Phụng Vụ - Mục Vụ
Mẹ Maria chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:44 26/03/2011
LỄ TRUYỀN TIN, ngày 25/3
Lc 1, 26-38
Nói về Maria không có nào tả hết được những đức tính, nét đẹp và sự cao quí của Đức Mẹ. Thánh Bênađô đã dám viết lên một câu hết sức sâu xa, tuyệt vời: ” Về Đức Maria, thì chẳng bao giờ cho đủ “ ( De Maria, numquam satis ). Hôm nay, Giáo Hội mừng lễ Truyền Tin chín tháng trước lễ Giáng Sinh.
Đọc Tin Mừng của thánh Luca và đọc kinh Kính Mừng, nhân loại lập lại lời sứ thần Gabrien truyền tin cho Đức Mẹ “ Kính mừng Mẹ Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà “ “ Mừng vui lên Trinh Nữ đầy ân sủng Thiên Chúa ở cùng Bà “. Lời chúc của sứ thần nói lên ý nghĩa hết sức cao vời Thiên Chúa dành cho Đức Trinh Nữ Maria, bởi vì Mẹ Maria đã đắc sủng với Thiên Chúa và được Thiên Chúa ở cùng, Thiên Chúa tuyển chọn làn Mẹ của Con Thiên Chúa. Thiên Chúa đã thánh hiến Đức Trinh Nữ Maria để Maria tham gia vào công trình cứu độ của Thiên Chúa. Nói cách khác, khi sứ thần truyền tin, Mẹ Maria nhận được một ân sủng siêu vời khác là “ Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà “ ( Lc 1, 35 ). Qua đó, Mẹ thụ thai là bởi Chúa Thánh Thần. Từ đây, Mẹ có một mối tương quan thật sâu xa nhờ Thánh Thần, Ngôi Hai sẽ nhập thể trong cung lòng Mẹ Maria, Mẹ trở nên Mẹ của Ngôi Hai Con Thiên Chúa. Mẹ đã thưa lời xin vâng và qua lời xin vâng chấp nhận việc lạ lùng Thiên Chúa làm cho Mẹ. Mẹ đã tiếp nhận sự an bình sâu thẳm từ cõi lòng và Mẹ đã sẵn sàng lãnh nhận sứ mạng cao cả Thiên Chúa trao phó cho Mẹ dù rằng Mẹ chưa hiểu rõ về ý định thâm sâu của Thiên Chúa. Mẹ đã tuyệt đối phó thác và tin tưởng hoàn toàn vào sứ điệp truyền tin mà sứ thần loan báo cho Mẹ. Nên, Mẹ đã cống hiến hết mình vào công trình yêu thương của Thiên Chúa.
Sứ điệp truyền tin giúp người Kitô hữu hiểu rõ rằng Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Trinh Nữ Maria làm Mẹ Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa đã thánh hiến Mẹ nhưng chính Mẹ Maria đã ban tặng cho Chúa Con sự sống và bản tính nhân loại. Do đó, Mẹ Maria đã có một vai trò tích cực và nền tảng trong sự thánh hiến Đức Kitô. Qua mầu nhiệm nhập thể, Chúa Giêsu lãnh nhận sự sống nhân loại và thánh hiến sự sống nhân loại như lời Ngài nói: ” Con xin thánh hiến chính mình Con, để, nhờ chân lý, họ cũng được thánh hiến ( Ga 17, 19 ).
Người Kitô hữu hằng ngày vẫn nghe tiếng Chúa mời gọi với những cung cách khác nhau cho từng con người. Thiên Chúa luôn ngỏ lời với từng con người bằng những cách thức khác. Con người chỉ có thể nhận ra được tiếng mời gọi của Ngài khi chăm chú lắng nghe. Lời mời gọi của Chúa chắc chắn có những nét giống như lời sứ thần truyền tin cho Đức Mẹ.
Lắng nghe và nhận ra tiếng Chúa đòi hỏi thái độ của từng con người. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta không thể nào nghe và thấy được sứ thần Gabrien như Mẹ Maria xưa đã đối diện với sứ thần và trả lời xin vâng với Thiên Chúa qua sứ thần truyền tin. Tuy nhiên, trong cuộc sống đã có lần chúng ta nghe thấy Chúa mời gọi từ tận cõi lòng thâm sâu của chúng ta hay đã có lần một cách thiêng liêng, chúng ta cảm thấy như một cái gì đó rất linh thiêng lay động chúng ta và nếu tỉnh thức chúng ta đã sẵn sàng nói lời xin vâng với Thiên Chúa.
Mừng lễ Truyền Tin, người Kitô hữu sẽ cảm thấy thật hạnh phúc vì đối với Chúa không có gì mà Ngài không làm được như Abraham va Sara, son sẻ nhưng Chúa vẫn cho sinh con trong lúc tuổi già, như Elisabeth đã cưu mang con trong lúc người đời đã vô phương tin tưởng ông bà sẽ có con, như Đức trinh Nữ Maria đã dâng hiến giữ mình đồng trinh mà Chúa vẫn cho sinh con bởi phép Chúa Thánh Thần…Đối với Chúa không có gì là bé nhỏ tầm thường và vô giá trị cả.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con luôn biết lắng nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa trong cuộc đời, trong cuộc hành trình đức tin đi về Nước Thiên Chúa. Amen.
Lc 1, 26-38
Nói về Maria không có nào tả hết được những đức tính, nét đẹp và sự cao quí của Đức Mẹ. Thánh Bênađô đã dám viết lên một câu hết sức sâu xa, tuyệt vời: ” Về Đức Maria, thì chẳng bao giờ cho đủ “ ( De Maria, numquam satis ). Hôm nay, Giáo Hội mừng lễ Truyền Tin chín tháng trước lễ Giáng Sinh.
Đọc Tin Mừng của thánh Luca và đọc kinh Kính Mừng, nhân loại lập lại lời sứ thần Gabrien truyền tin cho Đức Mẹ “ Kính mừng Mẹ Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà “ “ Mừng vui lên Trinh Nữ đầy ân sủng Thiên Chúa ở cùng Bà “. Lời chúc của sứ thần nói lên ý nghĩa hết sức cao vời Thiên Chúa dành cho Đức Trinh Nữ Maria, bởi vì Mẹ Maria đã đắc sủng với Thiên Chúa và được Thiên Chúa ở cùng, Thiên Chúa tuyển chọn làn Mẹ của Con Thiên Chúa. Thiên Chúa đã thánh hiến Đức Trinh Nữ Maria để Maria tham gia vào công trình cứu độ của Thiên Chúa. Nói cách khác, khi sứ thần truyền tin, Mẹ Maria nhận được một ân sủng siêu vời khác là “ Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà “ ( Lc 1, 35 ). Qua đó, Mẹ thụ thai là bởi Chúa Thánh Thần. Từ đây, Mẹ có một mối tương quan thật sâu xa nhờ Thánh Thần, Ngôi Hai sẽ nhập thể trong cung lòng Mẹ Maria, Mẹ trở nên Mẹ của Ngôi Hai Con Thiên Chúa. Mẹ đã thưa lời xin vâng và qua lời xin vâng chấp nhận việc lạ lùng Thiên Chúa làm cho Mẹ. Mẹ đã tiếp nhận sự an bình sâu thẳm từ cõi lòng và Mẹ đã sẵn sàng lãnh nhận sứ mạng cao cả Thiên Chúa trao phó cho Mẹ dù rằng Mẹ chưa hiểu rõ về ý định thâm sâu của Thiên Chúa. Mẹ đã tuyệt đối phó thác và tin tưởng hoàn toàn vào sứ điệp truyền tin mà sứ thần loan báo cho Mẹ. Nên, Mẹ đã cống hiến hết mình vào công trình yêu thương của Thiên Chúa.
Sứ điệp truyền tin giúp người Kitô hữu hiểu rõ rằng Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Trinh Nữ Maria làm Mẹ Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa đã thánh hiến Mẹ nhưng chính Mẹ Maria đã ban tặng cho Chúa Con sự sống và bản tính nhân loại. Do đó, Mẹ Maria đã có một vai trò tích cực và nền tảng trong sự thánh hiến Đức Kitô. Qua mầu nhiệm nhập thể, Chúa Giêsu lãnh nhận sự sống nhân loại và thánh hiến sự sống nhân loại như lời Ngài nói: ” Con xin thánh hiến chính mình Con, để, nhờ chân lý, họ cũng được thánh hiến ( Ga 17, 19 ).
Người Kitô hữu hằng ngày vẫn nghe tiếng Chúa mời gọi với những cung cách khác nhau cho từng con người. Thiên Chúa luôn ngỏ lời với từng con người bằng những cách thức khác. Con người chỉ có thể nhận ra được tiếng mời gọi của Ngài khi chăm chú lắng nghe. Lời mời gọi của Chúa chắc chắn có những nét giống như lời sứ thần truyền tin cho Đức Mẹ.
Lắng nghe và nhận ra tiếng Chúa đòi hỏi thái độ của từng con người. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta không thể nào nghe và thấy được sứ thần Gabrien như Mẹ Maria xưa đã đối diện với sứ thần và trả lời xin vâng với Thiên Chúa qua sứ thần truyền tin. Tuy nhiên, trong cuộc sống đã có lần chúng ta nghe thấy Chúa mời gọi từ tận cõi lòng thâm sâu của chúng ta hay đã có lần một cách thiêng liêng, chúng ta cảm thấy như một cái gì đó rất linh thiêng lay động chúng ta và nếu tỉnh thức chúng ta đã sẵn sàng nói lời xin vâng với Thiên Chúa.
Mừng lễ Truyền Tin, người Kitô hữu sẽ cảm thấy thật hạnh phúc vì đối với Chúa không có gì mà Ngài không làm được như Abraham va Sara, son sẻ nhưng Chúa vẫn cho sinh con trong lúc tuổi già, như Elisabeth đã cưu mang con trong lúc người đời đã vô phương tin tưởng ông bà sẽ có con, như Đức trinh Nữ Maria đã dâng hiến giữ mình đồng trinh mà Chúa vẫn cho sinh con bởi phép Chúa Thánh Thần…Đối với Chúa không có gì là bé nhỏ tầm thường và vô giá trị cả.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con luôn biết lắng nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa trong cuộc đời, trong cuộc hành trình đức tin đi về Nước Thiên Chúa. Amen.
Nước
Lm Vũđình Tường
08:42 26/03/2011
Chúng ta nghe nói nhiều về nước nhưng ít ai có thể tưởng tượng được mức tàn phá khủng khiếp và tốc độ di chuyển thần tốc của nước. Nước di chuyển không trừ nơi nào, trên sông biển, trên cạn và cả trên không trung. Hạt sương nho nhỏ không đáng kể, cơn mưa rào không đáng sợ. Mưa tầm tã nhiều ngày quả là khủng khiếp. Hình ảnh sống động trên truyền hình của trận lũ lụt tại Úc châu và cơn động đất, tiếp theo là bão sóng thần tại Nhật mới đây gây kinh hoàng cho những ai nhìn thấy cảnh chết chóc, điêu tàn đang diễn ra trước mắt.
Không bỏ sót gì. Đi đến đâu nước kéo sập làng mạc, dinh thự, cột điện đến đó. Trong chớp nhoáng nước tràn sâu lục địa, vượt qua đại lộ, hất tung đoàn xe đang chạy, chiếc vất chơi vơi trên mái nhà, chiếc đắm chìm mất hút trong làn nước, chiếc xoáy tròn theo dòng thác lũ. Nước nhổ neo, vỗ nát con tầu đánh cá thành vạn mảnh trong nháy mắt. Trước sức mạnh vũ bão đó con người chỉ còn một chọn lựa duy nhất là chạy. May thì thoát, ngược lại là nạn nhân.
Biến cố lũ lụt vừa qua ít nhiều, giúp ta hình dung khung cảnh câu chuyện ghi trong sách Xuất Hành chương 14 ghi lại trong Cựu ước. Chúa sai Môise dùng cây gậy rẽ nước dẫn dân Ngài vượt Biển Đỏ ráo chân. Điều này cho biết Thiên Chúa làm chủ tất cả, từ biển khơi đến sông ngòi và ngay cả đường đi, chốn ở của nước. Nếu không, làm sao tổ phụ Môisen biết hòn đá nào có nước để gõ. Giữa samạc Zin khô cằn cát nóng bỏng. Thiên Chúa phán bảo ông gõ đá ra nước cho thấy Ngài là chủ tể muôn loài (Xh17). Làm chủ trời cao, đất liền, sa mạc, biển khơi, sông ngòi, và mọi sinh vật từ lòng biển đến lòng đất.
Nước trường sinh
Điều chắc chắn không phải nước nào cũng mang lại sự sống. Nước lụt và sóng thần tràn ngập nhưng dân chúng vùng đó lại thiếu nước uống. Vì nước bị nhiễm độc, uống vào làm mất sự sống. Thủy thủ trên biển cả bao la, bát ngát, luôn phải tiết kiệm nước vì sợ thiếu. Nghe có vẻ nghịch lí nhưng trật tự thiên nhiên Chúa tạo dựng như vậy. Đảo lộn trật tự này sẽ lãnh hậu quả tang thương.
Nước ngọt mang lại sự sống cho tôm cá, ngư sản nước ngọt. Nước mặn cho nước mặn, nước lợ cho nước lợ. Nước nào cho loại sinh vật tuỳ loại đó nếu trái với thiên nhiên sự sống bị thiệt thòi. Vì thế nước trần gian mang lại sự sống nơi trần gian. Nước thiên đàng mang lại sự sống thiên đàng.
Sức nước đi đến đâu tàn phá, quyét sạch mặt đất đến đó. Còn lại là tàn tích của đổ vỡ, điêu tàn và mặt đất nhẵn lớp phù sa. Nước trường sinh có sức mạnh tẩy rửa đời sống bên trong, đời sống nội tâm. Xoá bỏ quá khứ cuộc đời. Đào tận căn mọi gốc rễ tội lỗi của tâm hồn thống hối, ăn năn. Nước trường sinh tẩy xoá mọi tì ố, vết dơ, đố kị, thù hằn. Nước trường sinh quyét sạch tội đời bằng cách tẩy thói hư, rửa tật xấu, xoá ích kỉ, gột kiêu căng. Nước trường sinh làm mềm tâm hồn cứng cỏi, dịu cơn giận, giảm cơn đau. Nước trường sinh sưởi ấm con tim nguội lạnh, san bằng bất công, tiêu diệt áp bức, càn trước, quét sau, dọn sạch tâm hồn cho hạt giống thứ tha nảy mầm, cho tình người nở hoa. Thắt chặt tình thân ái, cảm thông, tình anh em, mở đường dẫn đến ăn năn, thống hối để nhận ơn thứ tha, giao hoà cùng Thiên Chúa và tha nhân.
Nước trường sinh không đến từ giòng sông, không gây nên bởi bão táp, biển khơi lộng gió hay va chạm dưới lòng đất sâu. Nước trường sinh thức tỉnh bởi sóng lòng, rung nhịp con tim, mời lương tâm lên tiếng thúc dục, giúp óc tỉnh ngủ nhận ra lỗi lầm. Tất cả do sức mạnh Lời Chúa vì lời Chúa là đèn soi, chiếu dọi tâm hồn.
Bên bờ giếng
Bên bờ giếng Đức Kitô đối thoại với người phụ nữ thành Samarita. Ngài hỏi xin chị nước uống. Chị thắc mắc ông không phải dân làng sao lại đến đây xin nước. Gây cho chị ngạc nhiên hơn nữa, Đức Kitô, người hỏi xin nước, giờ hứa ban nước cho ai thành tâm xin. Chị phụ nữ thành Samarita tự hỏi gầu không có làm sao có thể lấy nước từ giếng sâu. Thắc mắc bình thường kia là dịp tốt để Đức Kitô giải thích về nước trường sinh. Ngài hứa ban, không phải nước thường, nước giếng, nước sông, nước rạch vì thế không cần gầu để kín, múc. Loại nước đó uống rồi lại khát, cần uống tiếp. Nước đặc biệt mà Đức Kitô ban là nước trường sinh, không cần gầu để múc, kéo.
Ai uống nước này sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời. Gn 4,14
Làm sao để có được nước trường sinh.
Đổi tấm lòng
Đức Kitô cho biết nước Ngài ban sẽ thành mạch nước từ tấm lòng vọt lên mang lại sự sống. Như thế muốn nhận lãnh nước trường sinh chỉ có một cách duy nhất là nhìn đến tấm lòng, tìm ra nguồn nước hằng sống. Nguồn nước đó bị bụi đời che khuất, tội đời ngăn cản, thói đời lấp lối và tình đời làm bế tắc ống dẫn nước.
Tìm được nguyên nhân gây bệnh việc chữa trị xem ra có nhiều hy vọng hơn. Phủi sạch bụi đời sẽ tìm thấy nguồn nước. Từ giã tội đời nguồn nước được thông. Đổi đời để có cuộc đời mới. Nối kết tình người sẽ có nguồn sống mới. Dâng hiến cuộc đời sẽ nhận được đời mới. Giã từ lối sống trác táng để nhận lại cuộc sống mới tôn thờ Thiên Chúa.
Thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật c.24
Chúng ta cầu xin biết đổi đời thường lấy đời sống trường sinh. Dâng hiến đời sống trần gian lấy đời sống thiên quốc.
Biến cố lũ lụt vừa qua ít nhiều, giúp ta hình dung khung cảnh câu chuyện ghi trong sách Xuất Hành chương 14 ghi lại trong Cựu ước. Chúa sai Môise dùng cây gậy rẽ nước dẫn dân Ngài vượt Biển Đỏ ráo chân. Điều này cho biết Thiên Chúa làm chủ tất cả, từ biển khơi đến sông ngòi và ngay cả đường đi, chốn ở của nước. Nếu không, làm sao tổ phụ Môisen biết hòn đá nào có nước để gõ. Giữa samạc Zin khô cằn cát nóng bỏng. Thiên Chúa phán bảo ông gõ đá ra nước cho thấy Ngài là chủ tể muôn loài (Xh17). Làm chủ trời cao, đất liền, sa mạc, biển khơi, sông ngòi, và mọi sinh vật từ lòng biển đến lòng đất.
Nước trường sinh
Điều chắc chắn không phải nước nào cũng mang lại sự sống. Nước lụt và sóng thần tràn ngập nhưng dân chúng vùng đó lại thiếu nước uống. Vì nước bị nhiễm độc, uống vào làm mất sự sống. Thủy thủ trên biển cả bao la, bát ngát, luôn phải tiết kiệm nước vì sợ thiếu. Nghe có vẻ nghịch lí nhưng trật tự thiên nhiên Chúa tạo dựng như vậy. Đảo lộn trật tự này sẽ lãnh hậu quả tang thương.
