Phụng Vụ - Mục Vụ
Cái đương nhiên của tình yêu
Lm. Minh Anh
02:16 15/04/2021
CÁI ĐƯƠNG NHIÊN CỦA TÌNH YÊU
“Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con”.
Thuyền trưởng Levy đã từng được hỏi làm thế nào anh ta có thể cống hiến nhiều như vậy cho công việc của Chúa mà vẫn sở hữu được một khối tài sản lớn đến thế. Levy trả lời, “Ồ, khi tôi xúc nó ra, thì Ngài đã xúc nó vào, và Chúa luôn có một cái xẻng lớn hơn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúa có một cái xẻng lớn hơn!”. Lối so sánh ví von thật dí dỏm ấy của vị thuyền trường khiến chúng ta liên tưởng đến định nghĩa ngàn đời của thánh Gioan tông đồ, “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Đúng! tình yêu Thiên Chúa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ Thánh Kinh; vì thế, câu nói của Tin Mừng hôm nay, “Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con”, thì thêm một lần nữa, qua việc quảng đại trao ban đó, Thiên Chúa Cha đang sống ‘cái đương nhiên của tình yêu’ nơi Ngài.
Tình yêu là gì? Nó là một cảm giác, một cảm xúc, một động lực hay một ước muốn điều gì đó hoặc một ai đó? Tất nhiên, sự hiểu biết nhân loại, hay thế tục, về tình yêu thì rất khác so với sự hiểu biết của Thiên Chúa về nó. Thông thường, quan điểm thế tục về tình yêu thường quy ngã, quy về bản thân nên ‘cái đương nhiên của tình yêu’ nhân loại là ‘chiếm hữu’. ‘Yêu’ một ai đó hoặc một cái gì đó là muốn có được người ấy hay vật ấy; ‘tình yêu’ theo quan điểm này thường tập trung vào sự hấp dẫn và ham muốn. Ngược lại, một tình yêu đích thực, theo quan điểm của Thiên Chúa, lại rất khác.
“Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con” cho biết hai điều. Trước hết, Chúa Cha yêu Chúa Con và sau đó, ‘cái đương nhiên của tình yêu’ tất nhiên kéo theo; “ban mọi sự” ở đây ám chỉ đến việc Chúa Cha ban chính Ngài cho Chúa Con cách trọn vẹn. Trong sự sống của Chúa Cha, “mọi sự” có nghĩa là chính bản thể của Ngài, hiện hữu của Ngài, ngôi vị của Ngài, toàn thể thiên tính của Ngài. Chúa Con nhận tất cả những gì Chúa Cha trao, Chúa Cha có và Chúa Cha là.
Mặc dù ngôn ngữ ở đây thật thâm thuý và mầu nhiệm, nhưng nó vẫn rất thiết thực cho cuộc sống của chúng ta. Tình yêu nơi Thiên Chúa không phải là ‘ham muốn’, ‘lấy đi’, ‘chiếm hữu’, ‘thủ đắc’ và ‘thụ hưởng’… nhưng là ‘cho đi’. Tình yêu này nói đến sự ‘cho đi chính mình’, và ‘cho đi’ không chỉ một phần bản thân, nhưng là cho đi ‘tất cả’. Và như thế, ‘cho đi’ là ‘cái đương nhiên của tình yêu’.
Nếu Chúa Cha đã ban mọi sự cho Chúa Con, điều đó có nghĩa là Chúa Cha không còn gì cả sao? Không phải thế! Bản chất đẹp đẽ của tình yêu nơi Thiên Chúa là nó không bao giờ kết thúc, chẳng bao giờ vơi cạn. Ai bắt chước cách thức sống tình yêu như Thiên Chúa, nghĩa là càng cho đi chính mình, người ấy càng có nhiều hơn. Như vậy, quà tặng sự sống Chúa Cha dành cho Chúa Con là vô hạn và vĩnh cửu. Chúa Cha không bao giờ ngừng cho và Chúa Con không bao giờ ngừng nhận; và càng trao ban chính mình cho Chúa Con, Chúa Cha càng trở thành bản chất của chính tình yêu Ngài, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu”; và như thế, Ngài càng chứng tỏ ‘cái đương nhiên của tình yêu’.
Điều này cũng đúng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta rất dễ rơi vào cám dỗ khi nghĩ rằng, tình yêu ấy chỉ là ngoại lệ, dành cho một số người; thế nhưng, nếu noi gương và tham dự vào tình yêu Chúa Cha dành cho Chúa Con và coi đó như là mẫu mực để noi theo, chúng ta sẽ hiểu rằng, tình yêu là cho đi chứ không phải nhận, và sự cho đi này không bao giờ miễn trừ cho bất cứ ai sống tình yêu của mình trong tất cả mọi đấng bậc; vì lẽ, đó là ‘cái đương nhiên của tình yêu’.
Các tông đồ trong bài đọc thứ nhất hôm nay đã sống ‘cái đương nhiên của tình yêu’ đó. Các ngài đã thấy, đã trải nghiệm sự vâng phục hoàn toàn tuyệt đối bởi tình yêu của Chúa Con Giêsu, Thầy của họ; nên đến lượt mình, các ngài cũng được cuốn hút vào trong dòng chảy tình yêu ấy. Đối với Thiên Chúa, các ngài đã chấp nhận tất cả, cho đi tất cả vì Danh Chúa Giêsu Kitô; tuyên bố của các tông đồ trước công nghị đã cho thấy điều đó, “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta!”.
Anh Chị em,
“Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con”. Tình yêu Cha - Con tuyệt vời và cao cả như thế đó, vậy mà Ngài không giữ lại cho riêng mình nhưng cho chúng ta được chia sẻ tình yêu ấy, “Chúa Cha yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”. Tình yêu tràn đầy giữa Cha và Con không dừng lại nhưng đã thông chia cho nhân loại, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một”. Còn gì hạnh phúc và quý trọng hơn! Chúa Giêsu ước mong chúng ta ở lại trong tình yêu ấy để tiếp tục là dòng chảy tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại. Được thấm đẫm và thông chia tình yêu của Ba Ngôi, chúng ta phải sống như người đang yêu, sống ‘cái đương nhiên của tình yêu’, ngõ hầu ai thấy chúng ta là thấy Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin lôi kéo con vào tình yêu thiêng linh của Chúa; cho con biết noi gương và chia sẻ tình yêu Ba Ngôi của Ngài, bằng cách cống hiến đời con cho những ai Chúa giao cho con; và như thế, như Thiên Chúa, con cũng sống ‘cái đương nhiên của tình yêu’ như Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con”.
Thuyền trưởng Levy đã từng được hỏi làm thế nào anh ta có thể cống hiến nhiều như vậy cho công việc của Chúa mà vẫn sở hữu được một khối tài sản lớn đến thế. Levy trả lời, “Ồ, khi tôi xúc nó ra, thì Ngài đã xúc nó vào, và Chúa luôn có một cái xẻng lớn hơn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúa có một cái xẻng lớn hơn!”. Lối so sánh ví von thật dí dỏm ấy của vị thuyền trường khiến chúng ta liên tưởng đến định nghĩa ngàn đời của thánh Gioan tông đồ, “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Đúng! tình yêu Thiên Chúa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ Thánh Kinh; vì thế, câu nói của Tin Mừng hôm nay, “Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con”, thì thêm một lần nữa, qua việc quảng đại trao ban đó, Thiên Chúa Cha đang sống ‘cái đương nhiên của tình yêu’ nơi Ngài.
Tình yêu là gì? Nó là một cảm giác, một cảm xúc, một động lực hay một ước muốn điều gì đó hoặc một ai đó? Tất nhiên, sự hiểu biết nhân loại, hay thế tục, về tình yêu thì rất khác so với sự hiểu biết của Thiên Chúa về nó. Thông thường, quan điểm thế tục về tình yêu thường quy ngã, quy về bản thân nên ‘cái đương nhiên của tình yêu’ nhân loại là ‘chiếm hữu’. ‘Yêu’ một ai đó hoặc một cái gì đó là muốn có được người ấy hay vật ấy; ‘tình yêu’ theo quan điểm này thường tập trung vào sự hấp dẫn và ham muốn. Ngược lại, một tình yêu đích thực, theo quan điểm của Thiên Chúa, lại rất khác.
“Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con” cho biết hai điều. Trước hết, Chúa Cha yêu Chúa Con và sau đó, ‘cái đương nhiên của tình yêu’ tất nhiên kéo theo; “ban mọi sự” ở đây ám chỉ đến việc Chúa Cha ban chính Ngài cho Chúa Con cách trọn vẹn. Trong sự sống của Chúa Cha, “mọi sự” có nghĩa là chính bản thể của Ngài, hiện hữu của Ngài, ngôi vị của Ngài, toàn thể thiên tính của Ngài. Chúa Con nhận tất cả những gì Chúa Cha trao, Chúa Cha có và Chúa Cha là.
Mặc dù ngôn ngữ ở đây thật thâm thuý và mầu nhiệm, nhưng nó vẫn rất thiết thực cho cuộc sống của chúng ta. Tình yêu nơi Thiên Chúa không phải là ‘ham muốn’, ‘lấy đi’, ‘chiếm hữu’, ‘thủ đắc’ và ‘thụ hưởng’… nhưng là ‘cho đi’. Tình yêu này nói đến sự ‘cho đi chính mình’, và ‘cho đi’ không chỉ một phần bản thân, nhưng là cho đi ‘tất cả’. Và như thế, ‘cho đi’ là ‘cái đương nhiên của tình yêu’.
Nếu Chúa Cha đã ban mọi sự cho Chúa Con, điều đó có nghĩa là Chúa Cha không còn gì cả sao? Không phải thế! Bản chất đẹp đẽ của tình yêu nơi Thiên Chúa là nó không bao giờ kết thúc, chẳng bao giờ vơi cạn. Ai bắt chước cách thức sống tình yêu như Thiên Chúa, nghĩa là càng cho đi chính mình, người ấy càng có nhiều hơn. Như vậy, quà tặng sự sống Chúa Cha dành cho Chúa Con là vô hạn và vĩnh cửu. Chúa Cha không bao giờ ngừng cho và Chúa Con không bao giờ ngừng nhận; và càng trao ban chính mình cho Chúa Con, Chúa Cha càng trở thành bản chất của chính tình yêu Ngài, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu”; và như thế, Ngài càng chứng tỏ ‘cái đương nhiên của tình yêu’.
Các tông đồ trong bài đọc thứ nhất hôm nay đã sống ‘cái đương nhiên của tình yêu’ đó. Các ngài đã thấy, đã trải nghiệm sự vâng phục hoàn toàn tuyệt đối bởi tình yêu của Chúa Con Giêsu, Thầy của họ; nên đến lượt mình, các ngài cũng được cuốn hút vào trong dòng chảy tình yêu ấy. Đối với Thiên Chúa, các ngài đã chấp nhận tất cả, cho đi tất cả vì Danh Chúa Giêsu Kitô; tuyên bố của các tông đồ trước công nghị đã cho thấy điều đó, “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta!”.
Anh Chị em,
“Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con”. Tình yêu Cha - Con tuyệt vời và cao cả như thế đó, vậy mà Ngài không giữ lại cho riêng mình nhưng cho chúng ta được chia sẻ tình yêu ấy, “Chúa Cha yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”. Tình yêu tràn đầy giữa Cha và Con không dừng lại nhưng đã thông chia cho nhân loại, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một”. Còn gì hạnh phúc và quý trọng hơn! Chúa Giêsu ước mong chúng ta ở lại trong tình yêu ấy để tiếp tục là dòng chảy tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại. Được thấm đẫm và thông chia tình yêu của Ba Ngôi, chúng ta phải sống như người đang yêu, sống ‘cái đương nhiên của tình yêu’, ngõ hầu ai thấy chúng ta là thấy Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin lôi kéo con vào tình yêu thiêng linh của Chúa; cho con biết noi gương và chia sẻ tình yêu Ba Ngôi của Ngài, bằng cách cống hiến đời con cho những ai Chúa giao cho con; và như thế, như Thiên Chúa, con cũng sống ‘cái đương nhiên của tình yêu’ như Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Cbủ Nhật Thứ III Mùa Phục Sinh Năm B. 18.4.2021
Lm Francis Lý văn Ca
14:29 15/04/2021
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cùng quây quần nơi đây, để cử hành mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu chết và sống lại. Nói một cách khác, cùng cử hành Mầu Nhiệm Chúa chịu chết và sống lại qua việc tham dự nghi thức Bẻ Bánh và lắng nghe Lời Chúa qua các bài đọc được trích từ kho tàng Kinh Thánh.
Hôm nay, chúng ta nghe câu chuyện các tông đồ nhận ra Chúa Kitô sống lại khi Ngài bẻ bánh. Chúa Kitô cũng tiếp tục hiện diện giữa chúng ta, khi linh mục đọc lời truyền phép trên bánh và rượu. Ngài cũng hiện diện qua các Bí Tích khác mà Ngài đã thiết lập trong Giáo Hội.
Qua Linh mục là thừa tác viên chính thức của Giáo Hội, cử hành các phép bí tích, nhân danh Chúa Kitô là Linh Mục Thượng Phẩm Đời Đời, ơn Chúa xuống trên cộng đoàn tín hữu là những người tin Chúa. Ngoài việc lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa Kitô, người Kitô hữu còn sống tình huynh đệ, qua việc dâng cúng, bố thí để xây dựng nhiệm thể là Giáo Hội và qua sự tương trợ nầy, Giáo Hội sẽ chia sẻ với những ai đang cần đến sự chia sẻ của Giáo Hội.
Với những ý nghĩa chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Trong bài giảng đầu tiên, Thánh Phêrô đã mạnh dạn xác quyết điều mà Thiên Chúa đã hoạch định để Đức Kitô phải hoàn tất chương trình Thiên Chúa Cha, là Ngài phải chết để cứu chuộc nhân loại.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan trong bức thư của Ngài, kêu mời chúng ta cố gắng tránh những điều làm cho chúng ta lỗi nghĩa với Chúa. Lời kêu mời nầy, nhắc chúng ta nhớ lại ơn phục sinh đã lãnh nhận qua phép rửa tội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Kitô hiện ra với các tông đồ, Ngài giải thích Kinh Thánh.... Những sự kiện phải xảy ra để hoàn tất lời Kinh Thánh đã viết về Ngài. Trong cuộc sống, chúng ta có năng học hỏi và chia sẻ Lời Chúa không?
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thiên Chúa Cha đã tôn vinh Ngôi Lời là Đức Kitô Phục Sinh, Ngài hiện ra, dạy dỗ các tông đồ. Chúng ta cùng hiệp nhau, như cộng đoàn tín hữu thời tiên khởi, trong sự cầu nguyện và bẻ bánh. Giờ đây, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cùng các phẩm trật trong Giáo Hội. Xin Chúa Kitô Phục Sinh luôn hiện diện và hướng dẫn Giáo Hội trần gian tiến bước trong an bình. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cùng cầu xin cho mỗi người trong cộng đoàn-xứ đạo của chúng ta biết làm chứng nhân cho Chúa Phục Sinh bằng cách thuật lại tình yêu thương của Chúa không chỉ bằng lời nói mà còn bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày nữa. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho tinh thần Lời Chúa hôm nay thấm nhập và biến đổi cuộc sống để chúng ta hỏi, trao đổi sự hiểu biết Lời Chúa, không những nơi thánh lễ mà còn trong những buổi sinh hoạt đoàn thể và trong mái ấm gia đình. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mỗi người trong chúng ta luôn tích cực đóng góp những viên gạch xây dựng tiếp cộng đoàn xứ đạo trong tinh thần đoàn kết và yêu thương. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời….nhất là những nạn nhân của Covid-19 trên thế giới… được hưởng ơn phục sinh vinh hiển. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin lắng nghe lời khẩn cầu của dân Chúa nài van, khi chúng con cùng nhau để chia sẻ Bánh Thánh Thể và học hỏi Lời Chúa. Xin Chúa ban cho chúng con, qua sự học hỏi nầy, sẽ khám phá ra Chúa vẫn hiện diện và dạy dỗ chúng con trong Giáo Hội. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Chúng ta cùng quây quần nơi đây, để cử hành mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu chết và sống lại. Nói một cách khác, cùng cử hành Mầu Nhiệm Chúa chịu chết và sống lại qua việc tham dự nghi thức Bẻ Bánh và lắng nghe Lời Chúa qua các bài đọc được trích từ kho tàng Kinh Thánh.
Hôm nay, chúng ta nghe câu chuyện các tông đồ nhận ra Chúa Kitô sống lại khi Ngài bẻ bánh. Chúa Kitô cũng tiếp tục hiện diện giữa chúng ta, khi linh mục đọc lời truyền phép trên bánh và rượu. Ngài cũng hiện diện qua các Bí Tích khác mà Ngài đã thiết lập trong Giáo Hội.
Qua Linh mục là thừa tác viên chính thức của Giáo Hội, cử hành các phép bí tích, nhân danh Chúa Kitô là Linh Mục Thượng Phẩm Đời Đời, ơn Chúa xuống trên cộng đoàn tín hữu là những người tin Chúa. Ngoài việc lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa Kitô, người Kitô hữu còn sống tình huynh đệ, qua việc dâng cúng, bố thí để xây dựng nhiệm thể là Giáo Hội và qua sự tương trợ nầy, Giáo Hội sẽ chia sẻ với những ai đang cần đến sự chia sẻ của Giáo Hội.
Với những ý nghĩa chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Trong bài giảng đầu tiên, Thánh Phêrô đã mạnh dạn xác quyết điều mà Thiên Chúa đã hoạch định để Đức Kitô phải hoàn tất chương trình Thiên Chúa Cha, là Ngài phải chết để cứu chuộc nhân loại.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan trong bức thư của Ngài, kêu mời chúng ta cố gắng tránh những điều làm cho chúng ta lỗi nghĩa với Chúa. Lời kêu mời nầy, nhắc chúng ta nhớ lại ơn phục sinh đã lãnh nhận qua phép rửa tội.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Kitô hiện ra với các tông đồ, Ngài giải thích Kinh Thánh.... Những sự kiện phải xảy ra để hoàn tất lời Kinh Thánh đã viết về Ngài. Trong cuộc sống, chúng ta có năng học hỏi và chia sẻ Lời Chúa không?
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thiên Chúa Cha đã tôn vinh Ngôi Lời là Đức Kitô Phục Sinh, Ngài hiện ra, dạy dỗ các tông đồ. Chúng ta cùng hiệp nhau, như cộng đoàn tín hữu thời tiên khởi, trong sự cầu nguyện và bẻ bánh. Giờ đây, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cùng các phẩm trật trong Giáo Hội. Xin Chúa Kitô Phục Sinh luôn hiện diện và hướng dẫn Giáo Hội trần gian tiến bước trong an bình. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cùng cầu xin cho mỗi người trong cộng đoàn-xứ đạo của chúng ta biết làm chứng nhân cho Chúa Phục Sinh bằng cách thuật lại tình yêu thương của Chúa không chỉ bằng lời nói mà còn bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày nữa. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho tinh thần Lời Chúa hôm nay thấm nhập và biến đổi cuộc sống để chúng ta hỏi, trao đổi sự hiểu biết Lời Chúa, không những nơi thánh lễ mà còn trong những buổi sinh hoạt đoàn thể và trong mái ấm gia đình. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mỗi người trong chúng ta luôn tích cực đóng góp những viên gạch xây dựng tiếp cộng đoàn xứ đạo trong tinh thần đoàn kết và yêu thương. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời….nhất là những nạn nhân của Covid-19 trên thế giới… được hưởng ơn phục sinh vinh hiển. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin lắng nghe lời khẩn cầu của dân Chúa nài van, khi chúng con cùng nhau để chia sẻ Bánh Thánh Thể và học hỏi Lời Chúa. Xin Chúa ban cho chúng con, qua sự học hỏi nầy, sẽ khám phá ra Chúa vẫn hiện diện và dạy dỗ chúng con trong Giáo Hội. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:37 15/04/2021
2. Hành trình cuộc sống của con người chính là hướng về cõi phúc.
(Thánh Basil)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:40 15/04/2021
16. LÃO BÀ NIỆM PHẬT
Có một lão bà cầm chuỗi hột trong tay, vừa niệm a di đà phật, a di đà phật, vừa la lớn:
- “Nhị Hán ! Nhị Hán, kiến trên nồi nhiều quá, tao ghét lắm, mau cầm lửa đốt hết tụi nó cho tao”,
Sau đó lại niệm tiếp:
- “A di đà phật, a di đà phật”.
Tiếp theo đó lại nói:
- “Nhị Hán ! Nhị Hán, mày cời lửa than dưới nồi bớt giùm tao, đừng dùng cái ki hốt rác của nhà mình kẻo nó cháy, mày mượn cái ki hốt rác của hàng xóm ấy, nhớ đấy, nhớ đấy. A di đà phật, a di đà phật…”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 16:
Thời nay có nhiều người miệng niệm nam mô nhưng bụng chứa đầy dao găm, dao phay; thời nay có những người Ki-tô hữu miệng nói về Lời Chúa rất hay, nhưng trong lòng chứa đầy thù hận ghét ghen người khác…
Thời nay có nhiều người tay cầm tràng chuỗi, miệng niệm a di đà phật, nhưng trong lòng thì tìm cách chiếm đoạt tài sản của người khác mà không biết xấu hổ gượng gùng…
Thời nay có những người miệng nói yêu thương anh em chị em như chính mình, nhưng trong lòng tìm cách hạ bệ anh em; miệng nói không hề thù hận một ai, nhưng đi đến đâu thì gieo rắc thù hận đến đó; miệng nói luôn thông cảm cho người khác, nhưng trong lòng thì luôn cố chấp từng lỗi nhỏ hạt bụi của tha nhân…
Lão bà tay cầm tràng hạt miệng niệm a di dà phật, nhưng lòng thì lo ra chuyện lợi mình hại người, thì có ích gì chứ !
Nhưng gười Ki-tô hữu khi đọc kinh, lần hạt Mân Côi thì luôn làm sáng danh Thiên Chúa trước, rồi sau đó hướng về tha nhân cầu nguyện cho họ, cuối cùng mới cầu nguyện cho chính bản thân của mình.
Làm người Ki-tô hữu khác với người không phải Ki-tô hữu là ở chỗ đó vậy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một lão bà cầm chuỗi hột trong tay, vừa niệm a di đà phật, a di đà phật, vừa la lớn:
- “Nhị Hán ! Nhị Hán, kiến trên nồi nhiều quá, tao ghét lắm, mau cầm lửa đốt hết tụi nó cho tao”,
Sau đó lại niệm tiếp:
- “A di đà phật, a di đà phật”.
Tiếp theo đó lại nói:
- “Nhị Hán ! Nhị Hán, mày cời lửa than dưới nồi bớt giùm tao, đừng dùng cái ki hốt rác của nhà mình kẻo nó cháy, mày mượn cái ki hốt rác của hàng xóm ấy, nhớ đấy, nhớ đấy. A di đà phật, a di đà phật…”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 16:
Thời nay có nhiều người miệng niệm nam mô nhưng bụng chứa đầy dao găm, dao phay; thời nay có những người Ki-tô hữu miệng nói về Lời Chúa rất hay, nhưng trong lòng chứa đầy thù hận ghét ghen người khác…
Thời nay có nhiều người tay cầm tràng chuỗi, miệng niệm a di đà phật, nhưng trong lòng thì tìm cách chiếm đoạt tài sản của người khác mà không biết xấu hổ gượng gùng…
Thời nay có những người miệng nói yêu thương anh em chị em như chính mình, nhưng trong lòng tìm cách hạ bệ anh em; miệng nói không hề thù hận một ai, nhưng đi đến đâu thì gieo rắc thù hận đến đó; miệng nói luôn thông cảm cho người khác, nhưng trong lòng thì luôn cố chấp từng lỗi nhỏ hạt bụi của tha nhân…
Lão bà tay cầm tràng hạt miệng niệm a di dà phật, nhưng lòng thì lo ra chuyện lợi mình hại người, thì có ích gì chứ !
Nhưng gười Ki-tô hữu khi đọc kinh, lần hạt Mân Côi thì luôn làm sáng danh Thiên Chúa trước, rồi sau đó hướng về tha nhân cầu nguyện cho họ, cuối cùng mới cầu nguyện cho chính bản thân của mình.
Làm người Ki-tô hữu khác với người không phải Ki-tô hữu là ở chỗ đó vậy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chiến thắng vinh quang
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:04 15/04/2021
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH
Cv 3,13-15.17-19; 1 Ga 2,1-5a; Lc 24,35-48
CHIẾN THẮNG VINH QUANG
Chúng ta có thể tóm tắt sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật III này bằng một câu: “Đấng Phục Sinh đã chiến thắng sự chết một cách vinh quang.” Trong bài đọc I, chúng ta nghe thánh Phêrô tuyên bố trước đám đông về Chúa Giêsu:
“Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này, chúng tôi xin làm chứng” (Cv 3,15).
Tin Mừng tiếp tục kể lại cho chúng ta một cuộc hiện ra nữa của Đấng Phục Sinh. Khi hai môn đệ Emmau vội vã trở về Giêrusalem và đang kể lại những gì vừa xảy ra dọc đường thì Chúa Giêsu hiện ra với họ và nói rằng: “Bình an cho anh em!” Quả thật, các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma, rồi họ ngờ vực, chưa tin và cuối cùng họ vui mừng. Sự ngờ vực và niềm vui đi liền với nhau: “Các ông còn chưa tin vì mừng quá và còn đang ngỡ ngàng.” Sự nghi ngờ của họ là một sự nghi ngờ đặc biệt. Đó là thái độ của người đã tin, nhưng không hiểu lý do thế nào, dường như họ không dám tin vào mắt mình nữa. Như người ta hay nói: quá đẹp đến mức không thể tin nổi! Chúng ta có thể gọi đây là một sự nghịch lý, niềm tin ngờ vực! Để làm cho họ tin, Chúa Giêsu hỏi họ có gì ăn không, bởi lẽ, không có gì có thể củng cố và tạo nên sự hiệp thông cho bằng việc ăn uống với nhau. Tất cả những điều trên đây muốn nói với chúng ta về điều gì đó rất quan trọng liên quan đến sự phục sinh. Nó không phải đơn thuần là một phép lạ, một ý tưởng, hay một chứng cớ liên quan đến chân lý về Chúa Kitô. Nó chứa đựng điều gì đó sâu xa hơn. Phục sinh mở ra một thế giới mới mà trong đó con người đi vào nhờ đức tin cùng với sự ngạc nhiên và niềm vui. Sự phục sinh của Đức Kitô là cuộc “sáng tạo mới.” Bởi thế, chúng ta không chỉ đề cập đến niềm tin vào Chúa Phục Sinh, nhưng còn là sự hiểu biết và kinh nghiệm về “Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh” (Pl 3,10).
1. Ý nghĩa sự phục sinh
Để đón nhận ý nghĩa sâu xa nhất của biến cố phục sinh, trong lần này, chúng ta tìm hiểu về kho tàng đức tin của những anh em Chính Thống Giáo liên quan đến mầu nhiệm phục sinh. Đối với các Kitô hữu Chính Thống Giáo, sự phục sinh của Đức Kitô là tất cả. Cả chúng ta, những người Công Giáo, tự bản chất chúng ta tin tất cả những gì họ tin, nhưng mỗi Giáo Hội có đặc sủng riêng, quà tặng riêng để chia sẻ với các Giáo Hội khác. Quà tặng riêng của Giáo Hội Chính Thống là cảm thức mãnh liệt nhất mà họ có về Đấng Phục Sinh. Chỗ trung tâm điểm trong nhà thờ và thánh đường Công Giáo là cây thập giá, thì đối với họ, là hình ảnh Đấng Phục Sinh, được gọi là Pantocrator (Đấng Toàn Năng) luôn ở vị trí trung tâm.
Trong Mùa Phục Sinh, khi gặp nhau, họ chào nhau: “Chúa Kitô đã sống lại rồi!” và người kia trả lời: “Người đã sống lại thật, Alleluia.” Tập tục tốt lành này được bắt rễ sâu trong dân chúng, đến nỗi người ta kể giai thoại này xảy ra vào thời kỳ đầu cuộc cách mạng Xô Viết. Người ta tổ chức một cuộc tranh luận công cộng về sự phục sinh của Chúa Kitô. Người đầu tiên lên tiếng là một người vô thần, ông quả quyết: niềm tin của các Kitô hữu vào sự phục sinh sẽ sụp đổ. Ông đi xuống, rồi một linh mục Chính Thống lên bục phát biểu bảo vệ niềm tin. Ngài khiêm tốn nhìn đám đông và chỉ đơn giản nói: “Chúa Kitô đã phục sinh!” Bỗng nhiên tất cả đồng thanh đáp: “Người đã sống lại thật!” Rồi vị linh mục đi xuống trong thing lặng. Vào thời đó, Cộng Sản Đông Âu gặp khó khăn nhất đó là niềm tin phục sinh đã ăn sâu vào tâm khảm của tín hữu. Đại tướng Ceaucescu nước Romania đã dọn sạch quảng trường, nhưng ông không dám đụng đến những nghi lễ và truyền thống phục sinh. Vì ông biết rằng nếu đụng vào, cuộc chiến sẽ bùng nổ. Người Chính Thống có truyền thống rất tốt lành. Vào chiều ngày áp lễ, tất cả tập trung xung quanh nhà thờ Chính Tòa để nghe giám mục loan báo tin Chúa sống lại. Trong khi đó, mỗi người cầm nến cháy trong tay và bắt đầu hát một bài thánh ca mà người ta lặp đi lặp lại trong suốt mùa Phục Sinh: “Chúa Kitô đã sống lại rồi, Người đã chiến thắng tử thần và ban sự sống cho mọi kẻ chết trong mồ.”
Có một ca khúc khác được lặp đi lặp lại trong phụng vụ phục sinh Chính Thống làm chúng ta nghĩ tới bản hòa tấu số 9 của Beethoven với những ca từ: “Đây là ngày phục sinh! Chúng ta hãy chia sẻ niềm vui vì đại lễ này, chúng ta hãy yêu thương nhau. Chúng ta hãy nói với anh chị em và những ai thù địch với chúng ta. Hãy tha thứ cho nhau vì tình yêu Chúa Phục Sinh.”
2. Chiến thắng của Đấng Phục Sinh
Thế giới không chỉ cần tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô, nhưng còn cần sống và kinh nghiệm về sự phục sinh. Điều này là rất có thể bởi vì, nhờ Chúa Kitô, chúng ta sẽ được sống lại, nếu thân xác chưa sống lại, thì ít ra tâm hồn sống lại trong đức tin và hy vọng. Như thánh Phaolô viết:
“Dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2,5-6).
“Người đã cho chúng ta được sống lại” và “được sống lại với Đức Kitô” (x. Cl 3,1)! Chúng ta đề cập đến điều này. Chúng ta cũng được giúp đỡ từ nền tu đức của Chính Thống Giáo. Chúng ta biết truyền thống Tây Phương trình bày về sự phục sinh. Chúng ta lấy tranh phục sinh của Piero thành Francesca là một bức tranh có lẽ nổi tiếng nhất. Chúng ta thấy gì? Chúa Giêsu đứng dậy, tay cầm cây thập giá như là lá cờ chiến thắng. Khuôn mặt phản chiếu một niềm tin vững vàng, chắc chắn và chiến thắng. Đây quả là một tuyệt phẩm! Sự chiến thắng của Người trên những kẻ thù bên ngoài và trần gian. Người chiến thắng những thế lực đã niêm phong mộ và còn lính gác thì đang thiếp ngủ. Con người được trình bày chỉ như những chứng nhân trơ trọi và thụ động, không tham dự tích cực gì vào sự phục sinh.
Giờ đây, chúng ta trở lại với sự trình bày sự phục sinh bằng Icône của Đông Phương. Cảnh tượng hoàn toàn khác. Chúng ta không nhìn lên trời, nhưng hướng xuống lòng đất. Khi phục sinh, Chúa Giêsu không lên trời, nhưng xuống âm phủ. Với sức mạnh lạ thường, Đấng Phục Sinh tới nắm lấy Ađam và Evà đang chờ đợi Người trong vương quốc kẻ chết và Người lôi kéo họ về với mình để tiến về sự sống và sự phục sinh. Đằng sau nguyên tổ là một đám đông vô số người đang chờ đợi ơn cứu chuộc. Chúa Giêsu đạp đổ các cửa âm phủ và bẻ gãy hết mọi xiềng xích tội lỗi và sự chết. Ở phần bóng tối, nơi những thần dữ hoạt động, hai thiên thần giao chiến với Xatan. Như thế, chiến thắng của Chúa Kitô không phải là chiến thắng trên kẻ thù hữu hình, nhưng là kẻ thù vô hình, đó là kè thù nguy hiểm nhất: cái chết, bóng tối, đau khổ và quỷ dữ.
3. Niềm vui của tôi là Chúa Phục Sinh
Chúng ta thực sự say mê với sự trình bày này. Sự phục sinh của Đức Giêsu cũng là sự phục sinh của chúng ta. Mỗi người chúng ta có liên hệ và được mời gọi giống như Ađam và Evà, là hãy chìa tay ra để cho Chúa Kitô lôi kéo và đưa ra khỏi âm phủ. Đó là một cuộc xuất hành mới mang tính hoàn vũ và phục sinh. Nghĩa là chúng ta được Chúa Phục Sinh giải thoát khỏi mọi tội lỗi khi ban ơn bình an, ơn tha tội và Thánh Thần cho chúng ta. Bởi thế, chúng ta được mời gọi đừng phạm tội, nhưng nếu lỡ phạm tội, hãy chạy đến với Đức Kitô, Đấng Bảo Trợ của chúng ta (bài đọc II) để được tha tội.
Qua Đức Kitô, Thiên Chúa đã đưa “cánh tay quyền lực” để giải thoát dân Người khỏi sự nô lệ tội lỗi, cái chết nguy hiểm và lớn lao hơn sự nô lệ Ai Cập. Khi chiêm ngắm và cầu nguyện bằng Icône này, chúng ta hãy để cho mầu nhiệm đức tin in vào trong tâm trí, như đã gợi hứng cho họa sĩ. Bức icône như là cửa sổ mở ra với thế giới vô hình.
Chúng ta cảm ơn anh em Chính Thống đã giúp chúng ta đón nhận điều gì đó rất ý nghĩa từ biến cố Chúa phục sinh và chúng ta hãy chào nhau như vị thánh của họ đã dạy, thánh Serafino thành Sarov: “Niềm vui của tôi là Chúa Phục Sinh!” Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Cv 3,13-15.17-19; 1 Ga 2,1-5a; Lc 24,35-48
CHIẾN THẮNG VINH QUANG
Chúng ta có thể tóm tắt sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật III này bằng một câu: “Đấng Phục Sinh đã chiến thắng sự chết một cách vinh quang.” Trong bài đọc I, chúng ta nghe thánh Phêrô tuyên bố trước đám đông về Chúa Giêsu:
“Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này, chúng tôi xin làm chứng” (Cv 3,15).
Tin Mừng tiếp tục kể lại cho chúng ta một cuộc hiện ra nữa của Đấng Phục Sinh. Khi hai môn đệ Emmau vội vã trở về Giêrusalem và đang kể lại những gì vừa xảy ra dọc đường thì Chúa Giêsu hiện ra với họ và nói rằng: “Bình an cho anh em!” Quả thật, các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma, rồi họ ngờ vực, chưa tin và cuối cùng họ vui mừng. Sự ngờ vực và niềm vui đi liền với nhau: “Các ông còn chưa tin vì mừng quá và còn đang ngỡ ngàng.” Sự nghi ngờ của họ là một sự nghi ngờ đặc biệt. Đó là thái độ của người đã tin, nhưng không hiểu lý do thế nào, dường như họ không dám tin vào mắt mình nữa. Như người ta hay nói: quá đẹp đến mức không thể tin nổi! Chúng ta có thể gọi đây là một sự nghịch lý, niềm tin ngờ vực! Để làm cho họ tin, Chúa Giêsu hỏi họ có gì ăn không, bởi lẽ, không có gì có thể củng cố và tạo nên sự hiệp thông cho bằng việc ăn uống với nhau. Tất cả những điều trên đây muốn nói với chúng ta về điều gì đó rất quan trọng liên quan đến sự phục sinh. Nó không phải đơn thuần là một phép lạ, một ý tưởng, hay một chứng cớ liên quan đến chân lý về Chúa Kitô. Nó chứa đựng điều gì đó sâu xa hơn. Phục sinh mở ra một thế giới mới mà trong đó con người đi vào nhờ đức tin cùng với sự ngạc nhiên và niềm vui. Sự phục sinh của Đức Kitô là cuộc “sáng tạo mới.” Bởi thế, chúng ta không chỉ đề cập đến niềm tin vào Chúa Phục Sinh, nhưng còn là sự hiểu biết và kinh nghiệm về “Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh” (Pl 3,10).
1. Ý nghĩa sự phục sinh
Để đón nhận ý nghĩa sâu xa nhất của biến cố phục sinh, trong lần này, chúng ta tìm hiểu về kho tàng đức tin của những anh em Chính Thống Giáo liên quan đến mầu nhiệm phục sinh. Đối với các Kitô hữu Chính Thống Giáo, sự phục sinh của Đức Kitô là tất cả. Cả chúng ta, những người Công Giáo, tự bản chất chúng ta tin tất cả những gì họ tin, nhưng mỗi Giáo Hội có đặc sủng riêng, quà tặng riêng để chia sẻ với các Giáo Hội khác. Quà tặng riêng của Giáo Hội Chính Thống là cảm thức mãnh liệt nhất mà họ có về Đấng Phục Sinh. Chỗ trung tâm điểm trong nhà thờ và thánh đường Công Giáo là cây thập giá, thì đối với họ, là hình ảnh Đấng Phục Sinh, được gọi là Pantocrator (Đấng Toàn Năng) luôn ở vị trí trung tâm.
Trong Mùa Phục Sinh, khi gặp nhau, họ chào nhau: “Chúa Kitô đã sống lại rồi!” và người kia trả lời: “Người đã sống lại thật, Alleluia.” Tập tục tốt lành này được bắt rễ sâu trong dân chúng, đến nỗi người ta kể giai thoại này xảy ra vào thời kỳ đầu cuộc cách mạng Xô Viết. Người ta tổ chức một cuộc tranh luận công cộng về sự phục sinh của Chúa Kitô. Người đầu tiên lên tiếng là một người vô thần, ông quả quyết: niềm tin của các Kitô hữu vào sự phục sinh sẽ sụp đổ. Ông đi xuống, rồi một linh mục Chính Thống lên bục phát biểu bảo vệ niềm tin. Ngài khiêm tốn nhìn đám đông và chỉ đơn giản nói: “Chúa Kitô đã phục sinh!” Bỗng nhiên tất cả đồng thanh đáp: “Người đã sống lại thật!” Rồi vị linh mục đi xuống trong thing lặng. Vào thời đó, Cộng Sản Đông Âu gặp khó khăn nhất đó là niềm tin phục sinh đã ăn sâu vào tâm khảm của tín hữu. Đại tướng Ceaucescu nước Romania đã dọn sạch quảng trường, nhưng ông không dám đụng đến những nghi lễ và truyền thống phục sinh. Vì ông biết rằng nếu đụng vào, cuộc chiến sẽ bùng nổ. Người Chính Thống có truyền thống rất tốt lành. Vào chiều ngày áp lễ, tất cả tập trung xung quanh nhà thờ Chính Tòa để nghe giám mục loan báo tin Chúa sống lại. Trong khi đó, mỗi người cầm nến cháy trong tay và bắt đầu hát một bài thánh ca mà người ta lặp đi lặp lại trong suốt mùa Phục Sinh: “Chúa Kitô đã sống lại rồi, Người đã chiến thắng tử thần và ban sự sống cho mọi kẻ chết trong mồ.”
Có một ca khúc khác được lặp đi lặp lại trong phụng vụ phục sinh Chính Thống làm chúng ta nghĩ tới bản hòa tấu số 9 của Beethoven với những ca từ: “Đây là ngày phục sinh! Chúng ta hãy chia sẻ niềm vui vì đại lễ này, chúng ta hãy yêu thương nhau. Chúng ta hãy nói với anh chị em và những ai thù địch với chúng ta. Hãy tha thứ cho nhau vì tình yêu Chúa Phục Sinh.”
2. Chiến thắng của Đấng Phục Sinh
Thế giới không chỉ cần tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô, nhưng còn cần sống và kinh nghiệm về sự phục sinh. Điều này là rất có thể bởi vì, nhờ Chúa Kitô, chúng ta sẽ được sống lại, nếu thân xác chưa sống lại, thì ít ra tâm hồn sống lại trong đức tin và hy vọng. Như thánh Phaolô viết:
“Dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2,5-6).
“Người đã cho chúng ta được sống lại” và “được sống lại với Đức Kitô” (x. Cl 3,1)! Chúng ta đề cập đến điều này. Chúng ta cũng được giúp đỡ từ nền tu đức của Chính Thống Giáo. Chúng ta biết truyền thống Tây Phương trình bày về sự phục sinh. Chúng ta lấy tranh phục sinh của Piero thành Francesca là một bức tranh có lẽ nổi tiếng nhất. Chúng ta thấy gì? Chúa Giêsu đứng dậy, tay cầm cây thập giá như là lá cờ chiến thắng. Khuôn mặt phản chiếu một niềm tin vững vàng, chắc chắn và chiến thắng. Đây quả là một tuyệt phẩm! Sự chiến thắng của Người trên những kẻ thù bên ngoài và trần gian. Người chiến thắng những thế lực đã niêm phong mộ và còn lính gác thì đang thiếp ngủ. Con người được trình bày chỉ như những chứng nhân trơ trọi và thụ động, không tham dự tích cực gì vào sự phục sinh.
Giờ đây, chúng ta trở lại với sự trình bày sự phục sinh bằng Icône của Đông Phương. Cảnh tượng hoàn toàn khác. Chúng ta không nhìn lên trời, nhưng hướng xuống lòng đất. Khi phục sinh, Chúa Giêsu không lên trời, nhưng xuống âm phủ. Với sức mạnh lạ thường, Đấng Phục Sinh tới nắm lấy Ađam và Evà đang chờ đợi Người trong vương quốc kẻ chết và Người lôi kéo họ về với mình để tiến về sự sống và sự phục sinh. Đằng sau nguyên tổ là một đám đông vô số người đang chờ đợi ơn cứu chuộc. Chúa Giêsu đạp đổ các cửa âm phủ và bẻ gãy hết mọi xiềng xích tội lỗi và sự chết. Ở phần bóng tối, nơi những thần dữ hoạt động, hai thiên thần giao chiến với Xatan. Như thế, chiến thắng của Chúa Kitô không phải là chiến thắng trên kẻ thù hữu hình, nhưng là kẻ thù vô hình, đó là kè thù nguy hiểm nhất: cái chết, bóng tối, đau khổ và quỷ dữ.
3. Niềm vui của tôi là Chúa Phục Sinh
Chúng ta thực sự say mê với sự trình bày này. Sự phục sinh của Đức Giêsu cũng là sự phục sinh của chúng ta. Mỗi người chúng ta có liên hệ và được mời gọi giống như Ađam và Evà, là hãy chìa tay ra để cho Chúa Kitô lôi kéo và đưa ra khỏi âm phủ. Đó là một cuộc xuất hành mới mang tính hoàn vũ và phục sinh. Nghĩa là chúng ta được Chúa Phục Sinh giải thoát khỏi mọi tội lỗi khi ban ơn bình an, ơn tha tội và Thánh Thần cho chúng ta. Bởi thế, chúng ta được mời gọi đừng phạm tội, nhưng nếu lỡ phạm tội, hãy chạy đến với Đức Kitô, Đấng Bảo Trợ của chúng ta (bài đọc II) để được tha tội.
Qua Đức Kitô, Thiên Chúa đã đưa “cánh tay quyền lực” để giải thoát dân Người khỏi sự nô lệ tội lỗi, cái chết nguy hiểm và lớn lao hơn sự nô lệ Ai Cập. Khi chiêm ngắm và cầu nguyện bằng Icône này, chúng ta hãy để cho mầu nhiệm đức tin in vào trong tâm trí, như đã gợi hứng cho họa sĩ. Bức icône như là cửa sổ mở ra với thế giới vô hình.
Chúng ta cảm ơn anh em Chính Thống đã giúp chúng ta đón nhận điều gì đó rất ý nghĩa từ biến cố Chúa phục sinh và chúng ta hãy chào nhau như vị thánh của họ đã dạy, thánh Serafino thành Sarov: “Niềm vui của tôi là Chúa Phục Sinh!” Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Chúa Nhật III Phục Sinh B
Lm. Jude Siciliano, OP
19:08 15/04/2021
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH B
Cv 3: 12- 15, 17-19; Tvịnh 4; 1 Gioan 2: 1-5a; Luca 24:35-48
Hôm nay bài phúc âm thánh Luca bắt đầu về việc “Hai môn đệ kể lại chuyện gì đã xãy ra trên đường đi và cách Chúa Giêsu được họ nhận ra Ngài trong khi Ngài bẻ bánh”. Thật là điều đáng tiếc là chúng ta không nghe phần đầu của câu chuyện và "Điều gì đã xãy ra trên đường đi". Bởi thế chúng ta hãy nhìn lui lại một chút.
Trong quyển Kinh Thánh của tôi, phần trước cho đến câu chuyện hôm nay có tựa đề là "Trên đường đi Ê-mau" Đó là sau khi Chúa Kitô sống lại hiện ra cho hai môn đệ đang trên đường đi từ Giêrusalem. Đó là sau khi Chúa Giêsu đã chịu chết, và gặp hai khách bộ hành đang trong tâm trạng thất vọng trên đường đi do sự kiện bi thảm vừa xãy ra ở Giêrusalem. Hai môn đệ nói với "người lạ" đang đồng hành với họ về những gì đã xãy ra cho Chúa Giêsu. Họ kể thêm một cách buồn phiền: "Nhưng, phần chúng tôi, chúng tôi hy vọng ông ấy là người sẽ cứu Israel...” (24:21). Họ có vẻ rất chán nản trong lúc họ nói chuyện với Chúa Giêsu mà họ đã không nhận ra. Niềm hy vọng lớn đối với bản thân của họ và cho cả dân Israel đã bị tan biến vi cái chết đó. Không còn gì để làm cho hai môn đệ này nữa chỉ còn việc là họ trở về Ê-mau để sống như trước kia họ đã sống.
Chúa Giêsu giúp cho hai môn đệ đó thấy những gì đã xãy ra cho Ngài, thực sự là ứng nghiệm những điều đã ghi trong Kinh Thánh. Hai môn đệ bị hấp dẫn bởi những điều chưa hiểu được nên họ mời "người lạ" ở lại với họ. Chúa Giêsu đã ở lại và khi Ngài làm phép và bẻ bánh thì họ nhận ngay ra Ngài – Và sau đó Ngài biến mất. Việc phụ sinh và việc bẻ bánh để nhận ra Ngài đã được cộng đoàn thánh Luca lãnh nhận và tin đó là Chúa Kitô sống lại, ở với cộng đoàn mỗi khi họ cử hành việc chia sẻ Kinh Thánh và bẻ bánh với nhau. Đó cũng cách chúng ta cảm nghiệm Chúa Kitô sống lại - trong bí tích Thánh Thể.
Đó là điều hai môn đệ trở về kể lại cho cộng đoàn ở Giêrusalem: Tin mừng về việc họ đã gặp được Chúa Kitô sống lại như thế nào trên đường đi. Và đó là điểm nhấn chính của bài phúc âm hôm nay; Về việc hai môn đệ cùng chia sẻ đức tin của họ về Chúa sống lại cho một cộng đoàn có đức tin mong manh đang gặp khó khăn. Nhưng, thông tin này không chỉ dành cho cộng đoàn tín hữu tiên khởi. mà cũng dành cho chúng ta vì chúng ta cũng cố gắng giữ vững một đức tin đang bị thử thách bởi các quyền lực bên ngoài và bên trong.
Trong những ngày đại dịch covid này, mặc dù bản thân chúng ta có thể chưa trải qua nhiều gian khổ nghiêm trọng, dường như chúng ta đang bị bao vây bởi những khủng hoảng trong gia đình, trong cộng đoàn, trong quốc gia và trong thế giới. Với những căng thẳng như vậy, nhiều người cố gắng trong đức tin và tự hỏi: "Thiên Chúa ở đâu trong tất cả những điều này?" Nhất là trong Mùa Phục Sinh, khi chúng ta mừng lễ Chúa Kitô sống lại, chúng ta cũng có thể tự hỏi "Thiên Chúa ở đâu bây giờ, trong lúc chúng ta cần đến Ngài?"
Khi con người đang gặp khủng hoảng như câu chuyện trong bài phúc âm hôm nay, họ cũng tự hỏi: “Giá như..." “Giá như tôi đang ở đó với những môn đệ đang lo sợ khi Chúa Giêsu đột nhiên xuất hiện ở giữa họ". “Giá như tôi được nhìn thấy vết thương trên bàn tay, bên cạnh sườn và trên bàn chân Ngài...” “Giá như tôi nhìn thấy Ngài ăn món cá nướng đó thì sao? rồi tôi sẽ nói với Chúa Giêsu là tôi cũng đang khao khát được biết Ngài, và tin tưởng vào Ngài hơn nữa".
Một câu hỏi nêu lên khi chúng ta đọc câu chuyện Chúa Giêsu hiện ra giữa các môn đệ đang sợ sệt: Tại sao Ngài lại phải bận tâm giải thích Kinh Thánh cho họ? Ngài không cần phải chứng minh điều gì cả. Ngài đã ở đó ngay trước mặt họ. Như vậy vẫn chưa đủ sao?
Chúa Giêsu đã giúp các môn đệ đang sợ hãi của Ngài tin vào Ngài. Trước hết Ngài cho họ thấy những vết thương của Ngài. Điều đó nhắc chúng ta rằng Chúa đã không đến thăm chúng ta và ra đi khi mọi sự trở nên khó khăn. Không, Thiên Chúa luôn đồng hành với chúng ta đến cuối con đường. Phúc âm thánh Luca đã kể câu chuyện về việc Chúa Giêsu biết đau đớn, do dự và sợ hãi như thế nào khi Ngài phải đối diện với cái chết... giống như chúng ta… và, cũng như để nhắc chúng ta. Chúa Giêsu cho các môn đệ nhìn thấy các vết thương của Ngài. Rồi Ngài cho họ thấy như khi Ngài nói với hai môn đệ trên đường đi Ê-mau. Ngài mở trí cho họ hiểu qua Kinh Thánh điều gì đã xãy ra cho Ngài. Thánh Luca nhấn mạnh đến vai trò của Lời Thiên Chúa trong Kinh Thánh là để giúp giúp mở mắt cho các môn đệ.
Chúa Giêsu cũng mở Kinh Thánh cho chúng ta nữa: Khi chúng ta hết lòng hướng về Kinh Thánh và dâng lời kinh cảm tạ: Giống như các môn đệ đầu tiên, chúng ta giật mình lo sợ; khi chúng ta gặp rào cản trong đời sống xuất hiện trên đường chúng ta đi; khi chúng ta gặp bế tắc và vấp ngã trong đức tin của chúng ta; khi chúng ta cần mở trí chúng ta hướng về Thiên Chúa và đường lối của Ngài; khi chúng ta cần đức tin của mình đủ mạnh để tin là Chúa Giêsu đã thật sự sống lại; khi chúng ta muốn làm chứng cho người khác rằng Chúa Kitô đang sống và đang ở với chúng ta bây giờ. Đối với những điều này và còn nhiều điều khác nữa, Chúa Giêsu mở Kinh Thánh cho chúng ta thấu đáo và thực hành.
Ở đó, trong Kinh Thánh, được Thần khí hướng dẩn, chúng ta tìm thấy được Thiên Chúa Phục Sinh của chúng ta. Ngài thay đổi các môn đệ đang sợ hãi trở thành những chứng nhân mạnh dạn, sẵn sàng chịu chết vì Đức Chúa của họ. Qua Kinh Thánh, Chúa Thánh Thần đưa chúng ta từ cơn ác mộng vàa thứ sáu Tuần Thánh đến sự hy vọng trong lễ Phục Sinh. Qua Kinh Thánh Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta gặp Đức Chúa Phục Sinh. Ngài làm bạn với chúng ta trong khi chúng ta tin Ngài trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Giêsu sống lại với đời sống mới, qua Kinh Thánh giúp chúng ta tránh xa ngôi mộ và tin vào lời mời gọi của Chúa Kitô công bố việc ăn năn và tha thứ tội lỗi cho tất cả các dân tộc, kể từ bây giờ. Cũng như Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ đầu tiên, phần chúng ta có thể tin là Thần Khí của Chúa Kitô Phục Sinh đang ở với chúng ta, sai chúng ta ra đi làm nhân chứng của niềm hy vọng cho những người đang lo sợ vì đại dịch covid trong thế giới.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
3rd SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 3: 13-15, 17-19; Psalm 4; I John 2: 1-5a; Luke 24: 35-48
Today’s gospel passage from Luke begins, "The two disciples recounted what had taken place on the way and how Jesus was made known to them in the breaking of the bread." It is a shame we don’t hear the first part of the story to learn, "what had taken place on the way." So let’s back up a little bit.
In my Bible the preceding section to today’s episode is entitled, "The Road to Emmaus." That is when the risen Christ appeared to two disciples traveling from Jerusalem. It is after the death of Jesus and the two travelers were disappointed by the tragic events in Jerusalem. They tell the "stranger," who drew near to walk with them, what had happened to Jesus. They add sadly, "But we were hoping that he would be the one to redeem Israel…(24:21)." There is great disappointment in what they tell Jesus, whom they don’t recognize. Their high hopes for themselves and, indeed for all the people of Israel, were dashed with his death. Nothing left for these forlorn disciples to do but return to Emmaus and their former lives.
Jesus helps the two see that what happened to him was actually a fulfillment of the Scriptures. The disciples are intrigued and they invite the stranger to stay with them. He does and when he blesses and breaks bread they recognize him – and then he is gone. They came to recognize the risen Christ through the Scriptures and the breaking of the bread. Luke’s community would have gotten the message: that the risen Christ was with them each time they celebrated breaking open the Scriptures and sharing the bread. It is about how we also come to experience the risen Lord – in the Eucharist.
That is what the two disciples bring back to the community in Jerusalem: the good news of how they met the risen Christ on the road. And that is where today’s gospel passage picks up: two disciples sharing their faith in the risen Lord to a fragile and struggling faith community. But the message wasn’t just for that first community of believers, it is also for us because we also struggle to hold on to a faith tested by external and internal threatening forces.
During these pandemic days, even though we may not personally be experiencing serious hardships, we do seem surrounded by crises in families, our communities, nation and the world. Under such stress many people struggle in their faith wondering: "Where is God in all this?" Especially at Easter time, when we celebrate the risen Christ, we might be tempted to ask: "Where is he now, when we need him?"
When people in crisis come to today’s gospel story they are attempted with the, "if only’s..." "If only I had been there with those frightened disciples when Jesus suddenly appeared in their midst." "If only I had seen his wounded hands, side and feet." "If only I had watched him eat that baked fish, I would have told him of my own hungers to know him, and trust him better."
A question arises when we read the scene of Jesus appearing in the midst of his frightened disciples: Why did he bother to explain the scriptures to them? He didn’t have to prove anything, he was right there in front of them. Wasn’t that enough?
Jesus helped his frightened disciples come to believe in him. First, he shows them his wounds, a reminder that God did not pay a drop-in visit on us and leave when things got tough. No, God went all the way with us. In his gospel Luke has told the story of how Jesus knew pain, hesitancy and fear as he faced death…just like us...and, as a reminder to them, Jesus shows the disciples his wounds. Then, he did for them what he did for the two on the road. Through the Scriptures he opened their minds to understand what had happened to him. Luke emphasizes the role the Word of God plays in opening the eyes of disciples.
Jesus opens the Scriptures for us too: when we turn to them with grateful hearts and prayers of thanks; when, like those first disciples, we are startled and afraid; when we come up against roadblocks life puts in our way; when we have met a dead end and stumble in our faith; when we need our minds opened to God and God’s ways; when we need our faith strengthened to believe that Jesus is truly risen; when we want to witness to others that Christ alive and with us now. For this and more, Jesus opens the Scriptures to us.
There, in the Scriptures, guided by the Spirit, we discover our Easter God, who transforms frightened disciples into bold witnesses, willing to die for their Lord. Through the Scriptures the Spirit moves us from every Good Friday nightmare to an Easter hope of possibility. Through the Scriptures we are guided by the Spirit to meet the risen Lord who befriends us as we seek him in our daily lives. The Holy Spirit, who raised Jesus to new life, beckons us through the Scriptures to leave the loss of the tomb and trust in Christ’s invitation to proclaim repentance and forgiveness of sins to all the nations, starting now. Just as he instructed those first disciples we can trust that the Spirit of the risen Christ is with us, sending us to be his witnesses of hope to a despondent and pandemic-weary world.
Cv 3: 12- 15, 17-19; Tvịnh 4; 1 Gioan 2: 1-5a; Luca 24:35-48
Hôm nay bài phúc âm thánh Luca bắt đầu về việc “Hai môn đệ kể lại chuyện gì đã xãy ra trên đường đi và cách Chúa Giêsu được họ nhận ra Ngài trong khi Ngài bẻ bánh”. Thật là điều đáng tiếc là chúng ta không nghe phần đầu của câu chuyện và "Điều gì đã xãy ra trên đường đi". Bởi thế chúng ta hãy nhìn lui lại một chút.
Trong quyển Kinh Thánh của tôi, phần trước cho đến câu chuyện hôm nay có tựa đề là "Trên đường đi Ê-mau" Đó là sau khi Chúa Kitô sống lại hiện ra cho hai môn đệ đang trên đường đi từ Giêrusalem. Đó là sau khi Chúa Giêsu đã chịu chết, và gặp hai khách bộ hành đang trong tâm trạng thất vọng trên đường đi do sự kiện bi thảm vừa xãy ra ở Giêrusalem. Hai môn đệ nói với "người lạ" đang đồng hành với họ về những gì đã xãy ra cho Chúa Giêsu. Họ kể thêm một cách buồn phiền: "Nhưng, phần chúng tôi, chúng tôi hy vọng ông ấy là người sẽ cứu Israel...” (24:21). Họ có vẻ rất chán nản trong lúc họ nói chuyện với Chúa Giêsu mà họ đã không nhận ra. Niềm hy vọng lớn đối với bản thân của họ và cho cả dân Israel đã bị tan biến vi cái chết đó. Không còn gì để làm cho hai môn đệ này nữa chỉ còn việc là họ trở về Ê-mau để sống như trước kia họ đã sống.
Chúa Giêsu giúp cho hai môn đệ đó thấy những gì đã xãy ra cho Ngài, thực sự là ứng nghiệm những điều đã ghi trong Kinh Thánh. Hai môn đệ bị hấp dẫn bởi những điều chưa hiểu được nên họ mời "người lạ" ở lại với họ. Chúa Giêsu đã ở lại và khi Ngài làm phép và bẻ bánh thì họ nhận ngay ra Ngài – Và sau đó Ngài biến mất. Việc phụ sinh và việc bẻ bánh để nhận ra Ngài đã được cộng đoàn thánh Luca lãnh nhận và tin đó là Chúa Kitô sống lại, ở với cộng đoàn mỗi khi họ cử hành việc chia sẻ Kinh Thánh và bẻ bánh với nhau. Đó cũng cách chúng ta cảm nghiệm Chúa Kitô sống lại - trong bí tích Thánh Thể.
Đó là điều hai môn đệ trở về kể lại cho cộng đoàn ở Giêrusalem: Tin mừng về việc họ đã gặp được Chúa Kitô sống lại như thế nào trên đường đi. Và đó là điểm nhấn chính của bài phúc âm hôm nay; Về việc hai môn đệ cùng chia sẻ đức tin của họ về Chúa sống lại cho một cộng đoàn có đức tin mong manh đang gặp khó khăn. Nhưng, thông tin này không chỉ dành cho cộng đoàn tín hữu tiên khởi. mà cũng dành cho chúng ta vì chúng ta cũng cố gắng giữ vững một đức tin đang bị thử thách bởi các quyền lực bên ngoài và bên trong.
Trong những ngày đại dịch covid này, mặc dù bản thân chúng ta có thể chưa trải qua nhiều gian khổ nghiêm trọng, dường như chúng ta đang bị bao vây bởi những khủng hoảng trong gia đình, trong cộng đoàn, trong quốc gia và trong thế giới. Với những căng thẳng như vậy, nhiều người cố gắng trong đức tin và tự hỏi: "Thiên Chúa ở đâu trong tất cả những điều này?" Nhất là trong Mùa Phục Sinh, khi chúng ta mừng lễ Chúa Kitô sống lại, chúng ta cũng có thể tự hỏi "Thiên Chúa ở đâu bây giờ, trong lúc chúng ta cần đến Ngài?"
Khi con người đang gặp khủng hoảng như câu chuyện trong bài phúc âm hôm nay, họ cũng tự hỏi: “Giá như..." “Giá như tôi đang ở đó với những môn đệ đang lo sợ khi Chúa Giêsu đột nhiên xuất hiện ở giữa họ". “Giá như tôi được nhìn thấy vết thương trên bàn tay, bên cạnh sườn và trên bàn chân Ngài...” “Giá như tôi nhìn thấy Ngài ăn món cá nướng đó thì sao? rồi tôi sẽ nói với Chúa Giêsu là tôi cũng đang khao khát được biết Ngài, và tin tưởng vào Ngài hơn nữa".
Một câu hỏi nêu lên khi chúng ta đọc câu chuyện Chúa Giêsu hiện ra giữa các môn đệ đang sợ sệt: Tại sao Ngài lại phải bận tâm giải thích Kinh Thánh cho họ? Ngài không cần phải chứng minh điều gì cả. Ngài đã ở đó ngay trước mặt họ. Như vậy vẫn chưa đủ sao?
Chúa Giêsu đã giúp các môn đệ đang sợ hãi của Ngài tin vào Ngài. Trước hết Ngài cho họ thấy những vết thương của Ngài. Điều đó nhắc chúng ta rằng Chúa đã không đến thăm chúng ta và ra đi khi mọi sự trở nên khó khăn. Không, Thiên Chúa luôn đồng hành với chúng ta đến cuối con đường. Phúc âm thánh Luca đã kể câu chuyện về việc Chúa Giêsu biết đau đớn, do dự và sợ hãi như thế nào khi Ngài phải đối diện với cái chết... giống như chúng ta… và, cũng như để nhắc chúng ta. Chúa Giêsu cho các môn đệ nhìn thấy các vết thương của Ngài. Rồi Ngài cho họ thấy như khi Ngài nói với hai môn đệ trên đường đi Ê-mau. Ngài mở trí cho họ hiểu qua Kinh Thánh điều gì đã xãy ra cho Ngài. Thánh Luca nhấn mạnh đến vai trò của Lời Thiên Chúa trong Kinh Thánh là để giúp giúp mở mắt cho các môn đệ.
Chúa Giêsu cũng mở Kinh Thánh cho chúng ta nữa: Khi chúng ta hết lòng hướng về Kinh Thánh và dâng lời kinh cảm tạ: Giống như các môn đệ đầu tiên, chúng ta giật mình lo sợ; khi chúng ta gặp rào cản trong đời sống xuất hiện trên đường chúng ta đi; khi chúng ta gặp bế tắc và vấp ngã trong đức tin của chúng ta; khi chúng ta cần mở trí chúng ta hướng về Thiên Chúa và đường lối của Ngài; khi chúng ta cần đức tin của mình đủ mạnh để tin là Chúa Giêsu đã thật sự sống lại; khi chúng ta muốn làm chứng cho người khác rằng Chúa Kitô đang sống và đang ở với chúng ta bây giờ. Đối với những điều này và còn nhiều điều khác nữa, Chúa Giêsu mở Kinh Thánh cho chúng ta thấu đáo và thực hành.
Ở đó, trong Kinh Thánh, được Thần khí hướng dẩn, chúng ta tìm thấy được Thiên Chúa Phục Sinh của chúng ta. Ngài thay đổi các môn đệ đang sợ hãi trở thành những chứng nhân mạnh dạn, sẵn sàng chịu chết vì Đức Chúa của họ. Qua Kinh Thánh, Chúa Thánh Thần đưa chúng ta từ cơn ác mộng vàa thứ sáu Tuần Thánh đến sự hy vọng trong lễ Phục Sinh. Qua Kinh Thánh Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta gặp Đức Chúa Phục Sinh. Ngài làm bạn với chúng ta trong khi chúng ta tin Ngài trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Giêsu sống lại với đời sống mới, qua Kinh Thánh giúp chúng ta tránh xa ngôi mộ và tin vào lời mời gọi của Chúa Kitô công bố việc ăn năn và tha thứ tội lỗi cho tất cả các dân tộc, kể từ bây giờ. Cũng như Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ đầu tiên, phần chúng ta có thể tin là Thần Khí của Chúa Kitô Phục Sinh đang ở với chúng ta, sai chúng ta ra đi làm nhân chứng của niềm hy vọng cho những người đang lo sợ vì đại dịch covid trong thế giới.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
3rd SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 3: 13-15, 17-19; Psalm 4; I John 2: 1-5a; Luke 24: 35-48
Today’s gospel passage from Luke begins, "The two disciples recounted what had taken place on the way and how Jesus was made known to them in the breaking of the bread." It is a shame we don’t hear the first part of the story to learn, "what had taken place on the way." So let’s back up a little bit.
In my Bible the preceding section to today’s episode is entitled, "The Road to Emmaus." That is when the risen Christ appeared to two disciples traveling from Jerusalem. It is after the death of Jesus and the two travelers were disappointed by the tragic events in Jerusalem. They tell the "stranger," who drew near to walk with them, what had happened to Jesus. They add sadly, "But we were hoping that he would be the one to redeem Israel…(24:21)." There is great disappointment in what they tell Jesus, whom they don’t recognize. Their high hopes for themselves and, indeed for all the people of Israel, were dashed with his death. Nothing left for these forlorn disciples to do but return to Emmaus and their former lives.
Jesus helps the two see that what happened to him was actually a fulfillment of the Scriptures. The disciples are intrigued and they invite the stranger to stay with them. He does and when he blesses and breaks bread they recognize him – and then he is gone. They came to recognize the risen Christ through the Scriptures and the breaking of the bread. Luke’s community would have gotten the message: that the risen Christ was with them each time they celebrated breaking open the Scriptures and sharing the bread. It is about how we also come to experience the risen Lord – in the Eucharist.
That is what the two disciples bring back to the community in Jerusalem: the good news of how they met the risen Christ on the road. And that is where today’s gospel passage picks up: two disciples sharing their faith in the risen Lord to a fragile and struggling faith community. But the message wasn’t just for that first community of believers, it is also for us because we also struggle to hold on to a faith tested by external and internal threatening forces.
During these pandemic days, even though we may not personally be experiencing serious hardships, we do seem surrounded by crises in families, our communities, nation and the world. Under such stress many people struggle in their faith wondering: "Where is God in all this?" Especially at Easter time, when we celebrate the risen Christ, we might be tempted to ask: "Where is he now, when we need him?"
When people in crisis come to today’s gospel story they are attempted with the, "if only’s..." "If only I had been there with those frightened disciples when Jesus suddenly appeared in their midst." "If only I had seen his wounded hands, side and feet." "If only I had watched him eat that baked fish, I would have told him of my own hungers to know him, and trust him better."
A question arises when we read the scene of Jesus appearing in the midst of his frightened disciples: Why did he bother to explain the scriptures to them? He didn’t have to prove anything, he was right there in front of them. Wasn’t that enough?
Jesus helped his frightened disciples come to believe in him. First, he shows them his wounds, a reminder that God did not pay a drop-in visit on us and leave when things got tough. No, God went all the way with us. In his gospel Luke has told the story of how Jesus knew pain, hesitancy and fear as he faced death…just like us...and, as a reminder to them, Jesus shows the disciples his wounds. Then, he did for them what he did for the two on the road. Through the Scriptures he opened their minds to understand what had happened to him. Luke emphasizes the role the Word of God plays in opening the eyes of disciples.
Jesus opens the Scriptures for us too: when we turn to them with grateful hearts and prayers of thanks; when, like those first disciples, we are startled and afraid; when we come up against roadblocks life puts in our way; when we have met a dead end and stumble in our faith; when we need our minds opened to God and God’s ways; when we need our faith strengthened to believe that Jesus is truly risen; when we want to witness to others that Christ alive and with us now. For this and more, Jesus opens the Scriptures to us.
There, in the Scriptures, guided by the Spirit, we discover our Easter God, who transforms frightened disciples into bold witnesses, willing to die for their Lord. Through the Scriptures the Spirit moves us from every Good Friday nightmare to an Easter hope of possibility. Through the Scriptures we are guided by the Spirit to meet the risen Lord who befriends us as we seek him in our daily lives. The Holy Spirit, who raised Jesus to new life, beckons us through the Scriptures to leave the loss of the tomb and trust in Christ’s invitation to proclaim repentance and forgiveness of sins to all the nations, starting now. Just as he instructed those first disciples we can trust that the Spirit of the risen Christ is with us, sending us to be his witnesses of hope to a despondent and pandemic-weary world.
Nên Chứng nhân của Mầu nhiệm Phục sinh
Lm. Đan Vinh
23:38 15/04/2021
CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH B
Cv 3,13-15.17-19; 1 Ga 2,1-5a; Lc 24,35-48
NÊN CHỨNG NHÂN CỦA MẦU NHIỆM PHỤC SINH
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Lc 24,35-48
(35) Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. (36) Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em!”. (37) Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. (38) Nhưng Người nói: “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?”. (40) Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. (41) Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: “Ở đây anh em có gì ăn không? (42) Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. (43) Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông. (44) Rồi Người bảo: Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm. (45) Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. (46) Và Người bảo: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, (47) và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. (48) Chính anh em là chứng nhân của những điều này.
2.Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng của Thánh Lu-ca thuật lại sự kiện Đức Giê-su Phục Sinh hiện ra lần thứ ba với các tông đồ tại nhà Tiệc Ly. Trước hết, Người củng cố đức tin của các ông đang nhát sợ vì tưởng gặp ma, bằng cách cho họ xem tay chân của Người bằng xương thịt, và ăn uống trước mặt các ông. Sau đó, Người giúp các ông hiểu những lời Kinh Thánh tiên báo về cuộc khổ nạn và sự Phục Sinh của Đấng Ki-tô đã ứng nghiệm nơi Người. Cuối cùng Người trao sứ mệnh cho các ông là đi rao giảng sự ăn năn để được ơn tha tội, và làm chứng cho Chúa về những điều mắt thấy tai nghe.
3.CHÚ THÍCH:
- C 35-36: + Còn hai ông: Đây là hai trong số bảy mươi hai môn đệ của Đức Giê-su (x. Lc 10,1). Một trong hai ông tên là Cơ-lê-ô-pát (x. Lc 24,18). + Nhận ra Chúa khi Người bẻ bánh: Bẻ bánh là cử chỉ của Đức Giê-su đã làm khi nhân bánh ra nhiều (x. Mt 14,19; 15,36), và trong bữa Tiệc Ly khi lập Bí Tích Thánh Thể (x. Lc 22,19). Nhờ cử chỉ bẻ bánh này mà hai môn đệ đã nhận ra người khách bộ hành chính là Thầy Giê-su đã chết và giờ đây sống lại.+ “Bình an cho anh em”: Là lời chào thông thường của người Do Thái (Sha-lom!). Nhưng lời này còn bao hàm sự chúc lành của Thiên Chúa. Sau khi sống lại, Chúa Giê-su đã thực hiện lời hứa ban bình an cho các môn đệ: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban bình an của Thầy cho anh em” (Ga 14,27).
- C 37-39: + Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà !: Chân tay Đức Giê-su có những vết thương do đã bị quân lính đóng đinh vào thập tự (x. Lc 23,33). + Ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?: Đức Giê-su Phục Sinh đã chứng tỏ Người không phải hồn ma, khi cho môn đệ xem con người bằng xương bằng thịt của Người.
- C 40-43: + Người đưa tay chân ra cho các ông xem: Cũng như trong Tin Mừng Gio-an (x. Ga 20,20), Chúa Phục Sinh đã chứng tỏ Người chính là Đấng bị đóng đinh, đã chịu chết trên thập giá, mà nay sống lại và đang đứng trước mặt các ông. + Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng, Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông: Xem ra các vết thương ở tay chân vẫn chưa thuyết phục được các tông đồ tin Đức Giê-su đã thực sự sống lại, nên Người cho họ thêm một bằng chứng cho thấy Người không phải hồn ma, khi cầm ăn một khúc cá nướng trước mặt các ông.
- C 44-45: + Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em: Đức Giê-su tiếp tục cho các môn đệ có thêm bằng chứng về việc Người đã từ cõi chết sống lại, bằng cách nhắc lại lời Kinh Thánh tiên báo đã được ứng nghiệm nơi Người.. + Sách luật Mô-sê, sách các Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh: Ở đây, Lu-ca lại kể ra Sách Thánh gồm các sách Luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh. * Sách luật Mô-sê: Năm cuốn sách đầu của Thánh Kinh Cựu Ước, được xếp thành bộ Ngũ Thư gồm: Sách Sáng thế, sách Xuất hành, sách Lê-vi, sách Dân số và sách Đệ nhị luật. * Sách Ngôn Sứ: Ngôn sứ là người được Thiên Chúa gặp gỡ rồi sai đến để thay Chúa nói với dân Người, giúp dân Do Thái nhận ra lỗi lầm của họ, kêu gọi họ ăn năn trở về với Giao Ước. Nhưng sứ mạng quan trọng nhất là tuyên sấm về Đấng Mê-si-a (Thiên Sai) sẽ đến để ban ơn cứu độ. Bộ sách Ngôn sứ gồm 16 cuốn, trong đó có 4 Ngôn sứ lớn như: I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en và Đa-ni-en, và 12 Ngôn sứ nhỏ. Lớn hay nhỏ được phân biệt do các ngài để lại nhiều hay ít sấm ngôn của Chúa * Thánh vịnh: Là bộ sưu tập các thánh thi hay bài thơ tôn giáo từ thời Đa-vít đến thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Đây là kho tàng kinh nguyện của Dân Chúa trong Cựu Ước cũng như Tân Ước. Có 150 Thánh vịnh đọc trong Giờ Kinh Phụng Vụ và Đáp Ca trong Thánh lễ.
- C 46-48: + Chính anh em là chứng nhân của những điều này: Là chứng nhân, nghĩa là loan báo Tin Mừng về những điều đã xảy ra trong cuộc đời Đức Giê-su, từ khi chịu phép rửa của Gio-an Tẩy giả, đến cuộc tử nạn, sống lại và lên trời của Người. Đặc biệt các ông còn sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho những điều mình rao giảng là chân thực vì chính các ông đã tận mắt chứng kiến.
4.CÂU HỎI:
1) Hai ông trong đoạn Tin Mừng này thuộc Nhóm 12 Tông đồ hay Nhóm 72 môn đệ?
2) Đức Giê-su đã “bẻ bánh” mấy lần trong gần 3 năm giảng đạo? Bẻ Bánh ám chỉ bí tích nào trong 7 phép bí tích do Đức Giê-su thiết lập?
3) Lời chúc bình an của Chúa Phục Sinh có ý nghĩa thế nào?
4) Tại sao các môn đệ lại kinh hồn bạt vía khi nhìn thấy Chúa Phục Sinh hiện ra?
5) Chúa Phục Sinh đã nói và làm gì để các môn đệ khỏi sợ ma và tin Người đã từ cõi chết sống lại?
6) Khi nói với các môn đệ các bằng chứng về việc Người từ cõi chết sống lại, Chúa Giê-su đã nêu tên các sách Luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh. Vậy ba loại sách này gồm những sách nào?
7) Lệnh truyền hãy đi loan báo Tin Mừng gồm hai đặc tính quan trọng nào?
II.SỐNG LỜI CHÚA.
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Chính anh em là chứng nhân của những điều này”(Lc 24,48).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHÚA PHỤC SINH LUÔN ĐỒNG HÀNH VỚI CHÚNG TA:
Một người nọ nằm mơ thấy mình đang đi bách bộ với Chúa Giê-su trên bãi biển có nhiều sóng vỗ trên bãi cát. Khi quay trở lại, anh thấy trên mặt cát có lúc có 4 dấu chân của hai thầy trò in trên mặt cát. Nhưng cũng có lúc anh lại chỉ thấy có 2 dấu chân của anh. Anh nêu thắc mắc tại sao Chúa lại bỏ rơi, bắt anh phải đi một mình như thế, thì được Chúa trả lời: “Trong cuộc sống, khi con thành công thì Ta cùng đi song hành với con nên con thấy có 4 dấu chân. Còn khi con gặp đau khổ, thất bại thì Ta vác con trên vai của Ta. Cho nên hai dấu chân trên cát là của Ta chứ không phải của con”.
Câu chuyện cho thấy Chúa Phục Sinh luôn đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường cuộc sống trần thế. Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Khi ta gặp đau khổ thất vọng, Ngài luôn an ủi, động viên và ban thêm sức mạnh giúp ta vượt qua gian nan thử thách.
2) VỮNG TIN VÀO THIÊN CHÚA SẼ KHÔNG CÒN SỢ HÃI
Ma không ai thấy nhưng người ta lại tưởng tượng nó với nhiều hình thù thật đáng sợ nhất. Thế nên mới có tích chuyện xưa kể rằng:
Có người thợ được vua mời vào vẽ tranh cho vua. Vua hỏi: “Vẽ cái gì khó?”
Thưa: “Vẽ chó, vẽ ngựa khó”.
- Vẽ cái gì dễ?
- Vẽ ma, vẽ quỉ dễ.
- Sao lại thế?
- “Vì chó và ngựa ai cũng trông thấy, vẽ mà không giống thì sẽ bị người ta chê cười, cho nên khó vẽ. Ma quỉ là giống vô hình, không ai trông thấy, tuỳ ý muốn vẽ thế nào cũng được, không sợ ai bắt bẻ, cho nên dễ vẽ”.
Điểm chung của con ma thường là không đầu. Chân không chạm đất. Nó không xương không thịt nên có thể xuyên qua tường, xuyên qua nhà và tự do đi lại khắp nơi. Đôi khi thần hồn nhát thần tính khiến người ta nhìn người ra ma, “nhìn cò ra quạ” và khiếp nhược rụng rời tay chân.
Các tông đồ cũng chưa bao giờ trông thấy người chết sống lại. Niềm tin nơi các ông yếu kém nên nên chưa đủ để có thể hiểu được những gì đang diễn ra trước mắt. Vì thế, khi thấy Chúa Giê-su phục sinh hiện ra mà các ông vẫn hoài nghi và sợ hãi tưởng mình thấy ma, khiến Chúa Giê-su đã phải trấn an: “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” (Lc 24,38).
3) LÀM CHỨNG BẰNG LỜI NÓI VÀ HÀNH ĐỘNG YÊU THƯƠNG:
Có rất nhiều cách để làm chứng, nhưng cách hay nhất và hữu hiệu nhất vẫn là chính một cuộc sống tốt lành thánh thiện, chan chứa tình thương và sẵn sàng chia sẻ tình thương ấy cho tha nhân đau khổ bất hạnh như anh Jacques trong câu chuyện sau đây:
Từ một chàng thanh niên không biết Chúa, sau khi bị thương tật và bị mất đi hai cánh tay và hai con mắt, Jacques Lebreton thay vì thất vọng, hận đời, anh đã tìm đến với Chúa: chuyên cần học sống Lời Chúa với một vị linh mục uyên bác. Sau khi được lãnh chức Phó tế, anh đã lên đường thi hành sứ vụ làm chứng cho Chúa.
Trong buổi lễ phong chức phó tế cho anh, Đức Giám Mục địa phận Beauvais đã nói: “Thầy Jacques bị cụt cả hai tay, nên sẽ không thể phụ lễ và ban phép rửa tội. Thầy cũng bị mù cả hai mắt, nên cũng không thể đọc Sách Thánh được. Nhưng Thầy vẫn còn có khả năng nói được, để rao giảng về Chúa cho người muốn nghe”.
Sau đó, thầy đã khiến mọi người ngỡ ngàng khi thầy rao giảng hơn kém 200 bài giảng mỗi năm. Ngoài thời giờ giảng về niềm vui của cuộc sống có Chúa mang lại, Thầy đã dồn hết tâm lực vào việc giúp đỡ những bệnh nhân, giúp họ có được niềm vui và hạnh phúc có Chúa giống như thầy.
Có người hỏi thầy rằng: “Nếu phải chọn một từ nào ngắn gọn nhất để rao giảng về Chúa thì Thầy sẽ chọn từ nào?”
Thầy trả lời không chút ngận ngừng: “Tình yêu”. Rồi Thầy nói tiếp: “Bệnh nặng nhất của con người ngày nay chính là không biết yêu thương và không được yêu thương”.
Một người cụt cả hai tay, mù cả hai mắt mà vẫn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc khi vững tin vào Chúa và muốn được chia sẻ hạnh phúc ấy cho tha nhân. Còn chúng ta, chẳng lẽ có đủ các giác quan Chúa ban, chúng ta lại không thể làm gì để chu toàn sứ vụ làm chứng cho Chúa hay sao?
4) LÀM CHỨNG BẰNG SÁCH BÁO Công Giáo:
Một vị linh mục sau chuyến đi du lịch Đài Bắc trở về đã thuật lại một cách truyền giáo của một bác tài lái xe tắc-xi như sau:
“Ngày nọ, tôi đón tắc-xi từ khách sạn đi trung tâm thành phố Đài Bắc mua sắm quà lưu niệm. Tôi ngạc nhiên khi thấy trong xe có dán một tờ giấy ghi mấy dòng chữ như sau: “Bạn có thể thấy một vài quyển sách về tôn giáo ở hộc bên hông xe. Trong khi xe đang chạy, bạn có thể đọc sách và nếu thích, bạn có thể mang sách đó theo khi rời khỏi xe mà không phải trả tiền mua sách”. Tôi tò mò tìm hộc sách và thấy một chục cuốn sách mỏng bằng tranh nội dung về cuộc đời Đức Giê-su in trên giấy trắng khá đẹp; một ít sách truyện về các thánh và các danh nhân tôn giáo; một ít cuốn là những câu chuyện về việc sống đức tin giữa đời thường...
Ngoài ra, phía trên tấm kính chiếu hậu trước mặt tài xế cũng có một ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nhỏ. Tôi mở lời hỏi anh tài xế:
- Này bác tài, xin vui lòng cho tôi biết: Hành khách đi xe có ai quan tâm đến hộc sách đạo của bác không?
- Ồ, có chứ! Có nhiều người đã lấy ra xem, và có người cầm mang về nhà nữa.
Tôi hỏi tiếp:
- Bác có cảm tưởng gì khi thấy người ta đọc sách do bác giới thiệu?
Tôi cảm thấy rất sung sướng anh à! Anh biết không: tôi không có nhiều giờ để đi lễ nhà thờ. Vì tôi phải luôn chạy xe kiếm sống. Do đó, đây là cách làm công tác tông đồ của tôi. Tôi rất mừng vì có thể làm hai việc một lúc: Vừa lái xe lại vừa rao giảng Tin Mừng mà không bị mất thêm thì giờ. Tôi nghĩ rằng tôi đang làm một công việc thật tuyệt vời!”
Một số hội đoàn Công giáo Tiến hành cũng đã phân phát cho các tài xế xe tắc xi ở Đài Bắc một tấm thẻ bọc lát-tích treo trước mặt tài xế. Trên tấm thẻ ở mặt trước có in hình cây Thánh Giá màu đỏ với dòng chữ: “Chúa đang cùng lái xe với bạn”. Mặt sau là lời cầu của các tài xế như sau: “Lạy Chúa, khi con lái xe, xin giúp con yêu mến tha nhân như chính bản thân con, để con không làm gì gây thiệt hại cho bất cứ ai. Xin cho con giữ đức công bình để không thu tiền cước xe quá giá, sẵn sàng trao trả đồ đạc khách bỏ quên trên xe. Xin cho đôi mắt con được tinh tường, cho tay chân con đuợc khéo léo để lái xe an toàn và tránh gây tai nạn. Xin cho tâm trí con luôn bình an và thần kinh con luôn thoải mái. Xin đừng để con lái xe khi uống rượu say không đủ tỉnh táo. Xin đừng để con nhiễm thói cạnh tranh bất chính với các bạn đồng nghiệp. Và cuối cùng xin Chúa giúp con luôn THƯỢNG LỘ BÌNH AN”.
3. SUY NIỆM:
1) Chúa Phục Sinh mang lại niềm tin yêu giúp vượt qua nỗi sợ hãi:
Tin Mừng hôm nay vừa kể lại: ngay trong buổi tối Phục Sinh, đang lúc các tông đồ họp nhau trong nhà, các cửa nhà Tiệc Ly đều đóng kín. Bất ngờ Chúa Giê-su hiện đến đứng giữa các ông khiến các ông hoảng hốt, tưởng mình thấy ma. Tuy nhiên, các tông đồ cho rằng mình thấy ma chứ không phải Thầy đã sống lại. Vì vậy, Chúa Phục Sinh đã cho các ông sờ vào thân xác mang thương tích của Người để xác định: “Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?”. Nói xong, Người giơ tay chân ra cho các ông xem” (Lc 24,39-40). Và để giúp các ông vững tin hơn, Đức Giê-su còn ăn một miếng cá nướng trước mặt các ông. Nhờ gặp Chúa mà các tông đồ đã vững tin và không còn cảm thấy sợ hãi nữa.
Ngày nay chúng ta cũng sẽ vững tin nếu gặp được Chúa trong thánh lễ, trong giờ kinh tối gia đình hay những lúc cầu nguyện riêng tư. Hãy năng dự các buổi Hiệp Sống Tin Mừng hằng tuần để dễ thực hành theo Lời Chúa dạy. Nhờ đó chúng ta sẽ không bị ảo giác hồ đồ, nhưng sẽ nhận biết quyền năng của Chúa qua các biến cố may rủi giữa đời thường.
2) Chúa Phục Sinh mang lại niềm hân hoan hy vọng:
Các môn đệ đã bị lung lạc đức tin khi thấy Thầy Giê-su bị bắt bớ, bị giết chết đau thương trên cây thập gía. Nhưng giờ đây các ông đã tìm lại được niềm vui hân hoan khi gặp Chúa Phục Sinh.
Đức Giê-su thường động viên các tông đồ như sau: "Đừng sợ, hãy tin!"; "Vì sao sợ hãi, hỡi những kẻ yếu tin?"; "Thầy đây, đừng sợ!"; "Dọc đường hai ông nói chuyện gì với nhau mà buồn bã thế?”; “Hỡi những kẻ ngu dốt và chậm tin?"... “Các ông đã vui mừng vì xem thấy Chúa”.
Người Ki-tô hữu sống đạo là người chứa đầy niềm vui và hăng say chiếu giãi niềm vui khi gặp được Chúa. Đức tin của chúng ta cũng chỉ lớn lên và không bị khiếp nhược sợ hãi bóng tối nếu chúng ta vững tin vào sự phục sinh của Chúa như Người đã động viên các tông đồ: "Các con đừng sợ, vì Thầy đã thắng thế gian rồi".
3) Chúa Phục Sinh ban Thần Khí giúp chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng:
Trong Tin Mừng những người đã được phúc gặp Chúa Phục sinh, đều mau mắn chu toàn lệnh truyền của Chúa, là loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho tha nhân. Chẳng hạn: Mấy người phụ nữ sau khi gặp Chúa Phục Sinh đã trở về báo tin vui cho các môn đệ rằng: “Chúa đã sống lại”. Hai môn đệ về làng Emmaus, sau khi nhận ra Chúa Phục Sinh khi Người bẻ bánh, đã lập tức trỗi dậy trở về thủ đô Giêrusalem, loan báo tin vui cho các anh em khác: “Chúa đã sống lại rồi và chúng tôi đã nhận ra Người khi Người bẻ bánh”. Các Tông đồ sau khi đã đón nhận đầy ơn Thánh Thần vào lễ Ngũ Tuần, đã mở tung cửa nhà Tiệc Ly ra đường để rao giảng Tin Mừng cho dân chúng thuộc mọi nước mọi dân ở thủ đô Giê-ru-sa-lem. Các ông còn sẵn sàng hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã loan báo Tin Mừng Phục sinh cho tha nhân như thế nào? Chúng ta đã làm gì để trở thành chứng nhân cho tin mừng Phục Sinh?
4) Nên chứng nhân mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa hôm nay? :
Ngày nay các tín hữu dù không thấy Chúa, nhưng vẫn có thể thi hành sứ mệnh làm chứng cho Người bằng những cách thức như sau:
+ Nên chứng nhân bằng việc thuật lại cho người khác về cuộc đời và lời rao giảng của Đức Giê-su: như bà Ma-ri-a Mác-đa-la đã làm (Ga 20,18). Việc truyền đạt này mọi tín hữu đều có thể làm, nhưng nguyên việc này khó lòng mang lại hiệu quả thuyết phục được người nghe tin theo (x. Lc 24,11).
+ Nên chứng nhân bằng việc để Chúa Thánh Thần nói qua chúng ta: Đức Giê-su đã từ cõi chết sống lại và chúng ta nhờ ơn Thánh Thần ban, có bổn phận chia sẻ niềm vui và sự bình an cảm nghiệm được cho tha nhân. Cách làm chứng này đã được Nhóm Mười Một Tông đồ áp dụng. Sau khi đón nhận Thánh Thần, ông Phê-rô đã rao giảng và làm chứng về Đức Giê-su như sau: “Chính Đức Giê-su đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại. Về điều này tất cả chúng tôi xin làm chứng. Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe…” (Cv 2,32-33). Nhờ ơn Thánh Thần, cách làm chứng đầy xác tín này của ông Phê-rô đã khiến ba ngàn người xin theo đạo (x. Cv 2,41).
+ Nên chứng nhân bằng lối sống quên mình, vị tha bác ái: noi gương cộng đòan Hội Thánh sơ khai như sách Công vụ thuật lại: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kính sợ, vì các Tông đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được tòan dân thương mến. Và Chúa cho cộng đòan mỗi ngày thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42-47). Cách làm chứng này hữu hiệu và rất phù hợp với các cộng đoàn tu sĩ, các hội đoàn Công Giáo tiến hành và các cộng đoàn giáo xứ giáo họ. Anh em lương dân sẽ dễ dàng tin theo Chúa khi họ chứng kiến các hành động quên mình vị tha bác ái của người tín hữu.
+ Cuối cùng, nên chứng nhân bằng việc sẵn sàng chịu bách hại vì đức tin, noi gương các anh hùng tử đạo: Các ngài đã không hèn nhát chối Chúa để được sống, nhưng đã sẵn sàng chịu chết vì đức tin để trở thành những “Chứng nhân đức tin”. Đây cũng là phương cách truyền giáo hữu hiệu như lời ông Téc-tuy-li-a-nô đã nhận định: “Máu các vị Tử đạo là hạt giống phát sinh các Ki-tô hữu”.
Ngày nay tuy chúng ta không bị giết hại vì đức tin như các anh hùng Tử Đạo Việt Nam, nhưng chúng ta cũng có thể trở nên chứng nhân đức tin khi can đảm sống vị tha bác ái giữa một xã hội gian tà như lời Chúa phán: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà ngợi khen Cha của anh em Đấng ngự trên trời”.
4. THẢO LUẬN: Hôm nay bạn sẽ áp dụng phương cách truyền giảng Tin Mừng cụ thể nào để giúp các bạn học cùng trường, các người hàng xóm, bạn đồng nghiệp được tin vào Chúa và được hưởng ơn cứu độ của Chúa với chúng ta.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH.
Giữa một thế giới chỉ biết tìm kiếm hưởng thụ tiện nghi vật chất và thỏa mãn các đam mê khoái lạc. Xin cho chúng con biết chấp nhận lối sống đơn sơ khó nghèo như lời Chúa dạy: “Chồn cáo có hang, chim trời có tổ. Con người không có hòn đá gối đầu”.
Giữa một thế giới khinh thường và chà đạp nhân phẩm những người nghèo khó bất hạnh. Xin cho chúng con biết quý trọng mọi người và sẵn sàng phục vụ Chúa đang hiện thân nơi những người đau khổ bệnh tật và bị bỏ rơi.
Giữa một thế giới sống không lý thưởng, không có niềm hy vọng vào tương lai. Xin cho chúng con biết vững tin vào quyền năng và tình thương của Chúa và tích cực góp phần xây dựng một “Trời Mới Đất Mới” công bình nhân ái và hạnh phúc ngay từ hôm nay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Cv 3,13-15.17-19; 1 Ga 2,1-5a; Lc 24,35-48
NÊN CHỨNG NHÂN CỦA MẦU NHIỆM PHỤC SINH
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Lc 24,35-48
(35) Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. (36) Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em!”. (37) Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. (38) Nhưng Người nói: “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?”. (40) Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. (41) Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: “Ở đây anh em có gì ăn không? (42) Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. (43) Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông. (44) Rồi Người bảo: Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm. (45) Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. (46) Và Người bảo: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, (47) và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. (48) Chính anh em là chứng nhân của những điều này.
2.Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng của Thánh Lu-ca thuật lại sự kiện Đức Giê-su Phục Sinh hiện ra lần thứ ba với các tông đồ tại nhà Tiệc Ly. Trước hết, Người củng cố đức tin của các ông đang nhát sợ vì tưởng gặp ma, bằng cách cho họ xem tay chân của Người bằng xương thịt, và ăn uống trước mặt các ông. Sau đó, Người giúp các ông hiểu những lời Kinh Thánh tiên báo về cuộc khổ nạn và sự Phục Sinh của Đấng Ki-tô đã ứng nghiệm nơi Người. Cuối cùng Người trao sứ mệnh cho các ông là đi rao giảng sự ăn năn để được ơn tha tội, và làm chứng cho Chúa về những điều mắt thấy tai nghe.
3.CHÚ THÍCH:
- C 35-36: + Còn hai ông: Đây là hai trong số bảy mươi hai môn đệ của Đức Giê-su (x. Lc 10,1). Một trong hai ông tên là Cơ-lê-ô-pát (x. Lc 24,18). + Nhận ra Chúa khi Người bẻ bánh: Bẻ bánh là cử chỉ của Đức Giê-su đã làm khi nhân bánh ra nhiều (x. Mt 14,19; 15,36), và trong bữa Tiệc Ly khi lập Bí Tích Thánh Thể (x. Lc 22,19). Nhờ cử chỉ bẻ bánh này mà hai môn đệ đã nhận ra người khách bộ hành chính là Thầy Giê-su đã chết và giờ đây sống lại.+ “Bình an cho anh em”: Là lời chào thông thường của người Do Thái (Sha-lom!). Nhưng lời này còn bao hàm sự chúc lành của Thiên Chúa. Sau khi sống lại, Chúa Giê-su đã thực hiện lời hứa ban bình an cho các môn đệ: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban bình an của Thầy cho anh em” (Ga 14,27).
- C 37-39: + Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà !: Chân tay Đức Giê-su có những vết thương do đã bị quân lính đóng đinh vào thập tự (x. Lc 23,33). + Ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?: Đức Giê-su Phục Sinh đã chứng tỏ Người không phải hồn ma, khi cho môn đệ xem con người bằng xương bằng thịt của Người.
- C 40-43: + Người đưa tay chân ra cho các ông xem: Cũng như trong Tin Mừng Gio-an (x. Ga 20,20), Chúa Phục Sinh đã chứng tỏ Người chính là Đấng bị đóng đinh, đã chịu chết trên thập giá, mà nay sống lại và đang đứng trước mặt các ông. + Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng, Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông: Xem ra các vết thương ở tay chân vẫn chưa thuyết phục được các tông đồ tin Đức Giê-su đã thực sự sống lại, nên Người cho họ thêm một bằng chứng cho thấy Người không phải hồn ma, khi cầm ăn một khúc cá nướng trước mặt các ông.
- C 44-45: + Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em: Đức Giê-su tiếp tục cho các môn đệ có thêm bằng chứng về việc Người đã từ cõi chết sống lại, bằng cách nhắc lại lời Kinh Thánh tiên báo đã được ứng nghiệm nơi Người.. + Sách luật Mô-sê, sách các Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh: Ở đây, Lu-ca lại kể ra Sách Thánh gồm các sách Luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh. * Sách luật Mô-sê: Năm cuốn sách đầu của Thánh Kinh Cựu Ước, được xếp thành bộ Ngũ Thư gồm: Sách Sáng thế, sách Xuất hành, sách Lê-vi, sách Dân số và sách Đệ nhị luật. * Sách Ngôn Sứ: Ngôn sứ là người được Thiên Chúa gặp gỡ rồi sai đến để thay Chúa nói với dân Người, giúp dân Do Thái nhận ra lỗi lầm của họ, kêu gọi họ ăn năn trở về với Giao Ước. Nhưng sứ mạng quan trọng nhất là tuyên sấm về Đấng Mê-si-a (Thiên Sai) sẽ đến để ban ơn cứu độ. Bộ sách Ngôn sứ gồm 16 cuốn, trong đó có 4 Ngôn sứ lớn như: I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en và Đa-ni-en, và 12 Ngôn sứ nhỏ. Lớn hay nhỏ được phân biệt do các ngài để lại nhiều hay ít sấm ngôn của Chúa * Thánh vịnh: Là bộ sưu tập các thánh thi hay bài thơ tôn giáo từ thời Đa-vít đến thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Đây là kho tàng kinh nguyện của Dân Chúa trong Cựu Ước cũng như Tân Ước. Có 150 Thánh vịnh đọc trong Giờ Kinh Phụng Vụ và Đáp Ca trong Thánh lễ.
- C 46-48: + Chính anh em là chứng nhân của những điều này: Là chứng nhân, nghĩa là loan báo Tin Mừng về những điều đã xảy ra trong cuộc đời Đức Giê-su, từ khi chịu phép rửa của Gio-an Tẩy giả, đến cuộc tử nạn, sống lại và lên trời của Người. Đặc biệt các ông còn sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho những điều mình rao giảng là chân thực vì chính các ông đã tận mắt chứng kiến.
4.CÂU HỎI:
1) Hai ông trong đoạn Tin Mừng này thuộc Nhóm 12 Tông đồ hay Nhóm 72 môn đệ?
2) Đức Giê-su đã “bẻ bánh” mấy lần trong gần 3 năm giảng đạo? Bẻ Bánh ám chỉ bí tích nào trong 7 phép bí tích do Đức Giê-su thiết lập?
3) Lời chúc bình an của Chúa Phục Sinh có ý nghĩa thế nào?
4) Tại sao các môn đệ lại kinh hồn bạt vía khi nhìn thấy Chúa Phục Sinh hiện ra?
5) Chúa Phục Sinh đã nói và làm gì để các môn đệ khỏi sợ ma và tin Người đã từ cõi chết sống lại?
6) Khi nói với các môn đệ các bằng chứng về việc Người từ cõi chết sống lại, Chúa Giê-su đã nêu tên các sách Luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh. Vậy ba loại sách này gồm những sách nào?
7) Lệnh truyền hãy đi loan báo Tin Mừng gồm hai đặc tính quan trọng nào?
II.SỐNG LỜI CHÚA.
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Chính anh em là chứng nhân của những điều này”(Lc 24,48).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHÚA PHỤC SINH LUÔN ĐỒNG HÀNH VỚI CHÚNG TA:
Một người nọ nằm mơ thấy mình đang đi bách bộ với Chúa Giê-su trên bãi biển có nhiều sóng vỗ trên bãi cát. Khi quay trở lại, anh thấy trên mặt cát có lúc có 4 dấu chân của hai thầy trò in trên mặt cát. Nhưng cũng có lúc anh lại chỉ thấy có 2 dấu chân của anh. Anh nêu thắc mắc tại sao Chúa lại bỏ rơi, bắt anh phải đi một mình như thế, thì được Chúa trả lời: “Trong cuộc sống, khi con thành công thì Ta cùng đi song hành với con nên con thấy có 4 dấu chân. Còn khi con gặp đau khổ, thất bại thì Ta vác con trên vai của Ta. Cho nên hai dấu chân trên cát là của Ta chứ không phải của con”.
Câu chuyện cho thấy Chúa Phục Sinh luôn đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường cuộc sống trần thế. Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Khi ta gặp đau khổ thất vọng, Ngài luôn an ủi, động viên và ban thêm sức mạnh giúp ta vượt qua gian nan thử thách.
2) VỮNG TIN VÀO THIÊN CHÚA SẼ KHÔNG CÒN SỢ HÃI
Ma không ai thấy nhưng người ta lại tưởng tượng nó với nhiều hình thù thật đáng sợ nhất. Thế nên mới có tích chuyện xưa kể rằng:
Có người thợ được vua mời vào vẽ tranh cho vua. Vua hỏi: “Vẽ cái gì khó?”
Thưa: “Vẽ chó, vẽ ngựa khó”.
- Vẽ cái gì dễ?
- Vẽ ma, vẽ quỉ dễ.
- Sao lại thế?
- “Vì chó và ngựa ai cũng trông thấy, vẽ mà không giống thì sẽ bị người ta chê cười, cho nên khó vẽ. Ma quỉ là giống vô hình, không ai trông thấy, tuỳ ý muốn vẽ thế nào cũng được, không sợ ai bắt bẻ, cho nên dễ vẽ”.
Điểm chung của con ma thường là không đầu. Chân không chạm đất. Nó không xương không thịt nên có thể xuyên qua tường, xuyên qua nhà và tự do đi lại khắp nơi. Đôi khi thần hồn nhát thần tính khiến người ta nhìn người ra ma, “nhìn cò ra quạ” và khiếp nhược rụng rời tay chân.
Các tông đồ cũng chưa bao giờ trông thấy người chết sống lại. Niềm tin nơi các ông yếu kém nên nên chưa đủ để có thể hiểu được những gì đang diễn ra trước mắt. Vì thế, khi thấy Chúa Giê-su phục sinh hiện ra mà các ông vẫn hoài nghi và sợ hãi tưởng mình thấy ma, khiến Chúa Giê-su đã phải trấn an: “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” (Lc 24,38).
3) LÀM CHỨNG BẰNG LỜI NÓI VÀ HÀNH ĐỘNG YÊU THƯƠNG:
Có rất nhiều cách để làm chứng, nhưng cách hay nhất và hữu hiệu nhất vẫn là chính một cuộc sống tốt lành thánh thiện, chan chứa tình thương và sẵn sàng chia sẻ tình thương ấy cho tha nhân đau khổ bất hạnh như anh Jacques trong câu chuyện sau đây:
Từ một chàng thanh niên không biết Chúa, sau khi bị thương tật và bị mất đi hai cánh tay và hai con mắt, Jacques Lebreton thay vì thất vọng, hận đời, anh đã tìm đến với Chúa: chuyên cần học sống Lời Chúa với một vị linh mục uyên bác. Sau khi được lãnh chức Phó tế, anh đã lên đường thi hành sứ vụ làm chứng cho Chúa.
Trong buổi lễ phong chức phó tế cho anh, Đức Giám Mục địa phận Beauvais đã nói: “Thầy Jacques bị cụt cả hai tay, nên sẽ không thể phụ lễ và ban phép rửa tội. Thầy cũng bị mù cả hai mắt, nên cũng không thể đọc Sách Thánh được. Nhưng Thầy vẫn còn có khả năng nói được, để rao giảng về Chúa cho người muốn nghe”.
Sau đó, thầy đã khiến mọi người ngỡ ngàng khi thầy rao giảng hơn kém 200 bài giảng mỗi năm. Ngoài thời giờ giảng về niềm vui của cuộc sống có Chúa mang lại, Thầy đã dồn hết tâm lực vào việc giúp đỡ những bệnh nhân, giúp họ có được niềm vui và hạnh phúc có Chúa giống như thầy.
Có người hỏi thầy rằng: “Nếu phải chọn một từ nào ngắn gọn nhất để rao giảng về Chúa thì Thầy sẽ chọn từ nào?”
Thầy trả lời không chút ngận ngừng: “Tình yêu”. Rồi Thầy nói tiếp: “Bệnh nặng nhất của con người ngày nay chính là không biết yêu thương và không được yêu thương”.
Một người cụt cả hai tay, mù cả hai mắt mà vẫn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc khi vững tin vào Chúa và muốn được chia sẻ hạnh phúc ấy cho tha nhân. Còn chúng ta, chẳng lẽ có đủ các giác quan Chúa ban, chúng ta lại không thể làm gì để chu toàn sứ vụ làm chứng cho Chúa hay sao?
4) LÀM CHỨNG BẰNG SÁCH BÁO Công Giáo:
Một vị linh mục sau chuyến đi du lịch Đài Bắc trở về đã thuật lại một cách truyền giáo của một bác tài lái xe tắc-xi như sau:
“Ngày nọ, tôi đón tắc-xi từ khách sạn đi trung tâm thành phố Đài Bắc mua sắm quà lưu niệm. Tôi ngạc nhiên khi thấy trong xe có dán một tờ giấy ghi mấy dòng chữ như sau: “Bạn có thể thấy một vài quyển sách về tôn giáo ở hộc bên hông xe. Trong khi xe đang chạy, bạn có thể đọc sách và nếu thích, bạn có thể mang sách đó theo khi rời khỏi xe mà không phải trả tiền mua sách”. Tôi tò mò tìm hộc sách và thấy một chục cuốn sách mỏng bằng tranh nội dung về cuộc đời Đức Giê-su in trên giấy trắng khá đẹp; một ít sách truyện về các thánh và các danh nhân tôn giáo; một ít cuốn là những câu chuyện về việc sống đức tin giữa đời thường...
Ngoài ra, phía trên tấm kính chiếu hậu trước mặt tài xế cũng có một ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nhỏ. Tôi mở lời hỏi anh tài xế:
- Này bác tài, xin vui lòng cho tôi biết: Hành khách đi xe có ai quan tâm đến hộc sách đạo của bác không?
- Ồ, có chứ! Có nhiều người đã lấy ra xem, và có người cầm mang về nhà nữa.
Tôi hỏi tiếp:
- Bác có cảm tưởng gì khi thấy người ta đọc sách do bác giới thiệu?
Tôi cảm thấy rất sung sướng anh à! Anh biết không: tôi không có nhiều giờ để đi lễ nhà thờ. Vì tôi phải luôn chạy xe kiếm sống. Do đó, đây là cách làm công tác tông đồ của tôi. Tôi rất mừng vì có thể làm hai việc một lúc: Vừa lái xe lại vừa rao giảng Tin Mừng mà không bị mất thêm thì giờ. Tôi nghĩ rằng tôi đang làm một công việc thật tuyệt vời!”
Một số hội đoàn Công giáo Tiến hành cũng đã phân phát cho các tài xế xe tắc xi ở Đài Bắc một tấm thẻ bọc lát-tích treo trước mặt tài xế. Trên tấm thẻ ở mặt trước có in hình cây Thánh Giá màu đỏ với dòng chữ: “Chúa đang cùng lái xe với bạn”. Mặt sau là lời cầu của các tài xế như sau: “Lạy Chúa, khi con lái xe, xin giúp con yêu mến tha nhân như chính bản thân con, để con không làm gì gây thiệt hại cho bất cứ ai. Xin cho con giữ đức công bình để không thu tiền cước xe quá giá, sẵn sàng trao trả đồ đạc khách bỏ quên trên xe. Xin cho đôi mắt con được tinh tường, cho tay chân con đuợc khéo léo để lái xe an toàn và tránh gây tai nạn. Xin cho tâm trí con luôn bình an và thần kinh con luôn thoải mái. Xin đừng để con lái xe khi uống rượu say không đủ tỉnh táo. Xin đừng để con nhiễm thói cạnh tranh bất chính với các bạn đồng nghiệp. Và cuối cùng xin Chúa giúp con luôn THƯỢNG LỘ BÌNH AN”.
3. SUY NIỆM:
1) Chúa Phục Sinh mang lại niềm tin yêu giúp vượt qua nỗi sợ hãi:
Tin Mừng hôm nay vừa kể lại: ngay trong buổi tối Phục Sinh, đang lúc các tông đồ họp nhau trong nhà, các cửa nhà Tiệc Ly đều đóng kín. Bất ngờ Chúa Giê-su hiện đến đứng giữa các ông khiến các ông hoảng hốt, tưởng mình thấy ma. Tuy nhiên, các tông đồ cho rằng mình thấy ma chứ không phải Thầy đã sống lại. Vì vậy, Chúa Phục Sinh đã cho các ông sờ vào thân xác mang thương tích của Người để xác định: “Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?”. Nói xong, Người giơ tay chân ra cho các ông xem” (Lc 24,39-40). Và để giúp các ông vững tin hơn, Đức Giê-su còn ăn một miếng cá nướng trước mặt các ông. Nhờ gặp Chúa mà các tông đồ đã vững tin và không còn cảm thấy sợ hãi nữa.
Ngày nay chúng ta cũng sẽ vững tin nếu gặp được Chúa trong thánh lễ, trong giờ kinh tối gia đình hay những lúc cầu nguyện riêng tư. Hãy năng dự các buổi Hiệp Sống Tin Mừng hằng tuần để dễ thực hành theo Lời Chúa dạy. Nhờ đó chúng ta sẽ không bị ảo giác hồ đồ, nhưng sẽ nhận biết quyền năng của Chúa qua các biến cố may rủi giữa đời thường.
2) Chúa Phục Sinh mang lại niềm hân hoan hy vọng:
Các môn đệ đã bị lung lạc đức tin khi thấy Thầy Giê-su bị bắt bớ, bị giết chết đau thương trên cây thập gía. Nhưng giờ đây các ông đã tìm lại được niềm vui hân hoan khi gặp Chúa Phục Sinh.
Đức Giê-su thường động viên các tông đồ như sau: "Đừng sợ, hãy tin!"; "Vì sao sợ hãi, hỡi những kẻ yếu tin?"; "Thầy đây, đừng sợ!"; "Dọc đường hai ông nói chuyện gì với nhau mà buồn bã thế?”; “Hỡi những kẻ ngu dốt và chậm tin?"... “Các ông đã vui mừng vì xem thấy Chúa”.
Người Ki-tô hữu sống đạo là người chứa đầy niềm vui và hăng say chiếu giãi niềm vui khi gặp được Chúa. Đức tin của chúng ta cũng chỉ lớn lên và không bị khiếp nhược sợ hãi bóng tối nếu chúng ta vững tin vào sự phục sinh của Chúa như Người đã động viên các tông đồ: "Các con đừng sợ, vì Thầy đã thắng thế gian rồi".
3) Chúa Phục Sinh ban Thần Khí giúp chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng:
Trong Tin Mừng những người đã được phúc gặp Chúa Phục sinh, đều mau mắn chu toàn lệnh truyền của Chúa, là loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho tha nhân. Chẳng hạn: Mấy người phụ nữ sau khi gặp Chúa Phục Sinh đã trở về báo tin vui cho các môn đệ rằng: “Chúa đã sống lại”. Hai môn đệ về làng Emmaus, sau khi nhận ra Chúa Phục Sinh khi Người bẻ bánh, đã lập tức trỗi dậy trở về thủ đô Giêrusalem, loan báo tin vui cho các anh em khác: “Chúa đã sống lại rồi và chúng tôi đã nhận ra Người khi Người bẻ bánh”. Các Tông đồ sau khi đã đón nhận đầy ơn Thánh Thần vào lễ Ngũ Tuần, đã mở tung cửa nhà Tiệc Ly ra đường để rao giảng Tin Mừng cho dân chúng thuộc mọi nước mọi dân ở thủ đô Giê-ru-sa-lem. Các ông còn sẵn sàng hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã loan báo Tin Mừng Phục sinh cho tha nhân như thế nào? Chúng ta đã làm gì để trở thành chứng nhân cho tin mừng Phục Sinh?
4) Nên chứng nhân mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa hôm nay? :
Ngày nay các tín hữu dù không thấy Chúa, nhưng vẫn có thể thi hành sứ mệnh làm chứng cho Người bằng những cách thức như sau:
+ Nên chứng nhân bằng việc thuật lại cho người khác về cuộc đời và lời rao giảng của Đức Giê-su: như bà Ma-ri-a Mác-đa-la đã làm (Ga 20,18). Việc truyền đạt này mọi tín hữu đều có thể làm, nhưng nguyên việc này khó lòng mang lại hiệu quả thuyết phục được người nghe tin theo (x. Lc 24,11).
+ Nên chứng nhân bằng việc để Chúa Thánh Thần nói qua chúng ta: Đức Giê-su đã từ cõi chết sống lại và chúng ta nhờ ơn Thánh Thần ban, có bổn phận chia sẻ niềm vui và sự bình an cảm nghiệm được cho tha nhân. Cách làm chứng này đã được Nhóm Mười Một Tông đồ áp dụng. Sau khi đón nhận Thánh Thần, ông Phê-rô đã rao giảng và làm chứng về Đức Giê-su như sau: “Chính Đức Giê-su đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại. Về điều này tất cả chúng tôi xin làm chứng. Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe…” (Cv 2,32-33). Nhờ ơn Thánh Thần, cách làm chứng đầy xác tín này của ông Phê-rô đã khiến ba ngàn người xin theo đạo (x. Cv 2,41).
+ Nên chứng nhân bằng lối sống quên mình, vị tha bác ái: noi gương cộng đòan Hội Thánh sơ khai như sách Công vụ thuật lại: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kính sợ, vì các Tông đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được tòan dân thương mến. Và Chúa cho cộng đòan mỗi ngày thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42-47). Cách làm chứng này hữu hiệu và rất phù hợp với các cộng đoàn tu sĩ, các hội đoàn Công Giáo tiến hành và các cộng đoàn giáo xứ giáo họ. Anh em lương dân sẽ dễ dàng tin theo Chúa khi họ chứng kiến các hành động quên mình vị tha bác ái của người tín hữu.
+ Cuối cùng, nên chứng nhân bằng việc sẵn sàng chịu bách hại vì đức tin, noi gương các anh hùng tử đạo: Các ngài đã không hèn nhát chối Chúa để được sống, nhưng đã sẵn sàng chịu chết vì đức tin để trở thành những “Chứng nhân đức tin”. Đây cũng là phương cách truyền giáo hữu hiệu như lời ông Téc-tuy-li-a-nô đã nhận định: “Máu các vị Tử đạo là hạt giống phát sinh các Ki-tô hữu”.
Ngày nay tuy chúng ta không bị giết hại vì đức tin như các anh hùng Tử Đạo Việt Nam, nhưng chúng ta cũng có thể trở nên chứng nhân đức tin khi can đảm sống vị tha bác ái giữa một xã hội gian tà như lời Chúa phán: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà ngợi khen Cha của anh em Đấng ngự trên trời”.
4. THẢO LUẬN: Hôm nay bạn sẽ áp dụng phương cách truyền giảng Tin Mừng cụ thể nào để giúp các bạn học cùng trường, các người hàng xóm, bạn đồng nghiệp được tin vào Chúa và được hưởng ơn cứu độ của Chúa với chúng ta.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH.
Giữa một thế giới chỉ biết tìm kiếm hưởng thụ tiện nghi vật chất và thỏa mãn các đam mê khoái lạc. Xin cho chúng con biết chấp nhận lối sống đơn sơ khó nghèo như lời Chúa dạy: “Chồn cáo có hang, chim trời có tổ. Con người không có hòn đá gối đầu”.
Giữa một thế giới khinh thường và chà đạp nhân phẩm những người nghèo khó bất hạnh. Xin cho chúng con biết quý trọng mọi người và sẵn sàng phục vụ Chúa đang hiện thân nơi những người đau khổ bệnh tật và bị bỏ rơi.
Giữa một thế giới sống không lý thưởng, không có niềm hy vọng vào tương lai. Xin cho chúng con biết vững tin vào quyền năng và tình thương của Chúa và tích cực góp phần xây dựng một “Trời Mới Đất Mới” công bình nhân ái và hạnh phúc ngay từ hôm nay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TT Macron Thị Sát Tiến Trình Tái Thiết Nhà Thờ Đức Bà Paris
Lê Đình Thông
08:30 15/04/2021
TT Macron tuyên bố sau hai năm qua, các công trình đã hoàn thành tốt đẹp. Trong ba năm sắp tới, vương cung thánh đường Notre-Dame de Paris sẽ mở cửa cho các công tác mục vụ. Từ ngày xảy ra hỏa hoạn, đây là lần đầu tổng thống Macron đến thăm viếng công trường tái thiết.
Có 35 nhà thầu tham gia công tác quan trọng này. Đại tướng Georgelin cam kết thánh đường sẽ mở cửa ngày 16/04/2024.
TT Macron đã dùng thang máy di chuyển lên tầng thượng cao 47 mét. Vị lãnh đạo nước Pháp tán dương công tác của các chuyên viên cũng như 340 000 các nhà hảo tâm trên khắp thế giới đã đóng góp 833 triệu euros.
Đức TGM Michel Aupetit, TGM Paris, Đức Ông Patrick Chauvet, giám quản ngôi thánh đường đều có mặt, cùng với bà bộ trưởng Văn hóa Roselyne Bachelot, bà Anne Hidalgo, thị trưởng Paris.
Lê Đình Thông
Báo cáo gây choáng váng của CIA trước Quốc Hội về các nỗ lực tình báo chưa từng có của Trung Quốc
Đặng Tự Do
18:21 15/04/2021
Hôm thứ Tư 14 tháng Tư, các nhà lãnh đạo cơ quan tình báo Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đang dành ‘ưu tiên chưa từng có’ cho ngành gián điệp, viện dẫn thái độ hung hăng trong khu vực và khả năng mạng của Bắc Kinh khi họ báo cáo tại phiên điều trần công khai về “Mối đe dọa trên toàn thế giới” của quốc hội Hoa Kỳ lần đầu tiên sau hơn hai năm qua.
Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines nói với Ủy ban Tình báo Thượng viện: “Trước việc Trung Quốc dành ‘ưu tiên chưa từng có’ cho cộng đồng tình báo, tôi sẽ bắt đầu bằng việc nêu bật một số khía cạnh của mối đe dọa từ Bắc Kinh.”
Bà mô tả Trung Quốc ngày càng trở nên “một đối thủ ngang tầm thách thức Hoa Kỳ trên nhiều đấu trường”.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang, gọi tắt là FBI, Christopher Wray cho biết hoạt động tình báo của Trung Quốc tại Hoa Kỳ ráo riết đến mức cứ 10 tiếng đồng hồ, cơ quan của ông lại phải mở một cuộc điều tra mới liên quan đến Trung Quốc.
Haines cũng cho rằng những nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ, sự đóng góp của Iran vào sự bất ổn ở Trung Đông, chủ nghĩa khủng bố toàn cầu và những nỗ lực tiềm tàng của Triều Tiên nhằm “thúc đẩy các mối quan hệ giữa Washington và các đồng minh” là những mối đe dọa đáng kể.
Phần lớn cuộc điều trần tập trung vào công nghệ - mối đe dọa từ các điện tặc, tầm quan trọng của sự phát triển các kỹ thuật đánh cắp tiên tiến và ảnh hưởng xấu của truyền thông xã hội.
Sau khi nghe các báo cáo, Phó Chủ tịch đảng Cộng hòa Marco Rubio thở dài nói: “Môi trường công nghệ ngày nay đang trao vào tay kẻ thù khả năng tàn phá”.
Warner ghi nhận nỗ lực mà Bắc Kinh đã đưa ra nhằm đưa công ty Trung Quốc Huawei trở thành công ty dẫn đầu về hệ thống 5G tiên tiến và cho biết ông lo ngại họ có thể thực hiện những nỗ lực tương tự trong các công nghệ mới nổi khác.
Lưu ý về mối nguy hiểm của việc xâm nhập vào các mạng máy tính quốc tế như vụ tấn công SolarWinds gần đây, Warner cho biết: “Chúng tôi cũng có thể muốn phát triển các quy tắc quốc tế mới trong đó một số loại tấn công bị cấm, cũng như chúng ta đã từng đạt được việc cấm sử dụng vũ khí hóa học và sinh học”.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương William Burns, Tổng Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Paul Nakasone và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, Trung tướng Scott Berrier cũng điều trần tại Quốc Hội.
Burns cho biết gần một phần ba lực lượng lao động của CIA tập trung vào các vấn đề mạng.
Wray cho biết mạng xã hội đã trở thành “bộ khuếch đại chính” cho chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong nước và các ảnh hưởng ác ý từ nước ngoài. Wray nói: “Những thứ có thể tập hợp mọi người lại với nhau vì những lý do chính đáng cũng có khả năng gây ra đủ loại tác hại”.
Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã công bố một báo cáo sâu rộng về các mối đe dọa toàn cầu. Báo cáo của Hội đồng Tình báo Quốc gia cho biết dịch bệnh, khoảng cách giàu nghèo, biến đổi khí hậu và xung đột trong và giữa các quốc gia sẽ đặt ra những thách thức lớn hơn, với COVID-19 đã làm trầm trọng thêm một số vấn đề đó.
Source:Reuters
Các giám mục Haiti lên án vụ bắt cóc các linh mục, nữ tu Công Giáo
Đặng Tự Do
18:21 15/04/2021
Bẩy linh mục và và nữ tu Công Giáo bị bắt cóc ở Haiti vào hôm Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót, và đang bị giam giữ để đòi tiền chuộc.
Năm linh mục và hai nữ tu bị bắt cóc tại Croix-des-Bouquets, ngoại ô thủ đô Port-au-Prince của Haiti. Theo tin tức địa phương, họ bị bắt khi đang trên đường đi dự lễ nhậm chức của một linh mục quản xứ.
Theo các phương tiện truyền thông Haiti, băng đảng “400 Mawozo” đã thừa nhận tội phạm bắt cóc và đang đòi 1 triệu đô la tiền chuộc.
Hai trong số những người bị bắt cóc, một linh mục và một nữ tu, là công dân Pháp.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Haiti đã lên án vụ bắt cóc và kêu gọi hành động chống lại những kẻ gây án.
Cha Gilbert Peltrop, tổng thư ký của Liên Hiệp Các Dòng Tu Haiti, nói với Reuters rằng “quốc gia phải đứng lên để chống lại bọn côn đồ này”.
Đức Cha Pierre-André Dumas, phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Haiti và Đức Cha Anse-à-Veau et Miragoâne, nói với AFP rằng “Giáo hội cầu nguyện và đoàn kết với tất cả các nạn nhân của hành động tàn ác này”.
“Điều này là quá đáng”, ngài nói. “Đã đến lúc những hành động vô nhân đạo này phải dừng lại”.
Tổng giáo phận Port-au-Prince đã cảnh báo trong một tuyên bố rằng bạo lực băng đảng đã lên đến mức “chưa từng có” trong cả nước.
Tổng giáo phận cho biết: “Đã từ lâu, chúng tôi đã chứng kiến sự sa xuống địa ngục của xã hội Haiti. Các cơ quan công quyền không làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng này và điều đó khiến người ta nghi ngờ về thái độ đồng lõa và bao che”.
Số vụ bắt cóc đòi tiền chuộc gần đây đã gia tăng ở Haiti, và hàng loạt các cuộc biểu tình đã nổ ra để tố cáo tình trạng bạo lực đang gia tăng ở đất nước này.
Source:Catholic News Agency
Sau vụ xả súng ở một trường học ở Tennessee, Đức Giám Mục Knoxville yêu cầu giải pháp tích cực cho bạo lực súng đạn
Đặng Tự Do
18:22 15/04/2021
Đức Cha Richard Stika của Giáo phận Knoxville đã yêu cầu “các giải pháp tích cực” đối với bạo lực súng đạn sau vụ xả súng gây chết người tại một trường trung học trong khu vực hôm thứ Hai.
“Một lần nữa và thật đáng tiếc, tôi đang cầu xin những lời cầu nguyện cho các nạn nhân của một vụ xả súng khủng khiếp khác ở Knoxville”, Đức Cha Stika viết trong một tuyên bố hôm thứ Hai. “Tôi đã theo dõi vụ việc đáng tiếc và bạo lực ngày hôm nay và cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân, bao gồm cả một nhân viên thực thi pháp luật”.
Theo chính quyền địa phương, một người đã thiệt mạng và một cảnh sát bị thương hôm thứ Hai trong một vụ xả súng tại trường trung học Austin-East của Knoxville. Theo ABC 8 News, cảnh sát Knoxville cho biết các viên chức cảnh sát đã phản ứng với các báo cáo về một nam sinh có vũ trang tại trường. Học sinh này sau đó đã bị giết trong khi chạm súng với cảnh sát.
Một cảnh sát bị thương và đang hồi phục tại một bệnh viện địa phương với những vết thương không nguy hiểm đến tính mạng.
Đức Cha Stika hôm thứ Hai đã lên tiếng chỉ trích những hành động bạo lực đang diễn ra và kêu gọi những lời cầu nguyện và “những giải pháp tích cực”.
“Một loạt các sự kiện bi thảm đã diễn ra trong những tuần gần đây ở Knoxville, đặc biệt là liên quan đến cộng đồng Austin-East, và những sự kiện đã diễn ra trên khắp nước Mỹ, chứng tỏ rằng bạo lực trong xã hội của chúng ta vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, gần như xảy ra hàng ngày và giết hại các nạn nhân theo nhiều cách khác nhau”, vị Giám Mục viết.
“Là một quốc gia, chúng ta phải cam kết hành động để quay lưng lại với bạo lực và tìm ra các giải pháp thực sự dẫn chúng ta đến tình yêu thương, lòng trắc ẩn và liêm chính”, ngài nói.
“Với tư cách là Giám mục của Giáo phận Knoxville, tôi cam kết sẽ làm những gì có thể để giúp đỡ. Những lời cầu nguyện là quan trọng, nhưng các cộng đồng phải cùng nhau tìm ra những giải pháp tích cực cho vấn đề đang diễn ra này ở đất nước chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
Cảnh sát Luân Đôn xin lỗi vì việc tạm dừng cử hành Thứ Sáu Tuần Thánh tại giáo xứ Ba Lan
Đặng Tự Do
18:23 15/04/2021
Đức Tổng Giám Mục của tổng giáo phận Southwark và đại diện của Cảnh sát Thủ đô đã đến thăm giáo xứ Chúa Kitô Vua Ba Lan ở Luân Đôn vào hôm Chúa Nhật 11 tháng Tư, bày tỏ mong muốn được hợp tác và đưa ra lời xin lỗi sau khi lực lượng cảnh sát yêu cầu giải tán cử hành Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh ở ngôi nhà thờ đó.
Như chúng tôi đã đưa tin, vào ngày 2 tháng 4, hai nhân viên cảnh sát đã làm gián đoạn nghi thức Phụng vụ tưởng niệm cuộc thương khó Chúa và nói với cộng đoàn rằng cuộc tụ tập là “bất hợp pháp” và họ phải giải tán, hoặc phải đối mặt với tiền phạt lên đến 200 bảng Anh một người, vì vi phạm các quy tắc về khoảng cách xã hội và khẩu trang y tế.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web của họ, giáo xứ cho biết cộng đoàn đã phải tuân lệnh cảnh sát và giải tán trong khi đang đọc trình thuật cuộc thương khó Chúa Kitô.
“Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng cảnh sát đã vượt quá quyền hạn của họ một cách tàn bạo khi ra lệnh mà không có lý do chính đáng,” tuyên bố cho biết.
“Chúng tôi lấy làm tiếc rằng quyền của các tín hữu đã bị xâm phạm vào một ngày quan trọng như vậy đối với mọi tín hữu, và sự thờ phượng của chúng tôi đã bị xúc phạm,” tuyên bố tiếp tục.
Giáo xứ cho biết:
“Chúng tôi tin rằng các quan chức cảnh sát thành phố đã được thông tin sai lạc về các hướng dẫn hiện hành dành cho các địa điểm thờ phượng. Họ cho rằng lý do can thiệp của họ là do lệnh cấm tổ chức các cử hành có công chúng tham dự tại các địa điểm thờ phượng ở Luân Đôn được ban hành vào ngày 4 tháng Giêng năm nay”.
Thực ra, chỉ thị được đưa ra vào ngày 4 tháng Giêng năm nay đã được thay đổi và cảnh sát không nắm được. Các hạn chế liên quan đến COVID-19 ở Anh cho phép tiếp tục các cử hành có công chúng tham dự, miễn là tuân thủ các quy tắc về khoảng cách xã hội.
Source:Catholic News Agency
Giáo phận Kingstown kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho cư dân đảo St. Vincent sau khi núi lửa phun trào
Đặng Tự Do
18:24 15/04/2021
Một vụ phun trào núi lửa lớn ở Đông Caribe đã khiến hàng nghìn người phải di tản khỏi các khu vực của hai hòn đảo chính St. Vincent và Grenadines. Người Công Giáo đang yêu cầu những lời cầu nguyện và sự trợ giúp.
“Xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho đất nước chúng tôi, xin anh chị em đặc biệt nhớ đến những người đã bị di dời,” Giáo phận Kingstown cho biết trong một bài đăng trên Facebook vào sáng thứ Bảy 10 tháng Tư.
Núi lửa La Soufrire trên đã St. Vincent phun trào lần đầu tiên lúc 8:41 sáng Thứ Sáu. Nó bao phủ hòn đảo trong tro bụi. Lần phun trào cuối cùng là vào năm 1979. Một vụ phun trào năm 1902 đã giết chết khoảng 1,600 người, theo báo cáo của AP.
Hơn 100,000 người sống trên chín hòn đảo có dân cư của quốc gia St. Vincent và Grenadines. Đảo St. Vincent có diện tích gấp đôi thủ đô Washington.
Khoảng 16,000 người sống trong “vùng báo động đỏ” ở phía bắc của đảo St. Vincent, một khu vực được coi là có nguy cơ cao nhất do hoạt động của núi lửa. Hầu hết những cư dân này đã được di tản.
Một vụ nổ thứ hai vào Chúa Nhật đã gây mất điện lớn và cắt nguồn cung cấp nước. Các vụ phun trào có thể tiếp tục trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
Tro bụi và đất đá khiến việc đi lại khó khăn. Tro làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và có thể gây ra các vấn đề về hô hấp.
Những người di tản đã được đưa đến những nơi trú ẩn khẩn cấp, nhưng có những lo ngại rằng trong những điều kiện đông đúc như vậy, họ có thể nhiễm coronavirus.
Cư dân của St. Lucia, khoảng 47 dặm về phía bắc của St. Vincent, đã được cảnh báo rằng phẩm chất không khí sẽ bị ảnh hưởng. Tại Barbados, khoảng 124 dặm về phía đông, người dân đã được cảnh báo ở bên trong nhà đừng ra ngoài.
Một số trường học và nhà thờ Công Giáo đang đóng vai trò là nơi trú ẩn cho những người di tản. Giáo phận Kingstown cho biết đang có “nhu cầu cấp thiết” về nệm, khăn trải giường và gối. Giáo phận yêu cầu các nhà tài trợ địa phương gửi tiền quyên góp tại Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ở Kingstown.
Source:Catholic News Agency
Người Công Giáo Đức lên kế hoạch chúc lành lớn cho các cuộc kết hợp đồng tính vào ngày 10 tháng 5
Vũ Văn An
18:37 15/04/2021
Bản tin của Inés San Martín, trên tờ Crux, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (https://cruxnow.com/church-in-europe/2021/04/german-catholics-plan-huge-blessing-of-gay-unions-on-may-10/), cho hay: Tiếp tục công khai thách thức Vatican, một số nhà lãnh đạo Công Giáo ở Đức đang công khai ủng hộ việc chúc lành cho các cặp đồng tính, với một buổi lễ chúc lành lớn được lên lịch trình vào ngày 10 tháng 5, trực tiếp mâu thuẫn với văn phòng giáo lý chính của Rôma.
Đức Giám Mục Franz-Josef Overbeck của Essen nói rằng các linh mục trong giáo phận của ngài sẽ không chịu hậu quả giáo luật nào nếu họ quyết định chúc lành cho các cặp đồng tính nam và đồng tính nữ vào tháng tới như một phần của biến cố mang tên “Tình yêu chiến thắng, buổi chúc lành cho các cặp yêu nhau”.
Tuy nhiên, trang web tổ chức chiến dịch không đăng ký bất cứ buổi chúc lành công khai nào trong giáo phận của ngài sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng 5 hoặc “khoảng ngày đó”, như trên trang web.
Nhận xét của ngài được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với WDR vào đầu tuần này, và theo sau những lời bình luận của ngài về Lễ Phục sinh, khi ngài lập luận rằng “có rất nhiều buổi chúc lành cho các cặp đồng tính” ở Đức. Ngài cũng nói rằng Giáo Hội Công Giáo không giả thiết phải từ chối những người đồng tính nhưng “tìm cách để những người đồng tính có thể chung sống với nhau”.
Lập trường của Đức Cha Overbeck đối lập trực tiếp với tuyên bố do Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican đưa ra ngày 15 tháng 3 với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng.
Văn kiện trên, về mặt kỹ thuật, là một câu trả lời cho một câu hỏi đặt ra cho Bộ Giáo lý Đức tin, lập luận rằng Giáo hội không thể làm như vậy bởi vì "Thiên Chúa không chúc lành cho tội lỗi."
Vatican không bao giờ cho biết ai là người đặt ra câu hỏi nguyên thủy.
Phản ứng đối với văn kiện đã gây ra sự chia rẽ giữa các tín hữu và phẩm trật, đặc biệt là ở Đức, nước hiện đang trải qua con đường đồng nghị để cố gắng giải quyết đáp ứng của Giáo hội đối với việc giáo sĩ lạm dụng tình dục, đồng thời xem xét lại giáo huấn của Giáo hội về tình dục con người, đời sống độc thân linh mục và lệnh cấm phụ nữ được tấn phong vào chức linh mục.
Trong số các giáo phẩm cao cấp của Đức ủng hộ câu trả lời của Bộ Giáo lý Đức tin có Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng giám mục Cologne; Đức Giám Mục Stephan Burger của Freiburg; và Đức Giám Mục Rudolf Voderholzer của Regensburg.
"Tình yêu chiến thắng. Tình yêu là một ơn phúc” Trang web viết như thế về buổi chúc lành các cặp đồng tính vào ngày 10 tháng 5. "Những người yêu nhau thật có phúc. Vào ngày 10 tháng 5 năm 2021, chúng tôi mời bạn đến nhiều nơi khác nhau ở Đức để dự các buổi chúc lành. Chúng tôi không muốn loại trừ bất cứ ai. Chúng tôi tôn vinh sự đa dạng trong các kế hoạch sống và câu chuyện tình yêu khác nhau của người ta và cầu xin sự chúc lành của Thiên Chúa. Không có bất cứ bí mật nào. Trên trang này, bạn sẽ tìm thấy các buổi lễ diễn ra và bạn có thể đăng ký dự một buổi lễ và gửi cho chúng tôi một lời chúc”.
Các nhà tổ chức cũng yêu cầu rằng vào ngày hôm đó, những người Công Giáo ở Đức sử dụng “các biểu tượng sáng tạo để hiển thị việc có biết bao người trong Giáo hội tri nhận sự đa dạng đầy màu sắc của các kế hoạch sống và những câu chuyện tình yêu khác nhau của người ta như một sự phong phú và một phước lành”.
Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa sẽ tổ chức Hội nghị Quốc tế về cải thiện Sức khỏe Con người
Vũ Văn An
19:30 15/04/2021
Theo tin Tòa Thánh, Hội nghị quốc tế lần thứ năm: Khám phá Tâm trí, Cơ thể & Linh hồn. Việc Canh tân và Các Hệ thống Cung Cấp Mới Cải thiện Sức khỏe Con người Ra sao, sẽ được Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và Quỹ Cura đứng ra tổ chức.
Hội nghị sẽ diễn ra dưới hình thức ảo từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5 năm 2021 và quy tụ các bác sĩ, nhà khoa học, nhà đạo đức học, các nhà lãnh đạo tôn giáo, những người ủng hộ quyền bệnh nhân, các nhà hoạch định chính sách, các nhà từ thiện và các nhà bình luận để thảo luận về những đột phá mới nhất trong y khoa, trong việc cung cấp và phòng ngừa chăm sóc sức khỏe, cũng như những hệ lụy cho con người và tác động văn hóa của các tiến bộ kỹ thuật.
Ban tổ chức cũng sẽ cổ vũ một hội nghị bàn tròn về việc “Bắc cầu giữa Khoa học và Đức tin”, nhằm khám phá mối tương quan của tôn giáo và linh đạo với sức khỏe và phúc lợi, bao gồm mối tương quan giữa tâm trí, cơ thể và linh hồn.
Cuộc thảo luận sẽ đề cập đến ý nghĩa sâu sắc hơn của nhân sinh và tìm các lĩnh vực gặp nhau giữa các khoa nhân văn và khoa học tự nhiên.
Lúc kết thúc Hội nghị, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gửi một thông điệp video tới những người tham dự. Các linh mục, nhân viên chăm sóc sức khỏe mục vụ và sinh viên từ các Đại học Giáo hoàng và Công Giáo trên toàn thế giới được mời tham gia Hội nghị. Thông tin chi tiết hơn có thể được tìm thấy trên trang web của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa: www.cultura.va và tại: VaticanConference2021.org.
Trang mạng của Hội Đồng Văn hóa (www.cultura.va) cho biết thêm: biến cố này là biến cố thứ năm trong một chuỗi biến cố của thập niên qua nhằm khám phá và tăng tiến sự hợp tác giữa các ngành để nâng cao sức khỏe con người. Loạt biến cố này đã nhận được một khán giả hoàn cầu với việc Joe Biden trực tiếp phát biểu tại hội nghị năm 2016 và hội nghị #UniteToCure 2018 bằng video.
Được điều hành bởi các nhà báo giàu kinh nghiệm, hội nghị sẽ quy tụ một nhóm diễn giả đáng nể thuộc mọi lĩnh vực trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra để chia sẻ những hiểu biết của họ về sức khỏe, nhân loại và tương lai y khoa.
Cuộc thảo luận sẽ đi sâu vào các khía cạnh nhân học và văn hóa của con người và tìm kiếm các lĩnh vực gặp nhau giữa các khoa nhân văn và khoa học tự nhiên. Các cuộc thảo luận xung quanh tầm quan trọng của sự tương cảm và lòng cảm thương, ý nghĩa đạo đức của những tiến bộ kỹ thuât, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo và tác động của đổi mới đối với nhân học, một trong nhiều lĩnh vực cần phải đối thoại.
Cuộc đàm thoại quan trọng này được thực hiện nhờ sự hỗ trợ hào phóng của một khoản tài trợ từ Quỹ John Templeton.
Toàn bộ chi tiết về hội nghị bao gồm danh sách đầy đủ các diễn giả, chủ đề, người phối trí các phương tiện truyền thông và những người ủng hộ có sẵn trên trang web của hội nghị.
Các chủ đề của hội nghị sẽ đề cập đến sự đổi mới trong chăm sóc sức khỏe và làm thế nào để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và giá cả phải chăng, cách cải thiện sức khỏe con người bằng cách đề cập tới tâm trí, cơ thể và linh hồn và làm thế nào cùng với sự đồng cảm và lòng trắc ẩn, chúng ta có thể làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
Trong khi đó, theo Catholic World News, các diễn giả của Hội nghị sẽ bao gồm Anthony Fauci, lý thuyết gia New Age là Deepak Chopra, sáng lập viên y tế của Google là David Feinberg, nhãc sĩ đàn ghita của Aerosmith là Joe Perry, Tổng giám đốc Pfizer là Albert Bourla, và Chelsea Clinton.
VietCatholic TV
Thông tấn xã Tòa Thánh: Quân Miến Điện lục soát các nhà thờ. Bài giáo lý của ĐTC về cầu nguyện
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:48 15/04/2021
1. Quân đội Miến Điện đột kích vào nhà thờ và chùa chiền, vi phạm tự do tôn giáo
Các nhà thờ Kitô Giáo và chùa chiền Phật giáo đã và đang là đối tượng liên tục bị quân đội Miến Điện quấy rối, lục soát và tung ra các hành vi bạo lực, nhằm tìm kiếm các nhà hoạt động lẩn trốn trong các nơi thờ tự. Fides, thông tấn xã của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, xác nhận rằng trong những ngày gần đây quân đội đã đột kích vào nhiều nhà thờ Kitô Giáo ở bang Kachin, và cáo buộc rằng các nhà thờ dung túng cho các hoạt động lật đổ chế độ. Trong suốt tuần qua, quân đội đã đột kích các nhà thờ Tin Lành, Công Giáo và Anh giáo ở thành phố Mohnyin. Các cuộc đột kích cũng nhắm vào các tu viện và đền thờ Phật giáo trên khắp đất nước.
Nguồn tin tại Miến Điện nói với Fides rằng: “Những cuộc đột kích này thật đáng trách và là sự vi phạm trắng trợn tự do tôn giáo. Các nơi thờ phượng của các tôn giáo là các địa điểm linh thiêng. Dân chúng cảm thấy phẫn nộ trước thực tế là có những người với vũ khí trong tay xông vào các nhà thờ và tu viện Phật giáo một cách thường xuyên, và đầy bạo lực. Đây là những hành động đe dọa nghiêm trọng của quân đội đang làm gia tăng căng thẳng và thù địch trong cộng đồng người Miến Điện thuộc mọi sắc tộc và tôn giáo”. Các tin tức từ Miến Điện cũng nói thêm với Fides: “Quân đội xác định danh tính các thanh niên và các thủ lĩnh biểu tình từ trên mạng xã hội, sau đó triển khai các hoạt động ban đêm để ngăn chặn họ.”
Trong một diễn biến mới nhất, Trường Cao đẳng Thần học Kachin và Trường Đại học Tin Lành Baptist đã bị lục soát. Các binh sĩ nghi ngờ rằng một nhà lãnh đạo biểu tình đang ẩn náu bên trong khu nhà và các nhà lãnh đạo tôn giáo đã tham gia vào các cuộc biểu tình và sáng kiến chống lại chế độ. Tuy nhiên, lực lượng an ninh không tìm thấy điều gì bất hợp pháp trong tất cả các nơi bị khám xét.
Mục sư Awng Seng của Tin Lành Kachin cho biết chi tiết vụ lục soát này như sau: “Những người lính trèo qua hàng rào và vào tất cả các tòa nhà, mà không có bất kỳ lời biện minh nào và lục soát tất cả các phòng”.
Source:Fides
2. Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Giáo Hội, thầy dạy cầu nguyện
Theo tin Tòa Thánh, từ Thư viện Tông điện, nhân buổi yết kiến dưới hình thức ảo diễn ra lúc 9 giờ 30 sáng ngày 14 tháng 4, năm 2021, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phát đi bài giáo lý hàng tuần của ngài về đề tài Giáo Hội là thầy dạy cầu nguyện. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của Đức Thánh Cha, dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh:
Anh chị em thân mến, chúc anh em một buổi sáng tốt đẹp!
Giáo Hội là trường vĩ đại dạy ta cầu nguyện. Nhiều người trong chúng ta đã học cách thì thầm những lời cầu nguyện đầu tiên trong lòng cha mẹ hoặc ông bà. Có lẽ chúng ta trân trọng ký ức về mẹ về cha chúng ta, những người đã dạy chúng ta cầu nguyện trước khi đi ngủ. Những khoảnh khắc hồi tưởng này thường là những khoảnh khắc trong đó cha mẹ lắng nghe một bí quyết thân thiết nào đó và có thể cho chúng ta lời khuyên được Tin Mừng truyền cảm hứng. Sau đó, khi lớn thêm, người ta có những cuộc gặp gỡ khác, với những nhân chứng và những thầy dạy cầu nguyện khác (xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2686-2687). Nhớ lại những điều đó quả là việc tốt lành.
Cuộc sống của một giáo xứ và mỗi cộng đồng Kitô hữu được đánh dấu bằng những khoảnh khắc phụng vụ và cầu nguyện cộng đồng. Chúng ta đã ý thức được rằng ơn phúc chúng ta nhận được một cách đơn sơ khi còn thơ ấu là một di sản tuyệt vời, một cơ nghiệp phong phú và kinh nghiệm cầu nguyện ngày càng đáng được thâm hậu hóa nhiều hơn (xem sđd, 2688). Tấm áo đức tin không cứng ngắc, nhưng phát triển cùng với chúng ta; nó không cứng ngắc, nó phát triển, thậm chí nhờ những khoảnh khắc khủng hoảng và hồi sinh. Trên thực tế, không có sự trưởng thành nào mà không có những khoảnh khắc khủng hoảng vì khủng hoảng khiến anh chị em trưởng thành. Trải qua khủng hoảng là điều cần thiết để trưởng thành. Và hơi thở của đức tin là việc cầu nguyện: chúng ta lớn lên trong đức tin bao lâu chúng ta học cách cầu nguyện. Sau những bước quá độ nào đó trong cuộc sống, chúng ta ý thức được rằng nếu không có đức tin, chúng ta rất có thể không thoát được và sức mạnh của chúng ta là việc cầu nguyện - không chỉ là việc cầu nguyện của bản thân, mà còn là việc cầu nguyện của anh chị em chúng ta, của cộng đồng đã đồng hành và hỗ trợ chúng ta, của những người biết chúng ta, những người chúng ta xin cầu nguyện cho chúng ta nữa.
Cũng vì lý do đó, các cộng đồng và nhóm chuyên chăm việc cầu nguyện đang phát triển mạnh mẽ trong Giáo hội. Một số Kitô hữu thậm chí còn cảm thấy lời mời gọi biến việc cầu nguyện thành hành động chính trong ngày của họ. Có những đan viện, tu viện, ẩn thất trong Giáo Hội, nơi người ta thánh hiến đời sống cho Thiên Chúa. Những nơi đó thường trở thành các trung tâm của ánh sáng tâm linh. Chúng là những trung tâm cầu nguyện cộng đồng rõi sáng nền linh đạo. Chúng là những ốc đảo nhỏ trong đó viêc cầu nguyện cao độ được chia sẻ và sự hiệp thông huynh đệ được xây dựng từng ngày. Chúng là những tế bào quan trọng không những đối với cấu trúc Giáo Hội, mà còn đối với chính cấu trúc xã hội nữa. Thí dụ, chúng ta hãy nghĩ về vai trò của phong trào đơn tu đối với sự ra đời và phát triển của nền văn minh châu Âu, cũng như các nền văn hóa khác. Cầu nguyện và làm việc trong cộng đồng giúp thế giới tiếp tục phát triển. Nó là một động cơ!
Mọi sự trong Giáo hội đều bắt nguồn từ việc cầu nguyện và mọi sự phát triển nhờ việc cầu nguyện. Khi Kẻ thù, Kẻ ác, muốn chống phá Giáo Hội, trước tiên hắn làm như vậy bằng cách cố gắng hút cạn nguồn suối của Giáo Hội, ngăn cản người ta cầu nguyện. Chẳng hạn, chúng ta thấy điều đó trong một số nhóm đồng ý thúc đẩy việc cải cách Giáo hội tiến tới, thay đổi đời sống của Giáo hội và mọi tổ chức, các phương tiện truyền thông sẵn sàng thông tri cho mọi người cùng biết… Nhưng cầu nguyện không hiển nhiên, không thấy việc cầu nguyện đâu. Chúng ta cần thay đổi điều đó; chúng ta cần phải đưa ra quyết định hơi khó khăn này… Nhưng đề xuất này đáng chú ý. Nó rất đáng chú ý! Chỉ những thảo luận, chỉ những nhờ các phương tiện truyền thông. Nhưng cầu nguyện ở đâu? Và cầu nguyện là điều mở cửa cho Chúa Thánh Thần, Đấng linh hứng sự tiến bộ. Các thay đổi trong Giáo hội mà không có cầu nguyện không phải là những thay đổi do Giáo hội thực hiện. Chúng là những thay đổi được thực hiện bởi các nhóm. Và khi Kẻ thù - như tôi đã nói - muốn chống phá Giáo hội, trước hết hắn sẽ làm điều đó bằng cách hút cạn nguồn nước của Giáo Hội, ngăn cản việc cầu nguyện và đưa ra những đề xuất khác. Nếu việc cầu nguyện ngừng lại, trong một thời gian ngắn có vẻ như mọi sự vẫn tiếp tục như mọi khi - theo quán tính, phải không? - nhưng sau một thời gian ngắn, Giáo hội sẽ nhận ra rằng mình đã trở nên giống như một cái vỏ rỗng, mất hết phương vị, không còn một chút nguồn ấm áp và tình yêu nào của mình nữa.
Những người đàn bà và đàn ông thánh thiện không có cuộc sống dễ dàng như những người khác nữa. Thậm chí họ thực sự có những vấn đề riêng cần giải quyết, và hơn thế nữa, họ thường là đối tượng bị chống đối. Nhưng sức mạnh của họ là việc cầu nguyện. Họ luôn múc từ “cái giếng” vô tận của Mẹ Giáo Hội. Nhờ cầu nguyện, họ nuôi dưỡng ngọn lửa đức tin của họ, như dầu thường làm cho đèn. Và do đó, họ tiến bước trong đức tin và đức cậy. Các thánh, những vị thường ít được coi trọng trong con mắt thế gian, trên thực tế là những người nâng đỡ thế gian, không phải bằng vũ khí tiền bạc và quyền lực, của các phương tiện truyền thông - v.v. - nhưng bằng vũ khí cầu nguyện.
Trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu đã đặt ra một câu hỏi cảm kích luôn khiến chúng ta phải suy gẫm: “Khi Con Người đến, Người có tìm thấy đức tin trên trái đất nữa không?” (Lc 18: 8), hay Người sẽ chỉ tìm thấy các tổ chức, như các nhóm doanh nhân có đức tin, mọi sự được tổ chức tốt, thực hiện các việc bác ái, nhiều việc lắm, hay Người sẽ tìm thấy đức tin? "Khi Con người đến, liệu Người có tìm thấy đức tin trên trái đất nữa không?" Câu hỏi này xuất hiện ở phần cuối của một dụ ngôn muốn cho thấy sự cần thiết phải cầu nguyện một cách kiên trì, không mệt mỏi (xem các câu 1-8). Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên trái đất chừng nào còn dầu cầu nguyện. Chính điều này dẫn đức tin tiến tới và dẫn cuộc sống của chúng ta - những người yếu đuối, tội lỗi – tiến tới, nhưng cầu nguyện sẽ dẫn nó tiến tới một cách an toàn. Câu hỏi mà các Kitô hữu chúng ta cần tự hỏi là: Tôi có cầu nguyện không? Chúng ta có cầu nguyện không? Tôi phải cầu nguyện như thế nào? Như những con vẹt hay tôi cầu nguyện với trái tim mình? Tôi phải cầu nguyện như thế nào? Tôi có cầu nguyện, chắc chắn rằng tôi đang ở trong Giáo hội và tôi cầu nguyện với Giáo hội không? Hay tôi cầu nguyện chút chút theo các ý nghĩ của mình và sau đó làm cho ý nghĩ của mình thành lời cầu nguyện? Đó là một lời cầu nguyện của người ngoại giáo, không phải của Kitô hữu. Tôi nhắc lại: Chúng ta có thể kết luận rằng ngọn đèn đức tin sẽ luôn được thắp sáng trên trái đất chừng nào còn có dầu cầu nguyện.
Và đây là nhiệm vụ thiết yếu của Giáo hội: cầu nguyện và dạy cách cầu nguyện. Truyền ngọn đèn đức tin và dầu cầu nguyện từ thế hệ này sang thế hệ nọ. Ngọn đèn đức tin soi sáng sẽ sửa chữa mọi sự như chúng thực sự vốn là, nhưng nó chỉ có thể tiến tới bằng dầu đức tin. Nếu không, nó sẽ tắt ngúm. Nếu không có ánh sáng của ngọn đèn này, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy con đường truyền giảng Tin Mừng, hay đúng hơn, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy đường để tin cho tốt; chúng ta sẽ không thể nhìn thấy khuôn mặt của anh chị em chúng ta để đến gần và phục vụ; chúng ta sẽ không thể chiếu sáng căn phòng nơi chúng ta gặp gỡ trong cộng đồng. Không có niềm tin mọi sự đều sụp đổ; và nếu không có lời cầu nguyện, đức tin sẽ bị dập tắt. Đức tin và lời cầu nguyện đi đôi với nhau. Không có lựa chọn nào khác. Vì lý do này, Giáo hội, như căn nhà và trường học dạy hiệp thông, là căn nhà và trường học dạy đức tin và cầu nguyện.
Người Mỹ choáng váng: Báo cáo tại Quốc Hội về hoạt động tình báo TQ. 7 linh mục, nữ tu bị bắt cóc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:18 15/04/2021
1. Báo cáo của CIA trước Quốc Hội về các nỗ lực tình báo chưa từng có của Trung Quốc
Hôm thứ Tư 14 tháng Tư, các nhà lãnh đạo cơ quan tình báo Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đang dành ‘ưu tiên chưa từng có’ cho ngành gián điệp, viện dẫn thái độ hung hăng trong khu vực và khả năng mạng của Bắc Kinh khi họ báo cáo tại phiên điều trần công khai về “Mối đe dọa trên toàn thế giới” của quốc hội Hoa Kỳ lần đầu tiên sau hơn hai năm qua.
Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines nói với Ủy ban Tình báo Thượng viện: “Trước việc Trung Quốc dành ‘ưu tiên chưa từng có’ cho cộng đồng tình báo, tôi sẽ bắt đầu bằng việc nêu bật một số khía cạnh của mối đe dọa từ Bắc Kinh.”
Bà mô tả Trung Quốc ngày càng trở nên “một đối thủ ngang tầm thách thức Hoa Kỳ trên nhiều đấu trường”.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang, gọi tắt là FBI, Christopher Wray cho biết hoạt động tình báo của Trung Quốc tại Hoa Kỳ ráo riết đến mức cứ 10 tiếng đồng hồ, cơ quan của ông lại phải mở một cuộc điều tra mới liên quan đến Trung Quốc.
Haines cũng cho rằng những nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ, sự đóng góp của Iran vào sự bất ổn ở Trung Đông, chủ nghĩa khủng bố toàn cầu và những nỗ lực tiềm tàng của Triều Tiên nhằm “thúc đẩy các mối quan hệ giữa Washington và các đồng minh” là những mối đe dọa đáng kể.
Phần lớn cuộc điều trần tập trung vào công nghệ - mối đe dọa từ các điện tặc, tầm quan trọng của sự phát triển các kỹ thuật đánh cắp tiên tiến và ảnh hưởng xấu của truyền thông xã hội.
Sau khi nghe các báo cáo, Phó Chủ tịch đảng Cộng hòa Marco Rubio thở dài nói: “Môi trường công nghệ ngày nay đang trao vào tay kẻ thù khả năng tàn phá”.
Warner ghi nhận nỗ lực mà Bắc Kinh đã đưa ra nhằm đưa công ty Trung Quốc Huawei trở thành công ty dẫn đầu về hệ thống 5G tiên tiến và cho biết ông lo ngại họ có thể thực hiện những nỗ lực tương tự trong các công nghệ mới nổi khác.
Lưu ý về mối nguy hiểm của việc xâm nhập vào các mạng máy tính quốc tế như vụ tấn công SolarWinds gần đây, Warner cho biết: “Chúng tôi cũng có thể muốn phát triển các quy tắc quốc tế mới trong đó một số loại tấn công bị cấm, cũng như chúng ta đã từng đạt được việc cấm sử dụng vũ khí hóa học và sinh học”.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương William Burns, Tổng Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Paul Nakasone và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, Trung tướng Scott Berrier cũng điều trần tại Quốc Hội.
Burns cho biết gần một phần ba lực lượng lao động của CIA tập trung vào các vấn đề mạng.
Wray cho biết mạng xã hội đã trở thành “bộ khuếch đại chính” cho chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong nước và các ảnh hưởng ác ý từ nước ngoài. Wray nói: “Những thứ có thể tập hợp mọi người lại với nhau vì những lý do chính đáng cũng có khả năng gây ra đủ loại tác hại”.
Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã công bố một báo cáo sâu rộng về các mối đe dọa toàn cầu. Báo cáo của Hội đồng Tình báo Quốc gia cho biết dịch bệnh, khoảng cách giàu nghèo, biến đổi khí hậu và xung đột trong và giữa các quốc gia sẽ đặt ra những thách thức lớn hơn, với COVID-19 đã làm trầm trọng thêm một số vấn đề đó.
Source:Reuters
2. Các giám mục Haiti lên án vụ bắt cóc các linh mục, nữ tu Công Giáo
Bẩy linh mục và và nữ tu Công Giáo bị bắt cóc ở Haiti vào hôm Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót, và đang bị giam giữ để đòi tiền chuộc.
Năm linh mục và hai nữ tu bị bắt cóc tại Croix-des-Bouquets, ngoại ô thủ đô Port-au-Prince của Haiti. Theo tin tức địa phương, họ bị bắt khi đang trên đường đi dự lễ nhậm chức của một linh mục quản xứ.
Theo các phương tiện truyền thông Haiti, băng đảng “400 Mawozo” đã thừa nhận tội phạm bắt cóc và đang đòi 1 triệu đô la tiền chuộc.
Hai trong số những người bị bắt cóc, một linh mục và một nữ tu, là công dân Pháp.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Haiti đã lên án vụ bắt cóc và kêu gọi hành động chống lại những kẻ gây án.
Cha Gilbert Peltrop, tổng thư ký của Liên Hiệp Các Dòng Tu Haiti, nói với Reuters rằng “quốc gia phải đứng lên để chống lại bọn côn đồ này”.
Đức Cha Pierre-André Dumas, phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Haiti và Đức Cha Anse-à-Veau et Miragoâne, nói với AFP rằng “Giáo hội cầu nguyện và đoàn kết với tất cả các nạn nhân của hành động tàn ác này”.
“Điều này là quá đáng”, ngài nói. “Đã đến lúc những hành động vô nhân đạo này phải dừng lại”.
Tổng giáo phận Port-au-Prince đã cảnh báo trong một tuyên bố rằng bạo lực băng đảng đã lên đến mức “chưa từng có” trong cả nước.
Tổng giáo phận cho biết: “Đã từ lâu, chúng tôi đã chứng kiến sự sa xuống địa ngục của xã hội Haiti. Các cơ quan công quyền không làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng này và điều đó khiến người ta nghi ngờ về thái độ đồng lõa và bao che”.
Số vụ bắt cóc đòi tiền chuộc gần đây đã gia tăng ở Haiti, và hàng loạt các cuộc biểu tình đã nổ ra để tố cáo tình trạng bạo lực đang gia tăng ở đất nước này.
Source:Catholic News Agency
3. Sau vụ xả súng ở một trường học ở Tennessee, Đức Giám Mục Knoxville yêu cầu 'giải pháp tích cực' cho bạo lực súng đạn
Đức Cha Richard Stika của Giáo phận Knoxville đã yêu cầu “các giải pháp tích cực” đối với bạo lực súng đạn sau vụ xả súng gây chết người tại một trường trung học trong khu vực hôm thứ Hai.
“Một lần nữa và thật đáng tiếc, tôi đang cầu xin những lời cầu nguyện cho các nạn nhân của một vụ xả súng khủng khiếp khác ở Knoxville”, Đức Cha Stika viết trong một tuyên bố hôm thứ Hai. “Tôi đã theo dõi vụ việc đáng tiếc và bạo lực ngày hôm nay và cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân, bao gồm cả một nhân viên thực thi pháp luật”.
Theo chính quyền địa phương, một người đã thiệt mạng và một cảnh sát bị thương hôm thứ Hai trong một vụ xả súng tại trường trung học Austin-East của Knoxville. Theo ABC 8 News, cảnh sát Knoxville cho biết các viên chức cảnh sát đã phản ứng với các báo cáo về một nam sinh có vũ trang tại trường. Học sinh này sau đó đã bị giết trong khi chạm súng với cảnh sát.
Một cảnh sát bị thương và đang hồi phục tại một bệnh viện địa phương với những vết thương không nguy hiểm đến tính mạng.
Đức Cha Stika hôm thứ Hai đã lên tiếng chỉ trích những hành động bạo lực đang diễn ra và kêu gọi những lời cầu nguyện và “những giải pháp tích cực”.
“Một loạt các sự kiện bi thảm đã diễn ra trong những tuần gần đây ở Knoxville, đặc biệt là liên quan đến cộng đồng Austin-East, và những sự kiện đã diễn ra trên khắp nước Mỹ, chứng tỏ rằng bạo lực trong xã hội của chúng ta vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, gần như xảy ra hàng ngày và giết hại các nạn nhân theo nhiều cách khác nhau”, vị Giám Mục viết.
“Là một quốc gia, chúng ta phải cam kết hành động để quay lưng lại với bạo lực và tìm ra các giải pháp thực sự dẫn chúng ta đến tình yêu thương, lòng trắc ẩn và liêm chính”, ngài nói.
“Với tư cách là Giám mục của Giáo phận Knoxville, tôi cam kết sẽ làm những gì có thể để giúp đỡ. Những lời cầu nguyện là quan trọng, nhưng các cộng đồng phải cùng nhau tìm ra những giải pháp tích cực cho vấn đề đang diễn ra này ở đất nước chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
4. Cảnh sát Luân Đôn xin lỗi vì việc tạm dừng cử hành Thứ Sáu Tuần Thánh tại giáo xứ Ba Lan
Đức Tổng Giám Mục của tổng giáo phận Southwark và đại diện của Cảnh sát Thủ đô đã đến thăm giáo xứ Chúa Kitô Vua Ba Lan ở Luân Đôn vào hôm Chúa Nhật 11 tháng Tư, bày tỏ mong muốn được hợp tác và đưa ra lời xin lỗi sau khi lực lượng cảnh sát yêu cầu giải tán cử hành Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh ở ngôi nhà thờ đó.
Như chúng tôi đã đưa tin, vào ngày 2 tháng 4, hai nhân viên cảnh sát đã làm gián đoạn nghi thức Phụng vụ tưởng niệm cuộc thương khó Chúa và nói với cộng đoàn rằng cuộc tụ tập là “bất hợp pháp” và họ phải giải tán, hoặc phải đối mặt với tiền phạt lên đến 200 bảng Anh một người, vì vi phạm các quy tắc về khoảng cách xã hội và khẩu trang y tế.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web của họ, giáo xứ cho biết cộng đoàn đã phải tuân lệnh cảnh sát và giải tán trong khi đang đọc trình thuật cuộc thương khó Chúa Kitô.
“Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng cảnh sát đã vượt quá quyền hạn của họ một cách tàn bạo khi ra lệnh mà không có lý do chính đáng,” tuyên bố cho biết.
“Chúng tôi lấy làm tiếc rằng quyền của các tín hữu đã bị xâm phạm vào một ngày quan trọng như vậy đối với mọi tín hữu, và sự thờ phượng của chúng tôi đã bị xúc phạm,” tuyên bố tiếp tục.
Giáo xứ cho biết:
“Chúng tôi tin rằng các quan chức cảnh sát thành phố đã được thông tin sai lạc về các hướng dẫn hiện hành dành cho các địa điểm thờ phượng. Họ cho rằng lý do can thiệp của họ là do lệnh cấm tổ chức các cử hành có công chúng tham dự tại các địa điểm thờ phượng ở Luân Đôn được ban hành vào ngày 4 tháng Giêng năm nay”.
Thực ra, chỉ thị được đưa ra vào ngày 4 tháng Giêng năm nay đã được thay đổi và cảnh sát không nắm được. Các hạn chế liên quan đến COVID-19 ở Anh cho phép tiếp tục các cử hành có công chúng tham dự, miễn là tuân thủ các quy tắc về khoảng cách xã hội.
Source:Catholic News Agency
5. Giáo phận Kingstown kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho cư dân đảo St. Vincent sau khi núi lửa phun trào
Một vụ phun trào núi lửa lớn ở Đông Caribe đã khiến hàng nghìn người phải di tản khỏi các khu vực của hai hòn đảo chính St. Vincent và Grenadines. Người Công Giáo đang yêu cầu những lời cầu nguyện và sự trợ giúp.
“Xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho đất nước chúng tôi, xin anh chị em đặc biệt nhớ đến những người đã bị di dời,” Giáo phận Kingstown cho biết trong một bài đăng trên Facebook vào sáng thứ Bảy 10 tháng Tư.
Núi lửa La Soufrire trên đã St. Vincent phun trào lần đầu tiên lúc 8:41 sáng Thứ Sáu. Nó bao phủ hòn đảo trong tro bụi. Lần phun trào cuối cùng là vào năm 1979. Một vụ phun trào năm 1902 đã giết chết khoảng 1,600 người, theo báo cáo của AP.
Hơn 100,000 người sống trên chín hòn đảo có dân cư của quốc gia St. Vincent và Grenadines. Đảo St. Vincent có diện tích gấp đôi thủ đô Washington.
Khoảng 16,000 người sống trong “vùng báo động đỏ” ở phía bắc của đảo St. Vincent, một khu vực được coi là có nguy cơ cao nhất do hoạt động của núi lửa. Hầu hết những cư dân này đã được di tản.
Một vụ nổ thứ hai vào Chúa Nhật đã gây mất điện lớn và cắt nguồn cung cấp nước. Các vụ phun trào có thể tiếp tục trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
Tro bụi và đất đá khiến việc đi lại khó khăn. Tro làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và có thể gây ra các vấn đề về hô hấp.
Những người di tản đã được đưa đến những nơi trú ẩn khẩn cấp, nhưng có những lo ngại rằng trong những điều kiện đông đúc như vậy, họ có thể nhiễm coronavirus.
Cư dân của St. Lucia, khoảng 47 dặm về phía bắc của St. Vincent, đã được cảnh báo rằng phẩm chất không khí sẽ bị ảnh hưởng. Tại Barbados, khoảng 124 dặm về phía đông, người dân đã được cảnh báo ở bên trong nhà đừng ra ngoài.
Một số trường học và nhà thờ Công Giáo đang đóng vai trò là nơi trú ẩn cho những người di tản. Giáo phận Kingstown cho biết đang có “nhu cầu cấp thiết” về nệm, khăn trải giường và gối. Giáo phận yêu cầu các nhà tài trợ địa phương gửi tiền quyên góp tại Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ở Kingstown.
Source:Catholic News Agency