Ngày 27-03-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:34 27/03/2017
36. NGƯỜI QUYỀN QUÝ RÓT RƯỢU TRƯỚC
Tiêu Dao có lần đi dự tiệc và cùng ngồi một bàn với Đường Thái Tông.
Thái Tông nói với các quan ngồi cùng bàn:
- “Từ lâu đã có một quy luật là ngồi cùng bàn với nhau ai quyền quý thì mới có thể rót rượu trước.”
Lúc ấy ngồi cùng bàn có rất nhiều người tỏ ra sợ hãi, đứng đầu các đại thần là Tôn Vô Kỵ sau khi nghe như thế thì chỉ cùng nhau nhìn nhìn, không dám nâng ly, nhưng Tiêu Dao lại đưa tay ra lấy ly.
Thái Tông sững ra, hỏi:
- “Ông lấy tư cách gì mà lại rót rượu trước ?”
Tiêu Dao cười nói:
- “Thần là anh của Lương triều, là em của Tuỳ Thất hoàng hậu, là Đường triều Tả phụ xạ, Phụ xạ là tên quan, cùng với Trung thư lệnh thị trung cùng làm việc với thừa tướng, là bố vợ của thiên tử.”
Thái Tông nghe Tiêu Dao nói rất khéo thì vỗ tay cười ha ha.
(Nụ cười Quần Cư)

Suy tư 36:
Phải kính trọng người lớn tuổi đó là một quy luật tự nhiên, tuy nhiên, trong cuộc sống và vì phép lịch sự, người ta cũng kính trọng người có chức quyền, dù người có chức quyền ấy tuổi nhỏ hơn người khác, chúng ta gọi là “trật tự chung” của loài người, hoặc nếu là trong Giáo Hội thì người ta gọi đó là “phẩm trật”, không có gì sai trái cả.
Khi người lớn tuổi vì chức vụ mà họ tôn trọng ông này bà nọ, thì đó là họ tôn trọng những chức vụ mà chính quyền hợp pháp ban cho những người ấy, hoặc là họ tôn trọng chúng ta –là những linh mục- thì có nghĩa là họ tôn trọng thiên chức linh mục mà chính Đức Chúa Giê-su lập ra. Cho nên, khi chúng ta được giáo dân hay một người nào đó tôn trọng, thì mình phải tôn trọng họ lại như họ đã tôn trọng mình, đó chính là “cùng nhau tương kính”.
Linh mục được giáo dân gọi bằng cha, dù linh mục ấy trẻ tuổi như cháu chắt của họ, bởi vì họ tôn trọng và yêu mến thiên chức linh mục của Đức Chúa Giê-su nơi các linh mục, vậy mà có một vài linh mục không hiểu điều ấy, cứ tưởng mình là “cha”, nên hách hách cái mặt khi được giáo dân cúi đầu chào.
Trong bàn ăn, người ta cũng tôn trọng các linh mục nên họ ăn uống khiêm tốn lịch sự, nhưng có một vài linh mục, vì để gọi là “hoà đồng” nên đã quên mất mình là linh mục –mẫu mực cho mọi người- họ cười nói oang oang bay cả thức ăn trong miệng ra, họ cũng “ăn thua” đủ với các bạn trẻ trong bữa tiệc khi uống rượu, họ không đợi người ta mời, mà tự cho mình là “cha” nên có quyền cầm đũa trước...
“Lạy Đức Chúa Giêsu, người ta tin Chúa nhưng người ta không thấy Chúa vì Chúa thiêng liêng, nhưng người ta chỉ thấy những người đại diện cho Chúa mà thôi, đó là các linh mục mà Chúa đã chọn họ để dạy dỗ mọi người sống theo Tin Mừng để được ơn cứu độ.
Thế nhưng có những lúc chúng con là các linh mục của Chúa đã không làm gương cho mọi người, để họ nhìn thấy Chúa qua những ngôn hành tràn đầy bác ái và yêu thương của chúng con. Xin Chúa ban cho chúng con sự khiêm tốn trong cuộc sống, bởi vì khi chúng con tự cho mình là những người được ưu tuyển của Chúa, thì chúng con đã trở nên những người đi ngược lại giáo huấn của Chúa là sống hiền hoà và khiêm tốn với tất cả mọi người. Amen


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:36 27/03/2017

8. Công việc và cầu nguyện không thể thiên lệch.

(Thánh Benedict)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

---------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Suy Niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – Năm A
LM. Anthony Trung Thành
09:56 27/03/2017
Suy Niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – Năm A

Bệnh tật, chết chóc là những nỗi khổ của con người. Nhưng có khi qua bệnh tật, chết chóc con người lại nhận được những bài học có giá trị cho cuộc sống. Chúng ta có thể thấy được điều này qua “sự cố” của ông Ladarô mà câu chuyện Tin Mừng hôm nay kể lại.

1. Bài học thứ nhất: Sự liên đới và quan tâm giúp đỡ

Đó chính là tình liên đới giữa Đức Giêsu với ba chị em Martha, Maria và Ladarô: Xét về phạm vi tự nhiên, giữa Đức Giêsu và ba chị em của Martha có một mối tương quan tình bạn gần gũi, thân thiện và trong sạch. Hiện diện với nhau khi vui, có mặt với nhau khi buồn, đồng cảm với nhau trong mọi hoàn cảnh. Trong một xã hội mà con người dễ bị cám dỗ sống dửng dưng với nhau như hôm nay, thì tình liên đới tốt đẹp giữa Đức Giêsu với ba chị em nhà Martha là mẫu gương cho mỗi người chúng ta noi theo.

Đó là tình liên đới giữa các thành viên trong gia đình: Khi biết Ladarô bị bệnh, hai chị em Martha và Maria đã cho người nhắn tin cho Đức Giêsu: “Người Thầy yêu đau nặng” (Ga 11,3). Việc làm này thể hiện sự quan tâm của Martha, Maria đối với em là Ladarô. Trong cuộc sống, chúng ta cần có sự liên đới giúp đỡ nhau, nhất là giữa những người thân thuộc trong gia đình. Khi một ai đó trong gia đình bị bệnh, những thành viên khác cần quan tâm giúp đỡ, nhất là tìm thầy chạy thuốc, để người ốm đau được khám chữa bệnh một cách chu đáo hầu mong chóng khỏe lại.

2. Bài học thứ hai: Làm Sáng Danh Chúa

Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước, khi các môn đệ hỏi Đức Giêsu về trường hợp anh mù từ khi mới sinh. “Anh ta bị mù là do tội anh ta hay do tội của cha mẹ anh ta?” Đức Giêsu trả lời: "Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (Ga 9, 3). Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, khi Martha và Maria sai người đến báo tin cho Đức Giêsu biết “Người Thầy yêu đau nặng.” Đức Giêsu cũng trả lời rằng: “Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa và do đó Con Thiên Chúa sẽ được vinh hiển” (Ga 11,4). Và sau đó, diễn biến của câu chuyện Tin Mừng thực sự đã làm sáng danh Thiên Chúa. Bởi vì, qua câu chuyện Tin mừng này niềm tin của các Tông đồ được cũng cố, chính Đức Giêsu đã nói: “Ladarô đã chết. Nhưng Thầy mừng cho các con, vì Thầy không có mặt ở đó để các con tin. Vậy chúng ta hãy đi đến nhà ông”(Ga 11,14). Không những niềm tin các Tông đồ được cũng cố mà niềm tin nơi các người hiện diện cũng được cũng cố. Chính Martha thưa với Đức Giêsu khi Ngài hỏi về niềm tin rằng: "Thưa Thầy, vâng, con đã tin Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian" (Ga 11, 27). Và nhiều người Do thái cũng đã tin vào Đức Giêsu khi chứng kiến phép lạ này (x. Ga 11,45).

3. Bài học thứ ba: Giúp mọi người hiện diện tin vào sự sống đời sau

Phép lạ Đức Giêsu cho ông Ladarô sống lại báo trước sự phục sinh của Ngài sau này, đồng thời hé mở cho chúng ta thấy viễn tượng sống lại trong ngày sau hết như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy.”

Thật vậy, con người có hai sự sống: sự sống thể xác và sự sống linh hồn. Trong bài đọc II, Thánh Phaolô gọi là sự sống phần xác và sự sống theo Thần Khí. Cũng vậy, con người có hai cái chết: chết về phần xác và chết về phần linh hồn.

Đối với phần xác: Có ngày khai sinh, có ngày khai tử. Không ai sống mãi ở trên cõi đời này. Người trẻ cũng chết. Người già cũng chết. Người giàu cũng chết. Người nghèo cũng chết. Người có quyền cao chức trọng cũng chết. Người thường dân cũng chết. Ladarô trước khi được Đức Giêsu cho sống lại cũng đã chết 4 ngày và chắc chắn sau đó ông cũng phải chết. Đức Giêsu vì mang bản tính con người cho nên Ngài cũng chết. Nhưng đức tin kitô giáo dạy chúng ta “xác loài người ngày sau sẽ sống lại.”

Ngoài phần xác, con người còn có phần linh hồn. Linh hồn nhận được sự sống của Thiên Chúa khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Linh hồn được nuôi dưỡng nhờ Bí tích Thêm sức, Giao Hòa, Thánh Thể, Xức dầu… Sự sống linh hồn sẽ được kéo dài vĩnh viễn bên Chúa khi con người chết trong ơn nghĩa Chúa. Chúng ta gọi là chết lành. Đó là trường hợp của ông Ladarô trong “dụ ngôn nhà phú hộ và ông Ladarô” (x. Lc 16,19-31), đó là tình trạng của năm cô khôn ngoan trong “dụ ngôn mười trinh nữ” (x. Mt 25,1-13), đó là tình trạng của những người đứng bên hữu Đức Giêsu trong ngày phán xét (x. Mt 25, 31.46). Đó là tình trạng của các thánh trên Thiên đàng. Chính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã nói: "Nếu một mai bạn thấy tôi nằm chết, bạn đừng buồn, vì chính Cha chung của chúng ta là Thiên Chúa đã đến đón tôi đi, đơn giản vậy thôi."

Nhưng sự sống linh hồn cũng có thể bị chết do tội lỗi. Khi con người cố tình phạm tội trọng thì coi như linh hồn đã chết. Nếu tình trạng đó kéo dài sau khi chết cả phần xác thì sẽ lâm vào tình trạng chết đời đời. Chúng ta gọi là chết dữ. Đó là tình trạng của nhà phú hộ trong “dụ ngôn người phú hộ và ông Ladarô,” năm cô trinh nữ khờ dại trong “dụ ngôn mười trinh nữ” và những người đứng bên tả Đức Giêsu trong ngày cánh chung.

Tóm lại, sự cố của ông Ladarô là cơ hội để con người thể hiện sự quan tâm và tình liên đới với nhau. Đặc biệt đây là dịp để làm sáng danh Chúa và củng cố niềm tin vào sự sống đời đời của chúng ta.

Lạy Chúa, chúng con cám tạ Chúa đã cho chúng con có đức tin, nhất là đức tin về sự sống đời sau. Xin cho mỗi người chúng con không chỉ tuyên xưng niềm tin mà còn thể hiện niềm tin đó trong cuộc sống để ngày sau chúng con được sống mãi với Chúa trên Thiên Đàng. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khủng hoảng kinh tế khiến hàng triệu trẻ em Afghanistan thất học
Bích Thủy
06:46 27/03/2017

Kabul (Theo Thông tấn xã Fides) - Gần một phần ba trẻ em Afghanistan không được đi học, tại một quốc gia đang có chiến tranh như Afghanistan, yếu tố này có nguy cơ cho Afghanistan trở thành nạn nhân của lao động trẻ em, trẻ em được tuyển dụng bởi các nhóm vũ trang, họ bị buộc phải kết hôn rất sớm hoặc bị bóc lột bằng các hình thức khác.

Theo số liệu của “Save the Children” (Hãy Cứu Trẻ Em), được gửi đến Thông tấn xã Fides, hơn 400.000 trẻ em Afghanistan đã bỏ học năm nay do sự bất ổn ngày càng gia tăng và việc buộc hồi hương của 600.000 người tị nạn Afghanistan từ Pakistan.

Tổ chức Phi Chính Phủ NGO (Non-Governmental Organization) lưu ý rằng khoảng một nửa số trẻ em hồi hương đã không đến trường đi học và cuối cùng phải lao công trên các đường phố vì cha mẹ của họ không thể tìm được việc làm.

(AP) (Agenzia Fides 24/3/2017)
 
14 ''quy tắc hành xử'' do quân thánh chiến Jihad áp đặt cho người dân Mosul tìm thấy trong ngôi nhà thờ được tái chiếm
Bích Thủy
06:46 27/03/2017

Mosul (Thông Tấn xã Fides) - Hình phạt đối với những người hút thuốc lá và những người uống rượu, việc cấm phụ nữ ra khỏi nhà nếu không cần thiết, hình phạt xử tử vì phạm thượng là những điều trong số 14 "quy tắc hành xử" mà phiến quân Hồi giáo ISIS (Daesh) đã vẽ trên các trụ cột và bức tường của nhà thờ Chaldean riêng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Mosul.

Sau khi chiếm thành phố Đông Bắc Iraq, quân Thánh chiến jihad đã chọn ngôi nhà thờ này làm căn cứ hoạt động. Trong những ngày gần đây, quân đội Iraq đã chiếm lại được ngôi nhà thờ này.

Bên trong nhà thờ trống rỗng và không còn để lại một dấu tích gì của một nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Chỉ có bàn thờ dường như thoát được sự tàn phá mà thôi.

(GV) (Agenzia Fides 24/3/2017)
 
Thông cáo của Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em
Lm. Trần Đức Anh OP
18:22 27/03/2017
VATICAN. Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em quyết tâm tiếp tục thi hành sứ vụ do ĐTC trao phó và tăng cường cộng tác với các HĐGM trên thế giới trong lãnh vực này.

Trên đây là nội dung thông cáo chung kết sau khóa họp toàn thể thứ 8 của Ủy ban Tòa Thánh, nhóm tại Roma từ ngày 24 đến 26-3-2017. Một đề tài chính trong khóa họp là vụ bà Maria Collins người Ailen, thành viên của Ủy ban từ chức vì không hài lòng về sự cộng tác của các cơ quan khác của Tòa Thánh với Ủy ban này. Bà từng là cựu nạn nhân bị 1 giáo sĩ lạm dụng tính dục.

Thông cáo cho biết Ủy ban ủng hộ việc làm của bà Collins trong việc cổ võ sự chữa lành cho các nạn nhân bị lạm dụng và phòng ngừa mọi sự lạm dụng khác với đối trẻ vị thành niên và những người lớn dễ bị tổn thương. Ủy ban cũng cám ơn bà Collins vì tiếp tục làm việc với Ủy ban trong các chương trình huấn luyện các GM mới và các văn phòng của Giáo triều Roma.

Ủy ban đồng thanh tìm kiếm những con đường mới để đảm bảo cho công việc của mình được sự cộng tác của các nạn nhân từng bị lạm dụng. Nhiều ý tưởng đã được ứng dụng thành công nơi khác sẽ được đề nghị lên ĐTC.

Ủy ban cũng thảo luận về tầm quan trọng của việc trả lời trực tiếp và sốt sắng cho các nạn nhân bị lạm dụng khi họ viết thư về Tòa Thánh..

Khóa họp của Ủy ban nối tiếp ngày Giáo Dục, 23-3-2017, tại Đại học Gregoriana về đề tại ”bảo vệ an toàn tại trường học và gia đình: học hỏi từ các kinh nghiệm trên thế giới”. Tham dự cuộc hội thảo này có hơn 150 người, trong đó có nhiều vị lãnh đạo tại Tòa Thánh, đứng đầu là ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhiều vị giám đốc chủng viện, các chuyên gia của cảnh sát Italia và hiến binh Vatican.

Trong thông cáo, Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em cho biết sẽ tiếp tục giúp đỡ các Giáo Hội địa phương trong trách nhiệm bảo vệ trẻ vị thành niên và những người lớn dễ bị tổn thương. Ủy ban cũng gặp gỡ đại diện của các HĐGM về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa thánh.

Ngoài ra các đại diện của Ủy ban tiếp tục viếng thăm các HĐGM và các Giáo Hội địa phương trên thế giới để giúp khai triển và ứng dụng các chính sách và thực hành tốt nhất để kiến tạo môi trường an ninh cho trẻ em. Năm nay Ủy ban tổ chức các cuộc hội thảo dành cho các vị lãnh đạo Giáo Hội, các nhà đào tạo, các giáo lý viên và các chức sắc bảo vệ trẻ em tại Zambia và Colombia, gặp gỡ Liên HĐGM Á châu tại Bangkok Thái Lan vào mùa xuân này, và gặp các vị Chủ tịch Liên HĐGM Mỹ châu la tinh và quần đảo Caraibí. (SD 27-3-2017)
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 26/3/2017
VietCatholic Network
19:13 27/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Ánh sáng mới - Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Chúa Nhật IV Mùa Chay.

2- Đức Thánh Cha gặp gỡ hàng ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ Milano

3- Bộ Tuyên Thánh đã thừa nhận phép lạ qua sự can thiệp của hai em chứng kiến Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

4- Cầu cho giới trẻ quảng đại đáp trả ơn gọi sống đời thánh hiến.

5- Phản ứng của Tòa Thánh về vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn.

6- Buổi canh thức cầu nguyện đại kết và quốc tế cho Kitô hữu và dân châu Âu.

7- Đền thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem có nguy cơ bị sụp đổ.

8- Đại Hội Acies Legio Mariae, Sydney.

9- Thánh Ca Mùa Chay: Nếu Tôi Gặp Ngài.

Sau đây là phần tin chi tiết:

- Ánh sáng mới - Kinh Truyền Tin với ĐTC, Chúa Nhật IV Mùa Chay.

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay 26/3/ 2017 tại quảng trường thánh Phêrô, ĐTC quảng diễn ý nghĩa câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành anh mù từ thuở mới sinh. Anh mù không chỉ được sáng mắt mà còn nhận được ánh sáng mới là ánh sáng đức tin.

ĐTC nói: …Trung tâm của Tin Mừng Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay hôm nay là Chúa Giêsu và anh mù từ thưở mới sinh (Ga 9:1-41). Chúa đã chữa lành và phục hồi đôi mắt cho anh… Với phép lạ này, Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta thấy, Ngài là ánh sáng thế gian; mỗi người chúng ta cũng mù từ khi mới sinh, vì cho dù chúng ta được dựng nên để nhận biết Thiên Chúa, nhưng vì tội lỗi nên chúng ta cũng mù lòa, và chúng ta cần một thứ ánh sáng mới, đó là ánh đức tin…

ĐTC nói thêm: Thực tế, câu chuyện về người mù trong Tin Mừng, còn mở ra mầu nhiệm Chúa Kitô. Chúa Giêsu hỏi: “Anh có tin vào Con Người không?” Anh ta đáp lại: “Thưa Thầy, nhưng Người là ai để tôi có thể tin vào Người?”. Chúa Giêsu nói tiếp: “Anh đã thấy Người và Người đang nói với anh.” Anh thưa lại: “Lạy Ngài, con tin” và anh sấp mình thờ lạy Chúa Giêsu. Những điều ấy làm cho chúng ta phải suy nghĩ về đức tin của chúng ta nơi Chúa Kitô, Con Thiên Chúa… Anh mù được chữa lành khi anh nhận ra rằng Chúa Giêsu là ánh sáng, ánh sáng thế gian… Chúng ta cũng đã được Chúa Kitô soi sáng nhờ bí tích rửa tội, và chúng ta được gọi mời hành xử như con cái của sự sáng.., bỏ đi những ánh sáng giả dối: thứ ánh sáng lạnh lùng gây tổn thương cho người khác, … (và) đánh giá sự vật và con người theo tiêu chí lợi nhuận của cá nhân chúng ta… Nếu chúng ta đi theo con đường chỉ biết tìm lợi ích cá nhân, thì chúng ta đang đi trong bóng tối.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC đã ban Phép Lành Tòa Thánh và chào thăm mọi người. ĐTC xũng xin đừng quên cầu nguyện cho Ngài.

- Đức Thánh Cha gặp gỡ hàng ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ Milano.

Trong cuộc gặp gỡ hàng ngàn linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ của Tổng giáo phận Milano, ĐTC kêu gọi các vị đừng sợ thách đố và tình trạng thiểu số của mình. Cuộc gặp gỡ diễn ra sáng ngày 25/3/2017 tại Nhà thờ chính tòa.

Hiện nay, Tổng giáo phận Milano có 1900 linh mục giáo phận, 790 linh mục dòng, 143 phó tế vĩnh viễn, hơn 1.000 tu huynh và 6.210 nữ tu. Trong cuộc gặp gỡ, ĐTC đã giải đáp một vài thắc mắc từ 3 vị đại diện gồm 1 linh mục, một phó tế vĩnh viễn và một nữ tu.

Thắc mắc thứ nhất liên quan đến những ưu tiên các LM cần thực hiện khi phải đối diện với các nhu cầu mục vụ truyền thống và nhu cầu thanh tẩy sự tục hóa đang lan tràn trong xã hội ở Milano. Về thắc mắc này, ĐTC nhắc lại rằng: đời sống Giáo Hội luôn gặp những thách đố… Những thách đố giúp làm cho đức tin chúng ta không trở thành ý thức hệ, tránh được tư tưởng khép kín. Đề cập xã hội đa văn hóa, đa tôn giáo và chủng tộc như ở Milano, ĐTC nhận xét rằng đó cũng là tình trạng của Giáo Hội qua dòng lịch sử. Hiệp nhất trong sự đa diện. ĐTC kêu gọi phân định những thái quá của sự đồng nhất và thái độ duy tương đối, vì hai xu hướng này tìm cách xóa bỏ sự hiệp nhất giữa những khác biệt và lệ thuộc hỗ tương.

Trả lời thắc mắc thứ hai về những đóng góp mà các phó tế vĩnh viễn được kêu gọi cống hiến, ĐTC cảnh giác các tín hữu chú ý đừng coi các phó tế như những người ”nửa linh mục nửa giáo dân”... Coi các phó tế như thế thì sẽ gây hại cho các thầy và tước bỏ sức mạnh đoàn sủng của phó tế. Phó tế là một ơn gọi đặc thù… Có thể nói phó tế là người giữ gìn việc phục vụ trong Giáo Hội. Phục vụ Lời Chúa, phục vụ Bàn Thánh. Sứ mạng, sức mạnh và sự đóng góp của phó tề nhắc nhở cho tất cả chúng ta rằng đức tin … có một chiều kích phục vụ. Phục vụ Thiên Chúa và anh chị em.

Thắc mắc sau cùng, được nêu lên từ mẹ Bề trên tổng quyền dòng các nữ tu Ursuline thánh Carlo, liên quan đến những khó khăn trong việc chọn lựa đối tượng phục vu trước tình trạng các nữ tu ngày càng ít ỏi. Về thắc mắc này, ĐTC mời gọi các nữ tu đừng có thái độ cam chịu vì con số giảm sút. Ngài nói: “Tôi nghĩ các dòng chúng ta không được sinh ra để trở thành đám đông, nhưng trở thành muối và men, góp phần làm cho tập thể dậy lên, để dân Chúa được những gia vị họ đang cần.. Thực tại ngày nay cũng kêu mời chúng ta tái trở thành men và muối đất, kêu mời chúng ta hãy … gắng chiến đấu cho sự hiệp nhất, … lắng nghe thực tại, cởi mở đối với tập thể, với dân thánh của Thiên Chúa, và toàn thể Giáo Hội.

Nhân cuộc gặp gỡ này, ĐTC đã tặng cho tổng giáo phận Milano một chén lễ quí giá. ĐHY Angelo Scola, TGM giáo phận sở tại cũng cho biết, giáo phận tặng ĐTC 55 căn hộ để ngài giúp đỡ các gia đình nghèo.

- Bộ Tuyên Thánh đã thừa nhận phép lạ qua sự can thiệp của hai em chứng kiến Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

Bộ Tuyên Thánh của Vatican đã thừa nhận một phép lạ qua sự can thiệp của Francisco và Jacinta Marto là hai thiếu nhi đã được chứng kiến Đức Mẹ hiện ra tại Fatima vào năm 1917.

Sắc lệnh của bộ Tuyên Thánh được công bố ngày 23 tháng 3 năm 2017 đã được ĐTC Phanxicô phê duyệt. Như thế là đầy đủ điều kiện cho việc phong thánh hai anh em ruột người Bồ Đào Nha. Hai em nhỏ này đã chết khi còn trẻ và đã được ĐGH Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 2000.

Tưởng cũng nên nhắc lại, Đức Mẹ đã hiện ra với 3 trẻ nhỏ là Francisco, Jacinta và Lucia. Francisco và Jacinta Marto chết sớm, còn Lucia Santos vào tu ở dòng kín Carmelite và mất năm 2005. Vào năm 2008, Tòa Thánh mở án phong chân phược cho chị Lucia và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã miễn trừ điều kiện chờ 5 năm sau mới được mở án phong chân phước.

Nhiều người hy vọng ĐTC Phanxicô sẽ chủ sự lễ phong Hiển Thánh cho hai thiếu nhi Francisco và Jacinta trong thánh lễ ngày 13 tháng 5 năm 2017 tới đây tại Fatima, tuy nhiên chưa có thông cáo chính thức nào của Tòa Thánh về vấn đề này.

- Cầu cho giới trẻ quảng đại đáp trả ơn gọi sống đời thánh hiến.

Trong tháng tư tới đây ĐTC mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu Công Giáo toàn thế giới cầu xin cho giới trẻ biết quảng đại đáp trả lại ơn gọi riêng, kể cả sống đời thánh hiến linh mục tu sĩ.

Các thống kê năm 2016 của Toà Thánh cho biết hiện nay trên thế giới Giáo Hội Công Giáo có 1 tỷ 272 triệu tín hữu, chiếm 17,8% tổng số dân toàn thế giới. Từ năm 2005 tới 2014 số tín hữu gia tăng 14,1%.

Liên quan tới hàng giáo sĩ, trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2014, số Giám Mục gia tăng 8,2% với 5.237 vị. Trong cùng thời gian này, số Linh Mục giáo phận và dòng từ 406.411 vị năm 2005 tăng lên 415.792 vị trong năm 2014, nhưng chỉ tăng trong 6 năm đầu, và ba năm cuối lại giảm.

Liên quan tới các Phó tế trong các năm 2005 đến năm 2014, từ 33 ngàn tăng lên 45 ngàn, tức gia tăng 33,5%.

Liên quan tới các tu huynh hơi có suy giảm, từ 54.708 thầy trong năm 2005 xuống còn 54.559 thầy trong năm 2014.

Số đại chủng sinh của Giáo Hội Công Giáo năm 2005 là 114.439 thầy, tăng lên 120.616 thầy trong năm 2011 nhưng lại giảm xuống còn 116.930 thầy trong năm 2014.

- Phản ứng của Tòa Thánh về vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn.

ĐTC Phanxicô đã gửi một điện tín cho ĐHY Vincent Nichols, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Xứ Wales, bày tỏ sự chia buồn của mình với các nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố tại Tòa nhà Quốc hội ở Luân Đôn hôm thứ Tư. Trong điện tín viết thay mặt cho ĐTC, ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, viết:

“… ĐTC Phanxicô bày tỏ sự liên đới trong kinh nguyện của ngài với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi bi kịch này. ĐTC phó dâng những người đã chết cho lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn Năng, và khẩn cầu sức mạnh cũng như bình an của Chúa trên các gia đình của họ đang chịu đau buồn…”

Lúc 2:40 chiều thứ Tư, tên khủng bố Khalid Masood, 52 tuổi, lái một chiếc xe tông vào khách bộ hành trên cầu Westminster, giết chết 2 người và làm bị thương 29 người khác. Tên khủng bố, sau đó, tông xe vào tòa nhà Quốc Hội Anh. Ra khỏi xe với hai con dao, y tấn công một viên chức cảnh sát không vũ trang; viên cảnh sát này bị đâm nhiều nhát nên đã thiệt mạng vì mất nhiều máu. Cảnh sát đã bắn chết tên khủng bố này.

- Buổi canh thức cầu nguyện đại kết và quốc tế cho Kitô hữu và dân châu Âu.

Buổi canh thức cầu nguyện đại kết và quốc tế cho châu Âu đã được cử hành hôm 24/3, tại đền thờ 12 thánh Tông đồ ở Roma, nhân dịp 60 năm các Hiệp ước Roma về hòa bình và cộng tác giữa các dân tộc châu Âu được ký kết.

Buổi canh thức được phát động bởi mạng lưới có tên là “Cùng nhau vì châu Âu”, một mạng lưới có sự tham gia của hơn 300 Cộng đồng và Phong trào Giáo Hội được thành lập gần đây, thuộc các Giáo Hội Kitô khác nhau. Buổi canh thức là sự đóng góp của các Kitô hữu, liên kết trong lời cầu nguyện, cho châu Âu và ghi nhớ 500 năm cuộc cải cách của Martin Luther.

Thông cáo của phong trào Focolari có đoạn viết: “Mục đích của buổi canh thức cầu nguyện đại kết và quốc tế cho châu Âu ở Roma, thành phố chứng kiến buổi ký kết các Hiệp ước đầu tiên, là để chứng minh sự hiệp thông, hòa giải và hiệp nhất là điều khả thể, và cũng để ủng hộ tiến trình hội nhập châu Âu, đang được tiến hành cách khó khăn vì những chướng ngại và chống đối trong sự đa dạng của các quốc gia và ngay cả trong sự chia rẽ của chính các Kitô hữu.”

- Đền thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem có nguy cơ bị sụp đổ.

Giêrusalem, Do Thái – Nhóm các nhà khảo cổ và chuyên viên vừa kết thúc việc tu sửa Edicola, nhà nguyện bên trong đền thờ Mộ Thánh, trên mộ Chúa Giêsu, lên tiếng báo động rằng, nếu không có những can thiệp thích đáng để gia cố nền móng không chắc chắn của đền thờ Mộ Thánh thì nó có nguy cơ bị sụp đổ.

Nhà khảo cổ người Hy lạp Antonia Moropoulou, điều phối viên kỹ thuật của chương trình tu bổ Edicola mới hoàn tất khẳng định rằng, toàn bộ kiến trúc của Nhà thờ Mộ Thánh có thể bị đe dọa bởi sự sụp lún đáng kể của tòa nhà. Và nếu khả năng này trở thành hiện thực thì nó không phải là một quá trình hư hỏng từ từ, nhưng sẽ sụp đổ đột ngột.

Việc gia cố đền thờ Mộ Thánh có chi phí được ước tính khoảng 6.5 triệu đô la; nó cũng khó khăn phức tạp vì tầm quan trọng khảo cổ của vật liệu bên dưới tòa nhà hiện thời. Tòa Thánh đã cam kết tài trợ 500 ngàn đô la cho dự án.

Đền thờ Mộ Thánh được hoàng đế Costantino xây dựng trên nền của một đền thờ thời đế quốc Roma, bị tàn phá phần nào bởi những người Ba tư vào thế kỷ thứ 7, rồi bởi người Fatimidi vào năm 1009. Nhà thờ được xây dựng lại vào giữa thế kỷ thứ 11.

- Đại Hội Acies Legio Mariae, Sydney.

Sáng thứ Bảy ngày 25/3/ 2017, rất đông đủ anh chị em hội viên Hoạt Động và Tán Trợ Legio Mariae thuộc nhiều Giáo phận đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba, Sidney, để tham dự ngày Đại Hội Acies hàng năm của Legio Mariae.

Cha Paul Văn Chi, Linh Giám của hội đã chia sẻ với các anh chị em Hội Viên về ý nghĩa của ngày Đại Hội. Cha nhắc nhở mọi người, năm nay mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima Bồ Đào Nha, quân binh Legio Mariae luôn noi theo gương của Mẹ để phục vụ cho tất cả mọi người.

Trong bài giảng Thánh lễ, Cha Paul Văn Chi nói về bài 3 bài đọc của ngày hôm nay đều vẽ lên chân dung của Đức Mẹ, đặc biệt Phúc Âm của Thánh Luca tường thuật Sứ Thần Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria là Nữ Tướng của chúng ta… Hôm nay chúng ta đều dâng mình cho Mẹ, là phó thác hết cho Mẹ với Mẹ vì Mẹ và cùng Mẹ chúng ta lên đường làm công tác Tông Đồ của Legio Mariae là những người quân binh của Mẹ.

Nhân dịp Đại Hội năm nay, Ban Tổ Chức cũng ra mắt cuốn Kỷ Yếu Legio Mariae Tổng Giáo Phận Sydney. Cuốn sách Kỷ Yếu tóm lược và ghi lại những hình ảnh sinh hoạt của Legio Mariae Sydney từ năm 1991 đến 2017, vừa đúng 25 năm.

Thánh ca mùa chay: Nếu Tôi Gặp Ngài

Để kết thúc Chương Trình Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới hôm nay, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu một bản thánh ca mùa chay mang tựa đề “Nếu Tôi Gặp Ngài” của LM Thành Tâm, phần hình ảnh minh họa do anh Đặng Văn An thực hiện. Bài thánh ca này sẽ được trình bày qua tiếng hát của ca sĩ Như Mai, kính mời quý vị và anh chị em cùng thưởng thức.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 22/3/2017
VietCatholic Network
19:05 27/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- ĐTC kêu gọi tham gia sáng kiến "24 giờ cho Chúa".

2- Sứ điệp Video ĐTC nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ 2017.

3- ĐTC xin Chúa thứ tha sai sót, thất bại của Giáo Hội trong nạn diệt chủng ở Rwanda.

4- Đại Hội đồng Giám Mục và thư của ĐGH gởi cho giới trẻ.

5- Đức Phanxicô: kỷ niệm năm thứ tư, tạp chí Rolling Stone và thế hệ thiên niên kỷ.

6- Án phong thánh cho một Linh mục Hoa kỳ, từ Tin lành trở lại Công Giáo.

7- Hàng trăm ngàn tín hữu Phương Đông bị tổ chức Hồi Giáo Cực Đoan Daech bách hại.

8- Sau 60 năm phục vụ, các nữ tu Tiểu muội Chúa Giêsu đã rời Afghanistan.

9- ĐHY Oswald Gracias: Công Giáo 100% ở bên các Kitô hữu giai cấp cùng đinh ở Ấn Độ.

10- Phụ nữ Ấn Độ cần được trân trọng.

11- Thánh Ca Mùa Chay: Thánh Giá Nào Cho Con.

Sau đây là phần tin chi tiết:

- Đức Thánh Cha kêu gọi tham gia sáng kiến "24 giờ cho Chúa".

ĐTC kêu gọi các tín hữu sốt sắng tham gia sáng kiến tái khám phá bí tích Hòa Giải tổ chức vào ngày thứ Sáu 23 và thứ Bảy 24 tháng 3, 2017 này. Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư, 22/3/2017 tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC nói:

“Tôi mời gọi tất cả các cộng đoàn hãy sống trong niềm tin tưởng cuộc hẹn vào ngày 23 và 24 tháng 3 này để tái khám phá bí tích Hòa giải: “24 giờ cho Chúa”. Tôi cầu mong rằng năm nay, thời điểm hồng phúc ưu tiên này trong hành trình mùa chay cũng được sống tại bao nhiêu thánh đường để cảm nghiệm cuộc gặp gỡ vui tươi với Lòng Thương Xót của Chúa Cha, Đấng đón tiếp và tha thứ cho tất cả mọi người”.

Sáng kiến ”24 giờ cho Chúa” năm nay có chủ đề là “Ta muốn Lòng Thương Xót”. Năm nay tại Vatican, ĐTC đã cử hành sáng kiến “24 giờ cho Chúa” sớm hơn 1 tuần, vào thứ Sáu 17 tháng 3 vừa qua, với nghi thức thống hối chung và xưng tội và lãnh ơn xá giải cá nhân tại Đền thờ Thánh Phêrô. Tuy nhiên tại các nơi khác ở Roma cũng như trên thế giới, sáng kiến này được cử hành trong hai ngày 23 và 24 tháng 3 như vừa nói.

- Sứ điệp Video Đức Thánh Cha nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ 2017.

ĐTC tái khẳng định: “Giáo Hội và xã hội đang cần người trẻ; với giấc mơ và lòng can đảm, họ có thể làm sụp đổ những bức đường im lìm bất động và mở ra con đường dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn”. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp Video công bố hôm 21/3/2017, nhân dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 32 sẽ được cử hành ở cấp giáo phận vào Chúa Nhật Lễ Lá, ngày 9 tháng 4 tới đây, với chủ đề là câu nói của Mẹ Maria: ”Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những việc trọng đại”. Trong sứ điệp, ĐTC nói:

Với Ngày Quốc Tế giới trẻ sắp tới, chúng ta lên đường tiến về điểm hẹn là Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 34 sẽ được cử hành ở cấp hoàn vũ tại Panama vào năm 2019. Trong hành trình này, Mẹ Maria đồng hành với chúng ta. Vì thế, chủ đề của Ngày Quốc tế giới trẻ năm tới, 2018, là “Hỡi Maria, đừng sợ, vì Trinh Nữ đã được ơn nghĩa với Thiên Chúa” (Lc 1,30), và đề tài cho năm 2019 (tức là năm đại hội ở cấp hoàn vũ) là: “Này tôi là tôi tớ Chúa, xin xảy đến cho tôi theo lời Sứ thần” (Lc 1,38).

Và ĐTC nhắn nhủ các bạn trẻ rằng: “Thiên Chúa cũng đang nhìn và kêu gọi các bạn… Như Thiếu Nữ thành Nazareth, các bạn cũng có thể cải tiến thế giới, để lại một dấu vết trong lịch sử... Giáo Hội và xã hội đang cần các bạn. Với lối tiếp cận, với lòng can đảm, ước mơ và lý tưởng của các bạn, những bức tường im lìm bất động sụp đổ và mở ra những con đường dẫn chúng ta đến một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn, bớt tàn ác và nhân bản hơn”.

- ĐTC xin Chúa thứ tha sai sót, thất bại của Giáo Hội trong nạn diệt chủng ở Rwanda.

Vatican City – Hôm thứ Hai, ngày 20 tháng 3 vừa qua, ĐTC Phanxicô đã tiếp Ông Paul Kagame, Tổng thống Cộng hòa Rwanda Trong cuộc họp với ĐTC, hai bên đã nhắc lại những quan hệ tốt đẹp giữa Vatican và Rwanda. Tòa Thánh cũng đánh giá cao Rwanda đã hồi phục và ổn định tình hình xã hội, chính trị và kinh tế. Đồng thời Tòa Thánh cũng ghi nhận sự hợp tác giữa Nhà nước Rwanda và Giáo Hội địa phương trong công tác hòa giải dân tộc và củng cố hòa bình vì lợi ích chung.

Trong dịp này, ĐGH cũng đã bày tỏ nỗi buồn sâu sắc của Ngài, của Tòa thánh và của Giáo Hội địa phương, trước nạn diệt chủng Tutsi vào năm 1994. Ngài bày tỏ tình liên đới với các nạn nhân và với những người còn tiếp tục chịu đựng những hậu quả của các biến cố thảm khốc đó. Ngài lập lại cử chỉ của ĐGH Gioan Phaolô II trong năm Ân Xá 2000 là xin Chúa tha thứ những tội lỗi và những thất bại của Giáo Hội và các thành viên, trong đó có các linh mục, nam nữ tu sĩ, vì sợ hận thù và bạo lực, đã làm ngơ trước nạn diệt chủng người Tutsi.

Theo số liệu của Agenzia Fides vào thời điểm có nạn diệt chủng tại Rwanda vào năm 1994, có 248 nạn nhân của Giáo Hội điạ phương đã bị giết, trong đó có 3 giám mục, 103 linh mục, còn lại các nam nữ tu sĩ thuộc nhiều dòng tu.

- Đại Hội đồng Giám Mục và thư của Đức Giáo Hoàng gởi cho giới trẻ.

Trong một lá thư mới đây gởi cho giới trẻ, ĐTC loan báo, sẽ có Đại HĐGM về đề tài “giới trẻ, đức tin và ơn gọi”. ĐTC kêu gọi giới trẻ chú ý về vấn đề này vì họ luôn ở trong tâm khảm của Ngài. Ngài viết:

“… Lời Chúa phán cùng Abram đến trong tâm trí của Cha: Hãy rời quê hương của ngươi, cha mẹ và nhà cửa của cha ngươi, đến xứ sở mà ta sẽ ban cho ngươi” (KN 12,1ha)… Chúa muốn nói gì cùng Abram? Chắc chắn không phải là rời bỏ những người thân hay là thế giới này. Đây là một lời mời gọi rất mạnh mẽ, một thách đố, là từ bỏ tất cả mọi sự để đến một vùng đất mới. Vùng đất mới của chúng ta hôm nay là gì? Phải chăng là một xã hội công bằng và đầy nhân tính huynh đệ mà các con hằng ước mơ mà các con muốn thực hiện khắp mọi nơi trên thế giới?”

ĐTC viết thêm, “Giáo Hội muốn lắng nghe tiếng của các con, tình cảm của các con, đức tin cũng như những nghi ngờ và những lời chỉ trích của các con… Thánh Biển Đức khuyên các viện trưởng hãy lắng nghe những người trẻ khi có những quyết định quan trọng, bởi vì Chúa thường cho giới trẻ biết nhiều điều tốt đẹp hơn cả” (Luật BĐ 3,3)… Bởi vậy, trong hướng đi của Đại HĐGM, các Giám Mục và cha mong muốn là những cộng tác viên trong niềm vui của các con (cf.2 Co1,24).

- ĐTC Phanxicô: kỷ niệm năm thứ tư, tạp chí Rolling Stone và thế hệ thiên niên kỷ

Với Đức Phanxicô, vui bao giờ cũng nhiều hơn buồn, đối với cả ngài lẫn các tín hữu và thế giới nói chung, nhất là với thế hệ những người mà người ta gọi là thiên niên kỷ. Claire Giangravè của tạp chí Crux quả quyết như thế vào ngày 10 tháng 3 vừa qua, nhân dịp Tạp Chí Rolling Stone của Ý đăng hình ngài ở trang bìa. Tập chí trên đặt tựa cho tờ bìa là Francis, POP POPE (Đức Phanxicô, Vị Giáo Hoàng Được Người Ta Ưa Thích). Chữ “pop” có nghĩa đầy đủ là “người được nhiều người ưa thích và được họ hiểu dễ dàng”. Định nghĩa này rất thích hợp với Đức Phanxicô, nhất là đối với thế hệ thiên niên kỷ, một thế hệ vốn có đặc điểm ngờ vực quyền lực và các định chế nói chung, nhất là Đạo Công Giáo.

Đức Phanxicô gần gũi với thế hệ thiên niên kỷ một cách rất đặc biệt qua tính “có thật” (realness) của ngài, qua con người bất chấp những gì đã được thiết lập (anti-establishment) của ngài, và qua việc ngài tập chú vào lòng thương xót hiểu như một thực hành bao trùm mọi người.

Cũng nên biết, gần 50% độc giả của tạp chí Rolling Stone thuộc lứa tuổi từ 18 tới 34. Đây chính là thế hệ thiên niên kỷ, những người sinh ra giữa đầu thập niên 1980 và đầu thập niên 2000. Theo một cuộc nghiên cứu của Viện Giuseppe Toniolo, 90% người Ý thuộc thế hệ thiên niên kỷ tin rằng ngài có các kỹ năng thông đạt vĩ đại, 80% thích ngài và 70% cho rằng ngài tạo cảm hứng cho họ.

- Án phong thánh cho một Linh mục Hoa kỳ, từ Tin lành trở lại Công Giáo.

Hồ sơ phong thánh của Cha Paul Wattson, một LM trở lại từ Tin lành, sáng lập Hội dòng thánh Phanxicô đền tội, sắp kết thúc ở cấp giáo phận. Cha Wattson sinh năm 1863 và được thụ phong LM trong Giáo Hội Tin lành Episcopal vào năm 1886. Cha cùng với nữ tu Lurana White của Tin lành Episcopal thành lập Hội dòng thánh Phanxicô đền tội ở Garrison, New York. Hội dòng gồm có các tu huynh và các nữ tu, những người muốn cổ võ sự hiệp nhất Kitô giáo. Khi cha Wattson trở lại Công Giáo vào năm 1909, và được thụ phong Linh mục năm 1910, Hội dòng này cũng chuyển thành Công Giáo. Cha Wattson qua đời năm 1940, hưởng thọ 77 tuổi. HĐGM Hoa kỳ đồng ý việc mở án phong chân phước cho cha Wattson vào tháng 11 năm 2014 và án điều tra chính thức được mở vào tháng 9 năm 2015. Ngày 9 tháng 3 vừa qua, TGP New York đã kết thúc cuộc điều tra phong thánh kéo dài 18 tháng.

- Hàng Trăm Ngàn Tín Hữu Phương Đông Bị Tổ Chức Hồi Giáo Cực Đoan Daech Bách Hại.

Pháp Tấn Xã (AFP) trích thuật nguồn tin của nhà báo Frédéric Pons cáo giác ‘‘tổ chức hồi giáo cực đoan Daech xâm hại nhân phẩm hàng ngàn phụ nữ Công Giáo’’. Báo cáo gửi tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã ghi rõ từng trường hợp bắt cóc, tra tấn, xử tử man rợ phụ nữ nhằm tiêu diệt đạo Công Giáo tại vùng Trung Cận Đông. Hai tổ chức phi chính phủ (ONG) hoạt động nhân đạo cũng đã từng soạn thảo một báo cáo gửi cựu ngoại trưởng John Kerry (dưới thời TT Obama). Báo cáo ghi rõ trong năm 2014 có 126 ngôi thánh đường bị tấn công, 1131 tín hữu bị hạ sát. Một linh mục cho biết Daech đã áp dụng chính sách diệt chủng không khác gì Đức Quốc Xã. Hài nhi vừa sinh ra là bị cách ly khỏi người mẹ Công Giáo, giao cho phụ nữ hồi giáo nuôi nấng để sau này gia nhập đội ngũ khủng bố. Các thiếu nữ Công Giáo bị bắt cóc, sau khi bị kiểm tra trinh tiết bị giao cho các tên đồ tể đạo hồi làm nhục, hoặc bán đi với giá 60 euros cho một thiếu phụ 30-40 tuổi, 160 euros cho một trẻ em từ 1 đến 9 tuổi. Nhà báo Pons cho biết 3 phần 4 những người bị bách hại là vì lý do tôn giáo. Trong số 60 nước hồi giáo, 200 triệu người không được phép giữ đạo Công Giáo, mỗi năm có khoảng 100 ngàn tín hữu tử vì đạo. Mỗi ngày có hơn 270 tín hữu bị tàn sát.

- Sau 60 năm phục vụ, các nữ tu Tiểu muội Chúa Giêsu đã rời Afghanistan.

Kabul, Afghanistan – Vào tháng 2 năm nay, 2 nữ tu “Tiểu muội Chúa Giêsu” cuối cùng ở Kabul, soeur Marianne và Catherine, đã phục vụ ở thành phố này suốt 40 năm, rời Kabul ra đi trong nước mắt. Các nữ tu Tiểu muội đã chấm dứt hoạt động tại Afghanistan, vì thiếu ơn gọi.

Dòng Tiểu muội được mẹ Magdeleine Hutin thành lập và hiện diện tại 60 quốc gia. Năm 1956 các nữ tu dòng này đã đến thành phố Kabul và phục vụ như các y tá trong bệnh viện. Cộng đoàn Kitô hữu tại Kabul chỉ gồm vài chục người, đa số là các nhân viên và quân lính của các tòa đại sứ.

Cha Moretti, phụ trách giáo miền tự quản Afghanistan cho đến năm 2015, chia sẻ: “… Các nữ tu không bao giờ rời Kabul: trong suốt thời gian quân đội Sô viết chiếm đóng, trong thời quân taliban và trong bom đạn.” “Các sơ nhận được nhiều trợ giúp quốc tế và cố gắng đưa các viện trợ này đến cho những người các sơ đang chăm sóc… Năm 2013, một vị tướng của Nato, mỗi Chúa Nhật đã gửi các gói thực phẩm đến cho các sơ, nhưng các sơ, sống nghèo khó, cũng đã phân phát cho những người cần hơn các sơ.” Các sơ nói ngôn ngữ Ba tư, sống như người Afghanistan, ngủ trên đất và mặc quần áo truyền thống. Họ được dân chúng yêu mến và kính trọng. Quân Taliban cũng kính trọng các sơ.

Cha Moretti kết luận: “Các Tiểu muội Chúa Giêsu là những người Afghanistan giữa những người Afghanistan. Ai nhìn thấy các sơ đều không thể không khâm phục họ. Cuộc đời họ là một câu chuyện mà chúng ta phải ngắm nhìn.

- ĐHY Oswald Gracias: Công Giáo 100% ở bên các Kitô hữu giai cấp cùng đinh ở Ấn Độ.

Hôm 18 tháng 3 vừa qua, tại Mumbai, Ấn Độ, đã diễn ra đại hội quốc gia các Kitô hữu giai cấp cùng đinh. ĐHY Oswald Gracias, TGM Mumbai, cùng với 45 chuyên viên thuộc các hệ phái Kitô khác nhau tham dự cuộc gặp gỡ đại kết này. Trong bài thuyết trình, ĐHY Gracias khẳng định các vị lãnh đạo Giáo Hội mong muốn giải quyết các vấn đề của các Kitô hữu giai cấp cùng đinh, là tầng lớp chiếm đa số trong Công Giáo (12 triệu trên tổng số 19 triệu). ĐHY bênh vực phẩm giá của mỗi cá nhân; ngài nói: “Thiên Chúa dựng nên chúng ta bình đẳng với nhau… Thiên Chúa ban ân sủng cho tất cả mọi người, giai cấp cùng đinh hay không cùng đinh. Ngài cho mưa rơi xuống trên người cùng đinh cũng như không cùng đinh. Thiên Chúa không phân biệt đối xử.”

- Phụ nữ Ấn Độ cần được trân trọng.

Tại Ấn Độ, sáng thứ hai ngày 6/3/2017, cảnh sát bang Maharashtra cho biết, đã khám phá thấy trong một ống cống thi hài của khoảng 20 hài nhi phái nữ, nạn nhân của tệ nạn phá thai chọn lọc trong quốc gia này. Các thi hài này đã được tìm thấy cạnh một nhà hộ sinh làng Mhaisal, khi cảnh sát mở cuộc điều tra về cái chết của một phụ nữ 26 tuổi khi bà phá thai tại đây.

Ấn Độ với 1,25 tỷ dân chúng, cấm các thử nghiệm xác định phái tính thai nhi. Người Ấn thường mong sinh con trai, vì tâm thức trọng nam khinh nữ và đồng thời có con gái đồng nghĩa với việc lo lắng của hồi môn khi các thiếu nữ lập gia đình. Chính vì thế, nhiều bà mẹ Ấn Độ đã quyết định phá thai khi biết thai nhi là con gái, mặc dù có lệnh cấm, nhất là tại những vùng thôn quê, nơi mà con trai cũng có nghĩa là người hỗ trợ gia đình về sau này. Ở rất nhiều vùng trong nước Ấn Độ, tệ nạn phá thai trẻ nữ này đã đưa đến hiện tượng thiếu phụ nữ trong xã hội Ấn. Chỉ trong ba năm gần đây, có khoảng 12 triệu thai nhi nữ giới bị phá tại Ấn Độ.

Hiệp ý với toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong hành trình Mùa Chay Thánh, chúng tôi mời quý vị cùng nghe một bản thánh ca mùa Chay của Linh mục Nguyễn Văn Tuyên, mang tựa đề Thánh Giá Nào Cho Con. Ca khúc sẽ được trình bày qua tiếng hát của ca sĩ Lệ Hằng, phần hình ảnh minh họa do J.B. Đặng Minh An thực hiện
 
Top Stories
Philippines:Face au possible retour de la peine de mort, des évêques se montrent favorables à la destitution du président Duterte
Eglises d'Asie
09:44 27/03/2017
Après le vote par les députés philippins du rétablissement de la peine de mort le 7 mars dernier, le Sénat pourrait à son tour se prononcer sur le sujet. C’est dans ce contexte inquiétant que l’Eglise catholique des Philippines, avec qui le pouvoir entretient des relations tumultueuses, a lancé un nouvel appel contre la peine de mort, avant d’exprimer son soutien au lancement d’une procédure de destitution à l’encontre du président Rodrigo Duterte.

« Même avec la meilleure des intentions, jamais il n’a été prouvé que la peine de mort ait un effet dissuasif sur le crime », a dénoncé le président de la Conférence des évêques philippins, Mgr Socrates Villegas. Ces propos sont inscrits dans une Lettre pastorale qui a été lue dimanche 19 mars, troisième dimanche de Carême, dans toutes les églises du pays.

De l’usage de la Bible en politique

Au Sénat, Manny Pacquio, multiple champion du monde de boxe devenu homme politique, s’est fait le chantre de la peine de mort, en déclarant que « même Jésus-Christ avait été condamné à mort par le gouvernement ». D’après lui, « selon la Bible, Dieu autorise les gouvernements à faire usage de la peine capitale ». Converti au christianisme ‘born-again’, Manny Pacquiao avait suscité un tollé après avoir comparé en 2016 les homosexuels à des « animaux ».

« A ceux qui utilisent la Bible pour défendre la peine de mort, nous les invitons humblement à interpréter correctement les Saintes Ecritures », a répliqué par écrit Mgr Socrates Villegas, archevêque de Lingayen-Dagupan. Jamais aucune forme de « tuerie légale » n’a été cautionnée par Jésus, explique le président de l’épiscopat : « L’histoire nous enseigne comment la peine capitale a été si souvent utilisée par des gouvernements répressifs comme un moyen d’étouffer la dissidence ou d’éliminer toute menace au pouvoir politique. »

Mgr Socrates Villegas a appelé enfin les fidèles à prier constamment afin que « l’Esprit Saint illumine et guide les esprits et les consciences des législateurs » appelés à accomplir un choix qui aura des répercussions sur la vie de nombreuses personnes et sur l’avenir du pays. Pour être adoptée au Sénat, la proposition de loi requiert au moins 13 votes (sur les 24 sièges que compte la Chambre haute du Congrès philippin).

« Ce que nous demandons à nos hommes politiques est la cohérence de voter sur la peine de mort selon leur conscience. Nous demandons à ce qu’ils n’utilisent pas la foi par convenance politique », a ajouté P. Melvin Castro, à la tête de la Commission épiscopale chargée de la famille. « Nombre d’hommes politiques s’engagent pour dire oui à la vie puis votent en faveur de la peine de mort », a déclaré le prêtre à l’agence Fides.

La procédure en destitution, une « bonne tentative » qui a peu de chances d’aboutir

Quelques jours après le vote du retour de la peine capitale par les députés, un député de l’opposition a déposé le 16 mars une demande de destitution visant le président de l’archipel. Dans sa plainte – la première de ce genre depuis l’arrivée au pouvoir de Rodrigo Duterte il y a huit mois –, Gary Alejano s’appuie sur les allégations relatives à l’existence d’« escadrons de la mort » durant les vingt-deux années que Duterte a passées à la tête de la mairie de Davao, dans le sud de l’archipel. Gary Alejano accuse le président de « crimes contre l’humanité » pour avoir « adopté une politique d’Etat poussant des policiers, des autorités et des membres de « milices » à accomplir des tueries extrajudiciaires de plus de 8 000 personnes simplement parce qu’elles étaient soupçonnées de consommer ou de vendre de la drogue ».

Au moins deux évêques catholiques ont publiquement exprimé leur soutien à cette procédure de destitution présidentielle : l’évêque de Sorsogon, Mgr Arturo Bastes, et celui de Marbel (sud des Philippines), Mgr Dinualdo Gutierrez. « C’est un développement bienvenu car c’est une façon d’alerter sur la gravité des violations des droits de l’homme dans notre pays », a déclaré Mgr Arturo Bastes. Le prélat a rappelé que les tueries extrajudiciaires de ces huit derniers mois sont devenues « tristement célèbres à travers le monde ».

Pour que le président soit destitué, il faut obtenir la majorité des deux tiers au Sénat. C’est une « bonne tentative », mais la procédure a peu de chances d’aboutir dans un Congrès où les alliés de Rodrigo Duterte sont majoritaires, estime de son côté Mgr Dinualdo Gutierrez. Pour Mgr Arturo Bastes, il s’agit d’abord d’une « action politique » mais certains parlementaires sont « très préoccupés par le comportement extravagant et l’acharnement de notre président ». « Il croit que tuer ses concitoyens est le seul moyen de maintenir l’ordre dans notre nation », poursuit Mgr Arturo Bastes.

Dernièrement, le Parlement européen, à son tour, a dénoncé la campagne antidrogue gouvernementale meurtrière, suscitant l’ire de Rodrigo Duterte. (eda/md)

(Source: Eglises d'Asie, le 27 mars 2017)
 
Thailande: La junte peine à neutraliser le mouvement bouddhique Dhammakaya
Eglises d'Asie
09:46 27/03/2017
Une opération mobilisant durant trois semaines 4 000 policiers et des centaines de militaires pour arrêter l’ancien supérieur du temple bouddhique controversé Dhammakaya entre la mi-février et le 10 mars a été un sévère fiasco pour la junte thaïlandaise. Non seulement le moine Dhammachayo n’a pas pu être localisé, mais le déploiement massif de forces a créé un fort courant de sympathie pour le temple, même parmi les groupes dans l’opinion qui étaient jusqu’à présent indifférents voire suspicieux vis-à-vis de ce puissant mouvement religieux qui compterait environ deux millions d’adeptes dans le royaume.

La junte avait utilisé pour organiser l’opération l’article 44 de la Constitution provisoire, mise en place par la junte après le coup d’Etat de mai 2014. Cet article, très critiqué par la société civile, accorde des pouvoirs absolus au général Prayut Chan-ocha, chef de la junte et Premier ministre, sans supervision de l’exécutif, du pouvoir législatif ou judiciaire. Le fait que, malgré ce recours à des mesures drastiques, l’opération – durant laquelle le temple qui s’étale sur 320 hectares au nord de Bangkok a été fouillé de fond en comble – n’ait rien donné a entamé la crédibilité du régime militaire, déjà mis en difficulté sur le front économique et sur les questions de droits de l’homme.

Un temple qui échappe au contrôle des militaires

L’objectif d’arrêter le moine Dhammachayo, accusé de malversations financières et de blanchiment d’argent, a semblé être un prétexte pour mettre en place un contrôle plus étroit sur une institution structurée à l’échelle nationale qui met mal à l’aise un régime habitué à tout contrôler. Comme l’arrestation n’a pas pu avoir lieu, il est plus difficile pour les militaires d’imposer ces mesures de contrôle sur le temple, qui, dans les faits, constitue un mouvement bouddhique en marge du bouddhisme thaïlandais dominant, mais inscrit dans la même structure administrative dirigée par le patriarche suprême et le Conseil suprême du Sangha.

Après le 10 mars, la junte a démis de leurs fonctions ecclésiastiques les principaux dirigeants du temple, Dhammachayo bien sûr, mais aussi Phra Thatachiwo, supérieur adjoint qui dirigeait les départements financier et marketing de ce temple richissime, et d’autres bonzes de haut rang. Le gouvernement souhaite nommer à leur place des moines sans aucun lien avec le mouvement Dhammakaya, mais il paraît douteux que les centaines de milliers de fidèles de Dhammakaya se soumettent à ces nouveaux arrivants ignorants de la doctrine de Dhammakaya, laquelle repose sur la pratique d’une technique de méditation ancienne basée sur la visualisation à l’intérieur du corps d’une boule de cristal. Le temple Dhammakaya n’est pas un temple comme les autres où l’on peut transférer et nommer à loisir de nouveaux supérieurs, c’est une communauté, presque une secte, dont les membres sont prêts à presque tout pour protéger le mouvement et n’ont pas confiance dans les émissaires de l’Etat.

Un autre obstacle de taille vient du mode de fonctionnement de l’administration monastique. En Thaïlande, seuls les supérieurs ecclésiastiques des dirigeants du temple Dhammakaya ont le pouvoir de les sanctionner pour des motifs de discipline monastique. Or, rien n’indique clairement que les moines Dhammachayo et Thatachivo aient gravement enfreint la discipline, dont les règles sont clairement écrites dans le vinaya, l’une des trois corbeilles du Tripitaka, la collection de livres sacrés du bouddhisme Theravada. D’où l’embarras du chef ecclésiastique de la région centrale – dont dépend le temple Dhammakaya – et d’un certain nombre de membres du Conseil suprême du Sangha devant les pressions du régime militaire pour des sanctions contre les anciens dirigeants du temple. Il reste que si ces moines sont condamnés au plan civil ou au plan pénal, ils devraient automatiquement quitter le froc.

Une Eglise bouddhique aux ordres

La volonté du régime militaire de mettre le temple Dhammakaya sous contrôle vient essentiellement de ce que les généraux au pouvoir sont convaincus que des liens étroits existent entre le clan politique de l’ancien Premier ministre Thaksin Shinawatra (1) et le temple. Les preuves de tels liens sont ténues, même si, en effet, certains hommes d’affaires pro-Thaksin sont aussi des soutiens financiers du temple. Cette volonté – et cette conviction de l’existence d’une proximité – a été clairement illustrée dès après la fin de l’opération contre le temple. La police a d’une part lancé une enquête sur des malversations financières impliquant la famille d’Anant Asavabhokin, un homme d’affaires important du secteur immobilier partisan de Dhammakaya. D’autre part, le régime militaire a lié la découverte d’une cache d’armes à la mi-mars dans la province de Pathum Thani, au nord de Bangkok, à une possible opération des Chemises rouges – les partisans de Thaksin Shinawatra – contre les forces de sécurité lorsque celles-ci encerclaient le temple entre le 16 février et le 10 mars.

Sur un plan plus général, la mise en place puis l’échec de l’opération de février-mars contre le temple a montré dans toute sa crudité la relation très étroite entre l’Eglise bouddhique et l’Etat en Thaïlande. Au cours de la crise, la junte a nommé un lieutenant-colonel de police, Pongporn Pramsaneh, commandant au Département des Enquêtes spéciales, à la tête du Bureau national du bouddhisme, un poste jusque-là occupé par un laïc expert des questions religieuses. Les injonctions données par la junte au Conseil suprême du Sangha montrent aussi combien la fine ligne de séparation entre pouvoir temporel et pouvoir spirituel est devenue floue. A terme, cet asservissement de l’Eglise bouddhique au gouvernement – qui plus est un gouvernement qui a été installé par un coup d’Etat – pourrait nuire gravement à la crédibilité de l’Eglise bouddhique thaïlandaise, estiment les analystes. (eda/ad)

(1) Renversé par un coup d’Etat en septembre 2006 et vivant en exil depuis 2008 peu avant une condamnation à deux ans de prison pour abus de pouvoir.

(Source: Eglises d'Asie, le 27 mars 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ truyền chức Phó tế tại Tổng Giáo phận Louisville, Hoa Kỳ
Quân Nguyễn
06:32 27/03/2017
LOUISVILLE - Sau hành trình tu học tại Đại Chủng viện Saint Meinrad, thuộc tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ, 5 chủng sinh thuộc Tổng Giáo phận Louisville đã quảng đại đáp lại lời mời gọi của Đấng Bản quyền để tiến lên lãnh nhận thánh chức Phó Tế vào ngày 25-3-2017. Trong số đó, có hai chủng sinh là Antôn Vũ Đình Minh và Antôn Nguyễn Trung Kiên là những người con của giáo phận Vinh. Ngày hồng phúc diễn ra tại giáo xứ Saint Margaret Mary, chất chứa niềm vui lớn lao cho cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng như cho đại gia đình Giáo phận Vinh với những hoa trái ngọt lành chuẩn bị dấn bước và trở nên những người thợ trong vườn nho của Chúa. Trong thời khắc ân điển, các chủng sinh cảm nhận rất rõ dấu ấn tình yêu và sứ vụ qua sự đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trong tư cách là người phục vụ, xứng như tên gọi Phó tế là Diaconus, nghĩa là người phục vụ. Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Kurtz chủ sự trước sự hiện diện của các linh mục thuộc Tổng Giáo phận Louisville, linh mục GB. Nguyễn Kim Đồng, đại diện giáo phận Vinh, linh mục Phaolô Nguyễn Văn Khai, linh mục Giêrađô Nguyễn Nam Việt cùng quý Sơ thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Vinh đang tu học tại Hoa Kỳ.

Xem Hình

Theo truyền thống, trước khi phong chức Linh mục cho một ứng viên nào, Giáo Hội quy định phải phong chức Phó tế cho họ trước (x. GL điều 1031). Giáo Hội xem chức vụ Phó tế là cơ hội để được tiếp xúc gần với công việc của các Tông đồ và của các Giám mục sau này, như thế, đó cũng là những ứng viên lên chức Linh mục. Việc phục vụ các Giám mục, các Linh mục và dân Chúa của chức vụ Phó tế gắn liền với ba nhiệm vụ chính: thứ nhất là phục vụ Lời Chúa bao gồm việc đọc Phúc Âm, rao giảng, khuyên bảo, dạy giáo lý; thứ hai là phục vụ bàn thờ bao gồm việc chuẩn bị lễ tế, trao mình thánh Chúa, chủ tọa khi đọc kinh nguyện, rửa tội, chúc lành cho các đôi tân hôn, chủ sự nghi lễ an táng; thứ ba là phục vụ bác ái nghĩa là giúp đỡ những người nghèo khổ thiếu thốn.

Tổng Giáo phận Louisville thuộc tiểu bang Kentucky đã góp phần rất tích cực vào việc đào tạo nhân sự cho nhiều giáo phận, chủng viện tại Việt Nam, trong đó có Giáo phận Vinh với 4 chủng sinh đang tu học tại Đại Chủng viện Saint Meinrad. Đây là quá trình góp phần hữu hiệu vào công cuộc loan báo Tin Mừng, chuẩn bị nhân sự, và xây dựng Giáo Hội Việt Nam cũng như Giáo Hội Hoa Kỳ trong tương lai.

Thánh lễ truyền chức được diễn ra trọng thể vào lúc 10h00 ngày 25-3-2017 tại giáo xứ Saint Margaret Mary do Đức Tổng Giám mục Joseph Kurtz chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có quý Cha trong và ngoài Tổng Giáo phận Louisville trước sự hiện diện đông đảo của các phó tế, quý tu sĩ, chủng sinh, quý thân nhân, ân nhân của các tiến chức và hàng trăm giáo dân tề tựu về tham dự ngày đại lễ. Đặc biệt, sự hiện diện của các linh mục, chủng sinh, tu sĩ thuộc Giáo phận Vinh đang tu học tại Hoa Kỳ đã tạo nên một bầu khí hiệp thông và liên đới sâu xa. Thánh lễ truyền chức được cử hành vào đúng ngày lễ Truyền Tin càng mang một ý nghĩa đặc biệt mời gọi sự đáp trả can đảm tiếng gọi từ trời cao, sẵn sàng dấn thân cho tình yêu và cho những trăn trở của kiếp người như gương Thánh Mẫu.

Sau phần giới thiệu các ứng viên phó tế, các thầy tiến lên để Đức Tổng Giám mục thẩm vấn về việc tuân phục Đấng Bản quyền và sẵn sàng trong sứ mạng phó tế - tôi tớ mọi người trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Lần lượt, vị chủ sự triển khai lời cam kết mà người tiến chức đoan thệ: noi gương Chúa Giêsu dấn thân phục vụ cộng đoàn, trung thành với truyền thống đức tin của Giáo Hội, dâng trọn tình yêu cho Chúa trong đời sống độc thân, tuân phục bề trên giáo phận, cũng như sẽ trung thành tuân giữ giờ kinh Phụng vụ để cầu nguyện cho dân Chúa.

Lý tưởng thật cao đẹp, nhưng thân phận con người thì yếu đuối. Giáo Hội đã kinh nghiệm điều này, nên để các ứng sinh sau khi lĩnh chức Thánh có thể chu toàn được nhiệm vụ, Giáo Hội mời gọi cộng đoàn nài xin các thánh – những tín hữu tiêu biểu đã trải qua những sự chiến đấu cam go để trung thành với lề luật của Chúa, trung thành với những lời thề hứa với Chúa – cầu bầu cho các ứng sinh. Toàn bộ cộng đoàn đã quỳ gối, các ứng sinh phủ phục trước bàn thờ và cất lên lời khẩn xin các thánh chuyển cầu.

Tiếp tục nghi lễ là phần quan trọng nhất, đó là phần Đức Tổng Giám mục thinh lặng đặt tay trên các ứng sinh và đọc lời nguyện phong chức. Qua việc đặt tay từ thời các Tông Đồ truyền lại, các thầy được thánh hiến và liên kết chặt chẽ hơn với bàn thánh. Từ đây các thầy sẽ nhân danh Đức Tổng Giám Mục hay linh mục quản xứ mà chu toàn thừa tác vụ bác ái. Các thầy sẽ thực sự trở thành môn đệ của Đấng không đến để được phục vụ nhưng đến để phục vụ nhờ ơn thánh Chúa.

Sau phần đặt tay cầu nguyện của Đức Tổng Giám mục, các ứng sinh đã trở nên các Phó tế, và vì thế các Tân Phó tế đã mặc trang phục dành riêng cho mình: gồm dây Stola và phẩm phục phó tế.

Mọi công việc phục vụ muốn có ý nghĩa thực sự đều phải dựa trên lời chỉ dạy của Chúa. Vì thế, vừa để căn dặn các tân Phó tế phải siêng năng rao giảng lời Chúa, đồng thời nhắc nhở họ phải thực hành việc phục vụ theo lời của Chúa, Đức Tổng Giám mục đã trao sách Phúc Âm cho từng Phó tế và nói: “Con hãy nhận lấy Phúc Âm của Đức Kitô mà các con đã trở thành người rao giảng, và con hãy biết là phải tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy”.

Nét đẹp của người tiến chức được sánh ví như một “viên ngọc quý” (x. 2Cr 4,7). Tuy nhiên con người của vị tiến chức vẫn mang sự mỏng dòn yếu đuối của kiếp người như chiếc “bình sành” dễ vỡ. Các thầy cũng đó những khuyết điểm, cũng hỉ, nộ, ái… cũng tham, sân, si. Nhưng nhờ ơn Chúa, người Phó tế sẽ vượt lên tất cả những tình cảm, những quyền lợi mang tính nhân loại đó để vươn tới một tình cảm, một quyền lợi cao hơn để sống xứng với ơn gọi cao quý mà Chúa tặng ban. Từ nay cho đến lúc lãnh nhận chức linh mục là cả một thời gian các tân phó tế được mời gọi để trải ra tinh thần phục vụ. Đây là thời gian quý báu để các tân chức biết gắn bó nên một của lễ duy nhất là trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Qua đó, quý thầy sẽ tận hưởng được tất cả những nguồn lực, niềm vui để tâm huyết bước theo ơn gọi được ghi dấu bằng thánh chức phó tế.

Danh sách 5 tân Phó tế:

Robert David Barnell
Brandon Tyler Detoma
David Joseph Farrell
Kien Trung Nguyen
Minh Dinh Vu
 
Giới Hiền Mẩu Giáo xứ Tây Ninh – Tĩnh tâm Mùa Chay năm 2017
Nguyễn Hữu Lộc
07:39 27/03/2017
Giới Hiền Mẩu Giáo xứ Tây Ninh – Tĩnh tâm Mùa Chay năm 2017

AI YÊU MẾN Thiên Chúa LÀ PHẢI YÊU THƯƠNG THA NHÂN

Hàng năm vào Mùa Chay Thánh, Cha Chánh xứ Gioan Võ Hoàn Sinh đều tổ chức cho các Giới Tĩnh tâm để “ăn năn sám hối – trở về cùng Chúa”. Năm nay Giới Hiền mẩu Giáo xứ tĩnh tâm trong 03 ngày 22-3 đến 24-3-2017. việc Tĩnh tâm này là nhằm lôi kéo mọi người quên đi giữa cuộc sống lo âu, bận rộn, cố gắng vươn tới tương lai bằng mọi cách, mà mọi người quên mất thời gian dành cho Chúa và bên Chúa”. Buổi Tĩnh Tâm của các chị em Hiền mẫu được bắt đầu từ 17g30 cho đến khi kết thúc Thánh lễ chiều vào lúc 18g45.

Xem Hình

Sau khi Cha Giuse Phạm Minh Hảo – Chánh xứ Tân Hội (Cha Giảng phòng) gửi đến các chị em Thông điệp Mùa chay của Đức Thánh Cha là: “Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân”. Lời chia sẻ đầu tiên Cha Giuse đã gửi đến quý chị là: Hãy tận dụng cơ hội tốt để gặp gỡ Chúa, giờ Tĩnh Tâm hôm nay, các chị em hãy dành ít phút nhìn lại chính mình, vì những lo âu, sợ hãi tiềm ẩn nơi mỗi người khiến chúng ta chỉ đọc kinh theo thói quen, mà không Cầu nguyện bằng cả con Tim của mình; bằng cả Tấm lòng của mình nên không thấy những hồng ân bao la Chúa luôn dành cho chúng ta, khi ta kêu cầu Người.

Cũng bài chia sẽ của mình Cha Giuse cũng phác hoạ cho các Chị thấy được hình ảnh người phụ nữ khi Thiên Chúa dựng nên bên cạnh người đàn ông nó Quyến rủ làm sao; nó mền mại làm sao; mờ ảo làm sao ….. Bên cạnh đó, Cha Giuse cũng cho các chị thấy được sự khó khăn và khốn cực của mỗi bản thân các chị trong cuộc sống hằng ngày đó là: khi phải sống hung với một người chồng vô trách nhiệm; với một người con không biết vâng lời….đó là Cây Thánh giá mà Thiên Chúa ban cho mỗi người chị em phải gánh lấy. Và ngoài ra các chị em cũng không thấy được những lời khó thương, những chỉ trích nơi hàng xóm, láng giềng làm ta khó chịu, là những ân ban của Thiên Chúa gửi đến, rèn luyện mỗi người, giúp ta nên thánh. Và những ân ban đó của Thiên Chúa là của người chị em chúng ta; lại là những tội lỗi của bản thân mình. Do đó chúng ta hãy đến bên Giêsu, rửa sạch tội bằng nước tình yêu! Như người Mù đã được Chúa chữa và Hãy học nơi Chúa, học sáng mắt để đón nhận và tha thứ; học nơi Thánh giá mà người đã yêu, dệt nên màu hồng của tình yêu Giêsu. Yêu để được yêu, và tha để được tha.

Trong bài giảng vào ngày kết thúc tĩnh tâm, Cha Gioan Võ Hoàn Sinh – Chánh xứ đã mời gọi các chị em là: “hãy mở lòng ra để đến với tha nhân” qua việc cầu nguyện và bố thí. Cha Gioan đã dùng hình ảnh dụ ngôn ông nhà giàu và anh Lazarô. Không phải gì anh Lazarô nghèo mà được lên nước thiên đàng hay là do anh nhà Giàu làm ăn bất chính nên phải sa hoả ngục. Và Cha Gioan đặt ra câu hỏi với các chị em là: Vậy tai sao anh nhà Giàu phải sa hoả ngục? Anh nhà Giàu phải sa hoả ngục là bởi gì anh nhà giàu không biết đến với tha nhân; không biết yêu thương tha nhân.

Qua Dụ ngôn trên Thiên Chúa đã mời gọi chúng ta hãy mở cửa lòng mình cho người khác vì mỗi người là một hồng ân, dù đó là người láng giềng của chúng ta hay một người bần cùng vô danh. Mùa Chay là mùa thuận lợi để mở cửa cho tất cả những ai túng thiếu và nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô nơi họ. Mỗi người chúng ta đều gặp những người như thế mỗi ngày. Mỗi cuộc đời mà chúng ta gặp là một hồng ân đáng được đón nhận, tôn trọng và yêu thương. Lời Chúa giúp chúng ta mở mắt để đón nhận và yêu thương sự sống, đặc biệt khi sự sống ấy yếu đuối và dễ bị tổn thương. Nhưng để làm được điều này, chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận những gì Phúc Âm nói với chúng ta về người giàu có. Cuối bải giảng của mình Cha Gioan khẳng định rằng: “Ai yêu mến Thiên Chúa là phải yêu thương Tha nhân” thì mới đẹp lòng Chúa.

Trong những ngày Tĩnh tâm chị Maria Vũ Thị Lệ Thuỷ - trưởng Giới Hiền mẫu cũng đã có lời cảm ơn Cha Giuse đã đến chia sẻ lời Chúa và những tâm tình mà Cha đã dành cho các chị em trong giáo Giáo xứ. Ngoài ra, Chị Maria cũng đã cám ơn cha sở, cha phó, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chị em có những ngày Tĩnh tâm đáng nhớ. Cùng dâng lên Cha Giuse và Cha Gioan lời cám ơn sâu sa của chị em Hiền Mẫu.

Cha Giuse trong nhắn nhủ với các chị em Hiền mẫu: Nhìn chị em thật tươi tắn trong Mùa Chay, trong màu áo dài của Giới, Cha biết cuộc sống chị em vất vả, gian khó với trách nhiệm là người mẹ, người vợ trong gia đình. Nhưng chúng ta luôn tin tưởng vào tình thương của Thiên Chúa và đừng bao giờ nản lòng, dù cuộc đời hết sức tăm tối. Hãy nhìn lên Chúa bằng ánh mắt màu hồng, để được Ngài nâng đỡ cách ngoạn mục, giúp chị em hoàn thành tốt mọi việc.

Sau Thánh lễ mọi người ra về trong tâm tình sám hối Mùa Chay Thánh, với niềm hân hoan mừng Chúa Phục sinh sắp tới, trong hạnh phúc và bình an.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền Thông Giáo Phận Phú Cường.
 
Giáo xứ Việt Nam mừng sinh nhật năm thứ 70, 1947-2017
Trần Văn cảnh
07:46 27/03/2017
GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS MỪNG SINH NHẬT NĂM THỨ 70, 1947-2017

Năm 2017 là lần thứ ba Giáo Xứ Việt Nam Paris tổ chức sinh nhật của mình, sinh nhật năm thứ 70. Trước khi xem qua về tổ chức sinh nhật năm thứ 70 vào năm 2017 này, xin nói rõ ngày nào là ngày Giáo Xứ đã chọn để mừng sinh nhật và kể qua như thế nào Giáo Xứ đã tổ chức sinh nhật hai lần trước, lần thứ nhất mừng 50 tuổi vào năm 1997 và lần thứ hai mừng 60 tuổi vào năm 2007.

SINH NHẬT LÀ NGÀY GIÁO XỨ ĐƯỢC HÀNG GIÁM MỤC PHÁP CÔNG NHẬN, NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 1947

Ngày 28.11.1787 là ngày đầu tiên mà người Việt Nam đã đến Pháp trong phái đoàn 45 người do Đức Cha Bá Đa Lộc được Chúa Nguyễn Phúc Ánh ủy quyền dẫn đầu, sang thương nghị với Pháp để xin viện trợ [1].

160 năm sau, đã có nhiều đợt người Việt Nam đến Pháp, đặc biết từ 1914 đến 1945. Người thì đến rồi đi, người thì đến rồi ở lại. Vào năm 1946, trên đất Pháp, đã có tới 47 cộng đoàn Công Giáo Việt Nam.

Ngày 31.01.1946, Cha Cao Văn Luận và ông Trương Công Cừu đã thay mặt Ban Trị Sự Trung Ương biên thơ mời tất cả các hội địa phương về họp đại hội tại Toulouse trong hai ngày, 31.03 và 01.04.1946. Thành quả tốt đẹp, 30 đại biểu của 17 hội địa phương đã về tham dự đại hội. Ngày 01.04.1946. Họ đã biểu quyết thành lập LIÊN ĐOÀN Công Giáo VIỆT NAM TẠI PHÁP và chuẩn y BẢN ĐIỀU LỆ LIÊN ĐOÀN.

Bản Điều Lệ Liên Đoàn này sau đó đã được sửa đổi tại Fontenay Sous Bois ngày 05 tháng 04 năm 1947 và được Đức Cha Henri Chappoulie, Tổng Thư Ký Hàng Giám Mục Pháp xem và duyệt y ngày 01.10.1947 [2]. Từ đó, ngày 01.10. 1947 đã được các Ban Giám Đốc Giáo Xứ chọn để mừng sinh nhật năm thứ 50, 60 và 70 của Giáo Xứ.

SINH NHẬT NĂM THỨ 50 ĐÃ ĐƯỢC TỔ CHỨC TỪ 06/2016 ĐẾN 06-1997

Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris đã ghi rõ trong Lời Mở Đầu của Đức Ông Mai Đức Vinh [3] rằng « Trong tinh thần uống nước nhớ nguồn », « Ăn quả nhớ kẻ trồng cây », chúng ta hân hoan mừng lễ 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam Vùng Paris. Năm mươi năm, mốc thời gian hướng về những chặng đường trải qua, đang đi và sắp tới, để vui mừng tin tưởng vào sự trưởng thành vươn lên và để vững tâm thực thi sứ mệnh của Cộng Đoàn.

1947-1997, Giáo Xứ Việt Nam Vùng Paris tròn 50 tuổi, phấn khởi mừng Lễ Vàng Thành Lập. Mừng Lễ 50 năm thành lập Giáo Xứ, trước hết chúng ta dành một năm, từ tháng 06-96 đến 06-97 làm năm Tạ Ơn : 1- Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa và Đức Mẹ ; 2- Chúng ta biết ơn Giáo Hội và Quê Hương ; 3- Chúng ta ghi ơn các bậc Tiền Bối, các Ân Nhân và Bạn Hữu.

Cùng với thánh nữ Têrêsa Hài Đồng, chúng ta kêu lên : « Tất cả là Hồng Ân ».

Trong bầu khí phát triển bừng lên của Giáo Xứ từ 1980 với một tâm tình hợp nhất trung kiên của mọi người, một ban Giám Đốc nhiệt tình dấn thân và một Cộng Đoàn hợp tác đạo đức, mười việc chính đã được thực hiện trong Đại Lễ Kim Khánh 50 năm Giáo Xứ 1947-1997.

1. Chúa Nhật 4.5.1997, từ 13g30 đến 15g30, thuyết trình về GIÁO XỨ HÔM QUA VÀ HÔM NAY. Người đến nghe đông chật hội trường. Diễn giả là Bs. Nguyễn Văn Ái, cố vấn Hội Đồng Mục Vụ, Gs Trần Văn Cảnh, cựu tổng thơ ký và cố vấn HĐMV và Ông Nguyễn Văn Hộ chủ tịch HĐMV.

2. Thứ bảy, 10.05.1997, Văn nghệ ‘Mùa gặt mới’ mừng kim khánh 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam Paris, tổ chức tại Centre Culturel Boulogne – Brillancourt.

3. Chúa Nhật 11.05.1997 : Đại lễ Kim Khánh GXVN 1 với chủ đề : Giáo Xứ Việt Nam Paris với Giáo Hội Hoàn vũ. Thánh lễ được cử hành do ĐC Mario Tagliaferri, Sứ thần Tòa Thánh và ĐC Claude Frikart, GM phụ tá Paris, đại diện ĐHY Lustiger, cùng với hơn 30 linh mục Việt Pháp đồng tế. Trước khi vào thánh lễ, Đức Sứ Thần công bố sứ điệp và phép lành của ĐGH Gioan Phaolô II cho GXVN và ĐC Firkart đọc thư của Đức Hồng Y Lustiger gửi GXVN.

4. Sứ điệp của ĐGH Gioan Phaolô II cho GXVN Paris : « Đức Thánh Cha sẵn sàng hiệp thông trong niềm vui và trong tâm tình tạ ơn của hàng giáo sĩ và giáo dân. Đức Thánh Cha vui mừng khi thấy các anh chị em Công Giáo Việt Nam tại Paris luôn lo lắng gắn bó với văn hóa gốc của mình cũng như với việc đón nhận văn hóa của quốc gia đón tiếp.

5. Thư của ĐHY Lustiger, Giáo Chủ Paris gửi GXVN Paris : « Hôm nay tại Paris, các bạn sống như những Kitô hữu bằng sự trung thành và mọi năng động của các bạn như một tấm gương về việc đi lễ ngày Chúa Nhật, học hỏi giáo lý và đông đảo người lớn tham dự giáo lý tân tòng ….

6. Đức Sứ Thần Mario Tagliaferry đặc biệt khen ngợi cha Giám Đốc Mai Đức Vinh đã tài khéo làm giám đốc điều khiển Giáo Xứ Việt Nam Paris từ 17 năm qua. Rồi ngài hướng về toàn thể cộng đoàn chia sẻ Lời Chúa : « Với những cộng đoàn như anh chị em, điều đặc biệt quan trọng là biết nương tựa vào sự trung thành của Thiên Chúa, bởi vì anh chị em là những người cảm nhận hơn ai hết sự bất công của con người.

7. Cuối lễ, Đức Sứ Thần trao tặng huy chương Tòa Thánh « Pro Ecclesia et Pontifice » cho 10 giáo dân có công trong các sinh hoạt mục vụ của Giáo Xứ : Ông Maurice Nguyễn Văn Ái, Ông Giuse Nguyễn Tiến Đạt, Ông Gioan Thân Văn Hân, Ông Gioan Nguyễn Văn Hộ, Ông Alexis Trương Thành Khán, Ông Louis Trần, Ông Giuse Vũ Văn Nghi, Bà Jeanne Huỳnh Thái Ngoạn, Cô Têrêxa Nguyễn Thị Mỹ Phước và Ông Gioan Baotixita Phan Quang.

8. Chúa Nhật 18.05.1997, Đại lễ Kim Khánh GXVN 2 với chủ đề : Giáo Xứ Việt Nam Paris với Giáo Hội Mẹ Việt Nam. ĐHY Phaolô Phạm Đình Tụng, vì lý do sức khỏe, không qua tham dự Đại Lễ Kim Khánh của GXVN Paris được. Cha Giám Đốc Mai Đức Vinh đã cùng 4 cha cựu Giám Đốc là các cha Trần Thanh Giản, Nguyễn Quang Toán, Trương Đình Hòe và cha Lương Tấn Hoàng đồng tế cùng với gần 40 linh mục Việt Pháp.

9. ĐHY Phạm Đình Tụng không đến Pháp được, đã gửi cho cộng đoàn một bức thư. Cha Giám Đốc đã tuyên đọc. Có đoạn ĐHY viết : « Lễ Kim Khánh của GXVN Paris là một kỷ niệm đặc biệt đánh dấu mức trưởng thành của Giáo Xứ sau 50 năm sinh hoạt. Đây cũng là điểm dừng chân sau một chặng đường, để nhìn lại dĩ vãng, rút kinh nghiệm, bổ xung những gì chưa hoàn chỉnh, phát huy những thành tích đã đạt được và chuẩn bị bước tiến cho tương lai.

10. Xuất bản « Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris 1947-1997 », Thành lập “Ban Tu Thư Văn Hóa và Đức Tin”.

Cũng năm 1997, hai sách khác đã được GXVN xuất bản : « Giáo lý cho người trưởng thành » và « Têrêxa vị thánh của thời đại mới ».

SINH NHẬT NĂM THỨ 60 ĐÃ ĐƯỢC TỔ CHỨC NĂM 2007

Trong bài « Thư ngỏ » của sách « Giáo Xứ Việt Nam Paris, 60 năm thành lập, 1947-2007 », Đức Ông Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh đã ghi nhận rằng : « 1947–2007 : Sáu muơi năm hồng ân cho Giáo Xứ Việt Nam, từ các Linh Mục, Phó Tế, các Tu Sĩ Nam Nữ, đến Hội Đồng Mục Vụ và toàn thể quý Ông Bà, các Bạn Trẻ và các Em Thiếu Nhi... đã góp công, góp sức vẽ nên Trang Sử Giáo Xứ… Hãy vui lên và cảm tạ Thiên Chúa, nhờ Ngài, tất cả là hồng ân… Trong sáu mươi năm, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam đã trải bao nhiêu thăng trầm lịch sử để sinh tồn và phát triển theo ba giai đoạn :

• 1947- 1952 : Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp

• 1952- 1977 : Tổ Chức Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp

• 1977- 2007 : Giáo Xứ Việt Nam tại Paris.

2007 : Nhờ tình thương của Thiên Chúa, nhờ lời bầu cử của Đức Maria và của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cũng như nhờ công ơn của các Bậc Tiền Bối, Giáo Xứ Việt Nam hôm nay vững chắc với các cơ cấu tổ chức, từ Hội Đồng Mục Vụ, đến các Địa Điểm Mục Vụ, và các Đoàn Thể, Ban Nhóm Công Giáo Tiến Hành; tự lập tự cường về phạm vi tài chánh; sống động nhờ các sinh hoạt phụng vụ, giáo lý, hội đoàn, truyền giáo, văn hóa và xã hội; có khả năng góp phần sinh hoạt, tài chánh vào đời sống chung của Giáo Hội Địa Phuơng, Giáo Hội Quê Nhà và cả Giáo Hội Hoàn Vũ… ».

Bầu khí hiệp nhất, dấn thân và cộng tác đạo đức vẫn tăng thêm không ngừng, nhất là từ ngày di chuyển về cơ sở mới vào năm 1998 ở quận 17 Paris. Mười ba việc chính yếu đã được thực hiện để mừng Sinh Nhật lần thứ 60 của Giáo Xứ.

1. Ngày 29.04.2007, Diễn Nguyện Thánh Ca, mừng 60 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam Paris, với sự tham dự của 13 ca đoàn trong giáo xứ, do cô Anh Thư, Ủy Viên Phụng vụ và Thánh ca tổ chức, và vị khách mời danh dự là cha Giuse Nguyễn Văn Việt, linh mục thuộc giáo phận Xuân Lộc ở Việt Nam, hiện đang tu nghiệp tại Paris.

2. Chúa Nhật 24-06-2007, Đại Lễ Tạ Ơn thứ nhất, kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, do Ðức Cha Fortunato BALDELLI, Sứ Thần Toà Thánh chủ lễ, với sự đồng tề của trên 20 linh mục và phó tế Việt Pháp, và sự tham dự của khoảng 1500 giáo dân và bạn bè Việt Pháp. Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Ðức Sứ Thần, thán phục lòng đạo đức của giáo dân Việt nam, nhắc đến gương can đảm của 117 Thánh Tử Ðạo Việt Nam và cầu chúc Cộng Ðoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris cứ tiếp tục công việc mình đã làm và làm tốt hơn

3. Sau thánh lễ tạ ơn, Đức Sứ thần Toà Thánh đã cắt băng khánh thành Phòng triển lãm « Giáo Xứ Việt Nam 60 năm ». Ngài ghi trong sổ vàng : « Tôi muốn bầy tỏ niềm vui của tôi được gặp gỡ Cộng Ðoàn ; Tôi cũng thành thực khen ngợi lòng tôn kính mộ đạo của Cộng Ðoàn. Tôi cầu chúc Cộng Ðoàn tiếp tục lớn mạnh mãi, làm chứng cho tin mừng và luôn can đảm ».

4. Rồi tất cả các giáo dân và thân hữu đều được mời dự tiệc tiếp tân kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris trên sân thượng. Đức Sứ Thần, Quan khách và một số quí vị trong Hội Ðồng Mục Vụ được mời dự tiệc tiếp tân trong phòng cơm.

5. Cùng đồng tế và xem triển lãm, cha Bernard Pitaud, Bề trên Giám tỉnh Dòng Xuân Bích, ghi Sổ Vàng Lưu Niệm : « Tôi xin cám ơn vì thánh lễ cử hành trọng thể và rất đẹp. Tôi xin hiệp lời cầu nguyện với Cộng Đoàn Việt Nam của quí anh chị em. Tôi cám ơn vì thánh lễ tuyệt hảo và về cuộc triển lãm. Tôi xin hiệp lời cầu nguyện cho dự tỏa sáng của Giáo Hội đến tận cùng trái đất ».

6. Cha André Guiton, Bề trên Dòng Thánh Thể, cũng đến đồng tế và xem triển lãm, đã ghi trong Sổ Vàng Lưu Niệm : « Tôi hết lòng kết hiệp cùng GXVN Paris để tạ ơn Thiên Chúa. Tôi xin hiệp thông với GHVN với tất cả lời cầu chúc và cầu nguyện của tôi để GXVN đạt được sứ mạng của mình ».

7. Chúa Nhật 30.09.2007, trong khuôn khổ năm HỒNG ÂN 2007, mừng sinh nhật 60 năm thành lập Giáo Xứ và 25 năm thành lập Hội Đồng Mục Vụ, một buổi TOẠ ĐÀM đã được tổ chức. Buổi Toạ Đàm tạo dịp để mọi người và nhất là những người đã và đang sinh hoạt trong Giáo Xứ, được có dịp cùng nhau trao đổi ý tưởng, kinh nghiệm và tâm tình về quá khứ, hiện tại và tương lai của Giáo Xứ, hầu tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa cùng các bậc Tiền Bối và xây dựng tương lai cho Cộng Đoàn.

Đức Ông Giám Đốc chủ toạ, với sự tham dự của khoảng 60 người. Về quá khứ, 5 chương trình phát triển đã được ghi nhận từ 1980 đến 2007. Về Tương lai, 3 dự án đã được đề nghị cho sinh hoạt của các bậc cao niên, cho kế hoạch tăng tiến tự lập tài chánh và cho chương trình thăng tiến mục vụ văn hóa hội nhập Tổng Giáo Phận Paris.

8. Chúa Nhật 14 tháng 10, Đại Lễ Tạ Ơn thứ hai, kỷ niêm « 60 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam Paris », tại Notre Dame de Fatima, Paris quận 19. Cha Phêrô Luca Hà Quang Minh, Ðại Diện Tuyên Úy Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, đã chủ tế thánh lễ, cùng với các cha trong Ban Giám Đốc Giáo Xứ, và nhiều cha tuyên úy và sinh viên việt nam tại Pháp.

9. Chúa Nhật 18.11.2007, Đại Lễ Tạ Ơn thứ ba, mừng « 60 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam Paris », Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Nguyên Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giám mục Giáo Phận Nha Trang, đã đáp lời mời của Giáo Xứ Việt Nam Paris đến chủ tế thánh lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam. Cùng đồng tế với Ngài có khoảng 40 linh mục và phó tế việt nam khác. Ðây cũng là thánh lễ lãnh Ân Toàn Xá lần thứ ba và là lần cuối cùng của Năm Hồng Ân.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng, nhắc đến Lời Chúa trong Sách Khôn Ngoan, Sách Tông Ðồ Công Vụ và Sách Phúc Âm Thánh Gioan, Ðức Cha Phaolô đã cắt nghĩa « Tội Hồng Phúc » và xác định vai trò « Chị cả của Giáo Xứ Việt Nam Paris trong các Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại ».

10. Chúa Nhật 30.12.2007, Đại Lễ Tạ Ơn thứ Tư, THÁNH LỄ BẾ MẠC NĂM HỒNG ÂN Mừng 60 năm thành lập Giáo xứ và 25 năm thành lập Hội Ðồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris, với sự chủ toạ của Ðức Giám Mục Michel POLLIEN, đặc trách ngoại kiều Giáo Tỉnh Paris. Toàn thể cộng đoàn đã cùng cử hành bí tích Thánh Thể, đã cùng ăn chung và đã cùng ca hát văn nghệ, với sụ hiện diện của trên 1000 giáo dân, của hằng chục tu sĩ và giáo sĩ, của toàn Ban Giám Ðốc.

11. Cuối lễ, bãy tỏ niềm vui chung trong dịp Năm Hồng Ân, kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam Paris và 25 năm thành lập Hội Đồng Mục Vụ, Ðức Ông Mai Ðức Vinh giới thiệu và xin Đức Cha Pollien gắn huy chương và trao bằng khen Tòa Thánh cho ba giáo dân : Ông Giuse Trần Văn Cảnh, người có công soạn thảo Nội Quy của Hội Đồng Mục Vụ (1983), giữ chức Tổng Thư Ký HĐMV (1983-1985) và liên tục làm Cố Vấn của HĐMV t ừ 1985 cho đến năm nay ; Ông Antôn Nguyễn Ngọc Đỉnh, lần lượt giữ chức Tổng Thư Ký HĐMV (1987-1990) Phó Chủ Tịch HĐMV (1994-1997), Chủ Tịch HĐMV (1997- 2003) ; và Ông Phanxicô Xaviê Lê Đình Thông, làn lượt giữ chức Phó Chủ tịch HĐMV (1997- 2003), và Chủ Tịch HĐMV (2003 – 2008).

12. Chúa Nhật 30.12.2007, Văn nghệ « TRIỀU NGUYÊN ƠN PHƯỚC CẢ » (Trở về nguồn ơn phước cả), kết thúc Năm Hồng Ân Kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo xứ Viêt Nam và 25 năm thành lập Hội Ðồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris. Nội dung lấy nguồn từ bài thơ cùng tên của linh mục Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách, đã được trình diễn với một chương trình văn nghệ phong phú : ca, nhạc, kịch, múa,

13. Phát hành sách « Giáo Xứ Việt Nam Paris, 60 năm thành lập, 1947-2007 », 2 tập ; 2010 ; 1190 tr.

SINH NHẬT NĂM THỨ 70 ĐƯỢC TỔ CHỨC NĂM 2017

Trong tờ Thông Báo Mục Vụ, ngày 12.03.2017 - Số 462, Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh thông báo : « Mừng Sinh Nhật năm thứ 70 của Giáo Xứ. Chúng ta biết Giáo Xứ Việt Nam chúng ta đã được thành lập, đến nay đã 70 năm. Vì chưa thành đạt được Công Trình Cơ Sở Mới, nên chúng ta chỉ mừng một cách đơn giản với hai mốc thời gian quan trọng : 1) Lễ Thánh Giuse, Chúa Nhật 19. 03. 2017. Chúng ta sẽ làm ba việc : - Mỗi Cộng Đoàn và mỗi hội đoàn lớn (Legio, Cursillo, Ca Đoàn …) sẽ làm một bảng triển lãm (Chị Trúc Tiên và anh Khoa phối hợp). - Vì Đức Sứ Thần Tòa Thánh Luigi Ventura không tới được, nên đã mời cha Gilbert Nguyễn Kim Sang, Đại Diện Tuyên Úy Đoàn đến dâng lễ và ngài đã nhận lời. – Sau Thánh Lễ tiếp tân chung của Cộng Đoàn (Cha Dũng trách nhiệm). – 2) Chúa Nhật Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 19. 11. 2017 : - Diễn Nguyện Thánh Ca do các ca đoàn trong Giáo Xứ đảm nhiệm. – Đã mời Đức Hồng Y André Vingt-Trois đến chủ lễ. - Tiếp tân cho cộng Đoàn.

Trong Lá Thư Mục Vụ, báo GXVN, số 331-Mars 2017, viết về việc Mừng Sinh Nhật năm thứ 70 (2017) của Giáo Xứ Việt Nam Paris, Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh đặc biệt nhấn mạnh đến những LỜI MỜI GỌI của các Đấng Bề Trên :

1. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô mời gọi chúng ta gắn bó với văn hóa quê hương và trao truyền Đức Tin cho con cháu. (Trong thơ Phủ Quốc Vụ Khanh gửi cho Giáo Xứ ngày 25.06.1996)

2. Đức Hồng Y Jean Marie Lustiger mời gọi chúng ta trung thành bảo toàn đời sống đạo đức và quan tâm đến giới trẻ là nguồn sống và hy vọng của Giáo Xứ.

3. Đức Sứ Thần Mario Tagliaferry mời gọi chúng ta gắn bó với truyền thống đức tin của các bậc tiền bối, dấn thân hội nhập, nhưng đừng để mất căn tính người Việt Nam Công Giáo.

4. Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng mời gọi chúng ta ngó lại phía sau, nhìn vào hiện tại và hướng về phía trước.

5. Đức Cha Nguyễn Sơn Lâm mời gọi chúng ta nhớ đến các bậc tiền bối

6. Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt mời gọi chúng ta tiếp tục sống và phát triển những điều gì tốt đang có.

Và Đức Ông đã kết luận : Chúng ta tích cực đón nhận những lời gọi và nhắn nhủ của các Đấng Bề Trên, nhất là cố gắng thực hịện trong mọi sinh hoạt chung, và đời sống riêng tùng người. Như vậy, mỗi lần mừng sinh nhật, ‘Giáo Xứ chúng ta chan hòa ân phúc’.

Sinh Nhật Giáo Xứ ta,

Hồng ân Thiên Chúa chan hòa,

Bao nhiêu lời chúc đẹp như hoa,

Đến từ Roma, Đức Thánh Cha,

Hay Từ Paris, Giáo Phận nhà,

Từ Việt Nam, nhiều Đức Cha :

Tình thương tuôn đổ, quá bao la,

Nhiều Lời Mời Gọi, quý hơn ngà,

Vui mừng đón nhận luợng hải hà,

Thực hiện tròn đầy với lòng thiết tha,

Đồng tâm bồi đắp Giáo Xứ ta,

Đúng theo ý Chúa cõi Thiên Tòa! ….

LỜI KẾT

Lời thông báo về « Tổ chức Sinh nhật năm thứ 70 của GXVN Paris vào năm 2017 » có một cung giọng khác với hai lần trước về « Tổ chức Sinh Nhật năm thứ 50 vào năm 1997 và Sinh nhật năm thứ 60 vào năm 2007 » của Giáo Xứ Việt Nam Paris.

Tổ chức Sinh nhật năm thứ 50 (1997) hướng về việc cảm tạ ghi ơn : Cảm tạ Thiên Chúa và Đức Mẹ ; Biết ơn Giáo Hội và Quê Hương ; Ghi ân các bậc Tiền Bối, các Ân Nhân và Bạn Hữu.

Tổ chức Sinh nhật năm thứ 60 (2007) vẫn hướng về việc ghi ân các Bậc Tiền Bối và ghi nhận những kết quả mà Giáo Xứ đã đạt được : có cơ cấu tổ chức vững mạnh, có giáo dân đông đảo tham dự, có sinh hoạt sống động và phong phú, có sự trưởng thành và độc lập.

Tổ chức sinh nhật năm thứ 70 (2017) cũng vẫn hướng về sự Tạ Ơn, nhưng khiêm tốn đơn sơ hơn, trong hai ngày : Lễ Thánh Giuse, Chúa Nhật 19. 03. 2017 và Chúa Nhật Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 19. 11. 2017.

Tổ chức to lớn hay đơn sơ, Mỗi lần tổ chức sinh nhật là mỗi lần Giáo Xứ tạ ơn Hồng Ân Chúa và Mẹ Maria, biết ơn Giáo Hội và Quê Hương ; ghi ơn các bậc Tiền Bối, Ân Nhân, Bạn Hữu và hân hoan ca bài « Hồng Ân Thiên Chúa bao la, Muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người » !

Paris, ngày 19 tháng 03 năm 2017

Trần Văn Cảnh
 
Hình ảnh Thánh lễ Việt Nam cho Cộng đoàn Việt Nam mới tại Nhà thờ Truyền Tin Los Angeles
Đại hội Acies Comitium Quy Nhơn : Tiếng Xin Vâng mãi còn huyền nhiệm
Sơn Ca Linh
09:29 27/03/2017
TIẾNG XIN VÂNG MÃI CON HUYỀN NHIỆM !

ĐẠI HỘI ACIES COMITIUM QUI NHƠN

(27/3/2017)

Cho dù trọng tâm của phụng vụ lễ Truyền Tin vẫn là Mầu Nhiệm Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa. Tuy nhiên, ý nghĩa nầy đã không làm phai mờ mà còn tô điểm thêm vai trò của Đức Trinh Nữ Maria.

Xem Hình

Thật vậy, để Thiên Chúa thực hiện trọn hảo và cụ thể việc “tự hạ-xin vâng” mang ơn cứu độ cho trần gian, không thể thiếu vắng “yếu tố nhân loại” ; nói cách khác, Thiên Chúa đã tìm được một địa chỉ “có một không hai” để “tự hạ vào đời” và để thực thi thánh ý Chúa Cha – cứu độ nhân loại. Địa chỉ đó chính là Đức Trinh Nữ Maria mà thái độ “Xin Vâng” của Ngài đã nói lên tất cả : cuộc đời, sứ mệnh và sự thánh thiện. Vâng, qua hai tiếng “xin vâng”, có thể nói được, Đức Mẹ đã cho Thiên Chúa nhiều điều, như cách diễn tả của một bài thơ :

“Mẹ Maria cho Thiên Chúa một thân xác, hình hài để mắt trần có thể nhìn thấy, để Ngài chạm đến vết thương đau của những người phong cùi. Mẹ Maria cho Thiên Chúa đôi tay để chúc lành các trẻ thơ bé nhỏ, để làm phép lạ nuôi đám đông no nê. Mẹ Maria cho Thiên Chúa đôi chân để đi đến với người đau yếu, để kiếm tìm người tội lỗi. Mẹ cho Thiên Chúa đôi mắt để khóc thương bên nấm mồ người bạn, để nhìn vào tận đáy lòng con người…”

Riêng, với các anh chị em thuộc Hội Legio Mariae thì thái độ nầy lại càng gần gũi và cần thiết. Bởi vì chúng ta là “những người chiến sĩ trong đoàn quân của Mẹ” – Legio Mariae. Có lẽ cũng vì ý nghĩa nầy mà ngài Phan Đức khi sáng lập phong trào Legio Mariae đã đặt cuộc đại hội ACIES vào dịp lễ Truyền Tin để gọi mời con cái mẹ như một “ĐẠO BINH ĐANG DÀN TRẬN” chuẩn bị tiến lên phía trước để xông vào cuộc chiến đức tin, cuộc chiến đấu cho công cuộc cứu độ thế giới do Đức Kitô thực hiện : “…mỗi năm vào ngày 25 tháng 3, hay một ngày nào gần đó, các hội viên sẽ dâng mình và đoàn thể mình cho Đức Mẹ, trong một ngày đại hội là Acies, với ý nghĩa một đạo binh sẵn sàng vào trận.”

Chính trong ý nghĩa đặc biệt mang tính truyền thống nầy, 14 praesidia thuộc Hội Đồng Comitium Qui Nhơn đang hoạt động tông đồ trong 3 giáo xứ : Qui Đức, Chính Tòa và Hội Lộc đã quy tụ về mái nhà chủng viện Qui Nhơn để cử hành đại lễ Acies.

Sau phần kinh nguyện, cha linh giám comitium đã huấn dụ đơn sơ về ý nghĩa của việc dâng mình cho Đức Mẹ ; tiếp đó, tất cả các anh chị đã lần lượt đến trước tượng Mẹ, tay vịn vào hiệu kỳ Legio, sốt sắng đọc lời dâng mình : “LẠY NỮ VƯƠNG LÀ MẸ CON, TOÀN THÂN CON THUỘC VỀ MẸ VÀ MỌI SỰ CỦA CON LÀ CỦA MẸ”.

Đỉnh điểm của ngày đại hội chính là Thánh Lễ. Cùng với cha linh giám comitium, có 4 cha về đồng tế : cha Giám Đốc chủng viện, cha sở Hội Lộc, cha nguyên linh giám comitium Qui Nhơn và đương nhiệm Trưởng Ban Văn Hóa-Giáo dục giáo phận, cha phó giáo xứ Chính Tòa.

Trong bài chia sẻ Lời Chúa, cha Phêrô-thi sĩ Trăng Thập Tự, đã cảm động trước những “lời xin vâng” hôm nay qua những anh chi em hội viên Legio; và ngài cảm nhận đó chính là niềm hy vọng cho tương lai của giáo phận.

Ngày Đại hội Acies rồi cũng đi qua; nhưng hình như âm hưởng vẫn còn đọng lại đâu đó cùng với lời ca nhập lễ mà tất cả các anh chị đã hát sáng hôm nay, trong lễ Truyền Tin cũng là lễ Acies của Đạo Binh Đức Mẹ : “Từ lúc Mẹ nói lời xin vâng, Trời với đất rất đỗi vui mừng. Ngọt ngào như dòng suối mát giữa nơi xa mạc. Huyền nhiệm quá muôn đời tiếng XIN VÂNG.”

Vâng, mãi mãi muôn đời tiếng “XIN VÂNG” sẽ còn huyền nhiệm !

 
Đại Hội Acies – Curia Phú Thọ III
Nguyễn Vĩnh Thân
11:46 27/03/2017
Đại Hội Acies – Curia Phú Thọ III

“Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ.”

Trưa thứ bảy 25/3/2017, dù cho thời tiết oi bức, ngột ngạt của tiết trời tháng ba, nhưng vẫn không làm giảm đi bầu khí rộn ràng, vui tươi thể hiện nơi khuôn mặt của từng anh chị em hội viên Legio thuộc 17 Praesidia – Curia Phú Thọ III, từ các giáo xứ (GX) Tân Phú Hòa, Bình Thới, Vĩnh Hòa và Phú Hòa, qui tụ về ngôi nhà thờ Đá GX Vĩnh Hòa, hạt Phú Thọ, trong ngày đại hội Acies được tổ chức hàng năm nhân dịp lễ Truyền Tin. Hôm nay là ngày tổng họp mặt mang ý nghĩa quan trọng nhất trong đời sống và hoạt động Legio Mariae. Con cái Mẹ từ khắp nơi, qui tụ về dưới lá cờ Đạo Binh của Mẹ, để cử hành nghi lễ Dâng mình. Qua đó, giúp nhìn lại mối tương quan của từng hội viên, cũng như mỗi Praesidium đối với Đức Mẹ, đặc biệt trong việc thực hành lòng tôn kính Mẹ Maria, nỗ lực canh tân bản thân và diễn tả công khai việc thánh hiến mỗi người cho Đức Maria, được thể hiện trong lời hứa đầy ý nghĩa: “Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ.”. Những lời này còn diễn tả sự tin tưởng và nỗ lực dấn thân của mỗi hội viên Legio. Dù cho đó là hội viên hoạt động, tán trợ hay Junio. Từ các giới, không phân biệt tuổi tác, mọi thành phần trong xã hội, miễn là người đó có lòng sung kính Mẹ cách đặc biệt và sống theo linh đạo của hội Legio Mariae.

Xem Hình

Đúng 11g00, chương trình được khởi đầu, toàn thể hội viên qui tụ dưới bàn thờ Mẹ, dâng lời kinh Tessera, suy niệm Mầu Nhiệm Mân Côi. Sau đó cha Gioakim chánh xứ Vĩnh Hòa – Linh giám Curia Phú Thọ III (LG) đọc lại thủ bản và ban huấn từ về ý nghĩa, mục đích của ngày lễ, để từng hội viên nhận định sâu sắc hơn về vai trò, bổn phận của mình trước khi lên dâng mình cho Mẹ.

Phần chính yếu của ngày lễ Acies là là nghi thức dâng mình. Cha LG cùng toàn thể hội viên quí dưới chân Mẹ đọc lời kinh dâng mình, tiếp tới cha LG và toàn thể hội viên tuần tự tiến đến bàn thờ Mẹ, đặt tay lên Vexillum (Hiệu kỳ Legio Mariae) với cả tấm lòng tin tưởng cậy trông đọc lên lời hứa cùng Mẹ: : “Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ.”.

Đỉnh cao của ngày tổng họp mặt là thánh lễ tạ ơn vào lúc 12g00, do cha LG Giokim cử hành. Sau lời chào bình an của Chúa đến với cộng đoàn, cha chủ tế mời gọi cộng đoàn hướng tâm tình vào thánh lễ với lòng tin tưởng, cậy trông, phó thác nơi Mẹ qua lời dâng mình vừa cử hành. Để qua Mẹ, và nhờ Mẹ mỗi hội viên chúng ta luôn được kết hợp chặt chẽ với Chúa Giêsu, Thầy Chí Thánh của chúng ta.

Trong phần giảng lễ, cha Gioakim đã nhấn mạnh đến trọng tâm của lễ Truyền Tin là khởi đầu thực hiện công trình cứu chuộc của Thiên Chúa với loài người. Nhưng, nếu không có Mẹ Maria, không có lời thưa “ Xin Vâng” của Mẹ, thì chúng ta sẽ không được hưởng ơn cứu độ này. Qua đó ngài đã quảng diễn cho cộng đoàn thấy được một Đức Maria với những đức tính: khôn ngoan, khiêm nhường, hy sinh, lắng nghe…trổi vượt trên tất cả mọi người. Qua lời đáp trả “Xin Vâng”, Mẹ Maria đã được diễm phúc là Mẹ của Con Thiên Chúa, là Đấng Đồng Công trong công trình cứu chuộc nhân loại. Là những chiến sĩ trong đạo binh của Mẹ, mỗi hội viên chúng ta hãy biết noi gương và chiếm ngắm các nhân đức của Mẹ, biết đưa vào thực hành trong những công tác mà hôi viên Legio đang thực hiện,

Để khép lại bài giảng, cha Gioakim đã mượn câu chuyện về một hội viên, rất hăng say thực hiện thật tốt mọi công tác theo định hướng của hôi Legio, đối với mọi người ngoài xã hội. Nhưng lại thực hiện trái ngược với mọi người trong gia đình của mình. Qua câu chuyện đó, ngài muốn nhắn nhủ đến mọi chiến sĩ dưới lá cờ Đạo Binh của Mẹ là: mọi công tác chúng ta làm chỉ có thể trọn vẹn và đẹp lòng Mẹ. Khi chúng ta thực hiện cách tốt đẹp, không chỉ với người ngoài xã hội mà còn ngay chính với những người thân trong gia đình. Đó là hành trang cho mỗi người trong hành trình tiến đến nguồn sống hoan lạc và bình an nơi Thiên Quốc.

Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Giuse Trần Văn Việt thay mặt cho Curia Phú Thọ III, nói lên lời tri ân, cảm mến trước tấm lòng ưu ái, quan tâm của cha Linh giám, cùng những lời cám ơn chân thành đến cộng đoàn tham dự thánh lễ. Đồng thời một em Junio thay mặt cho Curia, dâng lên cha LG – Gioakim đóa hoa lòng thật ý nghĩa, trong thời gian qua toàn thể anh chị em đã thực hiện được gồm: tham dự thánh lễ: 632 lần; rước lễ: 571 lần; Chầu Thánh thể: 55 lần; lần chuỗi Mân Côi: 899 lần; làm việc bác ái: 235 lần. Với nhựng kết quả đó, xin dâng lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho cha LG.

Trước những tấm lòng đó, cha LG Gioakim đã xúc động trong lời cám ơn, ngài nói: “với anh em linh mục chúng tôi, đây chính là món quà quí giá và ý nghĩa nhất mà chúng tôi nhận được. Xin mọi người thêm lời cầu nguyện cho anh em linh mục chúng tôi”.

Thánh lễ được khép lại vào lúc 13g00, sau khi cộng đoàn đón nhận ơn Toàn Xá theo qui định của Tòa Thánh ban cho GX Vĩnh Hòa trong Năm Thánh giáo xứ. Mọi người ra đi trong tâm thức khởi đầu năm hoạt động mới của hội viên Legio

 
Đại Hội Acies tại giáo xứ Tây Ninh
Nguyễn Hữu Lộc
16:23 27/03/2017
Đại Hội Acies tại giáo xứ Tây Ninh

Sáng thứ bảy ngày 25/3/2017, tại Giáo xứ Tây Ninh đã tổ chức mừng kính lễ Truyền Tin và khai mạc Đại hội Acies Curia Tây Ninh. Tham dự đại hội lần này, Giáo xứ Tây Ninh đã chào đón hàng trăm hội viên Legio Mariae từ các giáo xứ trong hạt Tây Ninh quy tụ về.

Xem Hình

Trong khuôn viên rộng lớn và xanh tươi của giáo xứ, các hội viên Legio tay bắt mặt mừng cười nói vui vẻ như những người đi xa lâu ngày gặp lại, như những người con có dịp qui tụ về dưới mái nhà thân yêu của mình.

Đúng 8g30, tất cả hội viên Lêgiô có mặt trong nhà thờ để bắt đầu khai mạc đại hội với phần lần hạt năm sự Vui. Sau đó, mọi người chào đón cha Linh giám Gioan Võ Hoàn Sinh, ngài cũng là chánh xứ Giáo xứ Tây Ninh. Trước khi giảng huấn, cha linh giám có lời chào thân thiện đến với tất cả các hội viên về tham dự Đại hội. Qua lời của cha linh giám, mọi người hiểu thêm rằng: “Ngày lễ Acies là ngày lễ trọng tâm và đầy đủ ý nghĩa nhất của hội đoàn Lêgiô. Trong ngày lễ này không chỉ những thành viên hoạt động mà cả những thành viên tán trợ đều được mời gọi như một đoàn quân dàn trận dưới lá cờ của Đức Maria để sẵn sàng chiến đấu chống lại những tội lỗi làm mất đi ơn cứu rỗi của Thiên Chúa… Nhất là qua lời xin vâng của Mẹ Maria mà chúng ta thấy được lòng thương xót của Chúa rộng lớn biết bao”. Kết thúc huấn từ, cha linh giám cùng với các thành viên lập lại lời hứa dâng mình cho Đức Mẹ.

Đúng 09g00, Thánh lễ Truyền Tin được bắt đầu. Cùng đồng tế với cha linh giám Gioan Võ Hoàn Sinh có cha Stêphanô Nguyễn Văn Ri – Chánh xứ Giáo xứ Phước Điền, cha Gioan Baotixita Bùi Ngọc Điệp - Chánh xứ Giáo xứ Thánh Linh; Cha Dom Nguyễn Thế Trường – Chánh xứ Giáo xứ Suối Dây; Cha Giuse Phạm Minh Hảo – Chánh xứ Giáo xứ Tân Hội; Cha Phaolô Nguyễn Hồng Phong – Chánh xứ Giáo xứ Suối Đá và Cha Giuse Phạm Trường Thành – Phó xứ Tây Ninh. Tham dự Thánh lễ còn có các hội viên Lêgiô và giáo dân trong giáo xứ Tây Ninh.

Chia sẻ Tin Mừng, cha Giuse Chánh xứ Tân Hội cho mọi người cảm nhận được kể từ khi Mẹ Maria “xin dâng” để nhận lời cưu mang Chúa Giêsu, Mẹ đã ý thức sự trao ban của Mẹ. Chúa sinh ra là cho nhân loại chứ không cho riêng mình: “Mẹ thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần từ Thiên Chúa đến và thuộc về Thiên Chúa”. Khi nói lời xin vâng, Đức Maria đã chấp nhận phục vụ cách rộng lượng. Mẹ lại càng đau khổ hơn, nhất là chứng kiến cái chết tủi nhục của con mình trên thập giá. Trong mùa chay Thánh, Cha Giuse cũng mời gọi mọi người hãy sám hối và tin vào Tin Mừng vì Nước Trời đã đến gần. Hãy thống hối, quay trở về với Chúa, với anh em là sứ điệp tình yêu của Chúa Giêsu, cũng là sứ điệp Mùa Chay Thánh năm nay mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người tín hữu sống trong Mùa chay thánh này.

Cha Giuse cũng chia sẽ với lời “Xin vâng” Mẹ cũng đã mời gọi nhân loại, mời gọi mỗi người chúng ta: “Sống yêu thương và phục vụ”. Mẹ mời gọi mọi Kitô hữu hãy noi gương Mẹ, hãy bắt chước Mẹ để Chúa, Con Mẹ hài lòng.

Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Giacôbê Nguyễn Ngọc Chiếu - Trưởng Ban Chấp hành Hội đoàn Lêgiô Tây Ninh, đại diện cho các hội viên trong hội đoàn có lời tri ân đến cha linh giám, quý cha đồng tế, quý tu sỹ, quý ân nhân cùng quý cộng đoàn đã thương giúp đỡ và tạo điều kiện cho hội đoàn tổ chức thánh lễ thật trang trọng và sốt mến.

Bữa tiệc thân mật đã kết thúc chương trình Đại hội Acies và mừng lễ Truyền Tin năm nay. Mọi người chia tay ra về trong tình thân ái, yêu thương và hợp nhất.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc- Ban truyền thông Giáo phận Phú Cường.
 
Cộng Đoàn Lòng Thương Xót Giáo xứ Tân Việt thực thi bác ái mùa chay 2017
Vinh sơn Trần văn Đẩu
21:50 27/03/2017
Để chuẩn bị Mừng Đại lễ Lòng Thương Xót Chúa. Được phép Cha Chánh xứ Đa minh, Cộng đoàn LTX giáo xứ Tân việt đi thăm và chia sẻ bác ái tại Giáo xứ Thanh An tỉnh Bình phước (đồng bào dân tộc Stieng) do Cha Martino Nguyễn Viết Anh Dũng phụ trách.

Xem Hình

Sự hưởng ứng nhiệt tình từ cộng đoàn khiến công việc đầy thuận lợi. Từ những đồng tiền gom góp mỗi ngày, đến những đóng góp chia sẻ từ những người thân, bạn bè. Từ những hy sinh dành dùm quà bánh, đến những vui chơ giải trí. Tất cả được cộng đoàn chung tay góp nhặt cho chuyến bác ái mùa chay này.

5g sáng ngày 27. 3. 2017 trên chuyến xe 45 chỗ Cha con cùng lên đường, quãng đường dài hơn 100 cây số, đủ để chúng tôi dâng lên Chúa chuỗi kinh mân côi cầu cho từng người mọi thành phần dân Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, dẫn đưa và chỉ dạy chúng tôi những việc cần làm. Lời kinh hoà tiếng hát như làn hương trầm trong buổi sớm khiến lòng chúng tôi dâng tràn niềm bình an.

Sau khi ăn lót dạ, chúng tôi phân công những việc cần làm, và tiếp đến những sinh hoạt nhẹ nhàng, mang lại nụ cười, tiếp sức cho những công việc vất vả sắp tới.

9g30 chúng tôi đến nơi, khung cảnh yên bình, không khí mát rưởi của đồng quê làm chúng tôi tỉnh táo hơn.

100 cây số đủ ngăn cách giữa thành phố và miền quê. Đến đây chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh sống thiếu thốn của những người ở vùng xa. Có thể chúng tôi chỉ mang đến cho Họ một nụ cười, một lời hỏi han khi tiếp xúc. Có thể những phần quà chỉ là muối bỏ bể so với những khó khăn mà họ phải chịu. Những hình ảnh này giúp chúng tôi nhìn lại chính mình với những ân huê Chúa ban. Và điều duy nhất chúng tôi có thể làm là dâng lên Lòng Thương Xót Chúa những khó khăn của Họ, phó thác những con người vẫn đươc Chúa xot thương. Chúa sẽ quan phòng những điều tốt đẹp nhất cho Họ dưới sự chăm sóc của vị Mục tử trẻ trung đầy nhiệt huyết, hết lòng lo lắng cho Đoàn chiên.

Cha chánh xứ cùng chúng tôi dâng Thánh lễ tạ ơn, tạ ơn Lòng Thương Xót Chúa đã xót thương đến chúng tôi, tạ ơn Chúa vì những điều kiện Chúa đã ban cho chúng tôi được thể hiện lòng thương xót của Chúa với những anh chị em đang khó khăn, tạ ơn vì những cảm nhận Chúacho chúng tôi được thấy. Của lễ chúng tôi dâng lên bàn thờ là tấm lòng sám hối ăn năn, là những tình yêu thương chúng tôi được nhận.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Xuân Trên Đồi
Richard Drysdale
18:56 27/03/2017
HOA XUÂN TRÊN ĐỒI
Ảnh của Richard Drysdale
Nắng mưa tuân lệnh của Trời
Mưa xuân, nắng ấm: hoa cười khắp nơi.
(bt)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 22/3/2017
VietCatholic Network
19:05 27/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- ĐTC kêu gọi tham gia sáng kiến "24 giờ cho Chúa".

2- Sứ điệp Video ĐTC nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ 2017.

3- ĐTC xin Chúa thứ tha sai sót, thất bại của Giáo Hội trong nạn diệt chủng ở Rwanda.

4- Đại Hội đồng Giám Mục và thư của ĐGH gởi cho giới trẻ.

5- Đức Phanxicô: kỷ niệm năm thứ tư, tạp chí Rolling Stone và thế hệ thiên niên kỷ.

6- Án phong thánh cho một Linh mục Hoa kỳ, từ Tin lành trở lại Công Giáo.

7- Hàng trăm ngàn tín hữu Phương Đông bị tổ chức Hồi Giáo Cực Đoan Daech bách hại.

8- Sau 60 năm phục vụ, các nữ tu Tiểu muội Chúa Giêsu đã rời Afghanistan.

9- ĐHY Oswald Gracias: Công Giáo 100% ở bên các Kitô hữu giai cấp cùng đinh ở Ấn Độ.

10- Phụ nữ Ấn Độ cần được trân trọng.

11- Thánh Ca Mùa Chay: Thánh Giá Nào Cho Con.

Sau đây là phần tin chi tiết:

- Đức Thánh Cha kêu gọi tham gia sáng kiến "24 giờ cho Chúa".

ĐTC kêu gọi các tín hữu sốt sắng tham gia sáng kiến tái khám phá bí tích Hòa Giải tổ chức vào ngày thứ Sáu 23 và thứ Bảy 24 tháng 3, 2017 này. Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư, 22/3/2017 tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC nói:

“Tôi mời gọi tất cả các cộng đoàn hãy sống trong niềm tin tưởng cuộc hẹn vào ngày 23 và 24 tháng 3 này để tái khám phá bí tích Hòa giải: “24 giờ cho Chúa”. Tôi cầu mong rằng năm nay, thời điểm hồng phúc ưu tiên này trong hành trình mùa chay cũng được sống tại bao nhiêu thánh đường để cảm nghiệm cuộc gặp gỡ vui tươi với Lòng Thương Xót của Chúa Cha, Đấng đón tiếp và tha thứ cho tất cả mọi người”.

Sáng kiến ”24 giờ cho Chúa” năm nay có chủ đề là “Ta muốn Lòng Thương Xót”. Năm nay tại Vatican, ĐTC đã cử hành sáng kiến “24 giờ cho Chúa” sớm hơn 1 tuần, vào thứ Sáu 17 tháng 3 vừa qua, với nghi thức thống hối chung và xưng tội và lãnh ơn xá giải cá nhân tại Đền thờ Thánh Phêrô. Tuy nhiên tại các nơi khác ở Roma cũng như trên thế giới, sáng kiến này được cử hành trong hai ngày 23 và 24 tháng 3 như vừa nói.

- Sứ điệp Video Đức Thánh Cha nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ 2017.

ĐTC tái khẳng định: “Giáo Hội và xã hội đang cần người trẻ; với giấc mơ và lòng can đảm, họ có thể làm sụp đổ những bức đường im lìm bất động và mở ra con đường dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn”. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp Video công bố hôm 21/3/2017, nhân dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 32 sẽ được cử hành ở cấp giáo phận vào Chúa Nhật Lễ Lá, ngày 9 tháng 4 tới đây, với chủ đề là câu nói của Mẹ Maria: ”Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những việc trọng đại”. Trong sứ điệp, ĐTC nói:

Với Ngày Quốc Tế giới trẻ sắp tới, chúng ta lên đường tiến về điểm hẹn là Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 34 sẽ được cử hành ở cấp hoàn vũ tại Panama vào năm 2019. Trong hành trình này, Mẹ Maria đồng hành với chúng ta. Vì thế, chủ đề của Ngày Quốc tế giới trẻ năm tới, 2018, là “Hỡi Maria, đừng sợ, vì Trinh Nữ đã được ơn nghĩa với Thiên Chúa” (Lc 1,30), và đề tài cho năm 2019 (tức là năm đại hội ở cấp hoàn vũ) là: “Này tôi là tôi tớ Chúa, xin xảy đến cho tôi theo lời Sứ thần” (Lc 1,38).

Và ĐTC nhắn nhủ các bạn trẻ rằng: “Thiên Chúa cũng đang nhìn và kêu gọi các bạn… Như Thiếu Nữ thành Nazareth, các bạn cũng có thể cải tiến thế giới, để lại một dấu vết trong lịch sử... Giáo Hội và xã hội đang cần các bạn. Với lối tiếp cận, với lòng can đảm, ước mơ và lý tưởng của các bạn, những bức tường im lìm bất động sụp đổ và mở ra những con đường dẫn chúng ta đến một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn, bớt tàn ác và nhân bản hơn”.

- ĐTC xin Chúa thứ tha sai sót, thất bại của Giáo Hội trong nạn diệt chủng ở Rwanda.

Vatican City – Hôm thứ Hai, ngày 20 tháng 3 vừa qua, ĐTC Phanxicô đã tiếp Ông Paul Kagame, Tổng thống Cộng hòa Rwanda Trong cuộc họp với ĐTC, hai bên đã nhắc lại những quan hệ tốt đẹp giữa Vatican và Rwanda. Tòa Thánh cũng đánh giá cao Rwanda đã hồi phục và ổn định tình hình xã hội, chính trị và kinh tế. Đồng thời Tòa Thánh cũng ghi nhận sự hợp tác giữa Nhà nước Rwanda và Giáo Hội địa phương trong công tác hòa giải dân tộc và củng cố hòa bình vì lợi ích chung.

Trong dịp này, ĐGH cũng đã bày tỏ nỗi buồn sâu sắc của Ngài, của Tòa thánh và của Giáo Hội địa phương, trước nạn diệt chủng Tutsi vào năm 1994. Ngài bày tỏ tình liên đới với các nạn nhân và với những người còn tiếp tục chịu đựng những hậu quả của các biến cố thảm khốc đó. Ngài lập lại cử chỉ của ĐGH Gioan Phaolô II trong năm Ân Xá 2000 là xin Chúa tha thứ những tội lỗi và những thất bại của Giáo Hội và các thành viên, trong đó có các linh mục, nam nữ tu sĩ, vì sợ hận thù và bạo lực, đã làm ngơ trước nạn diệt chủng người Tutsi.

Theo số liệu của Agenzia Fides vào thời điểm có nạn diệt chủng tại Rwanda vào năm 1994, có 248 nạn nhân của Giáo Hội điạ phương đã bị giết, trong đó có 3 giám mục, 103 linh mục, còn lại các nam nữ tu sĩ thuộc nhiều dòng tu.

- Đại Hội đồng Giám Mục và thư của Đức Giáo Hoàng gởi cho giới trẻ.

Trong một lá thư mới đây gởi cho giới trẻ, ĐTC loan báo, sẽ có Đại HĐGM về đề tài “giới trẻ, đức tin và ơn gọi”. ĐTC kêu gọi giới trẻ chú ý về vấn đề này vì họ luôn ở trong tâm khảm của Ngài. Ngài viết:

“… Lời Chúa phán cùng Abram đến trong tâm trí của Cha: Hãy rời quê hương của ngươi, cha mẹ và nhà cửa của cha ngươi, đến xứ sở mà ta sẽ ban cho ngươi” (KN 12,1ha)… Chúa muốn nói gì cùng Abram? Chắc chắn không phải là rời bỏ những người thân hay là thế giới này. Đây là một lời mời gọi rất mạnh mẽ, một thách đố, là từ bỏ tất cả mọi sự để đến một vùng đất mới. Vùng đất mới của chúng ta hôm nay là gì? Phải chăng là một xã hội công bằng và đầy nhân tính huynh đệ mà các con hằng ước mơ mà các con muốn thực hiện khắp mọi nơi trên thế giới?”

ĐTC viết thêm, “Giáo Hội muốn lắng nghe tiếng của các con, tình cảm của các con, đức tin cũng như những nghi ngờ và những lời chỉ trích của các con… Thánh Biển Đức khuyên các viện trưởng hãy lắng nghe những người trẻ khi có những quyết định quan trọng, bởi vì Chúa thường cho giới trẻ biết nhiều điều tốt đẹp hơn cả” (Luật BĐ 3,3)… Bởi vậy, trong hướng đi của Đại HĐGM, các Giám Mục và cha mong muốn là những cộng tác viên trong niềm vui của các con (cf.2 Co1,24).

- ĐTC Phanxicô: kỷ niệm năm thứ tư, tạp chí Rolling Stone và thế hệ thiên niên kỷ

Với Đức Phanxicô, vui bao giờ cũng nhiều hơn buồn, đối với cả ngài lẫn các tín hữu và thế giới nói chung, nhất là với thế hệ những người mà người ta gọi là thiên niên kỷ. Claire Giangravè của tạp chí Crux quả quyết như thế vào ngày 10 tháng 3 vừa qua, nhân dịp Tạp Chí Rolling Stone của Ý đăng hình ngài ở trang bìa. Tập chí trên đặt tựa cho tờ bìa là Francis, POP POPE (Đức Phanxicô, Vị Giáo Hoàng Được Người Ta Ưa Thích). Chữ “pop” có nghĩa đầy đủ là “người được nhiều người ưa thích và được họ hiểu dễ dàng”. Định nghĩa này rất thích hợp với Đức Phanxicô, nhất là đối với thế hệ thiên niên kỷ, một thế hệ vốn có đặc điểm ngờ vực quyền lực và các định chế nói chung, nhất là Đạo Công Giáo.

Đức Phanxicô gần gũi với thế hệ thiên niên kỷ một cách rất đặc biệt qua tính “có thật” (realness) của ngài, qua con người bất chấp những gì đã được thiết lập (anti-establishment) của ngài, và qua việc ngài tập chú vào lòng thương xót hiểu như một thực hành bao trùm mọi người.

Cũng nên biết, gần 50% độc giả của tạp chí Rolling Stone thuộc lứa tuổi từ 18 tới 34. Đây chính là thế hệ thiên niên kỷ, những người sinh ra giữa đầu thập niên 1980 và đầu thập niên 2000. Theo một cuộc nghiên cứu của Viện Giuseppe Toniolo, 90% người Ý thuộc thế hệ thiên niên kỷ tin rằng ngài có các kỹ năng thông đạt vĩ đại, 80% thích ngài và 70% cho rằng ngài tạo cảm hứng cho họ.

- Án phong thánh cho một Linh mục Hoa kỳ, từ Tin lành trở lại Công Giáo.

Hồ sơ phong thánh của Cha Paul Wattson, một LM trở lại từ Tin lành, sáng lập Hội dòng thánh Phanxicô đền tội, sắp kết thúc ở cấp giáo phận. Cha Wattson sinh năm 1863 và được thụ phong LM trong Giáo Hội Tin lành Episcopal vào năm 1886. Cha cùng với nữ tu Lurana White của Tin lành Episcopal thành lập Hội dòng thánh Phanxicô đền tội ở Garrison, New York. Hội dòng gồm có các tu huynh và các nữ tu, những người muốn cổ võ sự hiệp nhất Kitô giáo. Khi cha Wattson trở lại Công Giáo vào năm 1909, và được thụ phong Linh mục năm 1910, Hội dòng này cũng chuyển thành Công Giáo. Cha Wattson qua đời năm 1940, hưởng thọ 77 tuổi. HĐGM Hoa kỳ đồng ý việc mở án phong chân phước cho cha Wattson vào tháng 11 năm 2014 và án điều tra chính thức được mở vào tháng 9 năm 2015. Ngày 9 tháng 3 vừa qua, TGP New York đã kết thúc cuộc điều tra phong thánh kéo dài 18 tháng.

- Hàng Trăm Ngàn Tín Hữu Phương Đông Bị Tổ Chức Hồi Giáo Cực Đoan Daech Bách Hại.

Pháp Tấn Xã (AFP) trích thuật nguồn tin của nhà báo Frédéric Pons cáo giác ‘‘tổ chức hồi giáo cực đoan Daech xâm hại nhân phẩm hàng ngàn phụ nữ Công Giáo’’. Báo cáo gửi tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã ghi rõ từng trường hợp bắt cóc, tra tấn, xử tử man rợ phụ nữ nhằm tiêu diệt đạo Công Giáo tại vùng Trung Cận Đông. Hai tổ chức phi chính phủ (ONG) hoạt động nhân đạo cũng đã từng soạn thảo một báo cáo gửi cựu ngoại trưởng John Kerry (dưới thời TT Obama). Báo cáo ghi rõ trong năm 2014 có 126 ngôi thánh đường bị tấn công, 1131 tín hữu bị hạ sát. Một linh mục cho biết Daech đã áp dụng chính sách diệt chủng không khác gì Đức Quốc Xã. Hài nhi vừa sinh ra là bị cách ly khỏi người mẹ Công Giáo, giao cho phụ nữ hồi giáo nuôi nấng để sau này gia nhập đội ngũ khủng bố. Các thiếu nữ Công Giáo bị bắt cóc, sau khi bị kiểm tra trinh tiết bị giao cho các tên đồ tể đạo hồi làm nhục, hoặc bán đi với giá 60 euros cho một thiếu phụ 30-40 tuổi, 160 euros cho một trẻ em từ 1 đến 9 tuổi. Nhà báo Pons cho biết 3 phần 4 những người bị bách hại là vì lý do tôn giáo. Trong số 60 nước hồi giáo, 200 triệu người không được phép giữ đạo Công Giáo, mỗi năm có khoảng 100 ngàn tín hữu tử vì đạo. Mỗi ngày có hơn 270 tín hữu bị tàn sát.

- Sau 60 năm phục vụ, các nữ tu Tiểu muội Chúa Giêsu đã rời Afghanistan.

Kabul, Afghanistan – Vào tháng 2 năm nay, 2 nữ tu “Tiểu muội Chúa Giêsu” cuối cùng ở Kabul, soeur Marianne và Catherine, đã phục vụ ở thành phố này suốt 40 năm, rời Kabul ra đi trong nước mắt. Các nữ tu Tiểu muội đã chấm dứt hoạt động tại Afghanistan, vì thiếu ơn gọi.

Dòng Tiểu muội được mẹ Magdeleine Hutin thành lập và hiện diện tại 60 quốc gia. Năm 1956 các nữ tu dòng này đã đến thành phố Kabul và phục vụ như các y tá trong bệnh viện. Cộng đoàn Kitô hữu tại Kabul chỉ gồm vài chục người, đa số là các nhân viên và quân lính của các tòa đại sứ.

Cha Moretti, phụ trách giáo miền tự quản Afghanistan cho đến năm 2015, chia sẻ: “… Các nữ tu không bao giờ rời Kabul: trong suốt thời gian quân đội Sô viết chiếm đóng, trong thời quân taliban và trong bom đạn.” “Các sơ nhận được nhiều trợ giúp quốc tế và cố gắng đưa các viện trợ này đến cho những người các sơ đang chăm sóc… Năm 2013, một vị tướng của Nato, mỗi Chúa Nhật đã gửi các gói thực phẩm đến cho các sơ, nhưng các sơ, sống nghèo khó, cũng đã phân phát cho những người cần hơn các sơ.” Các sơ nói ngôn ngữ Ba tư, sống như người Afghanistan, ngủ trên đất và mặc quần áo truyền thống. Họ được dân chúng yêu mến và kính trọng. Quân Taliban cũng kính trọng các sơ.

Cha Moretti kết luận: “Các Tiểu muội Chúa Giêsu là những người Afghanistan giữa những người Afghanistan. Ai nhìn thấy các sơ đều không thể không khâm phục họ. Cuộc đời họ là một câu chuyện mà chúng ta phải ngắm nhìn.

- ĐHY Oswald Gracias: Công Giáo 100% ở bên các Kitô hữu giai cấp cùng đinh ở Ấn Độ.

Hôm 18 tháng 3 vừa qua, tại Mumbai, Ấn Độ, đã diễn ra đại hội quốc gia các Kitô hữu giai cấp cùng đinh. ĐHY Oswald Gracias, TGM Mumbai, cùng với 45 chuyên viên thuộc các hệ phái Kitô khác nhau tham dự cuộc gặp gỡ đại kết này. Trong bài thuyết trình, ĐHY Gracias khẳng định các vị lãnh đạo Giáo Hội mong muốn giải quyết các vấn đề của các Kitô hữu giai cấp cùng đinh, là tầng lớp chiếm đa số trong Công Giáo (12 triệu trên tổng số 19 triệu). ĐHY bênh vực phẩm giá của mỗi cá nhân; ngài nói: “Thiên Chúa dựng nên chúng ta bình đẳng với nhau… Thiên Chúa ban ân sủng cho tất cả mọi người, giai cấp cùng đinh hay không cùng đinh. Ngài cho mưa rơi xuống trên người cùng đinh cũng như không cùng đinh. Thiên Chúa không phân biệt đối xử.”

- Phụ nữ Ấn Độ cần được trân trọng.

Tại Ấn Độ, sáng thứ hai ngày 6/3/2017, cảnh sát bang Maharashtra cho biết, đã khám phá thấy trong một ống cống thi hài của khoảng 20 hài nhi phái nữ, nạn nhân của tệ nạn phá thai chọn lọc trong quốc gia này. Các thi hài này đã được tìm thấy cạnh một nhà hộ sinh làng Mhaisal, khi cảnh sát mở cuộc điều tra về cái chết của một phụ nữ 26 tuổi khi bà phá thai tại đây.

Ấn Độ với 1,25 tỷ dân chúng, cấm các thử nghiệm xác định phái tính thai nhi. Người Ấn thường mong sinh con trai, vì tâm thức trọng nam khinh nữ và đồng thời có con gái đồng nghĩa với việc lo lắng của hồi môn khi các thiếu nữ lập gia đình. Chính vì thế, nhiều bà mẹ Ấn Độ đã quyết định phá thai khi biết thai nhi là con gái, mặc dù có lệnh cấm, nhất là tại những vùng thôn quê, nơi mà con trai cũng có nghĩa là người hỗ trợ gia đình về sau này. Ở rất nhiều vùng trong nước Ấn Độ, tệ nạn phá thai trẻ nữ này đã đưa đến hiện tượng thiếu phụ nữ trong xã hội Ấn. Chỉ trong ba năm gần đây, có khoảng 12 triệu thai nhi nữ giới bị phá tại Ấn Độ.

Hiệp ý với toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong hành trình Mùa Chay Thánh, chúng tôi mời quý vị cùng nghe một bản thánh ca mùa Chay của Linh mục Nguyễn Văn Tuyên, mang tựa đề Thánh Giá Nào Cho Con. Ca khúc sẽ được trình bày qua tiếng hát của ca sĩ Lệ Hằng, phần hình ảnh minh họa do J.B. Đặng Minh An thực hiện
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 26/3/2017
VietCatholic Network
19:14 27/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Ánh sáng mới - Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Chúa Nhật IV Mùa Chay.

2- Đức Thánh Cha gặp gỡ hàng ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ Milano

3- Bộ Tuyên Thánh đã thừa nhận phép lạ qua sự can thiệp của hai em chứng kiến Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

4- Cầu cho giới trẻ quảng đại đáp trả ơn gọi sống đời thánh hiến.

5- Phản ứng của Tòa Thánh về vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn.

6- Buổi canh thức cầu nguyện đại kết và quốc tế cho Kitô hữu và dân châu Âu.

7- Đền thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem có nguy cơ bị sụp đổ.

8- Đại Hội Acies Legio Mariae, Sydney.

9- Thánh Ca Mùa Chay: Nếu Tôi Gặp Ngài.

Sau đây là phần tin chi tiết:

- Ánh sáng mới - Kinh Truyền Tin với ĐTC, Chúa Nhật IV Mùa Chay.

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay 26/3/ 2017 tại quảng trường thánh Phêrô, ĐTC quảng diễn ý nghĩa câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành anh mù từ thuở mới sinh. Anh mù không chỉ được sáng mắt mà còn nhận được ánh sáng mới là ánh sáng đức tin.

ĐTC nói: …Trung tâm của Tin Mừng Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay hôm nay là Chúa Giêsu và anh mù từ thưở mới sinh (Ga 9:1-41). Chúa đã chữa lành và phục hồi đôi mắt cho anh… Với phép lạ này, Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta thấy, Ngài là ánh sáng thế gian; mỗi người chúng ta cũng mù từ khi mới sinh, vì cho dù chúng ta được dựng nên để nhận biết Thiên Chúa, nhưng vì tội lỗi nên chúng ta cũng mù lòa, và chúng ta cần một thứ ánh sáng mới, đó là ánh đức tin…

ĐTC nói thêm: Thực tế, câu chuyện về người mù trong Tin Mừng, còn mở ra mầu nhiệm Chúa Kitô. Chúa Giêsu hỏi: “Anh có tin vào Con Người không?” Anh ta đáp lại: “Thưa Thầy, nhưng Người là ai để tôi có thể tin vào Người?”. Chúa Giêsu nói tiếp: “Anh đã thấy Người và Người đang nói với anh.” Anh thưa lại: “Lạy Ngài, con tin” và anh sấp mình thờ lạy Chúa Giêsu. Những điều ấy làm cho chúng ta phải suy nghĩ về đức tin của chúng ta nơi Chúa Kitô, Con Thiên Chúa… Anh mù được chữa lành khi anh nhận ra rằng Chúa Giêsu là ánh sáng, ánh sáng thế gian… Chúng ta cũng đã được Chúa Kitô soi sáng nhờ bí tích rửa tội, và chúng ta được gọi mời hành xử như con cái của sự sáng.., bỏ đi những ánh sáng giả dối: thứ ánh sáng lạnh lùng gây tổn thương cho người khác, … (và) đánh giá sự vật và con người theo tiêu chí lợi nhuận của cá nhân chúng ta… Nếu chúng ta đi theo con đường chỉ biết tìm lợi ích cá nhân, thì chúng ta đang đi trong bóng tối.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC đã ban Phép Lành Tòa Thánh và chào thăm mọi người. ĐTC xũng xin đừng quên cầu nguyện cho Ngài.

- Đức Thánh Cha gặp gỡ hàng ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ Milano.

Trong cuộc gặp gỡ hàng ngàn linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ của Tổng giáo phận Milano, ĐTC kêu gọi các vị đừng sợ thách đố và tình trạng thiểu số của mình. Cuộc gặp gỡ diễn ra sáng ngày 25/3/2017 tại Nhà thờ chính tòa.

Hiện nay, Tổng giáo phận Milano có 1900 linh mục giáo phận, 790 linh mục dòng, 143 phó tế vĩnh viễn, hơn 1.000 tu huynh và 6.210 nữ tu. Trong cuộc gặp gỡ, ĐTC đã giải đáp một vài thắc mắc từ 3 vị đại diện gồm 1 linh mục, một phó tế vĩnh viễn và một nữ tu.

Thắc mắc thứ nhất liên quan đến những ưu tiên các LM cần thực hiện khi phải đối diện với các nhu cầu mục vụ truyền thống và nhu cầu thanh tẩy sự tục hóa đang lan tràn trong xã hội ở Milano. Về thắc mắc này, ĐTC nhắc lại rằng: đời sống Giáo Hội luôn gặp những thách đố… Những thách đố giúp làm cho đức tin chúng ta không trở thành ý thức hệ, tránh được tư tưởng khép kín. Đề cập xã hội đa văn hóa, đa tôn giáo và chủng tộc như ở Milano, ĐTC nhận xét rằng đó cũng là tình trạng của Giáo Hội qua dòng lịch sử. Hiệp nhất trong sự đa diện. ĐTC kêu gọi phân định những thái quá của sự đồng nhất và thái độ duy tương đối, vì hai xu hướng này tìm cách xóa bỏ sự hiệp nhất giữa những khác biệt và lệ thuộc hỗ tương.

Trả lời thắc mắc thứ hai về những đóng góp mà các phó tế vĩnh viễn được kêu gọi cống hiến, ĐTC cảnh giác các tín hữu chú ý đừng coi các phó tế như những người ”nửa linh mục nửa giáo dân”... Coi các phó tế như thế thì sẽ gây hại cho các thầy và tước bỏ sức mạnh đoàn sủng của phó tế. Phó tế là một ơn gọi đặc thù… Có thể nói phó tế là người giữ gìn việc phục vụ trong Giáo Hội. Phục vụ Lời Chúa, phục vụ Bàn Thánh. Sứ mạng, sức mạnh và sự đóng góp của phó tề nhắc nhở cho tất cả chúng ta rằng đức tin … có một chiều kích phục vụ. Phục vụ Thiên Chúa và anh chị em.

Thắc mắc sau cùng, được nêu lên từ mẹ Bề trên tổng quyền dòng các nữ tu Ursuline thánh Carlo, liên quan đến những khó khăn trong việc chọn lựa đối tượng phục vu trước tình trạng các nữ tu ngày càng ít ỏi. Về thắc mắc này, ĐTC mời gọi các nữ tu đừng có thái độ cam chịu vì con số giảm sút. Ngài nói: “Tôi nghĩ các dòng chúng ta không được sinh ra để trở thành đám đông, nhưng trở thành muối và men, góp phần làm cho tập thể dậy lên, để dân Chúa được những gia vị họ đang cần.. Thực tại ngày nay cũng kêu mời chúng ta tái trở thành men và muối đất, kêu mời chúng ta hãy … gắng chiến đấu cho sự hiệp nhất, … lắng nghe thực tại, cởi mở đối với tập thể, với dân thánh của Thiên Chúa, và toàn thể Giáo Hội.

Nhân cuộc gặp gỡ này, ĐTC đã tặng cho tổng giáo phận Milano một chén lễ quí giá. ĐHY Angelo Scola, TGM giáo phận sở tại cũng cho biết, giáo phận tặng ĐTC 55 căn hộ để ngài giúp đỡ các gia đình nghèo.

- Bộ Tuyên Thánh đã thừa nhận phép lạ qua sự can thiệp của hai em chứng kiến Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

Bộ Tuyên Thánh của Vatican đã thừa nhận một phép lạ qua sự can thiệp của Francisco và Jacinta Marto là hai thiếu nhi đã được chứng kiến Đức Mẹ hiện ra tại Fatima vào năm 1917.

Sắc lệnh của bộ Tuyên Thánh được công bố ngày 23 tháng 3 năm 2017 đã được ĐTC Phanxicô phê duyệt. Như thế là đầy đủ điều kiện cho việc phong thánh hai anh em ruột người Bồ Đào Nha. Hai em nhỏ này đã chết khi còn trẻ và đã được ĐGH Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 2000.

Tưởng cũng nên nhắc lại, Đức Mẹ đã hiện ra với 3 trẻ nhỏ là Francisco, Jacinta và Lucia. Francisco và Jacinta Marto chết sớm, còn Lucia Santos vào tu ở dòng kín Carmelite và mất năm 2005. Vào năm 2008, Tòa Thánh mở án phong chân phược cho chị Lucia và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã miễn trừ điều kiện chờ 5 năm sau mới được mở án phong chân phước.

Nhiều người hy vọng ĐTC Phanxicô sẽ chủ sự lễ phong Hiển Thánh cho hai thiếu nhi Francisco và Jacinta trong thánh lễ ngày 13 tháng 5 năm 2017 tới đây tại Fatima, tuy nhiên chưa có thông cáo chính thức nào của Tòa Thánh về vấn đề này.

- Cầu cho giới trẻ quảng đại đáp trả ơn gọi sống đời thánh hiến.

Trong tháng tư tới đây ĐTC mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu Công Giáo toàn thế giới cầu xin cho giới trẻ biết quảng đại đáp trả lại ơn gọi riêng, kể cả sống đời thánh hiến linh mục tu sĩ.

Các thống kê năm 2016 của Toà Thánh cho biết hiện nay trên thế giới Giáo Hội Công Giáo có 1 tỷ 272 triệu tín hữu, chiếm 17,8% tổng số dân toàn thế giới. Từ năm 2005 tới 2014 số tín hữu gia tăng 14,1%.

Liên quan tới hàng giáo sĩ, trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2014, số Giám Mục gia tăng 8,2% với 5.237 vị. Trong cùng thời gian này, số Linh Mục giáo phận và dòng từ 406.411 vị năm 2005 tăng lên 415.792 vị trong năm 2014, nhưng chỉ tăng trong 6 năm đầu, và ba năm cuối lại giảm.

Liên quan tới các Phó tế trong các năm 2005 đến năm 2014, từ 33 ngàn tăng lên 45 ngàn, tức gia tăng 33,5%.

Liên quan tới các tu huynh hơi có suy giảm, từ 54.708 thầy trong năm 2005 xuống còn 54.559 thầy trong năm 2014.

Số đại chủng sinh của Giáo Hội Công Giáo năm 2005 là 114.439 thầy, tăng lên 120.616 thầy trong năm 2011 nhưng lại giảm xuống còn 116.930 thầy trong năm 2014.

- Phản ứng của Tòa Thánh về vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn.

ĐTC Phanxicô đã gửi một điện tín cho ĐHY Vincent Nichols, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Xứ Wales, bày tỏ sự chia buồn của mình với các nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố tại Tòa nhà Quốc hội ở Luân Đôn hôm thứ Tư. Trong điện tín viết thay mặt cho ĐTC, ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, viết:

“… ĐTC Phanxicô bày tỏ sự liên đới trong kinh nguyện của ngài với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi bi kịch này. ĐTC phó dâng những người đã chết cho lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn Năng, và khẩn cầu sức mạnh cũng như bình an của Chúa trên các gia đình của họ đang chịu đau buồn…”

Lúc 2:40 chiều thứ Tư, tên khủng bố Khalid Masood, 52 tuổi, lái một chiếc xe tông vào khách bộ hành trên cầu Westminster, giết chết 2 người và làm bị thương 29 người khác. Tên khủng bố, sau đó, tông xe vào tòa nhà Quốc Hội Anh. Ra khỏi xe với hai con dao, y tấn công một viên chức cảnh sát không vũ trang; viên cảnh sát này bị đâm nhiều nhát nên đã thiệt mạng vì mất nhiều máu. Cảnh sát đã bắn chết tên khủng bố này.

- Buổi canh thức cầu nguyện đại kết và quốc tế cho Kitô hữu và dân châu Âu.

Buổi canh thức cầu nguyện đại kết và quốc tế cho châu Âu đã được cử hành hôm 24/3, tại đền thờ 12 thánh Tông đồ ở Roma, nhân dịp 60 năm các Hiệp ước Roma về hòa bình và cộng tác giữa các dân tộc châu Âu được ký kết.

Buổi canh thức được phát động bởi mạng lưới có tên là “Cùng nhau vì châu Âu”, một mạng lưới có sự tham gia của hơn 300 Cộng đồng và Phong trào Giáo Hội được thành lập gần đây, thuộc các Giáo Hội Kitô khác nhau. Buổi canh thức là sự đóng góp của các Kitô hữu, liên kết trong lời cầu nguyện, cho châu Âu và ghi nhớ 500 năm cuộc cải cách của Martin Luther.

Thông cáo của phong trào Focolari có đoạn viết: “Mục đích của buổi canh thức cầu nguyện đại kết và quốc tế cho châu Âu ở Roma, thành phố chứng kiến buổi ký kết các Hiệp ước đầu tiên, là để chứng minh sự hiệp thông, hòa giải và hiệp nhất là điều khả thể, và cũng để ủng hộ tiến trình hội nhập châu Âu, đang được tiến hành cách khó khăn vì những chướng ngại và chống đối trong sự đa dạng của các quốc gia và ngay cả trong sự chia rẽ của chính các Kitô hữu.”

- Đền thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem có nguy cơ bị sụp đổ.

Giêrusalem, Do Thái – Nhóm các nhà khảo cổ và chuyên viên vừa kết thúc việc tu sửa Edicola, nhà nguyện bên trong đền thờ Mộ Thánh, trên mộ Chúa Giêsu, lên tiếng báo động rằng, nếu không có những can thiệp thích đáng để gia cố nền móng không chắc chắn của đền thờ Mộ Thánh thì nó có nguy cơ bị sụp đổ.

Nhà khảo cổ người Hy lạp Antonia Moropoulou, điều phối viên kỹ thuật của chương trình tu bổ Edicola mới hoàn tất khẳng định rằng, toàn bộ kiến trúc của Nhà thờ Mộ Thánh có thể bị đe dọa bởi sự sụp lún đáng kể của tòa nhà. Và nếu khả năng này trở thành hiện thực thì nó không phải là một quá trình hư hỏng từ từ, nhưng sẽ sụp đổ đột ngột.

Việc gia cố đền thờ Mộ Thánh có chi phí được ước tính khoảng 6.5 triệu đô la; nó cũng khó khăn phức tạp vì tầm quan trọng khảo cổ của vật liệu bên dưới tòa nhà hiện thời. Tòa Thánh đã cam kết tài trợ 500 ngàn đô la cho dự án.

Đền thờ Mộ Thánh được hoàng đế Costantino xây dựng trên nền của một đền thờ thời đế quốc Roma, bị tàn phá phần nào bởi những người Ba tư vào thế kỷ thứ 7, rồi bởi người Fatimidi vào năm 1009. Nhà thờ được xây dựng lại vào giữa thế kỷ thứ 11.

- Đại Hội Acies Legio Mariae, Sydney.

Sáng thứ Bảy ngày 25/3/ 2017, rất đông đủ anh chị em hội viên Hoạt Động và Tán Trợ Legio Mariae thuộc nhiều Giáo phận đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba, Sidney, để tham dự ngày Đại Hội Acies hàng năm của Legio Mariae.

Cha Paul Văn Chi, Linh Giám của hội đã chia sẻ với các anh chị em Hội Viên về ý nghĩa của ngày Đại Hội. Cha nhắc nhở mọi người, năm nay mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima Bồ Đào Nha, quân binh Legio Mariae luôn noi theo gương của Mẹ để phục vụ cho tất cả mọi người.

Trong bài giảng Thánh lễ, Cha Paul Văn Chi nói về bài 3 bài đọc của ngày hôm nay đều vẽ lên chân dung của Đức Mẹ, đặc biệt Phúc Âm của Thánh Luca tường thuật Sứ Thần Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria là Nữ Tướng của chúng ta… Hôm nay chúng ta đều dâng mình cho Mẹ, là phó thác hết cho Mẹ với Mẹ vì Mẹ và cùng Mẹ chúng ta lên đường làm công tác Tông Đồ của Legio Mariae là những người quân binh của Mẹ.

Nhân dịp Đại Hội năm nay, Ban Tổ Chức cũng ra mắt cuốn Kỷ Yếu Legio Mariae Tổng Giáo Phận Sydney. Cuốn sách Kỷ Yếu tóm lược và ghi lại những hình ảnh sinh hoạt của Legio Mariae Sydney từ năm 1991 đến 2017, vừa đúng 25 năm.

Thánh ca mùa chay: Nếu Tôi Gặp Ngài

Để kết thúc Chương Trình Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới hôm nay, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu một bản thánh ca mùa chay mang tựa đề “Nếu Tôi Gặp Ngài” của LM Thành Tâm, phần hình ảnh minh họa do anh Đặng Văn An thực hiện. Bài thánh ca này sẽ được trình bày qua tiếng hát của ca sĩ Như Mai, kính mời quý vị và anh chị em cùng thưởng thức.
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 22 - 28/03/2017: Câu Chuyện “Hãy đếm các vì sao”
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:56 27/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Sẽ là “người Công Giáo vô thần” nếu trái tim ta chai đá

Ước chi hôm nay nghe Tiếng Chúa, các anh chị em đừng cứng lòng nữa. Khi rời xa Thiên Chúa, khi giả điếc làm ngơ trước Lời của Chúa, chúng ta trở nên vô tín hoặc thậm chí chúng ta là người Công Giáo nhưng là “người Công Giáo vô thần”. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 23 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta.

Nếu ngừng nghe Lời Chúa, thì thực tế là chúng ta đang chạy trốn và rời xa Thiên Chúa. Và nếu chúng ta không nghe tiếng Chúa, chúng ta sẽ nghe những tiếng khác. Thực tế cay đắng là, khi ngoảnh mặt làm ngơ, chúng ta trở nên điếc lác trước Lời Chúa.

Tất cả chúng ta, hôm nay dừng lại và nhìn vào cõi lòng mình, để thấy biết bao lần, biết bao lần chúng ta đóng cửa đôi tai và trở nên điếc. Ngay cả một dân tộc, một cộng đồng, ngay cả một cộng đoàn Kitô hữu, một giáo xứ, một giáo phận, đã ngoảnh tai làm ngơ, đã trở nên điếc trước Lời Chúa, để rồi tìm kiếm những tiếng nói khác, những chúa khác, và kết cục là tìm các ngẫu tượng của thế gian này. Khi đó chúng ta rời xa Thiên Chúa hằng sống.

Khi rời xa Thiên Chúa, trái tim chúng ta trở nên khô cứng. Khi không còn lắng nghe, trái tim trở nên khô cứng hơn, khép kín hơn vào chính mình và không thể đón nhận thêm gì nữa. Khi ấy trái tim không chỉ là khép kín mà còn là chai đá.

Khi không còn lắng nghe Lời Chúa, trái tim trở nên chai đá và khép kín, chúng ta đang đánh mất đi sự trung tín, mất đi cảm thức của sự trung thành. Trong bài đọc một trích sách Ngôn sứ Gieremia, Chúa nói: “Sự tín trung đã bị đánh mất”. Và khi ấy, chúng ta là người Công Giáo mà không sống đạo, chúng ta là người Công Giáo ngoại đạo, thậm chí tệ hơn nữa, chúng ta có thể là người Công Giáo vô thần, bởi vì chúng ta không quy chiếu vào tình yêu của Thiên Chúa hằng sống. Không nghe và ngoảnh mặt, điều ấy làm cho con tim của ta ra chai đá, điều ấy dẫn chúng ta đi trên con đường bất trung.

Sự bất trung ấy chứa đầy những lầm lẫn xáo trộn. Đó là con đường gây ra những nhầm lẫn, chẳng hạn như không biết Thiên Chúa ở đâu, không biết có Chúa hay không, hay nhận biết sai lầm và nhầm lẫn giữa Thiên Chúa và ma quỷ. Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi Chúa Giêsu làm phép lạ để cho thấy quyền năng cứu độ của Thiên Chúa, người dân thì vui mừng ca khen, nhưng cũng có những kẻ lại nói: “Ông ta làm điều ấy nhờ quyền năng của Tướng Quỷ”.

Khi không nghe, khi cứng lòng, anh chị em sẽ rơi vào nhiều lầm lạc, anh chị em sẽ không còn tín trung, và kết cục là phạm thượng. Và thực tế, nhiều người quên đi sự tuyệt vời của cuộc gặp gỡ đầu tiên với Thầy Giêsu.

Mỗi người trong chúng ta hôm nay tự hỏi lòng mình: Tôi có biết dừng lại lắng nghe Lời Chúa không? Trái tim tôi có đang chai đá không? Tôi có đang xa lánh Chúa không? Tôi có đánh mất sự tín trung với Thiên Chúa hằng sống không? Tôi có chung sống với các thần tượng hằng ngày đem lại sự nhàm chán không? Tôi có đánh mất niềm vui tuyệt vời của cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giêsu không? Hôm nay là ngày để lắng nghe: “Hôm nay, anh em hãy nghe Lời của Chúa”. Chúng ta hãy cầu nguyện: “Xin cho con đừng cứng lòng nữa”. Chúng ta hãy nài xin ơn ấy, ơn để biết lắng nghe vì trái tim chúng ta hãy còn chai đá.

2. Câu chuyện: Hãy Ðếm Những Vì Sao!

Trong cuốn truyện thuộc loại tự thuật, một người cha ghi lại câu chuyện và những ý nghĩ sau đây:

Một đêm kia, trong lúc đang đọc báo, tôi nghe đứa con gái bé nhỏ của tôi bảo: “Bố ơi, con sẽ đếm xem trên trời có mấy ngôi sao”. Sau đó, tôi nghe giọng nói êm đềm, dễ mến của con tôi bắt đầu đếm: 1, 2, 3, 4... rồi tôi chú tâm vào việc đọc báo, không còn để ý đến những tiếng đếm của nó nữa. Ðến khi đọc xong bài báo, tôi chú ý lắng tai và nghe tiếng đứa con gái tôi vẫn tiếp tục đếm: 223, 224. Ðếm đến đây nó ngừng lại quay sang tôi bảo: “Bố ơi, con không dè trên trời có nhiều sao đến thế”.

Nghe con bình luận như trên, tôi chợt nhớ: Thỉnh thoảng tôi cũng thầm nói với Chúa: “Chúa ơi, để con thử đếm xem con đã nhận lãnh bao nhiêu ơn lành Chúa ban”. Và càng đếm hình như trái tim tôi càng cảm thấy thổn thức, không phải vì âu sầu nhưng vì bị nhiều hồng ân đè nặng. Và tôi cũng thường bật lên lời bình luận như đứa con gái của tôi: “Lạy Chúa, con không dè đời con có nhiều ơn Chúa đến thế!”

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Một trang nhật ký kia cũng mang một nội dung tương tự như những tư tưởng trên: Nếu có ai đưa tôi một đĩa đầy cát và bảo tôi tìm những mảnh sắt bé nhỏ nằm lẫn lộn trên cát, thì với đôi mắt và những ngón tay, tôi khó có lòng tìm ra được những mảnh sắt ấy. Nhưng với một thỏi nam châm tôi có thể dễ dàng và mau lẹ hút ra những vụn sắt nhỏ li ti trộn lẫn trong cát.

Một trái tim vô ân có thể so sánh với đôi mắt trần và những ngón tay vụng về của tôi mò mẫm trên đống cát, không tìm ra những ơn lành Thiên Chúa ban. Nhưng với một trái tim biết ơn, có thể so sánh với một thỏi nam châm, tôi có thể lướt nhanh qua mỗi giây phút của một ngày sống và khám phá ra nhiều hồng ân của Thiên Chúa, với một sự khác biệt là những mảnh sắt nhỏ trong đống cát của Thiên Chúa là những vật quý giá hơn vàng.

Nhiều người sống hời hợt nên thấy cuộc đời cũng như những biến cố xảy ra hằng ngày và những cảnh vật chung quanh mang toàn đen tối và vô giá trị như đất cát. Nhưng với những người sống có chiều sâu, các biến cố, những vật chung quanh, dầu tầm thường nhỏ bé đến đâu cũng là dịp để họ suy niệm và dâng lời cảm tạ: Một nụ hoa hồng chớm nở, những tia nắng trinh nguyên của một buổi sáng đẹp trời, một cái bắt tay thông cảm, một cử chỉ tha thứ, một sự giúp đỡ nho nhỏ.

3. Được tha thứ và thứ tha

Được tha thứ và thứ tha là mầu nhiệm rất khó hiểu. Chúng ta cần cầu nguyện, sám hối và xấu hổ vì tội lỗi mình. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng 21 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta

Trong bài Tin Mừng hôm nay, ông chủ đã tha nợ cho tên đầy tớ, nhưng tên đầy tớ lại không tha nợ cho người bạn. Như thế tên đầy tớ không hiểu được mầu nhiệm của ơn tha thứ.

Nếu tôi hỏi rằng: “Nhưng mà tất cả các anh đều là những kẻ tội lỗi?” – “Vâng, thưa cha, đúng thế.” – “Các anh có muốn được tha tội không?” – “Nào chúng ta thực hành việc xưng tội!” – “Và thế là bạn đi xưng tội.” – “Nhưng rồi, bạn đi xưng thú tội lỗi với vị linh mục, vị linh mục ban phép tha tội kèm theo lời khuyên đọc ba kinh Kính Mừng, và rồi bạn ra về trong bình an.” Nhưng mà bạn không hiểu! Vì bạn chỉ đi xưng tội giống như kiểu các nhân viên làm nhiệm vụ trong công sở. Vì bạn không xấu hổ về những gì sai trái bạn làm. Bạn thấy một số điều trong lương tâm mình, nhưng bạn đã sai khi tin rằng, tòa giải tội giống như một cửa hàng giặt đồ để tẩy xóa những vết bẩn. Vấn đề ở chỗ, bạn không thể xấu hổ về tội lỗi mình.

Khi người ta nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa, thì có sự biến đổi trong cõi lòng họ. Họ có thể ý thức được sự biến đổi trong tâm hồn mình, hay là, thay vào đó, lại đi ra và tìm một người bạn để bắt đầu nói xấu về người khác và rồi tiếp tục phạm tội. Thực sự, tôi chỉ có thể tha thứ khi tôi cảm thấy mình được thứ tha.

Nếu bạn không ý thức được, không cảm nghiệm được rằng, bạn được tha thứ, thì không bao giờ không đời nào bạn có thể thứ tha. Luôn luôn cần có thái độ tha thứ trong hành xử với tha nhân. Tha thứ là tất cả. Tha thứ tất cả. Nhưng tôi có thể làm được như thế, chỉ khi tôi cảm nhận được tội lỗi của bản thân, chỉ khi tôi biết xấu hổ và nài xin ơn tha thứ của Thiên Chúa. Và khi ấy, tôi có thể kinh nghiệm được ơn tha thứ từ Thiên Chúa là Cha, và rồi tôi có thể tha thứ cho người khác. Bằng không, chẳng bao giờ tôi có thể tha thứ. Chúng ta không thể. Tại sao? Vì tha thứ thực sự là một mầu nhiệm.

Trong câu chuyện của bài Tin Mừng, sau khi được ông chủ tha nợ, người đầy tớ ra đi và bắt nợ người bạn. Người đầy tớ tỏ ra thông minh nhưng lại không hiểu lòng hảo tâm của ông chủ. Chúng ta cũng thế, biết bao lần chúng ta ra khỏi tòa giải tội, và cảm thấy việc xưng thú của mình. Nhưng rồi… Khi làm giống như người đầy tớ, chúng ta không đón nhận ơn tha thứ, nhưng tựa như một thói giả hình đi ăn cắp sự tha thứ.

Hôm nay chúng ta được mời gọi đến với Chúa, để xin ơn hiểu được “tha bảy mươi lần bảy” nghĩa là gì. Để xin ơn biết xấu hổ trước nhan Chúa. Đó thực sự là ơn rất lớn! Xấu hổ vì tội lỗi mình, và đón nhận ơn tha thứ, để rồi sau đó nhận ơn quảng đại tha thứ cho tha nhân. Bởi vì, Chúa đã tha thứ cho tôi quá nhiều, chẳng lẽ tôi lại không thứ tha cho anh chị em tôi?

4. Thánh Giuse giúp chúng ta có khả năng ước mơ những gì cao đẹp

Thánh Giuse giúp cho người trẻ có khả năng mơ ước, và dám chấp nhận những khó khăn thách đố gặp phải trong những ước mơ ấy. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng 20 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta

Thánh Giuse vâng lời sứ thần hiện ra trong giấc mơ. Thánh nhân trỗi dậy, đón nhận Maria về nhà mình, vì Mẹ đã chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse là người thầm lặng và vâng phục. Thánh nhân đã mang lấy trọng trách về lời hứa Thiên Chúa dành cho dân.

Người đàn ông này, con người có tên Giuse ấy, con người mơ mộng ấy, đã có thể chấp nhận trách nhiệm ấy, có thể đón nhận kế hoạch lớn lao. Con người ấy có rất nhiều điều để nói với chúng ta trong thời đại này, một thời đại với cảm giác mãnh liệt về sự mồ côi. Thánh nhân đã nhận lấy lời hứa của Thiên Chúa, đã đón lấy lời lứa ấy trong thinh lặng và can đảm, và rồi đưa lời hứa đến chỗ hoàn thành như Thiên Chúa muốn.

Thánh Giuse là người có thể nói cho chúng ta nhiều điều bằng một thứ ngôn ngữ không lời. Ngài là con người ẩn dật, thầm lặng. Ngài cho thấy thẩm quyền được thể hiện mạnh nhất ngay khi dường như không thấy. Những gì Thiên Chúa trao phó cho tâm hồn của thánh nhân, dường như là “những thứ rất yếu đuối”. Đó là những lời hứa và lời hứa ấy tỏ ra rất yếu ớt. Sau đó, một trẻ thơ chào đời, cuộc trốn chạy sang Aicập, đó là những hoàn cảnh khó khăn và yếu đuối. Thế mà thánh nhân đã mang lấy tất cả trong trái tim mình, và ra sức thực hiện những gì yếu hèn ấy với tất cả sự hiền từ nhân hậu, sự hiền từ ẵm lấy một trẻ thơ.

Con người Giuse ấy, người đàn ông ấy không nói nhưng đã vâng phục. Ngài là con người của sự hiền lành, người có khả năng thực hiện lời hứa, có khả năng làm cho lời hứa thành khả tín thành chắc chắn và đảm bảo cho việc hoàn thành lời hứa ấy. Thánh nhân trở thành người bảo vệ cho sự vững bền của Nước Thiên Chúa. Thánh nhân trở thành cha nuôi của Con Một Thiên Chúa. Tôi thích nghĩ về thánh Giuse là Đấng bảo trợ những ai yếu hèn, và ngay cả Ngài bào chữa cho những yếu đuối của chúng ta. Để rồi chúng ta có thể ra khỏi những yếu đuối và tội lỗi, mà làm nảy sinh biết bao điều tốt đẹp.

Thánh Giuse là Đấng gìn giữ những ai yếu đuối, để họ có thể trở nên vững mạnh trong đức tin. Nhiệm vụ này Ngài đã nhận được ngay từ trong giấc mơ. Ngài là người có khả năng mơ ước. Ngài là người bảo vệ giấc mơ của Thiên Chúa. Ước mơ của Thiên Chúa là cứu độ tất cả chúng ta, là cứu chuộc chúng ta. Thánh nhân ôm lấy ước mơ của Thiên Chúa vào cuộc đời mình. Người thợ mộc vĩ đại này! Ngài là người lặng thầm, luôn làm việc, luôn giữ gìn bảo bọc, mang lấy những gì là yếu đuối và Ngài là con người có khả năng mơ ước.

Hôm nay, cha mời gọi tất cả chúng ta hãy có khả năng mơ ước, bởi vì khi chúng ta mơ ước những gì cao đẹp, những gì tốt lành, chúng ta sẽ tiến gần hơn đến ước mơ của Thiên Chúa, tiến gần hơn đến những gì Thiên Chúa mơ ước nơi mỗi người chúng ta. Các bạn trẻ hãy có khả năng mơ ước, hãy có khả năng mang lấy những khó khăn thách đố gặp phải trong những ước mơ ấy. Nguyện xin cho tất cả chúng ta lòng tin ngày thêm lớn mạnh trong sự âm thầm bé nhỏ.