Phụng Vụ - Mục Vụ
15 Chặng Đàng Thánh Giá - Chặng Thứ Mười Lăm
Lm. Gioan Trần Công Nghị
03:23 17/04/2011
Hiến tế tình yêu tự nguyện
Lm. Phêrô Hồng Phúc
08:14 17/04/2011
Nếu chúng ta theo dõi, chúng ta sẽ thấy rằng, gần ngày Đức Giêsu lên Giêrusalem, những người lãnh đạo Do Thái đã ngăn cấm tất cả những ai công khai tin vào Đức Giêsu. Thậm chí người ta còn hỏi nhau: “Liệu ông Giê su có lên Giêrusalem vào dịp lễ này không?” (Ga 11, 56). Hôm nay, một khung cảnh òa vỡ. Những người ra đón Đức Giê su đã thể hiện hết một tấm lòng đơn sơ và đón Chúa. Cầm lá phất phới trên tay, họ trải áo mình lót đường cho Chúa đi. Những lễ nghi không sang trọng nhưng lại xuất phát từ những tấm lòng chân thành. Những lễ nghi không mang tính chất của hoàng triều nhưng lại thực sự như đón một vị vua đến và những lời tung hô đã minh chứng cho nội dung của cuộc rước: “Hoan hô con vua David, Đấng nhân danh Chúa mà đến!” (Ga 12,13).
Hơn thế nữa, khi người ta hỏi “Ai vậy?” thì dân chúng lại công khai nói lên rằng: “Đó là ngôn sứ Giêsu, người Galilea đấy” (x. Mt 21, 10-11). Một khung cảnh òa vỡ và một chứng nhân của cả một cộng đồng như thế, dù chỉ mấy ngày sau đó có người sẽ thay đổi, là sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, là dấu chứng của thời Tin Mừng Nước Chúa đã đến và đã đến giữa chúng ta. Đấng nhân danh Chúa mà đến và ở giữa chúng ta hôm nay cũng vẫn là Đức Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Chúng ta cùng đi đón Đức Kitô, chúng ta cùng lên Giêrusalem để đi sâu vào mầu nhiệm Thương Khó và sự chết của Đức Kitô, chúng ta mới được cùng sống lại trong sự Phục Sinh của Ngài. Vì vậy, cuộc khải hoàn vào Giêrusalem hôm nay, không mang tính chất hiển trị hay là vinh quang trần thế, nhưng tiên báo một cảnh huy hoàng của sự Phục Sinh và cho chúng ta thấy Đấng Cứu Độ đã đến và ở giữa chúng ta. Khiêm tốn nhưng mạnh mẽ, đơn sơ nhưng tuyệt vời. Những tấm lòng được trải rộng, những cành lá phấp phới như thiên nhiên, như màu xanh của cây cỏ, tượng trưng cho mọi nhân đức được tung hô, được mở rộng để đón Chúa Kitô.
Khi vào thành thánh Giêrusalem, Chúa Giêsu đón nhận những lời tung hô: “Vạn tuế, Con vua David, Đấng nhân danh Chúa mà đến” (Mt 21,9). Ngay sau đó, Người phải trải qua những đau đớn của cuộc Thương Khó, thảm khốc và nghiệt ngã, oan uổng và đầy những bất công. Nhưng vì một tình yêu hiến tế tự nguyện, Đức Giêsu im lặng như con chiên bị đem đi làm thịt, Người không la lối, không thóa mạ, không ai nghe tiếng Người nơi công trường (x. Is 53,7). Tiên tri Isaia đã tiên báo trước về cuộc ra đi của Chúa Giêsu như vậy. Điều quan trọng hơn không phải là những hình thức đau khổ bên ngoài nhưng là cuộc hiến tế bên trong. Tại vườn Gietsimani, Chúa Giêsu đã thốt lên những lời tha thiết cho chúng ta thấy Chúa bị bỏ rơi đến tận cùng, bởi vì vai của Chúa gánh tội của nhân loại. Ánh sáng không thể chung với bóng tối. Chúa Giêsu đã mang lấy tội lỗi của nhân loại để đóng đinh nó vào Thập giá, chính vì thế, Ngài đã cảm thấy sự cô đơn bị bỏ rơi: “Lạy Cha, sao Cha bỏ con đành Cha?” (Mt 27,46). Với lời thốt lên trên Thập Giá, chúng ta thấy tội lỗi là một chướng ngại hủy diệt sự sống. Chúng ta thấy tội là một án phạt ghê gớm. Và chỉ có tội lỗi mới làm cho Con Thiên Chúa phải chết. Đó là một bản án mà lẽ ra phải được thi hành đóng đinh trên từng người và trên từng thế hệ loài người. Nhưng lời Caipha nói: “Để một người chết thay cho toàn dân thì hơn” (x. Ga 18,14), cũng đã được hiểu rằng, Đức Giêsu đã làm như thế để chết thay cho toàn nhân loại. Một điều quan trọng khác nữa, chúng ta nhận thấy, ngay sau khi của lễ hiến tế của Chúa trên Thập Giá được Chúa xác định là: “Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19,28). Thì một cuộc khải hoàn chiến thắng trong nhận thức đã diễn ra. Viên sĩ quan, đại diện cho thế lực của những người hành hình và giết Chúa đã thốt lên rằng: “Đúng, người này là Con Thiên Chúa”. Đó là một sự thừa nhận và là sự thừa nhận một cuộc thất bại. Những người khi còn sống đã kết án Chúa là phạm thượng thì bây giờ phải thốt lên: “Đúng, người này là Con Thiên Chúa”.
Đức Giêsu loan báo Tin Mừng, bước chân của Ngài đi khắp mọi nơi. Cánh tay của Ngài đã chúc lành cho tất cả mọi người, dù là những người căm thù ghét Ngài, chữa lành những bệnh tật cho dù đó là những căn bệnh mà nhiều khi do chính họ gây nên. Vậy mà người ta chỉ đón nhận Đức Giêsu như một ngôn sứ. Còn khi của lễ hiến tế hoàn tất, mọi người mới nhận ra: “Đúng, người này là Con Thiên Chúa”. Như vậy, Đức Giêsu đã dùng cái chết để chiến thắng sự dữ và đã chiến thắng trên cái chết, đem lại sự sống đích thực cho con người. “Từ cạnh sườn bị đâm thâu qua. Ngài đã để máu và nước chảy ra” từ đó phát sinh các bí tích của Hội Thánh. Kinh Tiền tụng lễ Thánh Tâm đã diễn tả lại cho chúng ta như vậy. Khiến chúng ta nhớ lại hình ảnh sách Sáng thế: Thiên Chúa đã lấy xương sườn của Adam để tạo dựng nên Eva, và hôm nay, cũng từ cạnh sườn của Adam mới là Đức Giêsu Kitô, máu và nước chảy ra, phát sinh các bí tích, là sự sống của Hội Thánh Chúa Kitô, và chính Hội Thánh cũng là dấu chỉ của bí tích, dùng những dấu hiệu khả giác bề ngoài để sinh ơn thánh hóa trong linh hồn của những người tin. Vì vậy, Hội Thánh là hiền thê của Đức Kitô, cũng được sinh ra từ cạnh sườn bị đâm thủng của Ngài. Máu và Nước chảy ra không phải là một sự chết, mà là kho tàng của những bí tích, Hội Thánh được sinh ra từ đó !
Sự chết của Đức Kitô không phải là sự thất bại, nhưng là một cuộc khải hoàn, chiến thắng trên sự dữ. Ánh sáng đã bị che dấu nhưng hôm nay được giãi tỏa ra để mọi người nhìn thấy và tuyên xưng rằng: “Đúng, người này là Con Thiên Chúa”.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Xin cho chúng con được đồng hành với Chúa
để tiến vào thành Giêrusalem,
cho chúng con cùng đi sâu vào mầu nhiệm Thương Khó
và sự chết của Chúa
để được cùng sống lại với Chúa trong vinh quang:
Xin cho mỗi người chúng con hôm nay,
đứng dưới chân Thập Giá của Chúa,
cùng tuyên xưng với tất cả niềm tin của chúng con:
“Người đã chịu khổ hình và mai táng thời quan Phongxio Philato,
Người đã sống lại và lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha.
Người sẽ trở lại trong vinh quang
để phán xét kẻ sống và kẻ chết”.
Xin cho chúng con
được nên nhân chứng của niềm tin vào Chúa Kitô Tử nạn và Phục Sinh. Amen.
LM. Phêrô Hồng Phúc
Giuđa hôn Chúa
Lm Giacôbê Tạ Chúc
08:22 17/04/2011
Hôn để bày tỏ tình thương yêu mà con nguời dành cho nhau. Cha mẹ hôn con cái, bạn hữu tỏ bày tình thương thắm thiết. Vợ chồng trao nhau những nụ hôn nồng ấm hương bay ngọt ngào. Giuđa hôn Chúa Giêsu, nhưng nụ hôn này không chứa đựng sự ngọt nào mà trái lại nó chứa đựng một vị đắng của sự bội phản.
Giuđa là người môn đệ của Chúa, ông được tuyển chọn trong nhóm mười hai (Mt10,4), chắc hẳn Chúa không ghét ông. Trái lại Ngài yêu thương ông rất mực. Khi biết Giuđa sẽ phản bội, chúa Giêsu đã nói xa nói gần và Ngài nói rất thật:“ Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy”(Mt 26, 21). Các môn đệ rất ngạc nhiên và Giuđa cũng vờ hỏi Chúa: “ Ráp-bi, chẳng lẽ con sao?”, và Chúa Giêsu đã khẳng định điều này. Lòng giả tâm của Giuđa được thể hiện qua nụ hôn của mình, một mật khẩu được đưa ra: “ Tôi hôn ai thì chính là người đó”(Mt 26, 48). Giuđa hôn Chúa và Chúa Giêsu đón nhận nụ hôn của sự bất trung, nụ hôn của một tình yêu bị phản bội.
Nụ hôn như một mũi tên bắn ra nhằm hai mục đích. Có thể là dấu chứng của tình thương yêu mà chúng ta tặng ban cho nhau . Nhưng cũng có thể là nọc độc của sự ác tâm được ngụy trang bằng những hình thức hoa mỹ ở bên ngòai . Đã có lần Đức Giêsu cay đắng nói lên điều này : “Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng , còn lòng trí chúng thì lại xa ta”( Mt 15 , 8 ) .
Chắc hẳn không ai trong cuộc đời muốn nhận những nụ hôn như của Giuđa. Ai cũng muốn mình được đón nhận những nụ hôn của tình chung thuỷ, của sự kết nối trung thành, của tình bạn gắn bó keo sơn. Làm sao để cuộc sống bớt đi những nụ hôn mang lại oan trái khổ sầu, và cầu mong những nụ hôn mang hoài những nụ cười của hạnh phúc. Đã một lần Giuđa hôn bán Chúa, xin một lần thống hối ăn năn.
Giuđa là người môn đệ của Chúa, ông được tuyển chọn trong nhóm mười hai (Mt10,4), chắc hẳn Chúa không ghét ông. Trái lại Ngài yêu thương ông rất mực. Khi biết Giuđa sẽ phản bội, chúa Giêsu đã nói xa nói gần và Ngài nói rất thật:“ Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy”(Mt 26, 21). Các môn đệ rất ngạc nhiên và Giuđa cũng vờ hỏi Chúa: “ Ráp-bi, chẳng lẽ con sao?”, và Chúa Giêsu đã khẳng định điều này. Lòng giả tâm của Giuđa được thể hiện qua nụ hôn của mình, một mật khẩu được đưa ra: “ Tôi hôn ai thì chính là người đó”(Mt 26, 48). Giuđa hôn Chúa và Chúa Giêsu đón nhận nụ hôn của sự bất trung, nụ hôn của một tình yêu bị phản bội.
Nụ hôn như một mũi tên bắn ra nhằm hai mục đích. Có thể là dấu chứng của tình thương yêu mà chúng ta tặng ban cho nhau . Nhưng cũng có thể là nọc độc của sự ác tâm được ngụy trang bằng những hình thức hoa mỹ ở bên ngòai . Đã có lần Đức Giêsu cay đắng nói lên điều này : “Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng , còn lòng trí chúng thì lại xa ta”( Mt 15 , 8 ) .
Chắc hẳn không ai trong cuộc đời muốn nhận những nụ hôn như của Giuđa. Ai cũng muốn mình được đón nhận những nụ hôn của tình chung thuỷ, của sự kết nối trung thành, của tình bạn gắn bó keo sơn. Làm sao để cuộc sống bớt đi những nụ hôn mang lại oan trái khổ sầu, và cầu mong những nụ hôn mang hoài những nụ cười của hạnh phúc. Đã một lần Giuđa hôn bán Chúa, xin một lần thống hối ăn năn.
Núi Tabor và Núi Cây Dầu
Lm Giacôbê Tạ Chúc
09:14 17/04/2011
Đau khổ và vinh quang là hai trạng thái, hai cụm từ luôn gắn chặt vào cuộc sống của mỗi con người. Bất cứ một thành quả nào của sự thành công thì đằng sau nó, luôn thấp thóang bóng dáng dệt nên của chuổi ngày đau khổ. Đức Giêsu trong cuộc đời tại thế, luôn có những phút giây ở đỉnh vinh quang trong quyền năng của Ngài, nhưng cũng có những lúc trong cực hình tan nát của kiếp con người.
Đường lên đỉnh Tabor
Cuộc hiển dung trên núi được Phúc âm Marcô và Luca thuật lại, sau khi Chúa Giêsu tiên báo về cuộc khổ nạn lần thứ nhất. Trong khi ba môn đệ: Phêrô, Giacôbê và Gioan mục kích một cách say sưa vinh quang chói ngời của Chúa Giêsu. Họ đâu biết rằng cuộc vinh hiển này báo trước một cuộc vinh hiển mới mà Đức Giêsu thực hiện trong đau khổ tột cùng. Thánh sử Luca thuật lại: “Khỏang tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giêsu lên núi cầu nguyện, đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người biến đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa”(Lc 9,28-29 và Mc 9,2-3). Một cuộc vinh quang ngòai sức tưởng tượng của các môn đệ, nên họ đề nghị Chúa làm nhà và định cư ngay trên núi, mặc dù với độ cao 600m và nhiệt độ khỏang 4 độ C. Nhưng một khi được sống trong những giây phút hạnh phúc rạng ngời như thế, chắc không ai mong muốn điều gì khác hơn. Còn chúa Giêsu Ngài biết trước điều gì sẽ xảy ra với Ngài ở núi Cây Dầu.
Đường đến núi Cây Dầu
Sau khi rời nhà Tiệc Ly, Chúa Giêsu đi ra, đến núi cây Dầu (Lc 22,39). Tại đây cũng trong vinh quang và quyền năng, Chúa Giêsu thực hiện Thánh ý của Cha qua con đường khổ giá, Ngài đem lại ơn cứu độ cho con người. Trước đó ít Ngài, Chúa Giêsu cỡi lừa tiến vào Thành Thánh giữa tiếng tung hô của dân chúng trước khi chịu khổ nạn. Ngày nay, vào chúa nhật đầu Tuần Thánh hằng năm, vẫn lập lại sự kiện trên đây của Chúa Giêsu. Tảng đá nơi Chúa Giêsu cầu nguyện, một thánh đường mang tên:Thánh đường các dân tộc được xây dựng vào khỏang năm 1919 do kiến trúc sư người Ý Antonio Barluzzi.
Núi Cây Dầu và Núi Tabor
Hai biến cố trên bao gồm cho con người nhiều sứ điệp:Cũng như Chúa Giêsu, Ngài mang trong mình hai bản tính: Thần linh và nhân lọai, con người cũng thế.Có sự liên hệ mật thiết giữa Adam củ và Adam mới là Đức Giêsu.
Con người cũng có những phút giây như trên đỉnh Tabor là khi trong những lúc thành công, hạnh phúc, yêu thương và tràn trề sự sung mãn. Nhưng cũng nhớ cho rằng Núi cây dầu, nơi tràn đầy khổ đau, đến nỗi mồ hôi máu chảy ra. Và điều quan trọng ở hai ngọn núi, Chúa Giêsu luôn trầm mặc trong những phút giây của nguỵện cầu. Phải chăng Ngài cũng mời gọi mỗi người, dù trong thành công hay thất bại, vẫn luôn luôn tín thác và cầu nguyện.
Đường lên đỉnh Tabor
Cuộc hiển dung trên núi được Phúc âm Marcô và Luca thuật lại, sau khi Chúa Giêsu tiên báo về cuộc khổ nạn lần thứ nhất. Trong khi ba môn đệ: Phêrô, Giacôbê và Gioan mục kích một cách say sưa vinh quang chói ngời của Chúa Giêsu. Họ đâu biết rằng cuộc vinh hiển này báo trước một cuộc vinh hiển mới mà Đức Giêsu thực hiện trong đau khổ tột cùng. Thánh sử Luca thuật lại: “Khỏang tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giêsu lên núi cầu nguyện, đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người biến đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa”(Lc 9,28-29 và Mc 9,2-3). Một cuộc vinh quang ngòai sức tưởng tượng của các môn đệ, nên họ đề nghị Chúa làm nhà và định cư ngay trên núi, mặc dù với độ cao 600m và nhiệt độ khỏang 4 độ C. Nhưng một khi được sống trong những giây phút hạnh phúc rạng ngời như thế, chắc không ai mong muốn điều gì khác hơn. Còn chúa Giêsu Ngài biết trước điều gì sẽ xảy ra với Ngài ở núi Cây Dầu.
Đường đến núi Cây Dầu
Sau khi rời nhà Tiệc Ly, Chúa Giêsu đi ra, đến núi cây Dầu (Lc 22,39). Tại đây cũng trong vinh quang và quyền năng, Chúa Giêsu thực hiện Thánh ý của Cha qua con đường khổ giá, Ngài đem lại ơn cứu độ cho con người. Trước đó ít Ngài, Chúa Giêsu cỡi lừa tiến vào Thành Thánh giữa tiếng tung hô của dân chúng trước khi chịu khổ nạn. Ngày nay, vào chúa nhật đầu Tuần Thánh hằng năm, vẫn lập lại sự kiện trên đây của Chúa Giêsu. Tảng đá nơi Chúa Giêsu cầu nguyện, một thánh đường mang tên:Thánh đường các dân tộc được xây dựng vào khỏang năm 1919 do kiến trúc sư người Ý Antonio Barluzzi.
Núi Cây Dầu và Núi Tabor
Hai biến cố trên bao gồm cho con người nhiều sứ điệp:Cũng như Chúa Giêsu, Ngài mang trong mình hai bản tính: Thần linh và nhân lọai, con người cũng thế.Có sự liên hệ mật thiết giữa Adam củ và Adam mới là Đức Giêsu.
Con người cũng có những phút giây như trên đỉnh Tabor là khi trong những lúc thành công, hạnh phúc, yêu thương và tràn trề sự sung mãn. Nhưng cũng nhớ cho rằng Núi cây dầu, nơi tràn đầy khổ đau, đến nỗi mồ hôi máu chảy ra. Và điều quan trọng ở hai ngọn núi, Chúa Giêsu luôn trầm mặc trong những phút giây của nguỵện cầu. Phải chăng Ngài cũng mời gọi mỗi người, dù trong thành công hay thất bại, vẫn luôn luôn tín thác và cầu nguyện.
Để mặc Cô ấy!
Tuyết Mai
17:03 17/04/2011
Thứ Hai Tuần Thánh
Bấy giờ Maria lấy một cân dầu thơm, dầu cam tùng hảo hạng, và xức chân Chúa Giêsu, rồi lấy tóc mình mà lau. Hương thơm toả đầy nhà. Một môn đệ là Giuđa Iscariô, kẻ sẽ phản nộp Người, liền nói: "Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng mà cho người nghèo khó?". (Ga 12, 1-11).
Tôi nghĩ cô Maria này đến lạ! Bài Phúc Âm trước đây cũng nói về hai chị em Matha và Maria. Cô chị thì bị Chúa la là vì không chuyên chăm nghe Lời Chúa mà chỉ có lo nhiều thứ chuyện tầm thường trên đời; trong khi Maria thì chẳng làm gì ngoài chuyện ngồi lắng nghe Lời Chúa, thì được Chúa Giêsu khen. Quả hai việc thật trái ngược nhau và rất oan cho cô chị Matha bị Chúa phê bình khi cô cố gắng lo miếng ăn cho Chúa. Chuyện thường tình trên đời thì ở đâu cũng vậy và thời nào cũng vậy! Khi mời khách quý đến nhà thì cả nhà ai cũng bận tay bận chân để làm tròn những món ăn ngon cho khách. Chứ khách đến nhà mà cả nhà châu vào nghe chuyện khách thì làm gì có gì để ăn?. Nhất là nhà nào được tiếp đón quý cha đến nhà thì bữa ăn lại còn quan trọng hơn nữa!??. Có phải sự đời thì luôn trái ngược với Ý Chúa?. Hôm nay trong Phúc Âm cũng thế! Trong khi cô chị Matha lo hầu bàn, thì cô em là Maria lại chẳng phụ chị làm việc chi, mà cứ quấn quít bên Chúa. Mắt người đời nhìn vào thì đánh giá ra sao? Thời xưa và cả thời nay?.
Chẳng những thế cô còn mang theo bình nước hoa thật hảo hạng để rửa chân cho Chúa. Lấy tóc mình mà lau, thơm phức cả một phòng. Thật phải dưới ánh mắt của người phàm mắt thịt, chúng ta có những sự đánh giá rất khác nhau. Chứ nếu tất cả mọi người hiểu được sự việc của Maria đang làm thì chắc tất cả đã làm Lễ Táng Xác Chúa. (Tôi nghĩ ngay cả Maria cũng chẳng biết việc mình làm có ý nghĩa gì, song vì cô Maria luôn gần gũi và cảm thấy rất thân tình với Chúa, nhất là Chúa Giêsu mới cứu sống em cô đây! Thiết nghĩ đó là cô cám ơn Chúa đấy mà thôi! Chứ làm sao cô hiểu được sự việc cô đang làm là Táng Xác Chúa?).
Thật phải khi người phàm mắt thịt của chúng ta, nhìn điều gì cũng ra lệch lạc, và không bao giờ là ngay thẳng, bởi hay xét đoán bề ngoài của người. Ai làm gì khác người thì cho là người ta dị hợm và không được bình thường. Thời nay thiết tưởng khi chúng ta (phái nữ) gặp các đấng bậc tu trì, thì việc ở càng xa các ngài thì càng tốt. Kính nhi viễn chi là tốt là hay hơn cả!. Chứ đâu có ai muốn người đời dị nghị và hiểu lầm thì nguy hiểm ghê lắm!. Vì thế việc làm của cô Maria phải thật là một việc làm rất lạ, cả ở thời xưa lẫn thời nay!?. Nhưng xét theo con người đặc biệt của cô là chắc cô trong trắng và thơ ngây như con nít, trong thân xác của một thiếu nữ, nên láng giềng ai cũng biết tánh nết của cô, mà không nghĩ điều gì khác hơn, là cô đã phí tiền bạc chỉ để Rửa Chân cho Chúa bằng nước hoa thật đắt tiền như vậy!.
Ở đây cho chúng ta thấy là Giuđa tay môn đệ phản bội, đang tìm dịp để nộp Chúa cho các thầy thượng tế và kỳ lão. Hắn tốt lành gì mà lên tiếng bênh vực cho người nghèo? Hắn chỉ biết bấy nhiêu đó tiền là nhiều lắm cho hắn ăn nhậu được biết bao nhiêu lần?. Mặc dù hắn luôn sống sát bên cạnh Chúa như một môn đệ tốt lành nhưng không ai hay biết!?. Hắn được ở bên cạnh Chúa và được Ngài yêu thương như 11 môn đệ kia, thế mà hắn đã có lòng phản bội Chúa như thế; thử hỏi ngày hôm nay, chúng ta sống ngay trong lòng của Giáo Hội, bao nhiêu người gọi là Tông Đồ chân chính của Chúa, không có ý đồ phản bội và bán Chúa?. Cho ý riêng tham lam của họ? Để được quyền hành, chức tước, tiền của, danh vọng, oai phong, nhưng trong lòng lại tôn thờ và đi theo quỷ dữ??.
Bao nhiêu con chiên của Chúa sống không trung thành? Lợi dụng Danh Chúa, để làm thương mại, để hại anh chị em, để lấy vải thưa mà che mắt Thánh?. Đó là những con người như Giuđa của thời đại, đang sống chung quanh chúng ta đó! Và ngay cả chúng ta đây cũng có rất nhiều lúc khờ dại nghe theo tiếng gọi ngon ngọt của quỷ dữ, đã biến thành Giuđa và làm những chuyện thật tồi bại, phản bội Thầy mình, vì cái lợi trước mắt thật nhỏ nhoi, mà quên rằng hành động tội lỗi ấy chúng ta lại đem Chúa Giêsu ra tra tấn và đóng đinh Ngài nhiều lần nữa!.
Thế giới của ngày hôm nay chúng ta có nhiều Giuđa lắm! Một Giuđa có trái tim chai lạnh, tham bổng lộc vì được giữ tiền, luôn có tiền, nên tha hồ chi xài mà không cần biên lai chứng nhận và không nhìn nhận đó là tội. Một Giuđa gian ác không tình người. Một Giuđa chẳng nghĩ gì đến ai chỉ trừ sống cho riêng mình. Một Giuđa gian ác, tán tận lương tâm đã bán đứng Thầy dậy của mình để chỉ nhận lấy 30 đồng bạc quèn. Giuđa của thời xưa còn thế! Còn Giuđa ngày hôm nay tinh khôn lắm! Khó mà nhận diện cho được!?. Thật tình Giuđa đã sống rất khôn khéo, lươn lẹo như một con rắn, vì chẳng môn đệ nào có thể ngờ được ông phản Chúa, chỉ trừ Chúa Giêsu mới biết mà thôi!. Ngày nay cũng thế thưa anh chị em, hình ảnh của Giuđa đang hiện diện khắp mọi chỗ mọi nơi, nhất là những Giuđa đang sống ở những quốc gia thờ chế độ cộng sản. Trà trộn vào Giáo Hội. Sống chung với Giáo Hội. Ăn cơm của Giáo Hội. Ăn mặc y như người của Giáo Hội, nhưng dưới lớp áo đó là những Giuđa phản bội và bán Chúa. Ôi đau đớn thay khi chúng ta nhìn thấy những hình ảnh như thế!.
Nguyên thủy tất cả con cái của Người sống trên đời, ai ai cũng được mong cho có cuộc sống tốt lành, nhưng lý do nào con người trở nên giống như Giuđa? Ai có thể trả lời cho được theo sự hiểu biết của Ý Chúa? Có rất nhiều điều trí tuệ của con người không thể nào giải thích cho tường tận được vì Thiên Chúa Người rất Quyền Năng. Công Trình Cứu Độ của Người cho chúng ta thấu hiểu vì Thiên Chúa Người yêu con người mà Người đã ra công tác tạo. Người chỉ mong cho chúng ta hiểu rằng Tình Yêu của Người vượt trên mọi tội lỗi. Chính vì thế mà Giuđa mới có mặt, Ngài đã chọn ông trong số 12, là nhân vật đáng ghê tởm, đóng trọn vai tuồng của ông là bán Chúa cho các thầy thượng tế và kỳ lão đã chống đối và muốn cho Chúa chết. Họ có thành công không khi họ đem Chúa Giêsu ra tra tấn, hành xử, ôm Thập Giá nặng nề lên Núi Sọ mà đóng đanh Ngài trên Thập Giá cho đến chết??.
Đó là một thử thách thật gay go cho con người sống giống như Giuđa ở mọi thời đại. Vì Thầy hy vọng và trông đợi có một ngày tất cả mọi Giuđa có lòng ăn năn trở lại, cải thiện đời sống, để chóng nhận ra Tình Yêu của Thiên Chúa mà xa tránh chúng quỷ, để còn được hưởng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Kẻo không còn kịp!?. Chỉ có linh hồn nào sống trong chai đá mới phải sa hỏa ngục. Như Giuđa vì ông đã lầm tưởng là Thầy của mình sẽ không tha thứ tội cho ông và đã nghi ngờ Tình Yêu Thương thật hải hà của Người có thể tha thứ cho ông. Chỉ vì quỷ dữ đã tạo cho ông sự nghi ngờ đó, mà chúng đã dẫn ông đến sự chết muôn đời. Thật là oan uổng cho những ai có lòng nghi ngờ Tình Yêu của Thiên Chúa!.
Lậy Chúa Giêsu rất nhân lành của chúng con! Xin cho tâm hồn của chúng con luôn được thảnh thơi như cô Maria vậy!. Chẳng thèm để ý những chuyện thường tình trên đời. Ai muốn hơn thì mặc ai, chẳng muốn xe xua cùng chúng bạn, chẳng bon chen với ai, mặc kệ người đời, chỉ một lòng kính yêu Chúa và yêu thương anh chị em có nhu cầu. Cô Maria vậy mà khôn ngoan được Chúa khen thưởng. Cô biết chọn phần nhất vì cô biết lắng nghe Lời của Chúa. Và Chúa đã bênh vực việc cô Maria đang làm là Rửa Chân cho Chúa, như sự việc rất quan trọng đánh dấu trước ngày Chúa Giêsu chịu chết; và trước những lời nói đạo đức giả của tên Giuđa phản bội.
Hỡi Giuđa tên phản bội! Hãy để mặc cô ấy!.........
Bấy giờ Maria lấy một cân dầu thơm, dầu cam tùng hảo hạng, và xức chân Chúa Giêsu, rồi lấy tóc mình mà lau. Hương thơm toả đầy nhà. Một môn đệ là Giuđa Iscariô, kẻ sẽ phản nộp Người, liền nói: "Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng mà cho người nghèo khó?". (Ga 12, 1-11).
Tôi nghĩ cô Maria này đến lạ! Bài Phúc Âm trước đây cũng nói về hai chị em Matha và Maria. Cô chị thì bị Chúa la là vì không chuyên chăm nghe Lời Chúa mà chỉ có lo nhiều thứ chuyện tầm thường trên đời; trong khi Maria thì chẳng làm gì ngoài chuyện ngồi lắng nghe Lời Chúa, thì được Chúa Giêsu khen. Quả hai việc thật trái ngược nhau và rất oan cho cô chị Matha bị Chúa phê bình khi cô cố gắng lo miếng ăn cho Chúa. Chuyện thường tình trên đời thì ở đâu cũng vậy và thời nào cũng vậy! Khi mời khách quý đến nhà thì cả nhà ai cũng bận tay bận chân để làm tròn những món ăn ngon cho khách. Chứ khách đến nhà mà cả nhà châu vào nghe chuyện khách thì làm gì có gì để ăn?. Nhất là nhà nào được tiếp đón quý cha đến nhà thì bữa ăn lại còn quan trọng hơn nữa!??. Có phải sự đời thì luôn trái ngược với Ý Chúa?. Hôm nay trong Phúc Âm cũng thế! Trong khi cô chị Matha lo hầu bàn, thì cô em là Maria lại chẳng phụ chị làm việc chi, mà cứ quấn quít bên Chúa. Mắt người đời nhìn vào thì đánh giá ra sao? Thời xưa và cả thời nay?.
Chẳng những thế cô còn mang theo bình nước hoa thật hảo hạng để rửa chân cho Chúa. Lấy tóc mình mà lau, thơm phức cả một phòng. Thật phải dưới ánh mắt của người phàm mắt thịt, chúng ta có những sự đánh giá rất khác nhau. Chứ nếu tất cả mọi người hiểu được sự việc của Maria đang làm thì chắc tất cả đã làm Lễ Táng Xác Chúa. (Tôi nghĩ ngay cả Maria cũng chẳng biết việc mình làm có ý nghĩa gì, song vì cô Maria luôn gần gũi và cảm thấy rất thân tình với Chúa, nhất là Chúa Giêsu mới cứu sống em cô đây! Thiết nghĩ đó là cô cám ơn Chúa đấy mà thôi! Chứ làm sao cô hiểu được sự việc cô đang làm là Táng Xác Chúa?).
Thật phải khi người phàm mắt thịt của chúng ta, nhìn điều gì cũng ra lệch lạc, và không bao giờ là ngay thẳng, bởi hay xét đoán bề ngoài của người. Ai làm gì khác người thì cho là người ta dị hợm và không được bình thường. Thời nay thiết tưởng khi chúng ta (phái nữ) gặp các đấng bậc tu trì, thì việc ở càng xa các ngài thì càng tốt. Kính nhi viễn chi là tốt là hay hơn cả!. Chứ đâu có ai muốn người đời dị nghị và hiểu lầm thì nguy hiểm ghê lắm!. Vì thế việc làm của cô Maria phải thật là một việc làm rất lạ, cả ở thời xưa lẫn thời nay!?. Nhưng xét theo con người đặc biệt của cô là chắc cô trong trắng và thơ ngây như con nít, trong thân xác của một thiếu nữ, nên láng giềng ai cũng biết tánh nết của cô, mà không nghĩ điều gì khác hơn, là cô đã phí tiền bạc chỉ để Rửa Chân cho Chúa bằng nước hoa thật đắt tiền như vậy!.
Ở đây cho chúng ta thấy là Giuđa tay môn đệ phản bội, đang tìm dịp để nộp Chúa cho các thầy thượng tế và kỳ lão. Hắn tốt lành gì mà lên tiếng bênh vực cho người nghèo? Hắn chỉ biết bấy nhiêu đó tiền là nhiều lắm cho hắn ăn nhậu được biết bao nhiêu lần?. Mặc dù hắn luôn sống sát bên cạnh Chúa như một môn đệ tốt lành nhưng không ai hay biết!?. Hắn được ở bên cạnh Chúa và được Ngài yêu thương như 11 môn đệ kia, thế mà hắn đã có lòng phản bội Chúa như thế; thử hỏi ngày hôm nay, chúng ta sống ngay trong lòng của Giáo Hội, bao nhiêu người gọi là Tông Đồ chân chính của Chúa, không có ý đồ phản bội và bán Chúa?. Cho ý riêng tham lam của họ? Để được quyền hành, chức tước, tiền của, danh vọng, oai phong, nhưng trong lòng lại tôn thờ và đi theo quỷ dữ??.
Bao nhiêu con chiên của Chúa sống không trung thành? Lợi dụng Danh Chúa, để làm thương mại, để hại anh chị em, để lấy vải thưa mà che mắt Thánh?. Đó là những con người như Giuđa của thời đại, đang sống chung quanh chúng ta đó! Và ngay cả chúng ta đây cũng có rất nhiều lúc khờ dại nghe theo tiếng gọi ngon ngọt của quỷ dữ, đã biến thành Giuđa và làm những chuyện thật tồi bại, phản bội Thầy mình, vì cái lợi trước mắt thật nhỏ nhoi, mà quên rằng hành động tội lỗi ấy chúng ta lại đem Chúa Giêsu ra tra tấn và đóng đinh Ngài nhiều lần nữa!.
Thế giới của ngày hôm nay chúng ta có nhiều Giuđa lắm! Một Giuđa có trái tim chai lạnh, tham bổng lộc vì được giữ tiền, luôn có tiền, nên tha hồ chi xài mà không cần biên lai chứng nhận và không nhìn nhận đó là tội. Một Giuđa gian ác không tình người. Một Giuđa chẳng nghĩ gì đến ai chỉ trừ sống cho riêng mình. Một Giuđa gian ác, tán tận lương tâm đã bán đứng Thầy dậy của mình để chỉ nhận lấy 30 đồng bạc quèn. Giuđa của thời xưa còn thế! Còn Giuđa ngày hôm nay tinh khôn lắm! Khó mà nhận diện cho được!?. Thật tình Giuđa đã sống rất khôn khéo, lươn lẹo như một con rắn, vì chẳng môn đệ nào có thể ngờ được ông phản Chúa, chỉ trừ Chúa Giêsu mới biết mà thôi!. Ngày nay cũng thế thưa anh chị em, hình ảnh của Giuđa đang hiện diện khắp mọi chỗ mọi nơi, nhất là những Giuđa đang sống ở những quốc gia thờ chế độ cộng sản. Trà trộn vào Giáo Hội. Sống chung với Giáo Hội. Ăn cơm của Giáo Hội. Ăn mặc y như người của Giáo Hội, nhưng dưới lớp áo đó là những Giuđa phản bội và bán Chúa. Ôi đau đớn thay khi chúng ta nhìn thấy những hình ảnh như thế!.
Nguyên thủy tất cả con cái của Người sống trên đời, ai ai cũng được mong cho có cuộc sống tốt lành, nhưng lý do nào con người trở nên giống như Giuđa? Ai có thể trả lời cho được theo sự hiểu biết của Ý Chúa? Có rất nhiều điều trí tuệ của con người không thể nào giải thích cho tường tận được vì Thiên Chúa Người rất Quyền Năng. Công Trình Cứu Độ của Người cho chúng ta thấu hiểu vì Thiên Chúa Người yêu con người mà Người đã ra công tác tạo. Người chỉ mong cho chúng ta hiểu rằng Tình Yêu của Người vượt trên mọi tội lỗi. Chính vì thế mà Giuđa mới có mặt, Ngài đã chọn ông trong số 12, là nhân vật đáng ghê tởm, đóng trọn vai tuồng của ông là bán Chúa cho các thầy thượng tế và kỳ lão đã chống đối và muốn cho Chúa chết. Họ có thành công không khi họ đem Chúa Giêsu ra tra tấn, hành xử, ôm Thập Giá nặng nề lên Núi Sọ mà đóng đanh Ngài trên Thập Giá cho đến chết??.
Đó là một thử thách thật gay go cho con người sống giống như Giuđa ở mọi thời đại. Vì Thầy hy vọng và trông đợi có một ngày tất cả mọi Giuđa có lòng ăn năn trở lại, cải thiện đời sống, để chóng nhận ra Tình Yêu của Thiên Chúa mà xa tránh chúng quỷ, để còn được hưởng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Kẻo không còn kịp!?. Chỉ có linh hồn nào sống trong chai đá mới phải sa hỏa ngục. Như Giuđa vì ông đã lầm tưởng là Thầy của mình sẽ không tha thứ tội cho ông và đã nghi ngờ Tình Yêu Thương thật hải hà của Người có thể tha thứ cho ông. Chỉ vì quỷ dữ đã tạo cho ông sự nghi ngờ đó, mà chúng đã dẫn ông đến sự chết muôn đời. Thật là oan uổng cho những ai có lòng nghi ngờ Tình Yêu của Thiên Chúa!.
Lậy Chúa Giêsu rất nhân lành của chúng con! Xin cho tâm hồn của chúng con luôn được thảnh thơi như cô Maria vậy!. Chẳng thèm để ý những chuyện thường tình trên đời. Ai muốn hơn thì mặc ai, chẳng muốn xe xua cùng chúng bạn, chẳng bon chen với ai, mặc kệ người đời, chỉ một lòng kính yêu Chúa và yêu thương anh chị em có nhu cầu. Cô Maria vậy mà khôn ngoan được Chúa khen thưởng. Cô biết chọn phần nhất vì cô biết lắng nghe Lời của Chúa. Và Chúa đã bênh vực việc cô Maria đang làm là Rửa Chân cho Chúa, như sự việc rất quan trọng đánh dấu trước ngày Chúa Giêsu chịu chết; và trước những lời nói đạo đức giả của tên Giuđa phản bội.
Hỡi Giuđa tên phản bội! Hãy để mặc cô ấy!.........
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:01 17/04/2011
DA HỔ
Một người keo kiết bủn xỉn, một hôm bị một con hổ đuổi ông ta chạy trối chết, con trai của ông ta cầm cung tên đuổi phía sau. Khi con trai lắp tên vào cung và dương cung chuẩn bị bắn con hổ đang đuổi bố mình, người cha keo kiết bủn xỉn đã gần kề miệng con hổ nhìn thấy vậy, thì vội vàng nói với con trai:
- “Mày bắn xuống dưới chút xíu đừng làm hư da của nó !”
Suy tư:
Con hổ đuổi sau lưng, mạng sống đã kề miệng hổ, vậy mà vẫn không bỏ được lòng tham: vừa muốn sống lại vừa muốn được miếng da hổ.
- Có người vừa muốn lên thiên đàng với Chúa, nhưng lại thích sống trong tội lỗi.
- Có người vừa muốn sống hiếu thảo với cha mẹ, nhưng lại đi kiện cáo anh chị em ruột của mình ra tòa.
- Có người vừa muốn đi rước Mình Thánh Chúa, nhưng lại vừa muốn sống buông thả theo xác thịt.
- Có người vừa muốn trở thành bạn hữu của Chúa, nhưng lại muốn đầu quân làm đệ tử của ma quỷ.v.v…
- Có người muốn đi tu dâng mình làm tôi Chúa, nhưng cũng vừa muốn đầu tư làm ăn lớn với các đại gia và sống như các chủ nhân ông.v.v…
Miếng da hổ không làm cho mạng sống kéo dài thêm một giây một phút, vậy thì hà cớ gì phải sợ bắn chết con hổ chứ, mà nếu con hổ không chết thì chắc chắn là ông ta sẽ chết vì con hổ.
Chúa Giê-su đã dạy không được làm tôi hai chủ, bởi vì con người chỉ có một linh hồn mà thôi. Ha ha ha…
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một người keo kiết bủn xỉn, một hôm bị một con hổ đuổi ông ta chạy trối chết, con trai của ông ta cầm cung tên đuổi phía sau. Khi con trai lắp tên vào cung và dương cung chuẩn bị bắn con hổ đang đuổi bố mình, người cha keo kiết bủn xỉn đã gần kề miệng con hổ nhìn thấy vậy, thì vội vàng nói với con trai:
- “Mày bắn xuống dưới chút xíu đừng làm hư da của nó !”
Suy tư:
Con hổ đuổi sau lưng, mạng sống đã kề miệng hổ, vậy mà vẫn không bỏ được lòng tham: vừa muốn sống lại vừa muốn được miếng da hổ.
- Có người vừa muốn lên thiên đàng với Chúa, nhưng lại thích sống trong tội lỗi.
- Có người vừa muốn sống hiếu thảo với cha mẹ, nhưng lại đi kiện cáo anh chị em ruột của mình ra tòa.
- Có người vừa muốn đi rước Mình Thánh Chúa, nhưng lại vừa muốn sống buông thả theo xác thịt.
- Có người vừa muốn trở thành bạn hữu của Chúa, nhưng lại muốn đầu quân làm đệ tử của ma quỷ.v.v…
- Có người muốn đi tu dâng mình làm tôi Chúa, nhưng cũng vừa muốn đầu tư làm ăn lớn với các đại gia và sống như các chủ nhân ông.v.v…
Miếng da hổ không làm cho mạng sống kéo dài thêm một giây một phút, vậy thì hà cớ gì phải sợ bắn chết con hổ chứ, mà nếu con hổ không chết thì chắc chắn là ông ta sẽ chết vì con hổ.
Chúa Giê-su đã dạy không được làm tôi hai chủ, bởi vì con người chỉ có một linh hồn mà thôi. Ha ha ha…
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thứ hai Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:20 17/04/2011
THỨ HAI TUẦN THÁNH
Tin mừng: Ga 12, 1-11.
“Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy”.
Anh chị em thân mến,
Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy có cô Mác-ta đang hầu bàn phục vụ khách ăn, cô Ma-ri-a lấy bình dầu thơm quý giá xức chân cho Chúa Giê-su, và chắc chắn La-da-rô cùng đồng bàn với Ngài vì anh là đàn ông trong gia đình, trong bối cảnh này, chúng ta nghĩ đến gia đình mà chúng ta đang sống, nghĩ đến cộng đoàn giáo xứ mà chúng ta đang phục vụ, và nghĩ đến cộng đoàn tu trì mà chúng ta được mời gọi hiến dâng để phục vụ.
Xin được rửa chân
thì tốt hơn là sửa lưng anh chị em
“Một ngày nọ, chim nhạn rừng mát lòng hả dạ nói với Chúa Tạo Vật: “Con đến làm môn đồ của Ngài có được không ?”.
- “Tốt thôi”- Chúa Tạo Vật trả lời và chỉ một con hạc đàng xa nói tiếp: “Con đi rửa chân cho nó vì nó mới đi qua vũng bùn lầy lội”.
- “Cái gì ?”- chim nhạn rừng kinh ngạc kêu lên một tiếng, không thèm để ý, nói tiếp: “Con là môn đồ của Chúa Tạo Vật, không được phép phục vụ người khác”.
Chúa Tạo Vật cười nói: “Này con, nếu con không phục vụ người khác, thì người ta làm sao mà nhận ra con là môn đồ của Ta chứ ?”(1).
Anh chị em thân mến,
Sau khi rửa chân cho Phê-rô và các môn đệ, Chúa Giê-su đã nói rằng: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ? Anh em gọi thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm...Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 12-14).
Rửa chân cho nhau là dấu hiệu để người ta nhận ra người môn đệ của Chúa Giê-su, khi mà thế gian còn quá nhiều người chỉ muốn sửa lưng dạy đời người khác, hơn là tự kiểm điểm bản thân của mình trước, rửa chân là phục vụ vô vị lợi Chúa Giê-su nơi người anh em chị em của mình.
“Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ?”, các môn đệ đã hiểu rõ ràng sau khi Chúa Giê-su giải thích, càng có chức quyền thì càng hiểu rõ lời nói của Chúa Giê-su, chúng ta cũng hiểu rõ việc Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ, các linh mục cũng hiểu rất rõ việc Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ, các tu sĩ nam nữ cũng hiểu rõ việc Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ: rửa chân là phục vụ tha nhân, và là dấu chỉ người môn đệ chân chính của Chúa Giê-su.
Trong cộng đoàn, tôi chỉ muốn ăn trên ngồi trước anh em chị em, tôi chỉ muốn người ta coi mình như một người đáng được phục vụ, cho nên không ai nhận ra tôi là người môn đệ của Chúa Giê-su; trong xứ đạo, vì nghĩ mình là một mục tử nên tôi coi mình có quyền ban phát ân huệ của Thiên Chúa cho giáo dân, thế là tôi ngước mắt lên trời khi ông cụ giáo dân lớn tuổi chào tôi, tôi không gật đầu niềm nở với những người hay góp ý chân tình cho tôi, và thế là dù cho tôi đọc cả hàng ngàn lần câu chuyện rửa chân cho các môn đệ của Chúa Giê-su, thì tôi cũng vẫn cứ cố tình không hiểu ý nghĩa của nó, cho nên ngay cả giáo dân của tôi cũng không nhìn thấy tôi là môn đệ của Ngài, mà chỉ thấy tôi là một chức sắc của Giáo Hội: kiêu căng, ích kỷ và xa cách.
Ai cũng thích đi sửa lưng cho người khác mà không ai biết cúi xuống rửa chân cho mình trước, bởi vì ai cũng muốn được làm môn đệ Chúa Giê-su, nhưng lại không muốn học gương sáng phục vụ tha nhân của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Cô Mác-ta đã hầu bàn phục vụ khách dự tiệc, cô Ma-ri-a lấy dầu thơm quý nhất của mình để xức chân cho Chúa Giê-su, đây là bài học sống động để trở nên người môn đệ của Ngài: phục vụ là đem cái mình quý nhất là danh dự, là sĩ diện tặng cho tha nhân, bởi vì đó chính là hành động của Chúa Giê-su, khi "Ngài vốn là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2, 6-7). – Ngài đã đem cái vinh quang Thiên Chúa của Ngài để tặng cho nhân loại khi chết nhục nhã trên thập giá.
Rửa chân mình trước thì tốt hơn là sửa lưng cho tha nhân, đó là tâm tình của người khiêm tốn biết nhìn ra cái yếu hèn và khuyết điểm của mình vậy...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1): Trích trong “Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Ga 12, 1-11.
“Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy”.
Anh chị em thân mến,
Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy có cô Mác-ta đang hầu bàn phục vụ khách ăn, cô Ma-ri-a lấy bình dầu thơm quý giá xức chân cho Chúa Giê-su, và chắc chắn La-da-rô cùng đồng bàn với Ngài vì anh là đàn ông trong gia đình, trong bối cảnh này, chúng ta nghĩ đến gia đình mà chúng ta đang sống, nghĩ đến cộng đoàn giáo xứ mà chúng ta đang phục vụ, và nghĩ đến cộng đoàn tu trì mà chúng ta được mời gọi hiến dâng để phục vụ.
Xin được rửa chân
thì tốt hơn là sửa lưng anh chị em
“Một ngày nọ, chim nhạn rừng mát lòng hả dạ nói với Chúa Tạo Vật: “Con đến làm môn đồ của Ngài có được không ?”.
- “Tốt thôi”- Chúa Tạo Vật trả lời và chỉ một con hạc đàng xa nói tiếp: “Con đi rửa chân cho nó vì nó mới đi qua vũng bùn lầy lội”.
- “Cái gì ?”- chim nhạn rừng kinh ngạc kêu lên một tiếng, không thèm để ý, nói tiếp: “Con là môn đồ của Chúa Tạo Vật, không được phép phục vụ người khác”.
Chúa Tạo Vật cười nói: “Này con, nếu con không phục vụ người khác, thì người ta làm sao mà nhận ra con là môn đồ của Ta chứ ?”(1).
Anh chị em thân mến,
Sau khi rửa chân cho Phê-rô và các môn đệ, Chúa Giê-su đã nói rằng: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ? Anh em gọi thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm...Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 12-14).
Rửa chân cho nhau là dấu hiệu để người ta nhận ra người môn đệ của Chúa Giê-su, khi mà thế gian còn quá nhiều người chỉ muốn sửa lưng dạy đời người khác, hơn là tự kiểm điểm bản thân của mình trước, rửa chân là phục vụ vô vị lợi Chúa Giê-su nơi người anh em chị em của mình.
“Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ?”, các môn đệ đã hiểu rõ ràng sau khi Chúa Giê-su giải thích, càng có chức quyền thì càng hiểu rõ lời nói của Chúa Giê-su, chúng ta cũng hiểu rõ việc Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ, các linh mục cũng hiểu rất rõ việc Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ, các tu sĩ nam nữ cũng hiểu rõ việc Chúa Giê-su đã làm cho các môn đệ: rửa chân là phục vụ tha nhân, và là dấu chỉ người môn đệ chân chính của Chúa Giê-su.
Trong cộng đoàn, tôi chỉ muốn ăn trên ngồi trước anh em chị em, tôi chỉ muốn người ta coi mình như một người đáng được phục vụ, cho nên không ai nhận ra tôi là người môn đệ của Chúa Giê-su; trong xứ đạo, vì nghĩ mình là một mục tử nên tôi coi mình có quyền ban phát ân huệ của Thiên Chúa cho giáo dân, thế là tôi ngước mắt lên trời khi ông cụ giáo dân lớn tuổi chào tôi, tôi không gật đầu niềm nở với những người hay góp ý chân tình cho tôi, và thế là dù cho tôi đọc cả hàng ngàn lần câu chuyện rửa chân cho các môn đệ của Chúa Giê-su, thì tôi cũng vẫn cứ cố tình không hiểu ý nghĩa của nó, cho nên ngay cả giáo dân của tôi cũng không nhìn thấy tôi là môn đệ của Ngài, mà chỉ thấy tôi là một chức sắc của Giáo Hội: kiêu căng, ích kỷ và xa cách.
Ai cũng thích đi sửa lưng cho người khác mà không ai biết cúi xuống rửa chân cho mình trước, bởi vì ai cũng muốn được làm môn đệ Chúa Giê-su, nhưng lại không muốn học gương sáng phục vụ tha nhân của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Cô Mác-ta đã hầu bàn phục vụ khách dự tiệc, cô Ma-ri-a lấy dầu thơm quý nhất của mình để xức chân cho Chúa Giê-su, đây là bài học sống động để trở nên người môn đệ của Ngài: phục vụ là đem cái mình quý nhất là danh dự, là sĩ diện tặng cho tha nhân, bởi vì đó chính là hành động của Chúa Giê-su, khi "Ngài vốn là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2, 6-7). – Ngài đã đem cái vinh quang Thiên Chúa của Ngài để tặng cho nhân loại khi chết nhục nhã trên thập giá.
Rửa chân mình trước thì tốt hơn là sửa lưng cho tha nhân, đó là tâm tình của người khiêm tốn biết nhìn ra cái yếu hèn và khuyết điểm của mình vậy...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1): Trích trong “Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:05 17/04/2011
N2T |
32. Thâm tín mình là người tội lỗi nhiều nhất.
(Thánh Benedict)Người tử tù
Thomas Aquinas Trầm Thiên Thu
20:25 17/04/2011
Quốc gia nào cũng có những tù nhân, đặc biệt nhất là tử tù. Nhưng có một tử tù đặc biệt nhất và là tử tội độc nhất vô nhị: Đức Giêsu Kitô. Nếu ở thời nay thì hẳn là người ta xử bắn Ngài, còn luật Do Thái thời đó là đóng đinh vào Thập giá.
Biết mình sắp chết thì đa số đều thấy run sợ, nhưng xử bắn “đùng” một cái thì cũng… không đáng sợ lắm. Vả lại, ngày nay người ta còn cho tử tội ăn thỏa thích trước khi chết. Còn Chúa Giêsu, không được ăn, có chăng là chút giấm chua, lại còn bị sỉ nhục, hành hạ, vác thập giá khi bụng đói – vì bị bắt từ đêm hôm trước, sáng hôm sau bị xử, rồi tự vác thập giá đi đến chiều, không hề được ăn uống gì. “Đặc biệt” hơn là Ngài phải vác thập giá, còn các tử tù khác đâu phải vác. Người ta quá ghét Chúa Giêsu, ghét hết mức, ai cũng ghét!
Người Do Thái nói: “Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: Ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa” (Ga 10:33), và “Chúng tôi có Lề Luật, chiếu theo Lề Luật thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa” (Ga 19:7). Có lẽ chúng ta chê dân Do Thái cứng lòng tin và độc ác, nhưng nếu là chúng ta ngày nay thì hẳn là Chúa Giêsu bị đánh tại chỗ chứ không tìm cách bắt lúc khác như dân Do Thái đâu. Họ làm sao hiểu ngay khi con hai ông bà thợ mộc ở một xóm lao động nghèo mà lại bảo là Con Thiên Chúa? Khó tin lắm chứ! Thế nên họ cho là Chúa “lộng ngôn”. Thanh niên ngày nay sẵn sàng thượng cẳng chân hạ cẳng tay hoặc rút dao đâm ngay nếu ai đó nói “sốc”, thậm chí có người “ra tay” chỉ vì nhìn ngứa mắt, nghĩa là họ không làm gì nên tội cũng đánh chơi vậy!
Người ta luôn nói: “Đa số hơn thiểu số”. Nhiều người đồng ý thì đó là đúng, ít người đồng ý thì đó là sai. Đó là luật bất thành văn mà mọi người đều công nhận. Nhưng thực ra đâu phải đa số là đúng. Hạnh tích các thánh cho chúng ta biết đa số vẫn sai, sai vô cùng.
Có những con người đầy ác ý. Vì không thỏa mãn nhục dục, hai kỳ mục làm chứng gian cho bà Su-san-na bị, nhưng Thiên Chúa đã dùng Đa-ni-en minh oan cho bà (x. Đn 13:1-62). Nhiều nhân chứng cũng đâu hẳn là đúng. Người trên muốn đè bẹp người dưới, người ỷ quyền cậy thế muốn chứng tỏ thế lực, Lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng. Nhưng họ quên rằng “hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu” (ngậm máu phun người thì miệng mình dơ trước).
Ðn 3:1-20 thuật lại: Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo làm một pho tượng bằng vàng cao sáu mươi thước, ngang sáu thước, sai người triệu tập các thống đốc, thủ lãnh, tổng trấn, các cố vấn, các quan coi ngân khố, các luật sĩ, thẩm phán và tất cả các quan chức hàng tỉnh đến khánh thành pho tượng. Chính đức vua đã truyền rằng khi nghe tiếng tù và, tiếng sáo, tiếng đàn giây, đàn sắt, đàn cầm, tiếng kèn và đủ thứ nhạc cụ, mọi người phải sấp mình thờ lạy pho tượng vàng, và kẻ nào không sấp mình thờ lạy sẽ bị ném vào đống lửa đang cháy phừng phực. Nhưng Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô không thờ lạy pho tượng vàng nên vua Na-bu-cô-đô-nô-xo thịnh nộ. Vua lên tiếng truyền đốt lò lửa mạnh hơn gấp bảy lần và ném họ vào lò lửa, nhưng Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô không hề hấn gì.
Và rồi vua Na-bu-cô-đô-nô-xo cất tiếng nói: “Chúc tụng Thiên Chúa của Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô, Người đã sai thiên sứ đến giải thoát các tôi tớ của Người là những kẻ đã tin tưởng vào Người”.
Bà Su-san-na được Đa-ni-en minh oan. Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô được tự do nhờ vua Na-bu-cô-đô-nô-xo nhận ra Thiên Chúa, và ông đã tuyên bố: “Ta truyền rằng bất cứ người nào thuộc bất cứ dân tộc, giống nòi, ngôn ngữ nào dám nói điều gì sai quấy, phạm đến Thiên Chúa của Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô, sẽ bị xử lăng trì, và nhà chúng sẽ trở thành đống bùn, bởi vì không có thần nào khác có thể cứu được như thế”. Những người như vậy được Chúa cứu nhãn tiền.
Còn Chúa Giêsu không được minh oan. Mà còn ai dám minh oan, vì ngay các môn đệ thân tín nhất cũng sợ bị liên lụy mà bỏ rơi Ngài rồi. Thế nên, ai có hỏi gì thì Ngài cũng chỉ im lặng, đến nỗi vị thượng tế nói: “Ông không nói lại được một lời sao?” (Mt 26:62). Nói gì khi người ta không muốn nghe, không muốn biết, không muốn hiểu? Làm đúng bị coi là sai, làm gì cũng bị xét nét, cầu nguyện thì như bị làm ngơ, nên Chúa Giêsu đã thốt lên: “Cha ơi! Sao Cha nỡ bỏ rơi con?” (Mt 27:45), nhưng Ngài vẫn nhận ra Ý Cha và sẵn sàng tuân phục. Chỉ khi được hỏi có phải là Con Thiên Chúa hay không thì Chúa Giêsu mới trả lời: “Chính ngài vừa nói” (Mt 26:64).
Người ta ghét cay ghét đắng Chúa vì cho rằng Ngài xúi giục dân chúng nổi loạn, xách động dân chúng. Họ sợ bị lấn quyền mà đổ oan cho Chúa. Cai-pha xác định: “Thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11:50). Thật vô lý! Tuy nhiên, đó lại là Thánh Ý Thiên Chúa mầu nhiệm: Đức Giêsu phải chết thay cho dân, và không chỉ thay cho dân mà thôi, mà còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối (Ga 11:51-52).
Trước mắt con người, Giêsu Kitô là một tử tội đáng khinh bỉ, đáng nguyền rủa, đáng bị trừng phạt và “đáng đời” – vì Ngài không bằng tên cướp tử tội Baraba. Nếu chúng ta ở thời đó thì chắc gì chúng ta đã hơn dân Do Thái? Nếu vậy thì thật may là chúng ta có được một đức tin tông truyền hằng ngàn đời qua, thế mà đôi khi chúng ta vẫn không tránh được những lúc chao đảo!
Chết không là hết. Chết không là thất bại. Chết là sống muôn đời (Thánh Phanxicô Khó nghèo). La-da-rô đã chết 4 ngày, nặng mùi rồi, thế nhưng ông liền ra khỏi mồ khi Chúa Giêsu gọi đích danh. Và rõ ràng nhất là “người tử tội” Giêsu khả dĩ phục sinh khải hoàn – dù có những người không muốn tin và phao tin đồn nhảm!
Lạy Chúa Giêsu, vì vâng lời Chúa Cha và vì muốn cứu độ chúng con mà Ngài phải chết nhục nhã ê chề, xin nâng đỡ và hướng dẫn chúng con biết chết cho chính tội lỗi của mình để cùng phục sinh với Ngài. Xin hiệp nhất chúng con và quy chúng con về một mối. Xin cho chúng con nhận ra nhiều cách phụng sự Chúa, và xin đừng để những cách đó trở thành vô ích. Amen.
Tuần Thánh – 2011
Biết mình sắp chết thì đa số đều thấy run sợ, nhưng xử bắn “đùng” một cái thì cũng… không đáng sợ lắm. Vả lại, ngày nay người ta còn cho tử tội ăn thỏa thích trước khi chết. Còn Chúa Giêsu, không được ăn, có chăng là chút giấm chua, lại còn bị sỉ nhục, hành hạ, vác thập giá khi bụng đói – vì bị bắt từ đêm hôm trước, sáng hôm sau bị xử, rồi tự vác thập giá đi đến chiều, không hề được ăn uống gì. “Đặc biệt” hơn là Ngài phải vác thập giá, còn các tử tù khác đâu phải vác. Người ta quá ghét Chúa Giêsu, ghét hết mức, ai cũng ghét!
Người Do Thái nói: “Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: Ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa” (Ga 10:33), và “Chúng tôi có Lề Luật, chiếu theo Lề Luật thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa” (Ga 19:7). Có lẽ chúng ta chê dân Do Thái cứng lòng tin và độc ác, nhưng nếu là chúng ta ngày nay thì hẳn là Chúa Giêsu bị đánh tại chỗ chứ không tìm cách bắt lúc khác như dân Do Thái đâu. Họ làm sao hiểu ngay khi con hai ông bà thợ mộc ở một xóm lao động nghèo mà lại bảo là Con Thiên Chúa? Khó tin lắm chứ! Thế nên họ cho là Chúa “lộng ngôn”. Thanh niên ngày nay sẵn sàng thượng cẳng chân hạ cẳng tay hoặc rút dao đâm ngay nếu ai đó nói “sốc”, thậm chí có người “ra tay” chỉ vì nhìn ngứa mắt, nghĩa là họ không làm gì nên tội cũng đánh chơi vậy!
Người ta luôn nói: “Đa số hơn thiểu số”. Nhiều người đồng ý thì đó là đúng, ít người đồng ý thì đó là sai. Đó là luật bất thành văn mà mọi người đều công nhận. Nhưng thực ra đâu phải đa số là đúng. Hạnh tích các thánh cho chúng ta biết đa số vẫn sai, sai vô cùng.
Có những con người đầy ác ý. Vì không thỏa mãn nhục dục, hai kỳ mục làm chứng gian cho bà Su-san-na bị, nhưng Thiên Chúa đã dùng Đa-ni-en minh oan cho bà (x. Đn 13:1-62). Nhiều nhân chứng cũng đâu hẳn là đúng. Người trên muốn đè bẹp người dưới, người ỷ quyền cậy thế muốn chứng tỏ thế lực, Lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng. Nhưng họ quên rằng “hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu” (ngậm máu phun người thì miệng mình dơ trước).
Ðn 3:1-20 thuật lại: Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo làm một pho tượng bằng vàng cao sáu mươi thước, ngang sáu thước, sai người triệu tập các thống đốc, thủ lãnh, tổng trấn, các cố vấn, các quan coi ngân khố, các luật sĩ, thẩm phán và tất cả các quan chức hàng tỉnh đến khánh thành pho tượng. Chính đức vua đã truyền rằng khi nghe tiếng tù và, tiếng sáo, tiếng đàn giây, đàn sắt, đàn cầm, tiếng kèn và đủ thứ nhạc cụ, mọi người phải sấp mình thờ lạy pho tượng vàng, và kẻ nào không sấp mình thờ lạy sẽ bị ném vào đống lửa đang cháy phừng phực. Nhưng Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô không thờ lạy pho tượng vàng nên vua Na-bu-cô-đô-nô-xo thịnh nộ. Vua lên tiếng truyền đốt lò lửa mạnh hơn gấp bảy lần và ném họ vào lò lửa, nhưng Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô không hề hấn gì.
Và rồi vua Na-bu-cô-đô-nô-xo cất tiếng nói: “Chúc tụng Thiên Chúa của Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô, Người đã sai thiên sứ đến giải thoát các tôi tớ của Người là những kẻ đã tin tưởng vào Người”.
Bà Su-san-na được Đa-ni-en minh oan. Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô được tự do nhờ vua Na-bu-cô-đô-nô-xo nhận ra Thiên Chúa, và ông đã tuyên bố: “Ta truyền rằng bất cứ người nào thuộc bất cứ dân tộc, giống nòi, ngôn ngữ nào dám nói điều gì sai quấy, phạm đến Thiên Chúa của Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô, sẽ bị xử lăng trì, và nhà chúng sẽ trở thành đống bùn, bởi vì không có thần nào khác có thể cứu được như thế”. Những người như vậy được Chúa cứu nhãn tiền.
Còn Chúa Giêsu không được minh oan. Mà còn ai dám minh oan, vì ngay các môn đệ thân tín nhất cũng sợ bị liên lụy mà bỏ rơi Ngài rồi. Thế nên, ai có hỏi gì thì Ngài cũng chỉ im lặng, đến nỗi vị thượng tế nói: “Ông không nói lại được một lời sao?” (Mt 26:62). Nói gì khi người ta không muốn nghe, không muốn biết, không muốn hiểu? Làm đúng bị coi là sai, làm gì cũng bị xét nét, cầu nguyện thì như bị làm ngơ, nên Chúa Giêsu đã thốt lên: “Cha ơi! Sao Cha nỡ bỏ rơi con?” (Mt 27:45), nhưng Ngài vẫn nhận ra Ý Cha và sẵn sàng tuân phục. Chỉ khi được hỏi có phải là Con Thiên Chúa hay không thì Chúa Giêsu mới trả lời: “Chính ngài vừa nói” (Mt 26:64).
Người ta ghét cay ghét đắng Chúa vì cho rằng Ngài xúi giục dân chúng nổi loạn, xách động dân chúng. Họ sợ bị lấn quyền mà đổ oan cho Chúa. Cai-pha xác định: “Thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11:50). Thật vô lý! Tuy nhiên, đó lại là Thánh Ý Thiên Chúa mầu nhiệm: Đức Giêsu phải chết thay cho dân, và không chỉ thay cho dân mà thôi, mà còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối (Ga 11:51-52).
Trước mắt con người, Giêsu Kitô là một tử tội đáng khinh bỉ, đáng nguyền rủa, đáng bị trừng phạt và “đáng đời” – vì Ngài không bằng tên cướp tử tội Baraba. Nếu chúng ta ở thời đó thì chắc gì chúng ta đã hơn dân Do Thái? Nếu vậy thì thật may là chúng ta có được một đức tin tông truyền hằng ngàn đời qua, thế mà đôi khi chúng ta vẫn không tránh được những lúc chao đảo!
Chết không là hết. Chết không là thất bại. Chết là sống muôn đời (Thánh Phanxicô Khó nghèo). La-da-rô đã chết 4 ngày, nặng mùi rồi, thế nhưng ông liền ra khỏi mồ khi Chúa Giêsu gọi đích danh. Và rõ ràng nhất là “người tử tội” Giêsu khả dĩ phục sinh khải hoàn – dù có những người không muốn tin và phao tin đồn nhảm!
Lạy Chúa Giêsu, vì vâng lời Chúa Cha và vì muốn cứu độ chúng con mà Ngài phải chết nhục nhã ê chề, xin nâng đỡ và hướng dẫn chúng con biết chết cho chính tội lỗi của mình để cùng phục sinh với Ngài. Xin hiệp nhất chúng con và quy chúng con về một mối. Xin cho chúng con nhận ra nhiều cách phụng sự Chúa, và xin đừng để những cách đó trở thành vô ích. Amen.
Tuần Thánh – 2011
Người tử tù
Thomas Aquinas Trầm Thiên Thu
20:29 17/04/2011
Biết mình sắp chết thì đa số đều thấy run sợ, nhưng xử bắn “đùng” một cái thì cũng… không đáng sợ lắm. Vả lại, ngày nay người ta còn cho tử tội ăn thỏa thích trước khi chết. Còn Chúa Giêsu, không được ăn, có chăng là chút giấm chua, lại còn bị sỉ nhục, hành hạ, vác thập giá khi bụng đói – vì bị bắt từ đêm hôm trước, sáng hôm sau bị xử, rồi tự vác thập giá đi đến chiều, không hề được ăn uống gì. “Đặc biệt” hơn là Ngài phải vác thập giá, còn các tử tù khác đâu phải vác. Người ta quá ghét Chúa Giêsu, ghét hết mức, ai cũng ghét!
Người Do Thái nói: “Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: Ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa” (Ga 10:33), và “Chúng tôi có Lề Luật, chiếu theo Lề Luật thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa” (Ga 19:7). Có lẽ chúng ta chê dân Do Thái cứng lòng tin và độc ác, nhưng nếu là chúng ta ngày nay thì hẳn là Chúa Giêsu bị đánh tại chỗ chứ không tìm cách bắt lúc khác như dân Do Thái đâu. Họ làm sao hiểu ngay khi con hai ông bà thợ mộc ở một xóm lao động nghèo mà lại bảo là Con Thiên Chúa? Khó tin lắm chứ! Thế nên họ cho là Chúa “lộng ngôn”. Thanh niên ngày nay sẵn sàng thượng cẳng chân hạ cẳng tay hoặc rút dao đâm ngay nếu ai đó nói “sốc”, thậm chí có người “ra tay” chỉ vì nhìn ngứa mắt, nghĩa là họ không làm gì nên tội cũng đánh chơi vậy!
Người ta luôn nói: “Đa số hơn thiểu số”. Nhiều người đồng ý thì đó là đúng, ít người đồng ý thì đó là sai. Đó là luật bất thành văn mà mọi người đều công nhận. Nhưng thực ra đâu phải đa số là đúng. Hạnh tích các thánh cho chúng ta biết đa số vẫn sai, sai vô cùng.
Có những con người đầy ác ý. Vì không thỏa mãn nhục dục, hai kỳ mục làm chứng gian cho bà Su-san-na bị, nhưng Thiên Chúa đã dùng Đa-ni-en minh oan cho bà (x. Đn 13:1-62). Nhiều nhân chứng cũng đâu hẳn là đúng. Người trên muốn đè bẹp người dưới, người ỷ quyền cậy thế muốn chứng tỏ thế lực, Lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng. Nhưng họ quên rằng “hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu” (ngậm máu phun người thì miệng mình dơ trước).
Ðn 3:1-20 thuật lại: Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo làm một pho tượng bằng vàng cao sáu mươi thước, ngang sáu thước, sai người triệu tập các thống đốc, thủ lãnh, tổng trấn, các cố vấn, các quan coi ngân khố, các luật sĩ, thẩm phán và tất cả các quan chức hàng tỉnh đến khánh thành pho tượng. Chính đức vua đã truyền rằng khi nghe tiếng tù và, tiếng sáo, tiếng đàn giây, đàn sắt, đàn cầm, tiếng kèn và đủ thứ nhạc cụ, mọi người phải sấp mình thờ lạy pho tượng vàng, và kẻ nào không sấp mình thờ lạy sẽ bị ném vào đống lửa đang cháy phừng phực. Nhưng Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô không thờ lạy pho tượng vàng nên vua Na-bu-cô-đô-nô-xo thịnh nộ. Vua lên tiếng truyền đốt lò lửa mạnh hơn gấp bảy lần và ném họ vào lò lửa, nhưng Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô không hề hấn gì.
Và rồi vua Na-bu-cô-đô-nô-xo cất tiếng nói: “Chúc tụng Thiên Chúa của Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô, Người đã sai thiên sứ đến giải thoát các tôi tớ của Người là những kẻ đã tin tưởng vào Người”.
Bà Su-san-na được Đa-ni-en minh oan. Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô được tự do nhờ vua Na-bu-cô-đô-nô-xo nhận ra Thiên Chúa, và ông đã tuyên bố: “Ta truyền rằng bất cứ người nào thuộc bất cứ dân tộc, giống nòi, ngôn ngữ nào dám nói điều gì sai quấy, phạm đến Thiên Chúa của Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô, sẽ bị xử lăng trì, và nhà chúng sẽ trở thành đống bùn, bởi vì không có thần nào khác có thể cứu được như thế”. Những người như vậy được Chúa cứu nhãn tiền.
Còn Chúa Giêsu không được minh oan. Mà còn ai dám minh oan, vì ngay các môn đệ thân tín nhất cũng sợ bị liên lụy mà bỏ rơi Ngài rồi. Thế nên, ai có hỏi gì thì Ngài cũng chỉ im lặng, đến nỗi vị thượng tế nói: “Ông không nói lại được một lời sao?” (Mt 26:62). Nói gì khi người ta không muốn nghe, không muốn biết, không muốn hiểu? Làm đúng bị coi là sai, làm gì cũng bị xét nét, cầu nguyện thì như bị làm ngơ, nên Chúa Giêsu đã thốt lên: “Cha ơi! Sao Cha nỡ bỏ rơi con?” (Mt 27:45), nhưng Ngài vẫn nhận ra Ý Cha và sẵn sàng tuân phục. Chỉ khi được hỏi có phải là Con Thiên Chúa hay không thì Chúa Giêsu mới trả lời: “Chính ngài vừa nói” (Mt 26:64).
Người ta ghét cay ghét đắng Chúa vì cho rằng Ngài xúi giục dân chúng nổi loạn, xách động dân chúng. Họ sợ bị lấn quyền mà đổ oan cho Chúa. Cai-pha xác định: “Thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11:50). Thật vô lý! Tuy nhiên, đó lại là Thánh Ý Thiên Chúa mầu nhiệm: Đức Giêsu phải chết thay cho dân, và không chỉ thay cho dân mà thôi, mà còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối (Ga 11:51-52).
Trước mắt con người, Giêsu Kitô là một tử tội đáng khinh bỉ, đáng nguyền rủa, đáng bị trừng phạt và “đáng đời” – vì Ngài không bằng tên cướp tử tội Baraba. Nếu chúng ta ở thời đó thì chắc gì chúng ta đã hơn dân Do Thái? Nếu vậy thì thật may là chúng ta có được một đức tin tông truyền hằng ngàn đời qua, thế mà đôi khi chúng ta vẫn không tránh được những lúc chao đảo!
Chết không là hết. Chết không là thất bại. Chết là sống muôn đời (Thánh Phanxicô Khó nghèo). La-da-rô đã chết 4 ngày, nặng mùi rồi, thế nhưng ông liền ra khỏi mồ khi Chúa Giêsu gọi đích danh. Và rõ ràng nhất là “người tử tội” Giêsu khả dĩ phục sinh khải hoàn – dù có những người không muốn tin và phao tin đồn nhảm!
Lạy Chúa Giêsu, vì vâng lời Chúa Cha và vì muốn cứu độ chúng con mà Ngài phải chết nhục nhã ê chề, xin nâng đỡ và hướng dẫn chúng con biết chết cho chính tội lỗi của mình để cùng phục sinh với Ngài. Xin hiệp nhất chúng con và quy chúng con về một mối. Xin cho chúng con nhận ra nhiều cách phụng sự Chúa, và xin đừng để những cách đó trở thành vô ích. Amen.
Tuần Thánh – 2011
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tránh nhầm lẫn: phong Thánh và phong Chân Phước khác nhau
Bùi Hữu Thư
06:14 17/04/2011
VATICAN (CNS) -- Những khác biệt nho nhỏ giữa một vụ phong chân phước và phong thánh dễ bị hiểu nhầm, nhất là khi một Đức Giáo Hoàng phong chân phước cho một Đức Giáo Hoàng khác.
Chỉ còn đúng ba tuần nữa trước khi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Bộ Phụng Tự và Bí Tích phổ biến một sắc lệnh nhắm duy trì phần nào sự khác biệt này.
Sắc lệnh đề cập đến ba dị biệt chính: con số các điạ điểm của các giáo phận có thể dâng thánh lễ hàng năm để tôn vinh nhân vật này.
Hai dị biệt khác không dễ nhận biết và liên quan đến sự việc ai là người chính thức yêu cầu Đức Giáo Hoàng hành động và mức độ quyền bính của Đức Giáo Hoàng liên quan đến việc tuyên phong.
Trong một nghi thức phong chân phước, giám mục của giáo phận nơi vị này qua đời phải xin cho ứng viên được tuyên phong là á thánh; trong nghi thức phong thánh, tổng trưởng bộ Phong Thánh tuyên bố dưới danh nghĩa của toàn thể giáo hội và xin cho ứng viên được tuyên phong là thánh.
Đức Hồng Y Agostino Vallini, phụ tá giám mục thành Rôma nói: Còn một sự kiện ít được chú ý nhưng cũng quan trọng hơn, đó là việc "có liên quan đến quyền bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng" khi một ứng viên được tuyên phong là thánh.
Phong chân phước là một "công tác hành chánh" qua đó Đức Giáo Hoàng cho phép một ứng viên được tôn vinh trước công chúng tại các nơi chốn gần gũi với đời sống và công việc mục vụ của vị này; nơi chốn có thể nhỏ như một thị trấn, mắc dầu, thông thường đó là giáo phận nơi vị này sinh sống hay qua đời. Trong trường hợp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày lễ nhớ 22 tháng 10 được tự động ghi vào niên lịch phụng vụ của giáo phận Rôma và tất cả các giáo phận tại quê hương Ba Lan của ngài.
Một vụ phong thánh, ngược lại, là một sắc lệnh chính thức tuyên bố ứng viên lành thánh và đang ở trên Thiên Đàng với Thiên Chúa; sắc lệnh cho phép tôn kính vị thánh trong các nghi thức phụng vụ tại mọi nơi trong giáo hội. Cũng có nghĩa là các thánh đường có thể được cung hiến cho vị này mà không cần có phép của Đức Giáo Hoàng.
Việc phong chân phước chỉ bắt đầu nhiều hơn vào đầu thế kỷ 16 sau khi Vatican tập trung thể thức phong thánh. Thể thức tập trung có nghĩa là các giáo phận có thể chờ đợi nhiều năm hay nhiều chục năm, trước khi tôn kính một ứng viên của họ là thánh; để công nhận việc tôn kính ứng viên tại điạ phương, các Đức Giáo Hoàng sẽ ban cho ứng viên danh hiệu chân phước và chỉ cho phép việc tôn kính giới hạn.
Qua nhiều thế kỷ, khác biệt hiển nhiên nhất giữa một vụ phong thánh và phong chân phước là sự kiện Đức Giáo Hoàng chính thức chủ tế một Thánh Lễ phong thánh.
Các giòng chữ này bắt đầu phai mờ trong giáo triều của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, là người cử hành Thánh Lễ phong chân phước năm 1971 cho linh mục Phanxicô người Ba Lan Maximilian Kolbe, đã tử đạo trong một trại giam của Đức Quốc Xã.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiếp tục thủ tục này và chính ngài đã chủ tế các vụ phong chân phước và phong thánh -- và ngài đã làm như vậy hàng trăm lần trên khắp thế giới.
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, đáp ứng lời thỉnh cầu của một số các giới chức Tòa Thánh, các giám mục và các thần học gia, cũng cố gắng để giúp cho dân chúng thấy có sự khác biệt giữa một vụ phong thánh và phong chân phước bằng việc chỉ chủ tế khi có một vị thánh mới được tôn phong.
Trên năm năm trời, ngài đã duy trì thủ tục này. Nhưng tháng Chín năm rồi, ngài đã chủ tế Thánh Lễ phong chân phước tại Anh Quốc cho Hồng Y John Henry Newman. Vụ phong chân phước thứ hai trong giáo triều của ngài sẽ là việc tôn phong cho Chân Phước Gioan Phaolô II.
Theo thủ tục, cần có một phép lạ để cho một ứng viên được tôn phong là á thánh.
Về việc phong chân phước, Vatican đòi hỏi chứng cớ của một phép lạ được gán cho sự cầu bầu của ứng viên, trừ khi ứng viên bị tử đạo vì đức tin của mình.
Phép lạ thứ hai -- cần thiết để được phong thánh -- phải xẩy ra sau nghi lễ phong chân phước và coi như ấn tín chấp thuận sau cùng của Thiên Chúa cho việc tôn phong của giáo hội.
Đức Giáo Hoàng Benedict nói như sau trong một diễn từ cho Bộ Phong Thánh năm 2006: "Ngoài việc đảm bảo cho chúng ta là Người Đầy Tớ của Thiên Chúa đang sống trên Thiên Đàng trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, các phép lạ là sự xác nhận thiêng liêng về phán quyết được trình bầy bới các giới chức trong giáo hội về đời sống thánh thiện" ứng viên đã sống.
Chỉ còn đúng ba tuần nữa trước khi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Bộ Phụng Tự và Bí Tích phổ biến một sắc lệnh nhắm duy trì phần nào sự khác biệt này.
Sắc lệnh đề cập đến ba dị biệt chính: con số các điạ điểm của các giáo phận có thể dâng thánh lễ hàng năm để tôn vinh nhân vật này.
Hai dị biệt khác không dễ nhận biết và liên quan đến sự việc ai là người chính thức yêu cầu Đức Giáo Hoàng hành động và mức độ quyền bính của Đức Giáo Hoàng liên quan đến việc tuyên phong.
Trong một nghi thức phong chân phước, giám mục của giáo phận nơi vị này qua đời phải xin cho ứng viên được tuyên phong là á thánh; trong nghi thức phong thánh, tổng trưởng bộ Phong Thánh tuyên bố dưới danh nghĩa của toàn thể giáo hội và xin cho ứng viên được tuyên phong là thánh.
Đức Hồng Y Agostino Vallini, phụ tá giám mục thành Rôma nói: Còn một sự kiện ít được chú ý nhưng cũng quan trọng hơn, đó là việc "có liên quan đến quyền bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng" khi một ứng viên được tuyên phong là thánh.
Phong chân phước là một "công tác hành chánh" qua đó Đức Giáo Hoàng cho phép một ứng viên được tôn vinh trước công chúng tại các nơi chốn gần gũi với đời sống và công việc mục vụ của vị này; nơi chốn có thể nhỏ như một thị trấn, mắc dầu, thông thường đó là giáo phận nơi vị này sinh sống hay qua đời. Trong trường hợp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày lễ nhớ 22 tháng 10 được tự động ghi vào niên lịch phụng vụ của giáo phận Rôma và tất cả các giáo phận tại quê hương Ba Lan của ngài.
Một vụ phong thánh, ngược lại, là một sắc lệnh chính thức tuyên bố ứng viên lành thánh và đang ở trên Thiên Đàng với Thiên Chúa; sắc lệnh cho phép tôn kính vị thánh trong các nghi thức phụng vụ tại mọi nơi trong giáo hội. Cũng có nghĩa là các thánh đường có thể được cung hiến cho vị này mà không cần có phép của Đức Giáo Hoàng.
Việc phong chân phước chỉ bắt đầu nhiều hơn vào đầu thế kỷ 16 sau khi Vatican tập trung thể thức phong thánh. Thể thức tập trung có nghĩa là các giáo phận có thể chờ đợi nhiều năm hay nhiều chục năm, trước khi tôn kính một ứng viên của họ là thánh; để công nhận việc tôn kính ứng viên tại điạ phương, các Đức Giáo Hoàng sẽ ban cho ứng viên danh hiệu chân phước và chỉ cho phép việc tôn kính giới hạn.
Qua nhiều thế kỷ, khác biệt hiển nhiên nhất giữa một vụ phong thánh và phong chân phước là sự kiện Đức Giáo Hoàng chính thức chủ tế một Thánh Lễ phong thánh.
Các giòng chữ này bắt đầu phai mờ trong giáo triều của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, là người cử hành Thánh Lễ phong chân phước năm 1971 cho linh mục Phanxicô người Ba Lan Maximilian Kolbe, đã tử đạo trong một trại giam của Đức Quốc Xã.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiếp tục thủ tục này và chính ngài đã chủ tế các vụ phong chân phước và phong thánh -- và ngài đã làm như vậy hàng trăm lần trên khắp thế giới.
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, đáp ứng lời thỉnh cầu của một số các giới chức Tòa Thánh, các giám mục và các thần học gia, cũng cố gắng để giúp cho dân chúng thấy có sự khác biệt giữa một vụ phong thánh và phong chân phước bằng việc chỉ chủ tế khi có một vị thánh mới được tôn phong.
Trên năm năm trời, ngài đã duy trì thủ tục này. Nhưng tháng Chín năm rồi, ngài đã chủ tế Thánh Lễ phong chân phước tại Anh Quốc cho Hồng Y John Henry Newman. Vụ phong chân phước thứ hai trong giáo triều của ngài sẽ là việc tôn phong cho Chân Phước Gioan Phaolô II.
Theo thủ tục, cần có một phép lạ để cho một ứng viên được tôn phong là á thánh.
Về việc phong chân phước, Vatican đòi hỏi chứng cớ của một phép lạ được gán cho sự cầu bầu của ứng viên, trừ khi ứng viên bị tử đạo vì đức tin của mình.
Phép lạ thứ hai -- cần thiết để được phong thánh -- phải xẩy ra sau nghi lễ phong chân phước và coi như ấn tín chấp thuận sau cùng của Thiên Chúa cho việc tôn phong của giáo hội.
Đức Giáo Hoàng Benedict nói như sau trong một diễn từ cho Bộ Phong Thánh năm 2006: "Ngoài việc đảm bảo cho chúng ta là Người Đầy Tớ của Thiên Chúa đang sống trên Thiên Đàng trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, các phép lạ là sự xác nhận thiêng liêng về phán quyết được trình bầy bới các giới chức trong giáo hội về đời sống thánh thiện" ứng viên đã sống.
ĐGH Bênêđictô XVI mừng sinh nhật thứ 84
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
17:08 17/04/2011
VATICAN 16/4/2011 - Từ sáng sớm có rất nhiều điện văn đổ về Tòa Thánh Vatican chúc mừng sinh nhật thứ 84 của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Hội đồng Giám mục Ý xác định trong lá thư chúc mừng: Giáo hội Ý nhìn thấy nơi Đức Giáo Hoàng là một nhân chứng đức tin và là một bậc thầy vững vàng mà từ đó để học cách sống của Chúa Kitô thứ hai.
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý đại diện cho toàn giáo dân Ý không những chúc mừng sinh nhật mà còn nhắc đến cuộc bầu cử Giáo hoàng cách đây 6 năm: "Nhân dịp sinh nhật thứ 84 và kỷ niệm 6 năm Giáo Hoàng chúng con nuôi dưỡng lời cầu nguyện cho ĐGH, ghi nhớ và tâm tình biết ơn ĐGH luôn một lòng một dạ của mình để phục vụ yêu thương Giáo Hội và nhân loại."
Kết thúc chúc thư Đức Hồng Y Angelo Bagnasco trân trọng từ trong niềm tin và đáy lòng: „Toàn thể Giáo hội Ý bám chặt vào ĐGH và cám ơn Thiên Chúa cho món quà cuộc sống và đức tin. Sự dẫn đường và chỉ đạo của ĐGH đưa chúng con đến độ sâu vô hạn và vinh quang của mầu nhiệm Thiên Chúa.“
Dịp mừng sinh nhật của ĐGH không thể quên được nơi Ngài sinh ra tại ngôi làng Marktl bên dòng sông Inn ở miền Nam Đức. Tại đây vào lúc nửa đêm của ngày 16/4 một số giáo dân Đức đi bộ hành hương đến chỗ ĐGH sinh ra. Đúng 4g15 sáng - giờ ĐGH được sinh ra - khoảng 50 giáo dân tại địa phương tập trung trước ngôi nhà này. Họ hát và cầu nguyện. Sau đó giáo dân rước nến đi đến nhà thờ giáo xứ St. Oswald dâng thánh lễ tạ ơn. ĐGH lúc mới sinh ra là được rửa tội ngay sau vài tiếng đồng hồ.
Các giám mục của Anh quốc và xứ Wales trong thư chúc mừng cũng nhắc đến cuộc Tông du Mục vụ của ĐGH thăm Vương quốc Anh vào tháng Chín năm ngoái.
Ngay cả Nữ hoàng Anh Elizabeth II, đã gửi một lá thư chúc mừng ĐGH và nhớ lại chuyến thăm rất đẹp của ĐGH năm ngoái.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, cha Federico Lombardi cũng là giám đốc đài phát thanh Vatican, đại diện cho tất cả nhân viên, các thính giả và độc giả diễn tả lòng "ngưỡng mộ và biết ơn" đến ĐGH cho những dấn thân phục vụ Thiên Chúa không hề biết mệt mỏi của mình cho toàn thể Giáo Hội. Cuộc sống của ĐGH là như vậy chỉ phục vụ và hiến dâng cho Thiên Chúa.
Cha Federico Lombardi có dịp nhìn lại một năm vừa qua của ĐGH, một năm đầy dẫy công việc nặng nhọc cho một cụ già đã 84 tuổi: Tất cả 5 chuyến Tông Du Mục Vụ, xuất bản 2 cuốn sách: Ánh sáng thế gian và tập thứ hai Chúa Giêsu thành Nazarét, hướng dẫn một Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt về Trung Đông, đối mặt với những hậu quả về những vụ bê bối lạm dụng tình dục tại Ireland, điều chỉnh lại hệ thống ngân hàng Tòa Thánh cho hợp với quốc tế nhắm chống rửa tiền, tham nhũng và chống khủng bố.
Một điều lớn lao và đặc biệt nhất cho năm 2011 là ngày phong Chân Phước cho Đức Cố GH Gioan Phaolô II vào ngày 01/5/2011 sắp tới. Đây là một sự kiện lịch sử và cũng là là lần đầu tiên mà một cố Giáo Hoàng được phong Chân Phước bởi chính người kế vị của Ngài.
Năm nay mừng sinh nhật thứ 84 của ĐGH rơi vào thứ bẩy trước Tuần Thánh bởi thế ĐGH từ khước mọi tổ chức sinh nhật linh đình. Ngay cả mừng 6 năm Giáo Hoàng vào thứ ba, 19/4 ĐGH sẽ không ăn mừng gì đặc biệt.
Ngày thứ bẩy là ngày làm việc bình thường của ĐGH, vào buổi sáng Ngài tiếp nữ tân đại sứ của Tây Ban Nha và sau đó làm việc với hai Hồng Y của giáo triều. Trong đó có ĐHY Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo, người mới mừng sinh nhật thứ 75 vào thứ năm, 14/4 vừa qua và dự kiến sẽ sớm nghỉ hưu trong nay mai.
Trong bầu khí gia đình Giáo Hoàng gồm các nhân viên trong nhà, ĐGH đã ăn trưa sinh nhật với họ và vài vị khách được mời mà thôi.
Chúng ta có dịp đặc biệt nhớ đến và cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, đúng ra cho một cụ rất cao niên vào dịp mừng sinh nhật 84 và kỷ niệm 6 năm Giáo Hoàng.
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý đại diện cho toàn giáo dân Ý không những chúc mừng sinh nhật mà còn nhắc đến cuộc bầu cử Giáo hoàng cách đây 6 năm: "Nhân dịp sinh nhật thứ 84 và kỷ niệm 6 năm Giáo Hoàng chúng con nuôi dưỡng lời cầu nguyện cho ĐGH, ghi nhớ và tâm tình biết ơn ĐGH luôn một lòng một dạ của mình để phục vụ yêu thương Giáo Hội và nhân loại."
Kết thúc chúc thư Đức Hồng Y Angelo Bagnasco trân trọng từ trong niềm tin và đáy lòng: „Toàn thể Giáo hội Ý bám chặt vào ĐGH và cám ơn Thiên Chúa cho món quà cuộc sống và đức tin. Sự dẫn đường và chỉ đạo của ĐGH đưa chúng con đến độ sâu vô hạn và vinh quang của mầu nhiệm Thiên Chúa.“
Dịp mừng sinh nhật của ĐGH không thể quên được nơi Ngài sinh ra tại ngôi làng Marktl bên dòng sông Inn ở miền Nam Đức. Tại đây vào lúc nửa đêm của ngày 16/4 một số giáo dân Đức đi bộ hành hương đến chỗ ĐGH sinh ra. Đúng 4g15 sáng - giờ ĐGH được sinh ra - khoảng 50 giáo dân tại địa phương tập trung trước ngôi nhà này. Họ hát và cầu nguyện. Sau đó giáo dân rước nến đi đến nhà thờ giáo xứ St. Oswald dâng thánh lễ tạ ơn. ĐGH lúc mới sinh ra là được rửa tội ngay sau vài tiếng đồng hồ.
Các giám mục của Anh quốc và xứ Wales trong thư chúc mừng cũng nhắc đến cuộc Tông du Mục vụ của ĐGH thăm Vương quốc Anh vào tháng Chín năm ngoái.
Ngay cả Nữ hoàng Anh Elizabeth II, đã gửi một lá thư chúc mừng ĐGH và nhớ lại chuyến thăm rất đẹp của ĐGH năm ngoái.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, cha Federico Lombardi cũng là giám đốc đài phát thanh Vatican, đại diện cho tất cả nhân viên, các thính giả và độc giả diễn tả lòng "ngưỡng mộ và biết ơn" đến ĐGH cho những dấn thân phục vụ Thiên Chúa không hề biết mệt mỏi của mình cho toàn thể Giáo Hội. Cuộc sống của ĐGH là như vậy chỉ phục vụ và hiến dâng cho Thiên Chúa.
Cha Federico Lombardi có dịp nhìn lại một năm vừa qua của ĐGH, một năm đầy dẫy công việc nặng nhọc cho một cụ già đã 84 tuổi: Tất cả 5 chuyến Tông Du Mục Vụ, xuất bản 2 cuốn sách: Ánh sáng thế gian và tập thứ hai Chúa Giêsu thành Nazarét, hướng dẫn một Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt về Trung Đông, đối mặt với những hậu quả về những vụ bê bối lạm dụng tình dục tại Ireland, điều chỉnh lại hệ thống ngân hàng Tòa Thánh cho hợp với quốc tế nhắm chống rửa tiền, tham nhũng và chống khủng bố.
Một điều lớn lao và đặc biệt nhất cho năm 2011 là ngày phong Chân Phước cho Đức Cố GH Gioan Phaolô II vào ngày 01/5/2011 sắp tới. Đây là một sự kiện lịch sử và cũng là là lần đầu tiên mà một cố Giáo Hoàng được phong Chân Phước bởi chính người kế vị của Ngài.
Năm nay mừng sinh nhật thứ 84 của ĐGH rơi vào thứ bẩy trước Tuần Thánh bởi thế ĐGH từ khước mọi tổ chức sinh nhật linh đình. Ngay cả mừng 6 năm Giáo Hoàng vào thứ ba, 19/4 ĐGH sẽ không ăn mừng gì đặc biệt.
Ngày thứ bẩy là ngày làm việc bình thường của ĐGH, vào buổi sáng Ngài tiếp nữ tân đại sứ của Tây Ban Nha và sau đó làm việc với hai Hồng Y của giáo triều. Trong đó có ĐHY Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo, người mới mừng sinh nhật thứ 75 vào thứ năm, 14/4 vừa qua và dự kiến sẽ sớm nghỉ hưu trong nay mai.
Trong bầu khí gia đình Giáo Hoàng gồm các nhân viên trong nhà, ĐGH đã ăn trưa sinh nhật với họ và vài vị khách được mời mà thôi.
Chúng ta có dịp đặc biệt nhớ đến và cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, đúng ra cho một cụ rất cao niên vào dịp mừng sinh nhật 84 và kỷ niệm 6 năm Giáo Hoàng.
Khâm Sứ Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc nói: quý trọng con người, đừng tìm cách tiêu trừ họ
Bùi Hữu Thư
19:59 17/04/2011
Liên Hiệp Quốc (CNS) -- Khâm Sứ Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc nói: Thế giới không được coi người nghèo khó như một sản phẩm có thể được điều động và kiềm chế, nhưng như những cá nhân độc đáo đang cần sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới để có thể đạt được tiềm năng toàn vẹn của họ.
Đức Tổng Giám Mục Francis Chillikatt nói trong buổi tiếp xúc ngày 12 tháng Tư với Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội trong phiên họp thứ 44 của Uỷ Ban về Dân số và Phát Triển: "Muốn chống lại các vấn đề hợp pháp này, quan điểm ngày càng gia tăng về việc kiểm xoát dân số phải được huỷ bỏ.
Đức tổng giám mục người Ấn, hiện đứng đầu văn phòng quan sát thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc nói: "Thay vì tập trung các tài nguyên chính trị và tài chánh cho các nỗ lực để giảm thiểu con số người nghèo khó bằng các phương pháp coi thường hôn nhân và gia đình và ngăn cản đời sống của các thai nhi, chúng ta hãy tập trung các tài nguyên này vào việc cung cấp các trợ giúp phát triển đã hứa hẹn cho khoảng 920 triệu người đang sống với số tiền 1 dollar 25 một ngày.
Đức tổng giám mục Chullikatt bác bỏ một phúc trình của Văn Phòng Tổng Thư Ký nói rằng độ sinh sản tại các nước đang phát triển phải được trì hoãn lại qua việc cung cấp dễ dàng hơn các phương tiện ngừa thai tân tiến và phá thai an toàn.
Ngài nói: Phúc trình này “cổ võ cho lý thuyết bi quan là nếu có ít trẻ em nghèo khó hơn, thì sẽ bớt được nhu cầu về giáo dục; và nếu có ít phụ nữ nghèo sanh đẻ hơn, thì sẽ có ít vụ trẻ em chết khi sơ sinh; và nếu có ít miệng ăn hơn, thì có thể đáp ứng được vấn đề thiếu dinh dưỡng và sẽ có thêm nhiều tài nguyên cho việc phát triển.”
Ngài nói cộng đồng quốc tế cần phải quy hướng “những nhấn mạnh về tài chánh, chính trị và xã hội nhiều hơn” vào những chương trình trợ giúp cho các gia đình.
Đức Tổng Giám Mục Francis Chillikatt nói trong buổi tiếp xúc ngày 12 tháng Tư với Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội trong phiên họp thứ 44 của Uỷ Ban về Dân số và Phát Triển: "Muốn chống lại các vấn đề hợp pháp này, quan điểm ngày càng gia tăng về việc kiểm xoát dân số phải được huỷ bỏ.
Đức tổng giám mục người Ấn, hiện đứng đầu văn phòng quan sát thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc nói: "Thay vì tập trung các tài nguyên chính trị và tài chánh cho các nỗ lực để giảm thiểu con số người nghèo khó bằng các phương pháp coi thường hôn nhân và gia đình và ngăn cản đời sống của các thai nhi, chúng ta hãy tập trung các tài nguyên này vào việc cung cấp các trợ giúp phát triển đã hứa hẹn cho khoảng 920 triệu người đang sống với số tiền 1 dollar 25 một ngày.
Đức tổng giám mục Chullikatt bác bỏ một phúc trình của Văn Phòng Tổng Thư Ký nói rằng độ sinh sản tại các nước đang phát triển phải được trì hoãn lại qua việc cung cấp dễ dàng hơn các phương tiện ngừa thai tân tiến và phá thai an toàn.
Ngài nói: Phúc trình này “cổ võ cho lý thuyết bi quan là nếu có ít trẻ em nghèo khó hơn, thì sẽ bớt được nhu cầu về giáo dục; và nếu có ít phụ nữ nghèo sanh đẻ hơn, thì sẽ có ít vụ trẻ em chết khi sơ sinh; và nếu có ít miệng ăn hơn, thì có thể đáp ứng được vấn đề thiếu dinh dưỡng và sẽ có thêm nhiều tài nguyên cho việc phát triển.”
Ngài nói cộng đồng quốc tế cần phải quy hướng “những nhấn mạnh về tài chánh, chính trị và xã hội nhiều hơn” vào những chương trình trợ giúp cho các gia đình.
Giáo hội Libya trong cơn bão lọan
Trần Mạnh Trác
22:46 17/04/2011
Người Công Giáo mỗi khi ngắm đàng Thánh Giá đều có nhắc nhở tới Libya mà không biết.
"Đàng thứ 5, ông Simong thành Si Rê Nê (Cyrene) vác đỡ Thánh Giá Chúa Giêsu."
Cyrene là tên cổ xưa của miền Đông nước Libya bây giờ. Khi giáo hội sơ khai được thành lập vào ngày lễ Ngũ Tuần, nhiều người từ Cyrene cũng có mặt tại Jerusalem. Và khi người Do Thái đàn áp giáo đòan nguyên thủy ở Jerusalem thì những người Cyprus và Cyrene đã phân tán khắp nơi, đi loan tin mừng cho người Hy Lạp.
Thánh Mác Cô lập giáo đòan đầu tiên của ngài tại Cyrene vào năm 40 trước khi lập giáo đòan Alexandria bên Ai Cập năm 60.
Theo truyền thống kể lại thì thánh Mác Cô đã bổ nhiệm thánh Lucius làm giám mục Cyrene cho đến năm 68 thì chịu tử đạo. Sau thánh Lucius, người ta không thấy dấu tích nào về việc kế vị cho mãi đến năm 300 khi sử sách của người La Mã ghi chép về các giám mục tử đạo như giám mục Theodorus (năm 302), một giám mục khác cũng tên là Theodorus cùng chịu tử đạo với phó tề Irenaeus và hai giáo lý viên Serapius và Ammonius vào năm 319. Một thánh tử đạo nổi tiếng cho mãi tới bây giờ là thánh nữ Cyrilla, một công nương quí tộc của miền Cyrene.
Sau thời gian cấm bách, vùng Libya tiếp tục là một khu vực Kitô giáo sống động hàng trăm năm sau, tốt cũng có mà xấu cũng có.
Có một thời vùng này đã là đất dụng võ của phe dị giáo Arius. Khi Công Đồng Nicea xác định Thiên Tính của Chúa Giêsu và lên án phái Arius thì 3 giám mục ở vùng này đã ly khai.
Tuy thế vùng này cũng sản xuất ra những bậc danh tài trong đó có một vị đã ngồi trên ngai giáo hòang, đó là giáo hòang Victor (181-191).
Nhưng vinh quang nhất vẫn là sự xuất hiện của thánh Augustine, sinh tại Tagaste (Souk-Ahras, Algeria) ngày 13 tháng 11 năm 354. Thánh Augustine, là giám mục của thành Hippo, cai quản Algeria và Libya.
Cuộc chinh phục nhanh chóng của người Arab Hồi giáo từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ thứ 12 đã dần dần xóa sổ các cộng đòan Kitô giáo tại Bắc Phi.
Kitô giáo lại xuất hiện vào thế kỷ 13 khi các tiểu quốc cộng hòa Genoa và Venice thiết lập quan hệ nền thương mại giữa Châu Phi và Châu Âu. Thánh Phanxicô Assisi và nhà dòng của ngài đã trở lại vùng này để lo việc mục vụ cho các Kitô hữu đang là nô lệ ở đây.
Tuy Kitô giáo không bao giờ biến mất ở Bắc Phi, nhưng sau thế kỷ 13 thì các Kitô hữu không còn mấy người là dân bản địa nữa mà hầu hết là người nước ngoài chủ yếu là các thương gia đến từ Pisa, Genoa và Malta.
Qua những công trình của dòng Phanxicô nhiều giáo đường đã được xây dựng như nhà thờ Santa Maria degli Angeli (Nữ Vương các thánh thiên thần) tại khu phố cổ Medina của Tripoli (1645,) và nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm được xây dựng tại Benghazi vào năm 1858.
Từ năm 1641 trở về sau, giáo hội họat động ở đây với tư cách ngọai giao, tức là dùng các vị sứ thần Tòa Thánh làm giám mục đảm nhiệm công việc mục vụ sở tại.
Vị sứ thần ở thủ đôTripoli của Libya là ĐGM Giovanni Martinelli, người Ý, dòng Phanxicô.
ĐGM Martinelli cai quản 6 nhà thờ ở Tripoli, tất cả các cha sở đều là giáo sĩ ngọai quốc và giáo dân hầu như hoàn toàn là người nước ngoài.
Đa số giáo dân của ngài một thời từng là người gốc Ý và Malta, nhưng sau nhiều cuộc bài trừ thực dân Ý của Gadhafi trong những năm 1969-1970, nhiều người đã hồi hương. Ngày nay những người Phi Châu lao động gốc Eritreans chiếm đa số, sau đó là người Phi Luật Tân làm y tá. Còn kể trong danh sách giáo dân là một số ít các phụ nữ Âu Châu kết hôn với người Libya, những người Hàn Quốc, Ấn Độ và Ba Lan.
Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật được cử hành bằng khoảng một tá ngôn ngữ. Mùa Giáng Sinh vừa qua một nhóm Công Giáo Việt Nam đã cử hành thánh lễ VN tại đây.
Về các nhóm Thiên chúa giáo còn tồn tại ở Libya, lớn nhất là Chính thống giáo Coptic, với dân số hơn 60.000 theo sau là Công giáo La Mã với 50.000 giáo dân. Chính thống giáo cũng có mặt gồm các phái Chính thống Nga, Serbian và Chính thống Hy Lạp. Giáo hội Anh giáo cũng duy trì một giáo đòan tại Tripoli, đa số là công nhân nhập cư từ châu Phi và trực thuộc giáo phận Anh giáo bên Ai Cập.
Có một mối quan hệ tương đối hòa bình giữa người Kitô hữu và người Hồi giáo. Tuy nhiên, có nhiều hạn chế đối với các hoạt động Kitô giáo như không được truyền đạo cho người Hồi giáo, tuy nhiên một người đàn ông ngòai Hồi giáo thì không phải cải đạo sang đạo Hồi nếu kết hôn với một phụ nữ Hồi. Mọi tài liệu tôn giáo đều bị hạn chế và kiểm duyệt.
Quan hệ ngoại giao chính thức được thiết lập giữa Tòa Thánh vatican và 'Đại chủ nghĩa xã hội nhân dân Arab hợp đòan cai trị Libya (Great Socialist People's Libyan Arab Jamahiriya) vào ngày 10 tháng ba, 1997.
Nghĩa cử của Tòa Thánh đã được chính quyền Libya đánh giá cao bởi vì nó xảy ra trong thời gian cấm vận của Hoa Kỳ. Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngọai giao với Libya để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng các xung đột phải được giải quyết bằng đối thoại chứ không thể bằng cấm vận.
Nhưng quan hệ thân thiện này cũng chưa đạt được thành quả là bao nhiêu thì xảy ra cuộc bạo lọan hiện nay.
...Còn tiếp...
"Đàng thứ 5, ông Simong thành Si Rê Nê (Cyrene) vác đỡ Thánh Giá Chúa Giêsu."
Cyrene là tên cổ xưa của miền Đông nước Libya bây giờ. Khi giáo hội sơ khai được thành lập vào ngày lễ Ngũ Tuần, nhiều người từ Cyrene cũng có mặt tại Jerusalem. Và khi người Do Thái đàn áp giáo đòan nguyên thủy ở Jerusalem thì những người Cyprus và Cyrene đã phân tán khắp nơi, đi loan tin mừng cho người Hy Lạp.
Thánh Mác Cô lập giáo đòan đầu tiên của ngài tại Cyrene vào năm 40 trước khi lập giáo đòan Alexandria bên Ai Cập năm 60.
Theo truyền thống kể lại thì thánh Mác Cô đã bổ nhiệm thánh Lucius làm giám mục Cyrene cho đến năm 68 thì chịu tử đạo. Sau thánh Lucius, người ta không thấy dấu tích nào về việc kế vị cho mãi đến năm 300 khi sử sách của người La Mã ghi chép về các giám mục tử đạo như giám mục Theodorus (năm 302), một giám mục khác cũng tên là Theodorus cùng chịu tử đạo với phó tề Irenaeus và hai giáo lý viên Serapius và Ammonius vào năm 319. Một thánh tử đạo nổi tiếng cho mãi tới bây giờ là thánh nữ Cyrilla, một công nương quí tộc của miền Cyrene.
Sau thời gian cấm bách, vùng Libya tiếp tục là một khu vực Kitô giáo sống động hàng trăm năm sau, tốt cũng có mà xấu cũng có.
Có một thời vùng này đã là đất dụng võ của phe dị giáo Arius. Khi Công Đồng Nicea xác định Thiên Tính của Chúa Giêsu và lên án phái Arius thì 3 giám mục ở vùng này đã ly khai.
Tuy thế vùng này cũng sản xuất ra những bậc danh tài trong đó có một vị đã ngồi trên ngai giáo hòang, đó là giáo hòang Victor (181-191).
Nhưng vinh quang nhất vẫn là sự xuất hiện của thánh Augustine, sinh tại Tagaste (Souk-Ahras, Algeria) ngày 13 tháng 11 năm 354. Thánh Augustine, là giám mục của thành Hippo, cai quản Algeria và Libya.
Cuộc chinh phục nhanh chóng của người Arab Hồi giáo từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ thứ 12 đã dần dần xóa sổ các cộng đòan Kitô giáo tại Bắc Phi.
Kitô giáo lại xuất hiện vào thế kỷ 13 khi các tiểu quốc cộng hòa Genoa và Venice thiết lập quan hệ nền thương mại giữa Châu Phi và Châu Âu. Thánh Phanxicô Assisi và nhà dòng của ngài đã trở lại vùng này để lo việc mục vụ cho các Kitô hữu đang là nô lệ ở đây.
Tuy Kitô giáo không bao giờ biến mất ở Bắc Phi, nhưng sau thế kỷ 13 thì các Kitô hữu không còn mấy người là dân bản địa nữa mà hầu hết là người nước ngoài chủ yếu là các thương gia đến từ Pisa, Genoa và Malta.
Qua những công trình của dòng Phanxicô nhiều giáo đường đã được xây dựng như nhà thờ Santa Maria degli Angeli (Nữ Vương các thánh thiên thần) tại khu phố cổ Medina của Tripoli (1645,) và nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm được xây dựng tại Benghazi vào năm 1858.
Từ năm 1641 trở về sau, giáo hội họat động ở đây với tư cách ngọai giao, tức là dùng các vị sứ thần Tòa Thánh làm giám mục đảm nhiệm công việc mục vụ sở tại.
Vị sứ thần ở thủ đôTripoli của Libya là ĐGM Giovanni Martinelli, người Ý, dòng Phanxicô.
ĐGM Martinelli cai quản 6 nhà thờ ở Tripoli, tất cả các cha sở đều là giáo sĩ ngọai quốc và giáo dân hầu như hoàn toàn là người nước ngoài.
Đa số giáo dân của ngài một thời từng là người gốc Ý và Malta, nhưng sau nhiều cuộc bài trừ thực dân Ý của Gadhafi trong những năm 1969-1970, nhiều người đã hồi hương. Ngày nay những người Phi Châu lao động gốc Eritreans chiếm đa số, sau đó là người Phi Luật Tân làm y tá. Còn kể trong danh sách giáo dân là một số ít các phụ nữ Âu Châu kết hôn với người Libya, những người Hàn Quốc, Ấn Độ và Ba Lan.
Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật được cử hành bằng khoảng một tá ngôn ngữ. Mùa Giáng Sinh vừa qua một nhóm Công Giáo Việt Nam đã cử hành thánh lễ VN tại đây.
Về các nhóm Thiên chúa giáo còn tồn tại ở Libya, lớn nhất là Chính thống giáo Coptic, với dân số hơn 60.000 theo sau là Công giáo La Mã với 50.000 giáo dân. Chính thống giáo cũng có mặt gồm các phái Chính thống Nga, Serbian và Chính thống Hy Lạp. Giáo hội Anh giáo cũng duy trì một giáo đòan tại Tripoli, đa số là công nhân nhập cư từ châu Phi và trực thuộc giáo phận Anh giáo bên Ai Cập.
Có một mối quan hệ tương đối hòa bình giữa người Kitô hữu và người Hồi giáo. Tuy nhiên, có nhiều hạn chế đối với các hoạt động Kitô giáo như không được truyền đạo cho người Hồi giáo, tuy nhiên một người đàn ông ngòai Hồi giáo thì không phải cải đạo sang đạo Hồi nếu kết hôn với một phụ nữ Hồi. Mọi tài liệu tôn giáo đều bị hạn chế và kiểm duyệt.
Quan hệ ngoại giao chính thức được thiết lập giữa Tòa Thánh vatican và 'Đại chủ nghĩa xã hội nhân dân Arab hợp đòan cai trị Libya (Great Socialist People's Libyan Arab Jamahiriya) vào ngày 10 tháng ba, 1997.
Nghĩa cử của Tòa Thánh đã được chính quyền Libya đánh giá cao bởi vì nó xảy ra trong thời gian cấm vận của Hoa Kỳ. Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngọai giao với Libya để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng các xung đột phải được giải quyết bằng đối thoại chứ không thể bằng cấm vận.
Nhưng quan hệ thân thiện này cũng chưa đạt được thành quả là bao nhiêu thì xảy ra cuộc bạo lọan hiện nay.
...Còn tiếp...
Top Stories
''Technology can't replace God'' - Pope on Palm Sunday
Philip Pullella
09:30 17/04/2011
VATICAN CITY (Reuters) - Pope Benedict led Roman Catholics into Holy Week celebrations, telling a Palm Sunday crowd that man will pay the price for his pride if he believes technology can give him the powers of God.
Under a splendid Roman sun, the German pope presided at a colourful celebration where tens of thousands of people waved palm and olive branches to commemorate Jesus' entry into Jerusalem the week before he was crucified.
The pope, who turned 84 on Saturday, wove his sermon around the theme of man's relationship with God and how it can sometimes be threatened by technology.
"From the beginning men and women have been filled -- and this is as true today as ever -- with a desire to 'be like God', to attain the heights of God by their own powers," he said, wearing resplendent red and gold vestments.
"Mankind has managed to accomplish so many things: we can fly! We can see, hear and speak to one another from the farthest ends of the earth. And yet the force of gravity which draws us down is powerful," he said.
While the great advances of technology have improved life for man, the pope said, they have also increased possibilities for evil, and recent natural disasters were a reminder, if any were needed, that mankind is not all-powerful.
If man wanted a relationship with God he had to first "abandon the pride of wanting to become God," said the pope, celebrating his sixth Easter season as the leader of the world's some 1.2 billion Roman Catholics.
After the mass, the pope appealed for peace in Colombia, calling for wide participation in a day of prayer for the victims of violence to be held there on Friday. "Enough of violence in Colombia. May she live in peace," he said.
START OF HOLY WEEK
Palm Sunday, a moveable feast that is marked on the Sunday before Easter, is celebrated throughout the Christian world to commemorate Jesus' entry into Jerusalem on a donkey, a symbol of peace in the ancient world.
At the ceremony a cantor recounted all the events in Jesus' life between Palm Sunday and Easter. Via Della Conciliazione, the broad boulevard leading to the Vatican, was bedecked with olive trees and bronze statues depicting the "stations of the cross", or the last events in Jesus' life.
For the pope and Christians around the world, it marks the start of a hectic week of events leading to Easter Sunday.
On Holy Thursday, Benedict will preside at two traditional services in the Vatican, including one in which he will wash and kiss the feet of twelve men in a gesture of humility toward his apostles the night before he died.
On Good Friday he will preside at services in the Vatican and then lead a traditional torch-lit Via Crucis, or Way of the Cross, around the ruins of Rome's ancient Colosseum.
Holy Week services at the Vatican culminate on Easter Sunday, the most important day in the liturgical calendar, when the pope delivers his twice-yearly "Urbi et Orbi" (to the city and the world) blessing and message.
(Source: http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2011/4/17/worldupdates/2011-04-17T180037Z_01_NOOTR_RTRMDNC_0_-563888-2&sec=Worldupdates, Editing by Jeffrey Heller, Copyright © 2011 Reuters, )
Under a splendid Roman sun, the German pope presided at a colourful celebration where tens of thousands of people waved palm and olive branches to commemorate Jesus' entry into Jerusalem the week before he was crucified.
The pope, who turned 84 on Saturday, wove his sermon around the theme of man's relationship with God and how it can sometimes be threatened by technology.
"From the beginning men and women have been filled -- and this is as true today as ever -- with a desire to 'be like God', to attain the heights of God by their own powers," he said, wearing resplendent red and gold vestments.
"Mankind has managed to accomplish so many things: we can fly! We can see, hear and speak to one another from the farthest ends of the earth. And yet the force of gravity which draws us down is powerful," he said.
While the great advances of technology have improved life for man, the pope said, they have also increased possibilities for evil, and recent natural disasters were a reminder, if any were needed, that mankind is not all-powerful.
If man wanted a relationship with God he had to first "abandon the pride of wanting to become God," said the pope, celebrating his sixth Easter season as the leader of the world's some 1.2 billion Roman Catholics.
After the mass, the pope appealed for peace in Colombia, calling for wide participation in a day of prayer for the victims of violence to be held there on Friday. "Enough of violence in Colombia. May she live in peace," he said.
START OF HOLY WEEK
Palm Sunday, a moveable feast that is marked on the Sunday before Easter, is celebrated throughout the Christian world to commemorate Jesus' entry into Jerusalem on a donkey, a symbol of peace in the ancient world.
At the ceremony a cantor recounted all the events in Jesus' life between Palm Sunday and Easter. Via Della Conciliazione, the broad boulevard leading to the Vatican, was bedecked with olive trees and bronze statues depicting the "stations of the cross", or the last events in Jesus' life.
For the pope and Christians around the world, it marks the start of a hectic week of events leading to Easter Sunday.
On Holy Thursday, Benedict will preside at two traditional services in the Vatican, including one in which he will wash and kiss the feet of twelve men in a gesture of humility toward his apostles the night before he died.
On Good Friday he will preside at services in the Vatican and then lead a traditional torch-lit Via Crucis, or Way of the Cross, around the ruins of Rome's ancient Colosseum.
Holy Week services at the Vatican culminate on Easter Sunday, the most important day in the liturgical calendar, when the pope delivers his twice-yearly "Urbi et Orbi" (to the city and the world) blessing and message.
(Source: http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2011/4/17/worldupdates/2011-04-17T180037Z_01_NOOTR_RTRMDNC_0_-563888-2&sec=Worldupdates, Editing by Jeffrey Heller, Copyright © 2011 Reuters, )
Pope: A force of gravity pulls us down, towards evil, Christ lifts us on high to God
AsiaNews
09:32 17/04/2011
Vatican City (AsiaNews) - Since time immemorial, mankind has tried to attain the heights, "to be like God," but a "force of gravity pulls us down – towards selfishness, falsehood and evil". From this contradiction, we are saved by " the One who raises us up to the heights of God in spite of our wretchedness: Jesus Christ who from God came down to us and, in his crucified love, takes us by the hand and lifts us on high".
This human condition of light and shadow, of faith in the efficacy of the sacrifice of Jesus and the invitation to follow him was the focus of Benedict XVI’s homily today after the chanting of the Passion, the Mass of Palm Sunday that opens Holy Week for the Catholic Church.
Between the encircling colonnades of St Peter's Square, there were about 50 thousand people, mostly young people of Rome and representatives from other continents. Today the 26th World Youth Day is celebrated at diocesan level, pending the worldwide celebration which will take place in Madrid next 16 to 21 August.
And it was especially to the young people that the Pope addressed his homily, inspired by the procession of the Palms. It marks the ascent of Jesus to Jerusalem and his ultimate sacrifice, "He was making his way to the heights of the Cross, to the moment of self-giving love. The ultimate goal of his pilgrimage was the heights of God himself; to those heights he wanted to lift every human being". Benedict XVI urged young people to reflect on the meaning of travelling “together with Jesus,… setting out on pilgrimage along the high road that leads to the living God”.
“From the beginning– said the Pope - men and women have been filled – and this is as true today as ever – with a desire to "be like God", to attain the heights of God by their own powers. All the inventions of the human spirit are ultimately an effort to gain wings so as to rise to the heights of Being and to become independent, completely free, as God is free. Mankind has managed to accomplish so many things: we can fly! We can see, hear and speak to one another from the farthest ends of the earth. And yet the force of gravity which draws us down is powerful. With the increase of our abilities there has been an increase not only of good. Our possibilities for evil have increased and appear like menacing storms above history. Our limitations have also remained: we need but think of the disasters which have caused so much suffering for humanity in recent months”.
Human beings – continued the Pope – “stand at the point of intersection between two gravitational fields. First, there is the force of gravity which pulls us down – towards selfishness, falsehood and evil; the gravity which diminishes us and distances us from the heights of God. On the other hand there is the gravitational force of God’s love: the fact that we are loved by God and respond in love attracts us upwards”.
And once again the heart; “where will, feeling and understanding become one in the knowledge and love of God. This is the "heart" which must be lifted up. But to repeat: of ourselves, we are too weak to lift up our hearts to the heights of God. We cannot do it. The very pride of thinking that we are able to do it on our own drags us down and estranges us from God. God himself must draw us up, and this is what Christ began to do on the cross. He descended to the depths of our human existence in order to draw us up to himself, to the living God. He humbled himself, as the second reading says. Only in this way could our pride be vanquished: God’s humility is the extreme form of his love, and this humble love draws us upwards”.
Confirming this human drama, Benedict XVI cites St. Augustine. Arguing with some Platonic philosophers, who believed they had found the "means of purification" so that man "could break free from the heavy weight that pulls him down," he said; " recognize that human power and all these purifications are not enough to bring man in truth to the heights of the divine, to his own heights. And he added that he should have despaired of himself and human existence had he not found the One who accomplishes what we of ourselves cannot accomplish; the One who raises us up to the heights of God in spite of our wretchedness: Jesus Christ who from God came down to us and, in his crucified love, takes us by the hand and lifts us on high".
"Let us show the Lord - concluded the pope - that we desire to be righteous, and let us ask him: Draw us upwards! Make us pure! Grant that the words which we sang in the processional psalm may also hold true for us; grant that we may be part of the generation which seeks God, "which seeks your face, O God of Jacob" '(Ps 24.6). Amen.
Before concluding the Mass, Benedict XVI recited the Angelus, preceded by greetings in various languages to all the young people present, inviting them to Madrid for the next World Youth Day.
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope:-A-force-of-gravity-pulls-us-down,-towards-evil,-Christ-lifts-us-on-high-to-God-21327.html)
This human condition of light and shadow, of faith in the efficacy of the sacrifice of Jesus and the invitation to follow him was the focus of Benedict XVI’s homily today after the chanting of the Passion, the Mass of Palm Sunday that opens Holy Week for the Catholic Church.
Between the encircling colonnades of St Peter's Square, there were about 50 thousand people, mostly young people of Rome and representatives from other continents. Today the 26th World Youth Day is celebrated at diocesan level, pending the worldwide celebration which will take place in Madrid next 16 to 21 August.
And it was especially to the young people that the Pope addressed his homily, inspired by the procession of the Palms. It marks the ascent of Jesus to Jerusalem and his ultimate sacrifice, "He was making his way to the heights of the Cross, to the moment of self-giving love. The ultimate goal of his pilgrimage was the heights of God himself; to those heights he wanted to lift every human being". Benedict XVI urged young people to reflect on the meaning of travelling “together with Jesus,… setting out on pilgrimage along the high road that leads to the living God”.
“From the beginning– said the Pope - men and women have been filled – and this is as true today as ever – with a desire to "be like God", to attain the heights of God by their own powers. All the inventions of the human spirit are ultimately an effort to gain wings so as to rise to the heights of Being and to become independent, completely free, as God is free. Mankind has managed to accomplish so many things: we can fly! We can see, hear and speak to one another from the farthest ends of the earth. And yet the force of gravity which draws us down is powerful. With the increase of our abilities there has been an increase not only of good. Our possibilities for evil have increased and appear like menacing storms above history. Our limitations have also remained: we need but think of the disasters which have caused so much suffering for humanity in recent months”.
Human beings – continued the Pope – “stand at the point of intersection between two gravitational fields. First, there is the force of gravity which pulls us down – towards selfishness, falsehood and evil; the gravity which diminishes us and distances us from the heights of God. On the other hand there is the gravitational force of God’s love: the fact that we are loved by God and respond in love attracts us upwards”.
And once again the heart; “where will, feeling and understanding become one in the knowledge and love of God. This is the "heart" which must be lifted up. But to repeat: of ourselves, we are too weak to lift up our hearts to the heights of God. We cannot do it. The very pride of thinking that we are able to do it on our own drags us down and estranges us from God. God himself must draw us up, and this is what Christ began to do on the cross. He descended to the depths of our human existence in order to draw us up to himself, to the living God. He humbled himself, as the second reading says. Only in this way could our pride be vanquished: God’s humility is the extreme form of his love, and this humble love draws us upwards”.
Confirming this human drama, Benedict XVI cites St. Augustine. Arguing with some Platonic philosophers, who believed they had found the "means of purification" so that man "could break free from the heavy weight that pulls him down," he said; " recognize that human power and all these purifications are not enough to bring man in truth to the heights of the divine, to his own heights. And he added that he should have despaired of himself and human existence had he not found the One who accomplishes what we of ourselves cannot accomplish; the One who raises us up to the heights of God in spite of our wretchedness: Jesus Christ who from God came down to us and, in his crucified love, takes us by the hand and lifts us on high".
"Let us show the Lord - concluded the pope - that we desire to be righteous, and let us ask him: Draw us upwards! Make us pure! Grant that the words which we sang in the processional psalm may also hold true for us; grant that we may be part of the generation which seeks God, "which seeks your face, O God of Jacob" '(Ps 24.6). Amen.
Before concluding the Mass, Benedict XVI recited the Angelus, preceded by greetings in various languages to all the young people present, inviting them to Madrid for the next World Youth Day.
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope:-A-force-of-gravity-pulls-us-down,-towards-evil,-Christ-lifts-us-on-high-to-God-21327.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trại Sa Mạc huấn luyện Dự Trưởng và Huynh Trưởng tại Sydney
Diệp Hải Dung
06:57 17/04/2011
SYDNEY - Liên Đòan Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney tổ chức 3 ngày Sa Mạc Khơi Nguồn Huấn Luyện Dự Trưởng và Huynh Trưởng Cấp 1 tại Glenfield Scout Camp vùng Glenfield Sydney từ chiều Thứ Sáu 15/04 đến chiều ngày Chúa Nhật 17/04/2011.
Xem hình ảnh
Đúng 7 giờ tối các Dự Trưởng và Huynh Trưởng thuộc các Xứ Đoàn Cabramatta, Georges Hall , Lakemba, Miller, Marrickville, Mt. Pritchard, Granville, Plumpton và Xứ đoàn Micae từ Thủ Đô Canberra đến tập trung trong khuôn viên trại và chào cờ Liên Đòan sau đó Cha FX Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney với câu chuyện dưới cờ và ban Huấn Từ. Cha chào mừng các Trưởng đã hy sinh rất nhiều thời gian đến tham dự 3 ngày Huấn Luyện, Cha cũng nhắc nhở các Trưởng là chúng ta hiện đang trong Mùa Chay Thánh và sắp sửa bước vào Tuần Thánh nên cần phải hy sinh hãm mình để phục vụ cho Phong Trào, đồng thời Cha long trọng tuyên bố chính thức khai mạc Sa Mạc Khơi Nguồn 7 Huấn Luyện Dự Trưởng và Huynh Trưởng.
Kế tiếp Sơ Trợ úy Liên đoàn Bernadette Đoàn Thị Phục tuyên đọc bản Nội Quy của trại Huấn Luyện, sau đó chia thành nhóm và sinh họat. Sau khi chấm dứt giờ Hội Thảo đề tài Huynh Trưởng Là Ai ? Các Trưởng tham dự nghi thức Hòa Giải và cùng thắp Nến cung nghinh Mình Thánh Chúa Kitô ra Lều Thánh Thể cầu nguyện xin ơn Chúa thánh hóa và chúc lành cho 3 ngày tham dự Huấn Luyện.
Ngày Thứ Bảy 16/4 sau giờ tham dự Thánh lễ tạ ơn và điểm tâm sáng. Cha Nguyễn Văn Tuyết thuyết trình đề tài Ơn Gọi Và Xứ Mạng Làm Huynh Trưởng. Trưởng Phùng Hải Sơn thuyết trình đề tài Hệ Thống Tổ Chức Của Phong Trào. Trưởng Thành và Trưởng Ly thuyết trình đề tài Nghiêm Tập và Thực Hành Đội Hình. Sơ Bernadette Đòan Thị Phục và Sơ Mariam Vũ Lành Hải thuyết trình đề tài Tinh Thần Đạo Đức Trách Vụ Của Người Huynh Trưởng. Sau những giờ học tập các tiểu trại thi nhau nấu cơm trưa rất lý thú và ngọan mục. Tối đến là giờ Lửa Thiêng Thánh Thể và Văn Nghệ với những tiết mục hoạt cảnh trích từ trong Phúc Âm như Người Cha Nhân Hậu, Chúa Giêsu Cho Ông Lazarô Sống Lại v..v.. rất là xúc tích.
Ngày Chúa Nhật 17/04 với nghi thức chào cờ và phát tua cho các Dự Trưởng và Huynh Trưởng sau đó sinh hoạt học tập ngoài trời và sau giờ ăn cơm trưa làm tổng vệ sinh nhổ Lều. Ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP đến thăm viếng và ngỏ lời chia sẻ chúc mừng Sa Mạc Khơi Nguồn Huấn Luyện Dự Trưởng và Huynh Trưởng. Sau đó Cha Tuyết làm phép Lá và long trọng rước Lá vào hội trường tham dự Thánh lễ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Trưởng Hà Kim Ly lên ngỏ lời cám ơn Cha Nguyễn Văn Tuyết, Sơ Đoàn Thị Phục Trợ úy Liên Đoàn, Ông Giang Hoan Chủ Tịch CĐCGVN Sydney, và tất cả quý Trưởng đã đóng góp tham dự 3 ngày Sa Mạc Khơi Nguồn 7 Huấn Luyện Dự Trưởng và Huynh Trưởng được gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả mọi người. Sau đó kết thúc Thánh lễ và bế mạc trại Sa Mạc Khơi Nguồn 7.
Xem hình ảnh
Đúng 7 giờ tối các Dự Trưởng và Huynh Trưởng thuộc các Xứ Đoàn Cabramatta, Georges Hall , Lakemba, Miller, Marrickville, Mt. Pritchard, Granville, Plumpton và Xứ đoàn Micae từ Thủ Đô Canberra đến tập trung trong khuôn viên trại và chào cờ Liên Đòan sau đó Cha FX Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney với câu chuyện dưới cờ và ban Huấn Từ. Cha chào mừng các Trưởng đã hy sinh rất nhiều thời gian đến tham dự 3 ngày Huấn Luyện, Cha cũng nhắc nhở các Trưởng là chúng ta hiện đang trong Mùa Chay Thánh và sắp sửa bước vào Tuần Thánh nên cần phải hy sinh hãm mình để phục vụ cho Phong Trào, đồng thời Cha long trọng tuyên bố chính thức khai mạc Sa Mạc Khơi Nguồn 7 Huấn Luyện Dự Trưởng và Huynh Trưởng.
Kế tiếp Sơ Trợ úy Liên đoàn Bernadette Đoàn Thị Phục tuyên đọc bản Nội Quy của trại Huấn Luyện, sau đó chia thành nhóm và sinh họat. Sau khi chấm dứt giờ Hội Thảo đề tài Huynh Trưởng Là Ai ? Các Trưởng tham dự nghi thức Hòa Giải và cùng thắp Nến cung nghinh Mình Thánh Chúa Kitô ra Lều Thánh Thể cầu nguyện xin ơn Chúa thánh hóa và chúc lành cho 3 ngày tham dự Huấn Luyện.
Ngày Thứ Bảy 16/4 sau giờ tham dự Thánh lễ tạ ơn và điểm tâm sáng. Cha Nguyễn Văn Tuyết thuyết trình đề tài Ơn Gọi Và Xứ Mạng Làm Huynh Trưởng. Trưởng Phùng Hải Sơn thuyết trình đề tài Hệ Thống Tổ Chức Của Phong Trào. Trưởng Thành và Trưởng Ly thuyết trình đề tài Nghiêm Tập và Thực Hành Đội Hình. Sơ Bernadette Đòan Thị Phục và Sơ Mariam Vũ Lành Hải thuyết trình đề tài Tinh Thần Đạo Đức Trách Vụ Của Người Huynh Trưởng. Sau những giờ học tập các tiểu trại thi nhau nấu cơm trưa rất lý thú và ngọan mục. Tối đến là giờ Lửa Thiêng Thánh Thể và Văn Nghệ với những tiết mục hoạt cảnh trích từ trong Phúc Âm như Người Cha Nhân Hậu, Chúa Giêsu Cho Ông Lazarô Sống Lại v..v.. rất là xúc tích.
Ngày Chúa Nhật 17/04 với nghi thức chào cờ và phát tua cho các Dự Trưởng và Huynh Trưởng sau đó sinh hoạt học tập ngoài trời và sau giờ ăn cơm trưa làm tổng vệ sinh nhổ Lều. Ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP đến thăm viếng và ngỏ lời chia sẻ chúc mừng Sa Mạc Khơi Nguồn Huấn Luyện Dự Trưởng và Huynh Trưởng. Sau đó Cha Tuyết làm phép Lá và long trọng rước Lá vào hội trường tham dự Thánh lễ.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Trưởng Hà Kim Ly lên ngỏ lời cám ơn Cha Nguyễn Văn Tuyết, Sơ Đoàn Thị Phục Trợ úy Liên Đoàn, Ông Giang Hoan Chủ Tịch CĐCGVN Sydney, và tất cả quý Trưởng đã đóng góp tham dự 3 ngày Sa Mạc Khơi Nguồn 7 Huấn Luyện Dự Trưởng và Huynh Trưởng được gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả mọi người. Sau đó kết thúc Thánh lễ và bế mạc trại Sa Mạc Khơi Nguồn 7.
Ngày Chầu Thánh Thể tại Giáo xứ Mường Riệc
Tin Yêu
09:20 17/04/2011
Hòa Bình - Hôm nay 17/04/2011 - Chủ Nhật Lễ Lá, Giáo xứ Mường Riệc thuộc TGP Hà Nội đã tổ chức Thánh Lễ Chầu Mình Thánh Chúa thay mặt Giáo Phận
Hình ảnh chầu lượt tại giáo xứ Mường Riệc
Từ hơn một tuần trước đó, trong giáo xứ đã nhộn nhịp, các đơn vị, hội đoàn đều lo hoàn tất công việc được phân công để chuẩn bị đón ngày chầu cho sốt sáng. Những nghi lễ cũng như phần trang chí luôn hướng tới tinh thần hội nhập văn hóa. Nhà tạm để chầu Mình Thánh trong khi cung nghinh Thánh Thể cũng được làm bằng tất cả những vật liệu sẫn có như bương, tre, nứa, cây cỏ, tạo nên một quang cảnh hài hòa, gần gũi thân quen với người mường. Thánh Giá Chúa Ki-tô trên đồi núi Bản Mường.
Để ngày chầu được sốt sáng và được nhiều ơn Chúa, Cha xứ Gioan Nguyễn Văn Hân đã cho tổ chức tuần tam nhật chầu Mình Thánh và Ngài mời gọi mọi người đến với Bí tích hòa giải.
Ngày chầu diễn ra thật sốt sáng, được khai mạc với thánh lễ lúc 6h00 sáng. Sau đó là các giờ chầu của giáo xứ trong miền như: xứ Đổn, Ba Cắt, Vụ Bản, Họ Sỳ, Đồi Cả, Đồi Mựng, Đồi Pheo…. Ngoài ra cũng có ca đoàn của giáo họ Đinh Đồng và giáo họ Tân Hương, miền Hà Nam cũng về thông công giờ chầu trong sự hiệp thông chia sẻ.
Đúng 10h, cuộc rước cung nghinh Thánh Thể được diễn ra trong sự trang nghiêm và sốt sáng. Cao điểm của ngày chầu là thánh lễ đồng tế bế mạc ngày chầu vào lúc 11h00.
Trong Thánh lễ có sự hiện diện của Cha Giuse Nguyễn Khắc Quế - Quản hạt miền Thanh Oai, nguyên quản xứ Mường Riệc. Cha Phêrô Đặng Xuân Thành – Giám học Đại Chủng Viện Hà nội. Cha Giuse Đào Bá Thuyết, Cha Giuse Tạ Xuân Hòa, Cha Giuse Mai Hữu Phê, Cha xứ Mường Riệc, quý Sơ dòng Mến Thánh Giá, quý Thày Đại Chủng Viện và giáo dân miền hòa bình. Trong bài giảng Cha Phêrô Đặng Xuân Thành đã mời gọi cộng đoàn, đặc biệt là các bạn trẻ hãy bám lấy Chúa, hãy chọn Chúa làm niềm vui làm lẽ sống làm cùng đích của chúng ta…
Ngày chầu qua đi người dân bản mường như được tiếp sức mạnh mới sau những ngày mệt nhoài gian truân trên con đường về quê, đành rằng hằng ngày hoặc hàng tuần vẫn được chầu Thánh Thể, nhưng khi tuần chầu đến, mọi người trong giáo xứ, tất cả cùng lắng đọng, cùng trở về, là dịp để cho mỗi người khiêm nhường tạ tội trước Thánh Thể Chúa Giê-su.
Có thể nói được rằng Thánh lễ chầu hôm nay mang lại rất nhiều ơn ích cho mọi thành phần dân Chúa, đặc biệt là người Kitô hữu Mường Riệc. Vì Mường Riệc là một giáo xứ thuộc tỉnh Hòa Bình nơi toàn rừng núi, rất xa trung tâm thành phố, xa trung tâm Toà Giám mục.
Ước chi Tin Mừng và ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh mỗi ngày được thắp sáng nhiều hơn, được lan toả rộng lớn hơn, nhất là nơi vùng đồi núi xa xôi chập chùng này.
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể chúng con Cảm tạ tri ân Ngài, xin luôn đồng hành, thêm sức và dẫn lối cho chúng con trên con đường về quê, vì bao lực cản và lắm “biển” chỉ đường lối rẽ do ma quỷ mà chúng con không biết được.
Hình ảnh chầu lượt tại giáo xứ Mường Riệc
Từ hơn một tuần trước đó, trong giáo xứ đã nhộn nhịp, các đơn vị, hội đoàn đều lo hoàn tất công việc được phân công để chuẩn bị đón ngày chầu cho sốt sáng. Những nghi lễ cũng như phần trang chí luôn hướng tới tinh thần hội nhập văn hóa. Nhà tạm để chầu Mình Thánh trong khi cung nghinh Thánh Thể cũng được làm bằng tất cả những vật liệu sẫn có như bương, tre, nứa, cây cỏ, tạo nên một quang cảnh hài hòa, gần gũi thân quen với người mường. Thánh Giá Chúa Ki-tô trên đồi núi Bản Mường.
Để ngày chầu được sốt sáng và được nhiều ơn Chúa, Cha xứ Gioan Nguyễn Văn Hân đã cho tổ chức tuần tam nhật chầu Mình Thánh và Ngài mời gọi mọi người đến với Bí tích hòa giải.
Ngày chầu diễn ra thật sốt sáng, được khai mạc với thánh lễ lúc 6h00 sáng. Sau đó là các giờ chầu của giáo xứ trong miền như: xứ Đổn, Ba Cắt, Vụ Bản, Họ Sỳ, Đồi Cả, Đồi Mựng, Đồi Pheo…. Ngoài ra cũng có ca đoàn của giáo họ Đinh Đồng và giáo họ Tân Hương, miền Hà Nam cũng về thông công giờ chầu trong sự hiệp thông chia sẻ.
Đúng 10h, cuộc rước cung nghinh Thánh Thể được diễn ra trong sự trang nghiêm và sốt sáng. Cao điểm của ngày chầu là thánh lễ đồng tế bế mạc ngày chầu vào lúc 11h00.
Trong Thánh lễ có sự hiện diện của Cha Giuse Nguyễn Khắc Quế - Quản hạt miền Thanh Oai, nguyên quản xứ Mường Riệc. Cha Phêrô Đặng Xuân Thành – Giám học Đại Chủng Viện Hà nội. Cha Giuse Đào Bá Thuyết, Cha Giuse Tạ Xuân Hòa, Cha Giuse Mai Hữu Phê, Cha xứ Mường Riệc, quý Sơ dòng Mến Thánh Giá, quý Thày Đại Chủng Viện và giáo dân miền hòa bình. Trong bài giảng Cha Phêrô Đặng Xuân Thành đã mời gọi cộng đoàn, đặc biệt là các bạn trẻ hãy bám lấy Chúa, hãy chọn Chúa làm niềm vui làm lẽ sống làm cùng đích của chúng ta…
Ngày chầu qua đi người dân bản mường như được tiếp sức mạnh mới sau những ngày mệt nhoài gian truân trên con đường về quê, đành rằng hằng ngày hoặc hàng tuần vẫn được chầu Thánh Thể, nhưng khi tuần chầu đến, mọi người trong giáo xứ, tất cả cùng lắng đọng, cùng trở về, là dịp để cho mỗi người khiêm nhường tạ tội trước Thánh Thể Chúa Giê-su.
Có thể nói được rằng Thánh lễ chầu hôm nay mang lại rất nhiều ơn ích cho mọi thành phần dân Chúa, đặc biệt là người Kitô hữu Mường Riệc. Vì Mường Riệc là một giáo xứ thuộc tỉnh Hòa Bình nơi toàn rừng núi, rất xa trung tâm thành phố, xa trung tâm Toà Giám mục.
Ước chi Tin Mừng và ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh mỗi ngày được thắp sáng nhiều hơn, được lan toả rộng lớn hơn, nhất là nơi vùng đồi núi xa xôi chập chùng này.
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể chúng con Cảm tạ tri ân Ngài, xin luôn đồng hành, thêm sức và dẫn lối cho chúng con trên con đường về quê, vì bao lực cản và lắm “biển” chỉ đường lối rẽ do ma quỷ mà chúng con không biết được.
Cuộc thăm viếng mục vụ cảm động tại một gia đình ở Hữu Chấp như món quà linh thiêng
Hà Như Nguyệt
11:41 17/04/2011
BẮC NINH - Cuộc thăm viếng mục vụ của Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt với bà cụ Mơ trong thánh lễ tối ngày 15/4/2011 tại giáo điểm làng Hữu Chấp như một lời tuyên dương đức tin son sắt của bà cụ . Làng Hữu Chấp nằm ngay sát bên hữu ngạn sông Cầu thơ mộng và ở ngay cạnh làng Diềm là nơi đầu tiên phát xuất ra làn điệu dân ca Quan Họ Bắc Ninh mượt mà trữ tình, cách tòa giám mục Bắc ninh 8 km về hướng Đông Bắc.
QUÝ VỊ PHẢI ĐÁNH LỜI THIỆU VÀO ĐÂY
Ở làng Hữu Chấp chỉ có mỗi dòng họ nhà cụ Mơ là Công Giáo, tuy nhiên cụ đã vượt qua muôn vàn khó khăn giữa những người không cùng tôn giáo để duy trì đức tin và lưu truyền lại cho các con cháu cụ. Hiện nay, tất cả con cháu cụ trong làng Hữu Chấp gồm có 27 người, tất cả đều đã được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Ở giáo điểm Hữu Chấp có hơn 30 người Công Giáo vì có mấy gia đình Công Giáo ở làng Diềm cùng tham gia sinh hoạt và cầu nguyện với gia đình cụ Mơ.
Đây là lần đầu tiên gia đình cụ Mơ được đức cha đến tận nhà dâng lễ và dâng lễ trong Mùa Chay Thánh, cùng dâng lễ với đức cha có cha quản hạt Giuse Nguyễn Đức Hiểu, cha xứ Phanxicô Xaviê Bùi Quang Thuận, cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thắng cùng một số bà con giáo dân ở Nguyệt Đức, trại phong Quả Cảm đến cùng tham dự Thánh lễ. Cụ Mơ đã cảm động rơi nước mắt vì cụ như con côi cút được đức cha, quí cha và mọi người tìm được. Cụ không biết nói gì hơn chỉ biết dâng lợi tạ ơn Thiên Chúa và xin đức cha, quý cha và mọi người cầu nguyện cho cụ và con cháu để gia đình luôn giữ vững đức tin trước muôn vàn khó khăn.
Cầu xin Chúa luôn phù hộ và giúp gia đình con cái cụ Mơ luôn noi theo cụ để Tin Mừng của Chúa được bám rễ sâu và phát triển trong vùng đất thơ mộng và giầu truyền thống văn hóa.
QUÝ VỊ PHẢI ĐÁNH LỜI THIỆU VÀO ĐÂY
Ở làng Hữu Chấp chỉ có mỗi dòng họ nhà cụ Mơ là Công Giáo, tuy nhiên cụ đã vượt qua muôn vàn khó khăn giữa những người không cùng tôn giáo để duy trì đức tin và lưu truyền lại cho các con cháu cụ. Hiện nay, tất cả con cháu cụ trong làng Hữu Chấp gồm có 27 người, tất cả đều đã được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Ở giáo điểm Hữu Chấp có hơn 30 người Công Giáo vì có mấy gia đình Công Giáo ở làng Diềm cùng tham gia sinh hoạt và cầu nguyện với gia đình cụ Mơ.
Đây là lần đầu tiên gia đình cụ Mơ được đức cha đến tận nhà dâng lễ và dâng lễ trong Mùa Chay Thánh, cùng dâng lễ với đức cha có cha quản hạt Giuse Nguyễn Đức Hiểu, cha xứ Phanxicô Xaviê Bùi Quang Thuận, cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thắng cùng một số bà con giáo dân ở Nguyệt Đức, trại phong Quả Cảm đến cùng tham dự Thánh lễ. Cụ Mơ đã cảm động rơi nước mắt vì cụ như con côi cút được đức cha, quí cha và mọi người tìm được. Cụ không biết nói gì hơn chỉ biết dâng lợi tạ ơn Thiên Chúa và xin đức cha, quý cha và mọi người cầu nguyện cho cụ và con cháu để gia đình luôn giữ vững đức tin trước muôn vàn khó khăn.
Cầu xin Chúa luôn phù hộ và giúp gia đình con cái cụ Mơ luôn noi theo cụ để Tin Mừng của Chúa được bám rễ sâu và phát triển trong vùng đất thơ mộng và giầu truyền thống văn hóa.
Nhật ký một chuyến đi từ Nam lên Bắc: Gx Hạnh Thông Tây hành hương Sở Kiện
Hồng Hải
11:30 17/04/2011
(Đoàn Giáo xứ Hạnh Thông Tây, Sài Gòn, đi viếng mộ phần cha sở tiên khởi: Đức giám mục Puginier Phước tại nhà thờ Sở Kiện, Hà Nội)
Cha sở nói: “Cha tính đi Sở Kiện lấy tài liệu cho cuốn kỷ yếu 150 năm thành lập giáo xứ Hạnh Thông Tây, đi về bằng máy bay chỉ mất 4 ngày, nhưng nghĩ lại, Cha sẽ tổ chức chuyến hành hương khoảng 45 người, đi về 12 ngày, như vậy có ý nghĩa hơn”. Tôi ghi tên, mấy đứa con tôi hỏi: Mẹ suy nghĩ kỹ chưa? - Có suy nghĩ đâu mà kỹ (vì biết suy nghĩ sẽ không dám đi, 12 ngày rong ruổi trên một chuyến xe từ Nam ra Bắc. Không Hotel, không Restaurant…Nếu không vì giá trị tinh thần thì hành hương đồng nghĩa với hành xác, phải thế không? Tôi chưa biết, lần đầu tiên tôi đi hành hương, rất tò mò khám phá, nếu bạn muốn biết, hãy cùng tôi lên đường bạn nhé.
Thứ hai 21/2/2011
Theo dự tính, 6h sáng khởi hành, nhưng xe bị trục trặc, đến 8h mới chuyển bánh. Trước khi lên xe, Cha , con đọc kinh dâng chuyến hành hương trước đài Đức Mẹ. Tôi quay ngang chào Thánh Giuse đứng đối diện đang buồn hiu hắt, thấy thương quá…(Thôi, để con gồng mình thương Thánh Giuse bằng cả đoàn gộp lại được chưa ? hì…).
Tôi ngồi gần cuối xe với mấy em giáo lý viên và cặp vợ chồng khá trẻ. Khu này là “mặt bằng” rẻ tiền nhất, không người lai vãng…(chẳng vậy mà khi đọc kinh, những hàng ghế đầu đọc đều đặn, rổn rảng, trong khi xóm nhà lá chỗ tôi ngồi toàn nhắm mắt để đó, miệng mấp máy, không biết đang đọc gì ??? dám là : Đức Mẹ làm thinh đứng đó, Đức Mẹ đứng đó làm thinh…suốt lắm à). Vừa ra khỏi nội thành, Cha thông báo: “mỗi ngày sẽ có một thánh lễ, và ba chuỗi Mân côi”. Bình thường, ngày tôi chỉ đọc 10 kinh, giờ nghe 3 chuỗi, vị chi 150 kinh, cũng không choáng, tự nguyện, vui vẻ. Dấu tốt lành đầu tiên của chuyến hành hương. Nhưng mới tới Long Khánh tôi đã bị say xe, cùng với tôi còn có chị Minh, hai chị em ói xanh mặt. Mệt đến độ sợi tóc bay vướng mặt cũng muốn bứt bỏ… Nghĩ tới đường dài đi về mấy ngàn cây số, tôi hoảng, nhắm không đi nổi, tôi nói với Cha: “Con chịu thua rồi, tới Đà Nẵng, con ở lại mấy ngày cho đỡ mệt rồi trở về Saigòn”. Cha bảo: “ cứ đi, Cha cầu nguyện cho”.
Say xe, tôi muốn đi thật nhanh, trong khi mọi người cứ “hát” liên tục. Động từ hát là từ chuyện kể của cha sở : trong lớp mẫu giáo, một em bé xin cô giáo đi tiểu, cô bảo: “Lần sau , không được nói đi tiểu, mà nói đi hát cho dễ nghe hơn”. Tối về nhà, em ngủ chung với ông nội, nửa đêm em nói : Con muốn đi hát. Ông nội không hiểu nên nói: Đêm khuya mà hát cái gì, ngủ đi. -Không , con muốn hát lắm rồi. -Thì hát đi, hát nhỏ thôi. -Hát vào đâu ông nội?. -Hát vào tai nội được rồi.
Thế là suốt chuyến đi, cứ được một lúc, xe lại ngừng cho mọi người xuống đi “hát” ngang nhiên giữa đồng vắng, lùm cây…mới đầu không quen , tôi ngại vô cùng, riết rồi cũng “vô tư” luôn.
10h tối đến Quy Nhơn. Đoàn nghỉ đêm ở khu nhà cạnh nhà thờ Chánh tòa. Tất cả ngủ chung một phòng rộng thênh thang (dĩ nhiên mỗi người một giường) không hẹn, xóm nhà lá lại nằm gần nhau. Đến lúc đó tôi mới thấy đói cồn cào (say xe, tôi không ăn gì suốt dọc đường). Tôi rủ Uyên và Ngân ra ngoài kiếm gì ăn. Quy Nhơn mới 10h đêm đã vắng tanh, chỉ còn vài hàng quán bán đêm. Ở đây có món bún chả cá khá ngon. Ăn xong, muốn lang thang “xem” QN một chút vì sáng mai phải đi sớm nhưng sợ nhà thờ đóng cửa. Ba cô cháu trở về. Đến phòng, mọi người đã ngủ say ( ngáy đều...). Ở nhà, sau 12h đêm tôi mới ngủ. Làm gì cho hết thời gian bây giờ? Không tivi, không sách đọc, nằm ngó trần nhà chờ sáng? Gần 1h, thiếp đi một chút đã nghe tiếng nói chuyện ồn ào, mở mắt ngó đồng hồ mới 3h sáng. Lậy Chúa tôi! hành hương là như vậy sao? Sẽ phải sống, ăn, ngủ, chung đụng với tập thể 45 người, mỗi người một cá tính… Hiểu ra , tôi hoảng thật sự, làm sao sống sót sau 12 ngày?
5h sáng, Hải rủ tôi, Huyền, Ngân ra bãi biển. Nhìn sóng biển Quy Nhơn thật êm, lăn tăn vỗ bờ. Nhìn những con thuyền ngoài khơi xa, thuyền đi hay về? đâu ai biết? Dưng không thấy buồn buồn…
6h trở về dự thánh lễ ở nhà nguyện, chuẩn bị đi Huế.
Thứ ba 22/2
8h lên xe đi Huế. Anh Đức đưa tôi ổ bánh mì : “ em lấy bánh mì ngửi xem sao, mẹo chữa say xe đó”. Lên xe, tôi úp ổ bánh mì vào mặt ngửi…Hay thiệt! (có lẽ mùi thơm của bánh mì làm dễ chịu, hoặc ruột bánh lọc mùi xăng khói chăng? Ai say xe thử làm xem sao nha).
Tới Đà Nẵng, xe ngừng ăn trưa. Thấy đỡ mệt, tôi quyết định đi tiếp. Ra sao thì ra…Tôi không thể chưa đi đã ngã như vậy được.
Khoảng 5h chiều, xe ngừng cho đoàn xuống lang thang một chút trước khi vào hầm đèo Hải Vân. Gió chiều se lạnh giữa núi đồi. Thấp thoáng khói chiều bên mái tranh, thấy nhớ nhà… Mới đi được 2 ngày thôi mà. Đúng là: “Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt, nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà”.
Qua hầm Hải Vân, đến đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan. Cũng là buổi chiều, cũng: “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, cỏ cây chen đá, lá chen hoa…”. Bài thơ đọc mấy mươi năm, giờ mới cảm nhận được hết. (Mấy lần trước ra Hà Nội bằng máy bay, bay cái ào tới, có thấy, có biết gì đâu? Bởi vậy, chậm cũng có cái hay của nó đấy chứ?).
9h tối đến nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, Huế. Huế trong mưa phùn lất phất càng thêm lạnh, xóm nhà lá tranh thủ “thăm” Huế (vì 10h nhà thờ đóng cửa). Ra cầu Tràng Tiền đứng ngắm sông Hương về đêm. Không kịp xuống thuyền nghe hát chèo, ăn chè Huế, cả nhóm kéo nhau ăn chè trên bờ, phải đến hai mươi mấy món, mỗi thứ một chút bỏ vào trong một ly chè Huế. Ăn xong nhìn nhau, rồi cùng lắc đầu: “Không ngon”!
Tối ở Huế phải trải chiếu ngủ đất, không mùng mền (trời đang lạnh, khoảng 12 độ). Đi chơi về, mọi người lại đã ngủ say (sao người ta ngủ hay thế nhỉ?). Rón rén như ăn trộm về chỗ mình, nằm co ro chờ sang. Không thể nào ngủ được. 3h, chị Minh dậy pha café. Trong đoàn, chị Minh nhanh nhẹn, chu đáo, dễ thương vô cùng. Nhờ chị mang theo ấm điện nấu nước nên sáng sớm có café uống. Nhờ vậy, 3h sang, với tôi, không còn là ‘ác mộng”. Cám ơn chị.
Thứ tư 23/2
5h sang, thánh lễ ở nhà nguyện, cha con cùng dự lễ, ấm cúng, sốt sắng. Hôm nay, đến Giáo xứ Tiếp Võ. Rời Huế, xe chạy ngang thành quách vua chúa thuở xưa. Tôi cố tưởng tượng áo bào vua rồng bay phượng múa bên lụa mềm óng ánh của cung phi mỹ nữ đang dạo chơi. Tưởng chiến bào, ngựa phi ra trận… tưởng chiến thắng oai hùng trở về, tưởng tàn quân thất thểu…Bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu tích án. Lịch sử đất nước đàng sau bức tường cổ kính đó. Qua Huế. Lần này tôi chưa được bước chân vào. Hẹn Huế lần sau.
Dọc đường đi, trên những cánh đồng đang vào mùa lúa chiêm, nên dù mưa phùn, gió lạnh, người ta vẫn phải dầm mình cấy lúa. Nhà nông chân lấm tay bùn. Tôi hiểu rồi câu ca dao: “Mưa phùn ướt áo tứ thân, mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu”. Nhìn những ô ruộng nhỏ bé ở miền Bắc (khác với miền Nam cò bay thẳng cánh), tôi biện minh vì thời tiết khắc nghiệt, phải chia nhỏ như vậy cho đỡ chạnh lòng.
6h chiều đến giáo xứ Tiếp Võ. Nhà thờ nằm trong khuôn viên nhỏ (so với những nhà thờ khác đoàn dừng ghé thăm). Mưa phùn đuổi theo từ Huế đến đây vẫn chưa dứt. Lạnh so vai, nhưng khi vào khu nhà nghỉ, thấy có những chiếc mền dầy to đùng tôi yên tâm (Sau đó, tôi được biết, để có những chiếc mền này, từng gia đình trong giáo xứ tự nguyện mang đến khi có đoàn khách đến thăm. Vậy đêm nay tôi ấm, có người khác phải lạnh? Thương chưa?). Trong bữa ăn tối, các bà mẹ Công Giáo đến giúp nấu ăn, dọn bàn, nhiệt tình vui vẻ với nụ cười không dứt trên môi. Các ông trong Hội Đồng giáo xứ chỉnh tề, lịch sự trong áo vest đi lại tiếp đón ân cần suốt bữa ăn, nói cười rổn rảng. Cuối bữa, Cha xứ cũng xuất hiện với những hỏi thăm chân tình. Thật cảm động với cách giao tiếp của xứ đạo nhỏ bé đầy tình người. Một xứ đạo ở quê xa xôi, có thể nghèo tiền… nhưng giầu yêu thương, chia sẻ. Cách sống đó thấm vào cả những đứa trẻ ở đây. Tôi biết điều đó khi mang bịch kẹo cho 4 em đang chơi ở sân nhà thờ. Dù không là anh em ruột, không cùng lứa tuổi (đứa lớn nhất khoảng 12t, đứa nhỏ nhất khoảng 3t), nhưng chúng vẫn chia đều cho nhau, không ỷ lớn ăn hiếp nhỏ. Tôi liên tưởng, nếu 4 em này ở Saigòn “văn minh” thì sao nhỉ? Lại nhớ lần đầu tôi đến Sapa.
Khi ấy Sapa còn hoang sơ lắm. Tôi vào làng Thượng, các em bé mắc cở, bẽn lẽn núp sau lưng mẹ. Cho quà, các em nhìn mẹ, mẹ đồng ý mới dám lấy. Cho thêm lần nữa, em lắc đầu nói “có rồi”. 10 năm sau trở lại, Sapa “văn minh” hơn. Các em bé đã biết cầm những món đồ lưu niệm chạy theo mời khách “by for me”. Có em còn xin tôi: “Cô cho con tiền ăn cơm”. Tôi cho. Bé lại nói: “Cho em con nữa”. Bó tay!!!
7h tối Cha, con cùng nhau lần hạt trước đài Đức Mẹ. Mưa chiều vẫn lất phất. Trời vẫn lạnh mà sao lòng thấy ấm, ấm vì tình người nơi đây. 8h tối lại thêm ngạc nhiên, khi mọi người trong xứ kéo nhau đến nhà thờ đọc kinh. Lời kinh cảm tạ vang đều, cho dù họ vừa trải qua một ngày lao động vất vả ruộng đồng. Tôi tìm Chúa trên Thánh Giá : Ở làng quê này, Chúa vui nhiều hơn phải không Chúa?
Thứ năm 24/2
Hôm nay đi Sở Kiện, nơi Cha Sở muốn đến để lấy thêm tài liệu cho cuốn kỷ yếu 150 năm thành lập giáo xứ Hạnh Thông Tây. Sở Kiện cũng là nơi khai mạc Năm Thánh 2010. Kể từ ngày đó, người ta biết và đến thăm Sở Kiện ngày càng đông hơn. Xe chạy lạc lối một hồi mới tìm thấy đường vào SK. Vào đến khu đất rộng 21 mẫu, phong cảnh nên thơ, liễu rũ ao hồ, nhà thờ, đền đài kiến trúc cổ xưa, dây leo xanh mát quấn quít mái ngói rêu phong. Đón nắng sáng, những con chim sẻ hồn nhiên hót ríu rít trên cửa sổ của nhà nguyện đã bị đổ vỡ xiêu vẹo vì chiến tranh. Bỗng ước được hồn nhiên như cánh chim bay để khỏi nặng lòng kiếp người u hoài trước hoang tàn đổ nát …Để không phải “ Nghe trăm tiếng ngậm ngùi, nghe lăng miếu trùng vây, nghe xa cách cuộc đời, nghe hoang phế cạnh đây” (Nhạc TCS).
Buổi sáng, sau thánh lễ đồng tế tại nhà thờ chính, Cha xứ dắt đoàn tham quan. Đầu tiên là ngôi đền để xương các vị tử đạo (trong đó 41 vị đã được phong thánh). Có những hũ lớn, nhỏ, đựng đất đã thấm máu các thánh. Có cả những chiếc roi, xiềng xích dùng làm nhục hình, tra tấn…Một niềm cảm phục, thành kính dâng lên, mọi người im lặng tưởng niệm. Tưởng một tiếng ho thôi cũng làm đau thêm các thánh đã từng chịu bao khổ hình để tuyên xưng đức tin.
Sau đó vào bên trong nhà thờ chính, cung thánh sơn son thiếp vàng rực rỡ với tượng Đức Mẹ mặc áo choàng xanh được phản chiếu ánh sáng tuyệt đẹp. Mặt Cha sở sáng lên khi thấy mộ Đức Cha Puginier Phước (1835-1892) nằm giữa bàn thờ chính. Đức Cha là cha sở đầu tiên của giáo xứ Hạnh Thông Tây, sau chuyển ra Sở Kiện, rồi làm Đức Cha. Ngài bắt đầu xây dựng giáo xứ SK ngày 25/10/1877 đến 1883 khánh thành.
Ngoài hai nơi vừa kể, còn rất nhiều đền đài, nhà nguyện nằm rải rác, đâu cũng mang đậm nét cổ kính. Trong khuôn viên, còn có một cái hồ khá rộng, nước trong vắt, thấy cả hàng liễu rũ dưới đáy hồ sâu. Khu nhà nghỉ cho khách ở đây “sang” nhất ( so với những nơi đoàn ở lại trong suốt hành trình). SK còn có món gà luộc lá chanh ngon tuyệt, thịt gà mềm ngọt, thơm, béo ngậy… ăn là ghiền. 9h tối, mặc cho trời lạnh, tôi vẫn đứng ngoài hành lang, cố ý chờ chị Dung, chẳng để làm gì, chỉ để ngó chị, ngó “Saigòn nóng hổi” cho đỡ nhớ nhà. (Chị Dung, Hội trưởng Hội các bà mẹ Công giáo, vì bận việc, không thể theo đoàn ngay từ đầu, nhưng chị hẹn bay ra với đoàn tại Sở Kiện tối nay)…
Thứ sáu 25/2
1h trưa rời Sở Kiện. 5h chiều đến giáo xứ Thái Hà- Hà Nội. Nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà nằm sát khu dân cư, bịnh viện, công viên nên chật chội, ồn ào. Ngõ hẹp, xe phải nhích từng chút một. Vào đến khuôn viên nhỏ bé càng ngậm ngùi cho sự mất mát cưỡng ép. Tuy vậy, hai ngày ở lại, thấy vui hơn khi chứng kiến lòng đạo của giáo dân. Người ta đến nhà thờ không còn chỗ đứng, kể cả ngoài sân. Đài Đức Mẹ lúc nào cũng có người đến cầu nguyện. Cái lư đồng thật lớn, nghi ngút hương khói cho đến tận 10h đêm.
Đêm tại Thái Hà trải chiếu ngủ tập thể… nhưng mền gối đầy đủ, không bị lạnh, tuy vậy tôi vẫn thức đến 1h sáng và bị đánh thức bởi tập thể lúc 3h .
Thứ bẩy 26/2
Giáo xứ Thái Hà là nơi đoàn dừng chân lâu nhất trong chuyến đi. Hôm nay, đoàn tham quan thắng cảnh, di tích Hà Nội cả ngày. Tôi ra Hà Nội lần nàylà lần thứ 3, không còn lạ HN. Tôi và Huyền quyết định ở nhà ngủ bù ( mất ngủ nhiều, tôi đuối lắm rồi, phải vậy mới có sức đi tiếp được). Chiều tối, tôi với Huyền mới lang thang ra Hồ Gươm nhìn ông đi qua bà đi lại. Hồ Gươm, cầu Thê Húc qua đền Ngọc Sơn, lúc nào cũng đông người. Sáng, người ta đi bộ quanh hồ tập thể dục.Trưa, chiều, tối khách du lịch, dân HN ra hồ hóng mát. Rời Hồ Gươm, tôi với Huyền qua khu Cầu Gỗ ăn gỏi khô bò (ở đây người ta gọi là nộm?). Dọc khu Cầu Gỗ có khá nhiều món ăn chơi giống Saigòn (giống thôi chứ hương vị vẫn khác). Những lần trước, tôi ráng mò mẫm đi tìm những món đặc sản HN như chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây, thịt gà luộc phố Cấm Chỉ…. Thưởng thức rồi vẫn thấy mình lạc loài giữa ẩm thực miền Bắc. Mẹ tôi bảo tôi Bắc kỳ mất gốc.
9h tối, trở về dự thánh lễ thay ngày CN (vì như tôi kể ở trên, ngõ vào chật hẹp, 5h sáng mai phải khởi hành khi đường còn vắng). Cha sở đưa đoàn đến cám ơn Cha chánh xứ. Cha nhỏ người, thoạt nhìn có vẻ lạnh lùng, nhưng khi nói chuyện mới biết Ngài có máu hài… Ngài “sử dụng” hết tất cả mình, đầu tay, chân để diễn tả những ngày sóng gió của giáo xứ. Tạ ơn Chúa đã cho chúng con những vị mục tử hết lòng dấn thân phục vụ, quả cảm, trung thành.
Chủ Nhật 27/2
Rời Hà Nội đi Nhà thờ Đá Phát Diệm. Trên đường đi, đoàn ghé thăm Nhà thờ Phú Nhai, Nam Định. Đây là nhà thờ duy nhất màu xám thay vì mầu vàng đất như hầu hết các nhà thờ phía Bắc. Khuôn viên khá rộng. Từ ngoài vào, dọc bên phải, có tượng 14 chặng Thánh Giá. Bên trái, tượng các sự kiện lớn như tiệc cưới Cana, bữa tiệc ly vv.v..Mặt tiền có lăng 83 vị tử đạo. Đền Thánh Phú Nhai được Đức Thánh Cha Benedicto phong lên Vương Cung Thánh Đường ngày 12/8/2008.
Sau đó ghé Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu. Nơi đây còn có Cô Nhi Viện Thánh An được thành lập năm 1852 do Đức Cha Thánh An tử đạo (Joseph Diaz Sanjurjo) người Tây Ban Nha với mục đích đón nhận và nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật bị bỏ rơi từ 12t trở xuống, không phân biệt tôn giáo, cho đến bây giờ. Tòa Thánh gọi nơi đây là GÒ CÁC THÁNH ANH HÀI vì 150 năm qua đã có biết bao vị thánh trẻ đã chết tại đây.
Khoảng 5h chiều đến Nhà thờ Đá Phát Diệm. Đêm nay ngủ lại đây. Phòng khá tốt, sạch sẽ. Cất đồ xong, đoàn vội vàng theo thầy hướng dẫn đi tham quan. Trong cái nhập nhòa chiều tối, càng tăng thêm huyền bí…
Người kiến thiết quần thể Nhà thờ Đá là Cha Trần Lục 1825-1899 (quen gọi Cụ Sáu) người làng Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, xứ Kẻ Dừa. Chịu chức linh mục năm 1860. Làm chính xứ Phát Diệm năm 1865. Để xây dựng quần thể này, ngài chuẩn bị vật liệu gỗ, đá suốt 10 năm. Xây trong 6 năm thì hoàn thành. Người ta bảo trơ như gỗ đá, nhưng gỗ đá ở đây biết uốn lượn thành trúc, thành hoa, thành bướm, thành chim bên Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Đá làm cổng, làm cột, kèo, làm tường, chấn song… Có đến đây, thấy tận mắt, mới cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp, cái lạ của từng nét hoa văn chạm trổ, những cột gỗ to, thật to, trong nhà thờ chính mà dễ đến hai người ôm mới xuể, rồi đến những tảng đá nặng ngàn cân…làm sao chuyên chở từ rừng núi về? rồi làm sao đưa lên để xây dựng? Khi mà vào thời đó chưa có máy móc trợ giúp như bây giờ? Cảm phục Cha Trần Lục, cảm phục đức tin, cậy, mến của người xưa đã làm nên kỳ tích.Vậy đó, mà theo lời thầy hướng dẫn, Cha Sáu dặn, khi Cha chết, cứ chôn Cha trên lối đi người qua lại, không cần làm mộ bia gì cả. Nhưng người sau không đành, chôn và làm mộ bia cho Cha ngay sau Phương Đình.
Giờ Cha nằm đó ngắm mây trời giữa công trình mà bao người đời sau đến thăm viếng, ngỡ ngàng, cảm phục.
Đêm ở Phát Diệm tôi ngủ ngon nhất (như về nhà mình). Có lẽ vì những chuyện kể của ông ngoại và cha mẹ tôi (ông bà nội ngoại và cha mẹ tôi là người Phát Diệm). Chiều tha thẩn loanh quanh sân nhà thờ, tôi tự hỏi, cây nhãn nào mẹ đã từng trèo hái trái, góc kẹt nào ba tôi leo bắt tổ chim? Để giờ tôi về vui thích, mân mê từng phiến đá tưởng tượng chuyện ngày xưa.
Thứ hai 28/2
Sáng, cha chánh xứ và cha sở làm lễ đồng tế thật sốt sắng. Bài Phúc âm hôm nay, một người hỏi Chúa: làm gì để có sự sống đời đời? -Ngươi hãy về bỏ hết của cải, vợ con mà theo ta…Bài đọc này tôi đã nghe nhiều lần, nghe rồi như gió thoảng, như nghe chuyện của ai… Nhưng lần này, với tâm trạng xa nhà, tôi thầm nghĩ: một chuyến đi ngắn ngủi, biết có ngày về, mà vẫn thấy nhớ, vẫn không thể rời xa con cái, mái nhà…Chúa ơi! con lấy gì, có gì để dâng Chúa đây? Con nhận thật nhiều, cho lại chẳng bao nhiêu. Thậm chí như lời nguyện của cha sở trong thánh lễ: “Những lời con chúc tụng ngợi khen Chúa, không thêm gì cho Chúa, chỉ thêm ơn cứu rỗi cho con”. Hay một ý tưởng thật hay con đã đọc được: Nếu không khí này thuộc về một người khác kinh doanh, bạn tưởng tượng đi, nó sẽ đắt đến chừng nào? Chúa cho con như không mọi thứ, xin cho từng phút giây trong đời, chúng con luôn biết cảm tạ Chúa.
9h, lên xe đến nhà thờ chính tòa Thanh Hóa, ban đầu chỉ tính ghé qua, ai ngờ cha xứ Thanh Hóa “mê” cha sở, giữ ở lại ăn cơm nên đoàn đến giáo xứ Ngọc Lẫm chậm hơn mấy tiếng. Cảm động hơn, Cha xứ Ngọc Lẫm cho hai thầy ra tận Thanh Hóa làm hướng dẫn viên cho đoàn ghé chơi một chút với bãi biển Sầm Sơn, hòn Trống Mái (trong chuyện Trống Mái của Khái Hưng). Nhờ lang thang vậy, nên lần đi này, được biết nhiều nơi không ngờ, không dự tính trước.
5h chiều, đến Giáo xứ Ngọc Lẫm. Giáo xứ ở sâu trong đồng vắng, chiếc xe to kềnh càng chạy theo đường đất quanh co bên bờ ruộng làm thót tim. Cũng may, tài xế giỏi (tôi mà lái chắc lăn xuống ruộng lâu rồi). Xe vào sân nhà thờ, đã thấy cỗ bàn dọn lên như đám cưới, và kể từ đó cho đến 10h tối không khí rộn ràng không lúc nào dứt, nghe văng vẳng tiếng kèn tây, liền được Cha xứ giải thích, đội kèn đang tập dợt để thánh lễ sáng mai rước đoàn ra nhà thờ. Cha sở trợn mắt: “Bước đi sao trong tiếng kèn tây dưới cờ đưa lọng rước, phải tập thôi”. Cha giả bộ tập bước đi trong tiếng cười ngặt nghẽo của các cụ vừa tan giờ kinh tối trong nhà thờ bước ra. Hỏi thăm mới biết nhà các cụ cách nhà thờ mấy cây số, đường đất gập gềnh, không có điện, mỗi cụ phải cầm đèn pin để soi đường. Nhìn các cụ cầm đèn pin, cả đoàn không nín cười được khi nhớ chuyện kể của anh Hòa : Ở một giáo xứ hẻo lánh, không có điện, sáng nào cha xứ cũng tự mình soi đèn pin ra giựt chuông lễ. Một hôm, cha bật đèn pin quên tắt, bỏ vào túi quần. Có mấy bà đi lễ sáng nhìn thấy, thì thầm: Lậy Chúa tôi, của cha cái gì… cũng sáng láng!
Sáng hôm sau, đoàn được đội kèn “rước” ra nhà thờ thật long trọng, tôi ngoái nhìn cha sở đi dưới lọng che, chỉ thiếu chóp mũ tím trên đầu là y chang…Trong thánh lễ, cha giảng thật sôi động với đố vui có thưởng, mọi người trong giáo xứ Ngọc Lẫm hưởng ứng giơ tay liên tục, trả lời xong đều nhận câu: “Đúng, nhưng chưa chính xác” (câu này nghe quen quen, xưa nay có ai được tiền thưởng của cha sở đâu!?). Thánh lễ kết thúc trong niềm vui của tình hiệp thông . Chia tay Ngọc lẫm, chia tay giáo xứ đầy ắp lòng hiếu khách, nhiệt tình, vui tươi sống động.
Thứ ba 1/3
Hôm nay đi La Vang. Ngang vĩ tuyến 17, chiếc cầu sắt ngày xưa chia cắt đất nước, nhân chứng của bao nhiêu năm nội chiến còn đó. Trong chiến tranh, mọi người cùng ước muốn như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “ khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm…Hà Nội, vô Nam…”. Hôm nay bước chân tôi đã qua nơi này.
Lần trở về, xe không vào hầm Hải Vân mà leo đèo. Đúng như tên gọi, chỉ thấy mây và biển. Tiếc là khi đến đỉnh đèo đã vào chiều, sương mờ mịt không thấy được hết cái đẹp “lộng lẫy” của Hải Vân. Sương vây tứ phía, mưa phùn, gió lạnh. Xe đổ đèo nguy hiểm, nín thở, nhưng đổi lại, được khám phá đường lên đèo thật thú vị.
7h tối đến linh địa La Vang, cũng là nơi tôi ao ước được tới trong chuyến đi này. Lần đầu đến nên tôi háo hức vô cùng. Để balo vào chỗ mình xong, tôi chạy ào ra với Đức Mẹ. Nhìn tận mắt nơi Mẹ La Vang xưa kia hiện ra an ủi con chiên trong cơn nguy khốn, và mãi cho đến tận bây giờ Mẹ vẫn tiếp tục ban ơn cho những ai đến đây cầu xin Mẹ. Tôi ngồi đó bên Mẹ lặng thinh, chiêm ngưỡng và cảm nhận tình mẹ bao la, chỉ thế thôi…
9h tối cha, con lần hạt dưới chân Mẹ, đầm ấm, bình an. 4h sáng hôm sau, tôi và Huyền ra sớm, đã có một nhóm người đang lâm râm đọc kinh. Tôi tìm chỗ khuất sau cây cột, quỳ đó nhắm mắt cầu nguyện cho những người “gửi” tôi xin ơn Mẹ (cái đầu tôi lộn xộn lắm, nếu mở mắt, thấy gì là liên tưởng lung tung, tôi phải nhắm mắt cầm lòng trí). Đang nhắm mắt, tôi nghe tiếng khóc thút thít bên mình, mở mắt, hoảng hồn thấy bên cạnh một người xõa tóc dài, mặc nguyên bộ đồ trắng đang khóc. Ma hả trời? Định thần lại: Ủa? Kế bên Đức Mẹ sao có ma được? Là người. Cô này chắc có tâm sự gì ghê lắm nè…Tôi nhắm mắt tiếp…Lại giật mình. Lần này không đơn ca nữa mà là đồng ca. Cả nhóm người lúc nãy không thèm đọc kinh nữa mà thèm khóc, khóc thành tiếng: “ Mẹ ở con về, Mẹ ơi, Mẹ ơi…”. Tôi đơ luôn, thế là tan tành buổi sáng của tôi. Có cần “gào thét” cho mọi người biết như thế không? Lại nhớ, tôi có người quen, chị hay làm từ thiện bác ái nhưng trong âm thầm. Có lần, một người trong xứ đạo đưa chị thư mời đặt viên đá nhà thờ với lời “khuyên”: - Tập làm bác ái cho quen đi, tôi là tôi làm liên tục, ai cũng biết tiếng. Chị chỉ cười…
6h, cha dâng lễ ngay tại đài Đức Mẹ. Mưa lất phất càng lúc càng nặng hạt, phải chuyển bàn thờ chạy vào mái che (giống ngày xưa nơi đây con chiên Mẹ cũng phải chạy trốn tán loạn như thế…giờ Mẹ cho chúng con thấy phải không Mẹ?).
Từ giã Mẹ về. Ngay đường đi ra, bên tay trái, thấy có đặt viên đá đầu tiên chuẩn bị xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang, do đặc sứ của Đức Thánh Cha Benedicto là Đức Hồng y Ivandias làm phép. Lòng thấy vui vui. Phải vậy chứ.
Thứ tư 2/3
Hôm nay đi Đà Nẵng. Trên đường ghé đền các thánh tử đạo Trí Bửu. Nơi đây, linh mục Bùi Thông Bửu và hơn 600 tín hữu tử vì đạo thời Văn Thân. Các vị đã bị phóng hỏa thiêu đốt tại nhà thờ Trí Bửu ngày 7/9/1885.
Sau đó ghé nhà thờ chính tòa Phủ Cam. Sân nhà thờ đặc biệt rất nhiều hoa hoàng hậu. Sắc hoa mầu tím rất Huế. Do lời thỉnh cầu của Đức Cha Tefano Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục Huế, Đức Thánh Cha Benedicto đã ban phép mở năm toàn xá tại nhà thờ nhân dịp 100 năm và được nâng lên bậc Nhà thờ Chính tòa.
Chiều tối, nghỉ tại dòng Phaolo Đức Mẹ Sao Biển của các Soeur… Phòng rất sạch sẽ, gọn gàng (‘em hiền như ma soeur’ có khi còn phải xem xét lại chứ ‘em sạch như ma soeur’thì không nghi ngờ gì nữa). Sau bữa cơm tối, ngoài trời thật ngon dưới những tán cây thùy dương. Chúng tôi ra bãi biển ngay trước nhà dòng đi lang thang. Cát biển nơi đây mịn như bột. Tôi bỏ dép, đi chân không. Cát mát êm dưới bàn chân. Ngồi nhìn sóng biển, nhìn đêm mênh mông, nhìn ra kiếp người nhỏ bé, mong manh…
Trên đường về, đến thăm Đức Mẹ Sao Biển và Thánh Giuse ngay bên cạnh. Wow! chưa thấy nơi nào nhiều hoa tươi như ở đây, vô vàn…Nguyên mảnh đất này của nhà dòng bị lấn chiếm, người ta tính xây khách sạn nhưng không thành vì khi thi công toàn bị trắc trở , đổ vỡ, nhân công bảo “do cái bà đứng đó!…”. Bây giờ họ để làm công viên. Đài Đức Mẹ được giữ lại, tiếng đồn lan xa, người đến viếng thăm, cầu nguyện, không hẳn là người Công Giáo, mà là tất cả những ai có niềm tin vào Đức Mẹ.
Thứ năm 3/3
Hôm nay đi Nha Trang. Trên đường đi ghé thăm Đức Mẹ Trà Kiệu. Ấn tượng đầu tiên của tôi là thấy Mẹ cầm cây phủ việt trên tay. Thoạt nhìn giống cây kiếm. Tôi nghĩ: “Đức Mẹ Trà Kiệu ngầu thiệt!”. Theo kể lại, thời Văn Thân, giáo xứ Trà Kiệu bị bao vây bức đạo. Đức Mẹ đã hiện ra vào ngày 11/9/1885 che chở con chiên đang bị lùng bắt, tấn công…
Đại hội Thánh Mẫu tại Trà Kiệu vào ngày 31/5/ 1971, Đức cố Giám Mục Phero Maria Phạm Ngọc Chi đã long trọng tuyên bố Trà Kiệu là trung tâm giáo phận Đà Nẵng. Kể từ đó, vào ngày 31/5, con cái Mẹ từ mọi miền đất nước về Trà Kiệu tôn vinh Mẹ. Đặc biệt nơi đây, trên núi cao 84m, lại có một cái giếng lúc nào cũng đầy nước ngon ngọt. Khách hành hương đến uống và mang về .
9h tối đến dòng Khiết Tâm - Nha Trang. Ngồi cuối xe, chịu dằn xóc nhiều, cầm cự đến hôm nay, xóm nhà lá ai cũng thấm mệt. Thanh niên khỏe như Điệp mà còn ngắc ngư nói gì đến phụ nữ. Trên xe, Ngân ói không còn biết gì nữa. Nhìn con bé rũ rượi mà thương; cái miệng tía lia, ồn ào, chọc hết người này đến người kia, giờ “tắt đài” luôn! Thấy mệt, và vì đến Nha Trang nhiều lần rồi, nên tôi tìm chỗ nghỉ, không ra phố biển nữa. Cũng tiếc, biển Nha Trang cát trắng rất đặc biệt. Ở đây còn có khá nhiều món ăn ngon. Mỗi lần đến NT, tôi thích nhất lên Tháp Bà nhìn xuống cầu Xóm Bóng, ở đó có những chiếc tầu, thuyền sơn đủ mầu thật vui . Duy nhất ở đây khi nhìn thuyền tôi vui, còn thì ở đâu cũng buồn, cũng thương lênh đênh một kiếp thuyền trôi.
Thứ sáu 4/3
Kết thúc chuyến hành hương. Hôm nay về nhà.
Trên đường về, đoàn ghé bãi Dài tắm biển. Sóng lớn, không tắm được nhiều. Mọi người ngồi chơi, trò chuyện đến 12h30 lên xe. Đi về.…
Đến Biên Hòa như đã rờ được Saigòn. Lại thấy dòng xe, dòng người đông đúc, ồn ào, chen lấn, cứ trôi, cứ quay không ngừng. Saigòn, ở thì ngán, đi lại nhớ.
9h30, xe ngừng trước cổng Nhà thờ Hạnh Thông Tây. Tạ ơn Chúa ban bình an.
Bước vào nhà, mấy đứa con tôi nói : “Trời! mẹ ốm nhách, đen thui”. Đen thiệt, nhưng “đen vỏ đỏ lòng”. Qua những nơi, những chặng đường, những người tôi đã gặp trên đường đi, những người tôi đã cùng chia sẻ buồn vui suốt 12 ngày trong chuyến hành hương, tôi thấy mình biết thông cảm, chịu đựng hơn, bớt “khó nết”, bớt “khô đạo” hơn.
Chắc chắn một điều tôi sẽ “về thu xếp lại” để khỏi “ngày quen nếp ngày” (nhạc TCS).
Mỗi ngày sẽ là một ngày mới tốt hơn, yêu thương hơn.
Cha sở nói: “Cha tính đi Sở Kiện lấy tài liệu cho cuốn kỷ yếu 150 năm thành lập giáo xứ Hạnh Thông Tây, đi về bằng máy bay chỉ mất 4 ngày, nhưng nghĩ lại, Cha sẽ tổ chức chuyến hành hương khoảng 45 người, đi về 12 ngày, như vậy có ý nghĩa hơn”. Tôi ghi tên, mấy đứa con tôi hỏi: Mẹ suy nghĩ kỹ chưa? - Có suy nghĩ đâu mà kỹ (vì biết suy nghĩ sẽ không dám đi, 12 ngày rong ruổi trên một chuyến xe từ Nam ra Bắc. Không Hotel, không Restaurant…Nếu không vì giá trị tinh thần thì hành hương đồng nghĩa với hành xác, phải thế không? Tôi chưa biết, lần đầu tiên tôi đi hành hương, rất tò mò khám phá, nếu bạn muốn biết, hãy cùng tôi lên đường bạn nhé.
Thứ hai 21/2/2011
Theo dự tính, 6h sáng khởi hành, nhưng xe bị trục trặc, đến 8h mới chuyển bánh. Trước khi lên xe, Cha , con đọc kinh dâng chuyến hành hương trước đài Đức Mẹ. Tôi quay ngang chào Thánh Giuse đứng đối diện đang buồn hiu hắt, thấy thương quá…(Thôi, để con gồng mình thương Thánh Giuse bằng cả đoàn gộp lại được chưa ? hì…).
Tôi ngồi gần cuối xe với mấy em giáo lý viên và cặp vợ chồng khá trẻ. Khu này là “mặt bằng” rẻ tiền nhất, không người lai vãng…(chẳng vậy mà khi đọc kinh, những hàng ghế đầu đọc đều đặn, rổn rảng, trong khi xóm nhà lá chỗ tôi ngồi toàn nhắm mắt để đó, miệng mấp máy, không biết đang đọc gì ??? dám là : Đức Mẹ làm thinh đứng đó, Đức Mẹ đứng đó làm thinh…suốt lắm à). Vừa ra khỏi nội thành, Cha thông báo: “mỗi ngày sẽ có một thánh lễ, và ba chuỗi Mân côi”. Bình thường, ngày tôi chỉ đọc 10 kinh, giờ nghe 3 chuỗi, vị chi 150 kinh, cũng không choáng, tự nguyện, vui vẻ. Dấu tốt lành đầu tiên của chuyến hành hương. Nhưng mới tới Long Khánh tôi đã bị say xe, cùng với tôi còn có chị Minh, hai chị em ói xanh mặt. Mệt đến độ sợi tóc bay vướng mặt cũng muốn bứt bỏ… Nghĩ tới đường dài đi về mấy ngàn cây số, tôi hoảng, nhắm không đi nổi, tôi nói với Cha: “Con chịu thua rồi, tới Đà Nẵng, con ở lại mấy ngày cho đỡ mệt rồi trở về Saigòn”. Cha bảo: “ cứ đi, Cha cầu nguyện cho”.
Say xe, tôi muốn đi thật nhanh, trong khi mọi người cứ “hát” liên tục. Động từ hát là từ chuyện kể của cha sở : trong lớp mẫu giáo, một em bé xin cô giáo đi tiểu, cô bảo: “Lần sau , không được nói đi tiểu, mà nói đi hát cho dễ nghe hơn”. Tối về nhà, em ngủ chung với ông nội, nửa đêm em nói : Con muốn đi hát. Ông nội không hiểu nên nói: Đêm khuya mà hát cái gì, ngủ đi. -Không , con muốn hát lắm rồi. -Thì hát đi, hát nhỏ thôi. -Hát vào đâu ông nội?. -Hát vào tai nội được rồi.
Thế là suốt chuyến đi, cứ được một lúc, xe lại ngừng cho mọi người xuống đi “hát” ngang nhiên giữa đồng vắng, lùm cây…mới đầu không quen , tôi ngại vô cùng, riết rồi cũng “vô tư” luôn.
10h tối đến Quy Nhơn. Đoàn nghỉ đêm ở khu nhà cạnh nhà thờ Chánh tòa. Tất cả ngủ chung một phòng rộng thênh thang (dĩ nhiên mỗi người một giường) không hẹn, xóm nhà lá lại nằm gần nhau. Đến lúc đó tôi mới thấy đói cồn cào (say xe, tôi không ăn gì suốt dọc đường). Tôi rủ Uyên và Ngân ra ngoài kiếm gì ăn. Quy Nhơn mới 10h đêm đã vắng tanh, chỉ còn vài hàng quán bán đêm. Ở đây có món bún chả cá khá ngon. Ăn xong, muốn lang thang “xem” QN một chút vì sáng mai phải đi sớm nhưng sợ nhà thờ đóng cửa. Ba cô cháu trở về. Đến phòng, mọi người đã ngủ say ( ngáy đều...). Ở nhà, sau 12h đêm tôi mới ngủ. Làm gì cho hết thời gian bây giờ? Không tivi, không sách đọc, nằm ngó trần nhà chờ sáng? Gần 1h, thiếp đi một chút đã nghe tiếng nói chuyện ồn ào, mở mắt ngó đồng hồ mới 3h sáng. Lậy Chúa tôi! hành hương là như vậy sao? Sẽ phải sống, ăn, ngủ, chung đụng với tập thể 45 người, mỗi người một cá tính… Hiểu ra , tôi hoảng thật sự, làm sao sống sót sau 12 ngày?
5h sáng, Hải rủ tôi, Huyền, Ngân ra bãi biển. Nhìn sóng biển Quy Nhơn thật êm, lăn tăn vỗ bờ. Nhìn những con thuyền ngoài khơi xa, thuyền đi hay về? đâu ai biết? Dưng không thấy buồn buồn…
6h trở về dự thánh lễ ở nhà nguyện, chuẩn bị đi Huế.
Thứ ba 22/2
8h lên xe đi Huế. Anh Đức đưa tôi ổ bánh mì : “ em lấy bánh mì ngửi xem sao, mẹo chữa say xe đó”. Lên xe, tôi úp ổ bánh mì vào mặt ngửi…Hay thiệt! (có lẽ mùi thơm của bánh mì làm dễ chịu, hoặc ruột bánh lọc mùi xăng khói chăng? Ai say xe thử làm xem sao nha).
Tới Đà Nẵng, xe ngừng ăn trưa. Thấy đỡ mệt, tôi quyết định đi tiếp. Ra sao thì ra…Tôi không thể chưa đi đã ngã như vậy được.
Khoảng 5h chiều, xe ngừng cho đoàn xuống lang thang một chút trước khi vào hầm đèo Hải Vân. Gió chiều se lạnh giữa núi đồi. Thấp thoáng khói chiều bên mái tranh, thấy nhớ nhà… Mới đi được 2 ngày thôi mà. Đúng là: “Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt, nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà”.
Qua hầm Hải Vân, đến đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan. Cũng là buổi chiều, cũng: “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, cỏ cây chen đá, lá chen hoa…”. Bài thơ đọc mấy mươi năm, giờ mới cảm nhận được hết. (Mấy lần trước ra Hà Nội bằng máy bay, bay cái ào tới, có thấy, có biết gì đâu? Bởi vậy, chậm cũng có cái hay của nó đấy chứ?).
9h tối đến nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, Huế. Huế trong mưa phùn lất phất càng thêm lạnh, xóm nhà lá tranh thủ “thăm” Huế (vì 10h nhà thờ đóng cửa). Ra cầu Tràng Tiền đứng ngắm sông Hương về đêm. Không kịp xuống thuyền nghe hát chèo, ăn chè Huế, cả nhóm kéo nhau ăn chè trên bờ, phải đến hai mươi mấy món, mỗi thứ một chút bỏ vào trong một ly chè Huế. Ăn xong nhìn nhau, rồi cùng lắc đầu: “Không ngon”!
Tối ở Huế phải trải chiếu ngủ đất, không mùng mền (trời đang lạnh, khoảng 12 độ). Đi chơi về, mọi người lại đã ngủ say (sao người ta ngủ hay thế nhỉ?). Rón rén như ăn trộm về chỗ mình, nằm co ro chờ sang. Không thể nào ngủ được. 3h, chị Minh dậy pha café. Trong đoàn, chị Minh nhanh nhẹn, chu đáo, dễ thương vô cùng. Nhờ chị mang theo ấm điện nấu nước nên sáng sớm có café uống. Nhờ vậy, 3h sang, với tôi, không còn là ‘ác mộng”. Cám ơn chị.
Thứ tư 23/2
5h sang, thánh lễ ở nhà nguyện, cha con cùng dự lễ, ấm cúng, sốt sắng. Hôm nay, đến Giáo xứ Tiếp Võ. Rời Huế, xe chạy ngang thành quách vua chúa thuở xưa. Tôi cố tưởng tượng áo bào vua rồng bay phượng múa bên lụa mềm óng ánh của cung phi mỹ nữ đang dạo chơi. Tưởng chiến bào, ngựa phi ra trận… tưởng chiến thắng oai hùng trở về, tưởng tàn quân thất thểu…Bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu tích án. Lịch sử đất nước đàng sau bức tường cổ kính đó. Qua Huế. Lần này tôi chưa được bước chân vào. Hẹn Huế lần sau.
Dọc đường đi, trên những cánh đồng đang vào mùa lúa chiêm, nên dù mưa phùn, gió lạnh, người ta vẫn phải dầm mình cấy lúa. Nhà nông chân lấm tay bùn. Tôi hiểu rồi câu ca dao: “Mưa phùn ướt áo tứ thân, mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu”. Nhìn những ô ruộng nhỏ bé ở miền Bắc (khác với miền Nam cò bay thẳng cánh), tôi biện minh vì thời tiết khắc nghiệt, phải chia nhỏ như vậy cho đỡ chạnh lòng.
6h chiều đến giáo xứ Tiếp Võ. Nhà thờ nằm trong khuôn viên nhỏ (so với những nhà thờ khác đoàn dừng ghé thăm). Mưa phùn đuổi theo từ Huế đến đây vẫn chưa dứt. Lạnh so vai, nhưng khi vào khu nhà nghỉ, thấy có những chiếc mền dầy to đùng tôi yên tâm (Sau đó, tôi được biết, để có những chiếc mền này, từng gia đình trong giáo xứ tự nguyện mang đến khi có đoàn khách đến thăm. Vậy đêm nay tôi ấm, có người khác phải lạnh? Thương chưa?). Trong bữa ăn tối, các bà mẹ Công Giáo đến giúp nấu ăn, dọn bàn, nhiệt tình vui vẻ với nụ cười không dứt trên môi. Các ông trong Hội Đồng giáo xứ chỉnh tề, lịch sự trong áo vest đi lại tiếp đón ân cần suốt bữa ăn, nói cười rổn rảng. Cuối bữa, Cha xứ cũng xuất hiện với những hỏi thăm chân tình. Thật cảm động với cách giao tiếp của xứ đạo nhỏ bé đầy tình người. Một xứ đạo ở quê xa xôi, có thể nghèo tiền… nhưng giầu yêu thương, chia sẻ. Cách sống đó thấm vào cả những đứa trẻ ở đây. Tôi biết điều đó khi mang bịch kẹo cho 4 em đang chơi ở sân nhà thờ. Dù không là anh em ruột, không cùng lứa tuổi (đứa lớn nhất khoảng 12t, đứa nhỏ nhất khoảng 3t), nhưng chúng vẫn chia đều cho nhau, không ỷ lớn ăn hiếp nhỏ. Tôi liên tưởng, nếu 4 em này ở Saigòn “văn minh” thì sao nhỉ? Lại nhớ lần đầu tôi đến Sapa.
Khi ấy Sapa còn hoang sơ lắm. Tôi vào làng Thượng, các em bé mắc cở, bẽn lẽn núp sau lưng mẹ. Cho quà, các em nhìn mẹ, mẹ đồng ý mới dám lấy. Cho thêm lần nữa, em lắc đầu nói “có rồi”. 10 năm sau trở lại, Sapa “văn minh” hơn. Các em bé đã biết cầm những món đồ lưu niệm chạy theo mời khách “by for me”. Có em còn xin tôi: “Cô cho con tiền ăn cơm”. Tôi cho. Bé lại nói: “Cho em con nữa”. Bó tay!!!
7h tối Cha, con cùng nhau lần hạt trước đài Đức Mẹ. Mưa chiều vẫn lất phất. Trời vẫn lạnh mà sao lòng thấy ấm, ấm vì tình người nơi đây. 8h tối lại thêm ngạc nhiên, khi mọi người trong xứ kéo nhau đến nhà thờ đọc kinh. Lời kinh cảm tạ vang đều, cho dù họ vừa trải qua một ngày lao động vất vả ruộng đồng. Tôi tìm Chúa trên Thánh Giá : Ở làng quê này, Chúa vui nhiều hơn phải không Chúa?
Thứ năm 24/2
Hôm nay đi Sở Kiện, nơi Cha Sở muốn đến để lấy thêm tài liệu cho cuốn kỷ yếu 150 năm thành lập giáo xứ Hạnh Thông Tây. Sở Kiện cũng là nơi khai mạc Năm Thánh 2010. Kể từ ngày đó, người ta biết và đến thăm Sở Kiện ngày càng đông hơn. Xe chạy lạc lối một hồi mới tìm thấy đường vào SK. Vào đến khu đất rộng 21 mẫu, phong cảnh nên thơ, liễu rũ ao hồ, nhà thờ, đền đài kiến trúc cổ xưa, dây leo xanh mát quấn quít mái ngói rêu phong. Đón nắng sáng, những con chim sẻ hồn nhiên hót ríu rít trên cửa sổ của nhà nguyện đã bị đổ vỡ xiêu vẹo vì chiến tranh. Bỗng ước được hồn nhiên như cánh chim bay để khỏi nặng lòng kiếp người u hoài trước hoang tàn đổ nát …Để không phải “ Nghe trăm tiếng ngậm ngùi, nghe lăng miếu trùng vây, nghe xa cách cuộc đời, nghe hoang phế cạnh đây” (Nhạc TCS).
Buổi sáng, sau thánh lễ đồng tế tại nhà thờ chính, Cha xứ dắt đoàn tham quan. Đầu tiên là ngôi đền để xương các vị tử đạo (trong đó 41 vị đã được phong thánh). Có những hũ lớn, nhỏ, đựng đất đã thấm máu các thánh. Có cả những chiếc roi, xiềng xích dùng làm nhục hình, tra tấn…Một niềm cảm phục, thành kính dâng lên, mọi người im lặng tưởng niệm. Tưởng một tiếng ho thôi cũng làm đau thêm các thánh đã từng chịu bao khổ hình để tuyên xưng đức tin.
Sau đó vào bên trong nhà thờ chính, cung thánh sơn son thiếp vàng rực rỡ với tượng Đức Mẹ mặc áo choàng xanh được phản chiếu ánh sáng tuyệt đẹp. Mặt Cha sở sáng lên khi thấy mộ Đức Cha Puginier Phước (1835-1892) nằm giữa bàn thờ chính. Đức Cha là cha sở đầu tiên của giáo xứ Hạnh Thông Tây, sau chuyển ra Sở Kiện, rồi làm Đức Cha. Ngài bắt đầu xây dựng giáo xứ SK ngày 25/10/1877 đến 1883 khánh thành.
Ngoài hai nơi vừa kể, còn rất nhiều đền đài, nhà nguyện nằm rải rác, đâu cũng mang đậm nét cổ kính. Trong khuôn viên, còn có một cái hồ khá rộng, nước trong vắt, thấy cả hàng liễu rũ dưới đáy hồ sâu. Khu nhà nghỉ cho khách ở đây “sang” nhất ( so với những nơi đoàn ở lại trong suốt hành trình). SK còn có món gà luộc lá chanh ngon tuyệt, thịt gà mềm ngọt, thơm, béo ngậy… ăn là ghiền. 9h tối, mặc cho trời lạnh, tôi vẫn đứng ngoài hành lang, cố ý chờ chị Dung, chẳng để làm gì, chỉ để ngó chị, ngó “Saigòn nóng hổi” cho đỡ nhớ nhà. (Chị Dung, Hội trưởng Hội các bà mẹ Công giáo, vì bận việc, không thể theo đoàn ngay từ đầu, nhưng chị hẹn bay ra với đoàn tại Sở Kiện tối nay)…
Thứ sáu 25/2
1h trưa rời Sở Kiện. 5h chiều đến giáo xứ Thái Hà- Hà Nội. Nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà nằm sát khu dân cư, bịnh viện, công viên nên chật chội, ồn ào. Ngõ hẹp, xe phải nhích từng chút một. Vào đến khuôn viên nhỏ bé càng ngậm ngùi cho sự mất mát cưỡng ép. Tuy vậy, hai ngày ở lại, thấy vui hơn khi chứng kiến lòng đạo của giáo dân. Người ta đến nhà thờ không còn chỗ đứng, kể cả ngoài sân. Đài Đức Mẹ lúc nào cũng có người đến cầu nguyện. Cái lư đồng thật lớn, nghi ngút hương khói cho đến tận 10h đêm.
Đêm tại Thái Hà trải chiếu ngủ tập thể… nhưng mền gối đầy đủ, không bị lạnh, tuy vậy tôi vẫn thức đến 1h sáng và bị đánh thức bởi tập thể lúc 3h .
Thứ bẩy 26/2
Giáo xứ Thái Hà là nơi đoàn dừng chân lâu nhất trong chuyến đi. Hôm nay, đoàn tham quan thắng cảnh, di tích Hà Nội cả ngày. Tôi ra Hà Nội lần nàylà lần thứ 3, không còn lạ HN. Tôi và Huyền quyết định ở nhà ngủ bù ( mất ngủ nhiều, tôi đuối lắm rồi, phải vậy mới có sức đi tiếp được). Chiều tối, tôi với Huyền mới lang thang ra Hồ Gươm nhìn ông đi qua bà đi lại. Hồ Gươm, cầu Thê Húc qua đền Ngọc Sơn, lúc nào cũng đông người. Sáng, người ta đi bộ quanh hồ tập thể dục.Trưa, chiều, tối khách du lịch, dân HN ra hồ hóng mát. Rời Hồ Gươm, tôi với Huyền qua khu Cầu Gỗ ăn gỏi khô bò (ở đây người ta gọi là nộm?). Dọc khu Cầu Gỗ có khá nhiều món ăn chơi giống Saigòn (giống thôi chứ hương vị vẫn khác). Những lần trước, tôi ráng mò mẫm đi tìm những món đặc sản HN như chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây, thịt gà luộc phố Cấm Chỉ…. Thưởng thức rồi vẫn thấy mình lạc loài giữa ẩm thực miền Bắc. Mẹ tôi bảo tôi Bắc kỳ mất gốc.
9h tối, trở về dự thánh lễ thay ngày CN (vì như tôi kể ở trên, ngõ vào chật hẹp, 5h sáng mai phải khởi hành khi đường còn vắng). Cha sở đưa đoàn đến cám ơn Cha chánh xứ. Cha nhỏ người, thoạt nhìn có vẻ lạnh lùng, nhưng khi nói chuyện mới biết Ngài có máu hài… Ngài “sử dụng” hết tất cả mình, đầu tay, chân để diễn tả những ngày sóng gió của giáo xứ. Tạ ơn Chúa đã cho chúng con những vị mục tử hết lòng dấn thân phục vụ, quả cảm, trung thành.
Chủ Nhật 27/2
Rời Hà Nội đi Nhà thờ Đá Phát Diệm. Trên đường đi, đoàn ghé thăm Nhà thờ Phú Nhai, Nam Định. Đây là nhà thờ duy nhất màu xám thay vì mầu vàng đất như hầu hết các nhà thờ phía Bắc. Khuôn viên khá rộng. Từ ngoài vào, dọc bên phải, có tượng 14 chặng Thánh Giá. Bên trái, tượng các sự kiện lớn như tiệc cưới Cana, bữa tiệc ly vv.v..Mặt tiền có lăng 83 vị tử đạo. Đền Thánh Phú Nhai được Đức Thánh Cha Benedicto phong lên Vương Cung Thánh Đường ngày 12/8/2008.
Sau đó ghé Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu. Nơi đây còn có Cô Nhi Viện Thánh An được thành lập năm 1852 do Đức Cha Thánh An tử đạo (Joseph Diaz Sanjurjo) người Tây Ban Nha với mục đích đón nhận và nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật bị bỏ rơi từ 12t trở xuống, không phân biệt tôn giáo, cho đến bây giờ. Tòa Thánh gọi nơi đây là GÒ CÁC THÁNH ANH HÀI vì 150 năm qua đã có biết bao vị thánh trẻ đã chết tại đây.
Khoảng 5h chiều đến Nhà thờ Đá Phát Diệm. Đêm nay ngủ lại đây. Phòng khá tốt, sạch sẽ. Cất đồ xong, đoàn vội vàng theo thầy hướng dẫn đi tham quan. Trong cái nhập nhòa chiều tối, càng tăng thêm huyền bí…
Người kiến thiết quần thể Nhà thờ Đá là Cha Trần Lục 1825-1899 (quen gọi Cụ Sáu) người làng Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, xứ Kẻ Dừa. Chịu chức linh mục năm 1860. Làm chính xứ Phát Diệm năm 1865. Để xây dựng quần thể này, ngài chuẩn bị vật liệu gỗ, đá suốt 10 năm. Xây trong 6 năm thì hoàn thành. Người ta bảo trơ như gỗ đá, nhưng gỗ đá ở đây biết uốn lượn thành trúc, thành hoa, thành bướm, thành chim bên Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Đá làm cổng, làm cột, kèo, làm tường, chấn song… Có đến đây, thấy tận mắt, mới cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp, cái lạ của từng nét hoa văn chạm trổ, những cột gỗ to, thật to, trong nhà thờ chính mà dễ đến hai người ôm mới xuể, rồi đến những tảng đá nặng ngàn cân…làm sao chuyên chở từ rừng núi về? rồi làm sao đưa lên để xây dựng? Khi mà vào thời đó chưa có máy móc trợ giúp như bây giờ? Cảm phục Cha Trần Lục, cảm phục đức tin, cậy, mến của người xưa đã làm nên kỳ tích.Vậy đó, mà theo lời thầy hướng dẫn, Cha Sáu dặn, khi Cha chết, cứ chôn Cha trên lối đi người qua lại, không cần làm mộ bia gì cả. Nhưng người sau không đành, chôn và làm mộ bia cho Cha ngay sau Phương Đình.
Giờ Cha nằm đó ngắm mây trời giữa công trình mà bao người đời sau đến thăm viếng, ngỡ ngàng, cảm phục.
Đêm ở Phát Diệm tôi ngủ ngon nhất (như về nhà mình). Có lẽ vì những chuyện kể của ông ngoại và cha mẹ tôi (ông bà nội ngoại và cha mẹ tôi là người Phát Diệm). Chiều tha thẩn loanh quanh sân nhà thờ, tôi tự hỏi, cây nhãn nào mẹ đã từng trèo hái trái, góc kẹt nào ba tôi leo bắt tổ chim? Để giờ tôi về vui thích, mân mê từng phiến đá tưởng tượng chuyện ngày xưa.
Thứ hai 28/2
Sáng, cha chánh xứ và cha sở làm lễ đồng tế thật sốt sắng. Bài Phúc âm hôm nay, một người hỏi Chúa: làm gì để có sự sống đời đời? -Ngươi hãy về bỏ hết của cải, vợ con mà theo ta…Bài đọc này tôi đã nghe nhiều lần, nghe rồi như gió thoảng, như nghe chuyện của ai… Nhưng lần này, với tâm trạng xa nhà, tôi thầm nghĩ: một chuyến đi ngắn ngủi, biết có ngày về, mà vẫn thấy nhớ, vẫn không thể rời xa con cái, mái nhà…Chúa ơi! con lấy gì, có gì để dâng Chúa đây? Con nhận thật nhiều, cho lại chẳng bao nhiêu. Thậm chí như lời nguyện của cha sở trong thánh lễ: “Những lời con chúc tụng ngợi khen Chúa, không thêm gì cho Chúa, chỉ thêm ơn cứu rỗi cho con”. Hay một ý tưởng thật hay con đã đọc được: Nếu không khí này thuộc về một người khác kinh doanh, bạn tưởng tượng đi, nó sẽ đắt đến chừng nào? Chúa cho con như không mọi thứ, xin cho từng phút giây trong đời, chúng con luôn biết cảm tạ Chúa.
9h, lên xe đến nhà thờ chính tòa Thanh Hóa, ban đầu chỉ tính ghé qua, ai ngờ cha xứ Thanh Hóa “mê” cha sở, giữ ở lại ăn cơm nên đoàn đến giáo xứ Ngọc Lẫm chậm hơn mấy tiếng. Cảm động hơn, Cha xứ Ngọc Lẫm cho hai thầy ra tận Thanh Hóa làm hướng dẫn viên cho đoàn ghé chơi một chút với bãi biển Sầm Sơn, hòn Trống Mái (trong chuyện Trống Mái của Khái Hưng). Nhờ lang thang vậy, nên lần đi này, được biết nhiều nơi không ngờ, không dự tính trước.
5h chiều, đến Giáo xứ Ngọc Lẫm. Giáo xứ ở sâu trong đồng vắng, chiếc xe to kềnh càng chạy theo đường đất quanh co bên bờ ruộng làm thót tim. Cũng may, tài xế giỏi (tôi mà lái chắc lăn xuống ruộng lâu rồi). Xe vào sân nhà thờ, đã thấy cỗ bàn dọn lên như đám cưới, và kể từ đó cho đến 10h tối không khí rộn ràng không lúc nào dứt, nghe văng vẳng tiếng kèn tây, liền được Cha xứ giải thích, đội kèn đang tập dợt để thánh lễ sáng mai rước đoàn ra nhà thờ. Cha sở trợn mắt: “Bước đi sao trong tiếng kèn tây dưới cờ đưa lọng rước, phải tập thôi”. Cha giả bộ tập bước đi trong tiếng cười ngặt nghẽo của các cụ vừa tan giờ kinh tối trong nhà thờ bước ra. Hỏi thăm mới biết nhà các cụ cách nhà thờ mấy cây số, đường đất gập gềnh, không có điện, mỗi cụ phải cầm đèn pin để soi đường. Nhìn các cụ cầm đèn pin, cả đoàn không nín cười được khi nhớ chuyện kể của anh Hòa : Ở một giáo xứ hẻo lánh, không có điện, sáng nào cha xứ cũng tự mình soi đèn pin ra giựt chuông lễ. Một hôm, cha bật đèn pin quên tắt, bỏ vào túi quần. Có mấy bà đi lễ sáng nhìn thấy, thì thầm: Lậy Chúa tôi, của cha cái gì… cũng sáng láng!
Sáng hôm sau, đoàn được đội kèn “rước” ra nhà thờ thật long trọng, tôi ngoái nhìn cha sở đi dưới lọng che, chỉ thiếu chóp mũ tím trên đầu là y chang…Trong thánh lễ, cha giảng thật sôi động với đố vui có thưởng, mọi người trong giáo xứ Ngọc Lẫm hưởng ứng giơ tay liên tục, trả lời xong đều nhận câu: “Đúng, nhưng chưa chính xác” (câu này nghe quen quen, xưa nay có ai được tiền thưởng của cha sở đâu!?). Thánh lễ kết thúc trong niềm vui của tình hiệp thông . Chia tay Ngọc lẫm, chia tay giáo xứ đầy ắp lòng hiếu khách, nhiệt tình, vui tươi sống động.
Thứ ba 1/3
Hôm nay đi La Vang. Ngang vĩ tuyến 17, chiếc cầu sắt ngày xưa chia cắt đất nước, nhân chứng của bao nhiêu năm nội chiến còn đó. Trong chiến tranh, mọi người cùng ước muốn như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “ khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm…Hà Nội, vô Nam…”. Hôm nay bước chân tôi đã qua nơi này.
Lần trở về, xe không vào hầm Hải Vân mà leo đèo. Đúng như tên gọi, chỉ thấy mây và biển. Tiếc là khi đến đỉnh đèo đã vào chiều, sương mờ mịt không thấy được hết cái đẹp “lộng lẫy” của Hải Vân. Sương vây tứ phía, mưa phùn, gió lạnh. Xe đổ đèo nguy hiểm, nín thở, nhưng đổi lại, được khám phá đường lên đèo thật thú vị.
7h tối đến linh địa La Vang, cũng là nơi tôi ao ước được tới trong chuyến đi này. Lần đầu đến nên tôi háo hức vô cùng. Để balo vào chỗ mình xong, tôi chạy ào ra với Đức Mẹ. Nhìn tận mắt nơi Mẹ La Vang xưa kia hiện ra an ủi con chiên trong cơn nguy khốn, và mãi cho đến tận bây giờ Mẹ vẫn tiếp tục ban ơn cho những ai đến đây cầu xin Mẹ. Tôi ngồi đó bên Mẹ lặng thinh, chiêm ngưỡng và cảm nhận tình mẹ bao la, chỉ thế thôi…
9h tối cha, con lần hạt dưới chân Mẹ, đầm ấm, bình an. 4h sáng hôm sau, tôi và Huyền ra sớm, đã có một nhóm người đang lâm râm đọc kinh. Tôi tìm chỗ khuất sau cây cột, quỳ đó nhắm mắt cầu nguyện cho những người “gửi” tôi xin ơn Mẹ (cái đầu tôi lộn xộn lắm, nếu mở mắt, thấy gì là liên tưởng lung tung, tôi phải nhắm mắt cầm lòng trí). Đang nhắm mắt, tôi nghe tiếng khóc thút thít bên mình, mở mắt, hoảng hồn thấy bên cạnh một người xõa tóc dài, mặc nguyên bộ đồ trắng đang khóc. Ma hả trời? Định thần lại: Ủa? Kế bên Đức Mẹ sao có ma được? Là người. Cô này chắc có tâm sự gì ghê lắm nè…Tôi nhắm mắt tiếp…Lại giật mình. Lần này không đơn ca nữa mà là đồng ca. Cả nhóm người lúc nãy không thèm đọc kinh nữa mà thèm khóc, khóc thành tiếng: “ Mẹ ở con về, Mẹ ơi, Mẹ ơi…”. Tôi đơ luôn, thế là tan tành buổi sáng của tôi. Có cần “gào thét” cho mọi người biết như thế không? Lại nhớ, tôi có người quen, chị hay làm từ thiện bác ái nhưng trong âm thầm. Có lần, một người trong xứ đạo đưa chị thư mời đặt viên đá nhà thờ với lời “khuyên”: - Tập làm bác ái cho quen đi, tôi là tôi làm liên tục, ai cũng biết tiếng. Chị chỉ cười…
6h, cha dâng lễ ngay tại đài Đức Mẹ. Mưa lất phất càng lúc càng nặng hạt, phải chuyển bàn thờ chạy vào mái che (giống ngày xưa nơi đây con chiên Mẹ cũng phải chạy trốn tán loạn như thế…giờ Mẹ cho chúng con thấy phải không Mẹ?).
Từ giã Mẹ về. Ngay đường đi ra, bên tay trái, thấy có đặt viên đá đầu tiên chuẩn bị xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang, do đặc sứ của Đức Thánh Cha Benedicto là Đức Hồng y Ivandias làm phép. Lòng thấy vui vui. Phải vậy chứ.
Thứ tư 2/3
Hôm nay đi Đà Nẵng. Trên đường ghé đền các thánh tử đạo Trí Bửu. Nơi đây, linh mục Bùi Thông Bửu và hơn 600 tín hữu tử vì đạo thời Văn Thân. Các vị đã bị phóng hỏa thiêu đốt tại nhà thờ Trí Bửu ngày 7/9/1885.
Sau đó ghé nhà thờ chính tòa Phủ Cam. Sân nhà thờ đặc biệt rất nhiều hoa hoàng hậu. Sắc hoa mầu tím rất Huế. Do lời thỉnh cầu của Đức Cha Tefano Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục Huế, Đức Thánh Cha Benedicto đã ban phép mở năm toàn xá tại nhà thờ nhân dịp 100 năm và được nâng lên bậc Nhà thờ Chính tòa.
Chiều tối, nghỉ tại dòng Phaolo Đức Mẹ Sao Biển của các Soeur… Phòng rất sạch sẽ, gọn gàng (‘em hiền như ma soeur’ có khi còn phải xem xét lại chứ ‘em sạch như ma soeur’thì không nghi ngờ gì nữa). Sau bữa cơm tối, ngoài trời thật ngon dưới những tán cây thùy dương. Chúng tôi ra bãi biển ngay trước nhà dòng đi lang thang. Cát biển nơi đây mịn như bột. Tôi bỏ dép, đi chân không. Cát mát êm dưới bàn chân. Ngồi nhìn sóng biển, nhìn đêm mênh mông, nhìn ra kiếp người nhỏ bé, mong manh…
Trên đường về, đến thăm Đức Mẹ Sao Biển và Thánh Giuse ngay bên cạnh. Wow! chưa thấy nơi nào nhiều hoa tươi như ở đây, vô vàn…Nguyên mảnh đất này của nhà dòng bị lấn chiếm, người ta tính xây khách sạn nhưng không thành vì khi thi công toàn bị trắc trở , đổ vỡ, nhân công bảo “do cái bà đứng đó!…”. Bây giờ họ để làm công viên. Đài Đức Mẹ được giữ lại, tiếng đồn lan xa, người đến viếng thăm, cầu nguyện, không hẳn là người Công Giáo, mà là tất cả những ai có niềm tin vào Đức Mẹ.
Thứ năm 3/3
Hôm nay đi Nha Trang. Trên đường đi ghé thăm Đức Mẹ Trà Kiệu. Ấn tượng đầu tiên của tôi là thấy Mẹ cầm cây phủ việt trên tay. Thoạt nhìn giống cây kiếm. Tôi nghĩ: “Đức Mẹ Trà Kiệu ngầu thiệt!”. Theo kể lại, thời Văn Thân, giáo xứ Trà Kiệu bị bao vây bức đạo. Đức Mẹ đã hiện ra vào ngày 11/9/1885 che chở con chiên đang bị lùng bắt, tấn công…
Đại hội Thánh Mẫu tại Trà Kiệu vào ngày 31/5/ 1971, Đức cố Giám Mục Phero Maria Phạm Ngọc Chi đã long trọng tuyên bố Trà Kiệu là trung tâm giáo phận Đà Nẵng. Kể từ đó, vào ngày 31/5, con cái Mẹ từ mọi miền đất nước về Trà Kiệu tôn vinh Mẹ. Đặc biệt nơi đây, trên núi cao 84m, lại có một cái giếng lúc nào cũng đầy nước ngon ngọt. Khách hành hương đến uống và mang về .
9h tối đến dòng Khiết Tâm - Nha Trang. Ngồi cuối xe, chịu dằn xóc nhiều, cầm cự đến hôm nay, xóm nhà lá ai cũng thấm mệt. Thanh niên khỏe như Điệp mà còn ngắc ngư nói gì đến phụ nữ. Trên xe, Ngân ói không còn biết gì nữa. Nhìn con bé rũ rượi mà thương; cái miệng tía lia, ồn ào, chọc hết người này đến người kia, giờ “tắt đài” luôn! Thấy mệt, và vì đến Nha Trang nhiều lần rồi, nên tôi tìm chỗ nghỉ, không ra phố biển nữa. Cũng tiếc, biển Nha Trang cát trắng rất đặc biệt. Ở đây còn có khá nhiều món ăn ngon. Mỗi lần đến NT, tôi thích nhất lên Tháp Bà nhìn xuống cầu Xóm Bóng, ở đó có những chiếc tầu, thuyền sơn đủ mầu thật vui . Duy nhất ở đây khi nhìn thuyền tôi vui, còn thì ở đâu cũng buồn, cũng thương lênh đênh một kiếp thuyền trôi.
Thứ sáu 4/3
Kết thúc chuyến hành hương. Hôm nay về nhà.
Trên đường về, đoàn ghé bãi Dài tắm biển. Sóng lớn, không tắm được nhiều. Mọi người ngồi chơi, trò chuyện đến 12h30 lên xe. Đi về.…
Đến Biên Hòa như đã rờ được Saigòn. Lại thấy dòng xe, dòng người đông đúc, ồn ào, chen lấn, cứ trôi, cứ quay không ngừng. Saigòn, ở thì ngán, đi lại nhớ.
9h30, xe ngừng trước cổng Nhà thờ Hạnh Thông Tây. Tạ ơn Chúa ban bình an.
Bước vào nhà, mấy đứa con tôi nói : “Trời! mẹ ốm nhách, đen thui”. Đen thiệt, nhưng “đen vỏ đỏ lòng”. Qua những nơi, những chặng đường, những người tôi đã gặp trên đường đi, những người tôi đã cùng chia sẻ buồn vui suốt 12 ngày trong chuyến hành hương, tôi thấy mình biết thông cảm, chịu đựng hơn, bớt “khó nết”, bớt “khô đạo” hơn.
Chắc chắn một điều tôi sẽ “về thu xếp lại” để khỏi “ngày quen nếp ngày” (nhạc TCS).
Mỗi ngày sẽ là một ngày mới tốt hơn, yêu thương hơn.
Đại hội Giới trẻ và cung nghinh Thánh Giá tại giáo phận Bắc Ninh
Xương Giang
11:41 17/04/2011
BẮC NINH - Chúa Nhật lễ Lá (17/4/2011), hàng ngàn các bạn trẻ của giáo phận Bắc Ninh tề tựu về giáo xứ Đồng Chương, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang để tham dự đại hội giới trẻ Công Giáo thế giới lần thứ 26.
Xem hình ảnh
Chủ đề của đạo hội giới trẻ năm nay tại giáo phận Bắc Ninh: “Thầy gọi anh em là bạn” (Ga 15,15). Đây cũng là chủ đề của đại hội giới trẻ lần thứ 9 của giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội sẽ được tổ chức vào lúc 11g00 ngày 11/11/2011 tại Bắc Ninh.
Tham dự đại hội giới trẻ lần này có đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt giám mục giáo phận Bắc Ninh, cha đặc trách giới trẻ giáo phận Bắc Ninh Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu, cha quản hạt giáo hạt Tây Bắc Giuse Hoàng Trọng Lịch cùng một số cha trong và ngoài giáo phận Bắc ninh.
Ngay từ lúc 8g00 sáng, hàng trăm các bạn trẻ đã nô nức kéo nhau về quảng trường nhà thờ họ nhà xứ Đồng Chương tham ra vui chơi sinh hoạt và cùng nhau tìm hiểu về giáo lí cũng như về đại hội giới trẻ Công Giáo thế giới. Thánh lễ đại hội giới trẻ được cử hành lúc 9g15’ với nghi thức khởi đầu là làm phép lá và nghi thức cung nghinh Thánh Giá tới lễ đài.
Ngỏ lời với các bạn trẻ trong Thánh lễ, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt kêu mời các bạn trẻ hãy cầm trên tay những cành lá và hô vang khẩu hiệu “hoan hô Con vua Đavít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa…”, và cùng với Đức Giêsu tiến về thành Thánh Giêrusalem trên Trời.
“Thầy gọi anh em là bạn” là “kim chỉ nam” cho các bạn trẻ giáo phận Bắc Ninh trong suốt năm giới trẻ này, vì vậy đức cha Cosma đã nói lên ý nghĩa “tình bạn” của Đức Giêsu và kêu gọi các bạn trẻ hãy sống và dấn thân cho Đức Kitô và cho người khác.
Để chuẩn bị cho đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội vào tháng 11 năm 2011 này, giáo phận Bắc Ninh đã trọn năm 2011 là năm giới trẻ của giáo phận Bắc Ninh. Trong suốt năm giới trẻ, Thánh Giá đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội được cung nghinh đến hầu hết các giáo xứ trong giáo phận.
Thánh giá đã được cung nghinh từ giáo xứ Vân Cương đến giáo xứ Đồng Chương từ Chúa Nhật tuần trước (Chúa Nhật V Mùa Chay).
Ngay sau thánh lễ đại hội giới trẻ tại giáo xứ Đồng Chương là cuộc cung nghinh Thánh Giá có một không hai của giáo phận Bắc Ninh và có lẽ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mà người viết từng chứng kiến. Hàng trăm các bạn trẻ của các giáo xứ Yên Thịnh, Đồng Chương và Vân Cương trên các xe ô tô, xe gắn máy và trên tay cầm cờ quạt đủ mầu.
Đoàn cung nghinh Thánh Giá bắt đầu lúc 12g00, dẫn đầu đoàn cung nghinh là cha xứ Yên Thịnh Giuse Trần Văn Chỉnh và cha quản hạt Tây Bắc Giuse Hoàng Trọng Lịch. Sau đó là hàng trăm xe gắn máy và các xe ô tô với cờ bay phấp phới giữa phố núi của vùng rừng núi phía Bắc, sau đó là xe Thánh Giá được trang hoàng bằng các lãng hoa và các câu Kinh Thánh, xe đoàn trống trắc và cuối cùng là xe của đức cha giáo phận. Thánh Giá được cung nghinh trên đoạn đường 21 km qua các quốc lộ 37, quốc lộ 2 tiến thẳng vào trung tâm thành phố Tuyên Quang, rẽ phải qua thành Nhà Mạc, qua cầu Đông Tiến và hướng về nhà thờ giáo xứ Yên Thịnh. Thánh giá về đến giáo xứ Yên Thịnh lúc 14g00. Ngay sau đó là cuộc suy tôn Thánh Giá của các bạn trẻ và Thánh lễ Lá.
Thánh Giá là biểu tượng thiêng liêng nhất của Kitô giáo và là sức mạnh niềm tin của mọi người Kitô hữu, bởi vậy khẩu hiệu của các bạn trẻ giáo xứ Yên Thịnh là: “Chúng con suy tôn Thánh Giá”.
Thánh Giá đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội sẽ vẫn được tiếp tục cung nghinh đến nhiều giáo xứ nữa trong giáo phận Bắc Ninh cho đến tận ngày 11/11/2011. Ước mong sao, các bạn trẻ sẽ luôn hấp thụ được sức mạnh niềm tin nơi Thánh Giá Chúa Kitô, qua đó các bạn sẽ trở nên bạn của Chúa Giêsu và của tất cả mọi người.
Xem hình ảnh
Chủ đề của đạo hội giới trẻ năm nay tại giáo phận Bắc Ninh: “Thầy gọi anh em là bạn” (Ga 15,15). Đây cũng là chủ đề của đại hội giới trẻ lần thứ 9 của giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội sẽ được tổ chức vào lúc 11g00 ngày 11/11/2011 tại Bắc Ninh.
Tham dự đại hội giới trẻ lần này có đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt giám mục giáo phận Bắc Ninh, cha đặc trách giới trẻ giáo phận Bắc Ninh Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu, cha quản hạt giáo hạt Tây Bắc Giuse Hoàng Trọng Lịch cùng một số cha trong và ngoài giáo phận Bắc ninh.
Ngay từ lúc 8g00 sáng, hàng trăm các bạn trẻ đã nô nức kéo nhau về quảng trường nhà thờ họ nhà xứ Đồng Chương tham ra vui chơi sinh hoạt và cùng nhau tìm hiểu về giáo lí cũng như về đại hội giới trẻ Công Giáo thế giới. Thánh lễ đại hội giới trẻ được cử hành lúc 9g15’ với nghi thức khởi đầu là làm phép lá và nghi thức cung nghinh Thánh Giá tới lễ đài.
Ngỏ lời với các bạn trẻ trong Thánh lễ, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt kêu mời các bạn trẻ hãy cầm trên tay những cành lá và hô vang khẩu hiệu “hoan hô Con vua Đavít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa…”, và cùng với Đức Giêsu tiến về thành Thánh Giêrusalem trên Trời.
“Thầy gọi anh em là bạn” là “kim chỉ nam” cho các bạn trẻ giáo phận Bắc Ninh trong suốt năm giới trẻ này, vì vậy đức cha Cosma đã nói lên ý nghĩa “tình bạn” của Đức Giêsu và kêu gọi các bạn trẻ hãy sống và dấn thân cho Đức Kitô và cho người khác.
Để chuẩn bị cho đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội vào tháng 11 năm 2011 này, giáo phận Bắc Ninh đã trọn năm 2011 là năm giới trẻ của giáo phận Bắc Ninh. Trong suốt năm giới trẻ, Thánh Giá đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội được cung nghinh đến hầu hết các giáo xứ trong giáo phận.
Thánh giá đã được cung nghinh từ giáo xứ Vân Cương đến giáo xứ Đồng Chương từ Chúa Nhật tuần trước (Chúa Nhật V Mùa Chay).
Ngay sau thánh lễ đại hội giới trẻ tại giáo xứ Đồng Chương là cuộc cung nghinh Thánh Giá có một không hai của giáo phận Bắc Ninh và có lẽ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mà người viết từng chứng kiến. Hàng trăm các bạn trẻ của các giáo xứ Yên Thịnh, Đồng Chương và Vân Cương trên các xe ô tô, xe gắn máy và trên tay cầm cờ quạt đủ mầu.
Đoàn cung nghinh Thánh Giá bắt đầu lúc 12g00, dẫn đầu đoàn cung nghinh là cha xứ Yên Thịnh Giuse Trần Văn Chỉnh và cha quản hạt Tây Bắc Giuse Hoàng Trọng Lịch. Sau đó là hàng trăm xe gắn máy và các xe ô tô với cờ bay phấp phới giữa phố núi của vùng rừng núi phía Bắc, sau đó là xe Thánh Giá được trang hoàng bằng các lãng hoa và các câu Kinh Thánh, xe đoàn trống trắc và cuối cùng là xe của đức cha giáo phận. Thánh Giá được cung nghinh trên đoạn đường 21 km qua các quốc lộ 37, quốc lộ 2 tiến thẳng vào trung tâm thành phố Tuyên Quang, rẽ phải qua thành Nhà Mạc, qua cầu Đông Tiến và hướng về nhà thờ giáo xứ Yên Thịnh. Thánh giá về đến giáo xứ Yên Thịnh lúc 14g00. Ngay sau đó là cuộc suy tôn Thánh Giá của các bạn trẻ và Thánh lễ Lá.
Thánh Giá là biểu tượng thiêng liêng nhất của Kitô giáo và là sức mạnh niềm tin của mọi người Kitô hữu, bởi vậy khẩu hiệu của các bạn trẻ giáo xứ Yên Thịnh là: “Chúng con suy tôn Thánh Giá”.
Thánh Giá đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội sẽ vẫn được tiếp tục cung nghinh đến nhiều giáo xứ nữa trong giáo phận Bắc Ninh cho đến tận ngày 11/11/2011. Ước mong sao, các bạn trẻ sẽ luôn hấp thụ được sức mạnh niềm tin nơi Thánh Giá Chúa Kitô, qua đó các bạn sẽ trở nên bạn của Chúa Giêsu và của tất cả mọi người.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nguyễn Trường Tộ với những tiền đề dân chủ hóa Việt Nam
Nguyễn Thanh Giang
08:31 17/04/2011
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VỚI NHỮNG TIỀN ĐỀ DÂN CHỦ HÓA VIỆT NAM
Nguyễn Trường Tộ - một người công giáo hết lòng vì đất nước - sinh năm 1830 tại làng Bùi Chu (nay thuộc xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) và mất ngày 22 tháng 11 năm 1871 tại Xã Đoài (nay thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Ông giã biệt cuôc đời ngắn ngủi, 41 năm, trong ngậm ngùi ân hận:
“ Nhất thất túc, thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu, thị bách niên cơ... ”
(Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận
Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm...)
Tuy nhiên, dẫu không để lại những thiên kinh vạn quyển, chỉ qua trên dưới 60 bản điều trần gửi nhà vua, hậu thế cũng đủ thấy một kho tri thức lớn hết sức đáng nể trọng. Học giả Lê Thước nhìn nhận: " Nguyễn Trường Tộ là nhà khoa học, nhà chính trị và cũng là nhà tân học nước ta xưa. Tư tưởng và kiến thức của tiên sinh hơn người đồng thời muôn nghìn.".
Sau những bài đăng về Nguyễn Trường Tộ đầu tiên trên Nam Phong năm 1925, hàng loạt công trình nghiên cứu và bài viết đã vinh danh Nguyễn Trường Tộ là: “Nhà yêu nước sáng suốt nhất của thế kỷ XIX”, “Nhà cải cách lớn của dân tộc”, “Nhà phê bình xã hội đầu tiên ở nước ta”, “ Bậc kỳ tài, có những tư tưởng tân tiến và một tấm lòng sâu nặng vì nước vì dân”, “Nhà kiến trúc tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XIX”, “ Một trí tuệ lớn mang tầm quốc tế ”, “ Nhà thiết kế vĩ đại của đất nước ở thế kỷ XIX ”. …
Bài viết này đi sâu tìm hiểu những giá trị dân chủ hình thành qua các bản tấu trình của Nguyễn Trường Tộ.
Công trình khảo cứu lớn đầu tiên về Nguyễn Trường Tộ có lẽ là của Từ Ngọc Nguyễn Lân, nhan đề “ Nguyễn Trường Tộ ” do Viễn Đệ, Huế xuất bản năm 1941 và Mai Lĩnh, Hà Nội tái bản năm 1942. Nguyễn Lân khẳng định Nguyễn Trường Tộ là: “Người Việt Nam sáng suốt nhất trong thời kỳ lịch sử rối ren nhất trong lịch sử Việt Nam, một nhà đại học vấn, đại kiến thức, đại tư tưởng và đại nghị luận. Một người như thế đáng được cả quốc dân tôn sùng, tượng đồng bia đá kể còn ít.”
Đến năm 1961 thì có cuốn “ Nguyễn Trường Tộ và những đề nghị cải cách của ông ” của Chương Thâu và Đặng Huy Vận do Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội xuất bản.
Những tư liệu trích dẫn trong bài viết này của chúng tôi chủ yếu có được từ cuốn “ Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo ” của Trương Bá Cần. Xin tri ân tác giả.
Ý tưởng nẩy sinh công trình khảo luận về tư tưởng dân chủ trong Nguyễn Trường Tộ hình thành khi chúng tôi bắt gặp những dòng sau đây trong cuốn sách trên: “ Nếu dân biết bày rõ chân tình, quan thuận theo đó mà điều tiết thì tự nhiên cao thấp, lớn nhỏ đều được công bằng thỏa nguyện. Như người thấp chẳng tranh lấy áo dài làm chi, mọi người đều giúp đỡ nhau xây dựng sự sống còn, không ai thái quá, không ai bất cập, cũng không còn tâm địa xấu xa phân biệt chia rẽ nữa ( Đây là chuyện chắc chắn có thể làm và tất hữu trong đạo làm người chứ không phải như thuyết Tề vật hoang đường ). Đây là một chân lý rất kỳ diệu, khẩn thiết đối với nhân loại. Chỉ vì không rõ chân lý ấy mới có cảnh quân tử phạm lễ nghĩa, tiểu nhân phạm hình luật mà chẳng ai lấy làm lạ thản nhiên như không để đến nỗi cả nước mạnh hiếp yếu, thù nghịch mâu thuẫn nhau mà suốt đời chỉ tìm cách che đậy, dối trá chống lại bề trên. Dầu có người cao thượng, thấu đáo cũng bị vướng mắc tục làng mà không khỏi rơi vào tệ lậu ấy ” ( 1 )
Có thể xem đây là một luận điểm độc đáo của Nguyễn Trường Tộ: dân chủ và tự do ngôn luận là cứu cánh của công bằng xã hội.
Vấn đề công bằng vốn canh cánh trong ông. Ông quán triệt tư tưởng công bằng cả trong đường lối đối ngoại: “ … lấy nhân nghĩa công bằng mà qua lại với các nước làm cho mình và người cả hai đều được lợi, thì mới đạt được sở nguyện. Đó là đường lối thông thường mà tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều tiến hành như thế, tập tành ham chuộng đường lối ấy, tìm cách thực hành đường lối ấy, mấy trăm năm càng ra làm càng có lợi mà không ai nghỉ tay, cũng vì bỏ đường lối này không còn phương sách nào khác” ( 2 ).
Ông tấu trình nhà vua về thực trạng bất công trong thuế khóa: “ Trong dân gian có nhiều tục lệ xấu. Như trong sổ bộ trên quan một cùng đinh phải đóng thuế bao nhiêu, thì trong làng một tay đại phú cũng đóng chừng đó thuế, không bù sớt ít nhiều gì cho nhau cả. Như vậy là đã trái cái nghĩa xóm làng giúp đỡ lẫn nhau rồi …” ( 1 )
Và đề nghị: “ Nay xin chia những người giàu làm ba hạng, nhà hạng nhất đóng thuế mỗi năm một trăm quan, hạng nhì 50 quan, hạng ba 20 quan ( 1 ).
Cho đến hôm nay ta vẫn còn lúng túng trong việc đánh thuế nhà, nhưng cách đây gần hai trăm năm Nguyễn Trường Tộ đã đề xuất việc đánh thuế nhà nhũng người giàu: “Các nước phương Tây sở dĩ đủ dùng cho việc nước là nhờ đánh thuế nhà những người giàu có và các cơ sở thương mại, thế mà dân không oán than vì đó là thứ thuế chính đáng. Nếu dân nghèo thì chỉ bắt đóng góp một ít công tác thôi. Đối với dân họ tùy theo giàu nghèo mà đóng thuế nhiều hay ít, làm sao cho công việc nước được phân phối thích hợp với mọi người ( 1 ).
Ông chĩa mũi nhọn vào người giàu không vì kỳ thị, trái lại ông đã phản bác tư tưởng yếm thế “ an bần lạc đạo ” đang ngự trị trong lớp người hủ nho thời ấy ( an tâm trước cảnh nghèo để vui với đạo ).
Khi tư bản Phương Tây tràn tới, ai cũng nhòm nhỏ thấy “ Phi thương bất phú ”, nhưng họ lại võ đóan “ vi phú bất nhân” ( không buôn bán thì không giàu. Nhưng đã làm giàu thì không đạo đức ). Nguyễn Trường Tộ phản bác: “ … có đủ cơm ăn, áo mặc rồi mới nói đến chuyện vinh hay nhục mà muôn việc ở đời cơ bản là sự nuôi sống. Nếu không đủ nuôi sống, bản thân còn không bảo tồn được nói gì đến chuyện khác ngoài bản thân…Nếu bị cái nghèo đói thúc bách thì lo kiếm sống cũng không xong còn đâu mà bàn lễ nghĩa” ( 1 ), “ Tôi thiết nghĩ, trong ngũ phúc, phú đứng đầu, triệu dân trước tiên lo ăn. Sách Luận ngữ nói, làm giàu có rồi mới giáo dục. Mọi việc trên đời hễ việc gì có công dụng lớn thì rất khó làm. Công việc của con người không gì lớn hơn là làm ra của cải để nuôi sống” ( 1 ). Phải chăng, đây chính là quan điềm triết học duy vật biện chứng. F. Engels từng viết: “ Marx là người đầu tiên đã phát hiện ra quy luật phát triển của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra cái sự thật giản đơn, trước hết con người cần phải ăn uống, mặc trước khi có thể lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo”.
Nguyễn Trường Tộ sinh cùng thời với K. Marx ( kém Marx 3 tuổi ). Rất có thể lúc ấy ông chưa có điều kiện đọc Marx. Nếu vậy tức là Việt Nam cũng từng xuất hiện đồng thời nhà triết học duy vật.
Người nói: “ Vi phú bất nhân ”. Nguyễn Trường Tộ bảo: “ Về tài lợi nếu như biết khéo thu nhập thì được nhiều mà không ai oán trách thu nhập ấy, đó là nền tảng của nhân nghĩa ” ( 3 )
Nhân nghhĩa ở chỗ, làm giàu là để giảm bớt gánh nặng thuế khóa cho dân: “ Nay nói về việc nước, khi đã có đủ của cải rồi thì lệnh trưng thu của cải trong dân chúng để cung ứng cho việc nước sẽ ngày càng giảm bớt mà sự nghiệp củng cố cho nước mạnh sẽ ngày càng tăng” ( 3 )
Làm giàu để nước giàu mà dân cũng giàu: “ Cái tôi gọi là làm cho có nhiều của ở đây không có nghĩa là nói bòn rút của dân để làm cho nước giàu, mà là nhân nguồn lợi tự nhiên của trời đất để sinh ra của cải. Do đó mà nước giàu mà dân cũng giàu”. ( 3 )
Nguyễn Trường Tộ hết sức chú ý đến việc thiết lập và giáo dục pháp luật. Trong lịch sử cận đại Việt Nam có lẽ ông là người cổ súy mạnh mẽ nhất cho luật pháp. Ông kỳ vọng khả năng bênh vực lẽ công bằng của luật pháp và cho rằng luật pháp là hiện thân của đạo đức: “ Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không? Chí công vô tư là đức trời. Trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời, như vậy mà không đáng gọi là đạo đức tinh vi sao? Chỉ sợ con người không tận dụng luật mà thôi. Nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người rồi, bất tất phải đi tìm cái gì khác ( 1 ).
Bây giờ đọc những điều này thấy như là xưa cũ, như là đương nhiên lắm rồi. Thế mà, tôi nhớ, cho đến thập kỷ 60 của thế kỷ 20 mà báo Nhân Dân của ĐCSVN còn đăng bài của CB ( tức Hồ chủ tịch ) trong mục “ Mỹ quốc là nước xấu ” phàn nàn rằng nước Mỹ quá xấu vì có quá nhiều đạo luật, tới tận trên ba vạn đạo luật. ( Cả một giai đoạn lịch sử dài các nhà lãnh đạo Cộng sản lấy chuyên chính vô sản thay cho pháp trị! Khốn khổ thay, mãi cho đến bây giờ cái hơi hướng ấy vẫn còn ám ảnh, đầy đọa xã hội ta! )
Nguyễn Trường Tộ khẳng định luật pháp càng chặt chẽ, số điều luật càng nhiều, càng tỷ mỷ và cụ thể thì con người càng được tự do, chứ không phải ngược lại: “ Các nước phương Tây lập pháp rất chặt chẽ thế mà lại rộng rãi. Bởi vì tất cả đều có luật pháp không thể gian dối được, cho nên người ta không gian dối, cũng không có ý nghĩ muốn gian dối. Họ sống yên ổn trong luật pháp, không cảm thấy bị luật pháp ràng buộc, nên tựa hồ như luật pháp ấy rộng rãi. Còn ta cũng lập pháp mà không ngăn chặn nổi tệ đoan là vì luật pháp nước ta chưa chặt chẽ, còn sơ hở để tệ đoan sinh ra. Họ cũng người, cũng nước, cũng dân, sao luật pháp thi hành được còn ta thì không? ” ( 1 )
Hãy xem: “ các nước Phương Tây chưa bao giờ có chuyện bãi tô giảm thuế mà tình gắn bó giữa dân với nước thân thiết khác hẳn tình trạng nước ta biết mấy ( Điều này tôi đã trình bày trong tập “ Ngôi vua là quý chức quan là trọng ” ). Bởi vì họ có thể theo đạo trời làm đúng lẽ tài bồi chở che, xử sự hợp lý. Cho nên luật pháp tuy nặng nề tựa hồ vô tình mà lại rất có tình ( 1 ).
Luật pháp dung hợp lý tình và ngăn trở tình trạng không thấu tình, cũng chẳng đạt lý: “ Nay nếu Triều đình không chỉnh đốn lại thì kẻ sống trong pháp luật ít, kẻ ngoài pháp luật nhiều. Quan trên quý hồ nắm lý lại có nhiều tư vị nên không thể hết lý. Dưới dân quý hồ ở tình lại có nhiều gian dối không thể hết tình. Tình lý không thông làm sao xây dựng đất nước tốt đẹp được? “ ( 1 ).
Nguyễn Trường Tộ đề nghị thành lập khoa luật để phổ cập giáo dục luật học: “ Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ sung thêm từ Gia Long đến nay. Ai giỏi luật sẽ được làm quan. Vì luật bao gồm cả kỷ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chánh của 6 Bộ đều đầy đủ. Quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ một hình phạt nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật ” ( 1 ).
Cách đây gần hai thế kỷ mà tư tưởng pháp trị của Nguyễn Trường Tộ rõ ràng tiên tiến hơn chúng ta ngày nay: “ Phàm những tội ngũ hình đều do các vị này xử. Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ ký của các quan trong Bộ ấy. Làm thế là để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng. Vả lại vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái. Như chế độ xưa, vua có “tam hào” (3 lần tha). Bởi vì nếu có tội phải giết thì đó là quốc dân giết ” ( 1 ).
Cha ông đã dạy thế mà sao ngày nay, những vụ án liên can đến quan chức của Đảng, những vụ án chính trị, và ngay cả một số vụ án tập đoàn kinh tế lớn đều phải xử theo sự chỉ đạo của Đảng!
Điều dẫn tiếp sau đây còn làm ta sửng sốt hơn. Chỉ trong lĩnh vực luật pháp thôi, mà Nguyễn Trường Tộ đã chứng tỏ một tầm nhìn chiến lược, một sự cảnh giác quốc tế như của thần linh. Hãy nghe Người căn dặn: “ Kẻ địch bên ngoài sắp muốn nô dịch dân ta, cướp bóc của cải của ta, tại sao không hỏi han nhắc nhở nhau tìm mưu lập kế để ngăn ngừa? Dân gian không biết luật lệ phạm nhiều sai lầm, sao không chỉ dạy rõ ràng để biết mà tránh? Tại sao không đem tâm lực ra mà lo những việc cần kíp trước mắt, lại đem dùng vào những chuyện xa xôi không thiết thực? Tôi sợ kẻ địch xung quanh đang bức bách ta ngày kia sẽ đem cái giáo hóa luật lệ của chúng đến sai khiến chúng ta. Chừng đó ăn năn sao kịp! ” ( 1 ).
Nếu hiểu Nguyễn Trường Tộ, biết nghe Nguyễn Trường Tộ thì đâu đến nỗi ngây ngô tuân lệnh chỉ giáo của kẻ ngoại bang Phương Bắc làm Cải cách Ruộng đất, đâu đến nỗi cuồng dại tiến hành Cải tạo Công Thương nghiệp … !
Tài chánh của Nhà nước phong kiến, thời Nguyễn Trường Tộ, chủ yếu nhờ vào thuế: thuế đinh và thuế điền. Ông “ làm công tác tuyên giáo ” cho nhà vua: “Nước sở dĩ đứng vững được là nhờ binh lương. Binh để giữ nước, lương để nuôi binh. Thế mà trong dân gian còn nhiều người chưa hiểu lý lẽ ấy. Nếu có của cải mà không có quan binh bảo vệ thì quân giặc, kẻ trộm hoành hành, thân còn không giữ được, giữ sao được của cải. Dân đã không thể một mình bảo vệ được thân mạng, nhà cửa, của cải, thì bỏ ra một ít lương thuế nhờ lực lượng quốc gia bảo vệ sự nghiệp to lớn lâu dài của mình cho”. ( 1 )
Song, nói cái nghĩa vụ của dân, ông cũng đồng thời đòi hỏi cái bổn phận của quan. Ông phàn nàn với vua: “Thế mà các quan ở phủ huyện thì nhàn rỗi đàn ca xướng vịnh. Hễ đi đâu thì tờ trát đi trước bắt dân chầu chực nghinh đón. Như thế thì làm sao đi vào trong dân gian tìm hiểu những u uẩn của họ được? Làm quan có đức độ biết khéo léo giáo hóa dân chúng là phải đi tuần hành trong dân gian nhưng giản dị dễ dàng cho dân. Đây mới là điều phải bắt chước người xưa vậy. Còn quan viên ta ngày nay ngồi giữa công đường ngoài cái án thư bàn độc ra không còn biết việc gì khác. Những công việc trong hạt như phong tục dân gian tốt xấu thế nào, đất đai hoang phế ra sao, lúa thóc phải tính trừ như thế nào, rừng rú ao đầm cần phải giới hạn đến đâu tất cả đều phó mặc cho mây trôi nước chảy không cần biết đến”. ( 1 )
Một mặt lên án tình trạng quan liêu, một mặt tố cáo sự bất công, gian lận trong thuế khóa: “Có nhiều nơi ruộng cao có thuế lại mất mùa không thu được gì cả, còn ruộng thấp không có thuế thì lại được mùa, thế mà chẳng bù sớt cho nhau tý nào … Lại có những bọn lý dịch lấy ruộng của dân tráo chỗ nọ đổi chỗ kia, để thu thuế của dân thì nhiều mà nộp lên quan thì ít. .. Như vậy là quá nửa số thuế lọt vào túi bọn lý dịch chẳng khác nào chúng có đất phong hầu để ăn lộc vậy. Lại có làng ở ven sông đất bị sông xói lở không cày cấy được, hoặc có nơi vốn đất bỏ hoang không khai khẩn được, thế mà vẫn bị bọn lý dịch chiếu lệ tăng thuế. Lại có nhiều ruộng lậu thuế không khám phá ra được bởi tài đắp vá quỷ quyệt của bọn lý dịch. Như vậy trong dân gian, kẻ giàu thì giàu thêm, người nghèo càng nghèo mạt...”.( 1 ).
Tham nhũng ngày nay tràn lan hơn, tinh vi hơn, to lớn hơn nhưng cõ lẽ chưa bị ta lên án gay gắt bằng Nguyễn Trường Tộ khi ông gọi đấy là “ bòn rút mỡ dân, đục khoét tủy nước ”: “ …. ngoài các tỉnh thì quan tham lại nhũng xưng hùng xưng bá, tác phúc tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ cô thế, bòn rút mỡ dân, đục khoét tủy nước, việc đó đã xảy ra từ lâu rồi.” ( 4 ).
Nhưng, rất độc đáo, Nguyễn Trường Tộ đề nghị phải chống tham nhũng bằng cách …. tăng lương cho các quan. Ông chỉ rõ sự bất hợp lý trong chế độ lương bổng của nước mình: “ Tôi thấy lương bổng một năm, tính hết tất cả các khoản của một Lục bộ đại thần nước ta không bằng hai ngày rưỡi lương của một nguyên soái nước Pháp. Một ngày lương của một Tổng đốc nước Anh tương đương một năm lương của một quan đại thần nước ta. Vì vậy người phương Tây có nói: “ Các quan lại nước Nam trừ những người quá tham ô không nói còn bao nhiêu những người khác thường thường sau khi xong công việc họ nhận lãnh của biếu xén, tạ ơn, điều đó cũng không đáng trách”. Bởi vì có đủ cơm ăn áo mặc rồi mới nói đến chuyện vinh hay nhục, mà muôn việc ở đời cơ bản là sự nuôi sống. Nếu không đủ nuôi sống, bản thân còn không bảo tồn được nói gì đến chuyện khác ngoài bản thân. Các nước ngoài nghe quan lại nước ta lương bổng ít ỏi như vậy họ rất chê cười và tựa hồ họ không thể hiểu nổi tại sao lại có thể như thế được ” ( 1 ).
Thế rồi, để có ngân khoản tăng lương cho các quan, ông đề nghị cần sáp nhập một số tỉnh, huyện để giảm biên chế nhà nước với lập luận rằng: “ Đem công việc một tỉnh lớn ra mà nói thì cũng binh, lương, thuế khóa, các ban công vụ có khác nào một tỉnh nhỏ đâu, không thêm bớt một việc gì cả. Một tờ công văn cũng có thể đi châu lưu khắp nước, kể gì một tỉnh. Hãy xem tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có thể lớn bằng một lần rưỡi nước ta. Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây hợp lại có thể gấp đôi nước ta. Một huyện của Trung Quốc có thể tương đương một tỉnh của ta. Trên thế giới có nhiều nước phân chia tỉnh huyện còn lớn hơn cả Trung Quốc nữa ” ( 1 ).
Kiến nghị vừa cụ thể vừa có lý có tình: “ Vậy xin gấp rút xét xem địa thế, hợp hai ba tỉnh thành một tỉnh, hoặc ba bốn huyện làm một huyện, lấy số lương dư ra cấp thêm cho các quan hiện chức. Họ đã được cấp lương tiền đầy đủ, để giúp họ giữ được thanh liêm, bấy giờ nếu họ không thanh liêm thì mới có thể trách. Tôi tính lương tri huyện mỗi ngày không quá ba, bốn mạch như vậy nuôi một người còn không đủ huống chi nuôi một gia đình nhà quan. Đã biết rõ thiếu hụt mà cứ đem lời nói suông khuyên người ta thanh liêm, như thế là ngầm để cho người ta tham nhũng. Chẳng nghe dân gian có câu: “Chê cười mắng nhiếc mặc họ, quan ta tốt thế đấy” hay sao? Trừ những vị có đức hạnh khác thường thì không kể gì đến chức tước bổng lộc. Còn thường tình mà nói bất cứ ai tự hỏi lòng mình rồi cũng sẽ tha thứ đối với bạn đồng liêu cùng cảnh ngộ. ( 1 ).
Chăm lo đến đời sống của quan ngay cả khi bàn biện pháp chống tham nhũng nhưng tư tưởng vì dân của Nguyễn Trường Tộ vẫn là thống soái. Lời tấu trong bản “ Tu võ bị ” thật thấm thía; vừa tố cáo, vừa cảnh cáo: “ Đạo dùng binh trước hết phải làm cho giàu có của cải sau mới dùng đến sức lực. Các nước dùng quan để nuôi dưỡng binh lính, còn ta thì dùng binh lính nuôi dưỡng quan. Quan cũng như ruột rà, binh lính như tay chân. Tay chân khỏe mạnh mới bảo vệ được ruột rà. Nay cắt tay chặt chân để nuôi dưỡng ruột rà thì liệu ruột rà có thể tự đi đứng được không? Lúc bình thường ăn ở với nhau thì ban ơn bằng roi vọt, nuôi dưỡng bằng khổ nhục, đến khi lâm trận thì bảo nhảy vào nước lửa để bảo vệ che chở cho mình. Thử hỏi có tên lính nào không phải là người hay sao mà phản tính tự nhiên chịu làm như vậy được?” ( 5 ).
Trên kia đã có lúc nói đến tư tưởng duy vật; tinh thần biện chứng và sự nhìn nhận đa nguyên rất chí lý của triết gia Nguyễn Trường Tộ còn đáng trân trọng hơn nữa:
“ Trời đất sinh ra muôn vật không chỉ sinh một khuôn mẫu nào, không thiên một bên nào, một chức phận nào hay một vật nào mà sinh ra vô số hình thù khác nhau, xu hướng khác nhau để thu phục thống trị chúng, do đó mới thấy được cái phong phú vĩ đại tinh xảo kỳ diệu của trời đất ”. ( 6 ).
“ Phàm có vạn thứ không giống nhau thì gọi là giàu, không cái gì không chứa đựng được hết gọi là lớn, chồng chất thành đống nhiều lớp mà không chống chọi nhau gọi là khéo, nhiều thế lực khác nhau, nhiều tính tình khác nhau mà hợp được làm một để sử dụng gọi là giỏi. Cho nên tạo vật nặn đúc ra không đồng một hình dạng, một khuôn khổ, một ngôi vị, một xứ sở mà sinh ra vô số hình thái khác nhau, phương hướng khác nhau để nhiếp trị. Thế mới thấy được cái giàu lớn khéo giỏi của tạo vật. Sở dĩ thượng đế chế trị đại địa cũng như con người ta lập các tôn giáo riêng, không bắt ép cái này phải nhập vào cái kia là vì có thâm ý trong đó “ ( 7 ).
“ Trộm nghĩ rằng cái đức lớn của trời đất là sự sống. Sống là gì? Là làm cho muôn vật đều được bảo toàn thiên tính của nó. Vì vậy mà trên trời có sao sáng mây đẹp thì cũng có gió lớn mưa to; dưới đất có lúa tươi thóc tốt thì cũng có cỏ xấu sâu độc. Tuy tốt xấu khác nhau nhưng đều được sinh nở không cái nào bị hại. Như vậy mới sáng tỏ cái đại toàn của trời đất. Chứ cái gì đẹp thì tô bồi, cái gì xấu thì dẹp bỏ, cái gì hay thì che chở, cái gì dở thì hủy hoại thì không làm sao thấy được cái vĩ đại, cái kỳ diệu của tạo vật. Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì nếu trên đời này có ngọt mà không có đắng, người ta sẽ không biết vị ngọt là đáng yêu; có ấm mà không có lạnh, người ta sẽ không biết được cái thích thú của sự ấm áp; có trắng mà không có đen, trắng không thể tự một mình phô bày cái đẹp được; có hoa mà không có gai, hoa cũng không thể một mình tốt tươi được. Cho nên trời đất không vì tốt xấu mà phân biệt mưa sương, không vì văn minh dã man mà phân biệt sự che chở. Muôn vật sống chung đụng với nhau nhưng mỗi vật đều thuận theo tính của nó, hợp với cái dụng của nó, theo đường hướng của nó, đều tự thích nghi, thành hoại thông với nhau, tán mạn đặc thù đều qui về một mối, không bỏ một vật nào cũng không riêng tác thành cho một vật nào cả. Sở dĩ trời đất vĩ đại là vì thế. Tại sao riêng loài người lại không như thế? (7 )
“Mọi vật sinh ra trên đời, vật gì cũng có phần thụ hưởng và phần cống hiến của nó. Chưa từng có một vật nào tồn tại một mình không có quan hệ dính dáng vào đâu cả” ( 1 ).
“ Các nước khác nhau rất xa về ngôn ngữ, phong tục và sự ưa chuộng, nhưng thượng đế cũng lấy một lẽ mà đối chung cả vạn vật khiến tất cả đều thuận theo trật tự, đều thỏa ý nguyện, không bắt tất cả phải giống hệt nhau. Có thế mới sáng tỏ cái tài năng lớn, cái uy quyền trọng và cái độ lượng rộng rãi ” ( 4 ).
Những triết luận trên cho thấy Nguyễn Trường Tộ nhân bản hơn, bao dung hơn, bác ái hơn Karl Marx nhiều. Nếu Trần Phú lĩnh hội tư tưởng này chứ không phải là của kẻ ngoại bang bên trời Tây kia thì đâu đến nỗi chủ trương quá chừng tàn bạo, phản động: “ Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ ”. Sau này Polpot Yangxary cũng đã vì ăn phải cái bả ông Tây đó mà suýt hủy diệt cả dân tộc mình!
Quán triệt thực tiễn đa nguyên, với tư duy biện chứng, Nguyễn Trường Tộ nhìn nhận tính thống nhất trong đối lập: “ Tôi trộm nghe rằng: Có thông hiểu tình hình thiên hạ, mới làm thành việc trong thiên hạ. Thông hiểu là thế nào? Nghĩa là đem tính tình của mình mà suy ra tính tình của người tức là biết được thiên hạ. Trong thiên hạ tuy ngôn ngữ phong tục khác nhau nhưng ai cũng đều có tính chất như nhau. Như vậy chỉ cần suy bụng ta ra bụng người thì có thể biết Đông Tây bốn biển đều như thế cả. Thế giới năm châu đều có tính chất như nhau ”. ( 6 ).
Xin được kể lại chuyện sau đây để thấy tư duy Nguyễn Trường Tộ không chỉ tiên tiến so với người đương thời, mà ngay cả với mấy vị “ vua ” ngày nay:
Cho đến năm 1998, khi xuất hiện bản tiểu luận “ Nhân quyền – Khát vọng ngàn đời ” của tôi – bài viết công khai đầu tiên ở trong nước xác định tính phổ quát của Nhân quyền và khẳng định “ Nhân quyền cao hơn chủ quyền ” - thì một sỹ quan cao cấp ngành công an đã đến nhà khuyên tôi nên thận trọng. Anh ta thông báo cho tôi: “ Tổng Bí thư Đỗ Mười nổi cơn thịnh nộ, đã ra lệnh bắt giam anh ngay, nhưng bọn tôi xin hoãn để anh ở nhà ăn Tết đã ” ( Viên sỹ quan này vốn là học trò của tôi. Tuy vậy tháng 3 năm 1999 tôi vẫn bị tống giam thật ).
Và, đây nữa, Nguyễn Trường Tộ chí lý biết bao: “ … có muôn thứ bất đồng mới gọi là phong phú, không gì không thâu chứa hết mới gọi là vĩ đại, quy tụ chất chứa nhiều thứ mà không trái chống nhau mới gọi là tinh xảo, nhiều thế lực khác nhau mà tập hợp được thành một công dụng mới gọi là kỳ diệu ”. ( 7 ).
Vâng, đúng vậy. Đây không phải luận điệu “ diễn biến hòa bình ” mà là thánh ý của cha ông ta. Rõ ràng Người dạy: có đa nguyên đa đảng thì đất nước mới trở nên “ vĩ đại ”, “ tinh xảo ”, “ kỳ diệu ” được.
Chắc chắn không phải như lời ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “ Việt Nam chưa cần đa nguyên đa đảng ”. Càng hoàn toàn không phải như ông tân trưởng ban Tuyên Giáo TW Đảng Đinh Thế Huynh: “ Việt Nam không cần đa nguyên đa đảng ” !
Trên cơ sở coi trọng sự bất đồng, Nguyễn Trường Tộ rất khuyến khích tự do ngôn luận.
Một mặt, ông yêu cầu nhà nước: " Điều thẳng lẽ cong đều công bố cho thiên hạ, việc sai đúng phải cho mọi người bàn luận, không dám tự mình che dấu bào chữa cho cái xấu ”( 8 ).
Mặt khác: “ Nay xin Triều đình đặt ra nhiều đề mục giao về cho các quan địa phương truyền hỏi bất kỳ người nào, bất luận lương hay giáo, ai tìm được thực lý, thực sự thì theo đầu đề viết thành bài nạp lên. Hàng tháng các quyển ấy được đưa về Kinh một lần để khảo duyệt. Bất kỳ quyển nào giúp ích cho việc cần gấp thì được ban thưởng và khuyến khích, rồi sức cho người ấy y theo quyển mà thi hành. Nếu việc làm phù hợp với lời nói và có ích cho việc công của nước nhà thì chiếu theo khoa mà bổ dụng. Nếu như có ích cho việc tư trong dân gian thì được cấp bằng để tự chế tạo ra mà phát hành. Nếu như quan địa phương có ý kỳ thị người nào mà giấu bài đi thi thì người ấy được phép lên tận Kinh tố cáo ”.( 8 )
Và: “ Xin cho các trường quốc học, tỉnh học, các trường tư và các bài thi Hương thi Hội đều chú trọng vào tình hình hiện tại, như luật lịch, binh quyền, các chính sự về công hình lại lễ, tất cả đều được nói thẳng, không giấu giếm, có cái gì tệ hại, có cái gì hay ho, cái gì nên để lại, cái gì cần thay đi, những cái cần thiết trước mắt, những cái có thể phân tích tỉ mỉ xác đúng hợp thời, thì được coi là trúng cách, còn những chuyện cũ thì chỉ là thứ yếu ” ( 8 ).
Không chỉ xin cho dân được tự do ngôn luận, Nguyễn Trường Tộ còn xin được mở kinh tế thị trường: “ Xin cho những nhà buôn trong dân gian biết góp vốn lập hãng buôn mà tiền vốn đến 100 vạn, hiện có xác thực thì ban thưởng cho họ. Do góp vốn hay là vốn riêng của một nhà đóng được thuyền lớn hay là mua được thuyền thì bất luận kiểu loại gì mà có thể đi sang Đại Thanh hoặc ra nước ngoài buôn bán cũng ban thưởng cho họ ”.( 9 ).
Xin mở kinh tế thị trường, lại xin thiết lập xã hội dân sự: “ Xin cho trong dân gian những ai lập các hội cứu tế như các loại hội cứu hỏa, hội bảo hiểm thuyền buôn, hội khơi cảng thu thuế, hội thay nhà nước sửa chữa xây dựng cầu cống đường sá nhà cửa, hoặc xuất tiền cho nhà nước vay để hàng năm lấy lợi, hoặc quyên tiền cho nhà nước để lập ra các nhà nuôi trẻ mồ côi, nuôi người nghèo khổ bệnh tật, và tự nguyện đứng ra quản lý những việc ấy, hoặc khi nhà nước có việc khẩn cấp có thể cho vay tiền từ một vạn trở lên, đều xét theo công lao sự việc lớn nhỏ mà phân biệt ban tước phẩm, hoặc tặng cờ biển để khen ngợi ”.( 9 ).
Tư tưởng duy vật và biện chứng giúp Nguyễn Trường Tộ cho rằng muôn vật là đa đoan nhưng khả tri chứ không phải bất khả tri. Ông viết: “Phàm nhà khoa học thì bụng phải bao hết những việc xưa nay, mắt trông khắp trời đất, tinh thần chu du tận cõi xa xăm, tâm hồn thấu đến chỗ u huyền. Như vậy mới sáng suốt mà tâm đắc được những gì người xưa không thể nói hết, mắt trông thấy hiện tượng mà tâm trí bao trùm sự hiểu biết ngoài hiện tượng đó. Bởi vì trời tuy cao, đất tuy xa nhưng đều có sự thực chứ không chìm vào hư vô…Tuy nói sự thực nhưng nó cao dày, thâm thuý vô cùng, thấy như gần nhưng thực là xa, thấy như nhỏ mà thực là lớn, thấy như tĩnh mà thực sự là động, thấy như nghịch mà thực sự là thuận, thấy như không có nguyên tắc mà thực sự là có nguyên tắc, thấy như trừu tượng mà thực sự là cụ thể” ( 4 ).
Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng học vấn nước nhà, ông không khỏi băn khoăn: “ Ngày nay chúng ta, lúc nhỏ thì học văn, từ, thơ phú, lớn lên ra làm thì lại luật, lịch, binh, hình. Lúc nhỏ nào học Sơn Đông, Sơn Tây mắt chưa từng thấy, lớn lên ra làm thì đến Nam Kỳ, Bắc Kỳ. Lúc nhỏ học nào thiên văn, địa lý, chính sự, phong tục tận bên Tàu (mà nay họ đã sửa đổi khác hết rồi), lớn lên ra làm thì dùng đến địa lý, thiên văn, chính sự, phong tục của nước Nam, hoàn toàn khác hẳn. Lúc nhỏ học những lễ nhạc, cách ăn uống, cư xử chiến đấu, doanh trại từ xa xưa của Tàu, lớn lên ra làm thì phải dùng lễ nhạc, cách chiến đấu, phép ăn ở theo quan dân nước ta ngày nay. Còn biết bao nhiêu những việc tương tự như thế, mòn bút khô môi cũng không kể hết. Xưa nay các nước trên thế giới chưa từng nước nào có nền học thuật như vậy. Quả thật lạ đời! Tuy Nhật Bản, Cao Ly cũng đọc sách Tàu nhưng chỉ để làm vui ( 9 ). “ Ngày nay, cái mà nước mình quý trọng là Nho. Mà Nho thì quý trọng ở nhiều văn chương, chữ nghĩa. Nếu như lấy cái công phu bền bỉ dùi mài chữ nghĩa văn chương mà học lấy cái phong phú vô vàn của tạo vật thì sẽ được biết bao điều quý báu ” ( 9 ).
Ông nhận xét: “Trừ Trung Quốc, Nhật Bản, Cao Ly và nước ta ra không có nước nào lấy văn chương để chọn nhân tài. Đó cũng vì thơ phú không đuổi được giặc, nghìn lời không được một kế sách, cho nên thay đổi đi mà lấy những điều tạo hóa hành sự làm cái học thực dụng, vì tạo vật là bậc thầy vĩ đại của muôn dân” ( 9 ).
Ông yêu cầu học phải “là học những gì chưa biết để biết mà đem ra thực hành. Thực hành những gì? Thực hành ở đâu? Đó là thực hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau nữa” ( 1 ).
Cho nên trong bản điều trần “ Về việc học thực dụng ”, các môn học ông đề nghị mở thêm hàng đầu là: “ sơn lợi ”: tìm kiễm khóang sản, “ địa lợi ”: khai khẩn và bón đất, “ thủy lợi ”: tưới tiêu, chống úng chống hạn ….
Ông càng day dứt trước việc dạy sử và học sử của ta: “ Nước ta có những vị danh thần trong các triều vua trước còn để lại danh thơm tiếng tốt, cũng như các danh thần và các quan chức trong Triều đình hiện nay mà việc làm của họ có thể làm khuôn phép cho đời, tại sao không đem ra truyền tụng cho mọi người được hứng khởi... mà cứ ngày đêm luôn miệng kêu réo những người từ bên Tàu, chết đã mấy ngàn năm, như Tiêu Hà, Hàn Tín! Phải chăng chúng ta ngày nay còn mang ơn họ? Phải chăng người thời nay không bì kịp người thời xưa? Hay muốn kêu cho họ sống lại? Như vậy mà cứ học cho đến bạc tóc, thật là quái gở không thể nào hiểu nổi! ” ( 9 )
Phải học sử ký của ta, phải học địa lý của ta: “ Nước ta trên cũng có trời che, tức thiên văn, dưới cũng có đất chở, tức địa lý. Trong khoảng trời đất, nước ta cũng là một đất nước tốt lành hẳn hoi, đâu phải một miền phụ dung của Tàu ” ( 9 )
Phải bỏ lối học tầm chương trích cú của bọn hủ Nho để nhìn thẳng vào thực tế, dứt bỏ quá khứ sai lầm, kiên quyết cách mạng tư duy: “ Phàm kẻ có trí trong thiên hạ là người không phải không có lầm lạc ban đầu, mà là người biết thay đổi hành động, không phải không có sai lạc, nhưng biết sửa điều sai thành đúng đắn, không xấu hổ vì phải sửa đổi cái cũ, mà xấu hổ vì không làm được điều gì mới, không nhìn lui dĩ vãng, mà chuyên mưu việc tương lai, không nghĩ đến bảo toàn tên tuổi riêng mình, mà lo ích lợi chung cho đất nước. Thế mới gọi là trí. Nếu sợ rằng trước kia chủ trương sai lầm mà nay phải sửa đổi công việc thì sẽ bị người chê cười nên xấu hổ không làm, thế là không biết chính vì không chịu thay đổi chủ trương mới phải mãi mãi cam chịu sai lầm ” ( 1 ).
Thử hỏi Nguyễn Trường Tộ đang nói với vua quan đương thời hay với chính các nhà lãnh đạo nước ta ngày nay? Chủ nghĩa Mác ( của một ông Tây sốc nổi 30 tuổi ) hết đẩy dân tộc đến chỗ tự tàn sát nhau hàng vạn người để đấu tranh giai cấp; lại xua nhau đi làm gã Đôngkisôt phất cờ hy sinh mấy triệu người “ vì ba ngàn triệu trên đời ” ! ( thơ Tố Hữu ); chủ nghĩa xã hội đẩy đất nước xuống hố cả nút vì đói nghèo đằng đẵng … Thế mà sao mãi vẫn cứ phải tôn thờ nó. Sao chân đã phải rẽ bước đi làm kinh tế thị trường mà cổ cứ phải bẻ quặt lại định hướng xã hội chủ nghĩa !?
- 6 -
Cuối thế kỷ 18, bị truy kích, mặc dù cầu viện được vua Xiêm cấp cho năm vạn binh lính và 300 chiến thuyền, Nguyễn Ánh vẫn bị quân Tây Sơn đánh bật ra đảo Phú Quốc. Nhờ dựa vào thế lực của Pháp, tháng 5 năm 1802 Nguyễn Ánh mới giành lại được ngôi vua. Tiếp sau là Minh Mạng, Thiệu Trị. Tự Đức lên ngôi năm 1847. Năm 1858, Pháp đánh Đà Nẵng. Năm 1859, Pháp bỏ Đà Nẵng vào đánh Gia Định. Năm 1862, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ, Năm 1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam bộ. Trong bản điều trần “ Canh tân và mở rộng quan hệ ngoại giao ” Nguyễn Trường Tộ đã khuyến cáo: “ Nay việc khẩn cấp nhất của ta là trước hết phải giữ cho được cái gì chưa mất, còn việc mưu thu hồi 6 tỉnh là việc sau. Muốn giữ cái chưa mất, thì phải gấp rút thừa cơ, mà canh tân chính là căn bản để mưu thu hồi và giữ gìn. Nếu không canh tân để tiến bộ, thì dù có tạm thu hồi được, vá hôm nay mai lại rách, rốt cuộc cũng không thể không có chuyện xảy ra. Nếu nhất luật canh tân để tiến bộ thì việc giữ không khó, mà việc mưu thu hồi không chóng thì chày cũng có thể hy vọng được ” ( 10 ).
Ông khuyên nhà vua tạm thời hòa hoãn với Pháp, mở rộng quan hệ đối ngoại theo gương các lân bang: “ Lại xem Nhật Bản xưa vốn là lũ người lùn, từ trung diệp nhà Minh mới bắt đầu giao hảo với Hà Lan, làm bạn với Bồ Đào Nha, kế đến mời Hợp Chúng Quốc giúp vào việc nước, mở mắt nhìn rộng rãi thiên hạ mới có chí hướng lớn như vậy. Từ đó họ đóng tàu bè, luyện tập võ bị, ưu tiên phát triển thương nghiệp, công nghiệp, đất nước mỗi ngày một mạnh, được khen với mỹ danh là Tiểu Tây và Trung Quốc khó bắt được Nhật Bản phải thần phục. Tuy gần đây Anh, Pháp thường hay quấy nhiễu nhưng nhờ có nền nội trị ngoại giao vững vàng mà họ không chịu hạ mình. Như trước đây ba năm Anh, Pháp đem binh thuyền đến toan đàn áp, nhưng nhờ có Hợp Chúng Quốc, Hà Lan phân giải mà việc đã không xảy ra. Đó không phải là công dụng của sự giúp đỡ của các nước hay sao? Còn như ngày nay nước ấy có những kế hoạch giao thiệp rộng rãi, những mưu cơ tân tiến thì đâu đâu người ta cũng đã nghe thấy rõ ràng, gương ấy không xa, không cần phải nêu ra nữa ” ( 10 ).
Tiếc rằng khi Minh Mạng lên ngôi, về đối ngoại, nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách " Bế quan tỏa cảng " còn nặng nề, cứng rắn hơn các triều đại trước. Về đối nội, ban hành “ Dụ cấm Đạo ” ( năm 1825 ) và " Chiếu chỉ sát đạo " ( năm 1833 ).
Bằng những lời thuyết giáo vắt từ trong tim, Nguyễn Trường Tộ đã ra sức can ngăn triều đình, thiết tha kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc: “ Giáo dân cũng là người trong nước, đều là người cả, cũng là dân của trời, sự ăn ở có liên quan nhau, vui buồn liên quan nhau. Lẽ nào bên này động mà bên kia lại yên được sao? Một nước ví như một thân thể. Một chỗ bị đau thì toàn thân cũng không yên. Một cục thịt thừa, một ngón tay đeo thật hết sức vô dụng thế mà cắt bỏ đi thì đau, huống chi là tay chân hữu dụng! Trời đất đối với các hành tinh, một nước đối với dân chúng, sự liên quan lệ thuộc duy trì cũng một lẽ như nhau. Nếu trên trời có một hành tinh bị động, các hành tinh khác cũng nhân đó mà có chút biến đổi, huống chi dân là gốc của một nước, dân bị tao động lẽ nào nước không sinh họa loạn? …. Không thấy thượng đế là chúa tể cai trị các nước cũng như vua là chúa tể trị vì một nước đó sao? Trong một nước, tuy nhân dân có phân chia nhà cửa khác nhau, nhưng vua cũng chỉ lấy một quyền mà thống trị dân chúng, lấy một trí mà liên kết muôn dân, khiến dân tình đều được yên ổn, hành động tuy khác nhau nhưng đều lương thiện, chí hướng khác nhau nhưng đều đáng quý cả. Như thế thì chẳng những không tổn hại về mặt chính trị mà còn cho thấy cái tài khéo trong việc trị nước nữa ”. ( 7 ).
“ Xét ra đạo Công giáo vào nước ta từ thời Lê. Trước tiên các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến giảng đạo ở tỉnh Hưng Yên, tiếp đến có các giáo sĩ người Pháp, người Y Pha Nho đến, được nhiều người tin theo. Lúc bấy giờ giáo dân và những người trong ba đạo (Phật, Lão, Khổng) tuy tín ngưỡng khác nhau nhưng vẫn ân ái tiếp đón nhau, lễ nghĩa đối đãi nhau, năng lui tới với nhau không có gì hiềm nghi, đều là con dân của nước nhà mà thôi. Từ khi ban hành lệnh nghiêm cấm thì mới sinh ra ghen ghét kỳ thị nhau, do ghen ghét kỳ thị nhau mới sinh ra tội lệ. Từ đấy giáo dân bị phiền nhiễu đến nỗi phải lưu ly thất sở mà mắc vào vòng hình phạt. Nước vốn trong, có quấy lên mới bị đục, nếu ngừng thì chốc lát sẽ trong trở lại ”. (7)
Những lời da diết ấy sao như vẫn còn như đang phải tấu lên sôi bỏng trong hiện trạng nước ta hiện nay. Phải thấy rằng: “ Giáo dân cũng do tạo vật sinh dưỡng và đạo giáo cũng do tạo vật bảo dưỡng huống chi giáo dân cũng là một thành phần của nhân dân trong nước. Trong số đó, nếu có kẻ bội nghịch chẳng qua chỉ là một phần nghìn, phần trăm mà thôi… Bất kỳ trong đạo giáo nào, hễ ai phản nghịch loạn thường đều là người đắc tội trong tôn giáo, cứ áp dụng hình phạt không tha để cho tôn giáo được trong sạch. Còn ai yên phận tuân theo pháp luật thì để cho họ tự nhiên, có gì hại đâu? Đồng hành mà không nghịch nhau là được ” ( 7 ).
*
Nhìn nhận lại Nguyễn Trường Tộ, những nghiên cứu, đánh giá của hậu thế đều thán phục trí tuệ và tâm huyết của một trong những vì sao Khuê vằng vặc trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên hầu hết tiếc nuối ông đã không thành công và so sánh ông kém hơn Fukuzawa Yukichi – một nhà cải cách đồng thời đại ở Nhật Bản -
Một số cho rằng Fukuzawa thành công vì đã biết “ làm cách mạng từ dưới lên ” trong khi Nguyễn Trường Tộ làm ngược lại. Đây là một đề tài lớn cần mở những cuộc hội thảo khoa học nghiêm túc nhằm soi rọi cho công cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước hiện nay. Người viết bài này hy vọng sẽ có dịp được tham gia.
Điều cần suy xét là, điều kiện xã hội và hoàn cảnh bản thân của Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa rất khác nhau.
Trong khi “ Nhật Bản xưa vốn là lũ người lùn, từ trung diệp nhà Minh mới bắt đầu giao hảo với Hà Lan, làm bạn với Bồ Đào Nha, kế đến mời Hợp Chúng Quốc giúp vào việc nước, mở mắt nhìn rộng rãi thiên hạ mới có chí hướng lớn như vậy. Từ đó họ đóng tàu bè, luyện tập võ bị, ưu tiên phát triển thương nghiệp, công nghiệp, đất nước mỗi ngày một mạnh, được khen với mỹ danh là Tiểu Tây và Trung Quốc khó bắt được Nhật Bản phải thần phục ” ( 10 ), thì vua quan nhà Nguyễn chỉ loay hoay chống Pháp và chốt chặt cửa đất nước. So với mấy đời vua trước, Tự Đức được xem là sáng suốt hơn đôi phần. Từ đầu năm 1866, thấy như nhà vua bắt đầu để ý đến Nguyễn Trường Tộ, giao cho Nguyễn Trường Tộ đi tìm mỏ than, rồi lại sai Nguyễn Trường Tộ cùng với Giám mục Gauthier đi Pháp thuê thầy và mua sắm dụng cụ về định mở trường kỹ thuật theo phương pháp Tây phương. Nhưng, do phản ứng của giới sĩ phu cổ hủ, nhà vua lại chùn bước. Họ sợ ảnh hưởng của Tây phương và kỳ thị công giáo !
Giữa đám quần thần yêu nước kiểu võ biền ( giống một số nhà cách mạng vô sản sau này ), Nguyễn Trường Tộ không chỉ thân cô thế cô ( người tâm đắc hầu như duy nhất chỉ có Phan Thanh Giản ) mà còn bị ruồng rẫy, bị nghi hoặc vì là người công giáo.
Phải đến 23 năm sau ngày ông mất (1894), những ý tưởng rất có giá trị của ông mới được khơi dậy trong “ Văn minh tân học sách ” của phong trào Duy Tân. Và, hồn thiêng Nguyễn Trường Tộ đã cháy bùng trong bầu nhiệt huyết của Phan Bội Châu; đã thắp sáng lên tư tưởng canh tân đất nước của Phan Châu Trinh.
Năm 1925, vua Khải Định đã hạ chiếu truy tặng Nguyễn Trường Tộ danh hiệu “ Hàn lâm viện trực học sĩ ”. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã cho dựng tượng và đài kỷ niệm Nguyễn Trường Tộ tại Sài Gòn và các tỉnh. “Ủy ban quốc gia Nguyễn Trường Tộ” cũng đã được thành lập. Ủy ban này về sau được đổi thành “ Hội phát triển tinh thần Nguyễn Trường Tộ ”.
Tinh thần Nguyễn Trường Tộ, nỗi ưu tư da diết của Nguyễn Trường Tộ phải chăng chất chứa trong hai câu thơ cuối của bài thơ “ Phong cảnh Cần Giờ ”:
“ Như thử giang sơn thùy thị chủ?
Yếu tương tình sự vấn chi thiên ”
( Đất nước sơn hà ai đấy chủ?
Biết đem tâm sự hỏi trời thôi! )
Hà Nội tháng 4 năm 2011
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: ( 4 ) 35 534 370
Chú giải:
( 1 ) “Tám việc cần làm gấp ” - ngày 15 tháng 11 năm 1867
( 2 ) “ Nên mở cửa chứ không nên khép kín ” - tháng 10-1871
( 3 ) “ Kế hoạch làm cho dân giầu nước mạnh ” – 20 tháng 6 năm 1864
( 4 ) “ Bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ ” – 16 tháng 3 năm 1863
( 5 ) “ Về việc chỉnh đốn quân đội và quốc phòng ” – 19 tháng 6 năm 1871
( 6 ) “ Bàn về quan hệ với người nước ngoài ” - 5 tháng 4 năm 1871
( 7 ) “ Bàn về tự do tôn giáo ” – 16 tháng 6 năm 1863
( 8 ) “ Mở rộng quan hệ với Pháp và các nước khác ” - 7 tháng 4 năm 1871
( 9 ) “ Về việc học thực dụng ” – 1 tháng 9 năm 1866
( 10 ) “ Canh tân và mở rộng quan hệ ngoại giao “ – 15 tháng 9 năm 1871
Nguyễn Trường Tộ - một người công giáo hết lòng vì đất nước - sinh năm 1830 tại làng Bùi Chu (nay thuộc xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) và mất ngày 22 tháng 11 năm 1871 tại Xã Đoài (nay thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Ông giã biệt cuôc đời ngắn ngủi, 41 năm, trong ngậm ngùi ân hận:
“ Nhất thất túc, thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu, thị bách niên cơ... ”
(Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận
Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm...)
Tuy nhiên, dẫu không để lại những thiên kinh vạn quyển, chỉ qua trên dưới 60 bản điều trần gửi nhà vua, hậu thế cũng đủ thấy một kho tri thức lớn hết sức đáng nể trọng. Học giả Lê Thước nhìn nhận: " Nguyễn Trường Tộ là nhà khoa học, nhà chính trị và cũng là nhà tân học nước ta xưa. Tư tưởng và kiến thức của tiên sinh hơn người đồng thời muôn nghìn.".
Sau những bài đăng về Nguyễn Trường Tộ đầu tiên trên Nam Phong năm 1925, hàng loạt công trình nghiên cứu và bài viết đã vinh danh Nguyễn Trường Tộ là: “Nhà yêu nước sáng suốt nhất của thế kỷ XIX”, “Nhà cải cách lớn của dân tộc”, “Nhà phê bình xã hội đầu tiên ở nước ta”, “ Bậc kỳ tài, có những tư tưởng tân tiến và một tấm lòng sâu nặng vì nước vì dân”, “Nhà kiến trúc tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XIX”, “ Một trí tuệ lớn mang tầm quốc tế ”, “ Nhà thiết kế vĩ đại của đất nước ở thế kỷ XIX ”. …
Bài viết này đi sâu tìm hiểu những giá trị dân chủ hình thành qua các bản tấu trình của Nguyễn Trường Tộ.
Công trình khảo cứu lớn đầu tiên về Nguyễn Trường Tộ có lẽ là của Từ Ngọc Nguyễn Lân, nhan đề “ Nguyễn Trường Tộ ” do Viễn Đệ, Huế xuất bản năm 1941 và Mai Lĩnh, Hà Nội tái bản năm 1942. Nguyễn Lân khẳng định Nguyễn Trường Tộ là: “Người Việt Nam sáng suốt nhất trong thời kỳ lịch sử rối ren nhất trong lịch sử Việt Nam, một nhà đại học vấn, đại kiến thức, đại tư tưởng và đại nghị luận. Một người như thế đáng được cả quốc dân tôn sùng, tượng đồng bia đá kể còn ít.”
Đến năm 1961 thì có cuốn “ Nguyễn Trường Tộ và những đề nghị cải cách của ông ” của Chương Thâu và Đặng Huy Vận do Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội xuất bản.
Những tư liệu trích dẫn trong bài viết này của chúng tôi chủ yếu có được từ cuốn “ Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo ” của Trương Bá Cần. Xin tri ân tác giả.
Ý tưởng nẩy sinh công trình khảo luận về tư tưởng dân chủ trong Nguyễn Trường Tộ hình thành khi chúng tôi bắt gặp những dòng sau đây trong cuốn sách trên: “ Nếu dân biết bày rõ chân tình, quan thuận theo đó mà điều tiết thì tự nhiên cao thấp, lớn nhỏ đều được công bằng thỏa nguyện. Như người thấp chẳng tranh lấy áo dài làm chi, mọi người đều giúp đỡ nhau xây dựng sự sống còn, không ai thái quá, không ai bất cập, cũng không còn tâm địa xấu xa phân biệt chia rẽ nữa ( Đây là chuyện chắc chắn có thể làm và tất hữu trong đạo làm người chứ không phải như thuyết Tề vật hoang đường ). Đây là một chân lý rất kỳ diệu, khẩn thiết đối với nhân loại. Chỉ vì không rõ chân lý ấy mới có cảnh quân tử phạm lễ nghĩa, tiểu nhân phạm hình luật mà chẳng ai lấy làm lạ thản nhiên như không để đến nỗi cả nước mạnh hiếp yếu, thù nghịch mâu thuẫn nhau mà suốt đời chỉ tìm cách che đậy, dối trá chống lại bề trên. Dầu có người cao thượng, thấu đáo cũng bị vướng mắc tục làng mà không khỏi rơi vào tệ lậu ấy ” ( 1 )
Có thể xem đây là một luận điểm độc đáo của Nguyễn Trường Tộ: dân chủ và tự do ngôn luận là cứu cánh của công bằng xã hội.
Vấn đề công bằng vốn canh cánh trong ông. Ông quán triệt tư tưởng công bằng cả trong đường lối đối ngoại: “ … lấy nhân nghĩa công bằng mà qua lại với các nước làm cho mình và người cả hai đều được lợi, thì mới đạt được sở nguyện. Đó là đường lối thông thường mà tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều tiến hành như thế, tập tành ham chuộng đường lối ấy, tìm cách thực hành đường lối ấy, mấy trăm năm càng ra làm càng có lợi mà không ai nghỉ tay, cũng vì bỏ đường lối này không còn phương sách nào khác” ( 2 ).
Ông tấu trình nhà vua về thực trạng bất công trong thuế khóa: “ Trong dân gian có nhiều tục lệ xấu. Như trong sổ bộ trên quan một cùng đinh phải đóng thuế bao nhiêu, thì trong làng một tay đại phú cũng đóng chừng đó thuế, không bù sớt ít nhiều gì cho nhau cả. Như vậy là đã trái cái nghĩa xóm làng giúp đỡ lẫn nhau rồi …” ( 1 )
Và đề nghị: “ Nay xin chia những người giàu làm ba hạng, nhà hạng nhất đóng thuế mỗi năm một trăm quan, hạng nhì 50 quan, hạng ba 20 quan ( 1 ).
Cho đến hôm nay ta vẫn còn lúng túng trong việc đánh thuế nhà, nhưng cách đây gần hai trăm năm Nguyễn Trường Tộ đã đề xuất việc đánh thuế nhà nhũng người giàu: “Các nước phương Tây sở dĩ đủ dùng cho việc nước là nhờ đánh thuế nhà những người giàu có và các cơ sở thương mại, thế mà dân không oán than vì đó là thứ thuế chính đáng. Nếu dân nghèo thì chỉ bắt đóng góp một ít công tác thôi. Đối với dân họ tùy theo giàu nghèo mà đóng thuế nhiều hay ít, làm sao cho công việc nước được phân phối thích hợp với mọi người ( 1 ).
Ông chĩa mũi nhọn vào người giàu không vì kỳ thị, trái lại ông đã phản bác tư tưởng yếm thế “ an bần lạc đạo ” đang ngự trị trong lớp người hủ nho thời ấy ( an tâm trước cảnh nghèo để vui với đạo ).
Khi tư bản Phương Tây tràn tới, ai cũng nhòm nhỏ thấy “ Phi thương bất phú ”, nhưng họ lại võ đóan “ vi phú bất nhân” ( không buôn bán thì không giàu. Nhưng đã làm giàu thì không đạo đức ). Nguyễn Trường Tộ phản bác: “ … có đủ cơm ăn, áo mặc rồi mới nói đến chuyện vinh hay nhục mà muôn việc ở đời cơ bản là sự nuôi sống. Nếu không đủ nuôi sống, bản thân còn không bảo tồn được nói gì đến chuyện khác ngoài bản thân…Nếu bị cái nghèo đói thúc bách thì lo kiếm sống cũng không xong còn đâu mà bàn lễ nghĩa” ( 1 ), “ Tôi thiết nghĩ, trong ngũ phúc, phú đứng đầu, triệu dân trước tiên lo ăn. Sách Luận ngữ nói, làm giàu có rồi mới giáo dục. Mọi việc trên đời hễ việc gì có công dụng lớn thì rất khó làm. Công việc của con người không gì lớn hơn là làm ra của cải để nuôi sống” ( 1 ). Phải chăng, đây chính là quan điềm triết học duy vật biện chứng. F. Engels từng viết: “ Marx là người đầu tiên đã phát hiện ra quy luật phát triển của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra cái sự thật giản đơn, trước hết con người cần phải ăn uống, mặc trước khi có thể lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo”.
Nguyễn Trường Tộ sinh cùng thời với K. Marx ( kém Marx 3 tuổi ). Rất có thể lúc ấy ông chưa có điều kiện đọc Marx. Nếu vậy tức là Việt Nam cũng từng xuất hiện đồng thời nhà triết học duy vật.
Người nói: “ Vi phú bất nhân ”. Nguyễn Trường Tộ bảo: “ Về tài lợi nếu như biết khéo thu nhập thì được nhiều mà không ai oán trách thu nhập ấy, đó là nền tảng của nhân nghĩa ” ( 3 )
Nhân nghhĩa ở chỗ, làm giàu là để giảm bớt gánh nặng thuế khóa cho dân: “ Nay nói về việc nước, khi đã có đủ của cải rồi thì lệnh trưng thu của cải trong dân chúng để cung ứng cho việc nước sẽ ngày càng giảm bớt mà sự nghiệp củng cố cho nước mạnh sẽ ngày càng tăng” ( 3 )
Làm giàu để nước giàu mà dân cũng giàu: “ Cái tôi gọi là làm cho có nhiều của ở đây không có nghĩa là nói bòn rút của dân để làm cho nước giàu, mà là nhân nguồn lợi tự nhiên của trời đất để sinh ra của cải. Do đó mà nước giàu mà dân cũng giàu”. ( 3 )
Nguyễn Trường Tộ hết sức chú ý đến việc thiết lập và giáo dục pháp luật. Trong lịch sử cận đại Việt Nam có lẽ ông là người cổ súy mạnh mẽ nhất cho luật pháp. Ông kỳ vọng khả năng bênh vực lẽ công bằng của luật pháp và cho rằng luật pháp là hiện thân của đạo đức: “ Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không? Chí công vô tư là đức trời. Trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời, như vậy mà không đáng gọi là đạo đức tinh vi sao? Chỉ sợ con người không tận dụng luật mà thôi. Nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người rồi, bất tất phải đi tìm cái gì khác ( 1 ).
Bây giờ đọc những điều này thấy như là xưa cũ, như là đương nhiên lắm rồi. Thế mà, tôi nhớ, cho đến thập kỷ 60 của thế kỷ 20 mà báo Nhân Dân của ĐCSVN còn đăng bài của CB ( tức Hồ chủ tịch ) trong mục “ Mỹ quốc là nước xấu ” phàn nàn rằng nước Mỹ quá xấu vì có quá nhiều đạo luật, tới tận trên ba vạn đạo luật. ( Cả một giai đoạn lịch sử dài các nhà lãnh đạo Cộng sản lấy chuyên chính vô sản thay cho pháp trị! Khốn khổ thay, mãi cho đến bây giờ cái hơi hướng ấy vẫn còn ám ảnh, đầy đọa xã hội ta! )
Nguyễn Trường Tộ khẳng định luật pháp càng chặt chẽ, số điều luật càng nhiều, càng tỷ mỷ và cụ thể thì con người càng được tự do, chứ không phải ngược lại: “ Các nước phương Tây lập pháp rất chặt chẽ thế mà lại rộng rãi. Bởi vì tất cả đều có luật pháp không thể gian dối được, cho nên người ta không gian dối, cũng không có ý nghĩ muốn gian dối. Họ sống yên ổn trong luật pháp, không cảm thấy bị luật pháp ràng buộc, nên tựa hồ như luật pháp ấy rộng rãi. Còn ta cũng lập pháp mà không ngăn chặn nổi tệ đoan là vì luật pháp nước ta chưa chặt chẽ, còn sơ hở để tệ đoan sinh ra. Họ cũng người, cũng nước, cũng dân, sao luật pháp thi hành được còn ta thì không? ” ( 1 )
Hãy xem: “ các nước Phương Tây chưa bao giờ có chuyện bãi tô giảm thuế mà tình gắn bó giữa dân với nước thân thiết khác hẳn tình trạng nước ta biết mấy ( Điều này tôi đã trình bày trong tập “ Ngôi vua là quý chức quan là trọng ” ). Bởi vì họ có thể theo đạo trời làm đúng lẽ tài bồi chở che, xử sự hợp lý. Cho nên luật pháp tuy nặng nề tựa hồ vô tình mà lại rất có tình ( 1 ).
Luật pháp dung hợp lý tình và ngăn trở tình trạng không thấu tình, cũng chẳng đạt lý: “ Nay nếu Triều đình không chỉnh đốn lại thì kẻ sống trong pháp luật ít, kẻ ngoài pháp luật nhiều. Quan trên quý hồ nắm lý lại có nhiều tư vị nên không thể hết lý. Dưới dân quý hồ ở tình lại có nhiều gian dối không thể hết tình. Tình lý không thông làm sao xây dựng đất nước tốt đẹp được? “ ( 1 ).
Nguyễn Trường Tộ đề nghị thành lập khoa luật để phổ cập giáo dục luật học: “ Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ sung thêm từ Gia Long đến nay. Ai giỏi luật sẽ được làm quan. Vì luật bao gồm cả kỷ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chánh của 6 Bộ đều đầy đủ. Quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ một hình phạt nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật ” ( 1 ).
Cách đây gần hai thế kỷ mà tư tưởng pháp trị của Nguyễn Trường Tộ rõ ràng tiên tiến hơn chúng ta ngày nay: “ Phàm những tội ngũ hình đều do các vị này xử. Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ ký của các quan trong Bộ ấy. Làm thế là để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng. Vả lại vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái. Như chế độ xưa, vua có “tam hào” (3 lần tha). Bởi vì nếu có tội phải giết thì đó là quốc dân giết ” ( 1 ).
Cha ông đã dạy thế mà sao ngày nay, những vụ án liên can đến quan chức của Đảng, những vụ án chính trị, và ngay cả một số vụ án tập đoàn kinh tế lớn đều phải xử theo sự chỉ đạo của Đảng!
Điều dẫn tiếp sau đây còn làm ta sửng sốt hơn. Chỉ trong lĩnh vực luật pháp thôi, mà Nguyễn Trường Tộ đã chứng tỏ một tầm nhìn chiến lược, một sự cảnh giác quốc tế như của thần linh. Hãy nghe Người căn dặn: “ Kẻ địch bên ngoài sắp muốn nô dịch dân ta, cướp bóc của cải của ta, tại sao không hỏi han nhắc nhở nhau tìm mưu lập kế để ngăn ngừa? Dân gian không biết luật lệ phạm nhiều sai lầm, sao không chỉ dạy rõ ràng để biết mà tránh? Tại sao không đem tâm lực ra mà lo những việc cần kíp trước mắt, lại đem dùng vào những chuyện xa xôi không thiết thực? Tôi sợ kẻ địch xung quanh đang bức bách ta ngày kia sẽ đem cái giáo hóa luật lệ của chúng đến sai khiến chúng ta. Chừng đó ăn năn sao kịp! ” ( 1 ).
Nếu hiểu Nguyễn Trường Tộ, biết nghe Nguyễn Trường Tộ thì đâu đến nỗi ngây ngô tuân lệnh chỉ giáo của kẻ ngoại bang Phương Bắc làm Cải cách Ruộng đất, đâu đến nỗi cuồng dại tiến hành Cải tạo Công Thương nghiệp … !
Tài chánh của Nhà nước phong kiến, thời Nguyễn Trường Tộ, chủ yếu nhờ vào thuế: thuế đinh và thuế điền. Ông “ làm công tác tuyên giáo ” cho nhà vua: “Nước sở dĩ đứng vững được là nhờ binh lương. Binh để giữ nước, lương để nuôi binh. Thế mà trong dân gian còn nhiều người chưa hiểu lý lẽ ấy. Nếu có của cải mà không có quan binh bảo vệ thì quân giặc, kẻ trộm hoành hành, thân còn không giữ được, giữ sao được của cải. Dân đã không thể một mình bảo vệ được thân mạng, nhà cửa, của cải, thì bỏ ra một ít lương thuế nhờ lực lượng quốc gia bảo vệ sự nghiệp to lớn lâu dài của mình cho”. ( 1 )
Song, nói cái nghĩa vụ của dân, ông cũng đồng thời đòi hỏi cái bổn phận của quan. Ông phàn nàn với vua: “Thế mà các quan ở phủ huyện thì nhàn rỗi đàn ca xướng vịnh. Hễ đi đâu thì tờ trát đi trước bắt dân chầu chực nghinh đón. Như thế thì làm sao đi vào trong dân gian tìm hiểu những u uẩn của họ được? Làm quan có đức độ biết khéo léo giáo hóa dân chúng là phải đi tuần hành trong dân gian nhưng giản dị dễ dàng cho dân. Đây mới là điều phải bắt chước người xưa vậy. Còn quan viên ta ngày nay ngồi giữa công đường ngoài cái án thư bàn độc ra không còn biết việc gì khác. Những công việc trong hạt như phong tục dân gian tốt xấu thế nào, đất đai hoang phế ra sao, lúa thóc phải tính trừ như thế nào, rừng rú ao đầm cần phải giới hạn đến đâu tất cả đều phó mặc cho mây trôi nước chảy không cần biết đến”. ( 1 )
Một mặt lên án tình trạng quan liêu, một mặt tố cáo sự bất công, gian lận trong thuế khóa: “Có nhiều nơi ruộng cao có thuế lại mất mùa không thu được gì cả, còn ruộng thấp không có thuế thì lại được mùa, thế mà chẳng bù sớt cho nhau tý nào … Lại có những bọn lý dịch lấy ruộng của dân tráo chỗ nọ đổi chỗ kia, để thu thuế của dân thì nhiều mà nộp lên quan thì ít. .. Như vậy là quá nửa số thuế lọt vào túi bọn lý dịch chẳng khác nào chúng có đất phong hầu để ăn lộc vậy. Lại có làng ở ven sông đất bị sông xói lở không cày cấy được, hoặc có nơi vốn đất bỏ hoang không khai khẩn được, thế mà vẫn bị bọn lý dịch chiếu lệ tăng thuế. Lại có nhiều ruộng lậu thuế không khám phá ra được bởi tài đắp vá quỷ quyệt của bọn lý dịch. Như vậy trong dân gian, kẻ giàu thì giàu thêm, người nghèo càng nghèo mạt...”.( 1 ).
Tham nhũng ngày nay tràn lan hơn, tinh vi hơn, to lớn hơn nhưng cõ lẽ chưa bị ta lên án gay gắt bằng Nguyễn Trường Tộ khi ông gọi đấy là “ bòn rút mỡ dân, đục khoét tủy nước ”: “ …. ngoài các tỉnh thì quan tham lại nhũng xưng hùng xưng bá, tác phúc tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ cô thế, bòn rút mỡ dân, đục khoét tủy nước, việc đó đã xảy ra từ lâu rồi.” ( 4 ).
Nhưng, rất độc đáo, Nguyễn Trường Tộ đề nghị phải chống tham nhũng bằng cách …. tăng lương cho các quan. Ông chỉ rõ sự bất hợp lý trong chế độ lương bổng của nước mình: “ Tôi thấy lương bổng một năm, tính hết tất cả các khoản của một Lục bộ đại thần nước ta không bằng hai ngày rưỡi lương của một nguyên soái nước Pháp. Một ngày lương của một Tổng đốc nước Anh tương đương một năm lương của một quan đại thần nước ta. Vì vậy người phương Tây có nói: “ Các quan lại nước Nam trừ những người quá tham ô không nói còn bao nhiêu những người khác thường thường sau khi xong công việc họ nhận lãnh của biếu xén, tạ ơn, điều đó cũng không đáng trách”. Bởi vì có đủ cơm ăn áo mặc rồi mới nói đến chuyện vinh hay nhục, mà muôn việc ở đời cơ bản là sự nuôi sống. Nếu không đủ nuôi sống, bản thân còn không bảo tồn được nói gì đến chuyện khác ngoài bản thân. Các nước ngoài nghe quan lại nước ta lương bổng ít ỏi như vậy họ rất chê cười và tựa hồ họ không thể hiểu nổi tại sao lại có thể như thế được ” ( 1 ).
Thế rồi, để có ngân khoản tăng lương cho các quan, ông đề nghị cần sáp nhập một số tỉnh, huyện để giảm biên chế nhà nước với lập luận rằng: “ Đem công việc một tỉnh lớn ra mà nói thì cũng binh, lương, thuế khóa, các ban công vụ có khác nào một tỉnh nhỏ đâu, không thêm bớt một việc gì cả. Một tờ công văn cũng có thể đi châu lưu khắp nước, kể gì một tỉnh. Hãy xem tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có thể lớn bằng một lần rưỡi nước ta. Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây hợp lại có thể gấp đôi nước ta. Một huyện của Trung Quốc có thể tương đương một tỉnh của ta. Trên thế giới có nhiều nước phân chia tỉnh huyện còn lớn hơn cả Trung Quốc nữa ” ( 1 ).
Kiến nghị vừa cụ thể vừa có lý có tình: “ Vậy xin gấp rút xét xem địa thế, hợp hai ba tỉnh thành một tỉnh, hoặc ba bốn huyện làm một huyện, lấy số lương dư ra cấp thêm cho các quan hiện chức. Họ đã được cấp lương tiền đầy đủ, để giúp họ giữ được thanh liêm, bấy giờ nếu họ không thanh liêm thì mới có thể trách. Tôi tính lương tri huyện mỗi ngày không quá ba, bốn mạch như vậy nuôi một người còn không đủ huống chi nuôi một gia đình nhà quan. Đã biết rõ thiếu hụt mà cứ đem lời nói suông khuyên người ta thanh liêm, như thế là ngầm để cho người ta tham nhũng. Chẳng nghe dân gian có câu: “Chê cười mắng nhiếc mặc họ, quan ta tốt thế đấy” hay sao? Trừ những vị có đức hạnh khác thường thì không kể gì đến chức tước bổng lộc. Còn thường tình mà nói bất cứ ai tự hỏi lòng mình rồi cũng sẽ tha thứ đối với bạn đồng liêu cùng cảnh ngộ. ( 1 ).
Chăm lo đến đời sống của quan ngay cả khi bàn biện pháp chống tham nhũng nhưng tư tưởng vì dân của Nguyễn Trường Tộ vẫn là thống soái. Lời tấu trong bản “ Tu võ bị ” thật thấm thía; vừa tố cáo, vừa cảnh cáo: “ Đạo dùng binh trước hết phải làm cho giàu có của cải sau mới dùng đến sức lực. Các nước dùng quan để nuôi dưỡng binh lính, còn ta thì dùng binh lính nuôi dưỡng quan. Quan cũng như ruột rà, binh lính như tay chân. Tay chân khỏe mạnh mới bảo vệ được ruột rà. Nay cắt tay chặt chân để nuôi dưỡng ruột rà thì liệu ruột rà có thể tự đi đứng được không? Lúc bình thường ăn ở với nhau thì ban ơn bằng roi vọt, nuôi dưỡng bằng khổ nhục, đến khi lâm trận thì bảo nhảy vào nước lửa để bảo vệ che chở cho mình. Thử hỏi có tên lính nào không phải là người hay sao mà phản tính tự nhiên chịu làm như vậy được?” ( 5 ).
Trên kia đã có lúc nói đến tư tưởng duy vật; tinh thần biện chứng và sự nhìn nhận đa nguyên rất chí lý của triết gia Nguyễn Trường Tộ còn đáng trân trọng hơn nữa:
“ Trời đất sinh ra muôn vật không chỉ sinh một khuôn mẫu nào, không thiên một bên nào, một chức phận nào hay một vật nào mà sinh ra vô số hình thù khác nhau, xu hướng khác nhau để thu phục thống trị chúng, do đó mới thấy được cái phong phú vĩ đại tinh xảo kỳ diệu của trời đất ”. ( 6 ).
“ Phàm có vạn thứ không giống nhau thì gọi là giàu, không cái gì không chứa đựng được hết gọi là lớn, chồng chất thành đống nhiều lớp mà không chống chọi nhau gọi là khéo, nhiều thế lực khác nhau, nhiều tính tình khác nhau mà hợp được làm một để sử dụng gọi là giỏi. Cho nên tạo vật nặn đúc ra không đồng một hình dạng, một khuôn khổ, một ngôi vị, một xứ sở mà sinh ra vô số hình thái khác nhau, phương hướng khác nhau để nhiếp trị. Thế mới thấy được cái giàu lớn khéo giỏi của tạo vật. Sở dĩ thượng đế chế trị đại địa cũng như con người ta lập các tôn giáo riêng, không bắt ép cái này phải nhập vào cái kia là vì có thâm ý trong đó “ ( 7 ).
“ Trộm nghĩ rằng cái đức lớn của trời đất là sự sống. Sống là gì? Là làm cho muôn vật đều được bảo toàn thiên tính của nó. Vì vậy mà trên trời có sao sáng mây đẹp thì cũng có gió lớn mưa to; dưới đất có lúa tươi thóc tốt thì cũng có cỏ xấu sâu độc. Tuy tốt xấu khác nhau nhưng đều được sinh nở không cái nào bị hại. Như vậy mới sáng tỏ cái đại toàn của trời đất. Chứ cái gì đẹp thì tô bồi, cái gì xấu thì dẹp bỏ, cái gì hay thì che chở, cái gì dở thì hủy hoại thì không làm sao thấy được cái vĩ đại, cái kỳ diệu của tạo vật. Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì nếu trên đời này có ngọt mà không có đắng, người ta sẽ không biết vị ngọt là đáng yêu; có ấm mà không có lạnh, người ta sẽ không biết được cái thích thú của sự ấm áp; có trắng mà không có đen, trắng không thể tự một mình phô bày cái đẹp được; có hoa mà không có gai, hoa cũng không thể một mình tốt tươi được. Cho nên trời đất không vì tốt xấu mà phân biệt mưa sương, không vì văn minh dã man mà phân biệt sự che chở. Muôn vật sống chung đụng với nhau nhưng mỗi vật đều thuận theo tính của nó, hợp với cái dụng của nó, theo đường hướng của nó, đều tự thích nghi, thành hoại thông với nhau, tán mạn đặc thù đều qui về một mối, không bỏ một vật nào cũng không riêng tác thành cho một vật nào cả. Sở dĩ trời đất vĩ đại là vì thế. Tại sao riêng loài người lại không như thế? (7 )
“Mọi vật sinh ra trên đời, vật gì cũng có phần thụ hưởng và phần cống hiến của nó. Chưa từng có một vật nào tồn tại một mình không có quan hệ dính dáng vào đâu cả” ( 1 ).
“ Các nước khác nhau rất xa về ngôn ngữ, phong tục và sự ưa chuộng, nhưng thượng đế cũng lấy một lẽ mà đối chung cả vạn vật khiến tất cả đều thuận theo trật tự, đều thỏa ý nguyện, không bắt tất cả phải giống hệt nhau. Có thế mới sáng tỏ cái tài năng lớn, cái uy quyền trọng và cái độ lượng rộng rãi ” ( 4 ).
Những triết luận trên cho thấy Nguyễn Trường Tộ nhân bản hơn, bao dung hơn, bác ái hơn Karl Marx nhiều. Nếu Trần Phú lĩnh hội tư tưởng này chứ không phải là của kẻ ngoại bang bên trời Tây kia thì đâu đến nỗi chủ trương quá chừng tàn bạo, phản động: “ Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ ”. Sau này Polpot Yangxary cũng đã vì ăn phải cái bả ông Tây đó mà suýt hủy diệt cả dân tộc mình!
Quán triệt thực tiễn đa nguyên, với tư duy biện chứng, Nguyễn Trường Tộ nhìn nhận tính thống nhất trong đối lập: “ Tôi trộm nghe rằng: Có thông hiểu tình hình thiên hạ, mới làm thành việc trong thiên hạ. Thông hiểu là thế nào? Nghĩa là đem tính tình của mình mà suy ra tính tình của người tức là biết được thiên hạ. Trong thiên hạ tuy ngôn ngữ phong tục khác nhau nhưng ai cũng đều có tính chất như nhau. Như vậy chỉ cần suy bụng ta ra bụng người thì có thể biết Đông Tây bốn biển đều như thế cả. Thế giới năm châu đều có tính chất như nhau ”. ( 6 ).
Xin được kể lại chuyện sau đây để thấy tư duy Nguyễn Trường Tộ không chỉ tiên tiến so với người đương thời, mà ngay cả với mấy vị “ vua ” ngày nay:
Cho đến năm 1998, khi xuất hiện bản tiểu luận “ Nhân quyền – Khát vọng ngàn đời ” của tôi – bài viết công khai đầu tiên ở trong nước xác định tính phổ quát của Nhân quyền và khẳng định “ Nhân quyền cao hơn chủ quyền ” - thì một sỹ quan cao cấp ngành công an đã đến nhà khuyên tôi nên thận trọng. Anh ta thông báo cho tôi: “ Tổng Bí thư Đỗ Mười nổi cơn thịnh nộ, đã ra lệnh bắt giam anh ngay, nhưng bọn tôi xin hoãn để anh ở nhà ăn Tết đã ” ( Viên sỹ quan này vốn là học trò của tôi. Tuy vậy tháng 3 năm 1999 tôi vẫn bị tống giam thật ).
Và, đây nữa, Nguyễn Trường Tộ chí lý biết bao: “ … có muôn thứ bất đồng mới gọi là phong phú, không gì không thâu chứa hết mới gọi là vĩ đại, quy tụ chất chứa nhiều thứ mà không trái chống nhau mới gọi là tinh xảo, nhiều thế lực khác nhau mà tập hợp được thành một công dụng mới gọi là kỳ diệu ”. ( 7 ).
Vâng, đúng vậy. Đây không phải luận điệu “ diễn biến hòa bình ” mà là thánh ý của cha ông ta. Rõ ràng Người dạy: có đa nguyên đa đảng thì đất nước mới trở nên “ vĩ đại ”, “ tinh xảo ”, “ kỳ diệu ” được.
Chắc chắn không phải như lời ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “ Việt Nam chưa cần đa nguyên đa đảng ”. Càng hoàn toàn không phải như ông tân trưởng ban Tuyên Giáo TW Đảng Đinh Thế Huynh: “ Việt Nam không cần đa nguyên đa đảng ” !
Trên cơ sở coi trọng sự bất đồng, Nguyễn Trường Tộ rất khuyến khích tự do ngôn luận.
Một mặt, ông yêu cầu nhà nước: " Điều thẳng lẽ cong đều công bố cho thiên hạ, việc sai đúng phải cho mọi người bàn luận, không dám tự mình che dấu bào chữa cho cái xấu ”( 8 ).
Mặt khác: “ Nay xin Triều đình đặt ra nhiều đề mục giao về cho các quan địa phương truyền hỏi bất kỳ người nào, bất luận lương hay giáo, ai tìm được thực lý, thực sự thì theo đầu đề viết thành bài nạp lên. Hàng tháng các quyển ấy được đưa về Kinh một lần để khảo duyệt. Bất kỳ quyển nào giúp ích cho việc cần gấp thì được ban thưởng và khuyến khích, rồi sức cho người ấy y theo quyển mà thi hành. Nếu việc làm phù hợp với lời nói và có ích cho việc công của nước nhà thì chiếu theo khoa mà bổ dụng. Nếu như có ích cho việc tư trong dân gian thì được cấp bằng để tự chế tạo ra mà phát hành. Nếu như quan địa phương có ý kỳ thị người nào mà giấu bài đi thi thì người ấy được phép lên tận Kinh tố cáo ”.( 8 )
Và: “ Xin cho các trường quốc học, tỉnh học, các trường tư và các bài thi Hương thi Hội đều chú trọng vào tình hình hiện tại, như luật lịch, binh quyền, các chính sự về công hình lại lễ, tất cả đều được nói thẳng, không giấu giếm, có cái gì tệ hại, có cái gì hay ho, cái gì nên để lại, cái gì cần thay đi, những cái cần thiết trước mắt, những cái có thể phân tích tỉ mỉ xác đúng hợp thời, thì được coi là trúng cách, còn những chuyện cũ thì chỉ là thứ yếu ” ( 8 ).
Không chỉ xin cho dân được tự do ngôn luận, Nguyễn Trường Tộ còn xin được mở kinh tế thị trường: “ Xin cho những nhà buôn trong dân gian biết góp vốn lập hãng buôn mà tiền vốn đến 100 vạn, hiện có xác thực thì ban thưởng cho họ. Do góp vốn hay là vốn riêng của một nhà đóng được thuyền lớn hay là mua được thuyền thì bất luận kiểu loại gì mà có thể đi sang Đại Thanh hoặc ra nước ngoài buôn bán cũng ban thưởng cho họ ”.( 9 ).
Xin mở kinh tế thị trường, lại xin thiết lập xã hội dân sự: “ Xin cho trong dân gian những ai lập các hội cứu tế như các loại hội cứu hỏa, hội bảo hiểm thuyền buôn, hội khơi cảng thu thuế, hội thay nhà nước sửa chữa xây dựng cầu cống đường sá nhà cửa, hoặc xuất tiền cho nhà nước vay để hàng năm lấy lợi, hoặc quyên tiền cho nhà nước để lập ra các nhà nuôi trẻ mồ côi, nuôi người nghèo khổ bệnh tật, và tự nguyện đứng ra quản lý những việc ấy, hoặc khi nhà nước có việc khẩn cấp có thể cho vay tiền từ một vạn trở lên, đều xét theo công lao sự việc lớn nhỏ mà phân biệt ban tước phẩm, hoặc tặng cờ biển để khen ngợi ”.( 9 ).
Tư tưởng duy vật và biện chứng giúp Nguyễn Trường Tộ cho rằng muôn vật là đa đoan nhưng khả tri chứ không phải bất khả tri. Ông viết: “Phàm nhà khoa học thì bụng phải bao hết những việc xưa nay, mắt trông khắp trời đất, tinh thần chu du tận cõi xa xăm, tâm hồn thấu đến chỗ u huyền. Như vậy mới sáng suốt mà tâm đắc được những gì người xưa không thể nói hết, mắt trông thấy hiện tượng mà tâm trí bao trùm sự hiểu biết ngoài hiện tượng đó. Bởi vì trời tuy cao, đất tuy xa nhưng đều có sự thực chứ không chìm vào hư vô…Tuy nói sự thực nhưng nó cao dày, thâm thuý vô cùng, thấy như gần nhưng thực là xa, thấy như nhỏ mà thực là lớn, thấy như tĩnh mà thực sự là động, thấy như nghịch mà thực sự là thuận, thấy như không có nguyên tắc mà thực sự là có nguyên tắc, thấy như trừu tượng mà thực sự là cụ thể” ( 4 ).
Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng học vấn nước nhà, ông không khỏi băn khoăn: “ Ngày nay chúng ta, lúc nhỏ thì học văn, từ, thơ phú, lớn lên ra làm thì lại luật, lịch, binh, hình. Lúc nhỏ nào học Sơn Đông, Sơn Tây mắt chưa từng thấy, lớn lên ra làm thì đến Nam Kỳ, Bắc Kỳ. Lúc nhỏ học nào thiên văn, địa lý, chính sự, phong tục tận bên Tàu (mà nay họ đã sửa đổi khác hết rồi), lớn lên ra làm thì dùng đến địa lý, thiên văn, chính sự, phong tục của nước Nam, hoàn toàn khác hẳn. Lúc nhỏ học những lễ nhạc, cách ăn uống, cư xử chiến đấu, doanh trại từ xa xưa của Tàu, lớn lên ra làm thì phải dùng lễ nhạc, cách chiến đấu, phép ăn ở theo quan dân nước ta ngày nay. Còn biết bao nhiêu những việc tương tự như thế, mòn bút khô môi cũng không kể hết. Xưa nay các nước trên thế giới chưa từng nước nào có nền học thuật như vậy. Quả thật lạ đời! Tuy Nhật Bản, Cao Ly cũng đọc sách Tàu nhưng chỉ để làm vui ( 9 ). “ Ngày nay, cái mà nước mình quý trọng là Nho. Mà Nho thì quý trọng ở nhiều văn chương, chữ nghĩa. Nếu như lấy cái công phu bền bỉ dùi mài chữ nghĩa văn chương mà học lấy cái phong phú vô vàn của tạo vật thì sẽ được biết bao điều quý báu ” ( 9 ).
Ông nhận xét: “Trừ Trung Quốc, Nhật Bản, Cao Ly và nước ta ra không có nước nào lấy văn chương để chọn nhân tài. Đó cũng vì thơ phú không đuổi được giặc, nghìn lời không được một kế sách, cho nên thay đổi đi mà lấy những điều tạo hóa hành sự làm cái học thực dụng, vì tạo vật là bậc thầy vĩ đại của muôn dân” ( 9 ).
Ông yêu cầu học phải “là học những gì chưa biết để biết mà đem ra thực hành. Thực hành những gì? Thực hành ở đâu? Đó là thực hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau nữa” ( 1 ).
Cho nên trong bản điều trần “ Về việc học thực dụng ”, các môn học ông đề nghị mở thêm hàng đầu là: “ sơn lợi ”: tìm kiễm khóang sản, “ địa lợi ”: khai khẩn và bón đất, “ thủy lợi ”: tưới tiêu, chống úng chống hạn ….
Ông càng day dứt trước việc dạy sử và học sử của ta: “ Nước ta có những vị danh thần trong các triều vua trước còn để lại danh thơm tiếng tốt, cũng như các danh thần và các quan chức trong Triều đình hiện nay mà việc làm của họ có thể làm khuôn phép cho đời, tại sao không đem ra truyền tụng cho mọi người được hứng khởi... mà cứ ngày đêm luôn miệng kêu réo những người từ bên Tàu, chết đã mấy ngàn năm, như Tiêu Hà, Hàn Tín! Phải chăng chúng ta ngày nay còn mang ơn họ? Phải chăng người thời nay không bì kịp người thời xưa? Hay muốn kêu cho họ sống lại? Như vậy mà cứ học cho đến bạc tóc, thật là quái gở không thể nào hiểu nổi! ” ( 9 )
Phải học sử ký của ta, phải học địa lý của ta: “ Nước ta trên cũng có trời che, tức thiên văn, dưới cũng có đất chở, tức địa lý. Trong khoảng trời đất, nước ta cũng là một đất nước tốt lành hẳn hoi, đâu phải một miền phụ dung của Tàu ” ( 9 )
Phải bỏ lối học tầm chương trích cú của bọn hủ Nho để nhìn thẳng vào thực tế, dứt bỏ quá khứ sai lầm, kiên quyết cách mạng tư duy: “ Phàm kẻ có trí trong thiên hạ là người không phải không có lầm lạc ban đầu, mà là người biết thay đổi hành động, không phải không có sai lạc, nhưng biết sửa điều sai thành đúng đắn, không xấu hổ vì phải sửa đổi cái cũ, mà xấu hổ vì không làm được điều gì mới, không nhìn lui dĩ vãng, mà chuyên mưu việc tương lai, không nghĩ đến bảo toàn tên tuổi riêng mình, mà lo ích lợi chung cho đất nước. Thế mới gọi là trí. Nếu sợ rằng trước kia chủ trương sai lầm mà nay phải sửa đổi công việc thì sẽ bị người chê cười nên xấu hổ không làm, thế là không biết chính vì không chịu thay đổi chủ trương mới phải mãi mãi cam chịu sai lầm ” ( 1 ).
Thử hỏi Nguyễn Trường Tộ đang nói với vua quan đương thời hay với chính các nhà lãnh đạo nước ta ngày nay? Chủ nghĩa Mác ( của một ông Tây sốc nổi 30 tuổi ) hết đẩy dân tộc đến chỗ tự tàn sát nhau hàng vạn người để đấu tranh giai cấp; lại xua nhau đi làm gã Đôngkisôt phất cờ hy sinh mấy triệu người “ vì ba ngàn triệu trên đời ” ! ( thơ Tố Hữu ); chủ nghĩa xã hội đẩy đất nước xuống hố cả nút vì đói nghèo đằng đẵng … Thế mà sao mãi vẫn cứ phải tôn thờ nó. Sao chân đã phải rẽ bước đi làm kinh tế thị trường mà cổ cứ phải bẻ quặt lại định hướng xã hội chủ nghĩa !?
- 6 -
Cuối thế kỷ 18, bị truy kích, mặc dù cầu viện được vua Xiêm cấp cho năm vạn binh lính và 300 chiến thuyền, Nguyễn Ánh vẫn bị quân Tây Sơn đánh bật ra đảo Phú Quốc. Nhờ dựa vào thế lực của Pháp, tháng 5 năm 1802 Nguyễn Ánh mới giành lại được ngôi vua. Tiếp sau là Minh Mạng, Thiệu Trị. Tự Đức lên ngôi năm 1847. Năm 1858, Pháp đánh Đà Nẵng. Năm 1859, Pháp bỏ Đà Nẵng vào đánh Gia Định. Năm 1862, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ, Năm 1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam bộ. Trong bản điều trần “ Canh tân và mở rộng quan hệ ngoại giao ” Nguyễn Trường Tộ đã khuyến cáo: “ Nay việc khẩn cấp nhất của ta là trước hết phải giữ cho được cái gì chưa mất, còn việc mưu thu hồi 6 tỉnh là việc sau. Muốn giữ cái chưa mất, thì phải gấp rút thừa cơ, mà canh tân chính là căn bản để mưu thu hồi và giữ gìn. Nếu không canh tân để tiến bộ, thì dù có tạm thu hồi được, vá hôm nay mai lại rách, rốt cuộc cũng không thể không có chuyện xảy ra. Nếu nhất luật canh tân để tiến bộ thì việc giữ không khó, mà việc mưu thu hồi không chóng thì chày cũng có thể hy vọng được ” ( 10 ).
Ông khuyên nhà vua tạm thời hòa hoãn với Pháp, mở rộng quan hệ đối ngoại theo gương các lân bang: “ Lại xem Nhật Bản xưa vốn là lũ người lùn, từ trung diệp nhà Minh mới bắt đầu giao hảo với Hà Lan, làm bạn với Bồ Đào Nha, kế đến mời Hợp Chúng Quốc giúp vào việc nước, mở mắt nhìn rộng rãi thiên hạ mới có chí hướng lớn như vậy. Từ đó họ đóng tàu bè, luyện tập võ bị, ưu tiên phát triển thương nghiệp, công nghiệp, đất nước mỗi ngày một mạnh, được khen với mỹ danh là Tiểu Tây và Trung Quốc khó bắt được Nhật Bản phải thần phục. Tuy gần đây Anh, Pháp thường hay quấy nhiễu nhưng nhờ có nền nội trị ngoại giao vững vàng mà họ không chịu hạ mình. Như trước đây ba năm Anh, Pháp đem binh thuyền đến toan đàn áp, nhưng nhờ có Hợp Chúng Quốc, Hà Lan phân giải mà việc đã không xảy ra. Đó không phải là công dụng của sự giúp đỡ của các nước hay sao? Còn như ngày nay nước ấy có những kế hoạch giao thiệp rộng rãi, những mưu cơ tân tiến thì đâu đâu người ta cũng đã nghe thấy rõ ràng, gương ấy không xa, không cần phải nêu ra nữa ” ( 10 ).
Tiếc rằng khi Minh Mạng lên ngôi, về đối ngoại, nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách " Bế quan tỏa cảng " còn nặng nề, cứng rắn hơn các triều đại trước. Về đối nội, ban hành “ Dụ cấm Đạo ” ( năm 1825 ) và " Chiếu chỉ sát đạo " ( năm 1833 ).
Bằng những lời thuyết giáo vắt từ trong tim, Nguyễn Trường Tộ đã ra sức can ngăn triều đình, thiết tha kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc: “ Giáo dân cũng là người trong nước, đều là người cả, cũng là dân của trời, sự ăn ở có liên quan nhau, vui buồn liên quan nhau. Lẽ nào bên này động mà bên kia lại yên được sao? Một nước ví như một thân thể. Một chỗ bị đau thì toàn thân cũng không yên. Một cục thịt thừa, một ngón tay đeo thật hết sức vô dụng thế mà cắt bỏ đi thì đau, huống chi là tay chân hữu dụng! Trời đất đối với các hành tinh, một nước đối với dân chúng, sự liên quan lệ thuộc duy trì cũng một lẽ như nhau. Nếu trên trời có một hành tinh bị động, các hành tinh khác cũng nhân đó mà có chút biến đổi, huống chi dân là gốc của một nước, dân bị tao động lẽ nào nước không sinh họa loạn? …. Không thấy thượng đế là chúa tể cai trị các nước cũng như vua là chúa tể trị vì một nước đó sao? Trong một nước, tuy nhân dân có phân chia nhà cửa khác nhau, nhưng vua cũng chỉ lấy một quyền mà thống trị dân chúng, lấy một trí mà liên kết muôn dân, khiến dân tình đều được yên ổn, hành động tuy khác nhau nhưng đều lương thiện, chí hướng khác nhau nhưng đều đáng quý cả. Như thế thì chẳng những không tổn hại về mặt chính trị mà còn cho thấy cái tài khéo trong việc trị nước nữa ”. ( 7 ).
“ Xét ra đạo Công giáo vào nước ta từ thời Lê. Trước tiên các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến giảng đạo ở tỉnh Hưng Yên, tiếp đến có các giáo sĩ người Pháp, người Y Pha Nho đến, được nhiều người tin theo. Lúc bấy giờ giáo dân và những người trong ba đạo (Phật, Lão, Khổng) tuy tín ngưỡng khác nhau nhưng vẫn ân ái tiếp đón nhau, lễ nghĩa đối đãi nhau, năng lui tới với nhau không có gì hiềm nghi, đều là con dân của nước nhà mà thôi. Từ khi ban hành lệnh nghiêm cấm thì mới sinh ra ghen ghét kỳ thị nhau, do ghen ghét kỳ thị nhau mới sinh ra tội lệ. Từ đấy giáo dân bị phiền nhiễu đến nỗi phải lưu ly thất sở mà mắc vào vòng hình phạt. Nước vốn trong, có quấy lên mới bị đục, nếu ngừng thì chốc lát sẽ trong trở lại ”. (7)
Những lời da diết ấy sao như vẫn còn như đang phải tấu lên sôi bỏng trong hiện trạng nước ta hiện nay. Phải thấy rằng: “ Giáo dân cũng do tạo vật sinh dưỡng và đạo giáo cũng do tạo vật bảo dưỡng huống chi giáo dân cũng là một thành phần của nhân dân trong nước. Trong số đó, nếu có kẻ bội nghịch chẳng qua chỉ là một phần nghìn, phần trăm mà thôi… Bất kỳ trong đạo giáo nào, hễ ai phản nghịch loạn thường đều là người đắc tội trong tôn giáo, cứ áp dụng hình phạt không tha để cho tôn giáo được trong sạch. Còn ai yên phận tuân theo pháp luật thì để cho họ tự nhiên, có gì hại đâu? Đồng hành mà không nghịch nhau là được ” ( 7 ).
*
Nhìn nhận lại Nguyễn Trường Tộ, những nghiên cứu, đánh giá của hậu thế đều thán phục trí tuệ và tâm huyết của một trong những vì sao Khuê vằng vặc trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên hầu hết tiếc nuối ông đã không thành công và so sánh ông kém hơn Fukuzawa Yukichi – một nhà cải cách đồng thời đại ở Nhật Bản -
Một số cho rằng Fukuzawa thành công vì đã biết “ làm cách mạng từ dưới lên ” trong khi Nguyễn Trường Tộ làm ngược lại. Đây là một đề tài lớn cần mở những cuộc hội thảo khoa học nghiêm túc nhằm soi rọi cho công cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước hiện nay. Người viết bài này hy vọng sẽ có dịp được tham gia.
Điều cần suy xét là, điều kiện xã hội và hoàn cảnh bản thân của Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa rất khác nhau.
Trong khi “ Nhật Bản xưa vốn là lũ người lùn, từ trung diệp nhà Minh mới bắt đầu giao hảo với Hà Lan, làm bạn với Bồ Đào Nha, kế đến mời Hợp Chúng Quốc giúp vào việc nước, mở mắt nhìn rộng rãi thiên hạ mới có chí hướng lớn như vậy. Từ đó họ đóng tàu bè, luyện tập võ bị, ưu tiên phát triển thương nghiệp, công nghiệp, đất nước mỗi ngày một mạnh, được khen với mỹ danh là Tiểu Tây và Trung Quốc khó bắt được Nhật Bản phải thần phục ” ( 10 ), thì vua quan nhà Nguyễn chỉ loay hoay chống Pháp và chốt chặt cửa đất nước. So với mấy đời vua trước, Tự Đức được xem là sáng suốt hơn đôi phần. Từ đầu năm 1866, thấy như nhà vua bắt đầu để ý đến Nguyễn Trường Tộ, giao cho Nguyễn Trường Tộ đi tìm mỏ than, rồi lại sai Nguyễn Trường Tộ cùng với Giám mục Gauthier đi Pháp thuê thầy và mua sắm dụng cụ về định mở trường kỹ thuật theo phương pháp Tây phương. Nhưng, do phản ứng của giới sĩ phu cổ hủ, nhà vua lại chùn bước. Họ sợ ảnh hưởng của Tây phương và kỳ thị công giáo !
Giữa đám quần thần yêu nước kiểu võ biền ( giống một số nhà cách mạng vô sản sau này ), Nguyễn Trường Tộ không chỉ thân cô thế cô ( người tâm đắc hầu như duy nhất chỉ có Phan Thanh Giản ) mà còn bị ruồng rẫy, bị nghi hoặc vì là người công giáo.
Phải đến 23 năm sau ngày ông mất (1894), những ý tưởng rất có giá trị của ông mới được khơi dậy trong “ Văn minh tân học sách ” của phong trào Duy Tân. Và, hồn thiêng Nguyễn Trường Tộ đã cháy bùng trong bầu nhiệt huyết của Phan Bội Châu; đã thắp sáng lên tư tưởng canh tân đất nước của Phan Châu Trinh.
Năm 1925, vua Khải Định đã hạ chiếu truy tặng Nguyễn Trường Tộ danh hiệu “ Hàn lâm viện trực học sĩ ”. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã cho dựng tượng và đài kỷ niệm Nguyễn Trường Tộ tại Sài Gòn và các tỉnh. “Ủy ban quốc gia Nguyễn Trường Tộ” cũng đã được thành lập. Ủy ban này về sau được đổi thành “ Hội phát triển tinh thần Nguyễn Trường Tộ ”.
Tinh thần Nguyễn Trường Tộ, nỗi ưu tư da diết của Nguyễn Trường Tộ phải chăng chất chứa trong hai câu thơ cuối của bài thơ “ Phong cảnh Cần Giờ ”:
“ Như thử giang sơn thùy thị chủ?
Yếu tương tình sự vấn chi thiên ”
( Đất nước sơn hà ai đấy chủ?
Biết đem tâm sự hỏi trời thôi! )
Hà Nội tháng 4 năm 2011
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: ( 4 ) 35 534 370
Chú giải:
( 1 ) “Tám việc cần làm gấp ” - ngày 15 tháng 11 năm 1867
( 2 ) “ Nên mở cửa chứ không nên khép kín ” - tháng 10-1871
( 3 ) “ Kế hoạch làm cho dân giầu nước mạnh ” – 20 tháng 6 năm 1864
( 4 ) “ Bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ ” – 16 tháng 3 năm 1863
( 5 ) “ Về việc chỉnh đốn quân đội và quốc phòng ” – 19 tháng 6 năm 1871
( 6 ) “ Bàn về quan hệ với người nước ngoài ” - 5 tháng 4 năm 1871
( 7 ) “ Bàn về tự do tôn giáo ” – 16 tháng 6 năm 1863
( 8 ) “ Mở rộng quan hệ với Pháp và các nước khác ” - 7 tháng 4 năm 1871
( 9 ) “ Về việc học thực dụng ” – 1 tháng 9 năm 1866
( 10 ) “ Canh tân và mở rộng quan hệ ngoại giao “ – 15 tháng 9 năm 1871
Công Giáo Trung Quốc: Chủ trương “Thoả Hiệp Bằng Mọi Giá Với Nhà Nước ” là một sai lầm nghiêm trọng.
Nguyễn Long Thao
11:11 17/04/2011
Công Giáo Trung Quốc: Chủ trương “Thoả Hiệp Bằng Mọi Giá Với Nhà Nước” là một sai lầm nghiêm trọng.
Trong chuyến thăm mới đây tại Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Joseph Trần Nhật Quân đã có một cuộc họp báo quan trọng vào ngày 7 tháng Tư năm 2011 tại viện Hudson ở thủ đô Washington, DC. Trong cuộc họp báo này, ĐHY họ Trần đã nghiêm khắc lên án chủ trương “ Phải Thỏa Hiệp Bằng Mọi Giá” đối với Giáo Hội Công Giáo Quốc Doanh Trung Quốc. Điều đáng ngạc nhiên trong vụ này là những người đưa ra chủ trương thoả hiệp lại không phải là các vị Giám Mục ở Trung Quốc mà chính là một số giới chức cao cấp trong Bộ Truyền Giáo Cho Muôn Dân tại Tòa Thánh Vatican.
ĐHY tuyên bối với các phóng viên rằng những sai lầm, những hiểu lầm, và ước vọng muốn thoả hiệp bằng mọi giá của một số giới chức quan yếu tại Tòa Thánh Vatican đã làm tổn hại đến ý hướng của ĐGH Bênêđictô 16 đối với Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc.
Ngài nói với các ký giả:: “Năm 2007, Đức Thánh Cha đã gửi một lá thư cho người Công Giáo Trung Quốc trong đó đã đưa ra một hướng đi rất rõ ràng. Tuy nhiên, một số chuyên gia như Linh Mục Jeroom Heyndrickx trong bộ Truyền Giáo, không những đã giải thích sai trái mà còn làm nhiều người hiểu sai lạc về lá thư của ĐGH.”
Theo ĐHY Trần Nhật Quân, các chuyên gia này đã khuyến khích tất cả người Công giáo Trung Quốc phải tìm cách để được chính phủ thừa nhận là thành viên của giáo hội "chính thức" hay "giáo hội công khai". Đó là bước buộc họ phải gia nhận Hội Công Giáo Yêu Nước do nhà nước điều hành.
ĐHY giải thích thêm: “Những lời giải thích sai trái trên nói rằng ý của ĐGH muốn mọi người hãy gia nhập giáo hội công khai của nhà nước là điều hoàn toàn không đúng. Trong hội Công Giáo Yêu Nước dù có một số vị Giám Mục còn giữ hiệp thông với Roma, nhưng ĐGH Bênêđictô 16 cũng đã cảnh giác các vị Giám Mục thuộc Giáo Hội Hầm Trú rằng phải cẩn trọng đối với Giáo Hội Công Giáo Yêu Nước”.
Dựa vào lá thơ của ĐGH, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói:“ ĐTC đã lưu ý giáo dân thuộc Giáo Hội Hầm Trú rằng khi các con xuất đầu lộ diện gia nhập Giáo Hội Công Giáo Của Nhà Nước, thì không phải chỉ một vài trường hợp, mà luôn luôn là nhà nước sẽ áp đặt những điều kiện khác mà lương tâm Công Giáo không thể chấp nhận được”
Để được nhà nước thừa nhận, lá thư của ĐGH có nói vấn đề là tùy ở từng vị Giám Mục quyết định, nhưng Tòa Thánh cũng cảnh cáo rằng nguyên tắc căn bản của Hội Công Giáo Yêu Nước là đặc biệt muốn độc lập hẳn khỏi Tòa Thánh Vatican. Đó là điều không tương hợp với giáo lý Công Giáo
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân tin rằng việc vội vã để được nhà nước thừa nhận, cùng với những chính sách bị hướng dẫn sai lạc từ Vatican sẽ khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh mạnh dạn hơn, kể cả việc làm cho nhiều người Công Giáo Trung Quốc ngả về phía chính quyền. Theo ngài, Gần đây, một số vị trong Thánh Bộ Truyền Giáo vẫn theo đuổi một chính sách và chiến lược sai lầm được mệnh danh là Ostpolitik.
Ostpolitik là thuật ngữ tiếng Đức có nghĩa là “Chính Sách Cho Phía Đông”. Đây là chính sách xuất phát từ Cộng Hòa Liên Bang Đức thời thủ tướng Willy Brandt nhằm đối thoại và bình thường hóa quan hệ ngoại giao, với các nước cộng sản Đông Âu hầu thay đổi đối phương.
Vào thập niên 70, Đức Hồng Y Agostino Casaroli làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng cổ vũ chính sách Ostpolitik. Ngài đại diện cho Tòa Thánh ký hiệp ước với Hung Gia Lợi và với Nam Tư. Đây là những lần đầu tiên Tòa Thánh có những quan hệ ngoại giao chính thức với các nhà nước cộng sản.
Về chính sách Ostpolitik, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân tuyên bố:” Chính sách Ostpolitik –một chính sách chủ trương thỏa hiệp bằng mọi giá để làm vừa lòng nhà nước, tránh đương đầu với nhà nước đã dẫn đến hiện trạng ngày nay. Đó là biến cố xảy ra vào hạ tuần tháng 11 và thượng tuần tháng 12 năm 2011 tại Trung Quốc. Vào tháng 11 năm 2010, tại Thừa Đức chính quyền Trung Quốc đã tấn phong một vị Giám Mục không được Tòa Thánh chấp thuận. Theo báo cáo, một số Giám Mục trung thành với Tòa Thánh đã bị cưỡng bức tham dự lễ phong chức này. Vào tháng 12 năm 2010, công an đã tập hợp một số lớn các vị Giám Mục buộc họ phải tham dự phiên họp của Hội Đồng Giám Mục bất hợp pháp do nhà nước bảo trợ”.
Trước tình trạng này, ĐHY Trần Nhật Quân chua xót than thở: “Còn đâu là Giáo Hội của chúng ta. Người ta lại phong chức thêm một cách bất hợp pháp, rồi người ta đã tập hợp được đông đảo người tham dự đại hội. Điều đó hoàn toàn đi ngược lại với giáo lý của Giáo Hội. Đó là cái tát vào mặt của Đức Thánh Cha”. Vô phúc thay, các ngưòi này trong bộ Truyền Giáo, chuyên gia này vẫn cứ tin tưởng họ phải thi hành chính sách thỏa hiệp” (ý nói Lm Jeroom Heyndrickx)
Cha Jeroom Heyndrickx, người Bỉ thuộc dòng Đức Bà Vô Nhiễm Nguyên Tội, là người thuyết giảng nhiều lần tại các đại học tại Trung Hoa, được mời làm cố vấn cho Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc của Tòa Thánh. Theo Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, chính cha Heyndrickx là người đã lèo lái chính sách của Tòa Thánh đối với đất nước hơn 1.3 tỷ dân này. Trong một bài viết của cha vào tháng 3 năm 2011, ngài chống chế rằng việc tấn phong giám mục bất hợp giáo luật và đại hội các Giám Mục không nên đưa vào tiến trình đối thoại nhằm tìm kiếm sự thống nhất và hòa giải
ĐHY Trần Nhật Quân hy vọng ảnh hưởng của cha Heyndrickx và những tiếng nói chủ trương hòa giải của một số người, kể cả tiếng nói của ĐHY Ivan Dias, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo Tin Mừng Cho Muôn Dân - phải được chấm dứt. ĐHY họ Trần đã thấy dấu chỉ khai thông mới, cho phép đường lối của ĐGH trong vấn đề hòa giải giữa các người thuộc Giáo Hội Hầm Trú với Giáo Hội Nhà Nước có thể thực thi một cách trung thực.
Dấu chỉ đó, theo nguyên văn lời ĐHY Trần Nhật Quân “ Đức Thánh Cha thật may mắn, Ngài đã nhẫn nại từ lâu và cho đến giờ này Ngài đã có một vài hành động, đặc biệt là việc bổ nhiệm tân Thơ Ký Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng là đức tân TGM Savio Hon, người Trung Quốc. Đức TGM Hon là người thấu hiểu thực tế Trung Quốc, Ngài cũng là một nhà thần học lỗi lạc. Do vậy, chúng ta nên đặt hy vọng vào con đường mới.
Tuy thế Đức Hồng Y Trần Nhật Quân vẫn bi quan trước vấn đề Công Giáo Trung Quốc
Ngài nói: “Tuy vậy, con đường mới cũng rất khó khăn, không chỉ phải đối diện với chính quyền mà còn phải đối diện ngay với chính người của mình đã từng ngả theo phía chính quyền hơn là phía của giáo hội. Đó là một thực tế đáng buồn”
ĐHY Trần Nhật Quân đưa ra kết luận với ký giả của Cơ Quan Tin Tức Công Giáo Hoa Kỳ rằng: Nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất là phải duyệt xét lại lá thư của ĐGH Bênêđíctô 16 gửi người Công Giáo Trung Quốc. Phải chấp nhận và hiểu đúng những nguyên tắc trong lá thư đã đề ra và không thể coi những nguyên tắc đó là vấn đề có thể thương lượng được.
ĐHY cũng nhắn gửi các người chủ trương hoà giải bằng mọi giá rằng: “ Mọi chuyện đã được nói đến trong lá thư của Đức Thánh Cha, các vị phải nói với chính quyền rằng chúng tôi không thể theo hết con đường của qúy vị. Điều đó có nghiã là chúng tôi không thể đồng ý có một giáo hội độc lập. Đó là nền tảng vì chúng tôi là một Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Chính quyền phải thừa nhận Giám Mục điều hành Giáo Hội, phải cho các vị này quyền hành. Hiện giờ tại Trung Quốc Giám Mục chẳng là gì, không có nghiã gì và họ đang bị hạ nhục”
Những phát biểu và chủ trương của ĐHY Trần Nhật Quân nói trên là hoàn toàn đúng, thể hiện rõ nét qua kết quả phiên họp của Uỷ Ban Về Giáo Hội tại Trung Hoa họp từ thứ Hai 11/4 đến 13/4 năm 2011 tại Tòa Thánh Vatican. Sau phiên họp, một lá thư gồm 11 điểm đã được gởi tới cho các Giám Mục, linh mục và các tín hữu Công Giáo Trung Quốc. Nội dung chính của lá thư có một số điểm đáng chú ý sau đây;
a) Vụ truyền chức Giám Mục tại Thừa Đức là trái giáo luật và không thành. Tuy nhiên Tòa Thánh đã không rút phép thông công vị giám mục được truyền chức tại Thừa Đức.Lý do như tòa Uỷ Ban nêu ra là vì: “Những sức ép và bó buộc bên ngoài có thể làm cho đương sự không mắc vạ tuyệt thông tức khắc”
b) Đối với các Giám Mục tham dự vào hành vi phong chức trên đây nếu tự nguyện tham dự lá trái giáo luật. Những vị nào thấy mình bị cưỡng bức tham gia thì viết tường trình gởi về Tòa Thánh. Tòa Thánh sẽ cứu xét từng trường hợp một. Đồng thời vị ấy phải công khai tuyên xưng lòng trung thành của mình với Đức Thánh Cha trước các linh mục và anh chị em tín hữu.
c) Tòa Thánh khẳng định một lần nữa việc bổ nhiệm các Giám Mục là một vấn đề thuần tuý thuộc phạm vi tôn giáo. Bổ nhiệm một Giám Mục không phải là một hành vi thuộc thẩm quyền chính trị, không phải là vấn đề xen vào công việc nội bộ một quốc gia, cũng không phải là hành vi xâm phạm chủ quyền của một nước.
d) Những ý kiến đòi thiết lập một Giáo Hội Công Giáo tự trị, tự chủ và độc lập tại Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc Lần Thứ 8 là “trái nghịch với đạo lý Công Giáo”.
Tóm lại, nội dung lá thư của Uỷ Ban Về Giáo Hội Trung Hoa đã hoàn toàn phù hợp với lập trường của ĐHY Trần Nhật Quân. Điều đó có nghiã là chỉ có một giáo hội duy nhất. Việc chỉ định truyền chức Giám Mục do nhà nước Trung Quốc tổ chức, không được tòa thánh chấp nhận, là trái giáo luật và phải bị kỷ luật.
Cuối thư, Uỷ Ban Về Giáo Hội tại Trung Hoa đã tóm gọn tất cả chính sách mà Giáo Hội Trung Quốc phải theo: “ Niềm tin của Giáo Hội, được trình bày trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo cần phải được bảo vệ bằng giá hy sinh, chính là nền tảng trên đó các cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc phải tăng trưởng trong tình hiệp nhất và hiệp thông”.
Nguyễn Long Thao
Trong chuyến thăm mới đây tại Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Joseph Trần Nhật Quân đã có một cuộc họp báo quan trọng vào ngày 7 tháng Tư năm 2011 tại viện Hudson ở thủ đô Washington, DC. Trong cuộc họp báo này, ĐHY họ Trần đã nghiêm khắc lên án chủ trương “ Phải Thỏa Hiệp Bằng Mọi Giá” đối với Giáo Hội Công Giáo Quốc Doanh Trung Quốc. Điều đáng ngạc nhiên trong vụ này là những người đưa ra chủ trương thoả hiệp lại không phải là các vị Giám Mục ở Trung Quốc mà chính là một số giới chức cao cấp trong Bộ Truyền Giáo Cho Muôn Dân tại Tòa Thánh Vatican.
ĐHY tuyên bối với các phóng viên rằng những sai lầm, những hiểu lầm, và ước vọng muốn thoả hiệp bằng mọi giá của một số giới chức quan yếu tại Tòa Thánh Vatican đã làm tổn hại đến ý hướng của ĐGH Bênêđictô 16 đối với Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc.
Ngài nói với các ký giả:: “Năm 2007, Đức Thánh Cha đã gửi một lá thư cho người Công Giáo Trung Quốc trong đó đã đưa ra một hướng đi rất rõ ràng. Tuy nhiên, một số chuyên gia như Linh Mục Jeroom Heyndrickx trong bộ Truyền Giáo, không những đã giải thích sai trái mà còn làm nhiều người hiểu sai lạc về lá thư của ĐGH.”
Theo ĐHY Trần Nhật Quân, các chuyên gia này đã khuyến khích tất cả người Công giáo Trung Quốc phải tìm cách để được chính phủ thừa nhận là thành viên của giáo hội "chính thức" hay "giáo hội công khai". Đó là bước buộc họ phải gia nhận Hội Công Giáo Yêu Nước do nhà nước điều hành.
ĐHY giải thích thêm: “Những lời giải thích sai trái trên nói rằng ý của ĐGH muốn mọi người hãy gia nhập giáo hội công khai của nhà nước là điều hoàn toàn không đúng. Trong hội Công Giáo Yêu Nước dù có một số vị Giám Mục còn giữ hiệp thông với Roma, nhưng ĐGH Bênêđictô 16 cũng đã cảnh giác các vị Giám Mục thuộc Giáo Hội Hầm Trú rằng phải cẩn trọng đối với Giáo Hội Công Giáo Yêu Nước”.
Dựa vào lá thơ của ĐGH, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói:“ ĐTC đã lưu ý giáo dân thuộc Giáo Hội Hầm Trú rằng khi các con xuất đầu lộ diện gia nhập Giáo Hội Công Giáo Của Nhà Nước, thì không phải chỉ một vài trường hợp, mà luôn luôn là nhà nước sẽ áp đặt những điều kiện khác mà lương tâm Công Giáo không thể chấp nhận được”
Để được nhà nước thừa nhận, lá thư của ĐGH có nói vấn đề là tùy ở từng vị Giám Mục quyết định, nhưng Tòa Thánh cũng cảnh cáo rằng nguyên tắc căn bản của Hội Công Giáo Yêu Nước là đặc biệt muốn độc lập hẳn khỏi Tòa Thánh Vatican. Đó là điều không tương hợp với giáo lý Công Giáo
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân tin rằng việc vội vã để được nhà nước thừa nhận, cùng với những chính sách bị hướng dẫn sai lạc từ Vatican sẽ khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh mạnh dạn hơn, kể cả việc làm cho nhiều người Công Giáo Trung Quốc ngả về phía chính quyền. Theo ngài, Gần đây, một số vị trong Thánh Bộ Truyền Giáo vẫn theo đuổi một chính sách và chiến lược sai lầm được mệnh danh là Ostpolitik.
Ostpolitik là thuật ngữ tiếng Đức có nghĩa là “Chính Sách Cho Phía Đông”. Đây là chính sách xuất phát từ Cộng Hòa Liên Bang Đức thời thủ tướng Willy Brandt nhằm đối thoại và bình thường hóa quan hệ ngoại giao, với các nước cộng sản Đông Âu hầu thay đổi đối phương.
Vào thập niên 70, Đức Hồng Y Agostino Casaroli làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng cổ vũ chính sách Ostpolitik. Ngài đại diện cho Tòa Thánh ký hiệp ước với Hung Gia Lợi và với Nam Tư. Đây là những lần đầu tiên Tòa Thánh có những quan hệ ngoại giao chính thức với các nhà nước cộng sản.
Về chính sách Ostpolitik, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân tuyên bố:” Chính sách Ostpolitik –một chính sách chủ trương thỏa hiệp bằng mọi giá để làm vừa lòng nhà nước, tránh đương đầu với nhà nước đã dẫn đến hiện trạng ngày nay. Đó là biến cố xảy ra vào hạ tuần tháng 11 và thượng tuần tháng 12 năm 2011 tại Trung Quốc. Vào tháng 11 năm 2010, tại Thừa Đức chính quyền Trung Quốc đã tấn phong một vị Giám Mục không được Tòa Thánh chấp thuận. Theo báo cáo, một số Giám Mục trung thành với Tòa Thánh đã bị cưỡng bức tham dự lễ phong chức này. Vào tháng 12 năm 2010, công an đã tập hợp một số lớn các vị Giám Mục buộc họ phải tham dự phiên họp của Hội Đồng Giám Mục bất hợp pháp do nhà nước bảo trợ”.
Trước tình trạng này, ĐHY Trần Nhật Quân chua xót than thở: “Còn đâu là Giáo Hội của chúng ta. Người ta lại phong chức thêm một cách bất hợp pháp, rồi người ta đã tập hợp được đông đảo người tham dự đại hội. Điều đó hoàn toàn đi ngược lại với giáo lý của Giáo Hội. Đó là cái tát vào mặt của Đức Thánh Cha”. Vô phúc thay, các ngưòi này trong bộ Truyền Giáo, chuyên gia này vẫn cứ tin tưởng họ phải thi hành chính sách thỏa hiệp” (ý nói Lm Jeroom Heyndrickx)
Cha Jeroom Heyndrickx, người Bỉ thuộc dòng Đức Bà Vô Nhiễm Nguyên Tội, là người thuyết giảng nhiều lần tại các đại học tại Trung Hoa, được mời làm cố vấn cho Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc của Tòa Thánh. Theo Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, chính cha Heyndrickx là người đã lèo lái chính sách của Tòa Thánh đối với đất nước hơn 1.3 tỷ dân này. Trong một bài viết của cha vào tháng 3 năm 2011, ngài chống chế rằng việc tấn phong giám mục bất hợp giáo luật và đại hội các Giám Mục không nên đưa vào tiến trình đối thoại nhằm tìm kiếm sự thống nhất và hòa giải
ĐHY Trần Nhật Quân hy vọng ảnh hưởng của cha Heyndrickx và những tiếng nói chủ trương hòa giải của một số người, kể cả tiếng nói của ĐHY Ivan Dias, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo Tin Mừng Cho Muôn Dân - phải được chấm dứt. ĐHY họ Trần đã thấy dấu chỉ khai thông mới, cho phép đường lối của ĐGH trong vấn đề hòa giải giữa các người thuộc Giáo Hội Hầm Trú với Giáo Hội Nhà Nước có thể thực thi một cách trung thực.
Dấu chỉ đó, theo nguyên văn lời ĐHY Trần Nhật Quân “ Đức Thánh Cha thật may mắn, Ngài đã nhẫn nại từ lâu và cho đến giờ này Ngài đã có một vài hành động, đặc biệt là việc bổ nhiệm tân Thơ Ký Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng là đức tân TGM Savio Hon, người Trung Quốc. Đức TGM Hon là người thấu hiểu thực tế Trung Quốc, Ngài cũng là một nhà thần học lỗi lạc. Do vậy, chúng ta nên đặt hy vọng vào con đường mới.
Tuy thế Đức Hồng Y Trần Nhật Quân vẫn bi quan trước vấn đề Công Giáo Trung Quốc
Ngài nói: “Tuy vậy, con đường mới cũng rất khó khăn, không chỉ phải đối diện với chính quyền mà còn phải đối diện ngay với chính người của mình đã từng ngả theo phía chính quyền hơn là phía của giáo hội. Đó là một thực tế đáng buồn”
ĐHY Trần Nhật Quân đưa ra kết luận với ký giả của Cơ Quan Tin Tức Công Giáo Hoa Kỳ rằng: Nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất là phải duyệt xét lại lá thư của ĐGH Bênêđíctô 16 gửi người Công Giáo Trung Quốc. Phải chấp nhận và hiểu đúng những nguyên tắc trong lá thư đã đề ra và không thể coi những nguyên tắc đó là vấn đề có thể thương lượng được.
ĐHY cũng nhắn gửi các người chủ trương hoà giải bằng mọi giá rằng: “ Mọi chuyện đã được nói đến trong lá thư của Đức Thánh Cha, các vị phải nói với chính quyền rằng chúng tôi không thể theo hết con đường của qúy vị. Điều đó có nghiã là chúng tôi không thể đồng ý có một giáo hội độc lập. Đó là nền tảng vì chúng tôi là một Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Chính quyền phải thừa nhận Giám Mục điều hành Giáo Hội, phải cho các vị này quyền hành. Hiện giờ tại Trung Quốc Giám Mục chẳng là gì, không có nghiã gì và họ đang bị hạ nhục”
Những phát biểu và chủ trương của ĐHY Trần Nhật Quân nói trên là hoàn toàn đúng, thể hiện rõ nét qua kết quả phiên họp của Uỷ Ban Về Giáo Hội tại Trung Hoa họp từ thứ Hai 11/4 đến 13/4 năm 2011 tại Tòa Thánh Vatican. Sau phiên họp, một lá thư gồm 11 điểm đã được gởi tới cho các Giám Mục, linh mục và các tín hữu Công Giáo Trung Quốc. Nội dung chính của lá thư có một số điểm đáng chú ý sau đây;
a) Vụ truyền chức Giám Mục tại Thừa Đức là trái giáo luật và không thành. Tuy nhiên Tòa Thánh đã không rút phép thông công vị giám mục được truyền chức tại Thừa Đức.Lý do như tòa Uỷ Ban nêu ra là vì: “Những sức ép và bó buộc bên ngoài có thể làm cho đương sự không mắc vạ tuyệt thông tức khắc”
b) Đối với các Giám Mục tham dự vào hành vi phong chức trên đây nếu tự nguyện tham dự lá trái giáo luật. Những vị nào thấy mình bị cưỡng bức tham gia thì viết tường trình gởi về Tòa Thánh. Tòa Thánh sẽ cứu xét từng trường hợp một. Đồng thời vị ấy phải công khai tuyên xưng lòng trung thành của mình với Đức Thánh Cha trước các linh mục và anh chị em tín hữu.
c) Tòa Thánh khẳng định một lần nữa việc bổ nhiệm các Giám Mục là một vấn đề thuần tuý thuộc phạm vi tôn giáo. Bổ nhiệm một Giám Mục không phải là một hành vi thuộc thẩm quyền chính trị, không phải là vấn đề xen vào công việc nội bộ một quốc gia, cũng không phải là hành vi xâm phạm chủ quyền của một nước.
d) Những ý kiến đòi thiết lập một Giáo Hội Công Giáo tự trị, tự chủ và độc lập tại Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc Lần Thứ 8 là “trái nghịch với đạo lý Công Giáo”.
Tóm lại, nội dung lá thư của Uỷ Ban Về Giáo Hội Trung Hoa đã hoàn toàn phù hợp với lập trường của ĐHY Trần Nhật Quân. Điều đó có nghiã là chỉ có một giáo hội duy nhất. Việc chỉ định truyền chức Giám Mục do nhà nước Trung Quốc tổ chức, không được tòa thánh chấp nhận, là trái giáo luật và phải bị kỷ luật.
Cuối thư, Uỷ Ban Về Giáo Hội tại Trung Hoa đã tóm gọn tất cả chính sách mà Giáo Hội Trung Quốc phải theo: “ Niềm tin của Giáo Hội, được trình bày trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo cần phải được bảo vệ bằng giá hy sinh, chính là nền tảng trên đó các cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc phải tăng trưởng trong tình hiệp nhất và hiệp thông”.
Nguyễn Long Thao
Văn Hóa
Mầu sắc Tình Yêu
Trầm Thiên Thu
20:31 17/04/2011
Khổ đau nối tiếp khổ đau
Tâm can tan nát, tiêu điều xác thân
Sao Cha nỡ bỏ rơi con?
Một thân trơ trọi cô đơn lạc loài
Mặc người khinh ghét chê cười
Đau thương tột đỉnh, tả tơi nhục hình
Nhưng con xin được tuân hành
Chỉ mong Thiên Ý uy linh vuông tròn
Con xin phó thác xác hồn
Để Ngài dẫn dắt sớm hôm trọn bề
Hoàng hôn loang tím đồi xa
Máu hồng nhuộm đỏ cho vừa yêu thương
Tuần Thánh – 2011
Tâm can tan nát, tiêu điều xác thân
Sao Cha nỡ bỏ rơi con?
Một thân trơ trọi cô đơn lạc loài
Mặc người khinh ghét chê cười
Đau thương tột đỉnh, tả tơi nhục hình
Nhưng con xin được tuân hành
Chỉ mong Thiên Ý uy linh vuông tròn
Con xin phó thác xác hồn
Để Ngài dẫn dắt sớm hôm trọn bề
Hoàng hôn loang tím đồi xa
Máu hồng nhuộm đỏ cho vừa yêu thương
Tuần Thánh – 2011
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hành Niệm Đồng Quê
Anthony Hoàng
21:05 17/04/2011
HÀNH NIỆM ĐỒNG QUÊ
Ảnh của Anthony Hoàng
Nhẹ chân “Sơ” bước vào đời
Nhìn dòng kênh chảy xuôi về biển đông:
“Đời mình ví tựa dòng sông
Mong sao sóng lặng; tưới đồng lúa xanh!”
(Anthony Hoàng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Anthony Hoàng
Nhẹ chân “Sơ” bước vào đời
Nhìn dòng kênh chảy xuôi về biển đông:
“Đời mình ví tựa dòng sông
Mong sao sóng lặng; tưới đồng lúa xanh!”
(Anthony Hoàng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền