Phụng Vụ - Mục Vụ
Những cử chỉ yêu thương
Lm. Phêrô Hồng Phúc
08:42 30/03/2010
NHỮNG CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG
Trong cùng một đêm Tiệc Ly, đã diễn ra những cử chỉ thật là thân yêu nhưng lại mang ý nghĩa đến mức trái ngược nhau. Hình ảnh Gioan kề bên ngực Chúa Giêsu và hỏi: “Thưa Thầy, ai vậy?” (Ga 13, 25). Trái ngược với hình ảnh Giuda đến hôn Chúa để làm ám hiệu cho quân dữ đến bắt Thầy. Đó là những cử chỉ yêu thương, nhưng nói lên những ý nghĩa khác nhau:
-Gioan hỏi Chúa để tìm người sẽ phản bội Chúa trong một cử chỉ yêu thương và tha thiết;
-Giuda với những cử chỉ cũng đầy yêu thương nhưng lại là một ám hiệu để bán đứng Thầy của mình.
Trong đêm Tiệc Ly, các tông đồ là những người đang làm nên những lịch sử mà toàn là những lịch sử nhuốm màu đen. Nào là Phêrô được Đức Giêsu cho biết trước: “Trước khi gà gáy lần thứ hai thì con đã chối Thầy lần thứ ba”( Mc 14,30); Nào là Giuda ra đi và bấy giờ là đêm tối. Trước khi Giuda ra đi, Đức Giêsu còn làm cử chỉ yêu thương lần cuối cùng, đó là chấm miếng bánh đưa cho Giuda. Một cử chỉ thân mật của tình thầy trò và cũng nhắc nhớ cho Giuda để Giuda thấy được tình yêu thương của Chúa. Nhưng thánh Gioan diễn tả “Khi Giuda nuốt miếng bánh rồi thì Satan nhập vào hắn” (Ga 13, 27). Tội lỗi hoành hành trong bóng đêm còn mạnh hơn những người làm vì tình yêu giữa ban ngày. Bởi vì hận thù cũng có thể bốc cao tới tận trời, “cơn đam mê dữ dội như âm phủ” (Dc 8,6). Chính vì vậy mà Giuda ra đi trong đêm tối để thực hiện những ý đồ đã đêm tối từ trong lòng của Giuda.
Đức Giêsu vẫn một cử chỉ yêu thương trong suốt cuộc đời của Ngài:
-Cử chỉ yêu thương khi tỏ cho các tông đồ biết “một người trong các con sẽ nộp Thầy”(Ga 13, 21);
-Cử chỉ yêu thương khi trao miếng bánh cho tên phản bội;
-Cử chỉ yêu thương khi nói cho Phêrô biết “Con sẽ chối thầy ba lần”(Ga 13, 28);
-Cử chỉ yêu thương khi Ngài cảm thông trước các yếu đuối của các tông đồ ngủ say trước khi Thầy đi chịu nạn. Nghĩa là trước cái chết của Thầy, các tông đồ vẫn lăn ra ngủ được(!);
-Cử chỉ yêu thương với ánh mắt Ngài nhìn Phêrô khi Phêrô chối Thầy, khiến cho Phêrô suốt đời khóc lóc ăn năn tội mình.
Tất cả những cử chỉ yêu thương ấy của Đức Giêsu đã thực hiện điều mà các thánh sử viết: “Người vẫn yêu thương những người thuộc về mình còn ở thế gian và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).
Lạy Chúa Giêsu,
Trong những cử chỉ mà Chúa nói về Giuda phản bội,
cử chỉ mà Chúa nói về Phêrô chối Chúa,
Chúa vẫn yêu thương, vẫn tha thứ, vẫn chờ đợi.
Đó là những gì mà ngày hôm nay
chúng con đang thấy Chúa yêu thương chúng con.
Chúng con vẫn luôn phạm tội,
Chúng con vẫn luôn ra đi trong đêm tối,
Nhưng Chúa vẫn luôn tha thứ, vẫn luôn yêu thương, vẫn luôn đợi chờ.
Xin cho chúng con sớm nhận ra lòng khoan dung của Chúa,
trước khi là quá muộn.
Xin cho chúng con hợp tâm tình với Gioan,
với các tông đồ để xét mình:
“Lạy Thầy, có phải con không?
Có phải con là kẻ bán đứng Thầy không?
Có phải con là người phản bội Thầy không?”
Để ngay từ ngày hôm nay,
Chúng con biết ăn năn hối lỗi
và trở về trong tình yêu thương thứ tha của Chúa.
Để ngay từ ngày hôm nay,
Chúng con đón nhận ơn cứu độ trong vòng tay của Đấng Cứu Thế
là Chúa của chúng con,
là Cha của chúng con. Amen.
Lm Phêrô Hồng Phúc
Trong cùng một đêm Tiệc Ly, đã diễn ra những cử chỉ thật là thân yêu nhưng lại mang ý nghĩa đến mức trái ngược nhau. Hình ảnh Gioan kề bên ngực Chúa Giêsu và hỏi: “Thưa Thầy, ai vậy?” (Ga 13, 25). Trái ngược với hình ảnh Giuda đến hôn Chúa để làm ám hiệu cho quân dữ đến bắt Thầy. Đó là những cử chỉ yêu thương, nhưng nói lên những ý nghĩa khác nhau:
-Gioan hỏi Chúa để tìm người sẽ phản bội Chúa trong một cử chỉ yêu thương và tha thiết;
-Giuda với những cử chỉ cũng đầy yêu thương nhưng lại là một ám hiệu để bán đứng Thầy của mình.
Trong đêm Tiệc Ly, các tông đồ là những người đang làm nên những lịch sử mà toàn là những lịch sử nhuốm màu đen. Nào là Phêrô được Đức Giêsu cho biết trước: “Trước khi gà gáy lần thứ hai thì con đã chối Thầy lần thứ ba”( Mc 14,30); Nào là Giuda ra đi và bấy giờ là đêm tối. Trước khi Giuda ra đi, Đức Giêsu còn làm cử chỉ yêu thương lần cuối cùng, đó là chấm miếng bánh đưa cho Giuda. Một cử chỉ thân mật của tình thầy trò và cũng nhắc nhớ cho Giuda để Giuda thấy được tình yêu thương của Chúa. Nhưng thánh Gioan diễn tả “Khi Giuda nuốt miếng bánh rồi thì Satan nhập vào hắn” (Ga 13, 27). Tội lỗi hoành hành trong bóng đêm còn mạnh hơn những người làm vì tình yêu giữa ban ngày. Bởi vì hận thù cũng có thể bốc cao tới tận trời, “cơn đam mê dữ dội như âm phủ” (Dc 8,6). Chính vì vậy mà Giuda ra đi trong đêm tối để thực hiện những ý đồ đã đêm tối từ trong lòng của Giuda.
Đức Giêsu vẫn một cử chỉ yêu thương trong suốt cuộc đời của Ngài:
-Cử chỉ yêu thương khi tỏ cho các tông đồ biết “một người trong các con sẽ nộp Thầy”(Ga 13, 21);
-Cử chỉ yêu thương khi trao miếng bánh cho tên phản bội;
-Cử chỉ yêu thương khi nói cho Phêrô biết “Con sẽ chối thầy ba lần”(Ga 13, 28);
-Cử chỉ yêu thương khi Ngài cảm thông trước các yếu đuối của các tông đồ ngủ say trước khi Thầy đi chịu nạn. Nghĩa là trước cái chết của Thầy, các tông đồ vẫn lăn ra ngủ được(!);
-Cử chỉ yêu thương với ánh mắt Ngài nhìn Phêrô khi Phêrô chối Thầy, khiến cho Phêrô suốt đời khóc lóc ăn năn tội mình.
Tất cả những cử chỉ yêu thương ấy của Đức Giêsu đã thực hiện điều mà các thánh sử viết: “Người vẫn yêu thương những người thuộc về mình còn ở thế gian và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).
Lạy Chúa Giêsu,
Trong những cử chỉ mà Chúa nói về Giuda phản bội,
cử chỉ mà Chúa nói về Phêrô chối Chúa,
Chúa vẫn yêu thương, vẫn tha thứ, vẫn chờ đợi.
Đó là những gì mà ngày hôm nay
chúng con đang thấy Chúa yêu thương chúng con.
Chúng con vẫn luôn phạm tội,
Chúng con vẫn luôn ra đi trong đêm tối,
Nhưng Chúa vẫn luôn tha thứ, vẫn luôn yêu thương, vẫn luôn đợi chờ.
Xin cho chúng con sớm nhận ra lòng khoan dung của Chúa,
trước khi là quá muộn.
Xin cho chúng con hợp tâm tình với Gioan,
với các tông đồ để xét mình:
“Lạy Thầy, có phải con không?
Có phải con là kẻ bán đứng Thầy không?
Có phải con là người phản bội Thầy không?”
Để ngay từ ngày hôm nay,
Chúng con biết ăn năn hối lỗi
và trở về trong tình yêu thương thứ tha của Chúa.
Để ngay từ ngày hôm nay,
Chúng con đón nhận ơn cứu độ trong vòng tay của Đấng Cứu Thế
là Chúa của chúng con,
là Cha của chúng con. Amen.
Lm Phêrô Hồng Phúc
Mỗi ngày một câu Kinh Thánh
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Văn Định
09:20 30/03/2010
Từ ngày 01 đến 16-4-2010
Ngày 01-4-10: Lời Kinh Thánh phải ứng nghiệm, Lời mà Thánh Thần đã dùng miệng vua Đavit để nói trước về Giuđa, kẻ đã trở thành tên dẫn đường cho những người bắt Đức Giêsu. (Cv 1, 16)
* Xin giúp con luôn trung thành với ơn Chúa gọi hôm nay. Vì con ham mê tiền bạc, của cải… thì con là kẻ ngoại tình, mất ơn Chúa.
Ngày 02-4-10: Vậy, con người ấy đã dùng tiền công của tội ác mà tậu thửa đất; y đã ngã lộn đầu xuống đất, vỡ bụng, lòi cả ruột gan ra. (Cv 1, 18) * Mấy thầy tế lễ mua đám ruộng nhân danh Giuđa, ông ta đã thắt cổ tự tử. Tôi luôn dùng cải cải Chúa ban để tìm gặp Chúa.
Ngày 03-4-10: Thật thế, trong sách Thánh Vịnh số 69 có chép rằng: Ước gì lều trại nó phải tan hoang, không còn ai trú ngụ, và ước gì người khác nhận lấy chức vụ của nó (Cv 1, 20)
* Câu Kinh Thánh này nói tới chọn người thay thế Giuđa là ông Ma-thi-a. Tôi luôn sống xứng đáng với ơn Chúa gọi phục vụ hiện tại.
Ngày 04-4-10: Dân ngoại là những người không có luật Môsê; nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là luật cho chính mình., mặc dầu họ không có Luật Môsê. (Rom 2, 14)
* Theo lẽ tự nhiên, theo lương tâm là Chúa ghi vào tâm khảm mỗi người. Tôi luôn lắng nghe tiếng Chuá Thánh Linh nói trong tâm hồn.
Ngày 05-4-10: Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó, vì họ tự phán đoán trong lòng…(Rom 2, 15) * Khi lương tâm bạn thấy sai sẽ bị cắn rứt, khi lương tâm thấy phải, bạn sẽ vui mừng, bình an.
Ngày 06-4-10: Người ta sẽ thấy điều đó trong ngày Đức Giêsu xét xử những gì bí ẩn nơi con người tôi rao giảng. (Rom 2, 16)
* Biết Lề Luật khác với giữ Lề Luật. Tôi luôn tuân giữ Lề Luật là thực hành mến Chúa và yêu người, bằng những việc làm cụ thể.
Ngày 07-4-10: Còn chúng ta, chúng ta đã được Thiên Chúa mặc khải cho nhờ Thần Khí. Thật vậy, Thần Khí thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa. (1 Cor 2, 10) * Chỉ có ai lãnh nhận Thần Khí mới đón nhận được khôn ngoan. Xin Thần Khí dẫn dắt con trong mọi suy đoán, để tìm kiếm Chúa là nguồn sự sống.
Ngày 08-4-10: Phần chúng ta, đã không lãnh nhận thần trí của thế gian; nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa… (1Cor 2,12)
*Chính Chúa Thánh Linh dạy tôi thấu hiểu Lời Chúa là sự sống.
Ngày 09-4-10: …chúng tôi dùng những lời lẽ Thần Khí linh hứng để diễn tả những thực tại thuộc về Thần Khí. (1 Cor 2, 13)
* Đây là những người sống theo Thần Khí hướng dẫn tư tưởng và hành động. Tôi quyết khiêm tốn lắng sự thúc đẩy của Thánh Linh.
Ngày 10-4-10: Chính Người đã đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thần Khí vào lòng chúng ta làm bảo chứng. (2 Cor 1, 22)
* Ơn Chúa Thánh Thần là ân huệ làm bảo chứng cho bạn được nếm hưởng vinh quang của Chúa ngay bây giờ. Tôi mong đợi Thiên Chúa cho trọn quyền làm con, là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.
Ngày 11-4-10: Không phải là chúng tôi khống chế đức tin của anh em, trái lại chúng tôi góp phần tạo niềm vui cho anh em, bởi vì đức tin của anh em đã vững rồi. (2 Cor 1, 24)
*Thánh Phaolô dù có trải qua những khó khăn, nhưng ngài vẫn gần guĩ tín hữu. Tôi luôn động viên những người tôi có trách nhiệm sống kiên trì trong đức tin và đức mến, để có niềm vui mừng và hy vọng.
Ngày 12-4-10: Thật thế, chính tôi gây ưu phiền cho anh em, thì ai là người làm cho cho tôi vui được, nếu không phải là kẻ ưu phiền vì tôi? (2 Cor 2, 2) * Trong việc tông đồ, Phaolô đã bị xúc phạm nhiều, vì có kẻ chống đối., hoài nghi tư cách và quyền giảng dạy của ngài. Tôi kiên trì theo đuổi mục đích và sẵn sàng tha thứ cho tất cả.
Ngày 13-4-10: Tôi đã viết trong thư như vậy là để khi đến, tôi khỏi phải ưu phiền vì chính những người đáng lẽ phải làm cho tôi vui, bởi vì …niềm vui của tôi cũng là niềm vui của anh em. (2 Cor 2, 3)
* Phaolô viết thư này trong nước mắt, và ông biết chắc tín hữu của mình như thế nào. Trong việc phục vụ Chúa và cứu các linh hồn, tôi cần hết sức kiễn nhẫn, và luôn cầu nguyện để có sức mạnh vượt qua.
Ngày 14-4-10: Đấng đã rộng ban Thần Khí cho anh em và thực hiện những phép lạ giữa anh em, có phải anh em làm những gì Luật dạy, hay vì anh em tin nhờ được nghe. (Gl 3, 5) * Bạn nên biết làm vì Luật dạy thì tiêu cực, còn tin vì được nghe là có hành động tích cực. Tôi cảm nhận được ân huệ lạ lùng của Thánh Linh đã làm cho tôi.
Ngày 15-4-10: Cũng như ông Áp-ra-ham đã tin Thiên Chúa, và vì thế Thiên Chúa kể ông là người công chính. (Gl 3, 6)
* Tổ phụ Áp-ra-ham là mẫu gương về lòng tin và được phúc lành. Ông được gọi là người công chính, chứ không phải nhờ Luật.
Ngày 01-4-10: Lời Kinh Thánh phải ứng nghiệm, Lời mà Thánh Thần đã dùng miệng vua Đavit để nói trước về Giuđa, kẻ đã trở thành tên dẫn đường cho những người bắt Đức Giêsu. (Cv 1, 16)
* Xin giúp con luôn trung thành với ơn Chúa gọi hôm nay. Vì con ham mê tiền bạc, của cải… thì con là kẻ ngoại tình, mất ơn Chúa.
Ngày 02-4-10: Vậy, con người ấy đã dùng tiền công của tội ác mà tậu thửa đất; y đã ngã lộn đầu xuống đất, vỡ bụng, lòi cả ruột gan ra. (Cv 1, 18) * Mấy thầy tế lễ mua đám ruộng nhân danh Giuđa, ông ta đã thắt cổ tự tử. Tôi luôn dùng cải cải Chúa ban để tìm gặp Chúa.
Ngày 03-4-10: Thật thế, trong sách Thánh Vịnh số 69 có chép rằng: Ước gì lều trại nó phải tan hoang, không còn ai trú ngụ, và ước gì người khác nhận lấy chức vụ của nó (Cv 1, 20)
* Câu Kinh Thánh này nói tới chọn người thay thế Giuđa là ông Ma-thi-a. Tôi luôn sống xứng đáng với ơn Chúa gọi phục vụ hiện tại.
Ngày 04-4-10: Dân ngoại là những người không có luật Môsê; nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là luật cho chính mình., mặc dầu họ không có Luật Môsê. (Rom 2, 14)
* Theo lẽ tự nhiên, theo lương tâm là Chúa ghi vào tâm khảm mỗi người. Tôi luôn lắng nghe tiếng Chuá Thánh Linh nói trong tâm hồn.
Ngày 05-4-10: Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó, vì họ tự phán đoán trong lòng…(Rom 2, 15) * Khi lương tâm bạn thấy sai sẽ bị cắn rứt, khi lương tâm thấy phải, bạn sẽ vui mừng, bình an.
Ngày 06-4-10: Người ta sẽ thấy điều đó trong ngày Đức Giêsu xét xử những gì bí ẩn nơi con người tôi rao giảng. (Rom 2, 16)
* Biết Lề Luật khác với giữ Lề Luật. Tôi luôn tuân giữ Lề Luật là thực hành mến Chúa và yêu người, bằng những việc làm cụ thể.
Ngày 07-4-10: Còn chúng ta, chúng ta đã được Thiên Chúa mặc khải cho nhờ Thần Khí. Thật vậy, Thần Khí thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa. (1 Cor 2, 10) * Chỉ có ai lãnh nhận Thần Khí mới đón nhận được khôn ngoan. Xin Thần Khí dẫn dắt con trong mọi suy đoán, để tìm kiếm Chúa là nguồn sự sống.
Ngày 08-4-10: Phần chúng ta, đã không lãnh nhận thần trí của thế gian; nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa… (1Cor 2,12)
*Chính Chúa Thánh Linh dạy tôi thấu hiểu Lời Chúa là sự sống.
Ngày 09-4-10: …chúng tôi dùng những lời lẽ Thần Khí linh hứng để diễn tả những thực tại thuộc về Thần Khí. (1 Cor 2, 13)
* Đây là những người sống theo Thần Khí hướng dẫn tư tưởng và hành động. Tôi quyết khiêm tốn lắng sự thúc đẩy của Thánh Linh.
Ngày 10-4-10: Chính Người đã đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thần Khí vào lòng chúng ta làm bảo chứng. (2 Cor 1, 22)
* Ơn Chúa Thánh Thần là ân huệ làm bảo chứng cho bạn được nếm hưởng vinh quang của Chúa ngay bây giờ. Tôi mong đợi Thiên Chúa cho trọn quyền làm con, là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.
Ngày 11-4-10: Không phải là chúng tôi khống chế đức tin của anh em, trái lại chúng tôi góp phần tạo niềm vui cho anh em, bởi vì đức tin của anh em đã vững rồi. (2 Cor 1, 24)
*Thánh Phaolô dù có trải qua những khó khăn, nhưng ngài vẫn gần guĩ tín hữu. Tôi luôn động viên những người tôi có trách nhiệm sống kiên trì trong đức tin và đức mến, để có niềm vui mừng và hy vọng.
Ngày 12-4-10: Thật thế, chính tôi gây ưu phiền cho anh em, thì ai là người làm cho cho tôi vui được, nếu không phải là kẻ ưu phiền vì tôi? (2 Cor 2, 2) * Trong việc tông đồ, Phaolô đã bị xúc phạm nhiều, vì có kẻ chống đối., hoài nghi tư cách và quyền giảng dạy của ngài. Tôi kiên trì theo đuổi mục đích và sẵn sàng tha thứ cho tất cả.
Ngày 13-4-10: Tôi đã viết trong thư như vậy là để khi đến, tôi khỏi phải ưu phiền vì chính những người đáng lẽ phải làm cho tôi vui, bởi vì …niềm vui của tôi cũng là niềm vui của anh em. (2 Cor 2, 3)
* Phaolô viết thư này trong nước mắt, và ông biết chắc tín hữu của mình như thế nào. Trong việc phục vụ Chúa và cứu các linh hồn, tôi cần hết sức kiễn nhẫn, và luôn cầu nguyện để có sức mạnh vượt qua.
Ngày 14-4-10: Đấng đã rộng ban Thần Khí cho anh em và thực hiện những phép lạ giữa anh em, có phải anh em làm những gì Luật dạy, hay vì anh em tin nhờ được nghe. (Gl 3, 5) * Bạn nên biết làm vì Luật dạy thì tiêu cực, còn tin vì được nghe là có hành động tích cực. Tôi cảm nhận được ân huệ lạ lùng của Thánh Linh đã làm cho tôi.
Ngày 15-4-10: Cũng như ông Áp-ra-ham đã tin Thiên Chúa, và vì thế Thiên Chúa kể ông là người công chính. (Gl 3, 6)
* Tổ phụ Áp-ra-ham là mẫu gương về lòng tin và được phúc lành. Ông được gọi là người công chính, chứ không phải nhờ Luật.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:32 30/03/2010
THÁNH ĐỨC KHÔNG QUAN HỆ GÌ ĐẾN GIỚI LUẬT
Quan tòa tôn giáo chất vấn tội phạm:
- “Phạm nhân, anh bị tố cáo là xúi giục quần chúng vi phạm pháp luật truyền thống và tập tục của Giáo Hội thánh, anh nhận tội chứ ?”
- “Thưa ngài, tôi nhận tội”.
- “Anh còn bị tố cáo là thường cùng với các phần tử dị đoan, kỷ nữ, hối lộ các thuế vụ, người ngoại giáo và người tội lỗi, và cũng đi lại với những người bị đuổi ra khỏi Giáo Hội, anh nhận tội chứ ?”
- “Thưa quan tòa, tôi nhận tội”.
- “Tội cuối cùng là anh sửa chữa, thay đổi, chất vấn hoài nghi giáo lý thánh thiện của Giáo Hội, anh nhận tội chứ ?”
- “Thưa ngài, tôi nhận tội”.
- “Phạm nhân, anh tên gì ?”
- “Thưa quan tòa, tên tôi là Giê-su Ki-tô”.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Ngày xưa, các thượng tế và thượng hội đồng kết án Chúa Giê-su vì Ngài xác nhận mình là Đấng Ki-tô; những người biệt phái và pha-ri-siêu thì lên án Chúa Giê-su vì họ nói Ngài nói phạm thượng đến Thiên Chúa, và bởi vì Ngài đã giảng dạy Tin Mừng Nước Trời khác với những gì mà họ dạy cho dân chúng, do đó mà mọi người đều biết rằng, chính các thượng tế kết án Chúa Giê-su với sự tiếp tay đắc lực của người biệt phái pha-ri-siêu.
Ngày nay, đóng đinh Chúa Giê-su vào thập giá lần nữa không phải là người Do Thái, nhưng là những người Ki-tô hữu khi họ phạm tội, mỗi tội của họ phạm là những cái đinh nhọn đóng vào thân thể và tâm hồn của Chúa Giê-su.
Ngày nay, đóng đinh Chúa Giê-su vào thập giá lần nữa không phải là các thượng tế hay là biệt phái, nhưng là các linh mục của Ngài, khi các linh mục không làm tròn bổn phận của một mục tử nhân lành với đàn chiên, thì chính các ngài đóng đinh Chúa Giê-su vào thập giá; khi các linh mục bẻ cong luật lệ của Giáo Hội và giải thích sai ý nghĩa Lời Chúa vì tư lợi, vì để bắt chẹt giáo dân, làm khổ họ, thì chính các ngài đã đóng đinh Chúa Giê-su vào thập giá lần nữa, nhưng nặng nề hơn, bởi vì Chúa Giê-su đã chọn các ngài làm môn đệ thân tín của mình.
Bản án vô tội đối với người vô tội cách đây hơn hai ngàn năm vẫn còn tiếp tục nơi các con dân và môn đệ của Ngài, trong đó có tôi và có bạn.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Quan tòa tôn giáo chất vấn tội phạm:
- “Phạm nhân, anh bị tố cáo là xúi giục quần chúng vi phạm pháp luật truyền thống và tập tục của Giáo Hội thánh, anh nhận tội chứ ?”
- “Thưa ngài, tôi nhận tội”.
- “Anh còn bị tố cáo là thường cùng với các phần tử dị đoan, kỷ nữ, hối lộ các thuế vụ, người ngoại giáo và người tội lỗi, và cũng đi lại với những người bị đuổi ra khỏi Giáo Hội, anh nhận tội chứ ?”
- “Thưa quan tòa, tôi nhận tội”.
- “Tội cuối cùng là anh sửa chữa, thay đổi, chất vấn hoài nghi giáo lý thánh thiện của Giáo Hội, anh nhận tội chứ ?”
- “Thưa ngài, tôi nhận tội”.
- “Phạm nhân, anh tên gì ?”
- “Thưa quan tòa, tên tôi là Giê-su Ki-tô”.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Ngày xưa, các thượng tế và thượng hội đồng kết án Chúa Giê-su vì Ngài xác nhận mình là Đấng Ki-tô; những người biệt phái và pha-ri-siêu thì lên án Chúa Giê-su vì họ nói Ngài nói phạm thượng đến Thiên Chúa, và bởi vì Ngài đã giảng dạy Tin Mừng Nước Trời khác với những gì mà họ dạy cho dân chúng, do đó mà mọi người đều biết rằng, chính các thượng tế kết án Chúa Giê-su với sự tiếp tay đắc lực của người biệt phái pha-ri-siêu.
Ngày nay, đóng đinh Chúa Giê-su vào thập giá lần nữa không phải là người Do Thái, nhưng là những người Ki-tô hữu khi họ phạm tội, mỗi tội của họ phạm là những cái đinh nhọn đóng vào thân thể và tâm hồn của Chúa Giê-su.
Ngày nay, đóng đinh Chúa Giê-su vào thập giá lần nữa không phải là các thượng tế hay là biệt phái, nhưng là các linh mục của Ngài, khi các linh mục không làm tròn bổn phận của một mục tử nhân lành với đàn chiên, thì chính các ngài đóng đinh Chúa Giê-su vào thập giá; khi các linh mục bẻ cong luật lệ của Giáo Hội và giải thích sai ý nghĩa Lời Chúa vì tư lợi, vì để bắt chẹt giáo dân, làm khổ họ, thì chính các ngài đã đóng đinh Chúa Giê-su vào thập giá lần nữa, nhưng nặng nề hơn, bởi vì Chúa Giê-su đã chọn các ngài làm môn đệ thân tín của mình.
Bản án vô tội đối với người vô tội cách đây hơn hai ngàn năm vẫn còn tiếp tục nơi các con dân và môn đệ của Ngài, trong đó có tôi và có bạn.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thứ Tư Tuần Thánh (C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:34 30/03/2010
THỨ TƯ TUẦN THÁNH
Lời Chúa: I-sai-a 50, 4-9a
“Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.”
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay, kẻ phản bội là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã bị ma quỷ dẫn dắt, để đi đến quyết định đem bán thầy mình là Chúa Giê-su cho các thượng tế với giá ba mươi đồng bạc. Và kể từ lúc ấy, Chúa Giê-su đã trở nên người tôi tớ Chúa -như tiên tri I-sai-a đã loan báo- chịu bao thứ cực hình vì tội lỗi của nhân loại, của bạn và của tôi.
Bài ca Người Tôi Tớ Chúa đã được tiên tri I-sai-a loan báo như một bản án dành cho nhân loại, hay nói đúng hơn dành cho những ai chối từ ơn cứu độ đến từ Người Tôi Tớ này, đó chính là Chúa Giê-su Ki-tô, người tôi tớ trung thành và khiêm tốn của Chúa Cha, Đấng đã vâng phục tuyệt đối và đã yêu thương đến cùng khi hoàn toàn tự dâng hiến mạng sống của mình trên thập tự giá, để mang lại ơn cứu độ cho nhân loại.
Khi đồng ý bán Chúa Giê-su với giá ba mươi đồng bạc cho các thượng tế và biệt phái, Giu-đa Ít-ca-ri-ốt cũng đã bán linh hồn mình cho ma quỷ và cho các thế lực tội lỗi, chắc chắn không phải ba mươi đồng bạc, nhưng là con số không, (bởi vì sau đó anh ta đã thắt cổ mà chết (Mt 27, 3-5), và đêm tối cũng đồng lõa với hành vi sát nhân và bội phản, thế là Giu-đa bỏ bàn tiệc ra đi thực hiện âm mưu mờ ám tội lỗi của mình.
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su đã chia sẻ tấm bánh với Giu-đa để nhắc nhở cho ông ta biết là Ngài rất yêu quý ông, và cũng để cho ông ta có cơ hội thay đổi ý tưởng mờ ám của mình, nhưng sa tan đã làm chủ linh hồn của ông ta.
Hằng ngày hoặc mỗi ngày chủ nhật chúng ta đều chia sẻ tấm bánh của Chúa Giê-su nơi bàn tiệc thánh, nhưng rồi chúng ta vẫn cứ như Giu-đa bán Thầy chí thánh của mình không phải ba mươi đồng bạc, nhưng là bằng những tội lỗi của mình. Những tội lỗi ấy sẽ đè nặng trong tâm hồn của chúng ta, và nhận chìm chúng ta xuống trong vực sâu tối tăm của ma quỷ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lời Chúa: I-sai-a 50, 4-9a
“Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.”
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay, kẻ phản bội là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã bị ma quỷ dẫn dắt, để đi đến quyết định đem bán thầy mình là Chúa Giê-su cho các thượng tế với giá ba mươi đồng bạc. Và kể từ lúc ấy, Chúa Giê-su đã trở nên người tôi tớ Chúa -như tiên tri I-sai-a đã loan báo- chịu bao thứ cực hình vì tội lỗi của nhân loại, của bạn và của tôi.
Bài ca Người Tôi Tớ Chúa đã được tiên tri I-sai-a loan báo như một bản án dành cho nhân loại, hay nói đúng hơn dành cho những ai chối từ ơn cứu độ đến từ Người Tôi Tớ này, đó chính là Chúa Giê-su Ki-tô, người tôi tớ trung thành và khiêm tốn của Chúa Cha, Đấng đã vâng phục tuyệt đối và đã yêu thương đến cùng khi hoàn toàn tự dâng hiến mạng sống của mình trên thập tự giá, để mang lại ơn cứu độ cho nhân loại.
Khi đồng ý bán Chúa Giê-su với giá ba mươi đồng bạc cho các thượng tế và biệt phái, Giu-đa Ít-ca-ri-ốt cũng đã bán linh hồn mình cho ma quỷ và cho các thế lực tội lỗi, chắc chắn không phải ba mươi đồng bạc, nhưng là con số không, (bởi vì sau đó anh ta đã thắt cổ mà chết (Mt 27, 3-5), và đêm tối cũng đồng lõa với hành vi sát nhân và bội phản, thế là Giu-đa bỏ bàn tiệc ra đi thực hiện âm mưu mờ ám tội lỗi của mình.
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su đã chia sẻ tấm bánh với Giu-đa để nhắc nhở cho ông ta biết là Ngài rất yêu quý ông, và cũng để cho ông ta có cơ hội thay đổi ý tưởng mờ ám của mình, nhưng sa tan đã làm chủ linh hồn của ông ta.
Hằng ngày hoặc mỗi ngày chủ nhật chúng ta đều chia sẻ tấm bánh của Chúa Giê-su nơi bàn tiệc thánh, nhưng rồi chúng ta vẫn cứ như Giu-đa bán Thầy chí thánh của mình không phải ba mươi đồng bạc, nhưng là bằng những tội lỗi của mình. Những tội lỗi ấy sẽ đè nặng trong tâm hồn của chúng ta, và nhận chìm chúng ta xuống trong vực sâu tối tăm của ma quỷ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:36 30/03/2010
N2T |
13. Thánh Giá là nguồn gốc của tất cả thần ân, là gộp lại tất cả căn nguyên thánh sủng.
(Thánh Lê-o I giáo hoàng)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:37 30/03/2010
N2T |
403. Tha thứ là cho người khác một con đường trở về, và cũng tiết kiệm cho mình thời gian quý báu với cơn giận không đâu.
Rửa chân
LM Giacobe Tạ Chúc.
11:59 30/03/2010
Rửa chân chỉ là một nghi thức trong Thánh lễ Tiệc Ly của ngày thứ năm Tuần Thánh. Thế nhưng, với việc cử hành này, đã nói lên biết bao điều gởi trao của Chúa Giê-su, trước cuộc Khổ nạn của Ngài. Chúa Giê-su gởi trao cho các môn đệ ba điều:
-Gởi trao tình yêu
-Gởi trao sự phục vụ khiêm tốn
-Gởi trao niềm hy vọng, hạnh phúc Nước trời.
Gởi trao tình yêu
Tin Mừng của Gioan cho ta thấy rõ điều này là: “Trước lễ Vượt Qua, Chúa Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc vế mình còn ở thế gian, và Người vẫn yêu thương họ đến cùng”(Ga 13, 1). Chỉ trong một bối cảnh hết sức đặc biệt này mà các môn đệ có thể nhận ra Thầy yêu thương họ như thế nào. Chúa Giê-su biết cuộc ra đi của Ngài, nên đây là một bữa ăn cuối cùng, bữa ăn mang đậm nét biệt ly. Rồi đây, giữa dòng đời đầy phong ba, bão nổi, các môn đệ không còn có Thầy bên cạnh nữa. Một điều quan trọng không thể thiếu để các học trò có thể đứng vững đó là: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em”(Ga 15, 12). Vâng chỉ với tình yêu cháy bỏng và mãnh liệt của các môn đệ mới có thể là bằng chứng sống động của sự hiện diện của Thiên Chúa trải qua dòng thời gian. Từ gởi trao lòng mến Chúa Giê-su thực hiện một cử chỉ mà xem ra ít có người thủ lãnh, người lãnh đạo nào cũng có thể làm: Rửa chân cho các môn đệ.
Gởi trao sự phục vụ khiêm tốn
Ông Phê-rô kịch liệt phản đối: Vậy Người đến chỗ ông Si-mon Phê-rô, ông liền thưa với Người: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?”(Ga 13, 6). Làm sao con có thể chấp nhận được khi trong con là người tội lỗi, còn Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Suy nghĩ cũa Phê-rô hoàn toàn có lý và có tình. Không thể với con người nhưng với Thiên Chúa là điều có thể. Từ trong vinh quang và quyền năng không thể thấu đạt, ấy vậy mà Thiên Chúa đành bỏ tất cả vinh hoa phú quý để đến với con người, trong phận kiếp là một người tôi tớ. Quả vậy, Chúa Giê-su vẫn biết các môn đệ cững chưa thể thoát ra được những danh vọng, quyền lực và lạc thú trần gian đang cám dỗ họ. Nên đây là một hành động hết sức có ý nghĩa để từ đây trong các môn đệ, ai muốn làm đầu, thì hãy làm người phục vụ anh chị em mình. Sau khi đã rửa chân cho các môn đệ, chúa Giê-su bảo họ: “Anh em gọi Thầy là Thầy và là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy và là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 12-14).
Và sau cùng, Chúa Giê-su gởi trao cho họ: niềm hy vọng, hạnh phúc nước Trời.
Trước sự ngỡ ngàng và đầy hoang mang của các môn đệ, Chúa Giê-su đã trấn an họ: “Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc này, để khi sự việc xảy ra, anh em tin là Thầy Hằng Hữu” (Ga 13, 19). Hay ở những đoạn tiếp theo trong diễn từ ly biệt, chúng ta có thể thấy rất rõ Chúa Giê-su đang chuẩn bị hạnh phúc Nước Trời cho những ai yêu mến và tuân giữ lời của Ngài: “Lòng anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 1-3).
Cử chỉ của Chúa Giê-su vẫn đang được đón nhận và trao ban trong cuộc sống hằng ngày của các môn đệ, những người đi theo Chúa. Chỉ với tình yêu thương, con người mới có thể chấp nhận tha nhân như là đối tượng để quên mình, hy sinh phục vụ, và chỉ trong niềm tin vào ơn cứu rỗi, thì mỗi ngưới mới có thể rửa chân cho nhau trong tình yêu cao độ nhất.
-Gởi trao tình yêu
-Gởi trao sự phục vụ khiêm tốn
-Gởi trao niềm hy vọng, hạnh phúc Nước trời.
Gởi trao tình yêu
Tin Mừng của Gioan cho ta thấy rõ điều này là: “Trước lễ Vượt Qua, Chúa Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc vế mình còn ở thế gian, và Người vẫn yêu thương họ đến cùng”(Ga 13, 1). Chỉ trong một bối cảnh hết sức đặc biệt này mà các môn đệ có thể nhận ra Thầy yêu thương họ như thế nào. Chúa Giê-su biết cuộc ra đi của Ngài, nên đây là một bữa ăn cuối cùng, bữa ăn mang đậm nét biệt ly. Rồi đây, giữa dòng đời đầy phong ba, bão nổi, các môn đệ không còn có Thầy bên cạnh nữa. Một điều quan trọng không thể thiếu để các học trò có thể đứng vững đó là: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em”(Ga 15, 12). Vâng chỉ với tình yêu cháy bỏng và mãnh liệt của các môn đệ mới có thể là bằng chứng sống động của sự hiện diện của Thiên Chúa trải qua dòng thời gian. Từ gởi trao lòng mến Chúa Giê-su thực hiện một cử chỉ mà xem ra ít có người thủ lãnh, người lãnh đạo nào cũng có thể làm: Rửa chân cho các môn đệ.
Gởi trao sự phục vụ khiêm tốn
Ông Phê-rô kịch liệt phản đối: Vậy Người đến chỗ ông Si-mon Phê-rô, ông liền thưa với Người: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?”(Ga 13, 6). Làm sao con có thể chấp nhận được khi trong con là người tội lỗi, còn Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Suy nghĩ cũa Phê-rô hoàn toàn có lý và có tình. Không thể với con người nhưng với Thiên Chúa là điều có thể. Từ trong vinh quang và quyền năng không thể thấu đạt, ấy vậy mà Thiên Chúa đành bỏ tất cả vinh hoa phú quý để đến với con người, trong phận kiếp là một người tôi tớ. Quả vậy, Chúa Giê-su vẫn biết các môn đệ cững chưa thể thoát ra được những danh vọng, quyền lực và lạc thú trần gian đang cám dỗ họ. Nên đây là một hành động hết sức có ý nghĩa để từ đây trong các môn đệ, ai muốn làm đầu, thì hãy làm người phục vụ anh chị em mình. Sau khi đã rửa chân cho các môn đệ, chúa Giê-su bảo họ: “Anh em gọi Thầy là Thầy và là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy và là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 12-14).
Và sau cùng, Chúa Giê-su gởi trao cho họ: niềm hy vọng, hạnh phúc nước Trời.
Trước sự ngỡ ngàng và đầy hoang mang của các môn đệ, Chúa Giê-su đã trấn an họ: “Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc này, để khi sự việc xảy ra, anh em tin là Thầy Hằng Hữu” (Ga 13, 19). Hay ở những đoạn tiếp theo trong diễn từ ly biệt, chúng ta có thể thấy rất rõ Chúa Giê-su đang chuẩn bị hạnh phúc Nước Trời cho những ai yêu mến và tuân giữ lời của Ngài: “Lòng anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 1-3).
Cử chỉ của Chúa Giê-su vẫn đang được đón nhận và trao ban trong cuộc sống hằng ngày của các môn đệ, những người đi theo Chúa. Chỉ với tình yêu thương, con người mới có thể chấp nhận tha nhân như là đối tượng để quên mình, hy sinh phục vụ, và chỉ trong niềm tin vào ơn cứu rỗi, thì mỗi ngưới mới có thể rửa chân cho nhau trong tình yêu cao độ nhất.
''Hãy để mặc cô ấy làm công việc''
Tuyết Mai
12:08 30/03/2010
Giuđa Iscariô, kẻ sẽ phản nộp Người, liền nói: "Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng mà cho người nghèo khó?" Hắn nói thế không phải vì lo lắng cho người nghèo khó đâu, mà vì hắn là tên trộm cắp, lại được giữ túi tiền, nên bớt xén các khoản tiền người ta bỏ vào đó. Vậy Chúa Giêsu nói: "Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta. Vì các ngươi sẽ có người nghèo luôn bên cạnh các ngươi, còn Ta, các ngươi sẽ không gặp Ta mãi đâu". (Ga 12, 1-11).
Vâng, thưa Chúa bảo rất đúng là hãy để mặc cô ta làm công việc chỉ về ngày táng xác cho Chúa, vì các ngươi sẽ có người nghèo luôn bên cạnh các ngươi, còn Ta, các ngươi sẽ không gặp Ta mãi đâu!.
Lậy Chúa Giêsu! Xin Ngài luôn thứ tha cho chúng con vì những sự việc chúng con làm mà không hiểu được ý Chúa, một chỉ theo ý của chúng con mà thôi! Mà ý của chúng con thì toàn là những sự việc chạy theo danh lợi thú trần. Nên chúng con đã và chẳng bao giờ có thời giờ mà lắng nghe theo ý Chúa, thì hà huống chi Chúa luôn hiện diện bên cạnh chúng con và những việc Chúa làm, thì chúng con luôn bài bác, vì xem là những công việc uổng phí thời giờ, công sức, và tốn hao bạc tiền.
Thưa lậy Chúa Giêsu! Chúng con thường trốn tránh trách nhiệm và bổn phận, mà chuyên làm những chuyện bới móc, đem chuyện trong nhà ra cho tới ngoài đường, và rồi thì đem chuyện ngoài đường đem vào trong nhà, để xào xáo và để làm tổn thương mọi người. Chúng con có làm được việc gì tốt thì cũng chỉ cốt ý để mọi người khen tặng, hay lợi dụng danh Chúa mà làm thương mại cho mình mà thôi! Mọi thứ là cho mình và thu quén vào cho riêng mình!? Thấy người ta làm chuyện tốt lành thì liền nói móc nói xiên nói xéo, để chỉ trích người, và để làm nhục người. Con người chúng con thì chỉ có thế!? Chỉ giỏi ngồi không nói hành người này và nói xấu người kia!? Chỉ giỏi xét đoán người một cách thật nông cạn và thật nặng lời khó nghe, nhất là đối với những người hơn mình đủ mọi điều. Vì tự ti mặc cảm!? Vì xấu bụng!? Vì không thích ai hơn mình!? Vì ganh ghét!? Vì họ quá lành thánh và thánh thiện!? Vì họ không bao giờ trả lời mình một chữ!? Vì họ nhịn nhục và xem những lời của mình chẳng có ký lô nào cả!? Vì họ như điếc trước những lời nói khích và trêu gan của mình!? Vì bao nhiêu trăm ngàn lý do khác. ...
Thưa lậy Chúa Giêsu! Hằng ngày trong cuộc sống của chúng con, có rất nhiều khi chúng con cũng hành xử y như tông đồ Giuđa của Chúa vậy! Là Chúa ban cho chúng con biết bao nhiêu ân huệ đầy tràn. Được mọi thứ Chúa ban cho từ sức khoẻ là trước nhất, cho đến công ăn việc làm thật tốt và thật vững chắc, tiền một năm vào biết là bao nhiêu, nhất là những người làm thương mại, tậu nhà, tậu xe, tậu biết bao nhiêu thứ,. ..., nhưng Chúa ơi! Chúng con y như Giuđa là luôn luôn ôm khư khư cái túi bạc không đáy của mình, chẳng bao giờ biết chia sẻ cùng ai, càng gom góp và tích lũy nhiều thì càng tốt, càng có con số trong ngân hàng nhiều chừng nào thì tốt chừng ấy! Nhà bao nhiêu căn cũng được. Tậu được một căn thì chưa cho là đủ phải tậu thêm nhiều căn nữa! Xe một chiếc thì cũng chưa gọi là đủ phải tậu nhiều hơn thế nữa! Càng giầu chừng nào thì lại càng muốn thêm, thêm nữa, thêm lên, và cứ thế!!!, chúng con cứ mải mê những sự việc của trần thế, mà tâm hồn và trái tim chúng con không lúc nào có giờ mà nghĩ đến Chúa và Nước Chúa!??
Chúa ơi! Thời giờ của chúng con là vàng là bạc, một tiếng đồng hồ dự Lễ là mất đi cơ hội cho chúng con làm giầu. Giờ chúng con cần phải đi kiếm áp phe. Giờ chúng con cần phải gặp những tay anh chị để kiếm mối làm ăn phạm pháp. Ôi! Chúng con tốn biết bao nhiêu thời giờ để giết hại anh chị em chúng con, như những phường gian ác vì chúng con bỏ biết bao nhiêu chất độc hại vào những thức ăn để giết chết bớt anh chị em chúng con, mà chẳng có một chút gì là có lương tri cả!? Chẳng một chút tình người! Sống như những con người vô thần vậy Chúa ơi!
Thế thì chúng con nào có mắt mà để thấy và hiểu được sự việc Chúa làm!? 700 đồng giá trị của một bình nước hoa thì lớn lắm chứ Chúa!? Lấy số tiền ấy mà đi nhậu thì chẳng sướng hơn sao!? Hay vào sòng bài cũng được vui trong vài giờ đồng hồ!? Ai mà lại đi làm việc như cô Maria này! Mà lại đi rửa chân cho Chúa mới vô duyên làm sao!???? Đầu chúng con thì nghĩ thế! Nhưng miệng chúng con thì đạo đức giả thế đấy Chúa ơi!
Ôi thôi tội lỗi chúng con có những lúc còn hơn cả tông đồ Giuđa nữa kìa! Bởi Giuđa thì cũng không trách được ông, vì ông được giữ túi tiền, mà con người thì không ai lại không có lòng tham, khi túi tiền ấy luôn buộc trong mình. Có xài có ăn cắp chút đỉnh cũng chẳng ai ở đấy mà đếm mà khám xét!? Chuyện này thì ở đâu cũng có Chúa ơi! Nhưng nhất là được thấy ở đất nước VN của chúng ta. Chúng con còn nhớ việc xập cầu cách đây vài năm đã giết chết một số anh chị em của chúng ta, bởi nhu liệu bị ăn cắp nhiều quá, không đủ số lượng ấn định cho một chiếc cầu, cho nên đã bị xập, là chuyện rất dễ hiểu! Tài chánh ngân quỹ của cả một quốc gia như bên Mỹ này mà cũng có rất là nhiều sơ hở để cho hao hụt một cách nặng nề, nhất là mặt y tế. Công nhận một cường quốc như nước Mỹ mà cũng không có tài nào kiểm soát được những thâm thủng trên.
Lậy Chúa Giêsu! Ngày nào chúng con biết dành thời giờ cho Chúa, biết thông cảm và chia sẻ với anh chị em, kết hiệp với Ba Ngôi Thiên Chúa, thì ngày ấy chúng con mới hiểu được Lời Chúa, chương trình Cứu Độ của Chúa, và ngày ấy chúng con mới biết và không còn tiếc tiền để mua lấy bình nước hoa mà rửa chân cho Chúa, chứ không như tông đồ đạo đức giả Giuđa kia, giữ túi tiền làm ăn bất nhân và sau cùng y cũng vì tiền mà đã nhẫn tâm bán Chúa để lấy 30 đồng bạc.
Vâng, thưa Chúa bảo rất đúng là hãy để mặc cô ta làm công việc chỉ về ngày táng xác cho Chúa, vì các ngươi sẽ có người nghèo luôn bên cạnh các ngươi, còn Ta, các ngươi sẽ không gặp Ta mãi đâu!.
Lậy Chúa Giêsu! Xin Ngài luôn thứ tha cho chúng con vì những sự việc chúng con làm mà không hiểu được ý Chúa, một chỉ theo ý của chúng con mà thôi! Mà ý của chúng con thì toàn là những sự việc chạy theo danh lợi thú trần. Nên chúng con đã và chẳng bao giờ có thời giờ mà lắng nghe theo ý Chúa, thì hà huống chi Chúa luôn hiện diện bên cạnh chúng con và những việc Chúa làm, thì chúng con luôn bài bác, vì xem là những công việc uổng phí thời giờ, công sức, và tốn hao bạc tiền.
Thưa lậy Chúa Giêsu! Chúng con thường trốn tránh trách nhiệm và bổn phận, mà chuyên làm những chuyện bới móc, đem chuyện trong nhà ra cho tới ngoài đường, và rồi thì đem chuyện ngoài đường đem vào trong nhà, để xào xáo và để làm tổn thương mọi người. Chúng con có làm được việc gì tốt thì cũng chỉ cốt ý để mọi người khen tặng, hay lợi dụng danh Chúa mà làm thương mại cho mình mà thôi! Mọi thứ là cho mình và thu quén vào cho riêng mình!? Thấy người ta làm chuyện tốt lành thì liền nói móc nói xiên nói xéo, để chỉ trích người, và để làm nhục người. Con người chúng con thì chỉ có thế!? Chỉ giỏi ngồi không nói hành người này và nói xấu người kia!? Chỉ giỏi xét đoán người một cách thật nông cạn và thật nặng lời khó nghe, nhất là đối với những người hơn mình đủ mọi điều. Vì tự ti mặc cảm!? Vì xấu bụng!? Vì không thích ai hơn mình!? Vì ganh ghét!? Vì họ quá lành thánh và thánh thiện!? Vì họ không bao giờ trả lời mình một chữ!? Vì họ nhịn nhục và xem những lời của mình chẳng có ký lô nào cả!? Vì họ như điếc trước những lời nói khích và trêu gan của mình!? Vì bao nhiêu trăm ngàn lý do khác. ...
Thưa lậy Chúa Giêsu! Hằng ngày trong cuộc sống của chúng con, có rất nhiều khi chúng con cũng hành xử y như tông đồ Giuđa của Chúa vậy! Là Chúa ban cho chúng con biết bao nhiêu ân huệ đầy tràn. Được mọi thứ Chúa ban cho từ sức khoẻ là trước nhất, cho đến công ăn việc làm thật tốt và thật vững chắc, tiền một năm vào biết là bao nhiêu, nhất là những người làm thương mại, tậu nhà, tậu xe, tậu biết bao nhiêu thứ,. ..., nhưng Chúa ơi! Chúng con y như Giuđa là luôn luôn ôm khư khư cái túi bạc không đáy của mình, chẳng bao giờ biết chia sẻ cùng ai, càng gom góp và tích lũy nhiều thì càng tốt, càng có con số trong ngân hàng nhiều chừng nào thì tốt chừng ấy! Nhà bao nhiêu căn cũng được. Tậu được một căn thì chưa cho là đủ phải tậu thêm nhiều căn nữa! Xe một chiếc thì cũng chưa gọi là đủ phải tậu nhiều hơn thế nữa! Càng giầu chừng nào thì lại càng muốn thêm, thêm nữa, thêm lên, và cứ thế!!!, chúng con cứ mải mê những sự việc của trần thế, mà tâm hồn và trái tim chúng con không lúc nào có giờ mà nghĩ đến Chúa và Nước Chúa!??
Chúa ơi! Thời giờ của chúng con là vàng là bạc, một tiếng đồng hồ dự Lễ là mất đi cơ hội cho chúng con làm giầu. Giờ chúng con cần phải đi kiếm áp phe. Giờ chúng con cần phải gặp những tay anh chị để kiếm mối làm ăn phạm pháp. Ôi! Chúng con tốn biết bao nhiêu thời giờ để giết hại anh chị em chúng con, như những phường gian ác vì chúng con bỏ biết bao nhiêu chất độc hại vào những thức ăn để giết chết bớt anh chị em chúng con, mà chẳng có một chút gì là có lương tri cả!? Chẳng một chút tình người! Sống như những con người vô thần vậy Chúa ơi!
Thế thì chúng con nào có mắt mà để thấy và hiểu được sự việc Chúa làm!? 700 đồng giá trị của một bình nước hoa thì lớn lắm chứ Chúa!? Lấy số tiền ấy mà đi nhậu thì chẳng sướng hơn sao!? Hay vào sòng bài cũng được vui trong vài giờ đồng hồ!? Ai mà lại đi làm việc như cô Maria này! Mà lại đi rửa chân cho Chúa mới vô duyên làm sao!???? Đầu chúng con thì nghĩ thế! Nhưng miệng chúng con thì đạo đức giả thế đấy Chúa ơi!
Ôi thôi tội lỗi chúng con có những lúc còn hơn cả tông đồ Giuđa nữa kìa! Bởi Giuđa thì cũng không trách được ông, vì ông được giữ túi tiền, mà con người thì không ai lại không có lòng tham, khi túi tiền ấy luôn buộc trong mình. Có xài có ăn cắp chút đỉnh cũng chẳng ai ở đấy mà đếm mà khám xét!? Chuyện này thì ở đâu cũng có Chúa ơi! Nhưng nhất là được thấy ở đất nước VN của chúng ta. Chúng con còn nhớ việc xập cầu cách đây vài năm đã giết chết một số anh chị em của chúng ta, bởi nhu liệu bị ăn cắp nhiều quá, không đủ số lượng ấn định cho một chiếc cầu, cho nên đã bị xập, là chuyện rất dễ hiểu! Tài chánh ngân quỹ của cả một quốc gia như bên Mỹ này mà cũng có rất là nhiều sơ hở để cho hao hụt một cách nặng nề, nhất là mặt y tế. Công nhận một cường quốc như nước Mỹ mà cũng không có tài nào kiểm soát được những thâm thủng trên.
Lậy Chúa Giêsu! Ngày nào chúng con biết dành thời giờ cho Chúa, biết thông cảm và chia sẻ với anh chị em, kết hiệp với Ba Ngôi Thiên Chúa, thì ngày ấy chúng con mới hiểu được Lời Chúa, chương trình Cứu Độ của Chúa, và ngày ấy chúng con mới biết và không còn tiếc tiền để mua lấy bình nước hoa mà rửa chân cho Chúa, chứ không như tông đồ đạo đức giả Giuđa kia, giữ túi tiền làm ăn bất nhân và sau cùng y cũng vì tiền mà đã nhẫn tâm bán Chúa để lấy 30 đồng bạc.
Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh
Lm Gia-cô-bê Tạ Chúc
19:37 30/03/2010
Ba ngày đầu Tháng 4 năm nay là Tam Nhật Vượt Qua với Đại Lễ Phục Sinh-chóp đỉnh của năm phụng vụ. Tam Nhật Vượt Qua là cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Giêsu-nguồn phát sinh ơn cứu độ cho chúng ta. Nhịp sống đạo tháng này mời gọi mọi người đi vào mầu nhiệm cao cả ấy.
Nói đến cuộc đời của Đức Giê-su, những người tin hay không tin Ngài đều có thể chấp nhận cái chết của Chúa Giê-su là một điều hết sức thật. Nhưng sẽ là thiếu xót nếu không nói đến sự Phục sinh khi nhắc đến cuộc khổ nạn. Sự sống lại của Đức Giê-su là trung tâm và là nền tảng của Ki-tô giáo. Như Thánh Phao-lô Tông đồ đã viết trong thư thứ nhất gởi Giáo đoàn Cô-rin-tô: “ Nếu Đức Ki-tô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” và “ những người đã chết cũng tiêu vong”(1Cr15,14.17 ).
Khổ nạn và Phục sinh là hai đề tài gây nhiều tranh cãi cho các nhà Thần học và cho tất cả những ai muốn khám phá con người Giê-su Nazareth. Riêng với những tín hữu Công giáo, thì Thập Giá là nguồn ơn cứu độ và Phục sinh là hệ quả của ơn ban ấy.
Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu
Có nhiều lý do đưa đến cái chết của Chúa Giê-su. Thế nhưng nổi lên trên hết và dễ dàng nhìn thấy được là Đức Giêsu đã chấp nhận đau khổ và chết một cách nhục nhã:
-Vì trung tín với Chúa Cha
-Vì liên đới với các tội nhân
-Vì liên đới với những người nghèo
Vì trung tín với Chúa Cha
Tất cả cuộc đời của Chúa Giêsu, sứ điệp và hoạt động đều quy hướng về Thiên Chúa. Ngài hằng vâng phục Cha trong mọi sự. Chính sự vâng phục này đã đưa Ngài đến cái chết, và sự trút bỏ tất cả vinh quang và quyền năng của mình một cách hiện sinh và cụ thể. Một bài thánh ca lâu đời mà Phao-lô còn giữ lại có đoạn viết:
“ Đức Giêsu Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
Địa vị ngang hàng với Thiên Chúa
Nhưng Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang...
Người lại còn hạ mình vâng lời,
Cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
Chết trên cây Thập Tự” (Pl 2, 6-8 )
Vì liên đới với các tội nhân
Đức Giêsu đã chết vì trung tín với Thiên Chúa: điều đó cũng có nghĩa là Người trung tín với khuôn mặt của Thiên Chúa mà Người rao giảng. Đó là kết luận mà chúng ta thấy được khi nhìn vào thái độ của Chúa Giêsu đối với các tội nhân và sự chống đối đa dạng mà Người gây ra chung quanh mình. Bằng cách sống cũng như bằng lời rao giảng, Đức Giêsu tuyên bố rằng Thiên Chúa, Đấng sắp đến cứu độ, sẽ không loại bỏ một ai; chính Thiên Chúa đang đi tìm kiếm những người tội lỗi với tấm lòng đầy nhân ái. Ấy thế, nhưng lại chính tội lỗi của con người đưa Đức Giêsu đến cái chết: “ Này Con người bị nộp vào tay phường tội lỗi” (Mc 14,41).
Thánh Phê-rô Tông đồ, trong thứ thứ nhất của mình cũng đã khẳng định:
“ Người không hề phạm tội;
Chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối,
Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại,
Đau khổ mà chẳng ngăm đe;
Nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình,
Tội lỗi chúng ta,
Chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây Thập giá” (1 Pr 2, 22-24 ).
Vì liên đới với người nghèo
Khi chấp nhận một cái chết của kẻ hèn mọn nhất, giữa những người trộm cướp, những người mình trần, thân trụi. Đức Giêsu đã đồng hóa mình với tầng lớp những người nghèo đói, cô thân cô thế, những người không có quyền lợi và không được ai bênh đỡ. Người hoàn toàn trút bỏ mọi vinh quang, và tự nguyện chết treo trên Thập Tự giá, một hình phạt dành riêng cho những người nô lệ. Trong cuộc đời công khai rao giảng Nước Trời, những người đau khổ, đói nghèo và bệnh tật là đối tượng của tình liên đới mà Đức Giêsu hằng ưu ái, khi dành tất cả tình yêu thương. Nơi con người và trong định mạng của Đức Giêsu, chúng ta thấy khuôn mặt của Thiên Chúa qua tình yêu đồng cảm với những nỗi xâu xé của những người anh em đang bị hành hạ do lòng độc ác và tàn bạo của những người anh em đồng loại.
Và sự Phục sinh của Ngài
“Sống lại” là một trong những ý niệm cơ bản của khoa Thần học. Như đã trình bày trong phần mở đầu, sự sống lại của Đức Giêsu là trung tâm và là nền tảng của Ki-tô giáo ( 1Cr 15, 14.17). Niềm tin vào Đức Giêsu sống lại và lòng mong đợi ngày kẻ chết sống lại ăn sâu vào trong những lời tuyên tín của Giáo hội.
Ngay những thế kỷ đầu, Giáo hội sơ khai chỉ cử hành Mầu nhiệm Phục sinh. Các bài Kerygma của các Tông đồ chỉ xoáy vào một đề tài cơ bản: Đức Ki-tô đã Phục sinh (Cv 2, 22-40; 3, 12-16; 4, 8-12; 5,29-32...). Lời rao giảng của các Tông đồ nhấn mạnh tới việc Kinh Thánh được ứng nghiệm: Đấng Mêsia đã chiến thắng sự chết. Phê-rô và các Tông đồ tuyên bố họ là những chứng nhân của Tin Mừng Phục sinh. Tin mừng nhất lãm và Tin mừng của Gioan đều thuật lại sự kiện Ngôi mộ trống và những lần hiện ra của Chúa Giêsu, sau khi từ trong cõi chết.
Sống Mầu nhiệm Vượt qua là sống chính sự chết của Đức Giêsu trên đỉnh cao Thập Giá. Còn sống Mầu nhiệm Phục sinh cùa Ngài là sống niềm hy vọng hạnh phúc đời đời trong Nước trời. Con người của mọi thời vẫn trải qua sự sống và cái chết. Nhưng thử hỏi có mấy ai dám tin và đón nhận cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu? Họa chăng một người cùng chịu đóng đinh với Chúa Giêsu, khi anh thưa lên rằng: “ Thưa Ngài, khi vào nước Trời xin nhớ đến tôi”. Và người nói với anh ta: “ Ta bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với Ta trên thiên đàng” (Lc 23, 42-43).
Nói đến cuộc đời của Đức Giê-su, những người tin hay không tin Ngài đều có thể chấp nhận cái chết của Chúa Giê-su là một điều hết sức thật. Nhưng sẽ là thiếu xót nếu không nói đến sự Phục sinh khi nhắc đến cuộc khổ nạn. Sự sống lại của Đức Giê-su là trung tâm và là nền tảng của Ki-tô giáo. Như Thánh Phao-lô Tông đồ đã viết trong thư thứ nhất gởi Giáo đoàn Cô-rin-tô: “ Nếu Đức Ki-tô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” và “ những người đã chết cũng tiêu vong”(1Cr15,14.17 ).
Khổ nạn và Phục sinh là hai đề tài gây nhiều tranh cãi cho các nhà Thần học và cho tất cả những ai muốn khám phá con người Giê-su Nazareth. Riêng với những tín hữu Công giáo, thì Thập Giá là nguồn ơn cứu độ và Phục sinh là hệ quả của ơn ban ấy.
Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu
Có nhiều lý do đưa đến cái chết của Chúa Giê-su. Thế nhưng nổi lên trên hết và dễ dàng nhìn thấy được là Đức Giêsu đã chấp nhận đau khổ và chết một cách nhục nhã:
-Vì trung tín với Chúa Cha
-Vì liên đới với các tội nhân
-Vì liên đới với những người nghèo
Vì trung tín với Chúa Cha
Tất cả cuộc đời của Chúa Giêsu, sứ điệp và hoạt động đều quy hướng về Thiên Chúa. Ngài hằng vâng phục Cha trong mọi sự. Chính sự vâng phục này đã đưa Ngài đến cái chết, và sự trút bỏ tất cả vinh quang và quyền năng của mình một cách hiện sinh và cụ thể. Một bài thánh ca lâu đời mà Phao-lô còn giữ lại có đoạn viết:
“ Đức Giêsu Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
Địa vị ngang hàng với Thiên Chúa
Nhưng Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang...
Người lại còn hạ mình vâng lời,
Cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
Chết trên cây Thập Tự” (Pl 2, 6-8 )
Vì liên đới với các tội nhân
Đức Giêsu đã chết vì trung tín với Thiên Chúa: điều đó cũng có nghĩa là Người trung tín với khuôn mặt của Thiên Chúa mà Người rao giảng. Đó là kết luận mà chúng ta thấy được khi nhìn vào thái độ của Chúa Giêsu đối với các tội nhân và sự chống đối đa dạng mà Người gây ra chung quanh mình. Bằng cách sống cũng như bằng lời rao giảng, Đức Giêsu tuyên bố rằng Thiên Chúa, Đấng sắp đến cứu độ, sẽ không loại bỏ một ai; chính Thiên Chúa đang đi tìm kiếm những người tội lỗi với tấm lòng đầy nhân ái. Ấy thế, nhưng lại chính tội lỗi của con người đưa Đức Giêsu đến cái chết: “ Này Con người bị nộp vào tay phường tội lỗi” (Mc 14,41).
Thánh Phê-rô Tông đồ, trong thứ thứ nhất của mình cũng đã khẳng định:
“ Người không hề phạm tội;
Chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối,
Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại,
Đau khổ mà chẳng ngăm đe;
Nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình,
Tội lỗi chúng ta,
Chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây Thập giá” (1 Pr 2, 22-24 ).
Vì liên đới với người nghèo
Khi chấp nhận một cái chết của kẻ hèn mọn nhất, giữa những người trộm cướp, những người mình trần, thân trụi. Đức Giêsu đã đồng hóa mình với tầng lớp những người nghèo đói, cô thân cô thế, những người không có quyền lợi và không được ai bênh đỡ. Người hoàn toàn trút bỏ mọi vinh quang, và tự nguyện chết treo trên Thập Tự giá, một hình phạt dành riêng cho những người nô lệ. Trong cuộc đời công khai rao giảng Nước Trời, những người đau khổ, đói nghèo và bệnh tật là đối tượng của tình liên đới mà Đức Giêsu hằng ưu ái, khi dành tất cả tình yêu thương. Nơi con người và trong định mạng của Đức Giêsu, chúng ta thấy khuôn mặt của Thiên Chúa qua tình yêu đồng cảm với những nỗi xâu xé của những người anh em đang bị hành hạ do lòng độc ác và tàn bạo của những người anh em đồng loại.
Và sự Phục sinh của Ngài
“Sống lại” là một trong những ý niệm cơ bản của khoa Thần học. Như đã trình bày trong phần mở đầu, sự sống lại của Đức Giêsu là trung tâm và là nền tảng của Ki-tô giáo ( 1Cr 15, 14.17). Niềm tin vào Đức Giêsu sống lại và lòng mong đợi ngày kẻ chết sống lại ăn sâu vào trong những lời tuyên tín của Giáo hội.
Ngay những thế kỷ đầu, Giáo hội sơ khai chỉ cử hành Mầu nhiệm Phục sinh. Các bài Kerygma của các Tông đồ chỉ xoáy vào một đề tài cơ bản: Đức Ki-tô đã Phục sinh (Cv 2, 22-40; 3, 12-16; 4, 8-12; 5,29-32...). Lời rao giảng của các Tông đồ nhấn mạnh tới việc Kinh Thánh được ứng nghiệm: Đấng Mêsia đã chiến thắng sự chết. Phê-rô và các Tông đồ tuyên bố họ là những chứng nhân của Tin Mừng Phục sinh. Tin mừng nhất lãm và Tin mừng của Gioan đều thuật lại sự kiện Ngôi mộ trống và những lần hiện ra của Chúa Giêsu, sau khi từ trong cõi chết.
Sống Mầu nhiệm Vượt qua là sống chính sự chết của Đức Giêsu trên đỉnh cao Thập Giá. Còn sống Mầu nhiệm Phục sinh cùa Ngài là sống niềm hy vọng hạnh phúc đời đời trong Nước trời. Con người của mọi thời vẫn trải qua sự sống và cái chết. Nhưng thử hỏi có mấy ai dám tin và đón nhận cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu? Họa chăng một người cùng chịu đóng đinh với Chúa Giêsu, khi anh thưa lên rằng: “ Thưa Ngài, khi vào nước Trời xin nhớ đến tôi”. Và người nói với anh ta: “ Ta bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với Ta trên thiên đàng” (Lc 23, 42-43).
Thứ 6 Tuần Thánh: Dung mạo người tôi tớ đau khổ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
20:55 30/03/2010
Thứ 6 Tuần Thánh: DUNG MẠO NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ
Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Giáo Hội cho chúng ta đi lại hành trình thương khó của Chúa Giêsu trên dương thế. Trong hành trình đó, chúng ta gặp được dung mạo của một Đức Kitô đau khổ, đau khổ tột cùng.
1. Những đau khổ mà Đức Kitô phải chịu là gì ?
Trong khoa tâm lý học, người ta phân biệt 2 loại đau khổ: đau khổ về thể lý và đau khổ về tinh thần hay tâm linh. Đau khổ nào cũng là khổ đau. Đau khổ nào cũng có sức huỷ hoại sự sống con người cả. Nơi cuộc thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta thấy có đủ cả 2 loại đau khổ này.
- Đau khổ về mặt thể lý: Bị lý hình đánh đập hành hạ bằng những đòn roi tàn bạo. Bị những vòng gai nhọn đâm sâu vào đầu. Theo lời sách ngắm thì vòng gai có đến 72 cái gai do quân dữ đánh lọt vào óc (chỉ vài cái đã đau đớn lắm rồi đàng này 72 cái). Bị cái đói cái khát dày vò. Bởi vì máu càng ra nhiều bao nhiêu, thì càng khát nước bấy nhiêu. Nhất là bị đóng đinh căng thây trên cây thập giá, tay chân đinh nhọn xuyên qua.
- Đau khổ về mặt tinh thần: Bị dân chúng trở mặt lên án, đòi đóng đinh vào Thập giá. Trong số đó, có cả những kẻ mà mình đã thi ân giáng phúc. Bị quân lính xỉ nhục lăng mạ. Bị các môn đệ bỏ rơi, đặc biệt là bị chính những người thân tín nhất chối từ, bội phản. Một Giuđa, kẻ được tín nhiệm trao cho việc quản lý tài chánh, không ngại ngùng dùng chính cái hôn để phản nộp sư phụ của mình. Một Phêrô, người được trọng dụng cất nhắc lên địa vị trưởng Tông Đồ đoàn, cũng chẳng thẹn thùng chối bai chối bải Thầy mình không những một lần mà đến ba lần. Chắc là không còn nỗi đau nào hơn thế.
2. Chúa Giêsu đã đón nhận đau khổ với thái độ nào ?
Chúa Giêsu đã đón nhận tất cả những đau khổ đó với thái độ tự hạ, tự hiến nhằm dâng lên Thiên Chúa Cha của lễ hy sinh làm giá cứu chuộc nhân loại. Ngài như con chiên hiền lành bị đem đi giết mà không một lời kêu ca. Bị hành hạ, Ngài không một lời kêu than. Bị xỉ nhục, Ngài không mắng chửi. Bị vác thập giá, Ngài không vừa vác vừa càm ràm than trách. Bị ngã lên ngã xuống, Ngài không thở dài tuyệt vọng. Bị treo trần trụi trên thập giá, Ngài không nguyền rủa. Các sử gia La mã (Seneca, Cicêrô) cho biết những kẻ bị đóng đinh thường la hét và chửi rủa. Do đó có khi phải cắt lưỡi kẻ bị đóng đinh, để y khỏi thốt ra những lời xúc phạm, lăng mạ kinh tởm… Nhóm Luật sĩ và Biệt phái chắc cũng chờ đợi: từ thập giá Đức Giêsu sẽ thốt ra những tiếng kêu la và nguyền rủa! Nhưng không phải thế. Những lời của Đức Giêsu lại tràn đầy dịu dàng và yêu thương: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng chẳng hiểu biết việc chúng làm”. Ngài còn hướng về kẻ trộm lành, đại diện cho những người có tâm tình hoán cải: “Hôm nay, người sẽ được ở trên thiên đàng với Ta”.
Ở đời người ta vẫn thường nói: “Yêu là khổ”. Câu nói này rất đúng với trường hợp của Chúa Giêsu. Nhìn vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu, ta không thể tìm được một lý do nào thích hợp hơn để lý giải, ngoại trừ lý do yêu thương. Nói cách khác, hành trình thương khó của Chúa Giêsu là hành trình của tình yêu. Vì yêu nên Ngài đã sẵn lòng đón nhận mọi khổ đau, vui lòng chấp nhận mọi hy sinh, và bằng lòng cho đi đến cùng.
Trên thập giá, Chúa Giêsu đã trao hiến tất cả: y phục, Ngài trao cho lý hình; uy quền trần thế, Ngài trao cho Hêrôđê; thân mẫu, Ngài trao cho một người môn đệ; ngay cả sự sống, Ngài trao cũng lại cho Thiên Chúa Cha. Tắt một lời, Ngài không còn giữ lại gì cho mình.
Và chính vì yêu bằng một tình yêu hiến trao tất cả như thế, nên Thập giá của Chúa Giêsu đã nở hoa, hoa cứu độ, hoa đem lại sự sống trường sinh cho con người.
3. Thái độ của chúng ta ra sao khi đối diện với đau khổ ?
Cuộc sống của con người cũng luôn đầy dẫy những khổ đau. Đức Phật đã nói: “Đời là bể khổ”. Vậy làm gì trước những đau khổ của mình và của người khác ? Nếu chúng ta biết vui lòng đón nhận và liên kết với đau khổ của Chúa Giêsu thì những đau khổ mà chúng ta chịu sẽ mang lại giá trị cứu độ. Nếu chúng ta biết chia sẻ và cố gắng làm vơi bớt đi những đau khổ của người khác, thì chắc chắn chúng ta sẽ được Chúa ân thưởng bội hậu mai sau.
Thế nhưng, trên thực tế ta thấy rằng khi gặp thử thách gian truân, ta thường hay kêu ca và phản kháng. Gặp thánh giá, ta thường than vắn thở dài, muốn vứt bỏ càng sớm càng tốt. Gặp thất bại, ta thường nãn lòng oán trách. Gặp những gì trái ý, ta thường bực bội cau có. Chính vì thế, thập giá khổ đau càng thêm nặng, vả lại chúng ta lại mất hết công phúc.
Xin cho mỗi người chúng ta biết năng suy ngắm cuộc thương khó của Chúa Giêsu, nhất là biết nhìn lên Thánh giá Chúa để hiểu rõ hơn ý nghĩa của đau khổ, đồng thời tìm được nghị lực và sức mạnh hầu có thể vác thập giá mà theo chân Chúa cho đến cùng. Amen.
Phan Thiết, Tuần Thánh 2010
Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Giáo Hội cho chúng ta đi lại hành trình thương khó của Chúa Giêsu trên dương thế. Trong hành trình đó, chúng ta gặp được dung mạo của một Đức Kitô đau khổ, đau khổ tột cùng.
1. Những đau khổ mà Đức Kitô phải chịu là gì ?
Trong khoa tâm lý học, người ta phân biệt 2 loại đau khổ: đau khổ về thể lý và đau khổ về tinh thần hay tâm linh. Đau khổ nào cũng là khổ đau. Đau khổ nào cũng có sức huỷ hoại sự sống con người cả. Nơi cuộc thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta thấy có đủ cả 2 loại đau khổ này.
- Đau khổ về mặt thể lý: Bị lý hình đánh đập hành hạ bằng những đòn roi tàn bạo. Bị những vòng gai nhọn đâm sâu vào đầu. Theo lời sách ngắm thì vòng gai có đến 72 cái gai do quân dữ đánh lọt vào óc (chỉ vài cái đã đau đớn lắm rồi đàng này 72 cái). Bị cái đói cái khát dày vò. Bởi vì máu càng ra nhiều bao nhiêu, thì càng khát nước bấy nhiêu. Nhất là bị đóng đinh căng thây trên cây thập giá, tay chân đinh nhọn xuyên qua.
- Đau khổ về mặt tinh thần: Bị dân chúng trở mặt lên án, đòi đóng đinh vào Thập giá. Trong số đó, có cả những kẻ mà mình đã thi ân giáng phúc. Bị quân lính xỉ nhục lăng mạ. Bị các môn đệ bỏ rơi, đặc biệt là bị chính những người thân tín nhất chối từ, bội phản. Một Giuđa, kẻ được tín nhiệm trao cho việc quản lý tài chánh, không ngại ngùng dùng chính cái hôn để phản nộp sư phụ của mình. Một Phêrô, người được trọng dụng cất nhắc lên địa vị trưởng Tông Đồ đoàn, cũng chẳng thẹn thùng chối bai chối bải Thầy mình không những một lần mà đến ba lần. Chắc là không còn nỗi đau nào hơn thế.
2. Chúa Giêsu đã đón nhận đau khổ với thái độ nào ?
Chúa Giêsu đã đón nhận tất cả những đau khổ đó với thái độ tự hạ, tự hiến nhằm dâng lên Thiên Chúa Cha của lễ hy sinh làm giá cứu chuộc nhân loại. Ngài như con chiên hiền lành bị đem đi giết mà không một lời kêu ca. Bị hành hạ, Ngài không một lời kêu than. Bị xỉ nhục, Ngài không mắng chửi. Bị vác thập giá, Ngài không vừa vác vừa càm ràm than trách. Bị ngã lên ngã xuống, Ngài không thở dài tuyệt vọng. Bị treo trần trụi trên thập giá, Ngài không nguyền rủa. Các sử gia La mã (Seneca, Cicêrô) cho biết những kẻ bị đóng đinh thường la hét và chửi rủa. Do đó có khi phải cắt lưỡi kẻ bị đóng đinh, để y khỏi thốt ra những lời xúc phạm, lăng mạ kinh tởm… Nhóm Luật sĩ và Biệt phái chắc cũng chờ đợi: từ thập giá Đức Giêsu sẽ thốt ra những tiếng kêu la và nguyền rủa! Nhưng không phải thế. Những lời của Đức Giêsu lại tràn đầy dịu dàng và yêu thương: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng chẳng hiểu biết việc chúng làm”. Ngài còn hướng về kẻ trộm lành, đại diện cho những người có tâm tình hoán cải: “Hôm nay, người sẽ được ở trên thiên đàng với Ta”.
Ở đời người ta vẫn thường nói: “Yêu là khổ”. Câu nói này rất đúng với trường hợp của Chúa Giêsu. Nhìn vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu, ta không thể tìm được một lý do nào thích hợp hơn để lý giải, ngoại trừ lý do yêu thương. Nói cách khác, hành trình thương khó của Chúa Giêsu là hành trình của tình yêu. Vì yêu nên Ngài đã sẵn lòng đón nhận mọi khổ đau, vui lòng chấp nhận mọi hy sinh, và bằng lòng cho đi đến cùng.
Trên thập giá, Chúa Giêsu đã trao hiến tất cả: y phục, Ngài trao cho lý hình; uy quền trần thế, Ngài trao cho Hêrôđê; thân mẫu, Ngài trao cho một người môn đệ; ngay cả sự sống, Ngài trao cũng lại cho Thiên Chúa Cha. Tắt một lời, Ngài không còn giữ lại gì cho mình.
Và chính vì yêu bằng một tình yêu hiến trao tất cả như thế, nên Thập giá của Chúa Giêsu đã nở hoa, hoa cứu độ, hoa đem lại sự sống trường sinh cho con người.
3. Thái độ của chúng ta ra sao khi đối diện với đau khổ ?
Cuộc sống của con người cũng luôn đầy dẫy những khổ đau. Đức Phật đã nói: “Đời là bể khổ”. Vậy làm gì trước những đau khổ của mình và của người khác ? Nếu chúng ta biết vui lòng đón nhận và liên kết với đau khổ của Chúa Giêsu thì những đau khổ mà chúng ta chịu sẽ mang lại giá trị cứu độ. Nếu chúng ta biết chia sẻ và cố gắng làm vơi bớt đi những đau khổ của người khác, thì chắc chắn chúng ta sẽ được Chúa ân thưởng bội hậu mai sau.
Thế nhưng, trên thực tế ta thấy rằng khi gặp thử thách gian truân, ta thường hay kêu ca và phản kháng. Gặp thánh giá, ta thường than vắn thở dài, muốn vứt bỏ càng sớm càng tốt. Gặp thất bại, ta thường nãn lòng oán trách. Gặp những gì trái ý, ta thường bực bội cau có. Chính vì thế, thập giá khổ đau càng thêm nặng, vả lại chúng ta lại mất hết công phúc.
Xin cho mỗi người chúng ta biết năng suy ngắm cuộc thương khó của Chúa Giêsu, nhất là biết nhìn lên Thánh giá Chúa để hiểu rõ hơn ý nghĩa của đau khổ, đồng thời tìm được nghị lực và sức mạnh hầu có thể vác thập giá mà theo chân Chúa cho đến cùng. Amen.
Phan Thiết, Tuần Thánh 2010
Giờ của Chúa Giêsu
Lm. Giacôbê Tạ Chúc
22:00 30/03/2010
GIỜ CỦA CHÚA GIÊSU
Trong cuộc đời công khai rao giảng, Chúa Giêsu hay sử dụng từ “giờ”, rất nhiều lần. Điệp khúc ấy nhắc nhở cho con người về “Giờ Tử nạn” của Ngài. Tin mừng Gioan có 26 lần sử dụng từ “ giờ”. Dụng ngữ này cũng xuất hiện trong các Tin Mừng Nhất Lãm.
Tin mừng Gioan thuật lại rằng:
“Giờ đã đến cho Con Người được tôn vinh! Quả thật, quả thật Ta bảo các ngươi: Giả như hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, thì nó trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, nó mới sai hoa lắm quả”(Ga 12,23-24).
Chính giờ này, mà trong cuộc đời của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài nói đến.Tại Cana, trước phép lạ đầu tiên hoá nước thành rượu, Đức Giêsu khẳng định: “Giờ Ta chưa đến” (Ga 2,4). Lần lần, Chúa Giêsu bắt đầu nói về giờ khổ nạn của Ngài một cách tương đối rõ hơn, ít ra với những người thân cận: “Các ngươi hãy vào thành gặp ông kia mà nói với ông:Thầy bảo: Giờ của Ta đã gần, Ta muốn cử hành lễ Vượt qua với môn đệ Ta tại nhà ngươi”(Mt 26,18). Và trong vườn Ghết-sê-ma-ni, Đức Giêsu trải qua nỗi đớn đau mãnh liệt khi bước vào giờ tử nạn: “Ngươi đi xa hơn một chút, quỳ xuống đất mà cầu xin cho giờ ấy rời khỏi mình, nếu có thể được”(Mc 14, 35). Sau cùng, trong nỗi đau tột cùng, một lần nữa, Chúa Giêsu thổn thức: “Lần thứ ba, Người trở lại và bảo các ông: “Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao?Thôi đủ rồi giờ đã điểm. Này Con Người bị nộp vào tay phường tội lỗi”(Mc14, 41).
Tất cả đó cho chúng ta thấy, ý nghĩa của từ “giờ” mà Chúa Giêsu thường nói rất nhiều:
Đó là giờ hấp hối tại vườn Ghết-sê-ma-ni, nơi Chúa Giêsu cầu nguyện, sấp mặt xuống đất với mồ hôi và máu tuôn chảy.
Đó là giờ của sự phản bội bằng một nụ hôn của môn đệ Giu-đa.
Đó là giờ mà Phê-rô đã đành đoạn chối từ Chúa Giêsu.
Đó là giờ trước toà án của người Do thái và của Philatô, Đức Giêsu phải chịu sỉ nhục, chịu đội mũ gai, chịu đánh đòn, chịu tuyên án tử hình.
Đó là giờ trên đồi Golgôtha, nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, chịu treo trên Thập Giá, giữa những tên trộm cướp và trong vô vàn tiếng hò la, nhạo báng của quân lính và dân chúng.
Đó là giờ mà dưới chân Thập tự giá, Mẹ Maria phải quặn thắt cõi lòng khi chứng kiến con một mình hấp hối.
Sau cùng, là giờ mà Chúa Cha sẽ tôn vinh Chúa Giêsu trong vinh quang.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con đón nhận những giờ khắc của Chúa bằng cả tâm hồn yêu mến và tôn vinh. Xin cho mỗi người biết quảng đại dành nhiều giờ cho Chúa và cho anh em trong những ngày Thánh này. Amen.
Lm Giacôbê Tạ Chúc
Trong cuộc đời công khai rao giảng, Chúa Giêsu hay sử dụng từ “giờ”, rất nhiều lần. Điệp khúc ấy nhắc nhở cho con người về “Giờ Tử nạn” của Ngài. Tin mừng Gioan có 26 lần sử dụng từ “ giờ”. Dụng ngữ này cũng xuất hiện trong các Tin Mừng Nhất Lãm.
Tin mừng Gioan thuật lại rằng:
“Giờ đã đến cho Con Người được tôn vinh! Quả thật, quả thật Ta bảo các ngươi: Giả như hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, thì nó trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, nó mới sai hoa lắm quả”(Ga 12,23-24).
Chính giờ này, mà trong cuộc đời của Chúa Giêsu, nhiều lần Ngài nói đến.Tại Cana, trước phép lạ đầu tiên hoá nước thành rượu, Đức Giêsu khẳng định: “Giờ Ta chưa đến” (Ga 2,4). Lần lần, Chúa Giêsu bắt đầu nói về giờ khổ nạn của Ngài một cách tương đối rõ hơn, ít ra với những người thân cận: “Các ngươi hãy vào thành gặp ông kia mà nói với ông:Thầy bảo: Giờ của Ta đã gần, Ta muốn cử hành lễ Vượt qua với môn đệ Ta tại nhà ngươi”(Mt 26,18). Và trong vườn Ghết-sê-ma-ni, Đức Giêsu trải qua nỗi đớn đau mãnh liệt khi bước vào giờ tử nạn: “Ngươi đi xa hơn một chút, quỳ xuống đất mà cầu xin cho giờ ấy rời khỏi mình, nếu có thể được”(Mc 14, 35). Sau cùng, trong nỗi đau tột cùng, một lần nữa, Chúa Giêsu thổn thức: “Lần thứ ba, Người trở lại và bảo các ông: “Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao?Thôi đủ rồi giờ đã điểm. Này Con Người bị nộp vào tay phường tội lỗi”(Mc14, 41).
Tất cả đó cho chúng ta thấy, ý nghĩa của từ “giờ” mà Chúa Giêsu thường nói rất nhiều:
Đó là giờ hấp hối tại vườn Ghết-sê-ma-ni, nơi Chúa Giêsu cầu nguyện, sấp mặt xuống đất với mồ hôi và máu tuôn chảy.
Đó là giờ của sự phản bội bằng một nụ hôn của môn đệ Giu-đa.
Đó là giờ mà Phê-rô đã đành đoạn chối từ Chúa Giêsu.
Đó là giờ trước toà án của người Do thái và của Philatô, Đức Giêsu phải chịu sỉ nhục, chịu đội mũ gai, chịu đánh đòn, chịu tuyên án tử hình.
Đó là giờ trên đồi Golgôtha, nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, chịu treo trên Thập Giá, giữa những tên trộm cướp và trong vô vàn tiếng hò la, nhạo báng của quân lính và dân chúng.
Đó là giờ mà dưới chân Thập tự giá, Mẹ Maria phải quặn thắt cõi lòng khi chứng kiến con một mình hấp hối.
Sau cùng, là giờ mà Chúa Cha sẽ tôn vinh Chúa Giêsu trong vinh quang.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con đón nhận những giờ khắc của Chúa bằng cả tâm hồn yêu mến và tôn vinh. Xin cho mỗi người biết quảng đại dành nhiều giờ cho Chúa và cho anh em trong những ngày Thánh này. Amen.
Lm Giacôbê Tạ Chúc
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:30 30/03/2010
GIỐNG NGƯỜI MẤT TRÍ
Một gia đình năm người đang đùa giỡn trên bãi cát ven biển. Lũ trẻ có đứa chơi với cái phao nước, có đứa chơi đụn cát, vui chơi không giống nhau. Không lâu sau đó, có một bà già đi đến, tóc bay lỏa xỏa, áo quần xốc xếch, bà ta vừa nhặt những thứ tạp nhạp trên cát, miệng nói lẩm bẩm những gì không rõ.
Ba mẹ của bầy trẻ kêu chúng nó trở lại bên mình, ý muốn tụi nhỏ tránh xa bà già ấy. Khi bà già đi ngang qua chỗ họ, thì vẫn không ngừng khom lưng nhặt và mĩm cười với họ, nhưng họ đều không thèm đáp lại.
Qua nhiều ngày sau, họ mới biết bà già ấy suốt đời đi nhặt những mảnh thủy tinh bị vỡ trên bãi cát, để lủ trẻ chơi đùa khỏi đạp nhầm gây thương tích cho chúng nó.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Không ai nhẫn tâm hất hủi những người khác, nhất là những người già cả và người bệnh hoạn, bởi vì họ cũng là một con người; không ai có thể đành lòng quay mặt với một người già khi họ nở nụ cười móm mém với mình, bởi vì đó chính là hình ảnh của cha mẹ và ông bà nội ngoại của mình, và xa hơn nữa, đó chính là hình ảnh của mình sau này.
Không phải tự nhiên mà con cái trở thành kẻ thiếu bác ái, nhưng chúng nó sống thiếu bác ái là chính cha mẹ đã không sống bác ái và dạy chúng nó sống ích kỷ; không phải tự nhiên mà con cái vô cảm trước người già lão mĩm cười với mình, nhưng chính cha mẹ đã có hành vi vô cảm với người khác, và dạy con cái biết lạnh lùng trước nụ cười cởi mở của người khác; không phải con cái tự nhiên xa cách nhà thờ, không muốn đến nhà thờ, nhưng là cha mẹ chúng nó đã xa cách nhà thờ trước, và dạy chúng nó phải tránh nhà thờ khi cha mẹ cứ hết phê bình cha sở này, lại đến chỉ trích ban hành giáo kia.v.v...
Hãy dạy con cái cảnh giác với tội lỗi và thân thiện với những người khác, nhất là với những người già cả, người bất hạnh và nghèo nàn, bằng không thì sẽ hối hận về sau.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một gia đình năm người đang đùa giỡn trên bãi cát ven biển. Lũ trẻ có đứa chơi với cái phao nước, có đứa chơi đụn cát, vui chơi không giống nhau. Không lâu sau đó, có một bà già đi đến, tóc bay lỏa xỏa, áo quần xốc xếch, bà ta vừa nhặt những thứ tạp nhạp trên cát, miệng nói lẩm bẩm những gì không rõ.
Ba mẹ của bầy trẻ kêu chúng nó trở lại bên mình, ý muốn tụi nhỏ tránh xa bà già ấy. Khi bà già đi ngang qua chỗ họ, thì vẫn không ngừng khom lưng nhặt và mĩm cười với họ, nhưng họ đều không thèm đáp lại.
Qua nhiều ngày sau, họ mới biết bà già ấy suốt đời đi nhặt những mảnh thủy tinh bị vỡ trên bãi cát, để lủ trẻ chơi đùa khỏi đạp nhầm gây thương tích cho chúng nó.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Không ai nhẫn tâm hất hủi những người khác, nhất là những người già cả và người bệnh hoạn, bởi vì họ cũng là một con người; không ai có thể đành lòng quay mặt với một người già khi họ nở nụ cười móm mém với mình, bởi vì đó chính là hình ảnh của cha mẹ và ông bà nội ngoại của mình, và xa hơn nữa, đó chính là hình ảnh của mình sau này.
Không phải tự nhiên mà con cái trở thành kẻ thiếu bác ái, nhưng chúng nó sống thiếu bác ái là chính cha mẹ đã không sống bác ái và dạy chúng nó sống ích kỷ; không phải tự nhiên mà con cái vô cảm trước người già lão mĩm cười với mình, nhưng chính cha mẹ đã có hành vi vô cảm với người khác, và dạy con cái biết lạnh lùng trước nụ cười cởi mở của người khác; không phải con cái tự nhiên xa cách nhà thờ, không muốn đến nhà thờ, nhưng là cha mẹ chúng nó đã xa cách nhà thờ trước, và dạy chúng nó phải tránh nhà thờ khi cha mẹ cứ hết phê bình cha sở này, lại đến chỉ trích ban hành giáo kia.v.v...
Hãy dạy con cái cảnh giác với tội lỗi và thân thiện với những người khác, nhất là với những người già cả, người bất hạnh và nghèo nàn, bằng không thì sẽ hối hận về sau.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thứ Năm Tuần Thánh (C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:33 30/03/2010
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Bạn thân mến,
Hôm nay Thứ Năm Tuần Thánh, theo truyền thống của Giáo Hội, chiều hôm nay Chúa Giê-su đã làm ba công việc vừa vĩ đại vừa mầu nhiệm, để lưu truyền cho Giáo Hội của Ngài (Giáo Hội Công Giáo) tiếp tục công trình cứu chuộc nhân loại của Ngài cho đến tận thế, đó là:
1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.
2- Lập bí tích Thánh Thể.
3- Lập bí tích Truyền chức thánh.
Trong khung cảnh của phụng vụ này, tôi chia sẻ với bạn mấy điều sau đây:
1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.
Chút nữa đây tôi sẽ rửa chân cho mười hai vị giáo dân được chọn ở trong giáo xứ, để tưởng nhớ và kỷ niệm Chúa Giê-su đã rửa chân cho các Tông Đồ năm xưa trong bữa ăn cuối cùng của Ngài.
Rửa chân là công việc của đầy tớ làm để phục vụ cho chủ nhân, là một hành động bày tỏ sự phục tùng của người tôi tớ, Chúa Giê-su đã dùng phương thức này để dạy cho các tông đồ một bài học mới, bài học yêu thương và phục vụ, Ngài nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ? Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rữa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rữa chân cho nhau...”.
Yêu thương và phục vụ tuy là hai nhưng chỉ là một, hay nói cách khác phục vụ là hoa quả của yêu thương, bởi vì không ai yêu thương mà không phục vụ, nhưng nếu phục vụ mà không yêu thương thì chỉ là giả dối và đáng bị lên án. Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta khi Ngài cúi xuống rửa chân cho các môn đệ của mình, thì chúng ta cũng nên cúi xuống mà rửa chân cho anh em và cho tha nhân như Chúa Giê-su đã làm, rửa chân cho nhau là hình ảnh phục vụ đẹp nhất, là bày tỏ sự yêu thương nhau và giúp nhau thăng tiến trong tình yêu của Chúa qua cuộc sống của mình.
Người thời nay lấy làm lạ khi chúng ta yêu thương và phục vụ họ, họ sẽ thắc mắc đâu là động cơ thúc giục chúng ta làm điều ấy, khi mà cả nhân loại đang đắm chìm trong hưởng thụ và sống trong ích kỉ của mình.
2- Lập bí tích Thánh Thể.
Cao điểm của bữa tiệc ly chính là lúc Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể, là bí tích làm nên Hội Thánh và cũng là nguồn ân sủng hiện diện cách thực tại cho chúng ta được hưởng dùng, đây là một mầu nhiệm mà Giáo Hội qua mọi thời đại đều tuyên xưng: mầu nhiệm tình yêu, mầu nhiệm đức tin.
Với khung cảnh đầm ấm trong căn phòng trên gác, với tình cảm chan hoà của tình thầy trò, Chúa Giê-su đã thố lộ tâm tình với các Tông Đồ: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình” . Sự mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với các môn đệ đã thành hiện thực và đây là bữa ăn cuối cùng của đời Ngài, vì thế, lễ Vượt Qua này sẽ không còn hiệu lực nữa khi Ngài cầm bánh không men đưa cho các môn đệ và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy”. Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội...”, bởi vì từ nay chính Ngài vừa là lễ Vượt Qua vừa là Bánh tinh tuyền không men, nuôi sống nhân loại trên đường lữ thứ trần gian.
Bí tích Thánh Thể nguồn mạch của mọi ân sủng, hàng ngày hàng giờ vẫn diễn ra trong các thánh lễ trên khắp mặt đất nơi các nhà thờ nhà nguyện, đó chính là nguồn ơn vô tận mà Chúa Giê-su đã vì yêu thương mà ban cho chúng ta. Đây là một sáng kiến độc đáo của Thiên Chúa, một chứng tích của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại mà các thánh -qua mọi thời đại- đã hưởng dùng, cảm nghiệm và hết lòng ca tụng tình yêu ấy của Thiên Chúa.
Có nhiều người trong chúng ta coi việc rước Mình Thánh Chúa như là đồ trang sức cho đẹp khi tham dự thánh lễ, cho nên họ không chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng, họ không tha thiết việc rước Chúa là bảo đảm cho phần rỗi đời đời của mình, nên đối với họ rước lễ hay không cũng chẳng nhằm nhò gì, đó chính là lí do khiến họ ngày càng xa rời ân sủng của Chúa hơn. Thánh Phao-lô tông đồ đã nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta về việc rước lễ khi còn trong tình trạng tội trọng như sau: “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh và uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa..., Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình...”.
Bí tích Thánh Thể làm cho chúng ta trở nên một trong Chúa Ki-tô, trở nên một chính là không của tôi không của anh nhưng là thuộc về Chúa Ki-tô và Hội Thánh của Ngài, do đó mà mỗi người trong chúng ta khi ăn Mình và uống Máu Chúa, thì chúng ta cũng phải trở nên bánh và nước cho anh chị em và tha nhân hưởng dùng, đó chính là yêu thương và phục vụ vậy.
3- Lập bí tích Truyền chức thánh.
Bí tích truyền chức thánh tức là bí tích Thừa tác Linh Mục, đây chính là một hồng ân to lớn của Thiên Chúa ban tặng cho loài người.
Chúa Giê-su khi thiết lập bí tích Thánh Thể thì đồng thời Ngài cũng thiết lập bí tích truyền chức linh mục cho các môn đệ khi nói: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” , để các môn đệ của mình, và những người kế tục các ngài trong chức giám mục và linh mục thực hiện mọi ngày cho đến tận thế.
Linh mục là người được thông phần vào sự sáng tạo của Thiên Chúa, chính các ngài đã được Thánh Thần thánh hoá để trở nên công cụ thánh, để làm cho có Chúa Giê-su trên bàn thờ trong thánh lễ, đây cũng chính là mầu nhiệm tình yêu mà Chúa Giê-su đã thực hiện giữa nhân loại: Ngài chọn những con người bất toàn bất xứng để làm cho họ trở nên hoàn hảo trong bí tích truyền chức thánh -linh mục- để chính các ngài hằng ngày nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Hội Thánh, nhân danh cộng đoàn và cá nhân mình, để dâng lời chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa qua Đức Giê-su Ki-tô đang hiện diện trên bàn thờ.
Linh mục chính là người phục vụ và mang tình yêu của Thiên Chúa đến cho mọi người, nhất là những nơi mà các ngài được sai đến với tư cách là mục tử, chính nhờ bí tích Thánh Thể và chức thánh mà các ngài quy tụ chung quanh mình những kẻ tin vào Chúa Ki-tô, và làm cho họ trở nên một đàn chiên duy nhất trong Hội Thánh của Chúa, do đó, linh mục luôn ý thức rằng: mình vừa là thầy vừa là anh em của mọi người, cho nên các ngài không những sống sao cho tốt đẹp, để đàn chiên mà mình đang coi sóc được hưởng nhờ những ơn thánh qua sự thánh hiến của mình, và giáo dân sẽ an tâm vui vẻ sống trong tình yêu Thiên Chúa dưới sự chăm sóc của các ngài.
Bạn thân mến,
Hôm nay cũng là ngày của linh mục trong “năm thánh Linh Mục” này, chúng ta nhớ luôn cầu nguyện cho các ngài được dồi dào ơn Chúa, để các ngài trước hết là thánh hoá bản thân mình, sau nữa là thánh hoá các linh hồn trong thiên chức linh mục mà các ngài đã lãnh nhận.
Chúng ta vẫn thấy có những linh mục chưa làm tròn trách nhiệm mà Thiên Chúa và Giáo Hội đã trao cho các ngài, chúng ta cũng thấy có vài linh mục trở nên gương xấu cho giáo hữu, nhưng đồng thời chúng ta cũng nhìn thấy rất nhiều linh mục tận tuỵ yêu mến và chăm sóc đàn chiên của Chúa qua cuộc sống của các ngài.
Thứ Năm Tuần Thánh này sẽ qua đi và chúng ta sẽ không còn nhớ đến những nghi thức đầy ý nghĩa trong thánh lễ này nữa, nhưng bí tích Thánh Thể, bí tích Truyền Chức Thánh và giới luật Yêu Thương của Chúa Giê-su vẫn tồn tại mãi mãi cho đến tận thế, không phải tồn tại trong viện bảo tàng, nhưng tồn tại và sống động trong cuộc sống của Giáo Hội và của mỗi người trong chúng ta, bởi vì các bí tích và giới luật này không phải do con người lập ra nhưng là do chính Chúa Giê-su –Thiên Chúa làm người- lập ra và được bảo chứng bởi cái chết và sự phục sinh của Ngài.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Bạn thân mến,
Hôm nay Thứ Năm Tuần Thánh, theo truyền thống của Giáo Hội, chiều hôm nay Chúa Giê-su đã làm ba công việc vừa vĩ đại vừa mầu nhiệm, để lưu truyền cho Giáo Hội của Ngài (Giáo Hội Công Giáo) tiếp tục công trình cứu chuộc nhân loại của Ngài cho đến tận thế, đó là:
1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.
2- Lập bí tích Thánh Thể.
3- Lập bí tích Truyền chức thánh.
Trong khung cảnh của phụng vụ này, tôi chia sẻ với bạn mấy điều sau đây:
1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.
Chút nữa đây tôi sẽ rửa chân cho mười hai vị giáo dân được chọn ở trong giáo xứ, để tưởng nhớ và kỷ niệm Chúa Giê-su đã rửa chân cho các Tông Đồ năm xưa trong bữa ăn cuối cùng của Ngài.
Rửa chân là công việc của đầy tớ làm để phục vụ cho chủ nhân, là một hành động bày tỏ sự phục tùng của người tôi tớ, Chúa Giê-su đã dùng phương thức này để dạy cho các tông đồ một bài học mới, bài học yêu thương và phục vụ, Ngài nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ? Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rữa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rữa chân cho nhau...”.
Yêu thương và phục vụ tuy là hai nhưng chỉ là một, hay nói cách khác phục vụ là hoa quả của yêu thương, bởi vì không ai yêu thương mà không phục vụ, nhưng nếu phục vụ mà không yêu thương thì chỉ là giả dối và đáng bị lên án. Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta khi Ngài cúi xuống rửa chân cho các môn đệ của mình, thì chúng ta cũng nên cúi xuống mà rửa chân cho anh em và cho tha nhân như Chúa Giê-su đã làm, rửa chân cho nhau là hình ảnh phục vụ đẹp nhất, là bày tỏ sự yêu thương nhau và giúp nhau thăng tiến trong tình yêu của Chúa qua cuộc sống của mình.
Người thời nay lấy làm lạ khi chúng ta yêu thương và phục vụ họ, họ sẽ thắc mắc đâu là động cơ thúc giục chúng ta làm điều ấy, khi mà cả nhân loại đang đắm chìm trong hưởng thụ và sống trong ích kỉ của mình.
2- Lập bí tích Thánh Thể.
Cao điểm của bữa tiệc ly chính là lúc Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể, là bí tích làm nên Hội Thánh và cũng là nguồn ân sủng hiện diện cách thực tại cho chúng ta được hưởng dùng, đây là một mầu nhiệm mà Giáo Hội qua mọi thời đại đều tuyên xưng: mầu nhiệm tình yêu, mầu nhiệm đức tin.
Với khung cảnh đầm ấm trong căn phòng trên gác, với tình cảm chan hoà của tình thầy trò, Chúa Giê-su đã thố lộ tâm tình với các Tông Đồ: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình” . Sự mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với các môn đệ đã thành hiện thực và đây là bữa ăn cuối cùng của đời Ngài, vì thế, lễ Vượt Qua này sẽ không còn hiệu lực nữa khi Ngài cầm bánh không men đưa cho các môn đệ và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy”. Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội...”, bởi vì từ nay chính Ngài vừa là lễ Vượt Qua vừa là Bánh tinh tuyền không men, nuôi sống nhân loại trên đường lữ thứ trần gian.
Bí tích Thánh Thể nguồn mạch của mọi ân sủng, hàng ngày hàng giờ vẫn diễn ra trong các thánh lễ trên khắp mặt đất nơi các nhà thờ nhà nguyện, đó chính là nguồn ơn vô tận mà Chúa Giê-su đã vì yêu thương mà ban cho chúng ta. Đây là một sáng kiến độc đáo của Thiên Chúa, một chứng tích của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại mà các thánh -qua mọi thời đại- đã hưởng dùng, cảm nghiệm và hết lòng ca tụng tình yêu ấy của Thiên Chúa.
Có nhiều người trong chúng ta coi việc rước Mình Thánh Chúa như là đồ trang sức cho đẹp khi tham dự thánh lễ, cho nên họ không chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng, họ không tha thiết việc rước Chúa là bảo đảm cho phần rỗi đời đời của mình, nên đối với họ rước lễ hay không cũng chẳng nhằm nhò gì, đó chính là lí do khiến họ ngày càng xa rời ân sủng của Chúa hơn. Thánh Phao-lô tông đồ đã nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta về việc rước lễ khi còn trong tình trạng tội trọng như sau: “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh và uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa..., Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình...”.
Bí tích Thánh Thể làm cho chúng ta trở nên một trong Chúa Ki-tô, trở nên một chính là không của tôi không của anh nhưng là thuộc về Chúa Ki-tô và Hội Thánh của Ngài, do đó mà mỗi người trong chúng ta khi ăn Mình và uống Máu Chúa, thì chúng ta cũng phải trở nên bánh và nước cho anh chị em và tha nhân hưởng dùng, đó chính là yêu thương và phục vụ vậy.
3- Lập bí tích Truyền chức thánh.
Bí tích truyền chức thánh tức là bí tích Thừa tác Linh Mục, đây chính là một hồng ân to lớn của Thiên Chúa ban tặng cho loài người.
Chúa Giê-su khi thiết lập bí tích Thánh Thể thì đồng thời Ngài cũng thiết lập bí tích truyền chức linh mục cho các môn đệ khi nói: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” , để các môn đệ của mình, và những người kế tục các ngài trong chức giám mục và linh mục thực hiện mọi ngày cho đến tận thế.
Linh mục là người được thông phần vào sự sáng tạo của Thiên Chúa, chính các ngài đã được Thánh Thần thánh hoá để trở nên công cụ thánh, để làm cho có Chúa Giê-su trên bàn thờ trong thánh lễ, đây cũng chính là mầu nhiệm tình yêu mà Chúa Giê-su đã thực hiện giữa nhân loại: Ngài chọn những con người bất toàn bất xứng để làm cho họ trở nên hoàn hảo trong bí tích truyền chức thánh -linh mục- để chính các ngài hằng ngày nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Hội Thánh, nhân danh cộng đoàn và cá nhân mình, để dâng lời chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa qua Đức Giê-su Ki-tô đang hiện diện trên bàn thờ.
Linh mục chính là người phục vụ và mang tình yêu của Thiên Chúa đến cho mọi người, nhất là những nơi mà các ngài được sai đến với tư cách là mục tử, chính nhờ bí tích Thánh Thể và chức thánh mà các ngài quy tụ chung quanh mình những kẻ tin vào Chúa Ki-tô, và làm cho họ trở nên một đàn chiên duy nhất trong Hội Thánh của Chúa, do đó, linh mục luôn ý thức rằng: mình vừa là thầy vừa là anh em của mọi người, cho nên các ngài không những sống sao cho tốt đẹp, để đàn chiên mà mình đang coi sóc được hưởng nhờ những ơn thánh qua sự thánh hiến của mình, và giáo dân sẽ an tâm vui vẻ sống trong tình yêu Thiên Chúa dưới sự chăm sóc của các ngài.
Bạn thân mến,
Hôm nay cũng là ngày của linh mục trong “năm thánh Linh Mục” này, chúng ta nhớ luôn cầu nguyện cho các ngài được dồi dào ơn Chúa, để các ngài trước hết là thánh hoá bản thân mình, sau nữa là thánh hoá các linh hồn trong thiên chức linh mục mà các ngài đã lãnh nhận.
Chúng ta vẫn thấy có những linh mục chưa làm tròn trách nhiệm mà Thiên Chúa và Giáo Hội đã trao cho các ngài, chúng ta cũng thấy có vài linh mục trở nên gương xấu cho giáo hữu, nhưng đồng thời chúng ta cũng nhìn thấy rất nhiều linh mục tận tuỵ yêu mến và chăm sóc đàn chiên của Chúa qua cuộc sống của các ngài.
Thứ Năm Tuần Thánh này sẽ qua đi và chúng ta sẽ không còn nhớ đến những nghi thức đầy ý nghĩa trong thánh lễ này nữa, nhưng bí tích Thánh Thể, bí tích Truyền Chức Thánh và giới luật Yêu Thương của Chúa Giê-su vẫn tồn tại mãi mãi cho đến tận thế, không phải tồn tại trong viện bảo tàng, nhưng tồn tại và sống động trong cuộc sống của Giáo Hội và của mỗi người trong chúng ta, bởi vì các bí tích và giới luật này không phải do con người lập ra nhưng là do chính Chúa Giê-su –Thiên Chúa làm người- lập ra và được bảo chứng bởi cái chết và sự phục sinh của Ngài.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:34 30/03/2010
N2T |
14. Thánh Giá là hy vọng của người vâng theo lời dạy bảo, là sự phục sinh của kẻ chết, là cứu viện của người thất vọng, là sự an ủi của người ưu phiền.
(Thánh Gioan Kim Khẩu)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:36 30/03/2010
N2T |
404. Nhân sinh có bốn phúc: tự tại, tự thanh (yên tĩnh), tự giúp, tự cứu.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tỷ phú Anh dâng cho Giáo Hội Công Giáo một nửa gia tài
Peter Nguyễn Minh Trung
09:10 30/03/2010
Tỷ phú 82 tuổi người Anh đến từ xứ Wales đã quyết định chia đôi phân nửa tài sản trị giá 1.1 tỷ USD của mình và tặng cho Giáo hội Công giáo vì một lời hứa thời trai trẻ.
Doanh nhân nổi tiếng Albert Gubay, sinh năm 1928, một tín hữu Công giáo La Mã, quyết định dâng số tài sản khổng lồ của mình cho Giáo hội Công giáo Anh, thông qua các tổ chức từ thiện, để tài trợ cho những dự án của Giáo hội như xây mới và trùng tu các nhà thờ, cơ sở thờ tự.
Quyết định của ông nhằm thực hiện lời hứa khi còn là một người bán kẹo nghèo. Hồi ấy, Gubay đã cầu nguyện xin Chúa giúp mình trở thành triệu phú và nếu được như vậy thì ông sẽ dâng phân nửa tài sản cho Giáo hội.
Vào năm 1965, khi ở tuổi 37, Gubay cho khai trương cửa hàng bán lẻ đầu tiên của mình. Ít lâu sau đó, ông đã biến nó thành một chuỗi các siêu thị lớn. Đến 1973, ông nhượng lại chuỗi siêu thị với giá 28 triệu USD. Lúc đó tuy đã thành triệu phú như lời cầu nguyện năm xưa, nhưng tham vọng làm giàu của ông vẫn chưa dừng ở đó. Gubay lấy số tiền kia đem đầu tư thương mại tại Mỹ, Ireland và New Zealand. Ông còn lấn sang các lĩnh vực như bất động sản.
Sau một lần bị chứng đau lưng hành hạ, Albert Gubay quyết định mở chuỗi trung tâm luyện tập sức khỏe mang tên Total Fitness. Năm 2004, ông bán trung tâm này để lấy 154 triệu USD.
Tiếp đó ông lại tạo dựng một đế chế tài chính hùng mạnh là tập đoàn Derwent Holdings với hàng chục công ty con.
Tính tới nay, Albert Gubay đứng thứ 880 trong danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn, với tổng tài sản trị giá 1.1 tỷ USD. Ông đang sống với vợ và hai con trong một ngôi nhà trên hòn đảo Isle of Man thanh bình.
Doanh nhân nổi tiếng Albert Gubay, sinh năm 1928, một tín hữu Công giáo La Mã, quyết định dâng số tài sản khổng lồ của mình cho Giáo hội Công giáo Anh, thông qua các tổ chức từ thiện, để tài trợ cho những dự án của Giáo hội như xây mới và trùng tu các nhà thờ, cơ sở thờ tự.
Quyết định của ông nhằm thực hiện lời hứa khi còn là một người bán kẹo nghèo. Hồi ấy, Gubay đã cầu nguyện xin Chúa giúp mình trở thành triệu phú và nếu được như vậy thì ông sẽ dâng phân nửa tài sản cho Giáo hội.
Vào năm 1965, khi ở tuổi 37, Gubay cho khai trương cửa hàng bán lẻ đầu tiên của mình. Ít lâu sau đó, ông đã biến nó thành một chuỗi các siêu thị lớn. Đến 1973, ông nhượng lại chuỗi siêu thị với giá 28 triệu USD. Lúc đó tuy đã thành triệu phú như lời cầu nguyện năm xưa, nhưng tham vọng làm giàu của ông vẫn chưa dừng ở đó. Gubay lấy số tiền kia đem đầu tư thương mại tại Mỹ, Ireland và New Zealand. Ông còn lấn sang các lĩnh vực như bất động sản.
Sau một lần bị chứng đau lưng hành hạ, Albert Gubay quyết định mở chuỗi trung tâm luyện tập sức khỏe mang tên Total Fitness. Năm 2004, ông bán trung tâm này để lấy 154 triệu USD.
Tiếp đó ông lại tạo dựng một đế chế tài chính hùng mạnh là tập đoàn Derwent Holdings với hàng chục công ty con.
Tính tới nay, Albert Gubay đứng thứ 880 trong danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn, với tổng tài sản trị giá 1.1 tỷ USD. Ông đang sống với vợ và hai con trong một ngôi nhà trên hòn đảo Isle of Man thanh bình.
Đức Thánh Cha nói Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là gương mẫu về tình yêu không biết mỏi mệt
Bùi Hữu Thư
10:37 30/03/2010
VATICAN (CNS) – Trong khi cử hành Thánh Lễ cầu hồn cho vị tiền nhiệm của ngài, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là gương mẫu về một tình yêu không biết mỏi mệt đối với Thiên Chúa và tất cả mọi người nam và nữ.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngày 29 tháng 3 trong bài giảng trong Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Thánh Lễ được cử hành trước ngày lễ giỗ lần thứ 5 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 2 tháng 4, vì ngày này trùng vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay.
Dùng các bài đọc cho Thánh Lễ ngày 29 tháng 3, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có cùng những đức tính giống như “người đầy tớ đau khổ” được mô tả trong bài đọc sách Tiên Tri Isaiah.
Đức Thánh Cha nói: "Người đầy tớ hành động với một lòng cương quyết không thể phá đổ, với một nghị lực không xuyên giảm cho đến khi hoàn tất công việc được trao phó. Anh ta trình bầy sự vững mạnh của niềm tin của anh, và chính Chúa Thánh Thần đã được Thiên Chúa ban cho anh, để anh có khả năng hành động khiêm tốn và hùng mạnh, và đảm bảo được sự thành công vào lúc chót.”
"Điều mà tiên tri được linh ứng đã nói, có thể được áp dụng cho Đức Gioan Phaolô yêu quý của chúng ta: Thiên Chúa kêu gọi ngài phục vụ và trao cho ngài những trách vụ ngày càng to lớn, và đồng hành với ngài với những ân sủng và trợ giúp thường xuyên."
Đức Thánh Cha nói: "Trong triều đại Giáo Hoàng lâu dài của ngài, ngài đã làm tất cả mọi sự để tuyên xưng sự công chính một cách cương quyết, không yếu đuối hay do dự, nhất là khi ngài phải đối phó với những chống đối, thù ghét và chối từ.”
Đức Thánh Cha Benedict nói vị tiền nhiệm của ngài biết mình đang được Thiên Chúa dẫn dắt “và điều này cho phép ngài điều hành một mục vụ rất hiệu quả, nhờ đó, một lần nữa, chúng ta hết lòng cảm tạ Thiên Chúa."
Đức Thánh Cha cũng nói về câu chuyện trong Phúc Âm về bà Maria người Bêtania, đã xức dầu thơm trên chân Chúa Giêsu.
Ngài nói, cử chỉ này là một biểu hiệu của đức tin và tình yêu cao cả, một sự tận hiến trung thành và một sự trao đi một quà tặng mà không nghĩ đến phí tổn.
Đức Thánh Cha nói: "Tình yêu không tính toán, không đo lường, không tính sổ chi phí và không dựng lên các hàng rào ngăn cản, nhưng biết cách trao ban niềm vui, chỉ tìm lợi ích cho người khác, và vượt lên trên những gì nhỏ mọn, bần tiện, ghen ghét và những khép kín mà người đời đôi khi mang trong tim.”
Ngài nói Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng bầy tỏ cùng một loại tình yêu hhư vậy.
Đức Thánh Cha nói: "Điều đã thúc đẩy ngài là tình yêu Chúa Kitô, với Người, ngài đã dâng hiến trọn đời, một tình yêu chan hòa và vô điều kiện.”
Đức Thánh Cha Benedict nói “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô biết chắc về sự tốt lành của Thiên Chúa và điều này theo ngài trong suốt cuộc đời và đánh dấu cái chết của ngài một cách đặc biệt.”
Đức Thánh Cha nói: "Thực vậy, tình trạng sức khỏe ngày càng sút kém của ngài không hề làm sứt mẻ đức tin vững chãi như đá tảng, niềm hy vọng chói sáng, và tình yêu nồng cháy của ngài.”
Đức Thánh Cha Benedict nói: "Ngài đã để cho Chúa Kitô, Giáo Hội và thế giới sử dụng ngài cho đến hơi thở cuối cùng; ngài là một người sống đau đớn vì tình yêu và với tình yêu cho đến cuối cuộc đời.”
Đức Thánh Cha Benedict cũng đọc một đoạn bài giảng bằng tiếng Ba Lan, khuyên người Ba Lan hãy biến đổi niềm hãnh diện về Đức Gioan Phaolô thành một cam quyết noi theo gương đức tin, đức cậy và đức mến của ngài.
Sau nhiều tuần lễ có nhiều câu hỏi khó khăn gia tăng về vai trò của Đức Thánh Cha Benedict trong việc hành xử các vụ tố cáo các linh mục lạm dụng tính dục, Trong Thánh Lễ có một kinh nguyện bằng tiếng Đức nói rằng ngài sẽ tiếp tục coi sóc việc mục vụ với “lòng khiêm tốn và cương quyết kiên trì.”
Trong lời nguyện giáo dân có một lời bằng tiếng Ba Lan dành cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô, “người đã phục vụ Giáo Hội cho tới sức cùng lực kiệt.”
Trong Thánh Lễ Đức Thánh Cha Benedict không đề cập đến vụ án phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô. Vào tháng 12 vừa qua, ngài đã chính thức ban sắc lệnh nói rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã sống các đức tính Kitô cách anh hùng và được tôn xưng là Đấng Khả Kính.
Trước khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô có thể được phong Chân Phước, Đức Thánh Cha Benedict cũng phải ban hành một sắc lệnh công nhận là có một phép lạ được gán cho sự can thiệp của cựu Đức Giáo Hoàng. Việc báo cáo có một nữ tu người Pháp mang bệnh Parkinson được chữa lành vẫn còn đang được kiểm chứng bởi một toán bác sĩ và thần học gia.
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngày 29 tháng 3 trong bài giảng trong Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Thánh Lễ được cử hành trước ngày lễ giỗ lần thứ 5 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 2 tháng 4, vì ngày này trùng vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay.
Dùng các bài đọc cho Thánh Lễ ngày 29 tháng 3, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có cùng những đức tính giống như “người đầy tớ đau khổ” được mô tả trong bài đọc sách Tiên Tri Isaiah.
Đức Thánh Cha nói: "Người đầy tớ hành động với một lòng cương quyết không thể phá đổ, với một nghị lực không xuyên giảm cho đến khi hoàn tất công việc được trao phó. Anh ta trình bầy sự vững mạnh của niềm tin của anh, và chính Chúa Thánh Thần đã được Thiên Chúa ban cho anh, để anh có khả năng hành động khiêm tốn và hùng mạnh, và đảm bảo được sự thành công vào lúc chót.”
"Điều mà tiên tri được linh ứng đã nói, có thể được áp dụng cho Đức Gioan Phaolô yêu quý của chúng ta: Thiên Chúa kêu gọi ngài phục vụ và trao cho ngài những trách vụ ngày càng to lớn, và đồng hành với ngài với những ân sủng và trợ giúp thường xuyên."
Đức Thánh Cha nói: "Trong triều đại Giáo Hoàng lâu dài của ngài, ngài đã làm tất cả mọi sự để tuyên xưng sự công chính một cách cương quyết, không yếu đuối hay do dự, nhất là khi ngài phải đối phó với những chống đối, thù ghét và chối từ.”
Đức Thánh Cha Benedict nói vị tiền nhiệm của ngài biết mình đang được Thiên Chúa dẫn dắt “và điều này cho phép ngài điều hành một mục vụ rất hiệu quả, nhờ đó, một lần nữa, chúng ta hết lòng cảm tạ Thiên Chúa."
Đức Thánh Cha cũng nói về câu chuyện trong Phúc Âm về bà Maria người Bêtania, đã xức dầu thơm trên chân Chúa Giêsu.
Ngài nói, cử chỉ này là một biểu hiệu của đức tin và tình yêu cao cả, một sự tận hiến trung thành và một sự trao đi một quà tặng mà không nghĩ đến phí tổn.
Đức Thánh Cha nói: "Tình yêu không tính toán, không đo lường, không tính sổ chi phí và không dựng lên các hàng rào ngăn cản, nhưng biết cách trao ban niềm vui, chỉ tìm lợi ích cho người khác, và vượt lên trên những gì nhỏ mọn, bần tiện, ghen ghét và những khép kín mà người đời đôi khi mang trong tim.”
Ngài nói Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng bầy tỏ cùng một loại tình yêu hhư vậy.
Đức Thánh Cha nói: "Điều đã thúc đẩy ngài là tình yêu Chúa Kitô, với Người, ngài đã dâng hiến trọn đời, một tình yêu chan hòa và vô điều kiện.”
Đức Thánh Cha Benedict nói “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô biết chắc về sự tốt lành của Thiên Chúa và điều này theo ngài trong suốt cuộc đời và đánh dấu cái chết của ngài một cách đặc biệt.”
Đức Thánh Cha nói: "Thực vậy, tình trạng sức khỏe ngày càng sút kém của ngài không hề làm sứt mẻ đức tin vững chãi như đá tảng, niềm hy vọng chói sáng, và tình yêu nồng cháy của ngài.”
Đức Thánh Cha Benedict nói: "Ngài đã để cho Chúa Kitô, Giáo Hội và thế giới sử dụng ngài cho đến hơi thở cuối cùng; ngài là một người sống đau đớn vì tình yêu và với tình yêu cho đến cuối cuộc đời.”
Đức Thánh Cha Benedict cũng đọc một đoạn bài giảng bằng tiếng Ba Lan, khuyên người Ba Lan hãy biến đổi niềm hãnh diện về Đức Gioan Phaolô thành một cam quyết noi theo gương đức tin, đức cậy và đức mến của ngài.
Sau nhiều tuần lễ có nhiều câu hỏi khó khăn gia tăng về vai trò của Đức Thánh Cha Benedict trong việc hành xử các vụ tố cáo các linh mục lạm dụng tính dục, Trong Thánh Lễ có một kinh nguyện bằng tiếng Đức nói rằng ngài sẽ tiếp tục coi sóc việc mục vụ với “lòng khiêm tốn và cương quyết kiên trì.”
Trong lời nguyện giáo dân có một lời bằng tiếng Ba Lan dành cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô, “người đã phục vụ Giáo Hội cho tới sức cùng lực kiệt.”
Trong Thánh Lễ Đức Thánh Cha Benedict không đề cập đến vụ án phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô. Vào tháng 12 vừa qua, ngài đã chính thức ban sắc lệnh nói rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã sống các đức tính Kitô cách anh hùng và được tôn xưng là Đấng Khả Kính.
Trước khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô có thể được phong Chân Phước, Đức Thánh Cha Benedict cũng phải ban hành một sắc lệnh công nhận là có một phép lạ được gán cho sự can thiệp của cựu Đức Giáo Hoàng. Việc báo cáo có một nữ tu người Pháp mang bệnh Parkinson được chữa lành vẫn còn đang được kiểm chứng bởi một toán bác sĩ và thần học gia.
Trường khám phá ơn gọi Paray le Monial mừng 25 tuổi
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
16:30 30/03/2010
Paray le Monial, Pháp Quốc, địa danh gắn liền với cuộc hiện ra của Thánh Tâm Chúa Giêsu cho thánh nữ Marguerita-Maria, cũng là nơi có Trường quốc tế đào tạo và Phúc Âm hóa (EIFE), được cộng đoàn Emmanuel cho ra đời vào năm 1984. Ngôi trường này sẽ được mừng kỷ niệm 25 năm thành lập bằng một kỳ tĩnh tâm vào dịp Tam Nhật Vượt qua từ ngày 1 đến ngày 5 tháng Tư tới đây.
Tất cả học viên của các khóa, đội ngũ giảng dạy, các ban ngành của trường và những người có mối liên hệ gần gũi đều được mời tham dự.
Vị giảng tĩnh tâm là linh mục Francis Kohn, nguyên giám đốc tiên khởi của trường và cũng là thỉnh cầu viên trong án phong chân phước cho vị sáng lập cộng đoàn Emmanuel.
Trong suốt khoảng thời gian này, xác thánh Margarita Maria và hài cốt thánh Claude la Colombière sẽ được bày để mọi người tôn kính. Ngoài ra, còn có ba cuộc triển lãm vẽ lại lịch sử của trường với những hoạt động khác nhau trong các giáo xứ rộng khắp nước Pháp.
Đặc biệt vào ngày cuối cùng, Laurent Landete, trưởng cộng đoàn Emmanuel và đức cha Yves le Saux, giám mục giáo phận Mans và cũng là cựu tuyên úy của trường, sẽ thuyết trình về câu hỏi thánh thiện và tính mau mắn trong sứ mệnh truyền giáo.
Tôn chỉ của trường hướng đến mục đích trao cho thế giới những Kitô hữu không những có đủ tư cách sống chứng tá của mình mà còn có khả năng làm chứng cho đời thể hiện qua niềm vui tận đáy lòng vì là người nam hay người nữ hạnh phúc trong phục vụ và cuộc sống.
Công cuộc đào tạo chú trọng đến sự phát triển tất cả các chiều kích nơi con người: trí dục, thể lý, tâm lý, ngõ hầu cung cấp những phương tiện của một nhãn quan toàn diện về con người với khả năng hiện diện nhập thế và thực sự trong thế giới.
Chương trình đào tạo kéo dài 9 tháng với các môn về triết học, thần học và nhân bản. Bên cạnh đó, các học viên còn có thời gian phục vụ tại giáo xứ, trong các cơ sở trường học, bên cạnh những người cao tuổi hay nghèo khổ.
Sau 9 tháng huấn luyện này, các học viên tự quyết định để sống và lớn lên trong mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện hàng ngày, những chuyến hành hương, và tĩnh tâm trong thinh lặng…
Được thành lập năm 1984, vào dịp lễ thánh Tê rê sa Hài Đồng Giêsu, với sáng kiến của Pierre Goursat và cha Francis Koln, linh mục của hội Emmamuel. Ngôi trường này đã đón tiếp gần 40 học viên trong năm học đầu tiên.
Tính đến nay, có hơn 1500 học viên thuộc 60 quốc tịch khác nhau đã theo học. Phần đông trong số đó lập gia đình, 40 trở thành linh mục, 50 nam nữ bước vào đời sống thánh hiến.
Ngày nay, Trường còn có thêm 3 cơ sở tại các nước khác và tiếp nhận 84 học viên trong năm nay thuộc 28 quốc tịch khác nhau được phân chia cụ thể như sau: 28 học viên tại Paray le Monial; 15 tại Altötting (được thành lập vào năm 1994), 21 tại Roma (thành lập năm 1999) và 20 tại Manilla.
Tất cả học viên của các khóa, đội ngũ giảng dạy, các ban ngành của trường và những người có mối liên hệ gần gũi đều được mời tham dự.
Vị giảng tĩnh tâm là linh mục Francis Kohn, nguyên giám đốc tiên khởi của trường và cũng là thỉnh cầu viên trong án phong chân phước cho vị sáng lập cộng đoàn Emmanuel.
Trong suốt khoảng thời gian này, xác thánh Margarita Maria và hài cốt thánh Claude la Colombière sẽ được bày để mọi người tôn kính. Ngoài ra, còn có ba cuộc triển lãm vẽ lại lịch sử của trường với những hoạt động khác nhau trong các giáo xứ rộng khắp nước Pháp.
Đặc biệt vào ngày cuối cùng, Laurent Landete, trưởng cộng đoàn Emmanuel và đức cha Yves le Saux, giám mục giáo phận Mans và cũng là cựu tuyên úy của trường, sẽ thuyết trình về câu hỏi thánh thiện và tính mau mắn trong sứ mệnh truyền giáo.
Tôn chỉ của trường hướng đến mục đích trao cho thế giới những Kitô hữu không những có đủ tư cách sống chứng tá của mình mà còn có khả năng làm chứng cho đời thể hiện qua niềm vui tận đáy lòng vì là người nam hay người nữ hạnh phúc trong phục vụ và cuộc sống.
Công cuộc đào tạo chú trọng đến sự phát triển tất cả các chiều kích nơi con người: trí dục, thể lý, tâm lý, ngõ hầu cung cấp những phương tiện của một nhãn quan toàn diện về con người với khả năng hiện diện nhập thế và thực sự trong thế giới.
Chương trình đào tạo kéo dài 9 tháng với các môn về triết học, thần học và nhân bản. Bên cạnh đó, các học viên còn có thời gian phục vụ tại giáo xứ, trong các cơ sở trường học, bên cạnh những người cao tuổi hay nghèo khổ.
Sau 9 tháng huấn luyện này, các học viên tự quyết định để sống và lớn lên trong mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện hàng ngày, những chuyến hành hương, và tĩnh tâm trong thinh lặng…
Được thành lập năm 1984, vào dịp lễ thánh Tê rê sa Hài Đồng Giêsu, với sáng kiến của Pierre Goursat và cha Francis Koln, linh mục của hội Emmamuel. Ngôi trường này đã đón tiếp gần 40 học viên trong năm học đầu tiên.
Tính đến nay, có hơn 1500 học viên thuộc 60 quốc tịch khác nhau đã theo học. Phần đông trong số đó lập gia đình, 40 trở thành linh mục, 50 nam nữ bước vào đời sống thánh hiến.
Ngày nay, Trường còn có thêm 3 cơ sở tại các nước khác và tiếp nhận 84 học viên trong năm nay thuộc 28 quốc tịch khác nhau được phân chia cụ thể như sau: 28 học viên tại Paray le Monial; 15 tại Altötting (được thành lập vào năm 1994), 21 tại Roma (thành lập năm 1999) và 20 tại Manilla.
Giám mục Canada bảo vệ Đức Giáo Hoàng, và chỉ trích Đức Tổng Giám Mục Weakland và báo New York Times.
Dominic David Trần
16:38 30/03/2010
CALGARY, Canada ngày 30 tháng Ba năm 2010: theo tin Thông Tấn Xã toàn cầu (CWN)
Đức Cha Fred B. Henry, Giám mục Chính Tòa Giáo phận Calgary, Canada đã tố cáo rõ ràng có " những âm mưu trộn lẫn uy tín cá nhân của Đức Thánh Cha Benedicto XVI vào trong các vụ lạm dụng tình dục."
Trong lá thư mục vụ Giáo phận viết và được loan tải rộng rãi trên nhật báo Calgagry Herald ngày 30 tháng Ba, Đức Giám mục Fred Henry đã mạnh dạn chỉ trích những tường trình không chính xác của đại nhật báo New York Times và cũng nêu rõ rằng Đức Cha Rembert Weakland, nguyên Tổng Giám Mục đã hưu trí của Tổng Giáo Phận Milwaukee "đã không làm gì cả" để giải quyết những tai tiếng về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của Linh mục Lawrence Murphy trong thời điểm giữa các năm 1977 và 1996.
Đức Giám mục Henry viết tiếp: " Các bài đăng trong Báo New York Times số ra ngày 25 tháng Ba năm 2010, và đã được các tờ báo khác lập lại như con vẹt: -đã cáo buộc rằng Đức Hồng Y Joseph Ratzinger về việc đã cản trở một giáo sĩ thuộc Giáo phận Wisconsin là Linh mục Lawrence Murphy để khỏi bị đem ra xử phạt vì các vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Thế nhưng bài tường thuật của báo New York Times đã không kèm theo một chứng cớ rõ ràng nào để hỗ trợ cho những gì báo đã cáo buộc."
Đức Giám mục Fred Henry nói rõ hơn;
" Danh tánh của Đức Hồng Y Ratzinger đã không xuất hiện trong các biên bản khi các quyết định về vụ án của Linh mục Lawrence được đưa ra. Tại Thánh Bộ Tín Lý vào ngày đó, đích thân vị Thứ Trưởng của Thánh Bộ này là Đức Tổng Giám mục Tarcisio Bertone, đã đồng ý rằng nên có một phiên toà xét xử hoàn toàn theo Giáo Luật. Nhưng đến khi thực hiện quyết địnhnày thì LM Murphy đã lâm bệnh qúa nặng, không còn đủ sức khỏe để được tiến hành xét xử theo Tòa Án Giáo Luật tại Giáo phận. Vì vậy Đức Tổng Giám mục Bertone đã kiến nghị các biện pháp trừng trị giản tiện và mau chóng là cấm chỉ không cho giáo sĩ Lawrence được thực hiện thừa tác vụ Linh mục nữa.
Hơn nữa, theo như Giáo Luật quy định vào thời điểm của vụ án này xảy ra; trách nhiệm chính để xử lý các vụ lạm dụng tình dục là thuộc về các Đức Giám mục-là Đấng Bản quyền của các Giáo phận địa phương. Vì thế Đức Tổng giám mục Rembert Weakland trong thời gian tại vị kể từ năm 1977 trở đi đã có trách nhiệm lãnh đạo các biện pháp trừng phạt đối với Linh mục Murphy. Thế nhưng Đức Tổng Giám mục Weakland đã không làm gì cả để xử lý dứt khoát vụ án này cho đến năm 1996. Nghiã là gần 20 năm sau đó văn phòng thuộc Thánh Bộ Tín Lý của Đức Hồng Y Ratzinger mới được biết và theo dõi vụ án này, nhưng hậu qủa tất yếu là văn phòng Thánh Bộ không thể làm gì hơn được để xen vào và cản trở tiến trình xét xử các vụ án theo Giáo Luật thuộc quyền xét xử của các Giáo phận địa phương.
Trong tháng Tám năm 1998, Đức Tổng Giám mục Weakland tường trình cho văn phòng Thánh Bộ Tín Lý rằng ngài đã ra quyết định ngừng xét xử vụ này ở Tòa Án Giáo Phận và đình hoãn các tiến trình trừng phạt giáo sĩ Murphy và thay vào đó là bắt đầu tiến trình tước bỏ thừa tác vụ Linh mục của giáo sĩ Murphy. Cùng tháng Tám năm đó, giáo sĩ Murphy đã chết."
Tờ báo New York Times đã tường thuật vụ án này sai lạc. Người đọc nếu muốn thì có thể tự tìm ra lý do tại sao báo New York Times lại làm như vậy.
Đức Cha Fred B. Henry, Giám mục Chính Tòa Giáo phận Calgary, Canada đã tố cáo rõ ràng có " những âm mưu trộn lẫn uy tín cá nhân của Đức Thánh Cha Benedicto XVI vào trong các vụ lạm dụng tình dục."
Trong lá thư mục vụ Giáo phận viết và được loan tải rộng rãi trên nhật báo Calgagry Herald ngày 30 tháng Ba, Đức Giám mục Fred Henry đã mạnh dạn chỉ trích những tường trình không chính xác của đại nhật báo New York Times và cũng nêu rõ rằng Đức Cha Rembert Weakland, nguyên Tổng Giám Mục đã hưu trí của Tổng Giáo Phận Milwaukee "đã không làm gì cả" để giải quyết những tai tiếng về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của Linh mục Lawrence Murphy trong thời điểm giữa các năm 1977 và 1996.
Đức Giám mục Henry viết tiếp: " Các bài đăng trong Báo New York Times số ra ngày 25 tháng Ba năm 2010, và đã được các tờ báo khác lập lại như con vẹt: -đã cáo buộc rằng Đức Hồng Y Joseph Ratzinger về việc đã cản trở một giáo sĩ thuộc Giáo phận Wisconsin là Linh mục Lawrence Murphy để khỏi bị đem ra xử phạt vì các vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Thế nhưng bài tường thuật của báo New York Times đã không kèm theo một chứng cớ rõ ràng nào để hỗ trợ cho những gì báo đã cáo buộc."
Đức Giám mục Fred Henry nói rõ hơn;
" Danh tánh của Đức Hồng Y Ratzinger đã không xuất hiện trong các biên bản khi các quyết định về vụ án của Linh mục Lawrence được đưa ra. Tại Thánh Bộ Tín Lý vào ngày đó, đích thân vị Thứ Trưởng của Thánh Bộ này là Đức Tổng Giám mục Tarcisio Bertone, đã đồng ý rằng nên có một phiên toà xét xử hoàn toàn theo Giáo Luật. Nhưng đến khi thực hiện quyết địnhnày thì LM Murphy đã lâm bệnh qúa nặng, không còn đủ sức khỏe để được tiến hành xét xử theo Tòa Án Giáo Luật tại Giáo phận. Vì vậy Đức Tổng Giám mục Bertone đã kiến nghị các biện pháp trừng trị giản tiện và mau chóng là cấm chỉ không cho giáo sĩ Lawrence được thực hiện thừa tác vụ Linh mục nữa.
Hơn nữa, theo như Giáo Luật quy định vào thời điểm của vụ án này xảy ra; trách nhiệm chính để xử lý các vụ lạm dụng tình dục là thuộc về các Đức Giám mục-là Đấng Bản quyền của các Giáo phận địa phương. Vì thế Đức Tổng giám mục Rembert Weakland trong thời gian tại vị kể từ năm 1977 trở đi đã có trách nhiệm lãnh đạo các biện pháp trừng phạt đối với Linh mục Murphy. Thế nhưng Đức Tổng Giám mục Weakland đã không làm gì cả để xử lý dứt khoát vụ án này cho đến năm 1996. Nghiã là gần 20 năm sau đó văn phòng thuộc Thánh Bộ Tín Lý của Đức Hồng Y Ratzinger mới được biết và theo dõi vụ án này, nhưng hậu qủa tất yếu là văn phòng Thánh Bộ không thể làm gì hơn được để xen vào và cản trở tiến trình xét xử các vụ án theo Giáo Luật thuộc quyền xét xử của các Giáo phận địa phương.
Trong tháng Tám năm 1998, Đức Tổng Giám mục Weakland tường trình cho văn phòng Thánh Bộ Tín Lý rằng ngài đã ra quyết định ngừng xét xử vụ này ở Tòa Án Giáo Phận và đình hoãn các tiến trình trừng phạt giáo sĩ Murphy và thay vào đó là bắt đầu tiến trình tước bỏ thừa tác vụ Linh mục của giáo sĩ Murphy. Cùng tháng Tám năm đó, giáo sĩ Murphy đã chết."
Tờ báo New York Times đã tường thuật vụ án này sai lạc. Người đọc nếu muốn thì có thể tự tìm ra lý do tại sao báo New York Times lại làm như vậy.
Nhà Truyền Giáo Matteo Ricci và tình Yêu dành cho Trung Quốc
Peter Nguyễn Minh Trung
16:48 30/03/2010
Trong điện thư được ký bởi Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đã biểu lộ sự “đánh giá chân thành dành cho công trình đầy ý nghĩa hướng tới những công việc phi thường về khoa học và văn hóa của cha Matteo Ricci, người con cao cả của vùng đất này.”
Điện văn, được đọc khi khai mạc hội nghị kéo dài ba ngày và kết thúc vào hôm Chúa nhật, đã ghi nhận “tình yêu sâu sắc dành cho Giáo hội và lòng nhiệt thành truyền giáo đến người dân Trung Hoa” của vị thừa sai.
Trong một lá thư được gửi hôm tháng Năm vừa qua cho Đức Giám Mục Claudio Giuliodori của Macerata, vào lúc bắt đầu sự chuẩn bị lễ kỷ niệm 4 thế kỷ ngày mất của cha Ricci, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh tới “sự sáng tạo và khả năng phi thường” của vị giáo sĩ Dòng Tên, nhờ đó mà cha đã “kết hợp hài hòa giữa nền văn minh Trung Hoa cổ đại, cao quý với tính mới lạ của Kitô giáo.”
Đức Thánh Cha còn nêu bật “chiến lược mục vụ” của vị thừa sai, người đã sống 28 năm tại Trung Quốc, và “tình yêu sâu sắc mà vị giáo sĩ dành cho người dân Trung Hoa, lịch sử của họ, cũng như văn hóa và truyền thống tôn giáo lâu đời của đất nước Trung Quốc”, điều đã tạo nên sứ vụ tông đồ, hay có thể nói, một sự tiên tri.
Sứ mệnh
Sinh ra tại Macerata vào ngày 06-10-1552, vị “Tông Đồ Trung Quốc” tương lai đã gia nhập Dòng Tên năm 18 tuổi, nơi ngài sớm khám phá được ơn gọi truyền giáo của mình.
Trước khi được thụ phong linh mục, Matteo Ricci đã thỉnh cầu bề trên cho phép mình được đến miền Viễn Đông xa xôi để truyền giáo. Từ đó, ngài đến Bồ Đào Nha và bắt đầu những chuẩn bị đầu tiên của mình cho chuyến truyền giáo phương Đông. Lên tàu ở Lisbon cùng 14 vị thừa sai Dòng Tên khác, đến ngày 13-09-1578 thầy Ricci đặt chân tới Goa, Ấn Độ, nơi Thánh Phanxicô Xaviê qua đời và được chôn cất.
Thầy Ricci trải qua nhiều năm ở Ấn Độ với công việc dạy học trong những trường Dòng Tên trước khi được thụ phong linh mục. Thánh lễ mở tay đầu tiên của cha Ricci là vào ngày 26-07-1580.
Không lâu sau đó, vị thanh tra Dòng Tên phụ trách kinh lý miền Nam Á và các vùng phụ cận (bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản) là Linh mục Alessandro Valignano đã yêu cầu cha Ricci đến Macao, một thuộc địa của Bồ Đào Nha ở Trung Quốc, để nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc và chuẩn bị cho chuyến hành trình vào mẫu quốc Trung Hoa lục địa, nơi mà thời đó những người phương Tây không thể hiểu được.
Sự chờ đợi kéo dài để xin nhập cảnh Trung Quốc đã diễn ra ngày 10-09-1583. Cha Ricci và người đồng hành của mình là Linh mục Michele Ruggiere đến Triệu Khánh, Trung Quốc, nơi đây họ bắt đầu xây dựng căn nhà và nhà thờ đầu tiên và hoàn thành vào năm 1585. Một cộng đoàn nhỏ Dòng Tên ít lâu sau đó đã chuyển tới Thiều Quan.
Cha Ricci được Hoàng đế Minh Thần của Triều đại nhà Minh tiếp đón nồng hậu và phong cho ngài làm quan trong triều tại Tử Cấm Thành. Ngài được bá quan văn võ của triều đình chào đón.
“Hãy trở thành người Hoa để đến với người Hoa” là phương pháp truyền giáo sáng tạo của cha Ricci, trong đó hoàn thiện khả năng thích ứng với các tập tục và truyền thống bản địa để trở nên gần gũi hơn với những người mình có sứ mạng loan báo Tin Mừng.
Phương pháp “hội nhập văn hóa” được nhà thừa sai Dòng Tên chọn đã sinh hoa trái khi cha Ricci có thể đối thoại với mọi tầng lớp, từ những quan lại quyền cao chức trọng cho đến các người nghèo khổ. Tất cả họ đều bị ấn tượng bởi lòng tôn trọng lớn lao của nhà truyền giáo dành cho Khổng giáo và nền văn hóa Trung Hoa.
Kiến thức và sự hiểu biết về khoa học của cha Ricci cũng đã tạo nên được sự ngưỡng mộ lớn lao. Ngài đã mang đến Trung Quốc môn toán học đại số và hình học, đóng góp vĩ đại vào sự phục hưng trong các lĩnh vực địa lý, bản đồ và thiên văn học cho người Hoa.
Ngoài việc giảng dạy rất nhiều chuyên ngành khoa học và nhân học ở Trung Quốc, ngài còn để lại vô vàn các tác phẩm vĩ đại, như “Luận thuyết về Tình bạn”, “Bản Đồ Trung Hoa Đại Lục”, luận thuyết “Khái niệm chính thống về Thiên Chúa”, “Những Phê Bình” và “Những Lá Thư từ Trung Hoa”. Đó là một số các công trình vĩ đại góp phần quyết định cho sự phát triển nền tảng của bộ môn Trung Hoa Học Hiện Đại và truyền bá tri thức Phương Tây vào Trung Quốc, cũng như toàn bộ phía Đông.
“Li Madou” - tên của Cha Matteo Ricci trong tiếng Trung Quốc - qua đời ở Bắc Kinh vào ngày 11-05-1610, thọ 58 tuổi. Cha Ricci đã được chính hoàng đế Trung Hoa đại lục đặc cách hủy bỏ truyền thống không cho phép chôn cất người nước ngoài ở Trung Quốc. Nhà vua đã cấp một mảnh đất riêng để xây phần mộ cho vị thừa sai Dòng Tên như một cử chỉ bày tỏ lòng kính trọng cao nhất đối với sự thông thái và tình yêu mà cha Matteo Ricci dành cho người dân Trung Quốc.
Vị nguyên Chánh Án Tòa Án Tổng Giáo phận Milwaukee chỉnh lý những sai sót và loại bỏ những cáo buộc nêu ra trong bài viết của báo Times
Dominic David Trần
20:52 30/03/2010
Vị nguyên Chánh Án Tòa Án Tổng Giáo phận Milwaukee chỉnh lý những sai sót và loại bỏ những cáo buộc nêu ra trong bài viết của báo Times
ANCHORAGE, Hoa Kỳ ngày 30 tháng Ba, năm 2010, theo bản tin đăng trên báo Catholic Anchorage Newspaper- của Tổng Giáo phận Anchorage do Đức Tổng Giám Mục Roger Schwietz OMI làm chủ bút- thì Linh Mục Thomas Brundage; vị giáo sĩ này đã từng là Chánh Án Tòa Án Tổng Giáo phận trong vụ xét xử giáo sĩ Lawrence Murphy đã lạm dụng tình dục với gần 200 trẻ em câm điếc tại Giáo Phận Wisconsin và là nguyên cớ cho giới báo chí và truyền thông thi nhau tấn công Giáo Hội Công Giáo và Đức Thánh Cha Bendicto XVI trong những ngày qua- đã chỉ trích những tác hại do tường thuật sai lạc của báo Times gây ra qua các bài viết của họ.
Linh Mục Thomas Brundage JCL là Chánh Án Toà Án Giáo Luật của Tổng Giáo Phận Milwaukee từ năm 1995 đến năm 2003 và sau đó Linh Mục Brundage đã nhận được bài sai đến phục vụ tại Tổng Giáo phận Anchorage, Nay nhân vì những bài báo thông tin sai lạc về vụ án của giáo sĩ đã chết Lawrence Murphy nên Linh mục Brundage đã xin phép Đức Tổng giám mục Anchorage để cải chính những sai lạc và rộng đường thanh minh cho dư luận về vụ án Murphy đăng trên báo Catholic Anchorage Newspapers của Tổng Giáo Phận Anchorage.
Linh mục Thomas Brundage là Chánh Án Tòa Án Giáo Luật củaTGP Milwaukee lúc xét xử vụ án giáo sĩ Murphy nên biết rõ mọi diễn tiến của vụ án. Vì vậy vị Linh mục nguyên Chánh Án này đã tiết lộ rằng; thực sự ra-trái ngược hẳn với những điều mà báo Times đã tường trình-thực tế là các phiên tòa xét xử giáo sĩ Murphy theo Giáo Luật tại Tổng Giáo Phận Milwaukee đã không bao giờ bị đình hoãn hay tạm ngưng bởi Tòa Thánh Vatican hay bởi chính Tổng Giáo Phận Milwaukee- và sự thật là ngay cả cho đến lúc chết giáo sĩ Lawrence Murphy vẫn đang là bị cáo tại các phiên xử của Toà Án Giáo Luật.
Linh mục Brundage cho biết rằng ngài chưa bao giờ được các phóng viên hay nhà báo liên lạc để xác minh lại các tình tiết của vụ án này, cho dù tên và chức vụ Chánh Án của Linh mục được nêu rõ trong các biên bản xét xử vụ án. Đặc biệt hơn nữa vị Linh Mục từng ngồi làm Chánh Án xét xử vụ án này cho biết; " những biên bản ghi chép xét xử có nêu tên ngài trong đó và được báo New York Times nêu ra như dẫn chứng và gán ghép cho ngài là Chánh Án vụ xử này lại là những. ...giấy nháp.... ghi chép bằng tay của những cá nhân nào đó -chứ không phải là thủ bút của chính ngài và cũng chẳng phải là văn bản đánh máy hẳn hòi đúng theo trình tự và thể thức của Toà Án Giáo Luật."
Trong bài phê phán của Linh Mục Brundage với báo Times- tuy giọng văn của Linh Mục Brundage tương đối nhẹ nhàng và trầm hòa nhưng tác hại phê phán của ngài rất mạnh mẽ. Linh mục Brundage đã cải chính, thanh minh cho Giáo Hội và cho chính ngài cũng như để rộng đường dư luận vì các lý do sau đây;
- Để nói rõ về những việc đã thực sự xảy ra trong vụ xét xử giáo sĩ Murphy tại Toà Án Giáo Luật Tổng Giáo phận Milwaukee và Giáo phận địa phương Wisconsin của giáo sĩ Murphy.
-Để chứng minh một cách bài bản cho thấy những tường thuật sai sót, vụng về và không đúng sự thật đã được báo New York Times cùng các báo và phương tiện thông tin đại chúng khác a dua theo tiếp tục trình bày sai lạc vụ án Murphy.
- Để khẳng định là Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã nỗ lực làm việc nhiều hơn- so với bất cứ các vị Giáo Hoàng tìền nhiệm và các vị Giám mục Giáo phận nào từ trước đến nay trong lịch sử của Giáo Hội- để trừng trị những giáo sĩ phạm tội lạm dụng tình dục đối với các trẻ vị thành niên cũng như đã đến an ủi và xin lỗi và đưa ra các giải pháp giúp đỡ tất cả những người bị hại và những ai bị đau khổ liên quan đến các vụ này.
-Để làm cho ra lẽ và rộng đường thanh minh trước dư luận đại chúng về những cố gắng và nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo trong việc hàn gắn lại những vết thương đau lòng gây nên bởi các giáo sĩ đã phạm tội sách nhiễu và lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
-Linh Mục Thomas Brundage JCL kết luận; "Giáo Hội Công Giáo cho đến ngày nay có lẽ là nơi an toàn nhất cho trẻ em vị thành niên ở thời điểm này trong lịch sử loài người."
Dominic David Trần
ANCHORAGE, Hoa Kỳ ngày 30 tháng Ba, năm 2010, theo bản tin đăng trên báo Catholic Anchorage Newspaper- của Tổng Giáo phận Anchorage do Đức Tổng Giám Mục Roger Schwietz OMI làm chủ bút- thì Linh Mục Thomas Brundage; vị giáo sĩ này đã từng là Chánh Án Tòa Án Tổng Giáo phận trong vụ xét xử giáo sĩ Lawrence Murphy đã lạm dụng tình dục với gần 200 trẻ em câm điếc tại Giáo Phận Wisconsin và là nguyên cớ cho giới báo chí và truyền thông thi nhau tấn công Giáo Hội Công Giáo và Đức Thánh Cha Bendicto XVI trong những ngày qua- đã chỉ trích những tác hại do tường thuật sai lạc của báo Times gây ra qua các bài viết của họ.
Linh mục Thomas Brundage là Chánh Án Tòa Án Giáo Luật củaTGP Milwaukee lúc xét xử vụ án giáo sĩ Murphy nên biết rõ mọi diễn tiến của vụ án. Vì vậy vị Linh mục nguyên Chánh Án này đã tiết lộ rằng; thực sự ra-trái ngược hẳn với những điều mà báo Times đã tường trình-thực tế là các phiên tòa xét xử giáo sĩ Murphy theo Giáo Luật tại Tổng Giáo Phận Milwaukee đã không bao giờ bị đình hoãn hay tạm ngưng bởi Tòa Thánh Vatican hay bởi chính Tổng Giáo Phận Milwaukee- và sự thật là ngay cả cho đến lúc chết giáo sĩ Lawrence Murphy vẫn đang là bị cáo tại các phiên xử của Toà Án Giáo Luật.
Linh mục Brundage cho biết rằng ngài chưa bao giờ được các phóng viên hay nhà báo liên lạc để xác minh lại các tình tiết của vụ án này, cho dù tên và chức vụ Chánh Án của Linh mục được nêu rõ trong các biên bản xét xử vụ án. Đặc biệt hơn nữa vị Linh Mục từng ngồi làm Chánh Án xét xử vụ án này cho biết; " những biên bản ghi chép xét xử có nêu tên ngài trong đó và được báo New York Times nêu ra như dẫn chứng và gán ghép cho ngài là Chánh Án vụ xử này lại là những. ...giấy nháp.... ghi chép bằng tay của những cá nhân nào đó -chứ không phải là thủ bút của chính ngài và cũng chẳng phải là văn bản đánh máy hẳn hòi đúng theo trình tự và thể thức của Toà Án Giáo Luật."
Trong bài phê phán của Linh Mục Brundage với báo Times- tuy giọng văn của Linh Mục Brundage tương đối nhẹ nhàng và trầm hòa nhưng tác hại phê phán của ngài rất mạnh mẽ. Linh mục Brundage đã cải chính, thanh minh cho Giáo Hội và cho chính ngài cũng như để rộng đường dư luận vì các lý do sau đây;
- Để nói rõ về những việc đã thực sự xảy ra trong vụ xét xử giáo sĩ Murphy tại Toà Án Giáo Luật Tổng Giáo phận Milwaukee và Giáo phận địa phương Wisconsin của giáo sĩ Murphy.
-Để chứng minh một cách bài bản cho thấy những tường thuật sai sót, vụng về và không đúng sự thật đã được báo New York Times cùng các báo và phương tiện thông tin đại chúng khác a dua theo tiếp tục trình bày sai lạc vụ án Murphy.
- Để khẳng định là Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã nỗ lực làm việc nhiều hơn- so với bất cứ các vị Giáo Hoàng tìền nhiệm và các vị Giám mục Giáo phận nào từ trước đến nay trong lịch sử của Giáo Hội- để trừng trị những giáo sĩ phạm tội lạm dụng tình dục đối với các trẻ vị thành niên cũng như đã đến an ủi và xin lỗi và đưa ra các giải pháp giúp đỡ tất cả những người bị hại và những ai bị đau khổ liên quan đến các vụ này.
-Để làm cho ra lẽ và rộng đường thanh minh trước dư luận đại chúng về những cố gắng và nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo trong việc hàn gắn lại những vết thương đau lòng gây nên bởi các giáo sĩ đã phạm tội sách nhiễu và lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
-Linh Mục Thomas Brundage JCL kết luận; "Giáo Hội Công Giáo cho đến ngày nay có lẽ là nơi an toàn nhất cho trẻ em vị thành niên ở thời điểm này trong lịch sử loài người."
Dominic David Trần
Top Stories
ASEAN human rights commission stumbles at first hurdle
Amnesty International
17:15 30/03/2010
AMNESTY INTERNATIONAL
PUBLIC STATEMENT
30 March 2010
AI Index: IOR 64/001/2010
ASEAN human rights commission stumbles at first hurdle
Amnesty International has expressed disappointment at the refusal by the ASEAN Inter-governmental Commission on Human Rights (AICHR) to look into complaints brought by victims, families and civil society organizations of human rights abuses in ASEAN member states.
Amnesty International calls upon the Commission to reverse its decision and apply its mandate, which includes protection of human rights, in line with international law and standards. Otherwise AICHR risks reducing itself to an irrelevant and futile exercise in public relations.
According to a press release by Solidarity for Asian Peoples’ Advocacy Task Force on ASEAN and Human Rights (SAPA TF-AHR), Noemi E. Parcon, the widow of one of the 32 Filipino journalists killed in Ampatuan, Maguindanao in November 2009 said: “I appeal to the Commission to help our families to seek justice,” adding that “the Philippines government is not responsive to our petition. We, therefore, come here to appeal to the AICHR.”
However, on 29 March 2010 during the AICHR’s meeting, a Commissioner reportedly met Noemi E. Parcon, other victims of human rights violations and representatives of civil society, only to inform them that the Commission will receive thematic reports on human rights issues, but not individual complaints, and therefore no further action will be taken on any petitions.
The fact that the Commission decided, in its very first official meeting, that it cannot help victims of the deadliest single attack on journalists in history to seek redress clearly does not bode well for its future.
The Commission’s mandate clearly calls for it to ‘develop strategies for the promotion and protection of human rights and fundamental freedoms’. Investigating complaints is an essential strategy, applied widely by regional and international human rights bodies all around the world.
The Commission should meet individuals and groups who wish to submit complaints of human rights abuses within ASEAN, be they individual complaints; complaints relating to national laws, policies or practices violating human rights; cross-border human rights issues; or regional ones. It should study each of these complaints thoroughly, including by communicating with relevant governments and, where needed, carrying out further research, and make every attempt to put an end to the violations reported.
Background
The ASEAN Inter-governmental Commission on Human Rights (AICHR) was launched in October 2009, in accordance with Article 14 of the ASEAN Charter. It is formed of ten government representatives, one from each member state. It works under Terms of Reference agreed by ASEAN’s member states, which describe AICHR’s key purpose as “To promote and protect human rights and fundamental freedoms of the peoples of ASEAN.” This month, AICHR is holding its first official meeting in Jakarta.
PUBLIC STATEMENT
30 March 2010
AI Index: IOR 64/001/2010
ASEAN human rights commission stumbles at first hurdle
Amnesty International has expressed disappointment at the refusal by the ASEAN Inter-governmental Commission on Human Rights (AICHR) to look into complaints brought by victims, families and civil society organizations of human rights abuses in ASEAN member states.
Amnesty International calls upon the Commission to reverse its decision and apply its mandate, which includes protection of human rights, in line with international law and standards. Otherwise AICHR risks reducing itself to an irrelevant and futile exercise in public relations.
According to a press release by Solidarity for Asian Peoples’ Advocacy Task Force on ASEAN and Human Rights (SAPA TF-AHR), Noemi E. Parcon, the widow of one of the 32 Filipino journalists killed in Ampatuan, Maguindanao in November 2009 said: “I appeal to the Commission to help our families to seek justice,” adding that “the Philippines government is not responsive to our petition. We, therefore, come here to appeal to the AICHR.”
However, on 29 March 2010 during the AICHR’s meeting, a Commissioner reportedly met Noemi E. Parcon, other victims of human rights violations and representatives of civil society, only to inform them that the Commission will receive thematic reports on human rights issues, but not individual complaints, and therefore no further action will be taken on any petitions.
The fact that the Commission decided, in its very first official meeting, that it cannot help victims of the deadliest single attack on journalists in history to seek redress clearly does not bode well for its future.
The Commission’s mandate clearly calls for it to ‘develop strategies for the promotion and protection of human rights and fundamental freedoms’. Investigating complaints is an essential strategy, applied widely by regional and international human rights bodies all around the world.
The Commission should meet individuals and groups who wish to submit complaints of human rights abuses within ASEAN, be they individual complaints; complaints relating to national laws, policies or practices violating human rights; cross-border human rights issues; or regional ones. It should study each of these complaints thoroughly, including by communicating with relevant governments and, where needed, carrying out further research, and make every attempt to put an end to the violations reported.
Background
The ASEAN Inter-governmental Commission on Human Rights (AICHR) was launched in October 2009, in accordance with Article 14 of the ASEAN Charter. It is formed of ten government representatives, one from each member state. It works under Terms of Reference agreed by ASEAN’s member states, which describe AICHR’s key purpose as “To promote and protect human rights and fundamental freedoms of the peoples of ASEAN.” This month, AICHR is holding its first official meeting in Jakarta.
Vietnam as the “new China”, for better or worse
Asia-News
17:16 30/03/2010
Here is a look at Asia’s third fastest economy. GDP grew 7.2 per cent per year since 2000. However, as private wealth grows so does the urban-rural gap and workers’ exploitation. In the cities, people are eager to take advantage of the rapid changes.
Ho Chi Minh City (AsiaNews/Agencies) – When Vietnam switched to a more market-oriented economy in 1986, foreign investors began looking at the country with keen eyes. Gross domestic product began expanding, reaching an average annual rate of 7.2 per cent from 2000 to 2009, making Vietnam the fastest- growing economy in Asia after China and Cambodia, according to the International Monetary Fund.
For this year, the government expects GDP to grow by 6.5 per cent, thus turning the page on the 2008 global crisis.
Since 1986, foreign direct investment in Vietnam went from zero to a peak of US$ 60.3 billion in 2008, almost three times Vietnam’s foreign exchange reserves at the end of 2008.
Yet, the Vietnamese market remains a tough one to crack, a real roller coaster as many investors learnt at their own expense.
For example, the Ho Chi Minh City Stock Exchange’s benchmark VN Index plunged 66 per cent in 2008 as inflation peaked at 28.3 per cent in August of that year, followed by the global recession, which destroyed confidence in Vietnamese investments. The central bank raised interest rates three times in 2008 to 14 per cent to slow inflation. Some major investors grew tired of the ups and downs and bailed out, selling their stocks in local companies at a great loss.
By contrast, the VN index gained 57 per cent last year, and is up 3.5 per cent this year to March 24, rewarding those investors who had the stomach to stick it out.
For some experts, it is still possible to make money in this land of 86 million people provided investors have steely nerves, and are a ready to put their trust in domestic growth and the private sector.
As Western investment poured into Vietnam, per capita income almost tripled to US$ 1,042 in 2008 from US$ 375 in 1999.
“Vietnam was viewed as the final frontier of Asia,” Son Nam Nguyen, managing partner of Vietnam Capital Partners, told Bloomberg. “No one wanted to miss out on the next China.”
The comparison with China applies in more ways than one. Like its northern neighbour, Vietnam is experiencing many of the social problems emerging nations have to address following rapid development: the exploitation of cheap labour, a rapidly widening gap between cities and the countryside, and widespread corruption.
Private consumption is certainly up, at least in the cities, but quick economic growth also means major traffic jams. It also means Western-styled cafés and restaurants.
David Thai, a former refugee raised in Seattle, now back home to profit from his homeland’s free-market switch, founded Highlands Coffee, Vietnam’s answer to Starbucks, in 2002. His cafés cater to a high-end clientele that can afford Western prices. A small latte costs 44,000 dong, or about US$ 2.25, the equivalent of a beef noodle soup dinner for two. His 80 Highlands outlets are equipped with air conditioners, flat- screen TVs and Wi-Fi connections.
In January, Thai spent more than US$2 million to open Vietnam’s first Hard Rock Cafe in Ho Chi Minh City.
It is another kettle of fish in rural areas, where daily survival is the main problem. As of July 2008, agricultural and forestry still accounted for about half of the workforce in Vietnam, some 22 million people, according to the General Statistics Office of Vietnam.
Still, manufacturing jobs doubled to 6.3 million, or 14 per cent of the workforce, between 2000 and 2008. Local companies have mushroomed in a number of areas, like Socbay.com, the Vietnamese-language search engine, soon to be Vietnam’s Google.
However, like in China and elsewhere, economic development was possible because of cheap labour and the lack of civil and workers’ rights.
Moreover, in Vietnam, foreign companies encounter institutional corruption. According to Transparency International, an advocacy group that monitors business conditions, Vietnam ranked 120th out of 180 nations in 2009, behind China, Thailand and Indonesia, on its Corruption Perceptions Index, which rates executives’ views on the integrity of global business environments.
In its 2006 report, Transparency International found a big gap between what the authorities say and what they do so that “having the right connections—and money—are crucial to getting things done.”
All this is a far cry from 30 April 1975, the day when a North Vietnamese tank rammed through the gates of the presidential palace in Saigon, symbolically marking the final takeover of the country by Communist forces. In the chaotic years that followed, more than a million Vietnamese left the country on foot or by boat taking to the South China Sea. In the next decade, the brain drain contributed to Vietnam’s economic isolation.
This all changed in 1986, when Pham Van Dong, the first prime minister of the Socialist Republic of Vietnam, introduced limited private ownership of companies, cut state subsidies, lifted price controls and eventually opened the door to foreign investment.
Eight years later, US President Bill Clinton lifted the US trade embargo against Vietnam, opening the doors to many former refugees, eager to invest and do business in their homeland.
Ho Chi Minh City (AsiaNews/Agencies) – When Vietnam switched to a more market-oriented economy in 1986, foreign investors began looking at the country with keen eyes. Gross domestic product began expanding, reaching an average annual rate of 7.2 per cent from 2000 to 2009, making Vietnam the fastest- growing economy in Asia after China and Cambodia, according to the International Monetary Fund.
For this year, the government expects GDP to grow by 6.5 per cent, thus turning the page on the 2008 global crisis.
Since 1986, foreign direct investment in Vietnam went from zero to a peak of US$ 60.3 billion in 2008, almost three times Vietnam’s foreign exchange reserves at the end of 2008.
Yet, the Vietnamese market remains a tough one to crack, a real roller coaster as many investors learnt at their own expense.
For example, the Ho Chi Minh City Stock Exchange’s benchmark VN Index plunged 66 per cent in 2008 as inflation peaked at 28.3 per cent in August of that year, followed by the global recession, which destroyed confidence in Vietnamese investments. The central bank raised interest rates three times in 2008 to 14 per cent to slow inflation. Some major investors grew tired of the ups and downs and bailed out, selling their stocks in local companies at a great loss.
By contrast, the VN index gained 57 per cent last year, and is up 3.5 per cent this year to March 24, rewarding those investors who had the stomach to stick it out.
For some experts, it is still possible to make money in this land of 86 million people provided investors have steely nerves, and are a ready to put their trust in domestic growth and the private sector.
As Western investment poured into Vietnam, per capita income almost tripled to US$ 1,042 in 2008 from US$ 375 in 1999.
“Vietnam was viewed as the final frontier of Asia,” Son Nam Nguyen, managing partner of Vietnam Capital Partners, told Bloomberg. “No one wanted to miss out on the next China.”
The comparison with China applies in more ways than one. Like its northern neighbour, Vietnam is experiencing many of the social problems emerging nations have to address following rapid development: the exploitation of cheap labour, a rapidly widening gap between cities and the countryside, and widespread corruption.
Private consumption is certainly up, at least in the cities, but quick economic growth also means major traffic jams. It also means Western-styled cafés and restaurants.
David Thai, a former refugee raised in Seattle, now back home to profit from his homeland’s free-market switch, founded Highlands Coffee, Vietnam’s answer to Starbucks, in 2002. His cafés cater to a high-end clientele that can afford Western prices. A small latte costs 44,000 dong, or about US$ 2.25, the equivalent of a beef noodle soup dinner for two. His 80 Highlands outlets are equipped with air conditioners, flat- screen TVs and Wi-Fi connections.
In January, Thai spent more than US$2 million to open Vietnam’s first Hard Rock Cafe in Ho Chi Minh City.
It is another kettle of fish in rural areas, where daily survival is the main problem. As of July 2008, agricultural and forestry still accounted for about half of the workforce in Vietnam, some 22 million people, according to the General Statistics Office of Vietnam.
Still, manufacturing jobs doubled to 6.3 million, or 14 per cent of the workforce, between 2000 and 2008. Local companies have mushroomed in a number of areas, like Socbay.com, the Vietnamese-language search engine, soon to be Vietnam’s Google.
However, like in China and elsewhere, economic development was possible because of cheap labour and the lack of civil and workers’ rights.
Moreover, in Vietnam, foreign companies encounter institutional corruption. According to Transparency International, an advocacy group that monitors business conditions, Vietnam ranked 120th out of 180 nations in 2009, behind China, Thailand and Indonesia, on its Corruption Perceptions Index, which rates executives’ views on the integrity of global business environments.
In its 2006 report, Transparency International found a big gap between what the authorities say and what they do so that “having the right connections—and money—are crucial to getting things done.”
All this is a far cry from 30 April 1975, the day when a North Vietnamese tank rammed through the gates of the presidential palace in Saigon, symbolically marking the final takeover of the country by Communist forces. In the chaotic years that followed, more than a million Vietnamese left the country on foot or by boat taking to the South China Sea. In the next decade, the brain drain contributed to Vietnam’s economic isolation.
This all changed in 1986, when Pham Van Dong, the first prime minister of the Socialist Republic of Vietnam, introduced limited private ownership of companies, cut state subsidies, lifted price controls and eventually opened the door to foreign investment.
Eight years later, US President Bill Clinton lifted the US trade embargo against Vietnam, opening the doors to many former refugees, eager to invest and do business in their homeland.
VIETNAM: Le pape a nommé un évêque auxiliaire pour le diocèse de Hung Hoa
Eglises d'Asie
18:40 30/03/2010
Eglises d’Asie, 30 mars 2010 – Il n’y avait jusqu’ici qu’un seul évêque pour administrer les neuf provinces et la partie du territoire de la ville de Hanoi qui composent les 54 350 km² du diocèse de Hung Hoa, un diocèse qui s’étend sur la vaste région montagneuse du nord-ouest du Vietnam, frontalière de la Chine et du Laos. Le bureau de de presse du Saint-Siège a annoncé, le 29 mars 2010, la nomination du P. Jean-Marie Vu Tât au poste d’évêque auxiliaire de ce diocèse, aux côtés de Mgr Antoine Vu Huy Chuong, son évêque principal. Celui-ci, en annonçant la nouvelle aux fidèles du diocèse, a souligné que les dimensions exceptionnelles de son diocèse avaient rendu cette nomination nécessaire. S’appuyant sur le texte évangélique où Jésus répond à la mère des fils de Zébédée, il a fait remarquer que cette charge était un honneur pour le nouvel évêque, mais aussi une coupe d’amertume qu’il lui faudrait boire.
Le nouvel évêque est né le 10 mars 1944 au village de Bên Thôn, dans la province de Son Tay, qui, depuis le mois d’août 2008, a été rattachée administrativement au territoire de la capitale. Après des études secondaires au petit séminaire du diocèse, il fut gardé comme enseignant dans cette institution pendant quatre ans. Les établissements de formation sacerdotale ayant fermé leurs portes, il travailla un temps pour gagner sa vie. A partir de 1977, il se forma à la théologie auprès de l’évêque du diocèse de l’époque, puis auprès de Mgr Joseph Pham Dinh Tung, alors évêque de Bac Ninh. C’est en 1987 qu’il fut enfin ordonné prêtre. Pendant huit ans, la formation des jeunes prêtres constituera sa principale charge pastorale dans le diocèse. En 1995, il est envoyé à Rome où il poursuit des études de droit canon qu’il complète par une année de théologie pastorale à l’Institut catholique de Paris. Revenu au Vietnam en 1998, il a la charge pastorale de toute la province de Lao Cai. Il est ensuite enseignant au grand séminaire interdiocésain de Hanoi et curé de paroisse, avant d’être nommé en 2005 au poste de vice-recteur du grand séminaire de Hanoi, spécialement chargé de l’établissement annexe, situé à Cô Nhuê, So Kiên.
Le diocèse compte 223 000 fidèles pour une population totale de sept millions d’habitants, dont une partie importante appartient à diverses minorités ethniques. Depuis quelques années, grâce aux plus grandes facilités accordées à la formation sacerdotale, le nombre de prêtres y est en nette croissance. Ils sont aujourd’hui 64 pour 75 paroisses et 480 communautés catholiques dispersées dans le diocèse. Cependant, la formation du personnel religieux reste toujours la grande priorité de ce diocèse, que ce soit celle des prêtres en activité, celle des séminaristes, ou encore celle des catéchistes. Selon des informations fournies par le diocèse, au moins 200 des communautés catholiques n’ont pas d’église et près de 100 lieux de culte ont besoin d’être restaurés.
La cérémonie d’ordination du nouvel évêque est prévue dans la cathédrale de Son Loc, le mardi 15 juin 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 30 mars 2010)
Le nouvel évêque est né le 10 mars 1944 au village de Bên Thôn, dans la province de Son Tay, qui, depuis le mois d’août 2008, a été rattachée administrativement au territoire de la capitale. Après des études secondaires au petit séminaire du diocèse, il fut gardé comme enseignant dans cette institution pendant quatre ans. Les établissements de formation sacerdotale ayant fermé leurs portes, il travailla un temps pour gagner sa vie. A partir de 1977, il se forma à la théologie auprès de l’évêque du diocèse de l’époque, puis auprès de Mgr Joseph Pham Dinh Tung, alors évêque de Bac Ninh. C’est en 1987 qu’il fut enfin ordonné prêtre. Pendant huit ans, la formation des jeunes prêtres constituera sa principale charge pastorale dans le diocèse. En 1995, il est envoyé à Rome où il poursuit des études de droit canon qu’il complète par une année de théologie pastorale à l’Institut catholique de Paris. Revenu au Vietnam en 1998, il a la charge pastorale de toute la province de Lao Cai. Il est ensuite enseignant au grand séminaire interdiocésain de Hanoi et curé de paroisse, avant d’être nommé en 2005 au poste de vice-recteur du grand séminaire de Hanoi, spécialement chargé de l’établissement annexe, situé à Cô Nhuê, So Kiên.
Le diocèse compte 223 000 fidèles pour une population totale de sept millions d’habitants, dont une partie importante appartient à diverses minorités ethniques. Depuis quelques années, grâce aux plus grandes facilités accordées à la formation sacerdotale, le nombre de prêtres y est en nette croissance. Ils sont aujourd’hui 64 pour 75 paroisses et 480 communautés catholiques dispersées dans le diocèse. Cependant, la formation du personnel religieux reste toujours la grande priorité de ce diocèse, que ce soit celle des prêtres en activité, celle des séminaristes, ou encore celle des catéchistes. Selon des informations fournies par le diocèse, au moins 200 des communautés catholiques n’ont pas d’église et près de 100 lieux de culte ont besoin d’être restaurés.
La cérémonie d’ordination du nouvel évêque est prévue dans la cathédrale de Son Loc, le mardi 15 juin 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 30 mars 2010)
Quand le China Daily fait l’apologie des Eglises domestiques de Pékin
Eglises d’Asie
21:15 30/03/2010
Quand le China Daily fait l’apologie des Eglises domestiques de Pékin
Eglises d’Asie, 30 mars 2010 – Que le christianisme en Chine, notamment dans les grandes villes, soit en expansion, le fait est connu. Que ce soit le protestantisme qui se développe le plus vigoureusement, les études disponibles l’indiquent. Que ce soit la presse officielle, sous la forme d’un article dans le China Daily, qui s’en fasse l’écho, voilà qui est plus inhabituel. C’est pourtant ce que l’on a pu lire dans l’édition du 17 mars dernier de ce quotidien anglophone.
Sous le titre « Les Eglises domestiques prospèrent à Pékin », le journal, dont l’audience est limitée auprès du public chinois du fait de son caractère anglophone, consacre, dans la section relative à la capitale, une pleine page à ce phénomène en plein essor où des protestants, souvent des convertis, choisissent de vivre leur foi au sein d’assemblées non enregistrées auprès de l’officiel Mouvement des trois autonomies. Celui-ci chapeaute les activités « officielles » des protestants en Chine et représente l’équivalent, pour les catholiques, de l’Association patriotique des catholiques chinois.
Le China Daily présente notamment le témoignage d’un jeune converti. Agé de 22 ans, Simon Zhang a choisi de ne s’identifier que par son prénom chrétien et son nom de famille. Il explique être devenu chrétien deux années plus tôt, lors d’un questionnement sur le sens de la vie. « Les gens se sont demandés pourquoi j’étais prêt à me remettre si totalement en question. Les jeunes de mon âge sont préoccupés par des choses plus terre-à-terre, comme les études, la recherche d’un travail ou encore les relations amoureuses », explique-t-il au journaliste du China Daily. A 20 ans, Zhang n’avait rien d’un déclassé ou d’un jeune adulte en difficulté: très bien noté, il obtient une bourse après chacun de ses examens; bien dans sa peau, il développe une relation avec une jeune fille; débrouillard, il décroche un stage dans une entreprise étrangère de la liste de Fortune 500, mais il explique qu’il cherchait quelque chose de plus, quelque chose de différent. « De bonnes études, une petite amie, la perspective d’une carrière brillante, tout cela voulait dire quelque chose pour mes pairs, mais je trouvais cela insignifiant et de peu d’attrait. Rien ne me passionnait », rapporte-t-il, avant qu’un ami ne lui prête une bible.
« En dépit du fait que j’étais plutôt un sceptique, je n’ai pas hésité longtemps quand j’ai commencé à croire en Jésus, poursuit-il. Tout à coup, toutes les questions que je me posais sur la vie ont trouvé une réponse. Qu’est-ce qui peut être plus extraordinaire que ça ? » A ce stade du récit de la conversion, le China Daily écrit que si la conversion de Simon Zhang semble avoir été de soi, le choix d’une Eglise a été plus ardu. « Dans certaines Eglises, il est demandé de contribuer financièrement à chaque fois que l’on vient et le célébrant dit que ceux qui ne donnent pas rencontreront des difficultés au plan spirituel, explique le jeune Zhang. Je n’aime pas l’idée que je suis jugé en fonction du montant ou de la fréquence de mes dons. »
Le parcours semé d’embuches, à lire le China Daily, se poursuit: Simon Zhang apprend qu’au Jiangxi, sa province natale, des organisations criminelles se font passer pour des Eglises domestiques et organisent des assemblées où ont lieu des vols, des viols et des meurtres. « Depuis (que je sais cela), j’évite les réunions secrètes, quelle qu’elles soient. La clandestinité peut mener bien trop loin », affirme le jeune converti, qui a cessé de fréquenter une Eglise après que ses responsables eurent distribué des livrets dont le contenu n’avait pas trait à des questions spirituelles.
Aujourd’hui, apprend-on enfin, Simon Zhang a trouvé la paix depuis qu’il fréquente une Eglise domestique du district de Haidan, principal quartier étudiant de la capitale. Son Eglise compte quelque 700 membres et les réunions ont lieu le plus souvent au grand jour, sans que les autorités y fassent obstacle. En conclusion, le journaliste du China Daily écrit que Simon Zhang pose un regard neuf sur sa vie, ses études et sa petite amie.
Dans l’article principal du quotidien anglophone, les raisons invoquées pour expliquer l’essor des Eglises domestiques à Pékin sont avant tout d’ordre pratique. Avec 50 000 protestants enregistrés auprès du Mouvement des Trois autonomies et seulement 17 lieux de culte, on compte un temple protestant pour 3 000 fidèles à Pékin. Jacob Sun, 38 ans, professeur de philosophie dans une université pékinoise, est cité dans l’article. Il explique avoir fréquenté les temples « officiels » – au sens de « dûment enregistrés comme tels » – durant cinq ans après son baptême en 1999, mais que, depuis, il ne se rend plus que dans des Eglises domestiques. « Pour le service du dimanche, des milliers de personnes se pressent dans les églises des Trois autonomies et il arrive que vous puissiez à peine entendre ce qui se dit, témoigne-t-il. Avec autant de gens, on peut difficilement se recueillir et partager. »
Un autre converti, Abel Li, cadre dans une entreprise de Zhongguancun, secteur de la capitale qui concentre les activités de recherches et de productions high-tech, confirme l’attrait des petites assemblées que l’on trouve dans les Eglises domestiques. « L’Eglise dont je fais partie compte 300 personnes et c’est idéal comme cela. Je peux mieux entrer en relation avec les autres et nous avons de meilleurs contacts entre nous avant et après les services religieux. Nous avons aussi des cercles d’amitié qui réunissent les gens par affinité, professionnelle par exemple », explique-t-il.
La deuxième raison invoquée par le China Daily pour expliquer l’essor des Eglises domestiques est l’attitude de plus grande tolérance témoignée par les autorités vis-à-vis de ce phénomène. Cao Zhongjian, chercheur spécialisé sur les questions religieuses en Chine à l’Académie des Sciences sociales de Chine, précise qu’auparavant, les Eglises domestiques devaient continuellement changer de lieux pour se réunir, passant d’un bureau à un réfectoire ou à un appartement privé. Désormais, moins harcelées par la police, elles peuvent se permettre d’établir des lieux de culte permanents. Abel Li est à nouveau cité à ce propos, l’Eglise dont il est membre s’apprêtant à acquérir un vaste local dans un immeuble de bureau de Zhongguancun pour la somme de 22 millions de yuans (2,4 millions d’euros). « Nous n’aurons plus à errer d’un lieu à l’autre ou à nous entasser dans un petit appartement », affirme Abel Li.
Le journal continue en expliquant que nombreuses sont les Eglises à prendre des initiatives pour favoriser l’esprit de communion et d’entraide. Lily Zhou, 25 ans, étudiante en arts, est citée à ce titre. Membre d’une Eglise d’une cinquantaine de membres, elle y a été attirée notamment parce que le desservant et ses proches mettaient en ligne, sur Internet, enseignements et prières. « Du fait de mes études, je suis souvent en-dehors de Pékin et il m’arrive de manquer le service du dimanche. Internet me permet de rester connectée avec mes coreligionnaires », précise-t-elle.
En conclusion, le China Daily estime que les Eglises domestiques ont de beaux jours devant elles et continueront d’évoluer dans « une zone grise », ni tout à fait interdites, ni tout à fait autorisées. S’exprimant sous le sceau de l’anonymat, un employé d’un des 17 temples de Pékin enregistrés auprès des Trois autonomies explique que les Eglises domestiques vont continuer à se développer, y compris de manière visible, avec des lieux de culte permanents, mais qu’elles ne parviendront pas à gagner une existence officielle. « Des Eglises domestiques ont bien demandé à être officiellement enregistrées par les autorités, mais leurs demandes ont été rejetées. La raison en est que leur clergé n’a pas été formé sous les auspices des Trois autonomies », précise-t-il.
Eglises d’Asie, 30 mars 2010 – Que le christianisme en Chine, notamment dans les grandes villes, soit en expansion, le fait est connu. Que ce soit le protestantisme qui se développe le plus vigoureusement, les études disponibles l’indiquent. Que ce soit la presse officielle, sous la forme d’un article dans le China Daily, qui s’en fasse l’écho, voilà qui est plus inhabituel. C’est pourtant ce que l’on a pu lire dans l’édition du 17 mars dernier de ce quotidien anglophone.
Sous le titre « Les Eglises domestiques prospèrent à Pékin », le journal, dont l’audience est limitée auprès du public chinois du fait de son caractère anglophone, consacre, dans la section relative à la capitale, une pleine page à ce phénomène en plein essor où des protestants, souvent des convertis, choisissent de vivre leur foi au sein d’assemblées non enregistrées auprès de l’officiel Mouvement des trois autonomies. Celui-ci chapeaute les activités « officielles » des protestants en Chine et représente l’équivalent, pour les catholiques, de l’Association patriotique des catholiques chinois.
Le China Daily présente notamment le témoignage d’un jeune converti. Agé de 22 ans, Simon Zhang a choisi de ne s’identifier que par son prénom chrétien et son nom de famille. Il explique être devenu chrétien deux années plus tôt, lors d’un questionnement sur le sens de la vie. « Les gens se sont demandés pourquoi j’étais prêt à me remettre si totalement en question. Les jeunes de mon âge sont préoccupés par des choses plus terre-à-terre, comme les études, la recherche d’un travail ou encore les relations amoureuses », explique-t-il au journaliste du China Daily. A 20 ans, Zhang n’avait rien d’un déclassé ou d’un jeune adulte en difficulté: très bien noté, il obtient une bourse après chacun de ses examens; bien dans sa peau, il développe une relation avec une jeune fille; débrouillard, il décroche un stage dans une entreprise étrangère de la liste de Fortune 500, mais il explique qu’il cherchait quelque chose de plus, quelque chose de différent. « De bonnes études, une petite amie, la perspective d’une carrière brillante, tout cela voulait dire quelque chose pour mes pairs, mais je trouvais cela insignifiant et de peu d’attrait. Rien ne me passionnait », rapporte-t-il, avant qu’un ami ne lui prête une bible.
« En dépit du fait que j’étais plutôt un sceptique, je n’ai pas hésité longtemps quand j’ai commencé à croire en Jésus, poursuit-il. Tout à coup, toutes les questions que je me posais sur la vie ont trouvé une réponse. Qu’est-ce qui peut être plus extraordinaire que ça ? » A ce stade du récit de la conversion, le China Daily écrit que si la conversion de Simon Zhang semble avoir été de soi, le choix d’une Eglise a été plus ardu. « Dans certaines Eglises, il est demandé de contribuer financièrement à chaque fois que l’on vient et le célébrant dit que ceux qui ne donnent pas rencontreront des difficultés au plan spirituel, explique le jeune Zhang. Je n’aime pas l’idée que je suis jugé en fonction du montant ou de la fréquence de mes dons. »
Le parcours semé d’embuches, à lire le China Daily, se poursuit: Simon Zhang apprend qu’au Jiangxi, sa province natale, des organisations criminelles se font passer pour des Eglises domestiques et organisent des assemblées où ont lieu des vols, des viols et des meurtres. « Depuis (que je sais cela), j’évite les réunions secrètes, quelle qu’elles soient. La clandestinité peut mener bien trop loin », affirme le jeune converti, qui a cessé de fréquenter une Eglise après que ses responsables eurent distribué des livrets dont le contenu n’avait pas trait à des questions spirituelles.
Aujourd’hui, apprend-on enfin, Simon Zhang a trouvé la paix depuis qu’il fréquente une Eglise domestique du district de Haidan, principal quartier étudiant de la capitale. Son Eglise compte quelque 700 membres et les réunions ont lieu le plus souvent au grand jour, sans que les autorités y fassent obstacle. En conclusion, le journaliste du China Daily écrit que Simon Zhang pose un regard neuf sur sa vie, ses études et sa petite amie.
Dans l’article principal du quotidien anglophone, les raisons invoquées pour expliquer l’essor des Eglises domestiques à Pékin sont avant tout d’ordre pratique. Avec 50 000 protestants enregistrés auprès du Mouvement des Trois autonomies et seulement 17 lieux de culte, on compte un temple protestant pour 3 000 fidèles à Pékin. Jacob Sun, 38 ans, professeur de philosophie dans une université pékinoise, est cité dans l’article. Il explique avoir fréquenté les temples « officiels » – au sens de « dûment enregistrés comme tels » – durant cinq ans après son baptême en 1999, mais que, depuis, il ne se rend plus que dans des Eglises domestiques. « Pour le service du dimanche, des milliers de personnes se pressent dans les églises des Trois autonomies et il arrive que vous puissiez à peine entendre ce qui se dit, témoigne-t-il. Avec autant de gens, on peut difficilement se recueillir et partager. »
Un autre converti, Abel Li, cadre dans une entreprise de Zhongguancun, secteur de la capitale qui concentre les activités de recherches et de productions high-tech, confirme l’attrait des petites assemblées que l’on trouve dans les Eglises domestiques. « L’Eglise dont je fais partie compte 300 personnes et c’est idéal comme cela. Je peux mieux entrer en relation avec les autres et nous avons de meilleurs contacts entre nous avant et après les services religieux. Nous avons aussi des cercles d’amitié qui réunissent les gens par affinité, professionnelle par exemple », explique-t-il.
La deuxième raison invoquée par le China Daily pour expliquer l’essor des Eglises domestiques est l’attitude de plus grande tolérance témoignée par les autorités vis-à-vis de ce phénomène. Cao Zhongjian, chercheur spécialisé sur les questions religieuses en Chine à l’Académie des Sciences sociales de Chine, précise qu’auparavant, les Eglises domestiques devaient continuellement changer de lieux pour se réunir, passant d’un bureau à un réfectoire ou à un appartement privé. Désormais, moins harcelées par la police, elles peuvent se permettre d’établir des lieux de culte permanents. Abel Li est à nouveau cité à ce propos, l’Eglise dont il est membre s’apprêtant à acquérir un vaste local dans un immeuble de bureau de Zhongguancun pour la somme de 22 millions de yuans (2,4 millions d’euros). « Nous n’aurons plus à errer d’un lieu à l’autre ou à nous entasser dans un petit appartement », affirme Abel Li.
Le journal continue en expliquant que nombreuses sont les Eglises à prendre des initiatives pour favoriser l’esprit de communion et d’entraide. Lily Zhou, 25 ans, étudiante en arts, est citée à ce titre. Membre d’une Eglise d’une cinquantaine de membres, elle y a été attirée notamment parce que le desservant et ses proches mettaient en ligne, sur Internet, enseignements et prières. « Du fait de mes études, je suis souvent en-dehors de Pékin et il m’arrive de manquer le service du dimanche. Internet me permet de rester connectée avec mes coreligionnaires », précise-t-elle.
En conclusion, le China Daily estime que les Eglises domestiques ont de beaux jours devant elles et continueront d’évoluer dans « une zone grise », ni tout à fait interdites, ni tout à fait autorisées. S’exprimant sous le sceau de l’anonymat, un employé d’un des 17 temples de Pékin enregistrés auprès des Trois autonomies explique que les Eglises domestiques vont continuer à se développer, y compris de manière visible, avec des lieux de culte permanents, mais qu’elles ne parviendront pas à gagner une existence officielle. « Des Eglises domestiques ont bien demandé à être officiellement enregistrées par les autorités, mais leurs demandes ont été rejetées. La raison en est que leur clergé n’a pas été formé sous les auspices des Trois autonomies », précise-t-il.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm Sinh Viên CG Hải Hà giao lưu ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại GP. Hải Phòng
SVCG Hai Hà
09:08 30/03/2010
Nhóm Svcg Hải Hà giao lưu ngày Quốc tế giới trẻ tại GP Hải Phòng
Theo lời mời của ĐGM +Giuse Vũ Văn Thiên, GM Gp Hải Phòng...
Nhóm svcg Hải Hà, hân hoan tiến về Tòa Giám Mục để tham gia chương trình Quốc tế Giới trẻ tại TGM.
Theo dự kiến ban đầu có khoảng 60 bạn tham gia chuyến hành trình... Nhưng thực tế đã lên tới con số 90, thật lạ lùng và hạnh phúc... Ngoài ra Quý Anh chị cựu cũng về trên xe riêng.
Năm nay, GP Hải Phòng tổ chức ngày Quốc tế Giới trẻ với Khẩu hiệu "Thưa Thầy Nhân Lành, tôi phải làm gì để để được sự sống đời đời làm gia nghiệp" Mc 10,17.
Ước tính từ quan sát của BTT Hải Hà có khoảng gần 2000 các bạn trẻ về đây tham gia Giao lưu, Tĩnh tâm cầu nguyện, Chia sẻ và cùng "Đối thoại" với Chúa, với Đức Giám mục về những băn khoăn thực tại, những ưu tư cá nhân. Sự xuất hiện của nhóm SVCG Hải Hà (nhóm Sv Hà Nội gồm các bạn Sv Hải Phòng, Hà Tây và một số vùng khác, được thành lập khoảng 12 năm) là một niềm vui rất lớn với nhóm, trong chương trình có sự tham gia của Giới trẻ Gx Chính Tòa, nhóm Svcg Hải Phòng _ tại Hải Phòng, Svcg Quảng Ninh, Svcg Hải Dương, và các bạn svcg Nam Định học tại HP. Tất cả đoàn kết theo suốt chặng đường hai ngày 27 và 28 tháng 03 năm 2010.
Nhóm svcg Hải Hà được sự tài trợ của Quý ông Viễn, anh Ngọc nên lần này mọi khoản đóng góp chỉ là những lời ca tiếng hát... Ngoài ra ĐGM lo toàn bộ nơi ăn, chốn ở rất chu đáo, của ăn đi đàng cũng được Ngài chuẩn bị từ trước.
Cầu nguyện Taize!
Chương trình Cầu Nguyện Taize tối ngày 27 thật ấn tượng theo Thánh Giá Chúa "Thập Giá dấu chỉ Tình Yêu và Ơn Cứu Độ". Lung linh ánh nến với hai chữ anpha và omega... Thật tâm tình và đánh động các bạn trẻ.
"Ôi Thiên Chúa, ôi Thiên Chúa! sao Ngài nỡ bỏ con"
Một câu xướng mà rất nhiều bạn trẻ lắng đọng tâm hồn.
"Lời Ngài là sức sống của con, lời Ngài là ánh sáng đời con"
Nhưng xúc động và ý nghĩa nhất vẫn là câu xướng cùng với nước mắt, khóc than van nài:
"Giê-su Ki-tô Con Thiên Chúa! Cứu con Ngài ơi!"
Kết thúc chương trình cầu nguyện Taize là bài hát "Mẹ đồng công" hướng các bạn trẻ nhớ về chương trình cứu chuộc của Chúa Giê-Su luôn có Mẹ đồng hành.
Sinh hoạt lửa trại!
Chương trình lửa trại bắt đầu sau đó. Tất cả các bạn trẻ tập trung tại sân TGM hình tròn nhiều lớp. Với nghi thức Gọi lửa, Sinh hoạt lửa trại, Cầu nguyện tàn lửa. Các bạn có một buổi tối vui chơi thật đầm ấm, HP, sau cùng các nhóm ngồi giao lưu làm quen nhau được dẫn bởi MC Quang Thắng nhóm svcg Hải Hà tới 1h ngày hôm sau!
Chia sẻ, Rước Lá! Gặp gỡ.
Đức Giám Mục đã dành trọn ngày 28 để chia sẻ cùng các bạn trẻ về các chủ đề được các bạn đưa ra với tất cả các vấn đề, Ngài trả lời giải đáp và hướng dẫn các bạn. Cảm động vô cùng khi Ngài hát tặng các bạn bài hát tiếng anh "Tell me why?", đã không ít các bạn trẻ khóc trong lúc này và cả rất nhiều người khi xem clip và lời hát từ nhóm svcg Hải Hà, trong Thánh Lễ tạ ơn cuối ngày.
Trong hành trình của nhóm có một thầy Toma Vũ Trung Tín (SJ) đồng hành, ngoài ra còn có sự có mặt của chú JB Nguyễn Hữu Vinh phóng viên báo Công Giáo, Quý ân nhân chú Viễn,...
Cuối ngày nhóm gặp gỡ Đức Cha trong tâm tình tạ ơn, hát mừng Ngài bài "Bao la tình Chúa". Ngài hứa là Lễ Lá hàng năm sẽ kêu mời nhóm về tham gia sinh hoạt giới trẻ cùng GPHP. Sau đó Ngài tặng bánh, nước uống làm lương thực cho các bạn đi đường về HN.
Mùa chay thánh năm nay, nhóm SVCG Hải Hà đã có rất nhiều những chương trình thiết thực, bổ ích. Khởi đầu chuyến Thăm viếng trại Phong Quả Cảm và Nhà Tình Thương Hương Lan (Bắc Ninh), với chi phí 10tr đồng, nhưng niềm chia sẻ tìm gặp Chúa nơi những người anh em, và niềm vui chia sẻ thật HP từ mỗi người. Vô cùng cảm động và sâu lắng khi chị Thanh Nga (một người khiếm thị) hát bài hát "Không phải lỗi tại con". Và chuyến đi ngày 27 và 28 này về với GP Hải Phòng cũng thật ý nghĩa và các bạn nhận được rất nhiều ơn ích, ơn toàn xá, sám hối, thức tỉnh mỗi tấm lòng mỗi người.
Đây chính là các chương trình hướng ngoại để nhóm tăng thêm các hoạt động phát triển, tăng thêm tinh thần đoàn kết phục vụ, nhân chứng đức tin và giữ vững niềm tin Kitô giáo giữa lòng dân tộc, là sự chuẩn bị chiến dịch "Mùa hè xanh 2010" tiếp sức mùa thi sắp tới. Phát triển mạnh thêm, nâng đỡ nhau trong học tập, chia sẻ với nhau bằng những buổi cầu nguyện 7 bước hàng tuần và các chương trình sắp tới.
Xin cầu nguyện cho Svcg Hải Hà chúng con!
Nhóm svcg Hải Hà tri ân Đức Cha GP Hải Phòng, tri ân Quý Cha!.
Cảm tạ Quý ân nhân, Quý vị!
Nhóm svcg Hải Hà, hân hoan tiến về Tòa Giám Mục để tham gia chương trình Quốc tế Giới trẻ tại TGM.
Theo dự kiến ban đầu có khoảng 60 bạn tham gia chuyến hành trình... Nhưng thực tế đã lên tới con số 90, thật lạ lùng và hạnh phúc... Ngoài ra Quý Anh chị cựu cũng về trên xe riêng.
Năm nay, GP Hải Phòng tổ chức ngày Quốc tế Giới trẻ với Khẩu hiệu "Thưa Thầy Nhân Lành, tôi phải làm gì để để được sự sống đời đời làm gia nghiệp" Mc 10,17.
Ước tính từ quan sát của BTT Hải Hà có khoảng gần 2000 các bạn trẻ về đây tham gia Giao lưu, Tĩnh tâm cầu nguyện, Chia sẻ và cùng "Đối thoại" với Chúa, với Đức Giám mục về những băn khoăn thực tại, những ưu tư cá nhân. Sự xuất hiện của nhóm SVCG Hải Hà (nhóm Sv Hà Nội gồm các bạn Sv Hải Phòng, Hà Tây và một số vùng khác, được thành lập khoảng 12 năm) là một niềm vui rất lớn với nhóm, trong chương trình có sự tham gia của Giới trẻ Gx Chính Tòa, nhóm Svcg Hải Phòng _ tại Hải Phòng, Svcg Quảng Ninh, Svcg Hải Dương, và các bạn svcg Nam Định học tại HP. Tất cả đoàn kết theo suốt chặng đường hai ngày 27 và 28 tháng 03 năm 2010.
Nhóm svcg Hải Hà được sự tài trợ của Quý ông Viễn, anh Ngọc nên lần này mọi khoản đóng góp chỉ là những lời ca tiếng hát... Ngoài ra ĐGM lo toàn bộ nơi ăn, chốn ở rất chu đáo, của ăn đi đàng cũng được Ngài chuẩn bị từ trước.
Cầu nguyện Taize!
Chương trình Cầu Nguyện Taize tối ngày 27 thật ấn tượng theo Thánh Giá Chúa "Thập Giá dấu chỉ Tình Yêu và Ơn Cứu Độ". Lung linh ánh nến với hai chữ anpha và omega... Thật tâm tình và đánh động các bạn trẻ.
"Ôi Thiên Chúa, ôi Thiên Chúa! sao Ngài nỡ bỏ con"
Một câu xướng mà rất nhiều bạn trẻ lắng đọng tâm hồn.
"Lời Ngài là sức sống của con, lời Ngài là ánh sáng đời con"
Nhưng xúc động và ý nghĩa nhất vẫn là câu xướng cùng với nước mắt, khóc than van nài:
"Giê-su Ki-tô Con Thiên Chúa! Cứu con Ngài ơi!"
Kết thúc chương trình cầu nguyện Taize là bài hát "Mẹ đồng công" hướng các bạn trẻ nhớ về chương trình cứu chuộc của Chúa Giê-Su luôn có Mẹ đồng hành.
Sinh hoạt lửa trại!
Chương trình lửa trại bắt đầu sau đó. Tất cả các bạn trẻ tập trung tại sân TGM hình tròn nhiều lớp. Với nghi thức Gọi lửa, Sinh hoạt lửa trại, Cầu nguyện tàn lửa. Các bạn có một buổi tối vui chơi thật đầm ấm, HP, sau cùng các nhóm ngồi giao lưu làm quen nhau được dẫn bởi MC Quang Thắng nhóm svcg Hải Hà tới 1h ngày hôm sau!
Chia sẻ, Rước Lá! Gặp gỡ.
Đức Giám Mục đã dành trọn ngày 28 để chia sẻ cùng các bạn trẻ về các chủ đề được các bạn đưa ra với tất cả các vấn đề, Ngài trả lời giải đáp và hướng dẫn các bạn. Cảm động vô cùng khi Ngài hát tặng các bạn bài hát tiếng anh "Tell me why?", đã không ít các bạn trẻ khóc trong lúc này và cả rất nhiều người khi xem clip và lời hát từ nhóm svcg Hải Hà, trong Thánh Lễ tạ ơn cuối ngày.
Trong hành trình của nhóm có một thầy Toma Vũ Trung Tín (SJ) đồng hành, ngoài ra còn có sự có mặt của chú JB Nguyễn Hữu Vinh phóng viên báo Công Giáo, Quý ân nhân chú Viễn,...
Cuối ngày nhóm gặp gỡ Đức Cha trong tâm tình tạ ơn, hát mừng Ngài bài "Bao la tình Chúa". Ngài hứa là Lễ Lá hàng năm sẽ kêu mời nhóm về tham gia sinh hoạt giới trẻ cùng GPHP. Sau đó Ngài tặng bánh, nước uống làm lương thực cho các bạn đi đường về HN.
Mùa chay thánh năm nay, nhóm SVCG Hải Hà đã có rất nhiều những chương trình thiết thực, bổ ích. Khởi đầu chuyến Thăm viếng trại Phong Quả Cảm và Nhà Tình Thương Hương Lan (Bắc Ninh), với chi phí 10tr đồng, nhưng niềm chia sẻ tìm gặp Chúa nơi những người anh em, và niềm vui chia sẻ thật HP từ mỗi người. Vô cùng cảm động và sâu lắng khi chị Thanh Nga (một người khiếm thị) hát bài hát "Không phải lỗi tại con". Và chuyến đi ngày 27 và 28 này về với GP Hải Phòng cũng thật ý nghĩa và các bạn nhận được rất nhiều ơn ích, ơn toàn xá, sám hối, thức tỉnh mỗi tấm lòng mỗi người.
Đây chính là các chương trình hướng ngoại để nhóm tăng thêm các hoạt động phát triển, tăng thêm tinh thần đoàn kết phục vụ, nhân chứng đức tin và giữ vững niềm tin Kitô giáo giữa lòng dân tộc, là sự chuẩn bị chiến dịch "Mùa hè xanh 2010" tiếp sức mùa thi sắp tới. Phát triển mạnh thêm, nâng đỡ nhau trong học tập, chia sẻ với nhau bằng những buổi cầu nguyện 7 bước hàng tuần và các chương trình sắp tới.
Xin cầu nguyện cho Svcg Hải Hà chúng con!
Nhóm svcg Hải Hà tri ân Đức Cha GP Hải Phòng, tri ân Quý Cha!.
Cảm tạ Quý ân nhân, Quý vị!
Thánh lễ truyền dầu tại Tổng Giáo phận Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
10:51 30/03/2010
Theo truyền thống của giáo hội Công Giáo, thánh lễ làm phép Dầu được cử hành vào sáng thứ Năm trong Tuần Thánh tại nhà thờ Chính Tòa của các giáo phận. Tuy nhiên, vì nhu cầu mục vụ, thánh lễ này được phép dời vào một ngày trong Tuần Thánh. Tại Tổng Giáo phận Hà nội, thánh lễ làm phép Dầu được cử hành mỗi năm ở một nhà thờ khác nhau trong giáo phận, để giáo dân các vùng có thể tham dự thánh lễ này một cách đầy đủ và ý nghĩa. Năm nay, Thánh lễ được cử hành vào ngày thứ Ba tuần thánh tại nhà thờ Chính Tòa.
Thánh lễ làm phép Dầu là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu lập chức Linh mục. Các linh mục trong Tổng giáo phận quy tụ về xung quanh vị đại diện Bề Trên Giáo phận để cử hành Thánh lễ, trong đó các ngài sẽ tuyên xưng Đức Tin và lặp lại lời thề hứa trung thành với sứ vụ và Bề Trên. Công đồng Vaticanô II trong sắc lệnh “Christus Dominus” đã xác định: “Giáo phận là một phần Dân Thiên Chúa được giao phó cho một Giám mục chăm sóc, với sự cộng tác của linh mục đoàn, để nhờ liên kết với vị chủ chăn của mình và qua ngài, Giáo phận được tập trung trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và Thánh Thể, làm thành một Giáo hội riêng biệt, trong đó Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền của Chúa Kitô hiện diện và hành động thực sự.” (CD 11). Công Đồng Vaticanô II cũng luôn nhắc nhở các linh mục “phải liên kết với Giám mục như Giáo hội gắn bó với Đức Kitô và như Đức Kitô gắn bó với Chúa Cha, hầu nhờ sự hiệp nhất ấy tất cả mọi sự đều hoà hợp và trở nên phong phú cho vinh quang Thiên Chúa.” (LG 27). Nhà thờ Chính Tòa Hà nội hôm nay đã trở nên ngôi nhà chung thực sự, và là hình ảnh sinh động của sự hiệp nhất nơi giáo hội địa phương, khi mà nơi đây quy tụ mọi thành phần dân Chúa, cùng với linh mục đoàn và đại diện Chủ Chăn giáo phận để cử hành những nghi lễ đặc biệt.
Bước vào Thánh lễ, Đức Cha Lôrensô đã mời gọi cộng đồng dân Chúa ý thức về ý nghĩa của thánh lễ truyền Dầu hôm nay, qua đó cũng ý thức hơn về tầm quan trọng của chức Linh mục, cũng như về sự hiệp nhất trong giáo hội địa phương. Ngài cũng cho biết: Đức Tổng Giám mục Giuse đang dưỡng bệnh ở xa, nhưng ngài cũng hiệp ý với mọi thành phần dân Chúa của Tổng Giáo phận Hà nội trong thánh lễ hôm nay.
Thánh lễ làm phép Dầu được diễn tiến với các phần chính yếu: Phụng vụ Lời Chúa, các Linh mục lặp lại lời tuyên hứa, nghi thức làm phép Dầu và phụng vụ Thánh Thể.
Chia sẻ Tin Mừng trong Thánh lễ, Đức cha Lôrensô đã quảng diễn về mầu nhiệm cao cả của thiên chức Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo.
Sau bài giảng của Đức Giám mục, các linh mục nhắc lại lời tuyên hứa khi chịu chức linh mục, đó là lòng trung kiên với bậc sống độc thân, tinh thần tùng phục Đức Tổng Giám mục – bề trên của Tổng giáo phận – qua vị đại diện của ngài, về lòng quảng đại chu toàn chức vụ tư tế, giảng dạy, và chủ chăn của mình. Nghi thức này một lần nữa nhắc nhở các linh mục luôn ý thức về những bổn phận phải thi hành trong cuộc sống bản thân cũng như các công tác mục vụ, trong khi cố gắng từ bỏ chính mình để gắn bó với Chúa Kitô, nỗ lực nên đồng hình đồng dạng với Người mỗi ngày mỗi hơn và do đó cũng mang lại nhiều lợi ích hơn cho các linh hồn.
Kế đó, Đức Cha Lôrensô chủ sự nghi thức làm phép Dầu. Ba bình dầu được trịnh trọng rước tới bàn thờ. Đức Cha đọc lời nguyện và làm phép những bình dầu sẽ được dùng trong khi cử hành các bí tích: dầu Thánh Hiến (SC), dầu Dự Tòng (SO), và dầu Bệnh Nhân (OI).
Thánh lễ được tiếp tục với phụng vụ Thánh Thể trong sự tham dự sốt sắng, trang nghiêm của cộng đoàn phụng vụ.
Sau Thánh lễ, dầu Thánh được cung kính rước về nơi trang trọng và mỗi linh mục đến để nhận để đem về giáo xứ và cộng đoàn của mình sử dụng khi cử hành Bí Tích./.
Quèn Giành: Con đường của tình bác ái, yêu thương và hiệp nhất
Caritas TGP Hà Nội
21:25 30/03/2010
QUÈN GIANH: CON ĐƯỜNG CỦA TÌNH BÁC ÁI, YÊU THƯƠNG VÀ HIỆP NHẤT
Nhớ lại trận lụt vào cuối năm 2008, Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt – Tổng Giám Mục Giáo phận Hà nội đã dẫn đầu đoàn đến thăm bà con vùng lũ lụt. Lênh đênh trên con thuyền tôn nhỏ mỏng manh, đoàn tiến vào Quèn Gianh (vì con đường mòn duy nhất nhỏ bé, men theo vách núi đã bị ngập chìm trong nước). Chạnh lòng thương đoàn chiên nơi họ đạo nhỏ bé cô quạnh này, Đức Tổng Giám Mục, sau những lời động viên khích lệ bà con giáo dân, đã hứa “Giáo hội và Tổng giáo phận sẽ không quên anh chị em”.
Xem hình bấm vào đây
Lời hứa đó đã được thực hiện, Mùa Chay năm 2009 trong thư mục vụ Ngài đã kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trong Tổng giáo phận Hà nội chung tay góp sức với tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát”. Sau một năm tròn, với sự quan tâm của Đức Tổng Giuse, với sự giúp đỡ của Caritas Trung ương, cùng lời cầu nguyện và chung tay của bà con giáo dân trong Tổng giáo phận, qúy ân nhân xa gần cùng với nỗ lực của giáo họ Quèn Gianh, con đường đó nay đã hoàn thành.
Cha Brunô Phạm Bá Quế - Trưởng ban Bác ái xã hội – Caritas Hà Nội, phụ trách xây dựng con đường Quèn Gianh cho biết: “Con đường đã hoàn thành với chiều dài là 1200m, rộng 4m, đã được tôn cao, đổ bê tông và trồng cây hai bên, nối liền từ giáo họ đến bờ đê”. Ngài cho biết thêm: “ngoài sự đóng góp ở trên còn phải kể đến sự cộng tác của Cha Xứ và Cộng Đoàn dân Chúa trong Giáo Xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội và Giáo Xứ Hàm Long cùng các bạn trẻ cũng như các bạn sinh viên trong Tổng giáo phận Hà nội”.
Đường Quèn Gianh hoàn thành, là con đường của sự hiệp nhất giữa chủ chăn và đoàn chiên, là con đường của tình bác ái yêu thương liên đới giữa anh chị em. Từ đây, Quèn Gianh sẽ không còn là một “ốc đảo” trong mùa mưa lũ nữa, cũng không phải chỉ là con số 9 em học sinh, nhưng hy vọng tất cả các em mai đây sẽ được đến trường như bao các em khác cùng trang lứa.
Xin cám ơn Đức Tổng Giuse. Cám ơn Caritas Trung Ương. Xin Chúa chúc lành cho quý ân nhân và tất cả những ai đã đóng góp cho việc xây dựng con đường Quèn Gianh. Xin cùng tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ bà con giáo họ Quèn Gianh biết trau dồi đời sống Đức tin, biết vươn lên trong cuộc sống với một niềm tin và hy vọng một ngày mai tươi sáng hơn.
Nhớ lại trận lụt vào cuối năm 2008, Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt – Tổng Giám Mục Giáo phận Hà nội đã dẫn đầu đoàn đến thăm bà con vùng lũ lụt. Lênh đênh trên con thuyền tôn nhỏ mỏng manh, đoàn tiến vào Quèn Gianh (vì con đường mòn duy nhất nhỏ bé, men theo vách núi đã bị ngập chìm trong nước). Chạnh lòng thương đoàn chiên nơi họ đạo nhỏ bé cô quạnh này, Đức Tổng Giám Mục, sau những lời động viên khích lệ bà con giáo dân, đã hứa “Giáo hội và Tổng giáo phận sẽ không quên anh chị em”.
Xem hình bấm vào đây
Lời hứa đó đã được thực hiện, Mùa Chay năm 2009 trong thư mục vụ Ngài đã kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trong Tổng giáo phận Hà nội chung tay góp sức với tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát”. Sau một năm tròn, với sự quan tâm của Đức Tổng Giuse, với sự giúp đỡ của Caritas Trung ương, cùng lời cầu nguyện và chung tay của bà con giáo dân trong Tổng giáo phận, qúy ân nhân xa gần cùng với nỗ lực của giáo họ Quèn Gianh, con đường đó nay đã hoàn thành.
Cha Brunô Phạm Bá Quế - Trưởng ban Bác ái xã hội – Caritas Hà Nội, phụ trách xây dựng con đường Quèn Gianh cho biết: “Con đường đã hoàn thành với chiều dài là 1200m, rộng 4m, đã được tôn cao, đổ bê tông và trồng cây hai bên, nối liền từ giáo họ đến bờ đê”. Ngài cho biết thêm: “ngoài sự đóng góp ở trên còn phải kể đến sự cộng tác của Cha Xứ và Cộng Đoàn dân Chúa trong Giáo Xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội và Giáo Xứ Hàm Long cùng các bạn trẻ cũng như các bạn sinh viên trong Tổng giáo phận Hà nội”.
Đường Quèn Gianh hoàn thành, là con đường của sự hiệp nhất giữa chủ chăn và đoàn chiên, là con đường của tình bác ái yêu thương liên đới giữa anh chị em. Từ đây, Quèn Gianh sẽ không còn là một “ốc đảo” trong mùa mưa lũ nữa, cũng không phải chỉ là con số 9 em học sinh, nhưng hy vọng tất cả các em mai đây sẽ được đến trường như bao các em khác cùng trang lứa.
Xin cám ơn Đức Tổng Giuse. Cám ơn Caritas Trung Ương. Xin Chúa chúc lành cho quý ân nhân và tất cả những ai đã đóng góp cho việc xây dựng con đường Quèn Gianh. Xin cùng tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ bà con giáo họ Quèn Gianh biết trau dồi đời sống Đức tin, biết vươn lên trong cuộc sống với một niềm tin và hy vọng một ngày mai tươi sáng hơn.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ân huệ và Thập Giá trong Đời Sống Cộng Đoàn
Thanh Minh
12:23 30/03/2010
Mỗi người khi sinh là sinh ra một mình, khi chết cũng chết một mình, nhưng sống là sống với và sống cho người khác. Do đó, sự tương quan của các cá nhân trong xã hội tạo một mạng lưới(Network) liên đới, nối kết các cá nhân lại với nhau thành một tổ chức hay cộng đoàn. Bởi vậy, cộng đoàn là một cơ thể sống, có định hướng và nhằm hoàn thiện cuộc sống và thoả mãn nhu cầu cá nhân và đoàn thể.
Nhưng thực tại nào cũng đều có hai mặt. Trong cuộc sống luôn có sự thiện và sự ác, ánh sáng và bóng tối, hạnh phúc và đau khổ. Cũng vậy, đời sống chung tuy mang lại cho ta muôn vàn ân huệ nhưng cũng không thiếu thập giá. Nhưng nếu chúng ta hiểu và cảm nghiệm dược thập giá là con đường duy nhất dẫn tới vinh quang, thì thập giá đó lại trở thành một ân huệ vô cùng lớn lao.
1. Ân huệ trong đời sống cộng đoàn
Con người có bản tính xã hội, theo ý Đấng Tạo Hoá: con người đều bởi một Chúa, đều là một loại, đều có chung một cùng đích. Thiên Chúa luôn lấy tình Cha săn sóc mọi người. Thiên Chúa đã muốn rằng tất cả mọi người phải làm thành một gia đình và đối xử với nhau bằng tình huynh đệ. Bởi vì mọi người được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa là Đấng đã “cho tất cả nhân loại do một nguyên tổ cư ngụ trên khắp mặt đất, nên họ đều được gọi tới cùng một cứu cánh duy nhất là chính Thiên Chúa” (Hc.MV, số24).
Do đó, yêu mến Thiên Chúa và anh em là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Thánh Kinh dạy ta rằng tình yêu mến Thiên Chúa không thể tách rời khỏi tình yêu anh em.(x.1Ga4,20).
Hơn nữa, khi cầu nguyện với Chúa Cha: “xin cho mọi người nên một..., như chúng ta là một” (Ga 17,21-22), Chúa Giêsu mở ra những viễn tượng (Vision) mà lý trí con người không thể đạt tới được. Như vậy Chúa Giêsu đã nói lên một sự tương tự nào đó giữa sự kết hợp của Ba Ngôi Thiên Chúa với sự kết hợp của các con cái Chúa trong chân lý và đức ái. Sự tương tự này cho thấy con người, tạo vật duy nhất ở tr?n gian được Thiên Chúa dựng nên cho chính họ, chỉ có thể gặp lại chính mình nhờ thành thực hiến thân. (x. Lc17,33).
Thật vậy, khi mỗi người sống tốt các mối tương quan trong cộng đoàn chính là lúc chúng ta diễn tả gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi, hay là tỏ bày Nước Thiên Chúa ngay tại trần gian này. Một cộng đoàn hoàn hảo khi cộng đoàn đó giúp cho mỗi người nhận ra mình là anh hay em của người khác và có cùng một Cha chung; một cộng đoàn lý tưởng là một cộng đoàn giúp cho mỗi cá nhân nhận ra đời sống chung là một ân huệ.
Quả thế, đời sống chung là một ân huệ. An huệ là vì mình được sống chung với nhau, được làm anh em với nhau dù rằng mình không cùng quê quán, không cùng một dòng họ... Bởi từ cộng đoàn mà mỗi người được trưởng thành nhân cách.
Do vậy, cộng đoàn là trường học dạy bạn và tôi biết từ bỏ ý riêng để sống vâng phục. Vâng phục không những với Bề Trên mà còn vâng phục cả với bề dưới nữa. Nhờ đó mà chúng ta diệt trừ được tính kiêu căng, lòng ham danh vọng và quyền lực.
Cộng đoàn là nơi giúp bạn và tôi biết rõ con người thực của mình, để từ đó luôn sống khiêm nhường, trung thực và nhân hậu hơn.
Cộng đoàn là chỗ giúp bạn và tôi phát triển nhân cách và tài năng, thăng hoa tình huynh đệ, nhờ biết nhận ra điều hay lẽ phải nơi người anh em cũng như sẵn sàng thông cảm lầm lỗi của họ, vì biết rằng mình cũng yếu đuối và lầm lỗi.
Cộng đoàn là nơi giúp bạn và tôi thể hiện trách nhiệm và tình thương với anh em, nhất là mỗi khi họ đau ốm hay già cả. Lúc đời xế chiều là lúc cần đến sự quan tâm và lòng bác ái hơn bao giờ hết.
Cộng đoàn còn là nơi cho bạn và tôi bày tỏ tình con thảo và lòng kính trọng đối với Bề Trên cũng như anh chị em của mình. Ngược lại cộng đoàn cũng là nơi Bề Trên thể hiện lòng vị tha và tình mẫu tử với con cái mà Chúa đã trao phó cho mình chăm sóc- cai trị trong yêu thương và phục vụ. “Cai trị mà không có tình thương thì trở thành độc ác”.
Không những thế, nhờ cộng đoàn mà bạn và tôi được san sẻ gánh nặng và được tôn trọng, như Thánh Công Đồng Chung VaticanôII đã nói tới trong sắc lệnh về việc canh tân và thích nghi đời sống dòng tu rằng: “Là chi thể Chúa Kitô, các tu sĩ hãy mang lấy gánh nặng của nhau và kính trọng lẫn nhau trong tình giao hảo huynh đệ” (số 15). “Hơn nữa, đời sống cộng đoàn có tình huynh đệ đích thực sẽ gìn giữ và bảo trì an toan đức khiết tịnh” (số12), đồng thời khử trừ được trạng thái cô đơn mà mỗi người đều mắc phải, nhất là trong một thế giới đầy dẫy những sự kiện vô nhân và một xã hội máy móc.
Như vậy, nhờ cộng đoàn mà tôi phát triển nhân cách, thăng hoa đời sống và hoàn thiện chính mình. Nhưng bên cạnh những ân huệ mà cộng đoàn đem lại, bạn và tôi không thể không nhận ra rằng có thập giá trong đời sống cộng đoàn.
2. Thập giá trong đời sống cộng đoàn.
Nếu ai đó đã từng sống chung trong bất kỳ một tổ chức hay đoàn thể nào thì sẽ cảm nghiệm được thế nào là một đời sống chung. Cái làm cho một dòng tu giá trị nhất và cũng hy sinh nhất đó là đời sống cộng đoàn. Một vị Bề Trên cao cấp của một dòng tu, sau cuộc kinh lý, đã để lại một nhận xét như sau: “có những tu sĩ bằng lòng với một cuộc đời rất khổ sở, thiếu thốn, sẵn sàng nhận kín hết các giờ hoạt động, miễn sao tránh được đời sống cộng đoàn” (Gpa, 5).
Quả thật, nếu bạn và tôi nhìn vào một gia đình truyền thống với ba thế hệ sống chung (Ong Bà - Cha Mẹ – Con Cái) tại Việt Nam, thì ta có thể nhận ra những tương tác trong đời sống của họ. Mỗi người sẽ nhìn cuộc sống với lăng kính mà họ được tôi luyện trong môi trường và hoàn cảnh của mình. Người già có quan niệm sống của người già. Người trẻ có lối sống và suy nghĩ của người trẻ. Là một gia đình huyết tộc mà còn như vậy huống nữa là một cộng đoàn tu trì gồm đủ mọi thành phần, một cộng đoàn với bao con người khác nhau. Khác nhau về tuổi tác, tính tình, trình độ, quê quán...có khi còn khác nhau ngay cả trong đường lối tu đức. Thật vậy, những ai đã sống hơn một nửa thế kỷ hẳn là phải được huấn luyện với một linh đạo hay đường lối tu đức khác với nền linh đạo ngày nay. Trong đời sống tu trì ngày hôm nay không còn ai dạy các tu sĩ hãm mình bằng cách dùng roi da đầu bịt sắt để đánh vào thân thể của mình cho đến khi chảy máu mới thôi, và cũng không còn ai phải ép mình mà uống nước thải từ chậu giặt để lập đức nữa. Bời vì, đó là lối linh đạo phát xuất từ quan niệm triết lý của triết gia Hy lạp- Platon, một quan niệm ép xác lấy hồn. Còn ngày hôm nay, với Công Đồng VaticanoII thì “con người là một tổng thể xác và hồn”. Bởi vậy, con người không những trọng linh hồn mà còn phải trọng thân xác nữa, vì thân xác là đền thờ của Chúa Thánh Thần. “Một tinh thần lành mạnh trong một thể xác cường tráng”
Từ những lối giáo dục khác nhau, tuổi tác khác nhau, tính tình khác nhau... sẽ tạo nên những cái nhìn và mối tương giao khập khiễng nếu không muốn nói là xung khắc. Nói cách khác từ những dữ kiện đó, người này sẽ là thánh giá cho người kia. Và vì thế bạn và tôi sẽ không lạ gì khi có những cái nhìn soi mói hay những lời nói và thậm trí cả hành động xúc phạm tới mình nữa. Thập giá là luật chơi của cuộc đời. Không ai có thể lẩn tránh thập giá. Nếu có cuộc sống nào đẹp hơn cuộc sống của bạn và tôi đang sống thì hẳn là Chúa Giêsu đã không phải đau khổ và chết nhục nhã như vậy. Bởi đó, nếu mỗi ngày bạn và tôi suy niệm về thập giá thì ta sẽ không còn ca thán hay chê bai đời sống cộng đoàn nữa. Trái lại nếu trong đời sống cộng đoàn không có tình thương và sự thông cảm đích thực thì cộng đoàn sẽ trở thành một cái lò đốt cháy nhân cách con người, và sẽ biến người này thành hoả ngục cho người kia đúng như nhà triết học hiện sinh vô thần Jean Paul Sarte đã nói: “Tha nhân là hoả ngục cho tôi”
Chắc có người sẽ thắc mắc: Chẳng phải là Chúa Giêsu đã dạy là muốn theo Ngài thì hãy vác Thập Giá mình mà theo Chúa đó sao? Và Công Đồng Chung Vaticanô II đã chẳng nhắcnhở các tu sĩ trong sắc lệnh về canh tân thích nghi dòng tu là: “Theo Chúa Kitô như Phúc Am dạy là tiêu chuẩn tối hậu của đời tu dòng, nên tất cả các hội dòng phải coi tiêu chuẩn ấy như là quy luật tối thượng” (số 2). Nhưng, như chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta là phải vác lấy thập giá của chính mình mà theo Chúa. Và đức ái kitô giáo, hơn nữa là tình huynh đệ cùng dòng, tình yêu còn thúc đẩy chúng ta vác đỡ thánh giá cho người anh em, bởi lời nói hay hành vi của mình. Người tu sĩ đắc đạo là người không bao giờ nghĩ – nói xấu hay chỉ trích cũng như xét đoán người anh em của mình. Đồng thời cũng là người không muốn và bắt người khác phải vác thập giá của mình đang vác, vì “ơn Thầy đủ cho con” (2Cr 12,9).
Có như thế, thì thập giá trong đời sống cộng đoàn mới trở nên thánh giá cứu độ cho mọi người, chứ không phải thập giá làm vong thân con người.
3/ Kết luận.
Qua những điều bạn và tôi vừa cùng nhau suy nghĩ, chúng ta nhận thấy rằng đời sống cộng đoàn cả là một ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa đã rộng tay ban tặng cho chúng ta, đúng như giáo huấn của Giáo Hội đã dạy: “Đời sống tu trì thuộc về mầu nhiệm Hội Thánh. Đó là Hồng ân Hội Thánh tiếp nhận từ Thiên Chúa và trao lại như một bậc sống ổn định cho tín hữu được Thiên Chúa mời gọi khấn giữ các lời khuyên Phúc Am” (GLGHCG số 926). Bên cạnh những ân huệ cáo quý đó đời sống cộng đoàn cũng không thiếu những thập giá, nhưng là thập giá đưa tới vinh quang, đưa tới ơn cứu độ. Cũng như, không có thánh giá thì không có ơn cứu độ; đời sống cộng đoàn mà vắng bóng thập giá thì cũng chẳng có triều thiên vinh hiển nào.
Bạn thân mến, trên đây là một vài cảm nghiệm từ đời sống cộng đoàn dưới ánh sáng mầu nhiệm thập giá Chúa Giêsu mong được chia sẻ với bạn, để bạn và tôi, mỗi ngày chúng ta khám phá thêm tình thương mà Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta trong đời sống, ngõ hầu bạn và tôi sống làm sao để mọi người thấy rằng: Dòng tu hay cộng đoàn của chúng ta là những vườn hoa đủ thứ bông hoa xinh tươi và toả hương thơm; là những công viên để mọi người đến ngắm nhìn vẻ đẹp và hít thở “không khí trong lành”; là nơi sản sinh cho Giáo Hội muôn vàn đấng thánh; là nơi phát xuất những bậc anh hùng tử đạo (tử đạo trong tâm hồn), những nhà truyền giáo nhiệt thành, những tấm lòng vàng, những bàn tay phục vụ; và cũng là những thiên thần hiện thân cho lòng nhân hậu của Thiên Chúa.
Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ với bạn: nếu ai đó nghĩ rằng đi tu là để tìm một nơi ấm cúng hay một tổ ấm, thì người đó đã tìm nhầm địa chỉ rồi. Bởi vì đi tu trước hết và tối hậu là tìm gặp Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Ngoài Chúa ra, không đâu là tổ ấm đích thực. Mỗi tu sĩ nghe và làm theo Lời Chúa sẽ là tổ ấm cho chính mình và cho anh chị em của mình. Và vì thế bạn sẽ không còn tự hỏi xem dòng tu này hay dòng tu nọ có còn hấp dẫn tôi nữa không, và bạn cũng sẽ không còn chê đời sống cộng đoàn là thánh giá nữa. Nhưng điều bạn tự vấn phải là: Chúa Giêsu có còn hấp dẫn tôi nữa không, Chúa Giêsu có còn là đối tượng duy nhất của lòng tôi nữa không???
Kính tặng Mọi Tâm Hồn Mến Yêu Thánh Giá Chúa Kitô
Tuần Thánh Năm Thánh 2010
Nhưng thực tại nào cũng đều có hai mặt. Trong cuộc sống luôn có sự thiện và sự ác, ánh sáng và bóng tối, hạnh phúc và đau khổ. Cũng vậy, đời sống chung tuy mang lại cho ta muôn vàn ân huệ nhưng cũng không thiếu thập giá. Nhưng nếu chúng ta hiểu và cảm nghiệm dược thập giá là con đường duy nhất dẫn tới vinh quang, thì thập giá đó lại trở thành một ân huệ vô cùng lớn lao.
1. Ân huệ trong đời sống cộng đoàn
Con người có bản tính xã hội, theo ý Đấng Tạo Hoá: con người đều bởi một Chúa, đều là một loại, đều có chung một cùng đích. Thiên Chúa luôn lấy tình Cha săn sóc mọi người. Thiên Chúa đã muốn rằng tất cả mọi người phải làm thành một gia đình và đối xử với nhau bằng tình huynh đệ. Bởi vì mọi người được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa là Đấng đã “cho tất cả nhân loại do một nguyên tổ cư ngụ trên khắp mặt đất, nên họ đều được gọi tới cùng một cứu cánh duy nhất là chính Thiên Chúa” (Hc.MV, số24).
Do đó, yêu mến Thiên Chúa và anh em là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Thánh Kinh dạy ta rằng tình yêu mến Thiên Chúa không thể tách rời khỏi tình yêu anh em.(x.1Ga4,20).
Hơn nữa, khi cầu nguyện với Chúa Cha: “xin cho mọi người nên một..., như chúng ta là một” (Ga 17,21-22), Chúa Giêsu mở ra những viễn tượng (Vision) mà lý trí con người không thể đạt tới được. Như vậy Chúa Giêsu đã nói lên một sự tương tự nào đó giữa sự kết hợp của Ba Ngôi Thiên Chúa với sự kết hợp của các con cái Chúa trong chân lý và đức ái. Sự tương tự này cho thấy con người, tạo vật duy nhất ở tr?n gian được Thiên Chúa dựng nên cho chính họ, chỉ có thể gặp lại chính mình nhờ thành thực hiến thân. (x. Lc17,33).
Thật vậy, khi mỗi người sống tốt các mối tương quan trong cộng đoàn chính là lúc chúng ta diễn tả gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi, hay là tỏ bày Nước Thiên Chúa ngay tại trần gian này. Một cộng đoàn hoàn hảo khi cộng đoàn đó giúp cho mỗi người nhận ra mình là anh hay em của người khác và có cùng một Cha chung; một cộng đoàn lý tưởng là một cộng đoàn giúp cho mỗi cá nhân nhận ra đời sống chung là một ân huệ.
Quả thế, đời sống chung là một ân huệ. An huệ là vì mình được sống chung với nhau, được làm anh em với nhau dù rằng mình không cùng quê quán, không cùng một dòng họ... Bởi từ cộng đoàn mà mỗi người được trưởng thành nhân cách.
Do vậy, cộng đoàn là trường học dạy bạn và tôi biết từ bỏ ý riêng để sống vâng phục. Vâng phục không những với Bề Trên mà còn vâng phục cả với bề dưới nữa. Nhờ đó mà chúng ta diệt trừ được tính kiêu căng, lòng ham danh vọng và quyền lực.
Cộng đoàn là nơi giúp bạn và tôi biết rõ con người thực của mình, để từ đó luôn sống khiêm nhường, trung thực và nhân hậu hơn.
Cộng đoàn là chỗ giúp bạn và tôi phát triển nhân cách và tài năng, thăng hoa tình huynh đệ, nhờ biết nhận ra điều hay lẽ phải nơi người anh em cũng như sẵn sàng thông cảm lầm lỗi của họ, vì biết rằng mình cũng yếu đuối và lầm lỗi.
Cộng đoàn là nơi giúp bạn và tôi thể hiện trách nhiệm và tình thương với anh em, nhất là mỗi khi họ đau ốm hay già cả. Lúc đời xế chiều là lúc cần đến sự quan tâm và lòng bác ái hơn bao giờ hết.
Cộng đoàn còn là nơi cho bạn và tôi bày tỏ tình con thảo và lòng kính trọng đối với Bề Trên cũng như anh chị em của mình. Ngược lại cộng đoàn cũng là nơi Bề Trên thể hiện lòng vị tha và tình mẫu tử với con cái mà Chúa đã trao phó cho mình chăm sóc- cai trị trong yêu thương và phục vụ. “Cai trị mà không có tình thương thì trở thành độc ác”.
Không những thế, nhờ cộng đoàn mà bạn và tôi được san sẻ gánh nặng và được tôn trọng, như Thánh Công Đồng Chung VaticanôII đã nói tới trong sắc lệnh về việc canh tân và thích nghi đời sống dòng tu rằng: “Là chi thể Chúa Kitô, các tu sĩ hãy mang lấy gánh nặng của nhau và kính trọng lẫn nhau trong tình giao hảo huynh đệ” (số 15). “Hơn nữa, đời sống cộng đoàn có tình huynh đệ đích thực sẽ gìn giữ và bảo trì an toan đức khiết tịnh” (số12), đồng thời khử trừ được trạng thái cô đơn mà mỗi người đều mắc phải, nhất là trong một thế giới đầy dẫy những sự kiện vô nhân và một xã hội máy móc.
Như vậy, nhờ cộng đoàn mà tôi phát triển nhân cách, thăng hoa đời sống và hoàn thiện chính mình. Nhưng bên cạnh những ân huệ mà cộng đoàn đem lại, bạn và tôi không thể không nhận ra rằng có thập giá trong đời sống cộng đoàn.
2. Thập giá trong đời sống cộng đoàn.
Nếu ai đó đã từng sống chung trong bất kỳ một tổ chức hay đoàn thể nào thì sẽ cảm nghiệm được thế nào là một đời sống chung. Cái làm cho một dòng tu giá trị nhất và cũng hy sinh nhất đó là đời sống cộng đoàn. Một vị Bề Trên cao cấp của một dòng tu, sau cuộc kinh lý, đã để lại một nhận xét như sau: “có những tu sĩ bằng lòng với một cuộc đời rất khổ sở, thiếu thốn, sẵn sàng nhận kín hết các giờ hoạt động, miễn sao tránh được đời sống cộng đoàn” (Gpa, 5).
Quả thật, nếu bạn và tôi nhìn vào một gia đình truyền thống với ba thế hệ sống chung (Ong Bà - Cha Mẹ – Con Cái) tại Việt Nam, thì ta có thể nhận ra những tương tác trong đời sống của họ. Mỗi người sẽ nhìn cuộc sống với lăng kính mà họ được tôi luyện trong môi trường và hoàn cảnh của mình. Người già có quan niệm sống của người già. Người trẻ có lối sống và suy nghĩ của người trẻ. Là một gia đình huyết tộc mà còn như vậy huống nữa là một cộng đoàn tu trì gồm đủ mọi thành phần, một cộng đoàn với bao con người khác nhau. Khác nhau về tuổi tác, tính tình, trình độ, quê quán...có khi còn khác nhau ngay cả trong đường lối tu đức. Thật vậy, những ai đã sống hơn một nửa thế kỷ hẳn là phải được huấn luyện với một linh đạo hay đường lối tu đức khác với nền linh đạo ngày nay. Trong đời sống tu trì ngày hôm nay không còn ai dạy các tu sĩ hãm mình bằng cách dùng roi da đầu bịt sắt để đánh vào thân thể của mình cho đến khi chảy máu mới thôi, và cũng không còn ai phải ép mình mà uống nước thải từ chậu giặt để lập đức nữa. Bời vì, đó là lối linh đạo phát xuất từ quan niệm triết lý của triết gia Hy lạp- Platon, một quan niệm ép xác lấy hồn. Còn ngày hôm nay, với Công Đồng VaticanoII thì “con người là một tổng thể xác và hồn”. Bởi vậy, con người không những trọng linh hồn mà còn phải trọng thân xác nữa, vì thân xác là đền thờ của Chúa Thánh Thần. “Một tinh thần lành mạnh trong một thể xác cường tráng”
Từ những lối giáo dục khác nhau, tuổi tác khác nhau, tính tình khác nhau... sẽ tạo nên những cái nhìn và mối tương giao khập khiễng nếu không muốn nói là xung khắc. Nói cách khác từ những dữ kiện đó, người này sẽ là thánh giá cho người kia. Và vì thế bạn và tôi sẽ không lạ gì khi có những cái nhìn soi mói hay những lời nói và thậm trí cả hành động xúc phạm tới mình nữa. Thập giá là luật chơi của cuộc đời. Không ai có thể lẩn tránh thập giá. Nếu có cuộc sống nào đẹp hơn cuộc sống của bạn và tôi đang sống thì hẳn là Chúa Giêsu đã không phải đau khổ và chết nhục nhã như vậy. Bởi đó, nếu mỗi ngày bạn và tôi suy niệm về thập giá thì ta sẽ không còn ca thán hay chê bai đời sống cộng đoàn nữa. Trái lại nếu trong đời sống cộng đoàn không có tình thương và sự thông cảm đích thực thì cộng đoàn sẽ trở thành một cái lò đốt cháy nhân cách con người, và sẽ biến người này thành hoả ngục cho người kia đúng như nhà triết học hiện sinh vô thần Jean Paul Sarte đã nói: “Tha nhân là hoả ngục cho tôi”
Chắc có người sẽ thắc mắc: Chẳng phải là Chúa Giêsu đã dạy là muốn theo Ngài thì hãy vác Thập Giá mình mà theo Chúa đó sao? Và Công Đồng Chung Vaticanô II đã chẳng nhắcnhở các tu sĩ trong sắc lệnh về canh tân thích nghi dòng tu là: “Theo Chúa Kitô như Phúc Am dạy là tiêu chuẩn tối hậu của đời tu dòng, nên tất cả các hội dòng phải coi tiêu chuẩn ấy như là quy luật tối thượng” (số 2). Nhưng, như chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta là phải vác lấy thập giá của chính mình mà theo Chúa. Và đức ái kitô giáo, hơn nữa là tình huynh đệ cùng dòng, tình yêu còn thúc đẩy chúng ta vác đỡ thánh giá cho người anh em, bởi lời nói hay hành vi của mình. Người tu sĩ đắc đạo là người không bao giờ nghĩ – nói xấu hay chỉ trích cũng như xét đoán người anh em của mình. Đồng thời cũng là người không muốn và bắt người khác phải vác thập giá của mình đang vác, vì “ơn Thầy đủ cho con” (2Cr 12,9).
Có như thế, thì thập giá trong đời sống cộng đoàn mới trở nên thánh giá cứu độ cho mọi người, chứ không phải thập giá làm vong thân con người.
3/ Kết luận.
Qua những điều bạn và tôi vừa cùng nhau suy nghĩ, chúng ta nhận thấy rằng đời sống cộng đoàn cả là một ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa đã rộng tay ban tặng cho chúng ta, đúng như giáo huấn của Giáo Hội đã dạy: “Đời sống tu trì thuộc về mầu nhiệm Hội Thánh. Đó là Hồng ân Hội Thánh tiếp nhận từ Thiên Chúa và trao lại như một bậc sống ổn định cho tín hữu được Thiên Chúa mời gọi khấn giữ các lời khuyên Phúc Am” (GLGHCG số 926). Bên cạnh những ân huệ cáo quý đó đời sống cộng đoàn cũng không thiếu những thập giá, nhưng là thập giá đưa tới vinh quang, đưa tới ơn cứu độ. Cũng như, không có thánh giá thì không có ơn cứu độ; đời sống cộng đoàn mà vắng bóng thập giá thì cũng chẳng có triều thiên vinh hiển nào.
Bạn thân mến, trên đây là một vài cảm nghiệm từ đời sống cộng đoàn dưới ánh sáng mầu nhiệm thập giá Chúa Giêsu mong được chia sẻ với bạn, để bạn và tôi, mỗi ngày chúng ta khám phá thêm tình thương mà Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta trong đời sống, ngõ hầu bạn và tôi sống làm sao để mọi người thấy rằng: Dòng tu hay cộng đoàn của chúng ta là những vườn hoa đủ thứ bông hoa xinh tươi và toả hương thơm; là những công viên để mọi người đến ngắm nhìn vẻ đẹp và hít thở “không khí trong lành”; là nơi sản sinh cho Giáo Hội muôn vàn đấng thánh; là nơi phát xuất những bậc anh hùng tử đạo (tử đạo trong tâm hồn), những nhà truyền giáo nhiệt thành, những tấm lòng vàng, những bàn tay phục vụ; và cũng là những thiên thần hiện thân cho lòng nhân hậu của Thiên Chúa.
Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ với bạn: nếu ai đó nghĩ rằng đi tu là để tìm một nơi ấm cúng hay một tổ ấm, thì người đó đã tìm nhầm địa chỉ rồi. Bởi vì đi tu trước hết và tối hậu là tìm gặp Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Ngoài Chúa ra, không đâu là tổ ấm đích thực. Mỗi tu sĩ nghe và làm theo Lời Chúa sẽ là tổ ấm cho chính mình và cho anh chị em của mình. Và vì thế bạn sẽ không còn tự hỏi xem dòng tu này hay dòng tu nọ có còn hấp dẫn tôi nữa không, và bạn cũng sẽ không còn chê đời sống cộng đoàn là thánh giá nữa. Nhưng điều bạn tự vấn phải là: Chúa Giêsu có còn hấp dẫn tôi nữa không, Chúa Giêsu có còn là đối tượng duy nhất của lòng tôi nữa không???
Kính tặng Mọi Tâm Hồn Mến Yêu Thánh Giá Chúa Kitô
Tuần Thánh Năm Thánh 2010
Thông Báo
Giớ thiệu website mới của Giáo phận Lạng Sơn
Vũ Duy Cường SJ
10:36 30/03/2010
Kính gửi: Quý Cha, quý Tu sĩ Nam nữ, quý Chủng sinh
Quý Ông Bà anh chị em trong ngoài giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.
Theo Sắc lệnh Tòa Thánh ngày 30-12-1913, Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn gồm hai tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn và một phần đất tỉnh Hà Giang (phía Ðông sông Lô), ngày 24-11-1960 đã được Tòa Thánh chính thức thiết lập là Giáo phận Chính tòa Lạng Sơn-Cao Bằng. Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng là một Giáo phận Truyền giáo, với nhân sự phục vụ (gần 50 người), số giáo dân rất khiêm tốn (khoảng 6.218) so với dân số của 2 tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng và một giáo họ tại tỉnh Hà-Giang (tất cả khoảng 1.635.000 người).
Là Giáo phận truyền giáo nơi địa đầu tổ quốc, giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh và quan niệm của quá khứ đã ảnh hưởng không ít đến công cuộc loan báo Tin Mừng. Ở vùng đồi núi heo hút, với biết bao thách đố của thời cuộc nên đời sống đức tin của bà con giáo dân nhiều năm không được chăm lo trực tiếp và thường xuyên. Chính vì thế, hạt giống Tin Mừng chưa đâm rễ sâu trong tâm hồn của các tín hữu, vì vậy để gìn giữ đức tin sẵn có trước những sóng gió luôn là một thách đố: Mục tiêu tối quan trọng và cấp bách của giáo phận lúc này là TÁI LOAN BÁO TIN MỪNG. Để chu toàn sứ mạng cần thiết và đầy thách đố này cần lắm những “con người của Tin Mừng”, những con người đã được Tin Mừng Đức Giêsu giải thoát và soi lối, những môn đồ có kinh nghiệm thiết thân với Thầy Chí Thánh: kinh nghiệm được gọi, được sống, được yêu thương, được tha thứ và được sai đi để tiếp tục sứ mạng của Thầy Giêsu theo lời mời gọi của Thánh Phaolô Tông đồ: “Khốn cho tôi, nếu tôi không Rao giảng Tin Mừng”.
Theo tinh thần đó, giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng muốn dùng trang Web điện tử này, để giới thiệu với tất cả mọi người một Giáo phận truyền giáo với tâm tình Tạ Ơn vì biết bao Hồng ân của Thiên Chúa đã ban cho giáo phận; với tâm tình cám ơn các tiền nhân và các Đấng bậc đã gieo trồng đức tin và gìn giữ đến ngày hôm nay; với lời tri ân cảm tạ các ân thân nhân đã giúp đỡ với lời nguyện cầu của hiệp thông, sự giúp đỡ chân thành cho sự xây dựng và phát triển giáo phận; để trình bày Ơn của Chúa Thánh Thần là sức mạnh đã, đang làm nên những điều kỳ diệu nơi mảnh đất truyền giáo phía Bắc này.
Rất mong được mọi thành phần Dân Chúa trong ngoài giáo phận và anh chị em ngoài Kitô giáo cùng đồng hành, sẻ chia, khích lệ với Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng qua trang Web đơn sơ này, rất hy vọng được những khích lệ, động viên và đóng góp cho trang Web ngày thêm phong phú.
Xin chân thành cám ơn, và kính chúc quý Vị được tràn đầy Ơn Thánh Chúa, luôn Hạnh phúc, Niềm vui và An bình.
Lạng sơn, ngày 05 tháng 03 năm 2010
Giám Mục Giáo phận Lạng Sơn–Cao Bằng
Văn Hóa
Phục Sinh
Jos. Tú Nạc, NMS
19:41 30/03/2010
Ta ôm ấp tận trái tim tha thiết
Thập giá kia Giê-su đã tử hình
Mà biết bao máu đào loang thánh giá
Đó là nơi Giê-su lại đời mình
Những phiến đá bị lăn xa từng phiến
Nấm mồ kia mở rộng bỏ tan hoang
Họ tìm kiếm và rồi thiên sứ nói
Người không còn ở đấy nấm mồ hoang
Ôi hân hoan họ ngỡ phải xa lìa
Vừa gặp Người chỉ thêm một lần nữa
Bên cạnh Người được ăn uống cùng Cha
Đón nhận Người là Đức Chúa của ta
Đã hoàn thành biết bao điều thực hiện
Qua cái chết cuả Người trên thập giá
Và phục sinh từ cái chết của Người
Người hòa giải chúng ta cùng Thiên Chúa
Không gì nối được nhịp cầu ngăn cách
Mà tội đời chia cắt sẻ đôi bờ
Ta giờ thể ung dung về bên Chúa
Đón Ki-tô với tất cả tâm hồn
(Ý thơ “The Resurrection” – M. S Lowndes)
Thập giá kia Giê-su đã tử hình
Mà biết bao máu đào loang thánh giá
Đó là nơi Giê-su lại đời mình
Những phiến đá bị lăn xa từng phiến
Nấm mồ kia mở rộng bỏ tan hoang
Họ tìm kiếm và rồi thiên sứ nói
Người không còn ở đấy nấm mồ hoang
Ôi hân hoan họ ngỡ phải xa lìa
Vừa gặp Người chỉ thêm một lần nữa
Bên cạnh Người được ăn uống cùng Cha
Đón nhận Người là Đức Chúa của ta
Đã hoàn thành biết bao điều thực hiện
Qua cái chết cuả Người trên thập giá
Và phục sinh từ cái chết của Người
Người hòa giải chúng ta cùng Thiên Chúa
Không gì nối được nhịp cầu ngăn cách
Mà tội đời chia cắt sẻ đôi bờ
Ta giờ thể ung dung về bên Chúa
Đón Ki-tô với tất cả tâm hồn
(Ý thơ “The Resurrection” – M. S Lowndes)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chốn Ngàn Năm
Lm. Vũ Đình Huyến
22:18 30/03/2010
CHỐN NGÀN NĂM
Ảnh của Lm. Vũ Đình Huyến, CMC.
Mọi sự đều đi về một nơi,
mọi sự đều đến từ bụi đất,
mọi sự đều trở về bụi đất.
(Sách GV 3,20)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền