Phụng Vụ - Mục Vụ
Làm Người Đánh Thức
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:15 27/03/2020
Chúa Nhật V Mùa Chay A
“Lazarô, bạn của chúng ta đang ngủ; tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy dậy.” (Ga 11,11). Vì không hiểu ngụ ý của Chúa Giêsu, các tông đồ đã phản ứng cách tự nhiên:
“Nếu anh ấy đang ngủ thì tự khắc sẽ dậy”. Chúa Giêsu đã từng có lần nói về tình trạng một người đã chết như là đang ngủ, chẳng hạn với cô bé gái con ông Giairô, viên trưởng Hội đường (x.Mc 6,39). Như thế, việc làm cho một ai đó sống lại từ cõi chết được Chúa ví như là đánh thức họ dậy. Và chúng ta cũng có thể loại suy cách nào đó rằng khi đánh thức một ai đó là giúp họ lại được sống hay được sống lại đúng phẩm vị của mình.
Những người cần được đánh thức là những người đang ngủ mê.
-Trong những hạnh phúc trần thế chóng qua: Những thiện hảo đời này thật đáng quý nhưng chúng không thể lấp đầy ước vọng của con người. Dù cho đủ đầy những thành công về danh vị hay lợi lộc vật chất thì mọi sự rồi sẽ qua đi khi mà tuổi già chợt đến. Đặc biệt khi cái chết cận kề thì người ta mới nghiệm ra rằng chẳng có thể lấy gì mà mua được sự sống và mạng sống thật đáng quý biết bao. Có thể nói kiếp người là một chuỗi băn khoăn lo lắng mãi cho đến khi nghỉ yên trong lòng đất lạnh. Thế nhưng, tình trạng quá mãi lo lắng băn khoăn chính là một trong những hình thái mê ngủ vậy.
-Trong sự ganh đua hơn thiệt, được mất: Cái được, cái thua, cái mất, cái thắng ở đời này chỉ là tương đối. Rất nhiều khi những tưởng rằng thắng mà hoá thua, nghĩ rằng được mà lại mất. Nhiều vận động viên thể dục, thể thao trong các cuộc thi tài đã nghiệm thấy việc chiến thắng bản thân mới là điều quan trọng nhất. Và sự thật này thường được đón nhận khi người ta chiến bại hơn là chiến thắng.
2. Cùng với Đức Kitô, xin làm người đánh thức tha nhân. Một sự thật hiển nhiên dễ dàng đón nhận đó là sẽ chẳng một ai thoát được cái chết. Sự chết là một hiện tượng tất yếu của mọi loài xét như là sinh vật. Đã có sinh, thời có tử. Thế nhưng, cái chết là một sự thật mà con người, sinh vật bậc cao thường khó chấp nhận, đúng hơn là khó đón nhận vì luôn có đó khát vọng được trường sinh bất tử nơi lòng người. Chúa Kitô đã từng mời gọi “hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,27). Để làm được điều này thì hãy tin vào Người là Đấng Thiên Chúa sai đến. Vì chính Người là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Người, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Người thì sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25-26). Tin vào Chúa Kitô là sống như Người đã sống “không phải đến để được người ta hầu hạ, nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28). Tin vào Chúa Kitô là đón nhận lời Người và đem ra thực hành trong cuộc sống.
Để làm người đánh thức tha nhân thì cùng với Chúa Kitô, chúng ta cần:
- Ra đi: Ra đi khỏi sự yên ổn cá nhân mình, ra đi khỏi tình yêu vị kỷ và dĩ nhiên là chấp nhận bao gian khó đang chờ phía trước. Tông đồ Tôma đã giận lẫy với các bạn: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy” (Ga 11,16).
-Có tấm lòng xót thương: Thấy Chúa Giêsu khóc thương Lazarô, “người Do Thái mới nói: “Kìa xem ! Ông ta thương Lazarô biết mấy” (Ga 11,35). Thiếu một trái tim biết thao thức trước hạnh phúc của tha nhân, biết thổn thức trước đau khổ của đồng loại thì đừng mong đánh thức được một ai.
-Đặt niềm tin vào quyền năng của Thiên Chúa: “Chúa Giêsu ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con…” (Ga 11,41). Chính nhờ và với quyền năng của Thiên Chúa thì những sự tốt lành mới tỏ hiện. Quả thật, chúng ta không thể đánh thức lòng người nếu không có ân sủng Chúa độ trì.
Thức tỉnh là một trong những đề tài được nhiều nhà đạo đức hôm nay nói đến. Mãi mê thế sự là một biểu hiện của con người mọi thời, đặc biệt thời đại hôm nay. Thỉnh thoảng người ta chợt bừng tỉnh khi đối diện với cái chết của người này, người kia hoặc đối diện với cái chết đang cận kề mình. Thế nhưng những thời khắc thức tỉnh ấy rất dễ thoáng qua hay là quá bất chợt và kết quả thu được chẳng là bao. Chính vì thế mãi rất cần những con người đánh thức tha nhân. Chúa Kitô đã tiên phong, bạn và tôi, chúng ta có sẵn sàng tiếp bước Người để làm người đánh thức không? Ước gì chúng ta góp với Đấng Cứu độ một tay làm cho nhân trần bừng tỉnh về sự sống trường sinh mà chúng ta thường tuyên xưng: “Tôi tin có sự sống đời đời”. Chính khi biết hướng đến sự sống đời đời thì con người sẽ biết sống sự sống đời này cách hữu ích và có ý nghĩa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
“Lazarô, bạn của chúng ta đang ngủ; tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy dậy.” (Ga 11,11). Vì không hiểu ngụ ý của Chúa Giêsu, các tông đồ đã phản ứng cách tự nhiên:
“Nếu anh ấy đang ngủ thì tự khắc sẽ dậy”. Chúa Giêsu đã từng có lần nói về tình trạng một người đã chết như là đang ngủ, chẳng hạn với cô bé gái con ông Giairô, viên trưởng Hội đường (x.Mc 6,39). Như thế, việc làm cho một ai đó sống lại từ cõi chết được Chúa ví như là đánh thức họ dậy. Và chúng ta cũng có thể loại suy cách nào đó rằng khi đánh thức một ai đó là giúp họ lại được sống hay được sống lại đúng phẩm vị của mình.
Những người cần được đánh thức là những người đang ngủ mê.
-Trong những hạnh phúc trần thế chóng qua: Những thiện hảo đời này thật đáng quý nhưng chúng không thể lấp đầy ước vọng của con người. Dù cho đủ đầy những thành công về danh vị hay lợi lộc vật chất thì mọi sự rồi sẽ qua đi khi mà tuổi già chợt đến. Đặc biệt khi cái chết cận kề thì người ta mới nghiệm ra rằng chẳng có thể lấy gì mà mua được sự sống và mạng sống thật đáng quý biết bao. Có thể nói kiếp người là một chuỗi băn khoăn lo lắng mãi cho đến khi nghỉ yên trong lòng đất lạnh. Thế nhưng, tình trạng quá mãi lo lắng băn khoăn chính là một trong những hình thái mê ngủ vậy.
-Trong sự ganh đua hơn thiệt, được mất: Cái được, cái thua, cái mất, cái thắng ở đời này chỉ là tương đối. Rất nhiều khi những tưởng rằng thắng mà hoá thua, nghĩ rằng được mà lại mất. Nhiều vận động viên thể dục, thể thao trong các cuộc thi tài đã nghiệm thấy việc chiến thắng bản thân mới là điều quan trọng nhất. Và sự thật này thường được đón nhận khi người ta chiến bại hơn là chiến thắng.
2. Cùng với Đức Kitô, xin làm người đánh thức tha nhân. Một sự thật hiển nhiên dễ dàng đón nhận đó là sẽ chẳng một ai thoát được cái chết. Sự chết là một hiện tượng tất yếu của mọi loài xét như là sinh vật. Đã có sinh, thời có tử. Thế nhưng, cái chết là một sự thật mà con người, sinh vật bậc cao thường khó chấp nhận, đúng hơn là khó đón nhận vì luôn có đó khát vọng được trường sinh bất tử nơi lòng người. Chúa Kitô đã từng mời gọi “hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,27). Để làm được điều này thì hãy tin vào Người là Đấng Thiên Chúa sai đến. Vì chính Người là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Người, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Người thì sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25-26). Tin vào Chúa Kitô là sống như Người đã sống “không phải đến để được người ta hầu hạ, nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28). Tin vào Chúa Kitô là đón nhận lời Người và đem ra thực hành trong cuộc sống.
Để làm người đánh thức tha nhân thì cùng với Chúa Kitô, chúng ta cần:
- Ra đi: Ra đi khỏi sự yên ổn cá nhân mình, ra đi khỏi tình yêu vị kỷ và dĩ nhiên là chấp nhận bao gian khó đang chờ phía trước. Tông đồ Tôma đã giận lẫy với các bạn: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy” (Ga 11,16).
-Có tấm lòng xót thương: Thấy Chúa Giêsu khóc thương Lazarô, “người Do Thái mới nói: “Kìa xem ! Ông ta thương Lazarô biết mấy” (Ga 11,35). Thiếu một trái tim biết thao thức trước hạnh phúc của tha nhân, biết thổn thức trước đau khổ của đồng loại thì đừng mong đánh thức được một ai.
-Đặt niềm tin vào quyền năng của Thiên Chúa: “Chúa Giêsu ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con…” (Ga 11,41). Chính nhờ và với quyền năng của Thiên Chúa thì những sự tốt lành mới tỏ hiện. Quả thật, chúng ta không thể đánh thức lòng người nếu không có ân sủng Chúa độ trì.
Thức tỉnh là một trong những đề tài được nhiều nhà đạo đức hôm nay nói đến. Mãi mê thế sự là một biểu hiện của con người mọi thời, đặc biệt thời đại hôm nay. Thỉnh thoảng người ta chợt bừng tỉnh khi đối diện với cái chết của người này, người kia hoặc đối diện với cái chết đang cận kề mình. Thế nhưng những thời khắc thức tỉnh ấy rất dễ thoáng qua hay là quá bất chợt và kết quả thu được chẳng là bao. Chính vì thế mãi rất cần những con người đánh thức tha nhân. Chúa Kitô đã tiên phong, bạn và tôi, chúng ta có sẵn sàng tiếp bước Người để làm người đánh thức không? Ước gì chúng ta góp với Đấng Cứu độ một tay làm cho nhân trần bừng tỉnh về sự sống trường sinh mà chúng ta thường tuyên xưng: “Tôi tin có sự sống đời đời”. Chính khi biết hướng đến sự sống đời đời thì con người sẽ biết sống sự sống đời này cách hữu ích và có ý nghĩa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
Mầu nhiệm sự đau khổ
Lm. Văn Minh, CSJB
09:27 27/03/2020
Chúng ta thấy rõ nan đề về sự đau khổ luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt dòng lịch sử nhân loại. Suy gẫm về việc nhân loại thất bại trong việc ngăn chặn sự ác và đau khổ khiến cho nhiều người hoài nghi về sự toàn năng của Thiên Chúa.
Trong khi con người gặp đau khổ, họ sẽ thường đặt câu hỏi rằng Chúa đang ở đâu? Các học giả Do thái trả lời họ không biết, một số cho rằng Thiên Chúa đang ẩn mình, Thiên Chúa im lặng, Thiên Chúa vắng mặt hoặc Thiên Chúa đã chết. Số khác cho rằng Chúa đã ở đó chịu đau khổ và cùng khóc than với họ. Lại có kẻ cho rằng Thiên Chúa không hề tồn tại.
Vấn nạn được đặt ra là liệu Thiên Chúa có toàn năng và toàn thiện không? Ngài có thể ngăn chặn sự dữ và đau khổ không? Nếu không thì Ngài có còn được gọi là toàn năng không? Thiên Chúa có muốn ngăn chặn sự dữ và đau khổ không? Nếu Ngài không muốn thì có còn là Thiên Chúa tình yêu không? Nếu Chúa muốn thì tại sao đau khổ vẫn tiếp tục hoành hành? Dưới đây là các quan điểm của một số trường phái thần học:
Thần học truyền thống chủ trương rằng Thiên Chúa không cứu chúng ta trực tiếp, Ngài đã tạo ra thế giới này với luật tự nhiên, ý chí tự do của con người và cho phép thảm hoạ xảy ra.
Các trường phái khác lại cho rằng Chúa cho phép sự dữ và đau khổ là để trừng phạt tội lỗi của con người. Đau khổ thử nghiệm đức tin và nhân cách, giúp giáo dục nhân cách con người, rèn luyện và thanh luyện linh hồn vì hạnh phúc Nước Trời của họ. Thiên Chúa tôn trọng ý chí tự do của con người và vì thế Ngài để họ tự do chọn lựa điều lành hay điều dữ. Nếu Ngài bắt buộc họ phải làm điều lành đi ngược lại tự do ý chí tự do của họ thì họ sẽ chỉ là những người máy hay con rối do Ngài điều khiển, và do đó họ không thể có công hay tội gì nữa. Phẩm giá con người vì thế mà kém đi. Con người ta nếu không đối diện với nghịch cảnh và thử thách thì không có nghị lực và không bao giờ trưởng thành.
Nhưng Thiên Chúa vẫn hướng dẫn con người làm lành lánh dữ qua lương tâm của họ, qua các lời giảng dạy của các hiền nhân và nhất là qua Lời của Ngài. Lời đó được thể hiện cụ thể nơi Đức Giêsu. Thiên Chúa hướng dẫn con người qua ân sủng và sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng soi sáng và hướng dẫn chúng ta thực thi thánh ý Chúa. Khi con người làm điều dữ, Chúa lại đổi nó thành điều lành. Ta đã từng thấy trong Thánh Kinh, ông Giuse, con ông Giacóp, bị bán cho người Ai Cập, làm nô lệ và sống khổ cực, nhưng Chúa đã nâng ông lên làm tể tướng của nước này và nhờ đó ông đã cứu giúp gia đình ông và đồng bào ông khỏi cơn đói khủng khiếp. Những người Việt Nam và nhiều sắc tộc khác trên thế giới phải từ bỏ quê hương xứ sở mà ra đi, thì nhiều người trong số họ lại được thay đổi cuộc đời và nhờ đó họ lại giúp đỡ cho thân nhân và đồng bào của họ. Các nhà lãnh đạo Do Thái giáo đã xử tử Chúa Giêsu cách tàn bạo và bất công, nhưng Thiên Chúa lại biến đổi cái chết đó thành nguồn mạch ơn cứu độ của nhân loại. Lại nữa, các tín hữu Kitô giáo khi chịu sự bách hại, họ lại ra đi và đem ánh sáng tin mừng đến cho muôn dân.
Có người cho rằng Thiên Chúa là tác giả của sự dữ, nhưng thánh Tôma Aquinô quả quyết rằng Thiên Chúa không bao giờ làm điều ác để gây tổn hại cho các thụ tạo do Ngài dựng nên. Điều ác đi nghịch với bản tính của Thiên chúa là Đấng toàn thiện. Ngài yêu thương hết thảy loài thụ tạo do ngài dựng nên. Ngài hằng săn sóc chúng qua việc quan phòng của Ngài. Khi bàn về sự đau khổ, thánh nhân đặt việc Thiên Chúa quan phòng toàn thể loài thụ tạo trong một bối cảnh toàn cục. Khi có những thiệt hại nhỏ thì ta nên nhìn đến các ích lợi chung khác.
Các thiên tai xảy ra là nằm trong quy luật của tự nhiên. Bão tố sấm sét xem ra gây nhiều thiệt hại nhưng nó lại giúp điều hoà nhiệt độ, làm mát trái đất và làm sạch không khí. Chúng còn đem lại nước mưa cho những nơi hạn hán. Sấm chớp giúp cân bằng từ trường trái đất và do đó bảo vệ tầng Ozone. Nhờ tầng Ozone này mà các sinh vật mới có thể sinh tồn dưới sức huỷ hoại của tia tử ngoại xuất phát từ mặt trời. Sấm chớp tạo ra muối Nitrat giúp cải thiện chất dinh dưỡng cho đất trồng trọt. Ông cha ta có câu: "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên." Sấm sét lại giúp con người tìm ra nguồn nước ngầm và quặng mỏ để khai thác. Nó còn giúp các nhà khoa học dự đoán được lượng mưa. Ngoài ra sấm sét còn tạo ra một nguồn năng lượng khổng lồ. Trong tương lai có thể con người biết lợi dụng nguồn năng lượng này để phục vụ cho những tiện ích của cuộc sống. Nếu bàn thêm nữa thì e rằng còn rất nhiều hiện tượng thiên nhiên mà ta cho là thiên tai, kỳ thực vẫn nằm trong quy luật thiên nhiên mà Đấng Tạo Hoá đã dựng nên để quan phòng các loài thụ tạo trên bình diên toàn cục. Chỉ có điều trí khôn con người vẫn chưa hiểu hết được nó. Tìm hiểu thiên nhiên để khai thác lợi ích và tránh tác hại của các hiện tượng này vẫn là công việc mà Đấng Tạo Hoá đã giao cho con người trông nom quản lý địa cầu này.
Đứng trước sự đau khổ mà nhiều người phải chịu, thần học gia Moltmann nhấn mạnh: "chỉ có Thiên Chúa chịu đau khổ" mới có thể chia sẻ và hiệp thông với họ để cứu họ và cứu thế giới. Nhị Nguyên thuyết tin rằng Thiên Chúa không thể đau khổ. Các thần học gia Âu châu thì lại tuyên xưng rằng Chúa Giêsu, đấng chịu đóng đinh, là Ngôi Hai trong ba Ngôi Thiên Chúa, do mầu nhiệm Ngôi hiệp (sự kết hợp giữa Thiên tính và Nhân tính nơi Đức Kitô), Ngôi Hai Thiên Chúa đã chia sẻ sự thống khổ của Nhân tính Đức Kitô. Quan điểm truyền thống cho rằng Thiên Chúa không sở hữu cách mà nhân loại chịu đau khổ. Nhưng điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa có thể chịu đau khổ theo cách của Ngài. (Xem: Elizabeth A. Johnson, She Who Is: The Mystery of God in Feminist Theological Discourse (New York: Crossroad, 1992), 251–52.)
Khi ta muốn chia sẻ nỗi đau của người khác, cách tốt nhất vẫn là giúp họ cùng chia sẻ nỗi đau với Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Người tín hữu theo giới răn thứ năm không tự tìm đến đau khổ, nhưng khi đã không tránh được hay phải chịu vì một mục đích cao cả nào đó, nếu họ chấp nhận kết hiệp với sự đau khổ của Đức Kitô trên thập giá, họ sẽ biến khổ đau thành nguồn mạch ơn cứu độ cho riêng họ và cho tha nhân nhờ vào công nghiệp của Chúa Kitô. Dưới giác độ này, các bệnh nhân không phải là những người ăn hại, nhưng họ vẫn có thể giúp nhiều linh hồn thoát khỏi hình phạt hoả ngục đời đời.
Tắt một lời, dù sự dữ đã xảy ra thì Thiên Chúa không bao giờ là tác giả của nó. Ngài cho phép nó xảy ra vì ích lợi của các linh hồn. Tội lỗi gây ra đau khổ nhưng Chúa sẽ hoán đổi nó thành điều lành. Điều đó chứng tỏ Ngài vẫn luôn yêu thương chăm sóc chúng ta. Cách mà chúng ta tiếp nhận và hoá giải đau khổ sẽ giúp ta hưởng được những điều lành đó. Đau khổ mà loài người phải chịu không là gì cả nếu đem ra so sánh với phần thưởng nước Trời là phần thưởng đời đời vô cùng vô tận.
Trong khi con người gặp đau khổ, họ sẽ thường đặt câu hỏi rằng Chúa đang ở đâu? Các học giả Do thái trả lời họ không biết, một số cho rằng Thiên Chúa đang ẩn mình, Thiên Chúa im lặng, Thiên Chúa vắng mặt hoặc Thiên Chúa đã chết. Số khác cho rằng Chúa đã ở đó chịu đau khổ và cùng khóc than với họ. Lại có kẻ cho rằng Thiên Chúa không hề tồn tại.
Vấn nạn được đặt ra là liệu Thiên Chúa có toàn năng và toàn thiện không? Ngài có thể ngăn chặn sự dữ và đau khổ không? Nếu không thì Ngài có còn được gọi là toàn năng không? Thiên Chúa có muốn ngăn chặn sự dữ và đau khổ không? Nếu Ngài không muốn thì có còn là Thiên Chúa tình yêu không? Nếu Chúa muốn thì tại sao đau khổ vẫn tiếp tục hoành hành? Dưới đây là các quan điểm của một số trường phái thần học:
Thần học truyền thống chủ trương rằng Thiên Chúa không cứu chúng ta trực tiếp, Ngài đã tạo ra thế giới này với luật tự nhiên, ý chí tự do của con người và cho phép thảm hoạ xảy ra.
Các trường phái khác lại cho rằng Chúa cho phép sự dữ và đau khổ là để trừng phạt tội lỗi của con người. Đau khổ thử nghiệm đức tin và nhân cách, giúp giáo dục nhân cách con người, rèn luyện và thanh luyện linh hồn vì hạnh phúc Nước Trời của họ. Thiên Chúa tôn trọng ý chí tự do của con người và vì thế Ngài để họ tự do chọn lựa điều lành hay điều dữ. Nếu Ngài bắt buộc họ phải làm điều lành đi ngược lại tự do ý chí tự do của họ thì họ sẽ chỉ là những người máy hay con rối do Ngài điều khiển, và do đó họ không thể có công hay tội gì nữa. Phẩm giá con người vì thế mà kém đi. Con người ta nếu không đối diện với nghịch cảnh và thử thách thì không có nghị lực và không bao giờ trưởng thành.
Nhưng Thiên Chúa vẫn hướng dẫn con người làm lành lánh dữ qua lương tâm của họ, qua các lời giảng dạy của các hiền nhân và nhất là qua Lời của Ngài. Lời đó được thể hiện cụ thể nơi Đức Giêsu. Thiên Chúa hướng dẫn con người qua ân sủng và sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng soi sáng và hướng dẫn chúng ta thực thi thánh ý Chúa. Khi con người làm điều dữ, Chúa lại đổi nó thành điều lành. Ta đã từng thấy trong Thánh Kinh, ông Giuse, con ông Giacóp, bị bán cho người Ai Cập, làm nô lệ và sống khổ cực, nhưng Chúa đã nâng ông lên làm tể tướng của nước này và nhờ đó ông đã cứu giúp gia đình ông và đồng bào ông khỏi cơn đói khủng khiếp. Những người Việt Nam và nhiều sắc tộc khác trên thế giới phải từ bỏ quê hương xứ sở mà ra đi, thì nhiều người trong số họ lại được thay đổi cuộc đời và nhờ đó họ lại giúp đỡ cho thân nhân và đồng bào của họ. Các nhà lãnh đạo Do Thái giáo đã xử tử Chúa Giêsu cách tàn bạo và bất công, nhưng Thiên Chúa lại biến đổi cái chết đó thành nguồn mạch ơn cứu độ của nhân loại. Lại nữa, các tín hữu Kitô giáo khi chịu sự bách hại, họ lại ra đi và đem ánh sáng tin mừng đến cho muôn dân.
Có người cho rằng Thiên Chúa là tác giả của sự dữ, nhưng thánh Tôma Aquinô quả quyết rằng Thiên Chúa không bao giờ làm điều ác để gây tổn hại cho các thụ tạo do Ngài dựng nên. Điều ác đi nghịch với bản tính của Thiên chúa là Đấng toàn thiện. Ngài yêu thương hết thảy loài thụ tạo do ngài dựng nên. Ngài hằng săn sóc chúng qua việc quan phòng của Ngài. Khi bàn về sự đau khổ, thánh nhân đặt việc Thiên Chúa quan phòng toàn thể loài thụ tạo trong một bối cảnh toàn cục. Khi có những thiệt hại nhỏ thì ta nên nhìn đến các ích lợi chung khác.
Các thiên tai xảy ra là nằm trong quy luật của tự nhiên. Bão tố sấm sét xem ra gây nhiều thiệt hại nhưng nó lại giúp điều hoà nhiệt độ, làm mát trái đất và làm sạch không khí. Chúng còn đem lại nước mưa cho những nơi hạn hán. Sấm chớp giúp cân bằng từ trường trái đất và do đó bảo vệ tầng Ozone. Nhờ tầng Ozone này mà các sinh vật mới có thể sinh tồn dưới sức huỷ hoại của tia tử ngoại xuất phát từ mặt trời. Sấm chớp tạo ra muối Nitrat giúp cải thiện chất dinh dưỡng cho đất trồng trọt. Ông cha ta có câu: "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên." Sấm sét lại giúp con người tìm ra nguồn nước ngầm và quặng mỏ để khai thác. Nó còn giúp các nhà khoa học dự đoán được lượng mưa. Ngoài ra sấm sét còn tạo ra một nguồn năng lượng khổng lồ. Trong tương lai có thể con người biết lợi dụng nguồn năng lượng này để phục vụ cho những tiện ích của cuộc sống. Nếu bàn thêm nữa thì e rằng còn rất nhiều hiện tượng thiên nhiên mà ta cho là thiên tai, kỳ thực vẫn nằm trong quy luật thiên nhiên mà Đấng Tạo Hoá đã dựng nên để quan phòng các loài thụ tạo trên bình diên toàn cục. Chỉ có điều trí khôn con người vẫn chưa hiểu hết được nó. Tìm hiểu thiên nhiên để khai thác lợi ích và tránh tác hại của các hiện tượng này vẫn là công việc mà Đấng Tạo Hoá đã giao cho con người trông nom quản lý địa cầu này.
Đứng trước sự đau khổ mà nhiều người phải chịu, thần học gia Moltmann nhấn mạnh: "chỉ có Thiên Chúa chịu đau khổ" mới có thể chia sẻ và hiệp thông với họ để cứu họ và cứu thế giới. Nhị Nguyên thuyết tin rằng Thiên Chúa không thể đau khổ. Các thần học gia Âu châu thì lại tuyên xưng rằng Chúa Giêsu, đấng chịu đóng đinh, là Ngôi Hai trong ba Ngôi Thiên Chúa, do mầu nhiệm Ngôi hiệp (sự kết hợp giữa Thiên tính và Nhân tính nơi Đức Kitô), Ngôi Hai Thiên Chúa đã chia sẻ sự thống khổ của Nhân tính Đức Kitô. Quan điểm truyền thống cho rằng Thiên Chúa không sở hữu cách mà nhân loại chịu đau khổ. Nhưng điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa có thể chịu đau khổ theo cách của Ngài. (Xem: Elizabeth A. Johnson, She Who Is: The Mystery of God in Feminist Theological Discourse (New York: Crossroad, 1992), 251–52.)
Khi ta muốn chia sẻ nỗi đau của người khác, cách tốt nhất vẫn là giúp họ cùng chia sẻ nỗi đau với Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Người tín hữu theo giới răn thứ năm không tự tìm đến đau khổ, nhưng khi đã không tránh được hay phải chịu vì một mục đích cao cả nào đó, nếu họ chấp nhận kết hiệp với sự đau khổ của Đức Kitô trên thập giá, họ sẽ biến khổ đau thành nguồn mạch ơn cứu độ cho riêng họ và cho tha nhân nhờ vào công nghiệp của Chúa Kitô. Dưới giác độ này, các bệnh nhân không phải là những người ăn hại, nhưng họ vẫn có thể giúp nhiều linh hồn thoát khỏi hình phạt hoả ngục đời đời.
Tắt một lời, dù sự dữ đã xảy ra thì Thiên Chúa không bao giờ là tác giả của nó. Ngài cho phép nó xảy ra vì ích lợi của các linh hồn. Tội lỗi gây ra đau khổ nhưng Chúa sẽ hoán đổi nó thành điều lành. Điều đó chứng tỏ Ngài vẫn luôn yêu thương chăm sóc chúng ta. Cách mà chúng ta tiếp nhận và hoá giải đau khổ sẽ giúp ta hưởng được những điều lành đó. Đau khổ mà loài người phải chịu không là gì cả nếu đem ra so sánh với phần thưởng nước Trời là phần thưởng đời đời vô cùng vô tận.
Chúa ban sự sống đời đời
Lm. Nguyễn Xuân Trường
20:09 27/03/2020
Phúc Âm tuần này kể chuyện Ladarô chết, thế rồi mọi người và Chúa đều khóc thương anh. Tình cảnh làm ta nghĩ đến bài hát: Lỡ mai anh chết em khóc nhiều không! Chắn chắn rồi, ai mà chẳng buồn sầu thương khóc khi người thân yêu chết.
Thân phận con người có sinh có tử. Dẫu biết rằng bất cứ ai sớm muộn rồi cũng phải chết. Nhưng hầu như mọi người đều sợ chết. Ai cũng khao khát sống, sống khỏe, sống lâu. Chính vì thế mà trong đại dịch bệnh virút Corona này, nhiều người sợ hãi đến mức hoảng loạn. Và cả thế giới huy động mọi nguồn lực, tìm mọi cách để phòng dịch, chống dịch nhằm cứu sống con người.
Giữa lúc toàn cầu đang quay cuồng chiến đấu chống lại dịch bệnh chết chóc, thì Chúa Giêsu đã công bố một Tin Mừng cho nhân loại: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết.” Những lời chan chứa tin tưởng và hy vọng. Nhưng một thắc mắc được đặt ra: Chúa là sự sống, vậy sao những người tin Chúa vẫn chết, thậm chí ngay cả Chúa Giêsu cũng đã chết? Vậy Chúa muốn nói đến sự sống chết nào đây?
Chúa muốn nói đến sự sống chết sâu xa hơn là sống chết của thân xác. Bài Sách Thánh thứ nhất nói đến chết trong Nô Lệ và sống trong Tự Do. Bài Sách Thánh thứ hai nói đến chết trong Tội Lỗi và sống trong Công Chính. Bài Phúc Âm nói đến chết Thân Xác và sống Tin Yêu. Chúa muốn nói đến sự sống của những giá trị tinh thần cao đẹp như Tự Do, Công Chính, Tin Yêu – những giá trị làm cho con người trở thành bất tử. Ngược lại, nếu người ta sống trong nô lệ, tội lỗi, hận thù thì còn sống mà như đã chết. Thật vậy, chết không phải đợi đến lúc người ta tắt thở, tim ngừng đập, mà chết là ngay lúc người ta vẫn còn thở, nhưng trái tim đã ngừng rung những nhịp đập tin tưởng yêu thương.
Chúa là sự sống. Một sự sống toàn diện cả thân xác và linh hồn, cả đời này và đời sau vĩnh cửu.Amen.
----- Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ Lời Chúa:
https://www.youtube.com/watch?v=e1X_KL-X-WQ&t=825s
Những ngày vắng những tiếng chuông
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
20:13 27/03/2020
Những ngày cao điểm chống dịch COVID -19, không gian bỗng im lặng tĩnh mịch lạ thường. Phần vì dân chúng hạn chế ra đường theo lời kêu gọi của chính quyền. Phần vì giáo dân Công Giáo cũng theo lời mời gọi của giáo quyền không tụ tập đọc kinh, tham dự Thánh Lễ cộng đồng tại nhà thờ.
Thế là vắng đi những tiếng chuông nhà thờ vang lên mỗi sáng, mỗi chiều. Chắc có lẽ từ thời cấm đạo đến nay những quả chuông trên tháp nhà thờ mới nằm im như thế. (Ngoại trừ vào ngày kính nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, người ta dùng mõ để thay thế cho tiếng chuông trong ngày thứ Sáu Thánh).
Đối với người Công Giáo, tiếng chuông nhà thờ báo hiệu thời khắc để chuẩn bị đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ. Ngoài ra nó còn nhắc nhở sự vui, sự buồn. Vui mừng của các ngày Chúa Nhật và Đại Lễ hay báo một Lễ mừng của giáo họ, giáo xứ. Tiếng chuông còn báo sự buồn từng tiếng một theo nguyên tắc “nam thất, nữ cửu”, để báo tin và xin cầu nguyện cho người trong cộng đoàn vừa mới qua đời.
Tiếng chuông nhà thờ nhắc nhở các Ki-tô hữu hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Tỉnh thức để hướng lòng lên Chúa. Sẵn sàng để chuẩn bị tâm hồn đón gặp Chúa. Nó còn gợi nhắc hai tâm tình đức tin cốt lõi, đó là tỉnh thức và cầu nguyện như chúa Giê-su trong Vườn Cây Dầu năm xưa: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn.” (Mt 26,41).
Đối với người ngoại giáo, tiếng chuông nhà thờ đã trở thành tiếng chuông đồng hồ báo thức của người dân. Khi tiếng chuông ngân vang buổi sáng, mọi người thức giấc để chuẩn bị bắt tay vào công việc của một ngày mới. Tiếng chuông chiều báo hiệu cho các bà nội trợ chuẩn bị bữa cơm chiều chờ chồng, con trở về sau một ngày lao động, học tập vất vả. Rồi nữa những tiếng chuông vang lên rộn rã đêm Giáng Sinh, đêm canh thức vọng Chúa Phục Sinh, lễ tết để báo hiệu năm mới...
Đã bao năm, tiếng chuông đã quá quen thuộc, đi vào đời sống con người như thế đó. Âm thanh của tiếng chuông như tiếng kêu gọi mọi người hãy sống theo Luật Chúa; và như thế còn được coi là một biểu tượng cho sự giao kết giữa Đất - Trời. Là một thành phần trong đời sống tình cảm của người Ki-tô hữu, là nguồn cảm hứng cho nhiều ca khúc, bài thơ.
Bây giờ tạm ngưng cử hành thánh lễ và tất cả các sinh hoạt tôn giáo với sự tham dự của cộng đoàn đồng nghĩa với việc tiếng chuông không còn được vang lên mỗi ngày. Không còn được tham dự Thánh Lễ và các buổi cầu nguyện chung tại nhà thờ, chúng ta lại càng phải ý thức hơn về bổn phận cầu nguyện, hoặc riêng tư hay trong gia đình, bằng cách suy gẫm và cầu nguyện với Lời Chúa hằng ngày, lần hạt Mân Côi, hoặc sốt sắng tham dự lễ trực tuyến (Đức TGM Nguyễn Năng – Thông báo ngày 25-03-2020).
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng cảm thấy có gì đó thiếu thiếu trong tâm hồn vì thói quen đi lễ nhà thờ bao năm qua và ai cũng tự hỏi không biết tiếng chuông có còn được vang lên trong Tuần Thánh để nhắc nhở chúng ta cùng nhau tỉnh thức và cầu nguyện như mọi năm?
Không nghe thấy bằng tai nhưng tiếng chuông trong tâm hồn mỗi Ki-tô hữu chúng ta sẽ còn ngân dài và ngân mãi. Tiếng chuông đó mời gọi mỗi chúng ta sám hối và tỉnh thức trong những ngày còn lại của mùa Chay và Tuần Thành sắp tới. Chúng ta hãy tin tưởng vào Chúa và luôn hy vọng vì Ngài đã nói: “Thầy đây, đừng sợ” (Ga 6,20).
Chỉ có như thế, tâm hồn chúng ta mới thật sự cảm nhận được sự bình an sâu lắng và đích thực, sự bình an mà Chúa Giê-su tặng ban cho chúng ta chứ không phải thế gian ban cho chúng ta trong nạn dịch COVID-19 này. Nạn dịch có thể là một đại hồng thủy thanh luyện nhân loại nhưng cũng sẽ đổi mới thế giới.
Thế là vắng đi những tiếng chuông nhà thờ vang lên mỗi sáng, mỗi chiều. Chắc có lẽ từ thời cấm đạo đến nay những quả chuông trên tháp nhà thờ mới nằm im như thế. (Ngoại trừ vào ngày kính nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, người ta dùng mõ để thay thế cho tiếng chuông trong ngày thứ Sáu Thánh).
Đối với người Công Giáo, tiếng chuông nhà thờ báo hiệu thời khắc để chuẩn bị đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ. Ngoài ra nó còn nhắc nhở sự vui, sự buồn. Vui mừng của các ngày Chúa Nhật và Đại Lễ hay báo một Lễ mừng của giáo họ, giáo xứ. Tiếng chuông còn báo sự buồn từng tiếng một theo nguyên tắc “nam thất, nữ cửu”, để báo tin và xin cầu nguyện cho người trong cộng đoàn vừa mới qua đời.
Tiếng chuông nhà thờ nhắc nhở các Ki-tô hữu hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Tỉnh thức để hướng lòng lên Chúa. Sẵn sàng để chuẩn bị tâm hồn đón gặp Chúa. Nó còn gợi nhắc hai tâm tình đức tin cốt lõi, đó là tỉnh thức và cầu nguyện như chúa Giê-su trong Vườn Cây Dầu năm xưa: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn.” (Mt 26,41).
Đối với người ngoại giáo, tiếng chuông nhà thờ đã trở thành tiếng chuông đồng hồ báo thức của người dân. Khi tiếng chuông ngân vang buổi sáng, mọi người thức giấc để chuẩn bị bắt tay vào công việc của một ngày mới. Tiếng chuông chiều báo hiệu cho các bà nội trợ chuẩn bị bữa cơm chiều chờ chồng, con trở về sau một ngày lao động, học tập vất vả. Rồi nữa những tiếng chuông vang lên rộn rã đêm Giáng Sinh, đêm canh thức vọng Chúa Phục Sinh, lễ tết để báo hiệu năm mới...
Đã bao năm, tiếng chuông đã quá quen thuộc, đi vào đời sống con người như thế đó. Âm thanh của tiếng chuông như tiếng kêu gọi mọi người hãy sống theo Luật Chúa; và như thế còn được coi là một biểu tượng cho sự giao kết giữa Đất - Trời. Là một thành phần trong đời sống tình cảm của người Ki-tô hữu, là nguồn cảm hứng cho nhiều ca khúc, bài thơ.
Bây giờ tạm ngưng cử hành thánh lễ và tất cả các sinh hoạt tôn giáo với sự tham dự của cộng đoàn đồng nghĩa với việc tiếng chuông không còn được vang lên mỗi ngày. Không còn được tham dự Thánh Lễ và các buổi cầu nguyện chung tại nhà thờ, chúng ta lại càng phải ý thức hơn về bổn phận cầu nguyện, hoặc riêng tư hay trong gia đình, bằng cách suy gẫm và cầu nguyện với Lời Chúa hằng ngày, lần hạt Mân Côi, hoặc sốt sắng tham dự lễ trực tuyến (Đức TGM Nguyễn Năng – Thông báo ngày 25-03-2020).
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng cảm thấy có gì đó thiếu thiếu trong tâm hồn vì thói quen đi lễ nhà thờ bao năm qua và ai cũng tự hỏi không biết tiếng chuông có còn được vang lên trong Tuần Thánh để nhắc nhở chúng ta cùng nhau tỉnh thức và cầu nguyện như mọi năm?
Không nghe thấy bằng tai nhưng tiếng chuông trong tâm hồn mỗi Ki-tô hữu chúng ta sẽ còn ngân dài và ngân mãi. Tiếng chuông đó mời gọi mỗi chúng ta sám hối và tỉnh thức trong những ngày còn lại của mùa Chay và Tuần Thành sắp tới. Chúng ta hãy tin tưởng vào Chúa và luôn hy vọng vì Ngài đã nói: “Thầy đây, đừng sợ” (Ga 6,20).
Chỉ có như thế, tâm hồn chúng ta mới thật sự cảm nhận được sự bình an sâu lắng và đích thực, sự bình an mà Chúa Giê-su tặng ban cho chúng ta chứ không phải thế gian ban cho chúng ta trong nạn dịch COVID-19 này. Nạn dịch có thể là một đại hồng thủy thanh luyện nhân loại nhưng cũng sẽ đổi mới thế giới.
Chết ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
22:43 27/03/2020
Chúa Nhật V Mùa Chay A
Là người như bao nhiêu người, Chúa Giêsu cũng xót thương, cũng rung động trước nỗi mất mát của người thân, bạn hữu. Chúa thật sự xót thương, thật sự rung động trước cái chết của chàng trai Lazarô, bạn của Chúa.
Nhưng điều mà Tin Mừng muốn nói không dừng lại ở việc Chúa xúc động. Vượt trên cái chết rất đổi bình thường của Lazarô, là sự khẳng định quá sức phi thường của Chúa Giêsu: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ”.
Nhưng lời khẳng định của Chúa có xác đáng không, khi mà thực tế, chết là đau xót, là chia cắt? Chứng kiến cái chết của người thân, lòng ta se thắt lại. Ta muốn làm một cái gì đó để cứu giúp họ nhưng hoàn toàn vô vọng?
Lời Chúa Giêsu: “Ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ” có là lời đáng tin? Nếu đó là lời xác đáng, thì sự sống mà Chúa Giêsu nói là sự sống nào mà lại “không chết bao giờ”?
Mở đầu cho những lời ngậm ngùi trong bài Cõi đi về đã viết khá lâu, linh mục Giuse Nguyễn Hữu An không dấu nổi niềm đau của mình: “Mọi đám tang đều gieo vào lòng tôi một nỗi buồn tê tái”. Nhất là nhìn cảnh Thầy – “một thanh niên đang tuổi xuân ra đi mà mẹ già mắt mờ, lưng còng, tóc bạc đưa tiễn”, thì “chỉ có đau thương, chỉ có buồn sầu và tiếng khóc, chỉ có nghẹn ngào và nước mắt” là đúng lắm.
Chết là mất mát. Lứa tuổi cao niên, chết vẫn thấy đời người dang dở, lứa tuổi xuân thì còn dang dở biết bao nhiêu!
Cái chết của Lazarô, người bạn của Chúa Giêsu, người được gọi là “người Thầy yêu”, không chỉ làm cho hai chị của mình và những người quen biết khóc thương, mà còn làm cho Chúa Giêsu, dù biết rằng sẽ cho anh sống lại, cũng đã “thổn thức và xúc động”. Điều đó càng làm nổi bật cái bi, cái khổ của nỗi chết.
Nếu chỉ suy nghĩ như thế thôi, lời của Chúa Giêsu: “Ai tin Ta…”, đúng là không xác đáng.
Nhưng không đúng! Lời ấy phải được suy niệm bằng đức tin, vì là lời của ĐỨC TIN. Chúa không hề bảo rằng: “Ai suy nghĩ về Ta…”, mà lại nói rằng: “Ai tin Ta…”.
Điều quan trọng không nằm ở chỗ biết suy nghĩ, nhưng quan trọng là suy nghĩ trong đức tin.
Chỉ trong đức tin, Lời Chúa Giêsu không những là Lời xác đáng mà còn là Lời ban niềm Hy vọng. Một niềm Hy vọng mãnh liệt vào sự Sống phía sau cái chết, một sự Sống “không chết bao giờ”.
Không ai sinh ra là để sống ở trần gian đời đời, nhưng sinh ra để rồi chết. Nếu không có đức tin, không mảy may biết một chút gì đến sự sống đời sau, cuộc đời thật bi đát.
Bởi cuộc sống trần gian như một chuyến đi. Ở cuối hành trình của cuộc đời mỗi người không phải danh vọng, địa vị, hưởng thụ, giàu sang, tiền rừng, bạc bể mà là cái chết. Chấm dứt tất cả.
Trong cái chết, con người ta cô đơn nhất. Dẫu có hai người sát cạnh nhau cùng chết, cũng khó có thể nói rằng: chết cùng, chết với. Mỗi người là một cái chết, rất tư riêng, không bao giờ hòa trộn, không bao giờ lẫn lộn.
Trong cái chết, con người ta trở thành nghèo nhất: bỏ lại tất cả, chỉ có hai bàn tay trắng. Rõ ràng bi đát, rất bi đát…
Nhưng người Kitô hữu có đức tin. Họ xác tín mạnh mẽ vào Đấng là Thiên Chúa đã làm người chia sẻ đến cùng kiếp sống con người của họ. Người đã chết thật, nhưng đã đi bước trước để dạy họ bài học của sự sống đàng sau cái chết: Người đã sống lại thật.
Sự sống đàng sau cái chết mới là sống thật, sống vĩnh cửu. Một sự sống không có sự chết. Đấng Phục Sinh ấy, hôm nay, trong Tin Mừng, đã nói một cách tường tận, thẳng thắn với bà Martha, cũng là nói với bạn và tôi: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ”.
Tin vào Đấng tự mình Phục sinh và hứa ban ơn Phục sinh cho những ai tin, người Kitô hữu cảm nhận bình an trong cuộc sống. Đức tin giúp họ hiểu rằng, cái chết chỉ là sự biến đổi để trở về cùng Thiên Chúa.
Nhờ đức tin, chúng ta nhận ra ý nghĩa của cuộc đời. Những cố gắng xây dựng cuộc đời sẽ cho ta hạnh phúc tương lai. Nếu hiểu như thế, cuộc đời không bi đát, nhưng đáng yêu.
Bạn và tôi có quyền hy vọng điều mà Chúa đã hứa: “Ai tin Ta sẽ không chết đời đời”!!
Đức Tin là chìa khóa mở cửa cho niềm Hy vọng của chúng ta.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Câu chuyện một linh mục Ý qua đời vì nhường máy trợ thở cho bệnh nhân trẻ hơn chỉ là tin giả - fake news
Đặng Tự Do
02:02 27/03/2020
Cha Giuseppe Berardelli chắc chắn sẽ được những người quen biết ngài nhớ đến như một mục tử tốt lành và hy sinh quên mình vì đàn chiên. Tuy nhiên, các báo cáo theo đó ngài qua đời vì nhường máy trợ thở cho bệnh nhân trẻ hơn là không đúng sự thật, tổng thư ký của giáo phận nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Ba.
“Không có chuyện hiến tặng máy trợ thở. Không có bất kỳ máy hô hấp nào đến từ bên ngoài bệnh viện,” Cha Frulul Dellavite nói với CNA vào ngày 24 tháng 3.
Các bác sĩ ở vùng Ý vùng Bologna đã phải vật lộn để điều trị cho hơn 10,000 bệnh nhân coronavirus hiện đang nằm bệnh viện trong khu vực với một số rất hạn chế các đơn vị chăm sóc đặc biệt.
Cha Dellevite, một người bạn của Cha Berardelli trong hơn 20 năm, cho biết ngài tin rằng Cha Berardelli sẽ sẵn sàng nhường một chỗ có thể được dành cho ngài trong phòng chăm sóc đặc biệt cho một bệnh nhân trẻ tuổi khác, nếu ngài có thể làm điều đó.
“Tuy nhiên, chúng tôi không có sự chắc chắn.”
“Câu chuyện không giống như một số nhà báo đã viết: theo đó là một chiếc máy trợ thở được mua tặng cho ngài và sau đó được ngài tặng cho người khác,” Cha Deliteite nói.
Một báo cáo ngày 22 tháng 3 từ trang web Araberara của Ý, cho biết Cha Beradelli đã hy sinh một chiếc máy trợ thở được giáo xứ tặng ngài, và rồi ngài hy sinh tặng lại cho một bệnh nhân trẻ tuổi khác. Câu chuyện này đã bùng lên tại Ý vào ngày 23 tháng Ba.
Trang web dẫn lời một nhân viên ẩn danh tại nhà nghỉ San Giuseppe ở Casnigo là nguồn thông tin.
Nhưng Benedetta Francina, một nhân viên tại nhà nghỉ San Giuseppe, nói với CNA rằng các nhân viên của nhà nghỉ không chắc có thể biết mọi chuyện đã kết thúc như thế nào đối với Cha Berardelli, bởi vì ngài đã chết tại Bệnh viện Lovere chứ không phải ở nhà nghỉ.
Francina nói với CNA rằng cô là giáo dân của giáo xứ Thánh Gioan Tiền Hô do Cha Berardelli coi sóc, và cô biết ngài là một linh mục có đức tin vững mạnh.
Tuy nhiên, cô nói rằng các thành viên trong giáo xứ của cô đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng do sự bùng phát của coronavirus và đã bị cách ly với nhau trong nhiều tuần. Cô chưa bao giờ nghe nói về việc gây quỹ mua máy trợ thở.
“Ngài là một người tràn đầy niềm tin và luôn là người truyền niềm vui, sự tích cực và luôn vui vẻ, luôn sẵn sàng đưa ra một lời an ủi,” cô nói.
“Ngài luôn hy sinh quên mình cho anh chị em giáo dân và cho tất cả những người có nhu cầu hoặc một mong muốn nào đó,” Francina nói. “Ngài luôn sẵn sàng nếu ai đó cần tâm sự với ngài hoặc cần sự giúp đỡ. Ngài luôn sẵn sàng, luôn luôn sẵn sàng. Vì vậy, khi tôi nhớ đến Cha Giuseppe, tôi sẽ nhớ đến ngài như một con người tuyệt vời.”
Giáo phận Bergamo xác nhận rằng Cha Giuseppe Berardelli đã qua đời tuần trước sau khi bị nhiễm coronavirus. Ngài qua đời ở tuổi 72.
Cha Berardelli là một trong 23 linh mục được báo cáo đã chết vì COVID-19 tại Giáo phận Bergamo nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm coronavirus cao nhất ở Ý.
Source:Catholic News AgencyFr Berardelli was a man of self-sacrifice, but reports of a donated respirator are not true
“Không có chuyện hiến tặng máy trợ thở. Không có bất kỳ máy hô hấp nào đến từ bên ngoài bệnh viện,” Cha Frulul Dellavite nói với CNA vào ngày 24 tháng 3.
Các bác sĩ ở vùng Ý vùng Bologna đã phải vật lộn để điều trị cho hơn 10,000 bệnh nhân coronavirus hiện đang nằm bệnh viện trong khu vực với một số rất hạn chế các đơn vị chăm sóc đặc biệt.
Cha Dellevite, một người bạn của Cha Berardelli trong hơn 20 năm, cho biết ngài tin rằng Cha Berardelli sẽ sẵn sàng nhường một chỗ có thể được dành cho ngài trong phòng chăm sóc đặc biệt cho một bệnh nhân trẻ tuổi khác, nếu ngài có thể làm điều đó.
“Tuy nhiên, chúng tôi không có sự chắc chắn.”
“Câu chuyện không giống như một số nhà báo đã viết: theo đó là một chiếc máy trợ thở được mua tặng cho ngài và sau đó được ngài tặng cho người khác,” Cha Deliteite nói.
Một báo cáo ngày 22 tháng 3 từ trang web Araberara của Ý, cho biết Cha Beradelli đã hy sinh một chiếc máy trợ thở được giáo xứ tặng ngài, và rồi ngài hy sinh tặng lại cho một bệnh nhân trẻ tuổi khác. Câu chuyện này đã bùng lên tại Ý vào ngày 23 tháng Ba.
Trang web dẫn lời một nhân viên ẩn danh tại nhà nghỉ San Giuseppe ở Casnigo là nguồn thông tin.
Nhưng Benedetta Francina, một nhân viên tại nhà nghỉ San Giuseppe, nói với CNA rằng các nhân viên của nhà nghỉ không chắc có thể biết mọi chuyện đã kết thúc như thế nào đối với Cha Berardelli, bởi vì ngài đã chết tại Bệnh viện Lovere chứ không phải ở nhà nghỉ.
Francina nói với CNA rằng cô là giáo dân của giáo xứ Thánh Gioan Tiền Hô do Cha Berardelli coi sóc, và cô biết ngài là một linh mục có đức tin vững mạnh.
Tuy nhiên, cô nói rằng các thành viên trong giáo xứ của cô đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng do sự bùng phát của coronavirus và đã bị cách ly với nhau trong nhiều tuần. Cô chưa bao giờ nghe nói về việc gây quỹ mua máy trợ thở.
“Ngài là một người tràn đầy niềm tin và luôn là người truyền niềm vui, sự tích cực và luôn vui vẻ, luôn sẵn sàng đưa ra một lời an ủi,” cô nói.
“Ngài luôn hy sinh quên mình cho anh chị em giáo dân và cho tất cả những người có nhu cầu hoặc một mong muốn nào đó,” Francina nói. “Ngài luôn sẵn sàng nếu ai đó cần tâm sự với ngài hoặc cần sự giúp đỡ. Ngài luôn sẵn sàng, luôn luôn sẵn sàng. Vì vậy, khi tôi nhớ đến Cha Giuseppe, tôi sẽ nhớ đến ngài như một con người tuyệt vời.”
Giáo phận Bergamo xác nhận rằng Cha Giuseppe Berardelli đã qua đời tuần trước sau khi bị nhiễm coronavirus. Ngài qua đời ở tuổi 72.
Cha Berardelli là một trong 23 linh mục được báo cáo đã chết vì COVID-19 tại Giáo phận Bergamo nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm coronavirus cao nhất ở Ý.
Source:Catholic News Agency
Hội Đồng Giám Mục 22 quốc gia đã hiệp thông trong Lễ nghi dâng hiến hiệp cùng với các giám mục Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha
LM Stêphanô Bùi Thượng Lưu
08:46 27/03/2020
Fatima -Vào 18g30 chiều Lễ Truyền Tin Con Thiên Chúa Giáng Trần, Đức Hồng Y Antonio Marto, chủ chăn giáo phận Leira-Fatima, đã chủ sự lễ nghi dâng hiến nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cho Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria, trước Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima, trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi, kêu xin sự cứu giúp và che chở của Chúa trong cơn hoạn nạn mà nhân loại đang phải đương đầu hiện nay.
"Trong giờ phút khẩn trương nguy khốn này, xin đoái thương đến những kẻ kêu van, xin ban ơn thêm sức cho những người đã được dâng hiến cho Chúa và xin thương canh tân thế giới và toàn thể nhân loại".
Trong chính ngày đại lễ hôm nay, ngày mà Giáo hội kính mừng lễ Truyền Tin cho Đức Maria làm Mẹ Chúa Giêsu, các giám mục Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cùng khấn xin Mẹ chuyển cầu cho các « nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp » của trận đại dịch đang hứng chịu, khẩn cần cho « các chuyên viên y tế đang xả thân không biết mệt mỏi để cứu chữa các bệnh nhân », cho « các nhà cầm quyền biết ra công gắng sức kiếm tìm các giải pháp chữa trị » và « cầu cho tất cả chúng con và các gia đình của chúng con »
Đức Hồng Y đã dâng lời khấn nguyện :
« Giáo hội lữ hành trên mặt đất, ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chúng con, hai dân tộc thuộc về Chúa, đang ngước mắt trông lên Cạnh Nương Long rộng mở của Chúa, là nguồn ơn cứu chuộc, khẩn cầu Chúa : Lậy Chúa, trong giờ phút đau thương khốn khó này, xin thương phù giúp Giáo hội Chúa, xin soi sáng cho các chính quyền mọi dân nước, xin thương nhìn đến những người nghèo khó và các người cùng khốn, xin nâng đỡ các người khiêm hạ và những người bị bách hại, xin chữa lành các bệnh nhân và các tội nhân, xin nâng đỡ các người bị ngã lòng và những ai tuyệt vọng, xin giải thoát các người bị giam cầm và các tù nhân và xin cứu chúng con thoát cơn đại dịch đang lây nhiễm.
Đức Hồng Y Antonio Marto dẫn giải rằng trong lời nguyện dâng hiến hai dân tộc hôm nay, với sự hiệp thông của các nước Albania, Bolivia, Colombia, Costa Rica, Cuba, Eslováquia, Guatemala, Hung gia Lợi, Ấn Độ, México, Moldávia, Nicarágua, Panamá, Paraguai, Peru, Ba Lan, Kenia, Cộng Hòa Dominicana, Lỗ Mã Ni và Đông Timor, và rất nhiều quốc gia vẫn có mối liên kết mật thiết với Trung Tâm Thánh Mẫu và Sứ Điệp Fatima. (Riêng người dịch được phúc là linh mục Việt Nam duy nhất định cư ở Fatima, đã được hiệp thông trong lễ nghi dâng hiến chiều nay tại Fatima, cùng với HĐGM Việt Nam tại Quê Hương, các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam khắp năm Châu, xin hiến dâng Giáo Hội Việt Nam và Tổ Quốc Việt Nam thân yêu cho Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, cùng khấn nguyện xin Chúa thương giải cứu Quê Hương và các cộng đoàn VIệt Nam chúng con và bao triệu công nhân Việt Nam rải rác khắp nơi được Chúa che chở khỏi cơn đại dịch nguy khốn hiện nay)
Đức Hồng Y đã khẩn khoản kêu xin Trái Tim Chúa Giêsu Kitô là « lương y các tâm hồn » xin thương mở rộng vòng tay ấp ủ và nâng đỡ các thiếu nhi, các người cao niên và nhất là những người dễ bị tổn thương, các bác sĩ, các y tá, các nhân viên y tế tình nguyện, cũng nguyện xin ơn thêm sức để chu toàn nghĩa vụ công dân và tình tương thân tương ái »
Cung kính quỳ gối dâng lời khẩn nguyện trước thánh tượng Đức Mẹ Fatima được tôn kính tại Capelinha (Nguyện đường nơi Đức Mẹ hiện ra) và hôm nay đặc biệt được cung nghinh lên Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi, Đức Hồng Y Bồ Đào Nha đã kêu xin ơn cầu bầu của hai Vi Thánh Trẻ Mục Đồng, được mai táng trong Vương Cung Thánh Đường này, các Ngài cũng đã là các nạn nhân của trận đại dịch Tây Ban Nha xưa. Đặc biệt là Thánh nữ Giaxinta Martô, mà năm nay mừng kính 100 năm ngày qua đời của Ngài, chính thánh nữ cũng đã trải qua cảnh cơ đơn và những phút khốn quẫn trong giờ lâm tử ở bệnh viện xưa. (Ghi chú thêm : Trận đại dịch Tây Ban Nha vào năm 1918-1920 đã sát hại khoảng 50 triệu nạn nhân trên toàn thế giới. Thánh Phanxicô Martô từ trần tại nhà mình vào ngày 04.04.1919 lúc mới có 10 tuổi. Thánh nữ Giaxinta Martô từ trần cô đơn cô thế trong bệnh viện Doma Estefania ở thủ đô Lisboa vào ngày 20.02.1920 lúc mới được 9 tuổi)
Đức Hồng Y tiếp tục khấn xin :
« Khi hiến dâng mình cho Thánh Tâm Chúa, Giáo hội cũng tận hiến mình cho Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Maria, được đồng hình đồng dạng với Trái Tim Chúa nhờ ánh sáng Phục Sinh của Chúa và chính tại nơi đây ba trẻ mục đồng đã được mạc khải cho biết Trái Tim Mẹ là nơi nương ẩn và con đường dẫn tới Trái Tim Chúa. Nguyện cầu Đức Thánh Trinh Nữ Maria, Đức Bà Mân Côi Fatima, thương chữa lành các bệnh nhân và là chốn nương ẩn cho các môn đệ của Chúa được sinh ra bởi Thập Giá Tình Yêu của Chúa. Ngài kết thúc lời nguyện hiến dâng với lời van xin : « Xin Chúa đoái thương nhậm lời chúng con nài van trong giờ nguy tử đặc biệt này, xin ban ơn thêm sức cho tất cả những người đã được hiến dâng cho Trái Tim Chúa, xin thương canh tân vũ trụ và toàn nhân loại. Amen ».
Vào giờ kinh chiều bằng tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Ba Lan, tất cả các giáo phận Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cùng hiệp thông cách đặc biệt trong chuỗi kinh Mân Côi cầu cho toàn thế giới. Mặc dầu lễ nghi hiến dâng này khởi đầu do sáng kiến và được hai nước vùng bán đảo Iberia chuẩn bị, nhưng trong hai ngày trước đó đã có 22 Hội Đồng Giám Mục thuộc mọi lục địa cũng như đông đảo tín hữu khắp năm Châu đã xin ghi danh và hiệp thông tham dự giờ dâng hiến này từ Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima, và đã được trực tiếp truyền hình qua rất nhiều đài truyền hình, các phương tiện truyền thông số như các trang mạng và các đài phát thanh, với sự hợp tác và điều hợp của Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima và đài truyền hình Canção Nova. Kênh Youtube của Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima trực tuyến hay thường trực cũng đã có 45.000 người theo dõi.
Trước khi khai mạc lễ nghi dâng hiến, Đức Hồng Y Antonio Martô trình bầy cho biết đây là một sáng kiến riêng của Bồ Đào Nha đã được khai sinh do thỉnh nguyện thư của một nhóm giáo dân quy tụ được hàng ngàn chữ ký, và đã đệ trình lên chủ tịch HĐGM Bồ Đào Nha và sau khi đã tham khảo hết các giám mục Bồ Đào Nha, đã được chấp nhận …
Nhớ lại lịch sử năm xưa, vào ngày 20.10.2019, các giám mục Bồ Đào Nha đã hiến dâng Giáo Hội Công Giáo cho Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu trong một thánh lễ tại Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima, nhân Năm Truyền Giáo ghi dấu 175 năm của Hội Tông Đồ Cầu Nguyện hiện diện ở Bồ Đào Nha.
Lễ nghi dâng hiến nước Bồ Đào Nha cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ Maria cũng đã được thực hiện vào ngày 13.05.1931 vào lúc kết thúc cuộc hành hương toàn quốc đầu tiên của HĐGM Bồ Đào Nha đến Fatima, tám tháng sau khi giám mục Leiria công nhận chính thức các cuộc hiện ra tại đây.
Lễ nghi dâng hiến hôm nay cũng nhắc nhớ đến cách đây 36 năm Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã hiến dâng thế giới cho Trái Tim Đức Maria, trước thánh tượng Đức Bà Mân Côi đã được tạc đầu tiên cách đây 100 năm và được tôn kính tại Nguyện Đường (Capelinha)…và thánh tượng này đã được cung nghinh tới Vatican vào dịp dâng hiến nói trên (lần đó cũng là lần thứ bẩy Thánh Tượng được cung nghinh ra khỏi đồi Cova da Iria, nơi Đức Mẹ hiện ra),
Cũng chính Đức Thánh Giáo Hoàng đã kính viếng Fatima nhiều nhất, chính Ngài đã đáp lời kêu xin của Thị Nhân Fatima, hết lòng hoàn tất hành động dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria vào ngày 25.03.1984, một năm trước khi khai mạc Năm Thánh Ơn Cứu Chuộc.
Sau đây là bản dịch KINH DÂNG HIẾN :
« Lậy Trái Tim Chúa Giêsu, lương y của các tâm hồn, Con chí ái và gương mặt lòng thương xót của Chúa Cha, Giáo hội, đang lữ hành trên trần gian, ở nước Bồ Đào Nha hay tại Tây Ban Nha, các quốc gia này thuộc về Chúa, ngước trông lên Cạnh Nương Long rộng mở của Chúa, nguồn ơn cứu chuộc, và khẩn nài Chúa :
Trong giờ phút đặc biệt đau thương này, xin thương phù trợ Giáo Hội Chúa, xin thương soi sáng cho các nhà cầm quyền các dân tộc, xin nhậm lời các người nghèo khổ và cùng khốn, xin chữa lành các bệnh nhân và các tội nhân, xin nâng đỡ những ai ngã lòng và tuyệt vọng, xin giải thoát các người bị giam cầm và các tù nhân và xin thương cứu chúng con thoát cơn đại dịch đang lây nhiễm.
Lậy Trái Tim Chúa Giêsu, lương y các tâm hồn, đã được nâng cao trên Thập Giá và đã được môn đệ động chạm đến trong khung cảnh thân mật của nhà tiệc ly, Giáo hội, lữ hành trên trần gian, ở nước Bồ Đào Nha hay tại Tây Ban Nha, các quốc gia này thuộc về Chúa, chiêm ngắm Chúa là gương mặt của Chúa Cha đang ôm ấp nhân loại chúng con, chúng con cũng muốn chia sẻ hành vi này với nhau trong Thánh Thần Tình Yêu, theo lệnh truyền của Chúa khi rửa chân cho các môn đệ và kêu xin Chúa :
Trong giờ phút đặc biệt đau thương này, xin hãy giang vòng tay ấp ủ và nâng đỡ các thiếu nhi, các người cao niên và nhất là những người dễ bị tổn thương, xin thêm sức cho các bác sĩ, các y tá, các nhân viên y tế thiện nguyện, xin nối kết các gia đình và xin nâng đỡ chúng con biết chu toàn bổn phận công dân và tình liên đới, xin Chúa là ánh sáng cho những người đang hấp hối, xin thương đón nhận các người đã qua đời vào Nước Chúa, xin thương cứu chúng con khỏi mọi sự dữ và thương giải thoát khỏi cơn dịch tễ đang lây lan.
Lậy Trái Tim Chúa Giêsu Kitô, Lương Y các tâm hồn và Con Đức Thánh Trinh Nữ Maria, nhờ Trái Tim của Mẹ Chúa, mà hôm nay Giáo Hội đang lữ hành giới thế ở Bồ Đào Nha hay ở Tây Ban Nha, các dân tộc thuộc về Đức Trinh Nữ từ nhiều thế kỷ qua, và biết bao dân tộc khác, xin đoái thương chấp nhận việc dâng hiến của Giáo Hội Chúa. Amen ».
LM Stêphanô Bùi Thượng Lưu
"Trong giờ phút khẩn trương nguy khốn này, xin đoái thương đến những kẻ kêu van, xin ban ơn thêm sức cho những người đã được dâng hiến cho Chúa và xin thương canh tân thế giới và toàn thể nhân loại".
Trong chính ngày đại lễ hôm nay, ngày mà Giáo hội kính mừng lễ Truyền Tin cho Đức Maria làm Mẹ Chúa Giêsu, các giám mục Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cùng khấn xin Mẹ chuyển cầu cho các « nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp » của trận đại dịch đang hứng chịu, khẩn cần cho « các chuyên viên y tế đang xả thân không biết mệt mỏi để cứu chữa các bệnh nhân », cho « các nhà cầm quyền biết ra công gắng sức kiếm tìm các giải pháp chữa trị » và « cầu cho tất cả chúng con và các gia đình của chúng con »
Đức Hồng Y đã dâng lời khấn nguyện :
« Giáo hội lữ hành trên mặt đất, ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chúng con, hai dân tộc thuộc về Chúa, đang ngước mắt trông lên Cạnh Nương Long rộng mở của Chúa, là nguồn ơn cứu chuộc, khẩn cầu Chúa : Lậy Chúa, trong giờ phút đau thương khốn khó này, xin thương phù giúp Giáo hội Chúa, xin soi sáng cho các chính quyền mọi dân nước, xin thương nhìn đến những người nghèo khó và các người cùng khốn, xin nâng đỡ các người khiêm hạ và những người bị bách hại, xin chữa lành các bệnh nhân và các tội nhân, xin nâng đỡ các người bị ngã lòng và những ai tuyệt vọng, xin giải thoát các người bị giam cầm và các tù nhân và xin cứu chúng con thoát cơn đại dịch đang lây nhiễm.
Đức Hồng Y Antonio Marto dẫn giải rằng trong lời nguyện dâng hiến hai dân tộc hôm nay, với sự hiệp thông của các nước Albania, Bolivia, Colombia, Costa Rica, Cuba, Eslováquia, Guatemala, Hung gia Lợi, Ấn Độ, México, Moldávia, Nicarágua, Panamá, Paraguai, Peru, Ba Lan, Kenia, Cộng Hòa Dominicana, Lỗ Mã Ni và Đông Timor, và rất nhiều quốc gia vẫn có mối liên kết mật thiết với Trung Tâm Thánh Mẫu và Sứ Điệp Fatima. (Riêng người dịch được phúc là linh mục Việt Nam duy nhất định cư ở Fatima, đã được hiệp thông trong lễ nghi dâng hiến chiều nay tại Fatima, cùng với HĐGM Việt Nam tại Quê Hương, các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam khắp năm Châu, xin hiến dâng Giáo Hội Việt Nam và Tổ Quốc Việt Nam thân yêu cho Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, cùng khấn nguyện xin Chúa thương giải cứu Quê Hương và các cộng đoàn VIệt Nam chúng con và bao triệu công nhân Việt Nam rải rác khắp nơi được Chúa che chở khỏi cơn đại dịch nguy khốn hiện nay)
Đức Hồng Y đã khẩn khoản kêu xin Trái Tim Chúa Giêsu Kitô là « lương y các tâm hồn » xin thương mở rộng vòng tay ấp ủ và nâng đỡ các thiếu nhi, các người cao niên và nhất là những người dễ bị tổn thương, các bác sĩ, các y tá, các nhân viên y tế tình nguyện, cũng nguyện xin ơn thêm sức để chu toàn nghĩa vụ công dân và tình tương thân tương ái »
Cung kính quỳ gối dâng lời khẩn nguyện trước thánh tượng Đức Mẹ Fatima được tôn kính tại Capelinha (Nguyện đường nơi Đức Mẹ hiện ra) và hôm nay đặc biệt được cung nghinh lên Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi, Đức Hồng Y Bồ Đào Nha đã kêu xin ơn cầu bầu của hai Vi Thánh Trẻ Mục Đồng, được mai táng trong Vương Cung Thánh Đường này, các Ngài cũng đã là các nạn nhân của trận đại dịch Tây Ban Nha xưa. Đặc biệt là Thánh nữ Giaxinta Martô, mà năm nay mừng kính 100 năm ngày qua đời của Ngài, chính thánh nữ cũng đã trải qua cảnh cơ đơn và những phút khốn quẫn trong giờ lâm tử ở bệnh viện xưa. (Ghi chú thêm : Trận đại dịch Tây Ban Nha vào năm 1918-1920 đã sát hại khoảng 50 triệu nạn nhân trên toàn thế giới. Thánh Phanxicô Martô từ trần tại nhà mình vào ngày 04.04.1919 lúc mới có 10 tuổi. Thánh nữ Giaxinta Martô từ trần cô đơn cô thế trong bệnh viện Doma Estefania ở thủ đô Lisboa vào ngày 20.02.1920 lúc mới được 9 tuổi)
Đức Hồng Y tiếp tục khấn xin :
« Khi hiến dâng mình cho Thánh Tâm Chúa, Giáo hội cũng tận hiến mình cho Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Maria, được đồng hình đồng dạng với Trái Tim Chúa nhờ ánh sáng Phục Sinh của Chúa và chính tại nơi đây ba trẻ mục đồng đã được mạc khải cho biết Trái Tim Mẹ là nơi nương ẩn và con đường dẫn tới Trái Tim Chúa. Nguyện cầu Đức Thánh Trinh Nữ Maria, Đức Bà Mân Côi Fatima, thương chữa lành các bệnh nhân và là chốn nương ẩn cho các môn đệ của Chúa được sinh ra bởi Thập Giá Tình Yêu của Chúa. Ngài kết thúc lời nguyện hiến dâng với lời van xin : « Xin Chúa đoái thương nhậm lời chúng con nài van trong giờ nguy tử đặc biệt này, xin ban ơn thêm sức cho tất cả những người đã được hiến dâng cho Trái Tim Chúa, xin thương canh tân vũ trụ và toàn nhân loại. Amen ».
Vào giờ kinh chiều bằng tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Ba Lan, tất cả các giáo phận Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cùng hiệp thông cách đặc biệt trong chuỗi kinh Mân Côi cầu cho toàn thế giới. Mặc dầu lễ nghi hiến dâng này khởi đầu do sáng kiến và được hai nước vùng bán đảo Iberia chuẩn bị, nhưng trong hai ngày trước đó đã có 22 Hội Đồng Giám Mục thuộc mọi lục địa cũng như đông đảo tín hữu khắp năm Châu đã xin ghi danh và hiệp thông tham dự giờ dâng hiến này từ Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima, và đã được trực tiếp truyền hình qua rất nhiều đài truyền hình, các phương tiện truyền thông số như các trang mạng và các đài phát thanh, với sự hợp tác và điều hợp của Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima và đài truyền hình Canção Nova. Kênh Youtube của Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima trực tuyến hay thường trực cũng đã có 45.000 người theo dõi.
Trước khi khai mạc lễ nghi dâng hiến, Đức Hồng Y Antonio Martô trình bầy cho biết đây là một sáng kiến riêng của Bồ Đào Nha đã được khai sinh do thỉnh nguyện thư của một nhóm giáo dân quy tụ được hàng ngàn chữ ký, và đã đệ trình lên chủ tịch HĐGM Bồ Đào Nha và sau khi đã tham khảo hết các giám mục Bồ Đào Nha, đã được chấp nhận …
Nhớ lại lịch sử năm xưa, vào ngày 20.10.2019, các giám mục Bồ Đào Nha đã hiến dâng Giáo Hội Công Giáo cho Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu trong một thánh lễ tại Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima, nhân Năm Truyền Giáo ghi dấu 175 năm của Hội Tông Đồ Cầu Nguyện hiện diện ở Bồ Đào Nha.
Lễ nghi dâng hiến nước Bồ Đào Nha cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ Maria cũng đã được thực hiện vào ngày 13.05.1931 vào lúc kết thúc cuộc hành hương toàn quốc đầu tiên của HĐGM Bồ Đào Nha đến Fatima, tám tháng sau khi giám mục Leiria công nhận chính thức các cuộc hiện ra tại đây.
Lễ nghi dâng hiến hôm nay cũng nhắc nhớ đến cách đây 36 năm Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã hiến dâng thế giới cho Trái Tim Đức Maria, trước thánh tượng Đức Bà Mân Côi đã được tạc đầu tiên cách đây 100 năm và được tôn kính tại Nguyện Đường (Capelinha)…và thánh tượng này đã được cung nghinh tới Vatican vào dịp dâng hiến nói trên (lần đó cũng là lần thứ bẩy Thánh Tượng được cung nghinh ra khỏi đồi Cova da Iria, nơi Đức Mẹ hiện ra),
Cũng chính Đức Thánh Giáo Hoàng đã kính viếng Fatima nhiều nhất, chính Ngài đã đáp lời kêu xin của Thị Nhân Fatima, hết lòng hoàn tất hành động dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria vào ngày 25.03.1984, một năm trước khi khai mạc Năm Thánh Ơn Cứu Chuộc.
Sau đây là bản dịch KINH DÂNG HIẾN :
« Lậy Trái Tim Chúa Giêsu, lương y của các tâm hồn, Con chí ái và gương mặt lòng thương xót của Chúa Cha, Giáo hội, đang lữ hành trên trần gian, ở nước Bồ Đào Nha hay tại Tây Ban Nha, các quốc gia này thuộc về Chúa, ngước trông lên Cạnh Nương Long rộng mở của Chúa, nguồn ơn cứu chuộc, và khẩn nài Chúa :
Trong giờ phút đặc biệt đau thương này, xin thương phù trợ Giáo Hội Chúa, xin thương soi sáng cho các nhà cầm quyền các dân tộc, xin nhậm lời các người nghèo khổ và cùng khốn, xin chữa lành các bệnh nhân và các tội nhân, xin nâng đỡ những ai ngã lòng và tuyệt vọng, xin giải thoát các người bị giam cầm và các tù nhân và xin thương cứu chúng con thoát cơn đại dịch đang lây nhiễm.
Lậy Trái Tim Chúa Giêsu, lương y các tâm hồn, đã được nâng cao trên Thập Giá và đã được môn đệ động chạm đến trong khung cảnh thân mật của nhà tiệc ly, Giáo hội, lữ hành trên trần gian, ở nước Bồ Đào Nha hay tại Tây Ban Nha, các quốc gia này thuộc về Chúa, chiêm ngắm Chúa là gương mặt của Chúa Cha đang ôm ấp nhân loại chúng con, chúng con cũng muốn chia sẻ hành vi này với nhau trong Thánh Thần Tình Yêu, theo lệnh truyền của Chúa khi rửa chân cho các môn đệ và kêu xin Chúa :
Trong giờ phút đặc biệt đau thương này, xin hãy giang vòng tay ấp ủ và nâng đỡ các thiếu nhi, các người cao niên và nhất là những người dễ bị tổn thương, xin thêm sức cho các bác sĩ, các y tá, các nhân viên y tế thiện nguyện, xin nối kết các gia đình và xin nâng đỡ chúng con biết chu toàn bổn phận công dân và tình liên đới, xin Chúa là ánh sáng cho những người đang hấp hối, xin thương đón nhận các người đã qua đời vào Nước Chúa, xin thương cứu chúng con khỏi mọi sự dữ và thương giải thoát khỏi cơn dịch tễ đang lây lan.
Lậy Trái Tim Chúa Giêsu Kitô, Lương Y các tâm hồn và Con Đức Thánh Trinh Nữ Maria, nhờ Trái Tim của Mẹ Chúa, mà hôm nay Giáo Hội đang lữ hành giới thế ở Bồ Đào Nha hay ở Tây Ban Nha, các dân tộc thuộc về Đức Trinh Nữ từ nhiều thế kỷ qua, và biết bao dân tộc khác, xin đoái thương chấp nhận việc dâng hiến của Giáo Hội Chúa. Amen ».
LM Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Ngày 27/03/2020 : Đức Thánh Cha Ban Phép Lành Urbi Et Orbi Cho Kinh Thành Roma Và Cho Toàn Thế Giới
Lê Đình Thông
17:24 27/03/2020
Mở đầu là Phúc âm theo thánh Máccô : Đức Giêsu dẹp sóng gió (Mc 4,35-41) : ‘‘Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Chúng ta sang bờ bên kia đi! ". Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.38 Trong khi đó, Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? "Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi! " Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. Rồi Người bảo các ông: "Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin? " Các ông hoảng sợ và nói với nhau: "Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?’’
Bài giảng của Đức Thánh Cha mở đầu bằng câu nói : ‘‘Khi chiều đến’’ (Mc 4,35). Từ nhiều tuần nay, màn đêm dầy đặc đã phú kín nhân gian, tất cả chìm đắm trong thinh lặng, nhận biết trong từng cử chỉ và ánh mắt. Chúng ta cảm thấy sơ hãi, lạc lõng. Cũng như các môn đệ, ta quay cuồng trong giông bão, tất cả như đồng hội đồng thuyền, không định hướng, nhưng đồng thời tất cả được mời gọi chung nhau mái chèo. Các môn đệ đồng thanh nói rằng : ‘‘Chúng ta chết đến nơi rồi.’’ (Mc 38) Chúng ta cảm thấy không thể đi một mình, mà phải sát cánh nhau. Chỉ một lần trong trình thuật Phúc âm : Chúa Giêsu yên ngủ. Chúa phán cùng các môn đệ : ‘‘Sao mà nhát thế, làm sao mà anh em vẫn chua có lòng tin.’’ (v. 40) Ta vẫn chưa tỉnh thức trước chiến tranh, trước bất công lan tràn khắp nơi. Ta vẫn chưa lắng nghe tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng nghèo khổ, những người bị bệnh nặng. Giông bão khiến ta dễ bị lung lạc (vulnérabilité); sự an toàn giả tạo, hời hợt (sécurité fausses et superflues) khiến ta có những thói quen lầm lạc. Ta cứ mê mải trong cuộc sống mà quên đi những nông gia làm nên thực phẩm, mang cho ta sức lực. Giông bão cho thấy quên đi của ăn thiêng liêng nuôi dưỡng tâm hồn ta và quên đi cội nguồn tiền nhân. Chúng ta phải trở nên anh em với nhau (le fait d’être frères). Trong mùa chay thánh, hãy lắng nghe lời mời gọi hối cải : ‘‘Đây là sấm ngôn của Đức Chúa: "Nhưng ngay cả lúc này,các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta,
hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van.’’ (Ge 2,12) Hãy biến thời gian thử thảch này trở thành thời gian chọn lựa, biết phân biệt giá trị đích thực và những điều phù phiếm. Ta hãy hướng đường đi nước bước về với Chúa và đến với tha nhân. Ta sẽ tìm thấy nhiều tâm hồn thiện chí đồng hành với ta. Chúa Thánh Thần cho ta thấy cuộc sống được đỡ nâng bởi nhũng người bình dị, thường bị bỏ quên, họ không bao giờ trở thành nhân vật được báo chí đưa lên trang nhất. Họ là những y sĩ, y tá, họ là những người bán hàng trong siêu thị, những nhân viên bảo trì, những người lái xe vận chuyển, những nhân viên công lực, những người thiện nguyện, các linh mục, các nam nữ tu sĩ và biết bao những người khác nữa.
Trước khi kết thúc nghi thức cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô dâng hào quang Thánh thể (ostensoire) ban phép lành Urbi et Orbi cho kinh thành Roma và cho toàn thế giới. Những người dự nghi thức qua các phương tiện truyền thông đại chúng đều được hưởng ơn Toàn Xá, theo sắc lệnh của Tòa Xá giải Tối cao (Pénitencerie Apostolique).
Thông thường, Đức Thánh Cha ban phép lành Urbi et Orbi vào đại lễ đăng quang giáo hoàng (intronisation du pape), các ngày lễ Giáng sinh và Phục sinh. Ngài hành sử tông vụ thánh Phêrô (ministère pétrinien) giám mục Roma ban ban ơn lành cho thánh đô Roma, và với quyền hạn giáo hoàng (Souverain Pontife), ngài ban ơn lành cho toàn thế giới.
Theo thánh chỉ của Đức Thánh Cha, hai tượng thánh Salus Popoli Romani và Crucifix của giáo đường San Marcello al Corso đã được cung nghinh, ngự trước quảng trường thánh Phêrô để xin Chúa Kitô và Thánh mẫu Maria thương cứu dân thành Roma và toàn thể thế giới sớm thoát dịch bệnh.
Vào lúc 18 giờ, giờ Roma, cùng giờ Paris và Berlin, ở Việt Nam là 24 giờ, California, Vancouver là 10 giờ, ở New York và Toronto : 13 giờ v.v., các tín hữu người Việt thắp nến cầu nguyện cùng với Đức Thành Cha trước màn ảnh truyền hình. Trong tờ mục vụ của Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, cha Giám đốc Nguyễn Kim Sang đã mời gọi cộng đoàn hiệp ý với Đức Thánh Cha Phanxicô, nguyện xin Chúa Giêsu chịu đóng đinh và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cứu vớt nhân loại sớm thoát khỏi đại dịch.
Lê Đình Thông
Nước Ý khẩn cầu với Đức Trinh Nữ Maria: Xin cứu chúng con khỏi sự dữ
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
17:33 27/03/2020
Nước Ý có một liên hệ đặc biệt với Đức Mẹ. Lòng sùng kính sâu sắc về Mẹ Maria liên kết các vùng, như được thể hiện bởi các đền thờ, nhà thờ, nhà nguyện, sạp báo được tìm thấy ở mọi góc. Quốc gia này tiếp tục đặt chính nó dưới sự bảo vệ của Mẹ (sub tuum praesidium), theo lời kinh của thế kỷ thứ ba. Nó cũng xảy ra trong những ngày này khi bước lễ Truyền tin long trọng được cử hành vào thứ Tư. Từ Bắc tới Nam, các giám mục đang hiến dâng miền đất của họ cho Mẹ Thiên Chúa và cầu xin Mẹ trước tình trạng đối đầu với sự dữ mà ngày nay xuất hiện tình trạng khẩn cấp về sức khỏe. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra ví dụ bằng cách trao phó Roma, Ý và thế giới cho Đấng "luôn luôn tỏa sáng trên đường chúng ta như một dấu hiệu của sự cứu rỗi và hy vọng", ĐTC nói trong thông điệp video trước Thánh lễ do Đức Hồng Y Angelo De Donatis cử hành trong đền thờ Đức Mẹ Tình yêu Thiên Chúa.
ĐHY Chủ tịch sẽ có một cử chỉ tương tự vào Chúa Nhật, sau khi kết thúc Thánh lễ trong Nhà thờ chính tòa đồng kín cửa, ngài sẽ trở lại đế tín thác Giáo phận của ngài cho Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria. "Bởi vì Đức Mẹ với ánh mắt nhân từ của Me có thể cầu xin Chúa và giải thoát chúng con khỏi ách này".
Tại Genova, Đức Hồng Y Angelo Bagnasco đã chọn ngày kỷ niệm Thượng viện tuyên bố Đức Mẹ Nữ Vương của thành phố vào năm 1637 để cầu nguyện trong Nhà thờ Chính tòa, dưới chân Đức Mẹ Nữ Vương, cầu xin Mẹ "giải thoát chúng con khỏi bệnh tật và sợ hãi", chữa lành những «bệnh nhân», ban «khôn ngoan cho những người lãnh đạo, ban năng lượng và phần thưởng cho các bác sĩ, y tá và tình nguyện viên, ban sự sống vĩnh cửu cho người qua đời».
Đức Hồng Y Giuseppe Betori, Tổng Giám mục Florence, đã "ôm" tượng Đức Mẹ trong Vương cung thánh đường Truyền Tin.
Tại Milan, Tổng Giám mục Mario Delpini đã lên sân thượng của Nhà thờ Chính tòa để ở gần "Đức Mẹ" và cầu xin Mẹ ban an ủi cho "những người đau khổ nhất trong bệnh viện và trong nhà của chúng con" hoặc "giúp chúng con từ chối những hình ảnh của một vị thần xa xôi, thờ ơ, thù hận».
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Phép Lành Urbi et Orbi: Dang Rộng Vòng Tay…
Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
17:36 27/03/2020
Rôma, 27.03.2020
Giờ cầu nguyện đặc biệt xin ơn đẩy lui dịch bệnh Covid-19 do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại tiền sảnh Đền Thờ Thánh Phêrô vừa mới được truyền hình trực tiếp từ trên các phương tiện truyên thông đại chúng. Có lẽ không ai trong chúng ta những ai vừa mới theo dõi chương trình lại không ít nhiều chạnh lòng. Chúng ta chạnh lòng vì khung cảnh, vì con người, và nhất là vì ý nghĩa sâu xa của buổi cầu nguyện mang tính lịch sử chiều hôm nay.
Khung Cảnh
Cò thể nói từ trước đến nay, ít nhất là trong suốt 7 năm triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, chưa bao giờ một vị Giáo Hoàng lại cử hành một nghi lễ mang tầm vóc quốc tế trước một quảng trường hoàn toàn trống trải như Đức Phanxico đã làm lúc 18h chiều hôm nay, ngày 27.03.2020. Không những hiu quạnh vì vắng bóng cộng đồng Dân Chúa mà còn có phần lạnh lẽo vì trời đang đổ mưa như trút nước. Cả một quảng trường mênh mông với sức chứa trên 30 ngàn người nay chỉ vọn vẹn có vài bóng người thưa thớt, họ là những nhân viên công lực của thành phố và của Tòa Thánh đang thi hành nhiệm vụ. Chính trong khung cảnh trống trải hiu quạnh này mà Cây Thánh Giá Đức Kitô xem ra có cơ hội được mọi người chú ý đến nhiều hơn. Gần thập giá là bức linh ảnh Đức Maria-Phần Rỗi Dân Thành Rôma. Nhờ sự xuất hiện của 2 vật thiêng liêng này mà khung cảnh buổi cầu nguyện lúc có phần thêm ấm áp. Phải chăng Chúa đang nói với chúng lúc này. Chính khoảng thời gian này, giữa lúc mọi người phải chịu cách ly, phong tỏa, chúng ta mới có dịp trở về để nhận ra rằng Thánh Giá Chúa là mầu nhiệm trung tâm của cuộc đời. Mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Đức Kitô mới chính là câu trả lời cho chúng ta những người đang mải mê tìm kiếm thế sự phù vân mà lãng quên cùng đích của đời mình (x. Bài Giảng của ĐTC). Chính nhờ bối cảnh mưa gió bão bùng như chiều hôm nay, chúng ta mới có dịp nhận ra sự hiện diện của Mẹ. Mẹ có bao giờ rời xa con của Mẹ đâu. Mẹ không chỉ hiện diện cách thụ động mà ngược lại, Mẹ luôn dõi theo con mẹ và biết chúng ta đang cần gì. Mẹ đang thì thầm bên tai chúng ta: “Người bảo gì các con hãy làm theo” (x. Ga 2,5). Cuối cùng, liên quan đến khung cảnh buổi cầu nguyện, chúng ta có nghe chăng Đức Thánh Cha đang nhắc đến hình ảnh 2 hàng cột đá hai bên Đền Thờ Thánh Phêrô. Như đôi tay dang rộng ôm lấy Rôma và thế giới, Đức Thánh Cha nói, ước gì phúc lành của thiên Chúa cũng lan rộng đến tất cả mọi người như một vòng tay an ủi.
Tất cả cảm giác lạnh lẽo và trống vắng bỗng chốc tan biến đi để nhường chỗ cho tâm tình nồng ấm thiêng liêng. Hơi nóng tỏa ra từ con tim của hàng trăm triệu người đang hướng về Giáo Đô La Mã, đang hiệp nhất trong tinh thần và sốt sắng trong cầu nguyện.
Con người
Chỉ vài phút sau khi buổi câu nguyện bắt đầu, tín hiệu internet bỗng có dấu hiệu chậm lại, hóa ra là vì đã có hơn 90 triệu người đang theo dõi chương trình qua mạng internet cùng một lúc với nhau. Từ trong tim, hơn 90 triệu con người ấy như cảm thấy một sức mạnh kỳ diệu nâng đỡ họ. Phải chăng đó là sức mạnh của của niềm tin và lòng trông cậy? Thiên Chúa nâng đỡ đức tin yếu kém của chúng ta bằng vô vàn cách thế khác nhau tùy ý Người muốn. Ngay lúc này, giữa buổi cầu nguyện chiều hôm nay, có lẽ cách thế mà Thiên Chúa muốn dùng để ủi an khích lệ chúng ta không gì khác hơn là chính con người và tấm lòng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Có hình ảnh nào đánh động chúng ta hơn hình ảnh một cụ già 83 tuổi, mới vượt qua cảm cúm không lâu, nay bất chấp mưa gió xuất hiện giữa cộng đồng đức tin như đá tảng vững chắc để củng cố tinh thần cho chúng ta. Đức Thánh Cha đã không quản ngại thời tiết xấu nhưng đã đến để hướng dẫn chúng ta suy niệm Tin Mừng, chầu Mình Chúa và cuối cùng ban cũng chính người ban phép lành toàn xá cho chúng ta. Khi ống kính cho phép chúng ta quan sát Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, chúng ta bắt gặp một đức tin can trường, đức cậy vững vàng, và đức mến vô cùng sống động. Nếu không vì lo lắng cho sự an nguy của nhân loại, Đức Phanxicô đã không việc gì phải tổ chức buổi cầu nguyện chiều hôm nay. Ngài bùi ngùi xúc động trước tượng Chúa chịu nạn như một người môn đệ đang tìm sự trợ giúp của Thầy trước phong ba bão táp. Ánh mắt Đức Thánh Cha hướng nhìn về xa xăm như ánh mắt của người cha đang nặng lòng trước nỗi đau của đoàn con. Bước chân nặng nề nhưng dứt khoát đã nói lên tất cả. Cánh tay Đức Thánh Cha vươn lên chạm vào vết thương của Đức Kitô chịu đóng đinh. Cánh tay đó ngài cũng dùng để nâng Thánh Thể Chúa lên chúc phúc cho con cái ngài. Đôi tay của cụ già mặc áo chùng trắng, như thể là đôi tay của Mục Tử Nhân lành vươn xa đến đoàn chiên, đụng chạm săn sóc cho từng con chiên. Có ai không chạnh lòng trước sự hiện thân đầy trìu mến như Đức Thánh Cha ngay trong buổi cầu nguyện hôm nay không? Cả con người Đức Thánh Cha, trái tim ngài, tâm trí ngài đã dành hết cho Đức Kitô và Thân Thể nhiệm mầu của đức Kitô là Giáo Hội rồi còn gì nữa: “Thưa Thầy, Thây biết rõ mọi sự, Thầy biết con mến Ngài” (Ga 21, 17).
Ý Hướng
Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, luôn có cách để bày tỏ cho chúng ta biết Người yêu thương chúng ta đến mức nào. Tất cả mọi sự xoay quanh buổi cầu nguyện chiều hôm nay đều hòa điệu với nhau để tuyên dương tình yêu Thiên Chúa. Từ khung cảnh, con người cho đến ý hướng đều toát lên một tình liên đới vô cùng thắm thiết. Từ tòa thánh đến mọi ngõ ngách trên khắp cùng thế giới, muôn người đều hiệp nhất trong cùng một ý hướng: Xin Thiên Chúa ban sức mạnh thể xác và ơn an ủi cho tâm hồn nhân loại hôm nay, một nhân loại đang bị nạn Covid-19 dày xéo vô cùng tang thương. Đoạn Tin Mừng (Mc 4, 35-41) của giờ cầu nguyện hôm nay nhắc chúng ta rằng chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền và chúng ta cần đến nhau khi phải chống chọi với cuồng phong bão tố (x. bài giảng của ĐTC). Tình liên đới không chỉ giữa con người với nhau mà phải có Chúa ở đó nữa. Chúa cũng ở trên thuyền, Chúa có bỏ rơi các môn đệ đâu? Tâm tình liên đới bên trong, vì sự cách trở thể lý, dường như có cơ hội được thể hiện ra ngoài cách rõ ràng hơn. Đấy, khi phải đối diện với dịch bệnh nguy hiểm, chúng ta đã bắt đầu biết quan tâm đến nhau, hỏi thăm nhau và cầu nguyện cho nhau nhiều hơn. Thêm vào đó, không phải là ngẫu nhiên mà chiều hôm nay, Đức Thánh Cha chọn bài hát Sub tuum praesidium (tạm dịch là “Dưới sự bảo vệ của Người”) để cầu nguyện cùng Đức Mẹ. Cách đây 2 năm (2018) khi nổ ra các vụ bê bối về tính dục liên quan đến các chức sắc của Hội Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các Kitô Hữu khắp nơi tích cực lần chuỗi Mân Côi Kính Đức Mẹ, hát kinh Sub tuum praesidium và kêu khấn Thánh Thiên Thần Hộ Thủ Mi-ca-e để nhờ các Ngài che chở con thuyền Giáo Hội trước ba đào nguy biến. Nay, trước đại dịch Coronavirus, Đức Thánh Cha một lần nữa nhắc đến sự hiệp thông nhiệm mầu giữa các Thánh và nhân loại. Chúng ta không được phép lãng phí nguồn trợ lực hết sức kỳ diệu kỳ này nhất là trong bối cảnh nguy nan hiện nay.
Cuối cùng, với Phép Lành Urbi et Orbi, Phép Lành cho Kinh Thành Rôma và cho toàn thế giới, chúng ta được đánh động để nhớ rằng, cộng đồng nhân loại chúng ta là con cùng một Cha, anh em cùng một nhà. Chúng ta còn có chung một người Mẹ dịu hiền người hằng dõi theo chúng ta: “Đây là Mẹ con” (Ga 19, 27). Đức Kitô muốn chúng ta đặt trót niền tin vào lời Người đã hứa: “Thầy đây, đừng sợ” (Ga 6, 20) và tình nguyện để trở nên cánh tay nối dài tình yêu và niềm an ủi của Chúa đến cho tha nhân. “Anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương các con” (Ga 13, 34).
SUB TUUM PRAESIDIUM (Bản dịch tiếng Việt do Nhóm CGKPV)
Sub tuum praesidium confugimus, Sancta Dei Genetrix.
Nostras deprecationes ne despicias in necessitatibus nostris,
sed a periculis cunctis libera nos semper,
Virgo gloriosa et benedicta.
Lạy Đức Mẹ Chúa Trời,
Ngài xiết bao thánh thiện,
Này chúng con chạy đến
Tìm nương ẩn nơi Ngài.
Lúc sa vòng gian khổ,
Khi gặp cảnh phong trần,
Lời con cái nài van,
Xin Mẹ đừng chê bỏ.
Nhưng xin hằng giải thoát
Khỏi ngàn nỗi hiểm nguy,
Ôi vinh diệu ai bì
Trinh Nữ đầy ơn phước! Amen.
Giờ cầu nguyện đặc biệt xin ơn đẩy lui dịch bệnh Covid-19 do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại tiền sảnh Đền Thờ Thánh Phêrô vừa mới được truyền hình trực tiếp từ trên các phương tiện truyên thông đại chúng. Có lẽ không ai trong chúng ta những ai vừa mới theo dõi chương trình lại không ít nhiều chạnh lòng. Chúng ta chạnh lòng vì khung cảnh, vì con người, và nhất là vì ý nghĩa sâu xa của buổi cầu nguyện mang tính lịch sử chiều hôm nay.
Khung Cảnh
Tất cả cảm giác lạnh lẽo và trống vắng bỗng chốc tan biến đi để nhường chỗ cho tâm tình nồng ấm thiêng liêng. Hơi nóng tỏa ra từ con tim của hàng trăm triệu người đang hướng về Giáo Đô La Mã, đang hiệp nhất trong tinh thần và sốt sắng trong cầu nguyện.
Con người
Chỉ vài phút sau khi buổi câu nguyện bắt đầu, tín hiệu internet bỗng có dấu hiệu chậm lại, hóa ra là vì đã có hơn 90 triệu người đang theo dõi chương trình qua mạng internet cùng một lúc với nhau. Từ trong tim, hơn 90 triệu con người ấy như cảm thấy một sức mạnh kỳ diệu nâng đỡ họ. Phải chăng đó là sức mạnh của của niềm tin và lòng trông cậy? Thiên Chúa nâng đỡ đức tin yếu kém của chúng ta bằng vô vàn cách thế khác nhau tùy ý Người muốn. Ngay lúc này, giữa buổi cầu nguyện chiều hôm nay, có lẽ cách thế mà Thiên Chúa muốn dùng để ủi an khích lệ chúng ta không gì khác hơn là chính con người và tấm lòng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Có hình ảnh nào đánh động chúng ta hơn hình ảnh một cụ già 83 tuổi, mới vượt qua cảm cúm không lâu, nay bất chấp mưa gió xuất hiện giữa cộng đồng đức tin như đá tảng vững chắc để củng cố tinh thần cho chúng ta. Đức Thánh Cha đã không quản ngại thời tiết xấu nhưng đã đến để hướng dẫn chúng ta suy niệm Tin Mừng, chầu Mình Chúa và cuối cùng ban cũng chính người ban phép lành toàn xá cho chúng ta. Khi ống kính cho phép chúng ta quan sát Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, chúng ta bắt gặp một đức tin can trường, đức cậy vững vàng, và đức mến vô cùng sống động. Nếu không vì lo lắng cho sự an nguy của nhân loại, Đức Phanxicô đã không việc gì phải tổ chức buổi cầu nguyện chiều hôm nay. Ngài bùi ngùi xúc động trước tượng Chúa chịu nạn như một người môn đệ đang tìm sự trợ giúp của Thầy trước phong ba bão táp. Ánh mắt Đức Thánh Cha hướng nhìn về xa xăm như ánh mắt của người cha đang nặng lòng trước nỗi đau của đoàn con. Bước chân nặng nề nhưng dứt khoát đã nói lên tất cả. Cánh tay Đức Thánh Cha vươn lên chạm vào vết thương của Đức Kitô chịu đóng đinh. Cánh tay đó ngài cũng dùng để nâng Thánh Thể Chúa lên chúc phúc cho con cái ngài. Đôi tay của cụ già mặc áo chùng trắng, như thể là đôi tay của Mục Tử Nhân lành vươn xa đến đoàn chiên, đụng chạm săn sóc cho từng con chiên. Có ai không chạnh lòng trước sự hiện thân đầy trìu mến như Đức Thánh Cha ngay trong buổi cầu nguyện hôm nay không? Cả con người Đức Thánh Cha, trái tim ngài, tâm trí ngài đã dành hết cho Đức Kitô và Thân Thể nhiệm mầu của đức Kitô là Giáo Hội rồi còn gì nữa: “Thưa Thầy, Thây biết rõ mọi sự, Thầy biết con mến Ngài” (Ga 21, 17).
Ý Hướng
Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, luôn có cách để bày tỏ cho chúng ta biết Người yêu thương chúng ta đến mức nào. Tất cả mọi sự xoay quanh buổi cầu nguyện chiều hôm nay đều hòa điệu với nhau để tuyên dương tình yêu Thiên Chúa. Từ khung cảnh, con người cho đến ý hướng đều toát lên một tình liên đới vô cùng thắm thiết. Từ tòa thánh đến mọi ngõ ngách trên khắp cùng thế giới, muôn người đều hiệp nhất trong cùng một ý hướng: Xin Thiên Chúa ban sức mạnh thể xác và ơn an ủi cho tâm hồn nhân loại hôm nay, một nhân loại đang bị nạn Covid-19 dày xéo vô cùng tang thương. Đoạn Tin Mừng (Mc 4, 35-41) của giờ cầu nguyện hôm nay nhắc chúng ta rằng chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền và chúng ta cần đến nhau khi phải chống chọi với cuồng phong bão tố (x. bài giảng của ĐTC). Tình liên đới không chỉ giữa con người với nhau mà phải có Chúa ở đó nữa. Chúa cũng ở trên thuyền, Chúa có bỏ rơi các môn đệ đâu? Tâm tình liên đới bên trong, vì sự cách trở thể lý, dường như có cơ hội được thể hiện ra ngoài cách rõ ràng hơn. Đấy, khi phải đối diện với dịch bệnh nguy hiểm, chúng ta đã bắt đầu biết quan tâm đến nhau, hỏi thăm nhau và cầu nguyện cho nhau nhiều hơn. Thêm vào đó, không phải là ngẫu nhiên mà chiều hôm nay, Đức Thánh Cha chọn bài hát Sub tuum praesidium (tạm dịch là “Dưới sự bảo vệ của Người”) để cầu nguyện cùng Đức Mẹ. Cách đây 2 năm (2018) khi nổ ra các vụ bê bối về tính dục liên quan đến các chức sắc của Hội Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các Kitô Hữu khắp nơi tích cực lần chuỗi Mân Côi Kính Đức Mẹ, hát kinh Sub tuum praesidium và kêu khấn Thánh Thiên Thần Hộ Thủ Mi-ca-e để nhờ các Ngài che chở con thuyền Giáo Hội trước ba đào nguy biến. Nay, trước đại dịch Coronavirus, Đức Thánh Cha một lần nữa nhắc đến sự hiệp thông nhiệm mầu giữa các Thánh và nhân loại. Chúng ta không được phép lãng phí nguồn trợ lực hết sức kỳ diệu kỳ này nhất là trong bối cảnh nguy nan hiện nay.
Cuối cùng, với Phép Lành Urbi et Orbi, Phép Lành cho Kinh Thành Rôma và cho toàn thế giới, chúng ta được đánh động để nhớ rằng, cộng đồng nhân loại chúng ta là con cùng một Cha, anh em cùng một nhà. Chúng ta còn có chung một người Mẹ dịu hiền người hằng dõi theo chúng ta: “Đây là Mẹ con” (Ga 19, 27). Đức Kitô muốn chúng ta đặt trót niền tin vào lời Người đã hứa: “Thầy đây, đừng sợ” (Ga 6, 20) và tình nguyện để trở nên cánh tay nối dài tình yêu và niềm an ủi của Chúa đến cho tha nhân. “Anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương các con” (Ga 13, 34).
SUB TUUM PRAESIDIUM (Bản dịch tiếng Việt do Nhóm CGKPV)
Sub tuum praesidium confugimus, Sancta Dei Genetrix.
Nostras deprecationes ne despicias in necessitatibus nostris,
sed a periculis cunctis libera nos semper,
Virgo gloriosa et benedicta.
Lạy Đức Mẹ Chúa Trời,
Ngài xiết bao thánh thiện,
Này chúng con chạy đến
Tìm nương ẩn nơi Ngài.
Lúc sa vòng gian khổ,
Khi gặp cảnh phong trần,
Lời con cái nài van,
Xin Mẹ đừng chê bỏ.
Nhưng xin hằng giải thoát
Khỏi ngàn nỗi hiểm nguy,
Ôi vinh diệu ai bì
Trinh Nữ đầy ơn phước! Amen.
COVID-19 dưới nhãn quan thần học đạo đức Công Giáo
Vũ Văn An
18:35 27/03/2020
Tạp chí Crux gần đây đã nói chuyện với nhà đạo đức sinh học Công Giáo Joseph Meaney, chủ tịch Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Toàn Quốc đặt trụ sở tại Philadelphia, Hoa Kỳ, trong khi thế giới đang đương đầu với các hậu quả chưa từng thấy của đại dịch COVID-19 và nhiều câu hỏi hóc búa về luân lý đã được đặt ra mà câu hỏi quan trọng nhất vẫn là: điều đúng phải làm là điều gì?
Đại cương, Meaney cho rằng nguyên tắc luân lý Công Giáo “tập trung vào việc sẵn lòng hy sinh vì người khác”. Nhưng các biện pháp đòi hỏi hy sinh hiện nay có được biện minh hay không?
Ông cho rằng có. Có nhiều người mà sự sống có thể được cứu nhờ đưa ra các biện pháp phi thường. Các biện pháp mạnh mẽ hiện nay được biện minh, thậm chí cần thiết nữa, do tiềm năng thực sự đặt gánh quá nặng lên ngành y tế, nhất là lên các khả năng chăm sóc cao độ (intensive care), tại một số quốc gia. Tuy nhiên, có người nói rằng thực tế đóng cửa nhiều khu vực lớn lao của nền kinh tế hiện đại quả gây nên những tổn phí khó lường. Phân tích đạo đức học về điều chúng ta nên làm trong tư cách xã hội cần phải tính đến tiềm năng có thể gây nhiều chết chóc hơn do việc mất công ăn việc làm và các khắc khổ kinh tế cũng như bất ổn dân sự chắc chắn sẽ diễn ra do khoảng thời gian gián đoạn kéo dài các sinh hoạt bình thường của quốc gia.
Hiện trạng số người nhập bệnh viện, ít nhất ở Ý, đang tràn ngập hệ thống chăm sóc y tế của quốc gia, khiến phải đặt câu hỏi đạo đức là: ai cần được ưu tiên giúp đỡ? Meaney cho rằng bổn phận luân lý của y khoa là cung cấp sự chăm sóc, nên y khoa không thể từ chối giúp đỡ bất cứ người nào. Vấn đề đau đầu hiện đang đặt ra cho nước Ý, có lẽ cả Tây Ban Nha nữa, và nhiều quốc gia khác, là một số điều trị chăm sóc cao độ không thể cung cấp cho hơn một số bệnh nhân nào đó cùng một lúc được. Chẳng hạn chỉ có một số giới hạn các máy thở. Một hình thức xét bệnh (triage) xác đáng cần phải được áp dụng. Thuật ngữ y khoa “xét bệnh” (triage) có ý nói đến việc xếp loại bệnh nhân dựa trên nhu cầu cần phải chữa trị ngay trong khi lưu ý tới cơ may họ có thể hưởng ích lợi từ việc chữa trị hiện có.
Nói vắn tắt, các tiêu chuẩn khách quan phải được sử dụng để cung cấp các điều trị chăm sóc cao độ hết sức có giới hạn cho những người cần đến chúng nhất nhưng là những người có thể nhận được ích lợi của chúng. Điều bi thảm là một bệnh nhân với rất nhiều cơ quan bị hư hại đến nỗi khó lòng sống thoát mà lại được ưu tiên dành cho số máy thở có giới hạn hơn là các bệnh nhân khác, tuy cũng bệnh nặng nhưng có cơ may sống thoát nếu được dành cho các trợ cụ này. Cũng thế, điều không thể chấp nhận được là đặt máy thở cho một bệnh nhân rõ ràng có thể sống thoát không cần máy thở này trong khi các bệnh nhân khác có nguy cơ tử vong nếu không nhận được trợ cụ này.
Nguyên tắc chung, tuy nhiên, vẫn là: mọi điều cần được làm để gia tăng phẩm chất các dụng cụ y khoa hiếm hoi đang cần trong lúc này. Ngoài ra, việc chăm sóc ân cần, trong đó có việc cung cấp thuốc giảm đau, phải được cung ứng cho mọi bệnh nhân, dù họ không thể nhận được mọi điều trị chúng ta muốn cung ứng.
Với câu hỏi: đang có đề nghị từ khước cung cấp máy thở cho những người quá một hạn tuổi nào đó, việc này có hợp đạo đức không? Meaney trả lời không. Không được xét bệnh (triage) đơn thuần dựa vào tuổi, khuyết tật, giới tính... Đúng là một số bệnh nhân cao niên không hội đủ tiêu chuẩn khách quan để nhận máy thở trong tình huống khủng hoảng vì họ đang sắp qua đời và không thể cứu sống họ, nhưng điều này cũng áp dụng cho các bệnh nhân trẻ tuổi hơn. Chúng ta phải rất lưu ý đến việc không được kỳ thị.
Vấn đề các kệ ở siêu thụ trống rỗng, phải phân biệt ra sao giữa việc lo xa và việc tích trữ (preparedness and hoarding)? Meaney cho hay: đây là vấn đề lớn ở nhiều nước. Nó đi từ chuyện ngu đần: mua cả một năm giấy đi cầu, đến chuyện nguy hiểm và phản xã hội, trong đó, người ta thu góp các khẩu trang y khoa rất cần cho các nhân viên cấp cứu.
Chúng ta nên chuẩn bị một cách hữu lý các nhu cầu cho gia đình mình, nhưng “mua hoảng” rõ ràng là một đe dọa đối với thiện ích chung. Các định chế chính phủ và các định chế khác có bổn phận ngăn cản người ta tích trữ bằng cách giới hạn số lượng hàng hóa muốn mua.
Rất may, tại nhiều nơi, không có việc thiếu các hàng hóa căn bản, chỉ là chuyện tạm thời ngưng trệ gây ra do lòng ích kỷ và mua hoảng của các cá nhân hành động một cách phi lý. Người Công Giáo, nói riêng, nên tự hỏi: tôi có thực sự cần món này hay cần nhiều đến thế hay không?
Trên bình diện quốc tế thì sao? Trung Hoa, chẳng hạn, đã ngần ngại không chở khẩu trang đi. Nếu một nước khám phá ra vắc-xin, liệu hó có quyền ưu tiên dành cho công dân họ dù công dân các nước khác cần hơn? Meaney cho rằng nguyên tắc “bác ái bắt đầu từ trong nhà” có giá trị, ta có bổn phận luân lý phải giúp đỡ người thân nhiều hơn người lạ. Nhưng đàng khác, những gì có ích cho toàn thể nhân loại, như vắc-xin chống COVID-19, ta không được tích trữ. Tìm được sự cân bằng không phải là chuyện dễ. Sẽ tuyệt diệu xiết bao nếu các hành động nhân đạo thắng vượt tính ích kỷ hay lòng tham. Đàng khác, người ta dễ nhớ những nước nào và định chế nào có lòng hào phóng trong những thời buổi khó khăn, nước nào không.
Thời buổi này đặc biệt khó khăn cho những người muốn lãnh nhận các bí tích. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội nên lưu ý những gì trong hoàn cảnh này? Meaney cho rằng đức tin Công Giáo của chúng ta rất rõ ràng ở điểm căn bản này: số phận đời đời của chúng ta quan trọng gấp bội so với sự sống thể lý. Các thánh tử đạo đã chọn thà chết chứ không chịu phản bội đức tin hay lương tâm mình. Không có đức ái hay bổn phận tôn giáo nào lớn hơn việc giúp một người hấp hối lãnh nhận các nghi thức sau cùng. Một vài định chế đã làm hết sức khó dễ để các linh mục tiếp cận những người hấp hối. Đây là một vi phạm trầm trọng về tự do tôn giáo. Các thận trọng về an toàn cần được lưu ý, nhưng không hề có người chăm sóc nào quan trọng đối với một tín hữu lúc gần lìa khỏi đời này bằng một linh mục.
Các giải pháp sáng tạo cần được tìm ra. Đúng, tụ tập một đám đông tại một nơi có giới hạn để cử hành Thánh Lễ là điều nguy hiểm. Liệu có thể cử hành nhiều thánh lễ hơn cho một số người giới hạn hơn không? Ban Lan đã thử giải pháp này. Một linh mục Hoa Kỳ ở Oklahoma cử hành Thánh lễ ngoài trời với loa phóng thanh và tín hữu ngồi trong xe và tham dự tại bãi đậu xe. Tương tự như thế, xưng tội bằng cách chạy xe qua cũng đã được một linh mục áp dụng.
Rõ ràng người ta cần đời sống thiêng liêng hơn, chứ không kém, trong thời buổi bệnh dịch. Chúng ta cần đặt ưu tiên cao cho việc lãnh nhận các bí tích ít nhất cũng bằng ta tiếp cận các định chế nâng đỡ sự sống khác, như tiệm thực phẩm chẳng hạn. Dù sao, con người không phải chỉ sống bằng cơm áo...
Nhiều sáng kiến thật đẹp đẽ. Chúng ta có cơ hội “tham dự” Thánh Lễ trực tuyến và rước lễ thiêng liêng nếu không đích thân rước lễ bí tích được.
Ai cũng cảm động bởi tin tức về các linh mục đem Mặt Nhật ra đường phố và ban phép lành cho các thành phố với Phép Bí Tích Cực Trọng. Một linh mục thậm chí đã dùng máy bay và ban phép lành cho cả nước từ trên không.
Gần đây, có tin một linh mục ở Mỹ Latinh đã đem Mặt Nhật lên mái nhà thờ để những người phải ở trong các căn nhà của khu vực được “Chầu Thánh Thể”. Khung cảnh cảm động đến cả người không Công Giáo cũng tham dự.
Đại cương, Meaney cho rằng nguyên tắc luân lý Công Giáo “tập trung vào việc sẵn lòng hy sinh vì người khác”. Nhưng các biện pháp đòi hỏi hy sinh hiện nay có được biện minh hay không?
Ông cho rằng có. Có nhiều người mà sự sống có thể được cứu nhờ đưa ra các biện pháp phi thường. Các biện pháp mạnh mẽ hiện nay được biện minh, thậm chí cần thiết nữa, do tiềm năng thực sự đặt gánh quá nặng lên ngành y tế, nhất là lên các khả năng chăm sóc cao độ (intensive care), tại một số quốc gia. Tuy nhiên, có người nói rằng thực tế đóng cửa nhiều khu vực lớn lao của nền kinh tế hiện đại quả gây nên những tổn phí khó lường. Phân tích đạo đức học về điều chúng ta nên làm trong tư cách xã hội cần phải tính đến tiềm năng có thể gây nhiều chết chóc hơn do việc mất công ăn việc làm và các khắc khổ kinh tế cũng như bất ổn dân sự chắc chắn sẽ diễn ra do khoảng thời gian gián đoạn kéo dài các sinh hoạt bình thường của quốc gia.
Hiện trạng số người nhập bệnh viện, ít nhất ở Ý, đang tràn ngập hệ thống chăm sóc y tế của quốc gia, khiến phải đặt câu hỏi đạo đức là: ai cần được ưu tiên giúp đỡ? Meaney cho rằng bổn phận luân lý của y khoa là cung cấp sự chăm sóc, nên y khoa không thể từ chối giúp đỡ bất cứ người nào. Vấn đề đau đầu hiện đang đặt ra cho nước Ý, có lẽ cả Tây Ban Nha nữa, và nhiều quốc gia khác, là một số điều trị chăm sóc cao độ không thể cung cấp cho hơn một số bệnh nhân nào đó cùng một lúc được. Chẳng hạn chỉ có một số giới hạn các máy thở. Một hình thức xét bệnh (triage) xác đáng cần phải được áp dụng. Thuật ngữ y khoa “xét bệnh” (triage) có ý nói đến việc xếp loại bệnh nhân dựa trên nhu cầu cần phải chữa trị ngay trong khi lưu ý tới cơ may họ có thể hưởng ích lợi từ việc chữa trị hiện có.
Nói vắn tắt, các tiêu chuẩn khách quan phải được sử dụng để cung cấp các điều trị chăm sóc cao độ hết sức có giới hạn cho những người cần đến chúng nhất nhưng là những người có thể nhận được ích lợi của chúng. Điều bi thảm là một bệnh nhân với rất nhiều cơ quan bị hư hại đến nỗi khó lòng sống thoát mà lại được ưu tiên dành cho số máy thở có giới hạn hơn là các bệnh nhân khác, tuy cũng bệnh nặng nhưng có cơ may sống thoát nếu được dành cho các trợ cụ này. Cũng thế, điều không thể chấp nhận được là đặt máy thở cho một bệnh nhân rõ ràng có thể sống thoát không cần máy thở này trong khi các bệnh nhân khác có nguy cơ tử vong nếu không nhận được trợ cụ này.
Nguyên tắc chung, tuy nhiên, vẫn là: mọi điều cần được làm để gia tăng phẩm chất các dụng cụ y khoa hiếm hoi đang cần trong lúc này. Ngoài ra, việc chăm sóc ân cần, trong đó có việc cung cấp thuốc giảm đau, phải được cung ứng cho mọi bệnh nhân, dù họ không thể nhận được mọi điều trị chúng ta muốn cung ứng.
Với câu hỏi: đang có đề nghị từ khước cung cấp máy thở cho những người quá một hạn tuổi nào đó, việc này có hợp đạo đức không? Meaney trả lời không. Không được xét bệnh (triage) đơn thuần dựa vào tuổi, khuyết tật, giới tính... Đúng là một số bệnh nhân cao niên không hội đủ tiêu chuẩn khách quan để nhận máy thở trong tình huống khủng hoảng vì họ đang sắp qua đời và không thể cứu sống họ, nhưng điều này cũng áp dụng cho các bệnh nhân trẻ tuổi hơn. Chúng ta phải rất lưu ý đến việc không được kỳ thị.
Vấn đề các kệ ở siêu thụ trống rỗng, phải phân biệt ra sao giữa việc lo xa và việc tích trữ (preparedness and hoarding)? Meaney cho hay: đây là vấn đề lớn ở nhiều nước. Nó đi từ chuyện ngu đần: mua cả một năm giấy đi cầu, đến chuyện nguy hiểm và phản xã hội, trong đó, người ta thu góp các khẩu trang y khoa rất cần cho các nhân viên cấp cứu.
Chúng ta nên chuẩn bị một cách hữu lý các nhu cầu cho gia đình mình, nhưng “mua hoảng” rõ ràng là một đe dọa đối với thiện ích chung. Các định chế chính phủ và các định chế khác có bổn phận ngăn cản người ta tích trữ bằng cách giới hạn số lượng hàng hóa muốn mua.
Rất may, tại nhiều nơi, không có việc thiếu các hàng hóa căn bản, chỉ là chuyện tạm thời ngưng trệ gây ra do lòng ích kỷ và mua hoảng của các cá nhân hành động một cách phi lý. Người Công Giáo, nói riêng, nên tự hỏi: tôi có thực sự cần món này hay cần nhiều đến thế hay không?
Trên bình diện quốc tế thì sao? Trung Hoa, chẳng hạn, đã ngần ngại không chở khẩu trang đi. Nếu một nước khám phá ra vắc-xin, liệu hó có quyền ưu tiên dành cho công dân họ dù công dân các nước khác cần hơn? Meaney cho rằng nguyên tắc “bác ái bắt đầu từ trong nhà” có giá trị, ta có bổn phận luân lý phải giúp đỡ người thân nhiều hơn người lạ. Nhưng đàng khác, những gì có ích cho toàn thể nhân loại, như vắc-xin chống COVID-19, ta không được tích trữ. Tìm được sự cân bằng không phải là chuyện dễ. Sẽ tuyệt diệu xiết bao nếu các hành động nhân đạo thắng vượt tính ích kỷ hay lòng tham. Đàng khác, người ta dễ nhớ những nước nào và định chế nào có lòng hào phóng trong những thời buổi khó khăn, nước nào không.
Thời buổi này đặc biệt khó khăn cho những người muốn lãnh nhận các bí tích. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội nên lưu ý những gì trong hoàn cảnh này? Meaney cho rằng đức tin Công Giáo của chúng ta rất rõ ràng ở điểm căn bản này: số phận đời đời của chúng ta quan trọng gấp bội so với sự sống thể lý. Các thánh tử đạo đã chọn thà chết chứ không chịu phản bội đức tin hay lương tâm mình. Không có đức ái hay bổn phận tôn giáo nào lớn hơn việc giúp một người hấp hối lãnh nhận các nghi thức sau cùng. Một vài định chế đã làm hết sức khó dễ để các linh mục tiếp cận những người hấp hối. Đây là một vi phạm trầm trọng về tự do tôn giáo. Các thận trọng về an toàn cần được lưu ý, nhưng không hề có người chăm sóc nào quan trọng đối với một tín hữu lúc gần lìa khỏi đời này bằng một linh mục.
Các giải pháp sáng tạo cần được tìm ra. Đúng, tụ tập một đám đông tại một nơi có giới hạn để cử hành Thánh Lễ là điều nguy hiểm. Liệu có thể cử hành nhiều thánh lễ hơn cho một số người giới hạn hơn không? Ban Lan đã thử giải pháp này. Một linh mục Hoa Kỳ ở Oklahoma cử hành Thánh lễ ngoài trời với loa phóng thanh và tín hữu ngồi trong xe và tham dự tại bãi đậu xe. Tương tự như thế, xưng tội bằng cách chạy xe qua cũng đã được một linh mục áp dụng.
Rõ ràng người ta cần đời sống thiêng liêng hơn, chứ không kém, trong thời buổi bệnh dịch. Chúng ta cần đặt ưu tiên cao cho việc lãnh nhận các bí tích ít nhất cũng bằng ta tiếp cận các định chế nâng đỡ sự sống khác, như tiệm thực phẩm chẳng hạn. Dù sao, con người không phải chỉ sống bằng cơm áo...
Nhiều sáng kiến thật đẹp đẽ. Chúng ta có cơ hội “tham dự” Thánh Lễ trực tuyến và rước lễ thiêng liêng nếu không đích thân rước lễ bí tích được.
Ai cũng cảm động bởi tin tức về các linh mục đem Mặt Nhật ra đường phố và ban phép lành cho các thành phố với Phép Bí Tích Cực Trọng. Một linh mục thậm chí đã dùng máy bay và ban phép lành cho cả nước từ trên không.
Gần đây, có tin một linh mục ở Mỹ Latinh đã đem Mặt Nhật lên mái nhà thờ để những người phải ở trong các căn nhà của khu vực được “Chầu Thánh Thể”. Khung cảnh cảm động đến cả người không Công Giáo cũng tham dự.
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong buổi cầu nguyện đặc biệt tối 27/3/2020
J.B. Đặng Minh An dịch
19:52 27/03/2020
Lúc 6 giờ chiều thứ Sáu 27 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện trước một Quảng trường trống không như ngài đã giải thích khi tuyên bố ý định này vào hôm Chúa Nhật 22 tháng Ba, và ngài đã nhắc lại hôm thứ Tư 25 tháng Ba vừa qua.
Buổi cầu nguyện gồm việc lắng nghe Lời Chúa, dâng lời cầu nguyện lên Chúa, thờ lạy Thánh Thể, và ban phép lành Urbi et Orbi, kèm với một Ơn Toàn xá.
Trong bài giảng tại buổi cầu nguyện đặc biệt này, Đức Thánh Cha nói:
“Khi chiều đến” (Mc 4:35). Đoạn Tin Mừng chúng ta đã nghe được bắt đầu như thế. Từ nhiều tuần nay, dường như chiều đã buông xuống. Bóng tối dầy đặc chụp xuống trên các quảng trường, các đường phố và thành phố của chúng ta; chúng chụp xuống cuộc sống chúng ta, lấp đầy mọi thứ với một sự im lặng điếng người và một sự trống rỗng thê thảm, nó làm tê liệt mọi thứ khi nó đi qua: chúng ta cảm thấy điều này trong không khí, chúng ta nhận thấy nó qua các cử chỉ, qua những cái nhìn của mọi người. Chúng ta lo lắng và mất phương hướng. Như các môn đệ trong bài Tin Mừng, chúng ta bị ngỡ ngàng trước một trận bão bất ngờ và hung bạo. Chúng ta nhận thấy mình đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất phương hướng, nhưng đồng thời điều quan trọng và cần thiết là tất cả được kêu gọi cùng chèo chống với nhau, mỗi người đều cần an ủi người khác. Tất cả chúng ta đều ở trên con thuyền ấy. Như những môn đệ trong bài Tin Mừng đồng thanh kêu lên trong âu lo: “Chúng ta chết mất” (v.38), chúng ta cũng nhận thấy mình không thể tiến bước nếu mỗi người chỉ lo cho mình, nhưng phải cùng nhau.
Thật là dễ nhận ra hình ảnh của chính chúng ta trong trình thuật này. Điều khó khăn hơn là làm sao hiểu được thái độ của Chúa Giêsu. Khi các môn đệ đương nhiên hốt hoảng và tuyệt vọng, thì Chúa đang nằm ở cuối thuyền, là phần sẽ bị chìm trước tiên. Và Ngài làm gì? Bất chấp những giao động, hối hả, Ngài vẫn say ngủ, tín thác nơi Chúa Cha - đó là lần duy nhất trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu ngủ. Khi Ngài bị đánh thức dậy, Chúa cho gió yên biển lặng, rồi nói với các môn đệ với giọng khiển trách: “Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” (v.40).
Chúng ta hãy cố hiểu điều này. Điều gì bao gồm trong sự hèn tin của các môn đệ, là một thái độ trái ngược với sự tín thác của Chúa Giêsu? Các môn đệ không ngừng tin nơi Chúa, và thực sự họ kêu cầu Ngài. Nhưng chúng ta hãy xem cách thức các môn đệ cầu khẩn Ngài: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” (v. 38). “Thầy chẳng lo gì”: họ nghĩ rằng Chúa Giêsu không đoái hoài gì đến họ, không chăm sóc cho họ. Một trong những điều làm chúng ta và các gia đình đau lòng nhất là câu: “chẳng lo gì sao?”. Đó là một câu làm thương tổn và khơi dậy bão tố trong tâm hồn. Câu ấy cũng làm Chúa Giêsu tổn thương. Vì Ngài quan tâm đến chúng ta hơn bất cứ ai. Thực vậy, sau khi các môn đệ kêu cầu, Chúa đã cứu các ngài khỏi sự ngã lòng.
Bão tố phơi bày tính dễ bị thương tổn của chúng ta và vạch trần những định tín giả tạo và hời hợt trên đó chúng ta đã xây dựng những dự định, những dự án, các tập quán và ưu tiên của chúng ta. Nó cho thấy chúng ta đã khờ khạo và mù mờ trước những điều căn cơ nuôi dưỡng, nâng đỡ và ban sức mạnh cho cuộc sống và cộng đoàn của chúng ta. Bão tố để lộ tất cả những ý tưởng định kiến và sự lãng quên những gì nuôi dưỡng linh hồn con người; nó làm lộ ra tất cả những toan tính gây mê chúng ta bằng những nếp nghĩ và cách hành xử được cho là “cứu” chúng ta, nhưng thực ra lại cho thấy không có khả năng quy chiếu đến những căn cội và giữ cho sống động ký ức của những người đi trước chúng ta, và vì thế đánh mất các kháng thể cần thiết để đương đầu với nghịch cảnh.
Trận bão này cũng đánh trôi cái mã bề ngoài của những định kiến chúng ta dùng để ngụy trang “cái tôi” của mình, luôn lo lắng về hình ảnh của mình; và một lần nữa, chúng ta khám phá thấy điều tốt lành là chúng ta cùng thuộc về nhau, cùng là anh chị em của nhau.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Lạy Chúa, Lời Chúa chiều tối hôm nay đánh động chúng con và có liên hệ đến tất cả chúng con. Trong thế giới mà Chúa yêu thương nhiều hơn cả chúng con yêu, chúng con lao đi rất nhanh, cảm thấy thật mạnh mẽ như thể có khả năng làm mọi sự. Ham hố lợi lộc, chúng con để cho mình bị vật chất thu hút và bị cuốn trôi trong sự vội vã. Chúng con không dừng lại trước những lời nhắc nhở của Chúa, không thức tỉnh trước những cuộc chiến và bất công trên thế giới, chúng con đã không lắng nghe tiếng kêu của những người nghèo và của trái đất đang đau yếu của chúng con. Chúng con cứ tiếp tục lao nhanh bất chấp mọi thứ, nghĩ rằng mình sẽ luôn khỏe mạnh trong một thế giới bệnh hoạn. Giờ đây, khi chúng con đang ở giữa một vùng biển động, chúng con khẩn cầu Chúa: “Lạy Chúa, xin hãy thức dậy!”
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Lạy Chúa, Chúa đang kêu gọi chúng con, một lời kêu gọi hãy có đức tin. Không phải chỉ tin Chúa hiện hữu cho bằng hãy đến cùng Chúa và tín thác nơi Chúa. Lời kêu gọi cấp thiết của Chúa còn vang dội mạnh mẽ hơn trong Mùa Chay này: “Hãy hoán cải”, “hãy hết lòng trở về cùng Ta” (Gl 2,13). Chúa gọi chúng con nắm lấy thời điểm thử thách này như một thời khắc chọn lựa. Đây không phải là thời điểm phán xét của Chúa, nhưng là lúc chúng con phải phân định: đó là thời điểm chọn lựa điều gì là đáng kể và điều gì là chóng qua, một thời để tách biệt điều cần thiết ra khỏi điều không cần. Đây là lúc điều chỉnh lại hành trình cuộc sống của chúng con hướng về Chúa và hướng về tha nhân. Chúng con có thể nhìn thấy bao nhiêu bạn đồng hành gương mẫu, là những người trong sợ hãi, đã phản ứng bằng cách hiến mạng sống mình. Đó là sức mạnh tác động được Thánh Linh đổ xuống và nhào nặn thành những sự hy sinh quên mình can đảm và quảng đại.
Đó là sự sống trong Thánh Linh có khả năng cứu vớt, đánh giá và biểu lộ cách thức cuộc sống của chúng ta được hình thành và nâng đỡ nhờ những người bình thường - thường khi bị quên lãng - không được nêu trong các tít lớn của các tờ báo hay tạp chí, hay trong những chương trình biểu diễn mới nhất, nhưng chắc chắn là trong những ngày này họ đang viết lên những biến cố quan trọng trong lịch sử chúng ta. Các bác sĩ, y tá, các nhân viên trong siêu thị, các nhân viên vệ sinh, những người chăm sóc, những người cung cấp các dịch vụ giao thông, các nhân viên công lực, những người thiện nguyện, các linh mục, nam nữ tu sĩ và cơ man những người khác là những người hiểu rằng không ai có thể giải thoát chỉ một mình. Đứng trước biết bao đau khổ, qua đó mức độ phát triển đích thực của các dân tộc chúng ta được đánh giá, chúng ta khám phá và cảm nghiệm lời cầu nguyện tư tế của Chúa Giêsu: “Ước gì tất cả họ được nên một” (Ga 17:21). Biết bao người hằng ngày thực hành kiên nhẫn và trao ban hy vọng, chú tâm không gieo rắc kinh hoàng nhưng cổ vũ cho tinh thần đồng trách nhiệm. Bao nhiêu người cha, người mẹ, ông bà, và thầy cô giáo, chỉ cho các trẻ em của chúng ta, qua những cử chỉ nhỏ bé thường nhật, cách thức đương đầu và vượt thắng một cuộc khủng hoảng, bằng cách điều chỉnh các thói quen, ngước mắt lên cao và dưỡng nuôi lời cầu nguyện. Biết bao người cầu nguyện, trao ban và chuyển cầu cho thiện ích chung của tất cả mọi người. Cầu nguyện và phục vụ âm thầm: đó là những khí giới chiến thắng của chúng ta.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Đức tin bắt đầu khi chúng ta biết mình cần đến ơn cứu độ. Chúng ta không tự mãn, chỉ một mình chúng ta sẽ chìm nghỉm; chúng ta cần Chúa như những người hải hành xưa cần đến những vì sao. Chúng ta hãy mời Chúa Giêsu bước lên những con thuyền cuộc sống của chúng ta. Hãy phó dâng cho Chúa những lo sợ của chúng ta để Ngài khuất phục chúng. Như những môn đệ chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy rằng có Chúa ở trên thuyền, con thuyền sẽ không bị đắm. Vì đây là sức mạnh của Thiên Chúa: Ngài biến tất cả những gì xảy ra cho chúng ta, ngay cả những điều bất hạnh, thành những điều tốt lành cho chúng ta. Ngài mang lại sự thanh thản ngay giữa những bão tố của chúng ta, vì với Thiên Chúa, sự sống sẽ không bao giờ chết.
Giữa bão tố của chúng ta, Chúa hỏi chúng ta, và mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và thực hành tình liên đới và hy vọng có khả năng mang lại sức mạnh, sự nâng đỡ và ý nghĩa cho những giờ phút này, trong đó tất cả dường như bị chìm. Chúa thức dậy để đánh thức và hồi sinh niềm tin [vào mầu nhiệm] Phục sinh của chúng ta. Chúng ta có một chiếc neo: đó là qua thập giá của Ngài chúng ta được cứu độ. Chúng ta có một hoa tiêu: đó là qua thập giá của Ngài chúng ta được cứu chuộc. Chúng ta có một hy vọng: đó là qua thập giá của Chúa, chúng ta được chữa lành và ôm ấp để không có gì và không một ai có thể tách biệt chúng ta ra khỏi tình yêu cứu độ của Chúa. Giữa tình trạng cô lập, trong đó chúng ta đang phải chịu đựng sự thiếu vắng tình cảm trìu mến và những cuộc gặp gỡ, chịu đựng bao nhiêu mất mát, chúng ta hãy để mình một lần nữa lắng nghe lời loan báo cứu độ chúng ta: Chúa đã sống lại và Ngài sống cạnh chúng ta. Chúa kêu gọi chúng ta, từ trên thập giá của Ngài, hãy tái khám phá cuộc sống đang chờ đợi chúng ta, và hãy nhìn đến những người đang trông đợi nơi chúng ta, để củng cố, nhìn nhận và nuôi dưỡng ơn thánh đang sống trong chúng ta. Đừng dập tắt tim đèn còn ngún khói (x Is 42:3) không bao giờ tàn lụi, và hãy để cho niềm hy vọng được thắp lên.
Đón nhận thập giá Chúa có nghĩa là tìm lại can đảm để đón nhận tất cả các gian truân của thời điểm hiện nay, tạm bỏ sang một bên ước muốn quyền lực và của cải, để nhường chỗ cho tinh thần sáng tạo mà chỉ có Thánh Linh mới có khả năng khơi dậy. Điều này có nghĩa là tìm kiếm can đảm để mở ra những không gian trong đó tất cả mọi người đều thể cảm thấy được mời gọi và thực hiện những hình thức mới của lòng hiếu khách, tình huynh đệ và tình liên đới. Qua thập giá Chúa, chúng ta được cứu thoát để đón nhận hy vọng và để cho niềm hy vọng ấy củng cố và nâng đỡ tất cả các biện pháp và những con đường có thể giúp chúng ta bảo vệ chính mình và những người khác. Đón nhận Chúa để đón nhận hy vọng: đó là sức mạnh của đức tin, là điều giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi và mang đến hy vọng cho chúng ta.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?”
Anh chị em thân mến, từ nơi này, là nơi nhắc nhớ đức tin kiên vững của thánh Phêrô, tối hôm nay tôi muốn phó thác tất cả anh chị em cho Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ là Sức khỏe của mọi người, là Sao biển giữa bão tố. Từ những hàng cột đang ôm lấy Rôma và thế giới này, xin phúc lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên anh chị em như một vòng tay an ủi. Lạy Chúa, xin Chúa chúc lành cho thế giới, xin ban sức khỏe cho thân xác và an ủi tâm hồn chúng con. Chúa bảo chúng con đừng sợ hãi. Nhưng niềm tin của chúng con yếu ớt, và chúng con nhát đảm. Nhưng lạy Chúa, Chúa không bỏ mặc chúng con trong bão tố. Xin Chúa lặp lại lần nữa: “Các con đừng sợ” (Mt 28:5). Và cùng với thánh Phêrô, “mọi âu lo, xin trút cả cho Người, vì Người chăm sóc chúng con” (x 1 Pr 5:7).
Source:Libreria Editrice VaticanaEXTRAORDINARY MOMENT OF PRAYER PRESIDED OVER BY POPE
Buổi cầu nguyện gồm việc lắng nghe Lời Chúa, dâng lời cầu nguyện lên Chúa, thờ lạy Thánh Thể, và ban phép lành Urbi et Orbi, kèm với một Ơn Toàn xá.
Trong bài giảng tại buổi cầu nguyện đặc biệt này, Đức Thánh Cha nói:
“Khi chiều đến” (Mc 4:35). Đoạn Tin Mừng chúng ta đã nghe được bắt đầu như thế. Từ nhiều tuần nay, dường như chiều đã buông xuống. Bóng tối dầy đặc chụp xuống trên các quảng trường, các đường phố và thành phố của chúng ta; chúng chụp xuống cuộc sống chúng ta, lấp đầy mọi thứ với một sự im lặng điếng người và một sự trống rỗng thê thảm, nó làm tê liệt mọi thứ khi nó đi qua: chúng ta cảm thấy điều này trong không khí, chúng ta nhận thấy nó qua các cử chỉ, qua những cái nhìn của mọi người. Chúng ta lo lắng và mất phương hướng. Như các môn đệ trong bài Tin Mừng, chúng ta bị ngỡ ngàng trước một trận bão bất ngờ và hung bạo. Chúng ta nhận thấy mình đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất phương hướng, nhưng đồng thời điều quan trọng và cần thiết là tất cả được kêu gọi cùng chèo chống với nhau, mỗi người đều cần an ủi người khác. Tất cả chúng ta đều ở trên con thuyền ấy. Như những môn đệ trong bài Tin Mừng đồng thanh kêu lên trong âu lo: “Chúng ta chết mất” (v.38), chúng ta cũng nhận thấy mình không thể tiến bước nếu mỗi người chỉ lo cho mình, nhưng phải cùng nhau.
Thật là dễ nhận ra hình ảnh của chính chúng ta trong trình thuật này. Điều khó khăn hơn là làm sao hiểu được thái độ của Chúa Giêsu. Khi các môn đệ đương nhiên hốt hoảng và tuyệt vọng, thì Chúa đang nằm ở cuối thuyền, là phần sẽ bị chìm trước tiên. Và Ngài làm gì? Bất chấp những giao động, hối hả, Ngài vẫn say ngủ, tín thác nơi Chúa Cha - đó là lần duy nhất trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu ngủ. Khi Ngài bị đánh thức dậy, Chúa cho gió yên biển lặng, rồi nói với các môn đệ với giọng khiển trách: “Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” (v.40).
Chúng ta hãy cố hiểu điều này. Điều gì bao gồm trong sự hèn tin của các môn đệ, là một thái độ trái ngược với sự tín thác của Chúa Giêsu? Các môn đệ không ngừng tin nơi Chúa, và thực sự họ kêu cầu Ngài. Nhưng chúng ta hãy xem cách thức các môn đệ cầu khẩn Ngài: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” (v. 38). “Thầy chẳng lo gì”: họ nghĩ rằng Chúa Giêsu không đoái hoài gì đến họ, không chăm sóc cho họ. Một trong những điều làm chúng ta và các gia đình đau lòng nhất là câu: “chẳng lo gì sao?”. Đó là một câu làm thương tổn và khơi dậy bão tố trong tâm hồn. Câu ấy cũng làm Chúa Giêsu tổn thương. Vì Ngài quan tâm đến chúng ta hơn bất cứ ai. Thực vậy, sau khi các môn đệ kêu cầu, Chúa đã cứu các ngài khỏi sự ngã lòng.
Bão tố phơi bày tính dễ bị thương tổn của chúng ta và vạch trần những định tín giả tạo và hời hợt trên đó chúng ta đã xây dựng những dự định, những dự án, các tập quán và ưu tiên của chúng ta. Nó cho thấy chúng ta đã khờ khạo và mù mờ trước những điều căn cơ nuôi dưỡng, nâng đỡ và ban sức mạnh cho cuộc sống và cộng đoàn của chúng ta. Bão tố để lộ tất cả những ý tưởng định kiến và sự lãng quên những gì nuôi dưỡng linh hồn con người; nó làm lộ ra tất cả những toan tính gây mê chúng ta bằng những nếp nghĩ và cách hành xử được cho là “cứu” chúng ta, nhưng thực ra lại cho thấy không có khả năng quy chiếu đến những căn cội và giữ cho sống động ký ức của những người đi trước chúng ta, và vì thế đánh mất các kháng thể cần thiết để đương đầu với nghịch cảnh.
Trận bão này cũng đánh trôi cái mã bề ngoài của những định kiến chúng ta dùng để ngụy trang “cái tôi” của mình, luôn lo lắng về hình ảnh của mình; và một lần nữa, chúng ta khám phá thấy điều tốt lành là chúng ta cùng thuộc về nhau, cùng là anh chị em của nhau.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Lạy Chúa, Lời Chúa chiều tối hôm nay đánh động chúng con và có liên hệ đến tất cả chúng con. Trong thế giới mà Chúa yêu thương nhiều hơn cả chúng con yêu, chúng con lao đi rất nhanh, cảm thấy thật mạnh mẽ như thể có khả năng làm mọi sự. Ham hố lợi lộc, chúng con để cho mình bị vật chất thu hút và bị cuốn trôi trong sự vội vã. Chúng con không dừng lại trước những lời nhắc nhở của Chúa, không thức tỉnh trước những cuộc chiến và bất công trên thế giới, chúng con đã không lắng nghe tiếng kêu của những người nghèo và của trái đất đang đau yếu của chúng con. Chúng con cứ tiếp tục lao nhanh bất chấp mọi thứ, nghĩ rằng mình sẽ luôn khỏe mạnh trong một thế giới bệnh hoạn. Giờ đây, khi chúng con đang ở giữa một vùng biển động, chúng con khẩn cầu Chúa: “Lạy Chúa, xin hãy thức dậy!”
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Lạy Chúa, Chúa đang kêu gọi chúng con, một lời kêu gọi hãy có đức tin. Không phải chỉ tin Chúa hiện hữu cho bằng hãy đến cùng Chúa và tín thác nơi Chúa. Lời kêu gọi cấp thiết của Chúa còn vang dội mạnh mẽ hơn trong Mùa Chay này: “Hãy hoán cải”, “hãy hết lòng trở về cùng Ta” (Gl 2,13). Chúa gọi chúng con nắm lấy thời điểm thử thách này như một thời khắc chọn lựa. Đây không phải là thời điểm phán xét của Chúa, nhưng là lúc chúng con phải phân định: đó là thời điểm chọn lựa điều gì là đáng kể và điều gì là chóng qua, một thời để tách biệt điều cần thiết ra khỏi điều không cần. Đây là lúc điều chỉnh lại hành trình cuộc sống của chúng con hướng về Chúa và hướng về tha nhân. Chúng con có thể nhìn thấy bao nhiêu bạn đồng hành gương mẫu, là những người trong sợ hãi, đã phản ứng bằng cách hiến mạng sống mình. Đó là sức mạnh tác động được Thánh Linh đổ xuống và nhào nặn thành những sự hy sinh quên mình can đảm và quảng đại.
Đó là sự sống trong Thánh Linh có khả năng cứu vớt, đánh giá và biểu lộ cách thức cuộc sống của chúng ta được hình thành và nâng đỡ nhờ những người bình thường - thường khi bị quên lãng - không được nêu trong các tít lớn của các tờ báo hay tạp chí, hay trong những chương trình biểu diễn mới nhất, nhưng chắc chắn là trong những ngày này họ đang viết lên những biến cố quan trọng trong lịch sử chúng ta. Các bác sĩ, y tá, các nhân viên trong siêu thị, các nhân viên vệ sinh, những người chăm sóc, những người cung cấp các dịch vụ giao thông, các nhân viên công lực, những người thiện nguyện, các linh mục, nam nữ tu sĩ và cơ man những người khác là những người hiểu rằng không ai có thể giải thoát chỉ một mình. Đứng trước biết bao đau khổ, qua đó mức độ phát triển đích thực của các dân tộc chúng ta được đánh giá, chúng ta khám phá và cảm nghiệm lời cầu nguyện tư tế của Chúa Giêsu: “Ước gì tất cả họ được nên một” (Ga 17:21). Biết bao người hằng ngày thực hành kiên nhẫn và trao ban hy vọng, chú tâm không gieo rắc kinh hoàng nhưng cổ vũ cho tinh thần đồng trách nhiệm. Bao nhiêu người cha, người mẹ, ông bà, và thầy cô giáo, chỉ cho các trẻ em của chúng ta, qua những cử chỉ nhỏ bé thường nhật, cách thức đương đầu và vượt thắng một cuộc khủng hoảng, bằng cách điều chỉnh các thói quen, ngước mắt lên cao và dưỡng nuôi lời cầu nguyện. Biết bao người cầu nguyện, trao ban và chuyển cầu cho thiện ích chung của tất cả mọi người. Cầu nguyện và phục vụ âm thầm: đó là những khí giới chiến thắng của chúng ta.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Đức tin bắt đầu khi chúng ta biết mình cần đến ơn cứu độ. Chúng ta không tự mãn, chỉ một mình chúng ta sẽ chìm nghỉm; chúng ta cần Chúa như những người hải hành xưa cần đến những vì sao. Chúng ta hãy mời Chúa Giêsu bước lên những con thuyền cuộc sống của chúng ta. Hãy phó dâng cho Chúa những lo sợ của chúng ta để Ngài khuất phục chúng. Như những môn đệ chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy rằng có Chúa ở trên thuyền, con thuyền sẽ không bị đắm. Vì đây là sức mạnh của Thiên Chúa: Ngài biến tất cả những gì xảy ra cho chúng ta, ngay cả những điều bất hạnh, thành những điều tốt lành cho chúng ta. Ngài mang lại sự thanh thản ngay giữa những bão tố của chúng ta, vì với Thiên Chúa, sự sống sẽ không bao giờ chết.
Giữa bão tố của chúng ta, Chúa hỏi chúng ta, và mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và thực hành tình liên đới và hy vọng có khả năng mang lại sức mạnh, sự nâng đỡ và ý nghĩa cho những giờ phút này, trong đó tất cả dường như bị chìm. Chúa thức dậy để đánh thức và hồi sinh niềm tin [vào mầu nhiệm] Phục sinh của chúng ta. Chúng ta có một chiếc neo: đó là qua thập giá của Ngài chúng ta được cứu độ. Chúng ta có một hoa tiêu: đó là qua thập giá của Ngài chúng ta được cứu chuộc. Chúng ta có một hy vọng: đó là qua thập giá của Chúa, chúng ta được chữa lành và ôm ấp để không có gì và không một ai có thể tách biệt chúng ta ra khỏi tình yêu cứu độ của Chúa. Giữa tình trạng cô lập, trong đó chúng ta đang phải chịu đựng sự thiếu vắng tình cảm trìu mến và những cuộc gặp gỡ, chịu đựng bao nhiêu mất mát, chúng ta hãy để mình một lần nữa lắng nghe lời loan báo cứu độ chúng ta: Chúa đã sống lại và Ngài sống cạnh chúng ta. Chúa kêu gọi chúng ta, từ trên thập giá của Ngài, hãy tái khám phá cuộc sống đang chờ đợi chúng ta, và hãy nhìn đến những người đang trông đợi nơi chúng ta, để củng cố, nhìn nhận và nuôi dưỡng ơn thánh đang sống trong chúng ta. Đừng dập tắt tim đèn còn ngún khói (x Is 42:3) không bao giờ tàn lụi, và hãy để cho niềm hy vọng được thắp lên.
Đón nhận thập giá Chúa có nghĩa là tìm lại can đảm để đón nhận tất cả các gian truân của thời điểm hiện nay, tạm bỏ sang một bên ước muốn quyền lực và của cải, để nhường chỗ cho tinh thần sáng tạo mà chỉ có Thánh Linh mới có khả năng khơi dậy. Điều này có nghĩa là tìm kiếm can đảm để mở ra những không gian trong đó tất cả mọi người đều thể cảm thấy được mời gọi và thực hiện những hình thức mới của lòng hiếu khách, tình huynh đệ và tình liên đới. Qua thập giá Chúa, chúng ta được cứu thoát để đón nhận hy vọng và để cho niềm hy vọng ấy củng cố và nâng đỡ tất cả các biện pháp và những con đường có thể giúp chúng ta bảo vệ chính mình và những người khác. Đón nhận Chúa để đón nhận hy vọng: đó là sức mạnh của đức tin, là điều giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi và mang đến hy vọng cho chúng ta.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?”
Anh chị em thân mến, từ nơi này, là nơi nhắc nhớ đức tin kiên vững của thánh Phêrô, tối hôm nay tôi muốn phó thác tất cả anh chị em cho Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ là Sức khỏe của mọi người, là Sao biển giữa bão tố. Từ những hàng cột đang ôm lấy Rôma và thế giới này, xin phúc lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên anh chị em như một vòng tay an ủi. Lạy Chúa, xin Chúa chúc lành cho thế giới, xin ban sức khỏe cho thân xác và an ủi tâm hồn chúng con. Chúa bảo chúng con đừng sợ hãi. Nhưng niềm tin của chúng con yếu ớt, và chúng con nhát đảm. Nhưng lạy Chúa, Chúa không bỏ mặc chúng con trong bão tố. Xin Chúa lặp lại lần nữa: “Các con đừng sợ” (Mt 28:5). Và cùng với thánh Phêrô, “mọi âu lo, xin trút cả cho Người, vì Người chăm sóc chúng con” (x 1 Pr 5:7).
Source:Libreria Editrice Vaticana
Toàn bộ nội dung buổi cầu nguyện đặc biệt tối 27/3/2020
J.B. Đặng Minh An dịch
22:58 27/03/2020
Phần I: Lắng nghe Lời Chúa
Đức Thánh Cha: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Amen.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Lạy Thiên Chúa toàn năng và giàu lòng thương xót, xin hãy nhìn đến tình trạng đau đớn của chúng con. Xin an ủi con cái Chúa và mở rộng tâm hồn chúng con ra với hy vọng, bởi vì chúng con cảm thấy sự hiện diện phụ tử của Chúa giữa chúng con. Vì Chúa Kitô, Chúa chúng con
Amen.
Bài Trích Tin Mừng theo thánh Máccô (Mc 4:35-41)
Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Chúng ta sang bờ bên kia đi!” Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: “Im đi! Câm đi!” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. Rồi Người bảo các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?” Các ông hoảng sợ và nói với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?
Bài giảng của Đức Thánh Cha
“Khi chiều đến” (Mc 4:35). Đoạn Tin Mừng chúng ta đã nghe được bắt đầu như thế. Từ nhiều tuần nay, dường như chiều đã buông xuống. Bóng tối dầy đặc chụp xuống trên các quảng trường, các đường phố và thành phố của chúng ta; chúng chụp xuống cuộc sống chúng ta, lấp đầy mọi thứ với một sự im lặng điếng người và một sự trống rỗng thê thảm, nó làm tê liệt mọi thứ khi nó đi qua: chúng ta cảm thấy điều này trong không khí, chúng ta nhận thấy nó qua các cử chỉ, qua những cái nhìn của mọi người. Chúng ta lo lắng và mất phương hướng. Như các môn đệ trong bài Tin Mừng, chúng ta bị ngỡ ngàng trước một trận bão bất ngờ và hung bạo. Chúng ta nhận thấy mình đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất phương hướng, nhưng đồng thời điều quan trọng và cần thiết là tất cả được kêu gọi cùng chèo chống với nhau, mỗi người đều cần an ủi người khác. Tất cả chúng ta đều ở trên con thuyền ấy. Như những môn đệ trong bài Tin Mừng đồng thanh kêu lên trong âu lo: “Chúng ta chết mất” (v.38), chúng ta cũng nhận thấy mình không thể tiến bước nếu mỗi người chỉ lo cho mình, nhưng phải cùng nhau.
Thật là dễ nhận ra hình ảnh của chính chúng ta trong trình thuật này. Điều khó khăn hơn là làm sao hiểu được thái độ của Chúa Giêsu. Khi các môn đệ đương nhiên hốt hoảng và tuyệt vọng, thì Chúa đang nằm ở cuối thuyền, là phần sẽ bị chìm trước tiên. Và Ngài làm gì? Bất chấp những giao động, hối hả, Ngài vẫn say ngủ, tín thác nơi Chúa Cha - đó là lần duy nhất trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu ngủ. Khi Ngài bị đánh thức dậy, Chúa cho gió yên biển lặng, rồi nói với các môn đệ với giọng khiển trách: “Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” (v.40).
Chúng ta hãy cố hiểu điều này. Điều gì bao gồm trong sự hèn tin của các môn đệ, là một thái độ trái ngược với sự tín thác của Chúa Giêsu? Các môn đệ không ngừng tin nơi Chúa, và thực sự họ kêu cầu Ngài. Nhưng chúng ta hãy xem cách thức các môn đệ cầu khẩn Ngài: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” (v. 38). “Thầy chẳng lo gì”: họ nghĩ rằng Chúa Giêsu không đoái hoài gì đến họ, không chăm sóc cho họ. Một trong những điều làm chúng ta và các gia đình đau lòng nhất là câu: “chẳng lo gì sao?”. Đó là một câu làm thương tổn và khơi dậy bão tố trong tâm hồn. Câu ấy cũng làm Chúa Giêsu tổn thương. Vì Ngài quan tâm đến chúng ta hơn bất cứ ai. Thực vậy, sau khi các môn đệ kêu cầu, Chúa đã cứu các ngài khỏi sự ngã lòng.
Bão tố phơi bày tính dễ bị thương tổn của chúng ta và vạch trần những định tín giả tạo và hời hợt trên đó chúng ta đã xây dựng những dự định, những dự án, các tập quán và ưu tiên của chúng ta. Nó cho thấy chúng ta đã khờ khạo và mù mờ trước những điều căn cơ nuôi dưỡng, nâng đỡ và ban sức mạnh cho cuộc sống và cộng đoàn của chúng ta. Bão tố để lộ tất cả những ý tưởng định kiến và sự lãng quên những gì nuôi dưỡng linh hồn con người; nó làm lộ ra tất cả những toan tính gây mê chúng ta bằng những nếp nghĩ và cách hành xử được cho là “cứu” chúng ta, nhưng thực ra lại cho thấy không có khả năng quy chiếu đến những căn cội và giữ cho sống động ký ức của những người đi trước chúng ta, và vì thế đánh mất các kháng thể cần thiết để đương đầu với nghịch cảnh.
Trận bão này cũng đánh trôi cái mã bề ngoài của những định kiến chúng ta dùng để ngụy trang “cái tôi” của mình, luôn lo lắng về hình ảnh của mình; và một lần nữa, chúng ta khám phá thấy điều tốt lành là chúng ta cùng thuộc về nhau, cùng là anh chị em của nhau.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Lạy Chúa, Lời Chúa chiều tối hôm nay đánh động chúng con và có liên hệ đến tất cả chúng con. Trong thế giới mà Chúa yêu thương nhiều hơn cả chúng con yêu, chúng con lao đi rất nhanh, cảm thấy thật mạnh mẽ như thể có khả năng làm mọi sự. Ham hố lợi lộc, chúng con để cho mình bị vật chất thu hút và bị cuốn trôi trong sự vội vã. Chúng con không dừng lại trước những lời nhắc nhở của Chúa, không thức tỉnh trước những cuộc chiến và bất công trên thế giới, chúng con đã không lắng nghe tiếng kêu của những người nghèo và của trái đất đang đau yếu của chúng con. Chúng con cứ tiếp tục lao nhanh bất chấp mọi thứ, nghĩ rằng mình sẽ luôn khỏe mạnh trong một thế giới bệnh hoạn. Giờ đây, khi chúng con đang ở giữa một vùng biển động, chúng con khẩn cầu Chúa: “Lạy Chúa, xin hãy thức dậy!”
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Lạy Chúa, Chúa đang kêu gọi chúng con, một lời kêu gọi hãy có đức tin. Không phải chỉ tin Chúa hiện hữu cho bằng hãy đến cùng Chúa và tín thác nơi Chúa. Lời kêu gọi cấp thiết của Chúa còn vang dội mạnh mẽ hơn trong Mùa Chay này: “Hãy hoán cải”, “hãy hết lòng trở về cùng Ta” (Gl 2,13). Chúa gọi chúng con nắm lấy thời điểm thử thách này như một thời khắc chọn lựa. Đây không phải là thời điểm phán xét của Chúa, nhưng là lúc chúng con phải phân định: đó là thời điểm chọn lựa điều gì là đáng kể và điều gì là chóng qua, một thời để tách biệt điều cần thiết ra khỏi điều không cần. Đây là lúc điều chỉnh lại hành trình cuộc sống của chúng con hướng về Chúa và hướng về tha nhân. Chúng con có thể nhìn thấy bao nhiêu bạn đồng hành gương mẫu, là những người trong sợ hãi, đã phản ứng bằng cách hiến mạng sống mình. Đó là sức mạnh tác động được Thánh Linh đổ xuống và nhào nặn thành những sự hy sinh quên mình can đảm và quảng đại.
Đó là sự sống trong Thánh Linh có khả năng cứu vớt, đánh giá và biểu lộ cách thức cuộc sống của chúng ta được hình thành và nâng đỡ nhờ những người bình thường - thường khi bị quên lãng - không được nêu trong các tít lớn của các tờ báo hay tạp chí, hay trong những chương trình biểu diễn mới nhất, nhưng chắc chắn là trong những ngày này họ đang viết lên những biến cố quan trọng trong lịch sử chúng ta. Các bác sĩ, y tá, các nhân viên trong siêu thị, các nhân viên vệ sinh, những người chăm sóc, những người cung cấp các dịch vụ giao thông, các nhân viên công lực, những người thiện nguyện, các linh mục, nam nữ tu sĩ và cơ man những người khác là những người hiểu rằng không ai có thể giải thoát chỉ một mình. Đứng trước biết bao đau khổ, qua đó mức độ phát triển đích thực của các dân tộc chúng ta được đánh giá, chúng ta khám phá và cảm nghiệm lời cầu nguyện tư tế của Chúa Giêsu: “Ước gì tất cả họ được nên một” (Ga 17:21). Biết bao người hằng ngày thực hành kiên nhẫn và trao ban hy vọng, chú tâm không gieo rắc kinh hoàng nhưng cổ vũ cho tinh thần đồng trách nhiệm. Bao nhiêu người cha, người mẹ, ông bà, và thầy cô giáo, chỉ cho các trẻ em của chúng ta, qua những cử chỉ nhỏ bé thường nhật, cách thức đương đầu và vượt thắng một cuộc khủng hoảng, bằng cách điều chỉnh các thói quen, ngước mắt lên cao và dưỡng nuôi lời cầu nguyện. Biết bao người cầu nguyện, trao ban và chuyển cầu cho thiện ích chung của tất cả mọi người. Cầu nguyện và phục vụ âm thầm: đó là những khí giới chiến thắng của chúng ta.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Đức tin bắt đầu khi chúng ta biết mình cần đến ơn cứu độ. Chúng ta không tự mãn, chỉ một mình chúng ta sẽ chìm nghỉm; chúng ta cần Chúa như những người hải hành xưa cần đến những vì sao. Chúng ta hãy mời Chúa Giêsu bước lên những con thuyền cuộc sống của chúng ta. Hãy phó dâng cho Chúa những lo sợ của chúng ta để Ngài khuất phục chúng. Như những môn đệ chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy rằng có Chúa ở trên thuyền, con thuyền sẽ không bị đắm. Vì đây là sức mạnh của Thiên Chúa: Ngài biến tất cả những gì xảy ra cho chúng ta, ngay cả những điều bất hạnh, thành những điều tốt lành cho chúng ta. Ngài mang lại sự thanh thản ngay giữa những bão tố của chúng ta, vì với Thiên Chúa, sự sống sẽ không bao giờ chết.
Giữa bão tố của chúng ta, Chúa hỏi chúng ta, và mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và thực hành tình liên đới và hy vọng có khả năng mang lại sức mạnh, sự nâng đỡ và ý nghĩa cho những giờ phút này, trong đó tất cả dường như bị chìm. Chúa thức dậy để đánh thức và hồi sinh niềm tin [vào mầu nhiệm] Phục sinh của chúng ta. Chúng ta có một chiếc neo: đó là qua thập giá của Ngài chúng ta được cứu độ. Chúng ta có một hoa tiêu: đó là qua thập giá của Ngài chúng ta được cứu chuộc. Chúng ta có một hy vọng: đó là qua thập giá của Chúa, chúng ta được chữa lành và ôm ấp để không có gì và không một ai có thể tách biệt chúng ta ra khỏi tình yêu cứu độ của Chúa. Giữa tình trạng cô lập, trong đó chúng ta đang phải chịu đựng sự thiếu vắng tình cảm trìu mến và những cuộc gặp gỡ, chịu đựng bao nhiêu mất mát, chúng ta hãy để mình một lần nữa lắng nghe lời loan báo cứu độ chúng ta: Chúa đã sống lại và Ngài sống cạnh chúng ta. Chúa kêu gọi chúng ta, từ trên thập giá của Ngài, hãy tái khám phá cuộc sống đang chờ đợi chúng ta, và hãy nhìn đến những người đang trông đợi nơi chúng ta, để củng cố, nhìn nhận và nuôi dưỡng ơn thánh đang sống trong chúng ta. Đừng dập tắt tim đèn còn ngún khói (x Is 42:3) không bao giờ tàn lụi, và hãy để cho niềm hy vọng được thắp lên.
Đón nhận thập giá Chúa có nghĩa là tìm lại can đảm để đón nhận tất cả các gian truân của thời điểm hiện nay, tạm bỏ sang một bên ước muốn quyền lực và của cải, để nhường chỗ cho tinh thần sáng tạo mà chỉ có Thánh Linh mới có khả năng khơi dậy. Điều này có nghĩa là tìm kiếm can đảm để mở ra những không gian trong đó tất cả mọi người đều thể cảm thấy được mời gọi và thực hiện những hình thức mới của lòng hiếu khách, tình huynh đệ và tình liên đới. Qua thập giá Chúa, chúng ta được cứu thoát để đón nhận hy vọng và để cho niềm hy vọng ấy củng cố và nâng đỡ tất cả các biện pháp và những con đường có thể giúp chúng ta bảo vệ chính mình và những người khác. Đón nhận Chúa để đón nhận hy vọng: đó là sức mạnh của đức tin, là điều giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi và mang đến hy vọng cho chúng ta.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?”
Anh chị em thân mến, từ nơi này, là nơi nhắc nhớ đức tin kiên vững của thánh Phêrô, tối hôm nay tôi muốn phó thác tất cả anh chị em cho Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ là Sức khỏe của mọi người, là Sao biển giữa bão tố. Từ những hàng cột đang ôm lấy Rôma và thế giới này, xin phúc lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên anh chị em như một vòng tay an ủi. Lạy Chúa, xin Chúa chúc lành cho thế giới, xin ban sức khỏe cho thân xác và an ủi tâm hồn chúng con. Chúa bảo chúng con đừng sợ hãi. Nhưng niềm tin của chúng con yếu ớt, và chúng con nhát đảm. Nhưng lạy Chúa, Chúa không bỏ mặc chúng con trong bão tố. Xin Chúa lặp lại lần nữa: “Các con đừng sợ” (Mt 28:5). Và cùng với thánh Phêrô, “mọi âu lo, xin trút cả cho Người, vì Người chăm sóc chúng con” (x 1 Pr 5:7).
Phần II: Chầu Mình Thánh Chúa
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là Thiên Chúa đích thực và con người thật, hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể này
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là Cứu Chúa của chúng ta, là Thiên Chúa ở cùng chúng con, trung tín và giàu lòng thương xót
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là Vua và là Chủ tể của sáng tạo và lịch sử
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là bạn của con người, Đấng đã sống lại và ngự bên hữu Chúa Cha
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là con một Chúa Cha, xuống thế làm người để cứu cuộc chúng con
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là thầy thuốc từ trời, là Đấng cúi xuống trước cảnh khốn cùng của chúng con
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là Con chiên bị sát tế, hiến tế để cứu chúng ta khỏi tội lỗi
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là Mục tử nhân lành, là Đấng hiến mạng sống mình cho đàn chiên mà Chúa yêu thương
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là lương thực hằng sống và phương dược bất tử, mang đến cho chúng con sự sống vĩnh cửu
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi sức mạnh của Satan và sự quyến rũ của thế gian
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi niềm tự hào và tự phụ có thể làm mọi sự không cần đến Chúa
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự lừa dối của nỗi sợ hãi và nỗi thống khổ
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự bất tín và tuyệt vọng
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự chai đá trong tâm hồn, không có khả năng yêu thương
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi tất cả những sự dữ đang ảnh hưởng đến nhân loại
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi đói kém và ích kỷ
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi bệnh tật, dịch bệnh và nỗi sợ hãi
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự điên cuồng tàn phá, khỏi những ham hố tàn bạo
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự lừa dối, từ những thông tin xấu đến sự thao túng lương tâm
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến Giáo Hội Chúa, đang băng qua sa mạc
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến nhân loại, đang kinh hoàng và sợ hãi
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến các bệnh nhân, những người chết, và những ai đang bị bủa vây trong cô đơn
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến các bác sĩ và các chuyên gia y tế, kiệt sức vì mệt mỏi
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến các chính trị gia và các nhà cầm quyền, là những người đang chịu những gánh nặng trước các quyết định phải lựa chọn
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Trong giờ thử thách và mất mát
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Giữa những cơn cám dỗ và sự yếu đuối của chúng con
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Trong cuộc chiến chống lại cái ác và tội lỗi
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Trong cuộc tìm kiếm sự thiện hảo và niềm vui đích thực
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Trong quyết định ở lại trong Chúa và trong tình yêu mến của Chúa
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi tội lỗi khống chế chúng con
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi hận thù đóng cửa trái tim chúng con
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi lâm cảnh bệnh tật
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi sự thờ ơ làm chúng con lo lắng
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi cái chết hủy diệt chúng con
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Phần III: Phép lành Thánh Thể
Đức Thánh Cha: Chúng ta hãy cầu nguyện.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, trong Bí tích Thánh Thể uy linh cao cả này, mà Chúa đã để lại cho chúng con để kính nhớ mầu nhiệm Phục sinh của Chúa, xin cho chúng con biết tôn thờ trong đức tin mầu nhiệm Mình và Máu Thánh Chúa, để chúng con luôn cảm nhận được trong tâm hồn chúng con những ơn ích của ơn cứu chuộc.
Chúa là Đấng hằng sống hằng trị đến muôn đời.
Amen.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y đang công bố chủ ý của Đức Thánh Cha muốn ban Phép lành đặc biệt đi kèm với Ơn Toàn Xá này cho tất cả các tín hữu theo dõi qua tất cả các phương tiện truyền thông bằng bất cứ công nghệ nào miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện đã được Tòa Ân Giải Tối Cao loan báo trong sắc lệnh ngày 20 tháng Ba.
Thông thường, để nhận Ơn Toàn Xá chúng ta phải xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, việc xưng tội là gần như không thể thực hiện được trong các vùng nhà cầm quyền áp đặt các hạn chế về đi lại và hội họp, đồng thời vì các thánh lễ đã bị đình chỉ ở nhiều nơi nên việc rước lễ cũng không thể thực hiện được. Vì thế, điều kiện để nhận ơn Toàn Xá trong dịp này là chúng ta phải cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi, và có ý chí thực hiện các điều kiện thông thường còn lại là xưng tội, và rước lễ, ngay khi có thể làm như vậy.
Trong khi Đức Thánh Cha ban phép lành, những lời nguyện sau được cất lên
Chúc tụng Chúa
Chúc tụng danh Thánh Chúa
Chúc tụng Chúa Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và người thật.
Chúc tụng danh cực trọng Chúa Giêsu.
Chúc tụng thánh tâm cực trọng Chúa
Chúc tụng Máu cực thánh Chúa.
Chúc tụng Chúa ngự trong Bí tích Thánh Thể trên bàn thờ.
Chúc tụng Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ.
Chúc tụng Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria cực thánh.
Chúc tụng Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Chúc tụng Mẹ Vinh quang Hồn Xác Lên Trời.
Chúc tụng Danh Mẹ, Đức Nữ Đồng Trinh.
Chúc tụng Thánh Giuse, phu quân thanh sạch của Đức Mẹ.
Chúc tụng Chúa nơi các thiên thần và các thánh của Chúa.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chim Sẻ Sẽ Buồn
Nguyễn Trung Tây
04:39 27/03/2020
Khi được hỏi về những hiểm họa có khả năng đe dọa tới đời sống nhân loại, nhà vật lý siêu đẳng Stephen Hawking nhắc tới bốn điều: thứ nhất, một cuộc chiến tranh hạt nhân bất ngờ; thứ nhì, vi khuẩn biến đổi gen; thứ ba, trái đất ấm dần; và thứ tư, những hiểm họa khác mà con người vẫn chưa biết. Lời tiên đoán của ông ngày hôm nay đang trở thành một hiện thực. Từ khi xuất hiện trên trái đất, vi khuẩn Vũ Hán họ Corona chủng mới tiếp tục đánh gục lần lượt từng quốc gia. Trung Cộng trước tiên, rồi Hàn Quốc, rồi Iran, Ý, và Âu Châu, tiếp nối là Úc và Hoa Kỳ. Mới nhất, Ấn Độ với hơn 1 tỷ người cũng đã phong tỏa. Đến ngày hôm nay, cả thế giới đều chưa kiếm ra vũ khí để chặn đứng vó ngựa bách chiến bách thắng của đoàn vi khuẩn Vũ Hán. Bởi thế, vi khuẩn Corona chủng mới đi tới đâu, nơi đó không còn bóng người.
Một điều khiến cả thế giới kinh ngạc ngỡ ngàng là con người (vẫn tự coi mình là một chủng siêu đẳng) bị một chủng vi khuẩn siêu nhỏ hạ đo ván. Tất cả mọi sinh hoạt thường ngày của con người “hữu hình” giờ này bị một loại vi khuẩn “vô hình” đảo lộn. Cả thế giới căng thẳng, hoang mang và sợ hãi. Những con số thống kê về người nhiễm khuẩn và kẻ mất mạng bởi kẻ thù của nhân loại tiếp tục tăng vọt… Bây giờ không chỉ còn là Vũ Hán của Trung Cộng hoặc Daegu của Hàn Quốc nữa, mà là cả thế giới năm châu bị đại dịch cúm Corona!
Dịch Vũ Hán lan nhanh cũng bởi nhiều lý do. Một trong những lý do đó liên quan tới thời gian ủ bệnh. Vi khuẩn ủ bệnh thông thường trong vòng từ 2 tới 3 tuần lễ. Trong khoảng thời gian ủ bệnh, vi khuẩn tiếp tục nhân lên, rồi nhanh chóng lây lan sang những người chung quanh. Điểm đặc biệt trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn im lìm đến nỗi người bị nhiễm cũng không biết mình đã bị dính khuẩn. Họ có thể vẫn không sốt, không ho, không đau rát cổ… Họ vẫn tươi cười sinh hoạt bình thường với người thân trong gia đình. Bởi thế vi khuẩn có dịp lây lan sang bố mẹ, ông bà. Rồi bố mẹ và ông bà của U60 lại tà tà đi thăm viếng hàng xóm, uống ly càfe ở quán đầu xóm, ăn tô Phở ở quán đầu hẻm. Thế là nguyên cả một xóm nhiễm vi khuẩn. Xóm này đi thăm xóm kia, hóa ra cả làng, cả tổng, rồi cả nước. Cho nên không lạ chi, nước Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, Úc, Philippines, Ấn Độ và gần như cả thế giới đều đồng loạt đóng cửa biên giới và đóng cửa nhà.
Giữa những bản tin đặc nghẹt trên trang mạng về cúm Vũ Hán, xuất hiện đó đây hai ba bản tin về hiện tượng ở Ý, chim rủ nhau bay về tấp nập trên những con kênh đào bình thường đặc nghẹt thuyền du khách; hoặc bầu trời thủ đô Manila thường ngày đen đặc khí thải giờ này xanh ngăn ngắt bởi lệnh phong tỏa. Một trong những lời bình luận về bầu trời xanh của thủ đô Manila từ ngày lệnh phong tỏa có hiệu lực là một câu hỏi lý thú và bất ngờ, “Vậy thì ai mới là vi khuẩn?”
Từ những ngày vi khuẩn Vũ Hán khai chiến rồi liên tục chiến thắng, đường phố và sông ngòi của thế giới tiếp tục vắng hẳn bóng người. Cũng bởi nhân loại (tạm thời) ở ẩn, thật là bất ngờ, trái đất có dịp hồi sinh!
Khi con người trú ẩn trong nhà, nhà máy đóng cửa, xe hơi xe máy xếp xó. Hiện tượng này dẫn tới hệ quả bầu trời không còn bị ô nhiễm nữa. Hết khói nhà máy và khói xăng, trái đất giảm dần hiện tượng nhà kiếng hâm nóng bầu khí quyển. Nhiệt độ không tăng, tuyết hai cực đông cứng, vi khuẩn (?) tiếp tục ngủ say dưới những tảng băng dầy.
Bởi con người đóng cửa sinh hoạt dưới mái gia đình, rừng xanh không bị san bằng, cây rừng không bị chặt bỏ. Hiện tượng này dẫn tới ít nhất hai hệ quả có mối liên hệ với nhau; thứ nhất, lá phổi của trái đất không còn bị tàn phá nữa; thứ hai, thú rừng từ từ được trả lại môi trường sống quen thuộc. Dơi, rắn và tê tê quay lại đời sống thường nhật!
Bởi con người vắng bóng, thú vật, chim chóc và cá mú không còn bị săn bắn vô tội vạ nữa. Dơi bay tự do trên bầu trời, tha hồ ăn muỗi! Rắn tiếp tục bò trườn tìm kiếm chuột chù. Cá bơi nhởn nhơ không còn sợ phải nuối trôi vào bụng chất độc hóa học thải ra từ những nhà máy!
Còn nhiều điều nữa sẽ còn tiếp tục xảy ra tới Mẹ Đất, nếu con người tiếp tục ở ẩn trong nhà.
Lịch sử Do Thái ghi lại câu chuyện tháp Babel nghĩ lại cũng khá lý thú. Theo như sách Sáng Thế Ký (STK), sau trận lụt đại hồng thủy, con người hăm hở xây dựng ngọn tháp cao đến tận trời làm một tượng đài kỷ niệm. Hơn nữa, nhờ tháp Babel, con người “sẽ không bị tản lạc khắp nơi trên mặt đất nữa” (STK 11:4). Nhưng Thiên Chúa can thiệp, Ngài khiến con người mở miệng nói ngôn ngữ khác nhau… Việc xây tháp Babel thế là dở dang (STK 11:8).
Hiện tượng đại dịch cúm Vũ Hán gợi nhớ lại câu chuyện tháp Babel. Trước khi đại dịch bùng phát, con người tiếp tục xây dựng những ngọn tháp Babel bằng cách phá hủy môi trường sinh thái của trái đất. Hiện tượng này dẫn đến hệ lụy tất cả những sinh vật của trái đất bị đẩy gạt sang bên lề cuộc sống chỉ để phục vụ cho nhu cầu của riêng chủng người. Bất ngờ từ những ngày tháng 11 năm 2019, vi khuẩn Corona xuất hiện tại thành phố Vũ Hán của Trung Cộng. Thật nhanh, vi khuẩn Vũ Hán đảo ngược thế cờ. Chủng người liên tục bị đẩy gạt sang bên lề xã hội bởi chủng Corona.
Nếu con người tiếp tục bị chủng Vũ Hán đánh gục, sau cùng biến mất (trường hợp xấu nhất có thể xẩy ra), tất cả những sinh vật còn lại sẽ thở phào nhẹ nhõm bởi mùa phục sinh đã tới với trái đất. Khi đó, chắc chim sẻ sẽ buồn, bởi không còn chủng người nữa, chủng chim sẻ không còn thóc gạo để mổ tanh tách trên sân gạch!
Khi mùa hồi sinh tới, chủng người sẽ có nhiều vấn đề để phân tích và mổ xẻ. Một trong những vấn đề đó là mối tương quan giữa con người và trái đất. Nói một cách ngắn gọn, con người rồi sẽ phải tự hỏi một câu hỏi thật thà, “Trái đất gồm có những ai?” Câu trả lời cho câu hỏi này có phải là: “Trái đất bao gồm tất cả mọi sinh vật: con người, thú vật, chim trời, cá mú và thực vật.” Hay câu trả lời chỉ đơn thuần là: “Duy nhất một chủng người.” Chủng vi khuẩn Vũ Hán rõ ràng có một câu trả lời rõ ràng và thẳng thắn cho riêng mình!
Một điều khiến cả thế giới kinh ngạc ngỡ ngàng là con người (vẫn tự coi mình là một chủng siêu đẳng) bị một chủng vi khuẩn siêu nhỏ hạ đo ván. Tất cả mọi sinh hoạt thường ngày của con người “hữu hình” giờ này bị một loại vi khuẩn “vô hình” đảo lộn. Cả thế giới căng thẳng, hoang mang và sợ hãi. Những con số thống kê về người nhiễm khuẩn và kẻ mất mạng bởi kẻ thù của nhân loại tiếp tục tăng vọt… Bây giờ không chỉ còn là Vũ Hán của Trung Cộng hoặc Daegu của Hàn Quốc nữa, mà là cả thế giới năm châu bị đại dịch cúm Corona!
Dịch Vũ Hán lan nhanh cũng bởi nhiều lý do. Một trong những lý do đó liên quan tới thời gian ủ bệnh. Vi khuẩn ủ bệnh thông thường trong vòng từ 2 tới 3 tuần lễ. Trong khoảng thời gian ủ bệnh, vi khuẩn tiếp tục nhân lên, rồi nhanh chóng lây lan sang những người chung quanh. Điểm đặc biệt trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn im lìm đến nỗi người bị nhiễm cũng không biết mình đã bị dính khuẩn. Họ có thể vẫn không sốt, không ho, không đau rát cổ… Họ vẫn tươi cười sinh hoạt bình thường với người thân trong gia đình. Bởi thế vi khuẩn có dịp lây lan sang bố mẹ, ông bà. Rồi bố mẹ và ông bà của U60 lại tà tà đi thăm viếng hàng xóm, uống ly càfe ở quán đầu xóm, ăn tô Phở ở quán đầu hẻm. Thế là nguyên cả một xóm nhiễm vi khuẩn. Xóm này đi thăm xóm kia, hóa ra cả làng, cả tổng, rồi cả nước. Cho nên không lạ chi, nước Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, Úc, Philippines, Ấn Độ và gần như cả thế giới đều đồng loạt đóng cửa biên giới và đóng cửa nhà.
Giữa những bản tin đặc nghẹt trên trang mạng về cúm Vũ Hán, xuất hiện đó đây hai ba bản tin về hiện tượng ở Ý, chim rủ nhau bay về tấp nập trên những con kênh đào bình thường đặc nghẹt thuyền du khách; hoặc bầu trời thủ đô Manila thường ngày đen đặc khí thải giờ này xanh ngăn ngắt bởi lệnh phong tỏa. Một trong những lời bình luận về bầu trời xanh của thủ đô Manila từ ngày lệnh phong tỏa có hiệu lực là một câu hỏi lý thú và bất ngờ, “Vậy thì ai mới là vi khuẩn?”
Từ những ngày vi khuẩn Vũ Hán khai chiến rồi liên tục chiến thắng, đường phố và sông ngòi của thế giới tiếp tục vắng hẳn bóng người. Cũng bởi nhân loại (tạm thời) ở ẩn, thật là bất ngờ, trái đất có dịp hồi sinh!
Khi con người trú ẩn trong nhà, nhà máy đóng cửa, xe hơi xe máy xếp xó. Hiện tượng này dẫn tới hệ quả bầu trời không còn bị ô nhiễm nữa. Hết khói nhà máy và khói xăng, trái đất giảm dần hiện tượng nhà kiếng hâm nóng bầu khí quyển. Nhiệt độ không tăng, tuyết hai cực đông cứng, vi khuẩn (?) tiếp tục ngủ say dưới những tảng băng dầy.
Bởi con người đóng cửa sinh hoạt dưới mái gia đình, rừng xanh không bị san bằng, cây rừng không bị chặt bỏ. Hiện tượng này dẫn tới ít nhất hai hệ quả có mối liên hệ với nhau; thứ nhất, lá phổi của trái đất không còn bị tàn phá nữa; thứ hai, thú rừng từ từ được trả lại môi trường sống quen thuộc. Dơi, rắn và tê tê quay lại đời sống thường nhật!
Bởi con người vắng bóng, thú vật, chim chóc và cá mú không còn bị săn bắn vô tội vạ nữa. Dơi bay tự do trên bầu trời, tha hồ ăn muỗi! Rắn tiếp tục bò trườn tìm kiếm chuột chù. Cá bơi nhởn nhơ không còn sợ phải nuối trôi vào bụng chất độc hóa học thải ra từ những nhà máy!
Còn nhiều điều nữa sẽ còn tiếp tục xảy ra tới Mẹ Đất, nếu con người tiếp tục ở ẩn trong nhà.
Lịch sử Do Thái ghi lại câu chuyện tháp Babel nghĩ lại cũng khá lý thú. Theo như sách Sáng Thế Ký (STK), sau trận lụt đại hồng thủy, con người hăm hở xây dựng ngọn tháp cao đến tận trời làm một tượng đài kỷ niệm. Hơn nữa, nhờ tháp Babel, con người “sẽ không bị tản lạc khắp nơi trên mặt đất nữa” (STK 11:4). Nhưng Thiên Chúa can thiệp, Ngài khiến con người mở miệng nói ngôn ngữ khác nhau… Việc xây tháp Babel thế là dở dang (STK 11:8).
Hiện tượng đại dịch cúm Vũ Hán gợi nhớ lại câu chuyện tháp Babel. Trước khi đại dịch bùng phát, con người tiếp tục xây dựng những ngọn tháp Babel bằng cách phá hủy môi trường sinh thái của trái đất. Hiện tượng này dẫn đến hệ lụy tất cả những sinh vật của trái đất bị đẩy gạt sang bên lề cuộc sống chỉ để phục vụ cho nhu cầu của riêng chủng người. Bất ngờ từ những ngày tháng 11 năm 2019, vi khuẩn Corona xuất hiện tại thành phố Vũ Hán của Trung Cộng. Thật nhanh, vi khuẩn Vũ Hán đảo ngược thế cờ. Chủng người liên tục bị đẩy gạt sang bên lề xã hội bởi chủng Corona.
Nếu con người tiếp tục bị chủng Vũ Hán đánh gục, sau cùng biến mất (trường hợp xấu nhất có thể xẩy ra), tất cả những sinh vật còn lại sẽ thở phào nhẹ nhõm bởi mùa phục sinh đã tới với trái đất. Khi đó, chắc chim sẻ sẽ buồn, bởi không còn chủng người nữa, chủng chim sẻ không còn thóc gạo để mổ tanh tách trên sân gạch!
Khi mùa hồi sinh tới, chủng người sẽ có nhiều vấn đề để phân tích và mổ xẻ. Một trong những vấn đề đó là mối tương quan giữa con người và trái đất. Nói một cách ngắn gọn, con người rồi sẽ phải tự hỏi một câu hỏi thật thà, “Trái đất gồm có những ai?” Câu trả lời cho câu hỏi này có phải là: “Trái đất bao gồm tất cả mọi sinh vật: con người, thú vật, chim trời, cá mú và thực vật.” Hay câu trả lời chỉ đơn thuần là: “Duy nhất một chủng người.” Chủng vi khuẩn Vũ Hán rõ ràng có một câu trả lời rõ ràng và thẳng thắn cho riêng mình!
Văn Hóa
Sa Mạc, Hang Toại Đạo Và Mùa Chay Corona
Sơn Ca Linh
08:42 27/03/2020
Lịch sử con người,
Hay những trang dài của “thiên tình ca cứu độ”,
khi nầy, lúc nọ dấu thời gian thăng trầm,
Một thời đại đế Pharaô, với nô lệ gông cùm
Hay những tháng năm dài,
Dưới triều Nerô, Diôclêtianô, những bạo chúa lừng danh bách hại. (1)
Nếu sa mạc luôn đi liền với cuộc “Xuất hành” vĩ đại,
Thì một thời bách hại,
Làm sao quên chuyện những “hang toại đạo” tối tăm !
Nhưng với “Dân được chọn”,
Khát khô hoang mạc, chỉ là thời gian “trăng mật êm đềm”,
Để Chúa dẫn dân về
Bến bình yên của một thiên đường quê hương “Đất Hứa”.
Dẫu hí trường Côlôsêum,
Ngập máu đào vì những tên bạo chúa,
Thì lại sản sinh,
Những chứng nhân anh hùng như Phêrô, Phaolô, Anê, Lucia…
Cuộc trường hành của Dân Chúa, một bản tình ca,
Mà giai điệu tuyệt vời,
và tiết tấu được dệt bằng tình yêu và đức tin son sắt.
Mùa Chay năm nay,
Dân Chúa đang sống lại “kinh nghiệm vàng” bất diệt,
Một thời “sa mạc”, một thời “hang toại đạo” của ngàn xưa.
Con virus Corona
và “tên bạo chúa dấu mặt” tàn bạo chẳng vừa,
ép Dân Chúa phải trở lại những tháng ngày điêu linh khổ ải.
Vào sa mạc
để lần nữa biết thế nào là nỗi khát khao khi không còn Thánh lễ.
Xuống hang toại đạo,
Để lần nữa biết thế nào cửa thánh đường đã đóng cửa cài then.
Phải chấp nhận bị loại trừ, dè bĩu, ghét ghen…
Để một lần nữa,
Biết thế nào là con đường đau thương khổ giá.
Và để thêm một lần,
Bình tâm đọc lại những trang Khải Huyền mà không thấy xa lạ,
Chuyện “người phụ nữ trốn vào sa mạc vì sự săn đuổi của Mãng xà” (2)
Hay chuyện, “chiều thứ sáu, đồi Canvê bóng tối phủ bao la” (3)
Nhưng rồi, Pharaô, Philatô, Nêrô,..
Ngay cả Tập Cận Bình hôm nay, rồi cũng tan thành mây khói.
Và để thêm một lần xác tín vào con đường Mùa Chay réo gọi:
Mùa hy sinh, mùa cầu nguyện, mùa chiến thắng vượt qua.
Nên cho dẫu: sa mạc, hang toại đạo, hay bóng tối Corona…
Ánh sáng, niềm hy vọng Phục Sinh,
đang loé sáng, bừng lên nơi cuối chân trời lịch sử.
Sơn Ca Linh (27.3.2020)
GHI CHÚ:
(1) Hoàng đế Nêron tại Roma (64-67): Sau cuộc hỏa hoạn từ 18 đến 24-7-64 tại Roma, Nêron đổ lỗi cho các Kitô hữu. Từng đoàn tín hữu bị đẩy ra hí trường để xoa dịu dư luận và làm trò tiêu khiển. Nêron bắt họ đấu gươm, đấu với thú dữ hoặc đóng đinh, tẩm dầu, đốt đuốc. Nhưng các tín hữu bỏ vũ khí ôm nhau chúc bình an; không chống trả với thú lẫn người. Họ bình thản đợi chờ ngày cứu thoát đang đến.
Hoàng đế Diôclêtianô (303-313): Để cai trị cho hiệu quả, Diôclêtianô áp dụng chính sách tứ quyền (Tétrarchie) : Bên Đông, ông chọn một phụ tá Galêrio, Bên Tây, Constantin Chlorus chọn Maximiano. Roma có 96 tỉnh nay sát nhập lại còn 12 tỉnh. Pháp luật được áp dụng gắt gao. Việc thờ cúng hoàng đế đạt đến thời vàng son, trở thành nghi lễ triều đình. Đây là lý do khiến hoàng đế nghi ngờ các tín hữu. Từ 298, Galêrio buộc tất cả quân nhân phải dâng cúng. Sau đó ông áp lực để Diôclêtiano tung ra bốn sắc lệnh cấm đạo năm 303. Ngoài các biện pháp của Decius, hoàng đế còn ra lệnh thiêu hủy Sách Thánh, triệt hạ các nơi thờ phượng. Do tổ chức chính trị chặt chẽ, các quan địa phương phải răm rắp tuân theo. Nhiều hình khổ mới được sáng tạo để gây kinh hoàng cho các tín hữu. Năm 311, Maximiano Daia còn cho rảy nước tế thần trên mọi thực phẩm ở chợ... Thời này có nhiều vị tử đạo trong quân đội như Sebastiano (+296), Georgio (+303), đại đội Maximiano, và có nhiều thánh nữ tử đạo để vẹn toàn tiết hạnh như Agnes, Lucia, Catarina...
Nguồn: LINH MỤC PHANXICÔ XAVIE ĐÀO TRUNG HIỆU OP. Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Chương 2: Giáo Hội giữa thế giới bị hiểu lầm. Link: http://conggiao.info/giao-hoi-giua-the-gioi-bi-hieu-lam-d-27843
(2) Kh 12,1-6.
(3) Mt 27,45-50
Lời kinh con dâng
Rose Nguyễn
15:36 27/03/2020
Đêm đen tĩnh mịch dâng Ngài lời kinh
Lời kinh con nguyện dâng lên
Thiết tha khấn nguyện đến Cha nhân từ
Xin cha thương đến đòan con
Khắp nơi bệnh dịch lan tràn không ngơi
Kính xin Cha rủ lòng thương
Cho đòan con nhỏ được tìm bình an
Chở che cứu giúp chúng con
Thoát cơn đại dịch chết bao con người
Thế gian tràn ngập lỗi đời
Mùa chay cảnh tỉnh quay về bên Cha
Hãy mau tỉnh thức ăn năn
Để Cha thương xót ra tay cứu đời
Bạn ơi! xin chớ cứng lòng
Tìm về ánh sáng là nguồn cậy trông
Vì Cha là đấng xót thương
Hy sinh cứu chuộc chết trên thập hình
Cuộc đời ai cũng lỗi lầm
Cha luôn dang rộng đôi tay khoan hồng
Tình Cha biển rộng mênh mông
Không lời biểu đạt cho đầy tình Cha
Lời kinh con kính dâng Cha
Xin Cha tha lỗi loài người chúng con
Xin Cha xóa hết tội nhơ
Dẹp tan bệnh tật khỏi tay ác thần
Con xin tạ lỗi cùng Cha
Bao lần xúc phạm làm Cha đau lòng
Con đây thân xác mỏng dòn
Mang đầy khiếm khuyết nhân sinh bất tòan
Xin Cha tha thứ cho con
Để con nên sạch trắng tinh sáng ngời!
Lời kinh khẩn thiết kêu cầu
Xin Cha biến đổi thế gian u buồn
Xóa tan sạch hết âu lo
Cho nhân loại sống những ngày bình yên
Cầu xin ơn Chiên Thiên Chúa
Xóa tan tội lỗi bằng máu đào Cha
Nhờ ơn cứu độ của Cha
Hãy nên công chính như Cha trên trời
Con tin chỉ có Cha thôi!
Thế gian không thể cậy nhờ vào ai
Một lòng trông cậy đến Cha
Xin Cha xóa sạch đại dịch hiểm nguy
Cha ơi! xin rủ lòng thương
Vì Cha đã hứa những ai kêu cầu
Con tin Cha sẽ nhận lời
Cho đoàn con nhỏ thoát cơn hiểm nghèo
Từ nay cố gắng siêng năng
Siêng năng lần chuỗi giúp con tốt lành
Tránh xa tội lỗi thế trần
Là niềm hạnh phúc an bình nơi Cha
Mong sao nhân loại quay về
Tìm đường nẻo chính mà về bên Cha
Để Cha không phải đợi chờ
Nhờ ơn thần khí Cha ban Thánh Thần
Giúp cho nhân loại tốt lành
Sống sao cho đẹp để vinh danh Ngài
Con tin Cha đấng quan phòng
Lời kinh con kính dâng Cha đêm ngày
Xin Cha thương đến đoàn con
Ban ơn sức mạnh cứu đời lầm than
Lời kinh cảm tạ ơn Cha
Hồng ân tuôn đổ nơi Cha mỗi ngày
Con xin ghi nhớ ơn Cha
Một lòng trông cậy tin yêu nơi Ngài.
Portland 3/27/2020
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Đường/Father's House
Robert Helfman
10:54 27/03/2020
THÁNH ĐƯỜNG/FATHER’S HOUSE
Ảnh của Robert Helfman
“Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện “
(Ga 2, 13-22)
Father's house is a house of prayer
Ảnh của Robert Helfman
“Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện “
(Ga 2, 13-22)
Father's house is a house of prayer
VietCatholic TV
Tại Fatima, 24 quốc gia được thánh hiến cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria giữa tâm bão đại dịch coronavirus
Giáo Hội Năm Châu
02:55 27/03/2020
1. Tại Fatima, 24 quốc gia được thánh hiến cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria giữa tâm bão đại dịch coronavirus
Hai mươi bốn quốc gia vào thứ Tư đã được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô nhiễm Đức Maria tại Đền thờ Đức Mẹ Fatima ở Fatima, Bồ Đào Nha.
Trong một thánh lễ ngày 25 tháng 3 gồm các nghi thức lần hạt Mân côi và nghi thức cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, giám mục Fatima là Đức Hồng Y Antonio Marto đã tái lập nghi thức thánh hiến Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Ngài còn cộng thêm tên của 24 quốc gia khác vào danh sách.
Để đối phó với đại dịch coronavirus toàn cầu, Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha đã tuyên bố tuần trước về ý định sẽ tái thánh hiến Bồ Đào Nha cho Chúa Kitô và Mẹ Maria vào tối ngày 25 tháng Ba vừa qua. Ngay sau khi đưa ra lời tuyên bố, Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã yêu cầu xin cho quốc gia họ cũng được thánh hiến trong cùng một nghi thức phụng vụ.
Các vị giám mục Bồ Đào Nha sau đó đã mời gọi những vị lãnh đạo Hội đồng Giám mục các nước cùng cộng tên quốc gia họ vào danh sách.
Ngoài Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, 22 quốc gia khác đã được thánh hiến theo yêu cầu của các Hội đồng Giám mục các nước sở tại là Albania, Bolivia, Colombia, Costa Rica, Cuba, Slovakia, Guatemala, Hungary, Ấn Độ, Mexico, Moldova, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Ba Lan, Kenya, Cộng hòa Dominican, Romania, Tanzania, Đông Timor và Zimbabwe.
Đức Hồng Y cũng cầu nguyện cho “các trẻ em, người già và những người dễ bị tổn thương nhất”, ngài cũng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria “an ủi các bác sĩ, y tá, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và những người chăm sóc tình nguyện viên, xin mẹ thêm sức cho các gia đình và thêm sức cho chúng ta trong tình đoàn kết và công dân “
Trong lời phát biểu của mình, Đức Hồng Y nhắc nhớ lại chuyện các thánh Francisco và Jacinto Marto,xưa là những rẻ chăn cừu đã được Đức Trinh Nữ Maria hiện ra vào năm 1916 và 1917, cả hai đều chết khi là nạn nhân của đại dịch cúm Tây Ban Nha.
Đức Hồng Y Marto đã cầu xin các thánh sẽ chuyển cầu “cho rất nhiều người bệnh trong những ngày này, và nói theo cách khẩn khoản nhẩt, sẽ phải trải qua sự cô độc mà họ bắt buộc phải chịu đựng.
Trong tuyên bố, “Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha đã lưu ý rằng 36 năm trước, vào ngày 25 tháng 3 năm 1984, Đức Giáo Hoàng St. John Paul II đã thánh hiến toàn thế giới cho Trái tim Vô nhiễm của Đức Mẹ Maria.
Tại Tây Ban Nha, hơn 3.600 người đã chết vì coronavirus, trong khi ở Bồ Đào Nha, gần 3000 người bị nhiễm bệnh và gần 50 người đã chết. Đã có hơn 21.000 người trên khắp thế giới đã chết vì coronavrius chủng mới.
2. Người dân Ireland được thánh hiến cho Trái tim Vô nhiễm của Đức Maria
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ái Nhĩ Lan, Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin đã thánh hiến đất nước và người dân Ái Nhĩ Lan của Ngài cho Trái tim Vô nhiễm của Đức Maria để được bảo vệ khỏi cơn dịch bệnh Covid-19.
Người dân Ái Nhĩ Lan đã được thánh hiến cho Trái Tim Vô nhiễm của Đức Maria vào ngày Lễ Truyền Tin để được bảo vệ trước dịch bệnh coronavirus.
Vị chủ chăn của Ái Nhĩ Lan, Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin, vào buổi trưa giờ địa phương, đã cùng tham gia với tất cả các giám mục và linh mục từ khắp nơi trên đảo trong thời khắc thánh hiến này.
Mọi người được mời tham gia vào buổi cầu nguyện với gia đình hoặc riêng một mình.
Lễ Thánh hiến được cử hành trùng khớp với thời điểm mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi mọi người trên khắp thế giới cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha vào lúc 12 giờ trưa giờ Rôma hôm thứ Tư.
Thủ tướng quốc gia này, ông Leo Varadkar hôm thứ Ba đã công bố các biện pháp mới để đối phó với sự bùng phát của dịch Covid-19.
Những hạn chế bao gồm việc chỉ đi làm nếu cần thiết, đi mua sắm những vật dụng thiết yếu, chăm sóc người yếu đuối và đi tập thể dục, sẽ được áp dụng cho đến ngày 19 tháng 4.
Đã có 1,329 người được xác nhận (nhiễm bệnh) tại xứ Cộng hòa Ái Nhĩ Lan và bảy người đã chết vì siêu vi khuẩn này.
Chỉ riêng tại Bắc Ái Nhĩ Lan đã có năm người đã chết vì coronavirus và số người mắc bệnh hiện nay đã lên đến 172
Khi nói về Giáo luật Thánh Hiến, Đức Tổng Giám Mục Martin cho biết “Hơn lúc nào hết, Giáo hội chúng ta sẽ cam kết dâng lời cầu nguyện, bày tỏ tình liên đới và bác ái với mọi người trong xã hội. Trong những ngày đầy cam go này, khi nhân loại run rẩy vì sự đe doạ của đại dịch, tôi muốn đề nghị tất cả các Kitô hữu rằng chúng ta sẽ cùng nhau dâng lời lên Thiên Chúa.
Đức Tổng Giám Mục đã ca ngợi Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người lãnh đạo mục vụ mạnh mẽ “trong thời điểm khủng khiếp này, đặc biệt là khi chúng ta xem xét những tác động mà sự tàn phá nhanh chóng của COVID19 đã gây ra trên khắp nước Ý”.
Hai mươi bốn quốc gia vào thứ Tư đã được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô nhiễm Đức Maria tại Đền thờ Đức Mẹ Fatima ở Fatima, Bồ Đào Nha.
Trong một thánh lễ ngày 25 tháng 3 gồm các nghi thức lần hạt Mân côi và nghi thức cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, giám mục Fatima là Đức Hồng Y Antonio Marto đã tái lập nghi thức thánh hiến Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Ngài còn cộng thêm tên của 24 quốc gia khác vào danh sách.
Để đối phó với đại dịch coronavirus toàn cầu, Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha đã tuyên bố tuần trước về ý định sẽ tái thánh hiến Bồ Đào Nha cho Chúa Kitô và Mẹ Maria vào tối ngày 25 tháng Ba vừa qua. Ngay sau khi đưa ra lời tuyên bố, Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã yêu cầu xin cho quốc gia họ cũng được thánh hiến trong cùng một nghi thức phụng vụ.
Các vị giám mục Bồ Đào Nha sau đó đã mời gọi những vị lãnh đạo Hội đồng Giám mục các nước cùng cộng tên quốc gia họ vào danh sách.
Ngoài Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, 22 quốc gia khác đã được thánh hiến theo yêu cầu của các Hội đồng Giám mục các nước sở tại là Albania, Bolivia, Colombia, Costa Rica, Cuba, Slovakia, Guatemala, Hungary, Ấn Độ, Mexico, Moldova, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Ba Lan, Kenya, Cộng hòa Dominican, Romania, Tanzania, Đông Timor và Zimbabwe.
Đức Hồng Y cũng cầu nguyện cho “các trẻ em, người già và những người dễ bị tổn thương nhất”, ngài cũng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria “an ủi các bác sĩ, y tá, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và những người chăm sóc tình nguyện viên, xin mẹ thêm sức cho các gia đình và thêm sức cho chúng ta trong tình đoàn kết và công dân “
Trong lời phát biểu của mình, Đức Hồng Y nhắc nhớ lại chuyện các thánh Francisco và Jacinto Marto,xưa là những rẻ chăn cừu đã được Đức Trinh Nữ Maria hiện ra vào năm 1916 và 1917, cả hai đều chết khi là nạn nhân của đại dịch cúm Tây Ban Nha.
Đức Hồng Y Marto đã cầu xin các thánh sẽ chuyển cầu “cho rất nhiều người bệnh trong những ngày này, và nói theo cách khẩn khoản nhẩt, sẽ phải trải qua sự cô độc mà họ bắt buộc phải chịu đựng.
Trong tuyên bố, “Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha đã lưu ý rằng 36 năm trước, vào ngày 25 tháng 3 năm 1984, Đức Giáo Hoàng St. John Paul II đã thánh hiến toàn thế giới cho Trái tim Vô nhiễm của Đức Mẹ Maria.
Tại Tây Ban Nha, hơn 3.600 người đã chết vì coronavirus, trong khi ở Bồ Đào Nha, gần 3000 người bị nhiễm bệnh và gần 50 người đã chết. Đã có hơn 21.000 người trên khắp thế giới đã chết vì coronavrius chủng mới.
2. Người dân Ireland được thánh hiến cho Trái tim Vô nhiễm của Đức Maria
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ái Nhĩ Lan, Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin đã thánh hiến đất nước và người dân Ái Nhĩ Lan của Ngài cho Trái tim Vô nhiễm của Đức Maria để được bảo vệ khỏi cơn dịch bệnh Covid-19.
Người dân Ái Nhĩ Lan đã được thánh hiến cho Trái Tim Vô nhiễm của Đức Maria vào ngày Lễ Truyền Tin để được bảo vệ trước dịch bệnh coronavirus.
Vị chủ chăn của Ái Nhĩ Lan, Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin, vào buổi trưa giờ địa phương, đã cùng tham gia với tất cả các giám mục và linh mục từ khắp nơi trên đảo trong thời khắc thánh hiến này.
Mọi người được mời tham gia vào buổi cầu nguyện với gia đình hoặc riêng một mình.
Lễ Thánh hiến được cử hành trùng khớp với thời điểm mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi mọi người trên khắp thế giới cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha vào lúc 12 giờ trưa giờ Rôma hôm thứ Tư.
Thủ tướng quốc gia này, ông Leo Varadkar hôm thứ Ba đã công bố các biện pháp mới để đối phó với sự bùng phát của dịch Covid-19.
Những hạn chế bao gồm việc chỉ đi làm nếu cần thiết, đi mua sắm những vật dụng thiết yếu, chăm sóc người yếu đuối và đi tập thể dục, sẽ được áp dụng cho đến ngày 19 tháng 4.
Đã có 1,329 người được xác nhận (nhiễm bệnh) tại xứ Cộng hòa Ái Nhĩ Lan và bảy người đã chết vì siêu vi khuẩn này.
Chỉ riêng tại Bắc Ái Nhĩ Lan đã có năm người đã chết vì coronavirus và số người mắc bệnh hiện nay đã lên đến 172
Khi nói về Giáo luật Thánh Hiến, Đức Tổng Giám Mục Martin cho biết “Hơn lúc nào hết, Giáo hội chúng ta sẽ cam kết dâng lời cầu nguyện, bày tỏ tình liên đới và bác ái với mọi người trong xã hội. Trong những ngày đầy cam go này, khi nhân loại run rẩy vì sự đe doạ của đại dịch, tôi muốn đề nghị tất cả các Kitô hữu rằng chúng ta sẽ cùng nhau dâng lời lên Thiên Chúa.
Đức Tổng Giám Mục đã ca ngợi Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người lãnh đạo mục vụ mạnh mẽ “trong thời điểm khủng khiếp này, đặc biệt là khi chúng ta xem xét những tác động mà sự tàn phá nhanh chóng của COVID19 đã gây ra trên khắp nước Ý”.
Phép lành Urbi et Orbi và Ơn Toàn Xá
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:55 27/03/2020
Coronavirus vào đến tận nhà Đức Giáo Hoàng. Các biện pháp bảo vệ đặc biệt được kích hoạt.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:25 27/03/2020
1. Tình hình tổng quát trên thế giới
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Tính cho đến chiều thứ Sáu 27 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 24,090 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 532,263 người.
Dịch bệnh đã bùng phát rất mạnh tại Hoa Kỳ. Tính đến sáng thứ Sáu 27 tháng Ba, Hoa Kỳ đã đứng đầu thế giới về các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận với 85,594 trường hợp, trong đó có 1,300 người chết.
Hoa Lục, theo các báo cáo rất phi thực tế của bọn cầm quyền Bắc Kinh đang đứng thứ hai với 81,340 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 3,292 người chết.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý ngày càng trở nên rất nghiêm trọng. Tính đến chiều thứ Sáu 27 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 8,215 người, và 80,589 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Tình hình tại Tây Ban Nha đã gia tăng một cách đột biến trong những ngày gần đây. Đến nay, đã có 4,365 người chết, nghĩa là vượt qua con số tử vong tại Hoa Lục do Bắc Kinh công bố. 57,786 trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận cho đến nay.
Tại Đức, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 43,938 người, trong đó có 267 người chết.
Tại Iran, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 29,406 người, trong đó có 2,234 người chết. Các quan sát viên cho rằng con số nhiễm bệnh và thương vong thực tế tại Iran, đặc biệt là tại thành phố Qom và tại Tehran cao hơn con số báo cáo này rất nhiều.
Tại Pháp, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 29,155 người, trong đó có 1,696 người chết.
2. Coronavirus độc địa vào đến nhà Đức Giáo Hoàng
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Coronavirus đã xâm nhập được đến Domus Sanctae Marthae, là nơi cư trú của Đức Giáo Hoàng. Đức Ông Gianluca Pezzoli, một linh mục 58 tuổi của giáo phận Mantua, hiện đang làm việc cho phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và cư ngụ tại nhà trọ Santa Marta, đã thử nghiệm dương tính với coronavirus.
Giáo phận Mantua đã xác nhận tin tức này với tờ Catholic Herald, nhưng không có thông tin chi tiết về nơi ở và tình trạng sức khoẻ của Đức Ông Pezzoli.
Hôm thứ Tư, tờ Il Messaggero đã báo cáo rằng một quan chức của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cư tại Domus Sanctae Marthae trong nhiều năm đã thử nghiệm dương tính với coronavirus và đã được đưa vào bệnh viện để quan sát.
Tuy nhiên, tờ Il Messaggero trấn an độc giả rằng nguy cơ lây nhiễm cho Đức Giáo Hoàng là không đáng lo ngại và các biện pháp bảo vệ Giáo hoàng Phanxicô đã được kích hoạt.
Trường hợp của Đức Ông Pezzoli đã đưa số người nhiễm coronavirus tại Vatican lên năm người.
Đề cập đến các biện pháp bảo vệ Đức Giáo Hoàng, Il Messaggero cho biết cuộc sống của Đức Giáo Hoàng hiện nay bị giới hạn trong một vài không gian: vào buổi sáng, ngài cử hành thánh lễ một mình trong nhà nguyện với ba thư ký và ăn trưa một mình trong phòng. Ngài vẫn tiếp khách nhưng rất hạn chế và tham dự các cuộc họp trong Dinh Tông Tòa, chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và trình bày bài giáo lý cho buổi tiếp kiến chung hàng tuần giờ đây được truyền hình từ thư viện của Dinh Tông Tòa.
Một số văn phòng của Vatican - bao gồm Phòng Báo Chí Tòa Thánh và các văn phòng khác của bộ truyền thông - đã giảm hoạt động và thực hiện các giao thức làm việc từ xa để các nhân viên có thể làm việc từ nhà của họ.
3. Các tổ chức nhân quyền trên thế giới tiếp tục lên án nhà cầm quyền Ấn
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là các hình thức chà đạp nhân phẩm rất quái lạ của cảnh sát Ấn trong những ngày gần đây sau lệnh cấm không được ra khỏi nhà của Thủ tướng Narendra Modi.
Như chúng tôi đã đưa tin, mặc dù các nhà lãnh đạo chính trị nổi tiếng tại Ấn tỏ ý không tán thành, Thủ tướng Narendra Modi của Ấn đã ra lệnh cho khoảng 1.3 tỷ công dân không được ra khỏi nhà trong vòng 21 ngày, bắt đầu từ nửa đêm 24 tháng Ba.
Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy các hình thức nhục mạ cảnh sát áp dụng đối với những người vi phạm. Các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Ấn nói chính quyền có thể phạt tiền, thậm chí bỏ tù những người vi phạm nhưng các hình thức chà đạp nhân phẩm như quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là khó chấp nhận.
Cho đến nay tại Ấn, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 733 người, trong đó có 20 người chết. Tuy những con số này tương đối thấp nhưng nếu dịch bệnh lan tràn mạnh hơn có lẽ hàng triệu người sẽ phải chết.
4. Mệnh lệnh phải ở nhà có nghĩa là gì đối với những người vô gia cư
Chris Bain, Giám đốc Caritas Anh quốc và xứ Wales, gọi tắt là CAFOD, lên tiếng hoan nghênh lời khuyên của Thủ tướng Anh Boris Johnson, theo đó để tránh cho hệ thống y tế tại quốc gia này, gọi tắt là NHS, khỏi sụp đổ, mọi người nên ở nhà.
Ông Boris Johnson nói trong diễn văn gởi quốc dân đồng bào hôm 24 tháng Ba như sau:
Coronavirus là mối đe dọa lớn nhất đất nước này đã từng phải đối mặt trong nhiều thập kỷ, và không phải chỉ có đất nước chúng ta phải đối mặt với nó. Toàn thế giới đã nhìn thấy những tác động tàn phá khốc liệt của kẻ giết người vô hình này. Tôi e nếu quá nhiều người không khỏe vào cùng một lúc, NHS sẽ không thể đương đầu nổi, có nghĩa là nhiều người có thể sẽ chết vì coronavirus và cả những bệnh tật khác. Bây giờ đã đến tất cả chúng ta phải làm nhiều hơn nữa từ tối nay. Tôi phải cung cấp cho người dân Anh một hướng dẫn rất đơn giản: bạn phải ở nhà.
Tuy nhiên, theo nhà lãnh đạo của CAFOD, tình trạng của những người vô gia cư đang lang thang trên các đường phố hoang vắng là đáng lo ngại: “Chính phủ hình như không nghĩ đến họ. Với các đường phố trống trơn như hiện nay, những người kiếm sống bằng cách bán các tạp chí hay các nhật báo, chẳng hạn, rõ ràng mất đi phương tiện kiếm sống. Nhiều người vô gia cư thường sống tụ tập với nhau, nguy cơ lây nhiễm là rất cao.”
Hiện nay, CAFOD đang cung cấp thực phẩm cho những người bất ngờ rơi vào tình cảnh khó khăn, và đang phải suy nghĩ các phương cách mới làm sao điều hành hiệu quả các hoạt động bác ái trong hoàn cảnh mới này.
Tưởng cũng nên nhắc lại, theo sau thông điệp của Thủ tướng, Đức Hồng Y Vincent Nichols đã lên tiếng ủng hộ và ra lệnh đình chỉ các thánh lễ và đóng cửa các nhà thờ trong tổng giáo phận Westminster đóng cửa ngay lập tức, kể cả việc viếng nhà thờ, hay các buổi giải tội cũng bị hủy bỏ.
Trong một thông điệp gửi đến các linh mục và anh chị em giáo dân, Đức Hồng Y nói: “Tất cả các nhà thờ phải bị đóng cửa, và giữ tình trạng đóng cửa này cho đến khi có lệnh mới. Điều quan trọng là tất cả chúng ta đều tuân theo chỉ dẫn này, dù đau đớn và khó khăn.”
Cho đến nay, Anh quốc có 11,658 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, trong đó 578 người đã thiệt mạng.
5. Chủ tiệm làm bánh tin rằng niềm tin vào Chúa Phục sinh giúp dân chúng lên tinh thần
Coronavirus đang tàn phá mạnh nước Ý. Trong bối cảnh này hầu hết các cửa tiệm đều đóng cửa theo lệnh của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, công ty bánh kẹo Boella & Sorrisi có trụ sở tại Torino tiếp tục sản xuất trứng Phục sinh như bình thường.
Cô Elena Caprino là người điều hành cơ sở này nói:
“Người dân cần một niềm hy vọng để sống còn. Biến cố Chúa Phục sinh, đánh bại cái chết, là niềm hy vọng lớn nhất của chúng ta. Vì thế, chúng tôi tiếp tục sản xuất món quà truyền thống của dịp lễ này.”
Thay vì bán ở cửa hàng như thường lệ, cô chất lên một chiếc xe đạp cho một nhân viên giao hàng tận nhà.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Tính cho đến chiều thứ Sáu 27 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 24,090 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 532,263 người.
Dịch bệnh đã bùng phát rất mạnh tại Hoa Kỳ. Tính đến sáng thứ Sáu 27 tháng Ba, Hoa Kỳ đã đứng đầu thế giới về các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận với 85,594 trường hợp, trong đó có 1,300 người chết.
Hoa Lục, theo các báo cáo rất phi thực tế của bọn cầm quyền Bắc Kinh đang đứng thứ hai với 81,340 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 3,292 người chết.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý ngày càng trở nên rất nghiêm trọng. Tính đến chiều thứ Sáu 27 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 8,215 người, và 80,589 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Tình hình tại Tây Ban Nha đã gia tăng một cách đột biến trong những ngày gần đây. Đến nay, đã có 4,365 người chết, nghĩa là vượt qua con số tử vong tại Hoa Lục do Bắc Kinh công bố. 57,786 trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận cho đến nay.
Tại Đức, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 43,938 người, trong đó có 267 người chết.
Tại Iran, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 29,406 người, trong đó có 2,234 người chết. Các quan sát viên cho rằng con số nhiễm bệnh và thương vong thực tế tại Iran, đặc biệt là tại thành phố Qom và tại Tehran cao hơn con số báo cáo này rất nhiều.
Tại Pháp, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 29,155 người, trong đó có 1,696 người chết.
2. Coronavirus độc địa vào đến nhà Đức Giáo Hoàng
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Coronavirus đã xâm nhập được đến Domus Sanctae Marthae, là nơi cư trú của Đức Giáo Hoàng. Đức Ông Gianluca Pezzoli, một linh mục 58 tuổi của giáo phận Mantua, hiện đang làm việc cho phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và cư ngụ tại nhà trọ Santa Marta, đã thử nghiệm dương tính với coronavirus.
Giáo phận Mantua đã xác nhận tin tức này với tờ Catholic Herald, nhưng không có thông tin chi tiết về nơi ở và tình trạng sức khoẻ của Đức Ông Pezzoli.
Hôm thứ Tư, tờ Il Messaggero đã báo cáo rằng một quan chức của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cư tại Domus Sanctae Marthae trong nhiều năm đã thử nghiệm dương tính với coronavirus và đã được đưa vào bệnh viện để quan sát.
Tuy nhiên, tờ Il Messaggero trấn an độc giả rằng nguy cơ lây nhiễm cho Đức Giáo Hoàng là không đáng lo ngại và các biện pháp bảo vệ Giáo hoàng Phanxicô đã được kích hoạt.
Trường hợp của Đức Ông Pezzoli đã đưa số người nhiễm coronavirus tại Vatican lên năm người.
Đề cập đến các biện pháp bảo vệ Đức Giáo Hoàng, Il Messaggero cho biết cuộc sống của Đức Giáo Hoàng hiện nay bị giới hạn trong một vài không gian: vào buổi sáng, ngài cử hành thánh lễ một mình trong nhà nguyện với ba thư ký và ăn trưa một mình trong phòng. Ngài vẫn tiếp khách nhưng rất hạn chế và tham dự các cuộc họp trong Dinh Tông Tòa, chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và trình bày bài giáo lý cho buổi tiếp kiến chung hàng tuần giờ đây được truyền hình từ thư viện của Dinh Tông Tòa.
Một số văn phòng của Vatican - bao gồm Phòng Báo Chí Tòa Thánh và các văn phòng khác của bộ truyền thông - đã giảm hoạt động và thực hiện các giao thức làm việc từ xa để các nhân viên có thể làm việc từ nhà của họ.
3. Các tổ chức nhân quyền trên thế giới tiếp tục lên án nhà cầm quyền Ấn
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là các hình thức chà đạp nhân phẩm rất quái lạ của cảnh sát Ấn trong những ngày gần đây sau lệnh cấm không được ra khỏi nhà của Thủ tướng Narendra Modi.
Như chúng tôi đã đưa tin, mặc dù các nhà lãnh đạo chính trị nổi tiếng tại Ấn tỏ ý không tán thành, Thủ tướng Narendra Modi của Ấn đã ra lệnh cho khoảng 1.3 tỷ công dân không được ra khỏi nhà trong vòng 21 ngày, bắt đầu từ nửa đêm 24 tháng Ba.
Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy các hình thức nhục mạ cảnh sát áp dụng đối với những người vi phạm. Các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Ấn nói chính quyền có thể phạt tiền, thậm chí bỏ tù những người vi phạm nhưng các hình thức chà đạp nhân phẩm như quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là khó chấp nhận.
Cho đến nay tại Ấn, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 733 người, trong đó có 20 người chết. Tuy những con số này tương đối thấp nhưng nếu dịch bệnh lan tràn mạnh hơn có lẽ hàng triệu người sẽ phải chết.
4. Mệnh lệnh phải ở nhà có nghĩa là gì đối với những người vô gia cư
Chris Bain, Giám đốc Caritas Anh quốc và xứ Wales, gọi tắt là CAFOD, lên tiếng hoan nghênh lời khuyên của Thủ tướng Anh Boris Johnson, theo đó để tránh cho hệ thống y tế tại quốc gia này, gọi tắt là NHS, khỏi sụp đổ, mọi người nên ở nhà.
Ông Boris Johnson nói trong diễn văn gởi quốc dân đồng bào hôm 24 tháng Ba như sau:
Coronavirus là mối đe dọa lớn nhất đất nước này đã từng phải đối mặt trong nhiều thập kỷ, và không phải chỉ có đất nước chúng ta phải đối mặt với nó. Toàn thế giới đã nhìn thấy những tác động tàn phá khốc liệt của kẻ giết người vô hình này. Tôi e nếu quá nhiều người không khỏe vào cùng một lúc, NHS sẽ không thể đương đầu nổi, có nghĩa là nhiều người có thể sẽ chết vì coronavirus và cả những bệnh tật khác. Bây giờ đã đến tất cả chúng ta phải làm nhiều hơn nữa từ tối nay. Tôi phải cung cấp cho người dân Anh một hướng dẫn rất đơn giản: bạn phải ở nhà.
Tuy nhiên, theo nhà lãnh đạo của CAFOD, tình trạng của những người vô gia cư đang lang thang trên các đường phố hoang vắng là đáng lo ngại: “Chính phủ hình như không nghĩ đến họ. Với các đường phố trống trơn như hiện nay, những người kiếm sống bằng cách bán các tạp chí hay các nhật báo, chẳng hạn, rõ ràng mất đi phương tiện kiếm sống. Nhiều người vô gia cư thường sống tụ tập với nhau, nguy cơ lây nhiễm là rất cao.”
Hiện nay, CAFOD đang cung cấp thực phẩm cho những người bất ngờ rơi vào tình cảnh khó khăn, và đang phải suy nghĩ các phương cách mới làm sao điều hành hiệu quả các hoạt động bác ái trong hoàn cảnh mới này.
Tưởng cũng nên nhắc lại, theo sau thông điệp của Thủ tướng, Đức Hồng Y Vincent Nichols đã lên tiếng ủng hộ và ra lệnh đình chỉ các thánh lễ và đóng cửa các nhà thờ trong tổng giáo phận Westminster đóng cửa ngay lập tức, kể cả việc viếng nhà thờ, hay các buổi giải tội cũng bị hủy bỏ.
Trong một thông điệp gửi đến các linh mục và anh chị em giáo dân, Đức Hồng Y nói: “Tất cả các nhà thờ phải bị đóng cửa, và giữ tình trạng đóng cửa này cho đến khi có lệnh mới. Điều quan trọng là tất cả chúng ta đều tuân theo chỉ dẫn này, dù đau đớn và khó khăn.”
Cho đến nay, Anh quốc có 11,658 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, trong đó 578 người đã thiệt mạng.
5. Chủ tiệm làm bánh tin rằng niềm tin vào Chúa Phục sinh giúp dân chúng lên tinh thần
Coronavirus đang tàn phá mạnh nước Ý. Trong bối cảnh này hầu hết các cửa tiệm đều đóng cửa theo lệnh của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, công ty bánh kẹo Boella & Sorrisi có trụ sở tại Torino tiếp tục sản xuất trứng Phục sinh như bình thường.
Cô Elena Caprino là người điều hành cơ sở này nói:
“Người dân cần một niềm hy vọng để sống còn. Biến cố Chúa Phục sinh, đánh bại cái chết, là niềm hy vọng lớn nhất của chúng ta. Vì thế, chúng tôi tiếp tục sản xuất món quà truyền thống của dịp lễ này.”
Thay vì bán ở cửa hàng như thường lệ, cô chất lên một chiếc xe đạp cho một nhân viên giao hàng tận nhà.