Ngày 21-04-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đấng chăn chiên lành
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:27 21/04/2015
Chúa Nhật IV PHỤC SINH, năm B
Cv 4, 8-12 1 Ga 3, 1-2 Ga 10, 11-18

ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH

Mục Tử là danh xưng của người Do Thái khi gọi Thiên Chúa là Mục Tử, và họ là đoàn chiên của Người. Thực tế, đối với Dân Chúa, từ Ông Abraham tới Vua Đavít và nhiều tổ phụ của người Do Thái đã từng là những người chăn chiên chăn cừu. Từ kinh nghiệm của nghề chăn chiên, họ trở nên lãnh đạo Dân Chúa. Các Vị này đã trở thành những Mục Tử chăn dắt Dân Thiên Chúa.

Vâng, quan niệm, ý niệm về Mục Tử là truyền thống, văn hóa và quan niệm của người Do Thái xưa. Do đó, Chúa Giêsu cũng thừa hưởng quan niệm về tôn giáo và hấp thụ nền văn hóa của dân tộc Do Thái, đã công bố thông điệp cứu độ cho nhân loại bằng ngôn ngữ, hình ảnh thường gặp nơi dân Do Thái. Dân Do Thái từ ngàn xưa như các ngôn sứ Isaia, Giêrêmia và Êdêkiên loan báo, đã hằng trông mong Đấng Cứu Thế đến chăn dắt họ như Mục Tử chăn dắt đàn chiên. Hôm nay, Chúa Giêsu nói với dân Do Thái, Ngài là Mục Tử chăn dắt đàn chiên thì Ngài đích thực muốn nói với dân, Ngài chính là hiện thân của Thiên Chúa. Đây là ý nghĩa quan trọng và chính yếu của chương 10 của thánh Gioan. Chương 10 còn đi xa hơn lời loan báo của các ngôn sứ, bởi vì các ngôn sứ chỉ loan báo Thiên Chúa đến chăn dắt dân, chứ chưa nghĩ tới việc Con Thiên Chúa dám hy sinh mạng sống mình, làm giá cứu chuộc nhân loại. Bởi vì, Thiên Chúa là Đấng vĩnh hằng, trường tồn, bất biến, làm sao dám nghĩ rằng Ngài lại chấp nhận chết vì tội lỗi của nhân loại.Đó là một mặc khải lớn lao vượt quá lời loan báo của các ngôn sứ. Mặc khải khác nữa mà chương 10 của thánh Gioan nói tới, Đức Giêsu Kitô, không chỉ là Mục Tử của dân Do Thái, mà Ngài còn là Mục Tử của toàn thể nhân loại.

Hình ảnh chiên, cừu và những người chăn chiên là hình ảnh phổ quát, quen thuộc của người Do Thái. Nên, ngày nay, nhiều bức tranh, bức ảnh vẽ Chúa Giêsu đang vác chiên trên vai hoặc Chúa Giêsu đang ngồi, vây quanh Ngài là nhiều con chiên. Chúa là Mục Tử tốt lành chăn dắt chiên. Tuy nhiên, Ngài hơn mọi Mục Tử vì Ngài biết chiên từng con một, nghe tiếng chiên, gọi tên con chiên và chiên cũng nghe tiếng Ngài để đi theo Ngài. Đây là sự hiểu biết tận căn, nhận ra nhau dễ dàng, quý mến, trân trọng lẫn nhau. Chúa Giêsu đã trao quyền chăn dắt đoàn chiên, tức là Hội Thánh cho Phêrô sau khi Ngài sống lại. Sứ mạng này thật cao cả và quý hóa. Sứ mạng này bắt nguồn từ tình yêu. Chúa Giêsu là Mục Tử tối cao và là Mục Tử gương mẫu. Môi Mục Tử khác đều dưới quyền lãnh đạo của Ngài. Chính vì thế, mọi Mục Tử trên trần gian này phải noi gương, bắt chước Ngài. Mọi Mục Tử phải dám hy sinh vì chiên của mình.

Nữ tu Chiara Francesca Pico đã viết :” Vào mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc đều có những người hướng dẫn và thủ lãnh của họ…không một ai trong những người này đã hiến mạng cho dân mình, một cách cho không và vô điều kiện.Chỉ duy nhất Con Thiên Chúa, trở nên người phàm, đã mang lấy tội lỗi và chết cho chúng ta.Chỉ duy nhất một mình Người, Đức Giêsu Kitô, là Người hướng dẫn, là Chủ Chăn của chúng ta…Chúng ta hãy nghe “ tiếng nói “ của chủ Chăn này, vào mỗi Chúa Nhật, ở Thánh Lễ…Chúng ta có đủ khả năng giữ thinh lặng để lắng nghe tiếng nói của Người không ?”.

Giáo Hội dùng Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh để cầu nguyện cho ơn gọi. Trên thế giới ngày nay, nhiều nơi thiếu ơn gọi trầm trọng. Riêng tại Việt Nam, tạ ơn Chúa, ơn gọi vẫn còn đông.Đời sống tu trì, và ơn gọi làm linh mục vẫn còn hấp dẫn nhiều tâm hồn. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho có nhiều thanh niên nam nữ quảng đại dấn thân cho Chúa trong các Dòng Tu, Tu Hội và trong các Chủng Viện.

Xin Chúa ban cho các cha mẹ luôn biết giáo dục con cái tốt, hướng dẫn và động viên con cái đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa. Amen.


GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao lại gọi Chúa Giêsu là Mục Tử tốt lành ?
2.Quan niệm Mục Tử phát xuất từ đâu ?
3.Abraham, Đavít và nhiều Tổ phụ đã là ai trước khi lãnh đạo dân Chúa ?
4.Biết theo nghĩa của Chương 10 của thánh Gioan có nghĩa gì ?
5.Ai được Chúa Giêsu trao quyền lãnh đạo Giáo Hội đầu tiên khi Ngài Phục Sinh ?
 
Chúa dắt tôi đi
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
09:22 21/04/2015
“CHÚA DẪN TÔI ĐI…”

Nhân lễ Chúa là Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, chúng ta đọc lại Thánh vịnh 23 để cảm nhận nhiều hơn về tình yêu, sự âu yếm, ân cần sắp đặt đời ta theo thánh ý kỳ diệu của Chúa.

Từ suy tư về tình yêu của Chúa, ta sẽ thêm gắn bó với Lời Chúa. Yêu mến Lời Chúa càng là cách để ta càng nhận ra lối đường Chúa dẫn ta đi.

Chúa là Đấng Chăn Chiên Nhân Lành. Người dẫn ta đi bằng nhiều phương thế. Trong đó, Lời cùa Người là điểm tựa để ta khám phá thánh ý Người.

Thánh vịnh 23 ca tụng Đấng là Mục Tử của chúng ta rằng: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người.

Lạy Chúa, dầu qua lũng âm, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm. Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù. Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu con đầy tràn chan chứa.

Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, và tôi được ở đền Người những ngày tháng, những năm dài triền miên” (Tv 23).

1. PHÓ THÁC CHO CHÚA.

Câu hỏi suy ngẫm: Tại sao người chăn chiên phải dẫn đường cho chiên? “Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính” có nghĩa gì? Tại sao? Bạn được Chúa dẫn dắt từng ngày như thế nào? Vì lý do nào?

Chúng ta cần thinh lặng để suy nghĩ và trả lời những câu hỏi trên dựa trên chính những khám phá về tình yêu của Chúa dành cho chính bản thân.

Với kinh nghiệm về tình yêu Chúa dành cho mình, ta sẽ an lòng khi đọc và suy niệm Lời Chúa. Vì cũng như chính cuộc đời ta, Chúa cũng sẽ dẫn dắt và soi sáng cho ta khi ta đi tìm ý nghĩa của chính Lời mà Chúa dạy ta.

Đấng Chăn Chiên không chỉ cho chiên ăn, Người còn dẫn dắt đàn chiên, chu cấp nhu cầu và bảo vệ đàn chiên, đem những con chiên lạc về (phục hồi) và tiếp tục dẫn chiên đi trên “chính lộ” (các lối công chính).

Chiên không thể nhìn xa. Khi không đi theo người chăn, chiên sẽ đi lạc. Người chăn chiên ở Palestine rành đường đi trong hoang địa, nơi có những đường mòn, lối đi của thú dữ, hay trộm cướp nằm chờ.

Đối với chiên, các con đường đều giống nhau. Nó không biết lối nào dẫn đến triền núi đá, hay thú dữ. Sánh Châm Ngôn 14,12 nói: “Có con đường xem ra ngay thẳng; Nhưng rốt cuộc lại đưa đến tử vong”.

Nhưng Người Chăn Chiên Nhân Lành luôn dẫn chiên đi đến đồng cỏ xanh và suối nước an bình. Chúa luôn dẫn chúng ta vào chính lộ, dẫn chúng ta đến những nơi tốt, không bao giờ để ta là chiên của Người vào chỗ chết.

Điều kỳ diệu về Người Chăn Chiên Nhân Lành là: Người không hề nhầm lẫn. Người luôn luôn dẫn ta đi trên những lối đúng.

“Con đường người công chính tựa ánh bình minh; Càng rực rỡ thêm cho đến lúc chính ngọ” (Cn 4, 18). Con đường Chúa dẫn ta đi không có bóng tối, không có sự nguy hiểm, không có sự thất vọng.

Sách Châm Ngôn còn nói thêm: "Đường công minh đưa tới sự sống; Lối gian tà dẫn đến tử vong” (Cn 12, 28).

Mặc dù không nhìn được xa, bao lâu chiên tin tưởng theo sau chủ chăn, nó sẽ đi đúng đường.

Thị giác của chúng ta, dù là phương diện thể chất, còn có lúc sai lầm, huống hồ trên phương diện thuộc linh. Chúng ta không thể thấy xa. Vậy làm thế nào đối diện với tương lai vô định?

Hãy phó thác mình trong tay Chúa. Hãy để Đấng Chăn Chiên Nhân Lành tùy ý định liệu cho ta. Hãy tin tuyệt đối vào tình yêu và sự quan phòng của Người.

Khi phó thác tương lai của mình, và phó thác chính mình cho Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, dù bước đi trong đêm tối, ta vẫn vượt qua và vững vàng trong mọi bất trắc, mọi khốn khó của đời mình.

Muôn đời, Chúa vẫn là sự sáng dẫn đường. Muôn đời Chúa vẫn là bến bờ của tình yêu để ta ngã mình vào đó.

Bao lâu chiên nhìn thấy người chăn và ở gần người chăn, chúng không cần lo sợ tương lai, chúng hoàn toàn bình an. Càng tín thác, ta càng bình an và bình an thật bền bỉ.

Vì chiên không thể nhìn xa, cách duy nhất để nó có thể nhìn thấy người chăn là phải ở gần. Người chăn chỉ có thể dẫn dắt nếu chiên nhìn xem và lắng nghe người chăn.

Lời mạc khải của Chúa là một trong những cách Chúa thể hiện Người ở gần, để ta luôn nhìn thấy, để ta luôn đúng đường, để ta luôn ý thức lắng nghe trong nội tâm của mình. Chúa sẽ dạy ta, khi ta suy niệm Lời của Người.

2. LỜI CHÚA SOI DẪN ĐƯỜNG ĐI.

Đọc Thánh Kinh là cách thể hiện tốt nhất chúng ta là chiên trong tay Chúa, Đấng chăn dẫn chúng ta. Chúa sẽ dẫn ta đi, ta không hề sợ sai lầm khi đọc Thánh Kinh, khi nghiền ngẫm Lời Chúa.

Tuy nhiên, để việc đọc Thánh Kinh là việc “có Chúa”, là việc Người hiện diện để dẫn đường cho ta, đòi ta phải tin tuyệt đối nơi Chúa.

Nói cách khác, thái độ đầu tiên của người đọc Lời Chúa là thái độ của đức tin. Tin rằng, chính qua đoạn Kinh Thánh mà tôi đang đọc, đang suy niệm hay chiêm niệm, Chúa đang ngỏ lời với tôi. Chính Người đang dẫn dắt tôi. Tôi là chiên, Người là Đấng chăn chiên nhân lành dạy tôi theo Người. “Trong sách Thánh, Cha trên trời dịu dàng đến với con cái Người và đi vào cuộc đối thoại với họ (MK 21).

Nhưng để có thể đối thoại với Chúa qua chính bản văng Lời Chúa mà ta đọc, ta cần biết mở lòng lắng nghe tiếng Chúa cách ân cần và khiêm tốn.

Như chiên đang nghe người chủ chiên, tin tưởng và làm theo những gì chủ xếp đặt, thì khi đọc Lời Thiên Chúa, thái độ đức tin đòi ta phải để cho Chúa nói với mình.

Ta nghiêm túc lắng nghe Người và để cho Người dùng Lời mà ta đang đọc, đang suy niệm hay chiêm niệm ấy cảm hóa ta. Ta phải xác định rằng: Tiếng Chúa đến với tôi ở đây, bây giờ.

Có thể tiếng ấy khác với những dự định của tôi và đòi tôi bước vào một cuộc mạo hiểm của lòng tin phó thác, như chiên hoàn toàn để cho người chủ của nó xác định đường lối và dẫn đi bất cứ nơi đâu mà chủ muốn.

Cuộc gặp gỡ với Lời Chúa sẽ soi sáng cho từng cá nhân cũng như cho cả tập thể trước những quyết định và chọn lựa trong hoàn cảnh cụ thể hôm nay.

Như thế, suy niệm Lời Chúa đòi ta phải dấn thân bằng cả cuộc đời. Bởi không phải chỉ ngày một, ngày hai mà ta có thể lắng nghe được tiếng Chúa cách dễ dàng. Càng trung thành khám phá Lời Chúa bao nhiêu, ta càng lắng nghe tiếng Chúa trong ta dồi dào bấy nhiêu.

Nếu trung thành đọc và khám phá Lời Chúa, ta sẽ nhận ra điều thú vị này: Cùng trên một bản văn Lời Chúa, lúc bình an, ta sẽ nghe Chúa nói phù hợp với ta lúc bình an. Nếu ta đang gặp thử thách, đang bệnh tật, lo âu, nghèo đói…, ta sẽ nghe Chúa nói phù hợp với chính hoàn cảnh bi thương của ta. Lúc ta còn trẻ, cũng chính bản văn Lời Chúa ấy, ta sẽ nghe Chúa nói với ta phù hợp với tuổi trẻ. Lúc ta đã cao niên hay xế chiều, Chúa sẽ nói với ta phù hợp với tuổi già của ta.

Có thể lúc này, Chúa nói với ta thế này. Nhưng lúc khác, cùng trên một bản văn đó, nhưng Chúa lại giúp ta hiểu cách khác... Lời Chúa thật lạ lùng. Lời ấy theo ta, đồng hành với ta, sớt chia cùng ta cho đến trọn đời ta.

Đúng thật, Người là Đấng chăn chiên nhân lành. Người dẫn chúng ta “trên đường ngay nẻo chính, vì danh dự của Người” (Tv 23, 3). Người dẫn chúng ta từng người, từng người một, không trừ bất cứ ai!!...

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha liên đới với Giáo Hội Chính Thống Ethiopie
Lm. Trần Đức Anh OP
09:51 21/04/2015
VATICAN. ĐTC bày tỏ kinh hoàng và đau buồn sâu đậm vì vụ 28 tín hữu Chính Thống Ethiopie bị nhóm Hồi giáo cực đoan ở Libia giết hại hôm 19-4-2015.

Trong điện văn ngày 20-4-2015 gửi đến Đức Thượng Phụ Abuna Matthias, Giáo Chủ Chính Thống Ethiopie viết:

”Tôi rất kinh hoàng và đau buồn khi hay tin bạo lực lại xảy ra cho các tín hữu Kitô vô tội tại Libia. Tôi biết Đức Thượng Phụ rất đau khổ vì những hành vi tàn bạo mà nạn nhân là các tín hữu yêu quí của Đức Thượng Phụ, họ bị giết chỉ vì là môn đệ của Chúa Giêsu Cứu Thế của chúng ta. Tôi bày tỏ tình liên đới rất sâu đậm với Đức Thượng Phụ và sự gần gũi của tôi trong kinh nguyện đứng trước cuộc tử đạo liên tục giáng xuống một cách tàn bạo trên các tín hữu Kitô tại Phi châu, Trung Đông và một số miền ở Á châu”.

”Không có sự khác biệt nào giữa các tín hữu Kitô, Copte, Chính Thống hay Tin Lành. Máu của họ đều giống nhau trong sự tuyên xưng Chúa Kitô! Máu của các anh chị em Kitô chúng ta là một chứng tá kêu gào để được sự lắng nghe của tất cả những người chưa biết phân biệt giữa thiện và ác. Và tiếng kêu này phải được lắng nghe, nhất là những người nắm vận mạng của các dân tộc”.

Và ĐTC nhận định rằng: ”Trong thời kỳ này, chúng ta đầy tràn niềm vui Phục Sinh của các môn đệ mà các phụ nữ đã loan báo cho họ ”Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết”. Năm nay, niềm vui của chúng ta không giảm bớt, nhưng bị lu mờ vì đau khổ. Tuy nhiên chúng ta biết rằng cuộc sống chúng đang sống trong tình yêu thương từ bi của Thiên Chúa mạnh hơn sự đau khổ mà tất cả các tín hữu Kitô đang phải chịu, một sự đau khổ liên kết những người nam nữ thiện chí thuộc mọi truyền thống tôn giáo.”

”Với tâm tình chia buồn sâu đậm, tôi trao đổi với Đức Thượng Phụ vòng tay ôm hòa bình trong Đức Kitô, Chúa chúng ta”.

Theo Đài phát thanh Đức (Deutsche Welle) và báo trực tuyến ”Phóng viên” (Reporter) của Ethiopie, cái gọi là ”Nhà nước hồi giáo” IS đã truyền đi trên mạng một băng Video dài khoảng 20 phút trình bày vụ chặt đầu 12 tín hữu Kitô trên một bãi biển, và 16 người khác bị bắn vào đầu tại một vùng sa mạc. Các nạn nhân ấy bị những tên lý hình trình bày là ”Đồ đệ của thập giá thuộc Giáo Hội Ethiopie thù địch”. Nhóm thứ I bị nhóm Hồi giáo bắt tại một tỉnh phía đông và nhóm thứ hai ở miền nam Libia.

Một người võ trang bịt mặt trong băng Video tuyên bố rằng ”Các tín hữu Kitô phải trở lại Hồi giáo hoặc phải trả thuế đặc biệt, theo qui luật của sách Coran”.

Người ta chưa biết danh tánh 28 tín hữu Ethiopie bị giết. Theo bộ trưởng truyền thông của Ethiopie, Ông Redwan Hussein, các tín hữu ấy có là là những người di dân Ethiopie bị lực lượng Nhà Nước Hồi giáo IS bắt cóc tại Libia. Có nhiều người Ethiopie đến nước này để tìm công ăn việc làm hoặc hy vọng sẽ vượt biên bằng đường biển để vào Âu Châu (Apic, SD 20-4-2015)
 
Tòa Thánh kêu gọi Phật Giáo cộng tác chống nạn nô lệ tân thời
Lm. Trần Đức Anh OP
09:52 21/04/2015
ROMA. Trong sứ điệp chúc mừng các tín hữu Phật giáo nhân ngày lễ Vesakh, Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn mời gọi tín đồ hai tôn giáo cộng tác để bài trừ nạn nô lệ mới.

Đối với tín đồ Phật giáo nguyên thủy, lễ Vesakh kính nhớ các biến cố quan trọng trong cuộc đời Đức Phật như đản sinh, thành đạo, viên tịch và nhập niết bàn. Năm nay lễ này được cử hành vào ngày 1-6 tới đây. Tại các nước theo Phật giáo Đại Thừa, như Việt Nam, Đại Hàn và Trung Quốc, các biến cố trên đây được mừng vào những ngày khác nhau.

Trong sứ điệp, công bố hôm 20-4-2015, ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và vị Tổng thư ký của Hội đồng là cha Miguel Ángel Ayuso Guixot, nhắc đến sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Hòa Bình thế giới đầu năm 2015 này, với chủ đề ”Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em với nhau”, qua đó ĐTC nhận xét rằng mặc dù nạn nô lệ đã bị chính thức bãi bỏ trên toàn thế giới, nhưng vẫn còn ”hàng triệu người - gồm trẻ em, người nam người nữ thuộc mọi lứa tuổi, - bị tước đoạt mất tự do và buộc lòng phải sống trong những điều kiện giống như nô lệ” (n.3).

ĐTC Phanxicô cũng nêu một số ví dụ thời nay: nhiều người nam nữ và trẻ em lao công, người di dân bị nhiều lạm dụng về thể lý, cảm xúc và tính dục, phải chịu những điều kiện làm việc thật ô nhục; có nhiều người, trong đó có các trẻ vị thành viên phải hành nghề mại dâm, làm nô lệ tính dục, nam và nữ; có những người bị những kẻ khủng bố bắt cóc và buộc chiến đấu, không kể những người bị tra tấn, bị cắt chặt cơ phận hoặc bị giết”.

Sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn nhắc đến giáo huấn của Phật giáo. Trong một phần của Bát chánh đạo, Đức Phật đã tuyên bố rằng việc buôn bán các sinh vật, kể cả những người nô lệ và mại dâm, là một trong những nghề mà các phật tử không được dấn thân vào (AN 5,177). Đức Phật cũng dạy hãy tìm kiếm của cải bằng phương thế ôn hòa, lương thiện và với những phương thế hợp pháp, không cưỡng bách, bạo hành, hoặc lường gạt (Xc AN 4,47; 5,41; 8,54).

Và ĐHY Tauran kết luận rằng ”Trong tư cách là Phật tử và Kitô hữu, ân cần tôn trọng sự sống con người, chúng ta phải cộng tác với nhau để chấm dứt những tệ nạn trên đây. ĐGH Phanxicô mời gọi chúng ta vượt thắng sự dửng dưng và u mê, đảm bảo ”việc cứu giúp các nạn nhân, giúp họ phục hồi về phương diện tâm lý và huấn luyện, cũng như giúp họ tái hội nhập vào xã hội nhập cư hoặc xã hội nguyên quán” (5).

Sau cùng ĐHY cầu mong việc mừng lễ Vesakh có kèm theo cố gắng mang lại hành phúc cho những người kém may mắn hơn chung ta, và là cơ hội để đào sâu cách thức cộng tác giữa các tín hữu Kitô và Phật tử, để không còn những người nô lệ nữa, nhưng là anh chị em với nhau” (SD 20-4-2015)
 
Top Stories
The Pope's sorrow over Ethiopian Copts assassinated in Libya, and for all persecuted Christians - Ongoing martyrdom
L’Osservatore Romano
09:57 21/04/2015
2015-04-21 L’Osservatore Romano - In a message sent to H.H. Abune Mathias, Patriarch of the Ethiopian Orthodox Tewahedo Church,

Pope Francis expressed “consternation and sorrow” for the countless events of “shocking violence perpetrated against innocent Christians in Libya”, following the dissemination of a video which showed the barbaric killing of 28 Ethiopian Coptic Christians.

“I know that your Holiness is suffering deeply in heart and mind, in view of your faithful, killed for the sole reason of being followers of our Lord and Saviour Jesus Christ. I address my heartfelt spiritual solidarity to you, to assure you of my closeness in prayer amid the ongoing martyrdom being inflicted in so cruel a manner upon Christians in Africa, in the Middle East and in some regions of Asia”, Francis wrote.

“It makes no difference”, he continued, “whether the victims are Catholic, Copt, Orthodox or Protestant. Their blood is one and the same in their confession of Christ! The blood of our Christian brothers and sisters is a testimony which cries out to make itself heard by all those who still know how to distinguish between good and evil”. And this cry, he added, “must be heard above all by those who hold the fate of the peoples in their hands”

Recalling that “in this period we are filled with the Easter joy of the disciples to whom the women hastened to proclaim that “Christ has risen from the dead”, the Pontiff acknowledged that “this year, our joy, which never fails, is eclipsed by profound sadness”. Yet, he affirmed “we know that the life we live in the merciful love of God is stronger than the sorrow that all Christians are feeling, a sorrow shared by men and women of good will in all religious traditions.

During the Mass celebrated at Santa Marta on Tuesday morning, 21 April, Pope Francisrepeated that “today the Church is the Church of martyrs”, addressing a thought to “the Ethiopians assassinated for being Christians” and to all believers who in various parts of the world are victims of violence and persecution. Cardinal Leonardo Sandri, Prefect of the Congregation for the Eastern Churches also spoke of “martyrs”, condemning themost recent event of chilling jihadist violence.
 
Collaboration agreements with UNICEF and CONMEBOL in favour of Scholas Occurrentes, signed before the Holy Father
ViS
09:58 21/04/2015
Vatican City, 21 April 2015 (VIS) – This morning, in the Domus Sanctae Marthae and in the presence of Pope Francis, the executive director of UNICEF, Anthony Lake, and the deputy president of CONMEBOL signed two collaboration agreements in favour of Scholas Occurrentes, the educational network supported by the Holy Father.

UNICEF is the United Nations Children's Fund, and CONMEBOL the South American Football Confederation. Scholas Occurrentes is a the first worldwide initiative with the aim of promoting integration and peace between peoples through education, connecting more than 400,000 schools and educational networks, both public and private and of all religions. The five-year collaboration with UNICEF will be based on the broadening of access for young children, especially the most disadvantaged, to technology, sport and the arts – platforms for education, participation and the building of peace, enabling the young to learn about themselves, others and the world that surrounds them.

Scholas and UNICEF will initially cooperate in a series of joint activities worldwide, with the special aim of bringing an end to violence and promoting the connectedness of all young people, making the most of the unique capacities of each person to favour the participation of adolescents and to broaden their access to the tools and information they need to be connected, to communicate and to collaborate.

The two organisations will explore the bonds between their respective platforms for mobilisation on social networks and communication media, and will support both digital campaigns and social movements in aid of the most disadvantaged children. The specific collaboration projects include involvement in the Scholas network in terms of content and opportunities for the participation by young people in “The young express their own opinion”, UNICEF's online space for adolescents and young people. UNICEF will also adapt the U-Report for the Scholas global community, which will enable its members to join the 500,000 or so young people who already use the mobile-based platform to speak about their interests and to participate.

The organisations will also develop new opportunities for collaboration in relation to major events centred on world youth, such as the Summit on the Social Impact of Youth, to be held during the Summer Games of the Special Olympics in 2015 in Los Angeles. In 2016, the association will begin to explore initiatives at regional, national and community levels, including campaigns to raise awareness and joint promotional activities linked to issues affecting millions of disadvantaged adolescents.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức ông Phêrô Nguyễn văn Tài, thành viên đồng sáng lập Liên Hiệp Truyền thông CGVN Hải ngoại
Lm Gioan Trần Công Nghị
16:54 21/04/2015
Chúng tôi vừa nhận được tin Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài đã ra đi và an nghỉ trong Chúa tại Saigòn, thật là một tin đột ngột và gợi lên trong tôi biết bao kỷ niệm quá khứ xa xưa, một người bạn, một người anh em, cùng chí hướng, sát cánh làm việc trong lãnh vực truyền thông Công Giáo bao nhiêu năm qua.

Cá nhân tôi biết Đức ông Tài lúc đầu là trong thời gian cùng học bên Roma từ quãng năm 1968 tới 1971. Rồi sau đó khi đức ông phụ trách Đại Phát thanh Veritas, chúng tôi thỉnh thoảng có trao đổi thông tin.

Đ.Ô. Tài và LM Nghị gặp lần cuối cùng tại Roma 28/7/2013
Đặc biệt trong thời gian năm 1980 khi thuyền nhân người Việt Nam sống tạm cư tại đảo Palawan và ở Baatan, tôi được Ủy Ban Di Dân Công Giáo Quốc tế International Catholic Migration Commission (ICCM) cử đến trại làm một cuộc nghiên cứu về tình hình người di cư trong các trại tị nạn trong vòng 3 tháng trời, tôi đã có dịp đến thăm đài Veritas và gặp gỡ Đức ông trao đổi kinh nghiệm về di cư cũng như về truyền thông.

Chúng tôi trao đổi thông tin và các cuộc điện đàm thường xuyên hơn, nhất là từ sau khi thành lập Liên Hiệp Truyền thông CGVN, chúng tôi đã có nhiều cuộc thảo luận và những cuộc gặp gỡ nhau. Biết bao nhiêu kỉ niệm đang sống lại...

Tắt một lời, với tôi, Đức ông Phêrô là một người anh em bình dị, nhã nhặn, từ tốn và rất hăng say trong sứ mạng truyền thông đã được trao phó. Là một người nhiệt huyết hết lòng dấn thân cho Giáo Hội và Quê hương Việt Nam, dù có những khi gặp sóng gío và khó khăn, nhưng với nụ cười niềm nở hiền hòa, ngài đã mở ra cánh cửa đối thoại chân thành cho người đối diện. Và đó chính là chìa khóa cho sự thành công của đức ông Phêrô.

Nhân dịp này, chúng tôi các thành viên Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam hải ngoại, xin dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Đức ông Phêrô, xin Chúa trả công cuộc sống vĩnh cửu trên Thiên Quốc. Và với tâm tình tri ân sâu xa một người đã cùng sát cánh với chúng tôi trong lãnh vực tông đồ truyền thông Công Giáo trong suốt nhiều năm qua.

Sau đây xin trích đăng lại biến cố thành lập Liên Hiệp Truyền thông CGVN

Vào cuối tháng 10 năm 2006, các vị Đại Diện các cơ quan Truyền thông Công Giáo Việt Nam ở Hải ngoại đã chính thức có cuộc gặp gỡ nhau tại Nam California với mục đích thành lập Liên Hiệp Truyền Thông CGVN Hải
ngoại. Thành phần tham dự gồm có:

Đức Ông Nguyễn văn Tài (Giám đốc Đài Chân Lý Á châu),

LM Trần Công Nghị (Giám đốc VietCatholic Network),

LM Nguyễn Đức Việt Châu (Chủ nhiệm nguyệt san Dân Chúa Mỹ châu),

LM Bùi Thượng Lưu (chủ nhiệm nguyệt san Dân Chúa Âu châu),

LM Nguyễn Hữu Quảng (Chủ nhiệm Dân Chúa Úc châu),

LM Trần Cao Tường (Đại diện Mạng Lưới Dũng Lạc),

Hiện diện trong Đại Hội này cũng có sự hiện diện của Đức ông Phạm Xuân Thắng (chủ tịch Liên đoàn CGVN/HK), LM Phạm Văn Tuệ, LM Nguyễn Ngọc Chuẩn, Kỹ sư Đặng Minh An, Ông Nguyễn Long Thao, Ông Trần An Bài, Ông Nguyễn Đức Cung, Ông Phạm Hợp, Cô Nguyễn Kim Loan và Cô Lương Bích Vi.

Ngoài ra hai vị khách mời đặc biệt đến tham dự Đại hội thành lập Liên Hiệp Truyền Thông CGVN hải ngoại là Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống (khi đó là Giám mục phụ tá Saigòn, đại diện cho Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn), và Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (khi đó là Thư ký Ủy ban Truyền thông Xã hội HĐGMVN).

Sau Đại hội, một thông báo chung đã được đưa ra như sau:

THÔNG BÁO CỦA LIÊN HIỆP TRUYỀN THÔNG Công Giáo VIỆT NAM

Tiếp nối các cuộc gặp gỡ:

• Năm 1995 tại New Orleans giữa các tập san Dân Chúa Ba Châu cùng với Đức Ông Đinh Đức Đạo, Giám Đốc Văn Phòng Phối Kết Mục Vụ Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại, Đức Ông Trần Ngọc Thụ, Thư Ký Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Ông Mai Thanh Lương, Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Việt Nam tại New Orleans.

• Năm 2003 nhân cuộc Hội Ngộ Niềm Tin tại Rôma.

Một số cơ quan truyền thông Công Giáo trong và ngoài nước đã họp mặt tại Washington DC ngày 20/10/2006 nhân dịp khánh thành Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang và tại Orange County, California trong hai ngày 26 và 27/10/2006. Các tham dự viên đã chia sẻ và thảo luận những thao thức của cộng đồng Dân Chúa trước nhu cầu của thời đại và quyết định thành lập Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam. Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài được cử làm đại diện.

Mục tiêu của Liên Hiệp:

1) Chia sẻ kinh nghiệm, tài nguyên và hỗ trợ trong công tác truyền thông.

2) Truyền đạt Tin Mừng Đức Kitô và giáo huấn của Giáo Hội qua các phương tiện truyền thông.

3) Trao đổi thông tin Công Giáo.

Trong dịp này, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ Tịch Ủy Ban Thông Tin Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gởi lời chào thăm và chúc cuộc họp mặt thành công.

Các thành viên được hân hạnh tiếp đón Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ Tịch Ủy Ban Văn Hoá Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, và là Giám Mục Phụ Tá của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sàigòn. Đức Cha đã chuyển lời của Đức Hồng Y như sau:

1) Các cơ quan truyền thông lâu nay đã có nhiều nỗ lực phục vụ Giáo Hội. Việc kết hiệp này là bước khởi đầu rất tốt đẹp. Giáo Hội Việt Nam mong chờ những thành quả của cuộc họp này.

2) Giáo Hội Việt Nam rất mong muốn có sự hợp tác chung giữa các cơ quan truyền thông. Đây là việc làm cấp bách nên xúc tiến càng sớm càng tốt.

3) Cuộc họp mặt diễn ra đúng vào dịp Lễ Chúa Nhật Truyền Giáo, mang một ý nghĩa đặc biệt đối với việc truyền giáo. Ước mong các cơ quan truyền thông hải ngoại hoàn thành được việc hợp tác này, Giáo Hội quê nhà sẽ hưởng được nhiều lợi ích.

Cuộc họp mặt đã kết thúc trong tinh thần đoàn kết yêu thương. Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam ước mong được sự hợp tác và hỗ trợ của mọi thành phần dân Chúa.

Làm tại Orange County ngày 27/10/2006.

Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài

Đại Diện Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam


Trong thời gian hoạt động của Liên Hiệp Truyền Thông CGVNHN đã có những nhận dịnh và những thông cáo quan trọng trước những biến cố quan trọng hay thời cuộc tổ quốc và Giáo Hội Việt Nam.

Sau đây là một số những thông cáo quan trọng ở đường links này: Những Thông cáo quan trọng của Liên Hiệp Truyền thông CGVNHN trước tình hình đất nước
 
Nhóm Bông Hồng Xanh tham quan miền Bắc
Maria Vũ Loan
09:36 21/04/2015
Từ ngày 15 đến 19 tháng 4 năm 2015, chúng tôi vừa có một chuyến tham quan miền Bắc, thăm một vài nơi ở tây bắc và chia sẻ, gặp gỡ tại hai giáo họ của giáo xứ Tiên Nha, giáo phận Bắc Ninh - một cộng đoàn giáo xứ đang sống trong Năm Thánh, kỷ niệm 100 năm thành lập.

Hình ảnh

Hiện nay, với công cụ tìm kiếm trên mạng, người ta có thể biết nhiều nơi ở đất nước Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung; vì vậy chúng tôi chỉ xin ghi lại trải nghiệm thực tế về chuyến đi này.

Lúc đầu, chúng tôi phải tính toán “từ mùa Chay sang mùa Phục Sinh” vì vừa tham quan vừa chia sẻ có tính xã hội thì “khó ơi là khó”! Thế là chúng tôi “book tour” giá rẻ và có tách rời đoàn để thăm giáo xứ miền Bắc.

Đến giáo phận Bắc Ninh thăm một giáo xứ

Không theo một trình tự tường thuật nào, trước hết chúng tôi xin nói về việc thăm giáo xứ Tiên Nha, là điểm nhấn của chuyến đi.

Đưa xe bốn chỗ lên Hà Nội đón tôi là thành viên của ca đoàn cùng một Sơ trẻ thuộc nhà dòng có linh đạo là truyền giáo, qua đoạn đường dài 70 km. Đường vào nhà thờ trông rất đặc trưng làng quê miền Bắc vì nhà nào cũng có hàng rào bằng gạch; nhà thờ phần nhiều cũng là kiểu truyền thống, có cái tháp cao.

Cha chánh xứ Giuse Nguyễn Quang Thiều đón chúng tôi vẻ thân thiện. Cha đã ở tuổi bảy mươi nhưng trông khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Bữa cơm trưa tại nhà xứ, bên cạnh sông Lục Nam, tuy đơn sơ không bia rượu nhưng ngọt ngào vì có món bầu luộc và đầy tiếng cười vì cha phó quá điển trai nhưng không có duyên bằng hai thầy dòng Tên và một thầy tu triều đang “thực tập” ở đây.

Ở miền Bắc, một giáo xứ có nhiều họ đạo cách xa đến hơn chục cây số nên ngay lúc 13 giờ 00 ngày thứ bảy, chúng tôi đã cùng cha xứ đi vào một nhà nguyện nhỏ, có một số gia đình Công Giáo ở đây, để dự thánh lễ thay ngày Chúa Nhật. Giữa trưa nắng nóng, cùng hòa vào lòng sốt sắng của bà con giáo dân, chúng tôi xúc động khó tả.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha xứ giới thiệu chúng tôi là “khách quí”; chúng tôi bước lên gần cung thánh, đáp lời và tặng quà cho điểm truyền giáo này một số tiền để chung sức với anh chị em giáo dân mua cái đàn org đắt tiền, có âm vang hay. Sau khi chụp hình kỷ niệm, chúng tôi ngạc nhiên và dâng trào cảm xúc khi thấy một ông trùm trải chiếu ngay sân nhà nguyện, các bà để xuống đó dưa hấu, dứa (thơm), bưởi và một ít bánh kẹo để mọi người ngồi nhâm nhi chuyện trò cùng nhau. Chúng tôi tiếc khi không thể ngồi lại đó mà thăm hỏi giáo dân vì phải đi đến giáo họ Chũ mà thăm người nghèo và giao lưu với thiếu nhi.

Xe về đến giáo họ Chũ, cách nhà thờ Tiên Nha 20 km, Sơ trẻ vui ra mặt. Nhà nguyện ở sát cổng vào còn các Sơ ở ngôi nhà mới xây sạch đẹp phía cuối phần đất. Cộng đoàn của quí Sơ có ba người, mới ra đây được 18 tháng, thế mà đã làm cho “lòng đạo” giáo họ Chũ “nóng lên” từng ngày, số người khô khan nguội lạnh bớt dần và thánh lễ tối Chúa Nhật có đến trên dưới 200 cả người lớn và trẻ em; Đức Giám Mục của Giáo phận đã có nhiều lời khen tặng.

Được dăm ba phút, chúng tôi và Sơ trẻ bắt đầu đi thăm những gia đình nghèo.

Ở miền Bắc này, không thể tìm ra ngôi nhà lá (biểu hiện sự nghèo nàn) như ở miền Nam. Nhà nào nghèo nhất cũng mua “gạch cay” mà xây thành ngôi nhà vuông vức một gian. Gạch cay rẻ tiền nhất vì được làm bằng đá dăm trộn với xi-măng. Người được cho là nghèo khi không có việc làm, già cả mà không ai nuôi hoặc bệnh tật. Có nhà kia mẹ bỏ đi làm rày đây mai đó, bỏ lại hai đứa con nhỏ cho bà cụ già lết đi bằng ghế; nhìn mặt chúng lem luốc như con mèo, lòng chúng tôi se lại. Thôi thì mỗi nhà mỗi cảnh. Khi đi thăm như thế, chúng tôi gặp một làng nghề lâu năm, làm Mỳ Chũ. Đó là sản phẩm của gạo; gạo ngâm, xay, tráng thành bánh đa, cắt, phơi rồi bó dây lạt thành từng cuộn nhỏ; khi nấu thì sợi dai, mùi thơm và dẻo. Đi ra khỏi làng nghề Mỳ Chũ, lòng chúng tôi thấy vui, vì làm nghề này tuy vất vả nhưng còn hơn là ra cửa khẩu, sang Trung Quốc đi làm thuê.

Ngoài nhà nguyện đẹp, họ Chũ còn có tượng Đức Mẹ mà nhiều người thọ ơn nên có lời truyền rằng Mẹ rất thiêng, mà trong cuốn Tre Ngà – kỷ yếu năm 2012 – của giáo phận Bắc Ninh có hẳn một bài viết về lịch sử và truyền thuyết về Đền Đức Mẹ Chũ, tác giả là Giuse Văn Thành.

Sáng hôm sau, chúng tôi đi thăm một vòng quanh vùng như qua khu Khuân Thần, đến xã Kiên Lao, rồi trở về nhà xứ Tiên Nha. Sau giờ cơm, chúng tôi được chứng kiến giáo dân ở đây tham dự thánh lễ giữa buổi trưa. Trong ngôi nhà thờ cổ kính, có tiếng đọc kinh sốt sắng. Hỏi thăm ba đứa trẻ con ở sân nhà thờ, chúng tôi bật cười. Chúng tôi hỏi: “ Bố con làm gì?” “Bố con đi làm Trung Quốc rồi!”. “Còn mẹ con thì sao?”. Đứa lớn hơn trả lời: “Mẹ cũng đi Trung Quốc rồi!”. “Thế các con có biết Trung Quốc là cái gì không?”. Cả ba đứa trả lời giọng Bắc đặc: “Không ạ!” rồi nhoẻn miệng cười. Khi ruộng nương “rỗi việc”, người trẻ hay đi làm thêm như thế, có một chút thoáng buồn trong lòng chúng tôi. Tỉnh Bắc Giang không có nhiều tài nguyên và điểm du lịch nên nhịp sống có phần thầm lặng. Theo lời anh tài xế thì có nhiều doanh trại quân đội đóng ở tỉnh này, làm “bước đệm” cho tỉnh Lạng Sơn. (“đệm” cho tỉnh Lạng Sơn để làm gì thì xin người đọc vui lòng tự hiểu!).

Rời giáo xứ Tiên Nha, chúng tôi còn một chút tơ vương đọc bản lược sử giáo xứ được in to, dán trên tường mà theo dòng thời gian thăng trầm đến hằng trăm năm.

Rời Bắc Giang bằng con đường đi qua khu Côn Sơn, cầu cổ Cẩm Lý có từ thời Pháp, chúng tôi gặp lại đoàn tham quan mà trở về Hà Nội.

Hành trình trên quê hương miền Bắc

Bay ra Hà Nội khá sớm nên chúng tôi rất phấn khởi chào ngày mới. Đường cao tốc từ Hà Nội lên Lào Cai rộng thoáng, hai bên đường cảnh khá đẹp, một vẻ đẹp rất Việt Nam.

Đoạn đường từ Lào Cai lên Sa Pa làm chúng tôi chết lặng cảm xúc vì hẹp, quanh co những dốc cao; nếu tài xế không là “tay lái lụa” thì dễ “về với Chúa” trong phút chốc! Nhờ người khác quay phim chụp hình, chúng tôi nhắm mắt phó thác.

Đến Sa Pa, chúng tôi cảm nhận ngay một “Đà Lạt” của miền Bắc. Niềm vui xen lẫn một chút khó chịu khi thiếu đèn đường, thị trấn chỗ sáng chỗ tối. Những người địa phương bán hoa quả, đặc sản vùng miền cũng bị bóng tối che đi một nửa. Những người dân tộc, đa số là phụ nữ và trẻ em, tụ tập trước khoảng trống nhà thờ như những bóng mờ di chuyển để bán những sản phẩm làm bằng tay. Một anh xe ôm cho biết, những người dân tộc ban ngày làm nương rẫy, buổi tối tụ tập ở đây; người ta nói với du khách rằng, không nên cho họ tiền vì sáng hôm sau họ sẽ không còn tha thiết với nương rẫy và trẻ con chẳng muốn đến trường học. Chúng tôi chỉ cười; chia cho con họ những cái áo thun hay cho các bà mẹ đang địu con một ít tiền thì cũng giống như hình ảnh Chúa nói với các tông đồ: “Các con hãy cho họ ăn đi” mà thôi!

Sáng sớm, sương mù bao phủ thị trấn Sa Pa hẳn là làm du khách không tiếc công đến đây. Hăm hở cười cười nói nói, đoàn tham quan chúng tôi đi vào bản Cát Cát. Con đường đá nhỏ xuống từng bậc, từng bậc vòng quanh bản thành một đường khá đẹp. Có suối có thác rất thơ mộng. Hai bên con đường đá ấy là những cửa hàng to nhỏ khác nhau của người dân tộc. Nhiều trẻ em và người già “nhôi nhai” nghèo nàn. Chúng tôi trao tay những đồng tiền mệnh giá 20.000 và 50.000 đồng VN (1 usd và 2,5 Usd) mới toanh như là một chút chia sẻ cho người già và trẻ em. Những người cùng khổ gặp bên đường thì chỉ “từ thiện” chứ làm sao mà “xã hội” được!

Từ dưới bản đi dần lên, chúng tôi được thưởng thức bài múa của người dân tộc với trang phục đủ sắc màu. Đến đây, còn 300 mét nữa mới lên mặt đường nhựa, chúng tôi không đi nổi, cầm nhờ bàn tay một thanh niên mà cố bước từng bậc đá, lòng thầm hát: “Ôi, đường xa quá con hết hơi rồi, Chúa con thật hết hơi rồi.....”.

Ghé vào Thác Bạc, chúng tôi ăn cơm lam, khoai nướng và gặp gỡ, chia sẻ cho một số người bán mật ong rừng nơi đây, thấy lòng nhè nhẹ vui vui dù cái nắng trưa của núi rừng cũng không kém gay gắt.

Bỏ qua việc thăm bản Tả Van, chúng tôi cứ tiếc hùi hụi, thầm trách anh hướng dẫn viên đoàn tham quan. Rồi ghé vào nhà thờ Sapa, cha quản nhiệm Phêrô Phạm Thanh Bình tươi cười bắt tay chúng tôi, miệng cha bật ra: “Chị Maria Vũ Loan!”. Chúng tôi vui vì hiểu tại sao cha cởi mở như vậy, chắc chắn là nhờ truyền thông Công Giáo. Cha cho xem qua phía sau nhà thờ, nơi đây còn chưa được sạch đẹp vì là nơi ở tạm của các em học sinh cấp 3 đến trọ học. Tiếc hơn nữa, cha mời chúng tôi đi cùng một đoàn quí ông từ thành phố Việt Trì lên, sắp sửa đi vào thăm bản làng, nhưng chúng tôi không thể nào đi được, đành chụp hình kỷ niệm với cha bên hông ngôi nhà thờ đá Sapa đặc biệt đó.

Quay lại Lào Cai, chúng tôi được thăm khu có cửa khẩu tiếp giáp Trung Quốc. Con sông ngăn hai bên và cây cầu nối đường đi qua đi lại không rộng lắm nhưng trong lòng chúng tôi, khoảng cách này thì vẫn còn “rộng vô cùng”!

Trở về Hà Nội, đi quanh hồ Gươm và được thăm phố cổ, lòng chúng tôi có nhiều suy tư: Hà Nội đông đúc và chật chội quá! Nhiều cửa hàng bé tí, người bán hàng nhỏ lẻ, bán rong trên phố chợ ở trong độ tuổi lao động khá nhiều. Anh thợ hớt tóc đặt cái ghế ngay bên đường để cắt tóc cho khách rất vô tư....Thôi thì xã hội mà!

Đi qua nhiều tỉnh của miền Bắc, chúng tôi gặp được bài thơ, xin được trích ra bốn câu:

“Tôi đã về bến cội nguồn đất tổ,
Với đồi chè, rừng cọ giải sông Lô
Tôi đã về đây với tình thơ...
Rộn khúc nhạc hòa ca cùng sông núi...


Bay về Sài gòn lúc trời vừa tối, tay khệ nệ chút quà miền Bắc, chúng tôi thấy lòng nhẹ như bông khi đi qua hành trình Sàigòn – Hà Nội – Lào Cai - Sapa – Hà Nội -Bắc Giang, nhưng chỉ có quà tặng và phong bì tiền đã chia sẻ mới làm cho lòng chúng tôi thênh thang thật sự. Xin cảm ơn những người dân tộc ở Sapa và những giáo dân chân chất đã nhận quà tặng của ân nhân từ tay chúng tôi.
 
Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc Việt Nam lần thứ 36
Trầm Thiên Thu
09:37 21/04/2015
TGP SAIGON – Tác giả Thánh Vịnh tự bạch: “Chúa cho miệng tôi hát bài ca mới, bài ca tụng Thiên Chúa chúng ta. Thấy thế, nhiều người sẽ kính sợ và tin tưởng vào Chúa” (Tv 40:4). Ca tụng Thiên Chúa là bổn phận của mọi người, đồng thời sinh ích lợi cho chính mình, nhưng không chỉ vậy mà còn làm cho người khác nhận biết Thiên Chúa qua lời ca tiếng hát của chúng ta. Điều đó chứng tỏ âm nhạc có vị trí quan trọng trong việc tôn vinh Thiên Chúa.

Thủy triều xuống rồi dâng cao, trăng khuyết rồi trăng rằm. Mọi thứ luân phiên theo quy luật bất biến của Thiên Chúa – Đấng an bài mọi sự. Theo thông lệ thường niên, 8 giờ 15 sáng thứ Ba ngày 21-4-2015, tại TTMV TGP Saigon đã diễn ra Đại hội Thánh Nhạc toàn quốc lần thứ 36.

Vẫn như thường lệ, chủ tọa đoàn là ĐGM Vincent Nguyễn Văn Bản (GP Ban Mê Thuột, đặc trách Ban Thánh Nhạc) và LM Rôcô Nguyễn Duy (Thư ký BTN). Tham dự đại hội lần này có khoảng 100 hội thảo viên (các linh mục, các tu sĩ, các nhạc sĩ sáng tác, và một số ca trưởng) thuộc các giáo phận của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Chủ đề của Đại hội Thánh nhạc lần thứ 36 tiếp tục “đào sâu” về Bình Ca. Lần này, Lm Ns Kim Long trình bày đề tài “Tiết Tấu Bình Ca”. Bình Ca có tiết tấu nhưng không có nhịp, tiết tấu tự do, nên không thể “đánh nhịp” theo kiểu tân nhạc. Một bài hát có các câu nhạc hoặc nửa câu nhạc, mỗi câu hoặc nửa câu lại có các tiết nhạc, các tiết nhạc còn có tiết lớn hay nhỏ – gọi là “khởi” [α] và “tới” [θ].

Như chúng ta đã biết, Bình Ca còn được gọi là nhạc Grêgôriô – loại nhạc đặc trưng của Giáo Hội Công Giáo. Thánh GH Grêgôriô (540?-604, Tiến sĩ Giáo Hội) không là người “phát minh” ra Bình Ca, nhưng ngài là người có công “định vị” Bình Ca trong Phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, vì thế người ta tưởng nhớ công lao của ngài nên gọi Bình Ca là nhạc Grêgôriô. Chắc hẳn chúng ta cũng không thể quên bài thánh ca “Pange Lingua” (*) của Thánh Lm Ns Tôma Aquinô (1225-1274), Tiến sĩ Giáo Hội. Bài thánh ca “Pange Lingua” thường gọi là bài “Tantum Ergo”, vì đó là hai chữ mở đầu, xưa quen hát bài này trong các giờ chầu Thánh Thể – đặc biệt là Thứ Năm Tuần Thánh, nhưng nay người ta dùng bài “Đây Nhiệm Tích” (Việt ngữ).

Về thể loại Bình Ca, ĐGH Piô XII có câu nói “để đời” thế này: “Bình Ca là bản dịch của bản văn”. Nghĩa là ca từ rất quan trọng trong thể loại nhạc Bình Ca – lời là chính, nhạc là phụ. Người sáng tác phải dệt nhạc theo bản văn Phụng Vụ, có thể “chỉnh” từ ngữ chút ít, nhưng phải giữ cho “gần” bản văn chứ không được “xa” bản văn.

Bình Ca có ba đặc điểm: (1) Về giai điệu, bài Bình Ca được hình thành theo văn bản, cần chú ý “dấu nhấn” và “ý nghĩa toàn câu”; (2) Về tiết tấu, cần phân biệt “tiết tấu cơ bản” (Khởi và Tới), vì không phân nhịp nên Bình Ca không thể “đánh nhịp” mà chỉ “phác họa tiết tấu”; (3) Về âm thể, khác với tân nhạc có hai Thể (Trưởng và Thứ), Bình Ca có bốn Thể – với bốn nốt lần lượt làm chủ âm là Ré, Mi, Fa, Sol và tạo ra bốn thang âm: Thể Ré (Protus), Thể Mi (Deuterus), Thể Fa (Tritus), và Thể Sol (Tetrardus).

Nên lưu ý: Bình Ca không dùng các quãng lớn (6, 7, 8,…), không dùng bán cung đồng (Do – Do #), và không dùng cảm âm (bán cung, từ áp âm về chủ âm). Là người Công Giáo được thấm nhuần Bình Ca, cố Nhạc sĩ Anh Việt Thu đã ảnh hưởng Bình Ca khi ông viết ca khúc “Tám Điệp Khúc” (Trời làm cho mưa bay giăng giăng, mây tím dệt thành sầu… Tiếng hát hát trên môi, giấc ngủ ngủ trong nôi, một đàn, đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu…). Âm thể Ré thứ, nhưng ông dùng nốt “Si bình” ở các chữ “trên môi” và “trong nôi”. Trong bài “Ca Khúc Trầm Hương” của Lm Ns Dao Kim không dùng cảm âm trong câu cuối của phần điệp khúc: “…ban muôn hồng ân”. Chữ “hồng” không là “Si bình” mà tương đương “Si giáng”, nhưng người ta thường hát là “Si bình”, thế nên mất vẻ ngũ cung Việt Nam và Bình Ca. Lúc sinh thời, Nhạc sĩ Hùng Lân cho biết rằng ông đã “chỉnh” nốt Si trong bài hát “Ca Khúc Trầm Hương” của Ns Dao Kim (lúc đó chưa là linh mục) để cho ra “nét” Việt Nam.

Bình Ca phù hợp với La ngữ. Viết nhạc Bình Ca bằng Việt ngữ là điều rất khó, có thể chỉ viết theo “tinh thần” Bình Ca hoặc mang “âm hưởng” Bình Ca. Tại sao Bình Ca “khó nhập” với Việt ngữ? La ngữ hoặc nhiều ngôn ngữ khác không có dấu giọng, nhưng Việt ngữ có nhiều dấu giọng. Khó hơn nữa là âm Việt ngữ có những âm trái ngược thực tế: Cao – Thấp, Trên – Dưới, Trời – Đất,... Các chữ “Cao, Trên, Trời” mô tả các vị trí “ở trên” mà âm đọc lại “ở dưới” so với các chữ “Thấp, Dưới, Đất”. Nhiêu khê lắm thôi!

Vấn đề Thánh nhạc còn mãi như một bản “Trường Ca Vô Tận”, vẫn luôn có nhiều nỗi ưu tư và trăn trở về các vấn đề đối với nền Thánh nhạc Việt Nam.

Buổi hội thảo kết thúc lúc 11 giờ 30. Mọi người cùng dùng bữa trưa thân mật trong tình huynh nghĩa đệ, êm đềm trong sự bình an của Đức Kitô phục sinh và giàu lòng thương xót. Sau đó, mọi người chia tay và hẹn gặp lại nhau tại Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 37 cũng sẽ diễn ra tại TTMV TGP Saigon vào sáng Thứ Ba, ngày 22-9-2015.

Âm nhạc chỉ có 7 nốt, từ 7 nốt đó được biến hóa đa dạng và phong phú. Chúng ta có thể so sánh 7 nốt nhạc đơn giản đó như 7 ơn Chúa Thánh Thần. Chính Ngài mới là Đệ Nhất Nhạc Sĩ luôn linh hứng và tác động để tạo thành những giai điệu thánh thiện nơi các nhạc sĩ sáng tác, rồi được các ca đoàn làm cho các bài hát trở nên sinh động để dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh. Đó là bản tổng phổ hài hòa thánh thiện và tuyệt vời nhất theo sự hiệp nhất mà Thiên Chúa hằng mong muốn nơi chúng ta.

Thánh Ca phải có tính thánh thiện và hoàn hảo, vì những gì dâng kính Thiên Chúa phải là những thứ hoàn hảo, nếu không thì những gì chúng ta dâng lên sẽ như chiếc roi quất lại chính chúng ta.

(*) Tantum ergo Sacramentum, Veneremur cernui: Et antiquum documentum, Novo cedat ritui: Praestet fides supplementum Sensuum defectui. Genitori, Genitoque, Laus et jubilatio, Salus, honor, virtus quoque, Sit et benedictio: Procedenti ab utroque, Compar sit laudatio. Amen.
 
Đức ông Nguyễn Minh Hiền thuộc giáo phận San Jose vừa bị Chính Quyền Liên Bang Hoa Kỳ Truy Tố .
Nguyễn Long Thao
17:00 21/04/2015
Đức Ông Nguyễn Minh Hiền thuộc Giáo Phận San Jose vừa bị Chính Quyền Liên Bang Hoa Kỳ Truy Tố.

Đức Giám Patrick McGrath của giáo phận San Jose, California, trong ngày thứ Hai 20 tháng 4 năm 2015 đã chính thức ra thông cáo đăng trong mạng lưới điện toán của giáo phận San Jose về việc chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ bắt giữ Đức Ông Nguyễn Minh Hiền

Xem thông báo của tòa Giám Mục San Jose

Đức Ông Nguyễn Minh Hiền, chịu chức Linh Mục năm 1985, nguyên là Chánh Xứ Giáo xứ Việt Nam San Jose, nguyên Giám Đốc Trung Tâm CGVN, và nguyên Tổng Quản đặc trách Mục Vụ cho người CGVN tại San Jose, vừa bị Bồi Thẩm Đoàn Liên Bang HK tại Florida quyết định truy tố về các tội danh liên quan đến việc trốn thuế và giả mạo ngân hàng.

Ông Abraham Simmons, phát ngôn viên của Phòng Công Tố cho biết rằng từ năm 2005 đến 2008, Đức Ông Hiền đã ký thác 14 chi phiếu đóng góp tiền cho giáo xứ vào trương mục của riêng mình. Tổng cộng 14 tấm chi phiếu này lên đến 19.000 đollars. Và từ năm 2008 đến 2011, Đức Ông đã không khai thuế lợi tức của mình lên tới 1.1 triệu đollars cho Sở Thuế Liên Bang.

Đức Ông Hiền đã bị bắt giữ tại Fort Lauderdale, Florida vào thứ Bẩy, ngày18-4-2015 và bị đưa ra trước Đại Bồi Thẩm Đoàn ngày thứ Hai, 20-4 vừa qua. Đức Ông bị truy tố về 14 tội danh lường gạt ngân hàng và 4 tội danh trốn thuế.

Bản cáo trạng ghi rõ rằng Đức Ông Hiền đã trốn thuế lợi tức cá nhân vào các năm:

-năm 2008 là 337.516 đollars,

-năm 2009 là 376.500 đollars,

- năm 2010 là 335.456 đollar

-năm 2011 là 93.012 đollars.

Phát ngôn viên Sở Thuế Vụ Liên Bang cho hay Đức Ông Hiền sẽ được áp tải về Tòa Án Liên Bang ở San Jose bắc California để được xét xử.

Tính đến nay, Đức Ông Hiền, 55 tuổi, đã phục vụ tại Giáo Phận San Jose được 20 năm. Từ năm 2001 đền 2011, LM Hiền giữ chức vụ Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo San Jose Tháng 2, 2011, Lm. Nguyễn Minh Hiền được Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI vinh thăng Đức Ông cùng với 4 linh mục khác trong GP San Jose. Đến tháng 7, 2012, Đức Ông đột ngột bị Địa Phận San Jose thuyên chuyển khỏi hai chức vụ Chánh Xứ GXVN và Giám Đốc Trung Tâm CG, mất luôn chức Đại Diện Giám Mục đặc trách người Công Giáo Việt Nam tại San Jose. Từ đó giáo dân Việt Nam tại San Jose không biết Đức Ông Hiền ở đâu, làm việc gì ?

Tòa Giám Mục San Jose cho biết thêm Đức Ông Hiền đã được nghỉ nhiệm vụ dài hạn từ ngày 6-12-2013.

ĐGM Patrick McGrath của GP San Jose đã công bố một văn thư, trong đó có viết rằng: “Giáo Phận đã hợp tác với Sở Thuế trong việc điều tra về việc làm của Đức Ông Nguyễn Minh Hiền kể từ tháng 10-2012.” Văn thư còn cho biết thêm là việc công bố kết quả cuộc điều tra là trách nhiệm của Sở Thuế và thể theo lời yêu cầu của cơ quan này, Giáo Phận đã hạn chế tối đa việc liên lạc với Đức Ông trong tiến trình điều tra.

Dưới đây là bản tin của Đài ABC đã loan vào sáng ngày 21-4-2015:

Xem bản tin của đài ABC loan vào ngày 21-4-2015
 
Văn Hóa
Nhớ Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Micae Bùi Thanh Châu
09:47 21/04/2015
NHỚ ĐỨC ÔNG PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TÀI

Con và Cha có duyên được sinh ra ở họ đạo nghèo của Vĩnh Long.

Sau những năm tháng thăng trầm của lịch sử, cha một nơi, con một nẻo. Vả lại, con là đứa con hoang đàng nên cũng ít có cơ hội gặp lại Cha. Con chỉ gặp Cha đôi lần có dịp cũng như sẻ chia những tâm tình, thao thức của Cha khi trở về với quê hương đất Việt.

Vẫn bình dị và dị rất là bình từ lời ăn tiếng nói cũng như cách ăn mặc, cách chi tiêu trong cuộc sống.

Một cuộc đời dài đăng đẳng ở trời Phi để giúp cho Giáo Hội trong âm thầm lặng lẽ, khi về già, Cha vẫn chọn cho mình một con đường khiêm hạ.

Những mối tương quan, những điều kiện lẽ ra có được với cương vị mà Cha cầm giữ suốt gần 40 năm cũng đủ để cho Cha có một nơi nghỉ dưỡng thật khang trang và đầy đủ như bao nhiêu người khác. Thế nhưng, vẫn âm thầm trong căn phòng nhỏ dưỡng bệnh của Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán thân quen. Ít ai có thể nghĩ ra được một cuộc đời lớn như thế mà lại thầm lặng như thế. Đó là lối cha sống, cách cha chọn.

Như hành lý mang theo đến quê người đất khách gói ghém 20 ký hành lý trong tay thì khi trở về quê hương đất Việt cũng vậy ! Như hành trang mà bà Cố gói ghém cho Cha như thế nào thì khi già bệnh cũng là như thế !

Nói như thế chứ không phải dễ sống bởi lẽ con người ai ai cũng muốn cho mình có chút gì đó để lại cho đời. Cha không nói gì nhưng Cha đã sống trọn vẹn cuộc đời dâng hiến cách khiêm nhu của Cha.

Đặc biệt, Cha được Chúa ban qua bà Cố để Cha sở hữu một nụ cười rất đặc biệt với cái tên của Cha. Cha không chỉ có "Tài" để mang Chúa đến cho mọi người qua con đường truyền thông nhưng Cha còn có cái "Tài" để cho mọi người đến với Chúa, đến với Cha một cách gần gụi nhất đó là nụ cười và lối sống hiền hòa giản dị của một con người đặc sệt chất miền Nam.

Nhiều lần nhiều lúc có người này người kia quý mến cũng đã ngỏ ý và đã dành cho Cha những tấm chân tình để lo cho Cha về vật chất nhưng Cha vẫn lặng lẽ và không hề đòi hỏi cũng như chẳng bao giờ hưởng dùng. Đặc biệt, những ngày dưỡng bệnh, Cha vẫn vui vẻ để dùng những gì dành cho những người bình dị nhất dù trong tư cách của một người được thụ hưởng.

Không phải con ca tụng, không phải con tâng bốc nhưng con tin chắc rằng anh chị em bất cứ ai khi hơn một lần tiếp xúc với Cha, làm việc với Cha, sống với Cha hay chỉ nhìn Cha ngang qua đều cảm nhận được một lối sống hiền hòa kèm với nụ cười dễ mến.

Cha thật "Tài" trong cách đưa Chúa đến với mọi người và Cha cũng thật "Tài" để hướng dẫn đời sống khiêm nhu cho chúng con.

Qua Cha, bản thân con học được chút gì đó bài học và con đường khiêm nhượng mà Cha đã đi. Và, đúng với thánh bổn mạng mà ông bà cố đặt để cho Cha ngày lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy với thánh hiệu Phêrô. Ngày còn trẻ, Thánh Phêrô đi đâu thì đi nhưng khi về già, Chúa mới chính là người dẫn Phêrô. Cha cũng vậy, về già, Chúa đã dẫn Cha đi theo con đường của Chúa dành cách đặc biệt cho Cha trước khi Chúa gọi Cha về nhà của Chúa.

Giữa một cuộc sống mà người ta chạy theo đua đòi và hưởng thụ cũng như tìm kiếm quyền danh nhưng Cha đã chọn lối sống nghèo phải chăng là điều chúng con phải suy nghĩ. Lẽ ra Cha được tận hưởng những thành quả mà Cha đã làm cũng như những gì những người thương yêu dành cho Cha nhưng Cha đều từ khước để chọn con đường khiêm hạ cũng là điều chúng con phải học theo.

Con xin mạo muội thưa rằng Cha là một cuộc đời đáng sống và một cuộc đời đáng nhớ. Đáng sống vì lẽ Cha đã dâng hiến trọn vẹn cuộc đời phục vụ của Cha cách âm thầm qua cách lối của truyền thông. Đáng nhớ vì Cha đã để lại cho chúng con gương mẫu của khiêm hạ hy sinh.

Cha đã đi rồi, chúng con nhớ Cha lắm ! Chúng con nhớ nhất là lối sống bình dân giản dị của người nghèo miền sông nước Vĩnh Long.

Xin thắp nén hương lòng kính nhớ Cha và xin nhớ bài học khiêm hạ mà Cha đã để lại cho chúng con. Và, khi gần Chúa hơn, xin Cha cầu thay nguyện giúp để chúng con luôn bước theo Đức Kitô trên con đường khiêm hạ.

Cha Phêrô ơi ! Chúng con, bản thân con đây nhớ Cha nhiều lắm !

Micae Bùi Thành Châu
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Hồng Vườn Sau
Nguyễn Hùng
21:35 21/04/2015
HOA HỒNG VƯỜN SAU
Ảnh của Nguyễn Hùng
Sáng sớm ngoài cửa sổ,
xuân đến từ bao giờ,
đang háo hức đợi chờ
con người tình tự bước ra.
Khắp nơi hoa rung đưa
hân hoan mùa tình tự,
cùng làn gió mát lạnh,
cùng nắng đào rải mật cỏ hoa .
(Pleiksor nth)