Ngày 21-04-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lòng Thương Xót của Chúa
Lm. Jude Siciliano, OP
01:44 21/04/2017
Chúa Nhật II Phục Sinh A
(Kính Lòng Thương xót của Chúa)
TĐ CV 2: 42-47; Tv. 117; 1 Phêrô:3-9; Gioan 20: 19-31

Những câu chuyện về Chúa Giêsu hiện ra sau Phục Sinh đều khác nhau. Nhưng, có một điểm chung là, trước hết các môn đệ không nhìn nhận ra Chúa Giêsu. Ngài trông khác lạ. Những chi tiết từ câu chuyện này sang câu chuyện khác về sự Chúa Giêsu hiện ra khác nhau nhiều. Chúng ta hãy nghĩ có bao nhiêu sự lộn xộn giữa các môn đệ về việc Chúa Giêsu hiện ra. Thật ra, thì các ông đang kinh nghiệm một sự kiện hoàn toàn mới lạ. Chúa Giêsu làm phép lạ cho anh Lada rô và cho con trai bà góa phụ ở Nain sống lại. Đó là những việc cho họ sống trở lại như bình thường, rồi họ sẽ chết lại. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Chúa Giêsu phục sinh từ kẻ chết, để không phải chết lại lần nữa. Và đó không phải là làm cho Chúa Giêsu sống lại đời sống bình thường, nhưng, đó là một việc tạo dựng mới. Một khi Chúa Giêsu cho các môn đệ thấy chỗ các vết thương trên mình Ngài thì họ nhìn ra Ngài. Chính Ngài là Chúa Giêsu đã sống vói họ trong mấy năm vừa qua.. Vì việc chúng ta hiệp thông với Chúa Kitô trong phép rửa, chúng ta cũng được chia phần sự sống mới với Chúa Giêsu. Chúng ta là một tạo vật mới. Chúng ta sẽ làm gì với đời sống mới này. Và chúng ta làm sao chia sẽ với người khác ? Bài phúc âm hôm nay nói về sự việc này.

Khung cảnh nơi Chúa Giêsu hiện ra như thể nào? Thánh Gioan nói với chúng ta là các môn đệ khiếp sợ. Họ có lý do sợ hãi vì điều gì đã xãy ra cho Chúa Giêsu có thể xãy ra cho họ. Thánh Gioan nói " nơi các môn đệ ở các cửa đều đóng kín ".Không phải họ chỉ ở trong nơi khóa cửa kín mà thôi, phải chăng việc đó diễn tả tâm tình và tâm linh của các môn đệ hay sao?

Bà Maria đã nói với các môn đệ là bà ta đã trông thấy Chúa Giêsu (Ga 20:18), Nhưng, họ không thể hiểu điều bà Maria nói với họ. Thật ra thì chưa bao giờ có ai thấy người sống lại từ kẻ chết phải không? Nếu Chúa Giêsu đã sống lại thật thì không còn sự nghi ngờ gì nữa, và thế giới là một nơi hoàn toàn mới lạ. Nếu Chúa Giêsu đã sống lại và đã hiện ra cho các môn đệ sau khi các ông liên tiếp từ chối, phản bội,và nghi ngờ, thì Chúa Giêsu ở trong tình trạng nào? Có lẽ đó là một lý do nữa làm cho các môn đệ sợ hãi và nghi ngờ.

Chúa Giêsu đến với các môn đệ mặc dù các ông ở trong phòng khóa cửa kín, và tâm tình khép kín lại. Chúng ta biết ngay tình trạng Chúa Giêsu ra sao vì lời nói đầu tiên của Ngài là " Bình an cho anh em ". Lập tức ngay sau đó các ông nhìn nhận ra Chúa Giêsu, và lãnh nhận lời chào của Ngài. Sự sợ hãi và buồn phiền của họ biến thành niềm vui hớn hở.

Trong khi việc sống lại không cứu các ông ra khỏi một thế giới bạo lực - nhiều người sẽ bị chết vì đức tin của họ - cộng đoàn sẽ làm chứng về niềm vui mà đức tin đã ban cho họ.Niềm vui phải là điểm đăc biệt thứ nhất của cộng đoàn Kitô hữu. Và điều này làm chúng ta hỏi: khi một người khách đến cùng phụng vụ với chúng ta, hay đến dự một lễ lạc trong Giáo Hội, người đó có nhìn nhận ra niềm vui của cộng đoàn hay không? Niềm vui là dấu chỉ chúng ta là những người theo Chúa sống lại chia sẻ với nhau và với toàn thế giới.

Bây giờ chúng ta hãy dừng lại và suy ngẫm: làm sao mà tôi đóng cửa lòng tôi kín lại để ngăn cách tôi với Chúa Kitô và những người khác? Làm sao mà tội lỗi đã gây thói quen và sợ sệt tránh hiềm vui? Chúa Kitô sống lại ở giữa chúng ta trong phụng vụ như Ngài đã ở giữa các môn đệ Ngài đang sợ hãi. Chúa Giê u nói với chúng ta lời Ngài nói với các môn đệ "Bình an cho anh em". Hãy lãnh nhận niềm vui và ơn tha thứ là cam đoan của sự hiện diện của Ngài ban cho chúng ta. Nhưng, Ngài không ngừng lại với chúng ta, Ngài có việc gì cho chúng ta phải làm.

Sau khi Chúa Giêsu nói lần thứ hai "Bình an cho anh em", Ngài giao các ông một sứ mệnh lớn: "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em". Như Chúa Giêsu đã được Chúa Cha gởi đến, Chúa Giêsu ban cho các môn đệ Thần Khí của Ngài, và gởi các ông đi làm việc hòa giải như Ngài đã làm. Những ai gặp và lãnh nhận Chúa Giêsu đã được ơn tha thứ cho tội lỗi của họ. Những ai không chấp nhận, thi họ tự xét xử họ vì họ đã từ chối. Cũng như với những người được Chúa Giêsu sai đi. Nếu dân chúng chấp nhận tin bình an họ đưa đến, họ sẽ được ơn tha thứ. Nếu họ từ chối, họ sẽ tự xét xử họ, và tội lỗi họ sẽ không được tha thứ, vì họ đã từ chối chấp nhận ơn huệ tha thứ của Thiên Chúa do các môn đệ đem đến cho họ.

Các bạn có để ý là thánh Gioan không nói là có bao nhiêu môn đệ trong phòng, và cũng không cho biết tên và bao nhiêu người nam và nữ. Đó có phải là một cách thánh Gioan muốn chúng ta đặt chúng ta ở đó trong sự hiện diện của Chúa Kitô sống lại không? Vậy ông Tôma có mặt với họ có thể cho chúng ta nói lên sự nghi ngờ và do dự hay không? Chúng ta đứng trước mặt Đấng đã sống lại với sự sợ hãi, do dự và với đức tin. Ngài nói với chúng ta "Bình an cho anh em". Chúng ta được chấp nhận và được sai đi để chia sẻ với người khác kinh nghiệm chúng ta đã được, niềm vui vào sự hiện diện của Chúa Kitô sống lại. Và chúng ta cũng được sai đi để tha thứ kẻ khác như chúng ta đã được tha thứ.

Nếu chúng ta thi hành trách nhiệm tha thứ mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, thi người ta có thể hỏi nguồn gốc của thái độ lạ lùng đó bởi đâu mà ra. Nghĩ thật ra, chúng ta tất cả là "loài người", và loài người không thể sẵn sàng tha thứ một cách rộng lượng như thế. Ngoại trừ nguồn gốc sự tha thứ đó là bởi chính Chúa Giêsu. Ngay từ trên cây thánh giá Ngài đã ban ơn tha thứ cho các người xữ tử Ngài. Khi Chúa Giêsu thổi hơi trên các môn đệ, Ngài ban cho chúng ta chính Thần Khí của Ngài. Và lý do bây giờ chúng ta có thể tha thứ ngay cho cả các thù địch của chúng ta như Chúa Giêsu đã làm.

Chúng ta không quên ông Tôma "người không tin". Thật đáng buồn là ông ta mang tên như thế. Chúng ta, những người do dự vui lên "cám ơn Chúa cho ông Tôma". Chúng ta không quên là trước kia ông ta có lần tỏ vẽ can đảm, kêu các môn đệ khác cùng đi với Chúa Giêsu lên thăm anh Lada rô đang đau nặng, mặc dù có sự nguy hiểm đe dọa họ (Ga 11:16). Ông Tôma do dự như nhiều người trong chúng ta thời nay khi nghe tin Chúa Giêsu sống lại. Dù vậy, vẫn là ông Tôma thay cho chúng ta hôm nay khi chúng ta gặp Chúa Kitô sống lại trong lời Ngài nói và trong phép Thánh Thể "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con". Ông Tôma do dự và được tin lại là dịp Chúa Giêsu ban phép cho tất cả những ai tỏ lòng tin Ngài, những ai trong chúng ta không trông thấy Ngài, không sờ vào Ngài, nhưng chúng ta tin và nói lên lời với ông Tôma "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


2nd Sunday of Easter (A)
( Sunday of Divine Mercy)
Acts 2: 42-47; Psalm 118; 1 Peter 1: 3-9; John 20: 19-31

The post-resurrection appearances of Jesus differ from one another. But one thing they have in common is that, at first, his disciples do not recognize him. He’s different. The details from one appearance to another have many differences. You have to expect a lot of confusion on the part of the disciples over these appearances of Jesus. After all, they are experiencing a totally new event. Jesus gave life back to Lazarus and the widow of Nain’s son. That was revivification. But God has raised Jesus from the dead, never to die again – that’s not revivification, that’s a new creation. Once he showed them his wounds then they recognized them. He was the same Jesus they had spent the last years with. Because of our union with Christ in baptism we too share his new life, we are a new creation. What shall we do with this new life and how so we share it with others? Today’s gospel begins to address this question.

What is the atmosphere in the place where Jesus appeared? John tells us the disciples were afraid. They had reason to be afraid that, what happened to Jesus, could be inflicted on them too. John tells us, "the doors were locked where the disciples were." They weren’t just physically locked in. Doesn’t that also describe their emotional and spiritual states as well?

Mary had already told them she had seen the Lord (20:18). But they couldn’t comprehend what she told them, after all, whoever heard of someone rising from the dead? If he had risen then all bets are off, the world is an entirely new place. If he were alive and should appear to them after their repeated denials, betrayals and doubts, what mood would he be in? Perhaps that was another reason for the disciples’ fear and uncertainty.

Jesus comes to them, despite their being locked in physically and emotionally. We learn quickly what mood Jesus is in because his first words to them are, "Peace be with you." Immediately after the disciples recognize Jesus and receive his greeting their fear and sadness turn to joy.

While the resurrection did not deliver them from a violent world – many would be martyred for their faith – the community would give witness to the joy their faith gave them. Joy should be a primary characteristic of the Christian community. Which makes us ask: when a visitor joins us for worship, or any "church function," would they identify us as a joyful community? Joy is the sign that we followers of the risen one share with one another and with our world.

Which gives us pause to reflect: how have I locked myself up, separating myself from Christ and others? How has sin bound me up in habit and fear and kept out joy? The resurrected Christ is as present to us in this worship space as he was to his fearful disciples. He says to us what he says to them, "Peace be with you." His presence and his words open the locked doors of our hearts and he enters, bringing his assurance that we are reconciled with him. Listen to his words to us, "Peace be with you." Receive the joy and forgiveness that his assuring presence gives us. But he is not finished with us, he has something for us to do.

After Jesus bids a second peace to his disciples he gives them, what is called, the "great commission." "As the Father has sent me, so I send you." Just as Jesus has been sent by the Father, he gives them his Spirit and sends them to accomplish the task of reconciliation. – to do as he was sent to do. Those who encountered and accepted Jesus were forgiven their sins. Those who did not accept him, in effect, passed judgment on themselves by their act of rejection. So it will be with those sent by Jesus. If people accept their message of peace they will receive forgiveness. If they reject that, they will pass judgment on themselves and their sins will be "retained" by their refusal to receive the gift of God’s forgiveness the disciples offer.

Did you notice that John doesn’t tell us the number of the disciples in the room – their names, or whether they were both men and women? Is it his way of telling us to put ourselves there with them in the presence of our risen Christ? Will Thomas’ eventual presence with them allow us to also voice our hesitation and doubts? We stand before the resurrected one with our fears, doubts and faith. He bids us, "Peace be with you." We are accepted and we are sent to share what we have experienced, joy in the presence of the risen Christ and we are sent to forgive others as we have been forgiven.

If we practice the commission of forgiveness Jesus gives us, wouldn’t it make people wonder the source of such unusual behavior? After all, we are "only human" and we mere humans aren’t well disposed to generous doses of forgiveness. Unless the source of forgiveness is Jesus himself, who offered forgiveness even from the cross to his executioners. When he breathed on the disciples he gave us his very Spirit, which is now the reason we can offer forgiveness, even to our enemies – just as he did.

Let’s not forget the one nicknamed "Doubting Thomas." It’s a shame he has such a negative reputation. We doubters cheer him on, "Thank God for Thomas!" We should not forget that earlier Thomas expressed courage, encouraging the disciples to join Jesus’ going to his dying friend Lazarus, despite the dangers awaiting them (11:16). Thomas has the doubt any of us moderns would have upon hearing the unbelievable news of Jesus’ resurrection. Still, it is Thomas who gives us voice today as we encounter the risen Christ in his Word and Sacrament – "My Lord, and my God." Thomas’ doubting and coming to believe is the occasion for Jesus to pronounce a blessing on all who express faith in him, those of us who have not seen or touched him, but still believe and proclaim today with Thomas, "My Lord, and my God."
 
Cùng Chúa Phục Sinh mang lại niềm tin yêu cho tha nhân
Lm Đan Vinh
01:54 21/04/2017
Chúa Nhật 2 Phục Sinh
Cv 2,42-47; 1 Pr 1,3-9; Ga 20,19-31

Cùng Chúa Phục Sinh mang lại niềm tin yêu cho tha nhân

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 20,19-31

(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em !” (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”. (24) Một người trong nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. (25) Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa !” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin. (26) Tám ngày sau, các Môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em” (27) Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. (28) Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” (29) Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thầy mà tin !” (30) Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ, nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. (31) Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng thuật lại hai lần Chúa Giê-su Phục Sinh hiện ra với các môn đệ cách nhau một tuần lễ, để chứng minh Người đã từ cõi chết trỗi dậy:
- LẦN THỨ NHẤT Chúa Giê-su đã hiện ra với các môn đệ mà thiếu Tô-ma. Người đã cho các ông xem các vết thương ở bàn tay và cạnh sườn Người rồi thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông (23).
- LẦN THỨ HAI sau tám ngày, Chúa Phục Sinh lại hiện ra thỏa mãn đòi hỏi của Tô-ma và khi gặp Chúa Tô-ma đã tuyên xưng đức tin. Chúa Giê-su đã chúc phúc cho những ai không thấy mà tin ! (29)

3. Chú thích :

- C 19-20: + Ngày Thứ Nhất trong tuần: Ngày nay, Giáo Hội đã chọn Ngày Thứ Nhất trong tuần để mừng mầu nhiệm Chúa Phục Sinh và gọi là Chúa Nhật hay Ngày Của Chúa. Đây là ngày lễ nghỉ, thay thế Thứ Bảy (Sa-bát) của Do Thái Giáo là ngày hưu lễ, để noi gương Thiên Chúa đã làm việc sáng tạo trời đất muôn vật trong sáu ngày, và ngày thứ Bảy thì Ngài nghỉ ngơi (x. St 1,1-2,2). + Đức Giê-su đến: Chúa Phục Sinh hiện đến Nhà Tiệc Ly khi cửa nhà vẫn đóng kín, cho thấy thân xác của Người sau phục sinh mang đặc tính thiêng liêng siêu việt, có khả năng hiện diện ở khắp nơi. + Bình an cho anh em ! Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa: Đức Ki-tô Phục Sinh đem lại sự bình an (x. Ga 20,19.21) và niềm vui (x Ga 20,20) cho các Môn đệ (x Ga 14,27). + Người cho các ông xem tay và cạnh sườn: Cho thấy Chúa Phục Sinh chính là Đấng đã bị đóng đinh thập giá (x. Ga 19,18), và bị lưỡi đòng đâm thâu (x. Ga 19,34). Qua đó ta thấy sự liên quan mật thiết giữa hai mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh.
- C 21-23: + Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em: Tông đồ nghĩa là “được sai đi”. Sứ mạng này từ Chúa Cha truyền cho Đức Giê-su, và giờ đây Người lại truyền cho các Môn đệ và các tín hữu sau này. + Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”: Theo Kinh Thánh, hơi thở chính là sự sống. Như xưa, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào A-đam và ban sự sống cho ông (x. St 2,7), thì nay, Đức Giê-su Phục Sinh cũng thổi Thần Khí cho các Môn đệ. Rồi đến lượt các Môn đệ lại sẽ thông truyền sự sống thiêng liêng ấy cho các tín hữu. + “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”: Đức Giê-su được Gio-an Tẩy Giả giới thiệu là Con Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian (x Ga 1,29). Khi làm phép lạ chữa lành một người bại liệt, Đức Giê-su cho thấy Người có quyền tha tội (x. Mt 9,6). Trong Tin Mừng hôm nay, Người còn thiết lập bí tích Giải Tội, ban quyền tha tội cho các Tông đồ bằng việc thông ban Thánh Thần cho các ông. Sau này các Giám mục kế vị các Tông đồ sẽ tiếp tục thông chia quyền tha tội cho các linh mục là những cộng tác viên của mình.
- C 24-25: + Một người trong Nhóm Mười Hai tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô: Tô-ma là một trong Nhóm Mười Hai Tông đồ (x. Mt 10,3). Biệt danh là “Sinh Đôi”. Tính tình bộc trực và can đảm (x. Ga 11,16). Ông thường nêu ra thắc mắc để được Thầy giải thích rõ hơn (x.Ga 14,5). + Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người…: Tô-ma đòi được “mắt thấy tay sờ”, nghĩa là đòi một thứ đức tin khả giác giống như một nhà khoa học thực nghiệm (x. Ga 20,25). + “… thì tôi chẳng có tin”: Nhiều môn đệ khác cũng cứng lòng tin như thế. Tin Mừng Nhất lãm cũng nói tới sự cứng tin của các môn đệ: Matthêu viết: “Nhưng có mấy ông vẫn hoài nghi” (Mt 28,17); Mác-cô thuật lại: “Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy” (Mc 16,14); Lu-ca ghi lại lời Chúa trách các môn đệ: “Sao anh em lại hoảng hốt ? Sao còn ngờ vực trong lòng ?” (Lc 24,38).
- C 26-27: + “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay thầy”. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy: Đức Giê-su đã thoả mãn những đòi hỏi của Tô-ma. + Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin: Đức Giê-su tuy trách tội cứng lòng của Tô-ma, nhưng Người cũng thông cảm và chỉ kêu gọi ông hãy tin vào mầu nhiệm Phục sinh của Người.
- C 28-31: + Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !”: Tuy Tô-ma là người tin Chúa sống lại sau cùng, nhưng ông lại tuyên xưng một đức tin đầy đủ nhất: Đức Giê-su vừa là Chúa (Đấng Cứu Thế), vừa là Thiên Chúa (Con Thiên Chúa). + Phúc thay những người không thấy mà tin”: Từ đây, đức tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của các tín hữu sẽ không dựa trên kinh nghiệm khả giác về các lần Chúa Phục Sinh hiện ra nữa, nhưng căn cứ trên lời chứng của các Tông đồ (x. Ga 19,35). Về sau, các ông còn làm chứng bằng việc sẵn sàng chịu chết vì niềm tin vào mầu nhiệm ấy.

4. CÂU HỎI:

1) Tại sao Hội Thánh chọn ngày Thứ Nhất trong tuần làm ngày Chúa Nhật thay vì Thứ Bảy (Sa-bát) như đạo Do thái ?
2) Việc Đức Giê-su Phục Sinh đến giữa các môn đệ tại nhà Tiệc ly khi cửa đóng kín cho thấy thân xác sống lại của Chúa có đặc tính gì ?
3) Qua lời chào, Chúa Phục Sinh đã ban cho các môn đệ điều gì ?
4) Khi cho môn đệ xem tay và cạnh sườn, Chúa Phục Sinh muốn nói gì với các ông ?
5) Sứ mệnh tông đồ thừa sai của Hội Thánh phát xuất từ đâu và vào lúc nào ?
6) Đức Giê-su thổi hơi ban Thần Khí cho các môn đệ nhằm mục đích gì ?
7) Bằng chứng nào cho thấy Đức Giê-su có quyền tha tội và Người trao quyền ấy cho Hội Thánh vào lúc nào ?
8) Tin Mừng cho biết gì về Tông đồ Tô-ma ?
9) Các Tông đồ có phải là những người dễ tin vào mầu nhiệm Phục Sinh không ?
10) Khi hiện ra lần thứ hai, Chúa Giê-su đã làm gì để thỏa mãn đòi hỏi của ông Tô-ma ?
11) Cuối cùng Tô-ma đã đạt tới đức tin trọn vẹn qua lời tuyên xưng như thế nào ?
12) Ngày nay các tín hữu cần dựa vào bằng chứng nào để tin vào mầu nhiệm Phục Sinh?
13) Sự cứng lòng của Tô-ma và của các Tông đồ có giá trị ra sao đối với đức tin của các tín hữu hôm nay ?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA: “Những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đức Ki-tô Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (Ga 20,31).

2. CÂU CHUYỆN:

1) THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT LÀ «QUÊN MUÔN OÁN VÀ GHI NHỚ MUÔN ƠN»:
Tác giả Ron Lee đã viết một câu chuyện trong cuốn "Một Thiên Chúa Tha thứ trong một thế giới không tha thứ" như sau: Có một vị linh mục là một người rất yêu mến Chúa, nhưng ông luôn bị ám ảnh bởi một tội mà ông đã phạm trong quá khứ. Ngài đã ăn năn sám hối nhưng vẫn không bình an tâm hồn. Ngày nọ, nghe nói có một phụ nữ trong giáo xứ thường được tiếp xúc và nói chuyện với Chúa trong giấc mơ. Vị linh mục không tin, muốn thử bà nên nói: « Lần sau nếu còn gặp Chúa thì bà hỏi Ngài xem, tôi đã phạm tội gì nhé? » Mấy ngày sau gặp lại bà, vị linh mục đã hỏi bà xem Chúa đã nói gì? Bà trả lời: « Chúa nói rằng: Ta chẳng còn nhớ gì nữa! »
Còn chúng ta hôm nay cần làm gì để noi gương Thiên Chúa giàu lòng từ bi thương xót.

2) LÀM CHỨNG CHO CHÚA BẰNG VIỆC SẴN SÀNG CHỊU CHẾT VÌ DANH CHÚA :
Tờ báo TIẾNG GỌI (L’Appelle) đã thuật lại một câu chuyện thật cảm động như sau: Một bà góa nghèo có một cậu con trai 16 tuổi đang học làm thủy thủ trên một tàu buôn chở hàng từ Pháp sang Nữu Ước (Hoa Kỳ). Trên tàu có 40 thủy thủ thì chỉ có cậu bé này là còn có đức tin vào Chúa.
Cậu bé được bà mẹ đạo đức khuyên dạy con rằng: “Chúa đặt con trên con tàu này là để cho con có dịp làm chứng cho Người”. Do đó, mỗi khi thấy đám thủy thủ trên tàu dùng thì giờ rảnh rỗi để uống rượu say xỉn hay chơi cờ bạc ăn tiền, hoặc mỗi khi con tàu cặp bến họ rủ nhau lên bờ tìm đến những tửu lầu để chơi bời sa đọa, thì cậu ta đều cố ngăn cản bằng cách này hay cách khác. Nhưng không những họ không chịu nghe cậu, mà nhiều khi còn chế diễu nhạo báng cậu: khi cậu nhắm mắt cầu nguyện tạ ơn Chúa trước khi ăn, thì họ bí mật đem đĩa đồ ăn của cậu giấu đi chỗ khác. Khi cậu quỳ gối đọc kinh, thì họ cố tình hát to những bài hát tục tĩu để chế nhạo. Có lần họ còn đổ cả xô nước dơ lên người cậu. Để đáp lại, cậu thiếu niên chỉ mỉm cười và âm thầm cầu xin Chúa cho họ.
Một lần kia khi đang làm việc trên boong tàu, thấy các bạn ngồi đánh bài, cậu liền đến giành lấy bộ bài đem dấu đi. Đám thủy thủ tức giận tóm lấy cậu và hè nhau quăng cậu xuống biển. Thấy cậu bơi lại gần con tàu thì họ lại dùng cây sào đẩy ra xa. Năm lần bảy lượt như vậy, cậu đã bị yếu sức dần. Khi sắp buông xuôi chìm xuống biển, cậu cố ngoi lên lần cuối và hét to rằng: “Các bạn ơi, hãy tin vào Chúa Giê-su thì các bạn sẽ được cứu độ… Xin hãy nhắn lại với mẹ tôi rằng: tôi đã được chịu chết vì danh Chúa Giê-su !” Nghe vậy, năm thủy thủ liền nhảy xuống biển đưa cậu lên boong tàu làm hô hấp nhân tạo. Một hồi sau cậu tỉnh dậy. Thấy mình còn sống, cậu đã cám ơn các bạn và lại tiếp tục kêu gọi họ đừng phạm tội nữa, nhưng hãy quay trở về với Chúa. Kết quả là sau đó toàn thể các thủy thủ trên tàu đều rất xúc động trước tấm gương can đảm trung kiên của cậu. Không ai bảo ai, họ đã quỳ gối xuống cầu nguyện và tuyên xưng đức tin, đồng thời ăn năn sám hối để xin ơn Chúa tha thứ tội lỗi cho mình.

3. THẢO LUẬN:
Cậu bé trên đã bất chấp nguy hiểm, can đảm trung thành với Chúa để làm chứng về Chúa, nên sau nhiều gian nan thử thách, cậu đã thành công. Để chu toàn sứ mệnh được sai đi, bạn cần làm gì để giúp những người chưa tin nhận ra tội lỗi để hồi tâm sám hối và theo làm môn đệ Chúa Giê-su ?

4. SUY NIỆM :

1) Chúa Phục Sinh luôn đồng hành với các môn đệ trong cuộc sống:
- Chúa Giê-su Phục Sinh không bị giới hạn trong không gian: Người có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau. Chẳng hạn: Hiện ra với bà Ma-ri-a Mác-đa-la ở gần ngôi mộ đã an táng Người; Hiện ra với các môn đệ tại nhà Tiệc Ly khi cửa đóng kín vì sợ người Do thái; Hiện ra với hai môn đệ trên con đường dài 11 cây số từ Giê-ru-sa-lem về làng Em-mau; Hiện ra với các môn đệ trên bờ hồ Ga-li-lê, sau khi các ông nghe tin nhắn và đang chài lưới bắt cá; Về sau, Người còn hiện ra tại cửa thành Đa-mát xứ Sy-ri-a, khi Sau-lô mang quân đến bắt các tín hữu.
- Chúa Giê-su Phục Sinh cũng không bị giới hạn trong thời gian: Người xuất hiện với bà Ma-ri-a lúc sáng sớm khi trời còn tối. Người hiện ra bên bờ hồ với các môn đệ khi ánh bình minh đang ló rạng. Người hiện ra trong nhà Tiệc Ly vào buổi chiều ngày Thứ Nhất khi mới phục sinh. Người xuất hiện trên đường đi làng Em-mau lúc chiều tối. Đối với các tín hữu chúng ta, Chúa Phục Sinh luôn đồng hành trong mọi lúc mọi nơi. Người có thể xuất hiện qua những người chúng ta gặp hằng ngày ở giữa đời thường: Người có thể là người làm vườn khi hiện ra với Ma-ri-a Mác-đa-la; là một khách bộ hành đi cùng đường với hai môn đệ về lang Em-mau; là một người rành về nghề bắt cá khi chỉ dẫn thành công cho các môn đệ đã vất vả suốt đêm mà không bắt được con nào. Người xuất hiện để đánh tan sự nghi ngờ của ông Tô-ma.

2) Chúa Phục Sinh ban ơn bình an và niềm hy vọng cho các môn đệ:
- Mỗi lần hiện ra, Chúa Phục Sinh đều chào chúc bình an như sau: "Bình an cho anh em". Rồi cũng như khi sáng tạo A-đam thời kỳ sáng thế, Chúa Phục Sinh cũng thổi hơi ban sự sống cho các môn đệ đang bị chết về đức tin mà nói: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần". Chính Thần Khí của Chúa Phục Sinh sẽ dần mạnh mẽ lên cho đến lễ Ngũ Tuần thì trở thành Cơn Gió Lốc ào vào nhà các môn đệ mở tung cửa ra, làm cháy lên lửa tin yêu trong lòng các ông và đẩy các ông đi rao giảng Tin Mừng Chúa Phục Sinh khắp thế gian để ban ơn cứu độ muôn người.
- Sau khi gặp Đức Kitô phục sinh, Ma-ri-a Mác-đa-la đang buồn bã trở nên vui tươi phấn khởi đi báo tin vui cho các anh em Chúa; Các môn đệ đang sợ hãi ẩn trốn trong nhà Tiệc Ly lấy lại được sự bình an; Hai môn đệ làng Em-mau đang u sầu tuyệt vọng trở nên nhiệt tình hăng say quay về Giê-ru-sa-lem báo tin cho các anh em; Các môn đệ đang mệt mỏi rã rời sau một đêm chài lưới vất vả vô ích, lập tức được hồi phục sức lực; Tô-ma đang tâm trạng nghi nan bối rối lấy lại niềm tin khi tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”.

3) Chúa Phục Sinh đã sai các môn đệ đi loan báo Tin Mừng:
- Chúa Phục Sinh chính là Tin Mừng lớn lao mang lại ý nghĩa cho cuộc đời các môn đệ, nên họ không thể không loan báo Tin Mừng lớn lao đó: Ma-ri-a Mác-đa-la sau khi gặp Chúa Phục Sinh đã lập tức chạy về loan tin cho các môn đệ, thúc bách hai ông là Phê-rô và Gio-an chạy đua đến mộ để xem sự thể ra sao, và hai ông đã đạt tới đức tin; Hai môn đệ làng Em-mau lập tức trở về Giê-ru-sa-lem loan báo tin vui cho các anh em; Và sau này, Sau-lô sau khi bị ngã ngựa, đã gặp Chúa Phục Sinh và trở thành thánh Phao-lô, vị tông đồ dân ngoại hăng say loan báo Tin Mừng không mệt mỏi…
- Có thể nói: Tất cả những người đã gặp Chúa Phục Sinh đều trở thành sứ giả đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người, đều sẵn sàng lấy máu mình làm chứng cho lời mình rao giảng. Vì Đức Kitô phục sinh chính là một Tin Mừng không thể không chia sẻ cho mọi người.

4) Loan báo Tin Mừng chính là làm chứng về lòng Chúa thương xót:

- Trước khi về trời, Chúa Phục Sinh đã ra lệnh truyền cho các môn đệ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19-20). Loan báo Tin Mừng chính là làm chứng nhân của Chúa dưới ơn phù trợ của Thánh Thần như lời Chúa Phục Sinh: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
- Lệnh sai đi loan báo Tin Mừng làm chứng nhân của Chúa Phục Sinh không thể không thi hành, như thánh Phao-lô nói: "Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng" (1 Cr 9,16). Hôm nay Chúa Phục Sinh cũng đang ở bên chúng ta trong mọi thời gian: từ khi mới chào đời đến tuổi thanh niên, từ tuổi trung niên đến giờ chết của mỗi người. Chúa Phục Sinh vẫn luôn ở bên chúng ta mọi nơi mọi lúc: Tại nhà thờ, nơi trường học, ở sở làm, nơi giải trí, trong gia đình, tại khu xóm. Người vẫn ở bên ta trong mọi cảnh ngộ vui buồn của cuộc đời của chúng ta… Chỉ cần dừng bước là chúng ta có thể gặp được Người đang hiện thân nơi người bên cạnh, nhất là nơi những người đau khổ bệnh tật nghèo đói vật chất cũng như tinh thần. Chúng ta sẽ đối xử thế nào với Người để có được sự bình an, có sự sống dồi dào trong tình thương của Chúa…
- Hôm nay là Chúa Nhật 2 Phục Sinh, kính nhớ lòng Chúa thương xót, Hội Thánh mời gọi chúng ta ý thức thân phận tội nhân của mình, đã được Chúa Giê-su chịu chết đền tội thay và đã sống lại để phục hồi sự sống cho chúng ta. Chúng ta cũng phải thể hiện lòng thương xót tha nhân noi gương Chúa Cha trên trời là Đấng giàu lòng từ bi đã thể hiện lòng thương xót đối với chúng ta. Chúa đang cần có thêm những người tốt để Ngài có thể tha thứ thế giới tội lỗi, giống như tổ phụ Áp-ra-ham xưa đã cầu xin Đức Chúa tha tội và không giáng phạt dân thành Sô-đô-ma, bằng việc tìm ra những người công chính trong thành. Cuối cùng do không tìm được đủ 10 người công chính, nên thành Sô-đô-ma đã bị lửa sinh diêm từ trời rơi xuống tiêu diệt. Hôm nay, cùng với thánh nữ Faus-ti-na, chúng ta cũng dâng lên Thiên Chúa những đau khổ chúng ta đang phải chịu, như của lễ đền tội, để xin Chúa tha tội loài người. Chúng ta cũng không quên dâng lên Chúa bản thân chúng ta, gia đình chúng ta và cả nhân loại để Ngài dủ lòng thương xót tha thứ và biến đổi thế giới chúng ta đang sống sớm nên “Trời Mới Đất Mới” đẹp lòng Ngài.

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa đã sống đến cùng cuộc Vượt Qua của Chúa: Vượt qua đau khổ sự chết để được vào vinh quang sống lại. Xin cho chúng con biết sống mầu nhiệm Vượt Qua mỗi ngày: Vượt qua những sự ích kỷ, nhỏ nhen và những đam mê đang kéo ghì chúng con xuống bùn đen tội lỗi, vượt qua những nỗi sợ hãi khổ đau và nhục nhã. Vượt qua những nỗi khắc khoải đa nghi và những thành kiến không tốt về người khác.
- LẠY CHÚA. Chính sự phục sinh của Chúa động viên chúng con vui mừng và can đảm vượt qua những mất mát thua thiệt gặp phải trong cuộc sống. Ước gì chúng con biết noi gương Chúa : luôn gieo rắc sự bình an và niềm hy vọng khắp nơi, gieo rắc sự an ủi cho những người bệnh hoạn tật nguyền, gieo tình thương và cơm bánh cho những người cô đơn đói khát. Gieo lòng thương xót cho các người đang lạc xa Chúa để họ mau trở về với Chúa. Nhờ đó, thế giới này sẽ trở nên « Trời Mới Đất Mới » đầy tình thương, bình an và hạnh phúc theo thánh ý Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON






 
Nền tảng của đức tin
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
18:24 21/04/2017
NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN

( Chúa Nhật II Phục Sinh )

Hằng năm, vào Chúa Nhật II mùa Phục Sinh, chủ đề đức tin lại được nhấn mạnh, đặc biệt qua bài Tin Mừng thánh Gioan tường thuật về dữ kiện thường được gọi là “sự cứng lòng tin” của tông đồ Tôma. Một trong những điều kiện cần thiết để đạt đến sự sống đời đời đó là đức tin. Đức tin tiên vàn là hồng ân do Chúa ban tặng. Tuy nhiên phía con người cần thiết phải có sự đáp trả. Để đáp trả hay nói cách khác là để tiếp nhận hồng ân Chúa ban tặng dĩ nhiên cần có một vài cơ sở hay nền tảng nào đó. Xin được chia sẻ một vài nền tảng mà con người thường dựa vào đó để đón nhận hồng ân đức tin.

1. Một dấu hiệu đổi thay, mang tính tích cực nơi những người được gọi là có đức tin: Xin đừng tiên thiên trách cứ tông đồ Tôma vì không chịu tin lời chứng của anh em đồng môn rằng Chúa đã sống lại. Các cửa vẫn đóng kín, nghĩa là anh em vẫn còn sợ người DoThái (Ga 20,19), thì lời chứng của anh em làm sao khả tín. Tin Mừng ghi rõ: một tuần sau khi Chúa Phục Sinh hiện ra với các Ngài thì các cửa của căn nhà vẫn đóng im ỉm. Chẳng có gì đổi thay cách tích cực thì đừng mong thuyết phục được ai. Sách Công Vụ Tông đồ tường thuật rằng chính nhờ sự đổi thay trong cách sống của các Kitô hữu tiên khởi đã làm nhiều người mến phục và gia nhập cộng đoàn. Cũng là những con người bình thường, thế mà giờ đây họ lại sống quảng đại yêu thương cách chân thành: “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu…Và Chúa cho cộng đoàn ngày mỗi có thêm những người được cứu độ” (Cvtđ 2,44-46).

Quả thực, lịch sử minh chứng rằng ít thấy chuyện người ta gia nhập Hội Thánh, đón nhận đức tin vì “bị thua lý” mà thường là vì cảm mến một tấm lòng hay gương sáng của các Kitô hữu.

2. Tính duy lý được thoả mãn nhờ các kiểm chứng kiểu duy thực nghiệm: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi chẳng có tin” (Ga 20, 25). Là “cây sậy biết suy tư” (Pascal), chúng ta cần nhìn nhân vai trò quan trọng của trí khôn, ngay cả trong việc tiếp nhận hồng ân đức tin. Nói đến đức tin là nói đến một sự quy thuận của lý trí trước một thực tại tuy rằng “siêu lý” tức là vượt quá tầm lý luận của trí khôn nhưng không “phi lý”. Vai trò của lý trí vẫn có đó trong các hành vi của đức tin.

Vấn đề đặt ra là dù được kiểm chứng hay kiểm nghiệm thì sự thoả mãn của trí khôn vẫn còn bị hạn chế, đặc biệt trong lãnh vực đức tin, một lãnh vực vượt quá tầm luận lý con người. Tạ ơn Chúa và cám ơn thánh Tông đồ Tôma. Khi Chúa Phục Sinh ngõ lời với ngài trong lần hiện ra sau đó: “Đặt ngón tay con vào đây và nhìn xem tay Thầy…”, thì Tôma đã không thực hiện yêu cầu đặt ra trước đó với anh em. Đức tin không phải là kết quả của một quá trình cân, đong, đo, đếm. Đến đây chúng ta mới hiểu câu nói của Đấng Phục Sinh: “Phúc cho ai không thấy mà tin” (Ga 20,28). Nếu chỉ đặt nền tảng trên luận lý thì quả là còn nhiều khó khăn phải vượt qua để đến với đức tin.

3. Cảm nhận mình được Chúa hiểu và Chúa thương yêu mình: đây chính là nền tảng vững vàng và căn bản để đón nhận hồng ân đức tin. Mình yêu sách, mình ra điều kiện trước anh em, thế mà Thầy chí thánh vẫn biết. Thầy biết mà Thầy không trách mắng, lại còn muốn cho mình được thoả mãn yêu sách. Tôma cảm nhận sự thông biết của Thầy và nhất là cảm nhận tấm lòng của Thầy. Chính vì thế ngài đã không thực hiện theo yêu sách đề ra mà đã vội vàng quỳ xuống và tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28).

Một niềm tin dựa trên nền tảng là chính hiện sinh của bản thân mình thì vừa sâu đậm vừa vững bền. Cuộc đời của nhiều vị thánh như chị Têrêxa Hài đồng Giêsu hay như Mẹ Têrêxa thành Cancuttta minh chứng cho ta thấy điều này. Các Ngài không chỉ nhận ra các dấu hiệu đổi thay mang tính tích cực đó đây mà chính các Ngài đã góp phần dệt xây các dấu hiệu ấy cách hăng say và hữu hiệu. Các Ngài thường có trí khôn vững vàng với sự luận suy sắc bén. Thế nhưng các cơn cám dỗ về đức tin thường được gọi là đêm tối đức tin vẫn đến với các Ngài, có khi rất dữ dội và dai dẳng. Chính nhờ cảm nghiệm được Chúa hiểu, được Chúa yêu thương đã giúp các Ngài kiên trì vượt qua chước cám dỗ khủng hoảng đức tin.

Để có được chút cảm nghiệm này, chắc chắn không thể nào thiếu một đời sống cầu nguyện trong chuyên chăm trong sâu lắng. Chính trong sự sâu lắng và chuyên chăm kết hiệp mật thiết với Chúa, chúng ta mới có thể nhận ra Đấng Hằng Sống, Đấng là Tình Yêu “đang ở trong ta hơn là ta ở trong ta” (Âugustinô). Và thiết nghĩ rằng đây chính là một trong những nền tảng vững chắc để suy phục, tôn thờ Đấng giàu lòng thương xót.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:45 21/04/2017
48. HỦ NHO MƯỢN THANG
Nhà của Thành Dương Kham ở nước Triệu bị cháy, bèn hối thúc con trai là Thành Dương đến nhà người bạn hàng xóm là Bôn Thuỷ Thị mượn cái thang về chữa cháy.
Thành Dương mặc áo mũ đàng hoàng, ung dung không nao núng sợ hãi đi đến nhà Bôn Thuỷ Thị, sau khi gặp Bôn Thuỷ Thị thì vái chào liên tục ba lần rồi từ từ đi vào nhà, lặng lẽ ngồi giữa bàn nhỏ kê ở phía tây hành lang. Bôn Thuỷ Thị bày tiệc mời anh ta, giữa tiệc, Thành Dương lia lịa nâng ly hồi kính chủ nhân, tiệc rượu xong, Bôn Thuỷ Thị hỏi:
- “Hôm nay ngài quá bộ đến tệ xá, có chuyện gì cần chỉ giáo chăng ?”
Thành Dương bây giờ mới nói rõ nguyên nhân đến:
- “Ông trời đem tai hoạ giáng xuống trên nhà tôi, ngọn lửa đang cháy rừng rực, muốn trèo lên cao để chữa lửa, nhưng tiếc là thân cao hai thốn (tấc) lại không có cánh dài, cho nên người nhà chỉ còn cách là ngồi trong nhà mà khóc, nghe nói ngài có cái thang dài có thể bắc lên cao, ngài có thể cho tôi mượn dùng chút xíu chăng !!?”
(Dã sử)

Suy tư 49:
Người ta nói “cứu người như cứu hoả”, nghĩa là phải thật nhanh thật gấp và thật lẹ...
Cứu linh hồn của mình càng phải khẩn trương khẩn cấp hơn bội phần, bởi vì linh hồn quý giá hơn thân xác vạn phần...
Có người vì sĩ diện bởi mình được mang tiếng là đạo đức nên không chịu đi xưng tội, vì sợ người khác nói mình cũng phạm tội như ai, nên họ vẫn từ từ diện áo quần bảnh bao đi dự thánh lễ và rước lễ như mọi người...
Có vài người Ki-tô hữu đem cái giá cao quý của linh hồn mình đi so sánh với cái tính khí hỉ nộ của ông cha sở, cái kênh kiệu của mấy bà xơ hay cái ra vẻ ta đây của mấy ông trùm họ đạo, cho nên họ không chịu lo cho linh hồn của mình, mà cứ ngồi nhà báo oán vì ông cha sở này nọ, vì bà xơ thế kia, vì ông trùm thế đấy.v.v...làm cho họ phát ghét mà không chịu cứu linh hồn của mình...
Tính khí hỉ nộ của ông cha sở là của ông cha sở vì ngài chưa đạt đến mức độ trầm tĩnh của tính người và mức độ tu đức của một mục tử nhân lành; cái kênh kiệu của mấy bà xơ là của bà xơ vì các bà xơ chưa đạt đến trình độ tu đức của người tu sĩ; cái ra vẻ ta đây của mấy ông trùm là của mấy ông ấy, bởi vì họ cũng là những con người thích làm ra vẻ ta đây. Còn cái của chính mình là linh hồn của mình, phải lo cho nó trước hết, ưu tiên và là số một, ai hỉ nộ sân si mặc họ với Chúa, ai kênh kiệu khó coi thì cũng để họ với Chúa, ai phách lối ta đây cũng cứ để họ với Chúa, còn mình thì cứ lo chu toàn việc của mình trước là làm tròn bổn phận của một người Ki-tô hữu.
Đó chính là “cứu linh hồn hơn cứu hoả” vậy.
Thiên Chúa mới chính là vị thẩm phán chứ không phải là chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:51 21/04/2017
Chúa Nhật 2 PHỤC SINH

Tin mừng : Ga 20, 19-31.
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến”.


Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã sống lại, đó là một tin vui cho mọi người, nhưng niềm vui sẽ được nhân lên nhiều nếu chúng ta đón nhận niềm vui ấy với tất cả sự bình an trong tâm hồn.

Một hôm chuột túi hỏi Đấng tạo dựng:
- “Xét cho cùng thì thiên đàng ở đâu?”
- “Ở đây”.
- “Ở đâu?”- Chuột túi nhìn chung quanh bốn phía, không hiểu hỏi: “Sao con không thấy?”
Đấng tạo dựng dịu dàng trả lời:
- “Bé con, nếu như trong lòng con có thiên đàng, thì không có chỗ nào là không phải thiên đàng. Nếu như trong lòng con không có thiên đàng, thì dù cho con có ở trong thiên đàng thật, thì con nhìn cũng không thấy thiên đàng !”
(1)

Thiên đàng chính là sự bình an thật, ở trong thiên đàng nhưng nhìn không thấy thiên đàng vì không có sự bình an thật trong tâm hồn, những người này họ có đầy đủ mọi thứ như tiền, danh vọng, chức vụ, nhưng tâm hồn lúc nào cũng thấp thỏm lo âu vì không có bình an trong tâm hồn, ở đâu có bình an thật thì ở đó chính là thiên đàng.

Có những người đón nhận niềm vui trong lo âu, đó là những cha mẹ nghèo lo âu khi nghe tin con mình thi đỗ đại học; có những người đón nhận niềm vui trong u sầu, đó là những người di dân đang ở thành phố vui mừng khi nghe chính sách nhập cư, nhưng u sầu vì điều kiện xem ra khó hơn trước; có những người đón nhận niềm vui trong sợ hãi, đó là những người được đề bạt lên chức vụ cao hơn vượt quá khả năng của mình; có những người đón nhận niềm vui trong thù hận, đó là những người khi nghe tin ông tham nhũng này bị hầu tòa, ông “trời con” kia bị ngồi tù vì hà hiếp dân lành.

Niềm vui và bình an của thế gian thì không trọn vẹn, niềm vui và bình an của người đời ban cho chỉ là tạm bợ theo cái vui cái thích của cơ chế ban cho, cũng như theo cái tính khí thất thường của con người, cho nên không một ai có được niềm vui và bình an lâu dài của người đời ban tặng.

Đức Chúa Giê-su đã sống lại, và việc đầu tiên Ngài ban cho các môn đệ chính là sự bình an -bình an của Nước Trời- sự bình an này như phương thuốc đắng (khổ nạn) khi uống, nhưng sẽ ngọt ngào sau khi uống xong (phục sinh) và sẽ được sự sống đời đời trong Nước Chúa.

Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã đem bình an của Ngài trao ban cho các môn đệ, để các ngài cũng đem bình an ấy trao lại cho những người nghe lời các ngài rao giảng và tin vào Đấng Phục Sinh. Chúng ta cũng sẽ đem bình an của Đức Chúa Giê-su Phục Sinh trao cho những người chung quanh bằng thái độ khiêm tốn, lời nói hòa nhã và cuộc sống vui tươi.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

(1) Trích trong “Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:54 21/04/2017

20. Để thực hành tốt việc cầu nguyện thì không cần nói nhiều lời, chúng ta biết Thiên Chúa ở đâu -Thánh Thể trong nhà tạm- chỉ cần mở rộng con tim thì hưởng được tình thân của Ngài, đó chính là cầu nguyện tốt nhất.

(Thánh John Vianney)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hoa Kỳ: Tổng Thống Trump ngỏ ý muốn hội kiến ĐTC Phanxicô vào Tháng 5 năm nay
Chân Phương
08:32 21/04/2017
Hoa Kỳ: Tổng Thống Trump ngỏ ý muốn hội kiến ĐTC Phanxicô vào Tháng 5 năm nay

Tòa Bạch Ốc bày tỏ hy vọng có cuộc hội kiến giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng Thống Donald Trump khi ông thực hiện chuyến công du Âu Châu vào tháng tới.

Theo tờ Wall Street Journal, Thư ký Tòa Bạch Ốc Sean Spicer nói với các phóng viên tại cuộc họp báo hôm Thứ Tư rằng: "Thực ra, chúng tôi rất lấy làm vinh dự khi được hội kiến với Đức Thánh Cha”.

Chuyến công du Âu Châu của ông Trump sẽ kết hợp tham dự Hội nghị thượng đỉnh khối NATO tại Brussels (Bỉ) và Hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Sicily (Ý), theo thông cáo của Tòa Bạch Ốc hồi đầu năm nay.

Tuy nhiên, ông Spicer nhấn mạnh rằng đây là dấu hiệu chính thức đầu tiên cho thấy ông Trump muốn nối gót theo các vị Tổng Thống Hoa Kỳ tiền nhiệm, từ đời ông Dwight D. Eisenhower cho tới Barack Obama, là gặp gỡ Đức Thánh Cha tại Vatican (Woodrow Wilson là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên gặp Đức Thánh Cha hồi năm 1919).

Triển vọng về cuộc hội kiến giữa Đức Thánh Cha với ông Trump từng bị nghi ngờ, sau khi giữa họ có những tranh luận trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Hồi Tháng Hai năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng kế hoạch xây bức tường biên giới với Mexico của ứng cử viên đảng Cộng Hòa đã làm ông này "không còn là Kitô hữu". Đáp lại, ông Trump đã gọi đức tin của Đức Thánh Cha là "đáng hổ thẹn".

Theo tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu – người đóng vai trò tương tự như Phó Thủ tướng của Toà Thánh - nói với hãng tin ANSA rằng: "Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn sẵn sàng tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia nào muốn đến hội kiến". (TIME)

Chân Phương
 
Hội nghị đầu tiên của Hiệp hội khoa học gia Công giáo
Hồng Thủy
09:16 21/04/2017
Chicago, Illinois – Từ ngày 21-23/04, Hội nghị đầu tiên của Hiệp hội Khoa học gia Công Giáo sẽ diễn ra tại Hotel Knickerbocker ở Chicago.

Hội nghị sẽ tập trung trên các vấn đề về sự khởi đầu: nguồn gốc của ý thức, nguồn gốc của ngôn ngữ loài người, nguồn gốc của vũ trụ và nguồn gốc của sinh vật sống. Dự kiến sẽ có khoảng 100 tham dự viên vào buổi khai mạc hội nghị.

Hiệp hội Khoa học gia Công Giáo được thành lập vào giữa năm 2016 với mục đích làm chứng về sự hòa hợp giữa ơn gọi của khoa học gia và đời sống đức tin. Nó giúp nuôi dưỡng tình thân hữu giữa các nhà khoa học và cung cấp tài liệu và diễn đàn thảo luận cho những người có câu hỏi về khoa học và đức tin, trong khi vẫn gắn kết với giáo huấn Công Giáo.

Marissa March, nhà vật lý và nghiên cứu gia từ trường đại học Pensylvania sẽ trình bày về đề tài “Khoa học gia Công Giáo trong thế giới thế tục: Ý nghĩa của ơn gọi chúng ta là gì và làm sao phân biệt được chúng ta?”

Còn cha Joachim Ostermann, một tu sĩ dòng Phanxicô người Canada, một giáo sư hóa sinh, sẽ nói về khoa học dưới ánh sáng của quan điểm Kitô giáo về con người.

Các thuyết trình viên Công Giáo khác gồm có tu sĩ Guy Consolmagno, dòng Tên, giám đốc đài thiên văn Vatican; Karin Öberg, giáo sư thiên văn học của đại học Havard; và Kenneth R. Miller, giáo sư sinh học của đại học Brown.

Cũng có một số thuyết trình viên không Công Giáo như Robert C. Berwick, chuyên viên khoa học vi tính ở Học viện kỹ thuật Massachusetts, nói về những ý tưởng mà ông và giáo sư Noam Chomsky đã phát triển về nguồn gốc của ngôn ngữ loài người và lý do họ tin là không có loài vật nào có thứ gì giống ngôn ngữ loài người; John D. Barrow, một giáo sư vật lý lý thuyết đến từ đại học Cambridge, thảo luận về quan điểm của ông về nguồn gốc và tiến hóa của vũ trụ.

Hiệp hội Khoa học gia Công Giáo có vài trăm thành viên, bao gồm các nhà nghiên cứu hàng đầu trong các lãnh vực sinh học vũ trụ, lý thuyết tiến hóa, vv. Chủ tịch của Hiệp hội là Stephen M. Barr, giáo sư vật lý và thiên văn học của đại học Delaware. Đức Tồng giám mục Charles Chaput của Philadelphia là cố vấn của Hiệp hội. (CNA 19/04/2017)
 
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Phụng Vụ kính nhớ các vị tử đạo thời hiện đại
Đặng Tự Do
17:19 21/04/2017
Chiều ngày thứ Bẩy 22 tháng Tư, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi cử hành Phụng Vụ Lời Chúa tưởng niệm những vị tử đạo của thế kỷ 20 và 21.

Buổi lễ sẽ diễn ra tại nhà thờ Thánh Bácthôlômêô cùng với các thành viên của cộng đoàn Thánh Egidio, là những người chăm sóc ngôi đền thờ này để tưởng niệm những vị tử đạo hiện đại.

Trong một tuyên bố vào đầu tuần này, cộng đoàn Thánh Egidio nhận xét rằng sự kiện này mang một ý nghĩa rất đặc biệt trong thời điểm được đánh dấu bởi sự đau khổ của cơ man các Kitô hữu trên thế giới, và buổi cử hành này diễn ra trong ánh sáng của Lễ Phục Sinh.

Theo Open Doors, hơn 7,000 Kitô hữu đã bị giết vì đức tin trong năm ngoái, 2016. Đây là sự gia tăng rất mạnh từ con số 4,344 vào năm 2014 và 2,123 vào năm 2013. Ngoài ra, 2,400 nhà thờ đã bị hư hỏng hoặc bị tấn công trên toàn thế giới, gấp hai lần so với con số vào năm 2014.

Những con số này không bao gồm Bắc Triều Tiên, Iraq và Syria, nơi những con số chính xác khó có thể có được.

Bên cạnh đó, hàng triệu Kitô hữu trên thế giới bị cướp mất nhà cửa, đất đai và nhiều người vẫn còn đang phải tạm trú trong các trại tị nạn sau khi đã phải bỏ nhà cửa lánh nạn với hai bàn tay trắng.
 
Hội Đồng Giám Mục Venezuela khẳng định: Bất tuân dân sự là cần thiết để lật đổ chế độ độc tài
Đặng Tự Do
17:32 21/04/2017
“Các cuộc phản kháng dân sự và ôn hòa không phải là một tội ác; đó là một quyền!”. Các giám mục Venezuela đã khẳng định như trên trong một tuyên bố đưa ra hôm 20 tháng Tư trong bối cảnh những cuộc biểu tình phản đối chống chính quyền đang lan rộng khắp đất nước.

Các giám mục nhấn mạnh rằng chính phủ “mất đi tính hợp pháp” khi không tôn trọng các quyền công dân. Các ngài nhận xét rằng:

“Có nhiều yếu tố khác cho thấy không có dân chủ tại quốc gia này, chẳng hạn như việc tập trung quyền lực vào tay một thế lực duy nhất. Đây là tình hình hiện tại ở Venezuela. Việc bất tuân dân sự, do đó, là cần thiết để lật đổ một chế độ độc tài.”

Khoảng 6 triệu đã người tham gia các cuộc biểu tình ở Venezuela vào ngày 20 tháng 4, cho thấy sự sụp đổ hoàn toàn niềm tin vào chính phủ. Chính phủ đã đàn áp một vài cuộc biểu tình gây ra những cảnh bạo lực giữa đôi bên, khiến ít nhất ba người đã bị giết.

Trong một diễn biến bi đát, một linh mục 35 tuổi, là cha José Luis Arismendi, đã qua đời vào ngày thứ Bảy Tuần Thánh vì viêm màng não. Các bác sĩ tố cáo họ không thể có được các loại thuốc cần thiết để điều cho ngài.

Tình trạng thiếu thuốc men, cũng như thực phẩm, đã đưa Venezuela đến cuộc khủng hoảng hiện nay.
 
Tòa thánh lên án việc sử dụng tên của Thiên Chúa để thực hiện các hành vi khủng bố
Vũ Văn An
18:17 21/04/2017
Ngày 20 tháng 4, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan Sát Viên Thường Trực của Toà Thánh tại LHQ, đã đọc một tham luận trong cuộc tranh luận công khai của Hội Đồng Bảo An về "Tình hình ở Trung Đông, bao gồm Vấn Đề Palestine".

Trong bài phát biểu của mình, Đức Tổng Giám mục Auza nói rằng việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và các vụ đánh bom khủng bố vào Chúa Nhật Lễ Lá ở Ai Cập đã đẩy một phần của Trung Đông xuống mức thấp hơn nữa của sự man rợ, bằng cách tấn công chính nền tảng của nhân phẩm và nhân quyền. Ngài nói rằng an ninh của Li Băng và các nước láng giềng đang bị đe doạ bởi các nhóm vũ trang, gây nguy cơ cho khả năng cai trị của khu vực.

Toà Thánh nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với giải pháp hai nhà nước giữa Israel và Palestine do hai bên thương thảo. Tòa Thánh cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo lên tiếng mạnh mẽ chống lại việc sử dụng khủng bố trong khu vực và kiểm soát những người theo mình vốn đang cho rằng Thiên Chúa đứng đằng sau sự thống trị bằng khủng bố của họ. Đức Tổng Giám Mục Auza kêu gọi các nhà cung cấp vũ khí hành động phù hợp với các chuẩn mực đã được quốc tế thỏa thuận, kẻo các vũ khí này bị sử dụng để sát hại người vô tội và phá hủy cơ sở hạ tầng chủ yếu. Ngài nói rằng chuyến viếng thăm từ ngày 28 đến ngày 28 tháng 4 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Ai Cập nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại và gặp gỡ như một đối cực chống lại bạo lực và hận thù.

Dưới đây là bản văn lời tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Auza:

***

Bản tuyên bố của Ngài Tổng Giám Mục Bernardito Auza,
Khâm Sứ Tòa Thánh và Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc
Cuộc Tranh Luận Công Khai của Hội Đồng Bảo An về Tình Hình ở Trung Đông, bao gồm Vấn Đề Palestine
20 tháng 4 năm 2017


Thưa Bà Chủ Tịch,

Một số hành vi tàn ác mới đây đã đẩy một số khu vực của Trung Đông xuống hỗn loạn bạo lực sâu hơn và một mức man rợ tồi tệ hơn nữa. Việc sử dụng các chất hóa học gần đây ở Syria, một lần nữa, đã tạo nên một việc vi phạm trắng trợn luật nhân đạo quốc tế và Công Ước về Vũ Khí Hoá Học. Các vụ đánh bom khủng bố vào Chúa Nhật Lễ Lá ở Ai Cập và cuộc tấn công vào những người tị nạn đang trốn chạy là những cuộc tấn công kinh tởm đối với thường dân vô tội tụ tập nhau để cầu nguyện tại những nơi linh thiêng hoặc cố gắng để trốn thoát bạo lực và do đó là những cuộc tấn công chống lại chính nền tảng của nhân phẩm và nhân quyền. Phái đoàn của tôi xin gửi lời chia buồn chân thành đến các gia đình những người có thân nhân đã bị tàn sát và cầu chúc tốt đẹp đến những người sống thoát các vụ tấn công và gia đình họ.

Thưa Bà Chủ Tịch,

Toà Thánh quan tâm sâu sắc đến tình hình hiện nay ở Trung Đông. Li Băng đang anh dũng mang gánh nặng tiếp đón hàng triệu người tị nạn từ các quốc gia và lãnh thổ láng giềng đang có xung đột. Ngoài các tác động của gánh nặng này, sự ổn định của nó còn bị đe dọa bởi các nhóm có vũ trang. Để ổn định Li Băng, Hội Đồng Bảo An đã thông qua các nghị quyết 1559, 1680 và 1701, kêu gọi giải giáp tất cả các tác nhân có vũ trang không thuộc quốc gia nào. Ấy thế mà, các nhóm dân quân và các nhóm có vũ trang và được tài trợ bởi các nguồn bên ngoài vẫn hoạt động ngoài sự kiểm soát của nhà cầm quyền Li Băng.

Các tình thế song hành đang tồn tại ở các lãnh thổ và quốc gia láng giềng, nơi các nhóm khủng bố và các tác nhân có vũ trang phi nhà nước khác đang hoạt động, làm cho khu vực này lấn sâu hơn nữa xuống việc không thể nào cai trị được, bách hại các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo và chà đạp các nhân quyền cơ bản.

Thưa Bà Chủ Tịch,

Từ năm 1947, Tòa Thánh đã liên tục ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho Quốc Gia Israel và Quốc Gia Palestine tồn tại song song trong hòa bình. Tòa Thánh muốn nhắc lại niềm tin của mình rằng diễn trình hòa bình giữa người Do Thái và người Palestine chỉ có thể diễn tiến nếu nó được thương thảo trực tiếp giữa các bên, với sự hỗ trợ mạnh mẽ và hữu hiệu của cộng đồng quốc tế. Chỉ duy các cuộc đàm phán kéo dài trong thiện ý mới giải quyết được các khác biệt và đem lại hòa bình cho các dân tộc Israel và Palestine. Các nhà lãnh đạo và công dân của cả hai bên phải có tầm nhìn xa và lòng can đảm để đưa ra các nhượng bộ hợp tình hợp lý, vì một thỏa thuận sẽ không thể nào có được bao lâu các yêu cầu loại trừ lẫn nhau cũng như bất khả vẫn còn ở đó. Không có gì thay thế cho một thỏa thuận được thương thảo, nếu cả Israel và Palestine muốn hưởng an ninh, thịnh vượng và sống chung hoà bình, bên cạnh nhau với các biên giới được quốc tế công nhận.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cam đoan dành tất cả các cố gắng và lời cầu nguyện của ngài để các vết thương sâu hoắm đang phân chia người Do Thái và người Palestine có thể cảm nghiệm được sự chữa lành. Các quyết định đơn phương, các hành vi bạo lực và lời lẽ khiêu khích chỉ có thể làm sâu hoắm thêm các vết thương, tăng cường hận thù và mở rộng chia rẽ, làm cho các cuộc đàm phán trở nên khó khăn hơn và việc hòa giải xa tít hơn mà thôi. Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi cả hai bên lắng nghe các tiếng nói đối thoại, tỏ thiện chí và mở rộng các cử chỉ gặp gỡ hòng đem lại hoà bình cho các dân tộc của họ, một nền hòa bình mà lòng họ hết sức ước mong.

Thưa Bà Chủ Tịch,

Các chủ trương tôn giáo bị bóp méo hòa lẫn với các ý thức hệ đòi lại lãnh thổ đang góp phần vào việc đổ máu trong khu vực. Những hành vi man rợ không thể tưởng tượng đang được thực hiện nói là nhân danh Thiên Chúa hay tôn giáo. Các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số, trong nhiều thiên niên kỷ đã chung sống hòa bình với các cộng đồng Hồi Giáo đa số, đang bị các phần tử cực đoan nhắm làm mục tiêu. Di sản văn hoá và lịch sử của họ đã bị phá hủy, đe dọa hủy diệt mọi dấu vết của sự hiện diện lâu đời của họ trong khu vực. Tòa Thánh kêu gọi cộng đồng quốc tế, thông qua Hội Đồng Bảo An, đừng quên họ và tăng cường các nỗ lực nhằm cứu họ thoát khỏi tai họa diệt chủng của các nhóm khủng bố bạo lực và các tác nhân phi nhà nước khác.

Tòa Thánh kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo lên tiếng mạnh mẽ chống lại việc khủng bố như vậy và hành động để kiểm soát hữu hiệu các tín hữu của họ, những người đang đáng trách nhìn nhận rằng mình hành động nhân danh Thiên Chúa bằng các phương tiện khủng bố. Không nhà lãnh đạo tôn giáo nào chịu khoan dung cho việc sử dụng tôn giáo như là một cái cớ để hành động chống lại nhân phẩm và chống lại các quyền căn bản của mọi người nam nữ, nhất là quyền sống và quyền mọi người có tự do tôn giáo. Về vấn đề này, hồi tháng Hai năm nay, Al-Azhar và Toà Thánh đã tổ chức một cuộc thảo luận tại Cairo nhằm chống lại các hiện tượng cuồng tín, cực đoan và bạo lực nhân danh tôn giáo.

Hơn nữa, Tòa Thánh kêu gọi các nhà cung cấp vũ khí hành động phù hợp với các tiêu chuẩn được quốc tế thỏa thuận về việc mua bán vũ khí. Máu của các công dân vô tội đang hét lên chống lại lượng lưu chuyển vũ khí không bị kiểm soát trong khu vực. Tòa Thánh không thể nhấn mạnh đủ việc xem thường các hiệp ước nhằm qui định việc buôn bán và trao đổi vũ khí đã góp phần như thế nào vào việc xung đột vũ trang, vào tội ác, vào các hành vi khủng bố và vào sự rời cư của người dân, một việc, ngược lại, đã phá hoại hòa bình và an ninh, ổn định và phát triển bền vững. Tòa Thánh không thể nhấn mạnh đủ việc này là phần lớn những người bị ảnh hưởng xấu bởi xung đột vũ trang và các hình thức bạo lực vũ trang khác đều là thường dân và không thể làm ngơ việc các vũ khí này năng được sử dụng xiết bao để tấn công các cơ sở hạ tầng dân dụng như trường học và bệnh viện, các phương tiện cung cấp nước và thực phẩm.

Thưa Bà Chủ Tịch,

Phái đoàn của tôi muốn kết thúc các nhận xét của mình bằng lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau những cuộc tấn công mới đây ở Ai Cập và Syria: "Xin Chúa hồi tâm cõi lòng của những người gieo rắc khủng bố, bạo lực và chết chóc" và "xin Người ban cho các nhà lãnh đạo các quốc gia lòng can đảm họ cần để ngăn chặn việc lan tràn các cuộc xung đột và chấm dứt việc mua bán vũ khí ". Chuyến viếng thăm dự trù của Đức Giáo Hoàng tại Ai Cập vào các ngày 28 và 29 tháng 4 chắc chắn sẽ nhấn mạnh một lần nữa rằng không có đối cực nào mạnh hơn chống lại bạo lực và thù hận bằng đối thoại và gặp gỡ.

Cảm ơn Bà, thưa Bà Chủ Tịch.
 
Đại học Al Azhar bác bỏ cáo buộc dung túng cho chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo
Đặng Tự Do
18:43 21/04/2017
Đại học Al Azhar, nơi sẽ đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô vào cuối tháng này, đã bác bỏ cáo buộc của các chính trị gia Ai Cập cho rằng nhà trường dung túng cho chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

Hội đồng Tối cao Al Azhar - được coi là tổ chức hàng đầu của thế giới Hồi giáo Sunni về tư tưởng Hồi Giáo - đã đưa ra một tuyên bố phủ nhận rằng nhà trường dung túng cho việc quảng bá tư tưởng thánh chiến Hồi giáo và nói rằng bạo lực là trái với tinh thần Hồi giáo. Hội đồng đã tuyên bố rằng “Luật Sharia cấm tất cả mọi hình thức tấn công chống lại con người, bất kể tôn giáo và niềm tin của họ.”

Al Azhar sẽ tổ chức Hội nghị Hoà bình Quốc tế vào cuối tháng 4, trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinople, và Đức Thượng Phụ Tawaros II sẽ có những bài nói chuyện.
 
Vợ góa của một Kitô hữu Ai Cập tha thứ cho tên khủng bố IS đã giết chồng bà
Đặng Tự Do
19:04 21/04/2017
Người vợ góa của một Kitô hữu bị giết trong vụ đánh bom tại nhà thờ Thánh Máccô ở Alexandria bên Ai Cập hôm Chúa Nhật Lễ Lá 9 tháng 4 vừa qua nói bà tha thứ cho kẻ khủng bố.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ai cập, và được đăng lại trên bolg của phó tế Greg Kandra, người phụ nữ góa nói với các phóng viên: “Tôi không oán giận kẻ khủng bố. Tôi đang nói với anh ta, cầu xin Chúa tha cho bạn.”

Chồng của bà bị chết khi ngăn chặn một kẻ đánh bom tự sát đi vào nhà thờ chánh tòa thánh Máccô ở thành phố Alexandria. 17 người - kể cả dân thường và cảnh sát - đã bị giết và 47 người khác bị thương trong vụ khủng bố này. Trước đó, tại nhà thờ Thánh Georges ở thành phố Tanta, một quả bom phát nổ làm cho 28 người thiệt mạng và 78 người bị thương.

Hai nhà thờ của Giáo Hội Coptic ở Ai cập cũng bị tấn công bằng bom vào tháng 12 năm 2016.

Sau khi lắng nghe cuộc phỏng vấn, phóng viên đài truyền hình nói với các khán giả: “Kitô hữu Ai cập vô cùng yêu quý đất nước họ. Nếu kẻ thù của các bạn biết được các bạn quảng đại tha thứ cho anh ta như thế, anh ta sẽ không tin nổi.”
 
Top Stories
Vietnam village sealed off as hostage crisis deepens
AFP
10:05 21/04/2017
AFP - A group of Vietnamese farmers who took more than a dozen police and officials hostage over a land dispute said Thursday they would resist any rescue attempt by the authorities and have sealed off their village.

(Villagers in My Duc, a suburban district of Hanoi, took police hostage during a protest over the alleged illegal seizure of their land by a military-owned telecoms firm (AFP Photo/AFP )

The incident began on Saturday in My Duc, a suburban district of Hanoi, when authorities clashed with villagers who alleged their land had been illegally seized for sale by a military-owned telecoms firm.

The crisis is a rare act of defiance in the authoritarian communist nation where anger against official corruption and land seizures simmers but usually meets a forceful response from police.

Local residents told AFP they had sealed off their village with barricades made from logs, sandbags and bricks and had banned any outsiders from entering.

They also made veiled threats to set fire to the house where the hostages are being held if the authorities move in.

One female farmer, who declined to give her name, said the villagers took "preventative" measures late Wednesday after they spotted signs police might be planning a rescue attempt.

"We poured oil around the community house where the men are being kept. We will make our move if the police attack us," she told AFP.

She added that the hostages were being treated well and were being fed three meals a day.

A total of 38 policemen and local officials were taken hostages on Saturday.

Three of them escaped successfully while 15 others were released Monday, Hanoi's police were quoted on state-controlled media.

"We are still holding 20, including two senior local officials," the female resident told AFP.

It is not the first time Vietnamese villagers have taken up arms to resist perceived state injustices.

In 2012, a Vietnamese fish farmer used homemade weapons to resist a forced eviction, injuring seven policemen.

The farmer was jailed for five years, but his case became a symbol of growing public dissatisfaction over land rights.

In 2013, a gunman killed a provincial official, before killing himself, in an apparent dispute over land in northern Vietnam.

Vietnam's government strictly controls freedom of expression and rights to protest but flash points occur.

Media coverage of the incident in My Duc district is limited, with some articles on state media swiftly disappearing soon after they were published online.

Le Luan, a lawyer who went to the village to act as a mediator, said local residents "only want to have dialogues with authorities".

"It's hard to tell how the authorities want to solve this case," he said.

Local police and authorities could not be reached for comment on Thursday.

(Source: https://www.yahoo.com/news/vietnam-village-sealed-off-hostage-crisis-deepens-064547958.html)
 
Vietnam: Affaire Dong Tâm : un village refuse la confiscation d’un terrain et affronte ouvertement les forces de l’ordre
Eglises d'Asie
10:22 21/04/2017
C’est une véritable bataille rangée qui oppose depuis le 15 avril dernier la population paysanne et les forces de l’ordre dans le village de Dong Tâm, une agglomération située dans la circonscription administrative de Hanoi, à 30 km de la capitale. Quatre paysans ont été arrêtés par les agents de la Sécurité publique, mais les villageois se sont emparés d’une trentaine de policiers et un certain nombre d’entre eux sont encore aujourd’hui gardés en otage. Le village est cerné par les forces de l’ordre. L’ensemble de la population de Dong Tâm soutient un véritable siège.

Si l’affaire qui vient de s’envenimer a ses racines dans une querelle qui date, semble-t-il, de plusieurs années et concerne la propriété des terres du village, il existe aujourd’hui un désaccord profond entre population et autorités locales au sujet des terrains utilisés par les paysans. Ce conflit n’a rien d’original. Il est semblable à des centaines d’autres que l’on peut constater un peu partout dans les campagnes vietnamiennes. Mais à Dông Tâm, il a pris une ampleur et une intensité peu communes.

Trente policiers retenus en otage par la population en colère

Après un premier litige en 2014, les choses se gâtent véritablement au mois de novembre 2016, lorsque 6,8 ha de terrain du village sont expropriés par les autorités au profit d’une entreprise de téléphonie mobile, Viêttel, pour y construire une résidence. Le terrain en question, situé sur la commune de Dông Tâm, n’est éloigné du centre de Hanoi que de trente kilomètres.

Le 11 novembre 2016, des représentants des cultivateurs de Dong Tâm rencontrent le président du Comité populaire du district et lui remettent une plainte accusant le pouvoir de s’être emparé des « terres du peuple ». Dans les premiers jours du mois d’avril 2017, les autorités régionales arrêtent un vieil homme du village, M. Kinh, âgé de 80 ans. On lui reproche des commentaires prononcés par lui au sujet de l’expropriation des terres. C’est le 15 avril que le conflit s’est transformé en émeute lorsque les forces policières ont été dépêchées pour s’emparer de force des terres déjà attribuées à l’entreprise de téléphonie. La population s’est opposée à la confiscation des terrains, mais aussi à la récente l’arrestation de neuf cultivateurs des environs. Les protestataires ont attaqué les forces de l’ordre à coups de pierres et, finalement, ont réussi à se saisir de trente agents qu’ils ont gardés en otage.

Dans les jours qui suivent, bien que la police ait relâché plusieurs paysans arrêtés, les villageois ont refusé de relâcher les agents gardés en otage et ont organisé la résistance. Une station de radio créée par eux lance des accusations contre le gouvernement et appelle la population à une résistance non violente.

Le 17 avril, le président du Comité populaire de la ville de Hanoi, considéré comme un des hommes politiques importants du pays, s’est entretenu, par téléphone, avec les protestataires à qui il a demandé le calme et promis de régler l’affaire avec justice. Malgré cette intervention, les protestataires de Dong Tâm n’ont pas libéré les agents des forces de l’ordre gardés en otage.

Acuité des conflits fonciers dans un régime où la terre appartient « au peuple tout entier »

Le 20 avril, bien que le face-à-face entre la population de Dong Tâm et les forces de l’ordre se poursuivent encore, la tension est quelque peu retombée. Un certain nombre d’agents de police ont été relâchés. Dans la matinée, le président du Comité populaire de la ville de Hanoi a ordonné une enquête générale sur la gestion et l’utilisation des terrains dans le district de My Duc, district auquel est rattachée la commune de Dong Tâm.

La violence des réactions des habitants de Dong Tâm face à la confiscation d’un terrain du village souligne l’importance actuelle de la question foncière pour la société vietnamienne où l’agriculture tient encore une très large part. Dans la dernière version de la loi foncière vietnamienne, qui date de 2013, il est affirmé dès le premier chapitre que la terre est la propriété « du peuple tout entier » et l’Etat son représentant. Cette absence de propriété privée des terres est à l’origine de très nombreux conflits.

La Conférence des évêques catholiques du Vietnam a pris position sur ce sujet depuis longtemps et à plusieurs reprises. Dans le projet d’amendement de la Constitution, envoyé par les évêques aux autorités gouvernementales en 2013, les évêques regrettent l’absence de la propriété privée des terres, celle-ci étant une source de liberté pour les citoyens. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 21 avril 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảm nhận từ Lễ Đặt Viên đá xây dựng nhà thờ Nghĩa Điền, 20.4.2017
LM. Giuse Trương Đình Hiền
19:52 21/04/2017
CON ĐƯỜNG DẪN TỚI MÀU XANH

Cảm nhận từ Lễ Đặt Viên đá xây dựng nhà thờ Nghĩa Điền, 20.4.2017

Để diễn tả cái vùng đất xa xôi, hẻo lánh nầy, có một chàng trai lấy vợ ở đó đã phát một lời nguyền : “Sẽ chẳng có lần thứ 2 đặt bước về nơi đó”. Tương truyền rằng đó là “lời nguyền” của ông cố Thọ, thân phụ của cố linh mục Anrê Huỳnh Thanh Khương, nguyên Tổng Đại Diện giáo phận Qui Nhơn ; và cái “nơi đó” chính là quê hương Nghĩa Điền, một giáo họ cực tây thuộc vùng Bắc Bình Định đã một thời vang bóng, mà hôm 20.4 .2017 vừa qua, Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, đã về đây chủ tế Thánh Lễ Đồng tế trọng thể (Thứ Năm tuần Bát Nhật Phục Sinh) và chủ sự Nghi thức Đặt Viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ mới Nghĩa Điền.

Xem hình

Nghĩa Điền hiện nay thuộc địa bàn xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, nằm gọn trong một thung lũng mà bốn bên đông tây nam bắc đều là những vách núi cao che chắn, gần như cách biệt hoàn toàn với các vùng từ phía đông : Phù Mỹ, Phù Cát, qua phía Tây và Bắc : An Lão, tới phía nam : Vĩnh Thạnh…Hèn chi, nơi đây đã được chính quyền chọn làm nơi thiết đặt trại tù mà danh xưng K.18 hay Kim Sơn luôn là nổi ám ảnh kinh hoàng của những ai đã một lần “thường trú bất đắc dĩ” nơi đây !

Về mặt “hành chánh mục vụ”, Nghĩa Điền trước đây là một giáo họ thuộc giáo xứ Đồng Quả, giáo hạt Bồng Sơn. Từ thập niên 60 (khoảng 1965), chiến tranh tàn khốc, nhà thờ bị tàn phá, giáo dân phải di tản ; đặc biệt, khi huyện lỵ Hoài Ân lọt vào tay cách Mạng (19/4/1972), toàn bộ các giáo xứ, giáo họ vùng tây và bắc Bình Đình gần như bị xoa sổ : Nghĩa Điền, Gia Chiểu, Đồng Quả, Đồng Dài, Gia Hựu, Thác Đá, Hội Đức, Nước Nhĩ… chỉ còn là những cái tên trên bản đồ mục vụ giáo phận. Những năm gần đây, trong nỗ lực tái truyền giáo của giáo phận, một số các giáo xứ và giáo họ được phục hồi : Thác Đá Hạ (….), Gia Chiểu (…) Thác Đá thượng (…), Nước Nhĩ (….) ; và với lễ đặt viên đá hôm 20.4.2017 là một khởi điểm để thiết lập giáo xứ Nghĩa Điền mà hôm nay vẫn còn là đơn vị giáo họ thuộc giáo xứ Gia Chiểu với con số giáo dân hiện thường trú khoảng 500.

Trong cái nắng của mùa hè đang vội đến, bất chấp bụi đường đất đỏ phủ ngập triền miên, anh chị em giáo dân khắp vùng lân cận (Gia Chiểu, Đại Bình, Phù Mỹ, Thác Đá…) cùng với các nữ tu Mến Thánh Giá và Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình thương, một số chủng sinh, quý cha trong các giáo hạt Bồng Sơn, Qui Nhơn, đã tề tựu về ngọn đồi nơi đặt viên đá xây dựng thánh đường, để cùng với cộng đoàn giáo họ Nghĩa Điền họp mừng ngày phụng vụ trọng đại : Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh và cùng với Đức Cha chủ tế, cử hành nghi thức Đặt Viên Đá đầu tiên xây dựng nhà thờ.

Vị chủ chăn của giáo phận trong bài chia sẻ của Phụng vụ lời Chúa đã nhấn mạnh ý nghĩa : Nếu Tin Mừng Phục Sinh đó là tin vui của sự sống, của hồi sinh, của sự hình thành đoàn dân mới : từ 500, tới 3.000 rồi đến 5.000, thì khởi từ niềm vui phục sinh hôm nay, cộng đoàn Nghĩa Điền cũng đang viết một trang sử mới, khi cùng nhau xây dựng những đền thờ tâm hồn để qua dấu chỉ của việc Đặt Viên Đá hôm nay và ngôi thánh đường ngày mai, sẽ làm nên một “đoàn dân mới” là ngôi đền thiêng liêng của Thiên Chúa. Và nếu Giáo Hội cũng được mệnh danh là “Thửa Ruộng của Thiên Chúa”, thì với danh xưng Nghĩa Điền (ruộng nghĩa), nơi đây sẽ là dấu chỉ sống động của Hội Thánh để mang ơn nghĩa cứu độ xuống cho mọi người đang sống trên vùng đất xa xôi nầy.

Và như thế, trong Hội Thánh hôm nay, trong giáo phận hôm nay, vẫn còn những con đường dẫn đến màu xanh hy vọng, như con đường dẫn về giáo họ Nghĩa Điền, dẫn về vùng thung lũng với bạt ngàn rừng keo xanh rợp.

Lm. Giuse Trương Đình Hiền



 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thông điệp từ Dương Nội gửi tới Đồng Tâm
VOA
09:34 21/04/2017
Gần 10 năm sau khi người dân của làng Dương Nội “vùng lên” để đòi lại đất đai của họ thì những người dân của Đồng Tâm - một xã khác cùng thành phố Hà Nội - cũng phải đứng lên đối chọi với chính quyền vì mất thực địa sản xuất.

Những người dân của làng Dương Nội ở Hà Đông vẫn đang tiếp tục đấu tranh và người dân Đồng Tâm có thể học hỏi được gì từ 1 thập kỷ đấu tranh của người Dương Nội?

Anh Trịnh Bá Phương, người dân xã Dương Nội, cho rằng những người dân Đồng Tâm đang thắng thế trong cuộc xung đột với chính quyền bởi “phía nhà cầm quyền Hà Nội đã phải nhượng bộ thả tất cả những người dân bị bắt giữ trái phép.” Theo người con trai của nhà đấu tranh quyền đất đai Cấn Thị Thêu đang bị nhà cầm quyền giam giữ, người Đồng Tâm có được sự ủng hộ từ nhiều tầng lớp.

Người dân làng Dương Nội biểu tình bên ngoài một tòa án trước vụ xử "dân oan" Cấn Thị Thêu vào tháng 6 năm 2016. Người dân Dương Nội, Hà Đông, cũng đã có gần 10 năm đấu tranh giành lại thực địa sản xuất từ chính quyền.

“Bà bí thư của xã Đồng Tâm, tức là người có quyền lực cao nhất ở xã Đồng Tâm đã đứng về phía nhân dân, đã cùng với cụ Kình, một người cao tuổi ở Đồng Tâm ra đấu tranh và sát cánh cùng với người dân trong cuộc đấu tranh giành lại thực địa sản xuất. Hiện nay cho dù nhà cầm quyền Hà Nội đang có lợi thế về số lượng báo chí, truyền hình, truyền thông cả hình và viết nhưng người dân Đồng Tâm với số lượng 6000 dân thì tôi tin rằng người dân Đồng Tâm cũng có biện pháp và họ cũng đã lường trước tất cả các tình huống đàn áp từ chính quyền Hà Nội và tôi nghĩ rằng họ đang ở thế thắng.”

Bắt đầu từ năm 2008, người dân Dương Nội, cũng giống như người dân Đồng Tâm hiện nay, đã đồng loạt đứng lên đấu tranh trước chính quyền với mọi tầng lớp từ già tới trẻ tham gia. Theo anh Phương, cũng giống như Đồng Tâm, cuộc “nổi dậy” đó của người Dương Nội đã “làm cho những người làm trong chính quyền cấp thôn xã đều đã phải bỏ trốn hoặc phải ngụy trang và hóa trang khi ra đường.”

"Nhà cầm quyền Hà Nội đã sử dụng trăm mưu ngàn kế để đánh phá người dân Dương Nội....nhưng những người dân Dương Nội vẫn đang kiên cường và tạo thành khối đoàn kết để đấu tranh."
Trịnh Bá Phương, nhà hoạt động quyền đất đai Dương Nội
"Nhà cầm quyền Hà Nội đã sử dụng trăm mưu ngàn kế để đánh phá người dân Dương Nội” – từ đe dọa tới bắt giam, theo anh Phương. Bà Cấn Thị Thêu, mẹ của anh đã bị kết án 20 tháng tù giam vì đấu tranh cho quyền đất đai của Dương Nội. Nhưng anh Phương cho biết những người dân Dương Nội vẫn đang kiên cường và tạo thành khối đoàn kết để đấu tranh.

“Hiện nay bà con ít xuống đường hơn so với những năm trước. Đó là những phương pháp do bà con ở đây đưa ra đó là đấu tranh trường kỳ. Tức là bà con trong quá trình này sẽ làm những tập phim. Qua những tập phim của các đoàn làm phim có cả phụ đề tiếng Anh để cho toàn dư luận thế giới biết được những tội ác mà nhà cầm quyền Hà Nội đã gây ra đối với người dân Dương Nội.”

Người dân Dương Nội, theo anh Phương, sẽ đấu tranh đến cùng để giành lại đất đai và “bà con không coi việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ mẹ tôi là một nỗi đe dọa đối với bà con” và “cũng hiểu được rằng dư luận đang rất phẫn nộ và cũng hiểu được rằng có cộng đồng rất lớn – trong đó có các cơ quan và chính phủ các nước phương Tây rất quan tâm.” Anh Phương cho biết đại diện khối Liên minh châu Âu tại Hà Nội cũng như các đại sứ quán, Tổng thống Pháp và Cục phó Cục An ninh Mỹ Ben Rhodes quan tâm tới trường hợp của bà Cấn Thị Thêu và cuộc đấu tranh của làng Dương Nội.

Nhờ có sức ép của cộng đồng quốc tế mà chính quyền địa phương đã phải “xuống nước” và nhượng bộ. Anh Phương cho rằng về lâu dài người dân Đồng Tâm cũng cần có được sự chú ý và giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế như người dân Dương Nội đã làm.

Người dân Đồng Tâm tiếp theo 1 năm sau hay 2 năm sau có thể áp dụng giống như Dương Nội tức là có thể họ sẽ tổ chức nhiều những cuộc xuống đường tại trung tâm thủ đô, như tại bờ hồ Hoàn Kiếm, theo anh Phương, và họ sẽ tiếp xúc gặp gỡ nhiều cơ quan báo chí và các tổ chức nhân quyền để các chính phủ phương Tây họ quan tâm đến vấn đề đất đai ở Việt Nam. Họ cũng sẽ làm giống như Dương Nội hiện nay là kêu gọi ủng hộ. Và họ không thỏa hiệp không đàm phán với chính quyền thì họ sẽ tiến tới thành công.

Sau 10 năm tranh chấp đất đai, xô xát đã nổ ra hôm 15/4 ở Đồng Tâm khi chính quyền muốn giao 47 ha đất cho công ty bưu chính của bộ Quốc Phòng Viettel. Hiện người dân Đồng Tâm vẫn đang giữ 20 cảnh sát cơ động được điều đến địa phương để “thi hành công vụ.”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói tại một cuộc họp tổng kết công tác năm 2016 của ngành tài chính vào đầu năm nay rằng nguồn lực công, đặc biệt từ đất đai không được định giá chính xác là tâm điểm của tham nhũng và lợi ích nhóm. Đất đai vẫn đang là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất trong mối quan hệ giữa nhà nước với người dân ở Việt Nam. Số liệu trong báo cáo 2035 của chính phủ và Ngân hàng Thế giới cho thấy 70% trong số khoảng 700.000 đơn khiếu nại gửi đến chính quyền giai đoạn 2009-2011 có liên quan đến vấn đề thu hồi và mâu thuẫn về đất đai.

(Nguồn: http://www.voatiengviet.com/a/thong-diep-tu-duong-noi-gui-toi-dong-tam/3819050.html)
 
Đồng Tâm chưa xong, lại có đụng độ vì đất ở Bắc Ninh
VOA
09:40 21/04/2017
VOA Tiếng Việt -Một số người dân ở một thôn của tỉnh Bắc Ninh đưa thông tin lên mạng xã hội cho hay trong ngày 20/4 đã có đụng độ giữa dân và nhà chức trách do tranh chấp đất đai.

Địa điểm xảy ra đụng độ là thôn Vọng Đông, xã Yên Trung thuộc huyện Yên Phong của tỉnh. Nơi này chỉ cách ranh giới với Hà Nội chưa đầy 10 kilomet.

Thông tin của người dân trên Facebook, được nhiều nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội chia sẻ, chứa các bức ảnh và video cho thấy nhiều người dân và cảnh sát cơ động đã đối đầu. Số người của cả hai bên ước tính lên đến hàng ngàn người.

Người dân nói chính quyền đã tìm cách “thu hồi đất với giá đền bù rẻ mạt” ở khu ruộng 14 mẫu có tên là Đồng Cốc. Họ khẳng định vẫn canh tác ở đó và nộp thuế đầy đủ qua nhiều thế hệ.

Dẫn luật đất đai, người dân xác định đất của họ là ruộng lâu dài. Nhưng vì một lý do nào đó còn chưa được làm sáng tỏ, cách đây 3 năm, ông trưởng thôn – người nay đã từ chức – đã ký một biên bản “biến” khu đất đó thành ruộng công ích.

Việc làm này không thông qua một cuộc họp với dân, không có sự đồng ý và chữ ký của dân. Họ khẳng định sự thay đổi này là sai Luật đất đai 2013. Điều này dẫn đến hậu quả là khi chính quyền dự định lấy khu đất hơn 50,000m2 của Vọng Đông để làm một khu công nghiệp, người dân có thể bị thiệt hại khoảng 22 tỷ đồng (gần 1 triệu đôla).

Thời gian gần đây, người dân đã gửi đơn khiếu kiện. Chính quyền đã tìm cách đối thoại. Nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận do người dân không chấp nhận mức giá đền bù mới đề xuất là 21.000 đồng/m2.

Ngày 20/4, hàng trăm cảnh sát cơ động đã “cưỡng chế” khu đất. Xô xát đã xảy ra nhưng đến cuối ngày, chính quyền chưa lấy được đất.

Nhà hoạt động Đường Văn Thái, người sống ở Hà Nội cách Vọng Đông 5 km và có bạn bè là người địa phương gửi nhờ đăng thông tin lên Facebook, cho VOA biết thêm:

“Hiện nay là bà con đã ra về và nhà cầm quyền của Bắc Ninh đã bắt bớ khoảng 10 người, đánh bị thương một cụ già và đánh một người dân bị gẫy tay. Có nghĩa là giải tán đám đông đấy thôi, còn hiện tại bà con vẫn cắm chốt ở vùng đất đó. Chính quyền chưa lấy [đất], hiện nay bà con cũng quyết tử để giữ đất. Thậm chí họ đã mua những quan tài, họ đang đốt hương ở sẵn ngoài đó. Họ dựng lều, dựng trại ở khu đất đó để giữ đất”.

VOA đã cố liên lạc với các quan chức địa phương để kiểm chứng thông tin vào chiều muộn cùng ngày, song không có kết quả.

Vụ việc mới nhất này xảy ra vào lúc đối đầu cũng liên quan đến tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km, vẫn bế tắc trong 6 ngày qua. Người dân ở Đồng Tâm đã chống trả một nỗ lực cưỡng chế đất từ ngày 15/4. Hiện giờ, họ cố thủ trong thôn Hoành, cầm giữ 20 người gồm nhiều cảnh sát cơ động và một số cán bộ địa phương.

Nhà chức trách trong những ngày qua đã không cho báo chí chính thống đăng các bài chi tiết về vụ Đồng Tâm, trong khi mạng xã hội có nhiều thông tin không được kiểm chứng, thậm chí trái ngược nhau, về những diễn biến ở đó.

Tuy nhiên, ông Đường Văn Thái cho hay người dân ở Vọng Đông, Bắc Ninh, không hề biết về vụ Đồng Tâm:

“Hầu như mọi người không biết. Hầu như là mọi người dân ở đây là họ rất là thuần túy bởi vì ở đây là cái vùng nông nghiệp thuần túy. Và họ cũng ít va chạm với mạng xã hội. Bởi vì ở xung quanh khu vực đó là dân làm làng nghề. Họ suốt ngày cắm đầu vào công việc nên cũng ít để ý chuyện mạng xã hội. Cho nên thông tin lan tỏa nó rất là hạn chế”.

Ông Thái từng làm việc cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng và Ủy ban Nhân dân Huyện Đông Anh, nhưng đã từ bỏ đảng và nghỉ việc nhà nước năm 2015 do thấy những bất công trong các hoạt động thu hồi và đền bù đất đai của nhà nước. Hiện nay ông tích cực hoạt động vì quyền đất đai của người dân.

Tranh chấp đất đai ở Việt Nam đã liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây, thậm chí có vụ dẫn đến bạo lực chết người như ở Đắc Nông hồi tháng 10/2016. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã kêu gọi quốc hội sửa luật đất đai, công nhận quyền tư hữu, cũng như rà soát lại các quy định về thu hồi và bồi thường.

(Nguồn: http://www.voatiengviet.com/a/dong-tam-chua-xong-lai-co-dung-do-vi-dat-o-vong-dong-bac-ninh/3818375.html)
 
Đồng Tâm vùng dậy- Lịch Sử sang trang
Đinh Văn Tiến Hùng
09:52 21/04/2017
Đồng Tâm vùng dậy- Lịch Sử sang trang

Ngày 15/4/17, đại diện người dân đi khiếu kiện vụ cướp đất trái phép bị nhà cầm quyền bắt giữ. Dân làng Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nổi dậy chống cự mãnh liệt và bắt giam 38 công an, cảnh sát, côn đồ.

Lịch sử sang trang, Đồng Tâm vùng dậy,
Tà quyền Việt Cộng hoảng hốt kinh hoàng,
Côn an du đãng tháo chạy tan hàng,
Khi dân chúng đã bắt đầu nổi dậy.

Bài học răn đe bọn chúng nhìn thấy,
Đàn áp người dân đi đến đường cùng,
Tức nước vỡ bờ không thể sống chung,
Chứng tỏ công lý đến ngày tất thắng.

Ba mươi tám tay sai ngậm cay đắng,
Chúng chỉ là công cụ bọn tà quyền,
Bị dối gạt nên đàn áp cuồng điên,
Khi dân bắt thật ê chề nhục nhã.

Đàn anh chưa muốn đàn em được thả,
Dùng những tên này đổi chác mưu cầu,
Lợi chúng hưởng bọn này được gì đâu,
Còn bị người dân khinh chê nguyền rủa.

Mảnh ruộng vườn của mẹ cha tiên tổ,
Chút thừa kế để con cháu nuôi thân,
Nhưng tà quyền đã áp chế bao lần,
Phải chiếm đoạt bán ngoại bang cầu lợi.


Đã đúng lúc dân vùng lên quật khởi,
Đòi ruộng đất cuộc sống của đời người,
Tự do quyền Sống chân lý muôn đời,
Sao các ngươi u mê không hiểu thấu.

Đến ngày toàn dân đứng lên tranh đấu,
Không chỉ ba mươi tám tên côn đồ,
Đến ngay cả hơn ba triệu đảng viên,
Bị nhốt bởi chín mươi triệu người Việt

Lời quyết tử ! Chính lời thề tiên quyết.
Đồng Tâm vùng dậy, Lịch Sử sang trang,
Đồng Tâm mở đầu lớp lớp hàng hàng,
Vang khúc nhạc reo vui ngày Toàn Thắng.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tưởng Nhớ Người Lính Chiến VNCH
Tấn Đạt
19:00 21/04/2017
TƯỞNG NHỚ NGƯỜI LÍNH VNCH
Ảnh của Tấn Đạt
“Thương tiếc” một thời sống liệt oanh
Bốn vùng chiến thuật bước chân anh
Giữ gìn đất nước từng tấc đất
Bảo vệ dân an sống yên lành.
(Trích thơ của Lãng Du)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 13-19/04/2017: Đức Bênêđíctô thứ 16 - Những hình ảnh mới nhất trong dịp sinh nhật lần thứ 90
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:42 21/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Chúa Nhật Phục Sinh 2017 tại Vatican

Đức Thánh Cha Phanxicô đã một lần nữa bỏ qua truyền thống của các vị Giáo Hoàng trong các lễ nghi trang trọng. Trong thánh lễ Chúa Nhật Phục Sinh, diễn ra tại quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời âm u đe dọa một trận mưa lớn, ngài đã đưa ra một bài giảng ứng khẩu, chủ yếu tập trung xung quanh câu chuyện về một cú điện thoại hôm thứ Bẩy Tuần Thánh với một kỹ sư trẻ đang bị bệnh nghiêm trọng.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài cố gắng giải thích cho người trẻ này rằng trong khi Chúa không giải thích sự đau khổ của thế giới, Người đã đưa ra lời hứa về sự phục sinh, mà Đức Thánh Cha khẳng định không phải là “ảo tưởng”.

Bỏ bài giảng đã được dọn sẵn sang một bên, Đức Thánh Cha nói:

“Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Và đây không phải là một chuyện tưởng tượng.”

Chỉ vào những bông hoa được bài trí rất đẹp trên lễ đài và trên quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói rằng lễ Phục Sinh “không phải là một lễ hội với nhiều hoa. Điều này thật đẹp, nhưng [vẻ đẹp trong biến cố] Phục Sinh vượt xa hơn nhiều”.

“Đó là mầu nhiệm của tảng đá bị vứt bỏ, đã trở nên tảng đá góc tường cho sự tồn tại của chúng ta. Chúa Kitô đã sống lại từ trong cõi chết. Trong nền văn hoá vứt bỏ này, nơi mà những điều không còn hữu ích phải rơi vào con đường xài-rồi-liệng, trong đó những gì vô ích phải bị loại bỏ, viên đá đã bị loại bỏ đã trở thành suối nguồn sự sống”.

Và thậm chí cả “chúng ta, những viên sỏi nhỏ”, là những người đã bị ném vào một trái đất tràn ngập những “đau khổ, và thảm kịch” này, nhưng với niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, chúng ta vẫn “có lý do để sống giữa những cơn hoạn nạn khủng khiếp như vậy. Với niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, chúng ta vẫn có được một cảm thức vượt được lên trên những thực tại cay đắng của đời thường: có những bức tường đấy, nhưng cũng có cả một chân trời; có cuộc sống, có niềm vui, bất chấp là cũng có thập giá cùng với những mơ hồ nảy sinh từ đó.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng Giáo Hội, khi đối mặt với “sự hèn tin của chúng ta, [và] những trái tim đóng kín và sợ hãi,” vẫn tiếp tục nói, “bình tĩnh đi, Chúa đã sống lại.”

Nhưng, Đức Thánh Cha nói tiếp, thách đố đối với nhiều người là nếu Chúa đã sống lại từ trong cõi chết, “tại sao những điều này cứ tiếp tục xảy ra: bao nhiêu là bi kịch, rồi đến bệnh tật, nạn buôn bán người, khai thác con người, chiến tranh, những hủy diệt, những cuộc tàn sát, những trò trả thù, những hận thù?”

Ngài hỏi to: “Chúa ở đâu?”

Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã chia sẻ rằng vào ngày thứ Bảy Tuần Thánh, ngài đã gọi điện thoại cho một thanh niên, là một kỹ sư đang bị “bệnh nghiêm trọng”, và ngài nói với thanh niên này rằng “không có sự giải thích nào cho những gì đang xảy ra với con. Nhưng con hãy nhìn vào Chúa Giêsu bị đóng đinh, Thiên Chúa đã làm điều này với chính Người Con của Ngài. Không có lời giải thích nào khác.”

Đức Thánh Cha kể tiếp rằng đáp lại những lời này của ngài, người thanh niên vẫn khăng khăng hỏi vặn lại ngài: “Vâng, nhưng Chúa Cha đã hỏi Chúa Giêsu Con Ngài và Con Ngài đã trả lời xin vâng. Còn con, Ngài đã không hỏi con nếu con muốn điều này hay không.”

Đức Thánh Cha nói, thực ra, “Không một ai trong chúng ta được hỏi, 'Con có hài lòng với những gì đang xảy ra trên thế giới không? Con có sẵn sàng vác thánh giá này không?’”

“Hôm nay Giáo Hội tiếp tục nói, dừng lại đi, Chúa Giêsu đã sống lại rồi.”

Trước đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng có các bài giảng ứng khẩu. Ngài làm vậy mỗi buổi sáng trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta, đằng sau những cánh cửa đóng kín; vào mỗi Thứ Năm Tuần Thánh, khi ngài đi thăm các nhà tù hoặc các trung tâm tị nạn để cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly, và một lần đáng nhớ là khi ngài cử hành thánh lễ tại Tacloban, Phi Luật Tân hôm 17 tháng Giêng 2015, giữa cơn bão Hải Yến.

Tuy nhiên, chưa bao giờ ngài ứng khẩu giảng trong một bối cảnh long trọng như trong một thánh lễ đại trào. Hôm Chúa Nhật Phục Sinh, Đức Thánh Cha đã giảng ứng khẩu từ đầu đến cuối.

“Anh chị em, những viên sỏi nhỏ, anh chị em có một lý do để sống. Bởi vì anh chị em là một viên sỏi đang bám vào một nền tảng, là đá tảng đã bị tà ác của tội lỗi loại bỏ. Điều mà Giáo Hội muốn nói giữa cơ man những bi kịch là: hòn đá bị người ta bỏ đi đã không bị loại bỏ... Từ thâm tâm, Giáo Hội nói: Chúa Giêsu đã sống lại!”

Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi những người hiện diện hãy suy nghĩ về những vấn đề hằng ngày trong cuộc sống, về bệnh tật, chiến tranh, những bi kịch của con người và nói rằng “với một giọng khiêm tốn, không có bông hoa bên cạnh, chỉ một mình thôi, đối diện với Thiên Chúa đang ở trước mặt chúng ta, chúng ta hãy thưa: Lạy Chúa. con không biết tại sao những điều này lại xảy đến với con, nhưng con chắc chắn rằng Chúa Kitô đã sống lại.”

Sau bài giảng của Đức Thánh Cha, và sau phần Lời Nguyện Giáo Dân, mưa bắt đầu rơi nặng hạt, nhiều anh chị em phải dầm mưa tham dự thánh lễ. Mưa tạnh dần trong phần Kinh Nguyện Thánh Thể. Khi bắt đầu đọc kinh Lạy Cha, thì mưa tạnh hẳn.

2. Thánh Lễ Chúa Nhật Phục Sinh tại Giêrusalem

Thành phố Giêrusalem đã đông chật người tham dự các nghi lễ. Trước hết phải kể đến những người Do Thái từ khắp nơi trên toàn cõi Israel kéo về tham dự Lễ Vượt Qua kéo dài cả tuần lễ. Kế đó là các tín hữu Kitô thuộc mọi hệ phái.

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là quang cảnh Lễ Phục sinh tại đền thờ Mộ Chúa vào sáng Chúa Nhật 16 tháng Tư vừa qua. Vào lúc 10h30 sáng, theo giờ địa phương, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa là Giám Quản Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem đã cử hành thánh lễ Phục Sinh.

Cùng đồng tế với ngài có Đức Giám Mục William Shomali, và Đức Giám Mục Kamal Batish là Giám Mục phụ tá của Tòa Thượng Phụ Latinh, và Đức Giám Mục Giacinto Boulos Marcuzzo, Giám Mục phụ tá của Nazareth và hơn 250 linh mục dòng Anh Em Hèn Mọn quản thủ Thánh Địa.

Cùng đồng tế trong thánh lễ còn có khâm sứ Tòa Thánh tại Israel, là Đức Cha Giuseppe Lazzarotto, và sứ thần Tòa Thánh tại Jordan, là Đức Cha Giorgio Lingua.

Trong bài giảng Đức Tổng Giám Mục đã lặp lại lời kêu gọi hòa bình cho vùng đất nơi Chúa đã Giáng Sinh, đã du hành qua các làng mạc và thành phố rao giảng Tin Mừng, đã chịu chết trong một cuộc thương khó đầy bạo lực, và đã phục sinh khải hoàn. Vùng đất ấy đáng buồn thăm vẫn còn chìm trong những làn sóng bạo lực nối tiếp nhau khôn nguôi.

Sau các bài đọc chuông nhà thờ đã được kéo rộn rã trong khi cộng đoàn cùng hát Kinh Vinh Danh.

Tin Mừng Phục sinh cũng đã được tuyên đọc trước ngôi mộ trống.

Kết lễ, cộng đoàn đã hát vang bài Alleluia và vỗ tay chúc mừng Phục sinh cho các vị trong đoàn đồng tế.

3. Đức Tổng Giám mục Georg Gänswein: Câu chuyện Barack Obama dự phần vào kế hoạch ép Đức Bênêđíctô thứ 16 thoái vị là hoang đường

Trong những ngày qua, báo chí tại Italia tung ra những tin đồn theo đó tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama được tường thuật là đã từng tham gia vào một kế hoạch nhằm ép buộc Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thoái vị.

Trả lời câu hỏi của đài truyền hình Matrix, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, là thư ký riêng của Đức Bênêđíctô thứ 16 và đồng thời là chủ tịch phủ Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, đã nói với khán giả truyền hình Italia rằng câu chuyện này là “hoàn toàn hoang đường”.

Đức Tổng Giám Mục nói:

“Nó hoàn toàn không đúng; nó được bịa đặt ra”

Ngài giải thích thêm:

“Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI không phải là người khuất phục trước các áp lực. Ngược lại, quyết định thoái vị của ngài là hoàn toàn tự nguyện”.

Khi được hỏi về áp lực của “nhóm đồng tính” tại Vatican, Đức Tổng Giám Mục nói rằng ảnh hưởng của nhóm này thường được các phương tiện truyền thông “phóng đại lên hàng trăm lần”. Theo Đức Tổng Giám Mục, lúc này lúc khác có thể có những vấn đề trong Giáo triều Rôma, nhưng “những cố gắng và những phản ứng cần thiết đã được đưa ra để mọi sự đi đúng hướng.”

Trước đây, trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Reuters, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói rằng ngài đã không bao giờ nhận thấy Đức Bênêđíctô thứ 16 biểu hiện bất kỳ hối tiếc nào về quyết định thoái vị hôm 11 tháng Hai năm 2013.

Ngài nói: “Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cảm thấy thanh thản và bình an với chính mình, và tôi nghĩ rằng ngay cả với Thiên Chúa. Sức khoẻ ngài rất tốt, nhưng chắc chắn ngài phải trải nghiệm những gánh nặng của tuổi già. Vì vậy, ngài là một người thể chất đã già, nhưng tinh thần của ngài vẫn rất hoạt bát và minh mẫn. “

Khi được hỏi về những chỉ trích của phương tiện truyền thông đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Đức Tổng Giám mục Gänswein trả lời rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô biết về điều đó nhưng ngài không oán giận.

“Rõ ràng là về phương diện con người mà nói, đôi khi, thật là đau đớn khi xem những gì người khác viết về mình hoàn toàn không đúng với những gì đã được thực hiện. Tuy nhiên, thước đo việc làm của một người, cách thức họ tiến hành công việc, không phải là những gì các phương tiện truyền thông đại chúng ghi nhận nhưng chính là những gì trước lương tâm và trước Thiên Chúa. Và, nói cho công bằng, thì lịch sử sẽ đưa ra phán quyết sau cùng”.

Đức Tổng Giám mục Gänswein nói tiếp: “Tôi thực sự xác tín rằng lịch sử sẽ đưa ra một phán quyết khác với những gì người ta vẫn thường đọc về những năm cuối cùng của triều đại giáo hoàng của ngài bởi vì mọi sự sẽ rõ ràng và minh bạch”.

4. Trong thông điệp Phục Sinh, Đức Thánh Cha lên án cuộc tấn công “đê hèn” nhắm vào người tị nạn Syria

Theo một thỏa thuận được Iran và Qatar môi giới, các cư dân trong hai làng al-Foua và Kfraya đang bị phiến quân chống chính phủ Syria bao vây trong suốt 2 năm qua, đã được đồng ý cho chuyển tới thành phố Aleppo, do chính phủ kiểm soát, để đổi lấy việc hàng trăm quân nổi dậy người Hồi Giáo Sunni và gia đình họ tại các thị trấn Madaya và Zabadani ở gần Damascus được chuyển đến những vùng do phiến quân kiểm soát.

Hơn 50 xe buýt và 20 xe cứu thương chở khoảng 5,000 cư dân Foua và Kfarya đã vào được thành phố Aleppo và được chính phủ Syria cho định cư tại làng Jibreen ở phía Nam Aleppo.

Tuy nhiên, vào hôm thứ Bẩy 15 tháng Tư, những tên khủng bố đeo bom tự sát đã tấn công vào một đoàn xe buýt chở những người tị nạn Syria đang trên đường tới Aleppo.

Ít nhất 80 trẻ em nằm trong số 126 người thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát này. Anthony Lake, giám đốc điều hành của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, nói rằng cuộc tấn công vào một đoàn xe của các thường dân này đánh dấu một “nỗi kinh hoàng mới làm tan nát con tim của bất cứ ai còn có một tấm lòng”.

Ông kêu gọi tất cả các bên tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế và “tạo điều kiện cho Liên Hiệp Quốc và các đối tác của Liên Hiệp Quốc tiếp cận an toàn và không bị cản trở để có thể giúp đỡ những người mạng sống đang bị đe dọa.”

Trong thông điệp Phục Sinh, Đức Thánh Cha đã lên án cuộc tấn công này là “đê hèn”.

Ngài nói:

“Trong những tình huống phức tạp và thường xuyên bi thảm của thế giới ngày nay, xin Chúa Phục Sinh hướng dẫn các bước đi của tất cả những người làm việc cho công lý và hòa bình. Xin Người cho các nhà lãnh đạo các quốc gia ơn can đảm cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của các vụ xung đột và đặt một dấu chấm hết cho nạn buôn bán vũ khí.

Đặc biệt, trong những ngày này, xin Chúa nâng đỡ những nỗ lực của tất cả những ai đang tích cực tham gia vào việc mang lại ủi an và trợ giúp cho người dân Syria, là miếng mồi ngon của một cuộc chiến vẫn đang tiếp tục gieo rắc kinh hoàng và cái chết. Cuộc tấn công đê hèn gần đây nhất trên những người tị nạn đang chạy trốn chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, khiến nhiều người phải thiệt mạng và bị thương. Nguyện xin Chúa ban hòa bình cho toàn bộ vùng Trung Đông, bắt đầu từ Thánh Địa cho đến Iraq và Yemen.”

5. Đức Thánh Cha khích lệ các phương tiện truyền thông trình bày các nguyên nhân của hiện tượng di dân

Trong một bài phỏng vấn đăng trên tờ LibertaCivili, phát hành hôm 7 tháng Tư, Đức Thánh Cha khích lệ các phương tiện truyền thông trình bày các nguyên nhân đã dẫn đến cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử của Âu Châu.

Đức Thánh Cha nói:

“Việc vi phạm nhân quyền, xung đột bạo lực, tình trạng bất ổn xã hội, thiếu các nhu yếu phẩm cơ bản, thiên tai và các thảm họa do con người gây ra: tất cả những điều này phải được nói rõ ràng để cho phép hiểu đúng về hiện tượng di cư”.

Đức Thánh Cha đã phàn nàn rằng các phương tiện truyền thông thường sử dụng các thuật ngữ tiêu cực trong việc miêu tả người nhập cư. Ngài quan sát rằng, người ta cố tình biến từ ngữ “bất hợp pháp” thành một từ đồng nghĩa với “người nhập cư”; và báo giới ngày nay tuôn ra một cách thoải mái những thành kiến tiêu cực đối với người di cư và tị nạn.

6. Ủng hộ viên của tổng thống Nicolas Maduro tấn công Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino ngay trong thánh lễ

Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino của thủ đô Caracas đã bị các tay sai của tổng thống Nicolas Maduro chửi rủa và ném nhiều thứ vào ngài ngay trong thánh lễ ngày thứ Tư Tuần Thánh 12 tháng Tư tại nhà thờ Santa Teresa.

Những người ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro chửi rủa và lao lên cung thánh khi Đức Hồng Y đang giảng. Anh chị em giáo dân cản trở những người này. Hai bên xô xát ngay trong nhà thờ. Nhiều người bị thương trong vụ này.

Giải thích về hành động này, chính phủ Maduro đã cáo buộc Đức Hồng Y Urosa Savino tội “kích động bạo lực bằng cách nói rằng việc bất tuân dân sự là điều hợp lý để ngăn chặn tiến trình hướng tới chế độ độc tài” tại Venezuela.

Đức Hồng Y đang giảng về mối nguy hiểm của một chính phủ ngày càng độc tài hơn khi các ủng hộ viên của Maduro làm gián đoạn thánh lễ.

Trong thông điệp đầu năm mới của mình, Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino của tổng giáo phận Caracas than phiền tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thực phẩm và thuốc men tại Venezuela là hậu quả tai hại của “chế độ xã hội chủ nghĩa toàn trị trong đó ban cho nhà nước quyền kiểm soát hoàn toàn nền kinh tế.”

Ngài chua chát nhận xét rằng: “Chưa bao giờ chúng ta phải tìm kiếm thức ăn trong thùng rác!”

Cùng với các giám mục phụ tá, Đức Hồng Y lên tiếng kêu gọi thả các tù nhân chính trị và nuôi dưỡng một nền văn hóa bất bạo động. Ngài cầu nguyện để “người Venezuela chúng ta có thể giải quyết các xung đột một cách hòa bình.”

7. Số lượng các đại chủng sinh trên thế giới đã giảm liên tục trong 4 năm liên tiếp

Số lượng các đại chủng sinh trên toàn thế giới đã giảm liên tục trong 4 năm liên tiếp vừa qua. Đó là một trong những con số đáng báo động theo số liệu thống kê của Vatican công bố ngày 6 tháng 4.

Số lượng các đại chủng sinh trên toàn thế giới đã tăng từ 63,882 vào năm 1978 lên 110,553 vào năm Thánh 2000 và lên đến 120,616 vào năm 2011 – nghĩa là tăng 33% trong 33 năm.

Tuy nhiên, con số này sau đó đã liên tục giảm xuống chỉ còn 120,051 vào năm 2012, rồi 118,251 vào năm 2013, 116,939 vào năm 2014 và 116,843 vào năm 2015. Theo phòng Báo chí Tòa thánh, con số các chủng sinh vào năm 2015 có thể chia theo vùng địa lý như sau:

Châu Á: 34,741

Bắc và Nam Mỹ: 33,512

Châu Phi: 29,007

Châu Âu: 18,579

Châu Đại Dương: 1,004

Từ năm 2010 đến năm 2015, số lượng các đại chủng sinh ở châu Phi tăng 7.7%. Tại châu Âu, con số này đã giảm 9.7%.

8. Những quan ngại sâu xa trước việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cầu nguyện tại Hagia Sophia đúng ngày thứ Sáu Tuần Thánh

Mustafa Kemal Atatürk được coi một vị “cha già dân tộc”, là người đã khai sáng ra nước Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ, thay thế cho đế quốc Ottoman, là người quyết liệt chống lại ý tưởng về một thứ “nhà nước Hồi Giáo”, mà bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang theo đuổi.

Tám mươi năm sau cái chết của ông Mustafa Kemal Atatürk - vị tổng thống đầu tiên lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ từ 1923 đến 1938- và trong khi thế giới đang chứng kiến những ngày tàn của tên khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi, người ta lại bắt đầu phải quan ngại về những mưu toan của

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. Người có lẽ đang manh nha một thứ “nhà nước Hồi Giáo” khác tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau cuộc đảo chính vào ngày 15 tháng 7 năm 2016, mà đến giờ phút này nhiều người vẫn cho rằng đó chỉ là một cuộc đảo chính giả, do chính Erdogan dựng lên, Tổng thống Recep Erdogan đã thâu tóm vào trong tay rất nhiều quyền hành. Tính chất thế tục, biệt lập với Hồi Giáo của chính quyền Erdogan mai một nhanh chóng.

Trong một diễn biến gây sửng sốt cho nhiều người, Erdogan đã tuyên bố ý định sẽ đến cầu nguyện tại Hagia Sophia vào ngày 14 tháng 4, cùng với các nhà hoạt động Hồi giáo, là những người luôn lập luận rằng tòa nhà này là một đền thờ Hồi giáo.

Năm 1934, tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Ataturk đã ra quyết định biến Hagia Sophia thành một viện bảo tàng. Quyết định này là một phần trong nỗ lực của ông nhằm thế tục hóa nhà nước Thổ.

Hagia Sophia là một đại đền thờ của Kitô Giáo, thuộc tòa Constantinople, đã bị quân Hồi Giáo chiếm và biến thành đền thờ Hồi Giáo.

Quyết định đến cầu nguyện tại Hagia Sophia đúng vào ngày mà thế giới Kitô giáo cử hành Thứ Sáu Tuần Thánh, cho người ta thấy rõ thái độ cực đoan Hồi Giáo của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.

9. Đức Hồng Y Reinhard Marx than thở về tình trạng các Kitô hữu bị bách hại

Trong bài Suy Niệm tại buổi đi Đàng Thánh Giá hôm thứ Sáu Tuần Thánh 14 tháng Tư ở Munich, Đức Hồng Y Reinhard Marx than thở về cuộc bách hại không chút suy giảm nhắm vào các tín hữu Kitô, đặc biệt là “ở nhiều quốc gia được định hình bởi Hồi giáo”.

Đức Hồng Y đã kêu gọi các nhà lãnh đạo của tất cả các tôn giáo ủng hộ cho việc công nhận quyền tự do tôn giáo trên toàn thế giới.

Ngài cảnh cáo rằng: “Không thể có hòa bình giữa các tôn giáo trừ phi tất cả mọi người được phép sống đức tin và đức tin của họ được tôn trọng.”

Theo Open Doors, hơn 7,000 Kitô hữu đã bị giết vì đức tin trong năm ngoái, 2016. Đây là sự gia tăng rất mạnh từ con số 4,344 vào năm 2014 và 2,123 vào năm 2013. Ngoài ra, 2,400 nhà thờ đã bị hư hỏng hoặc bị tấn công trên toàn thế giới, gấp hai lần so với con số vào năm 2014.

Những con số này không bao gồm Bắc Triều Tiên, Iraq và Syria, nơi những con số chính xác khó có thể có được.

Tại Ai Cập, các vụ khủng bố hôm Chúa Nhật Lễ Lá đã khiến nhiều nhà thờ phải hủy bỏ một phần hay toàn bộ chương trình Tuần Thánh và Phục sinh như thường lệ.

10. Giám mục Syria chỉ trích cuộc không kích của Hoa Kỳ là hấp tấp và nguy hiểm

Một giám mục Syria đã lên tiếng chỉ trích cuộc không kích của Mỹ vào một căn cứ quân sự của Syria. Ngài nói rằng cuộc tấn công đã xảy ra mà không có một cuộc điều tra đầy đủ về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở tỉnh Idlib.

Vào sáng thứ Sáu 7 tháng Tư theo giờ địa phương, Hoa Kỳ đã bắn 59 hỏa tiễn Tomahawk vào căn cứ không quân Al Shayrat của quân chính phủ Syria vì cho rằng các máy bay xuất phát từ căn cứ này đã thực hiện một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào đầu tháng Tư tại tỉnh Idlib, gây ra cái chết cho 72 người, trong đó có 20 trẻ em.

Đức Cha Georges Abou Khazen, giám quản tông tòa Công Giáo nghi lễ La tinh ở Aleppo, nói rằng ngài “hoàn toàn ngỡ ngàng “ trước tốc độ phản ứng của Hoa Kỳ.

Theo Đức Cha: “Chiến dịch quân sự này sẽ mở ra những tình huống gây khốn khó cho tất cả mọi người.”

11. Cựu Đại Sứ Canada tại Bắc Kinh cảnh giác Tòa Thánh không nên có ảo tưởng về Trung quốc

Cựu Đại sứ về Tự Do Tôn giáo của Canada cảnh giác các quốc gia có kế hoạch xây dựng quan hệ với Trung Quốc cần phải thận trọng, Canada và Toà Thánh cũng không phải là ngoại lệ.

Đại sứ Andrew Bennett đưa ra lời cảnh báo trên trong Diễn đàn Quốc Hội về Tự do Tôn giáo thường niên lần thứ 6 khai diễn hôm 3 tháng Tư.

Ông Bennett nói:

“Chúng ta không nên ảo tưởng rằng khi Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào các khuôn khổ chính trị, kinh tế và xã hội thế giới, thì điều đó sẽ có những ảnh hưởng nào đó về tình trạng nhân quyền tại Hoa Lục”

Ông Bennett nhận xét rằng thay vì cải thiện hồ sơ nhân quyền vì những tham gia này, “họ vẫn không hề động đậy”

Ông nói: “Đây là một lời cảnh báo cho những quốc gia như Canada và các đồng minh của chúng ta khi muốn có một mối quan hệ sâu sắc hơn với Trung Quốc về thương mại, quốc phòng và các vấn đề khác. Chúng ta cần phải tiếp tục áp lực nhà nước Trung Quốc.”

Ông Bennett tố cáo Trung Quốc lập ra một số Hiệp hội yêu nước nhằm khống chế và khuynh đảo các tôn giáo, bao gồm cả Công Giáo.

Nhận xét về các cuộc thảo luận gần đây giữa Vatican và Bắc Kinh, ông Bennett nói: “Tòa Thánh hiện đang trong một quá trình cố gắng đạt được một số sự đồng thuận với chính phủ Trung Quốc về vai trò của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước và Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này. Tôi muốn cảnh báo Tòa Thánh nên cẩn thận trong những cuộc trao đổi hiện nay, bởi vì dường như không có mong muốn nào của chính phủ Trung Quốc trong việc thay đổi chính sách của họ về tôn giáo, đặc biệt là với người Công Giáo.”

12. Pakistan phát hiện và dập tắt một âm mưu tấn công các nhà thờ dịp Lễ Phục Sinh

Theo một thông cáo báo chí của quân đội Pakistan, các lực lượng an ninh đã tiến hành một cuộc hành quân đặc biệt dựa trên các tin tình báo gần Hiệp Hội Gia Cư Punjab ở Lahore.

Một kẻ khủng bố đã bị giết trong khi một phụ nữ đã bị bắt trong cuộc hành quân. Bốn quân nhân đã bị thương trong cuộc giao tranh với bọn khủng bố.

Quân đội đã tịch thu được một số lớn lựu đạn và các áo vest chứa đầy bom tự sát.

Quân đội thường không thực hiện các hoạt động chống khủng bố, là phần việc của cảnh sát. Tuy nhiên, họ đã có những hoạt động phối hợp với cảnh sát nước này sau khi ba quân nhân bị giết tại Dera Ghazi Khan và 2 binh sĩ khác bị thương trong một cuộc giao tranh trong khu vực này.

Mùa Phục sinh năm ngoái, ít nhất 65 người, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng và hơn 300 người khác bị thương trong một vụ đánh bom tự sát tại một công viên cho trẻ em ở Lahore, thủ phủ của tỉnh Punjab của Pakistan vào tối Chúa Nhật Phục sinh 27 tháng Ba, 2016.

Một số đông dân chúng, đa số là phụ nữ và trẻ em, đã có mặt tại công viên Gulshan-e-Iqbal ở Lahore khi một kẻ đánh bom tự sát cho nổ bom quấn trên người. Những người bị thiệt mạng và bị thương phần lớn là phụ nữ và trẻ em.

Số người tụ tập trong công viên ngày cuối tuần thường không có bao nhiêu người. Nhưng vì là lễ Phục Sinh, nên đông đảo các cộng đồng Kitô hữu đến đây họp nhau mừng lễ như họ vẫn làm hàng năm. Năm nay, các tín hữu Kitô Pakistan không dám mừng lễ tại địa điểm này nữa.