Ngày 29-03-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ trước Mộ Chúa thứ Hai Tuần Thánh. Bóng đêm và tiếng gáy: Suy niệm của linh mục Vũ Hải Đăng
Giáo Hội Năm Châu
01:10 29/03/2021


Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 29-March-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Ga 13, 21-33. 36-38

“Một người trong các con sẽ nộp Thầy… Trước khi gà gáy con đã chối Thầy ba lần”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, (Chúa Giêsu đang ngồi ăn với các môn đệ), tâm hồn Người bị xao xuyến, nên Người tuyên bố: “Thật, Thầy nói thật cho các con biết, một người trong các con sẽ nộp Thầy”. Các môn đệ nhìn nhau phân vân không biết Người nói về ai. Có một môn đệ được Chúa Giêsu yêu quý, đang ở bàn ăn gần lòng Chúa Giêsu. Vậy Phêrô làm hiệu cho môn đệ ấy và nói: “Hỏi xem Thầy nói về ai đó”. Môn đệ ấy nghiêng mình sát ngực Chúa Giêsu và hỏi Người: “Thưa Thầy, ai vậy?” Chúa Giêsu trả lời: “Thầy chấm miếng bánh trao cho ai là người đó”. Và Người chấm một miếng bánh trao cho Giuđa, con Simon Iscariô. Ăn miếng bánh rồi, Satan nhập vào hắn. Chúa Giêsu nói với hắn: “Con tính làm gì thì làm mau đi”. Nhưng những người đang ngồi ăn không một ai hiểu được vì sao Người lại nói với hắn như vậy. Có nhiều người tưởng tại Giuđa giữ túi tiền, nên Chúa Giêsu bảo hắn: Hãy mua những gì chúng ta cần dùng trong dịp lễ, hoặc Người bảo hắn bố thí cho người nghèo. Vậy sau khi nhận miếng bánh đó, Giuđa liền đi ra. Bấy giờ là đêm tối. Khi Giuđa đi rồi, Chúa Giêsu phán: “Bây giờ Con Người được vinh hiển, và Thiên Chúa đã được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính Mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển! Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa. Các con sẽ tìm Thầy, và như Thầy đã nói với người Do-thái: “Nơi Ta đi, các ngươi không thể đến được”, nay Thầy cũng nói với các con như vậy”. Simon Phêrô hỏi Người: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu?” Chúa Giêsu trả lời: “Nơi Thầy đi, nay con chưa thể theo tới đó được, nhưng sau này con sẽ theo Thầy”.

Phêrô thưa lại: “Tại sao con lại không theo Thầy ngay bây giờ được! Con sẽ liều mạng sống con vì Thầy”. Chúa Giêsu nói: “Con liều mạng sống vì Thầy ư? Thật, Thầy nói thật cho con biết: trước khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần”.

Đó là lời Chúa.
 
Thứ Năm Tuần Thánh
Lm. Jude Siciliano, OP
02:13 29/03/2021
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Xuất Hành 12: 1-8, 11-14; Tv 116; 1Côrintô. 11: 23-26; Gioan 13: 1-15

Mùa Chay kết thúc vào lúc chiều hôm nay khi chúng ta mừng bí tích Thánh Thể ngày thứ năm Tuần Thánh. Khi Mùa Chay bắt đầu, có lẻ chúng ta đã có một số quyết tâm tự rèn luyện. Nếu chúng ta giữ được chúng thì xin chúc mừng! Nếu không, chúng ta lại sẽ phải chờ đến Mùa Chay sang năm và chúng ta hy vọng sẻ làm được tốt hơn. Nhưng, hôm nay chúng ta hướng sự chú ý đến ba ngày mà thường gọi là Tam nhật Vượt Qua. Chúng ta nên đếm các ngày phụng vụ bắt đầu từ đêm thứ tư trước. Vì thế nên Tam nhật Vượt Qua bắt đầu từ tối nay tối thứ năm. Tuy kéo dài trong ba ngày nhưng chỉ tập trung vào một sự kiện và kết thúc vào ngày Chúa nhật Phục Sinh.

Vì đây là ba ngày đặc biệt, nên chúng ta hãy cố gắng dành ra một chút thời gian, mặc dù có những khó khăn trong lúc có cơn đại dịch covid, để thanh tịnh suy ngẫm. Đọc Kinh Thánh về ba ngày này có thể giúp chúng ta chú trọng đến điều Thiên Chúa đã làm và tiếp tục làm cho chúng ta.

Vì những hạn chế hiện tại, nên các giáo xứ thu hẹp lại các nghi thức; có thể không có nghi thức rửa chân. Vậy có thể sẽ là hành vi quá đáng, khi chúng ta rửa chân cho các người trong gia đình trong khi chúng ta mừng bí tích Thánh Thể được không? Tôi biết điều đó nghe có vẻ cực đoan, và đó là những gì ông Phêrô đã nghĩ như vậy. Chúng ta có thể không rửa chân cho nhau theo nghĩa đen. Nhưng, điều Chúa Giêsu dạy rất rõ ràng là Ngài bảo các môn đệ Ngài và cả cho chúng ta "Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em" Không có chỗ cho cảnh bát nháo trong phòng khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ. Chúng ta "cũng phải làm như vậy" Điều Chúa Giêsu chú ý trước tiên nơi bí tích Thánh Thể là sự phục vụ của các môn đệ và khi làm điều đó, các ông đã thực hiện điều cốt lõi của Ngài - là phục vụ người khác.

Chúa Giêsu tổ chức bữa ăn với các môn đệ thân thiết của Ngài. Thế giới sống của các ông sắp bị tan rả. Nhưng bằng lời nói và hành vi rõ ràng của Ngài trong bữa ăn, Chúa Giêsu ban sự bình an cho các ông. Chúng ta đang cùng dùng bữa với Chúa Giêsu. Ngài làm cho chúng ta những gì mà chúng ta sẽ làm cho những người ngồi xung quanh chúng ta cùng với Ngài. Ngài ban bình an cho chúng ta. Và ai lại không cần sự bình an đó trong những ngày có cơn đại dịch covid này? Nó không chỉ là cơn đại dịch mà còn làm chao đảo chúng ta nữa, phải không? Có những tình huống trong đời sống cá nhân của chúng ta đã thúc đẩy chúng ta quay về với Đức Chúa để nhận được ơn bình an mà Ngài đã ban cho các môn đệ đang gặp khó khăn nơi bàn ăn.

Ngay trong lúc tôi viết bài này, có tin thật bi thảm: Đã xãy ra một cuộc thảm sát tám người, sáu người trong số đó là phụ nữ châu Á ở Atlanta (Sự kiện này thức tỉnh chúng ta về sự đe doạ của việc sử dụng bạo lực cho cộng đoàn người Á Châu đã luôn xãy ra). Hàng trăm trẻ con bị chia cắt khỏi cha mẹ ở nơi biên giới. Thế giới vẫn đang đợi vắc xin chích ngừa bệnh covid, đặc biệt là cho các quốc gia nghèo. Chúng ta rất cần sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho trong bí tích Thánh Thể tối nay. Chúa Giêsu không chỉ ban ơn bình an. Chính Ngài đang hiến dâng đời sống của Ngài cho chúng ta trong Mình và Máu thánh của Ngài. Chính sự sống của Ngài sẽ giúp chúng ta thực hiện việc Ngài bảo chúng ta làm là cống hiến bản thân chúng ta trong việc phục vụ người khác.

Thánh Gioan nói rõ là Chúa Giêsu biết rõ về ngày Ngài khởi xuất ra khỏi thế gian để trở về với Chúa Cha. Chúa Giêsu "biết giờ này đã đến..." Hình như Ngài muốn để lại những người thân mến của Ngài. Nhưng, trong Chúa Giêsu không có sự ngăn cách nào giữa Chúa Cha và những người Ngài để lại ở "thế gian". Thật ra thì, qua Chúa Kitô, Chúa Cha đã hiện diện với chúng ta và chúng ta hiện diện với Chúa Cha. Chúa Giêsu đang trở về với Chúa Cha, và bây giờ trong Chúa Kitô chúng ta cũng sẽ được kết hợp với Thiên Chúa của chúng ta. Thế gian đã rời xa Thiên Chúa, nhưng trong Chúa Giêsu, chúng ta đã được ngụ cư trong Thiên Chúa và nhờ thế Thiên Chúa đã đi vào trong thế gian.

Phúc âm nói Chúa Giêsu cởi áo choàng của mình ra ngoài. Như thể thánh Gioan đang muốn nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu muốn bày tỏ cho chúng ta thấy đời sống bên trong của Thiên Chúa cho các môn đệ của mình. Chúa Giêsu là bởi Thiên Chúa và Ngài trở về với Thiên Chúa. Trước khi Ngài mặc lại áo, Ngài lấy một cái khăn phủ lên. Thiên Chúa đã đến để phục vụ chúng ta như Thiên Chúa đã làm suốt trong các câu chuyện của phúc âm, qua Chúa Giêsu, các phép lạ và việc lành thường được làm trong ngày Sabát, ngày của Thiên Chúa. Chúa Giêsu là ngày sabát của chúng ta, đang làm những việc mà Chúa Cha của Ngài làm. Trong bữa ăn, mặc dù Ngài không chói sáng biểu tỏ quyền thế, nhưng Ngài đổ nước và tẩy rửa chúng ta.

Lúc đầu thánh Phêrô không hiểu điều đó. Không có gì ngạc nhiên cho những người quen với phúc âm. Phêrô nghĩ đến hình ảnh một Thiên Chúa trên cao, uy nghi đầy quyền năng. Làm sao mà một Thiên Chúa cao trọng lại làm việc của một người tôi tở khiêm nhường? Điều này khiến chúng ta suy ngẫm: Hình ảnh về Thiên Chúa trong chúng ta nói với chúng ta Ngài là sao? Thiên Chúa ngự ở đâu? Thiên Chúa hành động như thế nào trong thế gian? Qua phúc âm thánh Gioan nói với chúng ta: Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa là một người tôi tớ khiêm nhường rửa chân cho chúng ta, sửa soạn cho chúng ta tiếp tục cuộc hành trình mà chúng ta đang thực hiện trên trần gian với tư cách là môn đệ của Con Thiên Chúa.

Trong những "lúc bình thường", việc rửa chân là một nghi thức thường diễn ra trong bí tích Thánh Thể. Đó là việc thực hành phụng vụ giàu ý nghĩa do một chủ tế mang khăn trắng sạch được phụ giúp bởi các thầy Phó Tế. Nghi thức này rất giàu ý nghĩa. Nhưng nó không nên chỉ gói gọn trong nghi thức phụng vụ; nhưng nó phải là hành vi gương mẫu và để dạy "Như Thầy đã làm cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy". Và Chúa Giêsu không chỉ rửa chân thôi phải không?

“Như Thầy đã làm cho anh em..."
- Hãy chữa lành nghười bệnh… anh em cũng phải làm như vậy
- Như Thầy đã tha thứ người tội lỗi… anh em cũng làm như vậy
- Như Thầy cho người đói ăn… anh em cũng làm như vậy
- Như Thầy đón tiếp người xa lạ… anh em cũng làm như vậy
- Như Thầy đã hy sinh mạng sống… anh em cũng làm như vậy.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


HOLY THURSDAY
Exodus 12: 1-8, 11-14; Psalm 116; 1Cor. 11: 23-26; John 13: 1-15

Lent ends at sunset today as we celebrate the Eucharist for Holy Thursday. When Lent began we probably made resolutions and if we kept them, congratulations! If not, we have next Lent, we hope to do better. But today we turn our attention to the three days we call the Triduum. We count liturgical days beginning the night before and so the three days begin tonight, Thursday night. They are three days, but really they are one event, which begins on Holy Thursday and finishes on Easter Sunday.

Since these are three special days, we should try to put aside some extra time, as hard as it is during these pandemic days, for quiet reflection. Reading the Scriptures assigned to these days might help us focus on what God has done and continues to do for us.

Because of current restrictions our parishes probably will not have the washing of the feet. Is it too extreme to suggest we wash family members feet at home as we live-stream the Mass? I know, that sounds extreme, that’s what Peter thought too. We might not literally wash one another’s feet, but Jesus’ teaching is very explicit, telling his disciples and us, “I have given you a model to follow so that as I have done for you, you should also do.” There is no wiggle room in what Jesus tells his disciples. We “should also do.” Jesus’ priority at the supper was to serve his disciples and in doing that he was teaching them the core message of his life – service to others.

Jesus was hosting a meal with his intimate disciples. Their worlds were about to fall apart yet, by his words and explicit actions during the meal, Jesus is extending his peace to them. We are at supper with the Lord. He does for us what he did for those around the table with him – he extends his peace to us. And who does not need that peace in these pandemic-ridden days? It’s not just the pandemic that shakes us, is it? There are situations in our personal lives that urge us to turn to the Lord for the peace he offers the troubled disciples at his table.

As I write this the news is tragic: eight people, six of them Asian women, were massacred in Atlanta. (The event awakens us to the intimidation and violence the Asian community has always experienced.) Hundreds of children have been separated from their parents at our border. The world is still waiting for vaccines to be available for everyone, especially in the poorest countries. We desperately need the peace Jesus offers us at our Eucharist this evening. He’s not just extending a greeting of peace; he is offering himself to us in his body and blood. The gift of himself will enable us to do what he asks us to do, offer ourselves in service to others.

John makes it quite clear: Jesus was aware of his coming exodus from this world to return to the Father. “Jesus knew that his hour had come….” He seems to be leaving those he loved behind. But in Jesus there is no separation between the Father and those he leaves in the “world.” Rather, through Christ the Father is present to us and we to the Father. Jesus is returning to his Father and now in Christ we too will be united with our God. The world was alienated from God, but in Jesus we have entered into God and God has entered into the world.

The gospel says Jesus took off his outer garment. It is as if John is telling us that Jesus is revealing the inner life of God to his disciples: He is of God and is returning to God. Before he takes up his garments again he takes up the towel. God has come to serve us as God has been doing throughout these gospel narratives. Through Jesus the miracles and good works are often done on the Sabbath, God’s day. Jesus is our Sabbath, doing what his Father is doing. At the meal though he is not shining forth in brilliant displays of power, but pouring water and cleansing us.
Initially Peter doesn’t get it. No surprise to anyone familiar with the Gospels. He is stuck with images of a God on high, majestic in power. How could this distant God take on the role of a humble servant? Which causes us to reflect: what is our image of God? Where does God reside? How does God act in our world? From what John tells us. in Jesus, God is a humble servant washing our feet, preparing us to continue the journey we are on in the world as followers of God’s Son.

During more “normal times” the washing of the feet is a ritual that takes place at the Eucharist. It is a liturgical practice done by someone wearing a clean out white towels, assisted by deacons. As a liturgical practice it is rich with meaning. But it should not just be a liturgical action. It is meant to be an example and instruction: “As I have done for you, you should also do.” And Jesus wasn’t just talking about washing feet, was he?

“As I have done for you…”
- healed the sick... you should also do
- forgiven sinners...you should also do
- fed the hungry...you should also do
- welcomed the stranger...you should also do
- given by life...you should also do
 
Thứ Sáu Tuần Thánh
Lm. Jude Siciliano, OP
02:17 29/03/2021
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Isaiah 52: 13-53: 12; T.vịnh 30;Do Thái 4: 14-16, 5: 7-9; Gioan 18: 1-19:42

Chúa Nhật vừa qua chúng ta nghe bài Thương Khó của thánh Máccô. Hôm nay chúng ta nghe bài Thương Khó của thánh Gioan. Hai bài hoàn toàn khác nhau. Mỗi bài có quan điểm trình bày ý nghĩa độc đáo khác nhau về ngày cuối cùng đời sống trần gian của Chúa Giêsu, và ý nghĩa của chúng đối với chúng ta. Trong phúc âm thánh Máccô Chúa Giêsu hoàn thành vai trò người tôi tớ đau khổ của ngôn sứ Isaia. Ngôn sứ diển tả người Tôi Tớ đau khổ do phải bị những lời buộc tội bất công và bị đối xử một cách độc ác dưới tay kẻ thù. Bất chấp sự buộc tội lạm quyền này, người Tôi Tờ vẫn trung thành với Thiên Chúa.

Hôm nay thánh Gioan trình bày một quan niệm khác và về cuộc khổ nạn và vai trò của Chúa Giêsu trong đó. Xuyên suốt câu chuyện của thánh Gioan kể, Chúa Giêsu không phải là một tội nhân đau khổ, nhưng Ngài là một vị quân vương. Thí dụ thay vì bị xét xử, thánh Gioan mô tả Chúa Giêsu hoàn toàn kiểm soát mọi sự. Thật thế, tất cả những người khác trong câu chuyện này dường như họ đang bị xét xử: Philatô, các lãnh tụ tôn giáo và dân chúng là người thất bại theo Chúa Giêsu. Bắt đầu từ lúc bắt Chúa Giêsu trong vườn cây dầu cho đến khi Chúa Giêsu chết. Chúa Giêsu có thái độ điềm tỉnh và có cử chỉ điều khiển. Hãy chú ý bao nhiêu lần trong lời tường thuật của thánh Gioan, Chúa Giêsu được diển tả như một vị quân vương, ngay cả khi Ngài bị quân lính và Philatô chế diễu.

Người ta thậm chí còn mô tả cây thánh giá cúa Chúa Giêsu không như là một công cụ hành hình mà có vẻ như là một ngai vàng mà Ngài đang ngự trị. Từ cây thập tự giá của mình, Chúa Giêsu hướng dẫn việc chăm sóc cho Mẹ Ngài, và thốt lên một tiếng lớn của chiến thắng cuối cùng "Mọi việc đã hoàn tất!" Chúa Giêsu quyết định thời điểm sinh thì của mình và cuối cùng Ngài chiến thắng - Từ trên cây thập giá của mình. Trong phúc âm thánh Gioan, cái chết của Chúa Giêsu là một cái chết "vinh quang". Không có điểm nhấn nào về sự dũng cảm của Ngài trong khổ nạn, hay đang hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn của Thiên Chúa. Sự chết của Chúa Giêsu thuộc một trạng thái khác. Đó là Đức Chúa đã hoàn tất một việc trọng đại trong Đức Gie6su; điều mà mà chúng ta không thể bắt chước được hay tự làm lấy được. Từ trên cây thập tự giá, chúng ta được giải thoát khỏi quyền lực của sự dữ của tội lỗi, và sự chết bị đánh bại.

Thánh Gioan cho chúng ta thấy rằng chúng ta là những người thừa hưởng những việc Thiên Chúa đang làm. Chúng ta như là những người thừa kế, khi nhận được sự vinh quang của Chúa Giêsu trên cây thập tự giá. Chúng ta thường có cách suy nghĩ về mình như "một người làm việc gì đó". Nhưng ở đây không như thế. Thánh Gioan không kêu gọi chúng ta suy ngẫm về sự đau khổ của Chúa Giêsu và bắt chước sự đau khổ của Ngài. Thật ra những điều này hình như hoàn toàn không có ghi trong câu chuyện. Và việc tội lỗi loài người của chúng ta không được nhắc đến, hay tội lỗi chúng ta bị nêu lên - Ngay cả khi Phêrô chối Chúa Giêsu ba lần, và các môn đệ khác (ngoại trừ ba người phụ nữ đứng dưới chân cây thập tự giá) bỏ Chúa Giêsu trốn mất. Chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội cho thánh Gioan trình bày rõ rệt về những đau đớn trên thân xác Chúa Giêsu. (Ông Mel Gibson trình bày trong cuốn phim "Sự thương khó của Chúa Kitô”). Nhưng, thánh Gioan không làm gì để khuấy động cảm xúc của chúng ta về sự thương khó của Chúa Kitô. Trái lại thánh Gioan diển tả sự thương khó của Chúa Giêsu theo cách mà các tín hữu điều cảm động thốt lên tiếng kêu như ông Tôma gặp Chúa Giêsu sống lại "Lạy Chúa là Thiên Chúa của tôi".

Cảnh xét xử trước ông Philatô là điều chính trong câu chuyện thương khó thánh Gioan trình bày. Trọng tâm của cuộc xét xử là những lời trao đổi về vương triều của Chúa Giêsu vì Ngài xưng mình là vua. Đối với người Lamã, ai tự xưng mình là vua sẽ bị xem là phạm tội tranh chấp với vua Caesar. Philatô chịu thua Chúa Giêsu và gởi Ngài qua các lãnh tụ tôn giáo và dân chúng khi họ thử thách Philatô về việc ông ta định thả tự do cho Chúa Giêsu. "Nếu ông tha cho nó, thì ông không phải là bạn của vua Caesar". Nhưng, Chúa Giêsu là vua và hình như có điều gì trong câu chyện sự thương khó này nếu không được Chúa Giêsu cho phép. Người vô tội gánh lấy tội chúng ta một cách tự ý. Và không ai bắt buộc Chúa Giêsu phải làm như thế. Chúa Giêsu sẽ chịu đau khổ thay cho chúng ta, và kết quả, là chúng ta sẽ được thừa kế đời sống mới.

Chúng ta không thể tách biệt ngày hôm nay ra khỏi việc chúng ta mừng trong ngày thứ Năm Thuần Thánh, hay ngày lễ Phục Sinh. Ba ngày của tam nhật vượt qua là một. Không có sự suy ngẫm đáng tin cậy nào trên sự thương khó ngoài bối cảnh của sự Phục Sinh. Chúng ta không kỷ niệm ba ngày một cách riêng biệt, chỉ là một cách tái hiện trình tự sự việc theo thời gian đã xãy ra trong quá khứ. Mặc dù mỗi ngay trong số ba ngày đều có tích cách riêng biệt, nhưng chúng không thể tách biệt riêng được. Như thế ngày thứ Sáu Tuần Thánh, linh mục giảng không nên khơi dậy nơi người giáo dân một cảm giác tội lỗi về "Những gì chúng ta đã làm cho Chúa Giêsu". Thánh Gioan cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu, với sự hoàn toàn hiểu biết và kiểm soát, Ngài muốn chết vì tội lỗi chúng ta. Bởi thế, chúng ta không nên đau buồn về sự chết của Ngài. Hôm nay, ngay cả trong cảnh sắc u buồn, vẫn gợi lên niềm vui về những gì Thiên Chúa đã làm, qua Chúa Giêsu, cho chúng ta hưởng nhờ.

Cây thập giá sẽ không có gì ngạc nhiên cho bất kỳ ai đã chú ý đên phúc âm thánh Gioan cho đến thời điểm này. Thánh Gioan đã nói với chúng ta rằng Ngôi Lời đã nhập thể trong Chúa Giêsu, cho chúng ta gặp gỡ tình yêu thương của Thiên Chúa chúng ta. Nhưng, bóng tối âm u không chấp nhận Đấng Tạo dựng nên ánh sáng và vì vậy, các thế lực của sự dữ bắt đầu sớm cố gắng dập tắc ánh sáng. Trong khi Thiên Chúa được mặc khải trong lời nói và việc làm của Chúa Giêsu, thì cây thập giá là sự hoàn hảo của mặc khải, để khi nhìn lên cây thập giá cho thấy những gì chúng ta đã nghe trước đó nơi thánh Gioan là "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban cho Con độc nhât của Ngài…" (3:16)

Hôm nay cây thập giá trình bày hoàn thiện hình ảnh về tình yêu thương của Thiên Chúa cho nhân loại tội lỗi. Khi Chúa Giêsu chết máu và nước sẽ tuôn ra từ cạnh sườn Ngài và Ngài sẽ "trao Thần Khí ngài" và giáo hội sẽ được sinh ra. Chúng ta kỷ niệm thứ sáu Tuần Thánh và chúng ta chờ đợi câu chuyện kết thúc sẽ được nêu lên trong ngày lễ Phục Sinh. Khi Chúa Kitô hiện ra với các môn đệ và thổi Thần Khí Ngài trên họ, Ngài ban năng lực cho họ tiếp tục việc Ngài làm là trình bày gương mặt nhân từ của Thiên Chúa cho thế giới.

Chúng ta sẽ tôn kính cây thánh giá đêm hôm nay. Đó là lời nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh của Chúa Giêsu và nó cũng là biểu tượng cho sự vinh thắng của Chúa Giêsu trên sự chết - Sự phục sinh của Ngài. Những gì Chúa Giêsu đã thực hiện trên thập giá điều được hiện diện nơi chúng ta, khi chúng ta nghe công bố bài Thương Khó. Hôm nay chúng ta là những người chăm chú lắng nghe, trung thành tiếp nhận câu chuyện và để nó tiếp tục công việc cứu rỗi trong chúng ta. Với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta, giáo hội, sẽ sống đời tự hiến như Chúa Giêsu. Chúng ta sẽ hiến thân cho người khác khi họ cần sự giúp đở của chúng ta và sẽ đương đầu với sự bất công và tội lỗi dưới mọi hình thức thể hiện trong cuộc sống chúng ta, như Chúa Giêsu đã làm.

Cây thánh giá chúng ta đưa lên cao hôm nay để chúng ta thờ lạy, liên kết chúng ta với nhau trong cộng đoàn này. Chúng ta nâng đở nhau và sát cánh với những người đang đau khổ hoặc phải trải qua những hy sinh lớn để trở nên người tín hữu trung thành với đức tin. Chúng ta cầu nguyện cho những người đang trải qua những thử thách gian nan hay thậm chí chết vì đức tin của họ. Nhân danh cây thánh giá, chúng ta, các tín hữu, hy sinh mạng sống chúng ta trong việc phục vụ yêu thương cho những người cần được sự giúp đở của chúng ta. Mỗi lần chúng ta làm dấu thánh giá trên mình chúng ta, chúng ta được nhắc nhở rằng chúng ta đang sống dười dấu thánh giá. Cũng như các phụ nữ đứng dưới chân cây thánh giá lúc Chúa Giêsu sinh thì. thì chúng ta cũng nên nghĩ đến những người đau khổ, buồn phiền và sắp chết. Dấu thánh giá cũng nhắc chúng ta là Chúa Giêsu không xa lạ gì với nhưng nổi đau khổ và sự mất mát của chúng ta. Ngôn sư Isaia giúp chúng ta thấy vai trò của Chúa Giêsu, người Tôi Tớ đau khổ, đang thực hiện cho chúng ta. “Sự thật chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta...”

Chúa Kitô đã vác cây thánh giá vì sự yếu đuối và sự chết của chúng ta; những hành động độc ác, bất công, nhỏ mọn cũng như sự chết và nỗi sợ chết của chúng ta. Cây thánh giá thật là một nghịch lý: Đó là biểu trưng của cái chết, nhưng qua nó, sự sống sẽ được ban cho chúng ta. Bởi thế hôm nay chúng ta tôn kính cây thánh giá, chúng ta làm dấu thánh giá trên mình chúng ta để nhắc lại đức tin của chúng ta trong sự biến đổi đức tin đang tiếp tục xãy ra trong chúng ta qua câu chuyện chúng ta nghe về việc cứu rỗi chúng ta qua Chúa Kitô.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


GOOD FRIDAY
Isaiah 52: 13-53: 12; Psalm 31;Hebrews 4: 14-16, 5: 7-9; John 18: 1-19:42

Last Sunday we heard Mark’s Passion account; today it is John’s. They stand in stark contrast to one another; each presents a unique perspective on the last day’s of Jesus’ life and their meaning for us. In Mark, Jesus fulfills Isaiah’s Suffering Servant role. The prophet describes him as one who suffers unjust accusations and brutal treatment at the hands of his enemies. Despite this abuse the servant is faithful to God.

Today, in John, we hear another perspective of the Passion and the role Jesus plays in it. Throughout John’s narrative Jesus is not a victim-sufferer, but a royal personage. For example, instead of his being on trial, John describes Jesus as fully in control. In fact, all the others in the account seem to be the ones on trial, Pilate, Jesus’ failed followers, the religious leaders and the crowds. Starting with his arrest in the garden, right up to his death, Jesus shows a calm and in-charge demeanor. Notice how many times in John’s account Jesus is described in royal terms, even when he is being mocked by the soldiers and Pilate.

One can even describe Jesus’ cross less as an instrument of execution and more as a throne from which he rules. From his cross he directs the care of his mother and utters a final triumphant cry, “It is finished!” He decides the moment of his death and in the end he is victorious - from his cross. In John’s gospel, Jesus’ death is a “glorious” death. There is no emphasis on his extreme bravery, or that he is accomplishing a difficult task. Jesus’ death is in an entirely different category of death. God is accomplishing a great work in Jesus, something we cannot imitate or achieve on our own. From the cross we are freed from sin’s evil power over us and death is defeated.

John is showing us that we are the beneficiaries of what God is doing. We are like heirs, on the receiving end of Jesus’ glorification on the cross. We like to think of our selves as a “do-something people.” But not here. John isn’t asking us to meditate on Jesus’ pain and imitate his suffering, in fact, these are almost entirely missing from the story. Nor is our human sinfulness stressed, or our guilt evoked – even though Peter denies Jesus three times and the other disciples (except the three women at the foot of the cross) abandon him. There certainly would have been ample opportunity for John to be quite graphic about the infliction of pain on Jesus. (Mel Gibson did it in his movie, “The Passion of the Christ.”) But John does nothing to stir up our feelings for the suffering Christ. Instead, he writes his Passion in such a way that all through it believers are moved to utter the cry Thomas the Doubter will when he meets the risen Lord, “My Lord and my God.”

The trial scene before Pilate is central in John’s account. The focus of the discussion is Jesus’ kingship. For the Romans, anyone claiming kingship would be considered seditious, a rival to Caesar. Pilate surrenders Jesus to the religious leaders and the crowds when they challenge Pilate’s attempt to free Jesus. “If you release him, you are not a Friend of Caesar.” But king he is and nothing seems to happen in this Passion story without Jesus allowing it. The innocent one take’s on our sin and guilt and he willingly accepts that role; no one is forcing him to do this. He will suffer in our place and, as a result, we will be the heirs to new life.

We can’t isolate this day from what we celebrated on Holy Thursday, or will celebrate on Easter. These three days of the Triduum are of a piece. There can be no credible reflection on the Passion outside the context of the Resurrection. We are not celebrating three separate days, a chronological replaying of past events. While each of these three days has its uniqueness, they can’t be isolated from one another. Good Friday preaching, for example, is not supposed to draw on people’s emotions, or stir up guilt for “what we have done to Jesus.” John shows that Jesus, with full knowledge and control, willed to die for our sins. So, we are not grieving his death. This day, even with its somber tones, evokes joy for what God has done, in Jesus, for our benefit.

The cross should be no surprise to anyone who has been attentive to John’s gospel up to this point. John told us that the Word became flesh; in Jesus we encounter the loving presence of our God. But darkness could not bear the Creator of light and so the forces of evil start early to try to quench the light. While God was revealed in all Jesus said and did, it is the cross that is the fullness of that revelation, for gazing on the cross reveals what we heard earlier in John, “God so loved the world that God gave the only Son...(3:16).

Today the cross is completing the picture of God’s love for sinful humanity. When Jesus dies blood and water will flow from his side and he will “hand over the spirit,” and the church will be born. We celebrate Good Friday and we wait for the full story to be spoken on Easter, when Christ appears to his disciples and breathes his Spirit on them, empowering them to continue his work of revealing the gracious face of God to the world.

We will venerate the bare cross today. It is both a reminder of Jesus’ sacrifice and it is also a symbol of his triumph over death – his resurrection. What Jesus accomplished on the cross is made present to us, as we hear the Passion proclaimed. We are attentive listeners today, faithfully receiving the story and allowing it to continue its work of redemption in us. With the gift of the Spirit we, the church, will live Jesus’ self-giving life. We will give ourselves to those who need us and confront injustice and sin in whatever guises they present themselves – just as Jesus did.

The cross we raise high today and come forward to venerate, links us to one another in this community. We support and stand with those who are in pain or undergoing great sacrifices in order to be faithful Christians. We pray for those undergoing trials and even death for their faith. In the name of the cross we believers give our lives away in loving service to those in need. Each time we make the sign of the cross and trace Jesus’ cross on our bodies, we are reminded that we live under the sign of the cross. Like the women who stood company at the cross with Jesus in his agony, so we too keep vigil with those who are grieving, afflicted and dying. The sign of the cross also reminds us that Jesus is no stranger to our pain and loss. The prophet Isaiah helps us see the role Jesus, the Suffering Servant, fulfills for us, “Yet it was our infirmities that he bore, our sufferings that he endured....”

Christ has taken to the cross our weaknesses and our dyings; our acts of cruelty, injustice and pettiness; as well as our own mortality and fear of dying. What a paradox the cross is: through death, life has been given us. So, we venerate the cross before us today and we mark ourselves with the sign of the cross, renewing our faith in the transformation that continues to take place in us through our hearing the story of our salvation in Christ.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 29/03/2021

61. Đức Chúa Giê-su, thế tục, ma quỷ và xác thịt đều đi tìm tôi, nhưng nếu tôi không bằng lòng thì không ai có thể tim được tôi; nếu ma quỷ, thế tục và xác thịt tìm được tôi thì nuốt ngay tôi như lũ sư tử đói vậy; chỉ có Đức Chúa Giê-su nếu tìm được tôi thì mới khiến cho tôi được no đủ và được cứu giúp.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:27 29/03/2021
2. LÒNG TỐT CỦA BÀ CHỦ

Có một tớ gái bị bà chủ ngược đãi.

Một hôm, nó hướng mặt về hướng tây và há miệng thật lớn vừa hít vừa nuốt, bà chủ hiếu kỳ hỏi nó tại sao làm như vậy, tớ gái trả lời:

- “Bụng của tôi thường bị đói, bây giờ học cách uống gió tây, nếu học được thì có thể không cần ăn cơm, để hết cho bà ăn mà sống”.

Bà chủ rất phấn khởi nói:

- “Mày nhất định phải dụng tâm để học, tao đã trữ rất nhiều lá cây, hôm nay thì có thể xâu lại làm áo cho mày mặc; vì mày chỉ uống gió tây mà không ăn cơm của tao, nếu không cho mày mặc áo mới thì người ta sẽ nói lão bà này là người không có lương tâm !”

(Tiếu Đắc Hảo)

Suy tư 2:

Ngược đãi đầy tớ là hành vi gian ác của những người không có lương tâm, họ coi đồng tiền của mình có giá trị hơn cả nhân phẩm và mạng sống của con người; ngược đãi đầy tớ của mình là hành vi đi ngược với nền văn minh của thế giới và đồng lõa với văn hóa sự chết.

Làm ông chủ bà chủ là một vinh dự vì có dịp để thực thi tinh thần bác ái của Đức Đức Chúa Giê-su, và cũng là người may mắn nhất vì luôn luôn có cơ hội để thực hiện lời của Đức Đức Chúa Giê-su dạy yêu người như chính mình.

Con người ta có thể khác nhau về tính tình, khác nhau về trình độ, khác nhau về văn hóa ngôn ngữ.v.v…nhưng giống nhau ở một điểm là “phẩm giá”, mà chúng ta thường gọi là nhân phẩm, tức là phẩm giá của con người, cái nhân phẩm này được nâng cao hơn khi Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người mang thân phận con người như chúng ta, và chia sẻ kiếp làm người như chúng ta.

Đầy tớ hay ông chủ, người giàu hay người nghèo, cấp trên hay cấp dưới, có học hay vô học đều có nhân phẩm giống nhau, cho nên Đức Chúa Giê-su mới luôn dạy chúng ta rằng phải yêu tha nhân như chính mình vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Tiệc Ly. Năm B.1.4.2021
Lm Francis Lý văn Ca
18:01 29/03/2021
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta sẽ nghe phúc âm trình bày hai câu chuyện buồn: Một Giuđa phản bội cùng với câu chuyện bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu với các môn đệ. Chúa Giêsu dùng bữa tối - bữa Tiệc Vượt Qua - với các môn đệ là những người đã theo Ngài trong suốt ba năm qua.

Chúa Giêsu, Người Tôi Tớ của Thiên Chúa sẵn sàng đối diện với cái chết hoàn toàn tín thác nơi Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu dùng bữa Tiệc Vượt Qua như một Giao Ước Mới của Bàn Tiệc Thánh Thể. Một Giao Ước thời Tân Ước để ở lại với các tông đồ từ đó cho đến hôm nay.

Chúng ta cảm tạ hồng ân Thánh Thể, Chúa Giêsu để lại như một Giao Ước Mới Vĩnh Cửu. Mỗi lần chúng ta tham dự Thánh Lễ tưởng nhớ Ngài luôn hiện diện trong Giáo Hội qua Bí Tích Thánh Thể hiệp nhất chúng ta nên một với Ngài và với Anh Chị Em trên toàn thế giới. Ca Ngợi-Tạ Ơn tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại qua Hy Lễ Thập Giá trên bàn thờ mỗi ngày.

Đồng thời chúng ta cũng nhớ đến Bí Tích Truyền Chức Linh mục, Chúa Kitô thiết lập để qua Linh Mục, cử hành thánh lễ, Chúa Giêsu hiện diện trong Giáo Hội.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, cùng với Ca Đoàn, chúng ta bắt đầu thánh lễ Tiệc Ly với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Dân Do Thái được cứu thoát sự tàn sát của nhờ máu chiên bôi trên cửa. Chúa ta tưởng niệm Đức Kitô là Chiên Vượt Qua. Qua sự chết và phục sinh của Chúa, chúng ta được hưởng ơn giao hòa.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta về Nghi Thức Bẻ Bánh Thánh Thể đầu tiên của Đức Kitô - Bữa Tiệc Ly - trao ban Mình Máu Ngài cho chúng ta.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ đã làm cho các môn đồ kinh ngạc. Chúng ta cũng phải noi theo cách hành xử của Chúa trong việc phục vụ anh chị em.




LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến
Chúa Kitô đến trần gian thiết lập nước Ngài. Qua bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta biết cân nhắc những giá trị đích thực khi tham dự Bàn Tiệc Thánh Thể.

1. Chúng ta cầu xin cho những ai bị bỏ rơi hay bạc đãi luôn tìm được nơi chúng ta niềm hy vọng, ủi an. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những ai đang đương đầu với sự chết, luôn tín thác vào sự quan phòng của Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu xin cho các Kitô hữu trên toàn thế giới luôn xác quyết với niềm tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa trong Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho các Linh Mục trên toàn thế giới. Xin cho các ngài luôn trung thành với Thiên Chức Linh Mục trong hoàn cảnh khó khăn hôm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta trong Mùa Chay-Phục Sinh năm nay. Xin ban ơn trợ lực cho những ai nguội lạnh trễ nải bíết quay về cuộc sống thánh thiện hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các linh hồn đã qua đời mà chúng ta nhớ đến trong thánh lễ hôm nay, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19 trên toàn thế giới hiện nay, được an nghỉ muôn đời trong Nhà Cha trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục.
Lạy Chúa, qua Đức Kitô, Chúa đã giao hòa thế gian sau khi hai ông bà nguyên tổ phạm tội. Xin cho chúng con trong đời sống hằng ngày luôn khám phá ra giá trị của ơn cứu rỗi, để sống tinh thần ơn gọi làm con cái Chúa mỗi ngày một nên xứng đáng hơn. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Rửa chân và tự hạ
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
23:08 29/03/2021
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Rửa chân và tự hạ

Thánh Phaolô đã từng ca ngợi sự khiêm nhường của Chúa Kitô: “Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ” (Pl 2, 6-7).

Sự khiêm nhường của Thiên Chúa không chỉ đơn thuần là ‘quên’ đi cái ‘tôi’, như khi người ta nói ông A, bà B khiêm nhường, cho dù ông A, bà B có khiêm nhường thật.

Sự khiêm nhường của Con Thiên Chúa là sự khiêm hạ của Đấng là Thiên Chúa trở nên người phàm. Đó là sự KHIÊM HẠ đúng nghĩa. Người hạ mình để đến nỗi trở thành loài thụ tạo mà chính Người dựng nên.

Bởi nếu con người khiêm nhường thì trước sau họ vẫn là con người. Còn Thiên Chúa khiêm hạ đã trở thành người thật sự. Ngài là người như chúng ta là người. Ngài là người không hề "khác người". Ngài trở nên một trong những con người, sống giữa xã hội loài người như chính con người là con người.

Thứ năm tuần Thánh, sống lại hành động rửa chân của Chúa Kitô, nghe lại chính khẳng định của Chúa: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh không được dự phần với Thầy” (Ga 13, 8b), chúng ta như được chính Chúa Kitô minh chứng cách cụ thể sự hạ mình của Ngài.

Qua sự hạ mình trong vai trò của một đầy tớ, Chúa Kitô để lại sứ điệp mà ngàn đời chúng ta không được phép quên. Đó là: Hãy hạ mình và phục vụ lẫn nhau.
Có ai trong chúng ta thương con tằm, con bướm đến nỗi trở nên bất thường, muốn hóa kiếp thành tằm, thành bướm nhằm thông cảm và chia sẻ cái kiếp làm tằm, làm bướm của chúng? Nếu yêu như thế, sẽ bị xem là đặt tình yêu sai chỗ, nặng hơn, là khó hiểu đến mức điên dại.

Nhưng suy cho cùng, dù là loài người hay loài tằm, loài bướm, tất cả đều là thụ tạo. Có khác chăng là do chúng ta là thụ tạo bậc cao mà thôi. Một thụ tạo bậc cao muốn chia sẻ kiếp sống với thụ tạo bậc thấp lại bị coi là bất thường...

Vậy mà Thiên Chúa đã yêu chúng ta bằng tình yêu mà chính chúng ta cho là điên dại ấy. Bởi Ngài là Đấng Tạo Hóa đã hóa thân trở nên loài thụ tạo do chính mình dựng nên!

Một tình yêu tuyệt vời, một tình yêu vượt trên tất cả mọi thứ tình yêu, vượt trên mọi suy nghĩ, mọi thanh âm, Chúa Kitô yêu chúng ta bằng tình yêu của một vì Thiên Chúa đã làm người.

Chính vì yêu, Chúa Kitô trở thành Lời chung quyết của Tình yêu tự hạ nơi cung lòng Chúa Cha. Một tình yêu bí nhiệm đến nỗi, thánh Phêrô phải thốt lên: “Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” (Ga 13, 8a). Thánh nhân đâu biết rằng, tình yêu tự hạ của Thiên Chúa cần lắm. Cần đến nỗi: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh không được dự phần với Thầy” (Ga 13, 8b).

Vâng, chúng ta rất cần, cần lắm một tình yêu tự hạ như thế. Vì chỉ có một tình yêu tự hạ phát xuất từ Thiên Chúa, con người mới được cứu độ. Chỉ có một tình yêu tự hạ ấy, con người mới được tham dự vào Thiên tính của chính Thiên Chúa. Và chỉ có một tình yêu tự hạ như thế, con người mới được sống trong hạnh phúc đời đời.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Tình yêu của Chúa mạnh hơn, lớn hơn sự chết. Không ai đứng ngoài tình yêu ấy, lại có thể sống. “Nếu Thầy không rửa chân anh”, nếu Chúa không tự hạ, không yêu như thế, trần gian đã không còn là trần gian của hôm nay.

Xin làm cho trái tim nhân loại, và trái tim của mỗi chúng con biết rung trong nhịp đập của tình yêu Thiên Chúa, để chúng con biết yêu tất cả những gì thuộc về chúng con theo mức độ và bằng cách thức Chúa muốn.

 
Không gì có thể tước đoạt
Lm. Minh Anh
23:15 29/03/2021
KHÔNG GÌ CÓ THỂ TƯỚC ĐOẠT
“Bây giờ, Con Người được vinh hiển, và Thiên Chúa đã được vinh hiển nơi Người”.

Kính thưa Anh Chị em,

Ngạc nhiên thay! Ngay khi Giuđa rời bữa ăn yêu thương, chìm vào bóng tối, tìm cách mưu phản và thương lượng giá cả với người khác để bán Thầy, thì tâm hồn Chúa Giêsu lại ắp đầy hình bóng của Chúa Cha và trào tràn mối bận tâm duy nhất là vinh hiển của Ngài. Giữa bối cảnh đó, làm sao chúng ta có thể tin được khi nghe những lời này, “Bây giờ, Con Người được vinh hiển, và Thiên Chúa đã được vinh hiển nơi Người”. “Bây giờ” là giờ của phản bội, giờ tử thần đang đến ngoài ngõ, giờ tan tác; ấy thế, Chúa Giêsu vẫn nói đến ‘vinh quang của Cha, vinh quang Ngài nhận được từ Cha’. Như thế, rõ ràng, ở bất cứ hoàn cảnh nào, ‘không gì có thể tước đoạt’ được vinh quang của Thiên Chúa!

Qua những lời này, ngay sau Bữa Tiệc Ly, khi mới rửa chân cho các môn đệ, và chẳng bao lâu nữa sẽ đến vườn Dầu, bị bắt, đánh đòn và sau đó, là đóng đinh… Chúa Giêsu lại nói đến việc Ngài được tôn vinh. Tất cả đã xảy ra vì sự phản bội của một người bạn; vậy mà, thay vì sợ hãi hoặc bồn chồn để nói đến những gì ‘không được chờ đợi’, Ngài lại chỉ ra vinh quang sắp nhận được qua chúng.

Điều này cũng đúng với các sự kiện của Tuần Thánh. Nhìn từ góc độ thuần tuý của con người, những gì Chúa Giêsu hứng chịu thật là bi thảm và kinh khủng. Một trong các môn đệ thân cận nhất đã phản bội Ngài; các nhà lãnh đạo tôn giáo đã phản bội Ngài; chính quyền dân sự đã phản bội Ngài; và tất cả các môn đồ, trừ Gioan, đã chạy trốn trong sợ hãi vì Thầy đã bị phản bội. Vậy mà Chúa Giêsu không nhìn tất cả những điều này qua con mắt phàm trần; Ngài nhìn chúng từ quan điểm vĩnh cửu của Trời và rõ ràng, tất cả những sự kiện xem ra bi thảm này sẽ ‘nở hoa’ nơi thập giá vinh quang, cũng là vinh quang Thiên Chúa, vì ‘không gì có thể tước đoạt’ vinh quang của Ngài.

Cam kết đi theo Chúa Kitô, chúng ta có thể yên tâm rằng, chính chúng ta cũng được thông phần thập giá của Ngài. Chúng ta sẽ trải qua tội lỗi của mình, tội lỗi của người khác; bao ngược đãi và phải chịu đựng nhiều đau khổ khác nhau. Đúng, ngay cả tội lỗi của mình cũng có thể kết thúc trong vinh quang của Ngài khi chúng ta ăn năn và nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa; điều đó không có nghĩa là tội lỗi làm vinh danh Chúa, nhưng chính lòng thương xót tuôn đổ từ thập tự giá của Ngài xuống trên chúng ta làm vinh danh Ngài. Câu hỏi đặt ra là khi gặp những khốn khó này, liệu chúng ta sẽ chịu đựng chúng với sự cay đắng đầy tuyệt vọng hay với niềm cậy tin đầy hy vọng vào Thiên Chúa của mình. Và như thế, một lần nữa, mọi thứ trong cuộc sống đều có khả năng trở thành một công cụ cho sự vinh hiển của Thiên Chúa. ‘Không gì có thể tước đoạt’ vinh quang đó khi chúng ta luôn dõi theo ý muốn của Ngài và tận dụng tất cả ân sủng cho vinh danh Ngài.

Henry VIII, vua nước Anh, nhận mình là Kitô hữu, nhưng đã đưa ra những điều luật nghịch đạo. Với các cố vấn, ai vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời vua, thường bị giết. Gioan Fisher, một bạn thân của vua, tuyên bố việc vua ly dị hoàng hậu để tái hôn là sai; ông bị kết án tử hình. Ngày hành quyết, ông đòi mặc bộ y phục đẹp nhất vì “Đây là ‘ngày cưới’ của tôi!”. Mang theo cuốn Phúc Âm, ông đến bục hành hình; tại đó, ông cầu nguyện, “Lạy Chúa, xin ban cho con một lời ủi an để con có thể tôn vinh Chúa trong giờ cuối cùng của đời mình”. Và mở Tin Mừng, ông đọc, “Sự sống đời đời, là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất, chân thật; và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, Đức Giêsu Kitô”. Ông nói, “Đúng thế”; “Đây là lời đủ cho tôi sống đến giờ này”. Trong vài phút, ông đã chết. Đó là Thánh Giám mục Gioan Fisher và đó cũng là nguồn gốc lịch sử lý do ly khai của anh em Anh giáo.

Anh Chị em,

Giờ bại trận của Con Thiên Chúa trên đồi Canvê lại là giờ chiến thắng; giờ Chúa Giêsu bị đẩy ra khỏi đất kẻ sống là giờ con người được đưa vào lại vườn địa đàng; giờ Con Thiên Chúa hấp hối là giờ Thiên Chúa cúi xuống ký kết vĩnh viễn giao ước với loài người; giờ chết của Con Đức Chúa Trời là giờ vạn vật tái sinh. Cũng thế, Gioan Fisher đã nên giống Thầy mình ngay phút cuối đời, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh”. Những ngày Tuần Thánh, chúng ta nhìn sự khốc liệt của điều ác nơi con người đã được Chúa Giêsu biến thành vinh quang Thiên Chúa. Đừng để đau khổ và thập giá đời mình nên lãng phí vô ích, nhưng hãy biến chúng thành công cụ cho vinh quang Thiên Chúa; vì lẽ, ‘không gì có thể tước đoạt’ vinh quang Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã cho con biết điều gì con phải bận tâm. Xin cho con đừng bận tâm một điều gì khác ngoài ‘bận tâm Giêsu’, cho con chỉ say mê và tìm kiếm một mình Ngài; và như Ngài, bận tâm cho vinh hiển Cha; vì lẽ, ‘không gì có thể tước đoạt’ vinh quang của Chúa nơi con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
.Thứ Sáu Tuần Thánh - Tưởng Niệm Sự Thương Khó Chúa Giêsu. Năm B 2.4.2021
Lm Francis Lý văn Ca
23:18 29/03/2021
Thứ Sáu Tuần Thánh - Tưởng Niệm Sự Thương Khó Chúa Giêsu 2.4.2021

Dẫn Nhập: Anh Chị Em thân mến
Chúng ta hiện diện nơi đây để tưỏng niệm sự khổ nạn-sự chết của Chúa Kitô. Chúng ta đang đứng dưới chân cây thập giá, cùng với Mẹ Maria, thánh Gioan và toàn thể dân thánh Chúa

Chúng ta không đứng nhìn thương tiếc một con người đã thất bại ê chề trong cuộc sống và kết liễu cuộc đời bằng cái chết tang thương trên thập giá, nhưng qua niềm tin vào ơn cứu độ, thập giá là dấu chỉ của sự chiến thắng sự chết, tội lỗi để vào cuộc sống mới vinh quang phục sinh.

Chúng ta tin rằng Đức Kitô là Con Một của Thiên Chúa Cha đã sống lại từ cõi chết và đang hiện diện giữa chúng ta. Biến cố sự thương khó, đau khổ và chết của Đức Kitô không chỉ là quá khứ chúng ta tưởng niệm hôm nay nhưng vẫn còn tiếp diễn trong thế giới hôm nay và ngày mai nơi mỗi người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia và trên toàn thế giới qua bệnh tật, ngèo đói, chiến tranh…

Bổn phân của người Kitô hữu trong khả năng của mình là chia sẻ những khó khăn, nghèo đó, đau khổi… với những người kém may mắn hơn chúng ta trong cuộc sống với khả năng của chính mình. Đó là sứ điệp của Chúa chịu thương khó Chúa gởi đến cho chúng ta trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hôm nay.

Trước Bài I:
Đau khổ và thánh giá không phải là điều dễ dàng chấp nhận và huyền nhiệm không hiểu được. Nhưng đối với Người Tôi Tớ của Thiên Chúa, Thánh Giá là Vinh Quang: toàn thắng sự chết và tội lỗi. Đối với người Kitô hữu, tin chăc rằng, thánh giá và đau khổ luôn gắn liền với cuộc sống.

Trước Bài II:
Chúa Kitô chịu đau khổ để cứu chuộc nhân loại. Chúng ta tháp nhập sự đau khổ và thập giá của mình vào thập giá của Chúa Kitô. Cùng hiệp nhất với Người trong đau khổ để vào vinh quang trong cuộc sống mai ngày.

Trước Bài Thương Khó:
Sự thương khó của Đức Kitô đã hoàn tất. Thánh Gioan đứng dưới chân thập tự như một chứng nhân cho nhân loại: một con người đã chết không phải là kêt thúc vĩnh viễn cuộc sống trần thế, nhưng là một người Con Thiên Chúa đã nối kêt chúng ta với Thiên Chúa Cha là những Nghĩa Tử của Thiên Chúa.


------------------------------------------------------------------
Suy Tôn Thánh Giá

Giờ đây chúng ta bắt đầu phần suy tôn Thánh Giá. Chúng ta suy tôn thánh giá không mang ý nghĩa của sự buồn phiền đau khổ qua cái chết của Chúa Kitô. Cho dù chúng ta đau buồn thật sự qua cái chết bi thảm của Ngài, vì tội lỗi nhân loại. Như thánh Phaolô nói: Vinh Quang của chúng ta là thập giá Đức Kitô”.

Hôm nay chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô chịu chết treo trên thập tự và đồng thời chúng ta hôn kính thập giá vinh quang của Chúa Kitô qua cái chết và phục sinh của Ngài. Chính cây thập giá đã giải thoát chúng ta. Ngài đã sống lại từ cõi chết và sự chết không còn thống trị được Ngài nữa. Ngài đã trao ban lại cho mỗi người chúng sự sống mới trong mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hơn một nửa dân số Israel nhận được cả hai liều vắc xin COVID-19
Đặng Tự Do
16:00 29/03/2021


Israel đã tiêm hai liều vắc-xin COVID-19 cho hơn một nửa dân số của mình, Bộ trưởng Y tế cho biết hôm thứ Năm, một đợt triển khai hàng đầu thế giới được báo cáo lạc quan rằng đã giúp đất nước thoát khỏi đại dịch.

Việc phân phối vắc xin Pfizer / BioNTech ở Israel đã bắt đầu vào tháng 12, được mở rộng cho công dân và cư dân trên 16 tuổi - khoảng 69% trong số 9.3 triệu dân số. Mọi người được coi là đã được bảo vệ đầy đủ một tuần sau khi tiêm mũi thứ hai.

Trong một tuyên bố công bố cột mốc quan trọng trong bối cảnh số ca nhiễm mới liên tục giảm, Bộ trưởng Y tế Yuli Edelstein kêu gọi người dân “tuân thủ các hướng dẫn để coronavirus không quay trở lại”.

Ông cho biết 50.07% dân số nói chung - hoặc 72,5% dân số đủ điều kiện - đã tiêm cả hai liều vắc-xin.

Israel bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận trên toàn quốc vào cuối tháng Hai. Hầu hết các doanh nghiệp và trường học, cũng như sân bay, đã dần dần hoạt động trở lại - với những giới hạn về công suất. Những người được tiêm chủng đầy đủ và khoảng 8.7% người Israel đã khỏi bệnh COVID-19 với khả năng miễn dịch được giả định, đã được cấp chứng chỉ “Green Pass” của Bộ Y tế cho phép tiếp cận các địa điểm giải trí khác nhau.

Theo nhà khoa học dữ liệu Eran Segal thuộc Viện Khoa học Weizmann của Israel, quốc gia này đã chứng kiến tỷ lệ tử vong do COVID-19 hàng ngày giảm 85% kể từ đỉnh điểm thứ ba của đại dịch vào giữa tháng Giêng.

Trong bối cảnh này, có nhiều hy vọng nhiều cư dân địa phương có thể tham dự các cử hành Tuần Thánh tại Giêrusalem.
Source:Reuters
 
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thương tiếc những người mất mạng trong vụ xả súng hàng loạt ở Boulder, Colorado
Đặng Tự Do
16:04 29/03/2021


Sau một vụ xả súng hàng loạt tại một siêu thị ở Boulder, Colorado, Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của Thành phố Oklahoma, Chủ tịch Ủy ban Công lý Quốc nội và Phát triển Nhân văn của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố sau:

“Khi chúng ta vẫn đang quay cuồng vì thiệt hại về nhân mạng trong vụ xả súng hàng loạt ở Atlanta, thật đau lòng khi nghe tin về một vụ xả súng hàng loạt khác tại một siêu thị ở Boulder, Colorado, được báo cáo là đã dẫn đến cái chết của mười người. Chúng tôi cầu nguyện cho gia đình và bạn bè của những người đã mất và cho cộng đồng của họ. Chúng tôi đặc biệt biết ơn những nỗ lực của những người ứng phó đầu tiên trong việc bảo vệ cộng đồng và điều trị cho các nạn nhân, đồng thời kêu gọi tất cả những người có thiện chí hỗ trợ cụ thể cho các nạn nhân của bạo lực bất cứ khi nào có thể.”

“Các giám mục từ lâu đã hô hào các biện pháp kiểm soát súng một cách thận trọng để hạn chế các vụ xả súng hàng loạt cũng như các vụ giết người và tự sát bằng súng khác, và chúng tôi luôn giữ vững lập trường đó. [1] Chúng ta phải luôn nhớ rằng mỗi người chúng ta đều là anh chị em trong Chúa Kitô, được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa từ nhân. Khi đến gần Tuần Thánh, chúng ta hãy tiếp tục suy ngẫm về tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta và canh tân lời kêu gọi hoán cải con tim”.

Tưởng cũng nên nhắc lại, vào lúc 3 giờ chiều hôm thứ Hai 22 tháng Ba, theo giờ địa phương, một tay súng đã bắn bừa bãi vào bất cứ ai tại một cửa hàng tạp hóa King Soopers ở Boulder, Colorado, khiến 10 người thiệt mạng.

Một trong những nạn nhân là cảnh sát Eric Talley, 51 tuổi, là một trong những người đầu tiên phản ứng với vụ xả súng. Talley, là một người Công Giáo rất ngoan đạo, bỏ lại một người vợ và bảy đứa con.

Tang lễ cho anh Talley được cử hành vào ngày thứ Hai 29 tháng 3 tại Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Denver. Theo một thông báo, đây sẽ là một Thánh lễ đại trào trọng thể được tổ chức theo hình thức đặc biệt của Nghi thức Rôma.

Cảnh sát đã bắt giữ tên Ahmad Al Aliwi Alissa, 21 tuổi liên quan đến vụ xả súng hôm thứ Hai và anh ta đã bị buộc 10 tội danh giết người cấp độ một. Chi khu cảnh sát Boulder cho biết như trên nhưng chưa thảo luận về động cơ xảy ra vụ nổ súng.

Các thành viên gia đình của nghi phạm nói rằng họ tin rằng anh ta đang bị bệnh tâm thần nghiêm trọng, bao gồm cả hoang tưởng, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông.

Vụ xả súng ở Boulder xảy ra chưa đầy một tuần sau khi một tay súng ở Atlanta giết chết 8 người - trong đó có 6 phụ nữ châu Á - trong một loạt vụ xả súng tại 3 tiệm mát-xa ở khu vực Atlanta vào ngày 16 tháng 3.
Source:USCCB
 
Bạo chúa Rodrigo Duterte thề đóng cửa các nhà thờ Công Giáo cử hành thánh lễ có giáo dân tham dự
Đặng Tự Do
16:05 29/03/2021


Người phát ngôn của Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte cho biết chính phủ thề sẽ đóng cửa các nhà thờ cử hành thánh lễ có giáo dân tham dự bất chấp lệnh cấm y tế. Tuy nhiên, một giám mục địa phương đã lập luận rằng các thánh lễ được tổ chức với công suất thấp là một cách an toàn để duy trì sự thờ phượng của công chúng, đặc biệt là trong Tuần Thánh và Lễ Phục sinh.

Trong một nỗ lực để chống lại sự gia tăng của nhiễm trùng coronavirus, các hạn chế mới của chính phủ đã cấm các cuộc họp công cộng, bao gồm cả các cuộc tụ họp tôn giáo.

Phi Luật Tân đã có hơn 677,000 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 và gần 13,000 trường hợp tử vong, một trong những tỷ lệ cao nhất ở Đông Nam Á.

Harry Roque, người phát ngôn của Tổng thống nói rằng chính phủ sẽ không vi phạm luật tự do tôn giáo khi đóng cửa các nhà thờ vi phạm hạn chế mới.

Roque cho biết: “Trong quá trình thực thi quyền hạn của cảnh sát, chúng tôi có thể ra lệnh đóng cửa các nhà thờ và tôi hy vọng điều đó sẽ không xảy ra”, Roque nói. “Chúng ta sẽ không đạt được bất cứ điều gì… nếu bạn bất chấp và bạn buộc nhà nước phải đóng cửa nhà thờ”.

Tuy nhiên, Giám mục Broderick Pabillo, Giám Quản Tông Tòa của Manila, cho biết trong một lá thư mục vụ hôm thứ Tư rằng các buổi thờ phượng nhỏ sẽ được tổ chức bên trong các nhà thờ, theo Phil Star.

“Đây là một hướng dẫn mục vụ, nghĩa là, nó nhằm giúp các mục tử và đàn chiên của họ cách thờ phượng Chúa trong mùa quan trọng này trong năm khi đối mặt với đại dịch. Hướng dẫn mục vụ cũng khẳng định quyền thờ phượng của chúng ta nhưng đặt ra một giới hạn đối với sự tham dự thể chất của những người cảm thấy cần phải thờ phượng trong những ngày này”, ngài viết.

“Chúng tôi đưa ra giới hạn 10% sức chứa nhà thờ của chúng tôi bởi vì chúng tôi cảm thấy rằng con số này không tạo thành một ‘cuộc tụ họp quần chúng’. Chúng tôi có kinh nghiệm trong một năm áp dụng các quy trình chăm sóc sức khỏe tại nhà thờ của chúng tôi, và cũng như anh chị em giáo dân, chúng tôi đã tuân giữ các giới hạn này rất nghiêm nhặt”.

Theo Phil Star, trong bức thư mục vụ của mình, Đức Cha Pabillo đã thách thức định nghĩa hàm hồ về “cuộc tụ họp đông người” trong chỉ thị của chính phủ.

Ngài nhấn mạnh quyền được thờ phượng của công chúng và chỉ trích sự thiếu hợp tác của chính phủ với các cơ sở tôn giáo.

“Không phải tất cả các hoạt động tôn giáo đều có thể nói hàm hồ là các ‘cuộc tụ họp quần chúng’. Chúng tôi khẳng định quyền được thờ phượng của chúng tôi và nhà nước nên tôn trọng điều này và không cản trở nó một cách không cần thiết. Các hoạt động tôn giáo là những dịch vụ thiết yếu cho hạnh phúc của con người”, ngài viết.

“Các cơ quan quản lý nhà nước nên tham khảo ý kiến của các ngành liên quan khi hoạch định các chính sách. Tôi than thở về việc các thành phần tôn giáo không được đại diện, thậm chí không được hỏi ý kiến, khi họ đưa ra các chính sách ảnh hưởng đến đời sống thờ phượng của chúng tôi”, Đức cha nói.
Source:Catholic News Agency
 
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ khuyến khích các giáo phận thực hiện sáng kiến ‘Đồng hành với các bà mẹ có nhu cầu’
Đặng Tự Do
16:05 29/03/2021


Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của tổng giáo phận Kansas City ở tiểu bang Kansas và là Chủ tịch Ủy ban của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ về các hoạt động phò sinh vừa ra tuyên bố sau liên quan đến sáng kiến ‘Đồng hành với các bà mẹ có nhu cầu’.

“Một năm trước nhân kỷ niệm 25 năm thông điệp Tin Mừng Sự sống, các giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra một sáng kiến quan trọng trên toàn quốc nhằm trợ giúp các bà mẹ mang thai và nuôi dạy con cái đang gặp khó khăn. Sáng kiến này mang tên: Đồng hành với các bà mẹ có nhu cầu. Khi chúng ta khởi động nỗ lực mục vụ mang tính đột phá này, không ai có thể lường trước được những tác động lâu dài của COVID19 đối với Giáo hội và quốc gia của chúng ta”.

“Mặc dù đại dịch đã làm gián đoạn phần lớn động lực ban đầu của chúng ta, nhưng nó cũng mang lại cho chúng ta cơ hội để thích nghi và mở rộng sáng kiến quan trọng này, và nó tái khẳng định sự cần thiết của Giáo hội trong việc đồng hành với những bà mẹ đang gặp khó khăn, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn như thế này”.

“Thật bi thảm khi các nhà lập pháp của quốc gia chúng ta đã khai thác cuộc khủng hoảng này để mở rộng các hoạt động phá thai từ tiền đóng thuế của người dân. Trong một tuyên bố gần đây của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, các giám mục đã yêu cầu Tổng thống và các nhà lãnh đạo Quốc Hội đừng buộc người Mỹ phải đưa ra những quyết định đạo đức khó khăn liên quan đến việc bảo tồn mạng sống và sức khỏe của những đứa trẻ đã sinh ra hay chưa chào đời, tất cả các em đều là những người lân cận dễ bị tổn thương của chúng ta.”

“Giáo hội sẽ tìm cách giúp lấp đầy những khoảng trống về dịch vụ và tài nguyên cho những bà mẹ đang mang thai gặp thử thách và những người nuôi con nhỏ trong hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi khuyến khích các giáo phận và các giáo xứ dấn thân hơn nữa trong việc thực hiện sáng kiến ‘Đồng hành với các bà mẹ có nhu cầu’ trong khu vực địa phương của họ, để chúng ta có thể hướng tới một xã hội nơi các bà mẹ và trẻ em được bảo vệ bằng pháp luật và được chào đón trong tình yêu thương”.
Source:USCCB
 
Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục và các sinh viên hãy hiệp nhất với Chúa Kitô
Thanh Quảng sdb
17:17 29/03/2021
Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục và các sinh viên hãy hiệp nhất với Chúa Kitô

Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các sinh viên Học viện Giáo hoàng Mexico ở Rôma rằng những thách đố ngày nay đòi hỏi các linh mục phải trung thành với Chúa và tháp nhập vào tình yêu Chúa. ĐTC nhấn mạnh tới sự dịu hiền, hòa giải và hiệp nhất là những yếu tố cần thiết để đối phó với những thử thách ngày nay.

(Tin Vatican)

Thứ Hai 29/3/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các linh mục và sinh viên Học viện Giáo hoàng Mexico ở Rome.

Phát biểu trước những người hiện diện, Đức Thánh Cha nhắc lại những cuộc gặp gỡ mà ngài đã thực hiện trong chuyến Tông du Mexico năm 2016, hàng năm ĐTC vẫn nhớ tới trong dịp lễ mừng kính Đức Mẹ Guadalupe tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha cũng thừa nhận những thách đố trong việc truyền giáo ở Mexico và toàn châu lục Mỹ Châu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoàng hành, mà cha Viện trưởng Victor Ulises Vasquez Moreno, thay mặt cho những người hiện diện đã nêu ra trong bài phát biểu.

Ánh mắt yêu thương, dịu hiền Chúa

Trước vô số thách đố, Đức Thánh Cha Phanxicô nói các vấn đề ngày nay đòi hỏi các linh mục phải trung thành với Chúa, mặc lấy cái nhìn của tình yêu mà Chúa dành cho chúng ta.

Đức Thánh Cha nói: “Rập khuôn theo cái nhìn của Chúa biến đổi chúng ta nên dịu dàng, tha thứ và sống tình huynh đệ.”

ĐTC lưu ý chúng ta cần phải có "cái nhìn của sự dịu hiền" như Chúa để nhận ra những vấn đề gây nhức nhối cho xã hội, bao gồm "bạo lực, bất bình đẳng xã hội và kinh tế, chia rẽ, tham nhũng và thất vọng, đặc biệt nơi những người trẻ."

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha cho biết Đức Trinh Nữ Maria là một tấm gương, phản ánh tình yêu dịu hiền của Chúa, Mẹ mời gọi tất cả hãy chạy tới tình mẫu hiền của Mẹ.

Đức Thánh Cha nói: “Nhìn lên Vị Mục Tử Nhân Lành mời gọi các linh mục hãy có lòng trắc ẩn đích thực, đối với những người được giao phó cho các ngài và những người lầm lạc!” Có hòa nhập tâm tình của Chúa như vậy, thì tình yêu mục vụ mới được phát triển và không loại trừ ai chạy tới kêu cầu Giáo hội.

Hơn nữa “điều này không cho phép chúng ta ung dung tại nhà, trong văn phòng hoặc sống theo sở thích riêng của mình, mà đòi hỏi chúng ta đi ra gặp gỡ mọi người trong xã hội”.

Đối chiếu


Trước những khó khăn của xã hội, những khác biệt to lớn và nạn tham nhũng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc hòa giải.

ĐTC lưu ý rằng điều này khiến chúng ta “tận dụng các khả năng để đan kết những sợi giây đã bị suy yếu hoặc bị cắt ra khỏi tấm vải, muôn màu sắc của các nền văn hóa được kết tụ lại thành một xã hội, tôn giáo, quốc gia, và trên hết, cần tập chú vào những người bị loại bỏ ra khỏi nguồn gốc bản địa của họ hoặc tôn giáo cụ thể của họ. "

Đức Thánh Cha nhấn mạnh cho các mục tử được mời gọi để xây dựng lại các mối quan hệ quan yếu và cấp thiết này giữa các cá nhân, các nhóm và các nền văn hóa trong xã hội, mời gọi mọi người “hãy hòa giải với Thiên Chúa” và cam kết dấn thân cho công lý.

Tình huynh đệ

“Thời điểm hiện tại thúc giục chúng ta hãy có một tầm nhìn về tình huynh đệ,” Đức Thánh Cha nói. “Những thách thức mà chúng ta phải đối diện bao trùm cả cấu trúc xã hội và trên thực tế việc toàn cầu hóa kêu mời tất cả kết nối với nhau qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông.”

Chính vì lý do này, “cùng với Chúa Kitô, Người Tôi Tớ và Mục Tử Nhân Lành, chúng ta phải có cái nhìn tổng thể và sự hiệp nhất, thúc đẩy chúng ta liên kết với nhau trong tình huynh đệ và cho phép chúng ta kết nối và liên đới với nhau trong yêu thương qua các nền văn hóa và cộng đồng Giáo hội. "

Tầm nhìn này cũng tạo điều kiện cho sự hiệp thông và sự tham gia huynh đệ, hướng dẫn các tín hữu tôn trọng ngôi nhà chung của chúng ta, và trở thành những người xây dựng một thế giới mới, cộng tác với những người thiện tâm...

Để có thể có cái nhìn này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “chúng ta cần chạy tới ánh sáng niềm tin, sự khôn ngoan của những kẻ biết dũ bỏ mọi sự để chiêm ngưỡng mầu nhiệm Thiên Chúa, và từ khía cạnh này, để đọc được những dấu chỉ thời đại.” Đồng thời, chúng ta cần nhận thức những thiếu sót cá nhân và cộng đồng, những lỗi lầm để chúng ta chấn chỉnh cuộc sống của chính mình.
 
Nguyên văn Tông Thư Candor Lucis Aeternae: Sứ mệnh của nhà thơ làm nhà tiên tri hy vọng
Vũ Văn An
18:41 29/03/2021

3. Sứ mệnh của nhà thơ làm nhà tiên tri hy vọng



Nhìn lại các biến cố của đời mình dưới ánh sáng của đức tin trên hết, Dante khám phá ra ơn gọi và sứ mệnh bản thân của ông. Nghịch lý thay, từ điều đó, ông xuất hiện không còn như một kẻ thất bại rõ ràng, một tội nhân, vỡ mộng và mất tinh thần, mà là một nhà tiên tri của hy vọng. Trong Thư gửi Cangrande della Scala, ông đã mô tả hết sức rõ ràng mục tiêu công việc của đời mình, không còn được theo đuổi bằng hoạt động chính trị hay quân sự nữa, mà bằng thi ca, nghệ thuật ngôn từ, một nghệ thuật, nhờ nói với mọi người, có sức mạnh thay đổi cuộc sống của mỗi người. “Chúng ta phải nói ngắn gọn rằng mục đích của toàn bộ công việc của chúng ta và các bộ phận riêng lẻ của nó là xóa bỏ tình trạng khốn cùng của những người đang sống cuộc sống hiện nay và dẫn họ đến một trạng thái hạnh phúc” (XIII, 39 [15]). Theo nghĩa này, nó có ý nghĩa gợi hứng cho một hành trình giải phóng khỏi mọi hình thức khốn cùng và sa đọa của con người (“khu rừng tối tăm”), đồng thời hướng tới mục tiêu cuối cùng của cuộc hành trình đó: hạnh phúc, được hiểu cả như sự viên mãn của đời sống trong thời gian và lịch sử, lẫn như là hạnh phúc vĩnh viễn trong Thiên Chúa.

Do đó, Dante đã trở thành sứ giả, nhà tiên tri và chứng nhân của mục đích hai chiều này, của chương trình sống táo bạo này, và trong tư cách ấy, sứ mệnh của ông đã được Beatrice xác nhận:

“Vì vậy, đối với sự thiện của một thế giới đang sống cách bệnh tật,
Hãy dõi mắt bạn vào cỗ xe, và điều bạn thấy,
Sau khi trở lại trái đất, bạn hãy lưu ý viết lại” (Purg. XXXII, 103-105).

Tổ tiên của ông, Cacciaguida, cũng khuyến khích ông không được chùn bước trong sứ mệnh của mình. Sau khi nhà thơ mô tả ngắn gọn cuộc hành trình của mình trong ba cõi của thế giới đời sau và thừa nhận hậu quả nghiêm trọng của việc công bố các sự thật gây khó chịu hoặc đau đớn, vị tổ tiên nổi danh trả lời:

“Lương tâm u ám
Hoặc bởi sự ô danh của chính mình hoặc bởi sự ô danh của người khác,
Thực ra, sẽ cảm nhận được vị chua của lời bạn;
Nhưng tuy thế, mọi sự giả dối đều bị gạt sang một bên,
Hãy làm sáng tỏ hoàn toàn viễn kiến của bạn,
Và hãy gãi bất cứ chỗ nào ngứa ngáy" (Đoạn XVII, 124-129).

Thánh Phêrô cũng khuyến khích Dante can đảm bắt tay vào sứ mệnh tiên tri của mình. Thánh Tông đồ, sau một công kích cay đắng chống lại Đức Boniface VIII, đã nói với nhà thơ:

“Còn ngươi, con trai ta, người bằng tư thế tử sinh,
Ngươi hãy trở lại dưới ấy, hãy mở miệng ngươi ra;
Điều gì ta không che giấu, thì đừng che giấu ”(Đoạn XXVII, 64-66).

Do đó, sứ mệnh tiên tri của Dante bao hàm việc lên án và chỉ trích các tín hữu - dù là Giáo hoàng hay tín hữu bình thường - phản bội Chúa Kitô và biến Giáo hội thành phương tiện để thăng tiến lợi ích riêng của họ trong khi làm ngơ tinh thần các Mối phúc và bổn phận bác ái đối với những người nghèo khổ và không được bảo vệ, và thay vào đó thần tượng hóa quyền lực và sự giàu có:

“Vì bất cứ điều gì Giáo hội tuân giữ
Thì giáo dân phải cầu xin nó nhân danh Chúa
Không phải cho họ hàng mình hoặc cho một điều gì đó tồi tệ hơn ”(Đoạn XXII, 82-84).

Tuy nhiên, ngay cả khi ông tố cáo sự thối nát trong các bộ phận của Giáo hội, Dante cũng trở thành - qua lời của Thánh Phêrô Damian, Thánh Bênêđíctô và Thánh Phêrô - một người ủng hộ việc canh tân sâu sắc của Giáo Hội và cầu xin ơn Chúa quan phòng mau mang lại điều ấy:

“Nhưng ơn Quan Phòng cao cả, điều đó với Scipio
Tại Rome, bảo vệ vinh quang thế giới,
Sẽ nhanh chóng đưa hỗ trợ, như tôi quan niệm ”(Đoạn XXVII, 61-63).

Dante, kẻ lưu đày, người hành hương, bất lực nhưng được củng cố bởi trải nghiệm sâu sắc bên trong từng thay đổi đời ông, đã được tái sinh như một viễn kiến mà từ sâu thẳm địa ngục, từ sự suy thoái tột cùng của nhân tính chúng ta, đã nâng ông lên thành chính viễn kiến của Thiên Chúa. Do đó, ông xuất hiện như một sứ giả của một hiện sinh mới, nhà tiên tri của một nhân tính mới khao khát hòa bình và hạnh phúc.

4. Dante như nhà thơ của khát vọng con người

Dante đọc được những tầng sâu nhất của trái tim con người. Nơi mọi người, ngay cả nơi những kẻ đê tiện và gây lo ngại nhất, ông vẫn có thể biện phân được một tia lửa mong muốn đạt được một lượng hạnh phúc và viên mãn nào đó. Ông dừng lại và lắng nghe những tâm hồn ông gặp gỡ; ông trò chuyện với họ và hỏi họ, và do đó đồng nhất với họ và chia sẻ những dằn vặt hoặc phúc hạnh của họ. Bắt đầu từ hoàn cảnh bản thân của chính ông, Dante trở thành người giải thích cho khát vọng chung của con người muốn đi theo cuộc hành trình đời sống cho tới đích cuối cùng của nó, khi sự viên mãn của sự thật và câu trả lời cho ý nghĩa đời sống sẽ được tiết lộ và, theo lời Thánh Augustinô [12], tâm hồn chúng ta tìm được sự yên nghỉ và bình an trong Thiên Chúa.

Trong Convivio, Dante phân tích tính năng động của khát vọng: “khát vọng cuối cùng của mọi hữu thể, và khát vọng đầu tiên được thiên nhiên ban tặng, là khát vọng quay trở lại nguyên nhân đầu tiên của nó. Và vì Thiên Chúa là nguyên nhân đầu tiên của linh hồn chúng ta… nên linh hồn trước hết khát vọng được trở về với Người. Giống như một người hành hương du hành trên một con đường chưa ai biết và tin rằng mọi ngôi nhà ông nhìn thấy đều là nhà trọ, và khi phát hiện không phải như thế, đã chuyển niềm tin này sang ngôi nhà tiếp theo được ông nhìn thấy, rồi ngôi nhà tiếp theo và tiếp theo nữa, cho đến khi cuối cùng ông đến được nhà trọ, thì linh hồn chúng ta cũng thế. Ngay khi khởi đầu trên con đường mới và chưa được ai đi qua của cuộc sống này, linh hồn không ngừng tìm kiếm điều tốt lành tối cao của nó; do đó, bất cứ khi nào nó nhìn thấy một điều gì có vẻ tốt, nó đều coi điều ấy là điều tốt lành tối cao” (IV, XII, 14-15).

Cuộc hành trình của Dante, đặc biệt là khi nó xuất hiện trong Bi Kịch Thần Thiêng, thực sự là một cuộc hành trình của khát vọng, của một quyết tâm sâu thẳm bên trong muốn thay đổi cuộc sống của mình, khám phá hạnh phúc và chỉ đường cho những người khác, giống như ông, thấy mình trong một “khu rừng đen tối ”sau khi đánh mất “con đường đúng đắn ”. Điều quan trọng là, ở ngay khởi đầu cuộc hành trình này, người hướng dẫn ông - nhà thơ Latinh vĩ đại Virgil - đã chỉ ra mục tiêu của nó và thúc giục ông đừng khuất phục trước sợ hãi hay mệt mỏi:

“Nhưng ngươi, tại sao ngươi lại khó chịu như vậy?
Tại sao ngươi lại leo lên không phải là Núi Khoan Khoái,
Đâu là nguồn gốc và nguyên nhân của mọi niềm vui?” (Inf. I, 76-78).

5. Nhà thơ của lòng Chúa thương xót và của tự do con người

Hành trình mà Dante trình bày không hề hão huyền hay không tưởng; nó thực tiễn và nằm trong tầm tay của mọi người, vì lòng thương xót của Thiên Chúa luôn cung cấp khả năng thay đổi, hoán cải, tự nhận thức mới và khám phá ra con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực. Đáng chú ý về phương diện này là một số tình tiết và cá nhân trong Bi Kịch cho thấy không ai trên trái đất bị loại khỏi con đường này. Có hoàng đế Trajan, một người ngoại giáo nhưng cũng đã được đặt vào thiên đàng. Dante biện minh cho sự hiện diện của ông ta như sau:

“Nước trời chịu bạo lực
Từ tình yêu nhiệt thành, và từ hy vọng sống động
Vốn chiến thắng ý chí Thiên Chúa;
Không phải dưới lốt người thắng người
Nhưng chinh phục nó bởi vì nó sẽ bị chinh phục
Và người bị chinh phục chinh phục bởi lòng nhân từ”(Đoạn XX, 94-99).

Cử chỉ bác ái của Trajan đối với một "góa phụ nghèo" (45), hay "giọt lệ nhỏ" của sự ăn năn rơi vào lúc chết của Buonconte di Montefeltro (Purg. V, 107), không những là dấu hiệu của lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa, mà còn xác nhận rằng con người luôn được tự do lựa chọn con đường phải đi và số phận nào phải nắm lấy.

Điều cũng quan trọng là Vua Manfred, được Dante đặt vào Luyện ngục, người mô tả cái chết của ông và sự phán xét của Chúa như sau:

“Sau khi cơ thể tôi bị rách nát
Bởi hai nhát dao chí mạng này, tôi đã khóc lóc tự phó mình cho Người, Đấng sẵn lòng tha thứ.
Tội lỗi của tôi thật kinh khủng;
Nhưng Lòng Tốt Vô Hạn có những cánh tay rộng mở đến
Có thể tiếp nhận bất cứ điều gì hướng về Người ”(Purg. III, 118-123).

Ở đây, chúng ta hầu như có thể thoáng thấy người cha trong dụ ngôn Tin Mừng, người đã mở rộng vòng tay chào đón sự trở lại của đứa con hoang đàng của mình (x. Lc 15:11-32).

Dante đề cao phẩm giá và sự tự do của mỗi con người như nền tảng cho các quyết định trong cuộc sống và cho chính đức tin. Số phận đời đời của chúng ta - Dante gợi ý như thế bằng cách kể lại các câu chuyện của rất nhiều cá nhân lớn nhỏ - phụ thuộc vào các quyết định tự do của chúng ta. Ngay cả các hành động thông thường và dường như không đáng kể của chúng ta cũng có một ý nghĩa vượt thời gian: chúng sở hữu một chiều kích vĩnh cửu. Hồng phúc lớn nhất của Thiên Chúa là sự tự do giúp chúng ta đạt được mục tiêu tối hậu, như Beatrice nói với chúng ta:

“Hồng phúc lớn nhất mà vì lòng đại lượng của Người,Thiên Chúa
thực hiện lúc tạo thành, phù hợp nhất với lòng tốt của Người,
và là điều Người qúy chuộng nhất,
chính là sự tự do của ý chí” (Đoạn V, 19-22).

Đây không phải là những tuyên bố hoa mỹ, vì chúng bắt nguồn từ cuộc sống của những người đàn ông và đàn bà, biết cái giá phải trả của tự do:

“Ông tìm kiếm Tự Do, thứ hết sức đắt giá
Như bất cứ ai vì nó mà cuộc sống bị bác bỏ đã từng biết” (Purg. I, 71-72).

Dante nhắc nhở chúng ta, tự do tự nó không phải là cùng đích; nó là điều kiện để không ngừng vươn lên cao hơn. Cuộc hành trình của ông qua ba vương quốc minh họa một cách sinh động sự đi lên này, một sự đi lên cuối cùng vươn tới thiên đàng và trải nghiệm phước hạnh hoàn toàn. “Khát vọng sâu sắc” (Đoạn XXII, 61) được tự do đánh thức không được thỏa mãn cho đến khi nó đạt được mục tiêu của nó, thị kiến cuối cùng và diễm phúc mà nó mang lại:

“Và tôi, người hiện đang tới tận cùng mọi khát vọng của mình,
như sự việc phải là,
sự cuồng nhiệt của khát vọng trong tôi cũng đã chấm dứt” (Đoạn XXXIII, 46-48).

Do đó, khát vong trở thành lời cầu nguyện, lời khẩn nài, lời cầu bầu và bài hát đi kèm và đánh dấu cuộc hành trình của Dante, giống như lời cầu nguyện phụng vụ đánh dấu các giờ kinh và khoảnh khắc trong ngày. Cách diễn giải của nhà thơ về Kinh Lạy Cha (xem Purg. XI, 1-21) đan xen bản văn Tin Mừng với tất cả những khổ cực và đau đớn của kinh nghiệm hàng ngày:

“Hãy đến với chúng con sự bình an của Nước Ngài,
Vì tự chúng con, chúng con không thể vươn tới nó…
Hôm nay, xin ban cho chúng con bánh manna hàng ngày của chúng con
Không có nó trong cảnh hoang dã khắc nghiệt này
Kẻ lao khó nhất để tiến tới cũng phải thối lui” (7-8, 13-15).

Sự tự do của những ai tin vào Thiên Chúa như Cha nhân từ chỉ có thể được dâng lại cho Người trong cầu nguyện. Điều này cũng không làm giảm bớt chi sự tự do đó; nó chỉ củng cố tự do đó mà thôi.

6. Hình ảnh con người trong thị kiến Thiên Chúa

Như Đức Bênêđictô XVI đã nhận định, trong suốt cuộc hành trình của Bi Kịch, sự tác động lẫn nhau của tự do và khát vọng, không bao hàm, như người ta vẫn nghĩ, sự suy giảm nhân tính cụ thể của chúng ta hay một kiểu tự tha hóa nào đó; nó không phá hủy hoặc coi thường tính lịch sử của chúng ta. Trong Paradiso, Dante trình bầy những người diễm phúc - “những khăn choàng mầu trắng” (XXX, 129) - trong hình thức cơ thể của họ, mô tả các tình cảm và cảm xúc, các liếc nhìn và cử chỉ của họ; nói ngắn gọn, ông cho chúng ta thấy nhân tính trong sự hoàn hảo tột cùng của linh hồn và thể xác, tiên báo sự sống lại của xác thịt. Thánh Bernard, người đồng hành với Dante trong đoạn cuối của cuộc hành trình, đã chỉ cho nhà thơ thấy sự hiện diện của những trẻ em trong bông hồng của những người diễm phúc; thánh nhân bảo ông ngắm xem chúng và lắng nghe giọng nói của chúng:

“Con có thể nhận ra nó trên khuôn mặt của họ
Và cả trong giọng nói trẻ thơ
Nếu con coi trọng các em và lắng nghe các em” (XXXII, 46-48).

Thật cảm động khi nghĩ rằng sự hiện diện chói sáng của những người được diễm phúc trong nhân tính trọn vẹn của họ không chỉ được thúc đẩy bởi tình cảm của họ dành cho những người thân yêu, mà trên hết còn bởi khát vọng minh nhiên một lần nữa được nhìn thấy thân xác họ, các đặc điểm trần thế của họ:

“Họ biểu lộ tốt khát vọng muốn thấy thân xác đã chết của họ;
Không những cho riêng họ, nhưng cho các bà mẹ,
Các người cha, và các người thân yêu khác của họ
Trước khi họ trở thành những ngọn lửa vĩnh cửu” (XIV, 63-66).

Cuối cùng, ở trung tâm của thị kiến sau cùng, trong cuộc gặp gỡ với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Dante đã mô tả một khuôn mặt con người, khuôn mặt của Chúa Kitô, Ngôi Lời vĩnh cửu đã hóa thành xác phàm trong cung lòng Đức Maria:

“Trong sự tồn tại sâu thẳm và rực rỡ,
Của Ánh Sáng Cao Cả, xuất hiện với tôi ba vòng tròn
có ba mầu và một chiều kích…
Vòng tròn được quan niệm như thế,
Xuất hiện trong ngươi như một ánh sáng phản chiếu
Khi một điều gì đó được đôi mắt tôi chiêm ngắm
Tự trong chính nó, từ màu sắc của chính nó
Dường như được vẽ bằng hình ảnh của chúng ta” (XXXIII, 115-117, 127-131).

Chỉ trong visio Dei (thị kiến Thiên Chúa), khát vọng của con người chúng ta mới đạt được sự thành toàn và cuộc hành trình gian khổ của chúng ta mới đi đến hồi kết thúc:

“Tâm trí tôi bị một tia chớp đánh vào khát vọng của nó,
Ở đây óc tưởng tượng cao cả đã mất đi sức lực của nó” (140-142).

Mầu nhiệm nhập thể, mà chúng ta cử hành hôm nay, là trái tim và nguồn cảm hứng đích thực của toàn bộ thi phẩm. Vì nó đã thể hiện điều mà các Giáo phụ gọi là “sự thần hóa” của chúng ta, sự trao đổi thần kỳ, qua đó Thiên Chúa đi vào lịch sử của chúng ta bằng cách trở thành xác phàm, và loài người, trong xác phàm của mình, được phép bước vào lãnh địa thần thiêng, được tượng trưng bởi hoa hồng của những người diễm phúc. Nhân tính chúng ta, trong tính cụ thể của nó, với các cử chỉ và lời nói hàng ngày của chúng ta, với trí khôn và các tình cảm, với các thể xác và cảm xúc của chúng ta, được tháp nhập vào Thiên Chúa, nơi Người nó tìm được hạnh phúc đích thực và sự thành toàn sau hết, vốn là mục tiêu của mọi cuộc hành trình của nó. Dante đã khát mong và trông đợi mục đích này ngay ở đầu phần Paradiso:

“Khát vọng phải bừng bừng hơn nữa, được xem trong chúng ta,
Yếu tính tự chứng tỏ, bản chất ta và
Thiên Chúa kết hợp với nhau như thế nào.
Ở đấy, người ta sẽ thấy điều họ tin bằng bằng đức tin,
Chứ không được chứng minh, nhưng tự nó hiển nhiên,
như sự thật đầu tiên mà con người tin” (II, 40-45).

Kỳ tới: 7. Ba người đàn bà của Bi Kịch: Đức Maria, Beatrice và Thánh Lucia
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Chúa nhật lễ Lá 2021
Văn Minh
08:44 29/03/2021
“Thiên Chúa đang yêu thương chúng ta, và Ngài yêu thương đến giọt máu cuối cùng”. Trên đây là lời chia sẻ của Linh mục (Lm) Đaminh Nguyễn Văn Lương – Dòng linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu – khi ngài chủ tế Thánh lễ Lá (Khai mạc Tuần Thánh) diễn ra lúc 5g sáng Chúa nhật ngày 28.3.2021 tại giáo xứ Vĩnh Hòa.

Trước Thánh lễ, Lm Đaminh cùng cộng đoàn cử hành nghi thức làm phép lá ngay trước tiền sảnh nhà thờ. Sau đó, Lm chủ tế, các em Ban Lễ sinh, 12 ông tông đồ cùng cộng đoàn dân Chúa cầm cành lá trên tay tiến vào ngôi thánh đường trong niềm vui hân hoan.

Xem Hình

Sau bài đọc 1 và 2: Lm Đaminh cùng hai vị đại diện đọc bài thương khó của Chúa Giêsu và mời gọi cộng đoàn cùng nhau suy ngẫm.

Chia sẻ Tin Mừng, Lm Đaminh đã diễn giảng về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu khi tiến vào thành Thánh Giêrusalem, thì dân Do Thái cũng như đoàn người đông đảo cời áo và chặt cành lá tung hô chào đón Chúa Giêsu con Vua Đavít. Và rồi cũng chính những con người ấy đã thay lòng đổi dạ tung hô đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá. Quả thật, mỗi khi chúng ta chiêm ngắm một Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên cây thánh giá, để rồi chúng ta mới cảm nhận được Tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chính vì tình yêu thương mà Chúa Giêsu đã phải hạ mình xuống thế, mang thân phận kiếp con người, và trở nên đồng hình đồng dạng với con người và phục vụ con người cho đến chết. Trong cuộc sống hôm nay, có lẽ chúng ta không còn đóng đinh Chúa vào thập giá bằng những cây đinh nữa, mà chúng ta đóng đinh Chúa bằng tội súc phạm làm mất lòng Chúa, và tội ấy đã tạo nên những vết thương trên con người Giêsu.

Đúc kết bài giảng, Lm Đaminh nhắn nhủ: Trong Tuần Thánh này, ước mong mỗi người cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa đã dành cho nhân loại và hãy ra đi phục vụ Chúa cho mọi người, và cùng nhau khám phá ra rằng “Thiên Chúa đang yêu thương chúng ta, và Ngài yêu thương đến giọt máu cuối cùng”.

Thánh lễ nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 6g00, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an từ Lm chủ tế, ra về với cành lá trên tay và cùng nhau suy ngẫm về cuộc thương khó của Chúa Kitô.
 
Văn Hóa
Hai Nụ Hôn Tương Phản.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
23:01 29/03/2021
Suy Niệm Tuần Thánh
Hai Nụ Hôn Tương Phản.

Nụ hôn diễn tả tình yêu.

Nụ hôn gửi gắm muôn điều thân thương.

Hôn là một hành động nhằm biểu đạt tình yêu. Nụ hôn luôn được coi là “biểu tượng đẹp” trong tình cảm của con người. Chữ hôn được ghép với nhiều chữ khác như hôn nhân, hôn ước, hôn phối, hôn lễ, thành hôn, kết hôn, tái hôn. Chữ hôn đứng vai chủ động diễn tả hành động yêu thương, cử chỉ trìu mến, tác thành như tân hôn, kết hôn, thành hôn, tái hôn. Chữ hôn dùng trong trường hợp cử hành các nghi thức mừng vui như hôn lễ, hôn phối, hôn ước. Và chữ hôn còn dùng diễn tả sự kiện đau buồn, cô đơn như tiêu hôn.
Tân Ước có mô tả về hai nụ hôn khá tương phản. Một của Giuđa, một của người phụ nữ tội lỗi trong Lc 7,37.

Trong mái nhà Nagiaret, Mẹ Maria và thánh Giuse chắc chắn đã hôn Chúa Giêsu nhiều lần khi Ngài còn bé thơ, những lúc ẵm bồng âu yếm con trẻ trên tay, nhưng phúc âm đã không nhắc gì đến điều này. Phúc âm chỉ kể lại có hai lần thôi Đức Giêsu được hôn trong cuộc đời rao giảng công khai.

Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều nói đến cái hôn của Giuđa (Mt 26,48-49; Mc 14,44-45; Lc 22,47-48). Nét tinh tế của các tác giả Tin Mừng là ở chỗ này: Các ngài kể rằng Giuđa đã cho đám người đi bắt Đức Giêsu một dấu hiệu: “Tôi hôn ai thì chính là người đó” (Mt 26,48//Mc Mc 14,44//Lc 22,47); chữ “hôn” ở đây là phileô. “Ngay lúc đó, Giuđa tiến lại gần Đức Giêsu và nói: ‘Rabbi, xin chào Thầy!’, rồi hôn Người” (Mt 26,49//Mc 14,45); chữ “hôn” ở đây lại là kataphileô, “hôn thắm thiết, nồng nàn”. Giuđa đã dùng một cử chỉ để diễn tả “tình yêu thương tha thiết, trọn vẹn”, “cái hôn thắm thiết”, để phản bội Đức Giêsu là Tình Yêu Thiên Chúa nhập thể! Một trái tim phản bội che giấu hành vi bất lương dưới một cái hôn nồng nàn…

Cái hôn của người phụ nữ vô danh. Đây là một “người phụ nữ tội lỗi trong thành”, nghĩa là “tội lỗi công khai” (Lc 7,36-50). Chị đã “đứng đàng sau, sát chân Đức Giêsu mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên” (Lc 7,38). Chữ “hôn” ở đây là kataphileô, “hôn thắm thiết”. Một tâm hồn tội lỗi đến gặp Đức Giêsu để thú nhận tình trạng bất chính của mình cùng với lòng kính trọng và tâm tình biết ơn sâu xa bằng những nụ hôn thắm thiết đặt lên chân Người…(Lm Vũ Phan Long, ofm; kinhthanh.org).

Giuđa hôn má của Thầy, ông đang đứng ở một khoảng cách rất gần trong tương quan với Chúa Giêsu. Người phụ nữ tội lỗi hôn chân Thầy để biểu lộ lòng sám hối, cô ấy tự đặt mình ở một khoảng cách rất xa trong tâm hồn.

Nụ hôn của môn đệ nộp Thầy và nụ hôn của người đàn bà thống hối biểu tỏ lòng ăn năn. Cùng một nụ hôn nhưng khác nhau về nội dung. Hai nụ hôn này không chỉ khác về vị trí mà ánh mắt cũng rất khác lạ. Kinh Thánh không mô tả thần thái của hai gương mặt này trong khi hôn. Chỉ có Chúa mới đo được tình yêu của hai nụ hôn này và Ngài hiểu thấu tâm can của mọi hành vi, ngay cả khi hai người ấy chưa hành động.

Giuđa nói với đám người đông đảo mang gươm giáo gậy gộc: “Tôi hôn ai thì đó chính là Người, các anh bắt lấy” (Mt 26,48). Cái bi đát của tình yêu là dùng chính cử chỉ âu yếm nhất để phản bội tình yêu. Nụ hôn của Giuđa đau hơn ngàn cái tát, nhục nhằn hơn dòng nước mắt, quặn thắt hơn vết thương sâu. Chúa Giêsu ngỡ ngàng trước thái độ của Giuđa nên hỏi: “Giuđa ơi! Anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao? (Lc 22,48). Chúa Giêsu không tưởng tượng được một môn đệ sau ba năm chung sống, bây giờ dùng nụ hôn chỉ điểm cho đám người đến bắt Ngài. Nếu Giuđa dùng cái tát tai hoặc cú đấm để làm dấu chỉ thì Chúa đỡ đau lòng hơn. Cái bi đát ở đây là Giuđa dùng chính cái hôn để phản bội tình yêu, dùng chính cái hôn để chà đạp sỉ nhục tình yêu. Có nhiều cách phản bội, nhưng Giuđa đã chọn cách phản bội đau lòng nhất.

Giuđa đã dùng nụ hôn vốn là “ngôn ngữ yêu thương” để “chỉ điểm” và bán Thầy với giá “ba mươi đồng” (Mt 26,15; Mt 27,3.9). “Ba mươi đồng” chỉ là số tiền nhỏ so với “ba trăm quan tiền” giá chiếc bình bạch ngọc đựng dầu cam tùng hảo hạng (Mc 14,5; Ga 12,5) mà người phụ nữ tội lỗi đã đập bể và lấy dầu xức chân Chúa Giêsu tại nhà ông Simon (Mt 26,6-13; Mc 14,3-9; Ga 12,1-8). Bán Thầy giá “ba mươi đồng” so với bình dầu “ba trăm quan tiền”, nên Giuđa tiếc nuối cho rằng cô kia làm như vậy là hoang phí (Mt 26,8; Mc 14,4). Giuđa không ngay thẳng khi mượn danh người nghèo để trách lòng quảng đại của người phụ nữ: “Phí phạm dầu để làm gì? Sao không bán để giúp cho người nghèo?”. Thánh Gioan nhận định: “Hắn nói thế không phải vì thương người nghèo đâu, nhưng vì hắn giữ tiền chung, hay bớt xén tiền của anh em”. Khi lòng người đã không ngay thẳng, không thật thà, thì những hành động hoặc lời nói bên ngoài cũng sẽ không trung thực.

Hai nụ hôn bởi hai con người khác nhau, mang hai tâm tình khác nhau. Hai nụ hôn bắt nguồn từ hai trái tim: một trái tim chất ngất yêu thương, còn một trái tim lừa lọc, bội phản. Từ đó, hai trái tim đưa về hai nẻo lối khác nhau: một lối đi về mênh mông thiên đường, còn lối kia dẫn về ngục tù hun hút.

Chúa xét đến tâm tư thầm kín của từng người. Giuđa đến hôn lên má Thầy, làm dấu hiệu cho người khác đến bắt Thầy. Còn người phụ nữ tội lỗi đến hôn chân Chúa để tỏ lòng thống hối bên trong, xin ơn làm lại cuộc đời. Bàn chân nằm ở vị trí thấp nhất. Chọn chân để hôn nhằm chứng minh tình yêu, lòng khiêm cung, người hôn muốn nói lên sự bất tương xứng trong tình yêu của mình.

Cái hôn của Giuđa chỉ tốt ở bên ngoài, hợp với phong tục tập quán. Người môn đệ hôn thầy mình đúng luật xã giao và hợp tình nghĩa, nhưng ý hướng bên trong thì thật xấu xa. Còn nụ hôn của cô ấy bên ngoài không được thích hợp, nhưng bên trong chất chứa những ý hướng tốt đẹp.

Cuộc sống với giá trị bên trong mới đáng kể: nếu thấy một người có những hành động và thái độ xem ra không thích hợp với thói quen xã hội và tôn giáo, chúng ta đừng vội nghi ngờ và lên án. Họ có thể không được xã hội đồng ý, không được đám đông chấp nhận, nhưng biết đâu trước mặt Chúa họ không có gì phải hổ thẹn và thua kém ai. Điều mà mỗi người cần lo sợ đề phòng hơn hết là thái độ như Giuđa, dùng cái hôn, dùng việc đạo đức tốt lành bên ngoài để nộp Chúa, bán Chúa. Đó là trường hợp người ta lợi dụng việc từ thiện việc đạo đức để kiếm tiền, dùng thế giá tôn giáo để xây dựng uy tín riêng mình, viện cớ tôn giáo để bắt nạt kẻ khác. Nêu ra lý do đạo đức để khoe khoang bôi nhọ, nói xấu người khác.... Thiếu gì những người nhân danh Chúa để loại trừ Chúa và làm hại anh chị em xung quanh.

Nụ hôn Giuđa đã khiến cho cái chết của Chúa Giêsu vốn đã đau đớn lại thêm tê tái hơn. Nụ hôn của Giuđa để lại một kỷ niệm buồn. Hơn hai nghìn năm lịch sử vẫn không phai mờ, bởi Giuđa đã hôn Thầy bằng một nụ hôn không chút tình yêu. Nếu mỗi nụ hôn trao nhau là một đóa hoa hồng, thì nụ hôn không chút tình yêu của Giuđa trở nên vòng gai nhọn trao cho Chúa Giêsu.

Suy ngẫm về nụ hôn không chút tình yêu Giuđa là dịp cho ta nhìn lại chính mình: Giuđa đã phản bội Chúa bằng môt nụ hôn khéo léo lọc lừa, còn chúng ta thì sao? Trong lời nói, suy nghĩ và hành động, có khi nào ta phản bội Chúa không? Trong tương quan với tha nhân nhiều lần ta thiếu vắng tình yêu chăng?.

Ngày thành hôn, đôi bạn trẻ thề non hẹn biển, nhưng không chừng ngày nào đó lời thề hứa ấy lại bay theo tiếng gọi của gió ngàn. Yêu đòi phải hy sinh cho nhau. Hy sinh là bảo chứng của tình yêu. Khi chấp nhận đau đớn vì nhau thì tình yêu mới trọn vẹn, nụ hôn trao nhau mới thực sự là bằng chứng của tình yêu.

Linh mục tu sĩ cũng đã có những cái ôm hôn trong ngày khấn dòng hay trong ngày lễ phong chức. Nghi thức trao hôn bình an của giám mục, của bề trên hay của người anh em cũng bào hàm một lời mời gọi yêu thương và trung thành với những điều đã khấn hứa, đã tuyên thệ. Thế nhưng lời thế ấy vẫn dang dở đôi lần vì bất trung, tình yêu ấy đã có lúc mai một.

Ba năm theo Chúa, Giuđa luôn đi trong ánh sáng của sự bình an, tình yêu và hy vọng. Nhưng cuối cuộc đời lại trở nên kẻ tối tăm, phản bội. Cuộc sống của chúng ta luôn có những người thân, những người bạn, những người đồng nghiệp…có ai ngờ được một lúc nào đó cũng là những kẻ phản bội chúng ta. Thực tế cuộc sống trong xã hội hôm nay đã cho thấy cảnh gia đình tan nát khi vợ chồng phản bội nhau, con cái phản bội cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp vì một mối tình, cạnh tranh làm ăn… mất tình bạn, tình yêu, đưa đến những cái chết đau thương. Chúa Giêsu đã biết rõ tận tâm can của con người: “kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con” (Ga 14,18). Hãy nhớ lời Thánh Phaolô khuyên nhủ: “Ai tưởng mình đang đứng vững thì hãy coi chứng kẻo ngã” (1Cr 10, 12). Và lời Thánh Phêrô căn dặn: “ma quỷ, thì địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5, 8).

Đừng trách Giuđa phản thầy của mình, nếu có trách thì trách ông đã để cho ma quỉ bước vào cuộc đời và dẫn lối đời mình (x. Lc 22,3). Mà nếu trách như vậy thì thử hỏi ai trong chúng ta không đáng trách! Ai trong đời cũng có đôi lần để ma quỉ dẫn lối đi về miến u tối của bất trung.

Lạy Chúa, xin dạy con sống trung thành với Chúa và chân thành với mọi người, biết sống yêu thương với hết mọi người. Xin dạy con sống quảng đại và luôn là khí cụ bình an của Chúa. Amen!

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền:Hoa Vàng Lấp Ló Bên Tường
Nguyễn Trung Tây Lm.
11:49 29/03/2021
HOA VÀNG LÂP LÓ BÊN TƯỜNG
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Hoa vàng rực rỡ bờ tường,
Như anh trộm ngó, thầm thương cô nàng.
(Lm NTT)
 
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha gần gũi với những nạn nhân của cơn mưa lũ ở Úc
Giáo Hội Năm Châu
00:43 29/03/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 29-March-2021 theo giờ Việt Nam
 
Phong tục Mùa Chay rất lạ của Công Giáo Nicaragua liên quan đến Thánh Lagiarô chết 4 ngày sống lại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:41 29/03/2021

1. Phong tục lạ của người Công Giáo Nicaragua

Kinh thánh mô tả hai nhân vật có tên là “Lagiarô”, đã được truyền tụng trong lịch sử. Nhân vật được công nhận nhiều nhất là Lagiarô tại làng Bêthania, còn được gọi là Thánh Lagiarô hoặc Lagiarô chết chôn bốn ngày sống lại, là bạn thân thiết của Chúa Giêsu, là em của Mátta và Maria. Phúc âm Thánh Gioan cho biết Chúa Giêsu đã cho Thánh Lagiarô chết bốn ngày sống lại (Ga 11). Trong các câu chuyện khác nhau liên quan đến nhân vật này, ông được phong làm giám mục trong Giáo Hội tiên khởi.

Nhân vật thứ hai, cũng tên là Lagiarô, được tìm thấy trong Phúc âm theo Thánh Luca (Lc 16: 19-31) kể về mối quan hệ giữa sự sống và cái chết, giữa một người giàu có vô danh và một người nghèo, một người ăn xin tên là Lagiarô. Vị Lagiarô được tôn kính như một vị thánh bảo trợ của những người bị bệnh phong.

Người Công Giáo Nicaragua có truyền thống tin tưởng vào vị Lagiarô thứ nhất, Thánh Lagiarô chết bốn ngày sống lại. Người dân địa phương đã đặt niềm tin vào khả năng chữa bệnh của Thánh Lagiarô kể từ thế kỷ 19, khi một trận dịch tả chết người tấn công Nicaragua.

Từ đó, trong các nhà thờ Công Giáo ở quốc gia này thường có đặt một tượng Thánh Lagiarô. Ngoài ra, người Công Giáo Nicaragua còn có một phong tục nữa là mang những chú chó của họ đến nhà thờ vào thứ Bẩy trước Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay để nhận được những lời chúc phúc của Thánh Lagiarô.

Mặc những bộ trang phục sặc sỡ và với những dải ruy băng buộc quanh đầu hoặc cổ, hàng trăm con chó đã nhận được những lời chúc phúc cùng với chủ nhân của chúng.

Một người nói:

“Chúng tôi mang chú chó nhỏ Coco của chúng tôi đến nhà thờ, vì đó là ngày Thánh Lagiarô. Chúng tôi là người Công Giáo và chúng tôi làm điều này thường xuyên, năm này qua năm khác. Nó đã trở thành một truyền thống.”
Source:Reuters

2. Lễ Thánh Lagiarô trong niên lịch Phụng Vụ

Như bản tin chúng tôi vừa loan, lễ Thánh Lagiarô tại Nicaragua được mừng vào thứ Bẩy trước Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay. Điều này có thể do ảnh hưởng của cách thức Chính Thống Giáo và các Giáo Hội Công Giáo Đông phương mừng lễ Thánh Lagiarô. Họ mừng vào ngày thứ Bẩy trước Lễ Lá.

Chính Thống Giáo và các Giáo Hội Công Giáo Đông phương cử hành sự sống lại của Thánh Lagiarô làng Bêthania như một điềm báo trước về sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Cùng với Thánh Lagiarô, Thứ Bảy và Chúa Nhật Lễ Lá tạo thành mối liên hệ giữa Mùa Đại Chay, là hình thức Mùa Chay được thực hành trong các Giáo hội, với Tuần Thánh. Mùa Đại Chay chính thức kết thúc vào Thứ Bảy Thánh Lagiarô.

Lịch Phụng Vụ của Giáo Hội Công Giáo quy định việc mừng lễ Thánh Lagiarô diễn ra vào ngày 29 tháng 7 hàng năm. Thật vậy, hôm 2 tháng Hai, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố Sắc lệnh về việc cử hành chung lễ ba Thánh Mátta, Maria và Lagiarô trong lịch Phụng Vụ. Toàn văn như sau:

Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích

Sắc lệnh về việc cử hành chung lễ ba Thánh Mátta, Maria và Lagiarô trong Lịch Rôma chung

Trong ngôi nhà ở Bethany, Chúa Giêsu đã trải nghiệm tình gia đình và tình bạn với Mátta, Maria và Lagiarô, và vì lý do này, Phúc âm Thánh Gioan nói rằng Ngài yêu mến họ. Mátta quảng đại tiếp đón ngài, Maria chăm chú lắng nghe lời Ngài và Lagiarô nhanh chóng bước ra khỏi mồ theo lệnh của Đấng đã làm nhục cái chết.

Truyền thống của Giáo hội Latinh không chắc chắn về danh tính của [ba người phụ nữ cùng có tên] Maria – bà Maria Mađalêna mà Chúa Kitô đã hiện ra sau khi Ngài sống lại, Maria em gái của Mátta, và bà Maria là một người tội lỗi đã được Chúa tha thứ - nên đã quyết định dành ngày ngày 29 tháng 7 kính riêng Mátta trong Lịch Rôma. Nhưng nghi vấn này đã được giải quyết trong các nghiên cứu gần đây, như được chứng thực bởi Tử đạo thư Rôma, trong đó kính nhớ Maria và Lagiarô vào chung ngày đó. Hơn nữa, trong một số lịch cụ thể, ba chị em đã được nhớ đến cùng một ngày.

Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô, sau khi xem xét chứng tá Phúc âm quan trọng mà họ đã đưa ra khi chào đón Chúa Giêsu vào nhà mình, và chăm chú lắng nghe Ngài, với niềm tin rằng Ngài là sự sống lại và là sự sống, đã chấp nhận đề nghị của Bộ này, và ra quyết định rằng ngày 29 tháng 7 được chỉ định trong Lịch Rôma chung là Lễ Nhớ các Thánh Mátta, Maria và Lagiarô.

Do đó, Lễ Nhớ phải xuất hiện dưới tiêu đề này trong tất cả các Lịch và Sách Phụng vụ dành cho việc cử hành Thánh lễ và các Giờ kinh Phụng vụ; các biến thể và bổ sung sẽ được đưa vào các bản văn phụng vụ, kèm theo sắc lệnh này, phải được dịch, chấp thuận và, sau khi được xác nhận bởi Bộ này, sẽ được công bố bởi Hội đồng Giám mục.

Sắc lệnh này bãi bỏ bất kể điều gì trái ngược.

Từ Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, ngày 26 tháng Giêng năm 2021, Lễ Nhớ Các Thánh Timothêô và Titô, Giám mục.

+ Đức Hồng Y Robert Sarah

Tổng trưởng

+ Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche

Thư ký

Source:Holy See Press Office5. Kỹ thuật giao hàng bằng máy bay không người lái tại Thánh Địa

Israel đang đặt nền móng cho một mạng lưới máy bay không người lái quốc gia. Quốc gia này đã bắt đầu thử nghiệm các máy bay không người lái giao hàng tại thành phố Hadera.

Các máy bay không người lái, gọi tắt là UAV đang được kiểm soát cách đó 50km bởi các viên chức chính quyền từ phòng điều khiển trung tâm tại Haifa. Đây là lần thử nghiệm trực tiếp đầu tiên trong giai đoạn thử nghiệm kéo dài hai năm nhằm loại bỏ các lo ngại về các vụ va chạm giữa không trung và khả năng hàng hóa bị đánh cắp trên đường vận chuyển.

Eyal Zor, Giám đốc điều hành AIRWAYZ cho biết “Ý tưởng này là điều đầu tiên trên thế giới bởi vì lần đầu tiên các bạn biết rằng có một hoạt động lớn của các máy bay không người lái trên bầu trời đô thị. Cuộc thử nghiệm của chúng tôi bao gồm nhiều hoạt động đồng thời chỉ để bảo đảm rằng chúng ta có thể làm điều đó một cách an toàn và hiệu quả. Sẽ mất hai năm kể từ bây giờ. Chúng ta sẽ thấy nhiều máy bay không người lái bay trên thành phố, giống như chúng ta đang xây dựng bầu trời mới và chúng ta sẽ quen với việc máy bay không người lái thực hiện giao hàng an toàn trên đầu của chúng ta”.
Source:Reuters
 
Bách hại ra mặt, bất kể Tuần Thánh: Bạo chúa Duterte thề đóng cửa các nhà thờ dám cử hành thánh lễ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:57 29/03/2021


1. Hơn một nửa dân số Israel nhận được cả hai liều vắc xin COVID-19

Israel đã tiêm hai liều vắc-xin COVID-19 cho hơn một nửa dân số của mình, Bộ trưởng Y tế cho biết hôm thứ Năm, một đợt triển khai hàng đầu thế giới được báo cáo lạc quan rằng đã giúp đất nước thoát khỏi đại dịch.

Việc phân phối vắc xin Pfizer / BioNTech ở Israel đã bắt đầu vào tháng 12, được mở rộng cho công dân và cư dân trên 16 tuổi - khoảng 69% trong số 9.3 triệu dân số. Mọi người được coi là đã được bảo vệ đầy đủ một tuần sau khi tiêm mũi thứ hai.

Trong một tuyên bố công bố cột mốc quan trọng trong bối cảnh số ca nhiễm mới liên tục giảm, Bộ trưởng Y tế Yuli Edelstein kêu gọi người dân “tuân thủ các hướng dẫn để coronavirus không quay trở lại”.

Ông cho biết 50.07% dân số nói chung - hoặc 72,5% dân số đủ điều kiện - đã tiêm cả hai liều vắc-xin.

Israel bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận trên toàn quốc vào cuối tháng Hai. Hầu hết các doanh nghiệp và trường học, cũng như sân bay, đã dần dần hoạt động trở lại - với những giới hạn về công suất. Những người được tiêm chủng đầy đủ và khoảng 8.7% người Israel đã khỏi bệnh COVID-19 với khả năng miễn dịch được giả định, đã được cấp chứng chỉ “Green Pass” của Bộ Y tế cho phép tiếp cận các địa điểm giải trí khác nhau.

Theo nhà khoa học dữ liệu Eran Segal thuộc Viện Khoa học Weizmann của Israel, quốc gia này đã chứng kiến tỷ lệ tử vong do COVID-19 hàng ngày giảm 85% kể từ đỉnh điểm thứ ba của đại dịch vào giữa tháng Giêng.

Trong bối cảnh này, có nhiều hy vọng nhiều cư dân địa phương có thể tham dự các cử hành Tuần Thánh tại Giêrusalem.
Source:Reuters

2. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thương tiếc những người mất mạng trong vụ xả súng hàng loạt ở Boulder, Colorado

Sau một vụ xả súng hàng loạt tại một siêu thị ở Boulder, Colorado, Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của Thành phố Oklahoma, Chủ tịch Ủy ban Công lý Quốc nội và Phát triển Nhân văn của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố sau:

“Khi chúng ta vẫn đang quay cuồng vì thiệt hại về nhân mạng trong vụ xả súng hàng loạt ở Atlanta, thật đau lòng khi nghe tin về một vụ xả súng hàng loạt khác tại một siêu thị ở Boulder, Colorado, được báo cáo là đã dẫn đến cái chết của mười người. Chúng tôi cầu nguyện cho gia đình và bạn bè của những người đã mất và cho cộng đồng của họ. Chúng tôi đặc biệt biết ơn những nỗ lực của những người ứng phó đầu tiên trong việc bảo vệ cộng đồng và điều trị cho các nạn nhân, đồng thời kêu gọi tất cả những người có thiện chí hỗ trợ cụ thể cho các nạn nhân của bạo lực bất cứ khi nào có thể.”

“Các giám mục từ lâu đã hô hào các biện pháp kiểm soát súng một cách thận trọng để hạn chế các vụ xả súng hàng loạt cũng như các vụ giết người và tự sát bằng súng khác, và chúng tôi luôn giữ vững lập trường đó. [1] Chúng ta phải luôn nhớ rằng mỗi người chúng ta đều là anh chị em trong Chúa Kitô, được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa từ nhân. Khi đến gần Tuần Thánh, chúng ta hãy tiếp tục suy ngẫm về tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta và canh tân lời kêu gọi hoán cải con tim”.

Tưởng cũng nên nhắc lại, vào lúc 3 giờ chiều hôm thứ Hai 22 tháng Ba, theo giờ địa phương, một tay súng đã bắn bừa bãi vào bất cứ ai tại một cửa hàng tạp hóa King Soopers ở Boulder, Colorado, khiến 10 người thiệt mạng.

Một trong những nạn nhân là cảnh sát Eric Talley, 51 tuổi, là một trong những người đầu tiên phản ứng với vụ xả súng. Talley, là một người Công Giáo rất ngoan đạo, bỏ lại một người vợ và bảy đứa con.

Tang lễ cho anh Talley được cử hành vào ngày thứ Hai 29 tháng 3 tại Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Denver. Theo một thông báo, đây sẽ là một Thánh lễ đại trào trọng thể được tổ chức theo hình thức đặc biệt của Nghi thức Rôma.

Cảnh sát đã bắt giữ tên Ahmad Al Aliwi Alissa, 21 tuổi liên quan đến vụ xả súng hôm thứ Hai và anh ta đã bị buộc 10 tội danh giết người cấp độ một. Chi khu cảnh sát Boulder cho biết như trên nhưng chưa thảo luận về động cơ xảy ra vụ nổ súng.

Các thành viên gia đình của nghi phạm nói rằng họ tin rằng anh ta đang bị bệnh tâm thần nghiêm trọng, bao gồm cả hoang tưởng, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông.

Vụ xả súng ở Boulder xảy ra chưa đầy một tuần sau khi một tay súng ở Atlanta giết chết 8 người - trong đó có 6 phụ nữ châu Á - trong một loạt vụ xả súng tại 3 tiệm mát-xa ở khu vực Atlanta vào ngày 16 tháng 3.
Source:USCCB

3. Bạo chúa Rodrigo Duterte thề đóng cửa các nhà thờ Công Giáo cử hành thánh lễ có giáo dân tham dự

Người phát ngôn của Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte cho biết chính phủ thề sẽ đóng cửa các nhà thờ cử hành thánh lễ có giáo dân tham dự bất chấp lệnh cấm y tế. Tuy nhiên, một giám mục địa phương đã lập luận rằng các thánh lễ được tổ chức với công suất thấp là một cách an toàn để duy trì sự thờ phượng của công chúng, đặc biệt là trong Tuần Thánh và Lễ Phục sinh.

Trong một nỗ lực để chống lại sự gia tăng của nhiễm trùng coronavirus, các hạn chế mới của chính phủ đã cấm các cuộc họp công cộng, bao gồm cả các cuộc tụ họp tôn giáo.

Phi Luật Tân đã có hơn 677,000 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 và gần 13,000 trường hợp tử vong, một trong những tỷ lệ cao nhất ở Đông Nam Á.

Harry Roque, người phát ngôn của Tổng thống nói rằng chính phủ sẽ không vi phạm luật tự do tôn giáo khi đóng cửa các nhà thờ vi phạm hạn chế mới.

Roque cho biết: “Trong quá trình thực thi quyền hạn của cảnh sát, chúng tôi có thể ra lệnh đóng cửa các nhà thờ và tôi hy vọng điều đó sẽ không xảy ra”, Roque nói. “Chúng ta sẽ không đạt được bất cứ điều gì… nếu bạn bất chấp và bạn buộc nhà nước phải đóng cửa nhà thờ”.

Tuy nhiên, Giám mục Broderick Pabillo, Giám Quản Tông Tòa của Manila, cho biết trong một lá thư mục vụ hôm thứ Tư rằng các buổi thờ phượng nhỏ sẽ được tổ chức bên trong các nhà thờ, theo Phil Star.

“Đây là một hướng dẫn mục vụ, nghĩa là, nó nhằm giúp các mục tử và đàn chiên của họ cách thờ phượng Chúa trong mùa quan trọng này trong năm khi đối mặt với đại dịch. Hướng dẫn mục vụ cũng khẳng định quyền thờ phượng của chúng ta nhưng đặt ra một giới hạn đối với sự tham dự thể chất của những người cảm thấy cần phải thờ phượng trong những ngày này”, ngài viết.

“Chúng tôi đưa ra giới hạn 10% sức chứa nhà thờ của chúng tôi bởi vì chúng tôi cảm thấy rằng con số này không tạo thành một ‘cuộc tụ họp quần chúng’. Chúng tôi có kinh nghiệm trong một năm áp dụng các quy trình chăm sóc sức khỏe tại nhà thờ của chúng tôi, và cũng như anh chị em giáo dân, chúng tôi đã tuân giữ các giới hạn này rất nghiêm nhặt”.

Theo Phil Star, trong bức thư mục vụ của mình, Đức Cha Pabillo đã thách thức định nghĩa hàm hồ về “cuộc tụ họp đông người” trong chỉ thị của chính phủ.

Ngài nhấn mạnh quyền được thờ phượng của công chúng và chỉ trích sự thiếu hợp tác của chính phủ với các cơ sở tôn giáo.

“Không phải tất cả các hoạt động tôn giáo đều có thể nói hàm hồ là các ‘cuộc tụ họp quần chúng’. Chúng tôi khẳng định quyền được thờ phượng của chúng tôi và nhà nước nên tôn trọng điều này và không cản trở nó một cách không cần thiết. Các hoạt động tôn giáo là những dịch vụ thiết yếu cho hạnh phúc của con người”, ngài viết.

“Các cơ quan quản lý nhà nước nên tham khảo ý kiến của các ngành liên quan khi hoạch định các chính sách. Tôi than thở về việc các thành phần tôn giáo không được đại diện, thậm chí không được hỏi ý kiến, khi họ đưa ra các chính sách ảnh hưởng đến đời sống thờ phượng của chúng tôi”, Đức cha nói.
Source:Catholic News Agency

4. Ngân sách Tòa Thánh eo hẹp dần, Đức Thánh Cha Phanxicô phải cắt giảm 10% lương của các Hồng Y

Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một lá thư thông báo việc cắt giảm lương của một số nhân viên Vatican như một cách để kiềm chế chi phí sau khi ngân sách của Tòa Thánh dự kiến thâm hụt 60 triệu Mỹ Kim vào năm 2021.

Đức Giáo Hoàng nói rằng các Hồng Y được Vatican trả lương sẽ bị cắt giảm 10% lương. Theo truyền thông Ý, các Hồng Y trong Giáo triều Rôma nhận được khoản trợ cấp hàng tháng khoảng 6,000 Mỹ Kim.

Mức lương của các quan chức và nhân viên cao cấp khác của Tòa thánh và Quốc gia Thành Vatican cũng sẽ bị giảm 8%, và một số linh mục, nam nữ tu sĩ làm việc cho Vatican sẽ bị giảm lương 3%.

Đức Giáo Hoàng đã ra sắc lệnh đình chỉ các đợt tăng lương, vốn tự động diễn ra hai năm một lần, cho đến ít nhất là ngày 31 tháng 3 năm 2023.

Các biện pháp này, cũng áp dụng cho Tòa Giám Quản Rôma, các Vương Cung Thánh Đường của Đức Giáo Hoàng và các thực thể khác có liên quan đến Vatican, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4.

Trong lá thư đề ngày 23 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng những hành động này là cần thiết cho một “tương lai bền vững về kinh tế” tại Vatican.

Đức Giáo Hoàng nói rằng quyết định giảm một số lương được đưa ra do tình trạng thâm hụt đang diễn ra tại Tòa thánh, vốn đã trở nên tồi tệ hơn do đại dịch coronavirus và tác động của nó đối với một số nguồn thu của Vatican,

Một trong những nguồn thu nhập chính của Tòa thánh là Bảo tàng Vatican, đã bị buộc phải đóng cửa gần như suốt năm 2020 và đầu năm 2021.

Chi phí nhân sự là khoản chi hàng đầu của Vatican sau chi phí hoạt động. Được công bố vào đầu tháng này, bản dự trù ngân sách năm 2021 của Tòa Thánh cho biết rằng 165 triệu đô la trong tổng số chi phí 376 triệu đô la đã được phân bổ cho tiền lương. Tuy nhiên, những con số này không bao gồm ngân sách của Quốc gia Thành Vatican và các tổ chức liên quan, như Viện Giáo Vụ, thường được gọi là ngân hàng Vatican.

Sắc lệnh ngày 24 tháng 3 của Đức Giáo Hoàng nói rằng việc giảm một số lương của Tòa thánh và Quốc gia Thành Vatican là cần thiết “để bảo đảm tính bền vững và sự cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu”.

Ngài cũng nói rằng các biện pháp nhằm ngăn chặn nhu cầu phải cắt giảm việc làm.

Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhắc lại cam kết không cắt giảm việc làm, đặc biệt là đối với nhân viên giáo dân, tại Vatican.

Ngài cũng đã lên tiếng về phẩm giá của công việc và sự cần thiết phải có lương.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 12 tháng 3 với Vatican News, Cha Juan A. Guerrero SJ, Tổng trưởng Bộ Kinh tế Tòa Thánh, cho biết chi phí cho nhân sự của Vatican đã tăng 2% từ năm 2019 đến năm 2020.

“Việc bảo vệ công ăn việc làm và tiền lương đã là một ưu tiên đối với chúng tôi cho đến nay”, ngài nói. “Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng tiết kiệm tiền không có nghĩa là phải sa thải nhân viên, ngài rất nhạy cảm với hoàn cảnh của các gia đình”.
Source:Catholic News Agency

5. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ khuyến khích các giáo phận thực hiện sáng kiến ‘Đồng hành với các bà mẹ có nhu cầu’

Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của tổng giáo phận Kansas City ở tiểu bang Kansas và là Chủ tịch Ủy ban của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ về các hoạt động phò sinh vừa ra tuyên bố sau liên quan đến sáng kiến ‘Đồng hành với các bà mẹ có nhu cầu’.

“Một năm trước nhân kỷ niệm 25 năm thông điệp Tin Mừng Sự sống, các giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra một sáng kiến quan trọng trên toàn quốc nhằm trợ giúp các bà mẹ mang thai và nuôi dạy con cái đang gặp khó khăn. Sáng kiến này mang tên: Đồng hành với các bà mẹ có nhu cầu. Khi chúng ta khởi động nỗ lực mục vụ mang tính đột phá này, không ai có thể lường trước được những tác động lâu dài của COVID19 đối với Giáo hội và quốc gia của chúng ta”.

“Mặc dù đại dịch đã làm gián đoạn phần lớn động lực ban đầu của chúng ta, nhưng nó cũng mang lại cho chúng ta cơ hội để thích nghi và mở rộng sáng kiến quan trọng này, và nó tái khẳng định sự cần thiết của Giáo hội trong việc đồng hành với những bà mẹ đang gặp khó khăn, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn như thế này”.

“Thật bi thảm khi các nhà lập pháp của quốc gia chúng ta đã khai thác cuộc khủng hoảng này để mở rộng các hoạt động phá thai từ tiền đóng thuế của người dân. Trong một tuyên bố gần đây của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, các giám mục đã yêu cầu Tổng thống và các nhà lãnh đạo Quốc Hội đừng buộc người Mỹ phải đưa ra những quyết định đạo đức khó khăn liên quan đến việc bảo tồn mạng sống và sức khỏe của những đứa trẻ đã sinh ra hay chưa chào đời, tất cả các em đều là những người lân cận dễ bị tổn thương của chúng ta.”

“Giáo hội sẽ tìm cách giúp lấp đầy những khoảng trống về dịch vụ và tài nguyên cho những bà mẹ đang mang thai gặp thử thách và những người nuôi con nhỏ trong hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi khuyến khích các giáo phận và các giáo xứ dấn thân hơn nữa trong việc thực hiện sáng kiến ‘Đồng hành với các bà mẹ có nhu cầu’ trong khu vực địa phương của họ, để chúng ta có thể hướng tới một xã hội nơi các bà mẹ và trẻ em được bảo vệ bằng pháp luật và được chào đón trong tình yêu thương”.
Source:USCCB