Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá và Tuần Thánh
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:20 31/03/2020
(Mt. 21:1-11)
CHÚC TỤNG.
Thầy trò đến núi Cây Dầu,
Giê-ru-sa-lem, đối đầu công khai.
Sai hai môn đệ hôm mai,
Đến làng trước mặt, quản cai hỏi nhờ.
Thầy cần lừa mẹ bây giờ,
Dùng xong gởi trả, cậy nhờ tựa nương.
Lời xưa ứng nghiệm tỏ tường,
Si-on thiếu nữ, bên đường tung hô.
Vua ngươi nhân ái bước vô,
Ngồi lưng lừa mẹ, chở đồ kéo lê.
Đoàn dân trải áo bên lề,
Nhành cây trải lối, Chúa về Sa-lem.
Mọi người thành phố ra xem,
Hoan hô chúc tụng, rước đem vào thành.
Tầng trời tuôn đổ ơn lành,
Con Vua Đa-vít, nhân danh Chúa Trời.
Tiên tri nhân đức cao vời,
Xuất thân làng nhỏ, gọi mời dấn thân.
Na-gia-rét đó vọng ngân,
Ngôi Hai Thiên Chúa, thế nhân cứu đời.
Bước vào Tuần Thánh là thời gian quan trọng nhất trong lịch phụng vụ. Chúng ta sẽ tưởng niệm sự đau khổ, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu bắt đầu Tuần Thánh với sự kiện Ngài vào thành Giêrusalem. Dân chúng hoan hô đón chào. Nhiều người chặt cành là vẫy chào và có nhiều kẻ trải áo xuống đường đón rước Chúa trong tiếng tung hô: Hoan hô con Vua Đavít.
Chỉ sau vài ngày, những tiếng tung hô đã trở thành những tiếng gào thét. Đóng đinh nó đi, đóng đinh nó vào thập giá. Sau hơn 2000 năm, tiếng gào thét vẫn còn vang vọng nơi nơi. Hãy tha Baraba và giết Giêsu. Giữa thế giới trần tục hôm nay, thiên hạ vẫn lên tiếng ủng hộ những kẻ làm điều ác. Họ vẫn cứ giơ tay ủng hộ những phong trào vô luân. Nhiều người đồng ý ủng hộ những phong trào phá thai, chiến tranh, đồng tình luyến ái, tự do sống chung…Nhiều người vẫn muốn giết Chúa Giêsu, loại bỏ Ngài ra khỏi cuộc sống. Những biểu tượng thánh giá bị gỡ bỏ, những dấu hiệu tôn giáo bị cấm cản.
Nhiều người muốn tha Baraba để rồi khỏi phải nghe những lời khuyên dạy về đạo đức luân lý. Họ coi những lời khôn ngoan dạy bảo của Chúa như lỗi thời không còn thích hợp với đời sống văn minh tiến bộ. Họ muốn chính họ là chủ cuộc đời trong mọi chọn lựa. Thật lạ lùng, đám đông theo Chúa, họ đã nhận lãnh biết bao hồng ân, đã chứng kiến biết bao phép lạ và đã nghe biết bao bài giảng của Chúa. Rồi trong giây phút quan trọng, họ đã quay mặt làm ngơ và giơ tay đả đảo. Họ phỉ báng nhạo cười và thách thức Chúa. Ôi, thật bạc bẽo chua cay!
Chúa cũng còn chút an ủi, một số những bạn bè thân cận âm thầm bước theo sau. Đặc biệt là các con gái thành Giêrusalem. Họ không dám lên tiếng bênh vực cho Chúa cách công khai, nhưng cảm thông và âm thầm chịu đựng.
Theo Chúa, chúng ta phải có sự chọn lựa chính xác. Chúng ta không thể làm tôi hai chủ. Chọn Chúa hay chọn Baraba. Nhiều khi chúng ta muốn trung dung và không có thái độ dứt khoát. Chọn Chúa là chọn con đường thập giá. Có thánh giá là có hy sinh và có đau khổ. Qua thập giá sẽ đưa chúng ta đến vinh quang.
THỨ HAI, TUẦN THÁNH
(Ga 12, 1-11).
XỨC DẦU
Sáu ngày trước lễ Vượt Qua,
Bê-ta-ni-á, nơi nhà dấu yêu.
Ghé cùng môn đệ buổi chiều,
Chúa làm phép lạ, ban nhiều phúc ân.
Người ta dọn bữa ân cần,
Ma-ry quỳ gối, sát gần bên chân.
Mar-tha lo việc tiếp tân,
La-gia-rô đó, xác thân phục hồi.
Chị em đón Chúa bồi hồi,
Dầu thơm hảo hạng, khúc nhôi giãi bầy,
Xức dầu chân Chúa tràn đầy,
Hương thơm tỏa ngát, ơn Thầy tri ân.
Tâm tư chia sẻ người thân,
Xức dầu hoan lạc, vọng ngân cao vời.
Gần ngày kết thúc cõi đời,
Vượt Qua sự chết, rạng ngời vinh quang.
THỨ BA, TUẦN THÁNH
(Ga 13, 21-33. 36-38).
THỬ THÁCH
Tâm hồn xao xuyến bồi hồi,
Tông đồ môn đệ, đơn côi lạc đàn.
Một người mắc bẫy Sa-tan,
Bỏ Thầy phản phúc, dối gian gạt người.
Nhìn nhau tự hỏi đôi lời,
Phụ lòng bán Chúa, xin mời ra đi.
Chúa thương rộng lượng từ bi,
Không lời phiền trách, thị phi thói đời.
Ai ngờ quản lý một thời,
Lòng gian dạ ác, nghe lời quỉ ma.
Phản Thầy bỏ bạn đi xa,
Kết cùng cuộc sống, thật là xót thương.
Ba năm huấn luyện tinh tường,
Lời hay lẽ thật, như sương sáng ngày.
Tín trung mời gọi hôm nay,
Kiên trì tin vững, phúc thay tâm hồn.
THỨ TƯ, TUẦN THÁNH
(Mt 26. 14-25).
VƯỢT QUA
Giu-đa ý định nộp Thầy,
Bao nhiêu đồng bạc, xin bầy kế hay.
Mưu tìm thuận dịp ra tay,
Trao Thầy nộp bạn, vào tay kẻ thù.
Vượt Qua lễ hội trong khu,
Thầy trò chia sẻ, đêm thu sầu buồn.
Một người sa ngã mất hồn,
Tâm tư lầm lạc, bán buôn tội tình.
Buồn rầu tự hỏi lòng mình,
Xin Thầy cho biết, thật tình là ai?
Người cùng chấm dĩa công khai,
Lòng đầy thâm độc, một mai phản Thầy.
Giu-đa lòng dạ ác dầy,
Khốn thay kẻ nộp, sa lầy trí tâm.
Cuộc đời hiện hữu sai lầm,
Tiện tâm bán Chúa, âm thầm chết treo.
THỨ NĂM, TUẦN THÁNH
(Mt 13, 1-15).
PHỤC VỤ
Vượt Qua ngày lễ âm thầm,
Thầy trò trao đổi, thâm trầm thâu đêm.
Chúa truyền bài học nhẹ êm,
Lấy khăn cởi áo, bên thềm cúi sâu.
Rửa chân dơ bẩn phục hầu,
Thắt lưng bưng chậu, khẩn cầu rửa chân.
Phê-rô từ chối đôi lần,
Xin Thầy hãy rửa, cả thân con này.
Có người không sạch hôm nay,
Lòng tham ý tiện, khốn thay cuộc đời.
Nêu gương phục vụ mọi người,
Là Thầy là Chúa, đôi lời nhủ khuyên.
Rửa chân phục vụ thường xuyên,
Theo gương Thầy rửa, rao truyền thực thi.
Anh em luôn nhớ khắc ghi,
Thực hành đức ái, đại bi sống đời.
THỨ SÁU, TUẦN THÁNH
(Ga 18, 1-19. 42).
THẬP GIÁ
Giu-đa phản bội nghĩa Thầy,
Ba mươi đồng bạc, một bầy toán quân.
Vệ binh đèn đuốc đi tuần,
Xông vào bắt Chúa, gian truân cực hình.
Tông đồ bỏ trốn cứu sinh,
Một mình Chúa chịu, cung đình xét tra.
Thâu đêm đánh đập xót xa,
Giam trong ngục tối, gian tà bủa vây.
Kết hình tử tội treo thây,
Mạo gai đâm thấu, ngất ngây tủi hờn.
Vai mang thánh giá cô đơn,
Quỵ đau xô ngã, từng cơn mỏi mòn.
Mồ hôi máu chảy héo hon,
Thân tàn thịt nát, đánh đòn không nương.
Đóng đinh thập giá sầu thương,
Hiến thân chịu chết, thiên đường trổ hoa.
THỨ BẨY, TUẦN THÁNH
(Mc 16, 1-8).
MỒ TRỐNG
Thuốc thơm xức xác sẵn sàng,
Hừng đông ngày mới, trên đàng viếng thăm.
Mộ phần cửa lấp xa xăm,
Xác thân tẩm liệm, đặt nằm bên trong.
Ngạc nhiên mồ trống, rối lòng,
Các bà khiếp sợ, ước mong gặp Thầy.
Thiên thần bên phải ngồi đây,
Nhắn lời ‘đừng sợ’, vì Thầy phục sinh.
Hãy đi loan báo thanh minh,
Tông đồ môn đệ, chúng sinh Tin mừng.
Tin yêu chan chứa nổi bừng,
Buồn đau biến mất, vang lừng tâm can.
Chúa nay sống lại khải hoàn,
Niềm tin hy vọng, hân hoan rạng ngời.
Vinh quang sự sống muôn đời,
Chương trình cứu độ, cao vời thánh ân.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:49 31/03/2020
3. Vui vẻ giống như nước trong xanh trong nguồn, là từ trong tâm hồn thanh khiết phun ra. Chỉ có phạm tội làm ác, yếu đuối biếng nhác, thì mới làm cho ánh sáng của tâm hồn tối đen lại, thậm chí giập tắt nó, trở thành một màn đen tối.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:54 31/03/2020
81. THỪA TƯỚNG THÔNG MINH
Hán Vũ thường nói với Lý Thành:
- “Tôi với thừa tướng Thôi Quần quen biết nhau đã nhiều năm, tôi cảm thấy ông ta là người quá thông minh”.
Lý Thành hỏi:
- “Ông ta thông minh về phương diện nào?”
Hán Vũ nói:
- “Thôi Quần rất biết rõ mình, xưa nay không dám múa rìu qua mắt thợ”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 81:
Người thông minh thì học đâu nhớ đó, đây là loại thông minh của các tử sĩ, nhưng người cực thông minh là người biết mình hay dở đến đâu để tiến để lùi, tức là “không dám múa rìu qua mắt thợ”, đây là thông minh của người khôn ngoan biết người biết ta...
Giáo Hội rất cần những người thông minh như thế để truyền giáo, để làm chứng nhân cho Tin Mừng, để trở nên những nhà lãnh đạo giỏi, những mục tử nhân hậu của dân Thiên Chúa.
Cũng có rất nhiều người Ki-tô hữu thông minh biết dùng thông minh của mình để cộng tác với cha sở, mở mang Nước Chúa ở ngay trong giáo xứ của mình; thời nay cũng có nhiều mục tử rất thông minh biết dùng tài trí của mình để lãnh đạo và chăm sóc các linh hồn đã được Thiên Chúa -qua Giáo Hội- giao phó cho các ngài, chúng ta dễ nhận ra các ngài với dáng vẻ bên ngoài đơn sơ không kiểu cách, hiền từ không la lối thóa mạ, khiêm tốn không hách dịch nóng nảy và rất thân tình với giáo dân của mình.
Ai cũng thích sự thông minh bởi vì đó là ơn của Chúa Thánh Thần ban tặng, nhưng không ai thích người thông minh mà kiêu căng bởi vì đó là con đẻ của tà thần luôn gây chia rẻ trong cộng đoàn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hán Vũ thường nói với Lý Thành:
- “Tôi với thừa tướng Thôi Quần quen biết nhau đã nhiều năm, tôi cảm thấy ông ta là người quá thông minh”.
Lý Thành hỏi:
- “Ông ta thông minh về phương diện nào?”
Hán Vũ nói:
- “Thôi Quần rất biết rõ mình, xưa nay không dám múa rìu qua mắt thợ”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 81:
Người thông minh thì học đâu nhớ đó, đây là loại thông minh của các tử sĩ, nhưng người cực thông minh là người biết mình hay dở đến đâu để tiến để lùi, tức là “không dám múa rìu qua mắt thợ”, đây là thông minh của người khôn ngoan biết người biết ta...
Giáo Hội rất cần những người thông minh như thế để truyền giáo, để làm chứng nhân cho Tin Mừng, để trở nên những nhà lãnh đạo giỏi, những mục tử nhân hậu của dân Thiên Chúa.
Cũng có rất nhiều người Ki-tô hữu thông minh biết dùng thông minh của mình để cộng tác với cha sở, mở mang Nước Chúa ở ngay trong giáo xứ của mình; thời nay cũng có nhiều mục tử rất thông minh biết dùng tài trí của mình để lãnh đạo và chăm sóc các linh hồn đã được Thiên Chúa -qua Giáo Hội- giao phó cho các ngài, chúng ta dễ nhận ra các ngài với dáng vẻ bên ngoài đơn sơ không kiểu cách, hiền từ không la lối thóa mạ, khiêm tốn không hách dịch nóng nảy và rất thân tình với giáo dân của mình.
Ai cũng thích sự thông minh bởi vì đó là ơn của Chúa Thánh Thần ban tặng, nhưng không ai thích người thông minh mà kiêu căng bởi vì đó là con đẻ của tà thần luôn gây chia rẻ trong cộng đoàn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hai sắc thái của Mầu nhiệm Vượt qua
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
23:55 31/03/2020
Chúa Nhật Lễ Lá
Nội dung chính yếu của cử hành phụng vụ Tuần Thánh là cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Ngài là người tôi tớ đau khổ của Đức Giavê. Ngài đón nhận Thập giá tủi nhục thất bại, và đã biến đổi Thập giá thành nguồn ơn cứu độ, tình thương tha thứ cho nhân loại tội lỗi.
Phụng vụ bước vào Tuần Thánh với khởi đầu là Chúa Nhật Lễ Lá. Cử hành phụng vụ hôm nay khởi sự bằng việc làm phép lá và đi kiệu lá. Cộng đoàn đi kiệu để tưởng niệm việc Chúa Cứu Thế khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Ngay sau đó là Thánh Lễ tưởng niệm cuộc Thương khó, đặc biệt với việc đọc Bài Thương khó.Việc cử hành hôm nay mang hai sắc thái có vẻ nghịch nhau : mới mừng cuộc khải hoàn của Chúa Kitô, rồi lại cảm thông nỗi thống khổ của Người. Phụng vụ hôm nay kết hợp hai khoảnh khắc trái ngược nhau; cuộc chào đón Đức Giêsu vào Giêrusalem và thảm kịch Thương khó; lễ hội “Hosanna” và những tiếng la ó lặp đi lặp lại “Đóng đinh nó vào thập giá!”; cuộc khải hoàn và sự thất bại bề ngoài qua cái chết trên thập giá.
Bài Thương khó kể lại từng chặng đường đau thương của Đấng Cứu Thế. Ba môn đệ thân tín đã bỏ rơi Thầy. Giuđa chỉ điểm bắt Thầy bằng một nụ hôn giả dối. Các môn đệ sợ hãi bỏ Thầy mà chạy trốn. Phêrô thề là không hề quen biết Thầy. Chúa Giêsu cô đơn trước đám đông cuồng nộ. Họ bị kích động đòi đóng đinh Ngài. Họ coi Ngài còn thua Baraba là tên phiến loạn. Họ khạc nhổ, đánh đập, vả tát vào mặt, dùng roi quất vào da thịt. Đôi bàn tay bầm tím xuyên thâu những mũi đinh nhọn. Đôi bàn chân bị đinh đóng xuyên qua cây gỗ. Đầu đội mão gai nhọn. Lưỡi đòng đâm cạnh sườn, máu và nước chảy ra. Một người bị lột bỏ trần trụi. Hai tay bị giang thẳng trói xiết chặt vào thanh gỗ ngang. Hai chân bị trói vào thanh gỗ dọc phơi ngoài trời nắng gắt cho đến chết. Chết vì nghẹt thở do các cơ vòng ngực, cơ bắp tay không còn sức trương ra, co vào để rồi thu nhận và tống không khí. Tử tội bị đóng đinh nơi cổ tay, nơi bàn chân càng thê thảm bội phần vì đau đớn nhức nhối, sức người rướn lên để thơ, mau kiệt sức và chóng chết. Bị sỉ nhục. Bị cười nhạo báng. Bị khinh khi. Kẻ qua người lại đều nhục mạ Ngài, vừa lắc đầu vừa nói: mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi ! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào!. Các thượng tế kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Ngài mà nói: Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua Israel ! Bây giờ hắn cứ xuống khỏi thập gía đi, thì chúng ta tin hắn liền!. Cả những tên cướp cùng chịu đóng đinh cũng sỉ vả Ngài như thế.
Cái chết cô đơn, cái chết đau khổ đến với Chúa Giêsu như một chén đắng mà Chúa Cha trao phó. Chúa Giêsu xin vâng ý Cha, nhưng không vì thế mà bớt sự đau đớn. Trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu than thở: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39).Theo thánh ý Chúa Cha, “Chúa Giêsu đã hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cây Thập giá”( Pl 2,8).
Cuộc khải hoàn rước lá của Chúa Giêsu là một dấu chỉ của chiến thắng vinh quang chung cuộc. Việc kiệu lá cho thấy rõ ý nghĩa đích thực của đau khổ và thập giá. Tương tự trong sự kiện “biến hình” trên núi Tabo: Chúa Giêsu cho ba tông đồ thoáng thấy vinh quang thần tính. Khi xuống núi, Ngài ra lệnh cho ba tông đồ phải bảo mật cho đến khi Con Người sống lại từ cõi chết, nghĩa là cho đến khi ý nghĩa của biến cố được tỏ bày. Cũng chính ba tông đồ thân tín chứng kiến cơn hấp hối của Chúa ở vườn Cây Dầu. Sau Phục sinh, Chúa Kitô cũng giải thích cho hai môn đệ trên đường Emmau: “Đức Kitô không phải chịu đau khổ như thế rồi mới vào vinh quang của Người sao?” (Lc 24,26).
Như vậy ngay từ Lễ Lá, hai sắc thái, hai cục diện của mầu nhiệm Vượt Qua được trình bày rõ ràng. Lễ Lá trình bày hai cục diện theo thứ tự đảo ngược : vinh quang trước, khổ nạn sau. Nhưng thứ tự đó biểu lộ thực chất của mầu nhiệm Vượt Qua. Mầu nhiệm Vượt qua cơ bản là một mầu nhiệm đạt tới vinh quang và sự sống. Sự chết chỉ là bước đi qua, là phương tiện để đạt tới mục đích là vinh quang Phục Sinh. Khổ đau của Thập Giá Đức Kitô không bao giờ là nỗi đau của hận thù, oán ghét mà luôn mang dáng đứng của tình yêu và sự khoan dung tha thứ. Trên thập giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Hơn thế nữa, Ngài công bố ơn cứu độ của Thiên Chúa ngay trên thập giá, lúc mà thế trần nhìn thấy Ngài trần trụi và yếu đuối nhất, khi Ngài ôm trọn con người tội lỗi trần gian qua hình ảnh tên gian phi biết cúi mình nhận ra Chân Lý: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" (Lc 23,43). Chúa Giêsu đã xóa màu đen ghê tởm của sự dữ trong lòng con người qua việc phục hồi giá trị của mỗi nhân vị và đưa nhân loại đến với Thiên Chúa qua Tình Yêu toàn tha của Ngài. Chúa Giêsu đã dùng cạn hết mọi dấu chỉ của thế trần để biểu lộ Tình Yêu thâm sâu của Ngài cho chúng ta. Đó là màu trắng thanh khiết nhất và là ánh sáng đẹp nhất mà nhân trần này có thể chiêm ngưỡng.
Trong cuộc thương khó, Chúa Giêsu không oán trách hay hận thù ai, Ngài vượt lên trên tất cả bằng tình thương tha thứ. Chúa Giêsu đã biểu lộ sức mạnh của tình yêu, sức mạnh của niềm tin và phó thác trọn vẹn cho Thiên Chúa. Chính sức mạnh tình yêu đã làm mọi chia rẽ được hàn gắn, mọi hận thù được xóa bỏ và mọi xa cách được nên hiệp nhất. Chúa Giêsu đã hợp nhất nhân loại trong trái tim rộng mở của Ngài, trái tim chỉ có tình yêu thanh khiết. Ngài nâng con người lên giá trị cao hơn trong sự kết hiệp với tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu Nguyên Tuyền. Tình yêu ấy không làm mờ đi bóng cây thập giá nhưng lại mang một ý nghĩa và sắc màu huyền diệu lung linh.
Bước vào Tuần Thánh, chúng ta cùng theo Chúa Giêsu trên con đường Thập giá.
Theo Chúa không chỉ khi gặp may mắn, thành công, bình an mà còn chấp nhận khi bị bỏ rơi, khước từ, đau khổ, thất bại.
Theo Chúa không là con đường “xuôi chèo mát mái” hoàn toàn hạnh phúc an lành, mà còn là con đường chọn lựa quyết liệt với những quyến rũ của vật chất, đam mê, hưởng thụ, danh vọng, quyền lực thế gian.
Theo Chúa Giêsu là đi con đường thập giá vừa lên dốc, vừa nhiều ổ gà ổ voi và vừa là con đường một chiều. Con đường ấy hẹp chứ không thênh thang theo những trào lưu dễ dãi, giả dối, ích kỷ, hận thù, bạo lực... nên cần phải sống từ bỏ, hy sinh, trung thực, yêu thương, bao dung.
Tuần Thánh, cùng đi vào hành trình thương khó của Chúa, chúng ta gặp thấy nhiều tình huống tăm tối của “nhân tình thế thái” như vu khống, phản bội, ghen tương, bất công, nhục nhã, đau khổ, sợ hãi, cô đơn, hèn nhát, cái chết. Nhưng trên hết, chúng ta gặp được một tình yêu. Tình Yêu của Đấng Chịu Đóng Đinh đối với Chúa Cha và lòng xót thương với nhân loại. Chỉ có tình yêu mới làm cho mọi khổ đau có giá trị cứu độ. Cảm nếm và thông phần với nỗi khổ đau thân xác và tinh thần của Chúa Giêsu, nhưng vẫn luôn nhận ra lòng xót thương nằm ẩn dưới từng phản ứng của Ngài theo Tin Mừng kể lại. Càng suy nghĩ về cuộc khổ nạn, chúng ta càng yêu Thập giá của Chúa hơn, yêu thập giá của mình hơn và kính trọng thập giá của người khác hơn.
Theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá là một thách đố lớn trong bối cảnh thời nay. Xác tín rằng, có Chúa cùng đồng hành, Ngài luôn thấu hiểu nâng đỡ, Ngài chia sẻ những khó khăn, thử thách, đau khổ với chúng ta trên hành trình theo Ngài. Nếu can đảm cùng chịu đau khổ và đóng đinh cùng Ngài, chúng ta sẽ được hạnh phúc và vinh quang phục sinh với Ngài.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người vô gia cư đang đau khổ vì dịch bệnh
Đặng Tự Do
01:59 31/03/2020
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người vô gia cư đang đau khổ vì dịch bệnh và nhắc nhớ rằng Chúa Giêsu đã gánh lấy tội lỗi chúng ta trên Ngài
Lúc 7 sáng thứ Ba 31 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người đang trong tình cảnh vô gia cư. Mở đầu thánh lễ được phát trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxicô nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người vô gia cư. Tại thời điểm này, mọi người được khuyên nên ở nhà, nhưng những người vô gia cư thì sao? Cầu xin cho xã hội, những người nam nữ trong chúng ta, nhận ra thực tế này và giúp đỡ họ, và xin cho Giáo hội có thể chào đón họ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã suy nghĩ về biểu tượng của con rắn được trình bày trong cả hai bài đọc Thứ Ba trong Tuần thứ Năm Mùa Chay (Ds 21: 4-9 và Ga 8: 21-30).
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Con rắn chắc chắn không phải là một động vật thân thiện. Loài vật này luôn gắn liền với cái ác. Ngay cả trong sách Khải Huyền, con rắn được mô tả một cách đặc biệt như là con vật mà ma quỷ sử dụng để gây ra tội lỗi. Trong sách Khải Huyền, ma quỷ được gọi là ‘con rắn cổ xưa’, là kẻ ngay từ thời tạo thiên lập địa đã cắn, đầu độc, hủy diệt, và giết chóc.
Trong cuộc hành trình ra khỏi đất Ai Cập, đến một lúc, người dân không còn có thể theo nổi cuộc hành trình dài. Họ phàn nàn rằng họ không có thức ăn hoặc nước uống, và mệt mỏi vì ăn mãi manna.
Điệu nhạc này không ngừng được cất lên. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê rằng: “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Aicập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này.” Trí tưởng tượng của họ luôn luôn quay trở lại Ai Cập. Chúng tôi ở đó khá lắm. Chúng tôi đã ăn rất ngon.
Có vẻ như Chúa cũng không thể chịu đựng nổi với dân Ngài vào lúc này. Ngài tức giận. Sự phẫn nộ của Thiên Chúa đôi khi được nhìn thấy. Và vì thế, “Chúa cho rắn độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Do Thái phải chết. Dân đến nói với ông Môsê: ‘Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách Chúa và kêu trách ông. Xin ông khẩn cầu Chúa để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi.’” Con rắn luôn là hình ảnh của quỷ dữ. Khi nhìn thấy những con rắn, mọi người đã thấy tội lỗi của họ, thấy những sai trái của họ. Họ ăn năn.
Nhiều người tự hỏi liệu con rắn ông Môsê gắn trên cây cột có phải là ngẫu tượng không. Tuy nhiên, trái lại, đó là một lời tiên tri, một lời tuyên bố về những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chính Chúa Giêsu đã nhắc nhớ con rắn được gắn trên cây cột và áp dụng vào chính mình. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần đặt lời tiên tri của Chúa Giêsu, theo đó Ngài sẽ được nâng lên như con rắn trên cây cột, trong bối cảnh của lời tiên tri cổ xưa.
Cốt lõi trong lời tiên tri là Chúa Giêsu đã tự mình gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Ngài không phạm tội; nhưng Ngài đã tự làm cho mình ra tội lỗi khi gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Như thánh Phêrô đã nói trong thư thứ nhất “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá”. Ngài đã gánh chịu tất cả tội lỗi của chúng ta trong chính Ngài. Vì vậy, khi chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta nghĩ về Chúa chịu đau khổ, và tất cả điều đó là sự thật. Đúng là các thầy thông luật không ưa Chúa đã muốn giết Ngài. Tất cả điều đó là đúng. Nhưng sự thật đến từ Thiên Chúa là Ngài đến thế gian để gánh lấy tội lỗi của chúng ta trên chính Ngài đến mức biến chính Ngài thành ra tội lỗi.
Các Kitô hữu cần hình thành thói quen nhìn vào cây thánh giá trong ánh sáng này, trong ánh sáng của ơn cứu chuộc và như một lời nhắc nhở rằng Chúa Giêsu đã không giả vờ đau khổ và chết. Trái lại, đó là khoảnh khắc thất bại hoàn toàn của Ngài. Ngài hoàn toàn đơn độc với gánh nặng tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã tự gánh chịu cho đến khi bị hủy diệt trong cảm giác bị Chúa Cha bỏ rơi hoàn toàn.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng điều này không dễ hiểu đâu và khi chúng ta nghĩ điều đó, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ đi đến kết luận. Chúng ta chỉ có thể suy ngẫm, cầu nguyện và cảm tạ.
Source:Vatican NewsPope at Mass: Jesus made Himself sin
Lúc 7 sáng thứ Ba 31 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người đang trong tình cảnh vô gia cư. Mở đầu thánh lễ được phát trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxicô nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người vô gia cư. Tại thời điểm này, mọi người được khuyên nên ở nhà, nhưng những người vô gia cư thì sao? Cầu xin cho xã hội, những người nam nữ trong chúng ta, nhận ra thực tế này và giúp đỡ họ, và xin cho Giáo hội có thể chào đón họ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã suy nghĩ về biểu tượng của con rắn được trình bày trong cả hai bài đọc Thứ Ba trong Tuần thứ Năm Mùa Chay (Ds 21: 4-9 và Ga 8: 21-30).
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Con rắn chắc chắn không phải là một động vật thân thiện. Loài vật này luôn gắn liền với cái ác. Ngay cả trong sách Khải Huyền, con rắn được mô tả một cách đặc biệt như là con vật mà ma quỷ sử dụng để gây ra tội lỗi. Trong sách Khải Huyền, ma quỷ được gọi là ‘con rắn cổ xưa’, là kẻ ngay từ thời tạo thiên lập địa đã cắn, đầu độc, hủy diệt, và giết chóc.
Trong cuộc hành trình ra khỏi đất Ai Cập, đến một lúc, người dân không còn có thể theo nổi cuộc hành trình dài. Họ phàn nàn rằng họ không có thức ăn hoặc nước uống, và mệt mỏi vì ăn mãi manna.
Điệu nhạc này không ngừng được cất lên. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê rằng: “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Aicập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này.” Trí tưởng tượng của họ luôn luôn quay trở lại Ai Cập. Chúng tôi ở đó khá lắm. Chúng tôi đã ăn rất ngon.
Có vẻ như Chúa cũng không thể chịu đựng nổi với dân Ngài vào lúc này. Ngài tức giận. Sự phẫn nộ của Thiên Chúa đôi khi được nhìn thấy. Và vì thế, “Chúa cho rắn độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Do Thái phải chết. Dân đến nói với ông Môsê: ‘Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách Chúa và kêu trách ông. Xin ông khẩn cầu Chúa để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi.’” Con rắn luôn là hình ảnh của quỷ dữ. Khi nhìn thấy những con rắn, mọi người đã thấy tội lỗi của họ, thấy những sai trái của họ. Họ ăn năn.
Nhiều người tự hỏi liệu con rắn ông Môsê gắn trên cây cột có phải là ngẫu tượng không. Tuy nhiên, trái lại, đó là một lời tiên tri, một lời tuyên bố về những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chính Chúa Giêsu đã nhắc nhớ con rắn được gắn trên cây cột và áp dụng vào chính mình. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần đặt lời tiên tri của Chúa Giêsu, theo đó Ngài sẽ được nâng lên như con rắn trên cây cột, trong bối cảnh của lời tiên tri cổ xưa.
Cốt lõi trong lời tiên tri là Chúa Giêsu đã tự mình gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Ngài không phạm tội; nhưng Ngài đã tự làm cho mình ra tội lỗi khi gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Như thánh Phêrô đã nói trong thư thứ nhất “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá”. Ngài đã gánh chịu tất cả tội lỗi của chúng ta trong chính Ngài. Vì vậy, khi chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta nghĩ về Chúa chịu đau khổ, và tất cả điều đó là sự thật. Đúng là các thầy thông luật không ưa Chúa đã muốn giết Ngài. Tất cả điều đó là đúng. Nhưng sự thật đến từ Thiên Chúa là Ngài đến thế gian để gánh lấy tội lỗi của chúng ta trên chính Ngài đến mức biến chính Ngài thành ra tội lỗi.
Các Kitô hữu cần hình thành thói quen nhìn vào cây thánh giá trong ánh sáng này, trong ánh sáng của ơn cứu chuộc và như một lời nhắc nhở rằng Chúa Giêsu đã không giả vờ đau khổ và chết. Trái lại, đó là khoảnh khắc thất bại hoàn toàn của Ngài. Ngài hoàn toàn đơn độc với gánh nặng tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã tự gánh chịu cho đến khi bị hủy diệt trong cảm giác bị Chúa Cha bỏ rơi hoàn toàn.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng điều này không dễ hiểu đâu và khi chúng ta nghĩ điều đó, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ đi đến kết luận. Chúng ta chỉ có thể suy ngẫm, cầu nguyện và cảm tạ.
Source:Vatican News
Vatican treo cờ rũ tưởng nhớ các nạn nhân của coronavirus, ít nhất 79 linh mục đã thiệt mạng
Đặng Tự Do
06:15 31/03/2020
Để thể hiện tình liên đới với Italia và toàn thế giới, từ giữa trưa ngày 31 tháng Ba, Vatican đã treo cờ rũ tưởng nhớ các nạn nhân của coronavirus.
Trong thông cáo báo chí sáng 31 tháng Ba, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết:
“Hôm nay, để thể hiện tình liên đới với Italia, Tòa Thánh treo cờ rũ tưởng nhớ, để tang, để thể hiện của sự gần gũi của Giáo hội đối với các nạn nhân của đại dịch ở Ý và trên toàn thế giới, với gia đình của họ và cho những người đang quảng đại hy sinh đấu tranh để chấm dứt thảm kịch này”.
Các thành phố và thị trấn trên khắp nước Ý đã treo cờ rũ vào giữa trưa ngày thứ Ba, 31 tháng 3, để thương tiếc các nạn nhân của coronavirus, và tôn vinh sự hy sinh quảng đại và dấn thân anh dũng của nhân viên y tế.
Đề xuất này được đưa ra bởi ANCI, Hiệp hội các thành phố Ý. Trên khắp nước Ý, một phút mặc niệm đã được cử hành vào giữa trưa tại các văn phòng chính phủ để mặc niệm những người đã chết, cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Tính đến nay trên toàn cầu đã có 800,023 người nhiễm bệnh trong đó có 38,748 chết vì coronavirus. Riêng tại Ý có 11,591 người chết trong số 101,739 người nhiễm bệnh.
Tờ Avvnire, nghĩa là Tương Lai, của Hội Đồng Giám Mục Ý cho biết đến nay, ít nhất đã có 79 linh mục thiệt mạng vì coronavirus.
Source:Vatican NewsHoly See in mourning for Italy and for the world
Trong thông cáo báo chí sáng 31 tháng Ba, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết:
“Hôm nay, để thể hiện tình liên đới với Italia, Tòa Thánh treo cờ rũ tưởng nhớ, để tang, để thể hiện của sự gần gũi của Giáo hội đối với các nạn nhân của đại dịch ở Ý và trên toàn thế giới, với gia đình của họ và cho những người đang quảng đại hy sinh đấu tranh để chấm dứt thảm kịch này”.
Các thành phố và thị trấn trên khắp nước Ý đã treo cờ rũ vào giữa trưa ngày thứ Ba, 31 tháng 3, để thương tiếc các nạn nhân của coronavirus, và tôn vinh sự hy sinh quảng đại và dấn thân anh dũng của nhân viên y tế.
Đề xuất này được đưa ra bởi ANCI, Hiệp hội các thành phố Ý. Trên khắp nước Ý, một phút mặc niệm đã được cử hành vào giữa trưa tại các văn phòng chính phủ để mặc niệm những người đã chết, cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Tính đến nay trên toàn cầu đã có 800,023 người nhiễm bệnh trong đó có 38,748 chết vì coronavirus. Riêng tại Ý có 11,591 người chết trong số 101,739 người nhiễm bệnh.
Tờ Avvnire, nghĩa là Tương Lai, của Hội Đồng Giám Mục Ý cho biết đến nay, ít nhất đã có 79 linh mục thiệt mạng vì coronavirus.
Source:Vatican News
Thêm 1 Hồng Y bị nhiễm Covid-19: Đức Hồng Y Chủ tịch lục điạ Phi Châu và Madagascar Philippe Ouédraogo.
Trần Mạnh Trác
15:34 31/03/2020
ĐHY 75 tuổi, đã được đưa vào một bệnh viện ở thủ đô Ouagadougou. Tình trạng cuả Ngài là tốt và đang tự cô lập với các cộng tác viên.
Ngoài chức vụ Tổng giám mục Ouagadougou, Đức Hồng Y còn là chủ tịch của liên hội đồng giám mục cuả toàn thể lục địa châu Phi và Madagascar (SECAM) sau khi được bầu hồi tháng 7 năm 2019. Ngài giữ chức Tổng giám mục giáo phận Ouagadougou được 10 năm, và đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nâng lên tước Hồng Y vào năm 2014.
Ngoài ĐHY Ouédraogo, một giám mục khác của Burkina Faso là Đức Tổng Giám Mục về hưu Séraphin François Rouamba của giáo phận Koupela đã có những triệu chứng khẩn cấp và được đưa vào bệnh viện Đức Mẹ Hòa bình để điều trị ngày 19 tháng 3, cũng đã thử nghiệm dương tính với COVID-19.
Vị TGM 78 tuổi đã được chuyển đến một bệnh viện khác và được báo cáo là ổn định.
Nước Burkina Faso, theo dữ liệu cuả viện Đại học Johns Hopkin ngày 31 tháng 3 thì đây là ổ dịch lớn nhất ở Tây Phi.
Nạn dịch đã lan rộng tới 47 quốc gia ở lục địa châu Phi. Những nước Bắc Phi như Ai Cập, Algeria và Morocco có hơn 500 ca cho mỗi nước và ở Nam Phi, có hơn 1.300 ca.
Kể từ tuần này, 3 tiểu bang cuả nước Nigeria đã bắt đầu giới nghiêm hai tuần để chống lại sự lây lan của virut, lệnh giới nhiêm bao gồm những thành phố đông dân nhất châu Phi với hơn 20 triệu người.
Hai nước Zimbabwe và Mauritius cũng đóng cửa quốc gia, và các giám mục ở Nam Sudan và Zimbabwe cũng đã đình chỉ các Thánh lễ công khai.
Trước đây Đức Hồng Y Angelo De Donatis, tổng đại diện của Giáo Phận Rôma, đã xét nghiệm dương tính vào ngày 30 tháng Ba, và là vị Hồng Y đầu tiên trở thành nạn nhân cuả Covid-19.
Nhiều giám mục khác ở Ý, Pháp, Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm dương tính với COVID-19, và Đức cha Angelo Moreschi, 67 tuổi, đã qua đời tại thành phố Brescia của Ý vào ngày 25 tháng 3 vừa qua chỉ vài ngày sau khi xét nghiệm dương tính.
Hoạt động cứu trợ của Giáo Hội Công Giáo Ý trong đại dịch Convid-19
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
15:41 31/03/2020
Tập sách lễ nhỏ Bánh Hằng Ngày miễn phí
Giovanni Paolo Ramonda, Chủ tịch Cộng đồng Giáo Hoàng Gioan XXIII, giải thích lý do về sáng kiến này: "Cha Benzi nói:" Người cách mạng nhất trên thế giới này là người biết cách hoàn toàn phó thác vào Chúa ". Cũng như bánh mì không thể thiếu khỏi bàn ăn, nên bánh từ Lời Chúa không thể thiếu trong thời của chúng ta. Thật vậy - Ramonda nói - nó là một thứ đặc biệt không thể thiếu trong những thời điểm đấu tranh này. Sách lễ Bánh Hằng Ngày - Pane Quotidiano với ý kiến của người sáng lập Don Benzi của chúng tôi, là một công cụ soi sáng mang lại sức mạnh và hy vọng. Đây là một cách độc đáo để không bỏ lỡ cuộc hẹn với việc loan báo Tin Mừng và Lời Chúa để nuôi dưỡng nhu cầu tâm linh trong giai đoạn khẩn cấp này ".
Cuốn sách Bánh Hằng Ngày - Pane Quotidiano là một tập sách xuất bản hai tháng một lần, trực tuyến hoặc trên giấy, trong đó cung cấp một bài suy niệm về Tin Mừng và Bài đọc trong ngày được giải thích bởi Don Oreste Benzi, người sáng lập Cộng đồng Giáo Hoàng Gioan XXIII. Trong phiên bản sách nhỏ, nó có định dạng bỏ túi; nó có sẵn trên điện thoại di động dưới dạng tin nhắn trực tuyến, bằng cách tải xuống ebook.
Hoạt động của Caritas - Bác ái tại Ý
Giáo hội Ý hỗ trợ cuộc chiến chống lại đại dịch tiếp tục phát triển từng ngày. Ngoài tin buồn của các linh mục đã chết và bị nhiễm bệnh, cùng với các tu sĩ nam nữ khắp nước Ý, hàng trăm sáng kiến làm chứng cho cam kết rộng rãi có lợi cho dân chúng và đặc biệt là các nhóm thiệt thòi nhất của nó, trong trường hợp khẩn cấp coronavirus này. Có sự xác nhận xuất phát từ một con số khác: số tiền phân bổ khổng lồ (cho đến nay là 16,5 triệu Euro từ quỹ 8/1000 - từ tiền đồng góp hàng tháng dựa trên tiền lương hàng tháng ủa giáo dân gửi về Hội đồng Giám mục Ý) và số giờ tình nguyện ở tất cả các cấp của thế giới Công Giáo Ý, để giúp các bệnh viện, tiếp tục đảm bảo một bữa ăn nóng và nhập viện cho những người chưa bao giờ được, để giúp những người già thậm chí không thể ra ngoài mua sắm, để cung cấp các cơ sở kiểm dịch cho những người cần và tất cả các nhu cầu khác của bác ái. Do đó, Giáo hội tại Ý đang tiếp tục thực hiện chức năng trợ giúp của mình để đảm bảo sự hiện diện nơi các cơ sở giáo hội.
Các khoản chi dụng gần đây là những khoản dành cho bệnh viện (ba triệu euro vào ngày 24 tháng 3 cộng thêm ba triệu vào ngày 30 tháng 3) cũng đến từ quỹ giáo dân đồng góp, để hỗ trợ hoạt động của một số bệnh viện tham gia cuộc chiến chống lại coronavirus. Do đó, các quỹ mới được thêm vào 10 triệu đã được phân bổ do Caritas cho những trường hợp khẩn cấp đầu tiên và 500 nghìn euro được phân bổ cho Ngân hàng Thực phẩm để giúp đỡ các gia đình nghèo nhất trong những tuần gần đây.
Theo đề nghị của Ủy ban Giám mục về Bác ái và Sức khỏe, ba triệu của ngày 24 tháng 3 đã được ủng hộ cho Nhà nhỏ của Chúa Quan phòng - Piccola Casa della Divina Provvidenza, của bệnh viện "Hồng Y Giovanni Panico" ở Tricase, thuộc Hiệp hội Oasis Maria Santissima di Troina và, Bệnh viện đa khoa Poliambulanza ở Brescia, trong vòng chưa đầy một tháng - đã thay đổi hoàn toàn tổ chức của bệnh viện. Nó bao gồm 435 giường, bao gồm 68 phòng chăm sóc đặc biệt và 70 phòng để quan sát chuyên sâu ngắn hạn trong phòng cấp cứu. Trước phòng khẩn cấp, có 16 giường chăm sóc đặc biệt. Ba triệu của ngày 30 tháng 3 đã được trao cho Quỹ Đa khoa Gemelli – Fondazione Policlinico Gemelli, Bệnh viện Villa Salus của Mestre, Bệnh viện đa khoa khu vực Miulli của Acquaviva delle Fonti (Ba)
Trong khi đó, có tin tức đầu tiên về 10 triệu được chỉ định gửi đến 220 cơ quan Bác ái giáo phận để xử dụng. Ưu tiên hỗ trợ kinh tế cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn (ví dụ như thanh toán hóa đơn), mua thực phẩm, sản phẩm vệ sinh, thuốc men, các hoạt động lắng nghe cho người già cô đơn và người già yếu và duy trì căng tin và ký túc xá được bảo vệ cần phải thích nghi với các điều khoản mới. Một dịch vụ takeaway đã được cung cấp và các cơ sở khác để khách có thể ngủ ở khoảng cách an toàn. Tất cả các can thiệp tốn phí được kéo dài theo thời gian nên sẽ yêu cầu Giáo hội sử dụng các nguồn lực kinh tế khác.
Can thiệp của các Hội đồng Giám mục khu vực và giáo phận
Cho đến nay, không chỉ có 13,5 triệu euro được phân bổ do Hội đồng Giám mục Ý. Các Hội đồng Giám mục khu vực, giáo phận và giáo xứ riêng lẻ, chưa kể đến các cơ sở Dòng tu và Caritas, cũng đang sử dụng các nguồn lực của riêng họ thêm vào những chi phí đó, trong một cuộc đua của long quảng đại và hy sinh, thậm chí đồng góp cá nhân tuy không đồng đều. Không thể tính đến tất cả các sáng kiến. Tuy nhiên, một sự cân bằng đầu tiên và không quá tải của những gì đã được đưa ra có thể cố gắng được, cũng nhờ vào các quỹ giáo dân đồng góp hàng năm.
Các Giám mục Umbria đã tặng một máy giúp thở để chăm sóc đặc biệt cho vùng Umbria. Hội đồng Giám mục Puglia đã quyên góp 15 nghìn euro để tăng cường chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện khu vực và đã đóng góp 5 nghìn euro cho mỗi bệnh viện trong khu vực nằm trong số các cơ quan giáo hội: bệnh viện Casa Sollievo della Sofferenza ở San Giovanni Rotondo, Bệnh viện "Hồng Y Giovanni Panico" ở Tricase và bệnh viện đa khoa khu vực "Miulli" ở Acquaviva delle Fonti. Tổng cộng là 15 nghìn euro khác.
Quà tặng của các Giám mục Tuscany cũng tương tự. Các máy giúp thở, máy bơm truyền và máy khử rung tim: một thiết bị tương tự như giường chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện, sẽ cho phép hai xe cứu thương của Liên đoàn vùng Tuscan Mercies vận chuyển bệnh nhân coronavirus an toàn tối đa. Mỗi Giám mục sẽ đóng góp cho việc tài trợ cho dự án này bằng cách quyên góp một tháng tiền lương của mình: một con số từ 1300 đến 1400 euro mỗi người, nhân với 18 đạt con số khoảng 25 nghìn euro. Những thứ này sẽ được bổ sung nhiều như Hội đồng Giám mục ở Tuscany, với tổng số khoảng 50 nghìn euro cần thiết để trang bị hai xe cứu thương.
Quyên góp cho các bệnh viện cũng do các Giáo hội đia phương. Giáo phận Novara đã cung cấp 60 ngàn euro, của Vittorio Veneto đã phát động một buổi gây quỹ cho bệnh viện địa phương để đón các bệnh nhân Covid-19, mở ra với 5 ngàn euro từ lời đề nghị cho "Bác Ái của Giám mục" và 5 ngàn euro bởi Caritas giáo phận. Tổng giáo phận Agrigento đã trao 30 ngàn euro cho đơn vị chăm sóc đặc biệt của bệnh viện thủ phủ, từ các quỹ 8 phần ngàn, để mua các thiết bị y tế và những dụng cụ thiết yếu. Ở Sessa Aurunca, việc gây quỹ đã được bắt đầu cho bệnh viện "San Rocco". Từ giáo phận Gaeta, 13 ngàn euro đã được quyên góp cho Bệnh viện "Quà tặng Thụy Sĩ – Dono Svizzero" tại Formia. Bốn ngàn khẩu trang trong bệnh viện và các trung tâm y tế khác là món quà của giáo phận Nocea Inferiore-Sarno.
Các sở giáo hội dùng để kiểm dịch, bảo vệ dân sự, lựu trú các bác sĩ và y tá
Một mặt khác của cam kết là tìm không gian để kiểm dịch và lưu trú các bác sĩ và y tá tiếp xúc với người bệnh, những người không thể trở về nhà. Đây là một sự lựa chọn được khuyến khích mạnh mẽ bởi Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý. Những can thiệp không phải lúc nào cũng hướng về mặt chi tiêu, nhưng dù sao cũng có tầm quan trọng cơ bản để chống lại sự lây lan của virus. Giáo phận Bergamo đã cung cấp cho các bác sĩ và y tá 50 phòng đơn của chủng viện, 10 phòng nữa được cung cấp do Lodi. Cremona đã cung cấp 25 địa điểm cho nhân viên y tế; Crema sẵn sàng tiếp đón 35 bác sĩ Trung Quốc, những người sẽ đến hỗ trợ bệnh viện thành phố và bệnh viện dã chiến đang được xây dựng trên khu đất dành cho giáo phận. Các giáo phận khác - Brescia, Roma, Tricarico, San Marco Argentano-Scalea, Cassano allo Jonio, Syracuss (danh sách vẫn tiếp tục từng ngày) - đã cung cấp các cơ sở của họ để tiếp nhận những người dân bị cách ly (ví dụ ở Reggio Calabria, trong ngôi nhà giáo phận vừa được cải tạo gần đây của Cucullaro, có 50 địa điểm) hoặc họ chấp nhận thanh toán tại khách sạn cho những bệnh nhân có thể rời bệnh viện. Đây là trường hợp ở Bergamo, nơi rất cần thiết để giải toả giường trong bệnh viện. Ở Rieti, 14 giường đã được cung cấp cho các bác sĩ và y tá không thể trở về nhà (các phòng đơn trong các tu viện của San Fabiano ở Rieti và Santa Caterina ở Cittaducale). Giáo phận cũng đang tìm khầu trang, áo choàng và một quạt gió để quyên góp cho Asl. Một số điện thoại miễn phí (800.94.14.25) để lắng nghe và ghi nhận yêu cầu thực phẩm cơ bản. Trong tổng giáo phận Perugia-Città della Pieve, cơ sở tiếp nhận giáo phận "Villa Sacro Cuore" chào đón miễn phí các nhân viên chăm sóc sức khỏe liên quan đến việc chăm sóc bệnh nhân với Covid 19. Đức Hồng Y Tổng giám mục Gualtiero Bassetti nhấn mạnh: Đây là dấu hiệu của sự gần gũi cụ thể của chúng tôi với những người ở tuyến đầu, có nguy cơ cao đối với bản thân và gia đình họ, để giúp họ tiếp tục sứ mệnh tinh tế của họ với sự thanh thản hơn ".
Các giáo phận như Milan, Rimini, Lanusei đã cung cấp các cơ sở cho Bảo vệ Dân sự. Gaeta đã cung cấp tu viện San Magno ở Fondi, thị trấn thuộc tỉnh Latina, cho trường hợp khẩn cấp Covid-19. Ba mươi tình nguyện viên Chữ thập đỏ được tổ chức ở đó. Ngoài ra còn có CISM, Hội đồng Bề trên Cao cấp của Ý, để mở các cơ sở được các Dòng tu cung cấp làm nơi tiếp những người phải cách ly.
Tóm lại: tình đến hôm nay 23 giáo phận (trong 11 khu vực giáo hội) đã thông báo rằng họ đã cung cấp nhiều cơ sở với hơn 500 địa điểm cho Bảo vệ Dân sự và cho Hệ thống Y tế Quốc gia. Để thêm vào những điều này, có thêm 18 giáo phận (trong 8 khu vực giáo hội) đã tham gia hơn 25 cơ sở với hơn 300 địa điểm trong việc tiếp nhận người bị cách ly và xuất viện.
Cuối cùng, 21 giáo phận (trong 10 khu vực giáo hội) đã thông báo rằng họ đã cung cấp gần 300 địa điểm để tiếp nhận thêm người vô gia cư, ngoài việc tiếp đãi dân cư thông thường theo các biện pháp an ninh được chỉ định bởi các Nghị định của Chính phủ. Một số giáo phận tổ chức các dịch vụ điện thoại cho người già (Gaeta: "Sẵn sàng - chúng tôi ở đây") và tiếp đón những người vô gia cư: Pavia, Lodi, Gorizia, Belluno-Feltre, Piacenza, Parma, San Marco Argentano-Scalea, Bari-Bitonto, Nardò-Gallipoli, Cerignola-Ascoli Satriano. Ở những giáo phận sau này, Caritas đang trang bị một trung tâm tiếp đón đầu tiên với 10 giường. Các tín hữu được huy động bằng cách cho giường trại, nệm, khăn và đồ ngủ. Ở Nola, 40 người vô gia cư được ở và các cơ sở khác đang được thiết lập ở tất cả các vùng. Tại Padua, Caritas giáo phận đang tài trợ cho việc tiếp nhận 54 người vô gia cư. Nhà bếp nổi tiếng cũng hoạt động, dịch vụ tắm (từ 8 đến 10) và Caritas giáo xứ tiếp tục cung cấp túi mua sắm miễn phí cho các gia đình thiếu thốn và khó khăn kinh tế. Ngay cả các Caritas của Genova, phối hợp với Quỹ Auxilium, đã xác nhận tất cả các dịch vụ hỗ trợ của mình. Và một dịch vụ cũng đã được kích hoạt để may hàng trăm khẩu trang được cung cấp cho những người làm việc trong lĩnh vực này. Ở Como, các ký túc xá cho người vô gia cư đã mở rộng cả ngày, đảm bảo hoạt động 24/7 ngày một tuần. Ở Trieste, tất cả các cơ sở của Caritas đều hoạt động. Ngoài ra, các dịch vụ mới đã được kích hoạt cho người vô gia cư. Giáo phận Acireale đã tham gia với 10 ngàn euro trong một thuê bao để phân bổ vốn cho công dân trong hoàn cảnh kinh tế. Tuy nhiên, tại Verona, có một số điện thoại để lắng nghe và đối thoại về nhân bản và tâm linh.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Đức Thượng Phụ Kirill đã tuyên bố đóng cửa các nhà thờ, đình chỉ các thánh lễ
Đặng Tự Do
16:23 31/03/2020
Theo sau một sắc lệnh của chính phủ Ý đình chỉ tất cả các nghi lễ tôn giáo công cộng trên khắp nước Ý, tối Chúa Nhật 8 tháng Ba, Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám Quản Rôma, đã công bố đình chỉ các Thánh lễ và các phụng vụ khác dành cho công chúng.
Hôm 12 tháng Ba, Đức Hồng Y De Donatis lại đi xa hơn một bước nữa, và tuyên bố thêm rằng tất cả các nhà thờ sẽ phải đóng cửa cho đến ngày 3 tháng Tư, ngay cả cầu nguyện riêng cũng không được.
Trước các diễn biến này, trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Tass của Nga, Đức Thượng Phụ Kirill cho rằng đó là “cách hành động thực dụng của những kẻ không có chút hy vọng nào”.
Hôm 20 tháng Ba, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cũng đã ra lệnh đình chỉ các Phụng vụ Thánh của Chính Thống Giáo trên thế giới. Đức Thượng Phụ Kirill cũng đã lặp lại quan điểm này và nói rằng Chính Thống Giáo Nga sẽ vẫn tiếp tục cử hành các Phụng Vụ trong mùa Đại Chay của Chính Thống Giáo.
Tuy nhiên, hôm Chúa Nhật 29 tháng Ba, Đức Thượng Phụ Kirill đã phải thay đổi lập trường.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm Chúa Nhật, Đức Thượng Phụ Kirill khuyên các tín hữu không nên đến nhà thờ, vì tình trạng dịch bệnh coronavirus. Ngài cũng khuyên họ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sức khỏe của chính quyền.
Cho đến sáng ngày thứ Ba 31 tháng Ba, Nga đã có 1,836 trường hợp nhiễm bệnh trong đó 9 người đã chết. Tuy nhiên, may mắn là trong 1,836 trường hợp nhiễm bệnh chỉ có 8 trường hợp là nghiêm trọng phải vào bệnh viện. 66 trường hợp được xác nhận đã bình phục hoàn toàn.
Nhiều giáo sĩ và giáo dân Chính thống giáo Nga coi sự thay đổi lập trường này của Đức Thượng Phụ Kirill là sự đầu hàng trước “nỗi ám ảnh của những kẻ vô thần”.
Để biện minh cho quyết định của ngài, Đức Thượng Phụ đã trích dẫn một tấm gương về một ẩn sĩ từ thời cổ đại. Ngài nói trong thánh lễ tại Nhà thờ Chúa Kitô Đấng Cứu Thế tại thủ đô Mạc Tư Khoa rằng:
“Tôi sẽ không bao giờ ra lệnh như thế nếu tôi không nhớ đến tấm gương tuyệt vời và thánh thiện của Thánh Nữ Maria người Ai Cập.”
Thánh nhân là một ẩn sĩ sống ở thế kỷ thứ 4 “trong 47 năm giữa sa mạc trong sự cô lập tuyệt đối, và ăn chay nhiệm nhặt”. Ngài được các Giáo hội Chính thống và Coplic tôn kính đặc biệt. “Chúng ta cũng thế, chúng ta cũng tuyên bố một lời thề anh hùng là không rời khỏi nhà mình, giống như vị thánh vẫn ở trong sa mạc, cho dù với giá phải trả là chết vì khát”.
Đức Thượng Phụ Kirill nói rằng mối đe dọa của đại dịch là “rất nghiêm trọng” và đang lây lan nhanh tại Nga. “Vào thời điểm này, các công dân Nga có thể chưa nhận ra sự nghiêm trọng của tình hình, tuy nhiên điều này là hiển nhiên khi nhìn vào tình hình của nhiều quốc gia khác trên thế giới,” ngài nói.
Tại St. Petersburg, Thống đốc Aleksandr Beglov đã ra lệnh cấm các cuộc tụ tập tại các nơi thờ phượng cho đến ngày 5 tháng Tư, bất chấp sự phản đối từ các linh mục Chính thống địa phương đã kháng cáo viện dẫn luật tự do lương tâm, và thờ phượng.
Cha Georgij Mitrofanov, là giáo sư lịch sử và thần học tại Học viện Thần học St. Petersburg, đã giải thích sự miễn cưỡng của các tín hữu và giáo sĩ đối với các chỉ dẫn của chính quyền là vì mức độ tin cậy thấp mà dân chúng có đối với nhà cầm quyền.
“Quyền lực nhà nước luôn thờ ơ với nhu cầu của mọi người, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây” - Cha Georgij giải thích với Đài phát thanh Svoboda - “Họ luôn nói dối chúng ta, và ngay cả ngày nay họ vẫn tiếp tục nói dối, điều này là hiển nhiên. Các quan chức chỉ lo cho quyền lợi của mình chứ không phải của người dân, và do đó họ sẵn sàng truyền bá bất kỳ lời nói dối nào, nếu điều đó là nhằm bảo vệ chính họ. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của chúng ta với tình hình ở Ý và ở nhiều quốc gia khác: chính quyền của chúng ta biết cách nói dối hay lắm.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin có biệt tài chữa coronavirus
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết một trong những tin tức ngoạn mục nhất lưu hành trên các phương tiện truyền thông Nga trong những ngày này liên quan đến “sự chữa lành kỳ diệu” của một chàng trai trẻ tại bệnh viện Kransarka. Anh Dmitrij Garkavi, là một bác sĩ chấn thương chỉnh hình trẻ tại bệnh viện Sechenov ở Mạc Tư Khoa. Ví các triệu chứng sốt cao, khó thở và ho nhiều, ngày 19 tháng Ba, anh bị đưa vào khoa truyền nhiễm của bệnh viện Kransarka, là một bệnh viện ở ngoại ô Mạc Tư Khoa, dành cho các bệnh nhân coronavirus.
Hôm 24 tháng 3, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm những bệnh nhân trong đó có Garkavi, hỏi xem mọi thứ có ổn không và họ có hài lòng với việc điều trị y tế tại đây không. Sau cuộc gặp gỡ này, Garkavi bắt đầu lành bệnh đột ngột, theo lời kể của bác sĩ Andrej Volna, bạn của Garkavi, cũng là một bác sĩ chấn thương chỉnh hình tại Mạc Tư Khoa. Bác sĩ này nói trong một bài đăng trên Facebook rằng không thể chữa lành bệnh viêm phổi nhanh như vậy. Tuy nhiên, trong cùng ngày Garkavi đã bác bỏ những diễn giải kỳ diệu về sự phục hồi của mình, và cho biết anh ta đang tiếp tục quá trình điều trị và chờ đợi xét nghiệm thứ ba đối với coronavirus.
Thủ tướng Mikhail Mishustin, đang đề xuất áp dụng các biện pháp nghiêm khắc nhất trên toàn quốc, theo bước của Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobjanin, là người đã quyết định kiểm soát tất cả người dân Mạc Tư Khoa thông qua điện thoại thông minh. Nhà lãnh đạo thủ đô này đang nổi lên như một nhân vật có thẩm quyền nhất trong số các nhà lãnh đạo chính trị có khả năng thay cho ông Putin.
Source:Asia NewsKirill surrenders: Russian Orthodox Church in quarantine
Hôm 12 tháng Ba, Đức Hồng Y De Donatis lại đi xa hơn một bước nữa, và tuyên bố thêm rằng tất cả các nhà thờ sẽ phải đóng cửa cho đến ngày 3 tháng Tư, ngay cả cầu nguyện riêng cũng không được.
Trước các diễn biến này, trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Tass của Nga, Đức Thượng Phụ Kirill cho rằng đó là “cách hành động thực dụng của những kẻ không có chút hy vọng nào”.
Hôm 20 tháng Ba, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cũng đã ra lệnh đình chỉ các Phụng vụ Thánh của Chính Thống Giáo trên thế giới. Đức Thượng Phụ Kirill cũng đã lặp lại quan điểm này và nói rằng Chính Thống Giáo Nga sẽ vẫn tiếp tục cử hành các Phụng Vụ trong mùa Đại Chay của Chính Thống Giáo.
Tuy nhiên, hôm Chúa Nhật 29 tháng Ba, Đức Thượng Phụ Kirill đã phải thay đổi lập trường.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm Chúa Nhật, Đức Thượng Phụ Kirill khuyên các tín hữu không nên đến nhà thờ, vì tình trạng dịch bệnh coronavirus. Ngài cũng khuyên họ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sức khỏe của chính quyền.
Cho đến sáng ngày thứ Ba 31 tháng Ba, Nga đã có 1,836 trường hợp nhiễm bệnh trong đó 9 người đã chết. Tuy nhiên, may mắn là trong 1,836 trường hợp nhiễm bệnh chỉ có 8 trường hợp là nghiêm trọng phải vào bệnh viện. 66 trường hợp được xác nhận đã bình phục hoàn toàn.
Nhiều giáo sĩ và giáo dân Chính thống giáo Nga coi sự thay đổi lập trường này của Đức Thượng Phụ Kirill là sự đầu hàng trước “nỗi ám ảnh của những kẻ vô thần”.
Để biện minh cho quyết định của ngài, Đức Thượng Phụ đã trích dẫn một tấm gương về một ẩn sĩ từ thời cổ đại. Ngài nói trong thánh lễ tại Nhà thờ Chúa Kitô Đấng Cứu Thế tại thủ đô Mạc Tư Khoa rằng:
“Tôi sẽ không bao giờ ra lệnh như thế nếu tôi không nhớ đến tấm gương tuyệt vời và thánh thiện của Thánh Nữ Maria người Ai Cập.”
Thánh nhân là một ẩn sĩ sống ở thế kỷ thứ 4 “trong 47 năm giữa sa mạc trong sự cô lập tuyệt đối, và ăn chay nhiệm nhặt”. Ngài được các Giáo hội Chính thống và Coplic tôn kính đặc biệt. “Chúng ta cũng thế, chúng ta cũng tuyên bố một lời thề anh hùng là không rời khỏi nhà mình, giống như vị thánh vẫn ở trong sa mạc, cho dù với giá phải trả là chết vì khát”.
Đức Thượng Phụ Kirill nói rằng mối đe dọa của đại dịch là “rất nghiêm trọng” và đang lây lan nhanh tại Nga. “Vào thời điểm này, các công dân Nga có thể chưa nhận ra sự nghiêm trọng của tình hình, tuy nhiên điều này là hiển nhiên khi nhìn vào tình hình của nhiều quốc gia khác trên thế giới,” ngài nói.
Tại St. Petersburg, Thống đốc Aleksandr Beglov đã ra lệnh cấm các cuộc tụ tập tại các nơi thờ phượng cho đến ngày 5 tháng Tư, bất chấp sự phản đối từ các linh mục Chính thống địa phương đã kháng cáo viện dẫn luật tự do lương tâm, và thờ phượng.
Cha Georgij Mitrofanov, là giáo sư lịch sử và thần học tại Học viện Thần học St. Petersburg, đã giải thích sự miễn cưỡng của các tín hữu và giáo sĩ đối với các chỉ dẫn của chính quyền là vì mức độ tin cậy thấp mà dân chúng có đối với nhà cầm quyền.
“Quyền lực nhà nước luôn thờ ơ với nhu cầu của mọi người, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây” - Cha Georgij giải thích với Đài phát thanh Svoboda - “Họ luôn nói dối chúng ta, và ngay cả ngày nay họ vẫn tiếp tục nói dối, điều này là hiển nhiên. Các quan chức chỉ lo cho quyền lợi của mình chứ không phải của người dân, và do đó họ sẵn sàng truyền bá bất kỳ lời nói dối nào, nếu điều đó là nhằm bảo vệ chính họ. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của chúng ta với tình hình ở Ý và ở nhiều quốc gia khác: chính quyền của chúng ta biết cách nói dối hay lắm.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin có biệt tài chữa coronavirus
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết một trong những tin tức ngoạn mục nhất lưu hành trên các phương tiện truyền thông Nga trong những ngày này liên quan đến “sự chữa lành kỳ diệu” của một chàng trai trẻ tại bệnh viện Kransarka. Anh Dmitrij Garkavi, là một bác sĩ chấn thương chỉnh hình trẻ tại bệnh viện Sechenov ở Mạc Tư Khoa. Ví các triệu chứng sốt cao, khó thở và ho nhiều, ngày 19 tháng Ba, anh bị đưa vào khoa truyền nhiễm của bệnh viện Kransarka, là một bệnh viện ở ngoại ô Mạc Tư Khoa, dành cho các bệnh nhân coronavirus.
Hôm 24 tháng 3, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm những bệnh nhân trong đó có Garkavi, hỏi xem mọi thứ có ổn không và họ có hài lòng với việc điều trị y tế tại đây không. Sau cuộc gặp gỡ này, Garkavi bắt đầu lành bệnh đột ngột, theo lời kể của bác sĩ Andrej Volna, bạn của Garkavi, cũng là một bác sĩ chấn thương chỉnh hình tại Mạc Tư Khoa. Bác sĩ này nói trong một bài đăng trên Facebook rằng không thể chữa lành bệnh viêm phổi nhanh như vậy. Tuy nhiên, trong cùng ngày Garkavi đã bác bỏ những diễn giải kỳ diệu về sự phục hồi của mình, và cho biết anh ta đang tiếp tục quá trình điều trị và chờ đợi xét nghiệm thứ ba đối với coronavirus.
Thủ tướng Mikhail Mishustin, đang đề xuất áp dụng các biện pháp nghiêm khắc nhất trên toàn quốc, theo bước của Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobjanin, là người đã quyết định kiểm soát tất cả người dân Mạc Tư Khoa thông qua điện thoại thông minh. Nhà lãnh đạo thủ đô này đang nổi lên như một nhân vật có thẩm quyền nhất trong số các nhà lãnh đạo chính trị có khả năng thay cho ông Putin.
Source:Asia News
Trước tình trạng lây lan của cơn đại dịch Covid-19: Thánh địa cử hành Tuần Thánh ra sao
Thanh Quảng sdb
18:39 31/03/2020
Trước tình trạng lây lan của cơn đại dịch Covid-19: Thánh địa cử hành Tuần Thánh ra sao?
Với các biện pháp nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19, Giáo Hội Công Giáo tại Đất Thánh đang tìm những phương cách mới để giúp các tín hữu tham gia vào các nghi thức phụng vụ Tuần thánh và Phục sinh.
(Tin Vatican)
Con vi khuẩn Covid-19 đã len lỏi vào mọi ngõ ngách địa cầu, ngay cả Đất Thánh, nơi linh thiêng nhất của Kitô giáo cũng không tránh khỏi. Cũng như nhiều nơi trên thế giới, chính quyền và giáo quyền đã phải có các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của nó bằng cách không tụ tập đông người, đóng cửa nhà thờ… mà Tuần Thánh và lễ Phục sinh là cao điểm của Năm phụng vụ; các nơi sẽ cử hành cuộc thương khó, cái chết nhuốc khổ của Chúa và sự phục sinh quang vinh của Chúa mà không có giáo dân tham dự.
Thử thách mới, phản ứng mới
Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, Giám mục Thánh địa cho đây là một tình huống độc đáo mà chúng ta chưa từng chứng kiến trước đây, cho nên đòi hỏi chúng ta phải tìm ra những phương cách mới để cử hành các nghi lễ.
Các nghi thức phụng vụ tại Đền thờ Thánh mộ Chúa đã được giảm thiểu tối đa. Các lễ nghi Tam nhật thánh và Lễ Phục sinh sẽ được phát tán trên các trang mạng và được truyền hình trực tiếp bằng tiếng Ả Rập do Trung tâm Truyền hình Công Giáo phát tuyến.
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa mời gọi các linh mục chính xứ tại Gierusalem loan báo cho các tín hữu hay và phân phát cho họ những cành ô liu được làm phép...
ĐTGM mời gọi các gia đình hãy dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện cùng nhau tại nhà và tham gia vào các nghi thức phụng vụ trực tuyến được chuẩn bị bởi giáo phận.
Kỷ niệm cùng nhau mặc dầu ở xa nhau
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa kêu gọi các giáo xứ trong Thánh địa hướng dẫn các tín hữu tham dự các nghi thức tam nhật thánh được phát trực tuyến từ Đền thờ Mộ thánh thay thế cho việc tham dự thể lý trực tiếp.
Việc hòa giải trong Mùa Phục sinh được thể hiện qua các hành vi xám hối cá nhân và khi có thể sẽ hòa giải với một linh mục càng sớm càng tốt.
Tuần lễ cầu nguyện qua kỹ thuật số
Trong một nỗ lực để mang lại cho các tín hữu trên khắp thế giới, cũng như tại Thánh địa là đi vào một cuộc hành trình ảo… Nhưng những sáng kiến dùng kỹ thuật số để trực tuyến các thánh lễ (cũng như dùng Zoom và Teleconference để qui tụ các nhóm hay các tín hữu lại)* cùng nhau cầu nguyện là một điều tốt cũng sẽ được thực hiện tại không gian ở Thánh địa.
Cha Roger Marchal, một linh mục Dòng Phan Sinh cho hay: Nhiệm vụ chính của Dòng trong việc trông coi thánh địa sẽ cố gắng cung cấp cho các tín hữu, giúp họ thêm yêu thương và gắn kết các Giáo hội của Chúa Kitô lại với nhau…
*Thêm vào do dịch giả
Với các biện pháp nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19, Giáo Hội Công Giáo tại Đất Thánh đang tìm những phương cách mới để giúp các tín hữu tham gia vào các nghi thức phụng vụ Tuần thánh và Phục sinh.
(Tin Vatican)
Con vi khuẩn Covid-19 đã len lỏi vào mọi ngõ ngách địa cầu, ngay cả Đất Thánh, nơi linh thiêng nhất của Kitô giáo cũng không tránh khỏi. Cũng như nhiều nơi trên thế giới, chính quyền và giáo quyền đã phải có các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của nó bằng cách không tụ tập đông người, đóng cửa nhà thờ… mà Tuần Thánh và lễ Phục sinh là cao điểm của Năm phụng vụ; các nơi sẽ cử hành cuộc thương khó, cái chết nhuốc khổ của Chúa và sự phục sinh quang vinh của Chúa mà không có giáo dân tham dự.
Thử thách mới, phản ứng mới
Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, Giám mục Thánh địa cho đây là một tình huống độc đáo mà chúng ta chưa từng chứng kiến trước đây, cho nên đòi hỏi chúng ta phải tìm ra những phương cách mới để cử hành các nghi lễ.
Các nghi thức phụng vụ tại Đền thờ Thánh mộ Chúa đã được giảm thiểu tối đa. Các lễ nghi Tam nhật thánh và Lễ Phục sinh sẽ được phát tán trên các trang mạng và được truyền hình trực tiếp bằng tiếng Ả Rập do Trung tâm Truyền hình Công Giáo phát tuyến.
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa mời gọi các linh mục chính xứ tại Gierusalem loan báo cho các tín hữu hay và phân phát cho họ những cành ô liu được làm phép...
ĐTGM mời gọi các gia đình hãy dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện cùng nhau tại nhà và tham gia vào các nghi thức phụng vụ trực tuyến được chuẩn bị bởi giáo phận.
Kỷ niệm cùng nhau mặc dầu ở xa nhau
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa kêu gọi các giáo xứ trong Thánh địa hướng dẫn các tín hữu tham dự các nghi thức tam nhật thánh được phát trực tuyến từ Đền thờ Mộ thánh thay thế cho việc tham dự thể lý trực tiếp.
Việc hòa giải trong Mùa Phục sinh được thể hiện qua các hành vi xám hối cá nhân và khi có thể sẽ hòa giải với một linh mục càng sớm càng tốt.
Tuần lễ cầu nguyện qua kỹ thuật số
Trong một nỗ lực để mang lại cho các tín hữu trên khắp thế giới, cũng như tại Thánh địa là đi vào một cuộc hành trình ảo… Nhưng những sáng kiến dùng kỹ thuật số để trực tuyến các thánh lễ (cũng như dùng Zoom và Teleconference để qui tụ các nhóm hay các tín hữu lại)* cùng nhau cầu nguyện là một điều tốt cũng sẽ được thực hiện tại không gian ở Thánh địa.
Cha Roger Marchal, một linh mục Dòng Phan Sinh cho hay: Nhiệm vụ chính của Dòng trong việc trông coi thánh địa sẽ cố gắng cung cấp cho các tín hữu, giúp họ thêm yêu thương và gắn kết các Giáo hội của Chúa Kitô lại với nhau…
*Thêm vào do dịch giả
Coronavirus gây ra lưu lượng truy cập tăng, làm chậm internet. Chỉ nên livestream thánh lễ ở mức 480 pixels
Đặng Tự Do
20:51 31/03/2020
Tính cho đến chiều Thứ Tư 1 tháng Tư, tử vong toàn thế giới lên đến 42,151 người, trong số 858,669 nhiễm coronavirus.
Tình trạng lây lan rộng khắp toàn cầu đã khiến chính quyền các nước phải đưa ra những biện pháp kiểm dịch trên toàn thế giới. Điều này đã khiến mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào internet để giao tiếp, làm việc, học hỏi và giải trí.
Việc sử dụng YouTube, Netflix, hội thảo qua Zoom, Facebook, các cuộc gọi điện thoại trên mạng và trò chơi video đã tăng lên đến mức cao chưa từng có, sự căng thẳng về cơ sở hạ tầng internet đang bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới - và lưu lượng truy cập có lẽ đã vượt xa gấp nhiều lần bình thường.
“Đây là chuyện chưa từng xảy ra.” Thierry Breton, một ủy viên Liên minh châu Âu, người giám sát chính sách kỹ thuật số và là một giám đốc điều hành của Télécom Pháp. “Chúng ta phải có các biện pháp chủ động,” ông nói và cảnh cáo rằng Internet ở nhiều nơi có thể bị gián đoạn và như thế gây thêm nhiều tổn thất lớn lao về sinh mạng.
Để giải quyết vấn đề, các cơ quan quản lý Âu châu như Breton đã thúc đẩy các công ty phát trực tuyến như Netflix và YouTube giảm kích thước các videos để chúng không chiếm nhiều bandwidth.
Hệ quả mục vụ chúng ta cần phải lưu ý là khi livestream các thánh lễ, không nên dùng các độ phân giải cao, từ chuyên môn gọi là high resoltions, hay vắn tắt là HD. Anh chị em giáo dân có thể không theo dõi được thánh lễ vì họ không đủ bandwidth để truy cập.
Khác biệt căn bản giữa phát trực tiếp, từ chuyên môn gọi là livestream, và thu trước, hay pre-recorded, là khi ta livestream YouTube chỉ có một phiên bản duy nhất. Thí dụ, nếu ta phát ở mức 1080 pixels, YouTube chỉ có một phiên bản là 1080 pixels. Anh chị em giáo dân có Internet yếu quá không xem nổi. Khi ta đưa lên YouTube theo kiểu pre-recorded, nó có thời gian để tạo ra nhiều phiên bản khác nhau và phân phối cho người xem phiên bản phù hợp với tình trạng Internet của họ. Nếu nhất thiết phải livestream, tốt nhất nên dùng độ phân giải 480 pixels thôi.
Source:Coronavirus News LiveCoronavirus triggers surge in traffic, slowing down the internet
Tình trạng lây lan rộng khắp toàn cầu đã khiến chính quyền các nước phải đưa ra những biện pháp kiểm dịch trên toàn thế giới. Điều này đã khiến mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào internet để giao tiếp, làm việc, học hỏi và giải trí.
Việc sử dụng YouTube, Netflix, hội thảo qua Zoom, Facebook, các cuộc gọi điện thoại trên mạng và trò chơi video đã tăng lên đến mức cao chưa từng có, sự căng thẳng về cơ sở hạ tầng internet đang bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới - và lưu lượng truy cập có lẽ đã vượt xa gấp nhiều lần bình thường.
“Đây là chuyện chưa từng xảy ra.” Thierry Breton, một ủy viên Liên minh châu Âu, người giám sát chính sách kỹ thuật số và là một giám đốc điều hành của Télécom Pháp. “Chúng ta phải có các biện pháp chủ động,” ông nói và cảnh cáo rằng Internet ở nhiều nơi có thể bị gián đoạn và như thế gây thêm nhiều tổn thất lớn lao về sinh mạng.
Để giải quyết vấn đề, các cơ quan quản lý Âu châu như Breton đã thúc đẩy các công ty phát trực tuyến như Netflix và YouTube giảm kích thước các videos để chúng không chiếm nhiều bandwidth.
Hệ quả mục vụ chúng ta cần phải lưu ý là khi livestream các thánh lễ, không nên dùng các độ phân giải cao, từ chuyên môn gọi là high resoltions, hay vắn tắt là HD. Anh chị em giáo dân có thể không theo dõi được thánh lễ vì họ không đủ bandwidth để truy cập.
Khác biệt căn bản giữa phát trực tiếp, từ chuyên môn gọi là livestream, và thu trước, hay pre-recorded, là khi ta livestream YouTube chỉ có một phiên bản duy nhất. Thí dụ, nếu ta phát ở mức 1080 pixels, YouTube chỉ có một phiên bản là 1080 pixels. Anh chị em giáo dân có Internet yếu quá không xem nổi. Khi ta đưa lên YouTube theo kiểu pre-recorded, nó có thời gian để tạo ra nhiều phiên bản khác nhau và phân phối cho người xem phiên bản phù hợp với tình trạng Internet của họ. Nếu nhất thiết phải livestream, tốt nhất nên dùng độ phân giải 480 pixels thôi.
Source:Coronavirus News Live
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nghi vấn về số nạn nhân Covid-19 tại Trung Quốc
RFI
11:25 31/03/2020
Số người chết vì virus corona tại Trung Quốc trong hơn hai tháng chỉ bằng một một nửa so với tại Tây Ban Nha trong hơn ba tuần lễ và bằng một phần ba so với tại Ý tính từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 3/2020. Hoa Kỳ có số bệnh nhân cao hơn so với Trung Quốc. Giới y khoa quốc tế ngày càng hoài nghi về những số liệu chính thức của Bắc Kinh về dịch viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra.
Vào lúc tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán đang hoạt động trở lại sau hai tháng bị "cách ly", các câu hỏi được đặt ra : Có thực là Trung Quốc đã khống chế được dịch Covid-19? Có thực là trên toàn đất nước rộng lớn với 1,4 tỷ dân này chỉ có 81.400 người dương tính với virus corona và hơn 3.000 ca tử vong? Truyền thông Tây phương không tin vào các con số chính thức của Bắc Kinh.
Trả lời trên đài truyền hình LCI ngày 29/03, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Saint Antoine, Paris, Karine Lacombe, cho rằng "dịch bệnh đã bùng phát từ tháng 9, tức là sớm hơn nhiều so với thời điểm chính thức Bắc Kinh thông báo. Bắc Kinh có lẽ đã che giấu về số người tử vong và con số đó cao hơn nhiều so với hơn 3.000 ca tử vong trong thống kê chính thức".
Vào thời điểm Vũ Hán nới lỏng các biện pháp phong tỏa, và một tuần lễ trước lễ Thanh Minh, điều tra của tờ báo kinh tế Tài Tân (Caixin) của Trung Quốc cho thấy chỉ trong hai ngày 25 và 26/03/2020 một lò thiêu tại Vũ Hán đã nhận 5.000 hũ tro. Con số này cao hơn báo cáo chính thức là 2.535 người chết vì virus corona tại Vũ Hán. Đó là chưa kể cả thành phố Vũ Hán có tổng cộng 7 nhà thiêu, và vẫn theo điều tra của thời báo Tài Tân, nếu mỗi đơn vị đều nhận được một số hũ tro như vậy, thì đã có tới 35.000 người chết trong hai tháng qua.
Tác giả bài điều tra của tờ báo Trung Quốc này lưu ý thêm : trong giai đoạn cao điểm của mùa dịch vừa qua, đã có thêm "khoảng một chục lò thiêu dã chiến" được dựng lên chung quanh thành phố và Vũ Hán, nhưng báo Tài Tân không thể kiểm chứng số liệu về hũ tro. Tờ báo đặt câu hỏi : "Vì sao sự chênh lệch lại quá lớn giữa thống kê chính thức của thành phố và thực tế trước cửa các nhà thiêu ở Vũ Hán?"
Thêm một tín hiệu đáng nghi ngờ khác, đó là tập đoàn viễn thông China Mobile của Trung Quốc thông báo trong mùa dịch vừa rồi (chính xác hơn là từ cuối tháng 12/2019 đến cuối tháng 2/2020), họ đã "mất 8,3 triệu" khách hàng trên toàn quốc. Cũng báo Tài Tân đặt câu hỏi : 8,3 khách hàng sử dụng dịch vụ của China Mobile không cần điện thoại nữa hay sao?
Điều giới quan sát lo ngại là việc che giấu sự thật đó đã đẩy cả thế giới vào khủng hoảng vừa về mặt dịch tễ, vừa về mặt kinh tế như hiện nay. Trung Quốc không chỉ che giấu sự thật khi dịch mới khai mào tại Vũ Hán, mà còn từng khẳng định rằng dịch viêm phổi cấp tính do virus corona chủng mới không thuộc dòng các bệnh dịch "truyền nhiễm".
Với sự đồng tình của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Bắc Kinh quả quyết "làm chủ được tình hình" để đến ngày 31/03/2020, gần 800.000 người trên thế giới bị lây nhiễm, hơn 37.000 người đã thiệt mạng.
Giới phân tích không phủ nhận những thiếu sót, những bất cập trong hệ thống y tế ngay cả tại các quốc gia giàu có nhất hành tinh, nhưng chí ít Trung Quốc cũng mang tội "không chia sẻ thông tin đáng tin cậy" về một siêu vi chủng mới nguy hiểm chết người.
Tệ hơn nữa, như ghi nhận của chuyên gia về Trung Quốc Valérie Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) của Pháp, Bắc Kinh đã đưa ra những con số rất thấp về trường hợp tử vong vì Covid-19 để khoe khoang thành tích, chứng minh với thế giới về thế thượng phong của Trung Quốc ngay cả trước một kẻ thù vô hình. Chính quyền của ông Tập Cận Bình muốn chứng minh hiệu quả của hệ thống chính trị tại nước này. Nói cách khác, virus corona đã phục vụ mục tiêu tuyên truyền cho đảng Cộng sản Trung Quốc cả với công luận trong nước lẫn cộng đồng quốc tế.
Nhà báo Pierre Haski, từng là phóng viên của báo Libération trong thời gian dịch SARS hoành hành tại Trung Quốc (2002-2003), cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải ngừng gian dối, nếu muốn chứng tỏ là một đối tác đáng tin cậy của thế giới.
Radio : RFI
Vào lúc tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán đang hoạt động trở lại sau hai tháng bị "cách ly", các câu hỏi được đặt ra : Có thực là Trung Quốc đã khống chế được dịch Covid-19? Có thực là trên toàn đất nước rộng lớn với 1,4 tỷ dân này chỉ có 81.400 người dương tính với virus corona và hơn 3.000 ca tử vong? Truyền thông Tây phương không tin vào các con số chính thức của Bắc Kinh.
Trả lời trên đài truyền hình LCI ngày 29/03, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Saint Antoine, Paris, Karine Lacombe, cho rằng "dịch bệnh đã bùng phát từ tháng 9, tức là sớm hơn nhiều so với thời điểm chính thức Bắc Kinh thông báo. Bắc Kinh có lẽ đã che giấu về số người tử vong và con số đó cao hơn nhiều so với hơn 3.000 ca tử vong trong thống kê chính thức".
Vào thời điểm Vũ Hán nới lỏng các biện pháp phong tỏa, và một tuần lễ trước lễ Thanh Minh, điều tra của tờ báo kinh tế Tài Tân (Caixin) của Trung Quốc cho thấy chỉ trong hai ngày 25 và 26/03/2020 một lò thiêu tại Vũ Hán đã nhận 5.000 hũ tro. Con số này cao hơn báo cáo chính thức là 2.535 người chết vì virus corona tại Vũ Hán. Đó là chưa kể cả thành phố Vũ Hán có tổng cộng 7 nhà thiêu, và vẫn theo điều tra của thời báo Tài Tân, nếu mỗi đơn vị đều nhận được một số hũ tro như vậy, thì đã có tới 35.000 người chết trong hai tháng qua.
Tác giả bài điều tra của tờ báo Trung Quốc này lưu ý thêm : trong giai đoạn cao điểm của mùa dịch vừa qua, đã có thêm "khoảng một chục lò thiêu dã chiến" được dựng lên chung quanh thành phố và Vũ Hán, nhưng báo Tài Tân không thể kiểm chứng số liệu về hũ tro. Tờ báo đặt câu hỏi : "Vì sao sự chênh lệch lại quá lớn giữa thống kê chính thức của thành phố và thực tế trước cửa các nhà thiêu ở Vũ Hán?"
Thêm một tín hiệu đáng nghi ngờ khác, đó là tập đoàn viễn thông China Mobile của Trung Quốc thông báo trong mùa dịch vừa rồi (chính xác hơn là từ cuối tháng 12/2019 đến cuối tháng 2/2020), họ đã "mất 8,3 triệu" khách hàng trên toàn quốc. Cũng báo Tài Tân đặt câu hỏi : 8,3 khách hàng sử dụng dịch vụ của China Mobile không cần điện thoại nữa hay sao?
Điều giới quan sát lo ngại là việc che giấu sự thật đó đã đẩy cả thế giới vào khủng hoảng vừa về mặt dịch tễ, vừa về mặt kinh tế như hiện nay. Trung Quốc không chỉ che giấu sự thật khi dịch mới khai mào tại Vũ Hán, mà còn từng khẳng định rằng dịch viêm phổi cấp tính do virus corona chủng mới không thuộc dòng các bệnh dịch "truyền nhiễm".
Với sự đồng tình của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Bắc Kinh quả quyết "làm chủ được tình hình" để đến ngày 31/03/2020, gần 800.000 người trên thế giới bị lây nhiễm, hơn 37.000 người đã thiệt mạng.
Giới phân tích không phủ nhận những thiếu sót, những bất cập trong hệ thống y tế ngay cả tại các quốc gia giàu có nhất hành tinh, nhưng chí ít Trung Quốc cũng mang tội "không chia sẻ thông tin đáng tin cậy" về một siêu vi chủng mới nguy hiểm chết người.
Tệ hơn nữa, như ghi nhận của chuyên gia về Trung Quốc Valérie Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) của Pháp, Bắc Kinh đã đưa ra những con số rất thấp về trường hợp tử vong vì Covid-19 để khoe khoang thành tích, chứng minh với thế giới về thế thượng phong của Trung Quốc ngay cả trước một kẻ thù vô hình. Chính quyền của ông Tập Cận Bình muốn chứng minh hiệu quả của hệ thống chính trị tại nước này. Nói cách khác, virus corona đã phục vụ mục tiêu tuyên truyền cho đảng Cộng sản Trung Quốc cả với công luận trong nước lẫn cộng đồng quốc tế.
Nhà báo Pierre Haski, từng là phóng viên của báo Libération trong thời gian dịch SARS hoành hành tại Trung Quốc (2002-2003), cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải ngừng gian dối, nếu muốn chứng tỏ là một đối tác đáng tin cậy của thế giới.
Radio : RFI
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Lễ Lá không lá giữa thời đại dịch
Nguyễn Trọng Đa
07:20 31/03/2020
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong sắc lệnh mới “Trong thời điểm đại dịch COVID-19 (II)”, do Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Các Bí Tích ban hành, có một phần: “1 - Chúa Nhật Lễ Lá. Tưởng niệm việc Chúa đi vào thành thánh Giêrusalem sẽ được cử hành trong các nhà thờ; trong các nhà thờ chính tòa, hình thức thứ hai trong Sách lễ Rôma phải được chọn; trong các nhà thờ giáo xứ và ở các nơi khác, hình thức thứ ba phải được sử dụng.” Con xem trong hình thức thứ ba trong Sách lễ Rôma, và không thấy chỉ dẫn nào về việc làm phép lá. Con muốn biết liệu theo sắc lệnh, giáo dân trong các nhà thờ giáo xứ sẽ không thể nhận được lá trong năm nay chăng, vì không có việc làm phép lá trong hình thức thứ ba của cuộc rước ngày Chúa Nhật Lễ Lá. Thứ hai, liệu linh mục có được phép làm phép lá ngoài Thánh lễ không? Nếu có, linh mục cần tuân theo nghi thức nào? - MKN, Bangkok, Thái Lan.
Đáp: Phần giới thiệu các nghi thức của Chúa Nhật Lễ Lá mô tả nghi thức như sau.
“Vào ngày này, Hội Thánh nhắc lại việc Chúa Kitô vào thành Giêrusalem để thực hiện Mầu nhiệm Vượt qua của Ngài. Như vậy, việc tưởng niệm việc Chúa vào thành thánh diễn ra trong tất cả các Thánh lễ, bằng cách rước kiệu hoặc cuộc rước nhập lễ long trọng trước Thánh lễ chính, hoặc cuộc rước đơn giản trước các Thánh lễ khác. Cuộc rước nhập lễ long trọng, nhưng không phải là cuộc rước kiệu, có thể được lặp lại trước các Thánh lễ khác, vốn thường được cử hành với nhóm đông người. Điều mong muốn là, nơi đâu không có cuộc rước kiệu hay cuộc rước nhập lễ long trọng, cần có một buổi cử hành Lời Chúa về chủ đề Chúa vào thành thánh, và về cuộc khổ nạn của Chúa, hoặc vào chiều thứ bảy hoặc ngày Chúa Nhật vào thời gian thuận tiện.”
Trong Sách Lễ, hình thức đầu tiên bắt đầu các nghi thức của Chúa Nhật Lễ Lá là cuộc rước, vốn trong dịch bệnh hiện nay là được bỏ, vì cần phải tránh sự tập họp của đông người.
Các chữ đỏ cho các hình thức thứ hai và thứ ba là:
“Hình thức thứ hai: Cuộc rước nhập lễ long trọng
“12. Bất cứ khi nào một cuộc rước kiệu không thể diễn ra, cuộc rước Chúa vào thành thánh được cử hành bên trong nhà thờ, bằng cuộc rước nhập lễ long trọng trước Thánh lễ chính.
“13. Cầm cành lá trong tay, các tín hữu tập trung ở bên ngoài, trước cửa nhà thờ hoặc bên trong nhà thờ. Linh mục và các thừa tác viên và một nhóm đại diện các tín hữu đi đến một nơi thích hợp trong nhà thờ, bên ngoài cung thánh, nơi ít nhất phần lớn tín hữu có thể nhìn thấy nghi thức.
“14. Trong khi vị linh mục đến nơi được chỉ định, thì điệp xướng Hosanna hoặc một bài ca thích hợp khác được hát lên. Sau đó, diễn ra việc làm phép lá và đọc bài Tin Mừng Chúa vào thành thánh Giêrusalem (số 5-7). Sau bài Tin Mừng, linh mục tiến đi long trọng với các thừa tác viên và nhóm đại diện của tín hữu vào nhà thờ đến cung thánh, trong khi điệp xướng ‘Khi Chúa vào thành thánh’ (số 10) hoặc một bài thánh ca thích hợp khác được hát lên.
“15. Đến bàn thờ, linh mục hôn bàn thờ. Sau đó, ngài đến ghế chủ toạ, bỏ qua các nghi thức đầu Thánh lễ và, nếu thích hợp, kinh Kyrie (Xin Chúa thương xót chúng con), ngài đọc lời tổng nguyện, và tiếp tục Thánh lễ theo cách thông thường.
“Hình thức thứ ba: cuộc rước đơn giản
“16. Trong tất cả các Thánh lễ khác của Chúa Nhật này, tại nơi không tổ chức cuộc rước long trọng, việc tưởng niệm Chúa vào thành thánh Giêrusalem diễn ra bằng cuộc rước Đơn giản.
“17. Trong khi linh mục tiến lên bàn thờ, điệp ca nhập lễ với thánh vịnh (số 18) hoặc một bài thánh ca khác trong cùng một chủ đề được hát. Đến bàn thờ, linh mục hôn bàn thờ rồi đi đến ghế chủ toạ. Sau Dấu Thánh giá, ngài chào mọi người và tiếp tục Thánh lễ theo cách thông thường. Trong các Thánh lễ khác, mà ở đó việc hát điệp ca nhập lễ không thể diễn ra, linh mục, ngay khi vừa đến bàn thờ và hôn bàn thờ, chào mọi người, đọc điệp ca nhập lễ và tiếp tục Thánh lễ theo cách thông thường.
Liên quan đến tập tục giữ lá làm phép tại nhà, ‘Hướng dẫn về lòng đạo đức bình dân và Phụng vụ’ bình luận về thực hành này:
“139. Tuần Thánh bắt đầu với Chúa Nhật Lễ Lá, hay ‘Chúa Nhật Chịu Nạn,’ vốn kết hợp sự huy hoàng vương triều của Chúa Kitô với sự tuyên bố về Cuộc Khổ Nạn của Chúa.
“Cuộc rước, tưởng niệm việc Chúa Kitô huy hoàng đi vào thành Giêrusalem, là hân hoan và bình dân trong tính cách. Các tín hữu thường giữ cành cọ hoặc cành ô liu, hoặc các loại cây xanh khác đã được làm phép trong Chúa Nhật Lễ Lá trong nhà họ, hoặc tại nơi làm việc của họ.
“Tuy nhiên, các tín hữu nên được hướng dẫn về ý nghĩa của lễ kỷ niệm này, để họ có thể nắm bắt được ý nghĩa của nó. Họ nên được nhắc nhở một cách thích hợp rằng điều quan trọng là sự tham gia vào cuộc rước, chứ không chỉ là việc lấy được cành cọ hoặc cành ô liu. Cây cọ hoặc cành ô liu không nên được giữ như bùa hộ mệnh, hoặc vì lý do trị liệu hoặc ma thuật để xua tan tà ma, hoặc để ngăn chặn thiệt hại từ các nguyên nhân này trên cánh đồng hoặc trong nhà, tất cả đều có thể giả định một chiêu bài mê tín nhất định nào đó.
“Cành cọ và cành ô liu được giữ trong nhà như một nhân chứng cho đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, vị vua thiên sai, và trong Chiến thắng Phục sinh của Chúa.”
Trong ánh sáng của các điều trên, có lẽ người ta có thể hiểu tính hợp lý bên trong về lý do tại sao văn bản của sắc lệnh loại trừ việc làm phép lá trong các nhà thờ giáo xứ.
Ngay cả trong các nhà thờ chính toà, nơi việc làm phép lá có thể diễn ra, sự tham dự sẽ bị hạn chế. Trong một tổng giáo phận lớn, Tổng Giám mục đã giới hạn chỉ cho 20 người tham dự.
Ngay cả khi có thể làm phép lá ngoài Thánh lễ, thì có lẽ điều đó là không thể, hoặc ở một số quốc gia việc này là bất hợp pháp, vì người ta đến nhà thờ chỉ để thu thập lá mà thôi. Cũng có nguy cơ là khắc sâu một ý nghĩa không chính xác về tầm quan trọng của tập tục này nơi các tín hữu.
Nói chung, trong một năm mà nhiều triệu người Công Giáo đang phải chịu sự thiếu thốn lớn hơn, vì không thể tham dự Thánh lễ và rước lễ, việc không lãnh nhận được lá làm phép là một sự hy sinh nhỏ phải trả, trong Tuần Thánh rất đặc biệt này. (Zenit.org 31-3-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/palms-amid-the-pandemic/
Hỏi: Trong sắc lệnh mới “Trong thời điểm đại dịch COVID-19 (II)”, do Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Các Bí Tích ban hành, có một phần: “1 - Chúa Nhật Lễ Lá. Tưởng niệm việc Chúa đi vào thành thánh Giêrusalem sẽ được cử hành trong các nhà thờ; trong các nhà thờ chính tòa, hình thức thứ hai trong Sách lễ Rôma phải được chọn; trong các nhà thờ giáo xứ và ở các nơi khác, hình thức thứ ba phải được sử dụng.” Con xem trong hình thức thứ ba trong Sách lễ Rôma, và không thấy chỉ dẫn nào về việc làm phép lá. Con muốn biết liệu theo sắc lệnh, giáo dân trong các nhà thờ giáo xứ sẽ không thể nhận được lá trong năm nay chăng, vì không có việc làm phép lá trong hình thức thứ ba của cuộc rước ngày Chúa Nhật Lễ Lá. Thứ hai, liệu linh mục có được phép làm phép lá ngoài Thánh lễ không? Nếu có, linh mục cần tuân theo nghi thức nào? - MKN, Bangkok, Thái Lan.
Đáp: Phần giới thiệu các nghi thức của Chúa Nhật Lễ Lá mô tả nghi thức như sau.
“Vào ngày này, Hội Thánh nhắc lại việc Chúa Kitô vào thành Giêrusalem để thực hiện Mầu nhiệm Vượt qua của Ngài. Như vậy, việc tưởng niệm việc Chúa vào thành thánh diễn ra trong tất cả các Thánh lễ, bằng cách rước kiệu hoặc cuộc rước nhập lễ long trọng trước Thánh lễ chính, hoặc cuộc rước đơn giản trước các Thánh lễ khác. Cuộc rước nhập lễ long trọng, nhưng không phải là cuộc rước kiệu, có thể được lặp lại trước các Thánh lễ khác, vốn thường được cử hành với nhóm đông người. Điều mong muốn là, nơi đâu không có cuộc rước kiệu hay cuộc rước nhập lễ long trọng, cần có một buổi cử hành Lời Chúa về chủ đề Chúa vào thành thánh, và về cuộc khổ nạn của Chúa, hoặc vào chiều thứ bảy hoặc ngày Chúa Nhật vào thời gian thuận tiện.”
Trong Sách Lễ, hình thức đầu tiên bắt đầu các nghi thức của Chúa Nhật Lễ Lá là cuộc rước, vốn trong dịch bệnh hiện nay là được bỏ, vì cần phải tránh sự tập họp của đông người.
Các chữ đỏ cho các hình thức thứ hai và thứ ba là:
“Hình thức thứ hai: Cuộc rước nhập lễ long trọng
“12. Bất cứ khi nào một cuộc rước kiệu không thể diễn ra, cuộc rước Chúa vào thành thánh được cử hành bên trong nhà thờ, bằng cuộc rước nhập lễ long trọng trước Thánh lễ chính.
“13. Cầm cành lá trong tay, các tín hữu tập trung ở bên ngoài, trước cửa nhà thờ hoặc bên trong nhà thờ. Linh mục và các thừa tác viên và một nhóm đại diện các tín hữu đi đến một nơi thích hợp trong nhà thờ, bên ngoài cung thánh, nơi ít nhất phần lớn tín hữu có thể nhìn thấy nghi thức.
“14. Trong khi vị linh mục đến nơi được chỉ định, thì điệp xướng Hosanna hoặc một bài ca thích hợp khác được hát lên. Sau đó, diễn ra việc làm phép lá và đọc bài Tin Mừng Chúa vào thành thánh Giêrusalem (số 5-7). Sau bài Tin Mừng, linh mục tiến đi long trọng với các thừa tác viên và nhóm đại diện của tín hữu vào nhà thờ đến cung thánh, trong khi điệp xướng ‘Khi Chúa vào thành thánh’ (số 10) hoặc một bài thánh ca thích hợp khác được hát lên.
“15. Đến bàn thờ, linh mục hôn bàn thờ. Sau đó, ngài đến ghế chủ toạ, bỏ qua các nghi thức đầu Thánh lễ và, nếu thích hợp, kinh Kyrie (Xin Chúa thương xót chúng con), ngài đọc lời tổng nguyện, và tiếp tục Thánh lễ theo cách thông thường.
“Hình thức thứ ba: cuộc rước đơn giản
“16. Trong tất cả các Thánh lễ khác của Chúa Nhật này, tại nơi không tổ chức cuộc rước long trọng, việc tưởng niệm Chúa vào thành thánh Giêrusalem diễn ra bằng cuộc rước Đơn giản.
“17. Trong khi linh mục tiến lên bàn thờ, điệp ca nhập lễ với thánh vịnh (số 18) hoặc một bài thánh ca khác trong cùng một chủ đề được hát. Đến bàn thờ, linh mục hôn bàn thờ rồi đi đến ghế chủ toạ. Sau Dấu Thánh giá, ngài chào mọi người và tiếp tục Thánh lễ theo cách thông thường. Trong các Thánh lễ khác, mà ở đó việc hát điệp ca nhập lễ không thể diễn ra, linh mục, ngay khi vừa đến bàn thờ và hôn bàn thờ, chào mọi người, đọc điệp ca nhập lễ và tiếp tục Thánh lễ theo cách thông thường.
Liên quan đến tập tục giữ lá làm phép tại nhà, ‘Hướng dẫn về lòng đạo đức bình dân và Phụng vụ’ bình luận về thực hành này:
“139. Tuần Thánh bắt đầu với Chúa Nhật Lễ Lá, hay ‘Chúa Nhật Chịu Nạn,’ vốn kết hợp sự huy hoàng vương triều của Chúa Kitô với sự tuyên bố về Cuộc Khổ Nạn của Chúa.
“Cuộc rước, tưởng niệm việc Chúa Kitô huy hoàng đi vào thành Giêrusalem, là hân hoan và bình dân trong tính cách. Các tín hữu thường giữ cành cọ hoặc cành ô liu, hoặc các loại cây xanh khác đã được làm phép trong Chúa Nhật Lễ Lá trong nhà họ, hoặc tại nơi làm việc của họ.
“Tuy nhiên, các tín hữu nên được hướng dẫn về ý nghĩa của lễ kỷ niệm này, để họ có thể nắm bắt được ý nghĩa của nó. Họ nên được nhắc nhở một cách thích hợp rằng điều quan trọng là sự tham gia vào cuộc rước, chứ không chỉ là việc lấy được cành cọ hoặc cành ô liu. Cây cọ hoặc cành ô liu không nên được giữ như bùa hộ mệnh, hoặc vì lý do trị liệu hoặc ma thuật để xua tan tà ma, hoặc để ngăn chặn thiệt hại từ các nguyên nhân này trên cánh đồng hoặc trong nhà, tất cả đều có thể giả định một chiêu bài mê tín nhất định nào đó.
“Cành cọ và cành ô liu được giữ trong nhà như một nhân chứng cho đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, vị vua thiên sai, và trong Chiến thắng Phục sinh của Chúa.”
Trong ánh sáng của các điều trên, có lẽ người ta có thể hiểu tính hợp lý bên trong về lý do tại sao văn bản của sắc lệnh loại trừ việc làm phép lá trong các nhà thờ giáo xứ.
Ngay cả trong các nhà thờ chính toà, nơi việc làm phép lá có thể diễn ra, sự tham dự sẽ bị hạn chế. Trong một tổng giáo phận lớn, Tổng Giám mục đã giới hạn chỉ cho 20 người tham dự.
Ngay cả khi có thể làm phép lá ngoài Thánh lễ, thì có lẽ điều đó là không thể, hoặc ở một số quốc gia việc này là bất hợp pháp, vì người ta đến nhà thờ chỉ để thu thập lá mà thôi. Cũng có nguy cơ là khắc sâu một ý nghĩa không chính xác về tầm quan trọng của tập tục này nơi các tín hữu.
Nói chung, trong một năm mà nhiều triệu người Công Giáo đang phải chịu sự thiếu thốn lớn hơn, vì không thể tham dự Thánh lễ và rước lễ, việc không lãnh nhận được lá làm phép là một sự hy sinh nhỏ phải trả, trong Tuần Thánh rất đặc biệt này. (Zenit.org 31-3-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/palms-amid-the-pandemic/
Thông Báo
Phụng Vụ Trực Tuyến trong Tuần Thánh tại các Cộng đoàn Việt Nam GP Orange
Lm. Vincent Phạm Hùng
10:06 31/03/2020
Phụng Vụ Trực Tuyến trong Tuần Thánh
TUẦN THÁNH TẠI VATICAN
Hai đài TV phát hình trực tiếp: 56.10 và 14.2
Thứ Sáu Tuần Thánh: 12:00 trưa (giờ California)
Vọng Phục Sinh: 12:00 trưa (giờ California)
GX CHÍNH TÒA CHÚA KITÔ
https://www.facebook.com/ChristCathedralCA
https://mass.christcathedralcalifornia.org
Các nghi thức bằng tiếng Anh trong Tam Nhật Thánh có thêm EWTN phát hình trực tiếp.
Chúa Nhật Lễ Lá – 9:45 a.m. (Eng); 11:30 a.m. (Span); 1:15 p.m. (Việt)
Thánh Lễ Truyền Dầu, thứ Hai, 6 tháng 4 – 5:30 p.m. (ba ngôn ngữ)
Thứ Năm Tuần Thánh – 7:30 p.m. (ba ngôn ngữ)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 3:00 p.m. (Eng); 5:30 p.m. (Việt); 7:30 p.m. (Span)
Vọng Phục Sinh – 8:00 p.m. (ba ngôn ngữ)
Chúa Nhật Phục Sinh – 9:45 a.m. (Eng); 11:30 a.m. (Span); 1:15 p.m. (Việt)
GIÁO XỨ ST. THOMAS MORE
https://www.facebook.com/STMIrvine/
Chúa Nhật Lễ Lá – 6:00 p.m. (Việt) – Lễ vọng chiều thứ Bảy
Thứ Năm Tuần Thánh – 7:00 p.m. (Eng)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 1:00 p.m. (Eng)
Vọng Phục Sinh – 7:45 p.m. (Eng)
Chúa Nhật Phục Sinh – 11:00 a.m. (Việt)
TRUNG TÂM Công Giáo
https://www.facebook.com/vincent.pham.1806
https://sites.google.com/vietcatholiccenter.org/web/
Phát Hình Trực Tiếp trên Little Saigon TV: đài 14.2 mỗi ngày.
Riêng các ngày Chúa Nhật, thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh cả hai đài TV: 14.1 và 56.10.
Chúa Nhật Lễ Lá – 8:30 a.m.
Thứ Năm Tuần Thánh – 5:30 p.m.
Thứ Sáu Tuần Thánh – 3:00 p.m.
Vọng Phục Sinh – 8:00 p.m.
Chúa Nhật Phục Sinh – 8:30 a.m.
Giải Tội
Thứ Hai, (6/4), 10:00 a.m. – 4:00 p.m
Thứ Ba (7/4) và thứ Tư (8/4), 3:00 p.m. – 8:00 p.m.
GIÁO XỨ Đức Mẹ LA VANG
https://www.fb.com/ollvsa
Thứ Năm Tuần Thánh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Vọng Phục Sinh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Chúa Nhật Phục Sinh – 8:00 a.m. (Việt); 10:00 a.m. (Span); 12:00 p.m. (Eng)
CỘNG ĐOÀN ST. POLYCARP
https://bit.ly/3be3OGR'
Thứ Năm Tuần Thánh – 8:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 3:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Vọng Phục Sinh – 7:30 p.m. (3 ngôn ngữ)
Chúa Nhật Phục Sinh – 11:00 a.m.
CỘNG ĐOÀN WESTMISNTER
https://www.facebook.com/blessedsacramentwestminster
http://bit.ly/3bbUi71
Chúa Nhật Lễ Lá – 8:00 p.m. (Thứ Bảy) và 4:00 p.m. (Chúa Nhật)
Thứ Năm Tuần Thánh – 8:00 p.m.
Thứ Sáu Tuần Thánh – 8:00 p.m.
Vọng Phục Sinh – 8:00 p.m.
Chúa Nhật Phục Sinh – 4:00 p.m.
CĐ TTVN Đức Mẹ & CĐ CHÚA KITÔ CỨU THẾ
https://www.facabook.com/ihmsantaana/
Lễ Lá – 5:00 p.m. (thứ Bảy)
Thứ Năm Tuần Thánh – 5:30 p.m.
Thứ Sáu Tuần Thánh – 5:30 p.m.
Vọng Phục Sinh – 5:00 p.m.
GIÁO XỨ THÁNH LINH
http://www.holyspiritfv.org/
Chúa Nhật Lễ Lá – 10:00 a.m.
Thứ Năm Tuần Thánh – 7:00 p.m.
Thứ Sáu Tuần Thánh – 5:00 p.m.
Vọng Phục Sinh – 7:00 p.m.
Chúa Nhật Phục Sinh – 10:00 a.m.
GIÁO XỨ ST. COLUMBAN
'> YouTube Saigonnews TV'>
Mỗi ngày 5:30 p.m.
CỘNG ĐOÀN ORANGE, GIÁO XỨ LA PURISIMA
https://lapurisimachurch.org/
Chúa Nhật Lễ Lá – 8:00 a.m. (Span); 9:00 a.m. (Việt); 10:00 a.m. (Eng)
Thứ Năm Tuần Thánh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Vọng Phục Sinh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Chúa Nhật Phục Sinh – 8:00 a.m. (Span); 9:00 a.m. (Việt); 10:00 p.m. (Eng)
CỘNG ĐOÀN TUSTIN, GIÁO XỨ ST. CECILIA
https://www.facebook.com/pg/StCeciliaCatholicChurch/videos/?ref=page_internal
Chúa Nhật Lễ Lá – 6:30 p.m. (Việt, chiều thứ Bảy) – 8:00 a.m. (Span) & 9:00 a.m. (Eng)
Thứ Năm Tuần Thánh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 6:00p.m. (3 ngôn ngữ)
Thứ Bảy Vọng Phục Sinh – 6:00p.m. (3 ngôn ngữ)
Chúa Nhật Phục Sinh – 8:00a.m. (Span); 9:00 a.m. (Eng); 11:00 p.m. (Việt)
CĐ COSTA MESA, GX ST. JOHN THE BAPTIST
https://www.facebook.com/pg/sjboc/videos/?ref=page_internal
Chúa Nhật Lễ Lá – 9:00 a.m. (Việt); 11:00 a.m. (Eng); 12:30 p.m. (Latin); 2:00 pm (Span)
Thứ Năm Tuần Thánh – 5:30 p.m. (Việt); 7:30 p.m. (Eng & Span)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 2:00 p.m. (Eng); 5:30 p.m. (Việt); 7:30 p.m. (Span)
Vọng Phục Sinh – 5:30 p.m. (Việt); 8:00 p.m. (Eng & Span)
Chúa Nhật Phục Sinh – 9:00 a.m. (Việt); 11:00 a.m. (Eng); 12:30 p.m. (Latin); 2:00 p.m. (Span)
TUẦN THÁNH TẠI VATICAN
Hai đài TV phát hình trực tiếp: 56.10 và 14.2
Thứ Sáu Tuần Thánh: 12:00 trưa (giờ California)
Vọng Phục Sinh: 12:00 trưa (giờ California)
GX CHÍNH TÒA CHÚA KITÔ
https://www.facebook.com/ChristCathedralCA
https://mass.christcathedralcalifornia.org
Các nghi thức bằng tiếng Anh trong Tam Nhật Thánh có thêm EWTN phát hình trực tiếp.
Chúa Nhật Lễ Lá – 9:45 a.m. (Eng); 11:30 a.m. (Span); 1:15 p.m. (Việt)
Thánh Lễ Truyền Dầu, thứ Hai, 6 tháng 4 – 5:30 p.m. (ba ngôn ngữ)
Thứ Năm Tuần Thánh – 7:30 p.m. (ba ngôn ngữ)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 3:00 p.m. (Eng); 5:30 p.m. (Việt); 7:30 p.m. (Span)
Vọng Phục Sinh – 8:00 p.m. (ba ngôn ngữ)
Chúa Nhật Phục Sinh – 9:45 a.m. (Eng); 11:30 a.m. (Span); 1:15 p.m. (Việt)
GIÁO XỨ ST. THOMAS MORE
https://www.facebook.com/STMIrvine/
Chúa Nhật Lễ Lá – 6:00 p.m. (Việt) – Lễ vọng chiều thứ Bảy
Thứ Năm Tuần Thánh – 7:00 p.m. (Eng)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 1:00 p.m. (Eng)
Vọng Phục Sinh – 7:45 p.m. (Eng)
Chúa Nhật Phục Sinh – 11:00 a.m. (Việt)
TRUNG TÂM Công Giáo
https://www.facebook.com/vincent.pham.1806
https://sites.google.com/vietcatholiccenter.org/web/
Phát Hình Trực Tiếp trên Little Saigon TV: đài 14.2 mỗi ngày.
Riêng các ngày Chúa Nhật, thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh cả hai đài TV: 14.1 và 56.10.
Chúa Nhật Lễ Lá – 8:30 a.m.
Thứ Năm Tuần Thánh – 5:30 p.m.
Thứ Sáu Tuần Thánh – 3:00 p.m.
Vọng Phục Sinh – 8:00 p.m.
Chúa Nhật Phục Sinh – 8:30 a.m.
Giải Tội
Thứ Hai, (6/4), 10:00 a.m. – 4:00 p.m
Thứ Ba (7/4) và thứ Tư (8/4), 3:00 p.m. – 8:00 p.m.
GIÁO XỨ Đức Mẹ LA VANG
https://www.fb.com/ollvsa
Thứ Năm Tuần Thánh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Vọng Phục Sinh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Chúa Nhật Phục Sinh – 8:00 a.m. (Việt); 10:00 a.m. (Span); 12:00 p.m. (Eng)
CỘNG ĐOÀN ST. POLYCARP
https://bit.ly/3be3OGR'
Thứ Năm Tuần Thánh – 8:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 3:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Vọng Phục Sinh – 7:30 p.m. (3 ngôn ngữ)
Chúa Nhật Phục Sinh – 11:00 a.m.
CỘNG ĐOÀN WESTMISNTER
https://www.facebook.com/blessedsacramentwestminster
http://bit.ly/3bbUi71
Chúa Nhật Lễ Lá – 8:00 p.m. (Thứ Bảy) và 4:00 p.m. (Chúa Nhật)
Thứ Năm Tuần Thánh – 8:00 p.m.
Thứ Sáu Tuần Thánh – 8:00 p.m.
Vọng Phục Sinh – 8:00 p.m.
Chúa Nhật Phục Sinh – 4:00 p.m.
CĐ TTVN Đức Mẹ & CĐ CHÚA KITÔ CỨU THẾ
https://www.facabook.com/ihmsantaana/
Lễ Lá – 5:00 p.m. (thứ Bảy)
Thứ Năm Tuần Thánh – 5:30 p.m.
Thứ Sáu Tuần Thánh – 5:30 p.m.
Vọng Phục Sinh – 5:00 p.m.
GIÁO XỨ THÁNH LINH
http://www.holyspiritfv.org/
Chúa Nhật Lễ Lá – 10:00 a.m.
Thứ Năm Tuần Thánh – 7:00 p.m.
Thứ Sáu Tuần Thánh – 5:00 p.m.
Vọng Phục Sinh – 7:00 p.m.
Chúa Nhật Phục Sinh – 10:00 a.m.
GIÁO XỨ ST. COLUMBAN
'> YouTube Saigonnews TV'>
Mỗi ngày 5:30 p.m.
CỘNG ĐOÀN ORANGE, GIÁO XỨ LA PURISIMA
https://lapurisimachurch.org/
Chúa Nhật Lễ Lá – 8:00 a.m. (Span); 9:00 a.m. (Việt); 10:00 a.m. (Eng)
Thứ Năm Tuần Thánh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Vọng Phục Sinh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Chúa Nhật Phục Sinh – 8:00 a.m. (Span); 9:00 a.m. (Việt); 10:00 p.m. (Eng)
CỘNG ĐOÀN TUSTIN, GIÁO XỨ ST. CECILIA
https://www.facebook.com/pg/StCeciliaCatholicChurch/videos/?ref=page_internal
Chúa Nhật Lễ Lá – 6:30 p.m. (Việt, chiều thứ Bảy) – 8:00 a.m. (Span) & 9:00 a.m. (Eng)
Thứ Năm Tuần Thánh – 6:00 p.m. (3 ngôn ngữ)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 6:00p.m. (3 ngôn ngữ)
Thứ Bảy Vọng Phục Sinh – 6:00p.m. (3 ngôn ngữ)
Chúa Nhật Phục Sinh – 8:00a.m. (Span); 9:00 a.m. (Eng); 11:00 p.m. (Việt)
CĐ COSTA MESA, GX ST. JOHN THE BAPTIST
https://www.facebook.com/pg/sjboc/videos/?ref=page_internal
Chúa Nhật Lễ Lá – 9:00 a.m. (Việt); 11:00 a.m. (Eng); 12:30 p.m. (Latin); 2:00 pm (Span)
Thứ Năm Tuần Thánh – 5:30 p.m. (Việt); 7:30 p.m. (Eng & Span)
Thứ Sáu Tuần Thánh – 2:00 p.m. (Eng); 5:30 p.m. (Việt); 7:30 p.m. (Span)
Vọng Phục Sinh – 5:30 p.m. (Việt); 8:00 p.m. (Eng & Span)
Chúa Nhật Phục Sinh – 9:00 a.m. (Việt); 11:00 a.m. (Eng); 12:30 p.m. (Latin); 2:00 p.m. (Span)
Văn Hóa
Tâm Ca Cửa Mộ
Lm Vũđình Tường
19:24 31/03/2020
John 11,1-45. Lazaro
Mat ta than khóc với Thầy.
Nếu Thầy có mặt nơi đây,
em còn đón tiếp Thầy.
Chỉ sau bốn ngày,
đường xa Thầy đến,
sự việc đã đổi thay.
Em đã ra đi,
đi vào lòng đất,
trở thành cát bụi,
theo gió theo mây.
Mở cửa mộ làm chi?
Mùi tử khí lan tràn,
làm lòng con nát tan.
Bốn ngày nước mắt không nguôi,
thương nhớ người thân đã lìa đời.
Mắt lệ hướng về trời.
Xin Cha đón nhận lấy người thân con.
Mat ta con nhớ cho rằng:
Thầy là đường,
có quyền ban sự sống,
cho em con trở về.
Tin vào Thầy,
con sẽ gặp lại em.
Thưa Thầy, con tin có ngày đoàn tụ.
L à phận con người,
Vĩnh biệt người thân,
Tang tóc phủ đầu,
Đau tận trong tim.
Hồn con sao xuyến,
Tâm tư bồn chồn,
Cõi lòng nát như tương.
Đứng ngồi không yên.
Nằm, kỉ niệm xưa hiện đến,
Ngồi, ngày tháng cũ hiện về
Hình ảnh thực hơn mơ.
Nhưng con có đâu ngờ
Hình mỏng như hơi khói,
Bóng nhẹ tựa sương mai.
Ngày gặp lại xa vời,
Thực tế lại kề bên.
Tự hỏi tâm hồn con yếu đuối, hay đức tin lu mờ?
Thầy là Đấng duy nhất,
Hứa cuộc sống trường sinh.
Xin vâng Thưa Thầy,
Em con sẽ trở về,
Trở về chung sống với Cha,
Xum họp một nhà,
Trong nhà Cha.
TiengChuong.org
Mat ta than khóc với Thầy.
Nếu Thầy có mặt nơi đây,
em còn đón tiếp Thầy.
Chỉ sau bốn ngày,
đường xa Thầy đến,
sự việc đã đổi thay.
Em đã ra đi,
đi vào lòng đất,
trở thành cát bụi,
theo gió theo mây.
Mở cửa mộ làm chi?
Mùi tử khí lan tràn,
làm lòng con nát tan.
Bốn ngày nước mắt không nguôi,
thương nhớ người thân đã lìa đời.
Mắt lệ hướng về trời.
Xin Cha đón nhận lấy người thân con.
Mat ta con nhớ cho rằng:
Thầy là đường,
có quyền ban sự sống,
cho em con trở về.
Tin vào Thầy,
con sẽ gặp lại em.
Thưa Thầy, con tin có ngày đoàn tụ.
L à phận con người,
Vĩnh biệt người thân,
Tang tóc phủ đầu,
Đau tận trong tim.
Hồn con sao xuyến,
Tâm tư bồn chồn,
Cõi lòng nát như tương.
Đứng ngồi không yên.
Nằm, kỉ niệm xưa hiện đến,
Ngồi, ngày tháng cũ hiện về
Hình ảnh thực hơn mơ.
Nhưng con có đâu ngờ
Hình mỏng như hơi khói,
Bóng nhẹ tựa sương mai.
Ngày gặp lại xa vời,
Thực tế lại kề bên.
Tự hỏi tâm hồn con yếu đuối, hay đức tin lu mờ?
Thầy là Đấng duy nhất,
Hứa cuộc sống trường sinh.
Xin vâng Thưa Thầy,
Em con sẽ trở về,
Trở về chung sống với Cha,
Xum họp một nhà,
Trong nhà Cha.
TiengChuong.org
Tâm Ca Anh Mù
Lm Vũđình Tường
19:41 31/03/2020
John 9,1-41
Tôi mù, không điếc, cũng chẳng câm.
Cuộc sống rất âm thầm, sống nhờ lòng từ tâm.
Con đường mòn quen thuộc, dò dẫm từng bước đi.
Cây gậy là bạn đường, đi trước tránh tai ương.
Rồi lần đầu trong đời, có người gọi bằng anh.
Làm tim tôi thổn thức, tâm hồn tôi rạo rực.
Tôi đáp trả bằng tình, tình ngời sáng trong tim.
Tiếng nói phán bảo tôi: rửa mắt bùn sẽ thấy.
Ngỡ ngàng đến kinh ngạc, chữa đơn giản thế sao?
Bởi không hiểu thống khổ, cuộc sống mù ra sao?
Họ hạch hỏi một điều: ai cho mày mắt sáng?
Bởi mù loà không thấy, chỉ nghe được tiếng Ngài.
Tôi kể toàn sự thật. Họ trở nên gắt gao.
Cho tôi là cuồng ngạo: dám dậy bảo chúng tao.
Để điều tra cho rõ, dồn ép cha mẹ tôi.
Sợ bọn chúng trả thù, chối bỏ đứa con mù.
Tôi làm chứng cho Người, bị đuổi khỏi hội đường.
Ngài tìm tôi phán bảo: Ta là Đấng Cứu đời. Cho mắt mù được sáng.
Xin làm môn đệ Ngài.
TiengChuong.org
Tôi mù, không điếc, cũng chẳng câm.
Cuộc sống rất âm thầm, sống nhờ lòng từ tâm.
Con đường mòn quen thuộc, dò dẫm từng bước đi.
Cây gậy là bạn đường, đi trước tránh tai ương.
Rồi lần đầu trong đời, có người gọi bằng anh.
Làm tim tôi thổn thức, tâm hồn tôi rạo rực.
Tôi đáp trả bằng tình, tình ngời sáng trong tim.
Tiếng nói phán bảo tôi: rửa mắt bùn sẽ thấy.
Ngỡ ngàng đến kinh ngạc, chữa đơn giản thế sao?
Bởi không hiểu thống khổ, cuộc sống mù ra sao?
Họ hạch hỏi một điều: ai cho mày mắt sáng?
Bởi mù loà không thấy, chỉ nghe được tiếng Ngài.
Tôi kể toàn sự thật. Họ trở nên gắt gao.
Cho tôi là cuồng ngạo: dám dậy bảo chúng tao.
Để điều tra cho rõ, dồn ép cha mẹ tôi.
Sợ bọn chúng trả thù, chối bỏ đứa con mù.
Tôi làm chứng cho Người, bị đuổi khỏi hội đường.
Ngài tìm tôi phán bảo: Ta là Đấng Cứu đời. Cho mắt mù được sáng.
Xin làm môn đệ Ngài.
TiengChuong.org
VietCatholic TV
Vị Hồng Y đầu tiên nhiễm coronavirus, là người thay Đức Thánh Cha coi sóc Rôma, phải nằm bệnh viện
Giáo Hội Năm Châu
04:04 31/03/2020
Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Giáo Phận Rôma, đã thử nghiệm dương tính với coronavirus. Ngài là vị Hồng Y đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo nhiễm phải thứ virus độc địa này.
Đến nay đã có ít nhất một Giám Mục thiệt mạng vì coronavirus và 4 Giám Mục khác nhiễm bệnh. Bên cạnh đó còn có gần 100 linh mục được báo cáo đã thiệt mạng vì coronavirus.
Đó là những tin chính chúng tôi sẽ trình bày trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.
Tính cho đến sáng Thứ Ba 31 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức chóng mặt với 37,599 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 781,897 người.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 2,989 người, trong tổng số 161,454 trường hợp nhiễm bệnh. Trong 24 giờ qua, thêm 406 người thiệt mạng tại Hoa Kỳ và 17,963 người nhiễm bệnh. Số người chết tại Hoa Kỳ có thể còn lên rất cao trong những ngày tới vì có tới 3,512 người đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý vẫn cao. Tử vong cho đến nay là 11,591 người, và 101,739 trường hợp nhiễm bệnh. Trong 24 giờ qua, có đến 812 người thiệt mạng và 4,050 ca nhiễm bệnh mới.
Cho đến nay, số trường hợp nhiễm coronavirus tại Ý và Tây Ban Nha đã vượt qua số trường hợp nhiễm bệnh do bọn cầm quyền Bắc Kinh đưa ra.
Tử vong tại Tây Ban Nha đến nay là 7,846 người, trong tổng số 87,956 trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên, số trường hợp nghiêm trọng tại Tây Ban Nha hiện nay là cao nhất thế giới với 5,231 người trong các điều kiện y tế khá bi đát. Trong 24 giờ qua, đã có 913 người thiệt mạng tại Tây Ban Nha. Say sưa với ý thức hệ phá thai, Thủ tướng Pedro Sánchez của đảng Công Nhân Xã Hội đang ngày càng lộ rõ là một thảm họa của nước này. Các chính trị gia đối lập kêu gọi Sánchez từ chức. Họ cho rằng Sánchez, khi theo đuổi một đường lối cực đoan phò phá thai, đã cắt giảm đáng kể các chi tiêu về y tế, xây dựng một hệ thống y tế què quặt, không đáp ứng nổi trước tình trạng lây lan của dịch bệnh, phản ứng lúng túng khiến càng ngày càng có nhiều đột biến.
Đến nay, tử vong tại Hoa Lục theo báo cáo của bọn cầm quyền Bắc Kinh là 3,304 người, trong tổng số 81,470 trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên, theo Reuters, người dân Vũ Hán, căn cứ trên số lượng bình tro được phát ra tại 7 nhà tang lễ tại Vũ Hán, ước lượng rằng ít nhất đã có 42,000 người thiệt mạng. Nếu căn cứ trên con số 21 triệu tài khoản điện thoại bị đóng lại, theo báo cáo hôm 19 tháng Ba của chính bọn cầm quyền Bắc Kinh, thì có lẽ con số tử vong phải lên đến hàng mấy triệu người.
Tại Đức, số trường hợp nhiễm bệnh đã tăng lên đến 66,885 người, trong đó có 645 người chết.
Tại Pháp, số trường hợp nhiễm bệnh đã tăng lên đến 44,559 người, trong đó có 3,024 người chết.
Tại Iran, số trường hợp nhiễm bệnh đã tăng lên đến 41,495 người, trong đó có 2,757 người chết.
Tại Anh, số trường hợp nhiễm bệnh đã tăng lên đến 22,141 người, trong đó có 1,408 người chết. Chỉ trong 24 giờ, đã có thêm 180 người chết và bất kể lệnh cách ly, dừng mọi sinh hoạt trên toàn quốc, vẫn có 2,619 trường hợp nhiễm bệnh mới trong một ngày.
Đức Hồng Y Angelo De Donatis là vị Hồng Y đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo nhiễm coronavirus
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Giáo Phận Rôma, đã thử nghiệm dương tính với coronavirus. Ngài là vị Hồng Y đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo nhiễm phải thứ virus độc địa này.
Đức Hồng Y đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rome vì bị sốt. Đến nay, ngài được báo cáo trong tình trạng tốt, và các cộng tác viên thân thiết của ngài đã được yêu cầu tự cô lập, theo một tuyên bố từ Tòa Giám Quản Rôma.
“Tôi cảm thấy thanh thản và tự tin giữa thử thách này”, Đức Hồng Y nói trong một tuyên bố hôm thứ Hai 30 tháng Ba. “Tôi giao phó mạng sống mình trong tay Chúa và những hỗ trợ từ những lời cầu nguyện của tất cả các anh chị em, các tín hữu của Giáo hội tại Rôma.”
“Tôi sống khoảnh khắc này như một dịp được trao cho tôi bởi Chúa Quan Phòng để tôi có thể chia sẻ nỗi khổ của rất nhiều anh chị em. Tôi cầu nguyện cho họ, cho toàn thể cộng đồng giáo phận và cho cư dân thành phố Rôma,” Đức Hồng Y nói thêm.
Đức Thánh Cha Phanxicô là Giám mục Rôma, nhưng việc lãnh đạo hàng ngày của giáo phận được điều hành bởi vị Giám Quản, hiện nay là Đức Hồng Y De Donatis.
Đức Hồng Y De Donatis năm nay 66 tuổi, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2014, trong khi chưa phải là giám mục, để thuyết giảng tuần tĩnh tâm Mùa Chay cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma, một công việc theo truyền thống thường được trao cho một vị Hồng Y. Năm 2015, ngài trở thành Giám Mục Phụ Tá Rôma, và trở thành Giám Quản của Rôma vào năm 2017. Ngài được nâng lên hàng Hồng Y vào năm 2018.
Một giám mục Công Giáo đã chết vì virus cực kỳ độc địa này của Tầu. Đức Cha Angelo Moreschi, 67 tuổi, là vị Giám quản Tông toà của xứ Ethiopia tại Gambella, một khu vực truyền giáo với 25,000 người Công Giáo ở phía tây của quốc gia này. Ngài qua đời hôm thứ Tư 25 tháng Ba tại thành phố Brescia của Ý, thuộc vùng Bologna nơi đã trở thành tâm chấn của đại dịch ở châu Âu.
Ít nhất 4 Giám Mục đã nhiễm coronavirus. Đức Cha Antonio Napolioni, Giám mục giáo phận Cremona, là vị Giám Mục Ý đầu tiên nhiễm coronavirus. Ngài đã hồi phục sau khi nằm bệnh viện trong 10 ngày với các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng sau khi nhiễm coronavirus. Ngài đã trở về nhà vào ngày 16 tháng Ba.
Đề cập đến thời gian ở bệnh viện, Đức Cha Napolioni nói:
“Tôi đã trải qua từng phút từng phút một thảm kịch này trong tình huống và khối lượng công việc thật nặng nhọc đối với các bác sĩ, y tá và tất cả các nhân viên.”
“Đây là một Mùa Chay thật ngỡ ngàng. Tuy nhiên, trong một ý nghĩa nhất định, chúng ta sống kinh nghiệm Chúa Giêsu đã trải qua ở sa mạc trong bốn mươi ngày, chiến đấu với ma quỷ. Mùa Chay năm nay thiếu vẻ đẹp của các tập quán đạo đức trong Phụng Vụ, nhưng đầy rẫy mầu nhiệm sâu sắc của cái ác, cái chết và sự tuyệt vọng. Nhưng Chúa vẫn đang ở đó. Chúng ta phải nhận ra sự hiện diện của Ngài.”
Vị Giám Mục thứ hai bị nhiễm coronavirus là Đức Cha Emmanuel Delmas, 65 tuổi, Giám Mục Angers. Ngài đã thử nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi đi dự ad limina tại Vatican vào tuần trước.
Tin này gây âu lo vì ngài đã đến Rôma vào đầu tháng Ba cùng với 28 giám mục khác trong chuyến viếng thăm “ad limina” viếng mộ hai thánh Phêrô và Phaolô và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Các vị đã gặp nhau trong hai tiếng rưỡi với Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 9 tháng Ba trong một cuộc họp kín.
Các vị đã cẩn thận ngồi cách nhau ít nhất 1m, theo hướng dẫn an toàn sức khỏe vào thời điểm đó. Tuy nhiên, tin này vẫn gây âu lo. 28 Giám Mục Pháp đi cùng đã bị cách ly.
Giáo phận nói thêm trong thông cáo rằng khi còn ở Rôma, Đức Cha Delmas đã cảm thấy những triệu chứng đầu tiên, sau đó, tiếp tục ở mức độ nhẹ.
Giáo phận nói rằng cho đến nay, các triệu chứng của Đức Giám Mục là nhẹ và “tình trạng của ngài hiện không đáng lo ngại.”
Một vị Giám Mục Ý khác là Đức Cha Derio Olivero, 59 tuổi, Giám mục giáo phận Pinerolo, đã thử nghiệm dương tính với COVID-19. Ngài được đưa vào bệnh viện ngày 19 tháng Ba với các biến chứng hô hấp. Tình trạng của ngài được ghi nhận là ổn định.
Tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục New Orleans vừa được thử nghiệm dương tính coronavirus. Ngài là vị giám mục đầu tiên của Hoa Kỳ bị nhiễm bệnh.
“Mới đây, tôi cảm thấy có vài triệu chứng nhẹ, chỉ là sốt thôi. Vì thận trọng, tôi đã xét nghiệm coronavirus và kết quả là dương tính,” Tổng Giám mục Gregory Aymond tuyên bố vào ngày 23 tháng Ba.
“Tôi đã thông báo ngay cho những người thân cận. Không cần phải nói, tôi đã tự mình cách ly để có trách nhiệm và không ảnh hưởng đến người khác. Tôi sẽ sử dụng thời gian yên tĩnh này để cầu nguyện và hy sinh thêm cho tất cả những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi virus này,” Đức Tổng Giám Mục cho biết.
“Tôi cầu xin để được sớm khỏe lại và tiếp tục truyền giáo. Trong thời gian này, tôi sẽ có mặt trên Facebook và trên trang web của tổng giáo phận để trình bày các suy tư về cuộc khủng hoảng này và về ơn chữa lành của Thiên Chúa. Xin Đức Bà là Đấng Mau Bầu Chữa, xin cứu giúp chúng ta! Xin Chân Phước Seelos, cầu cho chúng ta!”
Đức Tổng Giám Mục Aymond, 70 tuổi, là Tổng Giám Mục của New Orleans từ năm 2009. Trước đó, ngài là Giám mục của Austin và trước nữa là Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận New Orleans.
Đến nay gần 100 linh mục được báo cáo đã chết vì coronavirus.
Đến nay đã có ít nhất một Giám Mục thiệt mạng vì coronavirus và 4 Giám Mục khác nhiễm bệnh. Bên cạnh đó còn có gần 100 linh mục được báo cáo đã thiệt mạng vì coronavirus.
Đó là những tin chính chúng tôi sẽ trình bày trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.
Tính cho đến sáng Thứ Ba 31 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức chóng mặt với 37,599 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 781,897 người.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 2,989 người, trong tổng số 161,454 trường hợp nhiễm bệnh. Trong 24 giờ qua, thêm 406 người thiệt mạng tại Hoa Kỳ và 17,963 người nhiễm bệnh. Số người chết tại Hoa Kỳ có thể còn lên rất cao trong những ngày tới vì có tới 3,512 người đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý vẫn cao. Tử vong cho đến nay là 11,591 người, và 101,739 trường hợp nhiễm bệnh. Trong 24 giờ qua, có đến 812 người thiệt mạng và 4,050 ca nhiễm bệnh mới.
Cho đến nay, số trường hợp nhiễm coronavirus tại Ý và Tây Ban Nha đã vượt qua số trường hợp nhiễm bệnh do bọn cầm quyền Bắc Kinh đưa ra.
Tử vong tại Tây Ban Nha đến nay là 7,846 người, trong tổng số 87,956 trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên, số trường hợp nghiêm trọng tại Tây Ban Nha hiện nay là cao nhất thế giới với 5,231 người trong các điều kiện y tế khá bi đát. Trong 24 giờ qua, đã có 913 người thiệt mạng tại Tây Ban Nha. Say sưa với ý thức hệ phá thai, Thủ tướng Pedro Sánchez của đảng Công Nhân Xã Hội đang ngày càng lộ rõ là một thảm họa của nước này. Các chính trị gia đối lập kêu gọi Sánchez từ chức. Họ cho rằng Sánchez, khi theo đuổi một đường lối cực đoan phò phá thai, đã cắt giảm đáng kể các chi tiêu về y tế, xây dựng một hệ thống y tế què quặt, không đáp ứng nổi trước tình trạng lây lan của dịch bệnh, phản ứng lúng túng khiến càng ngày càng có nhiều đột biến.
Đến nay, tử vong tại Hoa Lục theo báo cáo của bọn cầm quyền Bắc Kinh là 3,304 người, trong tổng số 81,470 trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên, theo Reuters, người dân Vũ Hán, căn cứ trên số lượng bình tro được phát ra tại 7 nhà tang lễ tại Vũ Hán, ước lượng rằng ít nhất đã có 42,000 người thiệt mạng. Nếu căn cứ trên con số 21 triệu tài khoản điện thoại bị đóng lại, theo báo cáo hôm 19 tháng Ba của chính bọn cầm quyền Bắc Kinh, thì có lẽ con số tử vong phải lên đến hàng mấy triệu người.
Tại Đức, số trường hợp nhiễm bệnh đã tăng lên đến 66,885 người, trong đó có 645 người chết.
Tại Pháp, số trường hợp nhiễm bệnh đã tăng lên đến 44,559 người, trong đó có 3,024 người chết.
Tại Iran, số trường hợp nhiễm bệnh đã tăng lên đến 41,495 người, trong đó có 2,757 người chết.
Tại Anh, số trường hợp nhiễm bệnh đã tăng lên đến 22,141 người, trong đó có 1,408 người chết. Chỉ trong 24 giờ, đã có thêm 180 người chết và bất kể lệnh cách ly, dừng mọi sinh hoạt trên toàn quốc, vẫn có 2,619 trường hợp nhiễm bệnh mới trong một ngày.
Đức Hồng Y Angelo De Donatis là vị Hồng Y đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo nhiễm coronavirus
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Giáo Phận Rôma, đã thử nghiệm dương tính với coronavirus. Ngài là vị Hồng Y đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo nhiễm phải thứ virus độc địa này.
Đức Hồng Y đã được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rome vì bị sốt. Đến nay, ngài được báo cáo trong tình trạng tốt, và các cộng tác viên thân thiết của ngài đã được yêu cầu tự cô lập, theo một tuyên bố từ Tòa Giám Quản Rôma.
“Tôi cảm thấy thanh thản và tự tin giữa thử thách này”, Đức Hồng Y nói trong một tuyên bố hôm thứ Hai 30 tháng Ba. “Tôi giao phó mạng sống mình trong tay Chúa và những hỗ trợ từ những lời cầu nguyện của tất cả các anh chị em, các tín hữu của Giáo hội tại Rôma.”
“Tôi sống khoảnh khắc này như một dịp được trao cho tôi bởi Chúa Quan Phòng để tôi có thể chia sẻ nỗi khổ của rất nhiều anh chị em. Tôi cầu nguyện cho họ, cho toàn thể cộng đồng giáo phận và cho cư dân thành phố Rôma,” Đức Hồng Y nói thêm.
Đức Thánh Cha Phanxicô là Giám mục Rôma, nhưng việc lãnh đạo hàng ngày của giáo phận được điều hành bởi vị Giám Quản, hiện nay là Đức Hồng Y De Donatis.
Đức Hồng Y De Donatis năm nay 66 tuổi, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2014, trong khi chưa phải là giám mục, để thuyết giảng tuần tĩnh tâm Mùa Chay cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma, một công việc theo truyền thống thường được trao cho một vị Hồng Y. Năm 2015, ngài trở thành Giám Mục Phụ Tá Rôma, và trở thành Giám Quản của Rôma vào năm 2017. Ngài được nâng lên hàng Hồng Y vào năm 2018.
Một giám mục Công Giáo đã chết vì virus cực kỳ độc địa này của Tầu. Đức Cha Angelo Moreschi, 67 tuổi, là vị Giám quản Tông toà của xứ Ethiopia tại Gambella, một khu vực truyền giáo với 25,000 người Công Giáo ở phía tây của quốc gia này. Ngài qua đời hôm thứ Tư 25 tháng Ba tại thành phố Brescia của Ý, thuộc vùng Bologna nơi đã trở thành tâm chấn của đại dịch ở châu Âu.
Ít nhất 4 Giám Mục đã nhiễm coronavirus. Đức Cha Antonio Napolioni, Giám mục giáo phận Cremona, là vị Giám Mục Ý đầu tiên nhiễm coronavirus. Ngài đã hồi phục sau khi nằm bệnh viện trong 10 ngày với các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng sau khi nhiễm coronavirus. Ngài đã trở về nhà vào ngày 16 tháng Ba.
Đề cập đến thời gian ở bệnh viện, Đức Cha Napolioni nói:
“Tôi đã trải qua từng phút từng phút một thảm kịch này trong tình huống và khối lượng công việc thật nặng nhọc đối với các bác sĩ, y tá và tất cả các nhân viên.”
“Đây là một Mùa Chay thật ngỡ ngàng. Tuy nhiên, trong một ý nghĩa nhất định, chúng ta sống kinh nghiệm Chúa Giêsu đã trải qua ở sa mạc trong bốn mươi ngày, chiến đấu với ma quỷ. Mùa Chay năm nay thiếu vẻ đẹp của các tập quán đạo đức trong Phụng Vụ, nhưng đầy rẫy mầu nhiệm sâu sắc của cái ác, cái chết và sự tuyệt vọng. Nhưng Chúa vẫn đang ở đó. Chúng ta phải nhận ra sự hiện diện của Ngài.”
Vị Giám Mục thứ hai bị nhiễm coronavirus là Đức Cha Emmanuel Delmas, 65 tuổi, Giám Mục Angers. Ngài đã thử nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi đi dự ad limina tại Vatican vào tuần trước.
Tin này gây âu lo vì ngài đã đến Rôma vào đầu tháng Ba cùng với 28 giám mục khác trong chuyến viếng thăm “ad limina” viếng mộ hai thánh Phêrô và Phaolô và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Các vị đã gặp nhau trong hai tiếng rưỡi với Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 9 tháng Ba trong một cuộc họp kín.
Các vị đã cẩn thận ngồi cách nhau ít nhất 1m, theo hướng dẫn an toàn sức khỏe vào thời điểm đó. Tuy nhiên, tin này vẫn gây âu lo. 28 Giám Mục Pháp đi cùng đã bị cách ly.
Giáo phận nói thêm trong thông cáo rằng khi còn ở Rôma, Đức Cha Delmas đã cảm thấy những triệu chứng đầu tiên, sau đó, tiếp tục ở mức độ nhẹ.
Giáo phận nói rằng cho đến nay, các triệu chứng của Đức Giám Mục là nhẹ và “tình trạng của ngài hiện không đáng lo ngại.”
Một vị Giám Mục Ý khác là Đức Cha Derio Olivero, 59 tuổi, Giám mục giáo phận Pinerolo, đã thử nghiệm dương tính với COVID-19. Ngài được đưa vào bệnh viện ngày 19 tháng Ba với các biến chứng hô hấp. Tình trạng của ngài được ghi nhận là ổn định.
Tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục New Orleans vừa được thử nghiệm dương tính coronavirus. Ngài là vị giám mục đầu tiên của Hoa Kỳ bị nhiễm bệnh.
“Mới đây, tôi cảm thấy có vài triệu chứng nhẹ, chỉ là sốt thôi. Vì thận trọng, tôi đã xét nghiệm coronavirus và kết quả là dương tính,” Tổng Giám mục Gregory Aymond tuyên bố vào ngày 23 tháng Ba.
“Tôi đã thông báo ngay cho những người thân cận. Không cần phải nói, tôi đã tự mình cách ly để có trách nhiệm và không ảnh hưởng đến người khác. Tôi sẽ sử dụng thời gian yên tĩnh này để cầu nguyện và hy sinh thêm cho tất cả những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi virus này,” Đức Tổng Giám Mục cho biết.
“Tôi cầu xin để được sớm khỏe lại và tiếp tục truyền giáo. Trong thời gian này, tôi sẽ có mặt trên Facebook và trên trang web của tổng giáo phận để trình bày các suy tư về cuộc khủng hoảng này và về ơn chữa lành của Thiên Chúa. Xin Đức Bà là Đấng Mau Bầu Chữa, xin cứu giúp chúng ta! Xin Chân Phước Seelos, cầu cho chúng ta!”
Đức Tổng Giám Mục Aymond, 70 tuổi, là Tổng Giám Mục của New Orleans từ năm 2009. Trước đó, ngài là Giám mục của Austin và trước nữa là Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận New Orleans.
Đến nay gần 100 linh mục được báo cáo đã chết vì coronavirus.
Sáu nữ tu cùng tu viện thiệt mạng. Ông Putin được quảng cáo có phép mầu chữa được virus Tầu độc địa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:15 31/03/2020
Sau khi nhiều giáo phận Công Giáo trên thế giới đình chỉ các thánh lễ, thậm chí nhiều nơi còn đóng cửa các nhà thờ; và Chính Thống Giáo Constantinople cũng đã chọn một giải pháp tương tự, Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Giáo Nga đã chỉ trích đường lối này là “cách hành động thực dụng của những kẻ không có chút hy vọng nào”. Tuy nhiên, đến nay ngài cũng đã phải chọn giải pháp này. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ gởi đến quý vị và anh chị em bản tường trình của Vatican News về trường hợp 6 nữ tu trong cùng tu viện thiệt mạng vì coronavirus, và các sơ còn lại đang trong tình trạng nghiêm trọng
Đó là những tin chính chúng tôi sẽ trình bày trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.
Tính cho đến chiều Thứ Ba 31 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức chóng mặt với 37,814 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 785,712 người.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 3,164 người, trong tổng số 164,248 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Số người chết tại Hoa Kỳ có thể lên rất cao trong những ngày tới vì 3,512 người đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân lý Tỏ tường cho biết, trên đồi Summit ở tiểu bang New Jersey, trong những ngày này đã rất sống động với âm thanh may vá. Các nữ tu dòng Đa Minh tại Tu viện Đức Mẹ Mân Côi đã dùng kim chỉ để giúp chống lại sự lây lan của coronavirus. Nhiệm vụ của chị là làm các mặt nạ cho các nhân viên y tế như quý vị và anh chị em có thể thấy trong đoạn video này.
Với sự thiếu hụt mặt nạ cho các nhân viên y tế trên toàn quốc, các cơ quan và bệnh viện đang tìm kiếm sự hỗ trợ của công chúng.
Theo báo Người Việt online, từ Phoenix, tiểu bang Arizona, đến Tacoma, Washington, và đến California có những phụ nữ Việt Nam biết lợi dụng thời gian rảnh rỗi hiện nay để kêu gọi các đồng nghiệp, bạn bè, thân nhân phụ giúp họ trong việc tình nguyện bỏ thời giờ, tiền bạc và công sức ra mua vật liệu để may hàng ngàn chiếc khẩu trang bằng vải cột giây thun, đóng hộp rồi chất sẵn ở nhà chờ nhân viên y tế đến lấy đi. Được biết, trong số những thiện nguyện viên này có cả một bà cụ 92 tuổi và cậu bé 8 tuổi. Có nghĩa là công việc này không hạn định tuổi tác, miễn còn sáng mắt và biết sử dụng chiếc kéo cho đúng cách!
Tính đến chiều thứ Ba 31 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 11,591 người, và 101,739 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Tình trạng tại Ý hiện nay rất nguy hiểm với 3,981 người đang trong tình trạng nguy kịch. Các bệnh viện thiếu giường nằm, và các máy thở.
Trong bối cảnh đó, chính quyền Ý đã phối hợp với tổng giáo phận Milan để biến phòng khám đa khoa Fiera di Milano do tổng giáo phận điều hành thành bệnh viện chuyên điều trị các bệnh nhân nhiễm coronavirus. Phòng khám sẽ chính thức hoạt động vào tuần tới. Tuy nhiên, hôm thứ Hai 30 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Mario Delpini đã đến làm phép và chúc phúc cho công việc này. Ngài nói:
“Chúng tôi ca ngợi cách kết hợp giữa chính quyền và Giáo Hội nhằm phục vụ tốt cho mọi người. Cách hợp tác đó hoan nghênh sự đóng góp của mọi người vì thiện ích chung”. Giám đốc bệnh viện là ông Marco Giachetti cho biết “Chúng tôi đang thiếu các bác sĩ nhưng việc tuyển dụng bác sĩ và y tá đang được Cục Bảo vệ dân sự hỗ trợ.”
Ông nói thêm:
“Tuần tới chúng tôi mới chính thức hoạt động nhưng ngay ngày mai, chúng tôi có 24 bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt ngay lập tức sẽ được chuyển từ các bệnh viện chung quanh đến.”
Trước con số tử vong ngày càng cao, nhiều nhà thờ trong các giáo phận phía Bắc Italia đã có sáng kiến đổ chuông một ngày 3 lần vào các giờ đọc kinh Truyền Tin, tức là 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, và 6 giờ chiều.
Ngay sau khi các tiếng chuông kết thúc, trên sân thượng nhìn ra một quảng trường hoang vắng Navona, ở Rôma, tay đàn guitar Jacopo Mastrangelo đánh lên khúc nhạc “C'era una volta in America”, nghĩa là “Ngày xửa ngày xưa ở Mỹ” của bậc thầy âm nhạc Ennio Morricone. Khúc nhạc buồn thật thê lương này nhắc mọi người nhớ đến những người đã chết vì virus Tầu quá độc địa này, các bệnh nhân nhiễm virus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong một cử chỉ cao thượng thể hiện tình liên đới với nước Ý đang lâm nạn, tổng thống Nga Vladimir Putin đã gởi khẩn cấp các phẩm vật y tế và một số y tá, bác sĩ quân y trong quân đội Nga sang giúp Italia như những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.
Tử vong tại Tây Ban Nha đến nay đã tăng lên đến là 7,716 người, trong tổng số 87,956 trường hợp nhiễm bệnh. Số trường hợp nghiêm trọng tại Tây Ban Nha hiện nay là cao nhất thế giới với 5,231 người đang chống trả với cái chết trong các điều kiện y tế khá bi đát. Chỉ trong 24 giờ của ngày thứ Hai, số người chết tại Tây Ban Nha là 913 người.
Trong một diễn biến thật bi hài, chính phủ của Thủ tướng Pedro Sánchez thuộc đảng Công Nhân Xã Hội đang ráo riết đổ lỗi tình trạng trầm trọng hiện nay là do các dụng cụ xét nghiệm mua của Tầu.
Theo các quảng cáo rầm rộ của Trung Quốc, nhiều nước tin là người Tầu có kinh nghiệm về coronavirus trong mấy tháng qua, và có những khả năng nhất định liên quan đến coronavirus. Tuy nhiên, Tây Ban Nha đã phát hiện ra những bộ xét nghiệm coronavirus mang nhãn hiệu Thâm Quyến BioEasy mà họ đã mua của Trung Quốc chỉ có thể phát hiện được 30% các trường hợp dương tính với coronavirus. Những người trong số 70% còn lại sau khi được xác nhận âm tính đã lang thang khắp đó đây lây nhiễm cho người khác, không chỉ ở Tây Ban Nha mà còn cả ở nước ngoài. Tây Ban Nha cũng đã đặt mua đến 5 triệu rưỡi bộ xét nghiệm nhanh bằng que thử trong vòm họng của Trung Quốc. Bây giờ đành phải quăng vào thùng rác vì độ tin cậy quá thấp.
Trước diễn biến này Hoà Lan, Cộng Hoà Czech, Ukraine, và Thổ Nhĩ Kỳ đang đua nhau trả lại hàng loạt những bộ xét nghiệm Thâm Quyến BioEasy.
Bộ Y tế Hòa Lan hôm thứ Bảy 28 tháng 3 cũng cho biết trên đài truyền hình quốc gia NOS rằng họ đã yêu cầu các bệnh viện của mình trả lại khoảng 600,000 khẩu trang cho Trung Quốc vì chúng có chất lượng quá thấp.
Tại Đức, số trường hợp tử vong đã lên đến 645 người trong số 66,885 trường hợp nhiễm bệnh.
Tại Köln, hôm 29 tháng Ba, Đức Hồng Y Rainer Woelki đã dùng một chủng viện làm nhà trọ cho những người vô gia cư. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục cho biết: “Tất cả các chủng sinh đang theo học đã được cho về nhà vì tình trạng dịch bệnh hiện nay. Ngôi nhà này của Chúa cần phải mở rộng vòng tay đón những người vô gia cư.”
Hiện nay tại Đức, do tình trạng dịch bệnh, nhiều người lâm vào tình trạng vô gia cư vì rất khó mướn nhà. Các du học sinh Trung Quốc là một thí dụ điển hình. Một nữ sinh viên Trung Quốc đến từ Thành Đô sống ở Berlin đã được chủ nhà của cô, là nữ diễn viên người Đức, Gabrielle Scharnitzky, đuổi ra khỏi nhà. Scharnitzky bảo vệ hành động của mình, nói rằng “Tôi phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm thực sự có thể xảy ra bởi một người trở về từ khu vực bị nhiễm virus, cứ ra vào nhà tôi thế này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của tôi và sức khỏe của các khách đến thăm tôi”. Trước đó, nữ sinh này đã thông báo cho Scharnitzky về ý định về thăm Trung Quốc vào dịp Tết Canh Tí, nhưng cuối cùng cô không đi. Dù vậy, cô vẫn bị đuổi ra khỏi nhà.
Sáu nữ tu trong cùng tu viện thiệt mạng vì coronavirus, các sơ khác trong tình trạng nghiêm trọng
Sáu nữ tu trong một tu viện miền bắc Ý đã chết vì coronavirus, và chín nữ tu khác đang được điều trị trong bệnh viện sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19. Theo các phương tiện truyền thông Ý. Coronavirus đang lan nhanh trong một số tu viện ở Ý.
Nhà Mẹ của Dòng Các Nữ Tử Bác ái Truyền giáo ở Tortona, Ý đã rơi vào tình cảnh thật đau buồn khi một nửa trong số 40 nữ tu thử nghiệm dương tính với COVID-19 vào đầu tháng này.
Các nữ tu được tin là đã nhiễm bệnh trong khi phục vụ trong các công việc bác ái của các sơ.
“Nhiều lần với tư cách là các Nữ Tử Bác ái Truyền giáo, chúng tôi đã đặt ra cho mình mục tiêu là chia sẻ cuộc sống của những người nghèo và những người rốt cùng, là những anh chị em sống rất bấp bênh của chúng ta,” Sơ Gabriella Perazzi nói với Vatican News.
“Tại thời điểm này, chúng tôi chia sẻ cuộc sống của nhiều người, những người trên khắp nước Ý và trên toàn thế giới, trải nghiệm sự mong manh của cuộc sống này khi đối mặt với những gì đang xảy ra và làm đảo lộn cuộc sống của các gia đình, các cộng đồng tu trì. Tôi tin rằng Chúa kêu gọi chúng ta hôm nay phục vụ ở đây, trong sự bấp bênh này.”
19 nữ tu trong tu viện đã được đưa đến bệnh viện vào ngày 12 tháng Ba, các nữ tu còn lại đã bị cách ly ở một nơi cư trú khác.
Sơ Gabriella và một Sơ khác vẫn ở lại Nhà Mẹ để chăm sóc sáu nữ tu chưa nhiễm coronavirus, nhưng bị các vấn đề sức khỏe khác.
“Chúng tôi ở lại vì những chị em này cần sự giúp đỡ và nhà mẹ của chúng tôi dành cho chúng tôi một loại nhà nghỉ hưu nơi chị em đến ở sau một cuộc đời phục vụ.”
Nhà mẹ ở Tortona có mối liên hệ chặt chẽ với người sáng lập nhà dòng, là Thánh Luigi Orione, sinh năm 1872 và qua đời năm 1940. Ngài cũng là đấng sáng lập Dòng Nam Tử của Chúa Kitô,, dành riêng cho việc chăm sóc người già, những người tàn tật và những ai có hoàn cảnh khó khăn.
Tờ báo La Stampa của Ý ngày 27 tháng 3 đưa tin rằng trong số 19 nữ tu phải vào bệnh viện, 6 chị qua đời, 9 chị vẫn còn trong bệnh viện Tortona và 4 chị đã được xuất viện nhưng phải cách ly triệt để.
Coronavirus có thể lây lan rất nhanh trong các tu viện vì cuộc sống đoàn.
Như chúng tôi đã loan tin, trong một diễn biến đáng buồn, ít nhất 59 nữ tu trong hai tu viện tại Rôma đã thử nghiệm dương tính với coronavirus.
Theo hãng tin ANSA của Ý, tại Grottaferrata, một vùng ngoại ô của Rome, cộng đồng Các Nữ Tử của Thánh Camillo có 50 nữ tu. Cho đến nay đã có 40 sơ xét nghiệm dương tính với coronavirus, một sơ đã phải vào bệnh viện. Cộng đồng Các Nữ Tử của Thánh Camillo chuyên chăm sóc cho các bệnh nhân.
Các nữ tu Thiên Thần Nhỏ của Thánh Phaolô, có một tu viện ở Rôma, gồm 21 sơ. Đến nay đã có 19 sơ xét nghiệm dương tính với coronavirus.
Một dòng truyền giáo của các linh mục ở Parma, thường gọi là các Cha Truyền giáo Xavêriô, đã chứng kiến 16 linh mục và tu sĩ chết từ ngày 29 tháng Hai đến nay.
Các linh mục và tu sĩ Xavêriô thiệt mạng trước đây đã từng làm truyền giáo ở Brazil, Indonesia, Rwanda, Congo, Sierra Leone và Bangladesh.
Tờ Avvenire nghĩa là Tương Lai của Hội Đồng Giám Mục Ý cho biết : trong số 11,591 người thiệt mạng vì coronavirus ở Ý, có ít nhất 79 linh mục triều.
Đức Thượng Phụ Kirill đã tuyên bố đóng cửa các nhà thờ, đình chỉ các thánh lễ
Theo sau một sắc lệnh của chính phủ Ý đình chỉ tất cả các nghi lễ tôn giáo công cộng trên khắp nước Ý, tối Chúa Nhật 8 tháng Ba, Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám Quản Rôma, đã công bố đình chỉ các Thánh lễ và các phụng vụ khác dành cho công chúng.
Hôm 12 tháng Ba, Đức Hồng Y De Donatis lại đi xa hơn một bước nữa, và tuyên bố thêm rằng tất cả các nhà thờ sẽ phải đóng cửa cho đến ngày 3 tháng Tư, ngay cả cầu nguyện riêng cũng không được.
Trước các diễn biến này, trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Tass của Nga, Đức Thượng Phụ Kirill cho rằng đó là “cách hành động thực dụng của những kẻ không có chút hy vọng nào”.
Hôm 20 tháng Ba, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cũng đã ra lệnh đình chỉ các Phụng vụ Thánh của Chính Thống Giáo trên thế giới. Đức Thượng Phụ Kirill cũng đã lặp lại quan điểm này và nói rằng Chính Thống Giáo Nga sẽ vẫn tiếp tục cử hành các Phụng Vụ trong mùa Đại Chay của Chính Thống Giáo.
Tuy nhiên, hôm Chúa Nhật 29 tháng Ba, Đức Thượng Phụ Kirill đã phải thay đổi lập trường.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm Chúa Nhật, Đức Thượng Phụ Kirill khuyên các tín hữu không nên đến nhà thờ, vì tình trạng dịch bệnh coronavirus. Ngài cũng khuyên họ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sức khỏe của chính quyền.
Cho đến sáng ngày thứ Ba 31 tháng Ba, Nga đã có 1,836 trường hợp nhiễm bệnh trong đó 9 người đã chết. Tuy nhiên, may mắn là trong 1,836 trường hợp nhiễm bệnh chỉ có 8 trường hợp là nghiêm trọng phải vào bệnh viện. 66 trường hợp được xác nhận đã bình phục hoàn toàn.
Nhiều giáo sĩ và giáo dân Chính thống giáo Nga coi sự thay đổi lập trường này của Đức Thượng Phụ Kirill là sự đầu hàng trước “nỗi ám ảnh của những kẻ vô thần”.
Để biện minh cho quyết định của ngài, Đức Thượng Phụ đã trích dẫn một tấm gương về một ẩn sĩ từ thời cổ đại. Ngài nói trong thánh lễ tại Nhà thờ Chúa Kitô Đấng Cứu Thế tại thủ đô Mạc Tư Khoa rằng:
“Tôi sẽ không bao giờ ra lệnh như thế nếu tôi không nhớ đến tấm gương tuyệt vời và thánh thiện của Thánh Nữ Maria người Ai Cập.”
Thánh nhân là một ẩn sĩ sống ở thế kỷ thứ 4 “trong 47 năm giữa sa mạc trong sự cô lập tuyệt đối, và ăn chay nhiệm nhặt”. Ngài được các Giáo hội Chính thống và Coplic tôn kính đặc biệt. “Chúng ta cũng thế, chúng ta cũng tuyên bố một lời thề anh hùng là không rời khỏi nhà mình, giống như vị thánh vẫn ở trong sa mạc, cho dù với giá phải trả là chết vì khát”.
Đức Thượng Phụ Kirill nói rằng mối đe dọa của đại dịch là “rất nghiêm trọng” và đang lây lan nhanh tại Nga. “Vào thời điểm này, các công dân Nga có thể chưa nhận ra sự nghiêm trọng của tình hình, tuy nhiên điều này là hiển nhiên khi nhìn vào tình hình của nhiều quốc gia khác trên thế giới,” ngài nói.
Tại St. Petersburg, Thống đốc Aleksandr Beglov đã ra lệnh cấm các cuộc tụ tập tại các nơi thờ phượng cho đến ngày 5 tháng Tư, bất chấp sự phản đối từ các linh mục Chính thống địa phương đã kháng cáo viện dẫn luật tự do lương tâm, và thờ phượng.
Cha Georgij Mitrofanov, là giáo sư lịch sử và thần học tại Học viện Thần học St. Petersburg, đã giải thích sự miễn cưỡng của các tín hữu và giáo sĩ đối với các chỉ dẫn của chính quyền là vì mức độ tin cậy thấp mà dân chúng có đối với nhà cầm quyền.
“Quyền lực nhà nước luôn thờ ơ với nhu cầu của mọi người, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây” - Cha Georgij giải thích với Đài phát thanh Svoboda - “Họ luôn nói dối chúng ta, và ngay cả ngày nay họ vẫn tiếp tục nói dối, điều này là hiển nhiên. Các quan chức chỉ lo cho quyền lợi của mình chứ không phải của người dân, và do đó họ sẵn sàng truyền bá bất kỳ lời nói dối nào, nếu điều đó là nhằm bảo vệ chính họ. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của chúng ta với tình hình ở Ý và ở nhiều quốc gia khác: chính quyền của chúng ta biết cách nói dối hay lắm.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin có biệt tài chữa coronavirus
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết một trong những tin tức ngoạn mục nhất lưu hành trên các phương tiện truyền thông Nga trong những ngày này liên quan đến “sự chữa lành kỳ diệu” của một chàng trai trẻ tại bệnh viện Kransarka. Anh Dmitrij Garkavi, là một bác sĩ chấn thương chỉnh hình trẻ tại bệnh viện Sechenov ở Mạc Tư Khoa. Ví các triệu chứng sốt cao, khó thở và ho nhiều, ngày 19 tháng Ba, anh bị đưa vào khoa truyền nhiễm của bệnh viện Kransarka, là một bệnh viện ở ngoại ô Mạc Tư Khoa, dành cho các bệnh nhân coronavirus.
Hôm 24 tháng 3, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm những bệnh nhân trong đó có Garkavi, hỏi xem mọi thứ có ổn không và họ có hài lòng với việc điều trị y tế tại đây không. Sau cuộc gặp gỡ này, Garkavi bắt đầu lành bệnh đột ngột, theo lời kể của bác sĩ Andrej Volna, bạn của Garkavi, cũng là một bác sĩ chấn thương chỉnh hình tại Mạc Tư Khoa. Bác sĩ này nói trong một bài đăng trên Facebook rằng không thể chữa lành bệnh viêm phổi nhanh như vậy. Tuy nhiên, trong cùng ngày Garkavi đã bác bỏ những diễn giải kỳ diệu về sự phục hồi của mình, và cho biết anh ta đang tiếp tục quá trình điều trị và chờ đợi xét nghiệm thứ ba đối với coronavirus.
Thủ tướng Mikhail Mishustin, đang đề xuất áp dụng các biện pháp nghiêm khắc nhất trên toàn quốc, theo bước của Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobjanin, là người đã quyết định kiểm soát tất cả người dân Mạc Tư Khoa thông qua điện thoại thông minh. Nhà lãnh đạo thủ đô này đang nổi lên như một nhân vật có thẩm quyền nhất trong số các nhà lãnh đạo chính trị có khả năng thay cho ông Putin.
Đó là những tin chính chúng tôi sẽ trình bày trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.
Tính cho đến chiều Thứ Ba 31 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức chóng mặt với 37,814 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 785,712 người.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 3,164 người, trong tổng số 164,248 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Số người chết tại Hoa Kỳ có thể lên rất cao trong những ngày tới vì 3,512 người đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân lý Tỏ tường cho biết, trên đồi Summit ở tiểu bang New Jersey, trong những ngày này đã rất sống động với âm thanh may vá. Các nữ tu dòng Đa Minh tại Tu viện Đức Mẹ Mân Côi đã dùng kim chỉ để giúp chống lại sự lây lan của coronavirus. Nhiệm vụ của chị là làm các mặt nạ cho các nhân viên y tế như quý vị và anh chị em có thể thấy trong đoạn video này.
Với sự thiếu hụt mặt nạ cho các nhân viên y tế trên toàn quốc, các cơ quan và bệnh viện đang tìm kiếm sự hỗ trợ của công chúng.
Theo báo Người Việt online, từ Phoenix, tiểu bang Arizona, đến Tacoma, Washington, và đến California có những phụ nữ Việt Nam biết lợi dụng thời gian rảnh rỗi hiện nay để kêu gọi các đồng nghiệp, bạn bè, thân nhân phụ giúp họ trong việc tình nguyện bỏ thời giờ, tiền bạc và công sức ra mua vật liệu để may hàng ngàn chiếc khẩu trang bằng vải cột giây thun, đóng hộp rồi chất sẵn ở nhà chờ nhân viên y tế đến lấy đi. Được biết, trong số những thiện nguyện viên này có cả một bà cụ 92 tuổi và cậu bé 8 tuổi. Có nghĩa là công việc này không hạn định tuổi tác, miễn còn sáng mắt và biết sử dụng chiếc kéo cho đúng cách!
Tính đến chiều thứ Ba 31 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 11,591 người, và 101,739 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Tình trạng tại Ý hiện nay rất nguy hiểm với 3,981 người đang trong tình trạng nguy kịch. Các bệnh viện thiếu giường nằm, và các máy thở.
Trong bối cảnh đó, chính quyền Ý đã phối hợp với tổng giáo phận Milan để biến phòng khám đa khoa Fiera di Milano do tổng giáo phận điều hành thành bệnh viện chuyên điều trị các bệnh nhân nhiễm coronavirus. Phòng khám sẽ chính thức hoạt động vào tuần tới. Tuy nhiên, hôm thứ Hai 30 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Mario Delpini đã đến làm phép và chúc phúc cho công việc này. Ngài nói:
“Chúng tôi ca ngợi cách kết hợp giữa chính quyền và Giáo Hội nhằm phục vụ tốt cho mọi người. Cách hợp tác đó hoan nghênh sự đóng góp của mọi người vì thiện ích chung”. Giám đốc bệnh viện là ông Marco Giachetti cho biết “Chúng tôi đang thiếu các bác sĩ nhưng việc tuyển dụng bác sĩ và y tá đang được Cục Bảo vệ dân sự hỗ trợ.”
Ông nói thêm:
“Tuần tới chúng tôi mới chính thức hoạt động nhưng ngay ngày mai, chúng tôi có 24 bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt ngay lập tức sẽ được chuyển từ các bệnh viện chung quanh đến.”
Trước con số tử vong ngày càng cao, nhiều nhà thờ trong các giáo phận phía Bắc Italia đã có sáng kiến đổ chuông một ngày 3 lần vào các giờ đọc kinh Truyền Tin, tức là 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, và 6 giờ chiều.
Ngay sau khi các tiếng chuông kết thúc, trên sân thượng nhìn ra một quảng trường hoang vắng Navona, ở Rôma, tay đàn guitar Jacopo Mastrangelo đánh lên khúc nhạc “C'era una volta in America”, nghĩa là “Ngày xửa ngày xưa ở Mỹ” của bậc thầy âm nhạc Ennio Morricone. Khúc nhạc buồn thật thê lương này nhắc mọi người nhớ đến những người đã chết vì virus Tầu quá độc địa này, các bệnh nhân nhiễm virus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong một cử chỉ cao thượng thể hiện tình liên đới với nước Ý đang lâm nạn, tổng thống Nga Vladimir Putin đã gởi khẩn cấp các phẩm vật y tế và một số y tá, bác sĩ quân y trong quân đội Nga sang giúp Italia như những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.
Tử vong tại Tây Ban Nha đến nay đã tăng lên đến là 7,716 người, trong tổng số 87,956 trường hợp nhiễm bệnh. Số trường hợp nghiêm trọng tại Tây Ban Nha hiện nay là cao nhất thế giới với 5,231 người đang chống trả với cái chết trong các điều kiện y tế khá bi đát. Chỉ trong 24 giờ của ngày thứ Hai, số người chết tại Tây Ban Nha là 913 người.
Trong một diễn biến thật bi hài, chính phủ của Thủ tướng Pedro Sánchez thuộc đảng Công Nhân Xã Hội đang ráo riết đổ lỗi tình trạng trầm trọng hiện nay là do các dụng cụ xét nghiệm mua của Tầu.
Theo các quảng cáo rầm rộ của Trung Quốc, nhiều nước tin là người Tầu có kinh nghiệm về coronavirus trong mấy tháng qua, và có những khả năng nhất định liên quan đến coronavirus. Tuy nhiên, Tây Ban Nha đã phát hiện ra những bộ xét nghiệm coronavirus mang nhãn hiệu Thâm Quyến BioEasy mà họ đã mua của Trung Quốc chỉ có thể phát hiện được 30% các trường hợp dương tính với coronavirus. Những người trong số 70% còn lại sau khi được xác nhận âm tính đã lang thang khắp đó đây lây nhiễm cho người khác, không chỉ ở Tây Ban Nha mà còn cả ở nước ngoài. Tây Ban Nha cũng đã đặt mua đến 5 triệu rưỡi bộ xét nghiệm nhanh bằng que thử trong vòm họng của Trung Quốc. Bây giờ đành phải quăng vào thùng rác vì độ tin cậy quá thấp.
Trước diễn biến này Hoà Lan, Cộng Hoà Czech, Ukraine, và Thổ Nhĩ Kỳ đang đua nhau trả lại hàng loạt những bộ xét nghiệm Thâm Quyến BioEasy.
Bộ Y tế Hòa Lan hôm thứ Bảy 28 tháng 3 cũng cho biết trên đài truyền hình quốc gia NOS rằng họ đã yêu cầu các bệnh viện của mình trả lại khoảng 600,000 khẩu trang cho Trung Quốc vì chúng có chất lượng quá thấp.
Tại Đức, số trường hợp tử vong đã lên đến 645 người trong số 66,885 trường hợp nhiễm bệnh.
Tại Köln, hôm 29 tháng Ba, Đức Hồng Y Rainer Woelki đã dùng một chủng viện làm nhà trọ cho những người vô gia cư. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục cho biết: “Tất cả các chủng sinh đang theo học đã được cho về nhà vì tình trạng dịch bệnh hiện nay. Ngôi nhà này của Chúa cần phải mở rộng vòng tay đón những người vô gia cư.”
Hiện nay tại Đức, do tình trạng dịch bệnh, nhiều người lâm vào tình trạng vô gia cư vì rất khó mướn nhà. Các du học sinh Trung Quốc là một thí dụ điển hình. Một nữ sinh viên Trung Quốc đến từ Thành Đô sống ở Berlin đã được chủ nhà của cô, là nữ diễn viên người Đức, Gabrielle Scharnitzky, đuổi ra khỏi nhà. Scharnitzky bảo vệ hành động của mình, nói rằng “Tôi phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm thực sự có thể xảy ra bởi một người trở về từ khu vực bị nhiễm virus, cứ ra vào nhà tôi thế này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của tôi và sức khỏe của các khách đến thăm tôi”. Trước đó, nữ sinh này đã thông báo cho Scharnitzky về ý định về thăm Trung Quốc vào dịp Tết Canh Tí, nhưng cuối cùng cô không đi. Dù vậy, cô vẫn bị đuổi ra khỏi nhà.
Sáu nữ tu trong cùng tu viện thiệt mạng vì coronavirus, các sơ khác trong tình trạng nghiêm trọng
Sáu nữ tu trong một tu viện miền bắc Ý đã chết vì coronavirus, và chín nữ tu khác đang được điều trị trong bệnh viện sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19. Theo các phương tiện truyền thông Ý. Coronavirus đang lan nhanh trong một số tu viện ở Ý.
Nhà Mẹ của Dòng Các Nữ Tử Bác ái Truyền giáo ở Tortona, Ý đã rơi vào tình cảnh thật đau buồn khi một nửa trong số 40 nữ tu thử nghiệm dương tính với COVID-19 vào đầu tháng này.
Các nữ tu được tin là đã nhiễm bệnh trong khi phục vụ trong các công việc bác ái của các sơ.
“Nhiều lần với tư cách là các Nữ Tử Bác ái Truyền giáo, chúng tôi đã đặt ra cho mình mục tiêu là chia sẻ cuộc sống của những người nghèo và những người rốt cùng, là những anh chị em sống rất bấp bênh của chúng ta,” Sơ Gabriella Perazzi nói với Vatican News.
“Tại thời điểm này, chúng tôi chia sẻ cuộc sống của nhiều người, những người trên khắp nước Ý và trên toàn thế giới, trải nghiệm sự mong manh của cuộc sống này khi đối mặt với những gì đang xảy ra và làm đảo lộn cuộc sống của các gia đình, các cộng đồng tu trì. Tôi tin rằng Chúa kêu gọi chúng ta hôm nay phục vụ ở đây, trong sự bấp bênh này.”
19 nữ tu trong tu viện đã được đưa đến bệnh viện vào ngày 12 tháng Ba, các nữ tu còn lại đã bị cách ly ở một nơi cư trú khác.
Sơ Gabriella và một Sơ khác vẫn ở lại Nhà Mẹ để chăm sóc sáu nữ tu chưa nhiễm coronavirus, nhưng bị các vấn đề sức khỏe khác.
“Chúng tôi ở lại vì những chị em này cần sự giúp đỡ và nhà mẹ của chúng tôi dành cho chúng tôi một loại nhà nghỉ hưu nơi chị em đến ở sau một cuộc đời phục vụ.”
Nhà mẹ ở Tortona có mối liên hệ chặt chẽ với người sáng lập nhà dòng, là Thánh Luigi Orione, sinh năm 1872 và qua đời năm 1940. Ngài cũng là đấng sáng lập Dòng Nam Tử của Chúa Kitô,, dành riêng cho việc chăm sóc người già, những người tàn tật và những ai có hoàn cảnh khó khăn.
Tờ báo La Stampa của Ý ngày 27 tháng 3 đưa tin rằng trong số 19 nữ tu phải vào bệnh viện, 6 chị qua đời, 9 chị vẫn còn trong bệnh viện Tortona và 4 chị đã được xuất viện nhưng phải cách ly triệt để.
Coronavirus có thể lây lan rất nhanh trong các tu viện vì cuộc sống đoàn.
Như chúng tôi đã loan tin, trong một diễn biến đáng buồn, ít nhất 59 nữ tu trong hai tu viện tại Rôma đã thử nghiệm dương tính với coronavirus.
Theo hãng tin ANSA của Ý, tại Grottaferrata, một vùng ngoại ô của Rome, cộng đồng Các Nữ Tử của Thánh Camillo có 50 nữ tu. Cho đến nay đã có 40 sơ xét nghiệm dương tính với coronavirus, một sơ đã phải vào bệnh viện. Cộng đồng Các Nữ Tử của Thánh Camillo chuyên chăm sóc cho các bệnh nhân.
Các nữ tu Thiên Thần Nhỏ của Thánh Phaolô, có một tu viện ở Rôma, gồm 21 sơ. Đến nay đã có 19 sơ xét nghiệm dương tính với coronavirus.
Một dòng truyền giáo của các linh mục ở Parma, thường gọi là các Cha Truyền giáo Xavêriô, đã chứng kiến 16 linh mục và tu sĩ chết từ ngày 29 tháng Hai đến nay.
Các linh mục và tu sĩ Xavêriô thiệt mạng trước đây đã từng làm truyền giáo ở Brazil, Indonesia, Rwanda, Congo, Sierra Leone và Bangladesh.
Tờ Avvenire nghĩa là Tương Lai của Hội Đồng Giám Mục Ý cho biết : trong số 11,591 người thiệt mạng vì coronavirus ở Ý, có ít nhất 79 linh mục triều.
Đức Thượng Phụ Kirill đã tuyên bố đóng cửa các nhà thờ, đình chỉ các thánh lễ
Theo sau một sắc lệnh của chính phủ Ý đình chỉ tất cả các nghi lễ tôn giáo công cộng trên khắp nước Ý, tối Chúa Nhật 8 tháng Ba, Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám Quản Rôma, đã công bố đình chỉ các Thánh lễ và các phụng vụ khác dành cho công chúng.
Hôm 12 tháng Ba, Đức Hồng Y De Donatis lại đi xa hơn một bước nữa, và tuyên bố thêm rằng tất cả các nhà thờ sẽ phải đóng cửa cho đến ngày 3 tháng Tư, ngay cả cầu nguyện riêng cũng không được.
Trước các diễn biến này, trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Tass của Nga, Đức Thượng Phụ Kirill cho rằng đó là “cách hành động thực dụng của những kẻ không có chút hy vọng nào”.
Hôm 20 tháng Ba, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cũng đã ra lệnh đình chỉ các Phụng vụ Thánh của Chính Thống Giáo trên thế giới. Đức Thượng Phụ Kirill cũng đã lặp lại quan điểm này và nói rằng Chính Thống Giáo Nga sẽ vẫn tiếp tục cử hành các Phụng Vụ trong mùa Đại Chay của Chính Thống Giáo.
Tuy nhiên, hôm Chúa Nhật 29 tháng Ba, Đức Thượng Phụ Kirill đã phải thay đổi lập trường.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm Chúa Nhật, Đức Thượng Phụ Kirill khuyên các tín hữu không nên đến nhà thờ, vì tình trạng dịch bệnh coronavirus. Ngài cũng khuyên họ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sức khỏe của chính quyền.
Cho đến sáng ngày thứ Ba 31 tháng Ba, Nga đã có 1,836 trường hợp nhiễm bệnh trong đó 9 người đã chết. Tuy nhiên, may mắn là trong 1,836 trường hợp nhiễm bệnh chỉ có 8 trường hợp là nghiêm trọng phải vào bệnh viện. 66 trường hợp được xác nhận đã bình phục hoàn toàn.
Nhiều giáo sĩ và giáo dân Chính thống giáo Nga coi sự thay đổi lập trường này của Đức Thượng Phụ Kirill là sự đầu hàng trước “nỗi ám ảnh của những kẻ vô thần”.
Để biện minh cho quyết định của ngài, Đức Thượng Phụ đã trích dẫn một tấm gương về một ẩn sĩ từ thời cổ đại. Ngài nói trong thánh lễ tại Nhà thờ Chúa Kitô Đấng Cứu Thế tại thủ đô Mạc Tư Khoa rằng:
“Tôi sẽ không bao giờ ra lệnh như thế nếu tôi không nhớ đến tấm gương tuyệt vời và thánh thiện của Thánh Nữ Maria người Ai Cập.”
Thánh nhân là một ẩn sĩ sống ở thế kỷ thứ 4 “trong 47 năm giữa sa mạc trong sự cô lập tuyệt đối, và ăn chay nhiệm nhặt”. Ngài được các Giáo hội Chính thống và Coplic tôn kính đặc biệt. “Chúng ta cũng thế, chúng ta cũng tuyên bố một lời thề anh hùng là không rời khỏi nhà mình, giống như vị thánh vẫn ở trong sa mạc, cho dù với giá phải trả là chết vì khát”.
Đức Thượng Phụ Kirill nói rằng mối đe dọa của đại dịch là “rất nghiêm trọng” và đang lây lan nhanh tại Nga. “Vào thời điểm này, các công dân Nga có thể chưa nhận ra sự nghiêm trọng của tình hình, tuy nhiên điều này là hiển nhiên khi nhìn vào tình hình của nhiều quốc gia khác trên thế giới,” ngài nói.
Tại St. Petersburg, Thống đốc Aleksandr Beglov đã ra lệnh cấm các cuộc tụ tập tại các nơi thờ phượng cho đến ngày 5 tháng Tư, bất chấp sự phản đối từ các linh mục Chính thống địa phương đã kháng cáo viện dẫn luật tự do lương tâm, và thờ phượng.
Cha Georgij Mitrofanov, là giáo sư lịch sử và thần học tại Học viện Thần học St. Petersburg, đã giải thích sự miễn cưỡng của các tín hữu và giáo sĩ đối với các chỉ dẫn của chính quyền là vì mức độ tin cậy thấp mà dân chúng có đối với nhà cầm quyền.
“Quyền lực nhà nước luôn thờ ơ với nhu cầu của mọi người, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây” - Cha Georgij giải thích với Đài phát thanh Svoboda - “Họ luôn nói dối chúng ta, và ngay cả ngày nay họ vẫn tiếp tục nói dối, điều này là hiển nhiên. Các quan chức chỉ lo cho quyền lợi của mình chứ không phải của người dân, và do đó họ sẵn sàng truyền bá bất kỳ lời nói dối nào, nếu điều đó là nhằm bảo vệ chính họ. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của chúng ta với tình hình ở Ý và ở nhiều quốc gia khác: chính quyền của chúng ta biết cách nói dối hay lắm.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin có biệt tài chữa coronavirus
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết một trong những tin tức ngoạn mục nhất lưu hành trên các phương tiện truyền thông Nga trong những ngày này liên quan đến “sự chữa lành kỳ diệu” của một chàng trai trẻ tại bệnh viện Kransarka. Anh Dmitrij Garkavi, là một bác sĩ chấn thương chỉnh hình trẻ tại bệnh viện Sechenov ở Mạc Tư Khoa. Ví các triệu chứng sốt cao, khó thở và ho nhiều, ngày 19 tháng Ba, anh bị đưa vào khoa truyền nhiễm của bệnh viện Kransarka, là một bệnh viện ở ngoại ô Mạc Tư Khoa, dành cho các bệnh nhân coronavirus.
Hôm 24 tháng 3, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm những bệnh nhân trong đó có Garkavi, hỏi xem mọi thứ có ổn không và họ có hài lòng với việc điều trị y tế tại đây không. Sau cuộc gặp gỡ này, Garkavi bắt đầu lành bệnh đột ngột, theo lời kể của bác sĩ Andrej Volna, bạn của Garkavi, cũng là một bác sĩ chấn thương chỉnh hình tại Mạc Tư Khoa. Bác sĩ này nói trong một bài đăng trên Facebook rằng không thể chữa lành bệnh viêm phổi nhanh như vậy. Tuy nhiên, trong cùng ngày Garkavi đã bác bỏ những diễn giải kỳ diệu về sự phục hồi của mình, và cho biết anh ta đang tiếp tục quá trình điều trị và chờ đợi xét nghiệm thứ ba đối với coronavirus.
Thủ tướng Mikhail Mishustin, đang đề xuất áp dụng các biện pháp nghiêm khắc nhất trên toàn quốc, theo bước của Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobjanin, là người đã quyết định kiểm soát tất cả người dân Mạc Tư Khoa thông qua điện thoại thông minh. Nhà lãnh đạo thủ đô này đang nổi lên như một nhân vật có thẩm quyền nhất trong số các nhà lãnh đạo chính trị có khả năng thay cho ông Putin.