Ngày 02-04-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 03/04: Tình Yêu đáp trả Tình Yêu – Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
01:50 02/04/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan

Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đến làng Bê-ta-ni-a, nơi anh La-da-rô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết. Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giê-su; cô Mác-ta lo hầu bàn, còn anh La-da-rô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người. Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm. Một trong các môn đệ của Đức Giê-su là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói: “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo?” Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung. Đức Giê-su nói: “Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy. Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có; còn Thầy, anh em không có mãi đâu.” Một đám đông người Do-thái biết Đức Giê-su đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải chỉ vì Đức Giê-su, nhưng còn để nhìn thấy anh La-da-rô, kẻ đã được Người cho sống lại từ cõi chết. Các thượng tế mới quyết định giết cả anh La-da-rô nữa, vì tại anh mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giê-su.

Đó là lời Chúa
 
Máu Hồng Thập Giá Và Cành Thiên Tuế Phục Sinh
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:18 02/04/2023
Máu Hồng Thập Giá Và Cành Thiên Tuế Phục Sinh

(Chúa Nhật Lễ Lá 2023)

Trong ngôn ngữ Tây phương, cây “vạn tuế hay thiên tuế” (tiếng la Tinh là Palma, Pháp: Palmier, Anh: Palm) thuộc họ “cây cọ dừa”, là biểu tượng của “chiến thắng, đoạt giải”. Người chiến thắng hay đoạt giải thì cầm cành cọ dừa (hay vạn tuế,thiên tuế); nên cụm từ “mang cọ dừa” (To carry the palm) đồng nghĩa với chiến thắng, đoạt giải hay vinh quang.

Trong Phụng Vụ Kitô giáo có một ngày Chúa Nhật mà các hệ phái Kitô (Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành và Anh giáo) đều cử hành cách long trọng đó là Chúa Nhật mang tên “Chúa Nhật Lễ Lá”, “Chúa Nhật Thiên Tuế”, hay đầy đủ theo Phụng Vụ Công Giáo là Dominica in palmis de Passione Domini: Chúa Nhật Lễ Lá tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa.

Tại sao lại có yếu tố “Lá thiên tuế hay vạn tuế” ở đây? Chúng ta biết rằng cả 3 Tin Mừng Nhất Lãm khi tường thuật biến cố Chúa vào thành Giêrusalem có nhắc đến việc dân chúng “chặt cành cây” nhưng không nói loại cây gì (Mt 21,8; Mc 11,8); trong khi Luca không nhắc đến cành lá gì hết: “Người đi tới đâu, dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường” (Lc 19,36). Chỉ riêng Tin Mừng Gioan thì nói cách cụ thể tên của loại cành cây dân Israel đón rước Chúa: “Họ cầm nhành lá thiên tuế ra đón Người và reo hò…” (Ga 12,13).

Dùng biểu tượng “Cành lá Thiên Tuế” để dẫn vào con đường “Tử nạn-Phục Sinh” của Đức Kitô mà Phụng Vụ Tuần Thánh đang “tưởng-niệm-tái-diễn” (Anamnèse), ngôn ngữ Tin Mừng của Thánh Gioan đã cho thấy mối liên hệ giữa “Khổ Nạn” và “Vinh Quang”, giữa “đau thương của thập giá” với “chiến thắng Phục Sinh”.

Như vậy, cách đây 2000 năm, ở giữa rừng cành cành thiên tuế vươn lên cùng với những lời tung hô chiến thắng “vạn tuế, vạn tuế…”, Đức Kitô tiến vào thành Giêrusalem để hoàn tất hành trình Vượt Qua mà đích điểm chính là cuộc tử nạn thảm khốc và phục sinh vinh quang. Chúng ta dễ dàng nhận ra dụng ý của Phụng vụ khi cô đọng “ý nghĩa kép” nầy qua lời kinh Tổng nguyện lúc đầu lễ: “…Xin cho chúng con biết đón nhận bài học Người để lại trong cuộc Thương Khó, và được thông phần vinh quang phục sinh với Người.” (Lời nguyện nhập lễ).

Như vậy, quá rõ để nhận ra rằng: THƯƠNG KHÓ và PHỤC SINH chính là hai nội dung chủ yếu mà cử hành phụng vụ hôm nay nêu bật:

Phần đầu, với “nghi thức Rước Lá hay Kiệu lá”, phụng vụ chuyển tải ý nghĩa chiến thắng và vinh quang phục sinh. Thật vậy, chúng ta được chính Đức Kitô dẫn đầu để tiến vào vương quốc Nước Trời, tiến vào cuộc chiến thắng vinh quang của ơn cứu độ, của tình yêu muôn đời bền vững của Thiên Chúa. Theo Đức Kitô mà dẫn tới thất bại, tới đường cùng, tới thất vọng… thì theo làm quái gì ! Một lần nữa, mầu nhiệm Phụng vụ Tuần Thánh, khi tái diễn các biến cố sau cùng của Đức Kitô, tức mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài, Hội Thánh muốn tái tuyên xưng về sự chiến thắng của Đức Kitô trước thần lực của ma quỉ và sự dữ, trước khổ đau và tội lỗi, trước thập giá và quyền lực của thế gian. Đồng thời, Phụng vụ một lần nữa đưa chúng ta tham dự vào “Giờ” chiến thắng Vượt Qua của Chúa Kitô mà Thánh Gioan đã tiên báo từ 2000 năm trước: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh… Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài ! Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Đức Giêsu nói thế để ám chỉ Ngài phải chết cách nào. (Ga 12, 23.31-33).

Đây không là một “chiến thắng mang tính cá nhân” nhưng là sự chiến thắng của một đoàn dân đông đảo trong vinh quang Nước Trời mà sách Khải Huyền đã mô tả: “Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế” (Kh 7,9). Mọi người Kitô hữu, sau khi nhận lãnh hồng ân Thánh tẩy, đều được gọi mời vào cuộc chiến thắng và vinh quang đó theo cách của riêng mình, của đời mình, của bậc sống và ơn gọi mình…

Phần thứ hai Phụng vụ Lời Chúa với các trích đoạn Thánh Kinh nhuốm màu Thương Khó đã nêu bật ý nghĩa này: con đường chiến thắng vinh quang và phục sinh lẫy lừng đó không phải là chuyện “dễ ợt” theo cái kiểu “bất chiến tự nhiên thành”, mà phải là một cuộc dấn thân “trầy vi tróc vảy”; một cuộc chiến đấu một mất một còn, một chọn lựa đầy nhục nhã, đắng cay”, như cách khắc hoạ của ngôn sứ Isaia qua chân dung “người Tôi Tớ đau khổ của Gia-vê” (BĐ 1): “Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi”; hay phải đi qua con đường khổ nạn và cái chết đau thương như trình thuật Thương Khó của Thánh Matthêô. Chân lý này lại được cô đọng nơi những lời của Thánh Vịnh 21 được chính Đức Kitô lựa chọn để cầu nguyện thống thiết với Chúa Cha trong giờ hấp hối trên thập giá: “Ôi Thiên Chúa! Ôi Thiên Chúa! sao Chúa đã bỏ con?” (Đáp vịnh ca).

Và như vậy, Tuần Thánh được mở ra hôm nay với cuộc “vào thành” của Đức Kitô, sẽ tuần tự diễn ra cả một tiến trình Vượt Qua của Đức Kitô mà Thánh Phaolô đã tóm tắt trong một đoạn Thánh thi gởi giáo đoàn Philipphê (BĐ 2) được nối lại bởi hai đầu của bốn từ: TỰ HẠ: “Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá” và TÔN VINH: Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu”.

Nói đến “tự hạ” là nói đến hy sinh và nói đến “tôn vinh” là nói đến chiến thắng. Cuộc tự hạ thẳm sâu của Chúa Kitô đã diễn ra trên Đồi Sọ vào chiều Thứ Sáu; và cũng từ đỉnh đồi loang máu hy sinh đó đã vươn lên “Thập Giá chiến thắng vinh quang”. Nếu tại Nhật Bản, mùa hoa anh đào đang nở rộ nầy đã nhắc nhở cho dân Nhật truyền thuyết: Những bông hoa anh đào tráng lệ hôm nay là kết quả của chọn lựa hy sinh và tình yêu chung thủy hay cũng là kết tinh của thanh kiếm báu Samurai và máu hồng hy sinh của ý trung nhân samurai dung sĩ !

Với người Kitô hữu chúng ta, Tuần Thánh trở về đang gọi mời chúng ta, không chỉ nhớ lại câu chuyện “máu hồng thập giá và cành thiên tuế phục sinh”, mà còn phải dấn thân chọn lựa và hành động. Những hy sinh thầm lặng vì tình yêu cho tha nhân hay những chiến thắng cái tôi bằng những hành vi nhỏ lẻ đời thường chắc chắn sẽ có ngày đơm hoa kết trái; như chứng từ của Thánh Phaolô, một chứng nhân sống động của một cuộc đời dấn thân theo Chúa Kitô Tử nạn và Phục sinh, như được chính ngài khắc họa qua những lời Thánh thi trong thư gởi giáo đoàn Philipphê:

Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp,

Đã chạy hết chặng đường,

Đã giữ vững niềm tin.

Giờ đây, tôi chỉ đợi vòng hoa dành cho người công chính.” (2 Tm 4,7-8a)

Vâng, mọi người chúng ta, từ Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay, đều được gọi mời cùng lên đường tham gia vào cuộc hành trình chinh phục “cành thiên tuế chiến thắng vinh quang” hay “vòng hoa dành cho người công chính” của chính Đấng đã nêu gương chọn lựa “máu hồng thập giá” để mang về “cành thiên tuế phục sinh” cho tất cả mọi người. Amen.

Trương Đình Hiền
 
Cho phép linh hồn luôn quỳ gối
Lm. Minh Anh
15:43 02/04/2023
CHO PHÉP LINH HỒN LUÔN QUỲ GỐI

“Hãy để cô ấy yên!”.

E. M. Bounds nói, “Với niềm tin, linh hồn đi vào khu vườn, vượt quá những lời hứa yêu thương của Thiên Chúa, Chủ Vườn; với đôi tay và trái tim, linh hồn vói hái những trái chín mọng!”. Anon thì bảo, “Có những thời điểm, bất kể trạng thái tâm thần, hãy cho phép linh hồn luôn quỳ gối! Bởi lẽ, thờ phượng và yêu mến luôn cần cho sự thánh thiện và hạnh phúc của chính linh hồn!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Maria trong Tin Mừng hôm nay là kiểu mẫu của một con người ‘cho phép linh hồn luôn quỳ gối!’. Thật tự nhiên, cô cho thấy Chúa Giêsu đáng giá hơn bình dầu trị giá 300 ngày công. Và còn hơn thế! Ngài đáng để mỗi người đánh đổi cả bản thân, cả linh hồn. Tại sao? Bởi lẽ, Ngài là Thánh, luôn mời gọi chúng ta nên thánh; Ngài cần cho sự thánh thiện và hạnh phúc của bạn!

Vậy mà, con người thánh thiện đó đã để Maria, một phụ nữ, quỳ gối ‘tỏ tình’ trước mặt mọi người! Thậm chí, Ngài còn để cô ấy lấy một cân dầu thơm hảo hạng đổ lên chân mình; và còn hơn thế, lau chân mình bằng tóc. Với những gì kín đáo và quý giá nhất của một phụ nữ, cô bày tỏ tình yêu với Ngài, người cô yêu mến. Điều lý thú là, Giuđa bất bình; nhưng lý thú hơn, Ngài trách Giuđa và nói, “Hãy để cô ấy yên!”.

Với Chúa Giêsu, đây là một hành động yêu thương, cao quý và khiêm nhường! Dầu thơm này rất đắt tiền. Đúng! Nhưng nếu ai khác nói điều này, người ấy có vẻ tự tôn; đàng này, chính Chúa Giêsu, với Ngài, thì hoàn toàn vô vị lợi! Vậy, sự việc này nói lên điều gì? Nó nói lên cái nhu cầu thiết thực nhất mà Maria đang cần! Chúa Giêsu đã tiết lộ điều này, điều mà chúng ta cũng đang rất cần! Như Maria, chúng ta cần tôn thờ Ngài, tôn vinh Ngài, để Ngài trở nên trung tâm đời mình. Không phải vì Ngài cần điều đó, nhưng bởi ‘chính chúng ta’ cần tôn kính Ngài ‘theo cách đó!’. Tôn kính Chúa Giêsu, yêu mến Ngài, là điều bạn và tôi cần cho sự thánh thiện và hạnh phúc của mình! Chúa Giêsu biết điều này; vì vậy, Ngài thầm khen, tán thành, nếu không nói là ‘tôn vinh’ Maria. Và tất nhiên, Ngài không ngần ngại bênh vực, “Hãy để cô ấy yên!”.

Kể lại câu chuyện này, Gioan mời chúng ta hãy làm như Maria, ‘cho phép linh hồn luôn quỳ gối!’; sẵn sàng “đổ” hết cho Chúa Giêsu! Không có gì là quá đắt đối với Ngài. Không có gì đáng giá hơn một hành động thờ phượng! Nó cần cho sự thánh thiện. Thờ phượng và yêu mến là một hành động sẽ biến bạn thành con người mà bạn phải trở thành. Bạn được tạo thành để tôn vinh Chúa và yêu mến Ngài “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực”. Thật ý nghĩa với xác tín của Thánh Vịnh đáp ca, “Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi!”. Ngài là Ánh Sáng, Đấng ban ánh sáng; Ngài Hằng Sống, Đấng ban sự sống, cũng là “Đấng tác tạo và mở rộng các tầng trời, ban hơi thở cho dân” như Isaia nói đến trong bài đọc hôm nay.

Anh Chị em,

Hãy ‘cho phép linh hồn luôn quỳ gối!’. Chúa Giêsu chấp nhận sự “quỳ gối” bên ngoài và cả bên trong trái tim của Maria; vì lẽ, đang khi các môn đệ dường như không mảy may thấu cảm, không một lời ủi an, không một chút băn khoăn với Thầy trong những ngày cuối đời này, thì Maria lại thực hiện một cử chỉ yêu thương sâu sắc nhất. Bằng chứng là Ngài đã đi xa hơn và bóc trần sự thật về mình, “Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta!”. Trong những ngày này, Giáo Hội mời chúng ta học nơi Maria, ‘cho phép linh hồn luôn quỳ gối’, yêu mến Đấng Cứu Độ của mình. Ngài đáng cho chúng ta “đập vỡ” không chỉ bình dầu, hy sinh mái tóc nhưng cả con người hồn xác trí tri, “đập vỡ” cái tôi kiêu hãnh của mình để yêu mến và phụng thờ Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, những ngày Tuần Thánh còn lại, xin dạy con biết quỳ gối nhiều hơn, cho con hiểu được tội con chất ngất nhưng tình Chúa thì muôn trùng!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Thứ Hai Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:06 02/04/2023
THỨ HAI TUẦN THÁNH

Tin mừng: Ga 12, 1-11.

“Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy”.


Bạn thân mến,

Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy có cô Mác-ta đang hầu bàn phục vụ khách ăn, cô Ma-ri-a lấy bình dầu thơm quý giá xức chân cho Đức Chúa Giê-su, và chắc chắn La-da-rô cùng đồng bàn với Ngài vì anh là đàn ông trong gia đình, trong bối cảnh này, chúng ta nghĩ đến gia đình mà chúng ta đang sống, nghĩ đến cộng đoàn giáo xứ mà chúng ta đang phục vụ, và nghĩ đến cộng đoàn tu trì mà chúng ta được mời gọi hiến dâng để phục vụ.

Xin được rửa chân

thì tốt hơn là sửa lưng anh chị em

“Một ngày nọ, chim nhạn rừng mát lòng hả dạ nói với Đấng tạo hóa:

- “Con đến làm môn đồ của Ngài có được không?”.

- “Tốt thôi”- Đấng tạo hóa trả lời và chỉ một con hạc đàng xa nói tiếp: “Con đi rửa chân cho nó vì nó mới đi qua vũng bùn lầy lội”.

- “Cái gì?”- chim nhạn rừng kinh ngạc kêu lên một tiếng, không thèm để ý, nói tiếp: “Con là môn đồ của Chúa, không được phép phục vụ người khác”.

Đấng tạo hóa cười nói:

- “Này con, nếu con không phục vụ người khác, thì người ta làm sao mà nhận ra con là môn đồ của Ta chứ?”.


Sau khi rửa chân cho ông Phê-rô và các môn đệ, Đức Chúa Giê-su đã nói rằng: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm...Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau”.

Rửa chân cho nhau là dấu hiệu để người ta nhận ra người môn đệ của Đức Chúa Giê-su, khi mà thế gian còn quá nhiều người chỉ muốn sửa lưng dạy đời người khác, hơn là tự kiểm điểm bản thân của mình trước, rửa chân là phục vụ vô vị lợi Đức Chúa Giê-su nơi người anh em chị em của mình.

“Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?”, các môn đệ đã hiểu rõ ràng sau khi Đức Chúa Giê-su giải thích, càng có chức quyền thì càng hiểu rõ lời nói của Đức Chúa Giê-su, chúng ta cũng hiểu rõ việc Đức Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ, các linh mục cũng hiểu rất rõ việc của Đức Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ, các tu sĩ nam nữ cũng hiểu rõ việc Đức Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ: rửa chân là phục vụ tha nhân, và là dấu chỉ người môn đệ chân chính của Đức Chúa Giê-su.

Trong cộng đoàn, tôi chỉ muốn ăn trên ngồi trước anh em chị em, tôi chỉ muốn người ta coi mình như một người đáng được phục vụ, cho nên không ai nhận ra tôi là người môn đệ của Đức Chúa Giê-su; trong xứ đạo, vì nghĩ mình là một mục tử nên tôi coi mình có quyền ban phát ân huệ của Thiên Chúa cho giáo dân, thế là tôi ngước mắt lên trời khi ông cụ giáo dân lớn tuổi chào tôi, tôi không gật đầu niềm nở với những người hay góp ý chân tình cho tôi, và thế là dù cho tôi đọc cả hàng ngàn lần câu chuyện rửa chân cho các môn đệ của Đức Chúa Giê-su, thì tôi cũng vẫn cứ cố tình không hiểu ý nghĩa của nó, cho nên ngay cả giáo dân của tôi cũng không nhìn thấy tôi là môn đệ của Ngài, mà chỉ thấy tôi là một chức sắc của Giáo Hội: kiêu căng, ích kỷ và xa cách.

Ai cũng thích đi sửa lưng cho người khác mà không ai biết cúi xuống rửa chân cho mình trước, bởi vì ai cũng muốn được làm môn đệ Đức Chúa Giê-su, nhưng lại không muốn học gương sáng phục vụ tha nhân của Ngài.

Bạn thân mến

Rửa chân mình trước thì tốt hơn là sửa lưng cho tha nhân, đó là tâm tình của người khiêm tốn biết nhìn ra cái yếu hèn và khuyết điểm của mình vậy...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Anh Em hãy yêu thương nhau
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:14 02/04/2023

THỨ NĂM TUẦN THÁNH – Lễ Tiệc Ly
Xh 12,1-8.11-14; 1 Cr 11,23-26; Ga 13,1-15
ANH EM HÃY YÊU THƯƠNG NHAU

Trong thánh lễ Tiệc Ly hôm nay, Lời Chúa giúp chúng ta suy niệm chủ đề quan trọng, đó là: Yêu thương và phục vụ.

Thánh Gioan ở trong bài Tin Mừng nói rằng:
“Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương họ, những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).

1. “Yêu thương họ đến cùng”

Vậy, “Người yêu thương họ đến cùng” có nghĩa là gì? Nicholas Cabasilas, một nhà thần học Đông Phương rất nổi tiếng, cho rằng: có ba cách thể hiện tình yêu đối với người khác. Cách thứ nhất bao gồm làm điều tốt cho người mình yêu. Cách thứ hai đòi hỏi hy sinh hơn nhiều, là dám chịu đau khổ vì người mình yêu. Cách thứ ba là hiện diện mãi mãi với người mình yêu.

Theo đó, Thiên Chúa đã yêu chúng ta bằng cả ba hình thức đó. Cách thứ nhất, Thiên Chúa đã yêu loài người với một tình yêu sáng tạo khi tạo dựng nên con người, ban cho con người biết bao ơn huệ bên trong và bên ngoài, tinh thần cũng như vật chất, để giúp con người sống hạnh phúc. Như thế vẫn chưa đủ, Thiên Chúa đã yêu chúng ta bằng cách thức thứ hai, là hiến mình vì người mình yêu. Chúa Cha ban Con Một mình cho chúng ta:
“Quả thế, Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin vào Con của Người thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,15).

Đức Giêsu đến và trở nên người tôi tớ đau khổ gánh tội trần gian (x. Is 52,14-15), Người chịu khổ nhục và chết trên thập giá cách đau đớn và tức tưởi để cứu độ chúng ta. Cái chết trên thập giá là tột đỉnh của tình yêu Thiên Chúa đối với loài người. Đây là tình yêu ở dạng thức cao nhất, một tình yêu dám hiến mạng vì người mình yêu.

Chúa Giêsu tiếp tục yêu thương chúng ta bằng cách hiện diện mãi với chúng ta. Tình yêu đó được tiếp diễn qua việc Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể và chức linh mục trước khi bước vào cuộc khổ nạn. Thánh Thể và chức linh mục là sự nối dài sự hiện diện của Người ở giữa trần gian. Nhờ hai bí tích này, Chúa Giêsu mãi mãi hiện diện và đồng hành với chúng ta cho đến ngày tận thế.

Đó là ý nghĩa câu nói “Người yêu thương họ đến cùng.” Chúa Giêsu đã làm tất cả để bày tỏ tình yêu của Người cho chúng ta.

2. Sống yêu thương và phục vụ

Sau khi đã làm gương cho các môn đệ, Chúa Giêsu mời gọi:
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).

Yêu thương là giới răn mới. Yêu thương là tóm tắt lề luật Kitô giáo. Sự mới mẻ của giới răn mới này chính là “yêu thương như Thầy đã yêu thương anh em.” Ở đây, Đức Kitô trở thành khuôn mẫu lý tưởng yêu thương cho mỗi người Kitô hữu. Bởi đối với Người, giữa lời nói và hành động là một. Người không yêu ở đầu môi chót lưỡi, nhưng yêu bằng hành động, hiến mình và phục vụ.

Tất cả chúng ta được mời gọi sống yêu thương và phục vụ nhau như Đức Giêsu đã yêu thương, phục vụ chúng ta. Mỗi người chúng ta được mời gọi trở thành dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa cho người xung quanh.

Ước gì trong gia đình, trong cộng đoàn chúng ta, đừng có ai là cớ gây chia rẽ nhau, là “con sâu làm rầu nồi canh.” Nhưng cùng nhau cộng tác theo tinh thần Phúc Âm để phục vụ nhau và phục vụ Giáo Hội. Ước gì mỗi người đừng là khổ giá cho người khác, nhưng hãy nâng đỡ và khích lệ nhau. Ước gì mỗi người biết chia sẻ niềm vui và gánh nặng cuộc đời của nhau. Như Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nhắn nhủ: “Cả cuộc đời hãy học yêu thương.” Khi sống như thế, chúng ta đang đi vào con đường của Chúa, con đường yêu thương và phục vụ, con đường này sẽ mang lại hạnh phúc và niềm vui cho mỗi người chúng ta. Amen!

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Tình yêu Chúa lớn hơn tội lỗi
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:18 02/04/2023

THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Is 52,13-53,12; Hr 4,14-16.5,7-9; Ga 18,1-19,42
TÌNH YÊU CHÚA LỚN HƠN TỘI LỖI

Thánh Gioan Thánh Giá nói rằng: “Nơi thánh giá, Thiên Chúa đã nói hết tất cả những gì cần phải nói với con người.”

Vậy thì, thánh giá Đức Kitô nói với chúng ta điều gì? Thánh giá là chữ T, nói với chúng ta về ba chữ T khác đó là: Tội lỗi, Tình yêu và Tha thứ.

1. Chữ T thứ nhất, Tội lỗi

Khi người Do Thái phạm tội chống lại Thiên Chúa, họ bị rắn cắn. Thiên Chúa truyền cho ông Môsê hãy đúc một con rắn đồng và treo nó lên, hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được lành. Việc treo con rắn là nhắc nhở họ nhớ lại tội lỗi mà họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa, giúp họ hối hận và hoán cải để được chữa lành và tha thứ (bài đọc I).

Cũng thế, khi nhìn lên thánh giá Đức Kitô, mỗi người được nhắc nhở rằng tất cả chúng ta là tội nhân. Tội lỗi của con người thật lớn lao và nặng nề. Bởi thế, thánh Catarina thành Siêna chiêm ngắm thánh giá và thốt lên rằng: “Thánh giá của Chúa không phải là một sự đùa giỡn.” Tuy không mắc tội tình gì, nhưng Người đã phải chết trên thánh giá. Đức Giêsu chấp nhận một cái chết nhục nhã, đau đớn và tức tưởi. Theo lời Kinh Thánh (1 Cr 15,3), Đức Kitô đã chết thay, chết vì tội chúng ta. Mọi tội lỗi Người đã gánh trên vai. Mọi đau khổ Người đã hứng chịu thay cho chúng ta!

2. Chữ T thứ hai, Tình yêu

Thánh giá nói với chúng ta về tình yêu lớn lao của Thiên Chúa dành cho con người. Thánh Gioan nói rằng:
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,15).

Khi yêu ai thì muốn thuộc về và nên một với người đó. Vì chúng ta, nên Đức Kitô bước vào đời, nói như thánh Phaolô:
“Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế (Pl 2,7).

Thiên Chúa đảm nhận, cưu mang và chia sẻ mọi nỗi vui buồn, sướng khổ của kiếp người, từ tiếng khóc oa oa chào đời, từ mồ hôi, nước mắt và nụ cười của con người.

Vì yêu chúng ta, Đức Kitô bước lên thánh giá. Quả thế, cái chết trên thánh giá tột đỉnh của việc Thiên Chúa quay ra đối nghịch với mình, trong đó Người trao ban chính mình để nâng con người dậy và cứu rỗi con người. Đây là tình yêu ở dạng thức cao nhất, một tình yêu dám hiến mạng vì người mình yêu. ( ĐGH. Biển Đức XVI, Thông điệp Deus caritas est, s. 12.)

3. Chữ T thứ ba, Tha thứ

Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ, oán thù, thì thánh giá của Đức Kitô là biểu tượng của lòng tha thứ và ơn cứu độ của Thiên Chúa cho chúng ta.

Thập giá không có Đức Kitô trở thành khổ giá, nhưng thập giá có Đức Kitô trở thành thánh giá, là nguồn ơn cứu độ, là công cụ hòa giải giữa Thiên Chúa với loài người và giữa loài người với nhau. Qua thánh giá, Đức Kitô chứng tỏ rằng tình yêu chiến thắng tất cả, lòng tha thứ lớn hơn sự hận thù và khỏa lấp mọi tội lỗi. Nhờ thánh giá mà chúng ta được tha thứ, được cứu độ và được làm con cái của Thiên Chúa.

Thánh Edit Stein trong đêm tối lao tù của Đức Quốc Xã, suy ngắm thánh giá Chúa và thốt lên rằng: “Tôi thấy bình minh của thế giới đang bắt đầu ló rạng qua thánh giá Đức Kitô.”

Như vậy, việc suy tôn thánh giá chính là suy tôn chính Đức Kitô và suy tôn con đường Chúa đã đi. Nhưng việc suy tôn thánh giá ở trong nhà thờ phải được kéo dài trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nghĩa là tất cả chúng ta được mời gọi trở thành những nhân chứng tình yêu của Chúa, của lòng tha thứ, trở thành công cụ cứu độ của Chúa cho những người xung quanh mình, nhất là những người đau khổ, bệnh tật và nghèo đói. Amen!

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Những cuộc Vượt Qua Giải Thoát
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:27 02/04/2023

BẢY TUẦN THÁNH – Canh Thức Vượt Qua
Xh 14,15-15,1a; Rm 6,3-11; Mt 28,1-10
NHỮNG CUỘC VƯỢT QUA VĨ ĐẠI

Ngày thứ Bảy Tuần Thánh là ngày trong sự thinh lặng sâu xa, Giáo Hội canh thức cầu nguyện, chia sẻ tâm tình đau thương và tín thác nơi Chúa của Mẹ Maria. Sự mặc niệm này dẫn chúng ta đến thánh lễ Vọng Phục Sinh, trong đó niềm vui Chúa sống lại bùng lên. Trong đêm nay, chiến thắng của ánh sáng trên tối tăm, của sự sống trên sự chết sẽ được công bố và Giáo Hội vui mừng vì cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Phục Sinh.

Vì thế, đêm này được gọi là đêm Canh Thức Vượt Qua. Lời Chúa nói tới ba cuộc vượt qua.

1. Cuộc vượt qua của dân tộc Do Thái

Dân Do Thái lưu đày ở Ai Cập với một cuộc sống khổ sở vì cảnh nô lệ. Thiên Chúa muốn giải thoát dân riêng của Người. Qua Môsê, Chúa dẫn đưa họ vượt qua Biển Đỏ về Đất Hứa. Thiên Chúa đã tỏ uy quyền giải thoát họ trong cuộc vượt qua. Vì thế, hằng năm người Do Thái kỷ niệm mừng lễ Vượt Qua này để nhắc nhớ việc Thiên Chúa đã cứu thoát họ. Biến cố này là hình ảnh của cuộc vượt qua của Đức Giêsu.

2. Cuộc vượt qua của Đức Giêsu

Để giải thoát chúng ta khỏi nô lệ của tội lỗi và sự chết. Đức Giêsu đã tự nguyện đi con đường khổ nạn để tới phục sinh vinh quang với cái chết nhục nhã trên thánh giá. Đức Giêsu đi vào lòng đất và chốn âm phủ, nơi sâu thẳm nhất kiếp người. Tuy nhiên, Đức Giêsu đã vượt qua cái chết đó để khai mở một cuộc sống mới trong vinh quang bất diệt cho chúng ta. Người đã chiến thắng sự dữ và thần chết. Người đã trỗi dậy từ cõi chết. Bởi vậy, thế lực sự chết cho dù có mạnh cũng không cầm giữ được Đức Kitô, như lời khẳng định của thánh Phaolô:
“Một khi Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa” (Rm 6,9-10).

Nhờ cuộc vượt qua của Đức Giêsu, chúng ta có cuộc vượt qua thứ ba, đó là cuộc vượt qua của Giáo Hội.

3. Cuộc vượt qua của Giáo Hội

Khi chịu Phép Rửa Tội, chúng ta đã tham dự vào cuộc vượt qua của Chúa Kitô: từ nô lệ tội lỗi tới ơn cứu độ, từ sự chết tới sự sống trong Thiên Chúa, từ tội nhân tới việc làm con cái Thiên Chúa.

Như thế, qua thánh lễ hôm nay, Giáo Hội tuyên xưng rằng: Thiên Chúa Cha đã làm cho Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu đã phục sinh đó là niềm tin, niềm hy vọng của người Kitô hữu. Chúng ta đặt hy vọng vào Người là Thiên Chúa hằng sống. Chúng ta xác tín rằng tình yêu mạnh hơn cái chết. Sự thiện sẽ chiến thắng sự dữ. Thiên Chúa có thể biến sự dữ thành sự lành. Thiên Chúa có thể vẽ những đường thẳng trên những đường cong. Vì không có gì là không thể đối với Thiên Chúa. Dù trời âm u mây mù nhưng mặt trời vẫn chiếu sáng trên đó. Dù cuộc đời có nhiều thất bại ê chề, mỏi mệt, đau khổ trong cuộc sống, nhưng Đức Kitô đã phục sinh, Người vẫn hiện diện và hướng dẫn cuộc sống chúng ta. Người luôn chiến thắng sự dữ! Amen.

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô chủ sự Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá,sau khi rời bệnh viện ngày hôm qua
Vu Van An
14:18 02/04/2023
Theo bản tin của CruxNow ngày 2 tháng 4, 2023, mặc dù được xuất viện chỉ một ngày trước đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá ngoài trời tại Quảng trường Thánh Phêrô nhộn nhịp, ngài nhắn nhủ các tín hữu hãy yêu thương những người cảm thấy bị bỏ rơi như Chúa Giêsu đã làm trên thập giá.



Đức Phanxicô chủ sự Thánh lễ Chúa nhật từ một chiếc ghế trước bàn thờ chính, trong khi phó niên trưởng Hồng Y đoàn của Vatican, Hồng Y người Argentina, Leonardo Sandri, cử hành tại bàn thờ.

Đến nay, phương thức chủ trì các nghi thức phụng vụ giáo hoàng này đã trở thành thông lệ đối với Đức Phanxicô, người bị đau thần kinh tọa và đau đầu gối mãn tính, trong năm qua đã khiến ngài phải ngồi xe lăn hoặc phải chống gậy.

Vị giáo hoàng 86 tuổi đã phải nhập viện vào chiều thứ Tư sau khi bị khó thở, điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với Đức Phanxicô vì ngài đã phải cắt bỏ một bên phổi sau một đợt viêm phổi nặng khi còn là một tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi.

Ban đầu, Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến bệnh viện Gemelli ở Rome để “kiểm tra sức khỏe theo kế hoạch từ trước”, tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng Đức Giáo Hoàng gặp vấn đề về hô hấp và đã đến bệnh viện để kiểm tra.

Ngài nhập viện và được chẩn đoán bị nhiễm trùng đường hô hấp và viêm phế quản, tình trạng viêm các ống dẫn không khí vào và ra khỏi phổi thường do nhiễm trùng gây ra. Ngài được chích kháng sinh qua tĩnh mạch và đáp ứng tốt với điều trị.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện các công việc nhẹ nhàng khi ở trong bệnh viện và đến thăm các trẻ em bị bệnh tại khoa ung thư nhi đồng và khoa phẫu thuật thần kinh cho trẻ sơ sinh của Gemelli. Ngài đã được xuất viện vào sáng thứ bảy.

Khi rời bệnh viện, Đức Giáo Hoàng trông vui vẻ nhưng mệt mỏi đã nói chuyện ngắn gọn với các phóng viên; khi được hỏi ngài cảm thấy thế nào, ngài nói với họ rằng “Tôi vẫn còn sống” và xác nhận kế hoạch tham gia các nghi thức phụng vụ Tuần Thánh của ngài.

Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, phát ngôn viên của Vatican, Matteo Bruni, cho biết các nghi lễ Tuần Thánh sẽ diễn ra theo kế hoạch trước khi Đức Giáo Hoàng nhập viện, với Đức Giáo Hoàng chủ tọa và đọc bài giảng của ngài, và một Hồng Y cử hành nghi lễ tại bàn thờ.

Hôm Chúa nhật, Đức Phanxicô đã đi vào khoảng 3/4 Quảng trường Thánh Phêrô trong chiếc xe giáo hoàng của ngài và được đưa đến cột hình tháp [obelisk] ở trung tâm Quảng trường Thánh Phêrô, nơi ngài bắt đầu Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá. Sau khi các Hồng Y và các vị đồng tế khác tiến vào bàn thờ chính, Đức Giáo Hoàng đi theo trong chiếc popemobile của mình và xông hương bàn thờ trước khi ngồi xuống.

Trong bài giảng của ngài, Đức Giáo Hoàng, nói với giọng yếu ớt nhưng rõ ràng, và không có biểu hiện khó thở đặc biệt, đã tập trung vào lời tuyên bố của Chúa Giêsu trong bài đọc Tin Mừng khá dài trong ngày, “Lạy Chúa, lạy Chúa, tại sao Chúa bỏ rơi con?' ”

Ngài cho biết chữ “từ bỏ” có một ý nghĩa mạnh mẽ trong kinh thánh và được sử dụng trong “những khoảnh khắc đau đớn cùng cực”.

Ngài nói, những khoảnh khắc này bao gồm “tình yêu không thành, hoặc bị từ chối hoặc bị phản bội; trẻ em bị vứt bỏ và phá thai; các hoàn cảnh bị hắt hủi, cảnh goá bụa và trẻ mồ côi; hôn nhân tan vỡ, các hình thức loại trừ xã hội, bất công và áp bức; sự cô độc của bệnh tật.”

Đức Giáo Hoàng nói: “Tóm một lời, đó là sự cắt đứt mạnh mẽ các mối dây liên kết chúng ta với những người khác. Chúa Kitô đã mang tất cả những điều này lên thập giá; trên đôi vai của Người, Người mang tội lỗi của thế giới”.

Khi hỏi các tín hữu tại sao Chúa Giêsu lại làm điều này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng điều đó được thực hiện “để hoàn toàn và dứt khoát nên một với chúng ta. Để không ai trong chúng ta lại cảm thấy cô đơn và không còn hy vọng.”

Đức Phanxicô định kỳ rời khỏi bản văn đã chuẩn bị sẵn của ngài để đưa ra một số nhận xét ngẫu hứng, có lúc nói với các tín hữu rằng “hôm nay đây không phải là một buổi biểu diễn,” và rằng “mỗi người đã nghe thấy việc Chúa Giêsu bị bỏ rơi, (và) đối với tôi, mỗi người chúng ta nói: Sự từ bỏ này là cái giá mà Người đã trả cho tôi ”.

Ngài nói, “Bất cứ khi nào anh chị em, tôi hay bất cứ ai khác dường như bị dồn vào chân tường, lạc lối trong ngõ cụt, rơi xuống vực thẳm của sự bỏ rơi, bị cuốn hút vào vòng xoáy của những câu hỏi 'tại sao', thì vẫn có thể có hy vọng. Đó không phải là kết thúc, bởi vì Chúa Giêsu đã ở đó và ngay cả bây giờ, Người vẫn ở bên cạnh anh chị em”.

Đức Phanxicô nói Thiên Chúa cứu nhân loại từ bên trong câu “tại sao?” sâu thẳm nhất của họ và từ trong câu hỏi đau đớn đó, “Người mở ra chân trời hy vọng.”

“Trên thập giá, ngay cả khi cảm thấy bị bỏ rơi hoàn toàn, Chúa Giêsu không chịu khuất phục trước sự tuyệt vọng; thay vào đó, Người cầu nguyện và tin tưởng,” Đức Giáo Hoàng nói thế, đồng thời lưu ý rằng Chúa Giêsu đã phó thác mình trong tay Chúa Cha sau khi nêu câu hỏi này, nghĩa là, “Trong giờ bị bỏ rơi, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục tin tưởng.”

Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu cũng tiếp tục yêu thương các môn đệ mặc dù họ đã chạy trốn, bỏ mặc Người, và Người đã tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Người.

Ngài nói thêm, “Ở đây, chúng ta thấy vực thẳm tội lỗi của chúng ta được đắm chìm trong một tình yêu lớn hơn, kết quả là sự cô lập của chúng ta trở thành tình bằng hữu, khoảng cách của chúng ta trở thành sự gần gũi và bóng tối của chúng ta trở thành ánh sáng…Chúng ta thấy Thiên Chúa thực sự là ai và Người yêu thương chúng ta biết bao.”

Theo Đức Giáo Hoàng, tình yêu này có thể biến đổi những trái tim chai đá thành những trái tim dịu dàng và trắc ẩn, và nó sẽ truyền cảm hứng cho các tín hữu yêu thương những người khác đang cảm thấy cô đơn hoặc bị bỏ rơi cùng một cách như Chúa Giêsu đã làm.

Ngài nói: “Chúa Kitô, khi bị bỏ rơi, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm và yêu mến Người và những người bị bỏ rơi. Vì ở họ, chúng ta không những chỉ thấy những người túng thiếu, mà còn thấy chính Chúa Giêsu, người bị bỏ rơi”.

Theo Đức Phanxicô, đây là lý do tại sao Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Người quan tâm đến những người “giống Người nhất, những người đang trải qua đau khổ và cô đơn cùng cực”.

Lưu ý rằng có rất nhiều người trên thế giới đang phải chịu đau khổ, ngài nhắc tới một người đàn ông vô gia cư đã chết dưới hàng cột ở Quảng trường Thánh Phêrô cách đây vài tuần, và nói rằng với tư cách là giáo hoàng, “Tôi cũng cần một số vuốt ve, một số người gần gũi với tôi, và tôi đi tìm chúng nơi những người bị bỏ rơi, những kẻ bị vứt bỏ.”

Ngài nói: Số người đang trải qua sự đau khổ và cô đơn này ngày nay “đông đảo, toàn thể các dân tộc bị bóc lột và bị bỏ rơi; người nghèo sống trên đường phố của chúng ta và chúng ta nhìn đi nơi khác; những người di cư không còn là những khuôn mặt mà là những con số; tù nhân bị ruồng bỏ; mọi người không coi đó là vấn đề.”

Ngài nói thêm: “Vô số những người bị bỏ rơi khác đang ở giữa chúng ta, vô hình, ẩn mình, bị vứt bỏ bằng đôi găng tay trắng: những đứa trẻ chưa chào đời, những người già sống một mình, những người bệnh tật không ai thăm viếng, những người tàn tật bị phớt lờ, và những người trẻ bị đè nặng bởi sự trống rỗng nội tâm lớn lao, không có ai sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu đau đớn của họ”.

Trong sự bỏ rơi của chính Người, Chúa Giêsu yêu cầu các tín hữu hãy mở rộng tầm mắt và trái tim của họ cho “tất cả những ai thấy mình bị bỏ rơi,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, đồng thời nhấn mạnh rằng đối với các Kitô hữu, “không một người đàn ông, đàn bà hay trẻ em nào có thể bị coi là kẻ bị ruồng bỏ, không ai bị bỏ mặc cho chính mình.”

Gọi những người bị từ chối và loại trừ là “những biểu tượng sống động của Chúa Kitô”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “họ nhắc nhở chúng ta về tình yêu liều lĩnh của Người, sự từ bỏ của Người đã giải thoát chúng ta khỏi mọi hình thức cô đơn và cô lập”.

Đức Thánh Cha lớn tiếng: “Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin ân sủng này: yêu mến Chúa Giêsu trong sự bỏ rơi của Người và yêu mến Chúa Giêsu trong những người bị bỏ rơi xung quanh chúng ta. Xin cho chúng ta để cho tiếng nói của Người được nghe thấy giữa sự im lặng điếc tai của sự thờ ơ. Thiên Chúa đã không để chúng ta một mình; vậy thì chúng ta hãy quan tâm đến những người cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi.”
 
Bài Giảng của Đức Thánh Cha trong Chúa Nhật Lễ Lá 2/4/2023 tại quảng trường Thánh Phêrô
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
20:54 02/04/2023


Sáng Chúa Nhật 2 tháng Tư, Lễ Lá, khởi sự Tuần Thánh, là tuần lễ quan trọng nhất trong Phụng Vụ Công Giáo đã được cử hành tại quảng trường Thánh Phêrô. Ngày Chúa Nhật Lễ Lá này cũng là ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 38 được cử hành ở cấp giáo phận.

Trước sự hiện diện của đông đảo các tín hữu, lên đến 70.000 người, đông hơn gấp đôi năm ngoái khi mới thoát khỏi đại dịch coronavirus, cuộc rước lá, tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem đã diễn ra trọng thể, và được tiếp nối bằng thánh lễ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa.

Các cành lá dừa các bạn trẻ cầm trong cuộc rước lá do các Cộng đoàn Con đường Tân dự tòng trao tặng; còn các cây và cành ô liu trang trí bàn thờ và Quảng trường thánh Phêrô do miền Puglie nam Italia tặng. Sau cùng 2 ngàn cành lá dừa màu vàng được kết bện rất nghệ thuật, do các chính quyền ở thành phố San Remo và Bordighera và một số tổ chức khác ở miền Liguria trao tặng theo một truyền thống có từ thế kỷ 16. Các cành lá này được đoàn đồng tế, kinh sĩ đoàn Đền thờ Thánh Phêrô và đoàn giúp lễ và một số người khác cầm trong tay.

Vì còn đau đầu gối không đi lại được dễ dàng, nên Đức Thánh Cha phải dùng xe để đến tận khu vực cây tháp bút ở giữa quảng trường, nơi diễn ra các nghi thức làm phép lá.

Đồng tế với ngài và tham dự cuộc rước lá có 30 Hồng Y và 50 Giám Mục. Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa thánh, còn có ca đoàn và ban nhạc của giáo phận Roma và ca đoàn Mẹ Giáo Hội.

Trong bài giảng sau bài Thương Khó, Đức Thánh Cha nói:

“Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27:46). Đây là tiếng kêu mà phụng vụ hôm nay yêu cầu chúng ta lặp lại trong thánh vịnh đáp ca (x. Tv 22:2), tiếng kêu duy nhất của Chúa Giêsu trên thập giá trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe. Những lời này đưa chúng ta đến tâm điểm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, tột đỉnh của những đau khổ Người đã chịu để cứu độ chúng ta. “Sao Ngài bỏ rơi con?”.

Những đau khổ của Chúa Giêsu rất nhiều, và bất cứ khi nào chúng ta lắng nghe trình thuật về Cuộc Khổ nạn, chúng đâm thấu tâm hồn chúng ta. Có những đau khổ về thể xác: chúng ta hãy nghĩ đến những cái tát và những trò đánh đập, đánh đòn và đội mão gai, và cuối cùng là sự tàn ác của việc đóng đinh. Cũng có những đau khổ của linh hồn: sự phản bội của Giuđa, sự chối bỏ của Phêrô, sự lên án của chính quyền tôn giáo và dân sự, sự nhạo báng của lính canh, sự nhạo báng dưới chân thập giá, sự từ chối của đám đông, sự thất bại hoàn toàn và cuộc trốn chạy của các môn đệ. Tuy nhiên, giữa tất cả những nỗi buồn này, Chúa Giêsu vẫn chắc chắn một điều: đó là sự gần gũi của Chúa Cha. Tuy nhiên, giờ đây, điều không tưởng tượng nổi đã xảy ra. Trước khi chết, Ngài kêu lên: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”

Tình trạng bị bỏ rơi của Chúa Giêsu.

Đây là nỗi khổ đau nhức nhối nhất trong mọi nỗi khổ, nỗi khổ của tinh thần. Vào giờ bi thảm nhất của mình, Chúa Giêsu cảm thấy bị Thiên Chúa bỏ rơi. Trước thời điểm đó, Ngài chưa bao giờ gọi Cha bằng tên chung là “Chúa”. Để truyền đạt tác động của điều này, Tin Mừng cũng thuật lại những lời của Người bằng tiếng Aramaic “Êli, Êli, lêma xabácthani”. Đây là những lời duy nhất của Chúa Giêsu từ thập giá đã đến với chúng ta trong ngôn ngữ gốc. Sự kiện thực sự là sự suy sụp cùng cực, bị Cha bỏ rơi, bị Chúa bỏ rơi. Chúng ta thậm chí còn khó hiểu được nỗi đau khổ to lớn mà Ngài đã gánh chịu vì tình yêu dành cho chúng ta. Ngài thấy cánh cổng thiên đường đóng lại, Ngài thấy mình ở bờ vực cay đắng, giữa con tàu đắm của cuộc đời, sự sụp đổ của xác tín. Và Ngài kêu lên: “Tại sao?” Một câu “tại sao” bao hàm mọi câu “tại sao” khác từng được nói ra. “Lạy Chúa, tại sao?”.

“Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” Trong Kinh thánh, từ “bỏ rơi” có sức mạnh lớn. Chúng ta nghe thấy nó vào những lúc đau đớn tột cùng: tình yêu không thành, hoặc bị từ chối hoặc bị phản bội; trẻ em bị từ chối và phá thai; hoàn cảnh bị hắt hủi, cảnh goá bụa và trẻ mồ côi; hôn nhân tan vỡ, các hình thức loại trừ xã hội, bất công và áp bức; sự cô độc của bệnh tật. Tóm lại, trong tình cảnh bị cắt đứt mạnh mẽ các mối dây liên kết chúng ta với người khác. Ở đó, từ này được nói lên: “bỏ rơi”. Chúa Kitô đã mang tất cả những điều này lên thập tự giá; trên đôi vai của mình, Ngài mang tội lỗi của thế giới. Và vào giây phút tột cùng, Chúa Giêsu, Con Một yêu dấu của Chúa Cha, đã trải qua một hoàn cảnh hoàn toàn xa lạ với chính bản thể của Người: bị bỏ rơi, xa cách Thiên Chúa.

Tại sao phải ra đến nông nỗi này? Thưa: Ngài đã làm điều đó cho chúng ta. Không có câu trả lời nào khác. Cho chúng ta. Thưa anh chị em, ngày nay đây không chỉ là một buổi trình diễn. Mỗi người chúng ta khi nghe tin Chúa Giêsu bị bỏ rơi đều có thể nói: cho tôi. Sự ruồng bỏ này là cái giá mà Ngài phải trả cho tôi. Ngài trở nên một với mỗi người chúng ta để nên một với chúng ta một cách trọn vẹn và dứt khoát cho đến cùng. Ngài đã trải qua sự bỏ rơi để không bỏ mặc chúng ta trong tuyệt vọng, để ở bên chúng ta mãi mãi. Ngài đã làm điều này cho tôi, cho anh chị em, bởi vì bất cứ khi nào anh chị em hoặc tôi hoặc bất kỳ ai khác dường như bị dồn vào chân tường, bị lạc trong đường cùng, rơi xuống vực thẳm của sự bỏ rơi, bị cuốn vào một cơn lốc của rất nhiều câu hỏi “tại sao” mà không có câu trả lời, ở đó vẫn có thể có một niềm hy vọng: đó là chính Chúa Giêsu, cho anh chị em, cho tôi. Đó không phải là kết thúc, bởi vì Chúa Giêsu đã ở đó và ngay cả bây giờ, Ngài đang ở bên cạnh anh chị em. Ngài đã chịu đựng khoảng cách bị bỏ rơi để đón vào trong tình yêu của Ngài mọi khoảng cách mà chúng ta có thể cảm nhận được. Để mỗi người chúng ta có thể nói rằng: trong những thất bại của tôi, và mỗi chúng ta đã nhiều lần thất bại, trong sự cô đơn của tôi, bất cứ khi nào tôi cảm thấy bị gạt ra ngoài lề hoặc gạt người khác sang một bên, bất cứ khi nào tôi cảm thấy bị phản bội hoặc bị người khác phản bội, bất cứ khi nào tôi cảm thấy bị bỏ rơi hoặc bị người khác bỏ rơi, chúng ta hãy nghĩ đến Chúa Giêsu, Đấng đã bị bỏ rơi, bị phản bội và bị loại bỏ. Ở đó, chúng ta tìm thấy Ngài. Khi tôi cảm thấy lạc lõng và bối rối, khi tôi cảm thấy mình không thể tiếp tục, Ngài đã ở bên cạnh tôi. Giữa tất cả những câu hỏi chưa được trả lời của tôi “tại sao…?”, Ngài đang ở đó.

Đó là cách Chúa cứu chúng ta khỏi câu hỏi “tại sao?” Từ trong câu hỏi ấy, Người mở ra chân trời hy vọng không gây thất vọng. Trên thập giá, ngay cả khi cảm thấy bị bỏ rơi hoàn toàn –bị dồn đến cùng đường – Chúa Giêsu không chịu khuất phục trước sự tuyệt vọng; thay vào đó, Ngài cầu nguyện và tin tưởng. Ngài kêu lên “tại sao?” như lời của Thánh Vịnh (22:2), và phó thác mình trong tay Chúa Cha, mặc dù Ngài cảm thấy Chúa Cha xa vời biết dường nào (x. Lc 23:46) hay đúng hơn, Ngài không cảm nhận được vì thấy mình bị bỏ rơi. Trong giờ bị bỏ rơi, Chúa Giêsu vẫn tin tưởng. Trong giờ phút bị bỏ rơi, Người tiếp tục yêu thương những môn đệ đã chạy trốn, để Người lại một mình. Trong tình trạng bị bỏ rơi của mình, Ngài đã tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Ngài (c. 34). Ở đây, chúng ta thấy vực thẳm của nhiều điều xấu xa của chúng ta được đắm chìm trong một tình yêu vĩ đại hơn, mà kết quả là sự cô lập của chúng ta trở thành tình bằng hữu.

Anh chị em thân mến, một tình yêu như thế này, bao trùm chúng ta hoàn toàn và cho đến cùng, tình yêu của Chúa Giêsu, có thể biến trái tim chai đá của chúng ta thành trái tim bằng thịt. Tình yêu của Ngài là tình yêu thương xót, dịu dàng và trắc ẩn. Đây là phong cách của Thiên Chúa: gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng. Thiên Chúa là như thế. Chúa Kitô, khi bị bỏ rơi, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm và yêu mến Ngài và những người bị bỏ rơi. Vì nơi họ, chúng ta không chỉ nhìn thấy những con người túng thiếu, mà còn nhìn thấy chính Chúa Giêsu, Đấng bị bỏ rơi: Chúa Giêsu, Đấng đã cứu chúng ta bằng cách xuống tận đáy sâu thân phận con người của chúng ta. Ngài ở với từng người trong số họ, bị bỏ rơi thậm chí cho đến chết… Tôi nghĩ đến một người Đức được gọi là “người đường phố”, là người đã chết dưới những hàng cột của quảng trường này, một mình và bị bỏ rơi. Anh ta là Chúa Giêsu cho mỗi người chúng ta. Rất nhiều người cần sự gần gũi của chúng ta, rất nhiều người bị bỏ rơi. Tôi cũng cần Chúa Giêsu vuốt ve tôi và đến gần tôi, và vì lý do này, tôi đi tìm Người trong những người bị bỏ rơi, những người cô đơn. Ngài muốn chúng ta quan tâm đến những anh chị em giống Ngài nhất, những người đang trải qua đau khổ và cô đơn cùng cực. Ngày nay, anh chị em thân mến, số lượng của họ đông đảo. Toàn thể các dân tộc bị bóc lột và bị bỏ rơi; người nghèo sống trên đường phố của chúng ta và chúng ta nhìn theo hướng khác; có những người di cư không còn khuôn mặt mà chỉ còn là những con số; có những tù nhân bị từ chối; mọi người bị coi là vấn đề. Vô số những người bị bỏ rơi khác đang ở giữa chúng ta, vô hình, ẩn mình, bị vứt bỏ với đôi găng tay trắng: những đứa trẻ chưa chào đời, những người già sống một mình: họ có thể là cha mẹ anh chị em, ông bà anh chị em, bị bỏ lại một mình trong các viện dưỡng lão, những người bệnh mà không ai thăm viếng, những người tàn tật bị phớt lờ, và những người trẻ bị gánh nặng bởi sự trống rỗng nội tâm to lớn, không có ai sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu đau đớn của họ. Và họ không tìm thấy con đường nào khác ngoài tự sát. Bị bỏ rơi trong thời đại của chúng ta. Các “Đấng Kitô” của thời đại chúng ta.

Trong tình trạng bị bỏ rơi của mình, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta mở rộng tầm mắt và trái tim của mình cho tất cả những ai thấy mình bị bỏ rơi. Đối với chúng ta, là những môn đệ của Chúa “bị bỏ rơi”, không một người đàn ông, đàn bà hay trẻ em nào có thể bị coi là kẻ bị ruồng bỏ, không ai đáng bị bỏ rơi một mình. Chúng ta hãy nhớ rằng những người bị từ chối và bị loại trừ là những hình ảnh sống động của Chúa Kitô: họ nhắc nhở chúng ta về tình yêu liều lĩnh của Người, sự từ bỏ của Người đã giải thoát chúng ta khỏi mọi hình thức cô đơn và cô lập. Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta hãy nài xin ân sủng này: đó là yêu mến Chúa Giêsu trong tình trạng bị bỏ rơi của Người và yêu mến Chúa Giêsu trong những người bị bỏ rơi xung quanh chúng ta. Chúng ta hãy xin ơn được nhìn thấy và thừa nhận Chúa là Đấng tiếp tục kêu cầu nơi họ. Xin cho chúng ta đừng để cho tiếng nói của Người không được nghe thấy giữa sự im lặng chói tai của sự thờ ơ. Chúa đã không bỏ rơi chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy quan tâm đến những người cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi. Khi đó, và chỉ khi đó, chúng ta mới đồng tâm nhất trí với Đấng đã vì chúng ta mà “hoàn toàn trút bỏ” (Pl 2:7). Ngài đã hoàn toàn trút bỏ chính mình vì chúng ta.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, Đức Thánh Cha nói thêm như sau

Anh chị em thân mến!

Tôi chào tất cả anh chị em, những người đến từ Rôma và những người hành hương, đặc biệt là những người từ xa đến. Tôi xin cám ơn sự tham dự của anh chị em và cả những lời cầu nguyện của anh chị em, những lời cầu nguyện đã được tăng cường trong những ngày qua. Thành thật cảm ơn anh chị em!

Tôi xin ban phép lành đặc biệt cho Đoàn lữ hành Hòa bình, trong những ngày này, đã khởi hành từ Ý để đến Ukraine, được thúc đẩy bởi nhiều hiệp hội: Giáo hoàng Gioan XXIII, FOCSIV, Pro Civitate Christiana, Pax Christi và những hiệp hội khác. Cùng với những nhu yếu phẩm cơ bản, họ đang mang lại sự gần gũi của người dân Ý với người dân Ukraine đang bị vùi dập, và hôm nay, họ đang dâng những cành ô liu, biểu tượng của hòa bình của Chúa Kitô. Chúng ta hãy hiệp nhất với cử chỉ này bằng lời cầu nguyện của chúng ta, chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn trong những ngày của Tuần Thánh.

Anh chị em thân mến, chúng ta đã bắt đầu Tuần Thánh với lễ kỷ niệm này. Tôi mời gọi tất cả anh chị em hãy sống điều đó như truyền thống dân thánh trung thành của Chúa đã dạy chúng ta, nghĩa là đồng hành với Chúa Giêsu trong đức tin và đức mến. Chúng ta hãy học nơi Mẹ chúng ta, Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ đã đi theo Con của Mẹ với sự gần gũi của trái tim Mẹ. Mẹ là một linh hồn với Ngài. Và cùng với Người, mặc dù không hiểu hết mọi sự, Mẹ đã hoàn toàn phó mình cho thánh ý Thiên Chúa Cha. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta luôn gần gũi với Chúa Giêsu, hiện diện nơi những người đau khổ, bị loại bỏ, bị bỏ rơi. Xin Đức Mẹ dắt tay chúng ta đến với Chúa Giêsu đang hiện diện nơi những người này.

Tôi chúc mọi người một hành trình tốt đẹp hướng tới lễ Phục sinh!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
VietCatholic TV
Tĩnh tâm Mùa Chay 2023 cùng Giáo triều Rôma. Bài thứ Năm: Can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian
VietCatholic Media
02:17 02/04/2023

Lúc 9 giờ sáng thứ Sáu 31 tháng Ba, tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, vị thuyết giảng Phủ Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, đã trình bày bài giảng thứ năm và cũng là bài giảng cuối cùng của Mùa Chay.

Chủ đề của các bài suy niệm Mùa Chay này là: “Ai có tai thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Giáo hội – một đóng góp nhỏ cho công việc của Thượng Hội đồng".

Mở đầu bài giảng, Đức Hồng Y nói:

Can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian

“Ở thế gian, anh em sẽ gặp khó khăn, nhưng can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16:33). Thưa quý Cha đáng kính, thưa anh chị em, đây là một trong những lời cuối cùng Chúa Giêsu nói với các môn đệ trước khi từ giã các ngài. Đó không phải là câu “can đảm lên” thông thường được gửi cho những người ở lại, bởi một người sắp ra đi. Thực vậy, Người nói thêm: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em” (Ga 14:18).

“Thầy đến cùng anh em” có nghĩa là gì nếu Ngài sắp ra đi? Làm thế nào và trong khả năng nào Ngài sẽ lại đến và ở lại với họ? Nếu không hiểu câu trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được bản chất thực sự của Giáo hội. Câu trả lời được đưa ra – như một loại chủ đề lặp đi lặp lại – trong các diễn từ chia tay của Tin Mừng Gioan; và sẽ thật tốt nếu ít nhất một lần chúng ta nghe lần lượt từng câu, mà qua đó nó trở thành nốt chủ đạo. Hãy làm điều đó với sự chú ý và lo lắng của những đứa con khi lắng nghe di chúc của cha họ về tài sản quý giá nhất mà ông sắp để lại cho họ.

Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em (Ga 14:16-17).

Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.(Ga 14:26).

Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu. (Ga 15:26-27).

Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em (Ga 16:7).

Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em (Ga 16:12-14).

Nhưng Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu hứa là gì, hay đúng hơn, là ai? Là Ngài, hay là ai khác? Nếu là chính Ngài, tại sao Ngài lại nói ở ngôi thứ ba, “khi nào Đấng Bảo Trợ đến…”; nếu là người khác, tại sao Ngài lại nói ở ngôi thứ nhất, “Thầy đến cùng anh em?” Chúng ta chạm tới mầu nhiệm tương quan giữa Đấng Phục Sinh và Thần Khí của Người. Đó là một mối quan hệ gần gũi và nhiệm mầu đến nỗi đôi khi Thánh Phaolô dường như đồng nhất chúng. Ngài viết, “Chúa là Thần Khí,” nhưng rồi ngài nhanh chóng thêm vào, “và ở đâu có Thần Khí của Chúa, ở đó có tự do” (2 Cr 3:17). Nếu đó là Thần Khí của Chúa, thì đó không thể thuần túy và đơn giản là Chúa.

Câu trả lời của Kinh Thánh là Chúa Thánh Thần, qua sự cứu chuộc, đã trở thành “Thần Khí của Chúa;” đó là cách thức mà Đấng Phục Sinh – “đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng theo Thần Khí thánh hóa, nhờ việc sống lại từ cõi chết” (Rm 1:4) – giờ đây hoạt động trong Giáo Hội và trong thế giới. Đây là lý do tại sao Ngài có thể nói với các môn đệ: “Thầy ra đi thì có lợi cho anh em,” và nói thêm, “nhưng Thầy không để anh em mồ côi đâu”.

Chúng ta phải loại bỏ một tầm nhìn về Giáo hội đã trở nên thống trị trong ý thức của nhiều tín hữu. Tôi gọi nó là hình ảnh về thần linh hay hình ảnh của Descartes, bởi vì nó có mối quan hệ gần gũi với tầm nhìn của Descartes về thần thánh. Mối quan hệ giữa Thiên Chúa và thế giới được hình thành như thế nào trong tầm nhìn này? Thưa: Đại loại nó như thế này: Đầu tiên, Chúa tạo ra thế giới và sau đó rút lui, để nó phát triển theo những quy luật mà Ngài đã ban cho nó – giống như một chiếc đồng hồ đã được lên giây thiều để tự chạy vô thời hạn. Bất kỳ sự can thiệp mới nào của Chúa sẽ làm xáo trộn trật tự này, đó là lý do tại sao phép lạ được coi là không thể chấp nhận được. Chúa, khi tạo ra thế giới, sẽ hành động giống như một người xoay một quả bóng nhẹ và đẩy nó lên không trung, trong khi Ngài vẫn ở trên mặt đất.

Tầm nhìn này có ý nghĩa gì khi áp dụng cho Giáo hội? Thưa: Tầm nhìn ấy cho rằng Chúa Kitô đã thành lập Giáo hội, ban cho Giáo hội tất cả các cơ cấu phẩm trật và bí tích cần thiết để Giáo hội hoạt động, rồi rời bỏ Giáo hội, lui về thiên đàng của Người vào thời điểm Thăng thiên. Giống như ai đó đẩy một chiếc thuyền nhỏ xuống biển rồi bỏ đi xa bờ.

Nhưng không phải như thế đâu! Chúa Giêsu đã lên thuyền và ở trong đó. Những lời cuối cùng của Người trong Tin Mừng Mátthêu phải được coi trọng: “Này đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20). Với mỗi cơn bão mới, bao gồm cả những cơn bão hiện tại, Ngài lặp lại điều Ngài đã nói với các môn đệ khi làm gió bão lặng yên: “Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin!?” (Mt 8:26). Thầy không ở đây với anh em sao? Ta có thể chìm không? Người đã tạo ra biển có thể chìm xuống biển không?

Tôi vui mừng ghi nhận rằng, trong Niên giám Tòa Thánh, dưới tên của Đức Giáo Hoàng, chỉ có danh hiệu “Giám mục Rôma;” tất cả các danh hiệu khác - Đại diện của Chúa Giêsu Kitô, Giáo hoàng tối cao của Giáo hội hoàn vũ, Giáo chủ của Ý, v.v. - được liệt kê là “những danh hiệu lịch sử” trên trang tiếp theo. Điều đó có vẻ đúng đối với tôi, đặc biệt liên quan đến danh xưng “Đại diện của Chúa Giêsu Kitô”. Đại diện là người thế chỗ cho ông chủ khi ông vắng mặt, nhưng Chúa Giêsu Kitô không bao giờ vắng mặt và sẽ không bao giờ vắng mặt trong Giáo hội của Người. Với cái chết và sự phục sinh của mình, Người đã trở thành “đầu của thân thể là Giáo hội” (Cl 1:18) và sẽ tiếp tục như vậy cho đến tận thế, là Chúa thật và duy nhất của Giáo hội.

Sự hiện diện của Ngài không phải về mặt đạo đức và ý hướng, có thể nói như thế. Đó không phải là quyền chủ tể được ủy quyền. Khi không thể đích thân có mặt tại một sự kiện nào đó, chúng ta thường nói: “Tôi sẽ có mặt trong tinh thần,” điều này không an ủi và giúp ích nhiều cho những người đã mời chúng ta. Khi chúng ta nói về Chúa Giêsu rằng Ngài hiện diện “tinh thần”, thì sự hiện diện tinh thần này không phải là một hình thức kém mạnh mẽ hơn hình thức thể lý, nhưng thực tế và hiệu quả hơn rất nhiều. Đó là sự hiện diện của Đấng Phục Sinh, Đấng hoạt động trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, trong mọi lúc và mọi nơi, và là Đấng hành động trong chúng ta.

Nếu trong tình hình khủng hoảng năng lượng ngày càng gia tăng như hiện nay, người ta phát hiện ra sự tồn tại của một nguồn năng lượng mới, vô tận; nếu cuối cùng chúng ta khám phá ra cách sử dụng năng lượng mặt trời theo ý muốn và không có tác động tiêu cực, thì cả nhân loại sẽ nhẹ nhõm biết bao! Trong lĩnh vực của mình, Giáo hội cũng có một nguồn năng lượng vô tận tương tự – đó là “sức mạnh từ trên cao”, là Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu có thể nói về Ngài: “Cho đến nay, anh em đã chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn.” (Ga 16:24).

Có một thời điểm trong lịch sử cứu độ gợi lại rất gần gũi những lời của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly. Đó là lời tiên tri của nhà tiên tri Khácgai. Chúng ta hãy lắng nghe:

Tháng bảy ngày hai mươi mốt, có lời Thiên Chúa phán qua trung gian ngôn sứ Khácgai rằng: “Ngươi hãy nói với tổng đốc xứ Giuđa là Dơrúpbaven, con ông Santiên, nói với thượng tế Giêsua, con ông Giơhôxađắc và nói với những người còn sót lại trong dân rằng: Ai trong các ngươi trong số người còn sót lại đã từng được chứng kiến cảnh rực rỡ vinh quang của Đền Thờ ban sơ? Và bây giờ các ngươi thấy Đền Thờ như thế nào? Trước mắt các ngươi, nó chẳng còn là gì nữa đó sao? Vậy bây giờ, hỡi Dơrúpbaven, hãy mạnh bạo lên! Này thượng tế Giêsua, con ông Giơhôxađắc, mạnh bạo lên nào! Toàn dân trong xứ hãy mạnh bạo lên! Sấm ngôn của Thiên Chúa. Hãy bắt tay vào việc, vì chính Ta ở với các ngươi. Sấm ngôn của Thiên Chúa các đạo binh. Chiếu theo lời Ta kết ước với các ngươi lúc các ngươi ra khỏi Ai cập, thần khí Ta ở giữa các ngươi; các ngươi đừng sợ”(Kg 2:1-5).

Đây là một trong số rất ít văn bản của Cựu Ước có thể được xác định niên đại với độ chính xác cao – ngày 17 tháng 10 năm 520 trước Công nguyên. Chẳng lẽ chúng ta không thấy rằng những lời của Khácgai đang mô tả tình hình hiện tại của Giáo Hội Công Giáo và trong nhiều khía cạnh là tình hình của toàn bộ Kitô giáo sao? Những người trong chúng ta, những người đã có tuổi đều nhớ với một nỗi hoài niệm nhất định về thời điểm ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Các nhà thờ đầy người vào Chúa Nhật; đám cưới và lễ rửa tội diễn ra tại các giáo xứ; chúng ta có thể nói như Khácgai: “Nhưng bây giờ chúng ta thấy nó trong những tình trạng nào?”. Thật không đáng để dành thời gian lặp lại danh sách những tệ nạn hiện tại, những thứ mà đối với một số người chỉ xuất hiện như những tàn tích, không khác gì hơn những tàn tích của Rôma cổ đại mà chúng ta có xung quanh thành phố này.

Không phải mọi thứ đã từng lấp lánh, và bây giờ chúng ta đang hối tiếc, đều là vàng. Nếu tất cả đều là vàng ròng, nếu những chủng viện đông nghẹt đó đã rèn giũa nên những mục tử thánh thiện, và nền đào tạo truyền thống đã truyền đạt cho họ sự vững chắc và chân chính, thì chúng ta đã không phải than khóc vì nhiều vụ tai tiếng như ngày nay… Nhưng đây không phải là điều chúng ta cần nói đến ở đây, và tôi chắc chắn không phải là người đủ điều kiện nhất để làm việc đó. Điều tôi nóng lòng muốn giữ lại là lời khuyên mà vị tiên tri đã nói với dân Israel thời bấy giờ. Ông không khuyến khích họ cảm thấy tiếc cho bản thân, cam chịu và chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Không. Ông nói, giống như Chúa Giêsu, “Hãy can đảm và làm việc vì Thầy ở bên anh em – sấm ngôn của Chúa – Thần Khi của Thầy sẽ ở bên anh em!

Nhưng hãy cẩn thận! Một lần nữa, đây không phải là một câu nói “hãy can đảm lên” mơ hồ và trống rỗng. Trước đó, nhà tiên tri đã cho biết “công việc” mà họ sẽ phải làm là gì. Và vì nó rất liên quan đến chúng ta, nên chúng ta cũng hãy lắng nghe lời tiên tri trước đây của Khácgai với người dân và các nhà lãnh đạo của họ:

Thiên Chúa các đạo binh phán thế này: Dân đó dám nói: “Bây giờ chưa phải là lúc tái thiết Đền Thờ kính Thiên Chúa.” Nhưng có lời Thiên Chúa phán, qua trung gian ngôn sứ Khácgai, rằng: “Bây giờ có phải là lúc để các ngươi ở trong các nhà có ghép gỗ đóng trần, còn Đền Thờ thì lại hoang tàn đổ nát không? Vậy giờ đây, Thiên Chúa các đạo binh phán thế này: Các ngươi hãy để tâm suy cho kỹ về lối sống của các ngươi. Các ngươi gieo vãi nhiều, nhưng thu hoạch chẳng bao nhiêu. Các ngươi ăn mà không đủ no, uống không đủ say, mặc không đủ ấm. Đồng lương của người làm thuê lọt qua túi thủng. Thiên Chúa các đạo binh phán thế này: Các ngươi hãy để tâm suy cho kỹ về lối sống của các ngươi. Hãy lên núi, đưa gỗ về tái thiết Đền Thờ cho Ta. Ta sẽ vui thích và tỏ vinh quang Ta ở đó, Thiên Chúa phán (Kg 1:2-8).

Một khi được công bố, lời Chúa trở nên linh hoạt và sống động trở lại mỗi khi được công bố. Lời Chúa không phải là một trích dẫn Kinh Thánh đơn giản. Bây giờ chúng ta là “dân này” mà lời của Thiên Chúa hướng đến. Đối với chúng ta ngày nay, “những ngôi nhà được lát ván đẹp đẽ” là gì để chúng ta muốn ở yên trong đó? Tôi thấy ba ngôi nhà đồng tâm, ngôi nhà này nằm trong ngôi nhà kia, từ đó chúng ta phải đi ra ngoài để leo lên núi và xây dựng lại ngôi nhà của Chúa.

Ngôi nhà đầu tiên, được ốp gỗ cẩn thận, được chăm sóc và trang bị nội thất, là “cái tôi” của tôi – là sự an khang của tôi, vinh quang của tôi, địa vị của tôi trong xã hội hoặc trong Giáo hội. Đó là bức tường khó phá vỡ nhất. Thật dễ nhầm danh dự của tôi với danh dự của Chúa và Giáo hội, cũng như sự gắn bó với những ý tưởng của tôi và sự gắn bó với sự thật thuần khiết và đơn giản. Tôi đây, người đang nói với anh chị em, không nghĩ mình là ngoại lệ. Chúng ta ở trong lớp vỏ này của mình giống như con tằm trong vỏ của nó: xung quanh nó là tơ, nhưng nếu con tằm không phá vỡ lớp vỏ, nó sẽ vẫn là một con sâu bướm và sẽ không bao giờ trở thành một con bướm bay lượn tự do.

Nhưng hãy để chủ đề này sang một bên, có rất nhiều cơ hội để nghe về điều đó. Ngôi nhà thứ hai được trang bị cẩn thận để từ đó ra đi làm việc trong “ngôi nhà của Chúa” là giáo xứ của tôi, dòng tu của tôi, phong trào hoặc hiệp hội của Giáo Hội, Giáo Hội địa phương của tôi, giáo phận của tôi… Chúng ta không được nhầm lẫn. Khốn thay cho chúng ta nếu chúng ta không có tình yêu và sự gắn bó với những thực tại cụ thể này mà Chúa đã đặt chúng ta vào đó, và có lẽ chúng ta phải chịu trách nhiệm về những thực tại đó. Cái ác nằm ở chỗ biến chúng thành tuyệt đối, không coi bất cứ thứ gì ngoài nó, không quan tâm đến bất cứ thứ gì khác, chỉ trích và coi thường những người không chia sẻ thực tại của chúng ta. Tóm lại, đánh mất tính Công Giáo của Giáo hội, quên mất điều mà Đức Thánh Cha thường nói, rằng “toàn thể lớn hơn một phần.” Chúng ta là một thân thể, thân thể của Chúa Kitô, và, như Thánh Phaolô nói, trong thân thể “nếu một chi thể đau thì cả thân thể cùng đau” (1 Cr 12:26). Thượng hội đồng cũng nên phục vụ điều này: đó là làm cho chúng ta ý thức và chia sẻ những vấn đề và niềm vui của toàn thể Giáo Hội Công Giáo.

Nhưng chúng ta hãy đến ngôi nhà thứ ba được trang bị tốt. Việc thoát ra khỏi nó trở nên đặc biệt khó khăn bởi thực tế là trong nhiều thế kỷ, chúng ta đã được dạy rằng chỉ cần nhìn ra bên ngoài thôi cũng đã là tội lỗi và phản bội. Gần đây tôi đang đọc, nhân dịp Tuần lễ Cầu nguyện cho Sự Hiệp nhất Kitô hữu, chứng từ của một phụ nữ Công Giáo đến từ một quốc gia đa tôn giáo. Linh mục giáo xứ của cô ấy từng dạy cộng đoàn rằng chỉ cần bước vào một nhà thờ Tin lành thôi cũng đã là một tội trọng. Và tôi cho rằng, ở phía bên kia hàng rào, điều tương tự cũng đã được nói về việc bước vào một nhà thờ Công Giáo.

Tất nhiên, tôi nói về ngôi nhà được ốp gỗ cẩn thận, là hệ phái Kitô đặc biệt mà chúng ta thuộc về. Tôi làm như vậy khi trong ký ức vẫn còn mới mẻ về sự kiện phi thường và mang tính tiên tri của cuộc gặp gỡ đại kết ở Nam Sudan vào tháng 2 vừa qua. Tất cả chúng ta đều xác tín rằng một phần gây ra sự yếu kém trong việc loan báo Tin Mừng và hành động của chúng ta trên thế giới là do sự chia rẽ và đấu tranh lẫn nhau giữa các Kitô hữu. Điều Thiên Chúa phán trong sách tiên tri Khácgai vẫn đang xảy ra:

Các ngươi mong đợi nhiều, nhưng mùa màng chẳng được bao nhiêu. Các ngươi có đem được những thứ đó về nhà, Ta cũng sẽ thổi bay đi hết. Vì sao vậy? Sấm ngôn của Thiên Chúa các đạo binh - vì Nhà của Ta vẫn còn tan hoang, trong khi đó các ngươi ai nấy bận rộn lo cho nhà riêng của mình. (Kg 1:9)

Chúa Giêsu nói với Phêrô: “Trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Ngài không nói, “Thầy sẽ xây dựng NHỮNG Hội Thánh của Thầy.” Phải có một cảm thức theo đó điều mà Chúa Giêsu gọi là “Hội Thánh của Thầy” bao trùm tất cả những người tin vào Người và tất cả những người đã chịu phép rửa. Thánh Phaolô có một công thức có thể hoàn thành nhiệm vụ ôm lấy tất cả những ai tin vào Chúa Kitô. Mở đầu Thư Thứ Nhất gửi tín hữu thành Côrintô, ngài gửi lời chào đến “tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu danh Chúa của chúng ta, Đức Giêsu Kitô, là Chúa của họ và của chúng ta” (1 Cr 1:2).

Tất nhiên, chúng ta không thể hài lòng với sự thống nhất rất rộng lớn nhưng lại quá mơ hồ này. Và điều này biện minh cho sự cam kết và thảo luận, ngay cả về giáo lý, giữa các Giáo hội. Nhưng chúng ta cũng không thể khinh chê và coi thường sự hiệp nhất căn bản hệ tại ở việc kêu cầu cùng một Chúa Giêsu Kitô. Ai tin vào Con Thiên Chúa thì cũng tin vào Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Điều đã được lặp đi lặp lại nhiều lần là rất đúng: “điều hợp nhất chúng ta quan trọng hơn điều chia rẽ chúng ta.”

Có những trường hợp chúng ta nhất thiết phải phản đối việc lạm dụng danh Chúa Giêsu và cách thức sai trái trong đó Tin Mừng được loan báo. Trong những trường hợp như vậy, điều mà Thánh Phaolô đã viết về một số người vào thời của ngài đã loan báo Tin Mừng “với tinh thần ganh đua và với ý định bất chính” có thể giúp chúng ta vượt qua sự phủ nhận: “Nhưng điều đó có quan trọng gì?” Ngài viết cho các tín hữu Philipphê: “Miễn là cách nào, hoặc vì thuận tiện hay vì lòng thành, mà Đức Kitô được rao giảng, thì tôi vui mừng” (Pl 1,16-18). Đó là chưa kể đến việc các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác cũng tìm thấy những điều ở người Công Giáo chúng ta mà họ không thể chấp nhận.

Lời tiên tri của Khácgai về ngôi đền mới được xây lại kết thúc với một lời hứa rạng rỡ: “Vinh quang của Đền Thờ lúc này sẽ rạng ngời hơn khi trước, Thiên Chúa các đạo binh phán; tại nơi này Ta sẽ ban tặng bình an - sấm ngôn của Thiên Chúa các đạo binh”(Kg 2:9). Chúng ta không dám nói rằng lời tiên tri này cũng sẽ trở thành sự thật đối với chúng ta và rằng ngôi nhà của Thiên Chúa là Giáo hội của tương lai sẽ huy hoàng hơn ngôi nhà của quá khứ mà chúng ta hiện đang hối tiếc; tuy nhiên, chúng ta có thể hy vọng vào điều đó và cầu xin Chúa ban cho chúng ta điều đó với tinh thần khiêm nhường và ăn năn.

Chúng ta chứng kiến một số dấu hiệu đáng khích lệ về phương diện này, một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất chính là việc tìm kiếm sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu. Trong cuộc phỏng vấn với một nhà báo Công Giáo trên hành trình trở về từ Nam Sudan, Đức Tổng Giám Mục Justin Welby cho biết: “Khi các Giáo hội làm việc cùng nhau, – mà trong quá khứ đã từng là đối phương của nhau, tấn công nhau, thiêu sống linh mục của nhau, và đã lên án nhau. nhau theo cách mạnh mẽ nhất – thì trong trường hợp đó, có một điều gì đó thuộc về tâm linh đã xảy ra. Có một sự giải phóng của Thánh Linh Thiên Chúa, và điều này mang lại cho tôi niềm hy vọng lớn.”

Thưa các Cha đáng kính, thưa anh chị em, lời tiên tri của Khácgai mà tôi đã bình luận có liên quan đến một ký ức cá nhân và tôi xin lỗi nếu tôi dám nhắc lại ở đây sau khi một số anh chị em có thể đã nghe tôi kể lại. Tôi làm như vậy với niềm tin chắc rằng lời tiên tri làm bùng phát niềm tin cậy và hy vọng mỗi khi nó được công bố và lắng nghe với đức tin.

Ngày mà Bề trên Tổng quyền của tôi cho phép tôi rời vị trí giảng dạy tại Đại học Công Giáo Milan, để dành trọn thời gian cho việc rao giảng, chính xác là có lời tiên tri của Khácgai trong Các Giờ Kinh Phụng vụ. Sau khi tham dự Phụng Vụ Giờ Kinh, tôi đến đây trước tượng Thánh Phêrô này. Tôi muốn xin Thánh Tông Đồ chúc lành cho chức vụ mới của tôi. Vào một thời điểm nào đó, khi tôi đang ở quảng trường, lời của Thiên Chúa mạnh mẽ hiện về trong tâm trí tôi. Tôi quay về phía cửa sổ của Đức Giáo Hoàng trong Điện Tông tòa và bắt đầu lớn tiếng tuyên bố: “Hãy can đảm lên, Đức Gioan Phaolô II, hãy can đảm lên, các Hồng Y, giám mục, và tất cả mọi người trong Giáo hội, và hãy làm việc vì Thầy ở cùng anh em, Chúa phán.” Việc đó rất dễ thực hiện vì trời đang mưa và không có ai đứng xung quanh.

Tuy nhiên, vài tháng sau, vào năm 1980, tôi được bổ nhiệm làm Giảng viên Phủ Giáo hoàng và được diện kiến Đức Thánh Cha để bắt đầu Mùa Chay đầu tiên của mình. Từ đó lại vang vọng trong tôi, không phải như một trích dẫn và một kỷ niệm, mà như một lời sống động cho thời điểm đó. Tôi đã chia sẻ những gì tôi đã làm ngày hôm đó tại quảng trường Thánh Phêrô. Sau đó, tôi quay sang Đức Giáo Hoàng, người lúc đó đang theo dõi bài giảng từ một nhà nguyện bên cạnh, và mạnh mẽ lặp lại những lời của Khácgai: “Hãy can đảm lên, Đức Gioan Phaolô II, hãy can đảm lên các Hồng Y, giám mục và dân Chúa, và bắt tay vào việc, bởi vì Thầy ở với anh em, Chúa phán. Thần Khí của Thầy sẽ ở cùng anh em.” Và từ phản ứng, đối với tôi, dường như những lời nói đó đã đem lại những gì đã hứa hẹn: đó là lòng can đảm (ngay cả khi Đức Gioan Phaolô II là người cuối cùng trên thế giới cần được khuyến khích để có lòng can đảm!).

Hôm nay tôi dám công bố lại lời đó, vì biết rằng đó không chỉ là một câu trích dẫn, mà là một lời hằng sống luôn thực hiện những gì nó hứa. Vì thế, hãy can đảm lên, thưa Đức Thánh Cha Phanxicô! Chúa phán: Hãy can đảm lên, hỡi các Hồng Y, giám mục, linh mục và tín hữu của Giáo Hội Công Giáo, và hãy làm việc, vì Thầy ở cùng anh em. Thần Khí của Thầy sẽ ở bên anh em!
Source:Raniero Cantalamessa
 
Putin tê tái: Dàn radar phản pháo tan nát. Ukraine tràn qua biên giới, lính Nga bỏ chạy bị 10 năm tù
VietCatholic Media
03:06 02/04/2023


1. Quân Ukraine tấn công xuyên biên giới, lính Nga bỏ chạy bị phạt 10 năm tù

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Soldier Faces 10 Years in Prison for Failing to Stop Ukraine Strike”, nghĩa là “Lính Nga đối mặt với 10 năm tù vì không ngăn chặn cuộc tấn công ở Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Theo một hãng tin địa phương, một binh sĩ Nga đã bị cáo buộc không ngăn chặn được cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực Belgorod của Nga trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.

Trích dẫn các nguồn tin thân cận với cuộc điều tra, nhật báo Kommersant của Nga đưa tin rằng các nhà điều tra nói rằng người lính đã vi phạm nghĩa vụ chiến đấu khi anh ta không ngăn chặn một cuộc tấn công của Lực lượng Vũ trang Ukraine vào lãnh thổ Nga vào mùa xuân năm 2022, dẫn đến nhiều thương vong và các thiết bị quân sự bị phá hủy.

Người đàn ông này có thể phải đối mặt với án tù lên tới 10 năm nếu bị kết tội.

Đã có báo cáo về các cuộc tấn công ở Belgorod của Nga, nằm gần biên giới với Ukraine, trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào quốc gia láng giềng. Vào tháng 12, quân đội Nga bắt đầu đào hệ thống chiến hào phức tạp ở Belgorod và thống đốc khu vực cho biết ông đang thành lập “các đơn vị tự vệ” địa phương.

Các vụ nổ không rõ nguyên nhân đã tấn công Belgorod và Kursk, cũng gần biên giới. Các kho nhiên liệu và đạn dược đã trở thành mục tiêu trong các cuộc không kích, mặc dù Ukraine không trực tiếp nhận trách nhiệm về bất kỳ cuộc tấn công nào trên lãnh thổ Nga.

Theo Kommersant, kể từ tháng 5 năm 2022, người lính Nga đã bị nhốt tại một trung tâm giam giữ trước khi xét xử. Anh ta đã được chuyển đến một trung tâm giam giữ ở St. Petersburg vào tháng 12.

Tờ báo cho biết, hậu quả của cuộc tấn công ở khu vực Belgorod là 7 quân nhân thiệt mạng và 43 người bị thương, trong khi 15 đơn vị thiết bị quân sự bị phá hủy và 30 đơn vị bị hư hại. Tổng chi phí thiệt hại lên tới 89 triệu rúp hay 1,1 triệu Mỹ Kim.

Các nhà điều tra nói rằng anh ta đã để cho khả năng phòng thủ của Nga bị tổn hại nghiêm trọng, mặc dù có cơ hội ngăn chặn cuộc tấn công.

Các nguồn tin của tờ báo nói rằng anh ta không chỉ phạm sai lầm cá nhân mà còn có “những tính toán sai lầm nghiêm trọng” khi không ngăn chặn được cuộc tấn công.

Kommersant lưu ý rằng người lính Nga đã nói rằng anh ta không có lỗi. Một mình anh ta không thể cầm cự được cả một tiểu đội biệt kích Ukraine, nên anh ta bỏ chạy. Anh ta có lẽ bị đưa ra xử làm gương trước tình trạng quân Nga liên tục tháo chạy trên chiến trường.

Những lo ngại dường như đang gia tăng ở Nga về các cuộc tấn công của Ukraine trên đất Nga. Vào Tháng Giêng, các hệ thống phòng không đã được lắp đặt trên nóc một số tòa nhà hành chính và quốc phòng ở thủ đô Mạc Tư Khoa, bao gồm cả trên nóc tòa nhà do Bộ Quốc phòng Nga sử dụng.

Và vào ngày 4 tháng 3, Andrey Kartapolov, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga, đã khuyến nghị các công ty Nga xây dựng hệ thống phòng không của riêng họ, nói rằng ngân sách của Bộ Quốc phòng “tập trung vào việc phòng thủ cho các cơ sở quân sự và nhà nước quan trọng”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.

2. Biden yêu cầu Nga thả nhà báo Mỹ bị bắt

Tổng thống Biden đã được CNN hỏi về thông điệp của ông gửi tới Nga sau vụ bắt giữ phóng viên Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal.

“Hãy trả tự do cho anh ta,” tổng thống nói khi rời Tòa Bạch Ốc sáng nay.

Đây là lần đầu tiên Biden bình luận công khai về vấn đề này kể từ khi Gershkovich bị chính quyền Nga cáo buộc làm gián điệp hôm thứ Năm.

Sau đó, khi được một phóng viên khác hỏi liệu Hoa Kỳ có trục xuất các nhà ngoại giao hoặc nhà báo Nga về việc giam giữ Gershkovich hay không, Biden nói. “Đó không phải là kế hoạch ngay bây giờ.”

Cuối ngày thứ Sáu, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris cho biết bà “quan ngại sâu sắc” về tình trạng của Gershkovich.

“ Tôi sẽ tuyên bố rõ ràng rằng chúng ta sẽ không tha thứ và lên án, việc đàn áp trên thực tế các nhà báo và rằng chúng tôi hoàn toàn lo ngại về bất kỳ nỗ lực nào nhằm bóp nghẹt quyền tự do báo chí theo bất kỳ cách nào,” Harris nói trong một cuộc họp báo với Tổng thống Zambia Hakainde Hichilema ở Lusaka.

3. Mạc Tư Khoa bác bỏ đề xuất ngừng bắn của Lukashenko

Điện Cẩm Linh bác bỏ thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine do Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đề xuất hôm thứ Sáu.

“Trong bối cảnh Ukraine, không có gì thay đổi. Hoạt động quân sự đặc biệt vẫn tiếp tục bởi vì vào thời điểm hiện tại, đó là cách duy nhất để đạt được các mục tiêu mà đất nước chúng ta phải đối mặt”, phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết trong cuộc gọi thường xuyên với các nhà báo.

Peskov cho biết Mạc Tư Khoa biết về lời khuyên của Lukashenko và cho biết điều này “chắc chắn sẽ được thảo luận” vào tuần tới, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Lukashenko phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Nhà nước Tối cao của Nhà nước Liên minh.

Trước đó vào thứ Sáu, Lukashenko đã kêu gọi đóng băng “các hành động thù địch” ở Ukraine.

Ông Lukashenko nói. “Cần phải chấm dứt các hành động thù địch và tuyên bố một thỏa thuận ngừng bắn cấm cả hai bên di chuyển các nhóm quân và chuyển giao vũ khí, đạn dược, nhân lực và thiết bị. Tất cả dừng lại, đóng băng.”

Đáp lại đề xuất của nhà độc tài Lukashenko, người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine, Oleksiy Danilov, cho biết đề xuất của Lukashenko có thể chấp nhận được với điều kiện là Vladimir Putin phải bị bắt giữ giao nộp cho Tòa án Hình sự Quốc tế The Hague.

4. Vương quốc Anh nhận định rằng Nga sẽ vật lộn để thay thế các radar 'Zoopark' bị phá hủy trong các cuộc tấn công

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Will Struggle to Replace 'Zoopark' Radars Obliterated in Strikes: UK”, nghĩa là “Vương quốc Anh nhận định rằng Nga sẽ vật lộn để thay thế các radar 'Zoopark' bị phá hủy trong các cuộc tấn công.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Theo tình báo Anh, quân đội Nga có thể chỉ còn lại “số lượng hạn chế” các radar “Zoopark” và có thể gặp khó khăn trong việc tái tạo thêm các hệ thống phản công đóng vai trò quan trọng đối với cả hai bên trong cuộc chiến.

Tuần trước, Bộ Tư lệnh Lực lượng Tác chiến Đặc biệt của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã công bố một đoạn video quay cảnh các lực lượng của họ phá hủy hệ thống radar Zoopark-2 của Nga gần khu vực Donetsk. Các hệ thống Zoopark có thể theo dõi nguồn gốc của pháo binh địch để chỉ đạo phản công.

Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết: “Sau khi nó truyền đi tọa độ của vị trí đặt tổ hợp phản pháo, một trong các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ của chúng ta đã bị trúng đạn”.

Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh đã đánh giá trong bản cập nhật tình báo mới nhất vào hôm thứ Sáu 31 tháng Ba cho biết như sau:

Hôm 23 tháng 3 năm 2023, Lực lượng Tác chiến Đặc biệt Ukraine đã công bố đoạn phim về một radar phản pháo ZOOPARK-1M của Nga bị phá hủy ở khu vực Donetsk.

Những nỗ lực của cả hai bên nhằm vô hiệu hóa các radar phản pháo của đối phương là một yếu tố thường xuyên của cuộc xung đột. Các hệ thống này tương đối ít về số lượng nhưng là một bội số đáng kể về sức mạnh quân sự. Chúng cho phép các chỉ huy nhanh chóng xác định vị trí và tấn công pháo binh địch.

Tuy nhiên, vì chúng có tín hiệu điện từ hoạt động nên chúng dễ bị phát hiện và tiêu diệt. Nga đã mất ít nhất 6 chiếc ZOOPARK-1M và có khả năng chỉ còn lại một số lượng rất hạn chế ở Ukraine.

Tái tạo các đội radar phản pháo có thể là ưu tiên chính của cả hai bên, nhưng Nga có thể sẽ gặp khó khăn vì các hệ thống này phụ thuộc vào nguồn cung cấp thiết bị điện tử công nghệ cao đã bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt.

Nền kinh tế Nga ban đầu cho thấy một số khả năng phục hồi trước danh sách dài các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt khi bắt đầu chiến tranh, nhưng các lệnh cấm đã hạn chế khả năng của Điện Cẩm Linh trong việc nhanh chóng tái tạo nguồn cung cấp quân sự ngày càng giảm.

Vào tháng 2, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với 22 cá nhân và 83 tổ chức, tấn công cụ thể vào “lĩnh vực khai thác và kim loại” ở Nga. Một thông cáo từ Bộ Tài chính Mỹ cho biết cần phải đưa ra thêm các nỗ lực bổ sung nhằm “cô lập Nga hơn nữa khỏi nền kinh tế quốc tế và cản trở khả năng của Nga trong việc có được vốn, vật liệu, công nghệ và sự hỗ trợ để duy trì cuộc chiến chống lại Ukraine, là cuộc chiến đã giết chết hàng ngàn người và khiến hàng triệu người phải di tản,”

Điện Cẩm Linh đã có thể thoát khỏi một số lệnh trừng phạt, nhờ vào một số đồng minh của mình. Iran chuẩn bị gửi thêm máy bay không người lái Shahed-131 và -136 do nước này sản xuất tới Mạc Tư Khoa sau khi hai nước gặp nhau trong tuần này và máy bay không người lái “kamikaze” do Trung Quốc sản xuất có thể đến Bộ Quốc phòng Nga vào tháng tới.

Có hai biến thể của hệ thống radar Zoopark được quân đội Nga sử dụng. Mạng tích hợp dữ liệu, gọi tắt là ODIN, mô tả Zoopark-1M, ban đầu được phát triển cho quân đội Nga vào năm 1989, là một hệ thống pháo di động có thể phát hiện các nguồn súng cối và lựu pháo, cũng như hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật.

Một hệ thống khác, là hệ thống Zoopark-2 có thể phát hiện súng cối, pháo đại bác, hỏa tiễn và các khẩu đội hỏa tiễn chiến thuật, lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1999.

“Zoopark-2 về cơ bản là nhằm giải quyết các vấn đề về độ chính xác với Zoopark-1 thông qua phần các nhu liệu điện toán và phần cứng mới giúp việc khảo sát địa hình hiệu quả hơn,” Jordan Cohen, nhà phân tích chính sách tại Viện Cato, trước đây đã nói với Newsweek qua email.

Tình báo Anh hôm thứ Sáu báo cáo rằng Ukraine đã phá hủy một trong các hệ thống Zoopark-1M của Nga vào tuần trước, Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết trên Twitter rằng họ cũng đã phá hủy một Zoopark-2.

Lực lượng Ukraine đã và đang sử dụng hệ thống radar AN/TPQ-37 “Firefinder” do Mỹ cung cấp cho các cuộc tấn công phản công, một hệ thống được phát triển đầy đủ vào năm 1980, theo ODIN. Điện Cẩm Linh tuần trước tuyên bố rằng các lực lượng của họ đã phá hủy ba trong số các hệ thống này trong khoảng thời gian 24 giờ, khoảng hai ngày trước khi Ukraine thông báo phá hủy một Zoopark-2. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã bác bỏ tuyên bố của Nga.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.

5. Lãnh đạo hơn 30 hãng tin yêu cầu Nga thả phóng viên Wall Street Journal

Các nhà lãnh đạo của hơn 30 tổ chức tin tức trên khắp thế giới đã ký một lá thư hôm thứ Năm tới Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ, Anatoly Antonov, yêu cầu trả tự do cho phóng viên Wall Street Journal Evan Gershkovich đang bị cầm tù.

“Gershkovich là một nhà báo, không phải gián điệp, và nên được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện,” bức thư do Ủy ban Bảo vệ Nhà báo khởi xướng, được công bố hôm thứ Sáu, cho biết.

Bức thư được ký bởi các nhà lãnh đạo của Associated Press, The New York Times, The Washington Post, BBC, TIME, Euronews, Bloomberg News, Sky News, The New Yorker và The Economist, cùng nhiều người khác.

“Việc bắt giữ vô cớ và bất công Gershkovich là một bước leo thang đáng kể trong các hành động chống báo chí của chính phủ các bạn,” bức thư viết. “Nga đang gửi đi thông điệp rằng hoạt động báo chí trong biên giới của các bạn bị coi là tội phạm và các phóng viên nước ngoài đang tìm cách đưa tin từ Nga không được hưởng những lợi ích của pháp quyền”.

Một đại diện của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo nói với CNN rằng nhóm chưa nhận được phản hồi vào chiều thứ Sáu theo giờ miền Đông Hoa Kỳ.

Gershkovich bị bắt ở Nga vì tình nghi làm gián điệp, theo nhà chức trách Nga, đây là lần đầu tiên một nhà báo Mỹ bị Mạc Tư Khoa giam giữ vì cáo buộc làm gián điệp kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, Wall Street Journal cho biết họ “kịch liệt bác bỏ các cáo buộc từ cơ quan mật vụ Nga FSB và tìm cách trả tự do ngay lập tức cho phóng viên đáng tin cậy và tận tụy của chúng tôi.”

Almar Latour, Giám đốc điều hành của Dow Jones, nhà xuất bản của Wall Street Journal, đã lên án việc Nga bắt giữ Gershkovich trong một bản ghi nhớ gửi cho nhân viên hôm thứ Năm, nói rằng công ty đang làm việc “suốt ngày đêm” để bảo đảm việc trả tự do cho ông.

“Đây là một sự phát triển cực kỳ đáng lo ngại,” Latour nói trong một bản ghi nhớ gửi cho nhân viên mà CNN có được.

6. Nguồn tin tổng thống Pháp. Trung Quốc có thể là quốc gia duy nhất có “tác động thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến ở Ukraine

Với mối quan hệ chặt chẽ với Mạc Tư Khoa, Trung Quốc có thể là một trong những quốc gia duy nhất có thể có “tác động thay đổi cuộc chơi” đối với cuộc chiến ở Ukraine, một nguồn tin từ phủ tổng thống Pháp nói với các nhà báo trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu.

Nguồn tin nói với điều kiện giấu tên, trích dẫn các tiêu chuẩn nghề nghiệp, trước chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Trung Quốc.

“Rõ ràng Trung Quốc là một trong số ít quốc gia trên Trái đất — có thể là quốc gia duy nhất trên thế giới — có tác động 'làm thay đổi cuộc chơi' đối với cuộc xung đột, đối với cả hai bên”.

Theo nguồn tin này, chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của ông Macron sẽ là cơ hội quan trọng để Pháp và Trung Quốc tái kết nối ở cấp cao nhất sau 3 năm Trung Quốc tự phong tỏa do chính sách nghiêm ngặt không có Covid.

Macron sẽ đến Bắc Kinh vào hôm thứ Tư để bắt đầu chuyến thăm, muộn hơn một ngày so với thông báo trước đó, đồng thời sẽ thăm thành phố Quảng Châu phía nam trước khi rời Trung Quốc vào ngày 8/4.

Với các cuộc gặp đã được lên lịch với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Cường, Macron đặt mục tiêu “tìm một không gian để chúng ta có thể thử các sáng kiến hữu ích cho người dân Ukraine và sau đó tìm cách xác định các giải pháp nhằm chấm dứt cuộc chiến này trong trung hạn.

Ông cũng được kỳ vọng sẽ đề cập đến sự hợp tác giữa Liên minh Âu Châu và Trung Quốc, khi Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen sẽ tháp tùng ông trong chuyến thăm.

Von der Leyen sẽ đến Paris vào thứ Hai để gặp Macron và chuẩn bị cho chuyến thăm, theo nguồn tin của Élysée.

7. Belarus tuyên bố sẽ tự bảo vệ mình bằng vũ khí hạt nhân nếu phương Tây xâm lược qua ngã Ba Lan

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cáo buộc phương Tây “chuẩn bị xâm lược” Belarus từ Ba Lan, đồng thời hoan nghênh động thái của Mạc Tư Khoa đặt các đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus, nói rằng vũ khí này cần thiết để bảo vệ đất nước ông.

Trong một bài phát biểu trước quốc gia hôm thứ Sáu, Lukashenko cho biết ông đã tăng cường đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc triển khai cả vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược - mạnh hơn - để đối phó với các mối đe dọa từ các đồng minh phương Tây của Ukraine, những người mà ông tuyên bố đang lên kế hoạch đảo chính chống lại ông.

“Nếu cần thiết, không chỉ vũ khí hạt nhân chiến thuật mà cả vũ khí hạt nhân chiến lược sẽ được đưa vào Belarus,” ông được truyền thông nhà nước BELGA trích dẫn trong những bình luận đầu tiên kể từ khi Putin công bố kế hoạch hoàn thành việc xây dựng một cơ sở lưu trữ đặc biệt cho vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus vào đầu tháng Bảy.

Ông xác nhận rằng Mạc Tư Khoa đã chuyển giao hệ thống hỏa tiễn tầm ngắn Iskander, một thiết bị có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, cho Belarus.

“Máy bay chuyển đổi của chúng ta cũng có thể mang đầu đạn hạt nhân. Các bạn đã nghe từ Tổng thống Nga về các kế hoạch chung để tạo ra cơ sở hạ tầng phù hợp trên lãnh thổ Belarus. Tôi chỉ muốn làm rõ. toàn bộ cơ sở hạ tầng đã được tạo ra và sẵn sàng,” ông nói.

Lukashenko nhấn mạnh rằng Minsk và Mạc Tư Khoa sẽ thực hiện “mọi nỗ lực và sử dụng các phương tiện để bảo đảm chủ quyền và độc lập của họ,” chống lại Ba Lan và các nước láng giềng phương Tây “sốt sắng” mà ông cáo buộc đã xây dựng “sự hình thành của một số trung đoàn, biểu ngữ, quân đoàn” cho một “cuộc đảo chính tiếp theo ở Belarus.”

“Đồng thời, việc chuyển quân của NATO sang phía đông đang diễn ra với tốc độ nhanh. Chỉ riêng nhóm của khối ở Ba Lan và các nước Baltic ngày nay đã có hơn 21.000 quân nhân, 250 xe tăng, gần 500 xe bọc thép, khoảng 150 máy bay và trực thăng. Và toàn bộ các đơn vị này đang huấn luyện một cách thách thức gần biên giới Belarus và Nga. Câu hỏi giống nhau: tại sao?” nhà độc tài nói.

Đáp lại, quân đội Belarus đã được chỉ thị “khôi phục ngay lập tức các địa điểm” ở Belarus, nơi trước đây đã đặt các hệ thống hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa với đầu đạn hạt nhân. Nếu cần, tôi và Putin sẽ quyết định và giới thiệu vũ khí hạt nhân chiến lược tại đây. Và họ phải hiểu điều này, những người đang cố gắng thổi bay chúng ta ra nước ngoài ngày nay từ bên trong và bên ngoài. Chúng ta sẽ không dừng lại, bảo vệ các quốc gia, các thành phố của chúng ta và người dân của chúng ta”, nhà lãnh đạo Belarus nói, đồng thời cho biết thêm rằng ông “tin tưởng rằng những biện pháp này” sẽ ngăn chặn “những kẻ diều hâu ở nước ngoài và các vệ tinh của chúng trong một thời gian dài”.

8. Lukashenko cảnh báo phương Tây về hậu quả của việc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn giả định ở Ukraine

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko kêu gọi đóng băng “các hành động thù địch” ở Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng Nga sẽ phải sử dụng toàn bộ lực lượng quân sự của mình nếu phương Tây cố gắng sử dụng thời gian tạm dừng chiến tranh do ông ta đề xuất để xâm phạm lãnh thổ của nước này.

“Cần phải chấm dứt các hành động thù địch và tuyên bố một thỏa thuận ngừng bắn cấm cả hai bên di chuyển các nhóm quân và chuyển giao vũ khí, đạn dược, nhân lực và thiết bị, Lukashenko nói trong một bài phát biểu trước toàn quốc hôm thứ Sáu. “Tất cả dừng lại, đóng băng.”

Nhưng ông cảnh báo Mạc Tư Khoa sẽ có nghĩa vụ sử dụng “toàn bộ sức mạnh của tổ hợp công nghiệp quân sự và quân đội để ngăn chặn sự leo thang của cuộc xung đột – đạn phốt pho, uranium không nghèo và uranium làm giàu – mọi thứ phải hành động nếu có sự lừa dối và ngay cả những chuyển động nhỏ nhất qua biên giới Ukraine cũng bị chú ý.”

Lukashenko là đồng minh chủ chốt của Tổng thống Nga Vladimir Putin và những bình luận của ông được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực, với việc Nga tập trung quân dọc biên giới Belarus-Ukraine trong những tuần gần đây.

Hoa Kỳ và các đồng minh đã bày tỏ lo ngại về khả năng leo thang hơn nữa trong cuộc xung đột.

9. Các lực lượng vũ trang Nga cho biết họ không có kế hoạch huy động đợt thứ hai

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho rằng các lực lượng vũ trang của Nga không có kế hoạch cho đợt huy động thứ hai và một cuộc tuyển quân sắp tới là một phần của chương trình nhập ngũ thông thường.

“Tôi muốn bảo đảm với tất cả các bạn rằng các kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu không bao gồm đợt huy động thứ hai”

Ông nói thêm rằng Bộ Quốc phòng có “đủ” binh sĩ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao và những người lính nghĩa vụ sẽ chỉ được gửi đến các điểm triển khai thường trực ở Nga.

Bộ Quốc phòng Nga thường xuyên bắt buộc nam giới thực hiện nghĩa vụ quân sự hai lần mỗi năm, vào mùa xuân và mùa thu.

Nghĩa vụ quân sự liên quan đến việc lựa chọn và nhập ngũ của nam thanh niên vào quân đội, trong khi động viên đề cập đến quá trình gọi quân dự bị và các quân nhân khác trên quy mô lớn hơn trong trường hợp khẩn cấp hoặc chiến tranh.

Theo một tài liệu chính thức được chính phủ công bố, lệnh nhập ngũ mùa xuân đã được Vladimir Putin ký có hiệu lực vào thứ Năm, sẽ áp dụng cho 147.000 công dân trong độ tuổi 18 đến 27 và sẽ diễn ra từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 15 tháng 7.

Điện Cẩm Linh đã liên tục bác bỏ những tin đồn về khả năng xảy ra làn sóng huy động thứ hai ở Nga.

10. Điện Cẩm Linh cho biết các nhà báo nước ngoài được công nhận có thể tiếp tục làm việc tại Nga

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Sáu, sau vụ bắt giữ Evan Gershkovich, phóng viên của tờ Wall Street Journal, các nhà báo nước ngoài được công nhận có thể tiếp tục làm việc tại Nga.

Bình luận của ông ta được đưa ra để trả lời câu hỏi liên quan đến một bài báo hôm thứ Năm từ Ban biên tập của Wall Street Journal, trong đó nói. “Chính quyền Biden sẽ phải xem xét leo thang chính trị và ngoại giao.”

“Trục xuất đại sứ Nga tại Mỹ, cũng như tất cả các nhà báo Nga làm việc tại đây, sẽ là điều tối thiểu có thể xảy ra. Nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ Hoa Kỳ là bảo vệ công dân của mình và hiện nay có quá nhiều chính phủ tin rằng họ có thể bắt giữ và bỏ tù người Mỹ mà không bị trừng phạt,” bài báo viết.

Peskov được hỏi “khả năng” là các nhà báo Nga và đại sứ Nga sẽ bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ như thế nào.

“Tất cả các nhà báo nước ngoài có giấy phép hợp lệ ở đây đều có thể và tiếp tục các hoạt động báo chí của họ ở đất nước chúng tôi. Họ không gặp phải bất kỳ hạn chế nào và hoạt động tốt,” Peskov trả lời.

“Trong trường hợp này, chúng ta đang nói về hoạt động gián điệp dưới chiêu bài hoạt động báo chí. Vì nhà báo này đã bị bắt quả tang nên tình huống này là hiển nhiên”, ông nói thêm.

Wall Street Journal đã dứt khoát bác bỏ những cáo buộc đó, nói trong một tuyên bố hôm thứ Năm rằng họ “kịch liệt phủ nhận các cáo buộc từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, và tìm cách trả tự do ngay lập tức cho phóng viên đáng tin cậy và tận tụy của chúng ta.”

Peskov nói tiếp. “Về vấn đề này, yêu cầu trục xuất tất cả các nhà báo Nga... Chà, tờ báo có thể làm được, nhưng không nên như vậy. Đơn giản là không có lý do gì cho việc này. Nếu có vi phạm pháp luật, vượt quá phạm vi hoạt động mà pháp luật quy định thì có. Nhưng sẽ là vô lý và sai trái nếu hạn chế quyền của các nhà báo có lương tâm.”

Peskov một lần nữa nhắc lại rằng ông ta không thể mở rộng lời buộc tội “bị bắt quả tang” của mình, nói rằng. “Chúng tôi không có thông tin chi tiết, nó được bảo mật. FSB đang giải quyết việc này.”

Tòa Bạch Ốc đã gọi cáo buộc gián điệp của Nga là “lố bịch” và “trơ trẽn”.

11. Nga coi Mỹ là mối đe dọa an ninh chính trong học thuyết chính sách đối ngoại mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu đã ký một sắc lệnh về một phiên bản mới của Khái niệm chính sách đối ngoại của Nga, trong đó liệt kê Mỹ là mối đe dọa an ninh chính đối với Nga và “sự phát triển công bằng của nhân loại”.

“Mạc Tư Khoa coi đường lối của Washington là nguồn rủi ro chính đối với an ninh của chính họ và quốc tế, vì hòa bình và sự phát triển công bằng của nhân loại nói chung,” tài liệu viết.

“Khái niệm mới về chính sách đối ngoại cung cấp khả năng thực hiện các biện pháp đối xứng và bất đối xứng nhằm đáp trả các hành động không thân thiện chống lại Liên bang Nga”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết sau khi trình bày học thuyết cập nhật với Tổng thống Putin.

Tài liệu dài 42 trang phác thảo các mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của Mạc Tư Khoa, trong đó có việc tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh và loại bỏ sự thống trị của Mỹ trong các vấn đề thế giới.

Tài liệu không đề cập trực tiếp đến Ukraine ngay cả khi Nga tiếp tục cuộc xâm lược toàn diện vào nước này, nhưng có nói rằng “Mạc Tư Khoa đang đẩy mạnh quá trình ghi danh trong khuôn khổ luật pháp quốc tế về biên giới quốc gia và quyền tài phán đối với các vùng lãnh thổ của mình.”

“Mục tiêu chính ở nước ngoài gần đây là biến khu vực thành một khu vực hòa bình, láng giềng tốt và thịnh vượng”.

Theo tài liệu, Mạc Tư Khoa cũng nhận thấy “nguy cơ làm trầm trọng thêm các cuộc xung đột liên quan đến các nước lớn, cũng như sự leo thang của họ thành một cuộc chiến tranh cục bộ hoặc toàn cầu. Yếu tố sức mạnh ngày càng quyết định quan hệ giữa các quốc gia”.

Nga cũng sẽ tập trung vào việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Ấn Độ và Trung Quốc cũng như tăng cường hợp tác với các nước Mỹ Latinh.
 
Moscow tìm cách lôi kéo Đức Giáo Hoàng vào cuộc tranh chấp Tu Viện Hang Động Lavra. Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Shevchuk
VietCatholic Media
05:10 02/04/2023


1. Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk về phản ứng của chính quyền đối với ý định của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương muốn cầu nguyện ở Nhà thờ Đức Mẹ Yên Giấc Lavra

Chính quyền đã phản ứng rất ngoại giao đối với việc Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương muốn cử hành thánh lễ tại Nhà thờ Đức Mẹ Yên Giấc trong Tu Viện Hang Động Lavra. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk cho biết như trên trong một chương trình truyền hình của United News.

“Phản ứng của chính quyền rất ngoại giao. Mọi người đều chăm chú lắng nghe, nhưng cho đến nay vẫn chưa có phản hồi nào”, vị Tổng Giám Mục nói.

“Điều rất quan trọng là chính quyền đã công nhận Tu Viện Hang Động Lavra có liên quan về mặt lịch sử với Giáo Hội của chúng ta. Bức tranh tuyệt đẹp của Đức Trinh Nữ Maria Pochayiv được đội vương miện của Đức Giáo Hoàng. Và năm nay đánh dấu kỷ niệm ngày đăng quang này. Do đó, những người Công Giáo Đông phương cũng nên có vị trí của họ ở đó cùng với những người anh em Chính thống giáo của họ.”

Trước đó, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav đã tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương không yêu cầu tài sản của Pochayiv Lavra nhưng muốn có thể cầu nguyện ở đó, vì Pochayiv Lavra có mối quan hệ lịch sử với Giáo Hội.


Source:UGCC

2. Mạc Tư Khoa tìm cách lôi kéo Đức Giáo Hoàng vào cuộc tranh chấp ở Tu Viện Hang Động Lavra

Trong bản tin đánh đi hôm 28 tháng Ba, thông tấn xã TASS của Nga cho rằng: “Tòa thánh theo đuổi quan điểm cho rằng nhà cầm quyền không nên can thiệp vào đời sống của các tổ chức tôn giáo và Đức Thánh Cha Phanxicô đang theo dõi sự phát triển của tình hình với mối quan tâm đối với việc trục xuất các tu sĩ khỏi tu viện Kyiv-Pechersk Lavra.”

Thông tấn xã TASS của Nga đã cho biết như trên, trích dẫn lời của một “nguồn tin ở Vatican” không xác định là ai đã nói với một phóng viên. “Đức Thánh Cha Phanxicô đang theo dõi sự phát triển của các sự kiện với sự quan tâm và lo lắng lớn. Ngài đã công khai bày tỏ sự không đồng tình với các hành động nhắm vào các tu viện và linh mục”, nguồn tin ẩn danh cho biết.

Vào ngày 10 tháng 3, ban quản lý khu phức hợp Kyiv-Pechersk Lavra đã thông báo chấm dứt hợp đồng thuê Tu Viện Hang Động Lavra đối với Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và các nam tu sĩ phải rời tu viện trước ngày 29 tháng 3.

Tổng Giám Mục Pavel, của UOC, có trụ sở ở Tu Viện Hang Động Lavra, gọi những hành động này là bất hợp pháp và tuyên bố sẽ cấm các anh em của ông rời khỏi tu viện. Vào ngày 20 tháng 3, các thành viên của Thượng hội đồng của UOC, do Đức Tổng Giám Mục Onufry, dẫn đầu, đã đứng trước văn phòng của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy để yêu cầu được tiếp để làm rõ quan điểm của họ, nhưng ông từ chối gặp họ. Vào ngày 23 tháng 3, Thượng hội đồng của UOC đã công bố lời kêu gọi tới các nhà lãnh đạo cao nhất,

Thượng phụ Mạc Tư Khoa và toàn nước Nga Kirill cũng đã phát biểu trước các nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống địa phương, Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác cũng như đại diện của các tổ chức quốc tế với các thông điệp kêu gọi họ “thực hiện mọi nỗ lực có thể” để ngăn chặn việc trục xuất các tu sĩ UOC khỏi Kyiv-Pechersk Lavra và buộc phải đóng cửa tu viện.

Liên quan đến lời của Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi không can thiệp vào công việc nội bộ của Giáo hội Chính thống Nga

Vào ngày 15 tháng 3, trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư theo thông lệ, Đức Thánh Cha Phanxicô, khi bình luận về tình hình liên quan đến Tu Viện Hang Động Lavra, và đáp ứng yêu cầu của Thượng phụ Kirill, đã can thiệp bằng cách nói: “Tôi đang nghĩ đến các nữ tu Chính thống giáo của Kyiv Lavra: Tôi yêu cầu các bên trong chiến tranh tôn trọng các địa điểm tôn giáo. Các nữ tu thánh hiến, những người tận hiến cho việc cầu nguyện – dù họ thuộc bất kỳ giáo phái nào – đều ủng hộ dân Chúa”.

Đó là một sự can thiệp bất ngờ và đáng ngạc nhiên vì trước hết Đức Thánh Cha nói đến các “nữ tu” của Đan viện khi mọi người đều biết rõ những người bị trục xuất là các nam tu sĩ, ở đó chẳng có “nữ tu” nào cả.
Source:Sismografo
 
Gerasimov triền miên chiến bại. Khoáng đại 50 nước hô hào truy tố Putin. Nga dọa tấn công Phần Lan
VietCatholic Media
15:25 02/04/2023


1. Nhiệm kỳ Tổng Tư Lệnh các lực lượng Nga ở Ukraine của Valery Gerasimov được đánh dấu bởi những thất bại triền miên

Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:

Vào ngày 11 Tháng Giêng năm 2023, Tổng tham mưu trưởng Nga, Tướng Valery Gerasimov đã đích thân chỉ huy 'chiến dịch quân sự đặc biệt' ở Ukraine.

Nhiệm kỳ của Gerasimov được đặc trưng bởi nỗ lực phát động một cuộc tổng tấn công mùa đông với mục đích mở rộng quyền kiểm soát của Nga đối với toàn bộ khu vực Donbas. Tám mươi ngày trôi qua, ngày càng rõ ràng là dự án này đã thất bại.

Trên một số trục trên khắp mặt trận Donbas, các lực lượng Nga chỉ đạt được những lợi ích nhỏ với cái giá là hàng chục nghìn thương vong, phần lớn đã lãng phí lợi thế tạm thời về nhân lực có được từ việc 'huy động một phần' vào mùa thu.

Sau mười năm làm Tổng tham mưu trưởng, có một khả năng thực tế là Gerasimov đang đẩy xa hơn các giới hạn chịu đựng thất bại của giới lãnh đạo chính trị Nga.

Gerasimov là tướng chỉ huy thứ tư được Putin chỉ định giám sát chiến dịch ở Ukraine kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Trung tướng đã nghỉ hưu Mark Hertling gọi việc bổ nhiệm vị tướng 67 tuổi là “kỳ lạ”. Ông nói với CNN vào ngày thông báo: “Điều đó khiến tôi kinh ngạc và khó hiểu tại sao ông Putin lại làm điều. Tôi không thấy lý do nào khác hơn là nhằm đổ lỗi cho Gerasimov, người được coi là thuộc hàng tín cẩn trong điện Cẩm Linh.”

Tưởng cũng nên biết thêm: Các lực lượng Nga đã chịu tổn thất nặng nề ở thành phố Bakhmut miền đông Ukraine và chỉ đạt được những thành tựu nhỏ nhoi với giá phải trả thật khủng khiếp, các quan chức Ukraine cho biết vào đầu tuần này.

Nga đã nỗ lực hết sức để chiếm được thành phố và cố giành được một chiến thắng hiếm hoi phần lớn mang tính biểu tượng.

Sau khi không đạt được thành tựu nào ở những nơi khác trong nước, Mạc Tư Khoa đã tập trung nỗ lực vào các khu vực phía đông Donetsk và Luhansk.

2. Hơn 50 quốc gia và tổ chức tham gia hội nghị thượng đỉnh Bucha ký tuyên bố yêu cầu truy tố Putin về tội ác chiến tranh

Những người tham gia hội nghị thượng đỉnh Bucha ký tuyên bố về trách nhiệm giải trình của Putin và Nga đối với các tội ác đã gây ra ở Ukraine.

Tài liệu được ký sau hội nghị thượng đỉnh Bucha và được công bố trên trang web của tổng thống Ukraine.

Hơn 50 quốc gia và tổ chức tham gia hội nghị thượng đỉnh Bucha đã lên án bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể những tội ác nghiêm trọng theo luật pháp quốc tế đã được thực hiện trên lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả vụ thảm sát Bucha đã trở thành biểu tượng cho sự khủng khiếp của sự xâm lược của Nga. Họ cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với những nỗ lực của Công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế và bày tỏ sự đánh giá cao sâu sắc đối với các hoạt động độc đáo và quan trọng của Tòa án Hình sự Quốc tế nhằm bảo đảm việc truy tố những kẻ phạm tội nghiêm trọng nhất theo luật pháp quốc tế và ngăn chặn việc họ không bị trừng phạt.

Tuyên bố cũng ủng hộ những nỗ lực của các Quốc gia, bao gồm cả Ukraine, trong việc điều tra và truy tố các tội phạm trong phạm vi quyền hạn của họ, được thực hiện trên lãnh thổ Ukraine hoặc chống lại Ukraine, phù hợp với luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.

Những người tham gia hội nghị thượng đỉnh thừa nhận sự cần thiết phải thành lập một cơ chế quốc tế để bồi thường thiệt hại, mất mát hoặc thương tích phát sinh từ các hành vi sai trái quốc tế của Liên bang Nga chống lại Ukraine và ủng hộ việc thành lập một sổ ghi danh quốc tế về thiệt hại để phục vụ như một bản ghi, ở dạng tài liệu, bằng chứng và thông tin yêu cầu bồi thường về thiệt hại, mất mát hoặc thương tật đối với tất cả các thể nhân và pháp nhân có liên quan, cũng như Nhà nước Ukraine.

Tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm trách nhiệm giải trình toàn diện đối với những tội ác nghiêm trọng nhất theo luật pháp quốc tế được thực hiện trên lãnh thổ Ukraine thông qua các cuộc điều tra và truy tố phù hợp, công bằng và độc lập ở cấp quốc gia và quốc tế, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải theo đuổi các bước thiết thực hướng tới mục tiêu này để bảo đảm công lý cho tất cả các nạn nhân và góp phần ngăn ngừa tội phạm trong tương lai.

Các nguyên thủ quốc gia bao gồm Thủ tướng Slovenia Robert Golob, Tổng thống Moldova Maia Sandu, Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic và Thủ tướng Slovakia Eduard Heger đã tham dự trực tiếp hội nghị thượng đỉnh Bucha tại Thủ đô Kyiv. Trước đó, các vị đã tham dự một buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân của biến cố Bucha, một chương bi thảm trong lịch sử nhân loại.

Trong hội nghị thượng đỉnh Bucha, những nét chính trong biến cố bi thảm này đã được nhắc lại.

3. Cựu Tư lệnh Nga chế nhạo những 'thằng ngốc' đang dẫn dắt cuộc chiến của Putin ở Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Former Russian Commander Mocks 'Idiots' Leading Putin's War in Ukraine”, nghĩa là “Cựu Tư lệnh Nga chế nhạo những 'thằng ngốc' đang dẫn dắt cuộc chiến của Putin ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Cựu chỉ huy Nga Igor Girkin đã chế giễu cam kết của một nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh về việc tăng số lượng đạn dược cho quân đội Nga đang chiến đấu ở tiền tuyến ở Ukraine vào hôm thứ Bảy.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã thông báo về sự gia tăng trong một đoạn video mới do Bộ Quốc phòng công bố. Nó diễn ra hơn một năm sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào tháng 2 năm ngoái. Bất chấp những hy vọng ban đầu của các nhà lãnh đạo Nga về một chiến thắng nhanh chóng, phản ứng quân sự mạnh mẽ hơn dự kiến của Ukraine, được hỗ trợ bởi viện trợ của phương Tây, đã làm giảm lợi ích quân sự của họ.

Mặc dù Girkin tự mô tả mình là một người theo chủ nghĩa dân tộc Nga, người đã lên tiếng ủng hộ các mục tiêu của cuộc xâm lược Ukraine, nhưng ông đã nổi lên như một tiếng nói hàng đầu của các blogger quân sự Nga, những người chỉ trích chiến lược của Mạc Tư Khoa ở Ukraine, thường xuyên đăng những lời chỉ trích này lên tài khoản Telegram của mình. Ngoài ra, Ukraine đã buộc tội Girkin với tội ác chiến tranh về vai trò của ông trong vụ sáp nhập Crimea năm 2014, nơi từ đó ông nổi lên như một chỉ huy hàng đầu của Nga.

Girkin đã viết trong một bài đăng khá dài trên Telegram vào thứ Bảy rằng thông báo của Shoigu không đi đủ xa để hỗ trợ đáng kể cho các lực lượng Nga. Ông viết rằng sự gia tăng “nhiều” về đạn dược không so sánh được với mức tiêu thụ đáng kể hơn của chúng.

“Để quân đội có thể sử dụng loại vũ khí này một cách thực sự, 'chứ không giả tạo', cần phải tăng sản lượng theo một đơn đặt hàng cụ thể, chứ không thể nói là nhiều, nhiều là bao nhiêu”, Girkin viết. Ông cũng cáo buộc Shoigu và các nhà lãnh đạo quân sự khác của Nga là “những thằng ngốc,” những người “không hiểu những gì họ nói và viết.”

Trong bài đăng của mình, ông nói thêm rằng người dân Nga sẽ tiếp tục “nuốt chửng” những tuyên bố từ các quan chức Nga rằng cuộc chiến đang diễn ra theo kế hoạch “hiện tại”. Cuối cùng, ông cảnh báo, “cử tri” Nga sẽ bắt đầu đặt câu hỏi tại sao chiến tranh vẫn tiếp diễn bất chấp những tuyên bố thắng lợi của chính quyền.

“Mặc dù nhiều 'dân có ý thức sâu sắc' đã đặt một câu hỏi đơn giản: 'Nếu mọi thứ với chúng ta tốt đẹp và lành mạnh như vậy, tại sao chiến tranh vẫn tiếp diễn trong tháng thứ 14, tổn thất cao và chiến thắng còn xa hơn so với thời điểm đầu?',” ông viết.

Lời chỉ trích của Girkin được đưa ra trong bối cảnh có những tín hiệu mới cho thấy cuộc xâm lược của Nga ở quốc gia Đông Âu đang bị đình trệ. Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Bảy báo cáo rằng “ngày càng rõ ràng” rằng cuộc tấn công mùa đông của Nga ở miền đông Ukraine, đặc biệt tập trung vào thành phố biểu tượng Bakhmut, đang thất bại.

Trong những tháng gần đây, Girkin đã lên tiếng chống lại sự lãnh đạo của Điện Cẩm Linh nhiều hơn. Tháng trước, ông đã chỉ trích Putin vì đã đến thăm Crimea sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, phát lệnh bắt giữ Putin. Ông cũng nói rằng các lực lượng của nhà lãnh đạo Nga “được bảo đảm” sẽ thua trong cuộc chiến.

Newsweek đã liên hệ với văn phòng báo chí Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.

4. Zelenskiy gọi chức chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của Nga là “vô lý và phá hoại”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã chỉ trích vai trò chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của Nga, có hiệu lực từ hôm 1 Tháng Tư, trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Bảy.

“Thật không may, chúng ta cũng có những tin tức rõ ràng là vô lý và phá hoại,” Zelenskiy nói. “Hôm nay, nhà nước khủng bố bắt đầu làm chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.”

“Hôm qua, quân đội Nga đã giết một đứa trẻ Ukraine khác – một cậu bé 5 tháng tuổi tên Danylo đến từ Avdiivka, ở Donbas. Cha mẹ cậu bé bị thương. Pháo binh Nga... Một trong hàng trăm đợt nã pháo mà tổ chức khủng bố quốc gia này tung ra mỗi ngày. Đồng thời, Nga làm chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”.

Zelenskiy cho biết những trường hợp như vậy “chứng minh sự phá sản hoàn toàn” của các thể chế toàn cầu và ông cho rằng việc cải tổ “rõ ràng là đã quá hạn” đối với Hội đồng Bảo an.

Một số bối cảnh chính: Nhiệm kỳ chủ tịch của Hội đồng Bảo an được đảm nhiệm lần lượt bởi mỗi thành viên trong một tháng, theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Anh của tên các quốc gia thành viên. Đến lượt Nga theo thứ tự, vì vậy họ đang đảm nhận vị trí quyền lực này mặc dù phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ nhiều thành viên của liên minh về cuộc xâm lược Ukraine.

Hội đồng yêu cầu sự đồng thuận để thông qua hầu hết các quyết định, bất kể quốc gia nào đứng đầu các cuộc họp. Trong khi các nhà lãnh đạo Ukraine lên án tính biểu tượng của nhiệm kỳ chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của Nga, họ đã hạ thấp khả năng của Mạc Tư Khoa trong việc uốn nắn Hội Đồng này theo ý muốn của mình.

Các lệnh trừng phạt mới. Zelenskiy cũng cho biết ông đã thực hiện các lệnh trừng phạt đối với hơn 650 người vào thứ Bảy. “Đây là các quan chức của quốc gia xâm lược, ngành công nghiệp quốc phòng của nó – hàng trăm công ty – và các cộng tác viên,” ông nói, ám chỉ đến Nga.

Zelenskiy cũng đánh dấu tầm quan trọng của việc Thụy Sĩ tham gia gói trừng phạt thứ mười của Liên minh Âu Châu.

Ông nói: “Điều quan trọng là các quốc gia trung lập về mặt chính trị-quân sự lại có lập trường đạo đức rõ ràng đối với chủ nghĩa khủng bố của Nga.

5. Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói sản xuất vũ khí tăng nhưng không cung cấp con số cụ thể

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hôm thứ Bảy trong một tuyên bố rằng việc sản xuất vũ khí cho quân đội đã tăng “đáng kể”, nhưng không cung cấp con số cụ thể.

“Các bước mở rộng năng lực sản xuất và cải thiện năng suất đã giúp tăng đáng kể việc sản xuất vũ khí cho quân đội, bao gồm cả vũ khí thông thường và vũ khí có độ chính xác cao,” Shoigu cho biết như trên trong cuộc họp về cung cấp vũ khí với Nhóm Lực lượng Hỗn hợp.

“Tất cả những điều này cho phép chúng ta đạt được các mục tiêu do tổng tư lệnh tối cao đặt ra dựa trên kế hoạch của chiến dịch quân sự đặc biệt,” ông nói thêm, sử dụng cách nói của Nga cho cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Shoigu cũng cho biết “các biện pháp cần thiết đang được thực hiện” để tăng lượng đạn dược có nhu cầu cao nhất.

Tháng trước, Vladimir Putin đã công bố một nỗ lực quy mô lớn nhằm xây dựng năng lực để sản xuất thêm vũ khí cho cuộc chiến của ông ở Ukraine, nói rằng, “chúng ta cần nó ngay bây giờ.”

Bộ Quốc phòng và bản thân Shoigu đã bị chỉ trích trong những tháng gần đây bởi giám đốc công ty quân sự tư nhân Wagner, Yevgeny Prigozhin, người đã cáo buộc họ không cung cấp đạn dược cho các chiến binh của ông ở tiền tuyến.

6. Zelenskiy của Ukraine và Macron của Pháp thảo luận về hợp tác quốc phòng

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tổ chức một cuộc điện đàm để thảo luận về “tương tác quốc phòng” và các bước thực hiện kế hoạch hòa bình của Ukraine.

Tưởng cũng nên biết thêm: Vào tháng 11 năm 2022, Zelenskiy đã trình bày công thức hòa bình 10 điểm của Ukraine cho các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia.

Các bước đi bao gồm lộ trình dẫn đến an toàn hạt nhân, an ninh lương thực, một tòa án đặc biệt xét xử các tội ác chiến tranh của Nga và một hiệp ước hòa bình cuối cùng với Mạc Tư Khoa. Ông cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 sử dụng tất cả quyền lực của mình để “làm cho Nga từ bỏ các mối đe dọa hạt nhân” và thực hiện giới hạn giá đối với năng lượng nhập khẩu từ Mạc Tư Khoa.

7. Một người lính Wagner trở về nhà sau khi chiến đấu cho nước Nga. Nhiều ngày sau, anh ta là nghi phạm giết người

Một kẻ giết người bị kết án được phép ra tù ở Nga để gia nhập công ty quân sự tư nhân Wagner và chiến đấu ở Ukraine đã bị bắt trong vài ngày sau khi trở về nhà vì tình nghi giết một phụ nữ lớn tuổi.

Ivan Rossomakhin đã tái phạm sau khi bị kết án 10 năm tù vì tội giết người vào năm 2020. Anh ta được trả tự do vào năm ngoái sau khi ghi danh tham chiến trong hàng ngũ Wagner.

Ông chủ của Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã tuyển dụng rất nhiều từ các nhà tù ở Nga, với những tù nhân như Rossomakhin, hứa sẽ ân xá và các lợi ích khác để đổi lấy 6 tháng chiến đấu ở Ukraine.

Rossomakhin đã chiến đấu ở Ukraine trước khi trở về quê hương Novyj Burets ở vùng Kirov trong tháng này.

Theo các tài khoản địa phương, gần như ngay lập tức, đã có rắc rối. Anh ta bị quản thúc trong năm ngày sau khi đưa ra một số lời đe dọa đối với các viên chức địa phương.

Sự hiện diện của anh ta đã dẫn đến một cuộc biểu tình phản đối ở tòa thị chính vào hôm thứ Hai, được quay bởi một kênh truyền hình địa phương.

Galina Sapozhnikova, một người dân, cho biết người ta nhìn thấy Rossomakhin cầm chĩa, rìu và dao, đe dọa giết tất cả mọi người.

Cảnh sát trưởng quận Vadim Varankin nói trong cuộc biểu tình rằng Rossomakhin là một “kẻ gây rối đã khét tiếng” và đang bị điều tra.

Nhưng trước khi một cuộc điều tra được mở ra, một phụ nữ lớn tuổi trong thị trấn đã bị sát hại. Rossomakhin đã bị bắt vì tình nghi thực hiện tội ác nhưng chưa bị buộc tội chính thức.

8. Kim Dự Chính, em gái nhà độc tài Triều Tiên, tung tin giật gân

Kim Dự Chính hay còn gọi là Kim Yo-jong, em gái của nhà độc tài Triều Tiên, Kim Chính Ân, đã cáo buộc Ukraine có tham vọng hạt nhân. Cô ta đưa ra lập trường trên dựa trên một bản kiến nghị trực tuyến đã thu hút được chưa đến 1.000 chữ ký cho đến nay, hãng truyền thông nhà nước KCNA đưa tin.

Kim Dự Chính cho biết kiến nghị này có thể là một âm mưu chính trị của văn phòng tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, nhưng không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào cho cáo buộc này, Reuters đưa tin.

Sau tuyên bố của Vladimir Putin rằng Mạc Tư Khoa có kế hoạch bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, một bản kiến nghị công khai đã được đệ trình lên trang web của văn phòng tổng thống Ukraine hôm thứ Năm, kêu gọi Ukraine đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Ukraine hoặc để nước này được trang bị vũ khí hạt nhân của riêng mình.

Đến chiều thứ Bảy, bản kiến nghị chỉ thu được 611 chữ ký, kém xa so với 25.000 chữ ký cần thiết để tổng thống Zelenskiy phản hồi.

Các quan chức Kyiv cho đến nay vẫn chưa bình luận về bản kiến nghị này.

Kim Dự Chính vẫn thường tung ra các tin giật gân để thu hút sự chú ý của dư luận.

9. Lãnh đạo khu vực cho biết 2 người, trong đó có một em bé, đã thiệt mạng do pháo kích của Nga ở Donetsk

Người đứng đầu chính quyền quân sự của khu vực cho biết trong một bài đăng trên Telegram hôm thứ Bảy rằng các cuộc pháo kích của Nga đã giết chết ít nhất hai thường dân ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine trong 24 giờ qua.

Lãnh đạo khu vực, Pavlo Kyrylenko, cho biết hai người, trong đó có một em bé 5 tháng tuổi, đã chết ở thị trấn Avdiivka do bị Nga pháo kích suốt đêm và rạng sáng.

Ông Kyrylenko cho biết một dân thường bị thương ở thị trấn Druzhkivka. Vụ pháo kích đã làm hư hại hai tòa nhà chung cư, một trường học và một ngân hàng.

Ông Kyrylenko cho biết các thị trấn Vuhledar và Novoukrainka cũng bị địch tấn công.

Tưởng cũng nên biết thêm: Avdiivka đã bị tấn công gần như không ngừng nghỉ, với tới 14 quả rocket tấn công thị trấn hàng ngày, theo các quan chức Ukraine.

“Ngày nào cũng có người chết,” cảnh sát khu vực Donetsk, người đang hỗ trợ di tản, cho biết hôm thứ Ba.

Vitalii Barabash, người đứng đầu chính quyền quân sự Avdiivka, cho biết: “Thị trấn đang bị Nga xóa sổ khỏi mặt đất.

10. Các chuyên gia truyền hình Nga thúc đẩy 'Giải phóng' Phần Lan khi quốc gia này gia nhập NATO

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian TV Pundits Push to 'Liberate' Finland as Country Joins NATO”, nghĩa là “Các chuyên gia truyền hình Nga thúc đẩy 'Giải phóng' Phần Lan khi quốc gia này gia nhập NATO.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các chuyên gia truyền hình nhà nước Nga gần đây đã thảo luận về việc liệu quân đội Mạc Tư Khoa có nên “giải phóng” Phần Lan hay không khi quốc gia Bắc Âu này tiến gần hơn đến việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO.

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Năm đã bỏ phiếu phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Phần Lan, xóa bỏ rào cản cuối cùng để Helsinki trở thành thành viên mới nhất của NATO đồng thời giáng một đòn mạnh vào Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những lo ngại của ông về sự mở rộng về phía đông của liên minh quân sự đã trở thành điểm nóng quan trọng trong quan hệ quốc tế trong những tháng trước khi ông tiến hành cuộc xâm lược Ukraine.

Tư cách thành viên của Phần Lan sẽ đưa NATO đến gần Nga vì hai nước có chung đường biên giới phía bắc.

Trong nhiều thập kỷ, Phần Lan và Thụy Điển đã chọn không trở thành thành viên NATO, nhưng đã chính thức nộp đơn xin gia nhập sau khi Putin ra lệnh tiến hành một “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái. Tư cách thành viên của các quốc gia bị đình trệ trong nhiều tháng do Thổ Nhĩ Kỳ có vấn đề với mối quan hệ của họ với các nhóm người Kurd ở Syria mà họ coi là các tổ chức khủng bố. Trong khi Phần Lan đã tiến tới tư cách thành viên, đơn xin gia nhập của Thụy Điển tiếp tục bị đình trệ.

Trong một cuộc thảo luận gần đây trên chương trình truyền hình Nga 60 Minutes, các nhà phân tích đã nêu ra triển vọng “giải phóng” Phần Lan.

Chính quyền Nga và các học giả đã triển khai những luận điệu tương tự xung quanh Ukraine. Họ đã tìm cách biện minh cho cuộc xâm lược đất nước bị chiến tranh tàn phá bằng cách tuyên bố nỗ lực “giải phóng” chính phủ Ukraine khỏi Đức quốc xã, mặc dù bản thân Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là người Do Thái.

Tuyên truyền viên trên TV Dmitry Abzalov mô tả tình hình liên quan đến Phần Lan là một “mớ hỗn độn” và “đã nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.” Tuy nhiên, người dẫn chương trình Russia-1, Olga Skabeyeva, nói rằng Phần Lan là “vùng đất lịch sử của chúng ta” và kêu gọi Nga có hành động đối với việc Phần Lan sắp trở thành thành viên NATO

Ý tưởng này đã gây ra một số phản đối từ Abzalov, người nói rằng các lực lượng Nga nên tập trung vào cuộc xâm lược đang diễn ra, mà trong những tháng gần đây đã bị đình trệ sau khi Ukraine phản ứng bằng một nỗ lực phòng thủ mạnh mẽ, hạn chế khả năng của Nga trong việc đạt được những bước tiến đáng kể trong suốt mùa thu và mùa đông.

“Đầu tiên hãy giải phóng mọi thứ khác, sau đó hãy đối phó với những người Phần Lan anh em,” Abzalov nói, bày tỏ sự hoài nghi về triển vọng “giải phóng” Phần Lan trong thời đại của chúng ta, trong bối cảnh tranh luận về việc liệu điều này có thể thành công hay không.

Video về cuộc trò chuyện đã được Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, dịch và đăng lên Twitter vào sáng thứ Bảy.

“Chú ý, Phần Lan! Các nhà tuyên truyền Nga nói về sự cần thiết phải “giải phóng những người Phần Lan anh em,” ông viết trên Twitter.

Trước khi Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận tư cách thành viên của Phần Lan, Mạc Tư Khoa từ lâu đã cảnh báo về tư cách thành viên NATO của nước này. Putin đã đổ lỗi cho sự mở rộng về phía đông của NATO đối với cuộc xâm lược Ukraine, mặc dù tư cách thành viên NATO của Kyiv tiếp tục đối mặt với những rào cản, bao gồm cả những lo ngại về tham nhũng.

Ngoài ra, Nga đã cảnh báo sẽ thực hiện các bước trả đũa đối với tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển, bao gồm cả khả năng triển khai vũ khí hạt nhân.

Newsweek đã liên hệ với văn phòng báo chí của NATO để bình luận qua email.
 
ĐHY Müller nhận định: Một thời điểm rất thê thảm cho Giáo hội tại Đức đang diễn ra. Nguy cơ phóng xạ
VietCatholic Media
17:28 02/04/2023

1. Đức Hồng Y Müller nhận định: Một thời điểm rất thê thảm cho Giáo hội tại Đức đang diễn ra

Đức Hồng Y Gerhard Müller, người Đức, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, mô tả tình trạng nảy sinh trong Giáo Hội Công Giáo tại Đức, liên quan tới tiến trình “Tiến trình Công nghị” là một thời điểm rất bi thảm.

Đức Hồng Y bày tỏ lập trường trên đây, trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo “Tagespost”, tại thành phố Wurzburg. Một bản tin về nội dung tổng quát được công bố, hôm 28 tháng Ba nhưng toàn bộ cuộc phỏng vấn sẽ được đăng tải trong những ngày tới đây.

Theo Đức Hồng Y Müller, giới hữu trách tại Vatican ngay từ đầu đã coi nhẹ toàn bộ tiến trình và hiện tượng “Tiến trình Công nghị” ở Đức, hiện tượng mà ngài mô tả là “furor teutonicus”, sự phẫn nộ của Đức. Ngài nhắc lại rằng trong thời Cải Cách của Tin lành, Rôma một phần có trách nhiệm về sự bội giáo của Giáo Hội Công Giáo ở miền Bắc Âu châu, hoặc vì không làm gì, hoặc vì hành động quá trễ. “Điều rất đáng tiếc là trong trường hợp Tiến trình Công nghị, các giới chức thẩm quyền ở Vatican không lượng định một cách thực tế về hoàn cảnh của Đức và không chu toàn trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc đối với nguyên tắc ngàn đời và nền tảng hiệp nhất của Giáo hội trên chân lý mạc khải của Chúa Kitô”.

Về Công nghị đồng hành của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ hiện nay, Đức Hồng Y Müller nhắc lại rằng Synodality, tính đồng hành hay công nghị tính, ăn rễ trong đường lối thực hành của Giáo hội. Nay ý niệm Synodality trừu tượng được biến thành nguyên lý của Giáo hội. Và rồi được nói về Giáo hội đồng hành. Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng trong kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng Giáo hội là “Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền”. Theo Đức Hồng Y Müller, những kẻ “tiếp quản thù địch” Synodality là những giám mục và nhà thần học “không còn nhìn nhận nội dung cơ bản của đức tin Công Giáo” nữa.

Đức Hồng Y nghiêm khắc phê bình việc chúc lành cho những cặp đồng phái do “Tiến trình Công nghị” ở Đức quyết định. Ngài nhận xét rằng quyết định này là “vô hiệu và lạc giáo” về nội dung, vì nó trái ngược rõ ràng với đạo lý mạc khải về hôn nhân, cũng như nhân học tự nhiên, dựa trên lý trí”.

Đức Hồng Y nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin vạch rõ sai lầm xảy ra ngay từ đầu “Tiến trình Công nghị” ở Đức: “Nghĩa là khi những người chủ trương Con đường này tuyên bố rõ ràng rằng những quyết định của các tham dự viên Công nghị có giá trị, cả khi chúng đi ngược nội dung đức tin Công Giáo”. Nói theo kiểu đời là một sự vi phạm hiến pháp. Về mặt chính thức, trước hết thành phần “Tiến trình Công nghị” không hề hành động ở cấp độ huấn quyền, tiếp đến một số thành phần của Hội đồng Giám mục Đức không thể đại diện toàn thể Huấn quyền của Giáo Hội Công Giáo.

2. Tổng giám đốc IAEA cho biết tình hình tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia không được cải thiện. Nguy cơ nhiễm phóng xạ còn rất cao

Theo Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Rafael Grossi, tình hình tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia vẫn chưa được cải thiện.

Nhà máy đã bị lực lượng Nga xâm lược từ tháng 3 năm ngoái và hiện được điều hành bởi cơ quan nguyên tử Nga, ROSATOM.

Grossi cho biết hoạt động quân sự và số lượng binh sĩ trong khu vực đang gia tăng, nhưng không nói rõ liệu ông có nói đến cả lực lượng Nga và Ukraine hay không. Quân đội Ukraine đang đóng quân cách nhà máy vài dặm bên kia hồ chứa.

Ông cho biết các kế hoạch ban đầu nhằm tạo ra một khu vực phi quân sự xung quanh nhà máy đã “phát triển” theo hướng bảo vệ tốt hơn cho chính nhà máy và nói thêm rằng không nên có các thiết bị quân sự hạng nặng tại nhà máy. Ukraine đã cáo buộc người Nga đặt các hệ thống hỏa tiễn tại nhà máy, là điều mà Mạc Tư Khoa cho đến nay đã phủ nhận.

Grossi cho biết ông đang cố gắng đưa ra “các đề xuất thực tế, khả thi” để cả hai bên có thể chấp nhận.

“Hành động quân sự vẫn tiếp tục,” ông nói với CNN. “Thực tế là nó đang tăng lên. Ngày càng có nhiều binh lính, xe quân sự, pháo binh hạng nặng, nhiều hành động quân sự hơn xung quanh nhà máy.”

Grossi cho biết thêm, nhà máy điện đã “bị mất điện nhiều lần”.

Chuyến thăm của tổng giám đốc sẽ là chuyến thăm thứ hai của ông tới nhà máy và là chuyến thăm đầu tiên của ông kể từ khi IAEA thiết lập sự hiện diện thường trực tại địa điểm này vào tháng 9 năm ngoái, cơ quan này cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy.

“Tôi muốn tự mình xem tình hình thế nào, nói chuyện với ban quản lý ở đó, đó là ban quản lý của Nga,” Grossi nói với CNN.

Công ty độc quyền năng lượng hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Nga, Rosatom, cho biết hôm thứ Ba rằng Nga sẵn sàng thảo luận về tình hình tại nhà máy với người đứng đầu IAEA.

“Trong vài giờ nữa, bản thân tôi và nhóm của mình, chúng tôi sẽ lại vượt qua chiến tuyến – như chúng tôi đã làm năm ngoái,” Grossi nói. “Tôi sẽ tiếp tục các cuộc tham vấn của mình để cố gắng thiết lập sự bảo vệ xung quanh nhà máy và cứu tất cả chúng ta khỏi một tai nạn hạt nhân với những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra.”

Người đứng đầu IAEA cho biết mức độ rủi ro hiện tại tại nhà máy là “cực kỳ cao và hoàn toàn không thể đoán trước, chính xác là vì chúng ta đang ở trong vùng chiến sự.”

Hôm thứ Hai, Grossi đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, người đang đến thăm các vùng Zaporizhzhia và Dnipro. Sau đó, trong bài phát biểu hàng đêm vào thứ Hai, Zelenskiy đã cảm ơn Grossi vì sự hỗ trợ của ông.

3. 160 bài giảng của Đức Bênêđíchtô XVI sẽ được xuất bản

Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, bí thư riêng của Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđíchtô XVI cho biết 160 bài giảng của Đức nguyên Giáo hoàng sẽ được xuất bản.

Đây là những bài Đức Cố Giáo hoàng giảng cho những người trong nhà hưu dưỡng của ngài, là Đan viện Mẹ Giáo hội ở nội thành Vatican, từ sau khi từ nhiệm hồi tháng Ba năm 2013 cho đến khi qua đời hồi cuối năm ngoái, 2022. Các bài này được thu băng và ghi lại.

Đức Tổng Giám Mục Gänswein tiết lộ tin trên đây, trong bài thuyết trình tại cuộc hội thảo tại Đan viện Thánh Giá của Dòng Xitô, gần thủ đô Vienna của Áo trong những ngày qua, về yếu tố ngôn sứ trong thần học của Đức Bênêđíchtô XVI - Joseph Ratzinger. Trong bài thuyết trình, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phụng vụ trong đời sống thiêng liêng của Đức Cố Giáo hoàng Bênêđíchtô, và nói rằng: “Người cảm thấy bị thúc đẩy phải công bố niềm vui Phúc âm và chia sẻ niềm vui này với tha nhân. Đức Joseph Ratzinger sớm nhận ra rằng sự rời bỏ sự thật sẽ dẫn đến chế độ độc tài của sự độc đoán. Nhưng người cũng thấy rằng lý trí khép kín nơi mình cũng là một chướng ngại cản trở đức tin... Người muốn cùng suy tư với các đại tư tưởng gia về đức tin. Người thấy trách vụ của Huấn quyền là bảo về niềm tin chung của những người dân thường và của các học giả”.