Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 14/04: Đấng Phục Sinh hiện diện quanh ta– Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:45 13/04/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này. Ông Si-môn Phê-rô, ông Tô-ma gọi là Đi-đy-mô, ông Na-tha-na-en người Ca-na miền Ga-li-lê, các người con ông Dê-bê-đê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Si-môn Phê-rô nói với các ông: “Tôi đi đánh cá đây.” Các ông đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh.” Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.
Khi trời đã sáng, Đức Giê-su đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giê-su. Người nói với các ông: “Này các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời: “Thưa không.” Người bảo các ông: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá.” Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô : “Chúa đó !” Vừa nghe nói “Chúa đó!”, ông Si-môn Phê-rô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.
Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. 10 Đức Giê-su bảo các ông : “Đem ít cá mới bắt được tới đây!” Ông Si-môn Phê-rô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. Đức Giê-su nói: “Anh em đến mà ăn!” Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Ông là ai?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. Đức Giê-su đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Đó là lần thứ ba Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.
Đó là lời Chúa
Lòng Thương xót
Lm. Thái Nguyên
04:48 13/04/2023
LÒNG THƯƠNG XÓT
Chúa Nhật 2 Phục Sinh: Ga 20, 19-31.
Suy niệm
Đức Giêsu Phục Sinh bất ngờ xuất hiện giữa các tông đồ. Ngài trao ban bình an và cho họ xem các vết thương. Thân xác chiến thắng sự chết của Chúa vẫn mang dấu tích của cuộc khổ nạn. Các tông đồ vui mừng vì được thấy Thầy, và hơn nữa còn được Thầy ủy thác sứ mạng trọng đại: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em”.
Chỉ có một người không vui là ông Tôma, vì ông vắng mặt khi Chúa hiện ra. Có vẻ giữa ông và nhóm anh em có cái gì xa cách, nên ông thẳng thừng từ chối tin vào lời chứng của các bạn. Ông không tin ai khác, chỉ tin vào giác quan của mình.“Nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”. Trước sự thách thức và cố chấp của ông, Chúa Giêsu lại hạ mình để hiện ra một lần nữa. Con người Tôma có cái gì bất thường, lập dị, nhưng may là ông trở về với cộng đoàn, nên chứng kiến việc Chúa phục sinh.
Khi hiện ra, Đức Giêsu nói với Tôma: “Đặt ngón tay vào đây… Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Tôma kinh hoàng thưa với Chúa: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con”. Như thế, dấu chỉ để người nhận ra Chúa phục sinh không phải là vinh quang chói lọi hay điều gì kinh khủng, mà là chính dấu đinh. Đấng Phục Sinh vinh hiển đã không muốn dùng vinh quang hay quyền lực của mình để khuất phục thế gian, mà chỉ dùng những dấu đinh nơi chân tay và cạnh sườn Ngài. Đức Giêsu thực sự là “người” khi “đầu đội vòng gai, mình mặc áo đỏ” nghĩa là khi Ngài bị hành hình, bị sỉ nhục; Ngài thực sự là “Chúa” khi bị đóng đinh trên thập giá và sống lại vì chúng ta, để ta cùng được sống lại với Ngài.
Thánh giá Chúa mới thực sự là biểu hiện vinh quang, và dấu đinh mới là dấu chỉ của Chúa Phục Sinh. Vì thế, chúng ta đừng bao giờ mong cho mình được vinh hoa phú quí hay quyền cao chức trọng, vì như vậy chúng ta muốn sống khác biệt với Chúa. Lối sống đó đối nghịch với thập giá Chúa và không đạt tới sự phục sinh với Ngài. Lối sống đó đào hố sâu ngăn cách giữa người với người, không thể hiện được tình yêu mà chỉ là sự ích kỷ, làm điên đảo và tổn thương đời sống con người.
Đức tin của chúng ta hôm nay dựa trên đức tin của những người đã thấy Chúa, đã sờ chạm vào Chúa. Tất cả các tông đồ đều đã hy sinh mạng sống mình để làm chứng là Đức Kitô đã sống lại, Ngài là Đấng cứu độ duy nhất cho loài người, chứ không ai khác. Tiếp nối các tông đồ đã có hàng triệu người cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Phục Sinh, đã dâng hiến đời mình vì niềm tin ấy, trong số đó có hằng ngàn cha ông chúng ta đã hiên ngang đổ máu mình để lưu truyền đức tin lại cho con cháu hôm nay, cụ thể là 118 thánh tử đạo Việt Nam.
Quanh chúng ta cũng vẫn có nhiều anh chị em đạo đức, đầy lòng tin mến. Họ đã được ơn “thấy và chạm đến” Chúa một cách nào đó, nên họ rất chuyên chăm trong đời sống cầu nguyện, sốt sắng trong thánh lễ, và tích cực làm việc tông đồ. “Thấy và chạm” đến Chúa nghĩa là “cảm nghiệm” hay “cảm nhận” về sự hiện diện của Chúa khi nghe Lời Chúa, khi rước Mình Chúa, khi phục vụ anh chị em, khi thăm viếng và cứu giúp những người bệnh tật, nghèo hèn, khốn khó…
Để làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh, chúng ta cũng không cần phải nổi bật cái gì hết, mà chỉ cần nổi bật lòng thương xót của Chúa. Thương xót nói theo thánh Phaolô là: đón nhận tất cả, tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Tuy nhiên, thương xót không có nghĩa là làm ngơ trước tội lỗi và sai lạc của con người, cũng không phải là dung túng hay nhượng bộ cho những xấu xa trong đời sống. Thương xót là muốn nâng nhau lên một cuộc sống tốt lành hơn, chân thật hơn, thiện hảo hơn, theo đường nẻo của Thiên Chúa.
Cũng như xưa, con người ngày nay làm sao có thể tin Chúa được, nếu họ không thấy chứng tích của những khuôn mặt đẫm mồ hôi vì phục vụ, hay của những cuộc đời xả thân hy sinh cho tha nhân? Con người ngày nay cũng đang đòi kiểm nghiệm những chứng tích tình yêu nơi Giáo hội, nơi các bạn trẻ. Đạo của bạn là đạo tình yêu ư? Xin đừng nói nhiều, hãy cho tôi xem những chững chứng tích tình yêu của bạn đi! Mahatma Gandhi đã từng tuyên bố với người Công Giáo như thế.
Ước gì mỗi người chúng ta nhận ra mình là người được Chúa thương xót, để suốt cuộc đời ta là trở nên lòng thương xót của Chúa cho mọi anh chị em, nhất là những người bé nhỏ nghèo hèn. Quả thật “Phúc thay ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được Chúa xót thương”.
Cầu nguyện
Lạy Cha!
Thương xót là hành động của Cha,
là tiêu chuẩn để biết ai con cái,
là sống với tất cả lòng nhân ái,
nhưng bao hàm công bằng và sự thật.
Thương xót không dung túng điều xấu xa,
nhưng đòi con phải kiên nhẫn vượt qua,
để đón nhận những hồng ân cao cả,
xứng đáng với những gì con người “là”.
Thương xót là hành động cao quí nhất,
đó chính là phẩm chất của con người,
là hành vi thờ phượng rất đẹp tươi,
vì điều Chúa muốn không phải là lễ vật,
mà trước tiên là sống với lòng nhân,
để trở nên ánh sáng giữa cuộc trần.
Đức Giê-su đã trở nên người thế,
để thể hiện lòng thương xót của Cha,
trên thập giá Ngài cũng đã thứ tha,
trước lòng dạ bạc ác của con người,
ngay cả ông Tô-ma cứng lòng tin,
Ngài cũng đã hạ mình cho xem thấy.
Chúa muốn con nên hoàn thiện như Cha,
không phải là không còn gì thiếu sót,
mà là sống nhân từ và tha thứ,
không xét đoán và càng không lên án,
luôn bao dung và đại lượng vô vàn,
vì thương xót là tình yêu vô giới hạn.
Xin cho con được đầy lòng thương xót,
dù nhiều khi rất đắng đót trong đời,
nhưng nhờ vậy phát sinh con người mới,
để tình Chúa sáng tỏa khắp muôn nơi,
là niềm vui ơn cứu độ cho đời. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:48 13/04/2023
36. Bà E-va đã để con rắn thắng được bà cho nên đem lại sự chết và bóng tối cho chúng ta. Đức Mẹ Ma-ri-a chiến thắng ma quỷ cho nên đem lại cho chúng ta sự sống và ánh sáng.
(Thánh Bruno)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:52 13/04/2023
23. CÔNG VIỆC VÀ THÀNH QUẢ
Căn nhà tranh của Lý Khắc được dựng lên trên miếng đất mọc đầy cỏ dại, một hôm, khí hậu rất cao, đó chính là mùa thu hoạch, Lý Khắc không có việc gì làm nên nằm nghỉ dưới gốc cây. Lúc này một người nông phu đẩy một chiếc xe đầy lúa mạch mà không cảm thấy khó khăn gì, Lý Khắc chăm chăm nhìn chiếc xe lúa nhỏ, ngay cả chào hỏi người nông phu cũng quên luôn.
Người nông phu dừng xe lại nói với anh ta:
- “Nếu anh muốn được nhiều lúa hơn chiếc xe này thì cũng không khó, chỉ cần mỗi ngày anh khai thác một chút ruộng đất thì có thể được, không cần nhiều, chỉ cần có một miếng đất như miếng đất mà anh chiếm hữu để tấm thân làm biếng của anh nằm dưới gốc cây kia là có thể được rồi vậy.”
Lý Khắc cũng rất thông minh, nó nghe lời khuyên bảo của người nông phu liền bắt đầu làm việc, nó căn cứ vào lời nói của người nông phu, mỗi ngày cắt một ít cỏ tạp, miếng đất đó ngày ngày được anh ta khai khẩn. Về sau từ miếng đất đó mà thu hoạch được nhiều hoa màu, khiến cuộc sống của anh ta có thể tự cung tự chủ, mà tất cả những thứ đó đều không cần bỏ tiền ra mà cũng có được.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 23:
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, làm việc thì rất cực khổ nhưng thành quả gặt hái được thì rất ngọt ngào. Người chăm chỉ làm việc thì không bao giờ sợ thiếu thốn, cũng vậy, người luôn thực hành đức ái thì trong lòng luôn có sự bình an và vui vẻ.
Bác ái không chỉ là cho đi, nhưng còn nhận lại: cho đi vật chất, nhưng nhận lại yêu thương hạnh phúc và niềm vui.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Căn nhà tranh của Lý Khắc được dựng lên trên miếng đất mọc đầy cỏ dại, một hôm, khí hậu rất cao, đó chính là mùa thu hoạch, Lý Khắc không có việc gì làm nên nằm nghỉ dưới gốc cây. Lúc này một người nông phu đẩy một chiếc xe đầy lúa mạch mà không cảm thấy khó khăn gì, Lý Khắc chăm chăm nhìn chiếc xe lúa nhỏ, ngay cả chào hỏi người nông phu cũng quên luôn.
Người nông phu dừng xe lại nói với anh ta:
- “Nếu anh muốn được nhiều lúa hơn chiếc xe này thì cũng không khó, chỉ cần mỗi ngày anh khai thác một chút ruộng đất thì có thể được, không cần nhiều, chỉ cần có một miếng đất như miếng đất mà anh chiếm hữu để tấm thân làm biếng của anh nằm dưới gốc cây kia là có thể được rồi vậy.”
Lý Khắc cũng rất thông minh, nó nghe lời khuyên bảo của người nông phu liền bắt đầu làm việc, nó căn cứ vào lời nói của người nông phu, mỗi ngày cắt một ít cỏ tạp, miếng đất đó ngày ngày được anh ta khai khẩn. Về sau từ miếng đất đó mà thu hoạch được nhiều hoa màu, khiến cuộc sống của anh ta có thể tự cung tự chủ, mà tất cả những thứ đó đều không cần bỏ tiền ra mà cũng có được.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 23:
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, làm việc thì rất cực khổ nhưng thành quả gặt hái được thì rất ngọt ngào. Người chăm chỉ làm việc thì không bao giờ sợ thiếu thốn, cũng vậy, người luôn thực hành đức ái thì trong lòng luôn có sự bình an và vui vẻ.
Bác ái không chỉ là cho đi, nhưng còn nhận lại: cho đi vật chất, nhưng nhận lại yêu thương hạnh phúc và niềm vui.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng
Lm. Minh Anh
15:04 13/04/2023
NHIỀU HƠN NHỮNG GÌ CÓ THỂ TƯỞNG TƯỢNG
“Hãy đến mà ăn!”.
Pascal nói, “Điểm phân biệt lớn nhất về sự toàn năng của Thiên Chúa, là khi nghĩ về nó, trí tưởng tượng của con người sẽ không còn! Ngài luôn ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Khi ai đó ở trong một tâm trạng xót xa, họ có xu hướng trở lại với nếp cũ hầu khôi phục sự tự tin và giá trị bản thân. Với Phêrô, nếp cũ là đánh cá, vì vậy ông ra biển, rủ các bạn cùng đi. Họ cũng là những người cảm thấy có lỗi vì đã bỏ Thầy trong cuộc thương khó và có lẽ do sự cắn rứt lương tâm nên họ dễ dàng nhập cuộc với Phêrô. Vậy mà nhóm bạn chài đáng thương ấy thật may mắn, họ gặp lại Thầy mình, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’. Ngài sẽ băng bó và chữa lành những trái tim thương tổn của họ, dẫu họ chưa nhận ra Ngài.
Chúa Phục Sinh hiện ra, truyền cho họ buông chài bên phải mạn thuyền và họ đã bắt được rất nhiều cá. Mẻ cá này không chỉ là ân huệ sau một đêm công cốc; nó mang tính biểu tượng cao! Biểu tượng trọng tâm là Đấng Phục Sinh đang ở với họ, giữa thất bại, ‘giữa nếp cũ, nhưng đánh bắt theo cách mới’. Gioan nói, “Chúa đó!”; Ngài thầm nhắc họ sứ mệnh ban đầu, “Lưới người như lưới cá!”. Và điều quan trọng, nếu họ tự sức làm điều này bằng nỗ lực của mình theo ‘nếp cũ’, họ sẽ trắng tay; nhưng làm theo ‘cách mới’, tức là ‘theo lệnh, theo cách Ngài’, ‘trong thời gian của Ngài’, nỗ lực của họ sẽ mang lại thành quả, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’.
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay là một bằng chứng. Trước thượng hội đồng, Phêrô tuyên bố những lý chứng hùng hồn nhất. Giêsu, “Tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, đã trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Ngài, không ai đem lại ơn cứu độ!”, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca.
Tin Mừng nói, “Bước lên bờ, các ông thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa”. Ôi! Với Phêrô, lại là một biểu tượng! Những ánh lửa của đêm nào sống lại trong ông, lửa phản bội, lửa chối Thầy; nhưng nay, lửa xót thương, lửa thứ tha! Trong đêm khổ nạn của Thầy, khi đang sưởi bên bếp lửa hồng, ông đã nói, “Tôi không biết người ấy!”; nhưng giờ đây, cũng bên bếp lửa hồng, ‘Người Ấy’ lại nói với ông và các bạn, “Hãy đến mà ăn!”. Sao mà thâm trầm đến thế, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng’; bởi lẽ, nó gợi lên những lời của đêm Tiệc Ly, lời từ các phép lạ bánh cá hoá nhiều, lời của các bữa ăn thắm tình Thầy, đượm tình trò.
Anh chị em,
“Hãy đến mà ăn!”. Chúa Phục Sinh mời tất cả chúng ta “Hãy đến mà ăn!”, đến dự bữa tiệc thịnh soạn của lòng thương xót Ngài. Lịch sử của Phêrô, của các môn đệ, cũng là lịch sử của mỗi người chúng ta. Không phải lúc nào chúng ta cũng trung tín, chân thực; ở đó có cả bất trung, bội tín, thậm chí bán Thầy. Vậy mà Chúa Phục Sinh quên hết! Lòng nhân hậu và xót thương của Ngài bù đắp mọi vong ân bội nghĩa, kể cả sự dữ; đến nỗi, như Gioan viết, “Không ai dám hỏi, ‘Ông là ai?’”. Ba năm nhìn thấy Thầy yêu thương bao người khốn khổ đã giúp họ nhận biết Ngài là Đấng Xót Thương; và nay Ngài thương xót chính họ! Ước gì bạn và tôi, cũng biết Ngài bằng chính danh xưng Thương Xót đó; và về sau, biết yêu mến Ngài như Phêrô yêu Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, ân sủng phục sinh không chỉ kết thúc với việc con được tha thứ; nó kết thúc với việc trái tim con được biến đổi ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy đến mà ăn!”.
Pascal nói, “Điểm phân biệt lớn nhất về sự toàn năng của Thiên Chúa, là khi nghĩ về nó, trí tưởng tượng của con người sẽ không còn! Ngài luôn ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay chứng thực điều Pascal nói. Với Chúa Phục Sinh, mọi sự có thể bắt đầu lại, có thể được phục hồi, kể cả đổ vỡ, phản bội và thất bại. Mọi sự trở nên mới mẻ! Với Ngài, mọi sự đều có thể cho Phêrô, cho các môn đệ, luôn luôn ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’.
Khi ai đó ở trong một tâm trạng xót xa, họ có xu hướng trở lại với nếp cũ hầu khôi phục sự tự tin và giá trị bản thân. Với Phêrô, nếp cũ là đánh cá, vì vậy ông ra biển, rủ các bạn cùng đi. Họ cũng là những người cảm thấy có lỗi vì đã bỏ Thầy trong cuộc thương khó và có lẽ do sự cắn rứt lương tâm nên họ dễ dàng nhập cuộc với Phêrô. Vậy mà nhóm bạn chài đáng thương ấy thật may mắn, họ gặp lại Thầy mình, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’. Ngài sẽ băng bó và chữa lành những trái tim thương tổn của họ, dẫu họ chưa nhận ra Ngài.
Chúa Phục Sinh hiện ra, truyền cho họ buông chài bên phải mạn thuyền và họ đã bắt được rất nhiều cá. Mẻ cá này không chỉ là ân huệ sau một đêm công cốc; nó mang tính biểu tượng cao! Biểu tượng trọng tâm là Đấng Phục Sinh đang ở với họ, giữa thất bại, ‘giữa nếp cũ, nhưng đánh bắt theo cách mới’. Gioan nói, “Chúa đó!”; Ngài thầm nhắc họ sứ mệnh ban đầu, “Lưới người như lưới cá!”. Và điều quan trọng, nếu họ tự sức làm điều này bằng nỗ lực của mình theo ‘nếp cũ’, họ sẽ trắng tay; nhưng làm theo ‘cách mới’, tức là ‘theo lệnh, theo cách Ngài’, ‘trong thời gian của Ngài’, nỗ lực của họ sẽ mang lại thành quả, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’.
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay là một bằng chứng. Trước thượng hội đồng, Phêrô tuyên bố những lý chứng hùng hồn nhất. Giêsu, “Tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, đã trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Ngài, không ai đem lại ơn cứu độ!”, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca.
Tin Mừng nói, “Bước lên bờ, các ông thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa”. Ôi! Với Phêrô, lại là một biểu tượng! Những ánh lửa của đêm nào sống lại trong ông, lửa phản bội, lửa chối Thầy; nhưng nay, lửa xót thương, lửa thứ tha! Trong đêm khổ nạn của Thầy, khi đang sưởi bên bếp lửa hồng, ông đã nói, “Tôi không biết người ấy!”; nhưng giờ đây, cũng bên bếp lửa hồng, ‘Người Ấy’ lại nói với ông và các bạn, “Hãy đến mà ăn!”. Sao mà thâm trầm đến thế, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng’; bởi lẽ, nó gợi lên những lời của đêm Tiệc Ly, lời từ các phép lạ bánh cá hoá nhiều, lời của các bữa ăn thắm tình Thầy, đượm tình trò.
Anh chị em,
“Hãy đến mà ăn!”. Chúa Phục Sinh mời tất cả chúng ta “Hãy đến mà ăn!”, đến dự bữa tiệc thịnh soạn của lòng thương xót Ngài. Lịch sử của Phêrô, của các môn đệ, cũng là lịch sử của mỗi người chúng ta. Không phải lúc nào chúng ta cũng trung tín, chân thực; ở đó có cả bất trung, bội tín, thậm chí bán Thầy. Vậy mà Chúa Phục Sinh quên hết! Lòng nhân hậu và xót thương của Ngài bù đắp mọi vong ân bội nghĩa, kể cả sự dữ; đến nỗi, như Gioan viết, “Không ai dám hỏi, ‘Ông là ai?’”. Ba năm nhìn thấy Thầy yêu thương bao người khốn khổ đã giúp họ nhận biết Ngài là Đấng Xót Thương; và nay Ngài thương xót chính họ! Ước gì bạn và tôi, cũng biết Ngài bằng chính danh xưng Thương Xót đó; và về sau, biết yêu mến Ngài như Phêrô yêu Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, ân sủng phục sinh không chỉ kết thúc với việc con được tha thứ; nó kết thúc với việc trái tim con được biến đổi ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Sau Cánh Cửa
Lm Vũđình Tường
19:35 13/04/2023
Có nhiều dữ kiện xác định Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Chúng không phải là bằng chứng của sự sống lại, nhưng chúng có điểm chung. Điểm chung đó nói đến sự hiện hữu của Đức Kitô Phục Sinh. Dữ kiện thứ nhất đến từ chính Thiên Chúa. Dữ kiện thứ hai đến từ sứ giả, thiên thần của Thiên Chúa, và dữ kiện thứ ba đến từ loài người. Hai dữ kiện đầu ta không thể kiểm chứng nhưng dữ kiện thứ ba đến từ loài người ta có thể kiểm chứng. Những bà phụ nữ mang Tin Vui Đức Kitô Phục Sinh. Khi ra đi thăm mộ vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lòng các bà buồn vời vợi. Các bà còn nói với nhau ai giúp dời tảng đá lớn che cửa mộ. Những điều này cho biết các bà hoàn toàn không hề biết chút xíu nào về tin Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết. Mục đích của chuyến đi là đi ướp xác người bạn thân, xác Đức Kitô. Các bà mang theo hương vị dùng để ướp xác Đức Kitô, người đã chết. Điểm này nói lên trong thâm tâm các bà, Đức Kitô đã thực sự chết và cần tẩm liệm đàng hoàng.
An táng Ngài cách vội vã vào tối thứ Sáu, lúc đó ai cũng vội vàng bởi trời gần tối; hơn nữa lại sắp bước sang ngày Sabath là ngày không được làm việc. Thương nhớ, sầu muộn, nước mắt vắn dài còn nóng trên má. Đau khổ hơn nữa, ra đến mộ, cửa mộ đã mở tan hoang; lòng các bà quặn đau khi nhìn vào, chỉ còn chỗ Ngài đã nằm, còn xác người thân biến mất. Các bà vội báo tin cho môn đệ Đức Kitô. Tin lời các bà, các ông vội chạy ra mộ và thấy đúng như những gì các bà đã tường thuật.
Nắng đã lên, giờ thiên hạ đi làm việc. Các bà trở lại mộ lần thứ hai trong ngày, lần này các bà gặp một người, tưởng đó là người làm vườn. Các bà hỏi nếu ông có lấy xác bạn tôi làm ơn nói để ở đâu để chúng tôi đến lấy xác Ngài. Người đó gọi tên bà, Mary. Cái tên đơn giản đó, bà nhận ngay ra người bà tưởng là người làm vườn, ngở đâu lại chính là Thầy mình, Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Ngài nói với bà hãy đi thông báo cho anh em Ta là Ta sẽ gặp họ tại Galilê. Các bà báo tin cho môn đệ lần thứ hai, lần này là tin vui. Các ông tin lời các bà như đã tin hồi sáng sớm. Đức Kitô Phục Sinh hiện ra với các ông. Sự kiện xảy ra khi Tôma không có mặt lúc đó. Khi ông trở về, anh em báo Tin Vui nhưng ông đòi bằng chứng. Không ai có thể thoả mãn điều Tôma yêu cầu. May thay, tám ngày sau, lúc đó có mặt Tôma, Đức Kitô hiện đến với các ông, Ngài nói với Tôma, 'Đưa tay đây, xỏ ngón tay vào lỗ đinh nơi bàn tay Thầy'.
Tôma vội thưa,
'Lậy Chúa tôi, lậy Thiên Chúa của tôi'. Đức Kitô nói với ông, 'Bởi anh thấy Thầy, nên anh mới tin, phúc cho ai không thấy mà tin'.
Môn đệ Đức Kitô nhận đức tin nhờ vào lời thông báo của các bà phụ nữ, và nhờ vào chính mắt chứng kiến Đức Kitô Phục Sinh. Tất cả chúng ta tin vào Đức Kitô Phục Sinh, không phải vì thấy mà chính là vì nghe. Như thế câu Đức Kitô nói,
'Phúc cho ai không thấy mà tin'
chính là nói đến chúng ta và niềm tin của chúng ta. Không ai trong chúng ta thấy Đức Kitô Phục Sinh bởi Ngài về trời trong ngày lễ Chúa lên trời. Như thế câu trên Đức Kitô còn ngụ í nói trong tương lai Ngài sẽ về cùng Chúa Cha và cũng là Chúa của chúng ta, những kẻ tin theo Đức Kitô.
Trước khi biết tin Đức Kitô sống lại, môn đệ như người mất hồn, nửa sống, nửa chết, không tương lai, không hy vọng, không sức sống. Đức Kitô đến ban bình an cho các ông, ban sức sống mới cho các ông. Các ông trở thành con người mới, sức sống mới, niềm tin mới, niềm tin Phục Sinh. Từ sợ hãi, rụt rè, nhút nhát sang can đảm, mạnh dạn phi thường. Môn đệ sợ hãi, trốn trong nhà, Đức Kitô hai lần đến với các ông. Lần nào Ngài cũng chào ban bình an cho các ông. Ngài ban bình an, sau đó ban sức sống qua thở hơi trên các ông. Hơi thở của Thiên Chúa đây nhắc nhớ hình ảnh của việc Chúa sáng tạo vũ trụ. Sau khi nặn xong hình ảnh con người; hình ảnh đó chưa có sự sống; Thiên Chúa thở hơi vào hình đất đó và hình đất có sự sống. Đức Kitô thở hơi trên các tông đồ, biến các ông thành tạo vật mới, sức sống mới. Ngài gọi Tôma xỏ ngón tay vào lỗ đinh nơi tay Ngài và rồi chính Ngài ăn cá nướng trước mắt các ông. Những điều này cho biết Đức Kitô bị đóng đanh thực sự sống lại từ cõi chết. Đây không phải là hình bóng, mơ mộng mà chính là con Người Kitô thật sự.
Sau khi biến môn đệ thành người tràn đầy sức sống, Đức Kitô trao trong tay các ông sứ mạng chính Ngài nhận từ Chúa Cha.
'Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em. '
Các ông đi rao giảng Tin Mừng Phục Sinh, tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Các ông không chỉ rao giảng suông bằng lời nói mà còn hy sinh tự nguyện chịu đau khổ, bắt bớ, giam cầm, cuối cùng đổ hết máu mình ra làm chứng cho Tin Mừng các ông rao giảng. Các ông làm được việc đó bởi các ông biết mình làm vì Đức Kitô và làm cho Đức Kitô. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ môn đệ, các tông đồ trao sứ mạng đó lại cho Giáo Hội, cho chính chúng ta tiếp tục công việc của các tông đồ. Mang Tin Vui cho toàn thể nhân loại. Tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết.
Tôma, một vì lí do nào đó không có mặt khi Đức Kitô hiện ra. Khi nghe bạn nói Đức Kitô đã sống lại. Tôma không tin lời các bạn hữu. Điều này cho biết Kitô hữu cần cộng đoàn đức tin nâng đỡ, hỗ trợ, bảo bọc, sưởi nóng niềm tin Kitô. Không có cộng đoàn đức tin, Kitô hữu rất dễ lơ là, bỏ niềm tin sang một bên. Niềm tin đó sẽ nguôi dần, nguôi dần trước khi biến thành niềm tin lạnh nhạt, thụ động. Ta có thể lí luận Lời Chúa và cầu nguyện giúp sưởi nóng đức tin, ban sức mạnh cho niềm tin. Điều này rất đúng, nhưng đức tin sống lẻ loi rất dễ bị nguội lạnh. Vì thế cần cộng đoàn đức tin. Kitô hữu cần cộng đoàn đức tin để đức tin được sưởi ấm, có sức sinh hoạt, đức tin có sức ấm của cộng đoàn nâng đỡ. Thiếu cộng đoàn đức tin, đức tin đó sống thoi thóp.
Chúng ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã tin tưởng trao trong tay chúng ta sứ mạng rao giản Tin Mừng và chúng ta cầu xin ơn khôn ngoan làm tròn nghĩa vụ trao phó.
TiengChuong.org
Behind locked door
There are different sources confirming Jesus is alive. First, it comes from God, the Risen Lord Jesus. Second, it comes from the heavenly agents, the angels. And lastly, it comes from humans, the women who were the first to bring the Great News that Jesus is alive. It is obvious that Jesus' faithful friends didn't expect to meet Him alive on the first day of the week. Due to the Sabbath's restrictions, they had no time to prepare His body prior to the burial. On the first day of the week, the women brought the spices to the tomb for Jesus' body. They were crying. Their tears reveal that deep in their hearts they mourned the death of their friend, Jesus. Mary Magdalene found the tomb was emptied. She quickly returned from the tomb; and was the first person who broke the message that frightened the disciples: Jesus' body was stolen. It was the same Mary, who returned to the tomb for the second time on the same day. This time she encountered the angel, who confronted her by asking, 'Why look among the dead for someone who is alive? He is not here; he is risen' Lk 24,5. For Mary, Jesus remained dead. Out of the tomb, Jesus appeared to her in person. She didn't recognize him, until Jesus called her by name and asked her to deliver the Great News to others that he is alive. The same Mary Magdalene, with her second message, enlightened the minds and hearts of Jesus' disciples: Lord has risen, she said. And, 'I have seen the Lord'. Her second message negates her first message. From frightened to enlighten was the personal experience of those who love Jesus dearly.
The second and primary source of information came from Jesus himself. The disciples were hiding behind the locked door. Jesus had no trouble going through the locked door. He appeared to the apostles. He gave them His peace and Spirit; and showed them His hands. It is unmistakable that Jesus has risen. The Risen Lord opened both doors: the physical door of the house where the apostles dwelled; and also the door of their hearts. His peace and Spirit penetrated their hearts, and they came alive with great joy. We recall the words, Jesus cried out loud on the cross, 'Father into your hands I commend my spirit. With these words, he breathed his last' Lk 23,46. A dead person ceases to breathe, only the alive one does. Jesus breathing on the apostles is a clear sign that he is alive and active. No one commission a dead person, but only the alive ones. Giving the apostles new life, Jesus commissions them to bring the Good news to others. The commissioning implies that they are no longer mourning his death; but joyfully proclaiming: Jesus is truly alive. The Father commissioned Jesus to bring the Good News to the world; He now hands over the work to his apostles and the apostles handed it down to us, the next generation of believers. We give thanks to Jesus for trusting us, and entrusting his own mission into our hands. Before returning to the Father, Jesus promised to give His Church the Holy Spirit who will in his Holy Name guide the Church in her mission. We pray to be faithful to the task given and believe that Jesus who is invisible among us, whose spirit will guide and direct our lives.
An táng Ngài cách vội vã vào tối thứ Sáu, lúc đó ai cũng vội vàng bởi trời gần tối; hơn nữa lại sắp bước sang ngày Sabath là ngày không được làm việc. Thương nhớ, sầu muộn, nước mắt vắn dài còn nóng trên má. Đau khổ hơn nữa, ra đến mộ, cửa mộ đã mở tan hoang; lòng các bà quặn đau khi nhìn vào, chỉ còn chỗ Ngài đã nằm, còn xác người thân biến mất. Các bà vội báo tin cho môn đệ Đức Kitô. Tin lời các bà, các ông vội chạy ra mộ và thấy đúng như những gì các bà đã tường thuật.
Nắng đã lên, giờ thiên hạ đi làm việc. Các bà trở lại mộ lần thứ hai trong ngày, lần này các bà gặp một người, tưởng đó là người làm vườn. Các bà hỏi nếu ông có lấy xác bạn tôi làm ơn nói để ở đâu để chúng tôi đến lấy xác Ngài. Người đó gọi tên bà, Mary. Cái tên đơn giản đó, bà nhận ngay ra người bà tưởng là người làm vườn, ngở đâu lại chính là Thầy mình, Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Ngài nói với bà hãy đi thông báo cho anh em Ta là Ta sẽ gặp họ tại Galilê. Các bà báo tin cho môn đệ lần thứ hai, lần này là tin vui. Các ông tin lời các bà như đã tin hồi sáng sớm. Đức Kitô Phục Sinh hiện ra với các ông. Sự kiện xảy ra khi Tôma không có mặt lúc đó. Khi ông trở về, anh em báo Tin Vui nhưng ông đòi bằng chứng. Không ai có thể thoả mãn điều Tôma yêu cầu. May thay, tám ngày sau, lúc đó có mặt Tôma, Đức Kitô hiện đến với các ông, Ngài nói với Tôma, 'Đưa tay đây, xỏ ngón tay vào lỗ đinh nơi bàn tay Thầy'.
Tôma vội thưa,
'Lậy Chúa tôi, lậy Thiên Chúa của tôi'. Đức Kitô nói với ông, 'Bởi anh thấy Thầy, nên anh mới tin, phúc cho ai không thấy mà tin'.
Môn đệ Đức Kitô nhận đức tin nhờ vào lời thông báo của các bà phụ nữ, và nhờ vào chính mắt chứng kiến Đức Kitô Phục Sinh. Tất cả chúng ta tin vào Đức Kitô Phục Sinh, không phải vì thấy mà chính là vì nghe. Như thế câu Đức Kitô nói,
'Phúc cho ai không thấy mà tin'
chính là nói đến chúng ta và niềm tin của chúng ta. Không ai trong chúng ta thấy Đức Kitô Phục Sinh bởi Ngài về trời trong ngày lễ Chúa lên trời. Như thế câu trên Đức Kitô còn ngụ í nói trong tương lai Ngài sẽ về cùng Chúa Cha và cũng là Chúa của chúng ta, những kẻ tin theo Đức Kitô.
Trước khi biết tin Đức Kitô sống lại, môn đệ như người mất hồn, nửa sống, nửa chết, không tương lai, không hy vọng, không sức sống. Đức Kitô đến ban bình an cho các ông, ban sức sống mới cho các ông. Các ông trở thành con người mới, sức sống mới, niềm tin mới, niềm tin Phục Sinh. Từ sợ hãi, rụt rè, nhút nhát sang can đảm, mạnh dạn phi thường. Môn đệ sợ hãi, trốn trong nhà, Đức Kitô hai lần đến với các ông. Lần nào Ngài cũng chào ban bình an cho các ông. Ngài ban bình an, sau đó ban sức sống qua thở hơi trên các ông. Hơi thở của Thiên Chúa đây nhắc nhớ hình ảnh của việc Chúa sáng tạo vũ trụ. Sau khi nặn xong hình ảnh con người; hình ảnh đó chưa có sự sống; Thiên Chúa thở hơi vào hình đất đó và hình đất có sự sống. Đức Kitô thở hơi trên các tông đồ, biến các ông thành tạo vật mới, sức sống mới. Ngài gọi Tôma xỏ ngón tay vào lỗ đinh nơi tay Ngài và rồi chính Ngài ăn cá nướng trước mắt các ông. Những điều này cho biết Đức Kitô bị đóng đanh thực sự sống lại từ cõi chết. Đây không phải là hình bóng, mơ mộng mà chính là con Người Kitô thật sự.
Sau khi biến môn đệ thành người tràn đầy sức sống, Đức Kitô trao trong tay các ông sứ mạng chính Ngài nhận từ Chúa Cha.
'Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em. '
Các ông đi rao giảng Tin Mừng Phục Sinh, tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Các ông không chỉ rao giảng suông bằng lời nói mà còn hy sinh tự nguyện chịu đau khổ, bắt bớ, giam cầm, cuối cùng đổ hết máu mình ra làm chứng cho Tin Mừng các ông rao giảng. Các ông làm được việc đó bởi các ông biết mình làm vì Đức Kitô và làm cho Đức Kitô. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ môn đệ, các tông đồ trao sứ mạng đó lại cho Giáo Hội, cho chính chúng ta tiếp tục công việc của các tông đồ. Mang Tin Vui cho toàn thể nhân loại. Tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết.
Tôma, một vì lí do nào đó không có mặt khi Đức Kitô hiện ra. Khi nghe bạn nói Đức Kitô đã sống lại. Tôma không tin lời các bạn hữu. Điều này cho biết Kitô hữu cần cộng đoàn đức tin nâng đỡ, hỗ trợ, bảo bọc, sưởi nóng niềm tin Kitô. Không có cộng đoàn đức tin, Kitô hữu rất dễ lơ là, bỏ niềm tin sang một bên. Niềm tin đó sẽ nguôi dần, nguôi dần trước khi biến thành niềm tin lạnh nhạt, thụ động. Ta có thể lí luận Lời Chúa và cầu nguyện giúp sưởi nóng đức tin, ban sức mạnh cho niềm tin. Điều này rất đúng, nhưng đức tin sống lẻ loi rất dễ bị nguội lạnh. Vì thế cần cộng đoàn đức tin. Kitô hữu cần cộng đoàn đức tin để đức tin được sưởi ấm, có sức sinh hoạt, đức tin có sức ấm của cộng đoàn nâng đỡ. Thiếu cộng đoàn đức tin, đức tin đó sống thoi thóp.
Chúng ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã tin tưởng trao trong tay chúng ta sứ mạng rao giản Tin Mừng và chúng ta cầu xin ơn khôn ngoan làm tròn nghĩa vụ trao phó.
TiengChuong.org
Behind locked door
There are different sources confirming Jesus is alive. First, it comes from God, the Risen Lord Jesus. Second, it comes from the heavenly agents, the angels. And lastly, it comes from humans, the women who were the first to bring the Great News that Jesus is alive. It is obvious that Jesus' faithful friends didn't expect to meet Him alive on the first day of the week. Due to the Sabbath's restrictions, they had no time to prepare His body prior to the burial. On the first day of the week, the women brought the spices to the tomb for Jesus' body. They were crying. Their tears reveal that deep in their hearts they mourned the death of their friend, Jesus. Mary Magdalene found the tomb was emptied. She quickly returned from the tomb; and was the first person who broke the message that frightened the disciples: Jesus' body was stolen. It was the same Mary, who returned to the tomb for the second time on the same day. This time she encountered the angel, who confronted her by asking, 'Why look among the dead for someone who is alive? He is not here; he is risen' Lk 24,5. For Mary, Jesus remained dead. Out of the tomb, Jesus appeared to her in person. She didn't recognize him, until Jesus called her by name and asked her to deliver the Great News to others that he is alive. The same Mary Magdalene, with her second message, enlightened the minds and hearts of Jesus' disciples: Lord has risen, she said. And, 'I have seen the Lord'. Her second message negates her first message. From frightened to enlighten was the personal experience of those who love Jesus dearly.
The second and primary source of information came from Jesus himself. The disciples were hiding behind the locked door. Jesus had no trouble going through the locked door. He appeared to the apostles. He gave them His peace and Spirit; and showed them His hands. It is unmistakable that Jesus has risen. The Risen Lord opened both doors: the physical door of the house where the apostles dwelled; and also the door of their hearts. His peace and Spirit penetrated their hearts, and they came alive with great joy. We recall the words, Jesus cried out loud on the cross, 'Father into your hands I commend my spirit. With these words, he breathed his last' Lk 23,46. A dead person ceases to breathe, only the alive one does. Jesus breathing on the apostles is a clear sign that he is alive and active. No one commission a dead person, but only the alive ones. Giving the apostles new life, Jesus commissions them to bring the Good news to others. The commissioning implies that they are no longer mourning his death; but joyfully proclaiming: Jesus is truly alive. The Father commissioned Jesus to bring the Good News to the world; He now hands over the work to his apostles and the apostles handed it down to us, the next generation of believers. We give thanks to Jesus for trusting us, and entrusting his own mission into our hands. Before returning to the Father, Jesus promised to give His Church the Holy Spirit who will in his Holy Name guide the Church in her mission. We pray to be faithful to the task given and believe that Jesus who is invisible among us, whose spirit will guide and direct our lives.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhật Ký Trừ Tà số 235: Phải chăng quỷ đã giết Chúa Giêsu?
Đặng Tự Do
05:12 13/04/2023
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #235: Did demons kill Jesus?”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 235: Phải chăng quỷ đã giết Chúa Giêsu?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tôi đã đi trên một chuyến đi ra nước ngoài. Trong một buổi trừ tà ngay trước chuyến bay, lũ quỷ dọa giết tôi. Họ nói, “Chúng tao sẽ làm rơi máy bay của mày.” Sau đó, khi viên phi công thông báo rằng máy bay gặp vấn đề về máy móc, điều đó khiến tôi nhớ đến mối đe dọa của ma quỷ. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ gặp nguy hiểm thực sự.”
Nhóm của chúng tôi và những người bị quỷ ám thường xuyên bị ma quỷ đe dọa. Thông thường, họ sẽ nói với những người bị quỷ ám: “Nếu mày tiếp tục đi gặp người trừ quỷ đó, chúng tao sẽ giết mày!” Sau đó, chúng hứa: “Nhưng nếu mày ngừng cầu nguyện, chúng tao sẽ để mày yên.” Cái trước là một mối đe dọa trống rỗng; cái sau là một lời nói dối.
Đọc kỹ Tân Ước có thể thấy nhiều lần ma quỷ tìm cách giết Chúa Giêsu. Chẳng hạn, sau khi Chúa Giêsu phán: “TA LÀ, trước khi chưa có Abraham,” người ta nhặt đá ném Ngài nhưng Ngài rẽ sang họ mà đi (Ga 8:58-59). Hay tại Nagiarét, Chúa Giêsu chỉ trích dân thành thiếu đức tin. “Tất cả đều vô cùng tức giận” và định ném Ngài xuống từ một ngọn đồi. Người lại bỏ đi (Lc 4:28-30).
Cuối cùng giờ của Chúa Giêsu đã đến và Người bị nộp vào tay những kẻ gian ác (Lc 24:7; Mt 17:12; Mc 9:31). Kinh thánh nói rõ rằng điều này được gợi hứng bởi Satan: “Quỷ đã xúi giục Giuđa… nộp Người” (Ga 13:2). Cách đây một thời gian, trong một cuộc trừ quỷ khi tôi cầu xin quyền năng phục sinh của Chúa Giêsu, lũ quỷ đã reo hò tưng bừng: “Chúng tao đã thắng! Chúng tao đã thắng! Anh ta không sống lại!” Nhóm quỷ chế giễu nhưng tôi nói thêm, “Lũ quỷ này cần một bài học lịch sử.”*
Ác quỷ không được phép trực tiếp giết bất kỳ ai, bất chấp sự hung hăng và tư thế tự ái của chúng. Tuy nhiên, chúng có thể và thực sự truyền cảm hứng cho con người thực hiện cố gắng của chúng. Lũ quỷ này đã tuyên bố chiến thắng khi con người đóng đinh Chúa Giêsu khi nói: “Chúng tao đã thắng”.
Nhưng trước sự thất vọng vĩnh viễn của lũ quỷ, mọi thứ mà cái ác làm, về bản chất, là tự chuốc lấy thất bại. Thất bại cuối cùng của họ là trong sự phục sinh của Chúa Giêsu, đó là chiến thắng của ân sủng. Cái ác mù quáng trước ân sủng mà chúng không thể nhìn thấy hoặc dò thấu.
Chúng ta cũng nên an ủi rằng mọi thứ xảy đến với chúng ta, kể cả những âm mưu đôi khi thâm độc của ma quỷ và tay sai của chúng, sẽ là nguồn ân sủng khi chúng ta dâng mọi sự vào tay Thiên Chúa. Giống như Chúa Giêsu, chúng ta hãy cầu nguyện: “Lạy Cha, xin ý Cha được nên trọn” (Lc 22:42) và “Con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46).
Source:Catholic Exorcism
Giáo hội Hung Gia Lợi đang chuẩn bị đón Đức Phanxicô vào cuối tháng này
Vu Van An
15:22 13/04/2023
Phát biểu với tờ National Catholic Register, Đức Giám Mục András Veres, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hung Gia Lợi, đã thảo luận về chuyến đi sắp tới của Đức Thánh Cha tới Budapest và các vấn đề hiện tại khác, bao gồm các cuộc thảo luận gần đây của Thượng Hội đồng Châu Âu tại Prague và tiếng tăm gây tranh cãi của Hung Gia Lợi ở phương Tây.
Chuyến viếng thăm rất được chờ đợi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi sẽ được tổ chức vào cuối tháng này, từ ngày 28 đến 30 tháng Tư.
Đối với nhiều người Hung Gia Lợi, đây sẽ là cơ hội để tạo ra một cái nhìn quốc tế khác về đất nước của họ, vốn thường xuyên bị giới tinh hoa châu Âu chỉ trích vì các chính sách được cho là quá bảo thủ và bị chỉ trích là quá trung lập trong bối cảnh nhạy cảm của cuộc chiến ở Ukraine.
Trình bày một bức tranh chính xác hơn cho thế giới cũng là niềm hy vọng của chủ tịch Hội đồng Giám mục Hung Gia Lợi, Đức cha András Veres, người lấy làm tiếc về sự thiếu hiểu biết phổ biến về đất nước của mình ở phần còn lại của châu Âu đã góp phần vào định kiến chống Hung Gia Lợi này.
Sinh ra ở Pócspetri vào năm 1959, Đức Giám Mục Veres đã từng là chủ tịch của hội nghị từ năm 2015 và được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm giám mục Győr vào năm 2016. Ngài cũng là viện trưởng của Đại học Công Giáo Pázmány Péter lịch sử ở Budapest.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 27 tháng 3 này với tờ Register, Đức Giám Mục Veres cũng thảo luận về lý do tại sao Đức Thánh Cha quyết định thực hiện chuyến thăm mục vụ tới Budapest chỉ 18 tháng sau khi tham dự Đại hội Thánh Thể năm 2021 được tổ chức ở đó, những thách thức chính mà Giáo hội địa phương hiện đang phải đối diện, và những thách đố gần đây và các cuộc thảo luận của Thượng hội đồng châu Âu về tính đồng nghị ở Prague.
Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn của Solène Tadié:
Thưa Đức Cha, Đức Cha nghĩ điều gì đã thúc đẩy Đức Giáo Hoàng Phanxicô trở lại Hung Gia Lợi, chỉ một năm rưỡi sau Đại hội Thánh Thể?
Có lẽ chúng tôi có thể nói rằng có một chút thất vọng khi ngài chỉ ở với chúng tôi trong một thời gian ngắn. Trong hai lần viếng thăm Hung Gia Lợi, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ở lại lâu hơn. Vì vậy, rõ ràng là sau chuyến viếng thăm ngắn ngày của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Hung Gia Lợi vào năm 2021, các tín hữu Hung Gia Lợi đã thực sự chờ đợi ngài. Thật vậy, khi nói lời tạm biệt, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài rất muốn quay trở lại trong một chuyến thăm chính thức cấp nhà nước. Tất cả chúng tôi đều vui mừng khi nghe điều đó.
Tôi nghĩ rằng kinh nghiệm đáng nhớ của ngài với đám đông tín hữu nhiệt thành trong Đại hội Thánh Thể đã ảnh hưởng đến quyết định trở lại của ngài. Chúng tôi có thể nói rằng ngài rất vui khi được ở đây. Và ngài cũng thân thiết với các nữ tu người Hung Gia Lợi ở Buenos Aires, những người đã giúp ngài thực hiện sứ mệnh của mình. Cách nào đó, ngài có một mối quan hệ đặc biệt với đất nước của chúng tôi.
Đức Hồng Y Péter Erdő, giáo chủ của Hung Gia Lợi, gần đây cho biết ngài hy vọng rằng chuyến viếng thăm này của Đức Giáo Hoàng sẽ mang lại động lực mới cho Giáo hội ở Hung Gia Lợi. Hy vọng và mong đợi bản thân của Đức Cha là gì?
Đại hội Thánh Thể đã góp phần làm cho đất nước Hung Gia Lợi được thế giới biết đến nhiều hơn. Chuyến tông du này của Đức Giáo Hoàng cũng sẽ làm cho Giáo hội của đất nước chúng tôi được phần còn lại của thế giới biết đến nhiều hơn.
Chuyến thăm này sẽ bao gồm một loạt các cuộc gặp gỡ, trong đó toàn thể Giáo Hội Công Giáo Hung Gia Lợi sẽ giới thiệu mình với Đức Thánh Cha. Bản thân ngài đã yêu cầu được biết hầu hết các bộ phận của Giáo hội đất nước.
Bản thân tôi muốn tập trung nhiều hơn vào giới trẻ — cũng nhân dịp kỷ niệm 30 năm phục hồi Đại học Công Giáo Pázmány Péter, một định chế có tuổi đời hàng thế kỷ bị chế độ cộng sản tiếp quản vào năm 1950. Nó sẽ mang lại cho giới trẻ thêm sức mạnh để tuyên xưng đức tin của mình và ủng hộ Giáo hội trong bối cảnh văn hóa hoàn cầu khó khăn. Khi chúng tôi thảo luận chi tiết về cuộc gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với giới trẻ tại Nhà thi đấu thể thao László, chúng tôi thực sự muốn đảm bảo rằng họ có thể đặt câu hỏi với Đức Thánh Cha về việc họ có thể tuyên xưng đức tin tốt hơn và sống đức tin Công Giáo của mình một cách xác thực hơn ra sao.
Đối với tôi, nó cũng sẽ tóm tắt mối quan hệ của chúng tôi với Tòa thánh, một mối quan hệ, trong hơn 1,000 năm qua, rất quan trọng và tuyệt vời. Đó cũng là những gì chúng tôi muốn thể hiện thông qua khẩu hiệu của mình. Chúng tôi muốn bày tỏ rằng lòng tín trung và trung thành của chúng tôi đối với Tòa thánh không hề thay đổi.
Khẩu hiệu này được thiết kế bởi hội đồng giám mục. Ý nghĩa tượng trưng của nó là gì?
Trong Đại hội Thánh Thể, Đức Thánh Cha nói với chúng tôi rằng Giáo Hội Công Giáo có nghĩa là một cây cầu nối kết toàn thể nhân loại và Hung Gia Lợi cũng nên là một cây cầu giữa Đông và Tây ở châu Âu, giống như Cầu Xích nổi tiếng nối liền Buda và Pest.
Màu sắc của Vatican và Hung Gia Lợi cũng xuất hiện. Ngoài ra còn có quả địa cầu, có thể ám chỉ toàn thế giới nhưng cũng có nghĩa là Bí tích Thánh Thể, cũng là một lời nhắc nhở về chuyến viếng thăm Hung Gia Lợi trước đây của Đức Thánh Cha. Và, tất nhiên, thập tự giá ở đó để tượng trưng cho Chúa Kitô, là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và thế giới, Đấng mà chúng tôi trông đợi như Đấng Cứu Chuộc thế giới, Đấng gìn giữ đức tin của chúng tôi.
Từ góc độ tôn giáo, những nơi đã được chọn không nhất thiết phải là những nơi mang tính biểu tượng nhất ở Hung Gia Lợi. Đức Giáo Hoàng sẽ không viếng thăm những nơi như Đền thờ Đức Mẹ quốc gia Máriapócs nổi tiếng hay nhà thờ giáo xứ lâu đời nhất của Budapest, Nhà thờ Giáo xứ Nội Thành, đang kỷ niệm 975 năm hiện hữu. Đức Cha chọn các địa điểm theo tiêu chuẩn nào?
Cách đây một năm rưỡi, khi thảo luận về khả thể thực hiện một chuyến thăm mục vụ, chúng tôi đã nghĩ đến một chuyến thăm toàn bộ đất nước. Vào tháng 11 năm ngoái, khi chúng tôi biết rằng điều đó có thể sẽ xảy ra, chúng tôi vẫn nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm nhiều nơi hơn bên ngoài Budapest, nhưng vấn đề sức khỏe của ngài khiến điều đó không thể thực hiện được.
Nhưng chúng tôi đang cố gắng tổ chức sao cho mọi người từ mọi miền đất nước có thể gặp gỡ ngài. Các địa điểm trong chương trình đã được chọn cho mục đích đó. Đức Thánh Cha sẽ thăm Vương cung thánh đường Thánh Stephen và Nhà thờ Thánh Elizabeth, hai địa điểm mang tính biểu tượng. Thánh Elizabeth là một nhân vật rất nổi tiếng của Hung Gia Lợi, nổi tiếng vì cả đời đã giúp đỡ người nghèo.
Nhà thi đấu thể thao được chọn cho giới trẻ. Chúng tôi cũng chọn Quảng trường Kossuth vì chúng tôi muốn một nơi có thể tụ tập đông người, nhưng chúng tôi muốn nó khác với Quảng trường Anh hùng, nơi diễn ra các nghi thức chính của Đại hội Thánh Thể. Và Nghị viện đứng phía sau, gợi nhớ cả quốc gia. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả những nơi này sẽ có một phạm vi biểu tượng, một tính biểu tượng sẽ truyền đạt bản chất chúng tôi và sự nhiệt tình của chúng tôi trong việc đón nhận chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Còn tình trạng của Giáo Hội Công Giáo ở Hung Gia Lợi thì sao? Đất nước này dường như cũng đang phải chịu đựng tình trạng phi Kitô giáo tương tự đang ảnh hưởng đến phần còn lại của châu Âu. Tuy nhiên, Hung Gia Lợi đang cố gắng bảo tồn truyền thống Kitô giáo của mình thông qua các sáng kiến đặc biệt, chẳng hạn như chương trình “Hung Gia Lợi Giúp đỡ” và sự tồn tại của một nhóm cầu nguyện chính thức tại Nghị viện. Đức Cha có nhận định gì về tình huống này?
Chúng ta phải thừa nhận rằng Giáo hội cũng đang trải qua một thời kỳ khó khăn ở Hung Gia Lợi. Đối với tôi, rõ ràng là cách nuôi dạy trẻ em từ mẫu giáo đến đại học theo chủ nghĩa vô thần ngày nay đã gây ra sự giáo dục phi Kitô giáo này.
Dưới chế độ cộng sản, các gia đình ít nhất có thể giáo dục con cái tại nhà và nuôi dạy chúng trong đức tin Công Giáo. Bên cạnh ý thức hệ nhà nước, Kitô giáo vẫn có khả năng tồn tại.
Nhưng giờ đây, chúng ta đang phải đối diện với nhiều thế hệ chưa từng được giáo dục theo Kitô giáo, có nền tảng gia đình theo Kitô giáo và họ được nuôi dạy như những người vô thần. Lối sống theo chủ nghĩa khoái lạc đó cũng đến từ phương Tây, điều này đã củng cố sự vô tín trong nước.
Trong bối cảnh áp lực hai mặt này, Giáo Hội Công Giáo Hung Gia Lợi đang cố gắng hết sức để tiếp tục loan báo Tin Mừng. Bây giờ chúng tôi có ít tín hữu hơn vì có ít gia đình Kitô hữu cam kết hơn. Kết quả là chúng ta cũng có ít ơn gọi linh mục và tu sĩ hơn. Với một nhóm nhỏ hơn, việc rao giảng Tin Mừng hàng ngày trở nên khó khăn hơn.
Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng có thể nói rằng có những dấu hiệu nhỏ nhưng quan trọng về việc củng cố đức tin Kitô giáo ở Hung Gia Lợi. Gần đây tôi đã nói về điều đó với một giám mục vốn là bạn cũ của tôi, người đã nói với tôi: “Đừng nghĩ rằng nhiều thập niên trước có nhiều Kitô hữu tận tụy hơn ngày nay.” Cộng đồng Kitô hữu nhỏ hơn, nhiều người trong số họ được đưa đến với đức tin không phải thông qua gia đình của họ mà thông qua các phong trào và cộng đồng tâm linh khác nhau, là những người đang mang lại ánh sáng. Chúng tôi thấy rằng có những kết quả nhất định đến từ nó.
Chúng tôi có thể đặc biệt thấy điều này bất cứ khi nào chúng tôi gặp gỡ giới trẻ và tổ chức các biến cố như Forráspont, một biến cố hàng năm của giới trẻ Công Giáo liên quan đến Đại hội Thánh Thể. Điều này cho thấy rằng nhiều người trẻ không được giáo dục về tôn giáo đã bắt đầu quan tâm đến đức tin thông qua trường học hoặc nhóm bạn của họ, và họ có thể cởi mở với đạo Công Giáo.
Đức Cha đã tham dự cuộc họp cấp lục địa của Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Prague vào tháng 2 vừa qua. Có một số chia rẽ, như được nhấn mạnh bởi một số giám mục và Hồng Y từng đề cập đến việc thúc đẩy một số người tham gia các cuộc thảo luận của thượng hội đồng nhằm thay đổi tín lý của Giáo hội, bao gồm cả giáo huấn về luân lý tính dục; nhưng dường như cũng có một yêu cầu tổng thể cho sự hợp nhất. Ấn tượng bản thân của Đức Cha là gì?
Là một giám mục và là chủ tịch hội đồng giám mục, tôi phải thường xuyên tham dự các cuộc họp như thế. Tôi chưa bao giờ thấy nhiều giám mục và giáo dân quy tụ lại với nhau như vậy. Tất cả các giám mục ở đó đều muốn đảm bảo rằng ý kiến của các Giáo hội Châu Âu sẽ được đại diện tại biến cố đó. Nhiều ý kiến đã được bày tỏ, từ các quốc gia khác nhau, và quả thực, một số người đã thực sự lớn tiếng về ý kiến của họ và đưa ra các yêu cầu chỉ đại diện cho ý kiến thiểu số. Ngay cả trong các nhóm nhỏ, chúng tôi thực sự đã có những cuộc trò chuyện xây dựng về những chủ đề này.
Các yêu cầu về sự phát triển tín lý này có rõ ràng ở Hung Gia Lợi trong giai đoạn cấp giáo phận của Thượng hội đồng về tính đồng nghị không? Có nhiều bạn trẻ tham gia cuộc tham khảo không?
Chắc chắn không có những căng thẳng và yêu cầu giống như đã được báo cáo tại các nước khác. Nó thiên về việc tìm cách làm cho Giáo hội có tính đồng nghị hơn và những điều có thể được thực hiện ở bình diện địa phương. Tôi thường giải thích với những người tham gia rằng tính đồng nghị không thực sự là một điều mới, vì kể từ buổi đầu của Giáo hội, các cách thức đồng nghị đã luôn hiện hữu; và nếu một giáo xứ hoạt động tốt, thì kiểu đối thoại này sẽ diễn ra liên tục - nó luôn ở đó.
Và, vâng, giới trẻ, những người ở độ tuổi 20 và 30, chiếm một phần đáng kể trong số những người tham gia. Trong những cuộc họp này, chúng tôi đã hiểu rõ sự kiện này: chúng tôi muốn cho thấy thực tại của lĩnh vực này chứ không phải vẽ một bức tranh không phản ảnh đúng thực tại của sự việc. Xung quanh thượng hội đồng, không có sự phấn khích lớn như một số người có lẽ đã mong đợi.
Phần lớn,nó thực sự phụ thuộc vào các linh mục giáo xứ địa phương. Nếu các linh mục giáo xứ thực sự tham gia và tổ chức các cuộc họp mặt địa phương để mọi người có thể bày tỏ ý kiến của mình, thì kết quả thực sự rất khả quan.
Đức Cha tri nhận ra sao vai trò của Hung Gia Lợi trong bối cảnh châu Âu hiện tại? Đất nước này vừa bị coi là quá bảo thủ — và bị chỉ trích mạnh mẽ vì điều đó — vừa được ca ngợi là nguồn cảm hứng cho nhiều người sẵn sàng bảo tồn truyền thống địa phương và cội nguồn Kitô giáo của họ.
Đi du lịch khắp châu Âu, tôi cũng trải nghiệm sự kiện này là, do báo chí, nhiều người có xu hướng có cái nhìn tiêu cực về Hung Gia Lợi. Tôi có nhiều bạn là linh mục và giám mục trong thế giới nói tiếng Đức, những người mà tôi đã từng học ở Rôma, họ hỏi tôi: “Chuyện gì đang xảy ra ở Hung Gia Lợi vậy?” Tôi nói với họ, “Hãy đến Hung Gia Lợi, và bạn sẽ tự mình thấy.” Khi những người bạn này đến thăm tôi, họ nhận ra rằng có rất nhiều thông tin sai lệch được loan truyền trên báo chí về Hung Gia Lợi.
Đối với việc Giáo hội hay chính phủ bị dán nhãn là “bảo thủ”, đối với tôi, đó là một lời khen hơn là một lời xúc phạm. Nếu bạn nhìn vào những điều chúng tôi bị chỉ trích, những điều cơ bản nhất, chẳng hạn như việc chính phủ Hung Gia Lợi từ chối tư tưởng giới tính trong trường học, các tín hữu thực sự đồng ý với điều này.
Vấn đề không phải là khuynh hướng tình dục của một cá nhân. Vấn đề là khi chúng ta muốn [với tư cách là một xã hội hiện đại] tạo ra một không gian để có thể áp đặt một ý thức hệ lên trẻ em nhằm cố gắng tác động đến chúng. Tôi cũng nghĩ rằng Chúa đã tạo ra đàn ông và đàn bà, và đó là chuẩn mực. Nói khác đi là sai.
Nếu chúng ta xem xét vấn đề nhập cư, thì việc cho rằng Hung Gia Lợi không chào đón người di cư là không đúng. Nhưng từ năm 2015, chúng tôi từ chối cho người nhập cư bất hợp pháp vào nước này. Có rất nhiều người di cư ở Hung Gia Lợi. Hôm qua, tôi đã gặp một cặp vợ chồng đến từ Syria đang mong đợi đứa con đầu lòng của họ. Và họ đã nhờ giúp đỡ để tìm một chỗ ở. Chính phủ Hung Gia Lợi, đặc biệt thông qua chương trình Hung Gia Lợi Giúp đỡ, cố gắng giúp đỡ các Kitô hữu ở Trung Đông.
Từ Ukraine, chúng tôi đã chấp nhận hơn 1 triệu người tị nạn. Một số lớn trong số họ đã đi đến các quốc gia khác nhau sau đó, nhưng một phần đáng kể khác ở lại Hung Gia Lợi và chúng tôi đã giúp đỡ họ.
Những chủ đề này là những chủ đề nhận được sự chỉ trích mạnh mẽ nhất từ Liên minh châu Âu và một số chính trị gia. Nhưng tôi nghĩ mọi thứ thực sự khá bình thường và hợp lý như hiện nay ở nước chúng tôi.
Đức Cha có nghĩ rằng bằng cách nào đó Hung Gia Lợi có thể trở thành một hình mẫu cho tương lai của châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng chính trị, văn hóa và tâm linh?
Tôi nghĩ vậy. Tôi đi rất nhiều nơi và nói chuyện với nhiều người khác nhau, không chỉ các giám mục, mà cả những người dân thường. Rất hiếm khi tôi gặp những người có quan điểm quá khác với quan điểm được đa số người dân Hung Gia Lợi bảo vệ. Hầu hết các cuộc tấn công đến từ các nhóm nhỏ được hỗ trợ bởi các phong trào chính trị. Nhưng tôi tin rằng, nhìn chung, ý kiến của đa số người phương Tây gần với ý kiến của chúng tôi.
Nhà báo ở Nicaragua bị bắt vì đưa tin về Tuần Thánh
Đặng Tự Do
17:29 13/04/2023
Các tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận ở Nicaragua đang yêu cầu trả tự do cho Víctor Ticay, một nhà báo người Nicaragua đã bị chế độ độc tài bắt giữ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh sau khi đăng tải về một sự kiện Tuần Thánh trên mạng xã hội.
Vào ngày 7 tháng 4, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, gọi tắt là CPJ, có trụ sở tại New York đã yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Ticay và chấm dứt việc bắt giữ các thành viên báo chí vì đã làm công việc của họ.
Theo nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, cảnh sát thành phố Nandaime ở tây nam Nicaragua đã bắt giữ phóng viên của đài truyền hình địa phương Kênh 10 vào sáng Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 6 tháng Tư.
Ticay đã bị giam giữ sau khi phát trực tiếp một hoạt động tôn giáo vào ngày 5 tháng 4 trên trang Facebook của La Portada, một trang tin tức địa phương mà anh ta chỉ đạo.
Theo trang web Alertas Libertad de Prensa Nicaragua (Tự do Báo chí Cảnh báo Nicaragua), sau khi anh ta bị bắt, đoạn video đã bị xóa khỏi trang.
Vụ bắt giữ Ticay diễn ra trong bối cảnh chế độ độc tài ra quyết định cấm các đám rước và các hoạt động tôn giáo trên đường phố. Theo một báo cáo gần đây, hơn 3.000 cuộc rước trong Tuần Thánh đã bị cấm vào năm 2023.
Sau khi nhà báo bị bắt giam, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin rằng anh ta đã bị chuyển đến nhà tù có tên là “El Chipote”, nơi chế độ độc tài hiện đang giam giữ một số người Công giáo, bao gồm cả các linh mục.
Carlos Martínez de la Serna, giám đốc chương trình của CPJ, nói rằng “chính quyền phải trả tự do ngay lập tức cho nhà báo Víctor Ticay và chấm dứt chiến dịch đe dọa và khủng bố không ngừng đối với báo chí nhằm buộc báo chí phải im lặng hoặc bị lưu đày.”
Ông nói thêm: “Chính phủ Nicaragua một lần nữa thể hiện sự thiếu tôn trọng quyền tự do ngôn luận trong bối cảnh kiểm duyệt hoàn toàn vô lý, thậm chí còn mở rộng đến các hoạt động tôn giáo”.
Hiệp hội các nhà báo và phát thanh viên độc lập của Nicaragua cũng lên án vụ bắt giữ, gọi đó là “tùy tiện và bất hợp pháp.” Nhóm kêu gọi “trả tự do ngay lập tức” cho nhà báo.
Hiệp hội cho biết trong một tuyên bố ngày 8 tháng 4 rằng họ yêu cầu “quyền được thông tin và tự do báo chí, đồng thời yêu cầu chế độ của Daniel Ortega và Rosario Murillo chấm dứt bạo lực đối với các nhà báo nam và nữ cũng như chính sách kiểm duyệt chính thức của họ. chiếm ưu thế trong nước.”
CPJ cho biết họ đã gửi email tới cảnh sát Nicaragua nhưng chưa nhận được phản hồi.
Theo một báo cáo được công bố vào Thứ Sáu Tuần Thánh bởi tổ chức phi chính phủ Giám sát Xanh và Trắng (là màu của quốc kỳ Nicaragua), ít nhất 15 người Nicaragua, hầu hết là những người phản đối chế độ và những người Công giáo trung thành, bao gồm cả Ticay, đã bị cảnh sát bắt giữ trong Tuần Thánh. trong nước.
Một trong những người bị bắt là Cha Donaciano Alarcón, người bị chế độ độc tài trục xuất khỏi đất nước vào Thứ Hai Tuần Thánh. Chính quyền đã bắt giữ ngài, đưa ngài đến biên giới với Honduras và bỏ rơi ngài ở đó.
Giám sát Xanh và Trắng cho biết từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 6 tháng 4, ít nhất 35 vụ việc liên quan đến vi phạm nhân quyền đã được ghi nhận tại 9 quận hành chính của cả nước.
Source:Catholic News Agency
Phải chăng Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng trừ tà?
Đặng Tự Do
17:30 13/04/2023
Trong một cuộc phỏng vấn ngắn được đăng trong cuốn sách “Esorcisti contro Satana” (“Những người trừ quỷ chống lại Satan”) của nhà báo người Ý Fabio Marchese Ragona, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ma quỷ “không có cơ hội nếu có lời cầu nguyện”. Trong chương này, Đức Thánh Cha nói về việc ma quỷ tấn công Giáo hội và các tín hữu như thế nào và ngài đã giải quyết những trường hợp này như thế nào với tư cách là Đức Giáo hoàng và tổng giám mục.
Ngài giải thích: “Điều chắc chắn là Ma Quỷ cố gắng tấn công tất cả mọi người không phân biệt là ai, và trên hết là cố gắng tấn công những người có nhiều trách nhiệm hơn trong Giáo hội hoặc trong xã hội. “Ngay cả Chúa Giêsu cũng bị ma quỷ cám dỗ, chúng ta cũng có thể nghĩ đến những cám dỗ của Simon Phêrô mà Ngài đã nói: 'Hỡi Sa-tan, hãy lui ra khỏi ta.' Do đó, ngay cả Giáo hoàng cũng bị ma quỷ tấn công.”
Trên thực tế, Giáo hoàng đã cân nhắc rằng ngài có thể “khiến ma quỷ tức giận, bởi vì ngài cố đi theo Chúa và làm theo những gì Phúc âm nói.”
“Điều đó làm hắn khó chịu,” ngài nói thêm, giải thích rằng dù sao ngài luôn luôn xác tín rằng ma quỷ “chắc chắn rất vui” khi ngài phạm tội.
“Ma quỷ tìm kiếm sự thất bại của con người, nhưng nó không có cơ hội nếu có lời cầu nguyện,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Thật vậy, kể từ khi được bầu chọn, Đức Phanxicô luôn xin các tín hữu và tất cả những người đối thoại với ngài cầu nguyện cho ngài.
Cuốn sách, hiện chỉ có bằng tiếng Ý, nói về các cuộc trừ tà nói chung đồng thời trích dẫn lời chứng của các linh mục trừ tà và của các nạn nhân bị quỷ nhập. Một chương ngắn được dành riêng cho cuộc phỏng vấn với Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trả lời câu hỏi của nhà báo trích dẫn Thánh Phaolô Đệ Lục khi nói rằng Satan cũng có thể vào Đền Thờ của Thiên Chúa, Đức Thánh Cha đồng ý và nói rằng ma quỷ cố gắng “gieo rắc bất hòa và khiến người này chống lại người kia” và rằng “sự chia rẽ và tấn công luôn luôn” là công việc của ma quỷ.
“Sự cứu rỗi duy nhất là đi theo con đường do Chúa Kitô chỉ dẫn,” Đức Thánh Cha giải thích.
Ngài cũng cảnh báo chống lại những “con quỷ lịch sự” chiếm hữu các linh hồn.
“Linh hồn, không quan tâm đến việc kiểm điểm lương tâm, không để ý gì, hoặc do tâm linh nguội lạnh đã để chúng vào. Những con quỷ này thật khủng khiếp. Bởi vì họ giết bạn. Đó là sự chiếm hữu tồi tệ nhất,” Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh. “Tính trần tục tâm linh bao gồm tất cả những điều này. Không có lối thoát: Quỷ dữ hoặc hủy diệt trực tiếp bằng chiến tranh và bất công, hoặc hắn làm điều đó một cách lịch sự, theo một cách rất ngoại giao, như Chúa Giêsu đã kể lại.
Đức Phanxicô cho biết ngài chưa bao giờ thực hành trừ tà, dù là giáo hoàng hay trước đây là tổng giám mục và linh mục. Tuy nhiên, ngài nói rằng trong một số trường hợp, ngài đã yêu cầu những người nói rằng họ bị quỷ ám đến gặp hai “linh mục chuyên môn”, những người này “không phải là người chữa bệnh” mà thực tế là “thầy trừ tà”.
Một người là nhà trừ tà của Giáo phận La Plata, Cha Carlos Alberto Mancuso, và người kia là linh mục Dòng Tên Nicolas Mihaljevic.
“Sau đó, cả hai người nói với tôi rằng chỉ có hai hoặc ba người trong số họ thực sự là nạn nhân của quỷ ám,” Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích. Ngài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân biệt những trường hợp bị ám ảnh này, trong đó ma quỷ ở “trong cơ thể”, với những trường hợp “ám ảnh ma quỷ” là trường hợp thường gặp hơn.
Ngài nói rằng nếu cần phải trừ tà, thì bây giờ khi đã là Giáo hoàng, ngài sẽ lặp lại thực hành này là xin “sự hỗ trợ của một nhà trừ quỷ giỏi”.
Trong chương dành riêng cho cuộc phỏng vấn của Đức Phanxicô, ngài từ chối bình luận về trường hợp do nhà báo trình bày với ngài liên quan đến một nữ tu bị quỷ ám vào năm 2018, là người nói rằng ma quỷ dường như bày tỏ lòng căm thù đối với Đức Giáo Hoàng. Vào năm 2014, Tòa thánh bác bỏ tin đồn rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện lễ trừ tà cho một người đàn ông Mễ Tây Cơ bị co giật ở quảng trường Thánh Phêrô, nói rằng Đức Giáo Hoàng chỉ đơn giản là cầu nguyện cho anh ta bằng cách đặt tay lên anh ta.
Vatican không có những nhà trừ quỷ, không giống như Giáo phận Rôma. Cuốn sách của nhà báo Ý trích dẫn Cha Vincenzo Taraborelli, người làm việc tại giáo xứ Santa Maria ở Traspontina, ngay dưới con đường trước Đền Thờ Thánh Phêrô.
Cuốn sách cũng đề cập đến một Hồng Y ẩn danh, người đã thực hiện các lễ trừ tà trong các bức tường của Vatican trong 40 năm qua.
Theo tác giả của cuốn sách, Đức Hồng Y Ernest Simoni người Albania và Đức Hồng Y Ivan Dias người Ấn Độ – người đã qua đời vào năm 2017 – cũng đã thực hành các lễ trừ tà.
Source:Aleteia
Đức Hồng Y Raymond Burke: Sứ điệp gửi các linh mục trung thành của Giáo hội tại Đức
J.B. Đặng Minh An dịch
17:33 13/04/2023
Trong khi Giáo Hội đang chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng về đồng hành, các nhà thờ tại Đức trong Tuần Thánh đã được khuyến khích treo cờ cầu vồng, hay còn gọi là cờ đồng tính. Nhiều quan sát viên cho rằng đó là một sự thách thức như thể nói Giáo Hội tại Đức đang hướng đến một Giáo Hội đồng tính chứ không phải là một Giáo Hội đồng hành.
Trong bối cảnh đó, Đức Hồng Y Raymond Burke vừa có lá thư sau gởi các linh mục Đức.
Anh em đã ở trong lời cầu nguyện của tôi rất nhiều trong suốt thời gian kể từ khi bắt đầu cái gọi là Tiến Trình Công Nghị. Sau khi kết thúc phiên khoáng đại lần thứ năm vào ngày 11 tháng 3 vừa qua tại Frankfurt/Main, tôi đã đặc biệt cầu nguyện cho anh em, để anh em luôn trung thành với Truyền thống Tông đồ, với những chân lý liên quan đến đức tin và luân lý mà Chúa Kitô đã truyền lại cho chúng ta trong Giáo hội mà chúng ta, với tư cách là các linh mục, được tấn phong để bảo vệ và phát huy. Các tín hữu chưa bao giờ cần hơn ngày nay các linh mục loan báo cho họ sự thật, mang đến cho họ Chúa Kitô, nhất là trong các Bí tích, và là những người hướng dẫn và chăm sóc họ theo đường lối của Chúa Kitô.
Tôi chỉ có thể tưởng tượng được nỗi buồn sâu sắc của anh em trước những quan điểm mà các thành viên, bao gồm đại đa số các Giám mục, trong Tiến Trình Công Nghị đã lựa chọn. Đó là những quan điểm trực tiếp chống lại những gì Giáo hội đã luôn luôn và ở mọi nơi giảng dạy và thực hành. Tôi chia sẻ nỗi buồn của anh em và có thể tưởng tượng được những cám dỗ chán nản mà anh em chắc chắn cũng trải qua. Vào những thời điểm như thế này, mà các linh mục đã trải qua vào những thời điểm khác trong lịch sử Giáo hội, chúng ta phải nhớ lại lời hứa mà Chúa chúng ta, Đấng không bao giờ nói dối và luôn trung thành với những lời hứa của Ngài, đã hứa với chúng ta, khi Ngài lên trời, khi Người đặt vào tay chúng ta sứ mạng Tông Đồ: “…và này Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Một lần nữa, hãy ghi nhớ sứ vụ và lời hứa của Chúa, chúng ta phải dấn thân, chúng ta phải là “những người bạn cộng tác trong sự thật” trung tín của Ngài (3 Ga 8).
Vào những thời điểm như thế này, khi ngay cả những Giám mục đã phản bội Truyền thống Tông đồ, thì các Giám mục trung thành, linh mục, những người tận hiến và tín hữu giáo dân nhất thiết phải chịu đau khổ rất nhiều chính vì lòng trung thành của họ. Khi chúng ta trải qua Tuần Thánh, tuần lễ Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Chúa chúng ta, và Mùa Phục Sinh, thời điểm Ngài Phục Sinh và Lên Trời, chúng ta hãy ghi nhớ những lời của Ngài nói với những người sẽ là môn đệ của Ngài: “Nếu ai muốn theo Thầy, thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24). Trong những ngày thánh thiêng nhất này, từ Trái tim vinh quang bị đâm thâu của Chúa tuôn đổ những ân sủng mạnh mẽ của việc Người chiến thắng tội lỗi và sự chết để củng cố chúng ta trở thành những môn đệ tốt lành, trung thành và quảng đại. Trong Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh, chúng ta dâng lên Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhất là qua Hy Tế Thánh Thể, những đau khổ của Nhiệm Thể Người là Giáo Hội, đang trải qua một thời gian lan tràn hỗn loạn và sai lầm, cùng với những hoa trái của chúng, là chia rẽ, bội đạo và ly giáo.
Chúng ta hãy luôn nhớ rằng, đặc biệt là khi những đau khổ mà chúng ta phải chịu dường như quá sức chịu đựng, rằng chúng ta không đơn độc, rằng Chúa Kitô đang sống trong chúng ta, rằng ân sủng thiêng liêng – thánh hóa và hiện thực – đang hoạt động trong chúng ta. Chúng ta hãy nhớ mãi những lời của Chúa chúng ta với Mẹ Đồng Trinh của Ngài và Thánh Gioan Tông đồ và Thánh Sử, những người mà chúng ta đứng dưới chân thập giá một cách thiêng liêng: “Thưa Bà, này là con Bà… Đây là Mẹ của anh” (Ga 19, 26-27). Mẹ Thiên Chúa là Mẹ của Ân Sủng Thiêng Liêng và cách đặc biệt là Mẹ của các Linh mục, những người, nơi Con Chí Thánh của Mẹ, mang lại muôn vàn ân sủng cho nhiều linh hồn. Mẹ Đồng Trinh của Chúa chúng ta luôn ở bên cạnh chúng ta, đặc biệt là khi Mẹ âu yếm hướng dẫn chúng ta: “Người bảo gì các anh hãy làm theo” (Ga 2, 5).
Một lòng một ý với Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhờ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, chúng ta cũng luôn được hưởng sự thông công với tất cả các thánh, những người sẽ không bao giờ ngừng trợ giúp chúng ta, chỉ cần chúng ta kêu cầu các ngài. Trong những giờ phút đen tối như thế này, chúng ta đừng quên thực tế và lời khuyên đã được Thiên Chúa phán với chúng ta trong Thư gửi tín hữu Do Thái:
“Như thế, phần chúng ta, được ngần ấy nhân chứng đức tin như đám mây bao quanh, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa.”(Dt 12,1-2).
Cuối cùng, tôi bảo đảm về sự kết hợp của tôi với anh em và những lời cầu nguyện hàng ngày của tôi dành cho anh em. Giống như các môn đệ trên đường Emmaus, chúng ta đã có lúc nản lòng trước Mầu Nhiệm Sự Ác, nhưng giờ đây, hướng mắt về Chúa Phục Sinh và giáo huấn không thay đổi của Ngài, xin cho tâm hồn chúng ta được đổi mới nhiệt thành nhờ ân sủng của Ngài (Lc 24, 32). Tôi kêu gọi anh em hãy gần gũi với Chúa của chúng ta, Đấng đã chọn chúng ta làm anh em của Ngài trong Chức Linh mục và gần gũi nhau trong tình yêu thuần khiết và vị tha đối với Giáo hội, là Nhiệm thể của Ngài, và trong sự đau khổ được hiến dâng vì lợi ích của tình yêu của Ngài và của các anh chị em của chúng ta, những người mà chúng ta đã được sắc phong làm những người chăn chiên chân chính vì họ.
Xin hãy nhớ đến tôi trong lời cầu nguyện của anh.
Với tình phụ tử sâu xa nhất, tôi ban phép lành cho anh em và đoàn chiên của Chúa chúng ta do anh chị em coi sóc.
Source:Cardinal Burke
Tường trình của Hội phò phá thai cho hay: Các vụ phá thai đã giảm 6% sau phán quyết Dobbs của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ
Vu Van An
19:17 13/04/2023
Theo Tyler Arnold của CNA, Tường trình cho thấy tỷ lệ phá thai giảm 6% trong sáu tháng sau phán quyết Dobbs. Theo một tường trình từ Hiệp hội phi lợi nhuận ủng hộ phá thai, Society of Family Planning, số ca phá thai hợp pháp ở Hoa Kỳ đã giảm hơn 6% trong sáu tháng đầu tiên sau phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ lật ngược tiền lệ phá thai gần 50 năm qua.
Thực vậy, số ca phá thai trung bình hàng tháng đã giảm từ 82,270 trong hai tháng trước khi phán quyết Roe v. Wade bị hủy bỏ xuống còn 77,073 trong sáu tháng sau phán quyết. Đây là mức giảm hàng tháng của khoảng 5,377 ca phá thai, tức là ít hơn khoảng 32,260 ca phá thai trong sáu tháng. Mặc dù số ca phá thai dao động hàng tháng, nhưng mỗi tháng sau phán quyết của Tối cao Pháp viện đều có ít ca phá thai hơn so với tháng 4 năm 2022. Tỷ lệ phá thai quốc gia đã giảm từ 13.2 trên 1,000 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản vào tháng 4 xuống còn 12.3 trên 1,000 người vừa kể trong sáu tháng sau khi có phán quyết.
Các tiểu bang cấm hầu hết các vụ phá thai hoặc áp đặt các hạn chế nặng nề đã chứng kiến tỷ lệ phá thai giảm mạnh. Các tiểu bang có số ca phá thai giảm nhiều nhất trong khoảng thời gian sáu tháng là Texas, nơi có ít hơn 15,540 ca phá thai; Georgia, nơi có ít hơn 10,930 ca phá thai; Tennessee, nơi có ít hơn 6,560 ca phá thai; và Ohio, nơi có ít hơn 4,920 ca phá thai. Các tiểu bang giữ cho việc phá thai hợp pháp đã chứng kiến sự gia tăng các thủ tục phá thai trong tiểu bang. Mặc dù tổng số ca phá thai nói chung giảm xuống, tường trình cũng cho thấy sự gia tăng số ca phá thai được cung cấp thông qua các phòng khám sức khỏe từ xa [telehealth], số ca này đã tăng lên hàng tháng sau phán quyết của Tối cao Pháp viện. Vào tháng 4, trước khi có phán quyết, đã có 3,610 ca phá thai được cung cấp thông qua chăm sóc sức khỏe từ xa. Vào tháng 12, con số đó đã tăng 137% lên 8,540 ca phá thai. Vào tháng 4, 4% tổng số ca phá thai được cung cấp qua chăm sóc sức khỏe từ xa và vào tháng 12, con số này chiếm 11% số ca phá thai. Nỗ lực tường trình, được gọi là #WeCount, thu thập dữ kiện do các nhà cung cấp dịch vụ phá thai nổi tiếng cung cấp. Báo cáo bao gồm các con số của 83% các nhà cung cấp dịch vụ phá thai hợp pháp ở Hoa Kỳ và cung cấp các ước tính cho 17% số còn lại. Tường trình đã không xem xét các vụ phá thai bất hợp pháp.
Ushma Upadhyay, đồng chủ tịch #WeCount, bày tỏ sự thất vọng với tỷ lệ phá thai giảm. Upadhyay cho biết trong một tuyên bố: “Các dữ kiện #WeCount cho thấy mức độ chăm sóc phá thai đã bị gián đoạn sau quyết lật đổ phán quyết Roe của Tối cao Pháp viện. “Chúng tôi biết rằng khi ai đó muốn phá thai nhưng không thể phá thai, thì tác động đến cuộc sống của họ có thể rất tàn khốc, về mặt kinh tế, thể chất, xã hội và tâm lý. Hãy nhân tác động đó lên hàng nghìn lần và đó là bối cảnh của việc tiếp cận phá thai ngay bây giờ.”
Ngược lại, các tổ chức phò sự sống bày tỏ sự phấn khích về kết quả. “Tin tức về số ca phá thai ở đất nước này đã giảm 32,260 trong sáu tháng sau phán quyết Dobbs v. Jackson thật tuyệt vời!” Carol Tobias, chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Quyền Sống, nói với CNA như thế.
Tobias nói: “Phụ nữ đang lựa chọn sự sống cho con cái của họ. “Với việc các thống đốc ủng hộ phá thai và chính quyền Biden đang làm [mọi sự] có thể để việc phá thai trở nên dễ dàng tiếp cận, những người ủng hộ việc bảo vệ sự sống cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ và khuyến khích phụ nữ lựa chọn sự sống.”
Tessa Longbons, một cộng tác viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Lozier ủng hộ sự sống, lưu ý rằng mặc dù đã có sự gia tăng ở một số tiểu bang, nhưng dữ kiện tổng thể cho thấy luật pháp đã có hiệu lực. Longbons nói, “Đây là dữ kiện trực tiếp từ ngành công nghiệp phá thai cho thấy luật phò sự sống đang có tác động. [Tường trình] thực sự chỉ về hướng hiệu quả của những luật đó.”
Longbons nói thêm, mặc dù dữ kiện “chỉ về một khởi đầu tốt, chắc chắn có tiềm năng đạt được nhiều tiến bộ hơn… để giảm những con số đó xuống hơn nữa.” Cô đề nghị Quốc hội tạo ra một tiêu chuẩn phá thai liên bang áp đặt một giới hạn sớm hơn khi nào việc phá thai được phép và thúc giục các tiểu bang tiếp tục thúc đẩy luật phò sự sống.
Longbons nói: “Đó là tất cả các cách tiếp cận ở trên”.
Ở 13 tiểu bang, phá thai bị cấm trong hầu hết các trường hợp. Năm tiểu bang khác áp đặt những hạn chế nặng nề hơn đối với việc phá thai kể từ phán quyết của Tối cao Pháp viện. Ở tám tiểu bang, các hạn chế đang được áp dụng trong hệ thống tòa án.
VietCatholic TV
Táo bạo: Ukraine đột kích tổng kho Nga, nổ long trời. Sợ tổng phản công, dân Nga ở Crimea bỏ chạy
VietCatholic Media
03:20 13/04/2023
1. Biệt kích Ukraine đột kích phá hủy kho đạn pháo và hỏa tiễn của quân Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 13 tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đã kêu gọi mọi người ngừng chia sẻ video do người Nga tung lên Telegram chiếu cảnh chặt đầu các binh sĩ Ukraine.
Cô nói: “Chúng tôi kêu gọi ngừng chia sẻ đoạn video này, cũng như bất kỳ đoạn phim tương tự như thế. Bây giờ sau khi mọi người đã xem nó, các công tố viên và Tòa án Quốc tế đang thực thi các nghĩa vụ của họ.”
Hai video vừa mới xuất hiện trên mạng xã hội từ các kênh của Nga: Một video có mục đích chiếu cảnh hành quyết một lính Ukraine bị bắt và video thứ hai có mục đích chiếu thi thể bị cắt xén của hai binh sĩ Ukraine nằm trên mặt đất.
“Ngay từ những giây phút đầu tiên sau khi video hành quyết một binh sĩ Ukraine bởi những kẻ vô nhân đạo Nga xuất hiện, tất cả các cơ quan có thẩm quyền của Ukraine đã nghiên cứu kỹ lưỡng từng khung hình để xác định tội phạm chiến tranh,” Cô Maliar nói.
“Tối nay, chúng tôi đã làm điều đó cùng với các cơ quan thực thi pháp luật và các dịch vụ đặc biệt khác,” cô nói thêm.
Maliar cũng kêu gọi công chúng không đoán danh tính của người lính trong video hành quyết rõ ràng, nói rằng các nhà chức trách “đang làm mọi cách để xác định danh tính của những người chết.”
Theo Maliar, người Nga cố tình tung các video khủng khiếp này lên mạng xã hội để khiến người Ukraine tê liệt trong sợ hãi. Bất kể các thủ đoạn dã man của người Nga, người Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu cho tự do và sự bất khả xâm phạm của lãnh thổ Ukraine.
Trong khu vực Lyman, biệt kích Ukraine đã bất ngờ phá hủy một kho đạn pháo và hỏa tiễn của đối phương được bảo vệ cẩn mật bằng các hệ thống phòng không, hệ thống phản pháo, thiết bị gây nhiễu Zhitel và một xe tăng T-72. Các tiếng nổ long trời có thể nghe thấy cách đó nhiều cây số. Trung đội biệt kích Ukraine đã rút lui an toàn. Thiệt hại của quân xâm lược đang được làm rõ.
Cô cho biết thêm: “Kẻ thù tiếp tục tấn công hai khu vực Bakhmut và Lyman. Tại khu vực Bakhmut, trong 24 giờ qua, kẻ thù đã bắn 225 quả đạn từ pháo phản lực, có 22 cuộc giao tranh và 5 cuộc không kích. pháo binh và không quân đã phá hủy một trạm radar và sáu kho đạn”
Quân xâm lược chủ yếu sử dụng pháo binh ở khu vực Lyman và Kupiansk. Ở đó, suốt cả ngày, quân Nga đã bắn 414 lần từ các hệ thống khác nhau và các cỡ nòng khác nhau vào các vị trí của lực lượng phòng thủ Ukraine, với 9 trận giao tranh và 8 cuộc không kích được ghi nhận.
Trong 24 giờ qua, 730 quân xâm lược Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 2 xe tăng, 5 xe thiết giáp, 5 hệ thống pháo và 10 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 12 Tháng Tư, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 180.050 quân Nga tại Ukraine. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 3.646 xe tăng, 7.043 xe thiết giáp, 2.770 hệ thống pháo, 535 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 282 hệ thống phòng không, 307 máy bay, 293 trực thăng, 2.334 máy bay không người lái máy bay, 911 tên lửa hành trình, 18 tàu chiến, 5.630 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 319 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Cơ quan an ninh Nga bắt giữ người đàn ông bị buộc tội gửi tiền cho lực lượng vũ trang Ukraine
Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã bắt giữ một người đàn ông vì nghi ngờ phản quốc, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin hôm thứ Ba. Anh ta bị buộc tội chuyển tiền cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Theo TASS, người đàn ông này đã bị giam giữ tại Khabarovsk, một thành phố ở phía đông nam nước Nga, sau khi thực hiện “chuyển tiền cá nhân để mua vũ khí, đạn dược và quân phục cho Lực lượng vũ trang Ukraine”, FSB cho biết như trên.
Anh ta phải đối mặt với án tù từ 12 đến 20 năm và có thể bị phạt thêm tới 500.000 rúp hay khoảng 6.000 USD nếu bị kết tội phản quốc.
3. Người Nga chạy khỏi Crimea, từ bỏ tài sản trước cuộc phản công của Kyiv
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russians Flee Crimea, Abandon Property Ahead of Kyiv's Counteroffensive”, nghĩa là “Người Nga chạy khỏi Crimea, từ bỏ tài sản trước cuộc phản công của Kyiv.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một quan chức Ukraine cho biết hàng nghìn người Nga đang chạy trốn khỏi Crimea và từ bỏ tài sản của họ trong bối cảnh lo ngại một cuộc phản công dự kiến vào mùa xuân của Ukraine có thể nhằm vào bán đảo ở Hắc Hải.
Tamila Tasheva, đại diện hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Crimea, cho biết trên truyền hình quốc gia rằng người Nga đang trở nên lo lắng về triển vọng của một nỗ lực của Ukraine nhằm chiếm lại khu vực đã bị Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.
Mức độ đe dọa khủng bố màu vàng đã được áp dụng tại các khu vực của Crimea kể từ ngày 11 tháng 4 năm 2022, vài tuần sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine bắt đầu. Các lực lượng Nga đã củng cố bán đảo trong bối cảnh lo ngại về sự tiến công của Ukraine.
Vào tháng 2, một quan chức Ukraine nói rằng đất nước của ông đang chuẩn bị “các lữ đoàn tấn công” để lấy lại các vùng lãnh thổ bị xâm lược, bao gồm cả Crimea. Nhiều người lo ngại rằng một động thái như vậy sẽ là một lằn ranh đỏ đối với Nga, có thể khiến Putin sử dụng năng lực hạt nhân của nước mình để bảo vệ lãnh thổ.
“Mọi người đang từ bỏ tài sản của họ để rời khỏi lãnh thổ của bán đảo,” Tasheva cho biết. Trước đó, cô đã lưu ý rằng khoảng 500.000 đến 800.000 người Nga hiện đang sống bất hợp pháp ở Crimea và có thể bị trục xuất theo các quy định của luật pháp Ukraine và luật pháp quốc tế nếu Ukraine chiếm lại bán đảo.
Tasheva cho biết không có nhu cầu mua bất động sản ở Crimea, “chỉ có bán”. Cô ấy nói thêm rằng hàng ngàn người Nga đang rời đi.
“Không có số liệu thống kê về sự ra đi của mọi người, bởi vì chúng tôi không có quyền truy cập vào các thông tin này. Chúng tôi hiểu rằng đây là hàng nghìn người đang rời khỏi lãnh thổ Crimea. Và điều này có thể được nhìn thấy ngay cả trong hàng người chờ đợi cây cầu Kerch chẳng hạn,” cô nói, đề cập đến cây cầu qua eo biển Kerch quan trọng về mặt chiến lược nối Nga với Crimea do Nga xâm lược.
“Điều này có thể thấy ở thị trường bất động sản. Chúng tôi theo dõi thông tin liên lạc trên các mạng xã hội khác nhau... Vì vậy, chúng tôi sẽ không nói con số chính xác, nhưng đó là một số lượng khá lớn những người rời đi. Dù nó không phải là hàng trăm ngàn thì ít nhất cũng là hàng chục ngàn người,” Tasheva nói.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.
Vào tháng 11, Emil Ibragimov, người đứng đầu dự án Crimean và nền tảng giáo dục Q-Hub, nói với Radio NV rằng người Nga đã chạy trốn khỏi Crimea đến vùng Krasnodar lân cận của Nga vì họ sợ Ukraine cuối cùng sẽ giải phóng bán đảo Hắc Hải.
“Chúng tôi đã xem một đoạn video và theo người dân địa phương, nhiều người đã rời khỏi Crimea sau các cuộc tấn công của Lực lượng Vũ trang Ukraine. Và chúng tôi biết về việc di dời của quân xâm lược Nga địa phương hoặc các quan chức xâm lược đến vùng Krasnodar của Nga, nơi họ hiện đang thuê căn hộ, chuyển đến đó để sinh sống,” ông nói vào thời điểm đó. “Chúng tôi thấy rõ xu hướng này và có thể kết luận rằng tất nhiên đây là sự hoảng loạn và lo sợ rằng Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ có thể giải phóng Crimea trong tương lai gần.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tuyên bố sẽ lấy lại Crimea, và nói trong một bài phát biểu trên truyền hình vào ngày 29 tháng 8 rằng quân đội Ukraine đã “giữ vững mục tiêu” chiếm lại Crimea kể từ khi nó bị sáp nhập.
Ông nói: “Cuộc chiến này, bắt đầu với việc Nga xâm lược Crimea của chúng ta, với nỗ lực chiếm Donbas, phải kết thúc chính xác tại đó - tại Crimea đã được giải phóng.
Tuần trước, Aleksey Danilov, thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, đã công bố “12 bước để giải phóng Crimea”, bao gồm việc tháo dỡ cây cầu Kerch và buộc tất cả công dân Nga “đến cư trú trên bán đảo Crimea sau tháng 2 năm 2014” phải rời đi.
Sergey Aksyonov, chính trị gia người Nga đóng vai trò là người đứng đầu bán đảo Crimea đã sáp nhập vào Nga từ năm 2014, cho biết bán đảo này “sẵn sàng” cho một cuộc phản công từ Ukraine.
4. Tướng về hưu Mỹ dội gáo nước lạnh vào mối đe dọa được tiết lộ trong tài liệu rò rỉ về Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ret. U.S. General Pours Cold Water on Threat Revealed in Ukraine Docs Leak”, nghĩa là “Tướng về hưu Mỹ dội gáo nước lạnh vào mối đe dọa được tiết lộ trong tài liệu rò rỉ về Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Trung tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Ben Hodges bày tỏ nghi ngờ liên quan đến đánh giá về lực lượng không quân Nga trong các tài liệu chiến tranh Ukraine bị rò rỉ gần đây.
Ông nói rằng lực lượng không quân Nga thiếu sự huấn luyện thích hợp và khả năng đạt được ưu thế trên không ở Ukraine.
Hodges cũng nhấn mạnh rằng Ukraine vẫn cần thêm đạn dược và vũ khí từ các đồng minh phương Tây để chống lại lực lượng Nga một cách hiệu quả.
Trung tướng quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Ben Hodges cho rằng ông không đồng ý với đánh giá về khả năng của lực lượng không quân Nga trong các tài liệu chiến tranh Ukraine bị rò rỉ gần đây.
Các tài liệu được phân loại cao từ Ngũ Giác Đài đã được lan truyền trên mạng xã hội vào tuần trước. Chúng chứa các bức ảnh dữ liệu với thông tin chi tiết về các cập nhật tình báo của Hoa Kỳ, bao gồm thông tin nhạy cảm về cuộc chiến ở Ukraine.
Phó thư ký báo chí Ngũ Giác Đài Sabrina Singh xác nhận trong một tuyên bố với Newsweek rằng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang xem xét vấn đề và vào thứ Ba, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer đã yêu cầu chính quyền Biden tổ chức một cuộc họp báo mật về vụ rò rỉ cho các thượng nghị sĩ.
Trong số các chi tiết trong các tài liệu bị rò rỉ có một đánh giá rằng hệ thống phòng không của Ukraine có thể cạn kiệt vào tháng Năm. Điều này có thể khiến nước này dễ bị máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Nga tấn công.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Deutsche Welle, gọi tắt là DW, của Đức, Tướng Hodges cho biết nỗ lực của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm tận dụng những khó khăn của lực lượng phòng không Ukraine là một “mối quan ngại”, nhưng ông không coi Nga là mối đe dọa lớn từ trên không..
Ông nói: “Không quân Nga đã không gây ấn tượng với tôi trong 14 tháng qua, mặc dù họ có ưu thế về số lượng rất lớn. Rõ ràng là họ không được đào tạo hoặc không có khả năng thực sự đạt được ưu thế trên không”.
Hodges, người cũng là cựu tướng chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu, nói với người dẫn chương trình DW Sarah Kelly rằng lực lượng không quân từ các quốc gia lớn khác sẽ thiết lập ưu thế trên không khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine.
“Người Nga đã không làm được điều đó. Vì vậy, không chỉ vì lực lượng phòng không dũng cảm và rất giỏi của Ukraine. Đó là bởi vì tôi không nghĩ rằng người Nga thực sự biết cách làm điều này,” ông nói.
Hodges cho biết các tài liệu bị rò rỉ củng cố thêm luận điểm rằng Ukraine cần thêm đạn dược và vũ khí từ các đồng minh phương Tây để chống lại lực lượng của Putin một cách hiệu quả.
“Tại sao chúng ta lại gặp khó khăn trước việc tiếp tục và thực hiện bước tiếp theo để cung cấp các khả năng giúp bảo vệ hàng ngàn thường dân Âu Châu?” Hodges hỏi. Ông nói thêm rằng các nước phương Tây nên đáp ứng yêu cầu của Ukraine về máy bay chiến đấu và vũ khí chính xác tầm xa.
“Tôi nghĩ Hoa Kỳ, Đức và những nước khác cần phải làm nhiều hơn nữa. Vấn đề thực sự bắt nguồn từ việc chúng ta muốn Ukraine giành chiến thắng hay chúng ta chỉ đang cố gắng kéo dài chuyện này”, ông nói.
Hodges cũng phản bác lại phần nào khi Kelly hỏi liệu những rò rỉ có cung cấp cho Putin “một chút cẩm nang về cách đánh bại quân đội Ukraine hay không”.
“À, thành thật mà nói, Sarah, tôi nghĩ người Nga đã biết tất cả những điều này. Đây là thông tin mới được đưa ra ánh sáng đối với chúng ta, nhưng không có thông tin nào trong số này là mới đối với người Nga hoặc người Ukraine,” ông nói.
Hôm thứ Hai, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitri Peskov đã từ chối bình luận với các phóng viên khi được hỏi liệu Nga có đứng sau việc công bố các tài liệu mà ông gọi là “sự rò rỉ khá thú vị”.
“Mọi người đang phân tích và thảo luận rộng rãi về chúng,” Peskov nói thêm.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ từ chối bình luận về câu chuyện này khi được Newsweek liên hệ.
5. Quan chức an ninh quốc gia hàng đầu Ukraine xem nhẹ tài liệu tình báo bị rò rỉ
Theo người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine, một số thông tin trong các tài liệu tuyệt mật bị rò rỉ của Ngũ Giác Đài “không hề bí mật”.
“Bạn có thể tìm thấy nó trong các nguồn công khai,” Oleksii Danilov nói với nhà báo Vassili Golod của đài truyền hình Đức ARD, trong một cuộc phỏng vấn.
Theo ông Danilov, Ukraine thường xuyên liên lạc với các đồng minh chủ chốt của mình như Mỹ, Anh, Đức và Ba Lan.
“Dữ liệu để tiến hành một số hoạt động nhất định, quy mô của các đơn vị, ai tham gia và theo hướng nào - thông tin này tuyệt đối bí mật. Nếu ai đó nghĩ rằng anh ấy có nó, tôi chỉ có thể chúc mừng anh ấy. Nhưng tôi không biết anh ấy có thể lấy chúng từ đâu ra,” ông nói.
“Đối với phần thông tin khác - nếu nó thực sự bí mật - thì các cơ quan ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sẽ biết chính xác nguồn gốc của nó. Và tại sao nó lại xuất hiện vào thời điểm đặc biệt này,” Danilov nói thêm.
Ông Danilov nhấn mạnh việc bắt đầu cuộc phản công theo kế hoạch của Ukraine sẽ được quyết định bởi bộ tham mưu của Tổng tư lệnh vào thời điểm cuối cùng.
“Nếu ai đó tin rằng chúng ta chỉ có một lựa chọn, thì điều đó không tương ứng với thực tế. Ngay cả ba lựa chọn cũng quá ít,” Danilov nói trong cuộc phỏng vấn.
Ông nói thêm: “Các cơ quan tình báo cần thận trọng hơn khi nói đến các tài liệu mật.”
Một số bối cảnh: Ukraine đã phải thay đổi một số kế hoạch quân sự của mình sau vụ rò rỉ tài liệu mật của Ngũ Giác Đài, một nguồn tin thân cận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với CNN.
Tuy nhiên, Mykhailo Podolyak, cố vấn của người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết ông tin rằng các tài liệu “không liên quan gì đến kế hoạch thực sự của Ukraine” và dựa trên “một lượng lớn thông tin hư cấu” do Nga phổ biến..
6. Quốc hội Nga bỏ phiếu ủng hộ giấy gọi nhập ngũ điện tử
Quốc hội Nga, hay còn gọi là Duma Quốc gia, đã bỏ phiếu ủng hộ sửa đổi dự luật cho phép gửi giấy gọi nhập ngũ điện tử bên cạnh các lá thư truyền thống.
Dự luật đã được thông qua lần đọc thứ ba tại hạ viện của quốc hội Nga hôm thứ Ba. Bây giờ nó cần được sự chấp thuận của thượng viện, và Hội đồng Liên bang, dự kiến họp vào thứ Tư. Bước cuối cùng là để dự luật được Tổng thống Vladimir Putin ký trước khi trở thành luật.
Điện Cẩm Linh cho biết hôm thứ Ba rằng những sửa đổi đối với luật nghĩa vụ quân sự không liên quan đến việc huy động, bác bỏ những tin đồn về một làn sóng nhập ngũ mới ở Nga.
Khi được hỏi trong một cuộc họp báo thường kỳ với các phóng viên rằng liệu Điện Cẩm Linh có lo ngại rằng luật được đề xuất, nếu được thông qua, sẽ gây ra một làn sóng di cư ồ ạt khác của người Nga hay không, phát ngôn nhân Dmitry Peskov cho biết: “Hoàn toàn không. Nó không liên quan gì đến việc huy động; nó liên quan đến việc ghi danh nghĩa vụ quân sự.”
“Không có làn sóng thứ hai,” Peskov nói sau khi bị thúc ép hơn nữa để đáp lại những tin đồn về làn sóng huy động thứ hai sắp tới.
Duma Quốc gia đã công bố dự luật vào thứ Ba. Theo văn bản, giấy triệu tập nhập ngũ điện tử sẽ được coi như giấy triệu tập. Hiện tại, các tài liệu nhập ngũ ở Nga phải được giao tận tay bởi văn phòng nhập ngũ của quân đội địa phương hoặc thông qua người sử dụng lao động.
Một người sẽ được coi là đã được thông báo ngay cả khi họ chưa xem giấy triệu tập hoặc email; và kể từ thời điểm nhận được giấy triệu tập những người chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ quân sự sẽ bị cấm đi du lịch nước ngoài.
“Việc huy động một phần” của Nga cho cuộc chiến ở Ukraine, được công bố vào tháng 9, dẫn đến một số lượng đáng kể công dân chạy trốn khỏi Nga, như CNN đã đưa tin trước đây.
Điện Cẩm Linh thừa nhận đã mắc sai lầm trong quá trình gọi nhập ngũ, nhưng khẳng định không có cuộc thảo luận nào về một làn sóng huy động mới.
7. Liên Hiệp Quốc cho biết: Gần 8.500 dân thường thiệt mạng được xác nhận ở Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga
Gần 8.500 dân thường được xác nhận đã thiệt mạng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là OHCHR, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai.
OHCHR cho biết họ đã ghi nhận 22.734 thương vong dân sự ở Ukraine từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 cho đến ngày 9 tháng 4 năm 2023 — với 8.490 thường dân thiệt mạng và 14.244 người bị thương.
OHCHR cảnh báo rằng các số liệu thực tế có thể “cao hơn đáng kể”, vì thông tin từ một số địa điểm tiền tuyến như Mariupol và Severodonetsk đã bị trì hoãn, với nhiều báo cáo đang chờ xác nhận.
Theo OHCHR, hầu hết các trường hợp dân thường thiệt mạng được xác nhận xảy ra ở vùng lãnh thổ do chính phủ Ukraine kiểm soát đang bị Nga tấn công, với 3.927 người thiệt mạng ở khu vực Donetsk và Luhansk, nơi đã chứng kiến một số trận chiến đẫm máu nhất trong cuộc chiến cho đến nay. OHCHR cho biết ít nhất 1.894 thường dân đã thiệt mạng trong lãnh thổ do Liên bang Nga xâm lược khi thương vong xảy ra.
8. Rò rỉ thông tin tình báo của Hoa Kỳ: chúng ta biết gì về các tài liệu 'tuyệt mật'?
Đây là những gì được biết về những hình ảnh được cho là tài liệu mật của Ngũ Giác Đài lưu hành trên mạng xã hội
Các tài liệu rò rỉ liên quan đến những gì?
Vụ rò rỉ liên quan đến những gì dường như là tài liệu tình báo mật của Hoa Kỳ – một số là tối mật – một số liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Những tài liệu khác đưa ra dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đã làm tổn hại đến việc ra quyết định của Nga rộng rãi như thế nào, trong khi những tài liệu khác chứa những dữ liệu bắt nguồn từ việc do thám các đồng minh.
Không giống như những vụ rò rỉ khác gần đây – bao gồm tài liệu do nhà thầu NSA Edward Snowden và những tố giác của cựu quân nhân Hoa Kỳ Chelsea Manning – các tập tin dường như là bản sao cứng của những gì có vẻ là tài liệu tóm tắt và các slide để chiếu trong các buổi thuyết trình.
Các hình ảnh được cho là tài liệu tình báo mật của Hoa Kỳ bắt đầu xuất hiện trên các máy chủ truyền thông xã hội liên kết với cộng đồng trò chơi điện tử – bao gồm cả trên một phần của nền tảng nhắn tin Discord, nơi tổ chức các cuộc tranh luận về Ukraine. Đầu tiên, một người đăng chưa được xác định danh tính bắt đầu chia sẻ tài liệu bằng cách đánh máy nó theo suy nghĩ của chính người ấy, sau đó, cách đây vài tháng, đăng ảnh chụp các tài liệu, một số nằm trên tạp chí săn bắn.
Các giấy tờ được chụp ảnh có nếp gấp, dẫn đến giả định hiện nay rằng các tài liệu được cho vào túi và mang ra khỏi một vị trí an toàn, cho thấy ai đó có quyền truy cập.
Các tài liệu này có xác thực không?
Vụ rò rỉ đang được các cơ quan tình báo Hoa Kỳ giải quyết nghiêm túc, những người đã mở cuộc điều tra về vụ rò rỉ. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố cho biết họ “tiếp tục xem xét và đánh giá tính xác thực của các tài liệu được chụp ảnh đang lưu hành trên các trang mạng xã hội và có vẻ như chứa tài liệu nhạy cảm và được phân loại cao”.
Tuy nhiên, một số tài liệu xuất hiện trên các kênh của Nga dường như đã bị thay đổi, nhất là những đánh giá về thương vong trong cuộc xung đột ở Ukraine của cả hai bên được cho là đã được chứng minh là nhằm giảm thiểu tổn thất của Nga và khuếch đại tổn thất của Ukraine.
Chi tiết trong một số tài liệu khác đã bị thách thức bởi các quốc gia khác, bao gồm cả tuyên bố rằng binh lính Pháp đã tham gia vào các hoạt động ở Ukraine.
Điều đó có thể gợi ý một số điều. Đầu tiên, thông tin tình báo nếu xác thực, không thể bị đánh lừa và nó chỉ có thể phản ánh những gì các cơ quan Hoa Kỳ nghĩ rằng họ biết. Việc phủ nhận từ các quốc gia khác có tên trong tài liệu có thể chỉ đơn giản là do họ nói dối. Tuy nhiên, ít nhất một số tài liệu có thể đã được chỉnh sửa cho mục đích thông tin sai lệch.
Về điểm cuối cùng, Chris Meagher, phát ngôn viên hàng đầu của Ngũ Giác Đài, kêu gọi thận trọng trong việc “quảng cáo hoặc khuếch đại bất kỳ tài liệu nào trong số này”, đồng thời nói thêm rằng “có vẻ như các slide đã được sửa chữa”.
Những bài học lớn là gì?
Trong khi chi tiết đáng chú ý nhất liên quan đến sự sẵn sàng và khả năng phục hồi của quân đội Ukraine, đã có những báo cáo về sự thiếu hụt nguồn cung cấp vũ khí bao gồm hỏa tiễn phòng không vào tháng Hai.
Vụ rò rỉ đã củng cố một số vấn đề chính.
Vấn đề đầu tiên, gây tranh cãi lâu dài, là Hoa Kỳ tích cực do thám các đồng minh cũng như đối thủ. Thứ hai, tài liệu nhấn mạnh mức độ hiệu quả mà Mỹ đã thâm nhập vào các kế hoạch chính trị và quân sự của Nga đến mức dường như có thể cảnh báo Ukraine về các cuộc tấn công và mục tiêu hỏa tiễn sắp tới.
Trong khi một số người ngỡ ngàng trước thực tế là Hoa Kỳ do thám các đồng minh như Israel và Hàn Quốc, điều này đã được biết đến từ lâu và được mô tả chi tiết trong các tài liệu do Edward Snowden tiết lộ. Nhiều người cũng ngạc nhiên về việc Mỹ đang theo dõi tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, gợi ý rằng Washington mong muốn theo dõi Kyiv ngay cả khi họ đã cung cấp cho Kyiv các hệ thống vũ khí trị giá hàng tỷ đô la.
Chi tiết về sự thâm nhập của Hoa Kỳ vào Bộ Quốc phòng Nga và các nhóm ra quyết định khác cũng được tiết lộ trong thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến ở Ukraine khi tình báo Hoa Kỳ đã biết rất rõ về kế hoạch của Nga.
Mặc dù những tiết lộ về mức độ giám sát của Mỹ đối với Nga đang gây ấn tượng mạnh, nhưng Nga sẽ không phải là không biết về điều này, mặc dù các tài liệu có thể đưa ra gợi ý chính xác về cách Mỹ đang tấn công vào Mạc Tư Khoa.
Các tài liệu tiết lộ mức độ mà Hoa Kỳ đã thâm nhập vào Bộ Quốc phòng Nga, GRU và nhóm bán quân sự Wagner, phần lớn thông qua các nguồn thông tin liên lạc và tình báo gián điệp, khiến họ có thể gặp rủi ro.
Nó sẽ ảnh hưởng đến Ukraine như thế nào?
Hầu hết sự chú ý đã tập trung vào các tài liệu liên quan đến Ukraine. Mặc dù các quan chức Ukraine đã cố gắng giảm nhẹ nội dung, cho rằng đó có thể là thông tin sai lệch và chỉ ra rằng nó không chứa các kế hoạch chiến đấu cụ thể cho cuộc tấn công mùa xuân của họ, nhưng tài liệu này phản ánh rộng rãi điều mà nhiều người đã nghi ngờ: rằng thương vong của Ukraine có thể cao hơn dự kiến, và rằng Kyiv đã đôi khi sử dụng đạn dược cho các hệ thống khác nhau với tốc độ chóng mặt, đặt ra câu hỏi về sức bền chiến đấu.
Một tài liệu từ cuối tháng 2 đã đặt câu hỏi về “khả năng cung cấp hệ thống phòng không tầm trung để bảo vệ tiền tuyến của Ukraine sẽ bị suy giảm hoàn toàn vào ngày 23 tháng 5. Ukraine được đánh giá là có thể chịu được thêm 2-3 đợt tấn công nữa” từ việc tấn công hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga.
Thiệt hại lớn nhất có thể nằm ở chi tiết – cụ thể là tốc độ bắn của các hệ thống do Mỹ cung cấp, chẳng hạn như hệ thống pháo và hệ thống hỏa tiễn pháo cơ động cao dẫn đường chính xác, gọi tắt là Himars, mà – nếu chính xác – sẽ hữu ích về mặt quân sự cho các nhà hoạch định Nga.
Các tài liệu cũng nêu chi tiết về hoạt động huấn luyện và hỗ trợ của Hoa Kỳ và NATO, vốn cũng sẽ hữu ích cho Mạc Tư Khoa, bao gồm tình trạng phòng không, quy mô tiểu đoàn và khả năng sẵn sàng chiến đấu tại thời điểm quan trọng của cuộc chiến.
Nó cho chúng ta biết gì về việc Mỹ do thám các đồng minh?
Trong khi Washington vô cùng bối rối trước những tiết lộ về mức độ phổ biến của việc thu thập thông tin tình báo từ các đồng minh – tiết lộ của Snowden đã xác định 35 quốc gia thân thiện là mục tiêu, bao gồm cả thủ tướng Đức lúc bấy giờ, Angela Merkel – tài liệu cho thấy hoạt động này vẫn còn phổ biến.
Một tài liệu tiết lộ cách Hoa Kỳ lắng nghe cuộc trò chuyện giữa hai quan chức an ninh quốc gia cấp cao của Hàn Quốc thảo luận về những lo ngại đối với yêu cầu của Hoa Kỳ cung cấp đạn dược cho Ukraine, vì điều này sẽ vi phạm chính sách của Hàn Quốc về việc không cung cấp viện trợ sát thương cho các quốc gia có chiến tranh.
Theo tài liệu, một quan chức đề nghị bỏ qua chính sách trung lập bằng cách bán đạn dược cho Ba Lan để chuyển cho Ukraine.
Hấp dẫn hơn là tài liệu liên quan đến Israel có chứa gợi ý, thu thập được từ các lần chặn liên lạc, rằng ban lãnh đạo của Mossad, cơ quan tình báo nước ngoài của Israel, đã “ủng hộ các quan chức Mossad và công dân Israel phản đối đề xuất cải cách tư pháp của chính phủ Israel mới, bao gồm một số lời kêu gọi có các hành động rõ ràng nhằm chỉ trích chính phủ Israel”. Israel đã phủ nhận các tuyên bố, chỉ ra rằng Mossad được yêu cầu phải trung lập về chính trị.
Còn Trung Quốc thì sao?
Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi cũng có những phân tích về lập trường của Trung Quốc liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, nhất là sau hội nghị thượng đỉnh ở Mạc Tư Khoa giữa Vladimir Putin và Tập Cận Bình, bao gồm cả những lằn ranh đỏ của Bắc Kinh có thể liên quan đến việc gửi vũ khí cho Nga. Một tài liệu cho rằng một cuộc tấn công của Ukraine vào Nga bằng vũ khí của NATO có thể lôi kéo Bắc Kinh vào cuộc xung đột.
Rò rỉ sẽ gây hại như thế nào?
Có lẽ ít hơn chúng ta nghĩ. Các nhà phân tích chỉ ra rằng những rò rỉ như thế này có thể là con dao hai lưỡi. Mặc dù Nga chắc chắn sẽ cố gắng sử dụng nó để gieo rắc bất hòa, nhưng mức độ tuyệt đối mà Hoa Kỳ đã thâm nhập vào các vòng ra quyết định của Nga đã nhấn mạnh - một lần nữa - những thất bại trong kế hoạch quân sự và tình báo của Nga, trong trường hợp này là hiệu quả của các hoạt động phản gián.
Mặc dù các đồng minh không thích bị nhắc nhở rằng Hoa Kỳ thường xuyên theo dõi họ, nhưng mọi chuyện sẽ qua đi. Và theo quan điểm của Ukraine, vụ rò rỉ thực sự có thể khuyến khích việc tiếp tế nhanh hơn và tốt hơn các loại vũ khí quan trọng.
Tuần Thánh đẫm máu ở Nigeria: Hàng trăm Kitô Hữu thiệt mạng. Ma quỷ có thể tấn công đoạt mạng không?
VietCatholic Media
05:09 13/04/2023
1. Cộng đoàn Kitô Nigeria bị tấn công: Gần 100 người thiệt mạng
Trong Tuần thánh vừa qua, ít nhất có 94 người chết trong một loạt các cuộc tấn công chống các cộng đoàn Kitô ở bang Benue, miền trung bắc Nigeria. Đây là một dấu hiệu leo thang hoạt động của các dân quân Hồi giáo tại vùng này.
Chúa nhật Lễ Lá, ngày 02 tháng Tư, một nhóm người võ trang đã tấn công một nhà thờ Tin lành Pentecostal ở Akenawe-Tswarev huyện Logo, đang cử hành lễ, giết chết một thiếu niên, bắt cóc nhân viên mục vụ và các tín hữu khác.
Ba ngày sau đó, ngày 05 tháng Tư, một nhóm võ trang đã giết hại ít nhất 50 người tại làng Umogidi, ở huyện Utokpo, vốn được coi là một khu vực Công Giáo ở miền tây bang Benue.
Gần đây hơn, hôm Thứ Sáu Tuần thánh, ngày 07 tháng Tư, hàng chục người đã bị giết chết, khi những người Hồi giáo võ trang tấn công một trường tiểu học ở làng Ngban, được dùng làm nơi tạm trú cho 100 nông dân Kitô di tản và gia đình họ. Vụ này làm cho 43 người chết và hơn 40 người bị thương, theo cha Remigius Ihyila, Chủ tịch Ủy ban Công lý, Phát triển và Hòa bình ở Bang Benue.
Vài giờ trước cuộc tấn công này, Thống đốc bang Benue, ông Samuel Ortom, đã yêu gọi dân chúng tiếp tục cảnh giác và ông phê bình phản ứng chậm của cảnh sát và quân đội trong việc đáp ứng các lời kêu cứu của người dân. Từ bốn năm nay, Thống đốc Ortom kêu gọi thay đổi luật liên bang để người dân có thể mua võ khí để tự vệ. Khi viếng thăm những người sống sót sau cuộc tấn công này, Thống đốc Ortom cho biết đã có ít nhất 134 người bị giết trong các cuộc tấn công trong vòng 5 ngày, kể cả cuộc tấn công ngày 03 tháng Tư trước đó tại Apa, làm cho 47 người chết.
Bang Benue có khoảng hai triệu người di tản, không thể sống tại khu vực canh tác truyền thống của họ vì sợ bị giết. Có một số nông dân trở về canh tác trong cánh đồng của họ ban ngày, và ban tối họ rút về trại tạm cư cho những người di tản.
2. Nga tung tin giả kích động hận thù tôn giáo
Thông tấn xã UkrInform cho biết các tuyên truyền viên của Điện Cẩm Linh vừa tung tin giả kích động hận thù tôn giáo. Các nhà tuyên truyền Nga đã chuyển một video 10 năm tuổi được quay ở vùng Astrakhan của Nga thành một video mới từ vùng Mykolaiv của Ukraine
Các phương tiện truyền thông đại chúng của Điện Cẩm Linh và kênh Telegram Z đang lan truyền một đoạn video quay cảnh một nhà thờ Chính thống giáo bị phóng hỏa. Các nhà tuyên truyền Nga tuyên bố rằng nhà thờ này là một phần của Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa,, gọi tắt là UOC, nằm ở làng Novopavlivka thuộc vùng Mykolaiv, và được cho là đã bị một số 'dân quân' hoặc 'lực lượng an ninh' phóng hỏa.
Một trong những tuyên truyền viên trên TV Nga thậm chí còn đe dọa rằng “một quá trình đốt cháy nhà thờ có hệ thống của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine sẽ bắt đầu, và sớm hay muộn mọi người sẽ bị nhốt trong đó”.
Những thông điệp tuyên truyền như vậy là giả mạo. Đoạn video mà họ đưa ra làm bằng chứng được quay tại làng Ilyinka, vùng Astrakhan của Nga cách đây 10 năm. Các phương tiện thông tin đại chúng của Nga đã đưa tin về vụ việc. Trong số các nguyên nhân gây ra vụ cháy, họ đề cập đến hiện tượng chập mạch điện và ngọn nến rơi. Trong thời gian đó, họ thậm chí còn xoay sở để xây dựng lại nhà thờ.
Trong khi đó, theo dữ liệu từ Cơ quan Nhà nước về Chính trị Dân tộc và Tự do Lương tâm Ukraine, tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2022, ít nhất 270 công trình tôn giáo trên 14 khu vực của Ukraine đã bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hại ở một mức độ nhất định do cuộc xâm lược vũ trang của Nga chống lại Ukraine. 260 trong số đó là nhà thờ Công Giáo. Hầu hết các nhà thờ đã bị phá hủy ở vùng Donetsk với 67 nhà thờ và 58 nhà thờ ở vùng Luhansk. Ít nhất 136 nhà thờ bị ảnh hưởng là nhà thờ của UOC.
Tưởng cũng nên nhắc lại là các nhà tuyên truyền Nga trước đó đã mô tả đám đông các tín hữu tập hợp cho Phụng Vụ Thánh gần Kyiv-Pechersk Lavra như một cuộc biểu tình phản đối việc trục xuất các đại diện của UOC.
Trong đêm thứ Ba rạng sáng thứ Tư 12 Tháng Tư, quân đội Nga đã nã pháo vào Nhà thờ Giáng Sinh của Đức Trinh Nữ Maria ở Kherson.
Theo Ukrinform, không có ai bị thương trong vụ tấn công.
Theo báo cáo, các cửa sổ đã bị vỡ. Ngoài ra, mái và tường của nhà thờ cũng bị hư hại.
Kherson RMA đã tải lên một video cho thấy cha sở Vitaly Malaniy của ngôi thánh đường nói về hậu quả của cuộc tấn công qua đêm.
Source:UkrInform
3. Nhật Ký Trừ Tà số 235: Phải chăng quỷ đã giết Chúa Giêsu?
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #235: Did demons kill Jesus?”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 235: Phải chăng quỷ đã giết Chúa Giêsu?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tôi đã đi trên một chuyến đi ra nước ngoài. Trong một buổi trừ tà ngay trước chuyến bay, lũ quỷ dọa giết tôi. Họ nói, “Chúng tao sẽ làm rơi máy bay của mày.” Sau đó, khi viên phi công thông báo rằng máy bay gặp vấn đề về máy móc, điều đó khiến tôi nhớ đến mối đe dọa của ma quỷ. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ gặp nguy hiểm thực sự.”
Nhóm của chúng tôi và những người bị quỷ ám thường xuyên bị ma quỷ đe dọa. Thông thường, họ sẽ nói với những người bị quỷ ám: “Nếu mày tiếp tục đi gặp người trừ quỷ đó, chúng tao sẽ giết mày!” Sau đó, chúng hứa: “Nhưng nếu mày ngừng cầu nguyện, chúng tao sẽ để mày yên.” Cái trước là một mối đe dọa trống rỗng; cái sau là một lời nói dối.
Đọc kỹ Tân Ước có thể thấy nhiều lần ma quỷ tìm cách giết Chúa Giêsu. Chẳng hạn, sau khi Chúa Giêsu phán: “TA LÀ, trước khi chưa có Abraham,” người ta nhặt đá ném Ngài nhưng Ngài rẽ sang họ mà đi (Ga 8:58-59). Hay tại Nagiarét, Chúa Giêsu chỉ trích dân thành thiếu đức tin. “Tất cả đều vô cùng tức giận” và định ném Ngài xuống từ một ngọn đồi. Người lại bỏ đi (Lc 4:28-30).
Cuối cùng giờ của Chúa Giêsu đã đến và Người bị nộp vào tay những kẻ gian ác (Lc 24:7; Mt 17:12; Mc 9:31). Kinh thánh nói rõ rằng điều này được gợi hứng bởi Satan: “Quỷ đã xúi giục Giuđa… nộp Người” (Ga 13:2). Cách đây một thời gian, trong một cuộc trừ quỷ khi tôi cầu xin quyền năng phục sinh của Chúa Giêsu, lũ quỷ đã reo hò tưng bừng: “Chúng tao đã thắng! Chúng tao đã thắng! Anh ta không sống lại!” Nhóm quỷ chế giễu nhưng tôi nói thêm, “Lũ quỷ này cần một bài học lịch sử.”*
Ác quỷ không được phép trực tiếp giết bất kỳ ai, bất chấp sự hung hăng và tư thế tự ái của chúng. Tuy nhiên, chúng có thể và thực sự truyền cảm hứng cho con người thực hiện cố gắng của chúng. Lũ quỷ này đã tuyên bố chiến thắng khi con người đóng đinh Chúa Giêsu khi nói: “Chúng tao đã thắng”.
Nhưng trước sự thất vọng vĩnh viễn của lũ quỷ, mọi thứ mà cái ác làm, về bản chất, là tự chuốc lấy thất bại. Thất bại cuối cùng của họ là trong sự phục sinh của Chúa Giêsu, đó là chiến thắng của ân sủng. Cái ác mù quáng trước ân sủng mà chúng không thể nhìn thấy hoặc dò thấu.
Chúng ta cũng nên an ủi rằng mọi thứ xảy đến với chúng ta, kể cả những âm mưu đôi khi thâm độc của ma quỷ và tay sai của chúng, sẽ là nguồn ân sủng khi chúng ta dâng mọi sự vào tay Thiên Chúa. Giống như Chúa Giêsu, chúng ta hãy cầu nguyện: “Lạy Cha, xin ý Cha được nên trọn” (Lc 22:42) và “Con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46).
Source:Catholic Exorcism
Putin sốc nặng: Wagner bị tố cáo thủ tiêu 100 lính Dù Nga. Sợ Kyiv đánh tới, Crimea bãi bỏ diễn binh
VietCatholic Media
16:01 13/04/2023
1. Tập đoàn Wagner bị buộc tội bắt cóc hay thủ tiêu hàng trăm lính Nga
Trong một diễn biến gây xúc động sâu xa, một kênh Telegram của Nga đã đăng một video cho thấy các quân nhân Nga, được tin là quân Wagner, đã chặt đầu một quân nhân Ukraine vẫn còn sống chẳng may rơi vào tay họ.
Trong khi diễn biến này vẫn còn nóng hổi, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho rằng quân Wagner không chỉ tàn bạo với người Ukraine, chúng cũng tàn bạo với cả người Nga. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Group Accused of Making Russian Soldiers Disappear”, nghĩa là “Tập đoàn Wagner bị buộc tội khiến binh lính Nga biến mất.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Tập đoàn Wagner mặc dù sát cánh chiến đấu với lực lượng Nga nhưng bị cáo buộc đã thủ tiêu 100 binh sĩ Nga sau khi họ từ chối ký hợp đồng với nhóm lính đánh thuê khét tiếng.
Wagner, một công ty quân sự tư nhân được thành lập bởi nhà tài chính người Nga Yevgeny Prigozhin, đã nhiều lần bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh. Nhóm này đã thu hút sự chú ý của quốc tế sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Lực lượng Wagner đã chiến đấu bên cạnh quân đội của Điện Cẩm Linh, đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Nga cố gắng chiếm thành phố Bakhmut của Ukraine.
Theo đánh giá hôm thứ Tư từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, các thành viên của Tập đoàn Wagner được cho là đã bắt cóc hay thủ tiêu 100 binh sĩ Nga và họ đã mất tích kể từ hôm thứ Sáu vừa qua.
“Các nguồn tin của Nga báo cáo rằng Tập đoàn Wagner đã chuyển 100 binh sĩ đến một cơ sở huấn luyện không xác định ở tỉnh Luhansk sau khi đe dọa họ bằng bạo lực vì từ chối ký hợp đồng vào ngày 7 tháng 4,” bản đánh giá viết.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Nga qua email hôm thứ Tư.
Theo trang web tin nhắn Telegram, một trong những người lính Nga đã có thể nói chuyện với người thân trước khi biến mất. Cuộc gọi điện thoại của anh ấy như sau:
“Họ đã chế ngự chúng tôi bằng vũ khí tự động, áp lực đã bắt đầu từ đây. Đại diện của công ty 'Wagner' đã đến với vũ khí, khoảng 30 người trong số họ. Bây giờ, chúng tôi sẽ bị xoắn, bị xoay, họ muốn đưa chúng tôi đến một bãi rác nào đó”, người lính nói với gia đình trong một cuộc điện thoại. Chúng tôi hoàn toàn mất phương hướng, không có quân nhân nào quanh đây, và điện thoại, theo tôi hiểu, sẽ bị lấy đi và chúng tôi sẽ không thể liên lạc được.”
Hành động của Tập đoàn Wagner trong trận chiến Bakhmut đã gây ra sự phản đối kịch liệt trên mạng xã hội. Các lực lượng của họ một lần nữa bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh sau khi xuất hiện video cho thấy phần còn lại của đầu một người lính Ukraine trên cọc tại một khu vực không xác định của Bakhmut.
Lính đánh thuê Wagner cũng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở các quốc gia khác, bao gồm cả Mali, nơi Liên Hiệp Quốc kêu gọi điều tra các tội phạm quốc tế có thể xảy ra. Một số tội ác bị Liên Hiệp Quốc cáo buộc bao gồm “những tường thuật đáng báo động về các vụ hành quyết kinh hoàng, mồ chôn tập thể, hành vi tra tấn, hãm hiếp và bạo lực tình dục, cướp bóc, giam giữ tùy tiện và cưỡng bức bắt cóc”.
Tòa Bạch Ốc đã chỉ định Tập đoàn Wagner là một tổ chức phạm tội có hệ thống, Thời báo New York đưa tin.
Căng thẳng giữa nhà lãnh đạo Wagner và hàng lãnh đạo chính trị của Nga đã lên đến đỉnh điểm trong những tháng gần đây. Prigozhin, một đồng minh thân cận một thời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ngày càng chỉ trích Điện Cẩm Linh. Là một đầu sỏ chính trị trước đây được gọi là “đầu bếp của Putin”, Prigozhin để mắt đến tham vọng chính trị và trở thành nguồn gốc của sự bất hòa trong hệ thống lãnh đạo của Điện Cẩm Linh.
Prigozhin đã chỉ trích Bộ Quốc phòng Nga vì đã không cung cấp đủ đạn dược cho quân đội của ông ta và chỉ trích các quan chức hàng đầu của Putin vì đã cố gắng “tiêu diệt” Tập đoàn Wagner, tập đoàn được cho là đã chịu thương vong lớn trong những tháng gần đây. Vào tháng 2, phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết Wagner đã phải hứng chịu thương vong hơn 30.000 người, với khoảng một nửa số người thiệt mạng chỉ trong 1 tháng rưỡi chiến trận.
2. Crimea hủy bỏ các cuộc diễn hành hàng năm trong bối cảnh lo ngại về an ninh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Crimea Cancels Annual Parades Amid Security Concerns”, nghĩa là “Crimea hủy bỏ các cuộc diễn hành hàng năm trong bối cảnh lo ngại về an ninh”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Sergey Aksyonov, chính trị gia người Nga giữ chức vụ thống đốc bán đảo Crimea bị sáp nhập vào Nga từ năm 2014, cho biết các cuộc duyệt binh truyền thống dự kiến diễn ra vào tháng tới tại Crimea đã bị hủy bỏ do những lo ngại về an ninh.
Trong một tuyên bố hôm thứ Tư, Aksyonov cho biết chính quyền ở cả Crimea và Sevastopol đã quyết định không tổ chức diễn hành hoặc tuần hành để đánh dấu Ngày Chiến thắng vào ngày 9 tháng 5. Các cuộc tuần hành để đánh dấu Ngày Lao động vào ngày 1 tháng 5 cũng đã bị hủy bỏ trong khu vực.. Động thái này diễn ra khi Ukraine phát đi tín hiệu rằng họ có ý định chiếm lại Crimea như một phần trong nỗ lực phản công của mình.
Ngày Chiến thắng, là lễ kỷ niệm hàng năm của Nga về việc đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II, ở Nga được gọi là cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, thường được đánh dấu bằng việc Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước đám đông và một cuộc diễn hành quân sự tại Quảng trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa. Putin thường sử dụng ngày quốc khánh để phô trương sức mạnh quân sự của Nga.
Ngày này được đánh dấu trên khắp nước Nga và một phần của Liên Xô cũ với các cuộc diễn hành quân sự truyền thống. Crimea đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng đầu tiên vào năm 2014 khi bán đảo Hắc Hải được sáp nhập bất hợp pháp từ Ukraine.
“Các nhà chức trách của Cộng hòa Crimea và Thành phố Anh hùng Sevastopol đã đưa ra quyết định chung là không tổ chức các cuộc tuần hành lễ hội vào ngày 1 tháng 5, hoặc cuộc tuần hành 'Trung đoàn bất tử' và cuộc diễn hành quân sự vào ngày 9 tháng 5. Quyết định này được đưa ra do những cân nhắc về an ninh,” Aksyonov nói.
Ông nói thêm: “Chính quyền địa phương chắc chắn sẽ đến thăm các cựu chiến binh và chúc mừng họ vào Ngày Chiến thắng.”
Tuyên bố của Aksyonov mâu thuẫn với những bình luận của Thống đốc Sevastopol được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn, Mikhail Razvozhayev, người đã nói trên kênh Telegram của mình hôm thứ Tư rằng cuộc diễn hành quân sự ngày 9 tháng 5 vẫn chưa bị hủy bỏ.
Ông viết: “Quyết định hủy bỏ cuộc duyệt binh vào ngày 9 tháng 5 tại Sevastopol vẫn chưa được đưa ra vào lúc này. “Bây giờ đã có sự tham vấn với Bộ Quốc phòng, quyết định tổ chức Cuộc duyệt binh ở Sevastopol là đặc quyền của Bộ Quốc Phòng.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để bình luận.
Sevastopol, cùng với phần còn lại của Crimea, đã được Putin sáp nhập từ Ukraine cách đây 9 năm, một động thái không được quốc tế công nhận. Mức độ đe dọa khủng bố màu vàng đã được áp dụng tại các khu vực của Crimea kể từ ngày 11 tháng 4 năm 2022, vài tuần sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine bắt đầu.
Vào tháng 2, một quan chức Ukraine nói rằng đất nước của ông đang chuẩn bị “các lữ đoàn tấn công” để lấy lại các vùng lãnh thổ bị xâm lược, bao gồm cả Crimea. Nhiều người lo ngại rằng một động thái như vậy sẽ là một lằn ranh đỏ đối với Nga, có thể khiến Putin sử dụng năng lực hạt nhân của nước mình để bảo vệ lãnh thổ.
Ngoài Crimea, các cuộc duyệt binh ngày 9 tháng 5 cũng sẽ không diễn ra ở các vùng Kursk và Belgorod của Nga, giáp với Ukraine, theo các thống đốc của họ, là những người cũng viện dẫn những lo ngại về an ninh tương tự.
Dữ liệu do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy các hoạt động kỷ niệm Ngày Chiến thắng năm ngoái đã được thu nhỏ lại đáng kể so với những năm trước. Các chuyên gia đã liên hệ những thay đổi này với những tổn thất mà Nga phải gánh chịu trong cuộc chiến đang diễn ra với Ukraine.
3. Liên Hiệp Âu Châu nói những kẻ phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine phải chịu trách nhiệm
Phái đoàn Liên minh Âu Châu tại Liên Hiệp Quốc cho biết những kẻ đang phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine phải chịu trách nhiệm sau khi xuất hiện một đoạn video quay cảnh chặt đầu các binh sĩ Ukraine.
“Liên Hiệp Âu Châu ủng hộ các cuộc điều tra về tất cả các tội ác chiến tranh đã xảy ra ở Ukraine. Chúng ta sẽ làm việc không mệt mỏi để bảo đảm trách nhiệm giải trình,” Liên Hiệp Âu Châu cho biết như trên.
Một số thông tin cơ bản: Một video đã được đăng lên một kênh truyền thông xã hội của người Nga ủng hộ cuộc xâm lược của Putin vào ngày 8 tháng 4, cho thấy xác chết bị chặt đầu của hai binh sĩ Ukraine nằm trên mặt đất bên cạnh một chiếc xe quân sự bị phá hủy.
Các tài khoản mạng xã hội Nga cho biết đoạn video được quay gần Bakhmut ở miền đông Ukraine, nơi diễn ra cuộc giao tranh ác liệt nhất trong nhiều tháng, với sự tham gia rất đông của các tay súng Wagner.
Một video thứ hai, được đăng trên Twitter và bị làm mờ nhiều, có vẻ như được quay vào mùa hè do có nhiều thực vật trên mặt đất. Nó có mục đích chiếu cảnh một chiến binh Nga dùng dao chặt đầu một người lính Ukraine. Một giọng nói ở đầu video cho thấy nạn nhân có thể vẫn còn sống khi vụ chặt đầu xảy ra.
Nhiều người cho rằng người Nga cố tình tung các video khủng khiếp này lên mạng xã hội để khiến người Ukraine tê liệt trong sợ hãi. Tuy nhiên, có vẻ như các video này đang gây ra tác dụng ngược lại. Trên các mạng xã hội, người dân Âu Châu, đặc biệt người Đông Âu kêu gọi trợ giúp người Ukraine chiến thắng quân Nga, nếu không những chuyện kinh khủng như thế sẽ diễn ra ngay trên quê hương của họ.
4. Ngoại trưởng Ukraine so sánh Nga với Nhà nước Hồi giáo về video chặt thủ cấp
Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, đã so sánh các chiến binh Nga ở Ukraine với Nhà nước Hồi giáo sau khi các video lan truyền trên mạng dường như cho thấy các vụ chặt đầu.
Kuleba cho biết trên Twitter: “Một đoạn video khủng khiếp quay cảnh quân đội Nga chặt đầu một tù nhân chiến tranh Ukraine đang lan truyền trên mạng.”
“Thật vô lý khi Nga, vốn còn tồi tệ hơn cả Nhà nước Hồi giáo, lại làm chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc,” ông nói. Tưởng cũng nên biết thêm: Nga đảm nhận chức chủ tịch luân phiên trong tháng này từ ngày 1 Tháng Tư vừa qua. “Những kẻ khủng bố Nga phải bị đuổi khỏi Ukraine và Liên Hiệp Quốc; và phải chịu trách nhiệm về tội ác của chúng.”
Reuters đưa tin cơ quan an ninh nội địa của Ukraine cho biết họ đã mở một cuộc điều tra về tội phạm chiến tranh bị nghi ngờ đối với video.
“Hôm qua, một đoạn video xuất hiện trên Internet cho thấy quân xâm lược Nga Nga đang thể hiện bản chất dã thú của họ như thế nào – tra tấn dã man một tù nhân Ukraine và chặt đầu anh ta,” cơ quan SBU viết trên Telegram.
5. Liên Hiệp Quốc nói video hành quyết binh sĩ Ukraine “không phải là sự việc cá biệt”
Liên Hiệp Quốc cho biết họ “kinh hoàng trước những video đặc biệt khủng khiếp được đăng trên mạng xã hội” – một trong số đó có mục đích chiếu cảnh hành quyết một binh sĩ Ukraine bị bắt và video thứ hai có mục đích cho thấy thi thể bị cắt xẻo của hai binh sĩ Ukraine nằm trên chiến trường. đất.
Trong một tuyên bố ngắn, Phái bộ Giám sát Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Ukraine, một bộ phận của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là OHCHR, cho biết các vụ hành quyết rõ ràng “không phải là một sự việc cá biệt”.
“Trong các báo cáo gần đây, Phái bộ đã ghi nhận một số vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế, bao gồm cả những vi phạm đối với tù nhân chiến tranh. Các sự việc mới nhất cũng phải được điều tra thích đáng và thủ phạm phải chịu trách nhiệm”, tuyên bố cho biết.
Vào ngày 24 tháng 3, Liên Hiệp Quốc cho biết họ đã ghi nhận hàng chục trường hợp hành quyết tù binh chiến tranh lực lượng Nga thực hiện kể từ tháng 2 năm 2022, nhưng thừa nhận rằng việc lấy thông tin từ Nga hoặc các vùng lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Nga rất khó khăn.
OHCHR cho biết họ đã ghi nhận việc lực lượng Nga hành quyết tập thể 15 tù binh Ukraine, bên cạnh việc sử dụng tù binh Ukraine làm lá chắn sống, cái chết của hai tù binh bị thương do không được chăm sóc y tế cũng như bị tra tấn.
6. Thủ tướng Ukraine cảm ơn Mỹ hỗ trợ quân sự trong cuộc gặp gỡ tại Ngũ Giác Đài với Bộ trưởng Quốc phòng
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cảm ơn Hoa Kỳ vì đã tiếp tục hỗ trợ quân sự khi ông gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tại Ngũ Giác Đài hôm thứ Tư.
“Denys Shmyhal cảm ơn Hoa Kỳ và cá nhân Bộ trưởng vì sự hỗ trợ quân sự đáng kể của họ, cũng như những nỗ lực của họ để thành lập Nhóm Liên lạc về Quốc phòng Ukraine, hiện bao gồm hơn 50 quốc gia”.
Hai vị đã thảo luận về các nhu cầu khác của Ukraine, và Shmyhal yêu cầu Austin cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine.
“Các binh sĩ Ukraine đã chứng minh rằng họ có thể làm chủ các thiết bị mới nhất trong thời gian ngắn và sử dụng nó một cách hiệu quả trên chiến trường. Để giành chiến thắng nhanh hơn, Ukraine cũng cần nhiều vũ khí hơn: Phòng không, pháo hạng nặng và thiết bị, súng cối và đạn dược”.
7. Thủ tướng Ukraine lặp lại yêu cầu máy bay chiến đấu trực tiếp với người đứng đầu Ngũ Giác Đài
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã trực tiếp nhắc lại yêu cầu của Ukraine về máy bay chiến đấu F-15 và F-16 và hỏa tiễn tầm xa từ Mỹ với Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin trong phát biểu đầu cuộc họp của họ tại Ngũ Giác Đài.
Shmyhal nói bằng tiếng Anh: “Chúng ta sẽ thắng cuộc chiến này, nhưng để đạt được điều đó nhanh hơn và ít thương vong hơn, Ukraine vẫn cần hỗ trợ quân sự mạnh mẽ hơn”.
Austin không bình luận về các yêu cầu cụ thể, nhưng cam kết mở rộng việc cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine.
Austin cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào cơ sở công nghiệp quốc phòng của riêng mình để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất.”
Austin cũng cảm ơn Ukraine vì đã tập trung vào trách nhiệm giải trình đối với hỗ trợ an ninh mà Hoa Kỳ đã cung cấp.
Austin nói: “Hãy để tôi khen ngợi bạn về mức độ minh bạch chưa từng có mà Ukraine đã cung cấp để bảo đảm hỗ trợ an ninh của chúng tôi vẫn nằm trong tay những người bảo vệ Ukraine.
Austin phớt lờ câu hỏi về tác động của các tài liệu mật bị rò rỉ từ Ngũ Giác Đài đối với Ukraine.
Thông tin thêm về máy bay phản lực: Vào tháng 3, Slovakia đã cùng với thành viên NATO là Ba Lan cam kết gửi máy bay chiến đấu MiG-29 tới Ukraine. Tòa Bạch Ốc đã nói rằng quyết định gửi máy bay chiến đấu của Ba Lan là một “quyết định có chủ quyền” sẽ không thúc đẩy Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gửi máy bay F-16.
8. Trùm Wagner phủ nhận nhóm của ông ta đứng sau video có chủ đích cho thấy những người lính Ukraine bị chặt đầu
Lãnh đạo công ty quân sự tư nhân Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã phủ nhận rằng các chiến binh của ông ta có liên quan đến một đoạn video rùng rợn cho thấy những người lính Ukraine đã bị chặt đầu.
“Tôi đã xem video này. Thật tệ khi đầu của một người bị chặt, nhưng tôi không tìm thấy bất cứ điều gì chứng minh rằng điều này đang xảy ra gần Bakhmut và các chiến binh Wagner đang tham gia vào vụ hành quyết,” ông nói trong một tuyên bố được công ty của ông công bố hôm thứ Tư.
Prigozhin đang trả lời câu hỏi về một đoạn video được đăng lên ngày 8 tháng 4 trên một kênh truyền thông xã hội của Nga ủng hộ cuộc xâm lược của Putin. Video này cho thấy xác chết bị chặt đầu của hai binh sĩ Ukraine nằm trên mặt đất bên cạnh một chiếc xe quân sự bị phá hủy.
Các tài khoản mạng xã hội Nga cho biết đoạn video được quay gần Bakhmut ở miền đông Ukraine, nơi diễn ra cuộc giao tranh ác liệt nhất trong nhiều tháng, với sự tham gia rất đông của các tay súng Wagner.
Một video thứ hai, được đăng trên Twitter và bị làm mờ nhiều, có vẻ như được quay vào mùa hè do có nhiều thực vật trên mặt đất. Nó có mục đích chiếu cảnh một chiến binh Nga dùng dao chặt đầu một người lính Ukraine. Một giọng nói ở đầu video cho thấy nạn nhân có thể vẫn còn sống khi cuộc tấn công bắt đầu.
Video đã làm dấy nên sự phẫn nộ. Tổng Công tố Ukraine Andrii Kostin nói rằng trùm du đảng Wagner Yevgeny Prigozhin cũng phải bị truy nã như Vladimir Putin và Maria Lvova-Belova.
9. Video cho thấy thiết bị chống máy bay không người lái của Nga bị Ukraine tấn công
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Russian Anti-Drone Device Obliterated by Ukraine Strike”, nghĩa là “Video cho thấy thiết bị chống máy bay không người lái của Nga bị Ukraine tấn công.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một thiết bị chống máy bay không người lái của Nga được tường trình đã bị phá hủy bởi hỏa lực pháo binh trong một video được quân đội Ukraine chia sẻ.
Trong video được công bố hôm thứ Tư, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết hệ thống tác chiến điện tử “Strizh” của Nga đã bị phá hủy trước một cuộc tấn công bằng pháo AHS “Krab” “hoạt động xuất sắc”
Đoạn video cũng được Lữ đoàn cơ giới số 30 của Ukraine chia sẻ lên Facebook và cho biết rằng các trinh sát của lữ đoàn đã làm việc với các xạ thủ pháo binh từ Lữ đoàn pháo binh số 26 của Ukraine để hạ gục thiết bị.
Thời điểm chính xác của cuộc tấn công là không rõ ràng, mặc dù các bài đăng chỉ ra rằng nó diễn ra ở khu vực Donetsk, có khả năng gần thành phố Bakhmut đang bị bao vây hoặc khu định cư Soledar bị tạm chiếm.
Một bài đăng trên Facebook của Bộ Tổng tham mưu hôm thứ Bảy có cảnh quay về các khẩu pháo Krab do quân đội Ukraine vận hành và bắn vào nhiều mục tiêu của Nga.
Ukraine đã sử dụng các hệ thống pháo Krab do Ba Lan sản xuất từ mùa hè, sau khi được Warsaw gửi 18 tăng pháo bánh xích 155ly vào tháng 5. Vũ khí được vận hành bởi 5 xạ thủ và có tầm bắn tối đa 25 dặm.
“Các chiến binh của chúng ta đã nhanh chóng làm chủ công nghệ phương Tây và có kinh nghiệm quý giá đối với các đối tác và nhà sản xuất vũ khí,” Bộ Tổng tham mưu cho biết hôm thứ Bảy. “Hệ thống pháo tự hành Krab đã thể hiện tốt cả về tốc độ ngắm và tầm bắn.”
Theo trang web của Lực lượng Vũ trang Ukraine, các thiết bị Strizh gắn trên giá ba chân của Nga đã hoạt động như những “thợ săn chiến hào” nhắm vào các máy bay không người lái của Ukraine bằng cách chặn các tín hiệu điều khiển và hình ảnh.
Các hệ thống tác chiến điện tử có hiệu quả trong bán kính khoảng một dặm, mặc dù các hệ thống có thể được liên kết với nhau để có tầm hoạt động xa hơn. Nga gần đây cũng đã thử nghiệm một thiết bị chống máy bay không người lái “Serp-VS” tương tự.
Máy bay không người lái là một phần quan trọng trong chiến lược phòng thủ của Ukraine trong gần 14 tháng kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Mùa hè chứng kiến sự ra mắt của sáng kiến “Đội quân máy bay không người lái”, trong đó yêu cầu các nhà tài trợ quốc tế cung cấp kinh phí để quân đội Ukraine mua máy bay không người lái, cũng như chế tạo ra các “máy bay không người lái” trực tiếp tại Ukraine.
Một kho dự trữ máy bay không người lái khổng lồ có được nhờ chương trình này đã được tiết lộ trong một video được chia sẻ bởi một quan chức Ukraine. Ukraine cho biết hơn 7.000 binh sĩ đã được đào tạo để vận hành máy bay không người lái.
Newsweek đã liên hệ qua email tới Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
10. Điện Cẩm Linh nói rằng “tính xác thực” của video chặt đầu phải được kiểm tra
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết video có mục đích quay cảnh chặt đầu một binh sĩ Ukraine là “khủng khiếp” nhưng “trước hết, chúng ta cần xác minh tính xác thực” của nó.
“Tất nhiên, đây là những cú khủng khiếp. Sau đó, đó có thể là lý do để kiểm tra xem điều này có đúng hay không, liệu điều này có xảy ra hay không và nếu có thì ở đâu và từ bên nào”, ông Peskov nói trong một cuộc họp báo thường kỳ với các nhà báo hôm thứ Tư.
Hai video có mục đích cho thấy những người lính Ukraine bị chặt đầu đã xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội trong tuần qua và do chính người Nga đưa lên.
Trước đó vào thứ Tư, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi trừng phạt những thủ phạm.
“Có một điều mà không ai trên thế giới có thể bỏ qua: những con thú này giết người quá dễ dàng biết chừng nào,” anh nói.
“Chúng ta sẽ không quên bất cứ điều gì. Chúng ta cũng sẽ không tha thứ cho những kẻ giết người. Sẽ có trách nhiệm pháp lý cho tất cả mọi thứ. Đánh bại khủng bố là cần thiết,” Zelenskiy nói thêm.
11. “Bọn khủng bố hành quyết phi pháp”: Quan chức Ukraine nói video chặt đầu là tuyên truyền
Một quan chức Ukraine hôm thứ Tư cho biết video có mục đích chiếu cảnh chặt đầu một binh sĩ Ukraine là tuyên truyền của Nga và là “một vụ hành quyết bất hợp pháp của những kẻ khủng bố, bởi quốc gia xâm lược”.
“Chúng tôi hiện đang tiến hành kiểm tra chi tiết nội dung, địa điểm và người đó là ai,” Andrii Yusov, đại diện của Tình báo Quốc phòng Ukraine, nói với đài truyền hình quốc gia.
“Đây là một sự thật trắng trợn khác về việc vi phạm tất cả các quy tắc và chuẩn mực chiến tranh có thể xảy ra. Tôi thậm chí chưa đề cập đến Công ước Geneva và luật nhân đạo quốc tế,” ông nói thêm.
“Đây là một thực tế mà thế giới phải chú ý – không chỉ với sự cảm thông hay phẫn nộ, mà còn bằng cách hợp tác để đưa tất cả những kẻ chịu trách nhiệm ra trước công lý.”
Yusov cho biết việc công bố đoạn video là bằng chứng “rằng chính sách diệt chủng như vậy, chính sách tội ác chiến tranh như vậy, là chính sách của nhà nước”.
“Tuyên truyền ở Nga là tập trung. Có một định kỳ đăng tải các video về hành động tàn bạo như vậy của quân đội Nga, gần đây chúng ta đã thấy vụ hành quyết một người lính Ukraine vì khẩu hiệu 'Vinh quang cho Ukraine', nói chung, nội dung như vậy xuất hiện mỗi tháng một lần, cứ sau vài tuần một lần”..
“Đây là một chính sách nhà nước có chủ ý của Liên bang Nga nhằm dùng sự tàn bạo của quân đội nước này đối với người Ukraine làm tê liệt chúng ta trong khiếp sợ,” Yusov nói.
Ông cho biết mục tiêu của chính sách này “chắc chắn là một nỗ lực nhằm làm mất tinh thần và gieo rắc sự hoảng loạn trong các lực lượng an ninh và quốc phòng Ukraine, điều mà họ đang thất bại”.
“ Ngoài ra, mục đích của những hành động tàn bạo, tra tấn và hành quyết công khai như vậy đặc biệt là để đe dọa binh lính của họ.”
Hai video có mục đích cho thấy những người lính Ukraine bị chặt đầu đã xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội trong tuần qua.
12. Các quan chức Ngũ Giác Đài tóm tắt các nhà lập pháp Hạ viện và Thượng viện về các tài liệu bị rò rỉ
Các quan chức Ngũ Giác Đài đã cung cấp một cuộc họp ngắn chưa được phân loại về thông tin mật bị rò rỉ vào chiều thứ Tư cho lãnh đạo Hạ viện, Ủy ban Tình báo Hạ viện và Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện, theo ba nguồn tin quốc hội quen thuộc với vấn đề này.
Cuộc họp kéo dài 45 phút được tổ chức bởi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và An ninh Ronald Moultrie, Trợ lý Bộ trưởng Các vấn đề Lập pháp Rheanne Wirkkala và Thứ trưởng Chính sách Colin Kahl.
Đây là cuộc họp chính thức đầu tiên mà các nhà lập pháp nhận được về chủ đề này, diễn ra một tuần sau khi Bộ Quốc phòng được biết về các tài liệu mật bị rò rỉ.
Lãnh đạo Thượng viện và các ủy ban an ninh quốc gia có liên quan của Thượng viện cũng đã nhận được báo cáo tóm tắt từ chính quyền Biden về các tài liệu mật bị rò rỉ, theo một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này.
Những người báo cáo nói tóm tắt với các ủy ban của Hạ viện và Thượng viện rằng Ngũ Giác Đài đang tìm kiếm nguồn rò rỉ và chính quyền Biden đang cố gắng xoa dịu mối lo ngại của các đồng minh đang lo lắng.
Một nguồn tin từ chối cung cấp chi tiết về những gì đã được nói nhưng nói với CNN rằng các tham dự viên đã biết được rất ít và một số người rời cuộc họp với cảm giác như không sự thiếu khẩn cấp trong chính quyền đối với vụ rò rỉ.
Tất cả các thượng nghị sĩ sẽ nhận được một cuộc họp về các tài liệu bị rò rỉ vào chiều thứ Tư tuần tới, theo một phụ tá đảng Dân chủ tại Thượng viện. Một cuộc họp báo mật cho tất cả các thành viên Hạ viện cũng dự kiến diễn ra vào tuần tới, có thể là vào thứ Tư, một trong những nguồn tin cho biết.
Đức Thánh Cha đã từng trừ tà? Sứ điệp gửi các linh mục trung tín ở Đức. Tuần Thánh cam go tại Nicaragua
VietCatholic Media
17:26 13/04/2023
1. Nhà báo ở Nicaragua bị bắt vì đưa tin về Tuần Thánh
Các tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận ở Nicaragua đang yêu cầu trả tự do cho Víctor Ticay, một nhà báo người Nicaragua đã bị chế độ độc tài bắt giữ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh sau khi đăng tải về một sự kiện Tuần Thánh trên mạng xã hội.
Vào ngày 7 tháng 4, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, gọi tắt là CPJ, có trụ sở tại New York đã yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Ticay và chấm dứt việc bắt giữ các thành viên báo chí vì đã làm công việc của họ.
Theo nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, cảnh sát thành phố Nandaime ở tây nam Nicaragua đã bắt giữ phóng viên của đài truyền hình địa phương Kênh 10 vào sáng Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 6 tháng Tư.
Ticay đã bị giam giữ sau khi phát trực tiếp một hoạt động tôn giáo vào ngày 5 tháng 4 trên trang Facebook của La Portada, một trang tin tức địa phương mà anh ta chỉ đạo.
Theo trang web Alertas Libertad de Prensa Nicaragua (Tự do Báo chí Cảnh báo Nicaragua), sau khi anh ta bị bắt, đoạn video đã bị xóa khỏi trang.
Vụ bắt giữ Ticay diễn ra trong bối cảnh chế độ độc tài ra quyết định cấm các đám rước và các hoạt động tôn giáo trên đường phố. Theo một báo cáo gần đây, hơn 3.000 cuộc rước trong Tuần Thánh đã bị cấm vào năm 2023.
Sau khi nhà báo bị bắt giam, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin rằng anh ta đã bị chuyển đến nhà tù có tên là “El Chipote”, nơi chế độ độc tài hiện đang giam giữ một số người Công Giáo, bao gồm cả các linh mục.
Carlos Martínez de la Serna, giám đốc chương trình của CPJ, nói rằng “chính quyền phải trả tự do ngay lập tức cho nhà báo Víctor Ticay và chấm dứt chiến dịch đe dọa và khủng bố không ngừng đối với báo chí nhằm buộc báo chí phải im lặng hoặc bị lưu đày.”
Ông nói thêm: “Chính phủ Nicaragua một lần nữa thể hiện sự thiếu tôn trọng quyền tự do ngôn luận trong bối cảnh kiểm duyệt hoàn toàn vô lý, thậm chí còn mở rộng đến các hoạt động tôn giáo”.
Hiệp hội các nhà báo và phát thanh viên độc lập của Nicaragua cũng lên án vụ bắt giữ, gọi đó là “tùy tiện và bất hợp pháp.” Nhóm kêu gọi “trả tự do ngay lập tức” cho nhà báo.
Hiệp hội cho biết trong một tuyên bố ngày 8 tháng 4 rằng họ yêu cầu “quyền được thông tin và tự do báo chí, đồng thời yêu cầu chế độ của Daniel Ortega và Rosario Murillo chấm dứt bạo lực đối với các nhà báo nam và nữ cũng như chính sách kiểm duyệt chính thức của họ. chiếm ưu thế trong nước.”
CPJ cho biết họ đã gửi email tới cảnh sát Nicaragua nhưng chưa nhận được phản hồi.
Theo một báo cáo được công bố vào Thứ Sáu Tuần Thánh bởi tổ chức phi chính phủ Giám sát Xanh và Trắng (là màu của quốc kỳ Nicaragua), ít nhất 15 người Nicaragua, hầu hết là những người phản đối chế độ và những người Công Giáo trung thành, bao gồm cả Ticay, đã bị cảnh sát bắt giữ trong Tuần Thánh. trong nước.
Một trong những người bị bắt là Cha Donaciano Alarcón, người bị chế độ độc tài trục xuất khỏi đất nước vào Thứ Hai Tuần Thánh. Chính quyền đã bắt giữ ngài, đưa ngài đến biên giới với Honduras và bỏ rơi ngài ở đó.
Giám sát Xanh và Trắng cho biết từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 6 tháng 4, ít nhất 35 vụ việc liên quan đến vi phạm nhân quyền đã được ghi nhận tại 9 quận hành chính của cả nước.
Source:Catholic News Agency
2. Phải chăng Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng trừ tà?
Trong một cuộc phỏng vấn ngắn được đăng trong cuốn sách “Esorcisti contro Satana” (“Những người trừ quỷ chống lại Satan”) của nhà báo người Ý Fabio Marchese Ragona, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ma quỷ “không có cơ hội nếu có lời cầu nguyện”. Trong chương này, Đức Thánh Cha nói về việc ma quỷ tấn Công Giáo hội và các tín hữu như thế nào và ngài đã giải quyết những trường hợp này như thế nào với tư cách là Đức Giáo Hoàng và tổng giám mục.
Ngài giải thích: “Điều chắc chắn là Ma Quỷ cố gắng tấn công tất cả mọi người không phân biệt là ai, và trên hết là cố gắng tấn công những người có nhiều trách nhiệm hơn trong Giáo hội hoặc trong xã hội. “Ngay cả Chúa Giêsu cũng bị ma quỷ cám dỗ, chúng ta cũng có thể nghĩ đến những cám dỗ của Simon Phêrô mà Ngài đã nói: 'Hỡi Sa-tan, hãy lui ra khỏi ta.' Do đó, ngay cả Giáo hoàng cũng bị ma quỷ tấn công.”
Trên thực tế, Giáo hoàng đã cân nhắc rằng ngài có thể “khiến ma quỷ tức giận, bởi vì ngài cố đi theo Chúa và làm theo những gì Phúc âm nói.”
“Điều đó làm hắn khó chịu,” ngài nói thêm, giải thích rằng dù sao ngài luôn luôn xác tín rằng ma quỷ “chắc chắn rất vui” khi ngài phạm tội.
“Ma quỷ tìm kiếm sự thất bại của con người, nhưng nó không có cơ hội nếu có lời cầu nguyện,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Thật vậy, kể từ khi được bầu chọn, Đức Phanxicô luôn xin các tín hữu và tất cả những người đối thoại với ngài cầu nguyện cho ngài.
Cuốn sách, hiện chỉ có bằng tiếng Ý, nói về các cuộc trừ tà nói chung đồng thời trích dẫn lời chứng của các linh mục trừ tà và của các nạn nhân bị quỷ nhập. Một chương ngắn được dành riêng cho cuộc phỏng vấn với Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trả lời câu hỏi của nhà báo trích dẫn Thánh Phaolô Đệ Lục khi nói rằng Satan cũng có thể vào Đền Thờ của Thiên Chúa, Đức Thánh Cha đồng ý và nói rằng ma quỷ cố gắng “gieo rắc bất hòa và khiến người này chống lại người kia” và rằng “sự chia rẽ và tấn công luôn luôn” là công việc của ma quỷ.
“Sự cứu rỗi duy nhất là đi theo con đường do Chúa Kitô chỉ dẫn,” Đức Thánh Cha giải thích.
Ngài cũng cảnh báo chống lại những “con quỷ lịch sự” chiếm hữu các linh hồn.
“Linh hồn, không quan tâm đến việc kiểm điểm lương tâm, không để ý gì, hoặc do tâm linh nguội lạnh đã để chúng vào. Những con quỷ này thật khủng khiếp. Bởi vì họ giết bạn. Đó là sự chiếm hữu tồi tệ nhất,” Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh. “Tính trần tục tâm linh bao gồm tất cả những điều này. Không có lối thoát: Quỷ dữ hoặc hủy diệt trực tiếp bằng chiến tranh và bất công, hoặc hắn làm điều đó một cách lịch sự, theo một cách rất ngoại giao, như Chúa Giêsu đã kể lại.
Đức Phanxicô cho biết ngài chưa bao giờ thực hành trừ tà, dù là giáo hoàng hay trước đây là tổng giám mục và linh mục. Tuy nhiên, ngài nói rằng trong một số trường hợp, ngài đã yêu cầu những người nói rằng họ bị quỷ ám đến gặp hai “linh mục chuyên môn”, những người này “không phải là người chữa bệnh” mà thực tế là “thầy trừ tà”.
Một người là nhà trừ tà của Giáo phận La Plata, Cha Carlos Alberto Mancuso, và người kia là linh mục Dòng Tên Nicolas Mihaljevic.
“Sau đó, cả hai người nói với tôi rằng chỉ có hai hoặc ba người trong số họ thực sự là nạn nhân của quỷ ám,” Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích. Ngài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân biệt những trường hợp bị ám ảnh này, trong đó ma quỷ ở “trong cơ thể”, với những trường hợp “ám ảnh ma quỷ” là trường hợp thường gặp hơn.
Ngài nói rằng nếu cần phải trừ tà, thì bây giờ khi đã là Giáo hoàng, ngài sẽ lặp lại thực hành này là xin “sự hỗ trợ của một nhà trừ quỷ giỏi”.
Trong chương dành riêng cho cuộc phỏng vấn của Đức Phanxicô, ngài từ chối bình luận về trường hợp do nhà báo trình bày với ngài liên quan đến một nữ tu bị quỷ ám vào năm 2018, là người nói rằng ma quỷ dường như bày tỏ lòng căm thù đối với Đức Giáo Hoàng. Vào năm 2014, Tòa thánh bác bỏ tin đồn rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện lễ trừ tà cho một người đàn ông Mễ Tây Cơ bị co giật ở quảng trường Thánh Phêrô, nói rằng Đức Giáo Hoàng chỉ đơn giản là cầu nguyện cho anh ta bằng cách đặt tay lên anh ta.
Vatican không có những nhà trừ quỷ, không giống như Giáo phận Rôma. Cuốn sách của nhà báo Ý trích dẫn Cha Vincenzo Taraborelli, người làm việc tại giáo xứ Santa Maria ở Traspontina, ngay dưới con đường trước Đền Thờ Thánh Phêrô.
Cuốn sách cũng đề cập đến một Hồng Y ẩn danh, người đã thực hiện các lễ trừ tà trong các bức tường của Vatican trong 40 năm qua.
Theo tác giả của cuốn sách, Đức Hồng Y Ernest Simoni người Albania và Đức Hồng Y Ivan Dias người Ấn Độ – người đã qua đời vào năm 2017 – cũng đã thực hành các lễ trừ tà.
Source:Aleteia
3. Sứ điệp gửi các linh mục trung thành của Giáo hội tại Đức
Trong khi Giáo Hội đang chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng về đồng hành, các nhà thờ tại Đức trong Tuần Thánh đã được khuyến khích treo cờ cầu vồng, hay còn gọi là cờ đồng tính. Nhiều quan sát viên cho rằng đó là một sự thách thức như thể nói Giáo Hội tại Đức đang hướng đến một Giáo Hội đồng tính chứ không phải là một Giáo Hội đồng hành.
Trong bối cảnh đó, Đức Hồng Y Raymond Burke vừa có lá thư sau gởi các linh mục Đức. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Kính thưa quý Cha và anh em thân mến trong Chúa Kitô,
Anh em đã ở trong lời cầu nguyện của tôi rất nhiều trong suốt thời gian kể từ khi bắt đầu cái gọi là Tiến Trình Công Nghị. Sau khi kết thúc phiên khoáng đại lần thứ năm vào ngày 11 tháng 3 vừa qua tại Frankfurt/Main, tôi đã đặc biệt cầu nguyện cho anh em, để anh em luôn trung thành với Truyền thống Tông đồ, với những chân lý liên quan đến đức tin và luân lý mà Chúa Kitô đã truyền lại cho chúng ta trong Giáo hội mà chúng ta, với tư cách là các linh mục, được tấn phong để bảo vệ và phát huy. Các tín hữu chưa bao giờ cần hơn ngày nay các linh mục loan báo cho họ sự thật, mang đến cho họ Chúa Kitô, nhất là trong các Bí tích, và là những người hướng dẫn và chăm sóc họ theo đường lối của Chúa Kitô.
Tôi chỉ có thể tưởng tượng được nỗi buồn sâu sắc của anh em trước những quan điểm mà các thành viên, bao gồm đại đa số các Giám mục, trong Tiến Trình Công Nghị đã lựa chọn. Đó là những quan điểm trực tiếp chống lại những gì Giáo hội đã luôn luôn và ở mọi nơi giảng dạy và thực hành. Tôi chia sẻ nỗi buồn của anh em và có thể tưởng tượng được những cám dỗ chán nản mà anh em chắc chắn cũng trải qua. Vào những thời điểm như thế này, mà các linh mục đã trải qua vào những thời điểm khác trong lịch sử Giáo hội, chúng ta phải nhớ lại lời hứa mà Chúa chúng ta, Đấng không bao giờ nói dối và luôn trung thành với những lời hứa của Ngài, đã hứa với chúng ta, khi Ngài lên trời, khi Người đặt vào tay chúng ta sứ mạng Tông Đồ: “…và này Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Một lần nữa, hãy ghi nhớ sứ vụ và lời hứa của Chúa, chúng ta phải dấn thân, chúng ta phải là “những người bạn cộng tác trong sự thật” trung tín của Ngài (3 Ga 8).
Vào những thời điểm như thế này, khi ngay cả những Giám mục đã phản bội Truyền thống Tông đồ, thì các Giám mục trung thành, linh mục, những người tận hiến và tín hữu giáo dân nhất thiết phải chịu đau khổ rất nhiều chính vì lòng trung thành của họ. Khi chúng ta trải qua Tuần Thánh, tuần lễ Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Chúa chúng ta, và Mùa Phục Sinh, thời điểm Ngài Phục Sinh và Lên Trời, chúng ta hãy ghi nhớ những lời của Ngài nói với những người sẽ là môn đệ của Ngài: “Nếu ai muốn theo Thầy, thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24). Trong những ngày thánh thiêng nhất này, từ Trái tim vinh quang bị đâm thâu của Chúa tuôn đổ những ân sủng mạnh mẽ của việc Người chiến thắng tội lỗi và sự chết để củng cố chúng ta trở thành những môn đệ tốt lành, trung thành và quảng đại. Trong Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh, chúng ta dâng lên Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhất là qua Hy Tế Thánh Thể, những đau khổ của Nhiệm Thể Người là Giáo Hội, đang trải qua một thời gian lan tràn hỗn loạn và sai lầm, cùng với những hoa trái của chúng, là chia rẽ, bội đạo và ly giáo.
Chúng ta hãy luôn nhớ rằng, đặc biệt là khi những đau khổ mà chúng ta phải chịu dường như quá sức chịu đựng, rằng chúng ta không đơn độc, rằng Chúa Kitô đang sống trong chúng ta, rằng ân sủng thiêng liêng – thánh hóa và hiện thực – đang hoạt động trong chúng ta. Chúng ta hãy nhớ mãi những lời của Chúa chúng ta với Mẹ Đồng Trinh của Ngài và Thánh Gioan Tông đồ và Thánh Sử, những người mà chúng ta đứng dưới chân thập giá một cách thiêng liêng: “Thưa Bà, này là con Bà… Đây là Mẹ của anh” (Ga 19, 26-27). Mẹ Thiên Chúa là Mẹ của Ân Sủng Thiêng Liêng và cách đặc biệt là Mẹ của các Linh mục, những người, nơi Con Chí Thánh của Mẹ, mang lại muôn vàn ân sủng cho nhiều linh hồn. Mẹ Đồng Trinh của Chúa chúng ta luôn ở bên cạnh chúng ta, đặc biệt là khi Mẹ âu yếm hướng dẫn chúng ta: “Người bảo gì các anh hãy làm theo” (Ga 2, 5).
Một lòng một ý với Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhờ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, chúng ta cũng luôn được hưởng sự thông công với tất cả các thánh, những người sẽ không bao giờ ngừng trợ giúp chúng ta, chỉ cần chúng ta kêu cầu các ngài. Trong những giờ phút đen tối như thế này, chúng ta đừng quên thực tế và lời khuyên đã được Thiên Chúa phán với chúng ta trong Thư gửi tín hữu Do Thái:
“Như thế, phần chúng ta, được ngần ấy nhân chứng đức tin như đám mây bao quanh, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa.”(Dt 12,1-2).
Cuối cùng, tôi bảo đảm về sự kết hợp của tôi với anh em và những lời cầu nguyện hàng ngày của tôi dành cho anh em. Giống như các môn đệ trên đường Emmaus, chúng ta đã có lúc nản lòng trước Mầu Nhiệm Sự Ác, nhưng giờ đây, hướng mắt về Chúa Phục Sinh và giáo huấn không thay đổi của Ngài, xin cho tâm hồn chúng ta được đổi mới nhiệt thành nhờ ân sủng của Ngài (Lc 24, 32). Tôi kêu gọi anh em hãy gần gũi với Chúa của chúng ta, Đấng đã chọn chúng ta làm anh em của Ngài trong Chức Linh mục và gần gũi nhau trong tình yêu thuần khiết và vị tha đối với Giáo hội, là Nhiệm thể của Ngài, và trong sự đau khổ được hiến dâng vì lợi ích của tình yêu của Ngài và của các anh chị em của chúng ta, những người mà chúng ta đã được sắc phong làm những người chăn chiên chân chính vì họ.
Xin hãy nhớ đến tôi trong lời cầu nguyện của anh.
Với tình phụ tử sâu xa nhất, tôi ban phép lành cho anh em và đoàn chiên của Chúa chúng ta do anh chị em coi sóc.
Source:Cardinal Burke
Tuyên bố chính thức của chính phủ Hoa Kỳ về việc bắt giữ nghi can rò rỉ tài liệu mật Ngũ Giác Đài
VietCatholic Media
21:07 13/04/2023
FBI đã bắt giữ một vệ binh quốc gia không quân 21 tuổi ở Massachusetts bị nghi ngờ chịu trách nhiệm về vụ rò rỉ các tài liệu quốc phòng mật của Hoa Kỳ tiết lộ bí mật quân sự và làm xáo trộn mối quan hệ của Washington với các đồng minh chủ chốt.
Jack Teixeira bị bắt tại nhà riêng ở thị trấn North Dighton bởi các đặc vụ FBI. Đoạn phim cho thấy một thanh niên với mái tóc sẫm màu cắt ngắn, áo phông màu xanh ô liu và quần đùi màu đỏ được yêu cầu đi lùi về phía một nhóm đặc vụ đang đứng cạnh một chiếc xe bọc thép mặc đồ ngụy trang và áo giáp, chĩa súng trường vào anh ta.
Tại Washington, Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ, Merrick Garland, đã xác nhận vụ bắt giữ, nói rằng Teixeira đang bị giam giữ “liên quan đến cuộc điều tra về cáo buộc đánh cắp, lưu giữ và truyền thông tin quốc phòng mật”.
Việc sử dụng ngôn ngữ của Garland cho thấy Teixeira sẽ phải đối mặt với các cáo buộc theo Đạo luật Gián điệp. Mỗi cáo buộc theo đạo luật có thể dẫn đến án tù lên tới 10 năm và các công tố viên có thể coi mỗi tài liệu bị rò rỉ là một tội danh riêng biệt trong bản cáo trạng của anh ta. Anh ta có thể phải đối mặt với án tù rất là dài, tù chung thân gần như là hiển nhiên vì hành vi của anh ta có thể dẫn đến các tổn thất kinh hoàng về nhân sự cho người Ukraine, quan hệ khó khăn giữa Hoa Kỳ và các đồng minh, cũng như các thiệt hại vật chất rất lớn.
Garland cho biết người lính bảo vệ không quân quốc gia sẽ xuất hiện lần đầu tại tòa án quận Massachusetts ở Boston.
Teixeira có cấp bậc binh nhất không quân (Airman first class) thuộc Cánh Tình báo 102 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Massachusetts với chức danh “người hành trình hệ thống vận tải mạng”, chịu trách nhiệm duy trì hoạt động của Internet tại các căn cứ không quân. Anh ta gia nhập đội cận vệ vào năm 2019.
Teixeira được cho là người đứng đầu một nhóm trò chuyện trực tuyến, nơi lần đầu tiên tải lên hàng trăm bức ảnh về các tài liệu bí mật và tối mật, từ cuối năm ngoái đến tháng 3. Nhóm trực tuyến tự gọi mình là Thug Shaker Central, bao gồm 20 đến 30 thanh thiếu niên tập hợp lại với nhau bởi niềm đam mê súng ống, quân trang và trò chơi điện tử. Ngôn ngữ phân biệt chủng tộc là một đặc điểm chung của nhóm.
Các cựu thành viên của Thug Shaker Central đã nói với tổ chức báo chí điều tra Bellingcat, Washington Post và New York Times rằng các tài liệu được chia sẻ với mục đích rõ ràng là nhằm gây ấn tượng với những người còn lại trong nhóm, hơn là để đạt được bất kỳ kết quả chính sách đối ngoại cụ thể nào.
Phát biểu tại Ái Nhĩ Lan, Joe Biden đã tìm cách giảm nhẹ tác động của vụ rò rỉ.
“Tôi không lo lắng về vụ rò rỉ,” Biden nhấn mạnh. “Tôi lo ngại rằng nó đã xảy ra. Nhưng không có gì ngay lúc này mà tôi nhận thức như hậu quả to lớn.”
The Guardian đã xem khoảng 50 tài liệu. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy nhiều thứ khác lần đầu tiên được đăng trên Thug Shaker Central. New York Times cho biết họ đã xem khoảng 300 tài liệu, chỉ một phần trong số đó được báo cáo cho đến nay, cho thấy thiệt hại về an ninh quốc gia có thể tồi tệ hơn những gì đã được thừa nhận cho đến nay.
Rò rỉ mới nhất nêu bật có rất nhiều người có quyền truy cập vào tài liệu tuyệt mật của Hoa Kỳ
Một trong những cách vụ rò rỉ có thể ảnh hưởng đến an ninh của Hoa Kỳ là nó khiến các đồng minh cảnh giác trong việc chia sẻ thông tin tình báo. Tuy nhiên, Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki, phủ nhận điều đó sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của đất nước ông vào khả năng giữ bí mật của Washington.
“Tôi sẽ không đắn đo suy nghĩ,” Morawiecki nói với Guardian tại một sự kiện của Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington. “Tôi tin rằng thất bại và sai lầm sẽ xảy ra, nhưng chúng ta phải ở gần các đồng minh của mình ở Tây Âu và Hoa Kỳ nhất có thể. Chúng ta cũng phải đoàn kết trên mặt trận này.”
Phát ngôn nhân của Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Patrick Ryder cho biết: “Chúng ta có các quy tắc. Mỗi người trong chúng ta đều ký một thỏa thuận không tiết lộ, vì vậy tất cả các dấu hiệu cho thấy đây là một hành vi phạm tội.”
Một phần của cuộc điều tra về vụ rò rỉ sẽ xem xét làm thế nào một vệ binh quốc gia không quân 21 tuổi, đeo lon binh nhất, ở Massachusetts lại có thể truy cập vào tài liệu tuyệt mật quan trọng đối với lợi ích an ninh của Hoa Kỳ và đồng minh, bao gồm cả việc triển khai chiến trường ở Ukraine. Ngũ Giác Đài cho biết họ đang xem xét các chính sách của mình về bảo vệ tài liệu được phân loại, bao gồm cập nhật danh sách phân phối và đánh giá cách thức và nơi chia sẻ thông tin tình báo.
“Điều quan trọng là phải hiểu rằng đây không chỉ là về Bộ Quốc phòng. Đây là về chính phủ Hoa Kỳ,” Ryder nói. “Đây là về cách chúng ta bảo vệ và giữ gìn thông tin mật. Chúng ta có các quy trình nghiêm ngặt, vì vậy bất cứ khi nào xảy ra sự việc đều có cơ hội để xem xét và tinh chỉnh nó.”
Ở North Dighton, người phụ nữ được cho là mẹ của Jack Teixeira, Dawn Dufault, trước đây là Dawn Teixeira, và chồng của bà, Tom Dufault, sở hữu một vườn ươm tên là Bayberry Farm and Flower Co. Hôm thứ Năm, các cuộc gọi tới công ty đã được chuyển đến hộp thư nhắn tin sẽ trả lời sau. Một tin nhắn cho biết doanh nghiệp đóng cửa trong tuần này.
Trang Facebook của công ty đã đề cập đến Jack Teixeira vào tháng 6 năm 2021.
“Hôm nay Jack đang trên đường về nhà, hoàn thành khóa huấn luyện, sẵn sàng bắt đầu sự nghiệp của mình trong Lực lượng Phòng không Quốc gia!” một tin nhắn cho biết, dưới một bức ảnh của quả bóng bay “Chào mừng trở về nhà”.
Vào tháng 12 năm 2020, công ty đã đăng lời chúc mừng sinh nhật lần thứ 19 của “Jack”, bên dưới bức ảnh một người đàn ông trong trang phục kiểu quân đội.
Trong số một số tài liệu bị rò rỉ mới được báo cáo có các tài liệu cho thấy họ biết về đấu đá nội bộ giữa tình báo Nga và Bộ Quốc phòng. Trong một tài liệu được tờ New York Times đưa tin, các quan chức Mỹ mô tả Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã “cáo buộc Bộ Quốc phòng cố gắng che đậy mức độ thương vong của Nga ở Ukraine”.
FSB cho biết số liệu thống kê chính thức không bao gồm số người chết và bị thương của lực lượng vệ binh quốc gia hoặc hai lực lượng dân quân quan trọng tham gia chiến đấu, lực lượng lính đánh thuê Wagner và các chiến binh do lãnh chúa của nước cộng hòa Chechnya, Ramzan Kadyrov, thực hiện. Đánh giá của tình báo Hoa Kỳ là đang có những cuộc tranh cãi thể hiện “sự miễn cưỡng liên tục của các quan chức quân sự trong việc truyền đạt tin xấu lên cấp chỉ huy”.
Theo thành viên tuổi teen của nhóm Thug Shaker được tờ Washington Post phỏng vấn, thủ lĩnh của họ, người mà cậu ấy gọi là OG nhưng hiện được cho là Teixeira, “có cái nhìn đen tối về chính phủ”, miêu tả chính phủ và đặc biệt là các lực lượng thực thi pháp luật và các cơ quan tình báo, như một lực lượng đàn áp. Anh ta phàn nàn về “sự tiếp cận quá mức của chính phủ”.
Thành viên nhóm tuổi teen đã liên lạc với người đàn ông mà anh ấy gọi là OG trong những ngày trước khi bị bắt, và nói rằng anh ấy “có vẻ rất bối rối và không biết phải làm gì”. Anh ấy hoàn toàn nhận thức được những gì đang xảy ra và hậu quả có thể xảy ra, anh ấy nói. “Anh ấy chỉ không chắc chắn về cách giải quyết tình huống này… Anh ấy có vẻ khá quẫn trí về điều đó.”
Trong thông điệp cuối cùng gửi cho các thành viên trong nhóm của mình, kẻ chạy trốn yêu cầu họ “hãy giữ kín và xóa mọi thông tin có thể liên quan đến anh ta”, bao gồm mọi bản sao của các tài liệu mật.