Phụng Vụ - Mục Vụ
Vào thành thánh với Đức Kitô
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
08:43 13/04/2011
Hằng năm khi đến Lễ Lá, chúng ta long trọng kỷ niệm biến cố Đức Giêsu vào thành Giêrusalem vinh hiển. Không dừng lại ở đó, mỗi người chúng ta được mời gọi đồng hành với Đức Giêsu trong trong cuộc Thương Khó của Ngài, để có thể hy vọng tiến vào thành đô vĩnh cửu của Thiên Chúa.
1. Từ cuộc vào thành lịch sử
Cuộc vào thành lịch sử của Đức Giêsu được nhắc đến trong Kinh Thánh (Mt 21, 1 – 11) là biến cố hé mở vai trò và chương trình tình thương của Thiên Chúa trong việc cứu độ con người. Vinh quang mà Đức Kitô đem đến cho nhân loại không hệ tại ở những động cơ mang tính chất trần thế, mà nó hướng con người tới hạnh phúc đích thực viên mãn. Sự kiện Đức Giêsu vào thành Giêrusalem toát lộ dung mạo của Đấng Thánh khiêm nhường, hiền từ, ngời sáng ánh vinh quang của “Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa” trong tiếng tung hô nồng nhiệt của dân chúng.
“… dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá mà rải lên lối đi. Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô Con vua Đa-vít ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa !...” (Mt 21, 8 – 9).
Trong đoàn lũ đông đảo lớn tiếng ca tụng Đức Giêsu, có “tất cả đoàn môn đệ” (Lc 19, 37a), những con người đã từng theo sát vị Tôn Sư của mình trong hành trình rao giảng. Mặc dù đã được Đức Giêsu báo trước về cuộc thương khó của Người, nhưng với tầm hiểu, tầm cảm hữu hạn, họ vẫn ngỡ rằng, Thầy mình đang và sẽ là “Đức Vua” đến chinh phục và đem lại cho họ vinh hoa trần thế. Họ không thể ngờ được, rồi đây chính “Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa” sẽ kinh qua con đường của người “Tôi Trung Đau Khổ”, để tiến vào vinh quang bất diệt trên trời. Do vậy, nhiều người trong số họ đã ngã lòng thất vọng, chán chường, đau khổ, phản bội khi tận mắt chứng kiến “Đức Vua” mà mình tôn vinh phải khốn cực khốc thảm dưới bàn tay phàm nhân.
Nhưng ý định và chương trình của Thiên Chúa nằm ngoài tầm nghĩ, tầm hiểu của con người. Vinh quang nơi Ngài không nhất thiết biểu hiện ở một vài lời ca tôn cảm tính, mà nó cần được gắn với cả một đời sống tận hiến cho vinh quang Thiên Chúa trong tình yêu xả kỷ. Mục tiêu cuộc vào thành của Đức Giêsu hệ tại ở giá trị này.
2. Đến cuộc vào thành vĩnh cửu
Cuộc vào thành Giêrusalem đã biểu dương vinh quang của Đức Giêsu. Nó khởi sự và dự báo cho vinh quang đích thực của Ngài, được biểu lộ trọn vẹn trong cuộc Phục Sinh vinh hiển và tiến vào Thành đô vĩnh cửu.
Hướng tới cuộc Khải Hoàn Mới, Đức Giêsu đã bày tỏ cho thấy, con đường mà Ngài dẫn chúng ta vào vinh hiển tuyệt đối cần phải đi qua Thập giá, như dấu chứng của lời đáp trả. Như vậy, lời chúc vinh đẹp nhất của chúng ta dành cho Chúa hệ tại ở thái độ dấn thân, vui sống cuộc thương khó giữa đời thường.
Vinh quang của Đức Giêsu chính là Ngài đã dám chấp nhận đau khổ và đón nhận nó trong thân phận con người với tình yêu của Đấng được sai đến. Hành trình của Ngài tiến lên đỉnh đồi Can-vê hoàn toàn đối nghịch với cuộc nghinh rước trọng hậu khi Ngài tiến vào Giêrusalem. Chính những kẻ đã nồng nhiệt tung hô, chúc tụng Ngài đã quay mặt chối từ, đả kích và hô hào đòi giết Ngài: “Đóng đinh ! Đóng đinh nó vào thập giá” (Lc 23, 21). Nhưng cũng từ bước ngoặt này, danh xưng “Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa” được nghiệm sinh đúng nghĩa trong sáng Phục Sinh.
Nhiều người trong chúng ta hôm nay không chấp nhận vinh quang của Thiên Chúa qua cái chết và cuộc Phục Sinh của Đức Kitô. Chúng ta giống như những người Pha-ri-siêu xưa muốn chối từ vinh quang của Đức Giêsu khi Ngài tiến vào Giêrusalem (Lc 19, 39). Nhưng sự thực, Đức Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa đã được Chúa Cha vinh thăng dưới ngọn cờ Thánh giá, trong lời chúc khen của muôn thần thánh trên trời. Tất cả, Thiên Chúa đã hành động cho chúng ta, những người đang được mời gọi tiến vào Giêrusalem mới.
3. Lời chứng tôn vinh Chúa.
Trong ngày Lễ Lá, chúng ta thích được cầm những cành lá xanh tươi, hát vang lời ca: “Các trẻ Do thái, trên tay hoa lá reo mừng, hân hoa vang lời tụng ca….”. Đó thật là một truyền thống ý nghĩa, đẹp đẽ, nói lên mối giao cảm của con người xưa-nay khi đặt mình trước vương quyền của Thiên Chúa.
Nhưng có một điều quan trọng hơn, đã bao giờ bạn và tôi nghĩ về thái độ và bổn phận cần thiết của mình khi sống cho vinh quang Thiên Chúa? Vinh quang mà Ngài ban tặng cho chúng ta qua cái chết và phục sinh của Đức Kitô.
Chúa Giêsu đã làm theo ý Thiên Chúa, sẵn sàng tự hạ bằng lòng chịu chết trên Thập giá. Nhưng đây là con đường đưa Ngài tới vinh quang thật. Vinh quang Thiên Chúa thể hiện trước hết nơi con người, chính là chúng ta vui nhận thánh ý và bằng lòng chịu đau khổ để sống cho con đường vinh quang đích thực mà Đức Kitô đã mở ra.
Chúng ta dễ nói, dễ cất lời tôn vinh Chúa trong Nhà thờ hay những nơi an bình, vô sự. Chúng ta cũng dễ nói những lời chứng về cái chết và cuộc Phục sinh của Đức Kitô với những người đồng quan điểm với mình. Nhưng sẽ là một đòi hỏi, thách thức gay gắt, hoàn toàn không dễ dàng khi ta phải nói, phải sống những lời chứng ấy trước những đối tượng không đồng quan điểm với ta về niềm tin, hay trước những hoàn cảnh bức bách đòi hỏi ta phải can đảm làm chứng cho vinh quang Thập giá.
Chúng ta quen chúc tụng, ca khen Chúa bằng lời kinh, tiếng hát ở Nhà thờ, nhưng đừng quên bênh vực, minh chứng cho Công Lý – Sự Thật – Tình Thương của Ngài. Đây là lời đáp trả ý nghĩa và thiết thực nhất của chúng ta trong hành trình cùng Đức Kitô tiến vào Thành Đô vĩnh cửu.
1. Từ cuộc vào thành lịch sử
Cuộc vào thành lịch sử của Đức Giêsu được nhắc đến trong Kinh Thánh (Mt 21, 1 – 11) là biến cố hé mở vai trò và chương trình tình thương của Thiên Chúa trong việc cứu độ con người. Vinh quang mà Đức Kitô đem đến cho nhân loại không hệ tại ở những động cơ mang tính chất trần thế, mà nó hướng con người tới hạnh phúc đích thực viên mãn. Sự kiện Đức Giêsu vào thành Giêrusalem toát lộ dung mạo của Đấng Thánh khiêm nhường, hiền từ, ngời sáng ánh vinh quang của “Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa” trong tiếng tung hô nồng nhiệt của dân chúng.
“… dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá mà rải lên lối đi. Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô Con vua Đa-vít ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa !...” (Mt 21, 8 – 9).
Trong đoàn lũ đông đảo lớn tiếng ca tụng Đức Giêsu, có “tất cả đoàn môn đệ” (Lc 19, 37a), những con người đã từng theo sát vị Tôn Sư của mình trong hành trình rao giảng. Mặc dù đã được Đức Giêsu báo trước về cuộc thương khó của Người, nhưng với tầm hiểu, tầm cảm hữu hạn, họ vẫn ngỡ rằng, Thầy mình đang và sẽ là “Đức Vua” đến chinh phục và đem lại cho họ vinh hoa trần thế. Họ không thể ngờ được, rồi đây chính “Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa” sẽ kinh qua con đường của người “Tôi Trung Đau Khổ”, để tiến vào vinh quang bất diệt trên trời. Do vậy, nhiều người trong số họ đã ngã lòng thất vọng, chán chường, đau khổ, phản bội khi tận mắt chứng kiến “Đức Vua” mà mình tôn vinh phải khốn cực khốc thảm dưới bàn tay phàm nhân.
Nhưng ý định và chương trình của Thiên Chúa nằm ngoài tầm nghĩ, tầm hiểu của con người. Vinh quang nơi Ngài không nhất thiết biểu hiện ở một vài lời ca tôn cảm tính, mà nó cần được gắn với cả một đời sống tận hiến cho vinh quang Thiên Chúa trong tình yêu xả kỷ. Mục tiêu cuộc vào thành của Đức Giêsu hệ tại ở giá trị này.
2. Đến cuộc vào thành vĩnh cửu
Cuộc vào thành Giêrusalem đã biểu dương vinh quang của Đức Giêsu. Nó khởi sự và dự báo cho vinh quang đích thực của Ngài, được biểu lộ trọn vẹn trong cuộc Phục Sinh vinh hiển và tiến vào Thành đô vĩnh cửu.
Hướng tới cuộc Khải Hoàn Mới, Đức Giêsu đã bày tỏ cho thấy, con đường mà Ngài dẫn chúng ta vào vinh hiển tuyệt đối cần phải đi qua Thập giá, như dấu chứng của lời đáp trả. Như vậy, lời chúc vinh đẹp nhất của chúng ta dành cho Chúa hệ tại ở thái độ dấn thân, vui sống cuộc thương khó giữa đời thường.
Vinh quang của Đức Giêsu chính là Ngài đã dám chấp nhận đau khổ và đón nhận nó trong thân phận con người với tình yêu của Đấng được sai đến. Hành trình của Ngài tiến lên đỉnh đồi Can-vê hoàn toàn đối nghịch với cuộc nghinh rước trọng hậu khi Ngài tiến vào Giêrusalem. Chính những kẻ đã nồng nhiệt tung hô, chúc tụng Ngài đã quay mặt chối từ, đả kích và hô hào đòi giết Ngài: “Đóng đinh ! Đóng đinh nó vào thập giá” (Lc 23, 21). Nhưng cũng từ bước ngoặt này, danh xưng “Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa” được nghiệm sinh đúng nghĩa trong sáng Phục Sinh.
Nhiều người trong chúng ta hôm nay không chấp nhận vinh quang của Thiên Chúa qua cái chết và cuộc Phục Sinh của Đức Kitô. Chúng ta giống như những người Pha-ri-siêu xưa muốn chối từ vinh quang của Đức Giêsu khi Ngài tiến vào Giêrusalem (Lc 19, 39). Nhưng sự thực, Đức Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa đã được Chúa Cha vinh thăng dưới ngọn cờ Thánh giá, trong lời chúc khen của muôn thần thánh trên trời. Tất cả, Thiên Chúa đã hành động cho chúng ta, những người đang được mời gọi tiến vào Giêrusalem mới.
3. Lời chứng tôn vinh Chúa.
Trong ngày Lễ Lá, chúng ta thích được cầm những cành lá xanh tươi, hát vang lời ca: “Các trẻ Do thái, trên tay hoa lá reo mừng, hân hoa vang lời tụng ca….”. Đó thật là một truyền thống ý nghĩa, đẹp đẽ, nói lên mối giao cảm của con người xưa-nay khi đặt mình trước vương quyền của Thiên Chúa.
Nhưng có một điều quan trọng hơn, đã bao giờ bạn và tôi nghĩ về thái độ và bổn phận cần thiết của mình khi sống cho vinh quang Thiên Chúa? Vinh quang mà Ngài ban tặng cho chúng ta qua cái chết và phục sinh của Đức Kitô.
Chúa Giêsu đã làm theo ý Thiên Chúa, sẵn sàng tự hạ bằng lòng chịu chết trên Thập giá. Nhưng đây là con đường đưa Ngài tới vinh quang thật. Vinh quang Thiên Chúa thể hiện trước hết nơi con người, chính là chúng ta vui nhận thánh ý và bằng lòng chịu đau khổ để sống cho con đường vinh quang đích thực mà Đức Kitô đã mở ra.
Chúng ta dễ nói, dễ cất lời tôn vinh Chúa trong Nhà thờ hay những nơi an bình, vô sự. Chúng ta cũng dễ nói những lời chứng về cái chết và cuộc Phục sinh của Đức Kitô với những người đồng quan điểm với mình. Nhưng sẽ là một đòi hỏi, thách thức gay gắt, hoàn toàn không dễ dàng khi ta phải nói, phải sống những lời chứng ấy trước những đối tượng không đồng quan điểm với ta về niềm tin, hay trước những hoàn cảnh bức bách đòi hỏi ta phải can đảm làm chứng cho vinh quang Thập giá.
Chúng ta quen chúc tụng, ca khen Chúa bằng lời kinh, tiếng hát ở Nhà thờ, nhưng đừng quên bênh vực, minh chứng cho Công Lý – Sự Thật – Tình Thương của Ngài. Đây là lời đáp trả ý nghĩa và thiết thực nhất của chúng ta trong hành trình cùng Đức Kitô tiến vào Thành Đô vĩnh cửu.
Chén đắng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:42 13/04/2011
"Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ" (Mt. 5,10)
Tổ tiên của loài người ông Ađam và bà Evà đã bất tuân lệnh truyền của Thiên Chúa. Nguyên tổ đã nghe theo sự cám dỗ của ma quỉ và phạm tội. Thánh Phaolô viết rằng: Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính (Rm. 5,19). Thiên Chúa đã chọn một hướng đi mới cho số phận của loài người. Sách Sáng Thế Ký đã truyền đạt ý định của Thiên Chúa: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó."(Stk.3,15). Để chuộc lại lỗi lầm của nguyên tổ, Thiên Chúa đã có chương trình cứu độ trải dài qua thời gian. Thiên Chúa đã chọn tổ phụ Abraham và từ đó sinh ra một dân tộc để đón nhận ơn cứu độ. Lịch sử trông chờ ơn cứu độ đã trải dài cả ngàn năm. Đôi khi chúng ta tự hỏi, Thiên Chúa quyền phép vô cùng, tại sao Thiên Chúa phải chờ đợi và tùy thuộc sự đáp trả tự do của con người?
Thiên Chúa đã chọn con đường tiệm tiến để mạc khải ý định của Ngài. Những dấu chỉ đã dần dần xuất hiện qua hành trình biến đổi và ý thức hệ. Thiên Chúa chuẩn bị tinh thần dân Chúa để đón nhận mầu nhiệm một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi riêng biệt. Mầu nhiệm lịch sử cứu độ được hé mở từ từ và sẽ được hoàn tất nơi chính Con Một của Thiên Chúa. Qua đó, chúng ta nhận biết tội nguyên tổ nghiêm trọng đến dường nào. Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến nỗi đã phải sai Con duy nhất xuống để chuộc tội cho nhân loại. Hình ảnh được vén mở cho dân Do-thái ngỗ nghịch và cứng lòng: Chúa liền nói với ông: "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống." Ông Mô-sê bèn làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Và hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống (Ds. 21, 8-9).
Đấng Thánh của Thiên Chúa sẽ phải mang thân phận của một tôi tớ đau khổ. Tiên tri Isaia đã diễn tả hình ảnh của Đấng sẽ phải hy sinh đền tội cho nhân loại: Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt,bị Thiên Chúa giáng họa, phải nhục nhã ê chề (Is. 53,5). Ngài sẽ phải chịu thiệt thòi và khổ đau để chữa lành thương tích mà loài người đã gây nên. Chính Ngài sẽ đem lại sự bình an và hạnh phúc cho con người: Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành (Is. 53,6).
Chúa Giêsu biết trước con đường thánh giá Ngài phải đi qua. Chúa đã từng bước mặc khải mầu nhiệm cứu độ cho các tông đồ. Chúa Giêsu phải đối diện với tất cả những sự dữ và tội lỗi do con người gây nên. Từ những nhục nhã nơi tâm hồn đến những khổ đau nơi thân xác. Người ta gán ghép cho Chúa những sự xấu xa nhất như người mất trí, kẻ ham ăn uống, cùng phường kẻ tội lỗi, kết hợp với tướng qủy để trừ qủy, nói lộng ngôn phạm thượng, lỗi phạm lề luật ngày Sabbat và là người phá rối trị an dân nước. Về phân xác, Chúa bị xua đuổi, lập mưu xô xuống vực, bị bắt, đánh đòn, đội mũi gai, lột trần, vác thập giá, xô đẩy, qụy ngã trên đường, bị đóng đinh trên thập giá và chết trần trụi. Không còn khổ đau nào hơn mà Chúa không chịu. Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Hípri là Gôngôtha; tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giê-su thì ở giữa (Ga. 19, 17-18). Chỉ còn mảnh vải che thân cũng bị quân lính lột ra chia chác cho nhau. Còn sự xấu hổ nào hơn, khi Con Thiên Chúa chịu trần trụi nhục nhã treo trên thập giá. Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau, xem ai được cái gì (Mc. 15,24).
Muốn được vinh quang sự sống lại, chúng ta phải bước theo con đường thánh giá khổ đau. Khi xưa, hai anh em Gioan và Giâcôbê muốn được đi đường tắt đến vinh quang hưởng phước để được ngồi bên tả và bên hữu Chúa, nhưng Chúa đã nhắc khéo: Đức Giêsu bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không? "(Mc.10, 38). Dù hai anh em chưa thông hiểu trọn vẹn ý của Chúa, các ông hoàn toàn phó thác vào sự quan phòng của Chúa. Các ông đáp: "Thưa được." Đức Giêsu bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. (Mc.10,39). Hai vị tông đồ này giữ lời đã hứa. Hai vị cũng đã hy sinh cuộc đời theo Chúa đến cùng và đạt được triều thiên vinh quang sự sống.
Chén đắng của Chúa Giêsu trở thành chén đắng cho các tông đồ. Chén đắng được Chúa chúc phúc cho những ai muốn theo và làm môn đệ của Chúa. Chúa Giêsu không hứa một con đường thênh thang rộng rãi để tiến về nước trời. Chúa mời gọi chúng ta đi qua cổng hẹp và qua con đường khổ giá để vào Nước Hằng Sống. Chúa Giêsu nhắn nhủ một cách chân tình:"Bấy giờ, người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn quẫn, và người ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc thù ghét vì danh Thầy (Mt. 24,9). Đạo Chúa thật lạ lùng, Chúa chúc phúc cho những người bị vu khống và bị bách hại. Tư tưởng này xem ra bị dị ứng cho nhiều người thời nay. Có nhiều người coi sự bách hại là một nguy cơ phá hủy Hội Thánh hơn là tìm cõi phúc trường sinh. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa (Mt. 5,11).
Trong cuộc đời, ai cũng muốn sống bình an, thư thái và nhẹ nhàng. Chúng ta ngại ngùng đối diện và sống theo lời chúc phúc của Chúa. Sự vu khống, bách hại, thù ghét được nhìn dưới khía cạnh xã hội là bất công, cho nên không còn được con người chấp nhận. Chúng ta tự hỏi: Con đường thánh giá Chúa đã đi và Lời của Chúa hứa có còn thích hợp nữa không? Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ (Mt. 5,10). Chúng ta cầu nguyện, tranh thủ và phấn đấu để được sự hòa bình và công lý. Chúng ta đang cố gắng tìm hạnh phúc của nước trần gian. Điều này cũng thật chính đáng. Nhưng Chúa Giêsu nhấn mạnh: Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy (Mt. 10, 38). Vác thập giá đi theo Chúa là chấp nhận mọi thử thách trên đường đời để làm nhân chứng cho sự thật. Ai cũng có thánh giá phải mang, phải vác. Có nhiều người vác thánh giá mà không theo Chúa. Họ tự mang vác gánh nặng cuộc đời và vật lộn với khổ đau bất hạnh.
Những ai biết cùng vác thánh giá với Chúa sẽ tìm được nguồn ủi an nâng đỡ và đường thánh giá sẽ dẫn đến sự sống. Chúa Giêsu không chỉ hứa hạnh phúc đời sau mà ngay cả đời này cũng được phần thưởng gấp bội nữa. Chúa Giêsu đã hứa: Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp (Mt. 19,29). Thánh Phaolô trong thơ gơi cho giáo đoàn Galata đã nhắn nhủ: Những ai thuộc về Đức Kitô Giêsu thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê (Gal. 5,24). Chúa Giêsu xây dựng đền thờ trong tâm hồn mỗi người và Chúa dẫn dắt chúng ta đến sự sống muôn đời. Sự sống của Nước Chúa không thuộc về thế gian này.
Chúa Giêsu đòi hỏi rất cao và dứt khoát trong chọn lựa. Chúng ta không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi tiền của. Mạng sống là ân huệ Chúa trao ban, chúng ta có bổn phận phải gìn giữ, tập luyện, nuôi dưỡng và thăng hoa sự sống mình. Thánh Phaolô đã tuyên xưng: Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình (2 Cor.5,15). Chúng ta không có quyền tiêu diệt sự sống. Sự sống của chúng ta ở trong tay Chúa quan phòng. Khi chúng ta đã lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta thuộc về Chúa và sống cho Chúa. Thánh Phaolô đã xác tín rằng: Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi (Gal. 2,20). Chúng ta mang danh là Kitô hữu, có nghĩa là chúng ta đã thuộc về Chúa Kitô trong mọi sự.
Ai cố gắng giữ mạng sống mình thì sẽ mất. Đúng thế, chúng ta không thể thay đổi được số mệnh của mình. Chúng ta cũng chẳng bảo đảm ngày mai ra sao và tương lai thế nào. Sống mỗi ngày là một ngày mới trong ước mơ và hy vọng. Niềm hy vọng chắc chắn nhất là đặt niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại. Chúa Giêsu phán: Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được (Mt. 10,39).
Những tâm tình trong Tuần Thánh, chúng ta không xét đoán những người đã tham gia vào cuộc xử án và kết án Chúa. Tất cả những giới chức lãnh đạo như quan Philatô, Hêrôđê, các Sĩ quan, các Thượng tế, Luật sĩ, Biệt phái, các quân lính, dân chúng hô hào đánh đập và phỉ báng Chúa. Chúng ta cũng không nên xét hỏi Giuđa đã bán Chúa, Phêrô chối Chúa, các Tông đồ bỏ trốn và các người thân cận xa tránh. Chúa Giêsu đã hoàn tất chương trình cứu độ mà Thiên Chúa Cha đã trao phó. Chúa đã mở con đường cứu độ dẫn tới sự sống qua cái chết của Ngài. Thánh Phaolô ghi nhận: Thật vậy, Người đã chịu đóng đinh vì mang thân phận yếu hèn, nhưng nay Người đang sống nhờ quyền năng của Thiên Chúa (2Cor. 13,4).
Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ và ngợi khen tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa. Khi cầu nguyện là chúng ta thưa truyện với Chúa. Đọc và nghe lời Chúa là Chúa đang nói với chúng ta. Suy niệm bài Thương Khó, chúng ta nhận ra tình yêu bao la của Thiên Chúa. Chúa đã yêu thương và thí mạng vì yêu chúng ta. Chúa Giêsu đã phán: Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga. 15,13).
Tổ tiên của loài người ông Ađam và bà Evà đã bất tuân lệnh truyền của Thiên Chúa. Nguyên tổ đã nghe theo sự cám dỗ của ma quỉ và phạm tội. Thánh Phaolô viết rằng: Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính (Rm. 5,19). Thiên Chúa đã chọn một hướng đi mới cho số phận của loài người. Sách Sáng Thế Ký đã truyền đạt ý định của Thiên Chúa: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó."(Stk.3,15). Để chuộc lại lỗi lầm của nguyên tổ, Thiên Chúa đã có chương trình cứu độ trải dài qua thời gian. Thiên Chúa đã chọn tổ phụ Abraham và từ đó sinh ra một dân tộc để đón nhận ơn cứu độ. Lịch sử trông chờ ơn cứu độ đã trải dài cả ngàn năm. Đôi khi chúng ta tự hỏi, Thiên Chúa quyền phép vô cùng, tại sao Thiên Chúa phải chờ đợi và tùy thuộc sự đáp trả tự do của con người?
Thiên Chúa đã chọn con đường tiệm tiến để mạc khải ý định của Ngài. Những dấu chỉ đã dần dần xuất hiện qua hành trình biến đổi và ý thức hệ. Thiên Chúa chuẩn bị tinh thần dân Chúa để đón nhận mầu nhiệm một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi riêng biệt. Mầu nhiệm lịch sử cứu độ được hé mở từ từ và sẽ được hoàn tất nơi chính Con Một của Thiên Chúa. Qua đó, chúng ta nhận biết tội nguyên tổ nghiêm trọng đến dường nào. Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến nỗi đã phải sai Con duy nhất xuống để chuộc tội cho nhân loại. Hình ảnh được vén mở cho dân Do-thái ngỗ nghịch và cứng lòng: Chúa liền nói với ông: "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống." Ông Mô-sê bèn làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Và hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống (Ds. 21, 8-9).
Đấng Thánh của Thiên Chúa sẽ phải mang thân phận của một tôi tớ đau khổ. Tiên tri Isaia đã diễn tả hình ảnh của Đấng sẽ phải hy sinh đền tội cho nhân loại: Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt,bị Thiên Chúa giáng họa, phải nhục nhã ê chề (Is. 53,5). Ngài sẽ phải chịu thiệt thòi và khổ đau để chữa lành thương tích mà loài người đã gây nên. Chính Ngài sẽ đem lại sự bình an và hạnh phúc cho con người: Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành (Is. 53,6).
Chúa Giêsu biết trước con đường thánh giá Ngài phải đi qua. Chúa đã từng bước mặc khải mầu nhiệm cứu độ cho các tông đồ. Chúa Giêsu phải đối diện với tất cả những sự dữ và tội lỗi do con người gây nên. Từ những nhục nhã nơi tâm hồn đến những khổ đau nơi thân xác. Người ta gán ghép cho Chúa những sự xấu xa nhất như người mất trí, kẻ ham ăn uống, cùng phường kẻ tội lỗi, kết hợp với tướng qủy để trừ qủy, nói lộng ngôn phạm thượng, lỗi phạm lề luật ngày Sabbat và là người phá rối trị an dân nước. Về phân xác, Chúa bị xua đuổi, lập mưu xô xuống vực, bị bắt, đánh đòn, đội mũi gai, lột trần, vác thập giá, xô đẩy, qụy ngã trên đường, bị đóng đinh trên thập giá và chết trần trụi. Không còn khổ đau nào hơn mà Chúa không chịu. Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Hípri là Gôngôtha; tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giê-su thì ở giữa (Ga. 19, 17-18). Chỉ còn mảnh vải che thân cũng bị quân lính lột ra chia chác cho nhau. Còn sự xấu hổ nào hơn, khi Con Thiên Chúa chịu trần trụi nhục nhã treo trên thập giá. Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau, xem ai được cái gì (Mc. 15,24).
Muốn được vinh quang sự sống lại, chúng ta phải bước theo con đường thánh giá khổ đau. Khi xưa, hai anh em Gioan và Giâcôbê muốn được đi đường tắt đến vinh quang hưởng phước để được ngồi bên tả và bên hữu Chúa, nhưng Chúa đã nhắc khéo: Đức Giêsu bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không? "(Mc.10, 38). Dù hai anh em chưa thông hiểu trọn vẹn ý của Chúa, các ông hoàn toàn phó thác vào sự quan phòng của Chúa. Các ông đáp: "Thưa được." Đức Giêsu bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. (Mc.10,39). Hai vị tông đồ này giữ lời đã hứa. Hai vị cũng đã hy sinh cuộc đời theo Chúa đến cùng và đạt được triều thiên vinh quang sự sống.
Chén đắng của Chúa Giêsu trở thành chén đắng cho các tông đồ. Chén đắng được Chúa chúc phúc cho những ai muốn theo và làm môn đệ của Chúa. Chúa Giêsu không hứa một con đường thênh thang rộng rãi để tiến về nước trời. Chúa mời gọi chúng ta đi qua cổng hẹp và qua con đường khổ giá để vào Nước Hằng Sống. Chúa Giêsu nhắn nhủ một cách chân tình:"Bấy giờ, người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn quẫn, và người ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc thù ghét vì danh Thầy (Mt. 24,9). Đạo Chúa thật lạ lùng, Chúa chúc phúc cho những người bị vu khống và bị bách hại. Tư tưởng này xem ra bị dị ứng cho nhiều người thời nay. Có nhiều người coi sự bách hại là một nguy cơ phá hủy Hội Thánh hơn là tìm cõi phúc trường sinh. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa (Mt. 5,11).
Trong cuộc đời, ai cũng muốn sống bình an, thư thái và nhẹ nhàng. Chúng ta ngại ngùng đối diện và sống theo lời chúc phúc của Chúa. Sự vu khống, bách hại, thù ghét được nhìn dưới khía cạnh xã hội là bất công, cho nên không còn được con người chấp nhận. Chúng ta tự hỏi: Con đường thánh giá Chúa đã đi và Lời của Chúa hứa có còn thích hợp nữa không? Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ (Mt. 5,10). Chúng ta cầu nguyện, tranh thủ và phấn đấu để được sự hòa bình và công lý. Chúng ta đang cố gắng tìm hạnh phúc của nước trần gian. Điều này cũng thật chính đáng. Nhưng Chúa Giêsu nhấn mạnh: Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy (Mt. 10, 38). Vác thập giá đi theo Chúa là chấp nhận mọi thử thách trên đường đời để làm nhân chứng cho sự thật. Ai cũng có thánh giá phải mang, phải vác. Có nhiều người vác thánh giá mà không theo Chúa. Họ tự mang vác gánh nặng cuộc đời và vật lộn với khổ đau bất hạnh.
Những ai biết cùng vác thánh giá với Chúa sẽ tìm được nguồn ủi an nâng đỡ và đường thánh giá sẽ dẫn đến sự sống. Chúa Giêsu không chỉ hứa hạnh phúc đời sau mà ngay cả đời này cũng được phần thưởng gấp bội nữa. Chúa Giêsu đã hứa: Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp (Mt. 19,29). Thánh Phaolô trong thơ gơi cho giáo đoàn Galata đã nhắn nhủ: Những ai thuộc về Đức Kitô Giêsu thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê (Gal. 5,24). Chúa Giêsu xây dựng đền thờ trong tâm hồn mỗi người và Chúa dẫn dắt chúng ta đến sự sống muôn đời. Sự sống của Nước Chúa không thuộc về thế gian này.
Chúa Giêsu đòi hỏi rất cao và dứt khoát trong chọn lựa. Chúng ta không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi tiền của. Mạng sống là ân huệ Chúa trao ban, chúng ta có bổn phận phải gìn giữ, tập luyện, nuôi dưỡng và thăng hoa sự sống mình. Thánh Phaolô đã tuyên xưng: Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình (2 Cor.5,15). Chúng ta không có quyền tiêu diệt sự sống. Sự sống của chúng ta ở trong tay Chúa quan phòng. Khi chúng ta đã lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta thuộc về Chúa và sống cho Chúa. Thánh Phaolô đã xác tín rằng: Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi (Gal. 2,20). Chúng ta mang danh là Kitô hữu, có nghĩa là chúng ta đã thuộc về Chúa Kitô trong mọi sự.
Ai cố gắng giữ mạng sống mình thì sẽ mất. Đúng thế, chúng ta không thể thay đổi được số mệnh của mình. Chúng ta cũng chẳng bảo đảm ngày mai ra sao và tương lai thế nào. Sống mỗi ngày là một ngày mới trong ước mơ và hy vọng. Niềm hy vọng chắc chắn nhất là đặt niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại. Chúa Giêsu phán: Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được (Mt. 10,39).
Những tâm tình trong Tuần Thánh, chúng ta không xét đoán những người đã tham gia vào cuộc xử án và kết án Chúa. Tất cả những giới chức lãnh đạo như quan Philatô, Hêrôđê, các Sĩ quan, các Thượng tế, Luật sĩ, Biệt phái, các quân lính, dân chúng hô hào đánh đập và phỉ báng Chúa. Chúng ta cũng không nên xét hỏi Giuđa đã bán Chúa, Phêrô chối Chúa, các Tông đồ bỏ trốn và các người thân cận xa tránh. Chúa Giêsu đã hoàn tất chương trình cứu độ mà Thiên Chúa Cha đã trao phó. Chúa đã mở con đường cứu độ dẫn tới sự sống qua cái chết của Ngài. Thánh Phaolô ghi nhận: Thật vậy, Người đã chịu đóng đinh vì mang thân phận yếu hèn, nhưng nay Người đang sống nhờ quyền năng của Thiên Chúa (2Cor. 13,4).
Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ và ngợi khen tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa. Khi cầu nguyện là chúng ta thưa truyện với Chúa. Đọc và nghe lời Chúa là Chúa đang nói với chúng ta. Suy niệm bài Thương Khó, chúng ta nhận ra tình yêu bao la của Thiên Chúa. Chúa đã yêu thương và thí mạng vì yêu chúng ta. Chúa Giêsu đã phán: Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga. 15,13).
Bài thương khó!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:59 13/04/2011
( Chúa Nhật Lễ Lá )
Là Kitô hữu Công giáo, vào tuần Thánh thì một trong những chuyện xem ra khá vất vả cho những người có trách nhiệm phục vụ các Lễ nghi Phụng vụ và cả bà con tín hữu tham dự đó là “hát và nghe bài Thương Khó”. Những người hát thì vất vả cở nào còn tuỳ khả năng ca hát của họ, còn người nghe thì hầu như phải chịu đựng khá nhiều, nhất là khi nghe các “ca viên không chuyên” ê a, chưa kể đến các yếu tố âm thanh, thời tiết…
Chắc hẳn anh chị em bà con lương dân, khác đạo sẽ thấy lạ tai với cụm từ thương khó, một cụm từ không phổ thông. Lần giở các trang tự điển tiếng Việt, tôi không tìm thấy cụm từ ấy. Thế nhưng, hầu như Kitô hữu Công giáo nào khi nghe đến cuộc thương khó, cũng hiểu ngay đó là cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Cụm từ “cuộc thương khó” được dịch bởi từ La ngữ “ Passio”, mà nguyên nghĩa là chịu đau khổ. Anh ngữ và Pháp ngữ đều dịch là “Passion”, cũng một nội hàm. Không hiểu vì sao khởi đi từ nghĩa gốc là “chịu đau khổ” thì từ Passion theo thời gian, có lẽ bắt đầu từ thế kỷ XXII, lại có thêm nghĩa là dục vọng, một dục vọng mãnh liệt vuợt mức bình thường, thành sự đam mê, thành “yêu say đắm”. Có mối tương quan gì chăng giữa các nghĩa của từ ngữ này bản thân không được rõ nhưng cũng xin mạo muội chia sẻ đôi tâm tình về cuộc khổ nạn của Chúa chúng ta, nhân sự gợi ý của hai ngữ nghĩa ấy. Chúa Giêsu chịu khổ nạn vì con người đam mê, yêu say đắm. Và vì đam mê, yêu say đắm con người nên Chúa Giêsu chịu khổ nạn.
1.Chúa Giêsu chịu khổ nạn vì con người đam mê, yêu say đắm. Vấn đề là ở đối tượng của sự đam mê hay yêu say đắm. Con người đã theo chước cám dỗ mà hướng chiều sự say mê vào chính bản thân mình. Biết sự lành sự dữ là một ước muốn chính đáng và hợp lý với loài có trí khôn. Tuy nhiên khi lấy bản thân mình, lấy lợi ich của mình để làm thước đo lành dữ thì quả là một sai lầm to lớn. Vì say đắm chính mình nên con người đã đặt danh dự, chức phận, lợi ích của mình lên hàng trên hết. Những gì có lợi cho tôi, làm cho tôi vinh dự, giúp tôi thăng tiến quyền chức đã trở thành điều lành theo quan điểm của tôi. Và như thế sự lành dữ không còn mang tình khách quan, nghĩa là do Thiên Chúa đặt định.
Các nhà Kitô học cũng như các chuyên gia Thần học Thánh Kinh đã phân tích các nguyên nhân phía nhân loại gây ra cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Trong các nguyên nhân ấy cần phải kể đến tham vọng quyền bính của nhóm Mười Hai mà đặc biệt là của tông đồ Giuđa. Sự thường, đi liền sau quyền bính chính là lợi lộc. Ngoài ra chúng ta cũng cần kể đến tham vọng quyền bính của những người lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ. Tổng trấn Philatô đã biết rõ : “chỉ vì ganh tị mà họ nộp Người” ( Mt 27,18 ).
Một sự say đắm “quy ngã”, nghĩa là hướng về bản thân mình rất dễ dẫn đến những điều tồi tệ cho tha nhân và cho cả bản thân. Quá yêu mình thì người ta sẽ dễ coi thường tha nhân. Quá xem trọng lợi ích của mình thì người ta cũng dễ bị cám dỗ tìm cách hạn chế hay xâm phạm lợi ích của kẻ khác. Để bảo vệ quyền chức của mình người ta cũng dễ sẵn sàng hạ bệ kẻ khác bằng mọi cách thế, kể cả thủ đoạn.
2. Vì yêu say đắm con người nên Chúa Giêsu đã chịu khổ nạn. Vừa đặt câu hỏi lại vừa trả lời , tác giả Thánh Vịnh cho ta hay :“ Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm ? Chúa cho con ngưòi chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân” ( Tv 8,4-7 ). Ngoài câu trả lời : vì Thiên Chúa là Tình yêu ( 1 Ga 4, 8 ), thì chúng ta không thể trả lời cách đầy đủ cho câu hỏi tại sao Thiên Chúa yêu con người đến thế, nhưng chúng ta lại biết rõ “cái thế này” : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” ( Ga 3,16 ). Chúng ta còn thấy sự đắm say này qua việc Con Thiên Chúa làm người đã tự nhận làm con của loài người ( Son of Man – Fils de l’ Homme ). Đó là Đấng mà xưa ngôn sứ Đaniel qua thị kiến đã thấy “ ngự giá mây trời mà đến” ( Đn 7,13 ).
Sự đắm say của của Chúa Giêsu mang tính “quy tha” nghĩa là hướng về người khác. Là Người Con Một, Người luôn hướng về Chúa Cha bằng sự hiệp thông, mến yêu, vâng phục. Vào trần gian, làm “con của loài người”, ý định của Người là “không phải để được người ta phục vụ nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” ( Mt 20,28 ).
Tình yêu thì không có biên giới. Đã yêu thì không chấp nhận sự nửa vời. Và có thể nói say đắm là điểm tới của yêu thương. Đã đắm say thì có sự khổ nạn. Vấn đề đặt ra là hướng của sự đắm say là bản thân hay tha nhân. Khi ta say đắm bản thân thì ta sẽ gây đau khổ cho kẻ khác và ta lại huỷ hoại chính bản thân mình. Ngược lại khi ta đắm say tha nhân thì ta sẽ đón nhận khổ đau để tha nhân được cứu sống, được hạnh phúc và chính ta cũng sẽ được sống, triển nở và sống dồi dào.
Người ta thường gọi các thánh là những người “điên”. Có lẽ chữ “điên” hơi mang dáng vẻ hàm hồ và dễ bị ngộ nhận. Thiết nghĩ nên gọi các Ngài là những vị yêu Chúa, yêu tha nhân cách say đắm. Như thế ngoài những vị đã được Hội Thánh tuyên phong thì đã và đang có đó nhiều vị thánh không tên, những người đang yêu đồng loại cách đắm say. Họ đang dõi bước theo chân Chúa Giêsu, Đấng đã từng phán “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” ( Lc 9,23 ). Với những vị đó, theo cách nói của thánh Âugustinnô, thì “bài thương khó” dù rằng khó và rất khó nhưng vẫn dễ thương, vì đã được thương rồi.
Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
Là Kitô hữu Công giáo, vào tuần Thánh thì một trong những chuyện xem ra khá vất vả cho những người có trách nhiệm phục vụ các Lễ nghi Phụng vụ và cả bà con tín hữu tham dự đó là “hát và nghe bài Thương Khó”. Những người hát thì vất vả cở nào còn tuỳ khả năng ca hát của họ, còn người nghe thì hầu như phải chịu đựng khá nhiều, nhất là khi nghe các “ca viên không chuyên” ê a, chưa kể đến các yếu tố âm thanh, thời tiết…
Chắc hẳn anh chị em bà con lương dân, khác đạo sẽ thấy lạ tai với cụm từ thương khó, một cụm từ không phổ thông. Lần giở các trang tự điển tiếng Việt, tôi không tìm thấy cụm từ ấy. Thế nhưng, hầu như Kitô hữu Công giáo nào khi nghe đến cuộc thương khó, cũng hiểu ngay đó là cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Cụm từ “cuộc thương khó” được dịch bởi từ La ngữ “ Passio”, mà nguyên nghĩa là chịu đau khổ. Anh ngữ và Pháp ngữ đều dịch là “Passion”, cũng một nội hàm. Không hiểu vì sao khởi đi từ nghĩa gốc là “chịu đau khổ” thì từ Passion theo thời gian, có lẽ bắt đầu từ thế kỷ XXII, lại có thêm nghĩa là dục vọng, một dục vọng mãnh liệt vuợt mức bình thường, thành sự đam mê, thành “yêu say đắm”. Có mối tương quan gì chăng giữa các nghĩa của từ ngữ này bản thân không được rõ nhưng cũng xin mạo muội chia sẻ đôi tâm tình về cuộc khổ nạn của Chúa chúng ta, nhân sự gợi ý của hai ngữ nghĩa ấy. Chúa Giêsu chịu khổ nạn vì con người đam mê, yêu say đắm. Và vì đam mê, yêu say đắm con người nên Chúa Giêsu chịu khổ nạn.
1.Chúa Giêsu chịu khổ nạn vì con người đam mê, yêu say đắm. Vấn đề là ở đối tượng của sự đam mê hay yêu say đắm. Con người đã theo chước cám dỗ mà hướng chiều sự say mê vào chính bản thân mình. Biết sự lành sự dữ là một ước muốn chính đáng và hợp lý với loài có trí khôn. Tuy nhiên khi lấy bản thân mình, lấy lợi ich của mình để làm thước đo lành dữ thì quả là một sai lầm to lớn. Vì say đắm chính mình nên con người đã đặt danh dự, chức phận, lợi ích của mình lên hàng trên hết. Những gì có lợi cho tôi, làm cho tôi vinh dự, giúp tôi thăng tiến quyền chức đã trở thành điều lành theo quan điểm của tôi. Và như thế sự lành dữ không còn mang tình khách quan, nghĩa là do Thiên Chúa đặt định.
Các nhà Kitô học cũng như các chuyên gia Thần học Thánh Kinh đã phân tích các nguyên nhân phía nhân loại gây ra cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Trong các nguyên nhân ấy cần phải kể đến tham vọng quyền bính của nhóm Mười Hai mà đặc biệt là của tông đồ Giuđa. Sự thường, đi liền sau quyền bính chính là lợi lộc. Ngoài ra chúng ta cũng cần kể đến tham vọng quyền bính của những người lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ. Tổng trấn Philatô đã biết rõ : “chỉ vì ganh tị mà họ nộp Người” ( Mt 27,18 ).
Một sự say đắm “quy ngã”, nghĩa là hướng về bản thân mình rất dễ dẫn đến những điều tồi tệ cho tha nhân và cho cả bản thân. Quá yêu mình thì người ta sẽ dễ coi thường tha nhân. Quá xem trọng lợi ích của mình thì người ta cũng dễ bị cám dỗ tìm cách hạn chế hay xâm phạm lợi ích của kẻ khác. Để bảo vệ quyền chức của mình người ta cũng dễ sẵn sàng hạ bệ kẻ khác bằng mọi cách thế, kể cả thủ đoạn.
2. Vì yêu say đắm con người nên Chúa Giêsu đã chịu khổ nạn. Vừa đặt câu hỏi lại vừa trả lời , tác giả Thánh Vịnh cho ta hay :“ Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm ? Chúa cho con ngưòi chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân” ( Tv 8,4-7 ). Ngoài câu trả lời : vì Thiên Chúa là Tình yêu ( 1 Ga 4, 8 ), thì chúng ta không thể trả lời cách đầy đủ cho câu hỏi tại sao Thiên Chúa yêu con người đến thế, nhưng chúng ta lại biết rõ “cái thế này” : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” ( Ga 3,16 ). Chúng ta còn thấy sự đắm say này qua việc Con Thiên Chúa làm người đã tự nhận làm con của loài người ( Son of Man – Fils de l’ Homme ). Đó là Đấng mà xưa ngôn sứ Đaniel qua thị kiến đã thấy “ ngự giá mây trời mà đến” ( Đn 7,13 ).
Sự đắm say của của Chúa Giêsu mang tính “quy tha” nghĩa là hướng về người khác. Là Người Con Một, Người luôn hướng về Chúa Cha bằng sự hiệp thông, mến yêu, vâng phục. Vào trần gian, làm “con của loài người”, ý định của Người là “không phải để được người ta phục vụ nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” ( Mt 20,28 ).
Tình yêu thì không có biên giới. Đã yêu thì không chấp nhận sự nửa vời. Và có thể nói say đắm là điểm tới của yêu thương. Đã đắm say thì có sự khổ nạn. Vấn đề đặt ra là hướng của sự đắm say là bản thân hay tha nhân. Khi ta say đắm bản thân thì ta sẽ gây đau khổ cho kẻ khác và ta lại huỷ hoại chính bản thân mình. Ngược lại khi ta đắm say tha nhân thì ta sẽ đón nhận khổ đau để tha nhân được cứu sống, được hạnh phúc và chính ta cũng sẽ được sống, triển nở và sống dồi dào.
Người ta thường gọi các thánh là những người “điên”. Có lẽ chữ “điên” hơi mang dáng vẻ hàm hồ và dễ bị ngộ nhận. Thiết nghĩ nên gọi các Ngài là những vị yêu Chúa, yêu tha nhân cách say đắm. Như thế ngoài những vị đã được Hội Thánh tuyên phong thì đã và đang có đó nhiều vị thánh không tên, những người đang yêu đồng loại cách đắm say. Họ đang dõi bước theo chân Chúa Giêsu, Đấng đã từng phán “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” ( Lc 9,23 ). Với những vị đó, theo cách nói của thánh Âugustinnô, thì “bài thương khó” dù rằng khó và rất khó nhưng vẫn dễ thương, vì đã được thương rồi.
Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
Sự thật giải thoát các Ngươi
Tuyết Mai, Texas
17:16 13/04/2011
Chúa Giêsu nói với những người Do-thái đã tin nơi Ngài rằng: "Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi". (Ga 8, 31-42).
Lời Chúa nói với dân Do Thái trên quả thật không sai, nếu tất cả chúng ta biết sống nghe Lời Chúa và để cho Lời Chúa ở trong chúng ta thì chúng ta tất cả là môn đệ của Ngài, và sẽ được biết sự thật, và sự thật sẽ giải thoát chúng ta. Tôi không biết những quốc gia khác thì sao thí dụ như dân Do Thái chẳng hạn, chắc hẳn họ là dân cứng đầu cứng cổ, và rất cứng lòng, nên họ không để Lời của Chúa trong lòng của họ, chẳng những không mà họ còn thù ghét Chúa và tìm kế để bắt Chúa mới hả lòng hả dạ. Chứ quả thật không ai như người VN của chúng ta rất đáng khen! Người VN của chúng ta có tánh bắt chước rất nhanh và rất tài. Suốt dòng lịch sử của nước VN ta, đã bị bao nhiêu đời làm nô lệ cho nước ngoài, Trung Hoa là trước nhất đã cai trị dân ta đến 1000 năm, sau là thời Pháp thuộc đã cai trị nước ta đến 100 năm, cho nên dòng máu của người VN đã bị pha 2 dòng máu. Trung Hoa và Việt. Rồi Pháp và Việt. Nhưng khi thời Pháp cai trị nước VN thì những tinh hoa của Lời Chúa được đem vào nước ta. Vì chúng ta là người bắt chước rất giỏi nên chúng ta đã học được tất cả những văn minh của nước Pháp. Được học tiếng Pháp, du học nước Pháp, lấy người Pháp, được theo đạo Công Giáo cũng từ các Cha và Sơ ở nước Pháp đã qua nước VN ta. Và sau đó chúng ta cũng đã được 117 vị tử vì đạo được phong Thánh trên đất nước VN của chúng ta.
Vì chúng ta là những người bắt chước giỏi mà lại có được tấm lòng luôn chung thủy nên không giống người Do Thái xưa. Khi chúng ta đã học đạo và được nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta luôn cố gắng sống trung thành với Thiên Chúa, cho dù cuộc sống thì luôn có phong ba bão táp. Đối với người ngoại quốc thì thứ nhất họ nhìn nhận người VN của chúng ta là con người luôn trung thành, làm ăn cần mẫn siêng năng, rất ít khi làm biếng, rất biết nghe lời nhất là ai trên mình, nhất là nhớ ơn của người. Người VN của chúng ta cũng được rất nổi tiếng nơi xứ người là một giống người rất là thông minh, rất xuất sắc trên đường học vấn. Điển hình bên Nước Mỹ đây thì hằng năm khi tới ngày mãn khóa và ra trường của lớp 12, chúng ta chứng kiến, đọc, và thấy trên báo Mỹ những khuôn mặt tuấn tú của những học sinh xuất sắc nhất trường, được tuyển chọn và cho học bổng lên các trường 4 năm nổi tiếng nhất của nước Mỹ. Đó là sự thật và là điều hãnh diện cho người VN. Toàn nước Mỹ hiện nay đã có mặt người VN đầy khắp mọi nơi trong nhà Trắng, và trong mọi ngành nghề; quân đội có, và dân sự có. Vì thế nước VN của chúng ta có thể nói là dù luôn đối diện với sự khó khăn, nhất là phải sống trong chế độ cộng sản vô thần, nhưng Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ Maria luôn thương và ghé mắt dõi trông.
Trong khi thế giới thì được tự do bao nhiêu, thì con người chạy theo lối sống duy vật bấy nhiêu. Càng tự do văn minh nhiều thì con người lại càng hưởng thụ nhiều và không còn tin tưởng nơi Thiên Chúa nữa! Vì họ nghĩ rằng xưa kia cha ông của họ sống một cuộc sống thật thô sơ dân dã, chẳng có gì để mà hưởng thụ, ngoài cuộc sống đồng áng và ruộng rẫy. Thời nay họ có được tất cả chỉ cần cố gắng kiếm thêm tiền là có ngay mọi sự. Nhất là phải có được cái máy computer được trang bị với mọi thứ trong nó là số dzách, phôn di động, hay cả lap top, là thế giới nằm trong bàn tay của họ. Liên lạc người quen hay không quen? Xem được tin tức thời sự cả những thứ tội lỗi khác? Chơi game suốt cả ngày cả những ngày cuối tuần? Bao nhiêu sự mê mải và đắm chìm cũng chỉ ở trong cái máy computer đó!. Riết rồi gia đình cũng bị xào xáo vì cái máy computer và phôn di động. Bởi không ai có quyền hay biết để mà kiểm soát ai nữa! Đùng một ngày người vợ hay người chồng đòi ký giấy ly dị?.
Đọc tin tức khắp nơi xa gần chúng ta cũng thấy được rằng người Công Giáo khắp nơi trên toàn thế giới hiện đang có những con số giảm dần, thật đáng tiếc thay! Có thể nói rằng nhiều người Công Giáo của chúng ta Đức Tin còn rất yếu kém, dễ bị lung lay khi mất việc, mất nhà mất cửa, mất vợ mất con, mất nhau trong những trận thiên tai khủng khiếp, và theo trào lưu tội lỗi của thế gian mang lại trong nhất thời. Tội nghiệp cho một Thiên Chúa của chúng ta vì Người chẳng có gì để hấp dẫn nhân loại. Đối với con người thì Người khe khắt như ông già khó tánh!?. Thiên tai xẩy ra hoài hoài nhất là những năm gần đây. Rồi đồng tình luyến ái cũng lên án Người rất thậm tệ!. Con người thì cảm thấy mình luôn luôn có tội vì yếu đuối cũng chê trách Người là không biết thông cảm cho sự yếu đuối của họ. Đàn bà muốn làm linh mục cũng chống đối nói Người không bình đẳng; người nghèo thì ta thán cùng Người; người bệnh tật và tật nguyền cũng kêu ca sao Người không ghé mắt mà xem, v.v…. Nói chung thì Người chẳng được lòng của ai trên thế gian này cả!?.
Ngày xưa dân Do Thái cũng sống một cuộc sống bình thường chưa có gì là hấp lực và hấp dẫn như ngày hôm nay, mà còn cứng lòng chai đá như thế, thì hà huống gì con người của thời buổi ngày hôm nay. Ngoài những đam mê của thể xác, họ còn có biết bao nhiêu ma lực mà không thể nào thiếu trong cuộc sống hằng ngày của họ. Thật là khó vô cùng!. Tôi thiết tưởng Thiên Chúa của ngày hôm nay phải bao la rộng lượng biết là dường bao mới giữ được linh hồn của con cái Người. Ngày xưa chỉ một con gái trong làng dụ dỗ, ngày nay nhan nhãn bao nhiêu con gái dụ dỗ trong màn hình, ngay cả rất khó khăn cho những bậc tu hành của mọi đạo giáo. Chúng ta cứ tưởng rằng Thiên Chúa của chúng ta Người không biết sao!. Người biết tất cả! Và tất cả chúng ta phải coi chừng vì cái ngày mà Người giáng phạt chúng ta như thời Ông Noa ngày xưa thì chỉ có ăn năn tội không kịp. Hy vọng người VN của chúng ta chung thủy để mà giữ đạo hơn những người khác trên thế giới, nhưng cuộc sống văn minh hiện đại của ngày nay, có còn giúp chúng ta sống trong chung thủy được nữa hay không?.
Hy vọng chúng ta tất cả biết sống vì sự hữu ích cho linh hồn đời đời của chúng ta và của tất cả anh chị em, chứ không phải để cho ma quỷ chúng làm cho linh hồn chúng ta phải sa vào Hỏa Ngục đời đời kiếp kiếp. Điều cần thiết nhất là chúng ta phải biết cầu nguyện cùng Thiên Chúa một cách liên lỉ, và xin Người tha thứ lỗi lầm của chúng ta đã phạm, đang phạm, sẽ phạm, và tái phạm. Có phải đó là lý do tại sao chúng ta phải đi hòa giải với Thiên Chúa? Cho những tội chúng ta cứ tái phạm?. Quả thật không ai biết rõ chúng ta bằng Thiên Chúa, do đó Chúa Giêsu khuyên chúng ta rằng: "Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi". Sự thật đây là Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta Thần Khí Chúa; thần khí Chúa sẽ dậy chúng ta biết đâu là lẽ phải và là Sự Thật; và Sự Thật sẽ giải thoát chúng ta khỏi mọi sự nô lệ của tội lỗi thế gian. Amen.
Lời Chúa nói với dân Do Thái trên quả thật không sai, nếu tất cả chúng ta biết sống nghe Lời Chúa và để cho Lời Chúa ở trong chúng ta thì chúng ta tất cả là môn đệ của Ngài, và sẽ được biết sự thật, và sự thật sẽ giải thoát chúng ta. Tôi không biết những quốc gia khác thì sao thí dụ như dân Do Thái chẳng hạn, chắc hẳn họ là dân cứng đầu cứng cổ, và rất cứng lòng, nên họ không để Lời của Chúa trong lòng của họ, chẳng những không mà họ còn thù ghét Chúa và tìm kế để bắt Chúa mới hả lòng hả dạ. Chứ quả thật không ai như người VN của chúng ta rất đáng khen! Người VN của chúng ta có tánh bắt chước rất nhanh và rất tài. Suốt dòng lịch sử của nước VN ta, đã bị bao nhiêu đời làm nô lệ cho nước ngoài, Trung Hoa là trước nhất đã cai trị dân ta đến 1000 năm, sau là thời Pháp thuộc đã cai trị nước ta đến 100 năm, cho nên dòng máu của người VN đã bị pha 2 dòng máu. Trung Hoa và Việt. Rồi Pháp và Việt. Nhưng khi thời Pháp cai trị nước VN thì những tinh hoa của Lời Chúa được đem vào nước ta. Vì chúng ta là người bắt chước rất giỏi nên chúng ta đã học được tất cả những văn minh của nước Pháp. Được học tiếng Pháp, du học nước Pháp, lấy người Pháp, được theo đạo Công Giáo cũng từ các Cha và Sơ ở nước Pháp đã qua nước VN ta. Và sau đó chúng ta cũng đã được 117 vị tử vì đạo được phong Thánh trên đất nước VN của chúng ta.
Vì chúng ta là những người bắt chước giỏi mà lại có được tấm lòng luôn chung thủy nên không giống người Do Thái xưa. Khi chúng ta đã học đạo và được nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta luôn cố gắng sống trung thành với Thiên Chúa, cho dù cuộc sống thì luôn có phong ba bão táp. Đối với người ngoại quốc thì thứ nhất họ nhìn nhận người VN của chúng ta là con người luôn trung thành, làm ăn cần mẫn siêng năng, rất ít khi làm biếng, rất biết nghe lời nhất là ai trên mình, nhất là nhớ ơn của người. Người VN của chúng ta cũng được rất nổi tiếng nơi xứ người là một giống người rất là thông minh, rất xuất sắc trên đường học vấn. Điển hình bên Nước Mỹ đây thì hằng năm khi tới ngày mãn khóa và ra trường của lớp 12, chúng ta chứng kiến, đọc, và thấy trên báo Mỹ những khuôn mặt tuấn tú của những học sinh xuất sắc nhất trường, được tuyển chọn và cho học bổng lên các trường 4 năm nổi tiếng nhất của nước Mỹ. Đó là sự thật và là điều hãnh diện cho người VN. Toàn nước Mỹ hiện nay đã có mặt người VN đầy khắp mọi nơi trong nhà Trắng, và trong mọi ngành nghề; quân đội có, và dân sự có. Vì thế nước VN của chúng ta có thể nói là dù luôn đối diện với sự khó khăn, nhất là phải sống trong chế độ cộng sản vô thần, nhưng Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ Maria luôn thương và ghé mắt dõi trông.
Trong khi thế giới thì được tự do bao nhiêu, thì con người chạy theo lối sống duy vật bấy nhiêu. Càng tự do văn minh nhiều thì con người lại càng hưởng thụ nhiều và không còn tin tưởng nơi Thiên Chúa nữa! Vì họ nghĩ rằng xưa kia cha ông của họ sống một cuộc sống thật thô sơ dân dã, chẳng có gì để mà hưởng thụ, ngoài cuộc sống đồng áng và ruộng rẫy. Thời nay họ có được tất cả chỉ cần cố gắng kiếm thêm tiền là có ngay mọi sự. Nhất là phải có được cái máy computer được trang bị với mọi thứ trong nó là số dzách, phôn di động, hay cả lap top, là thế giới nằm trong bàn tay của họ. Liên lạc người quen hay không quen? Xem được tin tức thời sự cả những thứ tội lỗi khác? Chơi game suốt cả ngày cả những ngày cuối tuần? Bao nhiêu sự mê mải và đắm chìm cũng chỉ ở trong cái máy computer đó!. Riết rồi gia đình cũng bị xào xáo vì cái máy computer và phôn di động. Bởi không ai có quyền hay biết để mà kiểm soát ai nữa! Đùng một ngày người vợ hay người chồng đòi ký giấy ly dị?.
Đọc tin tức khắp nơi xa gần chúng ta cũng thấy được rằng người Công Giáo khắp nơi trên toàn thế giới hiện đang có những con số giảm dần, thật đáng tiếc thay! Có thể nói rằng nhiều người Công Giáo của chúng ta Đức Tin còn rất yếu kém, dễ bị lung lay khi mất việc, mất nhà mất cửa, mất vợ mất con, mất nhau trong những trận thiên tai khủng khiếp, và theo trào lưu tội lỗi của thế gian mang lại trong nhất thời. Tội nghiệp cho một Thiên Chúa của chúng ta vì Người chẳng có gì để hấp dẫn nhân loại. Đối với con người thì Người khe khắt như ông già khó tánh!?. Thiên tai xẩy ra hoài hoài nhất là những năm gần đây. Rồi đồng tình luyến ái cũng lên án Người rất thậm tệ!. Con người thì cảm thấy mình luôn luôn có tội vì yếu đuối cũng chê trách Người là không biết thông cảm cho sự yếu đuối của họ. Đàn bà muốn làm linh mục cũng chống đối nói Người không bình đẳng; người nghèo thì ta thán cùng Người; người bệnh tật và tật nguyền cũng kêu ca sao Người không ghé mắt mà xem, v.v…. Nói chung thì Người chẳng được lòng của ai trên thế gian này cả!?.
Ngày xưa dân Do Thái cũng sống một cuộc sống bình thường chưa có gì là hấp lực và hấp dẫn như ngày hôm nay, mà còn cứng lòng chai đá như thế, thì hà huống gì con người của thời buổi ngày hôm nay. Ngoài những đam mê của thể xác, họ còn có biết bao nhiêu ma lực mà không thể nào thiếu trong cuộc sống hằng ngày của họ. Thật là khó vô cùng!. Tôi thiết tưởng Thiên Chúa của ngày hôm nay phải bao la rộng lượng biết là dường bao mới giữ được linh hồn của con cái Người. Ngày xưa chỉ một con gái trong làng dụ dỗ, ngày nay nhan nhãn bao nhiêu con gái dụ dỗ trong màn hình, ngay cả rất khó khăn cho những bậc tu hành của mọi đạo giáo. Chúng ta cứ tưởng rằng Thiên Chúa của chúng ta Người không biết sao!. Người biết tất cả! Và tất cả chúng ta phải coi chừng vì cái ngày mà Người giáng phạt chúng ta như thời Ông Noa ngày xưa thì chỉ có ăn năn tội không kịp. Hy vọng người VN của chúng ta chung thủy để mà giữ đạo hơn những người khác trên thế giới, nhưng cuộc sống văn minh hiện đại của ngày nay, có còn giúp chúng ta sống trong chung thủy được nữa hay không?.
Hy vọng chúng ta tất cả biết sống vì sự hữu ích cho linh hồn đời đời của chúng ta và của tất cả anh chị em, chứ không phải để cho ma quỷ chúng làm cho linh hồn chúng ta phải sa vào Hỏa Ngục đời đời kiếp kiếp. Điều cần thiết nhất là chúng ta phải biết cầu nguyện cùng Thiên Chúa một cách liên lỉ, và xin Người tha thứ lỗi lầm của chúng ta đã phạm, đang phạm, sẽ phạm, và tái phạm. Có phải đó là lý do tại sao chúng ta phải đi hòa giải với Thiên Chúa? Cho những tội chúng ta cứ tái phạm?. Quả thật không ai biết rõ chúng ta bằng Thiên Chúa, do đó Chúa Giêsu khuyên chúng ta rằng: "Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi". Sự thật đây là Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta Thần Khí Chúa; thần khí Chúa sẽ dậy chúng ta biết đâu là lẽ phải và là Sự Thật; và Sự Thật sẽ giải thoát chúng ta khỏi mọi sự nô lệ của tội lỗi thế gian. Amen.
Sự thật giải thoát các Ngươi
Tuyết Mai
17:16 13/04/2011
Chúa Giêsu nói với những người Do-thái đã tin nơi Ngài rằng: "Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi". (Ga 8, 31-42).
Lời Chúa nói với dân Do Thái trên quả thật không sai, nếu tất cả chúng ta biết sống nghe Lời Chúa và để cho Lời Chúa ở trong chúng ta thì chúng ta tất cả là môn đệ của Ngài, và sẽ được biết sự thật, và sự thật sẽ giải thoát chúng ta. Tôi không biết những quốc gia khác thì sao thí dụ như dân Do Thái chẳng hạn, chắc hẳn họ là dân cứng đầu cứng cổ, và rất cứng lòng, nên họ không để Lời của Chúa trong lòng của họ, chẳng những không mà họ còn thù ghét Chúa và tìm kế để bắt Chúa mới hả lòng hả dạ. Chứ quả thật không ai như người VN của chúng ta rất đáng khen! Người VN của chúng ta có tánh bắt chước rất nhanh và rất tài. Suốt dòng lịch sử của nước VN ta, đã bị bao nhiêu đời làm nô lệ cho nước ngoài, Trung Hoa là trước nhất đã cai trị dân ta đến 1000 năm, sau là thời Pháp thuộc đã cai trị nước ta đến 100 năm, cho nên dòng máu của người VN đã bị pha 2 dòng máu. Trung Hoa và Việt. Rồi Pháp và Việt. Nhưng khi thời Pháp cai trị nước VN thì những tinh hoa của Lời Chúa được đem vào nước ta. Vì chúng ta là người bắt chước rất giỏi nên chúng ta đã học được tất cả những văn minh của nước Pháp. Được học tiếng Pháp, du học nước Pháp, lấy người Pháp, được theo đạo Công Giáo cũng từ các Cha và Sơ ở nước Pháp đã qua nước VN ta. Và sau đó chúng ta cũng đã được 117 vị tử vì đạo được phong Thánh trên đất nước VN của chúng ta.
Vì chúng ta là những người bắt chước giỏi mà lại có được tấm lòng luôn chung thủy nên không giống người Do Thái xưa. Khi chúng ta đã học đạo và được nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta luôn cố gắng sống trung thành với Thiên Chúa, cho dù cuộc sống thì luôn có phong ba bão táp. Đối với người ngoại quốc thì thứ nhất họ nhìn nhận người VN của chúng ta là con người luôn trung thành, làm ăn cần mẫn siêng năng, rất ít khi làm biếng, rất biết nghe lời nhất là ai trên mình, nhất là nhớ ơn của người. Người VN của chúng ta cũng được rất nổi tiếng nơi xứ người là một giống người rất là thông minh, rất xuất sắc trên đường học vấn. Điển hình bên Nước Mỹ đây thì hằng năm khi tới ngày mãn khóa và ra trường của lớp 12, chúng ta chứng kiến, đọc, và thấy trên báo Mỹ những khuôn mặt tuấn tú của những học sinh xuất sắc nhất trường, được tuyển chọn và cho học bổng lên các trường 4 năm nổi tiếng nhất của nước Mỹ. Đó là sự thật và là điều hãnh diện cho người VN. Toàn nước Mỹ hiện nay đã có mặt người VN đầy khắp mọi nơi trong nhà Trắng, và trong mọi ngành nghề; quân đội có, và dân sự có. Vì thế nước VN của chúng ta có thể nói là dù luôn đối diện với sự khó khăn, nhất là phải sống trong chế độ cộng sản vô thần, nhưng Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ Maria luôn thương và ghé mắt dõi trông.
Trong khi thế giới thì được tự do bao nhiêu, thì con người chạy theo lối sống duy vật bấy nhiêu. Càng tự do văn minh nhiều thì con người lại càng hưởng thụ nhiều và không còn tin tưởng nơi Thiên Chúa nữa! Vì họ nghĩ rằng xưa kia cha ông của họ sống một cuộc sống thật thô sơ dân dã, chẳng có gì để mà hưởng thụ, ngoài cuộc sống đồng áng và ruộng rẫy. Thời nay họ có được tất cả chỉ cần cố gắng kiếm thêm tiền là có ngay mọi sự. Nhất là phải có được cái máy computer được trang bị với mọi thứ trong nó là số dzách, phôn di động, hay cả lap top, là thế giới nằm trong bàn tay của họ. Liên lạc người quen hay không quen? Xem được tin tức thời sự cả những thứ tội lỗi khác? Chơi game suốt cả ngày cả những ngày cuối tuần? Bao nhiêu sự mê mải và đắm chìm cũng chỉ ở trong cái máy computer đó!. Riết rồi gia đình cũng bị xào xáo vì cái máy computer và phôn di động. Bởi không ai có quyền hay biết để mà kiểm soát ai nữa! Đùng một ngày người vợ hay người chồng đòi ký giấy ly dị?.
Đọc tin tức khắp nơi xa gần chúng ta cũng thấy được rằng người Công Giáo khắp nơi trên toàn thế giới hiện đang có những con số giảm dần, thật đáng tiếc thay! Có thể nói rằng nhiều người Công Giáo của chúng ta Đức Tin còn rất yếu kém, dễ bị lung lay khi mất việc, mất nhà mất cửa, mất vợ mất con, mất nhau trong những trận thiên tai khủng khiếp, và theo trào lưu tội lỗi của thế gian mang lại trong nhất thời. Tội nghiệp cho một Thiên Chúa của chúng ta vì Người chẳng có gì để hấp dẫn nhân loại. Đối với con người thì Người khe khắt như ông già khó tánh!?. Thiên tai xẩy ra hoài hoài nhất là những năm gần đây. Rồi đồng tình luyến ái cũng lên án Người rất thậm tệ!. Con người thì cảm thấy mình luôn luôn có tội vì yếu đuối cũng chê trách Người là không biết thông cảm cho sự yếu đuối của họ. Đàn bà muốn làm linh mục cũng chống đối nói Người không bình đẳng; người nghèo thì ta thán cùng Người; người bệnh tật và tật nguyền cũng kêu ca sao Người không ghé mắt mà xem, v.v…. Nói chung thì Người chẳng được lòng của ai trên thế gian này cả!?.
Ngày xưa dân Do Thái cũng sống một cuộc sống bình thường chưa có gì là hấp lực và hấp dẫn như ngày hôm nay, mà còn cứng lòng chai đá như thế, thì hà huống gì con người của thời buổi ngày hôm nay. Ngoài những đam mê của thể xác, họ còn có biết bao nhiêu ma lực mà không thể nào thiếu trong cuộc sống hằng ngày của họ. Thật là khó vô cùng!. Tôi thiết tưởng Thiên Chúa của ngày hôm nay phải bao la rộng lượng biết là dường bao mới giữ được linh hồn của con cái Người. Ngày xưa chỉ một con gái trong làng dụ dỗ, ngày nay nhan nhãn bao nhiêu con gái dụ dỗ trong màn hình, ngay cả rất khó khăn cho những bậc tu hành của mọi đạo giáo. Chúng ta cứ tưởng rằng Thiên Chúa của chúng ta Người không biết sao!. Người biết tất cả! Và tất cả chúng ta phải coi chừng vì cái ngày mà Người giáng phạt chúng ta như thời Ông Noa ngày xưa thì chỉ có ăn năn tội không kịp. Hy vọng người VN của chúng ta chung thủy để mà giữ đạo hơn những người khác trên thế giới, nhưng cuộc sống văn minh hiện đại của ngày nay, có còn giúp chúng ta sống trong chung thủy được nữa hay không?.
Hy vọng chúng ta tất cả biết sống vì sự hữu ích cho linh hồn đời đời của chúng ta và của tất cả anh chị em, chứ không phải để cho ma quỷ chúng làm cho linh hồn chúng ta phải sa vào Hỏa Ngục đời đời kiếp kiếp. Điều cần thiết nhất là chúng ta phải biết cầu nguyện cùng Thiên Chúa một cách liên lỉ, và xin Người tha thứ lỗi lầm của chúng ta đã phạm, đang phạm, sẽ phạm, và tái phạm. Có phải đó là lý do tại sao chúng ta phải đi hòa giải với Thiên Chúa? Cho những tội chúng ta cứ tái phạm?. Quả thật không ai biết rõ chúng ta bằng Thiên Chúa, do đó Chúa Giêsu khuyên chúng ta rằng: "Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi". Sự thật đây là Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta Thần Khí Chúa; thần khí Chúa sẽ dậy chúng ta biết đâu là lẽ phải và là Sự Thật; và Sự Thật sẽ giải thoát chúng ta khỏi mọi sự nô lệ của tội lỗi thế gian. Amen.
Lời Chúa nói với dân Do Thái trên quả thật không sai, nếu tất cả chúng ta biết sống nghe Lời Chúa và để cho Lời Chúa ở trong chúng ta thì chúng ta tất cả là môn đệ của Ngài, và sẽ được biết sự thật, và sự thật sẽ giải thoát chúng ta. Tôi không biết những quốc gia khác thì sao thí dụ như dân Do Thái chẳng hạn, chắc hẳn họ là dân cứng đầu cứng cổ, và rất cứng lòng, nên họ không để Lời của Chúa trong lòng của họ, chẳng những không mà họ còn thù ghét Chúa và tìm kế để bắt Chúa mới hả lòng hả dạ. Chứ quả thật không ai như người VN của chúng ta rất đáng khen! Người VN của chúng ta có tánh bắt chước rất nhanh và rất tài. Suốt dòng lịch sử của nước VN ta, đã bị bao nhiêu đời làm nô lệ cho nước ngoài, Trung Hoa là trước nhất đã cai trị dân ta đến 1000 năm, sau là thời Pháp thuộc đã cai trị nước ta đến 100 năm, cho nên dòng máu của người VN đã bị pha 2 dòng máu. Trung Hoa và Việt. Rồi Pháp và Việt. Nhưng khi thời Pháp cai trị nước VN thì những tinh hoa của Lời Chúa được đem vào nước ta. Vì chúng ta là người bắt chước rất giỏi nên chúng ta đã học được tất cả những văn minh của nước Pháp. Được học tiếng Pháp, du học nước Pháp, lấy người Pháp, được theo đạo Công Giáo cũng từ các Cha và Sơ ở nước Pháp đã qua nước VN ta. Và sau đó chúng ta cũng đã được 117 vị tử vì đạo được phong Thánh trên đất nước VN của chúng ta.
Vì chúng ta là những người bắt chước giỏi mà lại có được tấm lòng luôn chung thủy nên không giống người Do Thái xưa. Khi chúng ta đã học đạo và được nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta luôn cố gắng sống trung thành với Thiên Chúa, cho dù cuộc sống thì luôn có phong ba bão táp. Đối với người ngoại quốc thì thứ nhất họ nhìn nhận người VN của chúng ta là con người luôn trung thành, làm ăn cần mẫn siêng năng, rất ít khi làm biếng, rất biết nghe lời nhất là ai trên mình, nhất là nhớ ơn của người. Người VN của chúng ta cũng được rất nổi tiếng nơi xứ người là một giống người rất là thông minh, rất xuất sắc trên đường học vấn. Điển hình bên Nước Mỹ đây thì hằng năm khi tới ngày mãn khóa và ra trường của lớp 12, chúng ta chứng kiến, đọc, và thấy trên báo Mỹ những khuôn mặt tuấn tú của những học sinh xuất sắc nhất trường, được tuyển chọn và cho học bổng lên các trường 4 năm nổi tiếng nhất của nước Mỹ. Đó là sự thật và là điều hãnh diện cho người VN. Toàn nước Mỹ hiện nay đã có mặt người VN đầy khắp mọi nơi trong nhà Trắng, và trong mọi ngành nghề; quân đội có, và dân sự có. Vì thế nước VN của chúng ta có thể nói là dù luôn đối diện với sự khó khăn, nhất là phải sống trong chế độ cộng sản vô thần, nhưng Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ Maria luôn thương và ghé mắt dõi trông.
Trong khi thế giới thì được tự do bao nhiêu, thì con người chạy theo lối sống duy vật bấy nhiêu. Càng tự do văn minh nhiều thì con người lại càng hưởng thụ nhiều và không còn tin tưởng nơi Thiên Chúa nữa! Vì họ nghĩ rằng xưa kia cha ông của họ sống một cuộc sống thật thô sơ dân dã, chẳng có gì để mà hưởng thụ, ngoài cuộc sống đồng áng và ruộng rẫy. Thời nay họ có được tất cả chỉ cần cố gắng kiếm thêm tiền là có ngay mọi sự. Nhất là phải có được cái máy computer được trang bị với mọi thứ trong nó là số dzách, phôn di động, hay cả lap top, là thế giới nằm trong bàn tay của họ. Liên lạc người quen hay không quen? Xem được tin tức thời sự cả những thứ tội lỗi khác? Chơi game suốt cả ngày cả những ngày cuối tuần? Bao nhiêu sự mê mải và đắm chìm cũng chỉ ở trong cái máy computer đó!. Riết rồi gia đình cũng bị xào xáo vì cái máy computer và phôn di động. Bởi không ai có quyền hay biết để mà kiểm soát ai nữa! Đùng một ngày người vợ hay người chồng đòi ký giấy ly dị?.
Đọc tin tức khắp nơi xa gần chúng ta cũng thấy được rằng người Công Giáo khắp nơi trên toàn thế giới hiện đang có những con số giảm dần, thật đáng tiếc thay! Có thể nói rằng nhiều người Công Giáo của chúng ta Đức Tin còn rất yếu kém, dễ bị lung lay khi mất việc, mất nhà mất cửa, mất vợ mất con, mất nhau trong những trận thiên tai khủng khiếp, và theo trào lưu tội lỗi của thế gian mang lại trong nhất thời. Tội nghiệp cho một Thiên Chúa của chúng ta vì Người chẳng có gì để hấp dẫn nhân loại. Đối với con người thì Người khe khắt như ông già khó tánh!?. Thiên tai xẩy ra hoài hoài nhất là những năm gần đây. Rồi đồng tình luyến ái cũng lên án Người rất thậm tệ!. Con người thì cảm thấy mình luôn luôn có tội vì yếu đuối cũng chê trách Người là không biết thông cảm cho sự yếu đuối của họ. Đàn bà muốn làm linh mục cũng chống đối nói Người không bình đẳng; người nghèo thì ta thán cùng Người; người bệnh tật và tật nguyền cũng kêu ca sao Người không ghé mắt mà xem, v.v…. Nói chung thì Người chẳng được lòng của ai trên thế gian này cả!?.
Ngày xưa dân Do Thái cũng sống một cuộc sống bình thường chưa có gì là hấp lực và hấp dẫn như ngày hôm nay, mà còn cứng lòng chai đá như thế, thì hà huống gì con người của thời buổi ngày hôm nay. Ngoài những đam mê của thể xác, họ còn có biết bao nhiêu ma lực mà không thể nào thiếu trong cuộc sống hằng ngày của họ. Thật là khó vô cùng!. Tôi thiết tưởng Thiên Chúa của ngày hôm nay phải bao la rộng lượng biết là dường bao mới giữ được linh hồn của con cái Người. Ngày xưa chỉ một con gái trong làng dụ dỗ, ngày nay nhan nhãn bao nhiêu con gái dụ dỗ trong màn hình, ngay cả rất khó khăn cho những bậc tu hành của mọi đạo giáo. Chúng ta cứ tưởng rằng Thiên Chúa của chúng ta Người không biết sao!. Người biết tất cả! Và tất cả chúng ta phải coi chừng vì cái ngày mà Người giáng phạt chúng ta như thời Ông Noa ngày xưa thì chỉ có ăn năn tội không kịp. Hy vọng người VN của chúng ta chung thủy để mà giữ đạo hơn những người khác trên thế giới, nhưng cuộc sống văn minh hiện đại của ngày nay, có còn giúp chúng ta sống trong chung thủy được nữa hay không?.
Hy vọng chúng ta tất cả biết sống vì sự hữu ích cho linh hồn đời đời của chúng ta và của tất cả anh chị em, chứ không phải để cho ma quỷ chúng làm cho linh hồn chúng ta phải sa vào Hỏa Ngục đời đời kiếp kiếp. Điều cần thiết nhất là chúng ta phải biết cầu nguyện cùng Thiên Chúa một cách liên lỉ, và xin Người tha thứ lỗi lầm của chúng ta đã phạm, đang phạm, sẽ phạm, và tái phạm. Có phải đó là lý do tại sao chúng ta phải đi hòa giải với Thiên Chúa? Cho những tội chúng ta cứ tái phạm?. Quả thật không ai biết rõ chúng ta bằng Thiên Chúa, do đó Chúa Giêsu khuyên chúng ta rằng: "Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi". Sự thật đây là Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta Thần Khí Chúa; thần khí Chúa sẽ dậy chúng ta biết đâu là lẽ phải và là Sự Thật; và Sự Thật sẽ giải thoát chúng ta khỏi mọi sự nô lệ của tội lỗi thế gian. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:15 13/04/2011
SỢ VỢ
Có một người đàn ông rất sợ vợ.
Có người dạy ông ta, nói:
- “Ông chỉ cần uống rượu say thì gan có thể nặng kí, sau đó về nhà, làm náo lên mà không cần lý do, làm náo loạn lên rồi mượn rượu đánh cho nó một trận là tự nhiên về sau nó sẽ sợ”.
Người đàn ông ấy nghe xong cảm thấy lâng lâng vui vẻ, bèn y như thế mà làm, uống rượu xong về nhà đánh vợ rất nặng tay.
Khi tỉnh dậy, vợ hỏi:
- “Bình thường tính tình ông rất hiền lành, vừa rồi sao lại ra tay độc như thế ?”
Người đàn ông trả lời:
- “Say rượu nên không biết gì cả”.
Vợ nghe xong không cần phân biệt trắng đen cứ theo như lệ cũ mà đánh chồng, người chồng vội vàng nói:
- “Đó không phải là lỗi của tôi, đó là vì có người dạy tôi làm như thế”.
Bà vợ nổi giận đùng đùng nói:
- “Cái thằng cha nào nó thật đáng chết, ông là người làm quan sao lại dễ dàng nghe lời người khác nói,thế thì càng nên bị đánh”.
Suy tư:
Chuyện chồng sợ vợ cũng là chuyện dài nhiều tập, và mỗi ông chồng đều có cách giải thích lý do tại sao mình sợ vợ:
- Có người sợ vợ vì vợ dữ như sư tử Hà Đông.
- Có người sợ vợ vì vợ làm ra tiền hơn mình.
- Có người sợ vợ vì bên nhà vợ toàn là những người giàu có quyền thế.
- Có người sợ vợ là vì bên nhà cha mẹ vợ chi tiền cho gia đình.
- Có người sợ vợ là vì vợ có học thức và tính tình nhỏ nhen.v.v...
Tất cả những lý do sợ vợ trên đây xét cho cùng thì cũng đúng, nhưng cái không đúng chính là người chồng mượn rượu về nhà đánh vợ, mà không dùng cái dũng khí của nam nhân, không dùng tình yêu và sự khéo léo của người chồng để nói chuyện với vợ mình.
Hôn nhân giữa hai người Ki-tô hữu với nhau thì thật hạnh phúc, bởi vì tình yêu của hai vợ chồng đều được xây dựng trên tình yêu của Thiên Chúa; bởi vì tình yêu của họ được Thiên Chúa chúc phúc, nên họ có ân sủng của trời cao để chu toàn trách nhiệm vợ chồng của mình.
Nhường nhịn nhau không có nghĩa là sợ vợ, nhưng là để bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người đàn ông rất sợ vợ.
Có người dạy ông ta, nói:
- “Ông chỉ cần uống rượu say thì gan có thể nặng kí, sau đó về nhà, làm náo lên mà không cần lý do, làm náo loạn lên rồi mượn rượu đánh cho nó một trận là tự nhiên về sau nó sẽ sợ”.
Người đàn ông ấy nghe xong cảm thấy lâng lâng vui vẻ, bèn y như thế mà làm, uống rượu xong về nhà đánh vợ rất nặng tay.
Khi tỉnh dậy, vợ hỏi:
- “Bình thường tính tình ông rất hiền lành, vừa rồi sao lại ra tay độc như thế ?”
Người đàn ông trả lời:
- “Say rượu nên không biết gì cả”.
Vợ nghe xong không cần phân biệt trắng đen cứ theo như lệ cũ mà đánh chồng, người chồng vội vàng nói:
- “Đó không phải là lỗi của tôi, đó là vì có người dạy tôi làm như thế”.
Bà vợ nổi giận đùng đùng nói:
- “Cái thằng cha nào nó thật đáng chết, ông là người làm quan sao lại dễ dàng nghe lời người khác nói,thế thì càng nên bị đánh”.
Suy tư:
Chuyện chồng sợ vợ cũng là chuyện dài nhiều tập, và mỗi ông chồng đều có cách giải thích lý do tại sao mình sợ vợ:
- Có người sợ vợ vì vợ dữ như sư tử Hà Đông.
- Có người sợ vợ vì vợ làm ra tiền hơn mình.
- Có người sợ vợ vì bên nhà vợ toàn là những người giàu có quyền thế.
- Có người sợ vợ là vì bên nhà cha mẹ vợ chi tiền cho gia đình.
- Có người sợ vợ là vì vợ có học thức và tính tình nhỏ nhen.v.v...
Tất cả những lý do sợ vợ trên đây xét cho cùng thì cũng đúng, nhưng cái không đúng chính là người chồng mượn rượu về nhà đánh vợ, mà không dùng cái dũng khí của nam nhân, không dùng tình yêu và sự khéo léo của người chồng để nói chuyện với vợ mình.
Hôn nhân giữa hai người Ki-tô hữu với nhau thì thật hạnh phúc, bởi vì tình yêu của hai vợ chồng đều được xây dựng trên tình yêu của Thiên Chúa; bởi vì tình yêu của họ được Thiên Chúa chúc phúc, nên họ có ân sủng của trời cao để chu toàn trách nhiệm vợ chồng của mình.
Nhường nhịn nhau không có nghĩa là sợ vợ, nhưng là để bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:12 13/04/2011
N2T |
29. Bác học hay thất học thì cũng không như người lương tâm vô tội khiến người ta vui thích; người giàu có nhất trần gian thì cũng không như người coi nhẹ tiền tài khiến người ta tôn trọng.
(sách Gương Chúa Giê-su)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuốn giáo lý Ngày Giới Trẻ Thế Giới gợi ý tán thành ‘biện pháp tránh thai'?
Nguyễn Trọng Đa
08:54 13/04/2011
Cuốn giáo lý Ngày Giới Trẻ Thế Giới gợi ý tán thành ‘biện pháp tránh thai'
Vatican - Một cuốn giáo lý, do Vatican tài trợ dành cho giới trẻ, gợi ý rằng các cặp vợ chồng Kitô giáo "có thể và nên" sử dụng các "phương pháp tránh thai", khi quyết định nên có bao nhiêu con.
Việc tiết lộ này được đưa ra hai ngày trước khi cuốn "YouCat" được chính thức ra mắt, phát hành đặc biệt cho sự kiện Ngày Giới trẻ Thế giới, sẽ được tổ chức tại Madrid vào tháng Tám tới.
Phát ngôn viên Tòa thánh, linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên, nói với CNA ngày 11-4: "Tôi chưa nhìn thấy cuốn YouCat, do đó tôi không thể bình luận thêm".
Tòa thánh Vatican dự trù tổ chức cuộc họp báo ngày 13-4 để chính thức phát hành cuốn giáo lý này.
Ban tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã cho in 700.000 cuốn YouCat để cung cấp cho các khách hành hương trẻ, kèm theo một túi ngủ, bản đồ và các phụ kiện khác.
Sách giáo lý được in theo dạng hỏi-đáp. Câu 420 trong ấn bản tiếng Ý là:
"Hỏi: Puo una coppia Christiana fare ricorso ai metodi anticoncezionali "? (Vợ chồng Kitô giáo có thể dùng các phương pháp tránh thai?)
"Đáp. Si, Una coppia cristiana puo e deve essere responsabile nella sua facolta di poter donare la vita ". (Vâng, vợ chồng Kitô giáo có thể và nên có trách nhiệm trong khả năng trao ban sự sống).
Nguồn tin Tòa thánh xin giấu tên nói với CNA ngày 11-4 rằng vấn đề nằm trong văn bản gốc tiếng Đức, một sự việc đã được CNA xác nhận sau đó.
"YouCat" sẽ được xuất bản bằng 12 ngôn ngữ khác nhau. Ấn bản tiếng Anh, được nhà xuất bản Ignatius Press in ấn, không chứa ngôn từ gây vấn đề ấy. Chưa rõ liệu các ấn bản ngôn ngữ khác có chứa cùng một tuyên bố gây tranh cãi về ngừa thai hay không.
Giáo hội Công giáo luôn luôn phản đối việc sử dụng phương pháp ngừa thai. Trong Sách Giáo Lý chính thức của Giáo hội Công giáo, việc sử dụng này được mô tả là "xấu xa trong bản chất".
Việc thực hiện cuốn YouCat dày 300 trang đã được giám sát bởi Đức Hồng Y Christoph Schonborn, Tổng Giám mục tổng giáo phận Vienna (Áo). Sách đã được các Giám mục nước Áo đóng dấu phê chuẩn hồi tháng 3-2010. Đức Hồng Y Schonborn cũng là biên tập viên của sách Giáo Lý chính thức của Giáo Hội Công Giáo, xuất bản năm 1992.
Dự kiến Ngài sẽ được tham dự cuộc họp báo ra mắt sách YouCat ngày 13-4.
Tham dự cuộc họp báo sẽ dự kiến còn có: Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, và Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Tân Phúc âm hóa. (CNA/EWTN News 11-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vatican - Một cuốn giáo lý, do Vatican tài trợ dành cho giới trẻ, gợi ý rằng các cặp vợ chồng Kitô giáo "có thể và nên" sử dụng các "phương pháp tránh thai", khi quyết định nên có bao nhiêu con.
ĐHY Christoph Schonborn và cuốn YouCat |
Phát ngôn viên Tòa thánh, linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên, nói với CNA ngày 11-4: "Tôi chưa nhìn thấy cuốn YouCat, do đó tôi không thể bình luận thêm".
Tòa thánh Vatican dự trù tổ chức cuộc họp báo ngày 13-4 để chính thức phát hành cuốn giáo lý này.
Ban tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã cho in 700.000 cuốn YouCat để cung cấp cho các khách hành hương trẻ, kèm theo một túi ngủ, bản đồ và các phụ kiện khác.
Sách giáo lý được in theo dạng hỏi-đáp. Câu 420 trong ấn bản tiếng Ý là:
"Hỏi: Puo una coppia Christiana fare ricorso ai metodi anticoncezionali "? (Vợ chồng Kitô giáo có thể dùng các phương pháp tránh thai?)
"Đáp. Si, Una coppia cristiana puo e deve essere responsabile nella sua facolta di poter donare la vita ". (Vâng, vợ chồng Kitô giáo có thể và nên có trách nhiệm trong khả năng trao ban sự sống).
Nguồn tin Tòa thánh xin giấu tên nói với CNA ngày 11-4 rằng vấn đề nằm trong văn bản gốc tiếng Đức, một sự việc đã được CNA xác nhận sau đó.
"YouCat" sẽ được xuất bản bằng 12 ngôn ngữ khác nhau. Ấn bản tiếng Anh, được nhà xuất bản Ignatius Press in ấn, không chứa ngôn từ gây vấn đề ấy. Chưa rõ liệu các ấn bản ngôn ngữ khác có chứa cùng một tuyên bố gây tranh cãi về ngừa thai hay không.
Giáo hội Công giáo luôn luôn phản đối việc sử dụng phương pháp ngừa thai. Trong Sách Giáo Lý chính thức của Giáo hội Công giáo, việc sử dụng này được mô tả là "xấu xa trong bản chất".
Việc thực hiện cuốn YouCat dày 300 trang đã được giám sát bởi Đức Hồng Y Christoph Schonborn, Tổng Giám mục tổng giáo phận Vienna (Áo). Sách đã được các Giám mục nước Áo đóng dấu phê chuẩn hồi tháng 3-2010. Đức Hồng Y Schonborn cũng là biên tập viên của sách Giáo Lý chính thức của Giáo Hội Công Giáo, xuất bản năm 1992.
Dự kiến Ngài sẽ được tham dự cuộc họp báo ra mắt sách YouCat ngày 13-4.
Tham dự cuộc họp báo sẽ dự kiến còn có: Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, và Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Tân Phúc âm hóa. (CNA/EWTN News 11-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Mexico: Đức Giám mục kêu gọi công lý sau khi phát hiện ngôi mộ tập thể
Nguyễn Trọng Đa
08:40 13/04/2011
Mexico: Đức Giám mục kêu gọi công lý sau khi phát hiện ngôi mộ tập thể
Mexico City - Đức Giám mục Faustino Armendariz Jimenez, giáo phận Matamoros, Mexico, đã gặp gỡ các quan chức để làm sáng tỏ về việc 88 thi thể được tìm thấy tại thành phố San Fernando. Ngài bày tỏ lời chia buồn của giáo phận và kêu gọi cầu nguyện cho công lý.
Ngài nói: “Chúng tôi thật buồn khi nhìn thấy cách thức nền văn hóa sự chết cố thủ trong các cộng đồng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi tiếp tục tin tưởng vào Thiên Chúa của sự sống, và dâng lời cầu nguyện xin Chúa ban sự công lý”.
Các thi thể được phát hiện trong 14 ngôi mộ tập thể, nằm ở một trang trại tại thành phố San Fernando, cách biên giới Mỹ khoảng 140km.
Cảnh sát đã đến nhiều ngôi mộ cuối tuần qua, sau khi giam giữ một người tình nghi thuộc băng đảng Los Zeta. Người này thuộc một nhóm 16 người đã bị bắt giữ vì vai trò của họ trong sự mất tích gần đây của hai chiếc xe buýt chở khách. (CNA 12-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Mexico City - Đức Giám mục Faustino Armendariz Jimenez, giáo phận Matamoros, Mexico, đã gặp gỡ các quan chức để làm sáng tỏ về việc 88 thi thể được tìm thấy tại thành phố San Fernando. Ngài bày tỏ lời chia buồn của giáo phận và kêu gọi cầu nguyện cho công lý.
Ngài nói: “Chúng tôi thật buồn khi nhìn thấy cách thức nền văn hóa sự chết cố thủ trong các cộng đồng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi tiếp tục tin tưởng vào Thiên Chúa của sự sống, và dâng lời cầu nguyện xin Chúa ban sự công lý”.
Các thi thể được phát hiện trong 14 ngôi mộ tập thể, nằm ở một trang trại tại thành phố San Fernando, cách biên giới Mỹ khoảng 140km.
Cảnh sát đã đến nhiều ngôi mộ cuối tuần qua, sau khi giam giữ một người tình nghi thuộc băng đảng Los Zeta. Người này thuộc một nhóm 16 người đã bị bắt giữ vì vai trò của họ trong sự mất tích gần đây của hai chiếc xe buýt chở khách. (CNA 12-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Scotland: Các Giám mục chào đón bản dịch mới tiếng Anh của Sách Lễ Rôma
Nguyễn Trọng Đa
08:41 13/04/2011
Scotland: Các Giám mục chào đón bản dịch mới tiếng Anh của Sách Lễ Rôma
Glasgow – Các Giám mục Scotland đã trở thành những người mới nhất đưa ra sự ủng hộ đối với bản dịch mới tiếng Anh của Sách Lễ Rôma. Các Ngài nói rằng bản dịch mới sẽ được giới thiệu dần dần, bắt đầu từ ngày 4-9 tới.
Đức Giám mục Joseph Toal, giáo phận Argyll & the Isles, Chủ tịch Ủy ban phụng vụ của Hội đồng giám mục Scotland, nói trong một tuyên bố với hàng linh mục Scotland: “Chúng tôi hoan nghênh cơ hội này để đổi mới đức tin của chúng tôi vào Bí Tích Thánh Thể và trong mọi khía cạnh của cử hành Thánh lễ”.
Ngài nói thêm: "Chúng tôi tin mạnh mẽ và rất thực tế vào những gì xảy ra trong Thánh Lễ, và thật là thích hợp khi các từ ngữ mạnh mẽ được sử dụng bằng tiếng Latinh, để diễn tả thực tại con người và nhu cầu của chúng tôi về lòng thương xót cứu độ của Chúa, được dịch qua tiếng Anh".
Ngài cho biết rằng bản dịch mới trở về với "thuật ngữ cổ hơn và truyền thống hơn".
Ngài phát biểu: “Đặc biệt đây là trường hợp liên quan đến các từ ngữ khuyến khích chúng ta không bao giờ đánh mất sự thống nhất giữa hy tế của Chúa Kitô trên thánh giá và hy lễ của phép Thánh Thể, trong đó sự tự hiến của Chúa hiện diện thật trong bí tích Mình và Máu Chúa”.
Giáo hội Scotland có kế hoạch triển khai các tài liệu cho hàng linh mục, bao gồm các đĩa DVD và các trang web, để giúp các vị thích nghi với các thay đổi.
Động thái này diễn ra khi các linh mục ở một số quốc gia đang đe dọa tẩy chay bản dịch mới.
Linh mục Sean McDonagh, thuộc Hiệp hội các linh mục Ireland, nói với tờ New York Times ngày 12-4: "Điều chúng tôi đang yêu cầu các Giám mục là loại bỏ văn bản này. Tôi biết người ta sẽ không sử dụng nó. Tôi sẽ không sử dụng nó, bởi vì qua tất cả những gì tôi biết về thần học, nhân chủng học và ngôn ngữ học, nó vi phạm mỗi một trong các môn này".
Các lời kêu ca tương tự đã phát sinh ở Mỹ và Úc.
Tuy nhiên, vị Chủ tịch ủy ban quốc tế chịu trách nhiệm về bản dịch mới, Đức Hồng y George Pell, tổng giáo phận Sydney (Úc), nói rằng Ngài tin tưởng rằng các mối đe dọa phản đối như vậy sẽ không ăn thua gì.
Ngài phát biểu trong cuộc phỏng vấn video ngày 31-3 với Tổng Giáo Phận Sydney: "Tôi biết một số linh mục không nghĩ rằng các văn bản này sẽ có lợi về mục vụ. Một linh mục nói chỉ có khoảng 10 linh mục ở Úc sẽ từ chối sử dụng chúng".
Tuy nhiên, Đức Hồng y nghĩ rằng các linh mục này sẽ "đều sẽ đón nhận văn bản vì ngay sau khi các giáo xứ của họ nghe những lời cầu nguyện mới, họ sẽ nói 'có chuyện gì làm ầm lên đâu? Trên trái đất chúng tôi đang chia tách Giáo Hội về điều ấy để có lợi gì?’”
Bản dịch mới sẽ được giới thiệu toàn bộ cho các giáo xứ ở Mỹ vào ngày 27-11. Cùng ngày ấy, các giáo xứ ở Anh sẽ bắt đầu sử dụng toàn bộ sách Lễ, sau khi chỉ được sử dụng Nghi thức sửa đổi của Thánh Lễ, các lời nguyện và câu đáp từ ngày 4-9 đến ngày 27-11. (CNA 12-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Glasgow – Các Giám mục Scotland đã trở thành những người mới nhất đưa ra sự ủng hộ đối với bản dịch mới tiếng Anh của Sách Lễ Rôma. Các Ngài nói rằng bản dịch mới sẽ được giới thiệu dần dần, bắt đầu từ ngày 4-9 tới.
Đức Giám mục Joseph Toal, giáo phận Argyll & the Isles, Chủ tịch Ủy ban phụng vụ của Hội đồng giám mục Scotland, nói trong một tuyên bố với hàng linh mục Scotland: “Chúng tôi hoan nghênh cơ hội này để đổi mới đức tin của chúng tôi vào Bí Tích Thánh Thể và trong mọi khía cạnh của cử hành Thánh lễ”.
Ngài nói thêm: "Chúng tôi tin mạnh mẽ và rất thực tế vào những gì xảy ra trong Thánh Lễ, và thật là thích hợp khi các từ ngữ mạnh mẽ được sử dụng bằng tiếng Latinh, để diễn tả thực tại con người và nhu cầu của chúng tôi về lòng thương xót cứu độ của Chúa, được dịch qua tiếng Anh".
Ngài cho biết rằng bản dịch mới trở về với "thuật ngữ cổ hơn và truyền thống hơn".
Ngài phát biểu: “Đặc biệt đây là trường hợp liên quan đến các từ ngữ khuyến khích chúng ta không bao giờ đánh mất sự thống nhất giữa hy tế của Chúa Kitô trên thánh giá và hy lễ của phép Thánh Thể, trong đó sự tự hiến của Chúa hiện diện thật trong bí tích Mình và Máu Chúa”.
Giáo hội Scotland có kế hoạch triển khai các tài liệu cho hàng linh mục, bao gồm các đĩa DVD và các trang web, để giúp các vị thích nghi với các thay đổi.
Động thái này diễn ra khi các linh mục ở một số quốc gia đang đe dọa tẩy chay bản dịch mới.
Linh mục Sean McDonagh, thuộc Hiệp hội các linh mục Ireland, nói với tờ New York Times ngày 12-4: "Điều chúng tôi đang yêu cầu các Giám mục là loại bỏ văn bản này. Tôi biết người ta sẽ không sử dụng nó. Tôi sẽ không sử dụng nó, bởi vì qua tất cả những gì tôi biết về thần học, nhân chủng học và ngôn ngữ học, nó vi phạm mỗi một trong các môn này".
Các lời kêu ca tương tự đã phát sinh ở Mỹ và Úc.
Tuy nhiên, vị Chủ tịch ủy ban quốc tế chịu trách nhiệm về bản dịch mới, Đức Hồng y George Pell, tổng giáo phận Sydney (Úc), nói rằng Ngài tin tưởng rằng các mối đe dọa phản đối như vậy sẽ không ăn thua gì.
Ngài phát biểu trong cuộc phỏng vấn video ngày 31-3 với Tổng Giáo Phận Sydney: "Tôi biết một số linh mục không nghĩ rằng các văn bản này sẽ có lợi về mục vụ. Một linh mục nói chỉ có khoảng 10 linh mục ở Úc sẽ từ chối sử dụng chúng".
Tuy nhiên, Đức Hồng y nghĩ rằng các linh mục này sẽ "đều sẽ đón nhận văn bản vì ngay sau khi các giáo xứ của họ nghe những lời cầu nguyện mới, họ sẽ nói 'có chuyện gì làm ầm lên đâu? Trên trái đất chúng tôi đang chia tách Giáo Hội về điều ấy để có lợi gì?’”
Bản dịch mới sẽ được giới thiệu toàn bộ cho các giáo xứ ở Mỹ vào ngày 27-11. Cùng ngày ấy, các giáo xứ ở Anh sẽ bắt đầu sử dụng toàn bộ sách Lễ, sau khi chỉ được sử dụng Nghi thức sửa đổi của Thánh Lễ, các lời nguyện và câu đáp từ ngày 4-9 đến ngày 27-11. (CNA 12-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Phụng vụ: Các chọn lựa cho nghi thức Rửa chân
Nguyễn Trọng Đa
08:42 13/04/2011
Phụng vụ: Các chọn lựa cho nghi thức Rửa chân
ROMA - Linh mục Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (L. C.), giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ) giải đáp câu hỏi sau đây:
Câu hỏi: Trong một giáo xứ chỉ có một linh mục, linh mục này sẽ làm gì cho nghi thức Rửa chân ngày thứ Năm Tuần Thánh, khi ngài không thể quỳ xuống để rửa chân? Có các chọn lựa khác không? - J.K., Opelika, Alabama (Mỹ)
Trả lời: Đây có lẽ sẽ là một khó khăn ngày càng gia tăng đối với nhiều linh mục trong những năm sắp tới.
Sự chọn lựa đầu tiên và đơn giản nhất là bỏ qua nghi thức Rửa chân. Mặc dù nhiều người không nhận thức được sự việc, việc Rửa Chân là một nghi thức có thể chọn lựa. Phần chữ đỏ của Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa nói: "Tùy vào hoàn cảnh mục vụ, việc rửa chân có thể thực hiện sau bài giảng." Chắc chắn, đôi khi trong phụng vụ không có gì bắt buộc hơn là một chọn lựa. Nhưng trong trường hợp này, nếu linh mục không còn đủ sức khỏe để thực hiện Nghi thức Rửa chân, ngài có thể bỏ qua.
Nhưng nếu linh mục cứ muốn rửa chân, do giá trị mục vụ của nghi thức diễn ra một lần một năm, người ta có thể sắp xếp thế nào để các người được rửa chân ngồi trên một đài cao, nhằm cho linh mục có thể đứng rửa chân cho họ được. Đây là cách thức mà ĐTC Gioan Phaolô II đã chọn trong những năm cuối triều đại Ngài, khi bệnh Parkinson (liệt run) cản trở Ngài quỳ và cúi xuống.
Nếu việc thiết lập đài cao cho 12 người ngồi là quá phức tạp, thì có thể giảm số người cho đủ chỗ. 12 người cũng có thể luân phiên cứ hai hay ba người được rửa chân một đợt, miễn là quá trình rửa chân có thể được thực hiện với sự tạm dừng và đàng hoàng nghiêm túc.
Như một luật định, số người được rửa chân cần được hỏi ý kiến trước; điều này đặc biệt là cần thiết khi chủ tế gặp một số khó khăn về sức khỏe. Một buổi thực tập trước Thánh Lễ có thể là rất hữu ích, trong việc bảo đảm nghi thức diễn ra êm xuôi, đúng phẩm cách và trang trọng, theo yêu cầu của thời điểm và tầm quan trọng của buổi lễ. (Zenit.org 12-4-2011)
ROMA - Linh mục Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (L. C.), giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ) giải đáp câu hỏi sau đây:
Câu hỏi: Trong một giáo xứ chỉ có một linh mục, linh mục này sẽ làm gì cho nghi thức Rửa chân ngày thứ Năm Tuần Thánh, khi ngài không thể quỳ xuống để rửa chân? Có các chọn lựa khác không? - J.K., Opelika, Alabama (Mỹ)
Trả lời: Đây có lẽ sẽ là một khó khăn ngày càng gia tăng đối với nhiều linh mục trong những năm sắp tới.
Sự chọn lựa đầu tiên và đơn giản nhất là bỏ qua nghi thức Rửa chân. Mặc dù nhiều người không nhận thức được sự việc, việc Rửa Chân là một nghi thức có thể chọn lựa. Phần chữ đỏ của Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa nói: "Tùy vào hoàn cảnh mục vụ, việc rửa chân có thể thực hiện sau bài giảng." Chắc chắn, đôi khi trong phụng vụ không có gì bắt buộc hơn là một chọn lựa. Nhưng trong trường hợp này, nếu linh mục không còn đủ sức khỏe để thực hiện Nghi thức Rửa chân, ngài có thể bỏ qua.
Nhưng nếu linh mục cứ muốn rửa chân, do giá trị mục vụ của nghi thức diễn ra một lần một năm, người ta có thể sắp xếp thế nào để các người được rửa chân ngồi trên một đài cao, nhằm cho linh mục có thể đứng rửa chân cho họ được. Đây là cách thức mà ĐTC Gioan Phaolô II đã chọn trong những năm cuối triều đại Ngài, khi bệnh Parkinson (liệt run) cản trở Ngài quỳ và cúi xuống.
Nếu việc thiết lập đài cao cho 12 người ngồi là quá phức tạp, thì có thể giảm số người cho đủ chỗ. 12 người cũng có thể luân phiên cứ hai hay ba người được rửa chân một đợt, miễn là quá trình rửa chân có thể được thực hiện với sự tạm dừng và đàng hoàng nghiêm túc.
Như một luật định, số người được rửa chân cần được hỏi ý kiến trước; điều này đặc biệt là cần thiết khi chủ tế gặp một số khó khăn về sức khỏe. Một buổi thực tập trước Thánh Lễ có thể là rất hữu ích, trong việc bảo đảm nghi thức diễn ra êm xuôi, đúng phẩm cách và trang trọng, theo yêu cầu của thời điểm và tầm quan trọng của buổi lễ. (Zenit.org 12-4-2011)
Nhận thấy con người là nhỏ bé, dân Nhật tỉnh thức đi tìm những giá trị tinh thần
Trần Mạnh Trác
10:19 13/04/2011
Theo tin tức của cơ quan truyền giáo Agenzia Fides, dân Nhật, qua những thương đau của những cơn thảm họa vừa qua, đã chứng tỏ nhiều dấu hiệu của một sự tỉnh thức tôn giáo.
Cha Olmes Milani, một nhà truyền giáo dòng Carolo Scalabrini (CS) đang phục vụ tại Tokyo cho biết ngài đã quan sát thấy nhiều dấu hiệu rõ ràng có một sự trở về với những giá trị tinh thần và sự cầu nguyện. Đây là một dấu hiệu phấn khởi "trong một xã hội mà lâu nay những giá trị vật chất được đề cao, mọi sinh họat hầu như đều nhắm vào sản xuất và lợi nhuận." Ngài cho biết theo nhiều nghiên cứu thì "86% người Nhật đã không tin vào bất cứ điều gì, nhưng những thảm họa xảy ra cho Quốc gia đã đánh thức lương tâm và các nhu cầu về tinh thần và giá trị đạo đức. Nhiều người đã đi viếng các đền thờ Thần Đạo và chùa chiền Phật Giáo để cầu nguyện. Họ cầu khẩn cho các nhân viên cứu hộ và các nạn nhân sóng thần được an bình. Các nhà thờ Công Giáo cũng chứng kiến một dòng người ngòai Công giáo tới thăm víếng cầu nguyện,"... "Các giá trị như tình huynh đệ và tương trợ đang được đề cao thay vì chủ nghĩa cá nhân quá mức đã từng là mẫu mực chi phối những quan hệ trong xã hội." Đây là lý do tại sao "tất cả mọi người tin rằng thảm kịch này sẽ có tác động sâu sắc đến xã hội Nhật Bản trong tương lai. Nước Nhật sẽ cởi mở hơn và thông cảm hơn với người khác, ngay cả với người lạ. "
Cái thực tế mới này có thể là một cơ hội để truyền giáo không? Cha Milani cho biết "Với văn hóa của Nhật Bản thì Kitô giáo vẫn còn là một tôn giáo ngọai lai và do đó sẽ rất khó khăn để vượt qua cái rào cản ý thức hệ này. Tuy nhiên mới đây đã có nhiều phát triển và hợp tác giữa các tín hữu của những tôn giáo khác nhau về một ý thức chung trong việc đóng góp cho lợi ích của xã hội."
Với những tin tức xấu báo động về thảm họa hạt nhân đang xảy ra (đã đạt mức độ báo động '7 '), "nỗi sợ hãi, lo âu, cảm giác bất lực và bất ổn gia tăng trong lòng người dân Nhật ," Cha Milani nhấn mạnh rằng những sự tương trợ đến từ các giáo phận (trên khắp thế giới) đã được đánh giá rất cao, nhất là trong việc tiếp nhận người tị nạn tại Trung Tâm Cứu Trợ ở Sendai, do Caritas Nhật Bản hổ trợ và tiếp tục cam kết giúp đỡ. "Chúng ta cũng phải ghi nhớ rằng," Cha Milani nói tiếp "những người nhập cư lưu trú tại Nhật Bản, đã chia sẻ số phận chung của dân tộc. Họ cũng là trong số những người đầu tiên tình nguyện cung cấp sự giúp đỡ cho các nạn nhân tại các khu vực bị thiên tai."
Cha Olmes Milani, một nhà truyền giáo dòng Carolo Scalabrini (CS) đang phục vụ tại Tokyo cho biết ngài đã quan sát thấy nhiều dấu hiệu rõ ràng có một sự trở về với những giá trị tinh thần và sự cầu nguyện. Đây là một dấu hiệu phấn khởi "trong một xã hội mà lâu nay những giá trị vật chất được đề cao, mọi sinh họat hầu như đều nhắm vào sản xuất và lợi nhuận." Ngài cho biết theo nhiều nghiên cứu thì "86% người Nhật đã không tin vào bất cứ điều gì, nhưng những thảm họa xảy ra cho Quốc gia đã đánh thức lương tâm và các nhu cầu về tinh thần và giá trị đạo đức. Nhiều người đã đi viếng các đền thờ Thần Đạo và chùa chiền Phật Giáo để cầu nguyện. Họ cầu khẩn cho các nhân viên cứu hộ và các nạn nhân sóng thần được an bình. Các nhà thờ Công Giáo cũng chứng kiến một dòng người ngòai Công giáo tới thăm víếng cầu nguyện,"... "Các giá trị như tình huynh đệ và tương trợ đang được đề cao thay vì chủ nghĩa cá nhân quá mức đã từng là mẫu mực chi phối những quan hệ trong xã hội." Đây là lý do tại sao "tất cả mọi người tin rằng thảm kịch này sẽ có tác động sâu sắc đến xã hội Nhật Bản trong tương lai. Nước Nhật sẽ cởi mở hơn và thông cảm hơn với người khác, ngay cả với người lạ. "
Cái thực tế mới này có thể là một cơ hội để truyền giáo không? Cha Milani cho biết "Với văn hóa của Nhật Bản thì Kitô giáo vẫn còn là một tôn giáo ngọai lai và do đó sẽ rất khó khăn để vượt qua cái rào cản ý thức hệ này. Tuy nhiên mới đây đã có nhiều phát triển và hợp tác giữa các tín hữu của những tôn giáo khác nhau về một ý thức chung trong việc đóng góp cho lợi ích của xã hội."
Với những tin tức xấu báo động về thảm họa hạt nhân đang xảy ra (đã đạt mức độ báo động '7 '), "nỗi sợ hãi, lo âu, cảm giác bất lực và bất ổn gia tăng trong lòng người dân Nhật ," Cha Milani nhấn mạnh rằng những sự tương trợ đến từ các giáo phận (trên khắp thế giới) đã được đánh giá rất cao, nhất là trong việc tiếp nhận người tị nạn tại Trung Tâm Cứu Trợ ở Sendai, do Caritas Nhật Bản hổ trợ và tiếp tục cam kết giúp đỡ. "Chúng ta cũng phải ghi nhớ rằng," Cha Milani nói tiếp "những người nhập cư lưu trú tại Nhật Bản, đã chia sẻ số phận chung của dân tộc. Họ cũng là trong số những người đầu tiên tình nguyện cung cấp sự giúp đỡ cho các nạn nhân tại các khu vực bị thiên tai."
Đức Thánh Cha nói: Thánh thiện là yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân
Bùi Hữu Thư
11:16 13/04/2011
VATICAN (CNS) -- Tất cả mọi người đều được mời gọi để nên thánh, nghĩa là chỉ việc bắt chước Chúa Kitô, nhất là trong việc yêu Chúa và yêu tha nhân, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói.
Kết thúc một loạt các bài giảng cho các buổi triều kiến chung về các thánh và các tiến sĩ Hội Thánh, Đức Thánh Cha nói về ý nghiã của sự thánh thiện và làm sao để nên thánh.
Trước khoảng 12.000 người tại quảng trường Thánh Phêrô ngày 13 tháng 4, Đức Thánh Cha Benedict nói có ba quy tắc giản dị để sống một đời thánh thiện:
-- "Không bao giờ bỏ qua một ngày Chúa Nhật mà không gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh trong phép Thánh Thể; đây không phải là tăng thêm một gánh nặng, mà là một gánh nhẹ cho cả một tuần lễ."
-- "Không bao giờ không bắt đầu và chấm dứt một ngày bằng một tiếp xúc ngắn ngủi với Chúa" qua lời cầu nguyện.
-- "Và dọc theo con đường đời, đi theo các bảng hiệu Chúa đã hướng dẫn chúng ta trong Mười Điều Răn, được đọc trong ánh sáng của Chúa Kitô, đó không gì khác hơn là những giải thích thế nào là tình yêu trong các hoàn cảnh đặc biệt."
Đức Thánh Cha nói ngài biết đa số chúng ta, đều ý thức được các giới hạn và yếu đuối của mình, và nghĩ rằng khó có thể nên thánh.
Ngài nói, những nghi ngờ này là một trong những lý do Giáo Hội đã đề nghị "Nhiều loại thánh khác nhau -- những người sống hoàn toàn trong đức ái và biết cách yêu mến và theo chân Chúa Kitô trong đời sống hàng ngày" -- để được nhớ đến vào những ngày đặc biệt trong năm. Ngài nói: Các thánh đến từ mọi giai đoạn trong lịch sử giáo hội, từ khắp mọi nơi trên thế giới, từ tất cả mọi lứa tuổi và lối sống.
Đức Thánh Cha nói: "Tôi phải nói rằng, đối với riêng cá nhân tôi, vì đức tin của tôi, nhiều vị thánh -- không phải là tất cả -- thật sự là những ngôi sao sáng trên nền trời của lịch sử," "Nhưng, tôi cũng muốn nói là đối với tôi, không chỉ những vị thánh vĩ đại mà tôi biết rõ, là những người dẫn đường chỉ lối cho tôi, mà còn những vị thánh giản dị khác -- những con người tốt lành tôi đã biết đến trong đời sống và sẽ không bao giờ được phong thánh."
Đức Thánh Cha nói: Các vị thánh không tên là "những người 'bình thường', không có vẻ gì là anh hùng rõ rệt, nhưng trong sự tốt lành hàng ngày, tôi thấy được sự thật của đức tin của họ, một sự tốt lành đã trưởng thành trong đức tin nơi giáo hội. Đối với tôi, sự tốt lành của họ là hình thức chắc chắn nhất của sự biện chứng của giáo hội và là một dấu chỉ đâu là chân lý."
Đức Thánh Cha Benedict nói: "Giáo hội đang sống chính trong sự hiệp thông với các thánh - được phong thánh và không được phong thánh."
Ngài nói: "Chúng ta vui hưởng sự hiện diện, sự đồng hành của các ngài, và chúng ta cần phải trau dồi niềm hy vọng vững vàng là bắt chước được hành trình của họ và kết hiệp với họ một ngày kia trong cùng một đời sống đầy ân sủng và vĩnh cửu."
Đức Thánh Cha Benedict nói: Chúa Thánh Thần muốn biến đổi mỗi Kitô hữu thành " những miếng gạch men mầu của sự lành thánh mà Thiên Chúa đang tạo dựng cho lịch sử. "
Ngài nói: "Dưới ánh sáng này, ơn gọi Kitô thật huy hoàng và giản dị. Tất cả mọi người chúng ta đều được mời gọi để nên thánh."
Kết thúc một loạt các bài giảng cho các buổi triều kiến chung về các thánh và các tiến sĩ Hội Thánh, Đức Thánh Cha nói về ý nghiã của sự thánh thiện và làm sao để nên thánh.
Trước khoảng 12.000 người tại quảng trường Thánh Phêrô ngày 13 tháng 4, Đức Thánh Cha Benedict nói có ba quy tắc giản dị để sống một đời thánh thiện:
-- "Không bao giờ bỏ qua một ngày Chúa Nhật mà không gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh trong phép Thánh Thể; đây không phải là tăng thêm một gánh nặng, mà là một gánh nhẹ cho cả một tuần lễ."
-- "Không bao giờ không bắt đầu và chấm dứt một ngày bằng một tiếp xúc ngắn ngủi với Chúa" qua lời cầu nguyện.
-- "Và dọc theo con đường đời, đi theo các bảng hiệu Chúa đã hướng dẫn chúng ta trong Mười Điều Răn, được đọc trong ánh sáng của Chúa Kitô, đó không gì khác hơn là những giải thích thế nào là tình yêu trong các hoàn cảnh đặc biệt."
Đức Thánh Cha nói ngài biết đa số chúng ta, đều ý thức được các giới hạn và yếu đuối của mình, và nghĩ rằng khó có thể nên thánh.
Ngài nói, những nghi ngờ này là một trong những lý do Giáo Hội đã đề nghị "Nhiều loại thánh khác nhau -- những người sống hoàn toàn trong đức ái và biết cách yêu mến và theo chân Chúa Kitô trong đời sống hàng ngày" -- để được nhớ đến vào những ngày đặc biệt trong năm. Ngài nói: Các thánh đến từ mọi giai đoạn trong lịch sử giáo hội, từ khắp mọi nơi trên thế giới, từ tất cả mọi lứa tuổi và lối sống.
Đức Thánh Cha nói: "Tôi phải nói rằng, đối với riêng cá nhân tôi, vì đức tin của tôi, nhiều vị thánh -- không phải là tất cả -- thật sự là những ngôi sao sáng trên nền trời của lịch sử," "Nhưng, tôi cũng muốn nói là đối với tôi, không chỉ những vị thánh vĩ đại mà tôi biết rõ, là những người dẫn đường chỉ lối cho tôi, mà còn những vị thánh giản dị khác -- những con người tốt lành tôi đã biết đến trong đời sống và sẽ không bao giờ được phong thánh."
Đức Thánh Cha nói: Các vị thánh không tên là "những người 'bình thường', không có vẻ gì là anh hùng rõ rệt, nhưng trong sự tốt lành hàng ngày, tôi thấy được sự thật của đức tin của họ, một sự tốt lành đã trưởng thành trong đức tin nơi giáo hội. Đối với tôi, sự tốt lành của họ là hình thức chắc chắn nhất của sự biện chứng của giáo hội và là một dấu chỉ đâu là chân lý."
Đức Thánh Cha Benedict nói: "Giáo hội đang sống chính trong sự hiệp thông với các thánh - được phong thánh và không được phong thánh."
Ngài nói: "Chúng ta vui hưởng sự hiện diện, sự đồng hành của các ngài, và chúng ta cần phải trau dồi niềm hy vọng vững vàng là bắt chước được hành trình của họ và kết hiệp với họ một ngày kia trong cùng một đời sống đầy ân sủng và vĩnh cửu."
Đức Thánh Cha Benedict nói: Chúa Thánh Thần muốn biến đổi mỗi Kitô hữu thành " những miếng gạch men mầu của sự lành thánh mà Thiên Chúa đang tạo dựng cho lịch sử. "
Ngài nói: "Dưới ánh sáng này, ơn gọi Kitô thật huy hoàng và giản dị. Tất cả mọi người chúng ta đều được mời gọi để nên thánh."
Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Đức
LM Trần Đức Anh OP
12:17 13/04/2011
BONN - Hôm 12-4-2011, HĐGM Đức đã công bố chương trình viếng thăm của ĐTC Biển Đức 16 tại nước này từ ngày 22 đến 25-9 năm nay, tại 3 thành phố: Berlin, Erfurt và Freiburg-im-Breisgau.
- ĐTC sẽ từ Roma đến thủ đô Berlin lúc 10 giờ rưỡi sáng ngày thứ năm, 22-9. Cuộc đón tiếp chính thức sẽ diễn ra 45 phút sau đó tại lâu đài Bellevue, với tổng thống Christian Wulff.
Ban chiều cùng ngày vào lúc gần 5 giờ, ĐTC sẽ viếng thăm và đọc diễn văn tại Quốc hội liên bang Đức. Sau đó vào lúc 6 giờ rưỡi, ngài sẽ chủ sự thánh lễ trước lâu đài Charlottenburg, rồi nghỉ đêm tại Berlin.
Đức Cha Matthias Heinrich, Giám quản giáo phận Berlin bày tỏ vui mừng và hãnh viện vì cuộc viếng thăm của ĐTC tại Berlin vốn là một thành phố không có đa số dân theo Công Giáo.
- Sáng thứ sáu 23-9, ĐTC sẽ bay đến thành phố Erfurt ở miền Đông Đức, viếng thăm Nhà thờ chính tòa địa phương lúc 11 giờ 15, rồi gặp gỡ đại diện của Giáo Hội Tin Lành đực tại tu viện Augustino, cử hành buổi phụng vụ Lời Chúa.
Ban chiều, ngài sẽ đáp trực thăng đến Đền thánh Eichsfeld và cử hành Kinh Chiều tại đây vào lúc gần 6 giờ chiều, trước khi đáp trực thăng trở lại thành phố Erfurt và qua đêm tại tòa GM.
Đức Cha Joachim Wanke, GM Erfurt, nói rằng cuộc viếng thăm của ĐTC tại Đức không phải chỉ dành cho các tín hữu Công Giáo mà thôi. Vì thế, trong cuộc viếng thăm của ngài tại giáo phận này, khía cạnh đại kết được đặc biệt nhấn mạnh, vì Martin Luther đã sống tại đây như một LM dòng thánh Augustino. Cuộc viếng thăm của ngài tại Đền thánh Eichsfeld nhắm khích lệ và củng cố đức tin của các tín hữu.
- Sáng thứ bẩy, 24-9, lúc 9 giờ sáng, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ tại thềm Nhà thờ chính tòa Erfurt, rồi đáp máy bay đến phi trường Lahr thuộc miền Baden-Wuerttemberg, để dùng xe đến thành phố Freiburg ở miền tây nam Đức. Tại kính viếng Nhà thờ chính tòa địa phương vào lúc 2 giờ chiều và chào thăm dân chúng tụ họp tại quảng trường trước thánh đường.
Lúc 5 giờ rưỡi chiều cùng ngày 24-9, ĐTC sẽ gặp gỡ đại diện Giáo hội Chính Thống, trước khi chủ sự buổi canh thức từ lúc 7 giờ 15 phút chiều tối với các bạn trẻ tại khu vực Hội chợ triển lãm.
- Sáng chúa nhật 25-9, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ lúc 10 giờ tại Phi trường thành phố Freiburg, rồi sau đó dùng bữa trưa với các GM thuộc HĐGM Đức gồm 27 giáo phận.
Ban chiều ngài còn một cuộc gặp gỡ tại Nhà hòa nhạc ở Freiburg trước khi ra phi trường Lahr, đáp máy bay lúc quá 7 giờ để trở về Roma.
HĐGM Đức cho biết trong chương trình của ĐTC cũng dự kiến một cuộc gặp gỡ với Hội đồng Do thaí, các đại diện Hồi giáo, và các thành viên Ủy ban trung ương giáo dân Công Giáo Đức. Ngoài ra, ngài cũng sẽ hội kiến với bà thủ tướng liên bang Angela Merkel, Chủ tịch Quốc hội liên bang Đức ông Norbert Lammert, và các đại diện của Tòa bảo hiến. (SD 12-4-2011)
- ĐTC sẽ từ Roma đến thủ đô Berlin lúc 10 giờ rưỡi sáng ngày thứ năm, 22-9. Cuộc đón tiếp chính thức sẽ diễn ra 45 phút sau đó tại lâu đài Bellevue, với tổng thống Christian Wulff.
Ban chiều cùng ngày vào lúc gần 5 giờ, ĐTC sẽ viếng thăm và đọc diễn văn tại Quốc hội liên bang Đức. Sau đó vào lúc 6 giờ rưỡi, ngài sẽ chủ sự thánh lễ trước lâu đài Charlottenburg, rồi nghỉ đêm tại Berlin.
Đức Cha Matthias Heinrich, Giám quản giáo phận Berlin bày tỏ vui mừng và hãnh viện vì cuộc viếng thăm của ĐTC tại Berlin vốn là một thành phố không có đa số dân theo Công Giáo.
- Sáng thứ sáu 23-9, ĐTC sẽ bay đến thành phố Erfurt ở miền Đông Đức, viếng thăm Nhà thờ chính tòa địa phương lúc 11 giờ 15, rồi gặp gỡ đại diện của Giáo Hội Tin Lành đực tại tu viện Augustino, cử hành buổi phụng vụ Lời Chúa.
Ban chiều, ngài sẽ đáp trực thăng đến Đền thánh Eichsfeld và cử hành Kinh Chiều tại đây vào lúc gần 6 giờ chiều, trước khi đáp trực thăng trở lại thành phố Erfurt và qua đêm tại tòa GM.
Đức Cha Joachim Wanke, GM Erfurt, nói rằng cuộc viếng thăm của ĐTC tại Đức không phải chỉ dành cho các tín hữu Công Giáo mà thôi. Vì thế, trong cuộc viếng thăm của ngài tại giáo phận này, khía cạnh đại kết được đặc biệt nhấn mạnh, vì Martin Luther đã sống tại đây như một LM dòng thánh Augustino. Cuộc viếng thăm của ngài tại Đền thánh Eichsfeld nhắm khích lệ và củng cố đức tin của các tín hữu.
- Sáng thứ bẩy, 24-9, lúc 9 giờ sáng, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ tại thềm Nhà thờ chính tòa Erfurt, rồi đáp máy bay đến phi trường Lahr thuộc miền Baden-Wuerttemberg, để dùng xe đến thành phố Freiburg ở miền tây nam Đức. Tại kính viếng Nhà thờ chính tòa địa phương vào lúc 2 giờ chiều và chào thăm dân chúng tụ họp tại quảng trường trước thánh đường.
Lúc 5 giờ rưỡi chiều cùng ngày 24-9, ĐTC sẽ gặp gỡ đại diện Giáo hội Chính Thống, trước khi chủ sự buổi canh thức từ lúc 7 giờ 15 phút chiều tối với các bạn trẻ tại khu vực Hội chợ triển lãm.
- Sáng chúa nhật 25-9, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ lúc 10 giờ tại Phi trường thành phố Freiburg, rồi sau đó dùng bữa trưa với các GM thuộc HĐGM Đức gồm 27 giáo phận.
Ban chiều ngài còn một cuộc gặp gỡ tại Nhà hòa nhạc ở Freiburg trước khi ra phi trường Lahr, đáp máy bay lúc quá 7 giờ để trở về Roma.
HĐGM Đức cho biết trong chương trình của ĐTC cũng dự kiến một cuộc gặp gỡ với Hội đồng Do thaí, các đại diện Hồi giáo, và các thành viên Ủy ban trung ương giáo dân Công Giáo Đức. Ngoài ra, ngài cũng sẽ hội kiến với bà thủ tướng liên bang Angela Merkel, Chủ tịch Quốc hội liên bang Đức ông Norbert Lammert, và các đại diện của Tòa bảo hiến. (SD 12-4-2011)
Giới thiệu sách giáo lý “Youcat” dành cho giới trẻ
LM Trần Đức Anh OP
12:19 13/04/2011
VATICAN - Sáng 13-4-2011, ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, đã mở cuộc họp báo giới thiệu sách giáo lý dành cho giới trẻ, gọi tắt là Youcat sẽ được phổ biến trong dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 23 sẽ tiến hành tại Madrid, Tây Ban Nha, từ ngày 16 đến 21-8 năm nay.
Hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh còn có ĐHY Christophe Schoenborn, O.P, TGM giáo phận Vienne bên Áo, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh cổ võ tái truyền giảng Tin Mừng, số vị khác và hai bạn trẻ.
Sách giáo lý, dưới hình thức hỏi thưa, được soạn trong ngôn ngữ của người trẻ và sẽ được phát cho các tham dự viên Ngày Quốc Tế giới trẻ. Sách này, dưới dạng điện tử dùng cho smartphone, đã được ĐHY Schoenborn, TGM giáo phận Vienne, và một nhóm bạn trẻ mặc áo thun màu vàng, đệ trình ĐTC trong buổi tiếp kiến chung sáng 13-4-2011 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đây cũng là món quà các bạn trẻ tặng cho ĐTC nhân dịp sinh nhật thứ 84 của ngài vào ngày 16-4 tới đây.
Đức TGM Fisichella gọi đây là một cuốn giáo lý thực sự và là dụng cụ giá trị để tái truyền giảng Tin Mừng trong thế giới người trẻ. Tài liệu này đáp ứng những mong đợi của bao nhiêu nhà huấn luyện và cũng là một văn kiện thiết yếu đối với cuộc sống của các thế hệ trẻ quá nhiều khi ở trong một bối cảnh văn hóa bị phân hóa, ngăn cản không cho họ có một cái nhìn nhất thống về cuộc sống. Youcat thực là một phương tiện rất tốt, nó đáp ứng đòi hỏi hiện nay, đó là phải biết trình bày trong một ngôn ngữ đơn sơ, đầy đủ và nhất là giúp người trẻ có thể hiểu được dễ dàng gia sản đức tin mà các tín hữu Kitô ở mọi nơi và mọi thời vẫn tuyên xưng.
ĐHY Rylko gọi cuốn sách Giáo lý giới trẻ là một điều mới mẻ, một món quà, một đóng góp quí giá để làm cho đức tin của người trẻ vững chắc, trung thành hơn với giáo huấn của Giáo Hội, và quyết tâm hơn trong việc chia sẻ với người khác những lý do về niềm hy vọng của họ.
Theo ĐHY Rylko, ngày nay giáo dục người trẻ học giáo lý với Youcat là một tiến trình cơ bản, để giúp họ hiểu rằng đức tin không phải là một cảm hứng thiêng liêng chủ quan, cũng không phải là một tình cảm tôn giáo hoặc một ý thức hệ, nhưng là một phương pháp nhận thức chân lý, một cuộc găp gỡ với một biến cố, một nhân vật sinh động là Chúa Giêsu Kitô.
Sách giáo lý Youcat được dịch ra 6 ngôn ngữ chính của Ngày Quốc tế giới trẻ và được phân phối khoảng 700 ngàn cuốn. Đây là một món quà ĐTC Biển Đức 16 tặng cho các bạn trẻ tham dự biến cố này.
Báo chí đưa tin, bản tiếng Ý sách Youcat tạm thời bị ngưng lại để sửa chữa một điểm sai lầm ở câu hỏi và câu trả lời số 412 về vấn đề có được dùng các phương tiện ngừa thai hay không (SD 13-4-2011)
Hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh còn có ĐHY Christophe Schoenborn, O.P, TGM giáo phận Vienne bên Áo, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh cổ võ tái truyền giảng Tin Mừng, số vị khác và hai bạn trẻ.
Sách giáo lý, dưới hình thức hỏi thưa, được soạn trong ngôn ngữ của người trẻ và sẽ được phát cho các tham dự viên Ngày Quốc Tế giới trẻ. Sách này, dưới dạng điện tử dùng cho smartphone, đã được ĐHY Schoenborn, TGM giáo phận Vienne, và một nhóm bạn trẻ mặc áo thun màu vàng, đệ trình ĐTC trong buổi tiếp kiến chung sáng 13-4-2011 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đây cũng là món quà các bạn trẻ tặng cho ĐTC nhân dịp sinh nhật thứ 84 của ngài vào ngày 16-4 tới đây.
Đức TGM Fisichella gọi đây là một cuốn giáo lý thực sự và là dụng cụ giá trị để tái truyền giảng Tin Mừng trong thế giới người trẻ. Tài liệu này đáp ứng những mong đợi của bao nhiêu nhà huấn luyện và cũng là một văn kiện thiết yếu đối với cuộc sống của các thế hệ trẻ quá nhiều khi ở trong một bối cảnh văn hóa bị phân hóa, ngăn cản không cho họ có một cái nhìn nhất thống về cuộc sống. Youcat thực là một phương tiện rất tốt, nó đáp ứng đòi hỏi hiện nay, đó là phải biết trình bày trong một ngôn ngữ đơn sơ, đầy đủ và nhất là giúp người trẻ có thể hiểu được dễ dàng gia sản đức tin mà các tín hữu Kitô ở mọi nơi và mọi thời vẫn tuyên xưng.
ĐHY Rylko gọi cuốn sách Giáo lý giới trẻ là một điều mới mẻ, một món quà, một đóng góp quí giá để làm cho đức tin của người trẻ vững chắc, trung thành hơn với giáo huấn của Giáo Hội, và quyết tâm hơn trong việc chia sẻ với người khác những lý do về niềm hy vọng của họ.
Theo ĐHY Rylko, ngày nay giáo dục người trẻ học giáo lý với Youcat là một tiến trình cơ bản, để giúp họ hiểu rằng đức tin không phải là một cảm hứng thiêng liêng chủ quan, cũng không phải là một tình cảm tôn giáo hoặc một ý thức hệ, nhưng là một phương pháp nhận thức chân lý, một cuộc găp gỡ với một biến cố, một nhân vật sinh động là Chúa Giêsu Kitô.
Sách giáo lý Youcat được dịch ra 6 ngôn ngữ chính của Ngày Quốc tế giới trẻ và được phân phối khoảng 700 ngàn cuốn. Đây là một món quà ĐTC Biển Đức 16 tặng cho các bạn trẻ tham dự biến cố này.
Báo chí đưa tin, bản tiếng Ý sách Youcat tạm thời bị ngưng lại để sửa chữa một điểm sai lầm ở câu hỏi và câu trả lời số 412 về vấn đề có được dùng các phương tiện ngừa thai hay không (SD 13-4-2011)
Top Stories
Italian translation of youth catechism pulled over contraception error
Catholic Culture
08:53 13/04/2011
April 13, 2011 - The publisher of the Italian translation of a Vatican-sponsored youth catechism has removed the translation from the market because it erroneously implies that the Church approves of contraceptive methods.
“The English translation of YOUCAT, published by Ignatius Press, does not, of course, endorse contraception but clearly affirms the Church's teaching that contraception is evil,” said Mark Brumley, president of Ignatius Press. “The German text upon which we based our translation does not endorse contraception but clearly affirms the Church's teaching that contraception is evil.”
“The English translation of YOUCAT, published by Ignatius Press, does not, of course, endorse contraception but clearly affirms the Church's teaching that contraception is evil,” said Mark Brumley, president of Ignatius Press. “The German text upon which we based our translation does not endorse contraception but clearly affirms the Church's teaching that contraception is evil.”
Catholics rejoice at detainnees' release
Emily Nguyen
23:34 13/04/2011
Reports from Archdiocese of Hanoi indicated that Catholics who had been arrested on April 4 were all released.
Lawyer Le Quoc Quan, Dr. Pham Hong Son, a non Catholic, and others who had been arrested while trying to observe the trial of a famous dissident two weeks earlier were released on Wednesday April 13 despite reports on State media days before stating that they would be prosecuted since police had gathered enough evidence against them.
At least 29 Catholics were arrested at 8 AM on April 4 morning when they were on their way to the court-house to observe the proceedings against rights advocate Cu Huy Ha Vu. Police raided the house of lawyer Quan, a member of the Committee of Justice and Peace of the Vietnamese Episcopal Conference, turning everything upside down and confiscated his computers and documents along with a safe box. A similar search was also conducted at Son's residence.
The arbitrary arrests of police against people attending the court, and the lack of due process in the conduct of the trial to which all defendant lawyers walked out of the court to protest serious violations of the law during the proceedings prompted a statement from US. State Department.
It had been reported by numerous eyewitnesses, shortly before being arrested those Catholic individuals were closely stalked, their cell phone use monitored and they subsequently manhandled roughly, even bystanders who came to their rescue had been subjected to beating repeatedly until they had to let go of the victims in order to avoid being severely injured.
Fr. Joseph Nguyen told Asia-News that the release only happened after a series of protest vigils broke out in various dioceses in northern Vietnam. "Vietnam government seems wanting to diffuse tension that has been gaining momentum so fast among Catholics after recent crackdowns and arrests," he added.
Immediately after their release, Quan, Son and their spouses had came to several churches in Hanoi to give thanks to priests and Catholic comunities which have been offerring their continual supports and paryers for their safety and release.
A Thanksgiving Mass was celebrated at Thai Ha church by Redemptorists. The ceremony which drew a large crowd, was attended by so many non-Catholics.
Lawyer Le Quoc Quan, Dr. Pham Hong Son, a non Catholic, and others who had been arrested while trying to observe the trial of a famous dissident two weeks earlier were released on Wednesday April 13 despite reports on State media days before stating that they would be prosecuted since police had gathered enough evidence against them.
At least 29 Catholics were arrested at 8 AM on April 4 morning when they were on their way to the court-house to observe the proceedings against rights advocate Cu Huy Ha Vu. Police raided the house of lawyer Quan, a member of the Committee of Justice and Peace of the Vietnamese Episcopal Conference, turning everything upside down and confiscated his computers and documents along with a safe box. A similar search was also conducted at Son's residence.
A large screen shows how Catholics were beaten and arrested out side the court |
It had been reported by numerous eyewitnesses, shortly before being arrested those Catholic individuals were closely stalked, their cell phone use monitored and they subsequently manhandled roughly, even bystanders who came to their rescue had been subjected to beating repeatedly until they had to let go of the victims in order to avoid being severely injured.
Fr. Joseph Nguyen told Asia-News that the release only happened after a series of protest vigils broke out in various dioceses in northern Vietnam. "Vietnam government seems wanting to diffuse tension that has been gaining momentum so fast among Catholics after recent crackdowns and arrests," he added.
Immediately after their release, Quan, Son and their spouses had came to several churches in Hanoi to give thanks to priests and Catholic comunities which have been offerring their continual supports and paryers for their safety and release.
A Thanksgiving Mass was celebrated at Thai Ha church by Redemptorists. The ceremony which drew a large crowd, was attended by so many non-Catholics.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đồng CGVN tại Oregon tĩnh tâm mùa chay
Phan Hoàng Phú Quý
08:41 13/04/2011
Thân Phận Con Người
Hành Trính Tha Thứ
Sống Niềm Hy Vọng
1- Người Công Giáo chúng ta mỗi năm ít nhất là 2 lần có cơ hội trở về vời Thiên Chúa, đó là Mùa Vọng và Mùa Chay. Trong Mùa Vọng chúng ta khao khát , mong đợi Hồng Ân Cứu Độ. Trong Mùa Chay chùng ta hãm mình hy sinh đền tội để mong được ánh sang Phục Sinh Chúa chiếu soi và dẫn dắt chúng ta sống Thánh để được nên Thánh vì Cha chúng ta trên trời là Đấng Thánh. Điêù quan trọng là mỗi người phải biết nhận ra thân phận yếu hèn của chúng ta, và luôn mãi liên kết mật thiết với Chúa.
Có những yếu tố sau đây giùp chùng ta sống thánh để nên Thánh:
- Đừng chia cách công viêc và đời sống thiêng liêng mà phải đem đời sống thiêng liêng vào trong đời sống hàng ngày, phải cầu nguyện ngay trong đời sống chúng ta, phải có sự liên kết giữa đời sống thiêng liêng và đời sống hang ngày để nên thánh, không có nơi nào là xâu xa, là tội lổi cả, chỉ có lòng chúng ta ngăn cách Chúa mới là tội lỗi thôi.
- Đừng sống đơn độc, khô khan không có Chúa, nhưng luôn xin ơn kiên trì và trung thành, không phải chỉ những lúc thiếu thốn, hay thất vọng mới chạy đến vớI Chúa, nhưng phải đến với Chúa mỗi ngày trong đời sống
- Thực tâm đem Chúa đến trong cuộc đời mình bằng lời cầu nguyện và bằng hành động.
2- Không bao giờ chúng ta có sự bình an, nếu tâm hồn luôn mang mãi hận thù, do đó chúng ta cần tha thứ cho nhau, nói như thế không có nghĩa chúng ta quên đi quá khứ, nhưng hãy nhìn quá khứ như là một bài học để chúng ta làm tồt hơn, làm đẹp hơn.
- Đừng bắt ai đó tha thứ cho mình ngay, nhưng cần cho họ thời gian , và cần có sự cầu nguyện , chúng ta co thể cầu xin ơn tha thứ qua kinh Lạy Cha.
- Không thể cãm hóa người khác bằng sự hận thú, nhưng chính bằng sự yêu thương. Chúa đã yêu thương đến nỗi hy sinh cả mạng sống minh cho chúng ta
3- Thánh PhaoLô nói: “Anh em hãy trả lời, đâu là niềm hy vọng của chúng ta?” Hãy nói cho mọi người biết về Niềm Hy Vọng của chúng ta, Vậy Niềm Hy Vọng đó là gì.?
- Đùng đề mất Chúa
- Đừng bỏ trốn, đửng thất vọng, đừng sợ hãi
- Chùng ta luôn luôn được Chúa yêu thương, và tha thứ
- Khi Chúa sống lại với những dấu ấn khổ nạn, dể nhắc nhở mỗi người chúng ta cũng có những vết sẹo trong cuộc đời.
Bao lâu chúng ta tìm cách che lấp , là chúng ta che lấp Niềm Hy vọng. Niềm Hy Vọng của chúng ta là Chúa KiTô Phục Sinh, đó là cứu cánh cuộc đời chúng ta, phải biết tự tin : Tôi là người được Chúa yêu thương nhât .
Trong 3 ngày tĩnh tâm số giáo dân tham dự rất đông, và tất cả mọi người đều ở lại dọn mình xưng tội một cách sốt sáng, có 5 linh mục ngồi tòa mổi ngày . ngoài chương trinh tĩnh tâm cho người lớn, giáo xứ cũng tổ chức một buổi cho cac em học sinh cấp 3 từ lớp 9 dến lơp 12, từ 9 giờ sang đến 3 giờ chiếu thứ Bảy.
Thánh Lễ kính Mẹ Maria tại TTHH Thánh Mẫu Tàpao
Hồng Hương
09:40 13/04/2011
Xem hình ảnh
6h30, mọi người hướng về Thánh Tượng Mẹ Tàpao để tham dự giờ khấn cộng đoàn. Cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng chủ sự nghi thức khấn với Đức Mẹ. Sau khi tuyên đọc Phúc Âm, các ý nguyện của cộng đoàn được dâng lên Mẹ. Cùng với các ơn xin bình an gia đình, ơn lành bệnh, ơn đạo đức .v.v. thì ý khấn xin ơn cho con cái chăm chỉ học hành và đạt kết quả học tập tốt được nhiều người xin vì thời gian này các bạn học sinh – sinh viên sắp bước vào các kì thi quan trọng.
Cộng đoàn cùng với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Nguyên Giám Mục Phan Thiết, suy gẫm về thứ ba trong chuỗi Mân Côi Năm Sự Sáng: Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Đức Cha nhắc đến hình ảnh Chúa trước mặt Philatô, bị sỉ nhục và đau đớn khôn cùng, như một tử tội chịu đóng đinh thập giá vì Chúa chỉ muốn biến thập giá thành ơn cứu độ nhân loại. Đức Cha mời cộng đoàn cầu nguyện cho con người thời đại này biết tôn trọng sự thật, nhất là những người cầm cán cân công lý biết làm chứng cho sự thật, cầu nguyện cho những người vô tội bị kết án bất công, cho những người đau khổ thiệt thòi, các nạn nhân chiến tranh và thiên tai , những anh em Kitô hữu đang bị bách hại … Cộng đoàn cùng nhau đọc Kinh Mân Côi và kết thúc giờ khấn bằng lời ca tôn vinh Mẹ Maria.
7h00, trong tiếng trống trầm hùng của đoàn trống giáo xứ Vũ Hòa, đoàn đồng tế tiến về Lễ đài. Đức Cha Giuse thay mặt đoàn đồng tế chào quý khách hành hương và trân trọng giới thiệu quý Đức Cha hiện diện. Thánh lễ Mừng kính Mẹ Maria nhân ngày 13 trong tháng Tư này, với bài giảng rất sâu sắc, Đức Cha Giuse hướng cộng đoàn chiêm ngắm hình ảnh của Đức Maria, Mẹ Của Lòng Xót Thương.
Ngài nói vào Mùa Chay, hình ảnh Mẹ Maria “thường được hình dung cách nhân loại là Mẹ sầu bi, nghĩa là người mẹ phải đau khổ chứng kiến cuộc hành quyết tàn bạo và bất công của người đời trên con ruột mình. Đúng là Mẹ sầu bi. Nhưng ở một góc nhìn khác tích cực hơn và cũng giàu ý nghĩa hơn, như Phúc Âm mô tả, Mẹ được khắc họa trong dáng đứng kiên cường ở bên phải thánh giá và được xưng tụng là Nữ Vương nhân lành và là Mẹ của lòng thương xót”. Đức Cha triển khai 3 cơ sở để nói được Mẹ là Mẹ của lòng thương xót: “vì Mẹ đã hiệp công trong ơn cứu chuộc loài người của Chúa Giêsu; vì Mẹ đã nhận mọi người làm con cái; và vì lòng Mẹ rất bao dung, nên dưới chân thánh giá, Mẹ đích thật là Mẹ của lòng xót thương”.
Đức Cha ghi nhận lời chứng của các linh mục ngồi tòa giải tội ở Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao rằng có nhiều cuộc đời tội lỗi đến đây đã tìm lại được cuộc sống bình an, và nhiều tâm hồn nguội lành từ đây trở về giáo xứ bỗng trở nên sốt sắng lạ thường. Đó chính là nhờ Lòng Xót Thương của Đức Mẹ dành cho con cái thể hiện qua việc ban ơn hối cải. Ngài ứng khẩu câu thơ rất ý nghĩa:
“Người ta bảo Mẹ lạ lùng,
hiển linh với áo phập phồng gió đưa.
Còn con lại thấy, lạ chưa:
Tàpao người đến, về chừa tội khiên”
Sau bài giảng, thánh lễ tiếp tục trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng của cộng đoàn. Ban tổ chức cho biết số người đón nhận Bí tích Thánh Thể tăng cao chứng minh cho việc “Về chừa tội khiên” là ơn lạ nhất và hiển nhiên nhất Đức Mẹ thực hiện tại Linh địa Tàpao này”.
Thánh lễ kết thúc với nghi thức làm phép nước và ảnh tượng. Quý Đức Cha ban phép lành cho cộng đoàn hành hương.
Cha GB. Trần Văn Thuyết, Hạt trưởng hạt Đức Tánh, thông báo chương trình hành hương Đức Mẹ Tàpao tháng 5.2011. Chương trình gồm: 18h30 ngày 12.5 là giờ cầu nguyện với Đức Mẹ qua phần diễn nguyện do Hội dòng MTG Phan Thiết phụ trách; Sáng ngày 13.5, 6g30: giờ khấn Đức Mẹ chung của cộng đoàn, 7g00: Thánh lễ trọng thể kỉ niệm 94 năm ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên cho ba trẻ tại Fatima.
Từ chiều tối ngày 12 và sáng ngày 13.4.2011, tại Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao luôn có từ 25 đến 30 linh mục ngồi tòa giải tội tại nhiều điểm đáp ứng nhu cầu hòa giải với Chúa của các Tín hữu đến hành hương. Từ chiều 12, suốt đêm và cả ngày 13, (trừ giờ khấn, giờ đi đàng thánh giá và Thánh Lễ), lúc nào trên linh đài Mẹ Tàpao cũng chật kín người đến kính viếng và cầu nguyện với Mẹ. Có nhiều đoàn hành hương là công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên từ Sài Gòn, Bình Dương, Cần Thơ, Nha Trang … đã tranh thủ ngày 12 (nhằm ngày 10.3 Âm lịch) được nghỉ để đến kính viếng Mẹ và tham dự buổi Đi Đàng Thánh Giá rồi vội vàng trở về trong đêm đế kịp sáng 13 làm việc.
Đến với Mẹ hôm nay, người ra về còn mang theo bao nỗi niềm với Mẹ như lời trần tình của Đức Cha Giuse:
“Tàpao bên Mẹ chiều nay,
Đi đàng Thánh Giá mùa chay giữa trời.
Nghe trong tim, Mẹ dặn lời:
Nay đời tử nạn, mai đời phục sinh”.
Giáo Xứ Việt Nam Paris hướng các sinh hoạt theo đường mục vụ của Tổng Giáo Phận Paris
Trần Văn Cảnh
20:09 13/04/2011
Giáo Xứ Việt Nam Paris hướng các sinh hoạt theo đường mục vụ của Tổng Giáo Phận Paris
1. Mọi đường hướng mục vụ đều do Cha Sở quyết định
Một trong những nét độc đáo của GXVN Paris là cách suy nghĩ tập thể về chương trình làm việc mục vụ. Bất cứ công việc nào của bất cứ nhóm nào, ở bất cứ mức độ nào cũng đều được suy nghĩ tập thể. Nhưng nguyên tắc quyết định vẫn tuân thủ theo giáo luật : ý kiến của Cha Tuyên Úy, của Ban Giám Đốc và cuối cùng là của Cha Sở có tính cách quyết định.
Giáo luật xác định rất rõ về vai trò trách nhiệm và lãnh đạo của cha Sở : "Cha sở là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được giao phó, và thi hành việc săn sóc mục vụ của cộng đoàn được ủy thác dưới quyền của Giám Mục giáo phận, vì được gọi thông phần với Giám Mục vào tác vụ của Đức Kitô, ngõ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dậy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các Linh mục khác hoặc với các Phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo qui tắc luật định. ". (Can.519).
Giáo luật cũng xác định rõ rệt về vai trò cộng sự viên của các cha phó : "Mỗi khi xét thấy cần thiết hay thuận lợi cho việc săn sóc mục vụ tốt đẹp của một giáo xứ, thì ngoài Cha Sở ra, có thể đặt một hoặc nhiều Cha phó như cộng sự viên của Cha Sở và san sẻ mọi nỗi lo âu với Cha Sở, đồng tâm nhất trí và dưới quyền của Cha Sở để thi hành nhiệm vụ mục vụ. Một Cha phó có thể được đặt để lo toàn thể tác vụ mục vụ trong một giáo xứ hay một phần nhất định của giáo xứ hay một nhóm tín hữu nào đó thuộc giáo xứ, hoặc để đảm trách một tác vụ đặc định trong nhiều giáo xứ khác nhau một trật. ". (Can.545).
Còn đối với các giáo dân, ở bất cứ cương vị nào, ngay cả chủ tịch hay thành viên trong Ban Thường Vụ của HĐMV, họ chỉ là những cộng tác viên của cha sở, hoặc trực tiếp với ngài, hoặc gián tiếp qua các cha phó khác; và chỉ có quyền tư vấn và thừa hành mà thôi : Tự sắc ''Hội thánh'' (Ecclesiae sanctae) (1966) của đức Phaolô VI đã xác định: HĐMV chỉ hưởng quyền tư vấn thôi'' (Consilium pastorale voce conultiova tantum gaudet, ES 16). Giáo Luật mới (1983) khi nói về HĐMV cấp giáo phận (cc511-514) và cấp giáo xứ (c 536) cũng quy định: ''HĐMV chỉ hưởng quyền đầu phiếu tư vấn thôi'' (Consilium volo gaudet tantum sonsultivo c.514.1 và 536.2).
2. Từ 1947 đến 1977 : các sinh hoạt mục vụ thiên theo chiều Giáo Hội Việt Nam
Trong 30 năm đầu, từ 1947 đến 1977, đường hướng mục vụ của GXVN Paris thiên hẳn theo chiều Giáo Hội Việt Nam. Trong bản Nội Qui thành lập Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam, ba mục đích đã được nêu ra : 1- Giúp hội viên và đồng bào giáo hữu trong việc chu toàn nghĩa vụ công giáo và tông đồ ; 2- Huấn luyện chiến sĩ công giáo tiến hành ; 3- Gây tình liên lạc với đồng bào chưa công giáo. Chữ đồng bào đã xác định trọng tâm mục vụ của Liên Đoàn. Tất cả mọi công việc đều chỉ nhắm vào đồng bào, là các đồng bào việt kiều tại Pháp, tại Paris, hay là đồng bào việt nam ở Việt Nam. Sở dĩ có như vậy, căn bản là vì Giáo Xứ Việt Nam là một giáo xứ tòng nhân. Giáo Luật 1983, Ðiều 518 xác định : « Theo luật chung, giáo xứ phải có tính cách tòng thổ, nghĩa là bao gồm tất cả các tín hữu thuộc một địa sở nhất định; tuy nhiên ở đâu thấy thuận lợi, cũng có thể thiết lập các giáo xứ tòng nhân xét vì ly do lễ điển, ngôn ngữ, quốc tịch của các tín hữu thuộc về một lãnh thổ hay kể cả vì một lý do nào khác ».
1947 và những năm đầu mới thành lập, GXVN đã dành cho mục vụ bác ái xã hội một ưu tiên rõ rệt và hướng về hai việc : tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong việc ăn ở, quán cơm, học hành, sinh sống, trại nghỉ hè, ốm đau, tang ma ; tổ chức lạc quyên gây quỹ gởi về bên nhà Việt Nam, gửi thuốc, gửi áo quần về giúp các đồng bào bị đói rét vì chiến tranh, loạn lạc, thiên tai,…
1952 và những năm tiếp theo, với tên mới là Sở Truyền Giáo Paris, GXVN Paris đặc biệt hướng các sinh hoạt mục vụ xã hội vào việc tương thân tương trợ giữa người đồng hương Việt Nam tại Pháp với nhau. Trong những năm 1971-1977, mục vụ xã hội phát triển mạnh mẽ và về nhiều hướng : về đồng bào ở Việt Nam, về đồng hương ở Pháp, về người tỵ nạn Ðông Dương cũ và Việt Nam.
3. Từ 1977, hướng mục vụ của GXVN biến chuyển, tương quan chặt chẽ hơn với TGP Paris
Năm 1977, phần vì số người việt nam và đông dương tỵ nạn ở Pháp và đặc biệt ở vùng Paris đông hẳn lên, phần vì sự liên lạc với Giáo Hội Việt Nam quá khó khăn, Giáo Xứ Việt Nam Paris được nâng lên hàng Giáo Xứ theo tự sắc ‘Mục Vụ Ngoại Kiều’, có những tương quan cơ cấu hơn với Tổng giáo phận Paris.
Vì vậy, cũng từ 1977, mục vụ của Giáo Xứ Việt Nam đã dần dà có tương quan chặt chẽ hơn với Giáo Phận Paris :
Từ 1977, Hàng năm giáo phận Paris giúp quỹ điều hành của Giáo Xứ gần 200.000 Frs., để trả lương cho những người làm việc cho giáo xứ. Cha sở và Ban Giám Đốc thường xuyên gặp gỡ và dự các buổi họp của Giáo Phận hay của Hạt Ngoại Kiều. Có nhiều giáo dân tham gia các Hội Đồng Mục Vụ, hoặc tham gia vào việc dậy giáo lý ở cấp giáo xứ hay địa phận. Các giáo dân Việt Nam này đa số rất được ái mộ. Giáo Xứ tham dự các lễ đặc biệt tổ chức cho các cộng đoàn ngoại kiều như « lễ các quốc gia và các sắc tộc ». Hàng năm Giáo Xứ nộp lên địa phận bản báo các mục vụ và bản báo cáo tài chánh. Hàng năm Giáo Xứ nộp lên địa phận sổ rửa tội và sổ hôn phối. Hàng năm Đức Cha phụ Tá đặc trách Ngoại Kiều đến ban phép rửa tội cho anh chị em tân tòng vào ngày lễ Phục Sinh.
Ngay khi mới về Paris nhận chức, Đức Hồng Y Jean Marie Lustiger, chủ nhật 01.09.1981 đã đến thăm cộng đoàn, dâng lễ và ban phép rửa tội cho 15 em nhỏ. Ngày 11/12/1983, Đức Cha Michel COLONI, phụ tá tổng giám mục Ba-lê, đặc trách Ngoại Kiều Vụ đã đến dâng lễ với cộng đoàn và chính thức công nhận Hội Ðồng Mục Vụ tiên khởi của Giáo Xứ. Ngày 02.10.1988, Ðức Hồng Y Tổng Giám Mục Gioan Maria LUSTIGER đã cho tổ chức và đích thân chủ tế một thanh lễ tại Nhà Thờ Ðức Bà Paris, để tôn kính các Thánh Tử Ðạo Việt Nam.
Ngày 25.06. 1990, Đức Cha Pierre Joatton, Giám mục giáo phận Saint Etienne, chủ tịch Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều gửi thư bổ nhiệm Cha Giuse Mai Đức Vinh làm Đại Diện Quốc Gia cho Tuyên Úy Đoàn Việt Nam tại Pháp và là người có trách nhiệm phối hợp về mục vụ cho người Việt Nam (Délégué National pour les aumôniers vietnamiens en France et responsable de la cơrdination de la Pastorale des Vietnamiens).
Đặc biệt Cha Mai Đức Vinh và Chị Đào Kim Phượng đã đại diện cho Giáo Xứ trong công nghị của Giáo Phận Paris (synode de l’Eglise de Paris) kéo dài một năm, 10.1994-10.1995. Chủ nhật 21.01.1995 tất cả ban Thường Vụ cùng với Cha Giám Đốc dự ngày họp mặt ‘các Hội Đồng Mục Vụ của các Giáo Xứ thuộc Tổng Giáo Phận Paris.
Ngày 11.05.1997, Ðức Hồng Y LUSTIGER đã gởi Thông điệp cho Giáo Dân Việt Nam Paris nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Xứ, Ngài có những tâm tình rất ưu ái với giáo dân việt nam. Ngày 15.11.1998, lễ các Thanh Tử Ðạo Việt Nam, Đức Hồng Y Gioan Maria Lustiger đã đến địa điểm mới của Giáo Xứ cử hành lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, để chính thức trao cơ sở mới cho Giáo Xứ Việt Nam, « ăn mừng nhà thờ mới » với cộng đoàn giáo xứ và đích thân công bố quyết định ngày 12.11.1998 do Phủ Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh ân thưởng tước vị ‘Đức ông’ cho Linh mục giám đốc Mai Đức Vinh. ÐHY đã giúp đào tạo và phong chức các thầy sáu vĩnh viễn cho GX. Hai thầy Phạm Bá Nha và Nguyễn Văn Thạch đã được lãnh chức phó tế ngày 23.08.1988 tại Vương Cung Thánh Ðường Ðức Bà Paris.
4. Từ năm 2000, đường hướng mục vụ của GXVN càng ngày càng gần Giáo Phận Paris
2000 : định cư yên ổn, tương đối « an cư lạc nghiệp » tại Pháp, các giáo dân công giáo việt nam Paris, được đào luyện theo tám mối phúc thật của Tin Mừng và thấm nhiễm tinh thần Công Đồng Vatican II, vẫn rất thiết tha với việc bác ái, việc xã hội. Bắt đầu thiên niên kỷ thứ ba. Cả Giáo Hội, từ hoàn vũ, qua Việt Nam, đến Pháp, đều hứng khởi canh tân mục vụ. Hứng khởi này đã được Ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, một đường hướng bác ái xã hội mới đã được nhiều trí thức công giáo gợi ra. Sau một năm suy nghĩ và hội họp, ngày 01/05/2000, trong một đại hội qui tụ gần 200 người tham dự, toàn thể giáo xứ đã lấy quyết định thành lập Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp.
Thành lập Liên Đới Nghề Nghiệp, Giáo Xứ Công Giáo Việt Nam đã mở ra một đường hướng mục vụ mới về bác ái xã hội.
Mục vụ xã hội mới không quên chia sẻ những thiếu thốn về nhu cầu vật chất căn bản và cổ điển : ăn mặc, nhà ở, sức khoẻ. Nghĩa là việc bác ái vẫn hướng về “thương xác bảy mối Nhưng mở ra dưới nhiều hình thức tinh thần, nặng chiều văn hoá giáo dục, được đào tạo, có chuyên nghiệp và hướng về tiên phòng. Việc bác ái xã hội thiên nhiều hơn về « thương linh hồn bảy mối ».
Không chỉ tiếp nhận và thụ động, nhưng tích cực hơn, độc lập hơn và ban cho nhiều hơn. Cụ thể, Giáo xứ đã tạo cho mình một ngân quỹ, đã tự lập về tài chính, không cần nhờ đến sự giúp đỡ tài chính của Tổng giáo phận Paris hay của những cơ quan, tổ chức khác nữa, nhưng đã có thể tự xoay xở để có thể trả lương cho các linh mục và tu sĩ làm việc cho giáo xứ, hoặc sửa sang, sắm sửa những dụng cụ cần thiết cho việc sinh hoạt trong giáo xứ. Chẳng những thế, Giáo xứ còn có thể tham gia đóng góp ngân quỹ cho Tổng Giáo Phận, giúp đỡ một vài công việc xã hội ở Paris, gửi tiền về Việt Nam giúp việc đào tạo giáo sỹ trong các chủng viện, giúp việc truyền giáo trong một vài giáo phận vùng sâu, vùng xa, và giúp việc xã hội trong một số nhà cô nhi viện, nhà thương cùi, hay một số dịp thiên cơ, bão lụt,…
Không chỉ đóng khung vào Giáo Xứ và Việt Nam, nhưng mở ra cho hết mọi người, mọi dân và đặc biệt mở ra ở nơi và lúc mình đang sống, là Paris và Tổng Giáo Phận Paris. Một hướng mục vụ xã hội mới có hướng nhân loại đang được mở ra, « Góp phần vào các tổ chức xã hội và từ thiện quốc tế, không phân biệt tôn giáo, mầu sắc quốc gia và văn hóa ». Từ những năm 2004, 2005, 2006, Giáo Xứ gửi giúp mỗi năm một lần cho trên 50 hội đoàn hay tổ chức từ thiện khác nhau.
Song song với đường hướng « Bác Ái Xã Hội Liên Đới Nghề Nghiệp », đường hướng mục vụ tổng quát của GXVN Paris càng ngày càng theo sát chương trình của TGP Paris hơn.
Năm 2007, cử hành Năm Hồng Ân, kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ, nhiều suy nghĩ và trao đổi đã được thực hiện. Một ý thức mới phát sinh, gây sự chú ý của các vị chức trách : dẫu có gốc việt nam, đa số việt kiều đều có quốc tịch pháp ; các bạn trẻ dưới 30 tuổi hầu hết đã sinh ra tại Pháp. Chúng ta « ở đây và hôm nay » có nhu cầu phải hội nhập hơn, có bổn phận phải tham dự hơn vào xã hội đang tiếp nhận ta, vào giáo phận đang nuôi dưỡng ta. Ý thức này phải chăng đã là động lực khiến từ 2008 và nhất là từ 2009 GXVN đã hoàn toàn thiết kế chương trình mục vụ của mình theo hướng của Tổng Giáo Phận Paris ?
5. Từ 2009-2010 : GXVN Paris theo hoàn toàn chương trình mục vụ của TGP Paris
Ngày chủ nhật 13 tháng 12 năm 2009, trong Đại Hội Mục Vụ thứ 53, , Đức Ông Giám Đốc dã xác định về hướng mục vụ của giáo xứ rằng : « Với chủ đề “ Tất cả cho ơn gọi “ ( Tout pour les Vocations ), dưới tiêu đề “ Năm của Linh mục “( Année du Prêtre), văn phòng về ơn gọi củaTổng Giáo phận muốn mỗi họ đạo thể hiện một sinh hoạt nào đó nhằm 4 mục đích : 1-Gây ý thức về ơn gọi nơi các em nhỏ ; 2-Cổ võ ơn gọi nơi giới trẻ ; 3- Giúp các phụ huynh nhận ra bổn phận hướng dẫn con cái về việc lựa chọn ơn gọi ; 4- Liên kết mọi người trong lời cầu nguyện cho ơn gọi.
Giáo Xứ Việt Nam Paris đã dành năm 2009 để hòa nhịp vào sinh hoạt mục vụ ơn gọi của Tổng Giáo phận qua những thể hiện cụ thể ».
Ngày 12-12-2010, trong Đại Hội Mục Vụ lần thứ 55, Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh đã khẳng định về đường hướng mục vụ của GXVN Paris cho năm 2010-2011 rằng : « Giáo Xứ chúng ta nhiệt tình với hướng mục vụ của Tổng Giáo phận Paris và của Giáo Hội Pháp ». Rồi ngài giới thiệu chương trình như sau :
Đại cương chương trình đề nghị của Tổng giáo Phận : Đức Hồng Y André Vingt-Trois đã trình bày hướng mục vụ dài hạn : ‘Giáo Xứ Loan Báo Tin Mừng’ (La paroisse en Mission). Năm ngoái hướng về việc ‘Cổ võ ơn gọi tận hiến, đặc biệt ơn gọi và đời sống các linh mục’, Năm nay hướng về việc ‘Thánh hóa gia đình và giới trẻ’. Đề tài này được triển khai trong sưốt năm mục vụ 2010-2011 dưới bốn khía cạnh : 1) ‘Vợ chồng tạo thành mối tương quan và sống mối tương quan ấy suốt mọi lứa tuổi của đời sống’. 2) ‘Gia đình là trường dạy hiệp thông và tương hệ’, 3) ‘Gia đình là men nóng của xã hội’, 4) ‘Giáo Hội phục vụ gia đình, gia đình là tế bào của Giáo Hội’.
Đại cương chương trình của Giáo Xứ chúng ta :
Ban Mục Vụ Gia Đình sẽ tóm lược và đăng trên Báo Giáo Xứ thư mục vụ ‘Gia đình và tuổi trẻ : Niềm hy vọng’ (Famille et jeunesse : espérance) của Đức Hồng Y André Vingt-Trois. Cử người đi tham dự năm buổi hội về gia đình theo các đề tài nói trên, và sau đó trình bày lại cho Cộng Đoàn: Buổi hội khoáng đại ngày 25.09.2010 : Ông Bùi trọng Khang, Ông Nguyễn Đức Minh, Chị Đào Kim Phượng, Ông Vũ Đình Khiêm. Sáng nay ông Bùi Trọng Khang đã trình bày cho Cộng Đoàn nội dung của buổi hội. - Buổi hội về đề tài 1, vào ngày 27.11.2010, Ông bà Nguyễn Ngọc Đĩnh - Buổi hội về đề tài 2, vào ngày 15.01.2011, ông Trần Văn Cảnh và Ông Lê Đình Thông. - Buổi hội về đề tài 3, vào ngày 12.03.2011 ông bà Vũ Đình Khiêm.- Buổi hội về đề tài 4, vào ngày 14.05.2011, nhóm Gia Đình Trẻ. Xin mỗi Hội Đoàn ‘đề cập đến vấn đề gia đình và tuồi trẻ’ trong một vài buổi sinh hoạt.
Ba giờ Chầu Thánh Thể cầu nguyện cho gia đình ; Hai giờ chầu Thánh Thể cầu nguyện cho giới trẻ. Đọc kinh ‘cầu cho gia đình sau khi rước lễ. Xin mỗi cộng đoàn ngoại ô tổ chức một hay hai giờ thánh cầu cho gia đình.
Tổ chức hai khóa chuẩn bị Hôn Phối (Giáng sinh 2010 và Phục Sinh 2011). Củng cố lại nhóm gia đình trẻ và tổ chức ngày gia đình. Hai lần triển lãm về gia đình. Thực hiện cuốn Lịch Phụng Vụ 2011 với chủ đề Gia Đình. Tổ chức ngày hành hương Montmartre cầu nguyện cho gia đình và tuổi trẻ, mừng các phụ huynh kỷ niệm hôn phối và mừng tuổi thọ của bậc cao niên. Xin các bạn trẻ đảm nhiệm nội dung của hai số Báo Giáo Xứ trong năm 2010-2011. Hoàn thành cuốn ‘Những điểm nóng của gia đình’ đã khởi sự từ hai năm. In thành tập các tài liệu về Năm Gia Đình và Tuổi trẻ.
Cái nhìn lịch sử về đường hướng mục vụ của Giáo Xứ Việt Nam Paris, như vừa trình bày trên đây, cho thấy hai nhóm những nét độc đáo của công việc mục vụ ở đây :
Những nét bất biến : Mục vụ luôn luôn bao gồm ba lãnh vực : thiêng liêng, xã hội và văn hóa ; Mục vụ luôn luôn phục vụ cộng đoàn giáo dân và lương dân mình trách nhiệm.
Những nét biến đổi : Thứ bậc nặng nhẹ của ba lãnh vực tùy theo hoàn cảnh và môi trường mà định liệu ; hành động của mỗi lãnh vực cũng phải chọn lựa theo nhu cầu của giáo dân và khả năng của giáo sỹ.
Là một giáo xứ tòng nhân, đang biến dần về giáo xứ tòng thổ, GXVN Paris đã khởi đầu với hướng mục vụ kiều bào và giáo hội việt nam để chuyển dần về hướng mục vụ TGP Paris. Dẫu sao, nhiều ít, GXVN không thể không có một chương trình mục vụ ba chiều kích hướng ngoại : Tổng Giáo Phận Paris, Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp-Hải Ngoại và Giáo Hội Việt Nam.
Ngoài ra, sự thành đạt không thể có, nếu thiếu ơn Chúa hay thiếu sự hiệp nhất cộng đoàn. Sự hiệp nhất đòi hỏi sự đức độ và tài khéo của người trách nhiệm và sự dấn thân, sáng kiến và tuân phục của các người cộng tác.
Mức độ thành công mục vụ của giáo xứ, được đo lường do những thành quả cụ thể bằng số ơn gọi tận hiến phát xuất từ giáo xứ, bằng số giáo dân tham dự các hội đoàn và công việc mục vụ, bằng số tân tòng mỗi năm, bằng số các bí tích thực hiện,… biểu lộ tài đức của người trách nhiệm là Cha Sở, và sự khéo léo, đức độ, nhất là sự vâng phục và dấn thân của người thừa hành cộng tác viên, là các cha phó, các nam nữ tu sĩ, các quý chức Hội Đồng Mục Vụ và toàn thể giáo dân.
Paris, ngày lễ tro, 09.03.2011
Trần Văn Cảnh
1. Mọi đường hướng mục vụ đều do Cha Sở quyết định
Một trong những nét độc đáo của GXVN Paris là cách suy nghĩ tập thể về chương trình làm việc mục vụ. Bất cứ công việc nào của bất cứ nhóm nào, ở bất cứ mức độ nào cũng đều được suy nghĩ tập thể. Nhưng nguyên tắc quyết định vẫn tuân thủ theo giáo luật : ý kiến của Cha Tuyên Úy, của Ban Giám Đốc và cuối cùng là của Cha Sở có tính cách quyết định.
Giáo luật xác định rất rõ về vai trò trách nhiệm và lãnh đạo của cha Sở : "Cha sở là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được giao phó, và thi hành việc săn sóc mục vụ của cộng đoàn được ủy thác dưới quyền của Giám Mục giáo phận, vì được gọi thông phần với Giám Mục vào tác vụ của Đức Kitô, ngõ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dậy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các Linh mục khác hoặc với các Phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo qui tắc luật định. ". (Can.519).
Giáo luật cũng xác định rõ rệt về vai trò cộng sự viên của các cha phó : "Mỗi khi xét thấy cần thiết hay thuận lợi cho việc săn sóc mục vụ tốt đẹp của một giáo xứ, thì ngoài Cha Sở ra, có thể đặt một hoặc nhiều Cha phó như cộng sự viên của Cha Sở và san sẻ mọi nỗi lo âu với Cha Sở, đồng tâm nhất trí và dưới quyền của Cha Sở để thi hành nhiệm vụ mục vụ. Một Cha phó có thể được đặt để lo toàn thể tác vụ mục vụ trong một giáo xứ hay một phần nhất định của giáo xứ hay một nhóm tín hữu nào đó thuộc giáo xứ, hoặc để đảm trách một tác vụ đặc định trong nhiều giáo xứ khác nhau một trật. ". (Can.545).
Còn đối với các giáo dân, ở bất cứ cương vị nào, ngay cả chủ tịch hay thành viên trong Ban Thường Vụ của HĐMV, họ chỉ là những cộng tác viên của cha sở, hoặc trực tiếp với ngài, hoặc gián tiếp qua các cha phó khác; và chỉ có quyền tư vấn và thừa hành mà thôi : Tự sắc ''Hội thánh'' (Ecclesiae sanctae) (1966) của đức Phaolô VI đã xác định: HĐMV chỉ hưởng quyền tư vấn thôi'' (Consilium pastorale voce conultiova tantum gaudet, ES 16). Giáo Luật mới (1983) khi nói về HĐMV cấp giáo phận (cc511-514) và cấp giáo xứ (c 536) cũng quy định: ''HĐMV chỉ hưởng quyền đầu phiếu tư vấn thôi'' (Consilium volo gaudet tantum sonsultivo c.514.1 và 536.2).
2. Từ 1947 đến 1977 : các sinh hoạt mục vụ thiên theo chiều Giáo Hội Việt Nam
Trong 30 năm đầu, từ 1947 đến 1977, đường hướng mục vụ của GXVN Paris thiên hẳn theo chiều Giáo Hội Việt Nam. Trong bản Nội Qui thành lập Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam, ba mục đích đã được nêu ra : 1- Giúp hội viên và đồng bào giáo hữu trong việc chu toàn nghĩa vụ công giáo và tông đồ ; 2- Huấn luyện chiến sĩ công giáo tiến hành ; 3- Gây tình liên lạc với đồng bào chưa công giáo. Chữ đồng bào đã xác định trọng tâm mục vụ của Liên Đoàn. Tất cả mọi công việc đều chỉ nhắm vào đồng bào, là các đồng bào việt kiều tại Pháp, tại Paris, hay là đồng bào việt nam ở Việt Nam. Sở dĩ có như vậy, căn bản là vì Giáo Xứ Việt Nam là một giáo xứ tòng nhân. Giáo Luật 1983, Ðiều 518 xác định : « Theo luật chung, giáo xứ phải có tính cách tòng thổ, nghĩa là bao gồm tất cả các tín hữu thuộc một địa sở nhất định; tuy nhiên ở đâu thấy thuận lợi, cũng có thể thiết lập các giáo xứ tòng nhân xét vì ly do lễ điển, ngôn ngữ, quốc tịch của các tín hữu thuộc về một lãnh thổ hay kể cả vì một lý do nào khác ».
1947 và những năm đầu mới thành lập, GXVN đã dành cho mục vụ bác ái xã hội một ưu tiên rõ rệt và hướng về hai việc : tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong việc ăn ở, quán cơm, học hành, sinh sống, trại nghỉ hè, ốm đau, tang ma ; tổ chức lạc quyên gây quỹ gởi về bên nhà Việt Nam, gửi thuốc, gửi áo quần về giúp các đồng bào bị đói rét vì chiến tranh, loạn lạc, thiên tai,…
1952 và những năm tiếp theo, với tên mới là Sở Truyền Giáo Paris, GXVN Paris đặc biệt hướng các sinh hoạt mục vụ xã hội vào việc tương thân tương trợ giữa người đồng hương Việt Nam tại Pháp với nhau. Trong những năm 1971-1977, mục vụ xã hội phát triển mạnh mẽ và về nhiều hướng : về đồng bào ở Việt Nam, về đồng hương ở Pháp, về người tỵ nạn Ðông Dương cũ và Việt Nam.
3. Từ 1977, hướng mục vụ của GXVN biến chuyển, tương quan chặt chẽ hơn với TGP Paris
Năm 1977, phần vì số người việt nam và đông dương tỵ nạn ở Pháp và đặc biệt ở vùng Paris đông hẳn lên, phần vì sự liên lạc với Giáo Hội Việt Nam quá khó khăn, Giáo Xứ Việt Nam Paris được nâng lên hàng Giáo Xứ theo tự sắc ‘Mục Vụ Ngoại Kiều’, có những tương quan cơ cấu hơn với Tổng giáo phận Paris.
Vì vậy, cũng từ 1977, mục vụ của Giáo Xứ Việt Nam đã dần dà có tương quan chặt chẽ hơn với Giáo Phận Paris :
Từ 1977, Hàng năm giáo phận Paris giúp quỹ điều hành của Giáo Xứ gần 200.000 Frs., để trả lương cho những người làm việc cho giáo xứ. Cha sở và Ban Giám Đốc thường xuyên gặp gỡ và dự các buổi họp của Giáo Phận hay của Hạt Ngoại Kiều. Có nhiều giáo dân tham gia các Hội Đồng Mục Vụ, hoặc tham gia vào việc dậy giáo lý ở cấp giáo xứ hay địa phận. Các giáo dân Việt Nam này đa số rất được ái mộ. Giáo Xứ tham dự các lễ đặc biệt tổ chức cho các cộng đoàn ngoại kiều như « lễ các quốc gia và các sắc tộc ». Hàng năm Giáo Xứ nộp lên địa phận bản báo các mục vụ và bản báo cáo tài chánh. Hàng năm Giáo Xứ nộp lên địa phận sổ rửa tội và sổ hôn phối. Hàng năm Đức Cha phụ Tá đặc trách Ngoại Kiều đến ban phép rửa tội cho anh chị em tân tòng vào ngày lễ Phục Sinh.
Ngay khi mới về Paris nhận chức, Đức Hồng Y Jean Marie Lustiger, chủ nhật 01.09.1981 đã đến thăm cộng đoàn, dâng lễ và ban phép rửa tội cho 15 em nhỏ. Ngày 11/12/1983, Đức Cha Michel COLONI, phụ tá tổng giám mục Ba-lê, đặc trách Ngoại Kiều Vụ đã đến dâng lễ với cộng đoàn và chính thức công nhận Hội Ðồng Mục Vụ tiên khởi của Giáo Xứ. Ngày 02.10.1988, Ðức Hồng Y Tổng Giám Mục Gioan Maria LUSTIGER đã cho tổ chức và đích thân chủ tế một thanh lễ tại Nhà Thờ Ðức Bà Paris, để tôn kính các Thánh Tử Ðạo Việt Nam.
Ngày 25.06. 1990, Đức Cha Pierre Joatton, Giám mục giáo phận Saint Etienne, chủ tịch Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều gửi thư bổ nhiệm Cha Giuse Mai Đức Vinh làm Đại Diện Quốc Gia cho Tuyên Úy Đoàn Việt Nam tại Pháp và là người có trách nhiệm phối hợp về mục vụ cho người Việt Nam (Délégué National pour les aumôniers vietnamiens en France et responsable de la cơrdination de la Pastorale des Vietnamiens).
Đặc biệt Cha Mai Đức Vinh và Chị Đào Kim Phượng đã đại diện cho Giáo Xứ trong công nghị của Giáo Phận Paris (synode de l’Eglise de Paris) kéo dài một năm, 10.1994-10.1995. Chủ nhật 21.01.1995 tất cả ban Thường Vụ cùng với Cha Giám Đốc dự ngày họp mặt ‘các Hội Đồng Mục Vụ của các Giáo Xứ thuộc Tổng Giáo Phận Paris.
Ngày 11.05.1997, Ðức Hồng Y LUSTIGER đã gởi Thông điệp cho Giáo Dân Việt Nam Paris nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Xứ, Ngài có những tâm tình rất ưu ái với giáo dân việt nam. Ngày 15.11.1998, lễ các Thanh Tử Ðạo Việt Nam, Đức Hồng Y Gioan Maria Lustiger đã đến địa điểm mới của Giáo Xứ cử hành lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, để chính thức trao cơ sở mới cho Giáo Xứ Việt Nam, « ăn mừng nhà thờ mới » với cộng đoàn giáo xứ và đích thân công bố quyết định ngày 12.11.1998 do Phủ Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh ân thưởng tước vị ‘Đức ông’ cho Linh mục giám đốc Mai Đức Vinh. ÐHY đã giúp đào tạo và phong chức các thầy sáu vĩnh viễn cho GX. Hai thầy Phạm Bá Nha và Nguyễn Văn Thạch đã được lãnh chức phó tế ngày 23.08.1988 tại Vương Cung Thánh Ðường Ðức Bà Paris.
4. Từ năm 2000, đường hướng mục vụ của GXVN càng ngày càng gần Giáo Phận Paris
2000 : định cư yên ổn, tương đối « an cư lạc nghiệp » tại Pháp, các giáo dân công giáo việt nam Paris, được đào luyện theo tám mối phúc thật của Tin Mừng và thấm nhiễm tinh thần Công Đồng Vatican II, vẫn rất thiết tha với việc bác ái, việc xã hội. Bắt đầu thiên niên kỷ thứ ba. Cả Giáo Hội, từ hoàn vũ, qua Việt Nam, đến Pháp, đều hứng khởi canh tân mục vụ. Hứng khởi này đã được Ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, một đường hướng bác ái xã hội mới đã được nhiều trí thức công giáo gợi ra. Sau một năm suy nghĩ và hội họp, ngày 01/05/2000, trong một đại hội qui tụ gần 200 người tham dự, toàn thể giáo xứ đã lấy quyết định thành lập Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp.
Thành lập Liên Đới Nghề Nghiệp, Giáo Xứ Công Giáo Việt Nam đã mở ra một đường hướng mục vụ mới về bác ái xã hội.
Mục vụ xã hội mới không quên chia sẻ những thiếu thốn về nhu cầu vật chất căn bản và cổ điển : ăn mặc, nhà ở, sức khoẻ. Nghĩa là việc bác ái vẫn hướng về “thương xác bảy mối Nhưng mở ra dưới nhiều hình thức tinh thần, nặng chiều văn hoá giáo dục, được đào tạo, có chuyên nghiệp và hướng về tiên phòng. Việc bác ái xã hội thiên nhiều hơn về « thương linh hồn bảy mối ».
Không chỉ tiếp nhận và thụ động, nhưng tích cực hơn, độc lập hơn và ban cho nhiều hơn. Cụ thể, Giáo xứ đã tạo cho mình một ngân quỹ, đã tự lập về tài chính, không cần nhờ đến sự giúp đỡ tài chính của Tổng giáo phận Paris hay của những cơ quan, tổ chức khác nữa, nhưng đã có thể tự xoay xở để có thể trả lương cho các linh mục và tu sĩ làm việc cho giáo xứ, hoặc sửa sang, sắm sửa những dụng cụ cần thiết cho việc sinh hoạt trong giáo xứ. Chẳng những thế, Giáo xứ còn có thể tham gia đóng góp ngân quỹ cho Tổng Giáo Phận, giúp đỡ một vài công việc xã hội ở Paris, gửi tiền về Việt Nam giúp việc đào tạo giáo sỹ trong các chủng viện, giúp việc truyền giáo trong một vài giáo phận vùng sâu, vùng xa, và giúp việc xã hội trong một số nhà cô nhi viện, nhà thương cùi, hay một số dịp thiên cơ, bão lụt,…
Không chỉ đóng khung vào Giáo Xứ và Việt Nam, nhưng mở ra cho hết mọi người, mọi dân và đặc biệt mở ra ở nơi và lúc mình đang sống, là Paris và Tổng Giáo Phận Paris. Một hướng mục vụ xã hội mới có hướng nhân loại đang được mở ra, « Góp phần vào các tổ chức xã hội và từ thiện quốc tế, không phân biệt tôn giáo, mầu sắc quốc gia và văn hóa ». Từ những năm 2004, 2005, 2006, Giáo Xứ gửi giúp mỗi năm một lần cho trên 50 hội đoàn hay tổ chức từ thiện khác nhau.
Song song với đường hướng « Bác Ái Xã Hội Liên Đới Nghề Nghiệp », đường hướng mục vụ tổng quát của GXVN Paris càng ngày càng theo sát chương trình của TGP Paris hơn.
Năm 2007, cử hành Năm Hồng Ân, kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ, nhiều suy nghĩ và trao đổi đã được thực hiện. Một ý thức mới phát sinh, gây sự chú ý của các vị chức trách : dẫu có gốc việt nam, đa số việt kiều đều có quốc tịch pháp ; các bạn trẻ dưới 30 tuổi hầu hết đã sinh ra tại Pháp. Chúng ta « ở đây và hôm nay » có nhu cầu phải hội nhập hơn, có bổn phận phải tham dự hơn vào xã hội đang tiếp nhận ta, vào giáo phận đang nuôi dưỡng ta. Ý thức này phải chăng đã là động lực khiến từ 2008 và nhất là từ 2009 GXVN đã hoàn toàn thiết kế chương trình mục vụ của mình theo hướng của Tổng Giáo Phận Paris ?
5. Từ 2009-2010 : GXVN Paris theo hoàn toàn chương trình mục vụ của TGP Paris
Ngày chủ nhật 13 tháng 12 năm 2009, trong Đại Hội Mục Vụ thứ 53, , Đức Ông Giám Đốc dã xác định về hướng mục vụ của giáo xứ rằng : « Với chủ đề “ Tất cả cho ơn gọi “ ( Tout pour les Vocations ), dưới tiêu đề “ Năm của Linh mục “( Année du Prêtre), văn phòng về ơn gọi củaTổng Giáo phận muốn mỗi họ đạo thể hiện một sinh hoạt nào đó nhằm 4 mục đích : 1-Gây ý thức về ơn gọi nơi các em nhỏ ; 2-Cổ võ ơn gọi nơi giới trẻ ; 3- Giúp các phụ huynh nhận ra bổn phận hướng dẫn con cái về việc lựa chọn ơn gọi ; 4- Liên kết mọi người trong lời cầu nguyện cho ơn gọi.
Giáo Xứ Việt Nam Paris đã dành năm 2009 để hòa nhịp vào sinh hoạt mục vụ ơn gọi của Tổng Giáo phận qua những thể hiện cụ thể ».
Ngày 12-12-2010, trong Đại Hội Mục Vụ lần thứ 55, Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh đã khẳng định về đường hướng mục vụ của GXVN Paris cho năm 2010-2011 rằng : « Giáo Xứ chúng ta nhiệt tình với hướng mục vụ của Tổng Giáo phận Paris và của Giáo Hội Pháp ». Rồi ngài giới thiệu chương trình như sau :
Đại cương chương trình đề nghị của Tổng giáo Phận : Đức Hồng Y André Vingt-Trois đã trình bày hướng mục vụ dài hạn : ‘Giáo Xứ Loan Báo Tin Mừng’ (La paroisse en Mission). Năm ngoái hướng về việc ‘Cổ võ ơn gọi tận hiến, đặc biệt ơn gọi và đời sống các linh mục’, Năm nay hướng về việc ‘Thánh hóa gia đình và giới trẻ’. Đề tài này được triển khai trong sưốt năm mục vụ 2010-2011 dưới bốn khía cạnh : 1) ‘Vợ chồng tạo thành mối tương quan và sống mối tương quan ấy suốt mọi lứa tuổi của đời sống’. 2) ‘Gia đình là trường dạy hiệp thông và tương hệ’, 3) ‘Gia đình là men nóng của xã hội’, 4) ‘Giáo Hội phục vụ gia đình, gia đình là tế bào của Giáo Hội’.
Đại cương chương trình của Giáo Xứ chúng ta :
Ban Mục Vụ Gia Đình sẽ tóm lược và đăng trên Báo Giáo Xứ thư mục vụ ‘Gia đình và tuổi trẻ : Niềm hy vọng’ (Famille et jeunesse : espérance) của Đức Hồng Y André Vingt-Trois. Cử người đi tham dự năm buổi hội về gia đình theo các đề tài nói trên, và sau đó trình bày lại cho Cộng Đoàn: Buổi hội khoáng đại ngày 25.09.2010 : Ông Bùi trọng Khang, Ông Nguyễn Đức Minh, Chị Đào Kim Phượng, Ông Vũ Đình Khiêm. Sáng nay ông Bùi Trọng Khang đã trình bày cho Cộng Đoàn nội dung của buổi hội. - Buổi hội về đề tài 1, vào ngày 27.11.2010, Ông bà Nguyễn Ngọc Đĩnh - Buổi hội về đề tài 2, vào ngày 15.01.2011, ông Trần Văn Cảnh và Ông Lê Đình Thông. - Buổi hội về đề tài 3, vào ngày 12.03.2011 ông bà Vũ Đình Khiêm.- Buổi hội về đề tài 4, vào ngày 14.05.2011, nhóm Gia Đình Trẻ. Xin mỗi Hội Đoàn ‘đề cập đến vấn đề gia đình và tuồi trẻ’ trong một vài buổi sinh hoạt.
Ba giờ Chầu Thánh Thể cầu nguyện cho gia đình ; Hai giờ chầu Thánh Thể cầu nguyện cho giới trẻ. Đọc kinh ‘cầu cho gia đình sau khi rước lễ. Xin mỗi cộng đoàn ngoại ô tổ chức một hay hai giờ thánh cầu cho gia đình.
Tổ chức hai khóa chuẩn bị Hôn Phối (Giáng sinh 2010 và Phục Sinh 2011). Củng cố lại nhóm gia đình trẻ và tổ chức ngày gia đình. Hai lần triển lãm về gia đình. Thực hiện cuốn Lịch Phụng Vụ 2011 với chủ đề Gia Đình. Tổ chức ngày hành hương Montmartre cầu nguyện cho gia đình và tuổi trẻ, mừng các phụ huynh kỷ niệm hôn phối và mừng tuổi thọ của bậc cao niên. Xin các bạn trẻ đảm nhiệm nội dung của hai số Báo Giáo Xứ trong năm 2010-2011. Hoàn thành cuốn ‘Những điểm nóng của gia đình’ đã khởi sự từ hai năm. In thành tập các tài liệu về Năm Gia Đình và Tuổi trẻ.
Cái nhìn lịch sử về đường hướng mục vụ của Giáo Xứ Việt Nam Paris, như vừa trình bày trên đây, cho thấy hai nhóm những nét độc đáo của công việc mục vụ ở đây :
Những nét bất biến : Mục vụ luôn luôn bao gồm ba lãnh vực : thiêng liêng, xã hội và văn hóa ; Mục vụ luôn luôn phục vụ cộng đoàn giáo dân và lương dân mình trách nhiệm.
Những nét biến đổi : Thứ bậc nặng nhẹ của ba lãnh vực tùy theo hoàn cảnh và môi trường mà định liệu ; hành động của mỗi lãnh vực cũng phải chọn lựa theo nhu cầu của giáo dân và khả năng của giáo sỹ.
Là một giáo xứ tòng nhân, đang biến dần về giáo xứ tòng thổ, GXVN Paris đã khởi đầu với hướng mục vụ kiều bào và giáo hội việt nam để chuyển dần về hướng mục vụ TGP Paris. Dẫu sao, nhiều ít, GXVN không thể không có một chương trình mục vụ ba chiều kích hướng ngoại : Tổng Giáo Phận Paris, Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp-Hải Ngoại và Giáo Hội Việt Nam.
Ngoài ra, sự thành đạt không thể có, nếu thiếu ơn Chúa hay thiếu sự hiệp nhất cộng đoàn. Sự hiệp nhất đòi hỏi sự đức độ và tài khéo của người trách nhiệm và sự dấn thân, sáng kiến và tuân phục của các người cộng tác.
Mức độ thành công mục vụ của giáo xứ, được đo lường do những thành quả cụ thể bằng số ơn gọi tận hiến phát xuất từ giáo xứ, bằng số giáo dân tham dự các hội đoàn và công việc mục vụ, bằng số tân tòng mỗi năm, bằng số các bí tích thực hiện,… biểu lộ tài đức của người trách nhiệm là Cha Sở, và sự khéo léo, đức độ, nhất là sự vâng phục và dấn thân của người thừa hành cộng tác viên, là các cha phó, các nam nữ tu sĩ, các quý chức Hội Đồng Mục Vụ và toàn thể giáo dân.
Paris, ngày lễ tro, 09.03.2011
Trần Văn Cảnh
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Công lý hay 'bất nhân bất nghĩa'?
Võ Thị Hảo
08:59 13/04/2011
Công lý hay 'bất nhân bất nghĩa'?
“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”. (Nguyễn Trường Tộ)
Có người đã so sánh hình ảnh ông Hồ Chí Minh không bị còng khi ra tòa ở Hồng Kông với hình ông Cù Huy Hà Vũ hôm 4/4
Ấn tượng nổi bật về Việt Nam trong những ngày gần đây là gì?
Dù cố tình đến mấy, dù có học thói vô cảm, cũng không thể quên nổi đôi tay của một trí thức bị nghiến chặt trong chiếc còng số 8.
Hình ảnh ấy làm rơi nước mắt và tạo nên sự công phẫn của nhiều người tại nhiều quốc tịch trên thế giới. Vì đôi tay bị nghiến trong còng số 8 đó không chỉ là của Cù Huy Hà Vũ - một người không vi phạm pháp luật đã phải nhận một án tù hết sức vô lý, nặng nề.
Bây giờ thì hình ảnh đôi tay bị còng bị còng ấy, trước một rừng trấn áp, đã trở thành biểu tượng của tự do ngôn luận bị giam cầm rồi. Mà cái gì đã trở thành biểu tượng thì lại hay sống đời.
Là một luật sư - công dân, nhiệm vụ và lẽ sống còn của Cù Huy Hà Vũ là là phải lên tiếng bảo vệ sự thật và công lý, đồng thời phản biện những gì mà bộ máy này đã làm trái pháp luật để xây dựng đất nước.. Luật sư, trí thức, văn nghệ sĩ được sinh ra không phải để trở thành những kẻ xưng tụng hèn hạ.
Nếu không làm được như thế, nếu thấy đen mà nói trắng hoặc ngược lại, thì anh ta cũng chỉ là một kẻ “giá áo túi cơm” làm hại xã hội mà thôi.
'Cái bẫy'
Cần phải nhớ lại, như thừa nhận một chân lý đương nhiên sinh ra cùng mặt trời, rằng tất cả những hành động phản biện và cảnh báo tai họa không phải để chống phá chính phủ, mà là để góp phần làm vững mạnh chính phủ và đất nước.
Ai cũng biết và đừng vờ rằng không biết, rằng, có những người ủng hộ chính phủ và tổ quốc rất hữu hiệu, bằng cách khám bệnh và cung cấp những liều thuốc trụ sinh.
Cù Huy Hà Vũ vốn chỉ là con người bình thường. Vì sự công chính của pháp luật VN, vị luật sư này đã tự hoàn thiện mình, trở thành một trong số hiếm hoi người dám “tử vì đạo”, đã tự hoàn thiện mình trong quá trình dũng cảm bảo vệ chính kiến dù có bị đàn áp một cách hết sức bất công..
Ngoài đôi tay bị xích của Luật sư Cù Huy Hà Vũ, là sự bắt giam vô cớ những người chỉ đến để xem phiên tòa được thông báo chính thức là xử công khai này.
Luật sư Lê Quốc Quân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn cùng một số công dân nữa đã tin lời của nhà chức trách, dù chỉ đến chiêm ngưỡng xa xa phiên tòa “công khai” này mà cũng bị bắt giam rồi bị khám nhà và tịch thu một số tài sản! Như thế, nhiều người nói rằng, phiên tòa tuyên bố “xử công khai” thực ra là một cái bẫy dụ người ta đến để rồi bắt giam.
Mất thể diện quốc gia
Dẫu không lạ gì tiền lệ vi phạm hiến pháp và vi phạm quyền tự do ngôn luận trong nhiều phiên tòa của VN, đặc biệt trong những phiên xử người bất đồng chính kiến, nhưng sự vi hiến của phiên tòa xử luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 4/4/2011 đã quá sức hình dung ngay cả của những người bi quan nhất về nền tư pháp.
Cả bốn luật sư bào chữa cho CHHV đã đồng loạt bỏ về vì phiên tòa vi phạm Luật tố tụng hình sự, vi phạm Hiến pháp và Luật luật sư đã quy định. Ngay trong ngày 4/4/2011, các luật sư dũng cảm này đã viết gửi kiến nghị lên Quốc hội, Viện kiểm sát tối cao và các cơ quan hữu trách khác đề nghị xử lý hành vi cản trở quyền tự bào chữa của bị cáo và quyền bào chữa của luật sư của chủ tọa phiên tòa.
Dư luận nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối và kêu gọi “trả tự do ngay lập tức” cho tiến sĩ Cù Hà Vũ, luật sư Lê Quốc Quân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn và tất cả các tù nhân lương tâm khác.
Trong đó, Mỹ và khối đại diện cho 27 nước châu Âu đã mạnh mẽ lên tiếng khẳng định việc buộc tội ông Cù Huy Hà Vũ và bắt giữ những người đến quan sát phiên tòa một cách ôn hòa đã đi ngược lại với tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc.
Hiệu ứng của phiên tòa này là một biển những bất bình thể hiện trên các trang mạng Internet và ngoài xã hội. Có nhiều người còn bộc lộ sự công phẫn. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - đã nhận xét: “…từ ngày cách mạng tháng Tám đến nay chưa có phiên tòa nào xử như thế…tôi thấy báo chí, bản tin điện tử của nhiều nước chỉ trích ta mạnh quá! Tôi buồn quá và cảm thấy xấu hổ”.
GS Ngô Bảo Châu bình luận rất xác đáng: “ Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. ..Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”!
Những ngọn nến và lời nguyện cầu
Cũng như thời cải cách ruộng đất, thời nhân văn giai phẩm, thời khoán 10 do Kim Ngọc khởi xướng và nhiều vụ khác, người VN không phải không trông thấy bất công và đau thương nhưng hầu hết vẫn im lặng.
Nhiều người biết rằng từng ngày từng ngày một, sự im lặng thờ ơ chính là chiếc thòng lọng thít chặt cổ mình nhưng vẫn chọn cách sống hoặc phải sống với hơi thở khò khè mong kéo dài cuộc sống còn hơn là bị “thắt cổ chết” ngay lập tức.
Đó là cách tồn tại mà khốn khổ thay, người VN đã chọn sau bao kiếp thương đau.
Việt Nam cam kết rằng đây là một nhà nước pháp quyền với khẩu hiệu giăng giăng đỏ rực đầy đường: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Nhưng những gì đang diễn ra gần đây thì việc sống và làm việc trái Hiến pháp và pháp luật đang ngang nhiên hoành hành.
Nếu những người có trách nhiệm không ngăn chặn xu thế những kẻ lạm dụng tay đấm chân đạp dùi cui súng ống và cầm tù hãm hại người khác theo ý thích và quyền lợi của mình, thậm chí còn coi đó là những hành vi trung thành đáng được khen thưởng và vinh danh, thì khó có thể ngăn chặn xã hội đi theo xu hướng tàn bạo và man rợ của những chúa đất và chủ nô thời trung cổ.
May thay, vẫn còn những ngọn nến và những lời cầu nguyện.
Một ấn tượng cảm động là một số luật sư và một số ít ỏi trí thức đã dám từ bỏ quyền lợi, chịu nguy hiểm để lên tiếng bảo vệ công lý.
Trong hoang lạnh, cũng đã có những người đã thắp lên ngọn nến sưởi ấm. Họ cầu nguyện cho Cù Huy Hà Vũ và nhiều dân oan.
Trong tiền lệ, họ đã từng cầu nguyện cho nhiều người. Họ gửi lời da diết và nước mắt của mình lên Chúa, người đã từng lấy thân mình chịu đóng đinh trên cây thập giá để chịu tội thay cho loài người.
Chọn “bất nhân bất nghĩa” hay chọn công lý?
“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ từ thế kỷ XIX đã nói như vậy.
Ông là nhà cải cách đã hơn 30 lần liều thân dâng bản điều trần lên vua Tự Đức đề nghị canh tân đất nước.
Nếu vua mà không tăm tối thủ cựu, biết nghe theo ông, thì rất nhiều khả năng Việt Nam hiện nay đã có thể phát triển ngang Nhật Bản. Và, bao nhiêu triệu người có thể đã không phải bỏ mạng. Bao nhiêu nụ cười có thể thay cho nước mắt.
Lời Nguyễn Trường Tộ là liều thuốc trụ sinh “nghịch nhĩ”. Nhưng đến nay, chưa thấy ai phản bác được điều này.
Nếu để giải độc, thì những vị lãnh đạo cao nhất của đất nước này cần cấp bách đưa ra những cử chỉ thể hiện tầm vóc, vị thế và tính nhân văn cũng như nghệ thuật lãnh đạo.
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì những thành quả của đổi mới và phát triển kinh tế, lại có quá nhiều điều khiến họ cần khấu đầu xin lỗi dân một cách thành thực và sửa chữa nó triệt để càng sớm càng tốt.
Võ Thị Hảo
Viết gửi BBC từ Hà Nội
“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”. (Nguyễn Trường Tộ)
Có người đã so sánh hình ảnh ông Hồ Chí Minh không bị còng khi ra tòa ở Hồng Kông với hình ông Cù Huy Hà Vũ hôm 4/4
Ấn tượng nổi bật về Việt Nam trong những ngày gần đây là gì?
Dù cố tình đến mấy, dù có học thói vô cảm, cũng không thể quên nổi đôi tay của một trí thức bị nghiến chặt trong chiếc còng số 8.
Hình ảnh ấy làm rơi nước mắt và tạo nên sự công phẫn của nhiều người tại nhiều quốc tịch trên thế giới. Vì đôi tay bị nghiến trong còng số 8 đó không chỉ là của Cù Huy Hà Vũ - một người không vi phạm pháp luật đã phải nhận một án tù hết sức vô lý, nặng nề.
Bây giờ thì hình ảnh đôi tay bị còng bị còng ấy, trước một rừng trấn áp, đã trở thành biểu tượng của tự do ngôn luận bị giam cầm rồi. Mà cái gì đã trở thành biểu tượng thì lại hay sống đời.
Là một luật sư - công dân, nhiệm vụ và lẽ sống còn của Cù Huy Hà Vũ là là phải lên tiếng bảo vệ sự thật và công lý, đồng thời phản biện những gì mà bộ máy này đã làm trái pháp luật để xây dựng đất nước.. Luật sư, trí thức, văn nghệ sĩ được sinh ra không phải để trở thành những kẻ xưng tụng hèn hạ.
Nếu không làm được như thế, nếu thấy đen mà nói trắng hoặc ngược lại, thì anh ta cũng chỉ là một kẻ “giá áo túi cơm” làm hại xã hội mà thôi.
'Cái bẫy'
Cần phải nhớ lại, như thừa nhận một chân lý đương nhiên sinh ra cùng mặt trời, rằng tất cả những hành động phản biện và cảnh báo tai họa không phải để chống phá chính phủ, mà là để góp phần làm vững mạnh chính phủ và đất nước.
Ai cũng biết và đừng vờ rằng không biết, rằng, có những người ủng hộ chính phủ và tổ quốc rất hữu hiệu, bằng cách khám bệnh và cung cấp những liều thuốc trụ sinh.
Cù Huy Hà Vũ vốn chỉ là con người bình thường. Vì sự công chính của pháp luật VN, vị luật sư này đã tự hoàn thiện mình, trở thành một trong số hiếm hoi người dám “tử vì đạo”, đã tự hoàn thiện mình trong quá trình dũng cảm bảo vệ chính kiến dù có bị đàn áp một cách hết sức bất công..
Ngoài đôi tay bị xích của Luật sư Cù Huy Hà Vũ, là sự bắt giam vô cớ những người chỉ đến để xem phiên tòa được thông báo chính thức là xử công khai này.
Luật sư Lê Quốc Quân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn cùng một số công dân nữa đã tin lời của nhà chức trách, dù chỉ đến chiêm ngưỡng xa xa phiên tòa “công khai” này mà cũng bị bắt giam rồi bị khám nhà và tịch thu một số tài sản! Như thế, nhiều người nói rằng, phiên tòa tuyên bố “xử công khai” thực ra là một cái bẫy dụ người ta đến để rồi bắt giam.
Mất thể diện quốc gia
Dẫu không lạ gì tiền lệ vi phạm hiến pháp và vi phạm quyền tự do ngôn luận trong nhiều phiên tòa của VN, đặc biệt trong những phiên xử người bất đồng chính kiến, nhưng sự vi hiến của phiên tòa xử luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 4/4/2011 đã quá sức hình dung ngay cả của những người bi quan nhất về nền tư pháp.
Cả bốn luật sư bào chữa cho CHHV đã đồng loạt bỏ về vì phiên tòa vi phạm Luật tố tụng hình sự, vi phạm Hiến pháp và Luật luật sư đã quy định. Ngay trong ngày 4/4/2011, các luật sư dũng cảm này đã viết gửi kiến nghị lên Quốc hội, Viện kiểm sát tối cao và các cơ quan hữu trách khác đề nghị xử lý hành vi cản trở quyền tự bào chữa của bị cáo và quyền bào chữa của luật sư của chủ tọa phiên tòa.
Dư luận nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối và kêu gọi “trả tự do ngay lập tức” cho tiến sĩ Cù Hà Vũ, luật sư Lê Quốc Quân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn và tất cả các tù nhân lương tâm khác.
Trong đó, Mỹ và khối đại diện cho 27 nước châu Âu đã mạnh mẽ lên tiếng khẳng định việc buộc tội ông Cù Huy Hà Vũ và bắt giữ những người đến quan sát phiên tòa một cách ôn hòa đã đi ngược lại với tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc.
Hiệu ứng của phiên tòa này là một biển những bất bình thể hiện trên các trang mạng Internet và ngoài xã hội. Có nhiều người còn bộc lộ sự công phẫn. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - đã nhận xét: “…từ ngày cách mạng tháng Tám đến nay chưa có phiên tòa nào xử như thế…tôi thấy báo chí, bản tin điện tử của nhiều nước chỉ trích ta mạnh quá! Tôi buồn quá và cảm thấy xấu hổ”.
GS Ngô Bảo Châu bình luận rất xác đáng: “ Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. ..Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”!
Những ngọn nến và lời nguyện cầu
Cũng như thời cải cách ruộng đất, thời nhân văn giai phẩm, thời khoán 10 do Kim Ngọc khởi xướng và nhiều vụ khác, người VN không phải không trông thấy bất công và đau thương nhưng hầu hết vẫn im lặng.
Nhiều người biết rằng từng ngày từng ngày một, sự im lặng thờ ơ chính là chiếc thòng lọng thít chặt cổ mình nhưng vẫn chọn cách sống hoặc phải sống với hơi thở khò khè mong kéo dài cuộc sống còn hơn là bị “thắt cổ chết” ngay lập tức.
Đó là cách tồn tại mà khốn khổ thay, người VN đã chọn sau bao kiếp thương đau.
Việt Nam cam kết rằng đây là một nhà nước pháp quyền với khẩu hiệu giăng giăng đỏ rực đầy đường: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Nhưng những gì đang diễn ra gần đây thì việc sống và làm việc trái Hiến pháp và pháp luật đang ngang nhiên hoành hành.
Nếu những người có trách nhiệm không ngăn chặn xu thế những kẻ lạm dụng tay đấm chân đạp dùi cui súng ống và cầm tù hãm hại người khác theo ý thích và quyền lợi của mình, thậm chí còn coi đó là những hành vi trung thành đáng được khen thưởng và vinh danh, thì khó có thể ngăn chặn xã hội đi theo xu hướng tàn bạo và man rợ của những chúa đất và chủ nô thời trung cổ.
May thay, vẫn còn những ngọn nến và những lời cầu nguyện.
Một ấn tượng cảm động là một số luật sư và một số ít ỏi trí thức đã dám từ bỏ quyền lợi, chịu nguy hiểm để lên tiếng bảo vệ công lý.
Trong hoang lạnh, cũng đã có những người đã thắp lên ngọn nến sưởi ấm. Họ cầu nguyện cho Cù Huy Hà Vũ và nhiều dân oan.
Trong tiền lệ, họ đã từng cầu nguyện cho nhiều người. Họ gửi lời da diết và nước mắt của mình lên Chúa, người đã từng lấy thân mình chịu đóng đinh trên cây thập giá để chịu tội thay cho loài người.
Chọn “bất nhân bất nghĩa” hay chọn công lý?
“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ từ thế kỷ XIX đã nói như vậy.
Ông là nhà cải cách đã hơn 30 lần liều thân dâng bản điều trần lên vua Tự Đức đề nghị canh tân đất nước.
Nếu vua mà không tăm tối thủ cựu, biết nghe theo ông, thì rất nhiều khả năng Việt Nam hiện nay đã có thể phát triển ngang Nhật Bản. Và, bao nhiêu triệu người có thể đã không phải bỏ mạng. Bao nhiêu nụ cười có thể thay cho nước mắt.
Lời Nguyễn Trường Tộ là liều thuốc trụ sinh “nghịch nhĩ”. Nhưng đến nay, chưa thấy ai phản bác được điều này.
Nếu để giải độc, thì những vị lãnh đạo cao nhất của đất nước này cần cấp bách đưa ra những cử chỉ thể hiện tầm vóc, vị thế và tính nhân văn cũng như nghệ thuật lãnh đạo.
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì những thành quả của đổi mới và phát triển kinh tế, lại có quá nhiều điều khiến họ cần khấu đầu xin lỗi dân một cách thành thực và sửa chữa nó triệt để càng sớm càng tốt.
Võ Thị Hảo
Viết gửi BBC từ Hà Nội
LS Lê Quốc Quân và BS Phạm Hồng Sơn được trả tự do
RFA
09:56 13/04/2011
LS Lê Quốc Quân và BS Phạm Hồng Sơn được trả tự do
Luật sư Lê Quốc Quân và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, hai người bị cơ quan công an Việt Nam sách nhiễu và bắt đưa đi từ ngày 4 tháng tư đến nay, vừa được trả tự do vào chiều tối ngày 13 tháng tư.
Một người em cuả luật sư Lê Quốc Quân, cho Đài Á Châu Tự Do biết về tin này vào lúc 9 giờ 15 tối ngày 13 tháng tư như sau:
"Anh Quân đã gọi điện thoại về nhà cho biết đã được công an thả ra khỏi nhà giam và đang trên đường trở về nhà."
Xin được nhắc lại luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn là hai người có những hoạt động công khai cổ vũ cho dân chủ tại Việt Nam.
Hôm 4 tháng Tư vừa qua, hai ông đã đến bên ngoài Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội để theo dõi vụ xử tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.
Những ngươì chứng kiến và người thân cuả hai ông cho biết cơ quan an ninh đã đánh đập và bắt hai ông đưa đi cho đến hôm nay.
Luật sư Lê Quốc Quân và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, hai người bị cơ quan công an Việt Nam sách nhiễu và bắt đưa đi từ ngày 4 tháng tư đến nay, vừa được trả tự do vào chiều tối ngày 13 tháng tư.
Một người em cuả luật sư Lê Quốc Quân, cho Đài Á Châu Tự Do biết về tin này vào lúc 9 giờ 15 tối ngày 13 tháng tư như sau:
"Anh Quân đã gọi điện thoại về nhà cho biết đã được công an thả ra khỏi nhà giam và đang trên đường trở về nhà."
Xin được nhắc lại luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn là hai người có những hoạt động công khai cổ vũ cho dân chủ tại Việt Nam.
Hôm 4 tháng Tư vừa qua, hai ông đã đến bên ngoài Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội để theo dõi vụ xử tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.
Những ngươì chứng kiến và người thân cuả hai ông cho biết cơ quan an ninh đã đánh đập và bắt hai ông đưa đi cho đến hôm nay.
LS Lê Quốc Quân và BS Phạm Hồng Sơn được trả tự do
RFA
09:57 13/04/2011
Luật sư Lê Quốc Quân và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, hai người bị cơ quan công an Việt Nam sách nhiễu và bắt đưa đi từ ngày 4 tháng tư đến nay, vừa được trả tự do vào chiều tối ngày 13 tháng tư.
Một người em cuả luật sư Lê Quốc Quân, cho Đài Á Châu Tự Do biết về tin này vào lúc 9 giờ 15 tối ngày 13 tháng tư như sau:
"Anh Quân đã gọi điện thoại về nhà cho biết đã được công an thả ra khỏi nhà giam và đang trên đường trở về nhà."
Xin được nhắc lại luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn là hai người có những hoạt động công khai cổ vũ cho dân chủ tại Việt Nam.
Hôm 4 tháng Tư vừa qua, hai ông đã đến bên ngoài Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội để theo dõi vụ xử tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.
Những ngươì chứng kiến và người thân cuả hai ông cho biết cơ quan an ninh đã đánh đập và bắt hai ông đưa đi cho đến hôm nay.
LS Lê Quốc Quân (trái) và BS Phạm Hồng Sơn |
"Anh Quân đã gọi điện thoại về nhà cho biết đã được công an thả ra khỏi nhà giam và đang trên đường trở về nhà."
Xin được nhắc lại luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn là hai người có những hoạt động công khai cổ vũ cho dân chủ tại Việt Nam.
Hôm 4 tháng Tư vừa qua, hai ông đã đến bên ngoài Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội để theo dõi vụ xử tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.
Những ngươì chứng kiến và người thân cuả hai ông cho biết cơ quan an ninh đã đánh đập và bắt hai ông đưa đi cho đến hôm nay.
Thông Báo
Phân Ưu: Anh Phêrô Nguyễn Phú Cường đã về Nhà Cha trên Trời
LM Trần Công Nghị
17:53 13/04/2011
Chúa phán: "Ta là sự sống lại và sữ sống. Ai tin Ta sẽ sống muôn đời".
Được tin
Anh Phêrô Nguyễn Phú Cường
(em ruột của anh Nguyễn Trung Thịnh - cộng tác viên của VietCatholic)
vừa mới ra đi về Nhà Cha trên Trời
hưởng dương 48 tuổi.
Thánh lễ phát tang vào lúc 6:30 chiều ngày thứ Sáu 16/4/2011
Thánh lễ An táng lúc 9g00 sáng ngày thứ Bảy ngày 16/4/2011
tại Trung Tâm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Perth- Tây Úc.
Xin qúi vị độc giả hiệp thông trong lời cầu nguyện cho linh hồn Phêrô.
Chúng tôi chia sẻ sự mất mát lớn lao của gia đình anh chị Thịnh và gia quyến.
LM Giám đốc và toàn Ban VietCatholic
Thành kính phân ưu cùng gia đình anh Nguyễn Trung Thịnh
Lm Gioan Trần Công Nghị
17:14 13/04/2011
CÁO PHÓ Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh, VietCatholic trân trọng thông báo cùng quý cha, quý tu sĩ và anh chị em Anh Phêrô Nguyễn Phú Cường bào đệ của anh Nguyễn Trung Thịnh cộng tác viên của VietCatholic vừa được Chúa gọi về hôm thứ Tư 13/04/2011 tại Perth, hưởng dương 48 tuổi. Xin Thiên Chúa là Cha Toàn Năng đón nhận linh hồn Phêrô vào nước Ngài và ban ơn ủi an cho thân bằng quyến thuộc. |
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Bờ Hồ Gươm
Nguyễn Ngọc Liên
21:36 13/04/2011
BÊN BỜ HỒ GƯƠM
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Lật tung Hà Nội lên rồi
Cũng không tìm thấy một người Thăng Long!
(Trích thơ của Nguyễn Đức Liêm)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Lật tung Hà Nội lên rồi
Cũng không tìm thấy một người Thăng Long!
(Trích thơ của Nguyễn Đức Liêm)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền