Phụng Vụ - Mục Vụ
Niềm Vui Rực Sáng
Lm Vũđình Tường
04:30 27/03/2012
Chúa Nhật Lễ Lá năm B
Mk 14,1-15,47
Con người quả có nhiều cách khác nhau để diễn tả niềm vui. Cách thông dụng nhất là lời nói. Dùng ngôn từ nói lên lời chúc tụng, tung hô. Để niềm vui được vui hơn, người ta mượn tràng pháo tay kèm theo lời cổ võ. Theo sau tràng pháo tay là những tiếng cười hoan lạc. Đôi khi còn kèm theo bài ca vui, nhảy múa diễn tả hết tâm tình, bộc trực niềm hạnh phúc. Thời giờ dư giả, tài chánh thảnh thơi hơn người ta còn tổ chức bữa tiệc mừng, cụng li, chung chén, kéo dài niềm vui. Khi có tiệc mừng là có xuất hiện y phục thời trang mới. Cách ăn mặc lịch sự của thực khách, cử chỉ trang trọng mọi người dành cho nhau. Bên cạnh đó còn có trang hoàng màu sắc, sặc sỡ, từ ngoài ngõ đến nhà cửa, kể cả mọi người xa, gần, đều là những dấu chỉ rõ ràng nhất của tâm tình chia sẻ niềm vui. Đây là những cách diễn tả niềm vui.
Hôm nay Phúc âm ghi lại một hình thức diễn tả niềm vui nội tâm hoàn toàn khác lạ so với cách thông thường. Trên đường vào thành thánh Giêrusalem, đám đông dân chúng bất ngờ gặp Đức Kitô họ vui mừng quá đỗi. Vì không chuẩn bị hay nói rõ hơn không ai biết để chuẩn bị nên người ta sáng chế ra cách bày tỏ niềm vui dạt dào trong tâm hồn. Một người lên tiếng Hoan Hô Con Vua Đavít. Hoan hô Đấng đến Nhân Danh Chúa. Một tiếng cất lên, hai ba tiếng hoà nhịp vang vọng và rồi cả con đường, mọi nghõ ngách đều chung ca bài hoan hô Con Vua Đavít. Nhà chức trách thấy thế lên tiếng can ngăn. Họ cũng không thể ngờ được phản ứng mãnh liệt của đám đông. Họ không thể dự đoán Đức Kitô xuất hiện đột ngột như thế. Họ lên tiếng ngăn cản, cấm đoán. Cấm sao được sức mạnh của đại chúng, ngăn sao được tiếng hát vui mừng. Áp chế sao nổi bước chân nhảy nhót diễn tả niềm vui. Một cành lá làm cờ, hai cành lá làm cờ, ba cành lá làm cờ và cứ thế cành lá, cành lá biến thành rừng cây di động. Rừng cây đủ sắc thái của mọi cành lá bên đường tung bay, múa may theo nhịp phất của đôi tay. Đâu đó có người không tiếc tấm áo mới, cởi áo lót đường đón Con Vua Đavít. Mình trần, tay cầm cành lá đón chào, đám đông ca tụng Ngài là vua. Vị quân vương của đại chúng, quân vương không tiến vào thành bằng vó ngựa và cung tên nhưng cỡi lừa con, chân bước trên thảm vải áo và đi giữa rừng cành lá vẫy chào. Cảnh chào đón thật đơn sơ, giản dị nhưng chan chứa tình người, lòng ái mộ, cảm mến hết sức chân tình. Sáng kiến bẻ cành lá vẫy chào để lại cho chúng ta một ngày lễ kính với tên đơn sơ, mộc mạc đến quê mùa, nhưng lại diễn tả tâm tình rất chân thật của đám đông xưa may mắn trên đường đi gặp được Đức Kitô Con Vua Đavít. Ngày lễ kính đó chính là ngày lễ lá. Ai không biết được lịch sự của sự việc nghe sẽ chẳng hiểu tại sao lại gọi là lễ lá.
Đám đông đâu biết rằng họ là những người đầu tiên chào đón vinh quang, vinh danh Con Chúa Cứu Thế. Vinh Danh đó không lộ ra ngay trong ngày Ngài tiến vào thành thánh Giêrusalem. Vinh Danh đó hé mở rồi ẩn mất mãi cho đến ngày Ngài vinh quang sống lại từ cõi chết. Đây mới là chiến thắng thật, vinh quang thật và là niềm vui thật cho những tâm hồn thiện tâm.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mk 14,1-15,47
Con người quả có nhiều cách khác nhau để diễn tả niềm vui. Cách thông dụng nhất là lời nói. Dùng ngôn từ nói lên lời chúc tụng, tung hô. Để niềm vui được vui hơn, người ta mượn tràng pháo tay kèm theo lời cổ võ. Theo sau tràng pháo tay là những tiếng cười hoan lạc. Đôi khi còn kèm theo bài ca vui, nhảy múa diễn tả hết tâm tình, bộc trực niềm hạnh phúc. Thời giờ dư giả, tài chánh thảnh thơi hơn người ta còn tổ chức bữa tiệc mừng, cụng li, chung chén, kéo dài niềm vui. Khi có tiệc mừng là có xuất hiện y phục thời trang mới. Cách ăn mặc lịch sự của thực khách, cử chỉ trang trọng mọi người dành cho nhau. Bên cạnh đó còn có trang hoàng màu sắc, sặc sỡ, từ ngoài ngõ đến nhà cửa, kể cả mọi người xa, gần, đều là những dấu chỉ rõ ràng nhất của tâm tình chia sẻ niềm vui. Đây là những cách diễn tả niềm vui.
Hôm nay Phúc âm ghi lại một hình thức diễn tả niềm vui nội tâm hoàn toàn khác lạ so với cách thông thường. Trên đường vào thành thánh Giêrusalem, đám đông dân chúng bất ngờ gặp Đức Kitô họ vui mừng quá đỗi. Vì không chuẩn bị hay nói rõ hơn không ai biết để chuẩn bị nên người ta sáng chế ra cách bày tỏ niềm vui dạt dào trong tâm hồn. Một người lên tiếng Hoan Hô Con Vua Đavít. Hoan hô Đấng đến Nhân Danh Chúa. Một tiếng cất lên, hai ba tiếng hoà nhịp vang vọng và rồi cả con đường, mọi nghõ ngách đều chung ca bài hoan hô Con Vua Đavít. Nhà chức trách thấy thế lên tiếng can ngăn. Họ cũng không thể ngờ được phản ứng mãnh liệt của đám đông. Họ không thể dự đoán Đức Kitô xuất hiện đột ngột như thế. Họ lên tiếng ngăn cản, cấm đoán. Cấm sao được sức mạnh của đại chúng, ngăn sao được tiếng hát vui mừng. Áp chế sao nổi bước chân nhảy nhót diễn tả niềm vui. Một cành lá làm cờ, hai cành lá làm cờ, ba cành lá làm cờ và cứ thế cành lá, cành lá biến thành rừng cây di động. Rừng cây đủ sắc thái của mọi cành lá bên đường tung bay, múa may theo nhịp phất của đôi tay. Đâu đó có người không tiếc tấm áo mới, cởi áo lót đường đón Con Vua Đavít. Mình trần, tay cầm cành lá đón chào, đám đông ca tụng Ngài là vua. Vị quân vương của đại chúng, quân vương không tiến vào thành bằng vó ngựa và cung tên nhưng cỡi lừa con, chân bước trên thảm vải áo và đi giữa rừng cành lá vẫy chào. Cảnh chào đón thật đơn sơ, giản dị nhưng chan chứa tình người, lòng ái mộ, cảm mến hết sức chân tình. Sáng kiến bẻ cành lá vẫy chào để lại cho chúng ta một ngày lễ kính với tên đơn sơ, mộc mạc đến quê mùa, nhưng lại diễn tả tâm tình rất chân thật của đám đông xưa may mắn trên đường đi gặp được Đức Kitô Con Vua Đavít. Ngày lễ kính đó chính là ngày lễ lá. Ai không biết được lịch sự của sự việc nghe sẽ chẳng hiểu tại sao lại gọi là lễ lá.
Đám đông đâu biết rằng họ là những người đầu tiên chào đón vinh quang, vinh danh Con Chúa Cứu Thế. Vinh Danh đó không lộ ra ngay trong ngày Ngài tiến vào thành thánh Giêrusalem. Vinh Danh đó hé mở rồi ẩn mất mãi cho đến ngày Ngài vinh quang sống lại từ cõi chết. Đây mới là chiến thắng thật, vinh quang thật và là niềm vui thật cho những tâm hồn thiện tâm.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tình Chúa tình người
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
07:26 27/03/2012
LỄ LÁ (Is 50, 4-7; Phil 2, 6-11; Mc 14, 1-15,47).
Bước vào Tuần Thánh, Giáo Hội bắt đầu cử hành Chúa Nhật Lễ Lá. Có nghi thức làm phép lá, phát lá và kiệu lá. Chỉ những người trong đạo mới hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Lá. Khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem thì các trẻ Do-thái cầm nhành ô-liu đi đón Chúa, lấy áo trải xuống đường và reo vang ca tụng rằng: Hoan hô con vua Đavít! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Lạy vua Israel! Hoan hô trên các tầng trời! Tiếp theo, chúng ta nghe bài Bài Thương Khó với những diễn tiến xảy ra mấy ngày cuối đời của Chúa Giêsu trên trần gian. Dân chúng hùa theo với quân lính và những kẻ thù ghét Chúa Giêsu với những lời phản bội sát phạt: Xin phóng thích Baraba và giết đi, đóng đinh nó vào thập giá. Những cành lá tung hô đã cuốn thành vòng gai nhọn đặt trên đầu của Chúa.
Chương trình cứu độ trải dài suốt dọc lịch sử của dân Do-thái, từng biến cố xảy ra đều mang dấu ấn tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã hiện diện sát cánh qua mọi biến cố thăng trầm với dân riêng của Người. Tình yêu của Thiên Chúa đã thắng vượt sự dữ và tội lỗi. Tình Chúa bền vững thiên thu không hề thay đổi trong khi lòng người đổi thay. Biết bao lần chính Dân mà Chúa đã chọn, bỏ Chúa đi thờ các thần ngoại bang được đúc bằng đất đá. Dân chúng quay lưng chạy theo những đam mê sắc dục, tiền tài danh vọng và tìm thỏa mãn mọi đòi hỏi của bản năng thấp hèn. Tiên tri Danien đã thân thưa cùng Chúa: Tôi đã cầu xin Chúa là Thiên Chúa của tôi, đã thú nhận và thưa Người rằng: Chúng con đã phạm tội, đã lỗi lầm, đã làm điều gian ác, chúng con đã phản nghịch và lìa xa các mệnh lệnh, phán quyết của Ngài (Dan 9, 4-5).
Tình yêu Chúa cứ dõi theo những con người lạc bước và tạo cơ hội cho họ trở về như dụ ngôn ‘Người cha nhân hậu’ hay còn được gọi là ‘Người con hoang đàng’ (Lc 15, 11-32). Thiên Chúa không bỏ rơi con người trong lầm lạc, nhưng đã ban và phó thác chính Con của mình làm của lễ cứu độ. Chúa Giêsu đã phán: Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên (Ga 10,11). Chúa Giêsu chính là Con Một Thiên Chúa và là Đấng được Xức Dầu đã hoàn tất mọi lời tiên tri đã loan báo về Người. Biến cố thương khó đã xảy ra và ứng nghiệm mọi lời đã tiên báo.
Biến cố Chúa Giêsu được đón rước vào thành Giêrusalem thì vắn gọn. Sư vinh quang trần thế tùy thuộc vào con người chỉ có thế, luôn đổi thay. Từ những lời hoan hô ca ngợi mau chóng biến thành những lời nguyền rủa, chế diễu và kết án. Cách đối xử của con người thật là vô ơn bội bạc. Chúa dạy dỗ, chữa bệnh, xua trừ ma quỷ, cho ăn uống no say và dẫn về đàng thật nhưng lòng người thì tráo trở, lật lừa và đổi trắng thay đen. Chúa Giêsu đón nhận tất cả sự xỉ nhục này như của lễ dâng tiến lên Chúa Cha. Chúa gom tóm tất cả tội lỗi xấu xa của con người để đóng gim vào thánh giá. Của lễ châu báu trên thập giá là giá máu cứu chuộc.
Mỗi người nghe bài tường thuật sự Thương Khó của Chúa Giêsu với những tâm tình khác nhau. Có người nghe qua bài Thương Khó và nghĩ đây là một câu truyện đáng thương thuộc qúa khứ. Đôi người lại có thái độ như khách bàng quan coi sự sống chết của Chúa Giêsu chẳng liên quan gì tới đời sống tâm linh của họ. Có người cảm thương sự đau đớn và khổ nhục của Chúa, nhưng rồi lại có thái độ thù ghét, kết án dân Do-thái, chính quyền, trưởng tế, quân lính, người phản bội và các đồng bọn đã giết Chúa. Hôm nay, chúng ta nên có một tâm tình tôn kính về sự thương khó của Chúa. Chúng ta suy gẫm và chiêm niệm từng lời nói, từng hành động, từng giọt mồ hôi, giọt máu rơi xuống và từng bước chân ngã quỵ trên đường tiến lên Núi Sọ. Tất cả mọi khổ đau về tinh thần và cũng như thể xác của Chúa đều là sự trả giá cho tội lỗi và bất trung của loài người.
Các lãnh đạo tôn giáo và chính quyền đã toa rợp để tiêu diệt một người công chính. Vì yêu thương nhân loại, Chúa đã chấp nhận tất cả mọi khổ đau. Hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu đang mạnh khỏe, đã bị bán, bị bắt, bị chối bỏ, bị xét xử, bị xỉ nhục, bị đánh đập, bị đói khát và bị hành hạ cho đến chết trên thập giá. Mỗi một hành vi lên án dù nhỏ mọn cũng đã góp phần đưa đến sự chết của Chúa. Chúa không than van trách móc, nhưng còn thương xin Chúa Cha tha thứ cho lỗi lầm của họ. Mầu nhiệm của tình yêu gắn liền với mầu nhiệm của sự đau khổ. Sự đau khổ, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu là cao điểm của ơn cứu độ. Đây là lễ Vượt Qua mà Giao Ước mới được ký kết bằng Máu châu Báu của Chúa.
Chúng ta có thể gọi các hành vi xấu ấy là tội lỗi của thế gian. Tội bất trung, tội phản nghịch, tội làm chứng dối, tội cáo gian, tội đoán xét, tội thù ghét, tội xỉ vả lăng nhục, tội hại người, tội bất công, tội đồng lõa, tội gian tà và tội giết người bằng môi miệng, thái độ và hành động. Tất cả các tội đổ dồn trên đầu, trên vai, trên những bước chân trần và trong trái tim đầy lòng thương xót của Chúa. Qua bài Thương Khó của Chúa, chúng ta đừng gán ghép tất cả những tội lỗi giết Chúa cho quân Giu-rêu xưa. Không phải thế đâu! Chúa chịu hy sinh đền tội chung cho cả nhân loại. Khi chúng ta phạm tội là chúng ta lại tiếp tục quất những vết roi hằn trên thân mình Chúa. Thánh Phaolô đã kể lại là trong khi đi ruồng bắt các tín hữu, có một luồng sáng đánh ngã ông: Tôi ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với tôi: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Tôi đáp: "Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: "Ta là Giêsu Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ (Tđcv 22, 7-8).
Qua mọi thời, có một số người cứ muốn loại Chúa ra khỏi cuộc sống. Chối bỏ Thiên Chúa để con người được hoàn toàn tự do làm chủ đời mình. Đi tìm tự do để có thể thực hành điều mình mong muốn. Những ước muốn của con người thường là để xuôi theo dòng lạc thú tạm thời. Mọi thỏa mãn vẫn không đáp ứng được những khao khát thầm kín thẳm sâu trong tâm hồn. Một số người muốn có thêm quyền lực, thêm danh vọng và thêm hưởng thụ. Họ tìm cách tiêu diệt mọi chướng ngại trên đường để tìm thỏa mãn quyền lực và ý riêng mình. Cha ông chúng ta đã giết chết các sứ giả, các tiên tri được sai đến và cả người Con Một Yêu Dấu của Thiên Chúa cũng bị loại trừ và giết bỏ.
Các thứ tội lỗi của chúng ta hôm nay cũng giống như các tội phản nghịch của người xưa, đều làm phật lòng Chúa. Mỗi khi phạm tội, chúng ta lại đâm thấu trái tim và đóng thêm gai nhọn vào thân mình Chúa. Thân mình Chúa chính là Giáo Hội của Ngài. Trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Thánh Phaolô nói về sự liên kết giữa Chúa Kito và Hội Thánh: Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh (Eph 5, 32). Khi chúng ta phạm tội là chúng ta xúc phạm đến Chúa và chi thể của Chúa. Mùa Chay mời gọi chúng ta xét mình và xin ơn tha thứ để sửa mình. Giáo Hội không ngừng kêu gọi con cái mình hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc âm để được ơn cứu rỗi.
Trong Tuần Thánh, mỗi người chúng ta dành ít phút thinh lặng và chiêm ngắm hình ảnh Chúa Giêsu bị treo trần trụi trên thập giá. Chúng ta có thể hợp dâng lên Chúa tất cả những đau buồn, sầu khổ, chán nản, bị đổ vạ cáo gian, bị hàm oan, những lời châm chọc chỉ trích, nỗi cô đơn và tất cả những khổ đau của cuộc đời. Xin cho được ơn thông phần nhục nhã với Chúa trên khổ giá để đền vì tội của chúng ta. Xin Chúa thương tha thứ và ban sức mạnh để chúng ta tiếp tục vác thánh giá theo Chúa mỗi ngày. Chúa sẽ trao triều thiên vinh thắng cho những ai bền đỗ đến cùng.
Bước vào Tuần Thánh, Giáo Hội bắt đầu cử hành Chúa Nhật Lễ Lá. Có nghi thức làm phép lá, phát lá và kiệu lá. Chỉ những người trong đạo mới hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Lá. Khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem thì các trẻ Do-thái cầm nhành ô-liu đi đón Chúa, lấy áo trải xuống đường và reo vang ca tụng rằng: Hoan hô con vua Đavít! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Lạy vua Israel! Hoan hô trên các tầng trời! Tiếp theo, chúng ta nghe bài Bài Thương Khó với những diễn tiến xảy ra mấy ngày cuối đời của Chúa Giêsu trên trần gian. Dân chúng hùa theo với quân lính và những kẻ thù ghét Chúa Giêsu với những lời phản bội sát phạt: Xin phóng thích Baraba và giết đi, đóng đinh nó vào thập giá. Những cành lá tung hô đã cuốn thành vòng gai nhọn đặt trên đầu của Chúa.
Chương trình cứu độ trải dài suốt dọc lịch sử của dân Do-thái, từng biến cố xảy ra đều mang dấu ấn tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã hiện diện sát cánh qua mọi biến cố thăng trầm với dân riêng của Người. Tình yêu của Thiên Chúa đã thắng vượt sự dữ và tội lỗi. Tình Chúa bền vững thiên thu không hề thay đổi trong khi lòng người đổi thay. Biết bao lần chính Dân mà Chúa đã chọn, bỏ Chúa đi thờ các thần ngoại bang được đúc bằng đất đá. Dân chúng quay lưng chạy theo những đam mê sắc dục, tiền tài danh vọng và tìm thỏa mãn mọi đòi hỏi của bản năng thấp hèn. Tiên tri Danien đã thân thưa cùng Chúa: Tôi đã cầu xin Chúa là Thiên Chúa của tôi, đã thú nhận và thưa Người rằng: Chúng con đã phạm tội, đã lỗi lầm, đã làm điều gian ác, chúng con đã phản nghịch và lìa xa các mệnh lệnh, phán quyết của Ngài (Dan 9, 4-5).
Tình yêu Chúa cứ dõi theo những con người lạc bước và tạo cơ hội cho họ trở về như dụ ngôn ‘Người cha nhân hậu’ hay còn được gọi là ‘Người con hoang đàng’ (Lc 15, 11-32). Thiên Chúa không bỏ rơi con người trong lầm lạc, nhưng đã ban và phó thác chính Con của mình làm của lễ cứu độ. Chúa Giêsu đã phán: Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên (Ga 10,11). Chúa Giêsu chính là Con Một Thiên Chúa và là Đấng được Xức Dầu đã hoàn tất mọi lời tiên tri đã loan báo về Người. Biến cố thương khó đã xảy ra và ứng nghiệm mọi lời đã tiên báo.
Biến cố Chúa Giêsu được đón rước vào thành Giêrusalem thì vắn gọn. Sư vinh quang trần thế tùy thuộc vào con người chỉ có thế, luôn đổi thay. Từ những lời hoan hô ca ngợi mau chóng biến thành những lời nguyền rủa, chế diễu và kết án. Cách đối xử của con người thật là vô ơn bội bạc. Chúa dạy dỗ, chữa bệnh, xua trừ ma quỷ, cho ăn uống no say và dẫn về đàng thật nhưng lòng người thì tráo trở, lật lừa và đổi trắng thay đen. Chúa Giêsu đón nhận tất cả sự xỉ nhục này như của lễ dâng tiến lên Chúa Cha. Chúa gom tóm tất cả tội lỗi xấu xa của con người để đóng gim vào thánh giá. Của lễ châu báu trên thập giá là giá máu cứu chuộc.
Mỗi người nghe bài tường thuật sự Thương Khó của Chúa Giêsu với những tâm tình khác nhau. Có người nghe qua bài Thương Khó và nghĩ đây là một câu truyện đáng thương thuộc qúa khứ. Đôi người lại có thái độ như khách bàng quan coi sự sống chết của Chúa Giêsu chẳng liên quan gì tới đời sống tâm linh của họ. Có người cảm thương sự đau đớn và khổ nhục của Chúa, nhưng rồi lại có thái độ thù ghét, kết án dân Do-thái, chính quyền, trưởng tế, quân lính, người phản bội và các đồng bọn đã giết Chúa. Hôm nay, chúng ta nên có một tâm tình tôn kính về sự thương khó của Chúa. Chúng ta suy gẫm và chiêm niệm từng lời nói, từng hành động, từng giọt mồ hôi, giọt máu rơi xuống và từng bước chân ngã quỵ trên đường tiến lên Núi Sọ. Tất cả mọi khổ đau về tinh thần và cũng như thể xác của Chúa đều là sự trả giá cho tội lỗi và bất trung của loài người.
Các lãnh đạo tôn giáo và chính quyền đã toa rợp để tiêu diệt một người công chính. Vì yêu thương nhân loại, Chúa đã chấp nhận tất cả mọi khổ đau. Hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu đang mạnh khỏe, đã bị bán, bị bắt, bị chối bỏ, bị xét xử, bị xỉ nhục, bị đánh đập, bị đói khát và bị hành hạ cho đến chết trên thập giá. Mỗi một hành vi lên án dù nhỏ mọn cũng đã góp phần đưa đến sự chết của Chúa. Chúa không than van trách móc, nhưng còn thương xin Chúa Cha tha thứ cho lỗi lầm của họ. Mầu nhiệm của tình yêu gắn liền với mầu nhiệm của sự đau khổ. Sự đau khổ, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu là cao điểm của ơn cứu độ. Đây là lễ Vượt Qua mà Giao Ước mới được ký kết bằng Máu châu Báu của Chúa.
Chúng ta có thể gọi các hành vi xấu ấy là tội lỗi của thế gian. Tội bất trung, tội phản nghịch, tội làm chứng dối, tội cáo gian, tội đoán xét, tội thù ghét, tội xỉ vả lăng nhục, tội hại người, tội bất công, tội đồng lõa, tội gian tà và tội giết người bằng môi miệng, thái độ và hành động. Tất cả các tội đổ dồn trên đầu, trên vai, trên những bước chân trần và trong trái tim đầy lòng thương xót của Chúa. Qua bài Thương Khó của Chúa, chúng ta đừng gán ghép tất cả những tội lỗi giết Chúa cho quân Giu-rêu xưa. Không phải thế đâu! Chúa chịu hy sinh đền tội chung cho cả nhân loại. Khi chúng ta phạm tội là chúng ta lại tiếp tục quất những vết roi hằn trên thân mình Chúa. Thánh Phaolô đã kể lại là trong khi đi ruồng bắt các tín hữu, có một luồng sáng đánh ngã ông: Tôi ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với tôi: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Tôi đáp: "Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: "Ta là Giêsu Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ (Tđcv 22, 7-8).
Qua mọi thời, có một số người cứ muốn loại Chúa ra khỏi cuộc sống. Chối bỏ Thiên Chúa để con người được hoàn toàn tự do làm chủ đời mình. Đi tìm tự do để có thể thực hành điều mình mong muốn. Những ước muốn của con người thường là để xuôi theo dòng lạc thú tạm thời. Mọi thỏa mãn vẫn không đáp ứng được những khao khát thầm kín thẳm sâu trong tâm hồn. Một số người muốn có thêm quyền lực, thêm danh vọng và thêm hưởng thụ. Họ tìm cách tiêu diệt mọi chướng ngại trên đường để tìm thỏa mãn quyền lực và ý riêng mình. Cha ông chúng ta đã giết chết các sứ giả, các tiên tri được sai đến và cả người Con Một Yêu Dấu của Thiên Chúa cũng bị loại trừ và giết bỏ.
Các thứ tội lỗi của chúng ta hôm nay cũng giống như các tội phản nghịch của người xưa, đều làm phật lòng Chúa. Mỗi khi phạm tội, chúng ta lại đâm thấu trái tim và đóng thêm gai nhọn vào thân mình Chúa. Thân mình Chúa chính là Giáo Hội của Ngài. Trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Thánh Phaolô nói về sự liên kết giữa Chúa Kito và Hội Thánh: Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh (Eph 5, 32). Khi chúng ta phạm tội là chúng ta xúc phạm đến Chúa và chi thể của Chúa. Mùa Chay mời gọi chúng ta xét mình và xin ơn tha thứ để sửa mình. Giáo Hội không ngừng kêu gọi con cái mình hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc âm để được ơn cứu rỗi.
Trong Tuần Thánh, mỗi người chúng ta dành ít phút thinh lặng và chiêm ngắm hình ảnh Chúa Giêsu bị treo trần trụi trên thập giá. Chúng ta có thể hợp dâng lên Chúa tất cả những đau buồn, sầu khổ, chán nản, bị đổ vạ cáo gian, bị hàm oan, những lời châm chọc chỉ trích, nỗi cô đơn và tất cả những khổ đau của cuộc đời. Xin cho được ơn thông phần nhục nhã với Chúa trên khổ giá để đền vì tội của chúng ta. Xin Chúa thương tha thứ và ban sức mạnh để chúng ta tiếp tục vác thánh giá theo Chúa mỗi ngày. Chúa sẽ trao triều thiên vinh thắng cho những ai bền đỗ đến cùng.
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 36
VietCatholic Network
09:37 27/03/2012
Thật lạ lùng bài thơ ngôn sứ diễn tả chi tiết cuộc đời Chúa Giêsu- đặc biệt trong sự thương khó của Ngài. Ðoạn sách tiên tri Isaia (50:4-9) tổ điểm một hình ảnh sinh động về sự chịu đựng của Chúa Giêsu và sự đơn độc đối phó để hoàn thành sự vụ của ngài trong một thế giới đang ra sức chống đối Ngài.
Tuy nhiên, đối với Chúa Giê-su, đau khổ và chịu đựng nhân danh Thiên Chúa không phải là điều lạ thường. Ðoạn văn này cũng diễn tả tình trạng thử thách gay go mà các tiên tri phải chịu đựng để loan báo lời của Thiên Chúa cho Is-ra-el. Vì chứng từ của họ, Jeremiah, Ezekiel, Amos và nhiều vị khác đã chịu nhiều đau khổ do bàn tay của chính dân riêng các Ngài.
Tiên tri Jeremia, chẳng hạn, đã bị ném vào bùn đất, bị bỏ trong lu với hy vọng là Ngài sẽ chết đói. Ngài được cứu nhưng sau đó bị bắt cóc và giao cho Ai Cập. Còn tiên tri Elijah thì luôn bị đe dọa bị xử tử bở Hoàng Hậu Jezebel. Ngay cả tiên tri Ezekiel, cũng phải sống với những người Do Thái bị lưu đầy ở Babylon, là nơi bị xã hội ruồng bỏ.
Những gì nổi bật trong sự đau khổ của Chúa Giêsu tương phản với các tiên trì này là sự sẵn sàng chấp nhận những lời tố cáo như thế. (Is 50: 5-6). Linh cảm bởi tình yêu, Chúa Giê-su đã tự chọn hiến mạng sống để mang lại tự do cho chúng ta. Ngài đã biết trước Ngài sẽ chịu cảnh ngược đãi, đánh đập và chịu chết, nhưng Ngài vẫn tiến tớ. Hoàn toàn mang thân phận con người, chịu đựng đau đớn về thể xác và tâm hồn, Chúa Giê-su đã nộp mình cho những người tố giác Ngài (Is 50:6). Người vô tội chết thay cho người có tội, người tín hữu chết cho người ngoại giáo.
Ngày mai, chúng ta bắt đầu Tam Nhật Thánh, ba ngày lễ quan trọng cho sự cứu chuộc chúng ta. Trong những ngày này, chúng ta sẽ tưởng niệm sự đau khổ mà Chúa Giê-su đã hiến cho mỗi người được sinh ra con đường trở về với Thiên Chúa khỏi tình trạng lưu đày của tội lỗi. Trong các bài phụng vụ, chúng ta sẽ làm sống lại biến cố xảy ra trong những giờ cuối cùng của Chúa Giêsu và mở ra chương trình cứu độ của Thiên Chúa mà Chúa Giê-su đã tự nguyện chấp nhận. Hãy dành ngày hôm nay để suy tư về Chúa Giê-su, tôi tớ Thiên Chúa đã tự hiến mình cho quân dữ. Hãy ca ngợi tự đáy lòng khi chiêm ngưỡng Ðức Vua Messiah chịu đau khổ của chúng ta.
"Danh Ngài thật diễm phúc, lạy Chúa Giê-su. Vì sự chết và sống lại của Chúa, Chúa đã đổ trên chúng con mọi ân sủng thần linh trên thiên quốc. Chúng con tuyên xưng Chúa là Ðấng Chúa Cha yêu thương, Con Thiên Chúa và Ðấng được xức dầu. Xin danh Chúa được tán dương đến muôn đời".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Tuy nhiên, đối với Chúa Giê-su, đau khổ và chịu đựng nhân danh Thiên Chúa không phải là điều lạ thường. Ðoạn văn này cũng diễn tả tình trạng thử thách gay go mà các tiên tri phải chịu đựng để loan báo lời của Thiên Chúa cho Is-ra-el. Vì chứng từ của họ, Jeremiah, Ezekiel, Amos và nhiều vị khác đã chịu nhiều đau khổ do bàn tay của chính dân riêng các Ngài.
Tiên tri Jeremia, chẳng hạn, đã bị ném vào bùn đất, bị bỏ trong lu với hy vọng là Ngài sẽ chết đói. Ngài được cứu nhưng sau đó bị bắt cóc và giao cho Ai Cập. Còn tiên tri Elijah thì luôn bị đe dọa bị xử tử bở Hoàng Hậu Jezebel. Ngay cả tiên tri Ezekiel, cũng phải sống với những người Do Thái bị lưu đầy ở Babylon, là nơi bị xã hội ruồng bỏ.
Những gì nổi bật trong sự đau khổ của Chúa Giêsu tương phản với các tiên trì này là sự sẵn sàng chấp nhận những lời tố cáo như thế. (Is 50: 5-6). Linh cảm bởi tình yêu, Chúa Giê-su đã tự chọn hiến mạng sống để mang lại tự do cho chúng ta. Ngài đã biết trước Ngài sẽ chịu cảnh ngược đãi, đánh đập và chịu chết, nhưng Ngài vẫn tiến tớ. Hoàn toàn mang thân phận con người, chịu đựng đau đớn về thể xác và tâm hồn, Chúa Giê-su đã nộp mình cho những người tố giác Ngài (Is 50:6). Người vô tội chết thay cho người có tội, người tín hữu chết cho người ngoại giáo.
Ngày mai, chúng ta bắt đầu Tam Nhật Thánh, ba ngày lễ quan trọng cho sự cứu chuộc chúng ta. Trong những ngày này, chúng ta sẽ tưởng niệm sự đau khổ mà Chúa Giê-su đã hiến cho mỗi người được sinh ra con đường trở về với Thiên Chúa khỏi tình trạng lưu đày của tội lỗi. Trong các bài phụng vụ, chúng ta sẽ làm sống lại biến cố xảy ra trong những giờ cuối cùng của Chúa Giêsu và mở ra chương trình cứu độ của Thiên Chúa mà Chúa Giê-su đã tự nguyện chấp nhận. Hãy dành ngày hôm nay để suy tư về Chúa Giê-su, tôi tớ Thiên Chúa đã tự hiến mình cho quân dữ. Hãy ca ngợi tự đáy lòng khi chiêm ngưỡng Ðức Vua Messiah chịu đau khổ của chúng ta.
"Danh Ngài thật diễm phúc, lạy Chúa Giê-su. Vì sự chết và sống lại của Chúa, Chúa đã đổ trên chúng con mọi ân sủng thần linh trên thiên quốc. Chúng con tuyên xưng Chúa là Ðấng Chúa Cha yêu thương, Con Thiên Chúa và Ðấng được xức dầu. Xin danh Chúa được tán dương đến muôn đời".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Dẫn lễ tổng quát phụng vụ Tuần Thánh
LM. Giuse Trương đình Hiền
10:20 27/03/2012
DẪN LỄ TỔNG QUÁT PHỤNG VỤ TUẦN THANH
PHẦN A : TÌM HIỂU Ý NGHĨA TỔNG QUÁT PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH
I/. Giới thiệu ý nghĩa tổng quát :
Cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô cùng với những biến cố gần gũi chung quanh sự kiện đó hợp thành một thời điểm cao trọng nhất trong Năm Phụng Vụ. Bởi vì, như lời khẳng định của Mẹ Hội Thánh : “Chúa Kitô đã hoàn thành công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, khi Người chịu chết, Người sống lại từ cõi chết và lên trời. Trong Mầu nhiệm Vượt Qua nầy, Người đã chết để tiêu diệt cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho ta nguồn sống mới” (PV số 5). Vì thế, “Hội Thánh Mẹ chúng ta, tưởng niệm Chúa đã phục sinh, mỗi tuần vào ngày Chúa Nhật, và còn lại họp mừng Chúa đã chịu khổ nạn và đã phục sinh mỗi năm một lần vào kỳ đại lễ Phục Sinh” (PV số 102).
II/. Các cử hành Phụng Vụ trong Tuần Thánh :
Tất cả chiều kích trọng đại và thánh thiện đó được phụng vụ tập trung của hành trong một TUẦN LỄ ĐẶC BIỆT gọi là TUẦN THÁNH.
1. Chúa Nhật Lễ Lá : Khai mạc Tuần Thánh đó là cử hành phụng vụ CHÚA NHẬT LỄ LÁ : kỷ niệm việc Chúa Kitô khải hoàn vào thành Giêrusalem để bắt đầu cuộc Vượt Qua đẩm máu và vinh quang (mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh).
2. Tam Nhật Vượt Qua : Trong Tuần Thánh có “3 ngày rất thánh” gọi là TAM NHẬT VƯỢT QUA : Bắt đầu từ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN THÁNH và kết thúc vào CHIỀU CHÚA NHẬT PHỤC SINH. Trong TAM NHẬT VƯỢT QUA nầy, các tín hữu đem lòng tôn kính mến yêu và tưởng- niệm- tái- diễn những gì Chúa Giêsu đã làm từ bữa ăn sau hết với các môn đệ” (LỄ TIỆC LY, THỨ NĂM TUẦN THÁNH), với cuộc khổ nạn đau thương (CUỘC KHỔ NẠN, THỨ SÁU TUẦN THÁNH), và cuộc vượt qua bóng đêm sự chết, khải hoàn vào ánh sáng vinh quang (ĐÊM VỌNG PHỤC SINH, THỨ BẢY TUẦN THÁNH), để rồi xuất hiện giữa các môn sinh vào Ngày Thứ Nhất trong tuần (CHÚA NHẬT PHỤC SINH).
3. Đêm vọng phục sinh : Cao điểm chót vót của phụng vụ Tuần Thánh, của Tam Nhật Vượt Qua, và cũng là của cả Năm Phụng Vụ, đó chính là ĐÊM VỌNG PHỤC SINH : Trong Đêm Canh Thức cực thánh nầy, các tín hữu ngay từ sơ khai, tụ tập nhau khi đêm xuống, mừng kính TOÀN THỂ MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ DO CHÚA KITÔ THỰC HIỆN. Hình thức cuộc mừng long trọng nầy bắt nguồn từ cuộc “mừng Vượt Qua” của dân Ít-ra-en, nhưng với một nội dung mới mẻ : cuộc Vượt Qua mới của Chiên Vượt Qua đích thực là Chúa Kitô.
“Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế, ta hãy lấy bánh không men tượng trưng lòng chân thật mà ăn mừng đại lễ” (1 Co 5,8).
4. Bí tích Nhập đạo : Chính trong Tuần Thánh nầy, các anh chị em dự tòng kết thúc thời kỳ chuẩn bị sau cùng để chính thức được lãnh nhận CÁC BÍ TÍCH GIA NHẬP KITÔ GIÁO được cử hành trong chính Đêm Vọng Phục Sinh.
Trong chiều kích sống đạo, đối với các người Kitô hữu, Tuần Thánh cũng là thời gian kết thúc kỳ trai tịnh với tâm hồn sám hối sâu đậm và sự hoán cải trọn vẹn hơn để thực sự dấn thân sống mầu nhiệm VƯỢT QUA CỦA ĐỨC KITÔ.
Để đánh giá đúng mức ý nghĩa và tầm quan trọng bậc nhất của cử hành phụng vụ Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua, chúng ta có thể lấy lại lời khẳng định của sách lễ Rôma : “Tam Nhật Vượt Qua kính nhớ Chúa chịu nạn và Sống lại là điểm cao chói lọi của Năm Phụng Vụ” (Sách Lễ Rôma)
PHẦN B : DẪN VÀO CÁC CỬ HÀNH PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH
I/. CHÚA NHẬT LỄ LÁ
1. Dẫn nhập trước Ca Nhập lễ :
Cộng đoàn Dân Chúa hôm nay họp nhau để cử hành một thánh lễ đặc biệt : LỄ KỶ NIỆM VIỆC CHÚA KITÔ KHẢI HOÀN VÀO THÀNH GIÊRUSALEM để chính thức khai mạc “Hành trình Vượt Qua” của Người, tức là biến cố Người chịu khổ nạn đau thương và phục sinh vinh quang. Thật vậy, Chúa Nhật hôm nay là Chúa Nhật khai mạc Tuần Thánh, một tuần lễ đặc biệt nhất và cũng cao trọng nhất của Năm Phụng Vụ. Bởi vì trong Tuần Thánh nầy, Hội Thánh kỷ niệm lại những biến cố quan trọng nhất mà Chúa Kitô đã thực hiện để hoàn tất Chương trình tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi con người.
Giờ đây, chúng hãy sốt sắng hát Ca nhập lễ, đón đoàn chủ tế vào cử hành Phụng Vụ Lễ Lá.
2. Dẫn nhập trước nghi thức kiệu lá :
Đây là một nghi thức giản đơn gợi nhớ lại việc Chúa Giêsu Kitô khải hoàn vào thành thánh Giêrusalem với tư cách là Đấng Được Xức Dầu, Đấng Thiên Sai, như lời loan báo của các sứ ngôn (Dcr 9,9-10). Hành vi nầy của Chúa Giêsu chính là MỘT TIA SÁNG RỌI CHIẾU VÀO HÀNH TRÌNH KHỔ NẠN của Ngài để báo trước rằng : Khởi từ thập giá, ánh vinh quang phục sinh bắt đầu chỗi dậy, cuộc toàn thắng và ơn cứu rỗi khởi sự thành đạt.
3. Dẫn vào các Bài đọc Lời Chúa :
• Bài đọc 1 : “Người Tôi Tớ đau khổ của Giavê” cho dầu phải chịu nhục hình vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
• Bài đọc 2 : Chúa Giêsu Kitô đã tự hạ và vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên cây thập giá. Chính với sự tự hạ thẳm sâu đó, Thiên Chúa đã tôn vinh Người. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
II/. NHỮNG NGÀY ĐẦU TUẦN THÁNH
1/. THỨ HAI TUẦN THÁNH
Hôm nay, phụng vụ mời gọi chúng ta theo chân Chúa Giêsu trên những chặng đường và biến cố cuối cùng của cuộc đời Ngài. Đặc biệt trích đoạn Tin Mừng với biến cố “Xức dầu tại Bêtania” vào ngày thứ hai trong tuần lễ cuối cùng của Chúa Giêsu vừa như dấu chỉ tiên báo cái chết và sự phục sinh của Ngài, vừa là một hành vi diễn tả một tình yêu trao ban, hiến tặng mà chỉ những ai thuộc về Ngài một cách đích thực mới có thể dấn thân thực hiện. Trong khi đó, bài đọc 1, trích đoạn trong sách I-sa-i-a đệ nhị, là những sấm ngôn đẹp nhất đã khắc hoạ hình ảnh một Vị Cứu Thế, một Đấng Tôi Tớ Gia-vê nhân hiền; đó chính là chân dung của vị “mục tử nhân hiền”, chân dung của chính Đức Kitô bình thản bước vào con đuờng khổ nạn để thực thi thánh ý Chúa Cha và mang cứu độ cho toàn thể chúng sinh.
Chúng ta hãy cùng nhau hát ca nhập lễ để sốt sắng bước vào thánh lễ trong tâm tình tri ân cảm tạ và một tình yêu sâu lắng kết hợp với chính Chúa Giêsu một lần nữa đang tái diễn hành vi tự hiến của Ngài trên bàn thờ trần gian.
2/. THỨ BA TUẦN THÁNH
Từ khung cảnh “Xức dầu ở Bê-ta-ni-a” vào chiều Thứ Hai, phụng vụ hôm nay đưa chúng bước thẳng tới khung cảnh bữa Tiệc ly Ngày Thứ Năm. Ngoài chân dung Đức Ki-tô được Tin Mừng Gioan khắc hoạ bằng một thái độ bình thản, sáng suốt và đầy tế nhị thân thương khi đối diện với cái chết, với phản bội, phụng vụ hôm nay còn mời gọi chúng ta nhìn ngắm 3 gương mặt khác : Một Gioan : thân mật tựa đầu vào ngực Chúa, một Phêrô, nhiệt thành nhưng nông nổi đã được Chúa Giêsu cảnh báo về lần phản bội trong đêm Ngài bị nộp ; và nhất là một Giu-đa lầm lỳ trong cố chấp chối từ, không đếm xỉa gì đến những gọi mời thân thương và nhắc nhở tế nhị của Thầy Chí Thánh.. Qua thái độ của Chúa Giêsu và các nhân vật nầy, chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta luôn biết đón nhận thánh ý của Chúa trong mọi biến cố cuộc sống với thái độ vâng phục yêu mến của người con thảo đối với Cha, biết luôn gặp gỡ kết hợp với Đức Kitô và đón nhận Ngài vào cuộc và biết không ngừng lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần để khiêm hạ ăn năn sám hối và canh tân cuộc sống.
Giờ đây, chúng ta hãy cùng đứng lên hát ca nhập lễ để bắt đầu hiệp dâng Thánh lễ, tái diễn mầu nhiệm tử nạn-phục sinh của Đức Kitô để cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi trở thành của lễ sống động đáp trả tình yêu cứu độ của Thiên Chúa.
3/. THỨ TƯ TUẦN THÁNH
Sứ điệp Phụng vụ hôm nay một lần nữa tập chú vào “thái độ tự hạ đón nhận thương đau của Người Tôi Tớ Đau Khổ của Gia-vê” qua trích đoạn sách Sứ Ngôn I-sa-i-a và “Sự Kiện Bữa iệc Ly” được tin mừng Matthêô tường thuật. Hình ảnh Đức Ki-tô đi vào cuộc Thương Khó với thái độ vâng phục trong tình yêu đối với Chúa Cha nhắc chúng ta nhớ lại lời thư Hi-bá đặt trên miệng Ngài khi Ngài nhập thể vào trần gian :” Nầy con xin đến để thực thi ý Cha”. Tuy nhiên, qua hình ảnh và cung cách ứng xử của Giu-đa, chúng ta lại thấy trách nhiệm của loài người chúng ta trong cái chết của Con Một Thiên Chúa. Thật vậy, phải chăng, Giu-đa là đại biểu của muôn thế hệ nhân loại đã chọn tiền bạc, sự giàu sang thế tục, uy quyền của vật chất để đứng lên chối từ Thiên Chúa và sự thánh thiện của Ngài. Một lần nữa, sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nghiêm túc đối diện với Đức Ki-tô, với Thánh Thể với Lời Chúa để kiểm tra lại hành trình đức tin của chúng ta và mức độ trung tín của chúng ta đối với Thiên Chúa, với Đức Ki-tô và với Hội Thánh.
Giờ đây, chúng ta hãy hiệp lời hát ca nhập lễ để bắt đầu thánh lễ.
III/. TAM NHẬT VƯỢT QUA
A/. THỨ NĂM TUẦN THÁNH
1. Giới thiệu tổng quát Phung vụ Tam Nhật Vượt Qua :
Mỗi người Kitô hữu cũng như toàn thể Dân Thiên Chúa, cảm thấy có nhu cầu phải lần lượt ôn lại, trong kỳ Đại lễ Vượt Qua hằng năm, những gì xảy ra trong cuộc Thương khó của Chúa Giêsu như các sách Tin Mừng thuật lại. Từ Bữa tối Người ngồi ăn với các môn đệ trước khi đi chịu chết, cho đến lần Người hiện ra với cũng các môn đệ đó “Ngày Thứ Nhất trong tuần” kế tiếp, tất cả những gì Người đã làm, nhất là việc Người chết và sống lại, đều đem lại ơn cứu độ, tất cả những gì Người nói đều là Lời cứu độ.
Hội Thánh xưa nay vẫn đặc biệt lưu tâm đến việc cử hành “ba Ngày trọng đại nhất trong đó Chúa Kitô đã chịu đau khổ, đã an nghỉ và đã phục sinh” (St. Ambrosiô). Tam Nhật Vươt Qua bắt đầu với THÁNH LỄ TIỆC LY chiều Thứ Năm Tuần thánh, và kết thúc vào chiều Chúa Nhật Phục sinh, sau khi đã đạt tới những giờ phút sốt sắng nhất trong buổi CANH THỨC ĐÊM VỌNG PHỤC SINH, là Đêm gồm tóm tất cả việc cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.
2. Dẫn vào cử hành Phụng vụ Lễ Tiệc Ly :
a/. Dẫn nhập trước ca Nhập lễ : Mỗi lần cử hành Lễ Tạ Ơn, chúng ta tái diễn và hiện thực hóa BỮA TIỆC VƯỢT QUA mà Đức Kitô và các môn sinh của Người đã thực hiện vào buổi chiều Thứ Năm trước khi Ngài bước vào cuộc Thương Khó. Tuy nhiên, không có giây phút nào mà Phụng vụ Thánh Lễ lại mang một ý nghĩa sâu xa, một cung cách đậm đà, hiện thực, như Thánh lễ chiều hôm nay, LỄ TIỆC LY CHIÈU THỨ NĂM TUẦN THÁNH cử hành khai mạc TÂM NHẬT VƯỢT QUA. (Xem Hiến chế PV số 102 và Sách Lễ Rôma)
Thật vậy, chúng ta được mời gọi đi vào của hành Phụng vụ chiều hôm nay không chỉ bằng một ý thức đức tin không thôi, nhưng là phải hội nhập vào đó toàn thể trái tim, ý chí, và cả tưởng tượng nữa. Đó có nghĩa là chúng ta phải vận dụng toàn thể con người chúng ta để sống lại cái “GIỜ” của Đức Kitô, “Giờ” mà ở đó, Ngài đã biến bữa tiệc Vượt Qua của Do Thái giáo thành TIỆC VƯỢT QUA CỦA GIAO ƯỚC MỚI NGÀN ĐỜI TỒN TẠI (1 Cr 11,25). Giao ước bằng chính máu đào hy sinh Ngài tuôn đổ ra trên thập giá mà TẤM BÁNH LY RƯỢU là hiện thực đi trước (1 Cr 11,25).
Cùng với Mầu Nhiệm Thánh Thể được “Tưởng niệm tái diễn” cách hiện thực, trong thánh lễ Tiệc Ly chiều nay, chúng ta môt lần nữa được sống lại tâm tình cảm tạ và yêu thương của các môn sinh Đức Kitô, khi chứng kiến hình ảnh khiêm nhu và phục vụ đầy yêu thương của Thầy Chí Thánh khi quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh và tiếp đó ân cần ban cho họ “Điều Răn Mới”, điều răn yêu thương, bác ái.
Sau cùng, cũng chính chiều hôm nay, trong thánh lễ Tiệc Ly nầy, chúng ta cảm nhận cách sâu xa hồng ân của bí tích truyền chức. Chính nhờ thánh chức linh mục, Giám mục mà Hy tế Đức Kitô mãi mãi nối dài trên bàn thờ nhân loại. Chúng ta cầu nguyện cho thế giới hôm nay có được nhiều phó tế, linh mục, giám mục như lòng Chúa mong ước.
Giờ đây chúng ta cùng sốt sắng hát Ca Nhập Lễ bắt đầu thánh lễ.
b/. Dẫn trước các Bài đọc :
Bài đọc 1 : Qua cuộc Hy tế thập giá, Đức Kitô đã trở nên “Chiên Vượt Qua đích thực” mà Cựu ước đã tiên báo qua lễ Vượt Qua của Do thái giáo, Chiên Vượt Qua mới mang lấy và xóa sạch tội lỗi trần gian, đưa con người vào cuộc “giải phóng mới” đích thực và trọn hảo.
Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
Bài đọc 2 : “Lễ Vượt Qua mới’ do Đức Kitô thực hiện một lần qua Hy tế Thập Giá, đã được mầu nhiệm Thánh Thể làm cho tái diễn hiện thực trong lịch sử, và liên kết chúng ta với cuộc Vượt Qua của Ngài, khi chúng ta thông hiệp Mình Máu Thánh Ngài. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
c/. Dẫn trước nghi thức Rửa chân :
Như vậy, hành vi rửa chân là biểu tượng của việc Ngài sắp hư vô bản thân mình trên Thập Giá. Hình ảnh Đức Giêsu bưng chậu nước, quì dưới chân các môn đệ là hình ảnh một Thiên Chúa cao sang nhưng «không nghĩ phải dành cho được địa vị ngang hàng cùng Thiên Chúa….song đã hũy mình ra không tức là lĩnh lấy phận tôi đòi.. » (Phi.2,5-7).
B/. THỨ SÁU TUẦN THÁNH
1. Giới thiệu tổng quát Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh :
Theo truyền thống lâu đời của Hội Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày CHAY VƯỢT QUA, ngày Kỷ Niệm việc CHÚA GIÊSU CHỊU THƯƠNG KHÓ VÀ CHỊU CHẾT. Tuy nhiên, cử hành Phụng vụ chiều hôm nay không đơn thuần là một cuộc họp tưởng niệm các đau khổ và nhục hình của biến cố Thương Khó. Nhưng cốt lõi, đó chính là họp mừng “VINH QUANG THẬP GIÁ ĐỨC KITÔ”. Vì mỗi lần Hội Thánh tưởng niệm việc Chúa chịu chết, thì đồng thời cũng tuyên xưng Người đã sống lại.
Tiến trình Phụng Vụ chiều hôm nay bao gồm 3 cử hành : Phụng Vụ Lời Chúa, Tôn thờ Thánh Giá và Hiệp Lễ.
• Phụng Vụ lời Chúa : Với 3 Bài đọc như trong thánh lễ Chúa Nhật. Đặc biệt, Bài Tin Mừng hôm nay luôn luôn là Trình thuật Thương Khó theo Tin Mừng Thánh Gioan. Kết thúc Phần Phụng Vụ Lời Chúa là phần Kinh Nguyện Đại Đồng long trọng mang tính truyền thống và hướng đến mọi nhu cầu của nhân loại.
• Tôn thờ Thánh Giá : Thánh giá được giương để cộng đoàn tôn thờ và hôn kính.
• Hiệp lễ : Sau cùng cộng đoàn thông hiệp Mình Thánh Chúa Kitô.
Giờ đây, chúng ta cùng lắng đọng tâm tình trong thái độ tin yêu, sốt sắng, cùng với sự yên lặng nội tâm hướng để đón tiếp đoàn đồng tế bắt đầu cử hành Mầu Nhiệm Khổ Nạn và vinh quang Thập Giá Đức Kitô.
2/. Dẫn trước các Bài đọc :
• Bài đọc 1 : Trích đoạn sách sứ ngôn Isaia tiên báo cuộc Thương Khó của Đấng Cứu Thế qua hình ảnh “NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ CỦA GIAVÊ”. Sứ điệp nầy làm bật nổi cái “GIỜ” của Đức Kitô, Giờ Khổ Nạn để chính thức thực hiện Chương trình cứu rỗi. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
• Bài đọc 2 : Thư Do Thái trình bày chân dung Đức Kitô là Vị Thượng Tế cao cả từ trời “vâng phục thánh ý Chúa Cha”, hóa thân nhập thể “sống trọn thân phận con người”. Nhờ đó đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
3/. Dẫn trước phần Kinh nguyện đại đồng :
Giờ đây, cộng chúng ta, lắng nghe lời gọi mời của Chủ Tế và thành tâm hiệp thông với Ngài trong những lời cầu nguyện sốt sắng cho mọi nhu cầu của nhân loại và Hội Thánh.
4/. Dẫn trước Nghi Thức Tôn Thờ Thánh Giá :
Thánh Giá hôm nay xuất hiện trước cộng đoàn chúng ta với một cung cách long trọng khác thường. Trong khi tôn vinh Thánh Giá, chúng ta tôn thờ chính Chúa Kitô, Đấng đã dùng thập giá để biểu lộ tình yêu thương cao vời dành cho Thiên Chúa Cha và cho loài người . Cử hành Tôn Thờ Thánh giá hôm nay cũng nói với chúng ta rằng : Chính qua nẻo đường thập giá, Đức Kitô đã bước vào vinh quang Phục sinh. Xin cộng đoàn sốt sắng đón mừng Thánh Giá Chúa Kitô.
5/. Dẫn trước Nghi thức Hiệp Lễ :
Kết thức cử hành chiều hôm nay đó là cuộc thông hiệp Mình và Máu Chúa Kitô. Giây phút nầy nói lên tính cách hiện thực của mầu nhiệm chúng ta đang cử hành. Thật vậy, cử hành chiều hôm nay, không phải là cuộc tưởng niệm suống cuộc khổ nạn đã qua của Đức Kitô, mà chính là sự thông hiệp trọn vẹn và hiện thực với Đấng đã giải thoát chúng ta khổi tội lỗi bằng cuộc khổ bạn và cái chết đau thương của Ngài. Chúng cùng sốt sắng đón nhận Mình Thánh Chúa Kitô.
C/. THÁNH LỄ ĐÊM VỌNG PHỤC SINH
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
Kính thưa cộng đoàn,
Đêm nay chính là thời điểm cao nhất của Năm Phụng Vụ, là Đêm Thánh của người Kitô hữu ; hay như cách diễn tả của thánh giáo phụ Augustinô : Đêm nay “là mẹ của hết mọi buổi canh thức Phụng Vụ”.
Bởi vì đêm nay chính là đêm tưởng niệm chính thức và hiện thực, đầy đủ và toàn diện nhất mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, biến cố trung tâm, chóp đĩnh của Lịch sử cứu rỗi. Phụng Vụ đêm nay gợi nhớ lại đêm “Vượt Qua” thuở dân Ít-ra-en canh thức với thịt chiên để chờ sáng xuất hành trong niềm vui hồ hỡi khi được Thiên Chúa giải thoát khỏi vòng nô lệ Ai Cập. Anh sáng đêm nay cũng gợi nhớ lại biến cố hoành tráng của đoàn người Ít-ra-en đi bộ qua Biển Đỏ ráo chân dưới áng mây cột lửa.
Thế nhưng điểm qui chiếu cuối cùng của ý nghĩa Phụng Vụ đêm nay vẫn là: Chúa Kitô đập tan xiềng xích tử thần và từ âm phủ khải hoàn đi lên ; và cũng một cách nào đó, chính là đêm Hội Thánh ngay từ buổi đầu, vẫn họp nhau đón đợi “Phu Quân” trở lại.
Để diễn tả những chiều kích trọng đại và thâm sâu đó, cử hành Phụng vụ đêm nay diễn ra trong một vẻ long trọng khác thường, toàn diện, và gần như phù hợp hoàn toàn với tiến độ của Lịch Sử cứu rỗi.
Giờ đây chúng ta hãy sốt sắng lần lượt bước vào các cử hành Phụng Vụ Đêm Vọng Phục Sinh này.
2. DẪN NHẬP VÀO CÁC CỬ HÀNH PHỤNG VỤ
a/. Dẫn vào Nghi Thức Chào Mừng Ánh Sáng Phục sinh :
Khởi đầu Đêm Canh Thức hôm nay đó là nghi thức CHÀO MỪNG ÁNH SÁNG PHỤC SINH. Trong nghi thức nầy chúng ta lần lượt tham dự việc Làm phép lửa mới, Thắp Nến Phục Sinh, Rước Nến Phục Sinh và long trọng Công Bố Tin Mừng Phục Sinh.
Cây nến lớn nhất của đêm nay được gọi là Nến Phục Sinh, là biểu tượng phong phú gợi nhớ nhiều biến cố trong lịch sử cứu rỗi :
- Là áng mây sáng, cột lửa sáng đưa dân Ít-ra-en về đất hứa.
- Là biểu tượng rõ nét chính Chúa Kitô Phục Sinh, nguồn ánh sáng cứu độ, là Đường, Chân Lý, Sự Sống, đang dẫn đoàn Dân Mới được cứu chuộc tiến về quê trời.
Chính từ ngọn lửa Cây nến nầy, các cây nến khác của cộng đoàn Dân Chúa được đốt cháy lên cho tới khi ánh lửa Phục Sinh chan hòa khắp chốn.
Giữa lúc ấy, khúc ca Exultet (Mừng Vui Lên), bài ca công bố Tin Mừng Phục Sinh được vang lên như thúc giục niềm hân hoan ca ngợi tạ ơn, vì những kỳ công Chúa đã tác thành trong lịch sử.
Giờ đây xin kính mời cộng đoàn hướng về lễ đài để bắt đầu nghi thức CHÀO MỪNG ÁNH SÁNG PHỤC SINH.
b/. Dẫn vào Phần Phụng Vụ Lời Chúa.
Phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay được trình bày với một diễn tiến đặc biệt khác với mọi cử hành Phụng Vụ Lời Chúa khác. Chính nơi đây và giờ phút nầy, chúng ta sẽ được lắng nghe toàn bộ tiến trình của lịch sử cứu rỗi.
(Chủ tế kêu gọi)…
Dẫn trước các bài đọc :
1. Bài đọc 1 : Khởi đầu công trình cứu độ cũng chính là khởi đầu công cuộc tạo dựng. Từ cuộc tạo dựng đầu tiên nầy đã dẫn đến cuộc tạo dựng mới trong Đức Kitô. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
2. Bài đọc 3 : Nếu dân tộc Ít-ra-en là hình bóng của đoàn Dân mới được cứu chuộc, thì chính Biến Cố Xuất Hành-Vượt Qua của dân Do Thái lại chính là lời tiên báo rõ nét về mầu nhiệm Tử Nạn-Phục sinh của Đức Kitô, Đấng giải thoát nhân loại khỏi vòng nô lệ tội lỗi để tiến vào miền ánh sáng cứu độ. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
3. Bài đọc 5 : Ngôn sứ Isaia loan báo một Giao Ước vĩnh Cửu được Thiên Chúa ký kết với Dân Người. Giao ước ước ấy hôm nay đã trở thành hiện thực trong Mầu Nhiệm Khổ nạn của Đức Kitô, để ai cùng chết với Người sẽ được tái sinh vào sự sống mới. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
4. Bài đọc 7 : Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã cho thấy đích điểm của công trình cứu rỗi chính là cuộc tái tạo từ bên trong : “Một trái tim mới, một tấm lòng với thần khí mới”. Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô đã hiện thức hóa lời tiên báo ấy, đặc biệt cho tất cả những ai được “tái sinh bởi Nước và Thánh Thần”. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
(Sau BĐ 7, cùng với đáp ca và lời nguyện, đốt nến bàn thờ, chủ tế xướng Kinh Vinh Danh, đổ các chuông…)
5. Dẫn vào Bài Thánh Thư : Trích đoạn thư Rôma của Thánh Tông Đồ Phaolô tập chú vào Mầu Nhiệm Thánh Tẩy : Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
(Sau Bài Thánh Thư, Chủ tế xướng Allêluia trọng thể 3 lần…)
6. Dẫn vào bài ca Allêluia trọng thể : Giờ đây cộng đoàn chúng ta cùng hân hoan hát to lời Allêluia, lời ca khen chúc tụng, lời hân hoan vui mừng bừng lên sau bốn mươi ngày Mùa Chay im tiếng để chào đón niềm vui Phục Sinh.
c/. Dẫn Vào Phụng Vụ Phép Rửa
Giờ đây cộng đoàn chúng ta tiến vào phần Phụng Vụ thứ Ba : Phụng Vụ Phép Rửa. Giờ nầy, trên khắp thế giới, đang có hàng triệu anh chị em dự tòng chuẩn bị lãnh nhận các Bí tích gia nhập Kitô giáo. Phần Phụng nầy là một căt nghĩa rõ nét về Mầu Nhiệm vượt Qua của Đức Kitô, Đấng dùng dòng nước Rửa tội để tái sinh chúng ta từ cuộc sống nô lệ cho tội lỗi và sự chết được bước vào đời sống mới trong ân sủng và tự do của con cái Chúa.
Cử hành Phụng vụ nầy vừa gọi mời chúng ta dấn thân sống tích cực hồng ân thánh tẩy qua việc lặp lại những lời cam kết và tuyên xưng khi chịu Phép Rửa Tội ; đồng thời gợi lên ý thức sống động về tình liên đới của một đoàn dân mới được thanh tẩy.
Đặc biệt, trong Đêm nay, giờ nầy có …. anh chị em tuyển nhân dự tòng có tên sau đây sẽ được lãnh nhận các Bí Tích Gia Nhập Kitô Giáo – Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể : (Công bố danh sách ứng viên dự tòng……………………….)
d/. Dẫn vào Phụng Vụ Thánh Thể.
Giờ đây, chúng ta sốt sắng bước vào Phần Phụng Vụ Thánh Thể là chóp đỉnh và chung kết của Mầu Nhiệm được cử hành Đêm nay. Mầu Nhiệm Thánh Thể chính là “Tưởng-Niệm-Tái-Diễn” Mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh của Chúa Kitô. Chính nơi bàn tiệc Thánh Thể nầy, Chúa Kitô một lần nữa hiến tế thân mình để cứu độ sinh linh, hoàn thành Giao ước Mới ; và cũng chính nơi đây, Đức Kitô Phục Sinh đang thân hành đến và hiện diện với chúng ta để thông ban chính Máu Thịt Ngài nuôi sống và dẫn chúng ta tiến bước về cõi trường sinh.
Đặc biệt, giờ nầy các anh chị em Tân Tòng lần đầu tiên trong đời sống Kitô hữu, đại diện cho cộng đoàn tiến dâng lễ vật lên bàn thờ để bắt đầu phần Phụng vụ Thánh Thể.
D/. DẪN LỄ CHÚA NHẬT PHỤC SINH
Dẫn nhập trước Ca Nhập Lễ :
Trong Đêm Thánh, chúng ta đã mừng Mầu Nhiệm Vượt Qua khi cử hành Phép Rửa và Phép Thánh Thể. Trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật Phục Sinh, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì Người ban sự sống mới mà Chúa Kitô Phục Sinh đã khai mào cho ta. Hôm nay “Ngày Thứ Nhất trong tuần”, là ngày của Chúa Kitô chiến thắng tội lỗi và tử thần, hiện ra với các môn đệ ; hôm nay chính Người đồng hành với hai môn đệ trên đường về Emmau và mở lòng mở mắt để họ nhận ra Người khi Người chung chia bữa tối với họ ; hôm nay Người ban Thánh Thần trên các Tông Đồ để các ông được quyền tha tội và sai các ông đi khắp thế giới để làm chứng cho Người.
Chính vì thế, hôm nay đúng là “Ngày Của Chúa”, là “Chúa Nhật”, là Lễ lớn nhất trong mọi lễ mà cộng đoàn Dân Chúa không ngừng hân hoan hát lên trong suốt những ngày nầy “ Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy tưng bừng hoan hỷ” (Tv 17).
Hôm nay, mỗi người Kitô hữu sống lại mầu nhiệm mà các môn đệ Chúa Kitô xưa đã sống : Chúa Kitô đã chịu hiến tế làm Chiên Vượt Qua (Ca hiệp lễ), chính là để cứu mỗi người chúng ta : “Người đã chết để diệt trừ cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho chúng ta nguồn sống mới” (Kinh Tiền Tụng). Thánh Thần đã làm cho Đức Kitô chỗi dậy từ cõi chết, nay cũng làm cho chúng ta “trở nên người mới để sống một cuộc đời tràn ngập ánh sáng của Đấng Phục Sinh” (Lời nguyện Nhập Lễ), với niềm hy vọng “được thấy ngày sống lại vinh quang” (Lời nguyện hiệp lễ).
Quả thật, Tin Mừng Phục Sinh là trọng tâm của Đức Tin Kitô giáo, là lời chứng đầu tiên và nguyên tuyền, sâu thẳm và sinh dộng nhất của các tông đồ (BĐ 1, Bài TM) ; đó cũng chính là con đường duy nhất để chúng ta thực hiện ý muốn của Thiên Chúa và hoàn tất định mệnh cao cả của chính mình : tiến về cuộc hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa trên thiên đàng vĩnh cửu.
Giờ đây chúng ta cùng sốt sắng hát ca nhập lễ để bắt đầu thánh lễ.
Dẫn trước các Bài đọc :
Bài đọc 1 : Sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật lời chứng về Đấng Phục Sinh của Tông Đồ Phêrô, và cũng là của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa thuở sơ khai. Điều nầy đã xác quyết : Tin Mừng Phục Sinh phát xuất từ Lời Chứng, lời chứng của niềm tin. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
Bài đọc 2 : Thư gởi giáo đoàn Côlôsê đã mở ra một con đường mới cho những ai tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô nhờ nhiệm tích Thánh Tẩy : Sống cuộc đời mới trong Đức Kitô và tìm kiếm những sự thuộc thượng giới. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
PHẦN A : TÌM HIỂU Ý NGHĨA TỔNG QUÁT PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH
I/. Giới thiệu ý nghĩa tổng quát :
Cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô cùng với những biến cố gần gũi chung quanh sự kiện đó hợp thành một thời điểm cao trọng nhất trong Năm Phụng Vụ. Bởi vì, như lời khẳng định của Mẹ Hội Thánh : “Chúa Kitô đã hoàn thành công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, khi Người chịu chết, Người sống lại từ cõi chết và lên trời. Trong Mầu nhiệm Vượt Qua nầy, Người đã chết để tiêu diệt cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho ta nguồn sống mới” (PV số 5). Vì thế, “Hội Thánh Mẹ chúng ta, tưởng niệm Chúa đã phục sinh, mỗi tuần vào ngày Chúa Nhật, và còn lại họp mừng Chúa đã chịu khổ nạn và đã phục sinh mỗi năm một lần vào kỳ đại lễ Phục Sinh” (PV số 102).
II/. Các cử hành Phụng Vụ trong Tuần Thánh :
Tất cả chiều kích trọng đại và thánh thiện đó được phụng vụ tập trung của hành trong một TUẦN LỄ ĐẶC BIỆT gọi là TUẦN THÁNH.
1. Chúa Nhật Lễ Lá : Khai mạc Tuần Thánh đó là cử hành phụng vụ CHÚA NHẬT LỄ LÁ : kỷ niệm việc Chúa Kitô khải hoàn vào thành Giêrusalem để bắt đầu cuộc Vượt Qua đẩm máu và vinh quang (mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh).
2. Tam Nhật Vượt Qua : Trong Tuần Thánh có “3 ngày rất thánh” gọi là TAM NHẬT VƯỢT QUA : Bắt đầu từ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN THÁNH và kết thúc vào CHIỀU CHÚA NHẬT PHỤC SINH. Trong TAM NHẬT VƯỢT QUA nầy, các tín hữu đem lòng tôn kính mến yêu và tưởng- niệm- tái- diễn những gì Chúa Giêsu đã làm từ bữa ăn sau hết với các môn đệ” (LỄ TIỆC LY, THỨ NĂM TUẦN THÁNH), với cuộc khổ nạn đau thương (CUỘC KHỔ NẠN, THỨ SÁU TUẦN THÁNH), và cuộc vượt qua bóng đêm sự chết, khải hoàn vào ánh sáng vinh quang (ĐÊM VỌNG PHỤC SINH, THỨ BẢY TUẦN THÁNH), để rồi xuất hiện giữa các môn sinh vào Ngày Thứ Nhất trong tuần (CHÚA NHẬT PHỤC SINH).
3. Đêm vọng phục sinh : Cao điểm chót vót của phụng vụ Tuần Thánh, của Tam Nhật Vượt Qua, và cũng là của cả Năm Phụng Vụ, đó chính là ĐÊM VỌNG PHỤC SINH : Trong Đêm Canh Thức cực thánh nầy, các tín hữu ngay từ sơ khai, tụ tập nhau khi đêm xuống, mừng kính TOÀN THỂ MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ DO CHÚA KITÔ THỰC HIỆN. Hình thức cuộc mừng long trọng nầy bắt nguồn từ cuộc “mừng Vượt Qua” của dân Ít-ra-en, nhưng với một nội dung mới mẻ : cuộc Vượt Qua mới của Chiên Vượt Qua đích thực là Chúa Kitô.
“Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế, ta hãy lấy bánh không men tượng trưng lòng chân thật mà ăn mừng đại lễ” (1 Co 5,8).
4. Bí tích Nhập đạo : Chính trong Tuần Thánh nầy, các anh chị em dự tòng kết thúc thời kỳ chuẩn bị sau cùng để chính thức được lãnh nhận CÁC BÍ TÍCH GIA NHẬP KITÔ GIÁO được cử hành trong chính Đêm Vọng Phục Sinh.
Trong chiều kích sống đạo, đối với các người Kitô hữu, Tuần Thánh cũng là thời gian kết thúc kỳ trai tịnh với tâm hồn sám hối sâu đậm và sự hoán cải trọn vẹn hơn để thực sự dấn thân sống mầu nhiệm VƯỢT QUA CỦA ĐỨC KITÔ.
Để đánh giá đúng mức ý nghĩa và tầm quan trọng bậc nhất của cử hành phụng vụ Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua, chúng ta có thể lấy lại lời khẳng định của sách lễ Rôma : “Tam Nhật Vượt Qua kính nhớ Chúa chịu nạn và Sống lại là điểm cao chói lọi của Năm Phụng Vụ” (Sách Lễ Rôma)
PHẦN B : DẪN VÀO CÁC CỬ HÀNH PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH
I/. CHÚA NHẬT LỄ LÁ
1. Dẫn nhập trước Ca Nhập lễ :
Cộng đoàn Dân Chúa hôm nay họp nhau để cử hành một thánh lễ đặc biệt : LỄ KỶ NIỆM VIỆC CHÚA KITÔ KHẢI HOÀN VÀO THÀNH GIÊRUSALEM để chính thức khai mạc “Hành trình Vượt Qua” của Người, tức là biến cố Người chịu khổ nạn đau thương và phục sinh vinh quang. Thật vậy, Chúa Nhật hôm nay là Chúa Nhật khai mạc Tuần Thánh, một tuần lễ đặc biệt nhất và cũng cao trọng nhất của Năm Phụng Vụ. Bởi vì trong Tuần Thánh nầy, Hội Thánh kỷ niệm lại những biến cố quan trọng nhất mà Chúa Kitô đã thực hiện để hoàn tất Chương trình tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi con người.
Giờ đây, chúng hãy sốt sắng hát Ca nhập lễ, đón đoàn chủ tế vào cử hành Phụng Vụ Lễ Lá.
2. Dẫn nhập trước nghi thức kiệu lá :
Đây là một nghi thức giản đơn gợi nhớ lại việc Chúa Giêsu Kitô khải hoàn vào thành thánh Giêrusalem với tư cách là Đấng Được Xức Dầu, Đấng Thiên Sai, như lời loan báo của các sứ ngôn (Dcr 9,9-10). Hành vi nầy của Chúa Giêsu chính là MỘT TIA SÁNG RỌI CHIẾU VÀO HÀNH TRÌNH KHỔ NẠN của Ngài để báo trước rằng : Khởi từ thập giá, ánh vinh quang phục sinh bắt đầu chỗi dậy, cuộc toàn thắng và ơn cứu rỗi khởi sự thành đạt.
3. Dẫn vào các Bài đọc Lời Chúa :
• Bài đọc 1 : “Người Tôi Tớ đau khổ của Giavê” cho dầu phải chịu nhục hình vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
• Bài đọc 2 : Chúa Giêsu Kitô đã tự hạ và vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên cây thập giá. Chính với sự tự hạ thẳm sâu đó, Thiên Chúa đã tôn vinh Người. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
II/. NHỮNG NGÀY ĐẦU TUẦN THÁNH
1/. THỨ HAI TUẦN THÁNH
Hôm nay, phụng vụ mời gọi chúng ta theo chân Chúa Giêsu trên những chặng đường và biến cố cuối cùng của cuộc đời Ngài. Đặc biệt trích đoạn Tin Mừng với biến cố “Xức dầu tại Bêtania” vào ngày thứ hai trong tuần lễ cuối cùng của Chúa Giêsu vừa như dấu chỉ tiên báo cái chết và sự phục sinh của Ngài, vừa là một hành vi diễn tả một tình yêu trao ban, hiến tặng mà chỉ những ai thuộc về Ngài một cách đích thực mới có thể dấn thân thực hiện. Trong khi đó, bài đọc 1, trích đoạn trong sách I-sa-i-a đệ nhị, là những sấm ngôn đẹp nhất đã khắc hoạ hình ảnh một Vị Cứu Thế, một Đấng Tôi Tớ Gia-vê nhân hiền; đó chính là chân dung của vị “mục tử nhân hiền”, chân dung của chính Đức Kitô bình thản bước vào con đuờng khổ nạn để thực thi thánh ý Chúa Cha và mang cứu độ cho toàn thể chúng sinh.
Chúng ta hãy cùng nhau hát ca nhập lễ để sốt sắng bước vào thánh lễ trong tâm tình tri ân cảm tạ và một tình yêu sâu lắng kết hợp với chính Chúa Giêsu một lần nữa đang tái diễn hành vi tự hiến của Ngài trên bàn thờ trần gian.
2/. THỨ BA TUẦN THÁNH
Từ khung cảnh “Xức dầu ở Bê-ta-ni-a” vào chiều Thứ Hai, phụng vụ hôm nay đưa chúng bước thẳng tới khung cảnh bữa Tiệc ly Ngày Thứ Năm. Ngoài chân dung Đức Ki-tô được Tin Mừng Gioan khắc hoạ bằng một thái độ bình thản, sáng suốt và đầy tế nhị thân thương khi đối diện với cái chết, với phản bội, phụng vụ hôm nay còn mời gọi chúng ta nhìn ngắm 3 gương mặt khác : Một Gioan : thân mật tựa đầu vào ngực Chúa, một Phêrô, nhiệt thành nhưng nông nổi đã được Chúa Giêsu cảnh báo về lần phản bội trong đêm Ngài bị nộp ; và nhất là một Giu-đa lầm lỳ trong cố chấp chối từ, không đếm xỉa gì đến những gọi mời thân thương và nhắc nhở tế nhị của Thầy Chí Thánh.. Qua thái độ của Chúa Giêsu và các nhân vật nầy, chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta luôn biết đón nhận thánh ý của Chúa trong mọi biến cố cuộc sống với thái độ vâng phục yêu mến của người con thảo đối với Cha, biết luôn gặp gỡ kết hợp với Đức Kitô và đón nhận Ngài vào cuộc và biết không ngừng lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần để khiêm hạ ăn năn sám hối và canh tân cuộc sống.
Giờ đây, chúng ta hãy cùng đứng lên hát ca nhập lễ để bắt đầu hiệp dâng Thánh lễ, tái diễn mầu nhiệm tử nạn-phục sinh của Đức Kitô để cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi trở thành của lễ sống động đáp trả tình yêu cứu độ của Thiên Chúa.
3/. THỨ TƯ TUẦN THÁNH
Sứ điệp Phụng vụ hôm nay một lần nữa tập chú vào “thái độ tự hạ đón nhận thương đau của Người Tôi Tớ Đau Khổ của Gia-vê” qua trích đoạn sách Sứ Ngôn I-sa-i-a và “Sự Kiện Bữa iệc Ly” được tin mừng Matthêô tường thuật. Hình ảnh Đức Ki-tô đi vào cuộc Thương Khó với thái độ vâng phục trong tình yêu đối với Chúa Cha nhắc chúng ta nhớ lại lời thư Hi-bá đặt trên miệng Ngài khi Ngài nhập thể vào trần gian :” Nầy con xin đến để thực thi ý Cha”. Tuy nhiên, qua hình ảnh và cung cách ứng xử của Giu-đa, chúng ta lại thấy trách nhiệm của loài người chúng ta trong cái chết của Con Một Thiên Chúa. Thật vậy, phải chăng, Giu-đa là đại biểu của muôn thế hệ nhân loại đã chọn tiền bạc, sự giàu sang thế tục, uy quyền của vật chất để đứng lên chối từ Thiên Chúa và sự thánh thiện của Ngài. Một lần nữa, sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nghiêm túc đối diện với Đức Ki-tô, với Thánh Thể với Lời Chúa để kiểm tra lại hành trình đức tin của chúng ta và mức độ trung tín của chúng ta đối với Thiên Chúa, với Đức Ki-tô và với Hội Thánh.
Giờ đây, chúng ta hãy hiệp lời hát ca nhập lễ để bắt đầu thánh lễ.
III/. TAM NHẬT VƯỢT QUA
A/. THỨ NĂM TUẦN THÁNH
1. Giới thiệu tổng quát Phung vụ Tam Nhật Vượt Qua :
Mỗi người Kitô hữu cũng như toàn thể Dân Thiên Chúa, cảm thấy có nhu cầu phải lần lượt ôn lại, trong kỳ Đại lễ Vượt Qua hằng năm, những gì xảy ra trong cuộc Thương khó của Chúa Giêsu như các sách Tin Mừng thuật lại. Từ Bữa tối Người ngồi ăn với các môn đệ trước khi đi chịu chết, cho đến lần Người hiện ra với cũng các môn đệ đó “Ngày Thứ Nhất trong tuần” kế tiếp, tất cả những gì Người đã làm, nhất là việc Người chết và sống lại, đều đem lại ơn cứu độ, tất cả những gì Người nói đều là Lời cứu độ.
Hội Thánh xưa nay vẫn đặc biệt lưu tâm đến việc cử hành “ba Ngày trọng đại nhất trong đó Chúa Kitô đã chịu đau khổ, đã an nghỉ và đã phục sinh” (St. Ambrosiô). Tam Nhật Vươt Qua bắt đầu với THÁNH LỄ TIỆC LY chiều Thứ Năm Tuần thánh, và kết thúc vào chiều Chúa Nhật Phục sinh, sau khi đã đạt tới những giờ phút sốt sắng nhất trong buổi CANH THỨC ĐÊM VỌNG PHỤC SINH, là Đêm gồm tóm tất cả việc cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.
2. Dẫn vào cử hành Phụng vụ Lễ Tiệc Ly :
a/. Dẫn nhập trước ca Nhập lễ : Mỗi lần cử hành Lễ Tạ Ơn, chúng ta tái diễn và hiện thực hóa BỮA TIỆC VƯỢT QUA mà Đức Kitô và các môn sinh của Người đã thực hiện vào buổi chiều Thứ Năm trước khi Ngài bước vào cuộc Thương Khó. Tuy nhiên, không có giây phút nào mà Phụng vụ Thánh Lễ lại mang một ý nghĩa sâu xa, một cung cách đậm đà, hiện thực, như Thánh lễ chiều hôm nay, LỄ TIỆC LY CHIÈU THỨ NĂM TUẦN THÁNH cử hành khai mạc TÂM NHẬT VƯỢT QUA. (Xem Hiến chế PV số 102 và Sách Lễ Rôma)
Thật vậy, chúng ta được mời gọi đi vào của hành Phụng vụ chiều hôm nay không chỉ bằng một ý thức đức tin không thôi, nhưng là phải hội nhập vào đó toàn thể trái tim, ý chí, và cả tưởng tượng nữa. Đó có nghĩa là chúng ta phải vận dụng toàn thể con người chúng ta để sống lại cái “GIỜ” của Đức Kitô, “Giờ” mà ở đó, Ngài đã biến bữa tiệc Vượt Qua của Do Thái giáo thành TIỆC VƯỢT QUA CỦA GIAO ƯỚC MỚI NGÀN ĐỜI TỒN TẠI (1 Cr 11,25). Giao ước bằng chính máu đào hy sinh Ngài tuôn đổ ra trên thập giá mà TẤM BÁNH LY RƯỢU là hiện thực đi trước (1 Cr 11,25).
Cùng với Mầu Nhiệm Thánh Thể được “Tưởng niệm tái diễn” cách hiện thực, trong thánh lễ Tiệc Ly chiều nay, chúng ta môt lần nữa được sống lại tâm tình cảm tạ và yêu thương của các môn sinh Đức Kitô, khi chứng kiến hình ảnh khiêm nhu và phục vụ đầy yêu thương của Thầy Chí Thánh khi quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh và tiếp đó ân cần ban cho họ “Điều Răn Mới”, điều răn yêu thương, bác ái.
Sau cùng, cũng chính chiều hôm nay, trong thánh lễ Tiệc Ly nầy, chúng ta cảm nhận cách sâu xa hồng ân của bí tích truyền chức. Chính nhờ thánh chức linh mục, Giám mục mà Hy tế Đức Kitô mãi mãi nối dài trên bàn thờ nhân loại. Chúng ta cầu nguyện cho thế giới hôm nay có được nhiều phó tế, linh mục, giám mục như lòng Chúa mong ước.
Giờ đây chúng ta cùng sốt sắng hát Ca Nhập Lễ bắt đầu thánh lễ.
b/. Dẫn trước các Bài đọc :
Bài đọc 1 : Qua cuộc Hy tế thập giá, Đức Kitô đã trở nên “Chiên Vượt Qua đích thực” mà Cựu ước đã tiên báo qua lễ Vượt Qua của Do thái giáo, Chiên Vượt Qua mới mang lấy và xóa sạch tội lỗi trần gian, đưa con người vào cuộc “giải phóng mới” đích thực và trọn hảo.
Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
Bài đọc 2 : “Lễ Vượt Qua mới’ do Đức Kitô thực hiện một lần qua Hy tế Thập Giá, đã được mầu nhiệm Thánh Thể làm cho tái diễn hiện thực trong lịch sử, và liên kết chúng ta với cuộc Vượt Qua của Ngài, khi chúng ta thông hiệp Mình Máu Thánh Ngài. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
c/. Dẫn trước nghi thức Rửa chân :
Như vậy, hành vi rửa chân là biểu tượng của việc Ngài sắp hư vô bản thân mình trên Thập Giá. Hình ảnh Đức Giêsu bưng chậu nước, quì dưới chân các môn đệ là hình ảnh một Thiên Chúa cao sang nhưng «không nghĩ phải dành cho được địa vị ngang hàng cùng Thiên Chúa….song đã hũy mình ra không tức là lĩnh lấy phận tôi đòi.. » (Phi.2,5-7).
B/. THỨ SÁU TUẦN THÁNH
1. Giới thiệu tổng quát Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh :
Theo truyền thống lâu đời của Hội Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày CHAY VƯỢT QUA, ngày Kỷ Niệm việc CHÚA GIÊSU CHỊU THƯƠNG KHÓ VÀ CHỊU CHẾT. Tuy nhiên, cử hành Phụng vụ chiều hôm nay không đơn thuần là một cuộc họp tưởng niệm các đau khổ và nhục hình của biến cố Thương Khó. Nhưng cốt lõi, đó chính là họp mừng “VINH QUANG THẬP GIÁ ĐỨC KITÔ”. Vì mỗi lần Hội Thánh tưởng niệm việc Chúa chịu chết, thì đồng thời cũng tuyên xưng Người đã sống lại.
Tiến trình Phụng Vụ chiều hôm nay bao gồm 3 cử hành : Phụng Vụ Lời Chúa, Tôn thờ Thánh Giá và Hiệp Lễ.
• Phụng Vụ lời Chúa : Với 3 Bài đọc như trong thánh lễ Chúa Nhật. Đặc biệt, Bài Tin Mừng hôm nay luôn luôn là Trình thuật Thương Khó theo Tin Mừng Thánh Gioan. Kết thúc Phần Phụng Vụ Lời Chúa là phần Kinh Nguyện Đại Đồng long trọng mang tính truyền thống và hướng đến mọi nhu cầu của nhân loại.
• Tôn thờ Thánh Giá : Thánh giá được giương để cộng đoàn tôn thờ và hôn kính.
• Hiệp lễ : Sau cùng cộng đoàn thông hiệp Mình Thánh Chúa Kitô.
Giờ đây, chúng ta cùng lắng đọng tâm tình trong thái độ tin yêu, sốt sắng, cùng với sự yên lặng nội tâm hướng để đón tiếp đoàn đồng tế bắt đầu cử hành Mầu Nhiệm Khổ Nạn và vinh quang Thập Giá Đức Kitô.
2/. Dẫn trước các Bài đọc :
• Bài đọc 1 : Trích đoạn sách sứ ngôn Isaia tiên báo cuộc Thương Khó của Đấng Cứu Thế qua hình ảnh “NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ CỦA GIAVÊ”. Sứ điệp nầy làm bật nổi cái “GIỜ” của Đức Kitô, Giờ Khổ Nạn để chính thức thực hiện Chương trình cứu rỗi. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
• Bài đọc 2 : Thư Do Thái trình bày chân dung Đức Kitô là Vị Thượng Tế cao cả từ trời “vâng phục thánh ý Chúa Cha”, hóa thân nhập thể “sống trọn thân phận con người”. Nhờ đó đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
3/. Dẫn trước phần Kinh nguyện đại đồng :
Giờ đây, cộng chúng ta, lắng nghe lời gọi mời của Chủ Tế và thành tâm hiệp thông với Ngài trong những lời cầu nguyện sốt sắng cho mọi nhu cầu của nhân loại và Hội Thánh.
4/. Dẫn trước Nghi Thức Tôn Thờ Thánh Giá :
Thánh Giá hôm nay xuất hiện trước cộng đoàn chúng ta với một cung cách long trọng khác thường. Trong khi tôn vinh Thánh Giá, chúng ta tôn thờ chính Chúa Kitô, Đấng đã dùng thập giá để biểu lộ tình yêu thương cao vời dành cho Thiên Chúa Cha và cho loài người . Cử hành Tôn Thờ Thánh giá hôm nay cũng nói với chúng ta rằng : Chính qua nẻo đường thập giá, Đức Kitô đã bước vào vinh quang Phục sinh. Xin cộng đoàn sốt sắng đón mừng Thánh Giá Chúa Kitô.
5/. Dẫn trước Nghi thức Hiệp Lễ :
Kết thức cử hành chiều hôm nay đó là cuộc thông hiệp Mình và Máu Chúa Kitô. Giây phút nầy nói lên tính cách hiện thực của mầu nhiệm chúng ta đang cử hành. Thật vậy, cử hành chiều hôm nay, không phải là cuộc tưởng niệm suống cuộc khổ nạn đã qua của Đức Kitô, mà chính là sự thông hiệp trọn vẹn và hiện thực với Đấng đã giải thoát chúng ta khổi tội lỗi bằng cuộc khổ bạn và cái chết đau thương của Ngài. Chúng cùng sốt sắng đón nhận Mình Thánh Chúa Kitô.
C/. THÁNH LỄ ĐÊM VỌNG PHỤC SINH
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
Kính thưa cộng đoàn,
Đêm nay chính là thời điểm cao nhất của Năm Phụng Vụ, là Đêm Thánh của người Kitô hữu ; hay như cách diễn tả của thánh giáo phụ Augustinô : Đêm nay “là mẹ của hết mọi buổi canh thức Phụng Vụ”.
Bởi vì đêm nay chính là đêm tưởng niệm chính thức và hiện thực, đầy đủ và toàn diện nhất mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, biến cố trung tâm, chóp đĩnh của Lịch sử cứu rỗi. Phụng Vụ đêm nay gợi nhớ lại đêm “Vượt Qua” thuở dân Ít-ra-en canh thức với thịt chiên để chờ sáng xuất hành trong niềm vui hồ hỡi khi được Thiên Chúa giải thoát khỏi vòng nô lệ Ai Cập. Anh sáng đêm nay cũng gợi nhớ lại biến cố hoành tráng của đoàn người Ít-ra-en đi bộ qua Biển Đỏ ráo chân dưới áng mây cột lửa.
Thế nhưng điểm qui chiếu cuối cùng của ý nghĩa Phụng Vụ đêm nay vẫn là: Chúa Kitô đập tan xiềng xích tử thần và từ âm phủ khải hoàn đi lên ; và cũng một cách nào đó, chính là đêm Hội Thánh ngay từ buổi đầu, vẫn họp nhau đón đợi “Phu Quân” trở lại.
Để diễn tả những chiều kích trọng đại và thâm sâu đó, cử hành Phụng vụ đêm nay diễn ra trong một vẻ long trọng khác thường, toàn diện, và gần như phù hợp hoàn toàn với tiến độ của Lịch Sử cứu rỗi.
Giờ đây chúng ta hãy sốt sắng lần lượt bước vào các cử hành Phụng Vụ Đêm Vọng Phục Sinh này.
2. DẪN NHẬP VÀO CÁC CỬ HÀNH PHỤNG VỤ
a/. Dẫn vào Nghi Thức Chào Mừng Ánh Sáng Phục sinh :
Khởi đầu Đêm Canh Thức hôm nay đó là nghi thức CHÀO MỪNG ÁNH SÁNG PHỤC SINH. Trong nghi thức nầy chúng ta lần lượt tham dự việc Làm phép lửa mới, Thắp Nến Phục Sinh, Rước Nến Phục Sinh và long trọng Công Bố Tin Mừng Phục Sinh.
Cây nến lớn nhất của đêm nay được gọi là Nến Phục Sinh, là biểu tượng phong phú gợi nhớ nhiều biến cố trong lịch sử cứu rỗi :
- Là áng mây sáng, cột lửa sáng đưa dân Ít-ra-en về đất hứa.
- Là biểu tượng rõ nét chính Chúa Kitô Phục Sinh, nguồn ánh sáng cứu độ, là Đường, Chân Lý, Sự Sống, đang dẫn đoàn Dân Mới được cứu chuộc tiến về quê trời.
Chính từ ngọn lửa Cây nến nầy, các cây nến khác của cộng đoàn Dân Chúa được đốt cháy lên cho tới khi ánh lửa Phục Sinh chan hòa khắp chốn.
Giữa lúc ấy, khúc ca Exultet (Mừng Vui Lên), bài ca công bố Tin Mừng Phục Sinh được vang lên như thúc giục niềm hân hoan ca ngợi tạ ơn, vì những kỳ công Chúa đã tác thành trong lịch sử.
Giờ đây xin kính mời cộng đoàn hướng về lễ đài để bắt đầu nghi thức CHÀO MỪNG ÁNH SÁNG PHỤC SINH.
b/. Dẫn vào Phần Phụng Vụ Lời Chúa.
Phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay được trình bày với một diễn tiến đặc biệt khác với mọi cử hành Phụng Vụ Lời Chúa khác. Chính nơi đây và giờ phút nầy, chúng ta sẽ được lắng nghe toàn bộ tiến trình của lịch sử cứu rỗi.
(Chủ tế kêu gọi)…
Dẫn trước các bài đọc :
1. Bài đọc 1 : Khởi đầu công trình cứu độ cũng chính là khởi đầu công cuộc tạo dựng. Từ cuộc tạo dựng đầu tiên nầy đã dẫn đến cuộc tạo dựng mới trong Đức Kitô. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
2. Bài đọc 3 : Nếu dân tộc Ít-ra-en là hình bóng của đoàn Dân mới được cứu chuộc, thì chính Biến Cố Xuất Hành-Vượt Qua của dân Do Thái lại chính là lời tiên báo rõ nét về mầu nhiệm Tử Nạn-Phục sinh của Đức Kitô, Đấng giải thoát nhân loại khỏi vòng nô lệ tội lỗi để tiến vào miền ánh sáng cứu độ. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
3. Bài đọc 5 : Ngôn sứ Isaia loan báo một Giao Ước vĩnh Cửu được Thiên Chúa ký kết với Dân Người. Giao ước ước ấy hôm nay đã trở thành hiện thực trong Mầu Nhiệm Khổ nạn của Đức Kitô, để ai cùng chết với Người sẽ được tái sinh vào sự sống mới. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
4. Bài đọc 7 : Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã cho thấy đích điểm của công trình cứu rỗi chính là cuộc tái tạo từ bên trong : “Một trái tim mới, một tấm lòng với thần khí mới”. Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô đã hiện thức hóa lời tiên báo ấy, đặc biệt cho tất cả những ai được “tái sinh bởi Nước và Thánh Thần”. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
(Sau BĐ 7, cùng với đáp ca và lời nguyện, đốt nến bàn thờ, chủ tế xướng Kinh Vinh Danh, đổ các chuông…)
5. Dẫn vào Bài Thánh Thư : Trích đoạn thư Rôma của Thánh Tông Đồ Phaolô tập chú vào Mầu Nhiệm Thánh Tẩy : Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
(Sau Bài Thánh Thư, Chủ tế xướng Allêluia trọng thể 3 lần…)
6. Dẫn vào bài ca Allêluia trọng thể : Giờ đây cộng đoàn chúng ta cùng hân hoan hát to lời Allêluia, lời ca khen chúc tụng, lời hân hoan vui mừng bừng lên sau bốn mươi ngày Mùa Chay im tiếng để chào đón niềm vui Phục Sinh.
c/. Dẫn Vào Phụng Vụ Phép Rửa
Giờ đây cộng đoàn chúng ta tiến vào phần Phụng Vụ thứ Ba : Phụng Vụ Phép Rửa. Giờ nầy, trên khắp thế giới, đang có hàng triệu anh chị em dự tòng chuẩn bị lãnh nhận các Bí tích gia nhập Kitô giáo. Phần Phụng nầy là một căt nghĩa rõ nét về Mầu Nhiệm vượt Qua của Đức Kitô, Đấng dùng dòng nước Rửa tội để tái sinh chúng ta từ cuộc sống nô lệ cho tội lỗi và sự chết được bước vào đời sống mới trong ân sủng và tự do của con cái Chúa.
Cử hành Phụng vụ nầy vừa gọi mời chúng ta dấn thân sống tích cực hồng ân thánh tẩy qua việc lặp lại những lời cam kết và tuyên xưng khi chịu Phép Rửa Tội ; đồng thời gợi lên ý thức sống động về tình liên đới của một đoàn dân mới được thanh tẩy.
Đặc biệt, trong Đêm nay, giờ nầy có …. anh chị em tuyển nhân dự tòng có tên sau đây sẽ được lãnh nhận các Bí Tích Gia Nhập Kitô Giáo – Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể : (Công bố danh sách ứng viên dự tòng……………………….)
d/. Dẫn vào Phụng Vụ Thánh Thể.
Giờ đây, chúng ta sốt sắng bước vào Phần Phụng Vụ Thánh Thể là chóp đỉnh và chung kết của Mầu Nhiệm được cử hành Đêm nay. Mầu Nhiệm Thánh Thể chính là “Tưởng-Niệm-Tái-Diễn” Mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh của Chúa Kitô. Chính nơi bàn tiệc Thánh Thể nầy, Chúa Kitô một lần nữa hiến tế thân mình để cứu độ sinh linh, hoàn thành Giao ước Mới ; và cũng chính nơi đây, Đức Kitô Phục Sinh đang thân hành đến và hiện diện với chúng ta để thông ban chính Máu Thịt Ngài nuôi sống và dẫn chúng ta tiến bước về cõi trường sinh.
Đặc biệt, giờ nầy các anh chị em Tân Tòng lần đầu tiên trong đời sống Kitô hữu, đại diện cho cộng đoàn tiến dâng lễ vật lên bàn thờ để bắt đầu phần Phụng vụ Thánh Thể.
D/. DẪN LỄ CHÚA NHẬT PHỤC SINH
Dẫn nhập trước Ca Nhập Lễ :
Trong Đêm Thánh, chúng ta đã mừng Mầu Nhiệm Vượt Qua khi cử hành Phép Rửa và Phép Thánh Thể. Trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật Phục Sinh, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì Người ban sự sống mới mà Chúa Kitô Phục Sinh đã khai mào cho ta. Hôm nay “Ngày Thứ Nhất trong tuần”, là ngày của Chúa Kitô chiến thắng tội lỗi và tử thần, hiện ra với các môn đệ ; hôm nay chính Người đồng hành với hai môn đệ trên đường về Emmau và mở lòng mở mắt để họ nhận ra Người khi Người chung chia bữa tối với họ ; hôm nay Người ban Thánh Thần trên các Tông Đồ để các ông được quyền tha tội và sai các ông đi khắp thế giới để làm chứng cho Người.
Chính vì thế, hôm nay đúng là “Ngày Của Chúa”, là “Chúa Nhật”, là Lễ lớn nhất trong mọi lễ mà cộng đoàn Dân Chúa không ngừng hân hoan hát lên trong suốt những ngày nầy “ Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy tưng bừng hoan hỷ” (Tv 17).
Hôm nay, mỗi người Kitô hữu sống lại mầu nhiệm mà các môn đệ Chúa Kitô xưa đã sống : Chúa Kitô đã chịu hiến tế làm Chiên Vượt Qua (Ca hiệp lễ), chính là để cứu mỗi người chúng ta : “Người đã chết để diệt trừ cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho chúng ta nguồn sống mới” (Kinh Tiền Tụng). Thánh Thần đã làm cho Đức Kitô chỗi dậy từ cõi chết, nay cũng làm cho chúng ta “trở nên người mới để sống một cuộc đời tràn ngập ánh sáng của Đấng Phục Sinh” (Lời nguyện Nhập Lễ), với niềm hy vọng “được thấy ngày sống lại vinh quang” (Lời nguyện hiệp lễ).
Quả thật, Tin Mừng Phục Sinh là trọng tâm của Đức Tin Kitô giáo, là lời chứng đầu tiên và nguyên tuyền, sâu thẳm và sinh dộng nhất của các tông đồ (BĐ 1, Bài TM) ; đó cũng chính là con đường duy nhất để chúng ta thực hiện ý muốn của Thiên Chúa và hoàn tất định mệnh cao cả của chính mình : tiến về cuộc hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa trên thiên đàng vĩnh cửu.
Giờ đây chúng ta cùng sốt sắng hát ca nhập lễ để bắt đầu thánh lễ.
Dẫn trước các Bài đọc :
Bài đọc 1 : Sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật lời chứng về Đấng Phục Sinh của Tông Đồ Phêrô, và cũng là của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa thuở sơ khai. Điều nầy đã xác quyết : Tin Mừng Phục Sinh phát xuất từ Lời Chứng, lời chứng của niềm tin. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
Bài đọc 2 : Thư gởi giáo đoàn Côlôsê đã mở ra một con đường mới cho những ai tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô nhờ nhiệm tích Thánh Tẩy : Sống cuộc đời mới trong Đức Kitô và tìm kiếm những sự thuộc thượng giới. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công Giáo Trung Hoa trở nên vững vàng nhờ sứ điệp của Đức Giáo Hoàng
Lã Thụ Nhân
07:23 27/03/2012
Người Công Giáo Trung Hoa trở nên vững vàng nhờ sứ điệp của Đức Giáp Hoàng
Rôma (Zenit.org) – Theo một nhà truyền giáo Âu châu sinh sống ở Á châu mới đây ghé qua Rôma cho hay huấn từ của Đức Thánh Cha đã được biết đến ở Trung Quốc bất chấp những hạn chế Internet ngăn chặn truy cập vào một số trang web. Trang web của Vatican có thể truy cập được và thậm chí các nhà thờ của Hiệp hội Yêu nước, vốn tách khỏi Rôma, đưa hình ảnh của Đức Thánh Cha lên mạng.
Vị linh mục, những người muốn giấu tên, đã đến thăm Trung Quốc nhiều lần một cách bí mật để thực hiện các bí tích. Ngài cho hay một thị thực để đến Trung Quốc lục địa phải là du lịch hoặc vì lý do khác, còn hoạt động mục vụ đều bị cấm. Và khi, rất hiếm khi, nó được cho phép, thì phải nằm dưới sự kiểm soát của nhà quyền.
Vị linh mục nhắc lại rằng, sau khi trục xuất các nhà truyền giáo và các linh mục vào năm 1953, bốn năm sau đó Bắc Kinh thành lập Hiệp hội Yêu nước từ chối sự ràng buộc của Giáo Hội với Rôma. Do đó, người Công Giáo trung thành với Đức Giáo Hoàng thuộc về Giáo Hội hầm trú.
Cha giải thích rằng có một số hợp tác giữa các Giáo Hội trong các thành phố lớn, nơi dễ dàng hơn để không bị chú ý. Trong các làng mạc thì không được như vậy, nơi mà mọi người đều biết tất cả mọi thứ về tất cả mọi người và dễ dàng bị đưa ra tố cáo.
Nhà truyền giáo cho biết ngày nay có chút ít quyền tự do thờ phượng ở Trung Quốc, nhưng không có tự do tôn giáo. Tín ngưỡng có thể được thực hành nhưng không hoàn toàn, trừ khi người ta muốn là một vị tử đạo.
Vị linh mục truyền giáo nói thêm rằng người ta "không thể kết án theo cách suy diễn những người người hay lui tới Giáo Hội Yêu Nước, vì nhiều người trong số họ mong muốn hiệp thông với Rôma, khi không phải tất cả mọi người phản ứng với cùng một mức độ của chủ nghĩa anh hùng."
Ngài nói rằng các giám mục và các thành viên của Hiệp hội Yêu nước đã lên tiếng hiệp thông với Rôma, mặc dù họ không thể công khai điều đó bây giờ.
"Tôi biết các giám mục và linh mục với lòng xác tín tinh thần chân thành, mặc dù họ thừa nhận rằng nó có thể là một cám dỗ đối với người cơ hội".
Người ta ước tính rằng có khoảng 21 triệu người Công Giáo ở Trung Quốc, mặc dù không có thống kê, một con số chiếm tỷ lệ phần trăm rất nhỏ trong dân số 1,3 tỷ người. Ngài cho hay số lượng các tín hữu ngày càng tăng và "hoàn cảnh bách hại làm cho họ rất chân thành".
Vị linh mục truyền giáo, người yêu sứ mạng của mình ở Trung Quốc nói rõ: "Tôi không phải là người bất đồng chính kiến và tôi nhận ra những khó khăn khách quan". Ngài cho hay: "Chế độ lo ngại Giáo Hội, khi Giáo Hội giảng về phẩm giá và sự thật, những sứ điệp rất nguy hiểm cho chế độ, khi chủ nghĩa cộng sản là của số đông, chen chúc, trong đó cá nhân không là gì. Một vài giọt nước rơi và chịu ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo, nơi thu nhận trẻ em bị bỏ rơi ở một đất nước mà trong rất nhiều trường hợp, phá thai là bắt buộc và được xem là bình thường".
Vị linh mục nói về một cuộc tĩnh tâm được tổ chức bí mật. "Có một phụ nữ làm việc chăm sóc y tế nói với tôi cô đã mang thai. Tôi nói đó là một niềm vui. Cô ấy nói rằng bệnh viện kiểm soát mang thai, do đó, nếu cô không hủy bỏ, cô sẽ bị mất công việc của mình, nhưng cô đã quyết định để bảo vệ con của mình". Người ta có thể kết thúc đời mình trong tù vì tổ chức một cuộc tĩnh tâm hoặc một cuộc họp, như đã xảy ra một thời gian ngắn trước đây đối với Joseph Wang Hu, một cựu sinh viên Rôma, Khoa Giáo Luật của Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá, người đã bị bắt vì tổ chức một cuộc họp với một vài người về tôn giáo và những người đã được phóng thích cách đây vài ngày. "Bây giờ ông đang tự do trong vòng kiểm soát. Ông phải tham gia những lớp tuyên truyền chính trị và không có khả năng có điện thoại. Trong khi đó, ông biết hai linh mục khác bị giam giữ".
Rôma (Zenit.org) – Theo một nhà truyền giáo Âu châu sinh sống ở Á châu mới đây ghé qua Rôma cho hay huấn từ của Đức Thánh Cha đã được biết đến ở Trung Quốc bất chấp những hạn chế Internet ngăn chặn truy cập vào một số trang web. Trang web của Vatican có thể truy cập được và thậm chí các nhà thờ của Hiệp hội Yêu nước, vốn tách khỏi Rôma, đưa hình ảnh của Đức Thánh Cha lên mạng.
Vị linh mục, những người muốn giấu tên, đã đến thăm Trung Quốc nhiều lần một cách bí mật để thực hiện các bí tích. Ngài cho hay một thị thực để đến Trung Quốc lục địa phải là du lịch hoặc vì lý do khác, còn hoạt động mục vụ đều bị cấm. Và khi, rất hiếm khi, nó được cho phép, thì phải nằm dưới sự kiểm soát của nhà quyền.
Vị linh mục nhắc lại rằng, sau khi trục xuất các nhà truyền giáo và các linh mục vào năm 1953, bốn năm sau đó Bắc Kinh thành lập Hiệp hội Yêu nước từ chối sự ràng buộc của Giáo Hội với Rôma. Do đó, người Công Giáo trung thành với Đức Giáo Hoàng thuộc về Giáo Hội hầm trú.
Cha giải thích rằng có một số hợp tác giữa các Giáo Hội trong các thành phố lớn, nơi dễ dàng hơn để không bị chú ý. Trong các làng mạc thì không được như vậy, nơi mà mọi người đều biết tất cả mọi thứ về tất cả mọi người và dễ dàng bị đưa ra tố cáo.
Nhà truyền giáo cho biết ngày nay có chút ít quyền tự do thờ phượng ở Trung Quốc, nhưng không có tự do tôn giáo. Tín ngưỡng có thể được thực hành nhưng không hoàn toàn, trừ khi người ta muốn là một vị tử đạo.
Vị linh mục truyền giáo nói thêm rằng người ta "không thể kết án theo cách suy diễn những người người hay lui tới Giáo Hội Yêu Nước, vì nhiều người trong số họ mong muốn hiệp thông với Rôma, khi không phải tất cả mọi người phản ứng với cùng một mức độ của chủ nghĩa anh hùng."
Ngài nói rằng các giám mục và các thành viên của Hiệp hội Yêu nước đã lên tiếng hiệp thông với Rôma, mặc dù họ không thể công khai điều đó bây giờ.
"Tôi biết các giám mục và linh mục với lòng xác tín tinh thần chân thành, mặc dù họ thừa nhận rằng nó có thể là một cám dỗ đối với người cơ hội".
Người ta ước tính rằng có khoảng 21 triệu người Công Giáo ở Trung Quốc, mặc dù không có thống kê, một con số chiếm tỷ lệ phần trăm rất nhỏ trong dân số 1,3 tỷ người. Ngài cho hay số lượng các tín hữu ngày càng tăng và "hoàn cảnh bách hại làm cho họ rất chân thành".
Vị linh mục truyền giáo, người yêu sứ mạng của mình ở Trung Quốc nói rõ: "Tôi không phải là người bất đồng chính kiến và tôi nhận ra những khó khăn khách quan". Ngài cho hay: "Chế độ lo ngại Giáo Hội, khi Giáo Hội giảng về phẩm giá và sự thật, những sứ điệp rất nguy hiểm cho chế độ, khi chủ nghĩa cộng sản là của số đông, chen chúc, trong đó cá nhân không là gì. Một vài giọt nước rơi và chịu ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo, nơi thu nhận trẻ em bị bỏ rơi ở một đất nước mà trong rất nhiều trường hợp, phá thai là bắt buộc và được xem là bình thường".
Vị linh mục nói về một cuộc tĩnh tâm được tổ chức bí mật. "Có một phụ nữ làm việc chăm sóc y tế nói với tôi cô đã mang thai. Tôi nói đó là một niềm vui. Cô ấy nói rằng bệnh viện kiểm soát mang thai, do đó, nếu cô không hủy bỏ, cô sẽ bị mất công việc của mình, nhưng cô đã quyết định để bảo vệ con của mình". Người ta có thể kết thúc đời mình trong tù vì tổ chức một cuộc tĩnh tâm hoặc một cuộc họp, như đã xảy ra một thời gian ngắn trước đây đối với Joseph Wang Hu, một cựu sinh viên Rôma, Khoa Giáo Luật của Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá, người đã bị bắt vì tổ chức một cuộc họp với một vài người về tôn giáo và những người đã được phóng thích cách đây vài ngày. "Bây giờ ông đang tự do trong vòng kiểm soát. Ông phải tham gia những lớp tuyên truyền chính trị và không có khả năng có điện thoại. Trong khi đó, ông biết hai linh mục khác bị giam giữ".
Đức Thánh Cha thúc giục người dân Cuba theo gương Đức Mẹ
Lã Thụ Nhân
08:39 27/03/2012
Đức Thánh Cha thúc giục người dân Cuba theo gương Đức Mẹ trong đức tin nhẫn nại
Santiago de Cuba, Cuba (CNA / EWTN News) - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khuyến khích người dân Cuba noi gương Đức Maria để có một đức tin "sống động và sinh hoa trái" vốn dẫn đến tự do đích thực bằng cách chấp nhận thánh ý Thiên Chúa dù khó khăn gian khổ.
Đức Thánh Cha cho hay "Thật là đáng nỗ lực để hiến dâng toàn bộ đời sống của anh chị em cho Chúa Kitô, để mỗi ngày trưởng thành trong tình huynh đệ của Ngài và cảm thấy được mời gọi để công bố vẻ đẹp và thiện tính của cuộc đời Ngài cho mỗi người".
Trong niềm vinh dự kỷ niệm 400 năm phát hiện ra bức tượng Đức Trinh Nữ Bác Ái El Cobre, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã cử hành Thánh Lễ ở Quảng trường Cách mạng Antonio Maceo vào tối ngày 26 tháng Ba.
Ngài cho hay Thánh Lễ đầu tiên của mình ở Cuba mang "vẻ rực rỡ đặc biệt" không chỉ vì nó rơi vào Năm Thánh kỷ niệm việc khám phá bức tượng, mà còn là Lễ Truyền Tin, được toàn thể Giáo Hội cử hành.
Ngài giải thích rằng ngài "vô cùng cảm động" khi nghe về lòng nhiệt thành và tận tụy chuẩn bị Năm Thánh Đức Mẹ của người dân Cuba. Ngài cho hay trong bài giảng rằng Đức Maria là "trung tâm" đối với mầu nhiệm Nhập Thể.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng khi các tín hữu đoái nhìn Đức Maria, họ được "tràn đầy với điều kỳ diệu, lòng biết ơn và tình yêu khi thấy được cách mà Thiên Chúa chúng ta đến với thế gian, mong muốn tin tưởng vào sự ưng thuận của một trong những tạo vật của Ngài". "Thật là cảm động khi thấy được cách mà Thiên Chúa không chỉ tôn trọng quyền tự do của con người: Ngài dường như đòi hỏi điều đó".
Đức Thánh Cha giải thích: Chữ "xin vâng" của cả Đức Maria và Chúa Kitô cho thấy rằng chỉ thông qua sự trung thành vâng phục thánh ý Thiên Chúa, chúng mới đạt đến "tự do thật sự" và "ơn cứu độ đích thực", tìm kiếm "đặc tính chân thật của chúng ta" là hoa trái của tình yêu vô hạn của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cho hay Đức Maria là mẫu mực và gương mẫu của Giáo Hội, "được kêu gọi để mang lại sự hiện diện cứu độ của Chúa Kitô cho thế thế gian. Với mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã dẫn dắt "loài người chúng ta thực sự theo cách cụ thể và hữu hình". Ngài cho hay thêm: "khi Thiên Chúa bị gạt sang một bên, thế gian sẽ trở thành một nơi khắc nghiệt đối với con người, và chống lại ơn gọi đích thực của sáng tạo nhằm dành chỗ cho giao ước".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khuyến khích các tín hữu Cuba tiếp tục những nỗ lực dũng cảm, hy sinh nhằm trình bày "khuôn mặt đích thực của Giáo Hội như là nơi Thiên Chúa tiếp cận và gặp gỡ nhân loại" trong các trường hợp cụ thể mà họ đang sống.
Ngài cho hay khi Phục Sinh đến gần, các môn đệ của Chúa Kitô phải đi theo ngài "mà không sợ hãi hoặc hoài nghi về hành trình thập giá của Ngài".
Đức Thánh Cha thúc giục mọi người chấp nhận sự chống đối và nỗi ưu phiền "bằng sự kiên nhẫn và đức tin", biết rằng sự Phục Sinh chiến thắng tội lỗi và Chúa sẽ không quên chúc phúc cho sự dấn thân phong phú đối với Ngài bằng "những hoa trái dồi dào".
Mầu nhiệm Nhập Thể "cũng cho chúng ta thấy những phẩm giá khôn sánh của mỗi sự sống con người" và nêu bật tầm quan trọng của gia đình. Đức Thánh Cha giải thích rằng ngay từ khởi nguyên, kế hoạch của Thiên Chúa mời gọi các gia đình – được hình thành dựa trên hôn nhân – là "các tế bào cơ bản của xã hội và là giáo hội tại gia đích thực".
Ngài kêu gọi các cặp vợ chồng ở Cuba hãy trở nên "một dấu chỉ thực sự và hữu hình của tình yêu Chúa Kitô đối với Giáo Hội". "Cuba cần chứng tá của anh chị em về lòng trung thành, sự hiệp nhất, và khả năng tiếp nhận sự sống con người, nhất là những người yếu nhất và nghèo túng nhất".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kêu gọi người dân Cuba tiếp thêm sức mạnh đức tin của mình để "có thể sống trong Chúa Kitô và vì Chúa Kitô". Ngài khuyến khích họ "phấn đấu để xây dựng một xã hội đổi mới và cởi mở, một xã hội tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn của nhân loại, và phản ánh tốt hơn thiện tính của Thiên Chúa".
Santiago de Cuba, Cuba (CNA / EWTN News) - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khuyến khích người dân Cuba noi gương Đức Maria để có một đức tin "sống động và sinh hoa trái" vốn dẫn đến tự do đích thực bằng cách chấp nhận thánh ý Thiên Chúa dù khó khăn gian khổ.
Đức Thánh Cha cho hay "Thật là đáng nỗ lực để hiến dâng toàn bộ đời sống của anh chị em cho Chúa Kitô, để mỗi ngày trưởng thành trong tình huynh đệ của Ngài và cảm thấy được mời gọi để công bố vẻ đẹp và thiện tính của cuộc đời Ngài cho mỗi người".
Trong niềm vinh dự kỷ niệm 400 năm phát hiện ra bức tượng Đức Trinh Nữ Bác Ái El Cobre, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã cử hành Thánh Lễ ở Quảng trường Cách mạng Antonio Maceo vào tối ngày 26 tháng Ba.
Ngài cho hay Thánh Lễ đầu tiên của mình ở Cuba mang "vẻ rực rỡ đặc biệt" không chỉ vì nó rơi vào Năm Thánh kỷ niệm việc khám phá bức tượng, mà còn là Lễ Truyền Tin, được toàn thể Giáo Hội cử hành.
Ngài giải thích rằng ngài "vô cùng cảm động" khi nghe về lòng nhiệt thành và tận tụy chuẩn bị Năm Thánh Đức Mẹ của người dân Cuba. Ngài cho hay trong bài giảng rằng Đức Maria là "trung tâm" đối với mầu nhiệm Nhập Thể.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng khi các tín hữu đoái nhìn Đức Maria, họ được "tràn đầy với điều kỳ diệu, lòng biết ơn và tình yêu khi thấy được cách mà Thiên Chúa chúng ta đến với thế gian, mong muốn tin tưởng vào sự ưng thuận của một trong những tạo vật của Ngài". "Thật là cảm động khi thấy được cách mà Thiên Chúa không chỉ tôn trọng quyền tự do của con người: Ngài dường như đòi hỏi điều đó".
Đức Thánh Cha giải thích: Chữ "xin vâng" của cả Đức Maria và Chúa Kitô cho thấy rằng chỉ thông qua sự trung thành vâng phục thánh ý Thiên Chúa, chúng mới đạt đến "tự do thật sự" và "ơn cứu độ đích thực", tìm kiếm "đặc tính chân thật của chúng ta" là hoa trái của tình yêu vô hạn của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cho hay Đức Maria là mẫu mực và gương mẫu của Giáo Hội, "được kêu gọi để mang lại sự hiện diện cứu độ của Chúa Kitô cho thế thế gian. Với mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã dẫn dắt "loài người chúng ta thực sự theo cách cụ thể và hữu hình". Ngài cho hay thêm: "khi Thiên Chúa bị gạt sang một bên, thế gian sẽ trở thành một nơi khắc nghiệt đối với con người, và chống lại ơn gọi đích thực của sáng tạo nhằm dành chỗ cho giao ước".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khuyến khích các tín hữu Cuba tiếp tục những nỗ lực dũng cảm, hy sinh nhằm trình bày "khuôn mặt đích thực của Giáo Hội như là nơi Thiên Chúa tiếp cận và gặp gỡ nhân loại" trong các trường hợp cụ thể mà họ đang sống.
Ngài cho hay khi Phục Sinh đến gần, các môn đệ của Chúa Kitô phải đi theo ngài "mà không sợ hãi hoặc hoài nghi về hành trình thập giá của Ngài".
Đức Thánh Cha thúc giục mọi người chấp nhận sự chống đối và nỗi ưu phiền "bằng sự kiên nhẫn và đức tin", biết rằng sự Phục Sinh chiến thắng tội lỗi và Chúa sẽ không quên chúc phúc cho sự dấn thân phong phú đối với Ngài bằng "những hoa trái dồi dào".
Mầu nhiệm Nhập Thể "cũng cho chúng ta thấy những phẩm giá khôn sánh của mỗi sự sống con người" và nêu bật tầm quan trọng của gia đình. Đức Thánh Cha giải thích rằng ngay từ khởi nguyên, kế hoạch của Thiên Chúa mời gọi các gia đình – được hình thành dựa trên hôn nhân – là "các tế bào cơ bản của xã hội và là giáo hội tại gia đích thực".
Ngài kêu gọi các cặp vợ chồng ở Cuba hãy trở nên "một dấu chỉ thực sự và hữu hình của tình yêu Chúa Kitô đối với Giáo Hội". "Cuba cần chứng tá của anh chị em về lòng trung thành, sự hiệp nhất, và khả năng tiếp nhận sự sống con người, nhất là những người yếu nhất và nghèo túng nhất".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kêu gọi người dân Cuba tiếp thêm sức mạnh đức tin của mình để "có thể sống trong Chúa Kitô và vì Chúa Kitô". Ngài khuyến khích họ "phấn đấu để xây dựng một xã hội đổi mới và cởi mở, một xã hội tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn của nhân loại, và phản ánh tốt hơn thiện tính của Thiên Chúa".
Diễn từ của ĐTC Bênêđictô XVI tại Antonio Maceo, Santiago de Cuba
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:23 27/03/2012
Dưới đây là bản dịch Diễn từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong Lễ Đón Chào tại Phi Trường Quốc Tế Antonio Maceo, Santiago de Cuba, Thứ Hai ngày 26 tháng 3, 2012
Thưa Tổng Thống,
Quý Hồng Y và Huynh Đệ Giám Mục thân ái,
Quý Vị Hữu Trách,
Các Thành Viên Của Ngoại Giao Đoàn, Thưa Quý Vị,
Dân Chúng Cuba thân mến,
Thưa Tổng Thống, tôi xin cảm ơn ngài vì sự đón tiếp và những lời ân cần của ngài, bằng những lời ấy ngài đã chuyển trao những cảm tình kính trọng của chính phủ và dân chúng Cuba đến người kế vị Thánh Phêrô. Tôi chào đón các nhà chức trách dân sự hiện diện nơi đây, cũng như các thành viên của ngoại giao đoàn. Tôi thân ái chào mừng Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, Đức Tổng Giám mục Dionisio Guillermo García Ibanez của Santiago de Cuba, Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino, Tổng Giám Mục Havana, cùng các huynh đệ Giám Mục Cuba khác của tôi, và tôi đảm bảo với họ sự gần gũi tinh thần sâu xa của tôi. Cuối cùng, tôi chân thành chào đón tất cả các tín hữu của Hội Thánh Công Giáo tại Cuba, dân chúng thân yêu của hòn đảo xinh đẹp này, và tất cả mọi người Cuba dù ở bất cứ nơi nào. Anh chị em luôn luôn hiện diện trong trái tim và lời cầu nguyện của tôi, đặc biệt là trong những ngày trước thời điểm dự liệu trước của chuyến viếng thăm anh chị em lần này của tôi, có được là nhờ ân sủng và sự nhân lành của Thiên Chúa. Được đứng ở đây giữa anh chị em, tôi không thể không nhắc lại chuyến viếng thăm Cuba lịch sử của vị tiền nhiệm của tôi, Chân Phước Gioan Phaolô II, người đã để lại một dấu không thể xóa nhòa được trong linh hồn của tất cả mọi người Cuba. Đối với nhiều người, dù là tín hữu hay không, gương sáng và giáo lý của ngài là một hướng dẫn quang minh cho cuộc sống cá nhân và hoạt động công cộng của họ trong việc phục vụ lợi ích chung của dân tộc. Chuyến viếng thăm hòn đảo này của ngài như một luồng không khí trong lành nhẹ nhàng đem lại sức mạnh mới cho Hội Thánh tại Cuba, làm thức dậy trong nhiều người một ý thức đổi mới về tầm quan trọng của đức tin và làm cho họ hứng khởi mở tâm hồn mình ra với Đức Kitô, đồng thời đốt lên niềm hy vọng của họ và khích lệ ước mong làm việc một cách không sợ hãi cho một tương lai tốt đẹp hơn. Một trong những thành quả quan trọng của chuyến viếng thăm ấy là việc khai trương một giai đoạn mới trong mối quan hệ giữa Hội Thánh và Nhà Nnước Cuba, trong một tinh thần hợp tác và tin tưởng mới, mặc dù cỏn nhiều lãnh vực mà trong đó tiến bộ nhiều hơn có thể thực hiện được và phải được thực hiện, đặc biệt là về đóng góp xã hội không thể thiếu được mà tôn giáo được mời gọi thực thi cho cuộc sống xã hội
Tôi vui mừng được chia sẻ niềm vui của anh chị em khi anh chị em mừng kỷ niệm 400 năm tìm thấy thánh tượng Đức Mẹ Bác Ái ở Cobre El. Ngay từ ban đầu, Mẹ đã hiện diện rất nhiều trong cuộc sống cá nhân của người Cuba cũng như trong các biến cố lớn của đất nước, đặc biệt là từ ngày độc lập, vì Mẹ được tất cả mọi người tôn vinh là Mẹ thật của dân Cuba. Việc sùng kính “Virgen Mambisa” [Đức Mẹ ở Mambisa] đã nâng đỡ đức tin và khích lệ việc bảo vệ và phát huy tất cả những gì đem lại phẩm giá cho điều kiện sống ủa con người và những quyền căn bản của họ, và tiếp tục làm như vậy hôm nay với sự sức mạnh lớn lao hơn bao giờ hết, tạo thành chứng từ hữu hình cho thành quả của việc rao giảng Tin Mừng trong những vùng đất này, và cho gốc rễ Kitô giáo sâu xa là điều hình thành căn tính sâu sắc nhất của linh hồn người Cuba. Theo những bước chân của vô số khách hành hương từ nhiều thế kỷ, tôi cũng muốn đi đến El Cobre để quỳ dưới chân Mẹ Thiên Chúa, để cảm tạ Mẹ vì sự quan tâm mà Mẹ dành cho tất cả con cái Cuba, cùng xin Mẹ hướng dẫn tương lai của quốc gia yêu quý này trong những con đường công bằng, tự do, hoà bình và hoà giải. Tôi đến Cuba như một khách hành hương của bác ái, để củng cố anh chị em tôi trong đức tin và bồi dưỡng họ trong đức cậy được phát sinh từ sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta. Tôi mang trong trái tim tôi những khát vọng chính đáng và những ước muốn hợp pháp của tất cả mọi người Cuba, dù ờ bất cứ nơi nào, những đau khổ và những niềm vui của họ, những quan tâm và những ao ước cao quý nhất của họ, của người trẻ và người già, của các thiếu niên và trẻ em, của bệnh nhân và công nhân, của tù nhân và gia đình họ, cùng của những người nghèo và những người thiếu thốn.
Nhiều nơi trên thế giới ngày nay đang trải qua một thời kỳ đặc biệt khó khăn về kinh tế, là điều mà nhiều người coi như là một phần của một cuộc khủng hoảng tinh thần và đạo đức sâu xa, đã để lại cho nhân loại một sự trống rỗng về các giá trị và không có khả năng tự vệ trước các tham vọng và ích kỷ của những quyền lực nào đó, là những quyền lực không mấy quan tâm đến những ích lợi thật sự của cá nhân và gia đình. Chúng ta không còn có thể tiếp tục đi theo cùng một đường hướng văn hóa và đạo đức, là đường hướng đã gây ra tình trạng đớn đau mà nhiều người đang phải chịu. Mặt khác, tiến bộ thật sự đòi phải có một nền đạo đức chú trọng đến con người và kể đến những nhu cầu sâu thẳm nhất của con người, đặc biệt là chiều kích tâm linh và tôn giáo. Trong tâm trí nhiều người, con đường như thế là chấp nhận một điều chắc chắn hơn bao giờ hết rằng việc hồi sinh của xã hội đòi hỏi phải có những người nam nữ ngay thẳng, với những xác tín vững vàng, với những giá trị cao quý và mạnh mẽ, là những người sẽ không bị thao túng bởi những quyền lợi mơ hồ, cùng là những người tôn trọng bản tính không thay đổi và siêu việt của con người. Các bạn thân mến, tôi tin chắc rằng Cuba, ở thời điểm đặc biệt quan trọng này trong lịch sử của nó, đã và đang kỳ vọng vào tương lai, và như thế cố gắng đổi mới và mở rộng những chân trời của mình. Sự giúp đỡ tuyệt vời trong công việc khó khăn này sẽ là di sản các giá trị tinh thần và đạo đức, là những điều đã tạo thành căn tính thật sự của quốc gia, và nổi bật trong việc làm và cuộc đời của nhiều tiền nhân tổ phụ của quốc gia, như Chân Phước José Olallo y Valdés, Đấng Tôi Tớ Chúa Félix Varela, và danh nhân Martí José. Về phần mình, Hội Thánh cũng đã tận tâm góp phần trong việc vun trồng những giá trị ấy qua sứ vụ mục vụ quảng đại và vị tha của mình, và tiếp tục sự cam kết của mình là sẽ làm việc không mệt mỏi để phục vụ tất cả mọi người Cuba một cách tốt hơn nữa.
Tôi nguyện xin Chúa chúc lành dồi dào cho đất này và con cái của nó, đặc biệt là những người đang cảm thấy bị thiệt thòi, bị loại trừ và tất cả những người đau khổ về thể xác hoặc tinh thần. Đồng thời, tôi cầu xin rằng, qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Bác Ái của Cobre El, Ngài sẽ ban cho tất cả mọi người một tương lai đầy hy vọng, đoàn kết và hòa hợp. Cảm ơn anh chị em.
Thưa Tổng Thống,
Quý Hồng Y và Huynh Đệ Giám Mục thân ái,
Quý Vị Hữu Trách,
Các Thành Viên Của Ngoại Giao Đoàn, Thưa Quý Vị,
Dân Chúng Cuba thân mến,
Thưa Tổng Thống, tôi xin cảm ơn ngài vì sự đón tiếp và những lời ân cần của ngài, bằng những lời ấy ngài đã chuyển trao những cảm tình kính trọng của chính phủ và dân chúng Cuba đến người kế vị Thánh Phêrô. Tôi chào đón các nhà chức trách dân sự hiện diện nơi đây, cũng như các thành viên của ngoại giao đoàn. Tôi thân ái chào mừng Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, Đức Tổng Giám mục Dionisio Guillermo García Ibanez của Santiago de Cuba, Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino, Tổng Giám Mục Havana, cùng các huynh đệ Giám Mục Cuba khác của tôi, và tôi đảm bảo với họ sự gần gũi tinh thần sâu xa của tôi. Cuối cùng, tôi chân thành chào đón tất cả các tín hữu của Hội Thánh Công Giáo tại Cuba, dân chúng thân yêu của hòn đảo xinh đẹp này, và tất cả mọi người Cuba dù ở bất cứ nơi nào. Anh chị em luôn luôn hiện diện trong trái tim và lời cầu nguyện của tôi, đặc biệt là trong những ngày trước thời điểm dự liệu trước của chuyến viếng thăm anh chị em lần này của tôi, có được là nhờ ân sủng và sự nhân lành của Thiên Chúa. Được đứng ở đây giữa anh chị em, tôi không thể không nhắc lại chuyến viếng thăm Cuba lịch sử của vị tiền nhiệm của tôi, Chân Phước Gioan Phaolô II, người đã để lại một dấu không thể xóa nhòa được trong linh hồn của tất cả mọi người Cuba. Đối với nhiều người, dù là tín hữu hay không, gương sáng và giáo lý của ngài là một hướng dẫn quang minh cho cuộc sống cá nhân và hoạt động công cộng của họ trong việc phục vụ lợi ích chung của dân tộc. Chuyến viếng thăm hòn đảo này của ngài như một luồng không khí trong lành nhẹ nhàng đem lại sức mạnh mới cho Hội Thánh tại Cuba, làm thức dậy trong nhiều người một ý thức đổi mới về tầm quan trọng của đức tin và làm cho họ hứng khởi mở tâm hồn mình ra với Đức Kitô, đồng thời đốt lên niềm hy vọng của họ và khích lệ ước mong làm việc một cách không sợ hãi cho một tương lai tốt đẹp hơn. Một trong những thành quả quan trọng của chuyến viếng thăm ấy là việc khai trương một giai đoạn mới trong mối quan hệ giữa Hội Thánh và Nhà Nnước Cuba, trong một tinh thần hợp tác và tin tưởng mới, mặc dù cỏn nhiều lãnh vực mà trong đó tiến bộ nhiều hơn có thể thực hiện được và phải được thực hiện, đặc biệt là về đóng góp xã hội không thể thiếu được mà tôn giáo được mời gọi thực thi cho cuộc sống xã hội
Tôi vui mừng được chia sẻ niềm vui của anh chị em khi anh chị em mừng kỷ niệm 400 năm tìm thấy thánh tượng Đức Mẹ Bác Ái ở Cobre El. Ngay từ ban đầu, Mẹ đã hiện diện rất nhiều trong cuộc sống cá nhân của người Cuba cũng như trong các biến cố lớn của đất nước, đặc biệt là từ ngày độc lập, vì Mẹ được tất cả mọi người tôn vinh là Mẹ thật của dân Cuba. Việc sùng kính “Virgen Mambisa” [Đức Mẹ ở Mambisa] đã nâng đỡ đức tin và khích lệ việc bảo vệ và phát huy tất cả những gì đem lại phẩm giá cho điều kiện sống ủa con người và những quyền căn bản của họ, và tiếp tục làm như vậy hôm nay với sự sức mạnh lớn lao hơn bao giờ hết, tạo thành chứng từ hữu hình cho thành quả của việc rao giảng Tin Mừng trong những vùng đất này, và cho gốc rễ Kitô giáo sâu xa là điều hình thành căn tính sâu sắc nhất của linh hồn người Cuba. Theo những bước chân của vô số khách hành hương từ nhiều thế kỷ, tôi cũng muốn đi đến El Cobre để quỳ dưới chân Mẹ Thiên Chúa, để cảm tạ Mẹ vì sự quan tâm mà Mẹ dành cho tất cả con cái Cuba, cùng xin Mẹ hướng dẫn tương lai của quốc gia yêu quý này trong những con đường công bằng, tự do, hoà bình và hoà giải. Tôi đến Cuba như một khách hành hương của bác ái, để củng cố anh chị em tôi trong đức tin và bồi dưỡng họ trong đức cậy được phát sinh từ sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta. Tôi mang trong trái tim tôi những khát vọng chính đáng và những ước muốn hợp pháp của tất cả mọi người Cuba, dù ờ bất cứ nơi nào, những đau khổ và những niềm vui của họ, những quan tâm và những ao ước cao quý nhất của họ, của người trẻ và người già, của các thiếu niên và trẻ em, của bệnh nhân và công nhân, của tù nhân và gia đình họ, cùng của những người nghèo và những người thiếu thốn.
Nhiều nơi trên thế giới ngày nay đang trải qua một thời kỳ đặc biệt khó khăn về kinh tế, là điều mà nhiều người coi như là một phần của một cuộc khủng hoảng tinh thần và đạo đức sâu xa, đã để lại cho nhân loại một sự trống rỗng về các giá trị và không có khả năng tự vệ trước các tham vọng và ích kỷ của những quyền lực nào đó, là những quyền lực không mấy quan tâm đến những ích lợi thật sự của cá nhân và gia đình. Chúng ta không còn có thể tiếp tục đi theo cùng một đường hướng văn hóa và đạo đức, là đường hướng đã gây ra tình trạng đớn đau mà nhiều người đang phải chịu. Mặt khác, tiến bộ thật sự đòi phải có một nền đạo đức chú trọng đến con người và kể đến những nhu cầu sâu thẳm nhất của con người, đặc biệt là chiều kích tâm linh và tôn giáo. Trong tâm trí nhiều người, con đường như thế là chấp nhận một điều chắc chắn hơn bao giờ hết rằng việc hồi sinh của xã hội đòi hỏi phải có những người nam nữ ngay thẳng, với những xác tín vững vàng, với những giá trị cao quý và mạnh mẽ, là những người sẽ không bị thao túng bởi những quyền lợi mơ hồ, cùng là những người tôn trọng bản tính không thay đổi và siêu việt của con người. Các bạn thân mến, tôi tin chắc rằng Cuba, ở thời điểm đặc biệt quan trọng này trong lịch sử của nó, đã và đang kỳ vọng vào tương lai, và như thế cố gắng đổi mới và mở rộng những chân trời của mình. Sự giúp đỡ tuyệt vời trong công việc khó khăn này sẽ là di sản các giá trị tinh thần và đạo đức, là những điều đã tạo thành căn tính thật sự của quốc gia, và nổi bật trong việc làm và cuộc đời của nhiều tiền nhân tổ phụ của quốc gia, như Chân Phước José Olallo y Valdés, Đấng Tôi Tớ Chúa Félix Varela, và danh nhân Martí José. Về phần mình, Hội Thánh cũng đã tận tâm góp phần trong việc vun trồng những giá trị ấy qua sứ vụ mục vụ quảng đại và vị tha của mình, và tiếp tục sự cam kết của mình là sẽ làm việc không mệt mỏi để phục vụ tất cả mọi người Cuba một cách tốt hơn nữa.
Tôi nguyện xin Chúa chúc lành dồi dào cho đất này và con cái của nó, đặc biệt là những người đang cảm thấy bị thiệt thòi, bị loại trừ và tất cả những người đau khổ về thể xác hoặc tinh thần. Đồng thời, tôi cầu xin rằng, qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Bác Ái của Cobre El, Ngài sẽ ban cho tất cả mọi người một tương lai đầy hy vọng, đoàn kết và hòa hợp. Cảm ơn anh chị em.
Sự dữ của con người không thể ngăn cản kế hoạch của Thiên Chúa
Bùi Hữu Thư
10:05 27/03/2012
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với các giám mục Mễ Tây Cơ và Châu Mỹ La Tinh
LEON, Mễ Tây Cơ, ngày 26 tháng 3, 2012 (Zenit.org).- Ngày Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Benedict XVI chủ tế kinh chiều tại Nhà thờ Chánh Tòa Our Lady of Light, tại León.
Ngài khởi sự bài giảng bằng việc nhận xét về bức tranh trong nhà thờ vẽ Đức Mẹ ôm Con một tay và tay kia vươn ra với các tội nhân.
Ngài nói: “Vì lý do này, chúng ta thường xuyên kêu cầu Mẹ như 'niềm hy vọng của chúng ta' vì Mẹ đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu và chuyển giao cho chúng ta những điều Thiên Chúa thường xuyên làm cho nhân loại."
Khi bình luận về bài đọc trong kinh chiều, ngài nói: "Người dân Giêrusalem và các lãnh tụ của họ chưa nhận biết Chúa Kitô, khi kết án tử hình Người, họ đã hoàn thành lời các tiên tri.
Ngài tiếp: “Sự dữ và ngu dốt của con người không thể ngăn cản được kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa."
Đức Thánh Cha nói: “Do đó, không có lý do nào để đầu hàng sự chuyên chế của sự dữ. Chúng ta hãy xin Chúa Phục Sinh biểu hiệu quyền năng của Người trong những yếu đuối và thiếu sót của chúng ta.”
Đức Thánh Cha nói rằng ngài đã từng trông đợi cuộc gặp gỡ với các giám mục Mễ Tây Cơ và Châu Mỹ La Tinh.
Ngài nói với họ: “Tôi coi cuộc gặp gỡ này là cơ hội để chúng ta cùng hướng mắt nhìn Chúa Kitô, đấng đã trao phó cho chúng ta trách nhiệm tuyệt vời của việc rao giảng Phúc Âm giữa những dân tộc có đức tin vững mạnh và bắt rễ sâu."
Đức Thánh Cha công nhận những thách đố và khó khăn họ phải đương đầu trong các giáo phận của họ, nhưng ngài tiếp là họ có thể tiến bước trong niềm vững tin, biết rằng Chúa Kitô đã phục sinh và "sự dữ không nói được lời cuối trong lịch sử nhân loại.”
Thêm sức cho đức tin
Ngài cảm tạ các giám mục về sự kiên trì và hoạt động của họ trong khiêm nhường.
Ngài nói: “Xin quý vị có thể tin tưởng vào một chỗ đặc biệt trong kinh nguyện của một người đã tiếp nhận trọng trách của Chúa Kitô là phải tăng sức cho những người anh chị em về đức tin."
Đề cập đến ngày kỷ niệm hai trăm năm các quốc gia Châu Mỹ La Tinh dành được độc lập, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc đến công trình của các vị thừa sai đã đến đây để tuyên xưng Chúa Kitô.
Ngài nhận xét: “Họ đã hy sinh hết mình vì Đức Kitô, và đã chứng tỏ là trong Người, mọi người nam và nữ gặp gỡ được chân lý của sự hiện hữu của họ và sức mạnh họ cần thiết để sống viên mãn và xây dựng một xã hội nhân bản theo Thánh Ý của Đấng Tạo Hóa."
Nói về Năm Đức Tin sắp tới, Đức Thánh Cha nói đây sẽ là một dịp để mọi người tự giải thoát khỏi tội lỗi và tình trạng nô lệ, và có thể đạt được sự tự do chân chính.
Ngài đề nghị việc học hỏi và đọc Thánh Kinh: "Tôi khuyến khích quý vị chia xẻ tự do những kho tàng của Phúc Âm, để cho trở thành suối ngưồn của hy vọng, tự do, và cứu rỗi cho tất cả mọi người.
Trước khi chấm dứt Đức Thánh Cha yêu cầu các giám mục chăm lo cẩn thận cho các chủng sinh của họ và cũng đảm bảo việc đào tạo đức tin tốt đẹp cho giáo dân có liên quan đến giáo lý, phụng vụ và các lãnh vực khác của các sinh hoạt của giáo hội.
Đức Thánh Cha tiếp: “Tôi khuyên quý vị hãy thức tỉnh và kiên trì trong việc tuyên xưng vinh quang của Thiên Chúa ngày và đêm, vì đó là đời sống của nhân loại.”
LEON, Mễ Tây Cơ, ngày 26 tháng 3, 2012 (Zenit.org).- Ngày Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Benedict XVI chủ tế kinh chiều tại Nhà thờ Chánh Tòa Our Lady of Light, tại León.
Ngài khởi sự bài giảng bằng việc nhận xét về bức tranh trong nhà thờ vẽ Đức Mẹ ôm Con một tay và tay kia vươn ra với các tội nhân.
Ngài nói: “Vì lý do này, chúng ta thường xuyên kêu cầu Mẹ như 'niềm hy vọng của chúng ta' vì Mẹ đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu và chuyển giao cho chúng ta những điều Thiên Chúa thường xuyên làm cho nhân loại."
Khi bình luận về bài đọc trong kinh chiều, ngài nói: "Người dân Giêrusalem và các lãnh tụ của họ chưa nhận biết Chúa Kitô, khi kết án tử hình Người, họ đã hoàn thành lời các tiên tri.
Ngài tiếp: “Sự dữ và ngu dốt của con người không thể ngăn cản được kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa."
Đức Thánh Cha nói: “Do đó, không có lý do nào để đầu hàng sự chuyên chế của sự dữ. Chúng ta hãy xin Chúa Phục Sinh biểu hiệu quyền năng của Người trong những yếu đuối và thiếu sót của chúng ta.”
Đức Thánh Cha nói rằng ngài đã từng trông đợi cuộc gặp gỡ với các giám mục Mễ Tây Cơ và Châu Mỹ La Tinh.
Ngài nói với họ: “Tôi coi cuộc gặp gỡ này là cơ hội để chúng ta cùng hướng mắt nhìn Chúa Kitô, đấng đã trao phó cho chúng ta trách nhiệm tuyệt vời của việc rao giảng Phúc Âm giữa những dân tộc có đức tin vững mạnh và bắt rễ sâu."
Đức Thánh Cha công nhận những thách đố và khó khăn họ phải đương đầu trong các giáo phận của họ, nhưng ngài tiếp là họ có thể tiến bước trong niềm vững tin, biết rằng Chúa Kitô đã phục sinh và "sự dữ không nói được lời cuối trong lịch sử nhân loại.”
Thêm sức cho đức tin
Ngài cảm tạ các giám mục về sự kiên trì và hoạt động của họ trong khiêm nhường.
Ngài nói: “Xin quý vị có thể tin tưởng vào một chỗ đặc biệt trong kinh nguyện của một người đã tiếp nhận trọng trách của Chúa Kitô là phải tăng sức cho những người anh chị em về đức tin."
Đề cập đến ngày kỷ niệm hai trăm năm các quốc gia Châu Mỹ La Tinh dành được độc lập, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc đến công trình của các vị thừa sai đã đến đây để tuyên xưng Chúa Kitô.
Ngài nhận xét: “Họ đã hy sinh hết mình vì Đức Kitô, và đã chứng tỏ là trong Người, mọi người nam và nữ gặp gỡ được chân lý của sự hiện hữu của họ và sức mạnh họ cần thiết để sống viên mãn và xây dựng một xã hội nhân bản theo Thánh Ý của Đấng Tạo Hóa."
Nói về Năm Đức Tin sắp tới, Đức Thánh Cha nói đây sẽ là một dịp để mọi người tự giải thoát khỏi tội lỗi và tình trạng nô lệ, và có thể đạt được sự tự do chân chính.
Ngài đề nghị việc học hỏi và đọc Thánh Kinh: "Tôi khuyến khích quý vị chia xẻ tự do những kho tàng của Phúc Âm, để cho trở thành suối ngưồn của hy vọng, tự do, và cứu rỗi cho tất cả mọi người.
Trước khi chấm dứt Đức Thánh Cha yêu cầu các giám mục chăm lo cẩn thận cho các chủng sinh của họ và cũng đảm bảo việc đào tạo đức tin tốt đẹp cho giáo dân có liên quan đến giáo lý, phụng vụ và các lãnh vực khác của các sinh hoạt của giáo hội.
Đức Thánh Cha tiếp: “Tôi khuyên quý vị hãy thức tỉnh và kiên trì trong việc tuyên xưng vinh quang của Thiên Chúa ngày và đêm, vì đó là đời sống của nhân loại.”
Tổng kết chuyến viếng thăm Mêxicô của ĐTC Bênêđictô XVI
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
19:17 27/03/2012
ROMA, (zenit.org) – « Chuyến viếng thăm Mêxicô của ĐứcThánh Cha Bênêđictô XVI đã đáp ứng sự mong đợi (…). Ngài ý thức được điều này »,Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, s.j., đã tuyên bố hôm26 tháng 3 trước khi Đức Thánh Cha rời Mêxicô để di chuyển sang Cuba cho giaiđoạn hai của chuyến tông du Châu Mỹ La Tinh, cũng là chuyến thứ 23 trong cươngvị Giáo Hoàng của ngài.
Trong bản tường thuật lần thứ hai này tính từ thờiđiểm ban đầu chuyến đi, người phát ngôn Tòa Thánh đã điểm lại những khoảnh khắcđáng nhớ của giai đoạn đầu, trong sự theo dõi của hàng ngàn người tại chỗ.
« Lời kêugọi cho niềm hy vọng là tâm điểm của bức thông điệp ngài đã muốn gửi gắm ngườidân Mêxicô trong một bối cảnh xã hội chính trị khó khăn, do nạn buôn lậu matúy, hối lộ, đói nghèo, hay tội phạm », vị Giám Đốc Phòng Báo Chí TòaThánh bình luận.
Tuy nhiên vượt lên trên cả nội dung các bài diễn văn,Đức Giáo Hoàng đã thành công đánh cuộc thiết lập mối liên hệ với dân tộc Mêxicô :« Đó là một thành công trên toàn bộ kế hoạch. Điều này không phải là khôngđáng kể », cha Lombardi nhấn mạnh.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, đã đến trong tư cách « ngườihành hương đức tin và hy vọng » đã làm thỏa mãn sự trông mong của mọingười ở đây qua một bức thông điệp « đơn giản, trong sáng, đi đến điểm cốtlõi », bằng cách mời gọi dân tộc này « canh tân tâm hồn, nhưng cả cáccơ cấu nữa »
Người dân Mêxicô hẳn là còn nhớ những chuyến thăm củavị tiền nhiệm của ngài, chân phước Gioan Phaolô II, vị tu sĩ Dòng Tên nói rõ, giờ đây cũng đã có thể làm quen với vị đươngkim và đánh giá cao « đời sống thiêng liêng, lời lẽ, sự dễ thương, tìnhliên đới của ngài ».
Đức Giáo Hoàng, người phát ngôn Tòa Thánh nhấn mạnh,đã kêu gọi trở về cội rễ sâu sa của sự sùng kính nơi giáo dân Mêxicô, tuy nhiênngài cũng cảnh giác họ « chống lại một đức tin hời hợt và theo thói quen »,bằng cách mời gọi họ « xét mình về những đe dọa đè lên đức tin » nhưsự tục hóa, sự tuyên truyền các giáo phái, sự thiếu thốn về huấn luyện, sự đỗvỡ của gia đình.
Trong bức thông điệp này, cha Lombardi bình luận, « đãvượt ra một cách rộng rãi biên giới Mêxicô », Đức Thánh Cha Bênêđictô XVIđã nhắn nhủ họ rằng « các Kitô hữu có nhiệm vụ đấu tranh chống lại chủnghĩa chuyên chế, bất công, bạo lực, hết mọi ngày trong cả cuộc đời ».
Đức Giáo Hoàng đã muốn tận dụng dịp kỷ niệm hai trămnăm độc lập của nhiều nước Châu Mỹ La Tinh để gửi đến toàn châu lục này, trongsự ước mong rằng « đây là thời điểm lịch sử giúp cho người tín hữu tạo nênmột rạng rỡ mới cho cội rễ của họ, cũng như cho các dân tộc trong khu vực bảovệ phẩm giá của mình ».
Chặng Cuba nằm trong ngữ cảnh này, ngay cả nếu như,cha Lombardi dự báo, nó sẽ có tính đặc thù do lịch sử mới đây của quốc gia nàyvà sự dội trở lại về vai trò của Giáo Hội Công Giáo.
Khi được hỏi về tình cảm riêng và hình ảnh đánh độngcủa cá nhân trong chuyến viếng thăm này của Giáo Hoàng tại Mêxicô, Phát ngônviên Tòa Thánh đã nhắc đến thánh lễ tại Công viên Bicentenaire de León dướichân tượng Chúa Kitô Vua, đang chúc lành cho đám đông từ xa, chính Người đã chonghi lễ một dấu ấn gợi cảm.
Buổi cử hành tốt đẹp này, ngài nói, đọng lại trong tôi« dấu dấn nhịp » của các cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với nhân dânMêxicô, « trái tim, trung tâm » của chuyến viếng thăm Mêxicô.
Trong bản tường thuật lần thứ hai này tính từ thờiđiểm ban đầu chuyến đi, người phát ngôn Tòa Thánh đã điểm lại những khoảnh khắcđáng nhớ của giai đoạn đầu, trong sự theo dõi của hàng ngàn người tại chỗ.
« Lời kêugọi cho niềm hy vọng là tâm điểm của bức thông điệp ngài đã muốn gửi gắm ngườidân Mêxicô trong một bối cảnh xã hội chính trị khó khăn, do nạn buôn lậu matúy, hối lộ, đói nghèo, hay tội phạm », vị Giám Đốc Phòng Báo Chí TòaThánh bình luận.
Tuy nhiên vượt lên trên cả nội dung các bài diễn văn,Đức Giáo Hoàng đã thành công đánh cuộc thiết lập mối liên hệ với dân tộc Mêxicô :« Đó là một thành công trên toàn bộ kế hoạch. Điều này không phải là khôngđáng kể », cha Lombardi nhấn mạnh.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, đã đến trong tư cách « ngườihành hương đức tin và hy vọng » đã làm thỏa mãn sự trông mong của mọingười ở đây qua một bức thông điệp « đơn giản, trong sáng, đi đến điểm cốtlõi », bằng cách mời gọi dân tộc này « canh tân tâm hồn, nhưng cả cáccơ cấu nữa »
Người dân Mêxicô hẳn là còn nhớ những chuyến thăm củavị tiền nhiệm của ngài, chân phước Gioan Phaolô II, vị tu sĩ Dòng Tên nói rõ, giờ đây cũng đã có thể làm quen với vị đươngkim và đánh giá cao « đời sống thiêng liêng, lời lẽ, sự dễ thương, tìnhliên đới của ngài ».
Đức Giáo Hoàng, người phát ngôn Tòa Thánh nhấn mạnh,đã kêu gọi trở về cội rễ sâu sa của sự sùng kính nơi giáo dân Mêxicô, tuy nhiênngài cũng cảnh giác họ « chống lại một đức tin hời hợt và theo thói quen »,bằng cách mời gọi họ « xét mình về những đe dọa đè lên đức tin » nhưsự tục hóa, sự tuyên truyền các giáo phái, sự thiếu thốn về huấn luyện, sự đỗvỡ của gia đình.
Trong bức thông điệp này, cha Lombardi bình luận, « đãvượt ra một cách rộng rãi biên giới Mêxicô », Đức Thánh Cha Bênêđictô XVIđã nhắn nhủ họ rằng « các Kitô hữu có nhiệm vụ đấu tranh chống lại chủnghĩa chuyên chế, bất công, bạo lực, hết mọi ngày trong cả cuộc đời ».
Đức Giáo Hoàng đã muốn tận dụng dịp kỷ niệm hai trămnăm độc lập của nhiều nước Châu Mỹ La Tinh để gửi đến toàn châu lục này, trongsự ước mong rằng « đây là thời điểm lịch sử giúp cho người tín hữu tạo nênmột rạng rỡ mới cho cội rễ của họ, cũng như cho các dân tộc trong khu vực bảovệ phẩm giá của mình ».
Chặng Cuba nằm trong ngữ cảnh này, ngay cả nếu như,cha Lombardi dự báo, nó sẽ có tính đặc thù do lịch sử mới đây của quốc gia nàyvà sự dội trở lại về vai trò của Giáo Hội Công Giáo.
Khi được hỏi về tình cảm riêng và hình ảnh đánh độngcủa cá nhân trong chuyến viếng thăm này của Giáo Hoàng tại Mêxicô, Phát ngônviên Tòa Thánh đã nhắc đến thánh lễ tại Công viên Bicentenaire de León dướichân tượng Chúa Kitô Vua, đang chúc lành cho đám đông từ xa, chính Người đã chonghi lễ một dấu ấn gợi cảm.
Buổi cử hành tốt đẹp này, ngài nói, đọng lại trong tôi« dấu dấn nhịp » của các cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với nhân dânMêxicô, « trái tim, trung tâm » của chuyến viếng thăm Mêxicô.
Top Stories
Vietnam: Un pasteur protestant condamné à 11 ans de prison
Eglises d'Asie
07:29 27/03/2012
Le 23 mars 2012, le tribunal provincial de Gia Lai a condamné le Rév. Nguyên Công Chinh, un pasteur exerçant son ministère sur les Hauts Plateaux, à une peine de 11 ans de prison. Il est accusé d’avoir « saboté l’unité nationale », crime décrit à l’article 87 du Code pénal vietnamien. Selon cet article, ce délit peut prendre un certain nombre de formes, comme la provocation à la division et à la discrimination...
... au sein des classes sociales, des ethnies minoritaires ou des diverses religions, ou encore l’incitation du peuple à s’opposer aux autorités… Le pasteur avait été arrêté et placé en garde à vue le 28 avril 2011 par la Sécurité publique de la province de Gia Lai, soit près d’un an avant son procès (1).
Immédiatement après le procès, Radio Free Asia a recueilli quelques informations par l’intermédiaire de l’épouse de l’inculpé, Mme Trân Thi Hông. Bien que le procès ait été déclaré public, celle-ci a rencontré un certain nombre de difficultés pour y participer. Aucun avocat n’avait été autorisé à défendre son mari au cours du procès, qui s’est conclu par une sentence de 11 ans de prison. L’accusé a la possibilité de faire appel du verdict dans les quinze jours qui suivent le procès.
Entre autres accusations, il lui a été reproché de s’être occupé de blessés de guerre (militaires appartenant à l’ancienne armée du Sud et, à cause de cela, dépouillés de tout droit). Le pasteur a fait remarquer que c’était un devoir, pour un ecclésiastique, d’aider des personnes aussi démunies. Selon l’acte d’accusation dressé par la Sécurité publique, le Rév. Nguyên Công Chinh avait également rédigé, depuis l’année 2004 jusqu’à son arrestation, de nombreux documents considérés par le gouvernement comme réactionnaires. Il aurait aussi, dans des entretiens accordés aux médias étrangers, déformé la situation intérieure du pays et calomnié les autorités ainsi que les responsables des forces armées. Quand le jury lui a demandé de reconnaître ces crimes, il a répondu qu’il n’avait commis de fautes qu’à l’égard de Dieu.
Le pasteur est né en 1960 dans la province du Quang Ngai. En 1985, avec sa famille, il alla vivre dans une zone d’économie nouvelle de la région de Kontum. Marié, et aujourd’hui père de quatre enfants, il habite dans la ville de Pleiku, province de Gia Lai. Le Rév. Chinh a longtemps appartenu à la confession mennonite. A cette époque, déjà, de nombreux conflits l’opposaient aux autorités locales. Il est aujourd’hui rattaché à l’Eglise luthérienne américaine du Vietnam et en est le responsable principal. Depuis son arrestation, il y a près d’un an, jusqu’au procès, il n’a jamais été autorisé à rencontrer sa famille.
Voilà très longtemps que le pasteur et sa famille sont l’objet de persécutions policières. En 2003, sa chapelle fut détruite par trois fois et sa propriété confisquée (2). Au mois de juin 2009, une vingtaine de policiers étaient venus détruire entièrement son domicile qui était aussi un lieu de culte. A cette époque, il avait déclaré que, depuis vingt ans, il était devenu comme un exilé à l’intérieur de sa propre patrie. Il avait déclaré alors que depuis 1988, il vivait dans la province de Gia lai sans livret familial ni papier identité. Ces nombreuses demandes de papier s’étaient heurtées au refus des autorités locales.
(1) Radio Free Asia, 23 mars 2012.
(Source: Eglises d'Asie, 27 mars 2012)
... au sein des classes sociales, des ethnies minoritaires ou des diverses religions, ou encore l’incitation du peuple à s’opposer aux autorités… Le pasteur avait été arrêté et placé en garde à vue le 28 avril 2011 par la Sécurité publique de la province de Gia Lai, soit près d’un an avant son procès (1).
Immédiatement après le procès, Radio Free Asia a recueilli quelques informations par l’intermédiaire de l’épouse de l’inculpé, Mme Trân Thi Hông. Bien que le procès ait été déclaré public, celle-ci a rencontré un certain nombre de difficultés pour y participer. Aucun avocat n’avait été autorisé à défendre son mari au cours du procès, qui s’est conclu par une sentence de 11 ans de prison. L’accusé a la possibilité de faire appel du verdict dans les quinze jours qui suivent le procès.
Entre autres accusations, il lui a été reproché de s’être occupé de blessés de guerre (militaires appartenant à l’ancienne armée du Sud et, à cause de cela, dépouillés de tout droit). Le pasteur a fait remarquer que c’était un devoir, pour un ecclésiastique, d’aider des personnes aussi démunies. Selon l’acte d’accusation dressé par la Sécurité publique, le Rév. Nguyên Công Chinh avait également rédigé, depuis l’année 2004 jusqu’à son arrestation, de nombreux documents considérés par le gouvernement comme réactionnaires. Il aurait aussi, dans des entretiens accordés aux médias étrangers, déformé la situation intérieure du pays et calomnié les autorités ainsi que les responsables des forces armées. Quand le jury lui a demandé de reconnaître ces crimes, il a répondu qu’il n’avait commis de fautes qu’à l’égard de Dieu.
Le pasteur est né en 1960 dans la province du Quang Ngai. En 1985, avec sa famille, il alla vivre dans une zone d’économie nouvelle de la région de Kontum. Marié, et aujourd’hui père de quatre enfants, il habite dans la ville de Pleiku, province de Gia Lai. Le Rév. Chinh a longtemps appartenu à la confession mennonite. A cette époque, déjà, de nombreux conflits l’opposaient aux autorités locales. Il est aujourd’hui rattaché à l’Eglise luthérienne américaine du Vietnam et en est le responsable principal. Depuis son arrestation, il y a près d’un an, jusqu’au procès, il n’a jamais été autorisé à rencontrer sa famille.
Voilà très longtemps que le pasteur et sa famille sont l’objet de persécutions policières. En 2003, sa chapelle fut détruite par trois fois et sa propriété confisquée (2). Au mois de juin 2009, une vingtaine de policiers étaient venus détruire entièrement son domicile qui était aussi un lieu de culte. A cette époque, il avait déclaré que, depuis vingt ans, il était devenu comme un exilé à l’intérieur de sa propre patrie. Il avait déclaré alors que depuis 1988, il vivait dans la province de Gia lai sans livret familial ni papier identité. Ces nombreuses demandes de papier s’étaient heurtées au refus des autorités locales.
(1) Radio Free Asia, 23 mars 2012.
(Source: Eglises d'Asie, 27 mars 2012)
Church: Vietnam revokes visas of church officials
Victor Simpson/AP
08:41 27/03/2012
ROME—Vietnam has revoked the visas of three representatives of the Roman Catholic church seeking to hold talks about the possible beatification of a late cardinal who was forced into exile, church officials said Tuesday.
The delegation was set to arrive Friday and planned to discuss the late Cardinal Francois Xavier Nguyen Van Thuan, who was appointed deputy archbishop of Saigon days before the South Vietnamese capital fell to the communist North in 1975.
The delegation was sent by the diocese of Rome, which is considering pushing ahead with a cause for the beatification of the cardinal, a controversial issue in the communist-run country. Beatification is the last official step before possible sainthood.
A Vatican official, who has followed the case but spoke on condition of anonymity because of the sensitivity, said the three were traveling on tourist visas. He said he had no additional information.
Thuan was a nephew of Ngo Dinh Diem, president of U.S.-backed South Vietnam who was assassinated in 1963 during the Vietnam War.
In 1991, Thuan was forced into exile in Rome after spending 13 years in a communist re-education camp. He died in 2002, one year after being appointed cardinal.
Vietnam and the Vatican held talks last month in Hanoi, but the two sides did not reach a breakthrough in establishing formal ties.
There are 6 million Roman Catholics in Vietnam, the second largest Catholic community in Southeast Asia after the Philippines. However, tensions have existed for decades between Catholics and the Hanoi government over church property seized by the Communists and other issues.
Pope Benedict XVI appointed Archbishop Leopoldo Girelli in January 2011 as his special, nonresident envoy in what was seen as a step in improving relations.
(Source: http://www.boston.com/news/world/asia/articles/2012/03/27/church_vietnam_revokes_visas_of_3_from_vatican/)
The delegation was set to arrive Friday and planned to discuss the late Cardinal Francois Xavier Nguyen Van Thuan, who was appointed deputy archbishop of Saigon days before the South Vietnamese capital fell to the communist North in 1975.
The delegation was sent by the diocese of Rome, which is considering pushing ahead with a cause for the beatification of the cardinal, a controversial issue in the communist-run country. Beatification is the last official step before possible sainthood.
A Vatican official, who has followed the case but spoke on condition of anonymity because of the sensitivity, said the three were traveling on tourist visas. He said he had no additional information.
Thuan was a nephew of Ngo Dinh Diem, president of U.S.-backed South Vietnam who was assassinated in 1963 during the Vietnam War.
In 1991, Thuan was forced into exile in Rome after spending 13 years in a communist re-education camp. He died in 2002, one year after being appointed cardinal.
Vietnam and the Vatican held talks last month in Hanoi, but the two sides did not reach a breakthrough in establishing formal ties.
There are 6 million Roman Catholics in Vietnam, the second largest Catholic community in Southeast Asia after the Philippines. However, tensions have existed for decades between Catholics and the Hanoi government over church property seized by the Communists and other issues.
Pope Benedict XVI appointed Archbishop Leopoldo Girelli in January 2011 as his special, nonresident envoy in what was seen as a step in improving relations.
(Source: http://www.boston.com/news/world/asia/articles/2012/03/27/church_vietnam_revokes_visas_of_3_from_vatican/)
Pope in Cuba: Follow Jesus without fear or doubts
AsiaNews
08:45 27/03/2012
Santiago de Cuba (AsiaNews) - " Easter is already approaching; let us determine to follow Jesus without fear or doubts on his journey to the Cross. May we accept with patience and faith whatever opposition or affliction may come, with the conviction that, in his Resurrection, he has crushed the power of evil which darkens everything, and has brought the dawn of a new world, the world of God, of light, of truth and happiness. " This is the invitation that Benedict XVI addressed to 200 thousand Cubans gathered in Antonio Maceo Square in Santiago de Cuba, in his first mass on the Caribbean island. The Mass began at 17.30 (local time) half an hour late, celebrating the 400 years since the discovery of the statue of the Virgen de la Caridad del Cobre, the patroness of the island. For the occasion, the little wooden sculpture, discovered in 1606 by three fishermen in the waters of Bahía de Nipe, was exhibited in the square.
The Cuban Church has only recently began enjoying a minimum of freedom (since the visit of John Paul II in 1998), the government appreciates its charitable work, but warns and suffocates any vaguely political pronouncement. Pressure and control, the arrest of dissidents is a fact of everyday life. Just after the beginning of Mass, in front of the stage, a man shouted in Spanish, "Down with Communism." The police immediately took him and carried him away, while some of the crowd tried to hit him.
The Pope's homily was strictly not political in tone; it traced the spiritual aspects of Christian faith, but also spoke of its human and social consequences, indicating that faith (omitted from the Marxist Cuban culture) is what makes society human. "In Christ - says the pontiff - God has truly come into the world, he has entered into our history, he has set his dwelling among us, thus fulfilling the deepest desire of human beings that the world may truly become a home worthy of humanity. On the other hand, when God is put aside, the world becomes an inhospitable place for man, and frustrates creation's true vocation to be a space for the covenant, for the "Yes" to the love between God and humanity who responds to him. "
And again, speaking of the obedience of Mary he adds: " his obedience to God is what opens the doors of the world to the truth, to salvation. God has created us as the fruit of his infinite love; hence, to live in accordance with his will is the way to encounter our genuine identity, the truth of our being, while apart from God we are alienated from ourselves and are hurled into the void. The obedience of faith is true liberty, authentic redemption, which allows us to unite ourselves to the love of Jesus in his determination to conform himself to the will of the Father".
In a country that for decades has been the laboratory of a Marxist-inspired liberation theology, where the Gospel values were used only as a starting point to enhance the class struggle, Benedict XVI proposes instead the spiritual root of every social change and highlights the primary mission of the Church, which is the testimony of Christ's presence: " Dear brothers and sisters, I know with what effort, boldness and self-sacrifice you work every day so that, in the concrete circumstances of your country, and at this moment in history, the Church will better present her true face as a place in which God draws near and encounters humanity. The Church, the living body of Christ, has the mission of prolonging on earth the salvific presence of God, of opening the world to something greater than itself, to the love and the light of God. It is worth the effort, dear brothers and sisters, to devote your entire life to Christ, to grow in his friendship each day and to feel called to proclaim the beauty and the goodness of his life to every person, to all our brothers and sisters. I encourage you in this task of sowing the word of God in the world and offering to everyone the true nourishment of the body of Christ.. "
The fruits of a communist, dictatorial political power, which can not regenerate (Cuba has been dominated for nearly 50 years by Fidel and since 2006 his brother Raul), beyond some success in education, there are the economic failures (only partly determined by the US embargo), social disintegration, sex tourism, corruption.
The Pope suggests another way for the development, centered on family and faith. He asks spouses to be witnesses of the faith, first to their children: " Cuba needs the witness of your fidelity, your unity, your capacity to welcome human life, especially that of the weakest and most needy." And everyone must remember the scope of their mission in society: " Dear brothers and sisters, before the gaze of Our Lady of Charity of El Cobre, I appeal to you to reinvigorate your faith, that you may live in Christ and for Christ, and armed with peace, forgiveness and understanding, that you may strive to build a renewed and open society, a better society, one more worthy of humanity, and which better reflects the goodness of God. "
During the celebration, the Pope gifted a golden rose to the Virgen de la Caridad.
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope-in-Cuba:-Follow-Jesus-without-fear-or-doubts-24347.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vòng chung kết Thi ngắm Mùa Chay năm 2012 tại GP Thanh Hóa
BTT
10:00 27/03/2012
Vòng chung kết Thi ngắm Mùa Chay năm 2012 tại GP Thanh Hóa
Như thông tin Ban truyền thông đã đưa, ngày 21/03/2012, tại giáo xứ Sầm Sơn, vòng loại cuộc thi Ngắm Mùa Chay đã diễn ra. Sau cuộc thi đã có 15 thí sinh được lựa chọn cho vòng thi chung kết.
Sau một tuần tập luyện và chuẩn bị, ngày 27/03/2012, cuộc thi chung kết đã được diễn ra tại giáo xứ Ba Làng. Về số lượng thí sinh có ít hơn số lượng thí sinh của vòng loại nhưng bù lại, cuộc thi chung kết tựu chung những gương mặt ưu tú được tuyển chọn từ 15 giáo xứ trong các giáo hạt. Bên cạnh đó, số lượng cổ động viên tại xứ biển Ba Làng đông hơn hẳn tại giáo xứ Sầm Sơn. Và số lượng linh mục đồng hành cùng cuộc thi nhiều hơn cũng cho thấy tính quan trọng và sự quan tâm của giáo phận đối với “di sản văn hóa phi vật thể” của giáo hội Việt Nam.
Xem hình ảnh thi ngắm vòng chung kết tại Thanh Hóa
Rất nhiều thí sinh do đường xa và cũng muốn có điều kiện chuẩn bị tốt nhất cho cuộc thi nên có mặt tại xứ biển Ba Làng từ ngày hôm trước. Ba Làng cũng là giáo xứ có thí sinh đã đạt được số điểm cao nhất của cuộc thi vòng loại. Giáo xứ ghi dấu chân của vị thừa sai đầu tiên gieo hạt giống Tin Mừng trên đất Bắc cũng là nơi có phong trào ngắm nguyện sôi nổi. Cũng vì thế nên cuộc thi đã thu hút được rất đông bà con giáo dân đến tham dự.
Tại ngôi thánh đường đã nhuốm màu thời gian, ngôi thánh đường có kiểu kiến trúc cổ xưa theo lối Á Đông, tiếng kèn vang lên mạnh mẽ, tiếng đàn sáo của đội Bát âm đến từ giáo xứ Tam Tổng tha thiết gọi mời. Người người rủ nhau đến với cuộc thi, ngôi nhà thờ bé nhỏ càng bé nhỏ hơn với số lượng người tham gia đông đảo.
Cuộc thi chào đón Đức Cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh, cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, cha chủ tịch UB Phụng vụ và Bác Ái Antôn Trịnh Đình Thiệu, cha Chủ tịch UB Giáo Dân cũng là cha xứ Ba Làng Phaolô Trịnh Quang Tịnh, cha trưởng hạt Ba Làng Phalolô Dương Văn Số, cha trưởng ban Thánh nhạc Vinh Sơn Vũ Tấn Chí và nhiều cha đồng hành cùng các thí sinh đã được tuyển chọn từ cuộc thi vòng loại bằng tiếng hát và tiếng vỗ tay vang dội. Đôi Bát âm của giáo xứ Tam Tổng cũng có mặt rất sớm và đã trở thành một thành phần không thể thiếu làm nên tính long trọng cũng như sự trang nghiêm của cuộc thi. Đội kèn đồng giáo xứ chủ nhà cũng góp thêm những thanh âm vang dội đặc trưng của xứ biển, của con người vùng biển…
Dù cho cách thể hiện có khác nhau nhưng Đức Cha, cha Tổng đại diện và cha trưởng hạt Ba Làng đều có chung một tâm sự về truyền thống sinh hoạt cộng đồng trong giáo phận. Sẽ là thiếu sót và mất mát lớn nếu như chúng ta không quan tâm đến những “di sản văn hóa phi vật thể” quí giá này. Ngày nay một bộ phận đông đảo giới trẻ không còn biết đến Ngắm Nguyện, đọc kinh tối sáng ngày thường hay không chăm chỉ tham gia các lớp học giáo lý…như trước nữa. Ngắm nguyện cũng như nhiều loại hình ngâm nga của các tôn giáo khác, là một cách thức truyền đạt, cách thức bày tỏ lòng tôn kính với Đấng mà chúng ta tôn thờ. Nếu như xưa kia, chỉ có nam giới mới có quyền được thực hiện các nghi lễ trang nghiêm này thì giờ đây, phụ nữ và con trẻ đều có quyền tham gia. Đặc biệt trong cuộc thi chung kết hôm nay có đến 2/3 số thí sinh là nữ (12 nữ/3nam).
Ở một góc độ nào đó, những cuộc thi được tổ chức giúp khơi gợi tâm tình, khơi dậy các sinh hoạt đạo đức, đức tin truyền thống. Các giáo xứ sẽ quan tâm hơn tới các hoạt động này và có sự ganh đua với nhau, truyền dạy cho các thế hệ nối tiếp nhau…
Cha Antôn Trịnh Đình Thiệu – chủ tịch UB Phụng vụ cũng là trưởng ban tổ chức cuộc thi đã vắn tắt hành trình của Thi Ngắm mỗi Mùa Chay trong ba năm trở lại đây. Những thành quả, những thiếu sót, những cái tên được vinh danh và những lời cảm ơn chân thành dành cho những ai tâm huyết với các giá trị truyền thống. Và rồi, cha còn nêu lên những hi vọng để có được những kết quả cao hơn.
Sau các thủ tục khai màn cho cuộc thi, các thí sinh bước vào phần thể hiện của mình. Cuộc thi diễn ra một cách công tâm và nghiêm túc. Ban giám khảo và cộng đoàn hiện diện nín lặng khi các thí sinh ngâm nga cung điệu của mình. Rất nhiều cụ ông, cụ bà ngồi phía dưới cũng ngâm nga theo. Những lời Ngắm đã ăn sâu vào trí nhớ của họ giống như lời kinh đọc hàng ngày. Ước gì thế hệ trẻ cũng có thể làm được như thế…
Sau 15 ngắm, 15 thí sinh kết thúc phần thi của mình cũng là lúc cả thánh đường hồi hộp chờ đợi kết quả từ phía ban giám khảo. Trong lúc chờ đợi, cộng đoàn đã được nghe những giọng hát vàng đến từ giáo xứ Ba Làng, giáo xứ Sầm Sơn và cha Phaolô Bùi Thái Tiếp – phó xứ Tam Tổng cũng là giám khảo của cuộc thi.
Giờ phút kết thúc cũng đã đến, những cái tên được xướng lên. Có những người hạnh phúc trong niềm vui chiến thắng, có những người ngậm ngùi tiếc nuối vì đã mắc chút lỗi nhỏ mà không dành được vinh quang. Có người thắng, có kẻ thua, có người vui, có người buồn, có người mãn nguyện, có kẻ tiếc nuối…như thế mới đúng là một cuộc thi. Kết quả chung cuộc, có hai giải nhất thuộc về ông Giuse Phạm Văn Trưởng – giáo xứ Phúc Lãng và chị Anna Lê Thị Tâm – giáo xứ Hải Lập, giải nhì thuộc về chị Maria Nguyễn Thị Huyền – giáo xứ Tân Hải, và giải ba thuộc về chị Maria Bùi Thị Thuận – giáo xứ Bằng Phú, còn lại là giải khuyến khích.
Theo nhận xét chung từ cha Hạt Trưởng hạt Ba Làng Phaolô Dương Văn Số cũng như cha Tổng Đại Diện và ban giám khảo, cuộc thi diễn ra công tâm, trang nghiêm và sốt sắng. Tuy còn có một số thiếu sót về tổ chức nhưng nhìn chung cuộc thi đã thành công. Các cha cũng mong muốn ở cuộc thi năm sau sẽ có nhiều thí sinh nam dành giải cao. Có như thế mới mong bảo tồn được di sản đạo đức truyền thống này.
Với những gì đã làm được và những kết quả bước đầu, Đức cha và quí linh mục đoàn tin tưởng có thể tổ chức một cuộc thi Ngắm cấp giáo tỉnh vào Mùa Chay năm sau – năm Thánh giáo phận. Như vậy việc bảo tồn và gìn giữ Ngắm nguyện sẽ không chỉ diễn ra ở giáo phận Thanh Hóa mà còn là của cả Giáo hội Việt Nam.
Chúng ta chờ mong ở cuộc thi đó vào năm tới…
Cuối cùng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Đức Cha giáo phận với sáng kiến tổ chức cuộc thi mà mọi người có những giờ phút được lắng lòng với cuộc đời đau khổ của Chúa Giêsu. Cảm ơn ban tổ chức đã nhiệt thành với công việc được giao và chăm lo mọi điều cho cuộc thi được diễn ra tốt đẹp. Cảm ơn giáo xứ Ba Làng cùng đội Bát âm giáo xứ Tam Tổng, đội kèn đồng giáo xứ chủ nhà cùng với đội cổ động viên đông đảo của giáo xứ Ba Làng…đã cùng làm nên một cuộc thi ý nghĩa…
Hẹn gặp lại vào Mùa Chay năm tới…
Như thông tin Ban truyền thông đã đưa, ngày 21/03/2012, tại giáo xứ Sầm Sơn, vòng loại cuộc thi Ngắm Mùa Chay đã diễn ra. Sau cuộc thi đã có 15 thí sinh được lựa chọn cho vòng thi chung kết.
Sau một tuần tập luyện và chuẩn bị, ngày 27/03/2012, cuộc thi chung kết đã được diễn ra tại giáo xứ Ba Làng. Về số lượng thí sinh có ít hơn số lượng thí sinh của vòng loại nhưng bù lại, cuộc thi chung kết tựu chung những gương mặt ưu tú được tuyển chọn từ 15 giáo xứ trong các giáo hạt. Bên cạnh đó, số lượng cổ động viên tại xứ biển Ba Làng đông hơn hẳn tại giáo xứ Sầm Sơn. Và số lượng linh mục đồng hành cùng cuộc thi nhiều hơn cũng cho thấy tính quan trọng và sự quan tâm của giáo phận đối với “di sản văn hóa phi vật thể” của giáo hội Việt Nam.
Xem hình ảnh thi ngắm vòng chung kết tại Thanh Hóa
Rất nhiều thí sinh do đường xa và cũng muốn có điều kiện chuẩn bị tốt nhất cho cuộc thi nên có mặt tại xứ biển Ba Làng từ ngày hôm trước. Ba Làng cũng là giáo xứ có thí sinh đã đạt được số điểm cao nhất của cuộc thi vòng loại. Giáo xứ ghi dấu chân của vị thừa sai đầu tiên gieo hạt giống Tin Mừng trên đất Bắc cũng là nơi có phong trào ngắm nguyện sôi nổi. Cũng vì thế nên cuộc thi đã thu hút được rất đông bà con giáo dân đến tham dự.
Tại ngôi thánh đường đã nhuốm màu thời gian, ngôi thánh đường có kiểu kiến trúc cổ xưa theo lối Á Đông, tiếng kèn vang lên mạnh mẽ, tiếng đàn sáo của đội Bát âm đến từ giáo xứ Tam Tổng tha thiết gọi mời. Người người rủ nhau đến với cuộc thi, ngôi nhà thờ bé nhỏ càng bé nhỏ hơn với số lượng người tham gia đông đảo.
Cuộc thi chào đón Đức Cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh, cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, cha chủ tịch UB Phụng vụ và Bác Ái Antôn Trịnh Đình Thiệu, cha Chủ tịch UB Giáo Dân cũng là cha xứ Ba Làng Phaolô Trịnh Quang Tịnh, cha trưởng hạt Ba Làng Phalolô Dương Văn Số, cha trưởng ban Thánh nhạc Vinh Sơn Vũ Tấn Chí và nhiều cha đồng hành cùng các thí sinh đã được tuyển chọn từ cuộc thi vòng loại bằng tiếng hát và tiếng vỗ tay vang dội. Đôi Bát âm của giáo xứ Tam Tổng cũng có mặt rất sớm và đã trở thành một thành phần không thể thiếu làm nên tính long trọng cũng như sự trang nghiêm của cuộc thi. Đội kèn đồng giáo xứ chủ nhà cũng góp thêm những thanh âm vang dội đặc trưng của xứ biển, của con người vùng biển…
Dù cho cách thể hiện có khác nhau nhưng Đức Cha, cha Tổng đại diện và cha trưởng hạt Ba Làng đều có chung một tâm sự về truyền thống sinh hoạt cộng đồng trong giáo phận. Sẽ là thiếu sót và mất mát lớn nếu như chúng ta không quan tâm đến những “di sản văn hóa phi vật thể” quí giá này. Ngày nay một bộ phận đông đảo giới trẻ không còn biết đến Ngắm Nguyện, đọc kinh tối sáng ngày thường hay không chăm chỉ tham gia các lớp học giáo lý…như trước nữa. Ngắm nguyện cũng như nhiều loại hình ngâm nga của các tôn giáo khác, là một cách thức truyền đạt, cách thức bày tỏ lòng tôn kính với Đấng mà chúng ta tôn thờ. Nếu như xưa kia, chỉ có nam giới mới có quyền được thực hiện các nghi lễ trang nghiêm này thì giờ đây, phụ nữ và con trẻ đều có quyền tham gia. Đặc biệt trong cuộc thi chung kết hôm nay có đến 2/3 số thí sinh là nữ (12 nữ/3nam).
Ở một góc độ nào đó, những cuộc thi được tổ chức giúp khơi gợi tâm tình, khơi dậy các sinh hoạt đạo đức, đức tin truyền thống. Các giáo xứ sẽ quan tâm hơn tới các hoạt động này và có sự ganh đua với nhau, truyền dạy cho các thế hệ nối tiếp nhau…
Cha Antôn Trịnh Đình Thiệu – chủ tịch UB Phụng vụ cũng là trưởng ban tổ chức cuộc thi đã vắn tắt hành trình của Thi Ngắm mỗi Mùa Chay trong ba năm trở lại đây. Những thành quả, những thiếu sót, những cái tên được vinh danh và những lời cảm ơn chân thành dành cho những ai tâm huyết với các giá trị truyền thống. Và rồi, cha còn nêu lên những hi vọng để có được những kết quả cao hơn.
Sau các thủ tục khai màn cho cuộc thi, các thí sinh bước vào phần thể hiện của mình. Cuộc thi diễn ra một cách công tâm và nghiêm túc. Ban giám khảo và cộng đoàn hiện diện nín lặng khi các thí sinh ngâm nga cung điệu của mình. Rất nhiều cụ ông, cụ bà ngồi phía dưới cũng ngâm nga theo. Những lời Ngắm đã ăn sâu vào trí nhớ của họ giống như lời kinh đọc hàng ngày. Ước gì thế hệ trẻ cũng có thể làm được như thế…
Sau 15 ngắm, 15 thí sinh kết thúc phần thi của mình cũng là lúc cả thánh đường hồi hộp chờ đợi kết quả từ phía ban giám khảo. Trong lúc chờ đợi, cộng đoàn đã được nghe những giọng hát vàng đến từ giáo xứ Ba Làng, giáo xứ Sầm Sơn và cha Phaolô Bùi Thái Tiếp – phó xứ Tam Tổng cũng là giám khảo của cuộc thi.
Giờ phút kết thúc cũng đã đến, những cái tên được xướng lên. Có những người hạnh phúc trong niềm vui chiến thắng, có những người ngậm ngùi tiếc nuối vì đã mắc chút lỗi nhỏ mà không dành được vinh quang. Có người thắng, có kẻ thua, có người vui, có người buồn, có người mãn nguyện, có kẻ tiếc nuối…như thế mới đúng là một cuộc thi. Kết quả chung cuộc, có hai giải nhất thuộc về ông Giuse Phạm Văn Trưởng – giáo xứ Phúc Lãng và chị Anna Lê Thị Tâm – giáo xứ Hải Lập, giải nhì thuộc về chị Maria Nguyễn Thị Huyền – giáo xứ Tân Hải, và giải ba thuộc về chị Maria Bùi Thị Thuận – giáo xứ Bằng Phú, còn lại là giải khuyến khích.
Theo nhận xét chung từ cha Hạt Trưởng hạt Ba Làng Phaolô Dương Văn Số cũng như cha Tổng Đại Diện và ban giám khảo, cuộc thi diễn ra công tâm, trang nghiêm và sốt sắng. Tuy còn có một số thiếu sót về tổ chức nhưng nhìn chung cuộc thi đã thành công. Các cha cũng mong muốn ở cuộc thi năm sau sẽ có nhiều thí sinh nam dành giải cao. Có như thế mới mong bảo tồn được di sản đạo đức truyền thống này.
Với những gì đã làm được và những kết quả bước đầu, Đức cha và quí linh mục đoàn tin tưởng có thể tổ chức một cuộc thi Ngắm cấp giáo tỉnh vào Mùa Chay năm sau – năm Thánh giáo phận. Như vậy việc bảo tồn và gìn giữ Ngắm nguyện sẽ không chỉ diễn ra ở giáo phận Thanh Hóa mà còn là của cả Giáo hội Việt Nam.
Chúng ta chờ mong ở cuộc thi đó vào năm tới…
Cuối cùng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Đức Cha giáo phận với sáng kiến tổ chức cuộc thi mà mọi người có những giờ phút được lắng lòng với cuộc đời đau khổ của Chúa Giêsu. Cảm ơn ban tổ chức đã nhiệt thành với công việc được giao và chăm lo mọi điều cho cuộc thi được diễn ra tốt đẹp. Cảm ơn giáo xứ Ba Làng cùng đội Bát âm giáo xứ Tam Tổng, đội kèn đồng giáo xứ chủ nhà cùng với đội cổ động viên đông đảo của giáo xứ Ba Làng…đã cùng làm nên một cuộc thi ý nghĩa…
Hẹn gặp lại vào Mùa Chay năm tới…
Chia Sẻ Về Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận
Jos. Trần Năng Thể
13:26 27/03/2012
Chia Sẻ Về Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận
Tôi không quen gọi Ngài là Đức Hồng Y, nhưng thân thương « Đức Tổng » mỗi khi gặp Ngài từ dạo được biết Ngài. Không là con cái, ấm tử, cũng chưa một lần ghé Huế, Nha Trang là quê quán, giáo phận cũ của Đức Tổng, tôi chỉ gặp Ngài trong những ngày Ngài lang thang ở Âu Châu: không Tòa, không ngôi, không địa phận, không chức vụ, không văn phòng, không chỗ ở chính xác, không địa chỉ để liên lạc, những ngày đen tối vừa rời khỏi Việt nam tối đen, những ngày mờ mịt trước tương lai về lại Sàigòn ngày càng mịt mờ, những ngày Rôma còn nghe ngóng, thăm dò, những ngày Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thinh lặng, e dè, tránh né vấn đề « Đức Cha Thuận ».
Anh dược sĩ Thản cùng tôi đi đón Ngài từ phi trường Charles de Gaulle về nghỉ đêm ở trung tâm Saint Grégoire, nơi tôi phụ trách.; rồi suốt hai tuần liền, tôi làm tài xế đưa Ngài đi thăm các Đấng Bậc ở Pháp và Đức. Xe chỉ có hai người, nên cha con thoải mái tâm sự và tôi được biết, được học nhiều điều nhiều sự từ Ngài.
Hôm nay thì Ngài không còn nữa và khắp nơi đang thu thập chứng từ cho hồ sơ xin phong chân phước cho Ngài. Tôi vui lắm niềm vui của Giáo Hội, tôi mừng lắm nỗi mừng của dân tộc, tôi hạnh phúc lắm niềm tự hào của người công giáo Việt Nam và tôi xúc động thật nhiều khi được viết những giòng tâm sự về Ngài.
Tôi nhớ Ngài nhiều những ngày Ngài « mang tiếng » là Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị Sàigòn mà lang thang như giám mục không tòa, ăn ngủ không nơi cố định, sống qua ngày kiểu « tùy cơ ứng biến », di chuyển đó đây hoàn toàn phụ thuộc vào lòng tốt và thời giờ của người khác, đa số là những người « vô danh ». Tuy được chào là Tổng Giám Mục, nhưng ai cũng biết: ngày về Tòa của Ngài rất xa, xa như sẽ chẳng có bao giờ, vì chính phủ Việt Nam đã lừa được Ngài ra khỏi nước có bao giờ dại dột cho Ngài trở lại. Đức Tổng phó của giáo phận Sàigòn vẫn cứ bộ áo mầu xám đen đi métro, nhẩy xe buýt trong Paris khi hầu hết các giám mục Việt nam nếu được hỏi ý kiến đều phủi tay khoán trắng « việc Đức Cha Thuận » cho Rôma để tránh phiền phức cho mình và cho tình hình mục vụ chung. Địa phương không thuận cho « ông Thuận » về thì trung ương làm sao dám thuận cho « Tổng Thuận » lên đường nhận Tòa để rồi nhiều năm lê thê, bên này thăm dò bên kia, bên kia nghe ngóng bên này nhưng chẳng bên nào đã quyết tâm giải quyết vấn đề, để rồi « bên này, bên kia » cứ thảnh thơi, thong thả với thời gian và « khôn ngoan nhà đạo» nghe ngóng, thăm dò, hội ý mà chẳng nghĩ gì đến nạn nhân ngày càng mệt mỏi, thiếu thốn, vật vờ.
Đã có lúc, tôi thấy áng mây thất vọng thoáng trên đôi mắt Ngài, nhưng rất nhanh, Ngài đưa tôi về: « Việc của Chúa, Chúa muốn làm thế nào cũng được ».
Thời gian dài, không trách nhiệm mục vụ, Ngài quanh quẩn với những người quen biết và chia sẻ kinh nghiệm tu đức, nhất là những kinh nghiệm sống niềm Hy Vọng trong tù suốt hơn mười ba năm. Ngài được mời giảng trong những khoá huấn luyện Cursillos, gặp gỡ giới trẻ, sinh viên, Ngài nâng đỡ những sáng kiến tông đồ của giáo dân như trường hợp của Hội Marcel Van với chương trình nâng đỡ Ơn Gọi tại Việt Nam do bà Anne de Blaÿe khởi xướng. Những quan hệ và việc làm của Ngài lúc này hoàn toàn mang tính cách cá nhân trong khi đợi chờ một sắp xếp của Tòa Thánh. Và thời gian cứ lững lờ trôi rất chậm cho tâm hồn người tông đồ ngày càng nặng trĩu bâng khuâng.
Tôi không gặp Ngài nhiều, chỉ thỉnh thoảng gọi điện thoại thăm Ngài từ khi Ngài về Rôma với nhiều chức vụ quan trọng. Nhưng khi tôi bị tai nạn xe hơi, Ngài có ghé Paris thăm và nhắc nhở tôi đừng phí sức khỏe, vì « đường còn dài và còn nhiều việc phải làm ». Trước khi Ngài nhận mũ Hồng Y, tôi được gặp Ngài lần chót tại Paris. Hôm ấy, tôi than với Ngài về căn bệnh nhức đầu của tôi từ sau ngày bị xe đụng. Ngài bảo phải đi bác sĩ. Tôi thưa: « Con đi nhiều bác sĩ, nhưng ông nào cũng bảo chẳng thấy gì trên phim chụp, nhưng con đau lắm. Mỗi cơn đau kéo dài cả nửa ngày và cứ khoảng hai tuần con lại bị một tăng như vậy » và tôi xin Ngài cầu nguyện. Ngài nhìn tôi và bảo: « Để Cha nói với Đức Chúa Giêsu chữa cho ».
Ngày Ngài qua đời - 16/9/2002, anh Nguyễn Đăng Trúc từ Strasbourg gọi báo tin, nhưng tôi không qua Rôma dự lễ an táng được, vì việc làm không thể bỏ cho ai. Ở Paris, tôi thiết tha cầu nguyện và nhắc Ngài « nói với Đức Chúa Giêsu chữa cho con». Tự nhiên, tôi hết đau đầu từ ngày đó, ngay sau ngày Đức Tổng về Trời và tôi tin Ngài đã nói với « Đức Chúa Giêsu » chữa cho tôi như Ngài hứa với tôi khi còn sống, ngay phút đầu tiên Ngài được « diện đối diện » với Chúa Giêsu, Đấng Ngài đã suốt đời yêu mến phụng thờ và tuyệt đối tín thác.
Chờ đúng một năm sau, khi không còn thấy bệnh đau đầu trở lại, tôi đã viết thư cho Thánh Bộ phong thánh ở Rôma và kể lại « phép lạ » Đức Tổng Thuận đã làm cho tôi. Vài tuần sau, tôi nhận thư của Toà Khâm Sứ tại Paris cho biết Thánh Bộ đã nhận thư với lời chứng của tôi. Kể lại ơn lạ nhận được do lòng tốt của Đức Tổng cho một cha Việt Nam ở Paris, tôi đã trao bức thư trả lời của Toà Khâm Sứ cho ngài giữ.
Viết lại kỷ niệm thiêng liêng với Đức Tổng Thuận, tôi không tìm kiếm gì, ngoài ao ước được nói lên tâm tình kính yêu, biết ơn đối với Ngài và chia sẻ với mọi người những đức tính của một mục tử như lòng Chúa mong ước.
1. Đức Tổng Thuận rất ít nói về gia đình mình và về mình. Hay kể chuyện đi tù là vì nhà tù không ngờ đã trở thành tòa giám mục và giáo phận, nơi Ngài làm việc mục vụ lâu nhất. Nhiều người cho Ngài đã quá tô vẽ đời tù của mình. Có người đã nói: « Đức cha Thuận đi đâu cũng nói chuyện tù, cứ làm như có một mình ngài phải ở tù. Ở tù như ngài chưa chắc đã khổ hơn chúng tôi ở ngoài phải lo toan đủ việc, chống chọi đủ thứ ». Nghe phê bình, Ngài chỉ cười và hiền lành bảo: « Cha chỉ kể kinh nghiệm sống với Đức Chúa Giêsu thôi mà, cha có nói thêm gì đâu ».
2. Đức Tổng không nói xấu bất cứ ai. Đây là điểm đặc biệt của Ngài. Ngài biết rất nhiều và rất rõ những phê phán bất công, bất lợi cho Ngài, nhưng không bao giờ lên tiếng cải chính hay hạch hỏi. Thái độ khiêm nhường chịu đựng giúp Ngài luôn bình an và hồn nhiên, vui vẻ.
3. Đức Tổng bình dân, thân thiện, lịch thiệp và hoà nhã với tất cả mọi người. Ai cũng là người quan trọng với Ngài và Ngài kiên nhẫn ân cần, chia sẻ, lắng nghe từng người. Nhìn Ngài nghiêng đầu, cúi mình nghe người này, rồi mỉm cười đứng thẳng chụp hình với người kia mà cảm phục tình mục tử của Ngài dành cho đàn chiên. Có óc quan sát và trí nhớ sắc bén, nên ít quên tên người đã gặp, Ngài càng làm cho người khác yêu mến Ngài hơn.
4. Đức Tổng Thuận rất vâng lời, trọng kỷ luật, nề nếp, nhưng lại rất cởi mở, phóng khoáng, liều lĩnh. Nghe Ngài kể chuyện mới biết Ngài « chịu chơi » và dám làm, dám quyết định những việc mà nhiều Đấng Bậc khác đã không dám. Nhiều trưòng hợp khó khăn của nhiều người trong những năm tháng khó khăn ở Việt Nam, cũng như một số trường hợp nan giải của linh mục, tu sĩ, chủng sinh bên nước ngoài đã được Ngài giải quyết nhẹ nhàng, kín đáo, khôn ngoan trong tình thương của chủ chăn nhân lành.
5. Đức Tổng rất yêu mến Hội Thánh và luôn có những sáng kiến mục vụ độc đáo, đặc biệt Ngài ủng hộ các phong trào tông đồ giáo dân và mục vụ giới trẻ. Ở đâu có giáo dân và giới trẻ, nếu được mời, Ngài đến ngay.
6. Đức Tổng là người dung hoà, nối kết được nhiều người, nhiều phe nhóm đối kháng nhau. Tôi thấy ai Ngài cũng gần gũi được, dù họ bảo thủ hay cấp tiến, cực hữu hay thiên tả, cộng sản hay quốc gia. Có người cho Ngài mị dân, thiếu lập trường, nhưng tôi biết: Ngài muốn trở nên nhịp cầu nối kết để đem bình an của Chuá cho mọi người như Ngài đã có lần nói với tôi.
Thấm thoát đã gần mười năm Ngài về với Chúa, nhiều người biết Ngài qua đời sống thánh thiện, gương sống mục tử khiêm tốn phục vụ. Đi đến đâu cũng có người hỏi về Ngài, ca ngợi Ngài, nhắc đến Ngài, nhớ thương Ngài. Riêng tôi, mãi mãi mang ơn Ngài vì Ngài đã « nói với Đức Chúa Giêsu chữa cho» khỏi bệnh nhức đầu và ngày ngày tôi vẫn cầu xin với Ngài đừng quên tôi, nhưng tiếp tục « nói với Đức Chúa Giêsu » cho tôi được thuận thảo với Thiên Chúa và thuận hoà với anh em theo gương sống của Ngài, Đức cố Hồng Y kính yêu: Phanxicô Nguyễn Văn Thuận.
Jos. Trần Năng Thể
Paris, Muà Chay 2012.
Tôi không quen gọi Ngài là Đức Hồng Y, nhưng thân thương « Đức Tổng » mỗi khi gặp Ngài từ dạo được biết Ngài. Không là con cái, ấm tử, cũng chưa một lần ghé Huế, Nha Trang là quê quán, giáo phận cũ của Đức Tổng, tôi chỉ gặp Ngài trong những ngày Ngài lang thang ở Âu Châu: không Tòa, không ngôi, không địa phận, không chức vụ, không văn phòng, không chỗ ở chính xác, không địa chỉ để liên lạc, những ngày đen tối vừa rời khỏi Việt nam tối đen, những ngày mờ mịt trước tương lai về lại Sàigòn ngày càng mịt mờ, những ngày Rôma còn nghe ngóng, thăm dò, những ngày Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thinh lặng, e dè, tránh né vấn đề « Đức Cha Thuận ».
Anh dược sĩ Thản cùng tôi đi đón Ngài từ phi trường Charles de Gaulle về nghỉ đêm ở trung tâm Saint Grégoire, nơi tôi phụ trách.; rồi suốt hai tuần liền, tôi làm tài xế đưa Ngài đi thăm các Đấng Bậc ở Pháp và Đức. Xe chỉ có hai người, nên cha con thoải mái tâm sự và tôi được biết, được học nhiều điều nhiều sự từ Ngài.
Hôm nay thì Ngài không còn nữa và khắp nơi đang thu thập chứng từ cho hồ sơ xin phong chân phước cho Ngài. Tôi vui lắm niềm vui của Giáo Hội, tôi mừng lắm nỗi mừng của dân tộc, tôi hạnh phúc lắm niềm tự hào của người công giáo Việt Nam và tôi xúc động thật nhiều khi được viết những giòng tâm sự về Ngài.
Tôi nhớ Ngài nhiều những ngày Ngài « mang tiếng » là Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị Sàigòn mà lang thang như giám mục không tòa, ăn ngủ không nơi cố định, sống qua ngày kiểu « tùy cơ ứng biến », di chuyển đó đây hoàn toàn phụ thuộc vào lòng tốt và thời giờ của người khác, đa số là những người « vô danh ». Tuy được chào là Tổng Giám Mục, nhưng ai cũng biết: ngày về Tòa của Ngài rất xa, xa như sẽ chẳng có bao giờ, vì chính phủ Việt Nam đã lừa được Ngài ra khỏi nước có bao giờ dại dột cho Ngài trở lại. Đức Tổng phó của giáo phận Sàigòn vẫn cứ bộ áo mầu xám đen đi métro, nhẩy xe buýt trong Paris khi hầu hết các giám mục Việt nam nếu được hỏi ý kiến đều phủi tay khoán trắng « việc Đức Cha Thuận » cho Rôma để tránh phiền phức cho mình và cho tình hình mục vụ chung. Địa phương không thuận cho « ông Thuận » về thì trung ương làm sao dám thuận cho « Tổng Thuận » lên đường nhận Tòa để rồi nhiều năm lê thê, bên này thăm dò bên kia, bên kia nghe ngóng bên này nhưng chẳng bên nào đã quyết tâm giải quyết vấn đề, để rồi « bên này, bên kia » cứ thảnh thơi, thong thả với thời gian và « khôn ngoan nhà đạo» nghe ngóng, thăm dò, hội ý mà chẳng nghĩ gì đến nạn nhân ngày càng mệt mỏi, thiếu thốn, vật vờ.
Đã có lúc, tôi thấy áng mây thất vọng thoáng trên đôi mắt Ngài, nhưng rất nhanh, Ngài đưa tôi về: « Việc của Chúa, Chúa muốn làm thế nào cũng được ».
Thời gian dài, không trách nhiệm mục vụ, Ngài quanh quẩn với những người quen biết và chia sẻ kinh nghiệm tu đức, nhất là những kinh nghiệm sống niềm Hy Vọng trong tù suốt hơn mười ba năm. Ngài được mời giảng trong những khoá huấn luyện Cursillos, gặp gỡ giới trẻ, sinh viên, Ngài nâng đỡ những sáng kiến tông đồ của giáo dân như trường hợp của Hội Marcel Van với chương trình nâng đỡ Ơn Gọi tại Việt Nam do bà Anne de Blaÿe khởi xướng. Những quan hệ và việc làm của Ngài lúc này hoàn toàn mang tính cách cá nhân trong khi đợi chờ một sắp xếp của Tòa Thánh. Và thời gian cứ lững lờ trôi rất chậm cho tâm hồn người tông đồ ngày càng nặng trĩu bâng khuâng.
Tôi không gặp Ngài nhiều, chỉ thỉnh thoảng gọi điện thoại thăm Ngài từ khi Ngài về Rôma với nhiều chức vụ quan trọng. Nhưng khi tôi bị tai nạn xe hơi, Ngài có ghé Paris thăm và nhắc nhở tôi đừng phí sức khỏe, vì « đường còn dài và còn nhiều việc phải làm ». Trước khi Ngài nhận mũ Hồng Y, tôi được gặp Ngài lần chót tại Paris. Hôm ấy, tôi than với Ngài về căn bệnh nhức đầu của tôi từ sau ngày bị xe đụng. Ngài bảo phải đi bác sĩ. Tôi thưa: « Con đi nhiều bác sĩ, nhưng ông nào cũng bảo chẳng thấy gì trên phim chụp, nhưng con đau lắm. Mỗi cơn đau kéo dài cả nửa ngày và cứ khoảng hai tuần con lại bị một tăng như vậy » và tôi xin Ngài cầu nguyện. Ngài nhìn tôi và bảo: « Để Cha nói với Đức Chúa Giêsu chữa cho ».
Ngày Ngài qua đời - 16/9/2002, anh Nguyễn Đăng Trúc từ Strasbourg gọi báo tin, nhưng tôi không qua Rôma dự lễ an táng được, vì việc làm không thể bỏ cho ai. Ở Paris, tôi thiết tha cầu nguyện và nhắc Ngài « nói với Đức Chúa Giêsu chữa cho con». Tự nhiên, tôi hết đau đầu từ ngày đó, ngay sau ngày Đức Tổng về Trời và tôi tin Ngài đã nói với « Đức Chúa Giêsu » chữa cho tôi như Ngài hứa với tôi khi còn sống, ngay phút đầu tiên Ngài được « diện đối diện » với Chúa Giêsu, Đấng Ngài đã suốt đời yêu mến phụng thờ và tuyệt đối tín thác.
Chờ đúng một năm sau, khi không còn thấy bệnh đau đầu trở lại, tôi đã viết thư cho Thánh Bộ phong thánh ở Rôma và kể lại « phép lạ » Đức Tổng Thuận đã làm cho tôi. Vài tuần sau, tôi nhận thư của Toà Khâm Sứ tại Paris cho biết Thánh Bộ đã nhận thư với lời chứng của tôi. Kể lại ơn lạ nhận được do lòng tốt của Đức Tổng cho một cha Việt Nam ở Paris, tôi đã trao bức thư trả lời của Toà Khâm Sứ cho ngài giữ.
Viết lại kỷ niệm thiêng liêng với Đức Tổng Thuận, tôi không tìm kiếm gì, ngoài ao ước được nói lên tâm tình kính yêu, biết ơn đối với Ngài và chia sẻ với mọi người những đức tính của một mục tử như lòng Chúa mong ước.
1. Đức Tổng Thuận rất ít nói về gia đình mình và về mình. Hay kể chuyện đi tù là vì nhà tù không ngờ đã trở thành tòa giám mục và giáo phận, nơi Ngài làm việc mục vụ lâu nhất. Nhiều người cho Ngài đã quá tô vẽ đời tù của mình. Có người đã nói: « Đức cha Thuận đi đâu cũng nói chuyện tù, cứ làm như có một mình ngài phải ở tù. Ở tù như ngài chưa chắc đã khổ hơn chúng tôi ở ngoài phải lo toan đủ việc, chống chọi đủ thứ ». Nghe phê bình, Ngài chỉ cười và hiền lành bảo: « Cha chỉ kể kinh nghiệm sống với Đức Chúa Giêsu thôi mà, cha có nói thêm gì đâu ».
2. Đức Tổng không nói xấu bất cứ ai. Đây là điểm đặc biệt của Ngài. Ngài biết rất nhiều và rất rõ những phê phán bất công, bất lợi cho Ngài, nhưng không bao giờ lên tiếng cải chính hay hạch hỏi. Thái độ khiêm nhường chịu đựng giúp Ngài luôn bình an và hồn nhiên, vui vẻ.
3. Đức Tổng bình dân, thân thiện, lịch thiệp và hoà nhã với tất cả mọi người. Ai cũng là người quan trọng với Ngài và Ngài kiên nhẫn ân cần, chia sẻ, lắng nghe từng người. Nhìn Ngài nghiêng đầu, cúi mình nghe người này, rồi mỉm cười đứng thẳng chụp hình với người kia mà cảm phục tình mục tử của Ngài dành cho đàn chiên. Có óc quan sát và trí nhớ sắc bén, nên ít quên tên người đã gặp, Ngài càng làm cho người khác yêu mến Ngài hơn.
4. Đức Tổng Thuận rất vâng lời, trọng kỷ luật, nề nếp, nhưng lại rất cởi mở, phóng khoáng, liều lĩnh. Nghe Ngài kể chuyện mới biết Ngài « chịu chơi » và dám làm, dám quyết định những việc mà nhiều Đấng Bậc khác đã không dám. Nhiều trưòng hợp khó khăn của nhiều người trong những năm tháng khó khăn ở Việt Nam, cũng như một số trường hợp nan giải của linh mục, tu sĩ, chủng sinh bên nước ngoài đã được Ngài giải quyết nhẹ nhàng, kín đáo, khôn ngoan trong tình thương của chủ chăn nhân lành.
5. Đức Tổng rất yêu mến Hội Thánh và luôn có những sáng kiến mục vụ độc đáo, đặc biệt Ngài ủng hộ các phong trào tông đồ giáo dân và mục vụ giới trẻ. Ở đâu có giáo dân và giới trẻ, nếu được mời, Ngài đến ngay.
6. Đức Tổng là người dung hoà, nối kết được nhiều người, nhiều phe nhóm đối kháng nhau. Tôi thấy ai Ngài cũng gần gũi được, dù họ bảo thủ hay cấp tiến, cực hữu hay thiên tả, cộng sản hay quốc gia. Có người cho Ngài mị dân, thiếu lập trường, nhưng tôi biết: Ngài muốn trở nên nhịp cầu nối kết để đem bình an của Chuá cho mọi người như Ngài đã có lần nói với tôi.
Thấm thoát đã gần mười năm Ngài về với Chúa, nhiều người biết Ngài qua đời sống thánh thiện, gương sống mục tử khiêm tốn phục vụ. Đi đến đâu cũng có người hỏi về Ngài, ca ngợi Ngài, nhắc đến Ngài, nhớ thương Ngài. Riêng tôi, mãi mãi mang ơn Ngài vì Ngài đã « nói với Đức Chúa Giêsu chữa cho» khỏi bệnh nhức đầu và ngày ngày tôi vẫn cầu xin với Ngài đừng quên tôi, nhưng tiếp tục « nói với Đức Chúa Giêsu » cho tôi được thuận thảo với Thiên Chúa và thuận hoà với anh em theo gương sống của Ngài, Đức cố Hồng Y kính yêu: Phanxicô Nguyễn Văn Thuận.
Jos. Trần Năng Thể
Paris, Muà Chay 2012.
Tuần họp mặt giáo phận Bắc Ninh
Thùy Chi
13:36 27/03/2012
BẮC NINH – Chiều tối ngày 27.3.2012, vào lúc 19 giờ 30, thánh lễ Khai mạc Tuần Họp Mặt Giáo Phận Bắc Ninh Năm 2012 được tổ chức tại Nhà thờ Chính tòa Bắc Ninh để áp dụng Thư chung của Hội Đồng Giám mục Việt Nam trong lần hội nghị thường niên kỳ 2 năm 2011 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn, từ ngày 3-7/10/2011 và cũng nhân dịp Giáo phận Bắc Ninh chuẩn bị kỷ niệm 150 năm 100 vị Đầu mục của giáo phận đã chịu tử vì Đạo (4.4.1862 – 4.4.2012). Thánh lễ Khai mạc Tuần Họp Mặt Giáo Phận Bắc Ninh Năm 2012 được chính Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh chủ tế thánh lễ và giảng lễ.
Xem hình ảnh
Tham dự Thánh lễ Khai mạc có hơn 200 người, trong đó có 6 Phó tế (khóa X niên học 2004 – 2011 của Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội); về phía nữ tu có 7 chị đại diện cho 3 dòng là Dòng Đa Minh nữ, Dòng Phaolo, Hội Mến Thánh Giá Bắc Ninh và Tu Hội Hiệp Nhất; quí vị đại biểu giáo dân từ 4 giáo hạt Bắc Ninh, Bắc Giang, Tây Bắc và Tây Nam là 41 người. Cùng đồng tế với Đức cha Cosma có 28 linh mục phụ trách các Ủy Ban trong Ban Tổ chức và Điều hành Giáo phận.
Thời gian diễn ra Tuần Họp Mặt Giáo Phận Bắc Ninh được bắt đầu từ 15 giờ ngày 27.3.2012 đến 12 giờ ngày 31.3.2012 với khẩu hiệu “Đất Chúng Ta Trổ Sinh Hoa Trái” (Tv 85,13). Buổi sáng ngày 31.3.2012, lúc 9 giờ, Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt sẽ Truyền chức Linh mục cho hai Phó tế là thầy Vicente Mai Viết Long và thầy Vicente Nguyễn Hải Du. Trong ngày đại lễ Truyền chức Linh mục dịp này, vào cuối thánh lễ, thư ngỏ Tuần Họp Mặt Giáo Phận Năm 2012 gửi cộng đoàn dân Chúa trong Giáo phận Bắc Ninh sẽ được công bố rộng rãi cho mọi người cùng nghe.
Xin dâng lên Chúa những ngày họp mặt này để xin Chúa ban ơn dồi dào cho tất cả các đại biểu, những người phục vụ và toàn thể giáo phận đang hướng về Tuần Họp Mặt Giáo Phận Năm 2012 này. Xin Chúa thương, Chúa ban dồi dào ân sủng để tất cả mọi mảnh đất trong Giáo phận Bắc Ninh đều sinh hoa kết trái và tốt đẹp. Theo như Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh giải thích thì “Mảnh đất ấy là mỗi người chúng ta; mảnh đất ấy là các gia đình của chúng ta; mảnh đất ấy là các đoàn thể, các xứ họ; mảnh đất ấy là Giáo phận Bắc Ninh nói riêng và Giáo Hội Việt Nam nói chung” như khẩu hiệu của Tuần Họp Mặt Giáo Phận Bắc Ninh Năm 2012 đã chọn: “Đất Chúng Ta Trổ Sinh Hoa Trái” (Tv 85,13).
Xem hình ảnh
Tham dự Thánh lễ Khai mạc có hơn 200 người, trong đó có 6 Phó tế (khóa X niên học 2004 – 2011 của Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội); về phía nữ tu có 7 chị đại diện cho 3 dòng là Dòng Đa Minh nữ, Dòng Phaolo, Hội Mến Thánh Giá Bắc Ninh và Tu Hội Hiệp Nhất; quí vị đại biểu giáo dân từ 4 giáo hạt Bắc Ninh, Bắc Giang, Tây Bắc và Tây Nam là 41 người. Cùng đồng tế với Đức cha Cosma có 28 linh mục phụ trách các Ủy Ban trong Ban Tổ chức và Điều hành Giáo phận.
Thời gian diễn ra Tuần Họp Mặt Giáo Phận Bắc Ninh được bắt đầu từ 15 giờ ngày 27.3.2012 đến 12 giờ ngày 31.3.2012 với khẩu hiệu “Đất Chúng Ta Trổ Sinh Hoa Trái” (Tv 85,13). Buổi sáng ngày 31.3.2012, lúc 9 giờ, Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt sẽ Truyền chức Linh mục cho hai Phó tế là thầy Vicente Mai Viết Long và thầy Vicente Nguyễn Hải Du. Trong ngày đại lễ Truyền chức Linh mục dịp này, vào cuối thánh lễ, thư ngỏ Tuần Họp Mặt Giáo Phận Năm 2012 gửi cộng đoàn dân Chúa trong Giáo phận Bắc Ninh sẽ được công bố rộng rãi cho mọi người cùng nghe.
Xin dâng lên Chúa những ngày họp mặt này để xin Chúa ban ơn dồi dào cho tất cả các đại biểu, những người phục vụ và toàn thể giáo phận đang hướng về Tuần Họp Mặt Giáo Phận Năm 2012 này. Xin Chúa thương, Chúa ban dồi dào ân sủng để tất cả mọi mảnh đất trong Giáo phận Bắc Ninh đều sinh hoa kết trái và tốt đẹp. Theo như Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh giải thích thì “Mảnh đất ấy là mỗi người chúng ta; mảnh đất ấy là các gia đình của chúng ta; mảnh đất ấy là các đoàn thể, các xứ họ; mảnh đất ấy là Giáo phận Bắc Ninh nói riêng và Giáo Hội Việt Nam nói chung” như khẩu hiệu của Tuần Họp Mặt Giáo Phận Bắc Ninh Năm 2012 đã chọn: “Đất Chúng Ta Trổ Sinh Hoa Trái” (Tv 85,13).
Hội Viên Legiô Mariae CĐCGVN- Nam Úc Dâng Mình cho Đức Mẹ
Jos. Vĩnh SA
18:15 27/03/2012
Acies 27/03/2012.
Hàng năm vào ngày Lễ Truyền Tin 25/3, hay một ngày nào gần đó các hội viên Lêgio Mariae (Hoạt động, Tán trợ, Bảo trợ) sẽ dâng mình và đoàn thể mình cho Đức Mẹ, cốt ý long trọng tuyên bố sự kết hợp và tuỳ thuộc này, đồng thời lập lại lời tuyên hứa trung thành của từng cá nhân và đoàn thể với Đức Maria và cũng để lãnh nhận nơi Mẹ sức mạnh và phúc lành, giúp giao tranh với quyền lực tội ác trong một năm mới. Năm nay Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân Nam Úc đã gởi thư và đăng Bản tin Cộng Đồng mời toàn thể Anh Chị em Legio Mariae các Ngành, Bảo Trợ, Tán Trợ cũng như Hoạt Động đến tham dự Thánh Lễ ACIES tại Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vào lúc 7giờ00 tối thứ ba ngày 27 tháng 03 năm 2012. Đúng 6.30pm Anh phó Curia trang trọng cất kinh khai mạc và tiếp đến là Kinh Catena, sau đó lời dẫn Lễ của của một hội viên hoạt động đã đưa mọi người bước vào thánh lễ thật sốt sáng và trang nghiêm. Đặc biệt năm nay Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm đã giúp toàn thể anh chị em Legio Mariae Việt, Úc và Cộng Đồng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày Lễ dâng mình cho Đức Mẹ (Acies). Sau bài giảng của Đức Ông mọi người xếp hàng hai nối tiếp nhau lên dâng mình cho Mẹ.
Năm nay số hội viên các ngành đến tham dự có phần đông hơn mọi năm, cộng thêm một số hội viên đại diện của Comitium thuộc TGP Adelaide cũng đến tham dự, khiến cho sợi dây liên kết Legio Úc, Việt thêm gắn bó hơn.
Sau phần kết lễ, Chị Trưởng Curia đại diện lên ngỏ lời cám ơn Đức Ông, Quí Sơ, toàn thể hội viên và cộng đồng, đã đáp lời mời gọi đến tham dự Thánh Lễ dâng mình cho Đức Mẹ thật sốt sáng.
Xem Hình
Sau kinh bế mạc là một tiệc trà nho nhỏ do Hội khoản đãi, đã nối kết thêm tình thân của nhiều hội viên mà chưa từng có dịp gặp gỡ chuyện trò.
Hy vọng sau Thánh lễ dâng mình này, Mẹ sẽ có thêm nhiều hội viên tham gia vào các ngành để cùng Mẹ mở rộng vương quốc của Chúa đến với các linh hồn.
Buổi lễ kết thúc vào khoảng 9.00pm cùng ngày, mọi người ra về trong tâm tình cùng Mẹ lên đường. Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ. Và mọi sự cuả con là của Mẹ (tường thuật HV Mai Bắc Hùng)
Hàng năm vào ngày Lễ Truyền Tin 25/3, hay một ngày nào gần đó các hội viên Lêgio Mariae (Hoạt động, Tán trợ, Bảo trợ) sẽ dâng mình và đoàn thể mình cho Đức Mẹ, cốt ý long trọng tuyên bố sự kết hợp và tuỳ thuộc này, đồng thời lập lại lời tuyên hứa trung thành của từng cá nhân và đoàn thể với Đức Maria và cũng để lãnh nhận nơi Mẹ sức mạnh và phúc lành, giúp giao tranh với quyền lực tội ác trong một năm mới. Năm nay Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân Nam Úc đã gởi thư và đăng Bản tin Cộng Đồng mời toàn thể Anh Chị em Legio Mariae các Ngành, Bảo Trợ, Tán Trợ cũng như Hoạt Động đến tham dự Thánh Lễ ACIES tại Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vào lúc 7giờ00 tối thứ ba ngày 27 tháng 03 năm 2012. Đúng 6.30pm Anh phó Curia trang trọng cất kinh khai mạc và tiếp đến là Kinh Catena, sau đó lời dẫn Lễ của của một hội viên hoạt động đã đưa mọi người bước vào thánh lễ thật sốt sáng và trang nghiêm. Đặc biệt năm nay Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm đã giúp toàn thể anh chị em Legio Mariae Việt, Úc và Cộng Đồng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày Lễ dâng mình cho Đức Mẹ (Acies). Sau bài giảng của Đức Ông mọi người xếp hàng hai nối tiếp nhau lên dâng mình cho Mẹ.
Năm nay số hội viên các ngành đến tham dự có phần đông hơn mọi năm, cộng thêm một số hội viên đại diện của Comitium thuộc TGP Adelaide cũng đến tham dự, khiến cho sợi dây liên kết Legio Úc, Việt thêm gắn bó hơn.
Sau phần kết lễ, Chị Trưởng Curia đại diện lên ngỏ lời cám ơn Đức Ông, Quí Sơ, toàn thể hội viên và cộng đồng, đã đáp lời mời gọi đến tham dự Thánh Lễ dâng mình cho Đức Mẹ thật sốt sáng.
Xem Hình
Sau kinh bế mạc là một tiệc trà nho nhỏ do Hội khoản đãi, đã nối kết thêm tình thân của nhiều hội viên mà chưa từng có dịp gặp gỡ chuyện trò.
Hy vọng sau Thánh lễ dâng mình này, Mẹ sẽ có thêm nhiều hội viên tham gia vào các ngành để cùng Mẹ mở rộng vương quốc của Chúa đến với các linh hồn.
Buổi lễ kết thúc vào khoảng 9.00pm cùng ngày, mọi người ra về trong tâm tình cùng Mẹ lên đường. Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ. Và mọi sự cuả con là của Mẹ (tường thuật HV Mai Bắc Hùng)
Chia Sẻ Về Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận
Joseph Trần Năng Thể
13:23 27/03/2012
Chia Sẻ Về Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận
Tôi không quen gọi Ngài là Đức Hồng Y, nhưng thân thương « Đức Tổng » mỗi khi gặp Ngài từ dạo được biết Ngài. Không là con cái, ấm tử, cũng chưa một lần ghé Huế, Nha Trang là quê quán, giáo phận cũ của Đức Tổng, tôi chỉ gặp Ngài trong những ngày Ngài lang thang ở Âu Châu: không Tòa, không ngôi, không địa phận, không chức vụ, không văn phòng, không chỗ ở chính xác, không địa chỉ để liên lạc, những ngày đen tối vừa rời khỏi Việt nam tối đen, những ngày mờ mịt trước tương lai về lại Sàigòn ngày càng mịt mờ, những ngày Rôma còn nghe ngóng, thăm dò, những ngày Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thinh lặng, e dè, tránh né vấn đề « Đức Cha Thuận ».
Anh dược sĩ Thản cùng tôi đi đón Ngài từ phi trường Charles de Gaulle về nghỉ đêm ở trung tâm Saint Grégoire, nơi tôi phụ trách.; rồi suốt hai tuần liền, tôi làm tài xế đưa Ngài đi thăm các Đấng Bậc ở Pháp và Đức. Xe chỉ có hai người, nên cha con thoải mái tâm sự và tôi được biết, được học nhiều điều nhiều sự từ Ngài.
Hôm nay thì Ngài không còn nữa và khắp nơi đang thu thập chứng từ cho hồ sơ xin phong chân phước cho Ngài. Tôi vui lắm niềm vui của Giáo Hội, tôi mừng lắm nỗi mừng của dân tộc, tôi hạnh phúc lắm niềm tự hào của người công giáo Việt Nam và tôi xúc động thật nhiều khi được viết những giòng tâm sự về Ngài.
Tôi nhớ Ngài nhiều những ngày Ngài « mang tiếng » là Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị Sàigòn mà lang thang như giám mục không tòa, ăn ngủ không nơi cố định, sống qua ngày kiểu « tùy cơ ứng biến », di chuyển đó đây hoàn toàn phụ thuộc vào lòng tốt và thời giờ của người khác, đa số là những người « vô danh ». Tuy được chào là Tổng Giám Mục, nhưng ai cũng biết: ngày về Tòa của Ngài rất xa, xa như sẽ chẳng có bao giờ, vì chính phủ Việt Nam đã lừa được Ngài ra khỏi nước có bao giờ dại dột cho Ngài trở lại. Đức Tổng phó của giáo phận Sàigòn vẫn cứ bộ áo mầu xám đen đi métro, nhẩy xe buýt trong Paris khi hầu hết các giám mục Việt nam nếu được hỏi ý kiến đều phủi tay khoán trắng « việc Đức Cha Thuận » cho Rôma để tránh phiền phức cho mình và cho tình hình mục vụ chung. Địa phương không thuận cho « ông Thuận » về thì trung ương làm sao dám thuận cho « Tổng Thuận » lên đường nhận Tòa để rồi nhiều năm lê thê, bên này thăm dò bên kia, bên kia nghe ngóng bên này nhưng chẳng bên nào đã quyết tâm giải quyết vấn đề, để rồi « bên này, bên kia » cứ thảnh thơi, thong thả với thời gian và « khôn ngoan nhà đạo» nghe ngóng, thăm dò, hội ý mà chẳng nghĩ gì đến nạn nhân ngày càng mệt mỏi, thiếu thốn, vật vờ.
Đã có lúc, tôi thấy áng mây thất vọng thoáng trên đôi mắt Ngài, nhưng rất nhanh, Ngài đưa tôi về: « Việc của Chúa, Chúa muốn làm thế nào cũng được ».
Thời gian dài, không trách nhiệm mục vụ, Ngài quanh quẩn với những người quen biết và chia sẻ kinh nghiệm tu đức, nhất là những kinh nghiệm sống niềm Hy Vọng trong tù suốt hơn mười ba năm. Ngài được mời giảng trong những khoá huấn luyện Cursillos, gặp gỡ giới trẻ, sinh viên, Ngài nâng đỡ những sáng kiến tông đồ của giáo dân như trường hợp của Hội Marcel Van với chương trình nâng đỡ Ơn Gọi tại Việt Nam do bà Anne de Blaÿe khởi xướng. Những quan hệ và việc làm của Ngài lúc này hoàn toàn mang tính cách cá nhân trong khi đợi chờ một sắp xếp của Tòa Thánh. Và thời gian cứ lững lờ trôi rất chậm cho tâm hồn người tông đồ ngày càng nặng trĩu bâng khuâng.
Tôi không gặp Ngài nhiều, chỉ thỉnh thoảng gọi điện thoại thăm Ngài từ khi Ngài về Rôma với nhiều chức vụ quan trọng. Nhưng khi tôi bị tai nạn xe hơi, Ngài có ghé Paris thăm và nhắc nhở tôi đừng phí sức khỏe, vì « đường còn dài và còn nhiều việc phải làm ». Trước khi Ngài nhận mũ Hồng Y, tôi được gặp Ngài lần chót tại Paris. Hôm ấy, tôi than với Ngài về căn bệnh nhức đầu của tôi từ sau ngày bị xe đụng. Ngài bảo phải đi bác sĩ. Tôi thưa: « Con đi nhiều bác sĩ, nhưng ông nào cũng bảo chẳng thấy gì trên phim chụp, nhưng con đau lắm. Mỗi cơn đau kéo dài cả nửa ngày và cứ khoảng hai tuần con lại bị một tăng như vậy » và tôi xin Ngài cầu nguyện. Ngài nhìn tôi và bảo: « Để Cha nói với Đức Chúa Giêsu chữa cho ».
Ngày Ngài qua đời - 16/9/2002, anh Nguyễn Đăng Trúc từ Strasbourg gọi báo tin, nhưng tôi không qua Rôma dự lễ an táng được, vì việc làm không thể bỏ cho ai. Ở Paris, tôi thiết tha cầu nguyện và nhắc Ngài « nói với Đức Chúa Giêsu chữa cho con». Tự nhiên, tôi hết đau đầu từ ngày đó, ngay sau ngày Đức Tổng về Trời và tôi tin Ngài đã nói với « Đức Chúa Giêsu » chữa cho tôi như Ngài hứa với tôi khi còn sống, ngay phút đầu tiên Ngài được « diện đối diện » với Chúa Giêsu, Đấng Ngài đã suốt đời yêu mến phụng thờ và tuyệt đối tín thác.
Chờ đúng một năm sau, khi không còn thấy bệnh đau đầu trở lại, tôi đã viết thư cho Thánh Bộ phong thánh ở Rôma và kể lại « phép lạ » Đức Tổng Thuận đã làm cho tôi. Vài tuần sau, tôi nhận thư của Toà Khâm Sứ tại Paris cho biết Thánh Bộ đã nhận thư với lời chứng của tôi. Kể lại ơn lạ nhận được do lòng tốt của Đức Tổng cho một cha Việt Nam ở Paris, tôi đã trao bức thư trả lời của Toà Khâm Sứ cho ngài giữ.
Viết lại kỷ niệm thiêng liêng với Đức Tổng Thuận, tôi không tìm kiếm gì, ngoài ao ước được nói lên tâm tình kính yêu, biết ơn đối với Ngài và chia sẻ với mọi người những đức tính của một mục tử như lòng Chúa mong ước.
1. Đức Tổng Thuận rất ít nói về gia đình mình và về mình. Hay kể chuyện đi tù là vì nhà tù không ngờ đã trở thành tòa giám mục và giáo phận, nơi Ngài làm việc mục vụ lâu nhất. Nhiều người cho Ngài đã quá tô vẽ đời tù của mình. Có người đã nói: « Đức cha Thuận đi đâu cũng nói chuyện tù, cứ làm như có một mình ngài phải ở tù. Ở tù như ngài chưa chắc đã khổ hơn chúng tôi ở ngoài phải lo toan đủ việc, chống chọi đủ thứ ». Nghe phê bình, Ngài chỉ cười và hiền lành bảo: « Cha chỉ kể kinh nghiệm sống với Đức Chúa Giêsu thôi mà, cha có nói thêm gì đâu ».
2. Đức Tổng không nói xấu bất cứ ai. Đây là điểm đặc biệt của Ngài. Ngài biết rất nhiều và rất rõ những phê phán bất công, bất lợi cho Ngài, nhưng không bao giờ lên tiếng cải chính hay hạch hỏi. Thái độ khiêm nhường chịu đựng giúp Ngài luôn bình an và hồn nhiên, vui vẻ.
3. Đức Tổng bình dân, thân thiện, lịch thiệp và hoà nhã với tất cả mọi người. Ai cũng là người quan trọng với Ngài và Ngài kiên nhẫn ân cần, chia sẻ, lắng nghe từng người. Nhìn Ngài nghiêng đầu, cúi mình nghe người này, rồi mỉm cười đứng thẳng chụp hình với người kia mà cảm phục tình mục tử của Ngài dành cho đàn chiên. Có óc quan sát và trí nhớ sắc bén, nên ít quên tên người đã gặp, Ngài càng làm cho người khác yêu mến Ngài hơn.
4. Đức Tổng Thuận rất vâng lời, trọng kỷ luật, nề nếp, nhưng lại rất cởi mở, phóng khoáng, liều lĩnh. Nghe Ngài kể chuyện mới biết Ngài « chịu chơi » và dám làm, dám quyết định những việc mà nhiều Đấng Bậc khác đã không dám. Nhiều trưòng hợp khó khăn của nhiều người trong những năm tháng khó khăn ở Việt Nam, cũng như một số trường hợp nan giải của linh mục, tu sĩ, chủng sinh bên nước ngoài đã được Ngài giải quyết nhẹ nhàng, kín đáo, khôn ngoan trong tình thương của chủ chăn nhân lành.
5. Đức Tổng rất yêu mến Hội Thánh và luôn có những sáng kiến mục vụ độc đáo, đặc biệt Ngài ủng hộ các phong trào tông đồ giáo dân và mục vụ giới trẻ. Ở đâu có giáo dân và giới trẻ, nếu được mời, Ngài đến ngay.
6. Đức Tổng là người dung hoà, nối kết được nhiều người, nhiều phe nhóm đối kháng nhau. Tôi thấy ai Ngài cũng gần gũi được, dù họ bảo thủ hay cấp tiến, cực hữu hay thiên tả, cộng sản hay quốc gia. Có người cho Ngài mị dân, thiếu lập trường, nhưng tôi biết: Ngài muốn trở nên nhịp cầu nối kết để đem bình an của Chuá cho mọi người như Ngài đã có lần nói với tôi.
Thấm thoát đã gần mười năm Ngài về với Chúa, nhiều người biết Ngài qua đời sống thánh thiện, gương sống mục tử khiêm tốn phục vụ. Đi đến đâu cũng có người hỏi về Ngài, ca ngợi Ngài, nhắc đến Ngài, nhớ thương Ngài. Riêng tôi, mãi mãi mang ơn Ngài vì Ngài đã « nói với Đức Chúa Giêsu chữa cho» khỏi bệnh nhức đầu và ngày ngày tôi vẫn cầu xin với Ngài đừng quên tôi, nhưng tiếp tục « nói với Đức Chúa Giêsu » cho tôi được thuận thảo với Thiên Chúa và thuận hoà với anh em theo gương sống của Ngài, Đức cố Hồng Y kính yêu: Phanxicô Nguyễn Văn Thuận.
Jos. Trần Năng Thể
Paris, Muà Chay 2012.
Tôi không quen gọi Ngài là Đức Hồng Y, nhưng thân thương « Đức Tổng » mỗi khi gặp Ngài từ dạo được biết Ngài. Không là con cái, ấm tử, cũng chưa một lần ghé Huế, Nha Trang là quê quán, giáo phận cũ của Đức Tổng, tôi chỉ gặp Ngài trong những ngày Ngài lang thang ở Âu Châu: không Tòa, không ngôi, không địa phận, không chức vụ, không văn phòng, không chỗ ở chính xác, không địa chỉ để liên lạc, những ngày đen tối vừa rời khỏi Việt nam tối đen, những ngày mờ mịt trước tương lai về lại Sàigòn ngày càng mịt mờ, những ngày Rôma còn nghe ngóng, thăm dò, những ngày Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thinh lặng, e dè, tránh né vấn đề « Đức Cha Thuận ».
Anh dược sĩ Thản cùng tôi đi đón Ngài từ phi trường Charles de Gaulle về nghỉ đêm ở trung tâm Saint Grégoire, nơi tôi phụ trách.; rồi suốt hai tuần liền, tôi làm tài xế đưa Ngài đi thăm các Đấng Bậc ở Pháp và Đức. Xe chỉ có hai người, nên cha con thoải mái tâm sự và tôi được biết, được học nhiều điều nhiều sự từ Ngài.
Hôm nay thì Ngài không còn nữa và khắp nơi đang thu thập chứng từ cho hồ sơ xin phong chân phước cho Ngài. Tôi vui lắm niềm vui của Giáo Hội, tôi mừng lắm nỗi mừng của dân tộc, tôi hạnh phúc lắm niềm tự hào của người công giáo Việt Nam và tôi xúc động thật nhiều khi được viết những giòng tâm sự về Ngài.
Tôi nhớ Ngài nhiều những ngày Ngài « mang tiếng » là Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị Sàigòn mà lang thang như giám mục không tòa, ăn ngủ không nơi cố định, sống qua ngày kiểu « tùy cơ ứng biến », di chuyển đó đây hoàn toàn phụ thuộc vào lòng tốt và thời giờ của người khác, đa số là những người « vô danh ». Tuy được chào là Tổng Giám Mục, nhưng ai cũng biết: ngày về Tòa của Ngài rất xa, xa như sẽ chẳng có bao giờ, vì chính phủ Việt Nam đã lừa được Ngài ra khỏi nước có bao giờ dại dột cho Ngài trở lại. Đức Tổng phó của giáo phận Sàigòn vẫn cứ bộ áo mầu xám đen đi métro, nhẩy xe buýt trong Paris khi hầu hết các giám mục Việt nam nếu được hỏi ý kiến đều phủi tay khoán trắng « việc Đức Cha Thuận » cho Rôma để tránh phiền phức cho mình và cho tình hình mục vụ chung. Địa phương không thuận cho « ông Thuận » về thì trung ương làm sao dám thuận cho « Tổng Thuận » lên đường nhận Tòa để rồi nhiều năm lê thê, bên này thăm dò bên kia, bên kia nghe ngóng bên này nhưng chẳng bên nào đã quyết tâm giải quyết vấn đề, để rồi « bên này, bên kia » cứ thảnh thơi, thong thả với thời gian và « khôn ngoan nhà đạo» nghe ngóng, thăm dò, hội ý mà chẳng nghĩ gì đến nạn nhân ngày càng mệt mỏi, thiếu thốn, vật vờ.
Đã có lúc, tôi thấy áng mây thất vọng thoáng trên đôi mắt Ngài, nhưng rất nhanh, Ngài đưa tôi về: « Việc của Chúa, Chúa muốn làm thế nào cũng được ».
Thời gian dài, không trách nhiệm mục vụ, Ngài quanh quẩn với những người quen biết và chia sẻ kinh nghiệm tu đức, nhất là những kinh nghiệm sống niềm Hy Vọng trong tù suốt hơn mười ba năm. Ngài được mời giảng trong những khoá huấn luyện Cursillos, gặp gỡ giới trẻ, sinh viên, Ngài nâng đỡ những sáng kiến tông đồ của giáo dân như trường hợp của Hội Marcel Van với chương trình nâng đỡ Ơn Gọi tại Việt Nam do bà Anne de Blaÿe khởi xướng. Những quan hệ và việc làm của Ngài lúc này hoàn toàn mang tính cách cá nhân trong khi đợi chờ một sắp xếp của Tòa Thánh. Và thời gian cứ lững lờ trôi rất chậm cho tâm hồn người tông đồ ngày càng nặng trĩu bâng khuâng.
Tôi không gặp Ngài nhiều, chỉ thỉnh thoảng gọi điện thoại thăm Ngài từ khi Ngài về Rôma với nhiều chức vụ quan trọng. Nhưng khi tôi bị tai nạn xe hơi, Ngài có ghé Paris thăm và nhắc nhở tôi đừng phí sức khỏe, vì « đường còn dài và còn nhiều việc phải làm ». Trước khi Ngài nhận mũ Hồng Y, tôi được gặp Ngài lần chót tại Paris. Hôm ấy, tôi than với Ngài về căn bệnh nhức đầu của tôi từ sau ngày bị xe đụng. Ngài bảo phải đi bác sĩ. Tôi thưa: « Con đi nhiều bác sĩ, nhưng ông nào cũng bảo chẳng thấy gì trên phim chụp, nhưng con đau lắm. Mỗi cơn đau kéo dài cả nửa ngày và cứ khoảng hai tuần con lại bị một tăng như vậy » và tôi xin Ngài cầu nguyện. Ngài nhìn tôi và bảo: « Để Cha nói với Đức Chúa Giêsu chữa cho ».
Ngày Ngài qua đời - 16/9/2002, anh Nguyễn Đăng Trúc từ Strasbourg gọi báo tin, nhưng tôi không qua Rôma dự lễ an táng được, vì việc làm không thể bỏ cho ai. Ở Paris, tôi thiết tha cầu nguyện và nhắc Ngài « nói với Đức Chúa Giêsu chữa cho con». Tự nhiên, tôi hết đau đầu từ ngày đó, ngay sau ngày Đức Tổng về Trời và tôi tin Ngài đã nói với « Đức Chúa Giêsu » chữa cho tôi như Ngài hứa với tôi khi còn sống, ngay phút đầu tiên Ngài được « diện đối diện » với Chúa Giêsu, Đấng Ngài đã suốt đời yêu mến phụng thờ và tuyệt đối tín thác.
Chờ đúng một năm sau, khi không còn thấy bệnh đau đầu trở lại, tôi đã viết thư cho Thánh Bộ phong thánh ở Rôma và kể lại « phép lạ » Đức Tổng Thuận đã làm cho tôi. Vài tuần sau, tôi nhận thư của Toà Khâm Sứ tại Paris cho biết Thánh Bộ đã nhận thư với lời chứng của tôi. Kể lại ơn lạ nhận được do lòng tốt của Đức Tổng cho một cha Việt Nam ở Paris, tôi đã trao bức thư trả lời của Toà Khâm Sứ cho ngài giữ.
Viết lại kỷ niệm thiêng liêng với Đức Tổng Thuận, tôi không tìm kiếm gì, ngoài ao ước được nói lên tâm tình kính yêu, biết ơn đối với Ngài và chia sẻ với mọi người những đức tính của một mục tử như lòng Chúa mong ước.
1. Đức Tổng Thuận rất ít nói về gia đình mình và về mình. Hay kể chuyện đi tù là vì nhà tù không ngờ đã trở thành tòa giám mục và giáo phận, nơi Ngài làm việc mục vụ lâu nhất. Nhiều người cho Ngài đã quá tô vẽ đời tù của mình. Có người đã nói: « Đức cha Thuận đi đâu cũng nói chuyện tù, cứ làm như có một mình ngài phải ở tù. Ở tù như ngài chưa chắc đã khổ hơn chúng tôi ở ngoài phải lo toan đủ việc, chống chọi đủ thứ ». Nghe phê bình, Ngài chỉ cười và hiền lành bảo: « Cha chỉ kể kinh nghiệm sống với Đức Chúa Giêsu thôi mà, cha có nói thêm gì đâu ».
2. Đức Tổng không nói xấu bất cứ ai. Đây là điểm đặc biệt của Ngài. Ngài biết rất nhiều và rất rõ những phê phán bất công, bất lợi cho Ngài, nhưng không bao giờ lên tiếng cải chính hay hạch hỏi. Thái độ khiêm nhường chịu đựng giúp Ngài luôn bình an và hồn nhiên, vui vẻ.
3. Đức Tổng bình dân, thân thiện, lịch thiệp và hoà nhã với tất cả mọi người. Ai cũng là người quan trọng với Ngài và Ngài kiên nhẫn ân cần, chia sẻ, lắng nghe từng người. Nhìn Ngài nghiêng đầu, cúi mình nghe người này, rồi mỉm cười đứng thẳng chụp hình với người kia mà cảm phục tình mục tử của Ngài dành cho đàn chiên. Có óc quan sát và trí nhớ sắc bén, nên ít quên tên người đã gặp, Ngài càng làm cho người khác yêu mến Ngài hơn.
4. Đức Tổng Thuận rất vâng lời, trọng kỷ luật, nề nếp, nhưng lại rất cởi mở, phóng khoáng, liều lĩnh. Nghe Ngài kể chuyện mới biết Ngài « chịu chơi » và dám làm, dám quyết định những việc mà nhiều Đấng Bậc khác đã không dám. Nhiều trưòng hợp khó khăn của nhiều người trong những năm tháng khó khăn ở Việt Nam, cũng như một số trường hợp nan giải của linh mục, tu sĩ, chủng sinh bên nước ngoài đã được Ngài giải quyết nhẹ nhàng, kín đáo, khôn ngoan trong tình thương của chủ chăn nhân lành.
5. Đức Tổng rất yêu mến Hội Thánh và luôn có những sáng kiến mục vụ độc đáo, đặc biệt Ngài ủng hộ các phong trào tông đồ giáo dân và mục vụ giới trẻ. Ở đâu có giáo dân và giới trẻ, nếu được mời, Ngài đến ngay.
6. Đức Tổng là người dung hoà, nối kết được nhiều người, nhiều phe nhóm đối kháng nhau. Tôi thấy ai Ngài cũng gần gũi được, dù họ bảo thủ hay cấp tiến, cực hữu hay thiên tả, cộng sản hay quốc gia. Có người cho Ngài mị dân, thiếu lập trường, nhưng tôi biết: Ngài muốn trở nên nhịp cầu nối kết để đem bình an của Chuá cho mọi người như Ngài đã có lần nói với tôi.
Thấm thoát đã gần mười năm Ngài về với Chúa, nhiều người biết Ngài qua đời sống thánh thiện, gương sống mục tử khiêm tốn phục vụ. Đi đến đâu cũng có người hỏi về Ngài, ca ngợi Ngài, nhắc đến Ngài, nhớ thương Ngài. Riêng tôi, mãi mãi mang ơn Ngài vì Ngài đã « nói với Đức Chúa Giêsu chữa cho» khỏi bệnh nhức đầu và ngày ngày tôi vẫn cầu xin với Ngài đừng quên tôi, nhưng tiếp tục « nói với Đức Chúa Giêsu » cho tôi được thuận thảo với Thiên Chúa và thuận hoà với anh em theo gương sống của Ngài, Đức cố Hồng Y kính yêu: Phanxicô Nguyễn Văn Thuận.
Jos. Trần Năng Thể
Paris, Muà Chay 2012.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thông cáo của Giáo hội Liên Hữu Lutheran Việt Nam về phiên tòa xử Mục sư Nguyễn Công Chính
Giáo hội Liên Hữu Lutheran
10:04 27/03/2012
Kính gửi: - Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
- Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế - Hoa Kỳ (USCIRF).
- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
- Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
- Ủy Ban Vận Động CPC.
- Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
- Các Cơ Quan Ngoại Giao.
- Quí Mục sư – Truyền Đạo Cộng Đồng Tin Lành.
- Quí Tôn Giáo Bạn các Dân Tộc Việt Nam và Hải Ngoại.
- Các Cơ Quan Truyền Thông, Báo chí, Ngôn luận…
Theo như tin từ phía chính quyền Cộng Sản đã đưa, phiên tòa sơ thẩm xét xử Mục sư Nguyễn Công Chính đã diễn ra bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng ngày 26/3/2012, phiên tòa đã diễn ra và kết thúc một cách nhanh chóng với vô số vi phạm và bất công từ phía chính quyền Việt Nam. Nhân quyền, dân quyền hoàn toàn không có trong phiên tòa này.
Từ sáng sớm, hàng trăm công an các ngành và dân quân đã phong tỏa các tuyến đường đi đến tòa án tỉnh Gia Lai, không một người lạ nào được tham dự phiên toàn ngoài khoản 500 cán bộ các ban ngành của chính quyền Gia Lai và vài nhân chứng giả dối được sắp đặt từ trước. Mặt khác, phiên tòa không có luật sư biện hộ và phủ quyết tất cả những yêu cầu về nhân chứng, vật chứng liên quan trực tiếp đến các cáo buộc đến Mục sư Nguyễn Công Chính.
Phiên tòa chỉ xoay quanh các vấn đề như sau:
1. Vụ án Thạch Thanh Nô tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm 2009: theo tòa án thì Thạch Thanh Nô là một phật tử, sau khi uống rượu và lái xe thị bị té ngã chết. Tuy nhiên, Thạch Thanh Nô là tín đồ của Hội Thánh Đấng Christ là sự thật (h1), bằng chứng là các thư mời liên quan đến đạo Tin Lành mà anh đã tham gia. Cái chết của Thạch Thanh Nô trên đường về nhà sau khi thờ phượng Chúa tại nhà bà Thạch Thị Phay, Thạch Thanh Nô bị chính quyền kích động côn đồ đánh đến chết, sự việc được nhiều người trong Hội Thánh làm chứng(h2) và tất cả những ai làm chứng đều bị bắt bớ, đánh đập dã man. Hội Thánh thì bị đàn áp nặng nề phải chạy trốn khỏi địa phương. Hơn nửa, nhiều tổ chức độc lập quan sát và điều tra rất chi tiết về sự vụ. Mục sư Chính chỉ đưa ra những thông tin chân thật mà Hội Thánh đang gặp phải để bảo vệ Hội Thánh.
2. Cáo buộc Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc (VPEF) mà Mục sư Nguyễn Công Chính là chủ tịch không được nhà nước công nhận: Không một tổ chức tôn giáo nào tách rời sự khống chế của chính quyền Cộng Sản mà được công nhận, chính cái tên của “Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc” mang ý nghĩa đoàn kết, gắn bó hơn là “Chia rẻ đoàn kết các dân tộc” như cáo buộc vi phạm điều 87 bộ luật hình sự. Thực tế cho thấy, mọi hoạt động của Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc hướng đến mối liên hệ, thông công giữa các Hội Thánh Tin Lành không phân biệt dân tộc, hệ phái để xây dựng tinh thần hiệp một trong Chúa Jêsus và hướng đến một xã hội văn minh, dân chủ, công bằng.
3. Chương trình từ thiện dành cho các thương phế binh mà Mục sư Chính tham gia là một hình thức phản động của thế lực lưu vong: Qua chiến tranh, dù thuộc chế độ nào, đặc biệt những người lính bị thương vong cũng là những con người cần được quan tâm đặc biệt, họ có nhu cầu sống như bao nhiêu con người lành lặng khác. Họ không được nhà nước quan tâm chính đáng thì thông qua các tổ chức từ thiện, tổ chức tôn giáo những phần quà nhỏ phần nào xoa dịu vết thương chiến tranh trên họ, đó là giá trị nhân đạo đáng được trân trọng, phát huy hơn nửa, chứ không phải “dập cho tắt, đạp cho nát”.
4. Chiếm đoạt 270.000.000 của Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc (VPEF): Đây là sự mâu thuẩn nặng nề từ phía tòa án và chính quyền, không công nhận Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc nhưng cho rằng Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc là “bị hại”. Tòa án không xác định ai là “bị hại” để đứng ra tố cáo việc này, quyền lợi và trách nhiệm các bên như thế nào. Dù thế nào đi nửa, mọi cáo buộc là hoàn toàn vu khống, chà đạp uy tín của người khác. Sự thật, Mục sư Nguyễn Công Chính chỉ đứng ra vận động với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thông Nhất mà Hòa Thượng Thích Không Tánh làm Tổng vụ trưởng tổng vụ xã hội từ thiện để hổ trợ đồng bào sắc tộc tại Cao Nguyên và Miền Trung trong trận bão lụt năm 2007, phái đoàn của Hòa thượng Thích Không Tánh trực tiếp gửi quà đến cho các anh em đồng bào sắc tộc tại Cao Nguyên và Miền Trung, Mục sư Chính không giữ số tiền này (có xác nhận của Hòa thượng Thích Không Tánh).
5. Soạn thảo nhiều tài liệu gửi các tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước, trả lời phỏng vấn các báo, đài nước ngoài xuyên tạc tình hình ở trong nước, vu cáo chính quyền và lực lượng vũ trang: Mục sư Chính là nạn nhân của chính quyền Cộng Sản Việt Nam, nhà đất bị ủi sập và lấy mất, bị bắt giam nhiều lần, bị tịch thu nhiều tài sản, bị tra tấn nhiều lần, bị khủng bố từ trong nhà ra đến ngoài đường, bị tước đoạt quyền làm người vì không có giấy tờ tùy thân, bị hạn chế đi lại, Hội Thánh bị đàn áp, chứng kiến vô số dân oan và người cùng khổ (h3). Ông không thể không nói, ông chỉ nói lên sự thật chứ không xuyên tạc, vu cáo chính quyền. Ở điểm này, tòa án không trưng ra một tài liệu nào để Mục sư Chính có thể biện hộ cho mình.
Chúng tôi lên án phiên tòa bất công này. Một bản án 11 năm tù là quá nặng nề và hết sức vô lý từ nhà cầm quyền Việt Nam, không luật sư biện hộ, không được trình bày ý kiến chánh đáng của mình, không đưa ra nhân chứng hay vật chứng liên quan trực tiếp đến từng cáo buộc. Phiên tòa không khác gì một tấn tuồng được dựng sẵn chỉ chờ giờ diễn, trong đó vai chính là Mục sư Nguyễn Công Chính không được diễn mà chỉ là một dụng cụ làm hoàn tất vỡ diễn. Giáo hội Liên Hữu Lutheran Việt Nam lên án phiên tòa bất công này.
Chúng tôi cùng quan điểm với Mục sư Nguyễn Công Chính: “Nếu có tội thì chỉ có tội với Chúa, chứ không hề có tội gì với nhà nước Cộng Sản này…”. Một người dân cũng nói: “Mục sư này mà chống ai, làm sao chống chính quyền này được, chống bằng cái gì…bất lực với chính quyền này”.
Kính mong các tổ chức, cá nhân, hội đoàn quan tâm đến Nhân Quyền, Tự Do Tôn Giáo hãy đồng lòng, đồng sức để tiếp tục lên tiếng đòi cho bằng được những quyền cơ bản của con người vốn phải có. Yêu cầu chính quyền Cộng Sản trả tự do ngay cho Mục sư Nguyễn Công Chính và các tín hữu bị bắt, cũng như lên tiếng xin lỗi và đính chính Giáo Hội Liên Hữu Lutheran Việt Nam không phải là “tổ chức phản động”.
Phòng Truyền Thông Giáo Hội Liên Hữu Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ
Thông Báo
Cáo phó: LM Phanxicô Xaviê Lã Thanh Lịch qua đời tại Đà Lạt
Tòa Giám Mục Đà Lạt
08:51 27/03/2012
9, Nguyễn Thái Học, Đà Lạt – Lâm Đồng
CÁO PHÓ
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Toà Giám Mục Đà Lạt, Linh tông và huyết tộc kính báo :
Cha Cố PHANXICÔ XAVIÊ LÃ THANH LỊCH
Nguyên Quản xứ Giáo xứ Tùng Nghĩa, Giáo hạt Đức Trọng, Gp. Đà Lạt,
đã an nghỉ trong Chúa lúc 17 giờ 00, thứ hai, ngày 26 tháng 3 năm 2012
tại Nhà Hưu dưỡng Linh mục Hà Nội,
116/3 Hùng Vương – P. 9 – Q. 5 – Tp. HCM.
Hưởng thọ 94 tuổi, 62 năm linh mục.
Cha PHANXICÔ XAVIÊ sinh ngày 19 tháng 10 năm 1918.
Thụ phong linh mục ngày 23 tháng 12 năm 1950 tại Hà Nội.
Nhập tịch và phục vụ tại Giáo phận Cần Thơ từ 1957 đến 1971.
Phục vụ tại Đại Học Đà Lạt 1971 – 1975.
Nhập tịch Giáo phận Đà Lạt 1975.
Quản xứ Giáo xứ Tùng Nghĩa, Giáo hạt Đức Trọng 1975 – 1991.
Nghỉ hưu tại Nhà Hưu Dưỡng Linh mục Hà Nội từ 1991 đến nay.
Nghi thức tẩm liệm lúc 07 giờ 30, thứ ba, ngày 27 tháng 3 năm 2012,
tại Nhà Hưu Dưỡng Linh mục Hà Nội.
Thánh lễ an táng tại Nhà thờ Jeanne d’Arc (Ngã Sáu)
lúc 09 giờ 00, thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012
Hỏa táng tại An Phước.
Xin hiệp ý cầu nguyện cho Cha cố PHANXICÔ XAVIÊ
sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Tòa Giám Mục Đà Lạt
Linh tông và huyết tộc
kính báo.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm /Thiền: Chớm Xuân Trên Giáo Đường
Đặng Đức Cương
21:36 27/03/2012
CHỚM XUÂN TRÊN GIÁO ĐƯỜNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Mừng Xuân chào tiễn Đông đi
Lá hoa ngào ngạt nở vì Xuân sang..
(Trích thơ của Uyên Phương Minh Nguyệt)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Đặng Đức Cương
Mừng Xuân chào tiễn Đông đi
Lá hoa ngào ngạt nở vì Xuân sang..
(Trích thơ của Uyên Phương Minh Nguyệt)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
ĐTC tại Santiago de Cuba: Khi Thiên Chúa bị gạt sang một bên, thế giới trở thành một nơi khắc nghiệt cho con người
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:59 27/03/2012
Lúc 9 sáng thứ Hai, tổng thống Felipe Calderon và phái đoàn chính phủ Mễ Tây Cơ đã chào tiễn biệt Đức Thánh Cha tại sân bay quốc tế León. Lúc 9:30 máy bay đã cất cánh bay đến phi trường Santiago de Cuba. Từ León sang Santiago de Cuba mất 3 giờ 30 phút bay nhưng vì Santiago de Cuba sớm hơn León một giờ nên đến 14 giờ theo giờ địa phương máy bay mới đáp xuống sân bay quốc tế Antonio Maceo của Cuba.
Ra đón Đức Thánh Cha tại chân thang máy bay có chủ tịch nhà nước Cuba Raul Castro.
Trong lời đáp từ cho diễn văn của ông Raul Castro, Đức Thánh Cha nói:
Kính thưa ngài Chủ tịch nước,
Các huynh đệ Hồng Y và Giám Mục,
Các quý chức đáng kính,
Các thành viên của Đoàn Ngoại giao,
Thưa quý khách cùng toàn thể nhân dân Cuba thân mến,
Xin cảm ơn Ngài chủ tịch, về sự tiếp đón và những từ ngữ tốt lành của Ngài, qua đó ngài cũng đã chuyển tải những tình cảm của chính phủ và nhân dân Cuba dành cho người kế vị Thánh Phêrô. Tôi xin được gởi lời chào đến chính quyền dân sự cũng như những thành viên trong ngoại giao đoàn hiện diện nơi đây. Tôi xin thân ái chào mừng Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, Đức Tổng Giám mục Dionisio Guillermo García Ibanez của Santiago de Cuba; Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino, Tổng Giám Mục Havana, và cac huynh đệ Giám mục khác tại Cuba, những người mà trong tôi bảo đảm là có sự gần gũi tinh thần sâu xa. Sau cùng, tôi gởi lời chào với tình cảm chân thành đến tất cả các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo tại Cuba, những người con yêu dấu của đảo quốc xinh đẹp này, và đến tất cả người dân Cuba khác dù họ ở bất cứ nơi nào. Anh chị em luôn luôn hiện diện trong trái tim và lời cầu nguyện của tôi, đặc biệt là trong những ngày trước thời điểm chuyến viếng thăm của tôi đến với anh chị em, điều mà ân sủng và sự tốt lành của Thiên Chúa đã làm cho trở thành hiện thực. Đứng ở đây giữa anh em, tôi không thể không nhớ lại chuyến viếng thăm lịch sử tại Cuba của người tiền nhiệm của tôi, Chân Phước John Paul II, người đã để lại một dấu ấn không thể phai nhòa trong tâm khảm của mọi người dân Cuba. Đối với nhiều người, dù là tín hữu hay không, những tấm gương và huấn từ của Ngài chính là một cẩm nang dẫn đường soi sáng cho cuộc sống cá nhân và hoạt động phục vụ cho công ích của đất nước. Chuyến thăm của Ngài tới đảo quốc này cũng giống như một làn hơi nhẹ nhàng mang bầu không khí trong lành đến tiếp sức cho Giáo Hội tại Cuba, thức tỉnh nhiều người về một cuộc đổi mới trong nhận thức về tầm quan trọng của đức tin và gây cảm hứng cho họ mở trái tim mình ra với Chúa Kitô, đồng thời gầy dựng lại niềm hy vọng, khuyến khích lòng họ mong muốn được làm việc không biết hãi sợ cho một tương lai tươi sáng hơn. Một trong những thành quả quan trọng của chuyến viếng thăm đó là sự đăng quang của một giai đoạn mới trong mối quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước Cuba, trong một tinh thần hợp tác và tin tưởng, ngay cả khi vẫn còn vài chỗ cần và nên có những tiến bộ lớn hơn, đặc biệt là về sự đóng góp công cộng không thể thiếu mà tôn giáo được mời gọi để thực hiện trong đời sống xã hội.
Tôi rất vui mừng được chia sẻ niềm vui của anh chị em trong dịp lễ kỷ niệm 400 năm ngày khám phá ra thánh tượng Đức Mẹ Bác Ái của El Cobre. Ngay từ đầu, Tượng Mẹ hầu như đã luôn có mặt trong đời sống cá nhân của người dân Cuba cũng như trong các sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt là kể từ ngày độc lập, Mẹ đã được vinh danh như là người mẹ thực sự của nhân dân Cuba. Lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Mambisa đã làm cho đức tin luôn được duy trì và gợi hứng cho việc bảo vệ và cổ võ việc tôn trọng phẩm giá của thân phận con người và các quyền cơ bản của họ, và còn tiếp tục làm như vậy cho đến hôm nay với một sức mạnh to tát hơn nữa, tạo ra những chứng tá hiển hiện với thành quả của lời rao giảng Tin Mừng nơi miền đất này, và với cội rễ Kitô giáo sâu sắc là điều định hình bản sắc sâu xa nhất của tâm hồn Cuba. Theo bước chân của vô số khách hành hương qua các thế kỷ, tôi cũng muốn đi đến El Cobre để được quỳ xuống dưới chân tượng Mẹ Thiên Chúa, cám ơn Mẹ về mối quan tâm của Người đối với tất cả con cái Mẹ tại Cuba,và khẩn cầu Mẹ dẫn dắt tương lai của quốc gia thân yêu này vào đường lối của công bằng, tự do, hòa bình và hòa giải. Tôi đến Cuba với tư cách một khách hành hương của lòng từ thiện, để khẳng định với những anh chị em của tôi trong đức tin và củng cố trong họ niềm hy vọng được phát sinh bởi sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Tôi mang theo trong trái tim tôi một nguyện vọng ngay thật và những ước muốn chính đáng của tất cả người dân Cuba, dù họ ở bất cứ nơi nào, những đau khổ và niềm vui, những mối quan tâm, và mong muốn cao quý nhất của họ, của giới trẻ và giới cao niên, của thanh thiếu niên và trẻ em, của các bệnh nhân và công nhân, các tù nhân, gia đình của họ, hoặc những người nghèo và những người có nhu cầu.
Nhiều nơi trên thế giới ngày nay đang trải qua một thời kỳ kinh tế khó khăn cụ thể, không phải chỉ là của một vài người bị cho là gặp khủng hoảng tinh thần và đạo đức sâu sắc, khiến cho nhân loại bị mất đi những giá trị và khả năng tự vệ trước tham vọng và ích kỷ của những cường quyền nhất định, những thế lực không mấy để ý đến những điều thiện hảo của cá nhân và gia đình. Chúng ta không thể tiếp tục đi theo chiều hướng văn hóa và đạo đức đã gây ra những trạng huống đau lòng mà nhiều người đang gặp phải. Mặt khác, những tiến bộ thực sự kêu gọi phải có một tác phong đạo đức, vốn đặt trọng tâm vào và để ý đến những nhu cầu thâm sâu nhất của con người, đặc biệt là chiều kích tâm linh và tôn giáo của con người. Trong trái tim và tâm trí của nhiều người, con đường vì thế là cửa ngõ dẫn đến một sự việc còn chắc chắn hơn thế, rằng sự tái sinh của một xã hội đòi hỏi có những người nam và nữ công chính, tận hiến về mặt luân lý, với những giá trị đạo đức cao quý và mạnh mẽ, những người sẽ không bị sai khiến bởi những quyền lợi đáng ngờ vực và là những người tôn trọng bản chất không thay đổi và siêu việt của con người. Anh chị em thân mến, tôi tin rằng xứ sở Cuba, tại thời điểm đặc biệt quan trọng này trong lịch sử của họ, đang hướng về tương lai, và do đó phải phấn đấu để đổi mới và mở rộng chân trời của họ.
Trợ lực lớn lao nhất công tác khó khăn này chính là di sản tốt đẹp của những giá trị tinh thần và đạo đức đã tạo nên bản sắc thực sự của quốc gia này, và điều đó đã được thấy đậm nét qua công việc và cuộc sống của những chư liệt vị tổ tiên của đất nước này, như Chân Phước José Olallo y Valdés, hay Félix Varela vị Tôi Trung của Chúa, và José Martí, đấng được tôn vinh. Về phần mình, Giáo Hội đã kiên trì đóng góp vào việc ươm trồng những giá trị ấy thông qua sứ vụ vô vị lợi và bao dung của mình, và đã đổi mới cam kết làm việc không mệt mỏi nhằm phục vụ người dân Cuba đắc lực hơn nữa.
Xin Chúa ban phước ân tràn đầy cho mảnh đất này và con cháu họ đặc biệt là những người cảm thấy bị thua kém, bị loại trừ và tất cả những ai đang phải chịu đựng đau khổ trong tâm hồn. Đồng thời, tôi khẩn cầu rằng qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ Bác Ái Cobre El, Chúa sẽ ban cho tất cả anh chị em một tương lai đầy hy vọng, đoàn kết và hòa hợp. Xin cảm ơn anh chị em.
Hàng trăm ngàn người Công Giáo Cuba đã tham dự thánh lễ tại quảng trường Antonio Maceo nhân dịp kỷ niệm 400 năm tìm thấy ảnh tượng "Virgen de la Caridad del Cobre" nghĩa là Đức Mẹ Bác Ái mỏ đồng.
Vào năm 1612, 3 ngư phủ đã đã tìm được tượng Đức Mẹ nhỏ bằng gỗ do một tù trưởng thổ dân bỏ rơi một thế kỷ trước đó. Nơi tìm được tượng gần mỏ đồng đầu tiên của Cuba.
Trong số đông đảo các tín hữu tham dự thánh lễ tại quảng trường Antonio Maceo có ít nhất là 300 tín hữu Công Giáo thuộc tổng giáo phận Miami Hoa Kỳ, quê hương thứ hai của hai triệu người Cuba lưu vong, những người đang tràn trề hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ giúp đất nước họ sớm được hưởng tự do thật sự.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Cha tạ ơn Thiên Chúa đã cho Cha được đến với anh chị em và thực hiện được chuyến đi đầy mong đợi này. Cha chào đón Đức Cha Dionisio García Ibanez, Tổng Giám Mục Santiago de Cuba, và Cha cám ơn ngài về những lời chào đón nồng nhiệt thay mặt cho tất cả mọi người. Cha chào các Giám Mục Cuba và những người đã đến từ những nơi khác, và các linh mục, các nam nữ tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân hiện diện trong buổi cử hành này. Cha cũng không quên tất cả những ai, vì bệnh tật, tuổi già, hoặc vì những lý do khác, không thể tham gia với chúng ta. Cha cũng chào đón các nhà chức trách dân sự đã muốn tham gia cùng chúng ta.
Đây là Thánh Lễ đầu tiên mà Cha vui mừng được cử hành trong chuyến viếng thăm mục vụ của Cha trên đất nước này, diễn ra trong bối cảnh của Năm Thánh Đức Mẹ được cử hành để vinh danh và tôn kính Đức Mẹ Bác Ái, Bổn Mạng của Cuba, nhân kỷ niệm 400 tìm thấy bức tượng đáng kính của Mẹ tại đất nước được chúc phúc này. Cha không thể quên những hy sinh và cống hiến để chuẩn bị cho Năm Thánh, đặc biệt trên phương diện siêu nhiên. Cha rất cảm động khi nghe nói đến lòng nhiệt thành mà rất nhiều người dân Cuba dành cho Đức Maria khi chào đón và khẩn cầu Mẹ trong suốt cuộc thánh du của Mẹ tại mọi miền của đảo quốc này.
Những sự kiện quan trọng này của Giáo Hội tại Cuba tỏa sáng đặc biệt hơn vì trùng với ngày toàn thể Giáo Hội Hoàn Vũ cử hành lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria. Mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo, và trong đó Mẹ Maria chiếm vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng tôi tự hỏi, đâu là ý nghĩa của mầu nhiệm này? Và, đâu là tầm quan trọng của mầu nhiệm ấy trong cuộc sống cụ thể của chúng ta?
Trước hết, chúng ta hãy xem mầu nhiệm Nhập Thể có ý nghĩa gì. Trong Tin Mừng của Thánh Luca, chúng ta nghe những lời của thiên sứ báo cho Đức Maria: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà, và con trẻ được sinh ra sẽ được gọi là thánh, là Con Thiên Chúa "(Lc 1:35). Trong Đức Maria, Con Thiên Chúa làm người, hoàn tất lời tiên tri của tiên tri Isaia: "Này, một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, và con trẻ sẽ được gọi là Emmanuel, nghĩa là 'Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Is. 7:14). Chúa Giêsu, Ngôi Lời làm người, thực sự là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, là người đã đến sống giữa chúng ta để chia sẻ thân phận con người của chúng ta. Thánh Gioan Tông đồ trình bày mầu nhiệm ấy như sau: "Và Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Ga 1:14). Thành ngữ, "đã hóa thành nhục thể" chỉ ra thực tại nhân loại của chúng ta một cách cụ thể và hữu hình nhất. Trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã thực sự đi vào thế giới, Ngài đã bước vào lịch sử của chúng ta, Ngài đã cư ngụ giữa chúng ta, và vì thế hoàn thành mong muốn sâu xa nhất của con người là thế giới này có thể thật sự trở thành một ngôi nhà xứng đáng của nhân loại. Mặt khác, khi Thiên Chúa bị gạt sang một bên, thế giới sẽ trở thành một nơi khắc nghiệt cho con người, và làm thất vọng ơn gọi chân thật của tạo hóa muốn biến thế giới này thành một không gian của giao ước cho lời “Xin Vâng” trước tình yêu giữa Thiên Chúa và phàm nhân nào đáp lại lời Ngài. Đức Maria đã làm như vậy như là hoa quả đầu tiên của các tín hữu với lời "Xin Vâng" không ngần ngại với Chúa.
Vì lý do này, khi suy niệm mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta không thể không hướng cái nhìn của chúng ta về Đức Mẹ với suy tư, lòng biết ơn, và tình yêu khi nhận ra Thiên Chúa đã đến trong thế giới như thế nào. Ngài đã muốn phụ thuộc vào lời xin vâng của một trong những tạo vật do Ngài tác thành. Chỉ khi Đức Trinh Nữ trả lời thiên sứ, "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần Truyền" (Lc 1:38), Ngôi Lời Hằng Có Đời Đời của Chúa Cha mới bắt đầu sự tồn tại phàm nhân của mình. Thật là cảm động, khi thấy Thiên Chúa không chỉ tôn trọng tự do của con người mà thôi, nhưng Ngài đi xa đến độ thỉnh cầu tự do ấy. Và chúng ta cũng thấy sự khởi đầu của cuộc sống trần thế của Con Thiên Chúa được đánh dấu như thế nào bằng hai tiếng "Xin Vâng" trước kế hoạch cứu độ của Chúa Cha, đó là lời "Xin Vâng" của Chúa Kitô, và lời "Xin Vâng"của Đức Maria. Sự vâng phục Thiên Chúa này sẽ mở ra những cánh cửa của thế giới cho sự thật, và ơn cứu rỗi. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta như hoa quả tình yêu vô biên của Ngài, do đó, sống phù hợp với thánh ý Chúa là cách thức để gặp được căn tính thật sự của chúng ta, sự thật về bản ngã của chúng ta, trong khi xa rời Thiên Chúa chúng ta tha hóa chính mình và rơi vào hư vô. Sự vâng phục của đức tin là tự do thực sự, là sự cứu chuộc thực sự, cho phép chúng ta kết hiệp với tình yêu của Chúa Giêsu trong quyết tâm của mình sống phù hợp với thánh ý Chúa Cha. Ơn cứu chuộc luôn luôn là quá trình nâng lên của ý chí con người muốn hoàn toàn hiệp thông với Thiên Chúa.
Để kết luận Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, trước cái nhìn trìu mến của Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng, tôi kêu gọi anh chị em hãy tăng cường đức tin anh chị em, để anh chị em có thể sống trong Chúa Kitô và cho Chúa Kitô, và trang bị cho mình lòng khoan dung, yêu chuộng hòa bình và hiểu biết, để anh chị em có thể phấn đấu xây dựng một xã hội đổi mới và cởi mở, một xã hội tốt hơn, xứng đáng hơn của nhân loại, và phản ánh đẹp hơn sự tốt lành của Thiên Chúa.
Amen.
Tòa Thánh đã phải mất hơn một năm trời đàm phán với Cuba về chuyến viếng thăm của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1998. Tuy nhiên, đặc sứ của Đức Thánh Cha tại Havana cho biết lần này mọi thứ đều trở nên dễ dàng và mất không quá ba tháng.
Ra đón Đức Thánh Cha tại chân thang máy bay có chủ tịch nhà nước Cuba Raul Castro.
Trong lời đáp từ cho diễn văn của ông Raul Castro, Đức Thánh Cha nói:
Kính thưa ngài Chủ tịch nước,
Các huynh đệ Hồng Y và Giám Mục,
Các quý chức đáng kính,
Các thành viên của Đoàn Ngoại giao,
Thưa quý khách cùng toàn thể nhân dân Cuba thân mến,
Xin cảm ơn Ngài chủ tịch, về sự tiếp đón và những từ ngữ tốt lành của Ngài, qua đó ngài cũng đã chuyển tải những tình cảm của chính phủ và nhân dân Cuba dành cho người kế vị Thánh Phêrô. Tôi xin được gởi lời chào đến chính quyền dân sự cũng như những thành viên trong ngoại giao đoàn hiện diện nơi đây. Tôi xin thân ái chào mừng Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, Đức Tổng Giám mục Dionisio Guillermo García Ibanez của Santiago de Cuba; Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino, Tổng Giám Mục Havana, và cac huynh đệ Giám mục khác tại Cuba, những người mà trong tôi bảo đảm là có sự gần gũi tinh thần sâu xa. Sau cùng, tôi gởi lời chào với tình cảm chân thành đến tất cả các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo tại Cuba, những người con yêu dấu của đảo quốc xinh đẹp này, và đến tất cả người dân Cuba khác dù họ ở bất cứ nơi nào. Anh chị em luôn luôn hiện diện trong trái tim và lời cầu nguyện của tôi, đặc biệt là trong những ngày trước thời điểm chuyến viếng thăm của tôi đến với anh chị em, điều mà ân sủng và sự tốt lành của Thiên Chúa đã làm cho trở thành hiện thực. Đứng ở đây giữa anh em, tôi không thể không nhớ lại chuyến viếng thăm lịch sử tại Cuba của người tiền nhiệm của tôi, Chân Phước John Paul II, người đã để lại một dấu ấn không thể phai nhòa trong tâm khảm của mọi người dân Cuba. Đối với nhiều người, dù là tín hữu hay không, những tấm gương và huấn từ của Ngài chính là một cẩm nang dẫn đường soi sáng cho cuộc sống cá nhân và hoạt động phục vụ cho công ích của đất nước. Chuyến thăm của Ngài tới đảo quốc này cũng giống như một làn hơi nhẹ nhàng mang bầu không khí trong lành đến tiếp sức cho Giáo Hội tại Cuba, thức tỉnh nhiều người về một cuộc đổi mới trong nhận thức về tầm quan trọng của đức tin và gây cảm hứng cho họ mở trái tim mình ra với Chúa Kitô, đồng thời gầy dựng lại niềm hy vọng, khuyến khích lòng họ mong muốn được làm việc không biết hãi sợ cho một tương lai tươi sáng hơn. Một trong những thành quả quan trọng của chuyến viếng thăm đó là sự đăng quang của một giai đoạn mới trong mối quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước Cuba, trong một tinh thần hợp tác và tin tưởng, ngay cả khi vẫn còn vài chỗ cần và nên có những tiến bộ lớn hơn, đặc biệt là về sự đóng góp công cộng không thể thiếu mà tôn giáo được mời gọi để thực hiện trong đời sống xã hội.
Tôi rất vui mừng được chia sẻ niềm vui của anh chị em trong dịp lễ kỷ niệm 400 năm ngày khám phá ra thánh tượng Đức Mẹ Bác Ái của El Cobre. Ngay từ đầu, Tượng Mẹ hầu như đã luôn có mặt trong đời sống cá nhân của người dân Cuba cũng như trong các sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt là kể từ ngày độc lập, Mẹ đã được vinh danh như là người mẹ thực sự của nhân dân Cuba. Lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Mambisa đã làm cho đức tin luôn được duy trì và gợi hứng cho việc bảo vệ và cổ võ việc tôn trọng phẩm giá của thân phận con người và các quyền cơ bản của họ, và còn tiếp tục làm như vậy cho đến hôm nay với một sức mạnh to tát hơn nữa, tạo ra những chứng tá hiển hiện với thành quả của lời rao giảng Tin Mừng nơi miền đất này, và với cội rễ Kitô giáo sâu sắc là điều định hình bản sắc sâu xa nhất của tâm hồn Cuba. Theo bước chân của vô số khách hành hương qua các thế kỷ, tôi cũng muốn đi đến El Cobre để được quỳ xuống dưới chân tượng Mẹ Thiên Chúa, cám ơn Mẹ về mối quan tâm của Người đối với tất cả con cái Mẹ tại Cuba,và khẩn cầu Mẹ dẫn dắt tương lai của quốc gia thân yêu này vào đường lối của công bằng, tự do, hòa bình và hòa giải. Tôi đến Cuba với tư cách một khách hành hương của lòng từ thiện, để khẳng định với những anh chị em của tôi trong đức tin và củng cố trong họ niềm hy vọng được phát sinh bởi sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Tôi mang theo trong trái tim tôi một nguyện vọng ngay thật và những ước muốn chính đáng của tất cả người dân Cuba, dù họ ở bất cứ nơi nào, những đau khổ và niềm vui, những mối quan tâm, và mong muốn cao quý nhất của họ, của giới trẻ và giới cao niên, của thanh thiếu niên và trẻ em, của các bệnh nhân và công nhân, các tù nhân, gia đình của họ, hoặc những người nghèo và những người có nhu cầu.
Nhiều nơi trên thế giới ngày nay đang trải qua một thời kỳ kinh tế khó khăn cụ thể, không phải chỉ là của một vài người bị cho là gặp khủng hoảng tinh thần và đạo đức sâu sắc, khiến cho nhân loại bị mất đi những giá trị và khả năng tự vệ trước tham vọng và ích kỷ của những cường quyền nhất định, những thế lực không mấy để ý đến những điều thiện hảo của cá nhân và gia đình. Chúng ta không thể tiếp tục đi theo chiều hướng văn hóa và đạo đức đã gây ra những trạng huống đau lòng mà nhiều người đang gặp phải. Mặt khác, những tiến bộ thực sự kêu gọi phải có một tác phong đạo đức, vốn đặt trọng tâm vào và để ý đến những nhu cầu thâm sâu nhất của con người, đặc biệt là chiều kích tâm linh và tôn giáo của con người. Trong trái tim và tâm trí của nhiều người, con đường vì thế là cửa ngõ dẫn đến một sự việc còn chắc chắn hơn thế, rằng sự tái sinh của một xã hội đòi hỏi có những người nam và nữ công chính, tận hiến về mặt luân lý, với những giá trị đạo đức cao quý và mạnh mẽ, những người sẽ không bị sai khiến bởi những quyền lợi đáng ngờ vực và là những người tôn trọng bản chất không thay đổi và siêu việt của con người. Anh chị em thân mến, tôi tin rằng xứ sở Cuba, tại thời điểm đặc biệt quan trọng này trong lịch sử của họ, đang hướng về tương lai, và do đó phải phấn đấu để đổi mới và mở rộng chân trời của họ.
Trợ lực lớn lao nhất công tác khó khăn này chính là di sản tốt đẹp của những giá trị tinh thần và đạo đức đã tạo nên bản sắc thực sự của quốc gia này, và điều đó đã được thấy đậm nét qua công việc và cuộc sống của những chư liệt vị tổ tiên của đất nước này, như Chân Phước José Olallo y Valdés, hay Félix Varela vị Tôi Trung của Chúa, và José Martí, đấng được tôn vinh. Về phần mình, Giáo Hội đã kiên trì đóng góp vào việc ươm trồng những giá trị ấy thông qua sứ vụ vô vị lợi và bao dung của mình, và đã đổi mới cam kết làm việc không mệt mỏi nhằm phục vụ người dân Cuba đắc lực hơn nữa.
Xin Chúa ban phước ân tràn đầy cho mảnh đất này và con cháu họ đặc biệt là những người cảm thấy bị thua kém, bị loại trừ và tất cả những ai đang phải chịu đựng đau khổ trong tâm hồn. Đồng thời, tôi khẩn cầu rằng qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ Bác Ái Cobre El, Chúa sẽ ban cho tất cả anh chị em một tương lai đầy hy vọng, đoàn kết và hòa hợp. Xin cảm ơn anh chị em.
Hàng trăm ngàn người Công Giáo Cuba đã tham dự thánh lễ tại quảng trường Antonio Maceo nhân dịp kỷ niệm 400 năm tìm thấy ảnh tượng "Virgen de la Caridad del Cobre" nghĩa là Đức Mẹ Bác Ái mỏ đồng.
Vào năm 1612, 3 ngư phủ đã đã tìm được tượng Đức Mẹ nhỏ bằng gỗ do một tù trưởng thổ dân bỏ rơi một thế kỷ trước đó. Nơi tìm được tượng gần mỏ đồng đầu tiên của Cuba.
Trong số đông đảo các tín hữu tham dự thánh lễ tại quảng trường Antonio Maceo có ít nhất là 300 tín hữu Công Giáo thuộc tổng giáo phận Miami Hoa Kỳ, quê hương thứ hai của hai triệu người Cuba lưu vong, những người đang tràn trề hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ giúp đất nước họ sớm được hưởng tự do thật sự.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Cha tạ ơn Thiên Chúa đã cho Cha được đến với anh chị em và thực hiện được chuyến đi đầy mong đợi này. Cha chào đón Đức Cha Dionisio García Ibanez, Tổng Giám Mục Santiago de Cuba, và Cha cám ơn ngài về những lời chào đón nồng nhiệt thay mặt cho tất cả mọi người. Cha chào các Giám Mục Cuba và những người đã đến từ những nơi khác, và các linh mục, các nam nữ tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân hiện diện trong buổi cử hành này. Cha cũng không quên tất cả những ai, vì bệnh tật, tuổi già, hoặc vì những lý do khác, không thể tham gia với chúng ta. Cha cũng chào đón các nhà chức trách dân sự đã muốn tham gia cùng chúng ta.
Đây là Thánh Lễ đầu tiên mà Cha vui mừng được cử hành trong chuyến viếng thăm mục vụ của Cha trên đất nước này, diễn ra trong bối cảnh của Năm Thánh Đức Mẹ được cử hành để vinh danh và tôn kính Đức Mẹ Bác Ái, Bổn Mạng của Cuba, nhân kỷ niệm 400 tìm thấy bức tượng đáng kính của Mẹ tại đất nước được chúc phúc này. Cha không thể quên những hy sinh và cống hiến để chuẩn bị cho Năm Thánh, đặc biệt trên phương diện siêu nhiên. Cha rất cảm động khi nghe nói đến lòng nhiệt thành mà rất nhiều người dân Cuba dành cho Đức Maria khi chào đón và khẩn cầu Mẹ trong suốt cuộc thánh du của Mẹ tại mọi miền của đảo quốc này.
Những sự kiện quan trọng này của Giáo Hội tại Cuba tỏa sáng đặc biệt hơn vì trùng với ngày toàn thể Giáo Hội Hoàn Vũ cử hành lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria. Mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo, và trong đó Mẹ Maria chiếm vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng tôi tự hỏi, đâu là ý nghĩa của mầu nhiệm này? Và, đâu là tầm quan trọng của mầu nhiệm ấy trong cuộc sống cụ thể của chúng ta?
Trước hết, chúng ta hãy xem mầu nhiệm Nhập Thể có ý nghĩa gì. Trong Tin Mừng của Thánh Luca, chúng ta nghe những lời của thiên sứ báo cho Đức Maria: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà, và con trẻ được sinh ra sẽ được gọi là thánh, là Con Thiên Chúa "(Lc 1:35). Trong Đức Maria, Con Thiên Chúa làm người, hoàn tất lời tiên tri của tiên tri Isaia: "Này, một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, và con trẻ sẽ được gọi là Emmanuel, nghĩa là 'Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Is. 7:14). Chúa Giêsu, Ngôi Lời làm người, thực sự là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, là người đã đến sống giữa chúng ta để chia sẻ thân phận con người của chúng ta. Thánh Gioan Tông đồ trình bày mầu nhiệm ấy như sau: "Và Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Ga 1:14). Thành ngữ, "đã hóa thành nhục thể" chỉ ra thực tại nhân loại của chúng ta một cách cụ thể và hữu hình nhất. Trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã thực sự đi vào thế giới, Ngài đã bước vào lịch sử của chúng ta, Ngài đã cư ngụ giữa chúng ta, và vì thế hoàn thành mong muốn sâu xa nhất của con người là thế giới này có thể thật sự trở thành một ngôi nhà xứng đáng của nhân loại. Mặt khác, khi Thiên Chúa bị gạt sang một bên, thế giới sẽ trở thành một nơi khắc nghiệt cho con người, và làm thất vọng ơn gọi chân thật của tạo hóa muốn biến thế giới này thành một không gian của giao ước cho lời “Xin Vâng” trước tình yêu giữa Thiên Chúa và phàm nhân nào đáp lại lời Ngài. Đức Maria đã làm như vậy như là hoa quả đầu tiên của các tín hữu với lời "Xin Vâng" không ngần ngại với Chúa.
Vì lý do này, khi suy niệm mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta không thể không hướng cái nhìn của chúng ta về Đức Mẹ với suy tư, lòng biết ơn, và tình yêu khi nhận ra Thiên Chúa đã đến trong thế giới như thế nào. Ngài đã muốn phụ thuộc vào lời xin vâng của một trong những tạo vật do Ngài tác thành. Chỉ khi Đức Trinh Nữ trả lời thiên sứ, "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần Truyền" (Lc 1:38), Ngôi Lời Hằng Có Đời Đời của Chúa Cha mới bắt đầu sự tồn tại phàm nhân của mình. Thật là cảm động, khi thấy Thiên Chúa không chỉ tôn trọng tự do của con người mà thôi, nhưng Ngài đi xa đến độ thỉnh cầu tự do ấy. Và chúng ta cũng thấy sự khởi đầu của cuộc sống trần thế của Con Thiên Chúa được đánh dấu như thế nào bằng hai tiếng "Xin Vâng" trước kế hoạch cứu độ của Chúa Cha, đó là lời "Xin Vâng" của Chúa Kitô, và lời "Xin Vâng"của Đức Maria. Sự vâng phục Thiên Chúa này sẽ mở ra những cánh cửa của thế giới cho sự thật, và ơn cứu rỗi. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta như hoa quả tình yêu vô biên của Ngài, do đó, sống phù hợp với thánh ý Chúa là cách thức để gặp được căn tính thật sự của chúng ta, sự thật về bản ngã của chúng ta, trong khi xa rời Thiên Chúa chúng ta tha hóa chính mình và rơi vào hư vô. Sự vâng phục của đức tin là tự do thực sự, là sự cứu chuộc thực sự, cho phép chúng ta kết hiệp với tình yêu của Chúa Giêsu trong quyết tâm của mình sống phù hợp với thánh ý Chúa Cha. Ơn cứu chuộc luôn luôn là quá trình nâng lên của ý chí con người muốn hoàn toàn hiệp thông với Thiên Chúa.
Để kết luận Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, trước cái nhìn trìu mến của Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng, tôi kêu gọi anh chị em hãy tăng cường đức tin anh chị em, để anh chị em có thể sống trong Chúa Kitô và cho Chúa Kitô, và trang bị cho mình lòng khoan dung, yêu chuộng hòa bình và hiểu biết, để anh chị em có thể phấn đấu xây dựng một xã hội đổi mới và cởi mở, một xã hội tốt hơn, xứng đáng hơn của nhân loại, và phản ánh đẹp hơn sự tốt lành của Thiên Chúa.
Amen.
Tòa Thánh đã phải mất hơn một năm trời đàm phán với Cuba về chuyến viếng thăm của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1998. Tuy nhiên, đặc sứ của Đức Thánh Cha tại Havana cho biết lần này mọi thứ đều trở nên dễ dàng và mất không quá ba tháng.
Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho những người chịu đau khổ và bị tước mất tự do
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:54 27/03/2012
Đức Giáo Hoàng nói với người Cuba: "Tôi cũng cầu nguyện cho những người chịu đau khổ và bị tước mất tự do"
Trong ngày thứ hai tại Cuba, lúc 9 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha đã kính viếng Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái Mỏ đồng, bổn mạng nước Cuba, trước khi đáp máy bay về thủ đô La Havana cách đó lối 900 cây số.
Đức Thánh Cha ghi nhận là người Cuba có một lòng sùng kính sâu sắc dành cho Đức Mẹ. Đức Thánh Cha nói rằng ngài cũng đã đặc biệt cầu nguyện với Đức Mẹ cho những người đau khổ.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi đã cầu nguyện với Đức Trinh Nữ cho các nhu cầu của những người đau khổ, của những người bị tước mất tự do, những người bị tách ra khỏi những người thân yêu của họ hay đang trải qua những thời kỳ khó khăn."
Thánh địa này đã có từ nhiều thế kỷ. Năm 1684, ba ngư dân đã sống sót sau một cơn bão nguy hiểm. Sau đó, họ tìm thấy một bức tượng Đức Mẹ trong lòng biển. Bức tượng ấy có khắc dòng chữ: "Ta là Đức Trinh Nữ Bác Ái." Chính bức tượng đó bây giờ đang được đặt trong đền thờ.
Một số giám mục Cuba đã tham dự buổi lễ do Đức Thánh Cha cử hành tại đền thờ. Đức Thánh Cha nói với các vị Giám Mục và cộng đoàn rằng Đức Mẹ là một dấu chỉ của hy vọng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ.
Ngài nói:
"Tôi đã dâng lên Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ những người trẻ của anh chị em, để họ có thể là người bạn đích thực của Chúa Kitô và không khuất phục trước những điều chỉ mang lại nỗi buồn trong tâm thức của họ."
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã đọc một lời nguyện tại tượng Đức Mẹ Bác Ái trước khi thắp sáng một ngọn nến và cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Ngài đã đề cập đến tự do tôn giáo, qua lời nguyện cho những ai cử hành Thánh Lễ tại gia hay dâng hiến nhà mình làm nơi cử hành thánh lễ.
Đức Thánh Cha nói:
"Và tôi không thể quên nhiều người và gia đình sống ở nông thôn, là những người muốn sống Tin Mừng sâu sắc trong gia đình mình và những ai dâng hiến nhà cửa của họ như các trung tâm truyền giáo để cử hành Thánh Lễ."
Sau buổi lễ, Đức Thánh Cha đã chào thăm các tín hữu Cuba đang tụ tập bên ngoài đền thờ. Ngài kêu gọi họ làm hết sức mình cho công lý và bác ái ngay cả trong những lúc thử thách.
Máy bay cất cánh lúc 10:30 đã đưa Đức Thánh Cha đến sân bay quốc tế José Martí của Havana lúc 12 giờ trưa.
Trong ngày thứ hai tại Cuba, lúc 9 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha đã kính viếng Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái Mỏ đồng, bổn mạng nước Cuba, trước khi đáp máy bay về thủ đô La Havana cách đó lối 900 cây số.
Đức Thánh Cha ghi nhận là người Cuba có một lòng sùng kính sâu sắc dành cho Đức Mẹ. Đức Thánh Cha nói rằng ngài cũng đã đặc biệt cầu nguyện với Đức Mẹ cho những người đau khổ.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi đã cầu nguyện với Đức Trinh Nữ cho các nhu cầu của những người đau khổ, của những người bị tước mất tự do, những người bị tách ra khỏi những người thân yêu của họ hay đang trải qua những thời kỳ khó khăn."
Thánh địa này đã có từ nhiều thế kỷ. Năm 1684, ba ngư dân đã sống sót sau một cơn bão nguy hiểm. Sau đó, họ tìm thấy một bức tượng Đức Mẹ trong lòng biển. Bức tượng ấy có khắc dòng chữ: "Ta là Đức Trinh Nữ Bác Ái." Chính bức tượng đó bây giờ đang được đặt trong đền thờ.
Một số giám mục Cuba đã tham dự buổi lễ do Đức Thánh Cha cử hành tại đền thờ. Đức Thánh Cha nói với các vị Giám Mục và cộng đoàn rằng Đức Mẹ là một dấu chỉ của hy vọng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ.
Ngài nói:
"Tôi đã dâng lên Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ những người trẻ của anh chị em, để họ có thể là người bạn đích thực của Chúa Kitô và không khuất phục trước những điều chỉ mang lại nỗi buồn trong tâm thức của họ."
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã đọc một lời nguyện tại tượng Đức Mẹ Bác Ái trước khi thắp sáng một ngọn nến và cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Ngài đã đề cập đến tự do tôn giáo, qua lời nguyện cho những ai cử hành Thánh Lễ tại gia hay dâng hiến nhà mình làm nơi cử hành thánh lễ.
Đức Thánh Cha nói:
"Và tôi không thể quên nhiều người và gia đình sống ở nông thôn, là những người muốn sống Tin Mừng sâu sắc trong gia đình mình và những ai dâng hiến nhà cửa của họ như các trung tâm truyền giáo để cử hành Thánh Lễ."
Sau buổi lễ, Đức Thánh Cha đã chào thăm các tín hữu Cuba đang tụ tập bên ngoài đền thờ. Ngài kêu gọi họ làm hết sức mình cho công lý và bác ái ngay cả trong những lúc thử thách.
Máy bay cất cánh lúc 10:30 đã đưa Đức Thánh Cha đến sân bay quốc tế José Martí của Havana lúc 12 giờ trưa.