Nước ngọt mang lại sự sống cho tôm cá, ngư sản nước ngọt. Nước mặn cho nước mặn, nước lợ cho nước lợ. Nước nào cho loại sinh vật tuỳ loại đó nếu trái với thiên nhiên sự sống bị thiệt thòi. Vì thế nước trần gian mang lại sự sống nơi trần gian. Nước thiên đàng mang lại sự sống thiên đàng.
Sức nước đi đến đâu tàn phá, quyét sạch mặt đất đến đó. Còn lại là tàn tích của đổ vỡ, điêu tàn và mặt đất nhẵn lớp phù sa. Nước trường sinh có sức mạnh tẩy rửa đời sống bên trong, đời sống nội tâm. Xoá bỏ quá khứ cuộc đời. Đào tận căn mọi gốc rễ tội lỗi của tâm hồn thống hối, ăn năn. Nước trường sinh tẩy xoá mọi tì ố, vết dơ, đố kị, thù hằn. Nước trường sinh quyét sạch tội đời bằng cách tẩy thói hư, rửa tật xấu, xoá ích kỉ, gột kiêu căng. Nước trường sinh làm mềm tâm hồn cứng cỏi, dịu cơn giận, giảm cơn đau. Nước trường sinh sưởi ấm con tim nguội lạnh, san bằng bất công, tiêu diệt áp bức, càn trước, quét sau, dọn sạch tâm hồn cho hạt giống thứ tha nảy mầm, cho tình người nở hoa. Thắt chặt tình thân ái, cảm thông, tình anh em, mở đường dẫn đến ăn năn, thống hối để nhận ơn thứ tha, giao hoà cùng Thiên Chúa và tha nhân.
Nước trường sinh không đến từ giòng sông, không gây nên bởi bão táp, biển khơi lộng gió hay va chạm dưới lòng đất sâu. Nước trường sinh thức tỉnh bởi sóng lòng, rung nhịp con tim, mời lương tâm lên tiếng thúc dục, giúp óc tỉnh ngủ nhận ra lỗi lầm. Tất cả do sức mạnh Lời Chúa vì lời Chúa là đèn soi, chiếu dọi tâm hồn.
Bên bờ giếng
Bên bờ giếng Đức Kitô đối thoại với người phụ nữ thành Samarita. Ngài hỏi xin chị nước uống. Chị thắc mắc ông không phải dân làng sao lại đến đây xin nước. Gây cho chị ngạc nhiên hơn nữa, Đức Kitô, người hỏi xin nước, giờ hứa ban nước cho ai thành tâm xin. Chị phụ nữ thành Samarita tự hỏi gầu không có làm sao có thể lấy nước từ giếng sâu. Thắc mắc bình thường kia là dịp tốt để Đức Kitô giải thích về nước trường sinh. Ngài hứa ban, không phải nước thường, nước giếng, nước sông, nước rạch vì thế không cần gầu để kín, múc. Loại nước đó uống rồi lại khát, cần uống tiếp. Nước đặc biệt mà Đức Kitô ban là nước trường sinh, không cần gầu để múc, kéo.
Làm sao để có được nước trường sinh.
Đổi tấm lòng
Đức Kitô cho biết nước Ngài ban sẽ thành mạch nước từ tấm lòng vọt lên mang lại sự sống. Như thế muốn nhận lãnh nước trường sinh chỉ có một cách duy nhất là nhìn đến tấm lòng, tìm ra nguồn nước hằng sống. Nguồn nước đó bị bụi đời che khuất, tội đời ngăn cản, thói đời lấp lối và tình đời làm bế tắc ống dẫn nước.
Tìm được nguyên nhân gây bệnh việc chữa trị xem ra có nhiều hy vọng hơn. Phủi sạch bụi đời sẽ tìm thấy nguồn nước. Từ giã tội đời nguồn nước được thông. Đổi đời để có cuộc đời mới. Nối kết tình người sẽ có nguồn sống mới. Dâng hiến cuộc đời sẽ nhận được đời mới. Giã từ lối sống trác táng để nhận lại cuộc sống mới tôn thờ Thiên Chúa.
Thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật c.24
Chúng ta cầu xin biết đổi đời thường lấy đời sống trường sinh. Dâng hiến đời sống trần gian lấy đời sống thiên quốc.
Bài tường thuật việc dùng nước
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:35 26/03/2011
Bài tường thuật việc dùng nước
Theo Kinh Thánh trong sách Sáng Thế ký thuật lại ( Genesis 1, 1-31) Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ: trời, đất, nước, lửa, không khí, gió, cây cỏ, loài thú vật và con người trong sáu ngày. Ngài trao cho con người quyền làm chủ trái đất để cho nhu cầu sinh sống.
Nước là nhu cầu căn bản cần thiết cho sinh hoạt con người vào mọi giai đoạn trong dòng đời sống. Nhưng thay vì dùng đúng mức cho nhu cầu căn bản đời sống, con người phung phí nước nhiều nhất trong lịch sử đời sống.
Đầu tiên con người khát nước, họ chạy đến dòng sông, bờ suối, qùi gối cúi mình xuống lấy tay hoặc mảnh gáo dừa múc nước lên uống trong niềm vui mừng thỏa thích. Họ cám ơn Thiên Chúa đã cho nước mưa từ trời cao rơi xuống làm cho dòng sông luôn luôn có nước tươi mát.
Dần dà con người nghĩ đến lấy thùng lớn, vạc hay chum kín múc nước mang về nhà để sẵn, khi khát cứ việc ra múc uống không phải hằng ngày đi xa ra bờ sông dòng suối nữa cho đỡ mệt nhọc. Nước chứa sẵn ở nhà tiện lợi cả cho việc dùng lửa nấu nướng ở nhà bếp nữa.
Tiếp theo, con người lại nghĩ ra việc đào giếng dưới lòng đất ở gần nhà múc kín nước lên dùng khỏi phải đi ra sông múc nữa. Lúc nào cũng có nước sẵn trong lòng giếng ngay bên nhà, tiện lợi cả cho việc tắm giặt không phải ra sông dòng suối nữa.
Nhưng họ để nước thải chảy tràn lan chung quanh chỗ nhà ở.
Nước thải chảy đổ tràn làn gây mùi hôi thối khiến con người phải nghĩ ra cách giải quyết vấn đề này. Họ lấy cuốc xẻng đào con rãnh nhỏ sâu xuống đất cho nước thải chảy theo dòng rãnh thoát ra xa. Thế là không còn mùi hôi thối nữa. Họ hài lòng về cách này.
Nhưng không dừng lại ở chỗ đó, con người nghĩ ra cách đào sâu rộng hơn xuống đất làm thành một ao hồ chứa nhiều nước để xuống đó tắm bơi lội cho thư giãn thoải mái vui hơn cả ban ngày lẫn ban đêm.
Một ngày nào đó con người chợt nghĩ ra, nước ỏ dưới giếng trong lòng đất đến một lúc nào đó cũng sẽ cạn khô không còn nước chảy ra, nếu nhu cầu xài dùng nước ngày càng nhiều, và nước sẽ không còn thơm ngon trong lành nữa.
Nghĩ như vậy, họ không dùng nứơc uống như xưa, thay vào đó con người dùng nước ngọt, bia rượu uống ngon hơn.
Càng ngày nếp sống xã hội càng phát triển mở rộng khu dân cư sinh sống xa dòng sông, dòng suối, cả việc đào giếng cũng khó khăn làm lòng chân đất bị lở sập. Hơn nữa Nước trong dòng sông không còn trong sạch vệ sinh như thuở xa xưa nữa. Và để có nước trong sạch xài dùng, những nhà máy lọc nước ra đời dẫn chuyền nước qua ống cung cấp nước cho con người đến tận những nơi xa vào tận từng nhà.
Con người sẵn sàng trả tiền để có nước xài. Phương pháp cung cấp nước kiểu mới tân thời này cũng nảy sinh nguy cơ khác, nước có thể bị ô nhiễm hại cho sức khoẻ, như đã có thời gian báo chí tường thuật. Vì thế cần phải có khu nhà máy lọc khử trùng nước trước khi bơm dẫn qua đường ống đến con người tiêu thụ.
Con người dùng nước không chỉ cho nhu cầu ăn uống tắm giặt, từ ngày nhu cầu đời sống văn minh tiến bộ thêm ra, con người còn cần nước cho nhà vệ sinh, cho máy rửa chén đĩa, máy giặt, rửa xe hơi, cho nhà máy biến chế thực phẩm cũng như kỹ nghệ sắt thép, trồng trọt…Nhu cầu dùng tiêu thụ nước càng ngày càng nhiều thêm ra.
Như các phương tiện truyền thông tường thuật, những nhà máy lọc cung cấp nước không thể mãi mãi là chủ cung cấp đầy đủ nước được. Để có nước vệ sinh trong lành, nước phải được lọc tẩy trừ khử trùng khử chất độc ở các dòng sông càng ngày bị ô nhiễm vẩn đục.
Công việc này đòi hỏi kỹn thuật cao hao tốn hằng tỷ bạc. Dẫu vậy nước ông nhiều khi vẫn chưa đặt đủ tiêu chuẩn, nhiều khi vẫn còn gây ra bệnh cho con người. Qua khảo nghiệm con người thấy trong nước uống mua ngoài chợ có pha lẫn cả chất gây hại cho sức khoẻ nữa, họ không có lời giải đáp số cho vấn nạn này nữa.
Trong nguy khó, con người chỉ còn biết âm thầm hướng lên trời cao cầu xin Thiên Chúa soi sáng tìm ra cách vượt qua khó khăn giúp giải quyết nhu cầu nước uống.
Ngoài ra, đời sống con người còn có nhu cầu tôn giáo linh thiêng nữa. Nước cũng đóng một vai trò trong lãnh vực nhu cầu cầu này.
Trong Tôn giáo, Nước là dấu chỉ cho khát vọng căn bản của con người. Qua làn nước, con người có những cảm nghiệm như sau:
1. Họ khám phá ra dòng nước chảy có khác chi những cách thế sống khác nhau, tìm lối hướng về tự do.
2. Nước mang đến nguồn sống tươi mát, đổi mới, gột bỏ những gì là cũ, là gìa nua vì bị tiêu dùng hao mòn.
3. Được tắm rửa trong nước, chính là giũ sạch những vẩn bụi đè nặng tâm hồn và thân xác, vướng trở cho đời sống.
4. Qua làn nước chảy, họ cảm nghiệm được đời sống cũng trôi đi như dòng nước, để tìm đến một đời sống thật.
5. Đời con người cũng như dòng nước chảy. Họ cảm thấy mình không đứng vững trên một nền tảng. Bởi vì thấy mình bị những bóng tối sự dữ đe dọa. Thấy mình là người bất lực trước những sức mạnh đang bao trùm xung quanh. Và vì thế họ đi tìm sức trợ giúp, như điểm tựa cho đời sống.(xx Dieter Emeis, Sakramentenkatechese, Herder Verlag, Freiburg i. Br. 1991, tr. 69)
Phóng tác dựa theo sách Xuất hành 17,3-7
Theo Kinh Thánh trong sách Sáng Thế ký thuật lại ( Genesis 1, 1-31) Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ: trời, đất, nước, lửa, không khí, gió, cây cỏ, loài thú vật và con người trong sáu ngày. Ngài trao cho con người quyền làm chủ trái đất để cho nhu cầu sinh sống.
Nước là nhu cầu căn bản cần thiết cho sinh hoạt con người vào mọi giai đoạn trong dòng đời sống. Nhưng thay vì dùng đúng mức cho nhu cầu căn bản đời sống, con người phung phí nước nhiều nhất trong lịch sử đời sống.
Đầu tiên con người khát nước, họ chạy đến dòng sông, bờ suối, qùi gối cúi mình xuống lấy tay hoặc mảnh gáo dừa múc nước lên uống trong niềm vui mừng thỏa thích. Họ cám ơn Thiên Chúa đã cho nước mưa từ trời cao rơi xuống làm cho dòng sông luôn luôn có nước tươi mát.
Dần dà con người nghĩ đến lấy thùng lớn, vạc hay chum kín múc nước mang về nhà để sẵn, khi khát cứ việc ra múc uống không phải hằng ngày đi xa ra bờ sông dòng suối nữa cho đỡ mệt nhọc. Nước chứa sẵn ở nhà tiện lợi cả cho việc dùng lửa nấu nướng ở nhà bếp nữa.
Tiếp theo, con người lại nghĩ ra việc đào giếng dưới lòng đất ở gần nhà múc kín nước lên dùng khỏi phải đi ra sông múc nữa. Lúc nào cũng có nước sẵn trong lòng giếng ngay bên nhà, tiện lợi cả cho việc tắm giặt không phải ra sông dòng suối nữa.
Nhưng họ để nước thải chảy tràn lan chung quanh chỗ nhà ở.
Nước thải chảy đổ tràn làn gây mùi hôi thối khiến con người phải nghĩ ra cách giải quyết vấn đề này. Họ lấy cuốc xẻng đào con rãnh nhỏ sâu xuống đất cho nước thải chảy theo dòng rãnh thoát ra xa. Thế là không còn mùi hôi thối nữa. Họ hài lòng về cách này.
Nhưng không dừng lại ở chỗ đó, con người nghĩ ra cách đào sâu rộng hơn xuống đất làm thành một ao hồ chứa nhiều nước để xuống đó tắm bơi lội cho thư giãn thoải mái vui hơn cả ban ngày lẫn ban đêm.
Một ngày nào đó con người chợt nghĩ ra, nước ỏ dưới giếng trong lòng đất đến một lúc nào đó cũng sẽ cạn khô không còn nước chảy ra, nếu nhu cầu xài dùng nước ngày càng nhiều, và nước sẽ không còn thơm ngon trong lành nữa.
Nghĩ như vậy, họ không dùng nứơc uống như xưa, thay vào đó con người dùng nước ngọt, bia rượu uống ngon hơn.
Càng ngày nếp sống xã hội càng phát triển mở rộng khu dân cư sinh sống xa dòng sông, dòng suối, cả việc đào giếng cũng khó khăn làm lòng chân đất bị lở sập. Hơn nữa Nước trong dòng sông không còn trong sạch vệ sinh như thuở xa xưa nữa. Và để có nước trong sạch xài dùng, những nhà máy lọc nước ra đời dẫn chuyền nước qua ống cung cấp nước cho con người đến tận những nơi xa vào tận từng nhà.
Con người sẵn sàng trả tiền để có nước xài. Phương pháp cung cấp nước kiểu mới tân thời này cũng nảy sinh nguy cơ khác, nước có thể bị ô nhiễm hại cho sức khoẻ, như đã có thời gian báo chí tường thuật. Vì thế cần phải có khu nhà máy lọc khử trùng nước trước khi bơm dẫn qua đường ống đến con người tiêu thụ.
Con người dùng nước không chỉ cho nhu cầu ăn uống tắm giặt, từ ngày nhu cầu đời sống văn minh tiến bộ thêm ra, con người còn cần nước cho nhà vệ sinh, cho máy rửa chén đĩa, máy giặt, rửa xe hơi, cho nhà máy biến chế thực phẩm cũng như kỹ nghệ sắt thép, trồng trọt…Nhu cầu dùng tiêu thụ nước càng ngày càng nhiều thêm ra.
Như các phương tiện truyền thông tường thuật, những nhà máy lọc cung cấp nước không thể mãi mãi là chủ cung cấp đầy đủ nước được. Để có nước vệ sinh trong lành, nước phải được lọc tẩy trừ khử trùng khử chất độc ở các dòng sông càng ngày bị ô nhiễm vẩn đục.
Công việc này đòi hỏi kỹn thuật cao hao tốn hằng tỷ bạc. Dẫu vậy nước ông nhiều khi vẫn chưa đặt đủ tiêu chuẩn, nhiều khi vẫn còn gây ra bệnh cho con người. Qua khảo nghiệm con người thấy trong nước uống mua ngoài chợ có pha lẫn cả chất gây hại cho sức khoẻ nữa, họ không có lời giải đáp số cho vấn nạn này nữa.
Trong nguy khó, con người chỉ còn biết âm thầm hướng lên trời cao cầu xin Thiên Chúa soi sáng tìm ra cách vượt qua khó khăn giúp giải quyết nhu cầu nước uống.
Ngoài ra, đời sống con người còn có nhu cầu tôn giáo linh thiêng nữa. Nước cũng đóng một vai trò trong lãnh vực nhu cầu cầu này.
Trong Tôn giáo, Nước là dấu chỉ cho khát vọng căn bản của con người. Qua làn nước, con người có những cảm nghiệm như sau:
1. Họ khám phá ra dòng nước chảy có khác chi những cách thế sống khác nhau, tìm lối hướng về tự do.
2. Nước mang đến nguồn sống tươi mát, đổi mới, gột bỏ những gì là cũ, là gìa nua vì bị tiêu dùng hao mòn.
3. Được tắm rửa trong nước, chính là giũ sạch những vẩn bụi đè nặng tâm hồn và thân xác, vướng trở cho đời sống.
4. Qua làn nước chảy, họ cảm nghiệm được đời sống cũng trôi đi như dòng nước, để tìm đến một đời sống thật.
5. Đời con người cũng như dòng nước chảy. Họ cảm thấy mình không đứng vững trên một nền tảng. Bởi vì thấy mình bị những bóng tối sự dữ đe dọa. Thấy mình là người bất lực trước những sức mạnh đang bao trùm xung quanh. Và vì thế họ đi tìm sức trợ giúp, như điểm tựa cho đời sống.(xx Dieter Emeis, Sakramentenkatechese, Herder Verlag, Freiburg i. Br. 1991, tr. 69)
Phóng tác dựa theo sách Xuất hành 17,3-7
Ngôi mộ của người giầu có
Jos. Tú Nạc, NMS
08:48 26/03/2011
Mary, bà có ngửi thấy mùi hoa không? Cẩn thận! Đi tìm nơi mà chúng ta sẽ đi quả là khó. Mặt trời vừa lên. Từ hôm thứ Sáu chúng ta đã biết con đường ở đâu rồi! Chẳng mấy chốc chúng ta đến đó.
Chúng ta tất cả đều sợ ngày đó. Bây giờ là sáng thứ Sáu và chúng ta không còn sợ hãi nữa. Tôi nghĩ hôm nay sẽ an toàn. Tôi hy vọng những người lính đã ngủ say. Rồi họ sẽ không còn cười cợt hay xúc phạm chúng ta nữa.
A!, Mary, trông kìa! Những người lính đã bỏ đi hết.
Ô!, không! Điều gì đang xảy ra thế này? Trái đất đang rung chuyển.
Đừng sợ, Tôi biết các người đang tìm kiếm Chúa Giê-su. Các người đang tìm kiếm người mà đã chết – người mà đã bị hành hình. Người không còn ở đây. Người đã sống lại. Hãy đi tìm Người nơi mà Người đã ở.
