Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Phục Sinh 12/4/2020 cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:00 13/04/2020
Bài Ðọc I: Cv 10, 34a. 37-43
“Chúng tôi đã ăn uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Phêrô lên tiếng nói rằng: “Như anh em biết điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđêa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu cho Người. Người đi khắp nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở cùng Người. Và chúng tôi, chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do-thái, và tại Giêrusalem, Người là Ðấng người ta đã giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng Thiên Chúa đã tuyển chọn trước, chính chúng tôi đã ăn uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại. Và Người đã truyền cho chúng tôi rao giảng cho toàn dân và làm chứng rằng chính Người đã được Thiên Chúa tôn làm quan án xét xử kẻ sống và kẻ chết. Mọi tiên tri đều làm chứng về Người rằng: Tất cả những ai tin vào Người, thì nhờ danh Người mà được tha tội”.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 117, 1-2. 16ab-17. 22-23
Ðáp: Ðây là ngày Chúa đã lập ra, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở. Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: “Ðức từ bi của Người muôn thuở”.
Xướng: Tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt, tay hữu Chúa đã cất nhắc tôi lên. Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống, và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa.
Xướng: Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta.
Bài Ðọc II: Cl 3, 1-4
“Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Ðức Kitô ngự”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.
Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Ðức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Ðức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Ðức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Ðức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang.
Ðó là lời Chúa.
Hoặc đọc: 1 Cr 5, 6b-8
“Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Ðức Kitô ngự”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh em thân mến, anh em không biết sao?: chỉ một tí men là đã đủ làm dậy men cả khối bột! Anh em hãy tẩy trừ men cũ để nên bột mới anh em là bánh không men. Vì Chiên Vượt Qua của ta, là Ðức Kitô, đã chịu sát tế. Cho nên ta hãy mừng lễ, đừng với men cũ, và men gian tà, ác độc, nhưng là với Bánh không men của lòng tinh tuyền và chân thật.
Ðó là lời Chúa.
Ca Tiếp Liên
Các Kitô hữu hãy tiến dâng
lời khen ngợi hy lễ Vượt Qua.
Chiên con đã cứu chuộc đoàn chiên mẹ:
Ðức Kitô vô tội đã hoà giải tội nhân với Chúa Cha.
Sống và chết hai bên song đấu cách diệu kỳ,
tướng lãnh sự sống đã chết đi, nhưng vẫn sống mà cai trị.
Hỡi Maria, hãy nói cho chúng tôi nghe
bà đã thấy gì trên quãng đường đi?
Tôi đã thấy mồ Ðức Kitô đang sống
và vinh quang của Ðấng Phục Sinh,
thấy các thiên thần làm chứng,
thấy khăn liệm và y phục.
Ðức Kitô là hy vọng của tôi đã phục sinh,
Người đi trước chư vị tới xứ Galilêa.
Chúng tôi biết Ðức Kitô đã sống lại thật từ cõi chết!
Lạy Chúa, Vua chiến thắng, xin thương xót chúng con.
Alleluia
Alleluia, alleluia! - Lễ Vượt Qua của chúng ta là Ðức Kitô đã hiến tế vậy chúng ta hãy mừng lễ trong Chúa. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 20, 1-9
“Người phải sống lại từ cõi chết”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối và bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ, bà liền chạy về tìm Simon-Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: “Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu”. Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước. Ông cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy Simon-Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn này không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào, dù ông đã tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết.
Ðó là lời Chúa.
“Chúng tôi đã ăn uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Phêrô lên tiếng nói rằng: “Như anh em biết điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđêa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu cho Người. Người đi khắp nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở cùng Người. Và chúng tôi, chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do-thái, và tại Giêrusalem, Người là Ðấng người ta đã giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng Thiên Chúa đã tuyển chọn trước, chính chúng tôi đã ăn uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại. Và Người đã truyền cho chúng tôi rao giảng cho toàn dân và làm chứng rằng chính Người đã được Thiên Chúa tôn làm quan án xét xử kẻ sống và kẻ chết. Mọi tiên tri đều làm chứng về Người rằng: Tất cả những ai tin vào Người, thì nhờ danh Người mà được tha tội”.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 117, 1-2. 16ab-17. 22-23
Ðáp: Ðây là ngày Chúa đã lập ra, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở. Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: “Ðức từ bi của Người muôn thuở”.
Xướng: Tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt, tay hữu Chúa đã cất nhắc tôi lên. Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống, và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa.
Xướng: Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta.
Bài Ðọc II: Cl 3, 1-4
“Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Ðức Kitô ngự”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.
Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Ðức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Ðức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Ðức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Ðức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang.
Ðó là lời Chúa.
Hoặc đọc: 1 Cr 5, 6b-8
“Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Ðức Kitô ngự”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh em thân mến, anh em không biết sao?: chỉ một tí men là đã đủ làm dậy men cả khối bột! Anh em hãy tẩy trừ men cũ để nên bột mới anh em là bánh không men. Vì Chiên Vượt Qua của ta, là Ðức Kitô, đã chịu sát tế. Cho nên ta hãy mừng lễ, đừng với men cũ, và men gian tà, ác độc, nhưng là với Bánh không men của lòng tinh tuyền và chân thật.
Ðó là lời Chúa.
Ca Tiếp Liên
Các Kitô hữu hãy tiến dâng
lời khen ngợi hy lễ Vượt Qua.
Chiên con đã cứu chuộc đoàn chiên mẹ:
Ðức Kitô vô tội đã hoà giải tội nhân với Chúa Cha.
Sống và chết hai bên song đấu cách diệu kỳ,
tướng lãnh sự sống đã chết đi, nhưng vẫn sống mà cai trị.
Hỡi Maria, hãy nói cho chúng tôi nghe
bà đã thấy gì trên quãng đường đi?
Tôi đã thấy mồ Ðức Kitô đang sống
và vinh quang của Ðấng Phục Sinh,
thấy các thiên thần làm chứng,
thấy khăn liệm và y phục.
Ðức Kitô là hy vọng của tôi đã phục sinh,
Người đi trước chư vị tới xứ Galilêa.
Chúng tôi biết Ðức Kitô đã sống lại thật từ cõi chết!
Lạy Chúa, Vua chiến thắng, xin thương xót chúng con.
Alleluia
Alleluia, alleluia! - Lễ Vượt Qua của chúng ta là Ðức Kitô đã hiến tế vậy chúng ta hãy mừng lễ trong Chúa. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 20, 1-9
“Người phải sống lại từ cõi chết”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối và bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ, bà liền chạy về tìm Simon-Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: “Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu”. Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước. Ông cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy Simon-Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn này không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào, dù ông đã tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết.
Ðó là lời Chúa.
Thứ Hai Tuần Bát Nhật Phục Sinh
Lm Nguyễn Xuân Trường
05:24 13/04/2020
Mừng Chúa vinh quang hay dìm hàng xuyên tạc
Phúc Âm hôm nay mô tả trước sự kiện Chúa sống lại đã có 2 cách phản ứng trái ngược nhau.
1. Mừng Chúa vinh quang. Mấy phụ nữ tin Chúa sống lại và hân hoan hớn hở loan báo Tin Mừng Chúa phục sinh cho các môn đệ. Để rồi đến ngày nay Chúa Giêsu vinh quang vẫn sống mãi trong lòng nhân loại.
2. Dìm hàng xuyên tạc. Mấy lính canh mồ cũng hớt ha hớt hải đi báo cho các thượng tế. Các ông liền tổ chức hội nghị bàn bạc, dùng tiền thao túng lính xuyên tạc dìm hàng rằng các môn đệ đã lấy trộm xác Đức Giêsu. Tên tuổi của những vị này đã không được ai biết tới, chỉ còn tiếng xấu ở lại.
Trong đời sống hàng ngày cũng tương tự, có nhiều điều xảy ra, quan trọng là cách phản ứng của chúng ta ra sao: Chân thành nhìn những điều đẹp đẽ, tích cực để đời vui vẻ hạnh phúc hay là xuyên tạc soi mói những khiếm khuyết, tiêu cực để đời buồn bã bất hạnh.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:53 13/04/2020
14. Nếu con thích sự vui vẻ thì vui vẻ chính là chủ nhân của con.
(Thánh Thomas Aquinas)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Maria : Các bà vượt xa các ông
Lm Nguyễn Xuân Trường
16:58 13/04/2020
Trước cuộc Thương Khó. Những ngày cuối đời của Chúa sống nơi trần thế, Maria cùng Mácta mời Chúa ăn và không tiếc tiền xức cả bình dầu thơm quý giá cho Chúa, trong khi đó, ông Giuđa tông đồ lại tham tiền bán cả Chúa.
Chính giữa Tử Nạn. Giữa rừng người đang điên cuồng nhục mạ và đóng đinh Chúa, tình thế rất nguy hiểm đến tính mạng, vậy mà Mẹ Maria cùng mấy bà Maria khác trung kiên can đảm đứng kề bên thập giá Chúa, trong khi đó các ông tông đồ sợ hết hồn bỏ trốn sạch, toàn các “đấng bậc” mà sợ chạy mất dép!
Khi Chúa Phục Sinh. Giữa bầu khí hoang mang hoảng loạn, Maria Mađalêna vẫn cứ lặn lội ra viếng mộ Chúa và trở thành nữ “tông đồ” đầu tiên đi loan báo Tin Mừng phục sinh, trong khi đó, các ông tông đồ vẫn đang co rúm trong phòng đóng kín như thể ‘cách ly’. Riêng việc loan tin thì các bà vượt xa các ông nhiều lắm.hihiii.
Ôi, Maria, các bà vượt xa các ông. Nhìn vào Giáo hội Việt Nam cũng thấy trong lúc Giáo hội, giáo xứ gặp khó khăn bách hại, thì các bà lại can đảm vô cùng. Ngoài xã hội cũng chỉ thấy phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, chứ không thấy có danh hiệu ông bố Việt Nam anh hùng.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:59 13/04/2020
93. BỎ LÔNG HẤP NHỪ
Trịnh Dư Khánh cực kỳ thanh liêm giản dị, một ngày nọ đột nhiên mời bạn bè thân quyến rất nhiều người ngày mai đến nhà dự tiệc.
Các bạn hữu thân quyến được mời đều cảm thấy kỳ quái nên ngày hôm sau đều vội vàng đến, đợi mặt trời lên cao thì thấy Trịnh Dư Khánh xuất hiện.
Trò chuyện chốc lát thì các bạn hữu được mời đều thấy trong bụng đánh “tùng tùng” vì đói, Trịnh Dư Khánh nói với các đầy tớ:
- “Bảo nhà bếp, bỏ lông hấp nhừ, không được làm gãy cái cổ”.
Các bạn bè thân quyến đưa mắt nhìn nhau và cho rằng nhất định đang chưng hấp thịt ngỗng vịt, nếu không thì sao lại nói “bỏ lông”, “không làm gãy cổ” chứ?
Đợi rất lâu, mới thấy nhà bếp đem ra một dĩa tương nhỏ, cơm hạt kê một chén, bầu nậm một chạn.
Quan khách bạn bè giả làm vui, miễn cường ngồi ăn !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 93:
Ai cũng thích đi dự tiệc vì có nhiều lý do: có người thích dự tiệc vì thích uống rượu ngon, có người thích dự tiệc để có thêm bạn bè, có người đi dự tiệc vì tình cảm bạn bè thân thiết.v.v... nhưng dù với lý do gì chăng nữa, thì bữa tiệc cũng là một dấu chỉ của sự thân tình và vui vẻ...
Dự tiệc xong thì có nhiều lời phê bình: ăn ngon ăn dở, bởi vì con người ta quá chú trọng đến đời sống vật chất nên không vui khi đồ ăn thức uống không được như ý mình muốn.
Người Ki-tô hữu luôn nhìn thấy bữa tiệc “cuối cùng” của Đức Chúa Giê-su mỗi lần họ được mời đi dự tiệc, họ thấy Đức Chúa Giê-su nơi các thực khách nên họ chia vui với chủ nhà, thân tình hòa nhã với người ngồi bên cạnh, và luôn nở nụ cười tươi khi ăn phải món mà mình không thích, họ cũng không nhăn mặt khó chịu khi thấy người trong bàn tiệc uống rượu đến say phát biểu lung tung...
Người đời miễn cưỡng ngồi ăn khi tiệc rượu quá xuề xòa, nhưng người có tâm tình yêu thương của Đức Chúa Giê-su thì dù tiệc dở hay tiệc ngon, tiệc xuề xòa hay nghiêm chỉnh, tiệc sang hay tiệc hèn thì cũng là bữa tiệc “a-ga-pe” bác ái của Đức Chúa Giê-su mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trịnh Dư Khánh cực kỳ thanh liêm giản dị, một ngày nọ đột nhiên mời bạn bè thân quyến rất nhiều người ngày mai đến nhà dự tiệc.
Các bạn hữu thân quyến được mời đều cảm thấy kỳ quái nên ngày hôm sau đều vội vàng đến, đợi mặt trời lên cao thì thấy Trịnh Dư Khánh xuất hiện.
Trò chuyện chốc lát thì các bạn hữu được mời đều thấy trong bụng đánh “tùng tùng” vì đói, Trịnh Dư Khánh nói với các đầy tớ:
- “Bảo nhà bếp, bỏ lông hấp nhừ, không được làm gãy cái cổ”.
Các bạn bè thân quyến đưa mắt nhìn nhau và cho rằng nhất định đang chưng hấp thịt ngỗng vịt, nếu không thì sao lại nói “bỏ lông”, “không làm gãy cổ” chứ?
Đợi rất lâu, mới thấy nhà bếp đem ra một dĩa tương nhỏ, cơm hạt kê một chén, bầu nậm một chạn.
Quan khách bạn bè giả làm vui, miễn cường ngồi ăn !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 93:
Ai cũng thích đi dự tiệc vì có nhiều lý do: có người thích dự tiệc vì thích uống rượu ngon, có người thích dự tiệc để có thêm bạn bè, có người đi dự tiệc vì tình cảm bạn bè thân thiết.v.v... nhưng dù với lý do gì chăng nữa, thì bữa tiệc cũng là một dấu chỉ của sự thân tình và vui vẻ...
Dự tiệc xong thì có nhiều lời phê bình: ăn ngon ăn dở, bởi vì con người ta quá chú trọng đến đời sống vật chất nên không vui khi đồ ăn thức uống không được như ý mình muốn.
Người Ki-tô hữu luôn nhìn thấy bữa tiệc “cuối cùng” của Đức Chúa Giê-su mỗi lần họ được mời đi dự tiệc, họ thấy Đức Chúa Giê-su nơi các thực khách nên họ chia vui với chủ nhà, thân tình hòa nhã với người ngồi bên cạnh, và luôn nở nụ cười tươi khi ăn phải món mà mình không thích, họ cũng không nhăn mặt khó chịu khi thấy người trong bàn tiệc uống rượu đến say phát biểu lung tung...
Người đời miễn cưỡng ngồi ăn khi tiệc rượu quá xuề xòa, nhưng người có tâm tình yêu thương của Đức Chúa Giê-su thì dù tiệc dở hay tiệc ngon, tiệc xuề xòa hay nghiêm chỉnh, tiệc sang hay tiệc hèn thì cũng là bữa tiệc “a-ga-pe” bác ái của Đức Chúa Giê-su mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho chúng ta đừng quay về với ngôi mộ trống sau đại dịch này
Đặng Tự Do
04:09 13/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Hai 13 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ thứ Hai trong tuần bát nhật Lễ Phục sinh tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những nhà cai trị, các nhà khoa học, các chính trị gia, và những ai đang giúp giải quyết những vấn nạn gây ra bởi dịch bệnh coronavirus bao gồm thất nghiệp, bần cùng và đói khát, và một con đường hướng đến tương lai.
Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những nhà cai trị, các nhà khoa học, các chính trị gia là những người đã bắt đầu nghiên cứu lối thoát, hậu đại dịch. Những suy tư “hậu” dịch bệnh này đã bắt đầu. Xin cho họ tìm ra những con đường đúng đắn, hòa bình, luôn có lợi cho mọi người, luôn luôn ủng hộ mọi dân tộc.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha tập trung các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày.
Bài Trích Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các bà vội ra khỏi mồ vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Chúa. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: “Chào các bà”. Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: “Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó họ sẽ gặp Ta”.
Ðang khi các bà lên đường, thì mấy người lính canh vào thành báo tin cho các thượng tế biết tất cả những gì đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ lão, và sau khi đã bàn định, họ cho lính một số tiền lớn và bảo rằng: “Các anh hãy nói rằng: Ban đêm khi chúng tôi đang ngủ, thì môn đệ ông đến lấy trộm xác ông. Nếu việc này đến tai tổng trấn, chúng tôi sẽ thương lượng với ông, không để các anh phải phiền hà đâu”. Bọn lính canh nhận tiền và đã làm y như họ căn dặn chúng. Bởi thế, lời đó được phao truyền nơi người Do Thái cho đến ngày nay.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta một lựa chọn, một lựa chọn hàng ngày, một lựa chọn của con người đã luôn diễn ra kể từ ngày đó: đó là lựa chọn giữa niềm vui, và hy vọng về sự phục sinh của Chúa Giêsu; và nỗi nhớ về nấm mồ.
Những người phụ nữ hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Chúa (x. Mt 28,8): Thiên Chúa luôn bắt đầu với những người phụ nữ, luôn luôn. Họ luôn mở đường. Họ không nghi ngờ: họ biết; họ thấy Người, họ chạm vào Người. Họ cũng nhìn thấy ngôi mộ trống. Đúng là các môn đệ không thể tin được và nói: “Nhưng những người phụ nữ này có lẽ hơi quá sức tưởng tượng” nhưng tôi không biết ban đầu họ có nghi ngờ không. Nhưng rồi họ đã chắc chắn và cuối cùng họ đã đi trên con đường này cho đến ngày hôm nay: Chúa Giêsu đã sống lại, Người còn sống giữa chúng ta (x. Mt 28, 9-10).
Nhưng rồi lại có một suy nghĩ khác: tốt hơn là ông ấy đừng sống lại. Ngôi mộ trống sẽ mang lại nhiều vấn đề cho chúng ta. Và quyết định che giấu sự thật được nhanh chóng hình thành. Như vẫn thường xảy ra: khi chúng ta không phục vụ Chúa, chúng ta phục vụ cho vị thần khác, là thần tiền của.
Hãy nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được.” (Mt 6:24) Anh em không thể phục vụ cả hai. Và để thoát khỏi bằng chứng này, khỏi thực tại này, các thượng tế và kỳ lão đã chọn con đường khác, con đường chi tiền ra: họ trả tiền cho sự im lặng (x. Mt 28, 12-13). Sự im lặng của các nhân chứng. Một trong những người lính đã tuyên xưng, ngay khi Chúa Giêsu chết: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!” (Mc 15:39). Những con người tội nghiệp này không hiểu, họ sợ vì cuộc sống đang diễn ra và họ đã đến gặp các thượng tế, các thầy thông luật. Và họ đã được trả tiền: họ được trả tiền để im lặng, và điều này, các anh chị em thân mến, không phải là một khoản hối lộ: đây thuần túy là bại hoại, băng hoại thuần túy. Nếu anh chị em không tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, hãy nghĩ tại sao. Đúng là nhiều người không tuyên xưng Chúa Giêsu vì họ không biết Người, vì chúng ta đã không liên tục tuyên xưng Người và đây là lỗi của chúng ta. Nhưng khi có ai đó chủ động im lặng trước cả các bằng chứng, thì đó là con đường của quỷ, đó là con đường bại hoại. Người ấy được trả tiền và im lặng.
Ngay cả ngày hôm nay, đối mặt với những gì tiếp theo - hy vọng sẽ sớm xảy ra – sau khi đại dịch này kết thúc, có một lựa chọn tương tự: hoặc là chúng ta tranh đấu cho sự sống, cho sự hồi sinh của các dân tộc, hoặc là chúng ta hướng về thần tiền: trở lại với ngôi mộ của nạn đói, của nạn nô lệ hiện đại, chiến tranh, nhà máy vũ khí, và các trẻ em không được giáo dục vân vân và vân vân. Đó là quay về với ngôi mộ.
Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin cho trong cuộc sống cá nhân và trong đời sống xã hội của chúng ta, Chúa luôn giúp chúng ta chọn việc loan báo: loan báo rằng chân trời luôn luôn rộng mở; dẫn chúng ta đến việc chọn cái tốt cho người dân. Và đừng bao giờ rơi vào ngôi mộ của thần tiền.
Source:Libreria Editrice VaticanaOMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO "Scegliere l’annuncio per non cadere nei nostri sepolcri"
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những nhà cai trị, các nhà khoa học, các chính trị gia, và những ai đang giúp giải quyết những vấn nạn gây ra bởi dịch bệnh coronavirus bao gồm thất nghiệp, bần cùng và đói khát, và một con đường hướng đến tương lai.
Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những nhà cai trị, các nhà khoa học, các chính trị gia là những người đã bắt đầu nghiên cứu lối thoát, hậu đại dịch. Những suy tư “hậu” dịch bệnh này đã bắt đầu. Xin cho họ tìm ra những con đường đúng đắn, hòa bình, luôn có lợi cho mọi người, luôn luôn ủng hộ mọi dân tộc.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha tập trung các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày.
Bài Trích Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các bà vội ra khỏi mồ vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Chúa. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: “Chào các bà”. Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: “Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó họ sẽ gặp Ta”.
Ðang khi các bà lên đường, thì mấy người lính canh vào thành báo tin cho các thượng tế biết tất cả những gì đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ lão, và sau khi đã bàn định, họ cho lính một số tiền lớn và bảo rằng: “Các anh hãy nói rằng: Ban đêm khi chúng tôi đang ngủ, thì môn đệ ông đến lấy trộm xác ông. Nếu việc này đến tai tổng trấn, chúng tôi sẽ thương lượng với ông, không để các anh phải phiền hà đâu”. Bọn lính canh nhận tiền và đã làm y như họ căn dặn chúng. Bởi thế, lời đó được phao truyền nơi người Do Thái cho đến ngày nay.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta một lựa chọn, một lựa chọn hàng ngày, một lựa chọn của con người đã luôn diễn ra kể từ ngày đó: đó là lựa chọn giữa niềm vui, và hy vọng về sự phục sinh của Chúa Giêsu; và nỗi nhớ về nấm mồ.
Những người phụ nữ hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Chúa (x. Mt 28,8): Thiên Chúa luôn bắt đầu với những người phụ nữ, luôn luôn. Họ luôn mở đường. Họ không nghi ngờ: họ biết; họ thấy Người, họ chạm vào Người. Họ cũng nhìn thấy ngôi mộ trống. Đúng là các môn đệ không thể tin được và nói: “Nhưng những người phụ nữ này có lẽ hơi quá sức tưởng tượng” nhưng tôi không biết ban đầu họ có nghi ngờ không. Nhưng rồi họ đã chắc chắn và cuối cùng họ đã đi trên con đường này cho đến ngày hôm nay: Chúa Giêsu đã sống lại, Người còn sống giữa chúng ta (x. Mt 28, 9-10).
Nhưng rồi lại có một suy nghĩ khác: tốt hơn là ông ấy đừng sống lại. Ngôi mộ trống sẽ mang lại nhiều vấn đề cho chúng ta. Và quyết định che giấu sự thật được nhanh chóng hình thành. Như vẫn thường xảy ra: khi chúng ta không phục vụ Chúa, chúng ta phục vụ cho vị thần khác, là thần tiền của.
Hãy nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được.” (Mt 6:24) Anh em không thể phục vụ cả hai. Và để thoát khỏi bằng chứng này, khỏi thực tại này, các thượng tế và kỳ lão đã chọn con đường khác, con đường chi tiền ra: họ trả tiền cho sự im lặng (x. Mt 28, 12-13). Sự im lặng của các nhân chứng. Một trong những người lính đã tuyên xưng, ngay khi Chúa Giêsu chết: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!” (Mc 15:39). Những con người tội nghiệp này không hiểu, họ sợ vì cuộc sống đang diễn ra và họ đã đến gặp các thượng tế, các thầy thông luật. Và họ đã được trả tiền: họ được trả tiền để im lặng, và điều này, các anh chị em thân mến, không phải là một khoản hối lộ: đây thuần túy là bại hoại, băng hoại thuần túy. Nếu anh chị em không tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, hãy nghĩ tại sao. Đúng là nhiều người không tuyên xưng Chúa Giêsu vì họ không biết Người, vì chúng ta đã không liên tục tuyên xưng Người và đây là lỗi của chúng ta. Nhưng khi có ai đó chủ động im lặng trước cả các bằng chứng, thì đó là con đường của quỷ, đó là con đường bại hoại. Người ấy được trả tiền và im lặng.
Ngay cả ngày hôm nay, đối mặt với những gì tiếp theo - hy vọng sẽ sớm xảy ra – sau khi đại dịch này kết thúc, có một lựa chọn tương tự: hoặc là chúng ta tranh đấu cho sự sống, cho sự hồi sinh của các dân tộc, hoặc là chúng ta hướng về thần tiền: trở lại với ngôi mộ của nạn đói, của nạn nô lệ hiện đại, chiến tranh, nhà máy vũ khí, và các trẻ em không được giáo dục vân vân và vân vân. Đó là quay về với ngôi mộ.
Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin cho trong cuộc sống cá nhân và trong đời sống xã hội của chúng ta, Chúa luôn giúp chúng ta chọn việc loan báo: loan báo rằng chân trời luôn luôn rộng mở; dẫn chúng ta đến việc chọn cái tốt cho người dân. Và đừng bao giờ rơi vào ngôi mộ của thần tiền.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Đức Thánh Cha nhìn nhận những đóng góp lớn lao của giới nữ trong cơn đại dịch Covid-19
Thanh Quảng sdb
05:29 13/04/2020
Đức Thánh Cha nhìn nhận những đóng góp lớn lao của giới nữ trong cơn đại dịch Covid-19
Trong bài phát biểu sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vào trưa Chúa Nhật vừa qua, Đức Thánh Cha nhìn nhận những đóng góp lớn lao mà phái nữ đang cống hiến trong cơn đại dịch hiện nay.
(Tin Vatican)
Sau khi nghe Tin mừng về những người phụ nữ đã được diễm phúc "thông báo tin mừng phục sinh của Chúa Giêsu cho các môn đệ", Đức Thánh Cha nói: "Cha cũng muốn nghĩ tới những nỗ lực" của rất nhiều người nữ, đang ra sức đóng góp "trong cuộc khủng hoảng của cơn đại dịch này”.
Đức Thánh Cha đặc biệt muốn đề cập đến người làm "bác sĩ, y tá, thành viên của lực lượng an ninh và trông coi tù nhân, nhân viên trong các cửa hàng cung cấp nhu yếu phẩm, và nhiều bà mẹ và những người phụ nữ trẻ khác đang bị cách ly trong nhà với cả gia đình, trông coi trẻ em, săn sóc người già, và người yếu đau".
Sau đó, Đức Thánh Cha cũng thừa nhận có nhiều người phải gánh chịu nhiều sức ép "vì hoàn cảnh sống mà họ đang phải gánh vác những trọng trách quá nặng nề".
Đức Thánh Cha cầu xin "Chúa ban sức mạnh cho họ và cho cộng đồng của chúng ta, hầu có thể nâng đỡ họ cùng với gia đình của họ".
Sau đó Đức Thánh Cha tập chung sự chú ý của mình vào cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay. Đức Thánh Cha nói: "Trong Tuần lễ Phục sinh này, ngài mời gọi tất cả các quốc gia hãy tương thân tương ái, giúp đỡ đặc biệt các nước đang bị cơn dịch gây tổn thất trầm trọng! Đức Thánh Cha nhắc đến các quốc gia như: Ý, Hoa Kỳ, Pháp và Tây Ban Nha… và cả cả một "Danh sách dài"… Ngài nói: "Tôi cầu nguyện cho tất cả, và trong tâm tình cầu nguyện ngài gần gũi với tất cả!"
Trước khi chào tạm biệt, Đức Thánh Cha gửi lời chúc Phục sinh và mời gọi tất cả "hãy hiệp nhất cầu nguyện và đoàn kết giúp đỡ nhau như anh chị em một nhà".
Sau đó, ngài xuất hiện ở cửa sổ như thường lệ lúc đọc kinh Lạy Nữ Vương và nhìn xuống quảng trường trống vắng, Đức Thánh Cha chúc lành cho thành phố Rome và mọi người trên thế giới...
Trong bài phát biểu sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vào trưa Chúa Nhật vừa qua, Đức Thánh Cha nhìn nhận những đóng góp lớn lao mà phái nữ đang cống hiến trong cơn đại dịch hiện nay.
(Tin Vatican)
Sau khi nghe Tin mừng về những người phụ nữ đã được diễm phúc "thông báo tin mừng phục sinh của Chúa Giêsu cho các môn đệ", Đức Thánh Cha nói: "Cha cũng muốn nghĩ tới những nỗ lực" của rất nhiều người nữ, đang ra sức đóng góp "trong cuộc khủng hoảng của cơn đại dịch này”.
Đức Thánh Cha đặc biệt muốn đề cập đến người làm "bác sĩ, y tá, thành viên của lực lượng an ninh và trông coi tù nhân, nhân viên trong các cửa hàng cung cấp nhu yếu phẩm, và nhiều bà mẹ và những người phụ nữ trẻ khác đang bị cách ly trong nhà với cả gia đình, trông coi trẻ em, săn sóc người già, và người yếu đau".
Sau đó, Đức Thánh Cha cũng thừa nhận có nhiều người phải gánh chịu nhiều sức ép "vì hoàn cảnh sống mà họ đang phải gánh vác những trọng trách quá nặng nề".
Đức Thánh Cha cầu xin "Chúa ban sức mạnh cho họ và cho cộng đồng của chúng ta, hầu có thể nâng đỡ họ cùng với gia đình của họ".
Sau đó Đức Thánh Cha tập chung sự chú ý của mình vào cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay. Đức Thánh Cha nói: "Trong Tuần lễ Phục sinh này, ngài mời gọi tất cả các quốc gia hãy tương thân tương ái, giúp đỡ đặc biệt các nước đang bị cơn dịch gây tổn thất trầm trọng! Đức Thánh Cha nhắc đến các quốc gia như: Ý, Hoa Kỳ, Pháp và Tây Ban Nha… và cả cả một "Danh sách dài"… Ngài nói: "Tôi cầu nguyện cho tất cả, và trong tâm tình cầu nguyện ngài gần gũi với tất cả!"
Trước khi chào tạm biệt, Đức Thánh Cha gửi lời chúc Phục sinh và mời gọi tất cả "hãy hiệp nhất cầu nguyện và đoàn kết giúp đỡ nhau như anh chị em một nhà".
Sau đó, ngài xuất hiện ở cửa sổ như thường lệ lúc đọc kinh Lạy Nữ Vương và nhìn xuống quảng trường trống vắng, Đức Thánh Cha chúc lành cho thành phố Rome và mọi người trên thế giới...
Lễ Phục sinh tại Giêrusalem
Đặng Tự Do
16:10 13/04/2020
Tại Giêrusalem, sáng sớm ngày thứ Bẩy, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa và một vài linh mục, tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa đã có thể cử hành lễ Vọng Phục sinh tại nhà thờ Thánh Mộ trước sự canh phòng cẩn mật của cảnh sát Do Thái. Lễ Vọng Phục sinh được cử hành ngay sáng sớm thứ Bẩy để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giêrusalem là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục sinh.
Như vậy, cuối cùng tiếng chuông lễ hội đã vang lên trong nhà thờ Thánh Mộ khi bài ca Vinh Danh được hát lên. Sau khi các nghi thức trong Tuần Thánh đã được dời sang nhà thờ đồng chính tòa Thánh Danh Chúa, chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh, Do Thái đã nhượng bộ và cho phép cử hành một vài nghi thức trong nhà thờ Thánh Mộ.
Nghi thức cử hành trước mộ Chúa năm nay diễn ra trong bầu không khí hoàn toàn khác. Không có người hành hương, mà chỉ có Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa và những linh mục đồng tế khác.
Tuy nhiên, theo Đức Tổng Giám Mục, kinh nghiệm của những ngày này, được đánh dấu bởi sự trống rỗng và mất phương hướng gây ra bởi đại dịch, có lẽ là gần gũi nhất với kinh nghiệm của những chứng nhân đầu tiên về biến cố Phục sinh.
Ngài nói:
“Chúng ta mất đi những điểm tham chiếu, nó giống như những gì các phụ nữ và môn đệ Chúa đã trải qua vào thời điểm đó. Bởi vì Thầy của họ, là Chúa Giêsu, là điểm tham chiếu của họ, đã chết. Chỉ sau đó họ mới hiểu rằng sự trống rỗng này là khởi đầu của sự sáng tạo mới, của cuộc sống mới trong Chúa Kitô Phục sinh.”
Ngài nói thêm rằng “Ngôi mộ trống của Chúa Kitô giúp chúng ta đọc những sự kiện ngày nay không chỉ là sự kết thúc của một thế giới, sự kết thúc của những điều chắc chắn, mà là sự khởi đầu, một khởi đầu mới phụ thuộc vào chúng ta, nếu chúng ta có thể kín múc sức mạnh, sự sống và hy vọng từ sự kiện mà chúng ta đang cử hành, đó là sự Phục sinh của Chúa Kitô. “
Trong thánh lễ Phục sinh được cử hành hôm Chúa Nhật 12 tháng Tư tại nhà thờ đồng chính tòa Thánh Danh Chúa Giêsu, Đức Tổng Giám Mục nói:
“Cả thế giới đang sống trong tình trạng sợ hãi, lo âu và hoang mang trước đại dịch coronavirus. Nhiều nước đang bị chết chóc và sầu muộn, và con số những người bị lây nhiễm tiếp tục gia tăng. Giêrusalem, thành của sự Phục sinh và Mộ trống, đang vắng bóng các các tín hữu hành hương và các thánh đường, đang chờ đợi các tín hữu trở lại để công bố sứ điệp Phục sinh và Alleluia.”
“Việc cử hành Mùa chay, Tuần thánh và Phục sinh năm nay gặp bao nhiêu vấn đề, những phức tạp và bấp bênh, và đặc biệt là trong bầu không khí đau khổ, bệnh tật, chết chóc của nhiều người trên thế giới, do sự phong tỏa. Thách đố coronavirus này có ý nghĩa gì đối với các dân tộc, các cộng đoàn và tổ chức của chúng ta? Nó có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế thế giới và sức khỏe hoàn cầu? Chúng ta tin rằng Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa của sự sống chứ không phải của sự chết. Phục Sinh bảo đảm cho chúng ta rằng giữa chết chóc và đau khổ, Thiên Chúa hiện diện và cái chết của Chúa Kitô mang lại chiến thắng cho chúng ta. Phục Sinh kêu gọi gia đình nhân loại chúng ta tiến về thời kỳ đổi mới, và là một con đường tiến về tương lai, xa tránh đàn áp, kỳ thị, đói khổ và bất công.”
Source:Christian Media CenterThe empty tomb of Christ: a new beginning
Như vậy, cuối cùng tiếng chuông lễ hội đã vang lên trong nhà thờ Thánh Mộ khi bài ca Vinh Danh được hát lên. Sau khi các nghi thức trong Tuần Thánh đã được dời sang nhà thờ đồng chính tòa Thánh Danh Chúa, chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh, Do Thái đã nhượng bộ và cho phép cử hành một vài nghi thức trong nhà thờ Thánh Mộ.
Nghi thức cử hành trước mộ Chúa năm nay diễn ra trong bầu không khí hoàn toàn khác. Không có người hành hương, mà chỉ có Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa và những linh mục đồng tế khác.
Tuy nhiên, theo Đức Tổng Giám Mục, kinh nghiệm của những ngày này, được đánh dấu bởi sự trống rỗng và mất phương hướng gây ra bởi đại dịch, có lẽ là gần gũi nhất với kinh nghiệm của những chứng nhân đầu tiên về biến cố Phục sinh.
Ngài nói:
“Chúng ta mất đi những điểm tham chiếu, nó giống như những gì các phụ nữ và môn đệ Chúa đã trải qua vào thời điểm đó. Bởi vì Thầy của họ, là Chúa Giêsu, là điểm tham chiếu của họ, đã chết. Chỉ sau đó họ mới hiểu rằng sự trống rỗng này là khởi đầu của sự sáng tạo mới, của cuộc sống mới trong Chúa Kitô Phục sinh.”
Ngài nói thêm rằng “Ngôi mộ trống của Chúa Kitô giúp chúng ta đọc những sự kiện ngày nay không chỉ là sự kết thúc của một thế giới, sự kết thúc của những điều chắc chắn, mà là sự khởi đầu, một khởi đầu mới phụ thuộc vào chúng ta, nếu chúng ta có thể kín múc sức mạnh, sự sống và hy vọng từ sự kiện mà chúng ta đang cử hành, đó là sự Phục sinh của Chúa Kitô. “
Trong thánh lễ Phục sinh được cử hành hôm Chúa Nhật 12 tháng Tư tại nhà thờ đồng chính tòa Thánh Danh Chúa Giêsu, Đức Tổng Giám Mục nói:
“Cả thế giới đang sống trong tình trạng sợ hãi, lo âu và hoang mang trước đại dịch coronavirus. Nhiều nước đang bị chết chóc và sầu muộn, và con số những người bị lây nhiễm tiếp tục gia tăng. Giêrusalem, thành của sự Phục sinh và Mộ trống, đang vắng bóng các các tín hữu hành hương và các thánh đường, đang chờ đợi các tín hữu trở lại để công bố sứ điệp Phục sinh và Alleluia.”
“Việc cử hành Mùa chay, Tuần thánh và Phục sinh năm nay gặp bao nhiêu vấn đề, những phức tạp và bấp bênh, và đặc biệt là trong bầu không khí đau khổ, bệnh tật, chết chóc của nhiều người trên thế giới, do sự phong tỏa. Thách đố coronavirus này có ý nghĩa gì đối với các dân tộc, các cộng đoàn và tổ chức của chúng ta? Nó có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế thế giới và sức khỏe hoàn cầu? Chúng ta tin rằng Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa của sự sống chứ không phải của sự chết. Phục Sinh bảo đảm cho chúng ta rằng giữa chết chóc và đau khổ, Thiên Chúa hiện diện và cái chết của Chúa Kitô mang lại chiến thắng cho chúng ta. Phục Sinh kêu gọi gia đình nhân loại chúng ta tiến về thời kỳ đổi mới, và là một con đường tiến về tương lai, xa tránh đàn áp, kỳ thị, đói khổ và bất công.”
Source:Christian Media Center
Người đứng đầu Liên minh Âu châu cho hay: vì vi khuẩn Coronavirus, nên người già sẽ bị cách ly cho đến năm 2021
Thanh Quảng sdb
17:17 13/04/2020
Người đứng đầu Liên minh Âu châu cho hay: vì vi khuẩn Coronavirus, nên người già sẽ bị cách ly cho đến năm 2021
Chủ tịch Liên Minh Âu châu, bà Ursula von der Leyen đã đưa ra những bình luận trên với một tờ báo của Đức.
(Tin Vatican - Stefan J. Bos)
Những bình luận của bà làm cho lễ Phục sinh ở châu Âu thêm ảm đạm! Bà Von der Leyen nói với tờ Nhật báo Bild của Đức rằng những người lớn tuổi có thể phải bị cách ly cho đến hết năm nay.
Bà nhấn mạnh rằng các biện pháp này thật là cần thiết để bảo vệ họ và những người dễ bị tổn thương khác, hầu phòng chống lại vi khuẩn Coronavirus, đại dịch COVID-19. Bà nói: "Tôi biết đây là điều khó khăn và sự cách ly là một gánh nặng". Nhưng theo lời của bà, "đó là một nan đề của sống và chết." Bà nhấn mạnh: "Chúng tôi phải giữ kỷ luật và cương quyết."
Chủ tịch của Liên Minh Châu Âu còn giải thích thêm, theo kế hoạch của bà thì trẻ em và thanh thiếu niên sẽ được hưởng nhiều tự do sớm hơn trong việc di chuyển hơn người lớn tuổi và những người ốm đau thì bị cách ly.
Bà Von der Leyen hy vọng một phòng thí nghiệm ở châu Âu sẽ sớm đưa ra một loại vắc-xin mới chống COVID-19. Nhưng bà cảnh báo: "Bao lâu chưa có vắc-xin, chúng tôi phải hạn chế việc tiếp xúc, nhất là đối với những người lớn tuổi!"
Trở ngại cho hàng triệu triệu người
Bà cũng nêu lên đây là một trở ngại cho hàng triệu triệu người buộc phải xa cách cha mẹ lớn tuổi hoặc ông bà của họ.
Những người thân yêu đã vẫy tay chào nhau từ những cửa sổ… Và ngay cả khi họ gặp nhau, nhiều người không thể ôm hôn nhau hay bắt tay nhau như thói quen thường làm, vì nay theo các hướng dẫn của chính quyền xã hội phải tránh và giữ một khoảng cách để tránh lây nhiễm...
Tính cho thời điểm này đã có hơn 120.000 ca tử vong trên toàn thế giới, mà khoảng một nửa là từ Châu Âu.
Nhiều quốc gia trong Châu Âu đang và sẽ còn công bố những quy tắc nghiêm nhặt hơn sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh!
Chủ tịch Liên Minh Âu châu, bà Ursula von der Leyen đã đưa ra những bình luận trên với một tờ báo của Đức.
(Tin Vatican - Stefan J. Bos)
Những bình luận của bà làm cho lễ Phục sinh ở châu Âu thêm ảm đạm! Bà Von der Leyen nói với tờ Nhật báo Bild của Đức rằng những người lớn tuổi có thể phải bị cách ly cho đến hết năm nay.
Bà nhấn mạnh rằng các biện pháp này thật là cần thiết để bảo vệ họ và những người dễ bị tổn thương khác, hầu phòng chống lại vi khuẩn Coronavirus, đại dịch COVID-19. Bà nói: "Tôi biết đây là điều khó khăn và sự cách ly là một gánh nặng". Nhưng theo lời của bà, "đó là một nan đề của sống và chết." Bà nhấn mạnh: "Chúng tôi phải giữ kỷ luật và cương quyết."
Chủ tịch của Liên Minh Châu Âu còn giải thích thêm, theo kế hoạch của bà thì trẻ em và thanh thiếu niên sẽ được hưởng nhiều tự do sớm hơn trong việc di chuyển hơn người lớn tuổi và những người ốm đau thì bị cách ly.
Bà Von der Leyen hy vọng một phòng thí nghiệm ở châu Âu sẽ sớm đưa ra một loại vắc-xin mới chống COVID-19. Nhưng bà cảnh báo: "Bao lâu chưa có vắc-xin, chúng tôi phải hạn chế việc tiếp xúc, nhất là đối với những người lớn tuổi!"
Trở ngại cho hàng triệu triệu người
Bà cũng nêu lên đây là một trở ngại cho hàng triệu triệu người buộc phải xa cách cha mẹ lớn tuổi hoặc ông bà của họ.
Những người thân yêu đã vẫy tay chào nhau từ những cửa sổ… Và ngay cả khi họ gặp nhau, nhiều người không thể ôm hôn nhau hay bắt tay nhau như thói quen thường làm, vì nay theo các hướng dẫn của chính quyền xã hội phải tránh và giữ một khoảng cách để tránh lây nhiễm...
Tính cho thời điểm này đã có hơn 120.000 ca tử vong trên toàn thế giới, mà khoảng một nửa là từ Châu Âu.
Nhiều quốc gia trong Châu Âu đang và sẽ còn công bố những quy tắc nghiêm nhặt hơn sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh!
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn Phục Sinh Mùa Covid: Tình Yêu Chiêm Niệm
Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
20:32 13/04/2020
Tình Yêu Thắng Vượt Sự Chết
“Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu” (Ga 20, 1-2).
Là người đã theo Chúa lâu ngày, Ma-ri-a không đành lòng để cho Thầy mình chịu cảnh lạnh lùng đơn chiếc trong huyệt mộ. Bà bất chấp nỗi sợ hãi, tăm tối và luật lệ để đến viếng mộ Thầy. Hành động dũng cảm của Ma-ri-a vừa minh chứng cho tình cảm dạt dào, tình cảm chân thật không giả dối đượm đầy trong trái tim của bà vừa nói lên một sự thật không thể che dấu: tình yêu thật thì vượt qua mọi sợ hãi, kể cả cái chết. Điều này càng trở nên rõ rệt hơn khi hành động can đảm của Ma-ri-a diễn ra ngay trong bối cảnh các ‘đấng mày râu’ môn đệ khác chỉ biết trốn chạy tìm an toàn cho bản thân. Trong tình yêu mà Ma-ri-a dành cho Chúa, dường không có răn giới giữa sự sống và sự chết, không có nỗi sợ hãi nào có thể ngăn cản được con tim ăm ắp yêu thương tìm đến với người mình yêu. Tình yêu anh dũng của Ma-ri-a mạnh thật đấy nhưng đó cũng chỉ là một sự đền đáp khiêm tốn dành cho một thứ tình yêu tuyệt hảo, tình yêu của Đấng chịu đóng đinh: “Không có tình yêu nào cao trọng hơn tình yêu của người dám liều thí mạng mình vì bạn hữu.” (x. Ga 15:13) Đấng liều chết cho người mình yêu, Đấng ấy đã mở tung cửa mồ sống lại hiển vinh. Do đó, nơi sự phục sinh khải hoàn của Đức Kitô, chúng ta hoàn toàn có căn cứ để tuyên xưng rằng, tình yêu tuyệt hảo là tình yêu thắng vượt sự chết, là tình yêu phục hồi sự sống, là tình yêu phục sinh. Nếu chúng ta vẫn chưa thấy sự sống hồi sinh, chưa thể lấy lại can đảm, chưa thể bình tâm đối diện với nghịch cảnh, có thể là vì con tim của chúng ta vẫn vắng bóng tình yêu của Đấng Phục Sinh, tình yêu hoàn toàn cho đi.
Tình Yêu Chiêm Niệm
Cho đến lúc ra viếng mộ Chúa, tình yêu của Ma-ri-a Ma-đa-lê-na dành cho Chúa chắc chắn là tình yêu chân thành, tình yêu mãnh liệt nhưng nó chưa phải là thứ tình yêu mà Đấng Phục Sinh sắp thổi vào tâm hồn bà, vì suy cho cùng đó cũng chỉ là tình yêu của người phàm còn mang nặng tính chiếm hữu.
Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giêsu, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!” Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giêsu đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giêsu. Đức Giêsu nói với bà: “Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Ma-ri-a tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” Đức Giêsu gọi bà: “Ma-ri-a!” Bà quay lại và nói bằng tiếng Hípri: “Ráp-bu-ni!” (nghĩa là ‘Lạy Thầy’). Đức Giêsu bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: ‘Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’” (Ga 20,11-17).
Ma-ri-a vẫn còn đang khóc, vẫn còn đang tìm kiếm xác Thầy. Bà yêu quý Thầy đến thế mà vẫn không nhận ra người đang nói chuyện với mình đích thị là Thầy. Chuyện gì đang xảy ra ở đây?
Phần chú thích Tin Mừng theo Thánh Gioan 20, 11-19 trong sách Lời Chúa Cho Mọi Người (bản dịch Kinh Thánh do nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ thực hiện) cung cấp cho chúng ta câu trả lời thỏa đáng. “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha” (Ga 20, 17). Nếu như trước đây cũng là Ma-ri-a Ma-đa-lê-na đụng chạm đến chân Đức Kitô, lấy nước mắt rửa chân Chúa, lấy tóc lau khô, lấy dầu quý sức chân Chúa, Chúa đã không hề cấm cản hay tỏ ra e ngại thì nay, sau khi sống lại, “cử chỉ quen thuộc của người phụ nữ muốn chiếm hữu người Thầy yêu dấu của mình không còn thích hợp nữa. Chúa Giêsu giờ đây đã là Đấng Phục Sinh [.] Người đã đi vào vinh quang của Chúa Cha. Các môn đệ của Người phải chấp nhận đoạn tuyệt với sự hiện diện thể lý của Chúa Giêsu, cho đến nay vốn là nguồn lực ban sức mạnh cho các ông. Từ nay trở đi, những ai tin vào Người, yêu mến Người, sẽ phải gắn bó với Người trong cõi thầm kín và huyền diệu, trong mức độ họ đã đi vào chiều sâu của cầu nguyện và đức tin. Lúc bấy giờ, tâm hồn chiêm niệm, mà ở đây bà Ma-ri-a là biểu tượng, sẽ được Chúa Kitô cho hưởng riêng một mình tình yêu trọn vẹn của Người (x. Dc 2,16; 6,3).”
Sức Mạnh Từ Chiêm Niệm
Kinh nghiệm gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh của Ma-ri-a Ma-đa-lê-na chính là bài học sâu xa dành cho chúng ta. “Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ: ‘Tôi đã thấy Chúa’, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà” (Ga 20, 18). Hoa trái của cuộc gặp gỡ Đấng Phục Sinh chính là ơn tái sinh, là sự đổi mới từ bên trong, đổi mới trong cách nghĩ, cách nhìn và cách làm. Thông điệp và ân sủng Chúa Phục Sinh trao cho Ma-ri-a cũng là trao cho các môn đệ và dĩ nhiên là trao cho mỗi người chúng ta nữa: “Từ nay trở đi, những ai tin vào Người, yêu mến Người, sẽ phải gắn bó với Người trong cõi thầm kín và huyền diệu, trong mức độ họ đã đi vào chiều sâu của cầu nguyện và đức tin.” Ma-ri-a Ma-đa-lê-na là biểu tượng của những tâm hồn phục sinh, những tâm hồn chiêm niệm.
Chiêm niệm không phải là xuất thần, không phải là trốn tránh thế gian hay là xa lánh thế sự thăng trầm. Chiêm niệm lại càng không phải là cung cách sống hững hờ trước nỗi đau của đồng loại. Trái lại, Thánh Tiến sĩ Hội Thánh Têrêsa Avila giúp chúng ta hiểu đúng đắn thế nào là chiêm niệm qua định nghĩa khá dễ hiểu: Chiêm niệm là hành vi của yêu thương và cầu nguyện chiêm niệm là dành thời gian cho Chúa như chia sẻ giữa hai người bạn tri kỷ, nơi đó không có sự che đậy giấu diếm mà là bộc lộ tất cả, tín thác tất cả (x. Lâu Đài Nội Tâm và Con Đường Hoàn Thiện). Hoa trái của đời chiêm niệm sâu lắng là biết nhìn bằng ánh mắt của Chúa, cảm nghiệm bằng con tim của Chúa và hành động như đôi tay của Chúa. “Đức Chúa là Chúa Thượng sẽ cho tôi nói năng như một người môn đệ, để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức” (x. Isa 50,4).
Trong bối cảnh dịch bệnh còn tiếp diễn, ơn biến đổi đến từ tình yêu của Đức Kitô Phục Sinh chính là tình yêu hiện diện nơi những tâm hồn chiêm niệm, tình yêu của những tâm hồn tín thác vào Chúa. Tình yêu thôi thúc dâng hiến cho Chúa cả những lo ngại, đau đớn và yếu bất lực của bản thân. Những tâm hồn chiêm niệm lúc nào cũng tìm Chúa trong đức tin, ở lại với Chúa trong nguyện cầu, và sẽ gặp gỡ Chúa trong anh chị em thân cận, nhất là nơi người nghèo và người cô thế cô thân.
“Ráp-bu-ni! - Thầy ơi, xin giữ cho mắt này khỏi nhìn theo những gì là hư ảo, và cho con được sống nhờ đường lối Ngài” (x. Tv 119, 37).
Văn Hóa
Ngài Vẫn Hẹn Chờ Và Đang Đứng Đợi
Sơn Ca Linh
09:34 13/04/2020
Sáng hôm ấy, “Ngày Thứ Nhất trong tuần”,
Khi “vụ án Đồi Sọ”,
Khiến cả Giêrusalem còn chưa hết xao xuyến bâng khuâng,
Thì đã râm ran,
Ga-li-lê: “Điểm hẹn” của Giêsu cùng mấy tay Tông Đồ chết nhác !
Một địa danh, một nhóm người tầm thường đến kinh ngạc,
Nhưng không hiểu vì sao,
Thế giới đổi thay sau cuộc hẹn lịch sử nầy !
Ít ra,
Nơi cuốn lịch thời gian, “NGÀY CỦA CHÚA” xuất hiện từ đây,
Và giữa muôn ngàn tín ngưỡng niềm tin,
Thế giới có thêm một “đức tin” mang tên Kitô giáo.
Vâng, từ “Điểm hẹn Ga-li-lê”,
Mấy anh dân chài bỗng mạnh mẽ ra đi cùng loan một “Tin Mới”,
Tin Mừng về Thày Giêsu vừa mới chết đã phục sinh.
Một “phép lạ”, “một chuyện tình”?
Có thể,
Nhưng trước hết, giản đơn: chỉ một “lời chứng về một ngôi mộ trống” !
Và rồi cứ thế,
“Đạo” đã lan ra hay “Tin Mừng Phục Sinh” cứ ngày càng lan rộng,
Tất cả được bắt đầu cũng từ những “cuộc hẹn với Thầy Giêsu”.
- Cuộc hẹn Đa-mát,
“cú ngã ngựa, loà đôi mắt”, bẻ ngoặc đường tay cuồng tín Sao-lô,
- Cuộc hẹn Rôma, để cả Phêrô và Phaolô cầm “cành vạn tuế”.
- Cuộc hẹn ở hý trường Côlôsêum,
để Ignatio, Anê, Cêcilia…và muôn tín hữu Kitô trở thành hy lễ,
- Cuộc hẹn nơi rừng sâu núi thẳm,
Nơi hang toại đạo, làng quê, hay giữa quảng trường A-then…
Để vang lên “sứ điệp Tin Mừng hay lời chứng thân quen”,
Câu chuyện tình của Đấng Emmanuel, phục sinh từ cõi chết…
Cuộc lữ hành hai ngàn năm,
Tiếp nối hoài “cuộc hẹn Ga-li-lê” của “Ngày Thứ Nhất”,
Mỗi người, mỗi thời, mang tên “điểm hẹn” riêng.
- Cuộc hẹn ở Thành Chiêm,
Để “tình yêu đáp trả” cho Người bạn trẻ Anrê Phú Yên.
- Cuộc hẹn của Vị Thánh trẻ Têrêsa Giêsu
Đời hiến dâng thầm lặng giữa “Bốn bức tường vôi tu viện”.
- Cuộc hẹn của cha Maximilien Kolbe là trại tù Phát-xít oan nghiệt.
- Cuộc hẹn Đức Giám Mục Jean Cassaigne là trại cùi mãi tận Di Linh.
- Cuộc hẹn của Mẹ thánh Têrêsa Calcutta
là những kẻ cù bơ cù bất, mạt hạng, liệt lào khố rách cùng đinh.
- Cuộc hẹn của Đức Gioan-Phaolô II
là các bạn trẻ trên muôn nẻo đường thế giới….
Và ở cuối đường kia bây giờ,
Đức Kitô Phục Sinh vẫn hẹn chờ và đang đứng đợi.
Đợi anh, đợi chị, đợi mình,
Cùng Ngài gieo bước đăng trình “ra khơi”.
Sơn Ca Linh (Phục Sinh 2020)
Con đường đưa đến niềm tin
Nt Ngô Thị Phương
15:41 13/04/2020
CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN NIỀM TIN
Giữa đất trời im lặng như tờ, bóng đêm đang choàng cánh bao phủ khắp cả địa cầu, Meik mân mê những hạt tròn trong tay vừa bước đi chậm rãi vừa lẩm nhẩm “Kính Mừng Maria...” Anh lẩm nhẩm với lời kinh chưa sõi trên môi và đi đến hang đá nơi có tượng của Bà Lớn mà Jeisly thường dẫn anh tới đó.
Nhìn Bà Lớn đang hiện diện trước mặt, Meik thấy lòng mình dấy lên một nỗi nhớ. Anh nhớ người con gái anh yêu, anh nhớ những buổi tối Jeisly đưa anh đến với Bà Lớn và kể cho anh nghe về câu chuyện của Giêsu, con trai của Bà. Một câu chuyện đưa anh vào niềm tin, niềm tin mà chỉ ít ngày nữa anh sẽ được lãnh nhận. Và rồi những nỗi nhớ cùng hình ảnh của Jeisly cứ dần dần ùa về trong tâm trí của Meik.
- Jeisly! em đang coi gì đó? có tin gì mới không em?
- Oh, Meik coi nè đây là bài viết của một người bạn gửi cho em. Bài viết đăng tải những hình ảnh rất đẹp về chúng ta và rất nhiều lời cầu nguyện đang dành cho chúng ta nữa.
- Cầu nguyện ư? Cầu nguyện là gì? Những người này họ biết chúng ta sao?
- Đúng, đúng rồi Meik. Họ là những Kitô hữu và họ biết chúng ta, họ biết anh là bác sĩ, họ biết tất cả chúng ta đang dấn thân phục vụ các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Họ yêu chúng ta và đang cầu nguyện cho chúng ta mỗi ngày đó. Họ cầu nguyện cho anh, cho em và cho tất cả mọi người trong đoàn của chúng ta nữa. Jeisly đưa cho Meik một chuỗi hạt nhỏ và rồi cô bắt đầu kể cho Meik nghe về Giêsu một Thiên Chúa thật gần gũi với con người. Ngài mang thân phận con người và sống kiếp người để đồng cảm sự cơ cực trong cuộc sống với con người. Jeisly cho Meik nhìn những hình ảnh thật đẹp của Giêsu, chàng thanh niên không học Y khoa như Meik nhưng lại luôn đi đến với muôn người và chữa lành bệnh tật cho họ. Giêsu không quản ngại nói lên sự thật để bênh vực những người bé nhỏ và yếu thế. Một vị vua của tình yêu, từ bỏ hết mọi sự để xuống trần mang ơn cứu độ cho muôn người. Cơ nhưng mà người người không nhận biết Ngài. Hơn thế nữa lại còn ghen ghét và cáo buộc Ngài phải chết.
Thế rồi từng ngày từng ngày khi màn đêm buông xuống, các bệnh nhân đã say nồng trong giấc ngủ Jeisly đưa Meik đến hang Bà Lớn và không ngừng kể cho Meik nghe về câu chuyện của Giêsu con trai bà. Cô tập cho anh cầu nguyện với lời kinh “Lạy Cha chúng con ở trên trời...” Cô tặng anh một cây Thánh Gía nhỏ có chàng Giêsu bị treo ở đó. Cô nói với Meik “Meik ơi, khi anh buồn hay anh thấy cô đơn anh hãy nói chuyện với Giêsu. Ngài sẽ nghe câu chuyện của anh và thêm sức cho anh.” Ngày qua ngày Meik cảm thấy yêu Giêsu và yêu Bà Lớn. Anh thấy lòng anh tràn đầy hạnh phúc và có thêm sức mạnh khi Jeisly cho anh đọc những lời cầu nguyện của mọi người, mọi cộng đoàn dành cho anh cũng như các bác sĩ, y tá và tất cả mọi người đang dấn thân phục vụ bệnh nhân giữa đại dịch chung trên toàn thế giới. Thế rồi một hôm khi cùng Jeisly lẩm nhẩm chàng chuỗi Mân Côi đi ra hang Bà Lớn Meik nói với Jeisly.
- Jeisly! anh muốn gia nhập vào đạo của em thì cần điều kiện gì?
- Ôi Meik ơi, anh vừa hỏi gì vậy? Một niềm vui vỡ òa trên khuôn mặt Jeisly. Cô đã hy vọng và mong chờ ân sủng sẽ đến với Meik. Và lòng cô được hoan hỷ biết bao khi nghe điều Meik nói với cô. Những giọt nước mắt của niềm vui chảy dài trên gò má, Jeisly ôm lấy anh với đôi tay xiết chặt như sợ rằng điều mình nghe thấy chỉ là giấc mơ. Và rồi một sự giới thiệu thật nhanh chóng cho Meik làm quen với Cha John để anh được học hỏi và hướng dẫn những điều cần thiết cho việc lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội vào đêm vọng Phục Sinh.
Khi ân sủng và niềm vui đang đến với Meik thì buổi chiều của Chúa Nhật Lễ Lá Meik nhận được tin Jeisly đã bị nhiễm Covid và cô phải cách ly, cô không thể gặp anh và cùng anh đi đến hang Bà Lớn như mỗi tối nữa. Với tin nhắn cuối cùng “Meik, em ước và mong chờ ngày anh bước vào đời sống mới trong Chúa Thánh Thần qua Mẹ Giáo Hội, trên Thiên Đàng em hẹn gặp anh.” Jeisly đã ra đi mãi mãi. Cô ấy hy sinh chính bản thân mình vì tình yêu dành cho các bệnh nhân cho những người cô gặp gỡ. Hơn hết, cô đã trở nên như một của lễ hiến tặng cho người mọi người giống như anh chàng Giêsu con trai của Bà Lớn mà cô vẫn luôn đưa Meik tới gặp mỗi tối. Giêsu, hy lễ Thánh được dâng lên Cha Trên Trời để cứu độ toàn thể nhân loại.
Meik không biết mình xúc động vì tâm hồn đang hồi hộp để chuẩn bị đón nhận ân sủng từ trên cao của Con Người đã hy sinh Thân Mình làm của lễ đến tội cho anh và muôn người, hay vì nhớ Jeisly mà những giọt nước mắt lăn dài trên gò má. Anh đứng lặng trước tượng Bà Lớn, đôi môi anh mấp máy và rồi thốt ra thành tiếng “Mẹ ơi, xin dẫn bước con đến với Giêsu con của Mẹ, xin cùng đồng hành với con trên con đường mới này để con luôn trở thành khí cụ hữu ích của Cha trên trời cho muôn người."
Giữa đất trời im lặng như tờ, bóng đêm đang choàng cánh bao phủ khắp cả địa cầu, Meik mân mê những hạt tròn trong tay vừa bước đi chậm rãi vừa lẩm nhẩm “Kính Mừng Maria...” Anh lẩm nhẩm với lời kinh chưa sõi trên môi và đi đến hang đá nơi có tượng của Bà Lớn mà Jeisly thường dẫn anh tới đó.
Nhìn Bà Lớn đang hiện diện trước mặt, Meik thấy lòng mình dấy lên một nỗi nhớ. Anh nhớ người con gái anh yêu, anh nhớ những buổi tối Jeisly đưa anh đến với Bà Lớn và kể cho anh nghe về câu chuyện của Giêsu, con trai của Bà. Một câu chuyện đưa anh vào niềm tin, niềm tin mà chỉ ít ngày nữa anh sẽ được lãnh nhận. Và rồi những nỗi nhớ cùng hình ảnh của Jeisly cứ dần dần ùa về trong tâm trí của Meik.
- Jeisly! em đang coi gì đó? có tin gì mới không em?
- Oh, Meik coi nè đây là bài viết của một người bạn gửi cho em. Bài viết đăng tải những hình ảnh rất đẹp về chúng ta và rất nhiều lời cầu nguyện đang dành cho chúng ta nữa.
- Cầu nguyện ư? Cầu nguyện là gì? Những người này họ biết chúng ta sao?
- Đúng, đúng rồi Meik. Họ là những Kitô hữu và họ biết chúng ta, họ biết anh là bác sĩ, họ biết tất cả chúng ta đang dấn thân phục vụ các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Họ yêu chúng ta và đang cầu nguyện cho chúng ta mỗi ngày đó. Họ cầu nguyện cho anh, cho em và cho tất cả mọi người trong đoàn của chúng ta nữa. Jeisly đưa cho Meik một chuỗi hạt nhỏ và rồi cô bắt đầu kể cho Meik nghe về Giêsu một Thiên Chúa thật gần gũi với con người. Ngài mang thân phận con người và sống kiếp người để đồng cảm sự cơ cực trong cuộc sống với con người. Jeisly cho Meik nhìn những hình ảnh thật đẹp của Giêsu, chàng thanh niên không học Y khoa như Meik nhưng lại luôn đi đến với muôn người và chữa lành bệnh tật cho họ. Giêsu không quản ngại nói lên sự thật để bênh vực những người bé nhỏ và yếu thế. Một vị vua của tình yêu, từ bỏ hết mọi sự để xuống trần mang ơn cứu độ cho muôn người. Cơ nhưng mà người người không nhận biết Ngài. Hơn thế nữa lại còn ghen ghét và cáo buộc Ngài phải chết.
Thế rồi từng ngày từng ngày khi màn đêm buông xuống, các bệnh nhân đã say nồng trong giấc ngủ Jeisly đưa Meik đến hang Bà Lớn và không ngừng kể cho Meik nghe về câu chuyện của Giêsu con trai bà. Cô tập cho anh cầu nguyện với lời kinh “Lạy Cha chúng con ở trên trời...” Cô tặng anh một cây Thánh Gía nhỏ có chàng Giêsu bị treo ở đó. Cô nói với Meik “Meik ơi, khi anh buồn hay anh thấy cô đơn anh hãy nói chuyện với Giêsu. Ngài sẽ nghe câu chuyện của anh và thêm sức cho anh.” Ngày qua ngày Meik cảm thấy yêu Giêsu và yêu Bà Lớn. Anh thấy lòng anh tràn đầy hạnh phúc và có thêm sức mạnh khi Jeisly cho anh đọc những lời cầu nguyện của mọi người, mọi cộng đoàn dành cho anh cũng như các bác sĩ, y tá và tất cả mọi người đang dấn thân phục vụ bệnh nhân giữa đại dịch chung trên toàn thế giới. Thế rồi một hôm khi cùng Jeisly lẩm nhẩm chàng chuỗi Mân Côi đi ra hang Bà Lớn Meik nói với Jeisly.
- Jeisly! anh muốn gia nhập vào đạo của em thì cần điều kiện gì?
- Ôi Meik ơi, anh vừa hỏi gì vậy? Một niềm vui vỡ òa trên khuôn mặt Jeisly. Cô đã hy vọng và mong chờ ân sủng sẽ đến với Meik. Và lòng cô được hoan hỷ biết bao khi nghe điều Meik nói với cô. Những giọt nước mắt của niềm vui chảy dài trên gò má, Jeisly ôm lấy anh với đôi tay xiết chặt như sợ rằng điều mình nghe thấy chỉ là giấc mơ. Và rồi một sự giới thiệu thật nhanh chóng cho Meik làm quen với Cha John để anh được học hỏi và hướng dẫn những điều cần thiết cho việc lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội vào đêm vọng Phục Sinh.
Khi ân sủng và niềm vui đang đến với Meik thì buổi chiều của Chúa Nhật Lễ Lá Meik nhận được tin Jeisly đã bị nhiễm Covid và cô phải cách ly, cô không thể gặp anh và cùng anh đi đến hang Bà Lớn như mỗi tối nữa. Với tin nhắn cuối cùng “Meik, em ước và mong chờ ngày anh bước vào đời sống mới trong Chúa Thánh Thần qua Mẹ Giáo Hội, trên Thiên Đàng em hẹn gặp anh.” Jeisly đã ra đi mãi mãi. Cô ấy hy sinh chính bản thân mình vì tình yêu dành cho các bệnh nhân cho những người cô gặp gỡ. Hơn hết, cô đã trở nên như một của lễ hiến tặng cho người mọi người giống như anh chàng Giêsu con trai của Bà Lớn mà cô vẫn luôn đưa Meik tới gặp mỗi tối. Giêsu, hy lễ Thánh được dâng lên Cha Trên Trời để cứu độ toàn thể nhân loại.
Meik không biết mình xúc động vì tâm hồn đang hồi hộp để chuẩn bị đón nhận ân sủng từ trên cao của Con Người đã hy sinh Thân Mình làm của lễ đến tội cho anh và muôn người, hay vì nhớ Jeisly mà những giọt nước mắt lăn dài trên gò má. Anh đứng lặng trước tượng Bà Lớn, đôi môi anh mấp máy và rồi thốt ra thành tiếng “Mẹ ơi, xin dẫn bước con đến với Giêsu con của Mẹ, xin cùng đồng hành với con trên con đường mới này để con luôn trở thành khí cụ hữu ích của Cha trên trời cho muôn người."
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Đồi Thập Giá
Nguyễn Bá Khanh
21:58 13/04/2020
TRÊN ĐỒI THẬP GIÁ
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Ngay từ sớm trưa chiều
Con lặng lẽ ngắm suy và tưởng nhớ
Thầm nguyện ước con là nụ hoa nở
Dưới chân đồi Thập Giá Chúa Giêsu.
(KD)
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Ngay từ sớm trưa chiều
Con lặng lẽ ngắm suy và tưởng nhớ
Thầm nguyện ước con là nụ hoa nở
Dưới chân đồi Thập Giá Chúa Giêsu.
(KD)
VietCatholic TV
Thông điệp Phục sinh của Đức Hồng Y George Pell: Trong đau khổ, chúng ta tìm thấy ơn cứu chuộc
Giáo Hội Năm Châu
04:15 13/04/2020
Như chúng tôi đã loan tin, với tỷ số tuyệt đối 7/7, mà nhiều người cho rằng chưa từng có trong lịch sử quốc gia này, Tối Cao Pháp Viện Úc Đại Lợi đã truyền rằng Đức Hồng Y George Pell hoàn toàn vô tội.
Ngài đã được trả tự do trong một vài giờ sau đó từ nhà tù Barwon gần Geelong, thuộc tiểu bang Victoria. Ngài đã trở về Sydney ngày hôm sau bằng xe hơi.
Cho đến nay, Đức Hồng Y Pell là gương mặt đáng chú ý nhất của Công Giáo Úc trong thời gian cả một thế hệ trong cương vị là Tổng Giám Mục Melbourne, sau đó là Tổng Giám Mục Sydney, rồi là Hồng Y, và cuối cùng là người được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2013 để chỉnh đốn nền tài chính của Vatican.
Ngài là một cây bút viết các bài chính luận thường xuyên trên báo chí, và là một bình luận viên truyền hình và đài phát thanh, một người rất thích tranh luận - với sự cứng rắn của một cựu cầu thủ bóng đá theo luật Úc – trước những tấn kích nhắm vào Giáo Hội liên quan đến vấn đề phá thai, quyền của người đồng tính, phong chức cho phụ nữ, và vô số các vấn đề cấp tiến khác, thậm chí ngài còn tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học về các vấn đề như biến đổi khí hậu. Vì thế, ngài là tiêu điểm của trào lưu chống Công Giáo, chống giáo sĩ và chống chủ nghĩa bảo thủ ở một đất nước rất thế tục.
Nhiều người khuyên ngài nên ẩn dật một thời gian, đừng viết lách gì nữa. Tuy nhiên, Đức Hồng Y đã không chấp nhận bất cứ sự nhượng bộ nào. Vì thế, chỉ ba ngày sau, ngài đã công bố thông điệp sau đây.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Ai cũng khổ. Không ai lúc nào cũng trốn thoát được khổ đau. Mọi người đều phải đối diện với một vài câu hỏi. Tôi nên làm gì trong tình huống này? Tại sao có quá nhiều sự ác và đau khổ? Và tại sao điều này lại xảy ra với tôi? Tại sao lại xảy ra đại dịch coronavirus?
Người Hy Lạp và La Mã cổ đại nghĩ rằng các vị thần rất thất thường, họ phải chịu trách nhiệm về những trừng phạt mà chẳng có lý do nào. Người ta tuyên bố rằng khi chúng ta gói những món quà Giáng sinh, thì chúng ta đang theo tập tục cổ xưa của những người hiến tế cho một vị thần cụ thể là người sẽ che đậy món quà đó để các vị thần khác không ghen tị.
Những người vô thần ngày nay tin rằng vũ trụ, bao gồm cả chúng ta, là sản phẩm của những tình cờ mù quáng, rằng không có Trí thông minh siêu việt nào tồn tại để giúp giải thích trình tự DNA của chúng ta, cũng như tại sao 10,000 dây thần kinh kết nối với một con mắt, hay tại sao lại có các thiên tài như Shakespeare, Michelangelo, Beethoven và Albert Einstein.
Một cách giải thích khác đến từ thuyết bất khả tri cực đoan. Chúng ta không biết và có lẽ chúng ta không muốn biết. Ở đây, những người theo thuyết bất khả tri có thể chiến đấu chống lại số phận một cách câm nín hoặc quay sang tức giận, lui vào đêm đen “hung hăng chống lại ánh sáng”.
Phục sinh mang đến câu trả lời Kitô giáo cho đau khổ và sự sống. Kitô hữu là những người độc thần được phát triển từ trong mặc khải của Do Thái Giáo; họ cũng tôn thờ Thiên Chúa của Ápraham, Isaác và Giacóp. Họ tin rằng gần 2000 năm trước, một người Do Thái trẻ bị đóng đinh trên đỉnh đồi ở Giêrusalem, vào một chiều thứ Sáu, bị khinh khi và bị từ chối. Mọi người đều thấy Ngài chết, trong khi một số ít, những người có đức tin, đã nhìn thấy Người sau khi Người sống lại một cách nhiệm mầu vào ngày Chúa Nhật kế đó. Các tông đồ không công bố rằng hồn phách của Chúa Giêsu tiếp tục hiện ra. Nhưng các ngài tuyên bố về sự trở lại của toàn bộ con người của Ngài từ trong kẻ chết, phá vỡ tất cả các quy tắc về sức khỏe và vật lý, vì các Kitô hữu tin rằng chàng trai trẻ này là Con Một của Thiên Chúa, là Thiên Chúa, và là Đấng Thiên Sai. Xương của Chúa Giêsu sẽ không bao giờ được tìm thấy. Trước sự thất vọng của nhiều người, đây là một Đấng Thiên Sai, Người không phải là một vị quân vương vĩ đại như Đavít hay Sôlômon, nhưng là người tôi trung đau khổ mà tiên tri Isaia đề cập đến, là Đấng cứu chuộc chúng ta, là Đấng cho chúng ta nhận được ơn tha thứ và đi vào cõi hạnh phúc vĩnh hằng.
“Đây là cây thánh giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian.”
Thế hệ của tôi và những người trẻ hơn một chút đang trải qua một khoảnh khắc độc đáo. Đó là một khoảnh khắc chưa từng có. Chúng tôi không sống trong đại dịch cúm Tây Ban Nha sau Thế chiến thứ Nhất, phần nào có thể nói là xa xưa quá, và chúng tôi đã nghe nói về Cái Chết Đen khủng khiếp vào thế kỷ 14, trong đó một phần ba dân số đã chết ở một số nơi. Điều mới mẻ là khả năng của chúng ta để chống lại căn bệnh một cách thông minh, giảm thiểu sự lây lan.
Cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục gây hại cho hàng ngàn nạn nhân. Từ nhiều quan điểm, cuộc khủng hoảng này cũng trầm trọng đối với Giáo Hội Công Giáo, nhưng chúng ta đã đau đớn cắt bỏ một căn bệnh ung thư đạo đức và điều này là tốt. Cũng thế, một số người sẽ coi COVID-19 là thời điểm tồi tệ cho những người tuyên bố tin vào một Thiên Chúa tốt lành và hợp lý, là Tình yêu và Trí tuệ tuyệt đối, là Đấng tạo tác nên vũ trụ. Tất cả những đau khổ đều là một mầu nhiệm, nhưng đặc biệt là những đau khổ vì số lượng quá lớn những người chết vì dịch bệnh và chiến tranh. Nhưng Kitô hữu có thể đối phó với đau khổ tốt hơn những người vô thần có thể giải thích được vẻ đẹp và hạnh phúc của cuộc sống.
Và nhiều người, hầu hết hiểu được chiều hướng mà chúng ta đang hướng tới khi chỉ ra rằng Con duy nhất của Thiên Chúa không cũng không khá hơn và chịu nhiều đau khổ hơn về phần mình. Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng ta và chúng ta có thể giải thoát sự đau khổ của mình bằng cách hiệp nhất đau khổ của chúng ta với đau khổ của Ngài và dâng lên Thiên Chúa.
Tôi vừa mới ngồi tù 13 tháng vì một tội ác mà tôi không hề phạm phải, hết thất vọng này đến thất vọng khác. Tôi biết Chúa ở cùng tôi, nhưng tôi không biết Ngài định làm gì, mặc dù tôi nhận ra rằng Ngài đã để tất cả chúng ta tự do. Nhưng với mỗi cú đánh, thật là một niềm an ủi khi biết rằng tôi có thể dâng nó cho Chúa vì một mục đích tốt đẹp nào đó chẳng hạn như biến sự đau khổ to lớn thành năng lượng tâm linh.
Nguồn gốc của các dịch vụ y tế của chúng ta bắt nguồn sâu sắc từ truyền thống phục vụ của Kitô Giáo, công việc liên tục của họ trong nhiều giờ và với nguy cơ nhiễm trùng cao độ. Ngày nay không giống như trong thời Rôma ngoại giáo, khi các Kitô hữu là những người nổi bật vì chỉ có họ mới ở lại với các bệnh nhân và chăm sóc họ trong thời kỳ bệnh dịch. Ngay cả Galen, danh y cổ đại nổi tiếng nhất, cũng đã bỏ trốn đến dinh điền ở miền quê của mình trong thời dịch bệnh.
Kiko Arguello, người đồng sáng lập Con đường Tân Dự Tòng, tuyên bố rằng một sự khác biệt cơ bản giữa những người kính sợ Chúa và những người theo chủ nghĩa thế tục hiện đại được tìm thấy trong cách tiếp cận đau khổ. Quá thường, những người không tôn giáo muốn loại bỏ nguyên nhân của sự đau khổ, thông qua phá thai, trợ tử hoặc loại trừ nó khỏi tầm nhìn của mình, bỏ rơi những người thân yêu của chúng ta không được chăm sóc trong các viện dưỡng lão. Kitô hữu nhìn thấy Chúa Kitô trong tất cả những người đau khổ - những nạn nhân, những bệnh nhân, người già - và cảm thấy nghĩa vụ phải giúp đỡ họ.
Đó là một phần trong thông điệp Phục sinh của Chúa Kitô.
Source:The AustralianGeorge Pell Easter message: In the suffering, we find redemption
Ngài đã được trả tự do trong một vài giờ sau đó từ nhà tù Barwon gần Geelong, thuộc tiểu bang Victoria. Ngài đã trở về Sydney ngày hôm sau bằng xe hơi.
Cho đến nay, Đức Hồng Y Pell là gương mặt đáng chú ý nhất của Công Giáo Úc trong thời gian cả một thế hệ trong cương vị là Tổng Giám Mục Melbourne, sau đó là Tổng Giám Mục Sydney, rồi là Hồng Y, và cuối cùng là người được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2013 để chỉnh đốn nền tài chính của Vatican.
Ngài là một cây bút viết các bài chính luận thường xuyên trên báo chí, và là một bình luận viên truyền hình và đài phát thanh, một người rất thích tranh luận - với sự cứng rắn của một cựu cầu thủ bóng đá theo luật Úc – trước những tấn kích nhắm vào Giáo Hội liên quan đến vấn đề phá thai, quyền của người đồng tính, phong chức cho phụ nữ, và vô số các vấn đề cấp tiến khác, thậm chí ngài còn tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học về các vấn đề như biến đổi khí hậu. Vì thế, ngài là tiêu điểm của trào lưu chống Công Giáo, chống giáo sĩ và chống chủ nghĩa bảo thủ ở một đất nước rất thế tục.
Nhiều người khuyên ngài nên ẩn dật một thời gian, đừng viết lách gì nữa. Tuy nhiên, Đức Hồng Y đã không chấp nhận bất cứ sự nhượng bộ nào. Vì thế, chỉ ba ngày sau, ngài đã công bố thông điệp sau đây.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Ai cũng khổ. Không ai lúc nào cũng trốn thoát được khổ đau. Mọi người đều phải đối diện với một vài câu hỏi. Tôi nên làm gì trong tình huống này? Tại sao có quá nhiều sự ác và đau khổ? Và tại sao điều này lại xảy ra với tôi? Tại sao lại xảy ra đại dịch coronavirus?
Người Hy Lạp và La Mã cổ đại nghĩ rằng các vị thần rất thất thường, họ phải chịu trách nhiệm về những trừng phạt mà chẳng có lý do nào. Người ta tuyên bố rằng khi chúng ta gói những món quà Giáng sinh, thì chúng ta đang theo tập tục cổ xưa của những người hiến tế cho một vị thần cụ thể là người sẽ che đậy món quà đó để các vị thần khác không ghen tị.
Những người vô thần ngày nay tin rằng vũ trụ, bao gồm cả chúng ta, là sản phẩm của những tình cờ mù quáng, rằng không có Trí thông minh siêu việt nào tồn tại để giúp giải thích trình tự DNA của chúng ta, cũng như tại sao 10,000 dây thần kinh kết nối với một con mắt, hay tại sao lại có các thiên tài như Shakespeare, Michelangelo, Beethoven và Albert Einstein.
Một cách giải thích khác đến từ thuyết bất khả tri cực đoan. Chúng ta không biết và có lẽ chúng ta không muốn biết. Ở đây, những người theo thuyết bất khả tri có thể chiến đấu chống lại số phận một cách câm nín hoặc quay sang tức giận, lui vào đêm đen “hung hăng chống lại ánh sáng”.
Phục sinh mang đến câu trả lời Kitô giáo cho đau khổ và sự sống. Kitô hữu là những người độc thần được phát triển từ trong mặc khải của Do Thái Giáo; họ cũng tôn thờ Thiên Chúa của Ápraham, Isaác và Giacóp. Họ tin rằng gần 2000 năm trước, một người Do Thái trẻ bị đóng đinh trên đỉnh đồi ở Giêrusalem, vào một chiều thứ Sáu, bị khinh khi và bị từ chối. Mọi người đều thấy Ngài chết, trong khi một số ít, những người có đức tin, đã nhìn thấy Người sau khi Người sống lại một cách nhiệm mầu vào ngày Chúa Nhật kế đó. Các tông đồ không công bố rằng hồn phách của Chúa Giêsu tiếp tục hiện ra. Nhưng các ngài tuyên bố về sự trở lại của toàn bộ con người của Ngài từ trong kẻ chết, phá vỡ tất cả các quy tắc về sức khỏe và vật lý, vì các Kitô hữu tin rằng chàng trai trẻ này là Con Một của Thiên Chúa, là Thiên Chúa, và là Đấng Thiên Sai. Xương của Chúa Giêsu sẽ không bao giờ được tìm thấy. Trước sự thất vọng của nhiều người, đây là một Đấng Thiên Sai, Người không phải là một vị quân vương vĩ đại như Đavít hay Sôlômon, nhưng là người tôi trung đau khổ mà tiên tri Isaia đề cập đến, là Đấng cứu chuộc chúng ta, là Đấng cho chúng ta nhận được ơn tha thứ và đi vào cõi hạnh phúc vĩnh hằng.
“Đây là cây thánh giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian.”
Thế hệ của tôi và những người trẻ hơn một chút đang trải qua một khoảnh khắc độc đáo. Đó là một khoảnh khắc chưa từng có. Chúng tôi không sống trong đại dịch cúm Tây Ban Nha sau Thế chiến thứ Nhất, phần nào có thể nói là xa xưa quá, và chúng tôi đã nghe nói về Cái Chết Đen khủng khiếp vào thế kỷ 14, trong đó một phần ba dân số đã chết ở một số nơi. Điều mới mẻ là khả năng của chúng ta để chống lại căn bệnh một cách thông minh, giảm thiểu sự lây lan.
Cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục gây hại cho hàng ngàn nạn nhân. Từ nhiều quan điểm, cuộc khủng hoảng này cũng trầm trọng đối với Giáo Hội Công Giáo, nhưng chúng ta đã đau đớn cắt bỏ một căn bệnh ung thư đạo đức và điều này là tốt. Cũng thế, một số người sẽ coi COVID-19 là thời điểm tồi tệ cho những người tuyên bố tin vào một Thiên Chúa tốt lành và hợp lý, là Tình yêu và Trí tuệ tuyệt đối, là Đấng tạo tác nên vũ trụ. Tất cả những đau khổ đều là một mầu nhiệm, nhưng đặc biệt là những đau khổ vì số lượng quá lớn những người chết vì dịch bệnh và chiến tranh. Nhưng Kitô hữu có thể đối phó với đau khổ tốt hơn những người vô thần có thể giải thích được vẻ đẹp và hạnh phúc của cuộc sống.
Và nhiều người, hầu hết hiểu được chiều hướng mà chúng ta đang hướng tới khi chỉ ra rằng Con duy nhất của Thiên Chúa không cũng không khá hơn và chịu nhiều đau khổ hơn về phần mình. Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng ta và chúng ta có thể giải thoát sự đau khổ của mình bằng cách hiệp nhất đau khổ của chúng ta với đau khổ của Ngài và dâng lên Thiên Chúa.
Tôi vừa mới ngồi tù 13 tháng vì một tội ác mà tôi không hề phạm phải, hết thất vọng này đến thất vọng khác. Tôi biết Chúa ở cùng tôi, nhưng tôi không biết Ngài định làm gì, mặc dù tôi nhận ra rằng Ngài đã để tất cả chúng ta tự do. Nhưng với mỗi cú đánh, thật là một niềm an ủi khi biết rằng tôi có thể dâng nó cho Chúa vì một mục đích tốt đẹp nào đó chẳng hạn như biến sự đau khổ to lớn thành năng lượng tâm linh.
Nguồn gốc của các dịch vụ y tế của chúng ta bắt nguồn sâu sắc từ truyền thống phục vụ của Kitô Giáo, công việc liên tục của họ trong nhiều giờ và với nguy cơ nhiễm trùng cao độ. Ngày nay không giống như trong thời Rôma ngoại giáo, khi các Kitô hữu là những người nổi bật vì chỉ có họ mới ở lại với các bệnh nhân và chăm sóc họ trong thời kỳ bệnh dịch. Ngay cả Galen, danh y cổ đại nổi tiếng nhất, cũng đã bỏ trốn đến dinh điền ở miền quê của mình trong thời dịch bệnh.
Kiko Arguello, người đồng sáng lập Con đường Tân Dự Tòng, tuyên bố rằng một sự khác biệt cơ bản giữa những người kính sợ Chúa và những người theo chủ nghĩa thế tục hiện đại được tìm thấy trong cách tiếp cận đau khổ. Quá thường, những người không tôn giáo muốn loại bỏ nguyên nhân của sự đau khổ, thông qua phá thai, trợ tử hoặc loại trừ nó khỏi tầm nhìn của mình, bỏ rơi những người thân yêu của chúng ta không được chăm sóc trong các viện dưỡng lão. Kitô hữu nhìn thấy Chúa Kitô trong tất cả những người đau khổ - những nạn nhân, những bệnh nhân, người già - và cảm thấy nghĩa vụ phải giúp đỡ họ.
Đó là một phần trong thông điệp Phục sinh của Chúa Kitô.
Source:The Australian
Coronavirus: Tử vong kinh hoàng tại Mỹ, chiến tranh sau dịch bệnh e khó tránh.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:04 13/04/2020
Tính đến chiều thứ Hai 13 tháng Tư, số người nhiễm coronavirus trên toàn cầu đã gần hai triệu người, chính xác là 1,857,354; trong đó có 114,367 trường hợp tử vong.
Thương vong nặng nề nhất hiện nay là tại Hoa Kỳ với 22,115 trường hợp tử vong trong số 560,433 nhiễm bệnh. Kế đến là Ý với 19,899 người chết trong số 156,363 trường hợp nhiễm bệnh.
Tuy tổn thất nhân mạng đến nay rất trầm trọng, vẫn có điểm đáng mừng là số trường hợp tử vong và cả số trường hợp nhiễm bệnh mới tại Ý đang liên tục giảm xuống từng ngày. Khuynh hướng này là nhất quán trong một tuần qua.
Bên cạnh các thiệt hại về nhân mạng, còn có các thiệt hại chưa thể thống kê được đối với nền kinh tế thế giới. Các quan sát viên cho rằng một cuộc chiến sau trận dịch này xem ra càng ngày càng khó tránh khỏi. Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã bày tỏ âu lo trên. Đức Thánh Cha cũng đã cầu nguyện cho điều đó đừng xảy ra trong thánh lễ hôm thứ Hai 13 tháng Tư.
Lễ Phục sinh tại Giêrusalem
Tại Giêrusalem, sáng sớm ngày thứ Bẩy, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa và một vài linh mục, tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa đã có thể cử hành lễ Vọng Phục sinh tại nhà thờ Thánh Mộ trước sự canh phòng cẩn mật của cảnh sát Do Thái. Lễ Vọng Phục sinh được cử hành ngay sáng sớm thứ Bẩy để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giêrusalem là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục sinh.
Như vậy, cuối cùng tiếng chuông lễ hội đã vang lên trong nhà thờ Thánh Mộ khi bài ca Vinh Danh được hát lên. Sau khi các nghi thức trong Tuần Thánh đã được dời sang nhà thờ đồng chính tòa Thánh Danh Chúa, chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh, Do Thái đã nhượng bộ và cho phép cử hành một vài nghi thức trong nhà thờ Thánh Mộ.
Nghi thức cử hành trước mộ Chúa năm nay diễn ra trong bầu không khí hoàn toàn khác. Không có người hành hương, mà chỉ có Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa và những linh mục đồng tế khác.
Tuy nhiên, theo Đức Tổng Giám Mục, kinh nghiệm của những ngày này, được đánh dấu bởi sự trống rỗng và mất phương hướng gây ra bởi đại dịch, có lẽ là gần gũi nhất với kinh nghiệm của những chứng nhân đầu tiên về biến cố Phục sinh.
Ngài nói:
“Chúng ta mất đi những điểm tham chiếu, nó giống như những gì các phụ nữ và môn đệ Chúa đã trải qua vào thời điểm đó. Bởi vì Thầy của họ, là Chúa Giêsu, là điểm tham chiếu của họ, đã chết. Chỉ sau đó họ mới hiểu rằng sự trống rỗng này là khởi đầu của sự sáng tạo mới, của cuộc sống mới trong Chúa Kitô Phục sinh.”
Ngài nói thêm rằng “Ngôi mộ trống của Chúa Kitô giúp chúng ta đọc những sự kiện ngày nay không chỉ là sự kết thúc của một thế giới, sự kết thúc của những điều chắc chắn, mà là sự khởi đầu, một khởi đầu mới phụ thuộc vào chúng ta, nếu chúng ta có thể kín múc sức mạnh, sự sống và hy vọng từ sự kiện mà chúng ta đang cử hành, đó là sự Phục sinh của Chúa Kitô. “
Trong thánh lễ Phục sinh được cử hành hôm Chúa Nhật 12 tháng Tư tại nhà thờ đồng chính tòa Thánh Danh Chúa Giêsu, Đức Tổng Giám Mục nói:
“Cả thế giới đang sống trong tình trạng sợ hãi, lo âu và hoang mang trước đại dịch coronavirus. Nhiều nước đang bị chết chóc và sầu muộn, và con số những người bị lây nhiễm tiếp tục gia tăng. Giêrusalem, thành của sự Phục sinh và Mộ trống, đang vắng bóng các các tín hữu hành hương và các thánh đường, đang chờ đợi các tín hữu trở lại để công bố sứ điệp Phục sinh và Alleluia.”
“Việc cử hành Mùa chay, Tuần thánh và Phục sinh năm nay gặp bao nhiêu vấn đề, những phức tạp và bấp bênh, và đặc biệt là trong bầu không khí đau khổ, bệnh tật, chết chóc của nhiều người trên thế giới, do sự phong tỏa. Thách đố coronavirus này có ý nghĩa gì đối với các dân tộc, các cộng đoàn và tổ chức của chúng ta? Nó có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế thế giới và sức khỏe hoàn cầu? Chúng ta tin rằng Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa của sự sống chứ không phải của sự chết. Phục Sinh bảo đảm cho chúng ta rằng giữa chết chóc và đau khổ, Thiên Chúa hiện diện và cái chết của Chúa Kitô mang lại chiến thắng cho chúng ta. Phục Sinh kêu gọi gia đình nhân loại chúng ta tiến về thời kỳ đổi mới, và là một con đường tiến về tương lai, xa tránh đàn áp, kỳ thị, đói khổ và bất công.”
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những nhà cai trị, các nhà khoa học, các chính trị gia
Lúc 7 sáng thứ Hai 13 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ thứ Hai trong tuần bát nhật Lễ Phục sinh tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những nhà cai trị, các nhà khoa học, các chính trị gia, và những ai đang giúp giải quyết những vấn nạn gây ra bởi dịch bệnh coronavirus bao gồm thất nghiệp, bần cùng và đói khát, và một con đường hướng đến tương lai.
Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những nhà cai trị, các nhà khoa học, các chính trị gia là những người đã bắt đầu nghiên cứu lối thoát, hậu đại dịch. Những suy tư “hậu” dịch bệnh này đã bắt đầu. Xin cho họ tìm ra những con đường đúng đắn, hòa bình, luôn có lợi cho mọi người, luôn luôn ủng hộ mọi dân tộc.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha tập trung các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày.
Bài Trích Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các bà vội ra khỏi mồ vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Chúa. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: “Chào các bà”. Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: “Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó họ sẽ gặp Ta”.
Ðang khi các bà lên đường, thì mấy người lính canh vào thành báo tin cho các thượng tế biết tất cả những gì đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ lão, và sau khi đã bàn định, họ cho lính một số tiền lớn và bảo rằng: “Các anh hãy nói rằng: Ban đêm khi chúng tôi đang ngủ, thì môn đệ ông đến lấy trộm xác ông. Nếu việc này đến tai tổng trấn, chúng tôi sẽ thương lượng với ông, không để các anh phải phiền hà đâu”. Bọn lính canh nhận tiền và đã làm y như họ căn dặn chúng. Bởi thế, lời đó được phao truyền nơi người Do Thái cho đến ngày nay.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta một lựa chọn, một lựa chọn hàng ngày, một lựa chọn của con người đã luôn diễn ra kể từ ngày đó: đó là lựa chọn giữa niềm vui, và hy vọng về sự phục sinh của Chúa Giêsu; và nỗi nhớ về nấm mồ.
Những người phụ nữ hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Chúa (x. Mt 28,8): Thiên Chúa luôn bắt đầu với những người phụ nữ, luôn luôn. Họ luôn mở đường. Họ không nghi ngờ: họ biết; họ thấy Người, họ chạm vào Người. Họ cũng nhìn thấy ngôi mộ trống. Đúng là các môn đệ không thể tin được và nói: “Nhưng những người phụ nữ này có lẽ hơi quá sức tưởng tượng” nhưng tôi không biết ban đầu họ có nghi ngờ không. Nhưng rồi họ đã chắc chắn và cuối cùng họ đã đi trên con đường này cho đến ngày hôm nay: Chúa Giêsu đã sống lại, Người còn sống giữa chúng ta (x. Mt 28, 9-10).
Nhưng rồi lại có một suy nghĩ khác: tốt hơn là ông ấy đừng sống lại. Ngôi mộ trống sẽ mang lại nhiều vấn đề cho chúng ta. Và quyết định che giấu sự thật được nhanh chóng hình thành. Như vẫn thường xảy ra: khi chúng ta không phục vụ Chúa, chúng ta phục vụ cho vị thần khác, là thần tiền của.
Hãy nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được.” (Mt 6:24) Anh em không thể phục vụ cả hai. Và để thoát khỏi bằng chứng này, khỏi thực tại này, các thượng tế và kỳ lão đã chọn con đường khác, con đường chi tiền ra: họ trả tiền cho sự im lặng (x. Mt 28, 12-13). Sự im lặng của các nhân chứng. Một trong những người lính đã tuyên xưng, ngay khi Chúa Giêsu chết: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!” (Mc 15:39). Những con người tội nghiệp này không hiểu, họ sợ vì cuộc sống đang diễn ra và họ đã đến gặp các thượng tế, các thầy thông luật. Và họ đã được trả tiền: họ được trả tiền để im lặng, và điều này, các anh chị em thân mến, không phải là một khoản hối lộ: đây thuần túy là bại hoại, băng hoại thuần túy. Nếu anh chị em không tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, hãy nghĩ tại sao. Đúng là nhiều người không tuyên xưng Chúa Giêsu vì họ không biết Người, vì chúng ta đã không liên tục tuyên xưng Người và đây là lỗi của chúng ta. Nhưng khi có ai đó chủ động im lặng trước cả các bằng chứng, thì đó là con đường của quỷ, đó là con đường bại hoại. Người ấy được trả tiền và im lặng.
Ngay cả ngày hôm nay, đối mặt với những gì tiếp theo - hy vọng sẽ sớm xảy ra – sau khi đại dịch này kết thúc, có một lựa chọn tương tự: hoặc là chúng ta tranh đấu cho sự sống, cho sự hồi sinh của các dân tộc, hoặc là chúng ta hướng về thần tiền: trở lại với ngôi mộ của nạn đói, của nạn nô lệ hiện đại, chiến tranh, nhà máy vũ khí, và các trẻ em không được giáo dục vân vân và vân vân. Đó là quay về với ngôi mộ.
Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin cho trong cuộc sống cá nhân và trong đời sống xã hội của chúng ta, Chúa luôn giúp chúng ta chọn việc loan báo: loan báo rằng chân trời luôn luôn rộng mở; dẫn chúng ta đến việc chọn cái tốt cho người dân. Và đừng bao giờ rơi vào ngôi mộ của thần tiền.
Thương vong nặng nề nhất hiện nay là tại Hoa Kỳ với 22,115 trường hợp tử vong trong số 560,433 nhiễm bệnh. Kế đến là Ý với 19,899 người chết trong số 156,363 trường hợp nhiễm bệnh.
Tuy tổn thất nhân mạng đến nay rất trầm trọng, vẫn có điểm đáng mừng là số trường hợp tử vong và cả số trường hợp nhiễm bệnh mới tại Ý đang liên tục giảm xuống từng ngày. Khuynh hướng này là nhất quán trong một tuần qua.
Bên cạnh các thiệt hại về nhân mạng, còn có các thiệt hại chưa thể thống kê được đối với nền kinh tế thế giới. Các quan sát viên cho rằng một cuộc chiến sau trận dịch này xem ra càng ngày càng khó tránh khỏi. Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã bày tỏ âu lo trên. Đức Thánh Cha cũng đã cầu nguyện cho điều đó đừng xảy ra trong thánh lễ hôm thứ Hai 13 tháng Tư.
Lễ Phục sinh tại Giêrusalem
Tại Giêrusalem, sáng sớm ngày thứ Bẩy, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa và một vài linh mục, tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa đã có thể cử hành lễ Vọng Phục sinh tại nhà thờ Thánh Mộ trước sự canh phòng cẩn mật của cảnh sát Do Thái. Lễ Vọng Phục sinh được cử hành ngay sáng sớm thứ Bẩy để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giêrusalem là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục sinh.
Như vậy, cuối cùng tiếng chuông lễ hội đã vang lên trong nhà thờ Thánh Mộ khi bài ca Vinh Danh được hát lên. Sau khi các nghi thức trong Tuần Thánh đã được dời sang nhà thờ đồng chính tòa Thánh Danh Chúa, chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh, Do Thái đã nhượng bộ và cho phép cử hành một vài nghi thức trong nhà thờ Thánh Mộ.
Nghi thức cử hành trước mộ Chúa năm nay diễn ra trong bầu không khí hoàn toàn khác. Không có người hành hương, mà chỉ có Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa và những linh mục đồng tế khác.
Tuy nhiên, theo Đức Tổng Giám Mục, kinh nghiệm của những ngày này, được đánh dấu bởi sự trống rỗng và mất phương hướng gây ra bởi đại dịch, có lẽ là gần gũi nhất với kinh nghiệm của những chứng nhân đầu tiên về biến cố Phục sinh.
Ngài nói:
“Chúng ta mất đi những điểm tham chiếu, nó giống như những gì các phụ nữ và môn đệ Chúa đã trải qua vào thời điểm đó. Bởi vì Thầy của họ, là Chúa Giêsu, là điểm tham chiếu của họ, đã chết. Chỉ sau đó họ mới hiểu rằng sự trống rỗng này là khởi đầu của sự sáng tạo mới, của cuộc sống mới trong Chúa Kitô Phục sinh.”
Ngài nói thêm rằng “Ngôi mộ trống của Chúa Kitô giúp chúng ta đọc những sự kiện ngày nay không chỉ là sự kết thúc của một thế giới, sự kết thúc của những điều chắc chắn, mà là sự khởi đầu, một khởi đầu mới phụ thuộc vào chúng ta, nếu chúng ta có thể kín múc sức mạnh, sự sống và hy vọng từ sự kiện mà chúng ta đang cử hành, đó là sự Phục sinh của Chúa Kitô. “
Trong thánh lễ Phục sinh được cử hành hôm Chúa Nhật 12 tháng Tư tại nhà thờ đồng chính tòa Thánh Danh Chúa Giêsu, Đức Tổng Giám Mục nói:
“Cả thế giới đang sống trong tình trạng sợ hãi, lo âu và hoang mang trước đại dịch coronavirus. Nhiều nước đang bị chết chóc và sầu muộn, và con số những người bị lây nhiễm tiếp tục gia tăng. Giêrusalem, thành của sự Phục sinh và Mộ trống, đang vắng bóng các các tín hữu hành hương và các thánh đường, đang chờ đợi các tín hữu trở lại để công bố sứ điệp Phục sinh và Alleluia.”
“Việc cử hành Mùa chay, Tuần thánh và Phục sinh năm nay gặp bao nhiêu vấn đề, những phức tạp và bấp bênh, và đặc biệt là trong bầu không khí đau khổ, bệnh tật, chết chóc của nhiều người trên thế giới, do sự phong tỏa. Thách đố coronavirus này có ý nghĩa gì đối với các dân tộc, các cộng đoàn và tổ chức của chúng ta? Nó có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế thế giới và sức khỏe hoàn cầu? Chúng ta tin rằng Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa của sự sống chứ không phải của sự chết. Phục Sinh bảo đảm cho chúng ta rằng giữa chết chóc và đau khổ, Thiên Chúa hiện diện và cái chết của Chúa Kitô mang lại chiến thắng cho chúng ta. Phục Sinh kêu gọi gia đình nhân loại chúng ta tiến về thời kỳ đổi mới, và là một con đường tiến về tương lai, xa tránh đàn áp, kỳ thị, đói khổ và bất công.”
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những nhà cai trị, các nhà khoa học, các chính trị gia
Lúc 7 sáng thứ Hai 13 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ thứ Hai trong tuần bát nhật Lễ Phục sinh tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những nhà cai trị, các nhà khoa học, các chính trị gia, và những ai đang giúp giải quyết những vấn nạn gây ra bởi dịch bệnh coronavirus bao gồm thất nghiệp, bần cùng và đói khát, và một con đường hướng đến tương lai.
Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những nhà cai trị, các nhà khoa học, các chính trị gia là những người đã bắt đầu nghiên cứu lối thoát, hậu đại dịch. Những suy tư “hậu” dịch bệnh này đã bắt đầu. Xin cho họ tìm ra những con đường đúng đắn, hòa bình, luôn có lợi cho mọi người, luôn luôn ủng hộ mọi dân tộc.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha tập trung các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày.
Bài Trích Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các bà vội ra khỏi mồ vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Chúa. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: “Chào các bà”. Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: “Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó họ sẽ gặp Ta”.
Ðang khi các bà lên đường, thì mấy người lính canh vào thành báo tin cho các thượng tế biết tất cả những gì đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ lão, và sau khi đã bàn định, họ cho lính một số tiền lớn và bảo rằng: “Các anh hãy nói rằng: Ban đêm khi chúng tôi đang ngủ, thì môn đệ ông đến lấy trộm xác ông. Nếu việc này đến tai tổng trấn, chúng tôi sẽ thương lượng với ông, không để các anh phải phiền hà đâu”. Bọn lính canh nhận tiền và đã làm y như họ căn dặn chúng. Bởi thế, lời đó được phao truyền nơi người Do Thái cho đến ngày nay.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta một lựa chọn, một lựa chọn hàng ngày, một lựa chọn của con người đã luôn diễn ra kể từ ngày đó: đó là lựa chọn giữa niềm vui, và hy vọng về sự phục sinh của Chúa Giêsu; và nỗi nhớ về nấm mồ.
Những người phụ nữ hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Chúa (x. Mt 28,8): Thiên Chúa luôn bắt đầu với những người phụ nữ, luôn luôn. Họ luôn mở đường. Họ không nghi ngờ: họ biết; họ thấy Người, họ chạm vào Người. Họ cũng nhìn thấy ngôi mộ trống. Đúng là các môn đệ không thể tin được và nói: “Nhưng những người phụ nữ này có lẽ hơi quá sức tưởng tượng” nhưng tôi không biết ban đầu họ có nghi ngờ không. Nhưng rồi họ đã chắc chắn và cuối cùng họ đã đi trên con đường này cho đến ngày hôm nay: Chúa Giêsu đã sống lại, Người còn sống giữa chúng ta (x. Mt 28, 9-10).
Nhưng rồi lại có một suy nghĩ khác: tốt hơn là ông ấy đừng sống lại. Ngôi mộ trống sẽ mang lại nhiều vấn đề cho chúng ta. Và quyết định che giấu sự thật được nhanh chóng hình thành. Như vẫn thường xảy ra: khi chúng ta không phục vụ Chúa, chúng ta phục vụ cho vị thần khác, là thần tiền của.
Hãy nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được.” (Mt 6:24) Anh em không thể phục vụ cả hai. Và để thoát khỏi bằng chứng này, khỏi thực tại này, các thượng tế và kỳ lão đã chọn con đường khác, con đường chi tiền ra: họ trả tiền cho sự im lặng (x. Mt 28, 12-13). Sự im lặng của các nhân chứng. Một trong những người lính đã tuyên xưng, ngay khi Chúa Giêsu chết: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!” (Mc 15:39). Những con người tội nghiệp này không hiểu, họ sợ vì cuộc sống đang diễn ra và họ đã đến gặp các thượng tế, các thầy thông luật. Và họ đã được trả tiền: họ được trả tiền để im lặng, và điều này, các anh chị em thân mến, không phải là một khoản hối lộ: đây thuần túy là bại hoại, băng hoại thuần túy. Nếu anh chị em không tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, hãy nghĩ tại sao. Đúng là nhiều người không tuyên xưng Chúa Giêsu vì họ không biết Người, vì chúng ta đã không liên tục tuyên xưng Người và đây là lỗi của chúng ta. Nhưng khi có ai đó chủ động im lặng trước cả các bằng chứng, thì đó là con đường của quỷ, đó là con đường bại hoại. Người ấy được trả tiền và im lặng.
Ngay cả ngày hôm nay, đối mặt với những gì tiếp theo - hy vọng sẽ sớm xảy ra – sau khi đại dịch này kết thúc, có một lựa chọn tương tự: hoặc là chúng ta tranh đấu cho sự sống, cho sự hồi sinh của các dân tộc, hoặc là chúng ta hướng về thần tiền: trở lại với ngôi mộ của nạn đói, của nạn nô lệ hiện đại, chiến tranh, nhà máy vũ khí, và các trẻ em không được giáo dục vân vân và vân vân. Đó là quay về với ngôi mộ.
Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin cho trong cuộc sống cá nhân và trong đời sống xã hội của chúng ta, Chúa luôn giúp chúng ta chọn việc loan báo: loan báo rằng chân trời luôn luôn rộng mở; dẫn chúng ta đến việc chọn cái tốt cho người dân. Và đừng bao giờ rơi vào ngôi mộ của thần tiền.