Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:03 28/03/2020
Chương 24:
“Anh em hãy vui mừng trong Chúa.”
(Pl 3, 1)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
VUI VẺ
“Anh em hãy vui mừng trong Chúa.”
(Pl 3, 1)
1. Niềm vui thiêng liêng thì ở trong tâm, là nhờ vào thánh sủng ở trong tâm hồn.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:12 28/03/2020
79. ỨC HIẾP BẠN
Ân Hạo lúc nhỏ cùng với tên Hoàn Ôn Tế Dân, không ai chịu phục ai.
Có một lần, Hoàn Ôn cố ý cười nhạo Ân Hạo nói:
- “Anh làm sao mà dám so với tôi chứ?”
Ân Hạo nói:
- “Thời gian tôi và bản thân tôi kết thân đã lâu rồi, thà làm bản thân tôi.” (ý nghĩa là không muốn cùng với bạn là Hoàn Ôn so sánh hơn thua).
Lại một lần khác, Ân Hạo làm một bài thơ và đưa cho Hoàn Ôn coi, Hoàn Ôn cố ý làm nhục Ân Hạo nên nói:
- “Bài của anh tồi tệ vậy tại sao lại đưa tôi coi, đưa cho tôi coi thì tôi sẽ cầm bêu trước đám đông, đến lúc đó thanh danh của anh sẽ mất hết thì đừng trách tôi đấy nhé !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 79:
Bạn bè thì như hai miếng thịt dính với nhau, người này đau thì người kia cũng khổ, cho nên không thể có kiểu bạn bè mà khi có một trong hai người thường chỉ trích bạn của mình.
Ân Hạo đã coi bạn là bản thân mình, tức là đặt tình bạn lên trên bản thân mình, đó là một người bạn tốt và hiếm có; nhưng Hoàn Ôn thì lại đặt tình bạn của mình bên ngoài bản thân mình, nên đã luôn chỉ trích và coi thường bạn mình, đây là kiểu tình bạn lợi dụng và là loại người đạp trên đầu trên cổ bạn bè mà đi lên...
Tình bạn là một món quà quý mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta qua người bạn mà mình đã kết thân, chính tình bạn này sẽ phản ảnh hình ảnh của Đức Chúa Giê-su đã đối xử với các tông đồ khi Ngài tuyên bố với các ông: “Thầy sẽ không gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” Ga 15, 15). Tôi tớ là người ngoài, bạn hữu là người thân thiết, người ngoài không có quyền chia sẻ những chuyện trong lòng của chúng ta như là bạn hữu, cho nên khi có một tình bạn thật thì đáng trân trọng như một món quà quý.
Chỉ rình rình mò mò tìm kẻ hở của bạn để bêu xấu, thì dù cho chúng ta là ai chăng nữa, thì cũng chỉ là người không đáng tin cậy để cho người khác kết thân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ân Hạo lúc nhỏ cùng với tên Hoàn Ôn Tế Dân, không ai chịu phục ai.
Có một lần, Hoàn Ôn cố ý cười nhạo Ân Hạo nói:
- “Anh làm sao mà dám so với tôi chứ?”
Ân Hạo nói:
- “Thời gian tôi và bản thân tôi kết thân đã lâu rồi, thà làm bản thân tôi.” (ý nghĩa là không muốn cùng với bạn là Hoàn Ôn so sánh hơn thua).
Lại một lần khác, Ân Hạo làm một bài thơ và đưa cho Hoàn Ôn coi, Hoàn Ôn cố ý làm nhục Ân Hạo nên nói:
- “Bài của anh tồi tệ vậy tại sao lại đưa tôi coi, đưa cho tôi coi thì tôi sẽ cầm bêu trước đám đông, đến lúc đó thanh danh của anh sẽ mất hết thì đừng trách tôi đấy nhé !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 79:
Bạn bè thì như hai miếng thịt dính với nhau, người này đau thì người kia cũng khổ, cho nên không thể có kiểu bạn bè mà khi có một trong hai người thường chỉ trích bạn của mình.
Ân Hạo đã coi bạn là bản thân mình, tức là đặt tình bạn lên trên bản thân mình, đó là một người bạn tốt và hiếm có; nhưng Hoàn Ôn thì lại đặt tình bạn của mình bên ngoài bản thân mình, nên đã luôn chỉ trích và coi thường bạn mình, đây là kiểu tình bạn lợi dụng và là loại người đạp trên đầu trên cổ bạn bè mà đi lên...
Tình bạn là một món quà quý mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta qua người bạn mà mình đã kết thân, chính tình bạn này sẽ phản ảnh hình ảnh của Đức Chúa Giê-su đã đối xử với các tông đồ khi Ngài tuyên bố với các ông: “Thầy sẽ không gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” Ga 15, 15). Tôi tớ là người ngoài, bạn hữu là người thân thiết, người ngoài không có quyền chia sẻ những chuyện trong lòng của chúng ta như là bạn hữu, cho nên khi có một tình bạn thật thì đáng trân trọng như một món quà quý.
Chỉ rình rình mò mò tìm kẻ hở của bạn để bêu xấu, thì dù cho chúng ta là ai chăng nữa, thì cũng chỉ là người không đáng tin cậy để cho người khác kết thân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 5 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:17 28/03/2020
Chúa Nhật 5 MÙA CHAY
Tin mừng: Ga 11, 3-7,17. 20-27, 33b-45.
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống”.
Anh chị em thân mến,
Có câu chuyện ngụ ngôn như thế này:
“Một ngày nọ, chim cánh cụt hỏi Chúa Tạo Vật:
-“Cái gì là lòng tin?”
Chúa Tạo Vật trả lời:
- “Đối với sự việc mong đợi mà con vẫn nắm vững, đối với sự việc chưa nhìn thấy mà còn có thể xác định”. (1)
Qua câu chuyện ngắn này, chúng ta có thể thấy đức tin rất mạnh của cô Mác-ta trong bài Tin Mừng hôm nay. Cô Mác-ta đã trả lời với Đức Chúa Giê-su: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết” (Ga 11, 24), cô đã tin dù rằng cô chưa biết người ta sẽ sống lại như thế nào trong ngày sau hết, cô đã nắm vững cái mà cô mong đợi. Đức Chúa Giê-su đã mặc khải cho cô Mác-ta biết: “Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?” Cô Mác-ta đáp: “Thưa Thầy, có. Con tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa...” (Ga 11, 26-27), cô đã xác định Đức Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô, là Con Thiên Chúa, dù cô chưa thấy vinh quang và công việc cứu thế của Ngài...
1. Mong đợi nhưng đã nắm vững.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu là cuộc sống mong đợi trong hy vọng, mong đợi ngày sẽ được sum họp với Cha trên trời, mong đợi ngày được hưởng phần phúc vinh hiển sống lại với Đức Chúa Giê-su trên thiên đàng. Sự mong đợi này chỉ có những người Ki-tô hữu biết và tin tưởng mà thôi, dù rằng cuộc sống có nhiều đau khổ và gian nan, dù rằng cuộc sống có nhiều bất công và áp bức.
Mong đợi ngày Đức Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang, đó chính là đức tin của chúng ta, do đó, dù phải gặp nhiều đau khổ thì chúng ta vẫn mong đợi ngày Chúa lại đến; dù bị đối xử cách bất công thì chúng ta cũng vẫn mong đợi và nắm vững rằng Đức Chúa Giê-su chính là Đấng phải đến mà thiên hạ đợi trông. Nắm vững cái mình mong đợi chính là đức tin của chúng ta, đức tin này sẽ vững mạnh và trưởng thành trong đau khổ khi chúng ta nắm chắc niềm mong đợi và hy vọng của mình.
2. Chưa nhìn thấy nhưng đã xác định.
Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ nếu Ngài không cho họ thấy, từ khi Đức Chúa Giê-su lên trời cho đến nay thì không ai thấy Ngài, nếu Ngài không cho họ thấy, cũng vậy, chúng ta chưa hề thấy Thiên Chúa nhưng chúng ta xác định rằng có Thiên Chúa hiện hữu trong vũ trụ; chúng ta không thấy Đức Chúa Giê-su chịu khổ hình và bị đóng đinh đến chết trên Thánh Giá, nhưng chúng ta xác tín rằng, thông phần đau khổ với Ngài trong cuộc sống hy sinh của mình, chính là được chia sẻ những đau khổ của Ngài đã chịu vì tội lỗi của nhân loại và của chúng ta.
Xác tín điều mình chưa thấy chính là đức tin của chúng ta, sống những điều mình chưa thấy là hành động của những người tin và biết phó thác cho Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến,
Cô Mác-ta đã tin và đã xác tín Đức Chúa Giê-su chính là Con Thiên Chúa đã đến trong thế gian, đó cũng chính là đức tin của chúng ta. Trong cuộc sống đời thường, có những lúc đức tin và sự mong đợi của chúng ta bị lung lay, bởi vì những cám dỗ của trần gian mạnh hơn sự mong đợi, và những hưởng thụ thực tế của thế gian có sức hút hơn đức tin của mình, do đó mà chúng ta bị té ngã trong những cám dỗ ấy.
Mong đợi nhưng nắm vững, chưa thấy nhưng đã xác định, là niềm hy vọng và niềm vui của người Ki-tô hữu.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Ga 11, 3-7,17. 20-27, 33b-45.
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống”.
Anh chị em thân mến,
Có câu chuyện ngụ ngôn như thế này:
“Một ngày nọ, chim cánh cụt hỏi Chúa Tạo Vật:
-“Cái gì là lòng tin?”
Chúa Tạo Vật trả lời:
- “Đối với sự việc mong đợi mà con vẫn nắm vững, đối với sự việc chưa nhìn thấy mà còn có thể xác định”. (1)
Qua câu chuyện ngắn này, chúng ta có thể thấy đức tin rất mạnh của cô Mác-ta trong bài Tin Mừng hôm nay. Cô Mác-ta đã trả lời với Đức Chúa Giê-su: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết” (Ga 11, 24), cô đã tin dù rằng cô chưa biết người ta sẽ sống lại như thế nào trong ngày sau hết, cô đã nắm vững cái mà cô mong đợi. Đức Chúa Giê-su đã mặc khải cho cô Mác-ta biết: “Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?” Cô Mác-ta đáp: “Thưa Thầy, có. Con tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa...” (Ga 11, 26-27), cô đã xác định Đức Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô, là Con Thiên Chúa, dù cô chưa thấy vinh quang và công việc cứu thế của Ngài...
1. Mong đợi nhưng đã nắm vững.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu là cuộc sống mong đợi trong hy vọng, mong đợi ngày sẽ được sum họp với Cha trên trời, mong đợi ngày được hưởng phần phúc vinh hiển sống lại với Đức Chúa Giê-su trên thiên đàng. Sự mong đợi này chỉ có những người Ki-tô hữu biết và tin tưởng mà thôi, dù rằng cuộc sống có nhiều đau khổ và gian nan, dù rằng cuộc sống có nhiều bất công và áp bức.
Mong đợi ngày Đức Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang, đó chính là đức tin của chúng ta, do đó, dù phải gặp nhiều đau khổ thì chúng ta vẫn mong đợi ngày Chúa lại đến; dù bị đối xử cách bất công thì chúng ta cũng vẫn mong đợi và nắm vững rằng Đức Chúa Giê-su chính là Đấng phải đến mà thiên hạ đợi trông. Nắm vững cái mình mong đợi chính là đức tin của chúng ta, đức tin này sẽ vững mạnh và trưởng thành trong đau khổ khi chúng ta nắm chắc niềm mong đợi và hy vọng của mình.
2. Chưa nhìn thấy nhưng đã xác định.
Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ nếu Ngài không cho họ thấy, từ khi Đức Chúa Giê-su lên trời cho đến nay thì không ai thấy Ngài, nếu Ngài không cho họ thấy, cũng vậy, chúng ta chưa hề thấy Thiên Chúa nhưng chúng ta xác định rằng có Thiên Chúa hiện hữu trong vũ trụ; chúng ta không thấy Đức Chúa Giê-su chịu khổ hình và bị đóng đinh đến chết trên Thánh Giá, nhưng chúng ta xác tín rằng, thông phần đau khổ với Ngài trong cuộc sống hy sinh của mình, chính là được chia sẻ những đau khổ của Ngài đã chịu vì tội lỗi của nhân loại và của chúng ta.
Xác tín điều mình chưa thấy chính là đức tin của chúng ta, sống những điều mình chưa thấy là hành động của những người tin và biết phó thác cho Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến,
Cô Mác-ta đã tin và đã xác tín Đức Chúa Giê-su chính là Con Thiên Chúa đã đến trong thế gian, đó cũng chính là đức tin của chúng ta. Trong cuộc sống đời thường, có những lúc đức tin và sự mong đợi của chúng ta bị lung lay, bởi vì những cám dỗ của trần gian mạnh hơn sự mong đợi, và những hưởng thụ thực tế của thế gian có sức hút hơn đức tin của mình, do đó mà chúng ta bị té ngã trong những cám dỗ ấy.
Mong đợi nhưng nắm vững, chưa thấy nhưng đã xác định, là niềm hy vọng và niềm vui của người Ki-tô hữu.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chứng nhân của Tin Mừng sống lại
LM. Giuse Trương Đình Hiền
09:18 28/03/2020
Chúa Nhật V Mùa Chay Năm A- 2020
Ngoại trừ những “đại dịch” đã từng xảy ra trong lịch sử mà chúng ta chỉ biết qua sách vở tài liệu, thì trong những ngày nầy, gần như mọi người trên thế giới, đều cảm nhận thật rõ sự tác hại kinh hoàng của đại dịch Covid-19, bằng chính những sự thật “mắt thấy tai nghe” đang diễn ra từng giờ, từng ngày được hệ thống truyền thông hiện đại loan tải. Chỉ riêng đất nước Hoa Kỳ, một quốc gia hàng đầu về mọi mặt, thế mà chỉ chưa đầy 1 tháng: từ ngày 3/3/2020 mới chỉ có 1 người bị phát hiện lây nhiễm, thì hôm nay, ngày 28/3 đã có trên 100 ngàn ca nhiễm với 1604 người tử vong.
Bóng tối kinh hoàng của đại dịch Covid-19 gần như phủ kín địa cầu với 99% các quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng và tác hại.
Và khi đứng trước nỗi bi đát oái ăm của sự chết, con người thường bị ném vào một hụt hẫng, vỡ vụn, để rồi không biết bao nhiêu câu hỏi đã đặt ra: Tại sao như thế? Con người là “Nhân ư linh vạn vật” kia mà? Và làm sao Thiên Chúa tốt lành, quyền năng lại để xảy ra như thế? Như những câu thơ oán thán “Trời già” của một người cha mất đứa con yêu:
“Ái ăn đâu, Ái ở đâu?
Để thương để nhớ để u sầu.
Trời già độc địa làm chi bấy?
Nỡ bắt con tôi bảy tuổi đầu !
Phải chăng đó cũng chính là dụng ý của câu nói mà hai chị em Matta và Maria ở Bê-ta-ni-a đã trách móc Chúa Giêsu khi đối diện với cái chết của người em trai yêu dấu: “Phải chi có Thầy ở đây thì em con không chết !”.
Thế nhưng, Lời Chúa luôn khẳng định với chúng ta rằng: sự chết không là đích điểm của kiếp nhân sinh và không là “tiếng nói cuối cùng” của hành trình cuộc sống; đó không phải là ý muốn càng không là chương trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa không bao giờ là “Chúa của kẻ chết” mà là “Chúa của người sống”. Tin vào Đấng là nguồn mạch sự sống và nỗ lực làm chứng cho Tin mừng sự sống đó chính là trọng tâm của sứ điệp phụng vụ Chúa Nhật V Mùa Chay. Chúng ta cùng dừng lại để nghe cách chuyển tải ý nghĩa nầy của Lời Chúa.
Trước hết, từ hơn năm trăm năm trước khi Chúa Cứu Thế giáng sinh, chính trong cái “vũng lầy nhầy nhụa” đầy những đống xương khô của bóng tối và sự chết, của đọa đầy và thất vọng, của đắng cay ưu phiền trong kiếp nô lệ của thời lưu đầy Babylon (587 B.C)…dân Ít-ra-en đã nghe vang lên lời của Thiên Chúa như “tiếng kèn hy vọng” qua miệng của ngôn sứ Ê-giê-ki-en mà chúng ta vừa nghe trong Bài Đọc một: “Nầy hỡi dân ta, Ta sẽ mở cửa huyệt cho các ngươi. Ta sẽ đem các ngươi lên khỏi huyệt…Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh...”.
Nếu thân phận lưu đày của ít-ra-en là ảnh hình của một nhân loại đọa đầy tội lỗi, thì “tin vui hy vọng” của Ê-giê-ki-en kia cũng chính là tín thư riêng tặng cho mỗi người chúng ta mà nội dung xuyên suốt chính là: niềm hy vọng chứa chan vào lòng trung tín của Thiên Chúa vượt trên khổ đau và chết chóc và tình yêu cứu độ của Thiên Chúa mãi mãi là sức mạnh hồi sinh, là quyền uy giải thoát.
Chân lý nầy nếu được diễn tả bằng ngôn ngữ của đời thường cuộc sống hôm nay thì sẽ được hiểu rằng: chúng ta không được quyền thất vọng cho dù phải đối diện với bao thảm cảnh cuộc đời, cả cái chết. Bởi vì Thiên Chúa đang có mặt trên mọi nẽo đường và biến cố để thổi vào Thần Khí tác sinh, để gieo vào hạt mầm của sự sống và hồng ân cứu độ. Niềm tin đó không là chuyện hoang tưởng của những đầu óc mê lầm,lú lẩn (như đánh giá của những người tự cho mình là theo chủ nghĩa vô thần, duy khoa học…), nhưng là một chân lý rõ như ban ngày đúng như nhận xét thâm thúy của Gilbert K. Chesterton: “Nếu những hạt giống trong lòng đất đen mà còn có thể biến thành những cánh hoa hồng xinh đẹp như thế, thì trái tim con người còn thể biến thành thế nào nữa trong cuộc hành trình hướng đến các vì sao”.
Và có một điều kỳ lạ là Thiên Chúa không bao giờ chỉ nói suông mà “Lời luôn đi kèm hành động”. Biến cố “cải tử hoàn sinh” cho người bạn La-gia-rô chết thúi bốn ngày trong huyệt mộ là một minh họa rõ nét cho chân lý nầy. Thật vậy, chính ngay “quê hương của tử thần”, ngay cánh cửa dẫn vào mộ thẳm, một tiếng nói quyền năng đã âm vang thấu tận âm phủ, mở toang cánh cửa âm ty: “Hỡi La-da-rô hãy bước ra”, “Ta là sự sống lại và là sự sống” (TM).
Như vậy bài học đầu tiên của Lời Chúa hôm nay mà chúng ta phải thuộc, Tin mừng tiên khởi mà hôm nay chúng ta phải sống chính là:Tin vào sự sống.
Tin vào một Thiên Chúa tình yêu ban sự sống, tin vào một Đấng Kitô Phục sinh dẫn ta vào cuộc sống vĩnh hằng, tin vào Chúa Thánh Linh đang thổi vào hồn ta nguồn sống mới, thì liệu có mang lại chuyển biến nào cho chính ta và cho thế giới hay chăng? Thưa có đấy. Bởi vì chỉ với niềm tin như thế ta mới thấy thế giới đẹp vô cùng, ta mới thấy cuộc sống mới đáng sống làm sao, mới thấy mỗi một con người, mỗi một sinh linh là một công trình kỳ diệu, mới thấy mỗi một cuộc đời, cho dù què cụt điếc câm, cho dù thấp cổ bé miệng, cho dù dốt nát bần hàn…vẫn là một “kỳ công vĩ đại của Thượng Đế” luôn cần được kính trọng, luôn phải được sẻ chia, yêu thương và phục vụ. Bởi vì tất cả đều là sự sống tốt lành phát xuất từ nguồn sống vĩnh cửu và sẽ được thăng hoa, qui hướng về cội nguồn vĩnh cửu rạng ngời vinh quang đó.
Vâng, chỉ với niềm tin đó thì chúng ta mới trụ vững giữa trăm chiều thử thách, mới đủ can đảm mĩm cười với số phận cho dù số phận có khắc nghiệt oái ăm, mới đủ quảng đại và khoan dung để yêu thương và tha thứ, cho dù bị bách hại đọa đầy. Và nhất là, chỉ với niềm tin đó, chúng ta mới bình thản sống cuộc sống hôm nay như một cuộc lên đường, một cuộc vượt qua, một cuộc tái sinh để bước vào quê hương vĩnh cửu. Niềm tin đó sẽ củng cố niềm hy vọng vĩnh hằng trong ta và giúp ta mạnh mẽ góp phần xây dựng nền “văn minh sự sống”, “văn minh tình yêu”, cho ta con tim rộng mở để đón nhận và yêu thương con người, cho ta nghị lực và hy vọng để chiến thắng và đẩy lùi sự dữ trong ta và quanh ta.
Cách riêng đối với những anh chị em dự tòng sắp sửa lãnh nhận các bí tích gia nhập kitô giáo, niềm tin vào sự sống lại sẽ là một cảm nghiệm mới mẻ tinh khôi của những con người vừa kết thúc một chặng đường “vượt qua” đầy nhiêu khê và thử thách để hân hoan tiến vào “miền đất của tái sinh”, hội nhập vào một cuộc sống mới mẻ của một đoàn dân được cứu chuộc.
Thế nhưng, chúng ta đừng quên rằng: Tin vào sự sống, còn có nghĩa là tin vào một Thiên Chúa đã nhập thể trong chính nỗi đau và cái chết:
Quả thật, khi vào đời, Con Thiên Chúa nào tránh né cái kiếp phận long đong của con người. Hãy xem: những giọt nước mắt đã lăn dài trên má của Chúa Giêsu khi chứng kiến cái chết của người bạn thân La-da-rô ở Bê-ta-ni-a. Sống đức tin hôm nay đó chính là ý thức mãnh liệt rằng: Đức Kitô phục sinh đang hiện diện trong mọi ngỏ ngách và biến cố cuộc sống, nhất là, Ngài có mặt ngay trong những phút giây và cảnh ngộ bi đát nhất như cảnh ngộ của gia đình Bêtania trong biến cố La-gia-rô qua đời.
Thê thảm nhất, khổ sầu nhất, thất vọng nhất, là khi con người chối từ và phản bội Thiên Chúa để không bao giờ thấy được ánh sao hy vọng ở cuối trời, không nhận ra ánh mắt yêu thương và tha thứ đang dõi nhìn theo. Trong hoàn cảnh đó, trong thái độ đó, quả thật cuộc sống đã trở thành cõi chết; biết bao người đã mượn một liều thuốc độc, một phát súng, một dây thòng lọng… để dẫn lối đưa đường vào cõi chết tuyệt vọng” ! Chúng ta đừng quên câu chuyện “Ngày Thứ Năm Tuần Thánh”: khi Giu-đa phản bội Thầy, bỏ bàn tiệc ra đi, thì “bóng tối dâng lên”…và “bóng tối quái ác” đó đã phủ ngập trái tim Giu-đa cho đến khi y đưa đầu vào chiêc giây thòng lọng để chọn cái chết buồn tênh tăm tối. Trong khi đó, chiều Thứ Sáu hôm sau trên đồi Can-vê nắng úa, một kẻ trộm bị đóng đinh đang hấp hối, đã nhìn ra trong cái chết đớn đau oan nghiệt của con người tử tội Giêsu Na-da-rét một ánh sáng chứa chan niềm hy vọng: “Khi Thầy vào Nước của Thầy xin nhớ đến tôi”. Và lập tức anh ta được đáp ứng: “Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với tôi”. Như thế đó, Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô đã nhập thể trong chính nổi đau và cái chết để dẫn đưa những ai tin vào Ngài tiến vào cuộc sống đích thực, như hôm nay Ngài xác quyết: “Ai sống mà tin vào Ta sẽ không chết bao giờ”.
Tin vào sự sống, tin vào Đấng đã nhập thể trong nổi đau và cái chết để phục hồi tất cả trong vinh quang phục sinh sẽ không là một công thức suông được lặp đi lặp lại như “điệp khúc của mùa Chay”, mà phải hiện thực ngay trong thánh lễ nầy, khi chút nữa đây, Thịt Máu Ngài sẽ trở nên lương thực trường sinh để biến cuộc đời ta, thân xác ta ngập tràn “Thần Khí.
Như vậy, điều quan trọng còn lại không chỉ ngay giờ nầy, hay trong độ đường còn lại của Mùa Chay, mà phải là trong suốt cuộc sống, đó là ta hãy mạnh dạn trả lời câu hỏi của Đức Kitô: “Con có tin như thế không?”. Nhưng, không phải bằng cách lặp lại thuộc lòng câu trả lời của cô Matta: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian”, nhưng là bằng tất cả con tim và cuộc sống, như con tim và cuộc sống dấn thân và hy sinh phục vụ cho tới chết của vị bác sĩ Lý Văn Lượng tại Vũ Hán, hay của hàng mấy chục linh mục tại Ý đã chết vì sứ vụ mục tử. Vâng, đó là những trái tim sẵn sàng yêu đến cùng cho dù phải thí mạng vì bạn hữu và cuộc sống sống hết mình cho vinh quang Thiên Chúa và cứu rỗi anh em cho dù phải kinh qua nẻo đường hẹp thập giá.
Để yêu và để sống như thế, dĩ nhiên, sẽ là chuyện bất khả khi với thân phận con người, nhưng lại là chuyện có thể khi chúng ta biết sẵn sàng để cho “Thần Khí chi phối”. Đó chính là kinh nghiệm của Thánh Phaolô mà ngài chia sẻ lại cho cộng đoàn Rôma vào buổi khai sinh Kitô giáo, và cũng cho chúng ta hôm nay: “Còn anh em, anh em không sống theo xác thịt nhưng sống theo tinh thần, nếu thật sự Thánh Thần Chúa ngự trong anh em” (BĐ 2). Nguyện xin Thần khí của Đức Kitô hôm nay cũng biến đổi tất cả chúng ta nên những con người mới, nên những chứng nhân của Tin Mừng Sống lại giữa một thế giới đang bị bao phủ ngập tràn bởi bóng tối của hoang mang, lo sợ và sự chết mang tên Covid-19. Amen.
Ngoại trừ những “đại dịch” đã từng xảy ra trong lịch sử mà chúng ta chỉ biết qua sách vở tài liệu, thì trong những ngày nầy, gần như mọi người trên thế giới, đều cảm nhận thật rõ sự tác hại kinh hoàng của đại dịch Covid-19, bằng chính những sự thật “mắt thấy tai nghe” đang diễn ra từng giờ, từng ngày được hệ thống truyền thông hiện đại loan tải. Chỉ riêng đất nước Hoa Kỳ, một quốc gia hàng đầu về mọi mặt, thế mà chỉ chưa đầy 1 tháng: từ ngày 3/3/2020 mới chỉ có 1 người bị phát hiện lây nhiễm, thì hôm nay, ngày 28/3 đã có trên 100 ngàn ca nhiễm với 1604 người tử vong.
Bóng tối kinh hoàng của đại dịch Covid-19 gần như phủ kín địa cầu với 99% các quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng và tác hại.
Và khi đứng trước nỗi bi đát oái ăm của sự chết, con người thường bị ném vào một hụt hẫng, vỡ vụn, để rồi không biết bao nhiêu câu hỏi đã đặt ra: Tại sao như thế? Con người là “Nhân ư linh vạn vật” kia mà? Và làm sao Thiên Chúa tốt lành, quyền năng lại để xảy ra như thế? Như những câu thơ oán thán “Trời già” của một người cha mất đứa con yêu:
“Ái ăn đâu, Ái ở đâu?
Để thương để nhớ để u sầu.
Trời già độc địa làm chi bấy?
Nỡ bắt con tôi bảy tuổi đầu !
Phải chăng đó cũng chính là dụng ý của câu nói mà hai chị em Matta và Maria ở Bê-ta-ni-a đã trách móc Chúa Giêsu khi đối diện với cái chết của người em trai yêu dấu: “Phải chi có Thầy ở đây thì em con không chết !”.
Thế nhưng, Lời Chúa luôn khẳng định với chúng ta rằng: sự chết không là đích điểm của kiếp nhân sinh và không là “tiếng nói cuối cùng” của hành trình cuộc sống; đó không phải là ý muốn càng không là chương trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa không bao giờ là “Chúa của kẻ chết” mà là “Chúa của người sống”. Tin vào Đấng là nguồn mạch sự sống và nỗ lực làm chứng cho Tin mừng sự sống đó chính là trọng tâm của sứ điệp phụng vụ Chúa Nhật V Mùa Chay. Chúng ta cùng dừng lại để nghe cách chuyển tải ý nghĩa nầy của Lời Chúa.
Trước hết, từ hơn năm trăm năm trước khi Chúa Cứu Thế giáng sinh, chính trong cái “vũng lầy nhầy nhụa” đầy những đống xương khô của bóng tối và sự chết, của đọa đầy và thất vọng, của đắng cay ưu phiền trong kiếp nô lệ của thời lưu đầy Babylon (587 B.C)…dân Ít-ra-en đã nghe vang lên lời của Thiên Chúa như “tiếng kèn hy vọng” qua miệng của ngôn sứ Ê-giê-ki-en mà chúng ta vừa nghe trong Bài Đọc một: “Nầy hỡi dân ta, Ta sẽ mở cửa huyệt cho các ngươi. Ta sẽ đem các ngươi lên khỏi huyệt…Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh...”.
Nếu thân phận lưu đày của ít-ra-en là ảnh hình của một nhân loại đọa đầy tội lỗi, thì “tin vui hy vọng” của Ê-giê-ki-en kia cũng chính là tín thư riêng tặng cho mỗi người chúng ta mà nội dung xuyên suốt chính là: niềm hy vọng chứa chan vào lòng trung tín của Thiên Chúa vượt trên khổ đau và chết chóc và tình yêu cứu độ của Thiên Chúa mãi mãi là sức mạnh hồi sinh, là quyền uy giải thoát.
Chân lý nầy nếu được diễn tả bằng ngôn ngữ của đời thường cuộc sống hôm nay thì sẽ được hiểu rằng: chúng ta không được quyền thất vọng cho dù phải đối diện với bao thảm cảnh cuộc đời, cả cái chết. Bởi vì Thiên Chúa đang có mặt trên mọi nẽo đường và biến cố để thổi vào Thần Khí tác sinh, để gieo vào hạt mầm của sự sống và hồng ân cứu độ. Niềm tin đó không là chuyện hoang tưởng của những đầu óc mê lầm,lú lẩn (như đánh giá của những người tự cho mình là theo chủ nghĩa vô thần, duy khoa học…), nhưng là một chân lý rõ như ban ngày đúng như nhận xét thâm thúy của Gilbert K. Chesterton: “Nếu những hạt giống trong lòng đất đen mà còn có thể biến thành những cánh hoa hồng xinh đẹp như thế, thì trái tim con người còn thể biến thành thế nào nữa trong cuộc hành trình hướng đến các vì sao”.
Và có một điều kỳ lạ là Thiên Chúa không bao giờ chỉ nói suông mà “Lời luôn đi kèm hành động”. Biến cố “cải tử hoàn sinh” cho người bạn La-gia-rô chết thúi bốn ngày trong huyệt mộ là một minh họa rõ nét cho chân lý nầy. Thật vậy, chính ngay “quê hương của tử thần”, ngay cánh cửa dẫn vào mộ thẳm, một tiếng nói quyền năng đã âm vang thấu tận âm phủ, mở toang cánh cửa âm ty: “Hỡi La-da-rô hãy bước ra”, “Ta là sự sống lại và là sự sống” (TM).
Như vậy bài học đầu tiên của Lời Chúa hôm nay mà chúng ta phải thuộc, Tin mừng tiên khởi mà hôm nay chúng ta phải sống chính là:Tin vào sự sống.
Tin vào một Thiên Chúa tình yêu ban sự sống, tin vào một Đấng Kitô Phục sinh dẫn ta vào cuộc sống vĩnh hằng, tin vào Chúa Thánh Linh đang thổi vào hồn ta nguồn sống mới, thì liệu có mang lại chuyển biến nào cho chính ta và cho thế giới hay chăng? Thưa có đấy. Bởi vì chỉ với niềm tin như thế ta mới thấy thế giới đẹp vô cùng, ta mới thấy cuộc sống mới đáng sống làm sao, mới thấy mỗi một con người, mỗi một sinh linh là một công trình kỳ diệu, mới thấy mỗi một cuộc đời, cho dù què cụt điếc câm, cho dù thấp cổ bé miệng, cho dù dốt nát bần hàn…vẫn là một “kỳ công vĩ đại của Thượng Đế” luôn cần được kính trọng, luôn phải được sẻ chia, yêu thương và phục vụ. Bởi vì tất cả đều là sự sống tốt lành phát xuất từ nguồn sống vĩnh cửu và sẽ được thăng hoa, qui hướng về cội nguồn vĩnh cửu rạng ngời vinh quang đó.
Vâng, chỉ với niềm tin đó thì chúng ta mới trụ vững giữa trăm chiều thử thách, mới đủ can đảm mĩm cười với số phận cho dù số phận có khắc nghiệt oái ăm, mới đủ quảng đại và khoan dung để yêu thương và tha thứ, cho dù bị bách hại đọa đầy. Và nhất là, chỉ với niềm tin đó, chúng ta mới bình thản sống cuộc sống hôm nay như một cuộc lên đường, một cuộc vượt qua, một cuộc tái sinh để bước vào quê hương vĩnh cửu. Niềm tin đó sẽ củng cố niềm hy vọng vĩnh hằng trong ta và giúp ta mạnh mẽ góp phần xây dựng nền “văn minh sự sống”, “văn minh tình yêu”, cho ta con tim rộng mở để đón nhận và yêu thương con người, cho ta nghị lực và hy vọng để chiến thắng và đẩy lùi sự dữ trong ta và quanh ta.
Cách riêng đối với những anh chị em dự tòng sắp sửa lãnh nhận các bí tích gia nhập kitô giáo, niềm tin vào sự sống lại sẽ là một cảm nghiệm mới mẻ tinh khôi của những con người vừa kết thúc một chặng đường “vượt qua” đầy nhiêu khê và thử thách để hân hoan tiến vào “miền đất của tái sinh”, hội nhập vào một cuộc sống mới mẻ của một đoàn dân được cứu chuộc.
Thế nhưng, chúng ta đừng quên rằng: Tin vào sự sống, còn có nghĩa là tin vào một Thiên Chúa đã nhập thể trong chính nỗi đau và cái chết:
Quả thật, khi vào đời, Con Thiên Chúa nào tránh né cái kiếp phận long đong của con người. Hãy xem: những giọt nước mắt đã lăn dài trên má của Chúa Giêsu khi chứng kiến cái chết của người bạn thân La-da-rô ở Bê-ta-ni-a. Sống đức tin hôm nay đó chính là ý thức mãnh liệt rằng: Đức Kitô phục sinh đang hiện diện trong mọi ngỏ ngách và biến cố cuộc sống, nhất là, Ngài có mặt ngay trong những phút giây và cảnh ngộ bi đát nhất như cảnh ngộ của gia đình Bêtania trong biến cố La-gia-rô qua đời.
Thê thảm nhất, khổ sầu nhất, thất vọng nhất, là khi con người chối từ và phản bội Thiên Chúa để không bao giờ thấy được ánh sao hy vọng ở cuối trời, không nhận ra ánh mắt yêu thương và tha thứ đang dõi nhìn theo. Trong hoàn cảnh đó, trong thái độ đó, quả thật cuộc sống đã trở thành cõi chết; biết bao người đã mượn một liều thuốc độc, một phát súng, một dây thòng lọng… để dẫn lối đưa đường vào cõi chết tuyệt vọng” ! Chúng ta đừng quên câu chuyện “Ngày Thứ Năm Tuần Thánh”: khi Giu-đa phản bội Thầy, bỏ bàn tiệc ra đi, thì “bóng tối dâng lên”…và “bóng tối quái ác” đó đã phủ ngập trái tim Giu-đa cho đến khi y đưa đầu vào chiêc giây thòng lọng để chọn cái chết buồn tênh tăm tối. Trong khi đó, chiều Thứ Sáu hôm sau trên đồi Can-vê nắng úa, một kẻ trộm bị đóng đinh đang hấp hối, đã nhìn ra trong cái chết đớn đau oan nghiệt của con người tử tội Giêsu Na-da-rét một ánh sáng chứa chan niềm hy vọng: “Khi Thầy vào Nước của Thầy xin nhớ đến tôi”. Và lập tức anh ta được đáp ứng: “Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với tôi”. Như thế đó, Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô đã nhập thể trong chính nổi đau và cái chết để dẫn đưa những ai tin vào Ngài tiến vào cuộc sống đích thực, như hôm nay Ngài xác quyết: “Ai sống mà tin vào Ta sẽ không chết bao giờ”.
Tin vào sự sống, tin vào Đấng đã nhập thể trong nổi đau và cái chết để phục hồi tất cả trong vinh quang phục sinh sẽ không là một công thức suông được lặp đi lặp lại như “điệp khúc của mùa Chay”, mà phải hiện thực ngay trong thánh lễ nầy, khi chút nữa đây, Thịt Máu Ngài sẽ trở nên lương thực trường sinh để biến cuộc đời ta, thân xác ta ngập tràn “Thần Khí.
Như vậy, điều quan trọng còn lại không chỉ ngay giờ nầy, hay trong độ đường còn lại của Mùa Chay, mà phải là trong suốt cuộc sống, đó là ta hãy mạnh dạn trả lời câu hỏi của Đức Kitô: “Con có tin như thế không?”. Nhưng, không phải bằng cách lặp lại thuộc lòng câu trả lời của cô Matta: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian”, nhưng là bằng tất cả con tim và cuộc sống, như con tim và cuộc sống dấn thân và hy sinh phục vụ cho tới chết của vị bác sĩ Lý Văn Lượng tại Vũ Hán, hay của hàng mấy chục linh mục tại Ý đã chết vì sứ vụ mục tử. Vâng, đó là những trái tim sẵn sàng yêu đến cùng cho dù phải thí mạng vì bạn hữu và cuộc sống sống hết mình cho vinh quang Thiên Chúa và cứu rỗi anh em cho dù phải kinh qua nẻo đường hẹp thập giá.
Để yêu và để sống như thế, dĩ nhiên, sẽ là chuyện bất khả khi với thân phận con người, nhưng lại là chuyện có thể khi chúng ta biết sẵn sàng để cho “Thần Khí chi phối”. Đó chính là kinh nghiệm của Thánh Phaolô mà ngài chia sẻ lại cho cộng đoàn Rôma vào buổi khai sinh Kitô giáo, và cũng cho chúng ta hôm nay: “Còn anh em, anh em không sống theo xác thịt nhưng sống theo tinh thần, nếu thật sự Thánh Thần Chúa ngự trong anh em” (BĐ 2). Nguyện xin Thần khí của Đức Kitô hôm nay cũng biến đổi tất cả chúng ta nên những con người mới, nên những chứng nhân của Tin Mừng Sống lại giữa một thế giới đang bị bao phủ ngập tràn bởi bóng tối của hoang mang, lo sợ và sự chết mang tên Covid-19. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Biểu tình đụng độ ở Trung quốc: dân Hồ Bắc bị xua đuổi
Trần Mạnh Trác
17:34 28/03/2020
Cuộc biểu tình và đụng độ giữa người Hồ Bắc và cảnh sát Giang Tây đã gây cho nhiều xe cảnh sát bị lật đổ.
Lý do chính quyền Giang tây không cho phép người Hồ Bắc đi vào là vì họ vẫn bị coi là nhiễm vi rút Covid-19.
Sự cố cho thấy ở Trung quốc bây giờ người ta không tin tưởng vào các tuyên truyền chính thức cuả Ủy ban Y tế Quốc gia, khoe khoang rằng trong nước hiện không còn dịch nữa, tất cả các trường hợp lây nhiễm mới đều là do "nhập khẩu" từ nước ngoài.
Kể từ ngày 25 tháng 3, chính phủ đã ra lệnh chấm dứt sự cô lập các thành phố ở Hồ Bắc, ngoại trừ thành phố Vũ Hán, được coi là tâm chấn của dịch bệnh, sẽ còn bị theo dõi cho đến ngày 8 tháng Tư.
Nhưng các trạm kiểm soát cuả nhiều thành phố Trung Quốc vẫn tự cách ly để tránh lây lan từ bên ngoài. Các phương tiện truyền thông chính thức nói rằng không có nhiễm trùng mới, nhưng mọi người vẫn coi người Hồ Bắc là một nguy cơ cao.
Video trực tuyến (dưới đây) cho thấy hàng ngàn người từ Hoàng Hà đang cố gắng băng qua cây cầu sông Dương Tử, là lối vào thành phố Cửu Giang (Giang Tây). Những người biểu tình diễu hành và hô to khẩu hiệu "Hồ Bắc, cố gắng!" Và đụng độ với những hàng rào cảnh sát cuả Giang Tây. Xe cảnh sát bị lật đổ…
Bí thư Đảng Cộng sản Hoàng Hà là Mã duyên Châu (Ma Yanzhou,) đã lên cầu thuyết phục người biểu tình giải tán, nói rằng chính quyền địa phương đã có thỏa thuận với nhau.
Khẩu hiệu "Hồ Bắc, cố gắng!" thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thức, nhưng người dân Hồ Bắc tiếp tục bị phân biệt đối xử. Nhiều tỉnh tiếp tục có lệnh cấm nhập cảnh người Hồ Bắc, họ không được phép trở về những căn hộ mà họ thuê hoặc về những công sở mà họ làm việc. Nhiều người bây giờ đang thất nghiệp.
Nỗi buồn của các linh mục Ý trước hàng dài những quan tài. Những ai nhạy cảm quá xin đừng xem
Đặng Tự Do
17:57 28/03/2020
Khi trở thành linh mục 40 năm trước, Cha Mario Carminati biết mình sẽ đối diện với cái chết, nhưng ngài không bao giờ có thể nghĩ đến một ngày ngài phải đối diện với một hàng dài các quan tài như thế này.
Tất cả những người chết mà ngài đang làm thánh lễ an táng tập thể cho họ đều là những anh chị em giáo dân trong giáo xứ mà cha quen biết tại giáo xứ Thánh Giuse ở Seriate, trong tỉnh Bergamo, cách Milan 50km về phía Đông Bắc.
Quan tài của các giáo dân quá cố không còn được khiêng một cách long trọng vào những chiếc xe tang bóng loáng như bình thường. Cũng chẳng có người thân nào trong đám tang kinh hoàng này ngoài cha Carminati, một người giúp lễ, một người quay phim chụp ảnh, và các binh sĩ đang đứng chờ để khi các nghi thức được cử hành xong sẽ khiêng lên những chiếc xe nhà binh đang chờ sẵn ở cửa nhà thờ.
Quân đội chở các quan tài đến và dùng một chiếc xe nâng đưa các quan tài từ các xe nhà binh vào trong nhà thờ.
Bây giờ, vì sự bùng phát của coronavirus, các quan tài nhiều đến mức phải đặt trên sàn đá cẩm thạch lạnh của Nhà thờ Thánh Giuse.
“Các nhà chức trách muốn mọi sự diễn ra trong sự kính trọng những người quá cố nhưng họ không còn biết đặt các quan tài ở đâu,” Cha Carminati, 64 tuổi, cha sở Nhà thờ Thánh Giuse, ở thành phố Seriate, một miền đất vốn thanh bình của 25,000 người dân trung lưu bên bờ dòng sông Serio hiền hòa.
Khi các quan tài đã được đưa vào nhà thờ, ngài và các linh mục khác cử hành các nghi thức một cách vội vã. Sau đó, một chiếc xe nâng lại đưa các quan tài lên các xe nhà binh chở đến các nghĩa trang để hỏa táng.
Các cuộc tụ họp đã bị cấm trên khắp nước Ý vì lệnh cách ly toàn quốc nên không thể tổ chức tang lễ nhà thờ.
Seriate nằm ở tỉnh Bergamo, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở vùng Ý miền bắc vùng Bologna và là tâm chấn của vụ dịch.
Cha Carminati nói điều đáng buồn nhất đối với ngài là nhiều giáo dân đã chết cô đơn, không có người thân, tại bệnh viện cũng như tại nhà thờ và nghĩa trang, vì lệnh cách ly tại chỗ để ngăn chặn sự lây lan của virus không cho phép các thành viên gia đình đến những nơi này.
“Trong các kinh nguyện, chúng tôi thường đề cập đến những linh hồn ‘cần đến lòng Chúa thương’, và trong các bài giảng, chúng tôi nói về những người cần đến lời cầu nguyện của chúng ta nhất. Đây chính là những người này,” cha Marcello Crotti, một linh mục trẻ nói sau khi vừa làm lễ an táng tập thể cho 40 người.
Tiếng chuông vang lên khi những chiếc xe tải rời khỏi nhà thờ và cư dân nhìn xuống từ cửa sổ và ban công nhà mình làm dấu thánh giá.
Khi đoàn xe băng qua một ngã tư, một cảnh sát đeo mặt nạ y tế và găng tay trắng đứng nghiêm giơ tay chào.
Source:ReutersItaly small town priest deals with death on industrial scale
Tất cả những người chết mà ngài đang làm thánh lễ an táng tập thể cho họ đều là những anh chị em giáo dân trong giáo xứ mà cha quen biết tại giáo xứ Thánh Giuse ở Seriate, trong tỉnh Bergamo, cách Milan 50km về phía Đông Bắc.
Quan tài của các giáo dân quá cố không còn được khiêng một cách long trọng vào những chiếc xe tang bóng loáng như bình thường. Cũng chẳng có người thân nào trong đám tang kinh hoàng này ngoài cha Carminati, một người giúp lễ, một người quay phim chụp ảnh, và các binh sĩ đang đứng chờ để khi các nghi thức được cử hành xong sẽ khiêng lên những chiếc xe nhà binh đang chờ sẵn ở cửa nhà thờ.
Quân đội chở các quan tài đến và dùng một chiếc xe nâng đưa các quan tài từ các xe nhà binh vào trong nhà thờ.
Bây giờ, vì sự bùng phát của coronavirus, các quan tài nhiều đến mức phải đặt trên sàn đá cẩm thạch lạnh của Nhà thờ Thánh Giuse.
“Các nhà chức trách muốn mọi sự diễn ra trong sự kính trọng những người quá cố nhưng họ không còn biết đặt các quan tài ở đâu,” Cha Carminati, 64 tuổi, cha sở Nhà thờ Thánh Giuse, ở thành phố Seriate, một miền đất vốn thanh bình của 25,000 người dân trung lưu bên bờ dòng sông Serio hiền hòa.
Khi các quan tài đã được đưa vào nhà thờ, ngài và các linh mục khác cử hành các nghi thức một cách vội vã. Sau đó, một chiếc xe nâng lại đưa các quan tài lên các xe nhà binh chở đến các nghĩa trang để hỏa táng.
Các cuộc tụ họp đã bị cấm trên khắp nước Ý vì lệnh cách ly toàn quốc nên không thể tổ chức tang lễ nhà thờ.
Seriate nằm ở tỉnh Bergamo, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở vùng Ý miền bắc vùng Bologna và là tâm chấn của vụ dịch.
Cha Carminati nói điều đáng buồn nhất đối với ngài là nhiều giáo dân đã chết cô đơn, không có người thân, tại bệnh viện cũng như tại nhà thờ và nghĩa trang, vì lệnh cách ly tại chỗ để ngăn chặn sự lây lan của virus không cho phép các thành viên gia đình đến những nơi này.
“Trong các kinh nguyện, chúng tôi thường đề cập đến những linh hồn ‘cần đến lòng Chúa thương’, và trong các bài giảng, chúng tôi nói về những người cần đến lời cầu nguyện của chúng ta nhất. Đây chính là những người này,” cha Marcello Crotti, một linh mục trẻ nói sau khi vừa làm lễ an táng tập thể cho 40 người.
Tiếng chuông vang lên khi những chiếc xe tải rời khỏi nhà thờ và cư dân nhìn xuống từ cửa sổ và ban công nhà mình làm dấu thánh giá.
Khi đoàn xe băng qua một ngã tư, một cảnh sát đeo mặt nạ y tế và găng tay trắng đứng nghiêm giơ tay chào.
Source:Reuters
Cảnh thê thảm ở Vũ Hán: hàng dài vô tận để nhận tro cốt cuả người thân.
Trần Mạnh Trác
18:28 28/03/2020
Những người chết trong lúc dịch bệnh thì bị hoả táng ngay lập tức, không có tang lễ và không nêu rõ nguyên nhân cái chết. Người nhà đã phải chờ thông báo của chính quyền để lấy tro cốt của người thân.
Trung Quốc đang cố gắng bình thường hoá đất nước, và muốn có những hình ảnh tốt đẹp khi họ chấm dứt phong toả thành phố Vũ Hán vào ngày 8 tháng Tư tới, cho nên họ cho phép thân nhân làm an táng cho người thân trước ngày Lễ Thanh Minh, ngày 4 tháng Tư.
Các hàng dài đứng trước các nhà tang gợi lên câu hỏi là thực sự có bao nhiêu người chết trong đại dịch coronavirus? Cho đến nay Trung Quốc chỉ báo cáo 3298 người chết.
Các bình luận trên mạng cho biết mọi người đã phải xếp hàng và chờ đợi hàng giờ trong khi cảnh sát an ninh và thường phục theo dõi và cấm chụp hình. Mỗi khi đến nhận tro của người thân, thành viên gia đình phải có một nhân viên của nhà tang hoặc một quan chức thành phố đi hộ tống. Đó là "một hình thức theo dõi".
Tờ tạp chí Tài Tân (Caixin) đã mô tả một hàng đợi bên ngoài Nhà tang có tên là Hán Khẩu dài khoảng 200 mét; có hàng ngàn chiếc bình đã được dỡ xuống từ một chiếc xe tải và xếp chồng lên nhau bên trong Nhà tang.
Một "phòng tang lễ" khác ở Võ Xương (Wuchang, một khu phố Vũ Hán) đã có thông báo là các thành viên trong gia đình có thể đến nhận bình tro từ ngày 23 tháng 3 cho đến lễ Thanh Minh, và họ sẽ phân phối 500 bình mỗi ngày. Điều này có nghĩa là có khoảng 6500 bình tro ở nơi đây mà thôi.
Vũ Hán có bảy nhà tang: nếu ước tính mỗi nhà tang sẽ phân phát bình tro với số tương đương ở Võ Xương, thì sẽ có khoảng 45.500 bình tro (người chết,) riêng cho thành phố Vũ Hán mà thôi.
Có lẽ không phải tất cả các trường hợp tử vong đều là nạn nhân cuả dịch coronavirus, nhưng gần như chắc chắn rằng các số liệu chính thức đã được khai thấp xuống với một chủ đích.
Một phóng viên cuả Tài Tân cho biết các lò hỏa táng đã làm việc 19 giờ mỗi ngày trong tháng Hai.
Lý Trạch Hoa (Li Zehua,) một người dẫn chương trình truyền hình CCTV đã đến Vũ Hán với tư cách phóng viên tự do để báo cáo về dịch bệnh, đã bị bắt và tới nay vẫn không có tin tức nào về anh ta sau khi anh báo cáo chuyến viếng thăm một nhà tang ở Thanh sơn (Qingshan) trong khoảng thời gian từ 10 đến 11 giờ tối ngày 19 tháng 2. Hai nhà báo khác cũng đã biến mất ở Vũ Hán là Phương Bân (Fang Bin) và Trần Thu Thực (Chen Qiushi).
Rất có thể số lượng nạn nhân chính xác sẽ không bao giờ được biết đến. Trong những ngày đỉnh điểm của đại dịch Vũ Hán, hệ thống y tế sụp đổ và nhiều bệnh nhân không có cơ hội nhập viện. Họ đã chết trước khi được chẩn đoán và được hỏa táng ngay, không hề được đưa vào thống kê chính thức.
Tổng quan các đáp ứng của Vatican đối với Covid-19
Vũ Văn An
23:18 28/03/2020
Ký giả Edward Pentin vừa đăng tải bài tổng quan của ông về các đáp ứng nói chung của Đức Phanxicô và Tòa Thánh từ ngày 12 tháng 3 đến nay đối với đại dịch Covid-19. Chúng tôi sẽ lần lượt chuyển sang tiếng Việt bài tổng quan của ông.
Ngày 12 tháng 3
Sau một chỉ thị do hội đồng giám mục Ý ban hành, Đức Hồng Y giám quản Rôma đã ban hành một sắc lệnh tối nay yêu cầu tất cả các nhà thờ ở giáo đô phải đóng cửa để giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn corona.
Trong một tuyên bố, Đức Hồng Y Angelo De Donatis nói rằng việc ra vào các nhà thờ giáo xứ và không phải giáo xứ cũng như bất cứ nơi thờ phượng nào mở cửa cho công chúng đều “bị cấm đối với tất cả các tín hữu” cho đến thứ Sáu, ngày 3 tháng Tư.
Ngài nói thêm rằng các đan viện và tu viện khác sẽ tiếp tục có thể được ra vào nhưng chỉ cho các cộng đồng sống ở đó, và những tín hữu không phải là thành viên cố hữu của những cộng đồng đó bị cấm vào.
Vì các biện pháp này, ngài cho biết các tín hữu “do đó được miễn trừ” nghĩa vụ chu toàn bổn phận Chúa Nhật của họ.
Đức Hồng Y De Donatis nhấn mạnh rằng quyết định này, không giống các quyết định trước đây mà tòa giám quản đã đưa ra về dịch bệnh, không phát sinh từ một chỉ thị cụ thể của chính quyền, mà được đưa ra vì “thiện ích chung”.
Ngài kết luận bằng cách nói rằng: “Chúng ta nghênh đón lời lẽ của Chúa Giêsu, Đấng nói với chúng ta rằng ‘nơi nào hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Ta, Ta ở đó giữa họ” (Mt 18:20). Trong thời gian này, hơn bao giờ hết, căn hộ của chúng ta là các giáo hội tại gia”.
Đức Hồng Y De Donatis đã đưa ra quyết định sau khi chủ tịch hội đồng giám mục Ý (CEI) đề nghị tất cả các giáo phận đóng cửa nhà thờ với công chúng. Nhiều giáo phận khác đã làm theo.
Hội đồng giám mục Ý đã yêu cầu các giáo phận vào Chúa Nhật ngưng các Thánh lễ được cử hành cho các tín hữu cho đến ngày 3 tháng Tư.
Quyết định “đau lòng” mới nhất “được đưa ra bởi cảm thức trách nhiệm và tình người”, tờ Avvenire của các Giám mục cho biết như thế.
Tuyên bố của các Giám mục
Trong tuyên bố loan báo quyết định của mình, ban chủ tịch của các giám mục nói rằng “không thể không chú ý đến quyết định của chính phủ đêm qua về việc đóng cửa tất cả các cửa hàng và nhà hàng của Ý, ngoại trừ các siêu thị và hiệu thuốc.
“Chúng ta đang trải qua một tình huống rất nghiêm trọng về chăm sóc sức khỏe - với các bệnh viện và nhân viên y tế quá đông ở tuyến đầu - và về kinh tế, với những hậu quả to lớn cho các gia đình trong cả nước, đặc biệt là những người gặp khó khăn hoặc trên bờ vực sống còn”, lời tuyên bố nói như thế.
Mọi người đều được yêu cầu “chăm sóc tối đa” vì sự thiếu thận trọng trong việc giữ gìn sức khỏe “có thể gây hại cho người khác”.
Lời tuyên bố viết tiếp “Trách nhiệm này cũng có thể được phát biểu trong quyết định đóng cửa các nhà thờ”, và quyết định như vậy được đưa ra “không phải vì nhà nước áp đặt nó lên chúng ta, mà vì cảm thức thuộc về gia đình nhân loại, bị phơi bầy cho loại vi khuẩn mà bản chất và việc lây lan chúng ta vẫn chưa biết được”.
Đề cập đến sự kiện chỉ có giám mục địa phương mới có thẩm quyền đối với giáo phận của mình, Hội đồng giám mục Ý, do Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti đứng đầu, nhấn mạnh rằng tuyên bố này không phải là một chỉ thị cho các giám mục mà là một “định mức”.
Tuyên bố của các giám mục kêu gọi các linh mục tiếp tục phục vụ các cộng đồng của họ trong khi tuân thủ “các tiêu chuẩn về sức khỏe”, và nhắc lại lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong Thánh lễ buổi sáng tại Santa Marta hôm thứ Năm, trong đó ngài kêu gọi tín hữu “cầu nguyện cho các nhà cầm quyền” những người phải “quyết định và thường quyết định các biện pháp không được người ta ưa thích, nhưng đó là vì thiện ích của chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng “Nhiều lần, chính quyền cảm thấy cô đơn, không ai hiểu cho. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhà cai trị của chúng ta, những người phải đưa ra quyết định về các biện pháp này: ước mong họ cảm thấy được đồng hành bằng những lời cầu nguyện của người dân”.
Phản đối Quyết định
Quyết định đóng cửa các nhà thờ ở Rôma và trên khắp nước Ý đã gây ra một số thất vọng, với một số người không tin rằng một vi khuẩn lại có thể dẫn đến việc ngưng Thánh lễ cho các tín hữu và đóng cửa các nhà thờ trong gần một tháng trời tại Rôma, trụ sở đầu não của Giáo hội hoàn cầu.
Một người dùng twitter tự hỏi tại sao “dấu hiệu đầu tiên của việc thực sự cần” đến thứ Giáo Hội như bệnh viện dã chiến từng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô cổ vũ, nay đột nhiên “bốc hơi”.
Cha Benedict Kiely, người điều hành Nasarean.org, vốn bảo vệ các Kitô hữu thường không thể thờ phượng do bị bách hại, nói: “Có lẽ, do sự thận trọng quá mức, ta có thể hiểu được việc hạn chế các cuộc tụ họp lớn, như Thánh lễ. Nhưng đóng cửa nhà thờ để ngưng việc cầu nguyện cá nhân là ‘tinh thần thế gian’ viết hoa.
Ngài viết viết tiếp “Quả tương phản với các Thánh lễ mà tôi đã từng hiện diện ở Iraq và Syria, nơi người ta rất có thể bị giết chỉ vì tham dự - nhưng họ vẫn ngồi đầy nhà thờ.
13 tháng 3, 12 giờ 38 chiều
Tòa giám quản Rôma đã đảo ngược một phần quyết định của ngày hôm qua về việc đóng cửa tất cả các nhà thờ Rôma cho các tín hữu để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn corona; Tòa nói rằng các nhà thờ giáo xứ và truyền giáo sẽ vẫn mở cửa.
Sau cuộc mất tinh thần đáng kể do sắc lệnh ngày hôm qua gây ra, Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Đại diện Đức Giáo Hoàng trông coi Giáo phận Rôma, cho biết trong một tuyên bố được đưa ra vào sáng thứ Sáu rằng ngài “đặt trách nhiệm cuối cùng về nơi thờ phượng lên các linh mục và tất cả các tín hữu, để sao cho dân chúng tránh khỏi bất cứ nguy cơ lây nhiễm nào”.
Lời tuyên bố tiếp tục viết: “Đồng thời, quyết định ngày hôm nay đã được đưa ra để tránh dấu chỉ lệnh cấm vật lý đối với việc tiếp cận nơi thờ phượng bằng cách đóng cửa nó, điều này có thể tạo ra sự mất phương hướng và cảm thức bất an nhiều hơn”.
Tuyên bố nói tiếp: Bất cứ biện pháp phòng ngừa nào của giáo hội cũng phải tính đến không những thiện ích chung của xã hội dân sự, mà cả thiện ích độc đáo và quý giá là đức tin, đặc biệt đức tin của những người nhỏ bé nhất”.
Đan viện và các tu viện khác sẽ tiếp tục bị đóng cửa đối với các tín hữu không phải là thành viên thường trực của các cộng đồng đó.
Quyết định của Tòa Giám Quản được đưa ra sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong bài giảng trên truyền hình sáng nay tại Santa Marta rằng “các biện pháp quyết liệt không phải lúc nào cũng tốt” và “vì thế, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần để Người ban ơn biện phân mục vụ cho các mục tử để các ngài nhận thức các biện pháp không để cho Dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa cô đơn, trái lại để họ cảm thấy được đồng hành với các mục tử của họ”.
Sự đảo ngược cũng diễn ra sau khi người phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, Hồng Y Konrad Krajewski, sáng nay đã vi phạm sắc lệnh của Tòa Giám Quản, bằng cách mở các cửa nhà thờ Santa Maria Immacolata all’Esequilino ở Rôma để ngài có thể giúp đỡ người nghèo.
Ngài nói với Vatican News “Hoàn toàn tuân thủ các quy định về an toàn, tôi có quyền đảm bảo để người nghèo có một nhà thờ mở cửa. Sáng nay lúc 8 giờ, tôi đã đến đây và tôi đã mở cửa để người nghèo có thể tôn thờ Thánh Thể, vốn là niềm an ủi cho mọi người vào thời điểm khó khăn nghiêm trọng này”.
Tòa Giám quản Rôma và các giáo phận khác trên khắp nước Ý đã đóng cửa các nhà thờ vào ngày hôm qua theo đề nghị của ban chủ tịch Hội đồng giám mục Ý. Nay, Rôma không tuân theo khuyến nghị, có khả năng các giáo phận khác sẽ theo bước dẫn đạo của Tòa Giám Quản.
14 tháng 3, 2 giờ 30 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đảo ngược một quyết định ngài đã chấp thuận vào thứ năm để đóng cửa các nhà thờ Rôma, sau khi ngài được các Hồng Y và giám mục cho hay sự phản đối mạnh mẽ của các ngài đối với động thái này.
Theo các nguồn tin cấp cao của Vatican, các vị giáo phẩm, cùng với Andrea Riccardi, người đứng đầu cộng đồng giáo dân Sant'Egidio than phiền với Đức Giáo Hoàng về quyết định mà vào thời điểm đó, các ngài nghĩ là của vị đại diện Đức Giáo Hoàng cai quản giáo phận Rôma, tức Đức Hồng Y Donatis, và hội đồng giám mục Ý.
Vào Thứ Sáu, Đức Hồng Y De Donatis đã viết một lá thư cho giáo phận nói rằng “sau khi hội ý Đức Giám Mục của chúng ta, tức Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chúng ta đã cho công bố ngày hôm qua, 12 tháng 3, sắc lệnh thiết lập việc đóng cửa các nhà thờ của chúng ta trong ba tuần”.
Ngài tiếp tục nói rằng “một cuộc đàm đạo tiếp theo” với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào sáng thứ Sáu đã dẫn đến việc đảo ngược quyết định ấy sau khi xem xét rằng “những người nhỏ bé” cảm thấy mất phương hướng và trở nên không chắc chắn và bối rối hơn. Đức Hồng Y viết tiếp “nguy cơ là người ta cảm thấy bị cô lập hơn nữa”.
Các nguồn tin gần gũi với vấn đề đã xác nhận với tờ The National Catholic Register điều Riccardo Cascioli của La Nuova Bussola Quotidiana đã viết vào thứ Sáu: mặc dù sắc lệnh ban đầu ngày 12 tháng 3 đọc như có vẻ chính Đức Hồng Y De Donatis muốn đóng cửa các nhà thờ, nhưng thực ra chính Đức Phanxicô đã ra lệnh việc đóng cửa này.
Trong buổi sáng thứ sáu hôm qua, Đức Giáo Hoàng dường như nhìn nhận lỗi lầm của mình, khi nói rằng “các biện pháp quyết liệt không phải lúc nào cũng tốt” và “vì thế, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần để Người ban ơn biện phân mục vụ cho các mục tử để các ngài nhận thức các biện pháp không để cho Dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa cô đơn, trái lại để họ cảm thấy được đồng hành bởi các mục tử của họ”.
Tờ The National Catholic Register đã hỏi phòng Báo chí Tòa thánh vào thứ Sáu xem có thể làm sáng tỏ diễn tiến của các sự kiện nhưng cho đế nay chưa nhận được phúc đáp.
14 tháng 3, 3 giờ 30 chiều
Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã quyết định tiếp tục cho truyền hình các Thánh lễ do ngài cử hành hàng ngày tại Santa Marta. Bây giờ các thánh lễ này cũng bao gồm Thánh lễ Chúa Nhật. Vatican nói rằng: Diễn từ lúc đọc KinhTruyền Tin của ngài vào Chúa Nhật và yết kiến chung vào Thứ Tư cũng sẽ được truyền hình từ Tông điện, để “tuân thủ các quy tắc áp đặt lệnh cấm tụ tập để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn COVID- 19”.
14 tháng 3, 4 giờ 48 chiều
Các hành động được đưa ra bởi phẩm trật Giáo hội ở Ý như tạm dừng các Thánh lễ công cộng và “các hình ảnh bóng ma” từ Vatican đang giúp thúc đẩy “nỗi sợ hãi và hoảng loạn” và tước khỏi lòng tín hữu niềm mong muốn được cứu rỗi vĩnh viễn vốn làm chúng ta “có khả năng đối diện với thử thách và cái chết”, Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò đã nói như thế trong một suy tư về cuộc khủng hoảng do vi khuẩn corona gây ra.
14 tháng 3, 11 giờ 30 đêm
Trong một cuộc nói chuyện video dài 45 phút, giáo sư giáo sử người Ý, Roberto De Mattei, đặt sự bùng phát của vi khuẩn corona trong bối cảnh chính trị, lịch sử và triết học, khi nói ông tin rằng nó báo trước sự kết thúc của việc hoàn cầu hóa và nó có thể trùng hợp với các trừng phạt thần thiêng trong quá khứ đối với các quốc gia, nhưng Đức Mẹ Fatima đã bảo đảm với chúng ta rằng cuối cùng Mẹ sẽ chiến thắng.
14 tháng 3, 11 giờ 55 đêm
Số liệu mới nhất của bộ bảo vệ dân sự Ý về vi khuẩn corona cho thấy đã có thêm 175 người chết trong 24 giờ qua, giảm so với 250 ngày trước đó. Cho đến nay đã có 1,441 người chết vì vi khuẩn ở Ý trong tổng số 21,157 trường hợp được ghi nhận mắc bệnh. Trong số này, 16, 232 người đã mắc bệnh nhẹ (91%) và 1, 518 người đang trong tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy kịch (9%).
15 tháng 3, 12giờ 15 trưa
Vatican tuyên bố trên trang mạng của Phủ Giáo hoàng rằng tất cả các cử hành phụng vụ Tuần Thánh “sẽ diễn ra mà không có sự hiện diện thể lý của các tín hữu”:
“Phủ Giáo hoàng công bố rằng, vì tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng hoàn cầu hiện nay, tất cả các cử hành Phụng vụ trong Tuần Thánh sẽ diễn ra mà không có sự hiện diện thể lý của các tín hữu. Hơn nữa, Phủ này xin thông báo cho đến ngày 12 tháng 4, các buổi yết kiến chung và đọc kinh Truyền tin do Đức Thánh Cha chủ sự sẽ chỉ có trên trực tiếp phát tuyến ở trang mạng chính thức của Vatican News.
15 tháng 3, 6 giờ 40 tối
Số liệu mới nhất của bộ bảo vệ dân sự Ý cho thấy có thêm 368 người chết trong 24 giờ qua, tăng từ 175 ngày trước đó và là một trong những con số cao nhất cho đến nay. Cho đến nay đã có 1,809 người chết vì vi khuẩn ở Ý trong tổng số 24,747 trường hợp đăng ký.
15 tháng 3, 6 giờ 50 tối
Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viếng thăm vương cung thánh đường Đức Bà Cả chiều nay để cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ, đấng cứu Dân Thành Rôma (Salus populi Romani), đấng có bức ảnh được giữ và tôn kính ở đó.
Phòng báo chí Tòa thánh cho hay: “Sau đó, ngài đã hành hương đến nhà thờ San Marcello al Corso trên Đường del Corso, nơi đặt Tượng Chịu Nạn Làm Phép Lạ mà vào năm 1522 từng được rước qua các khu của thành phố để chấm dứt 'trận đại dịch' ở Rôma”.
“Với lời cầu nguyện của ngài, Đức Thánh Cha đã nài xin chấm dứt đại dịch xảy ra ở Ý và thế giới, khẩn cầu ơn chữa lành cho nhiều người bệnh, nhớ đến nhiều nạn nhân trong những ngày này, và xin cho gia đình và bạn bè của họ tìm được sự an ủi và khuyến khích. Ý cầu nguyện của ngài cũng được dâng cho các nhân viên y tế, bác sĩ, y tá và những người trong những ngày này, bằng việc làm của họ, bảo đảm sự vận hành của xã hội.
“Vào khoảng 5 giờ 30 chiều Đức Thánh Cha đã trở lại Vatican”.
15 tháng 3, 7 giờ 35 tối
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói ở cuối bài nói lúc đọc Kinh Truyền Tin hôm nay rằng “trong tình huống đại dịch này, khi chúng ta thấy mình sống ít nhiều bị cô lập, chúng ta được mời gọi khám phá lại và làm sâu sắc thêm giá trị của sự hiệp thông vốn liên kết tất cả các chi thể của Giáo hội”.
Ngài nói, “chúng ta không bao giờ đơn độc, nhưng chúng ta tạo thành một Thân thể đơn nhất, trong đó Người là Đầu”. Đức Giáo Hoàng rất khuyến khích việc thực hành rước lễ thiêng liêng khi không thể nhận lãnh Bí tích. Ngài nói “tôi nói điều này cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những người sống một mình”.
15 tháng 3, 7giờ 43 tối
Giám đốc nhà thờ San Marcello al Corso, Cha Enrico Casini, đã xác nhận với EWTN rằng Đức Giáo Hoàng đã dừng lại để cầu nguyện thầm lặng và riêng tư trong vài phút trước Tượng Chịu Nạn Làm Phép Lạ. Sau đó, ngài cầu nguyện trước tượng Thánh Giuse của nhà thờ. Toàn bộ cộng đồng của nhà thờ đã có mặt bao gồm cả Cha Enrico, người đã nhắc lại tầm quan trọng của Tượng Chịu Nạn đối với người Rôma.
Còn tiếp
Ngày 12 tháng 3
Sau một chỉ thị do hội đồng giám mục Ý ban hành, Đức Hồng Y giám quản Rôma đã ban hành một sắc lệnh tối nay yêu cầu tất cả các nhà thờ ở giáo đô phải đóng cửa để giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn corona.
Trong một tuyên bố, Đức Hồng Y Angelo De Donatis nói rằng việc ra vào các nhà thờ giáo xứ và không phải giáo xứ cũng như bất cứ nơi thờ phượng nào mở cửa cho công chúng đều “bị cấm đối với tất cả các tín hữu” cho đến thứ Sáu, ngày 3 tháng Tư.
Ngài nói thêm rằng các đan viện và tu viện khác sẽ tiếp tục có thể được ra vào nhưng chỉ cho các cộng đồng sống ở đó, và những tín hữu không phải là thành viên cố hữu của những cộng đồng đó bị cấm vào.
Vì các biện pháp này, ngài cho biết các tín hữu “do đó được miễn trừ” nghĩa vụ chu toàn bổn phận Chúa Nhật của họ.
Đức Hồng Y De Donatis nhấn mạnh rằng quyết định này, không giống các quyết định trước đây mà tòa giám quản đã đưa ra về dịch bệnh, không phát sinh từ một chỉ thị cụ thể của chính quyền, mà được đưa ra vì “thiện ích chung”.
Ngài kết luận bằng cách nói rằng: “Chúng ta nghênh đón lời lẽ của Chúa Giêsu, Đấng nói với chúng ta rằng ‘nơi nào hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Ta, Ta ở đó giữa họ” (Mt 18:20). Trong thời gian này, hơn bao giờ hết, căn hộ của chúng ta là các giáo hội tại gia”.
Đức Hồng Y De Donatis đã đưa ra quyết định sau khi chủ tịch hội đồng giám mục Ý (CEI) đề nghị tất cả các giáo phận đóng cửa nhà thờ với công chúng. Nhiều giáo phận khác đã làm theo.
Hội đồng giám mục Ý đã yêu cầu các giáo phận vào Chúa Nhật ngưng các Thánh lễ được cử hành cho các tín hữu cho đến ngày 3 tháng Tư.
Quyết định “đau lòng” mới nhất “được đưa ra bởi cảm thức trách nhiệm và tình người”, tờ Avvenire của các Giám mục cho biết như thế.
Tuyên bố của các Giám mục
Trong tuyên bố loan báo quyết định của mình, ban chủ tịch của các giám mục nói rằng “không thể không chú ý đến quyết định của chính phủ đêm qua về việc đóng cửa tất cả các cửa hàng và nhà hàng của Ý, ngoại trừ các siêu thị và hiệu thuốc.
“Chúng ta đang trải qua một tình huống rất nghiêm trọng về chăm sóc sức khỏe - với các bệnh viện và nhân viên y tế quá đông ở tuyến đầu - và về kinh tế, với những hậu quả to lớn cho các gia đình trong cả nước, đặc biệt là những người gặp khó khăn hoặc trên bờ vực sống còn”, lời tuyên bố nói như thế.
Mọi người đều được yêu cầu “chăm sóc tối đa” vì sự thiếu thận trọng trong việc giữ gìn sức khỏe “có thể gây hại cho người khác”.
Lời tuyên bố viết tiếp “Trách nhiệm này cũng có thể được phát biểu trong quyết định đóng cửa các nhà thờ”, và quyết định như vậy được đưa ra “không phải vì nhà nước áp đặt nó lên chúng ta, mà vì cảm thức thuộc về gia đình nhân loại, bị phơi bầy cho loại vi khuẩn mà bản chất và việc lây lan chúng ta vẫn chưa biết được”.
Đề cập đến sự kiện chỉ có giám mục địa phương mới có thẩm quyền đối với giáo phận của mình, Hội đồng giám mục Ý, do Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti đứng đầu, nhấn mạnh rằng tuyên bố này không phải là một chỉ thị cho các giám mục mà là một “định mức”.
Tuyên bố của các giám mục kêu gọi các linh mục tiếp tục phục vụ các cộng đồng của họ trong khi tuân thủ “các tiêu chuẩn về sức khỏe”, và nhắc lại lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong Thánh lễ buổi sáng tại Santa Marta hôm thứ Năm, trong đó ngài kêu gọi tín hữu “cầu nguyện cho các nhà cầm quyền” những người phải “quyết định và thường quyết định các biện pháp không được người ta ưa thích, nhưng đó là vì thiện ích của chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng “Nhiều lần, chính quyền cảm thấy cô đơn, không ai hiểu cho. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhà cai trị của chúng ta, những người phải đưa ra quyết định về các biện pháp này: ước mong họ cảm thấy được đồng hành bằng những lời cầu nguyện của người dân”.
Phản đối Quyết định
Quyết định đóng cửa các nhà thờ ở Rôma và trên khắp nước Ý đã gây ra một số thất vọng, với một số người không tin rằng một vi khuẩn lại có thể dẫn đến việc ngưng Thánh lễ cho các tín hữu và đóng cửa các nhà thờ trong gần một tháng trời tại Rôma, trụ sở đầu não của Giáo hội hoàn cầu.
Một người dùng twitter tự hỏi tại sao “dấu hiệu đầu tiên của việc thực sự cần” đến thứ Giáo Hội như bệnh viện dã chiến từng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô cổ vũ, nay đột nhiên “bốc hơi”.
Cha Benedict Kiely, người điều hành Nasarean.org, vốn bảo vệ các Kitô hữu thường không thể thờ phượng do bị bách hại, nói: “Có lẽ, do sự thận trọng quá mức, ta có thể hiểu được việc hạn chế các cuộc tụ họp lớn, như Thánh lễ. Nhưng đóng cửa nhà thờ để ngưng việc cầu nguyện cá nhân là ‘tinh thần thế gian’ viết hoa.
Ngài viết viết tiếp “Quả tương phản với các Thánh lễ mà tôi đã từng hiện diện ở Iraq và Syria, nơi người ta rất có thể bị giết chỉ vì tham dự - nhưng họ vẫn ngồi đầy nhà thờ.
13 tháng 3, 12 giờ 38 chiều
Tòa giám quản Rôma đã đảo ngược một phần quyết định của ngày hôm qua về việc đóng cửa tất cả các nhà thờ Rôma cho các tín hữu để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn corona; Tòa nói rằng các nhà thờ giáo xứ và truyền giáo sẽ vẫn mở cửa.
Sau cuộc mất tinh thần đáng kể do sắc lệnh ngày hôm qua gây ra, Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Đại diện Đức Giáo Hoàng trông coi Giáo phận Rôma, cho biết trong một tuyên bố được đưa ra vào sáng thứ Sáu rằng ngài “đặt trách nhiệm cuối cùng về nơi thờ phượng lên các linh mục và tất cả các tín hữu, để sao cho dân chúng tránh khỏi bất cứ nguy cơ lây nhiễm nào”.
Lời tuyên bố tiếp tục viết: “Đồng thời, quyết định ngày hôm nay đã được đưa ra để tránh dấu chỉ lệnh cấm vật lý đối với việc tiếp cận nơi thờ phượng bằng cách đóng cửa nó, điều này có thể tạo ra sự mất phương hướng và cảm thức bất an nhiều hơn”.
Tuyên bố nói tiếp: Bất cứ biện pháp phòng ngừa nào của giáo hội cũng phải tính đến không những thiện ích chung của xã hội dân sự, mà cả thiện ích độc đáo và quý giá là đức tin, đặc biệt đức tin của những người nhỏ bé nhất”.
Đan viện và các tu viện khác sẽ tiếp tục bị đóng cửa đối với các tín hữu không phải là thành viên thường trực của các cộng đồng đó.
Quyết định của Tòa Giám Quản được đưa ra sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong bài giảng trên truyền hình sáng nay tại Santa Marta rằng “các biện pháp quyết liệt không phải lúc nào cũng tốt” và “vì thế, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần để Người ban ơn biện phân mục vụ cho các mục tử để các ngài nhận thức các biện pháp không để cho Dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa cô đơn, trái lại để họ cảm thấy được đồng hành với các mục tử của họ”.
Sự đảo ngược cũng diễn ra sau khi người phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, Hồng Y Konrad Krajewski, sáng nay đã vi phạm sắc lệnh của Tòa Giám Quản, bằng cách mở các cửa nhà thờ Santa Maria Immacolata all’Esequilino ở Rôma để ngài có thể giúp đỡ người nghèo.
Ngài nói với Vatican News “Hoàn toàn tuân thủ các quy định về an toàn, tôi có quyền đảm bảo để người nghèo có một nhà thờ mở cửa. Sáng nay lúc 8 giờ, tôi đã đến đây và tôi đã mở cửa để người nghèo có thể tôn thờ Thánh Thể, vốn là niềm an ủi cho mọi người vào thời điểm khó khăn nghiêm trọng này”.
Tòa Giám quản Rôma và các giáo phận khác trên khắp nước Ý đã đóng cửa các nhà thờ vào ngày hôm qua theo đề nghị của ban chủ tịch Hội đồng giám mục Ý. Nay, Rôma không tuân theo khuyến nghị, có khả năng các giáo phận khác sẽ theo bước dẫn đạo của Tòa Giám Quản.
14 tháng 3, 2 giờ 30 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đảo ngược một quyết định ngài đã chấp thuận vào thứ năm để đóng cửa các nhà thờ Rôma, sau khi ngài được các Hồng Y và giám mục cho hay sự phản đối mạnh mẽ của các ngài đối với động thái này.
Theo các nguồn tin cấp cao của Vatican, các vị giáo phẩm, cùng với Andrea Riccardi, người đứng đầu cộng đồng giáo dân Sant'Egidio than phiền với Đức Giáo Hoàng về quyết định mà vào thời điểm đó, các ngài nghĩ là của vị đại diện Đức Giáo Hoàng cai quản giáo phận Rôma, tức Đức Hồng Y Donatis, và hội đồng giám mục Ý.
Vào Thứ Sáu, Đức Hồng Y De Donatis đã viết một lá thư cho giáo phận nói rằng “sau khi hội ý Đức Giám Mục của chúng ta, tức Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chúng ta đã cho công bố ngày hôm qua, 12 tháng 3, sắc lệnh thiết lập việc đóng cửa các nhà thờ của chúng ta trong ba tuần”.
Ngài tiếp tục nói rằng “một cuộc đàm đạo tiếp theo” với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào sáng thứ Sáu đã dẫn đến việc đảo ngược quyết định ấy sau khi xem xét rằng “những người nhỏ bé” cảm thấy mất phương hướng và trở nên không chắc chắn và bối rối hơn. Đức Hồng Y viết tiếp “nguy cơ là người ta cảm thấy bị cô lập hơn nữa”.
Các nguồn tin gần gũi với vấn đề đã xác nhận với tờ The National Catholic Register điều Riccardo Cascioli của La Nuova Bussola Quotidiana đã viết vào thứ Sáu: mặc dù sắc lệnh ban đầu ngày 12 tháng 3 đọc như có vẻ chính Đức Hồng Y De Donatis muốn đóng cửa các nhà thờ, nhưng thực ra chính Đức Phanxicô đã ra lệnh việc đóng cửa này.
Trong buổi sáng thứ sáu hôm qua, Đức Giáo Hoàng dường như nhìn nhận lỗi lầm của mình, khi nói rằng “các biện pháp quyết liệt không phải lúc nào cũng tốt” và “vì thế, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần để Người ban ơn biện phân mục vụ cho các mục tử để các ngài nhận thức các biện pháp không để cho Dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa cô đơn, trái lại để họ cảm thấy được đồng hành bởi các mục tử của họ”.
Tờ The National Catholic Register đã hỏi phòng Báo chí Tòa thánh vào thứ Sáu xem có thể làm sáng tỏ diễn tiến của các sự kiện nhưng cho đế nay chưa nhận được phúc đáp.
14 tháng 3, 3 giờ 30 chiều
Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã quyết định tiếp tục cho truyền hình các Thánh lễ do ngài cử hành hàng ngày tại Santa Marta. Bây giờ các thánh lễ này cũng bao gồm Thánh lễ Chúa Nhật. Vatican nói rằng: Diễn từ lúc đọc KinhTruyền Tin của ngài vào Chúa Nhật và yết kiến chung vào Thứ Tư cũng sẽ được truyền hình từ Tông điện, để “tuân thủ các quy tắc áp đặt lệnh cấm tụ tập để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn COVID- 19”.
14 tháng 3, 4 giờ 48 chiều
Các hành động được đưa ra bởi phẩm trật Giáo hội ở Ý như tạm dừng các Thánh lễ công cộng và “các hình ảnh bóng ma” từ Vatican đang giúp thúc đẩy “nỗi sợ hãi và hoảng loạn” và tước khỏi lòng tín hữu niềm mong muốn được cứu rỗi vĩnh viễn vốn làm chúng ta “có khả năng đối diện với thử thách và cái chết”, Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò đã nói như thế trong một suy tư về cuộc khủng hoảng do vi khuẩn corona gây ra.
14 tháng 3, 11 giờ 30 đêm
Trong một cuộc nói chuyện video dài 45 phút, giáo sư giáo sử người Ý, Roberto De Mattei, đặt sự bùng phát của vi khuẩn corona trong bối cảnh chính trị, lịch sử và triết học, khi nói ông tin rằng nó báo trước sự kết thúc của việc hoàn cầu hóa và nó có thể trùng hợp với các trừng phạt thần thiêng trong quá khứ đối với các quốc gia, nhưng Đức Mẹ Fatima đã bảo đảm với chúng ta rằng cuối cùng Mẹ sẽ chiến thắng.
14 tháng 3, 11 giờ 55 đêm
Số liệu mới nhất của bộ bảo vệ dân sự Ý về vi khuẩn corona cho thấy đã có thêm 175 người chết trong 24 giờ qua, giảm so với 250 ngày trước đó. Cho đến nay đã có 1,441 người chết vì vi khuẩn ở Ý trong tổng số 21,157 trường hợp được ghi nhận mắc bệnh. Trong số này, 16, 232 người đã mắc bệnh nhẹ (91%) và 1, 518 người đang trong tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy kịch (9%).
15 tháng 3, 12giờ 15 trưa
Vatican tuyên bố trên trang mạng của Phủ Giáo hoàng rằng tất cả các cử hành phụng vụ Tuần Thánh “sẽ diễn ra mà không có sự hiện diện thể lý của các tín hữu”:
“Phủ Giáo hoàng công bố rằng, vì tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng hoàn cầu hiện nay, tất cả các cử hành Phụng vụ trong Tuần Thánh sẽ diễn ra mà không có sự hiện diện thể lý của các tín hữu. Hơn nữa, Phủ này xin thông báo cho đến ngày 12 tháng 4, các buổi yết kiến chung và đọc kinh Truyền tin do Đức Thánh Cha chủ sự sẽ chỉ có trên trực tiếp phát tuyến ở trang mạng chính thức của Vatican News.
15 tháng 3, 6 giờ 40 tối
Số liệu mới nhất của bộ bảo vệ dân sự Ý cho thấy có thêm 368 người chết trong 24 giờ qua, tăng từ 175 ngày trước đó và là một trong những con số cao nhất cho đến nay. Cho đến nay đã có 1,809 người chết vì vi khuẩn ở Ý trong tổng số 24,747 trường hợp đăng ký.
15 tháng 3, 6 giờ 50 tối
Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viếng thăm vương cung thánh đường Đức Bà Cả chiều nay để cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ, đấng cứu Dân Thành Rôma (Salus populi Romani), đấng có bức ảnh được giữ và tôn kính ở đó.
Phòng báo chí Tòa thánh cho hay: “Sau đó, ngài đã hành hương đến nhà thờ San Marcello al Corso trên Đường del Corso, nơi đặt Tượng Chịu Nạn Làm Phép Lạ mà vào năm 1522 từng được rước qua các khu của thành phố để chấm dứt 'trận đại dịch' ở Rôma”.
“Với lời cầu nguyện của ngài, Đức Thánh Cha đã nài xin chấm dứt đại dịch xảy ra ở Ý và thế giới, khẩn cầu ơn chữa lành cho nhiều người bệnh, nhớ đến nhiều nạn nhân trong những ngày này, và xin cho gia đình và bạn bè của họ tìm được sự an ủi và khuyến khích. Ý cầu nguyện của ngài cũng được dâng cho các nhân viên y tế, bác sĩ, y tá và những người trong những ngày này, bằng việc làm của họ, bảo đảm sự vận hành của xã hội.
“Vào khoảng 5 giờ 30 chiều Đức Thánh Cha đã trở lại Vatican”.
15 tháng 3, 7 giờ 35 tối
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói ở cuối bài nói lúc đọc Kinh Truyền Tin hôm nay rằng “trong tình huống đại dịch này, khi chúng ta thấy mình sống ít nhiều bị cô lập, chúng ta được mời gọi khám phá lại và làm sâu sắc thêm giá trị của sự hiệp thông vốn liên kết tất cả các chi thể của Giáo hội”.
Ngài nói, “chúng ta không bao giờ đơn độc, nhưng chúng ta tạo thành một Thân thể đơn nhất, trong đó Người là Đầu”. Đức Giáo Hoàng rất khuyến khích việc thực hành rước lễ thiêng liêng khi không thể nhận lãnh Bí tích. Ngài nói “tôi nói điều này cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những người sống một mình”.
15 tháng 3, 7giờ 43 tối
Giám đốc nhà thờ San Marcello al Corso, Cha Enrico Casini, đã xác nhận với EWTN rằng Đức Giáo Hoàng đã dừng lại để cầu nguyện thầm lặng và riêng tư trong vài phút trước Tượng Chịu Nạn Làm Phép Lạ. Sau đó, ngài cầu nguyện trước tượng Thánh Giuse của nhà thờ. Toàn bộ cộng đồng của nhà thờ đã có mặt bao gồm cả Cha Enrico, người đã nhắc lại tầm quan trọng của Tượng Chịu Nạn đối với người Rôma.
Còn tiếp
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Bệnh nhân Ebola lãnh bí tích như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
09:23 28/03/2020
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Xin cha vui lòng hướng dẫn cách thức ban các bí tích cho bệnh nhân Ebola mà không làm cho người đó nghĩ rằng mình bị linh mục từ chối ban bí tích. Cần lấy các biện pháp nào trong tình hình như vậy? - V. B., Kokstad, Nam Phi.
Lời người dịch: Dịch bệnh virus Ebola bắt đầu tại Guinée trong tháng 12-2013 nhưng đã không được phát hiện cho đến tháng 3-2014, sau đó nó lây lan sang Liberia, Sierra Leone, Nigeria và các nước khác. Tính đến ngày 8-5-2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo tổng cộng 28.646 trường hợp lây nhiễm, và 11.323 trường hợp tử vong. Còn virus Covid-19 bắt đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12-2019, lây làn qua hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thồ. Tính đến ngày 28-3-2020, đã có 597.252 người nhiễm dịch bệnh này, trong đó 27.365 người tử vong và 133.363 người được chữa khỏi.
Đáp: Theo Bộ Giáo luật 1983, chúng ta đọc:
“Ðiều 1000 §1. Sự xức dầu phải cử hành nghiêm chỉnh cùng với những lời đọc, theo thứ tự và cách thức đã quy định trong sách phụng vụ. Tuy nhiên, khi khẩn thiết, chỉ xức dầu trên trán hay trên một phần khác của thân thể cũng đủ; nhưng phải đọc trọn vẹn mô thức của Bí Tích.
“§2. Thừa tác viên phải xức dầu bằng chính tay của mình, trừ khi có lý do quan trọng khuyên nên dùng một dụng cụ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Một bệnh dễ lây nhiễm như Ebola là quá đủ để đảm bảo cho thừa tác viên sử dụng một dụng cụ.
Các chuyên viên giáo luật, khi bình luận về điều luật trên, thường cho rằng thông thường, dù cho tình hình hình của người bệnh là như thế nào chăng nữa, thừa tác viên sẽ có thể có các biện pháp bảo vệ chống lại sự lây nhiễm như các y tá và bác sĩ đã làm.
Trong trường hợp của Ebola và các sự lây nhiễm nguy hiểm khác, điều này có nghĩa rằng một thừa tác viên nên mang bộ áo sinh học cao cấp, và tuân theo các qui định nghiêm ngặt cần thiết, để tránh sự lây nhiễm cho mình, và từ mình có thể lây nhiễm cho các người khác nữa.
Thừa tác viên cũng nên cẩn thận chuẩn bị việc cử hành bí tích, bằng cách dùng một lọ dựng dầu thánh (và có thể hộp đựng Mình Thánh Chúa nữa) theo cách như thế nào đó, để cho lọ này có thể được phá hủy hợp lệ, hoặc hoàn toàn được khử nhiễm.
Sau khi đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa trên, linh mục có thể giải tội cho bệnh nhân, ban bí tích Xức Dầu Thánh và cho Rước lễ.
Nếu không thể thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa ấy, linh mục nên tự hạn chế mình lả không làm bất cứ sự gì đụng đến người bệnh.
Thí dụ, linh mục có thể thiếu mức độ cần thiết của kiến thức y tế, để tuân giữ các biện pháp tránh lây nhiễm, và nhiệm vụ của các nhân viên y tế là cấm ngài có bất kỳ sự tiếp xúc thể lý nào với bệnh nhân. Trong trường hợp này, linh mục có thể giải tội và xức dầu cho bệnh nhân từ xa, hoặc từ đàng sau tấm kính cách ly.
Trong các trường hợp này, linh mục có thể dùng các phương tiện nhân tạo, như điện thoại liên lạc để tạo thuận lợi cho sự giao tiếp, miễn là linh mục có thể quan sát rõ ràng bệnh nhân đang xưng tội, ngay cả khi cách nhau bằng tấm kính chịu lực. Linh mục có thể ủy quyền cho một nhân viên y tế cho bệnh nhân Rước lễ nữa. Chỉ tiếc một điều trong trường hợp này, là linh mục không thể ban bí tích Xức dầu cho bệnh nhân.
Đây chắc chắn là một sư hy sinh cho cả bệnh nhân và linh mục, nhưng cả hai cũng chia sẻ trách nhiệm để tránh làm bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người khác.
Ngoài trường hợp xức dầu cho các người đã có dấu hiệu lây nhiễm, Giám mục có thể thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa khác để hạn chế sự lây nhiễm, dựa vào bản chất của căn bệnh cụ thể.
Để tránh sự lây nhiễm qua sự tiếp xúc thể lý, một số Giám mục loại bỏ cử chỉ chúc bình an trong Thánh Lễ, hoặc qui định rằng việc chúc bỉnh an này cần được thực hiện bằng sự cúi đầu đơn giản, hoặc cử chỉ tương tự với các người gần mình nhất, thay vì sự bắt tay hoặc ôm nhau.
Một số Giám mục đã tạm thời cấm cho rước lễ trên lưỡi trong thời dịch bệnh nữa.
Một số người phủ nhận rằng Giám mục có thẩm quyền đưa ra lệnh cấm như thế. Trong năm 2009, nhân một dịch cúm nặng, Thánh Bộ Phụng Tự nhắc lại trong một thư riêng (Prot. N 655/09/L), rằng luôn luôn và ở khắp mọi nơi các tín hữu có quyền rước lễ trên lưỡi (huấn thị Redemptionis Sacramentum, số 92).
Đồng thời, trong các trường hợp nghiêm trọng thật sự - thí dụ, một sự lây nhiễm hầu như qua chất dịch cơ thể - thật là khó để cho rằng một Giám mục sẽ không thể đình chỉ các luật chung vì công ích.
Trong các trường hợp tương tự, các Giám mục ở nhiều nơi trên thế giới còn đi xa hơn, khi ngưng mọi Thánh lễ công khai trong một giáo phận để ngăn ngừa lây nhiễm. Việc tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật là một luật cao hơn so với cách thức Rước lễ. Vì vậy, nếu không có nghi ngờ về thẩm quyền của Giám mục trong việc đầu, thì chắc chắn ngài cũng có thấm quyền trong việc sau.
Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự thận trọng là cần thiết. Các hành động như vậy không nên được xem nhẹ. Chúng cần được ủng hộ với các khuyến nghị y tế, liên quan đến nguy hiểm thực sự của sự lây nhiễm, và được thực hiện, trong thời gian tối thiểu cần thiết.
Trong trường hợp này, các tín hữu, cho dù họ thích Rước lễ trên lưỡi hơn, nên chấp nhận lệnh của Giám mục như một cử chỉ bác ái đối với các người khác, nhằm tránh mọi nguy hiểm cho bản thân mình và cho người khác nữa.
Một số tác giả lập luận rằng, trong một số bệnh lây nhiễm, sự Rước lễ trên tay là không an toàn hơn sự Rước lễ trên lưỡi. Điều này là có thể đúng, nhưng tôi không có kiến thức y tế cần thiết để đi vào thảo luận nhiều hơn. (Zenit.org 11-11-2014)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/ministering-to-ebola-patients-4744
Hỏi: Xin cha vui lòng hướng dẫn cách thức ban các bí tích cho bệnh nhân Ebola mà không làm cho người đó nghĩ rằng mình bị linh mục từ chối ban bí tích. Cần lấy các biện pháp nào trong tình hình như vậy? - V. B., Kokstad, Nam Phi.
Lời người dịch: Dịch bệnh virus Ebola bắt đầu tại Guinée trong tháng 12-2013 nhưng đã không được phát hiện cho đến tháng 3-2014, sau đó nó lây lan sang Liberia, Sierra Leone, Nigeria và các nước khác. Tính đến ngày 8-5-2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo tổng cộng 28.646 trường hợp lây nhiễm, và 11.323 trường hợp tử vong. Còn virus Covid-19 bắt đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12-2019, lây làn qua hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thồ. Tính đến ngày 28-3-2020, đã có 597.252 người nhiễm dịch bệnh này, trong đó 27.365 người tử vong và 133.363 người được chữa khỏi.
Đáp: Theo Bộ Giáo luật 1983, chúng ta đọc:
“Ðiều 1000 §1. Sự xức dầu phải cử hành nghiêm chỉnh cùng với những lời đọc, theo thứ tự và cách thức đã quy định trong sách phụng vụ. Tuy nhiên, khi khẩn thiết, chỉ xức dầu trên trán hay trên một phần khác của thân thể cũng đủ; nhưng phải đọc trọn vẹn mô thức của Bí Tích.
“§2. Thừa tác viên phải xức dầu bằng chính tay của mình, trừ khi có lý do quan trọng khuyên nên dùng một dụng cụ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Một bệnh dễ lây nhiễm như Ebola là quá đủ để đảm bảo cho thừa tác viên sử dụng một dụng cụ.
Các chuyên viên giáo luật, khi bình luận về điều luật trên, thường cho rằng thông thường, dù cho tình hình hình của người bệnh là như thế nào chăng nữa, thừa tác viên sẽ có thể có các biện pháp bảo vệ chống lại sự lây nhiễm như các y tá và bác sĩ đã làm.
Trong trường hợp của Ebola và các sự lây nhiễm nguy hiểm khác, điều này có nghĩa rằng một thừa tác viên nên mang bộ áo sinh học cao cấp, và tuân theo các qui định nghiêm ngặt cần thiết, để tránh sự lây nhiễm cho mình, và từ mình có thể lây nhiễm cho các người khác nữa.
Thừa tác viên cũng nên cẩn thận chuẩn bị việc cử hành bí tích, bằng cách dùng một lọ dựng dầu thánh (và có thể hộp đựng Mình Thánh Chúa nữa) theo cách như thế nào đó, để cho lọ này có thể được phá hủy hợp lệ, hoặc hoàn toàn được khử nhiễm.
Sau khi đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa trên, linh mục có thể giải tội cho bệnh nhân, ban bí tích Xức Dầu Thánh và cho Rước lễ.
Nếu không thể thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa ấy, linh mục nên tự hạn chế mình lả không làm bất cứ sự gì đụng đến người bệnh.
Thí dụ, linh mục có thể thiếu mức độ cần thiết của kiến thức y tế, để tuân giữ các biện pháp tránh lây nhiễm, và nhiệm vụ của các nhân viên y tế là cấm ngài có bất kỳ sự tiếp xúc thể lý nào với bệnh nhân. Trong trường hợp này, linh mục có thể giải tội và xức dầu cho bệnh nhân từ xa, hoặc từ đàng sau tấm kính cách ly.
Trong các trường hợp này, linh mục có thể dùng các phương tiện nhân tạo, như điện thoại liên lạc để tạo thuận lợi cho sự giao tiếp, miễn là linh mục có thể quan sát rõ ràng bệnh nhân đang xưng tội, ngay cả khi cách nhau bằng tấm kính chịu lực. Linh mục có thể ủy quyền cho một nhân viên y tế cho bệnh nhân Rước lễ nữa. Chỉ tiếc một điều trong trường hợp này, là linh mục không thể ban bí tích Xức dầu cho bệnh nhân.
Đây chắc chắn là một sư hy sinh cho cả bệnh nhân và linh mục, nhưng cả hai cũng chia sẻ trách nhiệm để tránh làm bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người khác.
Ngoài trường hợp xức dầu cho các người đã có dấu hiệu lây nhiễm, Giám mục có thể thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa khác để hạn chế sự lây nhiễm, dựa vào bản chất của căn bệnh cụ thể.
Để tránh sự lây nhiễm qua sự tiếp xúc thể lý, một số Giám mục loại bỏ cử chỉ chúc bình an trong Thánh Lễ, hoặc qui định rằng việc chúc bỉnh an này cần được thực hiện bằng sự cúi đầu đơn giản, hoặc cử chỉ tương tự với các người gần mình nhất, thay vì sự bắt tay hoặc ôm nhau.
Một số Giám mục đã tạm thời cấm cho rước lễ trên lưỡi trong thời dịch bệnh nữa.
Một số người phủ nhận rằng Giám mục có thẩm quyền đưa ra lệnh cấm như thế. Trong năm 2009, nhân một dịch cúm nặng, Thánh Bộ Phụng Tự nhắc lại trong một thư riêng (Prot. N 655/09/L), rằng luôn luôn và ở khắp mọi nơi các tín hữu có quyền rước lễ trên lưỡi (huấn thị Redemptionis Sacramentum, số 92).
Đồng thời, trong các trường hợp nghiêm trọng thật sự - thí dụ, một sự lây nhiễm hầu như qua chất dịch cơ thể - thật là khó để cho rằng một Giám mục sẽ không thể đình chỉ các luật chung vì công ích.
Trong các trường hợp tương tự, các Giám mục ở nhiều nơi trên thế giới còn đi xa hơn, khi ngưng mọi Thánh lễ công khai trong một giáo phận để ngăn ngừa lây nhiễm. Việc tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật là một luật cao hơn so với cách thức Rước lễ. Vì vậy, nếu không có nghi ngờ về thẩm quyền của Giám mục trong việc đầu, thì chắc chắn ngài cũng có thấm quyền trong việc sau.
Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự thận trọng là cần thiết. Các hành động như vậy không nên được xem nhẹ. Chúng cần được ủng hộ với các khuyến nghị y tế, liên quan đến nguy hiểm thực sự của sự lây nhiễm, và được thực hiện, trong thời gian tối thiểu cần thiết.
Trong trường hợp này, các tín hữu, cho dù họ thích Rước lễ trên lưỡi hơn, nên chấp nhận lệnh của Giám mục như một cử chỉ bác ái đối với các người khác, nhằm tránh mọi nguy hiểm cho bản thân mình và cho người khác nữa.
Một số tác giả lập luận rằng, trong một số bệnh lây nhiễm, sự Rước lễ trên tay là không an toàn hơn sự Rước lễ trên lưỡi. Điều này là có thể đúng, nhưng tôi không có kiến thức y tế cần thiết để đi vào thảo luận nhiều hơn. (Zenit.org 11-11-2014)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/ministering-to-ebola-patients-4744
Có phải dịch Covid-19 là hình phạt từ Thiên Chúa không?
Giuse Thẩm Nguyễn.
11:28 28/03/2020
Có phải dịch Covid-19 là hình phạt từ Thiên Chúa không?
Dù kế hoạch của Thiên Chúa có là gì trong cuộc khủng hoảng hiện nay, tất cả chúng ta phải chạy đến với Chúa và ăn năn sám hối.
Khi dịch Virus Covid-19 lan tràn trên khắp thế giới thì có nhiều người Công Giáo hỏi rằng như vậy có phải là Thiên Chúa phạt vì tội lỗi loài người không? Có người khẳng định thế giới này bị phạt vì con người và cả Giáo Hội đã làm nhiều điều sai quấy, nhưng nhiều người khác lại phản đối và cho rằng Thiên Chúa không bao giờ dùng dịch bệnh để phạt con người, vì vậy bệnh dịch này không đến từ Thiên Chúa.
Vậy thì đâu là sự thật?
Trong Cựu Ước có ghi lại việc Chúa trừng phạt con người vì tội lỗi của họ qua những thiên tai như là Chúa đã cho mưa lửa và diêm sinh trên thành Sodom và Gomorrah vì sự đồi trụy của dân (St 19:24-25) và Ngài đã cho rắn lửa tấn công người Do Thái khi họ mất kiên nhẫn và nói lời chống lại Chúa trong sa mạc (Ds 21:6). Một số hình phạt gồm bệnh dịch cho người Ai Cập (Xh 7:16-17) và cho cả người Do Thái (2 Sam 24:15)
Không những việc Chúa phạt chỉ xảy ra trong Cựu Ước, nhưng khi Thánh Phaolô khuyên tín hữu Corinto là ai nhận Mình Thánh Chúa mà vẫn còn trong tình trạng tội lỗi thì “ đó là lý do nhiều người trong anh em yếu đau và một số phải chết” (1 Cor 11:30). Thánh Luca cũng ghi lại trường hợp vợ chồng Annnias và Sapphira đã lăn ra chết khi đối mặt với Thánh Phêrô vì họ gian dối trong việc dâng tài sản vào quỹ chung. (Tdcv 5:9-11)
Bây giờ một câu hỏi được đặt ra là các tác giả Tin Mừng có ý gì khi họ nói là Chúa gởi tai họa tới. Có thể là Chúa can thiệp trực tiếp vào trật tự thiên nhiên để mang đến tai họa hay cho phép những tai ương xảy ra. Bằng cách nào đi nữa, thì lời Kinh Thánh cũng cho thấy là chúng ta không thể phủ nhận rằng Thiên Chúa không bao gây nên bệnh tật hay chết chóc để phạt con người vì hành vi tội lỗi của họ.
Nhưng như thế không có nghĩa là mọi bệnh tật hay sự chết đều là hình phạt do hành vi tội lỗi. Chủ đề chính trong sách Job là ông đã chẳng làm điều gì sai mà lại phải chịu hình phạt (1:1) Thực ra, Thiên Chúa tức giận với bạn bè của ông Job khi họ cho rằng ông bị phạt là do tội lỗi của ông (42.7) Họ nói với ông Job rằng chúng tôi không muốn xét đoán, nhưng tại sao Chúa lại cho phép những điều xấu xảy ra. (38:1-41).Đó là vì như Chúa đã phán qua miệng tiên tri Isaiah, “như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối của ta cũng cao hơn đường lối của các người như vậy, và tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các người.”(55:9)
Chính Chúa Giê-su dạy rằng có những việc xấu xảy ra chẳng liên quan gì đế hành vi tội lỗi. Ngài nói rằng những nạn nhân bị tháp Siloam xập chết không có tội nhiều hơn những người Do Thái bị quan Philato giết. (Luca 13:2-5) và không phải do tội mà người đàn ông này sinh ra bị mù từ thuở mới sinh (Ga 9:3. Thiên Chúa cho phép người này bị mù để quyền năng chữa lành của Chúa được tỏ lộ. Cũng vậy, tại sao Chúa không chữa lành “cái gai trong thân xác) của Thánh Phaolô. (Gal 4:13,15). Sự đau đớn của Thánh Phaolô không phải là hình phạt do tội, nhưng là dịp để ân sủng ủa Chúa được biểu lộ. Đó là lý do Chúa nói với Thánh Phaolô "Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.”(2Cor 12:9)
Không phải mọi tai họa đều là hình phạt vì tội lỗi. Thực ra, Thiên Chúa thường cho phép thế giới này vận hành theo luật tự nhiên, phép lạ là luật trừ. Vì chúng ta sống trong một thế giới tự nhiên, chúng ta nên bắt đầu nhận định rằng mọi tai hoại, dù là cá nhân hay cộng đồng, đều là sản phẩm phụ của những luật đó, chứ không phải là một hình phạt do tội lỗi.
Quả thế, Giáo Hội chưa bao giờ nói rằng những thiên tai toàn cầu như dịch bệnh, sóng gầm, động đất hay những tai họa khác giết chết hàng trăm ngàn người và ảnh hưởng đến cả hàng triệu người là hình phạt của Chúa. Do vậy, tại sao chúng ta lại tin là Covid-19 hay bất cứ tai họa nào thời nay lại khác với những tai họa trong quá khứ mà chúng ta đã không nghĩ rằng là hình phạt do tội lỗi?
Những người sách Tin Mừng nói đến, họ sống trong một giai đoạn quan trọng trong kế hoạch của Thiên Chúa vào thời mà sự can thiệp từ Thiên Chúa thường đặc biệt xảy ra và Ngài đã dùng các tiên tri để giúp cho con người hiểu được những can thiệp ấy. Hiện nay, chúng ta sống trong một thời đại khác và những mạc khải chung không còn, có nghĩa là chúng ta phải dùng những phương cách khác.
Nếu tai họa chỉ xảy đến cho một nhóm người mà chúng ta cho rằng đáng bị Thiên Chúa trừng phạt, như là nhóm các bác sĩ phá thai, những kẻ tham dự các buổi lễ đen của ma quỷ thì có thể là bằng chứng là Chúa phạt. Chúng ta cũng có thể tin là Chúa phạt nếu một tai họa đã được báo trước hay là một mặc khải riêng được Giáo Hội chấp thuận, nhưng dù ngay trong trường hợp ấy người tín hữu cũng không bị bắt buộc phải tin bởi vì sự thật không được tỏ lộ trong mặc khải công khai.
Chúng ta không có một bằng chứng nào trong chiều hướng đó để nói rằng Covid-19 là một hình phạt từ Thiên Chúa. Tuy rằng Thiên Chúa thường mang đến những sự tốt lành khi những điều xấu xảy ra và đại dịch này làm cho chúng ta nhớ lại rằng chúng ta phải ăn năn tội lỗi của mình khi vẫn có có thời gian.
Đó chính là một lời dạy mà Chúa đã đưa ra khi người ta hỏi Ngài về cái chết vô nghĩa của những người Do Thái ở Galile dưới tay Philato. Ngài nói rằng những người tín hữu bị giết này không có tội hơn những người bị chết khi tháp Siloam bị xập. Vấn đề không phải là tại sao họ chết nhưng là việc họ có thể ăn năn trước khi họ chết không, hay là như Chúa Giê-su đã nói “Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy."(Luca 13:5)
Có thể bạn hay tôi không bị nhiễm Covid-19. Nhưng nếu chúng ta bị nhiễm thì chúng ta có thể chết hay được cứu sống. Chúng ta cũng có thể không bao giời biết tại sao Thiên Chúa lại để cho có một số người bị nhiễm mà số khác lại không. Nhưng điều mà chúng ta biết là bạn và tôi sẽ chết và phải đến trước mặt Chúa để chịu phán xét. (2 Cor.5:10}
Do vậy, chúng ta nên dùng thời gian thảm họa chung ảnh hưởng đến nhiều người này và cả “ thảm họa cá nhân” là dịp để đến gần Thiên Chúa. Chúng ta nên ăn năn tội lỗi đã làm cho chúng ta xa Chúa và tìm lại sự hiệp thông với Ngài. Trong thời gian cách ly này, hãy cầu nguyện và thờ lạy thiêng liêng qua việc tham dự thánh lễ trực tuyến. Và chúng ta cũng cần mở rộng lòng thương xót và nhân lành của Chúa đến những người khốn khổ, những người bị đau đớn về thể xác, tình cảm và kinh tế hiện nay. Thánh Phaolô đã viết về điều này trong thư thứ hai gởi tín hữu Corinto:
“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó. (1:3-5)
Nguồn : https://www.catholic.com/magazine/online-edition/is-covid-19-a-punishment-from-god?mc_cid=b835efea2f&mc_eid=cca0a13631
Dù kế hoạch của Thiên Chúa có là gì trong cuộc khủng hoảng hiện nay, tất cả chúng ta phải chạy đến với Chúa và ăn năn sám hối.
Khi dịch Virus Covid-19 lan tràn trên khắp thế giới thì có nhiều người Công Giáo hỏi rằng như vậy có phải là Thiên Chúa phạt vì tội lỗi loài người không? Có người khẳng định thế giới này bị phạt vì con người và cả Giáo Hội đã làm nhiều điều sai quấy, nhưng nhiều người khác lại phản đối và cho rằng Thiên Chúa không bao giờ dùng dịch bệnh để phạt con người, vì vậy bệnh dịch này không đến từ Thiên Chúa.
Vậy thì đâu là sự thật?
Trong Cựu Ước có ghi lại việc Chúa trừng phạt con người vì tội lỗi của họ qua những thiên tai như là Chúa đã cho mưa lửa và diêm sinh trên thành Sodom và Gomorrah vì sự đồi trụy của dân (St 19:24-25) và Ngài đã cho rắn lửa tấn công người Do Thái khi họ mất kiên nhẫn và nói lời chống lại Chúa trong sa mạc (Ds 21:6). Một số hình phạt gồm bệnh dịch cho người Ai Cập (Xh 7:16-17) và cho cả người Do Thái (2 Sam 24:15)
Không những việc Chúa phạt chỉ xảy ra trong Cựu Ước, nhưng khi Thánh Phaolô khuyên tín hữu Corinto là ai nhận Mình Thánh Chúa mà vẫn còn trong tình trạng tội lỗi thì “ đó là lý do nhiều người trong anh em yếu đau và một số phải chết” (1 Cor 11:30). Thánh Luca cũng ghi lại trường hợp vợ chồng Annnias và Sapphira đã lăn ra chết khi đối mặt với Thánh Phêrô vì họ gian dối trong việc dâng tài sản vào quỹ chung. (Tdcv 5:9-11)
Bây giờ một câu hỏi được đặt ra là các tác giả Tin Mừng có ý gì khi họ nói là Chúa gởi tai họa tới. Có thể là Chúa can thiệp trực tiếp vào trật tự thiên nhiên để mang đến tai họa hay cho phép những tai ương xảy ra. Bằng cách nào đi nữa, thì lời Kinh Thánh cũng cho thấy là chúng ta không thể phủ nhận rằng Thiên Chúa không bao gây nên bệnh tật hay chết chóc để phạt con người vì hành vi tội lỗi của họ.
Nhưng như thế không có nghĩa là mọi bệnh tật hay sự chết đều là hình phạt do hành vi tội lỗi. Chủ đề chính trong sách Job là ông đã chẳng làm điều gì sai mà lại phải chịu hình phạt (1:1) Thực ra, Thiên Chúa tức giận với bạn bè của ông Job khi họ cho rằng ông bị phạt là do tội lỗi của ông (42.7) Họ nói với ông Job rằng chúng tôi không muốn xét đoán, nhưng tại sao Chúa lại cho phép những điều xấu xảy ra. (38:1-41).Đó là vì như Chúa đã phán qua miệng tiên tri Isaiah, “như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối của ta cũng cao hơn đường lối của các người như vậy, và tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các người.”(55:9)
Chính Chúa Giê-su dạy rằng có những việc xấu xảy ra chẳng liên quan gì đế hành vi tội lỗi. Ngài nói rằng những nạn nhân bị tháp Siloam xập chết không có tội nhiều hơn những người Do Thái bị quan Philato giết. (Luca 13:2-5) và không phải do tội mà người đàn ông này sinh ra bị mù từ thuở mới sinh (Ga 9:3. Thiên Chúa cho phép người này bị mù để quyền năng chữa lành của Chúa được tỏ lộ. Cũng vậy, tại sao Chúa không chữa lành “cái gai trong thân xác) của Thánh Phaolô. (Gal 4:13,15). Sự đau đớn của Thánh Phaolô không phải là hình phạt do tội, nhưng là dịp để ân sủng ủa Chúa được biểu lộ. Đó là lý do Chúa nói với Thánh Phaolô "Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.”(2Cor 12:9)
Không phải mọi tai họa đều là hình phạt vì tội lỗi. Thực ra, Thiên Chúa thường cho phép thế giới này vận hành theo luật tự nhiên, phép lạ là luật trừ. Vì chúng ta sống trong một thế giới tự nhiên, chúng ta nên bắt đầu nhận định rằng mọi tai hoại, dù là cá nhân hay cộng đồng, đều là sản phẩm phụ của những luật đó, chứ không phải là một hình phạt do tội lỗi.
Quả thế, Giáo Hội chưa bao giờ nói rằng những thiên tai toàn cầu như dịch bệnh, sóng gầm, động đất hay những tai họa khác giết chết hàng trăm ngàn người và ảnh hưởng đến cả hàng triệu người là hình phạt của Chúa. Do vậy, tại sao chúng ta lại tin là Covid-19 hay bất cứ tai họa nào thời nay lại khác với những tai họa trong quá khứ mà chúng ta đã không nghĩ rằng là hình phạt do tội lỗi?
Những người sách Tin Mừng nói đến, họ sống trong một giai đoạn quan trọng trong kế hoạch của Thiên Chúa vào thời mà sự can thiệp từ Thiên Chúa thường đặc biệt xảy ra và Ngài đã dùng các tiên tri để giúp cho con người hiểu được những can thiệp ấy. Hiện nay, chúng ta sống trong một thời đại khác và những mạc khải chung không còn, có nghĩa là chúng ta phải dùng những phương cách khác.
Nếu tai họa chỉ xảy đến cho một nhóm người mà chúng ta cho rằng đáng bị Thiên Chúa trừng phạt, như là nhóm các bác sĩ phá thai, những kẻ tham dự các buổi lễ đen của ma quỷ thì có thể là bằng chứng là Chúa phạt. Chúng ta cũng có thể tin là Chúa phạt nếu một tai họa đã được báo trước hay là một mặc khải riêng được Giáo Hội chấp thuận, nhưng dù ngay trong trường hợp ấy người tín hữu cũng không bị bắt buộc phải tin bởi vì sự thật không được tỏ lộ trong mặc khải công khai.
Chúng ta không có một bằng chứng nào trong chiều hướng đó để nói rằng Covid-19 là một hình phạt từ Thiên Chúa. Tuy rằng Thiên Chúa thường mang đến những sự tốt lành khi những điều xấu xảy ra và đại dịch này làm cho chúng ta nhớ lại rằng chúng ta phải ăn năn tội lỗi của mình khi vẫn có có thời gian.
Đó chính là một lời dạy mà Chúa đã đưa ra khi người ta hỏi Ngài về cái chết vô nghĩa của những người Do Thái ở Galile dưới tay Philato. Ngài nói rằng những người tín hữu bị giết này không có tội hơn những người bị chết khi tháp Siloam bị xập. Vấn đề không phải là tại sao họ chết nhưng là việc họ có thể ăn năn trước khi họ chết không, hay là như Chúa Giê-su đã nói “Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy."(Luca 13:5)
Có thể bạn hay tôi không bị nhiễm Covid-19. Nhưng nếu chúng ta bị nhiễm thì chúng ta có thể chết hay được cứu sống. Chúng ta cũng có thể không bao giời biết tại sao Thiên Chúa lại để cho có một số người bị nhiễm mà số khác lại không. Nhưng điều mà chúng ta biết là bạn và tôi sẽ chết và phải đến trước mặt Chúa để chịu phán xét. (2 Cor.5:10}
Do vậy, chúng ta nên dùng thời gian thảm họa chung ảnh hưởng đến nhiều người này và cả “ thảm họa cá nhân” là dịp để đến gần Thiên Chúa. Chúng ta nên ăn năn tội lỗi đã làm cho chúng ta xa Chúa và tìm lại sự hiệp thông với Ngài. Trong thời gian cách ly này, hãy cầu nguyện và thờ lạy thiêng liêng qua việc tham dự thánh lễ trực tuyến. Và chúng ta cũng cần mở rộng lòng thương xót và nhân lành của Chúa đến những người khốn khổ, những người bị đau đớn về thể xác, tình cảm và kinh tế hiện nay. Thánh Phaolô đã viết về điều này trong thư thứ hai gởi tín hữu Corinto:
“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó. (1:3-5)
Nguồn : https://www.catholic.com/magazine/online-edition/is-covid-19-a-punishment-from-god?mc_cid=b835efea2f&mc_eid=cca0a13631
Văn Hóa
Dòng nước mắt tình liên đới
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:14 28/03/2020
Khi trong gia đình, trong vòng bạn bè có người quen thân gặp hoàn cảnh đau buồn khó khăn, nhất là khi có người thân qua đời, con người ai cũng động lòng thổn thức, cúi đầu lặng thinh như người câm điếc, và dòng nước mắt tuôn chảy trào ra từ đôi khoé mắt xuống trên gò má.
Những giọt nước mắt đó là những tiếng nói không thành lời của tâm tình sâu thẳm buồn thương đau khổ diễn tả tình liên đới gắn bó với người gặp hoạn nạn, với thân nhân người đã qua đời và cũng với người đã qua đời.
Chúa Giêsu khi được báo tin Lazarô, người bạn của mình đã qua đời, ngài đi đến tìm gặp gia đình để cùng chia sẻ an ủi nỗi đau buồn mất mát với thân nhân Lazarô.
Đứng trước nấm mồ, nơi Lazaro đã được an táng, ngài thổn thức và khóc. ( Ga 11,35).
Ngoài biến cố này, không có câu đoạn nào khác trong phúc âm về cuộc đời Chúa Giêsu khi xưa, nói đến Chúa Giêsu đã khóc.
Vậy đâu là ý nghĩa Chúa Giêsu khóc thương Lazaro đã qua đời?
Có nhiều suy tư nói về ý nghĩa giọt nước mắt của Chúa Giêsu trước nấm mồ Lazaro.
Thánh giáo phụ Ephrem thành Syria nhìn những gịot nước mắt Chúa Giêsu tuôn chảy từ trong tâm hồn theo khía cạnh nhân tính con người của mình:“ Chúa Giêsu khóc để minh chứng mình là con người thật. Ngài gọi người chết sống lại, để nói lên quyền năng của mình trên cả sự sống cùng sự chết..“
Thánh gíao phụ Augustino có suy tư nghĩ rằng, Chúa Giêsu thổn thức đau buồn muốn chỉ cho con người chúng ta cũng phải trải qua hoàn cảnh đau buồn vì tội lỗi.: „ Tại sao Chúa Giêsu khóc, phải chăng Ngài muốn dậy con người khóc?“.
Thánh giáo phụ Petrus Chrysologus, trái lại, nhìn những giọt nước mắt của Chúa Giêsu báo trước chỉ ít thời gian nữa biến thành những giọt nước mắt niềm vui mừng. Vì Ngài đổ những giọt nước mắt và máu ra cho tất cả những người đã qua đời được ơn cứu rỗi cho phục sinh sống lại với người.
Trong những ngày tháng vừa qua, và không biết đến khi nào mới chấm dứt tình trạng nguy khốn này, cả thế giới sống trong lo âu bàng hoàng thổn thức. Có rất nhiều gia đình, rất nhiều người đã hao tốn không biết bao nhiêu dòng nước mắt đau buồn. Vì người thân của họ bị mắc bệnh dịch cực kỳ nguy hiểm đe dọa sức khoẻ sự sống do vi trùng Corona gây ra, hoặc họ phải ngậm ngùi trong đau khổ sợ hãi cùng trong cô đơn tiễn đưa người thân yêu ruột thịt đã qua đời về lòng đất, do bệnh dịch lúc này đã cướp đi sự sống người thân của mình.
Những dòng nước mắt thổn thức cảm thương đó là những dòng nước mắt đau khổ hoang mang. Nhưng lại diễn tả sâu xa thắm thiết tình liên đới giữa người còn sống với người đã qua đời, giữa người khoẻ mạnh với người bị mắc chứng bệnh hiểm nghèo.
Những dòng nước mắt đó không chỉ là lời kêu than trong cơn cùng cực cô đơn bất lực. Nhưng còn là lời kêu xin nguyện cầu lên cùng Đấng là nguồn sự sống, nguồn ơn cứu độ cho linh hồn người đã qua đời.
Những dòng nước mắt đó là dòng nước mắt biểu lộ lòng biết ơn của người còn sống trên trần gian với người đã ra đi thành người thiên cổ.
Và biết đâu người qua đời trong giây phút trước ngưỡng cửa sự chết muốn nói lắm. Nhưng không sao nói lên được thành lời thành tiếng, cũng đã có tâm tình: Xin cám ơn tình thân nghĩa thiết, sự săn sóc yêu thương đã dành cho tôi. Tôi đau khổ lắm, nằm trên giường bệnh tuy bất tỉnh thở không ra, nhưng tâm trí tôi không quên những người thân yêu đời tôi. Tôi không nói được, nhưng tôi cũng đã khóc, những giọt nước mắt đã trào ra nơi khoé mắt nhớ về cha mẹ, vợ con, anh chị em, quê hương đất nước tôi, những bạn bè người quen thân ngày xưa của tôi.
Tôi ra đi vĩnh biệt cuộc sống trên trần gian về nơi chín suối để lại nỗi đau buồn, phải sự đau khổ hoang mang cho gia đình tôi còn lại trên trần gian. Mọi người khóc thương tôi, và tôi cũng khóc thương mọi người… Không làm sao hơn được nữa, chúng ta phải chia tay vĩnh biệt nhau.
Nhưng dòng nước mắt tuôn trào đổ ra, mà chúng ta khóc cho nhau là sợi dây thiêng liêng liên kết chúng ta lại với nhau trong Thiên Chúa, đấng sinh thành, nuôi dưỡng cùng cứu độ linh hồn con người chúng ta.
Chúa Nhật 5. mùa chay 29.03. 2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Những giọt nước mắt đó là những tiếng nói không thành lời của tâm tình sâu thẳm buồn thương đau khổ diễn tả tình liên đới gắn bó với người gặp hoạn nạn, với thân nhân người đã qua đời và cũng với người đã qua đời.
Chúa Giêsu khi được báo tin Lazarô, người bạn của mình đã qua đời, ngài đi đến tìm gặp gia đình để cùng chia sẻ an ủi nỗi đau buồn mất mát với thân nhân Lazarô.
Đứng trước nấm mồ, nơi Lazaro đã được an táng, ngài thổn thức và khóc. ( Ga 11,35).
Ngoài biến cố này, không có câu đoạn nào khác trong phúc âm về cuộc đời Chúa Giêsu khi xưa, nói đến Chúa Giêsu đã khóc.
Vậy đâu là ý nghĩa Chúa Giêsu khóc thương Lazaro đã qua đời?
Có nhiều suy tư nói về ý nghĩa giọt nước mắt của Chúa Giêsu trước nấm mồ Lazaro.
Thánh giáo phụ Ephrem thành Syria nhìn những gịot nước mắt Chúa Giêsu tuôn chảy từ trong tâm hồn theo khía cạnh nhân tính con người của mình:“ Chúa Giêsu khóc để minh chứng mình là con người thật. Ngài gọi người chết sống lại, để nói lên quyền năng của mình trên cả sự sống cùng sự chết..“
Thánh gíao phụ Augustino có suy tư nghĩ rằng, Chúa Giêsu thổn thức đau buồn muốn chỉ cho con người chúng ta cũng phải trải qua hoàn cảnh đau buồn vì tội lỗi.: „ Tại sao Chúa Giêsu khóc, phải chăng Ngài muốn dậy con người khóc?“.
Thánh giáo phụ Petrus Chrysologus, trái lại, nhìn những giọt nước mắt của Chúa Giêsu báo trước chỉ ít thời gian nữa biến thành những giọt nước mắt niềm vui mừng. Vì Ngài đổ những giọt nước mắt và máu ra cho tất cả những người đã qua đời được ơn cứu rỗi cho phục sinh sống lại với người.
Trong những ngày tháng vừa qua, và không biết đến khi nào mới chấm dứt tình trạng nguy khốn này, cả thế giới sống trong lo âu bàng hoàng thổn thức. Có rất nhiều gia đình, rất nhiều người đã hao tốn không biết bao nhiêu dòng nước mắt đau buồn. Vì người thân của họ bị mắc bệnh dịch cực kỳ nguy hiểm đe dọa sức khoẻ sự sống do vi trùng Corona gây ra, hoặc họ phải ngậm ngùi trong đau khổ sợ hãi cùng trong cô đơn tiễn đưa người thân yêu ruột thịt đã qua đời về lòng đất, do bệnh dịch lúc này đã cướp đi sự sống người thân của mình.
Những dòng nước mắt thổn thức cảm thương đó là những dòng nước mắt đau khổ hoang mang. Nhưng lại diễn tả sâu xa thắm thiết tình liên đới giữa người còn sống với người đã qua đời, giữa người khoẻ mạnh với người bị mắc chứng bệnh hiểm nghèo.
Những dòng nước mắt đó không chỉ là lời kêu than trong cơn cùng cực cô đơn bất lực. Nhưng còn là lời kêu xin nguyện cầu lên cùng Đấng là nguồn sự sống, nguồn ơn cứu độ cho linh hồn người đã qua đời.
Những dòng nước mắt đó là dòng nước mắt biểu lộ lòng biết ơn của người còn sống trên trần gian với người đã ra đi thành người thiên cổ.
Và biết đâu người qua đời trong giây phút trước ngưỡng cửa sự chết muốn nói lắm. Nhưng không sao nói lên được thành lời thành tiếng, cũng đã có tâm tình: Xin cám ơn tình thân nghĩa thiết, sự săn sóc yêu thương đã dành cho tôi. Tôi đau khổ lắm, nằm trên giường bệnh tuy bất tỉnh thở không ra, nhưng tâm trí tôi không quên những người thân yêu đời tôi. Tôi không nói được, nhưng tôi cũng đã khóc, những giọt nước mắt đã trào ra nơi khoé mắt nhớ về cha mẹ, vợ con, anh chị em, quê hương đất nước tôi, những bạn bè người quen thân ngày xưa của tôi.
Tôi ra đi vĩnh biệt cuộc sống trên trần gian về nơi chín suối để lại nỗi đau buồn, phải sự đau khổ hoang mang cho gia đình tôi còn lại trên trần gian. Mọi người khóc thương tôi, và tôi cũng khóc thương mọi người… Không làm sao hơn được nữa, chúng ta phải chia tay vĩnh biệt nhau.
Nhưng dòng nước mắt tuôn trào đổ ra, mà chúng ta khóc cho nhau là sợi dây thiêng liêng liên kết chúng ta lại với nhau trong Thiên Chúa, đấng sinh thành, nuôi dưỡng cùng cứu độ linh hồn con người chúng ta.
Chúa Nhật 5. mùa chay 29.03. 2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giây Phút Tâm Tình
Dominic Đức Nguyễn
21:23 28/03/2020
GIÂY PHÚT TÂM TÌNH
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Hãy đến với Ta,
hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng,
Ta sẽ nâng đỡ và được thảnh thơi.
(Mt 11:28)
Come to me,
all you who are weary and burdened,
and I will give you rest.
(Mt 11:28)
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Hãy đến với Ta,
hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng,
Ta sẽ nâng đỡ và được thảnh thơi.
(Mt 11:28)
Come to me,
all you who are weary and burdened,
and I will give you rest.
(Mt 11:28)
VietCatholic TV
Toàn bộ hình ảnh, và lời nguyện cảm động buổi cầu nguyện và ban Phép Lành với ơn Toàn Xá 27/3/2020
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:51 28/03/2020
Lúc 6 giờ chiều thứ Sáu 27 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện trước một Quảng trường trống không như ngài đã giải thích khi tuyên bố ý định này vào hôm Chúa Nhật 22 tháng Ba, và ngài đã nhắc lại hôm thứ Tư 25 tháng Ba vừa qua.
Buổi cầu nguyện gồm việc lắng nghe Lời Chúa, dâng lời cầu nguyện lên Chúa, thờ lạy Thánh Thể, và ban phép lành Urbi et Orbi, kèm với một Ơn Toàn xá.
Phần I: Lắng nghe Lời Chúa
Đức Thánh Cha: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Amen.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Lạy Thiên Chúa toàn năng và giàu lòng thương xót, xin hãy nhìn đến tình trạng đau đớn của chúng con. Xin an ủi con cái Chúa và mở rộng tâm hồn chúng con ra với hy vọng, bởi vì chúng con cảm thấy sự hiện diện phụ tử của Chúa giữa chúng con. Vì Chúa Kitô, Chúa chúng con
Amen.
Bài Trích Tin Mừng theo thánh Máccô (Mc 4:35-41)
Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Chúng ta sang bờ bên kia đi!” Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: “Im đi! Câm đi!” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. Rồi Người bảo các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?” Các ông hoảng sợ và nói với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?
Bài giảng của Đức Thánh Cha
“Khi chiều đến” (Mc 4:35). Đoạn Tin Mừng chúng ta đã nghe được bắt đầu như thế. Từ nhiều tuần nay, dường như chiều đã buông xuống. Bóng tối dầy đặc chụp xuống trên các quảng trường, các đường phố và thành phố của chúng ta; chúng chụp xuống cuộc sống chúng ta, lấp đầy mọi thứ với một sự im lặng điếng người và một sự trống rỗng thê thảm, nó làm tê liệt mọi thứ khi nó đi qua: chúng ta cảm thấy điều này trong không khí, chúng ta nhận thấy nó qua các cử chỉ, qua những cái nhìn của mọi người. Chúng ta lo lắng và mất phương hướng. Như các môn đệ trong bài Tin Mừng, chúng ta bị ngỡ ngàng trước một trận bão bất ngờ và hung bạo. Chúng ta nhận thấy mình đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất phương hướng, nhưng đồng thời điều quan trọng và cần thiết là tất cả được kêu gọi cùng chèo chống với nhau, mỗi người đều cần an ủi người khác. Tất cả chúng ta đều ở trên con thuyền ấy. Như những môn đệ trong bài Tin Mừng đồng thanh kêu lên trong âu lo: “Chúng ta chết mất” (v.38), chúng ta cũng nhận thấy mình không thể tiến bước nếu mỗi người chỉ lo cho mình, nhưng phải cùng nhau.
Thật là dễ nhận ra hình ảnh của chính chúng ta trong trình thuật này. Điều khó khăn hơn là làm sao hiểu được thái độ của Chúa Giêsu. Khi các môn đệ đương nhiên hốt hoảng và tuyệt vọng, thì Chúa đang nằm ở cuối thuyền, là phần sẽ bị chìm trước tiên. Và Ngài làm gì? Bất chấp những giao động, hối hả, Ngài vẫn say ngủ, tín thác nơi Chúa Cha - đó là lần duy nhất trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu ngủ. Khi Ngài bị đánh thức dậy, Chúa cho gió yên biển lặng, rồi nói với các môn đệ với giọng khiển trách: “Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” (v.40).
Chúng ta hãy cố hiểu điều này. Điều gì bao gồm trong sự hèn tin của các môn đệ, là một thái độ trái ngược với sự tín thác của Chúa Giêsu? Các môn đệ không ngừng tin nơi Chúa, và thực sự họ kêu cầu Ngài. Nhưng chúng ta hãy xem cách thức các môn đệ cầu khẩn Ngài: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” (v. 38). “Thầy chẳng lo gì”: họ nghĩ rằng Chúa Giêsu không đoái hoài gì đến họ, không chăm sóc cho họ. Một trong những điều làm chúng ta và các gia đình đau lòng nhất là câu: “chẳng lo gì sao?”. Đó là một câu làm thương tổn và khơi dậy bão tố trong tâm hồn. Câu ấy cũng làm Chúa Giêsu tổn thương. Vì Ngài quan tâm đến chúng ta hơn bất cứ ai. Thực vậy, sau khi các môn đệ kêu cầu, Chúa đã cứu các ngài khỏi sự ngã lòng.
Bão tố phơi bày tính dễ bị thương tổn của chúng ta và vạch trần những định tín giả tạo và hời hợt trên đó chúng ta đã xây dựng những dự định, những dự án, các tập quán và ưu tiên của chúng ta. Nó cho thấy chúng ta đã khờ khạo và mù mờ trước những điều căn cơ nuôi dưỡng, nâng đỡ và ban sức mạnh cho cuộc sống và cộng đoàn của chúng ta. Bão tố để lộ tất cả những ý tưởng định kiến và sự lãng quên những gì nuôi dưỡng linh hồn con người; nó làm lộ ra tất cả những toan tính gây mê chúng ta bằng những nếp nghĩ và cách hành xử được cho là “cứu” chúng ta, nhưng thực ra lại cho thấy không có khả năng quy chiếu đến những căn cội và giữ cho sống động ký ức của những người đi trước chúng ta, và vì thế đánh mất các kháng thể cần thiết để đương đầu với nghịch cảnh.
Trận bão này cũng đánh trôi cái mã bề ngoài của những định kiến chúng ta dùng để ngụy trang “cái tôi” của mình, luôn lo lắng về hình ảnh của mình; và một lần nữa, chúng ta khám phá thấy điều tốt lành là chúng ta cùng thuộc về nhau, cùng là anh chị em của nhau.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Lạy Chúa, Lời Chúa chiều tối hôm nay đánh động chúng con và có liên hệ đến tất cả chúng con. Trong thế giới mà Chúa yêu thương nhiều hơn cả chúng con yêu, chúng con lao đi rất nhanh, cảm thấy thật mạnh mẽ như thể có khả năng làm mọi sự. Ham hố lợi lộc, chúng con để cho mình bị vật chất thu hút và bị cuốn trôi trong sự vội vã. Chúng con không dừng lại trước những lời nhắc nhở của Chúa, không thức tỉnh trước những cuộc chiến và bất công trên thế giới, chúng con đã không lắng nghe tiếng kêu của những người nghèo và của trái đất đang đau yếu của chúng con. Chúng con cứ tiếp tục lao nhanh bất chấp mọi thứ, nghĩ rằng mình sẽ luôn khỏe mạnh trong một thế giới bệnh hoạn. Giờ đây, khi chúng con đang ở giữa một vùng biển động, chúng con khẩn cầu Chúa: “Lạy Chúa, xin hãy thức dậy!”
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Lạy Chúa, Chúa đang kêu gọi chúng con, một lời kêu gọi hãy có đức tin. Không phải chỉ tin Chúa hiện hữu cho bằng hãy đến cùng Chúa và tín thác nơi Chúa. Lời kêu gọi cấp thiết của Chúa còn vang dội mạnh mẽ hơn trong Mùa Chay này: “Hãy hoán cải”, “hãy hết lòng trở về cùng Ta” (Gl 2,13). Chúa gọi chúng con nắm lấy thời điểm thử thách này như một thời khắc chọn lựa. Đây không phải là thời điểm phán xét của Chúa, nhưng là lúc chúng con phải phân định: đó là thời điểm chọn lựa điều gì là đáng kể và điều gì là chóng qua, một thời để tách biệt điều cần thiết ra khỏi điều không cần. Đây là lúc điều chỉnh lại hành trình cuộc sống của chúng con hướng về Chúa và hướng về tha nhân. Chúng con có thể nhìn thấy bao nhiêu bạn đồng hành gương mẫu, là những người trong sợ hãi, đã phản ứng bằng cách hiến mạng sống mình. Đó là sức mạnh tác động được Thánh Linh đổ xuống và nhào nặn thành những sự hy sinh quên mình can đảm và quảng đại.
Đó là sự sống trong Thánh Linh có khả năng cứu vớt, đánh giá và biểu lộ cách thức cuộc sống của chúng ta được hình thành và nâng đỡ nhờ những người bình thường - thường khi bị quên lãng - không được nêu trong các tít lớn của các tờ báo hay tạp chí, hay trong những chương trình biểu diễn mới nhất, nhưng chắc chắn là trong những ngày này họ đang viết lên những biến cố quan trọng trong lịch sử chúng ta. Các bác sĩ, y tá, các nhân viên trong siêu thị, các nhân viên vệ sinh, những người chăm sóc, những người cung cấp các dịch vụ giao thông, các nhân viên công lực, những người thiện nguyện, các linh mục, nam nữ tu sĩ và cơ man những người khác là những người hiểu rằng không ai có thể giải thoát chỉ một mình. Đứng trước biết bao đau khổ, qua đó mức độ phát triển đích thực của các dân tộc chúng ta được đánh giá, chúng ta khám phá và cảm nghiệm lời cầu nguyện tư tế của Chúa Giêsu: “Ước gì tất cả họ được nên một” (Ga 17:21). Biết bao người hằng ngày thực hành kiên nhẫn và trao ban hy vọng, chú tâm không gieo rắc kinh hoàng nhưng cổ vũ cho tinh thần đồng trách nhiệm. Bao nhiêu người cha, người mẹ, ông bà, và thầy cô giáo, chỉ cho các trẻ em của chúng ta, qua những cử chỉ nhỏ bé thường nhật, cách thức đương đầu và vượt thắng một cuộc khủng hoảng, bằng cách điều chỉnh các thói quen, ngước mắt lên cao và dưỡng nuôi lời cầu nguyện. Biết bao người cầu nguyện, trao ban và chuyển cầu cho thiện ích chung của tất cả mọi người. Cầu nguyện và phục vụ âm thầm: đó là những khí giới chiến thắng của chúng ta.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Đức tin bắt đầu khi chúng ta biết mình cần đến ơn cứu độ. Chúng ta không tự mãn, chỉ một mình chúng ta sẽ chìm nghỉm; chúng ta cần Chúa như những người hải hành xưa cần đến những vì sao. Chúng ta hãy mời Chúa Giêsu bước lên những con thuyền cuộc sống của chúng ta. Hãy phó dâng cho Chúa những lo sợ của chúng ta để Ngài khuất phục chúng. Như những môn đệ chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy rằng có Chúa ở trên thuyền, con thuyền sẽ không bị đắm. Vì đây là sức mạnh của Thiên Chúa: Ngài biến tất cả những gì xảy ra cho chúng ta, ngay cả những điều bất hạnh, thành những điều tốt lành cho chúng ta. Ngài mang lại sự thanh thản ngay giữa những bão tố của chúng ta, vì với Thiên Chúa, sự sống sẽ không bao giờ chết.
Giữa bão tố của chúng ta, Chúa hỏi chúng ta, và mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và thực hành tình liên đới và hy vọng có khả năng mang lại sức mạnh, sự nâng đỡ và ý nghĩa cho những giờ phút này, trong đó tất cả dường như bị chìm. Chúa thức dậy để đánh thức và hồi sinh niềm tin [vào mầu nhiệm] Phục sinh của chúng ta. Chúng ta có một chiếc neo: đó là qua thập giá của Ngài chúng ta được cứu độ. Chúng ta có một hoa tiêu: đó là qua thập giá của Ngài chúng ta được cứu chuộc. Chúng ta có một hy vọng: đó là qua thập giá của Chúa, chúng ta được chữa lành và ôm ấp để không có gì và không một ai có thể tách biệt chúng ta ra khỏi tình yêu cứu độ của Chúa. Giữa tình trạng cô lập, trong đó chúng ta đang phải chịu đựng sự thiếu vắng tình cảm trìu mến và những cuộc gặp gỡ, chịu đựng bao nhiêu mất mát, chúng ta hãy để mình một lần nữa lắng nghe lời loan báo cứu độ chúng ta: Chúa đã sống lại và Ngài sống cạnh chúng ta. Chúa kêu gọi chúng ta, từ trên thập giá của Ngài, hãy tái khám phá cuộc sống đang chờ đợi chúng ta, và hãy nhìn đến những người đang trông đợi nơi chúng ta, để củng cố, nhìn nhận và nuôi dưỡng ơn thánh đang sống trong chúng ta. Đừng dập tắt tim đèn còn ngún khói (x Is 42:3) không bao giờ tàn lụi, và hãy để cho niềm hy vọng được thắp lên.
Đón nhận thập giá Chúa có nghĩa là tìm lại can đảm để đón nhận tất cả các gian truân của thời điểm hiện nay, tạm bỏ sang một bên ước muốn quyền lực và của cải, để nhường chỗ cho tinh thần sáng tạo mà chỉ có Thánh Linh mới có khả năng khơi dậy. Điều này có nghĩa là tìm kiếm can đảm để mở ra những không gian trong đó tất cả mọi người đều thể cảm thấy được mời gọi và thực hiện những hình thức mới của lòng hiếu khách, tình huynh đệ và tình liên đới. Qua thập giá Chúa, chúng ta được cứu thoát để đón nhận hy vọng và để cho niềm hy vọng ấy củng cố và nâng đỡ tất cả các biện pháp và những con đường có thể giúp chúng ta bảo vệ chính mình và những người khác. Đón nhận Chúa để đón nhận hy vọng: đó là sức mạnh của đức tin, là điều giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi và mang đến hy vọng cho chúng ta.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?”
Anh chị em thân mến, từ nơi này, là nơi nhắc nhớ đức tin kiên vững của thánh Phêrô, tối hôm nay tôi muốn phó thác tất cả anh chị em cho Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ là Sức khỏe của mọi người, là Sao biển giữa bão tố. Từ những hàng cột đang ôm lấy Rôma và thế giới này, xin phúc lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên anh chị em như một vòng tay an ủi. Lạy Chúa, xin Chúa chúc lành cho thế giới, xin ban sức khỏe cho thân xác và an ủi tâm hồn chúng con. Chúa bảo chúng con đừng sợ hãi. Nhưng niềm tin của chúng con yếu ớt, và chúng con nhát đảm. Nhưng lạy Chúa, Chúa không bỏ mặc chúng con trong bão tố. Xin Chúa lặp lại lần nữa: “Các con đừng sợ” (Mt 28:5). Và cùng với thánh Phêrô, “mọi âu lo, xin trút cả cho Người, vì Người chăm sóc chúng con” (x 1 Pr 5:7).
Phần II: Chầu Mình Thánh Chúa
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là Thiên Chúa đích thực và con người thật, hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể này
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là Cứu Chúa của chúng ta, là Thiên Chúa ở cùng chúng con, trung tín và giàu lòng thương xót
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là Vua và là Chủ tể của sáng tạo và lịch sử
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là bạn của con người, Đấng đã sống lại và ngự bên hữu Chúa Cha
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là con một Chúa Cha, xuống thế làm người để cứu cuộc chúng con
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là thầy thuốc từ trời, là Đấng cúi xuống trước cảnh khốn cùng của chúng con
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là Con chiên bị sát tế, hiến tế để cứu chúng ta khỏi tội lỗi
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là Mục tử nhân lành, là Đấng hiến mạng sống mình cho đàn chiên mà Chúa yêu thương
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là lương thực hằng sống và phương dược bất tử, mang đến cho chúng con sự sống vĩnh cửu
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi sức mạnh của Satan và sự quyến rũ của thế gian
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi niềm tự hào và tự phụ có thể làm mọi sự không cần đến Chúa
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự lừa dối của nỗi sợ hãi và nỗi thống khổ
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự bất tín và tuyệt vọng
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự chai đá trong tâm hồn, không có khả năng yêu thương
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi tất cả những sự dữ đang ảnh hưởng đến nhân loại
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi đói kém và ích kỷ
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi bệnh tật, dịch bệnh và nỗi sợ hãi
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự điên cuồng tàn phá, khỏi những ham hố tàn bạo
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự lừa dối, từ những thông tin xấu đến sự thao túng lương tâm
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến Giáo Hội Chúa, đang băng qua sa mạc
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến nhân loại, đang kinh hoàng và sợ hãi
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến các bệnh nhân, những người chết, và những ai đang bị bủa vây trong cô đơn
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến các bác sĩ và các chuyên gia y tế, kiệt sức vì mệt mỏi
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến các chính trị gia và các nhà cầm quyền, là những người đang chịu những gánh nặng trước các quyết định phải lựa chọn
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Trong giờ thử thách và mất mát
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Giữa những cơn cám dỗ và sự yếu đuối của chúng con
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Trong cuộc chiến chống lại cái ác và tội lỗi
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Trong cuộc tìm kiếm sự thiện hảo và niềm vui đích thực
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Trong quyết định ở lại trong Chúa và trong tình yêu mến của Chúa
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi tội lỗi khống chế chúng con
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi hận thù đóng cửa trái tim chúng con
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi lâm cảnh bệnh tật
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi sự thờ ơ làm chúng con lo lắng
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi cái chết hủy diệt chúng con
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Phần III: Phép lành Thánh Thể
Đức Thánh Cha: Chúng ta hãy cầu nguyện.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, trong Bí tích Thánh Thể uy linh cao cả này, mà Chúa đã để lại cho chúng con để kính nhớ mầu nhiệm Phục sinh của Chúa, xin cho chúng con biết tôn thờ trong đức tin mầu nhiệm Mình và Máu Thánh Chúa, để chúng con luôn cảm nhận được trong tâm hồn chúng con những ơn ích của ơn cứu chuộc.
Chúa là Đấng hằng sống hằng trị đến muôn đời.
Amen.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y đang công bố chủ ý của Đức Thánh Cha muốn ban Phép lành đặc biệt đi kèm với Ơn Toàn Xá này cho tất cả các tín hữu theo dõi qua tất cả các phương tiện truyền thông bằng bất cứ công nghệ nào miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện đã được Tòa Ân Giải Tối Cao loan báo trong sắc lệnh ngày 20 tháng Ba.
Thông thường, để nhận Ơn Toàn Xá chúng ta phải xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, việc xưng tội là gần như không thể thực hiện được trong các vùng nhà cầm quyền áp đặt các hạn chế về đi lại và hội họp, đồng thời vì các thánh lễ đã bị đình chỉ ở nhiều nơi nên việc rước lễ cũng không thể thực hiện được. Vì thế, điều kiện để nhận ơn Toàn Xá trong dịp này là chúng ta phải cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi, và có ý chí thực hiện các điều kiện thông thường còn lại là xưng tội, và rước lễ, ngay khi có thể làm như vậy.
Trong khi Đức Thánh Cha ban phép lành, những lời nguyện sau được cất lên
Chúc tụng Chúa
Chúc tụng danh Thánh Chúa
Chúc tụng Chúa Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và người thật.
Chúc tụng danh cực trọng Chúa Giêsu.
Chúc tụng thánh tâm cực trọng Chúa
Chúc tụng Máu cực thánh Chúa.
Chúc tụng Chúa ngự trong Bí tích Thánh Thể trên bàn thờ.
Chúc tụng Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ.
Chúc tụng Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria cực thánh.
Chúc tụng Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Chúc tụng Mẹ Vinh quang Hồn Xác Lên Trời.
Chúc tụng Danh Mẹ, Đức Nữ Đồng Trinh.
Chúc tụng Thánh Giuse, phu quân thanh sạch của Đức Mẹ.
Chúc tụng Chúa nơi các thiên thần và các thánh của Chúa.
Source:Libreria Editrice VaticanaEXTRAORDINARY MOMENT OF PRAYER PRESIDED OVER BY POPE
Buổi cầu nguyện gồm việc lắng nghe Lời Chúa, dâng lời cầu nguyện lên Chúa, thờ lạy Thánh Thể, và ban phép lành Urbi et Orbi, kèm với một Ơn Toàn xá.
Phần I: Lắng nghe Lời Chúa
Đức Thánh Cha: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Amen.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Lạy Thiên Chúa toàn năng và giàu lòng thương xót, xin hãy nhìn đến tình trạng đau đớn của chúng con. Xin an ủi con cái Chúa và mở rộng tâm hồn chúng con ra với hy vọng, bởi vì chúng con cảm thấy sự hiện diện phụ tử của Chúa giữa chúng con. Vì Chúa Kitô, Chúa chúng con
Amen.
Bài Trích Tin Mừng theo thánh Máccô (Mc 4:35-41)
Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Chúng ta sang bờ bên kia đi!” Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: “Im đi! Câm đi!” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. Rồi Người bảo các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?” Các ông hoảng sợ và nói với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?
Bài giảng của Đức Thánh Cha
“Khi chiều đến” (Mc 4:35). Đoạn Tin Mừng chúng ta đã nghe được bắt đầu như thế. Từ nhiều tuần nay, dường như chiều đã buông xuống. Bóng tối dầy đặc chụp xuống trên các quảng trường, các đường phố và thành phố của chúng ta; chúng chụp xuống cuộc sống chúng ta, lấp đầy mọi thứ với một sự im lặng điếng người và một sự trống rỗng thê thảm, nó làm tê liệt mọi thứ khi nó đi qua: chúng ta cảm thấy điều này trong không khí, chúng ta nhận thấy nó qua các cử chỉ, qua những cái nhìn của mọi người. Chúng ta lo lắng và mất phương hướng. Như các môn đệ trong bài Tin Mừng, chúng ta bị ngỡ ngàng trước một trận bão bất ngờ và hung bạo. Chúng ta nhận thấy mình đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất phương hướng, nhưng đồng thời điều quan trọng và cần thiết là tất cả được kêu gọi cùng chèo chống với nhau, mỗi người đều cần an ủi người khác. Tất cả chúng ta đều ở trên con thuyền ấy. Như những môn đệ trong bài Tin Mừng đồng thanh kêu lên trong âu lo: “Chúng ta chết mất” (v.38), chúng ta cũng nhận thấy mình không thể tiến bước nếu mỗi người chỉ lo cho mình, nhưng phải cùng nhau.
Thật là dễ nhận ra hình ảnh của chính chúng ta trong trình thuật này. Điều khó khăn hơn là làm sao hiểu được thái độ của Chúa Giêsu. Khi các môn đệ đương nhiên hốt hoảng và tuyệt vọng, thì Chúa đang nằm ở cuối thuyền, là phần sẽ bị chìm trước tiên. Và Ngài làm gì? Bất chấp những giao động, hối hả, Ngài vẫn say ngủ, tín thác nơi Chúa Cha - đó là lần duy nhất trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu ngủ. Khi Ngài bị đánh thức dậy, Chúa cho gió yên biển lặng, rồi nói với các môn đệ với giọng khiển trách: “Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” (v.40).
Chúng ta hãy cố hiểu điều này. Điều gì bao gồm trong sự hèn tin của các môn đệ, là một thái độ trái ngược với sự tín thác của Chúa Giêsu? Các môn đệ không ngừng tin nơi Chúa, và thực sự họ kêu cầu Ngài. Nhưng chúng ta hãy xem cách thức các môn đệ cầu khẩn Ngài: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” (v. 38). “Thầy chẳng lo gì”: họ nghĩ rằng Chúa Giêsu không đoái hoài gì đến họ, không chăm sóc cho họ. Một trong những điều làm chúng ta và các gia đình đau lòng nhất là câu: “chẳng lo gì sao?”. Đó là một câu làm thương tổn và khơi dậy bão tố trong tâm hồn. Câu ấy cũng làm Chúa Giêsu tổn thương. Vì Ngài quan tâm đến chúng ta hơn bất cứ ai. Thực vậy, sau khi các môn đệ kêu cầu, Chúa đã cứu các ngài khỏi sự ngã lòng.
Bão tố phơi bày tính dễ bị thương tổn của chúng ta và vạch trần những định tín giả tạo và hời hợt trên đó chúng ta đã xây dựng những dự định, những dự án, các tập quán và ưu tiên của chúng ta. Nó cho thấy chúng ta đã khờ khạo và mù mờ trước những điều căn cơ nuôi dưỡng, nâng đỡ và ban sức mạnh cho cuộc sống và cộng đoàn của chúng ta. Bão tố để lộ tất cả những ý tưởng định kiến và sự lãng quên những gì nuôi dưỡng linh hồn con người; nó làm lộ ra tất cả những toan tính gây mê chúng ta bằng những nếp nghĩ và cách hành xử được cho là “cứu” chúng ta, nhưng thực ra lại cho thấy không có khả năng quy chiếu đến những căn cội và giữ cho sống động ký ức của những người đi trước chúng ta, và vì thế đánh mất các kháng thể cần thiết để đương đầu với nghịch cảnh.
Trận bão này cũng đánh trôi cái mã bề ngoài của những định kiến chúng ta dùng để ngụy trang “cái tôi” của mình, luôn lo lắng về hình ảnh của mình; và một lần nữa, chúng ta khám phá thấy điều tốt lành là chúng ta cùng thuộc về nhau, cùng là anh chị em của nhau.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Lạy Chúa, Lời Chúa chiều tối hôm nay đánh động chúng con và có liên hệ đến tất cả chúng con. Trong thế giới mà Chúa yêu thương nhiều hơn cả chúng con yêu, chúng con lao đi rất nhanh, cảm thấy thật mạnh mẽ như thể có khả năng làm mọi sự. Ham hố lợi lộc, chúng con để cho mình bị vật chất thu hút và bị cuốn trôi trong sự vội vã. Chúng con không dừng lại trước những lời nhắc nhở của Chúa, không thức tỉnh trước những cuộc chiến và bất công trên thế giới, chúng con đã không lắng nghe tiếng kêu của những người nghèo và của trái đất đang đau yếu của chúng con. Chúng con cứ tiếp tục lao nhanh bất chấp mọi thứ, nghĩ rằng mình sẽ luôn khỏe mạnh trong một thế giới bệnh hoạn. Giờ đây, khi chúng con đang ở giữa một vùng biển động, chúng con khẩn cầu Chúa: “Lạy Chúa, xin hãy thức dậy!”
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Lạy Chúa, Chúa đang kêu gọi chúng con, một lời kêu gọi hãy có đức tin. Không phải chỉ tin Chúa hiện hữu cho bằng hãy đến cùng Chúa và tín thác nơi Chúa. Lời kêu gọi cấp thiết của Chúa còn vang dội mạnh mẽ hơn trong Mùa Chay này: “Hãy hoán cải”, “hãy hết lòng trở về cùng Ta” (Gl 2,13). Chúa gọi chúng con nắm lấy thời điểm thử thách này như một thời khắc chọn lựa. Đây không phải là thời điểm phán xét của Chúa, nhưng là lúc chúng con phải phân định: đó là thời điểm chọn lựa điều gì là đáng kể và điều gì là chóng qua, một thời để tách biệt điều cần thiết ra khỏi điều không cần. Đây là lúc điều chỉnh lại hành trình cuộc sống của chúng con hướng về Chúa và hướng về tha nhân. Chúng con có thể nhìn thấy bao nhiêu bạn đồng hành gương mẫu, là những người trong sợ hãi, đã phản ứng bằng cách hiến mạng sống mình. Đó là sức mạnh tác động được Thánh Linh đổ xuống và nhào nặn thành những sự hy sinh quên mình can đảm và quảng đại.
Đó là sự sống trong Thánh Linh có khả năng cứu vớt, đánh giá và biểu lộ cách thức cuộc sống của chúng ta được hình thành và nâng đỡ nhờ những người bình thường - thường khi bị quên lãng - không được nêu trong các tít lớn của các tờ báo hay tạp chí, hay trong những chương trình biểu diễn mới nhất, nhưng chắc chắn là trong những ngày này họ đang viết lên những biến cố quan trọng trong lịch sử chúng ta. Các bác sĩ, y tá, các nhân viên trong siêu thị, các nhân viên vệ sinh, những người chăm sóc, những người cung cấp các dịch vụ giao thông, các nhân viên công lực, những người thiện nguyện, các linh mục, nam nữ tu sĩ và cơ man những người khác là những người hiểu rằng không ai có thể giải thoát chỉ một mình. Đứng trước biết bao đau khổ, qua đó mức độ phát triển đích thực của các dân tộc chúng ta được đánh giá, chúng ta khám phá và cảm nghiệm lời cầu nguyện tư tế của Chúa Giêsu: “Ước gì tất cả họ được nên một” (Ga 17:21). Biết bao người hằng ngày thực hành kiên nhẫn và trao ban hy vọng, chú tâm không gieo rắc kinh hoàng nhưng cổ vũ cho tinh thần đồng trách nhiệm. Bao nhiêu người cha, người mẹ, ông bà, và thầy cô giáo, chỉ cho các trẻ em của chúng ta, qua những cử chỉ nhỏ bé thường nhật, cách thức đương đầu và vượt thắng một cuộc khủng hoảng, bằng cách điều chỉnh các thói quen, ngước mắt lên cao và dưỡng nuôi lời cầu nguyện. Biết bao người cầu nguyện, trao ban và chuyển cầu cho thiện ích chung của tất cả mọi người. Cầu nguyện và phục vụ âm thầm: đó là những khí giới chiến thắng của chúng ta.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Đức tin bắt đầu khi chúng ta biết mình cần đến ơn cứu độ. Chúng ta không tự mãn, chỉ một mình chúng ta sẽ chìm nghỉm; chúng ta cần Chúa như những người hải hành xưa cần đến những vì sao. Chúng ta hãy mời Chúa Giêsu bước lên những con thuyền cuộc sống của chúng ta. Hãy phó dâng cho Chúa những lo sợ của chúng ta để Ngài khuất phục chúng. Như những môn đệ chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy rằng có Chúa ở trên thuyền, con thuyền sẽ không bị đắm. Vì đây là sức mạnh của Thiên Chúa: Ngài biến tất cả những gì xảy ra cho chúng ta, ngay cả những điều bất hạnh, thành những điều tốt lành cho chúng ta. Ngài mang lại sự thanh thản ngay giữa những bão tố của chúng ta, vì với Thiên Chúa, sự sống sẽ không bao giờ chết.
Giữa bão tố của chúng ta, Chúa hỏi chúng ta, và mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và thực hành tình liên đới và hy vọng có khả năng mang lại sức mạnh, sự nâng đỡ và ý nghĩa cho những giờ phút này, trong đó tất cả dường như bị chìm. Chúa thức dậy để đánh thức và hồi sinh niềm tin [vào mầu nhiệm] Phục sinh của chúng ta. Chúng ta có một chiếc neo: đó là qua thập giá của Ngài chúng ta được cứu độ. Chúng ta có một hoa tiêu: đó là qua thập giá của Ngài chúng ta được cứu chuộc. Chúng ta có một hy vọng: đó là qua thập giá của Chúa, chúng ta được chữa lành và ôm ấp để không có gì và không một ai có thể tách biệt chúng ta ra khỏi tình yêu cứu độ của Chúa. Giữa tình trạng cô lập, trong đó chúng ta đang phải chịu đựng sự thiếu vắng tình cảm trìu mến và những cuộc gặp gỡ, chịu đựng bao nhiêu mất mát, chúng ta hãy để mình một lần nữa lắng nghe lời loan báo cứu độ chúng ta: Chúa đã sống lại và Ngài sống cạnh chúng ta. Chúa kêu gọi chúng ta, từ trên thập giá của Ngài, hãy tái khám phá cuộc sống đang chờ đợi chúng ta, và hãy nhìn đến những người đang trông đợi nơi chúng ta, để củng cố, nhìn nhận và nuôi dưỡng ơn thánh đang sống trong chúng ta. Đừng dập tắt tim đèn còn ngún khói (x Is 42:3) không bao giờ tàn lụi, và hãy để cho niềm hy vọng được thắp lên.
Đón nhận thập giá Chúa có nghĩa là tìm lại can đảm để đón nhận tất cả các gian truân của thời điểm hiện nay, tạm bỏ sang một bên ước muốn quyền lực và của cải, để nhường chỗ cho tinh thần sáng tạo mà chỉ có Thánh Linh mới có khả năng khơi dậy. Điều này có nghĩa là tìm kiếm can đảm để mở ra những không gian trong đó tất cả mọi người đều thể cảm thấy được mời gọi và thực hiện những hình thức mới của lòng hiếu khách, tình huynh đệ và tình liên đới. Qua thập giá Chúa, chúng ta được cứu thoát để đón nhận hy vọng và để cho niềm hy vọng ấy củng cố và nâng đỡ tất cả các biện pháp và những con đường có thể giúp chúng ta bảo vệ chính mình và những người khác. Đón nhận Chúa để đón nhận hy vọng: đó là sức mạnh của đức tin, là điều giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi và mang đến hy vọng cho chúng ta.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?”
Anh chị em thân mến, từ nơi này, là nơi nhắc nhớ đức tin kiên vững của thánh Phêrô, tối hôm nay tôi muốn phó thác tất cả anh chị em cho Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ là Sức khỏe của mọi người, là Sao biển giữa bão tố. Từ những hàng cột đang ôm lấy Rôma và thế giới này, xin phúc lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên anh chị em như một vòng tay an ủi. Lạy Chúa, xin Chúa chúc lành cho thế giới, xin ban sức khỏe cho thân xác và an ủi tâm hồn chúng con. Chúa bảo chúng con đừng sợ hãi. Nhưng niềm tin của chúng con yếu ớt, và chúng con nhát đảm. Nhưng lạy Chúa, Chúa không bỏ mặc chúng con trong bão tố. Xin Chúa lặp lại lần nữa: “Các con đừng sợ” (Mt 28:5). Và cùng với thánh Phêrô, “mọi âu lo, xin trút cả cho Người, vì Người chăm sóc chúng con” (x 1 Pr 5:7).
Phần II: Chầu Mình Thánh Chúa
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là Thiên Chúa đích thực và con người thật, hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể này
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là Cứu Chúa của chúng ta, là Thiên Chúa ở cùng chúng con, trung tín và giàu lòng thương xót
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là Vua và là Chủ tể của sáng tạo và lịch sử
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Chúa là bạn của con người, Đấng đã sống lại và ngự bên hữu Chúa Cha
Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Chúa
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là con một Chúa Cha, xuống thế làm người để cứu cuộc chúng con
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là thầy thuốc từ trời, là Đấng cúi xuống trước cảnh khốn cùng của chúng con
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là Con chiên bị sát tế, hiến tế để cứu chúng ta khỏi tội lỗi
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là Mục tử nhân lành, là Đấng hiến mạng sống mình cho đàn chiên mà Chúa yêu thương
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Chúa là lương thực hằng sống và phương dược bất tử, mang đến cho chúng con sự sống vĩnh cửu
Lạy Chúa, chúng con tin tưởng vào Chúa
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi sức mạnh của Satan và sự quyến rũ của thế gian
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi niềm tự hào và tự phụ có thể làm mọi sự không cần đến Chúa
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự lừa dối của nỗi sợ hãi và nỗi thống khổ
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự bất tín và tuyệt vọng
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự chai đá trong tâm hồn, không có khả năng yêu thương
Xin giải thoát chúng con, Chúa ơi
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi tất cả những sự dữ đang ảnh hưởng đến nhân loại
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi đói kém và ích kỷ
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi bệnh tật, dịch bệnh và nỗi sợ hãi
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự điên cuồng tàn phá, khỏi những ham hố tàn bạo
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Khỏi sự lừa dối, từ những thông tin xấu đến sự thao túng lương tâm
Xin cứu chúng con, Chúa ơi
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến Giáo Hội Chúa, đang băng qua sa mạc
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến nhân loại, đang kinh hoàng và sợ hãi
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến các bệnh nhân, những người chết, và những ai đang bị bủa vây trong cô đơn
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến các bác sĩ và các chuyên gia y tế, kiệt sức vì mệt mỏi
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin nhìn đến các chính trị gia và các nhà cầm quyền, là những người đang chịu những gánh nặng trước các quyết định phải lựa chọn
Xin an ủi chúng con, Chúa ơi
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Trong giờ thử thách và mất mát
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Giữa những cơn cám dỗ và sự yếu đuối của chúng con
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Trong cuộc chiến chống lại cái ác và tội lỗi
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Trong cuộc tìm kiếm sự thiện hảo và niềm vui đích thực
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Trong quyết định ở lại trong Chúa và trong tình yêu mến của Chúa
Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, lạy Chúa
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi tội lỗi khống chế chúng con
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi hận thù đóng cửa trái tim chúng con
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi lâm cảnh bệnh tật
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi sự thờ ơ làm chúng con lo lắng
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Khi cái chết hủy diệt chúng con
Xin mở lòng chúng con ra với niềm cậy trông, Chúa ơi
Phần III: Phép lành Thánh Thể
Đức Thánh Cha: Chúng ta hãy cầu nguyện.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, trong Bí tích Thánh Thể uy linh cao cả này, mà Chúa đã để lại cho chúng con để kính nhớ mầu nhiệm Phục sinh của Chúa, xin cho chúng con biết tôn thờ trong đức tin mầu nhiệm Mình và Máu Thánh Chúa, để chúng con luôn cảm nhận được trong tâm hồn chúng con những ơn ích của ơn cứu chuộc.
Chúa là Đấng hằng sống hằng trị đến muôn đời.
Amen.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y đang công bố chủ ý của Đức Thánh Cha muốn ban Phép lành đặc biệt đi kèm với Ơn Toàn Xá này cho tất cả các tín hữu theo dõi qua tất cả các phương tiện truyền thông bằng bất cứ công nghệ nào miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện đã được Tòa Ân Giải Tối Cao loan báo trong sắc lệnh ngày 20 tháng Ba.
Thông thường, để nhận Ơn Toàn Xá chúng ta phải xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, việc xưng tội là gần như không thể thực hiện được trong các vùng nhà cầm quyền áp đặt các hạn chế về đi lại và hội họp, đồng thời vì các thánh lễ đã bị đình chỉ ở nhiều nơi nên việc rước lễ cũng không thể thực hiện được. Vì thế, điều kiện để nhận ơn Toàn Xá trong dịp này là chúng ta phải cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi, và có ý chí thực hiện các điều kiện thông thường còn lại là xưng tội, và rước lễ, ngay khi có thể làm như vậy.
Trong khi Đức Thánh Cha ban phép lành, những lời nguyện sau được cất lên
Chúc tụng Chúa
Chúc tụng danh Thánh Chúa
Chúc tụng Chúa Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và người thật.
Chúc tụng danh cực trọng Chúa Giêsu.
Chúc tụng thánh tâm cực trọng Chúa
Chúc tụng Máu cực thánh Chúa.
Chúc tụng Chúa ngự trong Bí tích Thánh Thể trên bàn thờ.
Chúc tụng Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ.
Chúc tụng Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria cực thánh.
Chúc tụng Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Chúc tụng Mẹ Vinh quang Hồn Xác Lên Trời.
Chúc tụng Danh Mẹ, Đức Nữ Đồng Trinh.
Chúc tụng Thánh Giuse, phu quân thanh sạch của Đức Mẹ.
Chúc tụng Chúa nơi các thiên thần và các thánh của Chúa.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Phỏng vấn Bác Sĩ Nguyễn Thiện: Thông tin cần thiết để khỏi chết oan vì coronavirus
Giáo Hội Năm Châu
04:35 28/03/2020
Vĩnh biệt vị Giám Mục chết vì coronavirus. Lòng hiếu thảo của nhạc sĩ Chí Lợi khi cha mẹ nhiễm bệnh
Giáo Hội Năm Châu
16:13 28/03/2020
1. Tình hình tổng quát trên thế giới
Tính cho đến chiều thứ Bẩy 28 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 27,441 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 601,536 người.
Dịch bệnh đã bùng phát rất mạnh tại Hoa Kỳ. Đến nay đã có 104,256 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, trong đó có 1,704 người chết.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý đã trở nên quá sức kinh hoàng. Chỉ trong một ngày duy nhất đã có 911 người chết, là số người chết trong một ngày cao nhất cho đến nay. Tính chung, tử vong tại Ý vì coronavirus đã lên đến 9,134 người, và 86,498 trường hợp nhiễm bệnh.
Hoa Lục, theo các báo cáo rất phi thực tế của bọn cầm quyền Bắc Kinh đang đứng thứ ba với 81,394 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 3,295 người chết.
Cuộc khủng hoảng dịch bệnh tại Tây Ban Nha càng thêm sâu sắc trong mấy ngày qua. Đến nay, đã có 5,138 người chết và 65,719 trường hợp nhiễm bệnh.
Tại Đức, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 53,340 người, trong đó có 395 người chết.
Tại Pháp, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 32,964 người, trong đó có 1,995 người chết.
2. Vị giám mục đầu tiên chết vì coronavirus là nhà truyền giáo ở Ethiopia
Đức Giám Mục người Ý của miền truyền giáo ở Ethiopia là vị giám mục Công Giáo đầu tiên được biết đã thiệt mạng vì đại dịch coronavirus toàn cầu. Ngài mất ngày 25 tháng 3.
Đức Giám Mục Angelo Moreschi, 67 tuổi, là vị Giám quản Tông toà của xứ Ethiopia tại Gambella, một khu vực truyền giáo với 25.000 người Công Giáo ở phía tây của quốc gia này. Ngài qua đời hôm thứ Tư tại thành phố Brescia của Ý, thuộc vùng Bologna nơi đã trở thành tâm chấn của đại dịch ở châu Âu.
Là một thành viên thuộc dòng Salesian Don Bosco, Đức Cha Moreschi đã đến truyền giáo tại Ethiopia từ năm 1991. Ngài đã được tấn phong giám mục vào tháng 1 năm 2010.
“Cộng đoàn Salesian chúng tôi để tang trước cái chết của Giám quản Tông toà Gambella (Ethiopia) là Đức ông Angelo Moreschi, SDB, người đã qua đời hôm nay ngày 25 tháng Ba tại Brescia (ý) vì chứng coronavirus, Dòng Salesian Don Bosco đã tuyên bố như thế qua văn phòng thông tin của hội dòng.
Tổng Thư Ký của Hội đồng Giám mục Ethiopia đã loan tin này cho cả nước, truyền đi “lời chia buồn sắc tới hàng ngũ các linh mục, tu sĩ, tang quyến và giáo dân mồ côi thuộc giáo phận Gambella.
Nói với những người đang chịu tang của Gambella VICARIATE, Hội đồng Giám mục của quốc gia này đã cam kết sẽ có “sự gần gũi và những lời cầu nguyện từ các thành viên trong Hội đồng Giám mục Công Giáo ở Ethiopia và toàn thể Giáo Hội Công Giáo ở Ethiopia. Mong linh hồn ngài được an nghỉ”
Đức Giám Mục Moreschi rất nổi tiếng ở Ethiopia vì những hoạt động mục vụ của ngài đối với giới trẻ và người nghèo. Theo thổ ngữ địa phương, ngài được gọi bằng danh hiệu “Abba”, nghĩa là “Cha”.
“Trong nhiệm vụ của mình với tư cách là một PREFECT và sau đó là APOSTOLIC VICAR, ngài đã tiếp tục thể hiện tính chất của một tu sĩ dòng Salesian trong việc giúp đỡ trẻ em, đồng hành với chúng bằng tinh thần thực tế và lòng nhiệt thành tông đồ mạnh mẽ của ngài”, dòng Salesian Don Bosco tuyên bố.
“Khi ngài đến thăm các ngôi làng, họ vẫn còn nhớ mỗi khi vị tu sĩ khi Salesian này luôn đến trên một chiếc xe SUV bị tồi tàn - hoặc bằng xuồng máy tới các ngôi làng dọc theo dòng sông Baro khi đường xá bị ngập lụt - và ngài lập tức bắt tay vào việc phân phát những miếng bích quy chứa vitamin đủ loại cho các trẻ em suy dinh dưỡng.
Đức Cha Moreschi đã qua đời “sau khi đã phục vụ cho giới trẻ, người nghèo và đàn chiên tâm linh của ngài trong tư cách một tu sĩ Salesian suốt 46 năm, trong tư cách một vị linh mục suốt 38 năm, và trong tư cách giám mục hơn 10 năm” dòng Salesian tuyên bố.
3. 81,000 người tại Hoa Kỳ có thể bị thiệt mạng trong bốn tháng tới
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau khi số trường hợp nhiễm bệnh tại Hoa Kỳ vượt qua con số nhiễm bệnh do Bắc Kinh đưa ra, nhiều báo cáo rất bi quan với các phỏng đoán hàng mấy trăm ngàn người tại Hoa Kỳ sẽ chết vì coronavirus trong vài tháng tới.
Như lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta cần phải biết thực hành kiên nhẫn và trao ban hy vọng hằng ngày, chú tâm không gieo rắc kinh hoàng nhưng cổ vũ cho tinh thần đồng trách nhiệm. Vì thế, chúng tôi không đưa ra các dự đoán quá bi quan.
Tuy nhiên, báo cáo sau đây của Đại học Y khoa Washington đáng được nêu lên để cảnh giác, nếu không chúng ta có thể chết oan vì thứ virus Tầu độc hại này.
Dựa trên việc phân tích dữ liệu thu thập được từ CDC và các bệnh viện tại Hoa Kỳ, Đại học Y khoa Washington cho rằng đại dịch coronavirus có thể giết chết hơn 81,000 người tại Mỹ trong bốn tháng tới và may ra đến tháng 6 mới có thể khống chế được
Theo dự đoán được nêu trong báo cáo này số lượng bệnh nhân nhập viện dự kiến sẽ đạt đến mức cao nhất trên toàn quốc vào tuần thứ hai của tháng Tư, mặc dù đỉnh điểm có thể trễ hơn một chút ở một số tiểu bang. Một số người có thể tiếp tục chết vì virus vào cuối tháng Bẩy, mặc dù các ca tử vong sẽ ở dưới mức 10 trường hợp mỗi ngày vào tháng Sáu.
Phân tích này sử dụng dữ liệu từ CDC, các bệnh viện và các nguồn khác, dự đoán rằng số ca tử vong ở Hoa Kỳ có thể giao động từ mức tử vong thấp nhất là khoảng 38,000 người đến mức cao nhất là khoảng 162,000.
Sự khác biệt một phần là do chênh lệch về lây nhiễm ở các khu vực khác nhau, mà các chuyên gia vẫn đang cố gắng giải thích. Tiến sĩ Christopher Murray, giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tại Đại học Washington, người đứng đầu nghiên cứu này cho rằng con số tử vong chung quanh lân cận 81,000 người là rất có khả năng xảy ra.
4. Tấm lòng hiếu thảo của một nhạc sĩ Chí Lợi
“Niềm vui của âm nhạc có thể giữ cho tâm trạng của bạn trở nên tích cực, không lo lắng trong thời gian hỗn loạn của một cuộc khủng hoảng sức khỏe đang ngày càng nguy ngập này,” Gonzalo Acuna, nhạc sĩ người Chí Lợi tin như thế.
Cha mẹ của Gonzalo đang sống trong một viện dưỡng lão, nơi được coi là một ổ dịch tại Chí Lợi. Mọi thăm hỏi đều bị cấm đoán. Mỗi ngày sau khi làm việc, anh đến bên cửa sổ căn phòng nơi họ đang bị cách ly.
“Tôi chơi cho họ một chút âm nhạc, tôi nói chuyện với họ và chúng tôi cố gắng có một khoảnh khắc đẹp. Và, khi tôi về, trái tim tôi tràn đầy hạnh phúc. Cha mẹ tôi cũng thế.”
Trong khi anh kéo đàn, cha mẹ anh khiêu vũ với nhau, cố quên đi nỗi sợ.
Đối với mẹ anh, đó là cơ hội để đắm mình trong âm nhạc và quên đi sự căng thẳng:
“Gonzalo làm việc cả ngày và sau đó đến đây với chúng tôi. Đối với tôi, Gonzalo thật là một món quà từ Thiên Chúa”.
Sách Huấn Ca dạy: “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu.
Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe.
Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng.” (Hc 3: 3-6)
5. Các bệnh viện tại Pháp sẽ quá tải rất nhanh, Thủ tướng Pháp cảnh báo
Thủ tướng Pháp đã gióng lên hồi chuông cảnh báo hôm thứ Sáu về một sự gia tăng cực kỳ nhanh chóng các trường hợp nhiễm coronavirus ở nước này và cảnh báo rằng tình hình sẽ khó khăn trong những ngày tới.
“Chúng ta thấy mình đang trong một cuộc khủng hoảng kéo dài, và tình trạng này không được cải thiện trong một tương lai gần,” ông Édouard Philippe nói trong cuộc họp nội các được trực tiếp truyền hình.
Tuyên bố của thủ tướng được đưa ra khi người đứng đầu Liên đoàn Bệnh viện Pháp hôm thứ Sáu cảnh báo rằng các bệnh viện trong và xung quanh Paris dự kiến sẽ đạt đến mức bão hòa trong vòng 48 giờ tới.
“Chúng tôi sẽ đạt đến giới hạn năng lực của mình trong vòng 24 hoặc 48 giờ nữa. Chúng tôi sẽ cần có sự thể hiện tình đoàn kết thực sự giữa các khu vực, các bệnh viện,” Bác sĩ Frédéric Valletoux nói với đài truyền hình BFM TV của Pháp.
“Nếu chúng ta để các bệnh viện tự đối phó như trong tình hình hiện nay chúng ta sẽ hướng tới một thảm họa.”
Paris và vùng ngoại ô hiện chiếm hơn một phần tư trong số 32,964 ca nhiễm coronavirus đã được xác nhận tại Pháp, với gần 1,300 bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt. Vào tối thứ Sáu, tổng số người chết của Pháp COVID-19 đứng ở mức 1,995 người.
Tính cho đến chiều thứ Bẩy 28 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 27,441 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 601,536 người.
Dịch bệnh đã bùng phát rất mạnh tại Hoa Kỳ. Đến nay đã có 104,256 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, trong đó có 1,704 người chết.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý đã trở nên quá sức kinh hoàng. Chỉ trong một ngày duy nhất đã có 911 người chết, là số người chết trong một ngày cao nhất cho đến nay. Tính chung, tử vong tại Ý vì coronavirus đã lên đến 9,134 người, và 86,498 trường hợp nhiễm bệnh.
Hoa Lục, theo các báo cáo rất phi thực tế của bọn cầm quyền Bắc Kinh đang đứng thứ ba với 81,394 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 3,295 người chết.
Cuộc khủng hoảng dịch bệnh tại Tây Ban Nha càng thêm sâu sắc trong mấy ngày qua. Đến nay, đã có 5,138 người chết và 65,719 trường hợp nhiễm bệnh.
Tại Đức, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 53,340 người, trong đó có 395 người chết.
Tại Pháp, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 32,964 người, trong đó có 1,995 người chết.
2. Vị giám mục đầu tiên chết vì coronavirus là nhà truyền giáo ở Ethiopia
Đức Giám Mục người Ý của miền truyền giáo ở Ethiopia là vị giám mục Công Giáo đầu tiên được biết đã thiệt mạng vì đại dịch coronavirus toàn cầu. Ngài mất ngày 25 tháng 3.
Đức Giám Mục Angelo Moreschi, 67 tuổi, là vị Giám quản Tông toà của xứ Ethiopia tại Gambella, một khu vực truyền giáo với 25.000 người Công Giáo ở phía tây của quốc gia này. Ngài qua đời hôm thứ Tư tại thành phố Brescia của Ý, thuộc vùng Bologna nơi đã trở thành tâm chấn của đại dịch ở châu Âu.
Là một thành viên thuộc dòng Salesian Don Bosco, Đức Cha Moreschi đã đến truyền giáo tại Ethiopia từ năm 1991. Ngài đã được tấn phong giám mục vào tháng 1 năm 2010.
“Cộng đoàn Salesian chúng tôi để tang trước cái chết của Giám quản Tông toà Gambella (Ethiopia) là Đức ông Angelo Moreschi, SDB, người đã qua đời hôm nay ngày 25 tháng Ba tại Brescia (ý) vì chứng coronavirus, Dòng Salesian Don Bosco đã tuyên bố như thế qua văn phòng thông tin của hội dòng.
Tổng Thư Ký của Hội đồng Giám mục Ethiopia đã loan tin này cho cả nước, truyền đi “lời chia buồn sắc tới hàng ngũ các linh mục, tu sĩ, tang quyến và giáo dân mồ côi thuộc giáo phận Gambella.
Nói với những người đang chịu tang của Gambella VICARIATE, Hội đồng Giám mục của quốc gia này đã cam kết sẽ có “sự gần gũi và những lời cầu nguyện từ các thành viên trong Hội đồng Giám mục Công Giáo ở Ethiopia và toàn thể Giáo Hội Công Giáo ở Ethiopia. Mong linh hồn ngài được an nghỉ”
Đức Giám Mục Moreschi rất nổi tiếng ở Ethiopia vì những hoạt động mục vụ của ngài đối với giới trẻ và người nghèo. Theo thổ ngữ địa phương, ngài được gọi bằng danh hiệu “Abba”, nghĩa là “Cha”.
“Trong nhiệm vụ của mình với tư cách là một PREFECT và sau đó là APOSTOLIC VICAR, ngài đã tiếp tục thể hiện tính chất của một tu sĩ dòng Salesian trong việc giúp đỡ trẻ em, đồng hành với chúng bằng tinh thần thực tế và lòng nhiệt thành tông đồ mạnh mẽ của ngài”, dòng Salesian Don Bosco tuyên bố.
“Khi ngài đến thăm các ngôi làng, họ vẫn còn nhớ mỗi khi vị tu sĩ khi Salesian này luôn đến trên một chiếc xe SUV bị tồi tàn - hoặc bằng xuồng máy tới các ngôi làng dọc theo dòng sông Baro khi đường xá bị ngập lụt - và ngài lập tức bắt tay vào việc phân phát những miếng bích quy chứa vitamin đủ loại cho các trẻ em suy dinh dưỡng.
Đức Cha Moreschi đã qua đời “sau khi đã phục vụ cho giới trẻ, người nghèo và đàn chiên tâm linh của ngài trong tư cách một tu sĩ Salesian suốt 46 năm, trong tư cách một vị linh mục suốt 38 năm, và trong tư cách giám mục hơn 10 năm” dòng Salesian tuyên bố.
3. 81,000 người tại Hoa Kỳ có thể bị thiệt mạng trong bốn tháng tới
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau khi số trường hợp nhiễm bệnh tại Hoa Kỳ vượt qua con số nhiễm bệnh do Bắc Kinh đưa ra, nhiều báo cáo rất bi quan với các phỏng đoán hàng mấy trăm ngàn người tại Hoa Kỳ sẽ chết vì coronavirus trong vài tháng tới.
Như lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta cần phải biết thực hành kiên nhẫn và trao ban hy vọng hằng ngày, chú tâm không gieo rắc kinh hoàng nhưng cổ vũ cho tinh thần đồng trách nhiệm. Vì thế, chúng tôi không đưa ra các dự đoán quá bi quan.
Tuy nhiên, báo cáo sau đây của Đại học Y khoa Washington đáng được nêu lên để cảnh giác, nếu không chúng ta có thể chết oan vì thứ virus Tầu độc hại này.
Dựa trên việc phân tích dữ liệu thu thập được từ CDC và các bệnh viện tại Hoa Kỳ, Đại học Y khoa Washington cho rằng đại dịch coronavirus có thể giết chết hơn 81,000 người tại Mỹ trong bốn tháng tới và may ra đến tháng 6 mới có thể khống chế được
Theo dự đoán được nêu trong báo cáo này số lượng bệnh nhân nhập viện dự kiến sẽ đạt đến mức cao nhất trên toàn quốc vào tuần thứ hai của tháng Tư, mặc dù đỉnh điểm có thể trễ hơn một chút ở một số tiểu bang. Một số người có thể tiếp tục chết vì virus vào cuối tháng Bẩy, mặc dù các ca tử vong sẽ ở dưới mức 10 trường hợp mỗi ngày vào tháng Sáu.
Phân tích này sử dụng dữ liệu từ CDC, các bệnh viện và các nguồn khác, dự đoán rằng số ca tử vong ở Hoa Kỳ có thể giao động từ mức tử vong thấp nhất là khoảng 38,000 người đến mức cao nhất là khoảng 162,000.
Sự khác biệt một phần là do chênh lệch về lây nhiễm ở các khu vực khác nhau, mà các chuyên gia vẫn đang cố gắng giải thích. Tiến sĩ Christopher Murray, giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tại Đại học Washington, người đứng đầu nghiên cứu này cho rằng con số tử vong chung quanh lân cận 81,000 người là rất có khả năng xảy ra.
4. Tấm lòng hiếu thảo của một nhạc sĩ Chí Lợi
“Niềm vui của âm nhạc có thể giữ cho tâm trạng của bạn trở nên tích cực, không lo lắng trong thời gian hỗn loạn của một cuộc khủng hoảng sức khỏe đang ngày càng nguy ngập này,” Gonzalo Acuna, nhạc sĩ người Chí Lợi tin như thế.
Cha mẹ của Gonzalo đang sống trong một viện dưỡng lão, nơi được coi là một ổ dịch tại Chí Lợi. Mọi thăm hỏi đều bị cấm đoán. Mỗi ngày sau khi làm việc, anh đến bên cửa sổ căn phòng nơi họ đang bị cách ly.
“Tôi chơi cho họ một chút âm nhạc, tôi nói chuyện với họ và chúng tôi cố gắng có một khoảnh khắc đẹp. Và, khi tôi về, trái tim tôi tràn đầy hạnh phúc. Cha mẹ tôi cũng thế.”
Trong khi anh kéo đàn, cha mẹ anh khiêu vũ với nhau, cố quên đi nỗi sợ.
Đối với mẹ anh, đó là cơ hội để đắm mình trong âm nhạc và quên đi sự căng thẳng:
“Gonzalo làm việc cả ngày và sau đó đến đây với chúng tôi. Đối với tôi, Gonzalo thật là một món quà từ Thiên Chúa”.
Sách Huấn Ca dạy: “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu.
Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe.
Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng.” (Hc 3: 3-6)
5. Các bệnh viện tại Pháp sẽ quá tải rất nhanh, Thủ tướng Pháp cảnh báo
Thủ tướng Pháp đã gióng lên hồi chuông cảnh báo hôm thứ Sáu về một sự gia tăng cực kỳ nhanh chóng các trường hợp nhiễm coronavirus ở nước này và cảnh báo rằng tình hình sẽ khó khăn trong những ngày tới.
“Chúng ta thấy mình đang trong một cuộc khủng hoảng kéo dài, và tình trạng này không được cải thiện trong một tương lai gần,” ông Édouard Philippe nói trong cuộc họp nội các được trực tiếp truyền hình.
Tuyên bố của thủ tướng được đưa ra khi người đứng đầu Liên đoàn Bệnh viện Pháp hôm thứ Sáu cảnh báo rằng các bệnh viện trong và xung quanh Paris dự kiến sẽ đạt đến mức bão hòa trong vòng 48 giờ tới.
“Chúng tôi sẽ đạt đến giới hạn năng lực của mình trong vòng 24 hoặc 48 giờ nữa. Chúng tôi sẽ cần có sự thể hiện tình đoàn kết thực sự giữa các khu vực, các bệnh viện,” Bác sĩ Frédéric Valletoux nói với đài truyền hình BFM TV của Pháp.
“Nếu chúng ta để các bệnh viện tự đối phó như trong tình hình hiện nay chúng ta sẽ hướng tới một thảm họa.”
Paris và vùng ngoại ô hiện chiếm hơn một phần tư trong số 32,964 ca nhiễm coronavirus đã được xác nhận tại Pháp, với gần 1,300 bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt. Vào tối thứ Sáu, tổng số người chết của Pháp COVID-19 đứng ở mức 1,995 người.