Đây là những lời từ câu chuyện về Chúa Giê-su được kể trong Kinh Thánh bởi Matthew. Nó mô tả những điều đã xảy ra ở Jerusalem, Trung Đông. Thiên sứ nói “hãy tìm nơi mà Người đã ở”. Tuyệt, sau hai ngàn năm lịch sử, chúng ta tự hỏi nếu chúng ta có thể thấy “nơi mà người đã ở”. Chúng ta đến Jerusalem một lần duy nhất trong cuộc đời. Chúng ta ở đó một ngày; một ngày dài và vô cùng bận rộn. Chúng ta cùng với nhiều người vào một ngày nghỉ. Người hướng dẫn ngày lễ nghỉ chỉ chúng ta những ngôi giáo đường xinh đẹp ở Jerusalem. Chúng ta cũng thấy ngôi Đền Thờ của người Do Thái. Duy nhất một bức tường của nó còn tồn tại nơi đây, bức tường phía tây. Và có một nhà thờ Hồi Giáo – nơi thờ tự dành cho người Hồi Giáo. Nhà thờ này được gọi là Dome of the Rock. Chúng ta đang ơ giữa một trong những thành phố nổi tiếng trên thế giới. Nhưng đâu là nơi mà Thánh Matthew đã viết về chuyện này? Marina Santee là đây, bây giờ chúng ta nói về một người, người mà cũng trong câu chuyện của Chúa Giê-su.
Khi mà Chúa Giê-su ở Jerusalem Người đã có rất nhiều môn đệ. Một số người rất giàu và quyền lực. Một trong số những người nay la Joseph Arimathea. Ông là một người lãnh đạo dân Do Thái. Ông có một chỗ đặc biệt cắt rời khỏi một tảng đá. Ông tao thành một nơi để mai táng thi hài những người chết. Những người giàu có thích được có những chỗ như thế này, được gọi là những nấm mồ. Nếu thi thể bạn trong một nấm mồ này rồi người ta sẽ tưởng nhớ bạn. Tên tuổi bạn mãi luôn nổi tiếng hàng bao năm. Khi những người lính hành hình Đức Chúa Giê-su ở Jerusalem cách đâu hai ngàn năm. Joseph đã lấy thi hài và đặt trong phần mộ riêng của gia đình ông.
Trong Kinh Thánh có một chi tiết nữa về ngôi mộ của Joseph Arimathea. Nó được kể rằng có nhiều hoa và cây cối xung quanh ngôi mộ ấy. những công nhân của ông đã làm một vườn hoa tươi đẹp quanh ngôi mộ ông.
Điều ngạc nhiên là, có một ngôi mộ giống y như ngôi mộ này ở Jerusalem ngày nay. Nó nằm trên Nablus Road. Đó là một nơi yên tĩnh được gọi là Garden Tomb. Ngày nay có nhiều người người thăm viếng. Một sử gia tên là General Charles Gordon đã tìm thấy nó cách đây hơn 120 năm. General Gordon là một quân nhân Anh quốc. Ông đã bị lôi cuốn trong việc tìm kiếm những nơi thực tế trong những câu chuyện Kinh Thánh.
Năm 1884 General Gordon thăm một người bạn ở Jerusalem. Một hôm, khi ông nhìn qua thành phố thấy một quả đồi có hình xương sọ người. Ông biết rằng trong Kinh Thánh đó là nơi Chúa Giê-su đã chịu chết và được gọi là Golgotha. Tiếng do Thái nó có nghĩa là “một quả đồi trông giống như xương sọ người, đầu lâu”.
General Gordon đã đi đến quả đồi giống như xương sọ này. Băng qua con đường, ông thấy một mảnh đất nhỏ không nhà cửa. Mảnh đất này thuộc về một người Hy Lạp. người đàn ông này đã tìm thấy nhiều xương người trong một hang đá. Điều này đã làm cho General Gordon liên tưởng đó là nơi cổ xưa dành để mai táng những xác người.
Ít năm sau,General bị giết ở Khartoum, thủ đô của Sudan. Nhưng những ý tưởng về mảnh đất ở Jerusalem này không chết theo ông. Bạn bè của ông đã quyết định đầu tư mảnh đất này. Họ cần tiền để mua mảnh đất ấy. Và một nhật báo Luân Đôn nổi tiếng, tờ Times đã kêu gọi sự ủng hộ tiền bạc. Năm 1894 họ đã có 2000 bảng Anh. Thế là đủ tiền để mua mảnh đất và khai thác nó. Ngày nay, nó vẫn thuộc về một nhóm người Anh gọi là Garden Tomb Association.
Ngày nay những chuyên gia vẫn tranh cãi câu hỏi về Garden Tomb. Có một khu khác ở Jerusalem mà cũng có thể là nơi Đức Chúa Giê-su được mai táng. Đó là một tảng đá trong thành phố nơi mà bây giờ là một ngôi giáo đường xinh đẹp. ngôi giáo đường này xây dựng lần đầu tiên vào năm 326. Nó bị hai lần phá hủy. Và nó đã được trùng tu lần thứ ba vào năm 1149. Đó có phải thật là nơi mà Joseph Arimathea mai táng Chúa Giê-su không? Nhiều người đã biết bao năm tin điều này. Nhưng ngôi giáo đường này đã được bao quanh bằng những bức tường cổ xưa của Jerusalem. Và vào thời gian này, người ta không được chôn cất thi thể người chết trong thành phố. Họ chon cất những thi thể ở bên kia bức tường. Chúng ta thật sự không muốn tranh tranh luận vấn đề này. Chúa Giê-su không giống những nhân vật nổi tiếng khác, những người mà muốn có ngôi mộ để giúp chúng ta tưởng nhớ họ. Chúng ta hãy khép lại với những lời từ cuốn sách hướng dẫn của Garden Tomb. Chúng ta một ngày nào đó có thể đến thăm nơi đó.
Không có cách nào để biết đâu là nơi thực tế. Hằng bao nhiêu thế kỷ trôi qua. Nhưng đã có biết bao nhiêu vấn đề? Kinh Thánh chỉ cho chúng ta biết một vài chi tiết về nơi ấy. Những câu chuyện Kinh Thánh được đề cập đến nhiều với những lời kể cho chúng ta rằng nấm mồ đã bỏ trống. Điểm quan trong của câu chuyện đó là Chúa Giê-su đã trở về với cuộc sống. Đức tin trong Chúa Giê-su không phụ thuộc vào sự nhận biết nơi mà người được mai táng. Vì điều đó đã được nói trên cửa của Garden Tomb. “Người không còn ở đây, Người đã sống lại.”!
Chúng ta tất cả đều sợ ngày đó. Bây giờ là sáng thứ Sáu và chúng ta không còn sợ hãi nữa. Tôi nghĩ hôm nay sẽ an toàn. Tôi hy vọng những người lính đã ngủ say. Rồi họ sẽ không còn cười cợt hay xúc phạm chúng ta nữa.
A!, Mary, trông kìa! Những người lính đã bỏ đi hết.
Ô!, không! Điều gì đang xảy ra thế này? Trái đất đang rung chuyển.
Đừng sợ, Tôi biết các người đang tìm kiếm Chúa Giê-su. Các người đang tìm kiếm người mà đã chết – người mà đã bị hành hình. Người không còn ở đây. Người đã sống lại. Hãy đi tìm Người nơi mà Người đã ở.
Đây là những lời từ câu chuyện về Chúa Giê-su được kể trong Kinh Thánh bởi Matthew. Nó mô tả những điều đã xảy ra ở Jerusalem, Trung Đông. Thiên sứ nói “hãy tìm nơi mà Người đã ở”. Tuyệt, sau hai ngàn năm lịch sử, chúng ta tự hỏi nếu chúng ta có thể thấy “nơi mà người đã ở”. Chúng ta đến Jerusalem một lần duy nhất trong cuộc đời. Chúng ta ở đó một ngày; một ngày dài và vô cùng bận rộn. Chúng ta cùng với nhiều người vào một ngày nghỉ. Người hướng dẫn ngày lễ nghỉ chỉ chúng ta những ngôi giáo đường xinh đẹp ở Jerusalem. Chúng ta cũng thấy ngôi Đền Thờ của người Do Thái. Duy nhất một bức tường của nó còn tồn tại nơi đây, bức tường phía tây. Và có một nhà thờ Hồi Giáo – nơi thờ tự dành cho người Hồi Giáo. Nhà thờ này được gọi là Dome of the Rock. Chúng ta đang ơ giữa một trong những thành phố nổi tiếng trên thế giới. Nhưng đâu là nơi mà Thánh Matthew đã viết về chuyện này? Marina Santee là đây, bây giờ chúng ta nói về một người, người mà cũng trong câu chuyện của Chúa Giê-su.
Khi mà Chúa Giê-su ở Jerusalem Người đã có rất nhiều môn đệ. Một số người rất giàu và quyền lực. Một trong số những người nay la Joseph Arimathea. Ông là một người lãnh đạo dân Do Thái. Ông có một chỗ đặc biệt cắt rời khỏi một tảng đá. Ông tao thành một nơi để mai táng thi hài những người chết. Những người giàu có thích được có những chỗ như thế này, được gọi là những nấm mồ. Nếu thi thể bạn trong một nấm mồ này rồi người ta sẽ tưởng nhớ bạn. Tên tuổi bạn mãi luôn nổi tiếng hàng bao năm. Khi những người lính hành hình Đức Chúa Giê-su ở Jerusalem cách đâu hai ngàn năm. Joseph đã lấy thi hài và đặt trong phần mộ riêng của gia đình ông.
Trong Kinh Thánh có một chi tiết nữa về ngôi mộ của Joseph Arimathea. Nó được kể rằng có nhiều hoa và cây cối xung quanh ngôi mộ ấy. những công nhân của ông đã làm một vườn hoa tươi đẹp quanh ngôi mộ ông.
Điều ngạc nhiên là, có một ngôi mộ giống y như ngôi mộ này ở Jerusalem ngày nay. Nó nằm trên Nablus Road. Đó là một nơi yên tĩnh được gọi là Garden Tomb. Ngày nay có nhiều người người thăm viếng. Một sử gia tên là General Charles Gordon đã tìm thấy nó cách đây hơn 120 năm. General Gordon là một quân nhân Anh quốc. Ông đã bị lôi cuốn trong việc tìm kiếm những nơi thực tế trong những câu chuyện Kinh Thánh.
Năm 1884 General Gordon thăm một người bạn ở Jerusalem. Một hôm, khi ông nhìn qua thành phố thấy một quả đồi có hình xương sọ người. Ông biết rằng trong Kinh Thánh đó là nơi Chúa Giê-su đã chịu chết và được gọi là Golgotha. Tiếng do Thái nó có nghĩa là “một quả đồi trông giống như xương sọ người, đầu lâu”.
General Gordon đã đi đến quả đồi giống như xương sọ này. Băng qua con đường, ông thấy một mảnh đất nhỏ không nhà cửa. Mảnh đất này thuộc về một người Hy Lạp. người đàn ông này đã tìm thấy nhiều xương người trong một hang đá. Điều này đã làm cho General Gordon liên tưởng đó là nơi cổ xưa dành để mai táng những xác người.
Ít năm sau,General bị giết ở Khartoum, thủ đô của Sudan. Nhưng những ý tưởng về mảnh đất ở Jerusalem này không chết theo ông. Bạn bè của ông đã quyết định đầu tư mảnh đất này. Họ cần tiền để mua mảnh đất ấy. Và một nhật báo Luân Đôn nổi tiếng, tờ Times đã kêu gọi sự ủng hộ tiền bạc. Năm 1894 họ đã có 2000 bảng Anh. Thế là đủ tiền để mua mảnh đất và khai thác nó. Ngày nay, nó vẫn thuộc về một nhóm người Anh gọi là Garden Tomb Association.
Ngày nay những chuyên gia vẫn tranh cãi câu hỏi về Garden Tomb. Có một khu khác ở Jerusalem mà cũng có thể là nơi Đức Chúa Giê-su được mai táng. Đó là một tảng đá trong thành phố nơi mà bây giờ là một ngôi giáo đường xinh đẹp. ngôi giáo đường này xây dựng lần đầu tiên vào năm 326. Nó bị hai lần phá hủy. Và nó đã được trùng tu lần thứ ba vào năm 1149. Đó có phải thật là nơi mà Joseph Arimathea mai táng Chúa Giê-su không? Nhiều người đã biết bao năm tin điều này. Nhưng ngôi giáo đường này đã được bao quanh bằng những bức tường cổ xưa của Jerusalem. Và vào thời gian này, người ta không được chôn cất thi thể người chết trong thành phố. Họ chon cất những thi thể ở bên kia bức tường. Chúng ta thật sự không muốn tranh tranh luận vấn đề này. Chúa Giê-su không giống những nhân vật nổi tiếng khác, những người mà muốn có ngôi mộ để giúp chúng ta tưởng nhớ họ. Chúng ta hãy khép lại với những lời từ cuốn sách hướng dẫn của Garden Tomb. Chúng ta một ngày nào đó có thể đến thăm nơi đó.
Không có cách nào để biết đâu là nơi thực tế. Hằng bao nhiêu thế kỷ trôi qua. Nhưng đã có biết bao nhiêu vấn đề? Kinh Thánh chỉ cho chúng ta biết một vài chi tiết về nơi ấy. Những câu chuyện Kinh Thánh được đề cập đến nhiều với những lời kể cho chúng ta rằng nấm mồ đã bỏ trống. Điểm quan trong của câu chuyện đó là Chúa Giê-su đã trở về với cuộc sống. Đức tin trong Chúa Giê-su không phụ thuộc vào sự nhận biết nơi mà người được mai táng. Vì điều đó đã được nói trên cửa của Garden Tomb. “Người không còn ở đây, Người đã sống lại.”!
Nhịn là nhục
Tuyết Mai
07:38 26/03/2011
Tiếng Việt của chúng ta thật hay khi ghép hai chữ lại với nhau là nhịn nhục, vì có phải khi chúng ta nhịn được là nhịn cái nhục được?. Nhịn quả là cái khó khăn hạng nhất trong cuộc đời ngày lại ngày của chúng ta. Thường người thấp cổ bé họng ở đâu cũng phải ráng mà chịu nhục để nhịn người có quyền trên mình. Ở đâu cũng thế! Vì số người làm công thì rất nhiều nhưng người làm cai thì rất ít. Cứ khoảng trung bình là 20 nhân công thì lại có một người làm quản lý chịu trách nhiệm khâu của mình làm. Rồi thì từng cấp bậc mà chức quản lý có quyền thế cao hơn, trách nhiệm số nhân công nhiều hơn, tiếng gọi khác hơn, và lương cao hơn. Nhỏ nhường nhịn lớn là chuyện tầm thường nhưng Lớn mà nhường kẻ thấp bé là chuyện không tưởng, nhất là sự tranh chấp và sửa lưng trước đám đông, lại là một điều sỉ nhục rất nên tránh, ngay như mọi người thấy rõ mười mươi là người quản lý ấy trật lất. Hình như con người từ nguyên thủy được Thiên Chúa tác tạo là có bản chất hiền lành nhưng vì lớn lên đã bị ảnh hưởng môi trường sống chung quanh, đã trở nên con người lạnh cảm, dầy dạn với cuộc đời, nên không còn có trái tim biết xót thương và rung cảm đối với một ai?.
Cùng là con người nhưng có người được may mắn từ khi mới lọt lòng mẹ đã được sung sướng, ăn trắng mặt trơn. Trong nhà thì kẻ hầu người hạ, gọi cậu cậu cô cô. Ra ngoài đường thì một bước lên xe hơi do tài xế lái tới nơi tới chốn?. Còn một người thì sinh ra với ngôi sao xẹt, nên cuộc đời thật là lẹt đẹt không ngóc đầu lên nổi?. Giữa hai cuộc sống quá khác biệt Thiên Chúa muốn dậy chúng ta điều gì chăng?. Như chuyện kể về một ông nhà giầu ngày ngày yến tiệc và người nghèo ghẻ lở Lazaro ngày ngày chỉ trông chờ ăn được miếng bánh vụn của kẻ nhà giầu mà cũng không được cho. Đến khi từ trần thì cả hai được đi hai ngả khác nhau. Người nhà giầu đã bị Chúa phạt thẳng xuống Hỏa Ngục chỉ vì cái tội làm ngơ trước anh em nghèo khổ của mình. Còn người nghèo ghẻ chốc sống cả cuộc đời trong sự đói khổ, được Chúa thưởng cho lên Thiên Đàng.
Sống trên đời những bài học thật quý giá Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta là học nơi Thiên Chúa sự khiêm nhường và sống tốt lành với anh chị em. Dù là việc làm rất nhỏ như cho người được miếng nước lã; việc làm nhỏ đó chính là chúng ta đã làm cho Chúa. Nếu biết theo gương Chúa Giêsu thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ để anh chị em chúng ta phải nghe những lời nhục nhã và khinh rẻ. Được gì nếu chúng ta giầu có mà khinh rẻ anh chị em mình chứ!??. Hay ho chi khi mình được may mắn hơn hẳn anh chị em sống chung quanh mình?. Những gì mình được Chúa ban, chưa chắc vì mình hơn ai; chưa chắc mình khôn hơn ai, học giỏi hơn ai, v.v……. Hay vì mình đang được là những gì cha mẹ mình lấy cắp của người?. Rồi đến chính chúng ta lại tiếp tục trên con đường tội lỗi xấu xa ấy của cha mẹ? Bởi mới có câu “đời cha mẹ ăn mặn thì đời con đời cháu sẽ khát nước” là vậy!. Sở dĩ có nhiều anh chị em rất ơ hờ với những Lời Chúa dậy là bởi họ rất tin tưởng với những gì họ đang Có. Có Tiền Của, có Tiếng Tăm, có Quyền Lực; của cải có ở khắp mọi nơi. Thật sự xem ra nếu chúng ta làm ăn đàng hoàng chẳng ăn cắp của ai thì tiền đâu ra nhiều đến thế???. Nghề nào thì cũng có bằng cấp và tiền lương giống như nhau!. Nếu có sai biệt thì cũng chỉ chút ít mà thôi!. Giầu tiền giầu của do cha mẹ chết để lại, chúng ta cũng không chắc rằng tiền ấy do cha mẹ làm ăn đúng đắn đàng hoàng?.
Trong nhiều bài Phúc Âm, chúng ta để ý thấy rằng Chúa rất dị ứng với những con người giầu tiền lắm bạc. Vì không ai được làm tôi hai chủ. Bởi ai khi có tiền có của thường không sống tốt cho được. Của cải sẽ làm cho con người mù quáng vì lòng tham. Của cải sẽ làm cho chúng ta luôn lo lắng, sợ hãi, vì sợ mất. Có của chẳng ai được an tâm và sống bình thản cả!. Có tiền nhiều thì cơ hội mất cũng nhiều như thiên hạ mất sạch tiền trong những vụ mua bán chứng khoán. Hôm nay cười vui toe toét vì thắng được tiền, nhưng ngày mai trắng sạch vì kẻ thắng lại ở trong tay người khác. Tiền chúng rất bạc nên gọi là tiền bạc là vậy!.
Mùa chay năm nay! Nguyện xin Thiên Chúa cho tất cả những anh chị em nghèo khổ biết sống trong sự nhịn nhục. Sự nhịn nhục đó sẽ là sự rèn luyện tinh tuyền như lửa thử vàng ròng. Và xin Chúa Thánh Linh giúp cho những con người hằng tự phụ với cái giầu có của mình, biết thương yêu anh chị em nghèo kém, mà giảm bớt những lời nói có tính cách làm nhục, khinh khi, anh chị em dưới quyền làm việc của mình. Kẻo Thiên Chúa là Đấng rất công bằng và nhân lành vô cùng sẽ xét xử những ai khi còn sống được ban cho giầu có, nhưng đối đãi rất vô tình bội bạc với những người nghèo khổ biểu tượng cho Lazaro ghẻ chốc đáng thương, sống chung quanh. Amen.
Cùng là con người nhưng có người được may mắn từ khi mới lọt lòng mẹ đã được sung sướng, ăn trắng mặt trơn. Trong nhà thì kẻ hầu người hạ, gọi cậu cậu cô cô. Ra ngoài đường thì một bước lên xe hơi do tài xế lái tới nơi tới chốn?. Còn một người thì sinh ra với ngôi sao xẹt, nên cuộc đời thật là lẹt đẹt không ngóc đầu lên nổi?. Giữa hai cuộc sống quá khác biệt Thiên Chúa muốn dậy chúng ta điều gì chăng?. Như chuyện kể về một ông nhà giầu ngày ngày yến tiệc và người nghèo ghẻ lở Lazaro ngày ngày chỉ trông chờ ăn được miếng bánh vụn của kẻ nhà giầu mà cũng không được cho. Đến khi từ trần thì cả hai được đi hai ngả khác nhau. Người nhà giầu đã bị Chúa phạt thẳng xuống Hỏa Ngục chỉ vì cái tội làm ngơ trước anh em nghèo khổ của mình. Còn người nghèo ghẻ chốc sống cả cuộc đời trong sự đói khổ, được Chúa thưởng cho lên Thiên Đàng.
Sống trên đời những bài học thật quý giá Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta là học nơi Thiên Chúa sự khiêm nhường và sống tốt lành với anh chị em. Dù là việc làm rất nhỏ như cho người được miếng nước lã; việc làm nhỏ đó chính là chúng ta đã làm cho Chúa. Nếu biết theo gương Chúa Giêsu thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ để anh chị em chúng ta phải nghe những lời nhục nhã và khinh rẻ. Được gì nếu chúng ta giầu có mà khinh rẻ anh chị em mình chứ!??. Hay ho chi khi mình được may mắn hơn hẳn anh chị em sống chung quanh mình?. Những gì mình được Chúa ban, chưa chắc vì mình hơn ai; chưa chắc mình khôn hơn ai, học giỏi hơn ai, v.v……. Hay vì mình đang được là những gì cha mẹ mình lấy cắp của người?. Rồi đến chính chúng ta lại tiếp tục trên con đường tội lỗi xấu xa ấy của cha mẹ? Bởi mới có câu “đời cha mẹ ăn mặn thì đời con đời cháu sẽ khát nước” là vậy!. Sở dĩ có nhiều anh chị em rất ơ hờ với những Lời Chúa dậy là bởi họ rất tin tưởng với những gì họ đang Có. Có Tiền Của, có Tiếng Tăm, có Quyền Lực; của cải có ở khắp mọi nơi. Thật sự xem ra nếu chúng ta làm ăn đàng hoàng chẳng ăn cắp của ai thì tiền đâu ra nhiều đến thế???. Nghề nào thì cũng có bằng cấp và tiền lương giống như nhau!. Nếu có sai biệt thì cũng chỉ chút ít mà thôi!. Giầu tiền giầu của do cha mẹ chết để lại, chúng ta cũng không chắc rằng tiền ấy do cha mẹ làm ăn đúng đắn đàng hoàng?.
Trong nhiều bài Phúc Âm, chúng ta để ý thấy rằng Chúa rất dị ứng với những con người giầu tiền lắm bạc. Vì không ai được làm tôi hai chủ. Bởi ai khi có tiền có của thường không sống tốt cho được. Của cải sẽ làm cho con người mù quáng vì lòng tham. Của cải sẽ làm cho chúng ta luôn lo lắng, sợ hãi, vì sợ mất. Có của chẳng ai được an tâm và sống bình thản cả!. Có tiền nhiều thì cơ hội mất cũng nhiều như thiên hạ mất sạch tiền trong những vụ mua bán chứng khoán. Hôm nay cười vui toe toét vì thắng được tiền, nhưng ngày mai trắng sạch vì kẻ thắng lại ở trong tay người khác. Tiền chúng rất bạc nên gọi là tiền bạc là vậy!.
Mùa chay năm nay! Nguyện xin Thiên Chúa cho tất cả những anh chị em nghèo khổ biết sống trong sự nhịn nhục. Sự nhịn nhục đó sẽ là sự rèn luyện tinh tuyền như lửa thử vàng ròng. Và xin Chúa Thánh Linh giúp cho những con người hằng tự phụ với cái giầu có của mình, biết thương yêu anh chị em nghèo kém, mà giảm bớt những lời nói có tính cách làm nhục, khinh khi, anh chị em dưới quyền làm việc của mình. Kẻo Thiên Chúa là Đấng rất công bằng và nhân lành vô cùng sẽ xét xử những ai khi còn sống được ban cho giầu có, nhưng đối đãi rất vô tình bội bạc với những người nghèo khổ biểu tượng cho Lazaro ghẻ chốc đáng thương, sống chung quanh. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:22 26/03/2011
CÓ TRỜI MÀ KHÔNG MẶT TRỜI
Có một quan huyện, vì không chịu nỗi cái nóng của mùa hè nên muốn tìm một nơi để tránh nóng, bèn hỏi người hầu có chỗ nào để tránh nóng không ?
Có người nói trên núi nọ có rất nhiều cây cao rậm rạp, nhất định là mát mẻ; có người nói nơi chùa nọ rất là yên ắng thanh tịnh, nhất định là mát mẻ; lại có người đứng bên cạnh lẩm bẩm nói một mình:
- “Tôi nhìn không có chỗ nào mát hơn ở công đường lớn này !”
Người ấy nói tiếp:
- “Bởi vì nơi công đường lớn này có trời mà không có mặt trời”.
Suy tư:
Có trời thì nhất định phải có mặt trời, có mặt trời thì nhất định phải có ánh nắng, có ánh nắng thì nhất định phải nóng.
Ở trong công đường lớn của quan huyện là mát mẻ nhất, vì ở đó có trời mà không có mặt trời:
- Có trời mà không có mặt trời: nghĩa là có quan mà quan không có nhà, không thăng đường xét xử, quan đi chơi cả ngày.
- Có trời mà không có mặt trời: nghĩa là có quan mà quan không hề chỉ thị, chỉ có bà vợ quan ra lệnh mà thôi.
- Có trời mà không có mặt trời: nghĩa là có cha sở mà cha sở cứ đóng cửa đi vắng cả ngày, để cô thư ký giải quyết công việc.
- Có trời mà không có mặt trời: nghĩa là có nhà thờ mà ngoài giờ lễ thì giáo dân không được đến, bởi vì cha sở đóng cổng nhà thờ theo giờ hành chánh, trẻ em đến thì đuổi chúng nó về.
- Có trời mà không có mặt trời: nghĩa là trong giáo xứ có đoàn thể mà cha sở không bao giờ đến hội họp với họ, lý do duy nhất là: cha bận lắm...
Tìm nơi mát mẻ để hưởng thụ thì không có chỗ nào bằng như ở công đường lớn của huyện, vì ở đó có trời mà không có mặt trời, mà không có mặt trời thì làm gì mà nóng, làm gì có nhiệt tình, làm gì có tích cực, làm gì có lòng đạo đức.
Ai hiểu thì hiểu, ha ha ha...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một quan huyện, vì không chịu nỗi cái nóng của mùa hè nên muốn tìm một nơi để tránh nóng, bèn hỏi người hầu có chỗ nào để tránh nóng không ?
Có người nói trên núi nọ có rất nhiều cây cao rậm rạp, nhất định là mát mẻ; có người nói nơi chùa nọ rất là yên ắng thanh tịnh, nhất định là mát mẻ; lại có người đứng bên cạnh lẩm bẩm nói một mình:
- “Tôi nhìn không có chỗ nào mát hơn ở công đường lớn này !”
Người ấy nói tiếp:
- “Bởi vì nơi công đường lớn này có trời mà không có mặt trời”.
Suy tư:
Có trời thì nhất định phải có mặt trời, có mặt trời thì nhất định phải có ánh nắng, có ánh nắng thì nhất định phải nóng.
Ở trong công đường lớn của quan huyện là mát mẻ nhất, vì ở đó có trời mà không có mặt trời:
- Có trời mà không có mặt trời: nghĩa là có quan mà quan không có nhà, không thăng đường xét xử, quan đi chơi cả ngày.
- Có trời mà không có mặt trời: nghĩa là có quan mà quan không hề chỉ thị, chỉ có bà vợ quan ra lệnh mà thôi.
- Có trời mà không có mặt trời: nghĩa là có cha sở mà cha sở cứ đóng cửa đi vắng cả ngày, để cô thư ký giải quyết công việc.
- Có trời mà không có mặt trời: nghĩa là có nhà thờ mà ngoài giờ lễ thì giáo dân không được đến, bởi vì cha sở đóng cổng nhà thờ theo giờ hành chánh, trẻ em đến thì đuổi chúng nó về.
- Có trời mà không có mặt trời: nghĩa là trong giáo xứ có đoàn thể mà cha sở không bao giờ đến hội họp với họ, lý do duy nhất là: cha bận lắm...
Tìm nơi mát mẻ để hưởng thụ thì không có chỗ nào bằng như ở công đường lớn của huyện, vì ở đó có trời mà không có mặt trời, mà không có mặt trời thì làm gì mà nóng, làm gì có nhiệt tình, làm gì có tích cực, làm gì có lòng đạo đức.
Ai hiểu thì hiểu, ha ha ha...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Đức tin của người mù
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:51 26/03/2011
CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY, năm A
Ga 9, 1-41
Khi còn là sinh viên triết học, đã có nhiều lần tôi được đi thăm trường mù. Gặp những anh chị em mù, cảm giác của tôi là thương họ, tôi vẫn còn nhớ thật rõ những gương mặt thật rạng rỡ của những em học sinh mù, nhưng ẩn khuất một cái gì thật khó nói nơi họ, đó là họ không thể nhìn thấy người đối diện họ. Tin Mừng Chúa nhật thứ IV Mùa Chay trình bầy về một người mù từ thuở mới sinh. Người mù này đã được Chúa Giêsu làm phép lạ cho sáng mắt…
Tôi đã có dịp trò chuyện, thăm hỏi những anh chị em mù và đã được các anh chị em mù tâm sự rất nhiều về cuộc sống, về tình trạng mù lòa của mình và về những ước mơ, mơ ước các anh chị em mù mong muốn. Có thấy những người mù, có trò chuyện với họ, chúng ta mới cảm thấy chúng ta được hạnh phúc thế nào khi sáng mắt, bởi vì nhờ đôi mắt chúng ta được nhìn ánh sáng, vũ trụ và con người. Nỗi khổ của người mù là không thấy ánh sáng, đặc biệt đau khổ nhiều nhất là những người đã sáng mắt bỗng bị mù lòa, họ đã được thấy, nay bỗng không nhìn được nữa và tất cả đối với họ chỉ là mầu đen, chỉ là ê chề, thất vọng, nêu họ không được động viên, khuyến khích, nhất là khi họ không được khơi dậy niềm tin. Bài Tin Mừng của thánh Gioan 9, 1-41 thuật lại về một người mù từ lúc bẩm sinh. Người mù này đã hạnh phúc biết bao khi được Chúa Giêsu làm cho sáng mắt. Tin Mừng cho hay người mù này trước và sau khi được Chúa chữa lành luôn khiêm nhường, luôn nhìn nhận thân phận đen đủi, hẩm hiu của mình. Người mù được Chúa chữa lành về mặt thể xác là một ân huệ cao cả. Nhưng cao cả hơn nữa, chính Chúa Giêsu đã khai mở đức tin cho người này khiến anh nhận ra Chúa là một ngôn sứ, là Người bởi Thiên Chúa mà đến, là Ánh Sáng thế gian. Tuy nhiên, để nhận ra Người đã chữa lành cho anh lại là một chuyện khác bởi vì anh đã phải vượt qua một cuộc hành trình đầy chông gai do anh chưa thể hiểu, do Lề luật của tôn giáo rào cản, do sự cứng cỏi, chống đối của những người Pharisêu có mắt nhưng lại mù lòa. Cuộc hành trình đi tới đức tin của anh cứ bị đe dọa, hạch sách, ngăn đe của giới có quyền, có chức, của giới lãnh đạo tôn giáo. Với sự cố gắng, với sự khai mở của Đức Giêsu Kitô, anh mù đã vượt qua được tất cả sự cam go, thử thách và dọa nạt từ nhiều phía và rồi anh đã tới được với đức tin ngời sáng. Chính anh đã bênh vực cho Đức Giêsu khi biết bao người phủ nhận phép lạ Chúa Giêsu mới làm cho người mù mắt, kết tội Chúa đã chữa lành ngày sabbat, là ngày nghỉ không được làm việc, không được chữa lành, không được cứu vớt. Anh đã không những bênh vực cho Chúa Giêsu mà còn dõng dạc tuyên xưng niềm tin của mình: ” Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi, còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy. Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì “ ( Ga 9, 31-33 ).
Anh mù đã nói rất chi lý bởi vì nếu Chúa Giêsu là người tội lỗi thì làm sao Ngài có thể làm phép lạ cho anh ta sáng mắt. Những người lên án Chúa tưởng mình sáng nhưng kỳ thực họ đang sống trong tình trạng tội lỗi và họ có mắt nhưng thực tế đang mù lòa. Những người Pharisêu, những Kinh sư, những người Do Thái cứng lòng, cố chấp, mù quáng, chai lì, họ làm sao nhận ra được Thiên Chúa, làm sao họ thấy được Chúa Giêsu, Đấng Mêsia, Đấng Thiên sai, Đấng cứu độ thế gian. Họ đã không thể nhận ra Người đã chữa anh mù đang đứng ở đó là chính Con Thiên Chúa: Đức Giêsu Kitô. Họ đã chai lì, họ đã mù lòa cả thể xác và tinh thần. Đây quả là một sự bất hạnh lớn lao cho họ.
Chúa Giêsu đã làm một phép lạ mà y khoa muôn thời đã bó tay vì mù từ bẩm sinh không thể chữa lành được. Chúa đã dùng quyền năng phi thường của Thiên Chúa để làm cho anh mù bị mù bẩm sinh được sáng mắt về mặt thể xác nhưng trên hết Ngài đã làm cho anh ta có đức tin để nhận ra Ngài là Đức Kitô, Con Thiên Chúa mà rất nhiều người sáng mắt không nhận ra.
Có một thứ mù lòa về tinh thần nghĩa là chìm đắm trong tối tăm tội lỗi thì thật khổ sở bởi vì họ không thể nhìn ra sự thật, họ tự kiêu, tự mãn, cố chấp, ương ngạnh trong suy nghĩ và trong cái nhìn của mình khiến họ không thể nhận ra Chúa là Ánh Sáng.
Anh mù hôm nay quả hạnh phúc và sung sướng biết bao khi Chúa mở mắt cho anh và mở đức tin cho anh để anh nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, là ánh Sáng chiếu soi thế gian. Chúa đã thắp sáng tin yêu đời của anh mù. Chúa luôn chờ đợi chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay, Chúa cho chúng ta một cơ hội, một dịp thuận tiện để chúng ta đến với Chúa Giêsu. Chắc chắn Chúa sẽ mở mắt đức tin, mở mắt tâm hồn cho chúng ta và thắp sáng tin yêu để chúng ta vui sống, vượt thắng mọi khó nguy, thử thách và chông gai trên cuộc hành trình đức tin của chúng ta.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Chúng ta có cố chấp như Pharisêu, Kinh Sư để cố tình không nhận ra Chúa ?
2.Chúng ta có ù lì trong tình trạng tội lỗi để chấp nhận sự tối tăm mù lòa:không nhận ra Chúa Giêsu ?
3.Chúng ta có đến với Chúa Giêsu để xin Ngài thắp sáng tin yêu cho chúng ta hay không ?
4.Chúa Giêsu thường ví những người Pharisêu là những kẻ nào ?
5.Mù lòa tinh thần có nguy hiểm không ? Tại sao ?
Ga 9, 1-41
Khi còn là sinh viên triết học, đã có nhiều lần tôi được đi thăm trường mù. Gặp những anh chị em mù, cảm giác của tôi là thương họ, tôi vẫn còn nhớ thật rõ những gương mặt thật rạng rỡ của những em học sinh mù, nhưng ẩn khuất một cái gì thật khó nói nơi họ, đó là họ không thể nhìn thấy người đối diện họ. Tin Mừng Chúa nhật thứ IV Mùa Chay trình bầy về một người mù từ thuở mới sinh. Người mù này đã được Chúa Giêsu làm phép lạ cho sáng mắt…
Tôi đã có dịp trò chuyện, thăm hỏi những anh chị em mù và đã được các anh chị em mù tâm sự rất nhiều về cuộc sống, về tình trạng mù lòa của mình và về những ước mơ, mơ ước các anh chị em mù mong muốn. Có thấy những người mù, có trò chuyện với họ, chúng ta mới cảm thấy chúng ta được hạnh phúc thế nào khi sáng mắt, bởi vì nhờ đôi mắt chúng ta được nhìn ánh sáng, vũ trụ và con người. Nỗi khổ của người mù là không thấy ánh sáng, đặc biệt đau khổ nhiều nhất là những người đã sáng mắt bỗng bị mù lòa, họ đã được thấy, nay bỗng không nhìn được nữa và tất cả đối với họ chỉ là mầu đen, chỉ là ê chề, thất vọng, nêu họ không được động viên, khuyến khích, nhất là khi họ không được khơi dậy niềm tin. Bài Tin Mừng của thánh Gioan 9, 1-41 thuật lại về một người mù từ lúc bẩm sinh. Người mù này đã hạnh phúc biết bao khi được Chúa Giêsu làm cho sáng mắt. Tin Mừng cho hay người mù này trước và sau khi được Chúa chữa lành luôn khiêm nhường, luôn nhìn nhận thân phận đen đủi, hẩm hiu của mình. Người mù được Chúa chữa lành về mặt thể xác là một ân huệ cao cả. Nhưng cao cả hơn nữa, chính Chúa Giêsu đã khai mở đức tin cho người này khiến anh nhận ra Chúa là một ngôn sứ, là Người bởi Thiên Chúa mà đến, là Ánh Sáng thế gian. Tuy nhiên, để nhận ra Người đã chữa lành cho anh lại là một chuyện khác bởi vì anh đã phải vượt qua một cuộc hành trình đầy chông gai do anh chưa thể hiểu, do Lề luật của tôn giáo rào cản, do sự cứng cỏi, chống đối của những người Pharisêu có mắt nhưng lại mù lòa. Cuộc hành trình đi tới đức tin của anh cứ bị đe dọa, hạch sách, ngăn đe của giới có quyền, có chức, của giới lãnh đạo tôn giáo. Với sự cố gắng, với sự khai mở của Đức Giêsu Kitô, anh mù đã vượt qua được tất cả sự cam go, thử thách và dọa nạt từ nhiều phía và rồi anh đã tới được với đức tin ngời sáng. Chính anh đã bênh vực cho Đức Giêsu khi biết bao người phủ nhận phép lạ Chúa Giêsu mới làm cho người mù mắt, kết tội Chúa đã chữa lành ngày sabbat, là ngày nghỉ không được làm việc, không được chữa lành, không được cứu vớt. Anh đã không những bênh vực cho Chúa Giêsu mà còn dõng dạc tuyên xưng niềm tin của mình: ” Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi, còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy. Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì “ ( Ga 9, 31-33 ).
Anh mù đã nói rất chi lý bởi vì nếu Chúa Giêsu là người tội lỗi thì làm sao Ngài có thể làm phép lạ cho anh ta sáng mắt. Những người lên án Chúa tưởng mình sáng nhưng kỳ thực họ đang sống trong tình trạng tội lỗi và họ có mắt nhưng thực tế đang mù lòa. Những người Pharisêu, những Kinh sư, những người Do Thái cứng lòng, cố chấp, mù quáng, chai lì, họ làm sao nhận ra được Thiên Chúa, làm sao họ thấy được Chúa Giêsu, Đấng Mêsia, Đấng Thiên sai, Đấng cứu độ thế gian. Họ đã không thể nhận ra Người đã chữa anh mù đang đứng ở đó là chính Con Thiên Chúa: Đức Giêsu Kitô. Họ đã chai lì, họ đã mù lòa cả thể xác và tinh thần. Đây quả là một sự bất hạnh lớn lao cho họ.
Chúa Giêsu đã làm một phép lạ mà y khoa muôn thời đã bó tay vì mù từ bẩm sinh không thể chữa lành được. Chúa đã dùng quyền năng phi thường của Thiên Chúa để làm cho anh mù bị mù bẩm sinh được sáng mắt về mặt thể xác nhưng trên hết Ngài đã làm cho anh ta có đức tin để nhận ra Ngài là Đức Kitô, Con Thiên Chúa mà rất nhiều người sáng mắt không nhận ra.
Có một thứ mù lòa về tinh thần nghĩa là chìm đắm trong tối tăm tội lỗi thì thật khổ sở bởi vì họ không thể nhìn ra sự thật, họ tự kiêu, tự mãn, cố chấp, ương ngạnh trong suy nghĩ và trong cái nhìn của mình khiến họ không thể nhận ra Chúa là Ánh Sáng.
Anh mù hôm nay quả hạnh phúc và sung sướng biết bao khi Chúa mở mắt cho anh và mở đức tin cho anh để anh nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, là ánh Sáng chiếu soi thế gian. Chúa đã thắp sáng tin yêu đời của anh mù. Chúa luôn chờ đợi chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay, Chúa cho chúng ta một cơ hội, một dịp thuận tiện để chúng ta đến với Chúa Giêsu. Chắc chắn Chúa sẽ mở mắt đức tin, mở mắt tâm hồn cho chúng ta và thắp sáng tin yêu để chúng ta vui sống, vượt thắng mọi khó nguy, thử thách và chông gai trên cuộc hành trình đức tin của chúng ta.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Chúng ta có cố chấp như Pharisêu, Kinh Sư để cố tình không nhận ra Chúa ?
2.Chúng ta có ù lì trong tình trạng tội lỗi để chấp nhận sự tối tăm mù lòa:không nhận ra Chúa Giêsu ?
3.Chúng ta có đến với Chúa Giêsu để xin Ngài thắp sáng tin yêu cho chúng ta hay không ?
4.Chúa Giêsu thường ví những người Pharisêu là những kẻ nào ?
5.Mù lòa tinh thần có nguy hiểm không ? Tại sao ?
Suối nguồn ơn lành
Thanh Sơn
16:35 26/03/2011
Chúa Nhật 3 mùa chay (Ga.4,5-42)
NGƯỜI tham tích của thật nhiều
GIEO bao gương xấu đặt điều gian ngoa
HẠT gieo đủ thứ xấu xa
GIỐNG nào trồng xuống trổ hoa nấy liền
CẬY mình lắm của nhiều tiền
TRÔNG người khốn khổ ưu phiền mặc bay.
NGÀY sau thu hoạch mới hay
GẶT toàn những thứ tự tay gieo vào
LÀ gian là dối ngày nào
LÃNH gì từ đấy để vào Thánh cung
TIỀN thì chúa chẳng cần dùng
CÔNG toàn gian dối khắp cùng đời ta
CỦA gì để kính dâng CHA
MÌNH gieo mình gặt kêu ca nỗi gì.
CHÍNH NGÀI đã phán từ khi
NGÀI Là dòng suối từ bi ơn lành
LÀ Đường sự Sống Cao Xanh
ÁNH Dương chiếu tỏa ngọn ngành thế gian
BÌNH Minh tỏa khắp trần hoàn
MINH nhiên LỜI đã truyền ban khắp cùng.
LỜI là THIÊN TỬ cửu trùng
NGÀI đem Chân Lý đến cùng thế gian
NGỒN thiêng Suối Thánh trao ban
NƯỚC Ngài ban sẽ giải ngàn khát khao
TRƯỜNG sinh muôn thủa ai vào
SINH trong Ân Thánh ngọt ngào trong CHA
CUỘC đời biết sống vị tha
ĐỜI ta sẽ được vào nhà Thánh Ân.
NGƯỜI tham tích của thật nhiều
GIEO bao gương xấu đặt điều gian ngoa
HẠT gieo đủ thứ xấu xa
GIỐNG nào trồng xuống trổ hoa nấy liền
CẬY mình lắm của nhiều tiền
TRÔNG người khốn khổ ưu phiền mặc bay.
NGÀY sau thu hoạch mới hay
GẶT toàn những thứ tự tay gieo vào
LÀ gian là dối ngày nào
LÃNH gì từ đấy để vào Thánh cung
TIỀN thì chúa chẳng cần dùng
CÔNG toàn gian dối khắp cùng đời ta
CỦA gì để kính dâng CHA
MÌNH gieo mình gặt kêu ca nỗi gì.
CHÍNH NGÀI đã phán từ khi
NGÀI Là dòng suối từ bi ơn lành
LÀ Đường sự Sống Cao Xanh
ÁNH Dương chiếu tỏa ngọn ngành thế gian
BÌNH Minh tỏa khắp trần hoàn
MINH nhiên LỜI đã truyền ban khắp cùng.
LỜI là THIÊN TỬ cửu trùng
NGÀI đem Chân Lý đến cùng thế gian
NGỒN thiêng Suối Thánh trao ban
NƯỚC Ngài ban sẽ giải ngàn khát khao
TRƯỜNG sinh muôn thủa ai vào
SINH trong Ân Thánh ngọt ngào trong CHA
CUỘC đời biết sống vị tha
ĐỜI ta sẽ được vào nhà Thánh Ân.
Bão tố trần gian
Tuyết Mai
16:26 26/03/2011
Khi con người cho rằng mình đang sống trong bão tố chắc không phải ý chỉ thiên taichết chóc vì gặp cơn đại hồng thủy, động đất, cháy rừng, phun núi lửa, lụt lội,v.v…. Nhưng là vì bão tố bắt nguồn từ ở trong tâm hồn và trong tâm tưởng không được ngay lành của con người ta!?. Cái bão tố này mới thật là nguy hiểm và độc hại vô cùng. Bão tố do thiên tai thì không ai có thể tránh khỏi, nhưng bão tố trong lòng người thì có thể phòng ngừa trước được, nếu con người muốn. Ác một cái là con ngườilại cứ muốn nuôi cơn bão tố đó ở trong lòng!. Cái bão tố do thác loạn của mọi thời đại không bao giờ ngừng trong một con người sống thiếu và xa tránh Thiên Chúa; thật nó nguy hiểm vô cùng tận. Cái chết của thiên nhiên thì doThiên Chúa làm, và Người muốn từng đợt lên trình diện Người để tưởng thưởng hay để xét xử là Thiên Ý!?. Nhưng con người luôn nuôi những cơn bão tố có sức mạnh lên đến 6 độ hoặc hơn. Làm thành những cơn xoáy nhỏ có, trung có,và to lớn có. Sự độc hại ấy có thể gây cho rất nhiều người bị thiệt hại, mất mát lớn nhỏ tùy theo, và gây thiệt mạng cho rất nhiều người, nếu ở gần cơn lốc đang giữ dằn lên cơn thịnh nộ; nó sẽ bốctất cả mọi thứ lên và nhả xuống không trừ một thứ gì nếu đang ở trên con đường đi của nó. Điển hình như Hitler, Nhật Hoàng trong trận chiến WWII, và tất cả những đảng cộng sản hiện đang còn có mặttrên thế giới. Họ là những con người thờ chủ nghĩa vô thần nên trong lòng của họ luôn cuồn cuộn tạo thành những cơn lốc hận thù.
Thưa bão tố của trần gian là gì?. Không khó hiểu đâu khi chúng ta biết bão tố trong lòng người là gì?. Thưa có phải là những cuồng phong, vũ bão, sấmsét, tàn sát biết bao nhiêu con người ta khi nó đang lên cơn thịnh nộ?. Bão tố ấy xin được gọi tắt là Tham, Sân, Si của thế trần. Bão tố trong lòng người thì thật đáng sợ, vì nó dám làm tất cả!. Làm trong cơn điên. Trong cơn thòm thèm của một con thú dữ và điên tiết nếu không có được!. Cơn thịnh nộ ấy được diễn biến qua rất nhiều chặng. Như chiếm đoạt người nếu bị người chối từ. Dù người ấy còn trinh nguyên hay đã có gia đình và có con?. Dù cáicủa mình chiếm đoạt ấy có tàn sát biết bao nhiêu con người ta, miễn sao mình làm chủ là được rồi! Và thỏa mãn được cái cao ngạo ấy khi đã chiếm đoạt đượccủa người, thật khát máu, thật vô liêm sỉ, và vô lương tâm. Cõi lòng con người ta quả rất nguy hiểm khi cơn thèm khát nó có thể đến trong mọi lúc, mà khó có ai dừng cái muốn, cái khát, cái thèm, ấy được. Mức độ càng nguy hiểm hơn ở những con người có chức vụ và có quyền hành nắm trong tay như đất nướccủa chúng ta chẳng hạn. Bao giờ mộtquốc gia không có tự do dân chủ thì dân muôn đời sống trong đói khổ và lầm than. Dân trí thấp kém không sao ngẩng đầu lên cho được. Con người kém học lạinắm giữ quyền hành của cả quốc gia, hết từ đời cha cho tới đời con, thì thử hỏi ngàn năm sau nước ta thịnh vượng sao cho được cơ chứ!??.
Thế gian luôn là bão tố nên nước này cứ nổi lên chống nước kia sẽ là mãi mãi và là muôn đời. Mà đã gọi là trần gian thìcon người luôn sống trong bão tố. Bãotố của lòng mình. Bão tố của anh chị em mình. Tránh sao cho khỏi sấm sét gầm gừ?. Tránh sao cho khỏi chạm phải điện lực cao tầng số? Tránh sao cho khỏi bị đè vì trời long đất lở?. Vâng, không cách nào chúng ta có thể thoát khỏi “bão lòng” nếu không có Thiên Chúa hiện diện trong lòng của chúng ta. Bao lâu nữa thì thế giới này sẽ phải nổ tungvì cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống đầu chúng ta?. Bao lâu nữa Con Người sẽ lại Đến để tách rời chiên với dê?. Bao lâu nữa thì con người mới sống hòa thuận với nhau?. Bao lâu….. bao lâu nữa, thì nhân loại có được cuộc sống trong công lý và hòa bình??.
Không gì bằng nguyện xin Thiên Chúa của chúng ta hãy mở lòng mở trí để chúng ta biết sống thương yêu nhau. Khi chúng ta có tình yêu Thiên Chúa thì Người sẽ giúp chúng ta làm tan biến đi những cơn bão lòng. Những cơn thèm muốn cần được thỏa mãn. Những cơn tham lam tích lũy và íchkỷ. Vì bão lòng thường đến từ ma quỷ, chúng xúi dục chúng ta để làm những sự việc chống lại 10 Điều Răn Thiên Chúa là Đấng lòng lành nhân từ vô cùng. Chúng sẽ chễm chệ đắc thắng vì chúng quỷ đã lấy được bao nhiêu linh hồn về cho chúng. Mùa chay là mùa trở về để xin Chúa thứ thacho những lần chúng ta đi ngang về tắt. Ăn cắp những gì thuộc về anh chị em của chúng ta. Kết án anh chị em. Không nói có, có nói không, làm chứng gian và đổ tội cho họ. Kiêng khem bớt cảchay miệng và chay lòng. Không gì bằng chúng ta thay thế bằng những lời dịu ngọt để an ủi anh chị em. Không gì bằng chúng ta cùng được chia sẻ những thiếu thốn mà anh chị em chúng ta đang rất cần. Tha cho chúng ta mọi lầm lỡ. Biết trở về với Thiên Chúa, Đấng muôn đờitrao ban cho chúng ta tình yêu của Người rất nhưng không. Hãy tìm trở về trước khi quá muộn!. Amen.
Thưa bão tố của trần gian là gì?. Không khó hiểu đâu khi chúng ta biết bão tố trong lòng người là gì?. Thưa có phải là những cuồng phong, vũ bão, sấmsét, tàn sát biết bao nhiêu con người ta khi nó đang lên cơn thịnh nộ?. Bão tố ấy xin được gọi tắt là Tham, Sân, Si của thế trần. Bão tố trong lòng người thì thật đáng sợ, vì nó dám làm tất cả!. Làm trong cơn điên. Trong cơn thòm thèm của một con thú dữ và điên tiết nếu không có được!. Cơn thịnh nộ ấy được diễn biến qua rất nhiều chặng. Như chiếm đoạt người nếu bị người chối từ. Dù người ấy còn trinh nguyên hay đã có gia đình và có con?. Dù cáicủa mình chiếm đoạt ấy có tàn sát biết bao nhiêu con người ta, miễn sao mình làm chủ là được rồi! Và thỏa mãn được cái cao ngạo ấy khi đã chiếm đoạt đượccủa người, thật khát máu, thật vô liêm sỉ, và vô lương tâm. Cõi lòng con người ta quả rất nguy hiểm khi cơn thèm khát nó có thể đến trong mọi lúc, mà khó có ai dừng cái muốn, cái khát, cái thèm, ấy được. Mức độ càng nguy hiểm hơn ở những con người có chức vụ và có quyền hành nắm trong tay như đất nướccủa chúng ta chẳng hạn. Bao giờ mộtquốc gia không có tự do dân chủ thì dân muôn đời sống trong đói khổ và lầm than. Dân trí thấp kém không sao ngẩng đầu lên cho được. Con người kém học lạinắm giữ quyền hành của cả quốc gia, hết từ đời cha cho tới đời con, thì thử hỏi ngàn năm sau nước ta thịnh vượng sao cho được cơ chứ!??.
Thế gian luôn là bão tố nên nước này cứ nổi lên chống nước kia sẽ là mãi mãi và là muôn đời. Mà đã gọi là trần gian thìcon người luôn sống trong bão tố. Bãotố của lòng mình. Bão tố của anh chị em mình. Tránh sao cho khỏi sấm sét gầm gừ?. Tránh sao cho khỏi chạm phải điện lực cao tầng số? Tránh sao cho khỏi bị đè vì trời long đất lở?. Vâng, không cách nào chúng ta có thể thoát khỏi “bão lòng” nếu không có Thiên Chúa hiện diện trong lòng của chúng ta. Bao lâu nữa thì thế giới này sẽ phải nổ tungvì cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống đầu chúng ta?. Bao lâu nữa Con Người sẽ lại Đến để tách rời chiên với dê?. Bao lâu nữa thì con người mới sống hòa thuận với nhau?. Bao lâu….. bao lâu nữa, thì nhân loại có được cuộc sống trong công lý và hòa bình??.
Không gì bằng nguyện xin Thiên Chúa của chúng ta hãy mở lòng mở trí để chúng ta biết sống thương yêu nhau. Khi chúng ta có tình yêu Thiên Chúa thì Người sẽ giúp chúng ta làm tan biến đi những cơn bão lòng. Những cơn thèm muốn cần được thỏa mãn. Những cơn tham lam tích lũy và íchkỷ. Vì bão lòng thường đến từ ma quỷ, chúng xúi dục chúng ta để làm những sự việc chống lại 10 Điều Răn Thiên Chúa là Đấng lòng lành nhân từ vô cùng. Chúng sẽ chễm chệ đắc thắng vì chúng quỷ đã lấy được bao nhiêu linh hồn về cho chúng. Mùa chay là mùa trở về để xin Chúa thứ thacho những lần chúng ta đi ngang về tắt. Ăn cắp những gì thuộc về anh chị em của chúng ta. Kết án anh chị em. Không nói có, có nói không, làm chứng gian và đổ tội cho họ. Kiêng khem bớt cảchay miệng và chay lòng. Không gì bằng chúng ta thay thế bằng những lời dịu ngọt để an ủi anh chị em. Không gì bằng chúng ta cùng được chia sẻ những thiếu thốn mà anh chị em chúng ta đang rất cần. Tha cho chúng ta mọi lầm lỡ. Biết trở về với Thiên Chúa, Đấng muôn đờitrao ban cho chúng ta tình yêu của Người rất nhưng không. Hãy tìm trở về trước khi quá muộn!. Amen.
Mạch nước hằng sống
Lm. Phêrô Hồng Phúc
23:56 26/03/2011
MẠCH NƯỚC HẰNG SỐNG
Nước là biểu hiện của sự sống. Ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Chúa Giêsu khát nước (x..Ga 5,42). Nhưng nước mà Ngài đi tìm lại không phải là nước giếng, mặc dầu người thiếu phụ Samaria này có mặt bên bờ giếng của Giacop, chị biết rất rõ giếng này là của tổ phụ Giacop, chứng tỏ chị là người còn giữ một truyền thống liên tục với các tổ phụ của Israel.
Từ năm 721, Samaria thất thủ, dân ngoại vào chiếm đóng. Từ đó, mối bang giao giữa Israel và Samaria bị cắt đứt, thậm chí đến Đền thờ Giêrusalem – trung tâm của tôn giáo – mang vai trò của tôn giáo và cả sinh hoạt xã hội cộng đồng của dân Israel cũng bị người ta tách ra, xây một đền thờ khác trên núi Garizim để khỏi phải lên Giêrusalem. Trong bài Tin Mừng theo thánh Matthêu thì người thiếu phụ Samaria tỏ ra còn tha thiết với truyền thống của Israel, cho nên chị đã đứng ở bên bờ giếng của Giacop. Chúa Giêsu đến xin chị nước, nhưng đó chỉ là khai mào cho một câu chuyện. Ngài dẫn chị đến một thứ nước hằng sống, nước hằng sống ấy là nước không bao giờ khát, không bao giờ chết. Điều quan trọng là Chúa Giêsu đã mạc khải cho chị, rằng: “Ai uống nước tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,14).
Đây chính là điều mà chúng ta được nghe Chúa Giêsu tuyên phán “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Ngài là sự sống, cho nên mạch nước từ nơi Ngài trào dâng. Đó là điều mà chúng ta xác quyết. Nhưng với người thiếu phụ Samaria này, chị chưa dễ dàng nhận ra. Vì vậy Chúa Giêsu đã nhìn xuyên qua cuộc đời tư của chị, mảnh đời của chị thật là đau đớn. Chị sống hết với người đàn ông này đến người đàn ông kia, cho đến người thứ sáu vẫn chưa phải là chồng của chị. Phải chăng, ở nơi đây, chúng ta nhớ lại điều Chúa Giêsu tuyên bố: “Những người đĩ điếm, những người trộm cướp sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21,31).
Người thiếu phụ Samaria trong bài Tin Mừng, mặc dầu có mảnh đời tư nhúng chàm, nhưng khi gặp Đức Giêsu, chị đã tỏ ra là một người thực sự biết lắng nghe và là một tâm hồn thiện chí. Chị đã trở thành tông đồ để đưa dân Samaria đến với Đức Giêsu. Chị đã sớm nhận ra dấu hiệu, “Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?” (Ga 4,29). Và vì thế nên những người Samaria dễ đón tiếp Chúa Giêsu. Ngài đã ở hai ngày với họ vì họ đã mời Ngài. Điều làm họ hạnh phúc nhất, sau khi được ở với Chúa Giêsu, họ đã nói lại với người thiếu phụ rằng: “Giờ đây, không phải là chúng tôi tin ở lời chị, nhưng vì chúng tôi đã được nghe chính Người nói”(Ga 4,42). Đây là điểm gút để chúng ta dừng lại. Chúng ta dừng lại trong chính Đức Giêsu Kitô. Bởi vì từ nơi Ngài, mạch nước Hằng Sống sẽ trào dâng, để tất cả những ai đến với Ngài sẽ không hề khát. Những người dân Samaria kia đã tin vào những lời Chúa Giêsu phán. Mặc dầu lúc đầu họ cần phải qua một trung gian là người tông đồ, chính là người thiếu phụ Samaria. Cho nên, mỗi người chúng ta đều thực hiện một sứ mệnh tông đồ mà Chúa trao cho để chúng ta cũng đưa người khác đến với Chúa và đưa Chúa đến cho mọi người. Tông đồ là như vậy, và thời đại nào cũng vắng thiếu những tông đồ đích thật. “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Các con hãy xin sai thợ gặt đến mà gặt lúa của Ngài” (Mt 9,37).
Trong thời đại của chúng ta thì những người tông đồ thiện chí càng vắng thiếu. Những người đem Lời Chúa đến cho mọi người và những người dẫn được người khác đến với Chúa càng ngày càng ít. Người ta ai cũng ích kỷ, cũng chỉ biết cho bản thân mình uống nước mà không biết rằng đến với Đức Giêsu Kitô để được mạch nước hằng sống ban cho. Chúa Giêsu là người xin nước, nhưng chính Chúa mới là người ban nước. Bởi vậy, Chúa xin chúng ta hãy đến với Chúa: “Những ai gồng gánh nặng nề. Hãy đến với Ta, Ta nâng đỡ bổ sức cho”(Mt 11,28). Khi chúng ta đến với Ngài, Ngài sẽ ban cho chúng ta mạch nước hằng sống đó.
Thời đại của người Samaria với thời đại của chúng ta không khác nhau là mấy. Cũng có nhiều người hoang mang, như người phụ nữ Samaria đã thưa với Đức Giêsu: “Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này, còn các ông lại bảo: Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Chúa” (Ga 4, 20). Ai cũng đúng, ai cũng có lý !. Nhưng Đức Giêsu khẳng định cho chị rằng: “Chính là lúc này đây, những kẻ thờ phượng đích thực phải thờ trong tâm hồn và chân lý”(Ga 4, 23). Mạch nước hằng sống là như vậy, là thờ trong tâm hồn và chân lý. Không phải bằng những lý luận. Không phải bằng những ý riêng. Không phải bằng những cách thức mà người ta theo thói quen, theo truyền thống. Nhưng phải là những gì từ lòng mình, mà Chúa Giêsu đã nói: “Từ lòng họ, nước hằng sống sẽ vọt lên như dòng sông” (Ga 7,38).
Hôm nay, Chúa Giêsu đến bên bờ giếng Giacop. Ngài đã khơi lên từ mạch đó một dòng nước hằng sống. Không phải là nước giải khát cho một cơn khát thể lý, nhưng là nước để giải khát của tâm hồn, cho họ sự sống đời đời. Vì vậy, nếu chúng ta cũng biết chân thành như người thiếu phụ Samaria; nếu chúng ta cũng biết mời Chúa Giêsu ở lại với chúng ta hai ngày như người dân Samaria thì chúng ta cũng sẽ nhận ra điều đó. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, từ nơi Chúa có mạch nước hằng sống của Thánh Thần chân lý trào vọt và vì thế, những ai đến với Chúa sẽ không bao giờ khát và từ nơi họ, mạch nước hằng sống sẽ vọt ra như dòng sông.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Hình ảnh trong sách Xuất hành,
từ tảng đá ở giữa sa mạc khô cháy,
Chúa dạy Môisê đập cây gậy vào nước,
cây gậy của lòng tin.
Lập tức tảng đá ấy đã chảy ra nước
để thành mạch nước cho dân Do Thái uống trong sa mạc năm xưa.
Nếu hôm nay, với đức tin,
chúng còn có thể tìm thấy trong sa mạc
của thế giới đầy những khô cháy và hận thù,
mạch nước hằng sống được chảy ra từ chính Đức Giêsu Kitô.
Xin cho chúng con mạch nước hằng sống đó
để chúng con được sống và được sống đời đời.
Xin cho mạch nước hằng sống đó
tiếp tục làm cho sa mạc khô cháy của thời đại chúng con
nở hoa công chính và đơm bông thánh thiện.
Có như vậy,
chúng con mới nhận ra Thánh Thần tình yêu và đạt tới sự sống đời đời
trong mạch nước Hằng Sống của chính Chúa. Amen.
Nước là biểu hiện của sự sống. Ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Chúa Giêsu khát nước (x..Ga 5,42). Nhưng nước mà Ngài đi tìm lại không phải là nước giếng, mặc dầu người thiếu phụ Samaria này có mặt bên bờ giếng của Giacop, chị biết rất rõ giếng này là của tổ phụ Giacop, chứng tỏ chị là người còn giữ một truyền thống liên tục với các tổ phụ của Israel.
Từ năm 721, Samaria thất thủ, dân ngoại vào chiếm đóng. Từ đó, mối bang giao giữa Israel và Samaria bị cắt đứt, thậm chí đến Đền thờ Giêrusalem – trung tâm của tôn giáo – mang vai trò của tôn giáo và cả sinh hoạt xã hội cộng đồng của dân Israel cũng bị người ta tách ra, xây một đền thờ khác trên núi Garizim để khỏi phải lên Giêrusalem. Trong bài Tin Mừng theo thánh Matthêu thì người thiếu phụ Samaria tỏ ra còn tha thiết với truyền thống của Israel, cho nên chị đã đứng ở bên bờ giếng của Giacop. Chúa Giêsu đến xin chị nước, nhưng đó chỉ là khai mào cho một câu chuyện. Ngài dẫn chị đến một thứ nước hằng sống, nước hằng sống ấy là nước không bao giờ khát, không bao giờ chết. Điều quan trọng là Chúa Giêsu đã mạc khải cho chị, rằng: “Ai uống nước tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,14).
Đây chính là điều mà chúng ta được nghe Chúa Giêsu tuyên phán “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Ngài là sự sống, cho nên mạch nước từ nơi Ngài trào dâng. Đó là điều mà chúng ta xác quyết. Nhưng với người thiếu phụ Samaria này, chị chưa dễ dàng nhận ra. Vì vậy Chúa Giêsu đã nhìn xuyên qua cuộc đời tư của chị, mảnh đời của chị thật là đau đớn. Chị sống hết với người đàn ông này đến người đàn ông kia, cho đến người thứ sáu vẫn chưa phải là chồng của chị. Phải chăng, ở nơi đây, chúng ta nhớ lại điều Chúa Giêsu tuyên bố: “Những người đĩ điếm, những người trộm cướp sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21,31).
Người thiếu phụ Samaria trong bài Tin Mừng, mặc dầu có mảnh đời tư nhúng chàm, nhưng khi gặp Đức Giêsu, chị đã tỏ ra là một người thực sự biết lắng nghe và là một tâm hồn thiện chí. Chị đã trở thành tông đồ để đưa dân Samaria đến với Đức Giêsu. Chị đã sớm nhận ra dấu hiệu, “Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?” (Ga 4,29). Và vì thế nên những người Samaria dễ đón tiếp Chúa Giêsu. Ngài đã ở hai ngày với họ vì họ đã mời Ngài. Điều làm họ hạnh phúc nhất, sau khi được ở với Chúa Giêsu, họ đã nói lại với người thiếu phụ rằng: “Giờ đây, không phải là chúng tôi tin ở lời chị, nhưng vì chúng tôi đã được nghe chính Người nói”(Ga 4,42). Đây là điểm gút để chúng ta dừng lại. Chúng ta dừng lại trong chính Đức Giêsu Kitô. Bởi vì từ nơi Ngài, mạch nước Hằng Sống sẽ trào dâng, để tất cả những ai đến với Ngài sẽ không hề khát. Những người dân Samaria kia đã tin vào những lời Chúa Giêsu phán. Mặc dầu lúc đầu họ cần phải qua một trung gian là người tông đồ, chính là người thiếu phụ Samaria. Cho nên, mỗi người chúng ta đều thực hiện một sứ mệnh tông đồ mà Chúa trao cho để chúng ta cũng đưa người khác đến với Chúa và đưa Chúa đến cho mọi người. Tông đồ là như vậy, và thời đại nào cũng vắng thiếu những tông đồ đích thật. “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Các con hãy xin sai thợ gặt đến mà gặt lúa của Ngài” (Mt 9,37).
Trong thời đại của chúng ta thì những người tông đồ thiện chí càng vắng thiếu. Những người đem Lời Chúa đến cho mọi người và những người dẫn được người khác đến với Chúa càng ngày càng ít. Người ta ai cũng ích kỷ, cũng chỉ biết cho bản thân mình uống nước mà không biết rằng đến với Đức Giêsu Kitô để được mạch nước hằng sống ban cho. Chúa Giêsu là người xin nước, nhưng chính Chúa mới là người ban nước. Bởi vậy, Chúa xin chúng ta hãy đến với Chúa: “Những ai gồng gánh nặng nề. Hãy đến với Ta, Ta nâng đỡ bổ sức cho”(Mt 11,28). Khi chúng ta đến với Ngài, Ngài sẽ ban cho chúng ta mạch nước hằng sống đó.
Thời đại của người Samaria với thời đại của chúng ta không khác nhau là mấy. Cũng có nhiều người hoang mang, như người phụ nữ Samaria đã thưa với Đức Giêsu: “Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này, còn các ông lại bảo: Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Chúa” (Ga 4, 20). Ai cũng đúng, ai cũng có lý !. Nhưng Đức Giêsu khẳng định cho chị rằng: “Chính là lúc này đây, những kẻ thờ phượng đích thực phải thờ trong tâm hồn và chân lý”(Ga 4, 23). Mạch nước hằng sống là như vậy, là thờ trong tâm hồn và chân lý. Không phải bằng những lý luận. Không phải bằng những ý riêng. Không phải bằng những cách thức mà người ta theo thói quen, theo truyền thống. Nhưng phải là những gì từ lòng mình, mà Chúa Giêsu đã nói: “Từ lòng họ, nước hằng sống sẽ vọt lên như dòng sông” (Ga 7,38).
Hôm nay, Chúa Giêsu đến bên bờ giếng Giacop. Ngài đã khơi lên từ mạch đó một dòng nước hằng sống. Không phải là nước giải khát cho một cơn khát thể lý, nhưng là nước để giải khát của tâm hồn, cho họ sự sống đời đời. Vì vậy, nếu chúng ta cũng biết chân thành như người thiếu phụ Samaria; nếu chúng ta cũng biết mời Chúa Giêsu ở lại với chúng ta hai ngày như người dân Samaria thì chúng ta cũng sẽ nhận ra điều đó. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, từ nơi Chúa có mạch nước hằng sống của Thánh Thần chân lý trào vọt và vì thế, những ai đến với Chúa sẽ không bao giờ khát và từ nơi họ, mạch nước hằng sống sẽ vọt ra như dòng sông.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Hình ảnh trong sách Xuất hành,
từ tảng đá ở giữa sa mạc khô cháy,
Chúa dạy Môisê đập cây gậy vào nước,
cây gậy của lòng tin.
Lập tức tảng đá ấy đã chảy ra nước
để thành mạch nước cho dân Do Thái uống trong sa mạc năm xưa.
Nếu hôm nay, với đức tin,
chúng còn có thể tìm thấy trong sa mạc
của thế giới đầy những khô cháy và hận thù,
mạch nước hằng sống được chảy ra từ chính Đức Giêsu Kitô.
Xin cho chúng con mạch nước hằng sống đó
để chúng con được sống và được sống đời đời.
Xin cho mạch nước hằng sống đó
tiếp tục làm cho sa mạc khô cháy của thời đại chúng con
nở hoa công chính và đơm bông thánh thiện.
Có như vậy,
chúng con mới nhận ra Thánh Thần tình yêu và đạt tới sự sống đời đời
trong mạch nước Hằng Sống của chính Chúa. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mối tương quan giữa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và giới truyền thông rất quan trọng
Bùi Hữu Thư
04:55 26/03/2011
VATICAN (CNS) – Đức Hồng Y về hưu Roberto Tucci là người tổ chức đa số các chuyến du hành của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: Không có ai có thể thấu hiểu đức tính cá nhân và lòng can đảm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nếu không xem xét tới “các buổi họp báo phi hành” ngài thực hiện trên các máy bay trong 104 chuyến công du của ngài bên ngoài nước Ý.
Đức Hồng Y Tucci nói ngày 23 tháng 3 khi ngài giới thiệu cuốn sách trong đó có ghi chép các biên bản bằng tiếng Ý của đa số các buổi họp báo trên không của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài không e ngại phải trả lời, dù cho đôi khi ngài phải bực mình vì các câu hỏi.
Các biên bản được viết theo các băng ghi âm được lưu trữ tại văn khố Radio Vatican và phản ánh bầu khí thường khi thoải mái và đôi khi lộn xộn trong khu vực dành cho báo chí trên phi cơ của Đức Giáo Hoàng, nhất là trong những năm đầu của giáo triều Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ 1978 đến 2005.
Đức Hồng Y Tucci nói các bài diễn từ, sách vở và các bài thơ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giúp cho chúng ta hiểu biết những tư tưởng của ngài khi ngài có thì giờ để suy nghĩ một cách có phương pháp, nhưng những câu trả lời của ngài dành cho giới báo chí – bao gồm cả vài câu pha trò khôi hài và những lời quở trách vui tính – cho chúng ta biết nhiều hơn về đức tính cá nhân của ngài, về khả năng ứng khẩu để đối đáp và khả năng nói các ngôn ngữ khác nhau của ngài, vì ngài đã trả lời bằng chính ngoại ngữ của câu hỏi.
Đức Hồng Y nói: Các biên bản này giúp chúng ta nhận thức được “khả năng của ngài đối phó với các câu hỏi trong ngày, mà không sợ hãi.”
Linh mục Federico Lombardi, giám đốc Đài Radio Vatican và văn phòng Truyền Thông Vatican nói các băng ghi âm chứng tỏ khả năng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “trả lời ứng khẩu và vui tính khi gặp gỡ giới truyền thông."
Ngài nói 70 phần trăm của văn khố lưu trữ các băng ghi âm của Radio Vatican toàn là tiếng nói của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, không chỉ vì ngài là Đức Giáo Hoàng có giáo triều lâu dài nhất trong lịch sử 80 năm của Radio Vatican, nhưng cũng vì “ngài là Đức Giáo Hoàng nói năng nhiều nhất. "
Trong lời giới thiệu cuốn sách, linh mục Lombardi viết: "Giáo triều của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có lẽ là giáo triều đầu tiên được lưu trữ các tài liệu một cách có phương pháp và hoàn toàn nhất bằng các băng ghi âm.”
Ngài nói: Chỉ trong giáo triều của ngài đài Radio Vatican mới khởi sự thu băng và lưu trữ trong văn khố tất cả những gì Đức Giáo Hoàng đã nói đột xuất không chuẩn bị.
Đức Hồng Y Tucci nói ngày 23 tháng 3 khi ngài giới thiệu cuốn sách trong đó có ghi chép các biên bản bằng tiếng Ý của đa số các buổi họp báo trên không của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài không e ngại phải trả lời, dù cho đôi khi ngài phải bực mình vì các câu hỏi.
Các biên bản được viết theo các băng ghi âm được lưu trữ tại văn khố Radio Vatican và phản ánh bầu khí thường khi thoải mái và đôi khi lộn xộn trong khu vực dành cho báo chí trên phi cơ của Đức Giáo Hoàng, nhất là trong những năm đầu của giáo triều Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ 1978 đến 2005.
Đức Hồng Y Tucci nói các bài diễn từ, sách vở và các bài thơ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giúp cho chúng ta hiểu biết những tư tưởng của ngài khi ngài có thì giờ để suy nghĩ một cách có phương pháp, nhưng những câu trả lời của ngài dành cho giới báo chí – bao gồm cả vài câu pha trò khôi hài và những lời quở trách vui tính – cho chúng ta biết nhiều hơn về đức tính cá nhân của ngài, về khả năng ứng khẩu để đối đáp và khả năng nói các ngôn ngữ khác nhau của ngài, vì ngài đã trả lời bằng chính ngoại ngữ của câu hỏi.
Đức Hồng Y nói: Các biên bản này giúp chúng ta nhận thức được “khả năng của ngài đối phó với các câu hỏi trong ngày, mà không sợ hãi.”
Linh mục Federico Lombardi, giám đốc Đài Radio Vatican và văn phòng Truyền Thông Vatican nói các băng ghi âm chứng tỏ khả năng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “trả lời ứng khẩu và vui tính khi gặp gỡ giới truyền thông."
Ngài nói 70 phần trăm của văn khố lưu trữ các băng ghi âm của Radio Vatican toàn là tiếng nói của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, không chỉ vì ngài là Đức Giáo Hoàng có giáo triều lâu dài nhất trong lịch sử 80 năm của Radio Vatican, nhưng cũng vì “ngài là Đức Giáo Hoàng nói năng nhiều nhất. "
Trong lời giới thiệu cuốn sách, linh mục Lombardi viết: "Giáo triều của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có lẽ là giáo triều đầu tiên được lưu trữ các tài liệu một cách có phương pháp và hoàn toàn nhất bằng các băng ghi âm.”
Ngài nói: Chỉ trong giáo triều của ngài đài Radio Vatican mới khởi sự thu băng và lưu trữ trong văn khố tất cả những gì Đức Giáo Hoàng đã nói đột xuất không chuẩn bị.
Đức Thánh Cha quan tâm về nạn thất nghiệp và khó khăn của công nhân
LM Trần Đức Anh OP
10:04 26/03/2011
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 tái bày tỏ quan tâm về nạn thất nghiệp và những điều kiện làm việc khó khăn hoặc bấp bênh mà nhiều công nhân đang gặp phải.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến thứ bẩy 26-3-2011, dành cho 8 ngàn tín hữu và công nhân thuộc giáo phận Terni-Narbi-Amelia, trung Italia, về Roma hành hương nhân dịp kỷ niệm 30 năm cuộc viếng thăm của Đức Gioan Phaolô 2 tại xưởng luyện thép ở thành phố này ngày 19-3-1981. Tháp tùng đoàn tín hữu còn có Đức GM sở tại Vincenzo Paglia và các giới chức chính quyền địa phương.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đề cao mối quan tâm và tình liên đới đặc biệt của Đức Gioan Phaolô 2 đối với giới công nhân. Ngài cũng nhìn nhận tình trạng khó khăn của dân thành phố Terni hiện nay về công nghệ luyện thép và hóa học, đang đe dọa công ăn việc làm của nhiều người. ĐTC nói:
“Điều quan trọng là luôn luôn để ý rằng lao công là một trong những yếu tố cơ bản của con người cũng như của xã hội. Những điều kiện làm việc khó khăn hoặc bếp bênh làm cho chính điều kiện của xã hội trở nên khó khăn và bấp bênh.. Trong thông điệp “Bác ái trong chân lý”, tôi đã khuyên không nên từ bỏ việc theo đuổi điều ưu tiên là kiến tạo và duy trì công ăn việc làm cho tất cả mọi người (Xc n.32). Tôi cũng muốn nhắc nhớ về vấn đề trầm trọng là an ninh trong công việc làm. Tôi biết rằng nhiều lần anh chị em đã phải đương đầu với thực tại đau thương này. Cần dành mọi nỗ lực để phá vỡ tình trạng nhiều công nhân bị thiệt mạng hoặc bị tai nạn trong khi làm việc”.
Trong bài huấn dụ, ĐTC cũng nói đến mối quan tâm của Giáo Phận Terni về công ăn việc làm của dân chúng, “Giáo Hội cảm thấy trách nhiệm ở cạnh giới công nhân để thông truyền cho họ niềm hy vọng của Tin Mừng và sức mạnh để xây dựng một xã hội công bằng và xứng đáng hơn với con người”. ĐTC nói:
“Giáo Hội thi hành điều đó đi từ nguồn mạch là Thánh Thể. Trong thư mục tử đầu tiên tựa đề “Thánh Thể cứu vớt thế giới”, Đức Giám Mục của anh chị em đã chỉ rõ đâu là nguồn mạch cần kín mục để tái vui sống đức tin và sự hăng say cải tiến thế giới. Như thế Thánh Lễ Chúa Nhật trở thành nòng cốt hoạt động mục vụ của Giáo Phận. Đó là một sự chọn lựa đã làm gia tăng sự tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật trong giáo phận của Anh chị em. Thực vậy, từ Thánh Lễ, trong đó Chúa Kitô hiện diện với cử chỉ yêu thương tột cùng của Ngài đối với tất cả chúng ta, chúng ta học cách sống như những Kitô hữu trong xã hội, để làm cho xã hội trở nên hiếu khách, liên đới hơn, quan tâm hơn đến những nhu cầu của mọi người, đặc biệt là những người yếu thế nhất.. Thánh Ignatio thành Antiokia, GM và tử đảo, đã định nghĩa Kitô hữu là những người “Sống theo ngày Chúa Nhật” (iuxta dominicum viventes), nghĩa là sống như một Thân Thể duy nhất, một gia đình duy nhất, một xã hội đầy tình thương”. (SD 26-3-2011)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến thứ bẩy 26-3-2011, dành cho 8 ngàn tín hữu và công nhân thuộc giáo phận Terni-Narbi-Amelia, trung Italia, về Roma hành hương nhân dịp kỷ niệm 30 năm cuộc viếng thăm của Đức Gioan Phaolô 2 tại xưởng luyện thép ở thành phố này ngày 19-3-1981. Tháp tùng đoàn tín hữu còn có Đức GM sở tại Vincenzo Paglia và các giới chức chính quyền địa phương.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đề cao mối quan tâm và tình liên đới đặc biệt của Đức Gioan Phaolô 2 đối với giới công nhân. Ngài cũng nhìn nhận tình trạng khó khăn của dân thành phố Terni hiện nay về công nghệ luyện thép và hóa học, đang đe dọa công ăn việc làm của nhiều người. ĐTC nói:
“Điều quan trọng là luôn luôn để ý rằng lao công là một trong những yếu tố cơ bản của con người cũng như của xã hội. Những điều kiện làm việc khó khăn hoặc bếp bênh làm cho chính điều kiện của xã hội trở nên khó khăn và bấp bênh.. Trong thông điệp “Bác ái trong chân lý”, tôi đã khuyên không nên từ bỏ việc theo đuổi điều ưu tiên là kiến tạo và duy trì công ăn việc làm cho tất cả mọi người (Xc n.32). Tôi cũng muốn nhắc nhớ về vấn đề trầm trọng là an ninh trong công việc làm. Tôi biết rằng nhiều lần anh chị em đã phải đương đầu với thực tại đau thương này. Cần dành mọi nỗ lực để phá vỡ tình trạng nhiều công nhân bị thiệt mạng hoặc bị tai nạn trong khi làm việc”.
Trong bài huấn dụ, ĐTC cũng nói đến mối quan tâm của Giáo Phận Terni về công ăn việc làm của dân chúng, “Giáo Hội cảm thấy trách nhiệm ở cạnh giới công nhân để thông truyền cho họ niềm hy vọng của Tin Mừng và sức mạnh để xây dựng một xã hội công bằng và xứng đáng hơn với con người”. ĐTC nói:
“Giáo Hội thi hành điều đó đi từ nguồn mạch là Thánh Thể. Trong thư mục tử đầu tiên tựa đề “Thánh Thể cứu vớt thế giới”, Đức Giám Mục của anh chị em đã chỉ rõ đâu là nguồn mạch cần kín mục để tái vui sống đức tin và sự hăng say cải tiến thế giới. Như thế Thánh Lễ Chúa Nhật trở thành nòng cốt hoạt động mục vụ của Giáo Phận. Đó là một sự chọn lựa đã làm gia tăng sự tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật trong giáo phận của Anh chị em. Thực vậy, từ Thánh Lễ, trong đó Chúa Kitô hiện diện với cử chỉ yêu thương tột cùng của Ngài đối với tất cả chúng ta, chúng ta học cách sống như những Kitô hữu trong xã hội, để làm cho xã hội trở nên hiếu khách, liên đới hơn, quan tâm hơn đến những nhu cầu của mọi người, đặc biệt là những người yếu thế nhất.. Thánh Ignatio thành Antiokia, GM và tử đảo, đã định nghĩa Kitô hữu là những người “Sống theo ngày Chúa Nhật” (iuxta dominicum viventes), nghĩa là sống như một Thân Thể duy nhất, một gia đình duy nhất, một xã hội đầy tình thương”. (SD 26-3-2011)
Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gửi các bạn trẻ
LM Trần Đức Anh OP
10:04 26/03/2011
PARIS - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các bạn trẻ, có tín ngưỡng cũng như không tín ngưỡng, hãy đối thoại và bắc những nhịp cầu với nhau trong tinh thần tôn trọng và thân hữu, đồng thời giúp tìm lại con đường đối thoại tại Âu Châu.
Trong sứ điệp Video được phổ biến tại lễ hội giới trẻ trước sự tham dự của hàng chục ngàn người ở tiền đường Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà Paris, tối thứ sáu, 25-3-2011, ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây. Ngài ca ngợi và khích lệ Diễn đàn đối thoại giữa những người có tín ngưỡng và không tín ngưỡng, do Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa khởi xướng tại Paris từ ngày 24-3 trước đó, với sự tham dự của các nhân vật thuộc nhiều vũ trụ quan, tín hữu cũng như người không tín ngưỡng. ĐTC nói:
“Hỡi các bạn trẻ, tín hữu và người không tín ngưỡng hiện diện tối hôm nay, các bạn muốn ở chung với nhau, như trong đời sống thường nhật, để gặp gỡ và đối thoại, đi từ những vấn nạn lớn về cuộc sống con người. Ngày nay nhiều người nhận thực mình không thuộc về tôn giáo nào, nhưng vẫn mong muốn một thế giới mới mẻ và tự do hơn, công bằng và liên đới hơn, an bình và vui tươi hơn. Khi ngỏ lời với các bạn, tôi đo lường tất cả những gì các bạn cần nói: Hỡi những người không tín ngưỡng, các bạn muốn gọi hỏi các tín hữu, nhất là đòi họ làm chứng về một cuộc sống phù hợp với những gì họ tuyên xưng và phủ nhận tất cả những lệch lạc về tôn giáo khiến cho tôn giáo trở nên vô nhân đạo. Hỡi các tín hữu, các bạn muốn nói với những người bạn của mình rằng kho tàng ở nơi các bạn đáng được chia sẻ, gọi hỏi và suy tư. Vấn đề Thiên Chúa không phải là một nguy hiểm cho xã hội, không làm cho cuộc sống con người bị lâm nguy! Vấn đề Thiên Chúa không thể vắng bóng khỏi những câu hỏi lớn của thời đại chúng ta ngày nay”.
Trong sứ điệp, ĐTC kêu gọi kiến tạo những nhịp cầu giữa các tín hữu và những người không tin. Ngài nói: “Các bạn hãy nắm bắt cơ may được đề ra cho các bạn để tìm thấy nơi thẳm sâu lương tâm mình, trong một suy tư vững chắc và có lý luận, những con đường đối thoại tiên phong và sâu xa. Các bạn có bao nhiêu điều để nói với nhau. Các bạn đừng khép kín lương tâm trước những thách đố và vấn đề trước mắt các bạn”.
Hiện diện tại lễ hội trước Nhà thờ Chính tòa Paris, đặc biệt có ĐHY André Vingt-Trois, TGM sở tại, ĐHY Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, đông đảo các tu huynh Taizé và những người bạn của Cộng đoàn đại kết này.
ĐTC bày tỏ xác tín “cuộc gặp gỡ giữa thực tại đức tin và thực tại lý trí giúp con người tìm được chính mình. Nhưng quá nhiều khi lý trí bị khuất phục trước sức ép của lợi lộc và sự quyến rũ của lợi ích, nó bị bó buộc phải nhìn nhận lợi ích như tiêu chuẩn tối hậu. Quả thực việc tìm kiếm chân lý không phải là điều dễ dàng. Sở dĩ mỗi người được kêu gọi hãy can đảm theo chân lý, chính là vì không có con đường tắt để tiến tới hạnh phúc và vẻ đẹp của một cuộc sống thành đạt. Chúa Giêsu đã nói điều đó trong Phúc Âm: “Sự thật sẽ giải thoát các con” (SD 26-3-2011)
Trong sứ điệp Video được phổ biến tại lễ hội giới trẻ trước sự tham dự của hàng chục ngàn người ở tiền đường Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà Paris, tối thứ sáu, 25-3-2011, ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây. Ngài ca ngợi và khích lệ Diễn đàn đối thoại giữa những người có tín ngưỡng và không tín ngưỡng, do Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa khởi xướng tại Paris từ ngày 24-3 trước đó, với sự tham dự của các nhân vật thuộc nhiều vũ trụ quan, tín hữu cũng như người không tín ngưỡng. ĐTC nói:
“Hỡi các bạn trẻ, tín hữu và người không tín ngưỡng hiện diện tối hôm nay, các bạn muốn ở chung với nhau, như trong đời sống thường nhật, để gặp gỡ và đối thoại, đi từ những vấn nạn lớn về cuộc sống con người. Ngày nay nhiều người nhận thực mình không thuộc về tôn giáo nào, nhưng vẫn mong muốn một thế giới mới mẻ và tự do hơn, công bằng và liên đới hơn, an bình và vui tươi hơn. Khi ngỏ lời với các bạn, tôi đo lường tất cả những gì các bạn cần nói: Hỡi những người không tín ngưỡng, các bạn muốn gọi hỏi các tín hữu, nhất là đòi họ làm chứng về một cuộc sống phù hợp với những gì họ tuyên xưng và phủ nhận tất cả những lệch lạc về tôn giáo khiến cho tôn giáo trở nên vô nhân đạo. Hỡi các tín hữu, các bạn muốn nói với những người bạn của mình rằng kho tàng ở nơi các bạn đáng được chia sẻ, gọi hỏi và suy tư. Vấn đề Thiên Chúa không phải là một nguy hiểm cho xã hội, không làm cho cuộc sống con người bị lâm nguy! Vấn đề Thiên Chúa không thể vắng bóng khỏi những câu hỏi lớn của thời đại chúng ta ngày nay”.
Trong sứ điệp, ĐTC kêu gọi kiến tạo những nhịp cầu giữa các tín hữu và những người không tin. Ngài nói: “Các bạn hãy nắm bắt cơ may được đề ra cho các bạn để tìm thấy nơi thẳm sâu lương tâm mình, trong một suy tư vững chắc và có lý luận, những con đường đối thoại tiên phong và sâu xa. Các bạn có bao nhiêu điều để nói với nhau. Các bạn đừng khép kín lương tâm trước những thách đố và vấn đề trước mắt các bạn”.
Hiện diện tại lễ hội trước Nhà thờ Chính tòa Paris, đặc biệt có ĐHY André Vingt-Trois, TGM sở tại, ĐHY Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, đông đảo các tu huynh Taizé và những người bạn của Cộng đoàn đại kết này.
ĐTC bày tỏ xác tín “cuộc gặp gỡ giữa thực tại đức tin và thực tại lý trí giúp con người tìm được chính mình. Nhưng quá nhiều khi lý trí bị khuất phục trước sức ép của lợi lộc và sự quyến rũ của lợi ích, nó bị bó buộc phải nhìn nhận lợi ích như tiêu chuẩn tối hậu. Quả thực việc tìm kiếm chân lý không phải là điều dễ dàng. Sở dĩ mỗi người được kêu gọi hãy can đảm theo chân lý, chính là vì không có con đường tắt để tiến tới hạnh phúc và vẻ đẹp của một cuộc sống thành đạt. Chúa Giêsu đã nói điều đó trong Phúc Âm: “Sự thật sẽ giải thoát các con” (SD 26-3-2011)
Top Stories
The Use of Missals and Missalettes During Mass
Rev Paul Gunter
09:03 26/03/2011
ROME, MARCH 25, 2011 (Zenit.org).- The use of missals by the laity, at least on mainland Europe, extends for considerably more than two centuries, providing access to the riches of the liturgy for lay people increasingly interested in the liturgical action unfolding before them.
In countries where religious persecution was a reality, such as in Great Britain during penal times, the possession of such a book would have provided opponents of the Catholic faith with adequate evidence of adherence to "popery." It was not, in the British context, unknown in recusancy, for the texts of certain Masses as well as the ordinary of the Mass to be printed within a broader devotional manual aimed at a catechesis of the faithful.
In Italy, the influence of the Synod of Pistoia in 1786, three years prior to the French Revolution, had its effects on the Italian liturgical movement (1672-1750) begun by L.A. Muratori, which stressed the need for increased access to the texts as intrinsic to any process of liturgical reform. Between 1788 and 1792 there appeared translations into Italian of the Mass both in the Ambrosian and Roman rites with explanations given about principal feasts, which were contained within a guide to prayer for pious faithful.
Similar happenings were found in France and Germany that mushroomed when inspired by the liturgical initiatives of Dom Prosper Guéranger during the 19th century. The use of missals fostered a manifestly liturgical association with the liturgy which incorporated the literate into the intricacies of the liturgy celebrated in Latin and schooled them in liturgical prayer.
Missals often included the texts of vespers for Sundays, which became a feature of many parishes especially in France, the Netherlands and Germany. During the 20th century, missals increasingly contained with catechetical material about the liturgical year, commentaries on sacred Scripture and about eucological texts. Responding to the Liturgical Movement heralded by Pope St Pius X, the Cabrol Missal and the Missal of St André were in the forefront.
Symbol of unity, identity
In our present day, at celebrations of the extraordinary form, missals are a considered pre-requisite, not only as a means of participating in texts which are often intentionally silent, but, more crucially, as a means of following the texts of Scripture as well as those of particular rites attached to certain days which would not be familiar. They contain an abridged version of the rubrics when compared to those contained in the altar missal. They also provide a collection of texts and illustrations of sacred art found conducive to prayer and meditation and which help to detract from inevitable distractions. Since missals could be as artistically beautiful as expensive, the faithful make sacrifices to possess one. Correspondingly, they have developed with time into a symbol of Catholic identity and pride.
In the context of the ordinary form, the purpose of a missal for participating at Mass is less clear. Though many people choose to possess one, maybe culturally inspired by the previous example, and who bring it diligently to Mass each week, the hermeneutic of participation has changed. This change has affected people to the extent that many have simply stopped using them. However, a missal remains a huge support to those who are deaf or hard of hearing and in situations where the proclamation of texts is, in practice, barely audible.
Speaking at cross-purposes about what is meant by a missal in the ordinary form is a risk. For laypeople, it is the book they use if they desire to follow the texts at Mass. In an updated style, a missal contains all that is needed in one volume, together with whatever liturgical and scriptural commentaries the edition decides to include. For the clergy, the missal is to be distinguished from the lectionary since the missal does not contain the scriptural readings proclaimed at Mass.
The majority of Catholics have grasped, if only from what they have witnessed in recent generations, that the Liturgical Movement of the 20th century strove to reform the liturgy. Few have necessarily appreciated that, when "Sacrosanctum Concilium" called for the reform of the liturgy, it did so by calling for its reform in partnership with its promotion ("Sacrosanctum Concilium," No. 1). Far from being diminished in importance, the liturgical life of the Church was to grow in prominence.
In order for it to do so, it was necessary that the liturgy communicate effectively what it celebrates so that the minds and hearts of those who celebrate it would be able to articulate themselves what was being promoted. That hermeneutic underpinned the direction of "Sacrosanctum Concilium": "Pastors of souls must therefore realize that when the liturgy is celebrated, something more is required than the mere observation of the laws governing valid and licit celebration; it is their duty also to ensure that the faithful take part fully aware of what they are doing, actively engaged in the rite and enriched by its fruits" (No. 11).
Set aside
Steadily, since Vatican II, missals have been depended on less in the promotion of liturgical life within the celebration as people have learned their responses and to make them together "as befits a community" ("Sacrosanctum Concilium," No. 21). The readings are read aloud with the assistance of a sound system and from an ambo that faces the assembly. Many of those who once followed texts in missals became lectors, thus discovering a new and sincere piety as they found themselves exercising a genuine liturgical function.
Clergy, encouraged by "Sacrosanctum Concilium," based their preaching on the readings of the day, with the result that sermons gave way to homilies rooted in liturgical preaching. Consequently, as they grew familiar with the rites, people needed, less and less, to read accompanying material to give them structural indications. They would, in greater numbers, subsequently, set aside their missals.
Also, for the first name in centuries, they would begin to use the word "homily" as "homilists" spoke throughout the liturgical year, now moved by "Sacrosanctum Concilium" Nos. 51 and 52, whose opening phrases are "The treasures of the Bible" and "By means of the homily." Clergy were further reinforced by the centrality of a liturgical communication of Scripture by "Dei Verbum": "Clergy must hold fast to sacred Scriptures through diligent sacred reading and careful study […] so that none of them will become 'an empty preacher of the Word of God outwardly who is not a listener to it inwardly'" (No. 25).
Ironically, the use of missals and of missalettes are about to make a comeback as parishes grapple with the new translations of the third edition of the Roman Missal. It remains to be seen if the renewed publication of missals for the ordinary form in the light of forthcoming new translations will augur a new interest in their communal use in the liturgy in the long term. What is certain is that these publications need to be imbued with the spirit of the liturgy and encourage conformity to what the Church is asking of us in this renewed opportunity for an authentic catechesis on the Mass gleaned from insights of the new translations.
In order that the faithful should be led anew to a genuinely "fully conscious and active participation in liturgical celebrations" ("Sacrosanctum Concilium," 14), those entrusted with the implementation of the new missal will need a refresher on "how to observe the liturgical laws’ ("Sacrosanctum Concilium," 17). Then, missals and other supplementary material will bring forth the beacon of unity that is a celebrated liturgy, faithfully reformed and promoted, so that it is "taught under its theological, historical, spiritual, pastoral and juridical aspects" ("Sacrosanctum Concilium," No. 16).
* Benedictine Father Paul Gunter is a professor of the Pontifical Institute of Liturgy Rome and Consulter to the Office of the Liturgical Celebrations of the Supreme Pontiff.
(Source: http://www.zenit.org/article-32126?l=english)
In countries where religious persecution was a reality, such as in Great Britain during penal times, the possession of such a book would have provided opponents of the Catholic faith with adequate evidence of adherence to "popery." It was not, in the British context, unknown in recusancy, for the texts of certain Masses as well as the ordinary of the Mass to be printed within a broader devotional manual aimed at a catechesis of the faithful.
In Italy, the influence of the Synod of Pistoia in 1786, three years prior to the French Revolution, had its effects on the Italian liturgical movement (1672-1750) begun by L.A. Muratori, which stressed the need for increased access to the texts as intrinsic to any process of liturgical reform. Between 1788 and 1792 there appeared translations into Italian of the Mass both in the Ambrosian and Roman rites with explanations given about principal feasts, which were contained within a guide to prayer for pious faithful.
Similar happenings were found in France and Germany that mushroomed when inspired by the liturgical initiatives of Dom Prosper Guéranger during the 19th century. The use of missals fostered a manifestly liturgical association with the liturgy which incorporated the literate into the intricacies of the liturgy celebrated in Latin and schooled them in liturgical prayer.
Missals often included the texts of vespers for Sundays, which became a feature of many parishes especially in France, the Netherlands and Germany. During the 20th century, missals increasingly contained with catechetical material about the liturgical year, commentaries on sacred Scripture and about eucological texts. Responding to the Liturgical Movement heralded by Pope St Pius X, the Cabrol Missal and the Missal of St André were in the forefront.
Symbol of unity, identity
In our present day, at celebrations of the extraordinary form, missals are a considered pre-requisite, not only as a means of participating in texts which are often intentionally silent, but, more crucially, as a means of following the texts of Scripture as well as those of particular rites attached to certain days which would not be familiar. They contain an abridged version of the rubrics when compared to those contained in the altar missal. They also provide a collection of texts and illustrations of sacred art found conducive to prayer and meditation and which help to detract from inevitable distractions. Since missals could be as artistically beautiful as expensive, the faithful make sacrifices to possess one. Correspondingly, they have developed with time into a symbol of Catholic identity and pride.
In the context of the ordinary form, the purpose of a missal for participating at Mass is less clear. Though many people choose to possess one, maybe culturally inspired by the previous example, and who bring it diligently to Mass each week, the hermeneutic of participation has changed. This change has affected people to the extent that many have simply stopped using them. However, a missal remains a huge support to those who are deaf or hard of hearing and in situations where the proclamation of texts is, in practice, barely audible.
Speaking at cross-purposes about what is meant by a missal in the ordinary form is a risk. For laypeople, it is the book they use if they desire to follow the texts at Mass. In an updated style, a missal contains all that is needed in one volume, together with whatever liturgical and scriptural commentaries the edition decides to include. For the clergy, the missal is to be distinguished from the lectionary since the missal does not contain the scriptural readings proclaimed at Mass.
The majority of Catholics have grasped, if only from what they have witnessed in recent generations, that the Liturgical Movement of the 20th century strove to reform the liturgy. Few have necessarily appreciated that, when "Sacrosanctum Concilium" called for the reform of the liturgy, it did so by calling for its reform in partnership with its promotion ("Sacrosanctum Concilium," No. 1). Far from being diminished in importance, the liturgical life of the Church was to grow in prominence.
In order for it to do so, it was necessary that the liturgy communicate effectively what it celebrates so that the minds and hearts of those who celebrate it would be able to articulate themselves what was being promoted. That hermeneutic underpinned the direction of "Sacrosanctum Concilium": "Pastors of souls must therefore realize that when the liturgy is celebrated, something more is required than the mere observation of the laws governing valid and licit celebration; it is their duty also to ensure that the faithful take part fully aware of what they are doing, actively engaged in the rite and enriched by its fruits" (No. 11).
Set aside
Steadily, since Vatican II, missals have been depended on less in the promotion of liturgical life within the celebration as people have learned their responses and to make them together "as befits a community" ("Sacrosanctum Concilium," No. 21). The readings are read aloud with the assistance of a sound system and from an ambo that faces the assembly. Many of those who once followed texts in missals became lectors, thus discovering a new and sincere piety as they found themselves exercising a genuine liturgical function.
Clergy, encouraged by "Sacrosanctum Concilium," based their preaching on the readings of the day, with the result that sermons gave way to homilies rooted in liturgical preaching. Consequently, as they grew familiar with the rites, people needed, less and less, to read accompanying material to give them structural indications. They would, in greater numbers, subsequently, set aside their missals.
Also, for the first name in centuries, they would begin to use the word "homily" as "homilists" spoke throughout the liturgical year, now moved by "Sacrosanctum Concilium" Nos. 51 and 52, whose opening phrases are "The treasures of the Bible" and "By means of the homily." Clergy were further reinforced by the centrality of a liturgical communication of Scripture by "Dei Verbum": "Clergy must hold fast to sacred Scriptures through diligent sacred reading and careful study […] so that none of them will become 'an empty preacher of the Word of God outwardly who is not a listener to it inwardly'" (No. 25).
Ironically, the use of missals and of missalettes are about to make a comeback as parishes grapple with the new translations of the third edition of the Roman Missal. It remains to be seen if the renewed publication of missals for the ordinary form in the light of forthcoming new translations will augur a new interest in their communal use in the liturgy in the long term. What is certain is that these publications need to be imbued with the spirit of the liturgy and encourage conformity to what the Church is asking of us in this renewed opportunity for an authentic catechesis on the Mass gleaned from insights of the new translations.
In order that the faithful should be led anew to a genuinely "fully conscious and active participation in liturgical celebrations" ("Sacrosanctum Concilium," 14), those entrusted with the implementation of the new missal will need a refresher on "how to observe the liturgical laws’ ("Sacrosanctum Concilium," 17). Then, missals and other supplementary material will bring forth the beacon of unity that is a celebrated liturgy, faithfully reformed and promoted, so that it is "taught under its theological, historical, spiritual, pastoral and juridical aspects" ("Sacrosanctum Concilium," No. 16).
* Benedictine Father Paul Gunter is a professor of the Pontifical Institute of Liturgy Rome and Consulter to the Office of the Liturgical Celebrations of the Supreme Pontiff.
(Source: http://www.zenit.org/article-32126?l=english)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giám mục Lạng Sơn thăm mục vụ giáo xứ Thất Khê
Giuse Trần ngọc Huấn
11:35 26/03/2011
LẠNG SƠN - Trong chương trình mục vụ Mùa Chay năm 2011, ngày 26 tháng 03, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đã đến thăm giáo xứ Thất Khê, thuộc giáo hạt Lạng sơn của giáo phận. Cha xứ Phêrô Đỗ Văn Tín và mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ vui mừng chào đón sự hiện diện của vị mục tử giáo phận.
Xem hình ảnh
Tại ngôi nhà mục vụ của giáo xứ, vốn trước đây chính là nơi cư ngụ trong hơn 30 năm của Đức cố Giám mục Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ, Đức cha Giuse đã có thời gian để trao đổi, chia sẻ với cha xứ Thất khê về những ưu tư và chương trình mục vụ, gặp gỡ thăm hỏi anh chị em giáo dân trong vùng. Những cuộc gặp gỡ, những sự sẻ chia đã trở nên nhịp cầu gắn kết yêu thương, tạo nên mối dây liên đới thật đẹp giữa vị mục tử và đàn chiên.
Trong buổi chiều, Đức cha Giuse đã dành trọn thời gian để thăm viếng một số gia đình, cách riêng những người già cả trong xứ. Ngài thăm hỏi hoàn cảnh của mỗi gia đình, chúc lành cho họ và cầu chúc cho họ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống, niềm tin và ơn gọi. Đặc biệt, ngài đã đến thăm và động viên các nữ tu đang phục vụ tại Mái Ấm Tình Thương Vinhsơn Phaolô, đồng thời chia sẻ tình thương và sự quan tâm với những em khuyết tật đang được nuôi dưỡng tại đây. Ngài động viên các nữ tu tích cực dấn thân hơn nữa trong việc phục vụ những mảnh đời bất hạnh, những người nghèo và cách riêng những người khuyết tật, không chỉ với tinh thần trách nhiệm của người Tông đồ, nhưng còn bằng cả trái tim với trọn Đức Ái và tình thương mến.
Vào lúc 19h30’, Đức cha Giuse đã chủ sự thánh lễ Chúa Nhật III Mùa Chay tại nhà thờ giáo xứ Thất Khê, cùng với sự hiện diện của cha xứ Phêrô và đông đảo quý nam nữ tu sỹ, anh chị em giáo dân. Ngôi nhà thờ chan hòa ánh sáng của tình hiệp thông, của bầu khí phụng vụ trang nghiêm sốt sắng. Sau Thánh lễ, mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ có những giờ phút gặp gỡ, chia sẻ, thăm hỏi với Đức cha giáo phận, trong tình nghĩa gia đình và sự mến yêu chân thành.
Nhắc đến giáo phận Lạng Sơn trong những thời điểm khó khăn thử thách, không thể không nhắc tới giáo xứ Thất Khê, một nơi được coi như Tòa Giám mục thứ hai của giáo phận. Trong những năm tháng đầy thăng trầm của lịch sử giáo phận, có những lúc tưởng như giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng này không còn tồn tại nữa, nhưng từ giáo xứ Thất Khê, với sự cộng tác của mọi thành phần Dân Chúa, vị mục tử khiêm nhường và ẩn mình – Đức cha cố Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ - đã kiên trì cầu nguyện, ươm trồng để Giáo phận có ngày hồi sinh như hôm nay.
Đức cha Giuse mời gọi mọi người noi theo tấm gương của Đức cha Cố Vinhsơn Phaolô, luôn trung thành gìn giữ và làm thăng tiến đời sống Đức Tin, xây dựng tình đoàn kết yêu thương giữa mọi người trong giáo xứ và với những anh chị em xung quanh mình, qua đó trở nên những khí cụ đem Tình Thương Chúa đến cho họ.
Cũng nên nhắc lại: Giáo xứ Thất Khê là nơi Đức cố giám mục Vinhson Phaolo Phạm Văn Dụ phải cư trú chỉ định từ năm 1960 đến năm 1991. Năm 1960, ngài được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng nhưng nhà cầm quyền yêu cầu ngài phải lên cư trú tại giáo xứ Thất khê ngay lập tức. Sau đó, mãi đến năm 1979, khi chiến tranh biên giới nổ ra, ngài cùng với giáo dân và mọi người sơ tán, về tòa giám mục Bắc Ninh, ngày 01 tháng 05 năm 1979, ngài mới được Đức cha Phaolo Phạm Đình Tụng tấn phong Giám mục. Sau đó, ngài trở về Lạng Sơn, lại phải tiếp tục ở Thất Khê cho tới năm 1991 mới được về Tòa giám mục tại Lạng Sơn, sau chuyến viếng thăm và làm việc của Đức hồng y Etchegaray.
Xem hình ảnh
Tại ngôi nhà mục vụ của giáo xứ, vốn trước đây chính là nơi cư ngụ trong hơn 30 năm của Đức cố Giám mục Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ, Đức cha Giuse đã có thời gian để trao đổi, chia sẻ với cha xứ Thất khê về những ưu tư và chương trình mục vụ, gặp gỡ thăm hỏi anh chị em giáo dân trong vùng. Những cuộc gặp gỡ, những sự sẻ chia đã trở nên nhịp cầu gắn kết yêu thương, tạo nên mối dây liên đới thật đẹp giữa vị mục tử và đàn chiên.
Trong buổi chiều, Đức cha Giuse đã dành trọn thời gian để thăm viếng một số gia đình, cách riêng những người già cả trong xứ. Ngài thăm hỏi hoàn cảnh của mỗi gia đình, chúc lành cho họ và cầu chúc cho họ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống, niềm tin và ơn gọi. Đặc biệt, ngài đã đến thăm và động viên các nữ tu đang phục vụ tại Mái Ấm Tình Thương Vinhsơn Phaolô, đồng thời chia sẻ tình thương và sự quan tâm với những em khuyết tật đang được nuôi dưỡng tại đây. Ngài động viên các nữ tu tích cực dấn thân hơn nữa trong việc phục vụ những mảnh đời bất hạnh, những người nghèo và cách riêng những người khuyết tật, không chỉ với tinh thần trách nhiệm của người Tông đồ, nhưng còn bằng cả trái tim với trọn Đức Ái và tình thương mến.
Vào lúc 19h30’, Đức cha Giuse đã chủ sự thánh lễ Chúa Nhật III Mùa Chay tại nhà thờ giáo xứ Thất Khê, cùng với sự hiện diện của cha xứ Phêrô và đông đảo quý nam nữ tu sỹ, anh chị em giáo dân. Ngôi nhà thờ chan hòa ánh sáng của tình hiệp thông, của bầu khí phụng vụ trang nghiêm sốt sắng. Sau Thánh lễ, mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ có những giờ phút gặp gỡ, chia sẻ, thăm hỏi với Đức cha giáo phận, trong tình nghĩa gia đình và sự mến yêu chân thành.
Nhắc đến giáo phận Lạng Sơn trong những thời điểm khó khăn thử thách, không thể không nhắc tới giáo xứ Thất Khê, một nơi được coi như Tòa Giám mục thứ hai của giáo phận. Trong những năm tháng đầy thăng trầm của lịch sử giáo phận, có những lúc tưởng như giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng này không còn tồn tại nữa, nhưng từ giáo xứ Thất Khê, với sự cộng tác của mọi thành phần Dân Chúa, vị mục tử khiêm nhường và ẩn mình – Đức cha cố Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ - đã kiên trì cầu nguyện, ươm trồng để Giáo phận có ngày hồi sinh như hôm nay.
Đức cha Giuse mời gọi mọi người noi theo tấm gương của Đức cha Cố Vinhsơn Phaolô, luôn trung thành gìn giữ và làm thăng tiến đời sống Đức Tin, xây dựng tình đoàn kết yêu thương giữa mọi người trong giáo xứ và với những anh chị em xung quanh mình, qua đó trở nên những khí cụ đem Tình Thương Chúa đến cho họ.
Cũng nên nhắc lại: Giáo xứ Thất Khê là nơi Đức cố giám mục Vinhson Phaolo Phạm Văn Dụ phải cư trú chỉ định từ năm 1960 đến năm 1991. Năm 1960, ngài được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng nhưng nhà cầm quyền yêu cầu ngài phải lên cư trú tại giáo xứ Thất khê ngay lập tức. Sau đó, mãi đến năm 1979, khi chiến tranh biên giới nổ ra, ngài cùng với giáo dân và mọi người sơ tán, về tòa giám mục Bắc Ninh, ngày 01 tháng 05 năm 1979, ngài mới được Đức cha Phaolo Phạm Đình Tụng tấn phong Giám mục. Sau đó, ngài trở về Lạng Sơn, lại phải tiếp tục ở Thất Khê cho tới năm 1991 mới được về Tòa giám mục tại Lạng Sơn, sau chuyến viếng thăm và làm việc của Đức hồng y Etchegaray.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dấu Vô Thường
Lm. Tâm Duy
08:58 26/03/2011
DẤU VÔ THƯỜNG
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Nhớ lại "Mùa Chay" thuở ban đầu
Giữa sa mạc vắng những đêm thâu
Bốn mươi ngày, thắng bao cám dỗ
Đất bằng dậy sóng chẳng nghiêng tầu…
(Trích thơ của Thanh Sơn).
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Nhớ lại "Mùa Chay" thuở ban đầu
Giữa sa mạc vắng những đêm thâu
Bốn mươi ngày, thắng bao cám dỗ
Đất bằng dậy sóng chẳng nghiêng tầu…
(Trích thơ của Thanh Sơn).
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền