Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám Mục Mễ Tây Cơ gặp gỡ băng đảng để cứu các linh mục của mình
Đặng Tự Do
07:32 01/04/2017
Trong một diễn biến gây tranh cãi tại Mễ Tây Cơ, một Giám Mục nước này đã gặp các tên trùm băng đảng nhằm “xin tha mạng” cho các linh mục của ngài.
Đức Cha Salvador Rangel Mendoza của giáo phận Chilpancingo-Chilapa trong bang Guerrero đã nhờ những người trung gian sắp đặt một cuộc gặp gỡ với các tên trùm băng đảng, sau khi nghe tin một số linh mục của ngài đã bị đe dọa giết hại. Ngài tường thuật rằng đã nói với tên này rằng “với cái chết chúng ta sẽ không thể giải quyết được bất cứ điều gì.”
Trả lời cho những chất vấn là tại sao ngài không nhờ cảnh sát bảo vệ lại phải hạ mình năn nỉ bọn du đảng mua bán ma tuý, Đức Cha Rangel giải thích: “Hầu hết bang Guerrero đều đã nằm trong tay bọn buôn ma túy. Ở đây làm gì có cảnh sát và luật pháp!”
Đức Cha Salvador Rangel Mendoza của giáo phận Chilpancingo-Chilapa trong bang Guerrero đã nhờ những người trung gian sắp đặt một cuộc gặp gỡ với các tên trùm băng đảng, sau khi nghe tin một số linh mục của ngài đã bị đe dọa giết hại. Ngài tường thuật rằng đã nói với tên này rằng “với cái chết chúng ta sẽ không thể giải quyết được bất cứ điều gì.”
Trả lời cho những chất vấn là tại sao ngài không nhờ cảnh sát bảo vệ lại phải hạ mình năn nỉ bọn du đảng mua bán ma tuý, Đức Cha Rangel giải thích: “Hầu hết bang Guerrero đều đã nằm trong tay bọn buôn ma túy. Ở đây làm gì có cảnh sát và luật pháp!”
Đức Thánh Cha khích lệ việc cho tiền những người ăn xin, Giám Mục Mỹ nói: “Đừng”
Đặng Tự Do
07:58 01/04/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được một tạp chí Ý phỏng vấn vào tháng trước, với câu hỏi là “liệu có nên cho tiền những người khất thực ăn xin trên đường phố”
Đức Thánh Cha trả lời rằng có nhiều lập luận để biện minh cho việc đừng cho tiền những người đáng thương này, chẳng hạn như người ta lo ngại rằng người đó sẽ chỉ mua rượu uống mà thôi. Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Giúp đỡ người khác luôn luôn là đúng.”
Ngài nói thêm rằng khi cho, ta đừng nên cho bằng cách ném những đồng tiền xuống nhưng hãy nhìn vào mắt người đó và chạm vào tay họ.
Hôm thứ Ba 28 tháng Ba, Đức Giám Mục Thomas Tobin của giáo phận Providence của Rhode Island đã đăng một bài trên Facebook có tựa đề “Ba lý do đừng nên cho tiền những người khất thực”.
Phát ngôn viên của Đức Cha Tobin cho biết bài viết này là nhằm đóng góp vào cuộc tranh luận gần đây tại địa phương về vấn đề này, chứ không phải là đối kháng lại những gì Đức Giáo Hoàng đã nói.
Trước hết, Đức Cha Tobin bày tỏ lo ngại về an toàn cho những người khất thực khi họ đứng trên lề đường hay vỉa hè yêu cầu giúp đỡ. Thứ hai, ngài lo ngại lòng quảng đại của nhiều người có thể bị những người không trung thực lợi dụng cho những nhu cầu không chính đáng. Thứ ba, hành động bố thí có thể hạ thấp nhân phẩm của người khất thực.
Đức Cha Tobin viết:
“Mặc dù nó có thể làm cho nhiều người trong chúng ta cảm thấy vui vì giúp được một người, trên thực tế nó duy trì một lối sống rất không lành mạnh và hạ thấp phẩm giá con người. Cộng đồng của chúng ta có các phương tiện hợp pháp và có các cơ cấu giúp đỡ người nghèo và những người gặp khó khăn. Chúng ta nên ủng hộ những tổ chức đó.”
Cảnh sát Pháp luc soát văn phòng tổng giáo phận Lyon
Nguyễn Long Thao
10:02 01/04/2017
Cảnh sát Pháp luc soát văn phòng tổng giáo phận Lyon
Paris 31/3/2017.- Cảnh sát Pháp đã lục soát văn phòng của Tổng Giáo phận Lyon trong ngày 31 tháng 3 năm 2017 để tìm kiếm bằng chứng cho thấy các giới chức giáo phận đã không báo cáo những cáo buộc lạm dụng tình dục của các Linh Mục.
Các giới chức Tổng giáo phận cho biết họ đã cung cấp cho cảnh sát các tài liệu mà họ tìm kiếm, hợp tác với cuộc điều tra do công tố viên địa phương tiến hành.
Bản tuyên bố của Tổng Giáo Phận nói rằng Đức Hồng Y Philippe Barbarin đã nhiều lần bày tỏ mong muốn hợp tác một cách minh bạch với các viên chức tư pháp.
Việc lục soát tìm kiếm tài liệu tại văn phòng tổng giáo phận Lyon đã diễn ra sau một tuần các đài truyền hình quốc gia Pháp thực hiện chương trình cáo buộc nhiều Giám Mục cố tình che dấu bằng chứng các linh mục đã lạm dụng tình dục và còn để các linh mục này tiếp tục thi hành công tác mục vụ.
Đức Hồng Y Philippe Barbarin cũng là một trong số các Giám Mục bị truyền hình Pháp cáo buộc đã giấu giếm bằng chứng lạm dụng tình dục của các Linh mục.
Paris 31/3/2017.- Cảnh sát Pháp đã lục soát văn phòng của Tổng Giáo phận Lyon trong ngày 31 tháng 3 năm 2017 để tìm kiếm bằng chứng cho thấy các giới chức giáo phận đã không báo cáo những cáo buộc lạm dụng tình dục của các Linh Mục.
Các giới chức Tổng giáo phận cho biết họ đã cung cấp cho cảnh sát các tài liệu mà họ tìm kiếm, hợp tác với cuộc điều tra do công tố viên địa phương tiến hành.
Bản tuyên bố của Tổng Giáo Phận nói rằng Đức Hồng Y Philippe Barbarin đã nhiều lần bày tỏ mong muốn hợp tác một cách minh bạch với các viên chức tư pháp.
Việc lục soát tìm kiếm tài liệu tại văn phòng tổng giáo phận Lyon đã diễn ra sau một tuần các đài truyền hình quốc gia Pháp thực hiện chương trình cáo buộc nhiều Giám Mục cố tình che dấu bằng chứng các linh mục đã lạm dụng tình dục và còn để các linh mục này tiếp tục thi hành công tác mục vụ.
Đức Hồng Y Philippe Barbarin cũng là một trong số các Giám Mục bị truyền hình Pháp cáo buộc đã giấu giếm bằng chứng lạm dụng tình dục của các Linh mục.
Chính quyền Liêu Ninh-Trung Hoa lúng túng, một linh mục bị giam hàng tháng mà chưa kết án được.
Bích Thủy
10:19 01/04/2017
Bắc Kinh (AsiaNews / EDA) - Trong hệ thống luật pháp Trung cộng, toà án thường tuyên án rất nhanh sau khi người bị buộc tội ra toà. Nhưng trường hợp của một linh mục Công Giáo ớ Liêu Ninh, Cha Phí Kế Sinh, đã bị toà án nhân dân buộc tội "lạm dụng quỹ" vào ngày 21 tháng 3 năm ngoái, hiện vẫn chưa 'được' tuyên án. Chứng tỏ rằng chính quyền địa phương đang bối rối, tiến thoái lưỡng nan.
Vào ngày 21 tháng 3, cha Phí Kế Sinh, một linh mục thuộc giáo phận Trầm Dương, đã bị tòa án nhân dân quận Cái Châu, thương cảng Đinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh xử kín. Công an đã bố trí bên ngoài tòa án không cho người ngoài vào; chỉ có Luật sư và bốn nhân chứng được phép vào phòng xử, trong khi đó hàng chục người Công Giáo đã tụ tập bên ngoài để cầu nguyện và hát thánh ca.
Một nguồn tin giấu tên của Nhà thờ Liêu Ninh nói với UCA News: "Chúng tôi được thông báo rằng bản án đã kết thúc ngày 23 tháng 3, nhưng tòa án đã hoãn công bố trong hai tuần, mà không có lời giải thích nào thêm."
Các thẩm phán công nhận Cha Phí Kế Sinh vô tội
Người Công Giáo tại địa phương cho rằng sự chậm trễ việc công bố bản án chứng tỏ rằng chính quyền địa phương đã rất bối rối về việc xét xử cha Phí Kế Sinh. "Tôi nghĩ các thẩm phán biết rằng cha Phí Kế Sinh vô tội, nhưng toà án muốn lên án Ngài. Bởi vì có nhiều người Công Giáo trên toàn quốc đang theo sát vụ này, nhà chức trách đã rất lúng túng chưa muốn công khai bản án" .
Cha Phí Kế Sinh, 40 tuổi, là một trong những linh mục trẻ tuổi của Giáo Hội Trung cộng. Ngài quan tâm đến việc công bố Tin Mừng cho xã hội Trung Hoa. Ngài được thụ phong linh mục bởi Giáo Hội "chính thức" vào năm 2000 và phục vụ cho giáo phận Trầm Dương. Rồi sau đó nhà chức trách đã sát nhập giáo phận Trầm Dương với các giáo phận gần đó để thành lập ra "Giáo phận Liêu Ninh".
Vị linh mục Mãn tộc này, lấy cảm hứng từ sự năng động của các mục sư Tin Lành và của các phong trào đặc sủng Công Giáo, đã vạch ra một hướng đi cho niềm tin Kitô giáo. Với tiêu đề "Các lớp học Tông đồ", ngài khởi xướng các khóa học vào năm 2007 và đã thành công với những dân cư ở vùng đông bắc Trung hoa, từ những thành phần bị bỏ rơi vì không bắt kịp sự tăng trưởng kinh tế, cho đến những thành phần đã thích nghi với các điều kiện mới của kinh tế và xã hội.
"Các lớp học Tông đồ" đã lan rộng tới khắp các tỉnh thành lân cận Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang cũng như các vùng khác.
Bị chính quyền đặt vào “tầm ngắm”
Sự thành công của "lớp học các Tông đồ" đã không thoát khỏi sự dòm ngó của chính quyền, công an bắt đầu theo dõi Cha Phí Kế Sinh một cách chặt chẽ. Vào tháng 11 năm 2015, Cha bị nhà cầm quyền tạm giam. Tháng 6 năm 2016, Cha và bốn người láng giềng đã bị cảnh sát “giam giữ một cách bí mật” trong một tháng. Nhà cầm quyền cáo buộc Cha đã thi hành chức vụ linh mục ngoài ranh giới của giáo phận mà không có phép. Vào ngày 18 tháng 10, cha Phí Kế Sinh đến Phú Thuận, một thành phố gần Trầm Dương để viếng thăm một dòng nữ tu, và tại đây Cha lại bị công an bắt giam.
Sau khi biết Cha Phí Kế Sinh bị bắt, giáo phận Trầm Dương đã nhờ một luật sư biện hô cho Ngài. "Nhờ có luật sư, chúng tôi biết rằng Cha Phí Kế Sinh đã bị truy tố vì tội ăn cắp một khoản tiền từ viện an dưỡng”. Cha Đổng Hồng Xương, linh mục tổng đại diện của Trầm Dương cho biết. Ngài nói tiếp: “ Theo tôi, lý do thật sự Cha Phí Kế Sinh bị bắt là vì sự thành công của " lớp học Tông đồ", một sáng kiến mà chính quyền cho là việc làm của những "tổ chức bất hợp pháp"
Trên các mạng lưới xã hội, những người Công Giáo tại Trung hoa đang lưu hành một văn kiện dài ba mươi trang giải thích theo quan điểm của họ lý do thực sự về việc trì hoãn kết án Cha Phí Kế Sinh. Văn kiện này chắc chắn là do các thành viên của “các lớp học Tông đồ” viết.
Họ giải thích việc bắt giam Cha Phí Kế Sinh là do ông Hàn Vĩ Hưng, nguyên phó giám đốc của viện an dưỡng. Tài liệu cho biết Cha Phí Kế Sinh đã điều hành thông suốt viện an dưỡng này. Cha nghi ngờ ông Hàn Vĩ Hưng tham nhũng nên cho ông ta thôi việc vào tháng 5 năm 2016. Để trả thù, ông ta tố cáo Cha Phí Kế Sinh ở Ủy Ban Tôn giáo tại điạ phương về " hoạt động giảng dạy bất hợp pháp ", nhưng các cơ quan chức năng chưa trả lời tố cáo này. Sau đó ông ta đưa vụ việc lên cấp cao hơn.
Vào tháng 6 năm 2016, chính quyền bắt đầu điều tra cha Phí Kế Sinh và các “lớp học các Tông Đồ” . Trong thời gian đó, các thành viên của “các lớp học Tông Đồ” đã chuyển một két tiền của Cha Phí Kế Sinh từ nhà dưỡng lão đến giáo phận Trầm Dương. Theo Cha Phí Kế Sinh, Ngài đã xử dụng 10.000 NDT (1.300 USD) để thanh toán chi phí cho chương trình truyền giáo. Công an đã căn cứ vào việc xử dụng tiền này để buộc tội Cha Phí Kế Sinh là tham ô, nhưng điều này hoàn toàn trái ngược với thực tế vì két tiền và những thứ bên trong đó thực sự thuộc về Cha Phí Kế Sinh, và ngài không thể bị buộc tội là ăn cắp tiền của chính mình.
Theo một số người Công Giáo địa phương, rất có thể các nhà chức trách Trung cộng đang cố gắng đàn áp “các lớp học Tông Đồ”, chính quyền đã sợ hãi trước sự hoạt động truyền giáo tích cực của họ.
Một lý do khác, cũng có thể là cha Phí Kế Sinh là nạn nhân cuả một số linh mục thù địch, không muốn các hoạt động của ” lớp học Tông Đồ” trong địa hạt của họ.
Lễ kỷ niệm phép lạ cuả Thánh Giuse ở Kannamaly, Ấn Độ
Trần Mạnh Trác
12:20 01/04/2017
Cochin (theo Agenzia Fides) - Cho dù Thánh Giuse không bao giờ là một ngư phủ, nhưng Ngài lại là vị thánh được tôn kính đặc biệt nhất tại bang Kerala, một bang ở miền nam Ấn Độ, nơi mà ngư nghiệp là nền tảng cuả nền kinh tế địa phương.
Vị Thánh Cả là chốn nương náu cho mọi ngư dân mỗi khi họ "cần đến sự can thiệp của Ngài, gọi Ngài là vị thánh hay làm phép lạ và luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ những ai trong những cơn thiếu thốn", theo lời giải thích cuả cha Antony Thachara, linh mục tại Cochin. "Trong những lúc khó khăn, các gia đình luôn luôn chia sẻ thực phẩm, như là một dấu hiệu của tình bạn và tình đoàn kết và cầu nguyện cùng thánh Giuse", Ngài nói thêm.
Ơn lạ đã từng ban xuống cho các cộng đồng ớ đây đã xảy ra trong năm 1905: Một cơn bão khổng lồ đã đổ vào Kannamaly và vùng lân cận ở ven bờ biển Kerala. Sự tàn phá là không có giới hạn: nhiều ngư dân chết, tàu thuyền bị phá hủy, thu nhập của một cuộc sống ven biển bỗng nhiên biến mất.
Tất cả hệ thống nước uống bị phá hủy. Một cơn dịch bệnh tả đã nổ ra và nhiều người sống sót qua cơn bão nay trở thành nạn nhân của một đại dịch. Cha xứ Joseph Suarez đã không kịp chôn người chết. Mọi người tuyệt vọng.
Tin về Kannamaly có bệnh dịch tả đã lan truyền đi khắp thế giới, và vì sợ lây lan, chính quyền đã cách ly toàn thể người dân ở Kannamaly, giam giữ họ, không thuốc men và thực phấm.
Đêm ngày 11 tháng 3 năm 1905, Cha Joseph Suarez đã khóc vì tuyệt vọng. Nhưng sáng Chuá Nhật hôm sau thì Ngài thức dậy sớm sau khi được ơn soi sáng qua một giấc mơ.
Nhiều người vẫn cố gắng đi đến nhà thờ, lúc đó vị linh mục nói với họ: "sau lễ, chúng ta sẽ cùng ăn cơm với nhau để kính Thánh Giuse. Ngài là cái phao cuối cùng mà chúng ta có thể trông cậy".
Sau khi cuả ăn được làm phép và chia sẻ xong, nhiều tín hữu lên đường về nhà đã nhận ra rằng tất cả các chứng bệnh đã bắt đầu được phục hồi.
Tất cả dân vùng Kannamaly đã đổ xô đến nhà thờ để cầu xin cùng Thánh Giuse. Cơn dịch tả ở Kannamaly ngừng và người dân được cứu sống.
Từ đó trở về sau, để kỷ niệm sự kiện ngày 19 tháng 3 thần kỳ đó, 1500 hộ gia đình ở Kannamaly đã tổ chức lễ mừng với một bữa ăn chung cho hàng nghìn người khách hành hương từ khắp nơi đến.
Riêng năm 2015 họ sử dụng đến 1000 kilo bột Curry, 1000 kilo hành, 2000 kilo khoaỉ lang và, cao như núi là những đống gạo, rau, dầu, đậu phọng...
Một đền thờ thánh Giuse tại Kannamaly đã được dựng lên vào năm 1973. Tại lễ kỷ niệm năm nay, đức cha Joseph Kariyil, giám mục giáo phận Cochin, đã cứ hành Thánh lễ trước một đoàn hành hương đông đảo lên đến 250 nghìn người.
300 người khuyết tật thuộc TGP Paris hành hương Đức Mẹ Mân Côi tại Lộ Đức
Lê Đình Thông
13:21 01/04/2017
300 NGƯỜI KHUYẾT TẬT THUỘC TỔNG GIÁO PHẬN PARIS HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ MÂN CÔI TẠI LỘ ĐỨC
Từ đầu tháng 01/2017, các trường học vùng Paris được nghỉ lễ Phục Sinh trong vòng hai tuần lễ. Vào các năm lẻ như năm nay, Mục vụ Y tế của Tổng Giáo phận Paris phối hợp với Hội đoàn ABIIB tổ chức hành hương Lộ Đức, dành cho khoảng 300 người khuyết tật. Năm nay, Đức Ông Benoist de Sinety, Tổng đại diện Giáo phận Paris cùng với 15 linh mục, các bác sĩ, y tá Công Giáo và khoảng 500 người thiện nguyện đồng hành với các người khuyết tật trong cuộc Hành hương Mân côi. Giáo Hội hằng quan tâm và đồng hành với những người khuyết tật. Mục vụ người khuyết tật thực thi lời Chúa dạy : ‘‘Mỗi lần các con làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.’’ (Mt 25,40)
Cuộc hành hương khởi sự từ ga Montparnasse, những người thiện nguyện đẩy xe lăn chở người khuyết tật vào các toa dành riêng, đưa đến tòa nhà gần hang đá Lộ Đức.
Mục vụ người khuyết tật của một vị giám mục Paris.
Có nhiều phòng từ 1, 2 đến 6 giường. Mỗi phòng có một bác sĩ và một y tá. Các người thiện nguyện của Hội ABIIF ở trong các khách sạn.
Trong 6 ngày hành hương, đoàn hành hương dự Thánh lễ tại Nguyện đường Sainte Bernadette, Saint Joseph, Saint Pie-X và hang đá Massabielle. Ngoài ra là rước kiệu, giải tội, bí tích dành cho bệnh nhân, đi đàng thánh giá. Nhóm ABIIB-giới trẻ có các sinh hoạt dành cho những người khuyến tật trẻ tuổi. Ngoài ra có nhóm MiniBiif chăm lo các em nhỏ khuyết tật
Sinh hoạt mỗi tối trong 6 ngày hành hương
Cuộc hành hương Lộ Đức của tổng giáo phận Paris dành cho người khuyết tật thể hiện tình yêu thương qua hành động cụ thể mà thánh Phaolô hằng nhắc nhủ : “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được” (1Cr 13,4-8).
Lộ Đức, ngày 02/04/2017
Lê Đình Thông
Cuộc hành hương khởi sự từ ga Montparnasse, những người thiện nguyện đẩy xe lăn chở người khuyết tật vào các toa dành riêng, đưa đến tòa nhà gần hang đá Lộ Đức.
Có nhiều phòng từ 1, 2 đến 6 giường. Mỗi phòng có một bác sĩ và một y tá. Các người thiện nguyện của Hội ABIIF ở trong các khách sạn.
Trong 6 ngày hành hương, đoàn hành hương dự Thánh lễ tại Nguyện đường Sainte Bernadette, Saint Joseph, Saint Pie-X và hang đá Massabielle. Ngoài ra là rước kiệu, giải tội, bí tích dành cho bệnh nhân, đi đàng thánh giá. Nhóm ABIIB-giới trẻ có các sinh hoạt dành cho những người khuyến tật trẻ tuổi. Ngoài ra có nhóm MiniBiif chăm lo các em nhỏ khuyết tật
Cuộc hành hương Lộ Đức của tổng giáo phận Paris dành cho người khuyết tật thể hiện tình yêu thương qua hành động cụ thể mà thánh Phaolô hằng nhắc nhủ : “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được” (1Cr 13,4-8).
Lộ Đức, ngày 02/04/2017
Lê Đình Thông
Tổ chức ăn mày kiểu Mafia? các trường Hồi Giáo ở Sénégal.
Moses Trương Võ
19:38 01/04/2017
Xứ Sénégal Phi châu có một loại trường đạo Hồi giáo gọi là Daara, giống như một trường nội trú chuyên dạy kinh Koran vậy. Các cha mẹ hồi giáo từ các xứ láng giềng như Gambia, Mali và Guinea Bissau thường cho con em, tuổi từ 3 cho đến 15 đi tu học tại đây.
Trè em theo học ở̉ một trường Daara thì được gọi là Talibe, là Đệ Tử, và người giáo viên dạy đạo cho chúng được gọi là Marabut, là Sư Phụ.
Nhưng một số Sư Phụ, thay vì dạy đệ tử về kinh Koran, đã lạm dụng chúng bằng cách bắt đi ăn xin ngoài đường phố. Theo nhiều điều tra từ các tổ chức Phi Chinh Phủ (NGO), sự lạm dụng này đã đưa nhiều đệ tử vào nguy cơ bệnh tật, thương tích, tử vong, lao lực và bị lạm dụng tình dục.
Theo thống kê mới đây được Agenzia Fides tường thuật lại thì hiện nay có khoảng 50.000 đệ tử ăn xin trên đường phố. Những nghiên cứu cho biết mỗi đứa phải đi xin khoảng gần 8 giờ một ngày. Nhiều Sư Phụ Marabut còn đặt chỉ tiêu là mỗi đứa phải mang về bao nhiêu tiền, thường là quá sức cuả chúng, một số Sư Phụ khác lại đặt thêm tiêu chuẩn về thực phẩm như phải xin bao nhiêu gạo hoặc đường.
Nhiều đứa trẻ đã tìm cách trốn ra khỏi thảm cảnh này, nhưng đó chỉ là những cố gắng vô vọng vì hoàn cảnh xa nhà và sự thờ ơ cuả xã hội hồi giáo. Sénégal đã ra một đạo luật và nhiều lần công bố các biện pháp mạnh mẽ để kết thúc việc ăn xin, tuy nhiên đó chỉ là những lý thuyết xuông, trên thực tế đã không được thi hành.
Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục thực thi đức bác ái mục tử
Lm. Trần Đức Anh OP
20:43 01/04/2017
VATICAN. ĐTC kêu gọi các linh mục thực thi đức bác ái mục tử, yêu mến Chúa hết lòng, vượt thắng cá nhân chủ nghĩa và có tinh thần hy sinh từ bỏ.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 1-4-2017 dành cho 160 người thuộc ban giám đốc, các linh mục sinh viên và cựu sinh viên Học viện Giáo Hoàng Tây Ban Nha tại Roma, nhân dịp kỷ niệm 125 năm thành lập Học Viện này.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Ricardo Blázquez Pérez, Chủ tịch HĐGM Tây Ban Nha và một số GM.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa lời Chúa Giêsu trả lời cho một thầy Lêvi: ”Con hãy yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết sức lực” (Mc 12,30), và ngài rút ra những kết luận thực hành: đức bác ái mục tử đòi chúng ta phải đi ra ngoài, gặp gỡ tha nhân, cảm thông, đón nhận và thành tâm tha thứ cho họ. Nhưng không thể có sự tăng trưởng trong bác ái nếu sống trong cô độc. Vì thế, Chúa kêu gọi chúng ta họp thành một cộng đoàn, để đức bác ái tụ tập tất cả các linh mục trong mối liên hệ đặc biệt của sứ vụ và tình huynh đệ”.
ĐTC cũng nói đến thách đố vượt thắng cá nhân chủ nghĩa, sống sự khác biệt như một hồng ân, tìm kiếm sự hoệp nhất trong hàng linh mục, là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống cộng đoàn.
ĐTC nhắc nhở rằng việc đào tạo một linh mục không thể chỉ có tính chất trí thức, học vấn, lấy bằng cấp, tuy nó cũng rất quan trọgn và cần thiết. Việc đào tạo ấy phải là một tiến trình toàn diện, bao trùm mọi khía cạnh trong cuộc sống, và giúp chúng ta xích lại gần Thiên Chúa và tha nhân.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các LM đừng hài lòng vì có một cuộc sống ngăn nắp, thoải mái, không phải lo lắng gì; cần từ bỏ những gì dư thừa để giúp đỡ những người túng thiếu và yếu đuối (SD 1-4-2017)
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 1-4-2017 dành cho 160 người thuộc ban giám đốc, các linh mục sinh viên và cựu sinh viên Học viện Giáo Hoàng Tây Ban Nha tại Roma, nhân dịp kỷ niệm 125 năm thành lập Học Viện này.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Ricardo Blázquez Pérez, Chủ tịch HĐGM Tây Ban Nha và một số GM.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa lời Chúa Giêsu trả lời cho một thầy Lêvi: ”Con hãy yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết sức lực” (Mc 12,30), và ngài rút ra những kết luận thực hành: đức bác ái mục tử đòi chúng ta phải đi ra ngoài, gặp gỡ tha nhân, cảm thông, đón nhận và thành tâm tha thứ cho họ. Nhưng không thể có sự tăng trưởng trong bác ái nếu sống trong cô độc. Vì thế, Chúa kêu gọi chúng ta họp thành một cộng đoàn, để đức bác ái tụ tập tất cả các linh mục trong mối liên hệ đặc biệt của sứ vụ và tình huynh đệ”.
ĐTC cũng nói đến thách đố vượt thắng cá nhân chủ nghĩa, sống sự khác biệt như một hồng ân, tìm kiếm sự hoệp nhất trong hàng linh mục, là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống cộng đoàn.
ĐTC nhắc nhở rằng việc đào tạo một linh mục không thể chỉ có tính chất trí thức, học vấn, lấy bằng cấp, tuy nó cũng rất quan trọgn và cần thiết. Việc đào tạo ấy phải là một tiến trình toàn diện, bao trùm mọi khía cạnh trong cuộc sống, và giúp chúng ta xích lại gần Thiên Chúa và tha nhân.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các LM đừng hài lòng vì có một cuộc sống ngăn nắp, thoải mái, không phải lo lắng gì; cần từ bỏ những gì dư thừa để giúp đỡ những người túng thiếu và yếu đuối (SD 1-4-2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hòang Mai - nơi gắn kết trái tim những người con xa xứ
Phaolô Sơn
08:18 01/04/2017
BẮC NINH - Hoàng Mai là một giáo họ thuộc Giáo xứ Đạo Ngạn, Giáo phận Bắc Ninh, nằm ở Thôn Hoàng Mai, Xã Hoàng Ninh, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang. Giáo họ có bề dày lịch sử hàng trăm năm. Năm 1949, do chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, mái nhà thờ và tháp chuông Hoàng Mai đã bị phá dỡ tan hoang. Từ đó, nhà thờ trở thành hoang phế, điêu tàn. Năm 1954, gần như toàn bộ tín hữu Hoàng Mai đã di cư vào Miền Nam, chỉ còn 3 gia đình ở lại. Đến Ngày 10 tháng 4 năm 2010, nhà thờ giáo họ mới được tái thiết sau hơn 60 năm hoang phế. Hiện nay, họ đạo Hoàng Mai chỉ có 6 gia đình với tổng cộng gồm 24 giáo dân.
Hình ảnh
Nhà thờ giáo họ vẫn giữ được vẻ cổ kính trang nghiêm sau khi tái thiết. Mặc dù chỉ là một giáo họ với số lượng nhân danh nhỏ bé nhưng Hoàng Mai vẫn được cha xứ ưu ái dâng lễ vào 8:00 sáng Chúa Nhật hàng tuần. Với vị trí nằm giữa các khu Công nghiệp lớn của Tỉnh Bắc Giang như: Đình Trám, Vân Trung, Quang Châu nên thành phần chính trong các thánh lễ là các anh chị em di dân đến đây làm ăn và sinh sống. Lúc đầu, số lượng anh chị em biết đến nhà thờ giáo họ chỉ là con số nhỏ, nhưng được sự giới thiệu của mọi người nên số lượng người biết đến nhà thờ và tham dự thánh lễ ngày càng tăng lên. Cứ đến sáng Chúa Nhật hàng tuần, nhà thờ giáo họ lại đón tiếp khá đông các Ki-tô hữu đến từ khắp vùng miền trên đất nước nô nức về đây tham dự thánh lễ, bỏ lại một tuần làm việc với nhiều mệt nhọc và lo toan cuộc sống. Sau thánh lễ, mọi người cùng tập hát thánh ca để phục vụ cho các buổi lễ tiếp theo và cùng nhau chia sẻ Lời Chúa cũng như đời sống thường ngày, giúp nhau vượt qua mọi khó khăn và sống một đời sống thánh thiện hơn khi phải sống xa gia đình, quê hương. Dần dần, Nhà thờ giáo họ trở thành nơi không thể thiếu quy tụ mọi Ki-tô hữu xa xứ về đây.
Được sự đồng ý của Cha xứ cũng như Ban hành giáo, hiện nay giáo họ đã thành lập Ban giới trẻ với thành phần chính là các bạn trẻ di dân. Đây cũng là ban phục vụ các thánh lễ cũng như một số công việc khác của nhà thờ. Hàng tuần, ban giới trẻ sinh hoạt đều đặn như: tập cử điệu và giao lưu với nhau để tăng thêm tình gắn kết giữa các thành viên. Đặc biệt, bằng công việc thiết thực, hòa chung tâm tình Mùa Chay Thánh của Giáo Hội, ngày 26 tháng 3 năm 2017, dưới sự dẫn dắt của Quý cha và Quý Sơ Dòng Đức Mẹ Hiệp Nhất, ban giới trẻ Hoàng Mai đã tổ chức chuyến Công Tác Xã hội về với Nhà tình thương Hương La (Xã Tân Lãng – Huyện Lương Tài- Tỉnh Bắc Ninh) với chủ đề CHIA SẺ & YÊU THƢƠNG. Tại đây, mọi người cùng giúp quý Sơ các công việc thường ngày, chăm sóc cũng như thăm hỏi, giao lưu và trao quà cho các bé khuyết tật đang được chăm sóc và nuôi dưỡng tại đây.
Sinh hoạt, giao lưu và trao quà Chuyến đi đã giúp mọi người thêm gần nhau hơn, khơi gợi trong mỗi người tinh thần yêu thương, dấn thân phục vụ tha nhân như lời mời gọi của Đức Giêsu: “Anh em hãy yêu thƣơng nhau nhƣ Thầy đã yêu thƣơng anh em”(Ga 15:12). Hy vọng Giáo họ Hoàng Mai sẽ ngày càng được nhiều Ki-tô hữu biết đến và là ngôi nhà chung gắn kết tất cả những người con xa xứ trong tình Hiệp nhất – Liên đới – Yêu thương.
Hình ảnh
Nhà thờ giáo họ vẫn giữ được vẻ cổ kính trang nghiêm sau khi tái thiết. Mặc dù chỉ là một giáo họ với số lượng nhân danh nhỏ bé nhưng Hoàng Mai vẫn được cha xứ ưu ái dâng lễ vào 8:00 sáng Chúa Nhật hàng tuần. Với vị trí nằm giữa các khu Công nghiệp lớn của Tỉnh Bắc Giang như: Đình Trám, Vân Trung, Quang Châu nên thành phần chính trong các thánh lễ là các anh chị em di dân đến đây làm ăn và sinh sống. Lúc đầu, số lượng anh chị em biết đến nhà thờ giáo họ chỉ là con số nhỏ, nhưng được sự giới thiệu của mọi người nên số lượng người biết đến nhà thờ và tham dự thánh lễ ngày càng tăng lên. Cứ đến sáng Chúa Nhật hàng tuần, nhà thờ giáo họ lại đón tiếp khá đông các Ki-tô hữu đến từ khắp vùng miền trên đất nước nô nức về đây tham dự thánh lễ, bỏ lại một tuần làm việc với nhiều mệt nhọc và lo toan cuộc sống. Sau thánh lễ, mọi người cùng tập hát thánh ca để phục vụ cho các buổi lễ tiếp theo và cùng nhau chia sẻ Lời Chúa cũng như đời sống thường ngày, giúp nhau vượt qua mọi khó khăn và sống một đời sống thánh thiện hơn khi phải sống xa gia đình, quê hương. Dần dần, Nhà thờ giáo họ trở thành nơi không thể thiếu quy tụ mọi Ki-tô hữu xa xứ về đây.
Được sự đồng ý của Cha xứ cũng như Ban hành giáo, hiện nay giáo họ đã thành lập Ban giới trẻ với thành phần chính là các bạn trẻ di dân. Đây cũng là ban phục vụ các thánh lễ cũng như một số công việc khác của nhà thờ. Hàng tuần, ban giới trẻ sinh hoạt đều đặn như: tập cử điệu và giao lưu với nhau để tăng thêm tình gắn kết giữa các thành viên. Đặc biệt, bằng công việc thiết thực, hòa chung tâm tình Mùa Chay Thánh của Giáo Hội, ngày 26 tháng 3 năm 2017, dưới sự dẫn dắt của Quý cha và Quý Sơ Dòng Đức Mẹ Hiệp Nhất, ban giới trẻ Hoàng Mai đã tổ chức chuyến Công Tác Xã hội về với Nhà tình thương Hương La (Xã Tân Lãng – Huyện Lương Tài- Tỉnh Bắc Ninh) với chủ đề CHIA SẺ & YÊU THƢƠNG. Tại đây, mọi người cùng giúp quý Sơ các công việc thường ngày, chăm sóc cũng như thăm hỏi, giao lưu và trao quà cho các bé khuyết tật đang được chăm sóc và nuôi dưỡng tại đây.
Sinh hoạt, giao lưu và trao quà Chuyến đi đã giúp mọi người thêm gần nhau hơn, khơi gợi trong mỗi người tinh thần yêu thương, dấn thân phục vụ tha nhân như lời mời gọi của Đức Giêsu: “Anh em hãy yêu thƣơng nhau nhƣ Thầy đã yêu thƣơng anh em”(Ga 15:12). Hy vọng Giáo họ Hoàng Mai sẽ ngày càng được nhiều Ki-tô hữu biết đến và là ngôi nhà chung gắn kết tất cả những người con xa xứ trong tình Hiệp nhất – Liên đới – Yêu thương.
Giáo xứ Phú Bình Sàigòn: Tĩnh Tâm Mùa Chay 2017
Martino Lê Hoàng Vũ
08:57 01/04/2017
Giáo xứ Phú Bình : Tĩnh Tâm Mùa Chay 2017
Trong ba ngày từ 27-29.3.2017,vào lúc 18 h, cộng đoàn dân Chúa tại Giáo xứ Phú Bình đã tham dự thánh lễ và các buổi Tĩnh Tâm Mùa Chay năm 2017.Năm nay cha giảng phòng cho giáo xứ Phú Bình là cha Đaminh Nguyễn Quốc Thuần,Dòng Cát Minh.Trong ba ngày tĩnh tâm,cha Đaminh Nguyễn Quốc Thuần giúp cộng đoàn ý thức trở về với Chúa,sám hối để thay đổi cuộc sống,sống khiêm tốn nhìn nhận chính mình tội lỗi,sống công chính và luôn đại lượng với tha nhân.Trong ngày tĩnh tâm thứ ba,cha giảng phòng mời gọi mọi người nhận ra tình thương của Chúa, sống thật với con người của mình,dâng cho Chúa cả những tội lỗi bất toàn của mình,xây dựng gia đình mình tràn ngập tình yêu thương.
Xem Hình
Đặc biệt trong buổi tĩnh tâm ngày thứ ba 29.3.2017 là thánh lễ tạ ơn của các tân linh mục thuộc Dòng Cát Minh được chịu chức vào ngày 22.2.2017 vừa qua.Chủ tế thánh lễ là Đaminh Maria Nguyễn Đức Hùng,cùng với cha Raphel Maria Trần Quốc Nhật,cha Phanxicô Xaviê Piô Nguyễn Văn Khoa,cha Đaminh Nguyễn Quốc Thuần giảng phòng,cha chánh xứ Phú Bình Gioan B.Trần Văn Trí,cha phó giáo xứ Phú Bình Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh
Sau lời nguyện hiệp lễ,ông Chủ tịch HĐMVGX Giuse Nguyễn Châu Long đã có những tâm tình tri ân cha chánh xứ, cha giảng phòng và quý cha mới đã về giáo xứ Phú Bình dâng thánh lễ tạ ơn.Ông ghi nhận và ước mong qua Mùa Chay thánh này,được sự chăm lo tổ chức tĩnh tâm của cha chánh xứ, và theo những lời chia sẻ của cha giảng phòng,cộng đoàn giáo xứ Phú Bình sẽ sống đạo tốt hơn, để cùng với Đức Giêsu Kitô đi vào cuộc thương khó và phục sinh với Ngài.Qua việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa,chúng ta sẽ lan tỏa yêu thương cho mọi người chung quanh,nhất là với anh chị em lương dân.
Tối thứ sáu 31.3.2017,Giáo xứ Phú Bình có quý cha ban bí tích Hòa Giải cho cộng đoàn
Martino Lê Hoàng Vũ
Trong ba ngày từ 27-29.3.2017,vào lúc 18 h, cộng đoàn dân Chúa tại Giáo xứ Phú Bình đã tham dự thánh lễ và các buổi Tĩnh Tâm Mùa Chay năm 2017.Năm nay cha giảng phòng cho giáo xứ Phú Bình là cha Đaminh Nguyễn Quốc Thuần,Dòng Cát Minh.Trong ba ngày tĩnh tâm,cha Đaminh Nguyễn Quốc Thuần giúp cộng đoàn ý thức trở về với Chúa,sám hối để thay đổi cuộc sống,sống khiêm tốn nhìn nhận chính mình tội lỗi,sống công chính và luôn đại lượng với tha nhân.Trong ngày tĩnh tâm thứ ba,cha giảng phòng mời gọi mọi người nhận ra tình thương của Chúa, sống thật với con người của mình,dâng cho Chúa cả những tội lỗi bất toàn của mình,xây dựng gia đình mình tràn ngập tình yêu thương.
Xem Hình
Đặc biệt trong buổi tĩnh tâm ngày thứ ba 29.3.2017 là thánh lễ tạ ơn của các tân linh mục thuộc Dòng Cát Minh được chịu chức vào ngày 22.2.2017 vừa qua.Chủ tế thánh lễ là Đaminh Maria Nguyễn Đức Hùng,cùng với cha Raphel Maria Trần Quốc Nhật,cha Phanxicô Xaviê Piô Nguyễn Văn Khoa,cha Đaminh Nguyễn Quốc Thuần giảng phòng,cha chánh xứ Phú Bình Gioan B.Trần Văn Trí,cha phó giáo xứ Phú Bình Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh
Sau lời nguyện hiệp lễ,ông Chủ tịch HĐMVGX Giuse Nguyễn Châu Long đã có những tâm tình tri ân cha chánh xứ, cha giảng phòng và quý cha mới đã về giáo xứ Phú Bình dâng thánh lễ tạ ơn.Ông ghi nhận và ước mong qua Mùa Chay thánh này,được sự chăm lo tổ chức tĩnh tâm của cha chánh xứ, và theo những lời chia sẻ của cha giảng phòng,cộng đoàn giáo xứ Phú Bình sẽ sống đạo tốt hơn, để cùng với Đức Giêsu Kitô đi vào cuộc thương khó và phục sinh với Ngài.Qua việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa,chúng ta sẽ lan tỏa yêu thương cho mọi người chung quanh,nhất là với anh chị em lương dân.
Tối thứ sáu 31.3.2017,Giáo xứ Phú Bình có quý cha ban bí tích Hòa Giải cho cộng đoàn
Martino Lê Hoàng Vũ
Thánh lễ Nhậm chức Giám quản Tông tòa Giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:40 01/04/2017
PHAN THIẾT - Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm chủ sự thánh lễ nhậm chức Giám Quản Giáo Phận Phan Thiết tại Nhà thờ Chính Tòa, vào lúc 9giờ sáng thứ Bảy ngày 01 tháng 4 năm 2017.
Hình ảnh
Đoàn đồng tế gồm Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc -TGM Sài gòn - Trưởng giáo tỉnh TGP Sài gòn, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục Giáo phận Nha trang, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám mục Giáo phận Cao bằng Lạng sơn, cha Tổng Đại Diện Giáo phận Sài gòn, quý cha trong Hội đồng Tư vấn Giáo phận Bà rịa, linh mục đoàn Phan thiết. Đông đảo quý tu sĩ nam nữ, đại diện các giới các đoàn thể cấp giáo phận, quý hội đồng mục vụ các giáo xứ và cộng đoàn Dân Chúa cùng hiệp thông tạ ơn sốt mến.
Đoàn rước từ Nhà xứ tiến vào Nhà thờ, cộng đoàn hát vang bài ca nhập lễ: xin hiệp nhất chúng con, nên một trong tình yêu yêu Chúa…
Khởi đầu thánh lễ, Cha FX Phạm Quyền - Niên trưởng, nhận văn thư từ Đức Cha Tôma và công bố sắc lệnh bổ nhiệm Giám Quản Tông Tòa của Tòa Thánh.
Sau đó Đức Tân Giám Quản, cha Niên Trưởng và cha Thư Ký TGM tiến đến bàn để sẵn ấn ký biên bản.
Tiếp đến, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Trưởng Giáo Tỉnh Sài Gòn, giới thiệu Đức Cha Tân Giám Quản với cộng đoàn Dân Chúa: Tôi giới thiệu với quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh em Giáo Phận Phan Thiết, Đức Cha Tân Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết - Tôma Nguyễn Văn Trâm, chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Cha thật nhiều để ngài có sức khỏe mà chu toàn nhiệm vụ tại Giáo Phận rộng lớn này. Xin cám ơn tất cả anh em.
***
Đức Tân Giám Quản khởi sự Thánh Lễ, ngài ngỏ lới với cộng đoàn phụng vụ: Anh chị em thân mến, chúng ta tập hợp quanh bàn tiệc này đây để cùng nhau hiệp dâng thánh lễ, dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân vì biết bao ơn lành Chúa đã ban cho Giáo phận, cho mỗi người chúng ta. Xin Chúa luôn tuôn đỗ ơn của Chúa trên mỗi người để chúng ta cùng nhau xây dựng hiệp nhất yêu thương trong Giáo Phận. Thánh lễ hôm nay là dịp giỗ 30 ngày Đức Cha Giuse, xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành ban cho Đức Cha Cố Giuse ơn hạnh phúc trong thiên quốc.
Đức Cha Tôma giảng lễ. Nội dung như sau.
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Trong bài diễn từ giã biệt các môn đệ trước khi bước vào cuộc khổ nạn và cái chết thập giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho các ngài và cho tất cả các thế hệ kitô hữu tương lai là chính chúng ta. Đây là lời cầu xin ơn hiệp nhất trong Hội Thánh. Chúa Giêsu nhìn thấy trước các viễn ảnh chia rẽ phân ly hay bất hoà bất thuận đang mấp mé ở ngay tam cấp bước vào đường thập giá của Người như việc hai anh em nhà Giêbêđê, Giacôbê và Gioan xin được ngồi hai bên tả hữu trong vương quốc của Người, như việc 10 môn đệ kia bất bình. Ngay lúc ấy, Chúa Giêsu dạy các môn đệ rằng ai muốn làm lớn, phải trở nên người phục vụ anh em mình.
Qua trích đoạn Tin Mừng Gioan mà chúng ta vừa nghe công bố, Chúa Giêsu đề ra một phương dược chữa trị các bất an, đó là các môn đệ hãy sống trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi và các ngài phải thực hiện sự hiệp nhất với nhau. Chỉ trong một trích đoạn ngắn, Chúa Giêsu lập đi lập lại những 7 lần cụm từ “ở trong” và 4 lần cụm từ “nên một”. Ở trong, nghĩa là kết hiệp mật thiết với Chúa Cha và Chúa Con. Nên một, nghĩa là ở trong tình yêu của Thiên Chúa. Người cầu xin Chúa Cha cho các môn đệ đang ở bên Người được nên một như “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha... để họ nên một như chúng ta là một”. Sự hiệp nhất nên một giữa Cha và Con vừa là khuôn mẫu, vừa là nguồn mạch cho sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu, giữa giám mục, linh mục, các tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân. Chúng ta được mời gọi ở trong nhau, gắn kết với nhau cách khắng khít như Cha và Con. Điều này không thể thực hiện được, nếu chúng ta không được đưa vào trong mối tương quan thân thiết giữa Cha và Con: “để họ cũng ở trong Chúng Ta”. Các Kitô hữu chỉ hiệp nhất khi họ được sống trong nguồn hiệp nhất là Tình yêu của Thiên Chúa. Trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, ta thấy có một tương quan ba chiều giữa Cha, Con và các môn đệ. “Con ở trong họ và Cha ở trong Con... Cha đã yêu thương họ như đã yêu thương Con”. “Tình Cha yêu thương Con ở trong họ, và Con cũng ở trong họ nữa”. Mối tương quan này sâu lắng đến mức có sự ở lại trong nhau một cách đích thực và sâu xa giữa Cha, Con và các kitô hữu. Hiệp nhất giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, hiệp nhất giữa Thiên Chúa và chúng ta, hiệp nhất giữa mọi người chúng ta. Hiệp nhất trong Thiên Chúa là Tình yêu.
Hiệp nhất và yêu thương là những yếu tố cần thiết để cộng đoàn được sống và sống dồi dào như Chúa Giêsu đã tha thiết cầu nguyện với Chúa Cha: “để họ nên một như Chúng Ta là một” (Ga 17, 22). Trong tình hiệp nhất yêu thương đó, sự hiệp thông trong chiều đứng nối kết con người với Thiên Chúa chính là nền tảng và điều kiện thiết yếu cho mối hiệp thông theo chiều ngang giữa con người với con người. Như thế tình yêu hiệp nhất với Thiên Chúa phải trở thành động lực và chuẩn mực cho sự hiệp thông với mọi người. Sự hiệp thông nầy vừa là đòi hỏi chính yếu vừa là lời chứng cần thiết mà Hội Thánh phải bày tỏ trước mặt mọi người: “Con ở trong họ và Cha ở trong Con để họ hoàn toàn nên một, như vậy thiên hạ sẽ nhận biết là chính Cha đã sai Con”.
Hiệp nhất là yêu cầu thiết yếu để một tổ chức xã hội được tồn tại và phát triển, và hơn bất cứ đoàn thể nào, cộng đồng tôn giáo không thể kiên vững nếu thiếu hiệp nhất và từ tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi và từ mỗi thành phần Dân Chúa là tất cả chúng ta.
Sự hiệp nhất còn đòi hỏi mỗi người chúng ta phải biết sống các tương quan nhân bản, nghĩa là biết kính trọng mọi người, biết tôn trọng ý kiến của người khác, biết chấp nhận những khác biệt về cá tính, khả năng và trình độ văn hoá. Chúng ta có thế áp dụng nguyên tắc của thánh Augustinô: “Luôn hiệp nhất trong những điều chính yếu, được tự do trong những điều chưa xác định, nhưng trong tất cả, phải có tình yêu thương”.
Bài trích Sách Đệ Nhị Luật ghi rõ lệnh truyền của Thiên Chúa là nếu dân Israel biết trở về cùng Thiên Chúa và tuân giữ các mệnh lệnh của Ngài, thì chính Ngài sẽ đoái thương tập họp họ lại từ muôn dân nước để họ trở nên dân tộc sở hữu riêng của Ngài.
Thánh Phaolô đã khuyên bảo các tín hữu Êphêsô hãy biết sống trong tình thương như Đức Kitô, Đấng đã yêu thương và phó mình làm của lễ thơm tho ngọt ngào dâng lên Thiên Chúa Cha vì phần rỗi của loài người chúng ta.
Các linh mục và phó tế thân mến, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và anh chị em tín hữu thân mến,
Hôm nay tôi đến với anh chị em để cùng đồng hành với anh chị em, cùng nhau xây dựng và củng cố sự hiệp nhất và yêu thương mà Chúa Kitô truyền dạy các môn đệ của Người hôm qua và cả chúng ta hôm nay. Các giám mục tiền nhiệm, các linh mục và anh chị em đã không ngừng vun đắp và xây dựng sự hiệp nhất và tình yêu thương. Tôi mong muốn tiếp nối bước chân các ngài và cùng với anh chị em làm cho hạt giống Lời Chúa ngày càng phát triển và bám rễ sâu trong đời sống đức tin và đức ái của chúng ta, đồng thời cùng nhau củng cố và kiện toàn sự hiệp nhất yêu thương nơi mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận thân yêu nầy.
Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô là Mục Tử nhân lành yêu thương và liên kết chúng ta trong tình yêu của Người để chúng ta trở nên nhân chứng sống động và nhiệt thành loan truyền nền văn minh tình thương qua việc thực thi hiệp nhất và yêu thương nơi gia đình, giáo xứ, môi trường sống xã hội và nơi giáo phận chúng ta. Amen
Sau lời nguyện hiệp lễ, cha Niên trưởng dâng tâm tình tri ân đến quý Đức Cha và cộng đoàn.
“Cách nay một tháng, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục giáo phận Phan Thiết đã được Chúa gọi về. Trong bài phát biểu hôm lễ an táng, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam đã nói: “hôm nay chúng ta cùng hiện diện ở Phan Thiết để nói lời tạm biệt đau buồn vói Đức Cha Giuse, người đã đi qua ‘bến bờ bên kia’ cách đột ngột, trong lúc còn đang độ tuổi rất tốt để dẫn dắt giáo phận yêu quý của mình.” Vâng, đó là đại tang đau buồn của toàn giáo phận Phan Thiết, như lời Đức Cha Giuse Trần Văn Toản, Giám mục phụ tá giáo phận Long Xuyên chia sẻ trong lễ an táng: “từ kỳ diệu đến ngỡ ngàng”.
Nhưng giữa cảnh tang thương này, chúng con được Chúa nâng đỡ với niềm hy vọng vào lời hứa: “Thầy sẽ không để các con mồ côi...” (Ga 14,18). Thật vậy, ngày 14/3/2017, Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc đã bổ nhiệm và thiết lập: Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục chính tòa giáo phận Bà Rịa, làm Giám Quản Tông Tòa giáo phận Phan Thiết. Đó là niềm an ủi lớn lao cho giáo phận Phan Thiết. Chúng con xin tạ ơn Chúa và tri ân Tòa Thánh, cách riêng Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Phaolo Bùi Văn Đọc, Trưởng giáo tỉnh tổng giáo phận Sài Gòn, đã lo liệu cho giáo phận chúng con sớm có Đức Cha Giám Quản, chỉ trong vòng 2 tuần lễ sau khi giáo phận trống tòa.
Và hôm nay Đức Cha Tôma chính thức đến nhận nhiệm vụ Giám quản. Với niềm hân hoan, chúng con trân trọng chào đón và cám ơn Đức Cha đã quảng đại chấp nhận nhiệm vụ Giám quản giáo phận Phan Thiết. Các thành phần dân Chúa trong giáo phận xin vâng phục và kính mến Đức Cha. Như lời Đức Cha nhắn nhủ chúng con trong bài chia sẻ sau phần phụng vụ Lời Chúa, chúng sẽ toàn tâm toàn lực cộng tác với Đức Cha Giám Quản, để xây dựng giáo phận hiệp nhất trong yêu thương. Xin Đức Cha thương đón nhận và chăn dắt đoàn chiên giáo phận chúng con”.
Những bó hoa tươi thắm dâng lên quý Đức Cha với trọn lòng hiếu thảo.
Đức tân Giám quản đáp từ.
Trước hết ngài bày tỏ lòng biết ơn đến quý Đức Cha: “Giáo phận Phan thiết và con chân thành cám ơn Đức Tổng Giám Mục và quý Đức Cha đến hiện diện, chứng dám và chúc lành cho Giáo phận chúng con và cho con trong ngày con lãnh nhận chức vụ Giám Quản Giáo Phận này, xin thương cầu nguyện cho chúng con.
Rồi ngài ngỏ lời với quý linh mục, phó tế, chủng sinh tu sĩ nam nữ anh chị em tín hữu đang hiện diện, cũng như tại các giáo xứ.
Này tôi xin đến để phục vụ anh chị em. Tôi không hề nghĩ rằng, tôi đến với anh chị trong tư cách Giám Quản Tông Tòa, vì đơn giản vì tôi đã đến tuổi nghỉ hưu, tôi đã đệ đơn xin Tòa Thánh cho tôi được từ nhiệm khỏi chức vụ giám mục giáo phận Bà Rịa. Tôi chờ đợi ngày Tòa Thánh chấp thuận và tôi sẽ được tự do sau 25 năm phục vụ Giáo Hội và Giáo Phận trong tác vụ giám mục của mình.
Nhưng Chúa quan phòng định liệu cách khác. Ngày Thứ tư lễ tro vừa qua, Chúa đã gọi Đức Cha Giuse về với Chúa, tôi thương tiếc một vị giám mục trẻ năng động, tài năng đã phục vụ giáo phận Phan Thiết và tôi đồng cảm với giáo phận này, vì anh chị em mất vị chủ chăn, tôi đã thầm mong ban tư vấn giáo phận sẽ bầu ra vị giám quản tạm thời điều hành giáo phận cho đến khi Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục mới.
Sáng thứ hai mồng 6 tháng 3, tôi đã cùng với các Đức Cha đến tham dự lễ an táng Đức Cha Giuse, và tôi được biết ban tư vấn ngày hôm sau đó sẽ bầu vị giám quản. Tôi cầu nguyện cho ban tư vấn bầu vị giám quản theo ý Chúa. Tôi đã có dịp bắt tay chia buồn với nhiều linh mục Phan Thiết trong ngày hôm ấy.
Sau trưa ngày lễ an táng Đức Cha Giuse, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đến gặp tôi ở Tòa Giám Mục Bà Rịa, và nói lên đề nghị của ngài. Ngài nói: tôi xét thấy cần phải đặt một giám quản tông tòa, thay vì bầu giám quản giáo phận cho giáo phận Phan Thiết. Tôi nghĩ đến Đức Cha, Đức Cha có bằng lòng để tôi đề nghị tên Đức Cha với Tòa Thánh không ?. Tôi ngỡ ngàng, ngạc nhiên và bối rối. Tôi không quen biết nhiều về Phan Thiết, về các cha, về cách sinh hoạt của giáo phận, về các tu sĩ và giáo dân. Tôi đã trình bày với Đức Tổng Giám Mục Girelli về sự bối rối và ái ngại này. Nhưng ngài khích lệ: tôi hiểu rõ tâm trạng của Đức Cha và tôi tin rằng Đức Cha sẽ giúp cách hiệu quả giáo phận Phan Thiết trong giai đoạn giao thừa này.
Tôi thưa với Đức Tổng Giám Mục Girelli: con là người của Chúa, là người thuộc về Giáo Hội, con phải vâng lời Giáo Hội, và bề trên của Giáo Hội, xin đức tổng toàn quyền và giúp đỡ để giáo phận Phan Thiết chóng có giám mục chính tòa. Về phần con, con vẫn xin được từ nhiệm khỏi chức vụ tại giáo phận Bà Rịa.
Và 8 ngày sau đó, 14.3.2017, Đức Tổng Giám Mục Girelli gọi điện thoại báo tin rằng: tòa thánh bổ niệm tôi làm giám quản tông tòa giáo phận Phan Thiết và nói tôi hãy báo tin này cho tòa giám mục Phan Thiết, Đức Tổng Giám Phaolô Tổng Giám Mục Sài Gòn cũng gọi điện thoại cho tôi và báo tin này.
Và thưa anh chị em thân mến, này đây tôi đang đến với anh chị em trong sự khiếm khuyết của mình.
Với tất cả sự tín thác vào tình thương của Chúa quan phòng, và với sự tín thác vào các linh mục và phó tế, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và anh chị em giáo dân; chính lòng đạo đức, lòng nhiệt thành và gắn kết của tất cả các anh chị em sẽ bắt đầu một cuộc khởi hành mới, từ Mua Chay Thánh nhiều đau thương này đến lễ Phục Sinh trần đầy niềm tin và hy vọng cho giáo phận thân yêu này.
Trong ngày lễ đặc biệt này, tôi muốn bổ nhiệm cho anh chị em linh mục tổng đại diện, để cùng với tôi giúp đỡ các cha, các tu sĩ nam nữ, và anh chị em tín hữu.
Sau khi tham khảo ý kiến một số linh mục trong và ngoài ban tư vấn, tôi bổ nhiệm linh mục Giuse Hồ Sĩ Hữu, chánh xứ Vinh Tân làm tổng đại diện giáo phận Phan Thiết kể từ ngày hôm nay, người sẽ cùng với tôi giải quyết các vấn đề, người sẽ hiện diện tại Tòa Giám Mục với anh chị em, người sẽ thi hành chức năng của mình mà giáo luật ban cho tổng đại diện Giáo Phận.
Thưa anh chị em,
Nguyện chúc anh chị em đầy tràn ơn sủng và niềm vui và sự bình an của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và sống lại vì phần rỗi và sự sống của tất cả chúng ta.
Xin cám ơn anh chị em và xin cầu nguyện cho tôi. Xin cám ơn.
***
Sau thánh lễ, quý cha về Tòa Giám Mục, Đức Cha Tôma trao đổi những công việc mục vụ, sau đó dùng cơm trưa trong tình huynh đệ.
Vài nét về tiểu sử Đức Tân Giám Quản.
Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm sinh ngày 9.1.1942 tại Phước Lễ, Bà Rịa, trong một gia đình Công Giáo.
Từ năm 1953, ngài vào học tại Tiểu Chủng viện rồi Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
Thụ phong linh mục ngày 1.5.1969 tại nhà thờ Phước Lễ (Bà Rịa), lúc đó thuộc giáo phận Xuân Lộc, và được bổ nhiệm làm linh mục phó xứ Biên Hòa.
Năm 1970, Đức Cha được gởi đi du học tại Đại học Giáo hoàng Urbaniana của Bộ Truyền giáo và tốt nghiệp với học vị tiến sĩ Giáo luật năm 1974.
Sau khi trở về Việt Nam, Đức Giám Mục Đaminh Nguyễn Văn Lãng đã chọn ngài làm Thư ký kiêm chánh xứ Thánh Mẫu (nay là giáo xứ Xuân Khánh), cạnh Tòa Giám mục, đồng thời giữ thêm các chức vụ Chánh án Tòa án Hôn Phối, Quản lý giáo phận. Đức Cha cũng là giáo sư môn Giáo luật tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
Ngày 6.3.1992, ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc và chọn khẩu hiệu “Hiền lành và Khiêm nhường”.
Lễ tấn phong diễn ra ngày 7.5.1992 tại khuôn viên Tiểu Chủng viện Thánh Phaolô do Giám mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật chủ sự.
Khi giáo phận Bà Rịa được thành lập ngày 22.11.2005, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục tiên khởi giáo phận này cho tới nay.
Ngày 14.3.2017, Tòa thánh bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết.
Vài nét về tiểu sử Cha Tân Tổng Đại Diện.
Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, sinh ngày 1/11/1949, tại Thanh Dạ, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
“Đối với tôi, sống chính là Đức Kitô…” (Pl 1, 21)
- Năm 1962-1969: Học tại Tiểu chủng viện Sao Biển (Nha Trang)
- Năm 1969-1971: Học tại Chủng viện Chúa Chiên Lành (Đà Lạt)
- Năm 1971-1974: Học tại Đại chủng viện Xuân Bích (Huế)
- Năm 1974-1979: Giúp xứ Vinh Lưu
- Năm 1980-1990: Kế toán HTX Dệt mành xuất khẩu
- Ngày 15/8/1991: Hồng ân Linh mục do Đức cố Giám mục Nicolas Huỳnh Văn Nghi tấn phong
- Năm 1991-2001: Phó xứ giáo xứ Thanh Xuân
- Năm 2001-8/2002: Chánh xứ giáo xứ Cù Mi
- Năm 2002-2005: Du học tại Đại học Công Giáo Paris
- Năm 2005-2007: Chánh xứ giáo xứ Chính Tòa
- Năm 2007-2013: Thư ký Tòa Giám mục GP Phan Thiết
- Ngày 18/11/2013 - 2017: Chánh xứ giáo xứ Vinh Tân.
- Ngày 1/4/2017: Tổng Đại Diện GP Phan Thiết.
Hình ảnh
Đoàn đồng tế gồm Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc -TGM Sài gòn - Trưởng giáo tỉnh TGP Sài gòn, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục Giáo phận Nha trang, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám mục Giáo phận Cao bằng Lạng sơn, cha Tổng Đại Diện Giáo phận Sài gòn, quý cha trong Hội đồng Tư vấn Giáo phận Bà rịa, linh mục đoàn Phan thiết. Đông đảo quý tu sĩ nam nữ, đại diện các giới các đoàn thể cấp giáo phận, quý hội đồng mục vụ các giáo xứ và cộng đoàn Dân Chúa cùng hiệp thông tạ ơn sốt mến.
Đoàn rước từ Nhà xứ tiến vào Nhà thờ, cộng đoàn hát vang bài ca nhập lễ: xin hiệp nhất chúng con, nên một trong tình yêu yêu Chúa…
Khởi đầu thánh lễ, Cha FX Phạm Quyền - Niên trưởng, nhận văn thư từ Đức Cha Tôma và công bố sắc lệnh bổ nhiệm Giám Quản Tông Tòa của Tòa Thánh.
Sau đó Đức Tân Giám Quản, cha Niên Trưởng và cha Thư Ký TGM tiến đến bàn để sẵn ấn ký biên bản.
Tiếp đến, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Trưởng Giáo Tỉnh Sài Gòn, giới thiệu Đức Cha Tân Giám Quản với cộng đoàn Dân Chúa: Tôi giới thiệu với quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh em Giáo Phận Phan Thiết, Đức Cha Tân Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết - Tôma Nguyễn Văn Trâm, chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Cha thật nhiều để ngài có sức khỏe mà chu toàn nhiệm vụ tại Giáo Phận rộng lớn này. Xin cám ơn tất cả anh em.
***
Đức Tân Giám Quản khởi sự Thánh Lễ, ngài ngỏ lới với cộng đoàn phụng vụ: Anh chị em thân mến, chúng ta tập hợp quanh bàn tiệc này đây để cùng nhau hiệp dâng thánh lễ, dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân vì biết bao ơn lành Chúa đã ban cho Giáo phận, cho mỗi người chúng ta. Xin Chúa luôn tuôn đỗ ơn của Chúa trên mỗi người để chúng ta cùng nhau xây dựng hiệp nhất yêu thương trong Giáo Phận. Thánh lễ hôm nay là dịp giỗ 30 ngày Đức Cha Giuse, xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành ban cho Đức Cha Cố Giuse ơn hạnh phúc trong thiên quốc.
Đức Cha Tôma giảng lễ. Nội dung như sau.
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Trong bài diễn từ giã biệt các môn đệ trước khi bước vào cuộc khổ nạn và cái chết thập giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho các ngài và cho tất cả các thế hệ kitô hữu tương lai là chính chúng ta. Đây là lời cầu xin ơn hiệp nhất trong Hội Thánh. Chúa Giêsu nhìn thấy trước các viễn ảnh chia rẽ phân ly hay bất hoà bất thuận đang mấp mé ở ngay tam cấp bước vào đường thập giá của Người như việc hai anh em nhà Giêbêđê, Giacôbê và Gioan xin được ngồi hai bên tả hữu trong vương quốc của Người, như việc 10 môn đệ kia bất bình. Ngay lúc ấy, Chúa Giêsu dạy các môn đệ rằng ai muốn làm lớn, phải trở nên người phục vụ anh em mình.
Qua trích đoạn Tin Mừng Gioan mà chúng ta vừa nghe công bố, Chúa Giêsu đề ra một phương dược chữa trị các bất an, đó là các môn đệ hãy sống trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi và các ngài phải thực hiện sự hiệp nhất với nhau. Chỉ trong một trích đoạn ngắn, Chúa Giêsu lập đi lập lại những 7 lần cụm từ “ở trong” và 4 lần cụm từ “nên một”. Ở trong, nghĩa là kết hiệp mật thiết với Chúa Cha và Chúa Con. Nên một, nghĩa là ở trong tình yêu của Thiên Chúa. Người cầu xin Chúa Cha cho các môn đệ đang ở bên Người được nên một như “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha... để họ nên một như chúng ta là một”. Sự hiệp nhất nên một giữa Cha và Con vừa là khuôn mẫu, vừa là nguồn mạch cho sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu, giữa giám mục, linh mục, các tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân. Chúng ta được mời gọi ở trong nhau, gắn kết với nhau cách khắng khít như Cha và Con. Điều này không thể thực hiện được, nếu chúng ta không được đưa vào trong mối tương quan thân thiết giữa Cha và Con: “để họ cũng ở trong Chúng Ta”. Các Kitô hữu chỉ hiệp nhất khi họ được sống trong nguồn hiệp nhất là Tình yêu của Thiên Chúa. Trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, ta thấy có một tương quan ba chiều giữa Cha, Con và các môn đệ. “Con ở trong họ và Cha ở trong Con... Cha đã yêu thương họ như đã yêu thương Con”. “Tình Cha yêu thương Con ở trong họ, và Con cũng ở trong họ nữa”. Mối tương quan này sâu lắng đến mức có sự ở lại trong nhau một cách đích thực và sâu xa giữa Cha, Con và các kitô hữu. Hiệp nhất giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, hiệp nhất giữa Thiên Chúa và chúng ta, hiệp nhất giữa mọi người chúng ta. Hiệp nhất trong Thiên Chúa là Tình yêu.
Hiệp nhất và yêu thương là những yếu tố cần thiết để cộng đoàn được sống và sống dồi dào như Chúa Giêsu đã tha thiết cầu nguyện với Chúa Cha: “để họ nên một như Chúng Ta là một” (Ga 17, 22). Trong tình hiệp nhất yêu thương đó, sự hiệp thông trong chiều đứng nối kết con người với Thiên Chúa chính là nền tảng và điều kiện thiết yếu cho mối hiệp thông theo chiều ngang giữa con người với con người. Như thế tình yêu hiệp nhất với Thiên Chúa phải trở thành động lực và chuẩn mực cho sự hiệp thông với mọi người. Sự hiệp thông nầy vừa là đòi hỏi chính yếu vừa là lời chứng cần thiết mà Hội Thánh phải bày tỏ trước mặt mọi người: “Con ở trong họ và Cha ở trong Con để họ hoàn toàn nên một, như vậy thiên hạ sẽ nhận biết là chính Cha đã sai Con”.
Hiệp nhất là yêu cầu thiết yếu để một tổ chức xã hội được tồn tại và phát triển, và hơn bất cứ đoàn thể nào, cộng đồng tôn giáo không thể kiên vững nếu thiếu hiệp nhất và từ tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi và từ mỗi thành phần Dân Chúa là tất cả chúng ta.
Sự hiệp nhất còn đòi hỏi mỗi người chúng ta phải biết sống các tương quan nhân bản, nghĩa là biết kính trọng mọi người, biết tôn trọng ý kiến của người khác, biết chấp nhận những khác biệt về cá tính, khả năng và trình độ văn hoá. Chúng ta có thế áp dụng nguyên tắc của thánh Augustinô: “Luôn hiệp nhất trong những điều chính yếu, được tự do trong những điều chưa xác định, nhưng trong tất cả, phải có tình yêu thương”.
Bài trích Sách Đệ Nhị Luật ghi rõ lệnh truyền của Thiên Chúa là nếu dân Israel biết trở về cùng Thiên Chúa và tuân giữ các mệnh lệnh của Ngài, thì chính Ngài sẽ đoái thương tập họp họ lại từ muôn dân nước để họ trở nên dân tộc sở hữu riêng của Ngài.
Thánh Phaolô đã khuyên bảo các tín hữu Êphêsô hãy biết sống trong tình thương như Đức Kitô, Đấng đã yêu thương và phó mình làm của lễ thơm tho ngọt ngào dâng lên Thiên Chúa Cha vì phần rỗi của loài người chúng ta.
Các linh mục và phó tế thân mến, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và anh chị em tín hữu thân mến,
Hôm nay tôi đến với anh chị em để cùng đồng hành với anh chị em, cùng nhau xây dựng và củng cố sự hiệp nhất và yêu thương mà Chúa Kitô truyền dạy các môn đệ của Người hôm qua và cả chúng ta hôm nay. Các giám mục tiền nhiệm, các linh mục và anh chị em đã không ngừng vun đắp và xây dựng sự hiệp nhất và tình yêu thương. Tôi mong muốn tiếp nối bước chân các ngài và cùng với anh chị em làm cho hạt giống Lời Chúa ngày càng phát triển và bám rễ sâu trong đời sống đức tin và đức ái của chúng ta, đồng thời cùng nhau củng cố và kiện toàn sự hiệp nhất yêu thương nơi mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận thân yêu nầy.
Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô là Mục Tử nhân lành yêu thương và liên kết chúng ta trong tình yêu của Người để chúng ta trở nên nhân chứng sống động và nhiệt thành loan truyền nền văn minh tình thương qua việc thực thi hiệp nhất và yêu thương nơi gia đình, giáo xứ, môi trường sống xã hội và nơi giáo phận chúng ta. Amen
Sau lời nguyện hiệp lễ, cha Niên trưởng dâng tâm tình tri ân đến quý Đức Cha và cộng đoàn.
“Cách nay một tháng, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục giáo phận Phan Thiết đã được Chúa gọi về. Trong bài phát biểu hôm lễ an táng, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam đã nói: “hôm nay chúng ta cùng hiện diện ở Phan Thiết để nói lời tạm biệt đau buồn vói Đức Cha Giuse, người đã đi qua ‘bến bờ bên kia’ cách đột ngột, trong lúc còn đang độ tuổi rất tốt để dẫn dắt giáo phận yêu quý của mình.” Vâng, đó là đại tang đau buồn của toàn giáo phận Phan Thiết, như lời Đức Cha Giuse Trần Văn Toản, Giám mục phụ tá giáo phận Long Xuyên chia sẻ trong lễ an táng: “từ kỳ diệu đến ngỡ ngàng”.
Nhưng giữa cảnh tang thương này, chúng con được Chúa nâng đỡ với niềm hy vọng vào lời hứa: “Thầy sẽ không để các con mồ côi...” (Ga 14,18). Thật vậy, ngày 14/3/2017, Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc đã bổ nhiệm và thiết lập: Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục chính tòa giáo phận Bà Rịa, làm Giám Quản Tông Tòa giáo phận Phan Thiết. Đó là niềm an ủi lớn lao cho giáo phận Phan Thiết. Chúng con xin tạ ơn Chúa và tri ân Tòa Thánh, cách riêng Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Phaolo Bùi Văn Đọc, Trưởng giáo tỉnh tổng giáo phận Sài Gòn, đã lo liệu cho giáo phận chúng con sớm có Đức Cha Giám Quản, chỉ trong vòng 2 tuần lễ sau khi giáo phận trống tòa.
Và hôm nay Đức Cha Tôma chính thức đến nhận nhiệm vụ Giám quản. Với niềm hân hoan, chúng con trân trọng chào đón và cám ơn Đức Cha đã quảng đại chấp nhận nhiệm vụ Giám quản giáo phận Phan Thiết. Các thành phần dân Chúa trong giáo phận xin vâng phục và kính mến Đức Cha. Như lời Đức Cha nhắn nhủ chúng con trong bài chia sẻ sau phần phụng vụ Lời Chúa, chúng sẽ toàn tâm toàn lực cộng tác với Đức Cha Giám Quản, để xây dựng giáo phận hiệp nhất trong yêu thương. Xin Đức Cha thương đón nhận và chăn dắt đoàn chiên giáo phận chúng con”.
Những bó hoa tươi thắm dâng lên quý Đức Cha với trọn lòng hiếu thảo.
Đức tân Giám quản đáp từ.
Trước hết ngài bày tỏ lòng biết ơn đến quý Đức Cha: “Giáo phận Phan thiết và con chân thành cám ơn Đức Tổng Giám Mục và quý Đức Cha đến hiện diện, chứng dám và chúc lành cho Giáo phận chúng con và cho con trong ngày con lãnh nhận chức vụ Giám Quản Giáo Phận này, xin thương cầu nguyện cho chúng con.
Rồi ngài ngỏ lời với quý linh mục, phó tế, chủng sinh tu sĩ nam nữ anh chị em tín hữu đang hiện diện, cũng như tại các giáo xứ.
Này tôi xin đến để phục vụ anh chị em. Tôi không hề nghĩ rằng, tôi đến với anh chị trong tư cách Giám Quản Tông Tòa, vì đơn giản vì tôi đã đến tuổi nghỉ hưu, tôi đã đệ đơn xin Tòa Thánh cho tôi được từ nhiệm khỏi chức vụ giám mục giáo phận Bà Rịa. Tôi chờ đợi ngày Tòa Thánh chấp thuận và tôi sẽ được tự do sau 25 năm phục vụ Giáo Hội và Giáo Phận trong tác vụ giám mục của mình.
Nhưng Chúa quan phòng định liệu cách khác. Ngày Thứ tư lễ tro vừa qua, Chúa đã gọi Đức Cha Giuse về với Chúa, tôi thương tiếc một vị giám mục trẻ năng động, tài năng đã phục vụ giáo phận Phan Thiết và tôi đồng cảm với giáo phận này, vì anh chị em mất vị chủ chăn, tôi đã thầm mong ban tư vấn giáo phận sẽ bầu ra vị giám quản tạm thời điều hành giáo phận cho đến khi Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục mới.
Sáng thứ hai mồng 6 tháng 3, tôi đã cùng với các Đức Cha đến tham dự lễ an táng Đức Cha Giuse, và tôi được biết ban tư vấn ngày hôm sau đó sẽ bầu vị giám quản. Tôi cầu nguyện cho ban tư vấn bầu vị giám quản theo ý Chúa. Tôi đã có dịp bắt tay chia buồn với nhiều linh mục Phan Thiết trong ngày hôm ấy.
Sau trưa ngày lễ an táng Đức Cha Giuse, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đến gặp tôi ở Tòa Giám Mục Bà Rịa, và nói lên đề nghị của ngài. Ngài nói: tôi xét thấy cần phải đặt một giám quản tông tòa, thay vì bầu giám quản giáo phận cho giáo phận Phan Thiết. Tôi nghĩ đến Đức Cha, Đức Cha có bằng lòng để tôi đề nghị tên Đức Cha với Tòa Thánh không ?. Tôi ngỡ ngàng, ngạc nhiên và bối rối. Tôi không quen biết nhiều về Phan Thiết, về các cha, về cách sinh hoạt của giáo phận, về các tu sĩ và giáo dân. Tôi đã trình bày với Đức Tổng Giám Mục Girelli về sự bối rối và ái ngại này. Nhưng ngài khích lệ: tôi hiểu rõ tâm trạng của Đức Cha và tôi tin rằng Đức Cha sẽ giúp cách hiệu quả giáo phận Phan Thiết trong giai đoạn giao thừa này.
Tôi thưa với Đức Tổng Giám Mục Girelli: con là người của Chúa, là người thuộc về Giáo Hội, con phải vâng lời Giáo Hội, và bề trên của Giáo Hội, xin đức tổng toàn quyền và giúp đỡ để giáo phận Phan Thiết chóng có giám mục chính tòa. Về phần con, con vẫn xin được từ nhiệm khỏi chức vụ tại giáo phận Bà Rịa.
Và 8 ngày sau đó, 14.3.2017, Đức Tổng Giám Mục Girelli gọi điện thoại báo tin rằng: tòa thánh bổ niệm tôi làm giám quản tông tòa giáo phận Phan Thiết và nói tôi hãy báo tin này cho tòa giám mục Phan Thiết, Đức Tổng Giám Phaolô Tổng Giám Mục Sài Gòn cũng gọi điện thoại cho tôi và báo tin này.
Và thưa anh chị em thân mến, này đây tôi đang đến với anh chị em trong sự khiếm khuyết của mình.
Với tất cả sự tín thác vào tình thương của Chúa quan phòng, và với sự tín thác vào các linh mục và phó tế, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và anh chị em giáo dân; chính lòng đạo đức, lòng nhiệt thành và gắn kết của tất cả các anh chị em sẽ bắt đầu một cuộc khởi hành mới, từ Mua Chay Thánh nhiều đau thương này đến lễ Phục Sinh trần đầy niềm tin và hy vọng cho giáo phận thân yêu này.
Trong ngày lễ đặc biệt này, tôi muốn bổ nhiệm cho anh chị em linh mục tổng đại diện, để cùng với tôi giúp đỡ các cha, các tu sĩ nam nữ, và anh chị em tín hữu.
Sau khi tham khảo ý kiến một số linh mục trong và ngoài ban tư vấn, tôi bổ nhiệm linh mục Giuse Hồ Sĩ Hữu, chánh xứ Vinh Tân làm tổng đại diện giáo phận Phan Thiết kể từ ngày hôm nay, người sẽ cùng với tôi giải quyết các vấn đề, người sẽ hiện diện tại Tòa Giám Mục với anh chị em, người sẽ thi hành chức năng của mình mà giáo luật ban cho tổng đại diện Giáo Phận.
Thưa anh chị em,
Nguyện chúc anh chị em đầy tràn ơn sủng và niềm vui và sự bình an của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và sống lại vì phần rỗi và sự sống của tất cả chúng ta.
Xin cám ơn anh chị em và xin cầu nguyện cho tôi. Xin cám ơn.
***
Sau thánh lễ, quý cha về Tòa Giám Mục, Đức Cha Tôma trao đổi những công việc mục vụ, sau đó dùng cơm trưa trong tình huynh đệ.
Vài nét về tiểu sử Đức Tân Giám Quản.
Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm sinh ngày 9.1.1942 tại Phước Lễ, Bà Rịa, trong một gia đình Công Giáo.
Từ năm 1953, ngài vào học tại Tiểu Chủng viện rồi Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
Thụ phong linh mục ngày 1.5.1969 tại nhà thờ Phước Lễ (Bà Rịa), lúc đó thuộc giáo phận Xuân Lộc, và được bổ nhiệm làm linh mục phó xứ Biên Hòa.
Năm 1970, Đức Cha được gởi đi du học tại Đại học Giáo hoàng Urbaniana của Bộ Truyền giáo và tốt nghiệp với học vị tiến sĩ Giáo luật năm 1974.
Sau khi trở về Việt Nam, Đức Giám Mục Đaminh Nguyễn Văn Lãng đã chọn ngài làm Thư ký kiêm chánh xứ Thánh Mẫu (nay là giáo xứ Xuân Khánh), cạnh Tòa Giám mục, đồng thời giữ thêm các chức vụ Chánh án Tòa án Hôn Phối, Quản lý giáo phận. Đức Cha cũng là giáo sư môn Giáo luật tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
Ngày 6.3.1992, ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc và chọn khẩu hiệu “Hiền lành và Khiêm nhường”.
Lễ tấn phong diễn ra ngày 7.5.1992 tại khuôn viên Tiểu Chủng viện Thánh Phaolô do Giám mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật chủ sự.
Khi giáo phận Bà Rịa được thành lập ngày 22.11.2005, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục tiên khởi giáo phận này cho tới nay.
Ngày 14.3.2017, Tòa thánh bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết.
Vài nét về tiểu sử Cha Tân Tổng Đại Diện.
Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, sinh ngày 1/11/1949, tại Thanh Dạ, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
“Đối với tôi, sống chính là Đức Kitô…” (Pl 1, 21)
- Năm 1962-1969: Học tại Tiểu chủng viện Sao Biển (Nha Trang)
- Năm 1969-1971: Học tại Chủng viện Chúa Chiên Lành (Đà Lạt)
- Năm 1971-1974: Học tại Đại chủng viện Xuân Bích (Huế)
- Năm 1974-1979: Giúp xứ Vinh Lưu
- Năm 1980-1990: Kế toán HTX Dệt mành xuất khẩu
- Ngày 15/8/1991: Hồng ân Linh mục do Đức cố Giám mục Nicolas Huỳnh Văn Nghi tấn phong
- Năm 1991-2001: Phó xứ giáo xứ Thanh Xuân
- Năm 2001-8/2002: Chánh xứ giáo xứ Cù Mi
- Năm 2002-2005: Du học tại Đại học Công Giáo Paris
- Năm 2005-2007: Chánh xứ giáo xứ Chính Tòa
- Năm 2007-2013: Thư ký Tòa Giám mục GP Phan Thiết
- Ngày 18/11/2013 - 2017: Chánh xứ giáo xứ Vinh Tân.
- Ngày 1/4/2017: Tổng Đại Diện GP Phan Thiết.
Kết thúc tuần tĩnh tâm tại Công Đoàn Vinh Sơn Liêm, Melbourne
Trần Văn Minh
16:22 01/04/2017
Melbourne, Ngày 1/4/2017. Sau Thánh lễ đồng tế Chúa Nhật V Mùa Chay. Chương trình tĩnh tâm cho Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã được kết thúc, sau ba buổi chiều mát mẻ được sự hướng dẫn đặc biệt của Linh mục Giuse Nguyễn Tầm Thường, Lời Chúa đã được chia sẻ về một chủ đề với ba đề tài, được mọi người hân hoan đón nhận.
Xem hình
Chúng tôi xin tóm tắt tường thuật lại: Sau Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân, quản nhiệm cộng đoàn chủ tế cùng Linh mục giảng thuyết khai mạc lúc 6:30 chiều Thứ Năm tuần IV Mùa Chay, Ngày 30/3/2017. Tại nguyện đường Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Linh mục Nguyễn Trọng Tước bút danh Nguyễn Tầm Thường đã khai mạc giảng thuyết tĩnh tâm Mùa Chay Năm 2017 cho cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm.
Sau thánh lễ, Linh mục quản nhiệm Giuse Trần Ngọc Tân đã giới thiệu tới cộng đoàn linh mục giảng phòng năm nay là Linh mục Giuse Nguyễn Trọng Tước Dòng Tên từ Mỹ qua, Linh mục quản nhiệm đã nói vui đây là hàng độc mà cộng đoàn chúng ta được hân hạnh đón tiếp, vì Ngài có bút danh rất đặc biệt là Nguyễn Tầm Thường, với những lời giảng thuyết của Ngài giúp đưa chúng ta trở về bình thường trước mặt Thiên Chúa, nên mong anh chị em cố gắng tham dự đủ ba ngày tĩnh tâm đặc biệt này.
Với chủ đề của năm nay, Linh mục giảng thuyết chọn cho chúng ta là: Đi tìm những căn tính định mệnh. Trong buổi giảng thuyết khai mạc, Linh mục đã cho cộng đoàn nghe qua một bài Thánh ca mà nhắc nhở mọi người về sự yếu đuối, và chúng ta cần đến Chúa trong từng phút, từng giây. Bài giảng về đề tài: Cái chết định mệnh từ tên gọi Emmanuel. “Yêu thương là ở cùng.” Ngay từ trong Cựu Ước đã định sẵn tên Emmanuel có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Với những câu chuyện minh chứng cho tình yêu là phải ở cùng, và chính vì ở cùng nên Ngài đồng cảm và yêu thương. Sau đó, Ngài muốn cứu độ nhân loại, nên Thiên Chúa đã truyền cho Thánh Giuse phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu nghĩa là đấng cứu độ. Vì tình yêu là ở cùng, và vì ở cùng nên Chúa phải cứu độ, chịu chết, đúng như tên Giêsu được Thiên Chúa truyền cho Thánh Giuse đã đặt cho con trẻ là một định mệnh. Bài giảng có kèm theo nhiều câu chuyện minh họa cho đời sống thường ngày của chúng ta.
Qua ngày giảng phòng kế tiếp, đề tài được thuyết giảng là: từ tên gọi của Thiên Chúa là Emmanuel, tôi đi tìm căn tính tên gọi của tôi: “Căn tính một Kito hữu.” Linh mục đã nói đến những cái tên, những danh tính, tước hiệu đẹp đẽ ở trần gian mà nhiều người mơ ước, nhưng trước mặt Thiên Chúa, những danh xưng, tước hiệu đó không có giá trị. Trong khi đó, chúng ta lại quên đi cái danh xưng cao quý mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta là con Thiên Chúa. Những danh xưng cao quý đó đã được ghi rõ trong “Sáng Thế Ký.” 1:26-28 Thiên Chúa đã tạo dựng lên con người “giống hình ảnh Người.” Và trao cho chúng ta làm chủ mọi loài, mọi vật trên mặt đất, và sống trong hạnh phúc.
Tiếc thay! Những hạnh phúc đó đã bị đánh cắp, thay vì chúng ta làm chủ thì ngược lại, chúng ta đã bị tiền của, tài sản, danh vọng nó làm chủ chúng ta để cuộc sống của chúng ta thêm vất vả lo âu vì những gì đáng lẽ ra chúng có để phục vụ nhu cầu hạnh phúc của chúng ta trong cuộc sống.
Qua ngày chót, đề tài: Căn tính một ngư phủ tên là PhêRô. Do trùng vào Thánh lễ Chúa Nhật, không đủ thời gian để trình bày. Linh mục Nguyễn Trọng Tước đã chia sẻ bài Tin mừng Chúa Nhật Thứ V Mùa Chay. Theo Thánh Gioan. Khi Chúa cho Lazaro sống lại. Với đại ý là Chúa nghe tin Lazaro bị bịnh, Ngài không đến thăm ngay, mà Ngài chờ cho đến khi Lazaro chết hẳn, đã được chôn cất và thậm chí đã bốc mùi, thì Ngài mới đến và dùng quyền năng của Thiên Chúa mà đưa Lazaro sống lại.
Từ sự sống lại của Lazaro, Linh mục giảng thuyết đã đưa chúng ta qua sự sống lại của Chúa Giêsu Phục Sinh. Kể từ lúc đó, con người không còn nhận ra Thiên Chúa, mặc dù Thiên Chúa đang hiện diện trước mặt, nhưng người ta, những người thân cận bên Chúa đã tưởng Thiên Chúa là bác làm vườn, thậm chí các môn đệ còn tưởng Chúa là ma, hay trên đương Emmau, Ngài đi cùng các môn đệ nhưng họ vẫn không nhận ra Thầy mình! Sự biến hình đã thường xuyên xẩy ra trong mỗi con người chúng ta, vì thế, chúng ta phải luôn cầu nguyện để khi chúng ta biến hình thì trở nên thánh thiện hơn.
Mỗi bài giảng trong hơn một giờ đồng hồ thật hữu ích cho mọi người hiện diện trong Mùa Chay. Đại diện cộng đoàn, ông Lê Văn Miện đã lên cám ơn linh mục giảng thuyết đã cho cộng đoàn những bữa ăn tinh thần rất thịnh soạn và bổ ích nuôi dưỡng tâm linh mỗi người về những kiến thức được bồi dưỡng trong mùa tĩnh tâm. Cộng đoàn đã dâng bó hoa của lòng biết ơn, cùng với những tràng pháo tay vang dội để kết thúc tuần phòng Năm 2017.
Xem hình
Chúng tôi xin tóm tắt tường thuật lại: Sau Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân, quản nhiệm cộng đoàn chủ tế cùng Linh mục giảng thuyết khai mạc lúc 6:30 chiều Thứ Năm tuần IV Mùa Chay, Ngày 30/3/2017. Tại nguyện đường Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Linh mục Nguyễn Trọng Tước bút danh Nguyễn Tầm Thường đã khai mạc giảng thuyết tĩnh tâm Mùa Chay Năm 2017 cho cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm.
Sau thánh lễ, Linh mục quản nhiệm Giuse Trần Ngọc Tân đã giới thiệu tới cộng đoàn linh mục giảng phòng năm nay là Linh mục Giuse Nguyễn Trọng Tước Dòng Tên từ Mỹ qua, Linh mục quản nhiệm đã nói vui đây là hàng độc mà cộng đoàn chúng ta được hân hạnh đón tiếp, vì Ngài có bút danh rất đặc biệt là Nguyễn Tầm Thường, với những lời giảng thuyết của Ngài giúp đưa chúng ta trở về bình thường trước mặt Thiên Chúa, nên mong anh chị em cố gắng tham dự đủ ba ngày tĩnh tâm đặc biệt này.
Với chủ đề của năm nay, Linh mục giảng thuyết chọn cho chúng ta là: Đi tìm những căn tính định mệnh. Trong buổi giảng thuyết khai mạc, Linh mục đã cho cộng đoàn nghe qua một bài Thánh ca mà nhắc nhở mọi người về sự yếu đuối, và chúng ta cần đến Chúa trong từng phút, từng giây. Bài giảng về đề tài: Cái chết định mệnh từ tên gọi Emmanuel. “Yêu thương là ở cùng.” Ngay từ trong Cựu Ước đã định sẵn tên Emmanuel có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Với những câu chuyện minh chứng cho tình yêu là phải ở cùng, và chính vì ở cùng nên Ngài đồng cảm và yêu thương. Sau đó, Ngài muốn cứu độ nhân loại, nên Thiên Chúa đã truyền cho Thánh Giuse phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu nghĩa là đấng cứu độ. Vì tình yêu là ở cùng, và vì ở cùng nên Chúa phải cứu độ, chịu chết, đúng như tên Giêsu được Thiên Chúa truyền cho Thánh Giuse đã đặt cho con trẻ là một định mệnh. Bài giảng có kèm theo nhiều câu chuyện minh họa cho đời sống thường ngày của chúng ta.
Qua ngày giảng phòng kế tiếp, đề tài được thuyết giảng là: từ tên gọi của Thiên Chúa là Emmanuel, tôi đi tìm căn tính tên gọi của tôi: “Căn tính một Kito hữu.” Linh mục đã nói đến những cái tên, những danh tính, tước hiệu đẹp đẽ ở trần gian mà nhiều người mơ ước, nhưng trước mặt Thiên Chúa, những danh xưng, tước hiệu đó không có giá trị. Trong khi đó, chúng ta lại quên đi cái danh xưng cao quý mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta là con Thiên Chúa. Những danh xưng cao quý đó đã được ghi rõ trong “Sáng Thế Ký.” 1:26-28 Thiên Chúa đã tạo dựng lên con người “giống hình ảnh Người.” Và trao cho chúng ta làm chủ mọi loài, mọi vật trên mặt đất, và sống trong hạnh phúc.
Tiếc thay! Những hạnh phúc đó đã bị đánh cắp, thay vì chúng ta làm chủ thì ngược lại, chúng ta đã bị tiền của, tài sản, danh vọng nó làm chủ chúng ta để cuộc sống của chúng ta thêm vất vả lo âu vì những gì đáng lẽ ra chúng có để phục vụ nhu cầu hạnh phúc của chúng ta trong cuộc sống.
Qua ngày chót, đề tài: Căn tính một ngư phủ tên là PhêRô. Do trùng vào Thánh lễ Chúa Nhật, không đủ thời gian để trình bày. Linh mục Nguyễn Trọng Tước đã chia sẻ bài Tin mừng Chúa Nhật Thứ V Mùa Chay. Theo Thánh Gioan. Khi Chúa cho Lazaro sống lại. Với đại ý là Chúa nghe tin Lazaro bị bịnh, Ngài không đến thăm ngay, mà Ngài chờ cho đến khi Lazaro chết hẳn, đã được chôn cất và thậm chí đã bốc mùi, thì Ngài mới đến và dùng quyền năng của Thiên Chúa mà đưa Lazaro sống lại.
Từ sự sống lại của Lazaro, Linh mục giảng thuyết đã đưa chúng ta qua sự sống lại của Chúa Giêsu Phục Sinh. Kể từ lúc đó, con người không còn nhận ra Thiên Chúa, mặc dù Thiên Chúa đang hiện diện trước mặt, nhưng người ta, những người thân cận bên Chúa đã tưởng Thiên Chúa là bác làm vườn, thậm chí các môn đệ còn tưởng Chúa là ma, hay trên đương Emmau, Ngài đi cùng các môn đệ nhưng họ vẫn không nhận ra Thầy mình! Sự biến hình đã thường xuyên xẩy ra trong mỗi con người chúng ta, vì thế, chúng ta phải luôn cầu nguyện để khi chúng ta biến hình thì trở nên thánh thiện hơn.
Mỗi bài giảng trong hơn một giờ đồng hồ thật hữu ích cho mọi người hiện diện trong Mùa Chay. Đại diện cộng đoàn, ông Lê Văn Miện đã lên cám ơn linh mục giảng thuyết đã cho cộng đoàn những bữa ăn tinh thần rất thịnh soạn và bổ ích nuôi dưỡng tâm linh mỗi người về những kiến thức được bồi dưỡng trong mùa tĩnh tâm. Cộng đoàn đã dâng bó hoa của lòng biết ơn, cùng với những tràng pháo tay vang dội để kết thúc tuần phòng Năm 2017.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đường chúng ta đi 2
Bảo Giang
09:01 01/04/2017
Đường chúng ta đi ( phần 2)
Đây là một hình ảnh đáng lo ngại cho đất nước. Tuy nhiên kẻ dẫn chúng vào còn tồi tệ hơn.
II. Đường Đại Nghĩa.
Nếu Việt Nam không rời bò chế độ Cộng sản, nơi đó không thể thoát ách nô lệ Trung cộng!
Những lúc gần đây, dường như có một điều gì đó đánh động. Ở trong nước nhiều ngưòi to nhỏ bên nhau, ở hải ngoại báo chí bùng lên vấn đề chống cộng, chống Tàu. Đoạn kết của những câu chuyện này có một câu hỏi được đặt ra là: Đường Đại Nghĩa là gì? Được thể hiện ra sao? Liệu chúng ta có nên ghé vai vào việc trợ giúp Việt cộng (CS/VN) chống Tàu? Hay chúng ta tiếp tục bước đi theo hướng đã định: Tiêu diệt tập đoàn Việt cộng bán nước trước, rồi tính chuyện đánh Tàu vẫn chưa muộn!
- Câu trả lời xem ra là khá đơn giản và ai cũng đồng ý là: Không có kẻ dắt mối, nhà thổ sẽ vắng khách. Không có Hồ chí Minh, Tàu cộng không thể xâm nhập Việt Nam. Không có Lê chiêu Thống dẫn đường, Sầm nghi Đống có lẽ đã không phải chết treo cổ ở gò Đống Đa! Bài học xưa và nay không có gì khác biệt. Trang sử cũ rồi lại mới. Không có gì là thay đổi.
1. Tàu xưa và nay.
a. Dã tâm:
Nếu chỉ nói đến dã tâm thì từ ngàn trước, họ đã có cái dã tâm ấy. Và cho đến ngàn năm sau này, nó vẫn còn. Tệ hơn, nó không chỉ là dã tâm, nhưng trong mọi thời, mọi hoàn cảnh, nó luôn tìm cớ này, hay cách khác để đưa quân qua Việt Nam với mưu đồ nuốt gọn đất nước này vào trong bụng chúng. Và nay, thời cơ như chín mồi với kẻ dắt mối tên Hồ chí Minh. Về bản thân, Y có thể có lý lịch là một tên Tàu Hẹ, nhưng được che dấu dưới cái tên là Nguyễn tất Thành người nước Việt. Tuy nhiên, dù Y có cái lý lịch thế nào đi chăng nữa, Tàu cộng cũng không để cho dịp may trôi qua. Bởi lẽ, họ chỉ muốn nhân cơ hội có tên đầy tớ dẫn đường là có lý đo để chiếm đóng trên phần đất Việt Nam. Hoặc giả, nhờ cánh tay của HCM, họ sẽ đặt Việt Nam vào chuyện đã rồi như Crimea trong bàn cờ thế giới. Khi đó người Việt Nam có tỉnh ngủ thì cũng là qúa muộn!
b. Thực hiện kế sách.
Đây là bước đi truyền đời của họ. Trước kia là Mã Viện, Liễu Thăng, Ô mã Nhi, rồi Thoát Hoan … đưa quân đến Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa… đều do những con rối Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống dẫn đường. Ngày nay, cũng không có ngoại lệ. Qua con cờ bại hoại Hồ chí Minh và tập đoàn CS, chúng cũng sẽ tràn sang Việt Nam bằng những ngã đường ấy. Tuy cùng một kế sách, nhưng xem ra chúng đã thành công hơn xưa nhiều. Bởi vì, với con cờ HCM trong cuộc chiến bắc nam, TC đã thiết lập được tại đây một hệ thống tay sai có bản lãnh mang tên đảng CS/VN. Ngay sau cuộc khởi đầu gọn ghẽ với Hồ chí Minh là Phạm văn Đồng nổi phềnh lên trên mặt nước với tờ giấy ký giao đất, chuyển đảo cho TC từ năm 1958. Từ bản văn bán nước này, nó mở ra nhịp cầu đưa rước Trung cộng đến Trường Sa, Hoàng Sa rồi bước vào nội địa Việt Nam một cách dễ dàng.
Chuyện cũ chưa nguôi lại đến bày đoàn mang tên Lê Duẫn với chủ trương: “ đánh Mỹ là đánh cho Trung quốc, Liên Sô”. Hay Đặng xuân Khu với sách lược bỏ chữ quốc Ngữ mà học lấy chữ Tàu. Sau đó, đến những kẻ buôn dân bán nước công khai như Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông đức Mạnh, Phan văn Khải, Nguyễn mạnh Cầm… rồi bọn sâu dân, mọt nước Trọng, Sang, Dũng, Hùng và những kẻ tiếp nối Quang, Ngân, Phúc, Hải… là nhà Việt Nam trắng tay. Bời lẽ, tất cả những kẻ này đều chung một lòng người nâng khăn, kẻ cởi áo trải xuống đường cầu khẩn để bước chân của Tàu Hẹ thu về Trung quốc không những chỉ là Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm… mà ngay cả phần trọng yếu trong nội địa như Bauxit Cao Nguyên, rừng đầu nguồn, rồi đến những cơ sở kỹ nghệ như Formosa, nhà máy điện, cầu đường. Thậm chí đến từng khu phố, xóm chợ, quán ăn, khách sạn dần nằm trong tay quan thầy Trung cộng.
Từ đó, cửa đã mở, Việt cộng không thể nào dừng được những bước chân hoang của đạo quân xâm lăng từ Trung cộng nhập địa Việt Nam ngày một nhiều thêm. Đã thế, TC còn kéo nhau sang VN dưới nhiều hình thức khác như thương buôn, du lịch. Sau đó, chuyển những chuyên viên quân đội trá hình vào trong các cơ sở dưới quyèn diều hành của chúng từ Bắc chí Nam. Kết qủa, đến nay trên đất Việt từ thôn quê đến thành thị. Từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ rừng sâu xuống thung lũng, sông ngòi, biển cả, không một nơi nào thiếu dấu chân quan cán của thời Tống Hán.
Đã thế, từ những dấu chân tạm cư, du lịch này, bước đường ngày càng được chúng nới rộng ra. Trước hết, biến những bước tạm dung thành cơ sở bền vững lâu dài, nếu như không muốn nói là vĩnh viễn. Sau là, hoán đổi vị thế chủ thành khách và khách thành chủ. Trước cuộc biến hoá của những bước chân này, người dân Việt Nam trơ mắt, nóng mặt, gào thét trong uất nghẹ. Trong khi đó, tập đoàn CS Hồ chí Minh từ nhớn nhỏ đều thỏa lòng mát dạ. Kẻ vì miếng ăn, bổng lộc. Kẻ vì quyền hành, địa vị nên đều thay đổi nhau hầu hạ kẻ lấn đất chiếm biển của Ta. Kết qủa, Với cuộc lấn chiếm nay, nếu hôm nay Việt Nam chưa bị Tàu cộng cương tỏa như Tân Cương, Tây Tạng thì phải nói là còn may đấy. May không phải vì chúng lo ngại bọn đầy tớ Hồ chí Minh phản trắc, nhưng vì chúng rất e ngại tinh thần của con cháu Quang Trung, Ngô Quyền, Lê Lợi, Trần hưng Đạo… nên chưa dám vọng động.
Tuy nhiên, với kế tằm ăn dâu và chuyện Việt Nam lại nằm dưới vòng tay của Việt cộng thì việc quê hương này không rơi vào vòng kiềm tỏa của Trung cộng qủa là chuyện lạc đà chui qua lỗ kim may! Nghĩa là, về thời gian để nó có thể hoàn tất cuộc áp đặt thì rõ ràng là không ai dám khẳng định là bao lâu nữa. Tuy nhiên, nhiều phần là tuỳ thuộc vào việc chúng tự đong, tự đo, tự đếm tinh thần và phản ứng của người Việt Nam hôm nay ra sao trước những kế hoạch lấn chiếm của chúng. Theo đó, thời gian bị xát nhập còn dài hay ngắn, hoặc sẽ không bao giờ xảy ra là hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của chúng ta, của con dân Việt Nam mà thôi. Nó không nằm trong sự xếp đặt của tập đoàn bán nước Hồ chí Minh.
c. Việc chống Tàu và ngọn cở Độc Lập của Tổ Quốc Việt Nam?
Rõ ràng, một điểm then chốt quan trọng hàng đầu mà chúng ta phải nhắc nhở nhau rằng: TC sẽ không ngồi yên để tay sai của nó bị lật đổ, bị tiêu diệt! Bởi lẽ, khi Việt Nam có chính quyền dân chủ, hết Việt cộng thì tự nó đã phá vỡ kế hoạch xâm lược Việt Nam của Tàu cộng. Nên lẽ đương nhiên, chúng phải bảo vệ tập thể này bằng mọi gíá.
Theo đó, Đường Chúng Ta Đi hôm nay sẽ là việc đặt Việt cộng vào một trong hai thế đứng: Quy thuận quốc dân Việt Nam, hay tiếp tục làm kẻ tay sai bán nước cho ngoại bang? Với chủ trương này, chúng ta đã chính thức xác nhận công khai minh bạch hướng đi của Quốc Dân Việt Nam. Đó là hướng đi vì Tự Do, vì Độc Lập của Dân Tộc và vì Công Lý cho toàn dân. Từ đó, bất cứ thành phần nào chống chọi hay phản trắc với hướng đi này đều không thuộc về tập thể Quốc Gia Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, chúng ta không muốn loại trừ bất cứ một phần từ nào của Tổ Quốc ra ngoài, nhưng việc chọn lựa phong cách phản trắc dân tộc Việt Nam của tập đoàn cộng sản HCM là không thể bao dung, không thể dược chấp thuận.
Với hướng đi này, có thể có người hỏi rằng: Giả sử Việt cộng đổi chiều và chống Tàu cộng thì người dân Việt có nên theo Việt cộng không?
- Câu trả lời dứt khoát và rõ ràng là không? Không bao giờ. Không bao giớ người Việt Nam rời bỏ con đường bảo vệ Tổ Quốc của mình để đi theo tập đoàn CS bán nước HCM. Chúng ta nói không vì nhiều nguyên do.
Trước hết, từ bài học của lịch sử vào năm 1945 đến nay, không một người Việt Nam nào không biết Việt cộng là một bọn tráo trở bất lương truyền đời. Từ đó, người Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ trong nội địa ra hải ngoại, không một ai không nằm lòng câu nói của TT Thiệu, ở miền nam. Nó như kim chỉ nam cho hành trình của người Việt Nam vì Tổ Quốc hôm nay: “Đừng nghe những vì Việt cộng nói. Nhưng hãy nhìn kỹ những gì chúng làm.”. Chỉ đơn gỉan là thế, nhưng nó lại là hành trang ngàn đời cho người Việt Nam đi xây dựng quê hương của mình.
Khi nói thế, không có nghĩa là chúng ta loại bỏ phần tử cộng sản ra khỏi chương trình Cứu Quốc. Trái lại, chúng ta sẵn dàng đón nhận mọi hy sinh, mọi đóng góp của mọi người. Bất cứ ai muốn về với Quốc Gia thì phải biết tự triệt tiêu hệ cộng sản, gột bỏ óc nô lệ cho Tàu cộng ngay từ trong bản thân của họ trước đã, sau đó mới nói đến việc cùng đồng hành với Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam. Điều ấy cũng xác định rằng, vì Tổ Quốc, vì cuộc tồn sinh của giống nói, chúng ta sẵn sàng chấp nhận nhau như là một cánh tay, một bàn chân trong tập thể Việt Nam để xây dựng lại đất nước. Chúng ta tuyệt đối không loại trừ một ai ra khỏi khối Dân Tộc Việt Nam.
Tuy thế, khi nói đến chữ không loại trừ ai. Chúng ta phải xác định chữ và nghĩa ngay từ đầu là: Dù có chung nhau trong cuộc chống Tàu, Việt cộng chỉ có thể theo chúng ta mà thôi, không bao giờ người Việt Nam sẽ đi theo Việt cộng chống Tàu. Bởi lẽ, cái chống của chúng chỉ là cái bình phong để chúng rọ cổ dân ta dễ hơn theo sách lược của Hồ chí Minh đã thờ Tàu mà thôi. Nó không hề có bất cứ một ý nghĩa nào khác. Do đó, người Việt Nam phải cùng tự dứt khoát với nhau rằng. Chuyện Việt cộng chống Tàu thì không bao giờ có. Nó chỉ là một tiếng kêu hoang để lừa đời, dối gạt người dân ta. Theo đó, Ta sẵn sàng chấp nhận Việt cộng như một thành phần trong tổ chức Quốc Dân Việt Nam để chống Tàu. Phần Quốc dân Việt Nam sẽ không bao giờ là con cờ theo Việt cộng chống Tàu.
Khi chúng ta có một lập trường rõ ràng như thế, việc tiếp nhận những đơn vị Vìệt cộng hay những cá nhân trong các tầng lớp này trở về với quốc dân đồng bào sẽ là lẽ đương nhiên. Từ đây sẽ tạo cho thế đứng của quốc dân mạnh mẽ hơn, và sẽ không cho những kẻ chưa trở về với Tổ Quốc Việt Nam cơ hội phá hoại công cuộc cứu nưóc của chúng ta. Như thế, điều nên nhớ ngay từ đầu là: Việc tiếp nhận sẽ là một việc rất hệ trọng, không thể bị coi thường để chúng ta trở thành lá cờ chạy việc cho Việt cộng trong mưu toan bán nước của chúng. (dĩ nhiên, câu chuyện này không nằm trong trường hợp Việt cộng tự tuyên bổ giải tán đảng cộng sản, cũng như giải thể chế độ CHXHCN và trả công quyền lại cho dân.)
d. Tại sao chúng ta phải dứt khoát với kẻ phản bội tổ quốc?
Đơn giản đó là đường của Tổ quốc mà tiền nhân ta đã đi. Muốn giữ lấy non sông, chúng ta không có một chọn lựa nào khác. Bởi lẽ, sử đã ghi rằng, vì có những kẻ bán nước cầu vinh như Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc mà giặc Hán mới có cơ hội tràn sang, trong mưu đồ chiếm đóng nước ta. Và chi sau khi kèn Đống Đa và trống Ngọc Hồi rền vang trời đất, cái vòi của con bạch tuộc đã bị chặt cụt hay mới co lại. Tuy nhiên, kẻ phản bội tổ qu6óc thì thời nào cũng có. Bằng ch1ưng, chỉ hơn một trăm năm sau, cái tên Hồ chí Minh người thì bảo là Hồ Quang, gốc Tàu Hẹ, kẻ thì cho là Nguyễn tất Thành, ở Kim Liên, xứ Nghệ, dưới lớp áo Cộng sản theo chủ nghĩa vô gia đình, vô tổ quốc, Vô tôn giáo, đã trở thành một cái cầu vững chắc đưa đón hàng hàng lớp lớp tập đoàn Tàu ô vào chiếm đóng trên đất Việt!
Đến nay, sau gần 70 năm CS nắm được quyền bính, xem ra không còn một nơi chốn nào, một cơ quan nào của nhà nước mà không có người gốc Hẹ, hay Tàu lãnh đạo! Tệ hơn thế, từ cái bản án Thành Đô chúng ký từ năm 1999, xem ra nhà Việt Nam chỉ còn lại cái dáng đứng của riêng mình trong vài ba năm nữa là kết thúc số phận với con số 2020! Đứng trước một khúc quanh nghiệt ngã sẽ đến với dân tộc Việt Nam, hỏi bạn xem, chúng ta phải làm gì đây?
- Cúi mình theo Hồ chí Minh thờ Tàu để được làm nô lệ ư?
- Hay tất cả cùng đứng dậy theo cha ông ta, diệt Hồ cứu nước?
Bạn có câu trả lời chưa? Ở đây, tôi xin được nhắc là từ ngàn năm trước, cha ông ta đã chỉ dạy chúng ta bài học, hành sử theo luân lý của Tổ Quốc là sẵn sàng chém kẻ phản quốc, trước khi ra đao diệt kẻ xâm lăng! Và đây chính là bài học thực tế cha ông ta đã thi hành để cứu lấy và xây dựng nên cơ đồ của Việt Nam. Như thế, trước khi anh, tôi, bằng hữu, cũng như con cháu Việt Nam qủa quyết lên đường, thiết tưởng tự chúng ta cũng nên trả lời cho rành mạch câu hỏi trên đã, rồi hãy đi.
Kế đến, khi trả lời, chúng ta cũng phải sẵn sàng chấp nhận một điều mà không một ai muốn. Đó là chiến tranh. Qủa là một khó khăn, phải không? Tuy thế, ngoài cách chọn lựa này chúng ta không còn một chọn lựa nào khác. Bởi vì Hoà Bình, Độc Lập, Tự Do, Công Lý cho đất nước cho một dân tộc không thể là sự qùy lạy, xin kẻ khác ban cho. Nhưng phải là sự mãnh liệt, cương quyết đòi lại từ toàn dân mà có.
Bạn còn e ngại chưa dứt khoát ư? Hãy nhìn lại tấm hình tôi đưa vào bài viết này, bạn sẽ thấy rõ tương lai của bạn và con cháu chúng ta ra sao. Hơn thế, bạn càng nhìn rõ hơn dân tộc và Tổ Quốc Việt Nam sẽ đi về đâu nếu chúng ta ngủ yên dưới những đôi dép râu của tập đoàn CS Hồ chí Minh bán nước này. Rồi nhớ, khi xem lại tấm hình, Bạn hãy hỏi xem, họ ồ ạt nối đuôi nhau sang làm gì, chiếm đất hay du lịch đây? Hỏi xem, có phải cái ngày thi hành bản Hiệp Ước Thành Đô đã gần kề rồi phải không?
Nếu đúng như thế, bạn hãy tự hỏi chính mình một lần nữa xem thế nào. Bạn có dám đứng dậy mà đi cùng với toàn dân Việt Nam trong mục địch diệt Hồ cứu nước, xây dựng lại một Việt Nam quang vinh theo gương của tiền nhân ta hay không? Hay bạn sẽ tình nguyện theo Việt cộng làm một tên nô lệ cho ngoại bang ngay trên phần đất của dân tộc mình?
Bạn hãy trả lời đi. Câu trả lời của bạn chính là dòng Lịch Sử sẽ viết trên mảnh đất này trong ngày mai đấy. ( còn tiếp)
Bảo Giang
31-3-2017
II. Đường Đại Nghĩa.
Nếu Việt Nam không rời bò chế độ Cộng sản, nơi đó không thể thoát ách nô lệ Trung cộng!
Những lúc gần đây, dường như có một điều gì đó đánh động. Ở trong nước nhiều ngưòi to nhỏ bên nhau, ở hải ngoại báo chí bùng lên vấn đề chống cộng, chống Tàu. Đoạn kết của những câu chuyện này có một câu hỏi được đặt ra là: Đường Đại Nghĩa là gì? Được thể hiện ra sao? Liệu chúng ta có nên ghé vai vào việc trợ giúp Việt cộng (CS/VN) chống Tàu? Hay chúng ta tiếp tục bước đi theo hướng đã định: Tiêu diệt tập đoàn Việt cộng bán nước trước, rồi tính chuyện đánh Tàu vẫn chưa muộn!
- Câu trả lời xem ra là khá đơn giản và ai cũng đồng ý là: Không có kẻ dắt mối, nhà thổ sẽ vắng khách. Không có Hồ chí Minh, Tàu cộng không thể xâm nhập Việt Nam. Không có Lê chiêu Thống dẫn đường, Sầm nghi Đống có lẽ đã không phải chết treo cổ ở gò Đống Đa! Bài học xưa và nay không có gì khác biệt. Trang sử cũ rồi lại mới. Không có gì là thay đổi.
1. Tàu xưa và nay.
a. Dã tâm:
Nếu chỉ nói đến dã tâm thì từ ngàn trước, họ đã có cái dã tâm ấy. Và cho đến ngàn năm sau này, nó vẫn còn. Tệ hơn, nó không chỉ là dã tâm, nhưng trong mọi thời, mọi hoàn cảnh, nó luôn tìm cớ này, hay cách khác để đưa quân qua Việt Nam với mưu đồ nuốt gọn đất nước này vào trong bụng chúng. Và nay, thời cơ như chín mồi với kẻ dắt mối tên Hồ chí Minh. Về bản thân, Y có thể có lý lịch là một tên Tàu Hẹ, nhưng được che dấu dưới cái tên là Nguyễn tất Thành người nước Việt. Tuy nhiên, dù Y có cái lý lịch thế nào đi chăng nữa, Tàu cộng cũng không để cho dịp may trôi qua. Bởi lẽ, họ chỉ muốn nhân cơ hội có tên đầy tớ dẫn đường là có lý đo để chiếm đóng trên phần đất Việt Nam. Hoặc giả, nhờ cánh tay của HCM, họ sẽ đặt Việt Nam vào chuyện đã rồi như Crimea trong bàn cờ thế giới. Khi đó người Việt Nam có tỉnh ngủ thì cũng là qúa muộn!
b. Thực hiện kế sách.
Đây là bước đi truyền đời của họ. Trước kia là Mã Viện, Liễu Thăng, Ô mã Nhi, rồi Thoát Hoan … đưa quân đến Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa… đều do những con rối Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống dẫn đường. Ngày nay, cũng không có ngoại lệ. Qua con cờ bại hoại Hồ chí Minh và tập đoàn CS, chúng cũng sẽ tràn sang Việt Nam bằng những ngã đường ấy. Tuy cùng một kế sách, nhưng xem ra chúng đã thành công hơn xưa nhiều. Bởi vì, với con cờ HCM trong cuộc chiến bắc nam, TC đã thiết lập được tại đây một hệ thống tay sai có bản lãnh mang tên đảng CS/VN. Ngay sau cuộc khởi đầu gọn ghẽ với Hồ chí Minh là Phạm văn Đồng nổi phềnh lên trên mặt nước với tờ giấy ký giao đất, chuyển đảo cho TC từ năm 1958. Từ bản văn bán nước này, nó mở ra nhịp cầu đưa rước Trung cộng đến Trường Sa, Hoàng Sa rồi bước vào nội địa Việt Nam một cách dễ dàng.
Chuyện cũ chưa nguôi lại đến bày đoàn mang tên Lê Duẫn với chủ trương: “ đánh Mỹ là đánh cho Trung quốc, Liên Sô”. Hay Đặng xuân Khu với sách lược bỏ chữ quốc Ngữ mà học lấy chữ Tàu. Sau đó, đến những kẻ buôn dân bán nước công khai như Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông đức Mạnh, Phan văn Khải, Nguyễn mạnh Cầm… rồi bọn sâu dân, mọt nước Trọng, Sang, Dũng, Hùng và những kẻ tiếp nối Quang, Ngân, Phúc, Hải… là nhà Việt Nam trắng tay. Bời lẽ, tất cả những kẻ này đều chung một lòng người nâng khăn, kẻ cởi áo trải xuống đường cầu khẩn để bước chân của Tàu Hẹ thu về Trung quốc không những chỉ là Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm… mà ngay cả phần trọng yếu trong nội địa như Bauxit Cao Nguyên, rừng đầu nguồn, rồi đến những cơ sở kỹ nghệ như Formosa, nhà máy điện, cầu đường. Thậm chí đến từng khu phố, xóm chợ, quán ăn, khách sạn dần nằm trong tay quan thầy Trung cộng.
Từ đó, cửa đã mở, Việt cộng không thể nào dừng được những bước chân hoang của đạo quân xâm lăng từ Trung cộng nhập địa Việt Nam ngày một nhiều thêm. Đã thế, TC còn kéo nhau sang VN dưới nhiều hình thức khác như thương buôn, du lịch. Sau đó, chuyển những chuyên viên quân đội trá hình vào trong các cơ sở dưới quyèn diều hành của chúng từ Bắc chí Nam. Kết qủa, đến nay trên đất Việt từ thôn quê đến thành thị. Từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ rừng sâu xuống thung lũng, sông ngòi, biển cả, không một nơi nào thiếu dấu chân quan cán của thời Tống Hán.
Đã thế, từ những dấu chân tạm cư, du lịch này, bước đường ngày càng được chúng nới rộng ra. Trước hết, biến những bước tạm dung thành cơ sở bền vững lâu dài, nếu như không muốn nói là vĩnh viễn. Sau là, hoán đổi vị thế chủ thành khách và khách thành chủ. Trước cuộc biến hoá của những bước chân này, người dân Việt Nam trơ mắt, nóng mặt, gào thét trong uất nghẹ. Trong khi đó, tập đoàn CS Hồ chí Minh từ nhớn nhỏ đều thỏa lòng mát dạ. Kẻ vì miếng ăn, bổng lộc. Kẻ vì quyền hành, địa vị nên đều thay đổi nhau hầu hạ kẻ lấn đất chiếm biển của Ta. Kết qủa, Với cuộc lấn chiếm nay, nếu hôm nay Việt Nam chưa bị Tàu cộng cương tỏa như Tân Cương, Tây Tạng thì phải nói là còn may đấy. May không phải vì chúng lo ngại bọn đầy tớ Hồ chí Minh phản trắc, nhưng vì chúng rất e ngại tinh thần của con cháu Quang Trung, Ngô Quyền, Lê Lợi, Trần hưng Đạo… nên chưa dám vọng động.
Tuy nhiên, với kế tằm ăn dâu và chuyện Việt Nam lại nằm dưới vòng tay của Việt cộng thì việc quê hương này không rơi vào vòng kiềm tỏa của Trung cộng qủa là chuyện lạc đà chui qua lỗ kim may! Nghĩa là, về thời gian để nó có thể hoàn tất cuộc áp đặt thì rõ ràng là không ai dám khẳng định là bao lâu nữa. Tuy nhiên, nhiều phần là tuỳ thuộc vào việc chúng tự đong, tự đo, tự đếm tinh thần và phản ứng của người Việt Nam hôm nay ra sao trước những kế hoạch lấn chiếm của chúng. Theo đó, thời gian bị xát nhập còn dài hay ngắn, hoặc sẽ không bao giờ xảy ra là hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của chúng ta, của con dân Việt Nam mà thôi. Nó không nằm trong sự xếp đặt của tập đoàn bán nước Hồ chí Minh.
c. Việc chống Tàu và ngọn cở Độc Lập của Tổ Quốc Việt Nam?
Rõ ràng, một điểm then chốt quan trọng hàng đầu mà chúng ta phải nhắc nhở nhau rằng: TC sẽ không ngồi yên để tay sai của nó bị lật đổ, bị tiêu diệt! Bởi lẽ, khi Việt Nam có chính quyền dân chủ, hết Việt cộng thì tự nó đã phá vỡ kế hoạch xâm lược Việt Nam của Tàu cộng. Nên lẽ đương nhiên, chúng phải bảo vệ tập thể này bằng mọi gíá.
Theo đó, Đường Chúng Ta Đi hôm nay sẽ là việc đặt Việt cộng vào một trong hai thế đứng: Quy thuận quốc dân Việt Nam, hay tiếp tục làm kẻ tay sai bán nước cho ngoại bang? Với chủ trương này, chúng ta đã chính thức xác nhận công khai minh bạch hướng đi của Quốc Dân Việt Nam. Đó là hướng đi vì Tự Do, vì Độc Lập của Dân Tộc và vì Công Lý cho toàn dân. Từ đó, bất cứ thành phần nào chống chọi hay phản trắc với hướng đi này đều không thuộc về tập thể Quốc Gia Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, chúng ta không muốn loại trừ bất cứ một phần từ nào của Tổ Quốc ra ngoài, nhưng việc chọn lựa phong cách phản trắc dân tộc Việt Nam của tập đoàn cộng sản HCM là không thể bao dung, không thể dược chấp thuận.
Với hướng đi này, có thể có người hỏi rằng: Giả sử Việt cộng đổi chiều và chống Tàu cộng thì người dân Việt có nên theo Việt cộng không?
- Câu trả lời dứt khoát và rõ ràng là không? Không bao giờ. Không bao giớ người Việt Nam rời bỏ con đường bảo vệ Tổ Quốc của mình để đi theo tập đoàn CS bán nước HCM. Chúng ta nói không vì nhiều nguyên do.
Trước hết, từ bài học của lịch sử vào năm 1945 đến nay, không một người Việt Nam nào không biết Việt cộng là một bọn tráo trở bất lương truyền đời. Từ đó, người Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ trong nội địa ra hải ngoại, không một ai không nằm lòng câu nói của TT Thiệu, ở miền nam. Nó như kim chỉ nam cho hành trình của người Việt Nam vì Tổ Quốc hôm nay: “Đừng nghe những vì Việt cộng nói. Nhưng hãy nhìn kỹ những gì chúng làm.”. Chỉ đơn gỉan là thế, nhưng nó lại là hành trang ngàn đời cho người Việt Nam đi xây dựng quê hương của mình.
Khi nói thế, không có nghĩa là chúng ta loại bỏ phần tử cộng sản ra khỏi chương trình Cứu Quốc. Trái lại, chúng ta sẵn dàng đón nhận mọi hy sinh, mọi đóng góp của mọi người. Bất cứ ai muốn về với Quốc Gia thì phải biết tự triệt tiêu hệ cộng sản, gột bỏ óc nô lệ cho Tàu cộng ngay từ trong bản thân của họ trước đã, sau đó mới nói đến việc cùng đồng hành với Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam. Điều ấy cũng xác định rằng, vì Tổ Quốc, vì cuộc tồn sinh của giống nói, chúng ta sẵn sàng chấp nhận nhau như là một cánh tay, một bàn chân trong tập thể Việt Nam để xây dựng lại đất nước. Chúng ta tuyệt đối không loại trừ một ai ra khỏi khối Dân Tộc Việt Nam.
Tuy thế, khi nói đến chữ không loại trừ ai. Chúng ta phải xác định chữ và nghĩa ngay từ đầu là: Dù có chung nhau trong cuộc chống Tàu, Việt cộng chỉ có thể theo chúng ta mà thôi, không bao giờ người Việt Nam sẽ đi theo Việt cộng chống Tàu. Bởi lẽ, cái chống của chúng chỉ là cái bình phong để chúng rọ cổ dân ta dễ hơn theo sách lược của Hồ chí Minh đã thờ Tàu mà thôi. Nó không hề có bất cứ một ý nghĩa nào khác. Do đó, người Việt Nam phải cùng tự dứt khoát với nhau rằng. Chuyện Việt cộng chống Tàu thì không bao giờ có. Nó chỉ là một tiếng kêu hoang để lừa đời, dối gạt người dân ta. Theo đó, Ta sẵn sàng chấp nhận Việt cộng như một thành phần trong tổ chức Quốc Dân Việt Nam để chống Tàu. Phần Quốc dân Việt Nam sẽ không bao giờ là con cờ theo Việt cộng chống Tàu.
Khi chúng ta có một lập trường rõ ràng như thế, việc tiếp nhận những đơn vị Vìệt cộng hay những cá nhân trong các tầng lớp này trở về với quốc dân đồng bào sẽ là lẽ đương nhiên. Từ đây sẽ tạo cho thế đứng của quốc dân mạnh mẽ hơn, và sẽ không cho những kẻ chưa trở về với Tổ Quốc Việt Nam cơ hội phá hoại công cuộc cứu nưóc của chúng ta. Như thế, điều nên nhớ ngay từ đầu là: Việc tiếp nhận sẽ là một việc rất hệ trọng, không thể bị coi thường để chúng ta trở thành lá cờ chạy việc cho Việt cộng trong mưu toan bán nước của chúng. (dĩ nhiên, câu chuyện này không nằm trong trường hợp Việt cộng tự tuyên bổ giải tán đảng cộng sản, cũng như giải thể chế độ CHXHCN và trả công quyền lại cho dân.)
d. Tại sao chúng ta phải dứt khoát với kẻ phản bội tổ quốc?
Đơn giản đó là đường của Tổ quốc mà tiền nhân ta đã đi. Muốn giữ lấy non sông, chúng ta không có một chọn lựa nào khác. Bởi lẽ, sử đã ghi rằng, vì có những kẻ bán nước cầu vinh như Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc mà giặc Hán mới có cơ hội tràn sang, trong mưu đồ chiếm đóng nước ta. Và chi sau khi kèn Đống Đa và trống Ngọc Hồi rền vang trời đất, cái vòi của con bạch tuộc đã bị chặt cụt hay mới co lại. Tuy nhiên, kẻ phản bội tổ qu6óc thì thời nào cũng có. Bằng ch1ưng, chỉ hơn một trăm năm sau, cái tên Hồ chí Minh người thì bảo là Hồ Quang, gốc Tàu Hẹ, kẻ thì cho là Nguyễn tất Thành, ở Kim Liên, xứ Nghệ, dưới lớp áo Cộng sản theo chủ nghĩa vô gia đình, vô tổ quốc, Vô tôn giáo, đã trở thành một cái cầu vững chắc đưa đón hàng hàng lớp lớp tập đoàn Tàu ô vào chiếm đóng trên đất Việt!
Đến nay, sau gần 70 năm CS nắm được quyền bính, xem ra không còn một nơi chốn nào, một cơ quan nào của nhà nước mà không có người gốc Hẹ, hay Tàu lãnh đạo! Tệ hơn thế, từ cái bản án Thành Đô chúng ký từ năm 1999, xem ra nhà Việt Nam chỉ còn lại cái dáng đứng của riêng mình trong vài ba năm nữa là kết thúc số phận với con số 2020! Đứng trước một khúc quanh nghiệt ngã sẽ đến với dân tộc Việt Nam, hỏi bạn xem, chúng ta phải làm gì đây?
- Cúi mình theo Hồ chí Minh thờ Tàu để được làm nô lệ ư?
- Hay tất cả cùng đứng dậy theo cha ông ta, diệt Hồ cứu nước?
Bạn có câu trả lời chưa? Ở đây, tôi xin được nhắc là từ ngàn năm trước, cha ông ta đã chỉ dạy chúng ta bài học, hành sử theo luân lý của Tổ Quốc là sẵn sàng chém kẻ phản quốc, trước khi ra đao diệt kẻ xâm lăng! Và đây chính là bài học thực tế cha ông ta đã thi hành để cứu lấy và xây dựng nên cơ đồ của Việt Nam. Như thế, trước khi anh, tôi, bằng hữu, cũng như con cháu Việt Nam qủa quyết lên đường, thiết tưởng tự chúng ta cũng nên trả lời cho rành mạch câu hỏi trên đã, rồi hãy đi.
Kế đến, khi trả lời, chúng ta cũng phải sẵn sàng chấp nhận một điều mà không một ai muốn. Đó là chiến tranh. Qủa là một khó khăn, phải không? Tuy thế, ngoài cách chọn lựa này chúng ta không còn một chọn lựa nào khác. Bởi vì Hoà Bình, Độc Lập, Tự Do, Công Lý cho đất nước cho một dân tộc không thể là sự qùy lạy, xin kẻ khác ban cho. Nhưng phải là sự mãnh liệt, cương quyết đòi lại từ toàn dân mà có.
Bạn còn e ngại chưa dứt khoát ư? Hãy nhìn lại tấm hình tôi đưa vào bài viết này, bạn sẽ thấy rõ tương lai của bạn và con cháu chúng ta ra sao. Hơn thế, bạn càng nhìn rõ hơn dân tộc và Tổ Quốc Việt Nam sẽ đi về đâu nếu chúng ta ngủ yên dưới những đôi dép râu của tập đoàn CS Hồ chí Minh bán nước này. Rồi nhớ, khi xem lại tấm hình, Bạn hãy hỏi xem, họ ồ ạt nối đuôi nhau sang làm gì, chiếm đất hay du lịch đây? Hỏi xem, có phải cái ngày thi hành bản Hiệp Ước Thành Đô đã gần kề rồi phải không?
Nếu đúng như thế, bạn hãy tự hỏi chính mình một lần nữa xem thế nào. Bạn có dám đứng dậy mà đi cùng với toàn dân Việt Nam trong mục địch diệt Hồ cứu nước, xây dựng lại một Việt Nam quang vinh theo gương của tiền nhân ta hay không? Hay bạn sẽ tình nguyện theo Việt cộng làm một tên nô lệ cho ngoại bang ngay trên phần đất của dân tộc mình?
Bạn hãy trả lời đi. Câu trả lời của bạn chính là dòng Lịch Sử sẽ viết trên mảnh đất này trong ngày mai đấy. ( còn tiếp)
Bảo Giang
31-3-2017
Các ứng viên Tổng Thống Pháp năm 2017
Hà Minh Thảo
13:40 01/04/2017
CÁC ỨNG CỬ VIÊN TỔNG THỐNG PHÁP NĂM 2017
Một dân tộc phải có tự do mới có dân chủ. Sự dân chủ, tuy vô giá, nhưng việc thực hành quyền dân chủ luôn đòi hỏi những chi phí phải trả. Người dân làm chủ Đất Nước, trực tiếp trao nhiệm vụ chánh trị của mình cho các vị dân cử để điều hành quốc sự. Do dó, ngân sách quốc gia phải tài trợ một cách công bằng để các chính đảng có phương tiện sinh hoạt và đào tạo các chính trị gia mới. Nước Pháp là một quốc gia có một nền dân chủ lâu đời, đã có những đạo luật cho phép sự trợ cấp đời sống chánh trị (le financement de la vie politique) và sự trợ cấp những ứng cử viên tham gia các cuộc tranh cử chính trị.
Ngoài ra, cùng với việc phải có 500 chữ ký giới thiệu* để nộp hồ sơ ứng cử, việc ngân quốc gia bồi hoàn chi phí tranh cử cũng là biện pháp để hạn chế số ứng cử viên cho mỗi kỳ tuyển cử Tổng thống.
* (xin xem bài ‘Cử tri Pháp bầu Tổng thống năm 2017’ tại :
http://vietcatholic.net/News/Html/217612.htm
đoạn II. Giới thiệu ứng cử viên.)
I. CÔNG BỐ TÍNH HỢP LỆ CÁC HỒ SƠ.
Ðúng 18 giờ ngày 17.03.2017, chấm dứt việc nhận các chữ ký giới thiệu cùng lúc với các tuyên bố ứng cử của 11 ứng cử viên và các tuyên bố về tài sản. Sau khi duyệt xét hợp lệ tính của các chữ ký giới thiệu, ngày 18.03.2017, Hội đồng Hiến pháp đã công bố chi tiết về vấn đề này :
- Trong khoản 42 000 vị dân cử có quyền ký giới thiệu, 14 586 vị đã ký. Trong đó có 14 296 hợp lệ được công bố cho giới truyền thông bởi Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp, ông Laurent Fabius.
- Số chữ ký hợp lệ được chia cho các ứng cử viên như sau : François Fillon (3 635), Benoît Hamon (2 039), Emmanuel Macron (1 829), Jean-Luc Mélenchon (805), Jean Lassalle (708), Nicolas Dupont-Aignan (707), Nathalie Arthaud (637), Marine Le Pen (627), François Asselineau (587), Philippe Poutou (573) và Jacques Cheminade (528).
II. DANH SÁCH CÁC ỨNG CỬ VIÊN.
1.- François Fillon bắt đầu tham chính dưới sự trợ giúp của cựu Tổng trưởng phái de Gaulle Philippe Séguin, và trở thành dân biểu trong cuộc bầu cử lập pháp năm 1981. Thành viên nhóm ‘Cải tiến, rénovateurs) vào cuối thập niên 1980. Ông ủng hộ Edouard Balladur ứng cử Tổng thống năm 1995, sau đó Nicolas Sarkozy trong năm 2007, trước khi trở thành Thủ tướng từ 2007 đến 2012ù. Trong cuộc sơ tuyển hữu và trung phái tháng 11/2016, vòng nhì, ông đã thắng ông Alain Juppé với 66,50% số phiếu bầu, với trên 4 triệu cử tri tham dự.
Theo truyền thống de Gaulle, tiếp nối di sản vì ‘chủ quyền quốc gia’ Philippe Séguin, ông đã vận động chống Hiệp ước Maastricht năm 1991. Hiện nay, ông vẫn bênh vực cho một ‘Âu châu mạnh mẽ với các quốc gia mạnh’. Tuy nhiên, ông muốn có thể được tự do về các vấn đề kinh tế và, về các vấn đề xã hội, chúng vẫn khá mang tính cách bảo thủ.
Dù bị những sự tố cáo (thật hay không, chúng ta cần phải chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án) làm ông bị suy yếu, ông vẫn muốn và vẫn còn hy vọng trở thành Tổng thống Cộng hòa và áp dụng chương trình phục hồi nước Pháp bằng 'Tìm việc làm đầy đủ' cho mọi người để ‘giải phóng lực lượng kinh tế nghẹt thở theo các tiêu chuẩn và gánh nặng trên các doanh nghiệp’. Ông cũng muốn ‘khôi phục thẩm quyền của nhà nước’…
2.- Marine Le Pen, Mặt trận Quốc Gia (FN), sinh năm 1968 tại Neuilly-sur-Seine, được rèn luyện trong đảng bởi thân phụ là Jean-Marie Le Pen và đang tiếp nối cha làm Chủ tịch đảng từ năm 2011 trong Ðại hội tại Tours. Từ năm 1998, từ những nhiệm kỳ ở địa phương và Nghị viện Âu châu, bà đã tham gia ứng cử Tổng thống năm 2012, vòng một, với kết quả 17,90% số phiếu hợp lệ, tức 6,4 triệu cử tri ủng hộ. Từ năm 2004, bà đã thành lập và tham gia nhóm ‘Europe đes nations et des libertés’ (ENL, Âu châu các quốc gia và các quyền tự do).
Ngoài các mục tiêu cơ bản của đảng, bà còn có những chủ trương mạnh mẽ trong dự án của mình (nhập cư và an ninh), bà Le Pen cũng có những dự án kinh tế và xã hội dựa trên chủ quyền quốc gia (tiền tệ, biên giới, kinh tế, luật lệ). Bà hô hào tái lập một ‘nước Pháp mạnh’. Marine Le Pen có thể được tín nhiệm hàng đầu ở vòng một ngày 23.04.2017, nhưng không thắng cử ở vòng hai ngày 07.05.2017.
3.- Emmanuel Macron, ứng cử viên đảng En Marche (Tiến bước). Ông là người ứng cử Tổng thống, chưa từng tham gia tuyển cử ở bất cứ cấp bực nào, lần đầu tiên trong lịch sử Đệ ngũ Cộng hoà. Từng là triết gia, thanh tra tài chính, ngân hàng Rothschild…, ông cố vấn kinh tế cho François Hollande trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 2012. Sau khi Hollande đắc cử, ông trở thành phó Tổng thư ký Elysée. Năm 2014, rời chức vụ này, ông định lập doanh nghiệp, nhưng chính trị khiến ông quay trở lại với chức Tổng trưởng Kinh tế. Tháng 04/2015, ông thành lập phong trào ‘En Marche’ và từ chức ở bộ Kinh tế cuối tháng 08/2016 và ngày 16.11.2016, ông tuyên bố ứng cử Tổng thống.
Ông tự cho rằng ‘không tả, không hữu, không trung, mà là giữa’, đến từ tả phái xã hội, nhưng mượn kinh tế từ hữu phái… Do đó, nhiều người cho rằng ‘En Marche’ là một máy để tái tạo các chính trị gia từ Robert Hue (cộng sản) qua Jean Yves le Drian (xã hội) sang François Bayrou (trung phái) đến Alain Madelin (hữu phái). Ðây là những ‘Vị’ hết thời đang tìm một ghế trong Quốc hội. Do đó, ngày 14.03.2017, Macron hách dịch cảnh cáo ‘Tôi đã không thiết lập một nhà khách, xin lỗi tôi phải nói với quý vị như vậy’ (Je n’ai pas fondé une maison d’hơtes, pardon de vous le dire). Nói thế mà cựu Thủ tướng M. Valls không chịu hiểu cứ đâm đầu hứa ‘dồn phiếu’ cho Macron để bị các đảng viên xã hội cho là ‘phản bội’.
4.- Benoît Hamon, ứng cử viên chính thức PS. Sinh ngày 26.06.1967 tại Saint-Renan gần Brest, sống một phần thời thơ ấu ở Sénégal, ông tham gia Phong trào Giới trẻ Xã hội (MJS). Năm 2012, được bầu dân biểu Nghị viện Âu châu trước khi được bổ nhiệm Thứ trưởng phụ trách kinh tế xã hội và tương trợ, rồi Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục. Ông phải rời chính phủ cùng lúc với Arnaud Montebourg và Aurélie Filippetti. Vì thắng sơ tuyển đảng xã hội trước cựu Thủ tướng Valls, nên ông này phải phản bội 2 triệu cử tri tham gia vòng hai bằng hứa sẽ bỏ phiếu cho ông Macron.
Ngày 26.03.2017, qua màn ảnh truyền hình France 2, ông Hamon đã kêu gọi cử tri tả phái không bỏ phiếu như thể là hết còn sự lựa chọn nào khác, trừ việc bầu cho ông Macron. Ông Hamon đả kích mãnh liệt điều mà ông gọi là ‘những nhát dao đâm sau lưng’ bởi những kẻ chỉ muốn bám lấy quyền lực và dẫu sao thì ông cũng sẽ không cầm quyền với những kẻ đó.
5.- Jean-Luc Mélenchon, ứng cử viên France Insoumise (Nước Pháp Bất khuất), sinh ngày 19.08.1951. Từng là đảng viên PS cho đến năm 2008, nên đã được Thủ tướng Lionel Jospin cử vào chức vụ Thứ trưởng đặc trách Huấn nghệ (2000–2002). Năm 2012, ông ứng cử Tổng thống, dưới đảng hiệu Front de Gauche (Mặt trận Tả phái, được sự ủng hộ của đảng Cộng sản Pháp**, đạt được 11,10% số phiếu hợp lệ, về hạng tư ở vòng một.
** {đảng Cộng sản Pháp (Parti Communiste Française, PCF, sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1981, Georges Marchais thu được 15,35% số phiếu bầu hợp lệ và đã kêu gọi dồn phiếu cho François Mitterrand (PS) để ông này thắng cử. Sau đó, PCF (cực tả) tham chính với 4 Bộ trưởng. Từ đó, lạm phát và số người thất nghiệp gia tăng khiến đảng này không ngừng xuống dốc. Khi đó, người cộng sản mới nhận biết sự thật ‘muốn chủ bóc lột, nhưng ngày nay họ không muốn bóc lột nữa’ (cộng sản cho rằng chủ muớn công nhân là để lạm dụng sức lao động của họ. Ngày nay, chủ cho thôi việc, bị thất nghiệp và đói).
Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2002, Robert Hue chỉ thu được 3,37% số phiếu bầu hợp lệ (phải từ 5% trở lên một chính đảng mới được coi là có giá trị), ngày nay, Hue tuyên bố theo Macron. Sau cùng, tham gia bầu Tổng thống 2007, bà Marie-George Buffet (PCF) còn tệ hơn, chỉ được tín nhiệm bởi 1,93% số cử tri bầu hợp lệ ở vòng một, đứng hàng thứ 7 và PCF chấm dứt tham dự ứng cử Tổng thống từ đó.
Trái lại, cũng từ năm 1981, FN, nhờ các chính phủ xã hội, đã lên như diều gặp gió và có thể về đầu vòng một bầu cử Tổng thống năm nay.}
06.- Ông Nicolas Dupont-Aignan, tốt nghiệp Học viện chánh trị (Institut d’études politiques de Paris), chánh trị gia, sinh ngày 07.03.1961 tại Paris (Quận 15), dân biểu Quốc hội từ năm 1997. Ông đã kêu gọi trả lời ‘non’ (không) trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2005 về Hiến pháp Liên hiệp Âu châu đã tham dự cuộc bầu cử Tổng thống năm 2007.
Ngày 03.02.1999, ông thành lập đảng ‘Debout la République’ (Đứng lên Nền Cộng hòa), theo đường hướng của ông Charles de Gaulle (Thiếu tướng chỉ huy tái chiếm Pháp từ tay Đức quốc xã thời Đệ nhị Thế chiến và Tổng thống) và bảo vệ chủ quyền quốc gia (souveraineté), với các chủ trương :
- Không để chủ quyền nước Pháp lệ thuộc các tổ chức siêu quốc gia như Minh ước Bắc đại tây dương (North Atlantic Traity Organization, NATO, tiếng Anh và Organisation du Traité de l’Alantique Nord, OTAN, tiếng Pháp), Liên hiệp Âu châu hoặc siêu cường vì chịu ảnh hưởng kinh tế, chính trị hay văn hóa… ;
- Trật tự và công bằng xã hội ;
- Tôn trọng chủ quyền của người dân, qua việc sử dụng thường xuyên trưng cầu dân ý và bầu cử phổ thông đầu phiếu trực tiếp ;
- Bảo vệ chủ quyền tiền tệ (trở về franc, tiền tệ quốc gia) ;
- Bảo vệ một Âu châu dựa trên phương pháp tiếp cận liên chính phủ, chứ không là liên bang như Hoa kỳ ;
- Xem ông Macron là điều nguy hiểm nhất vì đây là ứng cử viên Hollande trá hình.
Tham gia bầu cử Tổng thống năm 2012, ông chiếm được 1,97% số phiếu hợp lệ. Ông hy vọng, năm nay, kết quả sẽ khá hơn.
07.- Ông Jacques Cheminade, sinh ngày 12.08.1954, tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại (École des hautes études commerciales, HEC Paris) và Học viện Quốc gia Hành chánh (École nationale d'administration, ENA), độc lập (tự cho là ‘gaulliste de gauche’, người theo ông Charles De Gaulle tả phái, đã ứng cử năm 1995 và thu được 0,28% tổng số phiếu hợp lệ và năm 2012, được 0,25%).
08.- Ông François Asselineau (Union Populaire Républicaine (UPR) Liên hiệp Nhân dân Cộng hòa, sinh ngày 14.09.1957, tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại và Học viện Quốc gia Hành chánh. Do đó, trong thập niên 1900, ông đã là công chức cao cấp, đã là cố vấn tại nhiều Bộ. Từ năm 2004 đến 2006, ông phụ trách tình báo kinh tế cho Bộ Kinh tế và Tài chính. Ông tự cho mình là ‘De Gaulle xã hội’ (gaullisme social) và tuyên bố đảng UPR có khoảng 200 000 cử tri. Ông chủ trương ‘Frexit’ theo mô hình mà người dân Vương quốc Anh đã trả lời ‘No’ trong cuộc Trưng cầu dân ý ngày 23.06.2016 để rời Liên hiệp Âu châu.
09.- Ông Jean Lassalle, ứng cử viên độc lập, sinh ngày 03.05.1955 tại Lourdios-Ichère. Đây là một ứng cử viên Tổng thống đặc biệt, ứng cử Tổng thống lần đầu, sau khi đã là dân cử địa phương trong hơn ba mươi năm trong vùng Pyrénées-Atlantiques. Từ năm 2000, ông được cử vào chức vụ dân biểu tại Quốc hội. Từ diễn đàn tòa nhà lập pháp này, năm 2003, ông đã hát một bản nhạc Bearn để chống lại việc chánh phủ rút một đơn vị Hiến binh (gendarmerie). Sôi nổi hơn, năm 2006, Jean Lassalle đã tuyệt thực vô hạn để ngăn chặn sự di chuyển của một nhà máy ở đơn vị mà ông là dân biểu. Trên hết, ông hết lòng bên vực khu vực đồng quê. Ông ca ngợi việc học tập và mong muốn một kế hoạch giáo dục ‘xứng đáng của Jules Ferry’ và ‘Xây dựng lại Chính quyền’.
10.- Bà Nathalie Arthaud sinh ngày 23.02.1970, Giáo sư thạc sĩ Kinh tế và Quản lý. Tranh đấu thợ thuyền (LO, Lutte ouvrière) bắt nguồn gốc từ David Korner, nhà hoạt động trẻ Trotskyist Roumanie, với ba đồng chí khác, tập hợp các Trotskyiste Pháp năm 1936 bị loại trừ khỏi Section Française de l’Internationale Ouvrière (SFIO Đảng Công nhân Quốc tế). Với danh xưng ‘Đấu tranh thợ thuyền’, đảng giới thiệu các ứng cử viên tham gia các cuộc bầu cử mà nổi tiếng là bà Arlette Laguiller (nữ ứng cử viên Pháp đầu tiên tham gia tranh chức Tổng thống các năm 1974, 1981, 1988, 1995 (5,30% số phiếu hợp lệ); 2002 (5,72%) và 2007 (1,33%).
Tại Hội nghị thường niên ngày 06 và 07.12.2008, bà Nathalie Arthaud được cử tiếp nối bà Laguiller trong vai trò Phát ngôn nhân. Ưùng cử Tổng thống năm 2012, bà nhận được 0,56% số phiếu hợp lệ.
11.- Ông Philippe Poutou sinh ngày 14.03.1967, công nhân và cán bộ công đoàn. Tân đảng chống tư bản (NPA, Nouveau Parti anticapitaliste) là tên đổi mới năm 2009 của đảng ‘Liên đoàn Cộng sản cách mạng’ (LCR, Ligue Communiste Révolutionnaire) thuộc Đệ Tứ Cộng sản.
Đệ Tứ Quốc tế hay Cộng sản Đệ Tứ là liên minh quốc tế của những người theo chủ nghĩa Trotskiste thành lập năm 1938 tại Paris, theo khuynh hướng ‘cách mạng thường trực’ do Trotsky đưa ra từ sau khi Lenin qua đời (1924) để chống lại đường lối ‘cách mạng vô sản trong một quốc gia’ của Staline. Kể từ năm 1953, Đệ Tứ Quốc tế phân hóa ra nhiều nhóm nhỏ.
Đệ Tứ Cộng sản Việt Nam do Tạ Thu Thâu đạo và, năm 1929, tham gia khuynh hướng chính trị Troskiste tại Pháp đã biểu tình trước điện Elysée (dinh Tổng thống Pháp) để phản đối thực dân Pháp xử tử các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng khởi nghĩa ở Yên Bái. Năm 1931, ông thành lập nhóm Troskiste tại miền Nam và đã có ảnh hưởng nhanh chóng lan rộng. Đồng thời, ông hợp tác với phái Staliniste (Đệ Tam với Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai) làm tờ báo La Lutte (Tranh đấu). Những năm 1934-1937 nhóm La Lutte tham gia ứng cử Hội đồng Thành phố và Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, gồm cả Đệ Tam và Đệ Tứ đều có người đắc cử. Năm 1938, các đảng viên Đệ Tam rút khỏi ‘La Lutte’ và báo tiếp tục và thêm mục tiếng Việt. Sau đo, là những công kích lẫn nhau giữa Đệ Tam và Đệ Tứ, như nhóm Đệ Tứ nói ‘thực hiện chủ nghĩa xã hội trong nước’ , ‘chế độ độc đảng’, ‘ chính sách manh động trong cuộc nổi dậy Xô viết Nghệ Tĩnh’, ‘sùng bái Stalin’. Đệ Tam nói lại ‘một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế’. Năm 1939, ‘La Lutte’ bị đình bản và Tạ Thu Thâu bị xử 5 năm tù, 10 năm quản thúc. Tháng 10.1940, ông bị đày ra Côn đảo cùng với Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch,…
Năm 1944, sau khi được trả tự do những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục hoạt động. Trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám, những nhân vật chính yếu của Cộng sản Đệ Tứ đã bị giết và Cộng sản Đệ Tứ tại Việt Nam xem như đã bị Việt cộng tiêu diệt.
Trong 11 ứng cử viên, chỉ có 4 vị thân liên hiệp Âu châu. Do đó, khởi đầu, khi triển vọng, dựa vào khảo sát dân ý, thắng cử của ông François Fillon, bà Angela Merkel, Thủ tướng Ðức, đã tiếp ông. Sau đó, kết quả sondage thay đổi, ông Emmanuel Macron được bà tiếp. Ðể đở ‘thấy kỳ’, bà tuyên bố sẽ tiếp các ứng cử viên khác, ngoại trừ bà Marine Le Pen. Sau đó, ứng cử viên Benoît Hamon (PS) cũng sang Ðức để chào bà Merkel. Khi trở về Pháp, ông thấy, qua khảo sát dân ý, đối thủ Jean-Luc Mélanchon đã vượt qua mình. Ứng cử viên độc lập Jean Lassalle vẫn giữ sự độc lập của mình.
Tháng 09/2017, bà Angela Merkel cũng phải cần sự tín nhiệm của cử tri Đức. Lần này, có thể bà sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các kỳ bầu cử trước.
Hà Minh Thảo
Một dân tộc phải có tự do mới có dân chủ. Sự dân chủ, tuy vô giá, nhưng việc thực hành quyền dân chủ luôn đòi hỏi những chi phí phải trả. Người dân làm chủ Đất Nước, trực tiếp trao nhiệm vụ chánh trị của mình cho các vị dân cử để điều hành quốc sự. Do dó, ngân sách quốc gia phải tài trợ một cách công bằng để các chính đảng có phương tiện sinh hoạt và đào tạo các chính trị gia mới. Nước Pháp là một quốc gia có một nền dân chủ lâu đời, đã có những đạo luật cho phép sự trợ cấp đời sống chánh trị (le financement de la vie politique) và sự trợ cấp những ứng cử viên tham gia các cuộc tranh cử chính trị.
Ngoài ra, cùng với việc phải có 500 chữ ký giới thiệu* để nộp hồ sơ ứng cử, việc ngân quốc gia bồi hoàn chi phí tranh cử cũng là biện pháp để hạn chế số ứng cử viên cho mỗi kỳ tuyển cử Tổng thống.
* (xin xem bài ‘Cử tri Pháp bầu Tổng thống năm 2017’ tại :
http://vietcatholic.net/News/Html/217612.htm
đoạn II. Giới thiệu ứng cử viên.)
I. CÔNG BỐ TÍNH HỢP LỆ CÁC HỒ SƠ.
Ðúng 18 giờ ngày 17.03.2017, chấm dứt việc nhận các chữ ký giới thiệu cùng lúc với các tuyên bố ứng cử của 11 ứng cử viên và các tuyên bố về tài sản. Sau khi duyệt xét hợp lệ tính của các chữ ký giới thiệu, ngày 18.03.2017, Hội đồng Hiến pháp đã công bố chi tiết về vấn đề này :
- Trong khoản 42 000 vị dân cử có quyền ký giới thiệu, 14 586 vị đã ký. Trong đó có 14 296 hợp lệ được công bố cho giới truyền thông bởi Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp, ông Laurent Fabius.
- Số chữ ký hợp lệ được chia cho các ứng cử viên như sau : François Fillon (3 635), Benoît Hamon (2 039), Emmanuel Macron (1 829), Jean-Luc Mélenchon (805), Jean Lassalle (708), Nicolas Dupont-Aignan (707), Nathalie Arthaud (637), Marine Le Pen (627), François Asselineau (587), Philippe Poutou (573) và Jacques Cheminade (528).
II. DANH SÁCH CÁC ỨNG CỬ VIÊN.
1.- François Fillon bắt đầu tham chính dưới sự trợ giúp của cựu Tổng trưởng phái de Gaulle Philippe Séguin, và trở thành dân biểu trong cuộc bầu cử lập pháp năm 1981. Thành viên nhóm ‘Cải tiến, rénovateurs) vào cuối thập niên 1980. Ông ủng hộ Edouard Balladur ứng cử Tổng thống năm 1995, sau đó Nicolas Sarkozy trong năm 2007, trước khi trở thành Thủ tướng từ 2007 đến 2012ù. Trong cuộc sơ tuyển hữu và trung phái tháng 11/2016, vòng nhì, ông đã thắng ông Alain Juppé với 66,50% số phiếu bầu, với trên 4 triệu cử tri tham dự.
Theo truyền thống de Gaulle, tiếp nối di sản vì ‘chủ quyền quốc gia’ Philippe Séguin, ông đã vận động chống Hiệp ước Maastricht năm 1991. Hiện nay, ông vẫn bênh vực cho một ‘Âu châu mạnh mẽ với các quốc gia mạnh’. Tuy nhiên, ông muốn có thể được tự do về các vấn đề kinh tế và, về các vấn đề xã hội, chúng vẫn khá mang tính cách bảo thủ.
Dù bị những sự tố cáo (thật hay không, chúng ta cần phải chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án) làm ông bị suy yếu, ông vẫn muốn và vẫn còn hy vọng trở thành Tổng thống Cộng hòa và áp dụng chương trình phục hồi nước Pháp bằng 'Tìm việc làm đầy đủ' cho mọi người để ‘giải phóng lực lượng kinh tế nghẹt thở theo các tiêu chuẩn và gánh nặng trên các doanh nghiệp’. Ông cũng muốn ‘khôi phục thẩm quyền của nhà nước’…
2.- Marine Le Pen, Mặt trận Quốc Gia (FN), sinh năm 1968 tại Neuilly-sur-Seine, được rèn luyện trong đảng bởi thân phụ là Jean-Marie Le Pen và đang tiếp nối cha làm Chủ tịch đảng từ năm 2011 trong Ðại hội tại Tours. Từ năm 1998, từ những nhiệm kỳ ở địa phương và Nghị viện Âu châu, bà đã tham gia ứng cử Tổng thống năm 2012, vòng một, với kết quả 17,90% số phiếu hợp lệ, tức 6,4 triệu cử tri ủng hộ. Từ năm 2004, bà đã thành lập và tham gia nhóm ‘Europe đes nations et des libertés’ (ENL, Âu châu các quốc gia và các quyền tự do).
Ngoài các mục tiêu cơ bản của đảng, bà còn có những chủ trương mạnh mẽ trong dự án của mình (nhập cư và an ninh), bà Le Pen cũng có những dự án kinh tế và xã hội dựa trên chủ quyền quốc gia (tiền tệ, biên giới, kinh tế, luật lệ). Bà hô hào tái lập một ‘nước Pháp mạnh’. Marine Le Pen có thể được tín nhiệm hàng đầu ở vòng một ngày 23.04.2017, nhưng không thắng cử ở vòng hai ngày 07.05.2017.
3.- Emmanuel Macron, ứng cử viên đảng En Marche (Tiến bước). Ông là người ứng cử Tổng thống, chưa từng tham gia tuyển cử ở bất cứ cấp bực nào, lần đầu tiên trong lịch sử Đệ ngũ Cộng hoà. Từng là triết gia, thanh tra tài chính, ngân hàng Rothschild…, ông cố vấn kinh tế cho François Hollande trong kỳ bầu cử Tổng thống năm 2012. Sau khi Hollande đắc cử, ông trở thành phó Tổng thư ký Elysée. Năm 2014, rời chức vụ này, ông định lập doanh nghiệp, nhưng chính trị khiến ông quay trở lại với chức Tổng trưởng Kinh tế. Tháng 04/2015, ông thành lập phong trào ‘En Marche’ và từ chức ở bộ Kinh tế cuối tháng 08/2016 và ngày 16.11.2016, ông tuyên bố ứng cử Tổng thống.
Ông tự cho rằng ‘không tả, không hữu, không trung, mà là giữa’, đến từ tả phái xã hội, nhưng mượn kinh tế từ hữu phái… Do đó, nhiều người cho rằng ‘En Marche’ là một máy để tái tạo các chính trị gia từ Robert Hue (cộng sản) qua Jean Yves le Drian (xã hội) sang François Bayrou (trung phái) đến Alain Madelin (hữu phái). Ðây là những ‘Vị’ hết thời đang tìm một ghế trong Quốc hội. Do đó, ngày 14.03.2017, Macron hách dịch cảnh cáo ‘Tôi đã không thiết lập một nhà khách, xin lỗi tôi phải nói với quý vị như vậy’ (Je n’ai pas fondé une maison d’hơtes, pardon de vous le dire). Nói thế mà cựu Thủ tướng M. Valls không chịu hiểu cứ đâm đầu hứa ‘dồn phiếu’ cho Macron để bị các đảng viên xã hội cho là ‘phản bội’.
4.- Benoît Hamon, ứng cử viên chính thức PS. Sinh ngày 26.06.1967 tại Saint-Renan gần Brest, sống một phần thời thơ ấu ở Sénégal, ông tham gia Phong trào Giới trẻ Xã hội (MJS). Năm 2012, được bầu dân biểu Nghị viện Âu châu trước khi được bổ nhiệm Thứ trưởng phụ trách kinh tế xã hội và tương trợ, rồi Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục. Ông phải rời chính phủ cùng lúc với Arnaud Montebourg và Aurélie Filippetti. Vì thắng sơ tuyển đảng xã hội trước cựu Thủ tướng Valls, nên ông này phải phản bội 2 triệu cử tri tham gia vòng hai bằng hứa sẽ bỏ phiếu cho ông Macron.
Ngày 26.03.2017, qua màn ảnh truyền hình France 2, ông Hamon đã kêu gọi cử tri tả phái không bỏ phiếu như thể là hết còn sự lựa chọn nào khác, trừ việc bầu cho ông Macron. Ông Hamon đả kích mãnh liệt điều mà ông gọi là ‘những nhát dao đâm sau lưng’ bởi những kẻ chỉ muốn bám lấy quyền lực và dẫu sao thì ông cũng sẽ không cầm quyền với những kẻ đó.
5.- Jean-Luc Mélenchon, ứng cử viên France Insoumise (Nước Pháp Bất khuất), sinh ngày 19.08.1951. Từng là đảng viên PS cho đến năm 2008, nên đã được Thủ tướng Lionel Jospin cử vào chức vụ Thứ trưởng đặc trách Huấn nghệ (2000–2002). Năm 2012, ông ứng cử Tổng thống, dưới đảng hiệu Front de Gauche (Mặt trận Tả phái, được sự ủng hộ của đảng Cộng sản Pháp**, đạt được 11,10% số phiếu hợp lệ, về hạng tư ở vòng một.
** {đảng Cộng sản Pháp (Parti Communiste Française, PCF, sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1981, Georges Marchais thu được 15,35% số phiếu bầu hợp lệ và đã kêu gọi dồn phiếu cho François Mitterrand (PS) để ông này thắng cử. Sau đó, PCF (cực tả) tham chính với 4 Bộ trưởng. Từ đó, lạm phát và số người thất nghiệp gia tăng khiến đảng này không ngừng xuống dốc. Khi đó, người cộng sản mới nhận biết sự thật ‘muốn chủ bóc lột, nhưng ngày nay họ không muốn bóc lột nữa’ (cộng sản cho rằng chủ muớn công nhân là để lạm dụng sức lao động của họ. Ngày nay, chủ cho thôi việc, bị thất nghiệp và đói).
Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2002, Robert Hue chỉ thu được 3,37% số phiếu bầu hợp lệ (phải từ 5% trở lên một chính đảng mới được coi là có giá trị), ngày nay, Hue tuyên bố theo Macron. Sau cùng, tham gia bầu Tổng thống 2007, bà Marie-George Buffet (PCF) còn tệ hơn, chỉ được tín nhiệm bởi 1,93% số cử tri bầu hợp lệ ở vòng một, đứng hàng thứ 7 và PCF chấm dứt tham dự ứng cử Tổng thống từ đó.
Trái lại, cũng từ năm 1981, FN, nhờ các chính phủ xã hội, đã lên như diều gặp gió và có thể về đầu vòng một bầu cử Tổng thống năm nay.}
06.- Ông Nicolas Dupont-Aignan, tốt nghiệp Học viện chánh trị (Institut d’études politiques de Paris), chánh trị gia, sinh ngày 07.03.1961 tại Paris (Quận 15), dân biểu Quốc hội từ năm 1997. Ông đã kêu gọi trả lời ‘non’ (không) trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2005 về Hiến pháp Liên hiệp Âu châu đã tham dự cuộc bầu cử Tổng thống năm 2007.
Ngày 03.02.1999, ông thành lập đảng ‘Debout la République’ (Đứng lên Nền Cộng hòa), theo đường hướng của ông Charles de Gaulle (Thiếu tướng chỉ huy tái chiếm Pháp từ tay Đức quốc xã thời Đệ nhị Thế chiến và Tổng thống) và bảo vệ chủ quyền quốc gia (souveraineté), với các chủ trương :
- Không để chủ quyền nước Pháp lệ thuộc các tổ chức siêu quốc gia như Minh ước Bắc đại tây dương (North Atlantic Traity Organization, NATO, tiếng Anh và Organisation du Traité de l’Alantique Nord, OTAN, tiếng Pháp), Liên hiệp Âu châu hoặc siêu cường vì chịu ảnh hưởng kinh tế, chính trị hay văn hóa… ;
- Trật tự và công bằng xã hội ;
- Tôn trọng chủ quyền của người dân, qua việc sử dụng thường xuyên trưng cầu dân ý và bầu cử phổ thông đầu phiếu trực tiếp ;
- Bảo vệ chủ quyền tiền tệ (trở về franc, tiền tệ quốc gia) ;
- Bảo vệ một Âu châu dựa trên phương pháp tiếp cận liên chính phủ, chứ không là liên bang như Hoa kỳ ;
- Xem ông Macron là điều nguy hiểm nhất vì đây là ứng cử viên Hollande trá hình.
Tham gia bầu cử Tổng thống năm 2012, ông chiếm được 1,97% số phiếu hợp lệ. Ông hy vọng, năm nay, kết quả sẽ khá hơn.
07.- Ông Jacques Cheminade, sinh ngày 12.08.1954, tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại (École des hautes études commerciales, HEC Paris) và Học viện Quốc gia Hành chánh (École nationale d'administration, ENA), độc lập (tự cho là ‘gaulliste de gauche’, người theo ông Charles De Gaulle tả phái, đã ứng cử năm 1995 và thu được 0,28% tổng số phiếu hợp lệ và năm 2012, được 0,25%).
08.- Ông François Asselineau (Union Populaire Républicaine (UPR) Liên hiệp Nhân dân Cộng hòa, sinh ngày 14.09.1957, tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại và Học viện Quốc gia Hành chánh. Do đó, trong thập niên 1900, ông đã là công chức cao cấp, đã là cố vấn tại nhiều Bộ. Từ năm 2004 đến 2006, ông phụ trách tình báo kinh tế cho Bộ Kinh tế và Tài chính. Ông tự cho mình là ‘De Gaulle xã hội’ (gaullisme social) và tuyên bố đảng UPR có khoảng 200 000 cử tri. Ông chủ trương ‘Frexit’ theo mô hình mà người dân Vương quốc Anh đã trả lời ‘No’ trong cuộc Trưng cầu dân ý ngày 23.06.2016 để rời Liên hiệp Âu châu.
09.- Ông Jean Lassalle, ứng cử viên độc lập, sinh ngày 03.05.1955 tại Lourdios-Ichère. Đây là một ứng cử viên Tổng thống đặc biệt, ứng cử Tổng thống lần đầu, sau khi đã là dân cử địa phương trong hơn ba mươi năm trong vùng Pyrénées-Atlantiques. Từ năm 2000, ông được cử vào chức vụ dân biểu tại Quốc hội. Từ diễn đàn tòa nhà lập pháp này, năm 2003, ông đã hát một bản nhạc Bearn để chống lại việc chánh phủ rút một đơn vị Hiến binh (gendarmerie). Sôi nổi hơn, năm 2006, Jean Lassalle đã tuyệt thực vô hạn để ngăn chặn sự di chuyển của một nhà máy ở đơn vị mà ông là dân biểu. Trên hết, ông hết lòng bên vực khu vực đồng quê. Ông ca ngợi việc học tập và mong muốn một kế hoạch giáo dục ‘xứng đáng của Jules Ferry’ và ‘Xây dựng lại Chính quyền’.
10.- Bà Nathalie Arthaud sinh ngày 23.02.1970, Giáo sư thạc sĩ Kinh tế và Quản lý. Tranh đấu thợ thuyền (LO, Lutte ouvrière) bắt nguồn gốc từ David Korner, nhà hoạt động trẻ Trotskyist Roumanie, với ba đồng chí khác, tập hợp các Trotskyiste Pháp năm 1936 bị loại trừ khỏi Section Française de l’Internationale Ouvrière (SFIO Đảng Công nhân Quốc tế). Với danh xưng ‘Đấu tranh thợ thuyền’, đảng giới thiệu các ứng cử viên tham gia các cuộc bầu cử mà nổi tiếng là bà Arlette Laguiller (nữ ứng cử viên Pháp đầu tiên tham gia tranh chức Tổng thống các năm 1974, 1981, 1988, 1995 (5,30% số phiếu hợp lệ); 2002 (5,72%) và 2007 (1,33%).
Tại Hội nghị thường niên ngày 06 và 07.12.2008, bà Nathalie Arthaud được cử tiếp nối bà Laguiller trong vai trò Phát ngôn nhân. Ưùng cử Tổng thống năm 2012, bà nhận được 0,56% số phiếu hợp lệ.
11.- Ông Philippe Poutou sinh ngày 14.03.1967, công nhân và cán bộ công đoàn. Tân đảng chống tư bản (NPA, Nouveau Parti anticapitaliste) là tên đổi mới năm 2009 của đảng ‘Liên đoàn Cộng sản cách mạng’ (LCR, Ligue Communiste Révolutionnaire) thuộc Đệ Tứ Cộng sản.
Đệ Tứ Quốc tế hay Cộng sản Đệ Tứ là liên minh quốc tế của những người theo chủ nghĩa Trotskiste thành lập năm 1938 tại Paris, theo khuynh hướng ‘cách mạng thường trực’ do Trotsky đưa ra từ sau khi Lenin qua đời (1924) để chống lại đường lối ‘cách mạng vô sản trong một quốc gia’ của Staline. Kể từ năm 1953, Đệ Tứ Quốc tế phân hóa ra nhiều nhóm nhỏ.
Đệ Tứ Cộng sản Việt Nam do Tạ Thu Thâu đạo và, năm 1929, tham gia khuynh hướng chính trị Troskiste tại Pháp đã biểu tình trước điện Elysée (dinh Tổng thống Pháp) để phản đối thực dân Pháp xử tử các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng khởi nghĩa ở Yên Bái. Năm 1931, ông thành lập nhóm Troskiste tại miền Nam và đã có ảnh hưởng nhanh chóng lan rộng. Đồng thời, ông hợp tác với phái Staliniste (Đệ Tam với Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai) làm tờ báo La Lutte (Tranh đấu). Những năm 1934-1937 nhóm La Lutte tham gia ứng cử Hội đồng Thành phố và Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, gồm cả Đệ Tam và Đệ Tứ đều có người đắc cử. Năm 1938, các đảng viên Đệ Tam rút khỏi ‘La Lutte’ và báo tiếp tục và thêm mục tiếng Việt. Sau đo, là những công kích lẫn nhau giữa Đệ Tam và Đệ Tứ, như nhóm Đệ Tứ nói ‘thực hiện chủ nghĩa xã hội trong nước’ , ‘chế độ độc đảng’, ‘ chính sách manh động trong cuộc nổi dậy Xô viết Nghệ Tĩnh’, ‘sùng bái Stalin’. Đệ Tam nói lại ‘một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế’. Năm 1939, ‘La Lutte’ bị đình bản và Tạ Thu Thâu bị xử 5 năm tù, 10 năm quản thúc. Tháng 10.1940, ông bị đày ra Côn đảo cùng với Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch,…
Năm 1944, sau khi được trả tự do những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục hoạt động. Trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám, những nhân vật chính yếu của Cộng sản Đệ Tứ đã bị giết và Cộng sản Đệ Tứ tại Việt Nam xem như đã bị Việt cộng tiêu diệt.
Trong 11 ứng cử viên, chỉ có 4 vị thân liên hiệp Âu châu. Do đó, khởi đầu, khi triển vọng, dựa vào khảo sát dân ý, thắng cử của ông François Fillon, bà Angela Merkel, Thủ tướng Ðức, đã tiếp ông. Sau đó, kết quả sondage thay đổi, ông Emmanuel Macron được bà tiếp. Ðể đở ‘thấy kỳ’, bà tuyên bố sẽ tiếp các ứng cử viên khác, ngoại trừ bà Marine Le Pen. Sau đó, ứng cử viên Benoît Hamon (PS) cũng sang Ðức để chào bà Merkel. Khi trở về Pháp, ông thấy, qua khảo sát dân ý, đối thủ Jean-Luc Mélanchon đã vượt qua mình. Ứng cử viên độc lập Jean Lassalle vẫn giữ sự độc lập của mình.
Tháng 09/2017, bà Angela Merkel cũng phải cần sự tín nhiệm của cử tri Đức. Lần này, có thể bà sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các kỳ bầu cử trước.
Hà Minh Thảo
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cho kẻ chết sống lại
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
13:37 01/04/2017
Cho kẻ chết sống lại
Xưa nay người đã chết được sống lại là điều rất lạ lùng vượt ra khỏi tự nhiên, ra khỏi trí khôn suy hiểu của con người, điều không thể có, hay nếu đó không phải là một phép lạ!
Phải đó là một phép lạ. Mà là phép lạ ai có thể làm được ngoài Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống, Đấng có quyền năng biến đổi mọi sự „Với Thiên Chúa mọi sự đều có thể.“ (Lc 1, 37 ).
Thánh sử Gioan, viết thuật lại Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, cho anh Lazaro đã chết chôn trong mồ mồ bốn ngày được sống lại. ( Gioan 11,1-45).
Chúng ta đọc Kinh Thánh với lòng tin, với lòng ngưỡng mộ, nhưng cũng với trí khôn suy nghĩ: Làm sao có thể như thế được? Có thể tìm ra cách cắt nghĩa nào đó về sự liên quan giữa sự chết và sự sống? Sống lại nghĩa là gì?
1. Tôi tin xác người ngày sau sống lại, và sự sống đời sau
Vào các ngày Chúa Nhật và ngày lễ Trọng, trong thánh lễ cử hành mừng mầu nhiệm tình yêu, sự chết và sống lại của Chúa Giesu, chúng ta không chỉ tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa Cha, Đấng tạo dựng trời đất, vạn vật, con người. Tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giesu, ngôi hai Thiên Chúa, Đấng đã xuống trần gian làm người, mang tin lành bình an và hy sinh mạng sống cứu độ con người. Và niềm tin vào Chúa Thánh Thần, ngôi Ba Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, là sự sống cho con người. Nhưng chúng ta còn tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại và đời sống sau khi chết của chúng ta, những tạo vật, con cái được Thiên Chúa tạo dựng và cứu độ cho sống lại.
Đó là niềm Tin, là niềm Hy vọng cho con người. Vì nếu không có niềm hy vọng này, thiết nghĩ, thắc mắc căn bản: cuộc sống do đâu phát sinh ra, cuộc sống trên trần gian có ý nghĩa gì, và sẽ đi về đâu... sẽ không tìm được câu trả lời. Và như thế con người chúng ta hoặc có thể sẽ lúng túng trong vòng hoài nghi bất an, hoặc sẽ để mặc buông xuôi... Một cuộc sống như thế, thiếu bình an, hạnh phúc trong tâm hồn.
Niềm tin giúp cuộc sống có ý nghĩa, có niềm hy vọng vào ngày mai.
2. Đường đời sống.
Ai trong chúng ta cũng có đời sống. Và đời sống trải dài như một con đường với nhiều chặng. Khi mở mắt chào đời, đời sống lệ thuộc vào tình yêu thương, ấp ủ, nuôi dưỡng của cha mẹ, của người thân. Dần dà với thời gian, khi đã trưởng thành, con nguời đi tìm con đường sống tự lập, xây dựng mái gia đình mới. Cho dù đường sống này khó khăn, chông gai nặng nhọc, hay bằng phẳng dễ dàng. Cho dù ta tự do chọn hay bị đẩy vào đó. Cuộc sống cứ tuần tự xảy ra, tiến về ngày mai.
Cuộc sống dù là trong đời hôn nhân với người bạn đường chung thủy, hay chỉ là trong tình nghĩa bạn bè cùng lý tưởng, cùng niềm Tin đạo giáo. Tất cả đều nói lên: họ có chung con đường đời sống, và cùng nhau đi trên con đường đó tiến về một đích điểm.
Nhưng phải chăng họ đã, hay có thể cùng nhau qua đó đạt tới đích điểm chung là quê hương chưa?
Quê hương mà mọi người chúng ta chờ mong đạt tới là đời sống bình an hạnh phúc. Về ước vọng này, thiết tưởng ai trong chúng ta cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm, cảm nghiệm chưa được thỏa lòng. Vì niềm mong chờ, sao mãi chưa thấy, mà hầu như thấy thất vọng, bất an, thiên tai nhiều hơn những điều tích cực cho cuộc sống. Cho dù cuộc sống có đầy đủ sung túc, dư ăn, dư mặc, thành công, được kính trọng, và không phải sống trong hoàn cảnh tai ương chiến tranh.
Còn đối những người kém may mắn, phải sống trong những hoàn cảnh thiếu thốn nghèo túng, bệnh tật, thất bại, bị khinh miệt bỏ rơi, thiên tai, chiến tranh. Niềm mong ước đó còn cay đắng, phũ phàng gấp bội lần. Niềm vui, niềm an ủi đâu chẳng thấy, chỉ toàn đau khổ. Thật là một thua lỗ, mất mát thấy trước mắt!
Và đến khi xuôi hai tay nằm xuống, mọi người không trừ một ai, được bọc liệm trong cỗ áo quan khiêng rước ra ngoài nghĩa trang, và được chôn vùi dưới lòng đất, hay thiêu đốt ra tro bụi. Lúc đó quê hương ở đâu và là cái gì?
3. Về quê hương.
Trước cảnh tượng đó, tất cả mọi người chúng ta đều cúi đầu yên lặng, vì không ai tìm được câu trả lời cho vấn nạn. Trước linh cữu người qúa cố, tôi sững sờ như người câm điếc, không nói được gì. Tâm hồn thổn thức, nước mắt chảy xuống thành dòng. Trí khôn rơi vào ngõ cụt đường cùng... Nhưng từ trong tâm hồn vang lên tiếng vọng niềm tin vào Thiên Chúa là Cha. Niềm tin này giúp tôi hiểu: chúng ta chỉ là người lữ hành với hai bàn tay trắng trên đường về quê hương. Quê hương đó là Thiên Chúa, Cha của mọi người.
Trong dân gian người ta thường an ủi nhau: Sinh ký, tử quy; Thiên cung thánh triệu; hay An hòa chi hậu!( Kinh cầu chữ).
Phải chăng tâm tình này nói lên niềm tin của con người: quê hương bình an của chúng ta ở nơi Đấng sinh thành, nuôi dưỡng con người, và qua sự chết Ngài gọi chúng ta về với Ngài? Phải, tôi tin như vậy. Và cầu mong ngưỡng vọng cho mình, cho người thân ruột thịt của tôi và cho mọi người.
Và như thế Thiên Chúa qua sự chết, khi chặng đường sống trên trần gian chấm dứt, mở lối dẫn con người tiến vào đường về quê hương bình an. Quê hương đó là chính Ngài. Chúa Giêsu nói với chúng ta: Trong nhà Cha thầy có nhiều chỗ ở. Thầy về cùng Cha trước, để dọn chỗ ở cho các con. Thầy trở lại đón các con vào ở trong đó với Thầy. (Gioan 14, 2-3).
Niềm Tin cũng dạy tôi, Thiên Chúa, Đấng là Cha tạo thành con người trên đường đời. Ngài đưa họ vào đường đời sống, nhưng không để họ đi trong hoang mang lo âu, không biết đích điểm, phương hướng đi về đâu. Cho dù điều này chưa được mạc khải cho biết.
Ngài hướng dẫn, đồng hành với họ trên đường sống, không bỏ rơi, mặc kệ họ chìm sâu trong cõi chết u minh sầu thảm. Không, Ngài không làm như vậy. Ngài đã hứa: Con đừng sợ, Cha sẽ cứu độ con; trong ngày u sầu buồn thảm Cha sẽ gọi tên con, vì con là con Cha. ( Is. 43,1)
4. Niềm tin: ngày sau sống lại.
Thiên Chúa qua sự chết gọi chúng ta về với Ngài. Đó là quê hương, Ngài hứa ban cho, là đích điểm đường sống.
Nhưng bằng cách nào Thiên Chúa cứu con người qua sự chết vào sống trong quê hương đó? Điều này cho tới bây giờ không ai biết được. Và cũng như chưa ai được Ngài mạc khải cho biết. Vì thế khi nói đến: Xác người ngày sau sống lại, là muốn nói đến lòng trung thành, tình yêu thương của Thiên Chúa đối với con người đã qúa vãng, đối với lịch sử đời sống, ngày hôm nay và mai sau. Thiên Chúa cứu họ, dẫn họ vào quê hương bình an, nơi có cuộc sống đầy đủ, viên mãn.
Vậy làm thế nào để chứng minh được niềm tin đó? Hiểu biết của trí khôn là điều tốt và cần thiết cho cuộc sống, cho cả điều tin. Vì có như thế, niềm tin không trở nên hoang đường. Nhưng lòng yêu mến, nhất là lòng khiêm nhượng bổ túc, củng cố cho lý trí, khi không thể hiểu được, chứng minh được điều tin. Và có như thế cuộc sống mới không trở nên bất nhân tàn nhẫn, và rơi vào đường cùng.
Tin không có nghĩa là chỉ chấp nhận những gì lý trí hiểu được. Nhưng tin còn là yêu mến, là gắn bó, là hy vọng và cùng lên đường đồng hành với.
Nếu lòng khiêm nhượng là nhân đức căn bản, cần thiết cho cuộc sống, để không bị rơi vào hoang mang, bất an. Và có như thế mới nhận ra giới hạn, sự bất toàn của mình.
Nếu lòng khiêm nhượng không làm giảm giá trị con người, trái lại bổ túc, làm giầu thêm cho nhau, và là tình yêu giữa nhau.
Thì trong lãnh vực niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng là Cha, là quê hương, điều này lại còn cần thiết hơn nữa. Vì trí khôn con người làm sao tưỡng tượng, cắt nghĩa được Thiên Chúa, Đấng vô hình, là quê hương bình an của chúng ta. Khi giới hạn hiểu biết, suy luận của con người chỉ bay lượn trong vòng thế giới hữu hình này thôi. Nào ai là con người như tôi, như bạn có thể hiểu, cắt nghĩa được, thế nào là quê hương bình an nơi Thiên Chúa? Tại sao Thiên Chúa cứu độ con người, cho họ vào hưởng sự sống đầy đủ viên mãn, mà lại bắt họ phải chết, phải chia lià với người thân yêu..?
Niềm tin: Chết không phải là tận cùng, là hết, nhưng là bắt đầu một đời sống mới, chính là lòng khiêm nhượng xác tín: Vâng, đời sống con người có giới hạn. Và qua sự chết, Thiên Chúa, Đấng tạo hóa luôn trung thành với mọi người tin yêu Ngài (xx 1 Corinthô 2,9). Ngài dẫn đưa chúng ta vào sống trong quê hương với Ngài, nơi là nguồn bình an, nguồn hạnh phúc bất tận.
Khi tuyên xưng: Tôi tin sự sống vĩnh cửu., là muốn nói: Tôi tin vào sự sống nơi Thiên Chúa. Sự sống này khác với sự sống hiện tại trên mặt đất. Khác thế nào, chưa có ai tưởng tưỡng, hoặc hiểu được.
Sự sống này là đích điểm, là quê hương của đời sống. Trên đường về quê hương đó, chúng ta rất có thể lạc lối, vì đường dài, nhiều khó khăn, hay cũng có khi nhiều vui thú, quên mất đích điểm.
Phải chăng sự sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa chỉ bắt đầu sau khi thân xác chết? Vấn nạn này không có câu trả lời rõ ràng. Nhưng tôi tin là không. Tôi tin sự sống đó khởi đầu từ ngày mở mắt chào đời, và cùng với mọi người suốt dọc cuộc đời trên đường về quê hương bình an vĩnh cửu rồi.
Đời sống một người đâu phải chỉ thu tóm trong vòng sinh ra, phát triển lớn lên ăn, mặc, ở, học hành, làm việc và sau cùng chết. Nhưng còn hơn thế nữa. Đó là nhân vị đời sống con người. Đời sống là thắc mắc và trả lời, là suy nghĩ và nói, là ca hát và giữ thinh lặng, là khám phá và ngạc nhiên bỡ ngõ, là cười và khóc, là làm việc và nghỉ ngơi, là hy vọng và lo âu chờ đợi, là có niềm vui và mang niềm vui cho người khác, là đau khổ và được an ủi, là được kính trọng và bị coi thường, là nhận lãnh và cho đi, là đến và đi, là sáng tạo và thưởng thức, là tĩnh và động, là lỗi lầm và ăn năn hối lỗi, nhất là yêu thương và được yêu thương.
Như thế con người không sống đơn lẻ một mình như một hòn đảo ngoài biển khơi, nhưng trong tương quan liên đới với người khác và với thiên nhiên. Vì có như thế họ mới sống được. Và đó mới là đường đời sống.
Sự sống vĩnh cửu ngày sau hệ tại vào sự sống ngày hôm nay. Đời sống vĩnh cửu khởi đầu và phát triển, khi con người yêu thương, trung thành với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa; khi con người thực thi tình yêu thương giữa, với và cho nhau trong khung cảnh môi trường họ sinh sống.( xx Mattheo 25, 31-46; Lk 16,19-26).
Phép lạ cho Lazaro từ cõi chết sống lại nói lên khía cạnh khát vọng sự sống của con người. Đồng thời cũng diễn tả lòng thương cảm của Chúa Giêsu với số phận con người phải chết, và là lời tiên báo về sự sống lại của chính Chúa Giêsu
Thần học gia Ratzinger - Cựu Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã có suy tư về khát vọng tình yêu tro;ng tương quan với sự chết để cắt nghĩa hiểu về sự sống lại:
„ Đối với người Kitô hữu, tuyên xưng sự sống lại của Đức Giêsu Kitô là nói lên niềm xác tín rằng, Lời tưởng chỉ trong mơ nhưng đã thành hiện thực: „ Tình yêu mãnh liệt như tử thần.“ ( Diễm tình ca 8,6) Trong cựu ước, câu này xuất hiện trong khuôn khổ lời ca ngợi sức mạnh của tình ái ( Eros).
Dù vậy, ta đừng vội xem thường nó, coi đó như một lời tán dương thái qúa. Bởi lẽ, nơi khát vọng của tình ái, một khát vọng vô tận, đến mức như không còn biết đến biên cương, ta có thể nhận ra vấn nạn nền tảng của kiếp người, và chính nơi vấn nạn căn bản này mà tình yêu bộc lộ bản chất cũng như nghịch lý nội tại của nó: Tình yêu là mãi mãi bất diệt, vâng có thể nói tình yêu là tiếng kêu gào, muốn được sống mãi nhưng nó lại không thể ban cho mình điều đó, kỳ vọng của nó là vĩnh cửu nhưng thực tế nó bị cuốn hút vào cõi chết, vào nỗi cô đơn và sức mạnh tàn phá của sự chết.
Chỉ có như thế ta mới hiểu được „ phục sinh“ nghĩa là gì. Phục sinh là sự chiến thắng của tình yêu trên sự chết.“ ( Joseph Ratzinger Biển Đức XVI. Đức tin Kitô Giáo hôm qua và hôm nay - Einfuehrung ins Christentum, Phong trào Giáo dân Việt Nam hải ngoại, Tháng 10.1990, tr. 387-388)
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Xưa nay người đã chết được sống lại là điều rất lạ lùng vượt ra khỏi tự nhiên, ra khỏi trí khôn suy hiểu của con người, điều không thể có, hay nếu đó không phải là một phép lạ!
Phải đó là một phép lạ. Mà là phép lạ ai có thể làm được ngoài Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống, Đấng có quyền năng biến đổi mọi sự „Với Thiên Chúa mọi sự đều có thể.“ (Lc 1, 37 ).
Thánh sử Gioan, viết thuật lại Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, cho anh Lazaro đã chết chôn trong mồ mồ bốn ngày được sống lại. ( Gioan 11,1-45).
Chúng ta đọc Kinh Thánh với lòng tin, với lòng ngưỡng mộ, nhưng cũng với trí khôn suy nghĩ: Làm sao có thể như thế được? Có thể tìm ra cách cắt nghĩa nào đó về sự liên quan giữa sự chết và sự sống? Sống lại nghĩa là gì?
1. Tôi tin xác người ngày sau sống lại, và sự sống đời sau
Vào các ngày Chúa Nhật và ngày lễ Trọng, trong thánh lễ cử hành mừng mầu nhiệm tình yêu, sự chết và sống lại của Chúa Giesu, chúng ta không chỉ tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa Cha, Đấng tạo dựng trời đất, vạn vật, con người. Tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giesu, ngôi hai Thiên Chúa, Đấng đã xuống trần gian làm người, mang tin lành bình an và hy sinh mạng sống cứu độ con người. Và niềm tin vào Chúa Thánh Thần, ngôi Ba Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, là sự sống cho con người. Nhưng chúng ta còn tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại và đời sống sau khi chết của chúng ta, những tạo vật, con cái được Thiên Chúa tạo dựng và cứu độ cho sống lại.
Đó là niềm Tin, là niềm Hy vọng cho con người. Vì nếu không có niềm hy vọng này, thiết nghĩ, thắc mắc căn bản: cuộc sống do đâu phát sinh ra, cuộc sống trên trần gian có ý nghĩa gì, và sẽ đi về đâu... sẽ không tìm được câu trả lời. Và như thế con người chúng ta hoặc có thể sẽ lúng túng trong vòng hoài nghi bất an, hoặc sẽ để mặc buông xuôi... Một cuộc sống như thế, thiếu bình an, hạnh phúc trong tâm hồn.
Niềm tin giúp cuộc sống có ý nghĩa, có niềm hy vọng vào ngày mai.
2. Đường đời sống.
Ai trong chúng ta cũng có đời sống. Và đời sống trải dài như một con đường với nhiều chặng. Khi mở mắt chào đời, đời sống lệ thuộc vào tình yêu thương, ấp ủ, nuôi dưỡng của cha mẹ, của người thân. Dần dà với thời gian, khi đã trưởng thành, con nguời đi tìm con đường sống tự lập, xây dựng mái gia đình mới. Cho dù đường sống này khó khăn, chông gai nặng nhọc, hay bằng phẳng dễ dàng. Cho dù ta tự do chọn hay bị đẩy vào đó. Cuộc sống cứ tuần tự xảy ra, tiến về ngày mai.
Cuộc sống dù là trong đời hôn nhân với người bạn đường chung thủy, hay chỉ là trong tình nghĩa bạn bè cùng lý tưởng, cùng niềm Tin đạo giáo. Tất cả đều nói lên: họ có chung con đường đời sống, và cùng nhau đi trên con đường đó tiến về một đích điểm.
Nhưng phải chăng họ đã, hay có thể cùng nhau qua đó đạt tới đích điểm chung là quê hương chưa?
Quê hương mà mọi người chúng ta chờ mong đạt tới là đời sống bình an hạnh phúc. Về ước vọng này, thiết tưởng ai trong chúng ta cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm, cảm nghiệm chưa được thỏa lòng. Vì niềm mong chờ, sao mãi chưa thấy, mà hầu như thấy thất vọng, bất an, thiên tai nhiều hơn những điều tích cực cho cuộc sống. Cho dù cuộc sống có đầy đủ sung túc, dư ăn, dư mặc, thành công, được kính trọng, và không phải sống trong hoàn cảnh tai ương chiến tranh.
Còn đối những người kém may mắn, phải sống trong những hoàn cảnh thiếu thốn nghèo túng, bệnh tật, thất bại, bị khinh miệt bỏ rơi, thiên tai, chiến tranh. Niềm mong ước đó còn cay đắng, phũ phàng gấp bội lần. Niềm vui, niềm an ủi đâu chẳng thấy, chỉ toàn đau khổ. Thật là một thua lỗ, mất mát thấy trước mắt!
Và đến khi xuôi hai tay nằm xuống, mọi người không trừ một ai, được bọc liệm trong cỗ áo quan khiêng rước ra ngoài nghĩa trang, và được chôn vùi dưới lòng đất, hay thiêu đốt ra tro bụi. Lúc đó quê hương ở đâu và là cái gì?
3. Về quê hương.
Trước cảnh tượng đó, tất cả mọi người chúng ta đều cúi đầu yên lặng, vì không ai tìm được câu trả lời cho vấn nạn. Trước linh cữu người qúa cố, tôi sững sờ như người câm điếc, không nói được gì. Tâm hồn thổn thức, nước mắt chảy xuống thành dòng. Trí khôn rơi vào ngõ cụt đường cùng... Nhưng từ trong tâm hồn vang lên tiếng vọng niềm tin vào Thiên Chúa là Cha. Niềm tin này giúp tôi hiểu: chúng ta chỉ là người lữ hành với hai bàn tay trắng trên đường về quê hương. Quê hương đó là Thiên Chúa, Cha của mọi người.
Trong dân gian người ta thường an ủi nhau: Sinh ký, tử quy; Thiên cung thánh triệu; hay An hòa chi hậu!( Kinh cầu chữ).
Phải chăng tâm tình này nói lên niềm tin của con người: quê hương bình an của chúng ta ở nơi Đấng sinh thành, nuôi dưỡng con người, và qua sự chết Ngài gọi chúng ta về với Ngài? Phải, tôi tin như vậy. Và cầu mong ngưỡng vọng cho mình, cho người thân ruột thịt của tôi và cho mọi người.
Và như thế Thiên Chúa qua sự chết, khi chặng đường sống trên trần gian chấm dứt, mở lối dẫn con người tiến vào đường về quê hương bình an. Quê hương đó là chính Ngài. Chúa Giêsu nói với chúng ta: Trong nhà Cha thầy có nhiều chỗ ở. Thầy về cùng Cha trước, để dọn chỗ ở cho các con. Thầy trở lại đón các con vào ở trong đó với Thầy. (Gioan 14, 2-3).
Niềm Tin cũng dạy tôi, Thiên Chúa, Đấng là Cha tạo thành con người trên đường đời. Ngài đưa họ vào đường đời sống, nhưng không để họ đi trong hoang mang lo âu, không biết đích điểm, phương hướng đi về đâu. Cho dù điều này chưa được mạc khải cho biết.
Ngài hướng dẫn, đồng hành với họ trên đường sống, không bỏ rơi, mặc kệ họ chìm sâu trong cõi chết u minh sầu thảm. Không, Ngài không làm như vậy. Ngài đã hứa: Con đừng sợ, Cha sẽ cứu độ con; trong ngày u sầu buồn thảm Cha sẽ gọi tên con, vì con là con Cha. ( Is. 43,1)
4. Niềm tin: ngày sau sống lại.
Thiên Chúa qua sự chết gọi chúng ta về với Ngài. Đó là quê hương, Ngài hứa ban cho, là đích điểm đường sống.
Nhưng bằng cách nào Thiên Chúa cứu con người qua sự chết vào sống trong quê hương đó? Điều này cho tới bây giờ không ai biết được. Và cũng như chưa ai được Ngài mạc khải cho biết. Vì thế khi nói đến: Xác người ngày sau sống lại, là muốn nói đến lòng trung thành, tình yêu thương của Thiên Chúa đối với con người đã qúa vãng, đối với lịch sử đời sống, ngày hôm nay và mai sau. Thiên Chúa cứu họ, dẫn họ vào quê hương bình an, nơi có cuộc sống đầy đủ, viên mãn.
Vậy làm thế nào để chứng minh được niềm tin đó? Hiểu biết của trí khôn là điều tốt và cần thiết cho cuộc sống, cho cả điều tin. Vì có như thế, niềm tin không trở nên hoang đường. Nhưng lòng yêu mến, nhất là lòng khiêm nhượng bổ túc, củng cố cho lý trí, khi không thể hiểu được, chứng minh được điều tin. Và có như thế cuộc sống mới không trở nên bất nhân tàn nhẫn, và rơi vào đường cùng.
Tin không có nghĩa là chỉ chấp nhận những gì lý trí hiểu được. Nhưng tin còn là yêu mến, là gắn bó, là hy vọng và cùng lên đường đồng hành với.
Nếu lòng khiêm nhượng là nhân đức căn bản, cần thiết cho cuộc sống, để không bị rơi vào hoang mang, bất an. Và có như thế mới nhận ra giới hạn, sự bất toàn của mình.
Nếu lòng khiêm nhượng không làm giảm giá trị con người, trái lại bổ túc, làm giầu thêm cho nhau, và là tình yêu giữa nhau.
Thì trong lãnh vực niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng là Cha, là quê hương, điều này lại còn cần thiết hơn nữa. Vì trí khôn con người làm sao tưỡng tượng, cắt nghĩa được Thiên Chúa, Đấng vô hình, là quê hương bình an của chúng ta. Khi giới hạn hiểu biết, suy luận của con người chỉ bay lượn trong vòng thế giới hữu hình này thôi. Nào ai là con người như tôi, như bạn có thể hiểu, cắt nghĩa được, thế nào là quê hương bình an nơi Thiên Chúa? Tại sao Thiên Chúa cứu độ con người, cho họ vào hưởng sự sống đầy đủ viên mãn, mà lại bắt họ phải chết, phải chia lià với người thân yêu..?
Niềm tin: Chết không phải là tận cùng, là hết, nhưng là bắt đầu một đời sống mới, chính là lòng khiêm nhượng xác tín: Vâng, đời sống con người có giới hạn. Và qua sự chết, Thiên Chúa, Đấng tạo hóa luôn trung thành với mọi người tin yêu Ngài (xx 1 Corinthô 2,9). Ngài dẫn đưa chúng ta vào sống trong quê hương với Ngài, nơi là nguồn bình an, nguồn hạnh phúc bất tận.
Khi tuyên xưng: Tôi tin sự sống vĩnh cửu., là muốn nói: Tôi tin vào sự sống nơi Thiên Chúa. Sự sống này khác với sự sống hiện tại trên mặt đất. Khác thế nào, chưa có ai tưởng tưỡng, hoặc hiểu được.
Sự sống này là đích điểm, là quê hương của đời sống. Trên đường về quê hương đó, chúng ta rất có thể lạc lối, vì đường dài, nhiều khó khăn, hay cũng có khi nhiều vui thú, quên mất đích điểm.
Phải chăng sự sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa chỉ bắt đầu sau khi thân xác chết? Vấn nạn này không có câu trả lời rõ ràng. Nhưng tôi tin là không. Tôi tin sự sống đó khởi đầu từ ngày mở mắt chào đời, và cùng với mọi người suốt dọc cuộc đời trên đường về quê hương bình an vĩnh cửu rồi.
Đời sống một người đâu phải chỉ thu tóm trong vòng sinh ra, phát triển lớn lên ăn, mặc, ở, học hành, làm việc và sau cùng chết. Nhưng còn hơn thế nữa. Đó là nhân vị đời sống con người. Đời sống là thắc mắc và trả lời, là suy nghĩ và nói, là ca hát và giữ thinh lặng, là khám phá và ngạc nhiên bỡ ngõ, là cười và khóc, là làm việc và nghỉ ngơi, là hy vọng và lo âu chờ đợi, là có niềm vui và mang niềm vui cho người khác, là đau khổ và được an ủi, là được kính trọng và bị coi thường, là nhận lãnh và cho đi, là đến và đi, là sáng tạo và thưởng thức, là tĩnh và động, là lỗi lầm và ăn năn hối lỗi, nhất là yêu thương và được yêu thương.
Như thế con người không sống đơn lẻ một mình như một hòn đảo ngoài biển khơi, nhưng trong tương quan liên đới với người khác và với thiên nhiên. Vì có như thế họ mới sống được. Và đó mới là đường đời sống.
Sự sống vĩnh cửu ngày sau hệ tại vào sự sống ngày hôm nay. Đời sống vĩnh cửu khởi đầu và phát triển, khi con người yêu thương, trung thành với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa; khi con người thực thi tình yêu thương giữa, với và cho nhau trong khung cảnh môi trường họ sinh sống.( xx Mattheo 25, 31-46; Lk 16,19-26).
Phép lạ cho Lazaro từ cõi chết sống lại nói lên khía cạnh khát vọng sự sống của con người. Đồng thời cũng diễn tả lòng thương cảm của Chúa Giêsu với số phận con người phải chết, và là lời tiên báo về sự sống lại của chính Chúa Giêsu
Thần học gia Ratzinger - Cựu Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã có suy tư về khát vọng tình yêu tro;ng tương quan với sự chết để cắt nghĩa hiểu về sự sống lại:
„ Đối với người Kitô hữu, tuyên xưng sự sống lại của Đức Giêsu Kitô là nói lên niềm xác tín rằng, Lời tưởng chỉ trong mơ nhưng đã thành hiện thực: „ Tình yêu mãnh liệt như tử thần.“ ( Diễm tình ca 8,6) Trong cựu ước, câu này xuất hiện trong khuôn khổ lời ca ngợi sức mạnh của tình ái ( Eros).
Dù vậy, ta đừng vội xem thường nó, coi đó như một lời tán dương thái qúa. Bởi lẽ, nơi khát vọng của tình ái, một khát vọng vô tận, đến mức như không còn biết đến biên cương, ta có thể nhận ra vấn nạn nền tảng của kiếp người, và chính nơi vấn nạn căn bản này mà tình yêu bộc lộ bản chất cũng như nghịch lý nội tại của nó: Tình yêu là mãi mãi bất diệt, vâng có thể nói tình yêu là tiếng kêu gào, muốn được sống mãi nhưng nó lại không thể ban cho mình điều đó, kỳ vọng của nó là vĩnh cửu nhưng thực tế nó bị cuốn hút vào cõi chết, vào nỗi cô đơn và sức mạnh tàn phá của sự chết.
Chỉ có như thế ta mới hiểu được „ phục sinh“ nghĩa là gì. Phục sinh là sự chiến thắng của tình yêu trên sự chết.“ ( Joseph Ratzinger Biển Đức XVI. Đức tin Kitô Giáo hôm qua và hôm nay - Einfuehrung ins Christentum, Phong trào Giáo dân Việt Nam hải ngoại, Tháng 10.1990, tr. 387-388)
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
VietCatholic TV
Chặng Thứ Hai - Đàng Thánh Giá Thiên Chúa là Lòng Thương Xót
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:29 01/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Bài Suy Niệm của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Chặng Thứ Hai
Chúa Giêsu vác Thánh Giá
X. Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu
Đ. Vì Chúa đã dùng rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ
Phúc Âm theo Thánh Máccô (15:20)
Chế giễu chán, chúng lột áo điều ra, và cho Người mặc áo lại như trước. Sau đó, chúng dẫn Người đi để đóng đinh vào thập giá.
Nỗi sợ dẫn đến bản án dành cho Chúa, nhưng nó không thể bộc lộ bản thân và do đó nó núp đằng sau những cách hành xử trần thế: chế nhạo, sỉ nhục, bạo lực và vu cáo. Chúa Giêsu giờ đây được mặc lại áo của Người, mặc lại sự cô đơn nhân loại của Người, buồn bã và đẫm máu, không có chút sắc màu vương giả hoặc bất cứ dấu chỉ nào khác nói lên thiên tính của Người. Và đây là cách Philatô giới thiệu Người với đám đông: “Này là người” (Ga 19: 5).
Đây là tình trạng của tất cả những ai theo Chúa Kitô. Kitô hữu không tìm kiếm sự ưng thuận của thế gian hay sự đồng thuận của dư luận. Kitô hữu không tâng bốc hay nói dối để đạt được quyền lực. Kitô hữu chấp nhận sự nhạo báng và chế nhạo vì tình yêu dành cho chân lý.
“Sự thật là gì?” (Ga 18:38), Philatô hỏi Chúa Giêsu. Đây là một câu hỏi cho mọi thời đại, kể cả thời đại của chính chúng ta. Thưa: đó là sự thật về Con Người đã tiên báo bởi các tiên tri (x. Is 52: 13-53: 12), một khuôn mặt nhân loại bị biến dạng ngõ hầu cho thấy sự trung tín của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, quá thường khi chúng ta đi tìm một sự thật rẻ tiền, có thể cung cấp sự thoải mái cho cuộc sống của chúng ta, và có thể đáp ứng nỗi bất an của chúng ta và thậm chí đáp ứng sự tò mò cơ bản nhất của chúng ta. Và như vậy, chúng ta hài lòng với những thứ chân lý phiến diện và hấp dẫn, bị lừa lọc bởi “các tiên tri thời thế mạt là những kẻ luôn rao giảng những điều tồi tệ nhất” (Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII) hoặc những kẻ thổi sáo lành nghề ru lòng chúng ta với thứ âm nhạc lôi cuốn để lôi kéo chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô.
Lạy Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người,
Đã đến để chia sẻ với chúng con sự thật toàn bộ về Thiên Chúa và về loài người.
Chính Thiên Chúa đã vác thánh giá (x Ga 19:17)
và cất bước trên con đường của lòng thương xót tự hiến.
Và người được viên mãn trong chân lý là người dõi theo cùng một con đường này.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con có thể chiêm ngưỡng Chúa trong sự mạc khải thần thiêng của thánh giá, là đỉnh cao sự mặc khải của Chúa, và xin cho chúng con có thể nhận ra chính mình trong ánh quang huy hoàng mầu nhiệm của thiên nhan Chúa.
Chặng Thứ Năm - Đàng Thánh Giá Thiên Chúa là Lòng Thương Xót
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:29 01/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Bài Suy Niệm của Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Chặng Thứ Năm
Ông Simôn vác đỡ thánh giá Chúa Giêsu
X. Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu
Đ. Vì Chúa đã dùng rất Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ
Phúc Âm theo Thánh Máccô (15:21-22)
Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simôn, gốc Kyrênê. Ông là thân phụ hai ông Alêxanđê và Ruphô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giêsu. Chúng đưa Người lên một nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Núi Sọ.
Trong lịch sử cứu độ một người đàn ông lạ xuất hiện. Ông Simôn người xứ Kyrênê, một nông dân từ ngoài đồng về, đã bị buộc phải vác thập giá. Chính là trong người ấy, ân sủng của tình yêu Chúa Kitô, do Thánh Giá mang lại, bắt đầu hành động lần đầu tiên. Và Simôn, buộc phải mang theo gánh nặng này trái với ý muốn của mình, đã trở thành một môn đệ của Chúa.
Đau khổ, khi nó gõ cửa cuộc đời chúng ta, nó đến thật bất ngờ. Nó luôn luôn xuất hiện như là một giới hạn, đôi khi thậm chí là một sự bất công. Và nó có thể thấy chúng ta đột ngột không chuẩn bị trước. Bệnh tật có thể phá hỏng kế hoạch cuộc sống của chúng ta. Một đứa trẻ khuyết tật có thể làm xáo trộn giấc mơ của một tình mẫu từ nung nấu từ lâu. Đó là một thử thách không mong muốn, nhưng lại đánh rất mạnh vào con tim những người nam nữ. Chúng ta phải ứng xử thế nào khi phải đối mặt với những đau khổ của một người nào đó mà chúng ta yêu thương? Chúng ta chú ý chu đáo đến mức nào trước tiếng khóc của một người nào đó đang đau khổ và đang sống xa chúng ta?
Con người xứ Kyrênê này giúp chúng ta tiến vào sự mong manh của tâm hồn con người và cho thấy một khía cạnh khác trong nhân tính của Chúa Giêsu. Ngay cả Con Thiên Chúa cũng cần một ai đó giúp Ngài vác thập giá. Vậy thì ai là người xứ Kyrênê đây? Người ấy chính là lòng thương xót của Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử nhân loại. Thiên Chúa làm bẩn tay mình vì chúng ta, với những tội lỗi và sự yếu đuối của chúng ta. Ngài không xấu hổ về điều này. Và Ngài không bỏ rơi chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu,
chúng con cảm ơn Chúa vì hồng ân này là điều vượt quá niềm hy vọng của mỗi người chúng con
là điều mạc khải cho chúng con lòng thương xót của Chúa dành cho chúng con.
Chúa không chỉ yêu thương chúng con bằng ơn cứu rỗi của Người dành cho chúng con
nhưng còn bằng cách làm cho chúng con trở nên công cụ của ơn cứu rỗi.
Thánh giá Chúa mang lại ý nghĩa cho mọi thập giá,
và mang lại cho chúng con ân sủng cao cả nhất trong cuộc sống: đó là
được dự phần tích cực vào các mầu nhiệm cứu chuộc,
và trở nên công cụ của ơn cứu rỗi cho anh chị em của chúng con.