Ngày 19-04-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Phục Sinh ban Hy Vọng
Lm Vũđình Tường
03:26 19/04/2019
Mấy thập niên qua, nhân loại tiến nhiều bước dài trong các lãnh vực khoa học và truyền thông. Những tiến bộ này mang lại nhiều thoải mái cho đời sống. Di chuyển với vận tốc nhanh hơn, tin tức thế giới được cập nhật trong chốc lát và nhiều chứng bệnh bất trị trong quá khứ nay trở thành bệnh có thể chữa trị, ngay cả việc thay nội tạng cũng đang trên đà tiến. Người ta tự hào về tiến bộ của khoa học, kĩ thuật và một số đặt trọn niềm tin vào khoa học, kĩ thuật, coi đó là cứu cánh, vị cứu tinh của nhân loại. Không ai chối bỏ tiến bộ của khoa học, kĩ thuật, cũng như không ai có thể chối bỏ được những gánh nặng khoa học, kĩ thuật đặt ra cho con người. Những gánh nặng mới này quá mới mẻ với xã hội và chúng vượt quá khỏi những tiên đoán của các nhà làm luật. Để chạy đua với khoa học, kĩ thuật, kĩ nghệ khoa học, kĩ thuật cần nhiều tiền để nghiên cứu và sản xuất, vì thế người tiêu thụ cũng cần có tiền để trả cho các dịch vụ đó. Như thế vấn đề căn bản là phải có tiền mới hy vọng được xử dụng các phát minh mới. Đó là lí do chính dẫn đến việc lạm dụng chức quyền, nịnh trên, đè dưới, tham lam, hối lộ, gian lận, bè phái. Tiền trở thành trên hết và tiền là nguyên nhân chính gây đau khổ, lầm than, khóc sướt mướt, thở dài rườn rượt, ngậm miệng tủi hờn cho con người. Khi phát minh ra tiền không ai có thể ngờ nó ảnh hưởng đến cuộc sống đến thế. Tiền cần thiết cho mọi sinh hoạt trong cuộc sống và tiền cũng là hiểm họa cho nhân loại. Lấn đất, giành biển, cãi lí, giải thích, tất cả đều vì tiền. Bởi quặng mỏ nằm sâu trong lòng đất, chìm sâu đáy biển đều là những hũ vàng chìm. Nói tón lại, tiền làm cho con tim trở nên tồi tệ, bệnh hoạn. Khoa học kĩ thuật không có thuốc chữa bệnh tham tiền mà nó còn làm cho người ta tham tiền nhiều hơn. Đặt trọn niềm tin vào khoa học, kĩ thuật chính là âm thầm huỷ diệt tình liên đới giữa con người với con người.

Cuộc Thương Khó của Đức Kitô cũng ảnh hưởng bởi sức mạnh tiền quyến rũ. Một tuần trước đó Đức Kitô đã chê tiền, lật đổ những bàn đổi tiền trong Đền Thờ. Mat 21,12. Đức Kitô chê bỏ tiền nhưng một trong số các môn đệ Ngài lại ham tiền. Người đó âm thầm liên lạc với lãnh tụ tôn giáo bán rẻ Thầy mình, đổi mạng sống Thầy vì ham ba mươi đồng bạc Mt 26,47ff. Sau cuộc tử nạn và Phục Sinh vinh hiển của Đức Kitô, nhóm lãnh tụ tôn giáo cũng bán rẻ lương tâm mình bằng cách dậy đám lính phao tin, dối trá: Trong lúc chúng tôi ngủ, môn đệ của Đức Kitô đến đánh cắp xác ông ấy Mt 28,11ff.

Đức Kitô Phục Sinh ban hy vọng cho những ai đặt tin tưởng vào Ngài. Đức Kitô sống lại ban sức thánh hoá con tim, chữa khỏi bệnh tim nan i. Thanh tẩy con tim tham lam, ích kỉ thành con tim biết cảm thông, chia xẻ với đồng loại, với người kém may mắn. Con tim thay đổi, con người thay đổi. Nhiều người thay đổi, xã hội thay đổi. Nhiều xã hội thay đổi, biến cải thế giới. Đức Kitô Phục Sinh thay đổi vũ trụ bằng cách thay đổi tâm tính cá nhân con người. Xã hội hiện nay đang gặp nhiều khủng hoảng, khó khăn bởi người ta từ chối tin vào Đức Kitô Phục Sinh. Người ta tự tin vào khả năng của chính mình và đòi quyền tự do, độc lập, tự mình giải quyết những khó khăn rắc rối trong cuộc sống. Khoa học kĩ thuật tiến bộ nhưng hầu như tâm tính con người không tiến. Không tiến đồng nghĩa với dừng chân. Dừng chân sẽ bị qua mặt. Khoa học càng tiến, càng có nhiều vấn đề. Càng nhiều vấn đề, càng khó giải quyết. Giải quyết không nổi thành khủng hoảng. Khủng hoảng, dồn nén, chèn ép là vùng đất tốt cho điên dại phát sinh.

Hy vọng Đức Kitô ban nằm trong vòng tay với. Đây là món quà tặng Đức Kitô vì yêu thương trao cho nhân loại. Giải thoát con người khỏi ách thống trị của vật chất, tham vọng và cứu chuộc con người, ban cho họ cuộc sống trường sinh. Đức Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Đi theo Ngài chính là đi trên đường vào cõi sống trường sinh. Một số coi Phục Sinh là kì nghỉ, vui chơi, ăn uống. Kitô Hữu mừng Phục Sinh với tâm tình cảm mến, tạ ơn về ơn Phục Sinh Đức Kitô trao tặng nhân loại.

Chúc Mừng Phục Sinh

TiengChuong.org

The Way

The last few decades science and technology have advanced faster than anyone could imagine. Life is more comfortable. We take less time to travel, and news of the world is on television instantly. Today scientists are able to unlock what used to be known as the medical myths. However, those who place their hope in science and technology are not free from technological problems. The web is a safe haven for faceless criminals to spy and to steal. The biggest challenge of all is how to get more money to maintain these services. Love of money is the classic, endemic problem that corrupts a human heart and science has no cure. Money is a human invention. We all need it to pay for goods and services. Blood money is an enormous problem for modern society. The Passion of Jesus also involved blood money, right from the start to its end. It began with the corruption of a human heart, and it also ended with greed for money; money- bribery. Before the Passion, Jesus denounced money by knocking over the money changes tables in the Temple (Lk 26,15), but one of his apostles embraced money when he secretly betrayed his Master for thirty silver coins. After the resurrection of Jesus, the High Priests paid money to soldiers, telling them to spread the lie that while they were sleeping, Jesus' disciples took His Body away.

Easter offers hope. The hope Easter offers is real, and within reach. It is God's free gift given to us. The God of Mercy, in His bountiful love, through God's only Son, frees us from the power of darkness to offer Eternal life. Jesus is the Way, the Truth and the Life. Easter offers us an uncorrupted heart and what follows is an uncorrupted spirit, and that means eternal life. For some, Easter season is simply a holiday but for Christians, it is a Festive Season, celebrating the Risen Christ and a time to give heartfelt thanks to God for the gift of eternal life.
 
Chúng ta sống niềm vui và đức tin Phục Sinh.
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
05:19 19/04/2019
Bằng chính niềm vui đầy mạnh mẽ và cá vị, bằng chính đức tin Phục sinh rất riêng của bản thân mình, thánh Gioan tông đồ quả quyết: “Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết” (Ga 20, 3-9).

Tiếp nối niềm vui Phục sinh mà thánh Gioan khám phá và rao giảng, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm này hết sức long trọng. Hội Thánh dạy con cái mình, đó là mầu nhiệm trọng đại của năm phụng vụ, mà không còn bất cứ mầu nhiệm nào có thể lấn át.

Hội Thánh mời gọi mỗi con cái mình, cần phải chuẩn bị tâm thế thật xứng đáng, thật nghiêm túc, thật yêu mến để thực sự mừng lễ Phục sinh, thực sự để cho mầu nhiệm Phục sinh chi phối đời sống mình. Nhờ đó mà mỗi người sẽ được ơn Phục sinh thấm đẫm vào cuộc đời, vào cách sống, vào tâm tư mỗi cá nhân, để từng cá nhân thực sự Phục sinh, thực sự vươn tới đời sống mới và canh tân toàn diện con người mình.

Vì thế, mỗi một người hãy mang lấy chính tâm tư vỡ òa của thánh Gioan tông đồ, của cả Hội Thánh, của biết bao nhiêu anh chị em đồng đạo, dám băng mình trên mọi nẻo đời, công bố cách không mệt mỏi đức tin cao cả, quý trọng, độc nhất vô nhị: Chúa đã Phục sinh, mà vươn tới sự sống Phục sinh cách bền bỉ trong Đấng Cứu Chuộc mình.

Niềm vui và đức tin Phục sinh phải là lẽ sống, là tâm niệm sống, là định hướng sống của từng Kitô hữu.

Hãy để niềm vui và đức tin Phục sinh hướng dẫn đời sống. Một đời sống mà biết để niềm vui và đức tin Phục sinh hướng dẫn, sẽ là một đời sống phong phú, một đời sống không chỉ mang đậm niềm hạnh phúc, nhưng còn trào tràn hạnh phúc ấy ra mọi nơi, mọi hoàn cảnh mà đời sống ấy hiện diện.

Hãy để niềm vui và đức tin Phục sinh đồng hành, giúp từng người vững tâm bước qua tăm tối, chông gai, thử thách của đời sống mình. Qua tất cả những thăng trầm ấy, ta đóng đinh chính mình, đóng đinh tính xác thịt của mình vào thánh giá của Chúa, nhờ đó, ta sẽ cùng Chúa tiến vào cõi Phục sinh vinh thắng.

Chúa đã Phục sinh. Ta cần phải Phục sinh với Chúa, cần phải bước ra khỏi vùng tối tăm để nhập cuộc với ánh sáng huy hoàng của ơn Phục sinh.

Nhưng nhiều lần xét mình, ta chợt thảng thốt: cứ hết lễ Phục sinh này đến lễ Phục sinh khác, hết mùa Phục sinh năm nay, lại đến Phục sinh năm tới…, tâm hồn ta vẫn còn thuộc về bóng tối.

Có thứ bóng tối tội lỗi nhận chìm linh hồn ta trong những vực sâu không có lối thoát.

Có thứ bóng tối đam mê dục vọng dìm linh hồn ta trong cơn mê ngủ miệt mài, mất hết ý chí phấn đấu tiến lên.

Có thứ bóng tối tham lam ích kỷ làm lu mờ lương tâm, lý trí, khiến ta coi tiền bạc trọng hơn tình nghĩa. Vì tiền bạc mà dám phạm tội. Vì lợi nhuận mà làm thiệt hại người khác.

Có thứ bóng tối ghen ghét oán thù làm tâm hồn ta không lúc nào bình an, vì chìm ngập trong nỗi hận thù dai dẳng.

Có thứ bóng tối tự ái kiêu căng khiến linh hồn ta không tìm thấy niềm vui trong sự khiêm nhường tha thứ.

Tất cả những bóng tối đó đang khiến linh hồn ta suy yếu, chết dần chết mòn. Tất cả những bóng tối đó ngăn chặn ánh sáng của Chúa, ngăn chặn dòng suối ơn lành của Chúa đổ vào hồn ta.

Để ánh sáng Phục Sinh của Chúa tràn vào hồn, ta phải quét sạch những bóng tối còn vương vấn trong hồn. Đó là cách duy nhất để ta sống niềm vui và đức tin Phục sinh.

Mùa Phục sinh luôn luôn có hình ảnh cây nến. Nến Phục sinh tượng trưng Chúa Kitô, Đấng đã thoát ly khỏi tối tăm của thế gian, mang lại ánh sáng Phục sinh vô biên cho chính thế gian, phá tan bóng tối thế gian.

Như cây nến phải chịu tiêu hao mòn mỏi mới giữ được ánh sáng soi chiếu đêm tối, ta cũng phải phấn đấu với chính bản thân, quên mình, chịu chết cho tội lỗi, để sống một đời sống mới cho Chúa và trong Chúa.

Khi chiến đấu đẩy lùi bóng tối tội lỗi, ta thoát được ách ma quỷ và được sống trong ánh sáng của Chúa, trở nên con cái ánh sáng.

Người tham dự vào niềm vui và đức tin Phục sinh, luôn luôn dược đòi hỏi phải chiến đấu với kẻ thù của linh hồn mình. Vì thế, hãy chiến đấu để đi tới chiến thắng. Chỉ có chấp nhận chiến đấu để vươn tới chiến thắng, ta mới thực là người mang lấy và sống niềm vui và đức tin Phục sinh.

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:36 19/04/2019

144. Chúng ta sống ở đời này để tìm kiếm ngôi báu trên trời; bản tính của chúng ta thì không thể đạt được ngôi báu ấy, nhưng có thể dùng thánh đức để chiếm hữu nó.

(Thánh Hieronymus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:37 19/04/2019
92. MUA CON TÊ TÊ (con trút)

Có hai thầy thuốc cùng đi phố thấy có người xách một giỏ cá hấp và con ba ba đi bán.

Thầy thuốc thứ nhất chỉ giỏ cá hấp nói:

- “Bán cho tôi con rắn đen nhọn này.”

Thầy thuốc thứ hai cười nhạo nói:

- “Ngay cả cá hấp mà cũng không nhận ra”, nói xong liền chỉ con ba ba và nói: “Tôi mua con trút này vậy !!!”

(Tiếu phủ)

Suy tư 92:

Kiến thức phổ thông rất là cần thiết cho mọi người, đối với thầy thuốc thì càng cần thiết hơn, không một thầy thuốc nào lại hồ đồ đến nổi nói con ba ba là con trút, cũng không thầy hồ đồ nói cá hấp là con rắn đen nhọn, bởi vì như thế thì chỉ có chế lầm thuốc hại bệnh nhân...

Giáo lý căn bản đối với người Ki-tô hữu rất cần thiết, do đó mà không lạ gì mà Giáo Hội bắt buộc các trẻ em đến tuổi khôn thì phải học giáo lý để được rước lễ vỡ lòng, hoặc lãnh nhận bí tích Thêm Sức.v.v....

Không ai tin chúng ta là người Ki-tô hữu nếu chúng ta không biết làm dấu Thánh Giá đơn cũng như làm dấu Thánh Giá kép; cũng không ai tin chúng ta là người Ki-tô hữu nếu chúng ta đọc kinh Lạy Cha trật lên trật xuống, và người ta càng hồ nghi hơn nữa khi chúng ta không hiểu giáo lý căn bản của đạo Công Giáo...

Thầy thuốc không có kiến thức căn bản nói con ba ba là con trút, nói giỏ cá hấp là con rắn là bởi vì làm biếng học hành nghiên cứu, hoặc là học qua loa mà thôi.

Trẻ em không biết giáo lý căn bản thì không phải lỗi tại nó, nhưng là tại cha mẹ không quan tâm đến đời sống đức tin của con cái khi chúng còn nhỏ, lỗi này không những cha mẹ phải gánh chịu mà còn làm hại đến linh hồn của con cái nữa, khốn nạn thay !!

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Bảy lễ Vọng Phục Sinh (C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:39 19/04/2019
THỨ BẢY TUẦN THÁNH

Bạn thân mến,

Hôm qua chúng ta long trọng cử hành nghi thức Suy tôn Thánh Giá, tưởng nhớ và kỷ niệm Đức Chúa Giê-su chịu chết trên Thánh Giá vì tội lỗi của nhân loại và của chúng ta. Hôm nay chúng ta cũng rất long trọng cử hành thánh lễ vọng Phục Sinh mừng Đức Chúa Ki-tô sống lại vinh hiển, trong niềm vui ấy, tôi xin chia sẻ với anh chị em mấy cảm nhận sau:

1. Ánh sáng Phục Sinh là Khiêm tốn phục vụ.

Với nghi thức làm phép lửa mới mà chúng ta vừa cử hành, với nến phục sinh mà chúng ta rước vào nhà thờ và đặt bên cạnh giảng đài gần bàn thờ làm cho chúng ta xác tín sâu xa rằng Đức Chúa Giê-su Ki-tô là ánh sáng trong đêm tối, là nguồn ân sủng và là sự sống của chúng ta.

Ánh sáng Phục Sinh đã bừng sáng trong đêm tối tội lỗi của hai ngàn năm trước, vẫn đang chiếu rọi cho chúng ta trong ngày hôm nay, đó chính là Đức Chúa Ki-tô. Ngày hôm qua chúng ta than khóc vì tội lỗi của mình mà Ngài đã chết, ngày hôm nay chúng ta vui mừng vì Ngài đã sống lại, đó là niềm hy vọng duy nhất cho chúng ta là những người đang đi trong đêm tối của tội lỗi trần gian.

Khiêm tốn chính là ánh sáng và là hành vi nổi bật nhất, mà chính Đức Chúa Ki-tô đã dùng để cứu chuộc nhân loại đã sa ngã vì tội kiêu ngạo, nó cũng là ánh sáng của chúng ta chiếu rọi qua người khác, khi chúng ta khiêm tốn phục vụ tha nhân trong tinh thần yêu thương.

Mọi người có thể nhìn thấy tài cao học rộng của chúng ta nhưng ít người nhìn thấy Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh đang sống trong chúng ta, bởi vì học thức và tri thức không phải là ánh sáng, nó cũng không phải là đường dẫn chúng ta đi đến sự sống đời đời, nhưng khiêm tốn thật mới chính là ánh sáng nơi chúng ta, nó phản ảnh lại khuôn mặt phục sinh sáng chói của Đức Chúa Ki-tô nơi tất cả hành vi ngôn từ của chúng ta.

2. Ánh sáng phục sinh là sự đổi mới.

Trong đêm tối chúng ta không thể làm gì được vì đêm tối cũng đồng nghĩa với sự chết, cũng vậy, sống trong tội chúng ta cũng không thể làm gì được để linh hồn chúng ta được đổi mới, do đó đêm tối cần có ánh sáng và tội lỗi cần có ân sủng của Thiên Chúa.

Ánh sáng phục sinh đã đến đó chính là Đức Chúa Giê-su, Ngài đến để đổi mới những gì mà chúng ta đã làm trong bóng tối như gian dâm, là kiêu ngạo, là hận thù, là ghét ghen và vu khống.v.v... Ánh sáng đến chiếu sáng những nơi tăm tối, đổi mới tâm hồn chúng ta từ cũ qua mới, từ kiêu ngạo trở thành khiêm tốn, từ gian dâm đầy dục vọng trở thành trong sáng và hồn nhiên, từ ghét ghen hận thù trở thành yêu thương và tha thứ, từ lãnh đạm với Tin Mừng đến nhiệt tình và phục vụ Chúa trong tha nhân...

Ánh sáng phục sinh đã đến không phải chỉ đổi mới chúng ta đêm hôm nay mà thôi, nhưng suốt mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta, nó luôn chiếu dọi thôi thúc và đổi mới tâm hồn chúng ta, nếu chúng ta biết luôn trân trọng gìn giữ ánh sáng này cho khỏi bị cuồng phong của thế gian là những quyến rũ đam mê thổi tắt.

Bạn thân mến,

Đêm hôm nay trên tay của bạn của tôi và của mỗi người Ki-tô hữu tham dự thánh lễ đều cầm cây nến nho nhỏ, biểu tượng đức tin của anh chị em được cháy sáng nhờ tin vào Đức Chúa Ki-tô Phục sinh, cây nến nhỏ này sẽ cháy hết nhưng đức tin của chúng ta sẽ luôn trưởng thành và càng trưởng thành hơn trong hi sinh và thử thách, bởi vì trong thử thách, đức tin của chúng ta càng cháy sáng và toả sáng chiếu dọi cho mọi người thấy Tin Mừng Phục Sinh mà chúng ta đang tin và đang sống.

Xin Đức Chúa Kitô Phục Sinh chúc lành cho chúng ta.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Suy niệm đêm Vọng Phục Sinh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:52 19/04/2019
Mừng vui lên… vui lên, hỡi Mẹ Hội Thánh vui lên…hãy vang lên tiếng ca hát của toàn dân. Vâng đêm nay là “đêm của Đức Chúa” (Xh 12, 42), đêm Thánh “mẹ của mọi đêm thánh” (thánh Augustinô). Đêm đêm tôn vinh và cảm tạ, vì Thiên Chúa đã, đang và mãi mãi yêu thương con người, đêm nối kết trời với đất, con người với Thiên Chúa, và con người trần thế với nhau.

Lễ nghi Canh Thức long trọng đêm nay làm cho chúng ta sống lại biến cố Chúa Phục Sinh, một biến cố có tính cách quyết định và luôn thời sự, Mầu Nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo. Đêm nay, vô số những cây nến phục sinh được đốt lên trong các nhà thờ tượng trưng ánh sáng Chúa Kitô đã và còn đang sáng soi nhân loại, ánh sáng không bao giờ lụi đi, ánh sang chiến thắng bóng tối của tội lỗi và sự dữ…(x. Exsultet). Còn hạnh phúc và hy vọng nào lớn lao hơn, khi Con Thiên Chúa sống lại, để tất cả những ai tin vào Người cũng sẽ được sống lại vinh quang. Vì thế, Giáo hội trần thế đêm nay với niềm vui khôn tả đều đồng thanh công bố Tin Mừng Phục Sinh cho toàn thế giới : “Mừng vui lên”, mừng vui lên hỡi muôn lớp cơ binh thiền thần…Cùng vui lên hỡi các nhiệm mầu thánh này…Và vui lên, toàn trái đất…Cùng vui lên, ôi Mẹ Hội Thánh…(x. Exsultet) vì Chúa đã sống lại.

Xem Video

Chúa Giêsu thành Nagiarét, Ðấng chịu đóng đinh, đã sống lại từ trong cõi chết sau ba ngày bị mai táng trong mồ, đúng như lời Kinh Thánh. Lời loan báo của “hai người đứng gần các bà, y phục sáng chói” (Lc 24,4) làm “các bà kinh hãi cắm mặt xuống đất” (Lc 24,5). Thấy vậy, hai người lên tiếng : “Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết ? Người không còn ở đây. Người đã sống lại”(Lc 24, 5-6). Vâng Người đã sống lại rồi.

Chúng ta cứ thử tưởng tượng xem tâm tình của mấy phụ nữ “vừa tảng sáng, đi ra mồ mang theo những thuốc thơm đã dọn sẵn” (Lc 24,1), hết sức bàng hoàng khi thấy : “Hòn đá đã lăn ra khỏi mồ ?” (Lc 24,2). Nhờ lời của hai người lạ kia, các bà nhớ lại lời Người đã nói : “Con Người phải bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi, bị đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Lc 24,7).

Vâng, Chúa Kitô đã sống lại sáng láng bước ra khỏi mồ, sau khi tiêu diệt sự chết, bẻ gãy mọi ràng buộc của ngôi mộ. Chính vì thế mà các Thiên Thần từ trời cao đã tuyên bố : “Người không còn ở đây. Người đã sống lại” (Lc 24, 6). Con Thiên Chúa không còn ở trong mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại “Ðấng hằng sống” (Kh 1,8), Ðấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ. Người đã mở lòng đất và mở ra thật rộng để hướng về Trời, đưa chúng ta ra khỏi mồ tăm tối, dẫn chúng ta từ đất về trời với Chúa Cha.

Mừng vui lên, sao không thể không vui, bởi vì đêm nay Chúa Kitô ra khỏi ngục vinh thắng, đêm mà xiềng xích sự chết do Tội tổ tông gây ra bị bẻ gãy. Sự chết đó đã khiến cho bao người thất vọng, làm tiêu tán hết mọi nỗ lực của con người. Nay Con Thiên Chúa, vì yêu thương đã vâng phục, với cái giá phải trả là chết trên thập giá, để hòa giải tội nhân với Chúa, mang lại sự sống cho con người. Từ nay con người phải chết sẽ được sống, ơn làm con cái Chúa được phục hồi, sự chết sẽ không còn cơ hội để khống chế và tiêu tan những cố gắng của con người nữa. Nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được kết hiệp với Chúa Kitô, sự Phục Sinh của Người trở thành sự phục sinh của chúng ta, như lời tiên tri Ezechiel đã loan báo: “Ðây, Ta mở ra các mồ mả của các người; Ta phục sinh các người từ các mồ mả, hỡi dân ta ơi, và ta sẽ dẫn các người trở lại xứ sở của Israel” (Ed 37,12). Những lời tiên tri trên có một giá trị đặc biệt trong ngày Chúa phục sinh, bởi vì hôm nay được nên trọn lời hứa của Ðấng Tạo Hóa.

Ngày hôm nay, trong thời đại chúng ta đây, thời đại bị ghi dấu bởi sự lo âu và không chắc chắn, thời đại khủng hoảng, mất niềm tin vào nhau, chúng ta được sống biến cố Phục Sinh, một biến cố đã thay đổi dung mạo cuộc đời chúng ta, đổi thay cả lịch sử nhân lọai. Tất cả những ai đang bị áp bức bởi những mối dây ràng buộc của đau khổ, của sự chết, đang chờ đợi niềm hy vọng từ Chúa Kitô Phục Sinh, cả đôi khi họ chờ đợi một cách vô ý thức.

Cùng với Giáo Hội, những lời của bài ca Exsultet, “Hãy vui lên, hỡi ca đoàn các thiên thần, hãy hát lên... hỡi trái đất, hãy nhảy mừng”. Biến cố Phục Sinh của Chúa bao trùm toàn thể vũ trụ, và liên kết đất trời chung lại với nhau. Một lần nữa, với những lời của bài ca “Hãy vui lên”, chúng ta có thể cao rao : “Chúa Kitô... Ðấng từ cõi chết sống lại và chiếu toả ánh sáng bình an của Người trên toàn thể nhân loại, Ðấng là Con Thiên Chúa, là Ðấng hằng sống và hằng trị mãi mãi muôn đời”. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

 
Suy Niệm Chúa Phục Sinh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:38 19/04/2019
Chúa Giêsu Đã Sống Lại Như Lời Kinh Thánh

Suy Niệm Chúa Phục Sinh

(Ga 20, 1-9)

Ngày thứ nhất trong tuần, ngày mà nước mắt chưa vơi, tình người chưa cạn. Maria Mađalêna, người đàn bà rất thật đàn bà, mạnh mẽ phi thường. Lúc các môn đệ, giới mày râu vai u thị bắp, có những vị được mệnh danh là con cái sấm sét, đang ẩn đâu đấy sau khi thầy bị bắt, bị giết và an táng trong mồ, thì Maria Mađalêna vẫn can đảm dõi bước theo Thầy trong hành trình Thương Khó, tận mắt thấy cảnh Thầy bị đánh đòn vai mang thập giá, can đảm hơn bà còn đứng dưới chân Thánh giá, chôn cất Thầy, nay lại ra viếng mồ Thầy khi trời còn chưa sáng như Matthêu thuật lại trong Tin Mừng hôm nay : "Ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ" (Mt 28,1) . Lúc tranh tối tranh sáng, người ta thường hay sợ thế lực nào đó, Maria đã chứng tỏ bản lĩnh của mình.

Xem Video

Bà tới mộ, ô kìa, chuyện gì đã xảy ra vậy ? Động chuyển mạnh vì Thiên Thần từ trời xuống và đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi trên đó. Mặt Người sáng như chớp và áo Người trắng như tuyết. Trong lúc "lính canh khiếp đảm" (Mt 28,4) thì các bà lại được trấn an : "Các bà đừng sợ. Ta biết các bà tìm Chúa Giêsu, Người đã sống lại như lời Người đã nói" (Mt 28,5-6).

Chúa Giêsu đúng như lời Người đã báo trước

Sao tảng đá lấp cửa mồ lại lăn ra, xác Thầy tôi đâu ? Cho dù can đảm, nhưng vốn bà vẫn là phái yếu, liễu yếu đào tơ, cần tìm người trợ giúp, hiển nhiên phải là các ông rồi. Bà liền tức tốc quay về tìm Simon Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, với hy vọng mấy ông sẽ tìm ra thủ phạm, bà nói với các ông rằng: "Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu ?" (Ga 20, 2). Chúng ta cứ tưởng tượng xem, khi hay tin, tâm trạng các ông như thế nào lúc "cả hai cùng chạy, nhưng một ông chạy nhanh hơn, tới mộ trước cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong"(x. Ga 20, 4). Tại sao ông lại không vào trong ? Ông không vào là vì ông tôn trọng Phêrô là đầu của nhóm. Ông thấy và ông tin Người phải sống lại từ cõi chết, đúng như lời Kinh Thánh.

Chúa đã sống lại thật rồi ! Allêluia ! Allêluia ! Allêluia ! Chúng ta có tin không ?

Tin Chúa Giêsu sống lại là tin từ trời

Nếu như ngày Con Thiên Chúa nhập thể làm người, Thiên Thần từ trời loan báo “Này bà sẽ thụ thai…” (x. Mt 1, 23). Ngày hạ sinh Con Một Chúa, cũng chính các Thiên Tần báo tin : “Này đây ta báo cho các người một tin mừng …” (Lc 2,10). Nay Chúa sống lại, cũng chính các Thiên Thần từ trời xuống loan tin cho bà Maria Mađalêna và truyền cho ba đi báo tin cho các môn đệ. Chúa sống lại, không phải do con người khám phá ra nhờ ngôi mộ trống hay những tấm khăn niệm. Không, Chúa sống lại là tin bởi trời, do trời mặc khải va sai các Thiên Thần loan tin cho người thế.

Sống Tin Mừng Phục Sinh

Hôm nay Giáo hội mừng Chúa sống lại với niềm vui khôn tả. Chúa Giêsu sống lại là một thực tế của lịch sử mà những người phụ nữ thánh thiện, các tông và môn đệ chứng thực, họ đã nhìn thấy và nhất là đã đụng chạm vào Chúa Giêsu Phục sinh. Lời của Phêrô là bằng chứng : "Chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do-thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đã giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng " (Cv 10, 37-41).

Chính Phaolô, người Do thái nhiệt thành cũng quả quyết : "Vì tiên vàn mọi sự, tôi đã truyền lại cho anh em, điều mà chính tôi cũng đã chịu lấy: là Ðức Kitô đã chết vì tội lỗi ta, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã sống lại, ngày thứ ba, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã hiện ra cho Kêpha, đoạn cho nhóm Mười hai. Rồi Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em một lần, trong số đó phần đông hiện nay cũng còn sống, nhưng cũng có người đã yên nghỉ. Rồi Ngài đã hiện ra cho Giacôbê; đoạn cho các tông đồ hết thảy. Cuối hết Ngài đã hiện ra cho cả tôi nữa, không khác một đứa con ranh" (1 Cr 15, 3-8 ; Ga 20, 1-29) ; Mt 28, 9-10). Những người dân ngoại và Do thái cũng là những chứng nhân rất đặc biệt !

Bài Ca Tiếp Liên chúng ta hát trong ngày hôm nay nhắc lại biến cố lịch sử quan trọng này. Maria Madalêna đã thực sự gặp các thiên thần làm chứng tỏ tường, thấy y phục và khăn liệm của Đức Kitô Phục Sinh. Với hồng ân đức tin, đến lượt chúng ta phải công bố tin mừng Chúa phục sinh (x. Ca Tiếp Liên lễ Phục Sinh).

Mừng lễ Chúa Kitô Phục sinh là dịp để người kitô chúng ta vui mừng hân hoan và tràn trề niềm hy vọng vào một tương lai huy hoàng sáng lạng trong nước Thiên Chúa sau khi đã hoàn tất cuộc đời lữ thứ trần gian. Chúa Kitô Phục sinh khải hoàn, đó là niềm tin và lẽ sống của người Kitô. Hôm nay chúng ta hân hoan vui mừng với tinh thần mà thánh Phaolô nói : "Vì Chiên Vượt Qua của ta, là Đức Kitô, đã chịu sát tế. Cho nên ta hãy mừng lễ, đừng với men cũ, và men gian tà, ác độc, nhưng là với Bánh không men của lòng tinh tuyền và chân thật" (1Cr 5,7-8). Từ nay chúng ta quả quyết mà không sợ sai lầm rằng, cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng nữa, bởi vì ngày chúng ta chịu phép rửa tội, "nhờ thanh tẩy, ta đã được mai táng làm một với Ngài trong sự chết, ngõ hầu như Ðức Kitô, nhờ bởi vinh quang của Cha, mà được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới" (Rm 6, 4). Ước mong niềm tin vào Đấng Phục sinh luôn đem đến cho Giáo hội, cho thế giới và mọi người trên trái đất này sự bình an, ơn hiệp nhất để cùng hướng về mục đích đệ nhất của kiếp người là được hưởng sự sống vĩnh hằng trong ngày sau hết.

Sau khi hân hoan mừng Chúa Phục Sinh. Giáo hội muốn nhắn gửi mỗi người chúng ta rằng : hãy lên đường, để sự hiện diện của ta là lời chứng rao giảng hùng hồn về Đức Kitô đã chết đi, loan tin Người đã sống lại, trong vinh quang mai Người lại đến đón chúng ta, những người tin vào Đức Kitô lên trời về với Chúa Cha. Vì quê hương chúng ta là quê Trời, nước chúng ta là Nước Trời. Thánh Phao lô khuyên chúng ta "hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa" (Cl 3, 3).

Chúa sống lại thật rồi, Allêluia! Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn đời muôn thủa. Allêluia!

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

 
Sống Tin Mừng Phục Sinh
Lm Nguyễn Xuân Trường
18:14 19/04/2019
Phụng vụ Chúa Nhật Phục Sinh bắt đầu bằng đêm Canh Thức Vượt Qua, diễn tả dân Chúa vượt qua nô lệ tới tự do, vượt qua tội lỗi sang thánh thiện, nhất là Chúa Giêsu vượt qua sự chết lên sự sống – một cuộc vượt qua vĩ đại nhất, trọn vẹn nhất.

Thế cho nên, khi tin Chúa phục sinh, chúng ta được mời gọi từng ngày sống vượt qua chính mình, vượt qua những lợi ích riêng bản thân mình để đến với tha nhân, vượt qua tầm nhìn giới hạn nơi đất thấp để hướng lên trời cao.

Hình ảnh “tảng đá lăn ra khỏi cửa mộ” không phải để cho Chúa Phục Sinh đi ra, nhưng là để cho chúng ta có thể đi vào sự Phục Sinh của Chúa. Vì thế, chúng ta được mời gọi sống Tin Mừng Phục Sinh ngay hôm nay, đó là sống vui mừng và hy vọng.

1. Vui mừng. Chúa Phục Sinh đem lại niềm vui vĩ đại, làm cho các môn đệ đang buồn sầu sợ hãi trở thành hân hoan hớn hở reo vang: Chúa sống lại thật rồi, Alleluia! Tin Chúa Phục Sinh, chúng ta hãy sống hân hoan hạnh phúc, chứ đừng cứ nhăn nhó như mùa thương khó! Chúa Phục Sinh đang ở cùng ta, điều quan trọng là ta có nhận ra Chúa hay không. Chúa Phục Sinh cùng đi, cùng trò chuyện với 2 môn đệ trên đường Emmau, vậy mà 2 ông vẫn cứ thất vọng buồn sầu, chỉ đến khi nhận ra Chúa, 2 ông liền đổi đời sung sướng hân hoan.

2. Hy vọng. Chúa Phục Sinh đem niềm hy vọng dạt dào cho chúng ta. Hy vọng sự thiện thắng cái ác, tình yêu thắng hận thù, chân lý thắng gian dối, hiệp nhất thắng chia rẽ, sự sống thắng sự chết, Thiên Chúa thắng Satan. Như thế, chúng ta dạt dào niềm hy vọng sống đời sống mới ngay hôm nay vì đã được Chúa cứu chuộc giải thoát, và sau này được sống lại hưởng hạnh phúc muôn đời trong Nước Trời với Chúa. Amen.



CƯỚI NHAU: BỐ CHỊU CHẾT - MẸ PHỤC SINH

Hai bố con ngồi ăn mừng Chúa Phục Sinh, thằng bé tò mò: - Bố ơi, tại sao các cha hay mặc áo màu đen vậy?

Bố giải thích: - Áo màu đen nhắc nhở các cha phải hy sinh chết đi để phục vụ dân Chúa con à.

Bé lại thắc mắc: - Thế sao Lễ Phục Sinh các cha lại mặc áo màu trắng hả bố?

Bố giảng giải: - Cha mặc áo trắng để diễn tả niềm vui Chúa đã sống lại.

Mắt bé sáng lên, liền chỉ vào tấm hình cưới của bố mẹ treo trên tường, hỏi tiếp: - Sao đám cưới bố lại mặc áo đen, còn mẹ mặc áo trắng vậy?

Ông bố xoa đầu con thở dài: - Con ơi, tại vì từ ngày cưới, bố coi như đã chết đi, còn mẹ con thì được phục sinh con à.

Bé: …!!!???
 
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Phục Sinh 21.4.2019
Lm Francis Lý văn Ca
19:12 19/04/2019
Dẫn Nhập: Anh Chị Em thân mến

Hôm nay cùng với toàn thể Giáo Hội Mẹ Thánh, chúng ta hân hoan và hiệp thông cử hành Mầu nhiệm Phục sinh của Đức Kitô. Biến cố phục sinh của Đức Kitô là chân lý nền tảng đức tin người Kitô hữu.

Qua sự phục sinh của Đức Kitô, Ngài đã mở cửa mồ, đẩy lui thần chết và tội lỗi đã và đang bao trùm thế giới. Ngài đã biến đau khổ là con đường dẫn đến vinh quang. Biến ngôi mộ là điểm tựa bậc lên một sức sống mới dẫn đưa vào cuộc sống mới trường sinh.

Như vậy, qua cuộc sống mới trong mùa phục sinh, chúng ta khước từ những tính nết xấu, chôn những thói quen không tốt, tội lỗi vào ngôi mồ và bừng lên cuộc sống mới trong mùa Phục Sinh đang đến.

Với những tư tưởng chuẩn bị, chúng ta cùng với ca đoàn xướng lên bài ca đầu lễ mừng Chúa Giêsu phục sinh khải hoàn hôm nay.

Trước Bài Đọc I:

Sách Tông đồ Công Vụ trình bày cho chúng ta việc thánh Phêrô đã rao giảng Tin mừng Phục Sinh: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa đã nhập thể, chịu chết và nay đã sống lại, cho những ai tin vào danh thánh Đấng đã phục sinh sẽ được ơn cứu độ.

Trước Bài Đọc II:

Trong bài đọc gửi dân thành Colôsê, thánh Phaolô trình bày: qua Phép Rửa, chúng ta đã chết cho con người cũ là tội lỗi và chúng ta được tham dự vào sự sống mới của Chúa Kitô Phục Sinh. Vì thế, chúng ta cuộc sống của chúng ta luôn tìm kiếm những sự trên trời, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa Cha.

Trước Bài Tin Mừng:

Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện bà Maria Mađalêla đi thăm mồ Chúa. Không thấy xác Chúa, bà về báo cho tông đồ Phêrô và Gioan. Hai ông cùng chạy đến mồ, và khi Gioan nhìn thấy ngôi mộ trống, ông đã tin rằng Chúa Kitô đã sống lại.



Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh chị em thân mến,

Thiên Chúa Cha toàn năng đã làm Đức Kitô sống lại từ cõi chết, để giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tử thần và ban cho chúng ta sự sống mới. Trong niềm tin và phó thác, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện xin sau đây:

1. Chúng ta cầu xin Chúa cho các vị chủ chăn trong Giáo Hội, luôn vững tin vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, và nhiệt thành trong việc loan báo Tin Mừng Phục sinh cho thế giới bằng lời rao giảng, đời sống cầu nguyện và gương sáng đức tin. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cùng cầu xin cho các Kitô hữu luôn nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng để ánh sáng của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh chiếu tỏa trên khắp hoàn vũ, để thế giới có thêm nhiều nguời đón nhận tin mừng phục sinh. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin Chúa cho mỗi Kitô hữu biết sống tín thác nơi tình yêu Thiên Chúa trong mọi trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Đức tin được tôi luyện trong thử thách và được tăng trưởng trong mầu nhiệm Vượt Qua và Phục Sinh của Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta cầu xin Chúa cho mỗi người trong Cộng đoàn-Giáo Xứ luôn ý thức mình là thành phần của Dân Thánh Chúa, luôn sống chan hòa tình yêu của Chúa Giêsu Phục Sinh. Đem tình yêu của Chúa Kitô phục sinh đến cho mọi người sống chung quanh. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tìn hữu của Chúa đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Xin cho các ngài được hưởng niềm vui Phục Sinh vĩnh cửu trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.



Linh mục:

Lạy Chúa, Chúa đã chết và sống lại để cứu độ trần gian. Xin giúp chúng con biết đón nhận ơn Phục Sinh và xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa, để triển nở ơn Phục Sinh trong cuộc sống luôn đổi mới, thánh thiện và mang niềm vui phục sinh đến cho những ai cần sống ơn phục sinh. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TGP Los Angeles hợp cùng toàn thể Giáo Hội Hoa Kỳ quyên góp hỗ trợ Nhà thờ Đức Bà Paris
TGP Los Angeles
00:44 19/04/2019
LOS ANGELES - Hôm nay 17/4/2019 sau Thánh lễ hàng ngày vào buổi trưa, Nhà thờ Đức Mẹ Thiên Thần đã vang lên tiếng chuông đoàn kết với Tổng giáo phận Paris và hỗ trợ cho Nhà thờ Đức Bà Paris, một biểu tượng của tình yêu và lời cầu nguyện từ các tín hữu Los Angeles cùng người dân Paris. Có thể tìm thấy video về tiếng chuông ngân vang tại https://www.facebook.com/olacathère/ideo/845610479121941/'> .

Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez nói rằng: "Chúng tôi hiệp nhất với cùng với các anh chị em của chúng tôi ở Paris và trên toàn thế giới để tang Nhà thờ Đức Bà Paris bị hỏa hoạn. Những ngày này nhắc nhở chúng ta rằng nhà thờ không chỉ là một tòa nhà bằng đá và gỗ, đá cẩm thạch hay thủy tinh. Nhưng là Đền thờ cho Thiên Chúa hằng sống, nơi Thiên Chúa hiện diện và đến ở với chúng ta, một nơi mà chúng ta ca ngợi Người và dành trọn cuộc đời của mình cho Người trong tình yêu. Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ Maria giúp chúng ta được điều tốt từ sự kiện bi thảm này, có nghĩa là cuộc tái tận hiến mới để sống đức tin với lòng can đảm và niềm vui, xây dựng vương quốc Thiên Chúa với cuộc sống của chúng ta.

Tổng giáo phận Los Angeles đang tham gia cùng với các giáo phận Công Giáo trên toàn quốc để gây quỹ giúp tái phục hồi và xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà Paris. Trang Web “www.SupportNotreDame.org” đã được thành lập bởi Vương cung Thánh đường của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Washington, DC với sự hỗ trợ của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB) để thu thập các đóng góp của các địa phương trong việc sửa chữa thiệt hại nghiêm trọng cho cấu trúc nhà thờ này đã có từ hàng thế kỷ. Tất cả số tiền thu được từ “www.SupportNotreDame.org” sẽ chỉ được sử dụng cho sự trợ giúp của Nhà thờ Đức Bà và những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này.

Tất cả các giáo xứ, trường học và các văn phòng của Tổng giáo phận Los Angeles muốn giúp đỡ Nhà thờ Đức Bà được khuyến khích gửi quyên góp cho quỹ Hỗ trợ Notre-Dame.

Muốn đóng góp xin vào trang www.SupportNotreDame.org. Các khoản tiền thu thập hoặc nhận được có thể được gửi đến: Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception Attn: Monsignor Walter Rossi, Rector, 400 Michigan Avenue, NE, Washington, D.C. 20017. Nếu đóng góp bằng check xin đề tên “Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception"; và phần memo ghi chú là: "Cathedral of Notre Dame Fund” .

Support for Notre-Dame Cathedral
Foldermaster@la-archdiocese.org
To: ADLA All Pastors ADLA All Parishes ADLA All ES Principals ADLA All HS Principals


Today after daily Mass at noon, the Cathedral of Our Lady of the Angels tolled its bells in solidarity with the Archdiocese of Paris and support for Notre-Dame de Paris Cathedral following Monday’s devastating fire. The 36 bells in the Carillon and four bells in the Campanile of the Cathedral of Our Lady of the Angels rang for more than a minute as a symbol of the love and prayers from the faithful of Los Angeles to the people of Paris. Video of the bells tolling can be found at https://www.facebook.com/olacathedral/videos/845610479121941/.

“We join our brothers and sisters in Paris and throughout the world in mourning the fire at Notre-Dame Cathedral,” said Archbishop José H. Gomez. “These days reminds us that a church is not just a building of stone and wood, marble and glass. It is a temple to the living God, where God is present and comes to dwell with us, a place where we praise him and devote our lives to him in love. Let us ask our Blessed Mother Mary to help us to bring good out this tragic event, through a new dedication to living our faith with courage and joy, building God’s kingdom with our lives.

The Archdiocese of Los Angeles is joining Catholic dioceses nationwide to raise funds to help resurrect and rebuild the Notre-Dame Cathedral. www.SupportNotreDame.org has been established by the Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception in Washington, DC with support from the United States Conference of Catholic Bishops (USCCB) to collect local contributions toward repairing the severe damage to the centuries-old structure. All proceeds garnered by www.SupportNotreDame.org will be used solely for the assistance of Notre-Dame Cathedral and those affected by this tragedy.

All parishes, schools and ministries of the Archdiocese of Los Angeles wishing to help support the Notre-Dame Cathedral are encouraged to send donations to the Support Notre-Dame fund.

Donations can be made on www.SupportNotreDame.org. Funds collected or received can be sent to: Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception, Attn: Monsignor Walter Rossi, Rector, 400 Michigan Avenue, NE, Washington, D.C. 20017. Checks should be made payable to “Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception”; indicate “Cathedral of Notre Dame Fund” in the memo portion of the check.
 
Thang Thánh bằng đá hoa cương Chúa Giêsu từng bước lên nay được mở cho tín hữu cùng bước trong dịp Tuần Thánh này
Vũ Văn An
01:58 19/04/2019


Như đã loan tin, ngày 11 tháng Tư vừa rồi, 28 bậc thang bằng đá hoa cương đã bị sói mòn với thời gian mà truyền thống vẫn cho là Chúa Giêsu từng bước lên để lãnh bản án do Phôngxiô Pilatô tuyên đọc, lúc chịu khổ hình, đã được mở cho tín hữu cùng bước nhân dịp Tuần Thánh 2019, sau một dự án trùng tu.

Kể từ năm 1723, theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Innocent XIII, Scala Sancta (Cầu thang Thánh) được phủ bằng một lớp gỗ để tránh sự mài mòn của đá.

Nhưng nay, cho đến ngày 9 tháng 6, khách hành hương có thể chạm và trèo lên đá cẩm thạch cổ xưa như trước đây 2,000 năm. Truyền thống Kitô giáo cho rằng Cầu thang Thánh được đưa từ Giêrusalem về Rôma bởi Thánh Helena, mẹ của Hoàng đế Constantinô, vào đầu thế kỷ thứ tư; bây giờ nó đang được đặt tại Đền Thánh Scala Sancta, ngay phía bên kia Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateranô một con đường.

Trong buổi lễ mở cửa trở lại hôm thứ Năm, Đức Hồng Y Angelo De Donatis, tổng đại diện của Giáo Phận Rôma, đã làm phép các bậc thang Thánh, cho phép một nhóm tín hữu quỳ xuống và leo lên các bậc thang.

Việc mở lại các bậc thang là đỉnh cao của hơn 20 năm phục hồi toàn bộ cấu trúc, được chính thức gọi là Đền Thánh Cầu Thang Thánh, khởi nguyên do kiến trúc sư Domenico Fontana vào thế kỷ 16 thiết kế xây dựng để chứa các bậc thang thánh thiêng.

Diễn trình phục hồi được bắt đầu bởi Tu hội Các cha Dòng Khổ Nạn (Pssionists), dòng được Đức Giáo Hoàng Piô IX, thế kỷ 19, ủy thác chăm sóc Đền thánh từ một tu viện gần kề. Được tài trợ bởi nhiều nhà tài trợ và nhà hảo tâm, công việc phục hồi lúc đó được giao cho Viện Bảo tàng Vatican.

Sau khi phục hồi nhà nguyện tư ở đầu cầu thang, được biết dưới tên Sancta Sanctorum (Thánh Trên Hết Các Thánh), công việc tập chú vào các bức bích họa xung quanh, trong đó có những câu chuyện từ Cựu Ước và Tân Ước. Được Đức Giáo Hoàng Nicholas III ủy quyền, chúng được vẽ trong thế kỷ 13 và 14. Trong hai năm qua, việc cải tạo được dành riêng cho Cầu thang Thánh.

Khám phá bất ngờ

Trong cuộc họp báo về việc mở Cầu thang đã được phục hồi, trước buổi lễ làm phép ngày 11 tháng 4, Cha Francesco Guerra, Trưởng khu Đền thánh, đã nhắc đến sự ngạc nhiên của những người phục hồi khi tháo bở lớp gỗ.

Ngài nói: “Các bậc thang đã bị xói mòn sâu xa. Có một đường rãnh ở giữa mỗi bậc, ngoại trừ bậc cuối cùng. Sự xói mòn như vậy gây ra theo thời gian bởi vô số người hành hương, khi leo lên bằng đầu gối [theo phong tục tôn kính], đã nện mũi giầy của họ lên bậc phía dưới, lấy nó làm đòn bẩy để bước lên bậc tiếp theo”. Ngài nói thêm “Đây không phải là điều ngạc nhiên duy nhất của chúng tôi. Chúng tôi còn tìm thấy một cây thánh giá bằng đá pocphia (porphyry) màu đỏ được gắn vào bậc thứ hai. Một cây khác đã được tìm thấy ở bậc thứ 11, bậc bị mòn nhiều nhất trong tất cả các bậc và là bậc theo truyền thống, Chúa Giêsu đã ngã xuống, làm vỡ viên đá bằng đầu gối của Người và để lại vệt máu; vệt máu này sau đó được bảo vệ bằng một tấm lưới nhỏ. Một thánh giá bằng đồng thứ ba sau đó đã được tìm thấy ở bậc cuối cùng.

Một lỗ hổng được tạo ra ở tấm lưới của bậc thứ 11, khi các tín hữu đút ngón tay của họ vào đó, cố gắng chạm vào điểm máu thánh thiêng. Bên dưới lớp gỗ, các người phục hồi đã tìm thấy hàng ngàn ghi chú, thư từ, lời xin cầu bầu, tiền xu và hình chụp rơi vào chỗ trống trong ba thế kỷ qua.

Đền Thánh Cầu thang Thánh, được Đức Sixtô V dựng lên từ năm 1588 đến 1590, luôn là nơi cầu nguyện ưu tuyển của các vị giáo hoàng. Là viên chức quản trị khoa học của Viện Bảo tàng Vatican, Guido Corini nhấn mạnh rằng Cầu thang Thánh tượng trưng cho lòng đạo của Rôma.

Ông nói: “Thời trung cổ, người ta từ khắp nơi trên thế giới thường đến Rôma để xem những di tích này. Khi Đức Sixtô V quyết định bảo tồn nó, truyền thống đã đâm rễ sâu rồi. Không những các người leo các bậc thang Thánh cảm thấy đau đớn, họ còn tiếp nhận được một bài giáo lý mạnh mẽ chỉ bằng cách đơn giản nhìn lên”. Ấn tượng này dội lại các suy tư của Cha Guerra về sự quan trọng của một nơi như vậy đối với các tín hữu. Theo ngài, việc có thể chạm vào những bậc cấp chính Chúa Kitô đã leo quả là một cách chạm vào Thiên Chúa và gây tác động sâu sắc cho các người hành hương. Ngài nói: “Leo lên 28 bậc bằng đầu gối, người ta tiếp xúc với nỗi đau thể xác của mình, nhưng cũng cả với nỗi đau tinh thần đang làm họ kiệt sức”.

Dấu hiệu của sự sống, chứ không phải sự chết

Các cha dòng Khổ Nạn, những vị đã điều hành Đền thánh trong 150 năm nay, đã chứng kiến sức mạnh thiêng liêng của Cầu thang Thánh. Được thành lập vào đầu thế kỷ 18 bởi Thánh Phaolô Thánh Giá với sự nhấn mạnh đặc biệt đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, các tu sĩ Dòng Khổ Nạn sống một cuộc sống gần với lý tưởng đan sĩ, trong việc phục vụ người khác, qua các dịch vụ xã hội, cầu nguyện và truyền giáo ở nước ngoài. Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô vẫn là trung tâm nền giáo lý của các ngài.

Cha Gianvito, người gia nhập Đền thánh ba năm trước đây, nói với tờ Register “Chúng tôi sống nền linh đạo đặc biệt của chúng tôi bằng cách liên tục chấp nhận các đau khổ nhỏ nhặt của cuộc sống hàng ngày, nhưng biết rằng Chúa đã đối diện chúng vì chúng tôi bằng sức mạnh thiêng liêng của con người”. Một ý thức như vậy, theo ý kiến ngài, giúp các Kitô hữu dành những thời gian rất thâm hậu để chia sẻ với Chúa, đặc biệt là trong Mùa Chay, khi họ được mời thực hiện các hành vi sám hối và đến gần Thiên Chúa hơn qua các bí tích.

Cha Dòng Khổ Nạn Ottaviano d’Egidio, cựu bề trên cả của Dòng, nói với tờ Register “Nó mời chúng ta suy niệm. dân Chúa cần có khả năng suy niệm những gì Chúa Giêsu đã trải nghiệm khi tự hiến trong cái chết của Người và sau đó sống lại. Ở bình diện này, các bậc thang thánh không phải là dấu hiệu của sự chết, mà là dấu hiệu của sự sống. Cuộc Khổ Nạn đã diễn ra, nhưng cuộc khổ nạn như vậy dẫn đến sự phục sinh”.

So sánh cầu thang với cây cầu nối giữa cuộc khổ nạn của Chúa Kitô và cuộc khổ nạn của con người trong thời kỳ nhiễu nhương của chúng ta, Cha d’Egidio mời các tín hữu suy nghĩ về thông điệp mà cầu thang cung ức cho họ hôm nay. Ngài nói “leo các bậc thang là nhìn vào Chúa Giêsu [Đấng] tha thứ cho những kẻ bách hại Người trên thập giá. Sự tha thứ của Người là thông điệp mà Thang thánh cung ứng cho chúng ta hôm nay. Nó làm cho chúng ta suy niệm về Chúa Giêsu bị đóng đinh và các thập giá của thế giới đau khổ của chúng ta”.

Scala Sancta và tính bí tích



Sau đây là một chứng từ cảm kích của một người đã leo Cầu Thang Thánh. Đó là chứng từ của Cha Anthony R. Lusvardi, Dòng Tên (https://www.americamagazine.org/faith/2019/03/19/why-i-had-climb-romes-holy-stairs-my-knees-believe-them).

Cha Lusvardi không hẳn tin vào tính lịch sử chân thực của truyền tụng gốc gác Thang Thánh phát xuất từ tòa tổng trấn Phôngxiô Philatô và do đó được Chúa Giêsu leo lên leo xuống để nghe bản án bất công của vị tổng trấn này, cho bằng cuộc gặp gỡ bản thân với Đức Kitô ngay trên các bậc của chiếc cầu thang này.

Cha kể lại trước khi chịu chức phó tế, ngài đến Cầu Tháng Thánh tính leo để đền tội sau khi xưng tội ở Vương Cung Thánh Đường Gioan Lateranô và sau đó đi làm một chầu cappuccino! Khổ một nỗi một bà đầm trước ngài sốt sắng quá cứ qùy lâu tại một bậc không chịu di chuyển, khiến ngài không biết làm gì, đành... cầu nguyện vậy.

Theo phương pháp linh thao (tập dụng thần công) của đấng sáng lập Dòng, Cha Lusvardi bắt đầu “bày ra trong trí khôn” (tưởng tượng) hình ảnh hai bàn chân Chúa Giêsu trên những bậc cầu thang này trước đây 2 thiên niên kỷ: Người cảm nhận ra sao khi lính canh của Phôngxiô Philatô la hét đánh đập Người lúc leo lên leo xuống, máu me đầy mình. Cha còn tưởng tượng mấy đầy tớ tòa tổng trấn vất vả ra sao khi phải lau chùi các dòng máu trên các bậc đá hoa cương. Cha nghĩ đến hành trình sau cùng của Người sau khi bước xuống khỏi Cầu Thang: án đã tuyên, thịt da đã bầy nhầy, mệt mỏi, yếu ớt và đói, sự nhạo báng của đám đông thù nghịch, tất cả đều được Người hình dung hết trước khi hoàn toàn đổ máu trong cái giá lạnh của mùa xuân.

Thế là nước mắt ứa ra, “không phải do những cái rãnh lồi lõm hằn trên phiến gỗ bởi đầu gối khách hành hương. Thực ra, một điều gì đó khó chịu về thể lý đã giúp tôi tập chú vào cái đau lớn hơn nhiều mà Chúa Giêsu đã cảm nhận trên cùng những bậc thang này. Và ngay sau đó, tôi không còn cố gắng tìm cách qua mặt người đàn bà ở đàng trước tôi nữa. Tôi muốn ở lại đó, với Người, dù đầu gối tôi đau nhức...”

Leo Cầu Thang Thánh được ơn đại xá. Theo Cha Lusvardi, đó là chuyện Martin Luther đã thực hiện năm 1510, chỉ để khi leo lên đến đỉnh, thốt ra câu “Ai biết liệu việc này có thật?”. Cha cho rằng Luther đã nhắm đích sai. Theo Cha, Cầu Thang Thánh không thúc đẩy ngài vì một phần thưởng nào đó mà là Đấng ngài nhận ra đã ở với ngài trong cuộc hành trình. “Tôi leo các bậc thang ấy với Chúa cùng với một thiên niên kỷ rưỡi các khách hành hương”.

Từ đó, ngài được dẫn đến ý niệm bí tích. Thánh nữ Helena có thể cho xây một cầu thang y như cầu thang ở tòa tổng trấn Philatô. Không, bà đã lặn lội qua Giêrusalem tìm cho được cầu thang Philatô từng có bàn chân Chúa và khổ công đem Cầu Thang ấy về Rôma. Bà hẳn qúy điều Cha Lusvardi gọi là “sensibility” không hẳn mẫn cảm mà là cảm giác tính, khác với tính ý niệm. Kể chuyện về các tử đạo là điều nên làm, nhưng nó vẫn ở trong thế giới ý niệm, nên không đủ, các Kitô hữu tiên khởi đã đi thu lượm hài cốt các ngài. Họ cần rờ mó, đụng chạm, họ cần những thứ cụ thể, thể lý tính (physicality). Trong một thế giới mà điều gì cũng đang được biến thành thực tại ảo (virtual reality) không còn là thực tại thực chất (real reality) thì Cầu Thang Thánh vẫn còn giá trị. Nói cho cùng hiểu về tình bạn vẫn không thể thay thế việc có được những người bạn. Hành hương đòi ta phải cuốc bộ vì hiện diện ở đấy luôn luôn hơn là chỉ nghĩ mình đang ở đấy.
 
Tiến sĩ George Weigel: Hiệu ứng Phục sinh ngày hôm nay. Anh chị em ơi: vui lên, đừng sợ
Đặng Tự Do
06:09 19/04/2019
Bức tranh về hiện tình Công Giáo ngày nay có thể đem đến cho nhiều người những viễn cảnh chán nản và tuyệt vọng. Hôm Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2019, tờ First Things đã đăng một bài của Tiến sĩ George Weigel, người viết tiểu sử Thánh Giáo Hàng Gioan Phaolô II, trong đó ông khích lệ người Công Giáo hãy vui lên, đừng sợ nhưng hãy mừng lễ Phục sinh năm nay với lòng biết ơn và hy vọng.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:


The Easter Effect Today - Hiệu ứng Phục sinh ngày hôm nay

Tiến sĩ George Weigel


Cách đây hai thiên niên kỷ, một nhóm ô hợp những kẻ vô danh tiểu tốt đã học được những gì người bạn bị hành hạ và cuối cùng bị hành quyết của họ, rabbi Giêsu từ Nagiarét, muốn nói với họ trong cụm từ “sống lại từ trong kẻ chết” (Mc 9: 9-10) vì họ đã gặp lại Ngài, nhưng hoàn toàn biến đổi thành Chúa phục sinh. Hiệu ứng Phục sinh đã đảo ngược tất cả những gì họ từng nghĩ về thời gian, lịch sử và những lời Chúa hứa với Israel; nó cũng biến những kẻ vô danh tiểu tốt này thành những nhà truyền giáo phi thường, vì dự án truyền giáo mà họ đưa ra đã hoán cải được có lẽ cả một nửa thế giới Địa Trung Hải trong vòng hai thế kỷ rưỡi tới.

Hiệu ứng Phục Sinh đó đáng để ghi nhớ trong mùa gió chướng này của người Công Giáo. Dù ở giữa những giông bão của tức giận và bối rối, các Kitô hữu vẫn có thể thực hiện công việc truyền giáo vì lễ Phục sinh đầu tiên nói với chúng ta rằng, đối với người môn đệ được hoán cải thực sự vì đã gặp được Chúa phục sinh, tuyệt vọng không bao giờ có quyền nói lời cuối cùng: Chúa sẽ minh oan cho kế hoạch cứu rỗi thế giới. Và nếu chúng ta tạm thời gạt sang một bên sự thiên vị của giới truyền thông, những trò lừa đảo chính trị, và các chế giễu trên các phương tiện truyền thông xã hội, người Công Giáo có thể thấy Hiệu ứng Phục sinh vẫn đang hoạt động trong Giáo Hội vào năm 2019 này.

Dấu hiệu tốt nhất về sức sống Công Giáo được tìm thấy trong Đêm Vọng Phục Sinh vào ngày 20 tháng Tư này khi hàng chục ngàn người trưởng thành, nhận thức đầy đủ về cuộc khủng hoảng hiện tại, sẽ được rửa tội, hay sẽ chính thức tham gia vào mối hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Hành động đức tin chính yếu của họ là nơi Chúa Phục sinh. Tuy nhiên, bằng cách chấp nhận phép Rửa Tội hoặc tiếp nhận Giáo Hội Công Giáo, những người nam nữ này cũng đang thực hiện một hành động đức tin vào Giáo Hội và khả năng cải cách của Giáo Hội. Những người tuyệt vọng trong chúng ta hãy lấy lại con tim và can đảm từ điều đó.

Cũng có những câu chuyện hoán cải tuyệt vời đang được viết ra trong những ngày này. Nếu bạn cảm thấy lo lắng về tương lai Công Giáo, hãy thử đọc cuốn hồi ký của Sohrab Ahmari, “From Fire, by Water: My Journey to the Faith” – “Ngàn trùng trắc trở: Cuộc hành trình đến với đức tin của tôi” (Ignatius Press). Bạn tôi Sohrab, là một trong những bỉnh bút trẻ rực sáng trong số những bình luận gia đương đại, đã sống một vài cuộc đời khác biệt, sáu năm ngắn ngủi sau khi đến Mỹ: cựu vô thần Iran trở thành cộng sản (đại loại là như thế) ở ngay Utah (Tôi không dựng đứng điều này đâu) trước khi khám phá ra vẻ đẹp của Thánh lễ và sức thu hút về mặt trí tuệ đối với mọi người của đạo Công Giáo. Bất cứ ai dè bỉu về hiện tình Công Giáo ngày nay có lẽ nên nghĩ lại khi đọc câu chuyện của anh ấy, được kể với đầy lòng nhiệt thành và khiếu hài hước.

Lễ Phục sinh này, cũng có một tin tốt lành ở ngã tư tranh cãi nơi chân lý Công Giáo gặp gỡ cuộc cách mạng tình dục đang hung hăng hơn bao giờ: Thần học về thân xác của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là phản ứng thuyết phục nhất của Kitô giáo đối với biến động văn hóa và xã hội, hiện đang được chuyển dịch thành các công cụ giáo dục cho các trường tiểu học và trung học. Hãy xem các tài liệu đang được sản xuất bởi Nhà xuất bản Ruah Woods ở Cincinnati và Nhóm Truyền bá Thần học Thân xác. Sau đó, chúng ta hãy đề nghị các trường Công Giáo địa phương và các chương trình giáo dục tôn giáo của giáo xứ áp dụng chúng.

Những người Công Giáo bị mắc kẹt trong đống hoang tàn cũng có thể đến thăm một trong nhiều chủng viện được cải tổ của nước Mỹ, hoặc là tập viện của một trong những dòng tu đang phát triển mạnh (Các nữ tu dòng Đa Minh tại Nashville; Các nữ tu Lòng Thương Xót ở Alma, Michigan; Các nữ tu dòng Sự Sống ở New York). Ở đó, bạn sẽ thấy lòng đạo đức Thánh Thể và Thánh Mẫu sâu sắc, cùng với sự đề cao sự thật trọn vẹn của Công Giáo và một quyết tâm tông đồ để trở thành sự hiện diện chữa lành của Chúa Kitô trong một xã hội nơi tỷ lệ nghiện và tự tử đang gia tăng đáng ngại.

Đời sống trí thức Công Giáo đang phát triển mạnh mẽ cho dù không phải lúc nào cũng là như thế trong các trường Đại Học lớn của Công Giáo, nhờ vào các sáng kiến như Thomistic Institute, được tài trợ bởi Viện nghiên cứu của dòng Đa Minh ở Washington. Trong năm năm qua, chiến lược của Viện nhằm mang các học bổng Công Giáo chính thống, hàng đầu, và sống động đến các trường Đại Học danh tiếng đã được đáp ứng rất nhiệt tình, chứng minh rằng, trong khi Catholic Lite [thuật ngữ ở Mỹ dùng để chỉ Anh Giáo - chú thích của người dịch] đang chết dần mòn, bản giao hưởng của sự thật Công Giáo đang vang lên hùng hồn trước sự hoang mang văn hóa ngày nay Chỉ trong tháng này, Viện đang tài trợ cho các sự kiện tại Carnegie Mellon, UC-Berkeley, Columbia, Duke, Harvard, Hillsdale, Kansas, George Mason, Ole Miss, New York University, Ohio State, Princeton, South Carolina, SMU, Stanford, Tulane, UCLA, West Point và Yale.

Và sau đó cũng phải kể đến các giám mục cải cách của chúng ta. Hãy để tôi mời những người hay than vãn về các giám mục của chúng ta hãy dành bốn phút với Đức Cha Thomas Daly, Giám mục Spokane. Đây là một biểu hiện của Hiệu ứng Phục sinh thể hiện nơi sự khích lệ tính trung thực, phân tích rõ ràng, những mối quan tâm mục vụ và thái độ kiên quyết với chủ nghĩa giáo sĩ trị.

Những dấu hiệu của sự đổi mới và cải cách cũng là một phần của câu chuyện Công Giáo ngày nay và nhiều hơn những điều khiến chúng ta tức giận, chán ghét hoặc tuyệt vọng. Hãy suy nghĩ về những điều này trong lễ Phục sinh năm nay với lòng biết ơn và hy vọng.


Source:The First Things
 
Bài giảng thật cảm động trong Phụng Vụ tưởng niệm Chúa chịu chết Thứ Sáu Tuần Thánh 2019 tại Vatican
J.B. Đặng Minh An dịch
14:42 19/04/2019
Lúc 5h chiều thứ Sáu 19 tháng Tư tại Đền Thờ Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của gần 9 ngàn tín hữu, hơn 40 Hồng Y và 50 Giám Mục trong giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha đã chủ sự các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Sau bài thương khó, cha Raniero Cantalamessa, dòng Phanxicô Capuchin, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng đã trình bày bài giảng sau đây.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
“Người bị đời khinh khi ruồng rẫy”
Bài thuyết giảng Thứ Sáu Tuần Thánh 2019 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Cha Raniero Cantalamessa
Bản dịch Việt ngữ: J.B. Đặng Minh An

Người bị đời khinh khi ruồng rẫy,
phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật.
Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn,
bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới.
Người bị người đời coi thường và chê chối.
(Is 53:3)

Chúng ta bắt đầu buổi Phụng vụ Lời Chúa hôm nay với những lời này của tiên tri Isaia. Trình thuật về cuộc thương khó ngay sau đó đã đưa ra danh tính và diện mạo của người đàn ông đau khổ bí ẩn này, người bị mọi người khinh miệt và từ chối: đó là danh tính và diện mạo của Giêsu thành Nagiarét. Hôm nay chúng ta muốn chiêm ngưỡng Đấng Chịu Đóng Đinh đặc biệt trong khả năng của Ngài như là nguyên mẫu và đại diện của tất cả những ai bị khước từ, những ai không có quyền thừa kế, và những ai bị “chê chối” của trái đất này, những ai mà chúng ta quay mặt đi để khỏi phải nhìn thấy họ.

Chúa Giêsu đã không chỉ mới bắt đầu trở thành người đàn ông đó trong cuộc thương khó của Người. Trong suốt cuộc đời, Ngài đã là một phần của nhóm này. Ngài được hạ sinh trong một chuồng gia súc “vì không có chỗ cho họ trong nhà trọ” (Lc 2: 7). Khi được dâng vào trong đền thờ, cha mẹ Ngài dâng lên “một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu con,” theo Luật truyền dành cho những người nghèo không mua nổi một con chiên để dâng lễ (x. Lev 12: 8). Đó là một bằng chứng xác thực về tình trạng bần hàn ở Israel thời đó. Trong cuộc sống công khai của mình, Người không có chỗ để gối đầu (x. Mt 8:20), nghĩa là Ngài là người vô gia cư.

Giờ đây chúng ta hãy hướng đến cuộc thương khó của Người. Trong trình thuật Tin Mừng có một khoảnh khắc mà chúng ta thường không chú ý lắm nhưng điều đó cực kỳ có ý nghĩa: đó là cảnh Chúa Giêsu trong công đường của Philatô (x. Mc 15: 16-20). Những người lính đã nhận ra một bụi gai trong khoảng trống gần đó; chúng liền gom góp một số nhánh gai kết thành một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người; để chế nhạo Người, chúng khoác lên đôi vai vẫn còn đẫm máu vì trận roi đòn của Người một chiếc áo choàng; tay Người bị trói bằng một sợi dây thừng thô ráp; và chúng đặt một cây sậy trong tay Người, như một biểu tượng mỉa mai đối với vương quyền của Người. Ngài là nguyên mẫu của những người bị còng tay, cô đơn, tuỳ thuộc hoàn toàn vào lòng thương hại của những người lính và những tên côn đồ đang trút hết cơn thịnh nộ và sự tàn nhẫn mà họ đã cất giữ trong lòng suốt cuộc đời trên con con người bất hạnh tội nghiệp này. Ngài bị tra tấn!

“Ecce homo!” - “Đây là người!” Philatô kêu lên khi điệu Người ra cho dân thấy mà thương ít lâu sau đó (Ga 19: 5). Đây là những từ mà, sau Chúa Kitô, có thể được dùng để nói về đoàn lũ bất tận những người nam nữ bị phỉ báng, bị biến thành vật thể, bị tước đoạt mọi phẩm giá của con người. Tác giả Primo Levi đã đặt tựa đề cho cuốn sách kể về cuộc đời mình trong trại diệt chủng ở Auschwitz là “If This Is a Man” – “Có Còn Là Người Hay Không”. Trên thập tự giá Chúa Giêsu thành Nagiarét trở thành biểu tượng cho phần này của nhân loại, đó là những người “bị làm nhục và lăng mạ.” Chúng ta có lẽ muốn kêu lên: “Anh chị em, những người đã bị từ chối, bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề của toàn thể trái đất này ơi, người đàn ông vĩ đại nhất trong lịch sử là một người trong số anh chị em! Bất kể quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo của anh chị em, anh chị em đều có quyền tuyên bố Ngài là người của các bạn.”

Nhà văn và nhà thần học người Mỹ gốc Phi châu Howard Thurman, người mà Martin Luther King đã coi là bậc thầy của mình và là nguồn cảm hứng của ông cho cuộc đấu tranh bất bạo động vì nhân quyền, đã viết một cuốn sách có tên “Jesus and the Disinherited” – “Chúa Giêsu và những người không có quyền thừa kế”. [1] Trong đó ông chỉ ra đặc điểm nào của Chúa Giêsu tiêu biểu cho những người nô lệ ở miền Nam, là những người mà bản thân ông là một hậu duệ trực tiếp. Khi những người nô lệ bị tước bỏ mọi quyền hạn và hoàn toàn bị khinh miệt, những lời của Tin mừng được vị mục sư lặp lại trong buổi thờ phượng tách biệt được dành riêng cho họ - là cuộc gặp gỡ duy nhất mà họ được phép tổ chức – đã đưa những người nô lệ trở lại cảm giác có được phẩm giá của con cái Chúa .

Phần lớn các linh đạo của người da đen vẫn còn tạo ra những thay đổi trong thế giới hôm nay đã phát sinh trong bối cảnh này. [2] Vào thời điểm người da đen bị bán đấu giá công khai, những người nô lệ đã trải qua nỗi thống khổ khi thấy những người vợ bị tách khỏi chồng và con cái bị tách khỏi cha mẹ chúng, khi bị bán cho những chủ nhân khác nhau. Có thể dễ dàng tưởng tượng ra tâm tình mà họ đã hát dưới ánh mặt trời hoặc bên trong những túp lều của họ, “Không ai biết những rắc rối tôi đã thấy. Không ai biết, ngoài Chúa Giêsu ra.”

***

Đây không phải là ý nghĩa duy nhất của cuộc thương khó và cái chết của Chúa Kitô, và nó thậm chí không phải là điều quan trọng nhất. Ý nghĩa sâu sắc nhất không phải là ý nghĩa xã hội nhưng là ý nghĩa về mặt tinh thần và mầu nhiệm. Cái chết đó [của Chúa Giêsu] đã cứu thế giới khỏi tội lỗi; đã mang tình yêu của Thiên Chúa đến nơi xa nhất và đen tối nhất mà nhân loại đã bị mắc kẹt khi lìa xa Ngài, đó là cái chết. Như tôi đã nói, đây không phải là ý nghĩa quan trọng nhất của thập tự giá, nhưng là một điều mà tất cả mọi người, những người tin và không tin, có thể nhận ra và đón nhận.

Tôi nhắc lại, tất cả mọi người, chứ không chỉ có các tín hữu. Thông qua biến cố Nhập thể của Con Thiên Chúa, Người đã biến mình thành phàm nhân và hiệp nhất với toàn thể nhân loại. Nhưng, qua cách thức Chúa xuống thế làm người, trong đó Người đã biến mình thành một trong những người nghèo khổ và bị từ chối, Người đón nhận chính nghĩa của họ. Chúa tự gánh lên mình điều đó để bảo đảm chúng ta hiểu được tuyên bố long trọng của Người rằng bất cứ điều gì chúng ta làm cho những người đói khát, trần truồng, bị giam cầm, bị ruồng bỏ, chúng ta đã làm cho chính Người, và bất cứ điều gì chúng ta bỏ qua không làm cho họ, chúng ta đã bỏ qua không làm cho chính Người (x Mt 25: 31-46).

Nhưng chúng ta không thể dừng lại ở đây. Nếu Chúa Giêsu chỉ có mỗi một điều này để nói với những người bị chê chối của thế giới, thì có lẽ Người sẽ chỉ là một người trong số họ, một gương sáng về phẩm giá khi đối mặt với bất hạnh, và chấm hết ở đó. Và rồi, đó sẽ là một bằng chứng nữa chống lại Thiên Chúa là Đấng đã cho phép tất cả những điều như thế xảy ra. Chúng ta biết phản ứng phẫn nộ của Ivan, người anh nổi loạn trong cuốn “Anh em nhà Karamazov” của Dostoevsky, khi Aloysha, người em trai, đề cập đến Chúa Giêsu với anh ta: “À, vâng, ‘Đấng duy nhất vô tội’, và máu của Ngài! Không, anh đã không quên Ngài; ngược lại, anh đã tự hỏi trong thời gian dài tại sao em đã không đề cập đến Ngài trong khoảng thời gian quá lâu, bởi vì trong các cuộc thảo luận, mọi người thường nói xấu Ngài trước tiên.” [3]

Tin Mừng thực sự không dừng lại ở đây, nhưng nói lên một điều khác: Tin Mừng nói rằng Đấng bị đóng đinh đã sống lại! Nơi Người một sự đảo ngược hoàn toàn các vai trò đã diễn ra: kẻ bại trận đã trở thành người chiến thắng; kẻ bị xét xử đã trở thành thẩm phán, “hòn đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở thành tảng đá góc tường” (x. Cv 4:11). Bất công và áp bức không có tiếng nói cuối cùng và sẽ không bao giờ là tiếng nói chung cuộc. Chúa Giêsu không chỉ phục hồi phẩm giá cho những người bị thế giới này khinh miệt, Ngài còn mang hy vọng đến cho họ!

Trong ba thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, việc cử hành lễ Phục sinh không kéo dài trong nhiều ngày như hiện nay: Thứ Sáu Tuần Thánh, Thứ Bảy Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh. Mọi thứ đã được tập trung trong một ngày duy nhất. Cả cái chết và sự phục sinh đều được tưởng niệm trong buổi canh thức vọng Phục sinh. Nói chính xác hơn, cái chết và sự phục sinh không được tưởng niệm như là những sự kiện khác biệt và tách biệt; thay vào đó, những gì đã được tưởng niệm là cuộc vượt qua của Chúa Kitô từ đầu này này sang đầu bên kia, từ cái chết đến sự sống. Từ “Pascha” (Pesach) có nghĩa là “vượt qua”: đó là cuộc vượt qua của những người Do Thái khỏi ách nô lệ để đến tự do, đó cũng là cuộc vượt qua của Chúa Kitô từ thế giới này đến cùng Chúa Cha (x. Ga 13: 1), và là cuộc vượt qua từ tội lỗi đến ân sủng đối với những người tin vào Người.

Đó là tiệc mừng sự đảo ngược được hướng dẫn bởi Thiên Chúa và được thành toàn nơi Chúa Kitô; đó là sự khởi đầu và là lời hứa cho sự chuyển hướng độc đáo hoàn toàn chính đáng và không thể đảo ngược liên quan đến số phận của loài người. Chúng ta có thể nói với người nghèo, những người bị ruồng bỏ, những người bị mắc kẹt trong các hình thức nô lệ khác nhau vẫn xảy ra trong xã hội của chúng ta rằng: Phục sinh là lễ mừng của các bạn!

***

Thập tự giá cũng chứa đựng một thông điệp cho những người ở phía đối diện của phương trình này: đó là những kẻ quyền thế, những kẻ mạnh, những người cảm thấy thoải mái trong vai trò của họ là “người chiến thắng.” Và đó luôn luôn là một thông điệp của tình yêu và ơn cứu rỗi, không oán ghét hoặc trả thù. Nó nhắc nhở họ rằng cuối cùng, họ cũng bị ràng buộc vào cùng một số phận như mọi người khác: dù yếu hay mạnh, vô phương tự vệ hay chuyên chế, tất cả đều phải tuân theo cùng một luật lệ và cùng những giới hạn của con người. Cái chết, giống như thanh kiếm của Damocles, treo lơ lửng trên đầu mọi người bằng một sợi chỉ. Thông điệp ấy cảnh báo chống lại cái ác tồi tệ nhất đối với một con người, đó là ảo ảnh cho mình là toàn năng. Chúng ta không cần phải quay lại quá khứ quá xa xưa; lịch sử gần đây thôi cũng đủ để chúng ta nhận thức được mức độ thường xuyên của nguy hiểm này là như thế nào, và nó đã đưa các các cá nhân và các quốc gia đến thảm họa ra sao.

Kinh thánh có những lời khôn ngoan vĩnh cửu cho những người thống trị sân khấu thế giới:

Vậy, hãy học cho biết, hỡi những vị đang nắm quyền trên khắp cõi trần gian/ kẻ quyền thế sẽ bị xét xử thẳng tay. (Kn 6: 1, 6)

Con người không giữ mãi được danh vọng/ thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết. (Tv 49:20)

Người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? (Lc 9:25)

Giáo Hội đã nhận được sự ủy thác của Đấng sáng lập để sát cánh với người nghèo và người yếu đuối, để trở thành tiếng nói cho những người không có tiếng nói, và, tạ ơn Chúa, đó là những gì Giáo Hội đang làm, đặc biệt là nơi người Mục Tử chính của mình.

Nhiệm vụ lịch sử thứ hai mà các tôn giáo cần phải thực hiện cùng nhau ngày hôm nay, bên cạnh việc thúc đẩy hòa bình, là không được giữ im lặng trước tình hình mọi người đều thấy rõ. Một số ít người quyền thế sở hữu nhiều hàng hóa hơn mức họ có thể tiêu thụ, trong khi hằng bao nhiêu thế kỷ qua, vô số người nghèo đã sống mà không có một miếng bánh mì hoặc một ngụm nước để cho con cái họ. Không tôn giáo nào có thể thờ ơ với điều này bởi vì Thiên Chúa của tất cả các tôn giáo không thờ ơ với tất cả những điều ấy.

***

Chúng ta hãy trở lại với lời tiên báo của tiên tri Isaia mà chúng ta đã bắt đầu. Lời tiên báo ấy bắt đầu bằng một mô tả về sự sỉ nhục của người Tôi tớ Chúa, nhưng nó kết thúc bằng một mô tả về sự tôn vinh cuối cùng của người Tôi tớ ấy. Chúa là Đấng phán rằng:

Người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện…
Vì thế, Ta sẽ ban cho nó muôn người làm gia sản,
và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt,
nó sẽ được chia chiến lợi phẩm,
bởi vì nó đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân;
nhưng thực ra, nó đã mang lấy tội muôn người
và can thiệp cho những kẻ tội lỗi. (Is 53: 11-12)

Trong hai ngày nữa, với sự loan báo về sự phục sinh của Chúa Giêsu, phụng vụ sẽ nêu danh tính và diện mạo của người chiến thắng này. Chúng ta hãy theo dõi và suy ngẫm trong sự mong đợi.

[1] Xem Howard Thurman, Jesus and the Disinherited (1949; repr., Boston: Beacon Press, 1996).

[2] Xem Howard Thurman, Deep River and The Negro Spiritual Speaks of Life and Death (Richmond, IN: Friends United Press, 1975).

[3] Fyodor Dostoevsky, The Brothers Karamazov, bản dịch. Richard Pevear và Larissa Volokhonsky (New York: Farrar, Straus và Giroux, 2002), tr. 246.


Source:Vatican News
 
Nữ Tu Bonetti, Thứ Sáu Tuần Thánh: Bà Veronica lau mồ hôi nước mắt cho Chúa Giêsu
Vũ Văn An
18:43 19/04/2019


Theo Lydia O’Kane của Vatican News, Dì Eugenia Bonetti, người viết các lời suy niệm năm nay cho Đàng Thánh Giá ở Colosseum, Rôma, cho biết các lời suy niệm này cho thấy “làm một người Samaritanô ngày nay có nghĩa gì”.
Như báo chí đã loan tin, Đức Thánh Cha Phanxicô, tối qua, Thứ Sáu Tuần Thánh, đã tới Colosseum, Rôma, chủ tọa nghi thức Đi Đàng Thánh Giá với các lời suy niệm của Dì Eugenia. Việc Đi Đàng Thánh Giá tại địa điểm lịch sử lừng danh này đã có từ thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ XIV và được Đức Giáo Hoàng PHaolô thứ VI phục hồi.

Dì Eugenia Bonetti vốn thuộc Dòng Truyền Giáo Consolata (yên ủi) và là Chủ Tịch Hội “Không Còn Nô Lệ Nữa” hết sức ngạc nhiên khi được Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu viết các lời suy niệm cho nghi thức cảm động trên.
Dì nói với VaticanNews: “Tôi không bao giờ, không bao giờ, không hề bao giờ tưởng tượng, suốt cả đời mình, rằng việc này lại có thể xẩy ra cho một người truyền giáo; một người truyền giáo ở đường phố và Đức Giáo Hoàng còn quyết định yêu cầu viết về Đàng Thánh Giá, tập chú vào việc buôn người”.

Dì nhận định rằng các lời suy niệm Dì viết nhằm mục đích bầy tỏ một cách rất đơn sơ “làm một người Samaritanô ngày nay có nghĩa gì?”. Dì nói thêm: “Chúa Kitô ngày nay vẫn còn đang hấp hối, và ngày nay, các người đàn bà vẫn đang cố gắng lau (khuôn mặt Chúa Kitô)”

Lòng can đảm của Veronica

Vị nữ tu người Ý nói rằng chặng Dì thích nhất là chặng Bà Veronica lau mặt Chúa Kitô.

“Người đàn bà này đã có can đảm dám gặp Người và lau mồ hôi cùng nước mắt (?) trên khuôn mặt Người. Đó là điều (Chúa Giêsu) đang yêu cầu nơi mỗi người chúng ta”



Giúp người ta mơ mộng trở lại

Vị nữ tu truyền giáo nói rằng khi Dì thấy các phụ nữ trẻ gặp nguy hiểm, Dì thấy Dì phải giúp đỡ họ “lấy lại tuổi trẻ của họ, lấy lại cuộc đời của họ, lấy lại tương lai của họ”, giúp họ mơ mộng trở lại về một cuộc đời tươi đẹp hơn.

Dì Bonetti nhấn mạnh rằng các Kitô hữu có trách nhiệm lớn hơn vì Chúa Kitô vốn dạy rằng “không ai được tạo dựng để trở thành một nô lệ, nhưng chúng ta đã sinh ra để làm các hữu thể nhân bản được dựng lên giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa”.

Nền văn hóa vứt bỏ

Dì nhấn mạnh rằng chúng ta cần thay đổi não trạng trên của một xã hội chuyên vứt bỏ.

Điều đáng ngạc nhiên, theo Dì, là “chúng ta đang phá hoại xiết bao, không chỉ những gì chúng ta đang sử dụng trong đời thường, nhưng nay, chúng ta đang làm cùng việc ấy với những con người”.

Tội ác chống nhân loại

Dì Dòng Truyền Giáo Consolata nhận định rằng phẩm giá con người nhân bản và “vẻ đẹp của sáng thế” đang không được tôn trọng.

Dì cũng cho rằng việc không bảo vệ con người nhân bản là một “tội ác chống nhân loại”.

Dì Bonetti nhấn mạnh rằng khi bạn thấy cảnh buôn người và nạn nô lệ “bạn muốn bẻ gẫy xiềng xích này”.

Mọi mắt xích của chiếc xiềng này đều có tên, có thể là lái buôn, có thể là sự nghèo khó, hay sự dốt nát. “Chúng ta nên có khả năng đập tan tất cả các mắt xích đó” để giải phóng con người.
 
Các Giám mục Úc Châu kêu gọi chính trị phải hướng tới hòa bình
Thanh Quảng sdb
19:21 19/04/2019
Các Giám mục Úc Châu kêu gọi chính trị phải hướng tới hòa bình

Trước cuộc bầu cử Liên bang Úc, sẽ được tổ chức vào Thứ Bảy ngày 18 tháng 5, các Giám mục Công Giáo Úc đã đưa ra một tuyên cáo kêu gọi tôn trọng và tranh luận công khai về hòa bình trong chiến dịch bầu cử.
Chính trị là một trong những khí cụ dẫn tới Hòa Bình, đó là lời tuyên cáo được công bố vào Thứ Tư Tuần Thánh vừa qua. Cái tiêu đề gợi lại chủ đề của Thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới của Đức Thánh Cha Phanxicô: Chính trị tốt khi nó phục vụ cho hòa bình. Các Giám mục nói rằng mục đích của tuyên cáo là chia sẻ các nguyên tắc quan trọng của giáo huấn xã hội Công Giáo hầu làm nổi bật các vấn đề chính sách quan trọng cần được xem xét trước khi bỏ phiếu.
Tôn trọng & cởi mở
Mọi người có trách nhiệm nói lên quan điểm của mình một cách rõ ràng đồng thuận hay không đồng ý, hãy đọc bản tuyên cáo cho hay rằng tất cả các quan điểm cần được tôn trọng. Tất cả chúng ta đều có trọng trách thúc đẩy hòa bình, và làm việc hướng về hòa bình. Điều này có nghĩa là đối thoại trong yêu thương, tương kính, không khinh miệt nhưng với một sự hiểu biết quan tâm.
Các Giám mục mời mọi người hãy cởi mở, quan tâm và tham gia vào giáo dục, để chống lại những gì các ngài gọi là những nhóm đóng khung lấy tôn giáo làm khí giới đang lây lan trong nước Úc và nhiều quốc gia khác hiện nay. Tuyên cáo cũng mời gọi hãy cầu nguyện cho thời gian tranh cử và bàu cử vào ngày 18 tháng 5, vì tầm quan trọng của việc cầu nguyện giúp ta và soi sáng ta biện phân được đúng đắn cho việc bầu cử.
Chân lý & lợi ích chung
Các Giám mục Úc cảnh báo về những nguy hại khi các quá trình dân chủ bị tước bỏ trước cái quyền hạn siêu việt này của mọi người dân: họ có nguy cơ trở thành những con người vô hồn, vì chủ yếu quyết định các vấn đề dựa trên quyền lực, thay vì nhìn tới sự thật và lợi ích chung...
Các Giám mục cho hay dù có những người tranh đấu cho quyền lợi chung, điều đó rất quan trọng nhưng chúng ta cón phải nhìn xa hơn nhu cầu của chính mình và mong ước duyệt lại những lợi ích của cộng đồng rộng lớn hơn.
Vấn đề chính sách
Trong các vấn đề chính sách, tuyên bố của các Giám mục là: công bằng kinh tế, hỗ trợ cho người yếu thế và bị thiệt thòi, bao gồm cả người chưa sinh và người già cả neo đơn, đối xử rộng lượng nhân ái với người tị nạn, hành động trước những biến đổi khí hậu và các vấn đề liên quan tới sức khỏe, giáo dục và việc làm giữa người dân Úc bản xứ và những người công dân khác.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt Thánh lễ Tiệc Ly
Vinh sơn Trần văn Đẩu
09:36 19/04/2019
Trong bầu khí thiêng liêng của ngày thứ Năm Tuần Thánh, giáo xứ Tân việt đã cử hành nghi thức rửa chân vào lúc 17g ngày thứ năm 18/4/2019.

Trong thánh lễ cha chánh xứ Đaminh đã chia sẻ: Hôm nay là ngày ngập tràn tình yêu, vì yêu mà trước khi rời bò thế gian trở về cùng với Chúa Cha, Ngài đã lập nên Bí tích Thánh Thể để Ngài ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Và cũng trong ngày này, Chúa đã rửa chân cho các môn đệ, Ngài là Chúa là Thầy mà rửa chân cho anh em thì an hem cũng phải rửa chân cho nhau. Đây chính là bài học yêu thương và phục vụ an hem. Trong giáo hội, người càng làm lớn càng phải hy sinh phục vụ người khác.

Xem Hình

Sauk hi chia sẻ Tin mừng, cha nêu gương Chúa Giê su, cởi áo ngoài, cúi xuống rửa và lau chân cho 12 người tượng trưng cho 12 môn đệ của Chúa. Hình ảnh vị chủ chăn quỳ xuống trước mặt con chiên của mình, đã đủ đánh động tâm hôn mỗi người chúng tôi.

Mỗi dịp cử hành nghi thức, là một lần chúng tôi được Chúa nhắc nhở sống Lời Chúa: “ Hãy yêu như Thầy đã yêu “. Chúa muốn chúng tôi hãy dám để cho tình yêu thôi thúc, để cho tình yêu dẫn dắt và tình yêu sẽ chỉ cho chúng tôi phải làm gì.

Thánh lễ kết thúc lúc 18g. Cộng đoàn rước Thánh thể qua nhà tạm, để thờ lạy tôn vinh và cầu nguyện.

Xin cho mỗi gia đình chúng con biết tận dụng những giờ phút xum họp của gia đình, để biến gia đình thành nhà Tiệc Ly mỗi ngày, để bầu khí yêu thương, mọi thành viên biết tìm mọi cách để phục vụ trong tình yêu, để đem niềm vui và hạnh phúc cho gia đình.

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Thánh lễ Tiệc Ly 2019
Trần Chuyên
09:48 19/04/2019
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em” (Ga 15,12).

Đó là lời chia sẻ của cha Gioakim Lê Hậu Hán, cho cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa trong Thánh lễ Tiệc ly được cử hành lúc 20g00 thứ Năm ngày 18.04.2019, bước vào Tam Nhật Thánh.

Thánh lễ trọng thể do cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán – chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa - chủ tế. Đến tham dự Thánh lễ, có đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ ngồi kín trong và ngoài sân nhà thờ.

Xem Hình

Trước Thánh lễ, 12 ông tông đồ, các em Ban Lễ sinh rước cha chủ tế từ ngoài sân nhà thờ vào trong ngôi thánh đường hòa trong bài hát ca nhập lễ “Niềm vinh dự” do ca đoàn Lêgiô Mariaê phụ trách.

Đầu lễ, cha xứ mời gọi cộng đoàn hướng tâm hồn cùng nhau chiêm ngắm thánh giá Chúa và hiệp dâng Thánh lễ Tiệc Ly hay bữa ăn cuối cùng trước khi Chúa Giêsu bước vào cuộc khổ nạn. Đồng thời, mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục trênluôn trung thành với sứ vụ mục tử của mình.

Bài giảng trong Thánh lễ, cha Gioakim chia sẻ: Hôm nay, Giáo hội trên khắp hoàn cầu đều cử hành Thánh lễ Tiệc Ly, trong các nhà thờ, nhà Tạm đều không có Mình Thánh Chúa. Điều này nói lên ngày hôm nay chúng ta hiện đại hóa ngày thứ Năm Tuần Thánh diễn ra cách đây hơn hai ngàn năm.Riêng đối với người Do Thái xưa gọi lễ này là lễ Vượt qua, để cùng nhau nhắc lại những kỳ công mà Thiên Chúa đã cứu dân Ngườira khỏi ách nô lệ bên đất nước Ai Cập. Cũng trong ngày lễ Tiệc Ly này, Chúa Kitô đã thiết lập bí tích Truyền chức linh mục, để các ngài thay mặt Đức Kitô cử hành Thánh lễ, và chăm lo phần hồn cho cộng đoàn dân Chúa.“Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”. Như vậy, việc Chúa Giêsu rửa chân cho anh em là diễn tả Tình yêu của Thiên Chúa đối vớichúng ta. Vì vậy, “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em”.

Sau bài giảng, cha chủ tế chủ sự nghi thức rửa chân cho 12 ông tông đồ ngay trên cung thánh, cùng lúc vị đại diện đọc đoạn “rửa chân”.

Thánh lễ tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 21g00. Sau Thánh lễ, cha chủ tế cùng cộng đoàn kiệu Mình Thánh Chúa qua nhà Tạm. Sau đó, bốn giáo họ cùng các hội đoàn thay nhau chầu Mình Thánh Chúa cho tới 24g00 cùng ngày.
 
Giáo xứ Kiên Long; Giáo hạt Tây Ninh : Thánh Lễ Tiệc Ly Và Nghi Thức Rửa Chân
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
10:02 19/04/2019
Buổi chiều hôm nay, chúng ta tưởng niệm bữa tiệc ly của Chúa. Đây là bữa tiệc chia tay các Tông Đồ và môn đệ trước khi bước vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Cũng là buổi chiều của Tình Yêu. Tình yêu của một vị Thiên Chúa đối với nhân loại. Đây là một tình yêu cao cả, một tình yêu tròn đầy. Tình yêu đó được thể hiện qua ba việc làm của Đức Giêsu: Rửa chân, lập phép Thánh Thể và chức linh mục. Cả ba việc làm này đều hết sức quan trọng và liên hệ mật thiết với nhau: Linh mục là Đức Kitô thứ hai, Thánh Thể là Mình Máu Thánh Đức Giêsu Kitô và rửa chân là sứ mạng của Đức Giêsu và cũng chính là sứ mạng của linh mục.

Xem Hình

Trong tâm tình đó, chiều nay, thứ năm Tuần Thánh, vào lúc 17g30 ngày 18 tháng 4 năm 2019, Linh mục Chánh xứ Raphael Nguyễn Bùi Ngọc Liêm, chánh xứ Giáo xứ Kiên Long; Giáo hạt Tây Ninh đã cử hành Thánh lễ Tiệc ly và nghi thức rửa chân một cách long trọng với sự tham dự đông đảo bà con Giáo dân của Giáo xứ và tín hữu rất sốt sắng và trang nghiêm.

Trong bài chia sẽ của mình, Cha Raphael đã nhắc lại lời dạy của Chúa Giê-su năm xưa đó là: Ngài đã truyền lệnh: Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy.Trong bữa tiệc này, Chúa Giê-su thiết lập Bí Tích Thánh Thể, rửa chân cho các Môn Đệ, nêu cao tinh thần phục vụ vô vị lợi… Nhắc các Tông đồ về tinh thần Giê-su: Muốn làm lớn thì phải là người rốt hết và là người phục vụ anh em.Vì thế buổi chiều hôm nay, chúng ta có cơ hội chiêm ngắm lại những cử hành này một lần nữa, nhằm giúp chúng ta nhớlại tình yêu mà Chúa Giê-su đã trao ban cho nhân loại. Đồng thời, học theo Chúa Giê-su, chúng ta cố gắng sống như Chúa dạy: Không có tình yêu nào cao cả cho bằng tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.

Và Ngài cũng mời gọi mỗi người chúng ta rằng: Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi rửa chân cho nhau như thầy Giêsu. Và mời gọi mọi người cùng cầu nguyện một cách đặc biệt cho các linh mục, để các ngài làm tròn sứ vụ mà Đức Kitô đã trao phó.

Sau bài giảng lễ, Cha Raphael đã cởi áo choàng, thắt lưng, lấy nước rửa chân cho 12 vị được chọn, như Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ xưa. Nghi thức Rửa Chân khiến cộng đoàn lặng đi, xúc động. “Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”.

Sau thánh lễ, Cha Raphael đã kiệu Thánh Thể vào nhà tạm. Nghi thức Kiệu Mình Thánh Chúa sang bàn thờ phụ, nghi thức này cho chúng ta tưởng nhở Chúa từ nhà Tiệc ly sang vườn Cây Dầu. Tâm hồn Chúa xao xuyến, buồn sầu, Ngài cầu nguyện đến đổ mổ hôi máu để chuẩn bị bước vào cuộc thương khó theo thánh ý Chúa Cha. Kết thúc nghi thức kiệu Thánh Thể là các đoàn thể luân phiên chầu cho đến tận khuya, đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu trên núi cây dầu: “Các con hãy ở lại đây và canh thức với Thầy. Cầu nguyện đi để khỏi sa chước cám dỗ!”

Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban truyền thông Giáo phận
 
Phụng vụ thứ Sáu Tuần Thánh tại Giáo xứ Chu Hải, Bà Rịa
Đặng Hoàng Phúc
10:16 19/04/2019
Phụng vụ thứ Sáu Tuần Thánh tại Giáo xứ Chu Hải, Bà Rịa

Để tôn vinh và tưởng niệm cuộc khổ nạn của Ngôi Hai Thiên Chúa, Giáo xứ Chu Hải long trọng cử hành Phụng vụ thứ Sáu Tuần Thánh cùng rước kiệu, nguyện ngắm các Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu.

Xem Hình

Theo truyền thống lâu đời từ thế hệ cha ông di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, hôm nay cả cộng đoàn Giáo xứ quy tụ về mái Nhà Chung từ sáng tới tối. 10 giờ sáng, cộng đoàn cùng Quý Cha viếng trọng thể 14 đàng Thánh giá.

Sau giờ chay trưa, mọi người quay lại Nhà thờ để cử hành Phụng vụ Suy tôn Thánh Giá và Rước Lễ vào lúc 3 giờ chiều (giờ Chúa tử nạn).

5 giờ chiều, cộng đoàn chia làm hai hướng từ phía Đông và Tây của Giáo xứ để rước kiệu Đức Mẹ gặp Chúa Giêsu vác Thánh giá. Hai đoàn rước long trọng đi qua các nẻo đường xóm đạo, để rồi hòa làm một tại cổng chào Giáo xứ, nơi Thánh Gioan, thánh nữ Madalena và Đức Mẹ cùng tiến bước với Chúa trên đường lên đồi Gôn-gô-tha.

Sau khi đọc đoạn, đoàn rước tiến lên Thánh đường, nơi đóng đinh Chúa Giêsu. Lần lượt các giáo họ, đoàn thể thay nhau thi ngắm 15 Sự Thương khó Đức Chúa Giêsu. Sau đoạn dâng hạt là nghi thức tháo đanh và kiệu táng xác Chúa sang nhà mồ, nơi Cha chủ tế xông hương, cùng cộng đoàn kính thờ hôn chân Chúa.

Đặng Hoàng Phúc
 
Thứ Sáu tuần thánh tại giáo phận Ban Mê Thuột
Vũ Đình Bình
10:19 19/04/2019
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Giáo hội tưởng niệm Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu, cầu xin ơn cứu chuộc cho thế giới, suy tôn Thánh Giá và nhắc lại nguồn gốc của chính mình là đã được tái sinh từ Trái Tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu (x. Ga 19,34).

Chiều nay, vào lúc 5g30 ngày 19.4.2019, mặc dù thời tiết oi nồng, nóng bức, nhưng đã có hơn 3 ngàn tín hữu quy tụ về trước núi đá Đức Mẹ Nhà thờ Chính tòa, cùng với Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, Cha sở Giuse Trịnh Văn Hân và Cha phó Vinh Sơn Nguyễn Hữu Mạnh cử hành nghi thức Suy Ngắm Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu.

Xem Hình

Khởi sự Nghi thức chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Giám Mục tiến lên bàn thờ, bái chào, rồi sấp mình phủ phục xuống đất. Tất cả cộng đoàn đứng yên, thinh lặng. Sau vài phút, Đức Giám Mục đứng dậy tiến về ghế chủ tọa và cầu nguyện: Lạy Chúa, vì yêu thương chúng con vô ngần, Chúa đã vui lòng cho Con Một Chúa đổ máu đào trên thập giá để hoàn thành mầu nhiệm Vượt Qua, đem lại ơn cứu độ cho loài người. Giờ đây, xin Chúa nhớ lại tình thương ấy mà thánh hoá và che chở đoàn con luôn mãi.

Sau bài Thương Khó (Ga 18, 1-19,42), Đức Cha Vinh Sơn chia sẻ: Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh cho chúng ta thấy một Thiên Chúa đầy yêu mến chúng ta không giới hạn, không từ chối trao ban người con duy nhất của mình. Trước tình yêu của Chúa Cha, đó là thành công của Thiên Chúa được thực hiện, được loan báo trong bài đọc 1. Chính nhờ Thánh Giá mà Chúa Giêsu trở nên căn nguyên Ơn Cứu độ. Thánh Gioan trình bày cuộc khổ nạn như bước đi khải hoàn của Chúa Giêsu về với Cha Ngài. Ngài hoàn toàn tự do bước vào cuộc khổ nạn với ý thức vâng phục Thiên Chúa Cha. Ngài tự hiến thân xác mình để cứu chuộc nhân loại. “Mạng sống tôi không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình.” (Ga 10, 18)

Đức Cha Vinh Sơn mời gọi cộng đoàn hướng về Thập Giá của Đức Ki-tô, để xác tín tình yêu vô biên của Chúa Giêsu đã dành cho chúng ta. Chính nhờ cái chết của Chúa Giêsu mà chúng ta được sống trong tự do làm con cái Chúa. Chúng ta cùng hát và reo lên: Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa. Hát mừng Ngài sống lại hiển vinh, ấy chính vì bởi Thập Giá, niềm hân hoan tràn ngập địa cầu. (Mời nghe BÀI GIẢNG)

Trong phần suy tôn Thánh Giá, Thánh Giá phủ khăn tím được rước lên bàn thờ. Đức Giám Mục mở khăn, giơ cao Thánh Giá và tôn vinh: Đây là cây Thánh Giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian. - Ta hãy đến bái thờ.

Sau đó, Đức Giám Mục đặt Thánh Giá trước bàn thờ. Ngài cởi áo choàng, cởi giầy, quỳ gối hôn kính chân Thánh Giá. Tiếp đến, Cha sở Nhà thờ Chính tòa, Cha phó Vinh Sơn, Lễ sinh, Quý tu sĩ, Quý chức HĐGX lần lượt lên hôn kính Thánh Giá.

Cuối cùng, Nghi thức hiệp lễ bắt đầu bằng Kinh Lạy Cha. Lúc này, khăn bàn thờ được trải ra, đặt khăn thánh và sách lễ. Mình Thánh Chúa từ nhà tạm được rước lên bàn thờ. Sau khi rước Mình Thánh Chúa, Đức Giám Mục giơ tay trên cộng đoàn đọc lời nguyện chúc lành: Lạy Chúa, cộng đoàn dân Chúa đây vừa tưởng niệm Con Một Chúa đã chịu chết vì chúng con, và tin tưởng sẽ được phục sinh với Người. Xin Chúa thương giáng phúc dồi dào, mà ban cho họ ơn tha thứ và niềm an ủi. Xin cho họ ngày thêm tin kính Chúa, và vững lòng trông cậy sẽ được ơn cứu chuộc muôn đời.

Nghi thức tưởng niệm Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu kết thúc trong thinh lặng, không đàn, không hát. Các tín hữu sẽ tiếp tục hôn chân Chúa cho đến 22 giờ đêm. Và trở về nhà với những suy tư, cảm nghiệm về tình yêu vô biên của Thiên Chúa. “Chúa Kitô vì chúng ta đã vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.” (Pl 2, 8-9).

Vũ Đình Bình
 
Thứ Sáu tuần thánh tại giáo xứ Tây Ninh
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
10:27 19/04/2019
Hôm nay ngày đại tang của Hội Thánh, ngày Chúa Giêsu chịu khổ hình và bị đóng đinh trên thập giá. Khi giữ thinh lặng trước Chúa Giêsu bị đóng đinh vào cây thập giá, chúng ta cảm nhận thấm thía những lời Người đã nói trong Tiệc ly: “Đây là máu Giao ước của Thầy, đổ ra cho muôn người”. Cái chết của Chúa Kitô gợi lên sự tích tụ của đau thương và sự dữ đè nặng lên nhân loại mọi thời: cái chết, lòng hận thù, bạo lực, tất cả đang nhuộm máu trái đất. Cuộc khổ nạn của Chúa đang tiếp diễn trong những nỗi khổ đau của con người.

Xem Hình

Nếu Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày buồn thảm, thì cũng ngày này lại giúp chấn hưng niềm tin, củng cố niềm trông cậy và lòng can đảm để mỗi người vác Thánh Giá của mình với lòng khiêm nhường, biết từ bỏ và tín thác nơi Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con được đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với Ngài vinh quang”

Ngay sau khi cùng nhau ngắm những chặng đường đau khổ và tủi nhục mà Chúa đã đi qua, trong bầu khí thật trang nghiêm và sốt mến với sự của toàn thể cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Tây Ninh vào lúc 17h30 ngày Thứ Sáu Tuần thánh ngày 19.4.2019, do Cha Gioan Võ Hoàn Sinh – Chánh xứ chủ sự, là Nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu.

Trong cuộc khổ nạn của Mình Chúa Giêsu đã đổ máu và chịu chết vì tội lỗi nhân loại. Đổ máu là dấu hiệu của chết chóc, của thất bại, nhưng qua hiến lễ Thập giá của Đức Giêsu Kitô, Hội Thánh đã được khai sinh và nhân loại bước vào cuộc sống mới. Trong giây phút thiêng liêng và lắng đọng này, cộng đoàn chúng ta cùng nhau bước theo Chúa Giêsu trên đường Thập giá của Người. Đó là đường tình yêu tự hiến của Thầy Chí Thánh.

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa dìm chúng con vào mầu nhiệm tình yêu của Chúa, xin chỉ cho chúng con biết con đường nào Chúa đã đi qua và con đường nào chúng con cần bước tới.

Trong phần chia sẽ của Mình, Cha Gioan đã nhắc nhở mọi người là: Chúa đã chịu chết vì tội lỗi của mỗi con người chúng ta, và xưa khi chính Dân Do Thái đã kết án Chúa và đã đóng đinh Chúa vào Thập Giá. Nhưng ngày nay mỗi người chúng ta cũng hằng ngày Đóng đinh Chúa vào thập giá qua mỗi lỗi lầm của bản thân mỗi người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày qua các cử chỉ xúc phạm đến Chúa. Ngài cũng mời gọi mỗi người hãy biết chôn dùi mọi tội lỗi dưới huyệt đá, như chúng ta vừa xin hứa với Chúa trong lúc đi đàng Thánh giá.

Sau bài Thương Khó của Chúa Giêsu Cha chánh xứ kính thờ Thánh Giá, và hôn chân Chúa, và cộng đoàn dân Chúa cùng nhau tiến lên Hôn Chân Chúa..

Hôn chân Chúa, chính là cử chỉ của mỗi Kitô hữu khi sấp mình thờ lạy Chúa với lòng yêu mến, biết ơn và đền tạ. Đền tạ vì tội lỗi mình mà Chúa phải chịu chết, biết ơn vì nhờ cái chết của Chúa mà con người được ơn tha tội, yêu mến vì tình thương Chúa đã dành cho nhân loại. Xin cho chúng con biết tỏ lòng xót thương đến những người đau khổ, như chúng con đã được Thiên Chúa xót thương. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, can đảm, gắng sức đứng dạy tiếp tục vác lấy thập giá của chính mình cũng như của anh chị em đau khổ và đi đến cùng con đường tình yêu, thấm đượm lòng thương xót mà Chúa đã đi và nêu gương cho chúng con.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền Thông Giáo Phận Phú Cường
 
Thánh lễ Tiệc ly 2019 tại giáo xứ VN Seattle
Nguyễn An Quý
13:20 19/04/2019
Tukwila. Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle cùng với Giáo Hội hoàn vũ bắt đầu cử hành Tam Nhật Vượt Qua với thánh lễ Tiệc Ly vào thứ Năm ngày 18 tháng 4 năm 2019. Giáo xứ CTTĐVN Seattle trong những ngày Tam Nhật Vượt qua đều có 2 thánh lễ vào lúc 5 giờ và 7 giờ 30 tối. Trước hết là Thánh lễ lúc 5 giờ chiều.

Đúng 5 giờ, nghi đoàn đã sẵn sàng cùng với linh mục đoàn đồng tế, gồm cha chánh xứ Đào Xuân Thành, cha Trần Hữu lân và cha Nguyễn Văn Khải Dòng Chúa Cứu Thế, Ca đoàn hát bài ca nhập lễ và nghi đoàn tiến len bàn than1h theo tiếng hát của Ca Đoàn. Trước khi bước vào phụng vụ thánh lễ, nghi thức gìới thiệu các loại Dầu Thánh do 3 đại diện cầm bình dầu tiến lên đặt vào vị trí trang trọng gồm:

Xem Hình

Dầu dự tòng (Oil of the catechumens): được dùng trong bí tích rửa tội cho người lớn hoặc trẻ em.

Dầu bệnh nhân (Oil of the sick): được dùng khi cử hành bí tích sức dầu bệnh nhân.

Dầu thánh hiến (Chrism): được dùng trong các bí tích rửa tội, thêm sức và truyền chức thánh (linh mục và giám mục)

Tưởng cũng nên biết, tất cả ba loại dầu này đều được Giám mục Địa phận làm phép mỗi năm một lần trong thánh lễ gọi là Lễ Dầu hoặc vào Thứ Năm Tuần Thánh để dùng cho nhu cầu mục vụ trong suốt năm của Giáo Phận. Tuy nhiên vì lý do mục vụ, linh mục cũng được làm phép dầu thánh ngoài thánh lễ đặc biệt nêu trên nếu trường hợp không có dầu đã được làm phép chung của Giáo Phận trong Thánh Lễ ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế giới thiệu: Dâng thánh lễ tiệc ly hôm nay, có cha Trần Hữu Lân, cha Nguyễn Văn Khải Dòng Chúa Cứu Thế ngài đến để thuyết giảng vào dịp Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót sắp đến, xin cho một tràng pháo tay để chào đón nhau trong thánh lễ tiệc ly hôm nay.

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Tin mừng hôm nay thánh Gioan kể lại câu chuyện về quang cảnh buổi tiệc ly mà Chúa Giêsu đã trao đổi với các Tông Đồ theo Ngài trong giờ phút chuẩn bị cho cuộc khổ nạn của Ngài, nhất là khi Ngài nói đến việc Ngài làm với cử chỉ rửa chân cho các Tông Đồ trong buổi tiệc ly như sau:". ..Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?" Chúa Giêsu đáp: "Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu". Phêrô thưa lại: "Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con". Chúa Giêsu bảo: "Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy". Phêrô liền thưa: "Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa". Chúa Giêsu nói: "Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu". Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: "Không phải tất cả các con đều sạch đâu..."

Cha Nguyễn Văn Khải phụ trách giảng lễ. Bài chia sẻ của ngài khá phong phú, với lối trình bày khá sinh động nên đã thu hút mọi người hiện diện lắng nghe một cách chăm chú, khi đề cập đến tin mừng, ngài nói khá dí dỏm:" Các bác nghe Chúa nói: Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Đây là lời mà Chúa đã truyền dạy cho các tông đồ xưa kia và chúng ta hôm nay: Ta là Thầy mà còn phục vụ các con thì các con cũng phải phục vụ cho nhau, cái hay, cái tuyệt với của Chúa là Chúa không nói: Ta là Thầy mà còn phục vụ các con, thì các con phải phục vụ Thầy, Chúa không nói thế, cái hay là ở chỗ đó... đúng như có lần Chúa nói: Ta đến để phục vụ chứ không phải được phục vụ"

Sau bài giảng lễ là nghi thức rửa chân của buổi Tiệc Ly được diễn ra một cách trang trọng. Mở đầu linh mục chủ tế đã đề cập đến ý nghĩa của việc Chúa đã rửa chân cho các môn đệ của Ngài đã diễn ra trong buổi Tiệc Ly. Đoàn rửa chân là đại diện của các giáo đoàn, hội đoàn trong vai 12 tông đồ tham dự nghi thức rửa chân tiến lên vị trí.

Linh mục Chủ tế đóng vai Chúa Giêsu đã ân cần rửa chân cho các đại diện đoàn trong đoàn 12 Tông đồ, ngài đã thân thương hôn chân từng người sau khi rửa chân.

Nghi thức rửa chân kết thúc và thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể.

Thánh lễ thứ hai được bắt đầu vào lúc 7giờ 30 do Thiếu Nhi phụ trách phần phụng vụ, cha Nguyễn Sơn Miên chủ tế và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế Thánh Lễ.

Sau Thánh lễ 7:30 là cuộc rước kiệu Thánh Thể trọng thể. Cha Nguyễn Sơn Miên chủ sự cuộc rước kiệu Thánh Thể, Thầy phó tế cầm Bình Thánh Thể có phong du do các em Thiếu Nhi Thánh Thể theo hầu và kiệu xuống phía cuối nhà thờ cùng với nghi đoàn và tiến về vị trí đặt nhà chầu một cách trang trọng. Giờ chầu được cử hành trọng thể. Mở đầu là giờ chầu chung của giáo xứ, do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách phần dẫn nguyện có sự hiện diện của đông đảo giáo dân tham dự. Đến 9 giờ 30 phút, các hội đoàn thay phiên nhau chầu cho đến 12 giờ mới kết thúc. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm phụ trách phần dẫn nguyện giờ chầu từ 11 giờ 30 đến 12 giờ một cách sốt sắng cùng với sự hiện diện của cha Nguyễn Văn Khải, Giáo Đoàn La Vang, gia đình Nazareth, Legio Maria và một số giáo dân sốt sắng tham dự đêm canh thức với Chúa trong đêm tiệc ly.

Đúng 12 giờ khuya, cha chánh xứ chủ sự bế mạc kết thúc đêm canh thức chầu Thánh Thể đêm Thứ Năm Tuần Thánh và ngài đã cung thỉnh Mình Thánh Chúa vào nơi yên tỉnh trong phòng thánh, trả lại sự yên lặng của ngôi giáo đường để chuẩn bị bước vào ngày thứ sáu, ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa. Suốt hơn 3 tiếng đồng hồ, đông đảo giáo dân của từng Giáo Đoàn, các Hội Đoàn, Ca Đoàn đã sốt sắng cầu nguyện bên nhau trước Mình Thánh Chúa, tất cả đã thật sự đến với Chúa trong tâm tình tạ ơn của đêm Cực Thánh, đêm Thứ Năm Tuần Thánh mở đầu của Tam Nhật Vượt Qua Năm 2019 tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle.

Nguyễn An Quý
 
Suy tôn Thánh giá Thứ Sáu Tuần Thánh tại Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm
Trần Văn Minh
14:45 19/04/2019
Melbourne, từ lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu tuần Thánh 19/4/2019. Tại Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Các nghi thức đặc biệt trong Thứ Sáu Tuần Thánh tưởng niệm cuộc tử nạn đau thương của Chúa Giêsu đã được cử hành trọng thể tại lễ đài Trung Tâm Thánh Vinh Sơn Liêm.

Xem hình
 
Văn Hóa
Thăm thị trấn Sanya thuộc đảo Hainam, Trung quốc
Lm John Trần Công Nghị
06:54 19/04/2019
Sáng nay 19/4/2019 Thứ Sáu Tuần Thánh, tầu chúng tôi ghé cảng Sanya mới được Trung quốc đặt tên là quân Tam Á thuộc đảo Hải Nam.

Xem hình ảnh

Sau khi dùng điểm tâm, chúng tôi đi thăm Khu nghỉ dưỡng Văn hóa Nanshan, cách thành phố Tam Á 24 km về phía tây nam của tỉnh Hải Nam. Vừa ra khỏi bến tầu qua các cầu bắt ngay qua ba hòn đảo nhỏ nơi đây cu khách đang chứng kiến những phát triển rất nhanh của người Trung Hoa. Tưởng đây là đảo nhỏ không co ảnh hưởng nhiều, nhưng thực ra Trung cộng muốn tạo nơi đây thành một trung tâm kinh tế và cứ điểm đề kiểm soát Biển Đông. Những biệt thự, khách sạn và những chung cư mọc lên khắp nơi. Nhìn qua cách kiến trúc và lối trang trí khác hẳn với những thành phố Tầu mà tôi đã từng đi thăm.

Bảng chỉ đường bằng tiếng Trung Hoa, Anh, và đặc biệt là tiếng Nga. Tôi hỏi người hưong dẫn, cô cho biết hiện nay thành Sanya trở thành trung tâm nghỉ hè của người Nga sô. Mà thức vậy đi đâu cũng gặp thấy người Nga tại đảo này.



Trước hết chúng tôi đi thăm núi Nanshan đề có cái nhìn bao quát cả thành phố. Vẻ đẹp của núi Nanshan đã tạo cơ hội cho nơi đây là khu du lịch sinh thái chính của đảo. Khu vực này cũng tự hào có ảnh hưởng Phật giáo sâu sắc đến văn hóa xung quanh và do vậy Tam Á có ba công viên chủ đề Công viên Văn hóa Phật giáo, Công viên Phước lành & Tuổi thọ và Công viên Văn hóa Hải quan. Riêng Công viên Phước lành & Tuổi thọ thể hiện tinh hoa của văn hóa Trung Quốc, truyền tải một bầu không khí hòa bình và tài lộc.

Chúng tôi đến thăm Chùa Nanshan. Đây là ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất ở tỉnh Hải Nam, được bao quanh bởi những ngọn núi và hướng ra Biển Đông. Vào bữa trưa, được nếm thử đồ ăn chay kiểu Trung Quốc của chùa Nanshan. Nhiều món ăn bổ dưỡng bao gồm một số loại làm từ nấm hoang dã, konjak và các sản phẩm từ đậu.

Tiếp đến ghé thăm Tượng Guanyin (Quan Âm) của Hải Nam, bức tượng Bồ tát Quan Âm cao 350 feet. Bức tượng có ba khía cạnh, một mặt phải đối mặt với đất liền và hai mặt còn lại đối diện với Biển Đông, để thể hiện sự phù hộ và bảo vệ của Quan Âm cho Trung Quốc và toàn thế giới. Một khía cạnh mô tả Quan Âm đang bồng một kinh ở tay trái và ra hiệu cho Vitarka Mudra bằng tay phải. Mặt thứ hai có hai lòng bàn tay đan chéo, cầm chuỗi hạt cầu nguyện và mặt thứ ba cầm hoa sen. Câu thần chú Om mani padme hum được viết bằng chữ Tây Tạng xung quanh mỗi khía cạnh hào quang. Đây là bức tượng cao thứ ba trên thế giới.

Trên đường trở về chúng tôi đi qua Công viên Luhuitou (có nghĩa đen là "con nai nhìn về phía sau") nằm trên một ngọn đồi nhìn xuống Tam Á. Đứng trên đỉnh đồi, ngắm nhìn toàn cảnh thành phố và Biển Đông.

Điểm dừng chân tiếp theo là tại Dadonghai, một trong những khu vực ven biển nổi tiếng nhất ở tỉnh Hải Nam, chỉ cách trung tâm thành phố Tam Á một quãng ngắn, giữa núi Tuziwei và núi Luhuitou. Dadonghai tự hào có bãi biển dài hình lưỡi liềm và biển xanh trong, Trên hành lang bãi biển này có không biết bao nhiêu là quán ăn các khách sạn lớn bày ra mời khách. Tháng Tư là tháng nóng, nên có rất nhiều người đang tắm biển. Ánh nắng mặt trời, cát trắng và cây xanh tạo nên một nơi tuyệt đẹp để bơi lội và tắm nắng. Du khách muốn đốt thời gian thì thảnh thói đi dạo quanh Quảng trường Dadonghai, một khu vực có nhiều cây xanh, nhiều thảm cỏ và những trang trí nghệ thuật đây đó.

Chiều hôm nay tôi đã cử hành Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu trên tầu cruise cho khoảng độ 30 tín hữu Công Giáo (cũng có một số anh chị em Tin Lành tham dự). Đang kho đó ở một phòng khác thầy Rabbi cũng cử hành Lễ Passover Seder cho người Do thái. Chúng ta biết Cuộc Thương Khó của Chúa Giesu diễn ra vào lễ Passover của người Do Thái.

Buổi lễ trang nghiêm và ấm cúng gồm 3 phần: Cuộc Thương Khó Chúa và Các Lời Cầu Nguyện, Tôn Vinh Thánh Giá Chúa, và HIệp Thông Thánh Thể.
 
Mến tặng các bạn Tân Tòng : Biển Đỏ, Biển Lửa Và Vượt Qua
Sơn Ca Linh
10:35 19/04/2019
Biển Đỏ, Biển Lửa Và Vượt Qua
(Cảm nhận “MÙA VƯỢT QUA” – Mến tặng các Tân Tòng)

Dấu chân con người, những ngàn năm lữ thứ,
Dệt đan dày đường khát vọng “nô lệ - tự do”…
Dẫu nhạt mờ như cây cỏ, bụi tro,
Nhưng mang cả tấm “căn phần” vô giá.

Bởi lời “thệ ước” nhiệm mầu cao cả,
Thượng Đế mà, đâu rút lại dễ dàng !
Nên dẫu đường trần điên đảo “thương tang”,
Có xa mút chỉ,
Có dài đến đâu,
Cũng phải “vượt qua” để dẫn về “hứa địa” !

Mỗi mùa Phục Sinh mỗi lần thấm thía,
Nghe lại con đường “vượt Biển Đỏ của dân xưa”.
Khổ ải, gian truân, yếu đuối, dại khờ…
Cuộc hành lữ tìm tự do khỏi bến bờ nô lệ !

Vượt “Biển Đỏ” ngày xưa chỉ một dòng thế hệ,
“Dân mới hôm nay”, qua dòng máu thắm “Chiên Con”,
“Nô lệ khi xưa”, đất Ai Cập của “bạo chúa Pha-ra-on”,
“Đất hứa bây giờ”, Vương quốc của “Nước Trời hằng sống” !

Mỗi năm chợt về một “buổi chiều bi thống”,
Máu nhuộm hồng cây thập giá Can-vê,
“Hồng hải mới” ai qua sẽ được dẫn lối đưa về,
Khi chấp nhận dìm mình
để tái sinh qua nhiệm mầu “Thánh Tẩy” !

Chuyện “Biển Đỏ” năm nay,
Đang trở về giữa điệp trùng vang dậy,
Chuyện “Nhà thờ Đức Bà” ngập trong “biển lửa” giữa Ba-lê !
“Biển Đỏ” để vượt qua,
Phải chăng, “biển lửa”
để thiêu rụi xác thịt, buông tuồng, tục hóa, xa hoa…
để thanh tẩy, để gọi mời, dân Chúa quay đầu tìm “Đất Hứa”.

Chuyện Phục Sinh, kỷ niệm để một lần ghi nhớ,
Cuộc vượt qua “Biển Đỏ”, hay “biển lửa” của cả một đời người !

Sơn Ca Linh
Phục sinh 2019
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Sầu Bi
Vũ Đình Huyến Lm.
08:20 19/04/2019
MẸ SẦU BI
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)

Hạ xác con ẵm vào lòng
Tắm con bằng suối lệ ròng chứa chan
Xác con huyệt đá mộ chôn
Mẹ như cùng chết một lần táng chung
Mẹ thật là Đấng Đồng Công
Liên kết đau khổ Mẹ cùng Chúa con
(Trích thơ của Vinh Sơn)
 
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ làm phép Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô - Thứ Năm Tuần Thánh 18/4/2019
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:27 19/04/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 9h30 sáng thứ Năm 18 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Một số đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma đã tham dự thánh lễ.

Trong thánh lễ dầu các linh mục lặp lại những lời hứa các ngài đã tuyên thệ khi thụ phong linh mục. Sau đó, các loại dầu được làm phép để dùng trong suốt năm khi thực hiện các Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức, Phong Chức Linh Mục, và Bí tích Xức Dầu.

Tài liệu chính về việc cử hành các ngày lễ trong Tuần Thánh và lễ Phục sinh, có tên là Paschales Solemnitatis /pa:-ʃa-liz sə-lem-ni-ta-tis/, cho biết như sau:

Trong thánh lễ dầu vị giám mục bản quyền đồng tế với các linh mục của mình và trong thánh lễ đó các loại dầu được thánh hiến và làm phép, biểu lộ sự hiệp thông của các linh mục với giám mục của mình trong cùng chức tư tế và thừa tác của Chúa Kitô.

Các linh mục đồng tế với giám mục của mình đến từ các phần khác nhau của giáo phận, thể hiện trong thánh lễ làm phép dầu chứng tá và sự cộng tác của các ngài, cũng như trong thừa tác vụ hàng ngày rằng các ngài là những người giúp đỡ và cố vấn cho vị giám mục trong việc chăm sóc đoàn chiên Chúa.

Giờ đây, Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế đang tiến lên bàn thờ.

BÀI ĐỌC I: Is 61, 1-3a. 6a. 8b-9

“Chúa đã xức dầu cho tôi, Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó, và cho họ dầu hoan lạc”.

Trích sách Tiên tri Isaia.

Thánh Thần Chúa ngự trên tôi: Vì Chúa đã xức dầu cho tôi; Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương; báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đày, phóng thích cho những tù nhân; công bố năm hồng ân của Thiên Chúa, và ngày báo oán của Thiên Chúa chúng ta; an ủi mọi kẻ ưu phiền, đem cho các kẻ buồn phiền ở Sion triều thiên thay tro bụi, dầu vui mừng thay tang chế, áo hân hoan thay tâm hồn sầu muộn.

Còn các ngươi, các ngươi sẽ được gọi là tư tế của Chúa, là thừa tác viên của Thiên Chúa chúng ta. Ta sẽ trung thành thưởng công cho chúng, sẽ thiết lập với chúng một giao ước vĩnh cửu. Dòng dõi chúng sẽ được nổi danh giữa các dân tộc, miêu duệ chúng sẽ được biết đến giữa chư dân. Tất cả những ai thấy họ, đều nhận biết họ là dòng dõi được Chúa chúc phúc.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 88, 21-22. 25 và 27

Đáp: Lạy Chúa, con sẽ ca ngợi tình thương của Chúa tới muôn đời (c. 2a).

1) Ta đã gặp Đavit, tôi tớ của Ta, Ta đã xức dầu thánh của Ta cho người, để tay Ta bang trợ người luôn mãi, và cánh tay Ta củng cố thân danh Người. – Đáp.

2) Thành tín và ân sủng của Ta, hằng ở với người, và nhân danh Ta, sức mạnh người tăng thêm mãi. Chính người sẽ thưa cùng Ta: “Chúa là Cha con, là Thiên Chúa và là Đá Tảng cứu độ của con”. – Đáp.

BÀI ĐỌC II: Kh 1, 5-8

“Người đã làm cho chúng ta trở nên vương quốc và tư tế của Thiên Chúa, Cha của người”.

Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.

Nguyện chúc cho anh em được ân sủng và bình an của Chúa Giêsu Kitô, là chứng tá trung thành, là trưởng tử kẻ chết, là thủ lãnh các vua trần thế, là Đấng đã yêu thương chúng ta, Người đã dùng máu Người mà rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi, và đã làm cho chúng ta trở nên vương quốc và tư tế của Thiên Chúa, Cha của Người. Nguyện chúc Người được vinh quang và quyền lực muôn đời. Amen.

Kià, Người đến trong đám mây, mọi con mắt sẽ nhìn thấy Người, và cả những kẻ đã đâm Người cũng nhìn thấy Người, các chủng tộc trên địa cầu sẽ than khóc Người. Thật như vậy. Amen.

Chúa là Thiên Chúa, Đấng đang có, đã có, và sẽ đến, là Đấng Toàn Năng phán: “Ta là Alpha và Ômêga, là nguyên thuỷ và là cứu cánh”.

Đó là lời Chúa.

BÀI TIN MỪNG: Lc 4, 16-21

“Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Nadarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày Sabbat, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng.

Người gấp sách lại, trao cho thừa tác viên, và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”.

Đó là lời Chúa.

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Is 61, 1

Thánh Thần Chúa ngự trên tôi: Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Bài Tin Mừng theo Thánh Luca, mà chúng ta vừa nghe, làm cho chúng ta sống lại sự phấn khích tại thời điểm khi Chúa biến chính mình thành tiên tri Isaia, khi Ngài đọc đoạn văn ấy một cách long trọng giữa những người đồng bào của mình. Hội đường ở Nazareth có rất nhiều người thân, hàng xóm, người quen, bạn bè của Ngài và không chỉ như thế thôi. Tất cả đều dán mắt vào Ngài. Giáo Hội cũng luôn hướng mắt về Chúa Giêsu Kitô, Đấng được xức dầu, và là Đấng Thánh Linh gửi đến để xức dầu cho dân Chúa.

Các sách Phúc Âm thường trình bày với chúng ta hình ảnh của Chúa giữa đám đông, bị bao vây và chen lấn bởi những người muốn đến gần Ngài cùng với những người bệnh của họ, họ xin Ngài xua đuổi tà ma, lắng nghe những lời dạy bảo của Ngài và đi cùng Ngài trên đường. “Chiên ta nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta”(Ga 10: 27-28).

Chúa không bao giờ mất liên lạc trực tiếp với mọi người. Giữa những đám đông đó, Ngài luôn giữ ân sủng gần gũi với mọi người nói chung và với từng cá nhân nói riêng. Chúng ta thấy điều này trong suốt cuộc đời công khai của Ngài, và ngay từ đầu cũng thế: hào quang rạng rỡ của Hài Nhi nhẹ nhàng thu hút những mục đồng, vua chúa và những người cao niên mơ mộng như ông Simêon và bà Anna. Điều này cũng đã xảy ra như thế trên thập tự giá: Trái tim của Ngài thu hút tất cả mọi người về với mình (Ga 12,32): Bà Veronica, những người xứ Kyrênê, những người trộm cướp [cùng bị đóng đinh với Ngài], và các viên đội trưởng.

Thuật ngữ “đám đông” không có ý miệt thị. Có lẽ với đôi tai của một số người, nó có thể gợi lên một đoàn lũ không tên không tuổi…Nhưng trong Tin Mừng, chúng ta thấy rằng khi đám đông tương tác với Chúa – là Đấng đứng giữa họ như một mục tử giữa đàn chiên của mình - điều gì đó thế nào cũng xảy ra. Sâu thẳm trong lòng mình, con người cảm thấy khao khát được theo Chúa Giêsu, kinh ngạc dâng trào, lòng trí nhanh chóng được mở ra.

Tôi muốn phản ánh với anh em về ba ân sủng đặc trưng cho mối quan hệ giữa Chúa Giêsu và đám đông.

Ân sủng đi theo

Thánh Luca nói rằng đám đông “đã tìm kiếm Chúa Giêsu” (4:42) và “đi với Ngài” (14:25). Họ “chen lấn Người” và “bao quanh Người” (8: 42-45); họ “tụ tập để lắng nghe Ngài” (5:15). Sự “theo đuổi” của họ là một cái gì đó hoàn toàn bất ngờ, vô điều kiện và đầy cảm tình. Nó tương phản với suy nghĩ nhỏ nhoi của các môn đệ Ngài, là những người có thái độ gần đến mức tàn nhẫn với mọi người khi họ đề nghị với Chúa rằng Ngài nên xua đuổi dân chúng đi chỗ khác, để họ có thể ăn cái gì đó. Ở đây, tôi tin rằng, khởi đầu của chủ nghĩa giáo sĩ trị là mong muốn được bảo đảm có một bữa ăn và một sự thoải mái cá nhân mà không có bất kỳ quan tâm nào dành cho người dân. Chúa nhanh chóng dập tắt cám dỗ này. Ngài đáp “Chính anh em hãy cho họ ăn!” “Hãy chăm sóc cho họ!”

Ân sủng kinh ngạc

Ân sủng thứ hai mà đám đông nhận được khi đi theo Chúa Giêsu là sự kinh ngạc tràn đầy niềm vui. Mọi người ngạc nhiên về Chúa Giêsu (Lc 11:14), bởi phép lạ của Ngài, nhưng trên hết là bởi chính con người của Ngài. Mọi người rất thích gặp Ngài trên đường đi, để nhận được phước lành của Ngài và chúc phúc cho Ngài, giống như người phụ nữ ở giữa đám đông đã chúc phúc cho mẹ Ngài. Chính Chúa đã ngạc nhiên trước đức tin của mọi người; Ngài vui mừng và Ngài không bỏ lỡ cơ hội để nói về điều đó.

Ân sủng phân định

Ân sủng thứ ba mà mọi người nhận được là ơn biết sáng suốt phân định. “Đám đông dân chúng biết [nơi Chúa Giêsu đã đi], liền đi theo Người” (Lc 9:11). “Dân chúng sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền” (Mt 7: 28-29 và Lc 5:26). Chúa Kitô, Lời của Thiên Chúa hoá thân trong xác phàm, thức tỉnh nơi mọi người đặc sủng biết phân định này, mà chắc chắn không phải là sự phân định của những người chuyên về các câu hỏi tranh biện. Khi những người Pharisêu và các luật sĩ tranh luận với Ngài, những gì mọi người nhận thấy là thẩm quyền của Chúa Giêsu, sức mạnh chạm đến trái tim của họ trong các giáo huấn của Ngài, và thực tế là những loài ma quỷ cũng đã vâng lời Ngài (khiến cho những kẻ vặn hỏi Ngài tức khắc không nói lên lời, và mọi người thích thú trước điều đó).

Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn cách mà Tin Mừng nhận định về đám đông. Thánh Luca chỉ ra bốn nhóm lớn là những người được Chúa ưu ái xức dầu: đó là người nghèo, người mù, người bị áp bức và người bị giam cầm. Ngài nói về họ một cách chung chung, nhưng sau đó chúng ta vui mừng thấy rằng, trong cuộc đời của Chúa, những người được Chúa xức dầu này dần dần có tên, có tuổi với những khuôn mặt rất thật. Khi dầu được áp dụng cho một phần của cơ thể, tác dụng hữu ích của nó được cảm nhận trên toàn bộ cơ thể. Cũng thế, mượn lời của tiên tri Isaia, Chúa đã nêu tên những “đám đông” khác nhau mà Thánh Thần Chúa đã gửi Ngài đến với họ, dựa trên những gì mà chúng ta có thể tạm gọi là một “ưu tiên bao gồm” [trái với “ưu tiên loại trừ” - chú thích của người dịch]: nghĩa là ân sủng và đặc sủng được trao cho một cá nhân hoặc một nhóm đặc biệt, rồi sau đó, nhờ tác động của Thánh Linh, lại góp phần vào thiện ích của tất cả.

Người nghèo (tiếng Hy Lạp gọi là ptochoi) là những người cúi xuống, giống như những người ăn xin cúi đầu và xin bố thí. Nhưng nghèo (tiếng Hy Lạp gọi là ptochè) cũng chính là người góa phụ xức dầu bằng những ngón tay của bà với hai đồng xu nhỏ nhoi là tất cả những gì bà có để sống trong ngày hôm đó. Cảnh người góa phụ xức dầu khi bố thí đã không được ai chú ý đến ngoại trừ Chúa Giêsu, Đấng đã nhìn với lòng ưu ái sự thấp hèn của bà. Qua người góa phụ này, Chúa có thể hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho người nghèo. Các môn đệ đã nghe một cách ngỡ ngàng về tin mừng trong đó những người như bà tồn tại. Người đàn bà góa ấy - người phụ nữ hào phóng đó - không thể tưởng tượng rằng bà sẽ “được đưa vào Tin Mừng”, rằng cử chỉ đơn giản của bà sẽ được ghi lại trong Phúc Âm. Như tất cả những người nam nữ là các “vị thánh ngay bên cửa nhà” chúng ta, bà sống một cách nội tâm sự thật đáng mừng là hành động của bà “có trọng lượng” trong Nước Trời, và có giá trị hơn tất cả sự giàu sang của thế giới.

Người mù được đại diện bởi một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong Tin Mừng: đó là anh Batimê (x. Mc 10: 46-52), người ăn xin mù này đã lấy lại được thị lực và từ lúc đó, đôi mắt của anh chỉ dùng để theo Chúa Giêsu trên hành trình của mình. Đó là sự xức dầu của ánh mắt! Ánh mắt của chúng ta, mà đôi mắt của Chúa Giêsu có thể khôi phục độ sáng qua phương thế duy nhất là tình yêu nhưng không của Ngài, là ánh sáng hàng ngày bị đánh cắp khỏi chúng ta bởi những hình ảnh thao túng và tầm thường mà qua đó thế giới áp đảo chúng ta.

Để đề cập đến những người bị áp bức (tiếng Hy Lạp gọi là tethrausmenoi), Thánh Luca sử dụng một từ có chứa các ý tưởng về “chấn thương”. Nó đủ để gợi lên câu chuyện ngụ ngôn - có lẽ là dụ ngôn được yêu thích nhất của Thánh Luca – dụ ngôn Người Samaritô nhân hậu, người xức dầu và băng bó các vết thương (traumata: Lc 10:34) cho người đàn ông bị bọn cướp đánh đập và bỏ lại nằm bên vệ đường. Đó là sự xức dầu cho thân xác bị thương của Chúa Kitô! Trong việc xức dầu đó, chúng ta tìm ra phương dược cho tất cả những chấn thương khiến các cá nhân, gia đình và cả toàn bộ các dân tộc bị ruồng bỏ, bị loại trừ không ai đoái hoài, bị gạt ra bên lề lịch sử.

Những người bị bắt là các tù nhân chiến tranh (tiếng Hy Lạp là aichmalotoi), những người đã bị dắt đi dưới mũi nhọn của một ngọn giáo (aichmé). Chúa Giêsu sẽ sử dụng cùng một từ khi Ngài nói về việc Giêrusalem, thành phố yêu dấu của Ngài, bị chiếm và người dân trong thành bị trục xuất (Lc 21:24). Trong các thành phố của chúng ta ngày nay, người ta thường không bị bắt làm tù binh bằng những mũi nhọn của các ngọn giáo, nhưng bằng các phương tiện tinh vi hơn của trào lưu thực dân ý thức hệ.

Chỉ có sự xức dầu của nền văn hóa, được xây dựng bởi lao động và nghệ thuật của tổ tiên chúng ta, mới có thể giải phóng các thành phố của chúng ta khỏi những hình thức nô lệ mới này.

Đối với chúng ta, anh em linh mục thân mến, chúng ta không được quên rằng các kiểu mẫu của chúng ta theo Tin Mừng chính là những “con người”, các “đám đông” với khuôn mặt thực sự của họ, mà Chúa xức dầu để nâng lên và làm sống lại. Họ là những người thành toàn và hiện thực hóa sự xức dầu của Thánh Linh trong chính chúng ta; họ là những người mà chúng ta đã được xức dầu để rồi xức dầu cho họ. Chúng ta đã được chọn ra từ giữa họ, và chúng ta có thể đồng hoá không chút sợ hãi với những người bình thường này. Họ là một hình ảnh của tâm hồn chúng ta và một hình ảnh của Giáo Hội. Mỗi người trong số là hóa thân của trái tim duy nhất của dân ta.

Chúng ta, các linh mục, là người nghèo và chúng ta muốn có trái tim của người góa phụ nghèo bất cứ khi nào chúng ta bố thí, khi chúng ta chạm vào bàn tay của người ăn xin và nhìn vào mắt người ấy. Chúng ta là linh mục Bathimê, và mỗi buổi sáng chúng ta thức dậy và cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho con được thấy”. Chúng ta, các linh mục, ở những khoảng khắc đầy tội lỗi của mình, chúng ta bị những tên cướp đánh tơi bời. Và chúng ta muốn trước hết được ở trong những bàn tay từ bi của người Samaritô nhân lành, để sau đó có thể thể hiện lòng trắc ẩn với người khác bằng chính đôi tay của chúng ta.

Tôi thú nhận với anh em rằng bất cứ khi nào tôi ban phép thêm sức và phong chức linh mục, tôi thích bôi dầu lên vầng trán và bàn tay của những người mà tôi xức dầu. Trong sự xức dầu hào phóng đó, chúng ta có thể cảm nhận rằng sự xức dầu của chính chúng ta đang được canh tân. Tôi muốn nói điều này: Chúng ta không phải là những nhà phân phối dầu đóng chai. Chúng ta xức dầu bằng cách phân phát chính mình, phân phát ơn gọi và trái tim của chúng ta. Khi chúng ta xức dầu cho người khác, chính chúng ta được xức dầu một lần nữa bởi đức tin và tình cảm của người dân chúng ta. Chúng ta xức dầu bằng cách làm dơ tay chúng ta khi chạm vào những vết thương, tội lỗi và sự lo lắng của mọi người. Chúng ta xức dầu bằng cách xức hương thơm trên tay chúng ta khi chạm vào đức tin của họ, hy vọng của họ, lòng trung thành của họ và sự tự hiến hào phóng vô điều kiện của họ.

Người học cách xức dầu và ban phước vì thế được chữa lành sự tầm thường, lạm dụng và tàn nhẫn của mình.

Khi đi với Chúa Giêsu ở giữa dân chúng ta, cầu xin Chúa Cha canh tân trong sâu thẳm của chúng ta Thần khí Thánh thiện; cầu xin Chúa làm cho chúng ta nên một trong lời khẩn cầu lòng thương xót của Chúa cho dân được ủy thác cho chúng ta và cho toàn thế giới. Như thế, đoàn lũ các dân tộc, hiệp nhất trong Chúa Kitô, có thể trở thành dân duy nhất trung tín của Thiên Chúa, là dân sẽ đạt đến viên mãn trong Nước Chúa (x Lời cầu khi phong chức linh mục).

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sau bài giảng, Đức Thánh Cha đã làm phép các loại dầu.

Dầu ôliu nguyên chất được Đức Giám Mục làm phép vào Thứ Năm Tuần Thánh được gọi là dầu thánh dùng vào việc thánh hiến các dụng cụ thánh và xức dầu trong một số bí tích. Có ba loại dầu khác nhau và phân biệt nhờ mầu sắc, mùi vị khác nhau. Mùi vị, mầu sắc có được là do dầu được pha trộn với một hợp chất tinh tuyền được lấy từ một số loại cây tuyển chọn, rồi dùng tinh dầu này pha với tinh dầu của trái ôliu.

Hàng năm trong Tuần Thánh linh mục địa phận quy tụ với giám mục địa phận trong lễ Truyền Dầu vào Thứ Năm Tuần Thánh. Sau khi truyền phép linh mục chánh xứ nhận dầu mang về giáo xứ để dùng trong năm. Dầu này được cất cẩn thận trong tủ khoá.

Trong Cựu Ước có nhiều đoạn ghi lại việc xử dụng dầu trong các nghi thức đăng quang quan trọng trong xã hội cũng như trong phụng vụ Giáo Hội. Nghi thức xức dầu dùng trong các ngày lễ vua đăng quang hay linh mục thượng phẩm. Muốn biết thêm chi tiết xin xem các đoạn trong sách Xuất hành chương 30 và sách Lêvi chương 8.

Nguồn gốc chữ Chrism có lẽ cùng nguồn gốc với chữ Christ có nghĩa ‘Đấng được Xức Dầu tấn phong). Các thánh giáo phụ ghi nhận việc xức dầu là dấu chỉ bề ngoài xác định niềm tin bên trong mắt thường không thể nhìn thấy nhưng nói lên đức tin của tâm hồn. Thánh Ambrô kính viếng dầu thánh như là dấu chỉ của ân sủng. Các vị khác coi dầu thánh như là vật thánh ban ân thánh hoá cho các Kitô hữu. Đức Giáo Hoàng Bênidictô 16 xác định

Dầu thánh được dùng trong các trường hợp thánh hiến thánh đường, chuông và bàn thờ, chén thánh, dĩa thánh bởi những dụng cụ này được dùng trong việc cử hành thánh lễ. Dầu thánh dùng trong bí tích thanh tẩy. Có hai lần xức dầu. Xức dầu lần đầu mang ý nghĩa thanh tẩy và thánh hiến em bé đó cho Thiên Chúa. Xức dầu lần hai mang ý nghĩa ban ơn sức mạnh để trong tương lai chu toàn ba nhiệm vụ của Kitô hữu đó là sứ vụ linh mục, tiên tri và vương đế. Bí tích thêm sức người đó được xức dầu để nhờ ơn Thánh Thần Chúa hướng dẫn đồng thời ban sức mạnh chu toàn tốt đẹp ba sứ vụ nêu trên. Xức dầu bệnh nhân giúp người bệnh được mạnh nếu điều đó làm đẹp lòng Chúa đồng thời tăng sinh lực chống lại các cám dỗ và nếu có tội thì được tha. Khi truyền chức linh mục giám mục xức dầu hai tay linh mục. Khi truyền chứ giám mục thì giám mục chủ tế sức dầu trên đầu vị tâm giám mục với ý nghĩa thánh hiến và thánh hoá con người và công việc người đó sẽ đảm trách.

Dầu thánh được dùng trong phụng vụ mang ý nghĩa đặc biệt. Dầu ôliu được chọn làm dầu thánh vì tự bản chất của dầu vừa tốt cả về phẩm lẫn ít bị thái hoá do khí hậu và thời gian nên dầu được chọn biểu trưng cho sự giầu mạnh, bền bỉ và tốt lành của ân sủng Chúa. Hương thơm được pha trộn tượng trưng cho các đức tính cao quí, ngạt ngào hương thơm, tốt lành trong đạo. Dầu tượng trưng cho sức mạnh trong khi hương thơm tượng trưng cho sự bền bỉ.

Việc sức dầu tượng trưng cho việc lãnh nhận ân sủng Chúa và sức mạnh tinh thần cần thiết giúp người Kitô hữu sống đạo, chống lại tàn phá, huỷ diệt của cơn cám dỗ đồng thời toả hương thơm Lời Chúa cho tha nhân.

 
Thánh Lễ Tiệc Ly cảm động ĐTC cử hành ngày Thứ Năm Tuần Thánh tại nhà tù Velletri của Rôma
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:38 19/04/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô thường cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly - Missa in coena Domini - vào chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô là nhà thờ chánh tòa của Đức Thánh Cha trong cương vị Giám Mục Rôma.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô giữ thực hành vốn có của ngài khi còn là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires của Á Căn Đình, là cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại các nhà tù, các trung tâm cải huấn, trung tâm phục hồi nhân phẩm, bệnh viện…

Năm 2013, trong ngày thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên triều Giáo Hoàng của ngài, ngài đã đến trại giam trẻ vị thành niên Casal del Marmo của Rôma, nơi ngài rửa chân cho các phạm nhân nam và nữ trẻ.

Năm sau, 2014, ngài chủ sự Thánh lễ và nghi thức rửa chân tại cơ sở phục hồi chức năng Don Gnocchi ở S.Maria della Provvidenza cho người già và người khuyết tật ở ngoại ô Rome.

Vào năm 2015, ngài đến nhà tù Rebibbia là nhà tù chính của Rôma, nơi ngài đã cử hành Thánh lễ với các tù nhân nam ở đó. Các phụ nữ từ một nhà tù nữ gần đó cũng được mời đến tham dự buổi lễ.

Năm 2016, ngài mừng lễ với những người tị nạn tại trung tâm tiếp nhận người di dân CARA ở Castelnuovo di Porto, cách Rôma 29km phía bắc.

Năm 2017, ngài đã đến một nhà tù ở Paliano cách Rôma khoảng 72 km.

Năm ngoái 2018, Đức Thánh Cha đã đến thăm và cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà tù Regina Coeli, nghĩa là Nữ Vương Thiên Đàng, của thành phố Rôma cách Vatican khoảng 1600m.

Vào lúc 4.30 chiều Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm nhà tù Velletri của Rôma để cử hành Thánh lễ Tiệc Ly. Địa điểm này cách Vatican 64km về phía Nam.

Nhà tù Velletri bắt đầu hoạt động từ năm 1991 và gồm hai dãy nhà 4 tầng.

Khi đến nơi, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các tù nhân, nhân viên dân sự và các nhân viên cảnh sát; trước khi cử hành Thánh Lễ với nghi thức rửa chân cho mười hai tù nhân.

Ra đón Đức Thánh Cha, có bà Maria Donata Iannantuono, giám đốc cơ sở này, ông Pia Palmeri; Phó giám đốc, bà Maria Luisa Abossida, chỉ huy cảnh sát cải huấn và Cha Franco Diamante, tuyên úy nhà giam.

Trung tâm giam giữ này nằm cách thủ đô Rôma một giờ xe hơi. Theo Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ Santa Marta vào lúc 3g30 chiều và đến nơi lúc 4g30.

Nhà tù này gồm hai gian nhà bốn tầng, với 275 phòng giam chứa khoảng 550 tù nhân, theo số liệu chính thức hồi Giêng năm 2018. Bên cạnh đó, còn có một đồn cảnh sát.

Trong bài giảng ứng khẩu, Đức Thánh Cha nói:

Tôi chào tất cả các bạn và tôi cảm ơn sự hiếu khách của bạn.

Tôi đã nhận được một lá thư đáng yêu vài ngày trước, từ một số bạn mà ngày hôm nay không có mặt ở đây. Họ nói những điều đáng yêu với tôi và tôi cảm ơn họ vì những gì họ đã viết.

Trong lời cầu nguyện này, tôi hiệp nhất với tất cả mọi người: những người có mặt ở đây và những người không hiện diện nơi đây.

Chúng ta đã nghe những gì Chúa Giêsu làm; thật thú vị. Tin Mừng nói: Chúa Giêsu biết rằng Chúa Cha đã trao mọi thứ trong tay Ngài, cụ thể là Chúa Giêsu có tất cả quyền năng - tất cả. Và sau đó, Ngài bắt đầu thực hiện cử chỉ rửa chân này. Đó là một cử chỉ mà những nô lệ đã làm vào thời điểm đó, bởi vì đường xá không được trải nhựa cho nên khi người ta đến nhà ai, chân họ đầy những bụi đất. Khi họ đến một ngôi nhà để thăm viếng hoặc dùng bữa, có những những nô lệ rửa chân cho họ. Và Chúa Giêsu thực hiện cử chỉ này: Ngài rửa chân; Ngài làm cử chỉ của một người nô lệ. Ngài, là Đấng có tất cả quyền năng, Ngài là Chúa, nhưng Ngài đã làm cử chỉ của một người nô lệ.

Và rồi Chúa Giêsu đưa ra lời khuyên cho tất cả: “Chính anh em hãy làm cử chỉ này với nhau”, nghĩa là, phục vụ lẫn nhau. Hãy là anh em với nhau trong sự phục vụ, không tham vọng, không như một người thống trị người khác hoặc một kẻ tấn công người khác. Không. Hãy là anh em trong tinh thần phục vụ. Anh đang cần một cái gì đó, cần giúp gì ư? Tôi sẽ làm điều đó cho anh. Đây là tình huynh đệ. Tình huynh đệ là khiêm tốn - luôn luôn: đó là tinh thần phục vụ. Và tôi sẽ làm cử chỉ mà Giáo Hội muốn các Giám mục làm điều đó mỗi năm, mỗi năm một lần, ít nhất là vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh - để bắt chước cử chỉ của Chúa Giêsu và cũng làm một tấm gương tốt cho chính mình, bởi vì Giám mục không phải là người quan trọng nhất, nhưng ngài phải là một người tôi tớ tận tụy hơn. Và mỗi người trong chúng ta phải là đầy tớ của những người khác.

Luật của Chúa Giêsu và là luật của Tin Mừng chính là luật phục vụ, không thống trị, không làm hại, không làm nhục người khác. Hãy phục vụ nhau!

Một lần kia, khi các Tông đồ tranh cãi với nhau, thảo luận xem ai là người quan trọng nhất trong họ, thì Chúa Giêsu đã đón lấy một đứa trẻ và nói: “Hãy nên như trẻ thơ, nếu tâm hồn anh em không giống như trẻ thơ, anh em không phải là môn đệ của Thầy.” Một trái tim trẻ thơ, giản dị, khiêm nhường nhưng phục vụ. Và Ngài thêm một điều thú vị mà chúng ta có thể liên kết với cử chỉ ngày hôm nay. Ngài nói: “Hãy cẩn thận, anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người”. Tất cả chúng ta cũng phải là đầy tớ mọi người. Đúng là trong cuộc sống có những vấn đề: chúng ta cãi cọ với nhau... tuy nhiên, đây phải là một điều gì đó đã qua rồi, một điều gì đó đang qua đi, bởi vì trong trái tim chúng ta phải luôn có tình yêu phục vụ của người khác; tình yêu muốn được phục vụ lẫn nhau.

Và cầu xin cho cử chỉ tôi sẽ làm hôm nay trở nên cho tất cả chúng ta một cử chỉ giúp chúng ta trở thành đầy tớ của nhau, thêm bạn bè, thêm nhiều anh em có tinh thần phục vụ. Với những tình cảm này, chúng ta tiếp tục buổi lễ với việc rửa chân.