Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:55 03/04/2019
128. Hết lòng kết hợp với Thiên Chúa, thì thường nghĩ mình đang ở trước mặt Thiên Chúa.
(Thánh nữ Matrorello)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tỉnh thương tha thứ và biến đổi
Lm Đan Vinh
05:57 03/04/2019
CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY C
Is 43,16-21 ; Pl 3,8-14 ; Ga 8,1-11
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 8,1-11
(1) Còn Đức Giê-su thì đến núi Ô-liu. (2) Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. (3) Lúc đó, các Kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, (4) rồi nói với Người: “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. (5) Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao? (6) Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. (7) Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. (8) Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. (9) Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su và người phụ nữ thì đứng ở giữa. (10) Người ngẩng lên và nói: “Này chị, họ đi đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?” (11) Người đàn bà đáp: “Thưa ông, không có ai cả”. Đức Giê-su nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”.
2. Ý CHÍNH:
Tin mừng hôm nay trình bày tình thương bao dung của Thiên Chúa, thể hiện qua thái độ của Đức Giê-su đối với một phụ nữ phạm tội ngọai tình. Câu chuyện được trình bày như một màn kịch gồm 3 hồi như sau:
- Hồi một (x Ga 8,1-5): Để có cớ tố cáo Đức Giê-su, các Kinh sư và người Pha-ri-sêu đã giải một phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đến yêu cầu Người xử lý.
- Hồi hai (x Ga 8,6-9): Hiểu được ý đồ của họ, Đức Giê-su im lặng ngồi xuống và lấy ngón tay viết trên đất. Khi họ gặng hỏi thì Người mới nói: “Ai trong các ông sạch tội thì cứ lấy đá ném trước đi”. Câu trả lời của Đức Giê-su đã làm cho những kẻ tố cáo tội nhân phải âm thầm rút lui.
- Hồi ba (x Ga 8,10-11): Chỉ còn lại mình Đức Giê-su là người duy nhất trong sạch và có quyền kết án tội nhân. Nhưng Người lại tỏ lòng khoan dung với kẻ có tội khi tuyên bố: “Tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Đến núi Ô-liu: Núi Ô-liu còn được gọi là vườn Ghết-sê-ma-ni, nằm về phía Đông gần thành Giê-ru-sa-lem, (x. Lc 22,39). Đây là một nơi yên tĩnh thuận tiện cho việc cầu nguyện. + Trở lại Đền thờ: Đền thờ nằm trong Thủ đô Giê-ru-sa-lem. Đền thờ đầu tiên do vua Sa-lo-mon xây dựng vào năm 970 trước Công nguyên. Sau đó nhiều lần được tái thiết. Đền thờ được đề cập trong Tin mừng hôm nay do vua Hê-rô-đê trùng tu và mở rộng thêm từ năm 20 trước CN, nhưng sau đó đã bị quân Rô-ma tàn phá bình địa vào năm 70 sau Công nguyên. + Người ngồi xuống giảng dạy họ: Các Thầy “ráp-bi” Do thái khi dạy Thánh kinh, thường ngồi trên một chiếc ghế hay một tảng đá, còn các thính giả thì đứng ngồi xung quanh. + Một người phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình: Đây là một thiếu phụ đã có chồng, nhưng đã quan hệ bất chính với một người khác không phải chồng mình.
- C 4-6a: + Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền phải ném đá hạng đàn bà đó: Luật Mô-sê quy định về hình phạt dành cho tội ngoại tình như sau: “Người đàn bà ngoại tình phải bị xử tử” (Lv 20,10). Luật cũng quy định xử tử cả hai kẻ phạm tội bằng hình phạt ném đá (x. Đnl 22,24). Nhưng thời Đức Giê-su, người Rô-ma đã cấm dân Do thái áp dụng luật này (x Ga 18,31). + Họ nhằm thử Người để có bằng cớ tố cáo Người: Các Kinh sư và người Pha-ri-sêu muốn đưa Đức Giê-su vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” để có cớ tố cáo Người. Theo họ nghĩ: Đức Giê-su trả lời đàng nào cũng không ổn: Nếu Người truyền kết án tử hình theo Luật Mô-sê thì họ sẽ tố Người chống lại nhà cầm quyền Rô-ma, vì người Do thái đã bị tước quyền xử tử tội nhân, và Người sẽ bị chính quyền Rô-ma coi là phản lọan. Còn nếu Người truyền tha bổng tội nhân, thì họ sẽ lại nói Người chống lại Luật pháp Mô-sê và truyền thống của cha ông.
- C 6b-8: + Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay vẽ trên đất: Viết trên đất là để bày tỏ thái độ không quan tâm đến sự việc đang xảy ra. + “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”: Qua câu nói này, Đức Giê-su tuy theo Luật Mô-sê để cho phép ném đá tội nhân, nhưng Người cũng nhắc cho những kẻ tố cáo kia biết rằng: Chính họ cũng là kẻ tội lỗi đáng bị xử phạt! Họ cần tránh thái độ xét đoán ý trái và kết án kẻ khác cách bất công, để khỏi bị Thiên Chúa xét đóan và kết án sau này. Vì dưới cái nhìn của Thiên Chúa, thì mọi người đều là tội nhân và đều cần được xét xử khoan dung (x. Lc 6,36-38).
- C 9-11: + Họ bỏ đi hết: Tất cả những kẻ tố cáo đều rút lui. + Bắt đầu từ người lớn tuổi: Người lớn tuổi bỏ đi trước, phần vì càng sống lâu thì càng nhiều sai phạm! Phần khác cũng có thể do các người lớn tuổi khôn ngoan hơn, nên khi thấy không làm gì được Đức Giê-su thì áp dụng nguyên tắc “Tam thập lục kế: đào vi thượng sách!” để tránh khỏi bị liệt vào hạng “đạo đức giả” (x. Lc 11,37-54). + “Tôi không lên án chị đâu!”: Đức Giê-su không xét đoán ai vì Ngừơi đầy lòng từ ái khoan dung (x Ga 8,15). Sứ vụ của Người là đến để cứu độ thế gian (x Lc 9,10). + “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”: Tuy tha thứ cho tội nhân, nhưng để tránh lạm dụng, Đức Giê-su cũng đòi hối nhân phải thành tâm sám hối, bằng việc quyết tâm không tái phạm nữa. Trong thực tế, để tránh khỏi tái phạm tội thì hối nhân cần ăn năn dốc lòng chừa. Lòng ăn năn sám hối thực sự được biểu lộ qua việc khiêm tốn xin ơn Chúa trợ giúp, thành thật xưng thú tội lỗi, quyết tâm xa lánh dịp tội và làm việc đền tội cân xứng (x. Kinh Ăn năn tội).
4. CÂU HỎI:
1) Hãy cho biết Đền thờ Giê-ru-sa-lem thời Chúa Giê-su do ai xây dựng và xây từ khi nào ? Số phận cuối cùng của Đền thờ này ra sao ?
2) Luật Mô-sê qui định hình phạt dành cho các kẻ phạm tội ngọai tình là gì ?
3) Các đầu mục Do thái có ý đồ gì khi bắt người đàn bà phạm tội ngọai tình đến yêu cầu Đức Giê-su xử lý ?
4) Đức Giê-su thể hiện lòng khoan dung đối với tội nhân qua câu nói nào ?
5) Lòng ăn năn thực sự phải được biểu lộ bằng những việc gì ?
6) Phải chăng khi tha thứ cho tội nhân là Đức Giê-su đã gián tiếp khuyến khích họ tiếp tục phạm tội ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”
2. CÂU CHUYỆN:
1) VỀ CÂY THÁNH GIÁ KHOAN DUNG.
Tại một nhà thờ bên Tây Ban Nha có một tượng Thánh Giá rất đặc biệt: Trên cây thập giá, Chúa Giê-su chỉ chịu đóng đinh có một tay trái và hai bàn chân, còn tay phải đã rời khỏi thập giá và giơ ra phía trước như đang ban phép lành cho hối nhân tại tòa giải tội bên dưới.
Chuyện kể rằng: Một lần kia, khi một linh mục đang ngồi tòa thì một tội nhận vào xưng tội. Vị linh mục ngồi tòa nổi tiếng là nghiêm khắc đối với những tội nhân không chịu chừa cải. Anh chàng vào tòa xưng tội lần này đã nhiều lần phạm tội ngoại tình và cha giải tội cũng nhiều lần ngăm đe. Nhưng chứng nào tật đó, cứ ra khỏi tòa giải tội được ít ngày, anh ta lại tiếp tục sa ngã phạm tội ngoại tình mới xưng. Sau nhiều lần tha thứ, cuối cùng trong lần xưng tội mới đây cha giải tội đã phải nói với anh: “Đây là lần cuối cùng tôi tha tội cho anh”. Chàng thanh niên ra khỏi tòa giải tội trong tâm trạng nặn trĩu u buồn. Được vài tháng sau, anh ta lại đến xưng tội và lần này anh ta lại vẫn xưng tội ngoại tình như mấy lần trước. Nhưng lần này vị linh mục đã từ chối giải tội cho anh và nói: “Anh đừng có đùa với Chúa! Lần này ta không tha tội cho anh nữa”. Nhưng một điều kỳ diệu đã xảy ra: Cha giải tội và hối nhân trong tòa đều nghe thấy có tiếng của Chúa Giê-su phán ra từ trên cây thập giá phía trên tòa giải tội rằng: “Nhưng Ta tha tội cho hối nhân này!”. Rồi Chúa còn nói riêng với vị linh mục: “Chính Ta mới chịu đổ máu để rửa sạch tội lỗi của loài người chứ không phải con đâu!”
Cũng từ ngày đó, người ta thấy trên cây thánh giá tại tòa giải tội trong nhà thờ nói trên, cánh tay phải của Chúa Giê-su không còn gắn vào cây thập giá, nhưng bị bung ra trong tư thế đang cúi xuống ban phép lành cho hối nhân trong tòa giải tội, như một lời mời gọi tội nhân hãy tin cậy vào lòng từ bi thương xót của Chúa.
2) ĐƯỢC ƠN HOÁN CẢI THỰC SỰ NHỜ PHÉP GIẢI TỘI.
TA-XI-A-NA là một văn sĩ người Mỹ gốc Liên Xô. Vào năm 1980, cô đã cho ra đời tác phẩm đầu tay tựa đề là “Về một cuộc đổi đời kỳ diệu”. Trong quyển sách đó, cô đã kể lại chi tiết cuộc đời đầy đam mê sóng gió của cô, mà cuối cùng đời cô đã được ơn biến đổi nên tốt hơn gấp bội! Câu chuyện của cô Ta-xi-a-na được tóm gọn như sau:
Ngay từ khi còn bé, Ta-xi-a-na đã được chịu phép rửa tội. Nhưng khi lớn lên, cô ít đến nhà thờ dự lễ Chúa nhật vì cha mẹ của cô không mấy ngoan đạo. Do cứng đầu và hay gây gỗ nên cha mẹ và thầy dạy đều xếp cô vào loại trẻ khó dạy. Ngay từ nhỏ, Ta-xi-a-na đã tỏ ra căm thù tất cả những gì mang tính gò bó, ép cô vào trong khuôn khổ kỷ luật, vì nó làm cho cô cảm thấy mất tự do và không thể làm theo ý của mình. Lớn lên, nhờ có trí thông minh siêu hạng, Ta-xi-a-na đã được cấp học bổng lên đại học. Nhưng tại môi trường trí thức này, thay vì kết thân với các sinh viên cùng khóa, thì cô lại thường xuyên giao du với đám ma cô, đầu trộm đuôi cướp, bợm nhậu, đĩ điếm và xã hội đen...!
Trong khi sống buông thả như vậy, cô cũng thích nghiên cứu các môn thần bí phương Đông, đặc biệt là môn Yô-ga. Khi tập luyện Yô-ga, mỗi động tác đều đòi người ta phải đọc một câu trong một bài văn vần của môn phái.
Có người biết cô là tín hữu nên đã đề nghị cô đọc Kinh Lạy Cha thay cho bài văn vần kia. Ta-xi-a-na đã làm theo lời khuyên này. Các câu trong kinh Lạy Cha đã dần dần thấm nhập vào tâm hồn cô.
Rồi một ngày kia, một tư tưởng chợt lóe lên trong đầu Ta-xi-a-na: “Tại sao ta lại không đọc thêm các bản kinh khác nữa, nhất là đọc Lời Chúa trong Thánh kinh?”
Càng đọc Lời Chúa, cô càng cảm thấy thích thú về những tư tưởng cao siêu và thánh thiện của Đức Giê-su.
Cuối cùng cô quyết định đến với một linh mục đạo đức để tìm hiểu thêm về giáo lý Thánh kinh. Sau đó cô đã cử hành lễ nghi tuyên tín. Cô dọn mình chịu bí tích giải tội và đã được ơn biến đổi hoàn toàn. Từ đây cô tình nguyện hiến thân phục vụ các công việc bác ái xã hội. Về sau cô đã thuật lại phép lạ đổi mới đã xảy ra với cô trong lúc cô đang xưng tội như sau: “Bấy giờ tôi lần lượt kể lại cho vị linh mục nghe các lỗi lầm tôi đã phạm, về những cơn say thâu đêm suốt sáng, các đam mê tình dục quá độ, về những cuộc hôn nhân bất hạnh mà tôi đã từng trải, những lần phải đi phá thai vì bị vỡ kế hoạch dẫn đến hậu quả tai hại là tôi bị mất khả năng sinh sản. Cuộc sống đầy đam mê đã biến tôi trở thành một con người dửng dưng với mọi sự: Tôi chẳng còn có thể yêu ai được nữa!” Sau khi thú tội xong, tôi lắng nghe vị linh mục khuyên bảo. Lời của ngài tuy đơn sơ nhưng mỗi lời đều đánh động tận tâm can tôi. Sau cùng tôi rất xúc động khi đón nhận phép giải tội. Ngay lúc ấy, tôi cảm thấy lòng mình thanh thản như vừa trút bỏ được một gánh nặng ngàn cân”.
Sau lần xưng tội ấy, Ta-xi-a-na đã cảm nghiệm gặp được chính Chúa Giê-su và được Người tha thứ hết mọi lỗi lầm quá khứ. Ta-xi-a-na không những đã được tha tội, mà còn được Chúa chạm đến phần tâm linh sâu thẳm nhất để biến cô thành một tạo vật hòan tòan mới của Người.
3. CHUYỆN TÌNH TRÊN NON CAO.
Một quyển sách tựa đề "Tình trên non cao" kể rằng có một cặp vợ chồng trẻ rất yêu thương nhau và sống với nhau trên một ngọn núi cao, rất hạnh phúc. Hạnh phúc đến nỗi nhiều lần họ hô to giữa trời lồng lộng "Chúa ơi, sao mà chúng con hạnh phúc quá!" Nhưng đâu phải chỉ sống với nhau mãi trên núi mà hạnh phúc. Người chồng thỉnh thoảng cũng phải xuống núi để làm ăn. Trong một chuyến xuống núi, người chồng đã lỡ sa ngã ngoại tình với một người đàn bà khác. Người vợ biết được, rất giận, từ đó không nói chuyện với chồng nữa. Phần người chồng thì cũng hối hận nhưng không thể nào xin lỗi được vì mỗi lần muốn nói lời xin lỗi với vợ thì vợ lại bỏ đi nơi khác. Một đêm kia người chồng trên đường lên núi về nhà thì gặp bão tuyết, chiếc xe ngựa bị gãy, con ngựa bị què, còn anh thì bị thương nặng ở chân. Nhưng anh vẫn cố lết về đến nhà. Người vợ ở trong nhà nhìn ra thấy chồng bò lết tới cửa, nhưng chị nhất định không chịu ra mở cửa. Sáng hôm sau, người ta thấy xác người chồng đã cứng đờ ngay trước mái ấm gia đình của mình. Một mối tình rất hạnh phúc trên non cao đã kết thúc bi thảm như thế, chỉ vì người vợ thiếu lòng khoan dung thương xót, không cho chồng mình một cơ hội để quay trở về.
Cuộc đời con người chúng ta thật không đơn giản mà tốt xấu trắng đen lẫn lộn: có khi tốt như thiên thần, có lúc lại xấu như ác quỷ. Tâm hồn có phần sáng phần tối, dù đã lỡ phạm tội nhưng vẫn muốn được nên tốt. Do đó khi sống chung mỗi người cần có lòng thương xót để giúp kẻ trót lầm đường lạc lối có cơ hội quay đầu trở về.
4. KHÔNG AI HOÀN TOÀN VÔ TỘI.
Ngày xưa, có một người đàn ông bị bắt vì tội trộm cắp, và bị giải ra trước mặt nhà vua xét xử. Nhà vua liền ra lệnh treo cổ tên này đúng theo lề luật. Khi bị áp giải đến giá treo cổ, tên trộm nói với viên quan cai ngục rằng anh ta có một điều bí mật do cha anh dạy, là anh có thể gieo trồng hạt giống cây lựu, khiến nó mọc lên và trổ sinh hoa trái chỉ trong thời gian một đêm. Và sẽ thật đáng tiếc, nếu điều bí mật này bị mất đi theo với cái chết của anh. Anh muốn nói ra bí quyết này nhưng chỉ với một mình nhà vua mà thôi.
Viên cai ngục rất phân vân nên thay vì thi hành án, đã giải tên tử tội đến trước mặt vua. Tại đây, tên trộm xin đào một cái lỗ trên mặt đất, rồi anh ta lấy ra một hạt giống cây lựu và nói :
- Tâu Đức Vua, hạt giống này chỉ đạt kết quả kỳ diệu nếu do một người chưa từng ăn cắp trồng. Vì là một tên trộm cắp, nên thảo dân không thể trồng nó được.
Thế rồi anh ta quay sang viên quan đứng gần bên vua và nói :
- Ngài có thể trồng hạt giống này được không ạ ?
Nhưng viên quan này vội xua tay từ chối và nói:
- Khi còn trẻ, tôi đã có lấy một vài đồ vật của bạn bè.
Sau đó, tên trộm lại quay sang viên quan thủ kho của nhà vua và nói :
- Ngài là thủ kho công minh liêm chính. Vậy chắc ngài có thể trồng hạt giống này chứ ?
Nhưng viên quan giữ kho tàng hoàng cung cũng từ chối :
- Cách đây nhiều năm, tôi cũng có lần đã lấy tiền trong kho làm của riêng mình.
Và cứ như thế, hết người này đến người khác… Cuối cùng chỉ còn lại mình nhà vua. Quay sang nhà vua, tên trộm nói :
- Có lẽ bệ hạ sẽ sẵn sàng trồng hạt giống này ?
Nhưng nhà vua nói :
- Ta phải xấu hổ mà nói rằng: Ta đã có một lần lấy một chiếc đồng hồ của cha ta.
Bấy giờ tên trộm tử tội nói :
- Tất cả các ngài đều là những người có địa vị và quyền lực, không thiếu bất cứ thứ gì. Thế mà không ai trong các ngài trong sạch đủ để trồng được hạt giống này. Còn tôi chỉ phạm tội lấy trộm ít tiền của người đi chợ để mua đồ ăn cho khỏi chết đói, mà tôi lại phải treo cổ sao ?
Cuối cùng nhà vua đành phải tha bổng anh ta vì quả thật không ai hoàn toàn vô tội !
3. THẢO LUẬN:
Bạn sẽ trả lời ra sao khi có người nói: “Cần chi phải đi xưng tội với ông linh mục cũng là tội nhân giống như mình? Hoặc xưng tội là làm điều vô ích, vì chỉ sau một thời gian ngắn người ta sẽ lại tái phạm? Sao không đợi đến lúc sắp chết phải nằm liệt giường, bấy giờ sẽ xưng tội cũng đủ?”
4. SUY NIỆM:
1) Nội dung Tin Mừng hôm nay: thuật lại câu chuyện Đức Giê-su đã bênh vực và tha tội cho một phụ nữ ngoại tình. Khi cúi xuống vẽ trên đất, có thể Đức Giê-su đã viết tội của các đầu mục Do thái hay đang tìm câu trả lời thì không ai dám khẳng định. Nhưng các đầu mục Do thái tưởng đã bắt bí được Đức Giê-su nên cứ gặng hỏi mãi. Bấy giờ Người đã trả lời họ rằng: "Ai trong các ông vô tội thì hãy ném đá trước đi" (Ga 8,7).
Quả thật, không một ai dám cầm đá ném đầu tiên vì đã nhận biết mình cũng có nhiều tội lỗi và từng người âm thần bỏ đi. Chỉ có Đấng vô tội là Đức Giê-su thì lại không lên án khi nói với chị phụ nữ: "Tôi không lên án chị đâu? Chị hãy về đi, từ nay đừng phạm tội nữa!" (Ga 8,11). Thật là an ủi biết bao cho chúng ta, là những người tội lỗi. Chúa không đe phạt nhưng khích lệ, tin tưởng và hy vọng tội nhân hồi tâm sám hối. Người không dung túng cho tội lỗi, nhưng luôn nâng đỡ các tội nhân và muốn họ ăn năn sám hối để được sống.
2) Một số suy nghĩ lệch lạc của con người ngày nay về bí tích giải tội:
Ngày nay một số khá đông các tín hữu không muốn đi xưng tội dựa vào các lẽ như sau:
* Do gương xấu của một số vị chủ chăn: Những người này cho rằng các vị chủ chăn cũng chỉ là những con người bằng xương bằng thịt yếu đuối và bất tòan nên không xứng đáng để tha tội cho họ.
Tuy nhiên, chính Đức Giê-su đã không nghĩ như vậy khi trao quyền tha tội cho các tông đồ vào buổi chiều ngày sống lại, dù lúc đó các ông đang là những người bất toàn. Người trao quyền “cầm buộc và tháo cởi” cho cá nhân các ông không với tư cách đại diện cho Chúa Giê-su. Tương tự như các quan tòa tuyên án cho các phạm nhân nhân danh luật pháp. Hơn nữa, các tông đồ chỉ được trao quyền tha tội sau khi nhận được Thần Khí của Chúa Phục Sinh như Tin Mừng đã ghi nhận: “Nói xong, Chúa Giê-su thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).
* Do hiểu chưa đúng về hiệu quả của bí tích giải tội: Có người nói: “Tôi thường đi xưng tội vào mỗi đầu tháng và lần nào tôi cũng chỉ xưng thú một số tội đã xưng đi xưng lại nhiều lần trước đó, mà tôi vẫn không sao chừa bỏ được. Do đó xưng tội là một việc làm thiếu hiệu quả nếu không muốn nói là vô ích.
Để nhìn rõ vấn đề, chúng ta hãy so sánh sức khỏe tâm linh với sức khỏe thể xác của chúng ta: Do di truyền, có lẽ ai trong chúng ta ít nhiều cũng mang một số bệnh nan y như: Cao huyết áp cần phải uống thuốc hằng ngày, dị ứng nổi mề đay, bệnh “gút” gây đau nhức cần phải uống thuốc giảm đau... Mỗi khi căn bệnh tái phát, chúng ta phải đến bác sĩ chuyên khoa điều trị và dùng một số loại thuốc giống nhau… Nhưng đâu có ai từ chối uống thuốc với lý do rồi bệnh sẽ tái lại ? Nếu ta không đi khám bệnh và không uống các thứ thuốc trị bệnh quen thuộc nói trên mới là sai lầm. Ngoài ra mỗi ngày chúng ta đều phải tắm rửa, dù biết rằng đến mai cơ thể sẽ lại bị dơ cần phải tắm lại… Về phạm vi tâm linh cũng vậy: Ai trong chúng ta cũng có một số thói hư rất khó chừa như: Dễ nổi nóng, hay nói xấu kẻ mình không ưa, ích kỷ và tự ái cao, lười biếng làm việc đạo đức, uống rượu say sỉn, xem phim ảnh xấu rồi thủ dâm... Dù đã nhiều lần quyết tâm chừa nhưng rồi vẫn cứ tái phạm… Chúng ta cần phải xưng thú các tội ấy để nhận được ơn tha thứ của Chúa. Hy vọng nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta sẽ từng bước chừa bỏ thói hư để ngày một nên hoàn thiện hơn.
* Do cách xét mình cẩu thả trước khi xưng tội: Có người chữa mình rằng: “Tôi đã xét mình mãi mà chẳng tìm ra tội gì mới để xưng. Nhiều khi tôi phải xưng lại một “tội trọng cũ” để có tội mà xưng. Việc không tìm ra tội nào mới không chứng minh chúng ta đã nên hoàn thiện. Vì có thể do chúng ta đã bị chai lỳ về mặt tâm linh, khi cho các việc sai trái là không có tội. Thực ra mọi người chúng ta đều phạm tội do sự yếu hèn của mình, như thánh Phao-lô đã phải thú nhận: “Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,15). Những ai tưởng mình không có tội, thực ra có thể do đã xét mình cẩu thả và tự đánh lừa mình, như thánh Gio-an đã viết: “Nếu chúng ta nói mình không có tội, là chúng ta đã tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta” (1 Ga 1,8).
* Do chưa ý thức về tầm quan trọng của những điều thiếu sót: Trong kinh cáo mình có câu: “Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót”. Tội chúng ta phạm có thể là tội cố tình vi phạm một điều luật cấm như dối trá, trộm cắp, ngọai tình, phá thai... hay tội bỏ không làm việc lẽ ra phải làm như: Bất hiếu với cha mẹ, làm ngơ trước người đau khổ cần trợ giúp… Trong Tin mừng, Đức Giê-su đã đề cập đến tội thiếu sót này như trong dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khó. Ông ta đã làm ngơ không chịu giúp đỡ La-da-rô, một người nghèo khổ đang nằm trước cổng nhà ông ta (x Lc 16,19-31). Đến ngày tận thế, Vua Thẩm Phán Giê-su cũng sẽ tuyên phạt những kẻ đã bỏ các việc lành lẽ ra phải làm như sau: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên ác quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói các ngươi không cho ăn; Ta khát các ngươi không cho uống; Ta là khách lạ các ngươi chẳng đón tiếp; Ta mình trần các ngươi không cho đồ mặc; Ta ở tù các ngươi đã không viếng thăm ...” (Mt 25,41-45).
Những tội thiếu sót này tưởng là tội nhẹ mà thực ra cũng có thể trở thành tội nặng nếu do thiếu tình thương mà ta gây thiệt hại nặng cho người cần được giúp. Chẳng hạn không cứu giúp một người sắp chết đuối, không mang đi cấp cứu người bị đột quỵ… Tội làm ngơ này đồng nghĩa với giết người như thánh Gio-an viết: “Kẻ không yêu thương thì ở lại trong sự chết. Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân. Và anh em biết: Không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở trong nó” (1 Ga 3,14b-15).
3) Phải sám hối cụ thể trong Mùa Chay thế nào? :
- Ngoài việc tham dự các buổi tĩnh tâm Mùa Chay, mỗi người chúng ta cần dọn mình xưng tội. Điều quan trọng là phải tìm ra mối tội đầu của mình để chừa cải bằng việc tập các nhân đức đối lập với thói xấu như sau:
- Đối với bản thân mỗi người: Mỗi ngày cần dành ít phút xét mình trong giờ kinh tối gia đình, để ý thức về sự yếu đuối bất toàn của mình. Hãy dọn mình xưng tội mỗi đầu tháng để thánh hóa bản thân. Hãy bỏ đi những đố kỵ ganh ghét, bỏ qua những lời xúc phạm của kẻ khác…
- Đối với người thân trong gia đình: Một trong những lý do chính đưa đến đổ vỡ hạnh phúc và ly hôn nơi các đôi vợ chồng trẻ hiện nay là không chịu bỏ qua lỗi lầm cho nhau. Đôi vợ chồng nên nhất trí: Mỗi khi có điều chi bất bình tranh cãi nhau thì cả hai đều phải đi bước trước làm hòa như lời thánh Phao-lô: “Anh em đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng! (Ep 4,26-27). Sau cơn giận, mỗi người hãy lập tức dâng một lời cầu xin Chúa giúp và ai chủ động bắt chuyện trước mới là người chiến thắng, vì đã thắng được tính tự ái của mình.
- Đối với tha nhân ngoài xã hội: Điều chúng ta cần làm ngay trong Mùa Chay này là: Mỗi ngày hãy xét mình để biết có ai đó đang bất hòa với mình và quyết tâm làm hòa với họ. Mỗi lần đọc kinh Lạy Cha, cần lưu ý câu: “Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Mỗi ngày hãy đọc lời Chúa về sự tha thứ. Hãy suy nghĩ lời ông chủ phán trong dụ ngôn hai con nợ: "Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?" (Mt 18,32-33).
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con rất sợ bị bắt quả tang đang phạm một tội nào đó nghiêm trọng. Nhưng lạy Chúa, có tội nào chúng con phạm mà Chúa lại chẳng thấy và không hay biết? Xin cho chúng con biết bỏ đi những mặt nạ giả dối, những việc đạo đức hình thức bề ngòai nhằm che đậy những tội ác trong tâm hồn. Nhờ đó, chúng con sẽ luôn sống tình yêu thương và trở nên chứng nhân tình thương của Chúa trước mặt người đời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Is 43,16-21 ; Pl 3,8-14 ; Ga 8,1-11
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 8,1-11
(1) Còn Đức Giê-su thì đến núi Ô-liu. (2) Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. (3) Lúc đó, các Kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, (4) rồi nói với Người: “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. (5) Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao? (6) Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. (7) Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. (8) Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. (9) Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su và người phụ nữ thì đứng ở giữa. (10) Người ngẩng lên và nói: “Này chị, họ đi đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?” (11) Người đàn bà đáp: “Thưa ông, không có ai cả”. Đức Giê-su nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”.
2. Ý CHÍNH:
Tin mừng hôm nay trình bày tình thương bao dung của Thiên Chúa, thể hiện qua thái độ của Đức Giê-su đối với một phụ nữ phạm tội ngọai tình. Câu chuyện được trình bày như một màn kịch gồm 3 hồi như sau:
- Hồi một (x Ga 8,1-5): Để có cớ tố cáo Đức Giê-su, các Kinh sư và người Pha-ri-sêu đã giải một phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đến yêu cầu Người xử lý.
- Hồi hai (x Ga 8,6-9): Hiểu được ý đồ của họ, Đức Giê-su im lặng ngồi xuống và lấy ngón tay viết trên đất. Khi họ gặng hỏi thì Người mới nói: “Ai trong các ông sạch tội thì cứ lấy đá ném trước đi”. Câu trả lời của Đức Giê-su đã làm cho những kẻ tố cáo tội nhân phải âm thầm rút lui.
- Hồi ba (x Ga 8,10-11): Chỉ còn lại mình Đức Giê-su là người duy nhất trong sạch và có quyền kết án tội nhân. Nhưng Người lại tỏ lòng khoan dung với kẻ có tội khi tuyên bố: “Tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Đến núi Ô-liu: Núi Ô-liu còn được gọi là vườn Ghết-sê-ma-ni, nằm về phía Đông gần thành Giê-ru-sa-lem, (x. Lc 22,39). Đây là một nơi yên tĩnh thuận tiện cho việc cầu nguyện. + Trở lại Đền thờ: Đền thờ nằm trong Thủ đô Giê-ru-sa-lem. Đền thờ đầu tiên do vua Sa-lo-mon xây dựng vào năm 970 trước Công nguyên. Sau đó nhiều lần được tái thiết. Đền thờ được đề cập trong Tin mừng hôm nay do vua Hê-rô-đê trùng tu và mở rộng thêm từ năm 20 trước CN, nhưng sau đó đã bị quân Rô-ma tàn phá bình địa vào năm 70 sau Công nguyên. + Người ngồi xuống giảng dạy họ: Các Thầy “ráp-bi” Do thái khi dạy Thánh kinh, thường ngồi trên một chiếc ghế hay một tảng đá, còn các thính giả thì đứng ngồi xung quanh. + Một người phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình: Đây là một thiếu phụ đã có chồng, nhưng đã quan hệ bất chính với một người khác không phải chồng mình.
- C 4-6a: + Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền phải ném đá hạng đàn bà đó: Luật Mô-sê quy định về hình phạt dành cho tội ngoại tình như sau: “Người đàn bà ngoại tình phải bị xử tử” (Lv 20,10). Luật cũng quy định xử tử cả hai kẻ phạm tội bằng hình phạt ném đá (x. Đnl 22,24). Nhưng thời Đức Giê-su, người Rô-ma đã cấm dân Do thái áp dụng luật này (x Ga 18,31). + Họ nhằm thử Người để có bằng cớ tố cáo Người: Các Kinh sư và người Pha-ri-sêu muốn đưa Đức Giê-su vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” để có cớ tố cáo Người. Theo họ nghĩ: Đức Giê-su trả lời đàng nào cũng không ổn: Nếu Người truyền kết án tử hình theo Luật Mô-sê thì họ sẽ tố Người chống lại nhà cầm quyền Rô-ma, vì người Do thái đã bị tước quyền xử tử tội nhân, và Người sẽ bị chính quyền Rô-ma coi là phản lọan. Còn nếu Người truyền tha bổng tội nhân, thì họ sẽ lại nói Người chống lại Luật pháp Mô-sê và truyền thống của cha ông.
- C 6b-8: + Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay vẽ trên đất: Viết trên đất là để bày tỏ thái độ không quan tâm đến sự việc đang xảy ra. + “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”: Qua câu nói này, Đức Giê-su tuy theo Luật Mô-sê để cho phép ném đá tội nhân, nhưng Người cũng nhắc cho những kẻ tố cáo kia biết rằng: Chính họ cũng là kẻ tội lỗi đáng bị xử phạt! Họ cần tránh thái độ xét đoán ý trái và kết án kẻ khác cách bất công, để khỏi bị Thiên Chúa xét đóan và kết án sau này. Vì dưới cái nhìn của Thiên Chúa, thì mọi người đều là tội nhân và đều cần được xét xử khoan dung (x. Lc 6,36-38).
- C 9-11: + Họ bỏ đi hết: Tất cả những kẻ tố cáo đều rút lui. + Bắt đầu từ người lớn tuổi: Người lớn tuổi bỏ đi trước, phần vì càng sống lâu thì càng nhiều sai phạm! Phần khác cũng có thể do các người lớn tuổi khôn ngoan hơn, nên khi thấy không làm gì được Đức Giê-su thì áp dụng nguyên tắc “Tam thập lục kế: đào vi thượng sách!” để tránh khỏi bị liệt vào hạng “đạo đức giả” (x. Lc 11,37-54). + “Tôi không lên án chị đâu!”: Đức Giê-su không xét đoán ai vì Ngừơi đầy lòng từ ái khoan dung (x Ga 8,15). Sứ vụ của Người là đến để cứu độ thế gian (x Lc 9,10). + “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”: Tuy tha thứ cho tội nhân, nhưng để tránh lạm dụng, Đức Giê-su cũng đòi hối nhân phải thành tâm sám hối, bằng việc quyết tâm không tái phạm nữa. Trong thực tế, để tránh khỏi tái phạm tội thì hối nhân cần ăn năn dốc lòng chừa. Lòng ăn năn sám hối thực sự được biểu lộ qua việc khiêm tốn xin ơn Chúa trợ giúp, thành thật xưng thú tội lỗi, quyết tâm xa lánh dịp tội và làm việc đền tội cân xứng (x. Kinh Ăn năn tội).
4. CÂU HỎI:
1) Hãy cho biết Đền thờ Giê-ru-sa-lem thời Chúa Giê-su do ai xây dựng và xây từ khi nào ? Số phận cuối cùng của Đền thờ này ra sao ?
2) Luật Mô-sê qui định hình phạt dành cho các kẻ phạm tội ngọai tình là gì ?
3) Các đầu mục Do thái có ý đồ gì khi bắt người đàn bà phạm tội ngọai tình đến yêu cầu Đức Giê-su xử lý ?
4) Đức Giê-su thể hiện lòng khoan dung đối với tội nhân qua câu nói nào ?
5) Lòng ăn năn thực sự phải được biểu lộ bằng những việc gì ?
6) Phải chăng khi tha thứ cho tội nhân là Đức Giê-su đã gián tiếp khuyến khích họ tiếp tục phạm tội ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”
2. CÂU CHUYỆN:
1) VỀ CÂY THÁNH GIÁ KHOAN DUNG.
Tại một nhà thờ bên Tây Ban Nha có một tượng Thánh Giá rất đặc biệt: Trên cây thập giá, Chúa Giê-su chỉ chịu đóng đinh có một tay trái và hai bàn chân, còn tay phải đã rời khỏi thập giá và giơ ra phía trước như đang ban phép lành cho hối nhân tại tòa giải tội bên dưới.
Chuyện kể rằng: Một lần kia, khi một linh mục đang ngồi tòa thì một tội nhận vào xưng tội. Vị linh mục ngồi tòa nổi tiếng là nghiêm khắc đối với những tội nhân không chịu chừa cải. Anh chàng vào tòa xưng tội lần này đã nhiều lần phạm tội ngoại tình và cha giải tội cũng nhiều lần ngăm đe. Nhưng chứng nào tật đó, cứ ra khỏi tòa giải tội được ít ngày, anh ta lại tiếp tục sa ngã phạm tội ngoại tình mới xưng. Sau nhiều lần tha thứ, cuối cùng trong lần xưng tội mới đây cha giải tội đã phải nói với anh: “Đây là lần cuối cùng tôi tha tội cho anh”. Chàng thanh niên ra khỏi tòa giải tội trong tâm trạng nặn trĩu u buồn. Được vài tháng sau, anh ta lại đến xưng tội và lần này anh ta lại vẫn xưng tội ngoại tình như mấy lần trước. Nhưng lần này vị linh mục đã từ chối giải tội cho anh và nói: “Anh đừng có đùa với Chúa! Lần này ta không tha tội cho anh nữa”. Nhưng một điều kỳ diệu đã xảy ra: Cha giải tội và hối nhân trong tòa đều nghe thấy có tiếng của Chúa Giê-su phán ra từ trên cây thập giá phía trên tòa giải tội rằng: “Nhưng Ta tha tội cho hối nhân này!”. Rồi Chúa còn nói riêng với vị linh mục: “Chính Ta mới chịu đổ máu để rửa sạch tội lỗi của loài người chứ không phải con đâu!”
Cũng từ ngày đó, người ta thấy trên cây thánh giá tại tòa giải tội trong nhà thờ nói trên, cánh tay phải của Chúa Giê-su không còn gắn vào cây thập giá, nhưng bị bung ra trong tư thế đang cúi xuống ban phép lành cho hối nhân trong tòa giải tội, như một lời mời gọi tội nhân hãy tin cậy vào lòng từ bi thương xót của Chúa.
2) ĐƯỢC ƠN HOÁN CẢI THỰC SỰ NHỜ PHÉP GIẢI TỘI.
TA-XI-A-NA là một văn sĩ người Mỹ gốc Liên Xô. Vào năm 1980, cô đã cho ra đời tác phẩm đầu tay tựa đề là “Về một cuộc đổi đời kỳ diệu”. Trong quyển sách đó, cô đã kể lại chi tiết cuộc đời đầy đam mê sóng gió của cô, mà cuối cùng đời cô đã được ơn biến đổi nên tốt hơn gấp bội! Câu chuyện của cô Ta-xi-a-na được tóm gọn như sau:
Ngay từ khi còn bé, Ta-xi-a-na đã được chịu phép rửa tội. Nhưng khi lớn lên, cô ít đến nhà thờ dự lễ Chúa nhật vì cha mẹ của cô không mấy ngoan đạo. Do cứng đầu và hay gây gỗ nên cha mẹ và thầy dạy đều xếp cô vào loại trẻ khó dạy. Ngay từ nhỏ, Ta-xi-a-na đã tỏ ra căm thù tất cả những gì mang tính gò bó, ép cô vào trong khuôn khổ kỷ luật, vì nó làm cho cô cảm thấy mất tự do và không thể làm theo ý của mình. Lớn lên, nhờ có trí thông minh siêu hạng, Ta-xi-a-na đã được cấp học bổng lên đại học. Nhưng tại môi trường trí thức này, thay vì kết thân với các sinh viên cùng khóa, thì cô lại thường xuyên giao du với đám ma cô, đầu trộm đuôi cướp, bợm nhậu, đĩ điếm và xã hội đen...!
Trong khi sống buông thả như vậy, cô cũng thích nghiên cứu các môn thần bí phương Đông, đặc biệt là môn Yô-ga. Khi tập luyện Yô-ga, mỗi động tác đều đòi người ta phải đọc một câu trong một bài văn vần của môn phái.
Có người biết cô là tín hữu nên đã đề nghị cô đọc Kinh Lạy Cha thay cho bài văn vần kia. Ta-xi-a-na đã làm theo lời khuyên này. Các câu trong kinh Lạy Cha đã dần dần thấm nhập vào tâm hồn cô.
Rồi một ngày kia, một tư tưởng chợt lóe lên trong đầu Ta-xi-a-na: “Tại sao ta lại không đọc thêm các bản kinh khác nữa, nhất là đọc Lời Chúa trong Thánh kinh?”
Càng đọc Lời Chúa, cô càng cảm thấy thích thú về những tư tưởng cao siêu và thánh thiện của Đức Giê-su.
Cuối cùng cô quyết định đến với một linh mục đạo đức để tìm hiểu thêm về giáo lý Thánh kinh. Sau đó cô đã cử hành lễ nghi tuyên tín. Cô dọn mình chịu bí tích giải tội và đã được ơn biến đổi hoàn toàn. Từ đây cô tình nguyện hiến thân phục vụ các công việc bác ái xã hội. Về sau cô đã thuật lại phép lạ đổi mới đã xảy ra với cô trong lúc cô đang xưng tội như sau: “Bấy giờ tôi lần lượt kể lại cho vị linh mục nghe các lỗi lầm tôi đã phạm, về những cơn say thâu đêm suốt sáng, các đam mê tình dục quá độ, về những cuộc hôn nhân bất hạnh mà tôi đã từng trải, những lần phải đi phá thai vì bị vỡ kế hoạch dẫn đến hậu quả tai hại là tôi bị mất khả năng sinh sản. Cuộc sống đầy đam mê đã biến tôi trở thành một con người dửng dưng với mọi sự: Tôi chẳng còn có thể yêu ai được nữa!” Sau khi thú tội xong, tôi lắng nghe vị linh mục khuyên bảo. Lời của ngài tuy đơn sơ nhưng mỗi lời đều đánh động tận tâm can tôi. Sau cùng tôi rất xúc động khi đón nhận phép giải tội. Ngay lúc ấy, tôi cảm thấy lòng mình thanh thản như vừa trút bỏ được một gánh nặng ngàn cân”.
Sau lần xưng tội ấy, Ta-xi-a-na đã cảm nghiệm gặp được chính Chúa Giê-su và được Người tha thứ hết mọi lỗi lầm quá khứ. Ta-xi-a-na không những đã được tha tội, mà còn được Chúa chạm đến phần tâm linh sâu thẳm nhất để biến cô thành một tạo vật hòan tòan mới của Người.
3. CHUYỆN TÌNH TRÊN NON CAO.
Một quyển sách tựa đề "Tình trên non cao" kể rằng có một cặp vợ chồng trẻ rất yêu thương nhau và sống với nhau trên một ngọn núi cao, rất hạnh phúc. Hạnh phúc đến nỗi nhiều lần họ hô to giữa trời lồng lộng "Chúa ơi, sao mà chúng con hạnh phúc quá!" Nhưng đâu phải chỉ sống với nhau mãi trên núi mà hạnh phúc. Người chồng thỉnh thoảng cũng phải xuống núi để làm ăn. Trong một chuyến xuống núi, người chồng đã lỡ sa ngã ngoại tình với một người đàn bà khác. Người vợ biết được, rất giận, từ đó không nói chuyện với chồng nữa. Phần người chồng thì cũng hối hận nhưng không thể nào xin lỗi được vì mỗi lần muốn nói lời xin lỗi với vợ thì vợ lại bỏ đi nơi khác. Một đêm kia người chồng trên đường lên núi về nhà thì gặp bão tuyết, chiếc xe ngựa bị gãy, con ngựa bị què, còn anh thì bị thương nặng ở chân. Nhưng anh vẫn cố lết về đến nhà. Người vợ ở trong nhà nhìn ra thấy chồng bò lết tới cửa, nhưng chị nhất định không chịu ra mở cửa. Sáng hôm sau, người ta thấy xác người chồng đã cứng đờ ngay trước mái ấm gia đình của mình. Một mối tình rất hạnh phúc trên non cao đã kết thúc bi thảm như thế, chỉ vì người vợ thiếu lòng khoan dung thương xót, không cho chồng mình một cơ hội để quay trở về.
Cuộc đời con người chúng ta thật không đơn giản mà tốt xấu trắng đen lẫn lộn: có khi tốt như thiên thần, có lúc lại xấu như ác quỷ. Tâm hồn có phần sáng phần tối, dù đã lỡ phạm tội nhưng vẫn muốn được nên tốt. Do đó khi sống chung mỗi người cần có lòng thương xót để giúp kẻ trót lầm đường lạc lối có cơ hội quay đầu trở về.
4. KHÔNG AI HOÀN TOÀN VÔ TỘI.
Ngày xưa, có một người đàn ông bị bắt vì tội trộm cắp, và bị giải ra trước mặt nhà vua xét xử. Nhà vua liền ra lệnh treo cổ tên này đúng theo lề luật. Khi bị áp giải đến giá treo cổ, tên trộm nói với viên quan cai ngục rằng anh ta có một điều bí mật do cha anh dạy, là anh có thể gieo trồng hạt giống cây lựu, khiến nó mọc lên và trổ sinh hoa trái chỉ trong thời gian một đêm. Và sẽ thật đáng tiếc, nếu điều bí mật này bị mất đi theo với cái chết của anh. Anh muốn nói ra bí quyết này nhưng chỉ với một mình nhà vua mà thôi.
Viên cai ngục rất phân vân nên thay vì thi hành án, đã giải tên tử tội đến trước mặt vua. Tại đây, tên trộm xin đào một cái lỗ trên mặt đất, rồi anh ta lấy ra một hạt giống cây lựu và nói :
- Tâu Đức Vua, hạt giống này chỉ đạt kết quả kỳ diệu nếu do một người chưa từng ăn cắp trồng. Vì là một tên trộm cắp, nên thảo dân không thể trồng nó được.
Thế rồi anh ta quay sang viên quan đứng gần bên vua và nói :
- Ngài có thể trồng hạt giống này được không ạ ?
Nhưng viên quan này vội xua tay từ chối và nói:
- Khi còn trẻ, tôi đã có lấy một vài đồ vật của bạn bè.
Sau đó, tên trộm lại quay sang viên quan thủ kho của nhà vua và nói :
- Ngài là thủ kho công minh liêm chính. Vậy chắc ngài có thể trồng hạt giống này chứ ?
Nhưng viên quan giữ kho tàng hoàng cung cũng từ chối :
- Cách đây nhiều năm, tôi cũng có lần đã lấy tiền trong kho làm của riêng mình.
Và cứ như thế, hết người này đến người khác… Cuối cùng chỉ còn lại mình nhà vua. Quay sang nhà vua, tên trộm nói :
- Có lẽ bệ hạ sẽ sẵn sàng trồng hạt giống này ?
Nhưng nhà vua nói :
- Ta phải xấu hổ mà nói rằng: Ta đã có một lần lấy một chiếc đồng hồ của cha ta.
Bấy giờ tên trộm tử tội nói :
- Tất cả các ngài đều là những người có địa vị và quyền lực, không thiếu bất cứ thứ gì. Thế mà không ai trong các ngài trong sạch đủ để trồng được hạt giống này. Còn tôi chỉ phạm tội lấy trộm ít tiền của người đi chợ để mua đồ ăn cho khỏi chết đói, mà tôi lại phải treo cổ sao ?
Cuối cùng nhà vua đành phải tha bổng anh ta vì quả thật không ai hoàn toàn vô tội !
3. THẢO LUẬN:
Bạn sẽ trả lời ra sao khi có người nói: “Cần chi phải đi xưng tội với ông linh mục cũng là tội nhân giống như mình? Hoặc xưng tội là làm điều vô ích, vì chỉ sau một thời gian ngắn người ta sẽ lại tái phạm? Sao không đợi đến lúc sắp chết phải nằm liệt giường, bấy giờ sẽ xưng tội cũng đủ?”
4. SUY NIỆM:
1) Nội dung Tin Mừng hôm nay: thuật lại câu chuyện Đức Giê-su đã bênh vực và tha tội cho một phụ nữ ngoại tình. Khi cúi xuống vẽ trên đất, có thể Đức Giê-su đã viết tội của các đầu mục Do thái hay đang tìm câu trả lời thì không ai dám khẳng định. Nhưng các đầu mục Do thái tưởng đã bắt bí được Đức Giê-su nên cứ gặng hỏi mãi. Bấy giờ Người đã trả lời họ rằng: "Ai trong các ông vô tội thì hãy ném đá trước đi" (Ga 8,7).
Quả thật, không một ai dám cầm đá ném đầu tiên vì đã nhận biết mình cũng có nhiều tội lỗi và từng người âm thần bỏ đi. Chỉ có Đấng vô tội là Đức Giê-su thì lại không lên án khi nói với chị phụ nữ: "Tôi không lên án chị đâu? Chị hãy về đi, từ nay đừng phạm tội nữa!" (Ga 8,11). Thật là an ủi biết bao cho chúng ta, là những người tội lỗi. Chúa không đe phạt nhưng khích lệ, tin tưởng và hy vọng tội nhân hồi tâm sám hối. Người không dung túng cho tội lỗi, nhưng luôn nâng đỡ các tội nhân và muốn họ ăn năn sám hối để được sống.
2) Một số suy nghĩ lệch lạc của con người ngày nay về bí tích giải tội:
Ngày nay một số khá đông các tín hữu không muốn đi xưng tội dựa vào các lẽ như sau:
* Do gương xấu của một số vị chủ chăn: Những người này cho rằng các vị chủ chăn cũng chỉ là những con người bằng xương bằng thịt yếu đuối và bất tòan nên không xứng đáng để tha tội cho họ.
Tuy nhiên, chính Đức Giê-su đã không nghĩ như vậy khi trao quyền tha tội cho các tông đồ vào buổi chiều ngày sống lại, dù lúc đó các ông đang là những người bất toàn. Người trao quyền “cầm buộc và tháo cởi” cho cá nhân các ông không với tư cách đại diện cho Chúa Giê-su. Tương tự như các quan tòa tuyên án cho các phạm nhân nhân danh luật pháp. Hơn nữa, các tông đồ chỉ được trao quyền tha tội sau khi nhận được Thần Khí của Chúa Phục Sinh như Tin Mừng đã ghi nhận: “Nói xong, Chúa Giê-su thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).
* Do hiểu chưa đúng về hiệu quả của bí tích giải tội: Có người nói: “Tôi thường đi xưng tội vào mỗi đầu tháng và lần nào tôi cũng chỉ xưng thú một số tội đã xưng đi xưng lại nhiều lần trước đó, mà tôi vẫn không sao chừa bỏ được. Do đó xưng tội là một việc làm thiếu hiệu quả nếu không muốn nói là vô ích.
Để nhìn rõ vấn đề, chúng ta hãy so sánh sức khỏe tâm linh với sức khỏe thể xác của chúng ta: Do di truyền, có lẽ ai trong chúng ta ít nhiều cũng mang một số bệnh nan y như: Cao huyết áp cần phải uống thuốc hằng ngày, dị ứng nổi mề đay, bệnh “gút” gây đau nhức cần phải uống thuốc giảm đau... Mỗi khi căn bệnh tái phát, chúng ta phải đến bác sĩ chuyên khoa điều trị và dùng một số loại thuốc giống nhau… Nhưng đâu có ai từ chối uống thuốc với lý do rồi bệnh sẽ tái lại ? Nếu ta không đi khám bệnh và không uống các thứ thuốc trị bệnh quen thuộc nói trên mới là sai lầm. Ngoài ra mỗi ngày chúng ta đều phải tắm rửa, dù biết rằng đến mai cơ thể sẽ lại bị dơ cần phải tắm lại… Về phạm vi tâm linh cũng vậy: Ai trong chúng ta cũng có một số thói hư rất khó chừa như: Dễ nổi nóng, hay nói xấu kẻ mình không ưa, ích kỷ và tự ái cao, lười biếng làm việc đạo đức, uống rượu say sỉn, xem phim ảnh xấu rồi thủ dâm... Dù đã nhiều lần quyết tâm chừa nhưng rồi vẫn cứ tái phạm… Chúng ta cần phải xưng thú các tội ấy để nhận được ơn tha thứ của Chúa. Hy vọng nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta sẽ từng bước chừa bỏ thói hư để ngày một nên hoàn thiện hơn.
* Do cách xét mình cẩu thả trước khi xưng tội: Có người chữa mình rằng: “Tôi đã xét mình mãi mà chẳng tìm ra tội gì mới để xưng. Nhiều khi tôi phải xưng lại một “tội trọng cũ” để có tội mà xưng. Việc không tìm ra tội nào mới không chứng minh chúng ta đã nên hoàn thiện. Vì có thể do chúng ta đã bị chai lỳ về mặt tâm linh, khi cho các việc sai trái là không có tội. Thực ra mọi người chúng ta đều phạm tội do sự yếu hèn của mình, như thánh Phao-lô đã phải thú nhận: “Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,15). Những ai tưởng mình không có tội, thực ra có thể do đã xét mình cẩu thả và tự đánh lừa mình, như thánh Gio-an đã viết: “Nếu chúng ta nói mình không có tội, là chúng ta đã tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta” (1 Ga 1,8).
* Do chưa ý thức về tầm quan trọng của những điều thiếu sót: Trong kinh cáo mình có câu: “Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót”. Tội chúng ta phạm có thể là tội cố tình vi phạm một điều luật cấm như dối trá, trộm cắp, ngọai tình, phá thai... hay tội bỏ không làm việc lẽ ra phải làm như: Bất hiếu với cha mẹ, làm ngơ trước người đau khổ cần trợ giúp… Trong Tin mừng, Đức Giê-su đã đề cập đến tội thiếu sót này như trong dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khó. Ông ta đã làm ngơ không chịu giúp đỡ La-da-rô, một người nghèo khổ đang nằm trước cổng nhà ông ta (x Lc 16,19-31). Đến ngày tận thế, Vua Thẩm Phán Giê-su cũng sẽ tuyên phạt những kẻ đã bỏ các việc lành lẽ ra phải làm như sau: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên ác quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói các ngươi không cho ăn; Ta khát các ngươi không cho uống; Ta là khách lạ các ngươi chẳng đón tiếp; Ta mình trần các ngươi không cho đồ mặc; Ta ở tù các ngươi đã không viếng thăm ...” (Mt 25,41-45).
Những tội thiếu sót này tưởng là tội nhẹ mà thực ra cũng có thể trở thành tội nặng nếu do thiếu tình thương mà ta gây thiệt hại nặng cho người cần được giúp. Chẳng hạn không cứu giúp một người sắp chết đuối, không mang đi cấp cứu người bị đột quỵ… Tội làm ngơ này đồng nghĩa với giết người như thánh Gio-an viết: “Kẻ không yêu thương thì ở lại trong sự chết. Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân. Và anh em biết: Không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở trong nó” (1 Ga 3,14b-15).
3) Phải sám hối cụ thể trong Mùa Chay thế nào? :
- Ngoài việc tham dự các buổi tĩnh tâm Mùa Chay, mỗi người chúng ta cần dọn mình xưng tội. Điều quan trọng là phải tìm ra mối tội đầu của mình để chừa cải bằng việc tập các nhân đức đối lập với thói xấu như sau:
- Đối với bản thân mỗi người: Mỗi ngày cần dành ít phút xét mình trong giờ kinh tối gia đình, để ý thức về sự yếu đuối bất toàn của mình. Hãy dọn mình xưng tội mỗi đầu tháng để thánh hóa bản thân. Hãy bỏ đi những đố kỵ ganh ghét, bỏ qua những lời xúc phạm của kẻ khác…
- Đối với người thân trong gia đình: Một trong những lý do chính đưa đến đổ vỡ hạnh phúc và ly hôn nơi các đôi vợ chồng trẻ hiện nay là không chịu bỏ qua lỗi lầm cho nhau. Đôi vợ chồng nên nhất trí: Mỗi khi có điều chi bất bình tranh cãi nhau thì cả hai đều phải đi bước trước làm hòa như lời thánh Phao-lô: “Anh em đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng! (Ep 4,26-27). Sau cơn giận, mỗi người hãy lập tức dâng một lời cầu xin Chúa giúp và ai chủ động bắt chuyện trước mới là người chiến thắng, vì đã thắng được tính tự ái của mình.
- Đối với tha nhân ngoài xã hội: Điều chúng ta cần làm ngay trong Mùa Chay này là: Mỗi ngày hãy xét mình để biết có ai đó đang bất hòa với mình và quyết tâm làm hòa với họ. Mỗi lần đọc kinh Lạy Cha, cần lưu ý câu: “Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Mỗi ngày hãy đọc lời Chúa về sự tha thứ. Hãy suy nghĩ lời ông chủ phán trong dụ ngôn hai con nợ: "Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?" (Mt 18,32-33).
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con rất sợ bị bắt quả tang đang phạm một tội nào đó nghiêm trọng. Nhưng lạy Chúa, có tội nào chúng con phạm mà Chúa lại chẳng thấy và không hay biết? Xin cho chúng con biết bỏ đi những mặt nạ giả dối, những việc đạo đức hình thức bề ngòai nhằm che đậy những tội ác trong tâm hồn. Nhờ đó, chúng con sẽ luôn sống tình yêu thương và trở nên chứng nhân tình thương của Chúa trước mặt người đời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:58 03/04/2019
76. XÃ RẮM BÊN ĐƯỜNG
Ngày xưa, có ba người cùng uống rượu thi đố, họ giao kèo rằng phải nói rõ là lên núi thấy một vị cổ nhân, xuống núi lại thấy một vị cổ nhân, nửa đường lại thấy một đồ vật đóng thành kiện, câu sau cần phải tổng kết kể lại ba câu trên.
Một người nói:
- “Lên núi thấy con hầu tinh, xuống núi thấy Lý Bạch, trên đường nhặt được một bình rượu, không biết có phải là rượu xanh hay là rượu trắng ?”
Một người khác nói:
- “Lên núi gặp Phàn Huê, xuống núi gặp Triệu Thuẩn, trên đường nhặt được cây kiếm, không biết có phải là “khoái kiếm” hay là “nuốt kiếm” ?
Đến người cuối cùng, ông ta nói:
- “Lên núi gặp Lâm Phóng, xuống núi gặp Giả Đảo, giữa đường xả được cái rắm, không biết là cái rắm của Phóng hay là cái rắm của Đảo ?”
(Tiếu phủ)
Suy tư 76:
Có người bổn đạo nọ nói rằng: “Cha sở mình hay nóng giận như thế lại hách dịch nữa, không biết khi dâng thánh lễ Chúa có nhận lời ngài không ?”
Lại có người giáo dân nọ thắc mắc rằng: “Cha sở mình uống rượu nhiều quá, không biết lời ngài khuyên bảo có ai nghe không ?”
Con người ta ai cũng có những khuyết điểm, nhưng mọi khuyết điểm đều có thể sửa đổi, cha sở cũng là con người nên các ngài cũng có khuyết điểm, phải luôn nhớ cầu nguyện cho các ngài và cộng tác với các ngài trong tinh thần của Chúa: yêu thương và khiêm tốn.
Cha sở sẽ tập biết kềm chế tính nóng giận khi các ngài thấy giáo dân cộng tác cách khiêm tốn; cha sở cũng sẽ hạn chế uống rượu nếu giáo dân biết cầu nguyện cho các ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày xưa, có ba người cùng uống rượu thi đố, họ giao kèo rằng phải nói rõ là lên núi thấy một vị cổ nhân, xuống núi lại thấy một vị cổ nhân, nửa đường lại thấy một đồ vật đóng thành kiện, câu sau cần phải tổng kết kể lại ba câu trên.
Một người nói:
- “Lên núi thấy con hầu tinh, xuống núi thấy Lý Bạch, trên đường nhặt được một bình rượu, không biết có phải là rượu xanh hay là rượu trắng ?”
Một người khác nói:
- “Lên núi gặp Phàn Huê, xuống núi gặp Triệu Thuẩn, trên đường nhặt được cây kiếm, không biết có phải là “khoái kiếm” hay là “nuốt kiếm” ?
Đến người cuối cùng, ông ta nói:
- “Lên núi gặp Lâm Phóng, xuống núi gặp Giả Đảo, giữa đường xả được cái rắm, không biết là cái rắm của Phóng hay là cái rắm của Đảo ?”
(Tiếu phủ)
Suy tư 76:
Có người bổn đạo nọ nói rằng: “Cha sở mình hay nóng giận như thế lại hách dịch nữa, không biết khi dâng thánh lễ Chúa có nhận lời ngài không ?”
Lại có người giáo dân nọ thắc mắc rằng: “Cha sở mình uống rượu nhiều quá, không biết lời ngài khuyên bảo có ai nghe không ?”
Con người ta ai cũng có những khuyết điểm, nhưng mọi khuyết điểm đều có thể sửa đổi, cha sở cũng là con người nên các ngài cũng có khuyết điểm, phải luôn nhớ cầu nguyện cho các ngài và cộng tác với các ngài trong tinh thần của Chúa: yêu thương và khiêm tốn.
Cha sở sẽ tập biết kềm chế tính nóng giận khi các ngài thấy giáo dân cộng tác cách khiêm tốn; cha sở cũng sẽ hạn chế uống rượu nếu giáo dân biết cầu nguyện cho các ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Suy Niệm Chúa nhật V Mùa Chay - C
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
17:53 03/04/2019
Chúa nhân từ không kết án
(Ga 8, 1-11)
Sau khi đã đi được nửa đường với lời mời gọi "Mừng Vui Lên" của Chúa Nhật IV Mùa Chay. Nay bước vào tuần thứ I của giai đoạn II, thời gian mà toàn bộ tượng trong nhà thờ được phủ khăn tím, chuẩn bị cho việc tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, nên việc cải đổi đời sống, ăn chay, cầu nguyện và tập luyện các nhân đức càng khẩn thiết hơn. Vì Trước cuộc cải tổ phụng vụ của Công đồng Vaticanô II, Chúa Nhật V Mùa Chay được gọi là Chúa Nhật thứ I mùa Thương khó, kéo dài 2 tuần cho đến lễ Phục sinh. Sau Công đồng Vaticanô II, lịch phụng vụ chỉ còn một tuần Thương khó, trùng với Tuần thánh, và Chúa Nhật thứ V Mùa Chay là giai đoạn tiếp tục các đề tài huấn giáo theo chu kỳ. Nếu các Chúa Nhật Mùa Chay năm A, B trình bày Chúa Giêsu là Nước Hằng Sống, là Ánh Sáng, là Sự Sống dựa theo Tin mừng thánh Gioan. Thì các Chúa Nhật Mùa Chay năm C đề cao tình thương của Thiên Chúa và kêu gọi con người đáp trả.
Đoạn Tin Mừng (Ga, 8, 1-11) với câu kết thật là đẹp "Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa" ( Ga 8,11). Qua lời tuyên bố ấy, Chúa Giêsu đã làm nổi bật tình thương yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa không muốn kẻ tội lỗi phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống. Tha thứ là bản chất của Thiên Chúa, Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa, là Đấng hay tha thứ. Khi mạc khải cho nhân loại biết Thiên Chúa là Cha, Đấng Giầu Lòng Xót Thương, chậm bất bình vả rất mực thứ tha. Chân lý về Thiên Chúa được cụ thể hóa nơi Chúa Giêsu Kitô "Đấng đầy tình thương xót" (2Cr 1,3), Đấng ghét tội và yêu thương kẻ có tội, không dung túng tội lỗi, nhưng khoan nhân với tội nhân, vì Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn hối cải và được sống (x. Ez 33,11). Đoạn Tin Mừng (Ga 8,1-11) là bằng chứng hùng hồn về tình tha thứ của Thiên Chúa đối với tội nhân. Thánh Gioan kể lại việc người ta đem đến cho Chúa Giêsu một phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Các kinh sư và người Pha-ri-sêu để chị ta đứng ở giữa Chúa Giêsu và dân chúng (x. Ga 8, 3), nghĩa là đứng giữa lòng xót thương của Con Thiên Chúa và sự kết án của con người. Chúa Giêsu không kết án chị, nhưng cứu chị khỏi bị ném đá.
Con người thường lên án nhau, nhưng trước mặt Thiên Chúa thì tất cả chúng ta là những kẻ tội lỗi bị án phải chết. bằng chứng khi Chúa Giêsu hỏi : “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”( Ga 8,7), chẳng ai dám cầm đá ném mà lần lượt bỏ đi chỉ còn lại người phụ nữ và Ðức Giêsu : sự khốn khổ và lòng thương xót đối diện với nhau. Chúa không nói với người phụ nữ: chị không có tội, nhưng nói : "Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa" ( Ga 8,11). Thật vậy, chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể cứu rỗi con người, vì chính Người mang lấy tội lỗi thế nhân và cho con người cơ hội để thay đổi đời sống.
Ðoạn Tin Mừng cho thấy, sự tha thứ của Thiên Chúa không đồng nghĩa với sự dung túng thường tình, tha thứ có kèm theo điều kiện. Không có nghĩa là bỏ qua sự dữ, hay tệ hơn nữa là chối bỏ sự dữ. Thiên Chúa không tha thứ sự dữ, nhưng tha thứ cho người tội lỗi biết ăn năn, và dạy người ta biết phân biệt giữa một bên là hành động xấu đáng bị kết án, và bên kia là con người cụ thể phạm lấy lỗi lầm đó, và là người mà Chúa muốn ban cho cơ may để thay đổi đời sống, làm lại cuộc đời. Trong lúc con người có khuynh hướng đồng nhất hóa người phạm tội với tội lỗi, và như thế là đẩy người có tội vào ngõ cụt, không có lối thoát. Lòng Chúa cao cả hơn lòng chúng ta, Thiên Chúa Cha lại hành động cách khác, Ngài đã sai Con Một mình xuống trần gian, để mở ra cho cả và nhân loại con đường cứu thoát. Chúa Giêsu chính là con đường này: khi chết trên thập giá, Người đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Chúa Giêsu lặp lại với con người ở mọi nơi, mọi thời đại rằng: "Ta cũng thế, Ta không kết tội. Vậy hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa".
Khi nghe những lời trên trong đoạn Tin Mừng hôm nay, làm sao chúng ta không cảm nghiệm được một niềm tín thác trào dâng trong tâm hồn chúng ta? Sao không nhìn thấy nơi đó một "Tin Vui" cho cả và nhân loại ở thời đại chúng ta, những con người đang mong ước khám phá lại ý nghĩa đích thật của lòng nhân từ và sự tha thứ.
Thời đại chúng ta đang cần đến sự tha thứ của Thiên Chúa, một sự tha thứ làm phát sinh niềm hy vọng và phó thác, mà không làm yếu đi cuộc chiến chống lại sự dữ. Cần trao ban và lãnh nhận sự tha thứ. Nhưng chúng ta không trở nên có khả năng tha thứ, nếu trước đó chúng ta không để cho mình được Thiên Chúa thứ tha, vừa nhìn nhận mình là đối tượng của lòng nhân từ của Thiên Chúa. Chúng ta cũng sẽ trở nên kẻ sẵn sàng tha nợ cho người khác, chỉ khi nào chúng ta ý thức về mòn nợ to lớn mà chúng ta đã được tha cho. Chúng ta hãy cố khám phá ra tình thương của Thiên Chúa qua bí tích Hòa Giải, và hãy tỏ ra nghiêm khắc đối với tội lỗi nhưng khoan nhượng đối với con người tội lỗi.
Người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay đại diện cho tất cả chúng ta, những tội nhân. Cách nào đó, chúng ta cũng là những người ngoại tình trước mặt Thiên Chúa, là những kẻ phản bội lòng trung tín của Ngài. Kinh nghiệm của chị cũng tượng trưng cho ý định của Thiên Chúa dành cho tất cả chúng ta: Thiên Chúa không kết án chúng ta nhưng cứu độ chúng ta nhờ Ðức Giêsu. Ðức Giêsu chính là ân sủng, cứu vớt chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết. Ngài đã lấy ngón tay viết trên đất, trên cái bụi mà từ đó con người được tạo dựng nên (x. St 2,7). Phán quyết của Thiên Chúa là: 'Ta không muốn con phải chết, nhưng muốn con được sống.' Chúa không cứ tội ta mà trách phạt, cũng chẳng đồng nhất ta với những lỗi lầm trót phạm. Chúa muốn giải thoát chúng ta. Chúa muốn ở với ta và muốn chúng ta cũng ở lại với Ngài. Chúa mong ước chúng ta đừng sử dụng tự do để làm điều xấu nhưng biết làm điều thiện. Và chúng ta có thể làm được điều ấy với ân sủng Chúa ban.
Chúng ta hãy nhìn lên Ðức Trinh Nữ Maria và khẩn cầu Mẹ là Mẹ từ bi để đến nép thân nơi lòng thương xót của Mẹ. Nơi Mẹ, tình thương nhân từ của Thiên Chúa được nhập thể, và tâm hồn vô nhiễm của Mẹ là nơi trú ẩn an toàn cho người tội lỗi. Ðược Mẹ dẫn lối chỉ đường, chúng ta hăng hái tiến bước, và nhớ lại lời Chúa Giêsu nói với người phụ nữ ngoại tình, nay Người nói với mỗi người chúng ta rằng: "Hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa" (Ga 8,11).
Lạy Mẹ Maria, Mẹ là đấng chỉ bảo đàng lành, xin giúp chúng ta biết cậy trong vào lòng tư bi của Chúa, nhờ đó chúng ta sẽ được thứ tha. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Ga 8, 1-11)
Sau khi đã đi được nửa đường với lời mời gọi "Mừng Vui Lên" của Chúa Nhật IV Mùa Chay. Nay bước vào tuần thứ I của giai đoạn II, thời gian mà toàn bộ tượng trong nhà thờ được phủ khăn tím, chuẩn bị cho việc tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, nên việc cải đổi đời sống, ăn chay, cầu nguyện và tập luyện các nhân đức càng khẩn thiết hơn. Vì Trước cuộc cải tổ phụng vụ của Công đồng Vaticanô II, Chúa Nhật V Mùa Chay được gọi là Chúa Nhật thứ I mùa Thương khó, kéo dài 2 tuần cho đến lễ Phục sinh. Sau Công đồng Vaticanô II, lịch phụng vụ chỉ còn một tuần Thương khó, trùng với Tuần thánh, và Chúa Nhật thứ V Mùa Chay là giai đoạn tiếp tục các đề tài huấn giáo theo chu kỳ. Nếu các Chúa Nhật Mùa Chay năm A, B trình bày Chúa Giêsu là Nước Hằng Sống, là Ánh Sáng, là Sự Sống dựa theo Tin mừng thánh Gioan. Thì các Chúa Nhật Mùa Chay năm C đề cao tình thương của Thiên Chúa và kêu gọi con người đáp trả.
Đoạn Tin Mừng (Ga, 8, 1-11) với câu kết thật là đẹp "Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa" ( Ga 8,11). Qua lời tuyên bố ấy, Chúa Giêsu đã làm nổi bật tình thương yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa không muốn kẻ tội lỗi phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống. Tha thứ là bản chất của Thiên Chúa, Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa, là Đấng hay tha thứ. Khi mạc khải cho nhân loại biết Thiên Chúa là Cha, Đấng Giầu Lòng Xót Thương, chậm bất bình vả rất mực thứ tha. Chân lý về Thiên Chúa được cụ thể hóa nơi Chúa Giêsu Kitô "Đấng đầy tình thương xót" (2Cr 1,3), Đấng ghét tội và yêu thương kẻ có tội, không dung túng tội lỗi, nhưng khoan nhân với tội nhân, vì Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn hối cải và được sống (x. Ez 33,11). Đoạn Tin Mừng (Ga 8,1-11) là bằng chứng hùng hồn về tình tha thứ của Thiên Chúa đối với tội nhân. Thánh Gioan kể lại việc người ta đem đến cho Chúa Giêsu một phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Các kinh sư và người Pha-ri-sêu để chị ta đứng ở giữa Chúa Giêsu và dân chúng (x. Ga 8, 3), nghĩa là đứng giữa lòng xót thương của Con Thiên Chúa và sự kết án của con người. Chúa Giêsu không kết án chị, nhưng cứu chị khỏi bị ném đá.
Con người thường lên án nhau, nhưng trước mặt Thiên Chúa thì tất cả chúng ta là những kẻ tội lỗi bị án phải chết. bằng chứng khi Chúa Giêsu hỏi : “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”( Ga 8,7), chẳng ai dám cầm đá ném mà lần lượt bỏ đi chỉ còn lại người phụ nữ và Ðức Giêsu : sự khốn khổ và lòng thương xót đối diện với nhau. Chúa không nói với người phụ nữ: chị không có tội, nhưng nói : "Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa" ( Ga 8,11). Thật vậy, chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể cứu rỗi con người, vì chính Người mang lấy tội lỗi thế nhân và cho con người cơ hội để thay đổi đời sống.
Ðoạn Tin Mừng cho thấy, sự tha thứ của Thiên Chúa không đồng nghĩa với sự dung túng thường tình, tha thứ có kèm theo điều kiện. Không có nghĩa là bỏ qua sự dữ, hay tệ hơn nữa là chối bỏ sự dữ. Thiên Chúa không tha thứ sự dữ, nhưng tha thứ cho người tội lỗi biết ăn năn, và dạy người ta biết phân biệt giữa một bên là hành động xấu đáng bị kết án, và bên kia là con người cụ thể phạm lấy lỗi lầm đó, và là người mà Chúa muốn ban cho cơ may để thay đổi đời sống, làm lại cuộc đời. Trong lúc con người có khuynh hướng đồng nhất hóa người phạm tội với tội lỗi, và như thế là đẩy người có tội vào ngõ cụt, không có lối thoát. Lòng Chúa cao cả hơn lòng chúng ta, Thiên Chúa Cha lại hành động cách khác, Ngài đã sai Con Một mình xuống trần gian, để mở ra cho cả và nhân loại con đường cứu thoát. Chúa Giêsu chính là con đường này: khi chết trên thập giá, Người đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Chúa Giêsu lặp lại với con người ở mọi nơi, mọi thời đại rằng: "Ta cũng thế, Ta không kết tội. Vậy hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa".
Khi nghe những lời trên trong đoạn Tin Mừng hôm nay, làm sao chúng ta không cảm nghiệm được một niềm tín thác trào dâng trong tâm hồn chúng ta? Sao không nhìn thấy nơi đó một "Tin Vui" cho cả và nhân loại ở thời đại chúng ta, những con người đang mong ước khám phá lại ý nghĩa đích thật của lòng nhân từ và sự tha thứ.
Thời đại chúng ta đang cần đến sự tha thứ của Thiên Chúa, một sự tha thứ làm phát sinh niềm hy vọng và phó thác, mà không làm yếu đi cuộc chiến chống lại sự dữ. Cần trao ban và lãnh nhận sự tha thứ. Nhưng chúng ta không trở nên có khả năng tha thứ, nếu trước đó chúng ta không để cho mình được Thiên Chúa thứ tha, vừa nhìn nhận mình là đối tượng của lòng nhân từ của Thiên Chúa. Chúng ta cũng sẽ trở nên kẻ sẵn sàng tha nợ cho người khác, chỉ khi nào chúng ta ý thức về mòn nợ to lớn mà chúng ta đã được tha cho. Chúng ta hãy cố khám phá ra tình thương của Thiên Chúa qua bí tích Hòa Giải, và hãy tỏ ra nghiêm khắc đối với tội lỗi nhưng khoan nhượng đối với con người tội lỗi.
Người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay đại diện cho tất cả chúng ta, những tội nhân. Cách nào đó, chúng ta cũng là những người ngoại tình trước mặt Thiên Chúa, là những kẻ phản bội lòng trung tín của Ngài. Kinh nghiệm của chị cũng tượng trưng cho ý định của Thiên Chúa dành cho tất cả chúng ta: Thiên Chúa không kết án chúng ta nhưng cứu độ chúng ta nhờ Ðức Giêsu. Ðức Giêsu chính là ân sủng, cứu vớt chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết. Ngài đã lấy ngón tay viết trên đất, trên cái bụi mà từ đó con người được tạo dựng nên (x. St 2,7). Phán quyết của Thiên Chúa là: 'Ta không muốn con phải chết, nhưng muốn con được sống.' Chúa không cứ tội ta mà trách phạt, cũng chẳng đồng nhất ta với những lỗi lầm trót phạm. Chúa muốn giải thoát chúng ta. Chúa muốn ở với ta và muốn chúng ta cũng ở lại với Ngài. Chúa mong ước chúng ta đừng sử dụng tự do để làm điều xấu nhưng biết làm điều thiện. Và chúng ta có thể làm được điều ấy với ân sủng Chúa ban.
Chúng ta hãy nhìn lên Ðức Trinh Nữ Maria và khẩn cầu Mẹ là Mẹ từ bi để đến nép thân nơi lòng thương xót của Mẹ. Nơi Mẹ, tình thương nhân từ của Thiên Chúa được nhập thể, và tâm hồn vô nhiễm của Mẹ là nơi trú ẩn an toàn cho người tội lỗi. Ðược Mẹ dẫn lối chỉ đường, chúng ta hăng hái tiến bước, và nhớ lại lời Chúa Giêsu nói với người phụ nữ ngoại tình, nay Người nói với mỗi người chúng ta rằng: "Hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa" (Ga 8,11).
Lạy Mẹ Maria, Mẹ là đấng chỉ bảo đàng lành, xin giúp chúng ta biết cậy trong vào lòng tư bi của Chúa, nhờ đó chúng ta sẽ được thứ tha. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Toà án nhân dân
Lm Vũđình Tường
19:11 03/04/2019
Để chống đối và qua đó làm nhục Đức Kitô nơi công chúng, nhóm chống đối Đức Kitô ngấm ngầm họp kín tìm cách gài bẫy Ngài, hy vọng Ngài bị sập bẫy vì không biết để đề phòng. Nhóm này chủ trương gài bẫy hơn là do tình cờ bởi vì tụ tập được một số đông các thầy trong nhóm Kinh Sư và Biệt Phái không phải là việc làm mau chóng, trong chốt lát, mà cần có thời gian chuẩn bị, mời gọi cũng như là vận động, tuyên truyền. Biệt Phái và Kinh Sư bất đồng nhau về nhiểu điểm, nhưng cùng cộng tác để hạ nhục Đức Kitô. Họ dẫn đến trước Ngài người phụ nữ tố cáo.
Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách luật, ông Môisen truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao? Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người c. 3-6.
Người phụ nữ trở thành nạn nhân của toà án nhân dân. Họ lấy í kiến đại đa số để kết án tử hình người phụ nữ bằng cách ném đá. Í kiến đại đa số đây đến từ nhóm lãnh đạo dân chúng. Họ bắt bà đứng giữa đám đông, không có điều tra, không phỏng vấn, không luật sư biện hộ, bà đứng lặng câm, không được lên tiếng tự bào chữa. Chỉ có bản án đã đồng thuận sẵn từ nhóm lãnh đạo. Theo luật thì bà bị ném đá cho đến chết. Họ hỏi Đức Kitô vì họ tin là dù trả lời thế nào Đức Kitô cũng không có lối thoát. Nếu Đức Kitô trả lời đồng í với họ thì Ngài làm trái điều Ngài vẫn rao giảng là yêu thương và tha thứ. Nếu Đức Kitô trả lời không ném đá thì Ngài sẽ bị kết án là chống lại luật Môisen. Cả hai trường hợp Đức Kitô đều bị dồn vào thế kẹt.
Hãy tưởng tượng khung cảnh toà án nhân dân lúc đó. Nhóm Kinh Sư và Biệt Phái thì đứng, hung hăng, khuôn mặt thoả mãn. Đức Kitô khom lưng viết trên đất. Người phụ nữ đứng không vững, run cầm cập, mặt không còn giọt máu vì bản án tử hình sắp sửa được thi hành. Đám đông đứng đợi, ngó nháo nhác; kẻ lo lắng, thương người phụ nữ, kẻ tỏ vẻ bất cần, chỉ muốn xem sự thể kết cục thế nào? Đức Kitô cứ cặm cụi viết trên đất. Mất kiên nhẫn nhóm Biệt Phái lên tiếng thúc giục. Đức Kitô ngẩng lên nhìn vào mặt họ rồi Ngài dõng dạc, lên tiếng cách chậm chạp, rõ ràng, từng chữ một.
Ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi. c.7
Câu hỏi quá bất ngờ đối với họ. Họ đã chuẩn bị kế hoạch kĩ lắm, tưởng hoàn thiện, nào ngờ vẫn còn kẽ hở lớn. Cả hai nhóm Biệt Phái và Kinh Sư đều bối rối, không biết phải phản ứng thế nào cho thích hợp? Trước đây họ tự mãn thế nào Đức Kitô cũng bị kẹt vào thế bí không đường thoát. Sự việc đổi thay, chính họ bị kẹt vào thế bí, không lối thoát. Nói xong Đức Kitô lại cúi xuống viết tiếp. Phúc Âm không thuật lại Đức Kitô viết gì trên đất. Theo suy đoán riêng, đối với nhóm lãnh đạo tự kiêu, lại hay lạm dụng luật, lớn tiếng áp đảo kẻ khác, rất có thể Đức Kitô liệt kê trên đất một loạt tội ác Biệt Phái và Kinh Sư đã phạm. Ngải chỉ viết tội mà không viết tên, ngụ í tránh làm họ nhục nơi công chúng. Rất có thể có người trong đám đông đọc được, thấy toàn là những tội phạm có ghi trong luật mà không hiểu ai phạm những tội đó. Những người phạm tội khi nhìn thấy điều đó trên đất thì hiểu rõ là Đức Kitô biết rõ tâm tư thầm kính của họ. Đám đông không biết, đồng nghiệp của họ cũng có thể không biết, chính họ và Đức Kitô, tuy Ngài không nói ra, nhưng biết rõ. Nhận biết điều đó họ xấu hổ, âm thầm bỏ đi, bắt đầu người cao niên nhất, cho đến khi không còn một ai. Đức Kitô nói với người phụ nữ Ngài không kết án chị. Ngài tha tội cho chị nhưng Ngài cảnh báo chị từ nay đừng phạm tội nữa. Đức Kitô giải thoát chị khỏi án tử hình từ tay người lãnh đạo chị, giải thoát chị khỏi ách thống trị của ma quỉ, giải thoát chị khỏi tủi hổ từ đám đông và ban cho chị sự sống trường sinh. Í kiến đại đa số rất ít khi ăn khớp với giáo huấn của Đức Kitô. Bản án do toà án nhân dân phán quyết thường bị những khuôn mặt nấp trong bóng tối giật giây. Đám đông là công cụ, tay sai cho nhóm lẩn trốn trong bóng tối khuynh đảo.
TiengChuong.org
People's court
To discredit Jesus' teaching thus humiliating him in public, his opponents set a trap, hoping to catch him off guard. It was more likely a set- up scene, rather than coincidence, because gathering a large number of the Scribes and the Pharisees took time. Further the Scribes, and the Pharisees differed on many fronts but joined together to work out a plan against Jesus. They brought a woman before Jesus asking:
Master, this woman was caught in the very act of committing adultery, and Moses has ordered us in the Law to condemn women like this to death by stoning. what have you to say? They asked him this as a test, looking for something to use against him. vs. 3-6
There was a stark contrast between Jesus and his questioners. The woman was the victim of the absolute majority of the people's court. They had already given her a death verdict before they brought her to Jesus. They made her stand in the full view of the crowd. There was no cross examination. She said not a single word, only her accusers stated the judgement. According to the Law, the woman received a death sentence by stoning. They asked Jesus' opinion simply because they believed, that Jesus would share the same fate as the woman's. Whatever he said, he would land in trouble. If he agreed with them, Jesus would betray his teaching about love and forgiveness; If he disagreed with them, Jesus would betray the law of Moses. In both cases, Jesus would be condemned and condemned by his own words. The woman's accusers were standing and waiting for Jesus to answer them; while Jesus was bending down, writing on the ground with his finger. The woman was standing dumbfounded, shaking. Fear and fright were invading her whole body over the death sentence, and the crowd were watching to see how the drama would unfold. The accusers put more pressure on Jesus, demanding for an answer. Jesus cast his eyes on his opponents' faces before telling them to look deep into their hearts, examining their own consciences. 'If there is one of you who has not sinned, let him be the first to throw a stone at her'. v. 7. He then bent down and wrote on the ground again. Nothing is mentioned about what Jesus scribbled on the ground. My guess would be, that Jesus listed the sins of each of the accusers without names attached to who had committed what? This anonymous list of sins would spare them from any public humiliation. Those who had committed sins understood that Jesus knew them from inside out. Seeing their past sins written on the ground, they felt ashamed and began to depart, one by one, beginning with the eldest. Jesus freed the woman and gave her a warning to sin no more. Jesus freed her from the power of sin and empowered her to resist temptation to sin. Majority opinion rarely aligns to Jesus' teaching, and the people's court judgement may often be manipulated by the faceless figures.
Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách luật, ông Môisen truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao? Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người c. 3-6.
Người phụ nữ trở thành nạn nhân của toà án nhân dân. Họ lấy í kiến đại đa số để kết án tử hình người phụ nữ bằng cách ném đá. Í kiến đại đa số đây đến từ nhóm lãnh đạo dân chúng. Họ bắt bà đứng giữa đám đông, không có điều tra, không phỏng vấn, không luật sư biện hộ, bà đứng lặng câm, không được lên tiếng tự bào chữa. Chỉ có bản án đã đồng thuận sẵn từ nhóm lãnh đạo. Theo luật thì bà bị ném đá cho đến chết. Họ hỏi Đức Kitô vì họ tin là dù trả lời thế nào Đức Kitô cũng không có lối thoát. Nếu Đức Kitô trả lời đồng í với họ thì Ngài làm trái điều Ngài vẫn rao giảng là yêu thương và tha thứ. Nếu Đức Kitô trả lời không ném đá thì Ngài sẽ bị kết án là chống lại luật Môisen. Cả hai trường hợp Đức Kitô đều bị dồn vào thế kẹt.
Hãy tưởng tượng khung cảnh toà án nhân dân lúc đó. Nhóm Kinh Sư và Biệt Phái thì đứng, hung hăng, khuôn mặt thoả mãn. Đức Kitô khom lưng viết trên đất. Người phụ nữ đứng không vững, run cầm cập, mặt không còn giọt máu vì bản án tử hình sắp sửa được thi hành. Đám đông đứng đợi, ngó nháo nhác; kẻ lo lắng, thương người phụ nữ, kẻ tỏ vẻ bất cần, chỉ muốn xem sự thể kết cục thế nào? Đức Kitô cứ cặm cụi viết trên đất. Mất kiên nhẫn nhóm Biệt Phái lên tiếng thúc giục. Đức Kitô ngẩng lên nhìn vào mặt họ rồi Ngài dõng dạc, lên tiếng cách chậm chạp, rõ ràng, từng chữ một.
Ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi. c.7
Câu hỏi quá bất ngờ đối với họ. Họ đã chuẩn bị kế hoạch kĩ lắm, tưởng hoàn thiện, nào ngờ vẫn còn kẽ hở lớn. Cả hai nhóm Biệt Phái và Kinh Sư đều bối rối, không biết phải phản ứng thế nào cho thích hợp? Trước đây họ tự mãn thế nào Đức Kitô cũng bị kẹt vào thế bí không đường thoát. Sự việc đổi thay, chính họ bị kẹt vào thế bí, không lối thoát. Nói xong Đức Kitô lại cúi xuống viết tiếp. Phúc Âm không thuật lại Đức Kitô viết gì trên đất. Theo suy đoán riêng, đối với nhóm lãnh đạo tự kiêu, lại hay lạm dụng luật, lớn tiếng áp đảo kẻ khác, rất có thể Đức Kitô liệt kê trên đất một loạt tội ác Biệt Phái và Kinh Sư đã phạm. Ngải chỉ viết tội mà không viết tên, ngụ í tránh làm họ nhục nơi công chúng. Rất có thể có người trong đám đông đọc được, thấy toàn là những tội phạm có ghi trong luật mà không hiểu ai phạm những tội đó. Những người phạm tội khi nhìn thấy điều đó trên đất thì hiểu rõ là Đức Kitô biết rõ tâm tư thầm kính của họ. Đám đông không biết, đồng nghiệp của họ cũng có thể không biết, chính họ và Đức Kitô, tuy Ngài không nói ra, nhưng biết rõ. Nhận biết điều đó họ xấu hổ, âm thầm bỏ đi, bắt đầu người cao niên nhất, cho đến khi không còn một ai. Đức Kitô nói với người phụ nữ Ngài không kết án chị. Ngài tha tội cho chị nhưng Ngài cảnh báo chị từ nay đừng phạm tội nữa. Đức Kitô giải thoát chị khỏi án tử hình từ tay người lãnh đạo chị, giải thoát chị khỏi ách thống trị của ma quỉ, giải thoát chị khỏi tủi hổ từ đám đông và ban cho chị sự sống trường sinh. Í kiến đại đa số rất ít khi ăn khớp với giáo huấn của Đức Kitô. Bản án do toà án nhân dân phán quyết thường bị những khuôn mặt nấp trong bóng tối giật giây. Đám đông là công cụ, tay sai cho nhóm lẩn trốn trong bóng tối khuynh đảo.
TiengChuong.org
People's court
To discredit Jesus' teaching thus humiliating him in public, his opponents set a trap, hoping to catch him off guard. It was more likely a set- up scene, rather than coincidence, because gathering a large number of the Scribes and the Pharisees took time. Further the Scribes, and the Pharisees differed on many fronts but joined together to work out a plan against Jesus. They brought a woman before Jesus asking:
Master, this woman was caught in the very act of committing adultery, and Moses has ordered us in the Law to condemn women like this to death by stoning. what have you to say? They asked him this as a test, looking for something to use against him. vs. 3-6
There was a stark contrast between Jesus and his questioners. The woman was the victim of the absolute majority of the people's court. They had already given her a death verdict before they brought her to Jesus. They made her stand in the full view of the crowd. There was no cross examination. She said not a single word, only her accusers stated the judgement. According to the Law, the woman received a death sentence by stoning. They asked Jesus' opinion simply because they believed, that Jesus would share the same fate as the woman's. Whatever he said, he would land in trouble. If he agreed with them, Jesus would betray his teaching about love and forgiveness; If he disagreed with them, Jesus would betray the law of Moses. In both cases, Jesus would be condemned and condemned by his own words. The woman's accusers were standing and waiting for Jesus to answer them; while Jesus was bending down, writing on the ground with his finger. The woman was standing dumbfounded, shaking. Fear and fright were invading her whole body over the death sentence, and the crowd were watching to see how the drama would unfold. The accusers put more pressure on Jesus, demanding for an answer. Jesus cast his eyes on his opponents' faces before telling them to look deep into their hearts, examining their own consciences. 'If there is one of you who has not sinned, let him be the first to throw a stone at her'. v. 7. He then bent down and wrote on the ground again. Nothing is mentioned about what Jesus scribbled on the ground. My guess would be, that Jesus listed the sins of each of the accusers without names attached to who had committed what? This anonymous list of sins would spare them from any public humiliation. Those who had committed sins understood that Jesus knew them from inside out. Seeing their past sins written on the ground, they felt ashamed and began to depart, one by one, beginning with the eldest. Jesus freed the woman and gave her a warning to sin no more. Jesus freed her from the power of sin and empowered her to resist temptation to sin. Majority opinion rarely aligns to Jesus' teaching, and the people's court judgement may often be manipulated by the faceless figures.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ Tiệc Ly tại nhà tù Velletri của Rôma
Đặng Tự Do
13:57 03/04/2019
Trong thông báo đưa ra hôm 3 tháng Tư, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: Thứ Năm, ngày 18 tháng 4 năm 2019, lúc 4.30 chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm nhà tù Velletri của Rôma để cử hành Thánh lễ Tiệc Ly. Địa điểm này cách Vatican 64km về phía Nam.
Nhà tù Velletri bắt đầu hoạt động từ năm 1991 và gồm hai dãy nhà 4 tầng.
Trong chuyến thăm này Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các tù nhân, nhân viên dân sự và các nhân viên cảnh sát; trước khi cử hành Thánh Lễ với nghi thức rửa chân cho mười hai tù nhân.
Các vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô thường cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly - Missa in coena Domini - vào chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô là nhà thờ chánh tòa của Đức Thánh Cha trong cương vị Giám Mục Rôma.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô giữ thực hành vốn có của ngài khi còn là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires của Á Căn Đình, là cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại các nhà tù, các trung tâm cải huấn, trung tâm phục hồi nhân phẩm, bệnh viện…
Năm 2013, trong ngày thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên triều Giáo Hoàng của ngài, ngài đã đến trại giam trẻ vị thành niên Casal del Marmo của Rôma, nơi ngài rửa chân cho các phạm nhân nam và nữ trẻ.
Năm sau, 2014, ngài chủ sự Thánh lễ và nghi thức rửa chân tại cơ sở phục hồi chức năng Don Gnocchi ở S.Maria della Provvidenza cho người già và người khuyết tật ở ngoại ô Rome.
Vào năm 2015, ngài đến nhà tù Rebibbia là nhà tù chính của Rôma, nơi ngài đã cử hành Thánh lễ với các tù nhân nam ở đó. Các phụ nữ từ một nhà tù nữ gần đó cũng được mời đến tham dự buổi lễ.
Năm 2016, ngài mừng lễ với những người tị nạn tại trung tâm tiếp nhận người di dân CARA ở Castelnuovo di Porto, cách Rôma 29km phía bắc.
Năm 2017, ngài đã đến một nhà tù ở Paliano cách Rôma khoảng 72 km.
Năm ngoái 2018, Đức Thánh Cha đã đến thăm và cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà tù Regina Coeli, nghĩa là Nữ Vương Thiên Đàng, của thành phố Rôma cách Vatican khoảng 1600m.
Source:Holy See Press Office Comunicato della Sala Stampa della Santa Sede: Messa “in coena Domini”, 03.04.2019
Nhà tù Velletri bắt đầu hoạt động từ năm 1991 và gồm hai dãy nhà 4 tầng.
Trong chuyến thăm này Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các tù nhân, nhân viên dân sự và các nhân viên cảnh sát; trước khi cử hành Thánh Lễ với nghi thức rửa chân cho mười hai tù nhân.
Các vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô thường cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly - Missa in coena Domini - vào chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô là nhà thờ chánh tòa của Đức Thánh Cha trong cương vị Giám Mục Rôma.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô giữ thực hành vốn có của ngài khi còn là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires của Á Căn Đình, là cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại các nhà tù, các trung tâm cải huấn, trung tâm phục hồi nhân phẩm, bệnh viện…
Năm 2013, trong ngày thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên triều Giáo Hoàng của ngài, ngài đã đến trại giam trẻ vị thành niên Casal del Marmo của Rôma, nơi ngài rửa chân cho các phạm nhân nam và nữ trẻ.
Năm sau, 2014, ngài chủ sự Thánh lễ và nghi thức rửa chân tại cơ sở phục hồi chức năng Don Gnocchi ở S.Maria della Provvidenza cho người già và người khuyết tật ở ngoại ô Rome.
Vào năm 2015, ngài đến nhà tù Rebibbia là nhà tù chính của Rôma, nơi ngài đã cử hành Thánh lễ với các tù nhân nam ở đó. Các phụ nữ từ một nhà tù nữ gần đó cũng được mời đến tham dự buổi lễ.
Năm 2016, ngài mừng lễ với những người tị nạn tại trung tâm tiếp nhận người di dân CARA ở Castelnuovo di Porto, cách Rôma 29km phía bắc.
Năm 2017, ngài đã đến một nhà tù ở Paliano cách Rôma khoảng 72 km.
Năm ngoái 2018, Đức Thánh Cha đã đến thăm và cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà tù Regina Coeli, nghĩa là Nữ Vương Thiên Đàng, của thành phố Rôma cách Vatican khoảng 1600m.
Source:Holy See Press Office
Tóm tắt “Christus Vivit”, Tông huấn hậu Thượng hội đồng về tuổi trẻ của Đức Phanxicô, tiếp theo
Vũ Văn An
16:44 03/04/2019
Chương bốn: Một thông điệp tuyệt vời cho mọi người trẻ
Đối với mọi người trẻ, Đức Giáo Hoàng công bố ba sự thật vĩ đại. Một “vị Thiên Chúa yêu thương”. “Thiên Chúa yêu các các bạn, đừng bao giờ nghi ngờ điều này” (112). Các bạn có thể “tìm thấy sự an toàn trong vòng tay của Cha trên trời” (113). Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định rằng ký ức Chúa Cha không phải là một ‘đĩa cứng’ có thể ‘lưu” và ‘trữ’ mọi dữ liệu của chúng ta. Ký ức của Người là một trái tim chứa đầy lòng trắc ẩn, một trái tim tìm thấy niềm vui trong việc ‘xóa’ khỏi chúng ta mọi dấu vết của tội ác... Vì Người yêu các các bạn. Hãy cố gắng ở yên trong giây lát và để bản thân các các bạn cảm nhận được tình yêu của Người” (115). Tình yêu của Người là một tình yêu “có liên hệ nhiều tới việc nâng cao hơn là hạ gục, tới hòa giải hơn là cấm đoán, tới việc cung hiến các thay đổi mới hơn là lên án, tới tương lai hơn là quá khứ” (116).
Sự thật thứ hai là “Chúa Kitô cứu các bạn”. Đừng bao giờ quên rằng, “Người đã tha thứ cho chúng ta bảy mươi lần bảy. Hết lần này đến lần khác, Người cõng chúng ta trên vai Người” (119). Chúa Giêsu yêu thương chúng ta và cứu chúng ta vì “chỉ những gì được yêu thương mới được cứu vớt. Chỉ những gì được ôm ấp mới có thể được biến đổi. Tình yêu của Chúa lớn hơn tất cả các nan đề, yếu đuối và sai sót của chúng ta” (120). Và “sự tha thứ và sự cứu rỗi của Người không phải là một điều chúng ta có thể mua, hoặc chúng ta có được bằng chính các việc làm hoặc nỗ lực của mình. Người tha thứ chúng ta và giải thoát chúng ta nhưng không, không phải trả tốn phí” (121).
Sự thật thứ ba là “Người đang sống!”. “Chúng ta cần phải nhắc nhở bản thân về điều này... vì chúng ta có thể liều mình thấy Chúa Giêsu Kitô chỉ như một hình mẫu tốt đẹp trong quá khứ xa xôi, như một ký ức, như một người đã cứu chúng ta hai ngàn năm trước. Nhưng điều đó sẽ không có ích gì đối với chúng ta: nó sẽ không thay đổi chúng ta, nó sẽ không giải phóng chúng ta” (124). Nếu Người đang sống, “thì không thể nghi ngờ rằng sự tốt lành sẽ chiếm thế thượng phong trong đời các bạn... lúc đó chúng ta có thể ngưng việc phàn nàn và nhìn về tương lai, vì với Người điều này luôn luôn khả hữu” (127).
Trong các sự thật này, Chúa Cha xuất hiện và Chúa Giêsu xuất hiện. Và các vị ở đâu, Chúa Thánh Thần cũng ở đó. “Mỗi ngày, hãy cầu khẩn Chúa Thánh Thần... Các các bạn không có gì để mất, và Người có thể thay đổi cuộc đời các bạn, lấp đầy nó bằng ánh sáng và dẫn nó đi theo nẻo đường tốt đẹp hơn. Người không lấy mất của các bạn bất cứ điều gì, nhưng, thay vào đó, giúp các bạn tìm thấy mọi điều các bạn cần, và theo cách tốt nhất có thể” (131).
Chương 5: Các nẻo đường của tuổi trẻ
Tình yêu của Thiên Chúa và mối liên hệ của chúng ta với Chúa Kitô hằng sống không ngăn cản chúng ta mơ mộng; chúng không yêu cầu chúng ta thu hẹp các chân trời của chúng ta. Trái lại, tình yêu đó nâng cao chúng ta, khuyến khích chúng ta và gây hứng cho chúng ta tiến vào một cuộc sống tốt hơn và đẹp hơn. Phần lớn sự hoài mong hiện diện trong trái tim người trẻ có thể được tóm tắt trong chữ ‘bồn chồn không ngừng nghỉ’” (138). Nghĩ đến người trẻ, Đức Giáo Hoàng coi họ như một người “muốn bay bằng hai chân của họ, luôn luôn với một chân về phía trước, sẵn sàng lên đường, nhẩy về phía trước. Luôn luôn chạy đua về phía trước” (139). Tuổi trẻ không thể ở mãi thế “dừng chân” (on hold) vì đây là “tuổi chọn lựa” trong các lãnh vực chuyên nghiệp, xã hội, chính trị, và cả trong việc chọn bạn đời hay có đứa con đầu lòng.
“Xao xuyến bồn chồn có thể chống lại chúng ta bằng cách khiến chúng ta bỏ cuộc bất cứ khi nào chúng ta không thấy kết quả ngay lập tức. Ước mơ tốt nhất của chúng ta chỉ đạt được nhờ hy vọng, kiên nhẫn và cam kết, chứ không ở chỗ vội vàng. Đồng thời, chúng ta không nên do dự, sợ nắm bắt cơ hội hay mắc sai lầm” (142). Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời các bạn trẻ đừng quan sát cuộc sống từ ban công, đừng dành cuộc sống của họ cho màn hình, đừng bị giản lược thành các cỗ xe bị vứt bỏ và đừng nhìn thế giới như các du khách: “Hãy tạo om sòm! Hãy loại bỏ những nỗi sợ làm tê liệt các bạn... hãy sống!” (143). Ngài mời họ “sống với hiện tại” tận hưởng niềm vui với lòng biết ơn mọi hồng ân nho nhỏ của cuộc sống mà không “tham lam vô độ” và “tìm kiếm những thú vui mới một cách đầy ám ảnh” (146). Thực thế, sống với hiện tại “không y hệt như “dấn thân vào một cuộc sống phóng đãng vô trách nhiệm, chỉ có thể khiến chúng ta trống rỗng và mãi mãi không thỏa mãn” (147).
“Cho dù các bạn có sống trải nghiệm về những năm tháng tuổi trẻ bao nhiêu đi nữa, các bạn cũng sẽ không bao giờ biết được ý nghĩa sâu sắc và đầy đủ nhất của chúng trừ khi mỗi ngày, các bạn gặp được bạn thân của mình, một người bạn có tên là Giêsu” (150). Tình bạn với Người không thể hủy tiêu bởi vì Người không bỏ rơi chúng ta (154). “Với một người bạn, chúng ta có thể nói và chia sẻ những bí mật sâu xa nhất. Với Chúa Giêsu cũng vậy, chúng ta luôn có thể có một cuộc trò chuyện”. Khi chúng ta cầu nguyện, “chúng ta mở mọi điều chúng ta làm” cho Người xem, và chúng ta dành cho Người không gian “để Người có thể hành động, đi vào và giành chiến thắng” (155). “Đừng tước mất tình bạn này của tuổi trẻ các bạn. Các bạn sẽ cảm nhận được Người ở bên cạnh các bạn”. Đó là điều các môn đệ Emmau đã trải nghiệm (156). Thánh Oscar Romero cho biết: “Kitô giáo không phải là một tập hợp các sự thật được tin, các quy tắc phải tuân theo hoặc các cấm đoán. Nhìn cách này, nó làm chúng ta mất hứng. Kitô giáo là một con người yêu tôi vô cùng, một con người đòi và hỏi tình yêu của tôi. Kitô giáo là Chúa Kitô”.
Khi nói đến sự tăng trưởng và trưởng thành, Đức Giáo Hoàng cho thấy tầm quan trọng của việc tìm kiếm “sự phát triển tâm linh”, “tìm kiếm Chúa và giữ Lời Người”, duy trì “mối nối kết” với Chúa Giêsu ... vì các bạn sẽ không phát triển trong hạnh phúc và thánh thiện chỉ bằng nỗ lực và trí thông minh của riêng các bạn mà thôi” (158).
Người lớn cũng phải trưởng thành mà không đánh mất các giá trị của tuổi trẻ: “Trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống, chúng ta có thể đổi mới và gia tăng tuổi trẻ. Khi tôi bắt đầu thừa tác vụ của mình với tư cách là Giáo hoàng, Chúa đã mở rộng các chân trời của tôi và ban cho tôi một tuổi trẻ đổi mới. Cũng một điều này có thể xảy ra với một cặp vợ chồng trong nhiều năm, hoặc với một đan sĩ trong đan viện của ngài” (160). Già hơn có nghĩa là “giữ gìn và trân trọng những điều quý giá nhất của tuổi trẻ chúng ta, nhưng nó cũng liên hệ đến việc phải thanh lọc những điều không tốt” (161). “Nhưng tôi cũng sẽ nhắc nhở các bạn rằng các bạn sẽ không trở nên thánh thiện và tìm thấy sự thành toàn bằng cách sao chép người khác... Các bạn phải khám phá ra các bạn là ai và phát triển cách trở thành thánh thiện của riêng các bạn” (162). Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề xuất “những nẻo đường huynh đệ” để sống đức tin; ngài nhắc nhở rằng “Chúa Thánh Thần muốn làm cho chúng ta thoát ra khỏi chính mình, để ôm lấy người khác... Đó là lý do tại sao sống đức tin với nhau và biểu lộ tình yêu của mình bằng cách sống trong cộng đồng luôn là điều tốt hơn” (164), vượt qua cơn cám dỗ “muốn quanh quẩn với chính chúng ta và các vấn đề của chúng ta, với cảm quan bị tổn thương và các bất bình của chúng ta” (166); “Thiên Chúa yêu thích niềm vui của người trẻ. Người muốn họ đặc biệt chia sẻ niềm vui của sự hiệp thông huynh đệ (167).
Sau đó, Đức Giáo Hoàng nói về việc "làm người trẻ và cam kết dấn thân”, ngài nói rằng người trẻ đôi khi có thể bị “cám dỗ rút vào các nhóm nhỏ... Họ có thể cảm thấy họ đang cảm nghiệm được tình huynh đệ và tình yêu, nhưng, trên thực tế, nhóm nhỏ của họ có thể trở thành chỉ là một cái đuôi nối dài chính cái tôi của họ. Điều này thậm chí còn nghiêm trọng hơn nếu họ nghĩ đến ơn gọi làm giáo dân chỉ đơn giản là một hình thức phục vụ bên trong Giáo hội... Họ quên rằng ơn gọi làm giáo dân, trước nhất, được điều hướng tới đức ái bên trong gia đình và đức ái xã hội và chính trị” (168).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề nghị rằng những người trẻ nên “vượt lên trên các nhóm nhỏ của họ và xây dựng tình bạn xã hội, trong đó, mọi người làm việc vì lợi ích chung. Sự thù hằn xã hội, mặt khác, là phá hoại. Các gia đình bị phá hoại bởi lòng thù hằn. Các quốc gia bị phá hoại bởi lòng thù hằn. Thế giới bị hủy diệt bởi lòng thù hằn. Và lòng thù hằn lớn nhất là chiến tranh. Ngày nay, chúng ta thấy rằng thế giới đang tự hủy hoại mình bởi chiến tranh vì chúng ta không thể ngồi xuống và nói chuyện” (169).
“Cam kết xã hội và tiếp xúc trực tiếp với người nghèo vẫn là những cách căn bản để tìm ra hoặc làm sâu sắc thêm đức tin của người ta và việc biện phân ơn gọi của họ” (170). Đức Giáo Hoàng trưng dẫn một gương sáng tích cực của những người trẻ từ các giáo xứ, trường học và các phong trào, những người “thường đi ra ngoài dành thời gian với người già cả và tật bệnh, hoặc đến thăm những khu dân cư nghèo nàn” (171).
Những người trẻ khác tham gia vào các chương trình xã hội nhằm xây dựng nhà ở cho những người vô gia cư, hoặc phục hồi các khu vực bị ô nhiễm hoặc cung cấp nhiều loại hỗ trợ cho người túng thiếu. Sẽ rất hữu ích nếu năng lực chung này có thể được gom góp và tổ chức một cách ổn định hơn”. Các sinh viên đại học “có thể áp dụng kiến thức của họ một cách liên ngành, cùng với người trẻ của các Giáo hội hoặc tôn giáo khác” (172).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích những người trẻ thực hiện cam kết này: “Tôi đã theo dõi các tường trình tin tức về nhiều người trẻ trên khắp thế giới, xuống đường để bày tỏ mong muốn có một xã hội công bằng và huynh đệ hơn ... Giới trẻ muốn trở thành người chủ động của thay đổi. Xin vui lòng, các bạn đừng để cho người khác trở thành chủ động của thay đổi!” (174)
Những người trẻ được kêu gọi trở thành “các nhà truyền giáo dũng cảm”, làm chứng khắp mọi nơi cho Tin Mừng bằng chính cuộc sống của họ, một điều vốn không có nghĩa là “nói về sự thật, mà là sống sự thật đó” (175). Tuy nhiên, không nên làm câm những chữ này: “Các bạn hãy học cách bơi ngược giòng, học cách để chia sẻ Chúa Giêsu và đức tin mà Người đã ban cho các bạn” (176). Chúa Giêsu sai chúng ta đi đâu? “Không có biên giới, không có giới hạn: Người sai chúng ta đi khắp nơi. Tin Mừng dành cho mọi người, không chỉ dành cho một số người. Nó không chỉ dành cho những người có vẻ gần gũi với chúng ta hơn, dễ tiếp thu hơn, dễ chào đón hơn. Nó dành cho mọi người” (177). Và người ta không thể mong chờ một “sứ mệnh êm nhẹ và dễ dàng” (178).
Chương sáu: “Người trẻ có gốc rễ”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài đau lòng khi thấy “những người trẻ đôi khi được khuyến khích xây dựng một tương lai mà không có gốc rễ, như thể thế giới chỉ mới bắt đầu từ bây giờ” (179). “Nếu ai đó nói với những người trẻ bỏ qua lịch sử của họ, bác bỏ các kinh nghiệm của những người lớn tuổi, khinh bỉ quá khứ và chỉ mong chờ một tương lai mà họ hằng mơ ước, thì há không dễ dàng hay sao việc lôi kéo họ để họ chỉ làm những gì người ta nói với họ? Người ta cần những người trẻ nông cạn, mất gốc và không tin tưởng, để họ chỉ có thể tin tưởng vào những lời hứa của người này và hành động theo kế hoạch của anh ta. Đó là cách các ý thức hệ khác nhau hoạt động: chúng phá hủy (hoặc phá tung) mọi khác biệt để chúng có thể trị vì không bị chống đối” (181).
Những kẻ thao túng cũng sử dụng việc sùng bái tuổi trẻ: “Cơ thể trẻ trung trở thành biểu tượng của việc sùng bái mới này; mọi thứ liên quan đến cơ thể đó đều được thần tượng hóa và ham muốn chạy theo, trong khi bất cứ điều gì không trẻ trung đều bị coi thường. Nhưng sự sùng bái tuổi trẻ này chỉ đơn giản là một thủ đoạn mà cuối cùng chứng tỏ chỉ hạ giá người trẻ mà thôi” (182). “Các bạn trẻ thân mến, đừng để họ khai thác tuổi trẻ của các bạn để cổ vũ một cuộc sống nông cạn làm vẩn đục vẻ đẹp bằng những dáng vẻ bề ngoài” (183). Bởi vì có vẻ đẹp trong người lao động trở về nhà đầy bụi bặm và xốc xếch, ở người vợ già chăm sóc người chồng bệnh tật, trong lòng chung thủy của những cặp vợ cHồng Yêu nhau trong cảnh mùa thu của cuộc đời.
Thay vào đó, ngày nay, chúng ta cổ vũ tinh thần “một nền linh đạo không có Thiên Chúa, một cảm giới không có cộng đồng hay không quan tâm tới những người đau khổ, sợ người nghèo, bị coi là nguy hiểm và một loạt các chủ trương nhằm đưa ra một thiên đường tương lai, dù sao cũng mỗi ngày một xa vời hơn” (184). Đức Giáo Hoàng mời gọi người trẻ đừng để mình bị thống trị bởi ý thức hệ này, một ý thức hệ dẫn đến chính sách “thực dân hóa văn hóa” (185) vốn bứng rễ các người trẻ khỏi các thống thuộc văn hóa và tôn giáo của nơi họ phát xuất và có xu hướng thuần nhất hóa họ bằng cách biến họ thành một “đường sản phẩm mới dễ uốn nắn” (186).
Đức Giáo Hoàng nói rằng “điều căn bản là mối liên hệ của các bạn với người già”, giúp giới trẻ khám phá ra sự phong phú sống động của quá khứ. “Lời Chúa khuyến khích chúng ta gần gũi với người già, để chúng ta có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm của họ” (188). “Điều này không có nghĩa là phải đồng ý với tất cả những gì người lớn nói hoặc tán thành mọi hành động của họ”. “Đây thực sự là một vấn đề cởi mở đối với việc tiếp nhận sự khôn ngoan được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” (190). “Thế giới chưa bao giờ hưởng lợi, cũng sẽ không bao giờ hưởng lợi, do việc mất nối kết giữa các thế hệ... Quả là một dối trá khi người ta làm các bạn tin rằng chỉ những gì mới mới tốt và đẹp” (191).
Nói tới “các giấc mơ và thị kiến”, Đức Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận xét: “Từ khi người trẻ cũng như người già đều mở lòng mình ra đón nhận Chúa Thánh Thần, họ tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời. Người già mơ các giấc mơ, và người trẻ thấy các thị kiến” (192). “Nếu người trẻ cắm rễ trong những giấc mơ đó, họ có thể nhìn sâu vào tương lai” (193). Đó là lý do tại sao chúng ta cần “cùng nhau mạo hiểm”, cùng nhau bước đi, trẻ và già. “ Các rễ cây không phải là mỏ neo cột buộc chúng ta” mà là “một điểm cố định nhờ đó chúng ta có thể lớn lên và gặp gỡ các thách thức mới” (200).
Chương bảy: “Thừa tác vụ tuổi trẻ”
Đức Giáo Hoàng giải thích rằng thừa tác vụ giới trẻ đã bị ảnh hưởng bởi các thay đổi về văn hóa và xã hội và “những người trẻ thường không tìm thấy trong các chương trình thông thường của chúng ta một giải đáp nào cho mối quan tâm của họ, nhu cầu của họ, các nan đề và vấn đề của họ” (202). Chính những người trẻ “các tác nhân của thừa tác vụ tuổi trẻ. Chắc chắn họ cần được giúp đỡ và hướng dẫn, nhưng đồng thời được tự do phát triển các phương thức mới, với óc sáng tạo và một sự táo bạo nào đó”. Chúng ta cần giúp những người trẻ “sử dụng sự hiểu biết thông sáng, tài khéo léo và kiến thức của họ để giải quyết các vấn đề và mối quan tâm của những người trẻ khác bằng ngôn ngữ của họ” (203).
Thừa tác vụ tuổi trẻ cần phải linh hoạt, và cần phải mời “những người trẻ tham dự các biến cố hoặc các dịp có thể mang đến cơ hội không chỉ để học tập mà còn để trò chuyện, cử hành, ca hát, lắng nghe những câu chuyện có thực và trải nghiệm cuộc gặp gỡ chung với Đấng Thiên Chúa sống động” (204).
Thừa tác vụ tuổi trẻ phải có tính đồng nghị (synodal), nghĩa là có khả năng lên khuôn cho “một hành trình với nhau” và điều này bao gồm hai đường hành động rộng lớn: thứ nhất là vươn ra, thứ hai là tăng trưởng. Về đường thứ nhất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tin tưởng vào khả năng của chính người trẻ trong việc “tìm những cách hấp dẫn để đến với nhau”. “Họ chỉ cần được khuyến khích và được tự do để được nhiệt tình”. Dù thế, điều quan trọng nhất “là mỗi người trẻ có thể táo bạo đủ để gieo hạt giống sứ điệp trên mảnh đất màu mỡ là trái tim của một người trẻ khác” (210). Nên dành ưu tiên cho “ngôn ngữ gần gũi, ngôn ngữ của tình yêu quảng đại, tương quan và hiện sinh đán động trái tim”. Những người trẻ cần được tiếp cận “bằng ngữ pháp tình yêu, chứ không phải bằng cách giảng thuyết họ” ((211).
Đối với việc tăng trưởng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh báo chống lại việc đề xuất với những người trẻ từng trải nghiệm Thiên Chúa cách mãnh liệt “các cuộc gặp gỡ ‘đào tạo’ trong đó chỉ có các vấn đề tín lý và đạo đức được bàn luận ... Hậu quả là nhiều người trẻ cảm thấy buồn chán, mất đi ngọn lửa nóng của cuộc gặp gỡ giữa họ với Chúa Kitô và niềm vui được theo chân Người” (212).
Bất cứ dự án giáo dục hay con đường tăng triển nào cho giới trẻ, “chắc chắn cũng phải bao gồm việc đào tạo về tín lý và đạo đức Kitô giáo”, một điều phải xoay quanh tín lý sơ truyền (kerygma), “kinh nghiệm nền tảng của cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa qua cái chết và sự phục của Chúa Giêsu” và xoay quanh “việc tăng trưởng trong tình yêu huynh đệ, đời sống và việc phục vụ cộng đồng” (213).
Do đó, “thừa tác vụ tuổi trẻ nên luôn luôn bao gồm các dịp để đổi mới và đào sâu kinh nghiệm bản thân của chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa và Chúa Kitô sống động” (214). Nên giúp những người trẻ “sống như anh chị em, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng cộng đồng, phục vụ người khác, gần gũi người nghèo” (215).
Do đó, các định chế của Giáo hội nên cung cấp “các môi trường thích hợp”, “những nơi người trẻ có thể biến thành của họ, những nơi họ có thể đến và đi tự do, cảm thấy được chào đón và sẵn sàng gặp gỡ những người trẻ khác, bất kể các lúc khó khăn và thất vọng, hay hân hoan cử hành” (218).
Sau đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mô tả “thừa tác vụ tuổi trẻ trong các định chế giáo dục”, khẳng định rằng các trường học đang “khẩn cấp cần việc tự phê”. Ngài nhắc nhở rằng “một số trường Công Giáo dường như chỉ được cấu trúc nhằm tự duy trì chính họ... Một trường học trở thành ‘một pháo đài’ (bunker), bảo vệ học sinh của mình khỏi lỗi lầm ‘từ bên ngoài’ là một biếm họa của xu hướng này”. Khi người trẻ rời khỏi nhà trường, họ cảm thấy “một sự mất kết nối không thể nào vượt qua giữa những gì họ được dạy và thế giới nơi họ sống”, trong khi, “một trong những niềm vui lớn nhất mà bất cứ nhà giáo dục nào cũng có thể có là thấy một học sinh trở thành một con người mạnh mẽ, hòa nhập tốt đẹp”. (221).
Chúng ta không thể tách rời việc đào tạo thiêng liêng khỏi việc đào tạo văn hóa... “Như thế, đây là thách thức lớn của các bạn: trả lời điệp khúc kiềm chế của chủ nghĩa tiêu dùng văn hóa bằng những quyết định có suy tư và vững chắc, với nghiên cứu, kiến thức và chia sẻ” (223). Trong số các lĩnh vực “phát triển mục vụ”, Đức Giáo Hoàng cho thấy “tầm quan trọng của nghệ thuật” (226), “tiềm năng của thể thao” (227), và “chăm sóc môi trường” (228).
Chúng ta đang cần một nền “mục vụ giới trẻ bình dân”, “rộng rãi và mềm dẻo hơn, có thể kích thích các hướng dẫn và đặc sủng tự nhiên mà Chúa Thánh Thần đã gieo trong giới trẻ, ở những nơi khác nhau trong đó, người trẻ di động một cách cụ thể. Nó cố gắng tránh áp đặt các trở ngại, các quy tắc, các kiểm soát và các cơ cấu bắt buộc lên những tín hữu trẻ tuổi này, vốn là những người lãnh đạo tự nhiên trong khu phố của họ và trong các môi trường khác. Chúng ta chỉ cần đồng hành và khuyến khích họ” (230).
Nhờ tập chú vào một “thừa tác vụ tuổi trẻ thuần khiết và hoàn hảo, được đánh dấu bằng những ý tưởng trừu tượng, được bảo vệ khỏi thế giới và không có sai sót nào, chúng ta có thể biến Tin Mừng thành một đề xuất buồn tẻ, vô nghĩa và không hấp dẫn. Một thừa tác vụ tuổi trẻ như vậy kết cục trở thành xa lạ hoàn toàn với thế giới người trẻ và chỉ còn phù hợp với một tuổi trẻ Kitô giáo ưu tuyển, tự coi mình là khác biệt, trong khi sống trong một sự cô lập trống rỗng và vô dụng” (232).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta trở thành một “Giáo hội mở rộng cửa. Người ta cũng không phải chấp nhận đầy đủ mọi giáo huấn của Giáo hội để được tham gia vào một số hoạt động của chúng ta dành cho giới trẻ" (234). Cũng nên dành chỗ cho “tất cả những người có viễn kiến khác về đời sống, những người thuộc các tôn giáo khác hoặc những người tự tách mình ra khỏi các tôn giáo” (235). Biểu tượng cho cách tiếp cận này đã được tình tiết Tin Mừng về các môn đệ Emmau cung cấp cho chúng ta: Chúa Giêsu hỏi họ, lắng nghe họ một cách kiên nhẫn, giúp họ nhận ra những gì họ đang sống, diễn giải dưới ánh sáng Kinh thánh những gì họ đã sống, chấp nhận ở lại với họ, bước vào đêm tối của họ. Chính họ là những người chọn tiếp tục, không trì hoãn, cuộc hành trình theo hướng ngược lại (237).
“Luôn luôn là những nhà truyền giáo”. Để những người trẻ trở nên các nhà truyền giáo, không cần thiết phải thực hiện “một hành trình dài”. “Một người trẻ hành hương để xin Đức Mẹ giúp đỡ, và mời một người bạn hoặc một người đồng hành, do cử chỉ duy nhất này, cũng đã là một nhà truyền giáo tốt rồi” (239). “Thừa tác vụ tuổi trẻ luôn có tính truyền giáo” (240). Người trẻ cần tự do của họ được tôn trọng, “nhưng họ cũng cần được đồng hành”. Gia đình nên là nơi đầu tiên của việc đồng hành (242), và sau đó là cộng đồng. “Mọi người nên quan tâm đến người trẻ một cách có hiểu biết, đánh giá cao và âu yếm, và liên tục tránh phán xử họ hoặc đòi hỏi nơi họ một sự hoàn hảo ngoài tuổi đời của họ” (243). Hiện đang thiếu những người có kinh nghiệm hiến mình cho việc đồng hành (244) và “một số phụ nữ trẻ cảm thấy đang thiếu những mẫu mực về vai trò lãnh đạo phụ nữ trong Giáo hội” (245). Cũng những người trẻ này “mô tả cho chúng ta”các phẩm chất họ hy vọng tìm thấy nơi một nhà dìu dắt: “phải là một Kitô hữu trung thành gắn kết với Giáo hội và thế giới; một người không ngừng tìm kiếm sự thánh thiện; một người bạn tâm tình không phán xét. Tương tự như vậy, một người biết tích cực lắng nghe các nhu cầu của người trẻ và đáp ứng cũng tích cực; một người yêu thương đậm đà và hiểu chính mình; một người nhìn nhận các giới hạn của mình và biết các vui buồn của cuộc hành trình thiêng liêng. Một phẩm chất đặc biệt quan trọng nơi các nhà dìu dắt là sự nhìn nhận nhân tính của chính họ - sự kiện họ là những con người mắc sai lầm: không phải là người hoàn hảo nhưng là những kẻ tội lỗi được tha thứ” (246). Họ nên biết cách “đi bên cạnh họ”, tôn trọng tự do của họ.
Chương tám: “Ơn gọi”
“Điều đầu tiên chúng ta cần biện phân và khám phá là: Chúa Giêsu muốn làm bạn với mọi người trẻ” (250). Ơn gọi là một lời kêu gọi phục vụ truyền giáo cho những người khác, “vì đời sống của chúng ta trên trái đất đạt đến tầm vóc đầy đủ khi nó trở thành một dâng hiến” (254). “Để đáp ứng ơn gọi của chúng ta, chúng ta cần phải phát huy và phát triển tất cả những gì chúng ta đang có. Điều này không liên quan gì đến việc tự phát minh ra mình hoặc tự tạo ra chúng ta từ hư vô. Nó có liên quan đến việc tìm thấy bản ngã thực sự của chúng ta dưới ánh sáng của Thiên Chúa và để đời sống chúng ta đơm hoa và sinh trái” (257). “Việc ‘ở đó với những người khác’ này thường liên quan với hai vấn đề căn bản: thành lập một gia đình mới và làm việc” (258).
Về “tình yêu và gia đình”, Đức Giáo Hoàng viết rằng: “Những người trẻ mạnh mẽ cảm nhận được tiếng gọi của tình yêu; họ mơ ước được gặp đúng người để họ có thể tạo lập một gia đình” (259). Bí tích Hôn phối “bao bọc tình yêu này bằng ơn thánh của Thiên Chúa; nó bén rễ tình yêu này trong chính Thiên Chúa” (260). Thiên Chúa tạo ra chúng ta như những hữu thể tính dục. Chính Người đã tạo ra tính dục, đó là một hồng phúc tuyệt vời. “Nó không phải là một điều cấm kỵ”. Nó là một hồng phúc Thiên Chúa ban cho chúng ta. Nó có “hai mục đích: yêu thương và tạo ra sự sống. Đó là niềm đam mê... Tình yêu đích thực là đam mê” (262).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận xét rằng “sự gia tăng ly thân và ly dị ... có thể gây ra đau khổ lớn lao và khủng hoảng về bản sắc nơi người trẻ. Đôi khi, họ phải đảm nhận những trách nhiệm không tương xứng với tuổi của họ” (262). Bất chấp mọi khó khăn này, “việc các bạn hết sức nỗ lực đầu tư vào gia đình vẫn rất xứng đáng; ở đó các bạn sẽ tìm thấy những khuyến khích tốt nhất để trưởng thành và những niềm vui lớn nhất để trải nghiệm và chia sẻ. Các bạn đừng để bản thân mình bị cướp mất tình yêu vĩ đại ấy”(263).
“Tôi nghĩ rằng không có gì tầm thường bằng lời nói dối lừa đảo, thay vào đó, tôi yêu cầu các bạn trở thành những nhà cách mạng, tôi yêu cầu các bạn bơi ngược giòng” (264).
Về việc làm, Đức Giáo Hoàng viết: “Tôi yêu cầu người trẻ đừng mong sống mà không làm việc, phụ thuộc vào người khác để được giúp đỡ. Điều này là không tốt, vì việc làm là một điều cần thiết, một phần của ý nghĩa cuộc sống trên trái đất này, một con đường tăng triển, phát triển con người và thành toàn bản thân. Theo nghĩa này, giúp đỡ người nghèo về tài chính phải luôn là một giải pháp tạm thời khi đương đầu với những nhu cầu cấp bách” (269).
Sau khi nhận định người trẻ trong thế giới làm việc kinh qua như thế nào các hình thức loại trừ và đẩy ra bên lề (270), Đức Giáo Hoàng khẳng định như sau liên quan đến nạn thất nghiệp của người trẻ: “Đây là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm mà chính trị phải lấy làm ưu tiên, nhất là lúc này, khi tốc độ của tiến bộ kỹ thuật và mối quan tâm giảm thiểu chi phí lao động có thể nhanh chóng dẫn đến việc thay thế nhiều việc làm bằng máy móc” (271). Đối với người trẻ, ngài nói: “Đúng là các bạn không thể sống mà không làm việc và đôi khi các bạn phải chấp nhận bất cứ điều gì có sẵn, nhưng tôi yêu cầu các bạn đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình, đừng bao giờ hoàn toàn vùi dập ơn gọi và đừng bao giờ chấp nhận thất bại” (272).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc chương này bằng cách nói tới “ơn gọi thánh hiến đặc biệt”. “Khi biện phân ơn gọi của các bạn, đừng bỏ qua khả thể hiến mình cho Thiên Chúa... Tại sao không? Các bạn có thể chắc chắn điều này, nếu các bạn nhìn nhận và bước theo tiếng gọi của Thiên Chúa, ở đó các bạn sẽ tìm thấy sự thành toàn trọn vẹn” (276).
Chương chín: “Biện phân”
Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ rằng: “Không có sự khôn ngoan của biện phân, chúng ta dễ trở thành con mồi cho mọi xu hướng mau qua” (279). “Một hình thức biện phân đặc thù liên quan đến cố gắng khám phá ra ơn gọi của chính chúng ta. Vì đây là một quyết định rất có tính bản thân mà người khác không thể làm thay cho chúng ta, nên nó đòi hỏi một mức độ cô độc và im lặng nào đó”(283). “Ơn gọi, dù là một ơn ban, nhưng chắc chắn cũng sẽ rất đòi hỏi. Ơn ban của Thiên Chúa có tính tương tác; để hưởng được chúng, chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro” (288).
Ba nhạy cảm được đòi hỏi nơi những người giúp đỡ người trẻ trong việc biện phân của họ. “Loại nhạy cảm đầu tiên hướng về cá nhân. Đó là vấn đề lắng nghe một người đang chia sẻ chính bản ngã của họ trong những điều họ nói” (292). “Loại nhạy cảm thứ hai được đánh dấu bằng biện phân. Nó cố gắng nắm bắt chính xác nơi ơn thánh hay cám dỗ hiện diện” (293). “Loại nhạy cảm thứ ba là khả năng tri thức được điều đang thúc đẩy người khác”, biện phân “hướng mà người đó thực sự muốn đi” (294). “Khi chúng ta lắng nghe người khác theo cách này, ở một thời điểm nào đó, chính chúng ta phải biến đi để người khác kia bước theo nẻo đường họ đã phát hiện. Chúng ta phải biến đi như Chúa từng làm trước mắt các môn đệ của Người ở Emmau” (296). Chúng ta cần “khuyến khích và đồng hành với các diễn trình này, mà không áp đặt lộ trình của chúng ta. Vì các diễn trình này liên quan tới những con người luôn luôn độc đáo và tự do. Không hề có những công thức dễ dãi” (297).
Tông huấn kết thúc với “một nguyện ước” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “các bạn trẻ thân mến, niềm hy vọng hân hoan của tôi là thấy các bạn tiếp tục cuộc đua trước mặt các bạn, bỏ xa tất cả những người chậm chạp hoặc sợ hãi. Các bạn hãy tiếp tục chạy đua, được thu hút bởi khuôn mặt Chúa Kitô, Đấng chúng ta rất yêu mến, Đấng chúng ta tôn thờ trong Bí tích Thánh Thể và thừa nhận trong xác thịt anh chị em đau khổ của chúng ta. Giáo hội cần động đà (momentum) của các bạn, trực giác của các bạn, đức tin của các bạn... Và khi các bạn đến nơi chúng tôi chưa đến, hãy kiên nhẫn chờ đợi chúng tôi”.
Đối với mọi người trẻ, Đức Giáo Hoàng công bố ba sự thật vĩ đại. Một “vị Thiên Chúa yêu thương”. “Thiên Chúa yêu các các bạn, đừng bao giờ nghi ngờ điều này” (112). Các bạn có thể “tìm thấy sự an toàn trong vòng tay của Cha trên trời” (113). Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định rằng ký ức Chúa Cha không phải là một ‘đĩa cứng’ có thể ‘lưu” và ‘trữ’ mọi dữ liệu của chúng ta. Ký ức của Người là một trái tim chứa đầy lòng trắc ẩn, một trái tim tìm thấy niềm vui trong việc ‘xóa’ khỏi chúng ta mọi dấu vết của tội ác... Vì Người yêu các các bạn. Hãy cố gắng ở yên trong giây lát và để bản thân các các bạn cảm nhận được tình yêu của Người” (115). Tình yêu của Người là một tình yêu “có liên hệ nhiều tới việc nâng cao hơn là hạ gục, tới hòa giải hơn là cấm đoán, tới việc cung hiến các thay đổi mới hơn là lên án, tới tương lai hơn là quá khứ” (116).
Sự thật thứ hai là “Chúa Kitô cứu các bạn”. Đừng bao giờ quên rằng, “Người đã tha thứ cho chúng ta bảy mươi lần bảy. Hết lần này đến lần khác, Người cõng chúng ta trên vai Người” (119). Chúa Giêsu yêu thương chúng ta và cứu chúng ta vì “chỉ những gì được yêu thương mới được cứu vớt. Chỉ những gì được ôm ấp mới có thể được biến đổi. Tình yêu của Chúa lớn hơn tất cả các nan đề, yếu đuối và sai sót của chúng ta” (120). Và “sự tha thứ và sự cứu rỗi của Người không phải là một điều chúng ta có thể mua, hoặc chúng ta có được bằng chính các việc làm hoặc nỗ lực của mình. Người tha thứ chúng ta và giải thoát chúng ta nhưng không, không phải trả tốn phí” (121).
Sự thật thứ ba là “Người đang sống!”. “Chúng ta cần phải nhắc nhở bản thân về điều này... vì chúng ta có thể liều mình thấy Chúa Giêsu Kitô chỉ như một hình mẫu tốt đẹp trong quá khứ xa xôi, như một ký ức, như một người đã cứu chúng ta hai ngàn năm trước. Nhưng điều đó sẽ không có ích gì đối với chúng ta: nó sẽ không thay đổi chúng ta, nó sẽ không giải phóng chúng ta” (124). Nếu Người đang sống, “thì không thể nghi ngờ rằng sự tốt lành sẽ chiếm thế thượng phong trong đời các bạn... lúc đó chúng ta có thể ngưng việc phàn nàn và nhìn về tương lai, vì với Người điều này luôn luôn khả hữu” (127).
Trong các sự thật này, Chúa Cha xuất hiện và Chúa Giêsu xuất hiện. Và các vị ở đâu, Chúa Thánh Thần cũng ở đó. “Mỗi ngày, hãy cầu khẩn Chúa Thánh Thần... Các các bạn không có gì để mất, và Người có thể thay đổi cuộc đời các bạn, lấp đầy nó bằng ánh sáng và dẫn nó đi theo nẻo đường tốt đẹp hơn. Người không lấy mất của các bạn bất cứ điều gì, nhưng, thay vào đó, giúp các bạn tìm thấy mọi điều các bạn cần, và theo cách tốt nhất có thể” (131).
Chương 5: Các nẻo đường của tuổi trẻ
Tình yêu của Thiên Chúa và mối liên hệ của chúng ta với Chúa Kitô hằng sống không ngăn cản chúng ta mơ mộng; chúng không yêu cầu chúng ta thu hẹp các chân trời của chúng ta. Trái lại, tình yêu đó nâng cao chúng ta, khuyến khích chúng ta và gây hứng cho chúng ta tiến vào một cuộc sống tốt hơn và đẹp hơn. Phần lớn sự hoài mong hiện diện trong trái tim người trẻ có thể được tóm tắt trong chữ ‘bồn chồn không ngừng nghỉ’” (138). Nghĩ đến người trẻ, Đức Giáo Hoàng coi họ như một người “muốn bay bằng hai chân của họ, luôn luôn với một chân về phía trước, sẵn sàng lên đường, nhẩy về phía trước. Luôn luôn chạy đua về phía trước” (139). Tuổi trẻ không thể ở mãi thế “dừng chân” (on hold) vì đây là “tuổi chọn lựa” trong các lãnh vực chuyên nghiệp, xã hội, chính trị, và cả trong việc chọn bạn đời hay có đứa con đầu lòng.
“Xao xuyến bồn chồn có thể chống lại chúng ta bằng cách khiến chúng ta bỏ cuộc bất cứ khi nào chúng ta không thấy kết quả ngay lập tức. Ước mơ tốt nhất của chúng ta chỉ đạt được nhờ hy vọng, kiên nhẫn và cam kết, chứ không ở chỗ vội vàng. Đồng thời, chúng ta không nên do dự, sợ nắm bắt cơ hội hay mắc sai lầm” (142). Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời các bạn trẻ đừng quan sát cuộc sống từ ban công, đừng dành cuộc sống của họ cho màn hình, đừng bị giản lược thành các cỗ xe bị vứt bỏ và đừng nhìn thế giới như các du khách: “Hãy tạo om sòm! Hãy loại bỏ những nỗi sợ làm tê liệt các bạn... hãy sống!” (143). Ngài mời họ “sống với hiện tại” tận hưởng niềm vui với lòng biết ơn mọi hồng ân nho nhỏ của cuộc sống mà không “tham lam vô độ” và “tìm kiếm những thú vui mới một cách đầy ám ảnh” (146). Thực thế, sống với hiện tại “không y hệt như “dấn thân vào một cuộc sống phóng đãng vô trách nhiệm, chỉ có thể khiến chúng ta trống rỗng và mãi mãi không thỏa mãn” (147).
“Cho dù các bạn có sống trải nghiệm về những năm tháng tuổi trẻ bao nhiêu đi nữa, các bạn cũng sẽ không bao giờ biết được ý nghĩa sâu sắc và đầy đủ nhất của chúng trừ khi mỗi ngày, các bạn gặp được bạn thân của mình, một người bạn có tên là Giêsu” (150). Tình bạn với Người không thể hủy tiêu bởi vì Người không bỏ rơi chúng ta (154). “Với một người bạn, chúng ta có thể nói và chia sẻ những bí mật sâu xa nhất. Với Chúa Giêsu cũng vậy, chúng ta luôn có thể có một cuộc trò chuyện”. Khi chúng ta cầu nguyện, “chúng ta mở mọi điều chúng ta làm” cho Người xem, và chúng ta dành cho Người không gian “để Người có thể hành động, đi vào và giành chiến thắng” (155). “Đừng tước mất tình bạn này của tuổi trẻ các bạn. Các bạn sẽ cảm nhận được Người ở bên cạnh các bạn”. Đó là điều các môn đệ Emmau đã trải nghiệm (156). Thánh Oscar Romero cho biết: “Kitô giáo không phải là một tập hợp các sự thật được tin, các quy tắc phải tuân theo hoặc các cấm đoán. Nhìn cách này, nó làm chúng ta mất hứng. Kitô giáo là một con người yêu tôi vô cùng, một con người đòi và hỏi tình yêu của tôi. Kitô giáo là Chúa Kitô”.
Khi nói đến sự tăng trưởng và trưởng thành, Đức Giáo Hoàng cho thấy tầm quan trọng của việc tìm kiếm “sự phát triển tâm linh”, “tìm kiếm Chúa và giữ Lời Người”, duy trì “mối nối kết” với Chúa Giêsu ... vì các bạn sẽ không phát triển trong hạnh phúc và thánh thiện chỉ bằng nỗ lực và trí thông minh của riêng các bạn mà thôi” (158).
Người lớn cũng phải trưởng thành mà không đánh mất các giá trị của tuổi trẻ: “Trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống, chúng ta có thể đổi mới và gia tăng tuổi trẻ. Khi tôi bắt đầu thừa tác vụ của mình với tư cách là Giáo hoàng, Chúa đã mở rộng các chân trời của tôi và ban cho tôi một tuổi trẻ đổi mới. Cũng một điều này có thể xảy ra với một cặp vợ chồng trong nhiều năm, hoặc với một đan sĩ trong đan viện của ngài” (160). Già hơn có nghĩa là “giữ gìn và trân trọng những điều quý giá nhất của tuổi trẻ chúng ta, nhưng nó cũng liên hệ đến việc phải thanh lọc những điều không tốt” (161). “Nhưng tôi cũng sẽ nhắc nhở các bạn rằng các bạn sẽ không trở nên thánh thiện và tìm thấy sự thành toàn bằng cách sao chép người khác... Các bạn phải khám phá ra các bạn là ai và phát triển cách trở thành thánh thiện của riêng các bạn” (162). Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề xuất “những nẻo đường huynh đệ” để sống đức tin; ngài nhắc nhở rằng “Chúa Thánh Thần muốn làm cho chúng ta thoát ra khỏi chính mình, để ôm lấy người khác... Đó là lý do tại sao sống đức tin với nhau và biểu lộ tình yêu của mình bằng cách sống trong cộng đồng luôn là điều tốt hơn” (164), vượt qua cơn cám dỗ “muốn quanh quẩn với chính chúng ta và các vấn đề của chúng ta, với cảm quan bị tổn thương và các bất bình của chúng ta” (166); “Thiên Chúa yêu thích niềm vui của người trẻ. Người muốn họ đặc biệt chia sẻ niềm vui của sự hiệp thông huynh đệ (167).
Sau đó, Đức Giáo Hoàng nói về việc "làm người trẻ và cam kết dấn thân”, ngài nói rằng người trẻ đôi khi có thể bị “cám dỗ rút vào các nhóm nhỏ... Họ có thể cảm thấy họ đang cảm nghiệm được tình huynh đệ và tình yêu, nhưng, trên thực tế, nhóm nhỏ của họ có thể trở thành chỉ là một cái đuôi nối dài chính cái tôi của họ. Điều này thậm chí còn nghiêm trọng hơn nếu họ nghĩ đến ơn gọi làm giáo dân chỉ đơn giản là một hình thức phục vụ bên trong Giáo hội... Họ quên rằng ơn gọi làm giáo dân, trước nhất, được điều hướng tới đức ái bên trong gia đình và đức ái xã hội và chính trị” (168).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề nghị rằng những người trẻ nên “vượt lên trên các nhóm nhỏ của họ và xây dựng tình bạn xã hội, trong đó, mọi người làm việc vì lợi ích chung. Sự thù hằn xã hội, mặt khác, là phá hoại. Các gia đình bị phá hoại bởi lòng thù hằn. Các quốc gia bị phá hoại bởi lòng thù hằn. Thế giới bị hủy diệt bởi lòng thù hằn. Và lòng thù hằn lớn nhất là chiến tranh. Ngày nay, chúng ta thấy rằng thế giới đang tự hủy hoại mình bởi chiến tranh vì chúng ta không thể ngồi xuống và nói chuyện” (169).
“Cam kết xã hội và tiếp xúc trực tiếp với người nghèo vẫn là những cách căn bản để tìm ra hoặc làm sâu sắc thêm đức tin của người ta và việc biện phân ơn gọi của họ” (170). Đức Giáo Hoàng trưng dẫn một gương sáng tích cực của những người trẻ từ các giáo xứ, trường học và các phong trào, những người “thường đi ra ngoài dành thời gian với người già cả và tật bệnh, hoặc đến thăm những khu dân cư nghèo nàn” (171).
Những người trẻ khác tham gia vào các chương trình xã hội nhằm xây dựng nhà ở cho những người vô gia cư, hoặc phục hồi các khu vực bị ô nhiễm hoặc cung cấp nhiều loại hỗ trợ cho người túng thiếu. Sẽ rất hữu ích nếu năng lực chung này có thể được gom góp và tổ chức một cách ổn định hơn”. Các sinh viên đại học “có thể áp dụng kiến thức của họ một cách liên ngành, cùng với người trẻ của các Giáo hội hoặc tôn giáo khác” (172).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích những người trẻ thực hiện cam kết này: “Tôi đã theo dõi các tường trình tin tức về nhiều người trẻ trên khắp thế giới, xuống đường để bày tỏ mong muốn có một xã hội công bằng và huynh đệ hơn ... Giới trẻ muốn trở thành người chủ động của thay đổi. Xin vui lòng, các bạn đừng để cho người khác trở thành chủ động của thay đổi!” (174)
Những người trẻ được kêu gọi trở thành “các nhà truyền giáo dũng cảm”, làm chứng khắp mọi nơi cho Tin Mừng bằng chính cuộc sống của họ, một điều vốn không có nghĩa là “nói về sự thật, mà là sống sự thật đó” (175). Tuy nhiên, không nên làm câm những chữ này: “Các bạn hãy học cách bơi ngược giòng, học cách để chia sẻ Chúa Giêsu và đức tin mà Người đã ban cho các bạn” (176). Chúa Giêsu sai chúng ta đi đâu? “Không có biên giới, không có giới hạn: Người sai chúng ta đi khắp nơi. Tin Mừng dành cho mọi người, không chỉ dành cho một số người. Nó không chỉ dành cho những người có vẻ gần gũi với chúng ta hơn, dễ tiếp thu hơn, dễ chào đón hơn. Nó dành cho mọi người” (177). Và người ta không thể mong chờ một “sứ mệnh êm nhẹ và dễ dàng” (178).
Chương sáu: “Người trẻ có gốc rễ”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài đau lòng khi thấy “những người trẻ đôi khi được khuyến khích xây dựng một tương lai mà không có gốc rễ, như thể thế giới chỉ mới bắt đầu từ bây giờ” (179). “Nếu ai đó nói với những người trẻ bỏ qua lịch sử của họ, bác bỏ các kinh nghiệm của những người lớn tuổi, khinh bỉ quá khứ và chỉ mong chờ một tương lai mà họ hằng mơ ước, thì há không dễ dàng hay sao việc lôi kéo họ để họ chỉ làm những gì người ta nói với họ? Người ta cần những người trẻ nông cạn, mất gốc và không tin tưởng, để họ chỉ có thể tin tưởng vào những lời hứa của người này và hành động theo kế hoạch của anh ta. Đó là cách các ý thức hệ khác nhau hoạt động: chúng phá hủy (hoặc phá tung) mọi khác biệt để chúng có thể trị vì không bị chống đối” (181).
Những kẻ thao túng cũng sử dụng việc sùng bái tuổi trẻ: “Cơ thể trẻ trung trở thành biểu tượng của việc sùng bái mới này; mọi thứ liên quan đến cơ thể đó đều được thần tượng hóa và ham muốn chạy theo, trong khi bất cứ điều gì không trẻ trung đều bị coi thường. Nhưng sự sùng bái tuổi trẻ này chỉ đơn giản là một thủ đoạn mà cuối cùng chứng tỏ chỉ hạ giá người trẻ mà thôi” (182). “Các bạn trẻ thân mến, đừng để họ khai thác tuổi trẻ của các bạn để cổ vũ một cuộc sống nông cạn làm vẩn đục vẻ đẹp bằng những dáng vẻ bề ngoài” (183). Bởi vì có vẻ đẹp trong người lao động trở về nhà đầy bụi bặm và xốc xếch, ở người vợ già chăm sóc người chồng bệnh tật, trong lòng chung thủy của những cặp vợ cHồng Yêu nhau trong cảnh mùa thu của cuộc đời.
Thay vào đó, ngày nay, chúng ta cổ vũ tinh thần “một nền linh đạo không có Thiên Chúa, một cảm giới không có cộng đồng hay không quan tâm tới những người đau khổ, sợ người nghèo, bị coi là nguy hiểm và một loạt các chủ trương nhằm đưa ra một thiên đường tương lai, dù sao cũng mỗi ngày một xa vời hơn” (184). Đức Giáo Hoàng mời gọi người trẻ đừng để mình bị thống trị bởi ý thức hệ này, một ý thức hệ dẫn đến chính sách “thực dân hóa văn hóa” (185) vốn bứng rễ các người trẻ khỏi các thống thuộc văn hóa và tôn giáo của nơi họ phát xuất và có xu hướng thuần nhất hóa họ bằng cách biến họ thành một “đường sản phẩm mới dễ uốn nắn” (186).
Đức Giáo Hoàng nói rằng “điều căn bản là mối liên hệ của các bạn với người già”, giúp giới trẻ khám phá ra sự phong phú sống động của quá khứ. “Lời Chúa khuyến khích chúng ta gần gũi với người già, để chúng ta có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm của họ” (188). “Điều này không có nghĩa là phải đồng ý với tất cả những gì người lớn nói hoặc tán thành mọi hành động của họ”. “Đây thực sự là một vấn đề cởi mở đối với việc tiếp nhận sự khôn ngoan được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” (190). “Thế giới chưa bao giờ hưởng lợi, cũng sẽ không bao giờ hưởng lợi, do việc mất nối kết giữa các thế hệ... Quả là một dối trá khi người ta làm các bạn tin rằng chỉ những gì mới mới tốt và đẹp” (191).
Nói tới “các giấc mơ và thị kiến”, Đức Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận xét: “Từ khi người trẻ cũng như người già đều mở lòng mình ra đón nhận Chúa Thánh Thần, họ tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời. Người già mơ các giấc mơ, và người trẻ thấy các thị kiến” (192). “Nếu người trẻ cắm rễ trong những giấc mơ đó, họ có thể nhìn sâu vào tương lai” (193). Đó là lý do tại sao chúng ta cần “cùng nhau mạo hiểm”, cùng nhau bước đi, trẻ và già. “ Các rễ cây không phải là mỏ neo cột buộc chúng ta” mà là “một điểm cố định nhờ đó chúng ta có thể lớn lên và gặp gỡ các thách thức mới” (200).
Chương bảy: “Thừa tác vụ tuổi trẻ”
Đức Giáo Hoàng giải thích rằng thừa tác vụ giới trẻ đã bị ảnh hưởng bởi các thay đổi về văn hóa và xã hội và “những người trẻ thường không tìm thấy trong các chương trình thông thường của chúng ta một giải đáp nào cho mối quan tâm của họ, nhu cầu của họ, các nan đề và vấn đề của họ” (202). Chính những người trẻ “các tác nhân của thừa tác vụ tuổi trẻ. Chắc chắn họ cần được giúp đỡ và hướng dẫn, nhưng đồng thời được tự do phát triển các phương thức mới, với óc sáng tạo và một sự táo bạo nào đó”. Chúng ta cần giúp những người trẻ “sử dụng sự hiểu biết thông sáng, tài khéo léo và kiến thức của họ để giải quyết các vấn đề và mối quan tâm của những người trẻ khác bằng ngôn ngữ của họ” (203).
Thừa tác vụ tuổi trẻ cần phải linh hoạt, và cần phải mời “những người trẻ tham dự các biến cố hoặc các dịp có thể mang đến cơ hội không chỉ để học tập mà còn để trò chuyện, cử hành, ca hát, lắng nghe những câu chuyện có thực và trải nghiệm cuộc gặp gỡ chung với Đấng Thiên Chúa sống động” (204).
Thừa tác vụ tuổi trẻ phải có tính đồng nghị (synodal), nghĩa là có khả năng lên khuôn cho “một hành trình với nhau” và điều này bao gồm hai đường hành động rộng lớn: thứ nhất là vươn ra, thứ hai là tăng trưởng. Về đường thứ nhất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tin tưởng vào khả năng của chính người trẻ trong việc “tìm những cách hấp dẫn để đến với nhau”. “Họ chỉ cần được khuyến khích và được tự do để được nhiệt tình”. Dù thế, điều quan trọng nhất “là mỗi người trẻ có thể táo bạo đủ để gieo hạt giống sứ điệp trên mảnh đất màu mỡ là trái tim của một người trẻ khác” (210). Nên dành ưu tiên cho “ngôn ngữ gần gũi, ngôn ngữ của tình yêu quảng đại, tương quan và hiện sinh đán động trái tim”. Những người trẻ cần được tiếp cận “bằng ngữ pháp tình yêu, chứ không phải bằng cách giảng thuyết họ” ((211).
Đối với việc tăng trưởng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh báo chống lại việc đề xuất với những người trẻ từng trải nghiệm Thiên Chúa cách mãnh liệt “các cuộc gặp gỡ ‘đào tạo’ trong đó chỉ có các vấn đề tín lý và đạo đức được bàn luận ... Hậu quả là nhiều người trẻ cảm thấy buồn chán, mất đi ngọn lửa nóng của cuộc gặp gỡ giữa họ với Chúa Kitô và niềm vui được theo chân Người” (212).
Bất cứ dự án giáo dục hay con đường tăng triển nào cho giới trẻ, “chắc chắn cũng phải bao gồm việc đào tạo về tín lý và đạo đức Kitô giáo”, một điều phải xoay quanh tín lý sơ truyền (kerygma), “kinh nghiệm nền tảng của cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa qua cái chết và sự phục của Chúa Giêsu” và xoay quanh “việc tăng trưởng trong tình yêu huynh đệ, đời sống và việc phục vụ cộng đồng” (213).
Do đó, “thừa tác vụ tuổi trẻ nên luôn luôn bao gồm các dịp để đổi mới và đào sâu kinh nghiệm bản thân của chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa và Chúa Kitô sống động” (214). Nên giúp những người trẻ “sống như anh chị em, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng cộng đồng, phục vụ người khác, gần gũi người nghèo” (215).
Do đó, các định chế của Giáo hội nên cung cấp “các môi trường thích hợp”, “những nơi người trẻ có thể biến thành của họ, những nơi họ có thể đến và đi tự do, cảm thấy được chào đón và sẵn sàng gặp gỡ những người trẻ khác, bất kể các lúc khó khăn và thất vọng, hay hân hoan cử hành” (218).
Sau đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mô tả “thừa tác vụ tuổi trẻ trong các định chế giáo dục”, khẳng định rằng các trường học đang “khẩn cấp cần việc tự phê”. Ngài nhắc nhở rằng “một số trường Công Giáo dường như chỉ được cấu trúc nhằm tự duy trì chính họ... Một trường học trở thành ‘một pháo đài’ (bunker), bảo vệ học sinh của mình khỏi lỗi lầm ‘từ bên ngoài’ là một biếm họa của xu hướng này”. Khi người trẻ rời khỏi nhà trường, họ cảm thấy “một sự mất kết nối không thể nào vượt qua giữa những gì họ được dạy và thế giới nơi họ sống”, trong khi, “một trong những niềm vui lớn nhất mà bất cứ nhà giáo dục nào cũng có thể có là thấy một học sinh trở thành một con người mạnh mẽ, hòa nhập tốt đẹp”. (221).
Chúng ta không thể tách rời việc đào tạo thiêng liêng khỏi việc đào tạo văn hóa... “Như thế, đây là thách thức lớn của các bạn: trả lời điệp khúc kiềm chế của chủ nghĩa tiêu dùng văn hóa bằng những quyết định có suy tư và vững chắc, với nghiên cứu, kiến thức và chia sẻ” (223). Trong số các lĩnh vực “phát triển mục vụ”, Đức Giáo Hoàng cho thấy “tầm quan trọng của nghệ thuật” (226), “tiềm năng của thể thao” (227), và “chăm sóc môi trường” (228).
Chúng ta đang cần một nền “mục vụ giới trẻ bình dân”, “rộng rãi và mềm dẻo hơn, có thể kích thích các hướng dẫn và đặc sủng tự nhiên mà Chúa Thánh Thần đã gieo trong giới trẻ, ở những nơi khác nhau trong đó, người trẻ di động một cách cụ thể. Nó cố gắng tránh áp đặt các trở ngại, các quy tắc, các kiểm soát và các cơ cấu bắt buộc lên những tín hữu trẻ tuổi này, vốn là những người lãnh đạo tự nhiên trong khu phố của họ và trong các môi trường khác. Chúng ta chỉ cần đồng hành và khuyến khích họ” (230).
Nhờ tập chú vào một “thừa tác vụ tuổi trẻ thuần khiết và hoàn hảo, được đánh dấu bằng những ý tưởng trừu tượng, được bảo vệ khỏi thế giới và không có sai sót nào, chúng ta có thể biến Tin Mừng thành một đề xuất buồn tẻ, vô nghĩa và không hấp dẫn. Một thừa tác vụ tuổi trẻ như vậy kết cục trở thành xa lạ hoàn toàn với thế giới người trẻ và chỉ còn phù hợp với một tuổi trẻ Kitô giáo ưu tuyển, tự coi mình là khác biệt, trong khi sống trong một sự cô lập trống rỗng và vô dụng” (232).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta trở thành một “Giáo hội mở rộng cửa. Người ta cũng không phải chấp nhận đầy đủ mọi giáo huấn của Giáo hội để được tham gia vào một số hoạt động của chúng ta dành cho giới trẻ" (234). Cũng nên dành chỗ cho “tất cả những người có viễn kiến khác về đời sống, những người thuộc các tôn giáo khác hoặc những người tự tách mình ra khỏi các tôn giáo” (235). Biểu tượng cho cách tiếp cận này đã được tình tiết Tin Mừng về các môn đệ Emmau cung cấp cho chúng ta: Chúa Giêsu hỏi họ, lắng nghe họ một cách kiên nhẫn, giúp họ nhận ra những gì họ đang sống, diễn giải dưới ánh sáng Kinh thánh những gì họ đã sống, chấp nhận ở lại với họ, bước vào đêm tối của họ. Chính họ là những người chọn tiếp tục, không trì hoãn, cuộc hành trình theo hướng ngược lại (237).
“Luôn luôn là những nhà truyền giáo”. Để những người trẻ trở nên các nhà truyền giáo, không cần thiết phải thực hiện “một hành trình dài”. “Một người trẻ hành hương để xin Đức Mẹ giúp đỡ, và mời một người bạn hoặc một người đồng hành, do cử chỉ duy nhất này, cũng đã là một nhà truyền giáo tốt rồi” (239). “Thừa tác vụ tuổi trẻ luôn có tính truyền giáo” (240). Người trẻ cần tự do của họ được tôn trọng, “nhưng họ cũng cần được đồng hành”. Gia đình nên là nơi đầu tiên của việc đồng hành (242), và sau đó là cộng đồng. “Mọi người nên quan tâm đến người trẻ một cách có hiểu biết, đánh giá cao và âu yếm, và liên tục tránh phán xử họ hoặc đòi hỏi nơi họ một sự hoàn hảo ngoài tuổi đời của họ” (243). Hiện đang thiếu những người có kinh nghiệm hiến mình cho việc đồng hành (244) và “một số phụ nữ trẻ cảm thấy đang thiếu những mẫu mực về vai trò lãnh đạo phụ nữ trong Giáo hội” (245). Cũng những người trẻ này “mô tả cho chúng ta”các phẩm chất họ hy vọng tìm thấy nơi một nhà dìu dắt: “phải là một Kitô hữu trung thành gắn kết với Giáo hội và thế giới; một người không ngừng tìm kiếm sự thánh thiện; một người bạn tâm tình không phán xét. Tương tự như vậy, một người biết tích cực lắng nghe các nhu cầu của người trẻ và đáp ứng cũng tích cực; một người yêu thương đậm đà và hiểu chính mình; một người nhìn nhận các giới hạn của mình và biết các vui buồn của cuộc hành trình thiêng liêng. Một phẩm chất đặc biệt quan trọng nơi các nhà dìu dắt là sự nhìn nhận nhân tính của chính họ - sự kiện họ là những con người mắc sai lầm: không phải là người hoàn hảo nhưng là những kẻ tội lỗi được tha thứ” (246). Họ nên biết cách “đi bên cạnh họ”, tôn trọng tự do của họ.
Chương tám: “Ơn gọi”
“Điều đầu tiên chúng ta cần biện phân và khám phá là: Chúa Giêsu muốn làm bạn với mọi người trẻ” (250). Ơn gọi là một lời kêu gọi phục vụ truyền giáo cho những người khác, “vì đời sống của chúng ta trên trái đất đạt đến tầm vóc đầy đủ khi nó trở thành một dâng hiến” (254). “Để đáp ứng ơn gọi của chúng ta, chúng ta cần phải phát huy và phát triển tất cả những gì chúng ta đang có. Điều này không liên quan gì đến việc tự phát minh ra mình hoặc tự tạo ra chúng ta từ hư vô. Nó có liên quan đến việc tìm thấy bản ngã thực sự của chúng ta dưới ánh sáng của Thiên Chúa và để đời sống chúng ta đơm hoa và sinh trái” (257). “Việc ‘ở đó với những người khác’ này thường liên quan với hai vấn đề căn bản: thành lập một gia đình mới và làm việc” (258).
Về “tình yêu và gia đình”, Đức Giáo Hoàng viết rằng: “Những người trẻ mạnh mẽ cảm nhận được tiếng gọi của tình yêu; họ mơ ước được gặp đúng người để họ có thể tạo lập một gia đình” (259). Bí tích Hôn phối “bao bọc tình yêu này bằng ơn thánh của Thiên Chúa; nó bén rễ tình yêu này trong chính Thiên Chúa” (260). Thiên Chúa tạo ra chúng ta như những hữu thể tính dục. Chính Người đã tạo ra tính dục, đó là một hồng phúc tuyệt vời. “Nó không phải là một điều cấm kỵ”. Nó là một hồng phúc Thiên Chúa ban cho chúng ta. Nó có “hai mục đích: yêu thương và tạo ra sự sống. Đó là niềm đam mê... Tình yêu đích thực là đam mê” (262).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận xét rằng “sự gia tăng ly thân và ly dị ... có thể gây ra đau khổ lớn lao và khủng hoảng về bản sắc nơi người trẻ. Đôi khi, họ phải đảm nhận những trách nhiệm không tương xứng với tuổi của họ” (262). Bất chấp mọi khó khăn này, “việc các bạn hết sức nỗ lực đầu tư vào gia đình vẫn rất xứng đáng; ở đó các bạn sẽ tìm thấy những khuyến khích tốt nhất để trưởng thành và những niềm vui lớn nhất để trải nghiệm và chia sẻ. Các bạn đừng để bản thân mình bị cướp mất tình yêu vĩ đại ấy”(263).
“Tôi nghĩ rằng không có gì tầm thường bằng lời nói dối lừa đảo, thay vào đó, tôi yêu cầu các bạn trở thành những nhà cách mạng, tôi yêu cầu các bạn bơi ngược giòng” (264).
Về việc làm, Đức Giáo Hoàng viết: “Tôi yêu cầu người trẻ đừng mong sống mà không làm việc, phụ thuộc vào người khác để được giúp đỡ. Điều này là không tốt, vì việc làm là một điều cần thiết, một phần của ý nghĩa cuộc sống trên trái đất này, một con đường tăng triển, phát triển con người và thành toàn bản thân. Theo nghĩa này, giúp đỡ người nghèo về tài chính phải luôn là một giải pháp tạm thời khi đương đầu với những nhu cầu cấp bách” (269).
Sau khi nhận định người trẻ trong thế giới làm việc kinh qua như thế nào các hình thức loại trừ và đẩy ra bên lề (270), Đức Giáo Hoàng khẳng định như sau liên quan đến nạn thất nghiệp của người trẻ: “Đây là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm mà chính trị phải lấy làm ưu tiên, nhất là lúc này, khi tốc độ của tiến bộ kỹ thuật và mối quan tâm giảm thiểu chi phí lao động có thể nhanh chóng dẫn đến việc thay thế nhiều việc làm bằng máy móc” (271). Đối với người trẻ, ngài nói: “Đúng là các bạn không thể sống mà không làm việc và đôi khi các bạn phải chấp nhận bất cứ điều gì có sẵn, nhưng tôi yêu cầu các bạn đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình, đừng bao giờ hoàn toàn vùi dập ơn gọi và đừng bao giờ chấp nhận thất bại” (272).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc chương này bằng cách nói tới “ơn gọi thánh hiến đặc biệt”. “Khi biện phân ơn gọi của các bạn, đừng bỏ qua khả thể hiến mình cho Thiên Chúa... Tại sao không? Các bạn có thể chắc chắn điều này, nếu các bạn nhìn nhận và bước theo tiếng gọi của Thiên Chúa, ở đó các bạn sẽ tìm thấy sự thành toàn trọn vẹn” (276).
Chương chín: “Biện phân”
Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ rằng: “Không có sự khôn ngoan của biện phân, chúng ta dễ trở thành con mồi cho mọi xu hướng mau qua” (279). “Một hình thức biện phân đặc thù liên quan đến cố gắng khám phá ra ơn gọi của chính chúng ta. Vì đây là một quyết định rất có tính bản thân mà người khác không thể làm thay cho chúng ta, nên nó đòi hỏi một mức độ cô độc và im lặng nào đó”(283). “Ơn gọi, dù là một ơn ban, nhưng chắc chắn cũng sẽ rất đòi hỏi. Ơn ban của Thiên Chúa có tính tương tác; để hưởng được chúng, chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro” (288).
Ba nhạy cảm được đòi hỏi nơi những người giúp đỡ người trẻ trong việc biện phân của họ. “Loại nhạy cảm đầu tiên hướng về cá nhân. Đó là vấn đề lắng nghe một người đang chia sẻ chính bản ngã của họ trong những điều họ nói” (292). “Loại nhạy cảm thứ hai được đánh dấu bằng biện phân. Nó cố gắng nắm bắt chính xác nơi ơn thánh hay cám dỗ hiện diện” (293). “Loại nhạy cảm thứ ba là khả năng tri thức được điều đang thúc đẩy người khác”, biện phân “hướng mà người đó thực sự muốn đi” (294). “Khi chúng ta lắng nghe người khác theo cách này, ở một thời điểm nào đó, chính chúng ta phải biến đi để người khác kia bước theo nẻo đường họ đã phát hiện. Chúng ta phải biến đi như Chúa từng làm trước mắt các môn đệ của Người ở Emmau” (296). Chúng ta cần “khuyến khích và đồng hành với các diễn trình này, mà không áp đặt lộ trình của chúng ta. Vì các diễn trình này liên quan tới những con người luôn luôn độc đáo và tự do. Không hề có những công thức dễ dãi” (297).
Tông huấn kết thúc với “một nguyện ước” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “các bạn trẻ thân mến, niềm hy vọng hân hoan của tôi là thấy các bạn tiếp tục cuộc đua trước mặt các bạn, bỏ xa tất cả những người chậm chạp hoặc sợ hãi. Các bạn hãy tiếp tục chạy đua, được thu hút bởi khuôn mặt Chúa Kitô, Đấng chúng ta rất yêu mến, Đấng chúng ta tôn thờ trong Bí tích Thánh Thể và thừa nhận trong xác thịt anh chị em đau khổ của chúng ta. Giáo hội cần động đà (momentum) của các bạn, trực giác của các bạn, đức tin của các bạn... Và khi các bạn đến nơi chúng tôi chưa đến, hãy kiên nhẫn chờ đợi chúng tôi”.
Sư huynh Paul McAuley, dòng La San bị thảm sát tại Peru
Đặng Tự Do
19:37 03/04/2019
Các học sinh thuộc cộng đồng liên văn hóa dòng La San tại thành phố Iquitos, thuộc vùng Amazon của Peru, đã tìm thấy sư huynh Paul McAuley, người Anh, thuộc dòng La San, đã chết vào sáng thứ Ba 2 tháng Tư. Chính quyền địa phương cho biết đang một cuộc điều tra về lý do dẫn đến cái chết của thầy Paul. Các nguồn tin địa phương cho biết xác thầy Paul bị thiêu để phi tang mọi dấu vết.
Thầy Paul McAuley là một người bảo vệ môi trường nổi tiếng và là người ủng hộ quyền của người bản địa ở khu vực Amazon. Xuất thân từ Anh, thầy Paul McAuley chuyển đến Peru vào năm 1995 để truyền giáo. Thầy làm việc giữa những người nghèo ở thủ đô Lima, và sau đó ở Moyobamba và San José de Amazonas.
Từ năm 2000, thầy Paul McAuley đã sống ở Iquitos, thành phố lớn nhất trong vùng Amazon thuộc Peru. Thầy Paul dấn thân cho các dự án phát triển và giáo dục đa dạng, đặc biệt là trong cộng đồng dân cư bản địa.
Trong một tuyên bố do Hội Đồng Giám Mục Peru công bố, các Giám mục tại quốc gia này cho biết họ đã bàng hoàng trước cái chết của thầy Paul McAuley, và bày tỏ lời chia buồn với thầy Jorge Aguilar, Bề trên Tu hội ở Peru; và cũng là Bề trên tổng quyền dòng La San thế giới.
Trong tuyên bố của mình, các Giám mục kêu gọi các nhà chức trách làm rõ sự thật và tìm ra những người chịu trách nhiệm về cái chết của thầy Paul.
Source:Vatican News La Salle Missionary found dead in Peru
Thầy Paul McAuley là một người bảo vệ môi trường nổi tiếng và là người ủng hộ quyền của người bản địa ở khu vực Amazon. Xuất thân từ Anh, thầy Paul McAuley chuyển đến Peru vào năm 1995 để truyền giáo. Thầy làm việc giữa những người nghèo ở thủ đô Lima, và sau đó ở Moyobamba và San José de Amazonas.
Từ năm 2000, thầy Paul McAuley đã sống ở Iquitos, thành phố lớn nhất trong vùng Amazon thuộc Peru. Thầy Paul dấn thân cho các dự án phát triển và giáo dục đa dạng, đặc biệt là trong cộng đồng dân cư bản địa.
Trong một tuyên bố do Hội Đồng Giám Mục Peru công bố, các Giám mục tại quốc gia này cho biết họ đã bàng hoàng trước cái chết của thầy Paul McAuley, và bày tỏ lời chia buồn với thầy Jorge Aguilar, Bề trên Tu hội ở Peru; và cũng là Bề trên tổng quyền dòng La San thế giới.
Trong tuyên bố của mình, các Giám mục kêu gọi các nhà chức trách làm rõ sự thật và tìm ra những người chịu trách nhiệm về cái chết của thầy Paul.
Source:Vatican News
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vào Xuân Hoa Nở Rộn Ràng
Vũ Đình Huyến Lm.
08:21 03/04/2019
VÀO XUÂN HOA NỞ RỘN RÀNG
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Cỏ,hoa vâng lệnh từ Trời
Xuân về đua nở tuyệt vời khắp nơi
(bt)
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Cỏ,hoa vâng lệnh từ Trời
Xuân về đua nở tuyệt vời khắp nơi
(bt)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 4/4/2019: Tóm tắt tông huấn "Christus Vivit – Đức Kitô sống"
VietCatholic Network
20:35 03/04/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 3 tháng 4, 2019.
2- Tóm tắt tông huấn Christus Vivit – Đức Kitô sống.
3- Nhìn lại chuyến tông du 2 ngày của Đức Thánh Cha tại Maroc.
4- Đức Thánh Cha họp báo trên máy bay từ Maroc về Roma.
5- Đức Thánh Cha Phanxicô theo bước chân của Thánh Phanxicô Assisi 800 năm sau.
6- Quốc vương Abdullah II của Jordan nhận ngọn đèn hòa bình của thánh Phanxicô.
7- Đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc phê bình thiếu ý chí chính trị.
8- Trên 100 Giám Mục nước Pháp họp Đại Hội Mùa Xuân tại Lộ Đức.
9- Đêm canh thức ‘‘Chứng Nhân Tử Đạo Thời Đại’’ tại Paris.
10- Chứng chỉ phép lành của Đức Giáo Hoàng nay có thể xin trực tiếp trên mạng.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Nếu Con Không Vác Thập Giá.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
Thánh Ca
Thánh Ca: Bài Ca Thống Hối – Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
Vietcatholic Network
07:23 03/04/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thánh Ca: Dòng Đời - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic
08:48 03/04/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thánh Ca: Giòng Máu Giêsu – Trình bày: Đình Trinh
Vietcatholic Network
18:54 03/04/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây