Phụng Vụ - Mục Vụ
Tôma không tin – lỗi tại ai ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:11 22/04/2017
CN 2 PHỤC SINH : Tôma không tin – lỗi tại ai ?
Chỉ với 3 chữ ghi chú về thời gian “tám ngày sau” mà đoạn Tin Mừng này của thánh Gioan được đọc trong Chúa Nhật II Phục Sinh của bất cứ năm nào : năm A,B,C.
Bài này được đọc trong ngày cuối tuần bát nhật Phục Sinh. Có người đã gọi CN này là CN của Toma.
Ngày thứ nhất sau khi Chúa sống lại, các tông đồ ở trong căn phòng đóng kín vì sợ Do thái, Chúa hiện ra, không có mặt Gioan. Tám ngày sau, cũng y hệt khung cảnh đó : trong căn phòng đóng kín, Chúa hiện ra có Toma, là kẻ đã thách thức: “Nếu mắt tôi không thấy dấu đanh ở tay chân, nếu ngón tay tôi không xỏ vào cạnh sườn Người, tôi không tin…”
Đề tài suy niệm Lời Chúa hôm nay là : Toma không tin, lỗi tại ai ?
Tục ngữ Việt Nam có câu : Tại anh tại ả, tại cả đôi bên. Câu đó có thể dùng để trả lời cho câu hỏi này: Toma không tin, lỗi tại ai? Thưa lỗi cả hai.
Tại anh : tại các tông đồ ; tại ả : tại cả Toma.
1. Lỗi ở các Tông đồ kia : Lỗi ở chỗ nào ?
Thưa ở chỗ: Họ nói “chúng tôi đã thấy Chúa, chúng tôi đã được Chúa thổi hơi để nhận lấy Thánh Thần, chúng tôi đã được sai đi…” Thế mà 8 ngày sau vẫn ngồi ì một chỗ, phòng đóng kín, có lẽ vẫn còn sợ. Các ông chẳng tỏ dấu gì là tin cả, thì làm sao khiến Toma tin được.
Mà Toma lại được Tin Mừng Gioan ghi chú 2 câu vào lý lịch như sau: Không thích những chuyện rồ dại (x. Ga 11,1) và không muốn lang thang trên con đường chẳng biết đi về đâu (x. Ga 14,5)
• Không thích những chuyện rồ dại, khi Chúa Giêsu báo tin Lazaro chết, hãy đi thăm hỏi anh ấy –Chết rồi đi thăm anh ấy làm sao được, thăm xác thì có- nhưng rồi Toma cũng phất tay: “thôi đi cũng được, để cùng chết với Ngài”.
• Không muốn lang thang trên con đường vô định hướng, khi Chúa Giêsu nói : “Chỗ Thầy đi, anh em đã biết lối rồi”. Toma nói : chúng con chẳng biết Thầy đi đâu, làm sao biết lối được !”. (Chúa Giêsu đã trả lời: Thầy là đường là sự Thật và là sự Sống...). Một con người như vậy : hay thắc mắc, muốn biết cái gì thì phải cho chắc, làm sao mà dễ tin vào tin tức, tin chọc tức, tin vịt… anh em tông đồ khác kể lại được, nhất là khi bắt gặp thái độ sợ sệt bất động của họ, càng khiến Toma vững tin thêm là ông đang bị các tông đồ khác đùa dai, chứ làm gì có chuyện sống lại và hiện ra của thầy Giêsu. Chẳng cần lý luận gì xa xôi, cứ nhìn bộ mặt sợ sệt hỡi ôi của các tông đồ kia là đủ.
Thưa ÔBACE,
-Kéo dài đời sống các tông đồ kia thêm 2000 năm nữa, sẽ là chúng ta.
-Và kéo dài đời sống của Toma thêm 2 thiên niên nữa, sẽ là những kẻ không tin, chung quanh chúng ta.
Nhiều khi họ không tin vào Đạo, vào Chúa, là vì chúng ta. Chúng ta không diễn tả được cái gì chứng tỏ chúng ta tin. Nhiều lần đi lễ từ nhà thờ về, tôi cũng đi ngang qua nhiều nhà anh em không có Đạo. Tôi cũng tự hỏi : mình mặc áo dòng: họ thấy có dấu gì khác đó, nhưng tại sao họ không thắc mắc gì về Đạo –Họ chẳng tin– Bao nhiêu năm rồi. Tại sao vậy ? Mình chưa sống đủ niềm tin của mình trên khuôn mặt, trong cách xử sự thân thương tình đồng bào, hay chẳng để lộ ra cái dáng dấp của người con Chúa, tin vào sự sống lại chăng ?
Anh chị em chắc cũng đã có lần nghĩ như vậy, xét như thế…khi chính mình hoặc những anh em Công Giáo bên cạnh khi vừa đi lễ về, vừa rước Chúa đó, mà đã xắn tay áo cãi lộn trong nhà hay với người hàng xóm ! Cũng đua đòi mánh mung, “ở thế gian mà không gian sao được” v.v.. Như vậy làm sao người khác tin vào Chúa đây?
Chúng ta tin và loan báo Tin Mừng bằng một bộ mặt đưa đám khổ não thì ai tin chúng ta được. Có lẽ muốn tạo một nghịch lý như vậy, báo tin vui bằng bộ mặt buồn, mà linh mục Văn Chi đã dệt nhạc bài Người đã sống lại trên nền La thứ (cung buồn) thay vì Đô trưởng, Sol trưởng (cung vui, cung hùng). “Người sống lại từ cõi chết, đau thương không còn in dấu trên Người.” Ngay Alleluia, cũng La thứ ! Vẫn có cái buồn trong khi loan tin vui, khiến nhiều người chẳng tin, như Toma xưa chẳng tin vào Tin Mừng sống lại mà các tông đồ buồn loan báo cho ông. Tôma không tin : Lỗi tại các tông đồ !
2. Lỗi ở Toma
Nhưng mà an ủi cho chúng ta, cho các tông đồ xưa, là Toma không tin, lỗi tại Toma nữa. Tại anh tại ả, tại cả và đôi. Nếu cái gì cũng phải thấy tận mắt, sờ tận tay, day tận mặt, thì mới tin, thì đâu còn là tin nữa, mà là chấp nhận bó buộc.
Trong một cuộc hội nghị nọ, một diễn giả nói lớn tiếng : bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh không có Thiên Chúa , đó là không có người nào chủ trương không có Chúa, phỉ báng Chúa, mà lại bị sét đánh cả (nếu có Chúa thật, thì ai phỉ báng Ngài phải đáng lãnh một cú đấm của thiên lôi chứ !).
(Nghe nói vậy, một người ngồi nghe nhận xét: Nhưng Thiên Chúa chúng tôi tin đâu có rình bắn những con chim sẻ, canh chừng ai xúc phạm là cho một phát ! Thiên Chúa giàu lòng thương xót mà !)
Chúng ta giả dụ xảy ra chuyện này: bất cứ ai phỉ báng Chúa, bị cứng họng ngay, chứ chưa nói sét đánh chết, thì sẽ xảy ra chuyện gì: bằng chứng nhãn tiền rằng có Chúa. Lúc đó không còn tin có Chúa nữa mà là bắt buộc chấp nhận, và như thế cũng chẳng còn tự do, chẳng còn công phúc…
Vì thế ngoài 8 mối phúc thật, Tin Mừng Gioan còn thêm cho chúng ta Phúc thật thứ 9. Phúc cho ai không thấy mà tin. “Toma vì anh thấy mà tin, nhưng phúc cho ai không thấy mà tin”. ...
Nói điều vừa rồi không phải để chúng ta cứ tiếp tục sống trong tình trạng “phản chứng” : báo tin vui mà vẫn sống buồn, loan tin Chúa yêu thương mà vẫn kéo lê cuộc đời thù ghét... Nhưng mà bất cần những dấu hiệu, người ta vẫn tin, thì cái tin đó mới đáng là Đức : Đức tin.
Tin như thế mới có phúc. Nói rõ hơn : nhiều người chưa tin, lỗi tại ta, nhưng cũng lỗi tại họ nữa. Họ vật chất quá, phải thấy rõ người Công Giáo vui luôn, ai cũng sống là thánh cả, họ mới tin thì họ cũng như Toma nếu không thấy dấu đinh, không sờ cạnh sườn, không tin.
Suy nghĩ như vậy, chúng ta mới thấy : Đức tin không phải là lý luận (Thiên Chúa của Abraham khác Thượng Đế của Triết gia). Đức tin cũng không dựa trên mắt thấy tay sờ (tuy thường dựa trên tai nghe). Nhưng nhất là đức tin do ơn Chúa. Vì thế Đức tin là một bước đại nhảy vọt. Vượt khỏi lý luận, vượt trên giác quan. Đức tin đến từ Chúa Thánh Thần. Nếu Chúa Thánh Thần không soi sáng, khó tin lắm. Điều chúng ta có thể làm được (những việc cần làm ngay) thì không khó khăn gì là xin Chúa Thánh Thần ban ơn nhảy vọt : ơn Tin cho những người chưa tin.
Phần chúng ta, chúng ta lập lại lời xin rất ý nghĩa : Lạy Chúa, con tin, nhưng xin thêm đức tin cho con, để điều chúng con tuyên xưng ngoài miệng trong kinh Tin Kính cũng được chúng con sống bằng ít là một khuôn mặt rạng nét vui tươi vì được làm con Chúa, vì được cùng sống lại với Chúa sau này. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Chỉ với 3 chữ ghi chú về thời gian “tám ngày sau” mà đoạn Tin Mừng này của thánh Gioan được đọc trong Chúa Nhật II Phục Sinh của bất cứ năm nào : năm A,B,C.
Bài này được đọc trong ngày cuối tuần bát nhật Phục Sinh. Có người đã gọi CN này là CN của Toma.
Ngày thứ nhất sau khi Chúa sống lại, các tông đồ ở trong căn phòng đóng kín vì sợ Do thái, Chúa hiện ra, không có mặt Gioan. Tám ngày sau, cũng y hệt khung cảnh đó : trong căn phòng đóng kín, Chúa hiện ra có Toma, là kẻ đã thách thức: “Nếu mắt tôi không thấy dấu đanh ở tay chân, nếu ngón tay tôi không xỏ vào cạnh sườn Người, tôi không tin…”
Đề tài suy niệm Lời Chúa hôm nay là : Toma không tin, lỗi tại ai ?
Tục ngữ Việt Nam có câu : Tại anh tại ả, tại cả đôi bên. Câu đó có thể dùng để trả lời cho câu hỏi này: Toma không tin, lỗi tại ai? Thưa lỗi cả hai.
Tại anh : tại các tông đồ ; tại ả : tại cả Toma.
1. Lỗi ở các Tông đồ kia : Lỗi ở chỗ nào ?
Thưa ở chỗ: Họ nói “chúng tôi đã thấy Chúa, chúng tôi đã được Chúa thổi hơi để nhận lấy Thánh Thần, chúng tôi đã được sai đi…” Thế mà 8 ngày sau vẫn ngồi ì một chỗ, phòng đóng kín, có lẽ vẫn còn sợ. Các ông chẳng tỏ dấu gì là tin cả, thì làm sao khiến Toma tin được.
Mà Toma lại được Tin Mừng Gioan ghi chú 2 câu vào lý lịch như sau: Không thích những chuyện rồ dại (x. Ga 11,1) và không muốn lang thang trên con đường chẳng biết đi về đâu (x. Ga 14,5)
• Không thích những chuyện rồ dại, khi Chúa Giêsu báo tin Lazaro chết, hãy đi thăm hỏi anh ấy –Chết rồi đi thăm anh ấy làm sao được, thăm xác thì có- nhưng rồi Toma cũng phất tay: “thôi đi cũng được, để cùng chết với Ngài”.
• Không muốn lang thang trên con đường vô định hướng, khi Chúa Giêsu nói : “Chỗ Thầy đi, anh em đã biết lối rồi”. Toma nói : chúng con chẳng biết Thầy đi đâu, làm sao biết lối được !”. (Chúa Giêsu đã trả lời: Thầy là đường là sự Thật và là sự Sống...). Một con người như vậy : hay thắc mắc, muốn biết cái gì thì phải cho chắc, làm sao mà dễ tin vào tin tức, tin chọc tức, tin vịt… anh em tông đồ khác kể lại được, nhất là khi bắt gặp thái độ sợ sệt bất động của họ, càng khiến Toma vững tin thêm là ông đang bị các tông đồ khác đùa dai, chứ làm gì có chuyện sống lại và hiện ra của thầy Giêsu. Chẳng cần lý luận gì xa xôi, cứ nhìn bộ mặt sợ sệt hỡi ôi của các tông đồ kia là đủ.
Thưa ÔBACE,
-Kéo dài đời sống các tông đồ kia thêm 2000 năm nữa, sẽ là chúng ta.
-Và kéo dài đời sống của Toma thêm 2 thiên niên nữa, sẽ là những kẻ không tin, chung quanh chúng ta.
Nhiều khi họ không tin vào Đạo, vào Chúa, là vì chúng ta. Chúng ta không diễn tả được cái gì chứng tỏ chúng ta tin. Nhiều lần đi lễ từ nhà thờ về, tôi cũng đi ngang qua nhiều nhà anh em không có Đạo. Tôi cũng tự hỏi : mình mặc áo dòng: họ thấy có dấu gì khác đó, nhưng tại sao họ không thắc mắc gì về Đạo –Họ chẳng tin– Bao nhiêu năm rồi. Tại sao vậy ? Mình chưa sống đủ niềm tin của mình trên khuôn mặt, trong cách xử sự thân thương tình đồng bào, hay chẳng để lộ ra cái dáng dấp của người con Chúa, tin vào sự sống lại chăng ?
Anh chị em chắc cũng đã có lần nghĩ như vậy, xét như thế…khi chính mình hoặc những anh em Công Giáo bên cạnh khi vừa đi lễ về, vừa rước Chúa đó, mà đã xắn tay áo cãi lộn trong nhà hay với người hàng xóm ! Cũng đua đòi mánh mung, “ở thế gian mà không gian sao được” v.v.. Như vậy làm sao người khác tin vào Chúa đây?
Chúng ta tin và loan báo Tin Mừng bằng một bộ mặt đưa đám khổ não thì ai tin chúng ta được. Có lẽ muốn tạo một nghịch lý như vậy, báo tin vui bằng bộ mặt buồn, mà linh mục Văn Chi đã dệt nhạc bài Người đã sống lại trên nền La thứ (cung buồn) thay vì Đô trưởng, Sol trưởng (cung vui, cung hùng). “Người sống lại từ cõi chết, đau thương không còn in dấu trên Người.” Ngay Alleluia, cũng La thứ ! Vẫn có cái buồn trong khi loan tin vui, khiến nhiều người chẳng tin, như Toma xưa chẳng tin vào Tin Mừng sống lại mà các tông đồ buồn loan báo cho ông. Tôma không tin : Lỗi tại các tông đồ !
2. Lỗi ở Toma
Nhưng mà an ủi cho chúng ta, cho các tông đồ xưa, là Toma không tin, lỗi tại Toma nữa. Tại anh tại ả, tại cả và đôi. Nếu cái gì cũng phải thấy tận mắt, sờ tận tay, day tận mặt, thì mới tin, thì đâu còn là tin nữa, mà là chấp nhận bó buộc.
Trong một cuộc hội nghị nọ, một diễn giả nói lớn tiếng : bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh không có Thiên Chúa , đó là không có người nào chủ trương không có Chúa, phỉ báng Chúa, mà lại bị sét đánh cả (nếu có Chúa thật, thì ai phỉ báng Ngài phải đáng lãnh một cú đấm của thiên lôi chứ !).
(Nghe nói vậy, một người ngồi nghe nhận xét: Nhưng Thiên Chúa chúng tôi tin đâu có rình bắn những con chim sẻ, canh chừng ai xúc phạm là cho một phát ! Thiên Chúa giàu lòng thương xót mà !)
Chúng ta giả dụ xảy ra chuyện này: bất cứ ai phỉ báng Chúa, bị cứng họng ngay, chứ chưa nói sét đánh chết, thì sẽ xảy ra chuyện gì: bằng chứng nhãn tiền rằng có Chúa. Lúc đó không còn tin có Chúa nữa mà là bắt buộc chấp nhận, và như thế cũng chẳng còn tự do, chẳng còn công phúc…
Vì thế ngoài 8 mối phúc thật, Tin Mừng Gioan còn thêm cho chúng ta Phúc thật thứ 9. Phúc cho ai không thấy mà tin. “Toma vì anh thấy mà tin, nhưng phúc cho ai không thấy mà tin”. ...
Nói điều vừa rồi không phải để chúng ta cứ tiếp tục sống trong tình trạng “phản chứng” : báo tin vui mà vẫn sống buồn, loan tin Chúa yêu thương mà vẫn kéo lê cuộc đời thù ghét... Nhưng mà bất cần những dấu hiệu, người ta vẫn tin, thì cái tin đó mới đáng là Đức : Đức tin.
Tin như thế mới có phúc. Nói rõ hơn : nhiều người chưa tin, lỗi tại ta, nhưng cũng lỗi tại họ nữa. Họ vật chất quá, phải thấy rõ người Công Giáo vui luôn, ai cũng sống là thánh cả, họ mới tin thì họ cũng như Toma nếu không thấy dấu đinh, không sờ cạnh sườn, không tin.
Suy nghĩ như vậy, chúng ta mới thấy : Đức tin không phải là lý luận (Thiên Chúa của Abraham khác Thượng Đế của Triết gia). Đức tin cũng không dựa trên mắt thấy tay sờ (tuy thường dựa trên tai nghe). Nhưng nhất là đức tin do ơn Chúa. Vì thế Đức tin là một bước đại nhảy vọt. Vượt khỏi lý luận, vượt trên giác quan. Đức tin đến từ Chúa Thánh Thần. Nếu Chúa Thánh Thần không soi sáng, khó tin lắm. Điều chúng ta có thể làm được (những việc cần làm ngay) thì không khó khăn gì là xin Chúa Thánh Thần ban ơn nhảy vọt : ơn Tin cho những người chưa tin.
Phần chúng ta, chúng ta lập lại lời xin rất ý nghĩa : Lạy Chúa, con tin, nhưng xin thêm đức tin cho con, để điều chúng con tuyên xưng ngoài miệng trong kinh Tin Kính cũng được chúng con sống bằng ít là một khuôn mặt rạng nét vui tươi vì được làm con Chúa, vì được cùng sống lại với Chúa sau này. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Imam el-Tayyib nói về hội nghị hòa bình thế giới tại Đại Học al-Azhar
Đặng Tự Do
02:50 22/04/2017
Hội nghị hòa bình thế giới tại Cairo sẽ được tổ chức trong hai ngày 27 và 28 tháng Tư. Imam của Đại Học al-Azhar là Ahmed el-Tayyib cho biết với hội nghị này, ông muốn khẳng định rằng thế giới nên “loại trừ những nguyên nhân xung đột, bạo lực và hận thù” hơn là chữa trị những “triệu chứng” của “căn bệnh” ấy bằng những phương thế quá thường khi là bạo lực mà theo ông có thể dẫn đến một vòng xoáy trôn ốc hết bạo lực này đến bạo lực khác.
Theo một thông báo của Đại Học al-Azhar, 300 nhân vật đã được mời, trong đó có Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô của Chính Thống Giáo Hy Lạp và Đức Thượng Phụ Tawaros II của Chính Thống Giáo Coptic.
Iman Ahmed el-Tayyib hy vọng hội nghị này sẽ “gửi đến thế giới một thông điệp chung kêu gọi hoà bình của các nhà lãnh đạo tôn giáo, và xã hội”.
Ý tưởng về hội nghị này đã được manh nha từ tháng Năm 2016 trong chuyến thăm Vatican của Imam el-Tayyib, và được phát triển thành chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Ai Cập. Và hoa trái cuối cùng là hội nghị hòa bình thế giới được ấn định sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và ngày 28 tháng 4 tại Cairo.
Theo Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, dưới ánh sáng của những gì đã diễn ra trong những năm gần đây, ta có thể thấy rằng nhận xét của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 về Hồi Giáo trong diễn từ tại Đại Học Regensburg vào năm 2006 thực sự có tính “tiên tri”. Phát biểu của Đức Bênêđíctô thứ 16 về Hồi Giáo là một lời mời gọi thế giới Hồi Giáo nhìn thẳng vào “những nguyên nhân xung đột, bạo lực và hận thù”. Tuy nhiên, thiện chí và lời mời gọi của Đức Bênêđíctô thứ 16 đã không được đáp trả.
Hội nghị hòa bình thế giới tại Cairo diễn ra quá muộn nhưng có vẫn còn hơn không.
Theo một thông báo của Đại Học al-Azhar, 300 nhân vật đã được mời, trong đó có Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô của Chính Thống Giáo Hy Lạp và Đức Thượng Phụ Tawaros II của Chính Thống Giáo Coptic.
Iman Ahmed el-Tayyib hy vọng hội nghị này sẽ “gửi đến thế giới một thông điệp chung kêu gọi hoà bình của các nhà lãnh đạo tôn giáo, và xã hội”.
Ý tưởng về hội nghị này đã được manh nha từ tháng Năm 2016 trong chuyến thăm Vatican của Imam el-Tayyib, và được phát triển thành chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Ai Cập. Và hoa trái cuối cùng là hội nghị hòa bình thế giới được ấn định sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và ngày 28 tháng 4 tại Cairo.
Theo Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, dưới ánh sáng của những gì đã diễn ra trong những năm gần đây, ta có thể thấy rằng nhận xét của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 về Hồi Giáo trong diễn từ tại Đại Học Regensburg vào năm 2006 thực sự có tính “tiên tri”. Phát biểu của Đức Bênêđíctô thứ 16 về Hồi Giáo là một lời mời gọi thế giới Hồi Giáo nhìn thẳng vào “những nguyên nhân xung đột, bạo lực và hận thù”. Tuy nhiên, thiện chí và lời mời gọi của Đức Bênêđíctô thứ 16 đã không được đáp trả.
Hội nghị hòa bình thế giới tại Cairo diễn ra quá muộn nhưng có vẫn còn hơn không.
Sứ điệp Tòa Thánh gửi các Phật Tử
Lm. Trần Đức Anh OP
08:49 22/04/2017
VATICAN. Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn chúc mừng các Phật Tử trên thế giới nhân dịp lễ Vesakh và cổ võ cùng nhau cấp thiết thăng tiến một nền văn hóa hòa bình và bất bạo động.
Trên đây là nội dung Sứ điệp của ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, và của Đức Cha Tổng thư ký Miguel Ángel Ayoso Guixot, công bố hôm 22-4-2017 nhân lễ Vesakh. Đối với các tín đồ Phật giáo nguyên thủy, lễ này mừng cuộc đản sinh, thành đạo và viên tịch của Đức Phật, trong khi các tín đồ Phật giáo đại thừa, cử hành các biến cố đó vào những ngày khác nhau. Năm nay lễ Vesakh được cử hành vào ngày 10-5 tới đây.
Trong sứ điệp, Hội đồng Tòa Thánh nhận xét rằng trong khi nhiều tín hữu dấn thân thăng tiến hòa bình, thì có những người khác lại khai thác tôn giao để biện minh cho những hành vi bạo lực và oán thù...
Chúa Giêsu và Đức Phật cũng cổ võ bất bạo động và là những người xây dựng hòa bình. Như ĐGH Phanxicô đã viết ”Cả Chúa Giêsu cũng sống trong thời kỳ bạo lực. Ngài dạy rằng chiến trường đích thực trong đó bạo lực và an bình đụng độ nhau chính là tâm hồn con người: ”Thực vậy, từ bên trong, tức là từ tâm hồn con người, xuất phát những ý hướng xấu” (Mc 7,21) (Sứ điệp Ngày thế giới hòa bình 2017).
Cả Đức Phật cũng loan báo một sứ điệp bất bạo động và hòa bình, khuyến khích tất cả mọi người ”hãy chiến thắng kẻ giận dữ không phải bằng sự nổi giận, chiến thắng kẻ gian ác bằng sự từ nhân, chiến thắng kẻ lầm than bằng sự quảng đại, và thắng kẻ gian dối bằng sự thật” (Kinh Pháp Cú [Dhammapada], n. XVII, 3).
Cụ thể hơn, Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn cổ võ sự dấn thân chung của các tín hữu Kitô và Phật tử và khẳng định rằng:
”Chúng ta đồng ý là bạo lực nảy sinh từ trái tim con người, và sự ác của con người đưa tới những cơ cấu gian ác. Vì thế chúng ta được kêu gọi thực hiện một công trình chung: nghiên cứu những nguyên nhân gây nên bạo lực; giảng dạy cho các tín hữu liên hệ cách thức chiến thắng sự ác trong tâm hồn của họ; giải thoát khỏi sự ác các nạn nhân cũng như những người phạm những hành vi bạo lực; huấn luyện tâm trí của tất cả mọi người, đặc biệt là các trẻ em, hãy yêu mến và sống an bình với tất cả mọi người và với môi trường; giảng dạy rằng không có hòa bình nếu không có công lý, và cũng không có công lý đích thực nếu không có tha thứ; mời gọi tất cả mọi người hãy cộng tác vào việc phòng ngừa các xung đột trong sự tái thiết các xã hội bị phân tán; khuyến khích các phương tiện truyền thông xã hội tránh và bài trừ những diễn văn oán thù, và những tương quan phe phái, khiêu khích; khuyến khích những cuộc cải tổ giáo dục để phòng ngừa sự giải thích xuyên tạc và xấu xa về lịch sử và các sách Kinh Thánh; sau cùng là cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới qua việc cùng nhau tiến bước trên con đường bất bạo động” (SD 22-4-2017)
Trong sứ điệp, Hội đồng Tòa Thánh nhận xét rằng trong khi nhiều tín hữu dấn thân thăng tiến hòa bình, thì có những người khác lại khai thác tôn giao để biện minh cho những hành vi bạo lực và oán thù...
Chúa Giêsu và Đức Phật cũng cổ võ bất bạo động và là những người xây dựng hòa bình. Như ĐGH Phanxicô đã viết ”Cả Chúa Giêsu cũng sống trong thời kỳ bạo lực. Ngài dạy rằng chiến trường đích thực trong đó bạo lực và an bình đụng độ nhau chính là tâm hồn con người: ”Thực vậy, từ bên trong, tức là từ tâm hồn con người, xuất phát những ý hướng xấu” (Mc 7,21) (Sứ điệp Ngày thế giới hòa bình 2017).
Cả Đức Phật cũng loan báo một sứ điệp bất bạo động và hòa bình, khuyến khích tất cả mọi người ”hãy chiến thắng kẻ giận dữ không phải bằng sự nổi giận, chiến thắng kẻ gian ác bằng sự từ nhân, chiến thắng kẻ lầm than bằng sự quảng đại, và thắng kẻ gian dối bằng sự thật” (Kinh Pháp Cú [Dhammapada], n. XVII, 3).
Cụ thể hơn, Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn cổ võ sự dấn thân chung của các tín hữu Kitô và Phật tử và khẳng định rằng:
”Chúng ta đồng ý là bạo lực nảy sinh từ trái tim con người, và sự ác của con người đưa tới những cơ cấu gian ác. Vì thế chúng ta được kêu gọi thực hiện một công trình chung: nghiên cứu những nguyên nhân gây nên bạo lực; giảng dạy cho các tín hữu liên hệ cách thức chiến thắng sự ác trong tâm hồn của họ; giải thoát khỏi sự ác các nạn nhân cũng như những người phạm những hành vi bạo lực; huấn luyện tâm trí của tất cả mọi người, đặc biệt là các trẻ em, hãy yêu mến và sống an bình với tất cả mọi người và với môi trường; giảng dạy rằng không có hòa bình nếu không có công lý, và cũng không có công lý đích thực nếu không có tha thứ; mời gọi tất cả mọi người hãy cộng tác vào việc phòng ngừa các xung đột trong sự tái thiết các xã hội bị phân tán; khuyến khích các phương tiện truyền thông xã hội tránh và bài trừ những diễn văn oán thù, và những tương quan phe phái, khiêu khích; khuyến khích những cuộc cải tổ giáo dục để phòng ngừa sự giải thích xuyên tạc và xấu xa về lịch sử và các sách Kinh Thánh; sau cùng là cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới qua việc cùng nhau tiến bước trên con đường bất bạo động” (SD 22-4-2017)
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc giải thích tại sao các thiếu nữ Mễ Tây Cơ yêu đời?
Đặng Tự Do
15:53 22/04/2017
Giám đốc của OECD là Gabriela Ramos nói rằng các nước như Mễ Tây Cơ và Ba Lan được hưởng lợi từ niềm tin tôn giáo của họ. Trong khi ở các nước giàu như Anh, người ta phụ thuộc một cách bấp bênh vào phúc lợi từ hệ thống an sinh xã hội của nhà nước, tại Mễ Tây Cơ và Ba Lan, người ta trông cậy vào gia đình và cộng đồng, là những thể chế đáng tin cậy, được xây dựng vững mạnh trên niềm tin tôn giáo.
Bà đã được nhiều cơ quan truyền thông của Anh phỏng vấn sau khi báo cáo này được công bố vì nghiên cứu của OECD cho thấy những thiếu nữ người Anh nằm trong số những người đau khổ nhất trên thế giới.
Ở Mễ Tây Cơ, thanh thiếu niên đánh giá mức độ hài lòng với cuộc sống của họ với điểm trung bình 8.27 trên thang điểm từ 1 đến 10, trong khi tại Anh, mức độ hài lòng thấp hơn đáng kể, chỉ ở mức 6.98.
Khi được hỏi về sự khác biệt, bà Ramos, là người Mễ Tây Cơ, nói với tờ Daily Mail rằng “Các mối quan hệ xã hội rất tốt ở Mễ Tây Cơ. Có thể là vì ở Mễ Tây Cơ không có các hệ thống an sinh xã hội để chăm sóc những người thất nghiệp như trong các xã hội có nền kinh tế tiên tiến. Người ta luôn trông cậy vào gia đình và gia đình luôn ở đó để giúp đỡ nhau. Các cộng đồng vẫn nâng đỡ lẫn nhau, bởi vì họ biết rằng nếu ai đó thất bại, không có ai giúp họ.”
Bà nói rằng người dân ở các nước kém phát triển có khuynh hướng “lạc quan hơn” vì xã hội “vẫn đang được xây dựng” và có “tiềm năng còn làm được nhiều việc hơn nữa”.
Nghiên cứu cho thấy 19.4% trẻ em gái ở Anh báo cáo “cảm thấy không hài lòng” với cuộc sống so với 11.9% trẻ em trai.
Tỷ lệ trung bình các cô gái không hài lòng ở tất cả các nước OECD khảo sát là 14.3%.
Anh đứng thứ tư trong số 49 nước được xếp hạng theo số lượng các thiếu nữ cảm thấy thất vọng với cuộc sống.
Thắng lợi của Erdoğan là một tin rất buồn cho cộng đoàn Kitô hữu Thổ Nhĩ Kỳ
Đặng Tự Do
16:50 22/04/2017
Ông Erdoğan đã thực hiện một cuộc vận động rất mạnh trong số những người theo chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi tại Thổ Nhĩ Kỳ, là một lực lượng luôn luôn rất mạnh tại nước này; nhưng chiến thắng 51.4%, là một sự thất vọng đối với Erdoğan. Cay cú, Erdoğan, loan báo quyết tâm lập lại án tử hình, và nhiều người trong số những ai đã dám bỏ phiếu chống có lẽ sẽ có một tương lai đầy bất trắc.
Cuộc trưng cầu dân ý vừa qua đã chuyển Thổ Nhĩ Kỳ từ một nước cộng hòa nghị viện sang một chế độ tổng thống chế. Điều này có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn như Italia nữa, với một hệ thống quyền lực được phân tán trong các cơ quan hiến định khác nhau (thường dẫn tới các chính phủ rất yếu) nhưng sẽ giống như Hoa Kỳ hoặc Pháp. Nhưng không thực sự như thế. Hiến pháp Hoa Kỳ nổi tiếng về việc “kiểm tra và cân bằng”, trong khi cách làm mới của Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ sẽ cho thấy quyền lực tập trung ở mức độ đáng chú ý trong tay của một người, là ông Erdoğan.
Rất nhiều nhà bình luận coi đây là cái chết của chế độ dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ. Họ chỉ đúng có một nửa thôi. Thổ Nhĩ Kỳ làm gì có chế độ dân chủ để mà chết. Cho đến năm 1950, Thổ Nhĩ Kỳ được điều hành đầu tiên bởi Kemal Ataturk, người sáng lập nước cộng hòa, và sau đó bởi Ismet Inonu, người kế nhiệm ông. Họ đều là những nhà độc tài cách này cách khác. Inonu rời nhiệm sở sau khi thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1950, và Celal Bayar lên thay. Năm 1960, quân đội tiến hành đảo chính, Bayar đã bị bắt cùng với Thủ tướng Adnan Menderes, và sau đó bị kết án tử hình và bị treo cổ. Những thứ lịch sử như thế không thể coi là lịch sử của một nền dân chủ đáng tự hào.
Nhận định cho rằng ông Erdoğan đang giết chết nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ phải được nhìn nhận dưới ánh sáng của thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ thực sự là một chính thể dân chủ thực sự. Vì thế, nó thật đáng ngạc nhiên khi thấy rằng chỉ có hơn một nửa số cử tri đã lựa chọn chính phủ độc tài. Ở các nước độc tài như Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc.. con số này ít ra phải là 95%.
Với kết quả 51.4%, ta phải vinh danh những người dám bỏ phiếu KHÔNG. Họ dũng cảm bỏ phiếu Không, và họ sẽ phải đau khổ vì điều này trong tương lai.
Người ta có thể mong đợi điều gì nơi chế độ độc tài mới ở Thổ Nhĩ Kỳ? Trong những năm qua nhiều nhà báo đã bị bỏ tù vì đã viết những điều bị nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho là “sai trái”, và một số đã bị giết vì dám nghĩ “những điều sai trái”. Hiện tại có ít nhất 81 nhà báo đang bị tù ở Thổ Nhĩ Kỳ, với nhiều cáo buộc chống nhà nước, khiến Thổ Nhĩ Kỳ là nước dẫn đầu thế giới về việc bắt giam các nhà báo. Và chúng ta đừng quên Hrant Dink, bị sát hại chỉ vì dám dũng cảm đề cập đến vụ diệt chủng người Armenia năm 1915.
Một lần nữa, chúng ta không thể hy vọng có những cải thiện trong thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với thiểu số Kitô giáo. Sự hỗ trợ của ông Erdoğan xuất phát chủ yếu từ khu trung tâm Hồi Giáo Anatolia, và đây là một khu vực bài Kitô giáo mạnh nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là nơi thỉnh thoảng lại bùng phát các hoạt động chống lại các Kitô hữu, và đáng lo ngại hơn, những hoạt động này thường được sự hỗ trợ bí mật từ chính quyền.
Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây các quan ngại của thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc theo đó các bồi bút cho chính quyền Erdoğan đã đi quá xa khi vu cáo Giáo Hội Công Giáo với những vai trò đầy huyền thoại trong cuộc đảo chánh hụt hôm 15 tháng 7, 2016. Cho đến nay, nhiều người vẫn tin rằng đó chỉ là một cuộc đảo chính giả do chính Erdoğan dàn dựng để có cớ thu tóm quyền hành.
Sau cuộc đảo chánh hụt này, các phương tiện truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ thi nhau bày tỏ lòng trung thành với tổng thống Erdoğan và đưa ra nhiều cáo buộc chống lại giáo sĩ Hồi Giáo Fethullah Gulen, kể cả các cáo buộc hoang tưởng nhất.
Tờ Cumhuriyet, trong số ra ngày 7 tháng 8, 2016 đã nhắc đến cuộc gặp gỡ vào tháng Hai năm 1998 giữa Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Imam Fethullah Gulen. Bất chấp thực tế Fethullah Gulen là một giáo sĩ cao cấp của Hồi Giáo, ký giả Mine Kirikkanat của tờ này nói rằng ông Fethullah Gulen là một “gián điệp” của Giáo Hội Công Giáo đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y “in pectore” (không nêu danh tính) và được cài vào Thổ Nhĩ Kỳ trong âm mưu “Kitô Giáo hóa” nước này.
Ông Erdoğan có kỷ lục về việc hăm dọa những người ngoại quốc sống trên đất Thổ, và Kitô hữu thường được đồng hóa với người ngoại quốc trong tâm thức của nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ. Các Kitô hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là những người cải đạo, đang ở trong một thời kỳ rất khó khăn với chế độ độc tài mới của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dạ Tiệc Hội Bảo Trợ Ơn Gọi tại Sydney
Diệp Hải Dung
08:45 22/04/2017
Dạ Tiệc Hội Bảo Trợ Ơn Gọi tại Sydney
Tối thứ Sáu 21/04/2017 khoảng 500 quan khách đã đến nhà hàng Crystal Palece vùng Canley Heights Sydney tham dự buổi dạ tiệc gây quỹ Hội Bảo Trợ Ơn Gọi TGP Sydney với chủ đề: “Dưới sự phù trì của Đức Mẹ”
Xem Hình
Khai mạc chương trình Mc. Trần Cao Thượng chào mừng quý Cha, quý Sơ, quý Thầy và quý quan khách, đồng thời giới thiệu vũ khúc Từ Lúc Mẹ Nói Lời Xin Vâng và kế tiếp Cha Tuyên uý Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm Tuyên úy Đặc trách Hội Bảo Trợ Ơn Gọi TGP Sydney lên ngỏ lời chào mừng qúy Cha, quý Sơ, quý Thầy và mọi người đồng thờ Cha làm phép của ăn.
Sau đó ông Hoàng Văn Hùng Hội Trưởng Hội Bảo Trợ Ơn Gọi lên báo cáo tường trình về những hoạt động của Hội trong năm tháng qua. Hội được thành lập đầu năm 2006 đền năm nay là năm thứ 12, trong năm đầu tiên này Hội bảo trợ 81 Tu Sinh Nam Nữ thuộc 8 Dòng Tu, gồm 40 Nữ 41 Nam Tu Sinh. Đã gởi về $9720.oo Úc kim. Hội cũng đã gia tăng số Dòng Tu và số Tu Sinh được bảo trợ hang năm, và đến năm vừa qua 2016. Hội bảo trợ 721 Tu Sinh Nam Nữ thuộc 50 Hội Dòng, Tu Hội. Tiểu Chủng Viện và Đại Chủng Viện và cũng đã gởi về $146,600.oo Úc kim. Từ năm 2006 – 2017 là 12 năm, chỉ riêng tiền bảo trợ cho các Tu Sinh tu học. Hội đã gởi về cho các Hội Dòng, Tu Hội, Chủng Viện và Đại Chủng Viện số tiền là $886.917 Úc kim.
Nhân dịp này chúng con xin cám ơn Ban Tuyên Úy , Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm đã Linh hướng cho Hội và giúp cho Hội có một hướng đi phù hợp với Giáo Hội Việt Nam, xin cám ơn Ban Thường Vụ, quý Hội Đồng Mục Vụ và quý Trưởng Ban Ngành Đoàn Thể đã luôn tích cực tiếp tay và đồng hành với Hội.
Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney cũng ngỏ lời chúc mừng Hội đã đứng ra tổ chức buổi dạ tiệc gây quỹ giúp cho các Tu Sinh Nam Nữ ở quê nhà có phương tiện và cơ hội dấn thân trên bước đường Tu trì.
Sau đó phần văn nghệ tiếp nối với những màn Song Ca, Hợp Ca và Vũ khúc do quý Cha quý Sơ quý Thầy phối hợp cùng với anh chị em ca sĩ cây nhà lá vườn trong Cộng Đồng trình diễn rất đặc sắc. Đặc biệt nhạc phẩm Ca Khúc Tạ Ơn, Cha Cựu Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời mời tất cả qúy Cha, quý Sơ và quý Thầy cùng lên sân khấu hợp ca để chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa.
Trước khi kết thúc buổi dạ tiệc ông Vũ Đức Thắng thay mặt Ban Chấp Hành Hội lên ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người và báo cáo tài chánh sau khii trừ tất cả mọi chi phí, Hội thu được được $18,490.oo Úc kim và những ân nhân các Giáo đoàn hứa sẽ đóng góp. Hội sẽ công bố chính thức sau trên tờ Niềm Tin và trang Website của Cộng Đồng. Diệp Hải Dung.
Tối thứ Sáu 21/04/2017 khoảng 500 quan khách đã đến nhà hàng Crystal Palece vùng Canley Heights Sydney tham dự buổi dạ tiệc gây quỹ Hội Bảo Trợ Ơn Gọi TGP Sydney với chủ đề: “Dưới sự phù trì của Đức Mẹ”
Xem Hình
Khai mạc chương trình Mc. Trần Cao Thượng chào mừng quý Cha, quý Sơ, quý Thầy và quý quan khách, đồng thời giới thiệu vũ khúc Từ Lúc Mẹ Nói Lời Xin Vâng và kế tiếp Cha Tuyên uý Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm Tuyên úy Đặc trách Hội Bảo Trợ Ơn Gọi TGP Sydney lên ngỏ lời chào mừng qúy Cha, quý Sơ, quý Thầy và mọi người đồng thờ Cha làm phép của ăn.
Sau đó ông Hoàng Văn Hùng Hội Trưởng Hội Bảo Trợ Ơn Gọi lên báo cáo tường trình về những hoạt động của Hội trong năm tháng qua. Hội được thành lập đầu năm 2006 đền năm nay là năm thứ 12, trong năm đầu tiên này Hội bảo trợ 81 Tu Sinh Nam Nữ thuộc 8 Dòng Tu, gồm 40 Nữ 41 Nam Tu Sinh. Đã gởi về $9720.oo Úc kim. Hội cũng đã gia tăng số Dòng Tu và số Tu Sinh được bảo trợ hang năm, và đến năm vừa qua 2016. Hội bảo trợ 721 Tu Sinh Nam Nữ thuộc 50 Hội Dòng, Tu Hội. Tiểu Chủng Viện và Đại Chủng Viện và cũng đã gởi về $146,600.oo Úc kim. Từ năm 2006 – 2017 là 12 năm, chỉ riêng tiền bảo trợ cho các Tu Sinh tu học. Hội đã gởi về cho các Hội Dòng, Tu Hội, Chủng Viện và Đại Chủng Viện số tiền là $886.917 Úc kim.
Nhân dịp này chúng con xin cám ơn Ban Tuyên Úy , Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm đã Linh hướng cho Hội và giúp cho Hội có một hướng đi phù hợp với Giáo Hội Việt Nam, xin cám ơn Ban Thường Vụ, quý Hội Đồng Mục Vụ và quý Trưởng Ban Ngành Đoàn Thể đã luôn tích cực tiếp tay và đồng hành với Hội.
Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney cũng ngỏ lời chúc mừng Hội đã đứng ra tổ chức buổi dạ tiệc gây quỹ giúp cho các Tu Sinh Nam Nữ ở quê nhà có phương tiện và cơ hội dấn thân trên bước đường Tu trì.
Sau đó phần văn nghệ tiếp nối với những màn Song Ca, Hợp Ca và Vũ khúc do quý Cha quý Sơ quý Thầy phối hợp cùng với anh chị em ca sĩ cây nhà lá vườn trong Cộng Đồng trình diễn rất đặc sắc. Đặc biệt nhạc phẩm Ca Khúc Tạ Ơn, Cha Cựu Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm ngỏ lời mời tất cả qúy Cha, quý Sơ và quý Thầy cùng lên sân khấu hợp ca để chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa.
Trước khi kết thúc buổi dạ tiệc ông Vũ Đức Thắng thay mặt Ban Chấp Hành Hội lên ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người và báo cáo tài chánh sau khii trừ tất cả mọi chi phí, Hội thu được được $18,490.oo Úc kim và những ân nhân các Giáo đoàn hứa sẽ đóng góp. Hội sẽ công bố chính thức sau trên tờ Niềm Tin và trang Website của Cộng Đồng. Diệp Hải Dung.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đường chúng ta đi?
Bảo Giang
09:04 22/04/2017
Đường chúng ta đi? phần 4.
Bạn bảo tôi: Đường chúng ta đi hôm nay phải là con đường xây dựng Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Độc Lập đặt trên nền tảng Công Lý và Công Bằng xã hội. Ở đó, tất cả đều được định vị trên nền tảng Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung.
Vâng, Đường Chúng Ta Đi hôm nay còn phải là con đường tẩy rửa mọi tỳ vết vô đạo của tập đoàn CS Hồ chí Minh đã phơi bày ra trên giải đất này. Phải tẩy rửa chúng vì tập đoàn cộng phỉ này đã làm lem luốc, làm nhơ bẩn hình hài nhà Văn Hoá và Lịch Sử của dân tộc Việt Nam.
Với chủ trương này, xem ra người Việt Nam hôm nay chỉ còn một con đường duy nhất để đi. Hãy mạnh mẽ để tạo một con đường mới cho dân tộc mình dù phải chấp nhận một cuộc đánh đổi nào đó. Bởi lẽ, nếu không mạnh mẽ thay đổi, chúng ta không còn một phương cách nào khác ngoài cảnh nằm im dưới gót chân Việt cộng, và chờ Trung cộng đến giải phóng. Khi đó, Nó sẽ nuốt chửng lấy tất cả những gì là gia sản của nhà Việt Nam. Ta sẽ không còn mảnh đất cho riêng mình. Ta sẽ mất cả nhân bản Việt và lịch sử của đất nước. Ta có còn lại chăng là thân phận của một lũ nô lệ nghèo hèn ở ngay trên đất nước mình!
Trước viễn cảnh đen tối này, xem ra người Việt Nam hôm nay chỉ còn một trong hai cách để chọn lựa:
1. Chém kẻ nội thù, triệt hạ xâm lăng.
2. Cúi đầu khoanh tay chờ, nhận kiếp nô lệ!
IV. Thế đứng của người Việt Nam hôm nay.
Như trên tôi đã đưa ra một cái nhìn thực tế để cho mọi người, kể cả người còn thức hay đang ngủ gật đều có thể nhìn thấy rõ một điểm then chốt cuối cùng là: Chúng ta phải chọn lấy một trong hai cách sống. Chém kẻ nội thù, diệt ngoại xâm. Hoặc xin làm nô lệ cho chúng.
a. Chém kẻ nội thù.
Bạn muốn nói gì thì nói, Việt cộng ra rả ra sao tùy thích. Với tôi, tôi khẳng định là: Muốn có Hòa Bình, có Độc Lập có Tự Do, có Công Lý và muốn có đời sống an cư lạc nghiệp, chúng ta chỉ có một chọn lựa duy nhất. Phải triệt hạ, đạp đổ toàn bộ hệ thống của tập đoàn CS Hồ chí Minh xuống, chúng ta sẽ có tất cả. Hơn thế, ngay sau khi Ta triệt hạ tập đoàn Việt cộng bán nước Hồ chí Minh ra khỏi đất nước, cái họa Tàu lấn sân, lấn đất, lấn biển của Ta cũng tự nhiên tiêu tan, biến mất. Đây chính là phương sách “ Chém kẻ nội thù!” mà tiền nhân ta đã từng thực hiện.
Ai cũng biết, lúc gần đây tập đoàn Cộng sản BV thỉnh thoảng bi bô cái mõm là chống Trung cộng cướp đất, cướp đảo của ta. Và rồi có dăm anh hàng cá, chạy tụt cả quần, mất cả áo khi vượt biên, vượt biển mới ra đến hải ngoại. Những tưởng người đi vì chống cộng, giúp chúng ta cứu nước. Ai ngờ, chỉ sau năm ba bữa cơm phỉnh diều, liền ra chiêu, “muốn thắng Việt cộng thì phải hợp tác với Việt cộng đánh Tàu trước đã, sau đó mới hạ VC sau”! Thật là cao kiến hơn cả chuyện cười!
Đến khi nhìn lại, xem ra việc tiêu diệt cộng sản không phải là chủ đích riêng của người Việt Nam. Trái lại, đây là chuyện chung của thế giới và đặc biệt là của các nước đã bị cộng sản chiếm đóng. Dĩ nhiên Trung cộng cũng không có ngoại lệ. Tuy nhiên, đến nay thì mọi người đều biết rõ là. Dù là tồi tệ như thế, nhưng chưa hề có một đảng cộng sản nào trên thế giới tự mình thay đổi để đem đến điều tốt đẹp hơn cho đất nước và cho người dân của mình. Trái lại, nếu người dân muốn được sống trong điều kiện nhân bản của con người, không muốn bị lệ thuộc vào cái vòng xích trong cổ thì buộc phải đứng dậy, đạp đổ CS xuống mà xây dựng lại con người và đất nước của mình. Ngoài ra không còn một phương cách nào khác. Hỏi bạn xem, bài học này Việt Nam ta có nên học hỏi, thực nghiệm hay không?
Có thể bạn quả quyết rằng phải học. Buộc phải học phương cách này, ngoài ra không có một con đường nào khác. Bởi lẽ, đây đã là một định đề bất biến, không có ngoại lệ. Ta không thể hão huyền chờ sung rụng! Theo đó, Việt Nam muốn thoát ách cộng sản cũng không có một con đường nào khác hơn là tự mình đứng dậy triệt tiêu chúng! Lý do, tập đoàn Việt cộng HCM sẽ không bao giờ làm cuộc tự thay đổi ở Việt Nam. Bởi vì, ở nơi đó chúng được quyền truyền cho nhau sống lạc thú trên những bất bạnh của người dân. Hoặc gỉa, được ăn cơm no, được ban cho áo đẹp từ hàng xóm Trung cộng.
Dĩ nhiên, sẽ chẳng ai có của cho không. Trái lại, vì muốn được Tàu cộng bảo vệ, các thế hệ CS tại Việt Nam từ Hồ chí Minh đến nay đã ra sức vơ vét tài nguyên, đất đai của Việt Nam để trao tay, dâng nạp cho Trung cộng để mong cầu lấy chữ nương tựa vào chúng. Đó là lý do, không phải chỉ có Hoàng Sa, Trường Sa rồi Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm… phải lìa mẫu quốc Việt Nam. Nhưng còn là hàng ngàn, hàng vạn km2 trong nội địa, bờ biển, cửa khẩu, nay đã nằm trong tay Tầu cộng.
Và còn tồi tệ hơn cả thế nữa. Nền Văn Hóa của Việt Nam đang bị chúng triệt tiêu bằng văn hóa Tàu khi những chữ tự vuông vức bắt đầu ê, a trong các trường tiểu học và trung học trên toàn quốc theo di sản của sát thủ Đặng xuân Khu, và công lao gầy dựng của Phạm vũ Luận. Hỏi xem, mai sau đây trẻ sẽ học sử chống Tàu với Quang Trung Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần hưng Đạo … hay sử Tàu dẹp loạn tại An Nam? Rồi, mai kia ở đó còn những gì thuộc về quyền sống của người Việt Nam, hay tất cả chỉ còn lại một nhu cầu sống cho bầy nô lệ?
Kế đến, chúng ta hãy thẳng thắn một lần để thấy rằng tập đoàn CSVN sẽ không bao giờ có khả năng làm cuộc thay đổi hay tự sống cho mình. Trái lại, như con giun, con sán, chúng chỉ là những kẻ qùy lạy để XIN và chờ Trung cộng ban CHO đôi chút quyền lợi mà thôi. Dĩ nhiên, kẻ đi xin phải có điều kiện. Ít ra phải có cái rổ, cái rá, hay cái bát vỡ, mẻ. Tập đoàn CS Hà Nội cũng không có ngoại lệ. Bạn hãy nhìn vào những cuộc đàn áp người dân đi biểu tình hôm nay thì sẽ biết điều kiện ấy là gì? Rồi hỏi xem, trong tập thể gọi là lãnh đạo ấy, có còn một kẻ nào biết tự trọng, có lương tâm Việt Nam khi chúng dơ giáo mác lên, đâm vào lưng đồng bào Ta khi họ hô to Trưòng Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam? Formosa phải cút khỏi Việt Nam? Không! xem ra là không có những người vì đồng bào, vì đất nước của mình nằm trong hàng ngũ của những kẻ bán nước do HCM điều khiển.
Chuyện đất nước là thế. Rồi hỏi xem Tự Do, Độc Lập có phải là điều để XIN – CHO hay phải đánh đổi lấy bằng chính gía máu của dân tộc mình? Hỏi xem, Nhân Quyền, Công Lý có phải là miếng cơm rơi, chén canh thừa hay là miếng xương cá để chúng ta ngửa tay ra xin nhà cầm quyền Việt cộng, hoặc TC ban phát cho Ta? Hay những gía trị ấy, nếu muốn có, tự chúng ta phải đòi lấy bằng sức mạnh, thậm chí bằng máu xương của chúng ta?
b. Đánh rắn phải đánh dập đầu!
Ai cũng lo cái họa Trung cộng tràn sang thật là ghê gớm. Tuy thế, tôi cho rằng, nó vẫn chỉ xếp hàng thứ, không thể ở hàng tối nguy hại cho đất nưóc. Tại sao ư? Đơn gỉan là Tàu không thể tự sang nếu không có kẻ môi giới, dẫn đường. Lịch sử xưa đã chứng minh và nay cũng vậy. Như thế, nếu không có tập đoàn cộng phỉ Hồ chí Minh dẫn đường, đưa lối, Trung cộng không có cơ hội dẫn nhau sang trấn đóng trên nước ta. Và dĩ nhiên, Nam Quan, Bản Dốc, Hoàng Sa, Trường Sa đã không phải lìa đất mẹ.
Chuyện rõ là thế, nhưng khi chúng ta vận động cho một chủ trương, không “nuôi ong tay áo”, xem ra vẫn còn tồn đọng một câu hỏi buộc chúng ta phải trả lời dứt khoát là: Nếu Hồ chí Minh là người đã cứu nước ra khỏi bàn tay của hai đế quốc Pháp và Mỹ như đã được CS tuyên truyền, tại sao ta phải tiêu diệt Hồ chí Minh trong khung cứu nước hôm nay? Có hai câu trả lời thực tế:
1. Nguồn cội.
Trước tiên, tôi không ngần ngại đặt trong trong dấu ngoặc một câu hỏi là? Hồ chí Minh là ai, Y đã có công lao gì với đất nước này? Hoặc gỉa, có phải Y là người Tàu tên Hồ Quang, nhân thời cơ trà trộn và lấn chiếm lấy cái tên của Nguyễn tất Thành để chiếm đóng Việt Nam theo chủ trương và kế hoạch của bá quyền Trung cộng hay không?
Phần trả lời rõ ràng thì xin dành để cho Lịch sử soi xét về sau. Nơi đây tôi chỉ viết ra đôi điều trong thực tế mà ai cũng biết là:
a. Nếu Y là người Việt Nam, tên Nguyễn tất Thành thì Y quả là một kẻ ngu dốt đã không được giáo dục gì về lịch sử nước nhà, và không biết gì về cái họa xâm lăng của Tàu từng đặt trên vai người Việt Nam qua hàng ngàn năm. Trong trường hợp này Y chỉ có thể là một Lê chiêu Thống, một Trần ích Tắc. Hoặc gỉả, một quái thai của thời đại. Y không thể tồn tại với dân tộc này như Lê chiêu Thống đã.
b. Nếu Y là Hồ Quang người Tàu thì dĩ nhiên công tác của Y phải là như thế. Chỉ tiếc rằng tập đoàn Việt cộng đã ngu dốt theo y. Tệ hơn, đến hôm nay còn tôn thờ Y, gọi Y là “ cha già dân tộc” theo lệnh của Trung cộng. Tệ hơn, còn xây đài dựng tượng Y trên khắp non sông Việt để tiêu tán tài sản nhân vật lực của Việt Nam thì tự họ biết. Phải có ngày trả lời cho công luận Việt Nam về những hành vi của họ.
2. Bài học lịch sử.
Trước hết, bài học Lịch Sử của dân tộc đã chứng minh rằng Việt Nam không cần nhờ đến công cuộc gọi là cứu quốc của Hồ chí Minh vào ngày 2-9-1945 mới có Độc Lập. Bởi vì, ngưòi lãnh đạo có thực quyền tại Việt Nam vào thời điểm đó là QT Bảo Đại đã công khai tuyên bố nền Độc Lập của Việt Nam và xé bỏ toàn bộ những hòa ước đã phải ký kết với Pháp trước kia vào ngày 11 tháng 3 năm 1945. Từ đó theo tinh thần của Công Pháp Quốc Tế, Việt Nam đã hoàn toàn Độc Lập. Không còn nằm trong vị thế đô hộ của Pháp nữa. Theo đó, không cần đến cuộc chiến hao tổn máu xương của người dân Việt do cộng sản tổ chức nữa.
Nói cách khác, Pháp không còn là nguyên cớ để cho người Việt Nam mở ra cuộc chiến với thực dân Pháp. Nó cũng không cần đến cuộc tiêu hao xương máu của người Việt Nam do tập đoàn CS Hồ chí Minh tổ chức theo chủ trương của TC nữa. Bởi vì, cuộc chiến do Hồ chí Minh chủ trương sau ngày 2-9-1945 dưới sự lãnh đạo của Trung cộng là hoàn toàn không có lợi ích gì cho việc Độc Lập của Việt Nam, ngoại trừ hai hướng dẫn đường có lợi cho cộng sản là chia đất nước Việt Nam ra làm hai và mở đường cho Việt Nam nằm vào trong quỹ đạo nô lệ cho Tàu cộng mà thôi. Nói cách khác, cuộc chiến do cộng sản Hồ chí Minh tổ chức hoàn toàn không có một gía trị thực tiễn nào cho nền Độc Lập và Tự trị của Việt Nam.
3. Lòng dân.
Lòng dân Việt Nam ta từ xưa đến nay chưa bao giờ có tâm lý thờ thần Tàu thay vì các thần minh Quốc Gia của mình. Chẳng một nơi nào có đền thờ Thoát Hoan, Liễu Thăng, Sầm nghi Đống… Nhưng hầu như cả nước nơi nào cũng có đền thờ những đấng quân Vương Ngô Quyền, Trần hưng Đạo, Đức Lê Lợi, hai bà Trưng, Quang Trung… Tại sao lại như thế? Câu trả lời ngắn gọn và đầy đủ nhất là Lòng Dân ta vậy!
Nhưng nay, dưới triều đại của Hồ chí Minh lại bày ra chuyện khác biệt. Những người hy sinh vì bảo vệ đất nước trong những cuộc chiến biên giới với Tàu thì không có đất dung thân. Phần những người Việt Nam nhớ đến công ơn của họ mà làm lễ tưởng niệm dâng hương thì bị nhà nước Việt cộng bắt giam vào trong chốn lao tù, ngục tối. Trong khi đó, nhà nưóc Việt cộng lại xây đài, lập mộ, đúc tượng cho quân cướp nước ngay trên mảnh đất của nhà mình. Chuyện này giải thích thế nào đây? Nhà nước này thuộc Tàu hay là của ta đây nhỉ?
Kế đến, trong những ngày gần đây, nhiều hãng xưởng của Tàu trên đất nước này đã tạo nên một thảm trạng môi trường, làm cho cuộc sống của dân sinh lao đao. Dân ta kéo nhau đi biểu tình đòi đuổi chúng ra khỏi đất nước thì được nhà táng Việt Cộng tặng đòn, tặng gậy và cho cả nhà tù! Có ai giải thích được lý do tại sao nhà táng Việt cộng bảo vệ Tàu và triệt hạ dân Việt hay không?
Chuyện của nước ta hôm nay rõ ràng là thế. Tuy nhiên, vẫn còn có những kẻ chạy cờ, trốn cộng sản đến “tụt cả quần” mới đến được đất nước Tự Do, lại huyênh hoang tuyên bố là: “4… Việc hợp lực với kẻ thù nhỏ để chống kẻ thù lớn hơn, như thế là khôn hay là dại?”. Sau khi tự đặt ra “kẻ thù nhỏ” là Việt cộng, và “kẻ thù lớn” là Trung cộng, “chính khứa” này công bố sách lược của mình với đầy tính răn đe như sau: ”“Nếu không hợp tác với Việt cộng chống Tàu thì mai mốt đất nước rơi vào tay Trung cộng thì lúc bấy giờ chống ai, theo ai”.
Thoạt nghe, tôi bàng hoàng tưởng ngoài đầu ngõ nhà tôi có cái loa phát như thế. Khi nhìn lại, tôi biết chắc là mình không còn ở trong hoàn cảnh cũ. Trái lại, ở rất xa cái loa đài ấy. Vậy mà hôm nay, khi đọc báo, lại phải nghe cái luận điệu ấy. Thử hỏi xem, họ là ai và vì ai đây? Rồi vì lý do nào, họ đã không dám chống kẻ thù VC hiện diện trước mặt, lại còn đưa chúng ta vào đường bất nghiã với quê hương là giúp cộng nuôi Tàu? Hỏi lại xem, họ là ai? Có phải là con cờ mồi, đánh trống bên ta và làm ma nhà CS không?
Sỡ dĩ, tôi phải đặt ra câu hỏi này là vì tôi tin rằng mọi người Việt Nam ngày nay dù có nằm trong vòng kiểm soát của Việt cộng hay không, tất cả đều biết rằng: Có cho thêm tiền, Trung cộng cũng không bao giờ dám ngang nhiên chiếm cứ Việt Nam. Bởi vì, ngay lúc đó Dân tộc này sẽ đứng dậy tìm câu trả lời và thế giới sẽ ủng hộ họ. Một Bạch Đằng Giang của thế hệ mới sẽ cuồn cuộn dâng lên trảm thủ chúng theo gương xưa. Trung cộng không ngu dại để làm cuộc chiếm đóng VN. Chúng chỉ nuôi, dùng bọn tay sai để điều hành theo ý muốn của chúng mà thôi. Theo đó, cuộc chiếm đóng như ở Tây Tạng, Tân Cương không có cơ hội để chúng thực hiện tại Việt Nam nếu như nơi đây không có tập đoàn Việt cộng.
4. Nhìn về tương lai.
Việt Nam mong chờ gì nơi chúng ta? Câu trả lời rõ nét nhất không phải là ở nơi anh, nơi tôi, nơi chị. Nhưng hãy nhìn đến tuổi thơ của những thế hệ hôm nay, khi các em theo cha mẹ đi phản kháng Việt cộng bán nước buôn dân qua các chương trình kinh tế như Formosa, Vũng Áng… Các em như đã có một ý thức chọn lựa tương lai không phải chỉ cho mình, nhưng còn là cho đất nước nữa. Ở đó, niềm tin và tương lai của thế hệ mai sau như đã không còn cái “cờ đỏ sao vàng” của Phúc Kiến, nhưng đã được thay thế vào đó là Hoàng Kỳ nền Vàng Ba Sọc Đỏ đơn giản của Việt Nam. Sự kiện này phải được hiểu là: Tuổi trẻ đã bắt đầu biểu lộ một thái độ chính trị cho ngày mai. Phủ nhận tính đại diện và ý nghĩa của tập đoàn cờ đỏ sao vàng và sự hiện diện của đảng CSVN trên phần đất này. Thay vào đó là màu cờ Vàng nhẹ nhàng, tung bay. Như thế, nhiệm vụ của chúng ta không phải chỉ là một sự dứt khoát, vất bỏ xuông, nhưng còn là sự bao bọc và nuôi ý chí ấy ngày một lớn thêm lên.
Tóm lại, Đường Chúng Ta Đi hôm nay không phải là con đường của riêng anh, của riêng tôi hay của chị, của em. Nhưng là Con Đường của chúng ta, của Dân Tộc Việt Nam. Theo đó, đường đi của dân tộc Việt Nam ngày mai ra sao tùy thuộc hoàn toàn vào những bước đi dứt khoát của chúng ta hôm nay. Bạn, đứng dậy làm người Quang Trung cứu dân cứu nước? Hay cúi đầu xin theo hầu Lê chiêu Thống, hoặc theo đồ tể Hồ chí Minh là tùy ý bạn. Tôi chỉ viết lên đây ý nghĩa đích thực của hai hướng đi ấy mà thôi. Chuyện đơn giản qúa phải không? Bạn hãy chọn đi.
- Quy thuộc Việt cộng và xin làm nô lệ cho Tàu để kiếm miếng cơm manh áo. Ở đó, bạn có thể có thẻ đảng CS, có cơ hội mang quốc tịch Tàu. Ê, a bài học lịch sử Tàu, rồi chối bỏ gia sản và giang san Việt Nam mà an giấc.
Hoặc gỉa,
- Cương quyết một lần cùng nhau đứng dậy. Đập tan gông cùm cộng sản để xây dựng lại một đất nước Việt Nam trong Độc Lập, Tự Do, Công Lý, Hoà Bình và Thịnh Vượng. Và ở đó, con cháu ta mãi mãi là người Quang Trung trên mảnh đất Việt Nam mến yêu.
Bảo Giang
Mùa Quốc Hận 2017.
Bạn bảo tôi: Đường chúng ta đi hôm nay phải là con đường xây dựng Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Độc Lập đặt trên nền tảng Công Lý và Công Bằng xã hội. Ở đó, tất cả đều được định vị trên nền tảng Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung.
Vâng, Đường Chúng Ta Đi hôm nay còn phải là con đường tẩy rửa mọi tỳ vết vô đạo của tập đoàn CS Hồ chí Minh đã phơi bày ra trên giải đất này. Phải tẩy rửa chúng vì tập đoàn cộng phỉ này đã làm lem luốc, làm nhơ bẩn hình hài nhà Văn Hoá và Lịch Sử của dân tộc Việt Nam.
Với chủ trương này, xem ra người Việt Nam hôm nay chỉ còn một con đường duy nhất để đi. Hãy mạnh mẽ để tạo một con đường mới cho dân tộc mình dù phải chấp nhận một cuộc đánh đổi nào đó. Bởi lẽ, nếu không mạnh mẽ thay đổi, chúng ta không còn một phương cách nào khác ngoài cảnh nằm im dưới gót chân Việt cộng, và chờ Trung cộng đến giải phóng. Khi đó, Nó sẽ nuốt chửng lấy tất cả những gì là gia sản của nhà Việt Nam. Ta sẽ không còn mảnh đất cho riêng mình. Ta sẽ mất cả nhân bản Việt và lịch sử của đất nước. Ta có còn lại chăng là thân phận của một lũ nô lệ nghèo hèn ở ngay trên đất nước mình!
Trước viễn cảnh đen tối này, xem ra người Việt Nam hôm nay chỉ còn một trong hai cách để chọn lựa:
1. Chém kẻ nội thù, triệt hạ xâm lăng.
2. Cúi đầu khoanh tay chờ, nhận kiếp nô lệ!
IV. Thế đứng của người Việt Nam hôm nay.
Như trên tôi đã đưa ra một cái nhìn thực tế để cho mọi người, kể cả người còn thức hay đang ngủ gật đều có thể nhìn thấy rõ một điểm then chốt cuối cùng là: Chúng ta phải chọn lấy một trong hai cách sống. Chém kẻ nội thù, diệt ngoại xâm. Hoặc xin làm nô lệ cho chúng.
a. Chém kẻ nội thù.
Bạn muốn nói gì thì nói, Việt cộng ra rả ra sao tùy thích. Với tôi, tôi khẳng định là: Muốn có Hòa Bình, có Độc Lập có Tự Do, có Công Lý và muốn có đời sống an cư lạc nghiệp, chúng ta chỉ có một chọn lựa duy nhất. Phải triệt hạ, đạp đổ toàn bộ hệ thống của tập đoàn CS Hồ chí Minh xuống, chúng ta sẽ có tất cả. Hơn thế, ngay sau khi Ta triệt hạ tập đoàn Việt cộng bán nước Hồ chí Minh ra khỏi đất nước, cái họa Tàu lấn sân, lấn đất, lấn biển của Ta cũng tự nhiên tiêu tan, biến mất. Đây chính là phương sách “ Chém kẻ nội thù!” mà tiền nhân ta đã từng thực hiện.
Ai cũng biết, lúc gần đây tập đoàn Cộng sản BV thỉnh thoảng bi bô cái mõm là chống Trung cộng cướp đất, cướp đảo của ta. Và rồi có dăm anh hàng cá, chạy tụt cả quần, mất cả áo khi vượt biên, vượt biển mới ra đến hải ngoại. Những tưởng người đi vì chống cộng, giúp chúng ta cứu nước. Ai ngờ, chỉ sau năm ba bữa cơm phỉnh diều, liền ra chiêu, “muốn thắng Việt cộng thì phải hợp tác với Việt cộng đánh Tàu trước đã, sau đó mới hạ VC sau”! Thật là cao kiến hơn cả chuyện cười!
Đến khi nhìn lại, xem ra việc tiêu diệt cộng sản không phải là chủ đích riêng của người Việt Nam. Trái lại, đây là chuyện chung của thế giới và đặc biệt là của các nước đã bị cộng sản chiếm đóng. Dĩ nhiên Trung cộng cũng không có ngoại lệ. Tuy nhiên, đến nay thì mọi người đều biết rõ là. Dù là tồi tệ như thế, nhưng chưa hề có một đảng cộng sản nào trên thế giới tự mình thay đổi để đem đến điều tốt đẹp hơn cho đất nước và cho người dân của mình. Trái lại, nếu người dân muốn được sống trong điều kiện nhân bản của con người, không muốn bị lệ thuộc vào cái vòng xích trong cổ thì buộc phải đứng dậy, đạp đổ CS xuống mà xây dựng lại con người và đất nước của mình. Ngoài ra không còn một phương cách nào khác. Hỏi bạn xem, bài học này Việt Nam ta có nên học hỏi, thực nghiệm hay không?
Có thể bạn quả quyết rằng phải học. Buộc phải học phương cách này, ngoài ra không có một con đường nào khác. Bởi lẽ, đây đã là một định đề bất biến, không có ngoại lệ. Ta không thể hão huyền chờ sung rụng! Theo đó, Việt Nam muốn thoát ách cộng sản cũng không có một con đường nào khác hơn là tự mình đứng dậy triệt tiêu chúng! Lý do, tập đoàn Việt cộng HCM sẽ không bao giờ làm cuộc tự thay đổi ở Việt Nam. Bởi vì, ở nơi đó chúng được quyền truyền cho nhau sống lạc thú trên những bất bạnh của người dân. Hoặc gỉa, được ăn cơm no, được ban cho áo đẹp từ hàng xóm Trung cộng.
Dĩ nhiên, sẽ chẳng ai có của cho không. Trái lại, vì muốn được Tàu cộng bảo vệ, các thế hệ CS tại Việt Nam từ Hồ chí Minh đến nay đã ra sức vơ vét tài nguyên, đất đai của Việt Nam để trao tay, dâng nạp cho Trung cộng để mong cầu lấy chữ nương tựa vào chúng. Đó là lý do, không phải chỉ có Hoàng Sa, Trường Sa rồi Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm… phải lìa mẫu quốc Việt Nam. Nhưng còn là hàng ngàn, hàng vạn km2 trong nội địa, bờ biển, cửa khẩu, nay đã nằm trong tay Tầu cộng.
Và còn tồi tệ hơn cả thế nữa. Nền Văn Hóa của Việt Nam đang bị chúng triệt tiêu bằng văn hóa Tàu khi những chữ tự vuông vức bắt đầu ê, a trong các trường tiểu học và trung học trên toàn quốc theo di sản của sát thủ Đặng xuân Khu, và công lao gầy dựng của Phạm vũ Luận. Hỏi xem, mai sau đây trẻ sẽ học sử chống Tàu với Quang Trung Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần hưng Đạo … hay sử Tàu dẹp loạn tại An Nam? Rồi, mai kia ở đó còn những gì thuộc về quyền sống của người Việt Nam, hay tất cả chỉ còn lại một nhu cầu sống cho bầy nô lệ?
Kế đến, chúng ta hãy thẳng thắn một lần để thấy rằng tập đoàn CSVN sẽ không bao giờ có khả năng làm cuộc thay đổi hay tự sống cho mình. Trái lại, như con giun, con sán, chúng chỉ là những kẻ qùy lạy để XIN và chờ Trung cộng ban CHO đôi chút quyền lợi mà thôi. Dĩ nhiên, kẻ đi xin phải có điều kiện. Ít ra phải có cái rổ, cái rá, hay cái bát vỡ, mẻ. Tập đoàn CS Hà Nội cũng không có ngoại lệ. Bạn hãy nhìn vào những cuộc đàn áp người dân đi biểu tình hôm nay thì sẽ biết điều kiện ấy là gì? Rồi hỏi xem, trong tập thể gọi là lãnh đạo ấy, có còn một kẻ nào biết tự trọng, có lương tâm Việt Nam khi chúng dơ giáo mác lên, đâm vào lưng đồng bào Ta khi họ hô to Trưòng Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam? Formosa phải cút khỏi Việt Nam? Không! xem ra là không có những người vì đồng bào, vì đất nước của mình nằm trong hàng ngũ của những kẻ bán nước do HCM điều khiển.
Chuyện đất nước là thế. Rồi hỏi xem Tự Do, Độc Lập có phải là điều để XIN – CHO hay phải đánh đổi lấy bằng chính gía máu của dân tộc mình? Hỏi xem, Nhân Quyền, Công Lý có phải là miếng cơm rơi, chén canh thừa hay là miếng xương cá để chúng ta ngửa tay ra xin nhà cầm quyền Việt cộng, hoặc TC ban phát cho Ta? Hay những gía trị ấy, nếu muốn có, tự chúng ta phải đòi lấy bằng sức mạnh, thậm chí bằng máu xương của chúng ta?
b. Đánh rắn phải đánh dập đầu!
Ai cũng lo cái họa Trung cộng tràn sang thật là ghê gớm. Tuy thế, tôi cho rằng, nó vẫn chỉ xếp hàng thứ, không thể ở hàng tối nguy hại cho đất nưóc. Tại sao ư? Đơn gỉan là Tàu không thể tự sang nếu không có kẻ môi giới, dẫn đường. Lịch sử xưa đã chứng minh và nay cũng vậy. Như thế, nếu không có tập đoàn cộng phỉ Hồ chí Minh dẫn đường, đưa lối, Trung cộng không có cơ hội dẫn nhau sang trấn đóng trên nước ta. Và dĩ nhiên, Nam Quan, Bản Dốc, Hoàng Sa, Trường Sa đã không phải lìa đất mẹ.
Chuyện rõ là thế, nhưng khi chúng ta vận động cho một chủ trương, không “nuôi ong tay áo”, xem ra vẫn còn tồn đọng một câu hỏi buộc chúng ta phải trả lời dứt khoát là: Nếu Hồ chí Minh là người đã cứu nước ra khỏi bàn tay của hai đế quốc Pháp và Mỹ như đã được CS tuyên truyền, tại sao ta phải tiêu diệt Hồ chí Minh trong khung cứu nước hôm nay? Có hai câu trả lời thực tế:
1. Nguồn cội.
Trước tiên, tôi không ngần ngại đặt trong trong dấu ngoặc một câu hỏi là? Hồ chí Minh là ai, Y đã có công lao gì với đất nước này? Hoặc gỉa, có phải Y là người Tàu tên Hồ Quang, nhân thời cơ trà trộn và lấn chiếm lấy cái tên của Nguyễn tất Thành để chiếm đóng Việt Nam theo chủ trương và kế hoạch của bá quyền Trung cộng hay không?
Phần trả lời rõ ràng thì xin dành để cho Lịch sử soi xét về sau. Nơi đây tôi chỉ viết ra đôi điều trong thực tế mà ai cũng biết là:
a. Nếu Y là người Việt Nam, tên Nguyễn tất Thành thì Y quả là một kẻ ngu dốt đã không được giáo dục gì về lịch sử nước nhà, và không biết gì về cái họa xâm lăng của Tàu từng đặt trên vai người Việt Nam qua hàng ngàn năm. Trong trường hợp này Y chỉ có thể là một Lê chiêu Thống, một Trần ích Tắc. Hoặc gỉả, một quái thai của thời đại. Y không thể tồn tại với dân tộc này như Lê chiêu Thống đã.
b. Nếu Y là Hồ Quang người Tàu thì dĩ nhiên công tác của Y phải là như thế. Chỉ tiếc rằng tập đoàn Việt cộng đã ngu dốt theo y. Tệ hơn, đến hôm nay còn tôn thờ Y, gọi Y là “ cha già dân tộc” theo lệnh của Trung cộng. Tệ hơn, còn xây đài dựng tượng Y trên khắp non sông Việt để tiêu tán tài sản nhân vật lực của Việt Nam thì tự họ biết. Phải có ngày trả lời cho công luận Việt Nam về những hành vi của họ.
2. Bài học lịch sử.
Trước hết, bài học Lịch Sử của dân tộc đã chứng minh rằng Việt Nam không cần nhờ đến công cuộc gọi là cứu quốc của Hồ chí Minh vào ngày 2-9-1945 mới có Độc Lập. Bởi vì, ngưòi lãnh đạo có thực quyền tại Việt Nam vào thời điểm đó là QT Bảo Đại đã công khai tuyên bố nền Độc Lập của Việt Nam và xé bỏ toàn bộ những hòa ước đã phải ký kết với Pháp trước kia vào ngày 11 tháng 3 năm 1945. Từ đó theo tinh thần của Công Pháp Quốc Tế, Việt Nam đã hoàn toàn Độc Lập. Không còn nằm trong vị thế đô hộ của Pháp nữa. Theo đó, không cần đến cuộc chiến hao tổn máu xương của người dân Việt do cộng sản tổ chức nữa.
Nói cách khác, Pháp không còn là nguyên cớ để cho người Việt Nam mở ra cuộc chiến với thực dân Pháp. Nó cũng không cần đến cuộc tiêu hao xương máu của người Việt Nam do tập đoàn CS Hồ chí Minh tổ chức theo chủ trương của TC nữa. Bởi vì, cuộc chiến do Hồ chí Minh chủ trương sau ngày 2-9-1945 dưới sự lãnh đạo của Trung cộng là hoàn toàn không có lợi ích gì cho việc Độc Lập của Việt Nam, ngoại trừ hai hướng dẫn đường có lợi cho cộng sản là chia đất nước Việt Nam ra làm hai và mở đường cho Việt Nam nằm vào trong quỹ đạo nô lệ cho Tàu cộng mà thôi. Nói cách khác, cuộc chiến do cộng sản Hồ chí Minh tổ chức hoàn toàn không có một gía trị thực tiễn nào cho nền Độc Lập và Tự trị của Việt Nam.
3. Lòng dân.
Lòng dân Việt Nam ta từ xưa đến nay chưa bao giờ có tâm lý thờ thần Tàu thay vì các thần minh Quốc Gia của mình. Chẳng một nơi nào có đền thờ Thoát Hoan, Liễu Thăng, Sầm nghi Đống… Nhưng hầu như cả nước nơi nào cũng có đền thờ những đấng quân Vương Ngô Quyền, Trần hưng Đạo, Đức Lê Lợi, hai bà Trưng, Quang Trung… Tại sao lại như thế? Câu trả lời ngắn gọn và đầy đủ nhất là Lòng Dân ta vậy!
Nhưng nay, dưới triều đại của Hồ chí Minh lại bày ra chuyện khác biệt. Những người hy sinh vì bảo vệ đất nước trong những cuộc chiến biên giới với Tàu thì không có đất dung thân. Phần những người Việt Nam nhớ đến công ơn của họ mà làm lễ tưởng niệm dâng hương thì bị nhà nước Việt cộng bắt giam vào trong chốn lao tù, ngục tối. Trong khi đó, nhà nưóc Việt cộng lại xây đài, lập mộ, đúc tượng cho quân cướp nước ngay trên mảnh đất của nhà mình. Chuyện này giải thích thế nào đây? Nhà nước này thuộc Tàu hay là của ta đây nhỉ?
Kế đến, trong những ngày gần đây, nhiều hãng xưởng của Tàu trên đất nước này đã tạo nên một thảm trạng môi trường, làm cho cuộc sống của dân sinh lao đao. Dân ta kéo nhau đi biểu tình đòi đuổi chúng ra khỏi đất nước thì được nhà táng Việt Cộng tặng đòn, tặng gậy và cho cả nhà tù! Có ai giải thích được lý do tại sao nhà táng Việt cộng bảo vệ Tàu và triệt hạ dân Việt hay không?
Chuyện của nước ta hôm nay rõ ràng là thế. Tuy nhiên, vẫn còn có những kẻ chạy cờ, trốn cộng sản đến “tụt cả quần” mới đến được đất nước Tự Do, lại huyênh hoang tuyên bố là: “4… Việc hợp lực với kẻ thù nhỏ để chống kẻ thù lớn hơn, như thế là khôn hay là dại?”. Sau khi tự đặt ra “kẻ thù nhỏ” là Việt cộng, và “kẻ thù lớn” là Trung cộng, “chính khứa” này công bố sách lược của mình với đầy tính răn đe như sau: ”“Nếu không hợp tác với Việt cộng chống Tàu thì mai mốt đất nước rơi vào tay Trung cộng thì lúc bấy giờ chống ai, theo ai”.
Thoạt nghe, tôi bàng hoàng tưởng ngoài đầu ngõ nhà tôi có cái loa phát như thế. Khi nhìn lại, tôi biết chắc là mình không còn ở trong hoàn cảnh cũ. Trái lại, ở rất xa cái loa đài ấy. Vậy mà hôm nay, khi đọc báo, lại phải nghe cái luận điệu ấy. Thử hỏi xem, họ là ai và vì ai đây? Rồi vì lý do nào, họ đã không dám chống kẻ thù VC hiện diện trước mặt, lại còn đưa chúng ta vào đường bất nghiã với quê hương là giúp cộng nuôi Tàu? Hỏi lại xem, họ là ai? Có phải là con cờ mồi, đánh trống bên ta và làm ma nhà CS không?
Sỡ dĩ, tôi phải đặt ra câu hỏi này là vì tôi tin rằng mọi người Việt Nam ngày nay dù có nằm trong vòng kiểm soát của Việt cộng hay không, tất cả đều biết rằng: Có cho thêm tiền, Trung cộng cũng không bao giờ dám ngang nhiên chiếm cứ Việt Nam. Bởi vì, ngay lúc đó Dân tộc này sẽ đứng dậy tìm câu trả lời và thế giới sẽ ủng hộ họ. Một Bạch Đằng Giang của thế hệ mới sẽ cuồn cuộn dâng lên trảm thủ chúng theo gương xưa. Trung cộng không ngu dại để làm cuộc chiếm đóng VN. Chúng chỉ nuôi, dùng bọn tay sai để điều hành theo ý muốn của chúng mà thôi. Theo đó, cuộc chiếm đóng như ở Tây Tạng, Tân Cương không có cơ hội để chúng thực hiện tại Việt Nam nếu như nơi đây không có tập đoàn Việt cộng.
4. Nhìn về tương lai.
Việt Nam mong chờ gì nơi chúng ta? Câu trả lời rõ nét nhất không phải là ở nơi anh, nơi tôi, nơi chị. Nhưng hãy nhìn đến tuổi thơ của những thế hệ hôm nay, khi các em theo cha mẹ đi phản kháng Việt cộng bán nước buôn dân qua các chương trình kinh tế như Formosa, Vũng Áng… Các em như đã có một ý thức chọn lựa tương lai không phải chỉ cho mình, nhưng còn là cho đất nước nữa. Ở đó, niềm tin và tương lai của thế hệ mai sau như đã không còn cái “cờ đỏ sao vàng” của Phúc Kiến, nhưng đã được thay thế vào đó là Hoàng Kỳ nền Vàng Ba Sọc Đỏ đơn giản của Việt Nam. Sự kiện này phải được hiểu là: Tuổi trẻ đã bắt đầu biểu lộ một thái độ chính trị cho ngày mai. Phủ nhận tính đại diện và ý nghĩa của tập đoàn cờ đỏ sao vàng và sự hiện diện của đảng CSVN trên phần đất này. Thay vào đó là màu cờ Vàng nhẹ nhàng, tung bay. Như thế, nhiệm vụ của chúng ta không phải chỉ là một sự dứt khoát, vất bỏ xuông, nhưng còn là sự bao bọc và nuôi ý chí ấy ngày một lớn thêm lên.
Tóm lại, Đường Chúng Ta Đi hôm nay không phải là con đường của riêng anh, của riêng tôi hay của chị, của em. Nhưng là Con Đường của chúng ta, của Dân Tộc Việt Nam. Theo đó, đường đi của dân tộc Việt Nam ngày mai ra sao tùy thuộc hoàn toàn vào những bước đi dứt khoát của chúng ta hôm nay. Bạn, đứng dậy làm người Quang Trung cứu dân cứu nước? Hay cúi đầu xin theo hầu Lê chiêu Thống, hoặc theo đồ tể Hồ chí Minh là tùy ý bạn. Tôi chỉ viết lên đây ý nghĩa đích thực của hai hướng đi ấy mà thôi. Chuyện đơn giản qúa phải không? Bạn hãy chọn đi.
- Quy thuộc Việt cộng và xin làm nô lệ cho Tàu để kiếm miếng cơm manh áo. Ở đó, bạn có thể có thẻ đảng CS, có cơ hội mang quốc tịch Tàu. Ê, a bài học lịch sử Tàu, rồi chối bỏ gia sản và giang san Việt Nam mà an giấc.
Hoặc gỉa,
- Cương quyết một lần cùng nhau đứng dậy. Đập tan gông cùm cộng sản để xây dựng lại một đất nước Việt Nam trong Độc Lập, Tự Do, Công Lý, Hoà Bình và Thịnh Vượng. Và ở đó, con cháu ta mãi mãi là người Quang Trung trên mảnh đất Việt Nam mến yêu.
Bảo Giang
Mùa Quốc Hận 2017.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các quan điểm Do Thái và Kitô Giáo về tính bổ túc nam nữ (kỳ cuối)
Vũ Văn An
20:20 22/04/2017
III. Quan điểm Công Giáo về tính bổ túc nam nữ (kỳ cuối)
Tóm lại, với Đức Gioan Phaolô II, quan điểm Công Giáo tiến đến chỗ coi tính bổ túc nam nữ có tính hữu thể học toàn diện, nghĩa là giữa hai ngôi vị trọn vẹn về cả thể lý, tâm lý và tâm linh, trong một hiệp thông các ngôi vị bằng nhau nhưng khác nhau, mà nếu nói tới tùng phục, thì chỉ có thể là tùng phục lẫn nhau vì lòng tôn kính Chúa Kitô, như thư Êphêsô 5:21 quả quyết.
2. Quan điểm Công Giáo hiện nay về tính bổ túc
Người kế vị ngài, lúc còn là một Hồng Y đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, tức Đức Bênêđíctô XVI sau này, nhấn mạnh nhiều hơn tới sự “hợp tác” giữa nam và nữ trong lá “Thư Gửi Các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo về Sự Cộng Tác của Đàn Ông và Đàn Bà trong Giáo Hội và ngoài Xã Hội” công bố ngày 31 tháng Năm, năm 2004.
Đức Bênêđíctô XVI và sự hợp tác nam nữ
Nữ tu Sara Butler, người, năm 2004, được Đức Gioan Phaolô II cử nhiệm vào Ủy Ban Thần Học Quốc Tế và năm 2012, được Đức Bênêđíctô XVI cử nhiệm làm chuyên viên cho Thượng Hội Đồng Giám Mục, trên tờ Voices, Ấn Bản Trực Tuyến, số 1 bộ XXIX, Lễ Hiện Xuống 2014, có viết một bài nhận định về tài liệu trên, nhân dịp Đức Phanxicô nói tới một nền thần học nữ giới.
Theo Nữ Tu Butler, giá trị của sự hợp tác trên bắt nguồn từ xác tín cho rằng sự bổ túc giới tính không chỉ có tính sinh thể lý (bio-physical) mà còn có tính tâm lý, tâm linh và hữu thể học nữa. Căn bản của nó chính là sự dị biệt giới tính. Bất kể các yếu tố khác có thể dự phần vào, người ta vẫn mong rằng đàn ông trong tư cách đàn ông, và đàn bàn trong tư cách đàn bà sẽ mang một điều gì khác nhau vào công trình chung khiến nó phong phú hơn và trở thành trọn vẹn hơn là được thực hiện bởi một mình đàn bà và bởi một mình đàn ông mà thôi. Điều này, dĩ nhiên, giả thiết có những thiên bẩm nam và nữ khác nhau.
Đó chính là điều bị tranh luận. Phong trào duy nữ bác bỏ chủ trương cho rằng “giới tính” thể lý (physical sex) nhất thiết phát sinh ra “phái tính” nam hoặc nữ (masculine or feminine gender) hay các khía cạnh tâm lý và xã hội của bản sắc giới tính. Vì cho rằng nhấn mạnh tới các dị biệt giới tính sẽ dẫn tới kỳ thị bất công đối với nữ giới, loại họ ra khỏi nhiều vai trò trong xã hội, nên phong trào này kết luận: tính bổ túc giới tính không thể đi đôi với tính bình đẳng chân chính. Đối với họ, nữ tính và nam tính không nhất thiết liên quan tới giới tính sinh học mà là sản phẩm do xã hội tạo nên, không phải do Thiên Chúa tạo dựng và do đó, không bắt nguồn một cách khách quan từ bản tính nhân loại.
Thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cho rằng các nhận định của phái duy nữ về tính bổ túc đã được xây dựng dựa vào tình huống tội lỗi, chứ không căn cứ vào kế hoạch của Thiên Chúa, muốn có một nhân tính dị biệt hóa về tính dục. Họ lấy tình huống kỳ thị phụ nữ hiện nay làm khởi điểm và áp dụng một nền giải thích hoài nghi, tìm cách bật mí các tiền giả thuyết hay truyền thống chưa ai lưu ý, từng hợp pháp hóa các bất công. Thành thử, việc làm của họ diễn ra trước một viễn tượng khá hạn chế. Quá chú tâm tới các bất công và bị lạm dụng của đàn bà trong tay đàn ông, họ quên hẳn rất nhiều khía cạnh tích cực khác trong tương quan nam nữ như tình yêu, gia đình, con cái.
Chống lại quan điểm trên, Thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin lấy tín lý tạo dựng làm khởi điểm: từ nguyên thủy, được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, nhân loại đã được dị biệt hóa về tính dục. Trong kế hoạch tạo dựng này, đàn ông và đàn bà được tạo nên cho nhau, nhằm không những sống cạnh nhau mà còn trở nên một thân xác trong sự “hiệp thông các ngôi vị”, một thứ “đơn nhất của hai người” (unity-of-the-two) phản ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi.
Theo viễn kiến này, tính dục là thành phần nền tảng của nhân cách con người và nó biểu lộ khả năng tương quan liên ngã, khả năng yêu thương. Khả năng này, đến lượt nó, nói lên ý muốn của Thiên Chúa dành cho nhân loại, cho hôn nhân, và cho gia đình. Nói cách khác, việc tạo nên hai giới tính thuộc mạc khải Thiên Chúa; nó là thành phần của tín lý Công Giáo, không đơn giản chỉ là một trong nhiều lý thuyết. Nhưng, sự hòa hợp giữa đàn ông và đàn bà trong trạng thái trong trắng nguyên thủy, đã bị tội lỗi phá hủy; sự ra xa lạ với Thiên Chúa do tội lỗi gây ra đã ảnh hưởng tới mối tương quan giữa họ với nhau. Sự căng thẳng và tranh chấp giữa các giới tính và sự thống trị đầy tội lỗi của đàn ông đối với đàn bà không được gắn vào bản tính con người nhưng chỉ là hậu quả của tội lỗi. Thành thử việc thắng vượt chủ nghĩa kỳ thị giới tính không đòi phải triệt hạ sự khác nhau giữa các giới tính, mà chỉ đòi việc kết liễu sự đối nghịch giữa chúng do tội lỗi gây ra mà thôi. Tương quan giữa các giới tính bị thương tổn nhưng ơn thánh của Chúa Kitô mời gọi họ hồi tâm và chấp nhận việc hàn gắn để trở thành lành lặn trong mối tương quan cứu chuộc.
Tóm lại, bản sắc giới tính ở với chúng ta vĩnh viễn và dưới ánh sáng cứu chuộc, đàn ông và đàn bà “không coi sự khác nhau này như nguồn gốc bất hòa cần phải thắng vượt bằng cách bác bỏ hay triệt hạ, mà đúng hơn như khả thể hợp tác cần được vun sới bằng việc hỗ tương tôn trọng nó”.
Ngày 9 tháng Hai năm 2008, khi đã là Đức Bênêđíctô XVI, trong bài diễn văn với các tham dự viên Hội Nghị Quốc Tế về Chủ Đề “Đàn Bà và Đàn Ông, Tính Nhân Bản trong sự Trọn Vẹn của nó”, ngài nhắc đến các công trình của vị tiền nhiệm trong việc nhấn mạnh tới “sự bình đẳng về phẩm giá [của đàn ông đàn bà] và tính đơn nhất [unity] của họ, sự khác nhau từ nguồn gốc và có tính sâu xa giữa nam và nữ và ơn gọi của họ bước vào sự hỗ tương và bổ túc cho nhau, sự hợp tác và sự hiệp thông”. Ngài gọi đây là “lưỡng tính thống nhất” (uni-duality/dual unity) của đàn ông đàn bà, nghĩa là tính đơn nhất với những dị biệt nguyên thủy có tính bổ túc cho nhau. Nhân dịp này, ngài kêu gọi nhà nước phải giúp người đàn bà hợp tác trong việc xây dựng xã hội, biết đánh giá đúng mức “thiên tài nữ tính” hết sức đặc trưng của họ.
Và ngày 21 tháng Mười Hai, năm 2012, nhân gặp giáo triều dịp Lễ Giáng Sinh, Đức Bênêđictô XVI, một lần nữa, nói tới tính bổ túc nam nữ, trong một cuộc tấn công trực tiếp luận điểm của Simone de Beauvoir, khi bà này cho rằng “Người ta không sinh ra là đàn bà, họ trở nên như thế” (on ne naît pas femme, on le devient).
Ngài cho rằng những lời trên đặt nền cho một triết lý mới về tính dục, dưới danh nghĩa thuyết phái tính (gender theory). Theo triết lý này, tính dục không phải là một yếu tố có sẵn trong bản chất con người, mà là một vai trò xã hội mà nay ta tự chọn cho mình còn trước đây thì xã hội chọn cho ta.
Triết lý trên bác bỏ viễn kiến của Thánh Kinh vốn coi nam nữ thuộc yếu tính của con người, do Thiên Chúa tạo dựng. Làm người là có nam có nữ. Từ nay, chỉ còn hữu thể nhân bản trừu tượng, tự chọn cho mình cái gì là bản nhiên của mình. Gia đình và con cái cũng không còn là các thực tại do sáng thế thiết lập, tức các ơn phúc, mà hoàn toàn là công trình của con người, con người có quyền muốn chúng ra sao thì ra. Với não trạng này, Thiên Chúa bị bác bỏ và cả phẩm giá làm hình ảnh Người cũng bị bác bỏ. Đức Bênêđíctô XVI cho rằng với thứ triết lý ấy, thời đại ta đang rơi vào một đêm đen trong khi tưởng mình đầy ánh sáng.
Sự hợp nhất của eros và agape
Theo Caritas Deus est, số 5, trong đêm đen ấy, eros bị rút lại chỉ còn là “chuyện làm tình” (sex), một thứ hàng hóa để mua bán và chính con người cũng trở thành một món hàng. Họ tự coi thân xác họ và cả tính dục của họ như thành phần hoàn toàn có tính vật chất, để sử dụng và khai thác theo ý muốn.
Nói cho ngay, eros, theo Đức Bênêđíctô XVI, vốn bị nhiều người trong Giáo Hội hiểu lầm, như một thứ tình yêu ham muốn thân xác có tính chiếm đoạt, ngược với agape, hiểu như đức ái đúng nghĩa (caritas), hoàn toàn nghĩ tới phúc lợi của người yêu. Trong Deus Caritas est, ngài muốn chứng minh ngay cả Thiên Chúa cũng có eros, hiểu như một ham muốn người khác (desire for someone) nhưng eros nơi Thiên Chúa hoàn toàn là một với agape, hiểu như ham muốn phúc lợi của người khác, trong khi nơi con người, sự thống nhất này mong manh. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh: trong tình yêu chân chính giữa người đàn ông và đàn bà luôn có sự hợp nhất của eros và agape.
Hiểu như thế, eros quả là nguyên lý của bản nhiên con người, thúc đẩy họ đi tìm sự bổ túc nơi một con người khác để cùng bước vàoagape. Ở số 7 của thông điệp, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng “dù thoạt đầu, eros chủ yếu có tính ham muốn … [nhưng] khi tiến lại gần người khác, nó càng ngày càng ít quan tâm tới chính mình, và càng ngày càng tìm kiếm hạnh phúc của người khác, càng ngày càng quan tâm tới người được yêu, càng hiến mình hơn và mong muốn ‘được ở đó cho’ người kia”.
Bình luận về trình thuật tạo dựng của Sách Sáng Thế, ngài viết: “Theo tầm nhìn sáng thế, eros hướng con người về hôn nhân, về dây nối kết độc đáo và dứt khoát; nhờ thế, và chỉ nhờ thế, họ mới hoàn thành mục tiêu thâm hậu nhất của họ. Tương hợp với hình ảnh một Thiên Chúa độc thần là hôn nhân đơn hôn. Hôn nhân dựa trên tình yêu độc chiếm và dứt khoát trở thành hình ảnh mối tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người và ngược lại. Cách Thiên Chúa yêu thương, tức như người yêu say mê và phu quân của Israel, bằng một tình yêu có cả eros lẫn agape, trở thành thước đo tình yêu của con người (số 11).
Tại Quốc Hội Đức ngày 22 tháng Chín năm 2011, Đức Bênêđíctô XVI nói tới “sinh thái con người”. Ngài bảo: “Con người cũng có một bản nhiên mà họ phải tôn trọng và không thể mặc tình thao túng. Con người không phải là tự do tự tạo. Họ không tự tạo chính họ. Họ là trí khôn và ý chí, nhưng cũng là bản nhiên nữa, và ý chí của họ chỉ có trật tự đúng đắn nếu họ biết tôn trọng bản nhiên của mình, lắng nghe nó và chấp nhận mình là ai, như một con người không tạo ra chính mình. Nhờ cách này, chứ không nhờ bất cứ cách nào khác, tự do nhân bản đích thực mới hoàn thành được”.
Khi gặp một số giám mục Hoa Kỳ tới viếng Mộ Hai Thnáh Tông Đồ Phêrô và Phaolô năm 2012, Đức Bênêđíctô XVI nói với các vị rằng “[Giáo Hội coi ] Hôn nhân như một định chế tự nhiên gồm một hiệp thông đặc biệt giữa các ngôi vị, chủ yếu bắt nguồn từ tính bổ túc nam nữ và quy hướng về việc sinh sản. Các dị biệt giới tính không thể bị bác bỏ như là không liên hệ gì tới việc định nghĩa hôn nhân”.
Và sau cùng, trong diễn văn với Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum ngày 19 tháng Giêng, năm 2013, chỉ trước khi tuyên bố từ nhiệm không lâu, Đức Bênêđíctô XVI không bỏ lỡ cơ hội nói tới tính bổ túc nam nữ, tuy không dùng chữ bổ túc mà dùng chữ hỗ tương (reciprocity). Ngài nói: “Viễn kiến Kitô Giáo về con người quả là một lời thưa ‘có’ vĩ đại đối với phẩm giá các ngôi vị được mời gọi tiến vào sự hiệp thông thân mật của khiêm nhường và trung tín. Hữu thể nhân bản không phải là một cá nhân tự lấy mình làm đủ cũng không phải là một phần tử vô danh trong một nhóm. Đúng hơn, họ là một ngôi vị độc đáo và không thể nào lặp lại được, từ trong nội tại vốn được sắp xếp bước vào các mối tương quan và tính xã hội hóa. Như thế, Giáo Hội tái khẳng định chữ ‘có’ đối với phẩm giá và vẻ đẹp của hôn nhân, coi nó như biểu thức của sợi dây nối kết trung tín và đại lượng giữa người đàn ông và người đàn bà, và chữ ‘không’ đối với các nền triết học ‘phái tính’, vì tính hỗ tương giữa nam và nữ là một biểu thức của vẻ đẹp bản nhiên vốn được Thiên Chúa mong muốn”.
Đức Phanxicô và Hội Thoại Humanum về tính bổ túc nam nữ
Còn Đức Đương Kim Giáo Hoàng? Ngài nghĩ gì về tính bổ túc nam nữ? Ai cũng biết, Đức Phanxicô không mấy thích thú nói tới các nội dung của cuộc chiến tranh văn hóa. Tuy nhiên, ngài có tới khai mạc Hội Thoại Humanum bàn về tính bổ túc nam nữ.
Trong bài diễn văn khai mạc Hội Thoại, Đức Phanxicô nói rằng:
“[Tính bổ túc] có ý nói tới các hoàn cảnh trong đó, một trong hai sự vật cộng lại với nhau, bổ túc hay làm đầy một cái thiếu nơi sự vật kia. Tuy nhiên, tính bổ túc không phải chỉ có thế. Các Kitô hữu tìm thấy ý nghĩa sâu xa nhất của nó trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô trong đó, Thánh Phaolô nói với ta rằng Thần Khí ban cho mỗi người chúng ta các ơn phúc khác nhau để, như các chi thể của thân xác làm việc vì ích lợi của toàn thể thân xác thế nào, thì các ơn phúc của người ta cũng làm việc với nhau vì ích lợi của mỗi người như vậy (xem 1Cr 12). Suy niệm về ‘tính bổ túc’ không là gì ngoài việc xem xét các hoà hợp năng động ngay giữa lòng sáng thế. Hòa hợp là một hạn từ lớn lao. Mọi tính bổ túc đều do Đấng Tạo Dựng làm ra, nên chính Tác Giả của Hòa Hợp đã thực hiện sự hòa hợp này…
“Tính bổ túc này là gốc rễ của hôn nhân và gia đình. Vì gia đình đặt cơ sở trên hôn nhân là trường học đầu tiên nơi ta học cách trân qúy các ơn phúc của ta và các ơn phúc của người khác, và là nơi ta bắt đầu sở nhận được các nghệ thuật sống chung hợp tác. Đối với phần lớn chúng ta, gia đình cung cấp nơi chốn chính để ta có thể vươn tới sự cao cả khi cố gắng thể hiện khả năng nhân đức và bác ái trọn vẹn của mình. Đồng thời, như ta biết, gia đình tạo nên nhiều căng thẳng: giữa vị kỷ và vị tha, giữa lý lẽ và đam mê, giữa các thèm muốn tức khắc và các mục đích lâu dài. Nhưng gia đình cũng cung cấp các khuôn khổ để giải quyết các căng thẳng này. Điều này rất quan trọng. Khi nói tới tính bổ túc giữa đàn ông và đàn bà trong bối cảnh này, ta đừng lẫn lộn chữ này với ý niệm duy giản cho rằng mọi vai trò và mối tương quan của hai giới tính đã được định sẵn trong một khuôn mẫu duy nhất, tĩnh tụ. Tính bổ túc có nhiều hình thức khác nhau vì mỗi người đàn ông và đàn bà đều đem phần đóng góp khác biệt của họ vào cuộc hôn nhân của họ và vào việc đào luyện con cái họ - sự phong phú bản thân, các đặc sủng bản thân. Tính bổ túc trở thành sự giầu có lớn lao. Nó không chỉ là một điều tốt mà nó còn đẹp đẽ nữa”.
Sau đó, ngài đề cập tới cuộc khủng hoảng hôn nhân và gia đình, do sự hiểu lầm về tự do và rất nhiều tật bệnh xã hội khác gây ra. Để đương đầu với cuộc khủng hoảng này, ngài cho rằng ta phải cổ vũ một nền sinh thái nhân bản mới chủ yếu nhằm thăng tiến các thiện ích không phải là vật chất. Trong đó có gia đình, con cái…
Nhân dịp này, ngài nhấn mạnh rằng “gia đình là một sự kiện nhân học, một sự kiện có liên hệ tới xã hội và văn hóa. Ta không thể định phẩm cho nó dựa vào các ý niệm hay quan niệm có tính ý thức hệ chỉ quan trọng vào một thời điểm nào đó trong lịch sử. Ta không thể nghĩ tới các ý niệm bảo thủ hay cấp tiến. Gia Đình là gia đình”.
Thay đổi hay không thay đổi
Nhận định về bài phát biểu trên, Michael G. Lawler và Todd A. Salzman cho rằng Đức Phanxicô đã mang lại cho quan niệm bổ túc giới tính một số sắc thái mới.
Theo hai ông, thoạt đầu, trong Familiaris Consortio năm 1981, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh tới tính bổ túc tự nhiên đem lại sự kết hợp giữa đàn ông đàn bà về mọi bình diện thân xác, tính tình và linh hồn. Tính bổ túc này được ngài chia thành hai: bổ túc sinh dục dị tính (heterogenital) và bổ túc sinh sản (reproductive). Vợ chồng nhất thiết bổ túc cho nhau về sinh dục dị tính nhưng không nhất thiết bổ túc cho nhau về sinh sản khi có lý do chính đáng. Không có sự bổ túc này, không thành hôn nhân, như người đồng tính chẳng hạn.
Còn trong Thư Gửi Phụ Nữ năm 1995, ngài nói đến tính bổ túc hữu thể học (ontological complementarity). Đây là tính bổ túc làm nền cho thần học thân xác của ngài, vì nó nối kết từ trong nội tại tính bổ túc sinh học và bản vị giữa người đàn ông và người đàn bà. Thiên Chúa tạo dựng người đàn bà và người đàn ông đầy đủ trong chính họ, nhưng để thành lập một cặp, họ không đầy đủ. Sự không đầy đủ của họ trở thành đầy đủ trong kết hợp hôn nhân, trong đó, vợ và chồng bổ túc lẫn nhau trong “sự hợp nhất của hai người” về cả thể lý, tâm lý lẫn hữu thể học, không phải chỉ trong các hành vi tính dục mà còn trong cả đời sống hàng ngày của vợ chồng.
Đó là cái hiểu nền tảng của Công Giáo. Theo hai tác giả, Đức Phanxicô, trong bài phát biều tại Hội Thoại Humanum năm 2014, đã đem lại ít nhất bốn sắc thái sau đây:
a) Tính ơn phúc của Thần Khí
Sắc thái đầu tiên là sắc thái Thánh Kinh: nhắc tới Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô; thư này quả quyết rằng “Thần Khí ban cho mỗi người chúng ta các ơn phúc khác nhau để, cũng như các chi thể trong thân xác con người làm việc với nhau vì ích lợi của toàn thân xác như thế nào, thì các ơn phúc của mọi người cũng có thể làm việc với nhau như thế vì ích lợi của mỗi người”.
Theo Đức Phanxicô, đối với các môn đệ của Chúa Kitô, tính ơn phúc của Thần Khí này là “ý nghĩa sâu sắc nhất” của sự bổ túc và là nguồn gốc chủ yếu của điều ngài gọi là “sự hoà hợp sinh thái” trong các mối tương quan nhân bản.
Mọi tính bổ túc đều phát xuất từ tính ơn phúc của Thần Khí này, vốn là tính thúc đẩy con người nhân bản tạo nên sự hòa hợp và thống nhất, thắng vượt chia rẽ và loại trừ, nhìn nhận và khẳng nhận tính đa dạng do Thần Khí tạo ra trong các mối tương quan của con người với Thiên Chúa, với người lân cận và với chính họ.
Đức Phanxicô rất đúng khi nhấn mạnh rằng sự bổ túc giữa đàn ông và đàn bà là “gốc rễ của hôn nhân và gia đình” và “sự đóng góp của hôn nhân cho xã hội là điều ‘không thể miễn chước’”.
Vì các cuộc khủng hoảng trong cả các cuộc hôn nhân lẫn gia đình hiện nay, sự khẳng nhận hôn nhân có tính tích cực trên, coi nó như một biểu thức nhân học và thần học nói lên sự hòa hợp của công trình sáng thế của Thiên Chúa, là một tuyên bố tiên tri cần thiết và đáng hoan nghinh.
b) Tính năng động của bổ túc
Sắc thái thứ hai của Đức Phanxicô là đã nhấn mạnh tới tính bổ túc như một ý niệm năng động và đang diễn biến, hơn là “một ý niệm đơn giản hóa cho rằng mọi vai trò và mối tương quan của hai giới tính đã được cố định hóa trong một mẫu mực đơn nhất, tĩnh tụ”. Việc nhấn mạnh này được coi là chủ yếu. Nó phản ảnh một thay đổi từ thế giới quan duy cổ điển sang thế giới quan ý thức lịch sử.
Thế giới quan duy cổ điển quả quyết rằng thực tại vốn tĩnh tụ, cố định và phổ quát. Phương pháp được sử dụng, nhân học được phát biểu, và các quy luật được giảng dậy trong thế giới quan này là vượt thời gian, phổ quát và không thể thay đổi, và các hành vi bị các quy luật này kết án luôn bị kết án như thế.
Thế giới quan ý thức lịch sử thách thức quan điểm trên từ nền tảng bằng cách chủ trương rằng thực tại là năng động, biến hóa, thay đổi và đặc thù. Phương pháp sử dụng, nhân học được phát biểu, và các quy luật được giảng dậy trong thế giới quan này có tính tạm thời, đặc thù và có thể thay đổi, và các hành vi bị các quy luật này phê phán đã được đánh giá về luân lý dựa vào kiến thức và cái hiểu còn đang diễn biến của con người.
Theo hai tác giả này, Đức Gioan Phaolô II và huấn quyền sử dụng hạn từ bổ túc theo nghĩa duy cổ điển, định nghĩa nó để phản ảnh các vai trò phái tính do truyền thống và văn hóa xác định trong sự phân biệt tâm lý giữa nam và nữ.
Bài diễn văn của Đức Phanxicô, theo họ, phản ảnh quan điểm có tính ý thức lịch sử và năng động về tính bổ túc. Ngài nói: “Tính bổ túc có nhiều hình thức khác nhau vì mỗi người đàn ông và đàn bà đều đem phần đóng góp khác biệt của họ vào cuộc hôn nhân và vào việc đào luyện con cái- sự phong phú bản thân, các đặc sủng bản thân”.
Nhận định của hai tác giả trên có thể đúng, miễn là phải nhớ rằng, cũng như trong Niềm Vui Yêu Thương, Đức Phanxicô không đề cập tới các nền tảng lý thuyết, cho bằng các thực hành và thái độ thực tiễn thuộc lãnh vực mục vụ đối với tính bổ túc.
c) Khủng hoảng sinh thái
Sắc thái thứ ba của Đức Phanxicô là đề cập tới cuộc “khủng hoảng sinh thái” (ecological crisis) trong hôn nhân và gia đình. Sinh thái, khởi đầu, chỉ có nghĩa sinh học, có ý nói tới các mối tương quan giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng. Nhưng hiện nay đã được mở rộng để chỉ các mối tương quan giữa các nhóm nhân bản với nhau, các mẫu mực xã hội do các mối tương quan này tạo nên, và các nguồn tài nguyên vật chất có sẵn đối với họ.
Đức Phanxiô rõ ràng nghĩ tới ý nghĩa hiện nay của chử sinh thái nói trên, và lồng ý niệm bổ túc vào trong nền sinh thái nhân bản ấy, và vai trò của tính bổ túc trong cuộc khủng hoảng hiện nay của nền sinh thái này.
Ngài mời gọi chúng ta suy nghĩ về tính bổ túc dựa vào điều tội lỗi đã giới hạn ra sao sự thể hiện và tác động trọn vẹn của nó để “cổ vũ một nền sinh thái nhân bản mới”. Các tội lỗi có tính xã hội từng tạo ra một nền sinh thái xã hội nhằm giới hạn tác động trọn vẹn của tính bổ túc đối với mọi người bao gồm cảnh nghèo, kỳ thị sắc tộc, kỳ thị giới tính, kỳ thị đồng tính, kỳ thị nói chung, chủ nghĩa tộc trưởng và mọi thực tại xã hội khác; các điều này làm vô hiệu quả, chứ không làm dễ, phẩm giá và mối tương quan của con người. Lời mời của Đức Phanxicô khiến ta tìm ra một định nghĩa trọn vẹn hơn và năng động hơn cho tính bổ túc; một định nghĩa có thể cùng một lúc vạch trần các đe dọa vừa kể đối với sự hoà hợp xã hội, hôn nhân và gia đình đồng thời giải đáp chúng.
d) Gia đình, sự kiện nhân học
Sắc thái thứ tư của Đức Phanxicô về tính bổ túc nam nữ là tập chú vào gia đình như một “sự kiện nhân học” không thể xác định bằng cách “dựa vào các ý niệm hay quan niệm có tính ý thức hệ chỉ quan trọng trong một thời điểm nào đó của lịch sử”.
Kinh nghiệm khắp thế giới hiện nay cho thấy gia đình được định nghĩa và chịu ảnh hưởng của văn hóa, lịch sử, xã hội, và luật lệ. Dù chắc chắn ta có thể quan niệm và trình bầy một ý niệm “lý tưởng” về gia đình như bao gồm một người đàn ông, một người đàn bà và các đứa con của họ, nhưng lịch sử và thực tại gia đình phức tạp hơn thế. Hiện nay có những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, các gia đình có cha mẹ ghẻ, các gia đình nhận con nuôi (adoptive families), các gia đình nhận trông coi con người khác (foster families), các gia đình có các cha mẹ đa hôn hay đơn hôn, và có các gia đình cha mẹ đồng tính (!).
Theo hai tác giả này, trong mỗi gia đình nói trên, “gia đình là gia đình” và chúng ta phải chấp nhận thực tại tìm thấy, chứ không phải thực tại ta muốn nó phải là như một lý tưởng.Ta cũng phải đánh giá bản chất mối tương quan giữa cha mẹ và con cái dựa vào chứng cớ khoa học vững chắc, chứ không dựa vào các phán đoán suy lý không biện minh được.
Nhất quán về tính bổ túc nam nữ
Một lần nữa, các nhận định trên của hai tác giả có thể hữu lý với điều kiện coi đây là các nhận định có tính thực tiễn mục vụ, chứ không có tính chất tín lý. Tín lý dĩ nhiên dựa vào mạc khải, vào ý định của Thiên Chúa, và do đó, hẳn nghiêng về “lý tưởng”, một điều mà Giáo Hội không thể không nêu ra, khi nhớ rằng: con người phải cố gắng hoàn hảo như Cha trên Trời, dù chẳng bao giờ hoàn hảo được như thế.
Lý tưởng ở đây là sự thống nhất của eros và agape trong hôn nhân. Mà muốn có sự thống nhất này, con người phải dựa vào bản nhiên đã được Thiên Chúa dị biệt hóa thành nam nữ từ nguyên thủy. Các hình thức méo mó do tội lỗi gây ra chỉ có thể được hàn gắn và trở thành lành lặn với sự hồi tâm trong ơn thánh cứu chuộc của Đức Kitô. Theo cái nhìn từ trên xuống dưới này, tính bổ túc không thể hiểu cách khác được. Còn đối với cái nhìn ngang hàng, giữa những người tội lỗi như chúng ta, “thực tại” gia đình quả có nhiều hình thức và đối với hình thức nào, ta cũng nên có thái độ kính trọng, không kỳ thị.
Thực ra, khi nói tới khía cạnh tín lý của tính bổ túc nam nữ, Đức Phanxicô không hẳn xa cách các vị tiền nhiệm của mình. Thực vậy, trong thông điệp Laudato Si’ năm 2015, số 155, khi nói tới “sinh thái nhân bản”, ngài viết như sau:
“Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nói tới một ‘nền sinh thái con người’, dựa vào sự kiện: ‘con người cũng có một bản nhiên mà họ phải tôn trọng và họ không thề thao túng tùy ý’. Điều đủ là biết nhìn nhận rằng chính thân xác ta thiết lập ta trong mối tương quan trực tiếp với môi trường và các sinh vật khác. Chấp nhận thân xác ta như một hồng phúc của Thiên Chúa là điều tối cần để chào đón và chấp nhận toàn bộ thế giới như một hồng phúc của Chúa Cha và như căn nhà chung của ta, trong khi nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối đối với chính thân xác mình thường, một cách tinh tế hơn, trở thành nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối đới với sáng thế. Học cách chấp nhận thân xác ta, săn sóc nó và tôn trọng ý nghĩa trọn vẹn nhất của nó, là yếu tố chủ yếu của bất cứ nền sinh thái nhân bản chân chính nào. Cũng thế, trân qúy thân xác ta trong nam tính và nữ tính của nó là điều cần thiết nếu tôi muốn có khả năng nhận ra chính tôi trong một cuộc gặp gỡ một ai đó khác với tôi. Nhờ cách này, ta có thể hân hoan chấp nhận các ơn phúc chuyên biệt của một người đàn ông và một người đàn bà khác, vốn là công trình của Thiên Chúa Tạo Dựng, và tìm được sự phong phú hóa hỗ tương. Không phải là một thái độ lành mạnh khi tìm cách xóa bỏ dị biệt giới tính vì như thế ta đâu còn biết cách phải đương đầu với nó”.
Còn ở số 56, tông huấn Niềm Vui Yêu Thương, tông huấn mà người ta chờ mong Đức Phanxicô sẽ thay đổi quan điểm chính thống của Giáo Hội về người đồng tính, ngài viết: “Thế nhưng, một thách đố khác đã được nhiều hình thức khác nhau của ý thức hệ phái tính đặt ra để ‘bác bỏ sự khác nhau và tính hỗ tương trong bản tính đàn ông và đàn bà và dự kiến một xã hội không có các dị biệt tính dục, do đó, loại bỏ nền tảng nhân học của gia đình. Ý thức hệ này dẫn tới các chương trình giáo dục và các qui định pháp lý nhằm cổ vũ một thứ bản sắc bản thân và thân mật xúc cảm hoàn toàn tách biệt khỏi sự di biệt sinh học giữa nam và nữ. Thành thử, bản sắc con người trở thành việc chọn lựa của cá nhân, một chọn lựa cũng có thể thay đổi với thời gian’. Một trong những nguồn tạo lo âu là một số ý thức hệ thuộc loại này, tức các ý thức hệ tìm cách giải đáp những điều có lúc được coi là các khát vọng có thể hiểu được, mưu toan tự khẳng định mình như là tuyệt đối và không thể nghi vấn, thậm chí phán dậy cách phải dưỡng dục con cái ra sao. Cần phải nhấn mạnh rằng ‘ta có thể phân biệt nhưng không được tách biệt giới tính sinh học và vai trò xã hội văn hóa của giới tính (phái tính)’… Hiểu các yếu đuối của con người và các phức tạp của đời sống là một việc, mà việc khác hẳn là chấp nhận các ý thức hệ mưu toan tách biệt các khía cạnh vốn không thể tách biệt được của thực tại. Ta đừng rơi vào cái tội dám thay thế Đấng Tạo Dựng. Chúng ta là các tạo vật, chứ không phải toàn năng. Sáng thế có trước chúng ta và phải được tiếp nhận như một ơn phúc. Đồng thời, chúng ta được mời gọi bảo vệ nhân tính của chúng ta, và điều này, trước nhất, có nghĩa chấp nhận nó và tôn trọng nó như nó đã được tạo nên”.
Như chưa lấy làm đủ, ở số 285 của cùng Tông Huấn, ngài viết thêm:
“Ngoài các khó khăn dễ hiểu mà các cá nhân có thể gặp phải, giới trẻ cần được giúp đỡ để chấp nhận thân xác họ như đã được tạo nên, vì ‘nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối trên thân xác ta, kết cục, một cách tinh tế, sẽ khiến ta nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối trên sáng thế... Biết đánh giá thân xác ta như là nam hay nữ cũng là điều cần thiết để ta tự biết mình trong cuộc gặp gỡ những người khác với ta. Nhờ cách này, ta có thể hân hoan chấp nhận các ơn phúc chuyên biệt của một người đàn ông hay một người đàn bà khác, vốn là công trình của Thiên Chúa Hóa Công, và tìm được sự phong phú hỗ tương’. Chỉ khi nào hết sợ khác biệt, ta mới thoát khỏi não trạng lấy mình làm trung tâm, chỉ lưu tâm tới mình. Giáo dục tính dục nên giúp giới trẻ biết chấp nhận thân xác họ và tránh cái cao vọng muốn ‘triệt tiêu sự dị biệt giới tính vì không còn biết phải xử lý với nó ra sao’”.
Ở số 286, ngài nói tới thái độ mềm dẻo, có tính thực tiễn mục vụ, nhưng vẫn không mềm dẻo đến chối bỏ sự dị biệt nam nữ. Ngài viết: “Ta cũng không thể làm ngơ sự kiện này: việc tạo hình cho cung cách hiện hữu của ta, bất kể là nam hay nữ, không hề chỉ là kết quả của các nhân tố sinh học hay di truyền học mà thôi, mà của nhiều yếu tố liên quan đến tính khí, lịch sử gia đình, văn hóa, kinh nghiệm, giáo dục, ảnh hưởng của bạn bè, các thành viên trong gia đình và những người được tôn kính, cũng như các hoàn cảnh đào tạo. Đúng là ta không thể tách biệt yếu tố nam yếu tố nữ ra khỏi công trình sáng tạo của Thiên Chúa, một công trình có trước mọi quyết định và kinh nghiệm của ta, và là nơi hiện hữu các yếu tố sinh học mà ta không thể làm ngơ. Nhưng điều cũng đúng là nam tính và nữ tính không phải là những phạm trù cứng ngắc. Cách hiện hữu như người nam của người chồng, chẳng hạn, có thể được thích ứng một cách mềm dẻo với lịch trình làm việc của người vợ. Nhận làm việc nhà hay một vài khía cạnh nuôi dưỡng con cái không làm người chồng bớt là đàn ông chút nào hay hàm nghĩa thất bại, vô trách nhiệm hay gây xấu hổ chi. Con cái cần được giúp đỡ để chấp nhận ‘các trao đổi’ lành mạnh này như những chuyện bình thường, không hề làm giảm phẩm giá của người cha. Phương thức cứng ngắc sẽ biến thành việc quá nhấn mạnh tới yếu tố nam hay yếu tố nữ, và sẽ không giúp trẻ em và các thiếu niên biết đánh giá tính hỗ tương chân chính đã nhập thân trong các điều kiện đích thực của hôn nhân. Sự cứng ngắc này, ngược lại, sẽ gây trở ngại cho việc phát triển các khả năng của cá nhân, đến độ dẫn họ tới chỗ nghĩ, chẳng hạn, rằng tập tành nghệ thuật hay khiêu vũ là không nam tính chút nào, hay thi hành quyền lãnh đạo là không nữ tính chút nào. Cám ơn Chúa, suy nghĩ này nay đã thay đổi, nhưng ở một số nơi, các quan niệm thiếu sót vẫn còn đang giới hạn quyền tự do chính đáng và gây trở ngại cho việc phát triển căn tính và tiềm năng chuyên biệt của trẻ em một cách chân chính”.
Đức Phanxicô không hề rơi vào ý thức hệ phái tính, xóa nhòa sự khác biệt và tính bổ túc nam nữ. Trong cuộc tông du Georgia và Azerbaijan hồi tháng Mười năm 2016, nói chuyện với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và nhân viên mục vụ, ngài nói: “Này Irina, con nhắc đến một kẻ thù lớn của hôn nhân ngày nay, đó là lý thuyết phái tính. Hiện nay, đang có cuộc thế chiến nhằm hủy diệt gia đình. Hiện nay, đang có những cuộc thực dân hóa ý thức hệ nhằm hủy diệt, không phải bằng vũ khí, mà bằng các ý niệm. Do đó, ta cần tự bảo vệ mình chống lại các cuộc thực dân hóa ý thức hệ”.
Tới đâu, ngài cũng nhắc lại lời khuyên trên. Nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Kracow, Ba Lan, ngài nói với các vị giám mục: “Ở Âu Châu, Mỹ Châu, Mỹ Châu La Tinh, Phi Châu, và ở một số quốc gia Á Châu, đang có những hình thức thực dân hóa ý thức hệ đúng nghĩa. Và một trong các ý thức hệ này, tôi xin gọi nó đích danh, là ý thức hệ ‘phái tính’. Ngày nay, trẻ em, vâng trẻ em, đang được giảng dậy ở trường rằng mọi người có quyền chọn giới tính riêng cho mình. Tại sao các em được giảng dậy như thế? Vì sách vở được cung cấp bởi những người và những định chế cho bạn tiền. Các hình thức thực dân hóa ý thức hệ này cũng được hỗ trợ bởi các nước có nhiều ảnh hưởng. Và điều này thật khủng khiếp”.
Trước đó, năm 2015, nói chuyện với các giám mục Puerto Rico, ngài nhấn mạnh: “Tính bổ túc đàn ông đàn bà, đỉnh cao của sáng tạo Thiên Chúa, đang bị chất vấn bởi điều có tên là ý thức hệ phái tính, nhân danh một xã hội tự do và công chính hơn. Các dị biệt giữa đàn ông và đàn bà không phải để chống chọi hay tùng phục, mà để hiệp thông và sinh sản, luôn luôn theo ‘hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa’”.
Tóm lại với Đức Phanxicô, quan điểm Công Giáo về tính bổ túc nam nữ, đạt tới trọn vẹn nơi Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI vẫn đã được người kế vị các ngài là Đức Phanxicô duy trì nhằm bảo vệ định chế hôn nhân khỏi sức tấn công vũ bão của ý thức hệ phái tính, một ý thức hệ hiện mang tính thực dân hóa nhằm dùng đồng tiền phá hoại nền tảng tự nhiên của hôn nhân như một kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, dựa trên tính bổ túc của những ngôi vị trọn vẹn, bình đẳng, mà từ nguyên thủy, vốn được dị biệt hóa về tính dục. Sự bổ túc này nằm ngay trong yếu tính và do đó có cơ sở hữu thể học.
Tóm lại, với Đức Gioan Phaolô II, quan điểm Công Giáo tiến đến chỗ coi tính bổ túc nam nữ có tính hữu thể học toàn diện, nghĩa là giữa hai ngôi vị trọn vẹn về cả thể lý, tâm lý và tâm linh, trong một hiệp thông các ngôi vị bằng nhau nhưng khác nhau, mà nếu nói tới tùng phục, thì chỉ có thể là tùng phục lẫn nhau vì lòng tôn kính Chúa Kitô, như thư Êphêsô 5:21 quả quyết.
2. Quan điểm Công Giáo hiện nay về tính bổ túc
Người kế vị ngài, lúc còn là một Hồng Y đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, tức Đức Bênêđíctô XVI sau này, nhấn mạnh nhiều hơn tới sự “hợp tác” giữa nam và nữ trong lá “Thư Gửi Các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo về Sự Cộng Tác của Đàn Ông và Đàn Bà trong Giáo Hội và ngoài Xã Hội” công bố ngày 31 tháng Năm, năm 2004.
Đức Bênêđíctô XVI và sự hợp tác nam nữ
Nữ tu Sara Butler, người, năm 2004, được Đức Gioan Phaolô II cử nhiệm vào Ủy Ban Thần Học Quốc Tế và năm 2012, được Đức Bênêđíctô XVI cử nhiệm làm chuyên viên cho Thượng Hội Đồng Giám Mục, trên tờ Voices, Ấn Bản Trực Tuyến, số 1 bộ XXIX, Lễ Hiện Xuống 2014, có viết một bài nhận định về tài liệu trên, nhân dịp Đức Phanxicô nói tới một nền thần học nữ giới.
Theo Nữ Tu Butler, giá trị của sự hợp tác trên bắt nguồn từ xác tín cho rằng sự bổ túc giới tính không chỉ có tính sinh thể lý (bio-physical) mà còn có tính tâm lý, tâm linh và hữu thể học nữa. Căn bản của nó chính là sự dị biệt giới tính. Bất kể các yếu tố khác có thể dự phần vào, người ta vẫn mong rằng đàn ông trong tư cách đàn ông, và đàn bàn trong tư cách đàn bà sẽ mang một điều gì khác nhau vào công trình chung khiến nó phong phú hơn và trở thành trọn vẹn hơn là được thực hiện bởi một mình đàn bà và bởi một mình đàn ông mà thôi. Điều này, dĩ nhiên, giả thiết có những thiên bẩm nam và nữ khác nhau.
Đó chính là điều bị tranh luận. Phong trào duy nữ bác bỏ chủ trương cho rằng “giới tính” thể lý (physical sex) nhất thiết phát sinh ra “phái tính” nam hoặc nữ (masculine or feminine gender) hay các khía cạnh tâm lý và xã hội của bản sắc giới tính. Vì cho rằng nhấn mạnh tới các dị biệt giới tính sẽ dẫn tới kỳ thị bất công đối với nữ giới, loại họ ra khỏi nhiều vai trò trong xã hội, nên phong trào này kết luận: tính bổ túc giới tính không thể đi đôi với tính bình đẳng chân chính. Đối với họ, nữ tính và nam tính không nhất thiết liên quan tới giới tính sinh học mà là sản phẩm do xã hội tạo nên, không phải do Thiên Chúa tạo dựng và do đó, không bắt nguồn một cách khách quan từ bản tính nhân loại.
Thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cho rằng các nhận định của phái duy nữ về tính bổ túc đã được xây dựng dựa vào tình huống tội lỗi, chứ không căn cứ vào kế hoạch của Thiên Chúa, muốn có một nhân tính dị biệt hóa về tính dục. Họ lấy tình huống kỳ thị phụ nữ hiện nay làm khởi điểm và áp dụng một nền giải thích hoài nghi, tìm cách bật mí các tiền giả thuyết hay truyền thống chưa ai lưu ý, từng hợp pháp hóa các bất công. Thành thử, việc làm của họ diễn ra trước một viễn tượng khá hạn chế. Quá chú tâm tới các bất công và bị lạm dụng của đàn bà trong tay đàn ông, họ quên hẳn rất nhiều khía cạnh tích cực khác trong tương quan nam nữ như tình yêu, gia đình, con cái.
Chống lại quan điểm trên, Thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin lấy tín lý tạo dựng làm khởi điểm: từ nguyên thủy, được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, nhân loại đã được dị biệt hóa về tính dục. Trong kế hoạch tạo dựng này, đàn ông và đàn bà được tạo nên cho nhau, nhằm không những sống cạnh nhau mà còn trở nên một thân xác trong sự “hiệp thông các ngôi vị”, một thứ “đơn nhất của hai người” (unity-of-the-two) phản ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi.
Theo viễn kiến này, tính dục là thành phần nền tảng của nhân cách con người và nó biểu lộ khả năng tương quan liên ngã, khả năng yêu thương. Khả năng này, đến lượt nó, nói lên ý muốn của Thiên Chúa dành cho nhân loại, cho hôn nhân, và cho gia đình. Nói cách khác, việc tạo nên hai giới tính thuộc mạc khải Thiên Chúa; nó là thành phần của tín lý Công Giáo, không đơn giản chỉ là một trong nhiều lý thuyết. Nhưng, sự hòa hợp giữa đàn ông và đàn bà trong trạng thái trong trắng nguyên thủy, đã bị tội lỗi phá hủy; sự ra xa lạ với Thiên Chúa do tội lỗi gây ra đã ảnh hưởng tới mối tương quan giữa họ với nhau. Sự căng thẳng và tranh chấp giữa các giới tính và sự thống trị đầy tội lỗi của đàn ông đối với đàn bà không được gắn vào bản tính con người nhưng chỉ là hậu quả của tội lỗi. Thành thử việc thắng vượt chủ nghĩa kỳ thị giới tính không đòi phải triệt hạ sự khác nhau giữa các giới tính, mà chỉ đòi việc kết liễu sự đối nghịch giữa chúng do tội lỗi gây ra mà thôi. Tương quan giữa các giới tính bị thương tổn nhưng ơn thánh của Chúa Kitô mời gọi họ hồi tâm và chấp nhận việc hàn gắn để trở thành lành lặn trong mối tương quan cứu chuộc.
Tóm lại, bản sắc giới tính ở với chúng ta vĩnh viễn và dưới ánh sáng cứu chuộc, đàn ông và đàn bà “không coi sự khác nhau này như nguồn gốc bất hòa cần phải thắng vượt bằng cách bác bỏ hay triệt hạ, mà đúng hơn như khả thể hợp tác cần được vun sới bằng việc hỗ tương tôn trọng nó”.
Ngày 9 tháng Hai năm 2008, khi đã là Đức Bênêđíctô XVI, trong bài diễn văn với các tham dự viên Hội Nghị Quốc Tế về Chủ Đề “Đàn Bà và Đàn Ông, Tính Nhân Bản trong sự Trọn Vẹn của nó”, ngài nhắc đến các công trình của vị tiền nhiệm trong việc nhấn mạnh tới “sự bình đẳng về phẩm giá [của đàn ông đàn bà] và tính đơn nhất [unity] của họ, sự khác nhau từ nguồn gốc và có tính sâu xa giữa nam và nữ và ơn gọi của họ bước vào sự hỗ tương và bổ túc cho nhau, sự hợp tác và sự hiệp thông”. Ngài gọi đây là “lưỡng tính thống nhất” (uni-duality/dual unity) của đàn ông đàn bà, nghĩa là tính đơn nhất với những dị biệt nguyên thủy có tính bổ túc cho nhau. Nhân dịp này, ngài kêu gọi nhà nước phải giúp người đàn bà hợp tác trong việc xây dựng xã hội, biết đánh giá đúng mức “thiên tài nữ tính” hết sức đặc trưng của họ.
Và ngày 21 tháng Mười Hai, năm 2012, nhân gặp giáo triều dịp Lễ Giáng Sinh, Đức Bênêđictô XVI, một lần nữa, nói tới tính bổ túc nam nữ, trong một cuộc tấn công trực tiếp luận điểm của Simone de Beauvoir, khi bà này cho rằng “Người ta không sinh ra là đàn bà, họ trở nên như thế” (on ne naît pas femme, on le devient).
Ngài cho rằng những lời trên đặt nền cho một triết lý mới về tính dục, dưới danh nghĩa thuyết phái tính (gender theory). Theo triết lý này, tính dục không phải là một yếu tố có sẵn trong bản chất con người, mà là một vai trò xã hội mà nay ta tự chọn cho mình còn trước đây thì xã hội chọn cho ta.
Triết lý trên bác bỏ viễn kiến của Thánh Kinh vốn coi nam nữ thuộc yếu tính của con người, do Thiên Chúa tạo dựng. Làm người là có nam có nữ. Từ nay, chỉ còn hữu thể nhân bản trừu tượng, tự chọn cho mình cái gì là bản nhiên của mình. Gia đình và con cái cũng không còn là các thực tại do sáng thế thiết lập, tức các ơn phúc, mà hoàn toàn là công trình của con người, con người có quyền muốn chúng ra sao thì ra. Với não trạng này, Thiên Chúa bị bác bỏ và cả phẩm giá làm hình ảnh Người cũng bị bác bỏ. Đức Bênêđíctô XVI cho rằng với thứ triết lý ấy, thời đại ta đang rơi vào một đêm đen trong khi tưởng mình đầy ánh sáng.
Sự hợp nhất của eros và agape
Theo Caritas Deus est, số 5, trong đêm đen ấy, eros bị rút lại chỉ còn là “chuyện làm tình” (sex), một thứ hàng hóa để mua bán và chính con người cũng trở thành một món hàng. Họ tự coi thân xác họ và cả tính dục của họ như thành phần hoàn toàn có tính vật chất, để sử dụng và khai thác theo ý muốn.
Nói cho ngay, eros, theo Đức Bênêđíctô XVI, vốn bị nhiều người trong Giáo Hội hiểu lầm, như một thứ tình yêu ham muốn thân xác có tính chiếm đoạt, ngược với agape, hiểu như đức ái đúng nghĩa (caritas), hoàn toàn nghĩ tới phúc lợi của người yêu. Trong Deus Caritas est, ngài muốn chứng minh ngay cả Thiên Chúa cũng có eros, hiểu như một ham muốn người khác (desire for someone) nhưng eros nơi Thiên Chúa hoàn toàn là một với agape, hiểu như ham muốn phúc lợi của người khác, trong khi nơi con người, sự thống nhất này mong manh. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh: trong tình yêu chân chính giữa người đàn ông và đàn bà luôn có sự hợp nhất của eros và agape.
Hiểu như thế, eros quả là nguyên lý của bản nhiên con người, thúc đẩy họ đi tìm sự bổ túc nơi một con người khác để cùng bước vàoagape. Ở số 7 của thông điệp, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng “dù thoạt đầu, eros chủ yếu có tính ham muốn … [nhưng] khi tiến lại gần người khác, nó càng ngày càng ít quan tâm tới chính mình, và càng ngày càng tìm kiếm hạnh phúc của người khác, càng ngày càng quan tâm tới người được yêu, càng hiến mình hơn và mong muốn ‘được ở đó cho’ người kia”.
Bình luận về trình thuật tạo dựng của Sách Sáng Thế, ngài viết: “Theo tầm nhìn sáng thế, eros hướng con người về hôn nhân, về dây nối kết độc đáo và dứt khoát; nhờ thế, và chỉ nhờ thế, họ mới hoàn thành mục tiêu thâm hậu nhất của họ. Tương hợp với hình ảnh một Thiên Chúa độc thần là hôn nhân đơn hôn. Hôn nhân dựa trên tình yêu độc chiếm và dứt khoát trở thành hình ảnh mối tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người và ngược lại. Cách Thiên Chúa yêu thương, tức như người yêu say mê và phu quân của Israel, bằng một tình yêu có cả eros lẫn agape, trở thành thước đo tình yêu của con người (số 11).
Tại Quốc Hội Đức ngày 22 tháng Chín năm 2011, Đức Bênêđíctô XVI nói tới “sinh thái con người”. Ngài bảo: “Con người cũng có một bản nhiên mà họ phải tôn trọng và không thể mặc tình thao túng. Con người không phải là tự do tự tạo. Họ không tự tạo chính họ. Họ là trí khôn và ý chí, nhưng cũng là bản nhiên nữa, và ý chí của họ chỉ có trật tự đúng đắn nếu họ biết tôn trọng bản nhiên của mình, lắng nghe nó và chấp nhận mình là ai, như một con người không tạo ra chính mình. Nhờ cách này, chứ không nhờ bất cứ cách nào khác, tự do nhân bản đích thực mới hoàn thành được”.
Khi gặp một số giám mục Hoa Kỳ tới viếng Mộ Hai Thnáh Tông Đồ Phêrô và Phaolô năm 2012, Đức Bênêđíctô XVI nói với các vị rằng “[Giáo Hội coi ] Hôn nhân như một định chế tự nhiên gồm một hiệp thông đặc biệt giữa các ngôi vị, chủ yếu bắt nguồn từ tính bổ túc nam nữ và quy hướng về việc sinh sản. Các dị biệt giới tính không thể bị bác bỏ như là không liên hệ gì tới việc định nghĩa hôn nhân”.
Và sau cùng, trong diễn văn với Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum ngày 19 tháng Giêng, năm 2013, chỉ trước khi tuyên bố từ nhiệm không lâu, Đức Bênêđíctô XVI không bỏ lỡ cơ hội nói tới tính bổ túc nam nữ, tuy không dùng chữ bổ túc mà dùng chữ hỗ tương (reciprocity). Ngài nói: “Viễn kiến Kitô Giáo về con người quả là một lời thưa ‘có’ vĩ đại đối với phẩm giá các ngôi vị được mời gọi tiến vào sự hiệp thông thân mật của khiêm nhường và trung tín. Hữu thể nhân bản không phải là một cá nhân tự lấy mình làm đủ cũng không phải là một phần tử vô danh trong một nhóm. Đúng hơn, họ là một ngôi vị độc đáo và không thể nào lặp lại được, từ trong nội tại vốn được sắp xếp bước vào các mối tương quan và tính xã hội hóa. Như thế, Giáo Hội tái khẳng định chữ ‘có’ đối với phẩm giá và vẻ đẹp của hôn nhân, coi nó như biểu thức của sợi dây nối kết trung tín và đại lượng giữa người đàn ông và người đàn bà, và chữ ‘không’ đối với các nền triết học ‘phái tính’, vì tính hỗ tương giữa nam và nữ là một biểu thức của vẻ đẹp bản nhiên vốn được Thiên Chúa mong muốn”.
Đức Phanxicô và Hội Thoại Humanum về tính bổ túc nam nữ
Còn Đức Đương Kim Giáo Hoàng? Ngài nghĩ gì về tính bổ túc nam nữ? Ai cũng biết, Đức Phanxicô không mấy thích thú nói tới các nội dung của cuộc chiến tranh văn hóa. Tuy nhiên, ngài có tới khai mạc Hội Thoại Humanum bàn về tính bổ túc nam nữ.
Trong bài diễn văn khai mạc Hội Thoại, Đức Phanxicô nói rằng:
“[Tính bổ túc] có ý nói tới các hoàn cảnh trong đó, một trong hai sự vật cộng lại với nhau, bổ túc hay làm đầy một cái thiếu nơi sự vật kia. Tuy nhiên, tính bổ túc không phải chỉ có thế. Các Kitô hữu tìm thấy ý nghĩa sâu xa nhất của nó trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô trong đó, Thánh Phaolô nói với ta rằng Thần Khí ban cho mỗi người chúng ta các ơn phúc khác nhau để, như các chi thể của thân xác làm việc vì ích lợi của toàn thể thân xác thế nào, thì các ơn phúc của người ta cũng làm việc với nhau vì ích lợi của mỗi người như vậy (xem 1Cr 12). Suy niệm về ‘tính bổ túc’ không là gì ngoài việc xem xét các hoà hợp năng động ngay giữa lòng sáng thế. Hòa hợp là một hạn từ lớn lao. Mọi tính bổ túc đều do Đấng Tạo Dựng làm ra, nên chính Tác Giả của Hòa Hợp đã thực hiện sự hòa hợp này…
“Tính bổ túc này là gốc rễ của hôn nhân và gia đình. Vì gia đình đặt cơ sở trên hôn nhân là trường học đầu tiên nơi ta học cách trân qúy các ơn phúc của ta và các ơn phúc của người khác, và là nơi ta bắt đầu sở nhận được các nghệ thuật sống chung hợp tác. Đối với phần lớn chúng ta, gia đình cung cấp nơi chốn chính để ta có thể vươn tới sự cao cả khi cố gắng thể hiện khả năng nhân đức và bác ái trọn vẹn của mình. Đồng thời, như ta biết, gia đình tạo nên nhiều căng thẳng: giữa vị kỷ và vị tha, giữa lý lẽ và đam mê, giữa các thèm muốn tức khắc và các mục đích lâu dài. Nhưng gia đình cũng cung cấp các khuôn khổ để giải quyết các căng thẳng này. Điều này rất quan trọng. Khi nói tới tính bổ túc giữa đàn ông và đàn bà trong bối cảnh này, ta đừng lẫn lộn chữ này với ý niệm duy giản cho rằng mọi vai trò và mối tương quan của hai giới tính đã được định sẵn trong một khuôn mẫu duy nhất, tĩnh tụ. Tính bổ túc có nhiều hình thức khác nhau vì mỗi người đàn ông và đàn bà đều đem phần đóng góp khác biệt của họ vào cuộc hôn nhân của họ và vào việc đào luyện con cái họ - sự phong phú bản thân, các đặc sủng bản thân. Tính bổ túc trở thành sự giầu có lớn lao. Nó không chỉ là một điều tốt mà nó còn đẹp đẽ nữa”.
Sau đó, ngài đề cập tới cuộc khủng hoảng hôn nhân và gia đình, do sự hiểu lầm về tự do và rất nhiều tật bệnh xã hội khác gây ra. Để đương đầu với cuộc khủng hoảng này, ngài cho rằng ta phải cổ vũ một nền sinh thái nhân bản mới chủ yếu nhằm thăng tiến các thiện ích không phải là vật chất. Trong đó có gia đình, con cái…
Nhân dịp này, ngài nhấn mạnh rằng “gia đình là một sự kiện nhân học, một sự kiện có liên hệ tới xã hội và văn hóa. Ta không thể định phẩm cho nó dựa vào các ý niệm hay quan niệm có tính ý thức hệ chỉ quan trọng vào một thời điểm nào đó trong lịch sử. Ta không thể nghĩ tới các ý niệm bảo thủ hay cấp tiến. Gia Đình là gia đình”.
Thay đổi hay không thay đổi
Nhận định về bài phát biểu trên, Michael G. Lawler và Todd A. Salzman cho rằng Đức Phanxicô đã mang lại cho quan niệm bổ túc giới tính một số sắc thái mới.
Theo hai ông, thoạt đầu, trong Familiaris Consortio năm 1981, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh tới tính bổ túc tự nhiên đem lại sự kết hợp giữa đàn ông đàn bà về mọi bình diện thân xác, tính tình và linh hồn. Tính bổ túc này được ngài chia thành hai: bổ túc sinh dục dị tính (heterogenital) và bổ túc sinh sản (reproductive). Vợ chồng nhất thiết bổ túc cho nhau về sinh dục dị tính nhưng không nhất thiết bổ túc cho nhau về sinh sản khi có lý do chính đáng. Không có sự bổ túc này, không thành hôn nhân, như người đồng tính chẳng hạn.
Còn trong Thư Gửi Phụ Nữ năm 1995, ngài nói đến tính bổ túc hữu thể học (ontological complementarity). Đây là tính bổ túc làm nền cho thần học thân xác của ngài, vì nó nối kết từ trong nội tại tính bổ túc sinh học và bản vị giữa người đàn ông và người đàn bà. Thiên Chúa tạo dựng người đàn bà và người đàn ông đầy đủ trong chính họ, nhưng để thành lập một cặp, họ không đầy đủ. Sự không đầy đủ của họ trở thành đầy đủ trong kết hợp hôn nhân, trong đó, vợ và chồng bổ túc lẫn nhau trong “sự hợp nhất của hai người” về cả thể lý, tâm lý lẫn hữu thể học, không phải chỉ trong các hành vi tính dục mà còn trong cả đời sống hàng ngày của vợ chồng.
Đó là cái hiểu nền tảng của Công Giáo. Theo hai tác giả, Đức Phanxicô, trong bài phát biều tại Hội Thoại Humanum năm 2014, đã đem lại ít nhất bốn sắc thái sau đây:
a) Tính ơn phúc của Thần Khí
Sắc thái đầu tiên là sắc thái Thánh Kinh: nhắc tới Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô; thư này quả quyết rằng “Thần Khí ban cho mỗi người chúng ta các ơn phúc khác nhau để, cũng như các chi thể trong thân xác con người làm việc với nhau vì ích lợi của toàn thân xác như thế nào, thì các ơn phúc của mọi người cũng có thể làm việc với nhau như thế vì ích lợi của mỗi người”.
Theo Đức Phanxicô, đối với các môn đệ của Chúa Kitô, tính ơn phúc của Thần Khí này là “ý nghĩa sâu sắc nhất” của sự bổ túc và là nguồn gốc chủ yếu của điều ngài gọi là “sự hoà hợp sinh thái” trong các mối tương quan nhân bản.
Mọi tính bổ túc đều phát xuất từ tính ơn phúc của Thần Khí này, vốn là tính thúc đẩy con người nhân bản tạo nên sự hòa hợp và thống nhất, thắng vượt chia rẽ và loại trừ, nhìn nhận và khẳng nhận tính đa dạng do Thần Khí tạo ra trong các mối tương quan của con người với Thiên Chúa, với người lân cận và với chính họ.
Đức Phanxicô rất đúng khi nhấn mạnh rằng sự bổ túc giữa đàn ông và đàn bà là “gốc rễ của hôn nhân và gia đình” và “sự đóng góp của hôn nhân cho xã hội là điều ‘không thể miễn chước’”.
Vì các cuộc khủng hoảng trong cả các cuộc hôn nhân lẫn gia đình hiện nay, sự khẳng nhận hôn nhân có tính tích cực trên, coi nó như một biểu thức nhân học và thần học nói lên sự hòa hợp của công trình sáng thế của Thiên Chúa, là một tuyên bố tiên tri cần thiết và đáng hoan nghinh.
b) Tính năng động của bổ túc
Sắc thái thứ hai của Đức Phanxicô là đã nhấn mạnh tới tính bổ túc như một ý niệm năng động và đang diễn biến, hơn là “một ý niệm đơn giản hóa cho rằng mọi vai trò và mối tương quan của hai giới tính đã được cố định hóa trong một mẫu mực đơn nhất, tĩnh tụ”. Việc nhấn mạnh này được coi là chủ yếu. Nó phản ảnh một thay đổi từ thế giới quan duy cổ điển sang thế giới quan ý thức lịch sử.
Thế giới quan duy cổ điển quả quyết rằng thực tại vốn tĩnh tụ, cố định và phổ quát. Phương pháp được sử dụng, nhân học được phát biểu, và các quy luật được giảng dậy trong thế giới quan này là vượt thời gian, phổ quát và không thể thay đổi, và các hành vi bị các quy luật này kết án luôn bị kết án như thế.
Thế giới quan ý thức lịch sử thách thức quan điểm trên từ nền tảng bằng cách chủ trương rằng thực tại là năng động, biến hóa, thay đổi và đặc thù. Phương pháp sử dụng, nhân học được phát biểu, và các quy luật được giảng dậy trong thế giới quan này có tính tạm thời, đặc thù và có thể thay đổi, và các hành vi bị các quy luật này phê phán đã được đánh giá về luân lý dựa vào kiến thức và cái hiểu còn đang diễn biến của con người.
Theo hai tác giả này, Đức Gioan Phaolô II và huấn quyền sử dụng hạn từ bổ túc theo nghĩa duy cổ điển, định nghĩa nó để phản ảnh các vai trò phái tính do truyền thống và văn hóa xác định trong sự phân biệt tâm lý giữa nam và nữ.
Bài diễn văn của Đức Phanxicô, theo họ, phản ảnh quan điểm có tính ý thức lịch sử và năng động về tính bổ túc. Ngài nói: “Tính bổ túc có nhiều hình thức khác nhau vì mỗi người đàn ông và đàn bà đều đem phần đóng góp khác biệt của họ vào cuộc hôn nhân và vào việc đào luyện con cái- sự phong phú bản thân, các đặc sủng bản thân”.
Nhận định của hai tác giả trên có thể đúng, miễn là phải nhớ rằng, cũng như trong Niềm Vui Yêu Thương, Đức Phanxicô không đề cập tới các nền tảng lý thuyết, cho bằng các thực hành và thái độ thực tiễn thuộc lãnh vực mục vụ đối với tính bổ túc.
c) Khủng hoảng sinh thái
Sắc thái thứ ba của Đức Phanxicô là đề cập tới cuộc “khủng hoảng sinh thái” (ecological crisis) trong hôn nhân và gia đình. Sinh thái, khởi đầu, chỉ có nghĩa sinh học, có ý nói tới các mối tương quan giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng. Nhưng hiện nay đã được mở rộng để chỉ các mối tương quan giữa các nhóm nhân bản với nhau, các mẫu mực xã hội do các mối tương quan này tạo nên, và các nguồn tài nguyên vật chất có sẵn đối với họ.
Đức Phanxiô rõ ràng nghĩ tới ý nghĩa hiện nay của chử sinh thái nói trên, và lồng ý niệm bổ túc vào trong nền sinh thái nhân bản ấy, và vai trò của tính bổ túc trong cuộc khủng hoảng hiện nay của nền sinh thái này.
Ngài mời gọi chúng ta suy nghĩ về tính bổ túc dựa vào điều tội lỗi đã giới hạn ra sao sự thể hiện và tác động trọn vẹn của nó để “cổ vũ một nền sinh thái nhân bản mới”. Các tội lỗi có tính xã hội từng tạo ra một nền sinh thái xã hội nhằm giới hạn tác động trọn vẹn của tính bổ túc đối với mọi người bao gồm cảnh nghèo, kỳ thị sắc tộc, kỳ thị giới tính, kỳ thị đồng tính, kỳ thị nói chung, chủ nghĩa tộc trưởng và mọi thực tại xã hội khác; các điều này làm vô hiệu quả, chứ không làm dễ, phẩm giá và mối tương quan của con người. Lời mời của Đức Phanxicô khiến ta tìm ra một định nghĩa trọn vẹn hơn và năng động hơn cho tính bổ túc; một định nghĩa có thể cùng một lúc vạch trần các đe dọa vừa kể đối với sự hoà hợp xã hội, hôn nhân và gia đình đồng thời giải đáp chúng.
d) Gia đình, sự kiện nhân học
Sắc thái thứ tư của Đức Phanxicô về tính bổ túc nam nữ là tập chú vào gia đình như một “sự kiện nhân học” không thể xác định bằng cách “dựa vào các ý niệm hay quan niệm có tính ý thức hệ chỉ quan trọng trong một thời điểm nào đó của lịch sử”.
Kinh nghiệm khắp thế giới hiện nay cho thấy gia đình được định nghĩa và chịu ảnh hưởng của văn hóa, lịch sử, xã hội, và luật lệ. Dù chắc chắn ta có thể quan niệm và trình bầy một ý niệm “lý tưởng” về gia đình như bao gồm một người đàn ông, một người đàn bà và các đứa con của họ, nhưng lịch sử và thực tại gia đình phức tạp hơn thế. Hiện nay có những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, các gia đình có cha mẹ ghẻ, các gia đình nhận con nuôi (adoptive families), các gia đình nhận trông coi con người khác (foster families), các gia đình có các cha mẹ đa hôn hay đơn hôn, và có các gia đình cha mẹ đồng tính (!).
Theo hai tác giả này, trong mỗi gia đình nói trên, “gia đình là gia đình” và chúng ta phải chấp nhận thực tại tìm thấy, chứ không phải thực tại ta muốn nó phải là như một lý tưởng.Ta cũng phải đánh giá bản chất mối tương quan giữa cha mẹ và con cái dựa vào chứng cớ khoa học vững chắc, chứ không dựa vào các phán đoán suy lý không biện minh được.
Nhất quán về tính bổ túc nam nữ
Một lần nữa, các nhận định trên của hai tác giả có thể hữu lý với điều kiện coi đây là các nhận định có tính thực tiễn mục vụ, chứ không có tính chất tín lý. Tín lý dĩ nhiên dựa vào mạc khải, vào ý định của Thiên Chúa, và do đó, hẳn nghiêng về “lý tưởng”, một điều mà Giáo Hội không thể không nêu ra, khi nhớ rằng: con người phải cố gắng hoàn hảo như Cha trên Trời, dù chẳng bao giờ hoàn hảo được như thế.
Lý tưởng ở đây là sự thống nhất của eros và agape trong hôn nhân. Mà muốn có sự thống nhất này, con người phải dựa vào bản nhiên đã được Thiên Chúa dị biệt hóa thành nam nữ từ nguyên thủy. Các hình thức méo mó do tội lỗi gây ra chỉ có thể được hàn gắn và trở thành lành lặn với sự hồi tâm trong ơn thánh cứu chuộc của Đức Kitô. Theo cái nhìn từ trên xuống dưới này, tính bổ túc không thể hiểu cách khác được. Còn đối với cái nhìn ngang hàng, giữa những người tội lỗi như chúng ta, “thực tại” gia đình quả có nhiều hình thức và đối với hình thức nào, ta cũng nên có thái độ kính trọng, không kỳ thị.
Thực ra, khi nói tới khía cạnh tín lý của tính bổ túc nam nữ, Đức Phanxicô không hẳn xa cách các vị tiền nhiệm của mình. Thực vậy, trong thông điệp Laudato Si’ năm 2015, số 155, khi nói tới “sinh thái nhân bản”, ngài viết như sau:
“Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nói tới một ‘nền sinh thái con người’, dựa vào sự kiện: ‘con người cũng có một bản nhiên mà họ phải tôn trọng và họ không thề thao túng tùy ý’. Điều đủ là biết nhìn nhận rằng chính thân xác ta thiết lập ta trong mối tương quan trực tiếp với môi trường và các sinh vật khác. Chấp nhận thân xác ta như một hồng phúc của Thiên Chúa là điều tối cần để chào đón và chấp nhận toàn bộ thế giới như một hồng phúc của Chúa Cha và như căn nhà chung của ta, trong khi nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối đối với chính thân xác mình thường, một cách tinh tế hơn, trở thành nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối đới với sáng thế. Học cách chấp nhận thân xác ta, săn sóc nó và tôn trọng ý nghĩa trọn vẹn nhất của nó, là yếu tố chủ yếu của bất cứ nền sinh thái nhân bản chân chính nào. Cũng thế, trân qúy thân xác ta trong nam tính và nữ tính của nó là điều cần thiết nếu tôi muốn có khả năng nhận ra chính tôi trong một cuộc gặp gỡ một ai đó khác với tôi. Nhờ cách này, ta có thể hân hoan chấp nhận các ơn phúc chuyên biệt của một người đàn ông và một người đàn bà khác, vốn là công trình của Thiên Chúa Tạo Dựng, và tìm được sự phong phú hóa hỗ tương. Không phải là một thái độ lành mạnh khi tìm cách xóa bỏ dị biệt giới tính vì như thế ta đâu còn biết cách phải đương đầu với nó”.
Còn ở số 56, tông huấn Niềm Vui Yêu Thương, tông huấn mà người ta chờ mong Đức Phanxicô sẽ thay đổi quan điểm chính thống của Giáo Hội về người đồng tính, ngài viết: “Thế nhưng, một thách đố khác đã được nhiều hình thức khác nhau của ý thức hệ phái tính đặt ra để ‘bác bỏ sự khác nhau và tính hỗ tương trong bản tính đàn ông và đàn bà và dự kiến một xã hội không có các dị biệt tính dục, do đó, loại bỏ nền tảng nhân học của gia đình. Ý thức hệ này dẫn tới các chương trình giáo dục và các qui định pháp lý nhằm cổ vũ một thứ bản sắc bản thân và thân mật xúc cảm hoàn toàn tách biệt khỏi sự di biệt sinh học giữa nam và nữ. Thành thử, bản sắc con người trở thành việc chọn lựa của cá nhân, một chọn lựa cũng có thể thay đổi với thời gian’. Một trong những nguồn tạo lo âu là một số ý thức hệ thuộc loại này, tức các ý thức hệ tìm cách giải đáp những điều có lúc được coi là các khát vọng có thể hiểu được, mưu toan tự khẳng định mình như là tuyệt đối và không thể nghi vấn, thậm chí phán dậy cách phải dưỡng dục con cái ra sao. Cần phải nhấn mạnh rằng ‘ta có thể phân biệt nhưng không được tách biệt giới tính sinh học và vai trò xã hội văn hóa của giới tính (phái tính)’… Hiểu các yếu đuối của con người và các phức tạp của đời sống là một việc, mà việc khác hẳn là chấp nhận các ý thức hệ mưu toan tách biệt các khía cạnh vốn không thể tách biệt được của thực tại. Ta đừng rơi vào cái tội dám thay thế Đấng Tạo Dựng. Chúng ta là các tạo vật, chứ không phải toàn năng. Sáng thế có trước chúng ta và phải được tiếp nhận như một ơn phúc. Đồng thời, chúng ta được mời gọi bảo vệ nhân tính của chúng ta, và điều này, trước nhất, có nghĩa chấp nhận nó và tôn trọng nó như nó đã được tạo nên”.
Như chưa lấy làm đủ, ở số 285 của cùng Tông Huấn, ngài viết thêm:
“Ngoài các khó khăn dễ hiểu mà các cá nhân có thể gặp phải, giới trẻ cần được giúp đỡ để chấp nhận thân xác họ như đã được tạo nên, vì ‘nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối trên thân xác ta, kết cục, một cách tinh tế, sẽ khiến ta nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối trên sáng thế... Biết đánh giá thân xác ta như là nam hay nữ cũng là điều cần thiết để ta tự biết mình trong cuộc gặp gỡ những người khác với ta. Nhờ cách này, ta có thể hân hoan chấp nhận các ơn phúc chuyên biệt của một người đàn ông hay một người đàn bà khác, vốn là công trình của Thiên Chúa Hóa Công, và tìm được sự phong phú hỗ tương’. Chỉ khi nào hết sợ khác biệt, ta mới thoát khỏi não trạng lấy mình làm trung tâm, chỉ lưu tâm tới mình. Giáo dục tính dục nên giúp giới trẻ biết chấp nhận thân xác họ và tránh cái cao vọng muốn ‘triệt tiêu sự dị biệt giới tính vì không còn biết phải xử lý với nó ra sao’”.
Ở số 286, ngài nói tới thái độ mềm dẻo, có tính thực tiễn mục vụ, nhưng vẫn không mềm dẻo đến chối bỏ sự dị biệt nam nữ. Ngài viết: “Ta cũng không thể làm ngơ sự kiện này: việc tạo hình cho cung cách hiện hữu của ta, bất kể là nam hay nữ, không hề chỉ là kết quả của các nhân tố sinh học hay di truyền học mà thôi, mà của nhiều yếu tố liên quan đến tính khí, lịch sử gia đình, văn hóa, kinh nghiệm, giáo dục, ảnh hưởng của bạn bè, các thành viên trong gia đình và những người được tôn kính, cũng như các hoàn cảnh đào tạo. Đúng là ta không thể tách biệt yếu tố nam yếu tố nữ ra khỏi công trình sáng tạo của Thiên Chúa, một công trình có trước mọi quyết định và kinh nghiệm của ta, và là nơi hiện hữu các yếu tố sinh học mà ta không thể làm ngơ. Nhưng điều cũng đúng là nam tính và nữ tính không phải là những phạm trù cứng ngắc. Cách hiện hữu như người nam của người chồng, chẳng hạn, có thể được thích ứng một cách mềm dẻo với lịch trình làm việc của người vợ. Nhận làm việc nhà hay một vài khía cạnh nuôi dưỡng con cái không làm người chồng bớt là đàn ông chút nào hay hàm nghĩa thất bại, vô trách nhiệm hay gây xấu hổ chi. Con cái cần được giúp đỡ để chấp nhận ‘các trao đổi’ lành mạnh này như những chuyện bình thường, không hề làm giảm phẩm giá của người cha. Phương thức cứng ngắc sẽ biến thành việc quá nhấn mạnh tới yếu tố nam hay yếu tố nữ, và sẽ không giúp trẻ em và các thiếu niên biết đánh giá tính hỗ tương chân chính đã nhập thân trong các điều kiện đích thực của hôn nhân. Sự cứng ngắc này, ngược lại, sẽ gây trở ngại cho việc phát triển các khả năng của cá nhân, đến độ dẫn họ tới chỗ nghĩ, chẳng hạn, rằng tập tành nghệ thuật hay khiêu vũ là không nam tính chút nào, hay thi hành quyền lãnh đạo là không nữ tính chút nào. Cám ơn Chúa, suy nghĩ này nay đã thay đổi, nhưng ở một số nơi, các quan niệm thiếu sót vẫn còn đang giới hạn quyền tự do chính đáng và gây trở ngại cho việc phát triển căn tính và tiềm năng chuyên biệt của trẻ em một cách chân chính”.
Đức Phanxicô không hề rơi vào ý thức hệ phái tính, xóa nhòa sự khác biệt và tính bổ túc nam nữ. Trong cuộc tông du Georgia và Azerbaijan hồi tháng Mười năm 2016, nói chuyện với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và nhân viên mục vụ, ngài nói: “Này Irina, con nhắc đến một kẻ thù lớn của hôn nhân ngày nay, đó là lý thuyết phái tính. Hiện nay, đang có cuộc thế chiến nhằm hủy diệt gia đình. Hiện nay, đang có những cuộc thực dân hóa ý thức hệ nhằm hủy diệt, không phải bằng vũ khí, mà bằng các ý niệm. Do đó, ta cần tự bảo vệ mình chống lại các cuộc thực dân hóa ý thức hệ”.
Tới đâu, ngài cũng nhắc lại lời khuyên trên. Nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Kracow, Ba Lan, ngài nói với các vị giám mục: “Ở Âu Châu, Mỹ Châu, Mỹ Châu La Tinh, Phi Châu, và ở một số quốc gia Á Châu, đang có những hình thức thực dân hóa ý thức hệ đúng nghĩa. Và một trong các ý thức hệ này, tôi xin gọi nó đích danh, là ý thức hệ ‘phái tính’. Ngày nay, trẻ em, vâng trẻ em, đang được giảng dậy ở trường rằng mọi người có quyền chọn giới tính riêng cho mình. Tại sao các em được giảng dậy như thế? Vì sách vở được cung cấp bởi những người và những định chế cho bạn tiền. Các hình thức thực dân hóa ý thức hệ này cũng được hỗ trợ bởi các nước có nhiều ảnh hưởng. Và điều này thật khủng khiếp”.
Trước đó, năm 2015, nói chuyện với các giám mục Puerto Rico, ngài nhấn mạnh: “Tính bổ túc đàn ông đàn bà, đỉnh cao của sáng tạo Thiên Chúa, đang bị chất vấn bởi điều có tên là ý thức hệ phái tính, nhân danh một xã hội tự do và công chính hơn. Các dị biệt giữa đàn ông và đàn bà không phải để chống chọi hay tùng phục, mà để hiệp thông và sinh sản, luôn luôn theo ‘hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa’”.
Tóm lại với Đức Phanxicô, quan điểm Công Giáo về tính bổ túc nam nữ, đạt tới trọn vẹn nơi Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI vẫn đã được người kế vị các ngài là Đức Phanxicô duy trì nhằm bảo vệ định chế hôn nhân khỏi sức tấn công vũ bão của ý thức hệ phái tính, một ý thức hệ hiện mang tính thực dân hóa nhằm dùng đồng tiền phá hoại nền tảng tự nhiên của hôn nhân như một kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, dựa trên tính bổ túc của những ngôi vị trọn vẹn, bình đẳng, mà từ nguyên thủy, vốn được dị biệt hóa về tính dục. Sự bổ túc này nằm ngay trong yếu tính và do đó có cơ sở hữu thể học.
Thông Báo
Thông báo về ngày hành hương Thánh Mẫu Banneux 14-5-2017
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:51 22/04/2017
Ngày Thánh Mẫu hành hương Banneux 2017
14-05-2017
Rue de L´Esplanade 57, 4141 Banneux (Sprimont), Belgien
„ Lạy nữ vương Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy. Thân lạy Mẹ, chúng con con cháu Evà, ở chốn khách đầy kêu đến cùng Mẹ. “
Khi hiện ra cùng cô bé Beco năm 1933 ở Banneux, Đức Mẹ Maria đã dẫn cô đến dòng suối nước và nói với cô: “ Con hãy nhúng tay vào dòng suối nước này dành cho mọi dân tộc!”.
Từ ngày đó dòng suối nước linh thiêng bên thánh địa Banneux trở thành dòng suối nước chữa lành ban ơn bình an tâm hồn cũng như thân xác cho những ai đến cầu nguyện xin ơn đang khi nhúng tay vào đó.
Theo dấu chân cô bé Beco như lời Đức Mẹ đã nhắn nhủ, và tập tục lòng đạo đức xưa nay trong Giáo Hội, ngày Chúa Nhật 14.05.2017 chúng ta sẽ kéo về dòng suối nước thánh địa Banneux hành hương kính viếng Đức Mẹ Maria tháng hoa.
Năm nay 2017, ít nhiều người cũng đã trên 30 năm hay có thể 40 năm sống xa quê hương. Vẫn biết quê hương không chỉ là nơi mình sinh ra, lớn lên, nhưng còn là nơi mình đang sinh sống. Dẫu vậy, người Việt Nam có cội nguồn quê hương là dân tộc đất nước Việt Nam.
Ngày xưa, như trong Kinh Thánh thuật lại, dân Do Thái trong cuộc xuất hành từ Ai Cập, đã ròng rã suốt 40 năm đi trong sa mạc trở về quê hương miền đất Chúa hứa.
Chúng ta sau thời gian dài hằng ba hay bốn thập niên xa quê hương, vẫn nặng lòng tha thiết nhớ về nơi đó với lòng cảm kích cùng biết ơn, nhất là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta. Nên dịp hành hương lần này mang sâu đậm ý nghĩa hướng về quê hương đất nước Việt Nam chúng ta với lòng biết ơn thể hiện qua lời cầu nguyện cho quê hương, cho dân tộc được thái bình. Cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phát triển tích cực trên nền tảng đức tin vào Chúa, và nhất là cho các gia đình, là tế bào của xã hội dân tộc, được gìn giữ bảo vệ, có đời sống lành mạnh về thề xác cũng như về tinh thần.
Năm nay cũng kỷ niệm năm thứ tám các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở ba nước Âu Châu: Bỉ, Đức và Hòalan, cùng tổ chức chung Ngày thánh mẫu hành hương Banneux từ tháng Năm 2010.
Đây là một tập tục đạo đức thánh thiện tốt đẹp do ân đức của Thiên Chúa nhờ lời bầu cử của Đức mẹ Banneux ban cho chúng ta, và cùng do lòng đạo đức nhiệt thành sốt sắng sống đức tin của mọi người đã đang kiến tạo nên tập tục thánh đức tốt lành này.
Đức Mẹ Banneux đi lùi hướng mắt về đàng sau
Đức Mẹ Maria khi hiện ra với Mariette Beco khởi đầu trong khu vườn sau nhà và đã dẫn Mariette theo con đường ra đến dòng suối nước. Trên con đường này Đức mẹ đã dẫn Mariette đi, Đức Mẹ đi trước quay mặt về phía Mariette cùng những người đi theo sau. Như thế Đức Mẹ đi lùi, mặt quay hướng nhìn người đi theo đàng sau. Điều này nói lên, Đức Mẹ hằng quan tâm đến mọi người, nhìn cùng lắng nghe tâm sự của con người.
Những người đến nơi này kính viếng luôn được Đức Mẹ ngó nhìn xuống nhìn cùng lắng nghe chúng ta tâm sự. Nơi dòng suối nước ban ơn lành, hai tay nhúng vào dòng nước xin ơn và mắt ngước lên tượng Đức Mẹ Banneux trên bờ tường cũng đang nhìn ta bên dưới.
Và cũng do cung cách Đức Mẹ đã làm như thế, nên ở thánh địa Banneux, kiệu Đức mẹ Banneux đi đầu mặt quay về phía người tín hữu đi theo sau kiệu. Đây là một đặc điểm riêng ở thánh địa Banneux, và hầu như không thấy có ở nơi nào khác.
Xin ca ngợi và cám ơn mọi người trong các Cộng Đoàn đã nhiệt thành hăng say cùng chung tay đóng góp tổ chức, tham dự đông đảo hàng ngàn người thật sinh động hôm qua, hôm nay và ngày mai tập tục đạo đức tốt lành Ngày Thánh mẫu hành hương Banneux hằng năm của chúng ta.
Cùng hòa nhịp với nếp sống đạo đức lòng sùng kính Đức Mẹ, cuộc hành hương tới Banneux với tâm tình hướng về quê hương đất nước Việt Nam, về nôi gia đình của chúng ta, và lòng biết ơn cùng suy niệm noi gương các Vị Thánh Việt Nam, cha ông tiền nhân của chúng ta ngày xưa đã sống đức tin vững vàng vào Thiên Chúa trong suốt cả cuộc đời.
10.00 giờ đón tiếp gặp gỡ - Xưng tội.
11.45 giờ rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ và các Thánh Tử đạo Việt Nam.
12.15 giờ Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ ở nhà thờ lớn, các em đánh Trắc và dâng hoa kính Đức Mẹ.
14.00 – 15.30 giờ ăn trưa - Gặp gỡ nhau
15.30 giờ Chặng đàng Thánh gía
16.30 giờ Chầu Thánh Thể - Tôn kính Xương các Thánh Tử đạo Việt Nam
Ngày hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux là ngày hội ngộ gặp gỡ bên dòng suối ban ơn tuôn chảy từ trái tim lòng thương xót Chúa qua lời bầu cử của Đức Mẹ và các Thánh Tử đạo Việt Nam cho bản thân riêng mỗi người, cho gia đình, cho các Cộng đoàn Việt Nam, cho Giáo Hội hoàn vũ và cho Quê hương đất nước Giáo Hội Việt Nam .
Chúng ta cùng nhau trẩy về hành hương bên dòng suối nước Đức Mẹ Banneux, cùng gặp gỡ nhau và cùng sống đức tin vào Thiên Chúa tình yêu.
Xin kính mời mọi người cùng về hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux 2015, kỷ niệm tám năm ngày Thánh mẫu Banneux, và dịp 100 năm Đức mẹ Fatima.
Lm. Phanxico Nguyễn Xuyên, Cộng đoàn Công Giáo Brüxelles, Vương quốc Bỉ
Lm. Giuse Trần đức Hưng, Xứ Nữ vương các Thánh tử đạo, Vương quốc Hòa Lan
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long, Giáo đoàn Đức Mẹ Lavang Köln – Aachen, Đức quốc
14-05-2017
Rue de L´Esplanade 57, 4141 Banneux (Sprimont), Belgien
„ Lạy nữ vương Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy. Thân lạy Mẹ, chúng con con cháu Evà, ở chốn khách đầy kêu đến cùng Mẹ. “
Khi hiện ra cùng cô bé Beco năm 1933 ở Banneux, Đức Mẹ Maria đã dẫn cô đến dòng suối nước và nói với cô: “ Con hãy nhúng tay vào dòng suối nước này dành cho mọi dân tộc!”.
Từ ngày đó dòng suối nước linh thiêng bên thánh địa Banneux trở thành dòng suối nước chữa lành ban ơn bình an tâm hồn cũng như thân xác cho những ai đến cầu nguyện xin ơn đang khi nhúng tay vào đó.
Theo dấu chân cô bé Beco như lời Đức Mẹ đã nhắn nhủ, và tập tục lòng đạo đức xưa nay trong Giáo Hội, ngày Chúa Nhật 14.05.2017 chúng ta sẽ kéo về dòng suối nước thánh địa Banneux hành hương kính viếng Đức Mẹ Maria tháng hoa.
Năm nay 2017, ít nhiều người cũng đã trên 30 năm hay có thể 40 năm sống xa quê hương. Vẫn biết quê hương không chỉ là nơi mình sinh ra, lớn lên, nhưng còn là nơi mình đang sinh sống. Dẫu vậy, người Việt Nam có cội nguồn quê hương là dân tộc đất nước Việt Nam.
Ngày xưa, như trong Kinh Thánh thuật lại, dân Do Thái trong cuộc xuất hành từ Ai Cập, đã ròng rã suốt 40 năm đi trong sa mạc trở về quê hương miền đất Chúa hứa.
Chúng ta sau thời gian dài hằng ba hay bốn thập niên xa quê hương, vẫn nặng lòng tha thiết nhớ về nơi đó với lòng cảm kích cùng biết ơn, nhất là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta. Nên dịp hành hương lần này mang sâu đậm ý nghĩa hướng về quê hương đất nước Việt Nam chúng ta với lòng biết ơn thể hiện qua lời cầu nguyện cho quê hương, cho dân tộc được thái bình. Cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phát triển tích cực trên nền tảng đức tin vào Chúa, và nhất là cho các gia đình, là tế bào của xã hội dân tộc, được gìn giữ bảo vệ, có đời sống lành mạnh về thề xác cũng như về tinh thần.
Năm nay cũng kỷ niệm năm thứ tám các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở ba nước Âu Châu: Bỉ, Đức và Hòalan, cùng tổ chức chung Ngày thánh mẫu hành hương Banneux từ tháng Năm 2010.
Đây là một tập tục đạo đức thánh thiện tốt đẹp do ân đức của Thiên Chúa nhờ lời bầu cử của Đức mẹ Banneux ban cho chúng ta, và cùng do lòng đạo đức nhiệt thành sốt sắng sống đức tin của mọi người đã đang kiến tạo nên tập tục thánh đức tốt lành này.
Đức Mẹ Banneux đi lùi hướng mắt về đàng sau
Đức Mẹ Maria khi hiện ra với Mariette Beco khởi đầu trong khu vườn sau nhà và đã dẫn Mariette theo con đường ra đến dòng suối nước. Trên con đường này Đức mẹ đã dẫn Mariette đi, Đức Mẹ đi trước quay mặt về phía Mariette cùng những người đi theo sau. Như thế Đức Mẹ đi lùi, mặt quay hướng nhìn người đi theo đàng sau. Điều này nói lên, Đức Mẹ hằng quan tâm đến mọi người, nhìn cùng lắng nghe tâm sự của con người.
Những người đến nơi này kính viếng luôn được Đức Mẹ ngó nhìn xuống nhìn cùng lắng nghe chúng ta tâm sự. Nơi dòng suối nước ban ơn lành, hai tay nhúng vào dòng nước xin ơn và mắt ngước lên tượng Đức Mẹ Banneux trên bờ tường cũng đang nhìn ta bên dưới.
Và cũng do cung cách Đức Mẹ đã làm như thế, nên ở thánh địa Banneux, kiệu Đức mẹ Banneux đi đầu mặt quay về phía người tín hữu đi theo sau kiệu. Đây là một đặc điểm riêng ở thánh địa Banneux, và hầu như không thấy có ở nơi nào khác.
Xin ca ngợi và cám ơn mọi người trong các Cộng Đoàn đã nhiệt thành hăng say cùng chung tay đóng góp tổ chức, tham dự đông đảo hàng ngàn người thật sinh động hôm qua, hôm nay và ngày mai tập tục đạo đức tốt lành Ngày Thánh mẫu hành hương Banneux hằng năm của chúng ta.
Cùng hòa nhịp với nếp sống đạo đức lòng sùng kính Đức Mẹ, cuộc hành hương tới Banneux với tâm tình hướng về quê hương đất nước Việt Nam, về nôi gia đình của chúng ta, và lòng biết ơn cùng suy niệm noi gương các Vị Thánh Việt Nam, cha ông tiền nhân của chúng ta ngày xưa đã sống đức tin vững vàng vào Thiên Chúa trong suốt cả cuộc đời.
10.00 giờ đón tiếp gặp gỡ - Xưng tội.
11.45 giờ rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ và các Thánh Tử đạo Việt Nam.
12.15 giờ Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ ở nhà thờ lớn, các em đánh Trắc và dâng hoa kính Đức Mẹ.
14.00 – 15.30 giờ ăn trưa - Gặp gỡ nhau
15.30 giờ Chặng đàng Thánh gía
16.30 giờ Chầu Thánh Thể - Tôn kính Xương các Thánh Tử đạo Việt Nam
Ngày hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux là ngày hội ngộ gặp gỡ bên dòng suối ban ơn tuôn chảy từ trái tim lòng thương xót Chúa qua lời bầu cử của Đức Mẹ và các Thánh Tử đạo Việt Nam cho bản thân riêng mỗi người, cho gia đình, cho các Cộng đoàn Việt Nam, cho Giáo Hội hoàn vũ và cho Quê hương đất nước Giáo Hội Việt Nam .
Chúng ta cùng nhau trẩy về hành hương bên dòng suối nước Đức Mẹ Banneux, cùng gặp gỡ nhau và cùng sống đức tin vào Thiên Chúa tình yêu.
Xin kính mời mọi người cùng về hành hương kính viếng Đức Mẹ Banneux 2015, kỷ niệm tám năm ngày Thánh mẫu Banneux, và dịp 100 năm Đức mẹ Fatima.
Lm. Phanxico Nguyễn Xuyên, Cộng đoàn Công Giáo Brüxelles, Vương quốc Bỉ
Lm. Giuse Trần đức Hưng, Xứ Nữ vương các Thánh tử đạo, Vương quốc Hòa Lan
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long, Giáo đoàn Đức Mẹ Lavang Köln – Aachen, Đức quốc