Phụng Vụ - Mục Vụ
Kinh Lạy Cha (5): Ý Cha Thể Hiện
Vũ Văn An
02:43 11/04/2008
Kinh Lạy Cha (5):
Ý Cha Thể Hiện
Đọc các phúc âm, không ai không nhất trí: thể hiện ý Chúa Cha là trung tâm, là nét chủ yếu và là nguyên tắc điều hướng cuộc đời Chúa Giêsu. Nhưng Phúc Âm Gioan được coi là Phúc Âm nhấn mạnh đến điểm đó nhiều hơn cả. Thực vậy, Phúc Âm thứ bốn đã mô tả Chúa Giêsu như Đấng được sai đến thế gian không vì mục đích nào khác hơn là để thể hiện ý Chúa Cha.
Phúc âm này có đoạn kể rằng: Một ngày kia, các tông đồ để mặc Chúa Giêsu mệt lả bên bờ giếng Sychar miền Samaria để vào làng mua thực phẩm. Khi trở lại, các ông rất ngạc nhiên khi thấy Thầy chẳng muốn ăn chi. Họ cho rằng hẳn có ai đã cho Thầy đầy bụng rồi chăng. Nhưng Người bảo các ông: “thực phẩm của Thầy là thể hiện ý Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công việc của Người” (Gioan 4:31-34). Ở một chỗ khác, Người phán: “Thầy không tìm ý riêng Thầy, mà là ý Đấng đã sai Thầy” (Gioan 5:30). Lại một câu khác nữa: “Thầy từ trời xuống thế gian không phải để thể hiện ý riêng của Thầy, mà là ý Đấng đã sai Thầy” (Gioan 6:38).
Phúc âm Mát-thêu cho ta hay: chiều hướng trên còn lên cao hơn nữa tại vườn Diệt-si-ma-ni, nơi Chúa Giêsu kết thúc buổi cầu nguyện thống hối của mình bằng những lời hoàn toàn tuân phục như sau: “Tuy nhiên, đừng theo ý Con, mà là theo ý Cha” (Mátthêu 26:39).
1. “Phương chi chúng con”
Ý Thiên Chúa luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tâm thức người Do Thái. Đối với họ, điều vĩ đại nhất ở trên đời là Torah, Sách Luật, Giáo Huấn Thiên Chúa. Họ coi việc vâng theo Luật là nhiệm vụ cao cả nhất và là đặc ân cao qúy nhất của cuộc sống. Điều qúy hơn nữa là người Do Thái không giữ Luật chỉ vì sợ hậu quả, mà là vì lòng qúy mến Luật do Đấng thương yêu mình ban bố. Hãy đọc Thánh Vịnh 119: “Xin cho con hiểu rõ đường lối huấn lệnh Ngài…Con đã chọn đường chân lý; con khao khát đợi trông quyết định của Ngài… Được Chúa thương mở lòng mở trí, con chạy theo đường mệnh lệnh của Ngài. Lạy Chúa, xin dạy con đường lối thánh chỉ, con nguyện đi theo mãi đến cùng” (các câu 27, 30, 32 & 33). “Con vui thú với mệnh lệnh của Ngài và hết lòng yêu mến…Thánh chỉ Ngài là khúc nhạc của con…” (các câu 47 và 54). “Con nguyện chẳng hề quên huấn lệnh Ngài, vì nhờ đó, Ngài đã cho con được sống…Luật pháp Ngài, lạy Chúa, con yêu chuộng dường bao, suốt ngày cứ suy đi gẫm lại” (các câu 93 và 97). “Vì thế, mệnh lệnh Ngài, con yêu qúy, qúy hơn vàng, hơn cả vàng y” (câu 127). Các chữ khao khát, vui thú, yêu mến, khúc nhạc chắc chắn không miêu tả thái độ nô lệ đối với Luật. Vì quả tình, từ Luật, họ có tự do: “Con sẽ tuân giữ luật Ngài liên tục, đến muôn đời muôn kiếp; và con sẽ sóng bước tự do, vì con đã tìm kiếm huấn lệnh Ngài” (các câu 44 & 45). Như thế, đối với người Do Thái, vâng theo ý Thiên Chúa, một thánh ý đã được mạc khải qua Luật, là bổn phận, là đặc ân, là vui thú đầu hết của cuộc đời và là đường duy nhất tiến tới tự do đích thực.
Cả những người ngoại giáo như phái Khắc Kỷ cũng có những khái niệm khá tích cực về ý Thiên Chúa. Họ không coi Ngài là Vận Mệnh (Eimarmene) mà là Quan Phòng (Pronoia). Họ tin rằng trên đời này, tuyệt đối không có gì xẩy ra ngoài ý Thiên Chúa. Seneca viết: “tôi từng huấn luyện mình không chỉ để vâng theo Thiên Chúa, nhưng để nhất trí với các quyết định của Ngài. Tôi vâng theo Ngài vì linh hồn tôi muốn điều đó, chứ không phải vì tôi bắt buộc phải làm vậy” (Thư 96:2). Epictus thì cầu nguyện rằng: “Ngài hãy dùng tôi làm bất cứ chuyện gì Ngài muốn… Tôi là của Ngài; tôi không mong được miễn chước bất cứ điều gì được Ngài coi là tốt; xin hãy dẫn tôi tới bất cứ nơi nào Ngài muốn; hãy mặc cho tôi bất cứ thứ gì hợp ý Ngài” (Nghị luận 2.16.42). Xa hơn một chút, Epictus phát biểu: “Tôi đã trao phó tự do chọn lựa của tôi cho Thiên Chúa. Nếu Ngài muốn tôi bị nóng sốt, thì đó cũng là ý muốn của tôi. Nếu Ngài muốn tôi được điều gì, thì tôi cũng muốn được điều đó. Nếu Ngài không muốn điều ấy, thì tôi, tôi cũng không muốn nó” (Nghị luận 4.1.89). Người Khắc Kỷ chủ trương rằng: nếu mọi sự ở trên đời đều là hậu quả do ý Thiên Chúa, thì việc chấp nhận ý ấy là con đường dẫn người ta tới hạnh phúc và tự do. Đối với họ, chấp nhận ý Thiên Chúa là tự đặt mình vào hài hòa với toàn bộ vũ trụ; từ khước ý Thiên Chúa là tự đập đầu vào tường đá vũ trụ, nhất thiết sẽ tan nát, bất hạnh.
Đó là tâm tư của những người chưa hay không nhận biết Chúa Giêsu. “Phương chi chúng con, mà lại chẳng thương Cha Cả, vì sao?”
2. Các Tâm Tư
Câu xin “ý Cha thể hiện”này có thể được đọc với nhiều tâm tư tình cảm rất khác nhau. Có người đọc nó trong một tâm tư uất ức đắng cay, cho rằng không có lối thoát, không còn con đường nào khác, xin theo ý Ngài vậy. Họ bảo họ theo gương Beethoven, nhà soạn nhạc thời danh, nhưng lúc chết, bàn tay nắm lại cứng ngắc như muốn “thọi” Thiên Chúa đã để ông điếc khi oái oăm ban cho ông thiên tài âm nhạc! Cũng có người đọc nó không hẳn trong một tâm tư cay đắng, cho bằng vì chẳng còn biết làm gì khác hơn nên đành chấp nhận thất bại. Hoàng Đế Julian muốn vặn ngược đồng hồ bằng cách lật ngược lại quyết định của Constantine thừa nhận Kitô Giáo, và cố gắng tái du nhập việc thờ phượng cúng bái các thần minh xưa. Cuối cùng, ông bị thương nặng ngoài chiến trường. Các sử gia kể lại rằng khi đang nằm chờ chết, ông đã lấy máu mình tung lên không khí mà hét lớn: “Hỡi người Ga-li-lê, ông đã thắng rồi đó!”. Câu ấy không hẳn như một lời tùng phục mà đúng hơn là một chấp nhận thất bại vì không còn gì khác để làm nữa.
Cũng có người chấp nhận ý Thiên Chúa trong một tâm tư như bị Ngài áp đảo: cọ quậy làm chi, cuối cùng rồi cũng phải theo ý Ngài, vì Ngài “to con hơn”, một chấp nhận không hẳn cưỡng ép, tủi hờn, của kẻ thua cuộc, của kẻ bị dồn đến đường cùng, nhưng vẫn là một chấp nhận chẳng hân hoan, vui vẻ chi. Thật khác xa với tâm tư của Thánh Vịnh Gia, một tâm tư nói lên yêu thương, hân hoan và an bình đầy thanh thản và tín thác. Hay tâm tư của những người mệnh danh là Covenanters (Giao Ước) tại Tô Cách Lan thế kỷ 17. Richard Cameron là một trong những người ấy. Họ bị chính phủ dùng đủ mọi thứ cực hình cố gắng dẹp tan. Con trai ông bị bắt, bị chặt tay. Người ta gửi đôi tay ấy cho Richard. Ông nhận ngay ra bàn tay của con: “Đây là bàn tay con trai tôi, đứa con yêu dấu nhất của tôi. Đây là ý Chúa và ý Ngài thật tốt lành thay. Ngài không bao giờ làm hại tôi và người thân yêu của tôi”. Quả là một chấp nhận hoàn toàn tín thác, một quyết tâm không bao giờ nghi ngờ ý Thiên Chúa.
Không dễ gì có được một quyết tâm như thế. Lý do tại sao? Tại vì cái tội lớn nhất làm phát sinh ra đủ thứ tội chính là lòng kiêu ngạo. Ta tự hào biết nhiều hơn Chúa. Nhiều người tin rằng nếu được làm theo cách của mình, chắc mình sẽ hài lòng hơn, nếu được tự ý sắp xếp cuộc sống và các biến cố trong đời phù hợp với các ý nghĩ bản thân, hẳn mọi sự sẽ êm đẹp. Bởi thế thay vì cầu cho “ý Cha thể hiện”, họ muốn cầu cho “ý Cha thay đổi”. Bao lâu còn thứ kiêu ngạo này, ta khó mà đọc được lời cầu xin trên.
Bởi thế, điều tiên quyết để đọc lời cầu xin này, là phải nhớ Thiên Chúa là Đấng nào. Trong Ngài, có hai điều khiến ta đọc lời cầu xin này cách dễ dàng hơn, đó là:
i. Ta tin Chúa khôn ngoan. Ta tin rằng trong sự khôn ngoan của Ngài, Ngài biết hay hơn ta điều cuối cùng thực sự tốt cho ta. Ta tin rằng chỉ có Thiên Chúa mới nhìn ra mọi thời. Với bản tính ta, ta phải sống trong hiện tại. Quá khứ đã thành quá khứ, không thể làm nó sống lại được; còn tương lai, ta đâu biết chắc mảy may. Chỉ một mình Thiên Chúa mới nhìn thấy toàn bộ khuôn thước cuộc đời và do đó, chỉ một mình Ngài mới biết cái gì cuối cùng tốt nhất cho ta.
ii. Ta tin Chúa yêu ta. Đây là chỗ ta khác với người Khắc Kỷ vừa nhắc ở trên. Họ tin rằng mọi sự đều tuân theo ý Thiên Chúa, đúng hơn, là chính ý Thiên Chúa. Vì thế, con người phải học để đừng quan tâm đến việc xẩy ra cho bản thân cũng như cho người khác. Tất cả đều là ý Thiên Chúa. Epictus, trong Nghị Luận 1.4.111, 112 bảo rằng: bắt đầu với cái chén bể, rồi cái áo rách, rồi cái chết của con ngựa hay con vật qúy; và cuối cùng là cái chết của người gần nhất và thân yêu nhất, bạn hãy nói: “tôi bất cần, tôi bất chấp”. Đấy không phải là thái độ của Kitô hữu.
Áp dụng câu nói “đó là ý Chúa” một cách bất phân biệt, bừa bãi, quả là đi ngược lại đức tin Kitô giáo của mình. Nhưng không thiếu những người bước vào một gia đình có con nhỏ vừa bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống, có con thiếu niên tuổi trẻ chưa kịp nở rộ đã phải lìa đời, có người chồng người vợ mắc chứng nan y, mà cái chết sau đó để lại vợ, chồng, con cái bơ vơ trên đời, mà vẫn thốt ra câu: “Đó là ý Chúa”. Không thiếu những người nghe tin tai nạn khủng khiếp trên bộ, trên biển, trên không, một thiên tai khủng khiếp như sóng thần chẳng hạn, mà vẫn thốt lên: “Đó là ý Chúa”. Những chuyện ấy đâu phải ý Chúa. Ý Chúa có bao giờ mong cho đứa trẻ ngây thơ bị cái người say khướt cán chết trên đường phố hay một ai đó hấp hối vì chứng nan y vốn là kẻ thù của sự sống. Những chuyện ấy chắc chắn là những điều đi ngược lại ý Thiên Chúa. Chúng là hậu quả tội lỗi con người, không hẳn là tội lỗi của nạn nhân, mà là tội lỗi của thân phận phàm nhân mà nạn nhân là một thành phần. Chúa Giêsu đến chính là để đánh bại những thứ đau đớn, sấu khổ, đau thương ấy, như đã được chứng minh qua quyền lực chữa lành đầy lạ lùng của Người.
Trong những hoàn cảnh đau thương như trên, ta nên nói: “Đây không phải là ý Chúa. Mà là hậu quả cách này hay cách khác tội lỗi và sa đoạ của con người. Ông bà chẳng may mắc vào việc này. Chúa không gửi việc này đến ông bà đâu. Nhưng Người sẽ giúp ông bà vượt qua cơn khốn khó này mà vẫn đứng vững, mắt mũi tỉnh táo. Và còn hơn thế nữa, khi đã vượt qua cơn thử thách này, ông bà sẽ mạnh mẽ hơn, thanh trong hơn, gần gũi Chúa hơn, và nhiều khả năng giúp đỡ người khác hơn trước đây nhiều. Vì, đối với những người tín thác và yêu mến Ngài, Chúa có thể làm tốt ngay cả những việc bên ngoài ý muốn của Ngài”.
3. Sức Mạnh Chiến Thắng
Ta cũng có thể nói: “Nếu ông bà chịu để Chúa dùng việc này và dùng ông bà, thì việc này, vâng, chính việc này sẽ trở nên một phần ý Ngài”. Quả tình, một vị giảng thuyết kia từng tâm sự là mẹ ông chết vì bệnh ung thư cột sống sau một cơn đau đớn quá sức đến độ gia đình ông thấy nhẹ nhõm khi cụ ra đi. Việc cụ mãn phần đem lại buồn bã vô cùng cho gia đình. Nhưng ông nhớ thân phụ ông nhủ với ông rằng: “Ba biết lời giảng của con từ nay sẽ có một âm hưởng mới”. Ông thú thực điều nhắn nhủ ấy đúng thật, vì nhờ ơn Chúa, ông đã có được khả năng giúp đỡ người khác vượt qua đau khổ của họ một cách tốt đẹp, chỉ vì chính ông đã kinh qua kinh nghiệm ấy.
Thành thử ra, khi đọc lời cầu xin “ý Cha thể hiện”, ta không ước ao, không mong thoát được cơn khốn khó. Và chính ở đây, ta có bài học Diệt-si-ma-ni (Mátthêu 26: 34-46). Chúa Giêsu quả có cầu xin cho được thóat khỏi cơn khốn khó, nhưng với điều kiện việc ấy là ý Chúa Cha. Ngài không thoát khỏi cơn khốn khó ấy; nhưng được sức mạnh để vượt qua nó. Khi Ngài dạy ta “ý Cha thể hiện”, Ngài không dạy ta xin thoát khỏi nguy khốn; cũng không cầu để chịu đựng; mà là cầu để chiến thắng. Ta không cầu xin để thoát ra một hoàn cảnh, nhưng để có khả năng giáp mặt với nó, khuất phục và đánh bại nó.
Một trong các trình thuật vĩ đại trong Thánh Kinh là câu truyện về Shadrach, Meshach và Abednego. Ba thiếu niên này có nguy cơ chết trong lò lửa. Câu trả lời của họ là: “Nếu Thiên Chúa chúng tôi thờ có sức cứu chúng tôi thì tâu đức vua, Người sẽ cứu chúng tôi khỏi lò lửa đang cháy phừng phục và khỏi tay ngài. Còn nếu Người không cứu, thì xin đức vua biết cho rằng chúng tôi cũng không phụng sự các thần của ngài” (Đa-ni-en 3:16-18). Nếu Người không cứu, các cậu không mong thoát khỏi, mà mong có sức để đương đầu với hoàn cảnh, bất chấp hậu quả ra sao.
Kết Luận
Sự kiện đời sống khá đơn giản. Khi ý Thiên Chúa muốn ta phải đương đầu với một khó khăn, đau đớn nào đó và cả một hòan cảnh thống khổ nữa, ta vẫn có thể trốn chạy khỏi hoàn cảnh ấy. Chính Chúa Giêsu cũng vẫn có thể quay lưng khỏi Diệt-si-ma-ni. Nhưng nếu ta trốn chạy, chắc chắn đời ta sẽ không có hạnh phúc, vì hạnh phúc không thể có cho người không biết giáp mặt với chính mình và với Thiên Chúa. Trái lại, nếu ta biết giáp mặt với nó, với hết những điều nó đòi hỏi, ta sẽ có bình an, hân hoan, thỏa mãn trong đời mà không một điều gì khác có hể mang lại được. Đó là lý do Pla-tông, nhiều đời trước, đã cho rằng hiền nhân luôn thà chịu điều xấu hơn là làm điều xấu và đó cũng là lý do để Sách Khải Huyền dạy rằng có cả một khác biệt lớn giữa sự sống và hiện sinh. Do đó, rất có thể vì chọn hiện hữu mà một người liều mất sự sống. Đối với chúng ta, lựa chọn không hẳn giữa sống và chết, nhưng là giữa dễ chịu và chiến đấu, giữa thoải mái và hy sinh; rất có thể vì chọn khoái lạc, mà ta đánh mất niềm vui, vì niềm vui là sản phẩm việc vâng theo ý Thiên Chúa.
Viết theo W. Barclay, The Plain Man Looks At The Lord’s Prayer, Fontana Books, 1964
(Còn tiếp)
Ý Cha Thể Hiện
Đọc các phúc âm, không ai không nhất trí: thể hiện ý Chúa Cha là trung tâm, là nét chủ yếu và là nguyên tắc điều hướng cuộc đời Chúa Giêsu. Nhưng Phúc Âm Gioan được coi là Phúc Âm nhấn mạnh đến điểm đó nhiều hơn cả. Thực vậy, Phúc Âm thứ bốn đã mô tả Chúa Giêsu như Đấng được sai đến thế gian không vì mục đích nào khác hơn là để thể hiện ý Chúa Cha.
Phúc âm này có đoạn kể rằng: Một ngày kia, các tông đồ để mặc Chúa Giêsu mệt lả bên bờ giếng Sychar miền Samaria để vào làng mua thực phẩm. Khi trở lại, các ông rất ngạc nhiên khi thấy Thầy chẳng muốn ăn chi. Họ cho rằng hẳn có ai đã cho Thầy đầy bụng rồi chăng. Nhưng Người bảo các ông: “thực phẩm của Thầy là thể hiện ý Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công việc của Người” (Gioan 4:31-34). Ở một chỗ khác, Người phán: “Thầy không tìm ý riêng Thầy, mà là ý Đấng đã sai Thầy” (Gioan 5:30). Lại một câu khác nữa: “Thầy từ trời xuống thế gian không phải để thể hiện ý riêng của Thầy, mà là ý Đấng đã sai Thầy” (Gioan 6:38).
Phúc âm Mát-thêu cho ta hay: chiều hướng trên còn lên cao hơn nữa tại vườn Diệt-si-ma-ni, nơi Chúa Giêsu kết thúc buổi cầu nguyện thống hối của mình bằng những lời hoàn toàn tuân phục như sau: “Tuy nhiên, đừng theo ý Con, mà là theo ý Cha” (Mátthêu 26:39).
1. “Phương chi chúng con”
Ý Thiên Chúa luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tâm thức người Do Thái. Đối với họ, điều vĩ đại nhất ở trên đời là Torah, Sách Luật, Giáo Huấn Thiên Chúa. Họ coi việc vâng theo Luật là nhiệm vụ cao cả nhất và là đặc ân cao qúy nhất của cuộc sống. Điều qúy hơn nữa là người Do Thái không giữ Luật chỉ vì sợ hậu quả, mà là vì lòng qúy mến Luật do Đấng thương yêu mình ban bố. Hãy đọc Thánh Vịnh 119: “Xin cho con hiểu rõ đường lối huấn lệnh Ngài…Con đã chọn đường chân lý; con khao khát đợi trông quyết định của Ngài… Được Chúa thương mở lòng mở trí, con chạy theo đường mệnh lệnh của Ngài. Lạy Chúa, xin dạy con đường lối thánh chỉ, con nguyện đi theo mãi đến cùng” (các câu 27, 30, 32 & 33). “Con vui thú với mệnh lệnh của Ngài và hết lòng yêu mến…Thánh chỉ Ngài là khúc nhạc của con…” (các câu 47 và 54). “Con nguyện chẳng hề quên huấn lệnh Ngài, vì nhờ đó, Ngài đã cho con được sống…Luật pháp Ngài, lạy Chúa, con yêu chuộng dường bao, suốt ngày cứ suy đi gẫm lại” (các câu 93 và 97). “Vì thế, mệnh lệnh Ngài, con yêu qúy, qúy hơn vàng, hơn cả vàng y” (câu 127). Các chữ khao khát, vui thú, yêu mến, khúc nhạc chắc chắn không miêu tả thái độ nô lệ đối với Luật. Vì quả tình, từ Luật, họ có tự do: “Con sẽ tuân giữ luật Ngài liên tục, đến muôn đời muôn kiếp; và con sẽ sóng bước tự do, vì con đã tìm kiếm huấn lệnh Ngài” (các câu 44 & 45). Như thế, đối với người Do Thái, vâng theo ý Thiên Chúa, một thánh ý đã được mạc khải qua Luật, là bổn phận, là đặc ân, là vui thú đầu hết của cuộc đời và là đường duy nhất tiến tới tự do đích thực.
Cả những người ngoại giáo như phái Khắc Kỷ cũng có những khái niệm khá tích cực về ý Thiên Chúa. Họ không coi Ngài là Vận Mệnh (Eimarmene) mà là Quan Phòng (Pronoia). Họ tin rằng trên đời này, tuyệt đối không có gì xẩy ra ngoài ý Thiên Chúa. Seneca viết: “tôi từng huấn luyện mình không chỉ để vâng theo Thiên Chúa, nhưng để nhất trí với các quyết định của Ngài. Tôi vâng theo Ngài vì linh hồn tôi muốn điều đó, chứ không phải vì tôi bắt buộc phải làm vậy” (Thư 96:2). Epictus thì cầu nguyện rằng: “Ngài hãy dùng tôi làm bất cứ chuyện gì Ngài muốn… Tôi là của Ngài; tôi không mong được miễn chước bất cứ điều gì được Ngài coi là tốt; xin hãy dẫn tôi tới bất cứ nơi nào Ngài muốn; hãy mặc cho tôi bất cứ thứ gì hợp ý Ngài” (Nghị luận 2.16.42). Xa hơn một chút, Epictus phát biểu: “Tôi đã trao phó tự do chọn lựa của tôi cho Thiên Chúa. Nếu Ngài muốn tôi bị nóng sốt, thì đó cũng là ý muốn của tôi. Nếu Ngài muốn tôi được điều gì, thì tôi cũng muốn được điều đó. Nếu Ngài không muốn điều ấy, thì tôi, tôi cũng không muốn nó” (Nghị luận 4.1.89). Người Khắc Kỷ chủ trương rằng: nếu mọi sự ở trên đời đều là hậu quả do ý Thiên Chúa, thì việc chấp nhận ý ấy là con đường dẫn người ta tới hạnh phúc và tự do. Đối với họ, chấp nhận ý Thiên Chúa là tự đặt mình vào hài hòa với toàn bộ vũ trụ; từ khước ý Thiên Chúa là tự đập đầu vào tường đá vũ trụ, nhất thiết sẽ tan nát, bất hạnh.
Đó là tâm tư của những người chưa hay không nhận biết Chúa Giêsu. “Phương chi chúng con, mà lại chẳng thương Cha Cả, vì sao?”
2. Các Tâm Tư
Câu xin “ý Cha thể hiện”này có thể được đọc với nhiều tâm tư tình cảm rất khác nhau. Có người đọc nó trong một tâm tư uất ức đắng cay, cho rằng không có lối thoát, không còn con đường nào khác, xin theo ý Ngài vậy. Họ bảo họ theo gương Beethoven, nhà soạn nhạc thời danh, nhưng lúc chết, bàn tay nắm lại cứng ngắc như muốn “thọi” Thiên Chúa đã để ông điếc khi oái oăm ban cho ông thiên tài âm nhạc! Cũng có người đọc nó không hẳn trong một tâm tư cay đắng, cho bằng vì chẳng còn biết làm gì khác hơn nên đành chấp nhận thất bại. Hoàng Đế Julian muốn vặn ngược đồng hồ bằng cách lật ngược lại quyết định của Constantine thừa nhận Kitô Giáo, và cố gắng tái du nhập việc thờ phượng cúng bái các thần minh xưa. Cuối cùng, ông bị thương nặng ngoài chiến trường. Các sử gia kể lại rằng khi đang nằm chờ chết, ông đã lấy máu mình tung lên không khí mà hét lớn: “Hỡi người Ga-li-lê, ông đã thắng rồi đó!”. Câu ấy không hẳn như một lời tùng phục mà đúng hơn là một chấp nhận thất bại vì không còn gì khác để làm nữa.
Cũng có người chấp nhận ý Thiên Chúa trong một tâm tư như bị Ngài áp đảo: cọ quậy làm chi, cuối cùng rồi cũng phải theo ý Ngài, vì Ngài “to con hơn”, một chấp nhận không hẳn cưỡng ép, tủi hờn, của kẻ thua cuộc, của kẻ bị dồn đến đường cùng, nhưng vẫn là một chấp nhận chẳng hân hoan, vui vẻ chi. Thật khác xa với tâm tư của Thánh Vịnh Gia, một tâm tư nói lên yêu thương, hân hoan và an bình đầy thanh thản và tín thác. Hay tâm tư của những người mệnh danh là Covenanters (Giao Ước) tại Tô Cách Lan thế kỷ 17. Richard Cameron là một trong những người ấy. Họ bị chính phủ dùng đủ mọi thứ cực hình cố gắng dẹp tan. Con trai ông bị bắt, bị chặt tay. Người ta gửi đôi tay ấy cho Richard. Ông nhận ngay ra bàn tay của con: “Đây là bàn tay con trai tôi, đứa con yêu dấu nhất của tôi. Đây là ý Chúa và ý Ngài thật tốt lành thay. Ngài không bao giờ làm hại tôi và người thân yêu của tôi”. Quả là một chấp nhận hoàn toàn tín thác, một quyết tâm không bao giờ nghi ngờ ý Thiên Chúa.
Không dễ gì có được một quyết tâm như thế. Lý do tại sao? Tại vì cái tội lớn nhất làm phát sinh ra đủ thứ tội chính là lòng kiêu ngạo. Ta tự hào biết nhiều hơn Chúa. Nhiều người tin rằng nếu được làm theo cách của mình, chắc mình sẽ hài lòng hơn, nếu được tự ý sắp xếp cuộc sống và các biến cố trong đời phù hợp với các ý nghĩ bản thân, hẳn mọi sự sẽ êm đẹp. Bởi thế thay vì cầu cho “ý Cha thể hiện”, họ muốn cầu cho “ý Cha thay đổi”. Bao lâu còn thứ kiêu ngạo này, ta khó mà đọc được lời cầu xin trên.
Bởi thế, điều tiên quyết để đọc lời cầu xin này, là phải nhớ Thiên Chúa là Đấng nào. Trong Ngài, có hai điều khiến ta đọc lời cầu xin này cách dễ dàng hơn, đó là:
i. Ta tin Chúa khôn ngoan. Ta tin rằng trong sự khôn ngoan của Ngài, Ngài biết hay hơn ta điều cuối cùng thực sự tốt cho ta. Ta tin rằng chỉ có Thiên Chúa mới nhìn ra mọi thời. Với bản tính ta, ta phải sống trong hiện tại. Quá khứ đã thành quá khứ, không thể làm nó sống lại được; còn tương lai, ta đâu biết chắc mảy may. Chỉ một mình Thiên Chúa mới nhìn thấy toàn bộ khuôn thước cuộc đời và do đó, chỉ một mình Ngài mới biết cái gì cuối cùng tốt nhất cho ta.
ii. Ta tin Chúa yêu ta. Đây là chỗ ta khác với người Khắc Kỷ vừa nhắc ở trên. Họ tin rằng mọi sự đều tuân theo ý Thiên Chúa, đúng hơn, là chính ý Thiên Chúa. Vì thế, con người phải học để đừng quan tâm đến việc xẩy ra cho bản thân cũng như cho người khác. Tất cả đều là ý Thiên Chúa. Epictus, trong Nghị Luận 1.4.111, 112 bảo rằng: bắt đầu với cái chén bể, rồi cái áo rách, rồi cái chết của con ngựa hay con vật qúy; và cuối cùng là cái chết của người gần nhất và thân yêu nhất, bạn hãy nói: “tôi bất cần, tôi bất chấp”. Đấy không phải là thái độ của Kitô hữu.
Áp dụng câu nói “đó là ý Chúa” một cách bất phân biệt, bừa bãi, quả là đi ngược lại đức tin Kitô giáo của mình. Nhưng không thiếu những người bước vào một gia đình có con nhỏ vừa bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống, có con thiếu niên tuổi trẻ chưa kịp nở rộ đã phải lìa đời, có người chồng người vợ mắc chứng nan y, mà cái chết sau đó để lại vợ, chồng, con cái bơ vơ trên đời, mà vẫn thốt ra câu: “Đó là ý Chúa”. Không thiếu những người nghe tin tai nạn khủng khiếp trên bộ, trên biển, trên không, một thiên tai khủng khiếp như sóng thần chẳng hạn, mà vẫn thốt lên: “Đó là ý Chúa”. Những chuyện ấy đâu phải ý Chúa. Ý Chúa có bao giờ mong cho đứa trẻ ngây thơ bị cái người say khướt cán chết trên đường phố hay một ai đó hấp hối vì chứng nan y vốn là kẻ thù của sự sống. Những chuyện ấy chắc chắn là những điều đi ngược lại ý Thiên Chúa. Chúng là hậu quả tội lỗi con người, không hẳn là tội lỗi của nạn nhân, mà là tội lỗi của thân phận phàm nhân mà nạn nhân là một thành phần. Chúa Giêsu đến chính là để đánh bại những thứ đau đớn, sấu khổ, đau thương ấy, như đã được chứng minh qua quyền lực chữa lành đầy lạ lùng của Người.
Trong những hoàn cảnh đau thương như trên, ta nên nói: “Đây không phải là ý Chúa. Mà là hậu quả cách này hay cách khác tội lỗi và sa đoạ của con người. Ông bà chẳng may mắc vào việc này. Chúa không gửi việc này đến ông bà đâu. Nhưng Người sẽ giúp ông bà vượt qua cơn khốn khó này mà vẫn đứng vững, mắt mũi tỉnh táo. Và còn hơn thế nữa, khi đã vượt qua cơn thử thách này, ông bà sẽ mạnh mẽ hơn, thanh trong hơn, gần gũi Chúa hơn, và nhiều khả năng giúp đỡ người khác hơn trước đây nhiều. Vì, đối với những người tín thác và yêu mến Ngài, Chúa có thể làm tốt ngay cả những việc bên ngoài ý muốn của Ngài”.
3. Sức Mạnh Chiến Thắng
Ta cũng có thể nói: “Nếu ông bà chịu để Chúa dùng việc này và dùng ông bà, thì việc này, vâng, chính việc này sẽ trở nên một phần ý Ngài”. Quả tình, một vị giảng thuyết kia từng tâm sự là mẹ ông chết vì bệnh ung thư cột sống sau một cơn đau đớn quá sức đến độ gia đình ông thấy nhẹ nhõm khi cụ ra đi. Việc cụ mãn phần đem lại buồn bã vô cùng cho gia đình. Nhưng ông nhớ thân phụ ông nhủ với ông rằng: “Ba biết lời giảng của con từ nay sẽ có một âm hưởng mới”. Ông thú thực điều nhắn nhủ ấy đúng thật, vì nhờ ơn Chúa, ông đã có được khả năng giúp đỡ người khác vượt qua đau khổ của họ một cách tốt đẹp, chỉ vì chính ông đã kinh qua kinh nghiệm ấy.
Thành thử ra, khi đọc lời cầu xin “ý Cha thể hiện”, ta không ước ao, không mong thoát được cơn khốn khó. Và chính ở đây, ta có bài học Diệt-si-ma-ni (Mátthêu 26: 34-46). Chúa Giêsu quả có cầu xin cho được thóat khỏi cơn khốn khó, nhưng với điều kiện việc ấy là ý Chúa Cha. Ngài không thoát khỏi cơn khốn khó ấy; nhưng được sức mạnh để vượt qua nó. Khi Ngài dạy ta “ý Cha thể hiện”, Ngài không dạy ta xin thoát khỏi nguy khốn; cũng không cầu để chịu đựng; mà là cầu để chiến thắng. Ta không cầu xin để thoát ra một hoàn cảnh, nhưng để có khả năng giáp mặt với nó, khuất phục và đánh bại nó.
Một trong các trình thuật vĩ đại trong Thánh Kinh là câu truyện về Shadrach, Meshach và Abednego. Ba thiếu niên này có nguy cơ chết trong lò lửa. Câu trả lời của họ là: “Nếu Thiên Chúa chúng tôi thờ có sức cứu chúng tôi thì tâu đức vua, Người sẽ cứu chúng tôi khỏi lò lửa đang cháy phừng phục và khỏi tay ngài. Còn nếu Người không cứu, thì xin đức vua biết cho rằng chúng tôi cũng không phụng sự các thần của ngài” (Đa-ni-en 3:16-18). Nếu Người không cứu, các cậu không mong thoát khỏi, mà mong có sức để đương đầu với hoàn cảnh, bất chấp hậu quả ra sao.
Kết Luận
Sự kiện đời sống khá đơn giản. Khi ý Thiên Chúa muốn ta phải đương đầu với một khó khăn, đau đớn nào đó và cả một hòan cảnh thống khổ nữa, ta vẫn có thể trốn chạy khỏi hoàn cảnh ấy. Chính Chúa Giêsu cũng vẫn có thể quay lưng khỏi Diệt-si-ma-ni. Nhưng nếu ta trốn chạy, chắc chắn đời ta sẽ không có hạnh phúc, vì hạnh phúc không thể có cho người không biết giáp mặt với chính mình và với Thiên Chúa. Trái lại, nếu ta biết giáp mặt với nó, với hết những điều nó đòi hỏi, ta sẽ có bình an, hân hoan, thỏa mãn trong đời mà không một điều gì khác có hể mang lại được. Đó là lý do Pla-tông, nhiều đời trước, đã cho rằng hiền nhân luôn thà chịu điều xấu hơn là làm điều xấu và đó cũng là lý do để Sách Khải Huyền dạy rằng có cả một khác biệt lớn giữa sự sống và hiện sinh. Do đó, rất có thể vì chọn hiện hữu mà một người liều mất sự sống. Đối với chúng ta, lựa chọn không hẳn giữa sống và chết, nhưng là giữa dễ chịu và chiến đấu, giữa thoải mái và hy sinh; rất có thể vì chọn khoái lạc, mà ta đánh mất niềm vui, vì niềm vui là sản phẩm việc vâng theo ý Thiên Chúa.
Viết theo W. Barclay, The Plain Man Looks At The Lord’s Prayer, Fontana Books, 1964
(Còn tiếp)
Xin cho những mục tử nên giống Chúa
Lm Thomas Túy OP
08:22 11/04/2008
Lm Thomas Túy, OP
CHÚA NHẬT 4 MÙA PHỤC SINH A
TĐCV2: 14a, 36-41; Tv 23; 1 Phêrô 2: 20b,-25; Ga 10,1-10.
Thưa quí vị,
Thật khủng khiếp khi nghe một linh mục thuộc miền tây nam VN trả lời phỏng vấn một đài ngọai quốc. Ông giả làm khách “mua hoa” người Campuchia, hòan tòan không nói được tiếng Việt, để thâm nhập các ổ nhện “nhí” ở biên giới Việt – Campuchia. Các em tuổi từ 9 đến 16 bị bán sang nước bạn để làm dịch vụ tình dục cho các khách “mua hoa” người bản địa và quốc tế. Cuộc sống của các em rất bị hạn chế, gần như tù lỏng. Một ngày phải “đi” khách không dưới 15 lần, bằng cả hai phương tiện, miệng và cơ quan giới tính. Ăn uống thiếu thốn và ít khi được phép ra khỏi “động”. Một hôm ông hối lộ chủ nhà để đưa các em đi chơi, khi ngang qua nhà thờ, ông đề nghị các em vô trong coi. Bất ngờ một em từ chối. Các em khác hỏi tại sao? Ngần ngừ một chút, em bảo mình là người Công giáo. Linh mục thấy đau nhói trong tim, nhưng không tỏ ra bề ngòai, vẫn giả vờ như không hiểu tiếng Việt.
Điểm xót xa là các em kể về việc đi khách của mình như một dịch vụ bình thường tuy ngôn ngữ bẩn thỉu nhưng như thể làm các việc hàng ngày cha mẹ sai bảo. Có em chỉ 9 tuổi, cha mẹ quá nghèo nên bán em đi lấy tiền nuôi các đứa nhỏ tuổi hơn.
Ông không có một giải pháp nào cả, các giúp đỡ từ những hội từ thiện quốc gia, quốc tế chỉ là hình thúc xoa dịu. Vấn đề cần bàn tay cương quyết của chính quyền, nhất là chính quyền địa phương. Nhưng việc này khó thực hiện vì đòi kinh phí. Mà kinh phí quốc gia chẳng có khỏan nào như vậy. Lại còn vấn đề luật pháp?
Khi nghe qua chuyện này, tôi lại nhớ đến cô dâu Việt nam tại Trung quốc, Đài loan, Nam hàn, Nhật bản. Số phận các cô xa xứ thật cô đơn, thảm thương. Một phụ nữ Mỹ mới đây báo động cho thế giới biết nạn nhân buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Âu châu quá tệ hại. Bà coi đó là một hình thức nô lệ mới, nô lệ về tình dục và nhân phẩm: Riêng tại nứơc Mỹ, nhân dịp tháng chống lạm dụng tình dục trẻ em (April) người ta đưa ra bản thống kê, cứ 4 trẻ gái, thì một em bị lạm dụng. Tỷ lệ ở trẻ nam là 1/7 trươc khi các em được 18 tuổi. Tính tổng cộng tòan quốc là 60 triệu. (xem www.judeop.org=justice preaching).
Trước tình hình này, Phúc âm hôm nay quả là một nhức nhối. Chúa Giêsu tự nhận là “Chúa chiên lành”, hơn nữa, lại còn là cửa chuồng chiên. Nhưng chiên của Ngài luôn tìm được của ăn áo mặc, đồng cỏ xanh tươi. Ngày nay thì các linh mục, hàng giáo phẩm thay thế Chúa chăn dắt đàn chiên Thiên Chúa. Chúng ta suy nghĩ làm sao đây? Chẳng lẽ giảng suông? hô hào rỗng tuếch? xưa nay đã như vậy rồi, thì có lẽ từ nay cũng “vũ như cẩn” thôi. Dao to búa lớn chỉ đánh bẹp một con tép riu. Người ta để bụng khinh chê cấp lãnh đạo Do thái là giả hình và sai lầm. Nhưng xét cho cùng thì đúng như câu ca dao VN:“Chuột chù chê khỉ rằng hôi, khỉ mới trả lời cả họ mày thơm”. Chúng ta nên sống trung thực với Lời Chúa và ơn gọi của mình, không nên nói một đàng, sống nẻo khác.
Vì bất cứ những ai đọc bài tin Mừng hôm nay đều cảm nghiệm xúc động. Chúa Giêsu không giảng bằng lời nói suông mà chính yếu cuộc sống, cái chết và lên trời của mình vì phần rỗi nhân lọai. Ngài làm điều ấy hòan tòan tự nguyện. Chẳng ai có quyền phép ép buộc Ngài, nhưng chỉ vì tình yêu chúng ta. Ngài là Chúa chiên lành trong cả hai nghĩa đen và bóng và nghĩa nào cũng đến tận cùng thực tại. Các học giả có khuynh hướng cắt nghĩa bóng mà họ gọi là “ẩn dụ” (allegory) nhưng như vậy người ta “hạn hẹp” ý nghĩa bản văn cho một số chức vụ. Thực ra bản văn nói về hết mọi tín hữu, từng người và từng thời đại của Giáo Hội. Một khuynh hướng khác, khá phổ thông hôm nay là không ưa “ẩn dụ” nữa mà cố gắng tìm xem “đàn chiên, kẻ trộm, kẻ làm thuê, cửa chuồng chiên” là gì trong thực tế và văn hóa Hy lạp – Do thái? Họ cố gắng tránh né nhưng hệ luận khó chịu nẩy sinh từ các hình ảnh Chúa Giêsu đã sử dụng.
Tính xác thịt lòai người, luôn ngại đối mặt với thực tế không am hợp với sở thích chóng qua. Chúng ta nên học hỏi các thánh tiến sĩ, hiểu thật, hiểu rõ và áp dụng lời Chúa nghiêm ngặt, dầu có phải chấp nhân hy sinh và cái chết. Theo thánh Gioan Kim Khẩu, cửa ở đây là Lời Chúa. Cửa ấy cho phép chúng ta vào Nứơc Trời, tức các đường lối Chúa muốn chúng ta đi. Các kẻ trộm, người làm thuê là các thày rao giảng giả hình gian dối, chỉ biết lừa đảo thiên hạ. Cửa sẽ lọai trừ tất cả ra ngòai, không cho xâm nhập đàn chiên. Nếu như chúng ta rời xa Kinh Thánh, mà trèo vào lối khác, lúc ấy đàn chiên sẽ bị cứơp bóc lương thực hằng sống. Thánh Gioan đưa ra ý tưởng này từ thế kỷ thứ 5, khi ngài làm Giám mục hành Antiokia. Nhưng vẫn đúng với tình hình rao giảng hôm nay. Nhất là sau Công đồng Vat.II, người ta tự tiện áp dụng lời Chúa theo ý riêng, rồi đả kích Giáo hội là cổ hủ, lỗi thời, hiểu sai lời Chúa. Các tín hữu thực sự bị tước đọat ý nghĩa linh thiêng để chạy theo thế tục. Phụng vụ và đời sống thiêng liêng bị bóp méo theo sở thích cá nhân của mấy thày gỉa hiệu. Liệu khó nghèo Phúc Âm còn ý nghĩa gì không giữa tráo lưu vật chất hiện thời? Liệu người ta còn đọc và cầu nguyện Lời Chúa, hay lời của tiền tài? Liệu lời rao giảng của chúng ta phản ánh nội dung sách thánh hay phản ánh tư tưởng trần tục? Nếu như thánh Gioan Kim Khẩu sống lại lúc này, ngài sẽ có nhận xét thế nào về việc chúng ta tìm vào Nứơc Trời qua cánh cửa Lời Chúa? Ông cũng sẽ giúp tín hữu phân biệt đâu là Chúa chiên thật, đâu giả hiệu, đâu là lợi dụng chức thánh?
Có lẽ nên biết chút ít tập quán chăn chiên thời Chúa Giêsu để rõ hơn dụ ngôn. Chuồng chiên có khi được thiết lập giữa cánh đồng với các bụi cây thấp và cành khô, có thể chứa chung vài đòan chiên cừu. Hay có thể là một lán rộng dựa lưng vào tường, mặt khác là rào che tạm thời. Các chủ chăn nhỏ có hể dùng chung một chuồng cho các đòan vật của mình, để bảo đảm an ninh ban đêm. Một ai đó có nhiệm vụ canh gác lối vào. Lối vào lán nhỏ và đơn sơ, người canh gác có thể đơn giản nằm chắn ngang như một “cánh cửa”. Phúc âm hôm nay gợi ý các chủ chăn đến sớm và anh gác cửa cho phép vào. Mỗi người gọi riêng đòan chiên của mình và khi nghe tiếng chủ, các con chiên chạy theo anh ta. Anh ta đi trước các con chiên theo sau. Lời Phúc âm phải hiểu theo nghĩa đen như vậy.
Cho nên thánh Gioan tông đồ dùng hình ảnh để mô tả liên hệ chặt chẽ giữa Chúa Giêsu và các kẻ theo Ngài. Đồng thời gợi ý cánh cửa “Người” ngăn cản các chủ chăn giả đến quấy phá dân Thiên Chúa. Họ là những “kẻ trộm, kẻ cướp” đối lập với chúa Giêsu và các tín hữu Thiên chúa. Họ vô tình dẫn đàn chiên đi lạc, đôi khi nổi lọan vô lý khiến quân đội Rôma giết hàng lọat dân đen vô tội. Ngày nay chúng ta có thể tưởng tượng những tiếng nói giả dối như sau:
Kẻ hô hào cực đoan giải quyết mới cũ bằng chiến tranh, sát hại chứ không bằng thương lượng hòa bình.
Lao động kiệt sức vì lợi lộc riêng tư, bè phái.
Dẫn dắt thiên hạ thỏa mãn nhu cầu vật chất làm cạn kiệt thiên nhiên.
Cô lập chúng ta khỏi những nhu cầu khẩn thiết đòi hỏi dấn thân để xây dựng hai chữ “bình an” giả tạo và ích kỷ..
Lợi dụng nhiệt thành, lòng tốt của thanh niên thiếu nữ cho danh thơm tiếng tốt, ngay cả lợi lộc cho bản thân.
Gây chán nản trong đòan thể, cộng đồng vì tư thù để đục nước béo cò..v.v…
Hậu quả là chúng ta mất đòan kết, không còn là cộng đòan duy nhất của Hội Thánh mà là đủ mọi thứ phe phái đi theo những chủ chăn khác nhau, những khuynh hướng ích kỷ, hẹp hòi. Tệ hơn nữa, vào những đồng cỏ xa lạ với những con đường nguy hiểm cho phần rỗi. Chẳng mấy tín hữu không gặp những lý thuyết này? Họ nhan nản khắp các báo chí, các ý thức hệ tiên tiến.
Vậy thì không lạ chi, Chúa nhật Phục sinh này chúng ta được nghe bài đọc Chúa chiên nhân lành và giáo thuyết của Ngài. Trong bài đọc 1 Phêrô đã vạch rõ đâu là Thiên sai thật, đâu là lừa dối đi lạc. Ông thẳng thắng tuyên bố:“ Anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này”. Bài đọc 2 khuyên nhủ:“Thật vậy, Đức Kitô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người”. Đức Kitô Phục sinh đang hiện giữa các tín hữu, Người cũng làm những chi mô tả trong Phúc âm. Cuộc sống và phương hứơng của chúng ta được Hội Thánh Ngài bảo vệ và chăm sóc chống lại những kẻ chỉ biết trộm cứơp và giết hại. Điều này khiến chúng ta được yên ủi và an tâm. Đức Giêsu biết trứơc thế giới mà các môn đệ Ngài đi rao gỉang nên đã hứa ở với chúng ta luôn mãi như một mục tử nhân lành.
Mục tử nhân lành không chỉ là ngừơi lãnh đạo đòan chiên trên danh nghĩa, nhưng biết rõ từng con chiên một:“ Ngài gọi tên từng con và dẫn chúng ra”. Phúc âm không nói chung chung, mà chi tiết nhu cầu từng con. Có những thời gian, mục tử phải biết tên từng con chiên một, vì đó là bổn phận cốt yếu của ông. Ngôn ngữ Kinh thánh, biết tên là biết ngôi vị ngừơi đó. Chẳng phải vô tình mà Chúa nhật 4 Phục sinh được dành riêng cầu nguyện cho ơn gọi linh mục. Không những để Giáo Hội thêm nhiều ơn gọi mới mà chủ yếu nhắc nhở bổn phận của các cha xứ, linh mục, chủng sinh. Ngày nay Giáo Hội cần nhiều mục tử thánh thiện biết bao.
Chúng ta phải biết lắng nghe bài Phúc âm và nhớ đến Đấng Phục sinh giữa Giáo Hội. Xin Ngài hướng dẫn và kiên cường đức tin cho mình. Vì Ngài chính là “cửa” mà thánh Gioan Kim Khẩu giải thích. Có những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì công việc, vì tuổi già sức yếu, vì chống đối hiểu lầm. Chúng ta cần nhìn lên Chúa, để nhận ra Ngài đã thi hành nhiệm vụ mục tử ra sao, ngõ hầu được khả năng bỏ đi những cám dỗ hưởng thụ, an nhàn. Chúng ta biết mình đang ở trong đường lối và phương hứơng tốt, tại sao không cố gắng. Câu truyện đầu bài suy gẫm hôm nay không cho phép chúng ta lơ là chức vụ.
Cho nên phải biết tên từng con chiên và nhu cầu của nó. Nghĩa là từng ngôi vị một. Không phải chỉ những quen biết qua đường hoặc vì lợi lộc. Chúng ta nên dành thời gian, sức lực, tiền bạc để đến với đàn chiên. Không có nghĩa cần thêm nhiều bạn hữu nhưng là vì bổn phận phải chu tòan. Nếu như đức tin dạy rằng Đức Giêsu biết rõ tên chiên của Ngài từng con một thì chúng ta, những mục tử, phải chu tòan bổn phận ra sao. Xin cho các mục tử suy gẫm lại vai trò của mình và giáo dân nên cầu nguyện nhiều cho họ. Amen.
(Tổng hợp theo: Sicilianô, OP)
CHÚA NHẬT 4 MÙA PHỤC SINH A
TĐCV2: 14a, 36-41; Tv 23; 1 Phêrô 2: 20b,-25; Ga 10,1-10.
Thưa quí vị,
Thật khủng khiếp khi nghe một linh mục thuộc miền tây nam VN trả lời phỏng vấn một đài ngọai quốc. Ông giả làm khách “mua hoa” người Campuchia, hòan tòan không nói được tiếng Việt, để thâm nhập các ổ nhện “nhí” ở biên giới Việt – Campuchia. Các em tuổi từ 9 đến 16 bị bán sang nước bạn để làm dịch vụ tình dục cho các khách “mua hoa” người bản địa và quốc tế. Cuộc sống của các em rất bị hạn chế, gần như tù lỏng. Một ngày phải “đi” khách không dưới 15 lần, bằng cả hai phương tiện, miệng và cơ quan giới tính. Ăn uống thiếu thốn và ít khi được phép ra khỏi “động”. Một hôm ông hối lộ chủ nhà để đưa các em đi chơi, khi ngang qua nhà thờ, ông đề nghị các em vô trong coi. Bất ngờ một em từ chối. Các em khác hỏi tại sao? Ngần ngừ một chút, em bảo mình là người Công giáo. Linh mục thấy đau nhói trong tim, nhưng không tỏ ra bề ngòai, vẫn giả vờ như không hiểu tiếng Việt.
Điểm xót xa là các em kể về việc đi khách của mình như một dịch vụ bình thường tuy ngôn ngữ bẩn thỉu nhưng như thể làm các việc hàng ngày cha mẹ sai bảo. Có em chỉ 9 tuổi, cha mẹ quá nghèo nên bán em đi lấy tiền nuôi các đứa nhỏ tuổi hơn.
Ông không có một giải pháp nào cả, các giúp đỡ từ những hội từ thiện quốc gia, quốc tế chỉ là hình thúc xoa dịu. Vấn đề cần bàn tay cương quyết của chính quyền, nhất là chính quyền địa phương. Nhưng việc này khó thực hiện vì đòi kinh phí. Mà kinh phí quốc gia chẳng có khỏan nào như vậy. Lại còn vấn đề luật pháp?
Khi nghe qua chuyện này, tôi lại nhớ đến cô dâu Việt nam tại Trung quốc, Đài loan, Nam hàn, Nhật bản. Số phận các cô xa xứ thật cô đơn, thảm thương. Một phụ nữ Mỹ mới đây báo động cho thế giới biết nạn nhân buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Âu châu quá tệ hại. Bà coi đó là một hình thức nô lệ mới, nô lệ về tình dục và nhân phẩm: Riêng tại nứơc Mỹ, nhân dịp tháng chống lạm dụng tình dục trẻ em (April) người ta đưa ra bản thống kê, cứ 4 trẻ gái, thì một em bị lạm dụng. Tỷ lệ ở trẻ nam là 1/7 trươc khi các em được 18 tuổi. Tính tổng cộng tòan quốc là 60 triệu. (xem www.judeop.org=justice preaching).
Trước tình hình này, Phúc âm hôm nay quả là một nhức nhối. Chúa Giêsu tự nhận là “Chúa chiên lành”, hơn nữa, lại còn là cửa chuồng chiên. Nhưng chiên của Ngài luôn tìm được của ăn áo mặc, đồng cỏ xanh tươi. Ngày nay thì các linh mục, hàng giáo phẩm thay thế Chúa chăn dắt đàn chiên Thiên Chúa. Chúng ta suy nghĩ làm sao đây? Chẳng lẽ giảng suông? hô hào rỗng tuếch? xưa nay đã như vậy rồi, thì có lẽ từ nay cũng “vũ như cẩn” thôi. Dao to búa lớn chỉ đánh bẹp một con tép riu. Người ta để bụng khinh chê cấp lãnh đạo Do thái là giả hình và sai lầm. Nhưng xét cho cùng thì đúng như câu ca dao VN:“Chuột chù chê khỉ rằng hôi, khỉ mới trả lời cả họ mày thơm”. Chúng ta nên sống trung thực với Lời Chúa và ơn gọi của mình, không nên nói một đàng, sống nẻo khác.
Vì bất cứ những ai đọc bài tin Mừng hôm nay đều cảm nghiệm xúc động. Chúa Giêsu không giảng bằng lời nói suông mà chính yếu cuộc sống, cái chết và lên trời của mình vì phần rỗi nhân lọai. Ngài làm điều ấy hòan tòan tự nguyện. Chẳng ai có quyền phép ép buộc Ngài, nhưng chỉ vì tình yêu chúng ta. Ngài là Chúa chiên lành trong cả hai nghĩa đen và bóng và nghĩa nào cũng đến tận cùng thực tại. Các học giả có khuynh hướng cắt nghĩa bóng mà họ gọi là “ẩn dụ” (allegory) nhưng như vậy người ta “hạn hẹp” ý nghĩa bản văn cho một số chức vụ. Thực ra bản văn nói về hết mọi tín hữu, từng người và từng thời đại của Giáo Hội. Một khuynh hướng khác, khá phổ thông hôm nay là không ưa “ẩn dụ” nữa mà cố gắng tìm xem “đàn chiên, kẻ trộm, kẻ làm thuê, cửa chuồng chiên” là gì trong thực tế và văn hóa Hy lạp – Do thái? Họ cố gắng tránh né nhưng hệ luận khó chịu nẩy sinh từ các hình ảnh Chúa Giêsu đã sử dụng.
Tính xác thịt lòai người, luôn ngại đối mặt với thực tế không am hợp với sở thích chóng qua. Chúng ta nên học hỏi các thánh tiến sĩ, hiểu thật, hiểu rõ và áp dụng lời Chúa nghiêm ngặt, dầu có phải chấp nhân hy sinh và cái chết. Theo thánh Gioan Kim Khẩu, cửa ở đây là Lời Chúa. Cửa ấy cho phép chúng ta vào Nứơc Trời, tức các đường lối Chúa muốn chúng ta đi. Các kẻ trộm, người làm thuê là các thày rao giảng giả hình gian dối, chỉ biết lừa đảo thiên hạ. Cửa sẽ lọai trừ tất cả ra ngòai, không cho xâm nhập đàn chiên. Nếu như chúng ta rời xa Kinh Thánh, mà trèo vào lối khác, lúc ấy đàn chiên sẽ bị cứơp bóc lương thực hằng sống. Thánh Gioan đưa ra ý tưởng này từ thế kỷ thứ 5, khi ngài làm Giám mục hành Antiokia. Nhưng vẫn đúng với tình hình rao giảng hôm nay. Nhất là sau Công đồng Vat.II, người ta tự tiện áp dụng lời Chúa theo ý riêng, rồi đả kích Giáo hội là cổ hủ, lỗi thời, hiểu sai lời Chúa. Các tín hữu thực sự bị tước đọat ý nghĩa linh thiêng để chạy theo thế tục. Phụng vụ và đời sống thiêng liêng bị bóp méo theo sở thích cá nhân của mấy thày gỉa hiệu. Liệu khó nghèo Phúc Âm còn ý nghĩa gì không giữa tráo lưu vật chất hiện thời? Liệu người ta còn đọc và cầu nguyện Lời Chúa, hay lời của tiền tài? Liệu lời rao giảng của chúng ta phản ánh nội dung sách thánh hay phản ánh tư tưởng trần tục? Nếu như thánh Gioan Kim Khẩu sống lại lúc này, ngài sẽ có nhận xét thế nào về việc chúng ta tìm vào Nứơc Trời qua cánh cửa Lời Chúa? Ông cũng sẽ giúp tín hữu phân biệt đâu là Chúa chiên thật, đâu giả hiệu, đâu là lợi dụng chức thánh?
Có lẽ nên biết chút ít tập quán chăn chiên thời Chúa Giêsu để rõ hơn dụ ngôn. Chuồng chiên có khi được thiết lập giữa cánh đồng với các bụi cây thấp và cành khô, có thể chứa chung vài đòan chiên cừu. Hay có thể là một lán rộng dựa lưng vào tường, mặt khác là rào che tạm thời. Các chủ chăn nhỏ có hể dùng chung một chuồng cho các đòan vật của mình, để bảo đảm an ninh ban đêm. Một ai đó có nhiệm vụ canh gác lối vào. Lối vào lán nhỏ và đơn sơ, người canh gác có thể đơn giản nằm chắn ngang như một “cánh cửa”. Phúc âm hôm nay gợi ý các chủ chăn đến sớm và anh gác cửa cho phép vào. Mỗi người gọi riêng đòan chiên của mình và khi nghe tiếng chủ, các con chiên chạy theo anh ta. Anh ta đi trước các con chiên theo sau. Lời Phúc âm phải hiểu theo nghĩa đen như vậy.
Cho nên thánh Gioan tông đồ dùng hình ảnh để mô tả liên hệ chặt chẽ giữa Chúa Giêsu và các kẻ theo Ngài. Đồng thời gợi ý cánh cửa “Người” ngăn cản các chủ chăn giả đến quấy phá dân Thiên Chúa. Họ là những “kẻ trộm, kẻ cướp” đối lập với chúa Giêsu và các tín hữu Thiên chúa. Họ vô tình dẫn đàn chiên đi lạc, đôi khi nổi lọan vô lý khiến quân đội Rôma giết hàng lọat dân đen vô tội. Ngày nay chúng ta có thể tưởng tượng những tiếng nói giả dối như sau:
Kẻ hô hào cực đoan giải quyết mới cũ bằng chiến tranh, sát hại chứ không bằng thương lượng hòa bình.
Lao động kiệt sức vì lợi lộc riêng tư, bè phái.
Dẫn dắt thiên hạ thỏa mãn nhu cầu vật chất làm cạn kiệt thiên nhiên.
Cô lập chúng ta khỏi những nhu cầu khẩn thiết đòi hỏi dấn thân để xây dựng hai chữ “bình an” giả tạo và ích kỷ..
Lợi dụng nhiệt thành, lòng tốt của thanh niên thiếu nữ cho danh thơm tiếng tốt, ngay cả lợi lộc cho bản thân.
Gây chán nản trong đòan thể, cộng đồng vì tư thù để đục nước béo cò..v.v…
Hậu quả là chúng ta mất đòan kết, không còn là cộng đòan duy nhất của Hội Thánh mà là đủ mọi thứ phe phái đi theo những chủ chăn khác nhau, những khuynh hướng ích kỷ, hẹp hòi. Tệ hơn nữa, vào những đồng cỏ xa lạ với những con đường nguy hiểm cho phần rỗi. Chẳng mấy tín hữu không gặp những lý thuyết này? Họ nhan nản khắp các báo chí, các ý thức hệ tiên tiến.
Vậy thì không lạ chi, Chúa nhật Phục sinh này chúng ta được nghe bài đọc Chúa chiên nhân lành và giáo thuyết của Ngài. Trong bài đọc 1 Phêrô đã vạch rõ đâu là Thiên sai thật, đâu là lừa dối đi lạc. Ông thẳng thắng tuyên bố:“ Anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này”. Bài đọc 2 khuyên nhủ:“Thật vậy, Đức Kitô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người”. Đức Kitô Phục sinh đang hiện giữa các tín hữu, Người cũng làm những chi mô tả trong Phúc âm. Cuộc sống và phương hứơng của chúng ta được Hội Thánh Ngài bảo vệ và chăm sóc chống lại những kẻ chỉ biết trộm cứơp và giết hại. Điều này khiến chúng ta được yên ủi và an tâm. Đức Giêsu biết trứơc thế giới mà các môn đệ Ngài đi rao gỉang nên đã hứa ở với chúng ta luôn mãi như một mục tử nhân lành.
Mục tử nhân lành không chỉ là ngừơi lãnh đạo đòan chiên trên danh nghĩa, nhưng biết rõ từng con chiên một:“ Ngài gọi tên từng con và dẫn chúng ra”. Phúc âm không nói chung chung, mà chi tiết nhu cầu từng con. Có những thời gian, mục tử phải biết tên từng con chiên một, vì đó là bổn phận cốt yếu của ông. Ngôn ngữ Kinh thánh, biết tên là biết ngôi vị ngừơi đó. Chẳng phải vô tình mà Chúa nhật 4 Phục sinh được dành riêng cầu nguyện cho ơn gọi linh mục. Không những để Giáo Hội thêm nhiều ơn gọi mới mà chủ yếu nhắc nhở bổn phận của các cha xứ, linh mục, chủng sinh. Ngày nay Giáo Hội cần nhiều mục tử thánh thiện biết bao.
Chúng ta phải biết lắng nghe bài Phúc âm và nhớ đến Đấng Phục sinh giữa Giáo Hội. Xin Ngài hướng dẫn và kiên cường đức tin cho mình. Vì Ngài chính là “cửa” mà thánh Gioan Kim Khẩu giải thích. Có những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì công việc, vì tuổi già sức yếu, vì chống đối hiểu lầm. Chúng ta cần nhìn lên Chúa, để nhận ra Ngài đã thi hành nhiệm vụ mục tử ra sao, ngõ hầu được khả năng bỏ đi những cám dỗ hưởng thụ, an nhàn. Chúng ta biết mình đang ở trong đường lối và phương hứơng tốt, tại sao không cố gắng. Câu truyện đầu bài suy gẫm hôm nay không cho phép chúng ta lơ là chức vụ.
Cho nên phải biết tên từng con chiên và nhu cầu của nó. Nghĩa là từng ngôi vị một. Không phải chỉ những quen biết qua đường hoặc vì lợi lộc. Chúng ta nên dành thời gian, sức lực, tiền bạc để đến với đàn chiên. Không có nghĩa cần thêm nhiều bạn hữu nhưng là vì bổn phận phải chu tòan. Nếu như đức tin dạy rằng Đức Giêsu biết rõ tên chiên của Ngài từng con một thì chúng ta, những mục tử, phải chu tòan bổn phận ra sao. Xin cho các mục tử suy gẫm lại vai trò của mình và giáo dân nên cầu nguyện nhiều cho họ. Amen.
(Tổng hợp theo: Sicilianô, OP)
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
10:38 11/04/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (30)
291.Danh GIÊSU với các thánh
Thánh Gioan tông đồ: 24 lần trong các thư của ngài.
Thánh Phaolô: 154 lần trong các thu của ngài.
Thánh Bênađô: trước khi làm gì như mở sách, uống nước, …đều kêu Danh Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu!”
Thánh Phanxicô Khó Khăn năng kêu tên Giêsu. Và mỗi lần kêu như vậy, ngài nghe ngọt như có mật ong trong miệng lưỡi.
Thánh Ephrem mỗi lần thấy có tên Giêsu thì hôn một cách cung kính.
Thánh Bernađinô khi giảng thì viết tên Giêsu trên một cái bảng nhỏ và đưa cho giáo dân thờ lạy.
Thánh Léonard de Port Maurice dạy bổn đạo viết tên Giêsu nơi cửa nhà để được ơn thiêng che chở.
Thánh Inhaxiô Loyola đặt tên Giêsu cho dòng mình lập.
Thánh Phanxicô Xaviê ao ước thấy tên Giêsu được vinh hiển, nên gặp ai cũng chào câu: “Chớ gì Chúa Giêsu Kitô được ngợi khen!”
Thánh Phanxicô Salêsiô mỗi lần đọc tên Giêsu là mỗi lần nghe sốt sắng lạ lùng.
Bà thánh Phanxica Chantal, lập Dòng Đi Viếng, lấy thanh sắt đỏ, khắc tên Giêsu trên ngực.
292. Lời cầu nguyện của chúng ta được thiên thần ghi chép thế nào?
Người ta truyền miệng câu chuyện sau đây về thánh Bênađô.
Thánh Bênađô được Chúa cho thấy các thiên thần ghi những lời cầu nguyện của chúng ta như sau.
lời cầu nguyện của những kẻ luôn cầu nguyện một cácg chăm chỉ và sốt sắng thì được ghi bằng vàng,
lời cầu nguyện của những kẻ tuy chăm chỉ cầu nguyện nhưng thỉnh thoảng không sốt sắng thì được ghi bằng bạc,
lời cầu nguyện của những kẻ cứ mãi lo ra chuyện nầy chuyện kia thì được ghi bằng mực,
lời cầu nguyện của những kẻ cầu nguyện một cách cực chẳng đã thì được ghi bằng nước,
lời cầu nguyện của những kẻ không có lòng ăn năn thống hối thì không được ghi bằng gì hết.
293. Thánh Vianê năng nhấn mạnh về Ngày Chúa Nhựt
Thánh Vianê, cha sở họ Ars, năng nói cho giáo dân về Ngày Chúa Nhựt như sau.
“Ngày Chúa Nhựt là Ngày của Chúa. Mọi ngày trong tuần đều do Chúa làm ra. Chúa có thể giữ tất cả các ngày trong tuần cho Ngài. Nhưng Chúa lại cho các con sáu ngày. Ngài chỉ giữ lại một ngày của Ngài. Các con có quyền gì mà lấy của kẻ khác. Các con biểt rằng của ăn trộm không đem lại ích lợi gì cho các con đâu. Ngày của Chúa mà các con ăn cắp thì các con đâu có được lợi gì. Cha biết có hai cách làm cho mình ra nghèo khổ: một là làm việc trong Ngày Chúa Nhựt, hai là đi ăn trộm.”
294. Kinh Amen!
Đức Giám Mục thành Mende, Đức Cha Foulquier, sắp chết. Vị linh mục đến giúp ngài dọn mình chết, động viên ngài như sau:
- “Chắc là Đức Cha đau nhiều lắm. Xin Đức Cha hãy can đảm lên, chúng con cầu nguyện nhiều cho Đức Cha.”
Đức Cha Foulquier liền khiêm nhượng trả lời:
“ Cám ơn cha, cám ơn cha. Vâng, đau thì tôi đau đã từ lâu rồi nhưng tôi có một lời kinh rất vắn, tôi nhờ Đức Mẹ dâng lên cho Chúa. Kinh nầy an ủi tôi mỗi lần tôi đau.Tôi đọc cho cha nghe. Cha sẽ thấy kinh nầy hay.
Lạy Chúa Giêsu, con mù. Amen!
Lạy Chúa Giêsu, con đau nhức nơi gân. Amen!
Lạy Chúa Giêsu, con điếc. Amen!
Lạy Chúa Giêsu, con không dâng được Thánh Lễ, con cũng không đọc được Kinh Nhật Tụng. Amen!”
Rồi Đức Cha sắp chết nầy vui vẻ mĩm cườif, nói với vị linh mục:
- “ Cha hãy đọc Kinh Amen nầy đi. Kinh nầy sẽ có ích cho cha đó!”
295. Tôi chăm sóc chúng quá nhiều!
Tại Mã Lai, có một trại hoa rất đẹp. Nhiều người hỏi ông chủ trại hoa nầy, tại sao những cây hoa của ông trồng thì quá đẹp. Ông chủ trại hoa nầy liền ngây ngất trả lời:
“Tôi chăm sóc chúng quá nhiều, đến đỗi trong giấc ngủ, tôi cũng mơ thấy chúng.”
Gia đình là trại hoa đẹp nhất: con cái là cây hoa Chúa nhờ cha mẹ trồng. Các bậc cha mẹ có chăm sóc con cái mình nhiều không? Các bậc cha mẹ, trong giấc ngủ, có mơ thấy con cái mình không?
296. Không phải nhờ may rủi mà lên thiên đàng được
Lên thiên đàng không phải như một cuộc trúng số nhờ may rủi, nhưng phải biết chuẩn bị lâu ngày.
Một người kia ở làm đầy tớ cho một chủ giàu có. Ngày nọ, người đầy tớ nầy đi vắng thì ông chủ giàu có nầy qua đời. Khi người đầy tớ về, người ta nói cho anh ta biết ông chủ của anh đã về trời. Người đầy tớ nầy liền lắc đầu:
- “Chủ tôi không về trời được đâu. Khi còn sống, ông ta muốn đi đâu thì ông ta nói đến điều đó nhiều lần và chuẩn bị rất kỹ lưởng. Còn chuyện ông đi về trời thì không bao giờ tôi nghe ông nói tới và tôi thấy ông cũng không chuẩn bị gì cả. Vì thế, tôi không tin rằng ông chủ tôi đã về trời đâu.”
297. Học đời chưa đủ, nhất là phải học Đạo
Nhà toán học lừng danh thế giới, Ampère tự nói với mình rằng:
“Hãy học những sự vật của thế giới nầy, đó là bổn phận của tình trạng ngươi, nhưng chỉ nhìn những sự vật nầy bằng một con mắt mà thôi. Chớ gì con mắt kia của ngươi không ngừng dán chặt vào ánh sáng vĩnh cửu. Ngươi hãy nghe các nhà thông thái, nhưng chỉ nghe một lỗ tai mà thôi, còn lỗ tai kia, hãy luôn luôn sẵn sàng nhận lấy những sự quan trọng dịu dàng của Bạn ngươi ở trên trời. Ngươi chỉ viết một tay thôi, còn tay kia hãy nắm chặt lấy tà áo của Thiên Chúa, giống như người con nắm chặt tà áo của cha mình. Không có sự cẩn mật chú ý đó, chắc chắn cái đầu của ngươi sẽ bị bể ra vì va vào đá.”
298. Tai hại của rượu
Ông Gladstone phát biểu câu sau đây về rượu.
“Ngày nay, rượu tàn phá chúng ta hơn cả nạn đó, dịch tả và chiến tranh. Hơn cả nạn đó và dich tả, rượu làm cho chúng ta suy yếu. Hơn cả chiến tranh, rượu tàn sát chúng ta. Và nhất là, rượu làm cho chúng ta không còn danh giá gì nữa.”
299. Giây phút cuối đời của nhà đại thi hào Victor Hugo
Nhà đại văn hào nầy vùng lên một cách tuyệt vọng. Ông giơ những ngón tay nhọn lên trời. Ông hét vang lên: “Đi tìm một linh mục cho ta gặp. Đi tìm một linh mục cho ta gặp.” Nhưng không ai đi cả.
Người chứng kiến cảnh hấp hối nầy lúc đó, vội rút lui, kêu con gái mình lại, rồi nói nhỏ bên tai con: “Cha không muốn chết như thế. Nếu cha lâm bệnh, con hãy đi mời linh mục Monsabré đến cho cha.”
300. Giây phút cuối đời của nhà đại văn hào Chateaubriand
Đó là những ngày cuối tháng 6 năm 1848. Cuộc nội chiến xảy ra ác liệt trên những đường phố của kinh thành Paris. Tiếng la hét om sòm vang lên khắp nơi.
Nằm trên giường bệnh, Chateaubriand nghe rõ mồm một. Ông cầm lấy Cây Thánh Giá, và cầu nguyện:
- “Lạy Chúa Giêsu Kitô! Chỉ có Chúa mới cứu vãn được xã hội hiện tại nầy.”
Rồi dán chặt đôi mắt một cách trìu mến vào Chúa Giêsu chịu chết trên Cây Thánh Giá, Chateaubriand thốt ra những lời cuối cùng đầy xúc động:
- “Đây chính là Chúa của con! Đây chính là Vua của con!”
291.Danh GIÊSU với các thánh
Thánh Gioan tông đồ: 24 lần trong các thư của ngài.
Thánh Phaolô: 154 lần trong các thu của ngài.
Thánh Bênađô: trước khi làm gì như mở sách, uống nước, …đều kêu Danh Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu!”
Thánh Phanxicô Khó Khăn năng kêu tên Giêsu. Và mỗi lần kêu như vậy, ngài nghe ngọt như có mật ong trong miệng lưỡi.
Thánh Ephrem mỗi lần thấy có tên Giêsu thì hôn một cách cung kính.
Thánh Bernađinô khi giảng thì viết tên Giêsu trên một cái bảng nhỏ và đưa cho giáo dân thờ lạy.
Thánh Léonard de Port Maurice dạy bổn đạo viết tên Giêsu nơi cửa nhà để được ơn thiêng che chở.
Thánh Inhaxiô Loyola đặt tên Giêsu cho dòng mình lập.
Thánh Phanxicô Xaviê ao ước thấy tên Giêsu được vinh hiển, nên gặp ai cũng chào câu: “Chớ gì Chúa Giêsu Kitô được ngợi khen!”
Thánh Phanxicô Salêsiô mỗi lần đọc tên Giêsu là mỗi lần nghe sốt sắng lạ lùng.
Bà thánh Phanxica Chantal, lập Dòng Đi Viếng, lấy thanh sắt đỏ, khắc tên Giêsu trên ngực.
292. Lời cầu nguyện của chúng ta được thiên thần ghi chép thế nào?
Người ta truyền miệng câu chuyện sau đây về thánh Bênađô.
Thánh Bênađô được Chúa cho thấy các thiên thần ghi những lời cầu nguyện của chúng ta như sau.
lời cầu nguyện của những kẻ luôn cầu nguyện một cácg chăm chỉ và sốt sắng thì được ghi bằng vàng,
lời cầu nguyện của những kẻ tuy chăm chỉ cầu nguyện nhưng thỉnh thoảng không sốt sắng thì được ghi bằng bạc,
lời cầu nguyện của những kẻ cứ mãi lo ra chuyện nầy chuyện kia thì được ghi bằng mực,
lời cầu nguyện của những kẻ cầu nguyện một cách cực chẳng đã thì được ghi bằng nước,
lời cầu nguyện của những kẻ không có lòng ăn năn thống hối thì không được ghi bằng gì hết.
293. Thánh Vianê năng nhấn mạnh về Ngày Chúa Nhựt
Thánh Vianê, cha sở họ Ars, năng nói cho giáo dân về Ngày Chúa Nhựt như sau.
“Ngày Chúa Nhựt là Ngày của Chúa. Mọi ngày trong tuần đều do Chúa làm ra. Chúa có thể giữ tất cả các ngày trong tuần cho Ngài. Nhưng Chúa lại cho các con sáu ngày. Ngài chỉ giữ lại một ngày của Ngài. Các con có quyền gì mà lấy của kẻ khác. Các con biểt rằng của ăn trộm không đem lại ích lợi gì cho các con đâu. Ngày của Chúa mà các con ăn cắp thì các con đâu có được lợi gì. Cha biết có hai cách làm cho mình ra nghèo khổ: một là làm việc trong Ngày Chúa Nhựt, hai là đi ăn trộm.”
294. Kinh Amen!
Đức Giám Mục thành Mende, Đức Cha Foulquier, sắp chết. Vị linh mục đến giúp ngài dọn mình chết, động viên ngài như sau:
- “Chắc là Đức Cha đau nhiều lắm. Xin Đức Cha hãy can đảm lên, chúng con cầu nguyện nhiều cho Đức Cha.”
Đức Cha Foulquier liền khiêm nhượng trả lời:
“ Cám ơn cha, cám ơn cha. Vâng, đau thì tôi đau đã từ lâu rồi nhưng tôi có một lời kinh rất vắn, tôi nhờ Đức Mẹ dâng lên cho Chúa. Kinh nầy an ủi tôi mỗi lần tôi đau.Tôi đọc cho cha nghe. Cha sẽ thấy kinh nầy hay.
Lạy Chúa Giêsu, con mù. Amen!
Lạy Chúa Giêsu, con đau nhức nơi gân. Amen!
Lạy Chúa Giêsu, con điếc. Amen!
Lạy Chúa Giêsu, con không dâng được Thánh Lễ, con cũng không đọc được Kinh Nhật Tụng. Amen!”
Rồi Đức Cha sắp chết nầy vui vẻ mĩm cườif, nói với vị linh mục:
- “ Cha hãy đọc Kinh Amen nầy đi. Kinh nầy sẽ có ích cho cha đó!”
295. Tôi chăm sóc chúng quá nhiều!
Tại Mã Lai, có một trại hoa rất đẹp. Nhiều người hỏi ông chủ trại hoa nầy, tại sao những cây hoa của ông trồng thì quá đẹp. Ông chủ trại hoa nầy liền ngây ngất trả lời:
“Tôi chăm sóc chúng quá nhiều, đến đỗi trong giấc ngủ, tôi cũng mơ thấy chúng.”
Gia đình là trại hoa đẹp nhất: con cái là cây hoa Chúa nhờ cha mẹ trồng. Các bậc cha mẹ có chăm sóc con cái mình nhiều không? Các bậc cha mẹ, trong giấc ngủ, có mơ thấy con cái mình không?
296. Không phải nhờ may rủi mà lên thiên đàng được
Lên thiên đàng không phải như một cuộc trúng số nhờ may rủi, nhưng phải biết chuẩn bị lâu ngày.
Một người kia ở làm đầy tớ cho một chủ giàu có. Ngày nọ, người đầy tớ nầy đi vắng thì ông chủ giàu có nầy qua đời. Khi người đầy tớ về, người ta nói cho anh ta biết ông chủ của anh đã về trời. Người đầy tớ nầy liền lắc đầu:
- “Chủ tôi không về trời được đâu. Khi còn sống, ông ta muốn đi đâu thì ông ta nói đến điều đó nhiều lần và chuẩn bị rất kỹ lưởng. Còn chuyện ông đi về trời thì không bao giờ tôi nghe ông nói tới và tôi thấy ông cũng không chuẩn bị gì cả. Vì thế, tôi không tin rằng ông chủ tôi đã về trời đâu.”
297. Học đời chưa đủ, nhất là phải học Đạo
Nhà toán học lừng danh thế giới, Ampère tự nói với mình rằng:
“Hãy học những sự vật của thế giới nầy, đó là bổn phận của tình trạng ngươi, nhưng chỉ nhìn những sự vật nầy bằng một con mắt mà thôi. Chớ gì con mắt kia của ngươi không ngừng dán chặt vào ánh sáng vĩnh cửu. Ngươi hãy nghe các nhà thông thái, nhưng chỉ nghe một lỗ tai mà thôi, còn lỗ tai kia, hãy luôn luôn sẵn sàng nhận lấy những sự quan trọng dịu dàng của Bạn ngươi ở trên trời. Ngươi chỉ viết một tay thôi, còn tay kia hãy nắm chặt lấy tà áo của Thiên Chúa, giống như người con nắm chặt tà áo của cha mình. Không có sự cẩn mật chú ý đó, chắc chắn cái đầu của ngươi sẽ bị bể ra vì va vào đá.”
298. Tai hại của rượu
Ông Gladstone phát biểu câu sau đây về rượu.
“Ngày nay, rượu tàn phá chúng ta hơn cả nạn đó, dịch tả và chiến tranh. Hơn cả nạn đó và dich tả, rượu làm cho chúng ta suy yếu. Hơn cả chiến tranh, rượu tàn sát chúng ta. Và nhất là, rượu làm cho chúng ta không còn danh giá gì nữa.”
299. Giây phút cuối đời của nhà đại thi hào Victor Hugo
Nhà đại văn hào nầy vùng lên một cách tuyệt vọng. Ông giơ những ngón tay nhọn lên trời. Ông hét vang lên: “Đi tìm một linh mục cho ta gặp. Đi tìm một linh mục cho ta gặp.” Nhưng không ai đi cả.
Người chứng kiến cảnh hấp hối nầy lúc đó, vội rút lui, kêu con gái mình lại, rồi nói nhỏ bên tai con: “Cha không muốn chết như thế. Nếu cha lâm bệnh, con hãy đi mời linh mục Monsabré đến cho cha.”
300. Giây phút cuối đời của nhà đại văn hào Chateaubriand
Đó là những ngày cuối tháng 6 năm 1848. Cuộc nội chiến xảy ra ác liệt trên những đường phố của kinh thành Paris. Tiếng la hét om sòm vang lên khắp nơi.
Nằm trên giường bệnh, Chateaubriand nghe rõ mồm một. Ông cầm lấy Cây Thánh Giá, và cầu nguyện:
- “Lạy Chúa Giêsu Kitô! Chỉ có Chúa mới cứu vãn được xã hội hiện tại nầy.”
Rồi dán chặt đôi mắt một cách trìu mến vào Chúa Giêsu chịu chết trên Cây Thánh Giá, Chateaubriand thốt ra những lời cuối cùng đầy xúc động:
- “Đây chính là Chúa của con! Đây chính là Vua của con!”
Chúa Giê-su là cửa chuồng chiên
LM Inhaxiô Trần Ngà
10:43 11/04/2008
Chúa Nhật 04 Phục Sinh
Chúa Giê-su là cửa chuồng chiên
“Tôi là Cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên tôi được sống và sống dồi dào". (Gioan 10, 9-10)
Cửa đóng lại để bảo vệ chở che
Ban đêm hầu như tất cả mọi nhà đều đóng cửa lại. Nhà có cửa đóng then cài chắc chắn thì chủ nhà ngủ mới yên giấc và tài sản trong nhà mới được bảo vệ. Vì thế, khi xây nhà, việc đầu tiên là lắp đặt cửa ngõ thật vững chắc rồi khoá lại kỹ lưỡng để người nhà được yên giấc về đêm và của cải được an toàn.
Nhưng tìm đâu trên đời nầy một thứ cửa đủ vững chắc và kiên cố có thể bảo vệ tâm hồn con người được bình an và giúp cho linh hồn họ được an toàn trước những đợt tấn công ác liệt của ác thần? Cửa nào có thể bảo vệ tâm linh con người khỏi bị công phá bởi vô vàn hung thủ của thế gian?
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su tỏ cho thấy Ngài là thứ Cửa như thế. Ngài nói: “Tôi là Cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu”, tức là được bảo vệ. Ngài là cửa đóng lại để bảo vệ đoàn chiên trong chuồng được an toàn, không bị trộm cướp và ác thú giết hại.
Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại lại có nhiều cạm bẫy của ác thần, nhiều nọc độc của văn hoá sự chết, nhiều cám dỗ tệ hại lôi kéo nhân loại vào vòng sa đoạ như trong thế kỷ hôm nay.
Vô vàn sách báo xấu xa, phim ảnh đồi trụy, tư tưởng độc hại, lối sống thác loạn… được quảng bá khắp nơi trên thế giới, được tung lên mạng lưới điện toán toàn cầu làm sai lệch méo mó lương tâm con người, khiến họ xem tội ác là chuyện bình thường, xem việc phá thai, mẹ giết con là điều chính đáng, xem hôn nhân đồng tính là lẽ tự nhiên, xem việc huỷ hoại đời sống chung thuỷ của vợ chồng là điều đơn giản và cần thiết…
Trước những nguy cơ khủng khiếp như thế đang đe doạ nhân loại trên khắp thế giới, chỉ có một lá chắn vững chắc, một cánh cửa an toàn, một thành trì kiên vững là Chúa Giê-su Chúa. Giáo huấn của Ngài là tấm Cửa che chắn đoàn chiên được an toàn không kẻ thù nào xâm hại được, nếu chiên của Ngài biết đón nhận giáo huấn của Ngài.
Cửa mở ra để dẫn đưa vào đồng cỏ thiêng liêng
Không chỉ đóng lại để bảo vệ chở che, Cửa Giê-su còn mở ra để mở lối cho nhân loại tiến vào đồng cỏ thiêng liêng.
Các vị đại thánh trong Giáo Hội như Phanxicô Át-xi-di, Phanxicô Xaviê, Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su của những thế kỷ trước hay những nhân vật tầm cỡ như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Mẹ Tê-rê-xa Calcutta thời nay, nhờ được dẫn vào nuôi ăn trong cánh đồng cỏ thiêng liêng nầy nên đã được trở thành những vĩ nhân của nhân loại và những thánh nhân sáng ngời trong Hội Thánh.
Nhân loại hôm nay như đàn chiên đói khát, đói khát lương thực tinh thần cách khẩn thiết, nhưng tiếc thay, còn lắm người chưa chấp nhận bước qua Cánh Cửa Giê-su để được dẫn vào đồng cỏ tốt tươi.
Lạy Chúa Giê-su,
Nhờ Chúa là Cửa đóng lại che chắn nên chúng con được bảo vệ khỏi sự xâm nhập và tàn phá của ác thần;
Nhờ Chúa là Cửa mở ra đồng cỏ xanh, chúng con được nuôi dưỡng sung mãn trong vô vàn ân phúc của Chúa.
Xin cho nhân loại hôm nay biết nhìn nhận Chúa là Cửa, là Thành Trì chở che bảo vệ tâm linh nhân loại và xin cho mọi người nương vào Chúa như Cửa rộng mở vào đồng cỏ thiêng liêng cho muôn người được lớn lên thành người có đạo đức và phẩm chất cao đẹp.
Chúa Giê-su là cửa chuồng chiên
“Tôi là Cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên tôi được sống và sống dồi dào". (Gioan 10, 9-10)
Cửa đóng lại để bảo vệ chở che
Ban đêm hầu như tất cả mọi nhà đều đóng cửa lại. Nhà có cửa đóng then cài chắc chắn thì chủ nhà ngủ mới yên giấc và tài sản trong nhà mới được bảo vệ. Vì thế, khi xây nhà, việc đầu tiên là lắp đặt cửa ngõ thật vững chắc rồi khoá lại kỹ lưỡng để người nhà được yên giấc về đêm và của cải được an toàn.
Nhưng tìm đâu trên đời nầy một thứ cửa đủ vững chắc và kiên cố có thể bảo vệ tâm hồn con người được bình an và giúp cho linh hồn họ được an toàn trước những đợt tấn công ác liệt của ác thần? Cửa nào có thể bảo vệ tâm linh con người khỏi bị công phá bởi vô vàn hung thủ của thế gian?
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su tỏ cho thấy Ngài là thứ Cửa như thế. Ngài nói: “Tôi là Cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu”, tức là được bảo vệ. Ngài là cửa đóng lại để bảo vệ đoàn chiên trong chuồng được an toàn, không bị trộm cướp và ác thú giết hại.
Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại lại có nhiều cạm bẫy của ác thần, nhiều nọc độc của văn hoá sự chết, nhiều cám dỗ tệ hại lôi kéo nhân loại vào vòng sa đoạ như trong thế kỷ hôm nay.
Vô vàn sách báo xấu xa, phim ảnh đồi trụy, tư tưởng độc hại, lối sống thác loạn… được quảng bá khắp nơi trên thế giới, được tung lên mạng lưới điện toán toàn cầu làm sai lệch méo mó lương tâm con người, khiến họ xem tội ác là chuyện bình thường, xem việc phá thai, mẹ giết con là điều chính đáng, xem hôn nhân đồng tính là lẽ tự nhiên, xem việc huỷ hoại đời sống chung thuỷ của vợ chồng là điều đơn giản và cần thiết…
Trước những nguy cơ khủng khiếp như thế đang đe doạ nhân loại trên khắp thế giới, chỉ có một lá chắn vững chắc, một cánh cửa an toàn, một thành trì kiên vững là Chúa Giê-su Chúa. Giáo huấn của Ngài là tấm Cửa che chắn đoàn chiên được an toàn không kẻ thù nào xâm hại được, nếu chiên của Ngài biết đón nhận giáo huấn của Ngài.
Cửa mở ra để dẫn đưa vào đồng cỏ thiêng liêng
Không chỉ đóng lại để bảo vệ chở che, Cửa Giê-su còn mở ra để mở lối cho nhân loại tiến vào đồng cỏ thiêng liêng.
Các vị đại thánh trong Giáo Hội như Phanxicô Át-xi-di, Phanxicô Xaviê, Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su của những thế kỷ trước hay những nhân vật tầm cỡ như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Mẹ Tê-rê-xa Calcutta thời nay, nhờ được dẫn vào nuôi ăn trong cánh đồng cỏ thiêng liêng nầy nên đã được trở thành những vĩ nhân của nhân loại và những thánh nhân sáng ngời trong Hội Thánh.
Nhân loại hôm nay như đàn chiên đói khát, đói khát lương thực tinh thần cách khẩn thiết, nhưng tiếc thay, còn lắm người chưa chấp nhận bước qua Cánh Cửa Giê-su để được dẫn vào đồng cỏ tốt tươi.
Lạy Chúa Giê-su,
Nhờ Chúa là Cửa đóng lại che chắn nên chúng con được bảo vệ khỏi sự xâm nhập và tàn phá của ác thần;
Nhờ Chúa là Cửa mở ra đồng cỏ xanh, chúng con được nuôi dưỡng sung mãn trong vô vàn ân phúc của Chúa.
Xin cho nhân loại hôm nay biết nhìn nhận Chúa là Cửa, là Thành Trì chở che bảo vệ tâm linh nhân loại và xin cho mọi người nương vào Chúa như Cửa rộng mở vào đồng cỏ thiêng liêng cho muôn người được lớn lên thành người có đạo đức và phẩm chất cao đẹp.
Mục tử tốt lành
Pm. Cao Huy Hoàng
10:47 11/04/2008
Chúa Nhật 4 Phục Sinh
MỤC TỬ TỐT LÀNH
Chúa Giêsu nói “Ta là mục tử tốt lành” (Ga 10,11a)
Sau những thăng trầm ly loạn kể từ 1975, năm 2000 tôi gặp lại người bạn chí thân của tôi thời trung học Chủng viện Truyền Giáo Lâm Bích do Đức Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận sáng lập, nay đã làm Linh mục: Lm Phanxico Xavie Trịnh Hữu Hưởng, tôi hỏi Cha: “Cuộc đời Linh Mục có vất vả lắm không ?” Cha trả lời: “Có, thật vất vả, nếu nghĩ tới mấy từ “mục tử tốt lành”. Chỉ có Chúa Giêsu mới nói được câu ấy. Mình không hề dám nói như vậy đâu, nhưng đó là lý tưởng mà cả đời mình nhắm tới”
Tôi về khoe với anh em tôi - những anh em đã làm linh mục cũng như đã lập gia đình trong gia đình Lâm Bích - câu nói của Cha Hưởng. Và anh em tôi có dịp chia sẻ cho nhau một chút hãnh diện về những linh mục xuất thân từ Chủng Viện Truyền Giáo Lâm Bích, hãnh diện về tôn chỉ mục đích của Đức Hồng Y PX đề ra, hãnh diện về đường hướng đào tạo của ban Giám Đốc Chủng Viện, hãnh diện về đời sống linh mục của anh em Lâm Bích... vì chỉ có 200 chủng sinh được đào tạo trong thời gian 1970-1975, mà đã hơn 50 chủng sinh lãnh nhận tác vụ Linh Mục, và đang làm việc khắp năm châu bốn biển. Ấy vậy mới có câu hát: “Anh em con đi, đi khắp năm châu, với tinh thần Lâm Bích”. Vâng, tinh thần Lâm Bích là ở bất cứ nơi đâu, anh em tôi cũng dẹp bỏ mọi mặc cảm về danh xưng “tu muộn”, về thời gian đào tạo, về trình độ học vấn, về những sự thua kém khác dưới cái nhìn của những anh em Linh Mục chính qui từ tiểu chủng viện, và nhắm tới ý hướng “mục tử tốt lành” để việc truyền giáo mang lại kết quả.
Chúa Giêsu nên mẫu gương “mục tử tốt lành” cho các linh mục, và để nên mẫu gương ấy, Ngài là Thiên Chúa Ngôi con làm người mà cũng đã vất vả biết chừng nào, huống chi là những con người được trao tác vụ Linh Mục. Không tự dưng mà một con người có thể “tốt”, và có thể “lành” trong cuộc đời, vì ai cũng được mẹ “mang thai trong tội” từ cái tội bẩm sinh của tổ tông, còn Chúa Giêsu thì hoàn toàn như chúng ta “ngoại trừ tội lỗi”. Cái tốt, cái lành của Thiên Chúa đã là bản chất nội tại nơi Chúa Giêsu; còn cái tốt lành của một linh mục là phải liên lỉ loại trừ những nghiêng chiều mang tính bản chất của con người ra khỏi cuộc sống mình -làm sao không vất vả được. Một cuộc đấu tranh liên lỉ nếu có ý hướng nên mục tử tốt lành. Mà phải đấu tranh liên lỉ, vì phải nên mục tử tốt lành. Là giáo dân, nếu hiểu được điều trăn trở nơi các linh mục là nên giống Chúa Giêsu Mục Tử Tốt Lành, chắc chắn phải rất thông cảm, yêu mến các linh mục của mình, và luôn cầu nguyện cho các Ngài để các Ngài có đủ lòng yêu mến sứ vụ thánh thiêng, và đủ sức chiến đấu trước mọi lôi cuốn nghiêng chiều về một đời sống tha hóa. Điều đáng tiếc trong Giáo dân là việc cầu nguyện cho các Linh Mục thì ít, mà đòi các linh mục cầu nguyện cho mình thì nhiều; lo cho các linh mục đầy đủ phần vật chất để tranh thủ sự ưu ái cho mình thì nhiều, mà giúp các Ngài nên thánh thiện, nên tốt lành thì ít. Quả thật, đời sống các linh mục thật đáng thương vì họ phải là người nên “tốt lành trước tiên” bằng một đời sống kết hiệp cả đời với sự thương khó Chúa Giêsu, thầy dạy các mục tử, thầy chí thánh. Vì thế việc cầu nguyện cho các linh mục trở nên khẩn thiết biết bao, nhất là vào thời điểm nầy, xã hội này- thời điểm xã hội mà người ta biết rõ “đánh kẻ chăn thì đoàn chiên tan tác”. Và nếu không cảnh giác, thì vô tình chúng ta lại tiếp tay cho những kẻ muốn “mục tử không còn tốt lành nữa” để không còn giá trị mục tử nữa và không có kết quả mà Chúa Giêsu mục tử tốt lành mong muốn.
“Mục tử tốt lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11b). Người mục tử tốt lành yêu thương đàn chiên vì phần lợi cho đàn chiên, không yêu thương đàn chiên vì phần lợi cho mình. Phải nói thế, vì giữa cái trào lưu vật chất nầy, sự cuốn hút của hưởng thụ không loại trừ bất cứ một ai. Không vin vào lý do cần có điều kiện phương tiện để làm việc và phục vụ để rồi lệ thuộc điều kiện đến nỗi khi không có đủ điều kiện thì không thể phục vụ tốt. Điều kiện và phương tiện của mục tử tốt lành là lòng yêu mến đàn chiên-yêu mến đến say mê như một nghệ sĩ. Ai làm công tác nghệ thuật đều có thể có cái kinh nghiệm quí giá nầy là: lắng nghe tiếng lòng thổn thức trước khi thực hiện một tác phẩm, và nhìn tận mắt tiếng lòng ấy trải ra trên tác phẩm của mình. Nghệ thuật phát xuất từ tấm lòng và tấm lòng làm nên nghệ thuật. Tôi vẫn luôn xác tín rằng Chúa Giêsu là một nghệ sĩ vĩ đại trong cuộc đời mục tử của Ngài, một nghệ sĩ nên vĩ đại vì trong Ngài và thể hiện nơi Ngài những căn tính đặc biệt mà các nghệ sĩ khát có khi cả đời không đạt được. Căn tính ấy chính là Tình Yêu không chút vụ lợi. Một tình yêu cho đi không màng danh tiếng cho mình, nhưng cho danh Cha trên trời cả sáng, không màng đáp trả cho mình, nhưng màng đến việc đáp trả cho Thiên Chúa, thu hồi về cho Chúa Cha những linh hồn quí giá. Càng yêu thương đàn chiên, và càng mất đi chính mình vì đàn chiên, giá trị siêu nhiên của một mục tử càng tăng dần theo năm tháng, cho đến mãn đời, và cho đến muôn đời. Những suy tư này không còn là mục thần học phải học của các linh mục nữa, mà hiện thời, đang là những khát khao rất thời sự của đàn chiên, của giáo dân ở khắp nơi, mà nhất là nơi các giáo xứ vùng quê Việt nam. Có lần tôi đến thăm một giáo xứ miền núi nghèo lắm, GX. Triệu Phong ở Phan rang- Cha sở là một linh mục chủng viện Lâm Bích đã từng lăn lộn giữa đời nhiều năm trong nhiều cảnh sống trước khi làm linh mục- và được mấy ông già cho biết “Cha Vianey thương giáo dân lắm, cái gì cũng lo cho giáo xứ, giáo dân, còn Cha chẳng có gì cả. Cứ nhìn cái nhà của Cha thì biết”. Còn mấy Bà Mẹ Công giáo thì nói: “Cha nhân đức lắm, đơn sơ, nghèo hèn, khiêm tốn”. Các Huynh trưởng thiếu nhi dành phần hơn: “Cha thương thiếu nhi nhất”. Vào nhà xứ, một tấm ảnh Cha Thánh Vianey thật lớn đập vào mắt tôi. Ngài nói với tôi “Mẫu gương của Chúa Giêsu Linh mục cho mình đó, Hoàng à”. Vâng, vì lợi ích cho các linh hồn, còn có biết bao linh mục đã trải lòng yêu thương của mình ra để giáo dân được sống, được bình an, và mối dây tình thân của mục tử tốt lành với đàn chiên ngoan ngày càng thêm bền chặt. Linh mục trở thành cửa công chính cho giáo dân tiến vào bên trong sự công chính của Thiên Chúa, trở thành cửa chuồng chiên, để qua các Ngài, giáo dân tiến vào bên trong sự hiệp nhất thánh thiện với nhau và với Thiên Chúa.
“Tôi là cửa cho chiên ra vào” (Ga 10,7). Chúa Giêsu mục tử tốt lành vì yêu thương các linh hồn Ngài là Cửa chuồng chiên để qua Ngài chúng ta tiến thẳng vào tình yêu Thiên Chúa như Ngài đã nói: “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. Đây là sứ vụ của Chúa Giêsu Mục tử. Thiết tưởng đây không phải là niềm kiêu hãnh vô bổ của các linh mục, nhưng là một vinh dự của thiên chức gắn liền với trách nhiệm vô cùng lớn lao là trở nên một alter Christus, trở nên một cửa chuồng chiên mới thật an tâm cho giáo dân tiến vào với Thiên Chúa. Các ngài không chỉ tiếp nối vai trò trung gian cứu thế của Chúa Giêsu trên trần gian nầy, mà có thể nói, các ngài là trung gian thật của muôn ơn cứu chuộc khi chúng ta nhìn nhận Chúa Giêsu đang thật sự hoạt động trong các Ngài. Điều quan trọng và phải khấn xin là xin cho các ngài đồng ý để cho Chúa Giêsu sống và làm việc trong các ngài bằng sự khiêm tốn từ bỏ hoàn toàn bản chất con người và mặc lấy thần tính của Chúa Giêsu trong cuộc đời. Thật đáng quí và cũng thật khó khăn vất vả, nếu không tiếp nhận nguồn ơn nhiệm mầu của Chúa.
Chúng ta vui mừng tạ ơn Chúa, tạ ơn Giáo Hội đã dành thánh lễ Chúa Nhật 4 Phục sinh để cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu Linh mục, cầu nguyện cho các linh mục, nhắc nhớ cho các linh mục sứ vụ cao cả của mình và bổn phận trở nên giống Chúa Giêsu Mục tử tốt lành, nhắc nhớ cho giáo dân bổn phận yêu mến các linh mục đúng cách là phải cảm thông với cuộc chiến đấu liên lỉ của các Ngài, phải thực sự hy sinh cầu nguyện cho các Ngài nên thánh, phải cộng tác với các Ngài cách tích cực, vô vụ lợi, và nhất là phải có trách nhiệm bảo vệ gìn giữ các Ngài thoát khỏi những mưu toan thế gian làm tục hóa thiên chức cao quí thánh thiện của Chúa Giêsu Mục Tử Tốt Lành đã trao ban như quà tặng đặc biệt chỉ riêng cho những người Chúa muốn.
Nguyện xin Chúa Giêsu Linh Mục ban muôn hồng ân cho các linh mục của Chúa và của chúng con, để các Ngài trở nên hiện thân sống động của Chúa Giêsu Mục Tử Tốt Lành, không chỉ khi cử hành hiến lễ tạ ơn mà cả trong đời sống thường ngày, mọi lúc và mọi nơi, và để qua các Ngài, chúng con tiến vào bên trong sự hiệp nhất thánh thiện với nhau và với Thiên Chúa. A men.
MỤC TỬ TỐT LÀNH
Chúa Giêsu nói “Ta là mục tử tốt lành” (Ga 10,11a)
Sau những thăng trầm ly loạn kể từ 1975, năm 2000 tôi gặp lại người bạn chí thân của tôi thời trung học Chủng viện Truyền Giáo Lâm Bích do Đức Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận sáng lập, nay đã làm Linh mục: Lm Phanxico Xavie Trịnh Hữu Hưởng, tôi hỏi Cha: “Cuộc đời Linh Mục có vất vả lắm không ?” Cha trả lời: “Có, thật vất vả, nếu nghĩ tới mấy từ “mục tử tốt lành”. Chỉ có Chúa Giêsu mới nói được câu ấy. Mình không hề dám nói như vậy đâu, nhưng đó là lý tưởng mà cả đời mình nhắm tới”
Tôi về khoe với anh em tôi - những anh em đã làm linh mục cũng như đã lập gia đình trong gia đình Lâm Bích - câu nói của Cha Hưởng. Và anh em tôi có dịp chia sẻ cho nhau một chút hãnh diện về những linh mục xuất thân từ Chủng Viện Truyền Giáo Lâm Bích, hãnh diện về tôn chỉ mục đích của Đức Hồng Y PX đề ra, hãnh diện về đường hướng đào tạo của ban Giám Đốc Chủng Viện, hãnh diện về đời sống linh mục của anh em Lâm Bích... vì chỉ có 200 chủng sinh được đào tạo trong thời gian 1970-1975, mà đã hơn 50 chủng sinh lãnh nhận tác vụ Linh Mục, và đang làm việc khắp năm châu bốn biển. Ấy vậy mới có câu hát: “Anh em con đi, đi khắp năm châu, với tinh thần Lâm Bích”. Vâng, tinh thần Lâm Bích là ở bất cứ nơi đâu, anh em tôi cũng dẹp bỏ mọi mặc cảm về danh xưng “tu muộn”, về thời gian đào tạo, về trình độ học vấn, về những sự thua kém khác dưới cái nhìn của những anh em Linh Mục chính qui từ tiểu chủng viện, và nhắm tới ý hướng “mục tử tốt lành” để việc truyền giáo mang lại kết quả.
Chúa Giêsu nên mẫu gương “mục tử tốt lành” cho các linh mục, và để nên mẫu gương ấy, Ngài là Thiên Chúa Ngôi con làm người mà cũng đã vất vả biết chừng nào, huống chi là những con người được trao tác vụ Linh Mục. Không tự dưng mà một con người có thể “tốt”, và có thể “lành” trong cuộc đời, vì ai cũng được mẹ “mang thai trong tội” từ cái tội bẩm sinh của tổ tông, còn Chúa Giêsu thì hoàn toàn như chúng ta “ngoại trừ tội lỗi”. Cái tốt, cái lành của Thiên Chúa đã là bản chất nội tại nơi Chúa Giêsu; còn cái tốt lành của một linh mục là phải liên lỉ loại trừ những nghiêng chiều mang tính bản chất của con người ra khỏi cuộc sống mình -làm sao không vất vả được. Một cuộc đấu tranh liên lỉ nếu có ý hướng nên mục tử tốt lành. Mà phải đấu tranh liên lỉ, vì phải nên mục tử tốt lành. Là giáo dân, nếu hiểu được điều trăn trở nơi các linh mục là nên giống Chúa Giêsu Mục Tử Tốt Lành, chắc chắn phải rất thông cảm, yêu mến các linh mục của mình, và luôn cầu nguyện cho các Ngài để các Ngài có đủ lòng yêu mến sứ vụ thánh thiêng, và đủ sức chiến đấu trước mọi lôi cuốn nghiêng chiều về một đời sống tha hóa. Điều đáng tiếc trong Giáo dân là việc cầu nguyện cho các Linh Mục thì ít, mà đòi các linh mục cầu nguyện cho mình thì nhiều; lo cho các linh mục đầy đủ phần vật chất để tranh thủ sự ưu ái cho mình thì nhiều, mà giúp các Ngài nên thánh thiện, nên tốt lành thì ít. Quả thật, đời sống các linh mục thật đáng thương vì họ phải là người nên “tốt lành trước tiên” bằng một đời sống kết hiệp cả đời với sự thương khó Chúa Giêsu, thầy dạy các mục tử, thầy chí thánh. Vì thế việc cầu nguyện cho các linh mục trở nên khẩn thiết biết bao, nhất là vào thời điểm nầy, xã hội này- thời điểm xã hội mà người ta biết rõ “đánh kẻ chăn thì đoàn chiên tan tác”. Và nếu không cảnh giác, thì vô tình chúng ta lại tiếp tay cho những kẻ muốn “mục tử không còn tốt lành nữa” để không còn giá trị mục tử nữa và không có kết quả mà Chúa Giêsu mục tử tốt lành mong muốn.
“Mục tử tốt lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11b). Người mục tử tốt lành yêu thương đàn chiên vì phần lợi cho đàn chiên, không yêu thương đàn chiên vì phần lợi cho mình. Phải nói thế, vì giữa cái trào lưu vật chất nầy, sự cuốn hút của hưởng thụ không loại trừ bất cứ một ai. Không vin vào lý do cần có điều kiện phương tiện để làm việc và phục vụ để rồi lệ thuộc điều kiện đến nỗi khi không có đủ điều kiện thì không thể phục vụ tốt. Điều kiện và phương tiện của mục tử tốt lành là lòng yêu mến đàn chiên-yêu mến đến say mê như một nghệ sĩ. Ai làm công tác nghệ thuật đều có thể có cái kinh nghiệm quí giá nầy là: lắng nghe tiếng lòng thổn thức trước khi thực hiện một tác phẩm, và nhìn tận mắt tiếng lòng ấy trải ra trên tác phẩm của mình. Nghệ thuật phát xuất từ tấm lòng và tấm lòng làm nên nghệ thuật. Tôi vẫn luôn xác tín rằng Chúa Giêsu là một nghệ sĩ vĩ đại trong cuộc đời mục tử của Ngài, một nghệ sĩ nên vĩ đại vì trong Ngài và thể hiện nơi Ngài những căn tính đặc biệt mà các nghệ sĩ khát có khi cả đời không đạt được. Căn tính ấy chính là Tình Yêu không chút vụ lợi. Một tình yêu cho đi không màng danh tiếng cho mình, nhưng cho danh Cha trên trời cả sáng, không màng đáp trả cho mình, nhưng màng đến việc đáp trả cho Thiên Chúa, thu hồi về cho Chúa Cha những linh hồn quí giá. Càng yêu thương đàn chiên, và càng mất đi chính mình vì đàn chiên, giá trị siêu nhiên của một mục tử càng tăng dần theo năm tháng, cho đến mãn đời, và cho đến muôn đời. Những suy tư này không còn là mục thần học phải học của các linh mục nữa, mà hiện thời, đang là những khát khao rất thời sự của đàn chiên, của giáo dân ở khắp nơi, mà nhất là nơi các giáo xứ vùng quê Việt nam. Có lần tôi đến thăm một giáo xứ miền núi nghèo lắm, GX. Triệu Phong ở Phan rang- Cha sở là một linh mục chủng viện Lâm Bích đã từng lăn lộn giữa đời nhiều năm trong nhiều cảnh sống trước khi làm linh mục- và được mấy ông già cho biết “Cha Vianey thương giáo dân lắm, cái gì cũng lo cho giáo xứ, giáo dân, còn Cha chẳng có gì cả. Cứ nhìn cái nhà của Cha thì biết”. Còn mấy Bà Mẹ Công giáo thì nói: “Cha nhân đức lắm, đơn sơ, nghèo hèn, khiêm tốn”. Các Huynh trưởng thiếu nhi dành phần hơn: “Cha thương thiếu nhi nhất”. Vào nhà xứ, một tấm ảnh Cha Thánh Vianey thật lớn đập vào mắt tôi. Ngài nói với tôi “Mẫu gương của Chúa Giêsu Linh mục cho mình đó, Hoàng à”. Vâng, vì lợi ích cho các linh hồn, còn có biết bao linh mục đã trải lòng yêu thương của mình ra để giáo dân được sống, được bình an, và mối dây tình thân của mục tử tốt lành với đàn chiên ngoan ngày càng thêm bền chặt. Linh mục trở thành cửa công chính cho giáo dân tiến vào bên trong sự công chính của Thiên Chúa, trở thành cửa chuồng chiên, để qua các Ngài, giáo dân tiến vào bên trong sự hiệp nhất thánh thiện với nhau và với Thiên Chúa.
“Tôi là cửa cho chiên ra vào” (Ga 10,7). Chúa Giêsu mục tử tốt lành vì yêu thương các linh hồn Ngài là Cửa chuồng chiên để qua Ngài chúng ta tiến thẳng vào tình yêu Thiên Chúa như Ngài đã nói: “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. Đây là sứ vụ của Chúa Giêsu Mục tử. Thiết tưởng đây không phải là niềm kiêu hãnh vô bổ của các linh mục, nhưng là một vinh dự của thiên chức gắn liền với trách nhiệm vô cùng lớn lao là trở nên một alter Christus, trở nên một cửa chuồng chiên mới thật an tâm cho giáo dân tiến vào với Thiên Chúa. Các ngài không chỉ tiếp nối vai trò trung gian cứu thế của Chúa Giêsu trên trần gian nầy, mà có thể nói, các ngài là trung gian thật của muôn ơn cứu chuộc khi chúng ta nhìn nhận Chúa Giêsu đang thật sự hoạt động trong các Ngài. Điều quan trọng và phải khấn xin là xin cho các ngài đồng ý để cho Chúa Giêsu sống và làm việc trong các ngài bằng sự khiêm tốn từ bỏ hoàn toàn bản chất con người và mặc lấy thần tính của Chúa Giêsu trong cuộc đời. Thật đáng quí và cũng thật khó khăn vất vả, nếu không tiếp nhận nguồn ơn nhiệm mầu của Chúa.
Chúng ta vui mừng tạ ơn Chúa, tạ ơn Giáo Hội đã dành thánh lễ Chúa Nhật 4 Phục sinh để cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu Linh mục, cầu nguyện cho các linh mục, nhắc nhớ cho các linh mục sứ vụ cao cả của mình và bổn phận trở nên giống Chúa Giêsu Mục tử tốt lành, nhắc nhớ cho giáo dân bổn phận yêu mến các linh mục đúng cách là phải cảm thông với cuộc chiến đấu liên lỉ của các Ngài, phải thực sự hy sinh cầu nguyện cho các Ngài nên thánh, phải cộng tác với các Ngài cách tích cực, vô vụ lợi, và nhất là phải có trách nhiệm bảo vệ gìn giữ các Ngài thoát khỏi những mưu toan thế gian làm tục hóa thiên chức cao quí thánh thiện của Chúa Giêsu Mục Tử Tốt Lành đã trao ban như quà tặng đặc biệt chỉ riêng cho những người Chúa muốn.
Nguyện xin Chúa Giêsu Linh Mục ban muôn hồng ân cho các linh mục của Chúa và của chúng con, để các Ngài trở nên hiện thân sống động của Chúa Giêsu Mục Tử Tốt Lành, không chỉ khi cử hành hiến lễ tạ ơn mà cả trong đời sống thường ngày, mọi lúc và mọi nơi, và để qua các Ngài, chúng con tiến vào bên trong sự hiệp nhất thánh thiện với nhau và với Thiên Chúa. A men.
Những mục tử đời thường
LM ĐaMinh Đặng Văn Cầu
11:15 11/04/2008
NHỮNG MỤC TỬ ĐỜI THƯỜNG
Cách đây vài tuần, một bạn trẻ Công giáo đến nói với tôi: Thưa Cha, khi con hát bài “Chúa là Mục tử Người dẫn lối chỉ đường cho con đi...”, có mấy bạn không công giáo ở cùng phòng với con thắc mắc: Chúa là Mục Tử nhân lành ở chỗ nào? Đâu là đồng cỏ, là suối mát cho bạn được an nghỉ thảnh thơi? Nhiều người Công giáo, “con chiên” của Chúa, vẫn đói, vẫn nghèo, vẫn rách, “chạy bữa sáng mất bữa tối”, họ đâu có được sung sướng no thỏa? Hay như chính bản thân bạn, cơm áo gạo tiền của bạn là do cha mẹ bạn cung cấp chứ có do Chúa chiếc gì ban cho đâu?
Đúng là thời @, thời di động, thời thực dụng, thời giá cả leo thang có khác, người ta chỉ nghĩ tới cơm-áo-gạo-tiền mà ít nghĩ đến những yếu tố cao hơn, quý hơn, cần hơn, có thể đem lại hạnh phúc hơn những thứ đó.
Tôi trả lời bằng cách kể cho bạn đó nghe một câu chuyện tại thành phố quê tôi:
Có hai vợ chồng nọ là cán bộ về hưu, cả hai là người Công giáo đã đóng góp tuổi thanh xuân của mình nơi chiến trường rồi sau đó về làm cán bộ tại địa phương: Chồng làm kế toán, vợ làm cán bộ phụ nữ phường. Lấy nhau muộn nhưng họ cũng có được một hoàng tử và một công chúa (Họ vẫn gọi chúng như thế). Họ được phân một căn phòng tại một căn hộ tập thể. Gia cảnh nghèo với những bữa cơm đạm bạc nhưng trong nhà không thiếu những tiếng cười của cả trẻ con lẫn người lớn. Đến bữa cơm, những người bên cạnh thường nghe chị vợ mời anh chồng: “Anh ăn miếng đùi gà này đi” hoặc “các con ăn miếng cá thu này nhé”. Anh chồng mời lại: “Thì em cũng phải ăn đi cho nóng chứ”. Những người hàng xóm bảo nhau: Nhà ấy nghèo mà ăn sang thật, ngày nào cũng thịt với cá.
Một hôm những đứa con của họ sang hàng xóm chơi, họ hỏi chúng: Hôm nay nhà cháu ăn cơm với gì? Chúng đáp: Nhà cháu ăn cơm với rau muống, tương bần và cá khô. Họ lại hỏi chúng: Các bác vừa thấy bố mẹ các cháu và các cháu mời nhau ăn thịt, ăn cá cơ mà? Chúng đáp: Đó là bố mẹ cháu và chúng cháu muốn động viên nhau ăn cho ngon miệng nên đã nghĩ ra trò chơi đó. Mẹ cháu gắp một miếng rau hay miếng cá khô cho bố cháu và nghĩ ra một món ăn nào đó thật ngon để mời bố cháu hay chúng cháu. Thế là mọi người cứ ăn miếng rau đó và tưởng tượng ra những thức ăn khác nên rất ngon miệng.Họ mới vỡ lẽ: À ra thế. Chả bù cho nhà các bác, thức ăn ngon mà cứ mạnh ai người nấy ăn chứ chẳng ai mời ai bao giờ.
Vừa lúc đó có một vật gì bay qua chỗ hai đứa bé và rơi ra hành lang. Thì ra đó là chiếc bánh Chô-cô-pie của mấy đứa trẻ nhà giàu. Sau khi đã ăn chán chê, chúng cãi nhau rồi dùng những chiếc bánh đó để ném nhau. Một lúc sau, hai đứa bé xin phép ra về. Ra tới hành lang, đứa anh thò tay ra ngoài ban công, cố gắng với lấy cái bánh của những đúa con nhà giàu vừa vứt đi. Nó lau sạch rồi đưa cho em nó. Đứa em không chịu: Công anh nhặt lên, anh phải ăn chứ. Đứa anh đáp: Em ăn đi, anh ăn rồi, thỉnh thoảng đi học bọn bạn anh vẫn cho anh mà. Đứa em vẫn không chịu: Vậy thì anh phải ăn với em một nữa. Nói rồi nó bẻ chiếc bánh làm đôi đưa cho anh nó một nửa và hai đứa cùng ăn trong tiếng cười vui vẻ.
Nhìn thấy cảnh này, mấy người hàng xóm rất cảm động. Một người trong bọn họ nói: Tôi sẵn sàng đổi cả cái nhà ba tầng cùng với tiền tỷ để có được hai đứa con như hai đứa trẻ này.
Tôi nói với bạn trẻ: Bạn thấy đấy, tiền bạc bạn có thể làm ra nhưng có những cái bạn không thể làm ra và cũng không thể dùng tiền bạc để mua hay đánh đổi được.
Chúa không trực tiếp đưa cho bạn cơm áo gạo tiền nhưng Chúa ban cho chúng ta cả vũ trụ này với nhứng tài nguyên phong phú, tiền rừng bạc bể. Nhìn vào vũ trụ này bạn có thể thấy Chúa quả là vị Mục Tử nhân lành, tài tình và chu đáo.
Cái bạn có thể làm được, sản xuất ra được như cơm áo gạo tiền thì Chúa không làm thay bạn nhưng Chúa trợ giúp bạn vì bạn là con người có lý trí và tự do chứ không phải là con vật. Nhưng có những cái bạn không thể sản xuất ra được, thí dụ “không khí”, thì Chúa cho bạn và bạn có thể thở thoái mái mà không mất tiền.
Chúa ban cho bạn có cha mẹ, anh em, bạn bè để bạn yêu và được yêu. Ngài thông ban cho bạn và cho mọi người tình yêu của Ngài nên trong mỗi người luôn có khát vọng yêu và được yêu.
Chúa qua cha mẹ và những người thân của bạn để hướng dẫn săn sóc bạn.
Nếu Chúa trực tiếp ban cho bạn tất cả mọi thứ mà không qua cha mẹ và người thân của bạn thì thử hỏi mối quan hệ của bạn với họ sẽ ra sao?
Nhưng trên những thứ đó, Chúa còn ban cho bạn, tôi và mọi người một vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng dầy An Sủng và Chân Lý, Đấng hy sinh chính mạng sống để tôi, bạn và cho mọi người được sống dồi dào phong phú trong An Sủng và Lời của Ngài. Đó cũng chính là điều mà tác giả Thánh Vịnh 22, TV mà bạn vẫn hát, đã cảm nghiệm và tiên báo.
Đồng cỏ xanh và suối mát là Tình Yêu, Ơn Thánh và Lời Chúa
Đồng cỏ xanh tươi và dòng suối mát ở ngay trong tâm hồn bạn, nơi gia đình, bố mẹ và bạn bè của bạn.
Đồng cỏ xanh và dòng suối mát ở ngay chunh quanh bạn, trong thiên nhiên, trong môi trường mà bạn tiếp xúc.
Gia đình hạnh phúc mà tôi kể trên đây đã nhận ra điều đó. Họ biết họ không thể sống mà không có Tình Yêu, không có Chúa ở với họ và trong họ.
Họ chiêm ngưỡng và cảm nghiệm tình yêu của Vị Mục Tử Nhân Lành để đến lượt họ, họ cũng hy sinh cho người khác giống như Ngài.
Đấng Mục Tử nhân lành “biết” các chiên của mình và các chiên cũng “biết” mục tử của mình thì họ cũng vậy, họ biết nhau, biết Chúa hiện diện trong nhau, biết nhu cầu của nhau, biết những điểm mạnh điểm yếu của nhau để chia sẻ và giúp nhau thăng tiến.
Mỗi ngày Chúa Nhật, mỗi buổi tối, họ đến kín múc Tình Yêu và sức sống nơi Ngài qua việc cầu nguyện và lắng nghe Lời Ngài để trải rộng Tình Yêu và sức sống đó cho nhau, để tắm mát trong dòng sông Yêu Thương, để nuôi dưỡng nhau bằng chính Tình Yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể và như vậy họ chính là NHỮNG MỤC TỬ ĐỜI THƯỜNG, hình ảnh của Đấng Mục Tử Nhân Lành.
Tôi và bạn, chúng ta đều được mời gọi trở nên những người mục tử đó để rồi từ cái căn bản, cái môi trường yêu thương đó sẽ có những người dấn thân mạnh hơn, sâu hơn, xa hơn trong ơn gọi tận hiến.
Cách đây vài tuần, một bạn trẻ Công giáo đến nói với tôi: Thưa Cha, khi con hát bài “Chúa là Mục tử Người dẫn lối chỉ đường cho con đi...”, có mấy bạn không công giáo ở cùng phòng với con thắc mắc: Chúa là Mục Tử nhân lành ở chỗ nào? Đâu là đồng cỏ, là suối mát cho bạn được an nghỉ thảnh thơi? Nhiều người Công giáo, “con chiên” của Chúa, vẫn đói, vẫn nghèo, vẫn rách, “chạy bữa sáng mất bữa tối”, họ đâu có được sung sướng no thỏa? Hay như chính bản thân bạn, cơm áo gạo tiền của bạn là do cha mẹ bạn cung cấp chứ có do Chúa chiếc gì ban cho đâu?
Đúng là thời @, thời di động, thời thực dụng, thời giá cả leo thang có khác, người ta chỉ nghĩ tới cơm-áo-gạo-tiền mà ít nghĩ đến những yếu tố cao hơn, quý hơn, cần hơn, có thể đem lại hạnh phúc hơn những thứ đó.
Tôi trả lời bằng cách kể cho bạn đó nghe một câu chuyện tại thành phố quê tôi:
Có hai vợ chồng nọ là cán bộ về hưu, cả hai là người Công giáo đã đóng góp tuổi thanh xuân của mình nơi chiến trường rồi sau đó về làm cán bộ tại địa phương: Chồng làm kế toán, vợ làm cán bộ phụ nữ phường. Lấy nhau muộn nhưng họ cũng có được một hoàng tử và một công chúa (Họ vẫn gọi chúng như thế). Họ được phân một căn phòng tại một căn hộ tập thể. Gia cảnh nghèo với những bữa cơm đạm bạc nhưng trong nhà không thiếu những tiếng cười của cả trẻ con lẫn người lớn. Đến bữa cơm, những người bên cạnh thường nghe chị vợ mời anh chồng: “Anh ăn miếng đùi gà này đi” hoặc “các con ăn miếng cá thu này nhé”. Anh chồng mời lại: “Thì em cũng phải ăn đi cho nóng chứ”. Những người hàng xóm bảo nhau: Nhà ấy nghèo mà ăn sang thật, ngày nào cũng thịt với cá.
Một hôm những đứa con của họ sang hàng xóm chơi, họ hỏi chúng: Hôm nay nhà cháu ăn cơm với gì? Chúng đáp: Nhà cháu ăn cơm với rau muống, tương bần và cá khô. Họ lại hỏi chúng: Các bác vừa thấy bố mẹ các cháu và các cháu mời nhau ăn thịt, ăn cá cơ mà? Chúng đáp: Đó là bố mẹ cháu và chúng cháu muốn động viên nhau ăn cho ngon miệng nên đã nghĩ ra trò chơi đó. Mẹ cháu gắp một miếng rau hay miếng cá khô cho bố cháu và nghĩ ra một món ăn nào đó thật ngon để mời bố cháu hay chúng cháu. Thế là mọi người cứ ăn miếng rau đó và tưởng tượng ra những thức ăn khác nên rất ngon miệng.Họ mới vỡ lẽ: À ra thế. Chả bù cho nhà các bác, thức ăn ngon mà cứ mạnh ai người nấy ăn chứ chẳng ai mời ai bao giờ.
Vừa lúc đó có một vật gì bay qua chỗ hai đứa bé và rơi ra hành lang. Thì ra đó là chiếc bánh Chô-cô-pie của mấy đứa trẻ nhà giàu. Sau khi đã ăn chán chê, chúng cãi nhau rồi dùng những chiếc bánh đó để ném nhau. Một lúc sau, hai đứa bé xin phép ra về. Ra tới hành lang, đứa anh thò tay ra ngoài ban công, cố gắng với lấy cái bánh của những đúa con nhà giàu vừa vứt đi. Nó lau sạch rồi đưa cho em nó. Đứa em không chịu: Công anh nhặt lên, anh phải ăn chứ. Đứa anh đáp: Em ăn đi, anh ăn rồi, thỉnh thoảng đi học bọn bạn anh vẫn cho anh mà. Đứa em vẫn không chịu: Vậy thì anh phải ăn với em một nữa. Nói rồi nó bẻ chiếc bánh làm đôi đưa cho anh nó một nửa và hai đứa cùng ăn trong tiếng cười vui vẻ.
Nhìn thấy cảnh này, mấy người hàng xóm rất cảm động. Một người trong bọn họ nói: Tôi sẵn sàng đổi cả cái nhà ba tầng cùng với tiền tỷ để có được hai đứa con như hai đứa trẻ này.
Tôi nói với bạn trẻ: Bạn thấy đấy, tiền bạc bạn có thể làm ra nhưng có những cái bạn không thể làm ra và cũng không thể dùng tiền bạc để mua hay đánh đổi được.
Chúa không trực tiếp đưa cho bạn cơm áo gạo tiền nhưng Chúa ban cho chúng ta cả vũ trụ này với nhứng tài nguyên phong phú, tiền rừng bạc bể. Nhìn vào vũ trụ này bạn có thể thấy Chúa quả là vị Mục Tử nhân lành, tài tình và chu đáo.
Cái bạn có thể làm được, sản xuất ra được như cơm áo gạo tiền thì Chúa không làm thay bạn nhưng Chúa trợ giúp bạn vì bạn là con người có lý trí và tự do chứ không phải là con vật. Nhưng có những cái bạn không thể sản xuất ra được, thí dụ “không khí”, thì Chúa cho bạn và bạn có thể thở thoái mái mà không mất tiền.
Chúa ban cho bạn có cha mẹ, anh em, bạn bè để bạn yêu và được yêu. Ngài thông ban cho bạn và cho mọi người tình yêu của Ngài nên trong mỗi người luôn có khát vọng yêu và được yêu.
Chúa qua cha mẹ và những người thân của bạn để hướng dẫn săn sóc bạn.
Nếu Chúa trực tiếp ban cho bạn tất cả mọi thứ mà không qua cha mẹ và người thân của bạn thì thử hỏi mối quan hệ của bạn với họ sẽ ra sao?
Nhưng trên những thứ đó, Chúa còn ban cho bạn, tôi và mọi người một vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng dầy An Sủng và Chân Lý, Đấng hy sinh chính mạng sống để tôi, bạn và cho mọi người được sống dồi dào phong phú trong An Sủng và Lời của Ngài. Đó cũng chính là điều mà tác giả Thánh Vịnh 22, TV mà bạn vẫn hát, đã cảm nghiệm và tiên báo.
Đồng cỏ xanh và suối mát là Tình Yêu, Ơn Thánh và Lời Chúa
Đồng cỏ xanh tươi và dòng suối mát ở ngay trong tâm hồn bạn, nơi gia đình, bố mẹ và bạn bè của bạn.
Đồng cỏ xanh và dòng suối mát ở ngay chunh quanh bạn, trong thiên nhiên, trong môi trường mà bạn tiếp xúc.
Gia đình hạnh phúc mà tôi kể trên đây đã nhận ra điều đó. Họ biết họ không thể sống mà không có Tình Yêu, không có Chúa ở với họ và trong họ.
Họ chiêm ngưỡng và cảm nghiệm tình yêu của Vị Mục Tử Nhân Lành để đến lượt họ, họ cũng hy sinh cho người khác giống như Ngài.
Đấng Mục Tử nhân lành “biết” các chiên của mình và các chiên cũng “biết” mục tử của mình thì họ cũng vậy, họ biết nhau, biết Chúa hiện diện trong nhau, biết nhu cầu của nhau, biết những điểm mạnh điểm yếu của nhau để chia sẻ và giúp nhau thăng tiến.
Mỗi ngày Chúa Nhật, mỗi buổi tối, họ đến kín múc Tình Yêu và sức sống nơi Ngài qua việc cầu nguyện và lắng nghe Lời Ngài để trải rộng Tình Yêu và sức sống đó cho nhau, để tắm mát trong dòng sông Yêu Thương, để nuôi dưỡng nhau bằng chính Tình Yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể và như vậy họ chính là NHỮNG MỤC TỬ ĐỜI THƯỜNG, hình ảnh của Đấng Mục Tử Nhân Lành.
Tôi và bạn, chúng ta đều được mời gọi trở nên những người mục tử đó để rồi từ cái căn bản, cái môi trường yêu thương đó sẽ có những người dấn thân mạnh hơn, sâu hơn, xa hơn trong ơn gọi tận hiến.
Chăn dắt tận tình (thơ)
Hai Tê miệt vườn
11:22 11/04/2008
Chúa Nhật IV Phục Sinh: Chúa Chiên lành
CHĂN DẮT TẬN TÌNH
“Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên …
không phải vì miễn cưỡng…
nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy….” (1Pr 5,2-4).
Chăn chiên anh phải tận tình
Cả đời luôn biết quên mình mà thôi.
Sẵn sàng hiến trọn con người
Cho chiên vui hưởng cuộc đời bình an.
Vì chiên anh gặp nguy nan
Nhưng không chạy trốn, hiên ngang chu toàn.
Dẫn bao chiên lạc về đàn,
Chính bằng hành động trao ban phúc lành
Anh đâu có ngại dấn thân
Tận tâm phục vụ hoàn thành ý Cha.
Chủ, Chiên thẳng tiến về nhà,
Muôn đời hưởng trọn bao la ân tình.
TU ĐÂU CÓ DỄ
“Ai muốn theo TÔI, phải từ bỏ chính mình,
vác Thập giá mình mà theo TÔI…” (Mc 8,34)
Đời tu đâu dễ chút nào
Bởi anh phải sống thật cao chữ “TÌNH”
Suốt đời luôn chịu đóng đinh
Chết cho người cũ, tiền, tình, dối gian.
Đời anh gặp lắm gian nan,
Biết bao giông tố ngập tràn lối đi.
Nhưng anh chẳng có sợ chi,
Chính nhờ có Chúa cùng đi với minh.
Giúp anh sống trọn nghĩa tình,
Với cùng Thiên Chúa, đệ huynh mọi người.
Đời tu quả thật tuyệt vời,
Chính nhờ sống trọn cuộc đời hiến dâng.
CHĂN DẮT TẬN TÌNH
“Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên …
không phải vì miễn cưỡng…
nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy….” (1Pr 5,2-4).
Chăn chiên anh phải tận tình
Cả đời luôn biết quên mình mà thôi.
Sẵn sàng hiến trọn con người
Cho chiên vui hưởng cuộc đời bình an.
Vì chiên anh gặp nguy nan
Nhưng không chạy trốn, hiên ngang chu toàn.
Dẫn bao chiên lạc về đàn,
Chính bằng hành động trao ban phúc lành
Anh đâu có ngại dấn thân
Tận tâm phục vụ hoàn thành ý Cha.
Chủ, Chiên thẳng tiến về nhà,
Muôn đời hưởng trọn bao la ân tình.
TU ĐÂU CÓ DỄ
“Ai muốn theo TÔI, phải từ bỏ chính mình,
vác Thập giá mình mà theo TÔI…” (Mc 8,34)
Đời tu đâu dễ chút nào
Bởi anh phải sống thật cao chữ “TÌNH”
Suốt đời luôn chịu đóng đinh
Chết cho người cũ, tiền, tình, dối gian.
Đời anh gặp lắm gian nan,
Biết bao giông tố ngập tràn lối đi.
Nhưng anh chẳng có sợ chi,
Chính nhờ có Chúa cùng đi với minh.
Giúp anh sống trọn nghĩa tình,
Với cùng Thiên Chúa, đệ huynh mọi người.
Đời tu quả thật tuyệt vời,
Chính nhờ sống trọn cuộc đời hiến dâng.
Bất toại là suối nguồn niềm vui và hy vọng
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
13:52 11/04/2008
BẤT TOẠI LÀ SUỐI NGUỒN NIỀM VUI VÀ HY VỌNG
Joseph là thanh niên bất toại, tuổi hơn 30. Anh đi bằng hai đầu gối và rất nghèo. Tuy Joseph nghèo của cải nhưng không nghèo niềm tin, lòng hy vọng và nhất là tình thương. Niềm hạnh phúc duy nhất và tràn trề của anh là dành trọn thời giờ để giúp đỡ tha nhân.
Joseph sinh trưởng trong gia đình ở làng nhỏ tại Auvergne (Trung Pháp). Tuổi thơ Joseph trôi qua trong bình lặng nơi khung cảnh gia đình nghèo. Sau khi học xong tiểu học, cậu bé bắt đầu làm việc giúp đỡ cha mẹ.
Không bao lâu sau cảnh thiếu ăn gây ảnh hưởng mạnh trên thân xác gầy còm của cậu bé. Joseph mất dần sức mạnh nơi hai cánh tay: không cầm nổi các vật dụng để làm việc. Cậu cũng không đứng vững nữa. Đến năm 20 tuổi thì Joseph hoàn toàn không sử dụng được đôi chân. Chàng phải bò lết hoặc đi bằng hai đầu gối.
Tàn tật vào lúc 20 tuổi, quả là thử thách nặng nề! Joseph cảm thấy đau đớn khi phải sống nương tựa vào gia đình, trong khi gia đình lại nghèo thật nghèo, cần chàng giúp đỡ một tay. May mắn Joseph là tín hữu Công Giáo nhiệt thành. Chàng sống thật niềm tin của mình. Chàng đặt trọn cuộc đời trong bàn tay Quan Phòng của THIÊN CHÚA. Thêm vào đó, Joseph rất có lòng sùng kính Đức Mẹ MARIA. Và đây là phương thuốc hiệu nghiệm cứu chàng thoát mọi chán nản thất vọng. Chàng lần hột Mân Côi hàng ngày và tìm cách giúp đỡ tha nhân thay vì sống co rút vào nỗi khổ vào cái bất hạnh của chính mình. Chàng cố gắng làm những gì có thể hầu giúp người khác và đỡ gánh nặng cho gia đình. Chàng tự sáng chế hai ống gỗ bao đầu gối và dùng đầu gối đi lại. Nhiều khi chàng đi bằng đầu gối những quãng đường dài đến 8 hay 10 cây số.
Sau đó, chàng ghi tên làm người canh gác đền thờ Đức Mẹ Orcival. Nhờ công việc này, Joseph nhận rất nhiều an ủi. Nhất là chàng hãnh diện vì được phục vụ Đức Trinh Nữ MARIA, Hiền Mẫu thiên quốc. Đền thánh này hàng năm có nhiều tín hữu hành hương đến khẩn cầu cùng Đức Mẹ MARIA. Nhưng rồi dần dần có người đến gặp Joseph, nhờ anh an ủi hoặc chỉ dạy nhiều điều họ cần biết.
Để giúp đỡ tha nhân cách đắc lực hơn, Joseph dọn đến ở với anh rể và xin đặt điện thoại riêng cho mình. Như thế, anh có thể liên lạc thẳng với các bàn giấy, dịch vụ chuyên môn hầu chỉ dẫn lại cho người khác. Anh nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến trợ cấp xã hội, bảo hiểm v.v. Anh trở thành nhân vật quan trọng. Mỗi ngày, số người đến gặp anh đông hơn đến gặp ông trưởng phòng tòa thị trưởng thành phố.
Anh lắng nghe tâm sự, khó khăn của người khác, rồi anh tìm cách khuyên lơn, an ủi, khiến ai ai cũng cảm thấy thỏa lòng mát dạ. Tất cả những gì người ta mang đến dâng biếu, cảm tạ anh, anh phân phát lại cho người nghèo. Nhưng thường thì anh tiếp khách vào ban chiều, và đôi khi kéo dài đến nửa đêm hoặc hai giờ sáng. Nếu có ai tỏ dấu lo ngại cho sức khỏe, anh chỉ mỉm cười trả lời:
- Nếu như đó là tiếng Chúa gọi tôi thì sao?
Kinh nguyện và nhất là lòng sùng kính Đức Mẹ MARIA gìn giữ bảo trợ Joseph luôn luôn trong trạng thái vui vẻ và tin tưởng phó thác. Anh thật hạnh phúc. Và niềm hạnh phúc này anh thông truyền sang những ai có dịp tiếp xúc, tỏ bày tâm sự với anh. Anh giải thích lý do niềm vui nội tâm sâu xa:
- Không biết tôi sẽ ra sao, nếu tôi không bị tàn tật? Quả thật tàn tật trở thành kho tàng, suối nguồn hạnh phúc. Không bị tàn tật, có lẽ tôi sẽ khốn khổ. Trong khi nhờ tàn tật tôi sống tình trạng nghèo khó, thiếu thốn nhưng bù lại, tôi hạnh phúc và có thể trao hạnh phúc cho người khác.
... ”Thế nên Thầy bảo anh em: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi CHA trên Trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Luca 11,9-13).
(Albert Pfleger, ”FIORETTI de la Vierge Marie”, Mambre Editeur-Diffuseur, 1990, trang 92-94)
Joseph là thanh niên bất toại, tuổi hơn 30. Anh đi bằng hai đầu gối và rất nghèo. Tuy Joseph nghèo của cải nhưng không nghèo niềm tin, lòng hy vọng và nhất là tình thương. Niềm hạnh phúc duy nhất và tràn trề của anh là dành trọn thời giờ để giúp đỡ tha nhân.
Joseph sinh trưởng trong gia đình ở làng nhỏ tại Auvergne (Trung Pháp). Tuổi thơ Joseph trôi qua trong bình lặng nơi khung cảnh gia đình nghèo. Sau khi học xong tiểu học, cậu bé bắt đầu làm việc giúp đỡ cha mẹ.
Không bao lâu sau cảnh thiếu ăn gây ảnh hưởng mạnh trên thân xác gầy còm của cậu bé. Joseph mất dần sức mạnh nơi hai cánh tay: không cầm nổi các vật dụng để làm việc. Cậu cũng không đứng vững nữa. Đến năm 20 tuổi thì Joseph hoàn toàn không sử dụng được đôi chân. Chàng phải bò lết hoặc đi bằng hai đầu gối.
Tàn tật vào lúc 20 tuổi, quả là thử thách nặng nề! Joseph cảm thấy đau đớn khi phải sống nương tựa vào gia đình, trong khi gia đình lại nghèo thật nghèo, cần chàng giúp đỡ một tay. May mắn Joseph là tín hữu Công Giáo nhiệt thành. Chàng sống thật niềm tin của mình. Chàng đặt trọn cuộc đời trong bàn tay Quan Phòng của THIÊN CHÚA. Thêm vào đó, Joseph rất có lòng sùng kính Đức Mẹ MARIA. Và đây là phương thuốc hiệu nghiệm cứu chàng thoát mọi chán nản thất vọng. Chàng lần hột Mân Côi hàng ngày và tìm cách giúp đỡ tha nhân thay vì sống co rút vào nỗi khổ vào cái bất hạnh của chính mình. Chàng cố gắng làm những gì có thể hầu giúp người khác và đỡ gánh nặng cho gia đình. Chàng tự sáng chế hai ống gỗ bao đầu gối và dùng đầu gối đi lại. Nhiều khi chàng đi bằng đầu gối những quãng đường dài đến 8 hay 10 cây số.
Sau đó, chàng ghi tên làm người canh gác đền thờ Đức Mẹ Orcival. Nhờ công việc này, Joseph nhận rất nhiều an ủi. Nhất là chàng hãnh diện vì được phục vụ Đức Trinh Nữ MARIA, Hiền Mẫu thiên quốc. Đền thánh này hàng năm có nhiều tín hữu hành hương đến khẩn cầu cùng Đức Mẹ MARIA. Nhưng rồi dần dần có người đến gặp Joseph, nhờ anh an ủi hoặc chỉ dạy nhiều điều họ cần biết.
Để giúp đỡ tha nhân cách đắc lực hơn, Joseph dọn đến ở với anh rể và xin đặt điện thoại riêng cho mình. Như thế, anh có thể liên lạc thẳng với các bàn giấy, dịch vụ chuyên môn hầu chỉ dẫn lại cho người khác. Anh nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến trợ cấp xã hội, bảo hiểm v.v. Anh trở thành nhân vật quan trọng. Mỗi ngày, số người đến gặp anh đông hơn đến gặp ông trưởng phòng tòa thị trưởng thành phố.
Anh lắng nghe tâm sự, khó khăn của người khác, rồi anh tìm cách khuyên lơn, an ủi, khiến ai ai cũng cảm thấy thỏa lòng mát dạ. Tất cả những gì người ta mang đến dâng biếu, cảm tạ anh, anh phân phát lại cho người nghèo. Nhưng thường thì anh tiếp khách vào ban chiều, và đôi khi kéo dài đến nửa đêm hoặc hai giờ sáng. Nếu có ai tỏ dấu lo ngại cho sức khỏe, anh chỉ mỉm cười trả lời:
- Nếu như đó là tiếng Chúa gọi tôi thì sao?
Kinh nguyện và nhất là lòng sùng kính Đức Mẹ MARIA gìn giữ bảo trợ Joseph luôn luôn trong trạng thái vui vẻ và tin tưởng phó thác. Anh thật hạnh phúc. Và niềm hạnh phúc này anh thông truyền sang những ai có dịp tiếp xúc, tỏ bày tâm sự với anh. Anh giải thích lý do niềm vui nội tâm sâu xa:
- Không biết tôi sẽ ra sao, nếu tôi không bị tàn tật? Quả thật tàn tật trở thành kho tàng, suối nguồn hạnh phúc. Không bị tàn tật, có lẽ tôi sẽ khốn khổ. Trong khi nhờ tàn tật tôi sống tình trạng nghèo khó, thiếu thốn nhưng bù lại, tôi hạnh phúc và có thể trao hạnh phúc cho người khác.
... ”Thế nên Thầy bảo anh em: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi CHA trên Trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Luca 11,9-13).
(Albert Pfleger, ”FIORETTI de la Vierge Marie”, Mambre Editeur-Diffuseur, 1990, trang 92-94)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:47 11/04/2008
TRỨNG CHUỐC HỌA
Một hôm, con chó nhỏ đùa giỡn trong đám cỏ bên bờ hồ, đột nhiên phát hiện một cái trứng tròn tròn.
- “Ý, cái trứng này ai bỏ ở đây vậy ?” Con chó nhỏ cầm cái trứng đi hỏi gà mẹ: “Cái trứng này có phải của dì không ?”
¬ Gà mẹ đếm đếm trứng của mình, nói: “Không phải của dì.”
Chỏ nhỏ lại cầm cái trứng đi hỏi con ngỗng mẹ màu trắng, ngỗng mẹ nhìn nhìn cái trứng rồi nói: “Không phải cái trứng của cô, trứng của cô lớn hơn nó.”
Con chó nhỏ lại hỏi rất nhiều động vật, nhưng chúng nó đều nói không phải trứng của mình. Vịt mẹ sau khi nghe nói thì vội vàng đi tìm con chó nhỏ, nói: “Đó là trứng của dì, xin trả lại cho dì.” Chó nhỏ bèn đem cái trứng trả lại cho vịt mẹ, và nhắc nhỏ vịt mẹ từ nay nên cẩn thận một chút, không nên để cái trứng quý báu ấy mất đi. Vịt mẹ vui vẻ đem trứng về nhà, nó vì mình không tốn công sức mà được một cái trứng, nên ngấm ngầm dắc ý.
Không lâu sau đó, thời gian trứng ấp đã đến, vịt mẹ nhẫn nại ấp trứng: một ngày, hai ngày, cuối cùng vịt con cũng nở ra, nhưng cái trứng mà nó mạo nhận ấy lại nở ra con rắn, tất cả vịt con đều bị nó cắn chết.
Vịt mẹ nhìn thấy, thương tâm khóc hu hu, nó hối hận nói: “Tôi thật không nên tham lợi nhỏ mà mạo nhận cái trứng tai họa ấy, kết quả làm hại chết mấy đứa con của mình.”
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Con vịt mẹ vì tham một cái trứng (không phải trứng do mỉnh đẻ ra), nên cuối cùng đã làm mất đi tất cả các con của mình, như vậy chúng ta có thể thấy: tham một cái lợi nhỏ, thì thường đem lại những tổn thất rất lớn cho tinh thần lẫn vật chất của mình.
Ma quỷ thường hay lợi dụng điểm yếu của con người là tham lam để cám dỗ chúng ta.
Tham lam là có rồi nhưng muốn có thêm nữa; đầy đủ rồi nhưng vẫn cứ cảm thấy chưa đủ; có tiền bạc hàng tỉ rồi nhưng vẫn cứ thấy còn thiếu, do đó mà ma quỷ thường chiến thắng con người trong lãnh vực này.
Các em thực hành:
- Không tham lam của người khác, dù mình không có.
- Biết sống trung thực với mọi người.
- Luôn biết Chúa Giê-su đang nhìn thấy mình học hành, vui đùa, đọc kinh...
N2T |
Một hôm, con chó nhỏ đùa giỡn trong đám cỏ bên bờ hồ, đột nhiên phát hiện một cái trứng tròn tròn.
- “Ý, cái trứng này ai bỏ ở đây vậy ?” Con chó nhỏ cầm cái trứng đi hỏi gà mẹ: “Cái trứng này có phải của dì không ?”
¬ Gà mẹ đếm đếm trứng của mình, nói: “Không phải của dì.”
Chỏ nhỏ lại cầm cái trứng đi hỏi con ngỗng mẹ màu trắng, ngỗng mẹ nhìn nhìn cái trứng rồi nói: “Không phải cái trứng của cô, trứng của cô lớn hơn nó.”
Con chó nhỏ lại hỏi rất nhiều động vật, nhưng chúng nó đều nói không phải trứng của mình. Vịt mẹ sau khi nghe nói thì vội vàng đi tìm con chó nhỏ, nói: “Đó là trứng của dì, xin trả lại cho dì.” Chó nhỏ bèn đem cái trứng trả lại cho vịt mẹ, và nhắc nhỏ vịt mẹ từ nay nên cẩn thận một chút, không nên để cái trứng quý báu ấy mất đi. Vịt mẹ vui vẻ đem trứng về nhà, nó vì mình không tốn công sức mà được một cái trứng, nên ngấm ngầm dắc ý.
Không lâu sau đó, thời gian trứng ấp đã đến, vịt mẹ nhẫn nại ấp trứng: một ngày, hai ngày, cuối cùng vịt con cũng nở ra, nhưng cái trứng mà nó mạo nhận ấy lại nở ra con rắn, tất cả vịt con đều bị nó cắn chết.
Vịt mẹ nhìn thấy, thương tâm khóc hu hu, nó hối hận nói: “Tôi thật không nên tham lợi nhỏ mà mạo nhận cái trứng tai họa ấy, kết quả làm hại chết mấy đứa con của mình.”
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Con vịt mẹ vì tham một cái trứng (không phải trứng do mỉnh đẻ ra), nên cuối cùng đã làm mất đi tất cả các con của mình, như vậy chúng ta có thể thấy: tham một cái lợi nhỏ, thì thường đem lại những tổn thất rất lớn cho tinh thần lẫn vật chất của mình.
Ma quỷ thường hay lợi dụng điểm yếu của con người là tham lam để cám dỗ chúng ta.
Tham lam là có rồi nhưng muốn có thêm nữa; đầy đủ rồi nhưng vẫn cứ cảm thấy chưa đủ; có tiền bạc hàng tỉ rồi nhưng vẫn cứ thấy còn thiếu, do đó mà ma quỷ thường chiến thắng con người trong lãnh vực này.
Các em thực hành:
- Không tham lam của người khác, dù mình không có.
- Biết sống trung thực với mọi người.
- Luôn biết Chúa Giê-su đang nhìn thấy mình học hành, vui đùa, đọc kinh...
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:49 11/04/2008
CHỦ NHẬT IV PHỤC SINH
Tin mừng: Ga 10, 1-10.
“Tôi là cửa cho chiên ra vào.”
Bạn thân mến,
Chủ nhật hôm nay Giáo Hội chọn làm ngày “Chúa chiên lành”, tức là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, ngày hôm nay, bạn và tôi đều đặt trọng tâm vào vị mục tử nhân lành của mình là Chúa Giê-su, và khi chúng ta đặt trọng tâm vào Ngài, thì chúng ta cũng sẽ yêu mến các mục tử trên thế gian của chúng ta, đó chính là Đức Giáo Hoàng, các giám mục và các linh mục cũng như các phó tế, chính các ngài là những mục tử bằng xương bằng thịt của chúng ta ngay tại trần gian này.
Giáo Hội của Chúa Giê-su như một ràn chiên, và chỉ có những mục tử được Ngài chọn bởi việc xức dầu tấn phong làm mục tử, tức là làm người phục vụ đoàn chiên Chúa ở trần gian này, mà cụ thể và rõ ràng nhất là cha sở và giám mục địa phận của chúng ta.
Có một lúc nào nó bạn thấy cha sở của bạn nổi giận la mắng giáo dân, bạn hãy bình tâm cầu nguyện cho ngài và tìm cách giúp ngài hoàn thành sứ mạng mục tử nhân lành của mình, bởi vì cha sở cũng là một con người với những bất toàn; có một lúc nào đó bạn nghe người ta phê bình các linh mục của Giáo Hội, bạn đừng vội vàng xét đoán các ngài, bởi vì sự xét đoán vội vàng thì luôn đem lại lợi nhuận cho ma quỷ và những người chống đối và ghét Giáo Hội của Chúa, nhưng bạn hãy cầu nguyện cho các ngài, bởi vì các ngài cũng là những con người tội lỗi và bất toàn...
Mục tử là những người chăn dắt đàn chiên và luôn luôn đi trước để hướng dẫn và sẵn sàng đương đầu với những ác thú rình mò cắn xé chiên của mình. Nhưng có một lúc nào đó bạn thấy vị mục tử của bạn chỉ biết sống hưởng thụ bởi sự cung cấp vật chất quá đầy đủ của đoàn chiên, hoặc bạn thấy những mục tử nơi Giáo Hội địa phương của mình quá bon chen lo lắng cho bản thân mà không màng đến chuyện săn sóc cho các linh hồn của giáo dân, thì bạn cần phải gia tăng lời cầu nguyện cho các các ngài nhiều hơn nữa, bởi vì Chúa Giê-su không muốn các con chiên của mình thờ ơ trước những sai trái và khuyết điểm của mục tử của mình.
Bạn thân mến,
Chủ nhật ngày Chúa chiên lành hôm nay, bạn sẽ thấy Chúa Giê-su rất yêu thương đoàn chiên của Ngài, mà đặc biệt là yêu thương bạn, bởi vì Ngài dạy cho chúng ta biết ai là mục tử chân chính, và ai là mục tử “dỏm”, qua việc hy sinh mạng sống cho đoàn chiên của mình. Đó chính là tình yêu mà Chúa Giê-su –vị mục tử nhân lành- đã thực hiện để các mục tử mà Ngài chọn biết noi gương ấy mà hết lòng vì đàn chiên của mình.
Bạn nhớ luôn cầu nguyện cho các mục tử của mình, nhất là cha sở và tất cả những ai vì yêu mến Giáo Hội mà tận hiến đời mình cho Chúa để cứu các linh hồn.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------------------------
http://vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Ga 10, 1-10.
“Tôi là cửa cho chiên ra vào.”
Bạn thân mến,
Chủ nhật hôm nay Giáo Hội chọn làm ngày “Chúa chiên lành”, tức là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, ngày hôm nay, bạn và tôi đều đặt trọng tâm vào vị mục tử nhân lành của mình là Chúa Giê-su, và khi chúng ta đặt trọng tâm vào Ngài, thì chúng ta cũng sẽ yêu mến các mục tử trên thế gian của chúng ta, đó chính là Đức Giáo Hoàng, các giám mục và các linh mục cũng như các phó tế, chính các ngài là những mục tử bằng xương bằng thịt của chúng ta ngay tại trần gian này.
Giáo Hội của Chúa Giê-su như một ràn chiên, và chỉ có những mục tử được Ngài chọn bởi việc xức dầu tấn phong làm mục tử, tức là làm người phục vụ đoàn chiên Chúa ở trần gian này, mà cụ thể và rõ ràng nhất là cha sở và giám mục địa phận của chúng ta.
Có một lúc nào nó bạn thấy cha sở của bạn nổi giận la mắng giáo dân, bạn hãy bình tâm cầu nguyện cho ngài và tìm cách giúp ngài hoàn thành sứ mạng mục tử nhân lành của mình, bởi vì cha sở cũng là một con người với những bất toàn; có một lúc nào đó bạn nghe người ta phê bình các linh mục của Giáo Hội, bạn đừng vội vàng xét đoán các ngài, bởi vì sự xét đoán vội vàng thì luôn đem lại lợi nhuận cho ma quỷ và những người chống đối và ghét Giáo Hội của Chúa, nhưng bạn hãy cầu nguyện cho các ngài, bởi vì các ngài cũng là những con người tội lỗi và bất toàn...
Mục tử là những người chăn dắt đàn chiên và luôn luôn đi trước để hướng dẫn và sẵn sàng đương đầu với những ác thú rình mò cắn xé chiên của mình. Nhưng có một lúc nào đó bạn thấy vị mục tử của bạn chỉ biết sống hưởng thụ bởi sự cung cấp vật chất quá đầy đủ của đoàn chiên, hoặc bạn thấy những mục tử nơi Giáo Hội địa phương của mình quá bon chen lo lắng cho bản thân mà không màng đến chuyện săn sóc cho các linh hồn của giáo dân, thì bạn cần phải gia tăng lời cầu nguyện cho các các ngài nhiều hơn nữa, bởi vì Chúa Giê-su không muốn các con chiên của mình thờ ơ trước những sai trái và khuyết điểm của mục tử của mình.
Bạn thân mến,
Chủ nhật ngày Chúa chiên lành hôm nay, bạn sẽ thấy Chúa Giê-su rất yêu thương đoàn chiên của Ngài, mà đặc biệt là yêu thương bạn, bởi vì Ngài dạy cho chúng ta biết ai là mục tử chân chính, và ai là mục tử “dỏm”, qua việc hy sinh mạng sống cho đoàn chiên của mình. Đó chính là tình yêu mà Chúa Giê-su –vị mục tử nhân lành- đã thực hiện để các mục tử mà Ngài chọn biết noi gương ấy mà hết lòng vì đàn chiên của mình.
Bạn nhớ luôn cầu nguyện cho các mục tử của mình, nhất là cha sở và tất cả những ai vì yêu mến Giáo Hội mà tận hiến đời mình cho Chúa để cứu các linh hồn.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------------------------
http://vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:53 11/04/2008
N2T |
20. Bí tích Thánh Thể làm cho linh hồn gìn giữ được ơn thánh, bởi vì linh hồn giống như thân thể nếu như không thường luôn bổ sung lương thực, thì sẽ dần dần suy yếu mỏi mệt.
(Thánh John of Toulouse)Thánh ca: Con Xin Nhận Ngài
Sơn Ca Linh
23:11 11/04/2008
Thánh Ca: Ngài Cho Con Theo Với
Sơn Ca Linh
23:28 11/04/2008
Thánh Ca: Xin Dắt Con Trên Đường Yêu Thương
Sơn Ca Linh
23:30 11/04/2008
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội nghị quốc tế về “giải trừ toàn bộ”
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
11:00 11/04/2008
Vatican City (AsiaNews) - Đạo đức, chính trị, kinh tế và luật pháp, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các tôn giáo hiệp lực nhau để thực hiện “việc giải trừ toàn bộ”, không chỉ là việc giải trừ vũ khí mà trước cả vũ khí là hóa giải trái tim con người, vấn đề này vốn đã được Đức Giáo Hoàng Gioan khẳng định trong thông điệp "Hòa Bình Tại Thế" (Pacem tin Terris). Đây là trung tâm điểm suy tư của hội nghị quốc tế do Hội đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa bình tổ chức từ ngày 11/04 tại Vatican với sự tham gia của các học giả các chuyên gia trên bình diện quốc tế với chủ đề: “Việc giải trừ quân bị, sự phát triển và hòa bình: viễn cảnh cho việc giải trừ toàn bộ”.
Phiên họp đầu tiên của hội nghị sẽ được dành cho việc suy tư về tính luân lý và thiêng liêng của việc giải trừ quân bị và về hoàn cảnh của địa chính trị về sự phát triển và hòa bình. Trong số những người diễn thuyết trong phần này có Cha Dòng Tên Sergio Bastianel của Đại học Giáo Hoàng Gregorian và Guy Feuer của Sorbonne.
Phiên họp thứ hai sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan đến kinh tế và luật pháp như mua bán vũ khí quốc tế, sự chồng chéo giữa kinh tế dân sự và quân sự, mối quan hệ giữa giải trừ quân bị và nhân quyền: những vấn đề này sẽ là đề tài của Fabrizio Battistelli, Học viện nghiên cứu quốc tế "Archivio Disarmo", Davina Miller của trường Đại học Bradford và của Raymond Ranjeva của Tòa án Công lý Quốc tế.
Phiên họp thứ ba cũng là phiên cuối cùng vào Thứ Bảy sẽ nhấn mạnh đến vai trò của các chủ đề khác nhau kêu gọi cùng nhau hành động vì “sự giải trừ toàn bộ”, nghĩa là đề cập đến các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tôn giáo, với các tham luận của Jorge Urbina của Liên Hiệp Quốc, Cornelio Sommaruga của Trung tâm Quốc tế về Nhân Đạo, và Đức Hồng y Keith O'Brien, Tổng Giám Mục của Saint Andrews và Edinburgh. Việc khai mạc và kết thúc hội nghị sẽ do Đức Hồng y Renato Raffaele Martino, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Phiên họp đầu tiên của hội nghị sẽ được dành cho việc suy tư về tính luân lý và thiêng liêng của việc giải trừ quân bị và về hoàn cảnh của địa chính trị về sự phát triển và hòa bình. Trong số những người diễn thuyết trong phần này có Cha Dòng Tên Sergio Bastianel của Đại học Giáo Hoàng Gregorian và Guy Feuer của Sorbonne.
Phiên họp thứ hai sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan đến kinh tế và luật pháp như mua bán vũ khí quốc tế, sự chồng chéo giữa kinh tế dân sự và quân sự, mối quan hệ giữa giải trừ quân bị và nhân quyền: những vấn đề này sẽ là đề tài của Fabrizio Battistelli, Học viện nghiên cứu quốc tế "Archivio Disarmo", Davina Miller của trường Đại học Bradford và của Raymond Ranjeva của Tòa án Công lý Quốc tế.
Phiên họp thứ ba cũng là phiên cuối cùng vào Thứ Bảy sẽ nhấn mạnh đến vai trò của các chủ đề khác nhau kêu gọi cùng nhau hành động vì “sự giải trừ toàn bộ”, nghĩa là đề cập đến các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tôn giáo, với các tham luận của Jorge Urbina của Liên Hiệp Quốc, Cornelio Sommaruga của Trung tâm Quốc tế về Nhân Đạo, và Đức Hồng y Keith O'Brien, Tổng Giám Mục của Saint Andrews và Edinburgh. Việc khai mạc và kết thúc hội nghị sẽ do Đức Hồng y Renato Raffaele Martino, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Trong số 5 Tân Giám Mục Hoa Kỳ có một vị đã cải đạo sang Công Giáo
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
11:04 11/04/2008
Washington (Zenit) - Hôm thứ Tư 09/04/2008, Đức Thánh Cha đã quyết định bổ nhiệm 05 vị giám mục cho các giáo phận của Hoa Kỳ tại Iowa, Arkansas, Texas, Colorado và California. Trong số 05 vị giám mục vừa mới bổ nhiệm có 03 vị có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và mục vụ với những người nói tiếng Tây Ban Nha, và 01 vị cải đạo sang đức tin Công Giáo từ Giáo hội Trưởng Lão.
Đức Giám Mục Phụ tá Richard Pates của Tổng Giáo phận St. Paul và Minneapolis được bổ nhiệm làm Giám Mục của Giáo phận Des Moines, Iowa. Ngài kế vị Giám Mục Joseph Charron, người xin về hưu đúng 01 năm về trước. Đức Cha Richard Pates được thụ phong linh mục ở Nhà thờ Chính tòa Thánh Phêrô vào năm 1968 và được bổ nhiệm làm Giám Mục năm 1979. Đức Cha Pates đã phục vụ cho việc cổ võ ơn gọi cũng như làm tổng thư ký cho Tổng Giáo phận. Ngài phục vụ trong vai trò nhân viên của Tòa Khâm sứ Tòa Thánh ở Washington từ 1975 đến 1981; Ngài là Giám đốc Đại Chủng viện Thánh John Vianney từ 1981-1987 và cũng là chủ chăn sáng lập Nhà thờ Thánh Ambrose ở Woodbury, Minnesota.
Cha Anthony Taylor, 53 tuổi, thuộc Tổng Giáo phận Oklahoma City, sẽ được bổ nhiệm làm Giám mục của Little Rock, Arkansas để điều hành giáo phận đã hai năm trống tòa. Ngài kế nhiệm Đức Cha James Sartain, đã được bổ nhiệm làm chủ chăn Giáo phận Joliet, Illinois vào tháng Năm, 2006. Đức Cha Anthony Taylor đã được phong chức để phục vụ cho Tổng Giáo phận Oklahoma City vào năm 1980. Ngài đã học thần học Kinh Thánh ở Đại học Fordham và có bằng tiến sĩ ngành học này. Ngài trở về Oklahoma City và được bổ nhiệm làm linh mục đại diện cho Linh mục đoàn, và có trách nhiệm trên tất cả linh mục đoàn, duy trì việc đào tạo cho các linh mục và phó tế vĩnh viễn. Đức Tân Giám Mục Taylor đã được bổ nhiệm làm linh mục sáng lập giáo xứ mới Edmond, Oklahoma, sau đó ngài được chuyển sang Giáo xứ Thánh Tâm do ngài thông thạo tiếng Tây Ban Nha.
Cha Oscar Cantú, người bản xứ Giáo phận Houston, Texas, được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ tá của San Antonio. Ở tuổi 41, Đức Tân Giám Mục nói Tiếng Tây Ban Nha là vị Giám Mục trẻ tuổi nhất Hoa Kỳ. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1994 và phục vụ ở nhiều giáo xứ khác nhau. Ngài đã tốt nghiệp thần học ở Đại học North American, Rôma (1998-2002) và gần đây nhất ngài là linh mục Giáo xứ Thánh Danh ở Houston.
Đức Cha James Conley, 53 tuổi của Giáo phận Wichita, Kansas được bổ nhiệm làm Giám Mục phụ tá của Tổng Giáo phận Denver. Ngài là người theo đức tin Công giáo sau khi từ bỏ Giáo Hội Trưởng Lão. Ngài được thụ phong linh mục năm 1985 và đạt được bằng thần học luân lý và đạo đức học ở Học viện Alfonsiana, Rôma. Ngài được ban tước Đức ông năm 1988. Ngoài việc có kinh nghiệm làm mục sư và mục vụ phò sự sống, Đức Tân Giám Mục Conley cũng đã từng phục vụ ở Thánh Bộ Giám Mục ở Vatican. Gần đây nhất, ngài là linh mục Giáo xứ Thánh Thể ở Wichita.
Cha William Justice, 65 tuổi, thuộc Tổng Giáo phận San Francisco được bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá của Giáo phận này. Ngài đã là chủ chăn của Giáo xứ Mission Dolores từ nămk 2003 và là linh mục đại diện giáo sĩ của Tổng Giáo phận từ năm 2006. Ngài được thụ phong linh mục ở Tổng Giáo phận San Francisco vào năm 1968 và sau theo học nghiên cứu ngông ngữ về tiếng Tây Ban Nha ở Guadalajara, Mexico. Ngài phục vụ ở nhiều giáo xứ trong Tổng Giáo phận. Ngài cũng là Giám đốc văn phòng Phó tế vĩnh viễn (1979-1981) và là thư ký Văn phòng thừa tác mục vụ (1981-1982)
Đức Giám Mục Phụ tá Richard Pates của Tổng Giáo phận St. Paul và Minneapolis được bổ nhiệm làm Giám Mục của Giáo phận Des Moines, Iowa. Ngài kế vị Giám Mục Joseph Charron, người xin về hưu đúng 01 năm về trước. Đức Cha Richard Pates được thụ phong linh mục ở Nhà thờ Chính tòa Thánh Phêrô vào năm 1968 và được bổ nhiệm làm Giám Mục năm 1979. Đức Cha Pates đã phục vụ cho việc cổ võ ơn gọi cũng như làm tổng thư ký cho Tổng Giáo phận. Ngài phục vụ trong vai trò nhân viên của Tòa Khâm sứ Tòa Thánh ở Washington từ 1975 đến 1981; Ngài là Giám đốc Đại Chủng viện Thánh John Vianney từ 1981-1987 và cũng là chủ chăn sáng lập Nhà thờ Thánh Ambrose ở Woodbury, Minnesota.
Cha Anthony Taylor, 53 tuổi, thuộc Tổng Giáo phận Oklahoma City, sẽ được bổ nhiệm làm Giám mục của Little Rock, Arkansas để điều hành giáo phận đã hai năm trống tòa. Ngài kế nhiệm Đức Cha James Sartain, đã được bổ nhiệm làm chủ chăn Giáo phận Joliet, Illinois vào tháng Năm, 2006. Đức Cha Anthony Taylor đã được phong chức để phục vụ cho Tổng Giáo phận Oklahoma City vào năm 1980. Ngài đã học thần học Kinh Thánh ở Đại học Fordham và có bằng tiến sĩ ngành học này. Ngài trở về Oklahoma City và được bổ nhiệm làm linh mục đại diện cho Linh mục đoàn, và có trách nhiệm trên tất cả linh mục đoàn, duy trì việc đào tạo cho các linh mục và phó tế vĩnh viễn. Đức Tân Giám Mục Taylor đã được bổ nhiệm làm linh mục sáng lập giáo xứ mới Edmond, Oklahoma, sau đó ngài được chuyển sang Giáo xứ Thánh Tâm do ngài thông thạo tiếng Tây Ban Nha.
Cha Oscar Cantú, người bản xứ Giáo phận Houston, Texas, được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ tá của San Antonio. Ở tuổi 41, Đức Tân Giám Mục nói Tiếng Tây Ban Nha là vị Giám Mục trẻ tuổi nhất Hoa Kỳ. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1994 và phục vụ ở nhiều giáo xứ khác nhau. Ngài đã tốt nghiệp thần học ở Đại học North American, Rôma (1998-2002) và gần đây nhất ngài là linh mục Giáo xứ Thánh Danh ở Houston.
Đức Cha James Conley, 53 tuổi của Giáo phận Wichita, Kansas được bổ nhiệm làm Giám Mục phụ tá của Tổng Giáo phận Denver. Ngài là người theo đức tin Công giáo sau khi từ bỏ Giáo Hội Trưởng Lão. Ngài được thụ phong linh mục năm 1985 và đạt được bằng thần học luân lý và đạo đức học ở Học viện Alfonsiana, Rôma. Ngài được ban tước Đức ông năm 1988. Ngoài việc có kinh nghiệm làm mục sư và mục vụ phò sự sống, Đức Tân Giám Mục Conley cũng đã từng phục vụ ở Thánh Bộ Giám Mục ở Vatican. Gần đây nhất, ngài là linh mục Giáo xứ Thánh Thể ở Wichita.
Cha William Justice, 65 tuổi, thuộc Tổng Giáo phận San Francisco được bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá của Giáo phận này. Ngài đã là chủ chăn của Giáo xứ Mission Dolores từ nămk 2003 và là linh mục đại diện giáo sĩ của Tổng Giáo phận từ năm 2006. Ngài được thụ phong linh mục ở Tổng Giáo phận San Francisco vào năm 1968 và sau theo học nghiên cứu ngông ngữ về tiếng Tây Ban Nha ở Guadalajara, Mexico. Ngài phục vụ ở nhiều giáo xứ trong Tổng Giáo phận. Ngài cũng là Giám đốc văn phòng Phó tế vĩnh viễn (1979-1981) và là thư ký Văn phòng thừa tác mục vụ (1981-1982)
Đức Giáo Hoàng khuyến khích các Giám Mục Caribbean chú ý sự đào tạo Linh Mục
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
18:55 11/04/2008
VATICAN (Zenit.org). Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói các giám Mục tại Caribbean cần chú tâm về sự cổ võ chức linh mục và việc đáo tạo linh mục.
Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này Thứ Hai 7/4 tại Vatican khi ngài tiếp kiến những giám chức từ Hội Đồng Giám Mục Antilles, các ngài đã hoàn thành cuộc thăm viếng theo lệ năm năm của các ngài.
Antilles chỉ những những hải đảo hình thành phần lớn của West Indies trong Biển Caribbean. Antilles được chia làm hai nhóm lớn: “Những Antilles lớn hơn” phía bắc gòm những hải đảo lớn hơn như Cuba, Jamaica, Haiti và Cộng Hoà Dominican, và Puerto Rico; và “Những Antilles Nhỏ hơn” tại phía nam.
Năm giáo tỉnh, năm tổng giáo phận, 14 giáo phận và hai xứ truyền giáo “sui juris” làm thành hội đồng Antilles.
Ngõ lời với các giám mục bằng tiếng Anh, Đức Thánh Cha nhắc các ngài “những bờ biển anh em đã bị biến dạng bởi những phương diện tiêu cực của kỷ nghệ giải trí, du lịch khai thác và tai họa buôn khí giới và ma túy; những ảnh hưởng không chỉ xói mòn sự sống gia đình và làm đảo lộn những nền tảng các giá trị văn hóa truyền thống, nhưng có khuynh hướng ảnh hưởng tiêu cực những chính sách địa phương.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tiếp tục khuyến khích các giám chức: “Anh em hãy nên những chứng nhân táo bạo cho ánh sáng Chúa Kitô ánh sáng mang đến cho các gia đình sự hướng dẫn và mục đích, và hãy nên những kẻ giảng dũng cảm vế quyền năngTin Mừng, là điều phài thấm nhiễm cách suy nghĩ các ngài, những tiêu chuẩn của sự phán đoán, và những qui tắc cư xử.”
“Sự đổi mới mục vụ là một nhiệm vụ cần thiết cho mỗi giáo phận anh em,” Đức Giáo Hoàng nói, khi đề cao tầm quan trọng sống còn của “của sự cổ võ không mỏi mệt các ơn gọi cùng với sự hướng dẫn và tiếp tục việc đào tạo các linh mục. […] Sư âu lo của anh em đối với việc đào tạo nhân bản, thiêng liêng, trí thức và mục vụ cho các chủng sinh và các linh mục là một sự diễn tả chắc chắn về sự chăm sóc và quan tâm của anh em cho việc đào sâu liên tục sự dấn thân mục vụ của họ,”
Đức Giáo hoàng khuyến khích các giám chức nâng đở các chủng viện địa phương và sau đó ngài quay sự chăm chú của ngài về các ơn gọi tu sĩ.
“Quan tâm mục vụ của anh em đối với sự sa sút trong những ơn gọi tu sĩ minh hoạ sự đánh giá sâu sắc của anh em về sự sống hiến thánh,” Đưc Thượng Tế nói thêm. “Tôi cũng ngõ lời với cộng đồng tu sĩ của anh em, khuyền khích họ tái khẳng định ơn gọi của họ với lòng tin tưởng và, đước Thánh Thần hướng dẫn, đề nghị từ đầu cho giới trẻ lý tưởng sự hiến thánh và sứ vụ.”
Kết thúc những nhận xét của ngài bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng mỗi một giám mục “cảm giác trách nhiệm lớn lao làm mọi sự có thể để nâng đở hôn nhân và đời sống gia đình, là nguồn mạch đầu tiên của sự cố kết trong các cộng đồng và vì vậy có tầm quan trọng sống còn trong con mắt các thẩm quyền chính phủ. Trong viễn ảnh này, mạng lưới lớn các trường học Công Giáo suốt vùng anh em có thể thực hiện một sự đóng góp lớn.
“Những giá trị kết rễ trong con đàng chân lý do Chúa Kitô giới thiệu, soi sáng tinh thần và tâm hồn của giới trẻ và khuyến khích họ tiếp tục theo con đường trung thành, trách nhiệm và tự do thật sự. Những Kitô hữu trẻ tốt làm nên những công dân tốt.”
Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này Thứ Hai 7/4 tại Vatican khi ngài tiếp kiến những giám chức từ Hội Đồng Giám Mục Antilles, các ngài đã hoàn thành cuộc thăm viếng theo lệ năm năm của các ngài.
Antilles chỉ những những hải đảo hình thành phần lớn của West Indies trong Biển Caribbean. Antilles được chia làm hai nhóm lớn: “Những Antilles lớn hơn” phía bắc gòm những hải đảo lớn hơn như Cuba, Jamaica, Haiti và Cộng Hoà Dominican, và Puerto Rico; và “Những Antilles Nhỏ hơn” tại phía nam.
Năm giáo tỉnh, năm tổng giáo phận, 14 giáo phận và hai xứ truyền giáo “sui juris” làm thành hội đồng Antilles.
Ngõ lời với các giám mục bằng tiếng Anh, Đức Thánh Cha nhắc các ngài “những bờ biển anh em đã bị biến dạng bởi những phương diện tiêu cực của kỷ nghệ giải trí, du lịch khai thác và tai họa buôn khí giới và ma túy; những ảnh hưởng không chỉ xói mòn sự sống gia đình và làm đảo lộn những nền tảng các giá trị văn hóa truyền thống, nhưng có khuynh hướng ảnh hưởng tiêu cực những chính sách địa phương.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tiếp tục khuyến khích các giám chức: “Anh em hãy nên những chứng nhân táo bạo cho ánh sáng Chúa Kitô ánh sáng mang đến cho các gia đình sự hướng dẫn và mục đích, và hãy nên những kẻ giảng dũng cảm vế quyền năngTin Mừng, là điều phài thấm nhiễm cách suy nghĩ các ngài, những tiêu chuẩn của sự phán đoán, và những qui tắc cư xử.”
“Sự đổi mới mục vụ là một nhiệm vụ cần thiết cho mỗi giáo phận anh em,” Đức Giáo Hoàng nói, khi đề cao tầm quan trọng sống còn của “của sự cổ võ không mỏi mệt các ơn gọi cùng với sự hướng dẫn và tiếp tục việc đào tạo các linh mục. […] Sư âu lo của anh em đối với việc đào tạo nhân bản, thiêng liêng, trí thức và mục vụ cho các chủng sinh và các linh mục là một sự diễn tả chắc chắn về sự chăm sóc và quan tâm của anh em cho việc đào sâu liên tục sự dấn thân mục vụ của họ,”
Đức Giáo hoàng khuyến khích các giám chức nâng đở các chủng viện địa phương và sau đó ngài quay sự chăm chú của ngài về các ơn gọi tu sĩ.
“Quan tâm mục vụ của anh em đối với sự sa sút trong những ơn gọi tu sĩ minh hoạ sự đánh giá sâu sắc của anh em về sự sống hiến thánh,” Đưc Thượng Tế nói thêm. “Tôi cũng ngõ lời với cộng đồng tu sĩ của anh em, khuyền khích họ tái khẳng định ơn gọi của họ với lòng tin tưởng và, đước Thánh Thần hướng dẫn, đề nghị từ đầu cho giới trẻ lý tưởng sự hiến thánh và sứ vụ.”
Kết thúc những nhận xét của ngài bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng mỗi một giám mục “cảm giác trách nhiệm lớn lao làm mọi sự có thể để nâng đở hôn nhân và đời sống gia đình, là nguồn mạch đầu tiên của sự cố kết trong các cộng đồng và vì vậy có tầm quan trọng sống còn trong con mắt các thẩm quyền chính phủ. Trong viễn ảnh này, mạng lưới lớn các trường học Công Giáo suốt vùng anh em có thể thực hiện một sự đóng góp lớn.
“Những giá trị kết rễ trong con đàng chân lý do Chúa Kitô giới thiệu, soi sáng tinh thần và tâm hồn của giới trẻ và khuyến khích họ tiếp tục theo con đường trung thành, trách nhiệm và tự do thật sự. Những Kitô hữu trẻ tốt làm nên những công dân tốt.”
Tòa Thánh nói về những mục tiêu ngàn năm của Liên Hiệp Quốc
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
19:06 11/04/2008
“Cho một tương lai và một thế giới tốt hơn thích hợp với mọi người”.
NEW YORK (Zenit.org).-Bài phát biểu được trình bày hôm nay bởi Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên-Hiệp Quốc, trong khóa hợp thứ 62 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Bản tuyên bố được trình bày trong cuộc bàn cãi về việc “Công nhận những sự Hoàn Thành, sự Xử Lý các Thách Đố và sựTiếp Tục Hoàn Thành những MDG vào năm 2015.”
* * *
Thưa Chủ Tịch,
Trong năm 2000, tại chính Phòng này, các Quốc Trưởng và các thủ tướng Chính Phủ đã đồng ý về một sắp xếp đầy tham vọng, nhưng cần thiết, đối với các mục tiêu phát triển toàn cầu phải được hoàn thành tới năm 2015. Tại điểm nữa chừng, đang khi nhiều việc đã được thực hiện để hoàn thành những mục tiêu, thì cảnh nghèo khốn cùng, nạn đói, nạn dốt chữ và sự thiếu cả sự chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất còn lan tràn, trên thực tế trở nên xấu hơn trong một số vùng. Việc khắc phục những thách đố này đang tiếp tục phiền nhiễu hàng trăm triệu người vẫn là, do đó, chính trung tâm những quan tâm chúng ta.
Những nghiên cứu có thẩm quyền nói với chúng ta rằng mặc dầu sư gia tăng kinh tế đáng kể trong nhiều xứ đang phát triển, mục tiêu trên hết làm giảm nạn đói và nghèo nàn vẫn bị lãng tránh.
Phái đoàn của tôi tin rằng tình liên đới quốc tế lớn hơn là cần thiết nếu chúng ta muốn thành công trong việc thu hẹp lỗ trống ngày càng gia tăng giữa những xứ giàu và nghèo và giữa những cá nhân trong các xứ. Tuy sự trợ giúp quốc tế là quan trọng, một môi trường mậu dịch quốc tế tốt hơn—bao hàm việc xử lý những thực hành bóp méo thị trường gây hại cho những nền kinh tế yếu kém hơn—càng quyết định hơn. Về phương diện này, tầm quan trọng của Doha Review Conference sắp tới không thể được nhấn mạnh đủ. Những cố gắng hỗn hợp để đáp ứng 0.7% ODA và để duyệt lại mậu dịch và những bộ máy tài chính một đàng, và để chấm dứ sự quản trị xấu và những xung đột giết hại lẫn nhau trong những Quốc gia nhận lãnh đàng khác, (những cố gắng đó) sẽ đi một quảng đường dài mới nâng cao được hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo nàn và đói khổ cùng cực.
Phài đoàn của tôi muốn bảo đảm rằng Toà Thánh vẫn tích cực dấn thân trong việc làm nhẹ nạn nghèo và đói, là một xúc phạm chống lại nhân phẩm. Toà Thánh không ngưng đề cao những nhu cầu cơ bản này, đến dộ chúng nên trung tâm sự chú ý quốc tế và được đề cập như một vấn đề công bằng xã hội.
Tòa Thánh rất vui lòng về sự tiến triển tốt tới chỗ hoàn thành bước tiến phổ quát cho sự giáo dục đầu tiên, một số vùng nghèo nhất đang thấy một sư gia tăng gây ấn tượng mạnh trong danh sách. Tuy nhiên, không có những cố gắn nhân đôi, 58 quốc gia không thể hoàn thành mục tiêu của sự giáo dục đầu tiên phổ quát trong năm 2015.
Sự giáo dục củng cố tất cả MDGs. Đó là dụng cụ hiệu nghiệm nhất cho những người nam và nữ quyền hành hoàn thành quyền tự do xã hội, kinh tế, và chính trị lớn hơn. Các chính phủ và xã hội dân sự, những khu vực công và tư, cha mẹ và các thầy giáo phải đầu tư trong sự giáo dục các thế hệ tương lai hấu chuẩn bị họ đối mặt những thách đố của một xã hội ngày càng toàn cầu hóa. Cách riêng, hầu hết các cố gắng phải được thi hành để cho các trẻ nam và nữ những cơ hội giáo dục ngang hàng, và bảo đảm không em nhỏ nào bị bỏ ra sau chỉ vì những lý do kinh tế và xã hội.
Chính xác với mục tiêu trước mắt này, hàng ngàn cơ chế giáo dục của Giáo Hội Công Giáo được đặt trong những thành phố thầm kín thoái biến và trong những làng mạc xa xôi, trong những ngoại biên các thành phố lớn và trong những nơi mà các trẻ con bị bắt buộc phải làm việc đề sống.
Những MDGs liên quan –sức khoẻ cũng đòi hỏi hành động tập thể của chúng ta. Tuy đã có sự tiến triển trong sự hạ thấp tử vong trẻ em, sự tiến triển lại chậm hơn trong việc xử lý sức khoẻ người mẹ, HIV/AIDS, bệnh sốt rét và bịnh lao. Nguyên nhân quan trọng hơn hết của sự phát triển chậm chạp này là sự thiếu những tài nguyên trong những cấp bậc cơ bản nhất của sự chăm sóc sức khoẻ và sự thiếu liên tục cơ hội tiếp cận cả những phục vụ cơ bản nhất. Từ lâu đã chứng tỏ rằng đầu tư trong sự chăm sóc sức khỏe đầu tiên, hơn là trong những hình thức phục vụ sức khoẻ được tuyển chọn, được tác động gây chia rẽ về mặt văn hóa và được thúc đẩy do ý thức hệ, những phục vụ ngụy trang che giấu sự phá hoại mạng sống giữa những phục vụ y tế và xã hội, (sự đầu tư như thế) là một trong những cách hiệu nghiệm và thành công tốn kém nhất hầu phục hồi phẩm giá toàn bộ sự sống và sự bền vững của các gia đình và những cộng đồng.
Hơn nữa, sự thiếu tiến triển trong những mục tiêu liên quan-sức khỏe, chứng tỏ bản chất liên-kết nối và tăng cường cho nhau của những MDGs. Mối tương quan có ý nghĩa giữa nạn nghèo đói và những cấp độ cao thường kỳ của HIV/AIDS, bịnh lao, bịnh sốt rét và tử vong người mẹ là hiển nhiên. Phái đoàn của tôi ao ước bảo đảm rằng Toà Thánh, nhờ các cơ chế của mình, sẽ tiếp tục cung cấp sự chăm sóc sức khoẻ cơ bản, với một sự tuyển chọn ưu tiên cho những khu vực xã hội được phục vụ kém nhất và bị loại trừ.
Cuộc bàn cãi chủ đề này giữa đường tới 2015, đến thời kỳ đúng là sầu thảm này của sự Kỷ Niệm thứ 60 vềTuyên Ngôn Phổ quát Nhân Quyền. Trung tâm của UDHR và MDGs là mục tiêu của một tương lai tốt hơn cho mọi người. Hơn những cuôc thảo luận và những cuộc họp chóp đỉnh, sự hoàn thành mục tiêu này đòi hởi sự dấn thấn và hành động cụ thể. Trận chiến chung của chúng ta chống nạn nghèo cực độ, nạn đói, nạn mù chữ và bịnh tật không chỉ là một hành vi quảng đại và vị tha. Đó là một “conditio sine qua non-điều kiện tiên quyết”} cho một tương lai tốt hơn và một thề giới tốt hơn thích hợp cho mọi người.
Xin cám ơn chủ tịch
NEW YORK (Zenit.org).-Bài phát biểu được trình bày hôm nay bởi Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên-Hiệp Quốc, trong khóa hợp thứ 62 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Bản tuyên bố được trình bày trong cuộc bàn cãi về việc “Công nhận những sự Hoàn Thành, sự Xử Lý các Thách Đố và sựTiếp Tục Hoàn Thành những MDG vào năm 2015.”
* * *
Thưa Chủ Tịch,
Trong năm 2000, tại chính Phòng này, các Quốc Trưởng và các thủ tướng Chính Phủ đã đồng ý về một sắp xếp đầy tham vọng, nhưng cần thiết, đối với các mục tiêu phát triển toàn cầu phải được hoàn thành tới năm 2015. Tại điểm nữa chừng, đang khi nhiều việc đã được thực hiện để hoàn thành những mục tiêu, thì cảnh nghèo khốn cùng, nạn đói, nạn dốt chữ và sự thiếu cả sự chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất còn lan tràn, trên thực tế trở nên xấu hơn trong một số vùng. Việc khắc phục những thách đố này đang tiếp tục phiền nhiễu hàng trăm triệu người vẫn là, do đó, chính trung tâm những quan tâm chúng ta.
Những nghiên cứu có thẩm quyền nói với chúng ta rằng mặc dầu sư gia tăng kinh tế đáng kể trong nhiều xứ đang phát triển, mục tiêu trên hết làm giảm nạn đói và nghèo nàn vẫn bị lãng tránh.
Phái đoàn của tôi tin rằng tình liên đới quốc tế lớn hơn là cần thiết nếu chúng ta muốn thành công trong việc thu hẹp lỗ trống ngày càng gia tăng giữa những xứ giàu và nghèo và giữa những cá nhân trong các xứ. Tuy sự trợ giúp quốc tế là quan trọng, một môi trường mậu dịch quốc tế tốt hơn—bao hàm việc xử lý những thực hành bóp méo thị trường gây hại cho những nền kinh tế yếu kém hơn—càng quyết định hơn. Về phương diện này, tầm quan trọng của Doha Review Conference sắp tới không thể được nhấn mạnh đủ. Những cố gắng hỗn hợp để đáp ứng 0.7% ODA và để duyệt lại mậu dịch và những bộ máy tài chính một đàng, và để chấm dứ sự quản trị xấu và những xung đột giết hại lẫn nhau trong những Quốc gia nhận lãnh đàng khác, (những cố gắng đó) sẽ đi một quảng đường dài mới nâng cao được hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo nàn và đói khổ cùng cực.
Phài đoàn của tôi muốn bảo đảm rằng Toà Thánh vẫn tích cực dấn thân trong việc làm nhẹ nạn nghèo và đói, là một xúc phạm chống lại nhân phẩm. Toà Thánh không ngưng đề cao những nhu cầu cơ bản này, đến dộ chúng nên trung tâm sự chú ý quốc tế và được đề cập như một vấn đề công bằng xã hội.
Tòa Thánh rất vui lòng về sự tiến triển tốt tới chỗ hoàn thành bước tiến phổ quát cho sự giáo dục đầu tiên, một số vùng nghèo nhất đang thấy một sư gia tăng gây ấn tượng mạnh trong danh sách. Tuy nhiên, không có những cố gắn nhân đôi, 58 quốc gia không thể hoàn thành mục tiêu của sự giáo dục đầu tiên phổ quát trong năm 2015.
Sự giáo dục củng cố tất cả MDGs. Đó là dụng cụ hiệu nghiệm nhất cho những người nam và nữ quyền hành hoàn thành quyền tự do xã hội, kinh tế, và chính trị lớn hơn. Các chính phủ và xã hội dân sự, những khu vực công và tư, cha mẹ và các thầy giáo phải đầu tư trong sự giáo dục các thế hệ tương lai hấu chuẩn bị họ đối mặt những thách đố của một xã hội ngày càng toàn cầu hóa. Cách riêng, hầu hết các cố gắng phải được thi hành để cho các trẻ nam và nữ những cơ hội giáo dục ngang hàng, và bảo đảm không em nhỏ nào bị bỏ ra sau chỉ vì những lý do kinh tế và xã hội.
Chính xác với mục tiêu trước mắt này, hàng ngàn cơ chế giáo dục của Giáo Hội Công Giáo được đặt trong những thành phố thầm kín thoái biến và trong những làng mạc xa xôi, trong những ngoại biên các thành phố lớn và trong những nơi mà các trẻ con bị bắt buộc phải làm việc đề sống.
Những MDGs liên quan –sức khoẻ cũng đòi hỏi hành động tập thể của chúng ta. Tuy đã có sự tiến triển trong sự hạ thấp tử vong trẻ em, sự tiến triển lại chậm hơn trong việc xử lý sức khoẻ người mẹ, HIV/AIDS, bệnh sốt rét và bịnh lao. Nguyên nhân quan trọng hơn hết của sự phát triển chậm chạp này là sự thiếu những tài nguyên trong những cấp bậc cơ bản nhất của sự chăm sóc sức khoẻ và sự thiếu liên tục cơ hội tiếp cận cả những phục vụ cơ bản nhất. Từ lâu đã chứng tỏ rằng đầu tư trong sự chăm sóc sức khỏe đầu tiên, hơn là trong những hình thức phục vụ sức khoẻ được tuyển chọn, được tác động gây chia rẽ về mặt văn hóa và được thúc đẩy do ý thức hệ, những phục vụ ngụy trang che giấu sự phá hoại mạng sống giữa những phục vụ y tế và xã hội, (sự đầu tư như thế) là một trong những cách hiệu nghiệm và thành công tốn kém nhất hầu phục hồi phẩm giá toàn bộ sự sống và sự bền vững của các gia đình và những cộng đồng.
Hơn nữa, sự thiếu tiến triển trong những mục tiêu liên quan-sức khỏe, chứng tỏ bản chất liên-kết nối và tăng cường cho nhau của những MDGs. Mối tương quan có ý nghĩa giữa nạn nghèo đói và những cấp độ cao thường kỳ của HIV/AIDS, bịnh lao, bịnh sốt rét và tử vong người mẹ là hiển nhiên. Phái đoàn của tôi ao ước bảo đảm rằng Toà Thánh, nhờ các cơ chế của mình, sẽ tiếp tục cung cấp sự chăm sóc sức khoẻ cơ bản, với một sự tuyển chọn ưu tiên cho những khu vực xã hội được phục vụ kém nhất và bị loại trừ.
Cuộc bàn cãi chủ đề này giữa đường tới 2015, đến thời kỳ đúng là sầu thảm này của sự Kỷ Niệm thứ 60 vềTuyên Ngôn Phổ quát Nhân Quyền. Trung tâm của UDHR và MDGs là mục tiêu của một tương lai tốt hơn cho mọi người. Hơn những cuôc thảo luận và những cuộc họp chóp đỉnh, sự hoàn thành mục tiêu này đòi hởi sự dấn thấn và hành động cụ thể. Trận chiến chung của chúng ta chống nạn nghèo cực độ, nạn đói, nạn mù chữ và bịnh tật không chỉ là một hành vi quảng đại và vị tha. Đó là một “conditio sine qua non-điều kiện tiên quyết”} cho một tương lai tốt hơn và một thề giới tốt hơn thích hợp cho mọi người.
Xin cám ơn chủ tịch
Đối Thoại Do Thái & Kitô Giáo
Vũ Văn An
22:16 11/04/2008
Đối Thoại Do-Thái Kitô-Giáo Cần Nhậy Cảm
Hy vọng Lời Cầu Nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh sẽ là cơ may để tiến sâu hơn.
Thành Vatican, 11 tháng Tư, 2008 (Zenit.org).- Nội dung mới của Lời Cầu Nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh cho người Do Thái của Sách Lễ 1962 đã có nhiều “cải tiến quan trọng” đối với văn bản nguyên thủy, nhưng vẫn đụng tới những vấn đề nhậy cảm đối với người Do Thái. Một chức sắc Vatican phụ trách liên lạc với người Do Thái nhận định như vậy.
Trong số báo L’Osservatore Romano ấn bản Thứ Năm vừa qua, Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Hoàng phụ trách Liên Lạc Tôn Giáo với Do Thái, đã đề cập tới phản ứng của người Do Thái đối với Lời Cầu Nguyện mới.
Ngài cho hay trước nay vẫn có vấn để phản ứng, phần lớn có tính cách “xúc cảm”. “Giờ đây, không nên vội vàng hạ thấp các phản ứng trên vì xét cho cùng chúng chỉ do tính quá nhậy cảm mà ra. Ngay đối với những người bạn Do Thái trong nhiều năm vốn can dự vào các cuộc đối thoại sâu sắc với người Kitô hữu, cái ký ức tập thể về việc cưỡng ép giáo lý và trở lại vẫn còn rất sống động”
Đức Hồng Y Kasper cũng nhìn nhận rằng: “Nhiều người Do Thái coi việc giảng đạo cho người Do Thái là một đe dọa đối với chính hiện tồn của họ; có lúc họ đã ví việc đó như một Cuộc Diệt Chủng (Shoa) bằng phương tiện khác mà thôi. Cho nên, cần phải hết sức nhậy cảm trong các liên hệ Do Thái và Kitô giáo”.
Vị giáo phẩm này giải thích: “Lời Cầu Nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh cho người Do Thái có một lịch sử khá dài. Công thức mới dành cho lời cầu nguyện này để dùng trong hình thức ngoại thường của Nghi Lễ Rôma, tức Sách Lễ năm 1962, được chính Đức Bênêđictô soạn thảo quả là hợp thời vì trước đây một số cách dùng chữ vốn bị người Do Thái coi là súc phạm và chính người Công Giáo cũng coi là gây mích lòng”.
Dị Biệt
Đức Hồng Y nói thêm rằng công thức mới chỉ được dùng cho các cộng đoàn cử hành Thánh Lễ theo Sách Lễ năm 1962, “nói tới Chúa Giêsu như là Đấng Được Xức Dầu và là sự cứu rỗi của mọi người, do đó, của cả người Do Thái nữa. Nhiều người cho rằng câu khẳng định ấy mới có đây và không thân thiện chút nào đối với người Do Thái. Nhưng thực ra nó đặt căn bản trên toàn bộ Tân Ước, như thư thứ nhất gửi Timôtê 2:4 đã nói, và nó vẫn cho thấy sự dị biệt căn bản mà ai cũng rõ vốn hiện hữu giữa người Kitô giáo và Do Thái giáo.
“Trong quá khứ, đức tin vào Chúa Kitô, điều vốn dị biệt hóa người Kitô giáo với người Do Thái giáo, thường bị biến dạng thành ‘ngôn từ khinh miệt’ (language of contempt), nói theo Jules Isaac, với tất cả mọi thứ hậu quả nghiêm trọng từ đó dẫn khởi ra. Nếu ngày nay, chúng ta cam kết kính trọng nhau, thì việc này phải đặt căn bản trên sự kiện này là ta phải hỗ tương nhìn nhận sự dự biệt giữa chúng ta với nhau.
“Vì lẽ đó, chúng ta không mong người Do Thái nhất trí với nội dung Kitô học của Lời Cầu Nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh, mà đúng hơn, ta mong họ kính trọng điều chúng ta cầu nguyện trong tư cách Kitô hữu, theo đức tin của chúng ta, cũng như chúng ta vốn kính trọng phương thức cầu nguyện của họ. Trong viễn tượng này, cả hai bên đều cần học hỏi nhau”.
Đức Hồng Y Kasper cũng cho hay: “sự hiểu lầm trước việc sửa lại Lời Cầu Nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh là một dấu chỉ cho thấy trách vụ đối thoại Do Thái và Kitô giáo vẫn còn nặng nề xiết bao. Vì thế, các phản ứng giận dữ mới nổi lên gần đây phải là dịp để nói rõ và đi sâu hơn vào các căn bản và mục tiêu của cuộc đối thoại này.
“Bằng cách này, nếu ta biết khởi diễn một cuộc thâm hậu hóa đối thoại, thì những căng thẳng mới phát sinh, cuối cùng, sẽ mang lại kết quả tích cực. Người ta luôn phải ý thức rằng cuộc đối thoại giữa người Kitô giáo và Do Thái giáo, do bản chất của nó, sẽ vẫn còn khó khăn và mỏng dòn và nó đòi hỏi một mức độ nhậy cảm thật cao của cả hai bên”.
Hy vọng Lời Cầu Nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh sẽ là cơ may để tiến sâu hơn.
Thành Vatican, 11 tháng Tư, 2008 (Zenit.org).- Nội dung mới của Lời Cầu Nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh cho người Do Thái của Sách Lễ 1962 đã có nhiều “cải tiến quan trọng” đối với văn bản nguyên thủy, nhưng vẫn đụng tới những vấn đề nhậy cảm đối với người Do Thái. Một chức sắc Vatican phụ trách liên lạc với người Do Thái nhận định như vậy.
Trong số báo L’Osservatore Romano ấn bản Thứ Năm vừa qua, Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Hoàng phụ trách Liên Lạc Tôn Giáo với Do Thái, đã đề cập tới phản ứng của người Do Thái đối với Lời Cầu Nguyện mới.
Ngài cho hay trước nay vẫn có vấn để phản ứng, phần lớn có tính cách “xúc cảm”. “Giờ đây, không nên vội vàng hạ thấp các phản ứng trên vì xét cho cùng chúng chỉ do tính quá nhậy cảm mà ra. Ngay đối với những người bạn Do Thái trong nhiều năm vốn can dự vào các cuộc đối thoại sâu sắc với người Kitô hữu, cái ký ức tập thể về việc cưỡng ép giáo lý và trở lại vẫn còn rất sống động”
Đức Hồng Y Kasper cũng nhìn nhận rằng: “Nhiều người Do Thái coi việc giảng đạo cho người Do Thái là một đe dọa đối với chính hiện tồn của họ; có lúc họ đã ví việc đó như một Cuộc Diệt Chủng (Shoa) bằng phương tiện khác mà thôi. Cho nên, cần phải hết sức nhậy cảm trong các liên hệ Do Thái và Kitô giáo”.
Vị giáo phẩm này giải thích: “Lời Cầu Nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh cho người Do Thái có một lịch sử khá dài. Công thức mới dành cho lời cầu nguyện này để dùng trong hình thức ngoại thường của Nghi Lễ Rôma, tức Sách Lễ năm 1962, được chính Đức Bênêđictô soạn thảo quả là hợp thời vì trước đây một số cách dùng chữ vốn bị người Do Thái coi là súc phạm và chính người Công Giáo cũng coi là gây mích lòng”.
Dị Biệt
Đức Hồng Y nói thêm rằng công thức mới chỉ được dùng cho các cộng đoàn cử hành Thánh Lễ theo Sách Lễ năm 1962, “nói tới Chúa Giêsu như là Đấng Được Xức Dầu và là sự cứu rỗi của mọi người, do đó, của cả người Do Thái nữa. Nhiều người cho rằng câu khẳng định ấy mới có đây và không thân thiện chút nào đối với người Do Thái. Nhưng thực ra nó đặt căn bản trên toàn bộ Tân Ước, như thư thứ nhất gửi Timôtê 2:4 đã nói, và nó vẫn cho thấy sự dị biệt căn bản mà ai cũng rõ vốn hiện hữu giữa người Kitô giáo và Do Thái giáo.
“Trong quá khứ, đức tin vào Chúa Kitô, điều vốn dị biệt hóa người Kitô giáo với người Do Thái giáo, thường bị biến dạng thành ‘ngôn từ khinh miệt’ (language of contempt), nói theo Jules Isaac, với tất cả mọi thứ hậu quả nghiêm trọng từ đó dẫn khởi ra. Nếu ngày nay, chúng ta cam kết kính trọng nhau, thì việc này phải đặt căn bản trên sự kiện này là ta phải hỗ tương nhìn nhận sự dự biệt giữa chúng ta với nhau.
“Vì lẽ đó, chúng ta không mong người Do Thái nhất trí với nội dung Kitô học của Lời Cầu Nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh, mà đúng hơn, ta mong họ kính trọng điều chúng ta cầu nguyện trong tư cách Kitô hữu, theo đức tin của chúng ta, cũng như chúng ta vốn kính trọng phương thức cầu nguyện của họ. Trong viễn tượng này, cả hai bên đều cần học hỏi nhau”.
Đức Hồng Y Kasper cũng cho hay: “sự hiểu lầm trước việc sửa lại Lời Cầu Nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh là một dấu chỉ cho thấy trách vụ đối thoại Do Thái và Kitô giáo vẫn còn nặng nề xiết bao. Vì thế, các phản ứng giận dữ mới nổi lên gần đây phải là dịp để nói rõ và đi sâu hơn vào các căn bản và mục tiêu của cuộc đối thoại này.
“Bằng cách này, nếu ta biết khởi diễn một cuộc thâm hậu hóa đối thoại, thì những căng thẳng mới phát sinh, cuối cùng, sẽ mang lại kết quả tích cực. Người ta luôn phải ý thức rằng cuộc đối thoại giữa người Kitô giáo và Do Thái giáo, do bản chất của nó, sẽ vẫn còn khó khăn và mỏng dòn và nó đòi hỏi một mức độ nhậy cảm thật cao của cả hai bên”.
Top Stories
Hanoi: malgré un ultimatum des autorités locales, les paroissiens de Thai Hà poursuivent les manifestations de prière pour la restitution d’un terrain
Eglises d’Asie
12:19 11/04/2008
Hanoi: malgré un ultimatum des autorités locales, les paroissiens de Thai Hà poursuivent les manifestations de prière pour la restitution d’un terrain
Depuis qu’elles ont commencé, voila plus de trois mois, le 6 janvier 2008, les manifestations de prière n’ont jamais cessé sur la rue Notre-Dame, devant le chantier occupant illégalement le terrain de la paroisse de Thai Hà, confiée aux rédemptoristes, à Hanoi. Tout au long de cette période, elles ont eu lieu quotidiennement, matin et soir, à des heures très régulières, souvent en bonne entente avec la police. La nuit, à l’intérieur de tentes, de vieilles dames montent la garde. Cependant, depuis le début du mois d’avril, des initiatives des autorités publiques ont fait monter la tension et ont transformé le climat. Les responsables locaux laissent planer la menace d’une intervention imminente des forces de l’ordre sur les fidèles, qui continuent de participer nombreux aux rassemblements de prière.
Le 2 avril dernier, une délégation de cadres appartenant au Comité populaire et à la Sécurité publique de l’arrondissement était venue rencontrer les religieux rédemptoristes, leur demandant de faire démonter les tentes, de retirer les insignes religieux, les croix, la statue de la Vierge placés sur la rue Notre-Dame. Le même jour, une lettre, portant le numéro 212/UBND-VP et provenant du Comité populaire du district de Dong Da, précisait la mise en demeure adressée à la paroisse. Les tentes et les divers symboles religieux devaient être retirés, ainsi que le kiosque abritant l’autel. Le clergé devait demander aux fidèles de cesser leur rassemblement devant le chantier, sinon des sanctions seraient prises, conformément à la loi. Le 6 avril à midi, c’est un véritable ultimatum qui arrivait à la paroisse. Les tentes devaient être démontées avant le lendemain midi, sous peine de sanctions légales. Deux autres lettres, envoyées le même jour, répétaient la même menace. Le lendemain, à l’heure de l’ultimatum, les policiers et des fidèles, venus très nombreux de diverses paroisses de Hanoi, se faisaient face, les uns essayant de convaincre les autres. A midi, heure de l’ultimatum, rien ne s’étant passé, les fidèles présents sur place commencèrent à se restaurer.
Depuis ce jour, les fidèles sont convaincus que l’intervention policière n’est que partie remise et qu’elle ne saurait tarder. Certains signes donnent à penser qu’elle est déjà en préparation. Plusieurs fois, les caméras de la télévision officielle sont venues filmer les lieux ainsi que les séances de prière qui s’y déroulent. Les nouvelles qui ont été ensuite diffusées sur le petit écran ont, selon les paroissiens, outrageusement déformé la vérité. On y parlait de fidèles ayant accaparé un terrain public, perturbant l’ordre public et la circulation, mettant en danger les vieillards et les enfants.
La paroisse de Thai Hà a été fondée – et est toujours tenue – par les religieux rédemptoristes. S’étendant autrefois sur une superficie de 60 000 m², la propriété des rédemptoristes a vu cette surface se réduire à 2 700 m², à la suite de confiscations et d’usurpations commises par les autorités ou sous leur patronage. La plus récente de ces intrusions a été le fait d’une entreprise industrielle, Chiên Thang. Le chantier de construction mis en place par elle sur le terrain de la paroisse, avec la protection de la police, a mis le feu aux poudres et provoqué les protestations des catholiques, le 6 janvier dernier (1). Depuis lors, la communauté paroissiale continue de veiller autour du chantier illégalement installé par l’entreprise Chiên Thang, patronnée par les autorités. Le 9 février dernier, à l’occasion d’une fête traditionnelle de la Vierge, la paroisse a reçu un renfort exceptionnel de fidèles venant de l’ensemble des diocèses du nord du Vietnam (2). Plusieurs milliers de catholiques s’étaient déplacés en signe de solidarité avec la paroisse de Thai Hà (3).
(1) Voir EDA 477
(2) Voir EDA 479
(3) Les informations de cette dépêche sont tirées de l’agence de presse vietnamienne VietCatholic News.
(Source: Eglises d’Asie - dépêche du 11 avril 2008)
Depuis qu’elles ont commencé, voila plus de trois mois, le 6 janvier 2008, les manifestations de prière n’ont jamais cessé sur la rue Notre-Dame, devant le chantier occupant illégalement le terrain de la paroisse de Thai Hà, confiée aux rédemptoristes, à Hanoi. Tout au long de cette période, elles ont eu lieu quotidiennement, matin et soir, à des heures très régulières, souvent en bonne entente avec la police. La nuit, à l’intérieur de tentes, de vieilles dames montent la garde. Cependant, depuis le début du mois d’avril, des initiatives des autorités publiques ont fait monter la tension et ont transformé le climat. Les responsables locaux laissent planer la menace d’une intervention imminente des forces de l’ordre sur les fidèles, qui continuent de participer nombreux aux rassemblements de prière.
Le 2 avril dernier, une délégation de cadres appartenant au Comité populaire et à la Sécurité publique de l’arrondissement était venue rencontrer les religieux rédemptoristes, leur demandant de faire démonter les tentes, de retirer les insignes religieux, les croix, la statue de la Vierge placés sur la rue Notre-Dame. Le même jour, une lettre, portant le numéro 212/UBND-VP et provenant du Comité populaire du district de Dong Da, précisait la mise en demeure adressée à la paroisse. Les tentes et les divers symboles religieux devaient être retirés, ainsi que le kiosque abritant l’autel. Le clergé devait demander aux fidèles de cesser leur rassemblement devant le chantier, sinon des sanctions seraient prises, conformément à la loi. Le 6 avril à midi, c’est un véritable ultimatum qui arrivait à la paroisse. Les tentes devaient être démontées avant le lendemain midi, sous peine de sanctions légales. Deux autres lettres, envoyées le même jour, répétaient la même menace. Le lendemain, à l’heure de l’ultimatum, les policiers et des fidèles, venus très nombreux de diverses paroisses de Hanoi, se faisaient face, les uns essayant de convaincre les autres. A midi, heure de l’ultimatum, rien ne s’étant passé, les fidèles présents sur place commencèrent à se restaurer.
Depuis ce jour, les fidèles sont convaincus que l’intervention policière n’est que partie remise et qu’elle ne saurait tarder. Certains signes donnent à penser qu’elle est déjà en préparation. Plusieurs fois, les caméras de la télévision officielle sont venues filmer les lieux ainsi que les séances de prière qui s’y déroulent. Les nouvelles qui ont été ensuite diffusées sur le petit écran ont, selon les paroissiens, outrageusement déformé la vérité. On y parlait de fidèles ayant accaparé un terrain public, perturbant l’ordre public et la circulation, mettant en danger les vieillards et les enfants.
La paroisse de Thai Hà a été fondée – et est toujours tenue – par les religieux rédemptoristes. S’étendant autrefois sur une superficie de 60 000 m², la propriété des rédemptoristes a vu cette surface se réduire à 2 700 m², à la suite de confiscations et d’usurpations commises par les autorités ou sous leur patronage. La plus récente de ces intrusions a été le fait d’une entreprise industrielle, Chiên Thang. Le chantier de construction mis en place par elle sur le terrain de la paroisse, avec la protection de la police, a mis le feu aux poudres et provoqué les protestations des catholiques, le 6 janvier dernier (1). Depuis lors, la communauté paroissiale continue de veiller autour du chantier illégalement installé par l’entreprise Chiên Thang, patronnée par les autorités. Le 9 février dernier, à l’occasion d’une fête traditionnelle de la Vierge, la paroisse a reçu un renfort exceptionnel de fidèles venant de l’ensemble des diocèses du nord du Vietnam (2). Plusieurs milliers de catholiques s’étaient déplacés en signe de solidarité avec la paroisse de Thai Hà (3).
(1) Voir EDA 477
(2) Voir EDA 479
(3) Les informations de cette dépêche sont tirées de l’agence de presse vietnamienne VietCatholic News.
(Source: Eglises d’Asie - dépêche du 11 avril 2008)
Vietnam state-owned media ramps up attacks on Catholic demonstrators
Catholic News Agency
15:06 11/04/2008
Hanoi, Apr 11, 2008 / 08:06 am (CNA).- A standoff between protestors and police at a Redemptorist monastery in Hanoi continued yesterday as the state-owned media accused the Catholic demonstrators of occupying state-owned land, gathering and praying illegally in public areas, illegally erecting crucifixes and icons of the Virgin Mary, and disturbing public order.
Sources in Vietnam informed CNA that the New Hanoi newspaper also accused the protestors of taking advantage of religious freedom to stir up protests against the government.
Vietnamese Catholics have sought the return of property confiscated by the government and have been demonstrating at the Redemptorist monastery since January, 2008.
The hostile media coverage has increased fears among the demonstrators that a police crackdown is imminent.
The local government has ordered the Redemptorist superior in Hanoi, Father Vu Khoi Phung, to present himself to the People’s Committee of Dong Da District to face charges that the Redemptorists have been flaunting the committee’s ultimatum to halt the demonstrations and sit-ins before noon last Monday.
At the time of the deadline, hundreds of police came to the site of the protests, but more and more people joined the Redemptorists and their parishioners.
Hundreds of protestors are presently camped at the site. Demonstrators attend Mass each morning and evening, where plain clothed and uniformed police officers reportedly photograph and videotape them in what is seen as an intimidation tactic.
Some Westerners have also visited the site to show solidarity with the protesters.
Praying at the site after Mass |
daily sit-in protests |
Vietnamese Catholics have sought the return of property confiscated by the government and have been demonstrating at the Redemptorist monastery since January, 2008.
The hostile media coverage has increased fears among the demonstrators that a police crackdown is imminent.
The local government has ordered the Redemptorist superior in Hanoi, Father Vu Khoi Phung, to present himself to the People’s Committee of Dong Da District to face charges that the Redemptorists have been flaunting the committee’s ultimatum to halt the demonstrations and sit-ins before noon last Monday.
At the time of the deadline, hundreds of police came to the site of the protests, but more and more people joined the Redemptorists and their parishioners.
Hundreds of protestors are presently camped at the site. Demonstrators attend Mass each morning and evening, where plain clothed and uniformed police officers reportedly photograph and videotape them in what is seen as an intimidation tactic.
Some Westerners have also visited the site to show solidarity with the protesters.
Vietnam Christian prisoners tortured to death
BosNewsLife
19:54 11/04/2008
Degnard Christians are persecuted in Vietnam, according to MFI. Via MFI HANOI, VIETNAM (BosNewsLife)-- A Vietnamese Degar Montagnard Christian who refused to join the Communist-backed church in Vietnam’s Central Highlands has been tortured to death in prison, while other detainees were beaten for declining to renounce their faith in Christ, representatives told BosNewsLife.
In a statement seen Monday, April 7, the Montagnard Foundation Incorporated (MFI), which represents Christians in the Central Highlands, said Rahlan Hen from Ploi Beng village in Giala Province, died last month while serving a six year jail term, “for refusing to join the church of [local Communist official] Siu Kim.
"Many Degar Montagnard Christians disagree with the practices of this church and feel that Siu Kim is actually teaching people to worship the government and not God," MFI explained. “This is why Rahlan Hen refused to join. Because of this, the government decided to arrest him» on June 14, 2006.
"The Vietnamese government sent security police along with riot police to his house and arrested him. They handcuffed him and began to beat and kick him severely," said MFI. "They dragged him from his house, stomping on him with their heavy military boots until he lost consciousness…Then they threw his body in their jeep and took him to the district of Ia Grai prison," where torture apparently continued.
REPEATEDLY TORTURED
"At this prison facility, the security police repeatedly beat and tortured him; they kicked, punched, stomped on and shocked him with electric rods." He was reportedly transferred to several other prison facilities, including in the province of Phu Yen.
The Vietnamese government supports a policy “transfer certain prisoners frequently, beating and torturing them with each move, keeping them away from their families and causing them fatal injuries…” MFI claimed.
The Vietnamese government has denied wrongdoing and accuses MFI of spreading propaganda. MFI has said however that several other Degar-Montagnard Christian prisoners are also known to have died in recent years.
"The government will deny murdering a Degar-Montagnard victim, and will claim that the person simply died in prison. In Rahlan Hen’s case, each time they moved him, they tortured him mercilessly, and when he did not die, they tried to feed him poisoned food…He was aware of this trick and so he refused to eat."
LEGS PARALYZED
Before he died, his wife visited him at the Phu Yen Province prison, and saw that "one of his legs was paralyzed and that he could barely walk," MFI told BosNewsLife." She was overcome with sorrow, but could do nothing to help him. All she could offer him was her tears."
On March 17 she was summoned to visit her husband in prison, "but when she arrived, the security police informed her that he was already dead," MFI said. "They took his wife to the burial site and opened the coffin so that she could see her husband’s face for the last time." She apparently begged security officials to allow her to take her husband’s corpse back home "so that his relatives could also see his face for the last time," an important part of the Degar Montagnard culture.
Officials allegedly refused saying: “He has been sentenced to 6 years in prison so you can come back and pick up his bones in three more years after he had finished his prison term.”
Elsewhere in the Central Highlands, Degar-Montagnard Christians have also been targeted by security forces in recent months, including in Ploi Kuk Tu, in Gialai Province, where 44-year-old Dinh Plok lost his farmland and belongings for “refusing to sign a document renouncing his Christian faith,” MFI said.
FARMLAND SEIZED
"Dinh Plok, a Catholic, had his home, his farmlands and all his belongings, including his motorcycle, a Honda Dream, confiscated by the Vietnamese government…" in February.
He apparently converted to Catholicism last year, and shortly after, his whole family as well as many of his wife’s relatives, followed his lead and also converted to Catholicism.
"They became the most devoted Christians in the village of Ploi Kuk Tu, and so the Vietnamese government became nervous that these people would cause Catholicism to spread," MFI stressed. "Vietnam desires for villagers to worship [Communist leader] Ho Chi Minh and the Vietnamese Communist Party as their god. This is why they only allow Degar Montagnards to join certain churches, which they control and oversee."
In a related incident, two other Degar Montagnard Catholics were beaten and imprisoned in February because they refused to sign a document renouncing their faith, MFI explained.
DETAINEES BEATEN
The detainees were identified as two Christian men, A Plit, 35, and 25-year old A Um. They were allegedly beaten, with A Plit apparently collapsing after being struck on his faith and kicked with heavy military boots.
"The security police handcuffed both Catholic men and took them to the Hoa Binh prison facility, where they continue to be incarcerated. The families of A Plit and A Um are all terribly worried about them because they know what the Vietnamese security police usually do to Degar Montagnard prisoners.
MFI criticized American Assistant Secretary of State Christopher Hill for recently telling the US Senate Foreign Relations Committee’s Subcommittee on East Asian and Pacific Affairs "religious freedom in Vietnam has expanded significantly."
Hill has reportedly defended Washington’s view that "Vietnam no longer qualifies as a serious violator of religious freedom." Human rights groups have said that although the Communist Party has allowed economic reforms, it remains concerned about unrestricted freedom of speech or the spread of Christianity, which is seen as undermining its ideology.
In a statement seen Monday, April 7, the Montagnard Foundation Incorporated (MFI), which represents Christians in the Central Highlands, said Rahlan Hen from Ploi Beng village in Giala Province, died last month while serving a six year jail term, “for refusing to join the church of [local Communist official] Siu Kim.
"Many Degar Montagnard Christians disagree with the practices of this church and feel that Siu Kim is actually teaching people to worship the government and not God," MFI explained. “This is why Rahlan Hen refused to join. Because of this, the government decided to arrest him» on June 14, 2006.
"The Vietnamese government sent security police along with riot police to his house and arrested him. They handcuffed him and began to beat and kick him severely," said MFI. "They dragged him from his house, stomping on him with their heavy military boots until he lost consciousness…Then they threw his body in their jeep and took him to the district of Ia Grai prison," where torture apparently continued.
REPEATEDLY TORTURED
"At this prison facility, the security police repeatedly beat and tortured him; they kicked, punched, stomped on and shocked him with electric rods." He was reportedly transferred to several other prison facilities, including in the province of Phu Yen.
The Vietnamese government supports a policy “transfer certain prisoners frequently, beating and torturing them with each move, keeping them away from their families and causing them fatal injuries…” MFI claimed.
The Vietnamese government has denied wrongdoing and accuses MFI of spreading propaganda. MFI has said however that several other Degar-Montagnard Christian prisoners are also known to have died in recent years.
"The government will deny murdering a Degar-Montagnard victim, and will claim that the person simply died in prison. In Rahlan Hen’s case, each time they moved him, they tortured him mercilessly, and when he did not die, they tried to feed him poisoned food…He was aware of this trick and so he refused to eat."
LEGS PARALYZED
Before he died, his wife visited him at the Phu Yen Province prison, and saw that "one of his legs was paralyzed and that he could barely walk," MFI told BosNewsLife." She was overcome with sorrow, but could do nothing to help him. All she could offer him was her tears."
On March 17 she was summoned to visit her husband in prison, "but when she arrived, the security police informed her that he was already dead," MFI said. "They took his wife to the burial site and opened the coffin so that she could see her husband’s face for the last time." She apparently begged security officials to allow her to take her husband’s corpse back home "so that his relatives could also see his face for the last time," an important part of the Degar Montagnard culture.
Officials allegedly refused saying: “He has been sentenced to 6 years in prison so you can come back and pick up his bones in three more years after he had finished his prison term.”
Elsewhere in the Central Highlands, Degar-Montagnard Christians have also been targeted by security forces in recent months, including in Ploi Kuk Tu, in Gialai Province, where 44-year-old Dinh Plok lost his farmland and belongings for “refusing to sign a document renouncing his Christian faith,” MFI said.
FARMLAND SEIZED
"Dinh Plok, a Catholic, had his home, his farmlands and all his belongings, including his motorcycle, a Honda Dream, confiscated by the Vietnamese government…" in February.
He apparently converted to Catholicism last year, and shortly after, his whole family as well as many of his wife’s relatives, followed his lead and also converted to Catholicism.
"They became the most devoted Christians in the village of Ploi Kuk Tu, and so the Vietnamese government became nervous that these people would cause Catholicism to spread," MFI stressed. "Vietnam desires for villagers to worship [Communist leader] Ho Chi Minh and the Vietnamese Communist Party as their god. This is why they only allow Degar Montagnards to join certain churches, which they control and oversee."
In a related incident, two other Degar Montagnard Catholics were beaten and imprisoned in February because they refused to sign a document renouncing their faith, MFI explained.
DETAINEES BEATEN
The detainees were identified as two Christian men, A Plit, 35, and 25-year old A Um. They were allegedly beaten, with A Plit apparently collapsing after being struck on his faith and kicked with heavy military boots.
"The security police handcuffed both Catholic men and took them to the Hoa Binh prison facility, where they continue to be incarcerated. The families of A Plit and A Um are all terribly worried about them because they know what the Vietnamese security police usually do to Degar Montagnard prisoners.
MFI criticized American Assistant Secretary of State Christopher Hill for recently telling the US Senate Foreign Relations Committee’s Subcommittee on East Asian and Pacific Affairs "religious freedom in Vietnam has expanded significantly."
Hill has reportedly defended Washington’s view that "Vietnam no longer qualifies as a serious violator of religious freedom." Human rights groups have said that although the Communist Party has allowed economic reforms, it remains concerned about unrestricted freedom of speech or the spread of Christianity, which is seen as undermining its ideology.
Tin Giáo Hội Việt Nam
95 ngày hành khất trên đất Mỹ
LM. Raphael Đỗ Minh Tuấn
00:11 11/04/2008
“95 NGÀY HÀNH KHẤT TRÊN ĐẤT MỸ”
Từ ngày 04 – 05 đến 09 – 08 năm 2006
Nói đến hai chữ “Hành Khất” là ta nghĩ ngay đến hình ảnh một người ăn xin, lang thang đây đó, mà thường là những nơi đầu đường xó chợ. Vì những nơi đó mới có đông người qua lại, để rồi kẻ năm xu người một hào, giơ tay bố thí cho vị hành khất đáng thương hại.
Nhưng với tôi, hành khất 95 ngày trên đất Mỹ, không theo nghĩa đó mà lại là một hồng ân của Thiên Chúa trao tặng cho tôi. Những hồng ân tuyệt vời. Bởi tôi là linh mục của Chúa và của mọi người.
Tại sao tôi phải hành khất trên đất Mỹ 95 ngày ? thưa vì một lý do rất thực tế và đôi khi cũng rất thực dụng – phàm tục nữa. Lý do xem ra không mấy phù hợp với “danh phận” linh mục của mình. Linh mục đi xin tiền. Khi nghĩ đến hành trình vượt trùng dương, lang thang trên một đất nước xa lạ, đến với những người chưa một lần gặp mặt, với một nhiệm vụ (xin tiền) nhạy cảm dễ làm người khác khó chịu hay hiểu lầm, tâm hồn tôi cảm thấy ớn lạnh. Không ớn lạnh khiếp sợ sao được khi mình chỉ là một anh linh mục trẻ. Tuổi đời mới ngoài ba mươi, mà tuổi linh mục cũng chưa vượt qua ngưỡng của 5 năm. Vốn liếng kinh nghiệm giao thiệp trong đạo cũng như ngoài đời kể như chẳng đáng gì so với một sứ vụ hết sức nặng nề. Ngoài ra, còn phải kể đến một yếu tố khác cũng góp phần làm cho tâm trí tôi chán nản, không mấy phấn khởi khi cất bước hành trình tiến vào “miền đất hứa”. Đó là những bài viết về phong trào Quý cha, quý xơ qua Mỹ quyên góp tài chính. Khi đọc những bài viết này, và gẫm suy đến sứ vụ mà Bề Trên giáo phận gửi gắm, trái tim tôi bị xâu xé bởi hai thái cực đối kháng nhau. Nhưng rồi cuối cũng thì tôi cũng phải lựa chọn. Tôi phải lựa chọn trong hy sinh và từ bỏ. Hy sinh đón nhận gian khổ để cho ngôi nhà thờ tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh hóa, được hoàn thành. Bởi ngôi nhà thờ này đã khởi công xây dựng gần 4 năm mà vẫn chưa xong, vì Cha xứ tiền nhiệm Raphael Đỗ Đình Vượng đột ngột qua đời. Hơn nữa, đây là một giáo xứ mới vừa được thành lập, trong cảnh “vườn không nhà trống”. Tôi cũng phải từ bỏ để lên đường hầu đem lại niềm vui và hạnh phúc cho anh chị em đang mong chờ từng ngày cho ngôi nhà thờ được khánh thành, và cũng là thỏa lòng nguyện ước của cha cố Raphael Đỗ Đình Vượng, ông chú ruột của tôi. Từ bỏ để mang lại hạnh phúc cho tha nhân, nhưng cũng là để đón nhận cho chính mình. Bên cạnh đó, sự động viên khích lệ của Bác sĩ Lê Quang Tuyến và Sr. Thanh Miền đã cho tôi thêm nghị lực. Với ý nghĩ đó, tôi đã lên đường trong tin yêu và phó thác.
Điểm đến đầu tiên của tôi trên đất Mỹ là thành phố Portland, tiểu bang Oregon, nơi cư ngụ của Sr.Thanh Miền, người đã xin giấy bão lãnh cho tôi và cũng là người ra phi trường đón tôi về Trung Tâm Mục Vụ Đông Nam Á, và cũng là Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, do Đức Ông Giacôbê Phạm văn Ninh làm Đại Diện và chính xứ. Portland bấy giờ đang còn lạnh. Nhưng cái lạnh đã được xua tan bởi sự đón tiếp nồng ấm của người cha, người chị mà tôi mới lần đầu gặo gỡ. Nỗi sợ hãi trong tôi đã dần tan biến, bởi mọi người trong gia đình giáo xứ Đức Mẹ La Vang này đã mang lại niềm bình an và hạnh phúc cho tôi. Hai tuần sống tại đây, tôi đã được những “gia đình thiện nguyện” cho đi thăm quan tất cả danh lam thắng cảnh, Đền Đức Mẹ, vào siêu thị, nhà hàng …Tôi cũng được Quý bà con cô bác đón về nhà cùng ăn cơm trò chuyện thân mật, như người nhà, người thân tín ruột thịt của họ vậy.
Tạm biệt thành phố Portland, tôi đáp xe bus đến thành phố Seattle, thuộc tiểu bang Washington State. Sau gần 5 giờ đồng hồ, chiếc xe bus đã đưa tôi tới bến. Vì lỡ hẹn, nên tôi đón xe taxi về gia đình ông bà N.Đ.T, quê gốc ở giáo xứ Ba Làng, đồng hương Thanh hóa với tôi. Cũng đồng một lòng và tình thương như anh em ở Portland, mọi người ở đây cũng dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tạ ơn Chúa và cám ơn lòng tốt của Quý ông bà cô bác, tôi lên đường trở về lại Portland để đáp máy bay tới Huntington Beach, tiểu bang California.
Ra khỏi phi trường Quận Cam, tôi đã được người thân mà tôi đã gặp mặt tại quê nhà chờ đón. Đó là Bác Peter N.V.C., cụ thân sinh cha Phước - dòng Don Bosco Đà Lạt. Tôi đã ở lại trong gia đình của Bác hơn một tháng, tức là gần một nửa chuyến hành khất của tôi trên đất Mỹ này. Dù đã tuổi cao sức yếu, và mới bình phục sau đợt mổ tim, nhưng Bác vẫn nhiệt thành, tận tình lái xe đưa tôi đi gặp gỡ quý gia đình thân quen cũng như không quen, đến thăm quý cha xứ, quý cha quản nhiệm các cộng đồng giáo hữu Việt Nam. Nhờ uy tín và danh tiếng của Bác, nên đi đến đâu tôi cũng được Quý cha và Quý Ông Bà Cô Bác thương yêu giúp đỡ. Quý cha đã cho tôi được cùng đồng tế dâng thánh lễ trong các thánh đường do Quý Ngài phụ trách. Có vài nơi tôi còn được diễm phúc chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn dân Chúa rất thân thương, như Cộng Đoàn Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, Trung Tâm Công Giáo. Đặc biệt, tôi được tham dự ngày gặp mặt Hội Ái Hữu Giáo phận Thanh Hóa và dâng thánh lễ cùng với cha tuyên úy Nguyễn Luân để cầu nguyện cho anh chị em Hội Ái Hữu và giáo phận. Tay bắt mặt mừng những người thân yêu mà lâu nay giáo phận và bản thân tôi luôn nhận được sự yêu thương và giúp đỡ nhiệt thành. Trong giờ phút linh thiêng của ngày hội, khi được mời lên chia sẻ, tôi đã cảm động nghẹn ngào không nói nên lời. Tôi cảm nghiệm được rằng, dù đang sống trên đất khách quê người, nhưng tôi vẫn được bao bọc giữa cộng đồng anh em tín hữu bằng tình Chúa, tình người. Những ngày tháng lưu lại tại thủ đô của người Việt này, tôi cũng đã được đi thăm quan rất nhiều khu vui chơi giải trí nổi tiếng, như trung tâm làm phim Hollywood, v.v... Niềm vui và hạnh phúc trong tôi như muốn trào dâng thành bài ca tạ ơn Thiên Chúa và cảm ơn mọi người, giá như tôi là một nhạc sĩ. Nhưng vì tôi là linh mục nên lời ca tạ ơn sẽ là hiến lễ tôi dâng mỗi ngày.
Giã từ Cali. trong lưu luyến nhớ thương, chiếc phi cơ của hãng hàng không United Airlines đã đưa tôi đến thành phố Houston, thuộc tiểu bang Texas để gặp gỡ một vị ân nhân rất nhiệt thành của giáo phận Thanh hóa, đó là Bác L.ĐT. Cũng như nhiều người khác, tôi và Bác chưa một lần gặp gỡ, thế mà vẫn nhận ra nhau tại phi trường. Con người Bác rất nhỏ nhưng tấm lòng thì rộng lớn. Mặc dù tuổi đã cao, nhưng Bác vẫn phải đi làm hằng ngày để lo chu toàn bổn phận một người cha gia đình gồm 7 người con. Vì là sĩ quan quân đội VNCH phải đi cải tạo, nên gia đình bác qua Mỹ rất muộn màng. Bởi đó, cuộc sống những ngày đầu trên đất nước Hoa kỳ, gia đình Bác cũng gặp muôn vàn khó khăn. Song bù lại, Thiên Chúa quan phòng lại ban cho Bác một gia đình đầm ấm, anh em trên dưới hòa thuận với nhau. Không kể là mình đang sống trong một đất nước tự do, mỗi tuần vào ngày Chúa nhật, tất cả con cái có gia đình hay đang sống độc thân đều tập trung về gia đình Bố mẹ, để cùng đi dâng lễ, cùng chia sẻ bữa ăn, và cùng nhau đọc kinh tối gia đình trước khi khép lại ngày nghỉ và bước sang tuần làm việc mới. Chính nếp sống này đã khiến tôi suy nghĩ và thầm cảm phục sự dạy dỗ, lèo lái con thuyền gia đình của Bác. Bởi vì, ngay tại Việt Nam không mấy gia đình còn giữ được nếp sống truyền thống quý báu như vậy. Ở thành phố Houston này, không phải chỉ gia đình Bác có được tinh thần gia giáo và bầu khí hạnh phúc đó, mà còn rất nhiều gia đình khác nữa, như gia đình Bác N.T.T mà tôi cũng được diễm phúc chia sẻ cuộc sống hằng ngày. Dừng lại mẫu gương các gia đình, tôi xin nói về Quý cha xứ và các cộng đoàn giáo xứ mà tôi được đón nhận. Đầu tiên phải kể đến cha Hoàng văn Thiên, chính xứ giáo xứ Lộ Đức. Gặp gỡ ngài tôi như gặp lại người cha quá cố Raphael Đỗ Đình Vượng của mình. Bởi vì, dù tôi không phải là họ hàng ruột thịt hay linh tông, nhưng ngài đã dành cho tôi tình cảm quý mến mà tôi không thể nào quên. Không chỉ giúp tôi tại cộng đoàn mà ngài đang coi sóc, nhưng còn âm thầm gửi quà tiễn chân, khi tôi ra phi trường đáp máy bay đến tiều bang Florida. Tiếp đến là cha Trịnh Đức Hòa Dòng Chúa Cứu Thế, hiện đang coi sóc giáo xứ ĐMHCG ở Dallas. Dù chỉ qua điện thoại, nhưng ngài đã dễ dàng lấy hẹn cho tôi đến giáo xứ của ngài dâng lễ và gặp gỡ cộng đồng dân Chúa tại đây. Ngày mà tôi đến giáo xứ của ngài, cũng là ngày mà ngài từ Việt nam trở về sau vài tuần về thăm cố hương. Gác lại sự mệt nhọc, ngài đã cùng tôi dâng 4 thánh lễ trong ngày Chúa nhật đáng ghi nhớ hôm đó. Ngài chủ tế, còn tôi thì chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn. Nhiều người khen tôi giảng lễ hay, bởi vì tôi không đề cập đến chuyện quyên góp trong bài giảng. Tôi chỉ chia sẻ Lời Chúa mà thôi. Dù vậy, kết quả vẫn thật bất ngờ ngoài sự mong đợi. Quả là việc Chúa làm. Nhưng cũng không quên sự chỉ dạy của những người thân tín về điều này.
Các điểm đến tiếp theo của tôi là các tiểu bang Florida, Lousianna, Washington DC, Pensylvania, Illinois. Đi đến đâu, tôi cũng được tiếp đón nồng hậu và đầy yêu thương. Mọi người, ai cũng thương mến và giúp đỡ cho công việc tôi đang thực hiện.
Sau khi trở lại thành phố Portland, tôi đã lên máy bay trở về Việt Nam, kết thúc 95 ngày hành khất trên đất nước Hoa Kỳ. Cuộc hành trình được khép lại, nhưng tình thương giữa tôi với Quý ông bà cô bác tại Hoa kỳ không hề khép lại, mà tiếp tục triển nở. Bằng chứng là khi tôi đã về làm việc tại quê nhà, tình thương của Quý ông bà cô bác vẫn được trao ban cho tôi qua những cánh thiệp chúc mừng, những món quà mà không kèm theo địa chỉ để cho tôi cơ hội gửi lời cảm ơn, như ông Henry N.ĐT. Hay như người anh rất thương mến của tôi P.V.H. với người Bố là P.V.T, quê Thanh hóa. Anh H. đã quảng đại giúp đỡ công trình nhà thờ.
Gẫm suy lại tất cả những gì đã diễn ra trong cuộc đời 95 ngày qua, tôi cảm nhận được tình thương yêu của Thiên Chúa ban cho tôi, thông qua những người anh em mà tôi đã diễm phúc gặp gỡ tại Hoa Kỳ. Không thể nào không Tạ ơn Thiên Chúa và cám ơn mọi người. Nhưng cám ơn bằng cách nào? và lấy gì để cám ơn? Không thể chỉ cám ơn bằng lời nói suông, hay chỉ dâng lễ cầu nguyện là đủ. Lời cảm ơn của tôi dành cho Thiên Chúa và mọi người, đó là tôi đem tất cả những gì tôi đã nhận được, trao gửi lại cho anh chị em tại quê hương Việt Nam, cho những người đồng đạo và cho cả những anh chị em không cũng tín ngưỡng. Và đó cũng là quyết tâm sống của tôi trên bước đường theo Chúa để phục vụ anh chị em. Vì hạnh phúc của anh chị em chính là hạnh phúc của tôi. Và như thế, hành khất 90 ngày trên đất Mỹ là một ân ban nhưng không của Thiên Chúa đã dành cho tôi, và Ngài mời gọi tôi cũng hãy trao ban cách nhưng không như vậy.
Niềm hạnh phúc thật sự đến với tôi và tất cả mọi người trong giáo xứ Đức Tâm nói riêng và giáo phận Thanh hóa nói chung là ngày Đức Cha Giuse Nguyễn chí Linh về cắt băng khánh thành và cung hiến ngôi Nhà Thờ Đức Tâm cho Thiên Chúa. Hạnh phúc vì ngôi nhà thờ được dệt nên từ muôn tấm lòng vàng của anh chị em trong nước cũng như ở Hoa Kỳ.
Nguyện xin ân sủng và bình an của Thiên Chúa ở cùng tất cả anh chị em và cầu xin Ngài ban muôn phước lành xuống cho Quý Cha và toàn thể quý vị ân nhân thân yêu.
LM Raphael Đỗ Minh TuấnEmail: raphaeltuan@yahoo.com
Từ ngày 04 – 05 đến 09 – 08 năm 2006
Nói đến hai chữ “Hành Khất” là ta nghĩ ngay đến hình ảnh một người ăn xin, lang thang đây đó, mà thường là những nơi đầu đường xó chợ. Vì những nơi đó mới có đông người qua lại, để rồi kẻ năm xu người một hào, giơ tay bố thí cho vị hành khất đáng thương hại.
Nhưng với tôi, hành khất 95 ngày trên đất Mỹ, không theo nghĩa đó mà lại là một hồng ân của Thiên Chúa trao tặng cho tôi. Những hồng ân tuyệt vời. Bởi tôi là linh mục của Chúa và của mọi người.
Tại sao tôi phải hành khất trên đất Mỹ 95 ngày ? thưa vì một lý do rất thực tế và đôi khi cũng rất thực dụng – phàm tục nữa. Lý do xem ra không mấy phù hợp với “danh phận” linh mục của mình. Linh mục đi xin tiền. Khi nghĩ đến hành trình vượt trùng dương, lang thang trên một đất nước xa lạ, đến với những người chưa một lần gặp mặt, với một nhiệm vụ (xin tiền) nhạy cảm dễ làm người khác khó chịu hay hiểu lầm, tâm hồn tôi cảm thấy ớn lạnh. Không ớn lạnh khiếp sợ sao được khi mình chỉ là một anh linh mục trẻ. Tuổi đời mới ngoài ba mươi, mà tuổi linh mục cũng chưa vượt qua ngưỡng của 5 năm. Vốn liếng kinh nghiệm giao thiệp trong đạo cũng như ngoài đời kể như chẳng đáng gì so với một sứ vụ hết sức nặng nề. Ngoài ra, còn phải kể đến một yếu tố khác cũng góp phần làm cho tâm trí tôi chán nản, không mấy phấn khởi khi cất bước hành trình tiến vào “miền đất hứa”. Đó là những bài viết về phong trào Quý cha, quý xơ qua Mỹ quyên góp tài chính. Khi đọc những bài viết này, và gẫm suy đến sứ vụ mà Bề Trên giáo phận gửi gắm, trái tim tôi bị xâu xé bởi hai thái cực đối kháng nhau. Nhưng rồi cuối cũng thì tôi cũng phải lựa chọn. Tôi phải lựa chọn trong hy sinh và từ bỏ. Hy sinh đón nhận gian khổ để cho ngôi nhà thờ tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh hóa, được hoàn thành. Bởi ngôi nhà thờ này đã khởi công xây dựng gần 4 năm mà vẫn chưa xong, vì Cha xứ tiền nhiệm Raphael Đỗ Đình Vượng đột ngột qua đời. Hơn nữa, đây là một giáo xứ mới vừa được thành lập, trong cảnh “vườn không nhà trống”. Tôi cũng phải từ bỏ để lên đường hầu đem lại niềm vui và hạnh phúc cho anh chị em đang mong chờ từng ngày cho ngôi nhà thờ được khánh thành, và cũng là thỏa lòng nguyện ước của cha cố Raphael Đỗ Đình Vượng, ông chú ruột của tôi. Từ bỏ để mang lại hạnh phúc cho tha nhân, nhưng cũng là để đón nhận cho chính mình. Bên cạnh đó, sự động viên khích lệ của Bác sĩ Lê Quang Tuyến và Sr. Thanh Miền đã cho tôi thêm nghị lực. Với ý nghĩ đó, tôi đã lên đường trong tin yêu và phó thác.
Điểm đến đầu tiên của tôi trên đất Mỹ là thành phố Portland, tiểu bang Oregon, nơi cư ngụ của Sr.Thanh Miền, người đã xin giấy bão lãnh cho tôi và cũng là người ra phi trường đón tôi về Trung Tâm Mục Vụ Đông Nam Á, và cũng là Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, do Đức Ông Giacôbê Phạm văn Ninh làm Đại Diện và chính xứ. Portland bấy giờ đang còn lạnh. Nhưng cái lạnh đã được xua tan bởi sự đón tiếp nồng ấm của người cha, người chị mà tôi mới lần đầu gặo gỡ. Nỗi sợ hãi trong tôi đã dần tan biến, bởi mọi người trong gia đình giáo xứ Đức Mẹ La Vang này đã mang lại niềm bình an và hạnh phúc cho tôi. Hai tuần sống tại đây, tôi đã được những “gia đình thiện nguyện” cho đi thăm quan tất cả danh lam thắng cảnh, Đền Đức Mẹ, vào siêu thị, nhà hàng …Tôi cũng được Quý bà con cô bác đón về nhà cùng ăn cơm trò chuyện thân mật, như người nhà, người thân tín ruột thịt của họ vậy.
Tạm biệt thành phố Portland, tôi đáp xe bus đến thành phố Seattle, thuộc tiểu bang Washington State. Sau gần 5 giờ đồng hồ, chiếc xe bus đã đưa tôi tới bến. Vì lỡ hẹn, nên tôi đón xe taxi về gia đình ông bà N.Đ.T, quê gốc ở giáo xứ Ba Làng, đồng hương Thanh hóa với tôi. Cũng đồng một lòng và tình thương như anh em ở Portland, mọi người ở đây cũng dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tạ ơn Chúa và cám ơn lòng tốt của Quý ông bà cô bác, tôi lên đường trở về lại Portland để đáp máy bay tới Huntington Beach, tiểu bang California.
Ra khỏi phi trường Quận Cam, tôi đã được người thân mà tôi đã gặp mặt tại quê nhà chờ đón. Đó là Bác Peter N.V.C., cụ thân sinh cha Phước - dòng Don Bosco Đà Lạt. Tôi đã ở lại trong gia đình của Bác hơn một tháng, tức là gần một nửa chuyến hành khất của tôi trên đất Mỹ này. Dù đã tuổi cao sức yếu, và mới bình phục sau đợt mổ tim, nhưng Bác vẫn nhiệt thành, tận tình lái xe đưa tôi đi gặp gỡ quý gia đình thân quen cũng như không quen, đến thăm quý cha xứ, quý cha quản nhiệm các cộng đồng giáo hữu Việt Nam. Nhờ uy tín và danh tiếng của Bác, nên đi đến đâu tôi cũng được Quý cha và Quý Ông Bà Cô Bác thương yêu giúp đỡ. Quý cha đã cho tôi được cùng đồng tế dâng thánh lễ trong các thánh đường do Quý Ngài phụ trách. Có vài nơi tôi còn được diễm phúc chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn dân Chúa rất thân thương, như Cộng Đoàn Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, Trung Tâm Công Giáo. Đặc biệt, tôi được tham dự ngày gặp mặt Hội Ái Hữu Giáo phận Thanh Hóa và dâng thánh lễ cùng với cha tuyên úy Nguyễn Luân để cầu nguyện cho anh chị em Hội Ái Hữu và giáo phận. Tay bắt mặt mừng những người thân yêu mà lâu nay giáo phận và bản thân tôi luôn nhận được sự yêu thương và giúp đỡ nhiệt thành. Trong giờ phút linh thiêng của ngày hội, khi được mời lên chia sẻ, tôi đã cảm động nghẹn ngào không nói nên lời. Tôi cảm nghiệm được rằng, dù đang sống trên đất khách quê người, nhưng tôi vẫn được bao bọc giữa cộng đồng anh em tín hữu bằng tình Chúa, tình người. Những ngày tháng lưu lại tại thủ đô của người Việt này, tôi cũng đã được đi thăm quan rất nhiều khu vui chơi giải trí nổi tiếng, như trung tâm làm phim Hollywood, v.v... Niềm vui và hạnh phúc trong tôi như muốn trào dâng thành bài ca tạ ơn Thiên Chúa và cảm ơn mọi người, giá như tôi là một nhạc sĩ. Nhưng vì tôi là linh mục nên lời ca tạ ơn sẽ là hiến lễ tôi dâng mỗi ngày.
Giã từ Cali. trong lưu luyến nhớ thương, chiếc phi cơ của hãng hàng không United Airlines đã đưa tôi đến thành phố Houston, thuộc tiểu bang Texas để gặp gỡ một vị ân nhân rất nhiệt thành của giáo phận Thanh hóa, đó là Bác L.ĐT. Cũng như nhiều người khác, tôi và Bác chưa một lần gặp gỡ, thế mà vẫn nhận ra nhau tại phi trường. Con người Bác rất nhỏ nhưng tấm lòng thì rộng lớn. Mặc dù tuổi đã cao, nhưng Bác vẫn phải đi làm hằng ngày để lo chu toàn bổn phận một người cha gia đình gồm 7 người con. Vì là sĩ quan quân đội VNCH phải đi cải tạo, nên gia đình bác qua Mỹ rất muộn màng. Bởi đó, cuộc sống những ngày đầu trên đất nước Hoa kỳ, gia đình Bác cũng gặp muôn vàn khó khăn. Song bù lại, Thiên Chúa quan phòng lại ban cho Bác một gia đình đầm ấm, anh em trên dưới hòa thuận với nhau. Không kể là mình đang sống trong một đất nước tự do, mỗi tuần vào ngày Chúa nhật, tất cả con cái có gia đình hay đang sống độc thân đều tập trung về gia đình Bố mẹ, để cùng đi dâng lễ, cùng chia sẻ bữa ăn, và cùng nhau đọc kinh tối gia đình trước khi khép lại ngày nghỉ và bước sang tuần làm việc mới. Chính nếp sống này đã khiến tôi suy nghĩ và thầm cảm phục sự dạy dỗ, lèo lái con thuyền gia đình của Bác. Bởi vì, ngay tại Việt Nam không mấy gia đình còn giữ được nếp sống truyền thống quý báu như vậy. Ở thành phố Houston này, không phải chỉ gia đình Bác có được tinh thần gia giáo và bầu khí hạnh phúc đó, mà còn rất nhiều gia đình khác nữa, như gia đình Bác N.T.T mà tôi cũng được diễm phúc chia sẻ cuộc sống hằng ngày. Dừng lại mẫu gương các gia đình, tôi xin nói về Quý cha xứ và các cộng đoàn giáo xứ mà tôi được đón nhận. Đầu tiên phải kể đến cha Hoàng văn Thiên, chính xứ giáo xứ Lộ Đức. Gặp gỡ ngài tôi như gặp lại người cha quá cố Raphael Đỗ Đình Vượng của mình. Bởi vì, dù tôi không phải là họ hàng ruột thịt hay linh tông, nhưng ngài đã dành cho tôi tình cảm quý mến mà tôi không thể nào quên. Không chỉ giúp tôi tại cộng đoàn mà ngài đang coi sóc, nhưng còn âm thầm gửi quà tiễn chân, khi tôi ra phi trường đáp máy bay đến tiều bang Florida. Tiếp đến là cha Trịnh Đức Hòa Dòng Chúa Cứu Thế, hiện đang coi sóc giáo xứ ĐMHCG ở Dallas. Dù chỉ qua điện thoại, nhưng ngài đã dễ dàng lấy hẹn cho tôi đến giáo xứ của ngài dâng lễ và gặp gỡ cộng đồng dân Chúa tại đây. Ngày mà tôi đến giáo xứ của ngài, cũng là ngày mà ngài từ Việt nam trở về sau vài tuần về thăm cố hương. Gác lại sự mệt nhọc, ngài đã cùng tôi dâng 4 thánh lễ trong ngày Chúa nhật đáng ghi nhớ hôm đó. Ngài chủ tế, còn tôi thì chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn. Nhiều người khen tôi giảng lễ hay, bởi vì tôi không đề cập đến chuyện quyên góp trong bài giảng. Tôi chỉ chia sẻ Lời Chúa mà thôi. Dù vậy, kết quả vẫn thật bất ngờ ngoài sự mong đợi. Quả là việc Chúa làm. Nhưng cũng không quên sự chỉ dạy của những người thân tín về điều này.
Các điểm đến tiếp theo của tôi là các tiểu bang Florida, Lousianna, Washington DC, Pensylvania, Illinois. Đi đến đâu, tôi cũng được tiếp đón nồng hậu và đầy yêu thương. Mọi người, ai cũng thương mến và giúp đỡ cho công việc tôi đang thực hiện.
Sau khi trở lại thành phố Portland, tôi đã lên máy bay trở về Việt Nam, kết thúc 95 ngày hành khất trên đất nước Hoa Kỳ. Cuộc hành trình được khép lại, nhưng tình thương giữa tôi với Quý ông bà cô bác tại Hoa kỳ không hề khép lại, mà tiếp tục triển nở. Bằng chứng là khi tôi đã về làm việc tại quê nhà, tình thương của Quý ông bà cô bác vẫn được trao ban cho tôi qua những cánh thiệp chúc mừng, những món quà mà không kèm theo địa chỉ để cho tôi cơ hội gửi lời cảm ơn, như ông Henry N.ĐT. Hay như người anh rất thương mến của tôi P.V.H. với người Bố là P.V.T, quê Thanh hóa. Anh H. đã quảng đại giúp đỡ công trình nhà thờ.
Gẫm suy lại tất cả những gì đã diễn ra trong cuộc đời 95 ngày qua, tôi cảm nhận được tình thương yêu của Thiên Chúa ban cho tôi, thông qua những người anh em mà tôi đã diễm phúc gặp gỡ tại Hoa Kỳ. Không thể nào không Tạ ơn Thiên Chúa và cám ơn mọi người. Nhưng cám ơn bằng cách nào? và lấy gì để cám ơn? Không thể chỉ cám ơn bằng lời nói suông, hay chỉ dâng lễ cầu nguyện là đủ. Lời cảm ơn của tôi dành cho Thiên Chúa và mọi người, đó là tôi đem tất cả những gì tôi đã nhận được, trao gửi lại cho anh chị em tại quê hương Việt Nam, cho những người đồng đạo và cho cả những anh chị em không cũng tín ngưỡng. Và đó cũng là quyết tâm sống của tôi trên bước đường theo Chúa để phục vụ anh chị em. Vì hạnh phúc của anh chị em chính là hạnh phúc của tôi. Và như thế, hành khất 90 ngày trên đất Mỹ là một ân ban nhưng không của Thiên Chúa đã dành cho tôi, và Ngài mời gọi tôi cũng hãy trao ban cách nhưng không như vậy.
Niềm hạnh phúc thật sự đến với tôi và tất cả mọi người trong giáo xứ Đức Tâm nói riêng và giáo phận Thanh hóa nói chung là ngày Đức Cha Giuse Nguyễn chí Linh về cắt băng khánh thành và cung hiến ngôi Nhà Thờ Đức Tâm cho Thiên Chúa. Hạnh phúc vì ngôi nhà thờ được dệt nên từ muôn tấm lòng vàng của anh chị em trong nước cũng như ở Hoa Kỳ.
Nguyện xin ân sủng và bình an của Thiên Chúa ở cùng tất cả anh chị em và cầu xin Ngài ban muôn phước lành xuống cho Quý Cha và toàn thể quý vị ân nhân thân yêu.
LM Raphael Đỗ Minh TuấnEmail: raphaeltuan@yahoo.com
Phiên họp thường niên 2008 của Liên Dòng Nữ Việt Nam tại Hoa Kỳ
Sr. Theresa Phạm thị Hằng, OP
12:36 11/04/2008
SAN JOSE - Theo truyền thống tốt đẹp, năm nay là lần thứ 18, các Sơ Bề Trên của 10 Hội Dòng và Tu Hội thuộc Liên Dòng Nữ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã họp thường niên tại San Damiano Retreat Center, một trung tâm cấm phòng của các cha Dòng Francisco, gần San Jose, California, từ ngày 25 đến 29 tháng 4 năm 2008. Trung tâm cấm phòng này tọa lạc trên một ngọn đồi, khung cảnh tĩch mịch, bông hoa tươi tốt! Mặt tiền của trung tâm đối diện với một ngọn núi cao, hùng vĩ nguy nga. Cảnh thật là ngoạn mục!
Theo thường lệ, Liên Dòng Nữ Việt Nam tại Hoa Kỳ họp thường niên vào tuần Bát Nhật Phục Sinh, từ chiều thứ Ba đến thứ Bẩy. Về địa điểm họp thì được thay đổi hàng năm, tùy theo sự thuận tiện để các Dòng có thề thay nhau tiếp đón và chịu trách nhiệm về việc tổ chức, đồng thời tìm thuyết trình viên.
I. Mục Đích:
Để cùng nhau học hỏi, thăng tiến “nghiệp vụ”, tạo tình Hiệp Thông, gíúp nhau phục vụ Dòng và Giáo Hội tốt hơn. Đặc biệt, đây là cơ hội để gây mối thân tình giữa các Hội Dòng…
II. Chương trình họp thường niên gồm có:
1. Thuyết trình về Đề Tài, theo các Sơ chọn từ lần họp năm trước đó.
2. Tham dự các giờ Phụng Vụ chung như Thánh Lễ, Kinh Thần Vụ và Chầu Thánh Thể chung hoặc riêng.
3. Trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo và giúp nhau giải đáp những thắc mắc, khó khăn, nếu có.
4. Chọn đề tài học hỏi cho lần họp năm kế tiếp, theo nhu cầu.
5. Thảo luận và ấn định nơi họp của năm sau.
6. Bầu cử lại Ban Chấp Hành, hai năm một lần,
7. Tham quan điạ danh khi hoàn cảnh và thời giờ cho phép,
Đề tài năm nay là Phần Gíao Luật liên quan đến việc tổ chức Hội Dòng và vai trò Lãnh Đạo của các bề trên. do Sr. Emamaculate Đào Thu Thủy J.C.D. thuộc Dòng Nữ Đaminh, Tỉnh Dòng Đức Maria Vô Nhiễm Houston thuyết trình. Ngoài ra, Sr. Theresa Hằng cũng được yêu cầu chia sẻ về chuyến đi Việt Nam giúp cho Liên Dòng Nữ miền Bắc với chủ đề Lãnh Đạo theo Tin Mững và Điều Hành theo Giáo Luật cùng với kinh nghiệm bản thân trong vai trò phục vụ.
Về chủ đề cho năm tới, các Sơ đã cùng nhau chọn: chủ đề: Học hỏi Tông Huấn “Đời Sống Thánh Hiến” của hậu Thượng Hội Đồng các Đức Giám Mục.
Về địa điểm, cuộc họp sang năm sẽ được tổ chức tại Los Angeles, California, do Sơ Bề Trên Anna Trần thị Lành và nhà Dòng Mến Thánh Giá LA đảm trách.
Trong tình hiệp thông, chiều ngày 26 tháng 3, 2008 Đức Cha Mai Thanh Lưong, và cha Nguyễn Thanh Liêm, chủ tịch Liên Đoàn CGVN, đến thăm và trao đổi với các Sơ Bề Trên về một vài vấn đề liên quan đến Mục Vụ chung. Đặc biệt, cha Chủ Tịch bày tỏ sự quan tâm về sự thăng tiến của các Dòng. Ngài đề nghị tổ chức thêm những khóa Bồi Dưỡng chung cho các thành viên trong Liên Dòng. Các Sơ Bề Trên rất chân quí thiện ý của cha và sẽ nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên điều đó khả thi hay không còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và sinh hoạt riêng của các Hội Dòng.
Qua những trao đổi, học hỏi, cùng nhau cầu nguyện và hàn huyên trong những bữa ăn thân mật, các Sơ Bề Trên đã có được những ngày vui bên nhau rất thân tình và cởi mở. Thường thì vào những buổi tối sau Kinh nguyện là giờ các Sơ chia sẻ thêm hoặc giải trí chung trước khi nghỉ đêm.
Chiều ngày thứ Sáu 28 tháng 3, các Sơ đã được cha Giuse Đồng Minh Quang, cha Xứ nhà thờ Chính Tòa Oakland, Ca. dẫn đi tham quan nhà thờ chánh toà đang xây cất và cây cầu “Vàng” của vùng vịnh trước khi về nhà xứ của cha dùng cơm chiều do một người giáo dân trong xứ giúp cha khoản đãi.
Thứ Bẩy ngày 29 tháng 3, 2008, các Sơ Bề Trên chia tay nhau trong niềm vui mến nhớ, cùng với chút vốn liêng tinh thần gặt hái được, trở về nhiệm sở để phục vụ cho Hội Dòng của mình.
Xin Tạ Ơn Chúa! Cám ơn Sr. Olivia Thanh, Bề Trên dòng Lasan San Jose đã tạo điều kiện, vất vả đưa đón, chăm sóc mọi nhu cầu của quí Bề Trên trong lần họp mặt này.
Ngày 11 tháng 4 năm 2008
Theo thường lệ, Liên Dòng Nữ Việt Nam tại Hoa Kỳ họp thường niên vào tuần Bát Nhật Phục Sinh, từ chiều thứ Ba đến thứ Bẩy. Về địa điểm họp thì được thay đổi hàng năm, tùy theo sự thuận tiện để các Dòng có thề thay nhau tiếp đón và chịu trách nhiệm về việc tổ chức, đồng thời tìm thuyết trình viên.
I. Mục Đích:
Để cùng nhau học hỏi, thăng tiến “nghiệp vụ”, tạo tình Hiệp Thông, gíúp nhau phục vụ Dòng và Giáo Hội tốt hơn. Đặc biệt, đây là cơ hội để gây mối thân tình giữa các Hội Dòng…
II. Chương trình họp thường niên gồm có:
1. Thuyết trình về Đề Tài, theo các Sơ chọn từ lần họp năm trước đó.
2. Tham dự các giờ Phụng Vụ chung như Thánh Lễ, Kinh Thần Vụ và Chầu Thánh Thể chung hoặc riêng.
3. Trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo và giúp nhau giải đáp những thắc mắc, khó khăn, nếu có.
4. Chọn đề tài học hỏi cho lần họp năm kế tiếp, theo nhu cầu.
5. Thảo luận và ấn định nơi họp của năm sau.
6. Bầu cử lại Ban Chấp Hành, hai năm một lần,
7. Tham quan điạ danh khi hoàn cảnh và thời giờ cho phép,
Đề tài năm nay là Phần Gíao Luật liên quan đến việc tổ chức Hội Dòng và vai trò Lãnh Đạo của các bề trên. do Sr. Emamaculate Đào Thu Thủy J.C.D. thuộc Dòng Nữ Đaminh, Tỉnh Dòng Đức Maria Vô Nhiễm Houston thuyết trình. Ngoài ra, Sr. Theresa Hằng cũng được yêu cầu chia sẻ về chuyến đi Việt Nam giúp cho Liên Dòng Nữ miền Bắc với chủ đề Lãnh Đạo theo Tin Mững và Điều Hành theo Giáo Luật cùng với kinh nghiệm bản thân trong vai trò phục vụ.
Về chủ đề cho năm tới, các Sơ đã cùng nhau chọn: chủ đề: Học hỏi Tông Huấn “Đời Sống Thánh Hiến” của hậu Thượng Hội Đồng các Đức Giám Mục.
Về địa điểm, cuộc họp sang năm sẽ được tổ chức tại Los Angeles, California, do Sơ Bề Trên Anna Trần thị Lành và nhà Dòng Mến Thánh Giá LA đảm trách.
Trong tình hiệp thông, chiều ngày 26 tháng 3, 2008 Đức Cha Mai Thanh Lưong, và cha Nguyễn Thanh Liêm, chủ tịch Liên Đoàn CGVN, đến thăm và trao đổi với các Sơ Bề Trên về một vài vấn đề liên quan đến Mục Vụ chung. Đặc biệt, cha Chủ Tịch bày tỏ sự quan tâm về sự thăng tiến của các Dòng. Ngài đề nghị tổ chức thêm những khóa Bồi Dưỡng chung cho các thành viên trong Liên Dòng. Các Sơ Bề Trên rất chân quí thiện ý của cha và sẽ nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên điều đó khả thi hay không còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và sinh hoạt riêng của các Hội Dòng.
Qua những trao đổi, học hỏi, cùng nhau cầu nguyện và hàn huyên trong những bữa ăn thân mật, các Sơ Bề Trên đã có được những ngày vui bên nhau rất thân tình và cởi mở. Thường thì vào những buổi tối sau Kinh nguyện là giờ các Sơ chia sẻ thêm hoặc giải trí chung trước khi nghỉ đêm.
Chiều ngày thứ Sáu 28 tháng 3, các Sơ đã được cha Giuse Đồng Minh Quang, cha Xứ nhà thờ Chính Tòa Oakland, Ca. dẫn đi tham quan nhà thờ chánh toà đang xây cất và cây cầu “Vàng” của vùng vịnh trước khi về nhà xứ của cha dùng cơm chiều do một người giáo dân trong xứ giúp cha khoản đãi.
Thứ Bẩy ngày 29 tháng 3, 2008, các Sơ Bề Trên chia tay nhau trong niềm vui mến nhớ, cùng với chút vốn liêng tinh thần gặt hái được, trở về nhiệm sở để phục vụ cho Hội Dòng của mình.
Xin Tạ Ơn Chúa! Cám ơn Sr. Olivia Thanh, Bề Trên dòng Lasan San Jose đã tạo điều kiện, vất vả đưa đón, chăm sóc mọi nhu cầu của quí Bề Trên trong lần họp mặt này.
Ngày 11 tháng 4 năm 2008
Cuộc Họp Ban tổ chức Năm Thánh 2010 Giáo Hội Việt Nam
LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
12:47 11/04/2008
BIÊN BẢN CUỘC HỌP BAN TỔ CHỨC NĂM THÁNH 2010
Ngày 8-4-2008
1. Để chuẩn bị cho Năm Thánh 2010, kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo phận Tông toà Đàng Ngoài và Đàng Trong và 50 năm thiết lập Phẩm trật Giáo hội Công giáo tại Việt Nam với 3 giáo tỉnh Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Ban Tổ Chức đã họp tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận TP.HCM, dưới sự chủ toạ của Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn, để thống nhất đường hướng chung và phân công cụ thể. Cuộc họp bắt đầu lúc 9 giờ, ngày 8-4-2008.
THÀNH PHẦN THAM DỰ
2. Tham dự cuộc họp gồm có:
- Đức Cha Stephanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục Giáo phận Huế,
- Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội,
- Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ,
- Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc,
- Cha Tổng Đại diện GB. Huỳnh Công Minh,
- Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân.
và các linh mục tổng thư ký của 14 uỷ ban giám mục:
- Lm. Giuse Trịnh Tín Ý (UB Văn Hoá),
- Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (UB BAXH, UB Truyền thông),
- Lm. Rôcô Nguyễn Duy (UB Thánh nhạc),
- Lm. Phanxicô Vũ Phan Long (UB Kinh Thánh),
- Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm (UB Giáo lý Đức tin),
- Lm. Phêrô Lê Tấn Bảo (UB Phụng tự),
- Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, CSSR (UB Nghệ thuật thánh),
- Lm. Giuse Đỗ Mạnh Hùng (UB Giáo sĩ - chủng sinh),
- Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải, CSSR (UB Tu sĩ),
- Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng (UB Giáo dân),
- lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn (UB Mục vụ Gia đình),
- Lm. Đaminh Ngô Quang Tuyên (UB Loan báo Tin Mừng),
- Lm. Giuse Đỗ Đình Ánh (UB Mục vụ Di dân).
* Đức cha Giuse Vũ Duy Thống và Lm. Gioan Lê Quang Việt (MV Giới trẻ) vắng mặt vì bận công tác.
NỘI DUNG
3. Mở đầu cuộc họp, Đức Hồng y giới thiệu nội quy về việc Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành Năm Thánh 2010 đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) phê chuẩn ngày 27-3-2008, trong Hội nghị Thường niên ở Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, và đề nghị một vài điểm sau đây:
3.1. Bầu Ban Thư ký Thường trực để làm việc thường xuyên với ngài. Ban Thư ký này làm cầu nối giữa vị Chủ tịch, Ban Tổ Chức (BTC) Năm Thánh và các tiểu ban chuyên môn cũng như phối hợp các hoạt động của các tiểu ban theo một đường hướng chung.
3.2. Ban Thư ký Thường trực gồm một số thành viên chính sau đây: Vị đại diện của Trung tâm Mục vụ (TTMV), Nhà Truyền Thống, Đại Chủng viện (ĐCV) Thánh Giuse, người phụ trách truyền thông, một chuyên viên về Giáo luật, một chuyên viên về Phụng vụ, người phụ trách tài chính và bốn trưởng ban của tiểu ban Nghiên cứu Lịch sử, tiểu ban Giáo hội Mầu nhiệm, tiểu ban Giáo hội Hiệp thông, tiểu ban Giáo hội Sứ vụ.
3.3. Ban soạn thảo Kỷ yếu 50 năm thiết lập phẩm trật Giáo hội Công giáo tại Việt Nam nên trình bày sự phát triển của Giáo hội Việt Nam theo hướng động với những phân tích về hoàn cảnh, lý do, động lực và đường hướng phát triển thay vì chỉ trình bày theo hướng tĩnh với những con số thống kê.
3.4. Đức Hồng y cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc truyền thông về các hoạt động của BTC Năm Thánh đối với cộng đồng dân Chúa trong cũng như ngoài nước và đề nghị đưa lên trang web của HĐGMVN để nhiều người cùng tham gia góp ý.
4. Các thành viên tham dự cuộc họp đã đóng góp nhiều ý kiến xoay quanh chủ đề của Năm Thánh 2010 về Giáo hội Mầu nhiệm, Giáo hội Hiệp thông và Giáo hội Sứ vụ. Tất cả cùng nhận định rằng 3 chủ điểm này đều liên kết chặt chẽ với nhau và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô Mục tử qua các chức năng Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Người, đồng thời ba chủ điểm làm nền móng xây dựng 3 mối tương quan giữa Dân Chúa với Thiên Chúa (mầu nhiệm), với nhau (hiệp thông), với xã hội loài người (sứ vụ yêu thương và phục vụ).
HỌP RIÊNG CÁC TIỂU BAN (từ 10g đến 11g)
5. Ban tổ chức được chia thành 5 nhóm:
+ Nhóm I gồm Đức Hồng y và các đức cha tham dự, cha tổng đại diện Huỳnh Công Minh và cha Hồ Văn Xuân.
+ Nhóm II là tiểu ban Nghiên cứu Lịch sử, gồm các cha Trịnh Tín Ý, Nguyễn Ngọc Sơn và cha Nguyễn Duy.
+ Nhóm III là tiểu ban Giáo hội Mầu nhiệm, gồm các cha Vũ Phan Long (OFM), Nguyễn Văn Khảm, Lê Tấn Bảo, Phạm Trung Thành (CSSR).
+ Nhóm IV là tiểu ban Giáo hội Hiệp thông, gồm các cha Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Khải (CCSR), Tạ Huy Hoàng, Nguyễn Anh Tuấn, Lê Quang Việt.
+ Nhóm V là tiểu ban Giáo hội Sứ vụ, gồm các cha Ngô Quang Tuyên, Nguyễn Ngọc Sơn, Đỗ Đình Ánh.
6. Mỗi tiểu ban bầu ra người trưởng ban để tham gia vào Ban Thư ký Thường trực, lên chương trình hoạt động cụ thể, giới thiệu các chuyên viên khác tham gia tiểu ban để BTC chính thức gửi giấy mời, biên soạn các câu hỏi theo 3 chủ điểm để hình thành nên tài liệu làm việc chuẩn bị cho Đại hội dân Chúa Việt Nam 2010.
Các tiểu ban đã bầu chọn các trưởng ban sau đây: cha Trịnh Tín Ý (tiểu ban Nghiên cứu Lịch sử), Nguyễn Văn Am (SDB) (tiểu ban Giáo hội Mầu nhiệm), Nguyễn Anh Tuấn (tiểu ban Giáo hội Hiệp thông) và Ngô Quang Tuyên (tiểu ban Giáo hội Sứ vụ).
HỌP CHUNG TOÀN BAN TỔ CHỨC (từ 11g đến 11g45)
7. Các nhóm đã báo cáo kết quả làm việc nhóm và hội nghị đã nhất trí một số điểm sau đây:
7.1. Năm Thánh 2010:
- Sẽ được khai mạc ở TGP Hà Nội vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 24-11-2009,
- và sẽ bế mạc tại TGP Huế ngày lễ Hiển Linh, 2-1-2011.
- Đại hội dân Chúa Việt Nam sẽ được tổ chức tại TGP TP.HCM, từ ngày 21 đến 28-11-2010.
7.2. Về tài chính, BTC yêu cầu mỗi giáo phận đóng góp 1,000USD lúc khởi đầu và trong mỗi giáo phận sẽ tổ chức 1 ngày để quyên góp cho Đại hội. BTC không vận động quyên góp nơi các cộng đồng Việt Nam hải ngoại, sẵn sàng nhận sự đóng góp của các cá nhân và tổ chức nào muốn giúp đỡ cho BTC Năm Thánh.
7.3. Ban Thư ký Thường trực gồm các linh mục sau đây:
- Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm (TTMV), Trưởng ban
- Lm. Giuse Trịnh Tín Ý (Nhà Truyền Thống)
- Lm. Giuse Đỗ Mạnh Hùng (ĐCV Thánh Giuse)
- Lm. Gioan Bùi Thái Sơn (Giáo luật)
- Lm. Rôcô Nguyễn Duy (Phụng vụ)
- Lm. Giuse Nguyễn Văn Am (tiểu ban GH Mầu nhiệm)
- Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn (tiểu ban GH Hiệp thông)
- Lm. Đaminh Ngô Quang Tuyên (tiểu ban GH Sứ vụ)
- Lm. Inhaxiô Hồ Văn Xuân (Tài chính)
- Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (Truyền thông), Thư ký
7.4. Phân công Ban Cố vấn:
- Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, tư vấn cho tiểu ban GH Mầu nhiệm.
- Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, tư vấn cho tiểu ban GH Hiệp thông.
- Đức TGM Stephanô Nguyễn Như Thể, tư vấn cho tiểu ban GH Sứ vụ.
- Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, tư vấn cho BTC Năm Thánh.
- Lm. Tổng Đại diện GB. Huỳnh Công Minh, tư vấn cho tiểu ban Nghiên cứu Lịch sử.
7.5. Các ý kiến:
- Đề nghị các tiểu ban nên họp nhau sớm để có định hướng chung cho việc phác thảo tài liệu làm việc và gửi về cho Ban Thư ký Thường trực tổng hợp thành một tài liệu thống nhất và trình lên Hội đồng Giám mục trong Hội nghị tháng 9-2008 ở Xuân Lộc. Tài liệu phổ biến cho cộng đồng dân Chúa nên được trình bày dưới hình thức dễ hiểu, nhắm đến lợi ích mục vụ nhưng đồng thời cũng nên có tài liệu nghiên cứu, đào sâu về khía cạnh thần học dành cho các thành phần khác như linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân ưu tuyển.
- Đề nghị Đức Hồng y soạn một thư mời chính thức cho các trưởng ban có thể dùng để mời thêm các chuyên viên khác tham gia hoạt động của các tiểu ban.
- Việc truyền thông giữa các tiểu ban với nhau và với cộng đồng dân Chúa hết sức quan trọng để mọi người tham gia vào việc cử hành Năm Thánh cũng như để tránh những hoạt động trùng lấp, tốn công sức của nhiều người. Vì thế, các tiểu ban nên thường xuyên liên lạc với nhau và báo cáo mọi hoạt động cho Đức Hồng y Chủ tịch, Ban Thư ký Thường trực cũng như các vị giám mục chủ tịch các uỷ ban liên hệ của HĐGMVN. Một mục thông tin đặc biệt về Năm Thánh 2010 đã bắt đầu được mở từ ngày 9-4-2008 trên trang web của HĐGMVN, theo địa chỉ http://www.v2.hdgmvietnam.org
- Các thông tin muốn chuyển cho nhau giữa các tiểu ban và gửi lên trang web, xin gửi về địa chỉ email: ubttxh@hdgmvietnam.org hay vpubttxh@gmail.com. Uỷ ban Thông tin Xã hội của HĐGMVN và văn phòng sẽ là chiếc cầu nối thông tin cho cộng đồng dân Chúa về Năm Thánh 2010.
- Các tác giả viết bài nghiên cứu về lịch sử cũng như các bài soạn thảo chuẩn bị cho cuốn Kỷ yếu 50 năm sẽ được trả thù lao. Các trưởng ban gửi các chi phí chuẩn bị cho Năm Thánh của các tiểu ban đến Lm. Inhaxiô Hồ Văn Xuân.
- Ban Thư ký Thường trực sẽ họp kỳ tới vào lúc 9giờ, ngày 22-4-2008, tại Trung tâm Mục vụ TGP TP.HCM.
8. Cuộc họp kết thúc vào lúc 11g45 cùng ngày, sau khi các thành viên cùng chụp bức ảnh lưu niệm trước Nhà Truyền Thống TGP TP.HCM.
Các thành viên BTC cùng dùng bữa cơm thân mật do Nhà Truyền Thống khoản đãi.
Ngày 8-4-2008
1. Để chuẩn bị cho Năm Thánh 2010, kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo phận Tông toà Đàng Ngoài và Đàng Trong và 50 năm thiết lập Phẩm trật Giáo hội Công giáo tại Việt Nam với 3 giáo tỉnh Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Ban Tổ Chức đã họp tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận TP.HCM, dưới sự chủ toạ của Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn, để thống nhất đường hướng chung và phân công cụ thể. Cuộc họp bắt đầu lúc 9 giờ, ngày 8-4-2008.
THÀNH PHẦN THAM DỰ
2. Tham dự cuộc họp gồm có:
- Đức Cha Stephanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục Giáo phận Huế,
- Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội,
- Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ,
- Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc,
- Cha Tổng Đại diện GB. Huỳnh Công Minh,
- Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân.
và các linh mục tổng thư ký của 14 uỷ ban giám mục:
- Lm. Giuse Trịnh Tín Ý (UB Văn Hoá),
- Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (UB BAXH, UB Truyền thông),
- Lm. Rôcô Nguyễn Duy (UB Thánh nhạc),
- Lm. Phanxicô Vũ Phan Long (UB Kinh Thánh),
- Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm (UB Giáo lý Đức tin),
- Lm. Phêrô Lê Tấn Bảo (UB Phụng tự),
- Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, CSSR (UB Nghệ thuật thánh),
- Lm. Giuse Đỗ Mạnh Hùng (UB Giáo sĩ - chủng sinh),
- Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải, CSSR (UB Tu sĩ),
- Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng (UB Giáo dân),
- lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn (UB Mục vụ Gia đình),
- Lm. Đaminh Ngô Quang Tuyên (UB Loan báo Tin Mừng),
- Lm. Giuse Đỗ Đình Ánh (UB Mục vụ Di dân).
* Đức cha Giuse Vũ Duy Thống và Lm. Gioan Lê Quang Việt (MV Giới trẻ) vắng mặt vì bận công tác.
NỘI DUNG
3. Mở đầu cuộc họp, Đức Hồng y giới thiệu nội quy về việc Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành Năm Thánh 2010 đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) phê chuẩn ngày 27-3-2008, trong Hội nghị Thường niên ở Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, và đề nghị một vài điểm sau đây:
3.1. Bầu Ban Thư ký Thường trực để làm việc thường xuyên với ngài. Ban Thư ký này làm cầu nối giữa vị Chủ tịch, Ban Tổ Chức (BTC) Năm Thánh và các tiểu ban chuyên môn cũng như phối hợp các hoạt động của các tiểu ban theo một đường hướng chung.
3.2. Ban Thư ký Thường trực gồm một số thành viên chính sau đây: Vị đại diện của Trung tâm Mục vụ (TTMV), Nhà Truyền Thống, Đại Chủng viện (ĐCV) Thánh Giuse, người phụ trách truyền thông, một chuyên viên về Giáo luật, một chuyên viên về Phụng vụ, người phụ trách tài chính và bốn trưởng ban của tiểu ban Nghiên cứu Lịch sử, tiểu ban Giáo hội Mầu nhiệm, tiểu ban Giáo hội Hiệp thông, tiểu ban Giáo hội Sứ vụ.
3.3. Ban soạn thảo Kỷ yếu 50 năm thiết lập phẩm trật Giáo hội Công giáo tại Việt Nam nên trình bày sự phát triển của Giáo hội Việt Nam theo hướng động với những phân tích về hoàn cảnh, lý do, động lực và đường hướng phát triển thay vì chỉ trình bày theo hướng tĩnh với những con số thống kê.
3.4. Đức Hồng y cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc truyền thông về các hoạt động của BTC Năm Thánh đối với cộng đồng dân Chúa trong cũng như ngoài nước và đề nghị đưa lên trang web của HĐGMVN để nhiều người cùng tham gia góp ý.
4. Các thành viên tham dự cuộc họp đã đóng góp nhiều ý kiến xoay quanh chủ đề của Năm Thánh 2010 về Giáo hội Mầu nhiệm, Giáo hội Hiệp thông và Giáo hội Sứ vụ. Tất cả cùng nhận định rằng 3 chủ điểm này đều liên kết chặt chẽ với nhau và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô Mục tử qua các chức năng Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Người, đồng thời ba chủ điểm làm nền móng xây dựng 3 mối tương quan giữa Dân Chúa với Thiên Chúa (mầu nhiệm), với nhau (hiệp thông), với xã hội loài người (sứ vụ yêu thương và phục vụ).
HỌP RIÊNG CÁC TIỂU BAN (từ 10g đến 11g)
5. Ban tổ chức được chia thành 5 nhóm:
+ Nhóm I gồm Đức Hồng y và các đức cha tham dự, cha tổng đại diện Huỳnh Công Minh và cha Hồ Văn Xuân.
+ Nhóm II là tiểu ban Nghiên cứu Lịch sử, gồm các cha Trịnh Tín Ý, Nguyễn Ngọc Sơn và cha Nguyễn Duy.
+ Nhóm III là tiểu ban Giáo hội Mầu nhiệm, gồm các cha Vũ Phan Long (OFM), Nguyễn Văn Khảm, Lê Tấn Bảo, Phạm Trung Thành (CSSR).
+ Nhóm IV là tiểu ban Giáo hội Hiệp thông, gồm các cha Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Khải (CCSR), Tạ Huy Hoàng, Nguyễn Anh Tuấn, Lê Quang Việt.
+ Nhóm V là tiểu ban Giáo hội Sứ vụ, gồm các cha Ngô Quang Tuyên, Nguyễn Ngọc Sơn, Đỗ Đình Ánh.
6. Mỗi tiểu ban bầu ra người trưởng ban để tham gia vào Ban Thư ký Thường trực, lên chương trình hoạt động cụ thể, giới thiệu các chuyên viên khác tham gia tiểu ban để BTC chính thức gửi giấy mời, biên soạn các câu hỏi theo 3 chủ điểm để hình thành nên tài liệu làm việc chuẩn bị cho Đại hội dân Chúa Việt Nam 2010.
Các tiểu ban đã bầu chọn các trưởng ban sau đây: cha Trịnh Tín Ý (tiểu ban Nghiên cứu Lịch sử), Nguyễn Văn Am (SDB) (tiểu ban Giáo hội Mầu nhiệm), Nguyễn Anh Tuấn (tiểu ban Giáo hội Hiệp thông) và Ngô Quang Tuyên (tiểu ban Giáo hội Sứ vụ).
HỌP CHUNG TOÀN BAN TỔ CHỨC (từ 11g đến 11g45)
7. Các nhóm đã báo cáo kết quả làm việc nhóm và hội nghị đã nhất trí một số điểm sau đây:
7.1. Năm Thánh 2010:
- Sẽ được khai mạc ở TGP Hà Nội vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 24-11-2009,
- và sẽ bế mạc tại TGP Huế ngày lễ Hiển Linh, 2-1-2011.
- Đại hội dân Chúa Việt Nam sẽ được tổ chức tại TGP TP.HCM, từ ngày 21 đến 28-11-2010.
7.2. Về tài chính, BTC yêu cầu mỗi giáo phận đóng góp 1,000USD lúc khởi đầu và trong mỗi giáo phận sẽ tổ chức 1 ngày để quyên góp cho Đại hội. BTC không vận động quyên góp nơi các cộng đồng Việt Nam hải ngoại, sẵn sàng nhận sự đóng góp của các cá nhân và tổ chức nào muốn giúp đỡ cho BTC Năm Thánh.
7.3. Ban Thư ký Thường trực gồm các linh mục sau đây:
- Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm (TTMV), Trưởng ban
- Lm. Giuse Trịnh Tín Ý (Nhà Truyền Thống)
- Lm. Giuse Đỗ Mạnh Hùng (ĐCV Thánh Giuse)
- Lm. Gioan Bùi Thái Sơn (Giáo luật)
- Lm. Rôcô Nguyễn Duy (Phụng vụ)
- Lm. Giuse Nguyễn Văn Am (tiểu ban GH Mầu nhiệm)
- Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn (tiểu ban GH Hiệp thông)
- Lm. Đaminh Ngô Quang Tuyên (tiểu ban GH Sứ vụ)
- Lm. Inhaxiô Hồ Văn Xuân (Tài chính)
- Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (Truyền thông), Thư ký
7.4. Phân công Ban Cố vấn:
- Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, tư vấn cho tiểu ban GH Mầu nhiệm.
- Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, tư vấn cho tiểu ban GH Hiệp thông.
- Đức TGM Stephanô Nguyễn Như Thể, tư vấn cho tiểu ban GH Sứ vụ.
- Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, tư vấn cho BTC Năm Thánh.
- Lm. Tổng Đại diện GB. Huỳnh Công Minh, tư vấn cho tiểu ban Nghiên cứu Lịch sử.
7.5. Các ý kiến:
- Đề nghị các tiểu ban nên họp nhau sớm để có định hướng chung cho việc phác thảo tài liệu làm việc và gửi về cho Ban Thư ký Thường trực tổng hợp thành một tài liệu thống nhất và trình lên Hội đồng Giám mục trong Hội nghị tháng 9-2008 ở Xuân Lộc. Tài liệu phổ biến cho cộng đồng dân Chúa nên được trình bày dưới hình thức dễ hiểu, nhắm đến lợi ích mục vụ nhưng đồng thời cũng nên có tài liệu nghiên cứu, đào sâu về khía cạnh thần học dành cho các thành phần khác như linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân ưu tuyển.
- Đề nghị Đức Hồng y soạn một thư mời chính thức cho các trưởng ban có thể dùng để mời thêm các chuyên viên khác tham gia hoạt động của các tiểu ban.
- Việc truyền thông giữa các tiểu ban với nhau và với cộng đồng dân Chúa hết sức quan trọng để mọi người tham gia vào việc cử hành Năm Thánh cũng như để tránh những hoạt động trùng lấp, tốn công sức của nhiều người. Vì thế, các tiểu ban nên thường xuyên liên lạc với nhau và báo cáo mọi hoạt động cho Đức Hồng y Chủ tịch, Ban Thư ký Thường trực cũng như các vị giám mục chủ tịch các uỷ ban liên hệ của HĐGMVN. Một mục thông tin đặc biệt về Năm Thánh 2010 đã bắt đầu được mở từ ngày 9-4-2008 trên trang web của HĐGMVN, theo địa chỉ http://www.v2.hdgmvietnam.org
- Các thông tin muốn chuyển cho nhau giữa các tiểu ban và gửi lên trang web, xin gửi về địa chỉ email: ubttxh@hdgmvietnam.org hay vpubttxh@gmail.com. Uỷ ban Thông tin Xã hội của HĐGMVN và văn phòng sẽ là chiếc cầu nối thông tin cho cộng đồng dân Chúa về Năm Thánh 2010.
- Các tác giả viết bài nghiên cứu về lịch sử cũng như các bài soạn thảo chuẩn bị cho cuốn Kỷ yếu 50 năm sẽ được trả thù lao. Các trưởng ban gửi các chi phí chuẩn bị cho Năm Thánh của các tiểu ban đến Lm. Inhaxiô Hồ Văn Xuân.
- Ban Thư ký Thường trực sẽ họp kỳ tới vào lúc 9giờ, ngày 22-4-2008, tại Trung tâm Mục vụ TGP TP.HCM.
8. Cuộc họp kết thúc vào lúc 11g45 cùng ngày, sau khi các thành viên cùng chụp bức ảnh lưu niệm trước Nhà Truyền Thống TGP TP.HCM.
Các thành viên BTC cùng dùng bữa cơm thân mật do Nhà Truyền Thống khoản đãi.
Linh Địa La Vang
Bùi Văn Giải
12:52 11/04/2008
LINH ĐỊA LA VANG
Nói đến Quảng Trị mà không nói đến La Vang là một điều thiếu sót. Bởi vì ít ai là dân Quảng Trị mà không nghe nói đến địa danh La Vang. Không những thế, La Vang đã là nơi mà từ Bắc chí Nam nhiều người biết đến, không chỉ là người Công Giáo mà cả đồng bào ngoài Công Giáo nữa. Ngày nay, trên thế giới nhiều người cũng biết đến La Vang. Ở đất Mỹ cũng đã có những ngôi nhà thờ lấy danh hiệu Đức Mẹ La Vang.
Người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La Mã: Đức Gioan Phaolô II cũng đã nói đến linh địa La Vang sau buổi phong thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam vào ngày 19-06-1988, ở quảng trường Thánh Phêrô La Mã, trong buổi đọc kinh truyền tin, Ngài đã ngỏ lời với Giáo Hội Toàn Cầu vì sự hiện ra của Đức Mẹ tại La Vang năm 1798... Vào ngày 28-11-1992, trong buổi triều yết chung cho các phái đoàn Công Giáo khắp nơi về Rôma, lại một lần nữa Đức Gioan Phaolô II đề cập đến đền thờ Đức Mẹ La Vang thuộc Giáo Phận Huế. Đặc biệt, sau khi chủ tế thánh lễ bế mạc đại hội giới trẻ vào chiều 15-08-1993 tại Denver (Hoa Kỳ), Đức Gioan Phaolô II đã ưu ái dành một giờ để tiếp xúc riêng với khoảng 20,000 bạn trẻ và người Việt Nam ở Hải Ngoại đang có mặt tại Denver. Dịp này Ngài đã gởi cho toàn thể giới trẻ, Giáo Hội và dân tộc Việt Nam một thông điệp. Trong phần cuối cùng của thông điệp Ngài đã nói đến Đức Mẹ La Vang: “Tôi xin phó thác toàn thể cộng đồng Công Giáo Việt Nam dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ La Vang, Ngài là Mẹ yêu thương, năm 1798 hiện ra an ủi những người giáo dân hồi đó bị Văn Thân bách hại. Giáo Hội tại Việt Nam đã được dâng hiến cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ Maria. Giờ đây sắp sửa đến ngày kỷ niệm 200 năm biến cố nói trên. Ước gì thời gian chuẩn bị lễ đệ nhị bách chu niên này cũng là thời gian tăng cường Đức Tin sốt sắng và hăng say sống đời Công Giáo, là thời gian liên kết với Giáo Hội bên nhà, thời gian lưu niệm quá khứ, nhưng cũng là thời gian chuẩn bị một tương lai sáng sủa hơn cho các thế hệ mới của người Việt Nam. Cầu chúc cho họ lớn lên với niềm hiên ngang lành mạnh xứng với nguồn gốc Quốc Gia, với nền văn hóa sung mãn, với sự lớn mạnh của tổ tiên họ xưa kia, vẫn hùng tráng trước mọi thử thách gian truân...”
Thật ra người dân Quảng Trị, không kể thuộc tôn giáo nào, cũng đáng hãnh diện với vùng đất La Vang, nơi mà nhiều người trên thế giới đã biết đến.
Vậy La Vang là nơi nào? Trở về thời xa xưa, La Vang là nơi rừng núi hẻo lánh có nhiều cây “lá vằng”, có thú dữ, nằm về phía Tây cách đồn Dinh Cát, về sau là tỉnh lỵ Quảng Trị, bốn cây số và cách Phú Xuân, tức Kinh Đô Huế, 58 km về phía Bắc. Theo địa bộ của làng Cổ Vưu được lập đời nhà Lê và được quản tu lại đời Gia Long có ghi tên “phường Lá Vằng”. Sở dĩ gọi vậy là vì nơi đó có nhiều lá vằng, một loại cây mà người phụ nữ lúc sinh đẻ thường nấu nước, có vị đắng, để uống như một vị thuốc, rồi đọc trại ra là La Vang. Có người cho rằng gọi là La Vang vì ngày xưa nơi rừng rú có cọp, beo, thú dữ nên mỗi lần các toán người đi làm củi ngang qua phải la vang để thú dữ lẫn tránh.
Dở lại những trang sử đau thương của đất nước từ năm 1765-1801, nhận thấy trăm họ lầm than, dân tình khổ sở vì nạn đói kém, chiến tranh. Đối với người Công Giáo lại còn bị bắt bớ, tù đày, giết chóc. Theo truyền thuyết thì Đức Mẹ đã hiện ra tại La Vang trong thời gian đen tối đó, tuy không rõ năm nào, nhưng theo truyền khẩu, nhiều người cho rằng Đức Mẹ đã hiện ra dưới thời vua Cảnh Thịnh triều Tây Sơn vào năm 1798.
Ngày 17-08-1798 vua Cảnh Thịnh, con của vua Quang Trung, ra sắc dụ cấm đạo từ Phú Xuân đến Bắc Hà, lệnh cho tiêu diệt đạo Giatô, là đạo ngoại quốc, phải triệt hạ các đạo đường, đạo quán và tróc nả các đạo trưởng. Để trốn tránh sự bắt đạo của quan quân Tây Sơn, giáo dân xứ Trí Bưu (Cổ Vưu), xứ Thạch Hản... đã trốn vào ẩn náu trong “phường Lá Vằng”. Họ phá rừng làm rẫy, có người đã làm trại để giữ hoa màu. Và theo truyền thuyết, đêm đêm họ họp nhau đọc kinh lần chuỗi. Và bỗng nhiên vào một đêm, họ thấy một bà đẹp, tay bồng chú bé xuất hiện ở một cây đa cổ thụ, có hai vị cầm đèn chầu. Họ nhận ra đó là Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng, có hai thiên thần chầu. Đức Mẹ đã ngỏ lời an ủi họ, bảo họ hái lá cây xung quanh mà uống sẽ được lành bệnh và hứa rằng ai đến cầu khẩn tại chốn này Ngài sẽ ban ơn. Đức Mẹ còn hiện ra nói với họ nhiều lần...
Dĩ nhiên, như trong bài diễn thuyết của Đức cố Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn nói về sự tích La Vang đã nêu lên vấn đề như sau: “Sự tích về La Vang chúng tôi có biết đặng ít nhiều thì bởi truyền khẩu chứ không bởi truyền thơ. Những điều truyền khẩu về Đức Mẹ La Vang thật hư thế nào, mặc ai tự nghĩ. Chúng tôi chỉ luận chung rằng: có tích mới dịch ra tuồng. Nay việc La Vang đã ra như một việc lớn lao thế này, lẽ nào là một việc vô tông vô tích”.
Năm 1802, Gia Long thống nhất sơn hà. Việc đạo tạm yên. Sự tích Đức Mẹ hiện ra tại La Vang được truyền miệng khắp các xứ đạo vùng Dinh Cát. Người ta còn kể rằng người lương đi làm rú đến La Vang sau bị “động” nên rút lui, nhường lại cho giáo dân. Và do đó trước năm 1885, La Vang đã có một nhà thờ kính Đức Mẹ. Nhà thờ này, cũng theo khẩu truyền: ngày 9-8-1885 đã bị cha con tên Mẹo dựa thế Văn Thân đốt cháy, nhưng ngay chiều hôm đó, Văn Thân đến thiêu sống cả gia đình ông ta.
Từ đó, La Vang một danh từ bắt đầu quen thuộc và trìu mến của giáo dân giáo phận Huế, rồi nhanh chóng vang danh khắp Việt Nam. Không ai là Công Giáo trong toàn quốc mà không nghe nói đến Mẹ La Vang.
Năm 1886 Đức Cha Gaspar (Lộc) cho xây đền thờ ngói, 15 năm mới hoàn thành, vì địa điểm núi non nên vận chuyển vật liệu khó khăn. Năm 1901, đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08-08 để mừng khánh thành nhà thờ. Dịp nầy, Đức Cha Gaspar đã chọn bổn mạng cho thánh đường La Vang với tước hiệu: “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu” và đã quy định về các cuộc kiệu ở La Vang như sau: mỗi năm kiệu Đức Mẹ một lần vào ngày mồng 3 tết nguyên đán gọi là kiệu minh niên và cứ ba năm mở đại hội ba ngày trong tuần lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Tục lệ này vẫn được tôn trọng và thi hành cho đến ngày nay.
Năm 1924, Đúc Cha Allys (Lý) cho phép Linh Mục Morineau (Cố Trung), cha sở họ Cổ Vưu (Trí Bưu) cất một ngôi thánh đường rộng lớn. Ngôi nhà thờ ấy còn cho đến năm 1972, rồi bị chiến tranh tàn phá.
Năm 1949-1954, La Vang nằm trong vùng kiểm soát của phe Việt Minh, giáo hữu La Vang tản cư ra thị xã Quảng Trị thì đồng bào ở vùng lân cận như Long Hưng, Phú Hưng lại đến quây quần chung quanh đền Đức Mẹ. Một điều lạ lùng là trong vòng hai năm (1949-1950) có gần 1,000 người lương trở lại Công Giáo, dưới thời cha Giacôbê Nguyễn Linh Kinh làm cha sở ở linh địa La Vang (1946-1955).
Năm 1954 hiệp dịnh Gienève chia đôi đất nước, La Vang nằm về phía Nam vĩ tuyến 17. Cảnh hành hương bắt đầu nhộn nhịp... Nhiều người, nhiều đoàn thể từ Bến Hải đến Ca Mau thay phiên nhau đến kính viếng Đức Mẹ.
Ngày 22-08-1961, Hội Đồng Giám Mục miền Nam đã long trọng tuyên bố tại La Vang là chọn đền thờ Đức Mẹ La Vang làm “đền thờ toàn quốc dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ” và nhận linh địa La Vang làm “Trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc”. Công trình xây dựng trung tâm bắt đầu trong năm 1962 đến năm 1964 với sự tích cực đóng góp của giáo dân khắp nơi. Cùng trong ngày 22-08-1961, ngày bế mạc đại hội, sắc Tòa Thánh Vatican nâng đền thờ Đức Mẹ La Vang lên bậc Vương Cung Thánh Đường đã được rước từ nhà thờ Trí Bưu vào theo nghi lễ đặc biệt Á Đông.
Năm 1972, chiến tranh quốc cộng giữa Nam Bắc khốc liệt xảy ra ở Quảng Trị, La Vang bị tàn phá nặng nề. Bao công trình kiến tạo đều bị bom đạn san bằng, ngôi thánh đường còn một nữa phía sau, chỉ trừ ba cây đa nhân tạo nơi đài Mẹ, tục truyền là nơi Mẹ đã hiện ra là còn nguyên vẹn.
Mùa xuân 1974, Đức Mẹ thánh du Đạo Binh Xanh quốc tế tổ chức đã đến La Vang trong cảnh hoang tàn, nhưng rất đông con cái mẹ đến kinh viếng.
Từ sau năm 1975, mặc dù hoàn cảnh có khó khăn, chính quyền Cộng Sản cấm ngặt những sự tụ tập ở linh địa La Vang, tuy thế con cái Mẹ không riêng gì ở giáo phận Huế mà nhiều nơi trong nước Việt Nam, vẫn tìm cách về bên Mẹ.
Mãi đến năm 1990, chính quyền thấy rằng việc nghiêm cấm giáo dân hành hương “về bên Mẹ” là bất lợi, nên chính quyền huyện Triệu Hải (tỉnh Quảng trị) cho phép tổ chức đại hội trong sự hạn chế tối đa. Văn bản cho phép của huyện chỉ có trước một tuần lễ, và chỉ cho phép linh mục E. Nguyễn Vinh Gioang, cha sở Diên Sanh kiêm linh địa La Vang đứng ra điều hành thôi. Bởi đó, về mặt tổ chức chẳng có gì. Điện đèn lờ mờ chẳng ra sao, máy móc âm thanh phát tiếng cũng èo uột... nhưng về mặt tinh thần đạo đức của trên 20,000 giáo dân lên đến tột độ.
Năm 1993, đại hội lần thứ 23 diễn ra từ thứ năm 12 tháng 8 đến 15-08-1993. Đại hội lần này tuy còn bị hạn chế nhưng cũng được rộng mở hơn, lý do chính quyền CS nhận thấy có lợi về mặt chính sách và vật chất, chỉ riêng việc độc quyền giữ xe cũng đã thâu được mấy triệu đồng, chưa kể việc cho thuê đất để các quán xá dựng lên...
Ngày bế mạc có gần 50 ngàn con Mẹ từ Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Sài Gòn, Đà Lạt, Gia Lai, Kontum, Đà Nẵng cùng với giáo dân Huế cung nghinh Mẹ qua các con đường quanh linh địa, có cả trên 100 đơn vị.
Hôm nay, ở quê người, nhớ về Quảng trị, nơi chôn nhau cắt rốn, một tỉnh miền Trung tuy nghèo nàn nhưng đậm đà biết bao tình quê hương. Tôi cầu xin cho quê hương tôi thoát khỏi bao đau thương, một ngày nào được trở về sống những ngày còn lại của cuộc đời để rồi được chết chôn trong lòng đất Mẹ.
(Trích Đặc San Quảng Trị)
Nói đến Quảng Trị mà không nói đến La Vang là một điều thiếu sót. Bởi vì ít ai là dân Quảng Trị mà không nghe nói đến địa danh La Vang. Không những thế, La Vang đã là nơi mà từ Bắc chí Nam nhiều người biết đến, không chỉ là người Công Giáo mà cả đồng bào ngoài Công Giáo nữa. Ngày nay, trên thế giới nhiều người cũng biết đến La Vang. Ở đất Mỹ cũng đã có những ngôi nhà thờ lấy danh hiệu Đức Mẹ La Vang.
Người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La Mã: Đức Gioan Phaolô II cũng đã nói đến linh địa La Vang sau buổi phong thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam vào ngày 19-06-1988, ở quảng trường Thánh Phêrô La Mã, trong buổi đọc kinh truyền tin, Ngài đã ngỏ lời với Giáo Hội Toàn Cầu vì sự hiện ra của Đức Mẹ tại La Vang năm 1798... Vào ngày 28-11-1992, trong buổi triều yết chung cho các phái đoàn Công Giáo khắp nơi về Rôma, lại một lần nữa Đức Gioan Phaolô II đề cập đến đền thờ Đức Mẹ La Vang thuộc Giáo Phận Huế. Đặc biệt, sau khi chủ tế thánh lễ bế mạc đại hội giới trẻ vào chiều 15-08-1993 tại Denver (Hoa Kỳ), Đức Gioan Phaolô II đã ưu ái dành một giờ để tiếp xúc riêng với khoảng 20,000 bạn trẻ và người Việt Nam ở Hải Ngoại đang có mặt tại Denver. Dịp này Ngài đã gởi cho toàn thể giới trẻ, Giáo Hội và dân tộc Việt Nam một thông điệp. Trong phần cuối cùng của thông điệp Ngài đã nói đến Đức Mẹ La Vang: “Tôi xin phó thác toàn thể cộng đồng Công Giáo Việt Nam dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ La Vang, Ngài là Mẹ yêu thương, năm 1798 hiện ra an ủi những người giáo dân hồi đó bị Văn Thân bách hại. Giáo Hội tại Việt Nam đã được dâng hiến cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ Maria. Giờ đây sắp sửa đến ngày kỷ niệm 200 năm biến cố nói trên. Ước gì thời gian chuẩn bị lễ đệ nhị bách chu niên này cũng là thời gian tăng cường Đức Tin sốt sắng và hăng say sống đời Công Giáo, là thời gian liên kết với Giáo Hội bên nhà, thời gian lưu niệm quá khứ, nhưng cũng là thời gian chuẩn bị một tương lai sáng sủa hơn cho các thế hệ mới của người Việt Nam. Cầu chúc cho họ lớn lên với niềm hiên ngang lành mạnh xứng với nguồn gốc Quốc Gia, với nền văn hóa sung mãn, với sự lớn mạnh của tổ tiên họ xưa kia, vẫn hùng tráng trước mọi thử thách gian truân...”
Thật ra người dân Quảng Trị, không kể thuộc tôn giáo nào, cũng đáng hãnh diện với vùng đất La Vang, nơi mà nhiều người trên thế giới đã biết đến.
Vậy La Vang là nơi nào? Trở về thời xa xưa, La Vang là nơi rừng núi hẻo lánh có nhiều cây “lá vằng”, có thú dữ, nằm về phía Tây cách đồn Dinh Cát, về sau là tỉnh lỵ Quảng Trị, bốn cây số và cách Phú Xuân, tức Kinh Đô Huế, 58 km về phía Bắc. Theo địa bộ của làng Cổ Vưu được lập đời nhà Lê và được quản tu lại đời Gia Long có ghi tên “phường Lá Vằng”. Sở dĩ gọi vậy là vì nơi đó có nhiều lá vằng, một loại cây mà người phụ nữ lúc sinh đẻ thường nấu nước, có vị đắng, để uống như một vị thuốc, rồi đọc trại ra là La Vang. Có người cho rằng gọi là La Vang vì ngày xưa nơi rừng rú có cọp, beo, thú dữ nên mỗi lần các toán người đi làm củi ngang qua phải la vang để thú dữ lẫn tránh.
Dở lại những trang sử đau thương của đất nước từ năm 1765-1801, nhận thấy trăm họ lầm than, dân tình khổ sở vì nạn đói kém, chiến tranh. Đối với người Công Giáo lại còn bị bắt bớ, tù đày, giết chóc. Theo truyền thuyết thì Đức Mẹ đã hiện ra tại La Vang trong thời gian đen tối đó, tuy không rõ năm nào, nhưng theo truyền khẩu, nhiều người cho rằng Đức Mẹ đã hiện ra dưới thời vua Cảnh Thịnh triều Tây Sơn vào năm 1798.
Ngày 17-08-1798 vua Cảnh Thịnh, con của vua Quang Trung, ra sắc dụ cấm đạo từ Phú Xuân đến Bắc Hà, lệnh cho tiêu diệt đạo Giatô, là đạo ngoại quốc, phải triệt hạ các đạo đường, đạo quán và tróc nả các đạo trưởng. Để trốn tránh sự bắt đạo của quan quân Tây Sơn, giáo dân xứ Trí Bưu (Cổ Vưu), xứ Thạch Hản... đã trốn vào ẩn náu trong “phường Lá Vằng”. Họ phá rừng làm rẫy, có người đã làm trại để giữ hoa màu. Và theo truyền thuyết, đêm đêm họ họp nhau đọc kinh lần chuỗi. Và bỗng nhiên vào một đêm, họ thấy một bà đẹp, tay bồng chú bé xuất hiện ở một cây đa cổ thụ, có hai vị cầm đèn chầu. Họ nhận ra đó là Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng, có hai thiên thần chầu. Đức Mẹ đã ngỏ lời an ủi họ, bảo họ hái lá cây xung quanh mà uống sẽ được lành bệnh và hứa rằng ai đến cầu khẩn tại chốn này Ngài sẽ ban ơn. Đức Mẹ còn hiện ra nói với họ nhiều lần...
Dĩ nhiên, như trong bài diễn thuyết của Đức cố Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn nói về sự tích La Vang đã nêu lên vấn đề như sau: “Sự tích về La Vang chúng tôi có biết đặng ít nhiều thì bởi truyền khẩu chứ không bởi truyền thơ. Những điều truyền khẩu về Đức Mẹ La Vang thật hư thế nào, mặc ai tự nghĩ. Chúng tôi chỉ luận chung rằng: có tích mới dịch ra tuồng. Nay việc La Vang đã ra như một việc lớn lao thế này, lẽ nào là một việc vô tông vô tích”.
Năm 1802, Gia Long thống nhất sơn hà. Việc đạo tạm yên. Sự tích Đức Mẹ hiện ra tại La Vang được truyền miệng khắp các xứ đạo vùng Dinh Cát. Người ta còn kể rằng người lương đi làm rú đến La Vang sau bị “động” nên rút lui, nhường lại cho giáo dân. Và do đó trước năm 1885, La Vang đã có một nhà thờ kính Đức Mẹ. Nhà thờ này, cũng theo khẩu truyền: ngày 9-8-1885 đã bị cha con tên Mẹo dựa thế Văn Thân đốt cháy, nhưng ngay chiều hôm đó, Văn Thân đến thiêu sống cả gia đình ông ta.
Từ đó, La Vang một danh từ bắt đầu quen thuộc và trìu mến của giáo dân giáo phận Huế, rồi nhanh chóng vang danh khắp Việt Nam. Không ai là Công Giáo trong toàn quốc mà không nghe nói đến Mẹ La Vang.
Năm 1886 Đức Cha Gaspar (Lộc) cho xây đền thờ ngói, 15 năm mới hoàn thành, vì địa điểm núi non nên vận chuyển vật liệu khó khăn. Năm 1901, đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08-08 để mừng khánh thành nhà thờ. Dịp nầy, Đức Cha Gaspar đã chọn bổn mạng cho thánh đường La Vang với tước hiệu: “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu” và đã quy định về các cuộc kiệu ở La Vang như sau: mỗi năm kiệu Đức Mẹ một lần vào ngày mồng 3 tết nguyên đán gọi là kiệu minh niên và cứ ba năm mở đại hội ba ngày trong tuần lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Tục lệ này vẫn được tôn trọng và thi hành cho đến ngày nay.
Năm 1924, Đúc Cha Allys (Lý) cho phép Linh Mục Morineau (Cố Trung), cha sở họ Cổ Vưu (Trí Bưu) cất một ngôi thánh đường rộng lớn. Ngôi nhà thờ ấy còn cho đến năm 1972, rồi bị chiến tranh tàn phá.
Năm 1949-1954, La Vang nằm trong vùng kiểm soát của phe Việt Minh, giáo hữu La Vang tản cư ra thị xã Quảng Trị thì đồng bào ở vùng lân cận như Long Hưng, Phú Hưng lại đến quây quần chung quanh đền Đức Mẹ. Một điều lạ lùng là trong vòng hai năm (1949-1950) có gần 1,000 người lương trở lại Công Giáo, dưới thời cha Giacôbê Nguyễn Linh Kinh làm cha sở ở linh địa La Vang (1946-1955).
Năm 1954 hiệp dịnh Gienève chia đôi đất nước, La Vang nằm về phía Nam vĩ tuyến 17. Cảnh hành hương bắt đầu nhộn nhịp... Nhiều người, nhiều đoàn thể từ Bến Hải đến Ca Mau thay phiên nhau đến kính viếng Đức Mẹ.
Ngày 22-08-1961, Hội Đồng Giám Mục miền Nam đã long trọng tuyên bố tại La Vang là chọn đền thờ Đức Mẹ La Vang làm “đền thờ toàn quốc dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ” và nhận linh địa La Vang làm “Trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc”. Công trình xây dựng trung tâm bắt đầu trong năm 1962 đến năm 1964 với sự tích cực đóng góp của giáo dân khắp nơi. Cùng trong ngày 22-08-1961, ngày bế mạc đại hội, sắc Tòa Thánh Vatican nâng đền thờ Đức Mẹ La Vang lên bậc Vương Cung Thánh Đường đã được rước từ nhà thờ Trí Bưu vào theo nghi lễ đặc biệt Á Đông.
Năm 1972, chiến tranh quốc cộng giữa Nam Bắc khốc liệt xảy ra ở Quảng Trị, La Vang bị tàn phá nặng nề. Bao công trình kiến tạo đều bị bom đạn san bằng, ngôi thánh đường còn một nữa phía sau, chỉ trừ ba cây đa nhân tạo nơi đài Mẹ, tục truyền là nơi Mẹ đã hiện ra là còn nguyên vẹn.
Mùa xuân 1974, Đức Mẹ thánh du Đạo Binh Xanh quốc tế tổ chức đã đến La Vang trong cảnh hoang tàn, nhưng rất đông con cái mẹ đến kinh viếng.
Từ sau năm 1975, mặc dù hoàn cảnh có khó khăn, chính quyền Cộng Sản cấm ngặt những sự tụ tập ở linh địa La Vang, tuy thế con cái Mẹ không riêng gì ở giáo phận Huế mà nhiều nơi trong nước Việt Nam, vẫn tìm cách về bên Mẹ.
Mãi đến năm 1990, chính quyền thấy rằng việc nghiêm cấm giáo dân hành hương “về bên Mẹ” là bất lợi, nên chính quyền huyện Triệu Hải (tỉnh Quảng trị) cho phép tổ chức đại hội trong sự hạn chế tối đa. Văn bản cho phép của huyện chỉ có trước một tuần lễ, và chỉ cho phép linh mục E. Nguyễn Vinh Gioang, cha sở Diên Sanh kiêm linh địa La Vang đứng ra điều hành thôi. Bởi đó, về mặt tổ chức chẳng có gì. Điện đèn lờ mờ chẳng ra sao, máy móc âm thanh phát tiếng cũng èo uột... nhưng về mặt tinh thần đạo đức của trên 20,000 giáo dân lên đến tột độ.
Năm 1993, đại hội lần thứ 23 diễn ra từ thứ năm 12 tháng 8 đến 15-08-1993. Đại hội lần này tuy còn bị hạn chế nhưng cũng được rộng mở hơn, lý do chính quyền CS nhận thấy có lợi về mặt chính sách và vật chất, chỉ riêng việc độc quyền giữ xe cũng đã thâu được mấy triệu đồng, chưa kể việc cho thuê đất để các quán xá dựng lên...
Ngày bế mạc có gần 50 ngàn con Mẹ từ Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Sài Gòn, Đà Lạt, Gia Lai, Kontum, Đà Nẵng cùng với giáo dân Huế cung nghinh Mẹ qua các con đường quanh linh địa, có cả trên 100 đơn vị.
Hôm nay, ở quê người, nhớ về Quảng trị, nơi chôn nhau cắt rốn, một tỉnh miền Trung tuy nghèo nàn nhưng đậm đà biết bao tình quê hương. Tôi cầu xin cho quê hương tôi thoát khỏi bao đau thương, một ngày nào được trở về sống những ngày còn lại của cuộc đời để rồi được chết chôn trong lòng đất Mẹ.
(Trích Đặc San Quảng Trị)
Giáo họ Vũ Hòa thuộc giáo phận Phan Thiết với dự án xây nhà thờ cho giáo dân
LM Giacôbê Tạ Chúc
16:49 11/04/2008
BÌNH THUẬN -- Vào năm 1979, giáo họ Vũ Hòa lúc nguyên thủy chí có 34 gia đình công giáo với 205 giáo dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, đa số thuộc hai giáo xứ Bồng Tiên và Cổ Việt (từ giáo phận Thái Bình di cư vào Nam) và lập nghiệp tại Võ Thư – Võ Xu – Đức Linh – Bình Thuận (nay là Vũ Hòa – Đức Linh – Bình Thuận). Đời sống kinh tế những năm tháng đó thật quá khó khăn, nhiều gia đình đã phải trở lại quê cũ hoặc chuyển đi nơi khác. Sinh hoạt tôn giáo cũng ngặt nghèo: không nơi thờ tự, muốn tham dự thánh lễ phải đi bộ khá xa, việc dạy giáo lý cũng do các ông quản bà trương phụ trách bằng phương pháp truyền khẩu!
Năm 1992, được sự giúp đỡ của Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, cha Phanxicôxaviê Đinh Tấn Thời làm chánh xứ lúc bấy giờ cùng với sự đóng góp của giáo dân, giáo họ Vũ Hòa đã mua được miếng đất và dựng được một gian nhà gỗ 80m2 dưới danh nghĩa là của nhà dân cho mượn để có nơi đọc kinh cầu nguyện chung.
Năm 1994, cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung về quản nhiệm. Lúc này đưòng xá quá xuống cấp, người già và trẻ em không thể về nhà thờ giáo xứ Gia An để dự lễ được, cha Phêrô đã đến ngôi nhà nguyện tạm này dâng lễ mỗi tuần một lần vào chiều thứ bảy. Sau đó cha đã xin phép Đức Giám Mục giáo phận được đặt nhà tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa và nhận lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ làm bổn mạng. Năm 2003 cha Phaolô Lê Quang Luân về nhận xứ, ngài đã dâng nhiều thánh lễ trong tuần nơi nhà nguyện này.
Đầu năm 2006, Đức Giám Mục Phaolô bổ nhiệm linh mục Giacôbê Tạ Chúc về làm chính xứ, với số giáo dân của giáo họ Vũ Hòa là1500 người thuộc 197 gia đình, hầu hết là di dân từ địa phận Thái Bình, lao động nghèo, sống chủ yếu bằng nghề nông và làm gạch nung. Ngôi nhà thờ tạm, dù đã được cơi nới ra hon 200m2 và bảo trì nhưng do làm bằng vật liệu sơ xài, vách ván, cột gỗ nên đã xuống cấp trầm trọng. Hơn nữa, nền đất nhà thờ rất thấp do trước kia là ruộng lúa, ao cá nên hay bị ngập lụt mỗi khi trời đổ mưa.
Hiện nay giáo xứ cũng chưa có nhà xứ, không phòng học giáo lý, các em thiếu nhi phải học giáo lý dưới các tán cây, khi trời mưa thì buộc phải nghỉ học. Vì thế, nhu cầu trước mắt của là cần xây dựng một ngôi nhà thờ để có nơi thờ phượng Chúa xứng đáng. Giáo xứ đang cổ động xin Quý Ân Nhân giúp đỡ để xây ngôi thánh đường cho giáo dân có nơi thờ phượng. Ai có lòng giúp đỡ xin liên lạc LM Tạ Chúc, email: lmgiacobetachuc@gmail.com
Năm 1992, được sự giúp đỡ của Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, cha Phanxicôxaviê Đinh Tấn Thời làm chánh xứ lúc bấy giờ cùng với sự đóng góp của giáo dân, giáo họ Vũ Hòa đã mua được miếng đất và dựng được một gian nhà gỗ 80m2 dưới danh nghĩa là của nhà dân cho mượn để có nơi đọc kinh cầu nguyện chung.
Năm 1994, cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung về quản nhiệm. Lúc này đưòng xá quá xuống cấp, người già và trẻ em không thể về nhà thờ giáo xứ Gia An để dự lễ được, cha Phêrô đã đến ngôi nhà nguyện tạm này dâng lễ mỗi tuần một lần vào chiều thứ bảy. Sau đó cha đã xin phép Đức Giám Mục giáo phận được đặt nhà tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa và nhận lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ làm bổn mạng. Năm 2003 cha Phaolô Lê Quang Luân về nhận xứ, ngài đã dâng nhiều thánh lễ trong tuần nơi nhà nguyện này.
Đầu năm 2006, Đức Giám Mục Phaolô bổ nhiệm linh mục Giacôbê Tạ Chúc về làm chính xứ, với số giáo dân của giáo họ Vũ Hòa là1500 người thuộc 197 gia đình, hầu hết là di dân từ địa phận Thái Bình, lao động nghèo, sống chủ yếu bằng nghề nông và làm gạch nung. Ngôi nhà thờ tạm, dù đã được cơi nới ra hon 200m2 và bảo trì nhưng do làm bằng vật liệu sơ xài, vách ván, cột gỗ nên đã xuống cấp trầm trọng. Hơn nữa, nền đất nhà thờ rất thấp do trước kia là ruộng lúa, ao cá nên hay bị ngập lụt mỗi khi trời đổ mưa.
Hiện nay giáo xứ cũng chưa có nhà xứ, không phòng học giáo lý, các em thiếu nhi phải học giáo lý dưới các tán cây, khi trời mưa thì buộc phải nghỉ học. Vì thế, nhu cầu trước mắt của là cần xây dựng một ngôi nhà thờ để có nơi thờ phượng Chúa xứng đáng. Giáo xứ đang cổ động xin Quý Ân Nhân giúp đỡ để xây ngôi thánh đường cho giáo dân có nơi thờ phượng. Ai có lòng giúp đỡ xin liên lạc LM Tạ Chúc, email: lmgiacobetachuc@gmail.com
Liên Tu Sĩ thành phố Saigòn bầu Ban Điều Hành nhiệm kỳ mới
Lm Nguyễn Văn Khải dcct
20:09 11/04/2008
LIÊN TU SĨ THÀNH PHỐ SAIGÒN BẦU BAN ĐIỀU HÀNH NHIỆM KỲ 2008 - 2011
SAIGÒN - Sáng ngày 10.04.2008, sau buổi nói chuyện của Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn với Liên Tu sĩ thành phố Saigòn, đại diện các dòng tu có nhà chính tại Tổng Giáo phận đã bầu Ban Điều hành nhiệm kỳ 2008-2011.
Trước khi tiến hành bầu cử, cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, một thành viên sinh hoạt trong Liên Tu sĩ TP HCM ngay từ ngày được thành lập sau 1975 và hiện là Chủ tịch, đã trình bày cho các bề trên biết sơ lược các sinh hoạt của hiệp hội này:
Liên Tu sĩ Saigòn đã tồn tại hơn 30 năm. Những năm đầu sau 1975 sinh hoạt của các bề trên trong Hiệp hội chủ yếu để tìm một thái độ thống nhất với nhau trong việc ứng xử với thời cuộc.
Từ những năm 1990, khi các dòng nam được chính quyền xét cho chịu chức linh mục công khai, thì vai trò của Hiệp hội Liên Tu sĩ, còn là giới thiệu và liên hệ thủ tục xin chịu chức cho các ứng viên của các dòng tu và tu hội.
Từ giữa những năm 1990, Liên Tu sĩ còn mở các lớp đào tạo thần học cho các tu sĩ nam nữ trong ngoài Thành Phố. Mới đầu là các lớp đào tạo ngắn hạn vào dịp hè. Tiếp theo là các lớp chính quy tập trung dài hạn. Hiện nay có 4 lớp thần học dành cho tu sĩ và 1 lớp thần học dành cho tu sĩ và giáo dân.
Cơ sở một đặt tại địa chỉ 44 Tú Xương, Tu viện của Dòng Đa Minh, là lớp thần học cho nam tu được mở từ năm 1993. Hiện đã có hơn 200 sinh viên tốt nghiệp từ lớp thần học này được chịu chức linh mục.
Cơ sở 2 đặt tại Trung tâm Mục vụ của Tổng Giáo Phận, là nơi đào tạo các nhà đào tạo cho các dòng nữ. Lớp này được mở từ năm 1992 và hiện đã có 808 nữ tu tốt nghiệp.
Cơ sở 3, đặt tại Dòng MTG Chợ Quán, dành cho các nữ tu của các Dòng MTG và một số dòng khác, được mở từ năm 1997 và hiện đã có 436 chị tốt nghiệp.
Cơ sở 4 là Học viện Nữ Đa Minh và một số dòng khác, hiện đang học tại DCCT Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, hiện chưa thống kê được số người tốt nghiệp.
Cơ sở 5 của Dòng La San, đặt tại Tu viện La San Bình Quới- Thanh Đa, dành cho các tu sĩ và giáo dân.
Các lớp thần học trên đây có Ban Giám Đốc riêng, chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp. Ban Điều hành Liên Tu sĩ thành phố Saigòn chỉ làm nhiệm vụ đại diện đăng ký thủ tục pháp lý cho các lớp thần học và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trước chính quyền, đồng thời liên hệ các công việc đột xuất khi cần thiết.
Thực tế các lớp trên đây bao gồm sinh viên của các dòng trên toàn cõi Việt Nam và vì thế đúng hơn Ban Điều hành Liên Tu sĩ đã bàn giao các lớp thần học này cho Hiệp hội Các Bề trên Thượng cấp. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội các Bề trên Thượng cấp chưa nhận.
Liên Tu sĩ trong những năm qua thường có Ban Đại Diện cũng là Ban Điều Hành, gồm 1 vị chủ tịch, hai vị phó chủ tịch và 1 vị thư ký. Mỗi chức vụ do một hội dòng đảm nhiệm. Ban Điều Hành thành lập một Tổ Công tác để trực tiếp làm nhiệm vụ liên hệ các công việc và bảo đảm các sinh hoạt thường xuyên hằng tháng của Liên Tu sĩ.
Ban Điều hành Liên Tu sĩ cũng chịu trách nhiệm liên lạc với Đức Tổng Giám Mục và Tổng Giáo Phận Saigòn khi cần thiết. Chẳng hạn vừa qua Đức Hồng Y xin 30 tu sĩ vào trong Hội đồng Mục vụ của Tổng Giáo phận, hoặc trong việc chuẩn bị Năm Thánh 2010 Đức Hồng Y xin cho 3 tu sĩ làm việc ở mỗi tiểu ban của Tổng Giáo Phận.
Cha Mát thêu Vũ Khởi Phụng cho biết thời gian qua đi, các khó khăn đối với các dòng tu được từng bước giải gỡ, công việc hiện nay của Ban Điều hành Liên Tu sĩ cũng tương đối nhẹ nhàng và các dòng tu tu hội trong Tổng Giáo Phận cũng dễ mau mắn hợp tác và hiệp nhất trong các sinh hoạt khi được kêu gọi, vì vậy khi được bầu cử các dòng đừng ngại nhận nhiệm vụ.
Hiện nay Mát thêu Vũ Khởi Phụng đã được chuyển ra phục vụ tại Hà Nội hơn nữa, nhiệm kỳ công tác 2005-2008 cũng đã hoàn tất, vì vậy Liên Tu sĩ cần phải bầu một Ban Điều hành mới. Từ nhiệm kỳ trước các bề trên trong Hiệp hội Liên Tu sĩ đã thống nhất với nhau, dòng nào đã nhận nhiệm vụ Chủ tịch Ban Điều hành 2 nhiệm kỳ liên tiếp thì thôi không ứng cử chức vụ Chủ tịch. Theo đó, nhiệm kỳ này DCCT được miễn ứng cử.
Có một số bề trên các dòng lên trước cử toạ phát biểu các diễn văn xin không ứng cử và Ban Điều hành Liên Tu sĩ, nhưng không được chấp nhận. Kết quả bầu cử Dòng Salésien Don Bosco được bầu làm Chủ tịch Liên Tu sĩ TP HCM nhiệm kỳ 2008-2011. Hai dòng giữ nhiệm vụ Phó Chủ tịch là Đa Minh Việt Nam và MTG Gò Vấp. Dòng Phaolô Thành Chartres giữ nhiệm vụ Thư ký.
Cha Mát thêu Vũ Khởi Phụng đại diện đã chúc mừng các nhà dòng được bầu vào Ban Điều hành và cầu chúc một nhiệm kỳ công tác tốt đẹp. Cha Giuse Trần Hoà Hưng, Phó Giám tỉnh Dòng Salésien Dong Bosco, đã thay mặt các hội dòng được bầu cử vào Ban Điều hành cám ơn quý bề trên, cám ơn Ban Điều hành nhiệm kỳ 2005-2008.
SAIGÒN - Sáng ngày 10.04.2008, sau buổi nói chuyện của Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn với Liên Tu sĩ thành phố Saigòn, đại diện các dòng tu có nhà chính tại Tổng Giáo phận đã bầu Ban Điều hành nhiệm kỳ 2008-2011.
Trước khi tiến hành bầu cử, cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, một thành viên sinh hoạt trong Liên Tu sĩ TP HCM ngay từ ngày được thành lập sau 1975 và hiện là Chủ tịch, đã trình bày cho các bề trên biết sơ lược các sinh hoạt của hiệp hội này:
Liên Tu sĩ Saigòn đã tồn tại hơn 30 năm. Những năm đầu sau 1975 sinh hoạt của các bề trên trong Hiệp hội chủ yếu để tìm một thái độ thống nhất với nhau trong việc ứng xử với thời cuộc.
Từ những năm 1990, khi các dòng nam được chính quyền xét cho chịu chức linh mục công khai, thì vai trò của Hiệp hội Liên Tu sĩ, còn là giới thiệu và liên hệ thủ tục xin chịu chức cho các ứng viên của các dòng tu và tu hội.
Từ giữa những năm 1990, Liên Tu sĩ còn mở các lớp đào tạo thần học cho các tu sĩ nam nữ trong ngoài Thành Phố. Mới đầu là các lớp đào tạo ngắn hạn vào dịp hè. Tiếp theo là các lớp chính quy tập trung dài hạn. Hiện nay có 4 lớp thần học dành cho tu sĩ và 1 lớp thần học dành cho tu sĩ và giáo dân.
Cơ sở một đặt tại địa chỉ 44 Tú Xương, Tu viện của Dòng Đa Minh, là lớp thần học cho nam tu được mở từ năm 1993. Hiện đã có hơn 200 sinh viên tốt nghiệp từ lớp thần học này được chịu chức linh mục.
Cơ sở 2 đặt tại Trung tâm Mục vụ của Tổng Giáo Phận, là nơi đào tạo các nhà đào tạo cho các dòng nữ. Lớp này được mở từ năm 1992 và hiện đã có 808 nữ tu tốt nghiệp.
Cơ sở 3, đặt tại Dòng MTG Chợ Quán, dành cho các nữ tu của các Dòng MTG và một số dòng khác, được mở từ năm 1997 và hiện đã có 436 chị tốt nghiệp.
Cơ sở 4 là Học viện Nữ Đa Minh và một số dòng khác, hiện đang học tại DCCT Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, hiện chưa thống kê được số người tốt nghiệp.
Cơ sở 5 của Dòng La San, đặt tại Tu viện La San Bình Quới- Thanh Đa, dành cho các tu sĩ và giáo dân.
Các lớp thần học trên đây có Ban Giám Đốc riêng, chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp. Ban Điều hành Liên Tu sĩ thành phố Saigòn chỉ làm nhiệm vụ đại diện đăng ký thủ tục pháp lý cho các lớp thần học và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trước chính quyền, đồng thời liên hệ các công việc đột xuất khi cần thiết.
Thực tế các lớp trên đây bao gồm sinh viên của các dòng trên toàn cõi Việt Nam và vì thế đúng hơn Ban Điều hành Liên Tu sĩ đã bàn giao các lớp thần học này cho Hiệp hội Các Bề trên Thượng cấp. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội các Bề trên Thượng cấp chưa nhận.
Liên Tu sĩ trong những năm qua thường có Ban Đại Diện cũng là Ban Điều Hành, gồm 1 vị chủ tịch, hai vị phó chủ tịch và 1 vị thư ký. Mỗi chức vụ do một hội dòng đảm nhiệm. Ban Điều Hành thành lập một Tổ Công tác để trực tiếp làm nhiệm vụ liên hệ các công việc và bảo đảm các sinh hoạt thường xuyên hằng tháng của Liên Tu sĩ.
Ban Điều hành Liên Tu sĩ cũng chịu trách nhiệm liên lạc với Đức Tổng Giám Mục và Tổng Giáo Phận Saigòn khi cần thiết. Chẳng hạn vừa qua Đức Hồng Y xin 30 tu sĩ vào trong Hội đồng Mục vụ của Tổng Giáo phận, hoặc trong việc chuẩn bị Năm Thánh 2010 Đức Hồng Y xin cho 3 tu sĩ làm việc ở mỗi tiểu ban của Tổng Giáo Phận.
Cha Mát thêu Vũ Khởi Phụng cho biết thời gian qua đi, các khó khăn đối với các dòng tu được từng bước giải gỡ, công việc hiện nay của Ban Điều hành Liên Tu sĩ cũng tương đối nhẹ nhàng và các dòng tu tu hội trong Tổng Giáo Phận cũng dễ mau mắn hợp tác và hiệp nhất trong các sinh hoạt khi được kêu gọi, vì vậy khi được bầu cử các dòng đừng ngại nhận nhiệm vụ.
Hiện nay Mát thêu Vũ Khởi Phụng đã được chuyển ra phục vụ tại Hà Nội hơn nữa, nhiệm kỳ công tác 2005-2008 cũng đã hoàn tất, vì vậy Liên Tu sĩ cần phải bầu một Ban Điều hành mới. Từ nhiệm kỳ trước các bề trên trong Hiệp hội Liên Tu sĩ đã thống nhất với nhau, dòng nào đã nhận nhiệm vụ Chủ tịch Ban Điều hành 2 nhiệm kỳ liên tiếp thì thôi không ứng cử chức vụ Chủ tịch. Theo đó, nhiệm kỳ này DCCT được miễn ứng cử.
Có một số bề trên các dòng lên trước cử toạ phát biểu các diễn văn xin không ứng cử và Ban Điều hành Liên Tu sĩ, nhưng không được chấp nhận. Kết quả bầu cử Dòng Salésien Don Bosco được bầu làm Chủ tịch Liên Tu sĩ TP HCM nhiệm kỳ 2008-2011. Hai dòng giữ nhiệm vụ Phó Chủ tịch là Đa Minh Việt Nam và MTG Gò Vấp. Dòng Phaolô Thành Chartres giữ nhiệm vụ Thư ký.
Cha Mát thêu Vũ Khởi Phụng đại diện đã chúc mừng các nhà dòng được bầu vào Ban Điều hành và cầu chúc một nhiệm kỳ công tác tốt đẹp. Cha Giuse Trần Hoà Hưng, Phó Giám tỉnh Dòng Salésien Dong Bosco, đã thay mặt các hội dòng được bầu cử vào Ban Điều hành cám ơn quý bề trên, cám ơn Ban Điều hành nhiệm kỳ 2005-2008.
ĐHY GB Phạm Minh Mẫn gặp Liên Tu Sĩ trong TGP Saigòn
Lm Nguyễn Văn Khải dcct
20:17 11/04/2008
SAIGÒN -- Sáng ngày 10.04.2008, ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã nói chuyện với các bề trên của các dòng tu nam nữ có nhà chính tại Giáo phận thành phố Saigòn tại Hội trường Toà Tổng Giám Mục.
Phần đầu Đức Hồng Y chia sẻ về hiện tình Giáo phận trong 10 năm qua, tức là từ khi ngài được bổ nhiệm về phục vụ tại Tổng Giáo phận Saigòn cho đến nay.
ĐHY cho biết: Năm 1659 Giáo hội thành lập Giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong. Năm 1844 Đàng Trong chia làm hai là Đông và Tây Đàng Trong. Năm 1924, Giáo phận Tây Đàng Trong đổi tên là Sài Gòn và năm 1976 đổi tên là Giáo phận TP Hồ Chí Minh.
Tổng Giáo phận thành phố Saigòn tính cho đến nay đã được 166 tuổi, sinh ra được 7 “giáo phận con”, 2 “giáo phận cháu” và 1 “giáo phận chắt”. Trên địa bàn TGP hiện nay có 5 cơ sở giáo phận là Toà Giám mục, Đại Chủng viện, Nhà Truyền thống, Trung tâm Mục vụ, Nhà Hưu dưỡng Chí Hoà; có 268 cơ sở thuộc 90 dòng tu và tu hội, trong đó có 57 dòng tu và tu hội có nhà chính ở thành phố Saigòn.
Tổng Giáo phận còn có 199 cơ sở nhà thờ-giáo xứ được hình thành vào các thời kỳ khác nhau: 2 cơ sở Chí Hoà (1720) và Chợ Quán (1771) được hình thành trong thời kỳ mang tên là Giáo phận Đàng Trong (1659-1844). 23 cơ sở được hình thành trong thời kỳ Tây Đàng Trong (1844-1924). 6 cơ sở ra đời trong thời kỳ 1924-1954. 140 cơ sở được hình thành trong thời kỳ di cư 1954-1974. 33 cơ sở được hình thành trong thời kỳ di dân-nhập cư 1975-2010. Trong số 33 cơ sở này, có 10 cơ sở mới hình thành trong thời gian 1998-2008 là: Thánh Gia (1998), Công Lý (1999), Xóm Lách (1999), Cầu Lớn (2000), Thiên Ân (2001), An Thới Đông (2004), Nhà Truyền Thống (2003) và Trung tâm Mục vụ (2004),Gò Mây (2006), Vĩnh Hiệp (2007).
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục cũng cho biết theo thống kê của Tổng Giáo Phận, số giáo dân của TP.HCM 10 năm qua không ngừng gia tăng. Năm 1998 Tổng Giáo Phận có 524.281 nhân danh và năm 2007 con số này là 646.732 nhân danh, tức mỗi năm tăng hơn 12.000 người. Ngài cũng cho biết do hiện tượng di dân và di cư các giáo hạt nội thành dân số giảm mạnh trong khi đó các giáo hạt ngoại thành dân số tăng mạnh. Chẳng hạn: Hạt Chí Hoà giảm từ 58.400 xuống còn 46.600, hạt Tân Định 40.009 nhân danh còn 34.863 nhân danh, trong khi các giáo hạt như Bình An, Gia Định, Gò Vấp, Tân Sơn Nhì, Thủ Đức, Thủ Thiên, Xóm Mới, Xóm Chiếu số nhân danh tăng mạnh. Riêng hạt Tân Sơn Nhì, trong 10 năm ( 1998-2007) tăng từ 51.287 lên đến 93.389 nhân danh.
Đức Hồng Y cho biết, trong 10 năm số tu sĩ nam nữ ở thành phố Saigòn tăng gấp đôi. Năm 1998 có 2655 tu sĩ trong đó có 551 nam và 2104 nữ. Năm 2008 có 4661 tu sĩ với 3516 nữ, 1145 nam mà trong số này có 262 linh mục. Đức Hồng Y đề nghị các dòng nghiên cứu xem nguyên nhân nào khiến cho các tu sĩ ở TP gia tăng đột biến như vậy.
Dân số bùng nổ và số tín hữu gia tăng đã nảy sinh nhiều vấn đề mục vụ. Chẳng hạn không gian sống chật hẹp dễ nảy sinh bất đồng, rồi từ bất đồng đến bất hoà, từ bất hoà đến bất ổn. Rồi vấn đề xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu phục vụ số tín hữu đông đảo này (Nhiều nhà thờ được mở rộng thêm mà cũng không đủ chứa hết số người tham dự). Rồi các dạng tệ nạn xã hội xuất hiện như thất nghiệp, trộm cướp, băng đảng, ma tuý, mãi dâm, HIV-AIDS,etc.
Đức Hồng Y cho biết Tổng Giáo Phận phát triển trên nền tảng chung là lòng đạo của người dân đến từ ba miền, từ đời sống đức tin, yêu thương, bác ái dựa trên lời Chúa của các thành phần trong Tổng Giáo Phận, đặc biệt là của tu sĩ các dòng tu nam nữ trong Thành Phố.
Phần thứ hai, Đức Hồng Y trình bày nội quy cử hành Năm Thánh 2010 và tiến trình thực hiện. Ngài cho biết Hội đồng Giám mục Việt Nam đã giao cho TGP Sàigòn đứng ra tổ chức soạn thảo các tài liệu học tập, soạn thảo cuốn kỷ yếu 50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam, tổ chức Đại hội Dân Chúa Việt Nam. Đức Hồng Y kêu gọi sự cộng tác của các dòng tu vào công cuộc này, cụ thể là cho các chuyên viên thuộc các lãnh vực tham gia công tác khi được Ban Tổ chức mời gọi.
Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, Chủ tịch Liên Tu sĩ thành phố Saigòn, đã thay mặt các vị bề trên cám ơn Đức Hồng Y. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Đức Hồng Y về phục vụ tại thành phố Saigòn, Cha Chủ tịch cũng chúc mừng ngài và bày tỏ lòng biết ơn với ngài. Cha Chủ tịch cũng cam kết hiện tại và tương lai các dòng tu sẽ tiếp tục sát cánh bên Đức Hồng Y để phục vụ Tổng Giáo Phận như trong quá khứ.
Phần đầu Đức Hồng Y chia sẻ về hiện tình Giáo phận trong 10 năm qua, tức là từ khi ngài được bổ nhiệm về phục vụ tại Tổng Giáo phận Saigòn cho đến nay.
ĐHY cho biết: Năm 1659 Giáo hội thành lập Giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong. Năm 1844 Đàng Trong chia làm hai là Đông và Tây Đàng Trong. Năm 1924, Giáo phận Tây Đàng Trong đổi tên là Sài Gòn và năm 1976 đổi tên là Giáo phận TP Hồ Chí Minh.
Tổng Giáo phận thành phố Saigòn tính cho đến nay đã được 166 tuổi, sinh ra được 7 “giáo phận con”, 2 “giáo phận cháu” và 1 “giáo phận chắt”. Trên địa bàn TGP hiện nay có 5 cơ sở giáo phận là Toà Giám mục, Đại Chủng viện, Nhà Truyền thống, Trung tâm Mục vụ, Nhà Hưu dưỡng Chí Hoà; có 268 cơ sở thuộc 90 dòng tu và tu hội, trong đó có 57 dòng tu và tu hội có nhà chính ở thành phố Saigòn.
Tổng Giáo phận còn có 199 cơ sở nhà thờ-giáo xứ được hình thành vào các thời kỳ khác nhau: 2 cơ sở Chí Hoà (1720) và Chợ Quán (1771) được hình thành trong thời kỳ mang tên là Giáo phận Đàng Trong (1659-1844). 23 cơ sở được hình thành trong thời kỳ Tây Đàng Trong (1844-1924). 6 cơ sở ra đời trong thời kỳ 1924-1954. 140 cơ sở được hình thành trong thời kỳ di cư 1954-1974. 33 cơ sở được hình thành trong thời kỳ di dân-nhập cư 1975-2010. Trong số 33 cơ sở này, có 10 cơ sở mới hình thành trong thời gian 1998-2008 là: Thánh Gia (1998), Công Lý (1999), Xóm Lách (1999), Cầu Lớn (2000), Thiên Ân (2001), An Thới Đông (2004), Nhà Truyền Thống (2003) và Trung tâm Mục vụ (2004),Gò Mây (2006), Vĩnh Hiệp (2007).
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục cũng cho biết theo thống kê của Tổng Giáo Phận, số giáo dân của TP.HCM 10 năm qua không ngừng gia tăng. Năm 1998 Tổng Giáo Phận có 524.281 nhân danh và năm 2007 con số này là 646.732 nhân danh, tức mỗi năm tăng hơn 12.000 người. Ngài cũng cho biết do hiện tượng di dân và di cư các giáo hạt nội thành dân số giảm mạnh trong khi đó các giáo hạt ngoại thành dân số tăng mạnh. Chẳng hạn: Hạt Chí Hoà giảm từ 58.400 xuống còn 46.600, hạt Tân Định 40.009 nhân danh còn 34.863 nhân danh, trong khi các giáo hạt như Bình An, Gia Định, Gò Vấp, Tân Sơn Nhì, Thủ Đức, Thủ Thiên, Xóm Mới, Xóm Chiếu số nhân danh tăng mạnh. Riêng hạt Tân Sơn Nhì, trong 10 năm ( 1998-2007) tăng từ 51.287 lên đến 93.389 nhân danh.
Đức Hồng Y cho biết, trong 10 năm số tu sĩ nam nữ ở thành phố Saigòn tăng gấp đôi. Năm 1998 có 2655 tu sĩ trong đó có 551 nam và 2104 nữ. Năm 2008 có 4661 tu sĩ với 3516 nữ, 1145 nam mà trong số này có 262 linh mục. Đức Hồng Y đề nghị các dòng nghiên cứu xem nguyên nhân nào khiến cho các tu sĩ ở TP gia tăng đột biến như vậy.
Dân số bùng nổ và số tín hữu gia tăng đã nảy sinh nhiều vấn đề mục vụ. Chẳng hạn không gian sống chật hẹp dễ nảy sinh bất đồng, rồi từ bất đồng đến bất hoà, từ bất hoà đến bất ổn. Rồi vấn đề xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu phục vụ số tín hữu đông đảo này (Nhiều nhà thờ được mở rộng thêm mà cũng không đủ chứa hết số người tham dự). Rồi các dạng tệ nạn xã hội xuất hiện như thất nghiệp, trộm cướp, băng đảng, ma tuý, mãi dâm, HIV-AIDS,etc.
Đức Hồng Y cho biết Tổng Giáo Phận phát triển trên nền tảng chung là lòng đạo của người dân đến từ ba miền, từ đời sống đức tin, yêu thương, bác ái dựa trên lời Chúa của các thành phần trong Tổng Giáo Phận, đặc biệt là của tu sĩ các dòng tu nam nữ trong Thành Phố.
Phần thứ hai, Đức Hồng Y trình bày nội quy cử hành Năm Thánh 2010 và tiến trình thực hiện. Ngài cho biết Hội đồng Giám mục Việt Nam đã giao cho TGP Sàigòn đứng ra tổ chức soạn thảo các tài liệu học tập, soạn thảo cuốn kỷ yếu 50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam, tổ chức Đại hội Dân Chúa Việt Nam. Đức Hồng Y kêu gọi sự cộng tác của các dòng tu vào công cuộc này, cụ thể là cho các chuyên viên thuộc các lãnh vực tham gia công tác khi được Ban Tổ chức mời gọi.
Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, Chủ tịch Liên Tu sĩ thành phố Saigòn, đã thay mặt các vị bề trên cám ơn Đức Hồng Y. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Đức Hồng Y về phục vụ tại thành phố Saigòn, Cha Chủ tịch cũng chúc mừng ngài và bày tỏ lòng biết ơn với ngài. Cha Chủ tịch cũng cam kết hiện tại và tương lai các dòng tu sẽ tiếp tục sát cánh bên Đức Hồng Y để phục vụ Tổng Giáo Phận như trong quá khứ.
Liên Tu Sĩ thành phố Saigòn kêu gọi nhân sự phục vụ bệnh nhân HIV/AIDS
Lm Nguyễn Văn Khải dcct
20:48 11/04/2008
SAIGÒN - Sáng ngày 10.04.2008, trong buổi sinh hoạt hàng tháng tại Hội trường Toà TGM Saigòn, cha Gioan Baotixita Phương Đình Toại, Dòng Camillo, phụ trách chăm sóc các nạn nhân HIV-AIDS của Giáo phận, đã kêu gọi các dòng đóng góp nhân sự cho công cuộc phục vụ bệnh nhân HIV-AIDS tại Trung tâm Trọng Điểm ở Bình Phước. Trung tâm này mới được chuyển thành Bệnh viện Nhân Ái.
Cha G.B Dương Đình Toại cho biết Cộng đoàn Mai Linh của LiênTu Sĩ thành phố Saigòn tại Bệnh viện Nhân Ái, hiện có 9 tu sĩ, phụ trách chăm sóc những 3 khoa. Trong thời gian này, con số các bệnh nhân bệnh nặng và qua đời khá nhiều, trong khi các nhân viên nhà nước lại thờ ơ vô cảm với những đau khổ của bệnh nhân. Do đó, các tu sĩ phải làm việc quá tải và không có thời gian chăm sóc sức khoẻ cho mình. Hậu quả một số nữ tu bị giảm sút và một số soeur gặp khủng hoảng.
Theo cha G.B Dương Đình Toại, sự hiện diện của các tu sĩ ở đây có giá trị chứng tá và hoán cải các bệnh nhân cũng như hoán cải các nhân viên Bệnh viện. Tuy nhiên, vì điều kiện làm việc khắc nghiệt cho nên sau khi mãn hạn phục vụ, một số tu sĩ trở về lại nhà dòng mà không có các tu sĩ khác thay thế. Nếu cứ tiếp tục tình trạnh này, cộng đoàn Mai Linh sẽ tan rã và khi ấy quyền lợi và phẩm giá bệnh nhân không được bảo đảm, nhiều nguồn trợ giúp cho bệnh nhân cũng không được tiếp tục.
Ngài cho biết hiện tại Cộng đoàn Mai Linh cần có 15 tu sĩ và ngài xin các dòng đóng góp nhân sự cho chương trình bác ái chung này của Giáo phận. Được biết, để có nguồn nhân lực là tu sĩ bổ sung, Ngài và các đấng bậc hữu trách đã liên hệ với Sở Y Tế thành phố Saigòn và Đại học Y Phạm Ngọc Thạnh để mở lớp Trung cấp Y tá chính quy cho các tu sĩ nam nữ. Chương trình kéo dài 2 năm, học phí 5,5 triệu/năm.
Cha G.B Dương Đình Toại cho biết Cộng đoàn Mai Linh của LiênTu Sĩ thành phố Saigòn tại Bệnh viện Nhân Ái, hiện có 9 tu sĩ, phụ trách chăm sóc những 3 khoa. Trong thời gian này, con số các bệnh nhân bệnh nặng và qua đời khá nhiều, trong khi các nhân viên nhà nước lại thờ ơ vô cảm với những đau khổ của bệnh nhân. Do đó, các tu sĩ phải làm việc quá tải và không có thời gian chăm sóc sức khoẻ cho mình. Hậu quả một số nữ tu bị giảm sút và một số soeur gặp khủng hoảng.
Theo cha G.B Dương Đình Toại, sự hiện diện của các tu sĩ ở đây có giá trị chứng tá và hoán cải các bệnh nhân cũng như hoán cải các nhân viên Bệnh viện. Tuy nhiên, vì điều kiện làm việc khắc nghiệt cho nên sau khi mãn hạn phục vụ, một số tu sĩ trở về lại nhà dòng mà không có các tu sĩ khác thay thế. Nếu cứ tiếp tục tình trạnh này, cộng đoàn Mai Linh sẽ tan rã và khi ấy quyền lợi và phẩm giá bệnh nhân không được bảo đảm, nhiều nguồn trợ giúp cho bệnh nhân cũng không được tiếp tục.
Ngài cho biết hiện tại Cộng đoàn Mai Linh cần có 15 tu sĩ và ngài xin các dòng đóng góp nhân sự cho chương trình bác ái chung này của Giáo phận. Được biết, để có nguồn nhân lực là tu sĩ bổ sung, Ngài và các đấng bậc hữu trách đã liên hệ với Sở Y Tế thành phố Saigòn và Đại học Y Phạm Ngọc Thạnh để mở lớp Trung cấp Y tá chính quy cho các tu sĩ nam nữ. Chương trình kéo dài 2 năm, học phí 5,5 triệu/năm.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tâm sự cùng Dòng Chuá Cứu Thế Việt Nam
Bs Vũ Linh Huy
10:55 11/04/2008
Tâm sự cùng Dòng Chuá Cứu Thế Việt Nam.
Đôi dòng tâm sự gửi quý cha,
Quý thày trợ sĩ tại Thái Hà,
Toàn thể Tỉnh Dòng Chuá Cứu Thế,
Trên khắp quê hương, thuộc mọi Nhà.
Xin hãy hỗ trợ Thái Hà liên,
Bằng lời cầu nguyện kéo Ơn Trên,
Bằng tình huynh đệ keo sơn nhất,
Để Thái Hà luôn giữ lưả bền!
Dòng ta nổi tiếng chống bất công,
Thấy điều bất nghiã khó cầm lòng,
Dẫu bị hiểu lầm và chê ghét,
Lương tâm ngay thẳng vẫn thong dong.
Cộng sản đang tàn phá quê hương,
Chính quyền tham nhũng, thật bất lương,
Luân lý suy đồi chưa từng thấy,
Tuổi trẻ: tương lai chẳng thấy đường!
Phụ nữ: nhân phẩm bị đạp chà,
Nô lệ tình dục bán xứ xa!
Lao nô cùng khốn không ai cứu!
Trẻ bụi đời kia chẳng cưả nhà!
Dân oan uất ức đến nghẹn lời,
Tiếng than đã vọng thấu tới Trời.
Dòng Thánh An Phong, Dòng "cứu thế",
Xin hãy mở tay cứu giúp đời!
Cộng sản lũng đoạn tôn giáo ta,
Ép chèn việc chọn các đức cha,
Cơ sở mượn hoài không lo trả,
Thông tin, báo chí chẳng cho ra!
Hướng về con cái Thánh An-phong,
Xin vì Công Lý mở rộng lòng,
Giữ bền lưả nóng cho Giáo Hội,
Chờ ngày Dân Tộc thấy rạng đông!
Boston, ngày 10 tháng 4 năm 2008
Đôi dòng tâm sự gửi quý cha,
Quý thày trợ sĩ tại Thái Hà,
Toàn thể Tỉnh Dòng Chuá Cứu Thế,
Trên khắp quê hương, thuộc mọi Nhà.
Xin hãy hỗ trợ Thái Hà liên,
Bằng lời cầu nguyện kéo Ơn Trên,
Bằng tình huynh đệ keo sơn nhất,
Để Thái Hà luôn giữ lưả bền!
Dòng ta nổi tiếng chống bất công,
Thấy điều bất nghiã khó cầm lòng,
Dẫu bị hiểu lầm và chê ghét,
Lương tâm ngay thẳng vẫn thong dong.
Cộng sản đang tàn phá quê hương,
Chính quyền tham nhũng, thật bất lương,
Luân lý suy đồi chưa từng thấy,
Tuổi trẻ: tương lai chẳng thấy đường!
Phụ nữ: nhân phẩm bị đạp chà,
Nô lệ tình dục bán xứ xa!
Lao nô cùng khốn không ai cứu!
Trẻ bụi đời kia chẳng cưả nhà!
Dân oan uất ức đến nghẹn lời,
Tiếng than đã vọng thấu tới Trời.
Dòng Thánh An Phong, Dòng "cứu thế",
Xin hãy mở tay cứu giúp đời!
Cộng sản lũng đoạn tôn giáo ta,
Ép chèn việc chọn các đức cha,
Cơ sở mượn hoài không lo trả,
Thông tin, báo chí chẳng cho ra!
Hướng về con cái Thánh An-phong,
Xin vì Công Lý mở rộng lòng,
Giữ bền lưả nóng cho Giáo Hội,
Chờ ngày Dân Tộc thấy rạng đông!
Boston, ngày 10 tháng 4 năm 2008
Văn bản về bảng giá bồi thường đất nông nghiệp cho dân xã Hữu Bằng
Nguyễn Văn An
17:08 11/04/2008
Nông dân xã Hữu Bằng, Vĩnh Phúc về Hà nội khiếu kiện vì bị cướp ruộng đất
Đồng Nhân
17:17 11/04/2008
VĨNH PHÚC- Hà nội – Nông dân thuộc xã Hữu Bằng- Vĩnh Phúc đã từ lâu đi khiếu kiện vì đất của họ bị cướp, bán cho tập đoàn Hồng Hải. Dân chúng ở đây không còn nghề nào để sinh sống, hiện không biết kêu cứu nơi nào, vì công an sử dụng nhiều biện pháp trấn áp họ. Chính quyền có định đền tiền cho họ nhưng với giá rẻ mạt và bất công, nên dân chúng rất phẫn nộ.
Vào thứ Năm ngày 03.04.2008 vừa qua, có chừng khoảng hơn 30 phụ nữ nông thôn thuộc xã Hữu Bằng đã lên Hà nội khiếu kiện. Họ ăn mặc tồi tàn, vóc dáng mệt mỏi, đi xe đạp hơn 60 km về Hà Nội. Các bà các cô cho biết: Đất làm ăn của họ bị chính quyền địa phương cướp lấy mà bán cho tập đoàn Hồng Hải. Không biết họ lấy của tập đoàn này bao nhiêu mà hiện tại họ đền bù mỗi mét vuông đất giá cao nhất là 30.000 VNĐ/ m2 và thấp nhất là 7000 VNĐ/m2. (xem giá biểu đền bù)
Đất ở Hữu Bằng không có nhiều. Trung bình mỗi nhân khẩu được khoảng 500 m2. Dân muốn giữ đất làm ăn. Hoặc phải được đền bù thoả đáng. Nhưng các cán bộ phù phép vẫn cứ áp lực bắt dân nhận tiền. Dân không chịu. Kêu lên tỉnh lên huyện mãi không ăn thua gì. Nay dân đi xe đạp xuống Hà Nội có ý hỏi chính quyền trung ương xem địa phương đền bù như thế có thoả đáng không và dân có sống được không.
Chúng tôi hỏi họ đến cơ quan nào, gặp ai, có đơn kiện chưa. Họ nói chưa biết đến cơ quan nào. Không biết hỏi ai và cũng chưa có đơn kiện cáo gì. Chúng tôi trộm nghĩ Đảng và Chính phủ này sướng thật. Cai trị một khối dân chúng đơn sơ thế kia thì hỏi có chính quyền nước nào được thế?!
Hơn 30 người dân đấy gồm cả Công giáo lẫn không Công giáo. Họ thuộc xứ Hữu Bằng, Giáo phận Bắc Ninh. Về hành chính quốc gia, họ thuộc thôn Hữu Bằng, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Dân ở đây thuần nông, họ không có nghề gì khác ngoài nông nghiệp, họ không muốn đất bị bán, không muốn nhận tiền đền bù, vì họ sẽ không biết sống bằng gì. Trường hợp không còn đường nào khác mà phải mất đất, họ muốn được đền bù thoả đáng.
Họ bị áp lực và trấn áp từ nhiều tháng qua. Mỗi bước đi của họ đều bị công an địa phương bám theo đe doạ và trấn áp. Có 5 công an đi xe máy theo họ từ Vĩnh Phúc. Xin xem hình ảnh của họ và của 5 công an theo họ mà chúng tôi chụp được. Chúng tôi được biết cha xứ hiện tại cũng bị công an theo dõi. Ngài không thể giúp gì được cho giáo dân. Xin những tâm hồn thiện chí liên hệ với họ, trợ giúp họ về phương tiện đi kiện, về pháp lý.
Vào thứ Năm ngày 03.04.2008 vừa qua, có chừng khoảng hơn 30 phụ nữ nông thôn thuộc xã Hữu Bằng đã lên Hà nội khiếu kiện. Họ ăn mặc tồi tàn, vóc dáng mệt mỏi, đi xe đạp hơn 60 km về Hà Nội. Các bà các cô cho biết: Đất làm ăn của họ bị chính quyền địa phương cướp lấy mà bán cho tập đoàn Hồng Hải. Không biết họ lấy của tập đoàn này bao nhiêu mà hiện tại họ đền bù mỗi mét vuông đất giá cao nhất là 30.000 VNĐ/ m2 và thấp nhất là 7000 VNĐ/m2. (xem giá biểu đền bù)
Đất ở Hữu Bằng không có nhiều. Trung bình mỗi nhân khẩu được khoảng 500 m2. Dân muốn giữ đất làm ăn. Hoặc phải được đền bù thoả đáng. Nhưng các cán bộ phù phép vẫn cứ áp lực bắt dân nhận tiền. Dân không chịu. Kêu lên tỉnh lên huyện mãi không ăn thua gì. Nay dân đi xe đạp xuống Hà Nội có ý hỏi chính quyền trung ương xem địa phương đền bù như thế có thoả đáng không và dân có sống được không.
Chúng tôi hỏi họ đến cơ quan nào, gặp ai, có đơn kiện chưa. Họ nói chưa biết đến cơ quan nào. Không biết hỏi ai và cũng chưa có đơn kiện cáo gì. Chúng tôi trộm nghĩ Đảng và Chính phủ này sướng thật. Cai trị một khối dân chúng đơn sơ thế kia thì hỏi có chính quyền nước nào được thế?!
Hơn 30 người dân đấy gồm cả Công giáo lẫn không Công giáo. Họ thuộc xứ Hữu Bằng, Giáo phận Bắc Ninh. Về hành chính quốc gia, họ thuộc thôn Hữu Bằng, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Dân ở đây thuần nông, họ không có nghề gì khác ngoài nông nghiệp, họ không muốn đất bị bán, không muốn nhận tiền đền bù, vì họ sẽ không biết sống bằng gì. Trường hợp không còn đường nào khác mà phải mất đất, họ muốn được đền bù thoả đáng.
Họ bị áp lực và trấn áp từ nhiều tháng qua. Mỗi bước đi của họ đều bị công an địa phương bám theo đe doạ và trấn áp. Có 5 công an đi xe máy theo họ từ Vĩnh Phúc. Xin xem hình ảnh của họ và của 5 công an theo họ mà chúng tôi chụp được. Chúng tôi được biết cha xứ hiện tại cũng bị công an theo dõi. Ngài không thể giúp gì được cho giáo dân. Xin những tâm hồn thiện chí liên hệ với họ, trợ giúp họ về phương tiện đi kiện, về pháp lý.
Mới sáng sớm thứ Bảy 12/4/2008 mà đã có người đến quay phim, không biết rở thêm trò gì đây!
Đồng Nhân
21:58 11/04/2008
THÁI HÀ -- Sáng nay ngày thứ Bảy 12/04/2008 mới lúc 6:30 sáng (giờ Hà nội), sau giờ lễ tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà, giáo dân đều ra phố Đức Bà cầu nguyện như thường lệ thì gặp một nhóm phóng viên không biết từ đâu đến, đột xuất lấy hình quay phim hiện trường tường rào mà giáo dân vẫn cầu nguyện và thu hình giáo dân cầu nguyện.
Trong mấy ngày qua, báo đài và truyền hình Hà nội đều cố ý đưa những tin sai lạc vu họa cho giáo dân Thái Hà cầu nguyện là những kẻ phạm pháp và cố tình đi xâm chiếm đất của khu nhà may Chiến Thắng. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại!.
Không biết chính quyền sẽ tiếp tục rở trò gì nữa đây. Mới hôm trước ngày 9/04/2008 công an biên giấy phạt cụ Nguyễn Thị Đất, 80 tuổi, đến đây cầu nguyện, mà không mang theo giấy "chứng minh nhân dân". Số tiền phạt bà cụ già là 80.000 đồng, lại còn phải tốn phí tiền xe cộ và thời giờ đến Bộ Công an Hà nội mà nộp phạt nữa chứ. Tuy dù đây là một tin tức thật lố bịch của công an Hà nội, nhưng đối với Bà Cụ Đất thì là một gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất. Đọc được tin này, một độc giả của VietCatholic đã gửi cho chúng tôi $50.00 mỹ kim và nhờ chuyển về giúp bà cụ Đất nộp phạt cho cụ già đang lo lắng! Chúng tôi đã tìm cách chuyển tiền tới tay bà cụ ngay lập tức. Và xin cám ơn qúi độc giả có lòng rất tế nhị này.
Không biết rồi ngày hôm nay hay cuối tuần này công an và viên chức chính quyền sẽ bầy thêm ra những trò xách nhiểu gì nữa đây!!! Sau đây là hình nhóm quay phim (công an mật?) tới Thái Hà quay phim:
Trong mấy ngày qua, báo đài và truyền hình Hà nội đều cố ý đưa những tin sai lạc vu họa cho giáo dân Thái Hà cầu nguyện là những kẻ phạm pháp và cố tình đi xâm chiếm đất của khu nhà may Chiến Thắng. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại!.
Không biết chính quyền sẽ tiếp tục rở trò gì nữa đây. Mới hôm trước ngày 9/04/2008 công an biên giấy phạt cụ Nguyễn Thị Đất, 80 tuổi, đến đây cầu nguyện, mà không mang theo giấy "chứng minh nhân dân". Số tiền phạt bà cụ già là 80.000 đồng, lại còn phải tốn phí tiền xe cộ và thời giờ đến Bộ Công an Hà nội mà nộp phạt nữa chứ. Tuy dù đây là một tin tức thật lố bịch của công an Hà nội, nhưng đối với Bà Cụ Đất thì là một gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất. Đọc được tin này, một độc giả của VietCatholic đã gửi cho chúng tôi $50.00 mỹ kim và nhờ chuyển về giúp bà cụ Đất nộp phạt cho cụ già đang lo lắng! Chúng tôi đã tìm cách chuyển tiền tới tay bà cụ ngay lập tức. Và xin cám ơn qúi độc giả có lòng rất tế nhị này.
Không biết rồi ngày hôm nay hay cuối tuần này công an và viên chức chính quyền sẽ bầy thêm ra những trò xách nhiểu gì nữa đây!!! Sau đây là hình nhóm quay phim (công an mật?) tới Thái Hà quay phim:
Báo Hà Nội Mới lại tung chiêu tuyên truyền thiếu trung thực giáo dân Thái Hà cầu nguyện đòi đất!
Đồng Nhân
22:13 11/04/2008
HÀ NỘI - Đúng theo như những dự đoán từ trước thì quả thực sáng nay ngày 12/4/2008, Báo Hà Nội Mới lại đưa thông tin thiếu trung thực và không có cơ sở về sự kiện giáo dân giáo xứ Thái Hà cầu nguyện đòi đất của mình.
Xin mời qúi độc giả đọc bài của báo HàNộiMới đưa tin về giáo dân Thái Hà cầu nguyện để tự đánh giá về tờ báo này, và cũng biết được hướng tuyên truyền của chính quyền Hà nội cố ý xuyên tạc với những dẫn chứng thiếu trung thực và không có cơ sở của bài Báo Hà Nội Mới số phát hành sáng nay 12/4/2008 với đầu đề "Về việc đòi quyền sử dụng đất của Nhà thờ Thái Hà: Sự đòi hỏi trái pháp luật" và nội dung như sau:
(HNM) - Như báo Hànộimới đã đưa tin, thời gian vừa qua, đặc biệt trong các ngày từ 27-3 đến 7-4-2008, một số dân các nơi kéo đến tụ tập, tự ý dựng lều bạt, dựng bàn thờ, tượng Thánh và cầu nguyện suốt ngày đêm tại khu vực tường rào của Công ty May Chiến Thắng, quận Đống Đa.
Mặc dù đã được các cấp chính quyền, nhân dân sở tại vận động, thuyết phục, nhưng số dân nói trên vẫn khăng khăng nói rằng chỉ chấp nhận dỡ lều và thôi cầu nguyện khi đã đòi lại được phần đất mà họ cho rằng đó là đất của nhà thờ Thái Hà. Vậy sự thật về nguồn gốc của khu đất đó như thế nào?
Không có cơ sở pháp lý để giao lại đất
Theo đơn trình bày ngày 16-5-2007 của linh mục Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đinh Đức Tiến, Nguyễn Văn Khải, Trịnh Ngọc Hiên và ông Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội thì nhà thờ Thái Hà còn có tên gọi khác là nhà thờ Nam Đồng, mang Bằng khoán điền thổ số 42, khu Thái Hà, thuộc sở hữu của dòng Chúa cứu thế Việt Nam có địa chỉ tại 180/2 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội. Trong đơn còn nêu: Năm 1961, nhiều diện tích đất của dòng Chúa cứu thế Việt Nam tại nhà thờ Nam Đồng đã bị cơ quan quản lý với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có khu nhà đất do Xí nghiệp Thảm len Đống Đa sử dụng, nay là Công ty May Chiến Thắng đang sử dụng. Nay đề nghị trả lại diện tích trên để dòng Chúa cứu thế nhà thờ Nam Đồng sử dụng…
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, khu đất nhà thờ Nam Đồng (nay là nhà thờ Thái Hà) số cũ là 116 Nam Đồng, trước đây của dòng Chúa cứu thế, do linh mục Vũ Ngọc Bích là người quản lý. Ngày 24-10-1961, linh mục Vũ Ngọc Bích đã ký biên bản “Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào Nhà nước” bàn giao toàn bộ nhà đất của dòng Chúa cứu thế quản lý tại số 116 Nam Đồng (trừ nhà thờ) gồm 3.905m2 nhà chính, 945m2 nhà phụ trên diện tích khoảng 60.000m2 đất giao sang Nhà nước quản lý. Như vậy có thể khẳng định, khu nhà đất tại 116 Nam Đồng (trừ nhà thờ), trước đây của dòng Chúa cứu thế tại Hà Nội đã được Nhà nước thống nhất quản lý.
Tháng 1-2007, linh mục Trịnh Ngọc Hiên có đơn khiếu nại đòi quyền sử dụng đất của nhà thờ Thái Hà trước đây, nay do Công ty May Chiến Thắng đang quản lý sử dụng. Ngày 7-5-2007, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất đã có văn bản trả lời ông Trịnh Ngọc Hiên - linh mục chính xứ Thái Hà về việc xin giao lại diện tích nhà đất do Công ty May Chiến Thắng đang quản lý sử dụng. Căn cứ vào hồ sơ lưu trữ và kết luận liên ngành ngày 3-5-2007, căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, căn cứ vào Nghị quyết số 23 ngày 26-11-2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước quản lý và chính sách cải tạo nhà XHCN trước ngày 1-7-1991 “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất” thì việc linh mục Trịnh Ngọc Hiên có đơn xin được giao lại khu đất do Công ty May Chiến Thắng đang quản lý sử dụng là không có cơ sở pháp lý để giải quyết. Và như thế, việc các giáo dân đang tự ý dựng lều lán, tụ tập đông người để đòi đất tại Công ty May Chiến Thắng là vi phạm pháp luật.
Luật pháp phải được thực thi
Những ngày vừa qua với nhân dân của 2 phường Ô Chợ Dừa và Quang Trung, quận Đống Đa, nhất là dân sống quanh khu vực tường rào của Công ty May Chiến Thắng thực sự là những ngày cơ cực. Có những ngày dân tứ xứ kéo về nói là giáo dân của nhà thờ Thái Hà đông đến mức người già không còn đường để đi tập thể dục, trẻ con mất lối đến trường, không chỉ tụ tập đông người, họ còn dùng trống loại to, loa phóng thanh cầu nguyện suốt ngày đêm, khiến người dân nơi đây ăn không ngon, ngủ không yên, đã có nhiều gia đình không chịu nổi cảnh ầm ĩ, hỗn loạn đã phải đi thuê nhà nơi khác để ở tạm. Theo phản ánh của các hộ dân cư thuộc tổ dân phố số 9, 84, 88, 89 và 91 phường Ô Chợ Dừa và một số tổ dân phố phường Quang Trung, từ ngày 5-1-2008, sau khi đi lễ tại nhà thờ Thái Hà, nhiều người đã kéo sang đường thuộc tổ dân phố 84 (Ô Chợ Dừa), đập đổ tường rào ngăn giữa đường đi của tổ dân phố và khu đất của một xí nghiệp đang quản lý; tự động dựng lều trên đường đi, treo ảnh Thánh, thắp nến, đọc kinh cầu nguyện suốt đêm. Gần đây nhất, ngày 6-4-2008, những người lấn chiếm đất công đã thay các lều bạt cũ bằng những lều to hơn, kiên cố hơn. Trước những hành vi vi phạm pháp luật nói trên, các hộ dân sinh sống tại đây đã có đơn kiến nghị gửi các cấp chính quyền cần có biện pháp kiên quyết chấm dứt những hành vi vi phạm pháp luật, yêu cầu các giáo dân phải tự giác dỡ bỏ lều bạt, cầu nguyện trong nhà thờ theo đúng quy định của luật pháp, trả lại sự bình yên cho cộng đồng dân cư của 2 phường.
Được biết, ngày 2-4-2008, UBND quận Đống Đa đã cử đại diện các ngành, đoàn thể và nhân dân các phường đến nhà thờ Thái Hà, làm việc với linh mục Nguyễn Văn Thật và linh mục Nguyễn Văn Phượng, chuyển công văn của UBND quận về việc vi phạm trật tự xây dựng tại Giáo xứ Thái Hà. UBND quận đã yêu cầu linh mục Vũ Khởi Phụng vận động giáo dân dỡ ngay các lều, quán, bàn thờ, trả lại phần đất đang chiếm dụng, di chuyển các tượng, ảnh, Thánh giá về trong khuôn viên nhà thờ.
Sáng 11-4-2008, UBND quận Đống Đa lại tiếp tục cử người đến vận động những giáo dân đang tụ tập phía sau Công ty May Chiến Thắng phải nhanh chóng thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của quận (Quyết định số 13431 ngày 6-4-2008) và thông báo của phường Ô Chợ Dừa (Thông báo 106, chấm dứt ngay các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, trật tự trị an, dỡ bỏ ngay các lều dựng lên trái phép, các ảnh, tượng Thánh trả lại diện tích hè đường đã chiếm dụng…
Thế nhưng để đáp lại sự kiên trì, mềm mỏng của chính quyền địa phương, cứ mỗi lần có đoàn đại biểu của phường, quận tới vận động, số giáo dân đang túc trực tại khu vực đang lấn chiếm lại gọi điện thoại, kêu gọi giáo dân từ các nơi kéo về để gây sức ép với chính quyền. Thậm chí, trưa ngày 7-4-2008, do có sự xúi giục, kích động của các phần tử xấu, hàng trăm giáo dân từ các nơi đã đổ về cổng sau Công ty May Chiến Thắng để chuẩn bị chống lại thời hạn theo Thông báo của UBND phường Ô Chợ Dừa yêu cầu phải dỡ bỏ các lều lán trước 12 giờ cùng ngày, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đã không có sự xô xát nào xảy ra trưa ngày 7-4 như sự mong đợi của những kẻ thiếu thiện chí. Nhưng như thế không có nghĩa là các lều bạt đang được dựng trái phép ở đây và sự vi phạm pháp luật của những người cố tình hoặc bị lôi kéo đi “đòi đất” sẽ kéo dài mãi, bởi chúng ta đã có Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Xây dựng; Luật Đất đai; Pháp lệnh Tôn giáo… và pháp luật luôn phải được tôn trọng và thực thi một cách nghiêm chỉnh.
(Nguồn: Báo Hà Nội Mới, ngày12/04/2008 08:18), Nhóm phóng viên Nội chính
Xin mời qúi độc giả đọc bài của báo HàNộiMới đưa tin về giáo dân Thái Hà cầu nguyện để tự đánh giá về tờ báo này, và cũng biết được hướng tuyên truyền của chính quyền Hà nội cố ý xuyên tạc với những dẫn chứng thiếu trung thực và không có cơ sở của bài Báo Hà Nội Mới số phát hành sáng nay 12/4/2008 với đầu đề "Về việc đòi quyền sử dụng đất của Nhà thờ Thái Hà: Sự đòi hỏi trái pháp luật" và nội dung như sau:
(HNM) - Như báo Hànộimới đã đưa tin, thời gian vừa qua, đặc biệt trong các ngày từ 27-3 đến 7-4-2008, một số dân các nơi kéo đến tụ tập, tự ý dựng lều bạt, dựng bàn thờ, tượng Thánh và cầu nguyện suốt ngày đêm tại khu vực tường rào của Công ty May Chiến Thắng, quận Đống Đa.
Đến chiều 11-4-2008, những lều, bạt vẫn chưa được tháo dỡ |
Không có cơ sở pháp lý để giao lại đất
Theo đơn trình bày ngày 16-5-2007 của linh mục Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đinh Đức Tiến, Nguyễn Văn Khải, Trịnh Ngọc Hiên và ông Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội thì nhà thờ Thái Hà còn có tên gọi khác là nhà thờ Nam Đồng, mang Bằng khoán điền thổ số 42, khu Thái Hà, thuộc sở hữu của dòng Chúa cứu thế Việt Nam có địa chỉ tại 180/2 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội. Trong đơn còn nêu: Năm 1961, nhiều diện tích đất của dòng Chúa cứu thế Việt Nam tại nhà thờ Nam Đồng đã bị cơ quan quản lý với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có khu nhà đất do Xí nghiệp Thảm len Đống Đa sử dụng, nay là Công ty May Chiến Thắng đang sử dụng. Nay đề nghị trả lại diện tích trên để dòng Chúa cứu thế nhà thờ Nam Đồng sử dụng…
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, khu đất nhà thờ Nam Đồng (nay là nhà thờ Thái Hà) số cũ là 116 Nam Đồng, trước đây của dòng Chúa cứu thế, do linh mục Vũ Ngọc Bích là người quản lý. Ngày 24-10-1961, linh mục Vũ Ngọc Bích đã ký biên bản “Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào Nhà nước” bàn giao toàn bộ nhà đất của dòng Chúa cứu thế quản lý tại số 116 Nam Đồng (trừ nhà thờ) gồm 3.905m2 nhà chính, 945m2 nhà phụ trên diện tích khoảng 60.000m2 đất giao sang Nhà nước quản lý. Như vậy có thể khẳng định, khu nhà đất tại 116 Nam Đồng (trừ nhà thờ), trước đây của dòng Chúa cứu thế tại Hà Nội đã được Nhà nước thống nhất quản lý.
Tháng 1-2007, linh mục Trịnh Ngọc Hiên có đơn khiếu nại đòi quyền sử dụng đất của nhà thờ Thái Hà trước đây, nay do Công ty May Chiến Thắng đang quản lý sử dụng. Ngày 7-5-2007, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất đã có văn bản trả lời ông Trịnh Ngọc Hiên - linh mục chính xứ Thái Hà về việc xin giao lại diện tích nhà đất do Công ty May Chiến Thắng đang quản lý sử dụng. Căn cứ vào hồ sơ lưu trữ và kết luận liên ngành ngày 3-5-2007, căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, căn cứ vào Nghị quyết số 23 ngày 26-11-2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước quản lý và chính sách cải tạo nhà XHCN trước ngày 1-7-1991 “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất” thì việc linh mục Trịnh Ngọc Hiên có đơn xin được giao lại khu đất do Công ty May Chiến Thắng đang quản lý sử dụng là không có cơ sở pháp lý để giải quyết. Và như thế, việc các giáo dân đang tự ý dựng lều lán, tụ tập đông người để đòi đất tại Công ty May Chiến Thắng là vi phạm pháp luật.
Luật pháp phải được thực thi
Những ngày vừa qua với nhân dân của 2 phường Ô Chợ Dừa và Quang Trung, quận Đống Đa, nhất là dân sống quanh khu vực tường rào của Công ty May Chiến Thắng thực sự là những ngày cơ cực. Có những ngày dân tứ xứ kéo về nói là giáo dân của nhà thờ Thái Hà đông đến mức người già không còn đường để đi tập thể dục, trẻ con mất lối đến trường, không chỉ tụ tập đông người, họ còn dùng trống loại to, loa phóng thanh cầu nguyện suốt ngày đêm, khiến người dân nơi đây ăn không ngon, ngủ không yên, đã có nhiều gia đình không chịu nổi cảnh ầm ĩ, hỗn loạn đã phải đi thuê nhà nơi khác để ở tạm. Theo phản ánh của các hộ dân cư thuộc tổ dân phố số 9, 84, 88, 89 và 91 phường Ô Chợ Dừa và một số tổ dân phố phường Quang Trung, từ ngày 5-1-2008, sau khi đi lễ tại nhà thờ Thái Hà, nhiều người đã kéo sang đường thuộc tổ dân phố 84 (Ô Chợ Dừa), đập đổ tường rào ngăn giữa đường đi của tổ dân phố và khu đất của một xí nghiệp đang quản lý; tự động dựng lều trên đường đi, treo ảnh Thánh, thắp nến, đọc kinh cầu nguyện suốt đêm. Gần đây nhất, ngày 6-4-2008, những người lấn chiếm đất công đã thay các lều bạt cũ bằng những lều to hơn, kiên cố hơn. Trước những hành vi vi phạm pháp luật nói trên, các hộ dân sinh sống tại đây đã có đơn kiến nghị gửi các cấp chính quyền cần có biện pháp kiên quyết chấm dứt những hành vi vi phạm pháp luật, yêu cầu các giáo dân phải tự giác dỡ bỏ lều bạt, cầu nguyện trong nhà thờ theo đúng quy định của luật pháp, trả lại sự bình yên cho cộng đồng dân cư của 2 phường.
Được biết, ngày 2-4-2008, UBND quận Đống Đa đã cử đại diện các ngành, đoàn thể và nhân dân các phường đến nhà thờ Thái Hà, làm việc với linh mục Nguyễn Văn Thật và linh mục Nguyễn Văn Phượng, chuyển công văn của UBND quận về việc vi phạm trật tự xây dựng tại Giáo xứ Thái Hà. UBND quận đã yêu cầu linh mục Vũ Khởi Phụng vận động giáo dân dỡ ngay các lều, quán, bàn thờ, trả lại phần đất đang chiếm dụng, di chuyển các tượng, ảnh, Thánh giá về trong khuôn viên nhà thờ.
Sáng 11-4-2008, UBND quận Đống Đa lại tiếp tục cử người đến vận động những giáo dân đang tụ tập phía sau Công ty May Chiến Thắng phải nhanh chóng thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của quận (Quyết định số 13431 ngày 6-4-2008) và thông báo của phường Ô Chợ Dừa (Thông báo 106, chấm dứt ngay các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, trật tự trị an, dỡ bỏ ngay các lều dựng lên trái phép, các ảnh, tượng Thánh trả lại diện tích hè đường đã chiếm dụng…
Thế nhưng để đáp lại sự kiên trì, mềm mỏng của chính quyền địa phương, cứ mỗi lần có đoàn đại biểu của phường, quận tới vận động, số giáo dân đang túc trực tại khu vực đang lấn chiếm lại gọi điện thoại, kêu gọi giáo dân từ các nơi kéo về để gây sức ép với chính quyền. Thậm chí, trưa ngày 7-4-2008, do có sự xúi giục, kích động của các phần tử xấu, hàng trăm giáo dân từ các nơi đã đổ về cổng sau Công ty May Chiến Thắng để chuẩn bị chống lại thời hạn theo Thông báo của UBND phường Ô Chợ Dừa yêu cầu phải dỡ bỏ các lều lán trước 12 giờ cùng ngày, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đã không có sự xô xát nào xảy ra trưa ngày 7-4 như sự mong đợi của những kẻ thiếu thiện chí. Nhưng như thế không có nghĩa là các lều bạt đang được dựng trái phép ở đây và sự vi phạm pháp luật của những người cố tình hoặc bị lôi kéo đi “đòi đất” sẽ kéo dài mãi, bởi chúng ta đã có Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Xây dựng; Luật Đất đai; Pháp lệnh Tôn giáo… và pháp luật luôn phải được tôn trọng và thực thi một cách nghiêm chỉnh.
(Nguồn: Báo Hà Nội Mới, ngày12/04/2008 08:18), Nhóm phóng viên Nội chính
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ðức Cha Lambert de la Motte đi kinh lý Ðịa phận Ðàng Ngoài
Gs Trần Văn Cảnh
12:24 11/04/2008
THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam (Bài 11)
Ðức Cha Lambert de la Motte đi kinh lý Ðịa phận Ðàng Ngoài
Cuối năm 1668, Ðức cha Lambert đã tính nhận lời mời của cha Antoine Hainques đi Ðàng Trong. Nhưng được tin phái đoàn thừa sai mới do cha Jacques de Bourges hướng dẫn vừa đến Tenasserim ngày 05/01/1669 và sắp đến Ayuthia, ngài liền hoãn việc đi Ðàng Trong, mà lên đường đi đón phái đoàn thừa sai mới này. Không kể cha Jacques de Bourges, người đã đến Ayuthia vào năm 1662 với Ðức cha Lambert và cha Deydier, rồi được gởi về Âu Châu lại vào năm 1663, đoàn thừa sai mới này khởi hành từ La Rochelle năm 1666 với 6 linh mục. Dọc đường, ba vị bị tử vong, còn lại ba vị là các cha Gabriel Bouchard, Guillaume Mahot và Claude Guiart, rồi thêm cha Pierre Brindeau đến từ Macao.
Từ ngày đến Ayuthia, trước những oán ghét, hiềm khích, tố cáo và vu oan của những người thuộc chế độ Bảo Trợ Bồ Ðào Nha, Ðức cha Lambert đã có ý nghĩ rời bỏ Ayuthia. Tĩnh tâm và cầu nguyện ba ngày, bàn thảo lợi hại. Cha Jacques de Bourges rất hiểu tâm sự của Ðức cha Lambert vào lúc này và biết rõ tại sao ngài muốn rời Ayuthia. Cha đã thuyết phục được Ðức cha Lambert ở lại Ayuthia vì sự hiện diện của Ðức cha ở đây rất là cần thiết. Ðức cha Lambert quyết định hoãn lại việc đi Ðàng Trong. Thay vào đó, Ðức cha sai cha Brindeau và cha Luca Bền đi Ðàng Trong. Còn đích thân mình, Ðức cha nghĩ đến chuyện kinh lý Ðàng Ngoài.
1. Quyết định đi kinh lý Ðàng Ngoài
Chúng ta nhớ lại rằng 1668 là năm mà bốn linh mục việt nam đầu tiên đã được phong chức. Tháng ba cho hai cha Giuse Trang và Luca Bền thuộc địa phận Ðàng Trong. Tháng sáu cho hai cha Bênêđictô Hiền và cha Gioan Huệ thuộc địa phận Ðàng Ngoài. Qua tin tức do hai cha Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ cho biết về tình hình phát triển của giáo phận Ðàng Ngoài, Ðức cha Lambert nghĩ rằng đây là thời gian thuận tiện để xem xét việc tổ chức giáo hội ở đây với những đơn vị căn bản của nó: giáo hạt và giáo xứ, hầu xây dựng một nền tảng vững chắc, hữu hiệu, thứ tự và an bình về tổ chức và nguyên tắc mục vụ. Nghĩ như vậy, Ðức cha quyết định đi kinh lý Ðàng Ngoài.
Ðược hai cha Jacques de Bourges và Gabriel Bouchard hộ tống, Ðức cha Lambert lấy tầu ngày 23/07/1669 đi Ðàng Ngoài. Ngày 30.8.1669, Đc Lambert đến Đàng Ngoài bằng tầu buôn của ông Junet người Pháp, gốc miền Bourguignon. Vào đến sông Hồng Hà, Ðức cha sai người báo tin cho cha Deydier. Hiểu rõ tình hình cấm đạo taị đây, và biết rằng mấy tháng trước đây, ngày 19.04.1669, tấu các cha Dòng Tên vào đến Phố Hiến đã bị lục xét, mà các sách vở, tượng ảnh và đồ thờ phượng đều bị tịch thu và thiêu hủy, cha Deydier liền sai cha Bênêdictô Hiền đến báo tin cho Ðức cha để đề phòng. Tầu sắp cặp bến, hai nhân viên thương chính lên tầu, cấm không được rỡ hàng trước khi quan đến khám xét. Ông Junot đã khôn khéo tiếp đãi hai nhân viên thương chính và đã kín đáo cho chuyển các đồ cấm sang thuyền cha Bênêđictô Hiền. Lúc tầu cập bến, các quan lên khám xét hàng hóa rất kỹ lưỡng, họ hỏi thuyền trưởng đến Bắc Việt để làm gì và trên thuyền có chở các đạo trưởng công giáo không ? Thuyền trưởng trả lời rằng theo tục lệ người Pháp, trên tầu luôn có một tuyên úy và ông giới thiệu với họ Ðức cha Lambert de la Motte, người duy nhất bận y phục giáo sĩ. Còn về lý do tại sao đến Bắc Việt thì thuyền trưởng nói rằng tầu này thuộc về một công ty pháp, mới lập, muốn vào Bắc Kỳ để xin lập một cửa hàng tại Phố Hiến.
Những lời khai này liền được báo về phủ Chúa. Chúa truyền không được làm khó dễ vị đạo trưởng Pháp quốc mới tới Bắc Việt này. Mọi khó khăn tưởng chừng đã được tiêu tan, ai ngờ lòng ghen tỵ, sợ bị người Pháp vào cạnh tranh, người Bồ Ðào Nha và Hòa Lan đã đi tố cáo đích danh Giám Mục Lambert và hai linh mục đồng hành, cha de Bourges và cha Bouchard. Một cuộc khám xét thứ hai do đó đã được thực hiện kỹ lưỡng hơn lần trước. May thay quan quân chẳng tìm thấy một đồ cấm kỵ nào. Dẫu vậy, các quan cũng nghi kỵ hơn và cho canh gác cẩn mật hơn quanh tầu.
Các giáo hữu địa phương khuyên đức cha nên xin bái yết và dâng quà cho nhà Chúa. Lại thêm giáo hữu, hoạn quan Tuyên can gián Chúa rằng giao thương với một nước to lớn bậc nhất như nước Pháp là điều rất ích lợi cho dất nước. Chúa liền truyền rằng đã vậy thì ban cho người Pháp được vào buôn bán ỏ nước ta. Ta sẽ ban cho họ nhiều đặc ân hơn người Hòa Lan và nếu họ muốn, ta sẽ ban cho họ một mảnh đất ở Phố Hiến để họ xây dựng thương điếm. Rồi Chúa truyền cho phép ban thuỷ thủ được phép xuống bộ. Chúa còn khoản đãi họ tiệc và mời họ tham dự buổi duyệt binh biểu diễn lực lượng quân đội và thực tập trận đồ tượng binh. Các thuỷ thủ nao nức đi xem duyệt binh. Còn Ðức Cha Lambert và hai thừa sai tháp tùng đi thăm cha Deydier và các thầy giảng.
2. Truyền chức linh mục cho 7 tân linh mục
Việc mở thương điếm Pháp tại Phố Hiến đã cho các thừa sai dịp được tự do đi lại nhiều hơn và thực hiện sứ mệnh mục vụ, dẫu kín đáo, một cách thuận tiện và yên ổn hơn. Cùng với ba linh mục thừa sai hiện diện, đức cha Lambert đã đồng ý để cha Jacques de Bourges ở lại Ðàng Ngoài, làm chủ thương điếm « Công Ty Ấn Ðộ » người pháp và cha Deydier là nhân viên. Bảo rằng Ðức cha Lambert đồng ý vì quyết định này, vì tình thế phải chấp nhận, nhưng hơi miễn cưỡng đối với ngài. Thứ nhất vì khi lấy quyết định đi Ðàng Ngoài, Ðức Cha Lamberet đã có ý định truyền chức giám mục cho cha Jacques de Bourges rồi gởi tân giám mục và cha Bouchard đi truyền giáo bên Trung Hoa. Thứ hai vì để hai cha Jacques de Bourges và François Deydier làm việc cho thương điếm, dẫu chỉ là bề ngoài che mắt, nhưng trái với nguyên tắc mà « Bản Chỉ Dẫn các thừa sai » của Cộng Ðồng Ayuthia 1663, đã cấm các thừa sai không được làm thương mại ». Nhưng đức cha Lambert đồng ý lấy quyết định này, vì ngài thấy bên Trung Hoa sự cấm đạo còn ngặt ngèo quá và ở địa phận Ðàng Ngoài, nếu chỉ có cha Deydier thì nặng nhọc quá.
Trong thương điếm được xây trên mảnh đất vua cấp cho, theo sự chuẩn bị trước của cha Deydier, vào tháng giêng năm 1670, Ðức cha Lambert de la Motte truyền các chức thánh và chức linh mục cho 4 thầy giảng hạng nhất và 3 thầy giảng hạng thứ. Ðó là bảy linh mục sau đây: Martinô MÁT 68 tuổi, Antôn QUẾ 56 tuổi, Philipphê NHÂN 52 tuổi, Simon KIÊN 60 tuổi, Giacôbê CHIÊU 46 tuổi, Lêông TRỤ 46 tuổi và Vitô TRI 30 tuổi. Lúc đầu, cha Deydier đã quyết định chỉ tuyển chọn những người già giặn, trên 40 tuổi. Nhưng đức độ và khả năng thông minh của thầy Vitô TRI đã khiến cha Deydier phải chước chuẩn luật ấy cho thầy. Tất cả 7 vị đều là những người đã dâng mình cho Chúa, phục vụ việc truyền giáo từ rất nhiều năm, đa số từ lúc thiếu thời. Tất cả đều đã chứng tỏ có lòng đạo đức vững chắc. Tất cả đều có bàn tay thánh hiến, vì tất cả đều đã dùng bàn tay mà ban phép Rửa Tội cho nhiều tín hữu. Bảy tân linh mục cho giáo phận Ðàng Ngoài. Ðó là công lao của cha Deydier. Từ ngày vào Ðàng Ngoài, ngài đã để công xem xét và huấn luyện họ để họ xứng đáng được lãnh nhận chức linh mục.
Cha Deydier còn trình lên Ðức cha Lambert de la Motte xin ngài ban các chức nhỏ cho 20 thầy giảng hạng thứ. Cha Deydier cũng trình diện và xin Ðức cha ban phép cắt tóc cho khoảng 20 chủng sinh trẻ hơn, những người này, dẫu họ còn trẻ, nhưng đã tỏ ra có ơn gọi làm linh mục.
Ðây là lễ truyền chức đầu tiên đã được củ hành trên đất nước Việt Nam. Nó đánh dấu một chặng đường vừa đi qua, chặng đường thành lập hàng giáo sĩ địa phương Việt Nam, với 9 linh mục và 40 giáo sĩ khác. Với số các thầy giảng và khoảng 100000 giáo dân đã được rửa tội, giáo hội Ðàng Ngoài cần làm gấp một việc quan trọng khác là xây dựng những nguyên tắc nền tảng và phác thảo một tổ chức hữu hiệu, nếu nó muốn kiên vững và phát triển trong tương lai. Ðức CHa Lambert đã nghĩ đến việc ấy và ngài quyết định triệu tập công đồng Việt Nam đầu tiên ở Ðàng Ngoài.
3. Họp Công Ðồng Phố Hiến, 14/02/1670
Công đồng cho Ðàng Ngoài là điều cần thiết lúc này vì lý do nội tại là xác định nguyên tắc và đặt để tổ chức đã vậy, mà còn càng cần vì lý do ngoại bộ, đó là sự cấm đạo ở Việt Nam do chính quyền địa phương áp đặt và sự cạnh tranh của các cha dòng Tên thuộc chế độ Bảo Trợ Bồ Ðào Nha.
Ngày 14 tháng 02 năm 1670, Ðức cha Lambert đã mở công Ðồng Phố Hiến, với sự tham dự của 12 linh mục: 3 cha thừa sai François Deydier, Jacques de Bourges và Gabriel Bouchard, 9 cha việt nam mới được phong chức, hai vào năm 1668, cha Gioan HUỆ và Bênêditô HIỀN, bảy vào năm 1570, cha Mactinô MÁT, cha Giacôbê CHIÊU, cha Philiphê NHÂN, cha Antôn QUẾ, cha Simon KIÊN, cha Lêông TRỤ và cha Vitô TRI.
Công Ðồng đã bàn thảo và lấy một số quyết nghi. Tất cả các quyết nghi này đã được ghi vào một thủ bản, như là một bản nội lệ cho hàng giáo sĩ, thừa sai cũng như bản quốc, làm việc cho giáo phận. Văn bản gốc của công đồng này gồm 34 điều, ký ngày 14.02.1670. Sau đó nó đã được gởi sang Tòa Thánh. Toà Thánh đã duyệt xét, bỏ đi khoản 27, còn lại 33 điều, trong đó điều cuối cùng đã được sửa đổi. Toà Thánh châu phê bản luật này do sắc lệnh « Apostolatus officium » (Sứ mệnh tông đồ), ký ngày 23.12.1673.
Về những quyết định liên quan đến việc tổ chức giáo hội địa phương, giáo phận Ðàng Ngoài được chia thành 9 hạt, mỗi hạt do một linh mục việt nam làm quản hạt, ở trong một nhà xứ cố định, có một thầy giảng chính phụ tá. Mỗi Cộng Ðoàn do một thừa hành điều hành, đảm trách tổ chức việc thờ phượng, chăm sóc cho phong cách của các giáo dân được tốt đẹp, rồi trình báo lên cha quản hạt, là người sẽ trình báo lên cho giám mục đại diện tông toà, hay cho các thừa sai đại diện ngài. Tất cả các của cải vật chất sẽ để chung trong một quỹ trung ương, đặt ở trung tâm địa hạt truyền giáo địa phận. Nhưng mỗi hạt cũng sẽ có một một ngân khoản riêng dành cho việc bác ái bố thí. Các việc chuyển trao tài chánh sẽ được ủy thác cho một hay hai vị lo việc thâu trao cho mỗi hạt, và do cha quản hạt kiểm soát. Còn ở trung ương thì ông Raphael de Rhodes đã được bổ nhiệm làm tổng quản tài chánh.
Về công tác mục vụ thì giám mục đại diện tông toà hay các cha thừa sai phải lo việc đào tạo các chủng sinh. Các linh mục địa phương có trách nhiệm tuyển chọn người trẻ làm chủng sinh và lo đào tạo cuộc sống đạo đức cho họ. Tất cả mọi linh mục, thừa sai hay địa phương đều thống nhất phải có một tác phong thích ứng với thiên chức của họ. Họ không được phép, trực tiếp hay gián tiếp, làm việc buôn bán, nếu không họ sẽ bị khai trừ. Họ cũng phải lo cho con chiên bổn đạo của mình có cách cư xử tốt, mà không cho phép làm những điều lạm dụng, do các cha dòng Tên đặt ra, nhất là trong việc cử hành các bí tích. Còn các tu sĩ, thì không ai được nại đến bất cứ một quyền hành nào, mà không có phép của giám mục đại diện tông tòa. Những điều bất đồng giữa các giáo dân thì cha quản hạt sẽ phân xử, và trong những việc quan trọng thì có thể đưa lên giám mục đại diện tông tòa, hay các thừa sai của ngài, đặc biệt là những việc liên hệ đến tín lý, đến bí tích, hay đến những « ka » lương tâm khó giải quyết. Hài cốt thánh Julien và thánh Milite, đã được Dức cha Lambert mang từ Roma tới thì được trưng bầy tại các nhà thờ Phục sinh và Giáng Sinh ở thủ đô Thăng Long. Còn việc thánh Giuse làm quan thầy cho cả xứ Ðàng Ngoài, đã được cha Ðắc Lộ chọn, thì tất cả đều đồng ý tái xác nhận.
Tất cả các quyết định này phản ánh rõ rệt những quyết định đã lấy ở Công Ðồng Ayuthia năm 1664, và được ấn hành trong « Chỉ dẫn thực hiện sứ mệnh truyền giáo, dành cho các thừa sai ở Trung Hoa, Bắc Việt, Nam Việt và Xiêm La, họp tại Juthia, thủ đô nước Xiêm ». Chúng cũng phản ánh sâu xa những nguyên tắc ghi trong bản « Chỉ thị gởi các Ðại Diện Tông Tòa đang chuẩn bị lên đường đi Trung Hoa, Bắc Việt và Nam Việt » do Thánh bộ Truyền Giáo soạn thảo và gởi cha các Ðức Cha Ðại Diện Tông Toà ngày 10.09.1659. Những quyết định này nói lên tài tổ chức của Ðức cha Lambert đã vậy. Nhưng cũng cho thấy rằng Ðức Cha Lambert đã vận dụng và đánh giá cao những kinh nghiệm thực tế của cha Deydier, của các thầy giảng và của cha Ðắc Lộ.
4. Lập Dòng Mến Thánh Giá
Gặp Ðức Cha Lambert de la Motte ở Marseille năm 1660 và cùng ngài khởi hành đi Viễn Ðông, cha chính Deydier là một trong những người chia sẻ đường tu đức của ngài nhiều nhất. Cha đã cùng Ðức Cha Lambert sống theo luật « Tu Hội Những người Yêu Mến Thánh Giá » ( La Congrégation des Amateurs de la Croix) mà Ðức Cha muốn lập cho toàn thể các thừa sai hải ngoại. Sau này, khi Ðức Cha Pallu lãnh sứ mệnh về Roma trình báo và thương thảo với Toà Thánh, dự án lập dòng này đã không được chấp nhận. Nhưng ý muốn lập một tu hội như vậy cũng cho thấy rõ đường tu đức mà Ðức Cha Lambert muốn đặt cho mình. Con đường tu đức này có ba chân kiềng: lòng yêu tha nhân, tinh thần kinh nguyện và đời sống khổ hạnh. Chính trên ba chân kiềng này mà Ðức Cha Lambert đã tạo được một kỳ công vừa độc đáo, vừa phong phú. Ðó là việc ngài lập tu hội dòng nữ Mến Thánh Giá (Les Amantes de la Croix), kết quả của một cuộc gặp gỡ, hay đúng hơn, một sự tổng hợp giữa một lý tưởng cao cả về đời sống tu trì mà Ðức Cha vẫn hằng hoài bão từ nhiều năm nay và một ý chí dấn thân triệt để của một nhóm phụ nữ Ðàng Ngoài, muốn dâng mình cho Chúa, mà chưa ai đã có thể gợi ra cho một mẫu mực.
Cha chính Deydier rất quan tâm đến đời sống đạo trong các cộng đoàn. Cha để ý đến nguồn năng lực truyền giáo của giới phụ nữ Việt Nam. Vào cuối năm 1669, đầu năm 1670, cha giới thiệu một nhóm khoảng 30 phụ nữ Việt Nam, trinh nữ có, góa phụ có, đã quen sống với một nếp sống khổ hạnh và muốn xin Ðức Cha một bản luật để sống chung thành cộng đoàn. Ðức cha thấy ngay đây là ý Chúa Quan Phòng nhiệm mầu xui khiến. Ðức cha liền biên cho họ một thơ luân lưu gởi các thiếu nữ đã làm lời khấn trinh khiết và đang sống chung từ nhiều năm nay, bày tỏ nỗi vui mừng và hứa bày cho họ một lối sồng làm đẹp lòng và vinh danh Chúa.
Ðức cha muốn áp dụng những nguyên tắc tu trì cao nhất lúc dó ở Âu Châu với ba đời sống chiêm niệm, thừa sai và khổ hạnh vào môi trường Việt Nam, mà giáo hội bị nhiều bắt bớ, cấm cản, và đặc biệt nhấn mạnh đến đường tu đức Thánh Gía của ngài. Ðức cha viết: Mục đích của dòng tu này là tuyên hứa đặc biệt suy gẫm mỗi ngày về những thương khó Chúa Giêsu Kytô đã chịu và coi đó như một phương tiện thích ứng nhất để hiểu biết Chúa hơn và yêu mến Chúa hơn.
Ngày thứ tư lễ tro, 19.02.1670, Ðức cha nhận lời khấn của 2 nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên. Ðó là chị Agnès và chị Phaolô tại Phố Hiến, trên một chiếc thuyền neo tại sông Hồng, đối diện với làng Bái Vàng. Hai tu viện Mến Thánh Giá đầu tiên đã được thành lập ở xứ Ðàng Ngoài, một ở Kiên Lao, tỉnh Nam Ðịnh, nay thuộc địa phận Bùi Chu, một ở Bái Vàng, tỉnh Hà Nam, nay thuộc địa phận Hà Nội.
Sau lễ khấn của hai chị, Ðức cha vội vã lên tầu về Ayuthia. Lợi dụng thời giờ rảnh rỗi trên tầu, Ðức Cha đã hoàn tất bản luật dòng Mến Thánh Giá và ký nhận ngày 26/02/1670. Ngài gởi bản luật dòng này cho hai chị Agnès và Phaolô, kèm theo một bức thơ, đặc biệt nhắn nhủ: « Mục tiêu chính yếu của đời sống tu trì của chị em chúng con là tiếp tục đời sống thương khó của Chúa Giêsu Kitô, là cầu xin với Người cho lương dân và cho người công giáo tội lỗi được ăn năn trở lại, bằng những lời kinh nguyện của chúng con, bằng những việc ăn chay hãm mình, và bằng nước mắt đổ ra của chúng con. Nhưng đặc biệt, chúng con phải chú trọng điều này, là phải làm những việc thánh thien đó, như là làm thay cho Chúa Giêsu Kitô ».
Từ cuối tháng 8/1671 đến tháng 3/1672, Ðức cha Lambert kinh lý Đàng Trong lần I và lập Hội Dòng Mến Thánh Giá ở An Chỉ, Quảng Ngãi.
Cuối tháng 3/1672, ngài trở về Thái Lan. Ngài đã thực hiện một số công việc quan trọng, trong đó có việc thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Juthia với bản luật như ở Việt Nam.
Dòng Mến Thánh Giá phát triển và tăng trưởng không ngừng. Nhưng lịch sử hình thành và phát triển của Hội Dòng cho thấy rằng các nữ tu Mến Thánh Gía Việt-nam đã trải qua một đêm dài khủng khiếp – từ những năm cuối thế kỷ 17 đến những năm đầu thế kỷ 20 – với biết bao thử thách nội bộ, như không được giáo quyền nhiều nơi công nhận và nâng đỡ và những thử thách khách quan, đó là các cuộc bách hại đạo đã làm đổ máu của biết bao nhiêu chị em Mến Thánh Giá.
Có thể nói, chỉ từ sau ngày Bộ Giáo Luật được ĐGH Bê-nê-đi-tô XV ban hành vào năm 1917, Dòng MTG Việt-nam mới bắt đầu có được một vị trí xứng hợp, khi các chị em được chính thức công nhận là nữ tu mặc dầu chỉ có lời khấn đơn và sống giữa lòng xã hội, vì trước đó họ chỉ được coi là những phụ nữ thuộc hội đạo đức mà thôi.
Rồi trải qua những cải tổ, cải cách – đặc biệt là cuộc cải tổ được Đức Cha Louis de Cooman (Hành) cho thực hiện với Hội Dòng MTG Phát-Diệm dẫn đến việc 61 chị em Mến Thánh Giá đầu tiên được tuyên khấn tạm, ngày 02/02/1925 với ba lời khấn: khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục; hay cuộc cải tổ do Đức Cha Phan-xi-cô Chaize (Thịnh) cho thực hiện với Hội Dòng MTG Hà-nội từ năm 1938, dẫn đến lớp khấn đầu tiên vào ngày 02/02/1941 – Dòng MTG Việt-nam dần dần đi vào nề nếp qui củ. Nhiều Hội Dòng MTG được chính thức thành lập trên cả 3 miền đất nước, nghĩa là qua những cuộc cải tổ để có nghi thức khấn tạm và vĩnh viễn cũng như có qui định về tu phục.
Thống kê năm 2003 cho thấy: 23 Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, một Hội Dòng Mến Thánh Giá gốc Việt tại Hoa Kỳ, ba Hội Dòng Mến Thánh Giá Thái Lan và một Hội Dòng Mến Thánh Giá Lào có tổng số thành viên khoảng 5.500 nữ tu, gồm các Tập Sinh và Khấn Sinh, trong đó số nữ tu người Việt nam chiếm đa số.
Hiện nay, trên toàn cõi Việt-nam, có 23 Hội Dòng, phục vụ trong 16 giáo phận. Các giáo phận không có Dòng MTG là Bắc-ninh, Lạng-sơn, Hải-phòng và Thái-bình trong Tổng giáo phận Hà-nội; Kon-tum, Đà-nẵng và Ban-mê-thuột trong Tổng giáo phận Huế; Long-xuyên và Phú-cường trong Tổng giáo phận Tp.HCM. Cuối năm 2004, tổng số Nữ tu khấn trọn là 3.092 chị và khấn tạm là 1.428 chị.
LỜI KÊT
Ðể kết luận bài biên khảo này, tôi tháy không gì đẹp bằng lặp lại lời của một linh mục việt nam, cha Nguyễn Hữu An, mới đây đã viết về Ðức Cha Lambert như sau: « Cùng với Đức Cha Francois Fallu, Đức Cha Lambert là một trong hai vị Giám Mục Đại Diện Tông Tòa đầu tiên sang truyền giáo tại Việt Nam, và coi sóc chương trình truyền giáo Viễn Đông vào thế kỷ 17. Ngài chính là người Cha tinh thần của Giáo Hội Việt Nam thời sơ khai, một vị thừa sai lỗi lạc với óc tổ chức kỳ tài và tầm nhìn hiểu rộng, với tinh thần hội nhập và thích ứng vào văn hóa địa phương. Ngài thực hiện ước vọng của cha Đắc Lộ, trong việc đào tạo các linh mục bản xứ làm nền tảng cho hàng Giáo Phẩm Việt Nam sau này. Ngài đã không bỏ lỡ cơ hội để quy tụ một nhóm trinh nữ đã bắt đầu sống đời độc thân vì Nước Trời, để lập nên tu hội nữ đầu tiên mang tên “Những người nữ yêu mến Thánh Giá”. Cùng với Giáo hội trải qua hơn ba thế kỷ với những thăng trầm và thử luyện, tu hội của “Những người nữ Yêu mến Thánh Giá” ngày nay chính là Dòng Mến Thánh Giá, một dòng tu mang bản chất Á Châu để phục vụ cho dân tộc và Giáo Hội Việt Nam do Đức Cha Lambert sáng lập.
Đức Cha Lambert de la Motte là một anh hùng, hay nói cách khác, một đấng thánh chưa được tôn phong. Ngài là vị đại ân nhân của dân tộc và Giáo Hội Việt Nam mà mới đây, trong kỳ họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam từ ngày 5-9 tháng 9 năm 2005 tại Bãi Dâu, Vũng Tàu, đã bàn về những bước tiến trong thủ tục xin phong Chân Phước cho ngài (1) ».
Paris, ngày 10 tháng 04 năm 2008
Ghi chú
(1) LM. Nguyễn Hữu An, HAI MƯƠI LĂM NĂM HỒNG ÂN: HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHAN THIẾT, trong VietCatholic News (Thứ Sáu 14/03/2008 11:19) http://vietcatholic.net/News/Html/53086.htm
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam (Bài 11)
Ðức Cha Lambert de la Motte đi kinh lý Ðịa phận Ðàng Ngoài
Cuối năm 1668, Ðức cha Lambert đã tính nhận lời mời của cha Antoine Hainques đi Ðàng Trong. Nhưng được tin phái đoàn thừa sai mới do cha Jacques de Bourges hướng dẫn vừa đến Tenasserim ngày 05/01/1669 và sắp đến Ayuthia, ngài liền hoãn việc đi Ðàng Trong, mà lên đường đi đón phái đoàn thừa sai mới này. Không kể cha Jacques de Bourges, người đã đến Ayuthia vào năm 1662 với Ðức cha Lambert và cha Deydier, rồi được gởi về Âu Châu lại vào năm 1663, đoàn thừa sai mới này khởi hành từ La Rochelle năm 1666 với 6 linh mục. Dọc đường, ba vị bị tử vong, còn lại ba vị là các cha Gabriel Bouchard, Guillaume Mahot và Claude Guiart, rồi thêm cha Pierre Brindeau đến từ Macao.
Từ ngày đến Ayuthia, trước những oán ghét, hiềm khích, tố cáo và vu oan của những người thuộc chế độ Bảo Trợ Bồ Ðào Nha, Ðức cha Lambert đã có ý nghĩ rời bỏ Ayuthia. Tĩnh tâm và cầu nguyện ba ngày, bàn thảo lợi hại. Cha Jacques de Bourges rất hiểu tâm sự của Ðức cha Lambert vào lúc này và biết rõ tại sao ngài muốn rời Ayuthia. Cha đã thuyết phục được Ðức cha Lambert ở lại Ayuthia vì sự hiện diện của Ðức cha ở đây rất là cần thiết. Ðức cha Lambert quyết định hoãn lại việc đi Ðàng Trong. Thay vào đó, Ðức cha sai cha Brindeau và cha Luca Bền đi Ðàng Trong. Còn đích thân mình, Ðức cha nghĩ đến chuyện kinh lý Ðàng Ngoài.
1. Quyết định đi kinh lý Ðàng Ngoài
Chúng ta nhớ lại rằng 1668 là năm mà bốn linh mục việt nam đầu tiên đã được phong chức. Tháng ba cho hai cha Giuse Trang và Luca Bền thuộc địa phận Ðàng Trong. Tháng sáu cho hai cha Bênêđictô Hiền và cha Gioan Huệ thuộc địa phận Ðàng Ngoài. Qua tin tức do hai cha Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ cho biết về tình hình phát triển của giáo phận Ðàng Ngoài, Ðức cha Lambert nghĩ rằng đây là thời gian thuận tiện để xem xét việc tổ chức giáo hội ở đây với những đơn vị căn bản của nó: giáo hạt và giáo xứ, hầu xây dựng một nền tảng vững chắc, hữu hiệu, thứ tự và an bình về tổ chức và nguyên tắc mục vụ. Nghĩ như vậy, Ðức cha quyết định đi kinh lý Ðàng Ngoài.
Ðược hai cha Jacques de Bourges và Gabriel Bouchard hộ tống, Ðức cha Lambert lấy tầu ngày 23/07/1669 đi Ðàng Ngoài. Ngày 30.8.1669, Đc Lambert đến Đàng Ngoài bằng tầu buôn của ông Junet người Pháp, gốc miền Bourguignon. Vào đến sông Hồng Hà, Ðức cha sai người báo tin cho cha Deydier. Hiểu rõ tình hình cấm đạo taị đây, và biết rằng mấy tháng trước đây, ngày 19.04.1669, tấu các cha Dòng Tên vào đến Phố Hiến đã bị lục xét, mà các sách vở, tượng ảnh và đồ thờ phượng đều bị tịch thu và thiêu hủy, cha Deydier liền sai cha Bênêdictô Hiền đến báo tin cho Ðức cha để đề phòng. Tầu sắp cặp bến, hai nhân viên thương chính lên tầu, cấm không được rỡ hàng trước khi quan đến khám xét. Ông Junot đã khôn khéo tiếp đãi hai nhân viên thương chính và đã kín đáo cho chuyển các đồ cấm sang thuyền cha Bênêđictô Hiền. Lúc tầu cập bến, các quan lên khám xét hàng hóa rất kỹ lưỡng, họ hỏi thuyền trưởng đến Bắc Việt để làm gì và trên thuyền có chở các đạo trưởng công giáo không ? Thuyền trưởng trả lời rằng theo tục lệ người Pháp, trên tầu luôn có một tuyên úy và ông giới thiệu với họ Ðức cha Lambert de la Motte, người duy nhất bận y phục giáo sĩ. Còn về lý do tại sao đến Bắc Việt thì thuyền trưởng nói rằng tầu này thuộc về một công ty pháp, mới lập, muốn vào Bắc Kỳ để xin lập một cửa hàng tại Phố Hiến.
Những lời khai này liền được báo về phủ Chúa. Chúa truyền không được làm khó dễ vị đạo trưởng Pháp quốc mới tới Bắc Việt này. Mọi khó khăn tưởng chừng đã được tiêu tan, ai ngờ lòng ghen tỵ, sợ bị người Pháp vào cạnh tranh, người Bồ Ðào Nha và Hòa Lan đã đi tố cáo đích danh Giám Mục Lambert và hai linh mục đồng hành, cha de Bourges và cha Bouchard. Một cuộc khám xét thứ hai do đó đã được thực hiện kỹ lưỡng hơn lần trước. May thay quan quân chẳng tìm thấy một đồ cấm kỵ nào. Dẫu vậy, các quan cũng nghi kỵ hơn và cho canh gác cẩn mật hơn quanh tầu.
Các giáo hữu địa phương khuyên đức cha nên xin bái yết và dâng quà cho nhà Chúa. Lại thêm giáo hữu, hoạn quan Tuyên can gián Chúa rằng giao thương với một nước to lớn bậc nhất như nước Pháp là điều rất ích lợi cho dất nước. Chúa liền truyền rằng đã vậy thì ban cho người Pháp được vào buôn bán ỏ nước ta. Ta sẽ ban cho họ nhiều đặc ân hơn người Hòa Lan và nếu họ muốn, ta sẽ ban cho họ một mảnh đất ở Phố Hiến để họ xây dựng thương điếm. Rồi Chúa truyền cho phép ban thuỷ thủ được phép xuống bộ. Chúa còn khoản đãi họ tiệc và mời họ tham dự buổi duyệt binh biểu diễn lực lượng quân đội và thực tập trận đồ tượng binh. Các thuỷ thủ nao nức đi xem duyệt binh. Còn Ðức Cha Lambert và hai thừa sai tháp tùng đi thăm cha Deydier và các thầy giảng.
2. Truyền chức linh mục cho 7 tân linh mục
Việc mở thương điếm Pháp tại Phố Hiến đã cho các thừa sai dịp được tự do đi lại nhiều hơn và thực hiện sứ mệnh mục vụ, dẫu kín đáo, một cách thuận tiện và yên ổn hơn. Cùng với ba linh mục thừa sai hiện diện, đức cha Lambert đã đồng ý để cha Jacques de Bourges ở lại Ðàng Ngoài, làm chủ thương điếm « Công Ty Ấn Ðộ » người pháp và cha Deydier là nhân viên. Bảo rằng Ðức cha Lambert đồng ý vì quyết định này, vì tình thế phải chấp nhận, nhưng hơi miễn cưỡng đối với ngài. Thứ nhất vì khi lấy quyết định đi Ðàng Ngoài, Ðức Cha Lamberet đã có ý định truyền chức giám mục cho cha Jacques de Bourges rồi gởi tân giám mục và cha Bouchard đi truyền giáo bên Trung Hoa. Thứ hai vì để hai cha Jacques de Bourges và François Deydier làm việc cho thương điếm, dẫu chỉ là bề ngoài che mắt, nhưng trái với nguyên tắc mà « Bản Chỉ Dẫn các thừa sai » của Cộng Ðồng Ayuthia 1663, đã cấm các thừa sai không được làm thương mại ». Nhưng đức cha Lambert đồng ý lấy quyết định này, vì ngài thấy bên Trung Hoa sự cấm đạo còn ngặt ngèo quá và ở địa phận Ðàng Ngoài, nếu chỉ có cha Deydier thì nặng nhọc quá.
Trong thương điếm được xây trên mảnh đất vua cấp cho, theo sự chuẩn bị trước của cha Deydier, vào tháng giêng năm 1670, Ðức cha Lambert de la Motte truyền các chức thánh và chức linh mục cho 4 thầy giảng hạng nhất và 3 thầy giảng hạng thứ. Ðó là bảy linh mục sau đây: Martinô MÁT 68 tuổi, Antôn QUẾ 56 tuổi, Philipphê NHÂN 52 tuổi, Simon KIÊN 60 tuổi, Giacôbê CHIÊU 46 tuổi, Lêông TRỤ 46 tuổi và Vitô TRI 30 tuổi. Lúc đầu, cha Deydier đã quyết định chỉ tuyển chọn những người già giặn, trên 40 tuổi. Nhưng đức độ và khả năng thông minh của thầy Vitô TRI đã khiến cha Deydier phải chước chuẩn luật ấy cho thầy. Tất cả 7 vị đều là những người đã dâng mình cho Chúa, phục vụ việc truyền giáo từ rất nhiều năm, đa số từ lúc thiếu thời. Tất cả đều đã chứng tỏ có lòng đạo đức vững chắc. Tất cả đều có bàn tay thánh hiến, vì tất cả đều đã dùng bàn tay mà ban phép Rửa Tội cho nhiều tín hữu. Bảy tân linh mục cho giáo phận Ðàng Ngoài. Ðó là công lao của cha Deydier. Từ ngày vào Ðàng Ngoài, ngài đã để công xem xét và huấn luyện họ để họ xứng đáng được lãnh nhận chức linh mục.
Cha Deydier còn trình lên Ðức cha Lambert de la Motte xin ngài ban các chức nhỏ cho 20 thầy giảng hạng thứ. Cha Deydier cũng trình diện và xin Ðức cha ban phép cắt tóc cho khoảng 20 chủng sinh trẻ hơn, những người này, dẫu họ còn trẻ, nhưng đã tỏ ra có ơn gọi làm linh mục.
Ðây là lễ truyền chức đầu tiên đã được củ hành trên đất nước Việt Nam. Nó đánh dấu một chặng đường vừa đi qua, chặng đường thành lập hàng giáo sĩ địa phương Việt Nam, với 9 linh mục và 40 giáo sĩ khác. Với số các thầy giảng và khoảng 100000 giáo dân đã được rửa tội, giáo hội Ðàng Ngoài cần làm gấp một việc quan trọng khác là xây dựng những nguyên tắc nền tảng và phác thảo một tổ chức hữu hiệu, nếu nó muốn kiên vững và phát triển trong tương lai. Ðức CHa Lambert đã nghĩ đến việc ấy và ngài quyết định triệu tập công đồng Việt Nam đầu tiên ở Ðàng Ngoài.
3. Họp Công Ðồng Phố Hiến, 14/02/1670
Công đồng cho Ðàng Ngoài là điều cần thiết lúc này vì lý do nội tại là xác định nguyên tắc và đặt để tổ chức đã vậy, mà còn càng cần vì lý do ngoại bộ, đó là sự cấm đạo ở Việt Nam do chính quyền địa phương áp đặt và sự cạnh tranh của các cha dòng Tên thuộc chế độ Bảo Trợ Bồ Ðào Nha.
Ngày 14 tháng 02 năm 1670, Ðức cha Lambert đã mở công Ðồng Phố Hiến, với sự tham dự của 12 linh mục: 3 cha thừa sai François Deydier, Jacques de Bourges và Gabriel Bouchard, 9 cha việt nam mới được phong chức, hai vào năm 1668, cha Gioan HUỆ và Bênêditô HIỀN, bảy vào năm 1570, cha Mactinô MÁT, cha Giacôbê CHIÊU, cha Philiphê NHÂN, cha Antôn QUẾ, cha Simon KIÊN, cha Lêông TRỤ và cha Vitô TRI.
Công Ðồng đã bàn thảo và lấy một số quyết nghi. Tất cả các quyết nghi này đã được ghi vào một thủ bản, như là một bản nội lệ cho hàng giáo sĩ, thừa sai cũng như bản quốc, làm việc cho giáo phận. Văn bản gốc của công đồng này gồm 34 điều, ký ngày 14.02.1670. Sau đó nó đã được gởi sang Tòa Thánh. Toà Thánh đã duyệt xét, bỏ đi khoản 27, còn lại 33 điều, trong đó điều cuối cùng đã được sửa đổi. Toà Thánh châu phê bản luật này do sắc lệnh « Apostolatus officium » (Sứ mệnh tông đồ), ký ngày 23.12.1673.
Về những quyết định liên quan đến việc tổ chức giáo hội địa phương, giáo phận Ðàng Ngoài được chia thành 9 hạt, mỗi hạt do một linh mục việt nam làm quản hạt, ở trong một nhà xứ cố định, có một thầy giảng chính phụ tá. Mỗi Cộng Ðoàn do một thừa hành điều hành, đảm trách tổ chức việc thờ phượng, chăm sóc cho phong cách của các giáo dân được tốt đẹp, rồi trình báo lên cha quản hạt, là người sẽ trình báo lên cho giám mục đại diện tông toà, hay cho các thừa sai đại diện ngài. Tất cả các của cải vật chất sẽ để chung trong một quỹ trung ương, đặt ở trung tâm địa hạt truyền giáo địa phận. Nhưng mỗi hạt cũng sẽ có một một ngân khoản riêng dành cho việc bác ái bố thí. Các việc chuyển trao tài chánh sẽ được ủy thác cho một hay hai vị lo việc thâu trao cho mỗi hạt, và do cha quản hạt kiểm soát. Còn ở trung ương thì ông Raphael de Rhodes đã được bổ nhiệm làm tổng quản tài chánh.
Về công tác mục vụ thì giám mục đại diện tông toà hay các cha thừa sai phải lo việc đào tạo các chủng sinh. Các linh mục địa phương có trách nhiệm tuyển chọn người trẻ làm chủng sinh và lo đào tạo cuộc sống đạo đức cho họ. Tất cả mọi linh mục, thừa sai hay địa phương đều thống nhất phải có một tác phong thích ứng với thiên chức của họ. Họ không được phép, trực tiếp hay gián tiếp, làm việc buôn bán, nếu không họ sẽ bị khai trừ. Họ cũng phải lo cho con chiên bổn đạo của mình có cách cư xử tốt, mà không cho phép làm những điều lạm dụng, do các cha dòng Tên đặt ra, nhất là trong việc cử hành các bí tích. Còn các tu sĩ, thì không ai được nại đến bất cứ một quyền hành nào, mà không có phép của giám mục đại diện tông tòa. Những điều bất đồng giữa các giáo dân thì cha quản hạt sẽ phân xử, và trong những việc quan trọng thì có thể đưa lên giám mục đại diện tông tòa, hay các thừa sai của ngài, đặc biệt là những việc liên hệ đến tín lý, đến bí tích, hay đến những « ka » lương tâm khó giải quyết. Hài cốt thánh Julien và thánh Milite, đã được Dức cha Lambert mang từ Roma tới thì được trưng bầy tại các nhà thờ Phục sinh và Giáng Sinh ở thủ đô Thăng Long. Còn việc thánh Giuse làm quan thầy cho cả xứ Ðàng Ngoài, đã được cha Ðắc Lộ chọn, thì tất cả đều đồng ý tái xác nhận.
Tất cả các quyết định này phản ánh rõ rệt những quyết định đã lấy ở Công Ðồng Ayuthia năm 1664, và được ấn hành trong « Chỉ dẫn thực hiện sứ mệnh truyền giáo, dành cho các thừa sai ở Trung Hoa, Bắc Việt, Nam Việt và Xiêm La, họp tại Juthia, thủ đô nước Xiêm ». Chúng cũng phản ánh sâu xa những nguyên tắc ghi trong bản « Chỉ thị gởi các Ðại Diện Tông Tòa đang chuẩn bị lên đường đi Trung Hoa, Bắc Việt và Nam Việt » do Thánh bộ Truyền Giáo soạn thảo và gởi cha các Ðức Cha Ðại Diện Tông Toà ngày 10.09.1659. Những quyết định này nói lên tài tổ chức của Ðức cha Lambert đã vậy. Nhưng cũng cho thấy rằng Ðức Cha Lambert đã vận dụng và đánh giá cao những kinh nghiệm thực tế của cha Deydier, của các thầy giảng và của cha Ðắc Lộ.
4. Lập Dòng Mến Thánh Giá
Gặp Ðức Cha Lambert de la Motte ở Marseille năm 1660 và cùng ngài khởi hành đi Viễn Ðông, cha chính Deydier là một trong những người chia sẻ đường tu đức của ngài nhiều nhất. Cha đã cùng Ðức Cha Lambert sống theo luật « Tu Hội Những người Yêu Mến Thánh Giá » ( La Congrégation des Amateurs de la Croix) mà Ðức Cha muốn lập cho toàn thể các thừa sai hải ngoại. Sau này, khi Ðức Cha Pallu lãnh sứ mệnh về Roma trình báo và thương thảo với Toà Thánh, dự án lập dòng này đã không được chấp nhận. Nhưng ý muốn lập một tu hội như vậy cũng cho thấy rõ đường tu đức mà Ðức Cha Lambert muốn đặt cho mình. Con đường tu đức này có ba chân kiềng: lòng yêu tha nhân, tinh thần kinh nguyện và đời sống khổ hạnh. Chính trên ba chân kiềng này mà Ðức Cha Lambert đã tạo được một kỳ công vừa độc đáo, vừa phong phú. Ðó là việc ngài lập tu hội dòng nữ Mến Thánh Giá (Les Amantes de la Croix), kết quả của một cuộc gặp gỡ, hay đúng hơn, một sự tổng hợp giữa một lý tưởng cao cả về đời sống tu trì mà Ðức Cha vẫn hằng hoài bão từ nhiều năm nay và một ý chí dấn thân triệt để của một nhóm phụ nữ Ðàng Ngoài, muốn dâng mình cho Chúa, mà chưa ai đã có thể gợi ra cho một mẫu mực.
Cha chính Deydier rất quan tâm đến đời sống đạo trong các cộng đoàn. Cha để ý đến nguồn năng lực truyền giáo của giới phụ nữ Việt Nam. Vào cuối năm 1669, đầu năm 1670, cha giới thiệu một nhóm khoảng 30 phụ nữ Việt Nam, trinh nữ có, góa phụ có, đã quen sống với một nếp sống khổ hạnh và muốn xin Ðức Cha một bản luật để sống chung thành cộng đoàn. Ðức cha thấy ngay đây là ý Chúa Quan Phòng nhiệm mầu xui khiến. Ðức cha liền biên cho họ một thơ luân lưu gởi các thiếu nữ đã làm lời khấn trinh khiết và đang sống chung từ nhiều năm nay, bày tỏ nỗi vui mừng và hứa bày cho họ một lối sồng làm đẹp lòng và vinh danh Chúa.
Ðức cha muốn áp dụng những nguyên tắc tu trì cao nhất lúc dó ở Âu Châu với ba đời sống chiêm niệm, thừa sai và khổ hạnh vào môi trường Việt Nam, mà giáo hội bị nhiều bắt bớ, cấm cản, và đặc biệt nhấn mạnh đến đường tu đức Thánh Gía của ngài. Ðức cha viết: Mục đích của dòng tu này là tuyên hứa đặc biệt suy gẫm mỗi ngày về những thương khó Chúa Giêsu Kytô đã chịu và coi đó như một phương tiện thích ứng nhất để hiểu biết Chúa hơn và yêu mến Chúa hơn.
Ngày thứ tư lễ tro, 19.02.1670, Ðức cha nhận lời khấn của 2 nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên. Ðó là chị Agnès và chị Phaolô tại Phố Hiến, trên một chiếc thuyền neo tại sông Hồng, đối diện với làng Bái Vàng. Hai tu viện Mến Thánh Giá đầu tiên đã được thành lập ở xứ Ðàng Ngoài, một ở Kiên Lao, tỉnh Nam Ðịnh, nay thuộc địa phận Bùi Chu, một ở Bái Vàng, tỉnh Hà Nam, nay thuộc địa phận Hà Nội.
Sau lễ khấn của hai chị, Ðức cha vội vã lên tầu về Ayuthia. Lợi dụng thời giờ rảnh rỗi trên tầu, Ðức Cha đã hoàn tất bản luật dòng Mến Thánh Giá và ký nhận ngày 26/02/1670. Ngài gởi bản luật dòng này cho hai chị Agnès và Phaolô, kèm theo một bức thơ, đặc biệt nhắn nhủ: « Mục tiêu chính yếu của đời sống tu trì của chị em chúng con là tiếp tục đời sống thương khó của Chúa Giêsu Kitô, là cầu xin với Người cho lương dân và cho người công giáo tội lỗi được ăn năn trở lại, bằng những lời kinh nguyện của chúng con, bằng những việc ăn chay hãm mình, và bằng nước mắt đổ ra của chúng con. Nhưng đặc biệt, chúng con phải chú trọng điều này, là phải làm những việc thánh thien đó, như là làm thay cho Chúa Giêsu Kitô ».
Từ cuối tháng 8/1671 đến tháng 3/1672, Ðức cha Lambert kinh lý Đàng Trong lần I và lập Hội Dòng Mến Thánh Giá ở An Chỉ, Quảng Ngãi.
Cuối tháng 3/1672, ngài trở về Thái Lan. Ngài đã thực hiện một số công việc quan trọng, trong đó có việc thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Juthia với bản luật như ở Việt Nam.
Dòng Mến Thánh Giá phát triển và tăng trưởng không ngừng. Nhưng lịch sử hình thành và phát triển của Hội Dòng cho thấy rằng các nữ tu Mến Thánh Gía Việt-nam đã trải qua một đêm dài khủng khiếp – từ những năm cuối thế kỷ 17 đến những năm đầu thế kỷ 20 – với biết bao thử thách nội bộ, như không được giáo quyền nhiều nơi công nhận và nâng đỡ và những thử thách khách quan, đó là các cuộc bách hại đạo đã làm đổ máu của biết bao nhiêu chị em Mến Thánh Giá.
Có thể nói, chỉ từ sau ngày Bộ Giáo Luật được ĐGH Bê-nê-đi-tô XV ban hành vào năm 1917, Dòng MTG Việt-nam mới bắt đầu có được một vị trí xứng hợp, khi các chị em được chính thức công nhận là nữ tu mặc dầu chỉ có lời khấn đơn và sống giữa lòng xã hội, vì trước đó họ chỉ được coi là những phụ nữ thuộc hội đạo đức mà thôi.
Rồi trải qua những cải tổ, cải cách – đặc biệt là cuộc cải tổ được Đức Cha Louis de Cooman (Hành) cho thực hiện với Hội Dòng MTG Phát-Diệm dẫn đến việc 61 chị em Mến Thánh Giá đầu tiên được tuyên khấn tạm, ngày 02/02/1925 với ba lời khấn: khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục; hay cuộc cải tổ do Đức Cha Phan-xi-cô Chaize (Thịnh) cho thực hiện với Hội Dòng MTG Hà-nội từ năm 1938, dẫn đến lớp khấn đầu tiên vào ngày 02/02/1941 – Dòng MTG Việt-nam dần dần đi vào nề nếp qui củ. Nhiều Hội Dòng MTG được chính thức thành lập trên cả 3 miền đất nước, nghĩa là qua những cuộc cải tổ để có nghi thức khấn tạm và vĩnh viễn cũng như có qui định về tu phục.
Thống kê năm 2003 cho thấy: 23 Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, một Hội Dòng Mến Thánh Giá gốc Việt tại Hoa Kỳ, ba Hội Dòng Mến Thánh Giá Thái Lan và một Hội Dòng Mến Thánh Giá Lào có tổng số thành viên khoảng 5.500 nữ tu, gồm các Tập Sinh và Khấn Sinh, trong đó số nữ tu người Việt nam chiếm đa số.
Hiện nay, trên toàn cõi Việt-nam, có 23 Hội Dòng, phục vụ trong 16 giáo phận. Các giáo phận không có Dòng MTG là Bắc-ninh, Lạng-sơn, Hải-phòng và Thái-bình trong Tổng giáo phận Hà-nội; Kon-tum, Đà-nẵng và Ban-mê-thuột trong Tổng giáo phận Huế; Long-xuyên và Phú-cường trong Tổng giáo phận Tp.HCM. Cuối năm 2004, tổng số Nữ tu khấn trọn là 3.092 chị và khấn tạm là 1.428 chị.
LỜI KÊT
Ðể kết luận bài biên khảo này, tôi tháy không gì đẹp bằng lặp lại lời của một linh mục việt nam, cha Nguyễn Hữu An, mới đây đã viết về Ðức Cha Lambert như sau: « Cùng với Đức Cha Francois Fallu, Đức Cha Lambert là một trong hai vị Giám Mục Đại Diện Tông Tòa đầu tiên sang truyền giáo tại Việt Nam, và coi sóc chương trình truyền giáo Viễn Đông vào thế kỷ 17. Ngài chính là người Cha tinh thần của Giáo Hội Việt Nam thời sơ khai, một vị thừa sai lỗi lạc với óc tổ chức kỳ tài và tầm nhìn hiểu rộng, với tinh thần hội nhập và thích ứng vào văn hóa địa phương. Ngài thực hiện ước vọng của cha Đắc Lộ, trong việc đào tạo các linh mục bản xứ làm nền tảng cho hàng Giáo Phẩm Việt Nam sau này. Ngài đã không bỏ lỡ cơ hội để quy tụ một nhóm trinh nữ đã bắt đầu sống đời độc thân vì Nước Trời, để lập nên tu hội nữ đầu tiên mang tên “Những người nữ yêu mến Thánh Giá”. Cùng với Giáo hội trải qua hơn ba thế kỷ với những thăng trầm và thử luyện, tu hội của “Những người nữ Yêu mến Thánh Giá” ngày nay chính là Dòng Mến Thánh Giá, một dòng tu mang bản chất Á Châu để phục vụ cho dân tộc và Giáo Hội Việt Nam do Đức Cha Lambert sáng lập.
Đức Cha Lambert de la Motte là một anh hùng, hay nói cách khác, một đấng thánh chưa được tôn phong. Ngài là vị đại ân nhân của dân tộc và Giáo Hội Việt Nam mà mới đây, trong kỳ họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam từ ngày 5-9 tháng 9 năm 2005 tại Bãi Dâu, Vũng Tàu, đã bàn về những bước tiến trong thủ tục xin phong Chân Phước cho ngài (1) ».
Paris, ngày 10 tháng 04 năm 2008
Ghi chú
(1) LM. Nguyễn Hữu An, HAI MƯƠI LĂM NĂM HỒNG ÂN: HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHAN THIẾT, trong VietCatholic News (Thứ Sáu 14/03/2008 11:19) http://vietcatholic.net/News/Html/53086.htm
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tìm Bóng
Lm. Vũ Đình Huyến
00:48 11/04/2008
TÌM BÓNG
Ảnh của Lm. Vũ Đình Huyến
Một mình tâm thức tôi tìm bóng tôi !
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền