền Thống Văn Hóa và Đức Tin của Tổng giáo phận Sài Gòn với tất cả chúng ta hôm nay, các vị khách mời, các thân hữu … Đây là bước khởi đầu, lần đầu tiên được tổ chức ở đây, chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự hiện diện quý báu và hân hạnh được đón tiếp tất cả quý vị hôm nay, với ước mong các nhà hảo tâm, các doanh nhân Công Giáo sẽ ủng hộ để có thể giúp cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn hơn chúng ta”
Nhà Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng đại diện các họa sĩ, điêu khắc gia cũng đã nói lên cảm tưởng của mình: “… lòng ước ao đồng cảm, với những người giàu có ở đâu đó trong thành phố này,chưa đến nơi đây trong ngày hôm nay, hãy đến và chia sẻ với những người bất hạnh đang cần biết bao tấm lòng rộng mở của quý vị…”
Trong huấn từ trước khi cắt băng khai mạc cuộc triển lãm này, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã nói: “… Buổi chiều nay khi đi ngoài đường, chắc ai cũng cảm thấy khí hậu thật là nóng bức khó chịu, nhưng khi bước vào nơi đây, chắc hẵn mọi người đều thấy một luồng gió tươi mát, tôi hiểu sự tươi mát ấy đến từ nhiều gốc nguồn, gốc nguồn trước hết hôm nay chính là ngày lễ hiện ra, ngày lễ vui mừng của giáo hội Công Giáo, ban tổ chức muốn chia sẻ với tất cả mọi người niềm vui trên, gốc nguồn thứ 2 tôi tìm gặp được tại đây trong chủ đề của cuộc triển lãm mang tên Tôn Giáo và Nhân Văn. Tất nhiên trong nghiên cứu, người ta có thể tách bạch bên này là Tôn giáo bên kia là Nhân văn. Nhưng thiết nghĩ, có lẽ nhiều vị ở đây cũng đồng ý với tôi là trong nghệ thuật rất khó nói, khi nào thì Tôn giáo khởi đầu và khi nào thì nhân văn diễn ra…hai khía cạnh đó đều như hòa quyện và quan tương với nhau để làm nên không gian rất tươi và niềm vui gặp gỡ như cha xứ vừa nói trong lúc đầu thì đây là lần đầu tiên và còn nhiều nữa sinh họat như thế này sẽ xảy ra ở đây và phần thứ 3 tôi muốn nói là mục đích của buổi triển lãm này để gây quỹ từ thiện và địa chỉ rỏ là ở giáo điểm Hòa Thành gần biên giới thuộc tỉnh Tây Ninh, nơi đó có những con người đang cần sự giúp đỡ của chúng ta…Trăm tay mới vỗ nên kêu, một con én không làm nên mùa xuân nhưng nhiều con én của các điêu khắc gia, các họa sĩ và nhất là của tất cả từng người trong chúng ta hôm nay hy vọng sẽ làm nên một mùa xuân, mùa xuân của tình thân ái thể hiện trong bầu khí chiều nay giống như mùa xuân của tình bác ái sẽ được “nhân văn” khởi đi từ buổi gặp gỡ chiều nay…”
Tiếp đó, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh và một vị đại diện giới Doanh Nhân Công Giáo đã cắt băng khai mạc, ngay sau khi khai mạc một số tranh của hoạ sĩ Lê Hiếu, Trần Thế Mừng v.v… đã được mua với giá ủng hộ từ 150 USD đến 1.000 USD có một linh mục trẻ cũng đã mua một bức tranh với giá ủng hộ 500 USD…
Được biết cuộc triển lãm sẽ kéo dài từ ngày 23.03 đến 30.03.2008 tại TTMV giáo xứ Đaminh-Ba Chuông địa chỉ: 190 Lê Văn Sỹ quận Phú Nhuận. Saigòn, Việt nam.
11 tân tòng gia nhập Giáo Hội Lễ Phục Sinh 23/03/2008, tại GXVN-Paris
Gs Trần Văn Cảnh
07:37 25/03/2008
PARIS - Theo gương các thánh tông đồ xưa, cũng như gương các nhà truyền giáo đầu tiên đến Việt Nam vào những thế kỷ XVI và XVII, giáo sĩ và giáo dân Giáo Xứ Việt Nam Paris luôn coi trọng việc truyền giáo cho người chưa biết Chúa. Nếu mục vụ thiêng liêng có mục tiêu chính là thăng tiến giáo dân trên đường cộng tác vào ơn cứu chuộc, tu đức trọn lành, thì mục vụ xã hội và mục vụ văn hóa đặc biệt lưu ý đến việc loan báo tin mừng cho lương dân. Hàng năm, cứ vào lễ Phục Sinh, như là một kết quả cụ thể cho việc truyền giáo, giáo xứ vừa cử hành lễ Phục Sinh mừng Chúa sống lại, vừa cử hành bí tích thánh tẩy đón nhận các tân tòng gia nhập giáo hội. Phục sinh năm nay, 11 tân tòng đã lãnh nhận bí tích rửa tội và gia nhập giáo hội. Tất cả là hồng ân của Chúa thưởng công sự đóng góp của những giáo dân nhiệt thành với sứ mệnh tông đồ, trong đó nhiều thành viên của Ðạo Binh Ðức Mẹ và của phong trào Cursillo.
1. Chia sẻ Lời Chúa
Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Ðức Kitô, anh em hãy tìm kiếm những điều trên trời, nơi Ðức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chớ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết và sự sống của anh em được ẩn giấu với Ðức Kitô trong Thiên Chúa. Khi nào Ðức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Ngài trong vinh quang (Col. 3, 1-4)! Ðó là điều mà thánh Phaolô muốn nhắn nhủ giáo đoàn Colosê và giáo hội muốn chuyển cho mọi giáo dân trong ngày lễ Phục Sinh.
Trong nghi lễ rửa tội người lớn, lời nhắn nhủ đầu tiên mà chủ tế gởi đến tân tòng khi tiếp nhận họ có một ý hướng không xa với lời thánh Phaolô: « Sự sống vĩnh cửu là anh em nhận biết Thiên Chúa chân thật và Ðấng Người sai là Ðức Giêsu Kitô. Ví chưng Ðức Kitô đã sống lại từ cõi chết, đã được Thiên Chúa đặt làm nguồn mạch sự sống và là Chúa Tể mọi loài hữu hình và vô hình. Sự sống ấy hôm nay anh chị em đã không xin cùng với bí tích rửa tội, nếu anh chị em đã không biết Ðức Kitô và không muốn trở nên môn đệ của Người….. »
Qua những lời mở đầu như trên, Ðức Ông chủ tế Mai Ðức Vinh đã chia sẻ lời Chúa với Cộng Ðoàn về tương quan giữa lễ phục sinh và bí tích rửa tội. Ba ý chính đã được ngài nêu lên:
• Bí tích rửa tội không những cho ta thông phần mà còn kết hiệp ta với sự sống lại vinh quang của Chúa Kitô. Nó gắn liền ta lại với Ðức Kitô. Nó làm ta có chất Kitô. Ta trở thành Kitô hữu.
• Nhưng trong thế giới, không phải ai cũng được diễm phúc sống lại với Ðức Kitô. Hai luồng tư tưởng làm nhiều người bị lung lạc. Có những người không tin vào Ðức Kitô, không tin vào sự sống lại; chết là hết. Có những người tin rằng chết không phải là hết, nhưng không tin có sự sống lại, mà tin vào sự luân hồi.
• Riêng chúng ta, như Madalêna, như Phêrô,… chúng ta tin vào Chúa Kitô phục sinh. Ðó là niềm tin mà cũng là niềm vui của chúng ta. Chúng ta vui mừng vì Chúa Phục Sinh, vui mừng vì có thêm những anh em tuyên xưng đức tin. Ta hãy cầu nguyện cho các anh em tân tòng và cho cả chúng ta được ý thức về niềm tin của mình và được luôn vững mạnh trong niềm tin ấy.
Và như một kết luận cho lời chia sẻ, không quên phép bí tích thêm sức mà 11 tân tòng và hai giáo dân khác sẽ lãnh nhận sau bí tích rửa tội, Ðức Ông chúc 13 người sẽ lãnh nhận phép Thêm Sức và toàn thể cộng đoàn thực hiện trọn vẹn được ba ý nghĩa của của bí tích này: 1- bền vững sống đức tin, 2- Can đảm bênh vực đức tin và 3- nhiệt thành truyền bá và làm chứng đức tin.
2. Bí tích Rửa tội cho 11 tân tòng và Thêm sức cho 13 giáo dân
Bí tích rửa tội được diễn ra qua bốn hồi:
• nghi thức tiếp nhận với lời chào, lời nhắn nhủ, lời hỏi thăm người đỡ đầu và lời nguyện chung
• phụng vụ Lời Chúa với bài giảng của chủ tế, những lời càu nguyện của giáo dân, kinh cáo mình chung, lời nguyện trừ tà và xức dầu cho dự tòng;
• nghi thức rửa tội với kinh càu các thánh, lời nhắn nhủ cộng đoàn, tuyên xưng từ bỏ tà thần và tuyên xưng đức tin của các thỉnh nhân, rửa tội;
• nghi lễ diễn ý với xức dầu rửa tội, mặc áo trắng và trao nến sáng.
Bí tích thêm sức đã được cử hành sau đó, cho 11 tân tòng vừa được rửa tội và hai giáo dân lớn tuổi khác. Bí tích đã được diễn ra với lời huấn dụ cho các thỉnh nhân và cho toàn cộng đoàn; lời cầu nguyện cho các thỉnh nhân và ban phép bí tích « Anh (Chị) hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần ».
3. Cả cộng đoàn vui mừng
Sau việc cử hành hai phép bí tích rửa tội và thêm sức, tất cả cộng đoàn tiếp tục cử hành phụng vụ thánh thể.
Sau lễ, thầy sáu vĩnh viễn Pham Bá Nha mời những người vừa lãnh nhận hai phép bí tích cùng các người đỡ đầu chụp hình lưu niệm, đồng thời nhắc nhớ họ đăng ký vào sổ rửa tội và thêm sức.
Trong niềm vui chung của các tân tòng và của cả cộng đoàn, tôi đến hỏi chuyện một chị vừa rửa tội xem cảm tưởng chị thế nào. Chị ấy trả lời tôi: « Ðiều làm em cảm động nhất là lúc cha xức dầu, mặc áo trắng và trao nến cho em. Cha đọc những lời em không nhớ lắm, đại khái như « Chị mãi mãi là chi thể của Ðức Kitô, là tư tế, tiên tri và vương đế cho đến cõi sống muôn đời ». Chao ôi ! Em được thế ư ? « Chị hãy mặc lấy Chúa Kitô, hãy nhận lấy chiếc áo trắng này và hây giữ nó tinh tuyền mãi ». « Chị đã trở nên ánh sánh Chúa Kitô, hãy luôn sống như con cái sự sáng, bền vững trong đức tin ». Em thấy trách nhiệm mình nặng quá, không biết có hoàn tất được không ! Nhưng thôi, cứ tin vào Chúa ! Em xin Chúa cho em được bền vững mãi !
Một anh khác cho hay, lúc anh xúc động nhất là lúc Ðức Ông và ba linh mục đồng tế giang tay và đọc: « Xin ban Chúa Thánh Thần, Ðấng an ủi đến trong những người này, xin ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức, xin ban cho họ ơn kính sợ Chúa,..»
Sau đó, nhiều tiệc vui đã được tổ chức, tại giáo xứ cũng như tại tư gia, để mừng Chúa Phục Sinh, mừng các tân tòng gia nhập Hội Thánh.
Paris, ngày thứ hai tuần phục sinh, 24.03.2008
1. Chia sẻ Lời Chúa
Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Ðức Kitô, anh em hãy tìm kiếm những điều trên trời, nơi Ðức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chớ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết và sự sống của anh em được ẩn giấu với Ðức Kitô trong Thiên Chúa. Khi nào Ðức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Ngài trong vinh quang (Col. 3, 1-4)! Ðó là điều mà thánh Phaolô muốn nhắn nhủ giáo đoàn Colosê và giáo hội muốn chuyển cho mọi giáo dân trong ngày lễ Phục Sinh.
Trong nghi lễ rửa tội người lớn, lời nhắn nhủ đầu tiên mà chủ tế gởi đến tân tòng khi tiếp nhận họ có một ý hướng không xa với lời thánh Phaolô: « Sự sống vĩnh cửu là anh em nhận biết Thiên Chúa chân thật và Ðấng Người sai là Ðức Giêsu Kitô. Ví chưng Ðức Kitô đã sống lại từ cõi chết, đã được Thiên Chúa đặt làm nguồn mạch sự sống và là Chúa Tể mọi loài hữu hình và vô hình. Sự sống ấy hôm nay anh chị em đã không xin cùng với bí tích rửa tội, nếu anh chị em đã không biết Ðức Kitô và không muốn trở nên môn đệ của Người….. »
Qua những lời mở đầu như trên, Ðức Ông chủ tế Mai Ðức Vinh đã chia sẻ lời Chúa với Cộng Ðoàn về tương quan giữa lễ phục sinh và bí tích rửa tội. Ba ý chính đã được ngài nêu lên:
• Bí tích rửa tội không những cho ta thông phần mà còn kết hiệp ta với sự sống lại vinh quang của Chúa Kitô. Nó gắn liền ta lại với Ðức Kitô. Nó làm ta có chất Kitô. Ta trở thành Kitô hữu.
• Nhưng trong thế giới, không phải ai cũng được diễm phúc sống lại với Ðức Kitô. Hai luồng tư tưởng làm nhiều người bị lung lạc. Có những người không tin vào Ðức Kitô, không tin vào sự sống lại; chết là hết. Có những người tin rằng chết không phải là hết, nhưng không tin có sự sống lại, mà tin vào sự luân hồi.
• Riêng chúng ta, như Madalêna, như Phêrô,… chúng ta tin vào Chúa Kitô phục sinh. Ðó là niềm tin mà cũng là niềm vui của chúng ta. Chúng ta vui mừng vì Chúa Phục Sinh, vui mừng vì có thêm những anh em tuyên xưng đức tin. Ta hãy cầu nguyện cho các anh em tân tòng và cho cả chúng ta được ý thức về niềm tin của mình và được luôn vững mạnh trong niềm tin ấy.
Và như một kết luận cho lời chia sẻ, không quên phép bí tích thêm sức mà 11 tân tòng và hai giáo dân khác sẽ lãnh nhận sau bí tích rửa tội, Ðức Ông chúc 13 người sẽ lãnh nhận phép Thêm Sức và toàn thể cộng đoàn thực hiện trọn vẹn được ba ý nghĩa của của bí tích này: 1- bền vững sống đức tin, 2- Can đảm bênh vực đức tin và 3- nhiệt thành truyền bá và làm chứng đức tin.
2. Bí tích Rửa tội cho 11 tân tòng và Thêm sức cho 13 giáo dân
Bí tích rửa tội được diễn ra qua bốn hồi:
• nghi thức tiếp nhận với lời chào, lời nhắn nhủ, lời hỏi thăm người đỡ đầu và lời nguyện chung
• phụng vụ Lời Chúa với bài giảng của chủ tế, những lời càu nguyện của giáo dân, kinh cáo mình chung, lời nguyện trừ tà và xức dầu cho dự tòng;
• nghi thức rửa tội với kinh càu các thánh, lời nhắn nhủ cộng đoàn, tuyên xưng từ bỏ tà thần và tuyên xưng đức tin của các thỉnh nhân, rửa tội;
• nghi lễ diễn ý với xức dầu rửa tội, mặc áo trắng và trao nến sáng.
Bí tích thêm sức đã được cử hành sau đó, cho 11 tân tòng vừa được rửa tội và hai giáo dân lớn tuổi khác. Bí tích đã được diễn ra với lời huấn dụ cho các thỉnh nhân và cho toàn cộng đoàn; lời cầu nguyện cho các thỉnh nhân và ban phép bí tích « Anh (Chị) hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần ».
3. Cả cộng đoàn vui mừng
Sau việc cử hành hai phép bí tích rửa tội và thêm sức, tất cả cộng đoàn tiếp tục cử hành phụng vụ thánh thể.
Sau lễ, thầy sáu vĩnh viễn Pham Bá Nha mời những người vừa lãnh nhận hai phép bí tích cùng các người đỡ đầu chụp hình lưu niệm, đồng thời nhắc nhớ họ đăng ký vào sổ rửa tội và thêm sức.
Trong niềm vui chung của các tân tòng và của cả cộng đoàn, tôi đến hỏi chuyện một chị vừa rửa tội xem cảm tưởng chị thế nào. Chị ấy trả lời tôi: « Ðiều làm em cảm động nhất là lúc cha xức dầu, mặc áo trắng và trao nến cho em. Cha đọc những lời em không nhớ lắm, đại khái như « Chị mãi mãi là chi thể của Ðức Kitô, là tư tế, tiên tri và vương đế cho đến cõi sống muôn đời ». Chao ôi ! Em được thế ư ? « Chị hãy mặc lấy Chúa Kitô, hãy nhận lấy chiếc áo trắng này và hây giữ nó tinh tuyền mãi ». « Chị đã trở nên ánh sánh Chúa Kitô, hãy luôn sống như con cái sự sáng, bền vững trong đức tin ». Em thấy trách nhiệm mình nặng quá, không biết có hoàn tất được không ! Nhưng thôi, cứ tin vào Chúa ! Em xin Chúa cho em được bền vững mãi !
Một anh khác cho hay, lúc anh xúc động nhất là lúc Ðức Ông và ba linh mục đồng tế giang tay và đọc: « Xin ban Chúa Thánh Thần, Ðấng an ủi đến trong những người này, xin ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức, xin ban cho họ ơn kính sợ Chúa,..»
Sau đó, nhiều tiệc vui đã được tổ chức, tại giáo xứ cũng như tại tư gia, để mừng Chúa Phục Sinh, mừng các tân tòng gia nhập Hội Thánh.
Paris, ngày thứ hai tuần phục sinh, 24.03.2008
Dòng Thánh Tâm Huế hỗ trợ chỗ trú ngụ cho các thí sinh ở xa đến dự thi Đại học tại Huế
Dòng Thánh Tâm Huế
11:00 25/03/2008
TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
DÒNG THÁNH TÂM
67 Phan Đình Phùng - Huế
ĐT: 054. 825048
Huế, ngày 25 tháng 03 năm 2008
Trọng kính quý Đức Giám Mục,
Kính thưa quý Linh Mục Quản Hạt,
Quý Linh Mục Quản Xứ,
Và các em dự thi Đại học,
Hè năm 2008 này, Hội Dòng Thánh Tâm chúng con tiếp tục tổ chức mục vụ mùa thi và có chỗ trú ngụ cho các thí sinh ở xa đến dự thi Đại học tại Huế. Vậy, chúng con kính nhờ quý Đức Giám Mục, quý Linh Mục Quản Hạt và quý Linh Mục Quản Xứ thông báo đến các em trong Giáo Phận, Giáo Hạt và các Giáo Xứ có nhu cầu tạm trú trong những ngày thi Đại Học đợt I và II (từ ngày 30-06 đến 12-07-2008) xin đăng ký với Hội Dòng với những chi tiết dưới đây.
Xin quý Đức Giám Mục, quý Linh Mục Quản Hạt và quý Linh Mục Quản Xứ nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của chúng con và xin hợp lời cầu nguyện cho chúng con trong công tác mục vụ này.
Thay mặt Hội Dòng,
Ts. Tôma Nguyễn Hữu An Quỳnh
Những sinh viên có nhu cầu tạm trú, xin liên hệ với chúng con theo địa chỉ:
Thầy Phaolô Đậu Quốc Khánh, ĐT: 0914194390
hoặc Thầy Vinh Sơn Vũ Văn Nghiệp, ĐT: 0982439482
Dòng Thánh Tâm
67 Phan Đình Phùng - Huế
Email: quockhanhdau@yahoo.com hoặc dongthanhtam@gmail.com
Lưu ý:
1. Để tiện cho công tác tổ chức, lúc đăng ký xin vui lòng nói rõ tên, số người và đợt thi.
2. Chỉ cho tạm trú trong những ngày ở lại để dự thi Đại Học.
3. Những bạn thi tại các địa điểm ở xa thành phố có thể ghé chân tại Hội Dòng, trước lúc tìm đến địa điểm thi.
Tốt nhất xin đăng ký qua email và điện thoại trước.
DÒNG THÁNH TÂM
67 Phan Đình Phùng - Huế
ĐT: 054. 825048
Huế, ngày 25 tháng 03 năm 2008
Trọng kính quý Đức Giám Mục,
Kính thưa quý Linh Mục Quản Hạt,
Quý Linh Mục Quản Xứ,
Và các em dự thi Đại học,
Hè năm 2008 này, Hội Dòng Thánh Tâm chúng con tiếp tục tổ chức mục vụ mùa thi và có chỗ trú ngụ cho các thí sinh ở xa đến dự thi Đại học tại Huế. Vậy, chúng con kính nhờ quý Đức Giám Mục, quý Linh Mục Quản Hạt và quý Linh Mục Quản Xứ thông báo đến các em trong Giáo Phận, Giáo Hạt và các Giáo Xứ có nhu cầu tạm trú trong những ngày thi Đại Học đợt I và II (từ ngày 30-06 đến 12-07-2008) xin đăng ký với Hội Dòng với những chi tiết dưới đây.
Xin quý Đức Giám Mục, quý Linh Mục Quản Hạt và quý Linh Mục Quản Xứ nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của chúng con và xin hợp lời cầu nguyện cho chúng con trong công tác mục vụ này.
Thay mặt Hội Dòng,
Ts. Tôma Nguyễn Hữu An Quỳnh
Những sinh viên có nhu cầu tạm trú, xin liên hệ với chúng con theo địa chỉ:
Thầy Phaolô Đậu Quốc Khánh, ĐT: 0914194390
hoặc Thầy Vinh Sơn Vũ Văn Nghiệp, ĐT: 0982439482
Dòng Thánh Tâm
67 Phan Đình Phùng - Huế
Email: quockhanhdau@yahoo.com hoặc dongthanhtam@gmail.com
Lưu ý:
1. Để tiện cho công tác tổ chức, lúc đăng ký xin vui lòng nói rõ tên, số người và đợt thi.
2. Chỉ cho tạm trú trong những ngày ở lại để dự thi Đại Học.
3. Những bạn thi tại các địa điểm ở xa thành phố có thể ghé chân tại Hội Dòng, trước lúc tìm đến địa điểm thi.
Tốt nhất xin đăng ký qua email và điện thoại trước.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chúng ta phải làm gì để hỗ trợ mục tiêu của các nữ tu Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn Phaolô
Kiều My
11:54 25/03/2008
SAIGÒN -- Tôi viết mấy dòng này là để nói lên lòng cảm phục và biết ơn của tôi đối với sự hy sinh to lớn và sự đóng góp quan trọng của các nữ tu Nữ Tử Bác Ái vào công cuộc làm vơi đi những đau khổ của những bệnh nhân, những người mà xã hội Việt nam đã quên lãng, nhưng được các nữ tu này nhiệt tình chăm sóc cho họ.
Tôi là sinh viên công giáo, học ngành xã hội học. Trong thời gian còn đi học và thực tập, tôi đã nhiều lần được đến thăm viếng và tham quan công tác của các Soeurs. Thấy gương của các Soeurs không ngại khó khăn, không ngại bị lây bệnh vẫn luôn luôn nụ cười và lòng hăng hái giúp đở người nghèo khó. Điều này đã đánh động tôi hết sức. Chính tôi là người đã chứng kiến tận mắt và tôi cũng đã chụp được một số hình ảnh, xin được gửi tới và chia sẻ với qúi vị độc giả của VietCatholic. Nhân đây, con cũng xin các Soeurs thứ lỗi vì con đã đưa tải các hình ảnh này lên Net, vì con biết được các Seours rất khiêm tốn, thường không muốn “tay trái biết biết việc tay phải làm” !
Tôi cũng ước mongquý bạn độc ủng hộ các Soeurs bằng những cách thế sẵn có của mình trong việc đòi lại cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu để các nữ tu có phương tiện giúp cho các trẻ em nghèo đói trong xã hội Việt Nam.
Các bạn biết tiếng Pháp, đang du học ở Pháp, các bạn có thể viết thư cho Hồng Thập Tự Pháp, xin họ can thiệp với chính quyền Việt Nam theo địa chỉ sau:
Croix Rouge Française
98, rue Didot
F-75694 Paris Cedex 14
E-Mail: contact@croix-rouge.fr
(Ông hội trưởng tên là Jean-François Mattei)
Tôi là sinh viên công giáo, học ngành xã hội học. Trong thời gian còn đi học và thực tập, tôi đã nhiều lần được đến thăm viếng và tham quan công tác của các Soeurs. Thấy gương của các Soeurs không ngại khó khăn, không ngại bị lây bệnh vẫn luôn luôn nụ cười và lòng hăng hái giúp đở người nghèo khó. Điều này đã đánh động tôi hết sức. Chính tôi là người đã chứng kiến tận mắt và tôi cũng đã chụp được một số hình ảnh, xin được gửi tới và chia sẻ với qúi vị độc giả của VietCatholic. Nhân đây, con cũng xin các Soeurs thứ lỗi vì con đã đưa tải các hình ảnh này lên Net, vì con biết được các Seours rất khiêm tốn, thường không muốn “tay trái biết biết việc tay phải làm” !
Tôi cũng ước mongquý bạn độc ủng hộ các Soeurs bằng những cách thế sẵn có của mình trong việc đòi lại cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu để các nữ tu có phương tiện giúp cho các trẻ em nghèo đói trong xã hội Việt Nam.
Các bạn biết tiếng Pháp, đang du học ở Pháp, các bạn có thể viết thư cho Hồng Thập Tự Pháp, xin họ can thiệp với chính quyền Việt Nam theo địa chỉ sau:
Croix Rouge Française
98, rue Didot
F-75694 Paris Cedex 14
E-Mail: contact@croix-rouge.fr
(Ông hội trưởng tên là Jean-François Mattei)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mẫu thức tiến hành công việc Bác ái Xã hội theo thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu
LM Đặng Xuân Thành
12:30 25/03/2008
MẪU THỨC TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BÁC ÁI XÃ HỘI
THEO THÔNG ĐIỆP “THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU” CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICTÔ XVI
Dẫn nhập:
Có những điều không bàn cãi trong giờ này, hoặc vì đã được coi là những điều hiển nhiên rồi hoặc vì đã được minh giải trong những giờ trước của Hội Nghị, như:
Công việc bác ái xã hội của Giáo Hội Công Giáo là gì ? tại sao bác ác xã hội là một trong những nhiệm vụ chính yêu, tới mức trở thành một hoạt động thuộc về chính bản chất và cơ cấu của Giáo Hội ? bác ái xã hội bắt đầu từ khi nào ? biến chuyển ra sao theo dòng lịch sử ? tại sao phải dựa vào mặc khải của Đức Ki-tô, giáo huấn của Hội Thánh? học thuyết xã hội của Hội Thánh Công Giáo đưa ra những nền tảng, chuẩn mực, nguyên tắc và định hướng nào cho công việc này ? công tác bác ác xã hội hiện nay có những đặc điểm gì ? cần lưu ý khía cạnh nào ? Thông điệp “Thiên Chúa là tình yêu” của đức giáo hoàng Benedictô XVI (ban hành ngày 25.01.22006) đóng góp gì vào công việc ấy ?...
Trọng tâm của bài này chỉ là đào sâu một trong những khía cạnh trên: dựa vào thông điệp vừa kể, đức giáo hoàng muốn giới thiệu cho các ki-tô hữu mẫu thức tiến hành công việc bác ái xã hội nào ? dựa vào đâu để giới thiệu mẫu thức ấy ? và mẫu thức ấy mời gọi các ki-tô hữu phải đào tạo mình như thế nào cho thích hợp ? Nhưng trước hết, cần xác định một số đặc điểm của công việc bác ái xã hội trong tình hình hiện nay.
I. CÔNG VIỆC BÁC ÁI XÃ HỘI TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Dựa vào chính thông điệp “Thiên Chúa là tình yêu”, chúng ta có thể thấy mô tả một số đặc điểm của việc bác ái xã hội trong tình hình thế giới và con người hiện nay:
1. Trước hết, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của các phương tiện thông tin đại chúng (thông qua công nghệ tin học…) và các phương tiện chuyên chở, việc bác ái xã hội đã mang tính toàn cầu:
- Vấn đề nghèo khổ của con người mang tính toàn cầu;
- Việc giải cứu sự nghèo khổ của con người cũng mang tính toàn cầu;
- Một yêu cầu thực tiễn trước tiên được đặt ra là sự phối kết các nỗ lực bác ái xã hội, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, ý thức hệ chính trị, tôn giáo, trình độ…(đọc TCLTY số 30)
2. Ngày nay không ai còn nghi ngờ vai trò và sự cần thiết của việc bác ái xã hội, kể cả các nhà lãnh đạo các quốc gia theo chủ nghĩa mác-xít (từng chủ trương không những không cần bác ái xã hội để cải thiện và phát triển đất nước mà còn cần loại trừ vì đó là cách dung dưỡng tình trạng bất công; đọc TCLTY số 26-29). Cũng vì ý thức vai trò cần thiết của việc bác ái xã hội, nên hiện nay không chỉ có những tổ chức của các tôn giáo mà còn có rất nhiều cơ quan đoàn thể phi tôn giáo, của các chính phủ hay phi chính phủ dấn thân vào mặt trận này.
II. MẪU THỨC TIẾN HÀNH BÁC ÁI XÃ HỘI THEO THÔNG ĐIỆP TCLTY
“Mẫu Thức” (‘paradigm” – tiếng Anh - hay “paradigme”- tiếng Pháp) là gì ? Trong ngữ học, mẫu thức là một thí dụ điển hình của ngôn ngữ cho biết âm tiết, từ, biến cách của từ, nghĩa, cách sử dụng (chẳng hạn có thể lấy các biến cách sau đây của từ ‘child’ để biết các biến thể của các từ trong Anh Ngữ; nếu vậy, có thể coi từ ‘child’ là một mẫu thức: ‘child’, ‘child’s’,’children’, ‘children’s’)…Trong xã hội học, mẫu thức là một cách hành động, dựa trên một não trạng hay quan điểm hoặc nguyên tắc và chuẩn mực nào đó.
1. Mẫu thức bác ái xã hội theo thông điệp TCLTY
Có thể nói cách vắn tắt là phải tiến hành việc bác ái xã hội vừa có tính chuyên môn, khoa học và kĩ thuật, vừa có tính bộc phát, tự nhiên và linh hoạt; vừa căn cứ vào lí luận của lí trí vừa lắng nghe tiếng nói của con tim; vừa nhắm đến hiệu quả khách quan có thể đo lương được vừa hướng tới hiệu quả chủ quan chỉ có thể trực cảm và nhận thức… (đọc TCLTY số 31).
Thông điệp mượn dụ ngôn người Samari nhân hậu (x. Lc 10, 30-37) để giới thiệu mẫu thức bác ái xã hội của Giáo Hội chúng ta, xưa và nay: Cũng như người Samari không những nhanh chóng “sơ cứu” (“ông lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy lên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc” ) mà còn cứu chữa “tới khi nào nạn nhân được khỏi” dù có phải tốn kém thế nào (“hôm sau, ông lấy hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”) - một việc bác ái xã hội hết sức hữu hiệu, đòi hỏi sự xử lí khoa học và chuyên môn, khôn ngoan và tốn kém. Thông điệp nhấn mạnh: “các tổ chức bác ái của Hội Thánh – khởi đầu với các cơ quan caritas (thuộc giáo phận, quốc gia và quốc tế) – phải làm hết khả năng của mình để có sẵn các phương tiện, nhất là các nhân sự, và để có thể đảm nhận những trách nhiệm như thế (…) Khả năng nghề nghiệp là điều cần thiết đầu tiên và căn bản” (số 31).
Thế nhưng, cũng như người Samari nhân hậu không thể nào có những hành động hữu hiệu với sự chuyên môn và sẵn sàng tốn kém, nếu từ trước, trong lúc cứu chữa và sau khi cứu chữa anh ta không “chạnh lòng thương” (“một người Samari kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương”), Thông Điệp cũng nói thêm rất rõ: “thế nhưng duy chỉ như thế thôi (“có khả năng nghề nghiệp”) thì không đủ, vì con người luôn cần một điều gì đó còn hơn là sự chăm sóc đúng đắn, đầy kĩ thuật. Con người còn cần đến tình người. Họ cần đến sự quan tâm của con tim. Đối với tất cả những ai hoạt động trong các tổ chức bác ái của Hội Thánh, phải chú tâm đặc biệt để không những làm những gì cần thiết và đúng lúc, mà còn phải quan tâm đến kẻ khác bằng con tim, để người này có thể cảm nhận được sự phong phú của nhân phẩm nơi họ” (số 31).
2. Đặc tính của việc bác ái xã hội
Thông điệp còn xem ra nhấn mạnh hơn tới khía cạnh thứ hai này bằng cách cho thấy sự độc lập và tự do của người làm việc bác ái xã hội không những đối với ảnh hưởng của các ý thức hệ chính trị và đảng phái, mà còn độc lập và tự do cả đối với sự nhiệt tình tìm cách “rửa tội” (“chiêu mộ” vào Hội Thánh) những người hưởng sự bác ái xã hội của Giáo Hội. Nếu không, chẳng những việc bác ái xã hội có thể không hiệu quả dưới những áp lực ấy, mà cả khi hiệu quả cũng chỉ hiệu quả một cách khách quan, và có thể thất bại trên bình diện chủ quan như người hưởng nhận việc bác ái xã hội có thể được giải cứu khỏi sự nghèo đói hay bệnh tật thân xác, nhưng lại quay ra mặc cảm, chán ghét và nghi ngờ người làm bác ái xã hội. Tuy nhiên, cũng chính thông điệp nhìn nhận một khi đã làm bác ái xã hội xuất phát từ con tim và tình yêu, người làm công tác này vẫn phải biết lúc nào có thể nói về Thiên Chúa, lúc nào thì nên thinh lặng và chỉ nói về tình yêu mà thôi. Tuy không bao giờ tìm cách áp đặt lên kẻ khác niềm tin của Hội Thánh, và yêu thương một cách thuần khiết và vô tư chính là chứng cớ hay nhất về Thiên Chúa – Đấng đã thúc đẩy chúng ta yêu thương như thế, nhưng người ấy cũng không thể quên rằng thường thường chính vì không nhìn nhận Thiên Chúa mà con người phải đau khổ và vì thế, khi cần, cũng phải cho người khác cơ hội nhìn ra Thiên Chúa và gặp gỡ Thiên Chúa (số 31).
3. Tại sao phải thực hiện theo mẫu thức ấy?
Có thể có những lí do sau đây (lý do xã hội hay ít nhiều do hoàn cảnh và lí do thần học hay thuộc về bản chất):
3.1. Có thể do tình hình hiện nay của con người trong thế giới: bất công và đau khổ của con người trong thế giới càng ngày càng khốc liệt, đe dọa thật sự tới chính sinh mạng và phẩm giá con người, nên GH phải có những hành động càng ngày càng hiệu quả qua các tổ chức và cơ quan của mình cũng càng ngày càng hoàn bị theo tiêu chuẩn không những của nội bộ mà còn của thế giới bên ngoài (khía cạnh thứ nhất của mẫu thức bác ái xã hội theo thông điệp). Điều này không phải chỉ mới thấy trong thời gian gần đây, mà ngay từ đầu Giáo Hội đã chứng tỏ khả năng hoạt động hữu hiệu của mình. Ngay từ những thập niên sau khi Giáo Hội thành hình, các tông đồ đã thiết lập hẳn một chức vụ dành cho những người có khả năng chuyên làm công tác “phục vụ các người nghèo” – ban đầu là các quả phụ nghèo – trong Giáo Hội (x. CvTđ 6,5-6). Rồi vào thời các giáo phụ, bên cạnh công tác bác ái xã hội được tổ chức rất qui củ và ổn định trong các đan viện, đã thấy có ban ngành hẳn hoi phục vụ công tác này tại các giáo phận và giáo hội địa phương như tại giáo phận Napoli và giáo phận Roma (thế kỉ 7 và 8). Trong các thế kỉ sau – nhất là trong những thế kỉ sự nghèo khổ gia tăng – luôn luôn thấy xuất hiện không chỉ những cá nhân mà cả những nhà dòng và những đoàn thể xả thân cho công việc này một cách rất thành công, như Gioan Thiên Chúa với các dòng Trợ Thế, Camillo de Lellis với dòng Camillo, Vinh-sơn Phao-lô và Louise de Marillac với tu đoàn Truyền Giáo và tu đoàn Nữ Tử Bác ái Vinh-sơn, Gioan Bosco với dòng Sa-lê-diên và dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, Frédéric Ozanam với Hội Bác Ái Vinh-sơn… Bên cạnh các tổ chức của các tu hội và tu đoàn, vẫn luôn luôn có các tổ chức cùng mục đích thuộc quyền hàng giáo phẩm, từ Trung Ương Tòa Thánh đến Hội Thánh quốc gia và các giáo phận. Một trong các tổ chức ấy là tổ chức Caritas. Để phối hợp nhịp nhàng và định hướng cho thống nhất tất cả các tổ chức theo đuổi mục tiêu này, đức giáo hoàng Phao-lô VI đã thiết lập một Hội Đồng trực thuộc Giáo Hoàng mang tên là Hội Đồng Tòa Thánh Đồng Tâm (“Cor Unum”). Tất cả những tổ chức này đã và đang được hoàn thiện cả về nhân sự, cơ cấu, cơ sở, tài chính và kĩ thuật để làm việc kết quả hơn. Nhất là kể từ khi các nguyên tắc và chuẩn mực làm việc đã được đúc kết và trình bày một cách rất hệ thống và nền tảng để hướng dẫn các tổ chức ấy, qua bộ sách “Compendium (Toát yếu) Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh Công Giáo” (ban hành năm 2004 do Hội Đồng Tòa Thánh Công Lí và Hòa Bình). Thật không ngoa khi Hội Thánh Công Giáo được Liên Hiệp Quốc tặng cho danh hiệu “nhà vô địch về nhân đạo” (“champion de l’humanité”) (TCLTY số 21-23.27).
Nhưng cũng chính khi dấn thân hoạt động bác ái xã hội trong thế giới ngày càng phức tạp, bên cạnh rất nhiều tổ chức khác – thuộc về các tôn giáo hay không – Giáo Hội Công Giáo cũng phát hiện thấy nhu cầu phải nhấn mạnh khía cạnh thứ hai của mẫu thức bác ái xã hội mà lâu nay mình hằng theo đuổi: đó là chẳng những không để mình bị lèo lái bởi một ý thức hệ hay đảng phái chính trị nào, cũng không mang tham vọng chiêu mộ tín đồ qua con đường bác ái xã hội (tính vô vị lợi hoàn toàn của việc bác ái xã hội), mà còn phải làm sao chứng tỏ chiều kích tâm linh và siêu nhiên của việc bác ái xã hội – Giáo Hội hành động không chỉ vì cảm thông với con người mà còn vì xuất phát từ lòng yêu mến Chúa và từ tình yêu Thiên Chúa mà mình đã cảm nhận. Có thể qua thời gian, bị gánh nặng là các nhu cầu mỗi lúc một khẩn trương của nhân loại đè nặng, Giáo Hội đây đó có thể quên đi hay không quan tâm đủ tới chiều kích tâm linh và siêu nhiên căn bản này, thậm chí cả tính vô vị lợi của việc bác ái xã hội, khiến nhiều người có cảm tưởng Giáo Hội chỉ là một tổ chức cứu tế xã hội không hơn không kém hay tệ hơn, một cơ quan hành chánh làm việc cho con người nhưng thiếu hẳn tình người. Thật may, Thánh Thần luôn giúp Giáo Hội cảnh giác và nhớ lại mối nguy ấy, thậm chí Ngài còn khơi gợi biết bao nhiêu người đứng ra tổ chức việc bác ái xã hội theo đường hướng sát với Tin Mừng hơn. Như thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” mà đức giáo hoàng Benedicto XVI đã tranh thủ đưa ra trong những năm đầu đời giáo hoàng của mình, như một đáp ứng nhanh nhẹn trước tình hình việc bác ái Giáo Hội ngày càng bị nghi ngờ hay thậm chí phản đối, có thể do chính cung cách tiến hành của các ki-tô hữu (số 31).
3.2. Tuy nhiên, đó chưa phải là lí do sâu xa khiến thông điệp giới thiệu lại mẫu thức bác ái xã hội của mình. Chính khi chiêm niệm lại tình yêu của Thiên Chúa, rồi của Đức Ki-tô đối với Thiên Chúa và đối với con người (phần 1 của thông điệp) mà tác giả thông điệp phải nhắc lại mẫu thức ấy. Thật vậy, làm việc bác ái xã hội với hai khía cạnh như đã nói trên đây là đòi hỏi của chính tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta và mời gọi chúng ta hãy bắt chước để dành cho nhau. Một tình yêu vừa hành động hữu hiệu vừa dịu dàng thân ái và xuất phát từ sự chân thành trong tâm hồn. Nói theo ngôn ngữ của thánh Vinh-sơn Phao-lô, một tình yêu vừa “effectif” vừa “affectif”.
Quả thật, mọi hành động Đức Giê-su làm cho con người chỉ có thể giải thích trọn vẹn bằng tình yêu hoàn toàn vô vị lợi Ngài dành cho con người, cũng là tình yêu đạt tới chiều kích lớn bằng tình yêu của Thiên Chúa. Khi chết trên thánh giá, Ngài không để lại cho con người điều gì quý báu hơn chính thần khí của Ngài (cũng là tinh thần hay sự sống hoặc linh hồn hay tình yêu, tức là cái sâu xa nhất làm nên con người Ngài). Kể từ đó, vinh dự và hạnh phúc của con người không phải là được điều này điều nọ, mà chính là có khả năng yêu thương Thiên Chúa và loài người bằng tình yêu của Đức Ki-tô. Chính tình yêu này sẽ làm cho con người – cá nhân ki-tô hữu và cộng đoàn Giáo Hội – đủ sức thực hiện những việc bác ái xã hội có phẩm chất tương tự như của Đức Ki-tô ngày xưa (số 19).
Điều này được thể hiện rất sớm và rất rõ trong Giáo Hội sơ khai qua việc “các ki-tô hữu tự nguyện bỏ mọi sự làm của chung vì không muốn để ai trong cộng đoàn phải thiếu thốn (x. Cv Tđ 2, 44-45; 4, 32-37). Rõ ràng động cơ sâu xa khiến các ki-tô hữu có sáng kiến vừa hữu hiệu vừa đầy ắp tình thương như thế chính là tình yêu lớn của họ đối với Chúa và đối với nhau – một tình yêu mà họ đã được ban cho khi chịu phép rửa qua sự sống mới và thần khí mới của Đức Ki-tô. Các Tông Đồ cũng không coi việc thiết lập chức phó tế chuyên lo công tác bác ái xã hội chỉ thuần túy là do nhu cầu và hoàn cảnh đòi hỏi, mà vì ý thức bác ái xã hội là một sinh hoạt không thể thiếu, thuộc về chính sứ mạng và bản chất của Giáo Hội (Giáo Hội là gì nếu không phải là tập hợp những người ý thức mình được Chúa yêu thương và phải giúp người khác nhận ra Chúa yêu thương họ): chúng tôi (các tông đồ) không thể bỏ việc phục vụ Lời Chúa, nhưng cũng không thể xem nhẹ việc phục vụ các quả phụ nghèo, và vì thế phải nghĩ ra một cách nào đó để sinh hoạt thứ hai này không bị xao nhãng (x. CvTđ 6,5-6). Để chứng tỏ hoạt động này cũng căn bản không thua kém việc phục vụ Lời Chúa – cũng do Chúa Ki-tô yêu cầu và cũng đã từng được Ngài thi hành một cách thường xuyên và chăm chỉ khi còn sống, các Tông Đồ không chọn vào chức phó tế những người chỉ giỏi tính toán và khéo léo mà đó phải là những người “đầy tràn Thánh Thần và sự khôn ngoan” (x. CvTđ 6,1-6). Có như thế, việc phục vụ của các phó tế mới không phải chỉ là việc cứu tế vì thương người mà chính là một hành động của người đang sống trong Thánh Thần hay trong tinh thần và sự khôn ngoan của Đức Ki-tô hay trong tình yêu của Đức Ki-tô (x. số 21-24).
Nếu quan sát kĩ việc bác ái xã hội của Giáo Hội trong các thế kỉ sau, ta sẽ thấy: hầu như luôn luôn là sáng kiến của những vị “thánh” hay “chân tu”. Nói cách khác, hành vi yêu thương con người cách cụ thể đó chính là kết quả hay phản ảnh của tình yêu siêu nhiên giữa đương sự với Thiên Chúa đến nỗi có thể nói: càng yêu thương Chúa nhiều hay càng có tình yêu lớn của Thiên Chúa nơi mình, đương sự càng có những sáng kiến và nỗ lực phi thường và hiệu quả để bác ái đối với nhân loại. Như thông điệp có nói: “Thánh Thần Chúa Ki-tô là sức mạnh bên trong làm cho trái tim của họ được hòa nhịp với trái tim của Đức Ki-tô, thúc đẩy họ yêu thương anh em mình như chính Đức Ki-tô, Đấng đã yêu thương họ khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ và nhất là khi hiến dâng mạng sống mình cho mọi người” (số 19). Nói chi đâu xa, gương chân phước Tê-rê-xa Cancutta mới đây là một minh họa cho điều này.
III. ĐÀO TẠO ĐỂ HOẠT ĐỘNG BÁC ÁI XÃ HỘI THEO MẪU THỨC ẤY
Đến đây, chúng ta đã có thể xác định người thi hành công tác bác ái xã hội theo tinh thần Ki-tô Giáo trước hết phải là người
- cảm kích một cách sâu xa trước tình yêu Đức Ki-tô đối với mình và đối với người khác (nguồn gốc của hoạt động bác ái xã hội); thông điệp giới thiệu ba mẫu gương chỉ bắt tay làm việc bác ái với người khác sau khi đã chiêm niệm sâu xa tình thương của Thiên Chúa (TCLTY số 7), đó là Gia-cóp với giấc mơ về chiếc thang bắc từ đất lên trời, trong lúc chuẩn bị quay về hòa giải với Esau [x.St 28,12], là Phao-lô trước khi quay trở lại phục vụ hết mọi người đã được đưa ra khỏi bản thân mình để đi vào các mầu nhiệm cao cả của Thiên Chúa [x. 2Cr 12, 2-4; 1Cr 9, 22], là Mô-sê chỉ ra công bố với dân chúng sau những giờ đàm đạo với Chúa trong lều tạm [x. Xh 32, 7-11];
- muốn bắt chước Đức Ki-tô hiến tặng bản thân mình bằng cách tham dự một cách cá nhân và sâu xa vào những nhu cầu và đau khổ của người khác để cùng với Đức Ki-tô cứu độ họ), thay vì chỉ mủi lòng hoặc chỉ cung cấp các tặng phẩm (mục tiêu của hoạt động bác ái xã hội);
- đòi hỏi một sự khiêm tốn sâu xa khi thể hiện tinh thần bác ái xã hội: không những vì muốn noi gương Đức Ki-tô đã cứu giúp nhân loại nhiều hơn hết khi đứng trong vị trí thấp hèn nhất (trên thánh giá ô nhục), mà còn vì không quên được mời gọi tham gia việc bác ái xã hội là một vinh dự hoàn toàn bất cân xứng với khả năng của mình, nhất là khi nhìn tới nhu cầu bác ái xã hội vượt hẳn khả năng của mình (thái độ và cung cách thi hành bác ái xã hội);
- tuyệt đối cần tránh rơi vào một trong hai thái cực: hoặc quá hiếu động, quá quan tâm tới hiệu quả khách quan, đôi khi đi tới chỗ thiếu tôn trọng con người và áp đặt, vì có tham vọng muốn giải quyết mọi nỗi khổ của con người; hoặc quá thất vọng khi so sánh khả năng giới hạn của mình với tầm mức kinh khủng của các vấn đề nghèo khổ của con người, đôi khi đi tới mức cầu an, buông xuôi hay coi thường mọi nỗ lực của người khác (nguy hiểm của việc thi hành công tác bác ái xã hội) (x. số 33-36)
Trước những yêu cầu ấy, thông điệp cố gắng phác họa một chương trình đào tạo các người thi hành việc bác ái xã hội của Giáo Hội:
1. không kể việc đào tạo nghiệp vụ càng ngày càng cần thiết để công tác bác ái xã hội của Giáo Hội đem lại lợi ích thật sự cho người nghèo;
2. thông điệp đặc biệt nhấn mạnh tới việc đào tạo con tim hay giáo dục tâm hồn (“éducation du coeur”), một việc còn lâu dài và vất vả hơn các việc đào tạo nghiệp vụ kia nhiều, bao gồm những bổn phận sau đây:
- cầu nguyện hay quan hệ với Thiên Chúa một cách sống động để giữ mình ở trong con đường đúng đắn: không rơi vào sự kiêu căng coi thường con người (cho rằng mọi sự đều có thể giải quyết và giải quyết dứt điểm, dù đó là những mầu nhiệm của con người) nhưng cũng không thất vọng đến nỗi không làm gì để thực thi bác ái và phục vụ con người (ơn thánh và tình yêu của Thiên Chúa có thể giúp chúng ta làm được nhiều điều hơn chúng ta tưởng); cầu nguyện hay quan hệ với Thiên Chúa một cách sống động không phải nhằm tìm cách thay đổi chương trình của Thiên Chúa hay hoàn thiện những gì Chúa đã quan phòng, cũng không phải để có dịp lên án Chúa về những đau khổ của loài người, mà là để có cùng tình cảm, ý nghĩ và ước muốn như Chúa trước những thực tại khốn khổ ấy;
- nhìn ngắm các vị thánh đã sống bác ái cách gương mẫu, trong đó đáng kể nhất là đức trinh nữ Maria. Một người sống bác ái xuất sắc nhờ đã sống trọn ba thái độ căn bản với Chúa: tin vào Chúa và lời Chúa tới mức nói năng và suy nghĩ, ước ao và mong muốn hoàn toàn như Chúa nói năng, suy nghĩ, ước ao và mong muốn; cậy vào Chúa và lời Chúa tới mức dù có gặp khó khăn tới đâu, cũng chẳng bao giờ thất vọng và ngưng hành động; mến Chúa tới mức lúc nào chúng ta cũng thấy ngài vui tươi phấn khởi như người đang yêu, biết mình được yêu và biết mình đang yêu bằng cách hiến dâng tất cả cho Chúa. Nhờ kết hợp với Chúa như thế, ngài trở nên nhạy cảm và sáng suốt trước mọi nhu cầu của người khác (như nhu cầu của gia chủ tiệc cưới Cana khi hết rượu đãi khách), đồng thời trở nên dũng cảm và nhanh nhẹn đáp ứng các nhu cầu ấy. Chúng ta còn nhìn ngắm các vị thánh không chỉ để bắt chước, mà còn để nhờ các ngài dùng sự gần gũi Chúa mà chuyển cầu và giúp chúng ta thực hiện những ước nguyện bác ái của mình. Các ngài đã từng là những người cưu mang những nỗi khổ của con người sâu xa tới mức không thể rẫy chúng ra khi sống trong hạnh phúc bất diệt với thân xác phục sinh của mình. Càng là người sống bác ái sâu xa trên đời này, càng là vị thánh chuyển cầu đắc lời cho chúng ta trong đời sau (x. số 36-42).
THEO THÔNG ĐIỆP “THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU” CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICTÔ XVI
Dẫn nhập:
Có những điều không bàn cãi trong giờ này, hoặc vì đã được coi là những điều hiển nhiên rồi hoặc vì đã được minh giải trong những giờ trước của Hội Nghị, như:
Công việc bác ái xã hội của Giáo Hội Công Giáo là gì ? tại sao bác ác xã hội là một trong những nhiệm vụ chính yêu, tới mức trở thành một hoạt động thuộc về chính bản chất và cơ cấu của Giáo Hội ? bác ái xã hội bắt đầu từ khi nào ? biến chuyển ra sao theo dòng lịch sử ? tại sao phải dựa vào mặc khải của Đức Ki-tô, giáo huấn của Hội Thánh? học thuyết xã hội của Hội Thánh Công Giáo đưa ra những nền tảng, chuẩn mực, nguyên tắc và định hướng nào cho công việc này ? công tác bác ác xã hội hiện nay có những đặc điểm gì ? cần lưu ý khía cạnh nào ? Thông điệp “Thiên Chúa là tình yêu” của đức giáo hoàng Benedictô XVI (ban hành ngày 25.01.22006) đóng góp gì vào công việc ấy ?...
Trọng tâm của bài này chỉ là đào sâu một trong những khía cạnh trên: dựa vào thông điệp vừa kể, đức giáo hoàng muốn giới thiệu cho các ki-tô hữu mẫu thức tiến hành công việc bác ái xã hội nào ? dựa vào đâu để giới thiệu mẫu thức ấy ? và mẫu thức ấy mời gọi các ki-tô hữu phải đào tạo mình như thế nào cho thích hợp ? Nhưng trước hết, cần xác định một số đặc điểm của công việc bác ái xã hội trong tình hình hiện nay.
I. CÔNG VIỆC BÁC ÁI XÃ HỘI TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Dựa vào chính thông điệp “Thiên Chúa là tình yêu”, chúng ta có thể thấy mô tả một số đặc điểm của việc bác ái xã hội trong tình hình thế giới và con người hiện nay:
1. Trước hết, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của các phương tiện thông tin đại chúng (thông qua công nghệ tin học…) và các phương tiện chuyên chở, việc bác ái xã hội đã mang tính toàn cầu:
- Vấn đề nghèo khổ của con người mang tính toàn cầu;
- Việc giải cứu sự nghèo khổ của con người cũng mang tính toàn cầu;
- Một yêu cầu thực tiễn trước tiên được đặt ra là sự phối kết các nỗ lực bác ái xã hội, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, ý thức hệ chính trị, tôn giáo, trình độ…(đọc TCLTY số 30)
2. Ngày nay không ai còn nghi ngờ vai trò và sự cần thiết của việc bác ái xã hội, kể cả các nhà lãnh đạo các quốc gia theo chủ nghĩa mác-xít (từng chủ trương không những không cần bác ái xã hội để cải thiện và phát triển đất nước mà còn cần loại trừ vì đó là cách dung dưỡng tình trạng bất công; đọc TCLTY số 26-29). Cũng vì ý thức vai trò cần thiết của việc bác ái xã hội, nên hiện nay không chỉ có những tổ chức của các tôn giáo mà còn có rất nhiều cơ quan đoàn thể phi tôn giáo, của các chính phủ hay phi chính phủ dấn thân vào mặt trận này.
II. MẪU THỨC TIẾN HÀNH BÁC ÁI XÃ HỘI THEO THÔNG ĐIỆP TCLTY
“Mẫu Thức” (‘paradigm” – tiếng Anh - hay “paradigme”- tiếng Pháp) là gì ? Trong ngữ học, mẫu thức là một thí dụ điển hình của ngôn ngữ cho biết âm tiết, từ, biến cách của từ, nghĩa, cách sử dụng (chẳng hạn có thể lấy các biến cách sau đây của từ ‘child’ để biết các biến thể của các từ trong Anh Ngữ; nếu vậy, có thể coi từ ‘child’ là một mẫu thức: ‘child’, ‘child’s’,’children’, ‘children’s’)…Trong xã hội học, mẫu thức là một cách hành động, dựa trên một não trạng hay quan điểm hoặc nguyên tắc và chuẩn mực nào đó.
1. Mẫu thức bác ái xã hội theo thông điệp TCLTY
Có thể nói cách vắn tắt là phải tiến hành việc bác ái xã hội vừa có tính chuyên môn, khoa học và kĩ thuật, vừa có tính bộc phát, tự nhiên và linh hoạt; vừa căn cứ vào lí luận của lí trí vừa lắng nghe tiếng nói của con tim; vừa nhắm đến hiệu quả khách quan có thể đo lương được vừa hướng tới hiệu quả chủ quan chỉ có thể trực cảm và nhận thức… (đọc TCLTY số 31).
Thông điệp mượn dụ ngôn người Samari nhân hậu (x. Lc 10, 30-37) để giới thiệu mẫu thức bác ái xã hội của Giáo Hội chúng ta, xưa và nay: Cũng như người Samari không những nhanh chóng “sơ cứu” (“ông lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy lên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc” ) mà còn cứu chữa “tới khi nào nạn nhân được khỏi” dù có phải tốn kém thế nào (“hôm sau, ông lấy hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”) - một việc bác ái xã hội hết sức hữu hiệu, đòi hỏi sự xử lí khoa học và chuyên môn, khôn ngoan và tốn kém. Thông điệp nhấn mạnh: “các tổ chức bác ái của Hội Thánh – khởi đầu với các cơ quan caritas (thuộc giáo phận, quốc gia và quốc tế) – phải làm hết khả năng của mình để có sẵn các phương tiện, nhất là các nhân sự, và để có thể đảm nhận những trách nhiệm như thế (…) Khả năng nghề nghiệp là điều cần thiết đầu tiên và căn bản” (số 31).
Thế nhưng, cũng như người Samari nhân hậu không thể nào có những hành động hữu hiệu với sự chuyên môn và sẵn sàng tốn kém, nếu từ trước, trong lúc cứu chữa và sau khi cứu chữa anh ta không “chạnh lòng thương” (“một người Samari kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương”), Thông Điệp cũng nói thêm rất rõ: “thế nhưng duy chỉ như thế thôi (“có khả năng nghề nghiệp”) thì không đủ, vì con người luôn cần một điều gì đó còn hơn là sự chăm sóc đúng đắn, đầy kĩ thuật. Con người còn cần đến tình người. Họ cần đến sự quan tâm của con tim. Đối với tất cả những ai hoạt động trong các tổ chức bác ái của Hội Thánh, phải chú tâm đặc biệt để không những làm những gì cần thiết và đúng lúc, mà còn phải quan tâm đến kẻ khác bằng con tim, để người này có thể cảm nhận được sự phong phú của nhân phẩm nơi họ” (số 31).
2. Đặc tính của việc bác ái xã hội
Thông điệp còn xem ra nhấn mạnh hơn tới khía cạnh thứ hai này bằng cách cho thấy sự độc lập và tự do của người làm việc bác ái xã hội không những đối với ảnh hưởng của các ý thức hệ chính trị và đảng phái, mà còn độc lập và tự do cả đối với sự nhiệt tình tìm cách “rửa tội” (“chiêu mộ” vào Hội Thánh) những người hưởng sự bác ái xã hội của Giáo Hội. Nếu không, chẳng những việc bác ái xã hội có thể không hiệu quả dưới những áp lực ấy, mà cả khi hiệu quả cũng chỉ hiệu quả một cách khách quan, và có thể thất bại trên bình diện chủ quan như người hưởng nhận việc bác ái xã hội có thể được giải cứu khỏi sự nghèo đói hay bệnh tật thân xác, nhưng lại quay ra mặc cảm, chán ghét và nghi ngờ người làm bác ái xã hội. Tuy nhiên, cũng chính thông điệp nhìn nhận một khi đã làm bác ái xã hội xuất phát từ con tim và tình yêu, người làm công tác này vẫn phải biết lúc nào có thể nói về Thiên Chúa, lúc nào thì nên thinh lặng và chỉ nói về tình yêu mà thôi. Tuy không bao giờ tìm cách áp đặt lên kẻ khác niềm tin của Hội Thánh, và yêu thương một cách thuần khiết và vô tư chính là chứng cớ hay nhất về Thiên Chúa – Đấng đã thúc đẩy chúng ta yêu thương như thế, nhưng người ấy cũng không thể quên rằng thường thường chính vì không nhìn nhận Thiên Chúa mà con người phải đau khổ và vì thế, khi cần, cũng phải cho người khác cơ hội nhìn ra Thiên Chúa và gặp gỡ Thiên Chúa (số 31).
3. Tại sao phải thực hiện theo mẫu thức ấy?
Có thể có những lí do sau đây (lý do xã hội hay ít nhiều do hoàn cảnh và lí do thần học hay thuộc về bản chất):
3.1. Có thể do tình hình hiện nay của con người trong thế giới: bất công và đau khổ của con người trong thế giới càng ngày càng khốc liệt, đe dọa thật sự tới chính sinh mạng và phẩm giá con người, nên GH phải có những hành động càng ngày càng hiệu quả qua các tổ chức và cơ quan của mình cũng càng ngày càng hoàn bị theo tiêu chuẩn không những của nội bộ mà còn của thế giới bên ngoài (khía cạnh thứ nhất của mẫu thức bác ái xã hội theo thông điệp). Điều này không phải chỉ mới thấy trong thời gian gần đây, mà ngay từ đầu Giáo Hội đã chứng tỏ khả năng hoạt động hữu hiệu của mình. Ngay từ những thập niên sau khi Giáo Hội thành hình, các tông đồ đã thiết lập hẳn một chức vụ dành cho những người có khả năng chuyên làm công tác “phục vụ các người nghèo” – ban đầu là các quả phụ nghèo – trong Giáo Hội (x. CvTđ 6,5-6). Rồi vào thời các giáo phụ, bên cạnh công tác bác ái xã hội được tổ chức rất qui củ và ổn định trong các đan viện, đã thấy có ban ngành hẳn hoi phục vụ công tác này tại các giáo phận và giáo hội địa phương như tại giáo phận Napoli và giáo phận Roma (thế kỉ 7 và 8). Trong các thế kỉ sau – nhất là trong những thế kỉ sự nghèo khổ gia tăng – luôn luôn thấy xuất hiện không chỉ những cá nhân mà cả những nhà dòng và những đoàn thể xả thân cho công việc này một cách rất thành công, như Gioan Thiên Chúa với các dòng Trợ Thế, Camillo de Lellis với dòng Camillo, Vinh-sơn Phao-lô và Louise de Marillac với tu đoàn Truyền Giáo và tu đoàn Nữ Tử Bác ái Vinh-sơn, Gioan Bosco với dòng Sa-lê-diên và dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, Frédéric Ozanam với Hội Bác Ái Vinh-sơn… Bên cạnh các tổ chức của các tu hội và tu đoàn, vẫn luôn luôn có các tổ chức cùng mục đích thuộc quyền hàng giáo phẩm, từ Trung Ương Tòa Thánh đến Hội Thánh quốc gia và các giáo phận. Một trong các tổ chức ấy là tổ chức Caritas. Để phối hợp nhịp nhàng và định hướng cho thống nhất tất cả các tổ chức theo đuổi mục tiêu này, đức giáo hoàng Phao-lô VI đã thiết lập một Hội Đồng trực thuộc Giáo Hoàng mang tên là Hội Đồng Tòa Thánh Đồng Tâm (“Cor Unum”). Tất cả những tổ chức này đã và đang được hoàn thiện cả về nhân sự, cơ cấu, cơ sở, tài chính và kĩ thuật để làm việc kết quả hơn. Nhất là kể từ khi các nguyên tắc và chuẩn mực làm việc đã được đúc kết và trình bày một cách rất hệ thống và nền tảng để hướng dẫn các tổ chức ấy, qua bộ sách “Compendium (Toát yếu) Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh Công Giáo” (ban hành năm 2004 do Hội Đồng Tòa Thánh Công Lí và Hòa Bình). Thật không ngoa khi Hội Thánh Công Giáo được Liên Hiệp Quốc tặng cho danh hiệu “nhà vô địch về nhân đạo” (“champion de l’humanité”) (TCLTY số 21-23.27).
Nhưng cũng chính khi dấn thân hoạt động bác ái xã hội trong thế giới ngày càng phức tạp, bên cạnh rất nhiều tổ chức khác – thuộc về các tôn giáo hay không – Giáo Hội Công Giáo cũng phát hiện thấy nhu cầu phải nhấn mạnh khía cạnh thứ hai của mẫu thức bác ái xã hội mà lâu nay mình hằng theo đuổi: đó là chẳng những không để mình bị lèo lái bởi một ý thức hệ hay đảng phái chính trị nào, cũng không mang tham vọng chiêu mộ tín đồ qua con đường bác ái xã hội (tính vô vị lợi hoàn toàn của việc bác ái xã hội), mà còn phải làm sao chứng tỏ chiều kích tâm linh và siêu nhiên của việc bác ái xã hội – Giáo Hội hành động không chỉ vì cảm thông với con người mà còn vì xuất phát từ lòng yêu mến Chúa và từ tình yêu Thiên Chúa mà mình đã cảm nhận. Có thể qua thời gian, bị gánh nặng là các nhu cầu mỗi lúc một khẩn trương của nhân loại đè nặng, Giáo Hội đây đó có thể quên đi hay không quan tâm đủ tới chiều kích tâm linh và siêu nhiên căn bản này, thậm chí cả tính vô vị lợi của việc bác ái xã hội, khiến nhiều người có cảm tưởng Giáo Hội chỉ là một tổ chức cứu tế xã hội không hơn không kém hay tệ hơn, một cơ quan hành chánh làm việc cho con người nhưng thiếu hẳn tình người. Thật may, Thánh Thần luôn giúp Giáo Hội cảnh giác và nhớ lại mối nguy ấy, thậm chí Ngài còn khơi gợi biết bao nhiêu người đứng ra tổ chức việc bác ái xã hội theo đường hướng sát với Tin Mừng hơn. Như thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” mà đức giáo hoàng Benedicto XVI đã tranh thủ đưa ra trong những năm đầu đời giáo hoàng của mình, như một đáp ứng nhanh nhẹn trước tình hình việc bác ái Giáo Hội ngày càng bị nghi ngờ hay thậm chí phản đối, có thể do chính cung cách tiến hành của các ki-tô hữu (số 31).
3.2. Tuy nhiên, đó chưa phải là lí do sâu xa khiến thông điệp giới thiệu lại mẫu thức bác ái xã hội của mình. Chính khi chiêm niệm lại tình yêu của Thiên Chúa, rồi của Đức Ki-tô đối với Thiên Chúa và đối với con người (phần 1 của thông điệp) mà tác giả thông điệp phải nhắc lại mẫu thức ấy. Thật vậy, làm việc bác ái xã hội với hai khía cạnh như đã nói trên đây là đòi hỏi của chính tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta và mời gọi chúng ta hãy bắt chước để dành cho nhau. Một tình yêu vừa hành động hữu hiệu vừa dịu dàng thân ái và xuất phát từ sự chân thành trong tâm hồn. Nói theo ngôn ngữ của thánh Vinh-sơn Phao-lô, một tình yêu vừa “effectif” vừa “affectif”.
Quả thật, mọi hành động Đức Giê-su làm cho con người chỉ có thể giải thích trọn vẹn bằng tình yêu hoàn toàn vô vị lợi Ngài dành cho con người, cũng là tình yêu đạt tới chiều kích lớn bằng tình yêu của Thiên Chúa. Khi chết trên thánh giá, Ngài không để lại cho con người điều gì quý báu hơn chính thần khí của Ngài (cũng là tinh thần hay sự sống hoặc linh hồn hay tình yêu, tức là cái sâu xa nhất làm nên con người Ngài). Kể từ đó, vinh dự và hạnh phúc của con người không phải là được điều này điều nọ, mà chính là có khả năng yêu thương Thiên Chúa và loài người bằng tình yêu của Đức Ki-tô. Chính tình yêu này sẽ làm cho con người – cá nhân ki-tô hữu và cộng đoàn Giáo Hội – đủ sức thực hiện những việc bác ái xã hội có phẩm chất tương tự như của Đức Ki-tô ngày xưa (số 19).
Điều này được thể hiện rất sớm và rất rõ trong Giáo Hội sơ khai qua việc “các ki-tô hữu tự nguyện bỏ mọi sự làm của chung vì không muốn để ai trong cộng đoàn phải thiếu thốn (x. Cv Tđ 2, 44-45; 4, 32-37). Rõ ràng động cơ sâu xa khiến các ki-tô hữu có sáng kiến vừa hữu hiệu vừa đầy ắp tình thương như thế chính là tình yêu lớn của họ đối với Chúa và đối với nhau – một tình yêu mà họ đã được ban cho khi chịu phép rửa qua sự sống mới và thần khí mới của Đức Ki-tô. Các Tông Đồ cũng không coi việc thiết lập chức phó tế chuyên lo công tác bác ái xã hội chỉ thuần túy là do nhu cầu và hoàn cảnh đòi hỏi, mà vì ý thức bác ái xã hội là một sinh hoạt không thể thiếu, thuộc về chính sứ mạng và bản chất của Giáo Hội (Giáo Hội là gì nếu không phải là tập hợp những người ý thức mình được Chúa yêu thương và phải giúp người khác nhận ra Chúa yêu thương họ): chúng tôi (các tông đồ) không thể bỏ việc phục vụ Lời Chúa, nhưng cũng không thể xem nhẹ việc phục vụ các quả phụ nghèo, và vì thế phải nghĩ ra một cách nào đó để sinh hoạt thứ hai này không bị xao nhãng (x. CvTđ 6,5-6). Để chứng tỏ hoạt động này cũng căn bản không thua kém việc phục vụ Lời Chúa – cũng do Chúa Ki-tô yêu cầu và cũng đã từng được Ngài thi hành một cách thường xuyên và chăm chỉ khi còn sống, các Tông Đồ không chọn vào chức phó tế những người chỉ giỏi tính toán và khéo léo mà đó phải là những người “đầy tràn Thánh Thần và sự khôn ngoan” (x. CvTđ 6,1-6). Có như thế, việc phục vụ của các phó tế mới không phải chỉ là việc cứu tế vì thương người mà chính là một hành động của người đang sống trong Thánh Thần hay trong tinh thần và sự khôn ngoan của Đức Ki-tô hay trong tình yêu của Đức Ki-tô (x. số 21-24).
Nếu quan sát kĩ việc bác ái xã hội của Giáo Hội trong các thế kỉ sau, ta sẽ thấy: hầu như luôn luôn là sáng kiến của những vị “thánh” hay “chân tu”. Nói cách khác, hành vi yêu thương con người cách cụ thể đó chính là kết quả hay phản ảnh của tình yêu siêu nhiên giữa đương sự với Thiên Chúa đến nỗi có thể nói: càng yêu thương Chúa nhiều hay càng có tình yêu lớn của Thiên Chúa nơi mình, đương sự càng có những sáng kiến và nỗ lực phi thường và hiệu quả để bác ái đối với nhân loại. Như thông điệp có nói: “Thánh Thần Chúa Ki-tô là sức mạnh bên trong làm cho trái tim của họ được hòa nhịp với trái tim của Đức Ki-tô, thúc đẩy họ yêu thương anh em mình như chính Đức Ki-tô, Đấng đã yêu thương họ khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ và nhất là khi hiến dâng mạng sống mình cho mọi người” (số 19). Nói chi đâu xa, gương chân phước Tê-rê-xa Cancutta mới đây là một minh họa cho điều này.
III. ĐÀO TẠO ĐỂ HOẠT ĐỘNG BÁC ÁI XÃ HỘI THEO MẪU THỨC ẤY
Đến đây, chúng ta đã có thể xác định người thi hành công tác bác ái xã hội theo tinh thần Ki-tô Giáo trước hết phải là người
- cảm kích một cách sâu xa trước tình yêu Đức Ki-tô đối với mình và đối với người khác (nguồn gốc của hoạt động bác ái xã hội); thông điệp giới thiệu ba mẫu gương chỉ bắt tay làm việc bác ái với người khác sau khi đã chiêm niệm sâu xa tình thương của Thiên Chúa (TCLTY số 7), đó là Gia-cóp với giấc mơ về chiếc thang bắc từ đất lên trời, trong lúc chuẩn bị quay về hòa giải với Esau [x.St 28,12], là Phao-lô trước khi quay trở lại phục vụ hết mọi người đã được đưa ra khỏi bản thân mình để đi vào các mầu nhiệm cao cả của Thiên Chúa [x. 2Cr 12, 2-4; 1Cr 9, 22], là Mô-sê chỉ ra công bố với dân chúng sau những giờ đàm đạo với Chúa trong lều tạm [x. Xh 32, 7-11];
- muốn bắt chước Đức Ki-tô hiến tặng bản thân mình bằng cách tham dự một cách cá nhân và sâu xa vào những nhu cầu và đau khổ của người khác để cùng với Đức Ki-tô cứu độ họ), thay vì chỉ mủi lòng hoặc chỉ cung cấp các tặng phẩm (mục tiêu của hoạt động bác ái xã hội);
- đòi hỏi một sự khiêm tốn sâu xa khi thể hiện tinh thần bác ái xã hội: không những vì muốn noi gương Đức Ki-tô đã cứu giúp nhân loại nhiều hơn hết khi đứng trong vị trí thấp hèn nhất (trên thánh giá ô nhục), mà còn vì không quên được mời gọi tham gia việc bác ái xã hội là một vinh dự hoàn toàn bất cân xứng với khả năng của mình, nhất là khi nhìn tới nhu cầu bác ái xã hội vượt hẳn khả năng của mình (thái độ và cung cách thi hành bác ái xã hội);
- tuyệt đối cần tránh rơi vào một trong hai thái cực: hoặc quá hiếu động, quá quan tâm tới hiệu quả khách quan, đôi khi đi tới chỗ thiếu tôn trọng con người và áp đặt, vì có tham vọng muốn giải quyết mọi nỗi khổ của con người; hoặc quá thất vọng khi so sánh khả năng giới hạn của mình với tầm mức kinh khủng của các vấn đề nghèo khổ của con người, đôi khi đi tới mức cầu an, buông xuôi hay coi thường mọi nỗ lực của người khác (nguy hiểm của việc thi hành công tác bác ái xã hội) (x. số 33-36)
Trước những yêu cầu ấy, thông điệp cố gắng phác họa một chương trình đào tạo các người thi hành việc bác ái xã hội của Giáo Hội:
1. không kể việc đào tạo nghiệp vụ càng ngày càng cần thiết để công tác bác ái xã hội của Giáo Hội đem lại lợi ích thật sự cho người nghèo;
2. thông điệp đặc biệt nhấn mạnh tới việc đào tạo con tim hay giáo dục tâm hồn (“éducation du coeur”), một việc còn lâu dài và vất vả hơn các việc đào tạo nghiệp vụ kia nhiều, bao gồm những bổn phận sau đây:
- cầu nguyện hay quan hệ với Thiên Chúa một cách sống động để giữ mình ở trong con đường đúng đắn: không rơi vào sự kiêu căng coi thường con người (cho rằng mọi sự đều có thể giải quyết và giải quyết dứt điểm, dù đó là những mầu nhiệm của con người) nhưng cũng không thất vọng đến nỗi không làm gì để thực thi bác ái và phục vụ con người (ơn thánh và tình yêu của Thiên Chúa có thể giúp chúng ta làm được nhiều điều hơn chúng ta tưởng); cầu nguyện hay quan hệ với Thiên Chúa một cách sống động không phải nhằm tìm cách thay đổi chương trình của Thiên Chúa hay hoàn thiện những gì Chúa đã quan phòng, cũng không phải để có dịp lên án Chúa về những đau khổ của loài người, mà là để có cùng tình cảm, ý nghĩ và ước muốn như Chúa trước những thực tại khốn khổ ấy;
- nhìn ngắm các vị thánh đã sống bác ái cách gương mẫu, trong đó đáng kể nhất là đức trinh nữ Maria. Một người sống bác ái xuất sắc nhờ đã sống trọn ba thái độ căn bản với Chúa: tin vào Chúa và lời Chúa tới mức nói năng và suy nghĩ, ước ao và mong muốn hoàn toàn như Chúa nói năng, suy nghĩ, ước ao và mong muốn; cậy vào Chúa và lời Chúa tới mức dù có gặp khó khăn tới đâu, cũng chẳng bao giờ thất vọng và ngưng hành động; mến Chúa tới mức lúc nào chúng ta cũng thấy ngài vui tươi phấn khởi như người đang yêu, biết mình được yêu và biết mình đang yêu bằng cách hiến dâng tất cả cho Chúa. Nhờ kết hợp với Chúa như thế, ngài trở nên nhạy cảm và sáng suốt trước mọi nhu cầu của người khác (như nhu cầu của gia chủ tiệc cưới Cana khi hết rượu đãi khách), đồng thời trở nên dũng cảm và nhanh nhẹn đáp ứng các nhu cầu ấy. Chúng ta còn nhìn ngắm các vị thánh không chỉ để bắt chước, mà còn để nhờ các ngài dùng sự gần gũi Chúa mà chuyển cầu và giúp chúng ta thực hiện những ước nguyện bác ái của mình. Các ngài đã từng là những người cưu mang những nỗi khổ của con người sâu xa tới mức không thể rẫy chúng ra khi sống trong hạnh phúc bất diệt với thân xác phục sinh của mình. Càng là người sống bác ái sâu xa trên đời này, càng là vị thánh chuyển cầu đắc lời cho chúng ta trong đời sau (x. số 36-42).
Những đức tính Nhân bản và Tâm linh trong các tổ chức Bác Ái Công giáo
LM Đặng Xuân Thành
12:35 25/03/2008
NHỮNG ĐỨC TÍNH NHÂN BẢN VÀ TÂM LINH CẦN CÓ
TRONG CÁC TỔ CHỨC BÁC ÁI CÔNG GIÁO
(Cha Larry Snyder, Chủ Tịch các tổ chức bác ái Công Giáo Hoa Kì)
Lời nói đầu
Từ ngày 28.03. đến ngày 02.04.2008, tại Rô-ma đã diễn ra phiên họp khoáng đại lần thứ 28 của Hội Đồng Tòa Thánh Đồng Tâm nhằm đọc lại tông thư đầu tiên của đức giáo hoàng Be-ne-dic-tô XVI “Thiên Chúa là Tình Yêu” (TCTY) và kiểm tra xem tông thư ấy có làm thay đổi và nếu có, thì thay đổi như thế nào, thái độ của những người đang làm việc trong các tổ chức bác ái của Hội Thánh Công Giáo. Phiên họp cũng cứu xét vấn đề đào tạo toàn diện và liên tục dành cho những người đứng đầu và những người làm việc của các tổ chức bác ái Công Giáo khác nhau trong Giáo Hội. Sau đây là một trong hai bài tham luận đọc tại hội nghị, của cha Larry Snyder, Chủ tịch các tổ chức bác ái Công Giáo, có trụ sở đặt tại Alexandra, Virginia, Hoa Kì:
“…những người trợ giúp này, ngoài việc đào tạo nghề nghiệp, còn cần đến việc đào luyện con tim: họ cần được hướng dẫn để gặp gỡ Thiên Chúa trong Đức Ki-tô, cuộc gặp gỡ này sẽ đánh thức tình yêu trong họ và mở rộng con tim của họ cho tha nhân” (TCTY số 31).
Có một khuynh hướng mới nổi lên trong các tổ chức Bác Ái Công Giáo tại Hoa Kì: nhiều tổ chức của giáo phận đã thuê người làm giám đốc điều hành hay chỉ huy cao cấp là một giáo dân, thường là có trình độ về kinh doanh, rất năng nổ trong Giáo Hội, thiết tha với sứ mạng xã hội của Giáo Hội, có khi còn có bằng Thạc Sĩ về Quản Trị Kinh Doanh do phân khoa Kinh Doanh rất uy tín của một đại học Công Giáo nào đó cấp, có kinh nghiệm điều hành và hướng dẫn một tổ chức phi lợi nhuận, nhưng lại không được đào tạo chính thức bao nhiêu về thần học hay không có nhiều học vấn chính thức về thần học…, những nhà giám đốc ấy sẽ được chúng ta đón nhận thế nào và đào tạo ra sao ? Tông thư “Thiên Chúa Là Tình Yêu” sẽ chỉ cho chúng ta hướng đi nào để đối phó với tình hình ấy ?
Nếu trường hợp trên đây được cho là khẩn cấp vì có liên quan tới vai trò lãnh đạo của người làm giám đốc điều hành thì chúng ta cũng có thể đặt và rất nên đặt câu hỏi tương tự cho những người khác đang tham gia hội đồng quản trị, đang làm nhân viên hay tình nguyện viên trong các tổ chức bác ái Công Giáo – vì tất cả mọi thành phần này đều đang là đại diện của một tổ chức được Giáo Hội bảo trợ và đều đang thi hành sứ mạng bác ái xã hội của Giáo Hội. Tin Mừng rất quan tâm không chỉ xem chúng ta có thi hành sứ vụ cho những người nghèo và những người bị mất quyền lợi hay không, mà còn xem sứ vụ ấy được thi hành thế nào. Làm sao người ta có thể nhìn thấy một cách cụ thể và có thể xác định được một nền văn hóa Ki-tô Giáo cho các cơ quan tổ chức ấy ? Sau đây, tôi xin đề xuất một vài cách để nền văn hóa ấy có thể trở thành hiện thực.
Khi công bố tông thư đầu tiên của mình – “Thiên Chúa là Tình Yêu” -, đức giáo hoàng Be-ne-dic-tô XVI đã tặng cho Giáo Hội một món quà không thể ngờ được, đồng thời cũng đưa ra một thách đố rất ý nghĩa cho những ai đang làm việc trong các tổ chức bác ái được Giáo Hội bảo trợ. Món quà ấy chính là một suy tư vừa mang tính thần học và triết học, vừa đôi khi mang đậm nét thi ca, về nhân đức “caritas” (đức Ái), nhờ đó các hành vi bác ái được đặt vào chính bản chất của sứ mạng Giáo Hội. Thách đố đặt ra cho những người thi hành đức bác ái có tổ chức ấy là phải đáp lại sự tín nhiệm thiêng liêng mà Giáo Hội đã trao cho họ, bằng cách tôn vinh bản sắc Công Giáo – là nền tảng cho mọi việc người ấy làm và là chuẩn mực xác định sự đóng góp hết sức độc đáo của họ.
Tông thư ấy xem ra đã đánh động tâm hồn rất nhiều người. Tại Hoa Kì, tôi có thể xác nhận rằng tông thư ấy đã được đọc rộng rãi và được nồng nhiệt tiếp đón, đặc biệt là đối với những người đang làm việc trong các công tác bác ái. Tông thư ấy vừa là đề tài cho các tổ chức bàn luận vừa là một phương thế để cầu nguyện. Tôi cho rằng một trong những lí do giải thích điều ấy là vì tông thư ấy chính là một cách phát biểu mới các chân lý xưa. Đức giáo hoàng Be-ne-dic-tô XVI đã làm cho các chân lý ấy trở nên dễ tiếp thu đối với con người hôm nay.
Mục đích của tôi hôm nay là suy nghĩ về những hệ luận thực tiễn mà tông thư có thể mang tới cho các tổ chức bác ái đang hoạt động dưới sự bảo trợ của Giáo Hội. Rốt cuộc, những hệ luận ấy sẽ giúp chúng ta phân biệt thế nào các tổ chức bác ái của Giáo Hội với các tổ chức nhân loại, vừa về mặt thẩn học vừa về mặt thực tế. Bây giờ tôi sẽ tập trung nói tới lề lối thực hành (“praxis”) của các tổ chức bác ái Công Giáo.
Xem ra nếu bắt đầu những suy tư này bằng cách nêu ra một tiền đề đã được đức giáo hoàng Be-ne-dic-tô XVI đề xuất thì quả là thích đáng và rất cần thiết: đó là cần phải phục vụ một cách chuyên nghiệp. “Ai muốn phục vụ cho những người đau khổ cần phải được đào tạo cho có nghiệp vụ: những người thi hành công tác trợ giúp phải được đào tạo cho biết phải làm gì và làm thế nào, cũng như phải cam kết tiếp tục công tác trợ giúp ấy” (TCTY số 31). Trong tình hình hôm nay và hiện nay, nói thế có nghĩa là họ phải cam kết không những tuân theo các mô hình phổ biến nhất để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo và làm công tác xã hội, mà còn phải quản lí và điều hành theo những phương cách tốt nhất. Có thế, chúng ta mới an tâm là mình đang quản lí tốt các nguồn tài nguyên được giao cho mình phục vụ người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội – không chỉ vì mình phải chịu trách nhiệm với những người đã hào hiệp cấp tặng để giúp xúc tiến công tác bác ái, mà quan trọng hơn cả vì người nghèo đáng được phục vụ tốt nhất và chuyên nghiệp nhất. Nhưng nếu chúng ta chỉ dừng lại ở đây, thì cho dù chúng ta đã phục vụ họ một cách chuyên nghiệp nhất, chúng ta vẫn chưa thực thi hết sứ mạng “diakonia” (‘phục vụ’) của chúng ta. Như tông thư đã vạch rõ, những ai làm việc bác ái nhân danh Giáo Hội trước tiên phải là những người đem tình yêu của Chúa đến cho những ai đang túng thiếu và thường thiếu thốn niềm hy vọng. “Khả năng nghề nghiệp là đòi hỏi đầu tiên và căn bản, thế nhưng chỉ như thế thôi thì không đủ. Chúng ta đang làm việc với những con người, mà con người thì luôn cần đến một cái gì hơn nữa chứ không chỉ cần sự chăm sóc thích đáng về mặt kĩ thuật. Họ cần tình người. Họ cần sự quan tâm xuất phát tự con tim. Vì thế, những ai đang làm việc cho các tổ chức bác ái của Giáo Hội cần phải có khác ở chỗ họ không chỉ đáp ứng các nhu cầu trước mắt mà còn phải tận tụy phục vụ người khác bằng sự quan tâm xuất phát tự con tim, nhờ đó có thể cảm nghiệm được sự phong phú của tình người” (TCTY số 31a). Tương tự như thế, thánh Vinh-sơn Phao-lô nhắc nhở chúng ta nếu chúng ta không trao ban cho người nghèo tình yêu của chúng ta ngay trong lúc phục vụ họ thì họ sẽ khinh rẻ chúng ta.
Để hoàn thành nhiệm vụ này, nói theo ngôn ngữ quản trị, chúng ta sẽ cố gắng xây dựng một nền văn hóa cho các cơ quan tổ chức, đặt nền móng trên các nguyên tắc đức tin. Chúng ta sẽ không xác định ảnh hưởng của các cơ quan bác ái dựa vào những hiểu biết mới mẻ nhất về bản tính con người, mà sẽ dựa vào nguyên tắc thần học căn bản, theo đó – vì là các thụ tạo được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa – chúng ta sẽ gặp gỡ từng người với phẩm giá và lòng tôn trọng xứng đáng, được chúng ta nhìn như anh chị em của mình. Đây không phải là một ý niệm triết học trừu tượng, nhưng là một nguyên tắc căn bản, được cụ thể hóa qua những thái độ và những ước muốn hết sức cụ thể. Tông thư chỉ rõ: “Trong tư cách một cộng đoàn, Giáo Hội phải thực hành đức bác ái. Thế nên, muốn phục vụ cộng đoàn một cách có trật tự thì cần phải tổ chức những hành vi yêu thương, Ngay từ đầu, trong Giáo Hội, người ta đã ý thức trách nhiệm này như một điểm then chốt mang tính cơ cấu” (TCTY số 20).
Nhưng làm thế nào xây dựng một nền văn hóa cho các cơ quan tổ chức, bắt nguồn sâu xa từ Tin Mừng và từ giáo huấn xã hội của Giáo Hội ? Trước tiên, để cho chắc, cần xác định những nhiệm vụ riêng biệt của ban điều hành có ăn lương, của những người tổ chức, các nhân viên trong hội đồng và những thiện nguyện viên, tất cả mọi người làm nên tổ chức. Tuy nhiên, các vai trò này chỉ có ý nghĩa khi người ta biết nhìn tổ chức của mình trong tương quan với cơ cấu rộng lớn hơn của Giáo Hội. Bắt đầu bằng sự nhìn nhận vai trò riêng biệt của đức giám mục. Nhiệm vụ của đức giám mục là làm thầy dạy và làm người điều hành trên hết của giáo phận, nhưng công tác bác ái của giáo hội địa phương cũng xuất phát từ chức vụ giám mục. “Trong nghi thức truyền chức giám mục, trước khi đọc lời nguyện thánh hiến, ứng viên phải trả lời một vài câu hỏi, những câu hỏi diễn tả những khía cạnh thiết yếu của chức vụ giám mục và nhắc lại nhiệm vụ của đức giám mục tương lai. Ngài công khai tuyên hứa rằng sẽ nhân danh Chúa đón tiếp và thương xót những người nghèo cũng như những người đang cần sự an ủi và trợ giúp” (TCTY số 32). Nếu vậy, điều này giả thiết đức giám mục không những phải biết hoạt động của một tổ chức bác ái, mà còn đưa ra những hướng dẫn tâm linh và đóng góp vào việc đào tạo những người đang làm việc nhân danh Giáo Hội.
Quay sang vấn đề lãnh đạo các tổ chức bác ái Công Giáo, chúng ta có thể nói: vì là một sự mở rộng chức vụ giám mục, các tổ chức bác ái Công Giáo phải có trách nhiệm quan trọng là thực thi sứ mạng và bản sắc Công Giáo của mình. Trải qua phần lớn lịch sử Giáo Hội, vai trò lãnh đạo các tổ chức này thường do các linh mục và tu sĩ đảm nhận, dù họ có thể có hay không có học hành về công tác xã hội hay việc quản trị, nhưng được đưa lên các chức vụ này là vì đã được đào tạo về mặt thần học. Kể từ hậu bán thế kỉ 20, chúng ta bắt đầu thấy ngày càng có nhiều giáo dân nắm giữ các chức vụ này, đóng vai trò giám đốc điều hành, lãnh đạo cao cấp, thành viên trong hội đồng, có thể đã được đào tạo về công tác xã hội hay nhiều hơn nữa, được đào tạo về mặt điều hành và quản trị, nhưng lại chưa được đào tạo thích đáng về thần học Công Giáo. Hoặc nếu đã được đào tạo đôi chút về thần học, thì lại không được đào tạo thần học liên tục. Các cơ quan trợ giúp cần phải hiểu điều ấy và hiểu đòi hỏi ấy của chức vụ. Ít ra tại Hoa Kì, chính phủ, các nhà cấp tặng và các nhà hảo tâm luôn mong muốn và càng ngày càng mong muốn các nhà lãnh đạo và điều hành các tổ chức phi lợi nhuận phải hết sức giỏi giang trong việc quản trị và sử dụng tài chính. Điều này vừa tạo ra nhiều cơ hội tốt vừa gây ra những trở ngại cho các nhà lãnh đạo các tổ chức bác ái ở chỗ làm sao vừa đạt được những yêu cầu của việc quản trị vừa thỏa mãn một đòi hỏi dành cho các nhà lãnh đạo cũng như các cơ quan bác ái là phải nắm vững thần học, tu đức và bản sắc Công Giáo.
Tông thư còn nói: “Những ai đang ở trong vị thế trợ giúp người khác phải nhận thức rằng khi làm như thế, chính họ cũng đang được trợ giúp; có khả năng trợ giúp người khác, đó là một khả năng không hể do công trạng hay thành tích nào của mình. Mà đó chính là một ân huệ” (TCTY số 35). Điều tác giả muốn nói tới ở đây là khả năng biến đổi của đức ái Ki-tô Giáo. Đối với các tình nguyện viên, nhất là đối với giới trẻ thường làm việc trong các nhóm hay các tổ, kinh nghiệm gặp Chúa trong đời sống của những người nghèo đói càng làm họ thêm tin rằng tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu tặng không và là tình yêu phổ quát dành cho hết mọi người. Nó cũng làm họ thêm xác tín vào một sự mâu thuẫn đã được diễn tả rất khéo léo trong kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô: “Chính khi cho đi là khi được nhận lãnh”. Những ai đã trải qua kinh nghiệm sống với các cộng đoàn “Tàu Nô-ê” của cha Jean Vanier cũng làm chứng về sự thật này một cách rất lạ lùng. Ngay cả những nhân viên được trả lương cũng thường nhận xét rằng họ nhận được nhiều hơn là cho đi.
Đức giáo hoàng Be-ne-dic-tô XVI cũng đề cập tới vấn đề chiêu mộ tín đồ. “Những ai thực hành bác ái nhân danh Giáo Hội sẽ không bao giờ tìm cách áp đặt đức tin của Giáo Hội lên trên người khác. Họ phải ý thức rằng một tình yêu thuần khiết và quảng đại chính là lời chứng hùng hồn nhất về Thiên Chúa mà họ đang tin tưởng và đã đưa họ đến với tình yêu. Một ki-tô hữu sẽ biết khi nào phải nói về Thiên Chúa, khi nào chẳng nên nói gì mà cứ để tình yêu tự lên tiếng” (TCTY số 31). Đoạn văn này ưu tiên nói về các hoạt động bác ái và bổn phận phải tôn trọng các cá nhân, đi đôi với các việc bác ái, nhưng đoạn văn này cũng là một phương cách giúp những người làm việc bác ái giữ thế quân bình: phải làm sao giữ cho tâm hồn họ hòa hợp với những nguyên tắc và những giá trị thiết yếu liên quan tới việc bác ái của Hội Thánh. Đây là mấu chốt của việc “đào tạo tâm hồn” đã được tông thư cổ võ.
Những thách đố
Đến đây tôi xin phép đề cập tới một vài thách đố đặt ra cho các tổ chức bác ái Công Giáo trong thực tế hằng ngày. Nhiệm vụ thi hành sứ vụ bác ái của Giáo Hội trở nên phức tạp là do chính bối cảnh xã hội trong đó chúng ta đang sống. Vào những thế kỉ trước, cách riêng tại Hoa Kì, chủ trương đề cao giáo xứ xem ra rất cần thiết để giúp duy trì đức tin và văn hóa của người Công Giáo đang sống trong những hoàn cảnh nếu không công khai thù nghịch thì ít là dửng dưng với đức tin của họ. Cách làm việc bác ái lúc đó xem ra không còn phù hợp với hoàn cảnh hôm nay nữa. Đâu đâu trên thế giới người ta cũng thấy môi trường xã hội, ít hay nhiều, ngày càng trở nên đa dạng và đa nguyên. Chính quyền cũng trở nên nghiêm khắc hơn trong việc xem xét những công tác phục vụ nào là được phép và nên thi hành, những công tác nào không. Các tổ chức Công Giáo đang phải đương đầu với những thách đố do xã hội thế tục đặt ra cũng như phải đương đầu với những đòi hỏi của luật pháp, nhưng cả hai điều này rất có thể đi ngược với giáo huấn xã hội và luân lí của đạo Công Giáo. Chẳng hạn như một tình huống đang xảy ra trong lãnh vực phục vụ những người bị nhiễm HIV. Một số cơ quan chính phủ đã cho kèm theo chương trình tài trợ một điều kiện là phải phát bao cao su cho các thân chủ. Các tổ chức Công Giáo không thể nào kí kết những hợp đồng có kèm theo đòi hỏi ấy. Hay có những chính phủ cứ đòi mở rộng định nghĩa về những giai cấp cần được bảo vệ bằng cách gộp cả những thành phần đồng tính luyến ái vào số đó và đòi các tổ chức phải phục vụ những thành phần này bằng cách phải nhận làm con nuôi chẳng hạn thì mới được cấp giấy phép hoạt động. Nếu không tìm ra giải pháp nào khác, có lẽ chúng ta cần rút lui khỏi các công tác ấy.
Trước tình hình ấy, chúng ta không được để cho chính quyền tự ý ấn định vai trò riêng biệt của Giáo Hội: “Mặt khác, các tổ chức bác ái của Giáo Hội là ‘một công trình riêng’ [‘opus proprium’], là một nhiệm vụ thích đáng của Giáo Hội, trong đó Giáo Hội không cộng tác tay đôi mà là hành động như một chủ thể có trách nhiệm trực tiếp, có thể làm những gì thích hợp với bản chất của mình. Giáo Hội không bao giờ được miễn làm việc bác ái như một hoạt động có tổ chức hẳn hoi của những người tin…” (TCTY số 29).
Lý tưởng là khi quan hệ giữa các tổ chức Giáo Hội này với Nhà Nước không trở nên đối kháng nhau. “Các tổ chức Giáo Hội thông qua các hoạt động hết sức minh bạch và luôn trung thành làm chứng cho tình yêu chắc chắn sẽ đóng góp cho các tổ chức dân sự tính chất Ki-tô Giáo riêng của mình, tạo điều kiện cho sự phối hợp hỗ tương và sự phối hợp này chỉ làm cho công việc bác ái thêm phần hiệu quả” (TCTY số 30). Tuy nhiên, các tổ chức bác ái Công Giáo phải luôn luôn trung thành với những nguyên tắc đức tin của mình.
Trên đây, tôi đã nhắc tới một thách đố khác. Khác với những thế kỉ trước, khi đại đa số các tổ chức Công Giáo được lãnh đạo bởi các nam nữ tu sĩ, ngày nay các giáo dân ngày càng nắm giữ các vị trí lãnh đạo. Chúng ta không nên coi đây chỉ là vấn đề nhu cầu kinh tế theo định luật cung cầu, nhưng nên coi đây là một sự trưởng thành tích cực trong việc ý thức vai trò của người giáo dân trong Giáo Hội, đòi hỏi họ dấn thâm làm việc bác ái. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn lực lượng lao động không chỉ là các giáo dân mà thậm chí không phải là người Công Giáo. Nếu cho rằng các tổ chức bác ái Công Giáo có sự khác biệt không chỉ về động cơ tại sao phải làm việc bác ái mà cả trong cách thế chăm sóc người túng thiếu, chúng ta sẽ thấy có một thách đố nghiêm trọng đặt ra là làm sao bảo đảm tổ chức bác ái ấy đã thấm nhuần các giá trị Công Giáo và không làm điều gì trái ngược với luân lí Ki-tô Giáo.
Một thách đố nữa là hiện nay người ta có khuynh hướng chia vụn các hoạt động của Giáo Hội. Ở đây tôi muốn nói tới tình trạng bắt Giáo Hội chỉ được tham gia vào các tổ chức có thể gây nguy hại cho cá nhân và giáo xứ có liên hệ. Giáo Hội phải có quyền hoạt động trên nhiều cấp độ khác nhau và ở cấp độ nào Giáo Hội cũng chỉ bị ràng buộc với mệnh lệnh thi hành tác vụ để phục vụ con người. “Yêu thương tha nhân, xuất phát từ tình yêu đối với Thiên Chúa, trước tiên và trên hết là trách nhiệm của mỗi thành phần dân Chúa, nhưng đó cũng là trách nhiệm của toàn thể cộng đoàn Giáo Hội ở mọi cấp: từ cộng đoàn cơ sở tới Giáo Hội địa phương và tới Giáo Hội hoàn cầu” (TCTY số 20).
Những cơ hội thực tế
Bây giờ tôi sẽ giới thiệu một vài đề xuất thực tế về các hoạt động mà các tổ chức Công Giáo có thể thực hiện để bảo đảm và để phát huy các cơ sở Công Giáo vốn là điểm tựa của chúng ta. Xin phép thông báo rằng những đề xuất này được rút ra từ kinh nghiệm trực tiếp của tôi khi điều hành một cơ quan Caritas địa phương trước đây và khi lãnh đạo một tổ chức tầm cỡ quốc gia tại Hoa Kì hiện nay. Tuy nhiên, vì đây là những kinh nghiệm rút ra từ khoảng 160 tổ chức Caritas quốc gia và vô số tổ chức khác như Hội thánh Vinh-sơn Phao-lô, hội Các Bà Bác Ái và nhiều hội khác, nên tôi tin rằng những ý tưởng và kinh nghiệm nêu ra ở đây rất đáng được quan tâm và áp dụng cho các tổ chức Công Giáo ở các nơi khác.
Những việc làm hằng năm của các cơ quan
Mỗi cơ quan cần phải tổ chức một buổi định hướng cho các nhân viên mới, các thành viên trong hội đồng và các thỉnh nguyện viên. Những vấn đề được bàn tới trong buổi họp này phải bao gồm vấn đề các chính sách về nhân sự và bổng lộc, những biện pháp an toàn và các tập quán làm việc của cơ quan. Trong buổi định hướng ấy cũng nên có phần giới thiệu bản chất Công Giáo của cơ quan và những nguyên tắc điều hành công việc của cơ quan. Có thể coi phần giới thiệu này như bài giáo lí về truyền giáo. Tôi hi vọng là mỗi năm buổi họp định hướng ấy sẽ được kéo dài thêm với một ngày tập huấn hay một khóa tập huấn cho tất cả mọi nhân viên về một khía cạnh nào đó trong bản sắc Công Giáo. Về sau có thể thêm mỗi năm có một cuộc họp của tất cả các nhân viên với đức giám mục. Có thể coi đó là một việc làm ở mức tối thiểu hay một điểm khởi hành.
Tôi rất muốn đưa ra một thí dụ về việc huấn giáo cho nhân viên đề cập tới mệnh lệnh bác ái, mà tôi đã từng làm. Lớp huấn giáo ấy sẽ bắt đầu bằng mấy chương đầu của sách Sáng Thế, cho thấy mọi thụ tạo của Chúa đều cưu mang sự tốt lành. Đặc biệt là những câu 26-27 của chương thứ nhất: “Rồi Thiên Chúa phán: ‘ chúng ta hãy làm nên con người theo hình ảnh chúng ta, giống chúng ta. Hãy cho họ thống trị cá biển, chim trời, gia súc và tất cả thú rừng, cùng tất cả loài vật bò trên mặt đất’. Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh Ngài; Ngài tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa; Ngài tạo dựng con người có nam có nữ” (St 1, 26-27).
Đây chính là nền tảng cho chúng ta dựa vào để biết cách tiếp cận con người: làm việc với con người đúng phẩm giá của họ và với lòng tôn trọng, mà hình ảnh Thiên Chúa nơi họ đáng được, bất kể bên ngoài họ trông ra sao.
Khi lắng nghe các lời sấm của các ngôn sứ, chúng ta biết được Thiên Chúa chăm sóc cách riêng những cô nhi quả phụ và kiều bào đang sống giữa chúng ta. Chúng ta cũng biết được rằng tiêu chuẩn cho chúng ta dựa vào mà đánh giá một xã hội chính là xem xã hội ấy tỏ lòng thương cảm đối với những người yếu đuối nhất như thế nào.
Có ba dụ ngôn của Đức Giê-su – hoàn tất truyền thống ngôn sứ - mang ý nghĩa hết sức đặc biệt là: dụ ngôn người Samari nhân hậu (x. Lc 10, 29-37): “Theo ý ông, ai trong ba người này đã làm người thân cận với người bị cướp bóc ?... Hãy đi và làm theo như thế”; dụ ngôn ngày Chung Thẩm (x. Mt 25, 31-46): “Bất cứ điều gì anh em làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây là làm cho chính Ta”; việc Đức Giê-su rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13, 1-20): “Thầy vừa cho anh em một tấm gương để noi theo; Thầy đã làm cho anh em những gì, anh em cũng hãy làm cho nhau”.
Mệnh lệnh sống bác ái rõ ràng không phải là một nhận xét qua đường của Đức Giê-su trong Tin Mừng, mà đó chính là giáo huấn cốt lõi và đòi hỏi căn bản cho người môn đệ. Ngay cả những lời nói hết sức thô sơ ấy cũng làm những người đang hoạt động trong các tổ chức bác C6ng Giáo có cảm tưởng rằng họ đang được tham gia vào một việc làm linh thiêng, vì họ đang tiếp tục sứ vụ của Đức Giê-su bên cạnh các người túng thiếu.
Trung Tâm Quốc Gia về Nguồn Nhân Lực
Vì bản sắc Công Giáo không chỉ là điều căn bản mà còn là yếu tố sống còn trong các hoạt động của chúng ta, nên trong các tổ chức Caritas Công Giáo của Hoa Kì luôn có một Ủy Ban thường trực chuyên lên kế hoạch chiến lược và quan tâm tới hiệu năng truyền giáo của Hội Đồng Quốc Gia các cơ quan ủy thác, cũng như tại văn phòng quốc gia luôn có một nhân viên chăm lo bảo vệ Bản Sắc Công Giáo và phát huy việc Truyền Giáo. Không kể bổn phận duy trì bộ phận chuyên nghiệp gồm các nhân viên địa phương cũng chăm lo các việc ấy, nhân viên ủy thác này còn đóng vai trò làm nguồn tham vấn trong những buổi trình bày và làm việc của cơ quan. Nguồn tham vấn này – bao gồm cả những bài trình bày theo chương trình PowerPoint, có nối kết với các nguồn tin Công Giáo khác – có thể tìm được trên mạng thông tin, sẽ giúp thêm cho việc đào tạo cơ quan ở tại địa phương. Trong mùa Vọng và mùa Chay chúng tôi còn cung cấp những suy tư hằng ngày do chính các nhân viên trong hệ thống cơ quan bác ái đưa ra, dựa trên bản văn Thánh Kinh đọc trong ngày. Ủy Ban thường trực của Hội Đồng Quốc Gia các cơ quan ủy thác đang chuẩn bị phát hành một tập thủ bản mới mẻ, đã được xét duyệt, cho các thành viên trong Hội Đồng Caritas địa phương và cho các nhà lãnh đạo cao cấp, trong đó họ sẽ được giới thiệu các bài vở thần học, tu đức, lịch sử và luật pháp có liên quan tới bản sắc Công Giáo và các cơ cấu tập thể thích hợp trong bối cảnh xã hội và luật pháp của Hoa Kì, vì hiện nay chưa có một nguồn tư liệu nào là hàm sức.
Họp hằng năm
Hằng năm các tổ chức Caritas Công Giáo ở Hoa Kì thường qui tụ các đại biểu từ khắp nơi trong nước đến tham dự đại hội các hội viên và các hệ thống bác ái xã hội. Tại các đại hội hằng năm ấy, chúng ta khám phá có rất nhiều biên khảo và khóa tập huấn tập trung nghiên cứu các đề tài về đạo đức, tu đức, học thuyết xã hội Công Giáo và thần học mục vụ (Thừa tác vụ làm công tác xã hội trong giáo xứ). Trong mấy năm qua, chúng tôi đã bảo trợ những khóa tập huấn về Qui luật đạo đức cho các tổ chức bác ái Công Giáo, đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo và suy tư cho các chuyên viên khi áp dụng các nguyên tắc cộng tác trong các vấn đề đạo đức học liên quan tới việc hợp tác và liên minh. Mỗi năm chúng tôi cũng bảo trợ cho những diễn giả chuyên môn về các đề tài liên quan đến giáo huấn xã hội của Công Giáo.
Khóa tập huấn dành cho các tân giám đốc
Hằng năm có thể có tới 20 đến 30 người tham gia hệ thống bác ác xã hội toàn quốc trong tư cách là các giám đốc mới. Vì nhiều người chưa có kinh nghiệm trong một vị trí có liên quan tới Giáo Hội như thế, nên chúng tôi tự bỏ tiền ra bảo trợ cho họ tham gia một khóa tập huấn ba ngày tại trung tâm quốc gia để hướng dẫn họ tìm hiểu bản sắc công Giáo và có cái nhìn rộng rãi hơn về Giáo Hội. Trong khóa học này sẽ có những bài trình bày về nền tảng thần học của công tác bác ái xã hội, lịch sử và quá trình phát triển hệ thống các tổ chức Caritas Công Giáo tại Hoa Kì, giới thiệu vắn tắt về Giáo Luật và cơ cấu giáo luật của các tổ chức bác ái xã hội trong khuôn khổ một giáo phận, và những nguồn hỗ trợ giúp họ xúc tiến việc đào tạo tu đức cho các nhân viên và thiện nguyện viên. Họ cũng được cung cấp, kèm với bài giới thiệu, hai tài liệu là “Sách Giáo Lí Hội Thánh Công Giáo” và “Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh”.
Hội Đồng Quốc Gia các nhân viên ủy thác và Chuyến công du của các giám đốc tới Rô-ma
Trong ba năm qua, đã có hai lần Hội Đồng Quốc Gia Các cơ quan Ủy Thác của các tổ chức Caritas Công Giáo Hoa Kì bảo trợ một chuyến công du cho các thành viên trong Hội Đồng và các Giám Đốc cấp giáo phận tới Rô-ma và nước Vatican. Trong những chuyến đi ấy, chúng tôi đã dành thời giờ suy niệm và cử hành Thánh Thể, thăm các nơi thánh, gặp gỡ các đại diện của Hội Đồng Tòa Thánh Cor Unum, Hội Đồng Tòa Thánh Công Lí và Hòa Bình, cũng như các bộ khác và cơ quan Caritas quốc tế. Phái đoàn chúng tôi đã viếng thăm Đại Sứ Hoa Kì tại Tòa Thánh để tạo những mối quan hệ và để giúp Đại Sứ Hoa Kì am hiểu công việc của Caritas cũng như những quan điểm chính sách xã hội của Caritas. Những ai tham dự các cuộc gặp mặt và tham quan ấy đều ghi nhận thật là quan trọng khi được chứng kiến hoạt động của Giáo Hội toàn cầu và kinh nghiệm ấy đã giúp họ hiểu biết hơn về giáo hội học, cũng như việc thực hành bác ái của Giáo Hội trên cấp quốc tế.
Từ sứ mạng tới phục vụ
Cộng tác với trường đại học Đức Bà tại tiểu bang Indiana, chúng tôi đã tổ chức một khóa hai tuần lể cho các nhân viên biết cách kết hợp những kiến thức thần học nền tảng lành mạnh với những phương cách làm việc của tổ chức. Đây là chương trình hợp tác của hai phân khoa, một của trường Thần Học và một của trường Quản Trị Kinh Doanh. Mỗi năm có 10 cơ quan được phép tham gia chương trình này và mỗi cơ quan được cử 5 người tham dự. Một trong năm người ấy phải là Giám Đốc Điều Hành, một người khác phải là người đại diện Hội Đồng các cơ quan ủy thác và ba người còn lại có thể là thành viên trong các vị trí lãnh đạo hay thành viên của các hội đồng khác. Từ tuần lễ thứ nhất vào mùa Xuân tới tuần lễ cuối cùng vào mùa Thu, các cơ quan tham dự khóa học sẽ làm việc trên một đề tài cụ thể nào đó có liên quan tới chương trình “Từ sứ mạng tới phục vụ”. Được tiếp xúc và làm việc với một phân khoa có tiếng như thế quả là một ân huệ không thể tả nổi và là một nguồn lợi lớn cho hệ thống Caritas toàn quốc. Hiện nay chúng tôi đã bước sang năm thứ tư của chương trình này và tôi hết sức biết ơn đại học Đức Bà Indiana đã hỗ trợ những phí tổn cho các khóa học, như một cách biểu hiện ước nguyện của đại học muốn đẩy mạnh sứ mạng xã hội của Hội Thánh.
Linh đạo đề nghị cho các cơ quan lãnh đạo
Kể từ khi cơ quan Cứu Trợ Công Giáo được coi là tổ chức chính thức cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kì vươn ra quốc tế, một trong các chiều kích thường hay bị các giám đốc cơ quan Caritas địa phương của Hoa Kì bỏ quên là ý thức chiều kích toàn cầu của Giáo Hội và công tác bác ái xã hội của Giáo Hội. Kì tĩnh tâm sắp tới tổ chức tại Guadalajara (Mexico) vào tháng 6/2008 cho các giám đốc cơ quan Caritas Bắc Mỹ và Nam Mỹ do Hội Đồng Tòa Thánh Cor Unum bảo trợ sẽ là một nỗ lực đáng khích lệ nhằm tổ chức việc “đào tạo tâm hồn” trên cấp Giáo Hội toàn cầu và sẽ có ích rất lớn. Một nỗ lực khác đang được các cơ quan Caritas Hoa Kì hoạch định là tổ chức khóa đào tạo tu đức kéo dài hai tuần cứ sáu tháng một lần cho các nhà lãnh đạo cơ quan. Tuần thứ nhất sẽ diễn ra ở Freiburg im Breisgau (Đức). Đại Học Freiburg đã từng cấp phát những học vị cao cấp trong khoa điều hành Caritas trên một trăm năm nay. Nhiều năm qua chương trình này đã do giáo sư Heinrich Pompey điều khiển – vị này sẽ nhận một bằng danh dự đặc biệt của đức giáo hoàng tại Hội Nghị Khoáng Đại Hội Đồng Tòa Thánh Cor Unum lần này. Linh mục giáo sư tiến sĩ Klaus Baumann – giám đốc đương nhiệm – đóng góp rất nhiều cho việc xúc tiến chương trình này. Phân khoa đại học sẽ cung cấp các bài thuyết trình về đạo đức xã hội học Ki-tô Giáo và vai trò của công tác bác ái trong đời sống Giáo Hội (Freiburg cũng là trung tâm của tổ chức Caritas Đức). Tuần thứ hai sẽ tổ chức tại Rô-ma tập trung tìm hiểu quá trình phát triển công tác phục vụ (diakonia) trong Giáo Hội, cũng như sẽ có buổi giới thiệu và trao đổi với Hội Đồng Tòa Thánh Cor Unum, với Caritas quốc tế. Tôi xác tín rằng những kinh nghiệm ấy càng giúp đẩy mạnh công việc bác ái của giáo hội địa phương để phục vụ người nghèo.
Kết luận
Tôi đã cố gắng giới thiệu một vài nỗ lực cụ thể mà một tổ chức Công Giáo có thể thực hiện để phát huy một nền văn hóa, kết hợp bản sắc đức tin của chúng ta với các nguyên tắc căn bản trong giáo huấn xã hội Công Giáo. Tôi nói lên điều này là vì xác tín rằng đức tin của chúng ta chính là tài sản và món quà quí báu nhất mà chúng ta phải trao tặng cho con người. Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, chúng ta đang có cơ hội làm chứng cho truyền thống vĩ đại của mình, vẫn luôn sống động từ thời cộng đoàn Giáo Hội sơ khai cho tới ngày hôm nay. Tin Mừng không chỉ đưa ra cho chúng ta một đề nghị mà đúng hơn, trao cho chúng ta một mệnh lệnh rất rõ: đó là hãy bày tỏ tình thương của Đức Ki-tô cho thế giới. Trong số đông đảo vị thánh cao cả, hai thánh Vinh-Sơn Phao-lô và Louise de Marillac thúc giục chúng ta hãy coi bổn phận chúng ta phải làm cho người nghèo là một đặc ân. Gần đây hơn, chân phước Frederic Ozanam và chân phước Teresa Calcutta đã tỏ cho chúng ta thấy khuôn mặt của Đức Ki-tô nơi chính những khuôn mặt của những người nghèo và xấu số. Các vị thánh này, và nhiều vị khác nữa, đã trở thành mẫu mực cho biết sứ vụ bác ái của Công Giáo đã từng và sẽ tiếp tục đưa ra những “mô hình tốt nhất” giúp kết hợp tu đức, suy tư thần học với công tác xã hội và những việc quản trị. Một gợi ý quan trọng mà các vị thánh này mang đến cho chúng ta hôm nay là muốn làm chứng và thể hiện bản sắc Công Giáo trong các tổ chức của mình, chúng ta phải không ngừng đào tạo các nhà lãnh đạo, các nhân viên, các tình nguyện viên theo đức tin của chúng ta, và phải làm sao luôn tỉnh táo đưa các giá trị đạo đức học Công Giáo vào trong quá trình quyết định và cơ cấu có thẩm quyền quyết định. Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” có thể chỉ cho chúng ta thấy con đường giúp làm sống lại tinh thần ấy trong các tổ chức bác ái của chúng ta hiện nay.
Xin Chúa – Đấng đã khởi sự điều tốt lành nơi chúng ta – hãy hoàn thành điều ấy.
TRONG CÁC TỔ CHỨC BÁC ÁI CÔNG GIÁO
(Cha Larry Snyder, Chủ Tịch các tổ chức bác ái Công Giáo Hoa Kì)
Lời nói đầu
Từ ngày 28.03. đến ngày 02.04.2008, tại Rô-ma đã diễn ra phiên họp khoáng đại lần thứ 28 của Hội Đồng Tòa Thánh Đồng Tâm nhằm đọc lại tông thư đầu tiên của đức giáo hoàng Be-ne-dic-tô XVI “Thiên Chúa là Tình Yêu” (TCTY) và kiểm tra xem tông thư ấy có làm thay đổi và nếu có, thì thay đổi như thế nào, thái độ của những người đang làm việc trong các tổ chức bác ái của Hội Thánh Công Giáo. Phiên họp cũng cứu xét vấn đề đào tạo toàn diện và liên tục dành cho những người đứng đầu và những người làm việc của các tổ chức bác ái Công Giáo khác nhau trong Giáo Hội. Sau đây là một trong hai bài tham luận đọc tại hội nghị, của cha Larry Snyder, Chủ tịch các tổ chức bác ái Công Giáo, có trụ sở đặt tại Alexandra, Virginia, Hoa Kì:
“…những người trợ giúp này, ngoài việc đào tạo nghề nghiệp, còn cần đến việc đào luyện con tim: họ cần được hướng dẫn để gặp gỡ Thiên Chúa trong Đức Ki-tô, cuộc gặp gỡ này sẽ đánh thức tình yêu trong họ và mở rộng con tim của họ cho tha nhân” (TCTY số 31).
Có một khuynh hướng mới nổi lên trong các tổ chức Bác Ái Công Giáo tại Hoa Kì: nhiều tổ chức của giáo phận đã thuê người làm giám đốc điều hành hay chỉ huy cao cấp là một giáo dân, thường là có trình độ về kinh doanh, rất năng nổ trong Giáo Hội, thiết tha với sứ mạng xã hội của Giáo Hội, có khi còn có bằng Thạc Sĩ về Quản Trị Kinh Doanh do phân khoa Kinh Doanh rất uy tín của một đại học Công Giáo nào đó cấp, có kinh nghiệm điều hành và hướng dẫn một tổ chức phi lợi nhuận, nhưng lại không được đào tạo chính thức bao nhiêu về thần học hay không có nhiều học vấn chính thức về thần học…, những nhà giám đốc ấy sẽ được chúng ta đón nhận thế nào và đào tạo ra sao ? Tông thư “Thiên Chúa Là Tình Yêu” sẽ chỉ cho chúng ta hướng đi nào để đối phó với tình hình ấy ?
Nếu trường hợp trên đây được cho là khẩn cấp vì có liên quan tới vai trò lãnh đạo của người làm giám đốc điều hành thì chúng ta cũng có thể đặt và rất nên đặt câu hỏi tương tự cho những người khác đang tham gia hội đồng quản trị, đang làm nhân viên hay tình nguyện viên trong các tổ chức bác ái Công Giáo – vì tất cả mọi thành phần này đều đang là đại diện của một tổ chức được Giáo Hội bảo trợ và đều đang thi hành sứ mạng bác ái xã hội của Giáo Hội. Tin Mừng rất quan tâm không chỉ xem chúng ta có thi hành sứ vụ cho những người nghèo và những người bị mất quyền lợi hay không, mà còn xem sứ vụ ấy được thi hành thế nào. Làm sao người ta có thể nhìn thấy một cách cụ thể và có thể xác định được một nền văn hóa Ki-tô Giáo cho các cơ quan tổ chức ấy ? Sau đây, tôi xin đề xuất một vài cách để nền văn hóa ấy có thể trở thành hiện thực.
Khi công bố tông thư đầu tiên của mình – “Thiên Chúa là Tình Yêu” -, đức giáo hoàng Be-ne-dic-tô XVI đã tặng cho Giáo Hội một món quà không thể ngờ được, đồng thời cũng đưa ra một thách đố rất ý nghĩa cho những ai đang làm việc trong các tổ chức bác ái được Giáo Hội bảo trợ. Món quà ấy chính là một suy tư vừa mang tính thần học và triết học, vừa đôi khi mang đậm nét thi ca, về nhân đức “caritas” (đức Ái), nhờ đó các hành vi bác ái được đặt vào chính bản chất của sứ mạng Giáo Hội. Thách đố đặt ra cho những người thi hành đức bác ái có tổ chức ấy là phải đáp lại sự tín nhiệm thiêng liêng mà Giáo Hội đã trao cho họ, bằng cách tôn vinh bản sắc Công Giáo – là nền tảng cho mọi việc người ấy làm và là chuẩn mực xác định sự đóng góp hết sức độc đáo của họ.
Tông thư ấy xem ra đã đánh động tâm hồn rất nhiều người. Tại Hoa Kì, tôi có thể xác nhận rằng tông thư ấy đã được đọc rộng rãi và được nồng nhiệt tiếp đón, đặc biệt là đối với những người đang làm việc trong các công tác bác ái. Tông thư ấy vừa là đề tài cho các tổ chức bàn luận vừa là một phương thế để cầu nguyện. Tôi cho rằng một trong những lí do giải thích điều ấy là vì tông thư ấy chính là một cách phát biểu mới các chân lý xưa. Đức giáo hoàng Be-ne-dic-tô XVI đã làm cho các chân lý ấy trở nên dễ tiếp thu đối với con người hôm nay.
Mục đích của tôi hôm nay là suy nghĩ về những hệ luận thực tiễn mà tông thư có thể mang tới cho các tổ chức bác ái đang hoạt động dưới sự bảo trợ của Giáo Hội. Rốt cuộc, những hệ luận ấy sẽ giúp chúng ta phân biệt thế nào các tổ chức bác ái của Giáo Hội với các tổ chức nhân loại, vừa về mặt thẩn học vừa về mặt thực tế. Bây giờ tôi sẽ tập trung nói tới lề lối thực hành (“praxis”) của các tổ chức bác ái Công Giáo.
Xem ra nếu bắt đầu những suy tư này bằng cách nêu ra một tiền đề đã được đức giáo hoàng Be-ne-dic-tô XVI đề xuất thì quả là thích đáng và rất cần thiết: đó là cần phải phục vụ một cách chuyên nghiệp. “Ai muốn phục vụ cho những người đau khổ cần phải được đào tạo cho có nghiệp vụ: những người thi hành công tác trợ giúp phải được đào tạo cho biết phải làm gì và làm thế nào, cũng như phải cam kết tiếp tục công tác trợ giúp ấy” (TCTY số 31). Trong tình hình hôm nay và hiện nay, nói thế có nghĩa là họ phải cam kết không những tuân theo các mô hình phổ biến nhất để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo và làm công tác xã hội, mà còn phải quản lí và điều hành theo những phương cách tốt nhất. Có thế, chúng ta mới an tâm là mình đang quản lí tốt các nguồn tài nguyên được giao cho mình phục vụ người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội – không chỉ vì mình phải chịu trách nhiệm với những người đã hào hiệp cấp tặng để giúp xúc tiến công tác bác ái, mà quan trọng hơn cả vì người nghèo đáng được phục vụ tốt nhất và chuyên nghiệp nhất. Nhưng nếu chúng ta chỉ dừng lại ở đây, thì cho dù chúng ta đã phục vụ họ một cách chuyên nghiệp nhất, chúng ta vẫn chưa thực thi hết sứ mạng “diakonia” (‘phục vụ’) của chúng ta. Như tông thư đã vạch rõ, những ai làm việc bác ái nhân danh Giáo Hội trước tiên phải là những người đem tình yêu của Chúa đến cho những ai đang túng thiếu và thường thiếu thốn niềm hy vọng. “Khả năng nghề nghiệp là đòi hỏi đầu tiên và căn bản, thế nhưng chỉ như thế thôi thì không đủ. Chúng ta đang làm việc với những con người, mà con người thì luôn cần đến một cái gì hơn nữa chứ không chỉ cần sự chăm sóc thích đáng về mặt kĩ thuật. Họ cần tình người. Họ cần sự quan tâm xuất phát tự con tim. Vì thế, những ai đang làm việc cho các tổ chức bác ái của Giáo Hội cần phải có khác ở chỗ họ không chỉ đáp ứng các nhu cầu trước mắt mà còn phải tận tụy phục vụ người khác bằng sự quan tâm xuất phát tự con tim, nhờ đó có thể cảm nghiệm được sự phong phú của tình người” (TCTY số 31a). Tương tự như thế, thánh Vinh-sơn Phao-lô nhắc nhở chúng ta nếu chúng ta không trao ban cho người nghèo tình yêu của chúng ta ngay trong lúc phục vụ họ thì họ sẽ khinh rẻ chúng ta.
Để hoàn thành nhiệm vụ này, nói theo ngôn ngữ quản trị, chúng ta sẽ cố gắng xây dựng một nền văn hóa cho các cơ quan tổ chức, đặt nền móng trên các nguyên tắc đức tin. Chúng ta sẽ không xác định ảnh hưởng của các cơ quan bác ái dựa vào những hiểu biết mới mẻ nhất về bản tính con người, mà sẽ dựa vào nguyên tắc thần học căn bản, theo đó – vì là các thụ tạo được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa – chúng ta sẽ gặp gỡ từng người với phẩm giá và lòng tôn trọng xứng đáng, được chúng ta nhìn như anh chị em của mình. Đây không phải là một ý niệm triết học trừu tượng, nhưng là một nguyên tắc căn bản, được cụ thể hóa qua những thái độ và những ước muốn hết sức cụ thể. Tông thư chỉ rõ: “Trong tư cách một cộng đoàn, Giáo Hội phải thực hành đức bác ái. Thế nên, muốn phục vụ cộng đoàn một cách có trật tự thì cần phải tổ chức những hành vi yêu thương, Ngay từ đầu, trong Giáo Hội, người ta đã ý thức trách nhiệm này như một điểm then chốt mang tính cơ cấu” (TCTY số 20).
Nhưng làm thế nào xây dựng một nền văn hóa cho các cơ quan tổ chức, bắt nguồn sâu xa từ Tin Mừng và từ giáo huấn xã hội của Giáo Hội ? Trước tiên, để cho chắc, cần xác định những nhiệm vụ riêng biệt của ban điều hành có ăn lương, của những người tổ chức, các nhân viên trong hội đồng và những thiện nguyện viên, tất cả mọi người làm nên tổ chức. Tuy nhiên, các vai trò này chỉ có ý nghĩa khi người ta biết nhìn tổ chức của mình trong tương quan với cơ cấu rộng lớn hơn của Giáo Hội. Bắt đầu bằng sự nhìn nhận vai trò riêng biệt của đức giám mục. Nhiệm vụ của đức giám mục là làm thầy dạy và làm người điều hành trên hết của giáo phận, nhưng công tác bác ái của giáo hội địa phương cũng xuất phát từ chức vụ giám mục. “Trong nghi thức truyền chức giám mục, trước khi đọc lời nguyện thánh hiến, ứng viên phải trả lời một vài câu hỏi, những câu hỏi diễn tả những khía cạnh thiết yếu của chức vụ giám mục và nhắc lại nhiệm vụ của đức giám mục tương lai. Ngài công khai tuyên hứa rằng sẽ nhân danh Chúa đón tiếp và thương xót những người nghèo cũng như những người đang cần sự an ủi và trợ giúp” (TCTY số 32). Nếu vậy, điều này giả thiết đức giám mục không những phải biết hoạt động của một tổ chức bác ái, mà còn đưa ra những hướng dẫn tâm linh và đóng góp vào việc đào tạo những người đang làm việc nhân danh Giáo Hội.
Quay sang vấn đề lãnh đạo các tổ chức bác ái Công Giáo, chúng ta có thể nói: vì là một sự mở rộng chức vụ giám mục, các tổ chức bác ái Công Giáo phải có trách nhiệm quan trọng là thực thi sứ mạng và bản sắc Công Giáo của mình. Trải qua phần lớn lịch sử Giáo Hội, vai trò lãnh đạo các tổ chức này thường do các linh mục và tu sĩ đảm nhận, dù họ có thể có hay không có học hành về công tác xã hội hay việc quản trị, nhưng được đưa lên các chức vụ này là vì đã được đào tạo về mặt thần học. Kể từ hậu bán thế kỉ 20, chúng ta bắt đầu thấy ngày càng có nhiều giáo dân nắm giữ các chức vụ này, đóng vai trò giám đốc điều hành, lãnh đạo cao cấp, thành viên trong hội đồng, có thể đã được đào tạo về công tác xã hội hay nhiều hơn nữa, được đào tạo về mặt điều hành và quản trị, nhưng lại chưa được đào tạo thích đáng về thần học Công Giáo. Hoặc nếu đã được đào tạo đôi chút về thần học, thì lại không được đào tạo thần học liên tục. Các cơ quan trợ giúp cần phải hiểu điều ấy và hiểu đòi hỏi ấy của chức vụ. Ít ra tại Hoa Kì, chính phủ, các nhà cấp tặng và các nhà hảo tâm luôn mong muốn và càng ngày càng mong muốn các nhà lãnh đạo và điều hành các tổ chức phi lợi nhuận phải hết sức giỏi giang trong việc quản trị và sử dụng tài chính. Điều này vừa tạo ra nhiều cơ hội tốt vừa gây ra những trở ngại cho các nhà lãnh đạo các tổ chức bác ái ở chỗ làm sao vừa đạt được những yêu cầu của việc quản trị vừa thỏa mãn một đòi hỏi dành cho các nhà lãnh đạo cũng như các cơ quan bác ái là phải nắm vững thần học, tu đức và bản sắc Công Giáo.
Tông thư còn nói: “Những ai đang ở trong vị thế trợ giúp người khác phải nhận thức rằng khi làm như thế, chính họ cũng đang được trợ giúp; có khả năng trợ giúp người khác, đó là một khả năng không hể do công trạng hay thành tích nào của mình. Mà đó chính là một ân huệ” (TCTY số 35). Điều tác giả muốn nói tới ở đây là khả năng biến đổi của đức ái Ki-tô Giáo. Đối với các tình nguyện viên, nhất là đối với giới trẻ thường làm việc trong các nhóm hay các tổ, kinh nghiệm gặp Chúa trong đời sống của những người nghèo đói càng làm họ thêm tin rằng tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu tặng không và là tình yêu phổ quát dành cho hết mọi người. Nó cũng làm họ thêm xác tín vào một sự mâu thuẫn đã được diễn tả rất khéo léo trong kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô: “Chính khi cho đi là khi được nhận lãnh”. Những ai đã trải qua kinh nghiệm sống với các cộng đoàn “Tàu Nô-ê” của cha Jean Vanier cũng làm chứng về sự thật này một cách rất lạ lùng. Ngay cả những nhân viên được trả lương cũng thường nhận xét rằng họ nhận được nhiều hơn là cho đi.
Đức giáo hoàng Be-ne-dic-tô XVI cũng đề cập tới vấn đề chiêu mộ tín đồ. “Những ai thực hành bác ái nhân danh Giáo Hội sẽ không bao giờ tìm cách áp đặt đức tin của Giáo Hội lên trên người khác. Họ phải ý thức rằng một tình yêu thuần khiết và quảng đại chính là lời chứng hùng hồn nhất về Thiên Chúa mà họ đang tin tưởng và đã đưa họ đến với tình yêu. Một ki-tô hữu sẽ biết khi nào phải nói về Thiên Chúa, khi nào chẳng nên nói gì mà cứ để tình yêu tự lên tiếng” (TCTY số 31). Đoạn văn này ưu tiên nói về các hoạt động bác ái và bổn phận phải tôn trọng các cá nhân, đi đôi với các việc bác ái, nhưng đoạn văn này cũng là một phương cách giúp những người làm việc bác ái giữ thế quân bình: phải làm sao giữ cho tâm hồn họ hòa hợp với những nguyên tắc và những giá trị thiết yếu liên quan tới việc bác ái của Hội Thánh. Đây là mấu chốt của việc “đào tạo tâm hồn” đã được tông thư cổ võ.
Những thách đố
Đến đây tôi xin phép đề cập tới một vài thách đố đặt ra cho các tổ chức bác ái Công Giáo trong thực tế hằng ngày. Nhiệm vụ thi hành sứ vụ bác ái của Giáo Hội trở nên phức tạp là do chính bối cảnh xã hội trong đó chúng ta đang sống. Vào những thế kỉ trước, cách riêng tại Hoa Kì, chủ trương đề cao giáo xứ xem ra rất cần thiết để giúp duy trì đức tin và văn hóa của người Công Giáo đang sống trong những hoàn cảnh nếu không công khai thù nghịch thì ít là dửng dưng với đức tin của họ. Cách làm việc bác ái lúc đó xem ra không còn phù hợp với hoàn cảnh hôm nay nữa. Đâu đâu trên thế giới người ta cũng thấy môi trường xã hội, ít hay nhiều, ngày càng trở nên đa dạng và đa nguyên. Chính quyền cũng trở nên nghiêm khắc hơn trong việc xem xét những công tác phục vụ nào là được phép và nên thi hành, những công tác nào không. Các tổ chức Công Giáo đang phải đương đầu với những thách đố do xã hội thế tục đặt ra cũng như phải đương đầu với những đòi hỏi của luật pháp, nhưng cả hai điều này rất có thể đi ngược với giáo huấn xã hội và luân lí của đạo Công Giáo. Chẳng hạn như một tình huống đang xảy ra trong lãnh vực phục vụ những người bị nhiễm HIV. Một số cơ quan chính phủ đã cho kèm theo chương trình tài trợ một điều kiện là phải phát bao cao su cho các thân chủ. Các tổ chức Công Giáo không thể nào kí kết những hợp đồng có kèm theo đòi hỏi ấy. Hay có những chính phủ cứ đòi mở rộng định nghĩa về những giai cấp cần được bảo vệ bằng cách gộp cả những thành phần đồng tính luyến ái vào số đó và đòi các tổ chức phải phục vụ những thành phần này bằng cách phải nhận làm con nuôi chẳng hạn thì mới được cấp giấy phép hoạt động. Nếu không tìm ra giải pháp nào khác, có lẽ chúng ta cần rút lui khỏi các công tác ấy.
Trước tình hình ấy, chúng ta không được để cho chính quyền tự ý ấn định vai trò riêng biệt của Giáo Hội: “Mặt khác, các tổ chức bác ái của Giáo Hội là ‘một công trình riêng’ [‘opus proprium’], là một nhiệm vụ thích đáng của Giáo Hội, trong đó Giáo Hội không cộng tác tay đôi mà là hành động như một chủ thể có trách nhiệm trực tiếp, có thể làm những gì thích hợp với bản chất của mình. Giáo Hội không bao giờ được miễn làm việc bác ái như một hoạt động có tổ chức hẳn hoi của những người tin…” (TCTY số 29).
Lý tưởng là khi quan hệ giữa các tổ chức Giáo Hội này với Nhà Nước không trở nên đối kháng nhau. “Các tổ chức Giáo Hội thông qua các hoạt động hết sức minh bạch và luôn trung thành làm chứng cho tình yêu chắc chắn sẽ đóng góp cho các tổ chức dân sự tính chất Ki-tô Giáo riêng của mình, tạo điều kiện cho sự phối hợp hỗ tương và sự phối hợp này chỉ làm cho công việc bác ái thêm phần hiệu quả” (TCTY số 30). Tuy nhiên, các tổ chức bác ái Công Giáo phải luôn luôn trung thành với những nguyên tắc đức tin của mình.
Trên đây, tôi đã nhắc tới một thách đố khác. Khác với những thế kỉ trước, khi đại đa số các tổ chức Công Giáo được lãnh đạo bởi các nam nữ tu sĩ, ngày nay các giáo dân ngày càng nắm giữ các vị trí lãnh đạo. Chúng ta không nên coi đây chỉ là vấn đề nhu cầu kinh tế theo định luật cung cầu, nhưng nên coi đây là một sự trưởng thành tích cực trong việc ý thức vai trò của người giáo dân trong Giáo Hội, đòi hỏi họ dấn thâm làm việc bác ái. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn lực lượng lao động không chỉ là các giáo dân mà thậm chí không phải là người Công Giáo. Nếu cho rằng các tổ chức bác ái Công Giáo có sự khác biệt không chỉ về động cơ tại sao phải làm việc bác ái mà cả trong cách thế chăm sóc người túng thiếu, chúng ta sẽ thấy có một thách đố nghiêm trọng đặt ra là làm sao bảo đảm tổ chức bác ái ấy đã thấm nhuần các giá trị Công Giáo và không làm điều gì trái ngược với luân lí Ki-tô Giáo.
Một thách đố nữa là hiện nay người ta có khuynh hướng chia vụn các hoạt động của Giáo Hội. Ở đây tôi muốn nói tới tình trạng bắt Giáo Hội chỉ được tham gia vào các tổ chức có thể gây nguy hại cho cá nhân và giáo xứ có liên hệ. Giáo Hội phải có quyền hoạt động trên nhiều cấp độ khác nhau và ở cấp độ nào Giáo Hội cũng chỉ bị ràng buộc với mệnh lệnh thi hành tác vụ để phục vụ con người. “Yêu thương tha nhân, xuất phát từ tình yêu đối với Thiên Chúa, trước tiên và trên hết là trách nhiệm của mỗi thành phần dân Chúa, nhưng đó cũng là trách nhiệm của toàn thể cộng đoàn Giáo Hội ở mọi cấp: từ cộng đoàn cơ sở tới Giáo Hội địa phương và tới Giáo Hội hoàn cầu” (TCTY số 20).
Những cơ hội thực tế
Bây giờ tôi sẽ giới thiệu một vài đề xuất thực tế về các hoạt động mà các tổ chức Công Giáo có thể thực hiện để bảo đảm và để phát huy các cơ sở Công Giáo vốn là điểm tựa của chúng ta. Xin phép thông báo rằng những đề xuất này được rút ra từ kinh nghiệm trực tiếp của tôi khi điều hành một cơ quan Caritas địa phương trước đây và khi lãnh đạo một tổ chức tầm cỡ quốc gia tại Hoa Kì hiện nay. Tuy nhiên, vì đây là những kinh nghiệm rút ra từ khoảng 160 tổ chức Caritas quốc gia và vô số tổ chức khác như Hội thánh Vinh-sơn Phao-lô, hội Các Bà Bác Ái và nhiều hội khác, nên tôi tin rằng những ý tưởng và kinh nghiệm nêu ra ở đây rất đáng được quan tâm và áp dụng cho các tổ chức Công Giáo ở các nơi khác.
Những việc làm hằng năm của các cơ quan
Mỗi cơ quan cần phải tổ chức một buổi định hướng cho các nhân viên mới, các thành viên trong hội đồng và các thỉnh nguyện viên. Những vấn đề được bàn tới trong buổi họp này phải bao gồm vấn đề các chính sách về nhân sự và bổng lộc, những biện pháp an toàn và các tập quán làm việc của cơ quan. Trong buổi định hướng ấy cũng nên có phần giới thiệu bản chất Công Giáo của cơ quan và những nguyên tắc điều hành công việc của cơ quan. Có thể coi phần giới thiệu này như bài giáo lí về truyền giáo. Tôi hi vọng là mỗi năm buổi họp định hướng ấy sẽ được kéo dài thêm với một ngày tập huấn hay một khóa tập huấn cho tất cả mọi nhân viên về một khía cạnh nào đó trong bản sắc Công Giáo. Về sau có thể thêm mỗi năm có một cuộc họp của tất cả các nhân viên với đức giám mục. Có thể coi đó là một việc làm ở mức tối thiểu hay một điểm khởi hành.
Tôi rất muốn đưa ra một thí dụ về việc huấn giáo cho nhân viên đề cập tới mệnh lệnh bác ái, mà tôi đã từng làm. Lớp huấn giáo ấy sẽ bắt đầu bằng mấy chương đầu của sách Sáng Thế, cho thấy mọi thụ tạo của Chúa đều cưu mang sự tốt lành. Đặc biệt là những câu 26-27 của chương thứ nhất: “Rồi Thiên Chúa phán: ‘ chúng ta hãy làm nên con người theo hình ảnh chúng ta, giống chúng ta. Hãy cho họ thống trị cá biển, chim trời, gia súc và tất cả thú rừng, cùng tất cả loài vật bò trên mặt đất’. Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh Ngài; Ngài tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa; Ngài tạo dựng con người có nam có nữ” (St 1, 26-27).
Đây chính là nền tảng cho chúng ta dựa vào để biết cách tiếp cận con người: làm việc với con người đúng phẩm giá của họ và với lòng tôn trọng, mà hình ảnh Thiên Chúa nơi họ đáng được, bất kể bên ngoài họ trông ra sao.
Khi lắng nghe các lời sấm của các ngôn sứ, chúng ta biết được Thiên Chúa chăm sóc cách riêng những cô nhi quả phụ và kiều bào đang sống giữa chúng ta. Chúng ta cũng biết được rằng tiêu chuẩn cho chúng ta dựa vào mà đánh giá một xã hội chính là xem xã hội ấy tỏ lòng thương cảm đối với những người yếu đuối nhất như thế nào.
Có ba dụ ngôn của Đức Giê-su – hoàn tất truyền thống ngôn sứ - mang ý nghĩa hết sức đặc biệt là: dụ ngôn người Samari nhân hậu (x. Lc 10, 29-37): “Theo ý ông, ai trong ba người này đã làm người thân cận với người bị cướp bóc ?... Hãy đi và làm theo như thế”; dụ ngôn ngày Chung Thẩm (x. Mt 25, 31-46): “Bất cứ điều gì anh em làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây là làm cho chính Ta”; việc Đức Giê-su rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13, 1-20): “Thầy vừa cho anh em một tấm gương để noi theo; Thầy đã làm cho anh em những gì, anh em cũng hãy làm cho nhau”.
Mệnh lệnh sống bác ái rõ ràng không phải là một nhận xét qua đường của Đức Giê-su trong Tin Mừng, mà đó chính là giáo huấn cốt lõi và đòi hỏi căn bản cho người môn đệ. Ngay cả những lời nói hết sức thô sơ ấy cũng làm những người đang hoạt động trong các tổ chức bác C6ng Giáo có cảm tưởng rằng họ đang được tham gia vào một việc làm linh thiêng, vì họ đang tiếp tục sứ vụ của Đức Giê-su bên cạnh các người túng thiếu.
Trung Tâm Quốc Gia về Nguồn Nhân Lực
Vì bản sắc Công Giáo không chỉ là điều căn bản mà còn là yếu tố sống còn trong các hoạt động của chúng ta, nên trong các tổ chức Caritas Công Giáo của Hoa Kì luôn có một Ủy Ban thường trực chuyên lên kế hoạch chiến lược và quan tâm tới hiệu năng truyền giáo của Hội Đồng Quốc Gia các cơ quan ủy thác, cũng như tại văn phòng quốc gia luôn có một nhân viên chăm lo bảo vệ Bản Sắc Công Giáo và phát huy việc Truyền Giáo. Không kể bổn phận duy trì bộ phận chuyên nghiệp gồm các nhân viên địa phương cũng chăm lo các việc ấy, nhân viên ủy thác này còn đóng vai trò làm nguồn tham vấn trong những buổi trình bày và làm việc của cơ quan. Nguồn tham vấn này – bao gồm cả những bài trình bày theo chương trình PowerPoint, có nối kết với các nguồn tin Công Giáo khác – có thể tìm được trên mạng thông tin, sẽ giúp thêm cho việc đào tạo cơ quan ở tại địa phương. Trong mùa Vọng và mùa Chay chúng tôi còn cung cấp những suy tư hằng ngày do chính các nhân viên trong hệ thống cơ quan bác ái đưa ra, dựa trên bản văn Thánh Kinh đọc trong ngày. Ủy Ban thường trực của Hội Đồng Quốc Gia các cơ quan ủy thác đang chuẩn bị phát hành một tập thủ bản mới mẻ, đã được xét duyệt, cho các thành viên trong Hội Đồng Caritas địa phương và cho các nhà lãnh đạo cao cấp, trong đó họ sẽ được giới thiệu các bài vở thần học, tu đức, lịch sử và luật pháp có liên quan tới bản sắc Công Giáo và các cơ cấu tập thể thích hợp trong bối cảnh xã hội và luật pháp của Hoa Kì, vì hiện nay chưa có một nguồn tư liệu nào là hàm sức.
Họp hằng năm
Hằng năm các tổ chức Caritas Công Giáo ở Hoa Kì thường qui tụ các đại biểu từ khắp nơi trong nước đến tham dự đại hội các hội viên và các hệ thống bác ái xã hội. Tại các đại hội hằng năm ấy, chúng ta khám phá có rất nhiều biên khảo và khóa tập huấn tập trung nghiên cứu các đề tài về đạo đức, tu đức, học thuyết xã hội Công Giáo và thần học mục vụ (Thừa tác vụ làm công tác xã hội trong giáo xứ). Trong mấy năm qua, chúng tôi đã bảo trợ những khóa tập huấn về Qui luật đạo đức cho các tổ chức bác ái Công Giáo, đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo và suy tư cho các chuyên viên khi áp dụng các nguyên tắc cộng tác trong các vấn đề đạo đức học liên quan tới việc hợp tác và liên minh. Mỗi năm chúng tôi cũng bảo trợ cho những diễn giả chuyên môn về các đề tài liên quan đến giáo huấn xã hội của Công Giáo.
Khóa tập huấn dành cho các tân giám đốc
Hằng năm có thể có tới 20 đến 30 người tham gia hệ thống bác ác xã hội toàn quốc trong tư cách là các giám đốc mới. Vì nhiều người chưa có kinh nghiệm trong một vị trí có liên quan tới Giáo Hội như thế, nên chúng tôi tự bỏ tiền ra bảo trợ cho họ tham gia một khóa tập huấn ba ngày tại trung tâm quốc gia để hướng dẫn họ tìm hiểu bản sắc công Giáo và có cái nhìn rộng rãi hơn về Giáo Hội. Trong khóa học này sẽ có những bài trình bày về nền tảng thần học của công tác bác ái xã hội, lịch sử và quá trình phát triển hệ thống các tổ chức Caritas Công Giáo tại Hoa Kì, giới thiệu vắn tắt về Giáo Luật và cơ cấu giáo luật của các tổ chức bác ái xã hội trong khuôn khổ một giáo phận, và những nguồn hỗ trợ giúp họ xúc tiến việc đào tạo tu đức cho các nhân viên và thiện nguyện viên. Họ cũng được cung cấp, kèm với bài giới thiệu, hai tài liệu là “Sách Giáo Lí Hội Thánh Công Giáo” và “Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh”.
Hội Đồng Quốc Gia các nhân viên ủy thác và Chuyến công du của các giám đốc tới Rô-ma
Trong ba năm qua, đã có hai lần Hội Đồng Quốc Gia Các cơ quan Ủy Thác của các tổ chức Caritas Công Giáo Hoa Kì bảo trợ một chuyến công du cho các thành viên trong Hội Đồng và các Giám Đốc cấp giáo phận tới Rô-ma và nước Vatican. Trong những chuyến đi ấy, chúng tôi đã dành thời giờ suy niệm và cử hành Thánh Thể, thăm các nơi thánh, gặp gỡ các đại diện của Hội Đồng Tòa Thánh Cor Unum, Hội Đồng Tòa Thánh Công Lí và Hòa Bình, cũng như các bộ khác và cơ quan Caritas quốc tế. Phái đoàn chúng tôi đã viếng thăm Đại Sứ Hoa Kì tại Tòa Thánh để tạo những mối quan hệ và để giúp Đại Sứ Hoa Kì am hiểu công việc của Caritas cũng như những quan điểm chính sách xã hội của Caritas. Những ai tham dự các cuộc gặp mặt và tham quan ấy đều ghi nhận thật là quan trọng khi được chứng kiến hoạt động của Giáo Hội toàn cầu và kinh nghiệm ấy đã giúp họ hiểu biết hơn về giáo hội học, cũng như việc thực hành bác ái của Giáo Hội trên cấp quốc tế.
Từ sứ mạng tới phục vụ
Cộng tác với trường đại học Đức Bà tại tiểu bang Indiana, chúng tôi đã tổ chức một khóa hai tuần lể cho các nhân viên biết cách kết hợp những kiến thức thần học nền tảng lành mạnh với những phương cách làm việc của tổ chức. Đây là chương trình hợp tác của hai phân khoa, một của trường Thần Học và một của trường Quản Trị Kinh Doanh. Mỗi năm có 10 cơ quan được phép tham gia chương trình này và mỗi cơ quan được cử 5 người tham dự. Một trong năm người ấy phải là Giám Đốc Điều Hành, một người khác phải là người đại diện Hội Đồng các cơ quan ủy thác và ba người còn lại có thể là thành viên trong các vị trí lãnh đạo hay thành viên của các hội đồng khác. Từ tuần lễ thứ nhất vào mùa Xuân tới tuần lễ cuối cùng vào mùa Thu, các cơ quan tham dự khóa học sẽ làm việc trên một đề tài cụ thể nào đó có liên quan tới chương trình “Từ sứ mạng tới phục vụ”. Được tiếp xúc và làm việc với một phân khoa có tiếng như thế quả là một ân huệ không thể tả nổi và là một nguồn lợi lớn cho hệ thống Caritas toàn quốc. Hiện nay chúng tôi đã bước sang năm thứ tư của chương trình này và tôi hết sức biết ơn đại học Đức Bà Indiana đã hỗ trợ những phí tổn cho các khóa học, như một cách biểu hiện ước nguyện của đại học muốn đẩy mạnh sứ mạng xã hội của Hội Thánh.
Linh đạo đề nghị cho các cơ quan lãnh đạo
Kể từ khi cơ quan Cứu Trợ Công Giáo được coi là tổ chức chính thức cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kì vươn ra quốc tế, một trong các chiều kích thường hay bị các giám đốc cơ quan Caritas địa phương của Hoa Kì bỏ quên là ý thức chiều kích toàn cầu của Giáo Hội và công tác bác ái xã hội của Giáo Hội. Kì tĩnh tâm sắp tới tổ chức tại Guadalajara (Mexico) vào tháng 6/2008 cho các giám đốc cơ quan Caritas Bắc Mỹ và Nam Mỹ do Hội Đồng Tòa Thánh Cor Unum bảo trợ sẽ là một nỗ lực đáng khích lệ nhằm tổ chức việc “đào tạo tâm hồn” trên cấp Giáo Hội toàn cầu và sẽ có ích rất lớn. Một nỗ lực khác đang được các cơ quan Caritas Hoa Kì hoạch định là tổ chức khóa đào tạo tu đức kéo dài hai tuần cứ sáu tháng một lần cho các nhà lãnh đạo cơ quan. Tuần thứ nhất sẽ diễn ra ở Freiburg im Breisgau (Đức). Đại Học Freiburg đã từng cấp phát những học vị cao cấp trong khoa điều hành Caritas trên một trăm năm nay. Nhiều năm qua chương trình này đã do giáo sư Heinrich Pompey điều khiển – vị này sẽ nhận một bằng danh dự đặc biệt của đức giáo hoàng tại Hội Nghị Khoáng Đại Hội Đồng Tòa Thánh Cor Unum lần này. Linh mục giáo sư tiến sĩ Klaus Baumann – giám đốc đương nhiệm – đóng góp rất nhiều cho việc xúc tiến chương trình này. Phân khoa đại học sẽ cung cấp các bài thuyết trình về đạo đức xã hội học Ki-tô Giáo và vai trò của công tác bác ái trong đời sống Giáo Hội (Freiburg cũng là trung tâm của tổ chức Caritas Đức). Tuần thứ hai sẽ tổ chức tại Rô-ma tập trung tìm hiểu quá trình phát triển công tác phục vụ (diakonia) trong Giáo Hội, cũng như sẽ có buổi giới thiệu và trao đổi với Hội Đồng Tòa Thánh Cor Unum, với Caritas quốc tế. Tôi xác tín rằng những kinh nghiệm ấy càng giúp đẩy mạnh công việc bác ái của giáo hội địa phương để phục vụ người nghèo.
Kết luận
Tôi đã cố gắng giới thiệu một vài nỗ lực cụ thể mà một tổ chức Công Giáo có thể thực hiện để phát huy một nền văn hóa, kết hợp bản sắc đức tin của chúng ta với các nguyên tắc căn bản trong giáo huấn xã hội Công Giáo. Tôi nói lên điều này là vì xác tín rằng đức tin của chúng ta chính là tài sản và món quà quí báu nhất mà chúng ta phải trao tặng cho con người. Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, chúng ta đang có cơ hội làm chứng cho truyền thống vĩ đại của mình, vẫn luôn sống động từ thời cộng đoàn Giáo Hội sơ khai cho tới ngày hôm nay. Tin Mừng không chỉ đưa ra cho chúng ta một đề nghị mà đúng hơn, trao cho chúng ta một mệnh lệnh rất rõ: đó là hãy bày tỏ tình thương của Đức Ki-tô cho thế giới. Trong số đông đảo vị thánh cao cả, hai thánh Vinh-Sơn Phao-lô và Louise de Marillac thúc giục chúng ta hãy coi bổn phận chúng ta phải làm cho người nghèo là một đặc ân. Gần đây hơn, chân phước Frederic Ozanam và chân phước Teresa Calcutta đã tỏ cho chúng ta thấy khuôn mặt của Đức Ki-tô nơi chính những khuôn mặt của những người nghèo và xấu số. Các vị thánh này, và nhiều vị khác nữa, đã trở thành mẫu mực cho biết sứ vụ bác ái của Công Giáo đã từng và sẽ tiếp tục đưa ra những “mô hình tốt nhất” giúp kết hợp tu đức, suy tư thần học với công tác xã hội và những việc quản trị. Một gợi ý quan trọng mà các vị thánh này mang đến cho chúng ta hôm nay là muốn làm chứng và thể hiện bản sắc Công Giáo trong các tổ chức của mình, chúng ta phải không ngừng đào tạo các nhà lãnh đạo, các nhân viên, các tình nguyện viên theo đức tin của chúng ta, và phải làm sao luôn tỉnh táo đưa các giá trị đạo đức học Công Giáo vào trong quá trình quyết định và cơ cấu có thẩm quyền quyết định. Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” có thể chỉ cho chúng ta thấy con đường giúp làm sống lại tinh thần ấy trong các tổ chức bác ái của chúng ta hiện nay.
Xin Chúa – Đấng đã khởi sự điều tốt lành nơi chúng ta – hãy hoàn thành điều ấy.
Tìm hiểu các ngày tháng mừng lễ Phục Sinh
Đức Long
07:51 25/03/2008
Tìm hiểu các ngày tháng mừng lễ Phục Sinh
Lễ Phục Sinh (theo tiếng Do Thái, Passah “vượt qua”; theo tiếng Hy Lạp và La Tinh, Pascha) nguồn gốc từ chính lễ Vượt Qua của người Do Thái tướng nhớ ngày giải phóng dân Do Thái khỏi ách nộ lệ Ai Cập. Ngày lễ nhắc lại “sự vượt qua” của Thiên Chúa đập cửa nhà Ai Cập và đưa dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ.
Lễ Vượt Qua của người Do Thái bắt đầu vào tối ngày 14 nisan (nisan: tháng âm), là ngày cuối trước ngày trăng rằm theo xuân phân, và kéo dài 8 ngày từ 15 đến ngày 22 nisan, tháng thứ nhất trong năm theo Kinh Thánh (năm nay 14 nisan sẽ rơi vào ngày 19 tháng 04). Chính trong dịp lễ Vượt Qua này Chúa Giêsu đã cử hành cùng các môn đệ của Người và trong dịp này Chúa Giêsu đã trải qua cuộc Khổ Nạn, đã bị đống đinh trên cây thập tự và đã sống lại. Chúa Giêsu đã “vượt qua” và chiến thắng sự chết để phục sinh khải hoàn.
Việc cử hành Lễ Phục Sinh của người Kitô giáo xuất hiện thế kỷ thứ II, dựa vào truyền thống thánh Gioan, các Kitô hữu Tiểu Á (vùng Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) bắt đầu long trọng mừng lễ Vượt Qua của người Do thái để tưởng nhớ sự vượt qua của Đức Kitô. Khi Đức Giáo Hoàng Victor (189-198) doạ khai trừ các tín hữu này, vì Giáo hội chọn mừng ngày lễ Phục Sinh vào Chúa Nhật nhật sau lễ Phục Sinh của người Do Thái.
Công đồng Nicée (325) ấn định một ngày chung để mừng lễ Phục Sinh vào "ngày Chúa Nhật tiếp theo chủ nhật thứ nhất là ngày 14 rằm xuân gọi là xuân phân, vào ngày 21, hoặc ngay sau đó sẽ là ngày lễ Phục Sinh”.
Năm nay rằm xuân rơi vào thứ 7 ngày 22 tháng 03, vì vậy lễ Phục Sinh được mừng vào ngày 23 tháng 03.
Từ sự chênh lệch 13 ngày giữa lịch công giáo (lịch Grégorien) và lịch chính thống giáo (lịch Julien), Chính Thống Giáo và Công Giáo không mừng lễ Phục Sinh cùng chung ngày năm nay. Ngày 21 tháng 03 theo lịch chính thống (lịch Julien)sẽ là ngày 03 tháng 04 theo lịch công giáo(lịch grégorien). Theo lịch chính thống, ngày rằm của họ sẽ rơi vào ngày 25 tháng 04 lịch công giáo. Năm nay họ sẽ mừng lễ Phục Sinh vào ngày 27 tháng 04, chúng ta phải đợi đến năm 2010, ngày lễ Phục Sinh của hai lịch này mới trùng nhau.
(Nguồn: La Croix)
Lễ Phục Sinh (theo tiếng Do Thái, Passah “vượt qua”; theo tiếng Hy Lạp và La Tinh, Pascha) nguồn gốc từ chính lễ Vượt Qua của người Do Thái tướng nhớ ngày giải phóng dân Do Thái khỏi ách nộ lệ Ai Cập. Ngày lễ nhắc lại “sự vượt qua” của Thiên Chúa đập cửa nhà Ai Cập và đưa dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ.
Lễ Vượt Qua của người Do Thái bắt đầu vào tối ngày 14 nisan (nisan: tháng âm), là ngày cuối trước ngày trăng rằm theo xuân phân, và kéo dài 8 ngày từ 15 đến ngày 22 nisan, tháng thứ nhất trong năm theo Kinh Thánh (năm nay 14 nisan sẽ rơi vào ngày 19 tháng 04). Chính trong dịp lễ Vượt Qua này Chúa Giêsu đã cử hành cùng các môn đệ của Người và trong dịp này Chúa Giêsu đã trải qua cuộc Khổ Nạn, đã bị đống đinh trên cây thập tự và đã sống lại. Chúa Giêsu đã “vượt qua” và chiến thắng sự chết để phục sinh khải hoàn.
Việc cử hành Lễ Phục Sinh của người Kitô giáo xuất hiện thế kỷ thứ II, dựa vào truyền thống thánh Gioan, các Kitô hữu Tiểu Á (vùng Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) bắt đầu long trọng mừng lễ Vượt Qua của người Do thái để tưởng nhớ sự vượt qua của Đức Kitô. Khi Đức Giáo Hoàng Victor (189-198) doạ khai trừ các tín hữu này, vì Giáo hội chọn mừng ngày lễ Phục Sinh vào Chúa Nhật nhật sau lễ Phục Sinh của người Do Thái.
Công đồng Nicée (325) ấn định một ngày chung để mừng lễ Phục Sinh vào "ngày Chúa Nhật tiếp theo chủ nhật thứ nhất là ngày 14 rằm xuân gọi là xuân phân, vào ngày 21, hoặc ngay sau đó sẽ là ngày lễ Phục Sinh”.
Năm nay rằm xuân rơi vào thứ 7 ngày 22 tháng 03, vì vậy lễ Phục Sinh được mừng vào ngày 23 tháng 03.
Từ sự chênh lệch 13 ngày giữa lịch công giáo (lịch Grégorien) và lịch chính thống giáo (lịch Julien), Chính Thống Giáo và Công Giáo không mừng lễ Phục Sinh cùng chung ngày năm nay. Ngày 21 tháng 03 theo lịch chính thống (lịch Julien)sẽ là ngày 03 tháng 04 theo lịch công giáo(lịch grégorien). Theo lịch chính thống, ngày rằm của họ sẽ rơi vào ngày 25 tháng 04 lịch công giáo. Năm nay họ sẽ mừng lễ Phục Sinh vào ngày 27 tháng 04, chúng ta phải đợi đến năm 2010, ngày lễ Phục Sinh của hai lịch này mới trùng nhau.
(Nguồn: La Croix)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Xuân
Thérésa Nguyễn
00:08 25/03/2008
CHỚM XUÂN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Đến Xuân này hạnh phúc nở thành hoa.
Đóa hoa xuân còn thơm mùi tinh khiết
Rất dịu dàng em tiên nữ thiết tha !
(Trích thơ của Lê Mỹ Như Ý)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền