Ngày 16-04-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ta là Mục Tử tốt lành
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:37 16/04/2018
Chúa Nhật IV PHỤC SINH, năm B
Chúa Nhật CHÚA CHĂN CHIÊN LÀNH
Ga 10, 11 – 18

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành là Chúa Nhật dành riêng cầu nguyện cho ơn gọi. Chúa Nhật này gợi cho chúng ta hình ảnh của Vị Mục Tử Nhân Lành tự hiến mạng sống mình, để chia sẻ với nhân loại, với mọi người, với chúng ta sự sống Phục Sinh của Ngài. Vị Mục Tử Nhân Hậu, Hiền Lành đã bỏ chín mươi chín con chiên trong đàn mà đi tìm một con chiên lạc. Tìm được con chiên lạc, Vị Mục Tử Nhân Lành vác con chiên lạc trên vai mình…

Vâng, ngày xưa, đề tài này là nguồn cảm hứng của nhiều văn nhân, thi sĩ trong Thánh Kinh, khiến họ mô tả Thiên Chúa như một Vị Mục Tử. Thiên Chúa đã xả thân, hy sinh, hiến mạng sống cho dân Israen không khác gì Vị Mục Tử, vì thế tác giả Thánh Vịnh 23 đã hát lên :” Chúa là mục tử chăn dắt tôi…Tôi không còn thiếu thốn gì…Dù phải đi qua thung lũng tối đen hiểm nguy.Tôi cũng không hề lo sợ “ ( Tv 23, 1-4 ). Và từ đó, các Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo Israen ở trần gian cũng được coi như Vị Mục Tử. Tuy nhiên, theo thời gian, vai trò lãnh đạo tôn giáo của Israen đã bị thoái hóa, biến chất. Ngôn sứ Êzéchiel đã nhân danh Chúa nói :” Hỡi các mục tử Israen, các ngươi đã bị băng hoại, biến chất rồi ! Các ngươi chỉ biết lo cho bản thân mình, chứ không hề nghĩ đến bầy chiên…Các ngươi chẳng chăm sóc những con yếu đuối, bệnh hoạn, tật nguyền…Vậy hỡi những chủ chăn, hãy nghe đây, Ta, Vị Chủ Tể tối cao, Ta tuyên bố rằng…Ta sẽ tách bầy chiên ra khỏi các ngươi…Ta sẽ giao chúng cho một Vị Vua giống như Đa Vít tôi tớ của Ta, để làm mục tử của chúng và Người ấy sẽ lo lắng chăm sóc chúng “ ( Ez 34, 2-4,9-10,23 ).

Chính vì thế, chúng ta phải đọc đoạn Tin Mừng của thánh Gioan hôm nay trong bối cảnh này. Đức Giêsu nói :” Ta là Mục Tử Tốt Lành, sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đàn chiên…Chúng sẽ nghe tiếng Ta và chúng sẽ trở nên một đàn chiên duy nhất dưới quyền một chủ chiên “. Hình ảnh người chăn chiên rất quen thuộc đối với người Do Thái vì chính cha ông của họ và chính họ cũng là những người sống về nghề chăn chiên nuôi cừu. Đức Giêsu được ví như người Chăn chiên nhân lành vì Ngài là nhân vật mà ngôn sứ Ézéchiel đã tiên báo. Giống như Vua Đa Vít, Đức Giêsu, người mục tử nhân lành, chăm sóc những con chiên yếu đuối, gầy còm, bơ vơ, chữa lảnh những con chiên tật nguyền, bệnh hoạn, băng bó vết thương cho những con chiên bị nạn, đi tìm con chiên lạc đường, mất lối. Đức Giêsu còn nhân hậu hơn thế, Ngài xả thân , tự hiến mạng sống cho đàn chiên của Ngài…Ngài còn đi tới tận cùng là đã sống lại từ cõi chết và chia sẻ đời sống linh thánh, Phục Sinh của Ngài cho nhân loại, cho chúng ta. Ngài cho chúng ta được tham dự vào quyền năng Phục Sinh của riêng Ngài như thánh Phêrô cho chúng ta hay chính nhờ tin vào quyền năng của Chúa mà người tàn tật được chữa lành. Chúa Phục Sinh cũng mời gọi mọi người chúng ta tin vào Ngài để được chữa lành phần hồn cũng như phần xác. Thánh Gioan trong bài đọc hai cũng nhắc nhở mọi người chúng ta:” Nhờ Chúa Giêsu, Thiên Chúa Cha đã cho chúng ta trở nên con cái riêng của Ngài”. Mỗi người chúng ta khi được trở nên con cái Chúa, chúng ta cũng được kêu gọi sống gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành và với sứ mạng được trao chúng ta được mời gọi loan báo Chúa đã Phục Sinh, và giới thiệu Chúa Chiên Nhân Lành cho mọi người để nhiều người nhận ra ơn cứu độ Chúa sống lại mang đến cho họ.

Mừng lễ Chúa Chiên Lành, chúng ta cầu người cho có nhiều thanh niên, nam nữ quảng đại, dấn thân cho Chúa, cho Hội Thánh trong các Chủng Viện, Tu Viện, Đan Tu vv…Xin cho các Linh Mục trở nên giống các Mục Tử Nhân Lành như lòng Chúa mong ước.

Lạy Chúa, xin cho chúng con mỗi người biết sống địa vị của mình theo gương Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Nhân Lành đã hiến mạng sống vì đàn chiên. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Mục Tử Tốt lành ngĩa là gì ?
2.Tại sao Chúa Giêsu lại được ví như Mục Tử tốt lành ?
3.Tại sao lại gọi là Mục Tử xấu ?
4.Cac Linh mục được mời gọi sống giống ai ?
5.Tại sao chúng ta lại phải cầu nguyện cho ơn thiên triệu ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lãnh đạo tôn giáo người Syria lên án cuộc không kích của quân đồng minh và kêu gọi cầu nguyện.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:50 16/04/2018
(EWTN News/CNA) Các nhà lãnh đạo của các Kitô giáo lớn ở Syria đã có bản thông báo chung lên án cuộc không kích của Hoa Kỳ, Anh và Pháp vào Syria vào hôm thứ Sáu là cuộc gây hấn “ bất công” và “tàn bạo”.

Trong một cuộc phô trương chung lực lương quân sự của đồng minh, TT Hoa Kỳ Donald Trump đã ra lệnh cuộc không kích, kết hợp với Anh và Pháp vì nghi ngờ chính quyền Syria, do TT Bashar al-Assad lãnh đạo, đã xử dụng vũ khí hóa học. Có tổng số 105 hỏa tiễn đã nhắm vào các cơ sở vũ khí hóa học trên cả nước vào khuya thứ Sáu.

Syria đã bị đau khổ vì một cuộc nội chiến bạo lực và hỗn loạn từ năm 2011, đã làm cho trên một nửa triệu người bị giết và khoảng 10 triệu người phải bỏ nhà lánh nạn.

Các lãnh đạo của Antioch và Chính Thống Giáo Hy Lạp Đông Phương, Chính Thống Syria và các Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp- Melkite đã lên án cuộc tấn công là mơ hồ và bất công, cho rằng không có “bằng chứng đầy đủ và rõ ràng” để tiến hành một cuộc tấn công kẻ nghi ngờ thủ đắc vũ khí hóa học.

Hơn thế nữa, các vị ấy cho rằng thời điểm của “cuộc xâm chiếm bất công chống lại Syria là không thích hợp khi mà Ủy Ban Quốc Tế Độc Lập về Điều Tra mới bắt đầu công việc ở Syria. Cuộc không kích coi thường công việc của ủy ban này.”

Các lãnh đạo tôn giáo nhấn mạnh rằng những nước tấn công Syria lại là những nước mà Syria không hề tấn công họ, do vậy các nước đồng minh đã rõ ràng vi phạm luật quốc tế và hiến chương Liên Hiệp Quốc bởi vì nó là một cuộc tấn công bất công vào một nước có chủ quyền, là thành viên của Liên Hiệp Quốc.”

Họ cũng nói rằng cuộc tấn công dường như sẽ không mang lại kết quả mong muốn và chỉ khuyến khích những kẻ khủng bố ở trong nước và làm trì hoãn tiến trình giải quyết hòa bình trong khu vực.

Họ kêu gọi Liên Hiệp Quốc ủng hô các giải pháp hòa bình ở Syria và kêu gọi tất cả mọi tín hữu ở Hoa Kỳ, Pháp và Anh Quốc cùng cầu nguyện cho hòa bình.

“Chúng tôi kêu gọi cầu nguyện cho sự an toàn, chiến thắng và giải thoát Syria khỏi moi hình thức chiến tranh và khủng bố. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho hòa bình ở Syria và trên toàn thế giới và kêu gọi tăng cường mọi nỗ lực hòa giải dân tộc để bảo vệ đất nước và duy trì phẩm giá của mọi người dân Syria.”

Bản tuyên bố được ký tên bởi John X, giáo trưởng Chính Thống Giáo Antioch và Đông Phươg, Ignatius Aphrem II, Giáo trưởng Chính Thống Syria, Antioch và toàn Đông Phương, và Joseph Abis, giáo trưởng Công Giáo Hy lạp-Melkite, Antioch, Alexandria và Gie-ru-sa-lem.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Sự Phục Sinh cho thấy quan điểm của người Kitô hữu về thân xác.
Giuse Thẩm Nguyễn
13:22 16/04/2018
(Vatican News) Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hàng tuần, ĐGH Phanxicô đã nói rằng vào những những giây phút đầu tiên, các Môn Đệ đã không thể tưởng tượng được là Chúa sống lại, nên khi Chúa hiện ra các ngài cứ nghĩ là đã nhìn thấy ma.

Chúa đã sống lại với thân xác của Người.

Chúa đã sống lại không phải là một ảo tưởng. Chúa là con người, có xác và có hồn. Vì thế trong bài đọc vào ngày Chúa Nhật, Chúa đã cho các môn đệ xem những vết thương ở chân và ở tay Ngài, không những thế, Chúa còn bảo các các ông sờ vào Ngài để thấy rõ Ngài bằng xương bằng thịt. Để cho các ông vững tin thêm, ngài còn hỏi các môn đệ có gì ăn không và khi họ đưa cho Ngài một miếng cá nướng thì “Chúa Giê-su đã ăn trước mặt họ.”

Quan điểm của Kitô hữu về thân xác.

ĐGH nói rằng sự sống lại thật của thân xác Chúa Giê-su làm sáng tỏ quan điểm của người Kitô về thân xác. Đối với các Kitô hữu, thân xác không là trở ngại cũng chẳng là nhà tù của linh hồn. Thân xác được Thiên Chúa tạo nên và con người chỉ được coi là trọn vẹn khi có sự kết hợp giữa thân xác và linh hồn. Dù rằng thân xác có khi làm dịp hay dụng cụ để phạm tội, người Kitô hữu phải nhận thức rằng tự thân xác chúng ta “là một món quà tuyệt vời của Thiên Chúa, cùng với linh hồn, là hình ảnh tuyệt vời đầy đủ giống như hình ảnh của Thiên Chúa.

Chúng ta phải chăm lo cho thân xác.

ĐGH nói rằng vì lý do đó chúng ta được kêu gọi phải tôn trọng và chăm lo không những chỉ cho thân xác của mình mà còn cho cả thân xác của người khác nữa. Bất cứ hành vi nào làm phương hại, gây thương tích hay bạo lực đối với thân xác của anh em mình là xúc phạm đến Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa. ĐGH nhấn mạnh rằng “Cha đặc biệt nghĩ đến những các trẻ em, phụ nữ, những người già đang bị ngược đãi. Trong thân xác những người dễ bị tổn thương này, chúng ta thấy thân xác của Chúa Giesu. Qua việc bị xỉ nhục, bị vu oan, bị khinh thường, bị đánh đòn, bị đóng đinh, Chúa Giesu dạy chúng ta biết yêu, một tình yêu, trong sự Phục Sinh của Ngài, đã chứng tỏ có sức mạnh lớn hơn cả tội lỗi và sự chết, và mong muốn cứu chuộc tất cả những ai mà thân xác của họ phải trải qua những hình thức nô lệ khác nhau trong thời đại của chúng ta.

ĐGH đã kết thúc bài suy niệm của mình bằng cách lưu ý rằng chúng ta là những người được kêu gọi để có thể nhìn thế giới này “với sự sâu thẳm tuyệt vời, với bao kỳ công và niềm vui lớn lao là được gặp được Chúa Phục Sinh, Đấng biết cách thu thập và trân quý những điều mới mẻ của cuộc sống mà Ngài đã gieo trong lịch sử, để tiến về trời mới và đất mới.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 kỷ niệm sinh nhật lần thứ 91
Đặng Tự Do
17:37 16/04/2018
Hôm thứ Hai 16 tháng 4, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 91 một cách lặng lẽ trong tu viện “Mẹ Giáo Hội” ở Vatican, nơi ngài về hưu.

Ngày sinh của Đức Joseph Ratzinger đã được một số người xem như một dấu hiệu của Ơn Quan Phòng của Thiên Chúa. Đó chắc chắn là một dấu chỉ cho những điều sẽ xảy đến. Vị Giáo Hoàng tương lai Bênêđictô XVI được sinh ra vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, 16 tháng 4 năm 1927. Nơi sinh của ngài là Marktl-an-Inn, một ngôi làng nhỏ bé cách Altoetting, đền thờ Thánh Mẫu lớn nhất trong miền Bavaria chưa đầy một giờ đi bộ.

Năm 1927 cũng là năm Charles Lindbergh hoàn thành chuyến bay thẳng đầu tiên vượt Đại Tây Dương. Vị Giáo hoàng lúc đó là Đức Piô XI – là người kế vị Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, đã mừng sinh nhật lần thứ 85 của mình, lần sinh nhật cuối cùng của ngài khi còn ở ngôi giáo hoàng với Thánh Lễ tại Nhà Nguyện Thánh Phaolô của Vatican. Đó là ngày 16 tháng 4 năm 2012. Suy tư về cuộc đời trường thọ và đầy những biến cố, ngài tuyên bố ngài đang “phải đối mặt với chặng cuối cùng” của cuộc hành trình trong cuộc lữ hành trần thế của mình. “Tôi không biết những gì đang chờ đợi tôi”, ngài nói, “Nhưng tôi biết rằng ánh sáng của Thiên Chúa ở đó, rằng Ngài đã sống lại, ánh sáng của Ngài mạnh hơn tất cả bóng tối, sự tốt lành của Thiên Chúa mạnh hơn mọi điều ác trong thế giới này, và điều này giúp tôi tự tin tiến bước, điều này giúp chúng ta tiến lên phía trước”.
Source: Vatican News Pope Emeritus Benedict XVI celebrates his 91st birthday
 
Đức Thánh Cha an ủi cậu bé có người cha quá cố là người vô thần
Đặng Tự Do
20:49 16/04/2018
Trong chuyến viếng thăm giáo xứ Thánh Phaolô Thánh giá, trong khu phố Corviale của Rôma, Đức Thánh Cha đã gặp các tín hữu trước khi cử hành Thánh Lễ chiều Chúa Nhật 15 tháng Tư, Chúa Nhật thứ Ba mùa Phục sinh.

Như thường lệ trong các chuyến viếng thăm các giáo xứ trong giáo phận Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến nơi trước thánh lễ khoảng 2 tiếng đồng hồ để gặp gỡ anh chị em giáo dân. Ngài đến giáo xứ Thánh Phaolô Thánh giá lúc 4 giờ chiều.

Trước thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các trẻ nhỏ trong các lớp học giáo lý, cũng như những người cao tuổi, người nghèo, và các thành viên bị bệnh trong giáo xứ; và sau đó giải tội cho nhiều người.

Những người quẫn bách phải ở vị trí trung tâm của giáo xứ

Trong cuộc gặp gỡ với người cao tuổi, Đức Thánh Cha nói về “bổn phận” của giáo xứ phải có mặt để giúp đỡ người dân” vì những người quẫn bách là trung tâm của giáo xứ, và trung tâm của Tin Mừng. Mọi người đều phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc đời, nhưng nỗi buồn và những khó khăn của chúng ta không cho phép chúng ta đánh mất đi niềm hy vọng hay niềm vui của chúng ta, bởi vì Chúa Giêsu đã đến để “cứu chuộc” những vết thương của chúng ta bằng những vết thương của Ngài.” Điều này, Đức Thánh Cha nói, là niềm vui của chúng ta, “Chúa Giêsu đã trả giá cho chúng ta, Ngài gần gũi chúng ta, Ngài muốn những gì là tốt lành cho chúng ta.”

Khả năng hoán cải con tim của Chúa Giêsu

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu chuyến viếng thăm của ngài với phần hỏi đáp cùng với một số trẻ em của giáo xứ. Trong một trao đổi thú vị, Đức Thánh Cha hứa sẽ trả lời câu hỏi “đoạn Kinh Thánh nào ngài yêu thích nhất” nếu như các trẻ con trong giáo xứ hứa đọc đoạn Kinh Thánh này khi về nhà. Đức Thánh Cha cho biết câu chuyện hoán cải của Thánh Matthêu, trước khi theo Chúa Giêsu là một người thu thuế là một trong những câu chuyện ngài thích thú nhất. Câu chuyện này “cho thấy quyền năng hoán cải con tim của Chúa Giêsu.”

Tất cả đều là con của Thiên Chúa

Đức Thánh Cha cũng trả lời câu hỏi của một em bé gái: “Chúng ta ở đây là những người đã chịu phép rửa tội, chúng ta là con cái Thiên Chúa. Nhưng những người không chịu phép rửa thì sao?”. Đức Thánh Cha đáp: “Tất cả chúng ta đều là con cái Chúa, dù là được rửa tội hay không, người tốt hay người xấu. Cả những người theo mafia, cho dù họ thích hành động ‘như con cái ma quỉ’. Chúa tạo dựng nên tất cả mọi người. Ngài yêu thương tất cả mọi người, và đặt trong con tim tất cả mọi người lương tâm để họ nhận ra điều gì là tốt, và phân biệt nó với những gì là xấu xa.” Nhưng khi chúng ta chịu phép rửa tội, Ngài nói, “Thánh Thần Chúa bước vào lương tâm đó, và củng cố sự thuộc về Thiên Chúa của con”, và trong một nghĩa nào đó, “ngài làm cho con trở nên một người con gái của Thiên Chúa hơn”.

Thiên Chúa có “trái tim của một người cha”

Cuối cùng, một cậu bé, quá xúc động ràn rụa nước mắt, đã không thể đặt câu hỏi của mình - vì vậy Đức Giáo Hoàng kêu cậu bé đến gần và nói thầm trong tai ngài. Sau đó ngài hỏi cậu bé có cho ngài lặp lại câu hỏi của cậu không. Đức Thánh Cha tóm tắt lại câu hỏi của cậu:

“Cậu bé khóc vì cha mình”, là người vừa mới chết cách đây không lâu, “và cậu bé đã có can đảm để nói về điều đó trước mặt chúng ta, vì tình yêu mà cậu dành cho cha mình trong tâm hồn”, cậu bé hỏi liệu cha cậu, một người không có niềm tin, có được lên thiên đàng không. “Cha con là một người đàn ông tốt”, cậu bé nói với Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nghĩ như cậu. Ngài nói: “Đây là một chứng tá thật đẹp” khi con trai của một người đàn ông có thể gọi ông là người tốt.

Trả lời câu hỏi của cậu bé, Đức Thánh Cha nói chỉ có Thiên Chúa mới có thể biết ai là người được lên thiên đường. Tuy nhiên, người cha của cậu bé dù là người vô thần đã cho cả 4 người con của mình được rửa tội. Một tín hữu cho con mình được rửa tội là điều dễ hiểu, một người vô thần cho cả 4 người con của mình được rửa tội thì hẳn phải là người tốt. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Thiên Chúa có trái tim của một người cha nhân hậu sẽ không để cho một người tốt như vậy bị lìa xa khỏi Ngài.”
Source: Vatican News - Pope meets with young and old during parish visit
 
Một nữ tu người Úc bị chính quyền Phi Luật Tân bắt vì điều tra những vi phạm nhân quyền
Đặng Tự Do
21:11 16/04/2018
Nữ tu Patricia Fox, 71 tuổi, người Úc thuộc dòng Nữ Tử Sion, đã bị bắt tại Phi Luật Tân vì tham gia vào một cuộc điều tra nhân quyền quốc tế về tình trạng của người bản địa và các nông dân nghèo

Hôm thứ Hai 16 tháng Tư, Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân nói chính quyền nước này đã bắt giữ nữ tu Patricia Fox và cáo buộc chị đã tham gia vào “các hoạt động chính trị bất hợp pháp”. Nữ tu Patricia Fox đang tham gia vào một cuộc điều tra về tình trạng nhân quyền ở phía nam đất nước này.

Nữ tu Patricia Fox, là điều phối viên khu vực của dòng Nữ tử Sion, đã được đưa tới văn phòng di trú ở Manila và dự kiến sẽ bị trục xuất khỏi đất nước này trong vài ngày tới đây.

Làm việc với người nghèo và người bản địa

Người nữ tu 71 tuổi này đã tham gia vào một sứ mệnh nhân quyền quốc tế tại đảo Mindanao miền Nam nơi chị đã phục vụ như là một nhà truyền giáo trong 27 năm qua, đặc biệt là làm việc với người bản địa và nông dân nghèo khó.

Tổng thống Rodrigo Duterte đã áp đặt thiết quân luật trên đảo Mindanao hồi tháng 5 năm ngoái, sau khi các nhóm Hồi Giáo quá khích tấn công thành phố Marawi. Hơn một trăm người đã chết trong các cuộc đụng độ khi lực lượng chính phủ chiến đấu để giành lại quyền kiểm soát thành phố.

Thiết quân luật trên đảo Mindanao

Mindanao từ lâu đã bị chìm đắm trong các cuộc xung đột, khi các chính phủ liên tiếp đã mở các cuộc hành quân chống lại các cuộc nổi dậy của cộng sản, cũng như của các tổ chức Hồi giáo.

Phần lớn người Hồi giáo ở Phi Luật Tân sống trên đảo Mindanao và các hòn đảo xung quanh, nhưng sự bất ổn về chính trị đã khiến khu vực trở thành điểm nóng nơi bọn buôn lậu ma túy, những kẻ bắt cóc đòi tiền chuộc và các nhóm cực đoan có thể hoạt động mạnh trong khu vực
Source: Vatican News -Australian missionary of Sisters of Sion arrested in Philippines
 
Nhân dịp sinh nhật 91 của ngài, nhìn trở lui cuộc đời Đức Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An
22:39 16/04/2018
Ngày 16 tháng Tư năm nay mừng sinh nhật lần thứ 91 của Đức Bênêđictô XVI. Nhân dịp này, Hãng Tin Zenit cho đăng một bài của nữ ký giả Deborah Castellano Lubov duyệt lại cuộc đời của một trong các vị giáo hoàng nổi danh nhất của Giáo Hội Công Giáo.



Những giây phút đặc biệt thuở đầu đời của Đức Bênêđíctô là những khám phá cần phải tìm thấy trong một cuộc hành hương do Vatican tổ chức nhằm lần giở lại cuộc đời của ngài từ Bavaria tới Rôma, do nhà sử học nổi tiếng Michael Hesemann hướng dẫn. Ông vốn là đồng tác giả với Georg Ratzinger của cuốn “Giáo Hoàng, Em Trai Tôi”.

Một số những nơi có ý nghĩa mà cuộc hành hương thiêng liêng và thân mật này bao gồm là: thị trấn nhỏ nhưng quyến rũ là Marktl am Inn, nơi em bé Joseph Ratzinger ra đời; Tittmoning, nơi ngài sống những năm thơ ấu cho tới lúc vào mẫu giáo; Freising, nơi ngài học ở tiểu chủng viện và thụ phong linh mục cách nay 65 năm; Traunstein, nơi ngài cử hành Thánh Lễ mở tay; Munich, nơi ngài làm Tổng Giám Mục; Regensburg, nơi ngài dạy học; và Pentling, nơi ngài vẽ kiểu một ngôi nhà dự tính để về hưu.

Nhóm có những giây phút hồng ân mà họ chưa bao giờ dám mong đợi là được gặp gỡ riêng người anh trai của Đức Bênêđictô, Georg, tại nhà riêng của ngài ở Regensburg, và gặp gỡ vị linh mục thứ ba cùng thụ phong với anh em nhà Ratzinger, Rupert Berger, tại nhà riêng của ngài ở Traunstein.

Một nghịch lý khiến những người tham dự thích thú là Joseph Ratzinger, trong một thời gian dài, chỉ là “một thằng em trai nhỏ nhoi của người lãnh đạo ca đoàn nổi tiếng, Georg Ratzinger”. Và khi 3 vị thụ phong, thì người nổi danh nhất chính là Cha Berger, vì ngài là con trai ông thị trưởng.

Cho tới khi Joseph trở thành Hồng Y và được triệu về Rôma, dù lúc đó đang là Tổng Giám Mục của Munich và Freising, ngài vẫn chỉ đứng “trong chiếc bóng” của người anh nổi tiếng.

Georg Ratzinger gặp Deborah Castellano Lubov tại Regensburg


Phép lạ

Bạn có biết ảnh Đức Mẹ nào được Đức Bênêđictô tôn kính không? Đó là ảnh Đức Mẹ tại một Đền Thánh Mẫu, nổi danh là nơi xẩy ra nhiều phép lạ tại thị trấn có sức quyến rũ lạ lùng là Altoetting nơi gia đình Ratzinger, trong đó có cả cậu bé Ratzinger, và anh chị em ngài là Georg và Maria, thăm viếng mỗi năm một lần.

Tại nơi trên vào năm 1489, hai cậu bé đã thiệt mạng, một cậu trong một tai nạn nông trại còn cậu kia bị chết đuối; hai cậu đã được hồi sinh sau khi người ta mang hai cậu tới trước ảnh Đức Nữ Trinh kiều diễm Maria ở Altoetting.

Thực vậy, ngày nay, nơi trên để lại dấu ấn do tất cả những đồ vặt vãnh người ta gắn trên những bức tường ở bên ngoài đền thánh để tỏ lòng cám ơn đối với các phép lạ xẩy ra nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ. (Đốt nến là cử chỉ người ta thường làm để được phép lạ, trong khi những đồ vặt vãnh là dấu chỉ đã nhận được phép lạ). Khắp trong và chung quanh đền thánh này, hiện không còn đủ chỗ ở trên tường để chứa các lời tạ ơn. Người giầu có dâng những đồ bằng bạc để tỏ lòng biết ơn, trong khi những người ít của hơn và thậm chí cả những người nghèo nhất, đôi khi chỉ biết vẽ những bức tranh nho nhỏ để nói lên lòng biết ơn của mình. Người ta thấy những bức tranh vẽ giường nhà thương hoặc ngay cả bộ phận người để diễn tả việc được chữa khỏi bệnh, và cả hình các bé thơ nữa, thậm chí nhiều hình chụp mới cách nay mấy tháng, các bé thơ được hạ sinh an toàn sau nhiều biến chứng hoặc cha mẹ không thể có con, rồi bỗng thấy mình có thai. Hơn nữa, còn có những hình vẽ người được cứu khỏi những tình huống khó khăn thời chiến tranh, đấu tranh và cả những vụ sóng thần mới đây, mà sự thoát được coi là do sự cầu bầu của Đức Mẹ.

Con gấu nhồi bông

Căn nhà tại Marktl am Inn, Bavaria, nơi Joseph Rtazinger sinh ra


Căn nhà ở Marktl am Inn là nơi Joseph sống những năm đầu đời: lúc 2 tuổi, cậu cùng anh chị em băng qua phố nhìn ngắm các đồ trang trí Giáng Sinh tại một cửa tiệm nhỏ đối diện với nhà cha mẹ. Bắt mắt cậu nhất là con gấu nhồi bông ở cửa sổ. Ngày nào, cậu bé Joseph cũng tới ngắm và trầm trồ khen ngợi. Nhưng rồi một ngày ngay trước Lễ Giáng Sinh, cậu bỗng đầm đìa nước mắt. Lý do? Thì ra con gấu nhồi bông không còn ở đấy nữa... Ở Đức, các em bé nhận được quà của mình sau Thánh Lễ đêm 24 tháng Mười Hai. Đến lúc đó, nguyên cớ nỗi buồn của cậu bé Joseph mới được cởi bỏ, lúc, thay vào đó, cậu hân hoan mừng rỡ khi thấy con gấu nhồi bông nằm dưới cây thông giáng sinh của gia đình.

Bảng liệt kê dịp Lễ Giáng Sinh

“Con hứa sẽ ngoan ngoãn” đó là lời cậu viết trong bảng liệt kê dịp Lễ Giáng Sinh lúc 7 tuổi. (Một lời đoan hứa chắc chắn được Joseph Ratzinger tuân giữ). Để đổi lấy tác phong ngoan ngoãn này, 3 điều cậu yêu cầu rất rõ ràng là : một áo lễ để chơi làm lễ với anh trai Georg, một sách lễ dịch sang tiếng Đức để cậu hiểu tiếng Latinh, và một tấm ảnh đặc biệt về ThánhTâm Chúa.

Vườn Địa Đàng của Tuổi Thơ Tôi

Tittmoning, một thị trấn nhỏ trên bờ Sông Salzach, giáp biên giới với Áo, nơi gia đình Ratzinger sống trong các năm 1929 tới 1932, (cho tới lúc Joseph vào mẫu giáo), là nơi được Đức Bênêđíctô mô tả như “Vườn Địa Đàng của Tuổi Thơ Ngài”. Trước khi tới trường, cậu thường ngừng lại và cầu nguyện trong nhà thờ. Tại đây, cậu bắt đầu biết đánh giá Thánh Lễ mỗi ngày một hơn, nhất là khi quan sát người anh trai của cậu giúp lễ, còn cha mẹ cậu thì hát trong ca đoàn.

Cũng tại thị trấn này, nơi cậu bé Joseph bắt đầu thấy mộ mến phụng vụ, có Đền Đức Mẹ, nơi cậu, cùng với mẹ và anh chị em, hàng ngày tới lần chuỗi mân côi. Đoàn hành hương hăng hái leo dốc, nhưng quả là đáng giá. Trên đường về, họ băng qua các ghềnh của một con sông nhỏ chẩy dốc xuống một cánh rừng, tạo bóng râm vào mùa hè.

Đoàn cũng thăm Auschau am Inn, dưới chân dẫy Alps, nơi gia đình Ratzinger phải lánh cư năm 1932, vì Ông Ratzinger hay lớn tiếng chỉ trích chế độ Quốc Xã. Gia đình Đức Bênêđictô, nhất là cha ngài, một cảnh sát viên, luôn làm bất cứ điều gì có thể làm được để kháng cự bọn Quốc Xã và giữ cho gia đình càng cách xa chúng càng hay. Ngay cả việc phải chuyển tới Auschau họ cũng đã làm để nếu có chiến tranh xẩy ra nay mai, thì gia đình có nhà để ở và được cung cấp các tài nguyên thiên nhiên cũng như thực phẩm để sống còn.

Trong căn nhà này, người ta thường thấy Joseph ở một mình đọc sách; đây là đam mê của cậu và cậu là độc giả trung thành của “Der gerade Weg”, một ấn phẩm Công Giáo phản Quốc Xã lớn tiếng nhất. Sau khi Hitler lên cầm quyền, chủ bút tờ này, Fritz Michael Gerlach, bị bắt và chết trong trại tập trung Dachau như một vị tử đạo; diễn trình phong chân phúc cho ông được khởi diễn năm 2009. Ông Ratzinger luôn nói không với bất cứ đề nghị nào của Quốc Xã. Điều duy nhất ông cho phép là vợ ông trở thành thành viên của một nhóm phụ nữ chuyên lần chuỗi Môi Khôi.

Linh mục trẻ ….

Các linh mục của đoàn hành hương đã có dịp tuyệt vời được đồng tế Thánh Lễ tại Nhà Thờ Traunstein, nơi Đức Bênêđíctô cử hành Thánh Lễ mở tay, sau khi thụ phong ở Freising.

Nhà thờ cính tòa Freising, nơi Joseph Ratzinger thụ phong linh mục


Việc đoàn có được Thánh Lễ Đặc Biệt vào Chúa Nhật này là một điều lý thú. Lúc ở Rôma, trong một Thánh Lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Robert Moynihan và Deborah Tomlinson của “Inside the Vatican” tình cờ thấy mình ngồi cạnh cha chánh xứ nhà thờ Traunstein. Cha chánh xứ Nhà Thờ Thánh Oswald bảo họ tới Traunstein vào Chúa Nhật thay vì Thứ Bẩy như dự tính lúc đầu, để sau Thánh Lễ, ngài có thể chỉ cho Đoàn xem nhiều địa điểm khác nhau, như nơi cha mẹ Đức Bênêđíctô sống những ngày cuối cùng, và họ có thể hưởng một bữa trưa đủ mùi Bavaria. Tại nhà hàng này, sử gia Michael Hesemann, người rất gần gũi với anh em nhà Ratzinger, đã chia sẻ thêm một chi tiết bản thân khác mà ông biết rất rõ và là một chi tiết tuyệt vời.

Tác giả người Đức này gọi món “Kaiserschmarrn” là món ngọt mà ông cho biết vốn là món ưa thích của Đức Bênêđíctô. Một ngạc nhiên về ẩm thực khác là thử món thịt dồi mầu trắng, một món mà Đức Bênêđíctô tiếp tục thích dùng ở Vatican, thường do anh trai hay do các bằng hữu từ thời ngài còn ở Bavaria mang tới.

Một khoảnh khắc xúc động khác là biết được mối liên hệ gắn bó của Joseph Ratzinger với chị ngài là Maria, người lúc ấy như một phụ tá của ngài, ấy là chưa kể việc bà làm quản gia và thư ký riêng cho ngài. Bất chấp là một nhà chuyên nghiệp tài năng, bà rất vui được dành thì giờ thi hành các nhiệm vụ khác nhau khiến có thể gây trở ngại cho các công trình bác học của ngài.

Đoàn hành hương cũng được thấy sự phong phú trong các công trình và diễn văn của Ratzinger và sau này của Đức Bênêđíctô, nhờ các thảo luận qua lại do Robert Moynihan hướng dẫn; ông vốn là chuyên viên về Vatican và là chủ bút tạp chí Inside the Vatican. Nhờ thế họ làm giầu thêm cái hiểu của họ về Đức Giáo Hoàng hưu trí.

Chào đón điều bất ngờ
Các người tham dự còn được thưởng thức nhiều Khoảnh Khắc Bavaria đáng ghi nhớ khác, cùng với thì giờ đi khám phá riêng, ăn ngon, và thì giờ để suy nghĩ. Thí dụ, đoàn được thăm Đan Viện Weltenburg, tọa lạc bên bờ Sông Danube, nơi nấu bia đầu tiên ở Bavaria, cách nay cả một ngàn năm, và vẫn còn đang tiếp tục nghiệp vụ, và là nơi tĩnh tâm của Giáo Sư Joseph Ratzinger và các sinh viên tiến sĩ của ngài trong những năm ngài là giáo sư tại Regensburg.

Cũng có một cuộc thăm viếng rất cảm động tại Augsburg để kính viếng Đức Mẹ, Người Cởi Nút (Untier of Knots), rất quan trọng đối với Đức Phanxicô đến nỗi ngài đã cho đặt Đức Mẹ dưới tước hiệu này tại Nhà Thánh Mácta. Đoàn cũng dừng lại ở Lâu Đài Neuschwanstein, một lâu đài vốn gợi hứng cho lâu đài ở Disneyland.

Nhìn toàn diện, chuyến hành hương nhằm lần giở lại các bước chân của Joseph Ratzinger, và gặp gỡ nhiều người can dự vào cuộc hành trình của Ratzinger từ quá khứ tới hiện nay, giữa Rôma và Bavaria, đã để lại một tác động lớn đối với họ đến không bao giờ có thể quên được, như mọi người hành hương quả quyết.

Altoeing

 
Top Stories
Prayer Vigils for victims of the Formosa environmental disaster
J.B. An Dang
02:25 16/04/2018
On the evening of Sunday April 15th, in response to the appeal of the Justice & Peace Commission of the Diocese of Vinh, parishes in the Vinh Diocese organised prayer vigils for victims of the Formosa environmental disaster.

The water pollution crisis broke out probably months before; and the toll of the disaster could be seen evidently in four provinces in central Vietnam: Ha Tin, Quang Binh, Quang Tri, and Thua Thien-Hue.

Vietnam government admitted that at least 115 tons of free-swimming fish, 140 tons of farmed fish, and 67 tons of clams were killed. The real figures must be times higher than these. Besides, tons of shrimp, squid, and other kinds of aquatic animals were killed as well. The toxic waste spill also left fishermen jobless in the four most affected coastal provinces. The Diocese of Vinh was hit hardest as the Formosa company, who discharged toxic industrial waste into the sea through their underwater drainage pipes locate right in the region.

At My Khanh parish, despite threats from the local authorities, Fr. Anthony Đặng Hữu Nam, organised a peaceful Eucharistic adoration to pray for dispersed families, whose members have to leave everything behind to migrate to large cities looking for jobs.

Fr. Đặng Hữu Nam is one of priests who, in early May 2016, were denounced by the Vietnamese government for organising protests Formosa Plastics.

The Taiwanese company voluntarily paid US 500 million to clean up and compensate coastal residents affected by the spill, but slow and uneven payout of the funds by the Vietnamese government has prompted protests that continue to be held more than two years later.

On Thursday April 5, 2018, as communist authorities stepped up their crackdown on dissents on the anniversary of the Formosa environmental disaster, a court in Hanoi opened a trial of six activists of a pro-democracy group called the Brotherhood for Democracy. They were accused of attempting to overthrow the government.

Prominent human rights lawyer Nguyễn Văn Đài and five others are accused of working with foreign and domestic organizations to oppose the state, change the political system and eventually overthrow the government. They face the death penalty if convicted.
 
Vinh, veglia diocesana per le vittime del disastro ecologico della Formosa
AsiaNews
22:24 16/04/2018
Il governo vietnamita ha ammesso che il disastro del 2016 ha ucciso almeno 115 tonnellate di pesce di mare, 140 tonnellate di pesce d'allevamento e 67 tonnellate di vongole. Ancora disoccupati i pescatori delle province costiere. Presso la parrocchia di My Khanh una pacifica adorazione eucaristica per le famiglie divise dalla migrazione economica.

Hanoi (AsiaNews) – In risposta all'appello della Commissione Giustizia e Pace, le parrocchie della diocesi di Vinh, nella provincia di Nghệ An, ieri sera hanno organizzato veglie di preghiera per le vittime del disastro ecologico causato dalla compagnia taiwanese Formosa Plastic Group. Oltre a Nghệ An, sono quattro le provincie del Vietnam centrale che tuttora riportano i danni visibili provocati dall’imponente fuoriuscita di liquami tossici dell’aprile 2016: Ha Tin, Quang Binh, Quang Tri, and Thua Thien-Hue.

Il governo vietnamita ha ammesso che l’inquinamento idrico ha ucciso almeno 115 tonnellate di pesce di mare, 140 tonnellate di pesce d'allevamento e 67 tonnellate di vongole. Gli esperti dichiarano tuttavia che le cifre reali sono di gran lunga maggiori. Esse non tengono conto delle tonnellate di gamberetti, calamari ed altri tipi di prodotti ittici andate perdute. La fuoriuscita di rifiuti tossici ha lasciato disoccupati i pescatori delle province costiere. La diocesi di Vinh è stata quella colpita con più durezza dalle conseguenze della catastrofe.

Nonostante le minacce delle autorità locali, p. Đặng Hữu Nam ha organizzato presso la parrocchia di My Khanh una pacifica adorazione eucaristica (foto) per pregare in favore delle “famiglie disperse”, i cui membri devono lasciare tutto per migrare nelle grandi città, in cerca di lavoro. P. Đặng Hữu Nam è uno dei sacerdoti che, all'inizio di maggio 2016, sono stati denunciati dal governo vietnamita per aver organizzato proteste contro la Formosa. La compagnia taiwanese ha versato volontariamente 500 milioni di dollari Usa per rimediare ai danni provocati all’ambiente e agli abitanti, ma la lenta ed irregolare distribuzione dei fondi da parte del governo ha provocato proteste che continuano ad esser tenute a più di due anni di distanza.

Lo scorso 5 aprile, dal momento che le autorità comuniste hanno intensificato il giro di vite sui dissidenti in occasione dell'anniversario del disastro ambientale, il tribunale di Hanoi ha aperto un processo contro sei attivisti di un gruppo pro-democrazia chiamato Fratellanza per la democrazia. Essi sono stati accusati di “aver condotto attività volte a rovesciare lo Stato”. Il noto avvocato per i diritti umani Nguyễn Văn Đài e gli altri cinque imputati hanno condotto campagne per le vittime dell'ingiustizia, sostenuto la libertà religiosa ed i prigionieri politici e le loro famiglie. In tutto, il tribunale di Hanoi ha inflitto agli attivisti condanne per un totale di 66 anni di carcere e 17 anni agli arresti domiciliari.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Đoàn Các Thánh Tử Đạo VN - Woodville - Nam Úc, Tiễn Cha Xứ Nghỉ Hưu
Vietcatholic-Adelaide
00:17 16/04/2018
THÁNH LỄ TẠ ƠN CHIA TAY CHA XỨ CROYON PARK, ADELAIDE, NAM ÚC NGHỈ HƯU

Cha Maurice Shinnick OAM chánh xứ giáo xứ Croydon Park, thuộc tổng giáo phận Adelaide, Nam Úc đã cử hành thánh lễ “Tạ Ơn và Chia Tay” trước khi Cha chính thức nghỉ hưu, được cử hành tại các nhà thờ trong giáo xứ:

-Chúa Nhật, ngày 8.4.2018 tại nhà thờ Saint Patrick lúc 8.30am và Mater Dei 5.00pm,

-Chúa Nhật 15.4.2018 tại nhà thờ Saint Margaret Mary lúc 10.30am.

Được biết Cha Maurice năm nay 75 tuổi, Cha đã đảm nhiệm công việc chánh xứ giáo xứ Croydon Park trong 16 năm (từ 2002). Trước khi được bổ nhiệm, ngoài công việc coi sóc giáo xứ, Cha đã có nhiều năm phụ trách mục vụ tuyên úy giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS và những người đồng giới. Chính phủ Úc đã đánh giá rất cao công việc này và tặng thưởng cho Cha Huân Chương của Úc (Order of Australia Medal) năm1992. Đặc biệt, Cha là tác giả cuốn sách có tựa đề “The Remarkable Gift: Being Gay and Catholic” được xuất bản tháng 10.1997. Sách này nêu lên một cái nhìn tích cực giữa những người đồng giới (gay, lesbian) và Thiên Chúa Giáo, đồng thời kêu gọi đối thoại chân tình giữa những người đồng giới và Giáo Hội Công Giáo. Vào thời điểm thập niên 1990 thì cái nhìn của Cha khá mới mẻ và tích cực nếu chúng ta hiểu được đồng giới như là món quà đến từ Thiên Chúa “if we understand homosexuality as a Gift from God”.

Theo đánh giá của Giáo sư Thần Học Elizabeth Stuart, đại học Glamorgan, Wales thì đây là cuốn sách mà các Giám Mục, Linh mục và tu sĩ Công Giáo cũng như những người đồng giới nên đọc. Về đào tạo linh mục tu sĩ, Cha Maurice Shinnick đã góp phần đáng kể trong việc nâng đỡ hỗ trợ thầy phó tế Giuse Nguyễn Long Hải từ khi nhận biết ơn gọi, cho đến khi được thụ phong linh mục (tháng 2 năm 2016). Giáo xứ nhờ đó đã có thêm một linh mục phó xứ là người Việt Nam và đặc biệt giáo đoàn Các Thánh Tử Đạo VN, nhà thờ Mẹ Thiên Chúa (Mater Dei) Woodville, với khoảng 500 tín hữu người Việt có thể tham dự các thánh lễ và các thánh lễ có nghi thức phụng vụ hoàn toàn bằng tiếng Việt.

XEM HÌNH – SEE PHOTOS

Dù bận rộn với công việc của giáo xứ, Cha Maurice còn tích cực hỗ trợ cho giới trẻ, các nhà dưỡng lão, các tổ chức từ thiện hoạt động trong giáo xứ để giúp đỡ những người nghèo khổ ở Châu Phi, Trung Đông, Châu Á, như đã tạo điều kiện thuận lợi cho ca đoàn Saint Patrick tổ chức văn nghệ quyên góp, giúp người Việt nghèo khổ đang sinh sống ở Biển Hồ (2017)... đặc biệt đối với các cộng đoàn trong giáo xứ, Cha không quản ngại thời gian, không phân biệt sắc tộc, Cha lúc nào cũng thân thiết, gần gũi và nhiệt tình giúp đỡ giáo dân khi gặp khó khăn trong đời sống đức tin, lúc đau ốm hoặc tang chế...

Trong các thánh lễ đồng tế Tạ ơn và chia tay trong toàn giáo xứ mà Cha là chủ tế cùng với Cha Giuse Nguyễn Long Hải tại 3 nhà thờ và cùng Cha khách Paul Babie tại nhà thờ Saint Margaret Mary, Cha đã gửi lời cảm ơn đến quý Cha tiền nhiệm (Cha Phêrô Trần Quang Tòng, Cha Jami Phạm Anh Hào nguyên phó xứ), Cha Giuse Long Hải phó xứ đương nhiệm và quý Sơ. Cha cũng không quên cảm ơn tất cả giáo dân trong giáo xứ Croydon Park, những người trong Ban Mục Vụ, các Thừa Tác Viên Thánh Thể, ban Lễ Sinh, nhũng người phân công phụng vụ, đọc thánh thư, trang trí cắm hoa, thực hiện bản tin hằng tuần, phụ trách máy chiếu, quyên tiền trong các thánh lễ và tất cả các công việc khác...Đặc biệt các thành viên trong các ca đoàn đã bỏ nhiều thời giờ, công sức, để chọn lọc, tập luyện những bài Thánh ca rất hay, giúp cho các buổi lễ thêm long trọng, trang nghiêm và ý nghĩa.

Cuối thánh lễ, trước khi nhận phép lành từ Cha chủ tế, ca đoàn Saint Patrick, ca St. Margaret Mary đã hát tặng Cha bài “Give Thanks”, một bài thánh ca mà Cha rất thích và đã có lần Cha vừa cười vừa dặn trước, là ca đoàn hãy nhớ hát bài này cho tang lễ của Cha nhé. Tại nhà thờ Mater Dei, ca đoàn Hy Vọng đã hát tặng Cha bài thánh ca“Giao Ước” rất có ý nghĩa “Từ đó, vâng từ đó... Chúa đã gọi con....”.

Tiếp sau, đại diện các cộng đoàn, ca đoàn, giới trẻ đã có những lời thật chân thành cảm ơn Cha về sự thương yêu, dẫn dắt và nỗ lực hỗ trợ của Cha cho 3 nhà thờ, 4 cộng đoàn, 3 trường học, 8 nhà trọ và nhà dưỡng lão trong giáo xứ. Cha cũng đã dành nhiều ưu ái cho cộng đoàn người Việt, được phép duy trì các nghi thức đạo đức cổ truyền theo văn hoá và phong tục Việt Nam, như: Đọc kinh, ngắm, dâng hoa, trang trí bàn thờ với câu đối... Cha cũng đã cố gắng học tiếng Việt để có thể dâng thánh lễ bằng 2 ngôn ngữ Anh-Việt.

Tất cả các cộng đoàn trong giáo xứ sẽ nhớ mãi và cảm ơn Cha về tất cả những gì Cha đã làm cho cộng đoàn. Xin Chúa luôn gìn giữ Cha, cho Cha nhiều sức khỏe để Cha vui hưởng những tháng năm nghỉ hưu sau nhiều năm phục vụ Chúa và tha nhân. Trước khi chia tay Cha, đại diện các cộng đoàn đã kính biếu Cha những món quà lưu niệm như muốn nói lên phần nào sự biết ơn và tình cảm chân thành dành cho Cha.



Sau cùng là phần tiệc chia tay với Cha Chánh Xứ Maurice tại mỗi nhà thờ, sau thánh lễ. Tất cả cộng đoàn cùng với Cha vào trong hội trường, thưởng thức những món ăn đa dạng ngon miệng, do tín hữu thuộc các sắc tộc tự biến chế đem tới để cùng chung vui.

Mọi người có dịp vừa xem văn nghệ do ca đoàn Saint Patrick trình bày ở Hội trường nhà thờ St Patrick, vừa trò chuyện, tâm sự với Cha. Rất nhiều người, nhiều gia đình đã xin chụp hình lưu niệm với Cha nhằm để lại cho mình những hình ảnh một vị chủ chăn hiền lành, thánh thiện và đáng kính

Văn Khánh tường trình
 
Giáo đoàn Marrickville Sydney Mừng Lễ Bổn Mạng
Diệp Hải Dung.
08:02 16/04/2018
Chiều Chúa Nhật 15/04/2018 đông đủ giáo dân thuộc Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước Marrickville Sydney và các quan khách thuộc các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Britgid Mariickville tham dự Thánh lễ mừng kính lễ Bổn Mạng của Giáo đoàn.

Xem Hình

Đúng 4.10pm, tất cả mọi người tập trung tại khuôn viên Đài Sion và Cha Paul Văn Chi Đặc trách Giáo Đoàn Marrickville xông hương tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước và sau đó ban Tây Nhạc Cecilia hợp tấu nhạc phẩm Nhạc Chào Mừng và Kính Lạy Nữ Vương rất đặc biệt. Sau đó, cộng đoàn dân Chúa cung nghinh tượng Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước rước vào nhà thờ an vị trên cung thánh,

Kế tiếp phần đọc tiểu sử của Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, Ngài rất can trường và hiên ngang bất chấp mọi thủ đoạn của đám quan quân triều đình. Ngài vẫn một mực kiên trì trung thành với Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận cái chết ngày 2.4.1839 để vinh danh Thiên Chúa và Ngài đã nêu một tấm gương anh dũng sáng ngời cho hậu thế. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Ngài lên hàng Thánh Tử Đạo ngàý 19/06/1988 với 116 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam. Sau khi chấm dứt phần tiểu sử Cha Paul văn Chi ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và đồng thời Cha giới thiệu quý Cha Eric, quản nhiệm giáo xứ Marrickville, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Nguyễn Viết Duy, Cha Nguyễn Đức Tuấn, Cha Nguyễn Như Thành và Cha Vũ Ngọc Hùng cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Marrickville đã thực hiện lễ nghi Cung Nghinh Phúc Âm với ý nghĩa chứng nhân long trọng. Trong bài giảng, Cha Paul Văn Chi đã nói về Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước đã sống trọn vẹn về gương chứng nhân theo lời mời gọi của Chúa Giêsu Kitô: "Chúng con là nhân chứng về những điều này." (Lk. 24:47). Ngài đã sống chứng nhân của tình yêu, chứng nhân của sự phục vụ và chứng nhân của niềm hy vọng. Qua Tin Mừng Luca hôm nay và Câu Thánh vịnh “Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan” đã nói lên trọn vẹn hình ảnh chứng nhân ấy trong đời sống Thánh Đaminh Vũ Đình Tước...

Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney thay mặt cho Cộng Đồng lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng của Giáo đoàn, tiếp đến anh Vũ Tiến Hưng Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách, quý Hội đoàn Đoàn thể đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo đoàn Marrickville hôm nay. Đặc biệt anh cám ơn qúy ân nhân, Ca đoàn Alleluia và Ca đoàn Vô Nhiễm và Ca đoàn Thiếu Nhi đã phối hợp hát rất hay giúp cho Thánh lễ thêm phần long trọng sốt sắng và sau cùng Cha Paul Văn Chi cũng cám ơn quý quý Cha, qúy Quan Khách và tất cả mọi ngưòi đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng Giáo đoàn Marrickville hôm nay.

Sau khi kết thúc Thánh lễ, mọi người ở lại và tham dự bữa tiệc liên hoan và văn nghệ do 2 Ca Đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn với những tiết mục Ca, Vũ, Hoạt Cảnh và tham gia cuộc vui xổ số may mắn lấy hên. Sau đó kết thúc bế mạc vào lúc 8pm

Diệp Hải Dung
 
Thông Báo
Ngày hành hương Thánh Mẫu Âu Châu Đức Mẹ Banneux lần IX.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
16:27 16/04/2018
Ngày hành hương Thánh Mẫu Âu Châu Đức Mẹ Banneux lần IX. 13-05-2018

Rue de L´Esplanade 57, 4141 Banneux (Sprimont), Belgien

Khi hiện ra cùng cô bé Beco năm 1933 ở Banneux, Đức Mẹ Maria đã dẫn cô đến dòng suối nước và nói với cô: “ Con hãy nhúng tay vào dòng suối nước này dành cho mọi dân tộc!”.

Theo dấu chân cô bé Beco như lời Đức Mẹ đã nhắn nhủ, và tập tục lòng đạo đức xưa nay trong Giáo Hội, ngày Chúa Nhật 13.05.2018 chúng ta sẽ kéo về dòng suối nước thánh địa Banneux hành hương kính viếng Đức Mẹ Maria vào dịp tháng hoa kính Đức Mẹ.

Từ 09 năm nay các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở ba nước Âu Châu: Bỉ, Đức và Hòalan, cùng tổ chức chung Ngày hành hương Thánh mẫu Âu Châu Đức Mẹ Banneux từ tháng Năm 2010.

Đây là một tập tục đạo đức thánh thiện tốt đẹp do ân đức của Thiên Chúa nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Banneux ban cho chúng ta, và cùng do lòng đạo đức nhiệt thành sốt sắng sống đức tin của mọi người đã đang kiến tạo nên tập tục thánh đức tốt lành này.

10.00 giờ đón tiếp gặp gỡ - Xưng tội.

10.50 giờ rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ Banneux, và Xương thánh các Thánh Tử đạo Việt Nam.

12.30 giờ Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ ở nhà thờ lớn.

Dâng hoa kính Đức Mẹ.

14.00 – 15.30 giờ ăn trưa - Gặp gỡ nhau

15.30 giờ Chặng đàng Thánh gía

16.30 giờ Chầu Thánh Thể -

Tôn kính Xương các Thánh Tử đạo Việt Nam

Ngày hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux là ngày hội ngộ gặp gỡ bên dòng suối ban ơn tuôn chảy từ trái tim lòng Chúa thương xót cho mỗi người, gia đình, các Cộng đoàn Việt Nam, Giáo Hội hoàn vũ và cho Quê hương đất nước Giáo Hội Việt Nam .

Xin trân trọng kính mời mọi người nơi các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam bên các quốc gia Âu Châu cùng trẩy về hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux lần IX. , ngày 13.05.2018, nhân kỷ niệm 85 năm Đức Mẹ hiện ra ở Banneux ( 1933- 2018), và kỷ niệm 30 năm phong 117 Thánh tử đạo Việt Nam (1988-2018), như chúng ta đã thực hành từ 09 năm qua.

Lm. Phanxico Nguyễn Xuyên, Cộng đoàn Công Giáo Brüxelles, Bỉ

Lm. Phaolô Phạm đình Hiện, Giáo Xứ Nữ vương các Thánh tử đạo Hòa Lan.

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long, Giáo đoàn Đức Mẹ Lavang Köln – Aachen, Đức.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Trời Mây Nước
Nguyễn Đức Cung
08:20 16/04/2018
BÊN TRỜI MÂY NƯỚC
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Bên trời mây nước như mơ
Tâm yên lòng thấy thảnh thơi lạ thường
Quên đi những nỗi đoạn trường.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 16/04/2018: Câu Chuyện Đừng sợ bóng đêm
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:28 16/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Chúa Giêsu ban cho chúng ta tự do đích thực

Trong bài giảng Thánh Lễ sáng thứ Sáu 13 tháng Tư năm 2018, tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng tự do Kitô Giáo đích thật là có một lòng trí trong sáng, rộng mở để có chỗ Thiên Chúa ngự vào cuộc đời mình và đi theo Ngài.

Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài trên ba ví dụ về tự do - người Pharisiêu tên là Gamaliel; hai thánh Tông Đồ Phêrô và Gioan; và Chúa Giêsu.

Tự do mà chúng ta nghe trong mùa Phục Sinh là tự do của con cái Thiên Chúa. Đức Kitô đã ban cho chúng ta sự tự do này “qua hành động cứu chuộc của Người” trên Thánh Giá.

Trường hợp người Pharisiêu tên là Gamaliel

Đức Giáo Hoàng nói rằng Ông Gamaliel là ví dụ đầu tiên về tự do trong bài đọc hôm nay. Ông là một nhà thông luật và là một người Pharisiêu, là người đã thuyết phục Thượng Hội Đồng phóng thích hai vị tông đồ Phêrô và Gioan.

Ông Gamaliel, theo Đức Thánh Cha là một người tự do, ông lý luận với một đầu óc trong sáng và ông đã thuyết phục được những đồng sự rằng “thời gian sẽ trả lời” về phong trào Kitô giáo trong thời đại của ông.

“Người tự do không sợ thời gian. Người ấy để Thiên Chúa thực thi công việc của Người. Người ấy biết chờ đợi. Người tự do là người kiên nhẫn. Gamaliel là một người Do Thái, chứ không phải là một Kitô hữu và ông chưa nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Nhưng ông là một người tự do. Ông nghĩ ra và trình bày ý kiến của mình cho những người khác chấp nhận. Tự do không được thiếu kiên nhẫn.”

Đức Giáo Hoàng thêm rằng quan Philatô cũng lý luận rất khá bằng một đầu óc sáng suốt khi nhận biết Chúa Giêsu vô tội. Nhưng ông không có tự do vì ông không thể vượt qua ý muốn được thăng quan tiến chức. “Quan Philatô thiếu can đảm để có tự do vì ông ta là nô lệ cho sự nghiệp, tham vọng và sự thành đạt.”

Hai Tông Đồ Phêrô và Gioan

Đức Giáo Hoàng đưa ra ví dụ thứ hai về tự do là trường hợp hai Thánh Phêrô và Gioan. Các ngài đã chữa lành cho người bại liệt, trước khi bị điệu ra trước Thượng Hội Đồng, và chỉ được thả ra sau khi đã bị đánh đòn, mặc dù các ngài vô tội.

“Các ngài ra khỏi Thượng Hội Đồng với lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giêsu.” Đức Giáo Hoàng nói rằng đây là “niềm vui được bắt chước Chúa Giêsu. Đó là loại tự do lớn hơn, rộng hơn và mang tính Kitô hơn.”

“Đây là sự tự do của những ai yêu mến Chúa Giêsu Kitô. Họ được đóng ấn của Chúa Thánh Thần qua niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô. ‘Chúa đã làm việc đó vì con, nên con cũng làm việc này vì Chúa’. Ngay trong thời đại của chúng ta, có rất nhiều Kitô hữu bị tù đày, bị tra tấn nhưng họ có tự do để tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô.”

Chúa Giêsu: Một ví dụ tuyệt vời nhất về tự do.

Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng nói về ví dụ thứ ba và là ví dụ tuyệt vời nhất cũng như đích thực nhất về tự do là chính Chúa Giêsu.

Khi Chúa hóa bánh ra nhiều trong sa mạc, dân chúng tiến đến để tôn Ngài làm vua. Nhưng Chúa đã trốn lên núi để tránh cái phần số ấy. “Chúa đã tránh khỏi cái vinh quang và không bị mê hoặc bởi cái vinh quang ấy. Ngài tự do, vì sự tự do của Ngài là làm theo thánh ý Chúa Cha để cuối cùng kết thúc bằng cái chết trên Thập Giá. Chúa Giêsu là một ví dụ tuyệt vời nhất về tự do.”

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:

“Hôm nay chúng ta hãy suy nghĩ về sự tự do của chúng ta. Chúng ta có ba ví dụ về tự do: người Pharisiêu Gamaliel, hai Tông Đồ Phêrô và Gioan; và Chúa Giêsu. Chúng ta có sự tự do của người Kitô không? Tôi tự do hay tôi là nô lệ cho những đam mê, tham vọng, giàu sang hay những ảo vọng chóng qua? Tưởng là nói đùa, nhưng thực ra có nhiều người đã là nô lệ cho thời trang! Chúng ta hãy thử suy nghĩ về sự tự do của chúng ta trong một thế giới “tâm thần phân liệt”. Nó la lên “Tự do, tự do, tự do” nhưng thực ra nó là nô lệ. Chúng ta hãy suy ngẫm về sự tự do mà Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Chúa Giêsu.”

2. Câu chuyện Đừng sợ bóng đêm

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Ngày 23 tháng Ba năm ngoái, Đức Hồng Y Robert Sarah đã cho ra mắt một cuốn sách về nghệ thuật cầu nguyện có tựa đề là “The Power of Silence” – nghĩa là Sức mạnh của Sự Yên Lặng với tiểu tựa là “Against the Dictatorship of Noise” – Chống lại nền độc tài của tiếng ồn.

Cha Mark Goring, giám đốc Catholic Charismatic Center tại Houston, Texas, và là một nhà giảng thuyết trong chương trình ‘Food for Life’ của Công Giáo Hoa Kỳ. Ngài rất đồng ý với Đức Hồng Y. Trong câu chuyện Đừng sợ bóng đêm, ngài khích lệ chúng ta tận dụng thời gian thanh vắng lúc về đêm để cầu nguyện cùng với Chúa. Xin mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch sang Việt Ngữ của Như Ý.

Mở đầu Cha Mark Goring nói:

Trong chương 3, sách tiên tri Đanien, A-da-ri-a khi sắp bị quăng vào trong lò lửa, đã nói: Chúc tụng Chúa đi, hỡi đêm ngày đắp đổi, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn. Chúc tụng Chúa đi, ánh sáng và bóng tối, muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.

Trong Kinh Thánh có một số từ có hai nghĩa. Đêm và bóng tối thường có ý nghĩa biểu tượng cho cái ác, nhưng mặt khác, đêm và bóng tối là những thứ mà Thiên Chúa tạo ra và do đó chúng phải là tốt.

Và trong quyển sách của Đức Hồng Y Sarah, “Sức mạnh của Sự Yên Lặng”, ngài nói ban đêm và trong bóng tối có một sự rõ ràng nào đó mà chúng ta không thể có được trong một bối cảnh khác. Khi chúng ta cầu nguyện vào ban đêm mọi thứ đều bình tĩnh. Trong màn đêm, tất cả những sự xáo trộn mà chúng ta thấy ban ngày có thể thấy biến mất và có sự rõ ràng, có một sự tĩnh lặng, và do đó có một khả năng, để chúng ta nhìn rõ hơn trong lòng mình nơi Chúa Ba Ngôi đang ngự.

Vì thế chúng ta đừng sợ màn đêm, đừng sợ bóng tối. Chúng ta hãy xem đó là những ân sủng của Thiên Chúa trong kỳ công sáng tạo của Ngài. Thiên Chúa đã thiết lập như thế để chúng ta có thể có một sự rõ ràng khi những sự phân tâm biến mất. Hãy cầu nguyện trong tĩnh lặng của đêm trường để chúng ta có thể khám phá vương quốc Thiên Chúa bên trong chúng ta.

3. Niềm vui Phục Sinh mang đến cho chúng ta sự vâng phục, chứng tá và hiện thực

Niềm vui Phục Sinh mang đến cho chúng ta sự vâng phục, chứng tá và hiện thực, là những điều dẫn đến những cuộc bách hại các tín hữu Kitô vì chứng tá của họ cho Chúa Giêsu gây ra khó chịu cho nhiều người. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 12 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta

Trong Thánh Lễ sáng Thứ Năm Đức Thánh Cha đã nhớ đến các tín hữu Kitô chịu bách hại trên thế giới, và nhận xét rằng chứng tá của họ có thể gây khó chịu cho những kẻ phủ nhận sự thật. Trong bài giảng, ngài nhấn mạnh đến ba đặc tính phát sinh từ niềm vui Phục sinh.

Niềm vui Phục Sinh

Đức Giáo Hoàng nói 50 ngày Phục Sinh trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là một “thời gian vui mừng” đối với các Tông Đồ vì sự Sống Lại của Đức Kitô. Đó là niềm vui thực sự, nhưng nó cũng bao gồm những vẩn đục của nghi ngờ và sợ hãi. Chỉ sau Lễ Hiện Xuống với ơn Chúa Thánh Thần thì niềm vui của các Tông Đồ mới trở nên mạnh mẽ, bởi vì lúc đó các ngài mới thấu hiểu ý nghĩa của mầu nhiệm Vượt Qua.

Vâng phục là thực thi Thánh Ý Chúa.

Thượng Hội Đồng Do Thái đã cấm các Tông Đồ không được giảng dạy về Chúa Giêsu, nhưng các ngài đã vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm, đã trở lại trong Đền Thờ để rao giảng bất kể những đe dọa tù tội. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng “đời sống vâng phục” là ý chính trong bài đọc thứ nhất của Sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 5:27-33) và trong Tin Mừng của Thánh Gioan (Ga 3:31-36).

Vâng phục là thực thi Thánh Ý Chúa, là con đường Chúa Giêsu “mở ra cho chúng ta”. Vì thế người Kitô hữu phải vâng phục Thiên Chúa.

Những Kitô hữu bị bách hại.

Đức Giáo Hoàng nói rằng đặc tính thứ hai của các Tông Đồ là “chứng tá”. Chứng tá của các Tông Đồ gây khó chịu cho những người đương thời với các ngài như chứng tá của người Kitô hữu hôm nay cũng khiến một số người tức tối. Điều này có thể xảy ra vì chúng ta tìm kiếm một sự thỏa hiệp “giữa thế gian này và chính chúng ta”. Nhưng “chứng tá Kitô không có con đường thỏa hiệp”. Đức Giáo Hoàng nói rằng chứng tá Kitô “kiên nhẫn khi hướng dẫn tha nhân là những người không nghĩ như chúng ta hay không chia sẻ niềm tin của chúng ta; chứng tá Kitô bao dung và tháp tùng, nhưng không bao giờ bán đứng chân lý.”

“Đầu tiên là sự vâng phục và thứ hai là chứng tá là điều gây bực mình một số người. Đã có rất nhiều cuộc bách hại từ thời đó. Hãy nhớ đến những Kitô hữu bị bách hại ở Châu Phi và ở Trung Đông. Ngày nay có nhiều cuộc bách hại hơn những ngày đầu của Kitô giáo: Nhiều người chịu bị cầm tù, bị giết và bị treo cổ… để làm chứng cho Chúa Giêsu. Họ là những chứng nhân cho tới ngày tận thế.”

Hãy sống thực - Đừng là những Kitô phôi pha.

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói rằng khía cạnh thứ ba của Niềm Vui Phục Sinh là hiện thực. Đức Giáo Hoàng nhận xét rằng các Tông Đồ nói về những điều cụ thể, chứ không “là những chuyện cổ tích”. Như các ngài đã từng “nhìn thấy và đụng chạm vào” Chúa Giêsu, cũng vậy, “mỗi người chúng ta cũng trải nghiệm Chúa Giêsu trong đời sống của mình”.

“Quá thường khi tội lỗi, thỏa hiệp và sự sợ hãi làm cho chúng ta quên đi cuộc gặp gỡ ban đầu với Chúa, một cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cuộc đời chúng ta. Chúng ta mang theo một ký ức mai một dần biến chúng ta thành các Kitô hữu ‘nổi lềnh bềnh trên mặt nước’, nhạt nhòa và nông cạn. Chúng ta phải xin ơn Chúa Thánh Thần để sống thực sự. Chúa Giêsu đã đi vào đời tôi và trái tim tôi. Chúa Thánh Thần cũng thế.Tôi có thể đã quên, nhưng ân sủng của cuộc gặp gỡ ban đầu ấy vẫn sống trong tôi.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện để niềm vui sẽ đến với sự hiện diện của Chúa Thánh Thần sau lễ Phục Sinh.

“Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau: xin cho chúng ta đầy tràn niềm vui đến từ Chúa Thánh Thần là niềm vui vâng phục trong mầu nhiệm Phục sinh, niềm vui của chứng tá Phục sinh và niềm vui hiện thực của Phục Sinh”